SlideShare a Scribd company logo
1 of 90
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THỊ THANH HẰNG
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG - TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC
VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
LUANVANTRITHUC.COM
ZALO: 0936.885.877
TẢI TÀI LIỆU NHANH QUA ZALO
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
HÀ NỘI - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THỊ THANH HẰNG
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG - TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ HÀNH CHÍNH
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8 38 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ VÂN HÀ
HÀ NỘI - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc
rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong
luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và
phù hợp với thực tiễn của địa phương. Các kết quả này chưa từng được
công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Thanh Hằng
LỜI CÁM ƠN
Với tình cảm trân trọng nhất, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành và sâu sắc tới Ban Giám đốc, Ban quản lý sau Đại học, các thầy,
cô giáo Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình, chu đáo giảng dạy và
truyền đạt kiến thức trong thời gian tác giả học tập, nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Vân Hà vì sự tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin cám ơn các thầy, cô giáo trong Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ đã
có những ý kiến nhận xét xác đáng, quý báu giúp tác giả có điều kiện hoàn
thiện tốt hơn những nội dung của luận văn trong tương lai.
Xin cám ơn Ủy ban nhân dân huyện Tam Dương, Phòng Tài nguyên và
Môi trường huyện đã cung cấp thông tin và số liệu phục vụ cho công tác
nghiên cứu của tác giả.
Xin trân trọng cám ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Thanh Hằng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................1
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ XỬ PHẠT VI
PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG........................................9
1.1. Khái niệm, đặc điểm và các loại hành vi vi phạm hành chính về ô
nhiễm môi trường ............................................................................................................................ 9
1.1.1. Khái niệm môi trường và ô nhiễm môi trường............................................9
1.1.2. Khái niệm vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường......................13
1.1.3. Đặc điểm và các loại vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
............................................................................................................................................................ 14
1.2. Khái niệm, đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi
trường.............................................................................................................................................18
1.2.1. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường....18
1.2.2. Đặc điểm cấu thành của xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm
môi trường...................................................................................................................................19
1.2.3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường . 20
1.2.4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường 25
1.2.5. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường.....28
1.2.6. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường..........29
1.3. Các yếu tố tác động đến xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi
trường................................................................................................................................................... 32
1.3.1. Mức độ hoàn thiện của pháp luật trong xử phạt vi phạm hành
chính về ô nhiễm môi trường............................................................................................32
1.3.2. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức quản lý, bảo vệ môi
trường và xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường...................33
1.3.3. Yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội...........................................................................36
1.3.4. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật xử phạt
nghiêm minh những vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường..................37
Tiểu kết chương 1...............................................................................................................................38
Chương 2 THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở HUYỆN TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC.39
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi
trường ở huyện Tam Dương................................................................................................... 39
2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế có liên quan đến xử phạt vi phạm hình
chính về ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Tam Dương.....................39
2.1.2. Hiện trạng vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường.....................42
2.2. Tình hình xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường tại
huyện Tam Dương........................................................................................................................ 46
2.2.1. Việc thực hiện các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về ô
nhiễm môi trường....................................................................................................................46
2.2.2. Việc thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm
môi trường...................................................................................................................................48
2.2.3. Thực hiện các hình thức xử phạt và thủ tục xử phạt vi phạm hành
chính về ô nhiễm môi trường............................................................................................51
2.3. Đánh giá xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường tại huyện
Tam Dương....................................................................................................................................... 54
2.3.1. Kết quả đạt được........................................................................................................54
2.3.2. Hạn chế, nguyên nhân hạn chế .........................................................................58
Tiểu kết chương 2...............................................................................................................................62
Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM XỬ PHẠT VI
PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC............................................................63
3.1. Quan điểm, phương hướng bảo đảm hiệu quả xử phạt vi phạm hành
chính về ô nhiễm môi trường................................................................................................. 63
3.2. Giải pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
ở huyện Tam Dương................................................................................................................... 66
3.2.1. Giải pháp chung.........................................................................................................66
3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính về ô
nhiễm môi trường ở huyện Tam Dương.....................................................................72
Tiểu kết chương 3...............................................................................................................................78
KẾT LUẬN ..........................................................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................81
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Môi trường ngày càng có chiều hướng biến đổi phức tạp, chất lượng
không khí, nguồn nước, tài nguyên, hệ sinh thái... nhiều nơi ở mức báo động.
Ô nhiễm môi trường và áp lực thiên nhiên đang diễn ra hàng ngày và ở
nhiều nơi. Vấn đề ô nhiễm môi trường sống, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, quá trình thay đổi khí hậu toàn cầu đang là những thách thức đối
với quá trình phát triển kinh tế bền vững.
Môi trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người, sinh vật
cũng như đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của mỗi quốc gia và
toàn nhân loại. Vì khi môi trường trong sạch, lành mạnh thì điều kiện sống
của con người cũng như sự phát triển của xã hội mới được đảm bảo. Thế
nhưng không phải ai cũng hiểu được tầm ảnh hưởng quan trọng của việc giữ
cho môi trường trong sạch, lành mạnh. Trong những năm qua do sự tác động
ngày càng nhiều của con người đã gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, trong số
đó ô nhiễm môi trường là vấn đề nóng bỏng đang diễn ra theo chiều hướng
xấu có nguy cơ gây hủy hoại nghiêm trọng cho môi trường. Để khắc phục tình
trạng trên Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật như: Luật
xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (tiền thân là Pháp lệnh xử lý vi phạm
hành chính năm 2002, sửa đổi bổ sung năm các năm 2007, 2008) ; Luật Bảo
vệ môi trường năm 2014; Nghị đinh số 155/2016/NĐ- CP ngày 18 tháng 11
năm 2016 thay thế cho Nghị định số 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt
vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường để điều chỉnh những hành vi của
con người nhằm phù hợp với truyền thống đạo đức, văn hóa xã hội, thuần
phong mĩ tục và xu hướng phát triển chung của thế giới thì Nhà nước ta đã
thành lập các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường, tổ chức các cuộc
hội nghị, hội thảo về môi trường. Tuy nhiên do những nguyên nhân chủ quan
1
cũng như khách quan như: Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh,
tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa, đầu tư phát triển rất cao, kéo theo nhiều
áp lực đến môi trường trong khi nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi
trường của chủ đầu tư, một số ngành, cấp chính quyền, tổ chức kinh tế, cộng
đồng dân cư còn hạn chế; tình trạng chú trọng lợi ích kinh tế trước mắt, coi
nhẹ công tác bảo vệ môi trường còn khá phổ biến. Bên cạnh đó còn có những
hành vi, thói quen hàng ngày của một số bộ phận người dân còn quá kém như
vứt rác bừa bãi... do đó đã dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng
nghiêm trọng hơn. Do đó muốn giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường được
tốt hơn trong cả trong hiện tại cũng như tương lai thì việc tìm hiểu vi phạm
hành chính và xử phạt vi phạm hành chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Chính điều này đã giúp Nhà nước bổ sung hoàn thiện hệ thống chính sách,
pháp luật về môi trường phù hợp hơn với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Vĩnh Phúc là tỉnh miền núi nằm cách thủ đô Hà Nội 60 km về
phía bắc, đặc biệt Vĩnh Phúc có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có
nguồn lao động dồi dào. Với tiềm năng thế mạnh đó nền kinh tế xã hội của
tỉnh Vĩnh Phúc phát triển rất nhanh với nhiều khu công nghiệp, cụm công
nghiệp được xây dựng. Bên cạnh đó thì các làng nghề cũng tìm được hướng
phát triển riêng cho mình với nhiều hộ sản xuất kinh doanh....
Hiện nay, các nguồn gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Tam
Dương chủ yếu phát sinh từ các bãi tập kết rác thải sinh hoạt, chất thải chăn
nuôi, nước thải sinh hoạt… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi
trường nước mặt trên địa bàn huyện chủ yếu do nước thải sinh hoạt của con
người và nước thải của ngành chăn nuôi. Cả hai loại nước thải này đều phát
sinh rất nhiều và không được xử lý một cách triệt để trước khi thải ra môi
trường. Bên cạnh đó, mặc dù nhiều cơ sở chăn nuôi đã đầu tư xây dựng hầm
biogas, bể tự hoại nhưng nước thải sau hệ thống này vẫn vượt quy chuẩn cho
phép nhiều lần.
2
Việc nghiên cứu một cách toàn diện, cả về cơ sở khoa học và thực tiễn
về xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường; bảo đảm cho các quy
định về xử phạt ô nhiễm môi trường được thực hiện đúng pháp luật là cấp
thiết, có ý nghĩa khoa học, có tính thực tiễn và có tính thời sự.
Công tác xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường ở cấp xã, cấp
thị trấn trong huyện còn bị buông lỏng. Một số doanh nghiệp trong cụm công
nghiệp của huyện Tam Dương còn vi phạm nghiêm trọng ô nhiễm môi trường.
Việc xử lý các vi phạm trên chưa kịp thời, gây bức xúc trong nhân dân.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả chọn đề tài “Xử phạt vi phạm hành
chính về ô nhiễm môi trường – Từ thực tiễn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh
Phúc” để nghiên cứu, nhằm góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước về môi trường ở huyện Tam Dương trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Ô nhiễm môi trường nói chung và xử phạt vi phạm hành chính bằng
pháp luật về ô nhiễm môi trường nói riêng đã nhận được sự quan tâm nghiên
cứu, tìm hiểu của giới khoa học ở nước ta. Có rất nhiều đề tài nghiên cứu có
liên quan đến xử lý vi phạm hành chính. Tiêu biểu có một số công trình
nghiên cứu của các tác giả như sau:
- PGS.TS Doãn Hồng Nhung (2016), Sách chuyên khảo, Pháp luật về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại khu công
nghiệp ở Việt Nam, NXB Xây dựng.
Cuốn sách này đã phân tích cơ sở lý luận, nội dung cơ bản của pháp luật
hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường tại các
khu công nghiệp ở Việt Nam. Tôi sẽ học hỏi được những nội dung về cơ sở lý
luận về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Còn phần thực
trạng, do cuốn sách phân tích những quy định pháp luật về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực môi trường theo Nghị định số 179/2013/NĐ-CP
trước đây nên tôi sẽ học hỏi để so sánh với quy định hiện hành trong Nghị
định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016.
3
- TS. Bùi Đức Hiển (2017), Sách chuyên khảo, Pháp luật về kiểm soát ô
nhiễm môi trường không khí, NXB Chính Trị Quốc Gia Sự thật.
Cuốn sách chia làm 3 chương: Chương 1 trình bày những vấn đề lý luận
chung và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; Chương 2
phân tích thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở
Việt Nam hiện nay bao gồm: quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật môi
trường không khí; quy định về dự báo, phòng ngừa ô nhiễm môi trường
không khí; quy định về xử lý ô nhiễm môi trường không khí; quy định về tổ
chức hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội,
cộng đồng dân cư và truyền thông báo chí trng kiểm soát ô nhiễm môi trường
không khí; Chương 3 đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô
nhiễm môi trường không khí Việt Nam.
- Trần Văn Mô (2018), Sách chuyên khảo, Quản lý ngập lụt và ô nhiễm
môi trường ở Việt Nam, Nhà xuất bản xây dựng.
Sách Quản Lý Ngập Lụt Và Ô Nhiễm Môi Trường Ở Việt Nam giới
thiệu các phương pháp tiếp cận mới, nhấn mạnh đến giải pháp phi kết cấu và
giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên lưu vực sông, nhằm kiểm
soát quá trình phát triển. Trình bày các kỹ thuật và công nghệ xử lý chất dinh
dưỡng (N,P) có trong nước thải đô thị bao gồm các yêu cầu xử lý nước.
- Hữu Đại – Vũ Tươi (2018), Luật bảo vệ môi trường - Quy định mới về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tăng cường
tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô
nhiễm môi trường, Nhà xuất bản lao động.
- GS. TS. Lê Hồng Hạnh – TS. Lê Đình Vinh (2021), Sách chuyên khảo,
Pháp luật về bồi thường thiệt hại môi trường ở Việt Nam – Lý luận và thực
tiễn, Nhà xuất bản Tư pháp.
Trong cuốn sách này, các tác giả đã dày công nghiên cứu, đi sâu phân tích
vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại môi trường theo pháp
4
luật Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới, từ đó đi đến những đánh giá
khoa học và giải pháp kiến nghị tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật trong
lĩnh vực này. Cuốn sách khó tránh khỏi những hạn chế nhất định, Nhà xuất
bản và các tác giả mong nhận được sự góp ý của bạn đọc để hoàn thiện hơn.
Hy vọng cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm
đến vấn đề bảo vệ môi trường và bồi thường thiệt hại môi trường ở Việt Nam.
- Nguyễn Thị Thu Thủy (2003), Pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường, Luận văn Thạc sĩ Luật học.
Trong luận văn tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy đã phân tích những vấn đề
lý luận, thực trạng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đề xuất những giải pháp nhằm
hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, những phân tích của tác
giả Nguyễn Thị Thu Thủy từ thời điểm năm 2003 nên tôi chỉ học hỏi được
cách sắp xếp, tư duy nghiên cứu khoa học của tác giả. Phần thực trạng của
luận văn, tôi phải đánh giá theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Nguyễn Thị Bình (2014), Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp ở Việt Nam, Luận
văn Thạc sỹ Luật học - Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Luận văn đi sâu phân tích tình hình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Đánh giá
những thành tựu và hạn chế của hoạt động nói trên. Qua đó đề xuất giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp ở Việt Nam.
Trong luận văn này, tác giả cũng đã phân tích các biện pháp xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường áp dụng đối với doanh nghiệp
trong các khu công nghiệp. Tôi học hỏi được nhiều từ tác giả Nguyễn Thị
Bình khi phân tích phần lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường.
5
- Nguyễn Văn Minh (2014), Phòng ngừa, phát hiện tội phạm và vi phạm
pháp luật môi trường khu vực Đồng bằng sông Hồng theo chức năng của lực
lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Học viện Cảnh sát nhân
dân, luận án tiến sĩ.
Nhìn chung, các công trình khoa học đã được công bố ở trên phần nào đã
đề cập tới vi phạm pháp luật, vi phạm hành chính, vi phạm hành chính về ô
nhiễm môi trường của các cơ quan hành chính nhà nước mà chưa có công
trình nào đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện cơ sở lý luận và cơ sở thực
tiễn của việc xử lý vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường cũng như thực
trạng áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
và đưa ra các giải pháp góp phần tăng cường hiệu quả xử phạt vi phạm hành
chính về ô nhiễm môi trường trên phạm vi một tỉnh cụ thể mà chưa đề cập
đến xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường, đặc biệt cụ thể là ở
huyện Tam Dương. Chính vì vậy, đề tài "Xử phạt vi phạm hành chính về ô
nhiễm môi trường – Từ thực tiễn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc" được
xem là công trình đầu tiên nghiên cứu vấn đề xử phạt vi phạm hành chính về
ô nhiễm môi trường ở huyện Tam Dương.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích: Mục đích của luận văn đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi
trường trên địa bàn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ:
+ Hệ thống hóa, phân tích, luận giải các vấn đề lý luận xử phạt vi phạm
hành chính về ô nhiễm môi trường.
+ Đánh giá thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật trong xử phạt vi
phạm hành chính về ô nhiễm môi trường và phân tích thực trạng áp dụng pháp
luật trong xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường trên địa bàn
huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
6
+ Đưa ra định hướng, giải pháp đảm bảo thực thi pháp luật xử phạt vi phạm
hành chính về ô nhiễm môi trường tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường của huyện Tam
Dương.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về thời gian: Từ năm 2015 đến năm 2021.
+ Về nội dung không gian: Luận văn nghiên cứu xử phạt vi phạm hành
chính về ô nhiễm môi trường tại Huyện Tam Dương.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp luận nghiên cứu
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử
dụng: Tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về phương diện lý luận: Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp hệ
thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính về
ô nhiễm môi trường.
- Về phương diện thực tiễn:
+ Luận văn góp phần đánh giá thực trạng xử phạt vi phạm hành chính
thực trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc.
+ Đưa ra những giải pháp giúp các nhà quản lý và những người thi hành
xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường tham khảo để xử lý công
việc được tốt hơn. Đồng thời đây cũng là tài liệu có tính tham khảo cho các cơ
quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường, tìm
hiểu về hệ thống pháp luật vi phạm hành chính nói chung và các quy định xử
phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường huyện Tam Dương nói riêng.
7
7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của Luận văn gồm 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung và Phần
kết luận. Phần nội dung chia làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý xử phạt vi phạm hành chính
về ô nhiễm môi trường
Chương 2: Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi
trường ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành
chính về ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Tam Dương
8
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ XỬ PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1.1. Khái niệm, đặc điểm và các loại hành vi vi phạm hành chính về ô
nhiễm môi trường
1.1.1. Khái niệm môi trường và ô nhiễm môi trường
1.1.1.1. Khái niệm môi trường
Theo khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2014: “Môi trường là
hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn
tại và phát triển của con người và sinh vật”. Khái niệm này mang tính khách
quan, có nội dung đầy đủ, cụ thể và là cơ sở để chúng ta nghiên cứu về các
vấn đề môi trường liên quan trong phạm vi được nghiên cứu cũng như các vấn
đề khác trong hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay.
Môi trường được chia thành các loại:
+ Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa
học, sinh học,… tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều
chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả,
không khí, động thực vật, đất, nước,… Môi trường tự nhiên cho ta không khí
để thở, đất đề xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con
người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa
đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp đề giải trí và làm cho
cuộc sống con người thêm phong phú.
+ Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là
những luật lệ, thể chể, cam kết, quy định,… ở các cấp khác nhau như Liên
Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc,
gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường
9
xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định,
tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của
con người khác với các sinh vật khác.
Chức năng của môi trường: Môi trường có các chức năng cơ bản sau:
- Trước hết môi trường chính là không gian sống của con người và toàn
thể sinh vật trên trái đất. Như chúng ta đã biết mọi nơi như chỗ ở, nơi diễn ra
các hoạt động sản xuất kinh doanh hay nơi vui chơi giải trí đều cần những
không gian khác nhau. Những nơi này sẽ có yêu cầu nhất định về các yếu tố
như vật lý, sinh học, hóa học, cảnh quan,… Do vậy nếu không có môi trường
thì con người chẳng thể nào hoạt động và phát triển được. Tuy nhiên, chính
sự tiến bộ của khoa học công nghệ và nhu cầu đời sống nâng cao của con
người đã vô tình tạo ra hàng loạt những tác động xấu, làm môi trường ngày
càng bị ô nhiễm hơn.
- Chức năng thứ hai có thể nói đó là môi trường là nơi chứa đựng và là
nguồn cung ứng tài nguyên cần thiết cho đời sống, các hoạt động sản xuất của
con người. Đây chính là là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng của
môi trường. Nhờ chức năng này mà cuộc sống mới được đảm bảo và ngày
càng phát triển hơn. Động, thực vật cung cấp lương thực, thực phẩm và các
nguồn gen quý hiếm. Các nguồn thủy lực: cung cấp dinh dưỡng, nước, nguồn
thủy hải sản và nơi vui chơi giải trí. Không khí, nhiệt độ, nước, gió, năng
lượng mặt trời có chức năng duy trì các hoạt động trao đổi chất. Dầu mỏ,
quặng, kim loại cung cấp nguyên liệu cho hoạt động sản xuất.
- Chức năng thứ ba đó là môi trường là nơi chứa đựng các loại chất thải
phát sinh trong quá trình sống, lao động và sản xuất. Các loại chất thải, nước
thải phát sinh từ sinh hoạt hay hoạt động công nghiệp sẽ được phân hủy thành
chất đơn giản hơn, tham gia vào các quá trình sinh địa hóa. Thế nhưng nhìn
chung, quá trình này không còn diễn ra theo đúng cơ chế tự nhiên của
10
nó nữa. Dân số tăng nhanh, công nghiệp phát triển chóng mặt đã dẫn đến
lượng chất thải xả ra môi trường vượt mức kiểm soát, chưa kể, hành động vô
ý thức của một phận con người đã khiến môi trường ô nhiễm đến mức báo
động. Thậm chí, các nhà khoa học đã cảnh báo, nếu chúng ta không có biện
pháp khắc phục và nâng cao ý thức bảo vệ thì thiên nhiên sẽ quay trở lại trừng
phạt con người.
- Chức năng thứ tư đó là môi trường là nơi lưu trữ, cung cấp nguồn
thông tin cho con người. Mọi hoạt động kể từ khi con người xuất hiện, trải
qua các thời kỳ tiến hóa, các nền văn minh đế chế đều được ghi lại rõ ràng
bằng những vật chứng cụ thể. Có được điều này chính là nhờ cuốn sử khổng
lồ của môi trường. Nhờ có môi trường, chúng ta mới có thể lưu trữ những
nguồn gen, các loài động thực vật, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ,
các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo. Vì vậy chức năng của môi trường này
luôn được đánh giá cao.
- Chức năng thứ năm đó là môi trường chính là nơi bảo vệ con người và
sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài. Nơi con người sinh sống và phát
triển chính là một trong những hành tinh của hệ mặt trời - Trái đất. Chính vì
vậy, hành tinh này cũng sẽ chịu các tác động từ vũ trụ như tia cực tím, lực
hút,... Nhờ có môi trường, chúng ta hoàn toàn an toàn trước các tác nhân nguy
hiểm.
1.1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời
các tính chất Vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại
tới sức khỏe con người và các sinh vật khác. Ô nhiễm môi trường chủ yếu do
hoạt động của con người gây ra. Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động
của tự nhiên khác có tác động tới môi trường.
Các dạng ô nhiễm môi trường hiện nay là:
11
Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm
thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần
xã sống trong đất. Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các
sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp
và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử
dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn
cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng
dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay
thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị
suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm. Riêng chỉ với ở Việt Nam,
thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng.
Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi theo chiều tiêu cực của các tính
chất vật lý – hóa học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể
lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm
giảm độ đa dạng các sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô
ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Nước bị ô
nhiễm là do sự phú dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng
ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu
cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá
được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc
tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương là
nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu. Ô nhiễm nước có
nguyên nhân từ các loại hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp thải ra
sông, ra biển mà chưa qua xử lý; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu dư
thừa trên đồng ruộng ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh
hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng
đến sức khỏe của người dân, sinh vật trong khu vực. Các loại chất độc hại đó lại
bị đưa ra biển và là nguyên nhân xảy ra hiện tượng "thủy triều đỏ", gây ô nhiễm
nặng nề và làm chết các sinh vật sống ở môi trường nước.
12
Ô nhiễm môi trường không khí: Ô nhiễm môi trường không khí là sự có
mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí,
làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn
xa do bụi. Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả
thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển
đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh
vật. Ô nhiễm khí đến từ con người lẫn tự nhiên. Hàng năm con người khai
thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào
môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh
hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí
độc hại tăng lên nhanh chóng.
1.1.2. Khái niệm vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Trong pháp luật Việt Nam, khái niệm “vi phạm hành chính” lần đầu tiên
được định nghĩa một cách chính thức tại Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành
chính năm 1989, theo đó “Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm quy tắc quản lý Nhà nước mà
không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử
phạt hành chính”. Theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì
khái niệm vi phạm hành chính không được định nghĩa riêng biệt nữa mà được
đưa “lẫn” vào trong khái niệm “xử lý vi phạm hành chính”, nếu trích dẫn từ
định nghĩa về “xử lý vi phạm hành chính” được quy định tại khoản 2 Điều 1
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì “Vi phạm hành chính là
hành vi do cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức)
có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định chung của pháp luật về quản
lý Nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải
bị xử phạt hành chính”. Và đến Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012
thay thế Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đã nêu rõ khái niệm thế nào là vi
phạm hành chính, “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân,
13
tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà
không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi
phạm hành chính”.
Theo đó, Nghị định của Chính phủ số 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8
năm 2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường,
cũng đã nêu rõ: “Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là
những hành vi vi phạm các quy tắc quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà chưa
đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của Pháp lệnh
Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này phải bị xử lý vi phạm hành
chính”. Sau đó, Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ
về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại
khoản 2 Điều 1 như sau “Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý
mà không phải là tội phạm và theo quy định tại Nghị định này phải bị xử phạt
vi phạm hành chính”.
Từ những phân tích trên có thể suy luận khái niệm vi phạm hành chính về ô
nhiễm môi trường như sau: “Vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường là hành
vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật trong
vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường mà không phải là tội phạm”.
1.1.3. Đặc điểm và các loại vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường ngoài mang các đặc điểm
của vi phạm hành chính nói chung thì nó còn mang những đặc điểm cụ thể
như sau:
+ Vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường là những hành vi trái pháp
luật. Vì vậy cũng giống như những hành vi pháp luật khác, vi phạm hành chính
14
trước hết phải được thể hiện bằng hành vi. Hành vi gây ô nhiễm môi trường; Các
hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải; Các hành vi vi phạm các quy
định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương
tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh
học; Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động du
lịch và khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; Các hành vi vi phạm
các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố
môi trường; Các hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học bao gồm: Bảo
tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn và phát triển bền vững
các loài sinh vật và bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền; Các
hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm
hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường.
+ Vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường là hành vi có lỗi. Hành vi
trái pháp luật là sự thực hiện trên thực tế của con người vi phạm còn lỗi thể
hiện mục đích cần đạt được của hành vi đó.Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý
đối với hành vi vi phạm pháp luật khác là trong đa số trường hợp chỉ cần hai
dấu hiệu là có hành vi vi phạm pháp luật về môi trường và có lỗi là đủ căn cứ
để truy cứu trách nhiệm pháp lý mà không cần đầy đủ các yếu tố khác như
thiệt hại thực tế xảy ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả vì luật
môi trường điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp từ quá trình
quản lý về môi trường.
+ Vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường xâm phạm trật tự quản lý
nhà nước về môi trường: Muốn xác định một hành vi nào đó vi phạm pháp
luật về ô nhiễm môi trường thì phải căn cứ vào các quy định của pháp luật về
môi trường cũng như những chính sách của nhà nước có liên quan đến việc
quản lý về môi trường. Khi người nào đó cố tình làm những điều trái với quy
định của pháp luật về ô nhiễm môi trường tức là khi đó người đó có hành vi vi
15
phạm quy định pháp luật về môi trường. Những hành vi có liên quan đến việc
thực hiện một mệnh lệnh khẩn cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc
những sự kiện xảy ra ngoài ý chí và khả năng chủ thể thì không bị coi là vi
phạm pháp luật về môi trường.
+ Những hành vi mà theo quy định của pháp luật phải bị áp dụng chế tài.
Tức là những hành vi khi người nào đó vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi
trường và theo quy định bị xử phạt theo pháp luật về ô nhiễm môi trường.
- Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường.
Giống như các loại vi phạm pháp luật khác thì vi phạm hành chính về ô
nhiễm môi trường cũng được cấu thành bởi các yếu tố là mặt khách quan, mặt
chủ quan, chủ thể và khách thể.
+ Mặt khách quan của vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường là những
biểu hiện bên ngoài của vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường nó bao gồm
các yếu tố đó là: Hành vi trái pháp luật về ô nhiễm môi trường- khi nói tới vi
phạm hành chính về ô nhiễm môi trường thì phải có hành vi trái pháp luật môi
trường của cá nhân, tổ chức. Sẽ không có vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi
trường nếu không có hành vi trái pháp luật về ô nhiễm môi trường.
+ Mặt chủ quan của vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường bao gồm
lỗi, động cơ, mục đích nó chính là những biểu hiện tâm lý bên trong của chủ
thể vi phạm.
+ Khách thể của vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường là những
quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
+ Chủ thể của vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường bên cạnh chủ
thể là những cá nhân thì còn có các tổ vi phạm các quy định của pháp luật về
ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng hiệu quả quản lý nhà nước nói chung
cũng như lĩnh vực môi trường nói riêng.
- Các loại hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
16
Hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường rất đa dạng, do vậy
trong xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường, hành vi vi phạm
hành chính được pháp luật cụ thể tại Điều 7 Luật bảo vệ môi trường số
52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và Nghị định số 155 đó là:
+ Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải.
+ Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở sản
xuất, kinh doanh và dịch vụ (sau đây gọi chung là cơ sở) và khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh doanh dịch vụ
tập trung (sau đây gọi chung là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung). +
Các hành vi vi phạm các quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường,
đánh giá tác động môi trường và đề án bảo vệ môi trường.
+ Các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
+ Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt
động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên
liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học; nhập khẩu, phá dỡ tàu
biển đã qua sử dụng; hoạt động lễ hội, du lịch và khai thác khoáng sản.
+ Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc
phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường.
+ Các hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học bao gồm: Bảo
tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn và phát triển bền
vững các loài sinh vật và bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền.
So với tội phạm về môi trường thì vi phạm hành chính về ô nhiễm môi
trường có một số điểm khác biệt như: về căn cứ pháp lý, về hành vi vi phạm
ví dụ như tội phạm về ô nhiễm môi trường được quy định có các hành vi như
tội gây ô nhiễm môi trường, tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi
trường... còn hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường được quy
định là các hành vi như các hành vi gây ô nhiễm môi trường, các hành vi quy
định về quản lý chất thải, các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi
17
trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông
vận tải, các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt
động du lịch và khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, các hành vi
cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành
chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường. Ngoài ra
giữa tội phạm về môi trường và vi phạm hành chính về môi trường còn có
điểm khác nhau nữa đó chính là trách nhiệm pháp lý, nếu như tội phạm về ô
nhiễm môi trường trách nhiệm pháp lý vào xử phạt vi phạm hành chính về ô
nhiễm môi trường phạt tiền theo mức độ vi phạm.
1.2. Khái niệm, đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
1.2.1. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định tại Điều 2 như sau:
- Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp
dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức
thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt
vi phạm hành chính.
Theo đó, xử phạt vi phạm hành chính là việc cơ quan Nhà nước, cá nhân
có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cần thiết được pháp luật quy định
đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật chung chưa đến
mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Và, xử phạt vi phạm hành chính là việc cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền căn cứ vào tính chất mức độ vi phạm hành chính, các tình tiết tăng
nặng hay giảm nhẹ để áp dụng hình thức và mức phạt thích hợp đối với cá
nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Xử phạt hành chính bao
gồm các hình phạt chính và hình phạt bổ sung.
Qua việc phân tích xử phạt vi phạm hành chính ở trên đây, tác giả luận
văn cho rằng khái niệm xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
như sau: “Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường là hoạt động
18
của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ áp dụng các hình thức hình thức xử
phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi
vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật”.
1.2.2. Đặc điểm cấu thành của xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi
trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường mang những đặc
điểm chung của xử phạt vi phạm hành chính. Hoạt động xử phạt vi phạm
hành chính về ô nhiễm môi trường có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi
trường chỉ được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm về ô nhiễm môi
trường theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, việc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
phải do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành theo đúng trình tự thủ tục
được quy định về xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường.
Theo đó, thì chỉ có những chức danh mà luật quy định mới có thẩm quyền
xử lý vi phạm và phải xử lý theo đúng các quy định của luật.
Thứ ba, kết quả của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về ô
nhiễm môi trường thể hiện ở các quyết định xử phạt vi phạm hành chính,
trong đó ghi nhận các hình thức, biện pháp xử phạt áp dụng đối với tổ
chức cá nhân đã vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường. Việc quyết
định áp dụng các biện pháp xử phạt đó thể hiện sự trừng phạt nghiêm khắc
của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về ô
nhiễm môi trường. Qua đó, ngăn chặn những hành vi xem thường pháp
luật nhằm bảo vệ môi trường và giáo dục cho mọi người có ý thức, trách
nhiệm bảo vệ môi trường nói riêng và tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi
trường nói chung.
Các cá nhân, tổ chức khi vi phạm các quy định của pháp luật về ô nhiễm
môi trường thì sẽ bị pháp luật về môi trường điều chỉnh. Cơ sở pháp lý quan
19
trọng để tiến hành hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi
trường đó chính là các pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, pháp lệnh và
Nghị định.
Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường được tiến
hành theo các thủ tục được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật ví dụ
như Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định số 155/2016/NĐ-
CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm
hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của cả nước, kinh tế
tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo thuận lợi cho quá
trình xây dựng nông thôn mới thực hiện xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm,
nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế - xã
hội. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường đang nảy
sinh nhiều hệ lụy phức tạp, trong đó, vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường
đang có xu hướng gia tăng, ngày một gay gắt, đe dọa trực tiếp tới các thành
quả về phát triển của huyện.
1.2.3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
1.2.3.1. Nguyên tắc chung của xử phạt vi phạm hành chính
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính nói chung là những quan điểm
chủ đạo, có tính chất nền tảng, làm cơ sở cho việc xử phạt các vi phạm hành
chính đảm bảo cho mọi vi phạm hành chính phải được xử phạt kịp thời, kiên
quyết, triệt để, nghiêm minh, đúng pháp luật nhằm đảm bảo trật tự, an toàn
giao thông đường bộ nói riêng và bảo vệ trật tự quản lý nhà nước nói chung.
Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường phải được
quán triệt các nguyên tắc chung, cơ bản sau đây:
- Nguyên tắc đề cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trong việc phát hiện, đình chỉ kịp thời, kiên quyết đấu tranh, xử phạt nhanh
20
chóng, nghiêm minh, khắc phục triệt để hậu quả do vi phạm hành chính gây
ra. Đây là nguyên tắc cơ bản, quan trọng được quy định trong các văn bản
quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Việc tuân thủ và thực
hiện tốt nguyên tắc này có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả đấu
tranh phòng, chống vi phạm hành chính nói chung, vi phạm hành chính trong
lĩnh vực an ninh, trật tự nói riêng. Yêu cầu của nguyên tắc này là các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, có trách nhiệm tích cực, chủ động phát hiện kịp thời
các hành vi vi phạm, ngăn ngừa những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra nếu
hành vi vi vi phạm đó vẫn tiếp diễn. Theo đó, các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phải chủ động phát hiện vi phạm hành chính và khẩn trương đình chỉ
ngay hành vi đó nhằm hạn chế tối đa hậu quả tiêu cực phát sinh. Khi phát
hiện hành vi vi phạm hành chính xảy ra, phải xử phạt vụ việc một cách kiên
quyết, nhanh chóng, công minh, triệt để, đúng trình tự, thủ tục do pháp luật
quy định.
- Nguyên tắc pháp chế: Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cũng như các tổ chức, cá nhân là chủ
thể của vi phạm hành chính phải triệt để tuân thủ pháp luật về xử phạt vi
phạm hành chính. Nội dung của nguyên tắc này là:
Thứ nhất: Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính khi thực
hiện một hành vi được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ
quan có thẩm quyền ban hành. Thực tế cho thấy hầu hết các quy định về các
vi phạm hành chính được quy định trong gần 50 Nghị định của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính, chỉ có một ít số hành vi được quy định trong luật hoặc
pháp lệnh chuyên ngành. Trách nhiệm hành chính của cá nhân, tổ chức chỉ phát
sinh khi họ thực hiện hành vi đã được các văn bản quy phạm pháp luật quy định
là vi phạm hành chính với hình thức và mức phạt cụ thể. Nguyên tắc này cho
phép loại trừ khả năng bị xử phạt vi phạm hành chính nếu
21
hành vi đó được quy định trong những văn bản ban hành không đúng thẩm
quyền (ví dụ như văn bản do một cơ quan cấp Bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh ban hành). Mục đích của của nguyên tắc này là phòng ngừa sự tùy tiện
trong việc quy định về xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời đòi hỏi các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phải tích cực hoàn thiện hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính để đáp ứng nhu cầu điều chỉnh
pháp luật trong lĩnh vực này.
Thứ hai: Việc xử phạt vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền
tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục đã được pháp luật quy định. Căn cứ vào
nguyên tắc này thì một quyết định xử phạt vi phạm hành chính chỉ có giá trị
pháp lý khi được ban hành bởi chức danh có thẩm quyền xử phạt đối với hành
vi vi phạm hành chính đó và việc xử phạt được tiến hành tuân thủ đúng các
quy định của pháp luật về thủ tục, trình tự, hình thức xử phạt , mức phạt… Để
đảm bảo cho nguyên tắc này được thực hiện nghiêm túc, Luật Xử lý vi phạm
hành chính quy định rõ các chức danh thuộc nhiều cơ quan quản lý nhà nước
khác nhau có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Thứ ba: Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi các quy định của pháp luật về xử
phạt vi phạm hành chính phải được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn
quốc. Theo đó, trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, mọi hành vi vi phạm hành
chính có cùng tính chất, mức độ vi phạm, do những chủ thể có địa vị pháp lý
như nhau thực hiện thì phải áp dụng các hình thức xử phạt như nhau.
- Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính tương xứng với tính chất, mức
độ của hành vi vi phạm và nhân thân người vi phạm Đây là nguyên tắc cá thể
hóa trách nhiệm hành chính đối với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành
chính. Nội dung của nguyên tắc này là cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người
vi phạm và những tình thiết khác để quyết định hình thức, biện pháp xử phạt
22
cho phù hợp. Cụ thể là, khi xem xét trách nhiệm hành chính, người có thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính phải đánh giá toàn diện, khách quan về
tính chất, mức độ vi phạm của hành vi; xác định các tình tiết tăng nặng hoặc
giảm nhẹ các đặc điểm nhân thân có liên quan của chủ thể vi phạm để quyết
định hình thức và mức phạt cho phù hợp.
- Nguyên tắc loại trừ trách nhiệm hành chính. Theo nguyên tắc chung,
mọi hành vi vi phạm hành chính xẩy ra đều bị xử phạt theo quy định của pháp
luật. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định trong trường hợp một hành vi vi
phạm hành chính đã xảy ra nhưng có những tình tiết loại trừ tính chất nguy
hiểm của hành vi, hoặc chủ thể thực hiện hành vi ở tình trạng không có năng
lực trách nhiệm hành chính thì không đặt ra vấn đề truy cứu trách nhiệm hành
chính đối với chủ thể thực hiện hành vi đó ví dụ như không xử phạt vi phạm
hành chính đối với các trường hợp như người thực hiện hành vi vi phạm hành
chính phòng vệ chính đáng hay vi phạm hành chính trong trường hợp có sự
kiện bất ngờ xảy ra hoặc người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không
năng lực trách nhiệm hình sự phạm hành chính theo quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 5 của Luật này”. - Tình thế cấp thiết là tình thế mà một người
nào đó do muốn trốn tránh một nguy cơ đe dọa lợi ích của tập thể hoặc của cá
nhân nào đó mà chống trả lại một cách cần thiết những người đang có hành vi
xâm hại tới lợi ích của tập thể, cá nhân.
- Phòng vệ chính đáng là hành động của một người thực hiện hành vi
nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, cơ quan nhà nước hoặc lợi ích chính đáng
của người khác trong trường hợp cần thiết.
- Những người thực hiện các hành động do sự kiện bất ngờ xảy ra do
trong trường hợp đó không nhìn thấy trước được hậu quả.
- Trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong khi
đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả nâng nhận thức
23
hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì chủ thể thực hiện hành vi vi
phạm hành chính được loại trừ trách nhiệm hành chính do họ thực hiện hành
vi đó trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hành chính.
1.2.3.2. Nguyên tắc cụ thể đối với việc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm
môi trường
Muốn các xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường được xử
lý có hiệu quả thì những vi phạm hành chính phải cần phải được phát hiện và
xử lý đúng, kịp thời tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật. Tất cả các
hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường xử phạt phải được tiến
hành công khai, minh bạch đúng thẩm quyền theo quy định của luật. Việc xử
phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường phải căn cứ vào tính chất,
mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết
tăng nặng; Chỉ xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường khi có
hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Mỗi một hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường thì bị xử
phạt một lần và nhiều hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường thì
bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi
vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường thì mỗi người vi phạm đều bị xử
phạt về hành vi vi phạm hành chính đó. Một người thực hiện nhiều hành vi vi
phạm hành chính về ô nhiễm môi trường hoặc vi phạm hành chính về ô nhiễm
môi trường nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm; Người có thẩm
quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ
chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp
chứng minh mình không vi phạm hành chính; Đối với cùng một hành vi vi
phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền
đối với cá nhân.
24
1.2.4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường chỉ do
các chủ thể có thẩm quyền được nhà nước giao quyền thực hiện. Do đó việc
xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính về ô
nhiễm môi trường nói riêng là hoạt động chỉ được tiến hành khi được nhà
nước giao quyền chứ không phải là hoạt động tùy tiện của các chủ thể có
thẩm quyền.
Chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi
trường là:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền: Phạt cảnh cáo, phạt tiền
đến 5.000.000 đồng hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
có giá trị đến 5.000.000 đồng.
Ngoài các thẩm quyền trên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã còn áp
dụng biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc khôi phục lại tình trạng môi
trường đã bị ô nhiễm hoặc phục hồi môi trường bị ô nhiễm do vi phạm hành
chính gây ra; buộc trồng lại, chăm sóc và bảo vệ diện tích khu bảo tồn đã bị
phá hủy, phục hồi sinh cảnh ban đầu cho các loài sinh vật, thu hồi nguồn gen
từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật; Buộc thực hiện các biện
pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc
phục xong hậu quả vi phạm theo quy định,...
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền: Phạt cảnh cáo, phạt
tiền đến 50.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời
hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thuộc thẩm quyền hoặc tịch thu tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng. Ngoài ra
còn có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền
đến 1.000.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời
25
hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính. Ngoài ra còn có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả vi phạm quy định.
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân:
Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh
cáo; phạt tiền đến 500.000 đồng.
Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này
có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công
an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 2.500.000
đồng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến
2.500.000 đồng;
Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm:
Trưởng phòng Cảnh sát môi trường và Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh
đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 25.000.000
đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn thuộc thẩm quyền hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng.
Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến
50.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc
đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng.
Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường, Cục trưởng Cục Quản lý xuất
nhập cảnh đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến
1.000.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính.
26
Ngoài các thẩm quyền trên thẩm quyền của Công an nhân dân còn áp
dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
- Thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền:
Thanh tra viên chuyên ngành bảo vệ môi trường, người được giao thực
hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường của Sở Tài nguyên
và Môi trường, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thi
hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 500.000 đồng hoặc tịch
thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng. Áp
dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định.
Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường và chức danh tương
đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về
tài nguyên và môi trường có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 50.000.000
đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
có giá trị đến 50.000.000 đồng. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi
phạm quy định.
Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm thuộc Tổng cục Môi trường và chức
danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành về tài nguyên và môi trường có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến
250.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính có giá trị đến 250.000.000 đồng. Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả vi phạm quy định.
Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng
cục Môi trường và chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện
chức năng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường có quyền:
Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy
27
phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tịch
thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của
Bộ Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền xử phạt [3, Đ48].
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của
Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường và cơ quan tương đương
được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tài
nguyên và môi trường có thẩm quyền xử phạt [2,Đ48].
1.2.5. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Trong quá trình xử phạt thì hầu như những chủ thể có thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường đều có quyền áp dụng các
biện pháp xử phạt như cảnh cáo, phạt tiền và hình thức phạt bổ sung. Cụ thể
là:
Hình thức phạt cảnh cáo: Áp dụng đối với các hành vi vi phạm nhỏ lần
đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi vi phạm do người chưa thành niên
đủ 14 tuổi đến 16 tuổi thực hiện.
Hình thức phạt tiền: So với quy định trước kia về mức phạt tiền thì mức
phạt hiện nay cao gấp đôi, cụ thể là phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực ô nhiễm môi trường là:
+ Vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định: Phạt
tiền từ 500.000 - 01 triệu đồng (điểm a khoản 1 Điều 20 Nghị định
155/2016/NĐ-CP).
+ Tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định: Phạt tiền từ 01 - 03 triệu
đồng (điểm b khoản 1 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP).
+ Vứt rác không đúng nơi quy định tại chung cư, nơi công cộng: Phạt
tiền từ 03 - 05 triệu đồng; Vứt rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc
vào hệ thống thoát nước thải đô thị: Phạt tiền từ 05 - 07 triệu đồng (điểm c, d
khoản 1 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP).
28
+ Chở nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa không che chắn hoặc để rơi vãi ra
môi trường: Phạt tiền từ 07 - 10 triệu đồng (khoản 2 Điều 20 Nghị định
155/2016/NĐ-CP).
+ Không quét dọn rác, khai thông cống rãnh trong và xung quanh nhà ở,
cơ quan gây mất vệ sinh chung: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 -
300.000 đồng (điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).
+ Đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè làm mất
vệ sinh chung: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng (điểm
b khoản 1 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).
+ Để vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ
100.000 - 300.000 đồng (điểm d khoản 1 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).
+ Ném rác, chất thải làm bẩn nhà ở, cơ quan, nơi sản xuất, kinh doanh
của người khác: Phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng (điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị
định 167/2013/NĐ-CP).
+ Tự ý đốt rác, chất thải ở khu vực dân cư, nơi công cộng: Phạt tiền từ
1 - 02 triệu đồng (điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).
+ Nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng (điểm e khoản 1 Điều
7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).
+ Gây tiếng ồn vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn: Phạt cảnh cáo
hoặc phạt tiền từ 01 triệu đồng tới mức cao nhất là 160 triệu đồng (Điều 17
Nghị định 155/2016/NĐ-CP).
+ Thải chất thải vệ sinh hầm cầu, hóa chất độc, các nguồn gây dịch bệnh
vào môi trường: Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng (khoản 1 Điều 19 Nghị định
155/2016/NĐ-CP).
1.2.6.Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Đối với thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ô nhiễm môi
trường thì bước đầu tiên là chấm dứt vi phạm và sau đó có thể tiến hành xử
29
phạt vi phạm hành chính mà không cần lập biên bản. Đối với các hành vi vi
phạm hành chính buộc phải lập biên bản thì sau khi chấm dứt hành vi vi phạm
thì người có thẩm quyền xử phạt sẽ tiến hành lập biên bản vi phạm hành
chính đồng thời thực hiện công việc xác minh tình tiết của vụ việc và xác
minh giá trị tang vật. Tiếp đó, người có thẩm quyền xử phạt sẽ tiếp nhận việc
giải trình của tổ chức, cá nhân vi phạm và chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu
hiệu tội phạm cho cơ quan cảnh sát điều tra, trong trường hợp không có dấu
hiệu tội phạm thì cơ quan cảnh sát điều tra sẽ chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ
quan có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính để ra quyết định xử phạt
vi phạm hành chính.
- Thủ tục áp dụng cho hình phạt chính
Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản (Điều 56, 69, 78 Luật
xử lý vi phạm hành chính năm 2012)
Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong
trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá
nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra
quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Trường hợp vi phạm hành
chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì
phải lập biên bản. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ
ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên,
địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng
cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của
người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng.
Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt. Cá nhân,
tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt.
Người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ và nộp tiền phạt trực tiếp tại
Kho bạc nhà nước trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày thu tiền phạt. Cá nhân,
tổ chức không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại Kho bạc Nhà nước
trong thời hạn quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
30
- Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản (Điều 57, 58, 66, 68, 70
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012)
Đình chỉ ngay hành vi vi phạm; Quy định về biên bản, thẩm quyền lập
biên bản và quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường được quy định tại Điều 56 Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày
14/11/2013. Theo đó, biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường được lập theo quy định tại Điều 58 của Luật xử lý vi phạm hành chính
và Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành
chính. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính khi phát hiện
hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải kịp thời
lập biên bản để xử phạt hoặc chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt theo
quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và Nghị định
179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013. Mẫu biên bản và mẫu quyết định sử dụng
trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thực hiện
theo quy định của Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật xử
lý vi phạm hành chính. Ra quyết định xử phạt, thời hạn ra quyết định là 07
ngày sau ngày lập biên bản, hoặc 30 ngày (nếu vụ việc có nhiều tình tiết phức
tạp)… Quá thời hạn theo quy định thì không được ra quyết định xử phạt
nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả; quyết định xử
phạt có hiệu lực từ ngày ký. Trong quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng,
năm ra quyết định, họ tên chức vụ người ra quyết định, nghề nghiệp người vi
phạm, hành vi vi phạm hành chính; những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng; điều
khoản của văn bản pháp luật được áp dụng… hình thức xử phạt chính, bổ
sung và biện pháp khắc phục hậu quả...thời hạn, nơi thi hành quyết định…
Quyết định xử phạt được gửi cho bên vi phạm và nơi thu tiền phạt trong thời
hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp
tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được
quyết định xử phạt. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng
31
chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ
chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp (Điều 78
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012).
1.3. Các yếu tố tác động đến xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi
trường
1.3.1. Mức độ hoàn thiện của pháp luật trong xử phạt vi phạm hành
chính về ô nhiễm môi trường
Như chúng ta đã biết Nhà nước luôn quản lý xã hội bằng pháp luật. Do
đó pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính luôn luôn là những công cụ có ý
nghĩa vô cùng quan trọng đối với Nhà nước, chính công cụ này đã giúp nhà
nước quản lý xã hội được tốt hơn, việc đấu tranh chống vi phạm hành chính
thực sự đã góp phần bảo vệ lợi ích của cá nhân, tổ chức, tăng cường pháp chế
xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước. Để thực hiện được
mục đích đó, có nhiều yếu tố chi phối, nhưng yếu tố chất lượng pháp luật về
xử phạt vi phạm hành chính là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất, tạp cơ sở
pháp lý cho toàn bộ quá trình xử phạt vi phạm hành chính, trong đó có lĩnh
vực ô nhiễm môi trường.
Vì pháp chế là mục đích của việc xây dựng và thực hiện pháp luật do đó
cần phải có một hệ thống pháp luật tốt, đáp ứng được nhu cầu xã hội đặt ra. Nếu
một hệ thống pháp luật xử phạt vi phạm hành chính có chất lượng tốt, thì không
thể có cơ sở cho một quá trình thực thi pháp luật tốt được, cho dù có đầu tư
nhiều tiền của và nhân lực cho các quá trình thực hiện ấy. Yếu tố này có ảnh
hưởng lớn đối với xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực nói chung và
trong lĩnh vực ô nhiễm môi trường nói riêng vì khi chủ trương, đường lối của
Đảng cũng như chính sách pháp luật của Nhà nước được ban hành kịp thời, đúng
đắn phù hợp với thực tiễn đặt ra thì việc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm
môi trường sẽ đạt hiệu quả cao, góp phần giảm thiểu số
32
vụ vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường. Với sự nỗ lực và cố gắng của
các cấp, các ngành, công tác xây dựng pháp luật đã có những chuyển biến tích
cực, góp phần xây dựng ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật
của cán bộ và nhân dân cụ thể như sự ra đời của Luật bảo vệ môi trường năm
2014 và Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 thì thủ tục xử phạt
đơn giản và phù hợp hơn do đó việc xử phạt được tiến hành nhanh và số vụ vi
phạm được giảm thiểu đáng kể. Ngược lại khi pháp luật ban không kịp thời,
còn mâu thuẫn chồng chéo thì hiệu quả xử phạt sẽ giảm.
1.3.2. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức quản lý, bảo vệ môi
trường và xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Cũng như yếu tố trên, yếu tố tổ chức thực hiện pháp luật là một nội dung
của yêu cầu pháp chế. Khi có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đầy đủ là
vô cùng cần thiết, nhưng pháp luật đó phải được thực hiện có hiệu quả trong
đời sống xã hội chứ không phải pháp luật chỉ nằm trên giấy tờ. Việc thực hiện
đúng các quy định của pháp luật nó chính là việc các cơ quan Nhà nước tổ
chức để mọi người trong xã hội thực hiện các quy tắc theo quy định của pháp
luật. Muốn hoạt động này đạt hiệu quả cao thì công tác tuyên truyền, phổ biến
pháp luật cần phải được thực hiện thường xuyên. Ngoài ra các cơ quan nhà
nước, các cấp, các ngành cần thường xuyên kiện toàn, củng cố tổ chức pháp
chế để tạo điều kiện nắm vững và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật dựa vào
một số nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Sở Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ và quyền hạn trong xử lý vi
phạm hành chính về ô nhiễm môi trường như sở Tài nguyên và Môi trường là
cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu,
giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, bao gồm:
tài nguyên đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi
trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng
33
hợp và thống nhất về biển và hải đảo (đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương có biển, đảo); quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ công về
các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Sở.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm và quyền hạn là cơ
quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, thực hiện chức năng tham mưu,
giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, bao
gồm: tài nguyên đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất;
môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý
tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo (đối với các huyện, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển).
- Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ tài nguyên và môi trường xã,
phường, thị trấn trong xử lý vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường như
cán bộ tài nguyên và môi trường xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cán bộ
môi trường cấp xã) là công chức nhà nước cấp cơ sở thuộc UBND cấp xã,
thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp xã quản lý nhà nước về tài
nguyên và môi trường, bao gồm: tài nguyên đất đai; tài nguyên nước; tài
nguyên khoáng sản; môi trường; quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và
hải đảo (đối với các xã, phường, thị trấn có biển, đảo).
- Ủy ban nhân dân cấp huyện trong xử lý vi phạm hành chính về ô nhiễm
môi trường như:
+ Ban hành theo thẩm quyền quy định, chương trình, kế hoạch xử phạt
vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường.
+ Tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ xử
phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường.
Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch xử phạt vi phạm hành chính
về ô nhiễm môi trường theo thẩm quyền.
34
+ Hàng năm, tổ chức đánh giá và lập báo cáo công tác xử lý vi phạm
hành chính về ô nhiễm môi trường.
+ Truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp luật xử phạt vi
phạm hành chính về ô nhiễm môi trường.
+ Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường;
giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về ô nhiễm môi trường theo quy định
của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định của pháp luật có liên quan.
+ Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan giải quyết các
vấn đề ô nhiễm môi trường liên huyện.
+ Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước xử lý về ô nhiễm môi trường của
Ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu để xảy ra ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn.
- Từ những nhiệm vụ và quyền hạn nêu trên thì Ủy ban nhân dân cấp xã
trong xử lý vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường như:
+ Xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính
về ô nhiễm môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn; vận động
nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước; hướng dẫn
việc đưa tiêu chí về xử lý vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường đánh
giá thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư và gia đình văn hóa.
+ Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường theo ủy
quyền; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia
đình, cá nhân.
+ Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về ô nhiễm
môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp
trên trực tiếp.
35
+ Hòa giải tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định
của pháp luật về hòa giải. Quản lý hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, buôn,
phum, sóc, tổ dân phố và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo
vệ môi trường trên địa bàn.
Một năm chỉ có một đoàn kiểm tra hoặc thanh tra về ô nhiễm môi trường
tại một cơ sở, doanh nghiệp, trừ trường hợp kiểm tra, thanh tra đột xuất theo
quy định của pháp luật. Khi cá nhân hay tổ chức nào đó vi phạm pháp luật về
ô nhiễm môi trường thì sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau và
kết quả của việc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường là quyết
định xử phạt đó là biện pháp trừng phạt nghiêm khắc dành cho những chủ thể
có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về ô nhiễm môi trường, nhằm
răn đe đối với các chủ thể đang có hành vi vi phạm hoặc đang có ý định thực
hiện hành vi vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường.
1.3.3. Yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội
Ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, nó xuất phát từ nhiều nguyên
nhân nhưng chủ yếu nhất là hoạt động của con người. Yếu tố kinh tế, văn hóa,
xã hội cũng tác động mạnh mẽ tới hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về ô
nhiễm môi trường. Kinh tế phát triển, đời sống vật chất được nâng cao là điều
kiện quyết định trình độ dân trí. Khi trình độ dân trí cao hơn sẽ đồng nghĩa
với việc họ sẽ ít vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường hoặc nếu có vi
phạm rồi sẽ nhanh chóng thực hiện nghĩa vụ của bản thân.
Yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến vi phạm hành chính cũng như công tác xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ô nhiễm môi trường. Trước kia nền kinh
tế của nước ta chậm phát triển thì những hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm
môi trường chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, phạm vi hẹp. Khi kinh tế càng phát triển
đặc biệt là sự xuất hiện các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã làm cho hành
vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường diễn ra ngày càng nhiều và
36
phức tạp hơn do đó nó đã làm cho công tác quản lý cũng như xử phạt vi phạm
hành chính về ô nhiễm môi trường nói chung, đối với khu công nghiệp nói
riêng gặp nhiều khó khăn. Mặc dù kinh tế phát triển song kinh phí đầu tư cho
việc xử phạt thì hạn chế trong khi đó hành vi vi phạm ngày càng nhiều và
nghiêm trọng, vì vậy không tạo động lực cho người làm công tác xử phạt từ
đó đã dẫn tới hiệu quả xử phạt thấp.
1.3.4. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật xử phạt
nghiêm minh những vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường
Công tác thanh tra kiểm tra, giám sát, xử lí vi phạm hành chính về ô
nhiễm môi trường. “Các cơ quan Nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm
vụ của mình có trách nhiệm tổ chức điều tra, nghiên cứu, đánh giá hiện trạng
môi trường, định kỳ báo cáo với Quốc hội về tình hình môi trường; xác định
khu vực bị ô nhiễm môi trường và thông báo cho nhân dân biết; có kế hoạch
phòng, chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường”
(Điều 10 Luật bảo vệ môi trường 2014). Nhà nước khuyến khích các hoạt
động sử dụng và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, áp dụng công
nghệ sinh học tiên tiến, thân thiện với môi trường,… Việc thanh tra giám sát
được thực hiện thường xuyên, nhà nước định kì hàng năm hoặc kiểm tra đột
xuất dựa vào các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành. Việc xử lí vi phạm
được áp dụng cho mọi cá nhân tổ chức trong và ngoài nước có những hành vi
vô ý hay cố tình vi phạm các quy định nhà nước môi trường trong xử phạt
hành chính về ô nhiễm môi trường. Tăng cường rà soát, kiểm tra, giám sát
hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường cao, đặc biệt là các cơ sở xử lý chất thải nguy hại.
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và xử phạt nghiêm minh
những vi phạm pháp luật là hoạt động không thể thiếu nhằm đảm bảo tính
nghiêm minh của pháp luật. Kiểm tra, giám sát tốt nhằm phát hiện kịp thời
37
những vi phạm pháp luật để từ đó có biện pháp uốn nắn, chấn chỉnh hoạt
động chấp hành pháp luật, hoạt động thực thi pháp luật nhằm đảm bảo cho
pháp luật được thực hiện có hiệu quả trong cuộc sống. Việc xử phạt được tiến
hành nghiêm minh thì sẽ đảm bảo cho xã hội được ổn định và phát triển.
Tiểu kết chương 1
Như vậy, chương 1 đã trình bày được những vấn đề lý luận và pháp luật
xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường. Chương 1 luận văn đã
nêu lên được các khái niệm về vi phạm hành chính, khái niệm, đặc điểm và
phân loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực ô nhiễm môi trường; các yếu tố
ảnh hưởng tới xử phạt vi phạm hành chính, nguyên tắc xử phạt vi phạm hành
chính và kiểm soát hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi
trường. Đồng thời, chương 1 Luận văn cũng đã trình bày được hình thức,
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường và thủ tục xử
phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường.
38
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường

More Related Content

What's hot

Khóa luận tốt nghiệp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
Khóa luận tốt nghiệp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khíKhóa luận tốt nghiệp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
Khóa luận tốt nghiệp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khíDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

What's hot (20)

Khóa luận tốt nghiệp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
Khóa luận tốt nghiệp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khíKhóa luận tốt nghiệp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
Khóa luận tốt nghiệp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt NamLuận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
 
Luận văn: Tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Pháp luật về Bảo vệ Môi trường trong hoạt động xây dựng, HAY
Pháp luật về Bảo vệ Môi trường trong hoạt động xây dựng, HAYPháp luật về Bảo vệ Môi trường trong hoạt động xây dựng, HAY
Pháp luật về Bảo vệ Môi trường trong hoạt động xây dựng, HAY
 
Luận văn: Tội sử dụng mạng internet chiếm đoạt tài sản, HAY
Luận văn: Tội sử dụng mạng internet chiếm đoạt tài sản, HAYLuận văn: Tội sử dụng mạng internet chiếm đoạt tài sản, HAY
Luận văn: Tội sử dụng mạng internet chiếm đoạt tài sản, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuấtLuận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
 
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng NinhLuận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
 
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOTLuận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
 
Đề tài: Chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sỡ hữu công nghiệp
Đề tài: Chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sỡ hữu công nghiệpĐề tài: Chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sỡ hữu công nghiệp
Đề tài: Chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sỡ hữu công nghiệp
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOT
 
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đLuận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
 
Luận văn: Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương, HOT
Luận văn: Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương, HOTLuận văn: Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương, HOT
Luận văn: Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương, HOT
 
Luận văn: Quy chế pháp lý và hoạt động xây dựng đảo nhân tạo, HOT
Luận văn: Quy chế pháp lý và hoạt động xây dựng đảo nhân tạo, HOTLuận văn: Quy chế pháp lý và hoạt động xây dựng đảo nhân tạo, HOT
Luận văn: Quy chế pháp lý và hoạt động xây dựng đảo nhân tạo, HOT
 
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo Luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo Luật Hình sự Việt NamLuận văn: Tội cướp giật tài sản theo Luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo Luật Hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Chuyển đổi hình thức công ty theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Chuyển đổi hình thức công ty theo pháp luật Việt NamLuận văn: Chuyển đổi hình thức công ty theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Chuyển đổi hình thức công ty theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội giết người tỉnh Bình Phước
Luận văn: Nhân thân người phạm tội giết người tỉnh Bình PhướcLuận văn: Nhân thân người phạm tội giết người tỉnh Bình Phước
Luận văn: Nhân thân người phạm tội giết người tỉnh Bình Phước
 
Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đ
Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đTội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đ
Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đ
 
Luận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản Quận 1, TPHCM, 9đ
Luận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản Quận 1, TPHCM, 9đLuận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản Quận 1, TPHCM, 9đ
Luận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản Quận 1, TPHCM, 9đ
 

Similar to Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường

KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...
KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...
KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...OnTimeVitThu
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minhluanvantrust
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minhluanvantrust
 
Đề tài Đánh giá hiện trạng công tác xử lý tranh chấp môi trường ngoài tòa án ...
Đề tài Đánh giá hiện trạng công tác xử lý tranh chấp môi trường ngoài tòa án ...Đề tài Đánh giá hiện trạng công tác xử lý tranh chấp môi trường ngoài tòa án ...
Đề tài Đánh giá hiện trạng công tác xử lý tranh chấp môi trường ngoài tòa án ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất
Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuấtBồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất
Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường (20)

KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...
KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...
KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...
 
Hoàn Thiện Pháp Luật Về Trách Nhiệm Pháp Lý Trong Lĩnh Vực Bảo Vệ Môi Trường ...
Hoàn Thiện Pháp Luật Về Trách Nhiệm Pháp Lý Trong Lĩnh Vực Bảo Vệ Môi Trường ...Hoàn Thiện Pháp Luật Về Trách Nhiệm Pháp Lý Trong Lĩnh Vực Bảo Vệ Môi Trường ...
Hoàn Thiện Pháp Luật Về Trách Nhiệm Pháp Lý Trong Lĩnh Vực Bảo Vệ Môi Trường ...
 
Luận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOTLuận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOT
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
 
Pháp luật về đánh giá tác động môi trường và liên hệ thực tế tới sự cố môi tr...
Pháp luật về đánh giá tác động môi trường và liên hệ thực tế tới sự cố môi tr...Pháp luật về đánh giá tác động môi trường và liên hệ thực tế tới sự cố môi tr...
Pháp luật về đánh giá tác động môi trường và liên hệ thực tế tới sự cố môi tr...
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng HớiĐề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây BắcLuận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
 
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy và chữa cháy
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy và chữa cháy Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy và chữa cháy
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy và chữa cháy
 
Đề tài: Xử lý vi phạm trong phòng, chữa cháy tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Xử lý vi phạm trong phòng, chữa cháy tỉnh Quảng Ngãi, HOTĐề tài: Xử lý vi phạm trong phòng, chữa cháy tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Xử lý vi phạm trong phòng, chữa cháy tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Đề tài: Hiện trạng công tác xử lý tranh chấp môi trường ngoài tòa án
Đề tài: Hiện trạng công tác xử lý tranh chấp môi trường ngoài tòa ánĐề tài: Hiện trạng công tác xử lý tranh chấp môi trường ngoài tòa án
Đề tài: Hiện trạng công tác xử lý tranh chấp môi trường ngoài tòa án
 
Đề tài Đánh giá hiện trạng công tác xử lý tranh chấp môi trường ngoài tòa án ...
Đề tài Đánh giá hiện trạng công tác xử lý tranh chấp môi trường ngoài tòa án ...Đề tài Đánh giá hiện trạng công tác xử lý tranh chấp môi trường ngoài tòa án ...
Đề tài Đánh giá hiện trạng công tác xử lý tranh chấp môi trường ngoài tòa án ...
 
Luận văn: Giải pháp quản lý môi trường trong thi công xây dựng
Luận văn: Giải pháp quản lý môi trường trong thi công xây dựngLuận văn: Giải pháp quản lý môi trường trong thi công xây dựng
Luận văn: Giải pháp quản lý môi trường trong thi công xây dựng
 
Đề tài: Xử phạt vi phạm giao thông đường bộ tỉnh Phú Yên, HAY
Đề tài: Xử phạt vi phạm giao thông đường bộ tỉnh Phú Yên, HAYĐề tài: Xử phạt vi phạm giao thông đường bộ tỉnh Phú Yên, HAY
Đề tài: Xử phạt vi phạm giao thông đường bộ tỉnh Phú Yên, HAY
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ
 
Bài mẫu Luận văn quản lý nhà nước về khu chế xuất, HAY
Bài mẫu Luận văn quản lý nhà nước về khu chế xuất, HAYBài mẫu Luận văn quản lý nhà nước về khu chế xuất, HAY
Bài mẫu Luận văn quản lý nhà nước về khu chế xuất, HAY
 
Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất
Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuấtBồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất
Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất
 
Đề tài: Quản lý về môi trường huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai, HAY
Đề tài: Quản lý về môi trường huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai, HAYĐề tài: Quản lý về môi trường huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai, HAY
Đề tài: Quản lý về môi trường huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai, HAY
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ THANH HẰNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG - TỪ THỰC TIỄN HUYỆN TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LUANVANTRITHUC.COM ZALO: 0936.885.877 TẢI TÀI LIỆU NHANH QUA ZALO LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI - 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ THANH HẰNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG - TỪ THỰC TIỄN HUYỆN TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ HÀNH CHÍNH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ VÂN HÀ HÀ NỘI - 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của địa phương. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Thanh Hằng
  • 4. LỜI CÁM ƠN Với tình cảm trân trọng nhất, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ban Giám đốc, Ban quản lý sau Đại học, các thầy, cô giáo Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình, chu đáo giảng dạy và truyền đạt kiến thức trong thời gian tác giả học tập, nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Vân Hà vì sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Xin cám ơn các thầy, cô giáo trong Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ đã có những ý kiến nhận xét xác đáng, quý báu giúp tác giả có điều kiện hoàn thiện tốt hơn những nội dung của luận văn trong tương lai. Xin cám ơn Ủy ban nhân dân huyện Tam Dương, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã cung cấp thông tin và số liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu của tác giả. Xin trân trọng cám ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2022 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Thanh Hằng
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................1 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG........................................9 1.1. Khái niệm, đặc điểm và các loại hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường ............................................................................................................................ 9 1.1.1. Khái niệm môi trường và ô nhiễm môi trường............................................9 1.1.2. Khái niệm vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường......................13 1.1.3. Đặc điểm và các loại vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường ............................................................................................................................................................ 14 1.2. Khái niệm, đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường.............................................................................................................................................18 1.2.1. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường....18 1.2.2. Đặc điểm cấu thành của xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường...................................................................................................................................19 1.2.3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường . 20 1.2.4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường 25 1.2.5. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường.....28 1.2.6. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường..........29 1.3. Các yếu tố tác động đến xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường................................................................................................................................................... 32 1.3.1. Mức độ hoàn thiện của pháp luật trong xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường............................................................................................32 1.3.2. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức quản lý, bảo vệ môi trường và xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường...................33 1.3.3. Yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội...........................................................................36
  • 6. 1.3.4. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật xử phạt nghiêm minh những vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường..................37 Tiểu kết chương 1...............................................................................................................................38 Chương 2 THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở HUYỆN TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC.39 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường ở huyện Tam Dương................................................................................................... 39 2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế có liên quan đến xử phạt vi phạm hình chính về ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Tam Dương.....................39 2.1.2. Hiện trạng vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường.....................42 2.2. Tình hình xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường tại huyện Tam Dương........................................................................................................................ 46 2.2.1. Việc thực hiện các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường....................................................................................................................46 2.2.2. Việc thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường...................................................................................................................................48 2.2.3. Thực hiện các hình thức xử phạt và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường............................................................................................51 2.3. Đánh giá xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường tại huyện Tam Dương....................................................................................................................................... 54 2.3.1. Kết quả đạt được........................................................................................................54 2.3.2. Hạn chế, nguyên nhân hạn chế .........................................................................58 Tiểu kết chương 2...............................................................................................................................62 Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỪ THỰC TIỄN HUYỆN TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC............................................................63
  • 7. 3.1. Quan điểm, phương hướng bảo đảm hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường................................................................................................. 63 3.2. Giải pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường ở huyện Tam Dương................................................................................................................... 66 3.2.1. Giải pháp chung.........................................................................................................66 3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường ở huyện Tam Dương.....................................................................72 Tiểu kết chương 3...............................................................................................................................78 KẾT LUẬN ..........................................................................................................................................79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................81
  • 8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Môi trường ngày càng có chiều hướng biến đổi phức tạp, chất lượng không khí, nguồn nước, tài nguyên, hệ sinh thái... nhiều nơi ở mức báo động. Ô nhiễm môi trường và áp lực thiên nhiên đang diễn ra hàng ngày và ở nhiều nơi. Vấn đề ô nhiễm môi trường sống, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, quá trình thay đổi khí hậu toàn cầu đang là những thách thức đối với quá trình phát triển kinh tế bền vững. Môi trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người, sinh vật cũng như đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của mỗi quốc gia và toàn nhân loại. Vì khi môi trường trong sạch, lành mạnh thì điều kiện sống của con người cũng như sự phát triển của xã hội mới được đảm bảo. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu được tầm ảnh hưởng quan trọng của việc giữ cho môi trường trong sạch, lành mạnh. Trong những năm qua do sự tác động ngày càng nhiều của con người đã gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, trong số đó ô nhiễm môi trường là vấn đề nóng bỏng đang diễn ra theo chiều hướng xấu có nguy cơ gây hủy hoại nghiêm trọng cho môi trường. Để khắc phục tình trạng trên Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật như: Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (tiền thân là Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, sửa đổi bổ sung năm các năm 2007, 2008) ; Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; Nghị đinh số 155/2016/NĐ- CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 thay thế cho Nghị định số 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường để điều chỉnh những hành vi của con người nhằm phù hợp với truyền thống đạo đức, văn hóa xã hội, thuần phong mĩ tục và xu hướng phát triển chung của thế giới thì Nhà nước ta đã thành lập các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường, tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo về môi trường. Tuy nhiên do những nguyên nhân chủ quan 1
  • 9. cũng như khách quan như: Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa, đầu tư phát triển rất cao, kéo theo nhiều áp lực đến môi trường trong khi nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chủ đầu tư, một số ngành, cấp chính quyền, tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư còn hạn chế; tình trạng chú trọng lợi ích kinh tế trước mắt, coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường còn khá phổ biến. Bên cạnh đó còn có những hành vi, thói quen hàng ngày của một số bộ phận người dân còn quá kém như vứt rác bừa bãi... do đó đã dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn. Do đó muốn giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường được tốt hơn trong cả trong hiện tại cũng như tương lai thì việc tìm hiểu vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chính điều này đã giúp Nhà nước bổ sung hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về môi trường phù hợp hơn với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vĩnh Phúc là tỉnh miền núi nằm cách thủ đô Hà Nội 60 km về phía bắc, đặc biệt Vĩnh Phúc có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có nguồn lao động dồi dào. Với tiềm năng thế mạnh đó nền kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc phát triển rất nhanh với nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp được xây dựng. Bên cạnh đó thì các làng nghề cũng tìm được hướng phát triển riêng cho mình với nhiều hộ sản xuất kinh doanh.... Hiện nay, các nguồn gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Tam Dương chủ yếu phát sinh từ các bãi tập kết rác thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, nước thải sinh hoạt… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước mặt trên địa bàn huyện chủ yếu do nước thải sinh hoạt của con người và nước thải của ngành chăn nuôi. Cả hai loại nước thải này đều phát sinh rất nhiều và không được xử lý một cách triệt để trước khi thải ra môi trường. Bên cạnh đó, mặc dù nhiều cơ sở chăn nuôi đã đầu tư xây dựng hầm biogas, bể tự hoại nhưng nước thải sau hệ thống này vẫn vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần. 2
  • 10. Việc nghiên cứu một cách toàn diện, cả về cơ sở khoa học và thực tiễn về xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường; bảo đảm cho các quy định về xử phạt ô nhiễm môi trường được thực hiện đúng pháp luật là cấp thiết, có ý nghĩa khoa học, có tính thực tiễn và có tính thời sự. Công tác xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường ở cấp xã, cấp thị trấn trong huyện còn bị buông lỏng. Một số doanh nghiệp trong cụm công nghiệp của huyện Tam Dương còn vi phạm nghiêm trọng ô nhiễm môi trường. Việc xử lý các vi phạm trên chưa kịp thời, gây bức xúc trong nhân dân. Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả chọn đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường – Từ thực tiễn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc” để nghiên cứu, nhằm góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường ở huyện Tam Dương trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Ô nhiễm môi trường nói chung và xử phạt vi phạm hành chính bằng pháp luật về ô nhiễm môi trường nói riêng đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu của giới khoa học ở nước ta. Có rất nhiều đề tài nghiên cứu có liên quan đến xử lý vi phạm hành chính. Tiêu biểu có một số công trình nghiên cứu của các tác giả như sau: - PGS.TS Doãn Hồng Nhung (2016), Sách chuyên khảo, Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp ở Việt Nam, NXB Xây dựng. Cuốn sách này đã phân tích cơ sở lý luận, nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường tại các khu công nghiệp ở Việt Nam. Tôi sẽ học hỏi được những nội dung về cơ sở lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Còn phần thực trạng, do cuốn sách phân tích những quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường theo Nghị định số 179/2013/NĐ-CP trước đây nên tôi sẽ học hỏi để so sánh với quy định hiện hành trong Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016. 3
  • 11. - TS. Bùi Đức Hiển (2017), Sách chuyên khảo, Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, NXB Chính Trị Quốc Gia Sự thật. Cuốn sách chia làm 3 chương: Chương 1 trình bày những vấn đề lý luận chung và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; Chương 2 phân tích thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay bao gồm: quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường không khí; quy định về dự báo, phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí; quy định về xử lý ô nhiễm môi trường không khí; quy định về tổ chức hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, cộng đồng dân cư và truyền thông báo chí trng kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; Chương 3 đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí Việt Nam. - Trần Văn Mô (2018), Sách chuyên khảo, Quản lý ngập lụt và ô nhiễm môi trường ở Việt Nam, Nhà xuất bản xây dựng. Sách Quản Lý Ngập Lụt Và Ô Nhiễm Môi Trường Ở Việt Nam giới thiệu các phương pháp tiếp cận mới, nhấn mạnh đến giải pháp phi kết cấu và giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên lưu vực sông, nhằm kiểm soát quá trình phát triển. Trình bày các kỹ thuật và công nghệ xử lý chất dinh dưỡng (N,P) có trong nước thải đô thị bao gồm các yêu cầu xử lý nước. - Hữu Đại – Vũ Tươi (2018), Luật bảo vệ môi trường - Quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tăng cường tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường, Nhà xuất bản lao động. - GS. TS. Lê Hồng Hạnh – TS. Lê Đình Vinh (2021), Sách chuyên khảo, Pháp luật về bồi thường thiệt hại môi trường ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Tư pháp. Trong cuốn sách này, các tác giả đã dày công nghiên cứu, đi sâu phân tích vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại môi trường theo pháp 4
  • 12. luật Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới, từ đó đi đến những đánh giá khoa học và giải pháp kiến nghị tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này. Cuốn sách khó tránh khỏi những hạn chế nhất định, Nhà xuất bản và các tác giả mong nhận được sự góp ý của bạn đọc để hoàn thiện hơn. Hy vọng cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường và bồi thường thiệt hại môi trường ở Việt Nam. - Nguyễn Thị Thu Thủy (2003), Pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Luận văn Thạc sĩ Luật học. Trong luận văn tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy đã phân tích những vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, những phân tích của tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy từ thời điểm năm 2003 nên tôi chỉ học hỏi được cách sắp xếp, tư duy nghiên cứu khoa học của tác giả. Phần thực trạng của luận văn, tôi phải đánh giá theo quy định của pháp luật hiện hành. - Nguyễn Thị Bình (2014), Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học - Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đi sâu phân tích tình hình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Đánh giá những thành tựu và hạn chế của hoạt động nói trên. Qua đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp ở Việt Nam. Trong luận văn này, tác giả cũng đã phân tích các biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường áp dụng đối với doanh nghiệp trong các khu công nghiệp. Tôi học hỏi được nhiều từ tác giả Nguyễn Thị Bình khi phân tích phần lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 5
  • 13. - Nguyễn Văn Minh (2014), Phòng ngừa, phát hiện tội phạm và vi phạm pháp luật môi trường khu vực Đồng bằng sông Hồng theo chức năng của lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Học viện Cảnh sát nhân dân, luận án tiến sĩ. Nhìn chung, các công trình khoa học đã được công bố ở trên phần nào đã đề cập tới vi phạm pháp luật, vi phạm hành chính, vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường của các cơ quan hành chính nhà nước mà chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc xử lý vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường cũng như thực trạng áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường và đưa ra các giải pháp góp phần tăng cường hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường trên phạm vi một tỉnh cụ thể mà chưa đề cập đến xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường, đặc biệt cụ thể là ở huyện Tam Dương. Chính vì vậy, đề tài "Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường – Từ thực tiễn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc" được xem là công trình đầu tiên nghiên cứu vấn đề xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường ở huyện Tam Dương. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Mục đích của luận văn đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới. - Nhiệm vụ: + Hệ thống hóa, phân tích, luận giải các vấn đề lý luận xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường. + Đánh giá thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật trong xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường và phân tích thực trạng áp dụng pháp luật trong xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. 6
  • 14. + Đưa ra định hướng, giải pháp đảm bảo thực thi pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: + Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường của huyện Tam Dương. - Phạm vi nghiên cứu: + Về thời gian: Từ năm 2015 đến năm 2021. + Về nội dung không gian: Luận văn nghiên cứu xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường tại Huyện Tam Dương. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. - Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng: Tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về phương diện lý luận: Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường. - Về phương diện thực tiễn: + Luận văn góp phần đánh giá thực trạng xử phạt vi phạm hành chính thực trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc. + Đưa ra những giải pháp giúp các nhà quản lý và những người thi hành xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường tham khảo để xử lý công việc được tốt hơn. Đồng thời đây cũng là tài liệu có tính tham khảo cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường, tìm hiểu về hệ thống pháp luật vi phạm hành chính nói chung và các quy định xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường huyện Tam Dương nói riêng. 7
  • 15. 7. Kết cấu của luận văn Kết cấu của Luận văn gồm 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung và Phần kết luận. Phần nội dung chia làm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường Chương 2: Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Tam Dương 8
  • 16. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 1.1. Khái niệm, đặc điểm và các loại hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường 1.1.1. Khái niệm môi trường và ô nhiễm môi trường 1.1.1.1. Khái niệm môi trường Theo khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2014: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. Khái niệm này mang tính khách quan, có nội dung đầy đủ, cụ thể và là cơ sở để chúng ta nghiên cứu về các vấn đề môi trường liên quan trong phạm vi được nghiên cứu cũng như các vấn đề khác trong hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay. Môi trường được chia thành các loại: + Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học,… tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động thực vật, đất, nước,… Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất đề xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp đề giải trí và làm cho cuộc sống con người thêm phong phú. + Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chể, cam kết, quy định,… ở các cấp khác nhau như Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường 9
  • 17. xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. Chức năng của môi trường: Môi trường có các chức năng cơ bản sau: - Trước hết môi trường chính là không gian sống của con người và toàn thể sinh vật trên trái đất. Như chúng ta đã biết mọi nơi như chỗ ở, nơi diễn ra các hoạt động sản xuất kinh doanh hay nơi vui chơi giải trí đều cần những không gian khác nhau. Những nơi này sẽ có yêu cầu nhất định về các yếu tố như vật lý, sinh học, hóa học, cảnh quan,… Do vậy nếu không có môi trường thì con người chẳng thể nào hoạt động và phát triển được. Tuy nhiên, chính sự tiến bộ của khoa học công nghệ và nhu cầu đời sống nâng cao của con người đã vô tình tạo ra hàng loạt những tác động xấu, làm môi trường ngày càng bị ô nhiễm hơn. - Chức năng thứ hai có thể nói đó là môi trường là nơi chứa đựng và là nguồn cung ứng tài nguyên cần thiết cho đời sống, các hoạt động sản xuất của con người. Đây chính là là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng của môi trường. Nhờ chức năng này mà cuộc sống mới được đảm bảo và ngày càng phát triển hơn. Động, thực vật cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm. Các nguồn thủy lực: cung cấp dinh dưỡng, nước, nguồn thủy hải sản và nơi vui chơi giải trí. Không khí, nhiệt độ, nước, gió, năng lượng mặt trời có chức năng duy trì các hoạt động trao đổi chất. Dầu mỏ, quặng, kim loại cung cấp nguyên liệu cho hoạt động sản xuất. - Chức năng thứ ba đó là môi trường là nơi chứa đựng các loại chất thải phát sinh trong quá trình sống, lao động và sản xuất. Các loại chất thải, nước thải phát sinh từ sinh hoạt hay hoạt động công nghiệp sẽ được phân hủy thành chất đơn giản hơn, tham gia vào các quá trình sinh địa hóa. Thế nhưng nhìn chung, quá trình này không còn diễn ra theo đúng cơ chế tự nhiên của 10
  • 18. nó nữa. Dân số tăng nhanh, công nghiệp phát triển chóng mặt đã dẫn đến lượng chất thải xả ra môi trường vượt mức kiểm soát, chưa kể, hành động vô ý thức của một phận con người đã khiến môi trường ô nhiễm đến mức báo động. Thậm chí, các nhà khoa học đã cảnh báo, nếu chúng ta không có biện pháp khắc phục và nâng cao ý thức bảo vệ thì thiên nhiên sẽ quay trở lại trừng phạt con người. - Chức năng thứ tư đó là môi trường là nơi lưu trữ, cung cấp nguồn thông tin cho con người. Mọi hoạt động kể từ khi con người xuất hiện, trải qua các thời kỳ tiến hóa, các nền văn minh đế chế đều được ghi lại rõ ràng bằng những vật chứng cụ thể. Có được điều này chính là nhờ cuốn sử khổng lồ của môi trường. Nhờ có môi trường, chúng ta mới có thể lưu trữ những nguồn gen, các loài động thực vật, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo. Vì vậy chức năng của môi trường này luôn được đánh giá cao. - Chức năng thứ năm đó là môi trường chính là nơi bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài. Nơi con người sinh sống và phát triển chính là một trong những hành tinh của hệ mặt trời - Trái đất. Chính vì vậy, hành tinh này cũng sẽ chịu các tác động từ vũ trụ như tia cực tím, lực hút,... Nhờ có môi trường, chúng ta hoàn toàn an toàn trước các tác nhân nguy hiểm. 1.1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất Vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác. Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra. Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên khác có tác động tới môi trường. Các dạng ô nhiễm môi trường hiện nay là: 11
  • 19. Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất. Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi theo chiều tiêu cực của các tính chất vật lý – hóa học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng các sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Nước bị ô nhiễm là do sự phú dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp thải ra sông, ra biển mà chưa qua xử lý; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, sinh vật trong khu vực. Các loại chất độc hại đó lại bị đưa ra biển và là nguyên nhân xảy ra hiện tượng "thủy triều đỏ", gây ô nhiễm nặng nề và làm chết các sinh vật sống ở môi trường nước. 12
  • 20. Ô nhiễm môi trường không khí: Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi. Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Ô nhiễm khí đến từ con người lẫn tự nhiên. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. 1.1.2. Khái niệm vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường Trong pháp luật Việt Nam, khái niệm “vi phạm hành chính” lần đầu tiên được định nghĩa một cách chính thức tại Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1989, theo đó “Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm quy tắc quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”. Theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì khái niệm vi phạm hành chính không được định nghĩa riêng biệt nữa mà được đưa “lẫn” vào trong khái niệm “xử lý vi phạm hành chính”, nếu trích dẫn từ định nghĩa về “xử lý vi phạm hành chính” được quy định tại khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì “Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định chung của pháp luật về quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”. Và đến Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thay thế Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đã nêu rõ khái niệm thế nào là vi phạm hành chính, “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, 13
  • 21. tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”. Theo đó, Nghị định của Chính phủ số 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cũng đã nêu rõ: “Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là những hành vi vi phạm các quy tắc quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này phải bị xử lý vi phạm hành chính”. Sau đó, Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại khoản 2 Điều 1 như sau “Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định tại Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính”. Từ những phân tích trên có thể suy luận khái niệm vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường như sau: “Vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật trong vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường mà không phải là tội phạm”. 1.1.3. Đặc điểm và các loại vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường Vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường ngoài mang các đặc điểm của vi phạm hành chính nói chung thì nó còn mang những đặc điểm cụ thể như sau: + Vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường là những hành vi trái pháp luật. Vì vậy cũng giống như những hành vi pháp luật khác, vi phạm hành chính 14
  • 22. trước hết phải được thể hiện bằng hành vi. Hành vi gây ô nhiễm môi trường; Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải; Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học; Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch và khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; Các hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học bao gồm: Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật và bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền; Các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường. + Vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường là hành vi có lỗi. Hành vi trái pháp luật là sự thực hiện trên thực tế của con người vi phạm còn lỗi thể hiện mục đích cần đạt được của hành vi đó.Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật khác là trong đa số trường hợp chỉ cần hai dấu hiệu là có hành vi vi phạm pháp luật về môi trường và có lỗi là đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý mà không cần đầy đủ các yếu tố khác như thiệt hại thực tế xảy ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả vì luật môi trường điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp từ quá trình quản lý về môi trường. + Vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường xâm phạm trật tự quản lý nhà nước về môi trường: Muốn xác định một hành vi nào đó vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường thì phải căn cứ vào các quy định của pháp luật về môi trường cũng như những chính sách của nhà nước có liên quan đến việc quản lý về môi trường. Khi người nào đó cố tình làm những điều trái với quy định của pháp luật về ô nhiễm môi trường tức là khi đó người đó có hành vi vi 15
  • 23. phạm quy định pháp luật về môi trường. Những hành vi có liên quan đến việc thực hiện một mệnh lệnh khẩn cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc những sự kiện xảy ra ngoài ý chí và khả năng chủ thể thì không bị coi là vi phạm pháp luật về môi trường. + Những hành vi mà theo quy định của pháp luật phải bị áp dụng chế tài. Tức là những hành vi khi người nào đó vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường và theo quy định bị xử phạt theo pháp luật về ô nhiễm môi trường. - Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường. Giống như các loại vi phạm pháp luật khác thì vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường cũng được cấu thành bởi các yếu tố là mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể. + Mặt khách quan của vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường là những biểu hiện bên ngoài của vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường nó bao gồm các yếu tố đó là: Hành vi trái pháp luật về ô nhiễm môi trường- khi nói tới vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường thì phải có hành vi trái pháp luật môi trường của cá nhân, tổ chức. Sẽ không có vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường nếu không có hành vi trái pháp luật về ô nhiễm môi trường. + Mặt chủ quan của vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường bao gồm lỗi, động cơ, mục đích nó chính là những biểu hiện tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm. + Khách thể của vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. + Chủ thể của vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường bên cạnh chủ thể là những cá nhân thì còn có các tổ vi phạm các quy định của pháp luật về ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng hiệu quả quản lý nhà nước nói chung cũng như lĩnh vực môi trường nói riêng. - Các loại hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường 16
  • 24. Hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường rất đa dạng, do vậy trong xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường, hành vi vi phạm hành chính được pháp luật cụ thể tại Điều 7 Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và Nghị định số 155 đó là: + Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải. + Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ (sau đây gọi chung là cơ sở) và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh doanh dịch vụ tập trung (sau đây gọi chung là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung). + Các hành vi vi phạm các quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và đề án bảo vệ môi trường. + Các hành vi gây ô nhiễm môi trường. + Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học; nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; hoạt động lễ hội, du lịch và khai thác khoáng sản. + Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường. + Các hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học bao gồm: Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật và bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền. So với tội phạm về môi trường thì vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường có một số điểm khác biệt như: về căn cứ pháp lý, về hành vi vi phạm ví dụ như tội phạm về ô nhiễm môi trường được quy định có các hành vi như tội gây ô nhiễm môi trường, tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường... còn hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường được quy định là các hành vi như các hành vi gây ô nhiễm môi trường, các hành vi quy định về quản lý chất thải, các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi 17
  • 25. trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch và khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường. Ngoài ra giữa tội phạm về môi trường và vi phạm hành chính về môi trường còn có điểm khác nhau nữa đó chính là trách nhiệm pháp lý, nếu như tội phạm về ô nhiễm môi trường trách nhiệm pháp lý vào xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường phạt tiền theo mức độ vi phạm. 1.2. Khái niệm, đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường 1.2.1. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định tại Điều 2 như sau: - Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, xử phạt vi phạm hành chính là việc cơ quan Nhà nước, cá nhân có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cần thiết được pháp luật quy định đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật chung chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Và, xử phạt vi phạm hành chính là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào tính chất mức độ vi phạm hành chính, các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ để áp dụng hình thức và mức phạt thích hợp đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Xử phạt hành chính bao gồm các hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Qua việc phân tích xử phạt vi phạm hành chính ở trên đây, tác giả luận văn cho rằng khái niệm xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường như sau: “Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường là hoạt động 18
  • 26. của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ áp dụng các hình thức hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật”. 1.2.2. Đặc điểm cấu thành của xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường mang những đặc điểm chung của xử phạt vi phạm hành chính. Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường có các đặc điểm sau: Thứ nhất, hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường chỉ được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm về ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật. Thứ hai, việc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường phải do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành theo đúng trình tự thủ tục được quy định về xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường. Theo đó, thì chỉ có những chức danh mà luật quy định mới có thẩm quyền xử lý vi phạm và phải xử lý theo đúng các quy định của luật. Thứ ba, kết quả của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường thể hiện ở các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong đó ghi nhận các hình thức, biện pháp xử phạt áp dụng đối với tổ chức cá nhân đã vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường. Việc quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt đó thể hiện sự trừng phạt nghiêm khắc của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường. Qua đó, ngăn chặn những hành vi xem thường pháp luật nhằm bảo vệ môi trường và giáo dục cho mọi người có ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường nói riêng và tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung. Các cá nhân, tổ chức khi vi phạm các quy định của pháp luật về ô nhiễm môi trường thì sẽ bị pháp luật về môi trường điều chỉnh. Cơ sở pháp lý quan 19
  • 27. trọng để tiến hành hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường đó chính là các pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, pháp lệnh và Nghị định. Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường được tiến hành theo các thủ tục được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật ví dụ như Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định số 155/2016/NĐ- CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của cả nước, kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo thuận lợi cho quá trình xây dựng nông thôn mới thực hiện xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường đang nảy sinh nhiều hệ lụy phức tạp, trong đó, vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường đang có xu hướng gia tăng, ngày một gay gắt, đe dọa trực tiếp tới các thành quả về phát triển của huyện. 1.2.3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường 1.2.3.1. Nguyên tắc chung của xử phạt vi phạm hành chính Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính nói chung là những quan điểm chủ đạo, có tính chất nền tảng, làm cơ sở cho việc xử phạt các vi phạm hành chính đảm bảo cho mọi vi phạm hành chính phải được xử phạt kịp thời, kiên quyết, triệt để, nghiêm minh, đúng pháp luật nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ nói riêng và bảo vệ trật tự quản lý nhà nước nói chung. Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường phải được quán triệt các nguyên tắc chung, cơ bản sau đây: - Nguyên tắc đề cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc phát hiện, đình chỉ kịp thời, kiên quyết đấu tranh, xử phạt nhanh 20
  • 28. chóng, nghiêm minh, khắc phục triệt để hậu quả do vi phạm hành chính gây ra. Đây là nguyên tắc cơ bản, quan trọng được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Việc tuân thủ và thực hiện tốt nguyên tắc này có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính nói chung, vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự nói riêng. Yêu cầu của nguyên tắc này là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có trách nhiệm tích cực, chủ động phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm, ngăn ngừa những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra nếu hành vi vi vi phạm đó vẫn tiếp diễn. Theo đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải chủ động phát hiện vi phạm hành chính và khẩn trương đình chỉ ngay hành vi đó nhằm hạn chế tối đa hậu quả tiêu cực phát sinh. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính xảy ra, phải xử phạt vụ việc một cách kiên quyết, nhanh chóng, công minh, triệt để, đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. - Nguyên tắc pháp chế: Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cũng như các tổ chức, cá nhân là chủ thể của vi phạm hành chính phải triệt để tuân thủ pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Nội dung của nguyên tắc này là: Thứ nhất: Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính khi thực hiện một hành vi được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Thực tế cho thấy hầu hết các quy định về các vi phạm hành chính được quy định trong gần 50 Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính, chỉ có một ít số hành vi được quy định trong luật hoặc pháp lệnh chuyên ngành. Trách nhiệm hành chính của cá nhân, tổ chức chỉ phát sinh khi họ thực hiện hành vi đã được các văn bản quy phạm pháp luật quy định là vi phạm hành chính với hình thức và mức phạt cụ thể. Nguyên tắc này cho phép loại trừ khả năng bị xử phạt vi phạm hành chính nếu 21
  • 29. hành vi đó được quy định trong những văn bản ban hành không đúng thẩm quyền (ví dụ như văn bản do một cơ quan cấp Bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành). Mục đích của của nguyên tắc này là phòng ngừa sự tùy tiện trong việc quy định về xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tích cực hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính để đáp ứng nhu cầu điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực này. Thứ hai: Việc xử phạt vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục đã được pháp luật quy định. Căn cứ vào nguyên tắc này thì một quyết định xử phạt vi phạm hành chính chỉ có giá trị pháp lý khi được ban hành bởi chức danh có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính đó và việc xử phạt được tiến hành tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về thủ tục, trình tự, hình thức xử phạt , mức phạt… Để đảm bảo cho nguyên tắc này được thực hiện nghiêm túc, Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định rõ các chức danh thuộc nhiều cơ quan quản lý nhà nước khác nhau có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Thứ ba: Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính phải được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Theo đó, trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, mọi hành vi vi phạm hành chính có cùng tính chất, mức độ vi phạm, do những chủ thể có địa vị pháp lý như nhau thực hiện thì phải áp dụng các hình thức xử phạt như nhau. - Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và nhân thân người vi phạm Đây là nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hành chính đối với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Nội dung của nguyên tắc này là cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình thiết khác để quyết định hình thức, biện pháp xử phạt 22
  • 30. cho phù hợp. Cụ thể là, khi xem xét trách nhiệm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải đánh giá toàn diện, khách quan về tính chất, mức độ vi phạm của hành vi; xác định các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ các đặc điểm nhân thân có liên quan của chủ thể vi phạm để quyết định hình thức và mức phạt cho phù hợp. - Nguyên tắc loại trừ trách nhiệm hành chính. Theo nguyên tắc chung, mọi hành vi vi phạm hành chính xẩy ra đều bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định trong trường hợp một hành vi vi phạm hành chính đã xảy ra nhưng có những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm của hành vi, hoặc chủ thể thực hiện hành vi ở tình trạng không có năng lực trách nhiệm hành chính thì không đặt ra vấn đề truy cứu trách nhiệm hành chính đối với chủ thể thực hiện hành vi đó ví dụ như không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp như người thực hiện hành vi vi phạm hành chính phòng vệ chính đáng hay vi phạm hành chính trong trường hợp có sự kiện bất ngờ xảy ra hoặc người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không năng lực trách nhiệm hình sự phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này”. - Tình thế cấp thiết là tình thế mà một người nào đó do muốn trốn tránh một nguy cơ đe dọa lợi ích của tập thể hoặc của cá nhân nào đó mà chống trả lại một cách cần thiết những người đang có hành vi xâm hại tới lợi ích của tập thể, cá nhân. - Phòng vệ chính đáng là hành động của một người thực hiện hành vi nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, cơ quan nhà nước hoặc lợi ích chính đáng của người khác trong trường hợp cần thiết. - Những người thực hiện các hành động do sự kiện bất ngờ xảy ra do trong trường hợp đó không nhìn thấy trước được hậu quả. - Trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả nâng nhận thức 23
  • 31. hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính được loại trừ trách nhiệm hành chính do họ thực hiện hành vi đó trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hành chính. 1.2.3.2. Nguyên tắc cụ thể đối với việc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường Muốn các xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường được xử lý có hiệu quả thì những vi phạm hành chính phải cần phải được phát hiện và xử lý đúng, kịp thời tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật. Tất cả các hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường xử phạt phải được tiến hành công khai, minh bạch đúng thẩm quyền theo quy định của luật. Việc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; Chỉ xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định. Mỗi một hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường thì bị xử phạt một lần và nhiều hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường hoặc vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm; Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính; Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. 24
  • 32. 1.2.4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường chỉ do các chủ thể có thẩm quyền được nhà nước giao quyền thực hiện. Do đó việc xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường nói riêng là hoạt động chỉ được tiến hành khi được nhà nước giao quyền chứ không phải là hoạt động tùy tiện của các chủ thể có thẩm quyền. Chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường là: - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 5.000.000 đồng hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng. Ngoài các thẩm quyền trên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường đã bị ô nhiễm hoặc phục hồi môi trường bị ô nhiễm do vi phạm hành chính gây ra; buộc trồng lại, chăm sóc và bảo vệ diện tích khu bảo tồn đã bị phá hủy, phục hồi sinh cảnh ban đầu cho các loài sinh vật, thu hồi nguồn gen từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật; Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm theo quy định,... - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 50.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thuộc thẩm quyền hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng. Ngoài ra còn có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời 25
  • 33. hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Ngoài ra còn có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định. - Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân: Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 500.000 đồng. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 1.500.000 đồng. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 2.500.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 2.500.000 đồng; Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát môi trường và Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 25.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thuộc thẩm quyền hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 50.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng. Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. 26
  • 34. Ngoài các thẩm quyền trên thẩm quyền của Công an nhân dân còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. - Thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền: Thanh tra viên chuyên ngành bảo vệ môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 500.000 đồng hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định. Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường và chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 50.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định. Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm thuộc Tổng cục Môi trường và chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 250.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 250.000.000 đồng. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định. Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường và chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy 27
  • 35. phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền xử phạt [3, Đ48]. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường và cơ quan tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường có thẩm quyền xử phạt [2,Đ48]. 1.2.5. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường Trong quá trình xử phạt thì hầu như những chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường đều có quyền áp dụng các biện pháp xử phạt như cảnh cáo, phạt tiền và hình thức phạt bổ sung. Cụ thể là: Hình thức phạt cảnh cáo: Áp dụng đối với các hành vi vi phạm nhỏ lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi vi phạm do người chưa thành niên đủ 14 tuổi đến 16 tuổi thực hiện. Hình thức phạt tiền: So với quy định trước kia về mức phạt tiền thì mức phạt hiện nay cao gấp đôi, cụ thể là phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực ô nhiễm môi trường là: + Vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định: Phạt tiền từ 500.000 - 01 triệu đồng (điểm a khoản 1 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP). + Tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định: Phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng (điểm b khoản 1 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP). + Vứt rác không đúng nơi quy định tại chung cư, nơi công cộng: Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng; Vứt rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị: Phạt tiền từ 05 - 07 triệu đồng (điểm c, d khoản 1 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP). 28
  • 36. + Chở nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường: Phạt tiền từ 07 - 10 triệu đồng (khoản 2 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP). + Không quét dọn rác, khai thông cống rãnh trong và xung quanh nhà ở, cơ quan gây mất vệ sinh chung: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng (điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP). + Đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè làm mất vệ sinh chung: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng (điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP). + Để vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng (điểm d khoản 1 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP). + Ném rác, chất thải làm bẩn nhà ở, cơ quan, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác: Phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng (điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP). + Tự ý đốt rác, chất thải ở khu vực dân cư, nơi công cộng: Phạt tiền từ 1 - 02 triệu đồng (điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP). + Nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng (điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP). + Gây tiếng ồn vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 01 triệu đồng tới mức cao nhất là 160 triệu đồng (Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP). + Thải chất thải vệ sinh hầm cầu, hóa chất độc, các nguồn gây dịch bệnh vào môi trường: Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng (khoản 1 Điều 19 Nghị định 155/2016/NĐ-CP). 1.2.6.Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường Đối với thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ô nhiễm môi trường thì bước đầu tiên là chấm dứt vi phạm và sau đó có thể tiến hành xử 29
  • 37. phạt vi phạm hành chính mà không cần lập biên bản. Đối với các hành vi vi phạm hành chính buộc phải lập biên bản thì sau khi chấm dứt hành vi vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt sẽ tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đồng thời thực hiện công việc xác minh tình tiết của vụ việc và xác minh giá trị tang vật. Tiếp đó, người có thẩm quyền xử phạt sẽ tiếp nhận việc giải trình của tổ chức, cá nhân vi phạm và chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm cho cơ quan cảnh sát điều tra, trong trường hợp không có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan cảnh sát điều tra sẽ chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. - Thủ tục áp dụng cho hình phạt chính Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản (Điều 56, 69, 78 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012) Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt. Cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ và nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc nhà nước trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày thu tiền phạt. Cá nhân, tổ chức không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại Kho bạc Nhà nước trong thời hạn quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính. 30
  • 38. - Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản (Điều 57, 58, 66, 68, 70 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012) Đình chỉ ngay hành vi vi phạm; Quy định về biên bản, thẩm quyền lập biên bản và quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 56 Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013. Theo đó, biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được lập theo quy định tại Điều 58 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải kịp thời lập biên bản để xử phạt hoặc chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013. Mẫu biên bản và mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định của Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính. Ra quyết định xử phạt, thời hạn ra quyết định là 07 ngày sau ngày lập biên bản, hoặc 30 ngày (nếu vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp)… Quá thời hạn theo quy định thì không được ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả; quyết định xử phạt có hiệu lực từ ngày ký. Trong quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định, họ tên chức vụ người ra quyết định, nghề nghiệp người vi phạm, hành vi vi phạm hành chính; những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng; điều khoản của văn bản pháp luật được áp dụng… hình thức xử phạt chính, bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả...thời hạn, nơi thi hành quyết định… Quyết định xử phạt được gửi cho bên vi phạm và nơi thu tiền phạt trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng 31
  • 39. chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp (Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012). 1.3. Các yếu tố tác động đến xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường 1.3.1. Mức độ hoàn thiện của pháp luật trong xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường Như chúng ta đã biết Nhà nước luôn quản lý xã hội bằng pháp luật. Do đó pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính luôn luôn là những công cụ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Nhà nước, chính công cụ này đã giúp nhà nước quản lý xã hội được tốt hơn, việc đấu tranh chống vi phạm hành chính thực sự đã góp phần bảo vệ lợi ích của cá nhân, tổ chức, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước. Để thực hiện được mục đích đó, có nhiều yếu tố chi phối, nhưng yếu tố chất lượng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất, tạp cơ sở pháp lý cho toàn bộ quá trình xử phạt vi phạm hành chính, trong đó có lĩnh vực ô nhiễm môi trường. Vì pháp chế là mục đích của việc xây dựng và thực hiện pháp luật do đó cần phải có một hệ thống pháp luật tốt, đáp ứng được nhu cầu xã hội đặt ra. Nếu một hệ thống pháp luật xử phạt vi phạm hành chính có chất lượng tốt, thì không thể có cơ sở cho một quá trình thực thi pháp luật tốt được, cho dù có đầu tư nhiều tiền của và nhân lực cho các quá trình thực hiện ấy. Yếu tố này có ảnh hưởng lớn đối với xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực ô nhiễm môi trường nói riêng vì khi chủ trương, đường lối của Đảng cũng như chính sách pháp luật của Nhà nước được ban hành kịp thời, đúng đắn phù hợp với thực tiễn đặt ra thì việc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường sẽ đạt hiệu quả cao, góp phần giảm thiểu số 32
  • 40. vụ vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường. Với sự nỗ lực và cố gắng của các cấp, các ngành, công tác xây dựng pháp luật đã có những chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của cán bộ và nhân dân cụ thể như sự ra đời của Luật bảo vệ môi trường năm 2014 và Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 thì thủ tục xử phạt đơn giản và phù hợp hơn do đó việc xử phạt được tiến hành nhanh và số vụ vi phạm được giảm thiểu đáng kể. Ngược lại khi pháp luật ban không kịp thời, còn mâu thuẫn chồng chéo thì hiệu quả xử phạt sẽ giảm. 1.3.2. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức quản lý, bảo vệ môi trường và xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường Cũng như yếu tố trên, yếu tố tổ chức thực hiện pháp luật là một nội dung của yêu cầu pháp chế. Khi có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đầy đủ là vô cùng cần thiết, nhưng pháp luật đó phải được thực hiện có hiệu quả trong đời sống xã hội chứ không phải pháp luật chỉ nằm trên giấy tờ. Việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật nó chính là việc các cơ quan Nhà nước tổ chức để mọi người trong xã hội thực hiện các quy tắc theo quy định của pháp luật. Muốn hoạt động này đạt hiệu quả cao thì công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần phải được thực hiện thường xuyên. Ngoài ra các cơ quan nhà nước, các cấp, các ngành cần thường xuyên kiện toàn, củng cố tổ chức pháp chế để tạo điều kiện nắm vững và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật dựa vào một số nhiệm vụ và quyền hạn sau: - Sở Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ và quyền hạn trong xử lý vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường như sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, bao gồm: tài nguyên đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng 33
  • 41. hợp và thống nhất về biển và hải đảo (đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển, đảo); quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ công về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Sở. - Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm và quyền hạn là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, bao gồm: tài nguyên đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo (đối với các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển). - Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ tài nguyên và môi trường xã, phường, thị trấn trong xử lý vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường như cán bộ tài nguyên và môi trường xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cán bộ môi trường cấp xã) là công chức nhà nước cấp cơ sở thuộc UBND cấp xã, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp xã quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, bao gồm: tài nguyên đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo (đối với các xã, phường, thị trấn có biển, đảo). - Ủy ban nhân dân cấp huyện trong xử lý vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường như: + Ban hành theo thẩm quyền quy định, chương trình, kế hoạch xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường. + Tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường. Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường theo thẩm quyền. 34
  • 42. + Hàng năm, tổ chức đánh giá và lập báo cáo công tác xử lý vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường. + Truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường. + Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định của pháp luật có liên quan. + Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường liên huyện. + Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước xử lý về ô nhiễm môi trường của Ủy ban nhân dân cấp xã. + Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn. - Từ những nhiệm vụ và quyền hạn nêu trên thì Ủy ban nhân dân cấp xã trong xử lý vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường như: + Xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn; vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước; hướng dẫn việc đưa tiêu chí về xử lý vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường đánh giá thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư và gia đình văn hóa. + Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường theo ủy quyền; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân. + Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp. 35
  • 43. + Hòa giải tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định của pháp luật về hòa giải. Quản lý hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn. Một năm chỉ có một đoàn kiểm tra hoặc thanh tra về ô nhiễm môi trường tại một cơ sở, doanh nghiệp, trừ trường hợp kiểm tra, thanh tra đột xuất theo quy định của pháp luật. Khi cá nhân hay tổ chức nào đó vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường thì sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau và kết quả của việc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường là quyết định xử phạt đó là biện pháp trừng phạt nghiêm khắc dành cho những chủ thể có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về ô nhiễm môi trường, nhằm răn đe đối với các chủ thể đang có hành vi vi phạm hoặc đang có ý định thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường. 1.3.3. Yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội Ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu nhất là hoạt động của con người. Yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội cũng tác động mạnh mẽ tới hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường. Kinh tế phát triển, đời sống vật chất được nâng cao là điều kiện quyết định trình độ dân trí. Khi trình độ dân trí cao hơn sẽ đồng nghĩa với việc họ sẽ ít vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường hoặc nếu có vi phạm rồi sẽ nhanh chóng thực hiện nghĩa vụ của bản thân. Yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến vi phạm hành chính cũng như công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ô nhiễm môi trường. Trước kia nền kinh tế của nước ta chậm phát triển thì những hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, phạm vi hẹp. Khi kinh tế càng phát triển đặc biệt là sự xuất hiện các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã làm cho hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường diễn ra ngày càng nhiều và 36
  • 44. phức tạp hơn do đó nó đã làm cho công tác quản lý cũng như xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường nói chung, đối với khu công nghiệp nói riêng gặp nhiều khó khăn. Mặc dù kinh tế phát triển song kinh phí đầu tư cho việc xử phạt thì hạn chế trong khi đó hành vi vi phạm ngày càng nhiều và nghiêm trọng, vì vậy không tạo động lực cho người làm công tác xử phạt từ đó đã dẫn tới hiệu quả xử phạt thấp. 1.3.4. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật xử phạt nghiêm minh những vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường Công tác thanh tra kiểm tra, giám sát, xử lí vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường. “Các cơ quan Nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tổ chức điều tra, nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường, định kỳ báo cáo với Quốc hội về tình hình môi trường; xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường và thông báo cho nhân dân biết; có kế hoạch phòng, chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường” (Điều 10 Luật bảo vệ môi trường 2014). Nhà nước khuyến khích các hoạt động sử dụng và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, áp dụng công nghệ sinh học tiên tiến, thân thiện với môi trường,… Việc thanh tra giám sát được thực hiện thường xuyên, nhà nước định kì hàng năm hoặc kiểm tra đột xuất dựa vào các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành. Việc xử lí vi phạm được áp dụng cho mọi cá nhân tổ chức trong và ngoài nước có những hành vi vô ý hay cố tình vi phạm các quy định nhà nước môi trường trong xử phạt hành chính về ô nhiễm môi trường. Tăng cường rà soát, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, đặc biệt là các cơ sở xử lý chất thải nguy hại. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và xử phạt nghiêm minh những vi phạm pháp luật là hoạt động không thể thiếu nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Kiểm tra, giám sát tốt nhằm phát hiện kịp thời 37
  • 45. những vi phạm pháp luật để từ đó có biện pháp uốn nắn, chấn chỉnh hoạt động chấp hành pháp luật, hoạt động thực thi pháp luật nhằm đảm bảo cho pháp luật được thực hiện có hiệu quả trong cuộc sống. Việc xử phạt được tiến hành nghiêm minh thì sẽ đảm bảo cho xã hội được ổn định và phát triển. Tiểu kết chương 1 Như vậy, chương 1 đã trình bày được những vấn đề lý luận và pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường. Chương 1 luận văn đã nêu lên được các khái niệm về vi phạm hành chính, khái niệm, đặc điểm và phân loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực ô nhiễm môi trường; các yếu tố ảnh hưởng tới xử phạt vi phạm hành chính, nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính và kiểm soát hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường. Đồng thời, chương 1 Luận văn cũng đã trình bày được hình thức, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường. 38