SlideShare a Scribd company logo
1 of 29
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài :
Cung cầu của lúa gạo và chính
sách giá của Chính phủ
GVHD : Ths Bùi Thị Hiền
MÔN : Kinh tế vi mô (210700410)
SVTH : Nhóm Hội ngộ
LỚP : DHQT7B
TP Hồ Chí Minh, ngày 29 Tháng 9 năm 2012
Kinh tế vi mô hoingoteam
Ths Bùi Thị Hiền Trang 2
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP Tp. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Tiểu luận môn: Kinh tế vi mô
Đề tài: “Cung cầu của lúa gạo và chính sách giá
của Chính phủ”
DANH SÁCH NHÓM
STT HỌ TÊN MSSV THAM GIA
1 Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng 11065151 90%
2 Võ Văn Huy 11067851 90%
3 Nguyễn Thị Tố Loan 11070231 90%
4 Phạm Thị Ngoan 11073261 90%
5 Hoàng Thị Hồng Ngọc 11089781 90%
6 Đặng Thị Ngọc 11075791 90%
7 Đỗ Thị Quỳnh Như 11091181 90%
8 Nguyễn Thị Thảo 11074311 90%
9 Phạm Phú Tín 11073681 90%
10 Nguyễn Thanh Vương 11242971 90%
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 9 năm 2012
Kinh tế vi mô hoingoteam
Ths Bùi Thị Hiền Trang 3
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
........................................................................................................................................
......................................................................................................................................
...................................................................................................................................
.................................................................................................................................
..............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
......................................................................................................................
...................................................................................................................
NHẬN XÉT CỦA GV
Kinh tế vi mô hoingoteam
Ths Bùi Thị Hiền Trang 4
Lời mở đầu
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng và là thế mạnh của Việt Nam, đóng góp
lớn vào GDP của nước nhà và giải quyết được việc làm cho đa số người dân. Hiện nay,
nước ta vẫn là một nước nông nghiệp. Vị trí chúng ta chỉ đứng thứ hai thế giới sau Trung
Quốc.
Với lợi thế là sản phẩm đa dạng, phong phú nhiều chủng loại với chất lượng tốt, giá
thành rẻ, các sản phẩm nông nghiệp giúp đóng góp lớn vào nền kinh tế, đặc biệt là các loại
cây lương thực như lúa gạo, ngô, khoai,… Hằng năm con số xuất khẩu các loại nông sản
không ngừng gia tăng đặc biệt là lúa gạo mang lại doanh thu lớn cho quốc gia.
Tuy nhiên không vì những điều đó mà chúng ta không thể hoang mang khi năm
2012 này nền kinh tế có nhiều những biến động gây ảnh hưởng tới toàn bộ nền nông
nghiệp trên thế giới. Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nền nông
nghiệp nước ta cũng đang gặp rất nhiều khó khăn: giá USD tăng trở lại cùng với giá xăng
dầu liên tục leo thang đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới đầu ra và việc sản xuất nông sản;
các mặt hàng chủ lực như gạo, cao su, cà phê, dừa… liên tục rớt giá, khiến hoạt động sản
xuất, xuất khẩu gặp không ít khó khăn.
Và người chịu thiệt ở đây không phải ai khác mà chính là những người nông dân lao
động lam lũ, quanh năm vất vả làm việc đồng áng để kiếm bát ăn. Cái mà họ mong chờ
nhất là được thu hoạch sản phẩm của mình và được mang ra thị trường bán nhưng với tình
hình hiện nay điều đó thật là khó khăn. Vậy đứng trước tình hình hiện nay người nông dân
phải làm thế nào? Chính phủ cần làm gì để cứu lấy họ? Cần đưa ra chính sách phù hợp gì
để cho người nông dân không bị lỗ, và bán được sản phẩm của mình?
Là người Việt Nam, được ăn chính những sản phẩm của người nông dân quê mình,
những bàn tay khô ráp gầy đi vì nắng mưa làm ra chúng em thấu hiểu được sự vất vả, lam
lũ của người nông dân. Thấu hiểu được mong ước của họ, mong ước được chính phủ quan
tâm, có chính sách trợ giá cho nông sản họ làm ra. Chúng em đặc biệt quan tâm tới vấn đề
này, đặc biệt quan tâm tới chính sách giá trần và giá sàn của chính phủ đối với giá nông
sản. Vì thế nhóm chúng em đã chọn đề tài này với đối tượng nghiên cứu là sản phẩm lúa
gạo của Việt Nam.
Vì kinh nghiệm còn hạn chế hơn nữa thời gian của học kì này nhanh chóng, phải
phân chia cho nhiều công việc khác nên bài tiểu luận này được hoàn thành nhanh chóng
nhằm đạt đúng thời hạn đặt ra nên có thể còn nhiều sai sót khó tránh khỏi mong CÔ rộng
lòng bỏ qua. Xin cảm ơn CÔ.
Nhóm Hội ngộ
Kinh tế vi mô hoingoteam
Ths Bùi Thị Hiền Trang 5
MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................................7
1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................7
2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................................7
3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................7
Phần 2. NỘI DUNG ..................................................................................................................7
1. Cơ sở lý thuyết...................................................................................................................7
1.1. Cầu hàng hóa (Demad-D).........................................................................................7
1.1.1. Khái niệm .............................................................................................................7
1.1.2. Quy luật cầu..........................................................................................................8
1.2. Cung hàng hóa (Supply-S) .........................................................................................8
1.2.1. Khái niệm .............................................................................................................8
1.2.2. Quy luật cung .......................................................................................................8
1.3. Cân bằng thị trường....................................................................................................8
1.3.1. Vượt cầu ..............................................................................................................8
1.3.2. Vượt cung .............................................................................................................9
1.3.3. Trạng thái cân bằng trên thị trường.....................................................................9
1.3.4. Sự thay đổi trạng thái cân bằng trên thị trường..................................................9
1.4. Vận dụng cung cầu................................................................................................... 12
1.4.1. Biện pháp can thiệp gián tiếp........................................................................... 12
1.4.2. Biện pháp can thiệp trực tiếp............................................................................ 14
2. Vận dụng cung cầu trongchính sáchgiá trần và giá sàn đối với các sản phẩm nông
nghiệp Việt Nam................................................................................................................. 15
2.1. Tình hình nông nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây................................ 15
2.1.1. Thuận lợi............................................................................................................ 16
2.1.2. Khó khăn............................................................................................................ 17
2.1.3. Chính sách của chính phủ đối với ngành nông nghiệp nước ta...................... 18
2.2. Tác động các biện pháp trực tiếp của chính phủ đối với sản phẩm lúa gạo......... 19
2.2.1. Biện pháp giá trần ............................................................................................. 19
2.2.2. Biện pháp giá sàn .............................................................................................. 21
2.2.3. Thực trạng tác động của các chính sách lúa gạo trên thị trường.................... 22
2.3. Đánh giá hiệu quả của các chính sách can thiệp của Nhà nước vào thị trường... 26
1. Ưu điểm.................................................................................................................... 26
Kinh tế vi mô hoingoteam
Ths Bùi Thị Hiền Trang 6
2. Nhược điểm............................................................................................................. 26
3. Bài học kinh nghiệm:.............................................................................................. 27
Phần 3. KẾT LUẬN ............................................................................................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 29
Kinh tế vi mô hoingoteam
Ths Bùi Thị Hiền Trang 7
Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Đối tượng nghiên cứu
Nằm trong bộ môn nghiên cứu kinh tế học vi mô, với đề tài nghiên cứu là chính sách
giá trần và giá sàn của nhà nước đối với giá nông sản hiện nay. Qua những kiến thức tìm
hiểu được chúng ta có thể hiểu sâu hơn về chính sách ưu đãi, sự quan tâm của nhà nước
hiện nay đối với người nông dân. Quan trọng hơn giúp sinh viên hiểu và biết cách vận
dụng quy luật giá trần, giá sàn trong tính toán vi mô ngoài ra còn cung cấp những kiến
thức giúp sinh viên vận dụng vào công việc nghiên cứu kinh tế sau này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu về chính sách trợ giá của nhà nước để người nông dân và người thương
dân biết cách cân nhắc và điều chỉnh lượng sản phẩm nông sản tạo ra và lượng sản phẩm
thu mua. Để từ đó người nông dân không phải chịu thiệt mà thương gia cũng được phát
tài.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích kết hợp trừu tượng hóa và cụ thể hóa, liên kết cơ sở lí
thuyết và vận dụng thực tiễn với nhau từ đó đề xuất các giải pháp mang tính hiệu quả có
thể áp dụng được.
- Trao đổi, tìm kiếm thông tin qua sách vở, báo đài, các phương tiện truyền thông
khác…
- Nội dung nghiên cứu được chia thành những ý nhỏ cho từng thành viên trong
nhóm và sau đó được tổng hợp lại, như:
+ Tìm hiểu về giá trần, giá sàn
+ Chính sách trợ cấp của nhà nước như thế nào
+ Nhiệm vụ của người dân…..
+ Kết hợp phân tích đánh giá khách quan và nêu quan điểm của từng thành viên về
đề tài nghiên cứu.
Phần 2. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý thuyết
1.1. Cầu hàng hóa (Demad-D)
1.1.1. Khái niệm
Cầu hàng hóa là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người mua có khả năng mua và
sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.
Lượng cầu (𝑄 𝐷): Là tổng số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua sẵn sàng
mua và có khả năng mua ở mức giá đã cho trong một thời gian nhất định.
Kinh tế vi mô hoingoteam
Ths Bùi Thị Hiền Trang 8
1.1.2. Quy luật cầu
Lượng cầu về hàng hóa, dịch vụ có mối liên hệ nghịch chiều với giá cả (P). Nếu giá
hàng hóa giảm, các yếu tố khác không đổi, thì người tiêu dùng sẽ mua hàng nhiều hơn, và
ngược lại.
Ta có thể tóm tắt như sau :
P ↑ =>𝑄 𝐷↓
P↓=>𝑄 𝐷↑
1.2. Cung hàng hóa (Supply-S)
1.2.1. Khái niệm
Cung hàng hóa là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người bán có khả năng bán và
sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.
Lượng cung (𝑄 𝑆): là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người bán sẵn sàng bán và
có khả năng bán ở mức giá đã cho trong một thời gian nhất định.
1.2.2. Quy luật cung
Cung hàng hóa, dịch vụ có mối quan hệ cùng chiều với giá cả. Nếu giá tăng và các
yếu tố khác không đổi, nhà sản xuất sẽ cung ứng nhiều hơn và ngược lại.
Ta có thể tóm tắt như sau :
P ↑ =>𝑄 𝑆↑
P ↓ =>𝑄 𝑆↓
1.3. Cân bằng thị trường
Trước khi tìm hiểu về sự cân bằng của thị trường chúng ta lướt qua hai khái niệm về
vượt cung và vượt cầu.
1.3.1. Vượt cầu
Vượt cầu tồn tại khi lượng cầu lớn hơn lượng cung ở một mức giá xác định.
Kinh tế vi mô hoingoteam
Ths Bùi Thị Hiền Trang 9
Khi vượt cầu xảy ra, người mua có khuynh hướng cạnh tranh nhau để mua được sản
phẩm ở mức giá đó với lượng cung hạn chế. Do đó trên thị trường có thể xảy ra sự điều
chỉnh các mức giá khác nhau một cách tự động dù lượng cung không đổi. Tại mức giá
vượt cầu có thẻ xảy ra hai tình hướng: (1) lượng cầu giảm vì người mua có thể chọn sản
phẩm thay thế; (2) lượng cung tăng do người cung ứng bán được giá cao hơn và họ tăng
sản lượng khi giá tăng.
Từ đó ta có thể kết luận khi lượng cầu vượt lượng cung, giá có khuynh hướng tăng
lên. Khi giá trong thị trường tăng, lượng cầu giảm và lượng cung tăng cho đến khi lượng
cung bằng lượng cầu, thị trường đạt trạng thái cân bằng.
1.3.2. Vượt cung
Vượt cung tồn tại khi lượng cung lớn hơn lượng cầu ở một mức giá xác định.
Khi vượt cung xảy ra, trên thị trường có khuynh hướng điều chỉnh các mức giá khác
nhau một cách tự động với lượng cung không đổi.Chẳng hạn người bán sẽ giảm giá để
khuyến khích người mua mua hàng bằng các chính sách khuyến mãi, giảm giá.Tình trạng
vượt cung sẽ gây ứ đọng hàng hóa, do đó để giải quyết lượng hàng ứ đọng này người bán
buộc phải giảm giá hoặc giảm lượng cung hoặc cả hai.Tiến trình điều chỉnh lượng và giá
cung cầu này sẽ còn tiếp tục cho đến khi tình trạng vượt cung không còn nữa.
Từ đó ta có thể kết luận khi lượng cung vượt lượng cầu, giá có khuynh hướng giảm
xuống. Khi giá giảm lượng cung chắc chắn sẽ giảm, lượng cầu chắn chắn sẽ tăng lên cho
đến khi lượng cung bằng với lượng cầu, thị trường đạt trạng thái cân bằng.
1.3.3. Trạng thái cânbằng trênthị trường
Mức giá của thị trường trong trạng thái cân bằng ta gọi là giá cân bằng. Giá cân
bằng là mức giá mà tại đó số lượng sản phẩm mà người mua muốn mua đúng bằng lượng
sản phẩm mà người bán muốn bán. (𝑄 𝐷 = 𝑄 𝑆)
Lượng hàng hóa được mua bán trong thị trường cân bằng ta gọi là lượng cân bằng.
Sản lượng cân bằng là mức sản lượng mà tại đó giá sản phẩm mà người mua muốn
mua bằng với giá sản phẩm mà người bán muốn bán. (𝑃 𝐷 = 𝑃𝑆)
1.3.4. Sự thay đổi trạng thái cânbằng trênthị trường
Cung và cầu quyết định số lượng hàng hóa và giá cả cân bằng thị trường. Vì vậy khi
cung, cầu thay đổi thì giá cả và sản lượng cân bằng trên thị trường thay đổi. Ta có 3
trường hợp:
Trường hợp 1: Cung không đổi, cầu thay đổi.
Cầu tăng (cung không đổi):
Kinh tế vi mô hoingoteam
Ths Bùi Thị Hiền Trang 10
Khi cầu của một mặt hàng tăng lên, cung không đổi, đường cầu dịch chuyển sang
phải, đường cung không đổi. Thị trường sẽ cân bằng tại điểm cân bằng mới mà tại đó giá
cân bằng mới sẽ cao hơn mức giá cân bằng cũ và lượng cân bằng mới sẽ lớn hơn cân bằng
cũ.
Điều này cho thấy khi cầu của một mặt hàng tăng lên, cung mặt hàng đó không đổi
thì cả giá lượng mua bán trên thị trường sẽ tăng lên.
Cầu giảm (cung không đổi):
Khi cầu của một mặt hàng giảm xuống, cung không đổi, đường cầu dịch chuyển
sang trái, đường cung đứng yên. Thị trường sẽ cân bằng tại điểm cân bằng mới mà tại đó
mức giá cân bằng mới sẽ thấp hơn mức giá cân bằng cũ và lượng cân bằng mới sẽ thấp
hơn lượng cân bằng cũ.
Điều này cho ta thấy khi cầu của một mặt hàng giảm xuống, cung mặt hàng đó
không đổi thì cả giá lượng mua bán trên thị trường sẽ giảm xuống.
Trường hợp 2: Cầu không đổi, cung thay đổi.
Cung tăng (cầu không đổi) :
Kinh tế vi mô hoingoteam
Ths Bùi Thị Hiền Trang 11
Khi cung của một mặt hàng tăng lên, cầu không đổi, đường cung dịch chuyển sang
phải, đường cầu không đổi. Thị trường cân bằng tại điểm cân bằng mới mà tại đó giá cân
bằng mới sẽ thấp hơn giá cân bằng cũ và lượng cân bằng mới sẽ lớn hơn lượng cân bằng
cũ.
Điều này cho ta thấy khi cung của một mặt hàng tăng lên, cầu mặt hàng đó không
đổi thì giá cả trên thị trường sẽ giảm xuống.
Cung giảm (cầu không đổi):
Khi cung của một mặt hàng giảm, cầu mặt hàng đó không đổi, đường cung dịch
chuyển sang trái, đường cầu đứng yên. Thị trường sẽ cân bằng tại điểm cân bằng mới mà
tại đó giá cân bằng sẽ cao hơn mức giá cân bằng cũ, và lượng cân bằng mới sẽ thấp hơn
lượng cân bằng cũ.
Điều này cho thấy khi cung của một mặt hàng giảm, cầu mặt hàng đó không đổi, thì
giá cả trên thị trường sẽ tăng lên
Trường hợp 3: Cung và cầu đều tăng.
Cung tăng lớn hơn cầu tăng :
Khi cung và cầu của một mặt hàng hóa đều tăng lên, nhưng cung tăng lớn hơn cầu
tăng thì giá trên thị trường sẽ giảm.
Cung tăng nhỏ hơn cầu tăng:
Khi cung và cầu của một mặt hàng hóa đều tăng lên, nhưng cung tăng nhỏ hơn cầu
tăng thì giá trên thị trường sẽ tăng.
Cung tăng bằng cầu tăng:
Kinh tế vi mô hoingoteam
Ths Bùi Thị Hiền Trang 12
Khi cung và cầu của một mặt hàng hóa đều tăng lên và tăng lên với một lượng như
nhau thì giá và lượng trên thị trường sẽ cân bằng tại một mức mới lớn hơn giá và lượng
cân bằng ban đầu.
Ngược lại với trường hợp cung và cầu đều giảm.
1.4. Vận dụng cung cầu
1.4.1. Biệnpháp canthiệp giántiếp
1.4.1.1. Chính sáchthuế
Giả sử chính phủ đánh thuế t đồng trên một đơn vị hàng hóa được bán ra phản ứng
của người bán là họ muốn được trả một mức giá thị trườngcao hơn trước tđồng tại mọi số
lượng được bán ra. Điềuđó có nghĩa là đường cung sẽ dịch chuyển song song lêntrênmột
đoạn bằng đúng khoản thuế t như hình trên. Đường cầu của người tiêu thụ không có lý do
gì để thay đổi. Trên đồ thị giá cânbằng tăng từ P1 lên P2 và lượng cân bằng giảm từ
Q1 xuống Q2. Giá cânbằng cao hơn có nghĩa là người sản xuất đã chuyển được phần nào
gánh nặng thuế sang cho người tiêu dùng, cụ thể là khoản E2A trên đồ thị. Nhưng mức
thuế mà người tiêu dùng gánh chịu qua giá mua nhỏ hơn mức thuế mà người sản xuất
phải nộp (E2A < 1), do đó người sản xuất cũng gánh chịu một phần thuế là AB = t –
E2A.
Hai trường hợp đặc biệt:
Đường cầu co giãn hoàn toàn theo giá thì người sản xuất phải gánh chịu toàn bộ
khoản thuế. (hình a)
Đường cầu không co giãn hoàn toàn theo giá thì người tiêu dùng phải gánh chịu
toàn bộ khoản thuế (hình b)
Kinh tế vi mô hoingoteam
Ths Bùi Thị Hiền Trang 13
1.4.1.2. Chính sách trợ cấp
Giả sử chính phủ trợ cấp S đồng trên một đơn vị hàng hóa đối vớingười sản xuất, họ
có thể cung ứng mức sản lượng cao hơn trước ở tất cả mức giá có thể có trên thị trường.
Điều đó có nghĩa là đường cung sẽ dịch chuyển sang phải hay dịch chuyển xuống dưới
một khoản bằng đúng khoản trợ cấp S như hình trên.
Đường cầu của người tiêu thụ không có lý do gì để thay đổi. Trên đồ thị giá cân
bằng giảm từ P1 xuống P2 và lượng cân bằng tăng từ Q1 lên Q2. Giá cân bằng thấp hơn
có nghĩa là người tiêu dùng cũng hưởng lợi từ chính sách trợ cấp, cụ thể là họ mua sản
phẩm với mức giá thấp hơn một khoản E1C trên đồ thị, do đóngười sản xuất chỉ hưởng
một phần trợ cấp là đoạn CD = s – E1C.
Xét hai trường hợp đặc biệt sau :
Đường cầu co giãn hoàn toàn theo giá thì sản xuất hưởng toàn bộ khoản trợ cấp.
(hình a)
Đường cầu không co giãn hoàn toàn theo giá thì người tiêu dùng hưởng toàn bộ
khoản trợ cấp (hình b)
Kinh tế vi mô hoingoteam
Ths Bùi Thị Hiền Trang 14
1.4.2. Biệnpháp canthiệp trực tiếp
Đôi khi sự thay đổi trong cầu hay cung hàng hóa và dịch vụ đem đến giá cao hay
thấp bất thường có thể làm cho các thành phần nào đó trong xã hội được và mất một cách
không công bằng, chính phủ có thể can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào thị trường để điều
chỉnh. Để tránh tình trạng giá cao bất thường, chính phủ có thể ấn định giá trần, theo luật
giá cả không thể tăng trên mức giá đó. Để tránh tình trạng giá thấp bất thường, chính phủ
có thể ấn định giá sàn, theo luật giá cả không thể giảm dưới mức giá đó. Cả hai trường
hợp, chính phủ cố gắng đạt đến mục tiêu công bằng trong phân phối hàng hóa và dịch vụ.
Sự bất lợi của giá trần và giá sàn là nó không thể ngăn ngừa các thị trường di chuyển đến
điểm cân bằng. Nó có thể gây ra sự thặng dư hay khan hiếm trầm trọng và kéo dài hơn so
với tình trạng thị trường tự do.
Giá trần (hay giá tối đa – Pmax)
Giá trần là mức giá tối đa bắt buộc, nhằm điều chỉnh mức giá thấp hơn mức giá cân
bằng của thị trường hiện tại. Giá trần được đặt ra để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.
Đối với người sản xuất sẽ chịu thiệt vì phải cung cấp ở mức giá thấp hơn mức giá
mong muốn. Người bán chỉ sẵn sàng cung cấp một lượng Qs thấp hơn lượng cân bằng
nhưng người mua lại muốn mua một lượng Qd lớn hơn lượng cân bằng.
Đối với người tiêu dùng, một số được lời vì mua được hàng hóa giá thấp, một số bị
thiệt vì không mua được hàng nên phải mua ở thị trường không hợp pháp với mức giá cao
hơn mức giá cân bằng.
Kết quả gây nên hiện tượng thiếu hụt hàng hóa và lúc này thị trường chợ đen sẽ
xuất hiện.
Kinh tế vi mô hoingoteam
Ths Bùi Thị Hiền Trang 15
Giá sàn (hay giá tối thiểu – Pmin)
Giá sàn là mức giá tối thiểu bắt buộc, nhằm điều chỉnh giá cao hơn mức giá cân
bằng của thị trường. Giá sàn được đặt ra để bảo vệ lợi ích của nhà sản xuất.
Người sản xuất sẽ sẵn sàng cung cấp một lượng hàng Qs lớn hơn lượng cân bằng
nhưng người mua chỉ muốn mua một lượng hàng Qd nhỏ hơn lượng cân bằng. Người bán
được lợi vì bán được hàng giá cao hơn mức giá cân bằng.
Người tiêu dùng bị thị hại vì phải mua một lượng hàng hóa ở mức giá cao hơn mức
giá cân bằng trên thị trường.
Kết quả gây nên hiện tượng dư thừa hàng hoá. Giá sàn được đặt ra để bảo vệ lợi ích
của nhà sản xuất
2. Vận dụng cung cầu trong chính sách giá trần và giá sàn đối với các sản
phẩm nông nghiệp Việt Nam
2.1. Tình hình nông nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây
Năm 2009, giá trị sản lượng của nông nghiệp đạt 71,473 nghìn tỷ đồng (giá so sánh
với năm 1994), tăng1,32% so với năm 2008 và chiếm 13,85% tổng sản phẩm trong nước.
Tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế bị sụt giảm trong những năm gần đây, trong
khi các các lĩnh vực kinh tế khác gia tăng. Đóng góp của nông nghiệp vào tạo việc làm
còn lớn hơn cả đóng góp của ngành này vào GDP. Trong năm 2005, có khoảng 60% lao
động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, và thuỷ sản. Sản lượng nông nghiệp xuất
Kinh tế vi mô hoingoteam
Ths Bùi Thị Hiền Trang 16
khẩu chiếm khoảng 30% trong năm 2005. Việc tự do hóa sản xuất nông nghiệp, đặc biệt
là sản xuất lúa gạo, đã giúp Việt Nam là nước thứ ba trên thế giới về xuất khẩu
gạo. Những nông sản quan trọng khác là cà phê, sợi bông, đậu phộng, cao su, đường,
và trà.
Theo Báo cáo kết quả thực hiện tháng 6.2012 ngành nông nghiệp và phát triển nông
thông của Trung tâm tin học và thống kê Bộ NN&PTNT, kim ngạch XK nông lâm thuỷ
sản tháng 6 ước đạt 2,5 tỷ USD, đưa kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 6 tháng đầu
năm ước đạt 13,67 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu
các mặt hàng nông sản chính ước đạt xấp xỉ 7,7 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước tăng
9,6%; thuỷ sản ước đạt xấp xỉ 2,9 tỷ USD, tăng 10,6%; lâm sản ước đạt 2,3 tỷ USD, tăng
22,9% so với cùng kỳ năm trước: cụ thể ước tính xuất khẩu một số mặt hàng nông sản
trong tháng 6 vừa qua như sau: lúa đạt 750 ngàn tấn thu về 350 triệu USD, cà phê đạt 190
ngàn tấn với giá trị đạt 397 triệu USD, cao su 70 ngàn tấn, giá trị đạt 220 triệu USD…
Đến giữa tháng 9/2012, nhiều mặt hàng nông sản biến động thất thường. Trong khi
giá lúa, giá tôm sú tăng vọt do khan hiếm nguồn cung thì mía nguyên liệu, khoai lang, cá
tra rơi vào cảnh khốn đốn do giá cả bấp bênh. Giá cả nông sản tăng giảm thất thường.
Cách đây gần 2 tháng, giá lúa hè thu ở ngưỡng 5.000 đồng/kg, dù Hiệp hội Lương
thực Việt Nam (VFA) được Chính phủ giao mua tạm trữ nhưng giá vẫn không tăng. Khi
VFA mua hoàn thành chỉ tiêu tạm trữ, giá lúa lại nhảy lên 6.000 đồng/kg. Hiện giá mía
được thương lái thu mua chỉ còn 750-800 đồng/kg, giảm 50-100 đồng/kg, riêng giống
ROC 16 cao hơn, bán được 900 đồng/kg.
Với sự biến động bất thường của thị trường, chính phủ hiện đang có nhiều chính
sách nhằm bình ổn giá các mặt hàng nông sản Việt Nam.
2.1.1. Thuận lợi
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi để:
+ Đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp.
+ Áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ.
+ Tùy thuộc vào địa hình, đất để có các hình thức canh tác khác nhau.
- Đầu tư cho khoa học công nghệ nông nghiệp ngày càng tăng, kết hợp với tiếp thu
ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ về lúa của các nước trong khu vực và thế
giới.
- Hệ thống cơ chế, chính sách của nhà nứoc khuyến khích và tạo điều kiện phát triển
sản xuất nông nghiệp.
- Việt Nam đã gia nhập WTO, đây là cơ hội lớn tạo điều kiện thuận lợi cho lúa gạo
và các loại sản phẩm nông nghiệp khác có quyền bình đẳng tham gia vào thị trường
thương mại nông sản của thế giới.
- Nước ta đang khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới, đó là:
+ Quan tâm chủ yếu tới 2 nhân tố là đất, khí hậu. Trong nông nghiệp người ta vẫn có
câu: Đất nào cây ấy hay khoai ruộng lạ mạ ruộng quen. Khi nào cho tới tháng ba hoa gạo
rụng xuống thì tra hạt vừng.
+ Ngày xưa ông cha ta đã đút rút những kinh nghiệm như vậy và ngày nay việc phân
bố cây trồng vật nuôi thì càng được chú ý bởi hiệu quả kinh tế.
Kinh tế vi mô hoingoteam
Ths Bùi Thị Hiền Trang 17
2.1.2. Khó khăn
- Cơ cấu sản xuất nông nghiệp bất hợp lý.
Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp chưa phù hợp với nhu cầu thị trường và với khai thác
sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên đất và nước cho sản xuất, tính phân tán cao,
năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi còn thấp.
- Chưa hình thành được các chuỗi giá trị nông sản mạnh và bền vững.
Các yếu tố khách quan và chủ quan đối với việc tạo dựng và phát triển chuỗi giá trị
nông sản hàng hóa còn rất sơ khai, chưa hình thành đầy đủ; phổ biến tình trạng thiếu cơ
chế liên kết hữu cơ giữa SXNN với chế biến, đóng gói và tiêu thụ các loại nông sản; chính
sách khuyến khích sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng theo quy định tại
Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24-6-2002 của Thủ tướng Chính phủ chưa đủ mạnh
để tạo ra những liên kết chặt chẽ giữa nông dân với các doanh nghiệp và các tổ chức kinh
doanh nông nghiệp.
- Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất trong nước chưa tạo động lực đủ mạnh để
khắc phục tình trạng yếu kém của SXNN hiện nay.
Cụ thể:
+ Chính sách đất nông nghiệp chưa hướng tới củng cố các vùng SXNN tập trung,
chưa thúc đẩy tạo ra các đơn vị sản xuất quy mô lớn;
+ Chính sách hỗ trợ về thuế, cước vận chuyển, các loại phí chưa được áp dụng đầy
đủ và chưa hấp dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn vào kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;
+ Chính sách tín dụng ưu đãi về mức vốn vay, điều kiện cho vay, thời gian vay chưa
linh hoạt để hỗ trợ đắc lực cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn;
+ Chính sách đầu tư cũng chưa đủ lớn để tạo ra kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát
triển SXNN hàng hóa quy mô lớn, nhất là kết cấu hạ tầng ở các vùng sản xuất tập trung
cây công nghiệp, cây ăn quả, các vùng chăn nuôi đại gia súc...
+ Chính sách phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp chậm triển khai, bị coi nhẹ làm
cho nguồn nhân lực nông nghiệp không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất hiện đại, có
tính hợp tác và tuân thủ nghiêm túc các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo các
cam kết của WTO;
+ Chính sách khoa học và công nghệ nông nghiệp chưa đủ tầm tác động nâng cao
năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Nhiều ngành sản
phẩm nông nghiệp như chè, dâu tằm, rau, quả, chăn nuôi gia cầm, lợn thiếu công nghệ có
sức cạnh tranh về giống, quy trình canh tác, thu hoạch... làm hạn chế việc nâng cao giá trị
gia tăng.
- Những yếu kém khác
+ Ngành công nghiệp chưa hướng vào phục vụ các nhu cầu về máy móc, trang thiết
bị phù hợp, có năng suất lao động cao trong nông nghiệp. Phần lớn trang thiết bị sau thu
hoạch, chế biến nông sản phải nhập khẩu với giá cao và không có dịch vụ hướng dẫn sử
dụng, bảo hành, gây nhiều khó khăn cho người SXNN.
+ Chưa hình thành hệ thống kiểm soát chất lượng nông sản và vật tư nông nghiệp để
tạo ra thị trường nông sản và vật tư nông nghiệp lành mạnh. Tình trạng tồn đọng dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh cấm sử dụng trong nông sản hàng hóa và tình
trạng vật tư nông nghiệp có hại, không có hướng dẫn sử dụng được nhập khẩu tự do đang
Kinh tế vi mô hoingoteam
Ths Bùi Thị Hiền Trang 18
tồn tại phổ biến, gây ra nhiều khó khăn, bức xúc đối với cả người SXNN và người tiêu
dùng về tình trạng hàng giả, hàng kém phẩm chất, không bảo đảm yêu cầu về chất lượng
và an toàn cho sức khỏe.
2.1.3. Chính sáchcủa chính phủ đối với ngành nông nghiệp nước ta
- Một số định hướng chính sách chung đối với nông nghiệp:
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện các cam kết về cắt giảm thuế nhập khẩu đúng lịch trình
đi đôi với triển khai các biện pháp giúp người SXNN phòng ngừa rủi ro. Theo đó, cần đưa
ra các biện pháp phòng ngừa tác động xấu khi các mức thuế nhập khẩu mới được áp dụng
theo cam kết.
Thứ hai, chú trọng các biện pháp, chính sách mang mục tiêu dài hạn có tác động
nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa, hình thành các chuỗi giá trị nông sản mạnh tại
các vùng SXNN tập trung.
Thứ ba, triển khai biện pháp thích hợp với điều kiện chủ quan của nông dân Việt
Nam để phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp vừa có tri thức tốt về kiến thức nông học,
vừa có năng lực tốt về hợp tác, liên kết cùng nhau trong sản xuất và trong phối hợp với
doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trong chuỗi giá trị nông sản,
khép kín quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản.
Thứ tư, thực hiện chiến lược nâng cao hiểu biết, năng lực và trách nhiệm của cán bộ
quản lý nhà nước về nông nghiệp ở các cấp, nhất là ở cấp huyện và cấp xã để bảo đảm
đúng chức năng cung cấp dịch vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ nông
dân, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác trên địa bàn, bảo đảm cho việc thực hiện
các cam kết WTO của Việt Nam và các chính sách của Nhà nước đối với nông nghiệp
được triển khai đầy đủ và đúng tới các đối tượng thuộc diện điều chỉnh và hưởng lợi.
- Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng các địa phương tập trung triển khai thực hiện một
số biện pháp sau:
+ Đề nghị các địa phương hạn chế và tiến tới chấm dứt không sử dụng đất lúa, nhất
là đất lúa thuộc diện "bờ xôi, ruộng mật" để làm công nghiệp. Theo tính toán của các nhà
qui hoạch, để giải quyết vấn đề lương thực cho đất nước tiếntới trên100 triệu dân thì phải
giữ ổn định 4 triệu ha đất sản xuất lúa.
+ Thực hiện các biện pháp phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa;
chủ động các phương án đối phó với thời tiết bất thuận như hạn cuối vụ, mưa lũ sớm,...
Có kế hoạch chuẩn bị thóc giống cho vụ Hè thu, vụ Mùa; đảm bảo đủ giống gieo cấy vượt
kế hoạch về diện tích.
+ Tăng cường đầu tư hạ tầng như thuỷ lợi, kênh mương nội đồng,... cho sản xuất lúa.
+ Đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ lai tạo giống sinh học, đảm bảo đủ giống
lúa chất lượng, giống xác nhận phù hợp với điều kiện của từng vùng
+ Thường xuyên nắm sát diễn biến thị trường vật tư nông nghiệp trong và ngoài
nước để chủ động việc nhập khẩu đảm bảo nguồn cung vật tư cho sản xuất nông nghiệp.
+ Tăng cường công tác dự báo thông tin, giá cả thị trường, khuyến nông,... để hướng
dẫn nông dân áp dụng các qui trình kỹ thuật, sử dụng tiết kiệm giống, phân bón, nước,
thuốc trừ sâu, an toàn dịch bệnh,... giảm chi phí đầu vào; chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo
hướng hiệu quả.
Kinh tế vi mô hoingoteam
Ths Bùi Thị Hiền Trang 19
- Chính phủ cũng đưa ra nhiều biện pháp bình ổn giá trong đó có biện pháp : Định
giá trực tiếp khi giá thị trường có những biến động bất thường đối với hàng hóa, dịch vụ
thuộc danh mục bình ổn giá...Cụ thể, dự thảo đưa ra các hình thức định giá là: Quy định
giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá... Bộ Tài chính phân tích, những cách thức quy định giá
nêu trên là những biện pháp hành chính sẽ giúp giá cả nhanh chóng ổn định; tuy nhiên, chỉ
áp dụng khi cần thiết đối với hàng hóa, dịch vụ cần thiết và trong điều kiện thật sự cấp
thiết; khi tình hình thị trường đã bình thường, phải dỡ bỏ ngay biện pháp này.
2.2. Tác động các biện pháp trực tiếp của chính phủ đối với sản phẩm lúa
gạo
2.2.1. Biệnpháp giá trần
- Khi nhận thấy rằng giá của sản phẩm lúa gạo cao hơn mức bình thường (tức giá
cân bằng của lúa gạo rất cao) chính phủ ấn định giá trần (mức giá tối đa) thấp hơn giá cân
bằng nhằm bình ổn lại giá cả, bảo vệ người tiêu dùng.
Khi giá trần được áp đặt bởi chính phủ cao hơn mức giá cân bằng thị trường, giá trần
không có tác động đến nền kinh tế. Nó không hạn chế nguồn cung cấp cũng không khuyến
khích nhu cầu. Nó nói rằng bạn không thể thanh toán (hoặc phải trả) nhiều hơn nhiều so
với một số tiền đã trả.
Hình A cho thấy mức giá cân bằng 20.000đ cho một sản phẩm được xác định bởi
giao điểm của việc cung cấp và đường cầu.
Giá cân bằng là giá mà tại đó lượng cầu bằng lượng cung. Thông thường, các lực
lượng thị trường không di chuyển để thay đổi mức giá cân bằng.
Nếu Chính phủ bắt buộc giá trần 22.000đ đã được áp đặt, không ai có thể nhận thấy
kể từ khi giá trần áp đặt cao hơn mức giá thị trường. Nếu giá trần là 20.000đ nó sẽ không
có hiệu lực ngay lập tức, nhưng các lực lượng thị trường lần đầu tiên thay đổi để tăng giá
cân bằng, giá trần sẽ không còn được thấp hơn giá thị trường, và tác động sẽ bắt đầu được
cảm nhận.
 Tác động của Chính phủ áp đặt giá trần dưới mức giá cân bằng
Một mức giá trần có thể là trên hoặc dưới mức giá cân bằng, như thể hiện bởi các
đường đứt nét và liền trong Hình B.
Kinh tế vi mô hoingoteam
Ths Bùi Thị Hiền Trang 20
Một ảnh hưởng khác xảy ra khi Chính phủ áp đặt giá trần thấp hơn giá cân bằng thị
trường, như hình B. Những nhà cung cấp không thể tăng giá để đáp ứng nhu cầu thị
trường vì phải đáp ứng mức giá tối đa được quy định bởi giá trần của chính phủ.
Một mức giá trần thấp có thể làm cho các nhà cung cấp rời bỏ thị trường (giảm
nguồn cung), trong khi giá trần thấp làm tăng cầu tiêu dùng. Khi cầu tăng vượt quá khả
năng cung cấp, tình trạng thiếu hụt diễn ra.
Tích cực:
Người dân mua lúa gạo với giá rẻ, làm tăng sức mua của người tiêu dùng đảm bảo
được tính ổn định của giá lúa gạo, tránh sự tăng cao quá mức của lúa gạo.
Ngày 29-4 tại TP.HCM,giá gạo tiếp tục giảmthêm2.000-3.000đ/kg so với ngày 28-4, nhưng
so với những ngày trước khi xảy ra cơn sốt gạo, giá vẫn còn cao hơn 5.000-6.000đ/kg.
Tại chợ đầu mối Trần Chánh Chiếu (Q.5), lượng gạo về chợ chỉ còn 150-160 tấn/ngày,giảm
do ít người mua. Tại các chợ nhỏ hoạt động mua bán gạo đã trở lại bình thường, có niêm
yết. Giá gạo thấp nhất 11.000đ/kg, gạo đặc sản 17.000đ/kg.
Trong ngày 29-4, người dân vẫn xếp hàng mua gạo ở siêu thị vì giá bán nơi đây rẻ hơn
nhiều so với các điểmbán ở chợ. Hệ thống siêu thị Co.op Mart không còn hạn chế số lượng
mua, giá gạo vẫn giữ như cũ 10.780 đồng/kg gạo trắng hạt dài. Do nhu cầu mua lớn nên
nhân viên của siêu thị đóng gói gạo vào các bao xốp với trọng lượng 5kg/bịch.
Theo báo cáo nhanh của ban quản lý thị trường các quận, huyện,đến chiều 29-4 thị trường
gạo đã trở lại bình thường.
Niềm vui mua được gạo đúng giá
Kinh tế vi mô hoingoteam
Ths Bùi Thị Hiền Trang 21
Tiêu cực:
Người bán bị thiệt hại nhiều do phải bán lúa gạo với mức giá thấp hơn giá cân bằng,
người thiệt hại nhiều nhất đó là nông dân. Tình trạng thiếu hụt lương thực xuất nhập
khẩu… xuất hiện thị trường lúa gạo chợ đen bán với giá đắt.
2.2.2. Biệnpháp giá sàn
Khi nhận thấy giá sản phẩm lúa gạo thấp hơn so vói mức bình thường (giá cân bằng
của sản phẩm rất thấp) hoặc tình trạng thiếu hụt lương thực,..chính phủ sẽ ấn định giá sàn
(mức giá thấp nhất) thấp hơn giá cân bằng nhằm ổn định lại giá, bảo vệ người tiêu dùng,
kích thích nông dân sản xuất lúa gạo.
Tác động của chính phủ đối với giá sàn:
Tích cực:
Kích thích sản xuất, người nông dân được lợi từ việc bán lúa gạo với giá cao, mùa
màng bội thu.
Tiêu cực:
Giá sàn cao hơn mức giá cân bằng và cố định tại đó gây biến động trên thị trường:
- Thị trường không tự cân bằng mới được vì mức giá cố định do chính phủ quy định.
- Người tiêu dùng bị thiệt hại lớn vì phải mua lúa gạo với giá cao ảnh hưởng tới chi
tiêu và việc sử dụng ngân sách. Hơn nữa ở mức giá khá cao sức cầu về lúa gạo sẽ giảm đi
theo quy luật. Nhà nước đã kích thích nông dân sản xuất nhiều gây nhưng giá cao làm nhu
cầu lại giảm xuống. Có thể đánh giá đấy là biện pháp kích cung gây ra vượt cung và làm
dư thừa phần lớn hàng hóa lúa gạo trên thị trường. Và nếu nhà nước lại không tiếp tục can
thiệp vào thị trường thì người bị hại tiếp theo chính là những người nông dân sản xuất vì
không bán được hàng, không bù đắp được chi phí bỏ ra và sẽ bị lỗ nặng gây ảnh hưởng
đến toàn bộ nền kinh tế. Các biện pháp thường được sử dụng như mua lại số lúa gạo dư
thừa… đã được đề xuất để giải quyết tình trạng này.
Kinh tế vi mô hoingoteam
Ths Bùi Thị Hiền Trang 22
Năm2009, sản xuất lúa gạo ở bốn vùng trọng điểmcủa Việt Namđã có thặng dư lúa gạo trừ
hai vùng vẫn còn thiếu hụt đó là vùng Đông NamBộ và Tây Nguyên. ĐBSCL là nơi có lượng
lúa gạo hàng hóa lớn nhất nước (7,74 triệu tấn), vừa bảo đảm an ninh lương thực và bình
ổn giá lương thực quốc gia,dự trữ và thamgia xuất khẩu trên 90% (5,5 triệu tấn trong 6,05
triệu tấn năm2009). Rất cần thiết để chính phủ đặt ra và áp dụng thuế xuất khẩu cũng như
thamgia xuất khẩu gạo có điều kiện nhằmcân bằng các lợi ích quốc gia về khai thác lợi thế
sản xuất và xuất khẩu gạo,tăng kimngạch xuất khẩu (thay vì chỉ tăng số lượng xuất khẩu),
đảmbảo sinh kế cho nông dân trồng lúa. Tách bạch dự trữ gạo quốc gia và dự trữ thương
mại ở các công ty xuất khẩu gạo hiện nay nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và
bình ổn giá cũng như cung cấp gạo xuất khẩu có phẩm chất cao, trái vụ và giá cao. Việc
thành lập quỹ bình ổn giá lúa gạo dựa trên việc thu 1 USD trên 1 tấn gạo xuất khẩu là rất
cần thiết và thực hiện càng sớm càng tốt.
Đây là một hình thức tái đầu tư cho ngành hàng lúa gạo ở khâu sản xuất với các phương án
được đề nghị trong ngắn hạn và dài hạn.
2.2.3. Thực trạng tác động của các chínhsáchlúa gạotrên thị trường
Có thể thấy hiện nay các biện pháp kích cung ví dụ như quy định giá sàn, nhà nước
kích thích sự gia tăng sản xuất của nông dân đã gây nên lượng cung lớn về lúa gạo của
Việt Nam trong những năm gần đây.
Nông dân trồng lúa vùng ĐBSCL đã và đang trồng 47 giống lúa khác nhau và đang thử
nghiệm9 loại giống mới (Nguyễn Công Thành, 2010), trong đó có một số giống có chất
lượng cao nhưng cũng có nhiều loại giống có chất lượng gạo trung bình và thấp, ví dụ như
giống IR50404 trong sản xuất vụ Hè Thu năm2009 có chất lượng thấp, khó tiêu thụ ở nội
địa và xuất khẩu. Việt Namthamgia vào thị trường gạo thế giới với khối lượng giao dịch
lớn và tập trung vào những mùa vụ cụ thể trong năm, điều này ít nhiều làmthay đổi cung và
tác động lớn đến giá gạo thị trường thế giới. Hơn nữa, ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, kết
quả vụ mùa cũng như chu kỳ nhập khẩu của một số quốc gia như Indonesia, Phillipines sẽ
làm biến động giá và lượng của thị trường lúa gạo.
Song song với đó có thể thấy được những nỗ lực của Chính phủ để giải quyết lượng
lúa gạo dư thừa bằng việc đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu sang nhiều nước trên thế
giới và lập thêm các quỹ bình ổn giá phần nào giúp ổn định được thị trường. Nhưng điều
đó có phải đã là hoàn hảo không?
Việc điều hành xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay chủ yếu qua Chính phủ. Nghị định
12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 quy định định hướng điều hành xuất khẩu gạo: “Bộ
Thương mại phối hợp với Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân các
tỉnh có sản lượng lúa hàng hoá lớn và Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) điều hành việc
xuất khẩu gạo hàng nămtheo nguyên tắc bảo đảm về an ninh lương thực; tiêu thụ hết lúa
hàng hoá và bảo đảmgiá lúa có lợi cho nông dân, đồng thời phù hợp với mặt bằng giá cả
hàng hoá trong nước; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ các giải pháp xử lý khi các nguyên tắc
này không được bảo đảm hài hoà”. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách
nhiệmvề việc dự báo và tính toán khối lượng gạo hàng hoá có thể xuất khẩu sau khi trừ đi
các nhu cầu tiêu dùng cá nhân trong nước, làmgiống, chăn nuôi, tiêu dùng công nghiệp và
dự trữ. Tỷ trọng xuất khẩu gạo qua những hợp đồng Chính phủ (G2G) là khá lớn (năm2007
chiếm66,4% tổng lượng gạo xuất khẩu, năm2008: 49,2% và chiếm42,7% năm2009) (VFA,
2009). Đặc biệt trong năm2008,chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều quyết định để
điều tiết sự biến động giá trong nước và xuất khẩu ngành hàng lúa gạo:
• Ngày 21/2/2008: Thủ tướng ký văn bản số 266/TTg-KTTH phê duyệt xuất khẩu 4 – 4,5
triệu tấn gạo trong năm 2008.
• Ngày 5/3/2008: Thứ trưởng Bộ Công thương ký văn bản số 1746/BCT-XNK giao cho
Hiệp hội lương thực Việt Nam(VFA) kiếmtra việc xuất khẩu gạo trong khoảng từ 700 – 800
ngàn tấn trong quí I, từ 1,3 – 1,5 triệu tấn trong quí II, từ 1,3 – 1,4 triệu tấn trong quí III, và
700 – 800 ngàn tấn trong quý IV.
Kinh tế vi mô hoingoteam
Ths Bùi Thị Hiền Trang 23
• Ngày 21/3/2008: Việt Namký hợp đồng xuất khẩu 2,4 triệu tấn trong tháng 6/2008 với
mức giá trung bình là 437 USD/tấn.
• 25/3/2008: Thủ tướng ký văn bản số 78/TB-VPCP tạm hoãn xuất khẩu gạo cho đến
tháng 6/2008 và điều chỉnh tổng lượng xuất khẩu của năm 2008 xuống dưới 3,5- 4 triệu
tấn.
• Từ tháng 4 đến tháng 6, Việt Nam xuất khẩu 1,42 triệu tấn, lũy kế đến 2,44 triệu tấn,
bằng với cùng kỳ năm 2007.
• Giá xuất khẩu trong trong giai đọan này tăng dần, bắt kịp với giá quốc tế. Giá trung bình
tăng từ 564USD/tấn (tháng 4) đến 792 USD(tháng 5) và đạt 1.004USD/tấn trong tháng 6.
Nhưng khối lượng xuất khẩu trong tháng 6 chỉ có 200 ngàn tấn (do lệnh tạm hoãn trên).
• Chính phủ cho phép xuất khẩu gạo trở lại vào ngày 1/7/2008, sau khi Bộ NN & PTNT
công bố tổng sản lượng lúa năm2008 là 37,6 triệu tấn,tăng 1,7 triệu tấn so với năm 2007.
• Trong tháng 7, Việt Namxuất khẩu 350.000 tấn với giá trung bình cao hơn 971USD/tấn.
Tính đến cuối tháng 7, Việt Namxuất khẩu 2,79 triệu tấn, kimngạch xuất khẩu tích lũy đạt
1,81 tỷ USD.
• 21/7/2008 Thủ Tướng chính phủ ban hành quyết định về mức thuế xuất khẩu đối với gạo
từ 500,000 đồng/tấn (nếu giá xuất khẩu từ 600- 700 USD/tấn) đến 2,9 triệu đồng/tấn (nếu
giá xuất khẩu cao hơn 1.300 USD/tấn). Chính sách này cố gắng để giảm áp lực tăng giá
xuất khẩu của thị trường trong nước. Nhưng nhiều công ty đã ký hợp đồng với giá dưới
600USD/tấn để trốn thuế.
• Từ 15/8/2008 Bộ tài chính tăng mức giá xuất khẩu gạo phải đóng thuế là từ 600 USD/tấn
lên 800 USD/tấn để khuyến khích nhà xuất khẩu tăng giá mua.
• 11/8/2008,Thống đốc ngân hàng nhà nước chỉ đạo các ngân hàng ưu tiên vốn vay cho
các công ty xuất khẩu gạo để mua trữ lúa hè thu ở ĐBSCL, gia hạn các khoản vay cho
nông dân trồng lúa và cung cấp các khoản vay mới với lãi xuất thấp hơn (19,5%/nămthay vì
21% trong năm 2007) cho nông dân trồng lúa.
• Trong tháng 8, Ngân hàng Nông Nghiệp công bố ngân sách là 10.000 tỷ đồng, Ngân
Hàng Đầu Tư Phát Triển Việt Nam(BIDV) 1.500 tỷ; Vinafood 12.500 tỷ… để mua gạo và
cho vay sản xuất lúa gạo.
• 19/12/08 Bộ tài chính bãi bỏ thuế xuất khẩu gạo đã được áp dụng đối với gạo trong tháng
8 xuất khẩu gạo của Việt Namlà 4,48 triệu tấn, tăng nhẹ so với 4,44 triệu tấn cùng kỳ năm
ngoái.
Việc nâng giá sàn xuất khẩu gạo thêm 10 đô la/tấn của Hiệp hội Lương thực Việt Nam
(VFA) vào ngày 22/12 vẫn không thể chặn đứng đà suy giảmcủa thị trường lúa gạo nội địa
trong những ngày đầu năm2012 này. Điều này, tiếp tục đẩy thị trường lúa gạo nội địa và
xuất khẩu rơi vào cảnh bế tắc.
Như vậy vẫn thấy được các chính sách trên vẫn không hiệu quả hoàn toàn và gây
nên nhiều lo ngại. Vấn đề lớn vẫn là để phát triển kinh tế nhưng liệu cứ kích cung, sau đó
tăng giá, rồi lại đẩy mạnh xuất khẩu có phải là biện pháp vẹn toàn hay không? Hơn nữa
nếu tình trạng này tiếp tục xảy ra lâu dài sẽ làm nguời nông dân mất niềm tin vào thị
trường. Điều này gây một hậu quả đi ngược lại với mong muốn của nhà nước. Chúng ta
vẫn tiếp tục thấy những tín hiệu xấu từ thị trường lúa gạo như sau:
Tuột mốc 5.000 đồng/kg
Thiếu hợp đồng xuất khẩu gạo cho nên việc tăng giá sàn thêm 10 đô la/tấn vẫn không thể
chặn đứng được đà giảmgiá mạnh của thị trường lúa gạo nội địa. Và đây là lần thứ 5 liên
tiếp giá lúa gạo nội địa giảmmạnh kể từ đầu vụ thu đông (lúa vụ 3) đến nay. Lần giảm này
đã kéo giá lúa xuống dưới mốc 5.000 đồng/kg đối với lúa IR 50404 tươi.
Ông Nguyễn Văn Ngoãn, thương lái mua lúa tại xã Mỹ Hạnh Đông, huyện Cai Lậy, Tiền
Giang cho biết, tiếp tục đà giảmgiá do thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, giá lúa hàng hóa
Kinh tế vi mô hoingoteam
Ths Bùi Thị Hiền Trang 24
tại ĐBSCL trong những ngày đầu năm2012 tiếp tục giảm100 - 200 đồng/kg, xuống mức giá
4.850-4.900 đồng/kg đối với lúa IR 50404 tươi và 5.800 - 5.900 đồng/kg đối với lúa khô.
Đây là lần thứ 5 liên tiếp kể từ vụ thu đông giá lúa giảm mạnh và thấp hơn mức giá trong
những ngày cuối năm 2011 đến 100 - 200 đồng/kg.
Giá các loại lúa hạt dài OM 5451, OM 1490, OM 4218…,cũng giảmtiếp 100-200 đồng/kg
xuống mức giá 6.000 - 6.200 đồng/kg đối với lúa khô (tùy loại) và 5.000 - 5.300 đồng/kg đối
với lúa tươi thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp.
Không chỉ giá lúa giảmmạnh, trong những ngày đầu năm 2012 này, giá gạo nguyên liệu
cũng tiếp tục giảmmạnh. Theo các doanh nghiệp kinh doanh gạo tại khu vực xã Tân Bình,
huyện Cai Lậy và chợ đầu mối Bà Đắc, huyện Cái Bè, Tiền Giang, gạo nguyên liệu của
giống lúa IR 50404 chỉ còn 7.700 - 7.800 đồng/kg và 7.800 - 7.950 đồng/kg đối với gạo
nguyên liệu chế biến gạo 5% tấm, giảm100 - 150 đồng/kg so với mức giá những ngày cuối
năm 2011.
Giá gạo thành phẩmđược các đầu mối kinh doanh lúa gạo thu mua dao động quanh mức
8.400 - 8.500 đồng/kg đối với gạo của giống lúa IR 50404; 9.800 – 9.900 đồng/kg đối với
gạo 5% tấm; 9.400 - 9.500 đồng/kg đối với gạo 15% tấm.
Xuất khẩu “gặp hạn”, nội địa bế tắc
Theo VFA, ngoại trừ các hợp đồng xuất khẩu với khối lượng 600 ngàn tấn gạo đã được ký
kết với Indonesia và Malaysia thì đến nay vẫn chưa có hợp đồng xuất khẩu gạo mới nào
được ký thêm với Việt Nam. Chính điều này, làm cho tình hình hình xuất khẩu trong quí
1/2012 của Việt Namđược dự báo sẽ càng khó khăn hơn, đặc biệt là khi vụ lúa đông xuân
2011-2012 bắt đầu.
Trong một lần trả lời phỏng vấn Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Phạm Quang Diệu,
chuyên gia ngành lúa gạo của Công ty Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam
(Agromonitor) cho rằng, giá lúa gạo nội địa của Việt Nam sẽ còn tiếp tục ảm đạm do triển
vọng thị trường xuất khẩu đang gặp rất nhiều khó khăn.
“Tính đến nay,triển vọng thị trường xuất khẩu gạo năm2012 của Việt Nam rất là mờ nhạt.
Nếu vẫn “gặp hạn” đến giữa quí này thì lúc đó thị trường lúa gạo nội địa sẽ càng tồi tệ hơn
khi vụ lúa đông xuân bắt đầu thu hoạch, nguồn cung dồi dào”- bà Ba Ánh, Giámđốc doanh
nghiệp Tấn Tài III, chợ đầu mối Bà Đắc, huyện Cái Bè, Tiền Giang, đơn vị chuyên kinh
doanh lúa gạo nội địa và xuất khẩu cho biết.
Theo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, thị trường xuất khẩu của Việt Nam sẽ còn tiếp tục
gặp nhiều khó khăn do sức ép từ nguồn cung gạo giá rẻ của Ấn Độ và Pakistan.
Không chỉ xuất khẩu gặp khó, thị trường tiêu thụ lúa gạo nội địa ngay những ngày đầu năm
2012 này ảmđạm, dù lúa hàng hóa không còn nhiều.Anh Trần Văn Thuận, thương lái mua
lúa tại chợ đầu mối Bà Đắc nói: “Hiện tình hình tiêu thụ lúa gạo nội địa trong khu vực rất
là chậm, dù giá xuống rất thấp nhưng chúng tôi vẫn không dám thu vào vì sợ lỗ”.
Tuy nhiên chúng ta không vì vậy mà phủ nhận đi những nỗ lực của chính phủ. Cái gì
cũng có ưu điểm của nó. Vì thế hãy cùng nhìn lại và đánh giá các biện pháp của chính phủ
một cách khách quan nhất.
 Ưu điểm của chính sách giá sàn
Thường được áp dụng để khuyến khích sản xuất (vd: nông nghiệp nước ta, chính
sách lương tối thiểu để bảo hộ người lao động). Tuy nhiên sự dư cung do chính sách giá
sàn có những hệ lụy. Việc ban hành chính sách giá sàn cần phải đi kèm với những biện
pháp giải quyết hậu quả của nó.
 Tiêu cực:
Dư thừa lúa gạo, người mua phải mua gạo với giá cao,…
 Biện pháp:
Kinh tế vi mô hoingoteam
Ths Bùi Thị Hiền Trang 25
+ Khuyến khích xuất khẩu
+ Dùng quỹ dự trữ quốc gia thu mua dự trữ
+ Hạn chế cung
 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP – LÚA GẠO
NƯỚC TA:
Kinh tế vi mô hoingoteam
Ths Bùi Thị Hiền Trang 26
2.3. Đánh giá hiệu quả của các chính sách can thiệp của Nhà nước vào thị
trường
1. Ưu điểm
Dựa vào chính sách về giá trần và giá sàn mà chính phủ có thề bảo vệ lợi ích của
người tiêu dùng.
Điều chỉnh được mức giá của những mặt hàng nông sản và những loại mặt hàng
khác trên thị trường.
Không để xảy ra tình trạng vượt cầu, vượt cung quá mức.
Đưa nước ta từ nước nhập khẩu trở thành nước xuất khẩu gạo và nông sản lớn trên
thế giới.
Mặt hàng nông sản được nhiều quốc gia trên thế giới chấp nhận.
Có những chính sách phù hợp để người nông dân Việt Nam không bị thua lỗ trong
các vụ mùa.
2. Nhược điểm
Đưa ra chính sách nhưng không thi hành triệt để, các doanh nghiệp vẫn tự ý phá giá
gây ảnh hưởng xấu.
Đôi khi đưa ra mức giá không hợp lí gây ra tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa hàng
hóa trên thị trường.
Khi giá gạo xuất khẩu giảm mạnh vẫn chưa tìm ra biện pháp thích hợp để điều chỉnh
Vẫn để tình trạng các doanh nghiệp ép giá người nông dân.
Việc sản xuất nông sản không chú trọng tới chất lượng mà chạy theo số lượng là chủ
yếu nên chất lượng nông sản thấp.
Khi đưa ra chính sách giá cần phải kèm theo những biện pháp giải quyết khi mức giá
không hợp lí.
 Để khắc phục những điểm yếu của chính sách giá trần, giá sàn chính phủ đề ra
nhiều biện pháp:
Theo đó, cơ chế, chính sách hỗ trợ sẽ thực hiện ở cả "đầu vào" và "đầu ra" cho sản xuất
thông qua các giải pháp: Nhà nước hỗ trợ lãi suất vay vốn cho người sản xuất lúa để mua
vật tư đầu vào như:Giống lúa, phân bón,thuốc trừ sâu... và hỗ trợ doanh nghiệp mua lúa
tạm trữ. Thực hiện được cơ chế này, Nhà nước thành lập quỹ bình ổn giá thóc, gạo và cho
phép doanh nghiệp mua khối lượng thóc tạmtrữ được sử dụng Quỹ bình ổn giá để trực tiếp
bù đắp phần chênh lệch giữa giá thị trường và giá sàn định hướng. Theo tính toán, quỹ bình
ổn này chi ra khoảng 1.000 tỷ đồng mỗi nămthì mới bảo đảmyêu cầu hỗ trợ cả nông dân và
doanh nghiệp. Nguồn thu của quỹ là một phần lợi nhuận trước thuế của lượng gạo xuất khẩu
của tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.
Để người sản xuất thật sự được thụ hưởng chính sách này thì điều kiện tiên quyết là doanh
nghiệp phải mua lúa trực tiếp từ nông dân. Điều này không dễ thực hiện ngay bởi hiện nay,
việc thu mua tại nhà người sản xuất chỉ đạt 20%,còn lại 80% vẫn qua trung gian, nên tình
trạng nông dân bị ép giá vẫn phổ biến. Vì vậy, các doanh nghiệp phải công bố hai loại giá ở
hai địa điểmmua khác nhau,gắn với tiêu chuẩn chất lượng của lúa để người sản xuất lựa
chọn nơi bán hàng hóa của mình thuận lợi nhất.
Tuy nhiên, cùng với chính sách hỗ trợ như vậy, để ổn định thị trường lúa, gạo trong nước,
cần thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ khác để bảo đảmtính bền vững như: Giúp nông dân
Kinh tế vi mô hoingoteam
Ths Bùi Thị Hiền Trang 27
áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, đầu tư hợp lý để có lãi ngay cả khi giá lúa, gạo
trên thị trường xuống thấp. Hiệp hội lương thực và các cơ quan chức năng cần cung cấp
thông tin đầy đủ về thị trường cho nông dân, giúp họ xemxét "mua gì, bán gì", ở đâu có lợi
nhất... Về phía doanh nghiệp, cần sắp xếp hệ thống thu mua lúa của người sản xuất và đẩy
nhanh tiến độ xây kho tạmtrữ lúa để chế biến gạo xuất khẩu, tạmtrữ cho đến khi xuất khẩu
hết số lúa hàng hóa,không để xảy ra tình trạng mà người nông dân thường gặp là mất mùa
được giá, còn được mùa thì rớt giá.
Trong điều kiện thị trường lúa, gạo luôn có những biến động thì chính sách trợ giúp người
sản xuất và lập quỹ bình ổn giá lúa, gạo là cần thiết nhằmgiúp người nông dân yên tâm sản
xuất, doanh nghiệp yên tâmthu mua. Từ đó,nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam và tăng kim
ngạch xuất khẩu mặt hàng chủ lực này,bảo đảm nhiều mục tiêu, cả ngắn hạn và dài hạn.
Từ đầu nămđến nay, Chính phủ đã 2 lần có quyết định mua tạm trữ lúa gạo. Hình thức hỗ
trợ thu mua tạmtrữ lúa gạo cho đến nay vẫn là dành lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp dựa
trên lượng lúa tạm trữ theo phân bổ. Tuy nhiên, chính sách này trong thời gian qua đã
không đạt được mục đích đảm bảo cho nông dân trồng lúa có lời từ 30% trở lên. Để lợi
nhuận của nông dân được đảm bảo, nên chuyển thu mua lúa gạo tạm trữ sang dự trữ.
Nămnào cũng thế điệp khúc “được mùa mất giá” cứ lặp đi lặp lại trong nông dân luôn tồn
đọng, bị ép giá liên tục, Chính phủ phải chi kinh phí hỗ trợ lãi suất để mua lúa tạmtrữ. Năm
2012, Chính phủ phải chi kinh phí tới 2 lần để hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp mua lúa tạm
trữ, lần thứ 1 vào tháng 3 ngay sau vụ đông xuân, để mua tạmtrữ 1 triệu tấn gạo hàng hóa,
lần thứ 2 vào tháng 6 khi bắt đầu thu hoạch vụ hè thu, Chính phủ lại chi kinh phí để mua tạm
trữ 500 ngàn tấn gạo hàng hóa. Lần hỗ trợ thứ 2 vừa kết thúc mua tạmtrữ ngày 10/8, kỳ hạn
chấm dứt hỗ trợ lãi suất mua hỗ trợ là tháng 10.
3. Bài học kinh nghiệm:
Từ nhận thức được những ưu điểm cũng như nhược điểm trong vận dụng cung cầu
của chính sách giá trần cũng như giá sàn đem lại như trên, sau đây là một số ý kiến, nhận
xét, đánh giá của nhóm:
- Giá trần và giá sàn là một trong rất nhiều biện pháp, chính sách can thiệp trực tiếp
của chính phủ trong quy luật vận dụng cung cầu để điều tiết, cân bằng nền kinh tế thị
trường.
- Bởi giá trần là mức giá cao nhất mà chính phủ quy định cho một loại hàng hóa nên
sẽ xảy ra 3 hệ quả tất yếu sau đây:
1 - Là người sản xuất sẽ phải chịu thiệt thòi vì cung cấp ở mức giá thấp hơn mức giá
quy định.
2 - Là đối với người tiêu dùng thì một số sẽ được lợi vì mua được những hàng hóa
rẻ,một số bị thiệt vì không mua được hàng hay bắt buộc phải mua ở thị trường không hợp
pháp do thiếu hàng hóa với mức giá cao hơn mức giá cân bằng.
Kinh tế vi mô hoingoteam
Ths Bùi Thị Hiền Trang 28
3 - Là tạo ra mặt tiêu cực vì gây khan hiếm hàng hóa trên thị trường.
- Ngược lại bởi giá sàn là mức giá thấp nhất của hàng hóa do chính phủ quy định
nên sẽ xảy ra hai điều tất yếu sau đây:
+ Người tiêu dùng sẽ bị thiệt vì phải mua hàng hóa ở mức giá cao hơn giá cân bằng
trên thị trường, còn người bán lại được lợi vì bán được hàng ở mức giá rẻ.
Trên đây cái nhìn khái quát lại một lần nữa những tác động cơ bản mà chính sách
giá trần và giá sàn đem lại cho nền kinh tế. Và thật vậy hiện nay tốc độ phát triển của nhân
loại như vũ bão, cùng với các nhân tố khác như khoa học, công nghệ hiện đại…thì vấn đề
kinh tế có ảnh hưởng rất lớn tới chỉ tiêu đánh giá phát triển của một quốc gia, dân tộc.
Trên thực tế hầu hết các thị trường không hoạt động hoàn toàn tự do, thế giới nói chung
và Việt Nam nói riêng tồn tại một nền kinh tế hỗn hợp, đa sắc màu, do vậy vai trò của
chính phủ trong can thiệp giá cả thị trường bằng cách này hay cách khác, trực tiếp hay
gián tiếp là không thể phủ nhận vì vậy vai trò của Chính phủ đối với thị trường lại càng
không phải nói. Cần có những nhà hoạch định tốt hơn, những chính sách tốt hơn, các đại
biểu Quốc hội sẽ đề xuất được những ý kiến tốt hơn nhằm cải thiện tình hình,… và quan
trọng hơn là chúng ta cũng nên học hỏi kinh nghiệm từ các nước sản xuất tiên tiến đi
trước. Theo quan điểm của nhóm thì nước ta không thiếu nguời tài nhưng quan trọng hơn
là dám nghĩ dám làm và cần có một hệ thống bộ máy nhà nước trong sạch vững mạnh hơn
nữa dẹp bỏ hoàn toàn quan liêu bao cấp và các tệ nạn tham nhũng, để “chất xám không bị
chảy máu”… và nhân tài có thể có những cơ hội mà đứng ra xây dựng nước nhà, giúp
nước giúp đời!
Có thề thấy Chính phủ có vai trò như người cầm cân nảy mực trong công cuộc điều
tiết nền kinh tế thị trường vào giai đoạn ổn định và phát triển bền vững.
Phần 3. KẾT LUẬN
 Vai trò của hai chínhsách:
Hai biện pháp can thiệp trực tiếp của chính phủ là giá trần và giá sàn không tồn tại
riêng biệt, đối lập, không triệt tiêu, phủ định lẫn nhau mà giữa hai biện pháp trên có tính
chất bổ sung, liên kết, tương trợ lẫn nhau trong quá trình hoàn thiện hệ thống chính sách,
chỉ đạo đúng đắn, sáng suốt kịp thời của Đảng, Chính phủ Việt Nam: điều tiết mức cung
cầu, đảm bảo nền kinh tế thị trường ở mức cân bằng ”Thuận tình kẻ mua người bán”.
Mặt khác nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế thị trường phát triển năng
động, đa phương đa chiều, bởi vậy không thể áp dụng một phương pháp cố định mà cần
có sự phối hợp chặt chẽ giữa hai phương pháp này: một mặt giúp cân bằng nền kinh tế thị
trường, mặt khác lại tỏ rõ được tầm quan trọng, sáng suốt của chính phủ trong quá trình
hoạch định, chèo lái con thuyền kinh tế của đất nước.
Trên đây là những quan điểm, nhận xét của nhóm về chủ đề bài tiểu luận. Bài tiểu
luận chắc hẳn còn rất nhiều hạn chế mong cô đóng góp ý kiến để bài làm của nhóm được
hoàn thiện hơn nữa.
Nhóm chân thành cảm ơn ý kiến đóng góp của giảng viên.
Kinh tế vi mô hoingoteam
Ths Bùi Thị Hiền Trang 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kinh tế vi mô, Đại học Công nghiệp Tp Hồ Chí Minh, 2006
2. Kinh tế học, Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh, 2005
3. Sách báo, tạp chí điệntử vnexpress.net, và những trang mạng khác

More Related Content

What's hot

Mối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bản
Mối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bảnMối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bản
Mối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bảnLyLy Tran
 
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2Mon Le
 
Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...
Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...
Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...jackjohn45
 
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệTiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệXUAN THU LA
 
Chương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiemChương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiemLong Hoang Van
 
Quản trị kênh phân phối của Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood tại...
Quản trị kênh phân phối của Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood tại...Quản trị kênh phân phối của Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood tại...
Quản trị kênh phân phối của Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood tại...luanvantrust
 
Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp- Paul Samuelson
Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp- Paul SamuelsonLý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp- Paul Samuelson
Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp- Paul SamuelsonPhong Olympia
 
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùngLí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùngMĩm's Thư
 
De thi-trac-nghiem-marketing-can-ban
De thi-trac-nghiem-marketing-can-banDe thi-trac-nghiem-marketing-can-ban
De thi-trac-nghiem-marketing-can-banLan Anh Nguyễn
 
kinh tế lượng
kinh tế lượngkinh tế lượng
kinh tế lượngvanhuyqt
 
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI MUA
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI MUAPHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI MUA
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI MUADigiword Ha Noi
 
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuấtChương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuấtNguyễn Ngọc Phan Văn
 
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
Câu hỏi và đáp án ôn thi môn quản trị nhân sự
Câu hỏi và đáp án ôn thi môn quản trị nhân sựCâu hỏi và đáp án ôn thi môn quản trị nhân sự
Câu hỏi và đáp án ôn thi môn quản trị nhân sựHọc Huỳnh Bá
 
Cau hoi on tap lschtkt
Cau hoi on tap lschtktCau hoi on tap lschtkt
Cau hoi on tap lschtktBuinuong993
 

What's hot (20)

Mối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bản
Mối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bảnMối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bản
Mối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bản
 
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2
 
Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...
Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...
Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...
 
Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...
Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...
Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...
 
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệTiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
 
Chương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiemChương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiem
 
Quản trị kênh phân phối của Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood tại...
Quản trị kênh phân phối của Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood tại...Quản trị kênh phân phối của Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood tại...
Quản trị kênh phân phối của Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood tại...
 
Chương 2 macro
Chương 2 macroChương 2 macro
Chương 2 macro
 
Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp- Paul Samuelson
Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp- Paul SamuelsonLý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp- Paul Samuelson
Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp- Paul Samuelson
 
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùngLí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
 
De thi-trac-nghiem-marketing-can-ban
De thi-trac-nghiem-marketing-can-banDe thi-trac-nghiem-marketing-can-ban
De thi-trac-nghiem-marketing-can-ban
 
Đề tài hiệu quả thí điểm phân loại rác sinh hoạt, HAY
Đề tài  hiệu quả thí điểm phân loại rác sinh hoạt, HAYĐề tài  hiệu quả thí điểm phân loại rác sinh hoạt, HAY
Đề tài hiệu quả thí điểm phân loại rác sinh hoạt, HAY
 
kinh tế lượng
kinh tế lượngkinh tế lượng
kinh tế lượng
 
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI MUA
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI MUAPHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI MUA
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI MUA
 
Bi kiep ktvm phan final
Bi kiep ktvm phan finalBi kiep ktvm phan final
Bi kiep ktvm phan final
 
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuấtChương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
 
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Câu hỏi và đáp án ôn thi môn quản trị nhân sự
Câu hỏi và đáp án ôn thi môn quản trị nhân sựCâu hỏi và đáp án ôn thi môn quản trị nhân sự
Câu hỏi và đáp án ôn thi môn quản trị nhân sự
 
Đề tài: Tìm hiểu cung cầu của xăng dầu ở Việt Nam hiện nay
Đề tài: Tìm hiểu cung cầu của xăng dầu ở Việt Nam hiện nayĐề tài: Tìm hiểu cung cầu của xăng dầu ở Việt Nam hiện nay
Đề tài: Tìm hiểu cung cầu của xăng dầu ở Việt Nam hiện nay
 
Cau hoi on tap lschtkt
Cau hoi on tap lschtktCau hoi on tap lschtkt
Cau hoi on tap lschtkt
 

Similar to Tiểu luận kinh tế vi mô cung cầu lúa gạo và chính sách gái của chính phủ

Giới thiệu dự án các món xiên que
Giới thiệu dự án các món xiên queGiới thiệu dự án các món xiên que
Giới thiệu dự án các món xiên queVN Capro
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu g...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu g...Đề tài luận văn 2024 Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu g...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu g...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giới thiệu dự án các món xiên que
Giới thiệu dự án các món xiên queGiới thiệu dự án các món xiên que
Giới thiệu dự án các món xiên queVN Capro
 
Báo cáo tốt nghiệp Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện ...
Báo cáo tốt nghiệp Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện ...Báo cáo tốt nghiệp Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện ...
Báo cáo tốt nghiệp Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm đồ ...
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm đồ ...Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm đồ ...
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm đồ ...luanvantrust
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...
Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...
Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...Giang Coffee
 
Phát Triển Bền Vững Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Tuyên Hóa, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Bền Vững Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Tuyên Hóa, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Bền Vững Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Tuyên Hóa, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Bền Vững Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Tuyên Hóa, Tỉnh Quảng Bình...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84HAWA Viet Nam
 
Giải pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm bánh kẹo của cô...
Giải pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm bánh kẹo của cô...Giải pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm bánh kẹo của cô...
Giải pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm bánh kẹo của cô...luanvantrust
 
Bài giảng Kinh tế vi mô 1.pdf
Bài giảng Kinh tế vi mô 1.pdfBài giảng Kinh tế vi mô 1.pdf
Bài giảng Kinh tế vi mô 1.pdfBiTYnNhii
 
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (1).pdf
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (1).pdfBài giảng Kinh tế vi mô 1 (1).pdf
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (1).pdfHuynMai68
 
Tieu luan dia li kinh te nong lam ngu nghiep
Tieu luan dia li kinh te nong lam ngu nghiepTieu luan dia li kinh te nong lam ngu nghiep
Tieu luan dia li kinh te nong lam ngu nghiepNgọc Hưng
 

Similar to Tiểu luận kinh tế vi mô cung cầu lúa gạo và chính sách gái của chính phủ (20)

Đề tài: Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu xoài Đồng Tháp, HAY, 9đ
Đề tài: Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu xoài Đồng Tháp, HAY, 9đĐề tài: Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu xoài Đồng Tháp, HAY, 9đ
Đề tài: Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu xoài Đồng Tháp, HAY, 9đ
 
Giới thiệu dự án các món xiên que
Giới thiệu dự án các món xiên queGiới thiệu dự án các món xiên que
Giới thiệu dự án các món xiên que
 
Tiểu luận Đẩy Mạnh Phát Triển Xuất Khẩu Xoài Đồng Tháp.docx
Tiểu luận Đẩy Mạnh Phát Triển Xuất Khẩu Xoài Đồng Tháp.docxTiểu luận Đẩy Mạnh Phát Triển Xuất Khẩu Xoài Đồng Tháp.docx
Tiểu luận Đẩy Mạnh Phát Triển Xuất Khẩu Xoài Đồng Tháp.docx
 
Tiểu Luận Đẩy Mạnh Phát Triển Xuất Khẩu Xoài Đồng Tháp, 9 điểm.docx
Tiểu Luận Đẩy Mạnh Phát Triển Xuất Khẩu Xoài Đồng Tháp, 9 điểm.docxTiểu Luận Đẩy Mạnh Phát Triển Xuất Khẩu Xoài Đồng Tháp, 9 điểm.docx
Tiểu Luận Đẩy Mạnh Phát Triển Xuất Khẩu Xoài Đồng Tháp, 9 điểm.docx
 
Bài mẫu Tiểu luận phát triển mì ăn liền bổ sung thêm đậu xanh
Bài mẫu Tiểu luận phát triển mì ăn liền bổ sung thêm đậu xanhBài mẫu Tiểu luận phát triển mì ăn liền bổ sung thêm đậu xanh
Bài mẫu Tiểu luận phát triển mì ăn liền bổ sung thêm đậu xanh
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu g...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu g...Đề tài luận văn 2024 Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu g...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu g...
 
Giới thiệu dự án các món xiên que
Giới thiệu dự án các món xiên queGiới thiệu dự án các món xiên que
Giới thiệu dự án các món xiên que
 
Báo cáo tốt nghiệp Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện ...
Báo cáo tốt nghiệp Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện ...Báo cáo tốt nghiệp Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện ...
Báo cáo tốt nghiệp Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện ...
 
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm đồ ...
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm đồ ...Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm đồ ...
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm đồ ...
 
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPAĐề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...
Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...
Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...
 
Giải pháp thúc đấy hoạt động xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh Hưn...
Giải pháp thúc đấy hoạt động xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh Hưn...Giải pháp thúc đấy hoạt động xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh Hưn...
Giải pháp thúc đấy hoạt động xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh Hưn...
 
Phát Triển Bền Vững Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Tuyên Hóa, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Bền Vững Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Tuyên Hóa, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Bền Vững Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Tuyên Hóa, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Bền Vững Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Tuyên Hóa, Tỉnh Quảng Bình...
 
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
 
Khóa luận khoa kinh doanh nông nghiệp Trường Đại học Thương Mại.doc
Khóa luận khoa kinh doanh nông nghiệp Trường Đại học Thương Mại.docKhóa luận khoa kinh doanh nông nghiệp Trường Đại học Thương Mại.doc
Khóa luận khoa kinh doanh nông nghiệp Trường Đại học Thương Mại.doc
 
Giải pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm bánh kẹo của cô...
Giải pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm bánh kẹo của cô...Giải pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm bánh kẹo của cô...
Giải pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm bánh kẹo của cô...
 
Bài giảng Kinh tế vi mô 1.pdf
Bài giảng Kinh tế vi mô 1.pdfBài giảng Kinh tế vi mô 1.pdf
Bài giảng Kinh tế vi mô 1.pdf
 
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (1).pdf
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (1).pdfBài giảng Kinh tế vi mô 1 (1).pdf
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (1).pdf
 
Tieu luan dia li kinh te nong lam ngu nghiep
Tieu luan dia li kinh te nong lam ngu nghiepTieu luan dia li kinh te nong lam ngu nghiep
Tieu luan dia li kinh te nong lam ngu nghiep
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

Tiểu luận kinh tế vi mô cung cầu lúa gạo và chính sách gái của chính phủ

  • 1. BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI TIỂU LUẬN Đề tài : Cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của Chính phủ GVHD : Ths Bùi Thị Hiền MÔN : Kinh tế vi mô (210700410) SVTH : Nhóm Hội ngộ LỚP : DHQT7B TP Hồ Chí Minh, ngày 29 Tháng 9 năm 2012
  • 2. Kinh tế vi mô hoingoteam Ths Bùi Thị Hiền Trang 2 BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP Tp. HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Tiểu luận môn: Kinh tế vi mô Đề tài: “Cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của Chính phủ” DANH SÁCH NHÓM STT HỌ TÊN MSSV THAM GIA 1 Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng 11065151 90% 2 Võ Văn Huy 11067851 90% 3 Nguyễn Thị Tố Loan 11070231 90% 4 Phạm Thị Ngoan 11073261 90% 5 Hoàng Thị Hồng Ngọc 11089781 90% 6 Đặng Thị Ngọc 11075791 90% 7 Đỗ Thị Quỳnh Như 11091181 90% 8 Nguyễn Thị Thảo 11074311 90% 9 Phạm Phú Tín 11073681 90% 10 Nguyễn Thanh Vương 11242971 90% Tp. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 9 năm 2012
  • 3. Kinh tế vi mô hoingoteam Ths Bùi Thị Hiền Trang 3 ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................. ........................................................................................................................................ ...................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................. .............................................................................................................................. ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ...................................................................................................................... ................................................................................................................... NHẬN XÉT CỦA GV
  • 4. Kinh tế vi mô hoingoteam Ths Bùi Thị Hiền Trang 4 Lời mở đầu Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng và là thế mạnh của Việt Nam, đóng góp lớn vào GDP của nước nhà và giải quyết được việc làm cho đa số người dân. Hiện nay, nước ta vẫn là một nước nông nghiệp. Vị trí chúng ta chỉ đứng thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Với lợi thế là sản phẩm đa dạng, phong phú nhiều chủng loại với chất lượng tốt, giá thành rẻ, các sản phẩm nông nghiệp giúp đóng góp lớn vào nền kinh tế, đặc biệt là các loại cây lương thực như lúa gạo, ngô, khoai,… Hằng năm con số xuất khẩu các loại nông sản không ngừng gia tăng đặc biệt là lúa gạo mang lại doanh thu lớn cho quốc gia. Tuy nhiên không vì những điều đó mà chúng ta không thể hoang mang khi năm 2012 này nền kinh tế có nhiều những biến động gây ảnh hưởng tới toàn bộ nền nông nghiệp trên thế giới. Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nền nông nghiệp nước ta cũng đang gặp rất nhiều khó khăn: giá USD tăng trở lại cùng với giá xăng dầu liên tục leo thang đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới đầu ra và việc sản xuất nông sản; các mặt hàng chủ lực như gạo, cao su, cà phê, dừa… liên tục rớt giá, khiến hoạt động sản xuất, xuất khẩu gặp không ít khó khăn. Và người chịu thiệt ở đây không phải ai khác mà chính là những người nông dân lao động lam lũ, quanh năm vất vả làm việc đồng áng để kiếm bát ăn. Cái mà họ mong chờ nhất là được thu hoạch sản phẩm của mình và được mang ra thị trường bán nhưng với tình hình hiện nay điều đó thật là khó khăn. Vậy đứng trước tình hình hiện nay người nông dân phải làm thế nào? Chính phủ cần làm gì để cứu lấy họ? Cần đưa ra chính sách phù hợp gì để cho người nông dân không bị lỗ, và bán được sản phẩm của mình? Là người Việt Nam, được ăn chính những sản phẩm của người nông dân quê mình, những bàn tay khô ráp gầy đi vì nắng mưa làm ra chúng em thấu hiểu được sự vất vả, lam lũ của người nông dân. Thấu hiểu được mong ước của họ, mong ước được chính phủ quan tâm, có chính sách trợ giá cho nông sản họ làm ra. Chúng em đặc biệt quan tâm tới vấn đề này, đặc biệt quan tâm tới chính sách giá trần và giá sàn của chính phủ đối với giá nông sản. Vì thế nhóm chúng em đã chọn đề tài này với đối tượng nghiên cứu là sản phẩm lúa gạo của Việt Nam. Vì kinh nghiệm còn hạn chế hơn nữa thời gian của học kì này nhanh chóng, phải phân chia cho nhiều công việc khác nên bài tiểu luận này được hoàn thành nhanh chóng nhằm đạt đúng thời hạn đặt ra nên có thể còn nhiều sai sót khó tránh khỏi mong CÔ rộng lòng bỏ qua. Xin cảm ơn CÔ. Nhóm Hội ngộ
  • 5. Kinh tế vi mô hoingoteam Ths Bùi Thị Hiền Trang 5 MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................................7 1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................7 2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................................7 3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................7 Phần 2. NỘI DUNG ..................................................................................................................7 1. Cơ sở lý thuyết...................................................................................................................7 1.1. Cầu hàng hóa (Demad-D).........................................................................................7 1.1.1. Khái niệm .............................................................................................................7 1.1.2. Quy luật cầu..........................................................................................................8 1.2. Cung hàng hóa (Supply-S) .........................................................................................8 1.2.1. Khái niệm .............................................................................................................8 1.2.2. Quy luật cung .......................................................................................................8 1.3. Cân bằng thị trường....................................................................................................8 1.3.1. Vượt cầu ..............................................................................................................8 1.3.2. Vượt cung .............................................................................................................9 1.3.3. Trạng thái cân bằng trên thị trường.....................................................................9 1.3.4. Sự thay đổi trạng thái cân bằng trên thị trường..................................................9 1.4. Vận dụng cung cầu................................................................................................... 12 1.4.1. Biện pháp can thiệp gián tiếp........................................................................... 12 1.4.2. Biện pháp can thiệp trực tiếp............................................................................ 14 2. Vận dụng cung cầu trongchính sáchgiá trần và giá sàn đối với các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam................................................................................................................. 15 2.1. Tình hình nông nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây................................ 15 2.1.1. Thuận lợi............................................................................................................ 16 2.1.2. Khó khăn............................................................................................................ 17 2.1.3. Chính sách của chính phủ đối với ngành nông nghiệp nước ta...................... 18 2.2. Tác động các biện pháp trực tiếp của chính phủ đối với sản phẩm lúa gạo......... 19 2.2.1. Biện pháp giá trần ............................................................................................. 19 2.2.2. Biện pháp giá sàn .............................................................................................. 21 2.2.3. Thực trạng tác động của các chính sách lúa gạo trên thị trường.................... 22 2.3. Đánh giá hiệu quả của các chính sách can thiệp của Nhà nước vào thị trường... 26 1. Ưu điểm.................................................................................................................... 26
  • 6. Kinh tế vi mô hoingoteam Ths Bùi Thị Hiền Trang 6 2. Nhược điểm............................................................................................................. 26 3. Bài học kinh nghiệm:.............................................................................................. 27 Phần 3. KẾT LUẬN ............................................................................................................... 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 29
  • 7. Kinh tế vi mô hoingoteam Ths Bùi Thị Hiền Trang 7 Phần 1. MỞ ĐẦU 1. Đối tượng nghiên cứu Nằm trong bộ môn nghiên cứu kinh tế học vi mô, với đề tài nghiên cứu là chính sách giá trần và giá sàn của nhà nước đối với giá nông sản hiện nay. Qua những kiến thức tìm hiểu được chúng ta có thể hiểu sâu hơn về chính sách ưu đãi, sự quan tâm của nhà nước hiện nay đối với người nông dân. Quan trọng hơn giúp sinh viên hiểu và biết cách vận dụng quy luật giá trần, giá sàn trong tính toán vi mô ngoài ra còn cung cấp những kiến thức giúp sinh viên vận dụng vào công việc nghiên cứu kinh tế sau này. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu về chính sách trợ giá của nhà nước để người nông dân và người thương dân biết cách cân nhắc và điều chỉnh lượng sản phẩm nông sản tạo ra và lượng sản phẩm thu mua. Để từ đó người nông dân không phải chịu thiệt mà thương gia cũng được phát tài. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích kết hợp trừu tượng hóa và cụ thể hóa, liên kết cơ sở lí thuyết và vận dụng thực tiễn với nhau từ đó đề xuất các giải pháp mang tính hiệu quả có thể áp dụng được. - Trao đổi, tìm kiếm thông tin qua sách vở, báo đài, các phương tiện truyền thông khác… - Nội dung nghiên cứu được chia thành những ý nhỏ cho từng thành viên trong nhóm và sau đó được tổng hợp lại, như: + Tìm hiểu về giá trần, giá sàn + Chính sách trợ cấp của nhà nước như thế nào + Nhiệm vụ của người dân….. + Kết hợp phân tích đánh giá khách quan và nêu quan điểm của từng thành viên về đề tài nghiên cứu. Phần 2. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý thuyết 1.1. Cầu hàng hóa (Demad-D) 1.1.1. Khái niệm Cầu hàng hóa là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định. Lượng cầu (𝑄 𝐷): Là tổng số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua sẵn sàng mua và có khả năng mua ở mức giá đã cho trong một thời gian nhất định.
  • 8. Kinh tế vi mô hoingoteam Ths Bùi Thị Hiền Trang 8 1.1.2. Quy luật cầu Lượng cầu về hàng hóa, dịch vụ có mối liên hệ nghịch chiều với giá cả (P). Nếu giá hàng hóa giảm, các yếu tố khác không đổi, thì người tiêu dùng sẽ mua hàng nhiều hơn, và ngược lại. Ta có thể tóm tắt như sau : P ↑ =>𝑄 𝐷↓ P↓=>𝑄 𝐷↑ 1.2. Cung hàng hóa (Supply-S) 1.2.1. Khái niệm Cung hàng hóa là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định. Lượng cung (𝑄 𝑆): là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người bán sẵn sàng bán và có khả năng bán ở mức giá đã cho trong một thời gian nhất định. 1.2.2. Quy luật cung Cung hàng hóa, dịch vụ có mối quan hệ cùng chiều với giá cả. Nếu giá tăng và các yếu tố khác không đổi, nhà sản xuất sẽ cung ứng nhiều hơn và ngược lại. Ta có thể tóm tắt như sau : P ↑ =>𝑄 𝑆↑ P ↓ =>𝑄 𝑆↓ 1.3. Cân bằng thị trường Trước khi tìm hiểu về sự cân bằng của thị trường chúng ta lướt qua hai khái niệm về vượt cung và vượt cầu. 1.3.1. Vượt cầu Vượt cầu tồn tại khi lượng cầu lớn hơn lượng cung ở một mức giá xác định.
  • 9. Kinh tế vi mô hoingoteam Ths Bùi Thị Hiền Trang 9 Khi vượt cầu xảy ra, người mua có khuynh hướng cạnh tranh nhau để mua được sản phẩm ở mức giá đó với lượng cung hạn chế. Do đó trên thị trường có thể xảy ra sự điều chỉnh các mức giá khác nhau một cách tự động dù lượng cung không đổi. Tại mức giá vượt cầu có thẻ xảy ra hai tình hướng: (1) lượng cầu giảm vì người mua có thể chọn sản phẩm thay thế; (2) lượng cung tăng do người cung ứng bán được giá cao hơn và họ tăng sản lượng khi giá tăng. Từ đó ta có thể kết luận khi lượng cầu vượt lượng cung, giá có khuynh hướng tăng lên. Khi giá trong thị trường tăng, lượng cầu giảm và lượng cung tăng cho đến khi lượng cung bằng lượng cầu, thị trường đạt trạng thái cân bằng. 1.3.2. Vượt cung Vượt cung tồn tại khi lượng cung lớn hơn lượng cầu ở một mức giá xác định. Khi vượt cung xảy ra, trên thị trường có khuynh hướng điều chỉnh các mức giá khác nhau một cách tự động với lượng cung không đổi.Chẳng hạn người bán sẽ giảm giá để khuyến khích người mua mua hàng bằng các chính sách khuyến mãi, giảm giá.Tình trạng vượt cung sẽ gây ứ đọng hàng hóa, do đó để giải quyết lượng hàng ứ đọng này người bán buộc phải giảm giá hoặc giảm lượng cung hoặc cả hai.Tiến trình điều chỉnh lượng và giá cung cầu này sẽ còn tiếp tục cho đến khi tình trạng vượt cung không còn nữa. Từ đó ta có thể kết luận khi lượng cung vượt lượng cầu, giá có khuynh hướng giảm xuống. Khi giá giảm lượng cung chắc chắn sẽ giảm, lượng cầu chắn chắn sẽ tăng lên cho đến khi lượng cung bằng với lượng cầu, thị trường đạt trạng thái cân bằng. 1.3.3. Trạng thái cânbằng trênthị trường Mức giá của thị trường trong trạng thái cân bằng ta gọi là giá cân bằng. Giá cân bằng là mức giá mà tại đó số lượng sản phẩm mà người mua muốn mua đúng bằng lượng sản phẩm mà người bán muốn bán. (𝑄 𝐷 = 𝑄 𝑆) Lượng hàng hóa được mua bán trong thị trường cân bằng ta gọi là lượng cân bằng. Sản lượng cân bằng là mức sản lượng mà tại đó giá sản phẩm mà người mua muốn mua bằng với giá sản phẩm mà người bán muốn bán. (𝑃 𝐷 = 𝑃𝑆) 1.3.4. Sự thay đổi trạng thái cânbằng trênthị trường Cung và cầu quyết định số lượng hàng hóa và giá cả cân bằng thị trường. Vì vậy khi cung, cầu thay đổi thì giá cả và sản lượng cân bằng trên thị trường thay đổi. Ta có 3 trường hợp: Trường hợp 1: Cung không đổi, cầu thay đổi. Cầu tăng (cung không đổi):
  • 10. Kinh tế vi mô hoingoteam Ths Bùi Thị Hiền Trang 10 Khi cầu của một mặt hàng tăng lên, cung không đổi, đường cầu dịch chuyển sang phải, đường cung không đổi. Thị trường sẽ cân bằng tại điểm cân bằng mới mà tại đó giá cân bằng mới sẽ cao hơn mức giá cân bằng cũ và lượng cân bằng mới sẽ lớn hơn cân bằng cũ. Điều này cho thấy khi cầu của một mặt hàng tăng lên, cung mặt hàng đó không đổi thì cả giá lượng mua bán trên thị trường sẽ tăng lên. Cầu giảm (cung không đổi): Khi cầu của một mặt hàng giảm xuống, cung không đổi, đường cầu dịch chuyển sang trái, đường cung đứng yên. Thị trường sẽ cân bằng tại điểm cân bằng mới mà tại đó mức giá cân bằng mới sẽ thấp hơn mức giá cân bằng cũ và lượng cân bằng mới sẽ thấp hơn lượng cân bằng cũ. Điều này cho ta thấy khi cầu của một mặt hàng giảm xuống, cung mặt hàng đó không đổi thì cả giá lượng mua bán trên thị trường sẽ giảm xuống. Trường hợp 2: Cầu không đổi, cung thay đổi. Cung tăng (cầu không đổi) :
  • 11. Kinh tế vi mô hoingoteam Ths Bùi Thị Hiền Trang 11 Khi cung của một mặt hàng tăng lên, cầu không đổi, đường cung dịch chuyển sang phải, đường cầu không đổi. Thị trường cân bằng tại điểm cân bằng mới mà tại đó giá cân bằng mới sẽ thấp hơn giá cân bằng cũ và lượng cân bằng mới sẽ lớn hơn lượng cân bằng cũ. Điều này cho ta thấy khi cung của một mặt hàng tăng lên, cầu mặt hàng đó không đổi thì giá cả trên thị trường sẽ giảm xuống. Cung giảm (cầu không đổi): Khi cung của một mặt hàng giảm, cầu mặt hàng đó không đổi, đường cung dịch chuyển sang trái, đường cầu đứng yên. Thị trường sẽ cân bằng tại điểm cân bằng mới mà tại đó giá cân bằng sẽ cao hơn mức giá cân bằng cũ, và lượng cân bằng mới sẽ thấp hơn lượng cân bằng cũ. Điều này cho thấy khi cung của một mặt hàng giảm, cầu mặt hàng đó không đổi, thì giá cả trên thị trường sẽ tăng lên Trường hợp 3: Cung và cầu đều tăng. Cung tăng lớn hơn cầu tăng : Khi cung và cầu của một mặt hàng hóa đều tăng lên, nhưng cung tăng lớn hơn cầu tăng thì giá trên thị trường sẽ giảm. Cung tăng nhỏ hơn cầu tăng: Khi cung và cầu của một mặt hàng hóa đều tăng lên, nhưng cung tăng nhỏ hơn cầu tăng thì giá trên thị trường sẽ tăng. Cung tăng bằng cầu tăng:
  • 12. Kinh tế vi mô hoingoteam Ths Bùi Thị Hiền Trang 12 Khi cung và cầu của một mặt hàng hóa đều tăng lên và tăng lên với một lượng như nhau thì giá và lượng trên thị trường sẽ cân bằng tại một mức mới lớn hơn giá và lượng cân bằng ban đầu. Ngược lại với trường hợp cung và cầu đều giảm. 1.4. Vận dụng cung cầu 1.4.1. Biệnpháp canthiệp giántiếp 1.4.1.1. Chính sáchthuế Giả sử chính phủ đánh thuế t đồng trên một đơn vị hàng hóa được bán ra phản ứng của người bán là họ muốn được trả một mức giá thị trườngcao hơn trước tđồng tại mọi số lượng được bán ra. Điềuđó có nghĩa là đường cung sẽ dịch chuyển song song lêntrênmột đoạn bằng đúng khoản thuế t như hình trên. Đường cầu của người tiêu thụ không có lý do gì để thay đổi. Trên đồ thị giá cânbằng tăng từ P1 lên P2 và lượng cân bằng giảm từ Q1 xuống Q2. Giá cânbằng cao hơn có nghĩa là người sản xuất đã chuyển được phần nào gánh nặng thuế sang cho người tiêu dùng, cụ thể là khoản E2A trên đồ thị. Nhưng mức thuế mà người tiêu dùng gánh chịu qua giá mua nhỏ hơn mức thuế mà người sản xuất phải nộp (E2A < 1), do đó người sản xuất cũng gánh chịu một phần thuế là AB = t – E2A. Hai trường hợp đặc biệt: Đường cầu co giãn hoàn toàn theo giá thì người sản xuất phải gánh chịu toàn bộ khoản thuế. (hình a) Đường cầu không co giãn hoàn toàn theo giá thì người tiêu dùng phải gánh chịu toàn bộ khoản thuế (hình b)
  • 13. Kinh tế vi mô hoingoteam Ths Bùi Thị Hiền Trang 13 1.4.1.2. Chính sách trợ cấp Giả sử chính phủ trợ cấp S đồng trên một đơn vị hàng hóa đối vớingười sản xuất, họ có thể cung ứng mức sản lượng cao hơn trước ở tất cả mức giá có thể có trên thị trường. Điều đó có nghĩa là đường cung sẽ dịch chuyển sang phải hay dịch chuyển xuống dưới một khoản bằng đúng khoản trợ cấp S như hình trên. Đường cầu của người tiêu thụ không có lý do gì để thay đổi. Trên đồ thị giá cân bằng giảm từ P1 xuống P2 và lượng cân bằng tăng từ Q1 lên Q2. Giá cân bằng thấp hơn có nghĩa là người tiêu dùng cũng hưởng lợi từ chính sách trợ cấp, cụ thể là họ mua sản phẩm với mức giá thấp hơn một khoản E1C trên đồ thị, do đóngười sản xuất chỉ hưởng một phần trợ cấp là đoạn CD = s – E1C. Xét hai trường hợp đặc biệt sau : Đường cầu co giãn hoàn toàn theo giá thì sản xuất hưởng toàn bộ khoản trợ cấp. (hình a) Đường cầu không co giãn hoàn toàn theo giá thì người tiêu dùng hưởng toàn bộ khoản trợ cấp (hình b)
  • 14. Kinh tế vi mô hoingoteam Ths Bùi Thị Hiền Trang 14 1.4.2. Biệnpháp canthiệp trực tiếp Đôi khi sự thay đổi trong cầu hay cung hàng hóa và dịch vụ đem đến giá cao hay thấp bất thường có thể làm cho các thành phần nào đó trong xã hội được và mất một cách không công bằng, chính phủ có thể can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào thị trường để điều chỉnh. Để tránh tình trạng giá cao bất thường, chính phủ có thể ấn định giá trần, theo luật giá cả không thể tăng trên mức giá đó. Để tránh tình trạng giá thấp bất thường, chính phủ có thể ấn định giá sàn, theo luật giá cả không thể giảm dưới mức giá đó. Cả hai trường hợp, chính phủ cố gắng đạt đến mục tiêu công bằng trong phân phối hàng hóa và dịch vụ. Sự bất lợi của giá trần và giá sàn là nó không thể ngăn ngừa các thị trường di chuyển đến điểm cân bằng. Nó có thể gây ra sự thặng dư hay khan hiếm trầm trọng và kéo dài hơn so với tình trạng thị trường tự do. Giá trần (hay giá tối đa – Pmax) Giá trần là mức giá tối đa bắt buộc, nhằm điều chỉnh mức giá thấp hơn mức giá cân bằng của thị trường hiện tại. Giá trần được đặt ra để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Đối với người sản xuất sẽ chịu thiệt vì phải cung cấp ở mức giá thấp hơn mức giá mong muốn. Người bán chỉ sẵn sàng cung cấp một lượng Qs thấp hơn lượng cân bằng nhưng người mua lại muốn mua một lượng Qd lớn hơn lượng cân bằng. Đối với người tiêu dùng, một số được lời vì mua được hàng hóa giá thấp, một số bị thiệt vì không mua được hàng nên phải mua ở thị trường không hợp pháp với mức giá cao hơn mức giá cân bằng. Kết quả gây nên hiện tượng thiếu hụt hàng hóa và lúc này thị trường chợ đen sẽ xuất hiện.
  • 15. Kinh tế vi mô hoingoteam Ths Bùi Thị Hiền Trang 15 Giá sàn (hay giá tối thiểu – Pmin) Giá sàn là mức giá tối thiểu bắt buộc, nhằm điều chỉnh giá cao hơn mức giá cân bằng của thị trường. Giá sàn được đặt ra để bảo vệ lợi ích của nhà sản xuất. Người sản xuất sẽ sẵn sàng cung cấp một lượng hàng Qs lớn hơn lượng cân bằng nhưng người mua chỉ muốn mua một lượng hàng Qd nhỏ hơn lượng cân bằng. Người bán được lợi vì bán được hàng giá cao hơn mức giá cân bằng. Người tiêu dùng bị thị hại vì phải mua một lượng hàng hóa ở mức giá cao hơn mức giá cân bằng trên thị trường. Kết quả gây nên hiện tượng dư thừa hàng hoá. Giá sàn được đặt ra để bảo vệ lợi ích của nhà sản xuất 2. Vận dụng cung cầu trong chính sách giá trần và giá sàn đối với các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam 2.1. Tình hình nông nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây Năm 2009, giá trị sản lượng của nông nghiệp đạt 71,473 nghìn tỷ đồng (giá so sánh với năm 1994), tăng1,32% so với năm 2008 và chiếm 13,85% tổng sản phẩm trong nước. Tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế bị sụt giảm trong những năm gần đây, trong khi các các lĩnh vực kinh tế khác gia tăng. Đóng góp của nông nghiệp vào tạo việc làm còn lớn hơn cả đóng góp của ngành này vào GDP. Trong năm 2005, có khoảng 60% lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, và thuỷ sản. Sản lượng nông nghiệp xuất
  • 16. Kinh tế vi mô hoingoteam Ths Bùi Thị Hiền Trang 16 khẩu chiếm khoảng 30% trong năm 2005. Việc tự do hóa sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo, đã giúp Việt Nam là nước thứ ba trên thế giới về xuất khẩu gạo. Những nông sản quan trọng khác là cà phê, sợi bông, đậu phộng, cao su, đường, và trà. Theo Báo cáo kết quả thực hiện tháng 6.2012 ngành nông nghiệp và phát triển nông thông của Trung tâm tin học và thống kê Bộ NN&PTNT, kim ngạch XK nông lâm thuỷ sản tháng 6 ước đạt 2,5 tỷ USD, đưa kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 6 tháng đầu năm ước đạt 13,67 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt xấp xỉ 7,7 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 9,6%; thuỷ sản ước đạt xấp xỉ 2,9 tỷ USD, tăng 10,6%; lâm sản ước đạt 2,3 tỷ USD, tăng 22,9% so với cùng kỳ năm trước: cụ thể ước tính xuất khẩu một số mặt hàng nông sản trong tháng 6 vừa qua như sau: lúa đạt 750 ngàn tấn thu về 350 triệu USD, cà phê đạt 190 ngàn tấn với giá trị đạt 397 triệu USD, cao su 70 ngàn tấn, giá trị đạt 220 triệu USD… Đến giữa tháng 9/2012, nhiều mặt hàng nông sản biến động thất thường. Trong khi giá lúa, giá tôm sú tăng vọt do khan hiếm nguồn cung thì mía nguyên liệu, khoai lang, cá tra rơi vào cảnh khốn đốn do giá cả bấp bênh. Giá cả nông sản tăng giảm thất thường. Cách đây gần 2 tháng, giá lúa hè thu ở ngưỡng 5.000 đồng/kg, dù Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) được Chính phủ giao mua tạm trữ nhưng giá vẫn không tăng. Khi VFA mua hoàn thành chỉ tiêu tạm trữ, giá lúa lại nhảy lên 6.000 đồng/kg. Hiện giá mía được thương lái thu mua chỉ còn 750-800 đồng/kg, giảm 50-100 đồng/kg, riêng giống ROC 16 cao hơn, bán được 900 đồng/kg. Với sự biến động bất thường của thị trường, chính phủ hiện đang có nhiều chính sách nhằm bình ổn giá các mặt hàng nông sản Việt Nam. 2.1.1. Thuận lợi - Điều kiện tự nhiên thuận lợi để: + Đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp. + Áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ. + Tùy thuộc vào địa hình, đất để có các hình thức canh tác khác nhau. - Đầu tư cho khoa học công nghệ nông nghiệp ngày càng tăng, kết hợp với tiếp thu ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ về lúa của các nước trong khu vực và thế giới. - Hệ thống cơ chế, chính sách của nhà nứoc khuyến khích và tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp. - Việt Nam đã gia nhập WTO, đây là cơ hội lớn tạo điều kiện thuận lợi cho lúa gạo và các loại sản phẩm nông nghiệp khác có quyền bình đẳng tham gia vào thị trường thương mại nông sản của thế giới. - Nước ta đang khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới, đó là: + Quan tâm chủ yếu tới 2 nhân tố là đất, khí hậu. Trong nông nghiệp người ta vẫn có câu: Đất nào cây ấy hay khoai ruộng lạ mạ ruộng quen. Khi nào cho tới tháng ba hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng. + Ngày xưa ông cha ta đã đút rút những kinh nghiệm như vậy và ngày nay việc phân bố cây trồng vật nuôi thì càng được chú ý bởi hiệu quả kinh tế.
  • 17. Kinh tế vi mô hoingoteam Ths Bùi Thị Hiền Trang 17 2.1.2. Khó khăn - Cơ cấu sản xuất nông nghiệp bất hợp lý. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp chưa phù hợp với nhu cầu thị trường và với khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên đất và nước cho sản xuất, tính phân tán cao, năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi còn thấp. - Chưa hình thành được các chuỗi giá trị nông sản mạnh và bền vững. Các yếu tố khách quan và chủ quan đối với việc tạo dựng và phát triển chuỗi giá trị nông sản hàng hóa còn rất sơ khai, chưa hình thành đầy đủ; phổ biến tình trạng thiếu cơ chế liên kết hữu cơ giữa SXNN với chế biến, đóng gói và tiêu thụ các loại nông sản; chính sách khuyến khích sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng theo quy định tại Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24-6-2002 của Thủ tướng Chính phủ chưa đủ mạnh để tạo ra những liên kết chặt chẽ giữa nông dân với các doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh nông nghiệp. - Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất trong nước chưa tạo động lực đủ mạnh để khắc phục tình trạng yếu kém của SXNN hiện nay. Cụ thể: + Chính sách đất nông nghiệp chưa hướng tới củng cố các vùng SXNN tập trung, chưa thúc đẩy tạo ra các đơn vị sản xuất quy mô lớn; + Chính sách hỗ trợ về thuế, cước vận chuyển, các loại phí chưa được áp dụng đầy đủ và chưa hấp dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn vào kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; + Chính sách tín dụng ưu đãi về mức vốn vay, điều kiện cho vay, thời gian vay chưa linh hoạt để hỗ trợ đắc lực cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn; + Chính sách đầu tư cũng chưa đủ lớn để tạo ra kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển SXNN hàng hóa quy mô lớn, nhất là kết cấu hạ tầng ở các vùng sản xuất tập trung cây công nghiệp, cây ăn quả, các vùng chăn nuôi đại gia súc... + Chính sách phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp chậm triển khai, bị coi nhẹ làm cho nguồn nhân lực nông nghiệp không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất hiện đại, có tính hợp tác và tuân thủ nghiêm túc các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo các cam kết của WTO; + Chính sách khoa học và công nghệ nông nghiệp chưa đủ tầm tác động nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Nhiều ngành sản phẩm nông nghiệp như chè, dâu tằm, rau, quả, chăn nuôi gia cầm, lợn thiếu công nghệ có sức cạnh tranh về giống, quy trình canh tác, thu hoạch... làm hạn chế việc nâng cao giá trị gia tăng. - Những yếu kém khác + Ngành công nghiệp chưa hướng vào phục vụ các nhu cầu về máy móc, trang thiết bị phù hợp, có năng suất lao động cao trong nông nghiệp. Phần lớn trang thiết bị sau thu hoạch, chế biến nông sản phải nhập khẩu với giá cao và không có dịch vụ hướng dẫn sử dụng, bảo hành, gây nhiều khó khăn cho người SXNN. + Chưa hình thành hệ thống kiểm soát chất lượng nông sản và vật tư nông nghiệp để tạo ra thị trường nông sản và vật tư nông nghiệp lành mạnh. Tình trạng tồn đọng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh cấm sử dụng trong nông sản hàng hóa và tình trạng vật tư nông nghiệp có hại, không có hướng dẫn sử dụng được nhập khẩu tự do đang
  • 18. Kinh tế vi mô hoingoteam Ths Bùi Thị Hiền Trang 18 tồn tại phổ biến, gây ra nhiều khó khăn, bức xúc đối với cả người SXNN và người tiêu dùng về tình trạng hàng giả, hàng kém phẩm chất, không bảo đảm yêu cầu về chất lượng và an toàn cho sức khỏe. 2.1.3. Chính sáchcủa chính phủ đối với ngành nông nghiệp nước ta - Một số định hướng chính sách chung đối với nông nghiệp: Thứ nhất, tiếp tục thực hiện các cam kết về cắt giảm thuế nhập khẩu đúng lịch trình đi đôi với triển khai các biện pháp giúp người SXNN phòng ngừa rủi ro. Theo đó, cần đưa ra các biện pháp phòng ngừa tác động xấu khi các mức thuế nhập khẩu mới được áp dụng theo cam kết. Thứ hai, chú trọng các biện pháp, chính sách mang mục tiêu dài hạn có tác động nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa, hình thành các chuỗi giá trị nông sản mạnh tại các vùng SXNN tập trung. Thứ ba, triển khai biện pháp thích hợp với điều kiện chủ quan của nông dân Việt Nam để phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp vừa có tri thức tốt về kiến thức nông học, vừa có năng lực tốt về hợp tác, liên kết cùng nhau trong sản xuất và trong phối hợp với doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trong chuỗi giá trị nông sản, khép kín quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. Thứ tư, thực hiện chiến lược nâng cao hiểu biết, năng lực và trách nhiệm của cán bộ quản lý nhà nước về nông nghiệp ở các cấp, nhất là ở cấp huyện và cấp xã để bảo đảm đúng chức năng cung cấp dịch vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ nông dân, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác trên địa bàn, bảo đảm cho việc thực hiện các cam kết WTO của Việt Nam và các chính sách của Nhà nước đối với nông nghiệp được triển khai đầy đủ và đúng tới các đối tượng thuộc diện điều chỉnh và hưởng lợi. - Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng các địa phương tập trung triển khai thực hiện một số biện pháp sau: + Đề nghị các địa phương hạn chế và tiến tới chấm dứt không sử dụng đất lúa, nhất là đất lúa thuộc diện "bờ xôi, ruộng mật" để làm công nghiệp. Theo tính toán của các nhà qui hoạch, để giải quyết vấn đề lương thực cho đất nước tiếntới trên100 triệu dân thì phải giữ ổn định 4 triệu ha đất sản xuất lúa. + Thực hiện các biện pháp phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa; chủ động các phương án đối phó với thời tiết bất thuận như hạn cuối vụ, mưa lũ sớm,... Có kế hoạch chuẩn bị thóc giống cho vụ Hè thu, vụ Mùa; đảm bảo đủ giống gieo cấy vượt kế hoạch về diện tích. + Tăng cường đầu tư hạ tầng như thuỷ lợi, kênh mương nội đồng,... cho sản xuất lúa. + Đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ lai tạo giống sinh học, đảm bảo đủ giống lúa chất lượng, giống xác nhận phù hợp với điều kiện của từng vùng + Thường xuyên nắm sát diễn biến thị trường vật tư nông nghiệp trong và ngoài nước để chủ động việc nhập khẩu đảm bảo nguồn cung vật tư cho sản xuất nông nghiệp. + Tăng cường công tác dự báo thông tin, giá cả thị trường, khuyến nông,... để hướng dẫn nông dân áp dụng các qui trình kỹ thuật, sử dụng tiết kiệm giống, phân bón, nước, thuốc trừ sâu, an toàn dịch bệnh,... giảm chi phí đầu vào; chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hiệu quả.
  • 19. Kinh tế vi mô hoingoteam Ths Bùi Thị Hiền Trang 19 - Chính phủ cũng đưa ra nhiều biện pháp bình ổn giá trong đó có biện pháp : Định giá trực tiếp khi giá thị trường có những biến động bất thường đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá...Cụ thể, dự thảo đưa ra các hình thức định giá là: Quy định giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá... Bộ Tài chính phân tích, những cách thức quy định giá nêu trên là những biện pháp hành chính sẽ giúp giá cả nhanh chóng ổn định; tuy nhiên, chỉ áp dụng khi cần thiết đối với hàng hóa, dịch vụ cần thiết và trong điều kiện thật sự cấp thiết; khi tình hình thị trường đã bình thường, phải dỡ bỏ ngay biện pháp này. 2.2. Tác động các biện pháp trực tiếp của chính phủ đối với sản phẩm lúa gạo 2.2.1. Biệnpháp giá trần - Khi nhận thấy rằng giá của sản phẩm lúa gạo cao hơn mức bình thường (tức giá cân bằng của lúa gạo rất cao) chính phủ ấn định giá trần (mức giá tối đa) thấp hơn giá cân bằng nhằm bình ổn lại giá cả, bảo vệ người tiêu dùng. Khi giá trần được áp đặt bởi chính phủ cao hơn mức giá cân bằng thị trường, giá trần không có tác động đến nền kinh tế. Nó không hạn chế nguồn cung cấp cũng không khuyến khích nhu cầu. Nó nói rằng bạn không thể thanh toán (hoặc phải trả) nhiều hơn nhiều so với một số tiền đã trả. Hình A cho thấy mức giá cân bằng 20.000đ cho một sản phẩm được xác định bởi giao điểm của việc cung cấp và đường cầu. Giá cân bằng là giá mà tại đó lượng cầu bằng lượng cung. Thông thường, các lực lượng thị trường không di chuyển để thay đổi mức giá cân bằng. Nếu Chính phủ bắt buộc giá trần 22.000đ đã được áp đặt, không ai có thể nhận thấy kể từ khi giá trần áp đặt cao hơn mức giá thị trường. Nếu giá trần là 20.000đ nó sẽ không có hiệu lực ngay lập tức, nhưng các lực lượng thị trường lần đầu tiên thay đổi để tăng giá cân bằng, giá trần sẽ không còn được thấp hơn giá thị trường, và tác động sẽ bắt đầu được cảm nhận.  Tác động của Chính phủ áp đặt giá trần dưới mức giá cân bằng Một mức giá trần có thể là trên hoặc dưới mức giá cân bằng, như thể hiện bởi các đường đứt nét và liền trong Hình B.
  • 20. Kinh tế vi mô hoingoteam Ths Bùi Thị Hiền Trang 20 Một ảnh hưởng khác xảy ra khi Chính phủ áp đặt giá trần thấp hơn giá cân bằng thị trường, như hình B. Những nhà cung cấp không thể tăng giá để đáp ứng nhu cầu thị trường vì phải đáp ứng mức giá tối đa được quy định bởi giá trần của chính phủ. Một mức giá trần thấp có thể làm cho các nhà cung cấp rời bỏ thị trường (giảm nguồn cung), trong khi giá trần thấp làm tăng cầu tiêu dùng. Khi cầu tăng vượt quá khả năng cung cấp, tình trạng thiếu hụt diễn ra. Tích cực: Người dân mua lúa gạo với giá rẻ, làm tăng sức mua của người tiêu dùng đảm bảo được tính ổn định của giá lúa gạo, tránh sự tăng cao quá mức của lúa gạo. Ngày 29-4 tại TP.HCM,giá gạo tiếp tục giảmthêm2.000-3.000đ/kg so với ngày 28-4, nhưng so với những ngày trước khi xảy ra cơn sốt gạo, giá vẫn còn cao hơn 5.000-6.000đ/kg. Tại chợ đầu mối Trần Chánh Chiếu (Q.5), lượng gạo về chợ chỉ còn 150-160 tấn/ngày,giảm do ít người mua. Tại các chợ nhỏ hoạt động mua bán gạo đã trở lại bình thường, có niêm yết. Giá gạo thấp nhất 11.000đ/kg, gạo đặc sản 17.000đ/kg. Trong ngày 29-4, người dân vẫn xếp hàng mua gạo ở siêu thị vì giá bán nơi đây rẻ hơn nhiều so với các điểmbán ở chợ. Hệ thống siêu thị Co.op Mart không còn hạn chế số lượng mua, giá gạo vẫn giữ như cũ 10.780 đồng/kg gạo trắng hạt dài. Do nhu cầu mua lớn nên nhân viên của siêu thị đóng gói gạo vào các bao xốp với trọng lượng 5kg/bịch. Theo báo cáo nhanh của ban quản lý thị trường các quận, huyện,đến chiều 29-4 thị trường gạo đã trở lại bình thường. Niềm vui mua được gạo đúng giá
  • 21. Kinh tế vi mô hoingoteam Ths Bùi Thị Hiền Trang 21 Tiêu cực: Người bán bị thiệt hại nhiều do phải bán lúa gạo với mức giá thấp hơn giá cân bằng, người thiệt hại nhiều nhất đó là nông dân. Tình trạng thiếu hụt lương thực xuất nhập khẩu… xuất hiện thị trường lúa gạo chợ đen bán với giá đắt. 2.2.2. Biệnpháp giá sàn Khi nhận thấy giá sản phẩm lúa gạo thấp hơn so vói mức bình thường (giá cân bằng của sản phẩm rất thấp) hoặc tình trạng thiếu hụt lương thực,..chính phủ sẽ ấn định giá sàn (mức giá thấp nhất) thấp hơn giá cân bằng nhằm ổn định lại giá, bảo vệ người tiêu dùng, kích thích nông dân sản xuất lúa gạo. Tác động của chính phủ đối với giá sàn: Tích cực: Kích thích sản xuất, người nông dân được lợi từ việc bán lúa gạo với giá cao, mùa màng bội thu. Tiêu cực: Giá sàn cao hơn mức giá cân bằng và cố định tại đó gây biến động trên thị trường: - Thị trường không tự cân bằng mới được vì mức giá cố định do chính phủ quy định. - Người tiêu dùng bị thiệt hại lớn vì phải mua lúa gạo với giá cao ảnh hưởng tới chi tiêu và việc sử dụng ngân sách. Hơn nữa ở mức giá khá cao sức cầu về lúa gạo sẽ giảm đi theo quy luật. Nhà nước đã kích thích nông dân sản xuất nhiều gây nhưng giá cao làm nhu cầu lại giảm xuống. Có thể đánh giá đấy là biện pháp kích cung gây ra vượt cung và làm dư thừa phần lớn hàng hóa lúa gạo trên thị trường. Và nếu nhà nước lại không tiếp tục can thiệp vào thị trường thì người bị hại tiếp theo chính là những người nông dân sản xuất vì không bán được hàng, không bù đắp được chi phí bỏ ra và sẽ bị lỗ nặng gây ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Các biện pháp thường được sử dụng như mua lại số lúa gạo dư thừa… đã được đề xuất để giải quyết tình trạng này.
  • 22. Kinh tế vi mô hoingoteam Ths Bùi Thị Hiền Trang 22 Năm2009, sản xuất lúa gạo ở bốn vùng trọng điểmcủa Việt Namđã có thặng dư lúa gạo trừ hai vùng vẫn còn thiếu hụt đó là vùng Đông NamBộ và Tây Nguyên. ĐBSCL là nơi có lượng lúa gạo hàng hóa lớn nhất nước (7,74 triệu tấn), vừa bảo đảm an ninh lương thực và bình ổn giá lương thực quốc gia,dự trữ và thamgia xuất khẩu trên 90% (5,5 triệu tấn trong 6,05 triệu tấn năm2009). Rất cần thiết để chính phủ đặt ra và áp dụng thuế xuất khẩu cũng như thamgia xuất khẩu gạo có điều kiện nhằmcân bằng các lợi ích quốc gia về khai thác lợi thế sản xuất và xuất khẩu gạo,tăng kimngạch xuất khẩu (thay vì chỉ tăng số lượng xuất khẩu), đảmbảo sinh kế cho nông dân trồng lúa. Tách bạch dự trữ gạo quốc gia và dự trữ thương mại ở các công ty xuất khẩu gạo hiện nay nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và bình ổn giá cũng như cung cấp gạo xuất khẩu có phẩm chất cao, trái vụ và giá cao. Việc thành lập quỹ bình ổn giá lúa gạo dựa trên việc thu 1 USD trên 1 tấn gạo xuất khẩu là rất cần thiết và thực hiện càng sớm càng tốt. Đây là một hình thức tái đầu tư cho ngành hàng lúa gạo ở khâu sản xuất với các phương án được đề nghị trong ngắn hạn và dài hạn. 2.2.3. Thực trạng tác động của các chínhsáchlúa gạotrên thị trường Có thể thấy hiện nay các biện pháp kích cung ví dụ như quy định giá sàn, nhà nước kích thích sự gia tăng sản xuất của nông dân đã gây nên lượng cung lớn về lúa gạo của Việt Nam trong những năm gần đây. Nông dân trồng lúa vùng ĐBSCL đã và đang trồng 47 giống lúa khác nhau và đang thử nghiệm9 loại giống mới (Nguyễn Công Thành, 2010), trong đó có một số giống có chất lượng cao nhưng cũng có nhiều loại giống có chất lượng gạo trung bình và thấp, ví dụ như giống IR50404 trong sản xuất vụ Hè Thu năm2009 có chất lượng thấp, khó tiêu thụ ở nội địa và xuất khẩu. Việt Namthamgia vào thị trường gạo thế giới với khối lượng giao dịch lớn và tập trung vào những mùa vụ cụ thể trong năm, điều này ít nhiều làmthay đổi cung và tác động lớn đến giá gạo thị trường thế giới. Hơn nữa, ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, kết quả vụ mùa cũng như chu kỳ nhập khẩu của một số quốc gia như Indonesia, Phillipines sẽ làm biến động giá và lượng của thị trường lúa gạo. Song song với đó có thể thấy được những nỗ lực của Chính phủ để giải quyết lượng lúa gạo dư thừa bằng việc đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới và lập thêm các quỹ bình ổn giá phần nào giúp ổn định được thị trường. Nhưng điều đó có phải đã là hoàn hảo không? Việc điều hành xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay chủ yếu qua Chính phủ. Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 quy định định hướng điều hành xuất khẩu gạo: “Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân các tỉnh có sản lượng lúa hàng hoá lớn và Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) điều hành việc xuất khẩu gạo hàng nămtheo nguyên tắc bảo đảm về an ninh lương thực; tiêu thụ hết lúa hàng hoá và bảo đảmgiá lúa có lợi cho nông dân, đồng thời phù hợp với mặt bằng giá cả hàng hoá trong nước; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ các giải pháp xử lý khi các nguyên tắc này không được bảo đảm hài hoà”. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệmvề việc dự báo và tính toán khối lượng gạo hàng hoá có thể xuất khẩu sau khi trừ đi các nhu cầu tiêu dùng cá nhân trong nước, làmgiống, chăn nuôi, tiêu dùng công nghiệp và dự trữ. Tỷ trọng xuất khẩu gạo qua những hợp đồng Chính phủ (G2G) là khá lớn (năm2007 chiếm66,4% tổng lượng gạo xuất khẩu, năm2008: 49,2% và chiếm42,7% năm2009) (VFA, 2009). Đặc biệt trong năm2008,chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều quyết định để điều tiết sự biến động giá trong nước và xuất khẩu ngành hàng lúa gạo: • Ngày 21/2/2008: Thủ tướng ký văn bản số 266/TTg-KTTH phê duyệt xuất khẩu 4 – 4,5 triệu tấn gạo trong năm 2008. • Ngày 5/3/2008: Thứ trưởng Bộ Công thương ký văn bản số 1746/BCT-XNK giao cho Hiệp hội lương thực Việt Nam(VFA) kiếmtra việc xuất khẩu gạo trong khoảng từ 700 – 800 ngàn tấn trong quí I, từ 1,3 – 1,5 triệu tấn trong quí II, từ 1,3 – 1,4 triệu tấn trong quí III, và 700 – 800 ngàn tấn trong quý IV.
  • 23. Kinh tế vi mô hoingoteam Ths Bùi Thị Hiền Trang 23 • Ngày 21/3/2008: Việt Namký hợp đồng xuất khẩu 2,4 triệu tấn trong tháng 6/2008 với mức giá trung bình là 437 USD/tấn. • 25/3/2008: Thủ tướng ký văn bản số 78/TB-VPCP tạm hoãn xuất khẩu gạo cho đến tháng 6/2008 và điều chỉnh tổng lượng xuất khẩu của năm 2008 xuống dưới 3,5- 4 triệu tấn. • Từ tháng 4 đến tháng 6, Việt Nam xuất khẩu 1,42 triệu tấn, lũy kế đến 2,44 triệu tấn, bằng với cùng kỳ năm 2007. • Giá xuất khẩu trong trong giai đọan này tăng dần, bắt kịp với giá quốc tế. Giá trung bình tăng từ 564USD/tấn (tháng 4) đến 792 USD(tháng 5) và đạt 1.004USD/tấn trong tháng 6. Nhưng khối lượng xuất khẩu trong tháng 6 chỉ có 200 ngàn tấn (do lệnh tạm hoãn trên). • Chính phủ cho phép xuất khẩu gạo trở lại vào ngày 1/7/2008, sau khi Bộ NN & PTNT công bố tổng sản lượng lúa năm2008 là 37,6 triệu tấn,tăng 1,7 triệu tấn so với năm 2007. • Trong tháng 7, Việt Namxuất khẩu 350.000 tấn với giá trung bình cao hơn 971USD/tấn. Tính đến cuối tháng 7, Việt Namxuất khẩu 2,79 triệu tấn, kimngạch xuất khẩu tích lũy đạt 1,81 tỷ USD. • 21/7/2008 Thủ Tướng chính phủ ban hành quyết định về mức thuế xuất khẩu đối với gạo từ 500,000 đồng/tấn (nếu giá xuất khẩu từ 600- 700 USD/tấn) đến 2,9 triệu đồng/tấn (nếu giá xuất khẩu cao hơn 1.300 USD/tấn). Chính sách này cố gắng để giảm áp lực tăng giá xuất khẩu của thị trường trong nước. Nhưng nhiều công ty đã ký hợp đồng với giá dưới 600USD/tấn để trốn thuế. • Từ 15/8/2008 Bộ tài chính tăng mức giá xuất khẩu gạo phải đóng thuế là từ 600 USD/tấn lên 800 USD/tấn để khuyến khích nhà xuất khẩu tăng giá mua. • 11/8/2008,Thống đốc ngân hàng nhà nước chỉ đạo các ngân hàng ưu tiên vốn vay cho các công ty xuất khẩu gạo để mua trữ lúa hè thu ở ĐBSCL, gia hạn các khoản vay cho nông dân trồng lúa và cung cấp các khoản vay mới với lãi xuất thấp hơn (19,5%/nămthay vì 21% trong năm 2007) cho nông dân trồng lúa. • Trong tháng 8, Ngân hàng Nông Nghiệp công bố ngân sách là 10.000 tỷ đồng, Ngân Hàng Đầu Tư Phát Triển Việt Nam(BIDV) 1.500 tỷ; Vinafood 12.500 tỷ… để mua gạo và cho vay sản xuất lúa gạo. • 19/12/08 Bộ tài chính bãi bỏ thuế xuất khẩu gạo đã được áp dụng đối với gạo trong tháng 8 xuất khẩu gạo của Việt Namlà 4,48 triệu tấn, tăng nhẹ so với 4,44 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái. Việc nâng giá sàn xuất khẩu gạo thêm 10 đô la/tấn của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) vào ngày 22/12 vẫn không thể chặn đứng đà suy giảmcủa thị trường lúa gạo nội địa trong những ngày đầu năm2012 này. Điều này, tiếp tục đẩy thị trường lúa gạo nội địa và xuất khẩu rơi vào cảnh bế tắc. Như vậy vẫn thấy được các chính sách trên vẫn không hiệu quả hoàn toàn và gây nên nhiều lo ngại. Vấn đề lớn vẫn là để phát triển kinh tế nhưng liệu cứ kích cung, sau đó tăng giá, rồi lại đẩy mạnh xuất khẩu có phải là biện pháp vẹn toàn hay không? Hơn nữa nếu tình trạng này tiếp tục xảy ra lâu dài sẽ làm nguời nông dân mất niềm tin vào thị trường. Điều này gây một hậu quả đi ngược lại với mong muốn của nhà nước. Chúng ta vẫn tiếp tục thấy những tín hiệu xấu từ thị trường lúa gạo như sau: Tuột mốc 5.000 đồng/kg Thiếu hợp đồng xuất khẩu gạo cho nên việc tăng giá sàn thêm 10 đô la/tấn vẫn không thể chặn đứng được đà giảmgiá mạnh của thị trường lúa gạo nội địa. Và đây là lần thứ 5 liên tiếp giá lúa gạo nội địa giảmmạnh kể từ đầu vụ thu đông (lúa vụ 3) đến nay. Lần giảm này đã kéo giá lúa xuống dưới mốc 5.000 đồng/kg đối với lúa IR 50404 tươi. Ông Nguyễn Văn Ngoãn, thương lái mua lúa tại xã Mỹ Hạnh Đông, huyện Cai Lậy, Tiền Giang cho biết, tiếp tục đà giảmgiá do thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, giá lúa hàng hóa
  • 24. Kinh tế vi mô hoingoteam Ths Bùi Thị Hiền Trang 24 tại ĐBSCL trong những ngày đầu năm2012 tiếp tục giảm100 - 200 đồng/kg, xuống mức giá 4.850-4.900 đồng/kg đối với lúa IR 50404 tươi và 5.800 - 5.900 đồng/kg đối với lúa khô. Đây là lần thứ 5 liên tiếp kể từ vụ thu đông giá lúa giảm mạnh và thấp hơn mức giá trong những ngày cuối năm 2011 đến 100 - 200 đồng/kg. Giá các loại lúa hạt dài OM 5451, OM 1490, OM 4218…,cũng giảmtiếp 100-200 đồng/kg xuống mức giá 6.000 - 6.200 đồng/kg đối với lúa khô (tùy loại) và 5.000 - 5.300 đồng/kg đối với lúa tươi thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp. Không chỉ giá lúa giảmmạnh, trong những ngày đầu năm 2012 này, giá gạo nguyên liệu cũng tiếp tục giảmmạnh. Theo các doanh nghiệp kinh doanh gạo tại khu vực xã Tân Bình, huyện Cai Lậy và chợ đầu mối Bà Đắc, huyện Cái Bè, Tiền Giang, gạo nguyên liệu của giống lúa IR 50404 chỉ còn 7.700 - 7.800 đồng/kg và 7.800 - 7.950 đồng/kg đối với gạo nguyên liệu chế biến gạo 5% tấm, giảm100 - 150 đồng/kg so với mức giá những ngày cuối năm 2011. Giá gạo thành phẩmđược các đầu mối kinh doanh lúa gạo thu mua dao động quanh mức 8.400 - 8.500 đồng/kg đối với gạo của giống lúa IR 50404; 9.800 – 9.900 đồng/kg đối với gạo 5% tấm; 9.400 - 9.500 đồng/kg đối với gạo 15% tấm. Xuất khẩu “gặp hạn”, nội địa bế tắc Theo VFA, ngoại trừ các hợp đồng xuất khẩu với khối lượng 600 ngàn tấn gạo đã được ký kết với Indonesia và Malaysia thì đến nay vẫn chưa có hợp đồng xuất khẩu gạo mới nào được ký thêm với Việt Nam. Chính điều này, làm cho tình hình hình xuất khẩu trong quí 1/2012 của Việt Namđược dự báo sẽ càng khó khăn hơn, đặc biệt là khi vụ lúa đông xuân 2011-2012 bắt đầu. Trong một lần trả lời phỏng vấn Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Phạm Quang Diệu, chuyên gia ngành lúa gạo của Công ty Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam (Agromonitor) cho rằng, giá lúa gạo nội địa của Việt Nam sẽ còn tiếp tục ảm đạm do triển vọng thị trường xuất khẩu đang gặp rất nhiều khó khăn. “Tính đến nay,triển vọng thị trường xuất khẩu gạo năm2012 của Việt Nam rất là mờ nhạt. Nếu vẫn “gặp hạn” đến giữa quí này thì lúc đó thị trường lúa gạo nội địa sẽ càng tồi tệ hơn khi vụ lúa đông xuân bắt đầu thu hoạch, nguồn cung dồi dào”- bà Ba Ánh, Giámđốc doanh nghiệp Tấn Tài III, chợ đầu mối Bà Đắc, huyện Cái Bè, Tiền Giang, đơn vị chuyên kinh doanh lúa gạo nội địa và xuất khẩu cho biết. Theo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, thị trường xuất khẩu của Việt Nam sẽ còn tiếp tục gặp nhiều khó khăn do sức ép từ nguồn cung gạo giá rẻ của Ấn Độ và Pakistan. Không chỉ xuất khẩu gặp khó, thị trường tiêu thụ lúa gạo nội địa ngay những ngày đầu năm 2012 này ảmđạm, dù lúa hàng hóa không còn nhiều.Anh Trần Văn Thuận, thương lái mua lúa tại chợ đầu mối Bà Đắc nói: “Hiện tình hình tiêu thụ lúa gạo nội địa trong khu vực rất là chậm, dù giá xuống rất thấp nhưng chúng tôi vẫn không dám thu vào vì sợ lỗ”. Tuy nhiên chúng ta không vì vậy mà phủ nhận đi những nỗ lực của chính phủ. Cái gì cũng có ưu điểm của nó. Vì thế hãy cùng nhìn lại và đánh giá các biện pháp của chính phủ một cách khách quan nhất.  Ưu điểm của chính sách giá sàn Thường được áp dụng để khuyến khích sản xuất (vd: nông nghiệp nước ta, chính sách lương tối thiểu để bảo hộ người lao động). Tuy nhiên sự dư cung do chính sách giá sàn có những hệ lụy. Việc ban hành chính sách giá sàn cần phải đi kèm với những biện pháp giải quyết hậu quả của nó.  Tiêu cực: Dư thừa lúa gạo, người mua phải mua gạo với giá cao,…  Biện pháp:
  • 25. Kinh tế vi mô hoingoteam Ths Bùi Thị Hiền Trang 25 + Khuyến khích xuất khẩu + Dùng quỹ dự trữ quốc gia thu mua dự trữ + Hạn chế cung  MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP – LÚA GẠO NƯỚC TA:
  • 26. Kinh tế vi mô hoingoteam Ths Bùi Thị Hiền Trang 26 2.3. Đánh giá hiệu quả của các chính sách can thiệp của Nhà nước vào thị trường 1. Ưu điểm Dựa vào chính sách về giá trần và giá sàn mà chính phủ có thề bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Điều chỉnh được mức giá của những mặt hàng nông sản và những loại mặt hàng khác trên thị trường. Không để xảy ra tình trạng vượt cầu, vượt cung quá mức. Đưa nước ta từ nước nhập khẩu trở thành nước xuất khẩu gạo và nông sản lớn trên thế giới. Mặt hàng nông sản được nhiều quốc gia trên thế giới chấp nhận. Có những chính sách phù hợp để người nông dân Việt Nam không bị thua lỗ trong các vụ mùa. 2. Nhược điểm Đưa ra chính sách nhưng không thi hành triệt để, các doanh nghiệp vẫn tự ý phá giá gây ảnh hưởng xấu. Đôi khi đưa ra mức giá không hợp lí gây ra tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa hàng hóa trên thị trường. Khi giá gạo xuất khẩu giảm mạnh vẫn chưa tìm ra biện pháp thích hợp để điều chỉnh Vẫn để tình trạng các doanh nghiệp ép giá người nông dân. Việc sản xuất nông sản không chú trọng tới chất lượng mà chạy theo số lượng là chủ yếu nên chất lượng nông sản thấp. Khi đưa ra chính sách giá cần phải kèm theo những biện pháp giải quyết khi mức giá không hợp lí.  Để khắc phục những điểm yếu của chính sách giá trần, giá sàn chính phủ đề ra nhiều biện pháp: Theo đó, cơ chế, chính sách hỗ trợ sẽ thực hiện ở cả "đầu vào" và "đầu ra" cho sản xuất thông qua các giải pháp: Nhà nước hỗ trợ lãi suất vay vốn cho người sản xuất lúa để mua vật tư đầu vào như:Giống lúa, phân bón,thuốc trừ sâu... và hỗ trợ doanh nghiệp mua lúa tạm trữ. Thực hiện được cơ chế này, Nhà nước thành lập quỹ bình ổn giá thóc, gạo và cho phép doanh nghiệp mua khối lượng thóc tạmtrữ được sử dụng Quỹ bình ổn giá để trực tiếp bù đắp phần chênh lệch giữa giá thị trường và giá sàn định hướng. Theo tính toán, quỹ bình ổn này chi ra khoảng 1.000 tỷ đồng mỗi nămthì mới bảo đảmyêu cầu hỗ trợ cả nông dân và doanh nghiệp. Nguồn thu của quỹ là một phần lợi nhuận trước thuế của lượng gạo xuất khẩu của tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Để người sản xuất thật sự được thụ hưởng chính sách này thì điều kiện tiên quyết là doanh nghiệp phải mua lúa trực tiếp từ nông dân. Điều này không dễ thực hiện ngay bởi hiện nay, việc thu mua tại nhà người sản xuất chỉ đạt 20%,còn lại 80% vẫn qua trung gian, nên tình trạng nông dân bị ép giá vẫn phổ biến. Vì vậy, các doanh nghiệp phải công bố hai loại giá ở hai địa điểmmua khác nhau,gắn với tiêu chuẩn chất lượng của lúa để người sản xuất lựa chọn nơi bán hàng hóa của mình thuận lợi nhất. Tuy nhiên, cùng với chính sách hỗ trợ như vậy, để ổn định thị trường lúa, gạo trong nước, cần thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ khác để bảo đảmtính bền vững như: Giúp nông dân
  • 27. Kinh tế vi mô hoingoteam Ths Bùi Thị Hiền Trang 27 áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, đầu tư hợp lý để có lãi ngay cả khi giá lúa, gạo trên thị trường xuống thấp. Hiệp hội lương thực và các cơ quan chức năng cần cung cấp thông tin đầy đủ về thị trường cho nông dân, giúp họ xemxét "mua gì, bán gì", ở đâu có lợi nhất... Về phía doanh nghiệp, cần sắp xếp hệ thống thu mua lúa của người sản xuất và đẩy nhanh tiến độ xây kho tạmtrữ lúa để chế biến gạo xuất khẩu, tạmtrữ cho đến khi xuất khẩu hết số lúa hàng hóa,không để xảy ra tình trạng mà người nông dân thường gặp là mất mùa được giá, còn được mùa thì rớt giá. Trong điều kiện thị trường lúa, gạo luôn có những biến động thì chính sách trợ giúp người sản xuất và lập quỹ bình ổn giá lúa, gạo là cần thiết nhằmgiúp người nông dân yên tâm sản xuất, doanh nghiệp yên tâmthu mua. Từ đó,nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam và tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng chủ lực này,bảo đảm nhiều mục tiêu, cả ngắn hạn và dài hạn. Từ đầu nămđến nay, Chính phủ đã 2 lần có quyết định mua tạm trữ lúa gạo. Hình thức hỗ trợ thu mua tạmtrữ lúa gạo cho đến nay vẫn là dành lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp dựa trên lượng lúa tạm trữ theo phân bổ. Tuy nhiên, chính sách này trong thời gian qua đã không đạt được mục đích đảm bảo cho nông dân trồng lúa có lời từ 30% trở lên. Để lợi nhuận của nông dân được đảm bảo, nên chuyển thu mua lúa gạo tạm trữ sang dự trữ. Nămnào cũng thế điệp khúc “được mùa mất giá” cứ lặp đi lặp lại trong nông dân luôn tồn đọng, bị ép giá liên tục, Chính phủ phải chi kinh phí hỗ trợ lãi suất để mua lúa tạmtrữ. Năm 2012, Chính phủ phải chi kinh phí tới 2 lần để hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp mua lúa tạm trữ, lần thứ 1 vào tháng 3 ngay sau vụ đông xuân, để mua tạmtrữ 1 triệu tấn gạo hàng hóa, lần thứ 2 vào tháng 6 khi bắt đầu thu hoạch vụ hè thu, Chính phủ lại chi kinh phí để mua tạm trữ 500 ngàn tấn gạo hàng hóa. Lần hỗ trợ thứ 2 vừa kết thúc mua tạmtrữ ngày 10/8, kỳ hạn chấm dứt hỗ trợ lãi suất mua hỗ trợ là tháng 10. 3. Bài học kinh nghiệm: Từ nhận thức được những ưu điểm cũng như nhược điểm trong vận dụng cung cầu của chính sách giá trần cũng như giá sàn đem lại như trên, sau đây là một số ý kiến, nhận xét, đánh giá của nhóm: - Giá trần và giá sàn là một trong rất nhiều biện pháp, chính sách can thiệp trực tiếp của chính phủ trong quy luật vận dụng cung cầu để điều tiết, cân bằng nền kinh tế thị trường. - Bởi giá trần là mức giá cao nhất mà chính phủ quy định cho một loại hàng hóa nên sẽ xảy ra 3 hệ quả tất yếu sau đây: 1 - Là người sản xuất sẽ phải chịu thiệt thòi vì cung cấp ở mức giá thấp hơn mức giá quy định. 2 - Là đối với người tiêu dùng thì một số sẽ được lợi vì mua được những hàng hóa rẻ,một số bị thiệt vì không mua được hàng hay bắt buộc phải mua ở thị trường không hợp pháp do thiếu hàng hóa với mức giá cao hơn mức giá cân bằng.
  • 28. Kinh tế vi mô hoingoteam Ths Bùi Thị Hiền Trang 28 3 - Là tạo ra mặt tiêu cực vì gây khan hiếm hàng hóa trên thị trường. - Ngược lại bởi giá sàn là mức giá thấp nhất của hàng hóa do chính phủ quy định nên sẽ xảy ra hai điều tất yếu sau đây: + Người tiêu dùng sẽ bị thiệt vì phải mua hàng hóa ở mức giá cao hơn giá cân bằng trên thị trường, còn người bán lại được lợi vì bán được hàng ở mức giá rẻ. Trên đây cái nhìn khái quát lại một lần nữa những tác động cơ bản mà chính sách giá trần và giá sàn đem lại cho nền kinh tế. Và thật vậy hiện nay tốc độ phát triển của nhân loại như vũ bão, cùng với các nhân tố khác như khoa học, công nghệ hiện đại…thì vấn đề kinh tế có ảnh hưởng rất lớn tới chỉ tiêu đánh giá phát triển của một quốc gia, dân tộc. Trên thực tế hầu hết các thị trường không hoạt động hoàn toàn tự do, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng tồn tại một nền kinh tế hỗn hợp, đa sắc màu, do vậy vai trò của chính phủ trong can thiệp giá cả thị trường bằng cách này hay cách khác, trực tiếp hay gián tiếp là không thể phủ nhận vì vậy vai trò của Chính phủ đối với thị trường lại càng không phải nói. Cần có những nhà hoạch định tốt hơn, những chính sách tốt hơn, các đại biểu Quốc hội sẽ đề xuất được những ý kiến tốt hơn nhằm cải thiện tình hình,… và quan trọng hơn là chúng ta cũng nên học hỏi kinh nghiệm từ các nước sản xuất tiên tiến đi trước. Theo quan điểm của nhóm thì nước ta không thiếu nguời tài nhưng quan trọng hơn là dám nghĩ dám làm và cần có một hệ thống bộ máy nhà nước trong sạch vững mạnh hơn nữa dẹp bỏ hoàn toàn quan liêu bao cấp và các tệ nạn tham nhũng, để “chất xám không bị chảy máu”… và nhân tài có thể có những cơ hội mà đứng ra xây dựng nước nhà, giúp nước giúp đời! Có thề thấy Chính phủ có vai trò như người cầm cân nảy mực trong công cuộc điều tiết nền kinh tế thị trường vào giai đoạn ổn định và phát triển bền vững. Phần 3. KẾT LUẬN  Vai trò của hai chínhsách: Hai biện pháp can thiệp trực tiếp của chính phủ là giá trần và giá sàn không tồn tại riêng biệt, đối lập, không triệt tiêu, phủ định lẫn nhau mà giữa hai biện pháp trên có tính chất bổ sung, liên kết, tương trợ lẫn nhau trong quá trình hoàn thiện hệ thống chính sách, chỉ đạo đúng đắn, sáng suốt kịp thời của Đảng, Chính phủ Việt Nam: điều tiết mức cung cầu, đảm bảo nền kinh tế thị trường ở mức cân bằng ”Thuận tình kẻ mua người bán”. Mặt khác nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế thị trường phát triển năng động, đa phương đa chiều, bởi vậy không thể áp dụng một phương pháp cố định mà cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa hai phương pháp này: một mặt giúp cân bằng nền kinh tế thị trường, mặt khác lại tỏ rõ được tầm quan trọng, sáng suốt của chính phủ trong quá trình hoạch định, chèo lái con thuyền kinh tế của đất nước. Trên đây là những quan điểm, nhận xét của nhóm về chủ đề bài tiểu luận. Bài tiểu luận chắc hẳn còn rất nhiều hạn chế mong cô đóng góp ý kiến để bài làm của nhóm được hoàn thiện hơn nữa. Nhóm chân thành cảm ơn ý kiến đóng góp của giảng viên.
  • 29. Kinh tế vi mô hoingoteam Ths Bùi Thị Hiền Trang 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kinh tế vi mô, Đại học Công nghiệp Tp Hồ Chí Minh, 2006 2. Kinh tế học, Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh, 2005 3. Sách báo, tạp chí điệntử vnexpress.net, và những trang mạng khác