SlideShare a Scribd company logo
1 of 29
Download to read offline
KHÚC NGỌC TUYÊN
(SƯU TẦM)
Cầm Nã Thủ, Kĩ thuật và cách luyện
HÀ NỘI 2010
GIỚI THIỆU
Trong tiếng Hoa, Cầm có nghĩa là bắt, chộp theo kiểu một con đại bàng bắt mồi hay
một viên cảnh sát bắt một tội phạm. Nã có nghĩa giữ gìn kiểm soát. Như vậy, Cầm Nã là nghệ
thuật bắt giữ, chộp và kiểm soát. Cũng cần phải nói rõ là bên cạnh những kỹ thuật khóa đúng
theo tên gọi còn có những kỹ thuật ấn, áp, điểm … Các kỹ thuật trước có tính cơ bản còn các
kỹ thuật sau thuộc dạng cao cấp.
Các chiêu thức Cầm Nã giúp kiểm soát đối phương bằng các thế khóa nhắm vào các
quan tiết cơ, dây chằng cho đến khi y hoàn toàn như bất động và bị triệt tiêu khả năng tiếp tục
chiến đấu. Các kỹ thuật ấn, điểm trong Cầm Nã tác động lên đối phương bằng cách làm tê liệt
các chi, gây bất tỉnh hoặc đôi khi là tử vong. Chúng nhằm vào các huyệt của khí để gây xao
trộn trong việc lưu thông của khí đến các phủ tạng chính yếu hoặc não bộ. Chúng cũng tác
động lên các đầu dây thần kinh khiến tạo ra một cơn đau kinh khủng và đôi khi bất tỉnh.
Các kỹ thuật điểm huyệt trong Cầm Nã chủ yếu nhắm vào các trọng huyệt và do đó có
thể dễ dàng gây tử vong. Trong trường hợp này cũng vậy, các điểm được nhắm vào thường
nằm trên các kinh mạch hoặc những nơi mà một đòn tấn công có thể làm vỡ một độngmạch.
Dù loại kỹ thuật cầm nã được sử dụng là gì chăng nữa thì đại lược nó cũng nhằm nắm
bắt và kềm giữ một đối phương.
Thế khóa trong cầm nã
Thông thường cầm nã được sắp sếp như sau:
1.Tác động lên cơ / dây chằng
2.Tác động trên xương / quan tiết
3.Tác động trên hô hấp
4.Tác động trên tuần hoàn
5.Tác động trên huyệt, kinh mạch và thần kinh
Phân Cân, Thác cốt thủ
Thông thường học Phân cân, Thác cốt hay các
kỹ thuật Bế khí thì tương đối đơn giản và cũng dễ
nắm bắt được các nguyên lý được sử dụng. Các chiêu
thức đó chỉ đòi hỏi một ít sức mạnh cơ bắp và không
nhiều công phu để thủ đắc được hiệu quả trong lúc thi
triển, nhưng nếu muốn làm gãy xương hay làm tổn
hại một quan tiết, một dây chằng ở sâu bên trong thì
cần phải sử dụng đến kình lực … Về phần các kỹ
thuật phong bế khí mạch hay huyết mạch thì cần phải
nắm vững vị trí chính xác các huyệt, độ sâu của
chúng và thời điểm chúng dễ bị thương tổn nhất,
ngoài ra còn có một số thủ thuật được luyện tập đặc
biệt cùng với việc quán triệt được Ý, Khí và Kình.
Lúc này hành giả cần phải được hướng dẫn bởi một vị
thầy đủ trình độ để hy vọng có thể tiến, bởi vì đây là
một kiến thức phong phú và thâm sâu mà việc nghiên
cứu rất tinh tế và gắn liền một cách thiết yếu với sự
cảm nhận tế vi phức tạp.
Một số các kỹ thuật đó có thể gây ra tử vong,
do đó sư phụ chỉ truyền lại cho những đệ tử xứng
đáng về mặt đạo đức mà ông có thể tin cậy… Do tính
kiến hiệu của chúng trong thực dụng, các kỹ thuật
cầm nã được học kèm theo các hình thức chiến đấu
khác trong các môn võ thuật Trung Hoa từ khi mới
được phát sinh cách đây nhiều ngàn năm, dù không
có một hệ thống võ thuật nào chỉ dựa trên cầm nã để
phát triển, hầu hết các bộ môn võ thuật đều đã dung nạp các chiêu thức phù hợp với bộ môn.
Ngay cả tại Nhật, Hàn Quốc hoặc bất cứ quốc gia nào ở Đông Phương được thấm nhuần văn
hóa Trung Quốc, thì các bộ môn võ thuật địa phương cũng đều chịu ảnh hưởng cầm nã ở mức
độ khác nhau.
Thường người ta công nhận rằng các môn phái võ miền Nam Trung Quốc do thường
chuyên về các kỹ thuật, các chiêu thức quyền pháp và về cận chiến nên có khuynh hướng phát
triển các kỹ thuật cầm nã và về mặt đấu pháp dựa vào chúng nhiều hơn các môn phái Bắc
Trung Hoa. Cũng vì vậy các phái võ Hoa Nam thường lưu tâm đến việc công phu quyền pháp
và việc thi triển cầm nã đòi hỏi nhiều sức lực hơn trong các kỹ thuật nắm bắt hoặc bế huyệt.
Mặt khác, vì lưu tâm đặc biệt đến cận chiến
nên các trường phái miền Nam thường nhấn mạnh
đến việc thính kình và niêm kình với đối thủ và
các chiêu thức thường được thực hiện theo dạng
vòng cầu khiến người ta có thể áp dụng cầm nã
mà kẻ địch không cảm nhận được việc chuẩn bị
trước đó. Cước pháp cũng là một phần quan trọng
trong việc luyện tập của họ.
Tuy nhiên điều cần nhớ là đây chỉ là những
ý niệm khái quát: Các trường phái vùng Hoa Bắc
đôi khi cũng phát triển những đặc tính như vậy.
Trong các môn phái nội gia như Thái Cực, Lục
Hợp Bát Pháp, việc vô hiệu hóa đối phương
thường được thực hiện bằng một động tác vòng
cầu, dạng thức đó giải thích cho ta khuynh hướng
của cầm nã là sự nhu nhuyễn và tròn trịa trong
mọi thực hiện kỹ thuật … Các kỹ thuật vòng tròn
này gắn liền với những bộ pháp vòng cung cho
phép đẩy bật bất cứ đối thủ nào và ném y xuống
đất.
Hiệp Khí Đạo và các môn Jujutsu của Nhật
và Hàn Quốc cũng hoạt động trên nguyên lý đó.
Chắc hẳn phép cầm nã cũng như các khía cạnh
khác của văn hóa Trong Quốc nói chung đã ảnh
hưởng một cách rõ ràng lên các đấu pháp của
chúng …
Nguyên lí phân cân thác cốt
1. PHÂN CÂN
Trong tiếng Hoa, Phân cân bao gồm dây
chằng, gân hoặc cơ bắp. Phân cân hoặc trảo cân là
nhằm chỉ các thế chộp cơ thể gây rách dây chằng
hay cơ của đối thủ và đôi khi làm bung điểm nối
dài dây chằng và xương.
Cơ chứa đựng các dây chằng và nhiều đường khí. Nếu bạn xé rách cơ hoặc dây chằng,
không chỉ bạn gây ra cảm gác đau được não ghi nhận mà bạn càn tác động lên khí một cách
trực tiếp hoặc gián tiếp và sự hoạt động bình thường của các cơ quan. Một cơn đau cao độ có
thể làm với xáo trộn việc luân lưu của khí và làm thương tổn trầm trọng nội tạng thậm chí có
thể đem đến tử vong. Đo đó, trường hợp cảm giác đau dâng cao quá mức não bộ có thể gây
kích ngất để hóa giải. Khi bị rôi vào tình trạng bất tỉnh, sự luân chuyển của khí giảm hẳn tốc
độ, và điều này giúp hạn chế các thương tổn gây ra cho các cơ quan và có thể cứu được sinh
mạng.
Phép cầm nã phân cân chính yếu có hai cách làm giãn cơ và dây chằng. Một cách là vặn
và gập khớp. Vặn khớp đồng nghĩa với việc vặn cơ và dây chằng của khớp liên hệ khi bạn gập
khớp lại bạn có thể làm bung dây chằng hay làm rách cơ. Cách thứ hai là căng dãn cơ và dây
chằng thay vì vặn. Phương pháp này áp dụng vào các ngón tay rất dễ dàng.
Mặc dù các đòn cầm nã được gọi là trảo cân thường được xếp cùng các chiêu thức của
phân cân thế nhưng nhiều hành giả Trung Hoa phân biệt hai loại khác nhau vì phương thức
dùng để tác động vào cơ nó khác nhau. Trảo cân sử dụng công lực của các ngón tay để chộp,
ấn và bấm, kéo các cơ lớn hoặc các dây chằng của đối thủ. Sức kéo tạo ra cơn đau do căng dãn
quá mức của các sợi cơ hoặc sợi dây chằng vai là một trong những mục tiêu ưu tiên đối với các
loại cầm nã này (hình 1.5, 1.6).
2. THÁC CỐT
Chữ Thác theo Thiều Chửu có nghĩa là mài dũa, lẫn lộn, lầm lẫn, lệch lạc. Như vậy Thác
Cốt là những kỹ thuật cầm nã làm cho xương bị di dịch khỏi vị trí tự nhiên. Các chiêu thức cầm
nã nầy được áp dụng trên các quan tiết. Nếu người ta xem xét cơ cấu của một khớp, người ta có
thể thấy là xương được nối kết lại với nhau bằng gân và sụn và với các cơ bằng dây chằng. Khi
khớp bị bẻ ngược hướng tự nhiên của nó hoặc bị vặn tức thì có một cảm giác đau cao độ, gân
có thể bị tước ra và xương bị lệch vị.
Nói cho đúng thông thường rất khó tách rời các kỹ thuật phân cân và thác cốt. Vì hiếm
khi có phân thân mà không thác cốt và ngược lại.
3. BẾ KHÍ (Kĩ thuật làm đối phương tắc thở)
Theo tiếng Hoa bế có nghĩa là đóng, khóa, giam. Các chiêu thức này gây trở ngại cho hô
hấp, thậm chí có thể khiến cho đối thủ bất tỉnh. Có ba loại bế khí khác nhau dựa trên nguyên lý
làm ngưng khí.
Loại thứ nhất nhắm vào việc làm nghẽn yết hầu để làm đối phương ngừng thở, người ta
có thể xiết cổ bằng bàn tay hay bằng cả cánh tay. Người ta cũng có thể ấn hoặc xỉa vào yết hầu
để tạo ra phản xạ co bóp của các cơ yết hầu làm trở ngại hô hấp (Hình 1-10).
Hình 1-10
Các chiêu thức loại hai nhằm tới việc bế khí bằng cách tấn công các cơ vùng phổi. Do
vùng ngực thường được bảo vệ cho nên khó có thể chạm tới phần lớn các cơ đó. Tuy nhiên một
số cơ trải dài ra, ngoài vòng bảo vệ và khi bị đánh trúng chúng co lại và ép phổi gây nên ngạt
thở cho nạn nhân. Có hai nhóm cơ chính cho phép sử dụng các thế cầm nã này (Hình 1-11).
Hình 1-11
Loại thứ ba bao gồm các chiêu thức ấn huyệt và điểm các đầu dây thần kinh. Khi so
sánh các chiêu thức này với các chiêu thức
loại hai, thì sự khác biệt là ở các điển bị tấn
công. Tuy nhiên các chiêu thức loại này khó
hiểu và thủ đắc hơn. Thế nhưng một khi đã
quán triệt được chúng hơn hẳn các loại khác
về mặt lợi hại.
Như chúng tôi đã giải thích đối với
loại hai, hình dạng các xương sườn tạo thành
một cái lồng bảo vệ các tạng phủ vùng ngực
chống lại những tấn công từ bên ngoài. Mỗi
xương sườn không được làm bằng một đốt
xương chạy quanh vùng ngực mà không đốt
nối kết với nhau bằng sụn và gân.
(Hình 1-12).
Khi có vật từ bên ngoài chạm vào
ngực, các xương sườn phản ứng như một lò
xo, một trái bóng bằng cao su làm giảm sốc.
Lực tấn công sẽ được đẩy lùi theo phép đàn
hồi hoặc chính cơ thể bị xô đẩy ra phía sau
(hoặc phía trước), nhưng các nội tạng quan yếu và mảnh mai như tim và phổi được bảo vệ.
Do vậy để tạo ra được một lực ép trên hai lá phổi khiến gây ngạt thở người ta phải điểm vào
Hình 1-12
một số các huyệt đặc biệt thuộc châm cứu hoặc một vài điểm giao thoa của hệ thống thần kinh
không được lồng ngực bảo vệ (Hình 1-13).
Hình 1-13
Điểm vào các huyệt một cách chính xác với một lực thẩm thấu cần thiết sẽ tác động lên
khí của các cơ bao quanh phổi (và tạo ra động tác hô hấp) khiến chúng co bóp. Điểm các đầu
dây thần kinh sẽ tạo ra một cơn đau chạy xuyên qua lồng ngực và kích động phản xạ cũng của
các cơ trên. Trong cả hai trường hợp phản xạ của cơ cũng đủ sức triệt khả năng hô hấp của nạn
nhân.
4. ĐIỂM MẠCH HAY ĐOẠN MẠCH (bí ẩn khí công 4000 năm Trung quốc)
Trong tiếng Hoa điểm có nghĩa là chỉ hoặc ấn bằng ngón tay. Mạch bao gồm kinh mạch
của khí hay mạch máu (huyết mạch). Như vậy điểm mạch có nghĩa đánh hoặc ấn vào tĩnh,
động mạch hay vào các đường kinh của khí. Trong trường hợp làm tổn thương động, tĩnh mạch
người ta còn dùng từ ngữ đoạn mạch (làm ngưng trệ lưu thông của động mạch). Vì chữ đoạn
có nghĩa là làm vỡ, ngăn chặn, che khuất. Người ta còn dùng thuật ngữ điểm huyệt, đây là
trường hợp tấn công vào thái dương: một quả thôi sơn khiến động mạch bị vỡ. Các chiêu cầm
nã ấn hoặc đả trên các huyệt nằm trên kinh mạch của khí được gọi là điểm huyệt …
Trên nguyên tắc kỹ thuật đoạn mạch được thực hiện hoặc bằng ấn hoặc bằng đả. Nếu đả
huyệt đòn cầm nã có thể làm đứt mạch máu và làm ngưng trệ lưu thông bình thường của máu.
Điều này có thể đem đến tử vong.
Hình 1-14
Chẳng hạn nếu ta đánh vào thái dương ta có thể tạo ra sự co bóp của cơ đủ để khiến động mạch
bị vỡ (hình 1-14 và 1-15A). Được thi triển theo
dạng ấn, kỹ thuật này cũng có thể làm ngưng tuần
hoàn máu.
Chẳng hạn ấn vào động mạch cổ làm ngưng
dòng chảy của máu về não và như vậy có nghĩa
ngưng việc cung cấp oxy cho não, có hai động
mạch chủ ở hai bên cổ mà chức năng chính là nuôi
dưỡng não bộ (hình 1-15B và 1-16). Sự thiếu hụt
này kéo theo một cách rất nhanh chóng tình trạng
kích ngất rồi tử vong. Việc ngạt thở xảy ra rất
nhanh. Đôi khi các cơ phụ hai bên bị tê liệt và gây
trở ngại cho việc can thiệp để phục hoạt nạn nhân.
Hình 1-15
Hình 1-16
Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm và nắm chắc khả năng phục hồi làm lai tỉnh đối tượng thì
tốt hơn đừng sử dụng loại kỹ thuật này.
5. ĐIỂM HUYỆT
Như đã nói ở trên, các kỹ thuật điểm huyệt gõ hoặc ấn vào các huyệt thuộc hệ kinh
mạch, cơ thể người ta có trên 800 khí huyệt nằm trên 8 mạch và 12 kinh. Hai trong số các
mạch này là Đốc mạch và Nhâm mạch. Khí lưu thông trong hai mạch Nhâm Đốc theo một chu
kỳ 24 tiếng đồng hồ. Về phần 12 kinh, chúng có liên hệ với các cơ quan nội tạng. Nhịp tăng
giảm của khí trong 12 kinh được trực tiếp gắn liền với các giờ trong ngày, chuyển từ kinh này
qua kinh khác mỗi 2 giờ. Mặt khác toàn bộ chuyển động bên trong của khí trong mạng lưới này
được điều tiết theo chu kỳ mùa và năm. Khi việc lưu hành của khí bị trì trệ hoặc ngừng hẳn là
lúc bệnh tật hoặc cái chết xảy ra. Châm cứu là một phương cách chữa trị bằng việc điều hòa
lưu thông khí.
Ấn vào huyệt là một cách thức để tác động lên sự lưu thông này. Trong bộ cầm nã có
108 huyệt có thể bị vỗ hoặc ấn. 72 trong số đó có thể gây tê liệt hay bất tỉnh, 36 huyệt còn lại
được coi là tử huyệt. Để xuất chiêu hữu hiệu ta cần phải biết thời điểm khí cường trong đường
kinh liên hệ, kỹ thuật gõ thích hợp tương ứng với chiều sâu của huyệt.
Chúng ta sẽ không đào sâu khía cạnh này trong - tập sách này - không chỉ vì tính cách vô
cùng phức tạp của nó mà còn vì nguy hiểm tiềm tàng của nó khi nghiên cứu mà không được
một võ sư lưu tâm theo dõi.
Trong giới người Hoa cổ truyền, vị chân sư sẽ không truyền lại cho bất cứ bí kíp nào
cho đệ tử mà ông không hoàn toàn tin tưởng. Tuy nhiên một số chiêu thức này có thể được dạy
lại mà không gây nguy hiểm. Đó là một phần các huyệt không gây tử vong mà phần lớn trong
số đó thuộc vào nhóm “chảo huyệt” …
PHẦN KẾT
Để kết luận tương nên nhắc nhở tại đây một điểm tiên quyết trong việc nghiên cứu cầm
nã. Nhất thiết bạn phải biết cách sử dụng “kình” thì các chiêu thức mới hữu hiệu được. Kình là
một cách thể hiện của nội lực khiến cho lực phát ra mạnh hơn và có sức thẩm thấu hơn. Khi nó
được sử dụng thì cơ gân được tăng cường bởi khí và điều này cho phép chúng đạt được những
thành tích siêu việt.
Kình được vận dụng theo nhiều cách khác nhau: Cương; Nhu và Cương – Nhu (chúng
ta cũng biết các loại kình khác được gọi theo cách thể hiện hoặc mục đích phát kình: chuyết
kình, âm kình, niêm kình, …).
Khi sử dụng cầm nã dù đó là chiêu thức nào, nếu bạn không biết cách vận dụng kình
(thích hợp) thì ngón cầm nã sẽ không phát huy được công lực thực sự. Chẳng hạn khi bạn
không dùng kình trong các đòn “phân cân” đối phương có thể đương cự lực cơ bắp của bạn
bằng chính sức mạnh cơ bắp của anh ta. Khi thi triển “thác cốt” bạn sẽ không thể làm sái hay
gãy khớp của y nếu bạn không sử dụng kình dưới dạng phát lực đặc biệt, khiến cho kỹ thuật
đạt được hiệu quả tối đa. Cũng vậy, trong kỹ thuật siết hoặc ấn huyệt nếu kình không được sử
dụng đúng cách, lực phát ra sẽ không đủ hoặc không tới được chiều sâu cần thiết …
CÁC PHƯƠNG PHÁP LUYỆN CÔNG ĐỂ THI TRIỂN CẦM NÃ.
Dẫn nhập:
Cũng như trong tất cả mọi lãnh vực khác, việc luyện tập căn bản phải là nền tảng của
mọi kỹ thuật cầm nã. Không chuyên tâm công phu, các động tác sẽ không được thuần thục,
dũng mãnh, hữu hiệu. Dù các bài tập luyện công cơ bản có khác nhau từ trường phái này đến
trường phái khác, thì lý thuyết và các nguyên lý vẫn là một…
1. Luyện đóng mở bàn tay:
Động tác này rất đơn giản và có thể tập bất cứ ở đâu. Tay thẳng đằng trước, các ngón
hướng lên trời bạn nắm bàn tay lại cho đến khi các ngón tay chạm vào lòng bàn tay rồi đột ngột
bung tay ra… Cố gắng đóng mở nhanh hơn một cách từ từ… Kỷ lục là 300 lần trong vòng 30
giây, 10 lần 1 giây. Các kỹ thuật cầm nã thường được xếp vào ba loại: tiểu khuyên, trung
khuyên và đại khuyên. Chẳng hạn các thế áp dụng vào các ngón tay và cổ tay thuộc về tiểu
khuyên, các thế nhằm vào khủyu tay được xem như là trung khuyên. Khi kỹ thuật nhằm vào
khuỷu tay và vai có kèm theo di chuyển thì được gọi là đại khuyên…
Trong một buổi tập sau khi
đã hòan tất các bài luyện công bạn
hãy chuyển sang luyện tập kỹ
thuật. Vào giai đoạn chót bạn hãy
trở lại với các bài tập cơ bản với
việc quán tưởng là ta đang đứng
trước một đối thủ. Việc tập trung
mới này sẽ giúp bạn nắm bắt được
ý nghĩa đích thực của từng động
tác. Việc luyện công cơ bản này
nhằm tăng cường các khả năng
chiến đấu cũng như phòng vệ bằng
cầm nã của bạn. Quả vậy bạn phải
nắm được và kiểm sóat đối phương cũng như phải tự giải thóat khỏi đòn nắm của y và khi cần
thiết phản đòn. Để đạt hai mục tiêu đó bạn phải luyện tập cách đặc biệt năm yếu tố thiết yếu
trên bình diện hữu hiệu.
2. Chuyển động các ngón như cánh chim hay như sóng biển.
Bài tập này nhằm luyện gốc của các ngón tay, nghĩa là lòng bàn tay. Có 2 bài tập của
bạch hạc: một gọi là “Phi Xĩ” luyện các quan tiết ở gốc các ngón tay, và bài kia là “Chỉ Ba” tạo
hình sóng gợn.
Yếu tố thứ nhất là “Lực”, ý nói lực cơ bắp. Cần có sức mạnh thể lực để khởi phát đòn
và duy trì kiểm sóat.
Yếu tố thứ hai là “Kình”. Mạn kình là một sự hòa hợp giữa lực và khí, trong đó lực
đóng vai trò chủ chốt. Trong trường hợp khóai kình, cơ bắp ít hữu hiệu hơn khí. Lúc đó phải
tạo ra một lực bật lớn, bùng nổ nảo đảm cho động tác đủ năng lượng thẩm thấu để tới được một
huyệt nằm mở trong sâu để làm trật một quan tiết hay làm gãy một đốt xương.
Yếu tố thứ ba là “Tốc độ”. Không có tốc độ bạn không thể sử dụng các kỹ thuật cầm nã
vì đối phương có thể đóan được và tránh né dễ dàng.
Yếu tố cuối cùng lẽ tất nhiên là chiêu thức phải vi diệu.
Khỏi cần phải nói chúng ta cũng hiểu là ngay khi đã đạt được các yếu tố đó mà không
có sự võ luyện (văn ôn võ luyện) là điều duy nhất có thể bảo đảm tính vi diệu trong đòn thế thì
cũng khó có thể kiểm sóat được bất cứ đối phương nào.
Từ những nhận định trên ta có thể đưa ra kết luận là việc luyện tập cơ bản bao gồm hai
khía cạnh chính: luyện tập thể xác và luyện tập tinh thần… Luyện tập tinh thần là nhằm vào
“Khí” (nội lực), vào“Ý” (tập trung, ý chí, chủ đích), vào “Thần” (tinh thần, phần tâm linh của
con người), vào sự cảm nhận và khả năng phản ứng…
Điều cuối cùng cần phải nhớ là để đạt hữu hiệu tối đa mỗi kỹ thuật phải vận dụng tổng
lực của cơ thể và tinh thần.
3. Lượm bạc cắc:
Tốc độ các ngón tay không đủ, người ta còn cần
phải phối hợp giữa chuyển động của cánh tay và động tác
nắm chộp. Bài tập lý tưởng để phát triển khả năng này khó
hơn người ta tưởng. Các đồng tiền được trải trên bàn một
cách lộn xộn, bạn dùng một tay lượm một đồng và bỏ vào
tay bên kia. Bạn tiếp tục đến khi hết 50 đồng tiền. Tuy có
vẻ đơn giản, nhưng đây là một bài tập phối hợp rất quan
trọng: tốc độ, tiềm lực, phối hợp cánh tay và ngón tay, sự
chính xác của cử động, sự tập trung và quyết đóan.
4. Ngắt lá
Đây là một bài tập tương tự như bài trước nhưng
đòi hỏi chính xác và tế nhị hơn trong các động tác. Trong vòng 30 giây bạn ngắt lá càng nhanh
càng tốt và tránh để cho lá bị hư hại. Rồi bạn đặt lá vào tay kia. Sau 30 giây bạn hãy đếm xem
mình đã hái được bao nhiêu lá. Sau một thời gian luyện tập số lá hái được sẽ nhiều hơn, chứng
tỏ bạn có tiến bộ. Loại bài tập này khó hơn bài Lượm bạc cắc vì lá mọc theo nhiều góc độ khác
nhau.
B. LUYỆN KÌNH LỰC
Nếu các kỹ thuật tiểu cầm nã (nhằm vào các ngón tay, ngón chân) không đòi hỏi nhiều
khí lực để thực hiện, thì ngược lại, khi cần phải khóa cổ tay, cánh tay, vai,… không thể không
dùng đến khí lực. Sau đây là một số bài luyện khí lực cho hai tay:
1.Bắt không
Trong nhiều môn phái có bài tập loại này. Mục đích của nó là phát triển Ý của hành giả
vì Ý nghĩa là sự tập trung cao độ dẫn khí đến cơ bắp. Loại công phu này cũng tương tự như
Dịch Cân Kinh của Tổ sư Đạt Ma.
Cách tập: Bàn tay mở ra, bạn tập trung ý vào các ngón rồi co từng ngón tay một cho
đến khi tay bạn trở thành quyền (Hình 2-11).
Hình 2-11
Bạn lại mở tay ra và lập lại (Hình 2-12). Để thực hiện bài tập bạn vào thế tấn mã bộ, tấn pháp
vững vàng, thần khí an nhiên, hơi thở điều hòa (Hình 2-13, 2-14, 2-15). Hai tay chéo vào nhau
trước ngực, xoay lòng bàn tay về phía trước. Khi thực hiện động tác Bắt không (Hình 2-14, 2-
15)… số lần tùy theo thể trạng. Khi phóng tay chộp bạn thở ra và hít vào khi đưa tay về lại
trước ngực để tiếp tục.
Hình 2-12
Hình 2-13 Hình 2-14
Hình 2-15
Hình 2-17 đến 2-21 Trong các hình 2-17 đến 2-21, hành giả vào thế mã bộ nghiêng người và
xoay tay chộp theo kiểu Đại bàng trảo, bạn nhớ rút tay tròn về và xoay hông về phía trái trước
khi thi triển Đại bàng trảo bằng cả 5 ngón hoặc chỉ 3 ngón.
1.Nắn cành (hay bóp lò xo)
Trong nhiều môn phái người ta thường dành bài tập này để tăng cường khí lực của bàn tay.
Thông thường người ta dùng một nạng cây để luyện công. Thời nay các tiệm bán dụng cụ thể
thao có những dụng cụ thích hợp.
Dù sao bạn cũng nên lưu tâm tập chú vào các cơ để dẫn khí đến nơi cần thiết. (Hình 2-22)
Hình 2-22
[Với thời gian kình lực của cái bắt tay của bạn mạnh lên. Thế nhưng, vì quá tham lam tăng số
lần luyện tập, đã có người bị tê cứng các ngón tay do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc
acide lactique không được giải tỏa kịp thời].
2.Hít đất
Bài tập này nhằm hai mục đích khác nhau:
-luyện ngưu lực
-luyện sức bền
·Để bắt đầu tăng ngưu lực, bạn hít đất 20 lần và cứ thế tăng dần đến khoảng 50 lần. Sau đó bạn
hít đất với 4 ngón, rồi 3, rồi 2. Điểm tột cùng là 2 ngón cái và 20 lần đẩy.
Giai đoạn tiếp, là khi đang ở thế duỗi 2 cánh tay, bất chợt vỗ tay rồi lại vào tư thế như trước.
Khi bạn có thể dễ dàng vỗ tay một lần bạn tăng thêm 1 lần vỗ, rồi 1 lần nữa. Điều này không
những tăng cường gân, cơ bắp mà còn giúp luyện tốc độ và khả năng tập trung.
Hình 2-23
·Để luyện sức bền, bạn chỉ cần hạ người xuống thấp (Hình 2-23), thoạt tiên là 2 phút và cứ thế
tăng dần. Làm như vậy bạn sẽ tăng khả năng duy trì lực co của các cơ bắp, các dây chằng và
gân cốt.
Xoắn không, bẻ cành
Vào thời trước, cây cối là thứ mà các hành giả Trung Hoa có được một cách dễ dàng nhất để
làm dụng cụ luyện tập … đó là lý do tại sao ngoài việc hái lá, bóp nạng, họ còn xoắn cành để
luyện các ngón tay, cổ tay và cánh tay.
Khi thực hiện bài tập này với các nhánh cây, bạn nên bắt đầu với những cành tương đối mảnh
và tăng dần kích thước tùy theo sự gia tăng khí lực của bạn. Trong các giai đoạn luyện tập nên
lưu ý đến các loại cây khác nhau: Cùng kích thước, sức chịu đựng của chúng rất khác nhau từ
loại này đến loại khác.
Các bạn hãy nhớ khi bắt đầu các bài tập này là phải rất cẩn thận và không bao giờ khiên cưỡng
trong việc phát triển khí lực và làm gia tăng sức chịu đựng của biểu bì.
Tăng tốc độ thực hiện một cách từ tốn và tránh mình bị tổn thương, điều nên làm là bắt đầu
loại công phu này bằng việc xoắn tay trong không khí và phối hợp ý với các cơ của ngón tay.
Chỉ khi nào đã luyện thành kỹ thuật xoắn tay không, ta mới bắt đầu dùng đến các nhánh cây.
Xoắn qua trái
Tại sao hai chân đứng song song ?
Khi bạn thực hiện các bài tập xoắn không, bạn vào thế với hai bàn chân đứng song song. Đây
là một tư thế thường thấy khi luyện võ. Có nhiều lý do để làm như vậy, trước tiên tư thế này ổn
định hơn thế đứng tự nhiên. Mặt khác, vị trí song song của hai bàn chân tạo ra một thế căng ở
hai mắt cá và điều này làm tăng việc luân chuyển của khí. Điều này giúp tăng cường khí trầm
Đan điền. Sau hết, với tư thế này, các huyện đạo nằm bên mặt trong của chân được bảo vệ tốt
hơn. Điều này là rất thiết yếu, vì tất cả các huyệt này dễ bị tổn thương hơn các huyệt nằm trên
mặt ngoài của chân.
Hình 2-24
Hình 2-25
Lúc công phu, bạn hãy nhìn vào một điểm xa phía trước. Điều này sẽ giúp bạn tập trung tốt
hơn và mở rộng tầm ý của bạn. Sau đó bạn tập trung vào các ngón tay, cổ tay, cánh tay, là
những thành phần chính yếu của động tác xoắn. Và cuối cùng bạn sẽ cảm nhận được là tất cả
toàn thân bạn tham gia vào động tác này (Hình 2-24, 2-25). Sau một thời gian công phu, bạn sẽ
cảm nhận được là các phần thân thể tham gia vận động nóng lên. Đó là dấu hiệu khí tăng lên và
bạn sẽ cảm thấy uy lực xoắn của mình gia tăng bội phần.
Hình 2-26
Chỉ sau khi luyện như vậy nhiều tháng, bạn mới có thể luyện tập với các nhánh cây (hình 2-
26). Một lần nữa, xin nhắc các bạn, đừng nóng vội. Lúc đầu hãy làm những động tác chậm và
nhanh dần một cách từ từ.
Xin hãy nhớ luyện công một cách khôn ngoan, hãy đề phòng tính kiêu căng hiếu thắng [Hãy
coi chừng tẩu hỏa nhập ma].
Xoắn qua phải
Hình 2-27
Hình 2-28
Bài tập này cũng giống như bài tập trước. Động tác xoắn và chi tiết của bàn tay đang hoạt động
được minh họa trong các hình 2-27, 2-28. Động tác xoắn trên một nhành cây được minh họa
trong hình 2-29.
Hình 2-29
Xoắn và đè
hình 2-30
Hình 2-31
Động tác đặc thù này được minh họa trong hình 2-30 với chi tiết của bàn tay đang hoạt động
(Hình 2-31). Thật khó có thể cảm nhận được một động tác kỹ thuật chỉ với hình ảnh, tuy nhiên
về khía cạnh này, tác dụng đạt được trên các nhánh cây (Hình 2-32) là khá rõ và cho phép hiểu
được mục đích của bài tập.
Hình 2-32
Xoắn và nâng
Hình 2-33
Hình 2-34
Bài tập này được tạo ra để tăng khả năng nắm giữ của ngón tay út và ngón trỏ. Động tác của
bài tập được minh họa trong hình 2-33, 2-34 và việc áp dụng trên nhánh cây trong hình 2-35,
2-36.
Hình 2-35
Hình 2-36
cách thả và bắt tạ để luyện tốc độ và phản xạ
Bắt đá
Thời xưa tại Trung Quốc, các hành giả luyện công với nhiều loại tạ khác nhau và cách luyện
này rất phổ biến, nhất là trong các võ phái miền Nam, chuyên về sử dụng đòn tay.
Thường người ta dùng loại tạ nặng từ 15-30 kg có hình dáng một ổ khóa (loại khóa Trung Hoa)
nhằm luyện tốc độ, cường lực và sự phối hợp giữa các ngón tay, cổ tay và cánh tay. Chỉ cần đu
đưa quả tạ bằng đá ném lên rồi chụp lại đúng vào chỗ tay cầm của nó. Còn nhiều cách tập
luyện khác với loại tạ đó nhưng vì tại phương Tây không tìm đâu ra loại tạ này cho nên chúng
ta sẽ không mất thời giờ nhiều với nó.
Trong thực tế, các bạn có thể luyện tốc độ, cường lực và sự phối hợp các động tác tay cũng như
với tia nhìn, với một dụng cụ đơn giản hơn nhiều: một cục “táp lô” thường dùng trong xây
dựng. Bạn hãy kiếm một phiến gạch xây dựng khoảng 10 kg với bề ngang có thể nắm được
bằng hai bàn tay và thực hiện các bài tập sau đây:
- Thả rớt: Đây là bài tập đơn giản nhất, bạn vào thế trung bình tấn và nắm viên “táp lô” trước
mặt. Bạn nhấc nó lên rồi thả rơi rồi chụp nó lại trước khi nó chạm đất. Khi đã quen với viên
“táp lô” sức nặng và tốc độ của nó, bạn hãy kiếm một viên lớn hơn và cứ như thế …
- Thả rớt – vỗ tay: Bài tập này gồm bài tập trên. Chỉ khác là sau khi thả viên gạch, bạn vỗ tay
trước khi bắt lại nó. Sau đó, khi bài tập trở nên dễ thực hiện, bạn có thể tăng số vỗ tay hoặc
trọng lượng viên gạch.
- Thả rớt – xoay ngang hoặc xoay dọc: Đây là bài tập khó nhất, nhất là việc nhận thức được
thời điểm có thể chụp viên gạch. Bạn thả viên gạch xoáy đứng (Hình 2-40), xoáy ngang từ trái
sang phải (Hình 2-41) hoặc từ phải sang trái (Hình 2-42) và chộp lại nó. Một thời gian sau, bạn
cũng có thể cho nó xoay không theo một trục nhất định, và việc này đòi hỏi tia nhìn, tay chộp
phối hợp với một tốc độ thần tốc.
Hình 2-40
Hình 2-41
Hình 2-42
Bạn được khuyên là thực hiện bài tập này một cách cẩn trọng và chỉ sau khi luyện được lực và
sức bền nơi hai bàn tay và hai cánh tay. Một khi đã hoàn tất loạt bài tập này, bạn chỉ cần bắt
đầu lại từ đầu, nhưng lần này bạn tập bắt gạch với một bàn tay.
Ở trình độ cao hơn, bạn có thể mài bóng viên gạch hoặc bôi trơn. Ở tận cùng đoạn đường này,
khả năng nắm bắt của bạn sẽ gia tăng khủng khiếp cả về chính xác, uy lực lẫn tốc độ.
[Lời khuyên đối với các bạn đồng môn Aikido: Trong những bài tập loại này luôn biết hạn mức
của mình. Việc phối hợp và dàn trải các bài tập, thời gian dành cho công phu duy trì quân bình
âm dương trong luyện tập … là vấn đề quan trọng để tránh khỏi tẩu hỏa nhập ma. Hấp tấp,
nóng vội, tham lam, hiếu thắng … là nhược điểm thường mắc phải của tuổi trẻ]

More Related Content

What's hot

Vltl phcn hội chứng cổ vai tay – minhdatrehab
Vltl  phcn hội chứng cổ vai tay – minhdatrehabVltl  phcn hội chứng cổ vai tay – minhdatrehab
Vltl phcn hội chứng cổ vai tay – minhdatrehabNguyễn Bá Khánh Hòa
 
RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ ÝRỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ ÝSoM
 
CHẤN THƯƠNG TRONG TAI MŨI HỌNG
CHẤN THƯƠNG TRONG TAI MŨI HỌNGCHẤN THƯƠNG TRONG TAI MŨI HỌNG
CHẤN THƯƠNG TRONG TAI MŨI HỌNGSoM
 
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP TIÊM CORTICOID DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM ...
 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP TIÊM CORTICOID DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM ... ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP TIÊM CORTICOID DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM ...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP TIÊM CORTICOID DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
sốc chấn thương
sốc chấn thươngsốc chấn thương
sốc chấn thươngSoM
 
đO tầm vận động khớp
đO tầm vận động khớpđO tầm vận động khớp
đO tầm vận động khớpMinh Dat Ton That
 
thương tích bàn tay
thương tích bàn taythương tích bàn tay
thương tích bàn taySoM
 
Võ tự do chiến đấu
Võ tự do chiến đấuVõ tự do chiến đấu
Võ tự do chiến đấuHư Vô
 
CÂU HỎI y học hạt nhân y2012 1
CÂU HỎI y học hạt nhân y2012  1CÂU HỎI y học hạt nhân y2012  1
CÂU HỎI y học hạt nhân y2012 1SoM
 
KHÂU NỐI CHI THỂ ĐỨT RỜI
KHÂU NỐI CHI THỂ ĐỨT RỜIKHÂU NỐI CHI THỂ ĐỨT RỜI
KHÂU NỐI CHI THỂ ĐỨT RỜISoM
 
VẾT THƯƠNG THẤU KHỚP
VẾT THƯƠNG THẤU KHỚPVẾT THƯƠNG THẤU KHỚP
VẾT THƯƠNG THẤU KHỚPSoM
 
Biểu đồ tăng trưởng trẻ dưới 5 tuổi (WHO 2009)
Biểu đồ tăng trưởng trẻ dưới 5 tuổi (WHO 2009)Biểu đồ tăng trưởng trẻ dưới 5 tuổi (WHO 2009)
Biểu đồ tăng trưởng trẻ dưới 5 tuổi (WHO 2009)Yhoccongdong.com
 
KỸ THUẬT CỐ ĐỊNH NGOÀI
KỸ THUẬT CỐ ĐỊNH NGOÀIKỸ THUẬT CỐ ĐỊNH NGOÀI
KỸ THUẬT CỐ ĐỊNH NGOÀISoM
 
Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tayHội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ taynguyen duy
 
06. screw and plate fixation v nese
06. screw and plate fixation  v nese06. screw and plate fixation  v nese
06. screw and plate fixation v neseVitNguynHong6
 
đánh giá an thần và giảm đau trong hồi sức cấp cứu nhi khoa
đánh giá an thần và giảm đau trong hồi sức cấp cứu nhi khoađánh giá an thần và giảm đau trong hồi sức cấp cứu nhi khoa
đánh giá an thần và giảm đau trong hồi sức cấp cứu nhi khoaSoM
 
Viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớpViêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớpDuongPham153
 
Phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối
Phục hồi chức năng thoái hóa khớp gốiPhục hồi chức năng thoái hóa khớp gối
Phục hồi chức năng thoái hóa khớp gốiCam Ba Thuc
 

What's hot (20)

Vltl phcn hội chứng cổ vai tay – minhdatrehab
Vltl  phcn hội chứng cổ vai tay – minhdatrehabVltl  phcn hội chứng cổ vai tay – minhdatrehab
Vltl phcn hội chứng cổ vai tay – minhdatrehab
 
RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ ÝRỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
 
CHẤN THƯƠNG TRONG TAI MŨI HỌNG
CHẤN THƯƠNG TRONG TAI MŨI HỌNGCHẤN THƯƠNG TRONG TAI MŨI HỌNG
CHẤN THƯƠNG TRONG TAI MŨI HỌNG
 
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP TIÊM CORTICOID DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM ...
 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP TIÊM CORTICOID DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM ... ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP TIÊM CORTICOID DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM ...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP TIÊM CORTICOID DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM ...
 
Loét tì đè
Loét tì đè Loét tì đè
Loét tì đè
 
ĐAU HỌNG-YHGĐ
ĐAU HỌNG-YHGĐĐAU HỌNG-YHGĐ
ĐAU HỌNG-YHGĐ
 
sốc chấn thương
sốc chấn thươngsốc chấn thương
sốc chấn thương
 
đO tầm vận động khớp
đO tầm vận động khớpđO tầm vận động khớp
đO tầm vận động khớp
 
thương tích bàn tay
thương tích bàn taythương tích bàn tay
thương tích bàn tay
 
Võ tự do chiến đấu
Võ tự do chiến đấuVõ tự do chiến đấu
Võ tự do chiến đấu
 
CÂU HỎI y học hạt nhân y2012 1
CÂU HỎI y học hạt nhân y2012  1CÂU HỎI y học hạt nhân y2012  1
CÂU HỎI y học hạt nhân y2012 1
 
KHÂU NỐI CHI THỂ ĐỨT RỜI
KHÂU NỐI CHI THỂ ĐỨT RỜIKHÂU NỐI CHI THỂ ĐỨT RỜI
KHÂU NỐI CHI THỂ ĐỨT RỜI
 
VẾT THƯƠNG THẤU KHỚP
VẾT THƯƠNG THẤU KHỚPVẾT THƯƠNG THẤU KHỚP
VẾT THƯƠNG THẤU KHỚP
 
Biểu đồ tăng trưởng trẻ dưới 5 tuổi (WHO 2009)
Biểu đồ tăng trưởng trẻ dưới 5 tuổi (WHO 2009)Biểu đồ tăng trưởng trẻ dưới 5 tuổi (WHO 2009)
Biểu đồ tăng trưởng trẻ dưới 5 tuổi (WHO 2009)
 
KỸ THUẬT CỐ ĐỊNH NGOÀI
KỸ THUẬT CỐ ĐỊNH NGOÀIKỸ THUẬT CỐ ĐỊNH NGOÀI
KỸ THUẬT CỐ ĐỊNH NGOÀI
 
Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tayHội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay
 
06. screw and plate fixation v nese
06. screw and plate fixation  v nese06. screw and plate fixation  v nese
06. screw and plate fixation v nese
 
đánh giá an thần và giảm đau trong hồi sức cấp cứu nhi khoa
đánh giá an thần và giảm đau trong hồi sức cấp cứu nhi khoađánh giá an thần và giảm đau trong hồi sức cấp cứu nhi khoa
đánh giá an thần và giảm đau trong hồi sức cấp cứu nhi khoa
 
Viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớpViêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp
 
Phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối
Phục hồi chức năng thoái hóa khớp gốiPhục hồi chức năng thoái hóa khớp gối
Phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối
 

Viewers also liked

Bộ sách võ thuật - khí công - yoga
Bộ sách võ thuật - khí công - yogaBộ sách võ thuật - khí công - yoga
Bộ sách võ thuật - khí công - yogathuvienso24h
 
37 thế võ thái cực quyền
37 thế võ thái cực quyền37 thế võ thái cực quyền
37 thế võ thái cực quyềnHư Vô
 
Hồng gia quyền
Hồng gia quyềnHồng gia quyền
Hồng gia quyềnHư Vô
 
Vịnh xuân kungfu tập 1
Vịnh xuân kungfu   tập 1Vịnh xuân kungfu   tập 1
Vịnh xuân kungfu tập 1Hư Vô
 
Dịch cân kinh - Biến người yếu thành người khoẽ
Dịch cân kinh - Biến người yếu thành người khoẽDịch cân kinh - Biến người yếu thành người khoẽ
Dịch cân kinh - Biến người yếu thành người khoẽphamhphuc
 
Qua những nẻo đường võ thuật
Qua những nẻo đường võ thuậtQua những nẻo đường võ thuật
Qua những nẻo đường võ thuậtIPMAN VN
 
Arti Lambang Koperasi Baru
Arti Lambang Koperasi BaruArti Lambang Koperasi Baru
Arti Lambang Koperasi Baruanditaeka
 
Dịch cân kinh - thực hành
Dịch cân kinh - thực hànhDịch cân kinh - thực hành
Dịch cân kinh - thực hànhphamhphuc
 
Kỹ thuật võ tự do
Kỹ thuật võ tự doKỹ thuật võ tự do
Kỹ thuật võ tự doHư Vô
 

Viewers also liked (10)

Bộ sách võ thuật - khí công - yoga
Bộ sách võ thuật - khí công - yogaBộ sách võ thuật - khí công - yoga
Bộ sách võ thuật - khí công - yoga
 
37 thế võ thái cực quyền
37 thế võ thái cực quyền37 thế võ thái cực quyền
37 thế võ thái cực quyền
 
Hồng gia quyền
Hồng gia quyềnHồng gia quyền
Hồng gia quyền
 
Vịnh xuân kungfu tập 1
Vịnh xuân kungfu   tập 1Vịnh xuân kungfu   tập 1
Vịnh xuân kungfu tập 1
 
Dịch cân kinh - Biến người yếu thành người khoẽ
Dịch cân kinh - Biến người yếu thành người khoẽDịch cân kinh - Biến người yếu thành người khoẽ
Dịch cân kinh - Biến người yếu thành người khoẽ
 
Qua những nẻo đường võ thuật
Qua những nẻo đường võ thuậtQua những nẻo đường võ thuật
Qua những nẻo đường võ thuật
 
Arti Lambang Koperasi Baru
Arti Lambang Koperasi BaruArti Lambang Koperasi Baru
Arti Lambang Koperasi Baru
 
Dịch cân kinh - thực hành
Dịch cân kinh - thực hànhDịch cân kinh - thực hành
Dịch cân kinh - thực hành
 
12 bi quyet
12 bi quyet12 bi quyet
12 bi quyet
 
Kỹ thuật võ tự do
Kỹ thuật võ tự doKỹ thuật võ tự do
Kỹ thuật võ tự do
 

Similar to Cầm nã thủ kỹ thuật và cách luyện

Lượng giá chức năng cơ bằng tay
Lượng giá chức năng cơ bằng tayLượng giá chức năng cơ bằng tay
Lượng giá chức năng cơ bằng tayMinh Dat Ton That
 
Các thương tật thứ cấp
Các thương tật thứ cấpCác thương tật thứ cấp
Các thương tật thứ cấpCam Ba Thuc
 
liệt thần kinh quay
liệt thần kinh quayliệt thần kinh quay
liệt thần kinh quaySoM
 
Đại Cương Kinh Lạc Và Huyệt Vị.pdf
Đại Cương Kinh Lạc Và Huyệt Vị.pdfĐại Cương Kinh Lạc Và Huyệt Vị.pdf
Đại Cương Kinh Lạc Và Huyệt Vị.pdfjackjohn45
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện sinh lý thần kinh và điều trị hội chứng ốn...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện sinh lý thần kinh và điều trị hội chứng ốn...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện sinh lý thần kinh và điều trị hội chứng ốn...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện sinh lý thần kinh và điều trị hội chứng ốn...hieu anh
 
tổn thương thần kinh ngoại vi
tổn thương thần kinh ngoại vitổn thương thần kinh ngoại vi
tổn thương thần kinh ngoại viSoM
 
Giải phẫu tập 2 đh y thái nguyên (275p)
Giải phẫu tập 2 đh y thái nguyên (275p)Giải phẫu tập 2 đh y thái nguyên (275p)
Giải phẫu tập 2 đh y thái nguyên (275p)Kiệm Phan
 
ĐIỀU TRỊ GÃY THÂN XƯƠNG CÁNH TAY CỔ TỔN THƯƠNG THẦN KINH QUAY
ĐIỀU TRỊ GÃY THÂN XƯƠNG CÁNH TAY CỔ TỔN THƯƠNG THẦN KINH QUAYĐIỀU TRỊ GÃY THÂN XƯƠNG CÁNH TAY CỔ TỔN THƯƠNG THẦN KINH QUAY
ĐIỀU TRỊ GÃY THÂN XƯƠNG CÁNH TAY CỔ TỔN THƯƠNG THẦN KINH QUAYSoM
 
liệt thần kinh giữa
liệt thần kinh giữaliệt thần kinh giữa
liệt thần kinh giữaSoM
 
Thể Dục và Bấm Huyệt Trị Bệnh
Thể Dục và Bấm Huyệt Trị BệnhThể Dục và Bấm Huyệt Trị Bệnh
Thể Dục và Bấm Huyệt Trị BệnhTrong Hoang
 
Bai_1-_CAC_VAN_DE_CO_BAN_CUA_GP_2017.pdf
Bai_1-_CAC_VAN_DE_CO_BAN_CUA_GP_2017.pdfBai_1-_CAC_VAN_DE_CO_BAN_CUA_GP_2017.pdf
Bai_1-_CAC_VAN_DE_CO_BAN_CUA_GP_2017.pdfSuperJudy1
 
Tập thể dục bài thuốc hữu hiệu trị đau lưng
Tập thể dục bài thuốc hữu hiệu trị đau lưngTập thể dục bài thuốc hữu hiệu trị đau lưng
Tập thể dục bài thuốc hữu hiệu trị đau lưngsydney419
 
gãy cột sống
gãy cột sốnggãy cột sống
gãy cột sốngSoM
 
liệt đám rối cánh tay
liệt đám rối cánh tayliệt đám rối cánh tay
liệt đám rối cánh taySoM
 
Các bài tập để giảm đau lưng
Các bài tập để giảm đau lưngCác bài tập để giảm đau lưng
Các bài tập để giảm đau lưngeveline793
 

Similar to Cầm nã thủ kỹ thuật và cách luyện (20)

Lượng giá chức năng cơ bằng tay
Lượng giá chức năng cơ bằng tayLượng giá chức năng cơ bằng tay
Lượng giá chức năng cơ bằng tay
 
Case ctch.phanloai.cheptuban.lau5b3
Case ctch.phanloai.cheptuban.lau5b3Case ctch.phanloai.cheptuban.lau5b3
Case ctch.phanloai.cheptuban.lau5b3
 
Các thương tật thứ cấp
Các thương tật thứ cấpCác thương tật thứ cấp
Các thương tật thứ cấp
 
liệt thần kinh quay
liệt thần kinh quayliệt thần kinh quay
liệt thần kinh quay
 
Đại Cương Kinh Lạc Và Huyệt Vị.pdf
Đại Cương Kinh Lạc Và Huyệt Vị.pdfĐại Cương Kinh Lạc Và Huyệt Vị.pdf
Đại Cương Kinh Lạc Và Huyệt Vị.pdf
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện sinh lý thần kinh và điều trị hội chứng ốn...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện sinh lý thần kinh và điều trị hội chứng ốn...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện sinh lý thần kinh và điều trị hội chứng ốn...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện sinh lý thần kinh và điều trị hội chứng ốn...
 
Quy kinh chan pháp
Quy kinh chan pháp Quy kinh chan pháp
Quy kinh chan pháp
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện sinh lý thần kinh và điều trị hội ...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện sinh lý thần kinh và điều trị hội ...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện sinh lý thần kinh và điều trị hội ...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện sinh lý thần kinh và điều trị hội ...
 
Luận án: Điều trị hội chứng ống cổ tay vô căn ở người trưởng thành
Luận án: Điều trị hội chứng ống cổ tay vô căn ở người trưởng thànhLuận án: Điều trị hội chứng ống cổ tay vô căn ở người trưởng thành
Luận án: Điều trị hội chứng ống cổ tay vô căn ở người trưởng thành
 
tổn thương thần kinh ngoại vi
tổn thương thần kinh ngoại vitổn thương thần kinh ngoại vi
tổn thương thần kinh ngoại vi
 
Giải phẫu tập 2 đh y thái nguyên (275p)
Giải phẫu tập 2 đh y thái nguyên (275p)Giải phẫu tập 2 đh y thái nguyên (275p)
Giải phẫu tập 2 đh y thái nguyên (275p)
 
ĐIỀU TRỊ GÃY THÂN XƯƠNG CÁNH TAY CỔ TỔN THƯƠNG THẦN KINH QUAY
ĐIỀU TRỊ GÃY THÂN XƯƠNG CÁNH TAY CỔ TỔN THƯƠNG THẦN KINH QUAYĐIỀU TRỊ GÃY THÂN XƯƠNG CÁNH TAY CỔ TỔN THƯƠNG THẦN KINH QUAY
ĐIỀU TRỊ GÃY THÂN XƯƠNG CÁNH TAY CỔ TỔN THƯƠNG THẦN KINH QUAY
 
liệt thần kinh giữa
liệt thần kinh giữaliệt thần kinh giữa
liệt thần kinh giữa
 
Thể Dục và Bấm Huyệt Trị Bệnh
Thể Dục và Bấm Huyệt Trị BệnhThể Dục và Bấm Huyệt Trị Bệnh
Thể Dục và Bấm Huyệt Trị Bệnh
 
Phan a Trigger
Phan a TriggerPhan a Trigger
Phan a Trigger
 
Bai_1-_CAC_VAN_DE_CO_BAN_CUA_GP_2017.pdf
Bai_1-_CAC_VAN_DE_CO_BAN_CUA_GP_2017.pdfBai_1-_CAC_VAN_DE_CO_BAN_CUA_GP_2017.pdf
Bai_1-_CAC_VAN_DE_CO_BAN_CUA_GP_2017.pdf
 
Tập thể dục bài thuốc hữu hiệu trị đau lưng
Tập thể dục bài thuốc hữu hiệu trị đau lưngTập thể dục bài thuốc hữu hiệu trị đau lưng
Tập thể dục bài thuốc hữu hiệu trị đau lưng
 
gãy cột sống
gãy cột sốnggãy cột sống
gãy cột sống
 
liệt đám rối cánh tay
liệt đám rối cánh tayliệt đám rối cánh tay
liệt đám rối cánh tay
 
Các bài tập để giảm đau lưng
Các bài tập để giảm đau lưngCác bài tập để giảm đau lưng
Các bài tập để giảm đau lưng
 

More from Hư Vô

Vịnh xuân kungfu tập 2
Vịnh xuân kungfu   tập 2Vịnh xuân kungfu   tập 2
Vịnh xuân kungfu tập 2Hư Vô
 
Quyền anh kỹ thuật cơ sở và thực tiễn
Quyền anh   kỹ thuật cơ sở và thực tiễnQuyền anh   kỹ thuật cơ sở và thực tiễn
Quyền anh kỹ thuật cơ sở và thực tiễnHư Vô
 
Hướng dẫn tập luyện thể dục thể hình
Hướng dẫn tập luyện thể dục   thể hìnhHướng dẫn tập luyện thể dục   thể hình
Hướng dẫn tập luyện thể dục thể hìnhHư Vô
 
Côn nhị khúc
Côn nhị khúcCôn nhị khúc
Côn nhị khúcHư Vô
 
Bình định chân truyền tập 3
Bình định chân truyền   tập 3Bình định chân truyền   tập 3
Bình định chân truyền tập 3Hư Vô
 
Bình định chân truyền tập 2
Bình định chân truyền   tập 2Bình định chân truyền   tập 2
Bình định chân truyền tập 2Hư Vô
 
Bình định chân truyền tập 1
Bình định chân truyền   tập 1Bình định chân truyền   tập 1
Bình định chân truyền tập 1Hư Vô
 
Bí truyền các phép đánh đao thương
Bí truyền các phép đánh đao thươngBí truyền các phép đánh đao thương
Bí truyền các phép đánh đao thươngHư Vô
 
24 thế thái cực quyền đơn giản
24 thế thái cực quyền đơn giản24 thế thái cực quyền đơn giản
24 thế thái cực quyền đơn giảnHư Vô
 

More from Hư Vô (9)

Vịnh xuân kungfu tập 2
Vịnh xuân kungfu   tập 2Vịnh xuân kungfu   tập 2
Vịnh xuân kungfu tập 2
 
Quyền anh kỹ thuật cơ sở và thực tiễn
Quyền anh   kỹ thuật cơ sở và thực tiễnQuyền anh   kỹ thuật cơ sở và thực tiễn
Quyền anh kỹ thuật cơ sở và thực tiễn
 
Hướng dẫn tập luyện thể dục thể hình
Hướng dẫn tập luyện thể dục   thể hìnhHướng dẫn tập luyện thể dục   thể hình
Hướng dẫn tập luyện thể dục thể hình
 
Côn nhị khúc
Côn nhị khúcCôn nhị khúc
Côn nhị khúc
 
Bình định chân truyền tập 3
Bình định chân truyền   tập 3Bình định chân truyền   tập 3
Bình định chân truyền tập 3
 
Bình định chân truyền tập 2
Bình định chân truyền   tập 2Bình định chân truyền   tập 2
Bình định chân truyền tập 2
 
Bình định chân truyền tập 1
Bình định chân truyền   tập 1Bình định chân truyền   tập 1
Bình định chân truyền tập 1
 
Bí truyền các phép đánh đao thương
Bí truyền các phép đánh đao thươngBí truyền các phép đánh đao thương
Bí truyền các phép đánh đao thương
 
24 thế thái cực quyền đơn giản
24 thế thái cực quyền đơn giản24 thế thái cực quyền đơn giản
24 thế thái cực quyền đơn giản
 

Recently uploaded

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 

Recently uploaded (20)

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 

Cầm nã thủ kỹ thuật và cách luyện

  • 1. KHÚC NGỌC TUYÊN (SƯU TẦM) Cầm Nã Thủ, Kĩ thuật và cách luyện HÀ NỘI 2010 GIỚI THIỆU
  • 2. Trong tiếng Hoa, Cầm có nghĩa là bắt, chộp theo kiểu một con đại bàng bắt mồi hay một viên cảnh sát bắt một tội phạm. Nã có nghĩa giữ gìn kiểm soát. Như vậy, Cầm Nã là nghệ thuật bắt giữ, chộp và kiểm soát. Cũng cần phải nói rõ là bên cạnh những kỹ thuật khóa đúng theo tên gọi còn có những kỹ thuật ấn, áp, điểm … Các kỹ thuật trước có tính cơ bản còn các kỹ thuật sau thuộc dạng cao cấp. Các chiêu thức Cầm Nã giúp kiểm soát đối phương bằng các thế khóa nhắm vào các quan tiết cơ, dây chằng cho đến khi y hoàn toàn như bất động và bị triệt tiêu khả năng tiếp tục chiến đấu. Các kỹ thuật ấn, điểm trong Cầm Nã tác động lên đối phương bằng cách làm tê liệt các chi, gây bất tỉnh hoặc đôi khi là tử vong. Chúng nhằm vào các huyệt của khí để gây xao trộn trong việc lưu thông của khí đến các phủ tạng chính yếu hoặc não bộ. Chúng cũng tác động lên các đầu dây thần kinh khiến tạo ra một cơn đau kinh khủng và đôi khi bất tỉnh. Các kỹ thuật điểm huyệt trong Cầm Nã chủ yếu nhắm vào các trọng huyệt và do đó có thể dễ dàng gây tử vong. Trong trường hợp này cũng vậy, các điểm được nhắm vào thường nằm trên các kinh mạch hoặc những nơi mà một đòn tấn công có thể làm vỡ một độngmạch. Dù loại kỹ thuật cầm nã được sử dụng là gì chăng nữa thì đại lược nó cũng nhằm nắm bắt và kềm giữ một đối phương. Thế khóa trong cầm nã
  • 3. Thông thường cầm nã được sắp sếp như sau: 1.Tác động lên cơ / dây chằng 2.Tác động trên xương / quan tiết 3.Tác động trên hô hấp 4.Tác động trên tuần hoàn 5.Tác động trên huyệt, kinh mạch và thần kinh Phân Cân, Thác cốt thủ Thông thường học Phân cân, Thác cốt hay các kỹ thuật Bế khí thì tương đối đơn giản và cũng dễ nắm bắt được các nguyên lý được sử dụng. Các chiêu thức đó chỉ đòi hỏi một ít sức mạnh cơ bắp và không nhiều công phu để thủ đắc được hiệu quả trong lúc thi triển, nhưng nếu muốn làm gãy xương hay làm tổn hại một quan tiết, một dây chằng ở sâu bên trong thì cần phải sử dụng đến kình lực … Về phần các kỹ thuật phong bế khí mạch hay huyết mạch thì cần phải nắm vững vị trí chính xác các huyệt, độ sâu của chúng và thời điểm chúng dễ bị thương tổn nhất, ngoài ra còn có một số thủ thuật được luyện tập đặc biệt cùng với việc quán triệt được Ý, Khí và Kình. Lúc này hành giả cần phải được hướng dẫn bởi một vị thầy đủ trình độ để hy vọng có thể tiến, bởi vì đây là một kiến thức phong phú và thâm sâu mà việc nghiên cứu rất tinh tế và gắn liền một cách thiết yếu với sự cảm nhận tế vi phức tạp. Một số các kỹ thuật đó có thể gây ra tử vong, do đó sư phụ chỉ truyền lại cho những đệ tử xứng đáng về mặt đạo đức mà ông có thể tin cậy… Do tính kiến hiệu của chúng trong thực dụng, các kỹ thuật cầm nã được học kèm theo các hình thức chiến đấu khác trong các môn võ thuật Trung Hoa từ khi mới được phát sinh cách đây nhiều ngàn năm, dù không có một hệ thống võ thuật nào chỉ dựa trên cầm nã để phát triển, hầu hết các bộ môn võ thuật đều đã dung nạp các chiêu thức phù hợp với bộ môn. Ngay cả tại Nhật, Hàn Quốc hoặc bất cứ quốc gia nào ở Đông Phương được thấm nhuần văn hóa Trung Quốc, thì các bộ môn võ thuật địa phương cũng đều chịu ảnh hưởng cầm nã ở mức độ khác nhau. Thường người ta công nhận rằng các môn phái võ miền Nam Trung Quốc do thường chuyên về các kỹ thuật, các chiêu thức quyền pháp và về cận chiến nên có khuynh hướng phát triển các kỹ thuật cầm nã và về mặt đấu pháp dựa vào chúng nhiều hơn các môn phái Bắc Trung Hoa. Cũng vì vậy các phái võ Hoa Nam thường lưu tâm đến việc công phu quyền pháp và việc thi triển cầm nã đòi hỏi nhiều sức lực hơn trong các kỹ thuật nắm bắt hoặc bế huyệt.
  • 4. Mặt khác, vì lưu tâm đặc biệt đến cận chiến nên các trường phái miền Nam thường nhấn mạnh đến việc thính kình và niêm kình với đối thủ và các chiêu thức thường được thực hiện theo dạng vòng cầu khiến người ta có thể áp dụng cầm nã mà kẻ địch không cảm nhận được việc chuẩn bị trước đó. Cước pháp cũng là một phần quan trọng trong việc luyện tập của họ. Tuy nhiên điều cần nhớ là đây chỉ là những ý niệm khái quát: Các trường phái vùng Hoa Bắc đôi khi cũng phát triển những đặc tính như vậy. Trong các môn phái nội gia như Thái Cực, Lục Hợp Bát Pháp, việc vô hiệu hóa đối phương thường được thực hiện bằng một động tác vòng cầu, dạng thức đó giải thích cho ta khuynh hướng của cầm nã là sự nhu nhuyễn và tròn trịa trong mọi thực hiện kỹ thuật … Các kỹ thuật vòng tròn này gắn liền với những bộ pháp vòng cung cho phép đẩy bật bất cứ đối thủ nào và ném y xuống đất. Hiệp Khí Đạo và các môn Jujutsu của Nhật và Hàn Quốc cũng hoạt động trên nguyên lý đó. Chắc hẳn phép cầm nã cũng như các khía cạnh khác của văn hóa Trong Quốc nói chung đã ảnh hưởng một cách rõ ràng lên các đấu pháp của chúng … Nguyên lí phân cân thác cốt 1. PHÂN CÂN Trong tiếng Hoa, Phân cân bao gồm dây chằng, gân hoặc cơ bắp. Phân cân hoặc trảo cân là nhằm chỉ các thế chộp cơ thể gây rách dây chằng hay cơ của đối thủ và đôi khi làm bung điểm nối dài dây chằng và xương. Cơ chứa đựng các dây chằng và nhiều đường khí. Nếu bạn xé rách cơ hoặc dây chằng, không chỉ bạn gây ra cảm gác đau được não ghi nhận mà bạn càn tác động lên khí một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và sự hoạt động bình thường của các cơ quan. Một cơn đau cao độ có thể làm với xáo trộn việc luân lưu của khí và làm thương tổn trầm trọng nội tạng thậm chí có thể đem đến tử vong. Đo đó, trường hợp cảm giác đau dâng cao quá mức não bộ có thể gây kích ngất để hóa giải. Khi bị rôi vào tình trạng bất tỉnh, sự luân chuyển của khí giảm hẳn tốc
  • 5. độ, và điều này giúp hạn chế các thương tổn gây ra cho các cơ quan và có thể cứu được sinh mạng. Phép cầm nã phân cân chính yếu có hai cách làm giãn cơ và dây chằng. Một cách là vặn và gập khớp. Vặn khớp đồng nghĩa với việc vặn cơ và dây chằng của khớp liên hệ khi bạn gập khớp lại bạn có thể làm bung dây chằng hay làm rách cơ. Cách thứ hai là căng dãn cơ và dây chằng thay vì vặn. Phương pháp này áp dụng vào các ngón tay rất dễ dàng.
  • 6. Mặc dù các đòn cầm nã được gọi là trảo cân thường được xếp cùng các chiêu thức của phân cân thế nhưng nhiều hành giả Trung Hoa phân biệt hai loại khác nhau vì phương thức dùng để tác động vào cơ nó khác nhau. Trảo cân sử dụng công lực của các ngón tay để chộp, ấn và bấm, kéo các cơ lớn hoặc các dây chằng của đối thủ. Sức kéo tạo ra cơn đau do căng dãn quá mức của các sợi cơ hoặc sợi dây chằng vai là một trong những mục tiêu ưu tiên đối với các loại cầm nã này (hình 1.5, 1.6). 2. THÁC CỐT Chữ Thác theo Thiều Chửu có nghĩa là mài dũa, lẫn lộn, lầm lẫn, lệch lạc. Như vậy Thác Cốt là những kỹ thuật cầm nã làm cho xương bị di dịch khỏi vị trí tự nhiên. Các chiêu thức cầm nã nầy được áp dụng trên các quan tiết. Nếu người ta xem xét cơ cấu của một khớp, người ta có thể thấy là xương được nối kết lại với nhau bằng gân và sụn và với các cơ bằng dây chằng. Khi khớp bị bẻ ngược hướng tự nhiên của nó hoặc bị vặn tức thì có một cảm giác đau cao độ, gân có thể bị tước ra và xương bị lệch vị. Nói cho đúng thông thường rất khó tách rời các kỹ thuật phân cân và thác cốt. Vì hiếm khi có phân thân mà không thác cốt và ngược lại. 3. BẾ KHÍ (Kĩ thuật làm đối phương tắc thở) Theo tiếng Hoa bế có nghĩa là đóng, khóa, giam. Các chiêu thức này gây trở ngại cho hô hấp, thậm chí có thể khiến cho đối thủ bất tỉnh. Có ba loại bế khí khác nhau dựa trên nguyên lý làm ngưng khí.
  • 7. Loại thứ nhất nhắm vào việc làm nghẽn yết hầu để làm đối phương ngừng thở, người ta có thể xiết cổ bằng bàn tay hay bằng cả cánh tay. Người ta cũng có thể ấn hoặc xỉa vào yết hầu để tạo ra phản xạ co bóp của các cơ yết hầu làm trở ngại hô hấp (Hình 1-10). Hình 1-10 Các chiêu thức loại hai nhằm tới việc bế khí bằng cách tấn công các cơ vùng phổi. Do vùng ngực thường được bảo vệ cho nên khó có thể chạm tới phần lớn các cơ đó. Tuy nhiên một số cơ trải dài ra, ngoài vòng bảo vệ và khi bị đánh trúng chúng co lại và ép phổi gây nên ngạt thở cho nạn nhân. Có hai nhóm cơ chính cho phép sử dụng các thế cầm nã này (Hình 1-11).
  • 8. Hình 1-11 Loại thứ ba bao gồm các chiêu thức ấn huyệt và điểm các đầu dây thần kinh. Khi so sánh các chiêu thức này với các chiêu thức loại hai, thì sự khác biệt là ở các điển bị tấn công. Tuy nhiên các chiêu thức loại này khó hiểu và thủ đắc hơn. Thế nhưng một khi đã quán triệt được chúng hơn hẳn các loại khác về mặt lợi hại. Như chúng tôi đã giải thích đối với loại hai, hình dạng các xương sườn tạo thành một cái lồng bảo vệ các tạng phủ vùng ngực chống lại những tấn công từ bên ngoài. Mỗi xương sườn không được làm bằng một đốt xương chạy quanh vùng ngực mà không đốt nối kết với nhau bằng sụn và gân. (Hình 1-12). Khi có vật từ bên ngoài chạm vào ngực, các xương sườn phản ứng như một lò xo, một trái bóng bằng cao su làm giảm sốc. Lực tấn công sẽ được đẩy lùi theo phép đàn hồi hoặc chính cơ thể bị xô đẩy ra phía sau (hoặc phía trước), nhưng các nội tạng quan yếu và mảnh mai như tim và phổi được bảo vệ. Do vậy để tạo ra được một lực ép trên hai lá phổi khiến gây ngạt thở người ta phải điểm vào Hình 1-12
  • 9. một số các huyệt đặc biệt thuộc châm cứu hoặc một vài điểm giao thoa của hệ thống thần kinh không được lồng ngực bảo vệ (Hình 1-13). Hình 1-13 Điểm vào các huyệt một cách chính xác với một lực thẩm thấu cần thiết sẽ tác động lên khí của các cơ bao quanh phổi (và tạo ra động tác hô hấp) khiến chúng co bóp. Điểm các đầu dây thần kinh sẽ tạo ra một cơn đau chạy xuyên qua lồng ngực và kích động phản xạ cũng của các cơ trên. Trong cả hai trường hợp phản xạ của cơ cũng đủ sức triệt khả năng hô hấp của nạn nhân. 4. ĐIỂM MẠCH HAY ĐOẠN MẠCH (bí ẩn khí công 4000 năm Trung quốc) Trong tiếng Hoa điểm có nghĩa là chỉ hoặc ấn bằng ngón tay. Mạch bao gồm kinh mạch của khí hay mạch máu (huyết mạch). Như vậy điểm mạch có nghĩa đánh hoặc ấn vào tĩnh, động mạch hay vào các đường kinh của khí. Trong trường hợp làm tổn thương động, tĩnh mạch người ta còn dùng từ ngữ đoạn mạch (làm ngưng trệ lưu thông của động mạch). Vì chữ đoạn có nghĩa là làm vỡ, ngăn chặn, che khuất. Người ta còn dùng thuật ngữ điểm huyệt, đây là trường hợp tấn công vào thái dương: một quả thôi sơn khiến động mạch bị vỡ. Các chiêu cầm nã ấn hoặc đả trên các huyệt nằm trên kinh mạch của khí được gọi là điểm huyệt … Trên nguyên tắc kỹ thuật đoạn mạch được thực hiện hoặc bằng ấn hoặc bằng đả. Nếu đả
  • 10. huyệt đòn cầm nã có thể làm đứt mạch máu và làm ngưng trệ lưu thông bình thường của máu. Điều này có thể đem đến tử vong. Hình 1-14 Chẳng hạn nếu ta đánh vào thái dương ta có thể tạo ra sự co bóp của cơ đủ để khiến động mạch bị vỡ (hình 1-14 và 1-15A). Được thi triển theo dạng ấn, kỹ thuật này cũng có thể làm ngưng tuần hoàn máu. Chẳng hạn ấn vào động mạch cổ làm ngưng dòng chảy của máu về não và như vậy có nghĩa ngưng việc cung cấp oxy cho não, có hai động mạch chủ ở hai bên cổ mà chức năng chính là nuôi dưỡng não bộ (hình 1-15B và 1-16). Sự thiếu hụt này kéo theo một cách rất nhanh chóng tình trạng kích ngất rồi tử vong. Việc ngạt thở xảy ra rất nhanh. Đôi khi các cơ phụ hai bên bị tê liệt và gây trở ngại cho việc can thiệp để phục hoạt nạn nhân. Hình 1-15
  • 11. Hình 1-16 Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm và nắm chắc khả năng phục hồi làm lai tỉnh đối tượng thì tốt hơn đừng sử dụng loại kỹ thuật này. 5. ĐIỂM HUYỆT Như đã nói ở trên, các kỹ thuật điểm huyệt gõ hoặc ấn vào các huyệt thuộc hệ kinh mạch, cơ thể người ta có trên 800 khí huyệt nằm trên 8 mạch và 12 kinh. Hai trong số các mạch này là Đốc mạch và Nhâm mạch. Khí lưu thông trong hai mạch Nhâm Đốc theo một chu kỳ 24 tiếng đồng hồ. Về phần 12 kinh, chúng có liên hệ với các cơ quan nội tạng. Nhịp tăng giảm của khí trong 12 kinh được trực tiếp gắn liền với các giờ trong ngày, chuyển từ kinh này qua kinh khác mỗi 2 giờ. Mặt khác toàn bộ chuyển động bên trong của khí trong mạng lưới này được điều tiết theo chu kỳ mùa và năm. Khi việc lưu hành của khí bị trì trệ hoặc ngừng hẳn là lúc bệnh tật hoặc cái chết xảy ra. Châm cứu là một phương cách chữa trị bằng việc điều hòa lưu thông khí. Ấn vào huyệt là một cách thức để tác động lên sự lưu thông này. Trong bộ cầm nã có 108 huyệt có thể bị vỗ hoặc ấn. 72 trong số đó có thể gây tê liệt hay bất tỉnh, 36 huyệt còn lại được coi là tử huyệt. Để xuất chiêu hữu hiệu ta cần phải biết thời điểm khí cường trong đường kinh liên hệ, kỹ thuật gõ thích hợp tương ứng với chiều sâu của huyệt. Chúng ta sẽ không đào sâu khía cạnh này trong - tập sách này - không chỉ vì tính cách vô
  • 12. cùng phức tạp của nó mà còn vì nguy hiểm tiềm tàng của nó khi nghiên cứu mà không được một võ sư lưu tâm theo dõi. Trong giới người Hoa cổ truyền, vị chân sư sẽ không truyền lại cho bất cứ bí kíp nào cho đệ tử mà ông không hoàn toàn tin tưởng. Tuy nhiên một số chiêu thức này có thể được dạy lại mà không gây nguy hiểm. Đó là một phần các huyệt không gây tử vong mà phần lớn trong số đó thuộc vào nhóm “chảo huyệt” … PHẦN KẾT Để kết luận tương nên nhắc nhở tại đây một điểm tiên quyết trong việc nghiên cứu cầm nã. Nhất thiết bạn phải biết cách sử dụng “kình” thì các chiêu thức mới hữu hiệu được. Kình là một cách thể hiện của nội lực khiến cho lực phát ra mạnh hơn và có sức thẩm thấu hơn. Khi nó được sử dụng thì cơ gân được tăng cường bởi khí và điều này cho phép chúng đạt được những thành tích siêu việt. Kình được vận dụng theo nhiều cách khác nhau: Cương; Nhu và Cương – Nhu (chúng ta cũng biết các loại kình khác được gọi theo cách thể hiện hoặc mục đích phát kình: chuyết kình, âm kình, niêm kình, …). Khi sử dụng cầm nã dù đó là chiêu thức nào, nếu bạn không biết cách vận dụng kình (thích hợp) thì ngón cầm nã sẽ không phát huy được công lực thực sự. Chẳng hạn khi bạn không dùng kình trong các đòn “phân cân” đối phương có thể đương cự lực cơ bắp của bạn bằng chính sức mạnh cơ bắp của anh ta. Khi thi triển “thác cốt” bạn sẽ không thể làm sái hay gãy khớp của y nếu bạn không sử dụng kình dưới dạng phát lực đặc biệt, khiến cho kỹ thuật đạt được hiệu quả tối đa. Cũng vậy, trong kỹ thuật siết hoặc ấn huyệt nếu kình không được sử dụng đúng cách, lực phát ra sẽ không đủ hoặc không tới được chiều sâu cần thiết …
  • 13. CÁC PHƯƠNG PHÁP LUYỆN CÔNG ĐỂ THI TRIỂN CẦM NÃ. Dẫn nhập: Cũng như trong tất cả mọi lãnh vực khác, việc luyện tập căn bản phải là nền tảng của mọi kỹ thuật cầm nã. Không chuyên tâm công phu, các động tác sẽ không được thuần thục, dũng mãnh, hữu hiệu. Dù các bài tập luyện công cơ bản có khác nhau từ trường phái này đến trường phái khác, thì lý thuyết và các nguyên lý vẫn là một… 1. Luyện đóng mở bàn tay: Động tác này rất đơn giản và có thể tập bất cứ ở đâu. Tay thẳng đằng trước, các ngón hướng lên trời bạn nắm bàn tay lại cho đến khi các ngón tay chạm vào lòng bàn tay rồi đột ngột bung tay ra… Cố gắng đóng mở nhanh hơn một cách từ từ… Kỷ lục là 300 lần trong vòng 30 giây, 10 lần 1 giây. Các kỹ thuật cầm nã thường được xếp vào ba loại: tiểu khuyên, trung khuyên và đại khuyên. Chẳng hạn các thế áp dụng vào các ngón tay và cổ tay thuộc về tiểu khuyên, các thế nhằm vào khủyu tay được xem như là trung khuyên. Khi kỹ thuật nhằm vào khuỷu tay và vai có kèm theo di chuyển thì được gọi là đại khuyên… Trong một buổi tập sau khi đã hòan tất các bài luyện công bạn hãy chuyển sang luyện tập kỹ thuật. Vào giai đoạn chót bạn hãy trở lại với các bài tập cơ bản với việc quán tưởng là ta đang đứng trước một đối thủ. Việc tập trung mới này sẽ giúp bạn nắm bắt được ý nghĩa đích thực của từng động tác. Việc luyện công cơ bản này nhằm tăng cường các khả năng chiến đấu cũng như phòng vệ bằng cầm nã của bạn. Quả vậy bạn phải
  • 14. nắm được và kiểm sóat đối phương cũng như phải tự giải thóat khỏi đòn nắm của y và khi cần thiết phản đòn. Để đạt hai mục tiêu đó bạn phải luyện tập cách đặc biệt năm yếu tố thiết yếu trên bình diện hữu hiệu. 2. Chuyển động các ngón như cánh chim hay như sóng biển. Bài tập này nhằm luyện gốc của các ngón tay, nghĩa là lòng bàn tay. Có 2 bài tập của bạch hạc: một gọi là “Phi Xĩ” luyện các quan tiết ở gốc các ngón tay, và bài kia là “Chỉ Ba” tạo hình sóng gợn. Yếu tố thứ nhất là “Lực”, ý nói lực cơ bắp. Cần có sức mạnh thể lực để khởi phát đòn và duy trì kiểm sóat. Yếu tố thứ hai là “Kình”. Mạn kình là một sự hòa hợp giữa lực và khí, trong đó lực đóng vai trò chủ chốt. Trong trường hợp khóai kình, cơ bắp ít hữu hiệu hơn khí. Lúc đó phải tạo ra một lực bật lớn, bùng nổ nảo đảm cho động tác đủ năng lượng thẩm thấu để tới được một huyệt nằm mở trong sâu để làm trật một quan tiết hay làm gãy một đốt xương. Yếu tố thứ ba là “Tốc độ”. Không có tốc độ bạn không thể sử dụng các kỹ thuật cầm nã vì đối phương có thể đóan được và tránh né dễ dàng. Yếu tố cuối cùng lẽ tất nhiên là chiêu thức phải vi diệu. Khỏi cần phải nói chúng ta cũng hiểu là ngay khi đã đạt được các yếu tố đó mà không có sự võ luyện (văn ôn võ luyện) là điều duy nhất có thể bảo đảm tính vi diệu trong đòn thế thì cũng khó có thể kiểm sóat được bất cứ đối phương nào. Từ những nhận định trên ta có thể đưa ra kết luận là việc luyện tập cơ bản bao gồm hai khía cạnh chính: luyện tập thể xác và luyện tập tinh thần… Luyện tập tinh thần là nhằm vào “Khí” (nội lực), vào“Ý” (tập trung, ý chí, chủ đích), vào “Thần” (tinh thần, phần tâm linh của con người), vào sự cảm nhận và khả năng phản ứng… Điều cuối cùng cần phải nhớ là để đạt hữu hiệu tối đa mỗi kỹ thuật phải vận dụng tổng lực của cơ thể và tinh thần. 3. Lượm bạc cắc: Tốc độ các ngón tay không đủ, người ta còn cần phải phối hợp giữa chuyển động của cánh tay và động tác nắm chộp. Bài tập lý tưởng để phát triển khả năng này khó hơn người ta tưởng. Các đồng tiền được trải trên bàn một cách lộn xộn, bạn dùng một tay lượm một đồng và bỏ vào tay bên kia. Bạn tiếp tục đến khi hết 50 đồng tiền. Tuy có vẻ đơn giản, nhưng đây là một bài tập phối hợp rất quan trọng: tốc độ, tiềm lực, phối hợp cánh tay và ngón tay, sự chính xác của cử động, sự tập trung và quyết đóan. 4. Ngắt lá Đây là một bài tập tương tự như bài trước nhưng đòi hỏi chính xác và tế nhị hơn trong các động tác. Trong vòng 30 giây bạn ngắt lá càng nhanh càng tốt và tránh để cho lá bị hư hại. Rồi bạn đặt lá vào tay kia. Sau 30 giây bạn hãy đếm xem mình đã hái được bao nhiêu lá. Sau một thời gian luyện tập số lá hái được sẽ nhiều hơn, chứng tỏ bạn có tiến bộ. Loại bài tập này khó hơn bài Lượm bạc cắc vì lá mọc theo nhiều góc độ khác nhau.
  • 15. B. LUYỆN KÌNH LỰC Nếu các kỹ thuật tiểu cầm nã (nhằm vào các ngón tay, ngón chân) không đòi hỏi nhiều khí lực để thực hiện, thì ngược lại, khi cần phải khóa cổ tay, cánh tay, vai,… không thể không dùng đến khí lực. Sau đây là một số bài luyện khí lực cho hai tay: 1.Bắt không Trong nhiều môn phái có bài tập loại này. Mục đích của nó là phát triển Ý của hành giả vì Ý nghĩa là sự tập trung cao độ dẫn khí đến cơ bắp. Loại công phu này cũng tương tự như Dịch Cân Kinh của Tổ sư Đạt Ma. Cách tập: Bàn tay mở ra, bạn tập trung ý vào các ngón rồi co từng ngón tay một cho đến khi tay bạn trở thành quyền (Hình 2-11). Hình 2-11 Bạn lại mở tay ra và lập lại (Hình 2-12). Để thực hiện bài tập bạn vào thế tấn mã bộ, tấn pháp vững vàng, thần khí an nhiên, hơi thở điều hòa (Hình 2-13, 2-14, 2-15). Hai tay chéo vào nhau trước ngực, xoay lòng bàn tay về phía trước. Khi thực hiện động tác Bắt không (Hình 2-14, 2- 15)… số lần tùy theo thể trạng. Khi phóng tay chộp bạn thở ra và hít vào khi đưa tay về lại trước ngực để tiếp tục. Hình 2-12
  • 16. Hình 2-13 Hình 2-14 Hình 2-15
  • 17.
  • 18. Hình 2-17 đến 2-21 Trong các hình 2-17 đến 2-21, hành giả vào thế mã bộ nghiêng người và xoay tay chộp theo kiểu Đại bàng trảo, bạn nhớ rút tay tròn về và xoay hông về phía trái trước khi thi triển Đại bàng trảo bằng cả 5 ngón hoặc chỉ 3 ngón. 1.Nắn cành (hay bóp lò xo) Trong nhiều môn phái người ta thường dành bài tập này để tăng cường khí lực của bàn tay. Thông thường người ta dùng một nạng cây để luyện công. Thời nay các tiệm bán dụng cụ thể thao có những dụng cụ thích hợp. Dù sao bạn cũng nên lưu tâm tập chú vào các cơ để dẫn khí đến nơi cần thiết. (Hình 2-22) Hình 2-22 [Với thời gian kình lực của cái bắt tay của bạn mạnh lên. Thế nhưng, vì quá tham lam tăng số lần luyện tập, đã có người bị tê cứng các ngón tay do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc acide lactique không được giải tỏa kịp thời]. 2.Hít đất Bài tập này nhằm hai mục đích khác nhau: -luyện ngưu lực -luyện sức bền ·Để bắt đầu tăng ngưu lực, bạn hít đất 20 lần và cứ thế tăng dần đến khoảng 50 lần. Sau đó bạn hít đất với 4 ngón, rồi 3, rồi 2. Điểm tột cùng là 2 ngón cái và 20 lần đẩy. Giai đoạn tiếp, là khi đang ở thế duỗi 2 cánh tay, bất chợt vỗ tay rồi lại vào tư thế như trước. Khi bạn có thể dễ dàng vỗ tay một lần bạn tăng thêm 1 lần vỗ, rồi 1 lần nữa. Điều này không những tăng cường gân, cơ bắp mà còn giúp luyện tốc độ và khả năng tập trung. Hình 2-23 ·Để luyện sức bền, bạn chỉ cần hạ người xuống thấp (Hình 2-23), thoạt tiên là 2 phút và cứ thế
  • 19. tăng dần. Làm như vậy bạn sẽ tăng khả năng duy trì lực co của các cơ bắp, các dây chằng và gân cốt. Xoắn không, bẻ cành Vào thời trước, cây cối là thứ mà các hành giả Trung Hoa có được một cách dễ dàng nhất để làm dụng cụ luyện tập … đó là lý do tại sao ngoài việc hái lá, bóp nạng, họ còn xoắn cành để luyện các ngón tay, cổ tay và cánh tay. Khi thực hiện bài tập này với các nhánh cây, bạn nên bắt đầu với những cành tương đối mảnh và tăng dần kích thước tùy theo sự gia tăng khí lực của bạn. Trong các giai đoạn luyện tập nên lưu ý đến các loại cây khác nhau: Cùng kích thước, sức chịu đựng của chúng rất khác nhau từ loại này đến loại khác. Các bạn hãy nhớ khi bắt đầu các bài tập này là phải rất cẩn thận và không bao giờ khiên cưỡng trong việc phát triển khí lực và làm gia tăng sức chịu đựng của biểu bì. Tăng tốc độ thực hiện một cách từ tốn và tránh mình bị tổn thương, điều nên làm là bắt đầu loại công phu này bằng việc xoắn tay trong không khí và phối hợp ý với các cơ của ngón tay. Chỉ khi nào đã luyện thành kỹ thuật xoắn tay không, ta mới bắt đầu dùng đến các nhánh cây. Xoắn qua trái Tại sao hai chân đứng song song ? Khi bạn thực hiện các bài tập xoắn không, bạn vào thế với hai bàn chân đứng song song. Đây là một tư thế thường thấy khi luyện võ. Có nhiều lý do để làm như vậy, trước tiên tư thế này ổn định hơn thế đứng tự nhiên. Mặt khác, vị trí song song của hai bàn chân tạo ra một thế căng ở hai mắt cá và điều này làm tăng việc luân chuyển của khí. Điều này giúp tăng cường khí trầm Đan điền. Sau hết, với tư thế này, các huyện đạo nằm bên mặt trong của chân được bảo vệ tốt hơn. Điều này là rất thiết yếu, vì tất cả các huyệt này dễ bị tổn thương hơn các huyệt nằm trên mặt ngoài của chân.
  • 20. Hình 2-24 Hình 2-25 Lúc công phu, bạn hãy nhìn vào một điểm xa phía trước. Điều này sẽ giúp bạn tập trung tốt hơn và mở rộng tầm ý của bạn. Sau đó bạn tập trung vào các ngón tay, cổ tay, cánh tay, là những thành phần chính yếu của động tác xoắn. Và cuối cùng bạn sẽ cảm nhận được là tất cả toàn thân bạn tham gia vào động tác này (Hình 2-24, 2-25). Sau một thời gian công phu, bạn sẽ cảm nhận được là các phần thân thể tham gia vận động nóng lên. Đó là dấu hiệu khí tăng lên và bạn sẽ cảm thấy uy lực xoắn của mình gia tăng bội phần.
  • 21. Hình 2-26 Chỉ sau khi luyện như vậy nhiều tháng, bạn mới có thể luyện tập với các nhánh cây (hình 2- 26). Một lần nữa, xin nhắc các bạn, đừng nóng vội. Lúc đầu hãy làm những động tác chậm và nhanh dần một cách từ từ. Xin hãy nhớ luyện công một cách khôn ngoan, hãy đề phòng tính kiêu căng hiếu thắng [Hãy coi chừng tẩu hỏa nhập ma]. Xoắn qua phải Hình 2-27
  • 22. Hình 2-28 Bài tập này cũng giống như bài tập trước. Động tác xoắn và chi tiết của bàn tay đang hoạt động được minh họa trong các hình 2-27, 2-28. Động tác xoắn trên một nhành cây được minh họa trong hình 2-29. Hình 2-29 Xoắn và đè
  • 23. hình 2-30 Hình 2-31 Động tác đặc thù này được minh họa trong hình 2-30 với chi tiết của bàn tay đang hoạt động (Hình 2-31). Thật khó có thể cảm nhận được một động tác kỹ thuật chỉ với hình ảnh, tuy nhiên về khía cạnh này, tác dụng đạt được trên các nhánh cây (Hình 2-32) là khá rõ và cho phép hiểu được mục đích của bài tập.
  • 24. Hình 2-32 Xoắn và nâng Hình 2-33
  • 25. Hình 2-34 Bài tập này được tạo ra để tăng khả năng nắm giữ của ngón tay út và ngón trỏ. Động tác của bài tập được minh họa trong hình 2-33, 2-34 và việc áp dụng trên nhánh cây trong hình 2-35, 2-36.
  • 26. Hình 2-35 Hình 2-36 cách thả và bắt tạ để luyện tốc độ và phản xạ Bắt đá Thời xưa tại Trung Quốc, các hành giả luyện công với nhiều loại tạ khác nhau và cách luyện này rất phổ biến, nhất là trong các võ phái miền Nam, chuyên về sử dụng đòn tay. Thường người ta dùng loại tạ nặng từ 15-30 kg có hình dáng một ổ khóa (loại khóa Trung Hoa) nhằm luyện tốc độ, cường lực và sự phối hợp giữa các ngón tay, cổ tay và cánh tay. Chỉ cần đu đưa quả tạ bằng đá ném lên rồi chụp lại đúng vào chỗ tay cầm của nó. Còn nhiều cách tập luyện khác với loại tạ đó nhưng vì tại phương Tây không tìm đâu ra loại tạ này cho nên chúng ta sẽ không mất thời giờ nhiều với nó.
  • 27. Trong thực tế, các bạn có thể luyện tốc độ, cường lực và sự phối hợp các động tác tay cũng như với tia nhìn, với một dụng cụ đơn giản hơn nhiều: một cục “táp lô” thường dùng trong xây dựng. Bạn hãy kiếm một phiến gạch xây dựng khoảng 10 kg với bề ngang có thể nắm được bằng hai bàn tay và thực hiện các bài tập sau đây: - Thả rớt: Đây là bài tập đơn giản nhất, bạn vào thế trung bình tấn và nắm viên “táp lô” trước mặt. Bạn nhấc nó lên rồi thả rơi rồi chụp nó lại trước khi nó chạm đất. Khi đã quen với viên “táp lô” sức nặng và tốc độ của nó, bạn hãy kiếm một viên lớn hơn và cứ như thế … - Thả rớt – vỗ tay: Bài tập này gồm bài tập trên. Chỉ khác là sau khi thả viên gạch, bạn vỗ tay trước khi bắt lại nó. Sau đó, khi bài tập trở nên dễ thực hiện, bạn có thể tăng số vỗ tay hoặc trọng lượng viên gạch. - Thả rớt – xoay ngang hoặc xoay dọc: Đây là bài tập khó nhất, nhất là việc nhận thức được thời điểm có thể chụp viên gạch. Bạn thả viên gạch xoáy đứng (Hình 2-40), xoáy ngang từ trái sang phải (Hình 2-41) hoặc từ phải sang trái (Hình 2-42) và chộp lại nó. Một thời gian sau, bạn cũng có thể cho nó xoay không theo một trục nhất định, và việc này đòi hỏi tia nhìn, tay chộp phối hợp với một tốc độ thần tốc. Hình 2-40
  • 29. Hình 2-42 Bạn được khuyên là thực hiện bài tập này một cách cẩn trọng và chỉ sau khi luyện được lực và sức bền nơi hai bàn tay và hai cánh tay. Một khi đã hoàn tất loạt bài tập này, bạn chỉ cần bắt đầu lại từ đầu, nhưng lần này bạn tập bắt gạch với một bàn tay. Ở trình độ cao hơn, bạn có thể mài bóng viên gạch hoặc bôi trơn. Ở tận cùng đoạn đường này, khả năng nắm bắt của bạn sẽ gia tăng khủng khiếp cả về chính xác, uy lực lẫn tốc độ. [Lời khuyên đối với các bạn đồng môn Aikido: Trong những bài tập loại này luôn biết hạn mức của mình. Việc phối hợp và dàn trải các bài tập, thời gian dành cho công phu duy trì quân bình âm dương trong luyện tập … là vấn đề quan trọng để tránh khỏi tẩu hỏa nhập ma. Hấp tấp, nóng vội, tham lam, hiếu thắng … là nhược điểm thường mắc phải của tuổi trẻ]