SlideShare a Scribd company logo
1 of 37
câu22. Phân tíchđặc điểm, phương pháp luận của trường phái tân cổ điển để làm rõ
trường phái này vừa cổ điển chung lại vừa có đặc điểm khác biệt so với các quan điểm
của trường phái kinh tế CTTS cổ điển ở Anh.
Trả lời.
*Đặc điểm, phương pháp luận của trường phái tân cổ điển:
- Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tự do cạnh tranh có sự đổi biến mạnh mẽ sang
chủ nghĩa tư bản đường, cùng với sự ra đời của khoa học Marx, phái kinh tế chính trị tư sản
cổ điển tỏ ra yếu thế khi bảo vệ chủ ngĩa tư bản- Trước bối cảnh đó trường phái tân cổ điển ra
đời.
- Trường phái tân cổ điển dựa vào tâm lí chủ quan để giải thích các hiện tượng và quá trình
kinh tế -xã hội, vận dụng đưa ra lí thuyết quan hệ sản xuất và giá cả hàng hoá trên thị trường
do c-c quyết định.
- áp dụng phương pháp phân tích vi mô: đi vào nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng, của
các xí nghiệp. Xem xét người tiêu dùng làm sao để với só thu nhập như vậy sẽ thu được
nhiều hàng hoá nhất, còn các xí nghiệp kinh doanh làm thế nào để thu được lợi nhuận nhiều
nhất .
- Vận dụng phương pháp toán học như công thực, đồ thị, mô hình để đưa ra các phạm trù
kinh tế .
- Họ đưa ra các kinh nghiệm mới như “ích lợi giới hạn, năng suất giới hạn, sản phẩm giới
hạn...” vì vậy trường phái tân cổ điển còn gọi là trường phái giới hạn.
* Đăc điểm chung và khác so với trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh.
+Đặc điểm chung: Các trường phái này đều ủng hộ tự do cạnh tranh chống lại sự can thiệp
của Nhà nước vào thị trường. Họ tin tưởng rằng cơ chế thị trường tự phát sẽ đảm bảo cân
bằng c-c, đảm bảo cho nền kinh tế tăng bình thường, tránh được khủng hoảng kinh tế.
** Cổ điển.
- Dùng phương pháp nghiên cứu dựa vào khách.
- Đi sâu vào nghiên cứu lĩnh vực sản xuất.
- Chú ý nghiên cứu mặt chất.
- Nghiên cứu các vấn đề kinh tế, thường đề cập đến vấn đề kinh tế - xã hội(có liên hệ với điều
kiện chính trị - xã hội).
** Tân cổ điển.
- Dùng tâm lí chủ quan của nhân dân.
- Chuyển sự chú ý sang lĩnh vực trao đổi, lưu thông và nhu cầu.
- Chủ yếu là mặt lượng.
- Nghiên cứu về ván đề kinh tế thuần tuý, phủ nhận thuật ngữ kinh tế chính trị học của
Montchretien. Mà chỉ là kinh tế học.
Lí thuyết “Bàn tay vô hình”:
Con người khi tham gia các hoạt động kinh tế ngoài bị chi phối bởi lợi ích cá nahan còn chịu
tác động của các quy luật kinh tế khách quan thậm chí đáp ứng nhu cầu của xã hội tốt hơn lợi
ích cá nhân.
Điều kiện cần thiết để các quy luật kinh tế khách quan hoạt động: sự tồn tại và phát triển của
sản xuất và trao đổi hàng hóa; nền kinh tế phát triển trên cơ sở tự do kinh tế (tự do sản xuất,
tự do liên doanh liên kết, tự do mậu dịch).
Nhà nước không cần thiết phải can thiệp vào nền kinh tế vì bản thân cơ chế thị trường có thể
giải quyết hài hòa các mối quan hệ của nền kinh tế.
Câu 1: Trình bày lí luận ích lợi giới hạn và giá trị giới hạn của Áo, cho vài ví dụ để CMR tư
tưởng giới hạn của trường phái đã đc kinh tế học hiện đại kế thừa và phát triển ( = tư tường
giới hạn đc những trường phái nào kế thừa và phát triển).
 Ø Lí luận ích lợi giới hạn:
Tác giả:Carl Menger(1840-1921)
 Tiền đề: 2 định luật về nhu cầu của Herman Gossen(1810-1858)
Định luật 1: bất cứ 1 nhu cầu nào của con ng cũng có thể đc t/m nếu như ng ta tiêu dùng 1
loại sp có tính năng đáp ứng đc nhu cầu. Cường độ của nhu cầu giảm dần khi số lượng sp đc
đưa ra để thỏa mãn nhu cầu tăng lên. Nhu cầu sẽ ko còn nữa nếu như con ng đc t/m sp đến tột
độ (cường độ nhu cầu bằng 0)
Định luật 2: Cá nhân ý thức đc nhu cầu của mình và biết rõ cách thức để t/m nhu cầu vì vậy
nếu như biết suy luận,tính t oán thì cá nhân sẽ sắp xếp nhu cầu theo 1 trật tự nhất định. Trật
tự này hoặc là căn cứ vào cường độ của nhu cầu hoặc là căn cứ vào ý muốn của cá nhân cho
thấy đc nhu cầu nào là cấp thiết và mức độ cấp thiết của từng nhu cầu,để từ đó con ng có kế
hoạch chi tiêu thích hợp. Trong trường hợp thu nhập của con ng còn thấp thì việc tiêu dùng
thường chỉ giới hạn ở những nhu cầu cấp thiết còn khi thu nhập tăng dần lên,con ng có xu
hướng tiêu dùng những HH cao cấp, xa xỉ nhiều hơn.
 Nội dung:
Ích lợi là đặc tính cụ thể của vật mà nhờ đó những nhu cầu khác nhau của con ng đc t/m,
phân ra thành ích lợi chủ quan, khách quan, ích lợi cụ thể, trìu tượng.
Do nhu cầu của con ng có cường độ khác nhau nên nếu như đc tuần tự t/m thì nhu cầu sẽ có
cường độ giảm và theo đà tăng của vật đc đưa ra để t/m nhu cầu thì vật sau sẽ đc đánh giá lợi
ích thấp hơn vật trước.Vì vậy vs 1 số lượng sp có giới hạn thì vật đc đưa ra sau cùng sẽ đc gọi
là sp giới hạn và ích lợi của vật đó đc gọi là ích lợi giới hạn.
Ích lợi giới hạn là ích lợi của vật đc đưa ra sau cùng để t/m nhu cầu; vật đó có ích lợi nhỏ
nhất và quy định lợi ích của tất cả các vật khác.
Thế giới quan giữa ích lợi giới hạn vs số lượng sp đc đưa ra để t/m nhu cầu là tương quan tỉ
lệ nghịch.
 Ø Lí luận giá trị giới hạn:
 Tiền đề:
Lí luận giá trị ích lợi của J.B.Say.
Lí luận ích lợi giới hạn.
 Nội dung:
Phủ nhận lí thuyết giá trị lđ của trường phái ‘TS cổ điển’ và C.Mác.
Đưa ra lý thuyết giá trị – ích lợi (giá trị – chủ quan): Theo đó “ích lợi giới hạn” quyết định
giá trị của sản phẩm kinh tế, đó là “giá trị giới hạn”, nó quyết định giá trị của tất cả các sản
phẩm khác (ích lợi của vật quyết định giá trị – ở đây là: “ích lợi giới hạn”). Muốn có nhiều
giá trị phải tạo ra sự khan hiếm.
Về Giá trị trao đổi (GTTĐ): cho rằng GTTĐ là chủ quan, sở dĩ hai người trao đổi sản phẩm
cho nhau là vì cả hai đều tin rằng sản phẩm mà mình bỏ ra đối với mình ít giá trị hơn sản
phẩm mà mình thu về (ở đây có sự so sánh các sản phẩm, nếu có lợi mới trao đổi, căn cứ vào
nhu cầu bản thân).
 Ø Kế thừa và phát triển:
Lí thuyết “Năng suất giới hạn”, “ng công nhân giới hạn” và “sp giới hạn” của J.B.Clark trong
trường phái giới hạn ở Mĩ
A.Marshall nhà kinh tế thuộc trường phái Cambridge Anh cũng cho rằng nhu cầu về của cải
là có giới hạn và khẳng định giá cầu của người mua được quyết định bởi ích lợi giới hạn.
J.M.Keynes và P.A.Samuelson đã ủng hộ lí thuyết này:
Keynes đã xây dựng lí thuyết “Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn” và “Hiệu quả giới hạn của
tư bản”.
Samuelson đưa ra lí thuyết “Giới hạn khả năng sản xuất” và “Sự lựa chọn”
Câu 5: Chứng minh rằng Lí thuyết giá cả của A.Marshall thể hiện rõ đặc điểm phương
pháp luận của trường phái tân cổ điển ( kế thừa và phát triển bàn tay vô hình của
A.Smith)
 Ø Đặc trưng phương pháp luận của Trường phái tân cổ điển:
Marshall tập trung nghiên cứu nền kinh tế trong quan hệ trao đổi lưu thông, chứ không quan
tâm đến quá trình sản xuất.
Ông đưa ra các phạm trù kinh tế mới: cung, cầu, giá cung, giá cầu, hệ số co dãn của cầu… là
sự phối hợp các phạm trù toán học và kinh tế học để giải thích quy luật kinh tế.
Ông đã biết sử dụng công cụ toán học trong phân tích kinh tế: đồ thị, công thức.
Để xây dựng mô hình cung – cầu thị trường Marshall đi sâu vào phân tích tâm lí, hành vi của
người tiêu dùng và nhà sản xuất từ đó rút ra kết luận cho toàn nền kinh tế => áp dụng phương
pháp vi mô trong nghiên cứu.
Theo ông giá trị là phạm trù siêu hình, vô nghĩa, chỉ có giá cả là phạm trù thiết thực và cụ thể
vì thế nhà kinh tế không đề cập tới phạm trù giá trị.
Việc phân tích mối quan hệ cung cầu dưới góc độ hành vi của người mua và người bán đều
mong muốn đạt được lợi ích tốt nhất cho mình (người mua chỉ quan tâm đến việc tốn ít tiền
nhất mà thỏa mãn được tốt nhất nhu cầu của mình, người bán chỉ quan tâm đến lợi nhuận) mà
không quan tâm đến nền sản xuất, bối cảnh lịch sử xã hội nói chung => điều này thể hiện tâm
lí chủ quan cá biệt, cá nhân trong phân tích kinh tế.
Việc phân tích cung- cầu thị trường một cách thuần túy cũng thể hiện việc Marshall muốn
xây dựng một nền kinh tế học thuần túy không bị tác động bởi yếu tố giai cấp.
Kế thừa và phát triển Bàn tay vô hình của A.Smith.
Lí thuyết “Bàn tay vô hình”:
Con người khi tham gia các hoạt động kinh tế ngoài bị chi phối bởi lợi ích cá nhân còn chịu
tác động của các quy luật kinh tế khách quan thậm chí đáp ứng nhu cầu của xã hội tốt hơn lợi
ích cá nhân.
Điều kiện cần thiết để các quy luật kinh tế khách quan hoạt động: sự tồn tại và phát triển của
sản xuất và trao đổi hàng hóa; nền kinh tế phát triển trên cơ sở tự do kinh tế (tự do sản xuất,
tự do liên doanh liên kết, tự do mậu dịch).
Nhà nước không cần thiết phải can thiệp vào nền kinh tế vì bản thân cơ chế thị trường có thể
giải quyết hài hòa các mối quan hệ của nền kinh tế.
Lí thuyết giá cả của Marshall:
Ông tập trung nghiên cứu nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh.
Ông cho rằng: Ở trên thị trường, giá cả đc hình thành một cách tự phát do tác động của mối
quan hệ cung cầu. Khi giá cung và giá cầu gặp nhau thì hình thành nên giá cả cân bằng hay
giá cả thị trường: “Khi giá cung và giá cầu gặp nhau thì sẽ chấm dứt cả khuynh hướng tăng
dẫn khuynh hướng giảm, lượng hàng hóa sản xuất, thế cân bằng được thiết lập”.
=> Marshall đề cao sự tự phát của cơ chế thị trường, coi nhẹ sự can thiệp của Nhà nước vào
kinh tế, tin tưởng cơ chế thị trường tự phát đảm bảo cân bằng kinh tế.
Câu 6: Trình bày nội dung lí thuyết giá cả của A.Marshall, rút ra ý nghĩa lí luận và thực
tiễn từ việc nghiên cứu lí thuyết này.
 Lí thuyết giá cả của A.Marshall:
Ở trên thị trường, giá cả đc hình thành một cách tự phát do tác động của mối quan hệ cung
cầu:
 Cầu và giá cầu:
- Cầu là biểu hiện của nhu cầu có khả năng thanh toán, nó được biểu hiện bởi khối lượng
tiền tệ và giá cả nhất định.
- Nhân tố ảnh hưởng đến cầu: nhu cầu; thu nhập; giá cả của bản thân hàng hóa.
- Hệ số co dãn của cầu phản ánh mối sự thay đổi của cầu dưới sự thay đổi của giá.
: sự thay đổi của cầu.
: sự thay đổi của giá.
K: hệ số co dãn của cầu theo giá.
K = : =
Sự co dãn của cầu phụ thuộc vào các nhân tố sau: mức giá cả, giá cả của các hàng hóa có liên
quan, sức mua của dân cư và nhu cầu mua sắm của dân cư.
 Cung và giá cung:
- Cung là khối lượng hàng hóa sản xuất ra đem bán trên thị trường với một giá cả nhất
định.
- Nhân tố ảnh hưởng đến cung: giá cả hàng hóa đó.
 Cân bằng thị trường và giá cả thị trường
- Thị trường là tổng thể những người có quan hệ mua bán hay là nơi gặp gỡ của cung và
cầu. Khi nghiên cứu cơ chế thị trường, Marshall cho rằng một mặt trong điều kiện cạnh tranh
hoàn toàn thì cung cầu phụ thuộc vào giá cả. Mặt khác, cơ chế thị trường tác động làm giá cả
phù hợp với cung cầu, nghĩa là giá cả được quyết định bởi cung, cầu. Theo ông, giá cả là
quan hệ số lượng mà trong đó hàng hóa và tiền tệ được trao đổi với nhau.
- Khi giá cung và giá cầu gặp nhau thì hình thành nên giá cả cân bằng hay giá cả thị
trường: “Khi giá cung và giá cầu gặp nhau thì sẽ chấm dứt cả khuynh hướng tăng dẫn khuynh
hướng giảm, lượng hàng hóa sản xuất, thế cân bằng được thiết lập”.
- Marshall cho rằng, yếu tố thời gian có ảnh hưởng quan trọng đến cung, cầu và giá cả
cân bằng. Trong thời gian ngắn thì cung cầu có tác động với giá cả.
- Ngoài ra, sự độc quyền cũng có tác động đến giá cả. Để có lợi nhuận cao, các nhà độc
quyền thường giảm sản lượng để nâng bán. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là độc quyền
quyết định được tất cả, bởi vì trên thị trường còn chịu sự tác động của sự co dãn của cầu.
 Ý nghĩa của việc nghiên cứu:
Ý nghĩa lí luận:
Tích cực:
Lí thuyết giá cả của Marshall đi sâu phân tích cơ chế thị trường dưới góc độ vi mô, vì thế là
cơ sở quan trọng cho kinh tế học vi mô hiện đại
Là lí thuyết đầu tiên đặt nền móng cho việc phân tích thị trường theo mô hình cung – cầu, đây
là nguyên lí cơ bản nhất của kinh tế học vi mô hiện đại, xuyên suốt gần như mọi vấn đề của
nền kinh tế thị trường.
Hạn chế:
Phân tích lý thuyết giá cả: Với tính phê phán và đứng trên cơ sở lý luận giá trị – lao động của
chủ nghĩa Mác thì có thể nhận xét lý thuyết giá cả của Marshall như sau: Trong thời gian
ngắn thì lợi ích cận biên quyết định giá trị, điều này lại mắc phải sai lầm mà thuyết ích lợi đã
gặp phải. Còn trong thời gian dài chi phí sản xuất quyết định giá cả thì không giải thích được
trong giá cả đó bao gồm cả lợi nhuận của nhà tư bản chứ không chỉ có chi phí sản xuất. Nhà
tư bản không thể bán hàng hóa với giá bằng với chi phí sản xuất được.
Nếu cho rằng quan hệ cung cầu quyết định giá cả thì cũng không có căn cứ vững chắc vì giá
cả thay đổi cũng tác động làm cung cầu thay đổi. Điều này thể hiện sự luẩn quẩn trong lý
luận của Marshall: Cung, cầu quyết định giá cả, sau đó giá cả lại quyết định cung, cầu. Thực
ra quan hệ cung, cầu về một hàng hóa nào đó trên thị trường chỉ làm cho giá cả dao động
xung quanh giá trị chứ không tạo ra giá trị (giá trị chỉ được tạo ra trong quá trình sản xuất chứ
không phải trong trao đổi).
Ý nghĩa thực tiễn:
Giúp ta nhận thức đc trạng thái vận động của thị trường dưới tác động của các quy luật khách
quan, sự cân bằng cung cầu trên thị trường ko phải là cân bằng tĩnh, mà là cân bằng động,
luôn dao động qua điểm cân bằng.
Đâylà cơ sở để phân tích sự biến động giá cả HH trên thị trường, để nhà nước có chính sách
điều chỉnh thích hợp.
Các doanh nghiệp chủ động trong chiến lược kinh doanh, tác động vào cung, cầu và đưa ra
chính sách giá cả để thu lợi nhuận cao.
Việc xác định K giúp các xí nghiệp độc quyền đưa ra chính sách giá cả có lợi cho mình (giá
cả độc quyền để thu lợi nhuận độc quyền cao), có thể bán số lượng sản phẩm ít hơn mà giá cả
cao hơn.
Sự co giãn của cầu phụ thuộc vào các nhân tố: mức giá cả, sức mua và nhu cầu mua sắm .
Thời gian là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cung cầu và giá cả. Quy tắc chung là:
- Thời gian ngắn (thời kỳ nghiên cứu ngắn) phải chú ý tới ảnh hưởng của cầu lên giá trị .
- Thời gian dài (thời kỳ nghiên cứu càng dài) thì ảnh hưởng tác động của chi phí tới giá
trị rất quan trọng.
Câu 7: CMR lí thuyết kinh tế của TP Tân cổ điển là cơ sở hình thành kinh tế học vi mô.
Có thể nói, lí thuyết kinh tế học của TP tân cổ điển là cơ sở hình thành kinh tế học vi mô hiện
đại, bởi có thể tìm thấy sự kế thừa TP Tân cổ điển của kinh tế học vi mô hiện đại ở các nội
dung: đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, thuật ngữ cơ bản, lí thuyết cơ bản.
Đối tượng nghiên cứu: Lĩnh vực nghiên cứu là lĩnh vực trao đồi lưu thông, trao đổi, nhu
cầu…
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp vi mô, nghiên cứu kinh tế trong các xí nghiệp cụ thể,
các loại hàng hóa cụ thể từ đó rút ra kết luận cho toàn chung cho toàn nền kinh tế.
Sử dụng các mô hình, công thức, đồ thị toán học đề giải thích nền kinh tế.
Thuật ngữ cơ bản: sau này, kinh tế học vi mô hiện đại tiếp tục sử dụng các thuật ngữ cơ bản
mà Tp Tân cổ điển đã đưa ra:
Ích lợi giới hạn của TP giới hạn thành Viene – Áo sau này là lợi ích cận biên trong kinh tế vi
mô
Năng suất giới hạn của TP Mĩ sau này chính là năng suất cận biên của lao động trong kt vi
mô.
Thuật ngữ cung cầu, hệ số co dãn của cầu trong lí luận của Marshall đc phát triển thành lí
thuyết cung cầu, hệ số co dãn của cầu theo giá (công thức của Marshall là co dãn khoảng,
ngoài ra còn có công thức co dãn điểm.) trong kinh tế học vi mô, ngoài ra còn đc phát triển
thêm các khái niệm khác như hệ số co dãn của cung theo giá, của cầu theo thu nhập…
Các lí thuyết cơ bản: Cùng với sự kế thừa các thuật ngữ cơ bản, kinh tế học vi mô hiện đại
cũng kế thừa và phát triển xa hơn các lí thuyết kinh tế cơ bản của TP Tân cổ điển.
TP Tân cổ điển Kinh tế học vi mô
Lí thuyết ích lợi giới hạn – Áo:
Ích lợi là đặc tính cụ thể của vật mà nhờ
đó những nhu cầu khác nhau của con ng
đc t/m, phân ra thành ích lợi chủ quan,
khách quan, ích lợi cụ thể, trìu tượng.
Do nhu cầu của con ng có cường độ khác
nhau nên nếu như đc tuần tự t/m thì nhu
cầu sẽ có cường độ giảm và theo đà tăng
của vật đc đưa ra để t/m nhu cầu thì vật
sau sẽ đc đánh giá lợi ích thấp hơn vật
trước.Vì vậy vs 1 số lượng sp có giới hạn
thì vật đc đưa ra sau cùng sẽ đc gọi là sp
giới hạn và ích lợi của vật đó đc gọi là ích
lợi giới hạn.
Ích lợi giới hạn là ích lợi của vật đc đưa
ra sau cùng để t/m nhu cầu; vật đó có ích
lợi nhỏ nhất và quy định lợi ích của tất cả
các vật khác.
Lí thuyết lợi ích của kt học vi mô:
Lợi ích đc hiểu là sự thỏa mãi hài lòng đạt
đc khi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.
Người tiêu dùng sẽ tối đa hóa các lợi ích
đạt được khi tiêu dùng.
Lợi ích đc đo bằng đơn vị của trí tưởng
tượng mà ng tiêu dùng gán cho hàng hóa
khi tiêu dùng đc biểu hiện bằng mức độ
sẵn sàng chi trả của họ cho 1 đơn vị hàng
hóa tiêu dùng.
Lợi ích cận biên là lợi ích tăng thêm khi
tiêu dùng thêm 1 đơn vị hàng hóa dịch vụ.
MU =
Quy luật lợi ích cận biên giảm dần: lợi ích
của hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thêm
có xu hướng giảm dần và điều này chỉ
đúng trong thời gian ngắn.
Lí thuyết năng suất giới hạn:
J.B.Clark cho rằng ích lợi của lao động
Hàm sản xuất ngắn hạn của kinh tế học
vi mô.
thể hiện ở năng suất của nó tuy nhiên
năng suất lao động giảm dần, ng công
nhân đc thuê sau cùng là người công nhân
giới hạn. Năng suất của anh ta là năng
suất giới hạn. Đó là năng suất thấp nhất
và nó quyết đinh năng suất chung của các
CN khác.
Q = f (K, L).
K cố định, năng suất cận biên của lao
động MPL = là sản phẩm đầu ra tăng
thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị lao động.
Với quy mô của nhà máy đc cho trc thì
MPL có xu hướng tăng do khai thác đc
thêm công suất của máy móc nhưng nếu
tiếp tục tăng L mà K vẫn cố định thì năng
suất cận biên sẽ giảm dần.
Lí thuyết cung cầu – Marshall:
Cầu là biểu hiện của nhu cầu có khả năng
thanh toán, nó được biểu hiện bởi khối
lượng tiền tệ và giá cả nhất định.
Nhân tố ảnh hưởng đến cầu: nhu cầu; thu
nhập; giá cả của bản thân hàng hóa.
Lí thuyết cung cầu – kinh tế học vi mô:
Cầu là số lượng hàng hóa dịch vụ mà
người tiêu dùng muốn mua và có khả
năng mua tại các mức giá khác nhau trong
khoảng thời gian nhất định vs đk các yếu
tố khác k đổi.
Nhân tố ảnh hưởng đến cầu: thu nhập, giá
hàng hóa thay thế hoặc bổ sung, quy mô
thị trường, sở thích, kì vọng.
Lượng cầu: số lượng hàng hóa ng tiêu
dùng muốn mua tại 1 mức giá nhất định.
Nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu: giá cả
hàng hóa đó
Cung là khối lượng hàng hóa sản xuất ra
đem bán trên thị trường với một giá cả
nhất định.
Nhân tố ảnh hưởng đến cung: giá cả hàng
hóa đó.
Cung: là số lượng hàng hóa dich vụ ng
bán muốn bán tại các mức giá khác nhau
trong khoảng thời gian nhất định với đk
các yếu tố khác k đổi.
Nhân tố ảnh hưởng đến cung: công nghệ
và năng suất, giá cả đầu vào, thuế và trợ
cấp, số lượng nhà sản xuất, kì vọng…
Lượng cung: lượng hàng hóa đc bán tại 1
mức giá nhất định.
Nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung: giá
cả hàng hóa đó
Khi giá cung và giá cầu gặp nhau thì hình Cân bằng cung cầu là trạng thái mà lượng
thành nên giá cả cân bằng hay giá cả thị
trường: “Khi giá cung và giá cầu gặp
nhau thì sẽ chấm dứt cả khuynh hướng
tăng dẫn khuynh hướng giảm, lượng hàng
hóa sản xuất, thế cân bằng được thiết
lập”.
cung bằng lượng cầu tại 1 mức giá.
Hệ số co dãn của cầu phản ánh mối sự
thay đổi của cầu dưới sự thay đổi của giá.
: sự thay đổi của cầu.
: sự thay đổi của giá.
K: hệ số co dãn của cầu theo giá.
K = : =
Hệ số co dãn của cầu theo giá đo lường sự
thay đổi tương đối của lượng cầu do 1%
tương đối của giá hàng hóa.
Co dãn khoảng (đoạn):
EDP = ×
Co dãn điểm:
EDP = ×
Câu 8: So sánh đặc điểm phương pháp luận của trường phái cổ điển Anh với Tân cổ điển.
Bảng 1: So sánh chung.
Trường phái cổ điển Anh Trường phái Tân cổ điển
Ra đời và phát triển ở Châu Âu, từ giữa
TK 18-19.
Ra đời và phát triển ở Tây Âu, Mỹ, vào
cuối TK 19- đầu TK 20.
Đối tượng nghiên cứu là lĩnh vực sản
xuất.
Đối tượng nghiên cứu là lĩnh vực trao đổi,
lưu thông lợi ích, tiêu dùng.
Sử dụng phương pháp phân tích vĩ mô,
cho rằng quy luật kinh tế khách quan chi
phối hoạt động kinh tế.
Sử dụng phương pháp phân tích vi mô, kết
hợp phạm trù kinh tế với phạm trù toán
học.
Cho rằng cung quyết định cầu, cung tạo
ra cầu, sản xuất quyết định tiêu dùng.
Cho rằng cầu quyết định cung, tiêu dùng
quyết định sản xuất.
Ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế, chủ
trương chống lại sự can thiệp của nhà
nước vào hoạt động kinh tế.
Ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế, chủ trương
chống lại sự can thiệp của nhà nước vào
hoạt động kinh tế.
Lao động là yếu tố duy nhất tạo ra giá
trị, là nguồn gốc của giá trị, của của cải,
Giá trị không bắt nguồn, không phụ thuộc
vào lao động mà phụ thuộc hoàn toàn vào
của giàu có.
Giá trị hàng hóa do lượng lao động hao
phí tương đối cần thiết để sản xuất ra
hàng hóa đó quyết định.
tâm lý chủ quan của con người.
Giá trị của hàng hóa là do sự tương tác giữa
tính quan trọng , cấp thiết của nhu cầu và
số lượng vật phẩm hiện có quyết định.
Lao động là cái duy nhất, chính xác để
đo lường giá trị trao đổi của hàng hóa.
Chưa giải thích được tại sao vật càng
khan hiếm thì giá trị trao đổi càng cao.
Giá trị trao đổi được hình thành do sự đánh
giá chủ quan của người mua, người bán về
công dụng của hàng hóa.
Giải thích được tại sao vật càng khan hiếm
thì giá trị trao đổi càng cao.( dựa trên quy
luật ích lợi giới hạn giảm dần).
Giá thị trường chịu sự điều tiết của giá
cả tự nhiên.
Giá thị trường là kết quả sự va chạm giữa
giá cung với giá cầu, va chạm giữa cung
với cầu.
Giá cả hàng hóa trong lưu thông quyết
định số lượng tiền cần thiết trong lưu
thông.
Giá cả tỉ lệ thuận với khối lượng tiền đưa
vào trong lưu thông.
Ricardo cho rằng tiền lương là giá cả thị
trường của lao động phụ thuộc vào giá
cả tự nhiên (giá các tư liệu sinh hoạt…).
Phủ nhận cuộc đấu tranh đòi tăng lương
của người công nhân:
+ Adam Smith cho rằng tiền lương chỉ
có thể tăng trong nền kinh tế tăng trưởng
nhanh.
+ Ricardo cho rằng lương thấp là điều tự
nhiên, lương cao là thảm họa.
Clark cho rằng người công nhân được tiền
lương là sản phẩm biên tế của lao
động.(giải thích dựa trên lý luận năng suất
giới hạn)
Phủ nhận cuộc đấu tranh đòi tăng lương,
giảm thất nghiệp của người công nhân.
Clark cho rằng công nhân phải chấp nhận
tiền lương thấp để có việc làm, muốn tiền
lương cao thị có thể chính mình bị sa thải.
(lý luận năng suất biên giảm dần).
Lợi nhuận là kết quả của việc trả công
thấp hơn giá trị.
Phủ nhận sự bóc lột khi cho rằng lợi
nhuận là kết quả của toàn bộ tư bản đầu
tư ban đầu.
Không giải thích được lợi nhuận trên cơ
sở nguyên tắc trao đổi ngang giá.
Bohm Bawerk cho rằng lợi nhuận là
khoảng chênh lệch do sự đánh giá chủ quan
khác nhau của con người về 2 loại của cải :
của cải hiện tại (TLTD) được đánh giá cao,
của cải tương lai (TLSX) được đánh giá
thấp.
Xã hội tư bản là công bằng, nhà tư bản có
lợi nhuận phù hợp với năng suất giới hạn
của tư bản, khẳng định lợi nhuận là không
bóc lột. (nguyên tắc hành vi hợp lý)
Đã giải thích được.
Địa chủ có địa tô là kết quả của độ màu
mỡ tương đối của đất đai.
Địa chủ có địa tô phù hợp với năng suất
biên tế của đất đai.
Phát triển lý thuyết Bàn tay vô hình, tôn
trọng các quy luật khách quan tự phát,
chi phối hoạt động con người.
Tâm lí chủ quan (cá biệt các nhân) Phát
triển lý thuyết ích lợi giới hạn và thuyết giá
trị giới hạn, quan tâm đến nhu cầu tâm lý
chủ quan của con người.
Bảng 2: So sánh đặc điểm phương pháp luận:
Cổ điển Anh Tân cổ điển
Đối tượng nghiên cứu là lĩnh vực sản xuất.
Chuyển sự chú ý phân tích sang lĩnh vưc
lưu thông, trao đổi, nhu câu…
Họ nghiên cứu các vấn đề kinh tế của tư
bản chủ nghĩa.
Họ muốn gạt bỏ các yếu tố chính trị,
giai cấp để xây dựng môn kinh tế học
thuần túy.
Tiếp cận và tìm hiểu các quy luật kinh tế
khách quan. (VD: Giá trị hàng hóa là
khách quan.Giá trị hàng hóa do lượng lao
động hao phí tương đối cần thiết để sản
xuất ra hàng hóa đó quyết định)
Tâm lí chủ quan (cá nhân cá biệt) trong
phân tích kinh tế.
(Giá trị của hàng hóa là do sự tương tác
giữa tính quan trọng, cấp thiết của nhu
cầu và số lượng vật phẩm hiện có quyết
định).
Phương pháp nghiên cứu thể hiên tính 2
mặt: mặt khoa học – trừu tượng hóa và mặt
tầm thường – mô tả liệt kê hời hợt. (lấy ví
dụ lí luận giá trị lao động của A.Smith, 2
định nghĩa giá trị)
Phương pháp vi mô trong phân tích kinh
tế.
Tích cực áp dụng các công cụ toán học
như đồ thị, công thức, mô hình.
(Ví dụ: Trường phái giới hạn Áo, cung
cầu Marshall)
Ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế, chống lại sự
can thiệp của nhà nước vào kinh tế.
“Bàn tay vô hình” A.Smith
Giống nhau
L.Walras
Marshall.
Câu 1: Đặc điểm phương pháp luận của lí thuyết Keynes. Vì sao nói trường phái này
vừa kế thừa vừa đối lập trường phái Tân cổ điển.
 Ø Đặc điểm phương pháp luận:
Keynes đã đưa ra phương pháp phân tích vĩ mô (tức là phân tích kinh tế xuất phát từ những
tổng lượng lớn để nghiên cứu mối liên hệ và khuynh hướng của chúng nhằm tìm ra công cụ
tác động vào khuynh hướng, làm thay đổi tổng lượng).
Ví dụ như:
Đưa ra mô hình kinh tế vĩ mô với 3 đại lượng:
- Một là, đại lượng xuất phát (bao gồm nguồn vật chất như tư liệu sản xuất, sức lao động,
mức độ trang bị kĩ thuật của sản xuất, trình độ chuyên môn hóa của người lao động, cơ cấu
của chế độ xã hội). Là đại lượng không thay đổi hay thay đổi chậm chạp.
- Hai là, đại lượng khả biến độc lập (là những khuynh hướng tâm lý như tiêu dùng, đầu
tư, ưa chuộng tiền mặt,…). Là cơ sở hoạt động của mô hình, là đòn bẩy bảo đảm sự hoạt
động của tổ chức kinh tế tư bản chủ nghĩa.
- Ba là, đại lượng khả biến phụ thuộc (là các chỉ tiêu quan trọng cấu thành nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa, cụ thể hóa tính trạng nền kinh tế như: khối lượng việc làm, thu nhập quốc dân,
đơn vị tiền công) có sự thay đổi theo sự tác động của các biến số độc lập.
- Mối liên hệ giữa đại lượng khả biến độc lập và đại lượng khả biến phụ thuộc:
Thu nhập (R) = giá trị sản lượng (Q) = Tiêu dùng (C) + Đầu tư (I)
Tiết kiệm (E) = Thu nhập (R) – Tiêu dùng (C) (E hoặc S)
(hay R = Q = C + I , E = R – C) ⇒ E = I.
- E, I là 2 đại lượng quan trọng, theo Keynes việc điều tiết vĩ mô nhằm giải quyết việc
làm,tăng thu nhập đòi hỏi khuyến khích tăng đầu tư và giảm tiết kiệm, có như vậy mới giải
quyết được khủng hoảng và thất nghiệp.
Về cơ bản trong phương pháp Keynes vẫn dựa vào tâm lý chủ quan, nhưng khác với các nhà
cổ điển và cổ điển mới dựa vào tâm lý cá biệt, Keynes dựa vào tâm lý xã hội, tâm lý chung,
tâm lý của số đông (đưa ra các phạm trù khuynh hướng tiêu dùng, tiết kiệm là các phạm trù
tâm lý số đông, tâm lý xã hội).
Ông đánh giá cao vai trò của tiêu dùng, trao đổi, coi tiêu dùng và trao đổi là nhiệm vụ số một
mà nhà kinh tế học phải giải quyết. Theo ông, nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế, thất
nghiệp và trì trệ trong nền kinh tế là do cầu tiêu dùng giảm do đó cầu có hiệu quả giảm (tiêu
dùng tăng chậm hơn mức tăng thu nhập do khuynh hướng tiết kiệm, ưa chuộng
tiền mặt,… vì thế cầu tiêu dùng và do đó cầu có hiệu quả giảm). Do đó, cần nâng cầu tiêu
dùng, kích thích cầu có hiệu quả.
=>Vì vậy lý thuyết của Keynes còn được gọi là lý thuyết trọng cầu.
Phương pháp có tính chất siêu hình: coi lý thuyết của mình đúng cho mọi chế độ xã hội.
Theo xu hướng chung: tách kinh tế khỏi chính trị, tích cực áp dụng toán học (công thức, mô
hình, đại lượng, hàm số, đồ thị).
 Ø Kế thừa và đối lập Tân cổ điển:
Kế thừa:
Cũng giống như trường phái Tân cổ điển, Keynes hướng sự chú ý phân tích kinh tế vào lĩnh
vực trao đổi, lưu thông, cung cầu ( thu nhập, tiết kiệm, tiêu dùng, sản lượng nền kinh tế.
Ông cũng tích cực sử dụng công thức toán học trong phân tích kinh tế (công thức mô hình,
đại lượng, hàm số, đồ thị…)
Về cơ bản trong phương pháp Keynes vẫn dựa vào tâm lý chủ quan giống với các nhà kinh tế
học cổ điển khi đưa ra các khuynh hướng.
Đối lập:
Keynes đã đưa ra phương pháp phân tích vĩ mô (tức là phân tích kinh tế xuất phát từ những
tổng lượng lớn để nghiên cứu mối liên hệ và khuynh hướng của chúng nhằm tìm ra công cụ
tác động vào khuynh hướng, làm thay đổi tổng lượng). Còn Tân cổ điển áp dụng phương
pháp vi mô trong nghiên cứu, từ sự phân tích kinh tế trong các xí nghiệp rút ra kết luận chung
cho toàn xã hội.
Keynes dựa vào tâm lý xã hội, tâm lý chung, tâm lý của số đông (đưa ra các phạm trù khuynh
hướng tiêu dùng, tiết kiệm là các phạm trù tâm lý số đông, tâm lý xã hội). Còn các nhà kinh
tế Tp Tân cổ điển sử dụng tâm lí chủ quan cá nhân cá biệt trong phân tích (ích lợi giới hạn,
năng suất giới hạn…)
Keynes nhấn mạnh bàn tay của nhà nước trong điều tiết nền kinh tế. Trong khi Tân cổ điển
tiếp tục kế thừa trường phái cổ điển Anh: đề cao cơ chế tự phát của thị trường, coi nhẹ sự can
thiệp của nhà nước vào kinh tế, tin tưởng cơ chế thị trường tự phát sẽ đảm bảo cân bằng nền
kinh tế
Câu 8. Keynes là người sáng lập ra lí thuyết kinh tế vĩ mô hiện đại. Dùng lí thuyết việc
làm để chứng minh.
Trả lời.
- Theo Keyne, vấn đề quan trọng nhất, nguy hiểm nhất đối với chủ nghĩa tư bản là khối lượng
thất nghiệp và việc làm. Vì vậy vị trí trung tâm trong lí thuyết kinh tế của ông là “ lí thuyết
việc làm”. lý thuyết của ông đã mở ra cả một gia đình mới trong tiến trình phát triển lí luận
kinh tế tư bản ( cả về chức năng tư tưởng lẫn thực tiễn ). Trong đó phải kể đến lí thuyết kinh
tế vĩ mô, về hệ thống điều tiết của đường Nhà nước, ông biểu hiện lợi ích và là công trình sư
của chủ nghĩa tư bản đường Nhà nước.
- Đặc điểm nổi bật của học thuyết Keynes là đưa ra phương pháp phân tích vĩ mô. Theo ông
việc phân tích kinh tế phải xuất phát từ những các mọi lượng lớn để tìm ra công cụ tác động
vào khuynh hướng, làm phát triển mọi lượng.
- Keynes đưa ra mô hình kinh tế vĩ mô với mọi đại lượng
+ Đại lượng xuất phát: không phát triển hoặc phát triển chậm( như các nguồn v/c: TL sản
xuất, số lượng slđ, trình độ chuyên môn hoá của chủ nghĩa, cơ cấu chế độ xã hội...)
+ Đại lượng khả biến độc lập: những khuynh hướng tâm lí ( tiết kiệm, tđ, đầu tư...) nhóm này
là cơ sở hoạt động của mô hình,là đòn bảy cho sự hoạt động của các tổ chức kinh tế.
+ Đại lượng khả biến phụ thuộc vào: cụ thể hoá tình trạng của nền kinh tế ( số lượng, quản
gia, thu nhập quân dân.)
R= c+s
Q= c+I
R= Q
việc điều tiết vĩ mô nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập đòi hỏi tăng I, giảm S. Có như
vậy mới giải quyết được khối lượng thất nghiệp.
* Lí thuyết về việc làm của Keynes
Khi việc làm phát triển lên thì thu nhập thực tế phát triển -) phát triển tiêu dùng nhưng tốc độ
phát triển tiêu dùng chậm hơn tốc độ phát triển thu nhâp nên có khuynh hướng tiết kiệm một
phần thu nhập. Do đó các doanh nghiệp xẽ bị thua lỗ nếu sử dụng toàn bộ số lượng lao động
tăng thêm. Nếu muốn khắc phục tình trạng này cần phải kích thích quần chúng tiêu dùng
thêm phần tiết kiệm của họ, và cần phải có một lượng tái bản đầu tư để kích thích các chủ
doanh nghiệp sử dụng số lượng lao động phát triển thêm. Khối lượng tái bản đầu tư phụ
thuộc vào sở thích đầu tư của nhà kinh doanh mà sở thích đầu tư phụ thuộc vào hiệu quả giới
hạn của TB (hiệu quả giới hạn của TB có xu hướng giảm đến khi bằng lãi suất ) do đó để
phân tích lí thuyết chung về việc làm phải sáng tỏ các lí thuyết về khuynh hướng tiêu dùng,
hiệu quả giới hạn của TB.
- Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn:
* Khuynh hướng tiêu dùng phụ thuộc vào : thu nhập, nhân tố khách quan ảnh hưởng tới thu
nhập sự hoạt động phát triển tiền cùng danh nghĩa, sự phát triển chênh lệch giữa thu nhập với
thu nhập vậy những nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến khuynh hướng như dự phòng dùng cho
tương lai.
+ Khuynh hướng tiết kiệm phụ thuộc vào : động lực kinh doanh, động lực tiền mặt, động lực
cải tiến và động lực thận trọng về tài chính.
-) Khuynh hướng sử dụng giới hạn là khuynh hướng phân chia thu nhập tăng thêm cho
tiêu dùng -ký hiêụ dc/ dR =)
khuynh hướng này có su hướng giảm dần nghĩa là cùng với sự tăng lên của thu nhập thì tiêu
dùng tăng lên nhưng với tốc độ chậm hơn, vì phần thu nhập tăng thêm đem phân chia cho
tiêu dùng ít hơn. Từ đó tạo khoảng cách giữa tiêu dùng và thu nhập đó là tiết kiệm. Khi đó
khuynh hướng tiêu dùng giới hạn giảm dần còn khuynh hướng tiết kiệm giới hạn tăng dần -)
sự thiếu hụt cần tác động là xu hướng vĩnh viễn của mọi nền sản xuất =) gây ra khủng hoảng,
thất nghiệp.
- Lãi suât và hiệu quả giới hạn của tư bản.
+ Lãi suất của sự trả công cho số tiền vay. Nó là phần thưởng cho “sở thích chi tiêu tư bản”
trong nền kinh tế, lãi suất tỷ lệ nghịch với số lượng tiền cần thiết trong lưu thông ( i tăng, I
giảm).
+ Theo đã tăng lên của vốn đầu tư thì “ hiệu quả của tư bản “ sẽ giảm dần và nó được gọi là
“hiệu quả giới hạn của tư bản “ “ vậy hiệu quả giới hạn tư bản” là quan hệ giữa phần lời triển
vọng được đảm bảo bằng đơn vị bổ sung của tư bản và cỏ phần để sản xuất ra đơn vị đó.
- Số nhân đầu tư : số nhân là tỉ số giữa tốc độ tăng thu nhập và tăng đầu tư. Nó xử dụng sự
gia tăng đầu tư để làm cho gia tăng thu nhập lên bao nhiêu lần.
DI: gia tăng đầu tư
K: số nhân
=)K= dR/dI vì ds=dI
=) K= dR/dI = dR/dS= dR/dr
dR/dR-dC/dR
1
=
1-dC/dR
-) Mô hình số nhân phản ánh quan hệ giữa gia tăng thu nhập với gia tăng đầu tư theo
Keynesmỗi sự gia tăng của đầu tư đều kéo theo sự gia tăng của cầu bổ sung cung, cầu về
TLSX. Do vậy làm tăng cầu tiêu dùng, tăng giá hàng, tăng việc làm cho công nhân. Tất cản
điều đó làm cho thu nhập tăng lên. Đến lượt nó, tăng thu nhập lại là tiền đề cho tăng đầu tư
mới.
* Các trường phái nhấn mạnh vai trò của Nhà nước.
- CNTT: Khi chủ nghĩa tư bản mới ra đời, tài sản đã dựa vào Nhà nước để tích luỹ vốn vì
Nhà nước nắm đường về ngoại thương, đề ra luật lệ, c/s, kiểm soát buôn bán giúp ts thu được
lợi nhuận từ hoạt động ngoại thương .
- Học thuyết của Keynes: trước cuộc khủng hoảng 29-33 -) đưa ra vai trò tất yếu của Nhà
nước. Nhà nước trong các c/s vĩ mô sẽ khắc phục khủng hoảng, ổn định tăng kinh tế -) nhấn
mạnh vai trò của Nhà nước.
- Chủ nghĩa tự do Kinh Tế : Nhà nước chỉ can thiệp vào kinh tế ở một mức độ nhất định
VD: Nền kinh tế ở Đức, Nhà nước can thiệp theo hai nguyên tắc: hỗ trợ và tương hợp.
- Samuelson: coi trọng cả cơ chế tập thể và Nhà nước: Nhà nước phải có chức năng can thiệp
điều tiết kinh tế nhưng tôn trọng quy luật kinh tế kết quả của kinh tế tập thể.
câu11. Monchetien “nội thương” một hệ thống ống dẫn, ngoại thương máy bơm. Muốn
tăng của cải phải có ngoại thương nhập dẫn của cải qua nội thương.
trả lời.
- Tập thể của chủ nghĩa tập thể đó là họ coi trọng tiền tệ, họ coi tiền tệ như là thước đo tiêu
chuẩn của sự giàu có và mọi sự hùng mạnh của một quốc gia. Do đó mục đich kinh tế của
mỗi nước đó là phải tăng kl tiền tệ. Nhà nước càng nhiều tiền thì càng giàu có; họ coi hàng
hoá chỉ là phương tiện tăng kl tiền tệ. Họ coi tiền là đại b duy nhầt của của cải, tiêu chuẩn để
đánh giá mọi hinh thức hành nghề hoạt động nghề nghiệp, những hoạt động nào mà không
dẫn đến tích luỹ tập thể là hoạt động không có lợi, hoạt động tiêu cực. Họ coi nghề nông là
một nghề trung gian những hoạt động tích cực và tích cực vì nghề nông không làm tăng hay
giam của cải, hoạt động chủ nghĩa thì không thể là nguồn gốc của cải ( trừ chủ nghĩa khai
thác vàng bạc ) do đó nội thương chỉ có tác dụng di chuyển của cải trong nước chức không
thể làm tăng của cải trong nưóc.
- Khối lượng tiền tệ chỉ có thể gia tăng = con đường ngoại thương. Trong hoạt động ngoại
thương phải thực hiện c/s xuất siêu( xuất nhiều, xuất ít) Học thuyết trọng thương cho rằng lợi
nhuận tạo ra cho lĩnh vực lưu thông nó là kết quả việc mua ít bán nhiều, mua rẻ bán đắt mà có
v.
=) Ngoại thương là động lực tăng kinh tế chủ yếu của một nước, không có ngoại thương
không thể tăng được của cải . Ngoại thương được ví như máy bơm đưa lượng tiền nước ngoài
vào trong nước
=) Quan điểm này đánh giá cao ngoại thương xem nhẹ nội thương vì ông chỉ chú ý đến lĩnh
vực lưu thông (T-H-T) mà chưa hiểu được toàn bộ quá trình sản xuất và bước chuyển của
việc tạo ra lợi nhuận đó là do gt sản xuất =) giải pháp số một là tăng cả nội thương và ngạoi
thương.
- Tích luỹ tiền tệ chỉ thực hiện được dưới sự giúp đỡ của Nhà nước. Nhà nước nắm độc quyền
về ngoại thương, thông qua việc tạo điều kiện pháp lí cho công ty thương mại độc quyền
buôn bán với nước ngoài.
câu 13. “ Khối lượng tiền tệ chỉ có thể gia tăng bằng con đường ngoại thương, trong
họat động ngoại thương phải thực hiện cs xuất siêu”
trả lời.
- Để có thể tích luỹ tiền tệ phải thông qua hoạt động thương mại, trước hết là ngoại thương.
Trong ngoại thương phải thực hiện xuất siêu, tiền sinh ra trong lưu thông, qua trao đổi không
ngang giá (quan điểm của chủ nghĩa tập thể).
- Bảng cân đối thương mại. Trong buôn bán thương mại phải đảm bảo xuất siêu để có chênh
lệch tăng tích luỹ tiền, T.Mun viết: “Chúng ta phải thường xuyên giữ vững nguyên tắc là
hàng năm bán cho người nước ngoài số lượng hàng hoá lớn hơn số lượng hàng hoá chúng ta
phải mua của họ”.
Nếu H1- T- H2=) H1>H2
T1- H - T2=) T1>T2
- Để có xuất siêu họ cho rằng chỉ xuất siêu thành phẩm chứ không xuất khẩu nguyên liệu,
thực hiện thương mại trung gian, mang tiền ra nước ngoài để mua rẻ ở nước này bán đất ở
nước khác, thực hiện c/s thuế qun bảo hộ, nhằm kiểm soát hàng hoá nhập khẩu, khuyên khích
tăng hàng hoá xuất khẩu.
- Quan điểm này cũng sai lầm vì chỉ tăng.
- Chỉ dùng trong điều kiện tăng kinh tế
Câu 21. Lí thuyết của Keynes một mặt là sự kế tục những điểm của trường phái tân cổ
điển. Mặt khác lại thể hiện như sự đối lập với trường phái này. Dựa vào học thuyết của
trường phái này khác với trường phái Keynes để chứng minh.
Trả lời.
* Học thuyết của trường phái tân cổ điển ra đời cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX, khi có sự
chuyển biến mạnh mẽ từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản đường. Học
thuyết của Keyynesra đười sau vào khoảng những năm 30 của thế kỉ XX những đã có sự kế
tục tăng học thuyết của trường phái tân cổ điển điều đó thể hiện:
- Trường phái tân cổ điển dựa vào tâm lí chủ quan để giải thích các hiện tượng và quá trình
tâm lí. Xã hội còn phải nghiên cứu của Keynes cũng dựa vào tâm lí chủ quan của xã hội như
khuynh hướng tiêu dùng, khuynh hướng tiết kiệm, như đòn bảy của nền kinh tế.
Sở dĩ có sự kế thừa như vậy là do trường phái tân cổ điển đẫ dựa vào tính chất khan hiếm của
sản phẩm kinh tế, khi đó số lượng của nó có giới hạn, khi hàng hóa khan hiếm thì người tiêu
dùng hàng hoá đó càng cao.
- Còn học thuyết Keynes cũng dựa vào các khuynh hướng kích cầu tăng lên cũng dựa trên sự
tăng tiêu dùng, giảm tiết kiệm của người dân, làm thu nhập giảm.
- Trường phái tân cổ điển đưa ra lí luận”ích lợi của giới hạn” của trường phái áo cho rằng
cùng với đã tăng lên của vật phẩm thoả mãn nhu cầu, mức độ bão hoà tăng lên, mức độ cấp
thiết của nhu cầu giảm xuống, ích lợi giới hạn là ích lợi của vật phẩm cuối cùng đưa ra thoả
mãn nhu cầu.
Nó là ích lợi nhỏ nhất và quyết định ích lợi của tất cả các vật khác. Keynes đã đưa ra các
phạm trù về khuynh hướng tiết kiệm giảm làm cho hiệu quả giới hạn của tư bản giảm, cầu về
tiêu dùng giảm=) gây ra khủng hoảng thu nhập...
- Sản phẩm phương pháp phân tích toán học, mô hình, đồ thị
** Tân cổ điển
+ dựa vào tâm lí cá biệt
+ ủng hộ tự do cạnh tranh, chống lại sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế, cơ chế tập thể tự
phát sẽ đảm bảo công bằng c-c
+ Kinh tế tăng bình thường, không thừa nhận khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp.
** Keynes.
+ Dựa vào tâm lí xã hội.
+ Nhà nước phải can thiệp vào kinh tế, sự công bằng c-c được thực hiện nhờ các cơ sở tiền tệ,
đầu tư của Nhà nước.
+ Vấn đề trọng tâm là khủng hoảng kinh tế và việc làm
Câu 8: Dựa vào quan điểm kinh tế của Keynes, CMR ông là người sáng lập ra kinh tế
học vĩ mô hiện đại.
Có thể nói, lí thuyết kinh tế học của Keynes là cơ sở hình thành kinh tế học vĩ mô hiện đại,
bởi có thể tìm thấy sự kế thừa TP Keynes của kinh tế học vĩ mô hiện đại ở các nội dung: đối
tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, thuật ngữ cơ bản, lí thuyết cơ bản.
Đối tượng nghiên cứu: lĩnh vực trao đổi tiêu dùng là trọng tâm nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu:
Keynes đã mởi ra phương pháp vĩ mô hiện đại: phân tích nền kinh tế phải xuất phát từ tổng
lượng lớn nền kinh tế, nghiên cứu mối quan hệ của các tổng lượng và sự vận động của chúng.
Thuật ngữ cơ bản: TP Keynes là trường phái đầu tiên đưa ra các thuật ngữ: Tổng cung, tổng
cầu, tổng sản lượng nền kinh tế, số nhân đầu tư, khuynh hướng tiêu dùng giới hạn, khuynh
hướng tiết kiệm giới hạn…( sau này kinh tế học vĩ mô hiện đại phát triển thành số nhân chi
tiêu, khuynh hướng tiêu dùng cận biên…)
Lí thuyết cơ bản:
Lí thuyết kinh tế của Keynes Kinh tế học vĩ mô hiện đại
Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn:
Khuynh hướng “tiêu dùng” phản ánh
mối tương quan giữa thu nhập vs số
dành cho tiêu dùng đc rút ra từ thu nhập
đó.
Khuynh hướng “tiết kiệm”: phản ánh
mối tương quan giữa thu nhập & tiết
kiệm
Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn
(dC/dR): cá nhân có xu hướng phân
chia thu nhập tăng thêm cho tiêu dùng
theo tỷ lệ giảm dần. 0 < dC/dR < 1
Khuynh hướng tiết kiệm giới hạn
(dS/dR) cá nhân có xu hướng phân chia
phần thu nhập tăng thêm cho tiết kiệm
theo tỷ lệ tăng dần => xu hướng tiết
kiệm giới hạn ngày càng tăng.
Cùng vs sự gia tăng của thu nhập, tiêu
dùng giới hạn ngày càng giảm, tiết kiệm
giới hạn ngày càng tăng.
Xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC) là
lượng tiêu dùng tăng thêm khi thu nhập khả
dụng tăng thêm 1 đơn vị.
Hàm tiêu dùng có dạng:
C = a + MPC.Yd
a: tiêu dùng tự định
Yd: thu nhập khả dụng.
0 < MPC < 1.
Xu hướng tiết kiệm cận biên (MPS)
MPC + MPS = 1
Số nhân đầu tư: là mối quan hệ giữa gia
tăng thu nhập (dR) với gia tăng đầu tư
(dI). Nó xác định sự gia tăng đầu tư sẽ
làm gia tăng thu nhập lên bao nhiêu lần
(là hệ số bằng số nói lên mức độ tăng
của sản lượng do kết quả của mỗi đơn vị
Số nhân chi tiêu: Mối quan hệ giữa sự thay
đổi bất kì của tổng chi tiêu đầu tư và sự
thay đổi cuối cùng của thu nhập quốc dân
tạo ra.
m = 1/1 – MPC = 1/MPS.
đầu tư).
K = 1/1 – dC/dR
MPC là khuynh hướng tiêu dùng cận biên
MPS là khuynh hướng tiết kiệm cận biên.
Keynes chủ trương đưa thêm tiền vào
lưu thông, thực hiện lạm phát có kiểm
soát để giảm lãi suất nhờ đó kích thích
đầu tư tư nhân và các hoạt động kinh tế
khác. Theo Keynes, lạm phát có kiểm
soát k có j nguy hiểm, mà làm như vậy
sẽ duy trì đc tình hình thị trường trong
thời kì sản xuất và việc làm giảm sút.
Đường Phillip: Mối tương quan tỉ lệ nghịch
giữa tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ lạm phát.
Giải thích: Thất nghiệp thấp (gia tăng việc
làm) gắn với tổng cầu cao, tổng cầu cao đẩy
tiền lương và giá cả tăng lên trong toàn bộ
nền kinh tế.
Câu 9: Tại sao nói lí thuyết của Keynes là trọng cầu. quan điểm này được thể hiện ntn trong lí
thuyết việc làm của ông.
Lí thuyết kinh tế của Keynes được gọi là lí thuyết trọng cầu, bởi:
Ông đánh giá cao vai trò của tiêu dùng, trao đổi, coi tiêu dùng và trao đổi là nhiệm vụ số một
mà nhà kinh tế học phải giải quyết.
Đồng thời, trong mối quan hệ cung cầu, ông đánh giá cao hơn vai trò của tổng cầu đối với sản
lượng nền kinh tế. Tổng cầu quyết định tổng cung và thúc đẩy tăng trưởng sản lượng của nền
kinh tế.
Theo ông, nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp và trì trệ trong nền kinh tế là do
cầu tiêu dùng giảm do đó cầu có hiệu quả giảm (tiêu dùng tăng chậm hơn mức tăng thu nhập
do khuynh hướng tiết kiệm, ưa chuộng tiền mặt,… vì thế cầu tiêu dùng giảm và do đó cầu
có hiệu quả giảm). Do đó, cần nâng cầu tiêu dùng, kích thích cầu có hiệu quả.
Điều này thể hiện rõ nét trong lí thuyết về việc làm của Keynes.
Khối lượng việc làm phụ thuộc vào “cầu có hiệu quả”. Cầu có hiệu quả là giao điểm đg tổng
cung vs tổng cầu (tổng thu nhập) khi tổng cung ngang bằng tổng cầu. Cầu có hiệu quả cao thì
lượng công nhân thu hút vào càng nhiều và ngc lại.
 Khuynh hướng “tiêu dùng” và khuynh hướng “tiết kiệm”:
Khuynh hướng “tiêu dùng” phản ánh mối tương quan giữa thu nhập vs số dành cho tiêu dùng
đc rút ra từ thu nhập đó. Những nhân tố ảnh hưởng: thu nhập của dân cư; những nhân tố
khách quan ảnh hưởng tới thu nhập (thuế suất, giá cả, thay đổi của mức tiền công danh
nghĩa); nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới tiêu dùng (hầu hết là nhân tố chi phối hành vi tiết
kiệm)
Khuynh hướng “tiết kiệm”: phản ánh mối tương quan giữa thu nhập & tiết kiệm
- Tiết kiệm cá nhân (phụ thuộc 8 nhân tố): thận trọng, nhìn xa, tính toán, kinh doanh, tự
lập, tham vọng, kiêu hãnh, hà tiện
- Tiết kiệm của DN & các tổ chức đoàn thể
Khuynh hướng “tiêu dùng giới hạn”: cá nhân có xu hướng phân chia thu nhập tăng thêm cho
tiêu dùng theo tỷ lệ giảm dần
Khuynh hướng “tiết kiệm giới hạn”: cá nhân có xu hướng phân chia phần thu nhập tăng thêm
cho tiết kiệm theo tỷ lệ tăng dần => xu hướng tiết kiệm giới hạn ngày càng tăng.
Cùng vs sự gia tăng của thu nhập, tiêu dùng giới hạn ngày càng giảm, tiết kiệm giới hạn ngày
càng tăng.
Khi việc làm tăng thì tổng thu nhập thực tế tăng. Tâm lí chung của dân chúng là khi thu nhập
tăng thì tiêu dùng tăng, nhưng mức tăng của tiêu dùng chậm hơn mức tăng của thu nhập vì
khuynh hướng gia tăng tiết kiệm 1 phần thu nhập.Vì vậy tiêu dùng giảm xuống 1 cách tương
đối làm cho cầu có hiệu quả giảm, quy mô sản xuất bị thu hẹp lại, việc làm giảm dẫn đến thu
nhập giảm.
Đầu tư là đại lượng giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm. Việc tăng đầu tư sẽ
bù đắp cho sự thiếu hụt của cầu tiêu dùng. Mức độ cân bằng việc làm phụ thuộc vào khối
lượng đầu tư hiện tại. Mà khối lượng đầu tư hiện tại phụ thuộc vào sự kích thích đầu tư. Sự
kích thích đầu tư phụ thuộc vào hiệu quả giới hạn của TB và lãi suất.
Để khắc phục tình trạng này, phải có Nhà nước can thiệp bằng các biện pháp kích thích cầu,
tăng cầu có hiệu quả thông qua việc Nhà nước duy trì cầu đầu tư.
Tăng đầu tư – tăng cầu bổ sung công nhân – tăng quỹ lương – tăng tiêu dùng – tăng giá –
tăng quy mô sản xuất – tăng việc làm – tăng thu nhập…Từ đó, thất nghiệp và khủng hoảng
được ngăn chặn.
So sánh quan điểm kinh tế khác nhau giữa trường phái trọng thương và trọng nông:
Trọng thương:
- Lưu thông là nguồn gốc tạo ra của cải dẫn đến giàu có.
- Tiền là mục đích, hàng hóa là phương tiện.
- Tiền là biểu hiện của sự giàu có, nông sản phẩm chỉ là trung gian.
- Tiền vừa là phương tiện lưu thông, vừa là tư bản để sinh lời.
- Quốc gia giàu có là quốc gia có khói lượng tiền (vàng, bạc,..) khổng lồ.
- Tiền là của cải duy nhất -> tích trữ tiền.
- Sản xuất nông nghiệp là ngành trung gian, không làm tăng cũng không là giảm khối lượng
tiền tệ quốc gia.
- Quy tắc trao đổi không ngang giá.
- Lợi nhuận là kết quả của lưu thông.
- Kết quả của thương mại: bên có lợi, bên bị thiệt hại.
- Không thấy vai trò của lao động trong việc làm tăng của cải.
- Ngoại thương là nguồn gốc mang lại giàu có cho quốc gia với chính sách xuất siêu.
- Coi trọng lưu thông vì tạo ra của cải, xem nhẹ sản xuất vì sản xuất không tạo ra của cải.
- Chỉ nghiên cứu hiện tượng kinh tế bên ngoài, không phân tích hiện tượng kinh tế bên trong.
- Chưa thấy được tính khách quan của các hoạt động kinh tế, theo ý chủ quan.
- Ủng hộ sự can thiệp của nhà nước.
- Bảo vệ lợi ích tư bản tư nhân.
- Thông qua trao đổi giữa các tầng lớp, thỏa mãn nhu cầu và làm lợi cho tư bản tư nhân.
- Quốc gia này làm giàu trên cơ sở bần cùng hóa quốc gia khác.
Trọng nông:
- Sản phẩm nông nghiệp là lĩnh vực duy nhất tạo ra của cải vật chất. Lưu thông không dẫn
đến giàu có.
- Hàng hóa là mục đích, tiền là phương tiện.
- Khối lượng nông sản biểu hiện cho sự giàu có, làm cho của cải tăng thêm.
- Tiền chỉ là phương tiện kỹ thuật của lưu thông.
- Quốc gia giàu có là quốc gia có nhiều lương thực, thực phẩm.
- Tiền không là của cải duy nhất -> chống việc tích trữ tiền.
- Sản xuất nông nghiệp tạo ra của cải, sản phẩm thuần túy, còn lao động trong các ngành khác
là lao động không có ích, không tạo ra sản phẩm thuần túy, không phải lao động sản xuất.
- Quy tắc trao đổi ngang giá.
- Lợi nhuận là kết quả của tự nhiên.
- Kết quả của thương mại: không lợi, không hại.
- Lao động sản xuất là lao động tạo ra của cải thặng dư.
- Không thấy vai trò của ngoại thương đối với phát triển kinh tế quốc gia.
- Coi trọng sản xuất, xem nhẹ lưu thông.
- Không chỉ nghiên cứu, phân tích hiện tượng bên ngoài mà còn cố gắng phát triển bên trong.
- Quy luật khách quan chi phối hoạt động kinh tế một cách tốt nhất.
- Ủng hộ tự do kinh tế, quy luật khách quan, chông can thiệp của nhà nước, kêu gọi nhà nước
tôn trọng nguyên tắc Laisser faire.
- Bảo vệ lợi ích địa chủ phong kiến.
- Chu chuyển kinh tế từ sản xuất, phân phối, trao đổi, và tiêu dung. Các g/c đều thỏa mãn nhu
cầu một cách tốt nhất.
- Trên cơ sở phát triển nông nghiệp tư bản.
Nhận xét: Tóm lại, chủ nghĩa trọng nông đã phê phán chủ nghĩa trọng thương một cách sâu
sắc và khá toàn diện, " công lao quan trọng nhất của phái trọng nông là ở chỗ họ đã phân tích
tư bản trong giới hạn của tầm mắt tư sản, chính công lao này mà họ đã trở thành người cha
thực sự của khoa kinh tế chính trị hiện đại". Phái trọng nông đã chuyển công tác nghiên cứu
về nguồn gốc của giá trị thặng dư từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất trực tiếp, như
vậy là họ đặt cơ sở cho việc phân tích nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Họ cho rằng nguồn gốc
của cải là lĩnh vực sản xuất, không phải là lưu thông và thu nhập thuần túy chỉ được tạo ra ở
lĩnh vực sản xuất. Đây là cuộc cách mạng về tư tưởng kinh tế của nhân lại.
Chủ nghĩa trọng nông nghiên cứu không chỉ quá trình sản xuất cá biệt đơn lẻ mà quan trọng
hơn họ biết nghiên cứu quá trình tái sản xuất của toàn xã hội, đặt cơ sở cho nghiên cứu mối
liên hệ bản chất nền sản xuất tư bản - một nội dung hết sức quan trọng của kinh tế chính trị.
Chủ nghĩa trọng nông còn lần đầu tiên nêu tư tưởng hệ thống quy luật khách quan chi phối
hoạt động kinh tế mang lại tính khoa học cho tư tưởng kinh tế.
Ngoài ra họ đã nêu ra nhiều vấn đề có giá trị cho đến ngày nay: như tong trọng vai trò tự do
của con người, đề cao tự do cạnh tranh, tự do buôn bán,... Chủ nghĩa trọng nông thật sự đã có
những bước tiến bộ vượt bật so với chủ nghĩa trọng thương còn quá nhiều hạn chế về lý luận
và quan điểm.
1. Vai trò của nhà nước
- Trọng thương: Nhà nước có vai trò kinh tế, điều tiết hoạt động kinh tế của một quốc gia.
+ Nhà nước thông qua cơ chế thuế suất để điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu.
+ Nhà nước thông qua cơ chế pháp luật để ngăn chặn sự thất thoát vàng bạc ra nước ngoài.
+ Nhà nước khuyến khích những người thợ lành nghề từ nước ngoài nhập cư vào trong nước
và tìm cách ngăn cấm những người thợ lành nghề trong nước xuất cư ra nước ngoài.
+ Nhà nước khuyến khích thành lập các công ty độc quyền xuất nhập khẩu hàng hóa.
+ Nhà nước khuyến khích cả độc quyền về lĩnh vực vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.
+ Nhà nước khuyến khích tìm kiếm những vùng đất mới ở nước ngoài
- Trong nông:
+ Ủng hộ định chế Laisser Faire, nhà nước không can thiệp vào nền kinh tế mà để nền kinh tế
tự hoạt động. Nhà nước chỉ có vai trò tối thiểu như: quản lí, quốc phòng..
+ Đưa ra ý niệm về trật tự tự nhiên ngụ ý chỉ dưới những điều kiện tự nhiên con người mới
được thỏa mãn và tối đa hóa hạnh phúc của mình thì có thẻ giải quyết hết các vấn đề kinh tế.
- Cổ điển:
+ Tin tưởng vững chắc vào định chế Laisser Faire. Theo Adam Smith, con người luôn luôn
chịu sự chi phối của 2 trật tự đó là: Trật tự tự nhiên và trật tự kinh tế. Hai trật tự này được
điều hành bởi bàn tay vô hình của đức chúa trời, vì thế nhà nước không cần can thiệp vào.
+ Cho rằng nền kinh tế luôn luôn đạt đến trạng thái toàn dụng, mọi yếu tố tài nguyên đều
được sử dụng. Họ tin rằng nền kinh tế tự điều chỉnh đến trạng thái toàn dụng không cần sự
can thiệp của nhà nước.
2. Vai trò của các ngành sản xuất.
- Trọng thương:
+ Coi trong hoạt động ngoại thương. Sự giàu có thịnh vượng của một quốc gia dựa vào hoạt
động thương mại, đặc biệt là hoạt động ngoại thương.
- Trong nông:
+ Coi trọng nông nghiệp và nông nghiệp là ngành sản xuất duy nhất còn các ngành khác
không phải là ngành sản xuất mà chỉ là chế biến vật phẩm từ dạng này sang dạng khác. Họ
cho rằng nông nghiệp là ngành duy nhất sản xuất ra sản phẩm thuần vì họ quan niệm đất đai
là mẹ của của cải, gắn liền với trật tự tự nhiên, đó chính là ý đồ của đức chúa trời. ]
- Cổ điển:
+ Coi trọng tất cả các ngành sản sản xuất kinh doanh, đặc biệt là sản xuất công nghiệp. Cho
rằng tất cả các ngành đều là ngành sản xuất.
3. Vài trò của tiền tệ.
- Trọng thương:
Đặc biêt coi trọng vai trò của vàng bạc, họ cho rằng càng có nhiều vàng bạc thì càng giàu có.
Đất nước nào nếu có vàng thì khai thác, còn không thì cách duy nhất để tích lũy vàng bạc là
hoạt động ngoại thương.
- Trọng nông:
Cho rằng tiền không phải là của cải mà chỉ là vật trung gian làm phương tiện lưu thông, làm
môi giới giữa người bán và người mua. Họ coi trọng đất đai và cho rằng chính đất đai đẻ ra
của cải, là mẹ của của cải.
- Cổ điển:
Không coi trọng vai trò của tiền mà cho rằng tiền chỉ là phuơng tiện trao đổi. Sự giàu có của
một quốc gia không chỉ phụ thuộc vào tiền mà con phụ thuộc vào đất đai, nhà xưởng, máy
móc... và các sản phẩm lâu bền khác.
4. Cán cân mậu dịch.
- Trọng thương:
Mỗi nước cần tạo cho mình một cán cân mậu dịch thuận lợi, xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu
và khi xuất chỉ xuất tư liệu tiêu dùng, không xuất tư liệu sản xuất.
Theo họ trong quan hệ mậu dịch giữa 2 nước luôn luôn có một nước được hưởng lợi và nước
kia chịu thiệt hại.
- Trọng nông:
Chống lại quan điểm của trường phái trọng thương, họ cho rằng quan hệ mậu dịch phải tự do.
Họ không có quan điểm cụ thể về mậu dịch quốc tế.
- Cổ điển:
Theo Adam Smith: 2 nước quan hệ mậu dịch với nhau dựa trên lợi thế tuyệt đối về sản phẩm
nào đó.
Theo David Ricardo: không nhất thiết phải có lợi thế tuyệt đối mà chỉ cần lợi thế so sánh.
5. Lãi suất.
- Trọng thương:
Họ cho rằng để tạo điều kiện cho một quốc gia phát triển thì lãi suất phải thấp, cung tiền thích
hợp mà theo họ là cung vô giới hạn tiền.
- Trọng nông: không đề cập vai trò của lãi suất.
- Cổ điển:
Cho rằng lãi suất là sự đền bù của người đi vay trả cho người cho vay vì trong thời gian chờ
đợi tiền quay vòng thì người cho vay sợ rủi ro nên lo lắng và đền bù cho cơ hội kinh doanh bị
mất từ số tiền cho vay.
Lãi suất là một mặt nào đó của lợi nhuận.
*So sánh Tân cổ điển với trường phái Keyness.
-Giống: đều có tư tưởng giới hạn, đi theo nguyên lí giới hạn, đều có yếu tố tâm lí chủ quan
trong phân tích, đều sử dụng công cụ toán học trong phân tích, đều rất quan tâm đến vấn đề
trao đổi, tiêu dùng & nhu cầu.
-Khác: Tân cổ điển - đề cao vai trò của tự do KT, của cơ chế thị trường, phản đối can thiệp
của nhà nước. Keyness lại ngược lại Về phương pháp luận, Tân cổ điển - dùng phương pháp
vi mô, nên yếu tố tâm lí chủ yếu khai thác yếu tố tâm lí cá nhân. Còn Keyness - dùng phương
pháp vĩ mô, nên yếu tố tâm lí của Keyness quan tâm đến những khuynh hướng tâm lí XH,
tâm lí số đông, có thể khái quát thành qui luật tâm lí.Ý đồ của ông là muốn nhà nước tác động
vào các qui luật tâm lí để giải quyết những vấn đề KT.
*Lí thuyết chung về việc làm của Keyness.
-Đây là lí thuyết qun trọng, chiếm vị trí rung tâm trong lí thuyết của Keyness. Việc làm trong
lí thuyết của ông có 1 phạm vi rộng. Không chỉ dùng để xác định trình trạng sử dụng, qui mô
thất nghiệp mà còn bao gồm cả tình trạng của SX & qui mô thu nhập. Việc làm thuộc nhóm
những đại lượng khả biến phụ thuộc.
-Lí thuyết việc làm: Xuất phát từ thực tế: việc làm tăng, thu nhập tăng, dẫn tới tăng tiêu dùng
& tăng tiết kiệm. Tăng tiêu dùng chậm hơn so với tăng thu nhập, tiêu dùng giảm tương đối,
cầu có hiệu quả giảm, qui mô SX cũng giảm, giảm việc làm, giảm thu nhập. Muốn khắc phục
phải có sự can thiệp của nhà nước thông qua việc duy trì cầu đầu tư.
-Mức độ cân bằng việc làm sẽ phụ thuộc vào khối lượng đầu tư hiện tại. Khối lượng đầu tư
hiện tại sẽ phụ thuộc vào sự kích thích đầu tư. Mà sự kích thích đầu tư sẽ phụ thuộc vào hiệu
quả giới hạn của TB & lãi suất.
a) Khuynh hướng tiêu dùng & tiết kiệm.
Khuynh hướng tiêu dùng phản ánh mối tương quan giữa thu nhập với số dành cho tiêu dùng
được rút ra từ thu nhập đó. Nó phản ánh mối tương quan giữa thu nhập & tiêu dùng. Phụ
thuộc vào các nhân tố: Nhu cầu, thu nhập của dân cư. Những nhân tố khách quan có ảnh
hưởng tới thu nhập, qui định thu nhập thực tế của cá nhân (sự thay đổi về chính sách thuế,
thay đổi về lãi suất, giá cả..). Những nhân tố chủ quan có ảnh hưởng tới tiêu dùng. Những
nhân tố qui định hành vi tiết kiệm.
-Khuynh hướng tiết kiệm: phản ánh mối tương quan giữa thu nhập & tiết kiêm. Chia là 2 loại:
tiết kiệm cá nhân & tiết kiệm của các DN, tổ chức nhà nước & đoàn thể. Tiết kiệm cá nhân
do 8 nhân tố qui định: thận trọng, nhìn xa, tính toán, tham vọng, tự lập, kinh doanh, kiêu
hãnh, hà tiện. Tiết kiệm của DN, tổ chức nhà nước, đoàn thể do những nhân tố liên quan đến
việc KD, hoặc xuất phát từ nguyên tắc tài chính là phải có lượng tiền mặt dự trữ nhất định.
-Keyness cho rằng ở những người có thu nhập thấp, thu nhập bao nhiêu, tiêu dùng bấy nhiêu.
Khi chuyển sang mức thu nhập cao, con người sẽ dành ra 1 phần cho tiết kiệm, gia tăng tiêu
dùng sẽ chậm hơn so với gia tăng thu nhập. Trong khi gia tăng tiêu dùng ngày càng chậm thì
gia tăng tiết kiệm sẽ ngày càng nhanh. Ông đưa ra những khái niệm sau.
-Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn là khuynh hướng cá nhân có xu hướng muốn phân chia
phần thu nhập tăng thêm cho tiêu dùng theo tỉ lệ giảm dần.
-Khuynh hướng tiết kiệm giới hạn là khuynh hướng cá nhân muốn phân chia phần thu nhập
tăng thêm cho tiết kiệm theo tỉ lệ tăng dần.
-Như vậy, cùng với sự gia tăng của thu nhập, tiêu dùng giới hạn sẽ ngày càng giảm, tiết kiệm
giới hạn sẽ ngày càng tăng.
b) Lãi suất & hiệu quả giới hạn của tư bản.
-Phân biệt nhà tư bản & doanh nhân. Nhà TB là người có tư bản tiền tệ & đem cho vay để
được hưởng thu nhập căn cứ vào lãi suất. Doanh nhân là 1 nhà đầu tư, dám chấp nhận rủi ro
mạo hiểm nên được hưởng thu nhập căn cứ vào hiệu quả giới hạn của tư bản.
-Lãi suất chính là khoản tiền thưởng cho hành vi dám chấp nhận chia li với tài sản dưới hình
thái tiền tệ của người có tiền. Lãi suất sẽ đo lường sự tự nguyện của người có tiền không sử
dụng tiền mặt của họ. Thực tế, người có tiền chỉ bỏ tiền ra cho vay khi có lãi suất cao, còn khi
lãi suất thấp thì khuynh hướng ưa chuộng tiền mặt sẽ thắng. Khuynh hướng ưa chuộng tiền
mặt bị chi phối bởi 3 yếu tố: động cơ giao dịch, dự phòng, đầu cơ. M=L(r) Khối lượng tiền tệ
M, Hàm số ưa chuộng tiền mặt L, lãi suất r. Như vậy, khối lượng tiền tệ là hàm số của lãi
suất.
-Hiệu quả giới hạn của tư bản: Phần lời triển vọng = Doanh thu BH - Chi phí SX. Như vậy,
Hiệu quả giới hạn TB (%) = Phần lời triển vọng / Chi phí SX * 100%.
-Cùng với sự tăng lên của vốn đầu tư, thì hiệu quả giới hạn của TB sẽ ngày càng giảm. Bởi 2
lí do: Khi vốn đầu tư tăng lên, lượng cung về HH sẽ tăng lên, giá cả HH giảm đi, phần lời
triển vọng giảm, hiệu quả giới hạn TB giảm. Khi vốn đầu tư tăng lên cũng làm tăng chi phí,
phần lời triển vọng giảm, hiệu quả giới hạn của TB giảm.
-Doanh nhân đi vay tư bản đề đầu tư. Giới hạn đầu tư TB = Hiệu quả giới hạn của TB - Lãi
suất. Khi hiệu số đó là dương (tức là hiệu quả giới hạn của TB > lãi suất), có tác dụng khuyến
khích doanh nhân vay Tb để đầu tư. Theo Keyness, lãi suất là công cụ điều tiết vĩ mô quan
trọng. Nhà nước có thể điều tiết mức lãi suất chủ động thích hợp với từng giai đoạn SX, KD.
Khi khủng hoảng, cắt giảm lãi suất để tăng đầu tư. Khi phồn thịnh, KT tăng trưởng, để giảm
bớt tình trạng quá nóng của nền KT, lại tăng lãi suất.
c) Đầu tư & mô hình số nhân.
-Số nhân là hệ số khuếch đại thu thu nhập. K = dR/dI. Phản ánh mỗi 1 sự gia tăng của đầu tư
sẽ khuếch đại thu nhập lên bao nhiêu lần.
- Tăng đầu tư, tăng cầu bổ sung công nhân, tăng quĩ lương, tăng tiêu dùng, tăng giá cả, tăng
việc làm, tăng thu nhập, tăng đầu tư.
*Vì sao nói vấn đề việc làm, thất nghiệp chiếm vị trí trung tâm toàn bộ lí thuyết KT của
Keyness.
-Theo Keyness, nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp là do sự giảm sút của cầu có hiệu quả, thu
hẹp qui mô SX, giảm việc làm & dẫn đến thất nghiệp.
-Những giải pháp đưa ra là tập trung vào kích cầu: kích cầu đầu tư & kích cầu tiêu dùng.
Kích cầu sẽ mở rộng qui mô SX, tăng việc làm, chống thất nghiệp.
*Chương trình KT của Keyness. (Lí thuyết về sự can thiệp của nhà nước vào KT)
- Được rút ra từ lí thuyết chung về việc làm, bao gồm 4 nội dung cơ bản sau:
- Nhà nước phải có chương trình KT đầu tư trên qui mô lớn & thông qua đó mà thực hiện sự
can thiệp vào các quá trình KT. Ông cho rằng, để đảm bảo sự cân bằng của nền KT thì không
thể dựa vào cơ chế thị trường tự phát mà phải bằng sự can thiệp của nhà nước. Thông qua
những hỗ trợ của nhà nước như là những biện pháp để duy trì cầu đầu tư, thông qua những hỗ
trợ tín dụng, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, thông qua hệ thống các đơn đặt hàng của nhà
nước, hệ thống thu mua của nhà nước. Mục đích để tạo ra sự ổn định về môi trường KD, ổn
định thị trường. Rồi từ đó ổn định về lợi nhuận cho các CTy.
- Sử dụng hệ thống tài chính tín dụng & lưu thông tiền tệ. Ở trong lí thuyết của Keyness,
chúng cũng là những công cụ quan trọng. Mục đích để kích thích lòng tin, tính lạc quan &
tích cực đầu tư của các doanh nhân. Để đạt được mục đích này, ông chủ trương tăng thêm
khối lượng tiền đưa vào lưu thông, tăng giá cả hàng hóa (nếu các yếu tố đầu vào chưa kịp
điều chỉnh giá), sẽ làm tăng phần lời triển vọng, tăng hiệu quả giới hạn của TB, tăng giới hạn
đầu tư TB. Khi khối lượng tiền đưa vào lưu thông tăng lên, cũng sẽ dẫn tới lạm phát. Tuy
nhiên, lạm phát không phải lúc nào cũng có hại, nhà nước có thể chủ động tạo ra lạm phát,
nếu kiểm soát được lạm phát sẽ làm giảm lãi suất, tăng giới hạn đầu tư TB.
+Để trang trải những khoản chi tiêu của nhà nước, bù đặp những khoản thâm hụt của ngân
sách nhà nước & mở rộng đầu tư của nhà nước. Keyness chủ trương in thêm tiền giấy.
+Để thực hiện sự điều tiết KT, Keyness chủ trương tăng thuế đối với người lao động, đề làm
giảm đi phần tiết kiệm của dân cư. Thực chất nhà nước đã giúp họ chuyển khoản tiết kiệm
sang đầu tư. Nhưng vấn đề là phải làm giảm sự phản ứng của dân chúng, ông chủ trương tăng
việc làm.
- Để nâng cao tổng cầu & việc làm, Keyness chủ trương mở rộng nhiều hình thứ đầu tư. Theo
ông, đầu tư vào lĩnh vực nào cũng tốt, miễn tạo ra việc làm & tăng thu nhập. Kể cả những
hoạt động đầu tư cho SX vũ khí, chạy đua vũ trang, quân sự hóa nền KT để tăng thu nhập. Vì
vậy, ông bị nhiều phê phán.
- Keyness chủ trương khuyến khích tiêu dùng cá nhân đối với mọi tầng lớp, kể cả người lao
động, doanh nhân và nhà TB. Nhưng những biện pháp đó của ông không đạt được mục đích
vì tăng thuế, chính sách 'ướp lạn tiền lương', tăng giá cả.
* Những hạn chế của Keyness: Hạn chế lớn nhất là xem nhẹ, bỏ qua vai trò của cơ chế thị
trường, của tự do KT. Quá say sưa với vai trò điều chỉnh can thiệp của nhà nước. Thổi phồng
vai trò của nhà nước.
*Chủ nghĩa tự do KT.
- CN tự do Kt là các lí thuyết KT học tư sản coi nền KT TBCN như là 1 hệ thống hoạt động
tự động, do các qui luật khách quan tự phát điều tiết. Tư tưởng cơ bản của nó là tự do KD, tự
do tham gia vào thị trường.
- Trong lịch sử, CN tự do KT giữ vai trò thống trị trong 1 khoảng thời gian dài: cuối tk 17
đến đầu những năm 30 tk 20. Sau đại khủng hoảng KT 1929-1933, CN tự do KT mất đi địa vị
thống trị & thay vào đó là sự thống trị của lí thuyết Keyness. Lí thuyết Keyness thống trị
trong những năm 40 đến 60 tk 20. Sang đến đầu những năm 70, những hạn chế của nó ngày
càng bộ lộ 1 cáhc rõ ràng. Mà 1 trong những hạn chế đó là Keyness đã quá say sưa với vai trò
của nhà nước mà bỏ qua vai trò của tự do KT, của cơ chế thị trường. Vì vậy, những mục tiêu
trong chính sách KT của Keyness đã không thực hiện được. Từ đó xuất hiện khuynh hướng
phải khôi phục lại CN tự do KT trên cơ sở là có kế thừa những đóng góp của lí thuyết
Keyness. Vì vậy, CN tự do KT bây giờ mang màu sắc mới.
+CN tự do cũ: (Trọng nông, Cổ điển Anh (Smith), Tân cổ điển) phản đối nhà nước.
+Lí thuyết Keyness: đề cao vai trò của nhà nước.
+CN tự do mới: chấp nhận sự can thiệp của nhà nước ở 1 mức độ nhất định.
- CN tự do mới là 1 trong những trào lưu tư tưởng hiện đại được hình thành trên cơ sở tổng
hợp tất cả các quan điểm cũng như phương pháp luận của trường phái trọng thương, tự do cũ,
Keyness. Hình thành nên 1 hệ tư tưởng mới nhằm điều tiết sự vận động của nền KT TBCN.
Mà tư tưởng cơ bản của nó là tự do KD, tự do tham gia vào thị trường & có sự can thiệp của
nhà nước ở 1 mức độ nhất định. Khẩu hiệu chung đưa ra là “thị trường nhiều hơn & nhà nước
ở mức độ ít hơn”.
*Phân biệt CN tự do cũ với CN tự do mới.
-Giống: Tự do KT đều đề cao tư tưởng tự do KD, tự do tham gia vào thị trường. Nền KT vận
động hoàn toàn chịu sự chi phối của các qui luật khách quan, của cơ chế thị trường. Vì thế
nền KT luôn ở trạng thái cân bằng động.
-Khác: Tự do cũ (Tân cổ điển, KTCT TS cổ điển) - phản đối sự can thiệp của nhà nước vào
KT. Tự do mới - có điểm khác biệt là chấp nhận sự can thiệp của nhà nước vào nền KT ở 1
mức độ nhất định. Xét trong mối quan hệ giữa XH & nhà nước thì thị trưởng nhiều hơn, nhà
nước ở mức độ ít hơn.
*CN tự do mới ở CHLB Đức.
1.Quan niệm về nền KT thị trường XH.
- Nền KT thị trường XH sẽ vừa có điểm chung lại vừa có điểm khác biệt so với các nền KT
thị trường đã từng tồn tại. Nó không phải là sự kết hợp cơ học giữa yếu tộ thị trường của
CNTB với yếu tố XH của CNXH. Mà là nền KT thị trường được thể hiện ở 1 chế độ có mục
tiêu, trong đó có sự kết hợp giữa 2 nguyên tắc: tự do & công bằng XH trên thị trường.
Nguyên tắc tự do là để nhằm phát huy những động lực, những dánh kiến của cá nhân.
Nguyên tắc công bằng XH là để khắc phục những mặt tiêu cực của nền KT thị trường.
- Những tiêu chuẩn của nền KT thị trường tự do XH: Đảm bảo quyền tự do cá nhân. Đảm bảo
sự công bằng XH. Có chính sách tăng trưởng Kt để tạo ra khuôn khổ pháp lí & kết cấu hạ
tầng cần thiết cho KT thị trường. Có những chính sách KT chống chu kì. Có chính sách cơ
cấu thích hợp. Đảm bảo tính tương hợp của thị trường đối với tất cả hành vi của chính sách
KT đã nêu.
2.Các yếu tố của nền KT thị trường.
-Cạnh tranh: là yếu tố giữ vị trí trung tâm trong nền KT thị trường XH. Để duy trì cạnh tranh
có hiệu quả, cần tôn trọng quyền tự chủ, tự do kinh doanh. Các chức năng của cạnh tranh
trong nền KT thị trường XH: Sử dụng các nguồn tài nguyên 1 cách tối ưu. Khuyến khích tiến
bộ kĩ thuật. Phân phối thu nhập, thoả mãn nhu cầu NTD. Đảm bảo tính linh hoạt của sự điều
chỉnh, kiểm soát sức mạnh KT & sức mạnh chính trị. Đảm bảo quyền tự do lựa chọn & hành
động của mỗi cá nhân. Những nguy cơ đe doạ cạnh tranh: từ phía các DN gây ra, cũng có khi
từ nhà nước. Chính vì thế phải bảo vệ cạnh tranh, sử dụng 2 biện pháp: mang tính hành chính
& hình sự. Cơ quan để thực hiện nhiệm vụ này chính là Ủy ban chống Carten toàn liên bang.
-Xã hội: Cạnh tranh chưa có chức năng đảm bảo công bằng XH. Mà yếu tố XH có 2 chức
năng: Nâng cao thu nhập cho tầng lớp dân cư nghèo. Hỗ trợ cho các thành viền của XH có
thể vượt qua được những khó khăn về KT và cả những rủi ro về tinh thần trong cuộc sống.
Những công cụ để thực hiện: Tăng trưởng KT (nền KT có tăng trưởng mới có những phương
tiện vật chất để thực hiện các chức năng của yếu tố XH). Phân phối thu nhập công bằng,
thông qua các quĩ phúc lợi, quĩ bảo trợ, quĩ bảo hiểm. Các chích sách XH khác.
-Vai trò của chính phủ. Nền KT thị trường XH vẫn rất cần đến 1 chính phủ mạnh, nhưng chỉ
nên can thiệp ở 1 mức độ nhất định & trong những trường hợp cần thiết. Vai trò của chính
phủ được xây dựng nhằm phát huy sáng kiến của cá nhân & duy trì cạnh tranh có hiệu quả.
Chính phủ sẽ chỉ can thiệp ở những nơi, những lúc cạnh tranh tỏ ra không có hiệu quả. Quan
điểm của họ là thị trường ở mọi lúc, mọi nơi. Còn chính phủ ở những nơi, những lúc cần
thiết.
+Nguyên tắc hỗ trợ: Chính phủ giữ vai trò hỗ trợ nhằm duy trì cạnh tranh có hiệu quả. Ổn
định tiền tệ. Tôn trọng & bảo vệ sở hữu tư nhân. Đảm bảo an ninh & công bằng XH.
+Nguyên tắc tương hợp với thị trường thể hiện thông qua việc ban hành các chính sách:
Chính sách sử dụng nhân công. Chính sách tăng trưởng (thể hiện thông qua các khoản hỗ trợ
của nhà nước đối với các ngành, vùng có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển KT). Chính
sách chu kì (để giảm bớt biên độ dao động trong KD). Chính sách thương mại (nhằm đạt tới
sự cân bằng trong cán cân thanh toán). Chính sách đối với các ngành, các vùng KT.
*Trường phái trọng tiền. M.Friedman. Lí thuyết về chu kì tiền tệ & thu nhập quốc dân.
- Mức cung tiền tệ là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các biên số của KT vĩ mô như giá
cả, sản lượng, việc làm. Ông xuất phát từ công thức MS*V = P*Q của Fisher. MS là mức
cung tiền tệ, V là tốc độ chu chuyển của tiền tệ, P*Q là sản lượng quốc gia.
- Friedman cho rằng mức cung tiền tệ không ổn định vì nó phụ thuộc vào các quyết định chủ
quan của các cơ quan tiền tệ. Vd hệ thống dự trữ liên bang Mĩ (FED). Mức cung tiển tệ có tác
động đến sản lượng thường xảy ra ở 2 trường hợp:
+Sản lượng thực tế chưa đạt đến sản lượng tiềm năng: tăng mức cung tiền tệ sẽ làm sản lượng
tăng nhan, giá cả tăng chậm, không có nguy cơ dẫn đến lạm phát.
+Sản lượng thực tế đã vượt mức sản lượng tiềm năng: việc tăng mức cung tiền tệ sẽ ít có tác
động đến tăng sản lượng, mà giá cả lại tăng nhanh, có nguy cơ lạm phát.
- Mức cầu về tiền tệ theo Friedman có tính ổn định cao. Vì cầu tiền tệ có liên quan chặt chẽ
đến sự vận động của các khoản chi tiêu mà trước tiên là thu nhập, mà thu nhập tương đối ổn
định.MD là cầu danh nghĩa về tiền tệ, yn là thu nhập quốc dân danh nghĩa. MD = f (yn) là
hàm số của thu nhập quốc dân danh nghĩa.
- Mọi sự mất cân đối giữa mức cung về tiền tệ & mức cầu về tiền tệ chính là nguyên nhân dẫn
đến khủng hoảng hoặc lạm phát. MS > MD thì lạm phát. MS < MD thì khủng hoảng. Từ đó
ông đưa ra đề nghị thực tiễn về chu kì tiền tệ & thu nhập quốc dân. Theo đề nghị này thì mức
cung về tiền tệ nên được chủ động điều tiết thích ứng với từng giai đoạn, chu kì KD. Cị thể:
thời kì khủng hoảng nên tăng mức cung về tiền tệ, thời kì phồn thinh nên giảm mức cung về
tiền tệ. Song dù tăng hay giảm thì mức cung về tiền tệ cũng chỉ nên được điều chỉnh trong 1tỉ
lệ nhất định 3-5% trong 1 năm. Điều chỉnh quá mạnh sẽ gây ra nhiều cú sốc dẫn tới khủng
hoảng tài chính tiền tệ.
- Friedman cũng rất quan tâm đến vấn đề ổn định giá cả & chống lạm phát. Theo ông, lạm
phát là vấn đề nan giải của nền KT thị trường. Cụ thể, trong nền KT luôn tiềm ẩn nguy cơ
dẫn đến lạm phát. MS = (P*Q) / V. Mà V: ổn định, Q: khó thay đổi nên MS tác động vào P.
Do mức cung tiền tệ vốn không ổn định, nên P không ổn định, nguy cơ lạm phát cao. Vì vậy
1 trong những nội dung điều tiết KT của nhà nước phải đưa ra là chông lạm phát (điều này
khác với Keyness).
- Lí thuyết tiền tệ của Friedman vẫn thể hiện đặc trưng về phương pháp luận của CN tự do
mới. Bởi ông cho rằng nền KT TBCN luôn ở trong trạng thái cân bằng động. Sự can thiệp
của nhà nước chỉ nên ở mức độ tối thiểu. Vì theo ông, bản chất của nhà nước là độc đoán &
nham hiểm, chỉ nên can thiệp ở 1 mức độ nhất định. Mọi sự can thiệp thái quá sẽ không có lợi
cho nền KT.
*So sánh trọng tiền với trọng cầu của Keyness: (Khác nhau cơ bản)
-Đặc điểm phương pháp luận. Friedman - tự do mới, Keyness - đề cao vai trò của nhà nước.
-Friedman cho rằng mức cung của tiền tệ là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng tới các biến số của
KT vĩ mô. Keyness cho rằng chính sách tài chính ảnh hưởng đến KT vĩ mô.
-Friedman: mức cầu của tiền tệ là nhân tố ngoại sinh của nền KT, vì nó biến thiên theo thu
nhập. Keyness: mức cầu của tiền tệ là nhân tố nội sinh của nền KT, vì nó biến thiên theo lãi
suất.
-Nguyên nhân khủng hoảng. Friedman: mức cung của tiền tệ không đáp ứng đủ mức cầu của
tiền tệ, dẫn đến khủng hoảng. Keyness: nguyên nhân trực tiếp lầ do sự giảm sút của cầu có
hiệu quả. Sâu xa là thiếu sự can thiệp của nhà nước.
-Friedman: lạm phát là vấn đề nan giải của nền KT thị trường. Keyness: thất nghiệp mới là
vấn đề nan giải của nền KT thị trường.
Câu 1. Giá trị hàng hoá chính là sự phản ánh giá trị tiền tệ cũng như ánh sáng mặt
trăng là sự phản chiếu A/S mặt trời.
Trả lời.
W.P( 1632 - 1687) là một trong những người sáng lập ra học thuyết kinh tế trường phái cổ
điển anh. Ông là người áp dụng phương pháp mới trong nghiên cứu khoa học được gọi là
phương pháp khoa học tự nhiên . W.Petty có công lao to lớn trong việc nêu ra lí luận về giá
trị lao động. Ông đã đưa ra các phạm trù về giá cả hàng hoá. Gồm giá cả tự nhiên và giá cả
chính trị. Tuy vậy lí thuyết giá trị lao động của ông còn nhiều hạn chế, chưa phân biệt được
các phạm trù giá trị giá cả và giá trị ...
ông tập trung nghiên cứu về giá cả một bên là hàng hoá, một bên là tiền tức là ông mới chú ý
nghiên cứu về mặt lượng. Ông chỉ giới hạn lao động tạo ra giá trị phụ thuộc lao động khai
thác vàng và bạc. Ông so sánh giá lao động khai thác vàng và bạc với lao động khác, lao
động khác chỉ tạo nên của cải ở mức độ so sánh với lao động tạo ra tiền.
Như vậy W.Petty cho rằng lao động tạo ra tiền mới là lao động tạo ra giá trị nên giá trị hàng
hoá phụ thuộc vào giá trị của tiền, giá trị hàng hoá là sự phản ánh giá trị của tiền tệ “ như ánh
sáng mặt trăng là sự phản chiếu của ánh sáng mặt trời “ ông đã không thấy được rằng tiền đo
làm thời gian tách làm hai, một bên là hàng hoá thông thường, một bên là tiễn giá cả là sự
biểu hiện bằng tiền của giá trị.
* “ lao động là cha còn đất đai là mẹ của của cải” đây là luận điểm nổi tiếng trong lí thuyết
giá trị lao động của ông .
- Xét về mặt của cải (giá trị sử dụng) thì ông đã nêu lên được nguồn gốc của cải. Đó là lao
động của con người. Kết hợp với yếu tố tự nhiên. Điều này phản ánh TLSX để tạo ra của cải
- Xét về phương diện giá trị thì luận điểm trên là sai. Chính Petty cho rằng giá trị thời gian
lao động hao phí quy định nhưng sau đó lại cho rằng 2 yếu tố xác định giá trị đó là lao động
và tự nhiên.
Ông đã nhầm lẫn lao động với tư cách là nguồn gốc của giá trị với lao động tư cách là nguồn
gốc của giá trị sử dụng. Ông chưa phát hiện được tính hai mặt của hoạt động sản xuất hàng
hoá đó là lao động cụ thể sản xuất lao động trừu tượng. Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng
còn lao động trìu tượng tạo ra giá trị.
Câu 10. Lao động là cha , đất đai là mẹ của mọi của cải. Làm rõ câu nói này.
W.P( 1632 - 1687) là một trong những người sáng lập ra học thuyết kinh tế trường phái cổ
điển anh. Ông là người áp dụng phương pháp mới trong nghiên cứu khoa học được gọi là
phương pháp khoa học tự nhiên . W.Petty có công lao to lớn trong việc nêu ra lí luận về giá
trị lao động. Ông đã đưa ra các phạm trù về giá cả hàng hoá. Gồm giá cả tự nhiên và giá cả
chính trị. Tuy vậy lí thuyết giá trị lao động của ông còn nhiều hạn chế, chưa phân biệt được
các phạm trù giá trị giá cả và giá trị ...
ông tập trung nghiên cứu về giá cả một bên là hàng hoá, một bên là tiền tức là ông mới chú ý
nghiên cứu về mặt lượng. Ông chỉ giới hạn lao động tạo ra giá trị phụ thuộc lao động khai
thác vàng và bạc. Ông so sánh giá lao động khai thác vàng và bạc với lao động khác, lao
động khác chỉ tạo nên của cải ở mức độ so sánh với lao động tạo ra tiền.
Như vậy W.Petty cho rằng lao động tạo ra tiền mới là lao động tạo ra giá trị nên giá trị hàng
hoá phụ thuộc vào giá trị của tiền, giá trị hàng hoá là sự phản ánh giá trị của tiền tệ " như ánh
sáng mặt trăng là sự phản chiếu của ánh sáng mặt trời " ông đã không thấy được rằng tiền đo
làm thời gian tách làm hai, một bên là hàng hoá thông thường, một bên là tiễn giá cả là sự
biểu hiện bằng tiền của giá trị.
" lao động là cha còn đất đai là mẹ của của cải" đây là luận điểm nổi tiếng trong lí thuyết giá
Cau hoi on tap lschtkt
Cau hoi on tap lschtkt
Cau hoi on tap lschtkt
Cau hoi on tap lschtkt
Cau hoi on tap lschtkt
Cau hoi on tap lschtkt
Cau hoi on tap lschtkt
Cau hoi on tap lschtkt
Cau hoi on tap lschtkt

More Related Content

What's hot

Câu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống Kê
Câu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống KêCâu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống Kê
Câu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống KêNgọc Nguyễn
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)Tạ Đình Chương
 
Bai 11 mo hinh IS-LM
Bai 11 mo hinh IS-LMBai 11 mo hinh IS-LM
Bai 11 mo hinh IS-LMHuy Tran Ngoc
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếHyo Neul Shin
 
On tap kinh te luong co ban
On tap kinh te luong co banOn tap kinh te luong co ban
On tap kinh te luong co banCam Lan Nguyen
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếLyLy Tran
 
Tổng hợp câu hỏi thi
Tổng hợp câu hỏi thiTổng hợp câu hỏi thi
Tổng hợp câu hỏi thiLj Nguyen
 
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệlehaiau
 
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệBài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệTrường An
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếHyo Neul Shin
 
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủChính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủLinh Lư
 
Bai 2 mo hinh nghien cuu va kiem dinh su tin cay thang do
Bai 2 mo hinh nghien cuu va kiem dinh su tin cay thang doBai 2 mo hinh nghien cuu va kiem dinh su tin cay thang do
Bai 2 mo hinh nghien cuu va kiem dinh su tin cay thang doNghiên Cứu Định Lượng
 
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp ánBài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp ánÁc Quỷ Lộng Hành
 
Bài giảng thống kê (chương ii)
Bài giảng thống kê (chương ii)Bài giảng thống kê (chương ii)
Bài giảng thống kê (chương ii)Học Huỳnh Bá
 
bài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môbài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môTrung Billy
 
đáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trịđáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trịĐinh Công Lượng
 
Nguyen ly thong ke
Nguyen ly thong keNguyen ly thong ke
Nguyen ly thong keCun Haanh
 
Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp- Paul Samuelson
Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp- Paul SamuelsonLý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp- Paul Samuelson
Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp- Paul SamuelsonPhong Olympia
 

What's hot (20)

Câu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống Kê
Câu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống KêCâu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống Kê
Câu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống Kê
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
 
Bai 11 mo hinh IS-LM
Bai 11 mo hinh IS-LMBai 11 mo hinh IS-LM
Bai 11 mo hinh IS-LM
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
 
On tap kinh te luong co ban
On tap kinh te luong co banOn tap kinh te luong co ban
On tap kinh te luong co ban
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế
 
Tổng hợp câu hỏi thi
Tổng hợp câu hỏi thiTổng hợp câu hỏi thi
Tổng hợp câu hỏi thi
 
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
 
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệBài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
 
Bài tập kế toán tài chính doanh nghiệp có đáp án
Bài tập kế toán tài chính doanh nghiệp có đáp ánBài tập kế toán tài chính doanh nghiệp có đáp án
Bài tập kế toán tài chính doanh nghiệp có đáp án
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
 
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủChính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủ
 
Bai 2 mo hinh nghien cuu va kiem dinh su tin cay thang do
Bai 2 mo hinh nghien cuu va kiem dinh su tin cay thang doBai 2 mo hinh nghien cuu va kiem dinh su tin cay thang do
Bai 2 mo hinh nghien cuu va kiem dinh su tin cay thang do
 
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp ánBài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
 
Bài giảng thống kê (chương ii)
Bài giảng thống kê (chương ii)Bài giảng thống kê (chương ii)
Bài giảng thống kê (chương ii)
 
bài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môbài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi mô
 
đáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trịđáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trị
 
Nguyen ly thong ke
Nguyen ly thong keNguyen ly thong ke
Nguyen ly thong ke
 
Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp- Paul Samuelson
Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp- Paul SamuelsonLý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp- Paul Samuelson
Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp- Paul Samuelson
 
Đề tài: Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, HAY
 

Viewers also liked

Chương iv.ly thuyet san xuat va chi phi
Chương iv.ly thuyet san xuat va chi phiChương iv.ly thuyet san xuat va chi phi
Chương iv.ly thuyet san xuat va chi phicttnhh djgahskjg
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếHyo Neul Shin
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếHyo Neul Shin
 
nhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tế
nhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tếnhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tế
nhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tếHyo Neul Shin
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếHyo Neul Shin
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếHyo Neul Shin
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếHyo Neul Shin
 

Viewers also liked (7)

Chương iv.ly thuyet san xuat va chi phi
Chương iv.ly thuyet san xuat va chi phiChương iv.ly thuyet san xuat va chi phi
Chương iv.ly thuyet san xuat va chi phi
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
 
nhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tế
nhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tếnhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tế
nhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tế
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
 

Similar to Cau hoi on tap lschtkt

Bài giảng Kinh tế vi mô (Chương 1) (download tai tailieutuoi.com).ppt
Bài giảng Kinh tế vi mô (Chương 1) (download tai tailieutuoi.com).pptBài giảng Kinh tế vi mô (Chương 1) (download tai tailieutuoi.com).ppt
Bài giảng Kinh tế vi mô (Chương 1) (download tai tailieutuoi.com).pptQuoc Dung Nguyen
 
ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdf
ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdfĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdf
ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdfGiaTrnNguynQunh
 
Lý thuyêt bàn tay vô hình
Lý thuyêt bàn tay vô hìnhLý thuyêt bàn tay vô hình
Lý thuyêt bàn tay vô hìnhMaichi Ngo
 
Quy luật giá trị và biểu hiện của nó trong nền kinh tế thị trường Việt Nam (1...
Quy luật giá trị và biểu hiện của nó trong nền kinh tế thị trường Việt Nam (1...Quy luật giá trị và biểu hiện của nó trong nền kinh tế thị trường Việt Nam (1...
Quy luật giá trị và biểu hiện của nó trong nền kinh tế thị trường Việt Nam (1...ThQuyn4
 
Quy luật giá trị và biểu hiện của nó trong nền kinh tế thị trường Việt Nam (1...
Quy luật giá trị và biểu hiện của nó trong nền kinh tế thị trường Việt Nam (1...Quy luật giá trị và biểu hiện của nó trong nền kinh tế thị trường Việt Nam (1...
Quy luật giá trị và biểu hiện của nó trong nền kinh tế thị trường Việt Nam (1...TrnhQucTrung
 
KINH TẾ CHÍNH TRỊ.docx
KINH TẾ CHÍNH TRỊ.docxKINH TẾ CHÍNH TRỊ.docx
KINH TẾ CHÍNH TRỊ.docxYenVy12
 
Tiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
Tiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩaTiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
Tiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩaThích Hô Hấp
 
NHỮNG VẤN ĐỀ VÀ TÁC ĐỘNG CƠ BẢN VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NỀN ...
NHỮNG VẤN ĐỀ VÀ TÁC ĐỘNG CƠ BẢN VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NỀN ...NHỮNG VẤN ĐỀ VÀ TÁC ĐỘNG CƠ BẢN VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NỀN ...
NHỮNG VẤN ĐỀ VÀ TÁC ĐỘNG CƠ BẢN VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NỀN ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
[123doc] tieu-luan-ban-chat-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia
[123doc]   tieu-luan-ban-chat-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia[123doc]   tieu-luan-ban-chat-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia
[123doc] tieu-luan-ban-chat-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghiajackjohn45
 
Đề tài: Quy luật giá trị, vai trò và tác động của nó tới nền kinh tế thị trường
Đề tài: Quy luật giá trị, vai trò và tác động của nó tới nền kinh tế thị trườngĐề tài: Quy luật giá trị, vai trò và tác động của nó tới nền kinh tế thị trường
Đề tài: Quy luật giá trị, vai trò và tác động của nó tới nền kinh tế thị trườngViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trường phái tân cổ điển 97 03
Trường phái tân cổ điển 97 03Trường phái tân cổ điển 97 03
Trường phái tân cổ điển 97 03Xuan Huynh
 
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở n...
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở n...Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở n...
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở n...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
File PDF Lý thuyết môn Kinh tế vi mô hệ cơ bản
File PDF Lý thuyết môn Kinh tế vi mô hệ cơ bảnFile PDF Lý thuyết môn Kinh tế vi mô hệ cơ bản
File PDF Lý thuyết môn Kinh tế vi mô hệ cơ bảnAzura237
 
Lợi nhuận kinh doanh qua việc phân tích cặp phạm trù bản chất và hiện tượng t...
Lợi nhuận kinh doanh qua việc phân tích cặp phạm trù bản chất và hiện tượng t...Lợi nhuận kinh doanh qua việc phân tích cặp phạm trù bản chất và hiện tượng t...
Lợi nhuận kinh doanh qua việc phân tích cặp phạm trù bản chất và hiện tượng t...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Cau hoi on tap lschtkt (20)

Bài giảng Kinh tế vi mô (Chương 1) (download tai tailieutuoi.com).ppt
Bài giảng Kinh tế vi mô (Chương 1) (download tai tailieutuoi.com).pptBài giảng Kinh tế vi mô (Chương 1) (download tai tailieutuoi.com).ppt
Bài giảng Kinh tế vi mô (Chương 1) (download tai tailieutuoi.com).ppt
 
ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdf
ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdfĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdf
ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdf
 
Lý thuyêt bàn tay vô hình
Lý thuyêt bàn tay vô hìnhLý thuyêt bàn tay vô hình
Lý thuyêt bàn tay vô hình
 
Chuong iv
Chuong ivChuong iv
Chuong iv
 
Quy luật giá trị và biểu hiện của nó trong nền kinh tế thị trường Việt Nam (1...
Quy luật giá trị và biểu hiện của nó trong nền kinh tế thị trường Việt Nam (1...Quy luật giá trị và biểu hiện của nó trong nền kinh tế thị trường Việt Nam (1...
Quy luật giá trị và biểu hiện của nó trong nền kinh tế thị trường Việt Nam (1...
 
Quy luật giá trị và biểu hiện của nó trong nền kinh tế thị trường Việt Nam (1...
Quy luật giá trị và biểu hiện của nó trong nền kinh tế thị trường Việt Nam (1...Quy luật giá trị và biểu hiện của nó trong nền kinh tế thị trường Việt Nam (1...
Quy luật giá trị và biểu hiện của nó trong nền kinh tế thị trường Việt Nam (1...
 
KINH TẾ CHÍNH TRỊ.docx
KINH TẾ CHÍNH TRỊ.docxKINH TẾ CHÍNH TRỊ.docx
KINH TẾ CHÍNH TRỊ.docx
 
RUT-GON.docx
RUT-GON.docxRUT-GON.docx
RUT-GON.docx
 
Tiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
Tiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩaTiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
Tiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
 
Kinhtevimo
KinhtevimoKinhtevimo
Kinhtevimo
 
1
11
1
 
Tiểu Luận Triết Học Phân Tích Cặp Phạm Trù Bản Chất Và Hiện Tượng.doc
Tiểu Luận Triết Học Phân Tích Cặp Phạm Trù Bản Chất Và Hiện Tượng.docTiểu Luận Triết Học Phân Tích Cặp Phạm Trù Bản Chất Và Hiện Tượng.doc
Tiểu Luận Triết Học Phân Tích Cặp Phạm Trù Bản Chất Và Hiện Tượng.doc
 
NHỮNG VẤN ĐỀ VÀ TÁC ĐỘNG CƠ BẢN VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NỀN ...
NHỮNG VẤN ĐỀ VÀ TÁC ĐỘNG CƠ BẢN VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NỀN ...NHỮNG VẤN ĐỀ VÀ TÁC ĐỘNG CƠ BẢN VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NỀN ...
NHỮNG VẤN ĐỀ VÀ TÁC ĐỘNG CƠ BẢN VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NỀN ...
 
Basic Econ Ch1
Basic Econ Ch1Basic Econ Ch1
Basic Econ Ch1
 
[123doc] tieu-luan-ban-chat-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia
[123doc]   tieu-luan-ban-chat-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia[123doc]   tieu-luan-ban-chat-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia
[123doc] tieu-luan-ban-chat-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia
 
Đề tài: Quy luật giá trị, vai trò và tác động của nó tới nền kinh tế thị trường
Đề tài: Quy luật giá trị, vai trò và tác động của nó tới nền kinh tế thị trườngĐề tài: Quy luật giá trị, vai trò và tác động của nó tới nền kinh tế thị trường
Đề tài: Quy luật giá trị, vai trò và tác động của nó tới nền kinh tế thị trường
 
Trường phái tân cổ điển 97 03
Trường phái tân cổ điển 97 03Trường phái tân cổ điển 97 03
Trường phái tân cổ điển 97 03
 
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở n...
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở n...Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở n...
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở n...
 
File PDF Lý thuyết môn Kinh tế vi mô hệ cơ bản
File PDF Lý thuyết môn Kinh tế vi mô hệ cơ bảnFile PDF Lý thuyết môn Kinh tế vi mô hệ cơ bản
File PDF Lý thuyết môn Kinh tế vi mô hệ cơ bản
 
Lợi nhuận kinh doanh qua việc phân tích cặp phạm trù bản chất và hiện tượng t...
Lợi nhuận kinh doanh qua việc phân tích cặp phạm trù bản chất và hiện tượng t...Lợi nhuận kinh doanh qua việc phân tích cặp phạm trù bản chất và hiện tượng t...
Lợi nhuận kinh doanh qua việc phân tích cặp phạm trù bản chất và hiện tượng t...
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 

Cau hoi on tap lschtkt

  • 1. câu22. Phân tíchđặc điểm, phương pháp luận của trường phái tân cổ điển để làm rõ trường phái này vừa cổ điển chung lại vừa có đặc điểm khác biệt so với các quan điểm của trường phái kinh tế CTTS cổ điển ở Anh. Trả lời. *Đặc điểm, phương pháp luận của trường phái tân cổ điển: - Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tự do cạnh tranh có sự đổi biến mạnh mẽ sang chủ nghĩa tư bản đường, cùng với sự ra đời của khoa học Marx, phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển tỏ ra yếu thế khi bảo vệ chủ ngĩa tư bản- Trước bối cảnh đó trường phái tân cổ điển ra đời. - Trường phái tân cổ điển dựa vào tâm lí chủ quan để giải thích các hiện tượng và quá trình kinh tế -xã hội, vận dụng đưa ra lí thuyết quan hệ sản xuất và giá cả hàng hoá trên thị trường do c-c quyết định. - áp dụng phương pháp phân tích vi mô: đi vào nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng, của các xí nghiệp. Xem xét người tiêu dùng làm sao để với só thu nhập như vậy sẽ thu được nhiều hàng hoá nhất, còn các xí nghiệp kinh doanh làm thế nào để thu được lợi nhuận nhiều nhất . - Vận dụng phương pháp toán học như công thực, đồ thị, mô hình để đưa ra các phạm trù kinh tế . - Họ đưa ra các kinh nghiệm mới như “ích lợi giới hạn, năng suất giới hạn, sản phẩm giới hạn...” vì vậy trường phái tân cổ điển còn gọi là trường phái giới hạn. * Đăc điểm chung và khác so với trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh. +Đặc điểm chung: Các trường phái này đều ủng hộ tự do cạnh tranh chống lại sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường. Họ tin tưởng rằng cơ chế thị trường tự phát sẽ đảm bảo cân bằng c-c, đảm bảo cho nền kinh tế tăng bình thường, tránh được khủng hoảng kinh tế. ** Cổ điển. - Dùng phương pháp nghiên cứu dựa vào khách. - Đi sâu vào nghiên cứu lĩnh vực sản xuất. - Chú ý nghiên cứu mặt chất. - Nghiên cứu các vấn đề kinh tế, thường đề cập đến vấn đề kinh tế - xã hội(có liên hệ với điều kiện chính trị - xã hội). ** Tân cổ điển. - Dùng tâm lí chủ quan của nhân dân. - Chuyển sự chú ý sang lĩnh vực trao đổi, lưu thông và nhu cầu. - Chủ yếu là mặt lượng. - Nghiên cứu về ván đề kinh tế thuần tuý, phủ nhận thuật ngữ kinh tế chính trị học của Montchretien. Mà chỉ là kinh tế học. Lí thuyết “Bàn tay vô hình”: Con người khi tham gia các hoạt động kinh tế ngoài bị chi phối bởi lợi ích cá nahan còn chịu tác động của các quy luật kinh tế khách quan thậm chí đáp ứng nhu cầu của xã hội tốt hơn lợi ích cá nhân. Điều kiện cần thiết để các quy luật kinh tế khách quan hoạt động: sự tồn tại và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa; nền kinh tế phát triển trên cơ sở tự do kinh tế (tự do sản xuất, tự do liên doanh liên kết, tự do mậu dịch). Nhà nước không cần thiết phải can thiệp vào nền kinh tế vì bản thân cơ chế thị trường có thể giải quyết hài hòa các mối quan hệ của nền kinh tế.
  • 2. Câu 1: Trình bày lí luận ích lợi giới hạn và giá trị giới hạn của Áo, cho vài ví dụ để CMR tư tưởng giới hạn của trường phái đã đc kinh tế học hiện đại kế thừa và phát triển ( = tư tường giới hạn đc những trường phái nào kế thừa và phát triển).  Ø Lí luận ích lợi giới hạn: Tác giả:Carl Menger(1840-1921)  Tiền đề: 2 định luật về nhu cầu của Herman Gossen(1810-1858) Định luật 1: bất cứ 1 nhu cầu nào của con ng cũng có thể đc t/m nếu như ng ta tiêu dùng 1 loại sp có tính năng đáp ứng đc nhu cầu. Cường độ của nhu cầu giảm dần khi số lượng sp đc đưa ra để thỏa mãn nhu cầu tăng lên. Nhu cầu sẽ ko còn nữa nếu như con ng đc t/m sp đến tột độ (cường độ nhu cầu bằng 0) Định luật 2: Cá nhân ý thức đc nhu cầu của mình và biết rõ cách thức để t/m nhu cầu vì vậy nếu như biết suy luận,tính t oán thì cá nhân sẽ sắp xếp nhu cầu theo 1 trật tự nhất định. Trật tự này hoặc là căn cứ vào cường độ của nhu cầu hoặc là căn cứ vào ý muốn của cá nhân cho thấy đc nhu cầu nào là cấp thiết và mức độ cấp thiết của từng nhu cầu,để từ đó con ng có kế hoạch chi tiêu thích hợp. Trong trường hợp thu nhập của con ng còn thấp thì việc tiêu dùng thường chỉ giới hạn ở những nhu cầu cấp thiết còn khi thu nhập tăng dần lên,con ng có xu hướng tiêu dùng những HH cao cấp, xa xỉ nhiều hơn.  Nội dung: Ích lợi là đặc tính cụ thể của vật mà nhờ đó những nhu cầu khác nhau của con ng đc t/m, phân ra thành ích lợi chủ quan, khách quan, ích lợi cụ thể, trìu tượng. Do nhu cầu của con ng có cường độ khác nhau nên nếu như đc tuần tự t/m thì nhu cầu sẽ có cường độ giảm và theo đà tăng của vật đc đưa ra để t/m nhu cầu thì vật sau sẽ đc đánh giá lợi ích thấp hơn vật trước.Vì vậy vs 1 số lượng sp có giới hạn thì vật đc đưa ra sau cùng sẽ đc gọi là sp giới hạn và ích lợi của vật đó đc gọi là ích lợi giới hạn. Ích lợi giới hạn là ích lợi của vật đc đưa ra sau cùng để t/m nhu cầu; vật đó có ích lợi nhỏ nhất và quy định lợi ích của tất cả các vật khác. Thế giới quan giữa ích lợi giới hạn vs số lượng sp đc đưa ra để t/m nhu cầu là tương quan tỉ lệ nghịch.  Ø Lí luận giá trị giới hạn:  Tiền đề: Lí luận giá trị ích lợi của J.B.Say. Lí luận ích lợi giới hạn.  Nội dung: Phủ nhận lí thuyết giá trị lđ của trường phái ‘TS cổ điển’ và C.Mác. Đưa ra lý thuyết giá trị – ích lợi (giá trị – chủ quan): Theo đó “ích lợi giới hạn” quyết định giá trị của sản phẩm kinh tế, đó là “giá trị giới hạn”, nó quyết định giá trị của tất cả các sản
  • 3. phẩm khác (ích lợi của vật quyết định giá trị – ở đây là: “ích lợi giới hạn”). Muốn có nhiều giá trị phải tạo ra sự khan hiếm. Về Giá trị trao đổi (GTTĐ): cho rằng GTTĐ là chủ quan, sở dĩ hai người trao đổi sản phẩm cho nhau là vì cả hai đều tin rằng sản phẩm mà mình bỏ ra đối với mình ít giá trị hơn sản phẩm mà mình thu về (ở đây có sự so sánh các sản phẩm, nếu có lợi mới trao đổi, căn cứ vào nhu cầu bản thân).  Ø Kế thừa và phát triển: Lí thuyết “Năng suất giới hạn”, “ng công nhân giới hạn” và “sp giới hạn” của J.B.Clark trong trường phái giới hạn ở Mĩ A.Marshall nhà kinh tế thuộc trường phái Cambridge Anh cũng cho rằng nhu cầu về của cải là có giới hạn và khẳng định giá cầu của người mua được quyết định bởi ích lợi giới hạn. J.M.Keynes và P.A.Samuelson đã ủng hộ lí thuyết này: Keynes đã xây dựng lí thuyết “Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn” và “Hiệu quả giới hạn của tư bản”. Samuelson đưa ra lí thuyết “Giới hạn khả năng sản xuất” và “Sự lựa chọn” Câu 5: Chứng minh rằng Lí thuyết giá cả của A.Marshall thể hiện rõ đặc điểm phương pháp luận của trường phái tân cổ điển ( kế thừa và phát triển bàn tay vô hình của A.Smith)  Ø Đặc trưng phương pháp luận của Trường phái tân cổ điển: Marshall tập trung nghiên cứu nền kinh tế trong quan hệ trao đổi lưu thông, chứ không quan tâm đến quá trình sản xuất. Ông đưa ra các phạm trù kinh tế mới: cung, cầu, giá cung, giá cầu, hệ số co dãn của cầu… là sự phối hợp các phạm trù toán học và kinh tế học để giải thích quy luật kinh tế. Ông đã biết sử dụng công cụ toán học trong phân tích kinh tế: đồ thị, công thức. Để xây dựng mô hình cung – cầu thị trường Marshall đi sâu vào phân tích tâm lí, hành vi của người tiêu dùng và nhà sản xuất từ đó rút ra kết luận cho toàn nền kinh tế => áp dụng phương pháp vi mô trong nghiên cứu. Theo ông giá trị là phạm trù siêu hình, vô nghĩa, chỉ có giá cả là phạm trù thiết thực và cụ thể vì thế nhà kinh tế không đề cập tới phạm trù giá trị. Việc phân tích mối quan hệ cung cầu dưới góc độ hành vi của người mua và người bán đều mong muốn đạt được lợi ích tốt nhất cho mình (người mua chỉ quan tâm đến việc tốn ít tiền nhất mà thỏa mãn được tốt nhất nhu cầu của mình, người bán chỉ quan tâm đến lợi nhuận) mà
  • 4. không quan tâm đến nền sản xuất, bối cảnh lịch sử xã hội nói chung => điều này thể hiện tâm lí chủ quan cá biệt, cá nhân trong phân tích kinh tế. Việc phân tích cung- cầu thị trường một cách thuần túy cũng thể hiện việc Marshall muốn xây dựng một nền kinh tế học thuần túy không bị tác động bởi yếu tố giai cấp. Kế thừa và phát triển Bàn tay vô hình của A.Smith. Lí thuyết “Bàn tay vô hình”: Con người khi tham gia các hoạt động kinh tế ngoài bị chi phối bởi lợi ích cá nhân còn chịu tác động của các quy luật kinh tế khách quan thậm chí đáp ứng nhu cầu của xã hội tốt hơn lợi ích cá nhân. Điều kiện cần thiết để các quy luật kinh tế khách quan hoạt động: sự tồn tại và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa; nền kinh tế phát triển trên cơ sở tự do kinh tế (tự do sản xuất, tự do liên doanh liên kết, tự do mậu dịch). Nhà nước không cần thiết phải can thiệp vào nền kinh tế vì bản thân cơ chế thị trường có thể giải quyết hài hòa các mối quan hệ của nền kinh tế. Lí thuyết giá cả của Marshall: Ông tập trung nghiên cứu nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh. Ông cho rằng: Ở trên thị trường, giá cả đc hình thành một cách tự phát do tác động của mối quan hệ cung cầu. Khi giá cung và giá cầu gặp nhau thì hình thành nên giá cả cân bằng hay giá cả thị trường: “Khi giá cung và giá cầu gặp nhau thì sẽ chấm dứt cả khuynh hướng tăng dẫn khuynh hướng giảm, lượng hàng hóa sản xuất, thế cân bằng được thiết lập”. => Marshall đề cao sự tự phát của cơ chế thị trường, coi nhẹ sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế, tin tưởng cơ chế thị trường tự phát đảm bảo cân bằng kinh tế. Câu 6: Trình bày nội dung lí thuyết giá cả của A.Marshall, rút ra ý nghĩa lí luận và thực tiễn từ việc nghiên cứu lí thuyết này.  Lí thuyết giá cả của A.Marshall: Ở trên thị trường, giá cả đc hình thành một cách tự phát do tác động của mối quan hệ cung cầu:  Cầu và giá cầu: - Cầu là biểu hiện của nhu cầu có khả năng thanh toán, nó được biểu hiện bởi khối lượng tiền tệ và giá cả nhất định. - Nhân tố ảnh hưởng đến cầu: nhu cầu; thu nhập; giá cả của bản thân hàng hóa. - Hệ số co dãn của cầu phản ánh mối sự thay đổi của cầu dưới sự thay đổi của giá.
  • 5. : sự thay đổi của cầu. : sự thay đổi của giá. K: hệ số co dãn của cầu theo giá. K = : = Sự co dãn của cầu phụ thuộc vào các nhân tố sau: mức giá cả, giá cả của các hàng hóa có liên quan, sức mua của dân cư và nhu cầu mua sắm của dân cư.  Cung và giá cung: - Cung là khối lượng hàng hóa sản xuất ra đem bán trên thị trường với một giá cả nhất định. - Nhân tố ảnh hưởng đến cung: giá cả hàng hóa đó.  Cân bằng thị trường và giá cả thị trường - Thị trường là tổng thể những người có quan hệ mua bán hay là nơi gặp gỡ của cung và cầu. Khi nghiên cứu cơ chế thị trường, Marshall cho rằng một mặt trong điều kiện cạnh tranh hoàn toàn thì cung cầu phụ thuộc vào giá cả. Mặt khác, cơ chế thị trường tác động làm giá cả phù hợp với cung cầu, nghĩa là giá cả được quyết định bởi cung, cầu. Theo ông, giá cả là quan hệ số lượng mà trong đó hàng hóa và tiền tệ được trao đổi với nhau. - Khi giá cung và giá cầu gặp nhau thì hình thành nên giá cả cân bằng hay giá cả thị trường: “Khi giá cung và giá cầu gặp nhau thì sẽ chấm dứt cả khuynh hướng tăng dẫn khuynh hướng giảm, lượng hàng hóa sản xuất, thế cân bằng được thiết lập”. - Marshall cho rằng, yếu tố thời gian có ảnh hưởng quan trọng đến cung, cầu và giá cả cân bằng. Trong thời gian ngắn thì cung cầu có tác động với giá cả. - Ngoài ra, sự độc quyền cũng có tác động đến giá cả. Để có lợi nhuận cao, các nhà độc quyền thường giảm sản lượng để nâng bán. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là độc quyền quyết định được tất cả, bởi vì trên thị trường còn chịu sự tác động của sự co dãn của cầu.  Ý nghĩa của việc nghiên cứu: Ý nghĩa lí luận: Tích cực: Lí thuyết giá cả của Marshall đi sâu phân tích cơ chế thị trường dưới góc độ vi mô, vì thế là cơ sở quan trọng cho kinh tế học vi mô hiện đại Là lí thuyết đầu tiên đặt nền móng cho việc phân tích thị trường theo mô hình cung – cầu, đây là nguyên lí cơ bản nhất của kinh tế học vi mô hiện đại, xuyên suốt gần như mọi vấn đề của nền kinh tế thị trường.
  • 6. Hạn chế: Phân tích lý thuyết giá cả: Với tính phê phán và đứng trên cơ sở lý luận giá trị – lao động của chủ nghĩa Mác thì có thể nhận xét lý thuyết giá cả của Marshall như sau: Trong thời gian ngắn thì lợi ích cận biên quyết định giá trị, điều này lại mắc phải sai lầm mà thuyết ích lợi đã gặp phải. Còn trong thời gian dài chi phí sản xuất quyết định giá cả thì không giải thích được trong giá cả đó bao gồm cả lợi nhuận của nhà tư bản chứ không chỉ có chi phí sản xuất. Nhà tư bản không thể bán hàng hóa với giá bằng với chi phí sản xuất được. Nếu cho rằng quan hệ cung cầu quyết định giá cả thì cũng không có căn cứ vững chắc vì giá cả thay đổi cũng tác động làm cung cầu thay đổi. Điều này thể hiện sự luẩn quẩn trong lý luận của Marshall: Cung, cầu quyết định giá cả, sau đó giá cả lại quyết định cung, cầu. Thực ra quan hệ cung, cầu về một hàng hóa nào đó trên thị trường chỉ làm cho giá cả dao động xung quanh giá trị chứ không tạo ra giá trị (giá trị chỉ được tạo ra trong quá trình sản xuất chứ không phải trong trao đổi). Ý nghĩa thực tiễn: Giúp ta nhận thức đc trạng thái vận động của thị trường dưới tác động của các quy luật khách quan, sự cân bằng cung cầu trên thị trường ko phải là cân bằng tĩnh, mà là cân bằng động, luôn dao động qua điểm cân bằng. Đâylà cơ sở để phân tích sự biến động giá cả HH trên thị trường, để nhà nước có chính sách điều chỉnh thích hợp. Các doanh nghiệp chủ động trong chiến lược kinh doanh, tác động vào cung, cầu và đưa ra chính sách giá cả để thu lợi nhuận cao. Việc xác định K giúp các xí nghiệp độc quyền đưa ra chính sách giá cả có lợi cho mình (giá cả độc quyền để thu lợi nhuận độc quyền cao), có thể bán số lượng sản phẩm ít hơn mà giá cả cao hơn. Sự co giãn của cầu phụ thuộc vào các nhân tố: mức giá cả, sức mua và nhu cầu mua sắm . Thời gian là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cung cầu và giá cả. Quy tắc chung là: - Thời gian ngắn (thời kỳ nghiên cứu ngắn) phải chú ý tới ảnh hưởng của cầu lên giá trị . - Thời gian dài (thời kỳ nghiên cứu càng dài) thì ảnh hưởng tác động của chi phí tới giá trị rất quan trọng. Câu 7: CMR lí thuyết kinh tế của TP Tân cổ điển là cơ sở hình thành kinh tế học vi mô. Có thể nói, lí thuyết kinh tế học của TP tân cổ điển là cơ sở hình thành kinh tế học vi mô hiện đại, bởi có thể tìm thấy sự kế thừa TP Tân cổ điển của kinh tế học vi mô hiện đại ở các nội dung: đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, thuật ngữ cơ bản, lí thuyết cơ bản. Đối tượng nghiên cứu: Lĩnh vực nghiên cứu là lĩnh vực trao đồi lưu thông, trao đổi, nhu cầu…
  • 7. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp vi mô, nghiên cứu kinh tế trong các xí nghiệp cụ thể, các loại hàng hóa cụ thể từ đó rút ra kết luận cho toàn chung cho toàn nền kinh tế. Sử dụng các mô hình, công thức, đồ thị toán học đề giải thích nền kinh tế. Thuật ngữ cơ bản: sau này, kinh tế học vi mô hiện đại tiếp tục sử dụng các thuật ngữ cơ bản mà Tp Tân cổ điển đã đưa ra: Ích lợi giới hạn của TP giới hạn thành Viene – Áo sau này là lợi ích cận biên trong kinh tế vi mô Năng suất giới hạn của TP Mĩ sau này chính là năng suất cận biên của lao động trong kt vi mô. Thuật ngữ cung cầu, hệ số co dãn của cầu trong lí luận của Marshall đc phát triển thành lí thuyết cung cầu, hệ số co dãn của cầu theo giá (công thức của Marshall là co dãn khoảng, ngoài ra còn có công thức co dãn điểm.) trong kinh tế học vi mô, ngoài ra còn đc phát triển thêm các khái niệm khác như hệ số co dãn của cung theo giá, của cầu theo thu nhập… Các lí thuyết cơ bản: Cùng với sự kế thừa các thuật ngữ cơ bản, kinh tế học vi mô hiện đại cũng kế thừa và phát triển xa hơn các lí thuyết kinh tế cơ bản của TP Tân cổ điển. TP Tân cổ điển Kinh tế học vi mô Lí thuyết ích lợi giới hạn – Áo: Ích lợi là đặc tính cụ thể của vật mà nhờ đó những nhu cầu khác nhau của con ng đc t/m, phân ra thành ích lợi chủ quan, khách quan, ích lợi cụ thể, trìu tượng. Do nhu cầu của con ng có cường độ khác nhau nên nếu như đc tuần tự t/m thì nhu cầu sẽ có cường độ giảm và theo đà tăng của vật đc đưa ra để t/m nhu cầu thì vật sau sẽ đc đánh giá lợi ích thấp hơn vật trước.Vì vậy vs 1 số lượng sp có giới hạn thì vật đc đưa ra sau cùng sẽ đc gọi là sp giới hạn và ích lợi của vật đó đc gọi là ích lợi giới hạn. Ích lợi giới hạn là ích lợi của vật đc đưa ra sau cùng để t/m nhu cầu; vật đó có ích lợi nhỏ nhất và quy định lợi ích của tất cả các vật khác. Lí thuyết lợi ích của kt học vi mô: Lợi ích đc hiểu là sự thỏa mãi hài lòng đạt đc khi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Người tiêu dùng sẽ tối đa hóa các lợi ích đạt được khi tiêu dùng. Lợi ích đc đo bằng đơn vị của trí tưởng tượng mà ng tiêu dùng gán cho hàng hóa khi tiêu dùng đc biểu hiện bằng mức độ sẵn sàng chi trả của họ cho 1 đơn vị hàng hóa tiêu dùng. Lợi ích cận biên là lợi ích tăng thêm khi tiêu dùng thêm 1 đơn vị hàng hóa dịch vụ. MU = Quy luật lợi ích cận biên giảm dần: lợi ích của hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thêm có xu hướng giảm dần và điều này chỉ đúng trong thời gian ngắn. Lí thuyết năng suất giới hạn: J.B.Clark cho rằng ích lợi của lao động Hàm sản xuất ngắn hạn của kinh tế học vi mô.
  • 8. thể hiện ở năng suất của nó tuy nhiên năng suất lao động giảm dần, ng công nhân đc thuê sau cùng là người công nhân giới hạn. Năng suất của anh ta là năng suất giới hạn. Đó là năng suất thấp nhất và nó quyết đinh năng suất chung của các CN khác. Q = f (K, L). K cố định, năng suất cận biên của lao động MPL = là sản phẩm đầu ra tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị lao động. Với quy mô của nhà máy đc cho trc thì MPL có xu hướng tăng do khai thác đc thêm công suất của máy móc nhưng nếu tiếp tục tăng L mà K vẫn cố định thì năng suất cận biên sẽ giảm dần. Lí thuyết cung cầu – Marshall: Cầu là biểu hiện của nhu cầu có khả năng thanh toán, nó được biểu hiện bởi khối lượng tiền tệ và giá cả nhất định. Nhân tố ảnh hưởng đến cầu: nhu cầu; thu nhập; giá cả của bản thân hàng hóa. Lí thuyết cung cầu – kinh tế học vi mô: Cầu là số lượng hàng hóa dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định vs đk các yếu tố khác k đổi. Nhân tố ảnh hưởng đến cầu: thu nhập, giá hàng hóa thay thế hoặc bổ sung, quy mô thị trường, sở thích, kì vọng. Lượng cầu: số lượng hàng hóa ng tiêu dùng muốn mua tại 1 mức giá nhất định. Nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu: giá cả hàng hóa đó Cung là khối lượng hàng hóa sản xuất ra đem bán trên thị trường với một giá cả nhất định. Nhân tố ảnh hưởng đến cung: giá cả hàng hóa đó. Cung: là số lượng hàng hóa dich vụ ng bán muốn bán tại các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định với đk các yếu tố khác k đổi. Nhân tố ảnh hưởng đến cung: công nghệ và năng suất, giá cả đầu vào, thuế và trợ cấp, số lượng nhà sản xuất, kì vọng… Lượng cung: lượng hàng hóa đc bán tại 1 mức giá nhất định. Nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung: giá cả hàng hóa đó Khi giá cung và giá cầu gặp nhau thì hình Cân bằng cung cầu là trạng thái mà lượng
  • 9. thành nên giá cả cân bằng hay giá cả thị trường: “Khi giá cung và giá cầu gặp nhau thì sẽ chấm dứt cả khuynh hướng tăng dẫn khuynh hướng giảm, lượng hàng hóa sản xuất, thế cân bằng được thiết lập”. cung bằng lượng cầu tại 1 mức giá. Hệ số co dãn của cầu phản ánh mối sự thay đổi của cầu dưới sự thay đổi của giá. : sự thay đổi của cầu. : sự thay đổi của giá. K: hệ số co dãn của cầu theo giá. K = : = Hệ số co dãn của cầu theo giá đo lường sự thay đổi tương đối của lượng cầu do 1% tương đối của giá hàng hóa. Co dãn khoảng (đoạn): EDP = × Co dãn điểm: EDP = × Câu 8: So sánh đặc điểm phương pháp luận của trường phái cổ điển Anh với Tân cổ điển. Bảng 1: So sánh chung. Trường phái cổ điển Anh Trường phái Tân cổ điển Ra đời và phát triển ở Châu Âu, từ giữa TK 18-19. Ra đời và phát triển ở Tây Âu, Mỹ, vào cuối TK 19- đầu TK 20. Đối tượng nghiên cứu là lĩnh vực sản xuất. Đối tượng nghiên cứu là lĩnh vực trao đổi, lưu thông lợi ích, tiêu dùng. Sử dụng phương pháp phân tích vĩ mô, cho rằng quy luật kinh tế khách quan chi phối hoạt động kinh tế. Sử dụng phương pháp phân tích vi mô, kết hợp phạm trù kinh tế với phạm trù toán học. Cho rằng cung quyết định cầu, cung tạo ra cầu, sản xuất quyết định tiêu dùng. Cho rằng cầu quyết định cung, tiêu dùng quyết định sản xuất. Ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế, chủ trương chống lại sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh tế. Ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế, chủ trương chống lại sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh tế. Lao động là yếu tố duy nhất tạo ra giá trị, là nguồn gốc của giá trị, của của cải, Giá trị không bắt nguồn, không phụ thuộc vào lao động mà phụ thuộc hoàn toàn vào
  • 10. của giàu có. Giá trị hàng hóa do lượng lao động hao phí tương đối cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định. tâm lý chủ quan của con người. Giá trị của hàng hóa là do sự tương tác giữa tính quan trọng , cấp thiết của nhu cầu và số lượng vật phẩm hiện có quyết định. Lao động là cái duy nhất, chính xác để đo lường giá trị trao đổi của hàng hóa. Chưa giải thích được tại sao vật càng khan hiếm thì giá trị trao đổi càng cao. Giá trị trao đổi được hình thành do sự đánh giá chủ quan của người mua, người bán về công dụng của hàng hóa. Giải thích được tại sao vật càng khan hiếm thì giá trị trao đổi càng cao.( dựa trên quy luật ích lợi giới hạn giảm dần). Giá thị trường chịu sự điều tiết của giá cả tự nhiên. Giá thị trường là kết quả sự va chạm giữa giá cung với giá cầu, va chạm giữa cung với cầu. Giá cả hàng hóa trong lưu thông quyết định số lượng tiền cần thiết trong lưu thông. Giá cả tỉ lệ thuận với khối lượng tiền đưa vào trong lưu thông. Ricardo cho rằng tiền lương là giá cả thị trường của lao động phụ thuộc vào giá cả tự nhiên (giá các tư liệu sinh hoạt…). Phủ nhận cuộc đấu tranh đòi tăng lương của người công nhân: + Adam Smith cho rằng tiền lương chỉ có thể tăng trong nền kinh tế tăng trưởng nhanh. + Ricardo cho rằng lương thấp là điều tự nhiên, lương cao là thảm họa. Clark cho rằng người công nhân được tiền lương là sản phẩm biên tế của lao động.(giải thích dựa trên lý luận năng suất giới hạn) Phủ nhận cuộc đấu tranh đòi tăng lương, giảm thất nghiệp của người công nhân. Clark cho rằng công nhân phải chấp nhận tiền lương thấp để có việc làm, muốn tiền lương cao thị có thể chính mình bị sa thải. (lý luận năng suất biên giảm dần). Lợi nhuận là kết quả của việc trả công thấp hơn giá trị. Phủ nhận sự bóc lột khi cho rằng lợi nhuận là kết quả của toàn bộ tư bản đầu tư ban đầu. Không giải thích được lợi nhuận trên cơ sở nguyên tắc trao đổi ngang giá. Bohm Bawerk cho rằng lợi nhuận là khoảng chênh lệch do sự đánh giá chủ quan khác nhau của con người về 2 loại của cải : của cải hiện tại (TLTD) được đánh giá cao, của cải tương lai (TLSX) được đánh giá thấp. Xã hội tư bản là công bằng, nhà tư bản có lợi nhuận phù hợp với năng suất giới hạn của tư bản, khẳng định lợi nhuận là không bóc lột. (nguyên tắc hành vi hợp lý) Đã giải thích được.
  • 11. Địa chủ có địa tô là kết quả của độ màu mỡ tương đối của đất đai. Địa chủ có địa tô phù hợp với năng suất biên tế của đất đai. Phát triển lý thuyết Bàn tay vô hình, tôn trọng các quy luật khách quan tự phát, chi phối hoạt động con người. Tâm lí chủ quan (cá biệt các nhân) Phát triển lý thuyết ích lợi giới hạn và thuyết giá trị giới hạn, quan tâm đến nhu cầu tâm lý chủ quan của con người. Bảng 2: So sánh đặc điểm phương pháp luận: Cổ điển Anh Tân cổ điển Đối tượng nghiên cứu là lĩnh vực sản xuất. Chuyển sự chú ý phân tích sang lĩnh vưc lưu thông, trao đổi, nhu câu… Họ nghiên cứu các vấn đề kinh tế của tư bản chủ nghĩa. Họ muốn gạt bỏ các yếu tố chính trị, giai cấp để xây dựng môn kinh tế học thuần túy. Tiếp cận và tìm hiểu các quy luật kinh tế khách quan. (VD: Giá trị hàng hóa là khách quan.Giá trị hàng hóa do lượng lao động hao phí tương đối cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định) Tâm lí chủ quan (cá nhân cá biệt) trong phân tích kinh tế. (Giá trị của hàng hóa là do sự tương tác giữa tính quan trọng, cấp thiết của nhu cầu và số lượng vật phẩm hiện có quyết định). Phương pháp nghiên cứu thể hiên tính 2 mặt: mặt khoa học – trừu tượng hóa và mặt tầm thường – mô tả liệt kê hời hợt. (lấy ví dụ lí luận giá trị lao động của A.Smith, 2 định nghĩa giá trị) Phương pháp vi mô trong phân tích kinh tế. Tích cực áp dụng các công cụ toán học như đồ thị, công thức, mô hình. (Ví dụ: Trường phái giới hạn Áo, cung cầu Marshall) Ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế, chống lại sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế. “Bàn tay vô hình” A.Smith Giống nhau L.Walras Marshall. Câu 1: Đặc điểm phương pháp luận của lí thuyết Keynes. Vì sao nói trường phái này vừa kế thừa vừa đối lập trường phái Tân cổ điển.  Ø Đặc điểm phương pháp luận: Keynes đã đưa ra phương pháp phân tích vĩ mô (tức là phân tích kinh tế xuất phát từ những tổng lượng lớn để nghiên cứu mối liên hệ và khuynh hướng của chúng nhằm tìm ra công cụ tác động vào khuynh hướng, làm thay đổi tổng lượng). Ví dụ như:
  • 12. Đưa ra mô hình kinh tế vĩ mô với 3 đại lượng: - Một là, đại lượng xuất phát (bao gồm nguồn vật chất như tư liệu sản xuất, sức lao động, mức độ trang bị kĩ thuật của sản xuất, trình độ chuyên môn hóa của người lao động, cơ cấu của chế độ xã hội). Là đại lượng không thay đổi hay thay đổi chậm chạp. - Hai là, đại lượng khả biến độc lập (là những khuynh hướng tâm lý như tiêu dùng, đầu tư, ưa chuộng tiền mặt,…). Là cơ sở hoạt động của mô hình, là đòn bẩy bảo đảm sự hoạt động của tổ chức kinh tế tư bản chủ nghĩa. - Ba là, đại lượng khả biến phụ thuộc (là các chỉ tiêu quan trọng cấu thành nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, cụ thể hóa tính trạng nền kinh tế như: khối lượng việc làm, thu nhập quốc dân, đơn vị tiền công) có sự thay đổi theo sự tác động của các biến số độc lập. - Mối liên hệ giữa đại lượng khả biến độc lập và đại lượng khả biến phụ thuộc: Thu nhập (R) = giá trị sản lượng (Q) = Tiêu dùng (C) + Đầu tư (I) Tiết kiệm (E) = Thu nhập (R) – Tiêu dùng (C) (E hoặc S) (hay R = Q = C + I , E = R – C) ⇒ E = I. - E, I là 2 đại lượng quan trọng, theo Keynes việc điều tiết vĩ mô nhằm giải quyết việc làm,tăng thu nhập đòi hỏi khuyến khích tăng đầu tư và giảm tiết kiệm, có như vậy mới giải quyết được khủng hoảng và thất nghiệp. Về cơ bản trong phương pháp Keynes vẫn dựa vào tâm lý chủ quan, nhưng khác với các nhà cổ điển và cổ điển mới dựa vào tâm lý cá biệt, Keynes dựa vào tâm lý xã hội, tâm lý chung, tâm lý của số đông (đưa ra các phạm trù khuynh hướng tiêu dùng, tiết kiệm là các phạm trù tâm lý số đông, tâm lý xã hội). Ông đánh giá cao vai trò của tiêu dùng, trao đổi, coi tiêu dùng và trao đổi là nhiệm vụ số một mà nhà kinh tế học phải giải quyết. Theo ông, nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp và trì trệ trong nền kinh tế là do cầu tiêu dùng giảm do đó cầu có hiệu quả giảm (tiêu dùng tăng chậm hơn mức tăng thu nhập do khuynh hướng tiết kiệm, ưa chuộng tiền mặt,… vì thế cầu tiêu dùng và do đó cầu có hiệu quả giảm). Do đó, cần nâng cầu tiêu dùng, kích thích cầu có hiệu quả. =>Vì vậy lý thuyết của Keynes còn được gọi là lý thuyết trọng cầu. Phương pháp có tính chất siêu hình: coi lý thuyết của mình đúng cho mọi chế độ xã hội. Theo xu hướng chung: tách kinh tế khỏi chính trị, tích cực áp dụng toán học (công thức, mô hình, đại lượng, hàm số, đồ thị).  Ø Kế thừa và đối lập Tân cổ điển:
  • 13. Kế thừa: Cũng giống như trường phái Tân cổ điển, Keynes hướng sự chú ý phân tích kinh tế vào lĩnh vực trao đổi, lưu thông, cung cầu ( thu nhập, tiết kiệm, tiêu dùng, sản lượng nền kinh tế. Ông cũng tích cực sử dụng công thức toán học trong phân tích kinh tế (công thức mô hình, đại lượng, hàm số, đồ thị…) Về cơ bản trong phương pháp Keynes vẫn dựa vào tâm lý chủ quan giống với các nhà kinh tế học cổ điển khi đưa ra các khuynh hướng. Đối lập: Keynes đã đưa ra phương pháp phân tích vĩ mô (tức là phân tích kinh tế xuất phát từ những tổng lượng lớn để nghiên cứu mối liên hệ và khuynh hướng của chúng nhằm tìm ra công cụ tác động vào khuynh hướng, làm thay đổi tổng lượng). Còn Tân cổ điển áp dụng phương pháp vi mô trong nghiên cứu, từ sự phân tích kinh tế trong các xí nghiệp rút ra kết luận chung cho toàn xã hội. Keynes dựa vào tâm lý xã hội, tâm lý chung, tâm lý của số đông (đưa ra các phạm trù khuynh hướng tiêu dùng, tiết kiệm là các phạm trù tâm lý số đông, tâm lý xã hội). Còn các nhà kinh tế Tp Tân cổ điển sử dụng tâm lí chủ quan cá nhân cá biệt trong phân tích (ích lợi giới hạn, năng suất giới hạn…) Keynes nhấn mạnh bàn tay của nhà nước trong điều tiết nền kinh tế. Trong khi Tân cổ điển tiếp tục kế thừa trường phái cổ điển Anh: đề cao cơ chế tự phát của thị trường, coi nhẹ sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế, tin tưởng cơ chế thị trường tự phát sẽ đảm bảo cân bằng nền kinh tế Câu 8. Keynes là người sáng lập ra lí thuyết kinh tế vĩ mô hiện đại. Dùng lí thuyết việc làm để chứng minh. Trả lời. - Theo Keyne, vấn đề quan trọng nhất, nguy hiểm nhất đối với chủ nghĩa tư bản là khối lượng thất nghiệp và việc làm. Vì vậy vị trí trung tâm trong lí thuyết kinh tế của ông là “ lí thuyết việc làm”. lý thuyết của ông đã mở ra cả một gia đình mới trong tiến trình phát triển lí luận kinh tế tư bản ( cả về chức năng tư tưởng lẫn thực tiễn ). Trong đó phải kể đến lí thuyết kinh tế vĩ mô, về hệ thống điều tiết của đường Nhà nước, ông biểu hiện lợi ích và là công trình sư của chủ nghĩa tư bản đường Nhà nước. - Đặc điểm nổi bật của học thuyết Keynes là đưa ra phương pháp phân tích vĩ mô. Theo ông việc phân tích kinh tế phải xuất phát từ những các mọi lượng lớn để tìm ra công cụ tác động vào khuynh hướng, làm phát triển mọi lượng. - Keynes đưa ra mô hình kinh tế vĩ mô với mọi đại lượng + Đại lượng xuất phát: không phát triển hoặc phát triển chậm( như các nguồn v/c: TL sản xuất, số lượng slđ, trình độ chuyên môn hoá của chủ nghĩa, cơ cấu chế độ xã hội...) + Đại lượng khả biến độc lập: những khuynh hướng tâm lí ( tiết kiệm, tđ, đầu tư...) nhóm này là cơ sở hoạt động của mô hình,là đòn bảy cho sự hoạt động của các tổ chức kinh tế. + Đại lượng khả biến phụ thuộc vào: cụ thể hoá tình trạng của nền kinh tế ( số lượng, quản gia, thu nhập quân dân.) R= c+s Q= c+I
  • 14. R= Q việc điều tiết vĩ mô nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập đòi hỏi tăng I, giảm S. Có như vậy mới giải quyết được khối lượng thất nghiệp. * Lí thuyết về việc làm của Keynes Khi việc làm phát triển lên thì thu nhập thực tế phát triển -) phát triển tiêu dùng nhưng tốc độ phát triển tiêu dùng chậm hơn tốc độ phát triển thu nhâp nên có khuynh hướng tiết kiệm một phần thu nhập. Do đó các doanh nghiệp xẽ bị thua lỗ nếu sử dụng toàn bộ số lượng lao động tăng thêm. Nếu muốn khắc phục tình trạng này cần phải kích thích quần chúng tiêu dùng thêm phần tiết kiệm của họ, và cần phải có một lượng tái bản đầu tư để kích thích các chủ doanh nghiệp sử dụng số lượng lao động phát triển thêm. Khối lượng tái bản đầu tư phụ thuộc vào sở thích đầu tư của nhà kinh doanh mà sở thích đầu tư phụ thuộc vào hiệu quả giới hạn của TB (hiệu quả giới hạn của TB có xu hướng giảm đến khi bằng lãi suất ) do đó để phân tích lí thuyết chung về việc làm phải sáng tỏ các lí thuyết về khuynh hướng tiêu dùng, hiệu quả giới hạn của TB. - Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn: * Khuynh hướng tiêu dùng phụ thuộc vào : thu nhập, nhân tố khách quan ảnh hưởng tới thu nhập sự hoạt động phát triển tiền cùng danh nghĩa, sự phát triển chênh lệch giữa thu nhập với thu nhập vậy những nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến khuynh hướng như dự phòng dùng cho tương lai. + Khuynh hướng tiết kiệm phụ thuộc vào : động lực kinh doanh, động lực tiền mặt, động lực cải tiến và động lực thận trọng về tài chính. -) Khuynh hướng sử dụng giới hạn là khuynh hướng phân chia thu nhập tăng thêm cho tiêu dùng -ký hiêụ dc/ dR =) khuynh hướng này có su hướng giảm dần nghĩa là cùng với sự tăng lên của thu nhập thì tiêu dùng tăng lên nhưng với tốc độ chậm hơn, vì phần thu nhập tăng thêm đem phân chia cho tiêu dùng ít hơn. Từ đó tạo khoảng cách giữa tiêu dùng và thu nhập đó là tiết kiệm. Khi đó khuynh hướng tiêu dùng giới hạn giảm dần còn khuynh hướng tiết kiệm giới hạn tăng dần -) sự thiếu hụt cần tác động là xu hướng vĩnh viễn của mọi nền sản xuất =) gây ra khủng hoảng, thất nghiệp. - Lãi suât và hiệu quả giới hạn của tư bản. + Lãi suất của sự trả công cho số tiền vay. Nó là phần thưởng cho “sở thích chi tiêu tư bản” trong nền kinh tế, lãi suất tỷ lệ nghịch với số lượng tiền cần thiết trong lưu thông ( i tăng, I giảm). + Theo đã tăng lên của vốn đầu tư thì “ hiệu quả của tư bản “ sẽ giảm dần và nó được gọi là “hiệu quả giới hạn của tư bản “ “ vậy hiệu quả giới hạn tư bản” là quan hệ giữa phần lời triển vọng được đảm bảo bằng đơn vị bổ sung của tư bản và cỏ phần để sản xuất ra đơn vị đó. - Số nhân đầu tư : số nhân là tỉ số giữa tốc độ tăng thu nhập và tăng đầu tư. Nó xử dụng sự gia tăng đầu tư để làm cho gia tăng thu nhập lên bao nhiêu lần. DI: gia tăng đầu tư K: số nhân =)K= dR/dI vì ds=dI =) K= dR/dI = dR/dS= dR/dr dR/dR-dC/dR 1 = 1-dC/dR -) Mô hình số nhân phản ánh quan hệ giữa gia tăng thu nhập với gia tăng đầu tư theo Keynesmỗi sự gia tăng của đầu tư đều kéo theo sự gia tăng của cầu bổ sung cung, cầu về
  • 15. TLSX. Do vậy làm tăng cầu tiêu dùng, tăng giá hàng, tăng việc làm cho công nhân. Tất cản điều đó làm cho thu nhập tăng lên. Đến lượt nó, tăng thu nhập lại là tiền đề cho tăng đầu tư mới. * Các trường phái nhấn mạnh vai trò của Nhà nước. - CNTT: Khi chủ nghĩa tư bản mới ra đời, tài sản đã dựa vào Nhà nước để tích luỹ vốn vì Nhà nước nắm đường về ngoại thương, đề ra luật lệ, c/s, kiểm soát buôn bán giúp ts thu được lợi nhuận từ hoạt động ngoại thương . - Học thuyết của Keynes: trước cuộc khủng hoảng 29-33 -) đưa ra vai trò tất yếu của Nhà nước. Nhà nước trong các c/s vĩ mô sẽ khắc phục khủng hoảng, ổn định tăng kinh tế -) nhấn mạnh vai trò của Nhà nước. - Chủ nghĩa tự do Kinh Tế : Nhà nước chỉ can thiệp vào kinh tế ở một mức độ nhất định VD: Nền kinh tế ở Đức, Nhà nước can thiệp theo hai nguyên tắc: hỗ trợ và tương hợp. - Samuelson: coi trọng cả cơ chế tập thể và Nhà nước: Nhà nước phải có chức năng can thiệp điều tiết kinh tế nhưng tôn trọng quy luật kinh tế kết quả của kinh tế tập thể. câu11. Monchetien “nội thương” một hệ thống ống dẫn, ngoại thương máy bơm. Muốn tăng của cải phải có ngoại thương nhập dẫn của cải qua nội thương. trả lời. - Tập thể của chủ nghĩa tập thể đó là họ coi trọng tiền tệ, họ coi tiền tệ như là thước đo tiêu chuẩn của sự giàu có và mọi sự hùng mạnh của một quốc gia. Do đó mục đich kinh tế của mỗi nước đó là phải tăng kl tiền tệ. Nhà nước càng nhiều tiền thì càng giàu có; họ coi hàng hoá chỉ là phương tiện tăng kl tiền tệ. Họ coi tiền là đại b duy nhầt của của cải, tiêu chuẩn để đánh giá mọi hinh thức hành nghề hoạt động nghề nghiệp, những hoạt động nào mà không dẫn đến tích luỹ tập thể là hoạt động không có lợi, hoạt động tiêu cực. Họ coi nghề nông là một nghề trung gian những hoạt động tích cực và tích cực vì nghề nông không làm tăng hay giam của cải, hoạt động chủ nghĩa thì không thể là nguồn gốc của cải ( trừ chủ nghĩa khai thác vàng bạc ) do đó nội thương chỉ có tác dụng di chuyển của cải trong nước chức không thể làm tăng của cải trong nưóc. - Khối lượng tiền tệ chỉ có thể gia tăng = con đường ngoại thương. Trong hoạt động ngoại thương phải thực hiện c/s xuất siêu( xuất nhiều, xuất ít) Học thuyết trọng thương cho rằng lợi nhuận tạo ra cho lĩnh vực lưu thông nó là kết quả việc mua ít bán nhiều, mua rẻ bán đắt mà có v. =) Ngoại thương là động lực tăng kinh tế chủ yếu của một nước, không có ngoại thương không thể tăng được của cải . Ngoại thương được ví như máy bơm đưa lượng tiền nước ngoài vào trong nước =) Quan điểm này đánh giá cao ngoại thương xem nhẹ nội thương vì ông chỉ chú ý đến lĩnh vực lưu thông (T-H-T) mà chưa hiểu được toàn bộ quá trình sản xuất và bước chuyển của việc tạo ra lợi nhuận đó là do gt sản xuất =) giải pháp số một là tăng cả nội thương và ngạoi thương. - Tích luỹ tiền tệ chỉ thực hiện được dưới sự giúp đỡ của Nhà nước. Nhà nước nắm độc quyền về ngoại thương, thông qua việc tạo điều kiện pháp lí cho công ty thương mại độc quyền buôn bán với nước ngoài. câu 13. “ Khối lượng tiền tệ chỉ có thể gia tăng bằng con đường ngoại thương, trong họat động ngoại thương phải thực hiện cs xuất siêu” trả lời. - Để có thể tích luỹ tiền tệ phải thông qua hoạt động thương mại, trước hết là ngoại thương. Trong ngoại thương phải thực hiện xuất siêu, tiền sinh ra trong lưu thông, qua trao đổi không ngang giá (quan điểm của chủ nghĩa tập thể). - Bảng cân đối thương mại. Trong buôn bán thương mại phải đảm bảo xuất siêu để có chênh lệch tăng tích luỹ tiền, T.Mun viết: “Chúng ta phải thường xuyên giữ vững nguyên tắc là hàng năm bán cho người nước ngoài số lượng hàng hoá lớn hơn số lượng hàng hoá chúng ta
  • 16. phải mua của họ”. Nếu H1- T- H2=) H1>H2 T1- H - T2=) T1>T2 - Để có xuất siêu họ cho rằng chỉ xuất siêu thành phẩm chứ không xuất khẩu nguyên liệu, thực hiện thương mại trung gian, mang tiền ra nước ngoài để mua rẻ ở nước này bán đất ở nước khác, thực hiện c/s thuế qun bảo hộ, nhằm kiểm soát hàng hoá nhập khẩu, khuyên khích tăng hàng hoá xuất khẩu. - Quan điểm này cũng sai lầm vì chỉ tăng. - Chỉ dùng trong điều kiện tăng kinh tế Câu 21. Lí thuyết của Keynes một mặt là sự kế tục những điểm của trường phái tân cổ điển. Mặt khác lại thể hiện như sự đối lập với trường phái này. Dựa vào học thuyết của trường phái này khác với trường phái Keynes để chứng minh. Trả lời. * Học thuyết của trường phái tân cổ điển ra đời cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX, khi có sự chuyển biến mạnh mẽ từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản đường. Học thuyết của Keyynesra đười sau vào khoảng những năm 30 của thế kỉ XX những đã có sự kế tục tăng học thuyết của trường phái tân cổ điển điều đó thể hiện: - Trường phái tân cổ điển dựa vào tâm lí chủ quan để giải thích các hiện tượng và quá trình tâm lí. Xã hội còn phải nghiên cứu của Keynes cũng dựa vào tâm lí chủ quan của xã hội như khuynh hướng tiêu dùng, khuynh hướng tiết kiệm, như đòn bảy của nền kinh tế. Sở dĩ có sự kế thừa như vậy là do trường phái tân cổ điển đẫ dựa vào tính chất khan hiếm của sản phẩm kinh tế, khi đó số lượng của nó có giới hạn, khi hàng hóa khan hiếm thì người tiêu dùng hàng hoá đó càng cao. - Còn học thuyết Keynes cũng dựa vào các khuynh hướng kích cầu tăng lên cũng dựa trên sự tăng tiêu dùng, giảm tiết kiệm của người dân, làm thu nhập giảm. - Trường phái tân cổ điển đưa ra lí luận”ích lợi của giới hạn” của trường phái áo cho rằng cùng với đã tăng lên của vật phẩm thoả mãn nhu cầu, mức độ bão hoà tăng lên, mức độ cấp thiết của nhu cầu giảm xuống, ích lợi giới hạn là ích lợi của vật phẩm cuối cùng đưa ra thoả mãn nhu cầu. Nó là ích lợi nhỏ nhất và quyết định ích lợi của tất cả các vật khác. Keynes đã đưa ra các phạm trù về khuynh hướng tiết kiệm giảm làm cho hiệu quả giới hạn của tư bản giảm, cầu về tiêu dùng giảm=) gây ra khủng hoảng thu nhập... - Sản phẩm phương pháp phân tích toán học, mô hình, đồ thị ** Tân cổ điển + dựa vào tâm lí cá biệt + ủng hộ tự do cạnh tranh, chống lại sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế, cơ chế tập thể tự phát sẽ đảm bảo công bằng c-c + Kinh tế tăng bình thường, không thừa nhận khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp. ** Keynes. + Dựa vào tâm lí xã hội. + Nhà nước phải can thiệp vào kinh tế, sự công bằng c-c được thực hiện nhờ các cơ sở tiền tệ, đầu tư của Nhà nước. + Vấn đề trọng tâm là khủng hoảng kinh tế và việc làm Câu 8: Dựa vào quan điểm kinh tế của Keynes, CMR ông là người sáng lập ra kinh tế học vĩ mô hiện đại.
  • 17. Có thể nói, lí thuyết kinh tế học của Keynes là cơ sở hình thành kinh tế học vĩ mô hiện đại, bởi có thể tìm thấy sự kế thừa TP Keynes của kinh tế học vĩ mô hiện đại ở các nội dung: đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, thuật ngữ cơ bản, lí thuyết cơ bản. Đối tượng nghiên cứu: lĩnh vực trao đổi tiêu dùng là trọng tâm nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Keynes đã mởi ra phương pháp vĩ mô hiện đại: phân tích nền kinh tế phải xuất phát từ tổng lượng lớn nền kinh tế, nghiên cứu mối quan hệ của các tổng lượng và sự vận động của chúng. Thuật ngữ cơ bản: TP Keynes là trường phái đầu tiên đưa ra các thuật ngữ: Tổng cung, tổng cầu, tổng sản lượng nền kinh tế, số nhân đầu tư, khuynh hướng tiêu dùng giới hạn, khuynh hướng tiết kiệm giới hạn…( sau này kinh tế học vĩ mô hiện đại phát triển thành số nhân chi tiêu, khuynh hướng tiêu dùng cận biên…) Lí thuyết cơ bản: Lí thuyết kinh tế của Keynes Kinh tế học vĩ mô hiện đại Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn: Khuynh hướng “tiêu dùng” phản ánh mối tương quan giữa thu nhập vs số dành cho tiêu dùng đc rút ra từ thu nhập đó. Khuynh hướng “tiết kiệm”: phản ánh mối tương quan giữa thu nhập & tiết kiệm Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn (dC/dR): cá nhân có xu hướng phân chia thu nhập tăng thêm cho tiêu dùng theo tỷ lệ giảm dần. 0 < dC/dR < 1 Khuynh hướng tiết kiệm giới hạn (dS/dR) cá nhân có xu hướng phân chia phần thu nhập tăng thêm cho tiết kiệm theo tỷ lệ tăng dần => xu hướng tiết kiệm giới hạn ngày càng tăng. Cùng vs sự gia tăng của thu nhập, tiêu dùng giới hạn ngày càng giảm, tiết kiệm giới hạn ngày càng tăng. Xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC) là lượng tiêu dùng tăng thêm khi thu nhập khả dụng tăng thêm 1 đơn vị. Hàm tiêu dùng có dạng: C = a + MPC.Yd a: tiêu dùng tự định Yd: thu nhập khả dụng. 0 < MPC < 1. Xu hướng tiết kiệm cận biên (MPS) MPC + MPS = 1 Số nhân đầu tư: là mối quan hệ giữa gia tăng thu nhập (dR) với gia tăng đầu tư (dI). Nó xác định sự gia tăng đầu tư sẽ làm gia tăng thu nhập lên bao nhiêu lần (là hệ số bằng số nói lên mức độ tăng của sản lượng do kết quả của mỗi đơn vị Số nhân chi tiêu: Mối quan hệ giữa sự thay đổi bất kì của tổng chi tiêu đầu tư và sự thay đổi cuối cùng của thu nhập quốc dân tạo ra. m = 1/1 – MPC = 1/MPS.
  • 18. đầu tư). K = 1/1 – dC/dR MPC là khuynh hướng tiêu dùng cận biên MPS là khuynh hướng tiết kiệm cận biên. Keynes chủ trương đưa thêm tiền vào lưu thông, thực hiện lạm phát có kiểm soát để giảm lãi suất nhờ đó kích thích đầu tư tư nhân và các hoạt động kinh tế khác. Theo Keynes, lạm phát có kiểm soát k có j nguy hiểm, mà làm như vậy sẽ duy trì đc tình hình thị trường trong thời kì sản xuất và việc làm giảm sút. Đường Phillip: Mối tương quan tỉ lệ nghịch giữa tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ lạm phát. Giải thích: Thất nghiệp thấp (gia tăng việc làm) gắn với tổng cầu cao, tổng cầu cao đẩy tiền lương và giá cả tăng lên trong toàn bộ nền kinh tế. Câu 9: Tại sao nói lí thuyết của Keynes là trọng cầu. quan điểm này được thể hiện ntn trong lí thuyết việc làm của ông. Lí thuyết kinh tế của Keynes được gọi là lí thuyết trọng cầu, bởi: Ông đánh giá cao vai trò của tiêu dùng, trao đổi, coi tiêu dùng và trao đổi là nhiệm vụ số một mà nhà kinh tế học phải giải quyết. Đồng thời, trong mối quan hệ cung cầu, ông đánh giá cao hơn vai trò của tổng cầu đối với sản lượng nền kinh tế. Tổng cầu quyết định tổng cung và thúc đẩy tăng trưởng sản lượng của nền kinh tế. Theo ông, nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp và trì trệ trong nền kinh tế là do cầu tiêu dùng giảm do đó cầu có hiệu quả giảm (tiêu dùng tăng chậm hơn mức tăng thu nhập do khuynh hướng tiết kiệm, ưa chuộng tiền mặt,… vì thế cầu tiêu dùng giảm và do đó cầu có hiệu quả giảm). Do đó, cần nâng cầu tiêu dùng, kích thích cầu có hiệu quả. Điều này thể hiện rõ nét trong lí thuyết về việc làm của Keynes. Khối lượng việc làm phụ thuộc vào “cầu có hiệu quả”. Cầu có hiệu quả là giao điểm đg tổng cung vs tổng cầu (tổng thu nhập) khi tổng cung ngang bằng tổng cầu. Cầu có hiệu quả cao thì lượng công nhân thu hút vào càng nhiều và ngc lại.  Khuynh hướng “tiêu dùng” và khuynh hướng “tiết kiệm”: Khuynh hướng “tiêu dùng” phản ánh mối tương quan giữa thu nhập vs số dành cho tiêu dùng đc rút ra từ thu nhập đó. Những nhân tố ảnh hưởng: thu nhập của dân cư; những nhân tố khách quan ảnh hưởng tới thu nhập (thuế suất, giá cả, thay đổi của mức tiền công danh nghĩa); nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới tiêu dùng (hầu hết là nhân tố chi phối hành vi tiết kiệm) Khuynh hướng “tiết kiệm”: phản ánh mối tương quan giữa thu nhập & tiết kiệm - Tiết kiệm cá nhân (phụ thuộc 8 nhân tố): thận trọng, nhìn xa, tính toán, kinh doanh, tự lập, tham vọng, kiêu hãnh, hà tiện
  • 19. - Tiết kiệm của DN & các tổ chức đoàn thể Khuynh hướng “tiêu dùng giới hạn”: cá nhân có xu hướng phân chia thu nhập tăng thêm cho tiêu dùng theo tỷ lệ giảm dần Khuynh hướng “tiết kiệm giới hạn”: cá nhân có xu hướng phân chia phần thu nhập tăng thêm cho tiết kiệm theo tỷ lệ tăng dần => xu hướng tiết kiệm giới hạn ngày càng tăng. Cùng vs sự gia tăng của thu nhập, tiêu dùng giới hạn ngày càng giảm, tiết kiệm giới hạn ngày càng tăng. Khi việc làm tăng thì tổng thu nhập thực tế tăng. Tâm lí chung của dân chúng là khi thu nhập tăng thì tiêu dùng tăng, nhưng mức tăng của tiêu dùng chậm hơn mức tăng của thu nhập vì khuynh hướng gia tăng tiết kiệm 1 phần thu nhập.Vì vậy tiêu dùng giảm xuống 1 cách tương đối làm cho cầu có hiệu quả giảm, quy mô sản xuất bị thu hẹp lại, việc làm giảm dẫn đến thu nhập giảm. Đầu tư là đại lượng giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm. Việc tăng đầu tư sẽ bù đắp cho sự thiếu hụt của cầu tiêu dùng. Mức độ cân bằng việc làm phụ thuộc vào khối lượng đầu tư hiện tại. Mà khối lượng đầu tư hiện tại phụ thuộc vào sự kích thích đầu tư. Sự kích thích đầu tư phụ thuộc vào hiệu quả giới hạn của TB và lãi suất. Để khắc phục tình trạng này, phải có Nhà nước can thiệp bằng các biện pháp kích thích cầu, tăng cầu có hiệu quả thông qua việc Nhà nước duy trì cầu đầu tư. Tăng đầu tư – tăng cầu bổ sung công nhân – tăng quỹ lương – tăng tiêu dùng – tăng giá – tăng quy mô sản xuất – tăng việc làm – tăng thu nhập…Từ đó, thất nghiệp và khủng hoảng được ngăn chặn. So sánh quan điểm kinh tế khác nhau giữa trường phái trọng thương và trọng nông: Trọng thương: - Lưu thông là nguồn gốc tạo ra của cải dẫn đến giàu có. - Tiền là mục đích, hàng hóa là phương tiện. - Tiền là biểu hiện của sự giàu có, nông sản phẩm chỉ là trung gian. - Tiền vừa là phương tiện lưu thông, vừa là tư bản để sinh lời. - Quốc gia giàu có là quốc gia có khói lượng tiền (vàng, bạc,..) khổng lồ. - Tiền là của cải duy nhất -> tích trữ tiền. - Sản xuất nông nghiệp là ngành trung gian, không làm tăng cũng không là giảm khối lượng tiền tệ quốc gia.
  • 20. - Quy tắc trao đổi không ngang giá. - Lợi nhuận là kết quả của lưu thông. - Kết quả của thương mại: bên có lợi, bên bị thiệt hại. - Không thấy vai trò của lao động trong việc làm tăng của cải. - Ngoại thương là nguồn gốc mang lại giàu có cho quốc gia với chính sách xuất siêu. - Coi trọng lưu thông vì tạo ra của cải, xem nhẹ sản xuất vì sản xuất không tạo ra của cải. - Chỉ nghiên cứu hiện tượng kinh tế bên ngoài, không phân tích hiện tượng kinh tế bên trong. - Chưa thấy được tính khách quan của các hoạt động kinh tế, theo ý chủ quan. - Ủng hộ sự can thiệp của nhà nước. - Bảo vệ lợi ích tư bản tư nhân. - Thông qua trao đổi giữa các tầng lớp, thỏa mãn nhu cầu và làm lợi cho tư bản tư nhân. - Quốc gia này làm giàu trên cơ sở bần cùng hóa quốc gia khác. Trọng nông: - Sản phẩm nông nghiệp là lĩnh vực duy nhất tạo ra của cải vật chất. Lưu thông không dẫn đến giàu có. - Hàng hóa là mục đích, tiền là phương tiện. - Khối lượng nông sản biểu hiện cho sự giàu có, làm cho của cải tăng thêm. - Tiền chỉ là phương tiện kỹ thuật của lưu thông. - Quốc gia giàu có là quốc gia có nhiều lương thực, thực phẩm. - Tiền không là của cải duy nhất -> chống việc tích trữ tiền. - Sản xuất nông nghiệp tạo ra của cải, sản phẩm thuần túy, còn lao động trong các ngành khác là lao động không có ích, không tạo ra sản phẩm thuần túy, không phải lao động sản xuất. - Quy tắc trao đổi ngang giá. - Lợi nhuận là kết quả của tự nhiên. - Kết quả của thương mại: không lợi, không hại. - Lao động sản xuất là lao động tạo ra của cải thặng dư.
  • 21. - Không thấy vai trò của ngoại thương đối với phát triển kinh tế quốc gia. - Coi trọng sản xuất, xem nhẹ lưu thông. - Không chỉ nghiên cứu, phân tích hiện tượng bên ngoài mà còn cố gắng phát triển bên trong. - Quy luật khách quan chi phối hoạt động kinh tế một cách tốt nhất. - Ủng hộ tự do kinh tế, quy luật khách quan, chông can thiệp của nhà nước, kêu gọi nhà nước tôn trọng nguyên tắc Laisser faire. - Bảo vệ lợi ích địa chủ phong kiến. - Chu chuyển kinh tế từ sản xuất, phân phối, trao đổi, và tiêu dung. Các g/c đều thỏa mãn nhu cầu một cách tốt nhất. - Trên cơ sở phát triển nông nghiệp tư bản. Nhận xét: Tóm lại, chủ nghĩa trọng nông đã phê phán chủ nghĩa trọng thương một cách sâu sắc và khá toàn diện, " công lao quan trọng nhất của phái trọng nông là ở chỗ họ đã phân tích tư bản trong giới hạn của tầm mắt tư sản, chính công lao này mà họ đã trở thành người cha thực sự của khoa kinh tế chính trị hiện đại". Phái trọng nông đã chuyển công tác nghiên cứu về nguồn gốc của giá trị thặng dư từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất trực tiếp, như vậy là họ đặt cơ sở cho việc phân tích nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Họ cho rằng nguồn gốc của cải là lĩnh vực sản xuất, không phải là lưu thông và thu nhập thuần túy chỉ được tạo ra ở lĩnh vực sản xuất. Đây là cuộc cách mạng về tư tưởng kinh tế của nhân lại. Chủ nghĩa trọng nông nghiên cứu không chỉ quá trình sản xuất cá biệt đơn lẻ mà quan trọng hơn họ biết nghiên cứu quá trình tái sản xuất của toàn xã hội, đặt cơ sở cho nghiên cứu mối liên hệ bản chất nền sản xuất tư bản - một nội dung hết sức quan trọng của kinh tế chính trị. Chủ nghĩa trọng nông còn lần đầu tiên nêu tư tưởng hệ thống quy luật khách quan chi phối hoạt động kinh tế mang lại tính khoa học cho tư tưởng kinh tế. Ngoài ra họ đã nêu ra nhiều vấn đề có giá trị cho đến ngày nay: như tong trọng vai trò tự do của con người, đề cao tự do cạnh tranh, tự do buôn bán,... Chủ nghĩa trọng nông thật sự đã có những bước tiến bộ vượt bật so với chủ nghĩa trọng thương còn quá nhiều hạn chế về lý luận và quan điểm. 1. Vai trò của nhà nước - Trọng thương: Nhà nước có vai trò kinh tế, điều tiết hoạt động kinh tế của một quốc gia. + Nhà nước thông qua cơ chế thuế suất để điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu. + Nhà nước thông qua cơ chế pháp luật để ngăn chặn sự thất thoát vàng bạc ra nước ngoài. + Nhà nước khuyến khích những người thợ lành nghề từ nước ngoài nhập cư vào trong nước và tìm cách ngăn cấm những người thợ lành nghề trong nước xuất cư ra nước ngoài. + Nhà nước khuyến khích thành lập các công ty độc quyền xuất nhập khẩu hàng hóa. + Nhà nước khuyến khích cả độc quyền về lĩnh vực vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. + Nhà nước khuyến khích tìm kiếm những vùng đất mới ở nước ngoài - Trong nông:
  • 22. + Ủng hộ định chế Laisser Faire, nhà nước không can thiệp vào nền kinh tế mà để nền kinh tế tự hoạt động. Nhà nước chỉ có vai trò tối thiểu như: quản lí, quốc phòng.. + Đưa ra ý niệm về trật tự tự nhiên ngụ ý chỉ dưới những điều kiện tự nhiên con người mới được thỏa mãn và tối đa hóa hạnh phúc của mình thì có thẻ giải quyết hết các vấn đề kinh tế. - Cổ điển: + Tin tưởng vững chắc vào định chế Laisser Faire. Theo Adam Smith, con người luôn luôn chịu sự chi phối của 2 trật tự đó là: Trật tự tự nhiên và trật tự kinh tế. Hai trật tự này được điều hành bởi bàn tay vô hình của đức chúa trời, vì thế nhà nước không cần can thiệp vào. + Cho rằng nền kinh tế luôn luôn đạt đến trạng thái toàn dụng, mọi yếu tố tài nguyên đều được sử dụng. Họ tin rằng nền kinh tế tự điều chỉnh đến trạng thái toàn dụng không cần sự can thiệp của nhà nước. 2. Vai trò của các ngành sản xuất. - Trọng thương: + Coi trong hoạt động ngoại thương. Sự giàu có thịnh vượng của một quốc gia dựa vào hoạt động thương mại, đặc biệt là hoạt động ngoại thương. - Trong nông: + Coi trọng nông nghiệp và nông nghiệp là ngành sản xuất duy nhất còn các ngành khác không phải là ngành sản xuất mà chỉ là chế biến vật phẩm từ dạng này sang dạng khác. Họ cho rằng nông nghiệp là ngành duy nhất sản xuất ra sản phẩm thuần vì họ quan niệm đất đai là mẹ của của cải, gắn liền với trật tự tự nhiên, đó chính là ý đồ của đức chúa trời. ] - Cổ điển: + Coi trọng tất cả các ngành sản sản xuất kinh doanh, đặc biệt là sản xuất công nghiệp. Cho rằng tất cả các ngành đều là ngành sản xuất. 3. Vài trò của tiền tệ. - Trọng thương: Đặc biêt coi trọng vai trò của vàng bạc, họ cho rằng càng có nhiều vàng bạc thì càng giàu có. Đất nước nào nếu có vàng thì khai thác, còn không thì cách duy nhất để tích lũy vàng bạc là hoạt động ngoại thương. - Trọng nông: Cho rằng tiền không phải là của cải mà chỉ là vật trung gian làm phương tiện lưu thông, làm môi giới giữa người bán và người mua. Họ coi trọng đất đai và cho rằng chính đất đai đẻ ra của cải, là mẹ của của cải. - Cổ điển: Không coi trọng vai trò của tiền mà cho rằng tiền chỉ là phuơng tiện trao đổi. Sự giàu có của một quốc gia không chỉ phụ thuộc vào tiền mà con phụ thuộc vào đất đai, nhà xưởng, máy móc... và các sản phẩm lâu bền khác. 4. Cán cân mậu dịch. - Trọng thương: Mỗi nước cần tạo cho mình một cán cân mậu dịch thuận lợi, xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu và khi xuất chỉ xuất tư liệu tiêu dùng, không xuất tư liệu sản xuất. Theo họ trong quan hệ mậu dịch giữa 2 nước luôn luôn có một nước được hưởng lợi và nước kia chịu thiệt hại.
  • 23. - Trọng nông: Chống lại quan điểm của trường phái trọng thương, họ cho rằng quan hệ mậu dịch phải tự do. Họ không có quan điểm cụ thể về mậu dịch quốc tế. - Cổ điển: Theo Adam Smith: 2 nước quan hệ mậu dịch với nhau dựa trên lợi thế tuyệt đối về sản phẩm nào đó. Theo David Ricardo: không nhất thiết phải có lợi thế tuyệt đối mà chỉ cần lợi thế so sánh. 5. Lãi suất. - Trọng thương: Họ cho rằng để tạo điều kiện cho một quốc gia phát triển thì lãi suất phải thấp, cung tiền thích hợp mà theo họ là cung vô giới hạn tiền. - Trọng nông: không đề cập vai trò của lãi suất. - Cổ điển: Cho rằng lãi suất là sự đền bù của người đi vay trả cho người cho vay vì trong thời gian chờ đợi tiền quay vòng thì người cho vay sợ rủi ro nên lo lắng và đền bù cho cơ hội kinh doanh bị mất từ số tiền cho vay. Lãi suất là một mặt nào đó của lợi nhuận. *So sánh Tân cổ điển với trường phái Keyness. -Giống: đều có tư tưởng giới hạn, đi theo nguyên lí giới hạn, đều có yếu tố tâm lí chủ quan trong phân tích, đều sử dụng công cụ toán học trong phân tích, đều rất quan tâm đến vấn đề trao đổi, tiêu dùng & nhu cầu. -Khác: Tân cổ điển - đề cao vai trò của tự do KT, của cơ chế thị trường, phản đối can thiệp của nhà nước. Keyness lại ngược lại Về phương pháp luận, Tân cổ điển - dùng phương pháp vi mô, nên yếu tố tâm lí chủ yếu khai thác yếu tố tâm lí cá nhân. Còn Keyness - dùng phương pháp vĩ mô, nên yếu tố tâm lí của Keyness quan tâm đến những khuynh hướng tâm lí XH, tâm lí số đông, có thể khái quát thành qui luật tâm lí.Ý đồ của ông là muốn nhà nước tác động vào các qui luật tâm lí để giải quyết những vấn đề KT. *Lí thuyết chung về việc làm của Keyness. -Đây là lí thuyết qun trọng, chiếm vị trí rung tâm trong lí thuyết của Keyness. Việc làm trong lí thuyết của ông có 1 phạm vi rộng. Không chỉ dùng để xác định trình trạng sử dụng, qui mô thất nghiệp mà còn bao gồm cả tình trạng của SX & qui mô thu nhập. Việc làm thuộc nhóm những đại lượng khả biến phụ thuộc. -Lí thuyết việc làm: Xuất phát từ thực tế: việc làm tăng, thu nhập tăng, dẫn tới tăng tiêu dùng & tăng tiết kiệm. Tăng tiêu dùng chậm hơn so với tăng thu nhập, tiêu dùng giảm tương đối, cầu có hiệu quả giảm, qui mô SX cũng giảm, giảm việc làm, giảm thu nhập. Muốn khắc phục phải có sự can thiệp của nhà nước thông qua việc duy trì cầu đầu tư. -Mức độ cân bằng việc làm sẽ phụ thuộc vào khối lượng đầu tư hiện tại. Khối lượng đầu tư hiện tại sẽ phụ thuộc vào sự kích thích đầu tư. Mà sự kích thích đầu tư sẽ phụ thuộc vào hiệu quả giới hạn của TB & lãi suất. a) Khuynh hướng tiêu dùng & tiết kiệm. Khuynh hướng tiêu dùng phản ánh mối tương quan giữa thu nhập với số dành cho tiêu dùng được rút ra từ thu nhập đó. Nó phản ánh mối tương quan giữa thu nhập & tiêu dùng. Phụ thuộc vào các nhân tố: Nhu cầu, thu nhập của dân cư. Những nhân tố khách quan có ảnh hưởng tới thu nhập, qui định thu nhập thực tế của cá nhân (sự thay đổi về chính sách thuế, thay đổi về lãi suất, giá cả..). Những nhân tố chủ quan có ảnh hưởng tới tiêu dùng. Những
  • 24. nhân tố qui định hành vi tiết kiệm. -Khuynh hướng tiết kiệm: phản ánh mối tương quan giữa thu nhập & tiết kiêm. Chia là 2 loại: tiết kiệm cá nhân & tiết kiệm của các DN, tổ chức nhà nước & đoàn thể. Tiết kiệm cá nhân do 8 nhân tố qui định: thận trọng, nhìn xa, tính toán, tham vọng, tự lập, kinh doanh, kiêu hãnh, hà tiện. Tiết kiệm của DN, tổ chức nhà nước, đoàn thể do những nhân tố liên quan đến việc KD, hoặc xuất phát từ nguyên tắc tài chính là phải có lượng tiền mặt dự trữ nhất định. -Keyness cho rằng ở những người có thu nhập thấp, thu nhập bao nhiêu, tiêu dùng bấy nhiêu. Khi chuyển sang mức thu nhập cao, con người sẽ dành ra 1 phần cho tiết kiệm, gia tăng tiêu dùng sẽ chậm hơn so với gia tăng thu nhập. Trong khi gia tăng tiêu dùng ngày càng chậm thì gia tăng tiết kiệm sẽ ngày càng nhanh. Ông đưa ra những khái niệm sau. -Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn là khuynh hướng cá nhân có xu hướng muốn phân chia phần thu nhập tăng thêm cho tiêu dùng theo tỉ lệ giảm dần. -Khuynh hướng tiết kiệm giới hạn là khuynh hướng cá nhân muốn phân chia phần thu nhập tăng thêm cho tiết kiệm theo tỉ lệ tăng dần. -Như vậy, cùng với sự gia tăng của thu nhập, tiêu dùng giới hạn sẽ ngày càng giảm, tiết kiệm giới hạn sẽ ngày càng tăng. b) Lãi suất & hiệu quả giới hạn của tư bản. -Phân biệt nhà tư bản & doanh nhân. Nhà TB là người có tư bản tiền tệ & đem cho vay để được hưởng thu nhập căn cứ vào lãi suất. Doanh nhân là 1 nhà đầu tư, dám chấp nhận rủi ro mạo hiểm nên được hưởng thu nhập căn cứ vào hiệu quả giới hạn của tư bản. -Lãi suất chính là khoản tiền thưởng cho hành vi dám chấp nhận chia li với tài sản dưới hình thái tiền tệ của người có tiền. Lãi suất sẽ đo lường sự tự nguyện của người có tiền không sử dụng tiền mặt của họ. Thực tế, người có tiền chỉ bỏ tiền ra cho vay khi có lãi suất cao, còn khi lãi suất thấp thì khuynh hướng ưa chuộng tiền mặt sẽ thắng. Khuynh hướng ưa chuộng tiền mặt bị chi phối bởi 3 yếu tố: động cơ giao dịch, dự phòng, đầu cơ. M=L(r) Khối lượng tiền tệ M, Hàm số ưa chuộng tiền mặt L, lãi suất r. Như vậy, khối lượng tiền tệ là hàm số của lãi suất. -Hiệu quả giới hạn của tư bản: Phần lời triển vọng = Doanh thu BH - Chi phí SX. Như vậy, Hiệu quả giới hạn TB (%) = Phần lời triển vọng / Chi phí SX * 100%. -Cùng với sự tăng lên của vốn đầu tư, thì hiệu quả giới hạn của TB sẽ ngày càng giảm. Bởi 2 lí do: Khi vốn đầu tư tăng lên, lượng cung về HH sẽ tăng lên, giá cả HH giảm đi, phần lời triển vọng giảm, hiệu quả giới hạn TB giảm. Khi vốn đầu tư tăng lên cũng làm tăng chi phí, phần lời triển vọng giảm, hiệu quả giới hạn của TB giảm. -Doanh nhân đi vay tư bản đề đầu tư. Giới hạn đầu tư TB = Hiệu quả giới hạn của TB - Lãi suất. Khi hiệu số đó là dương (tức là hiệu quả giới hạn của TB > lãi suất), có tác dụng khuyến khích doanh nhân vay Tb để đầu tư. Theo Keyness, lãi suất là công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng. Nhà nước có thể điều tiết mức lãi suất chủ động thích hợp với từng giai đoạn SX, KD. Khi khủng hoảng, cắt giảm lãi suất để tăng đầu tư. Khi phồn thịnh, KT tăng trưởng, để giảm bớt tình trạng quá nóng của nền KT, lại tăng lãi suất. c) Đầu tư & mô hình số nhân. -Số nhân là hệ số khuếch đại thu thu nhập. K = dR/dI. Phản ánh mỗi 1 sự gia tăng của đầu tư sẽ khuếch đại thu nhập lên bao nhiêu lần. - Tăng đầu tư, tăng cầu bổ sung công nhân, tăng quĩ lương, tăng tiêu dùng, tăng giá cả, tăng việc làm, tăng thu nhập, tăng đầu tư. *Vì sao nói vấn đề việc làm, thất nghiệp chiếm vị trí trung tâm toàn bộ lí thuyết KT của Keyness. -Theo Keyness, nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp là do sự giảm sút của cầu có hiệu quả, thu hẹp qui mô SX, giảm việc làm & dẫn đến thất nghiệp. -Những giải pháp đưa ra là tập trung vào kích cầu: kích cầu đầu tư & kích cầu tiêu dùng. Kích cầu sẽ mở rộng qui mô SX, tăng việc làm, chống thất nghiệp.
  • 25. *Chương trình KT của Keyness. (Lí thuyết về sự can thiệp của nhà nước vào KT) - Được rút ra từ lí thuyết chung về việc làm, bao gồm 4 nội dung cơ bản sau: - Nhà nước phải có chương trình KT đầu tư trên qui mô lớn & thông qua đó mà thực hiện sự can thiệp vào các quá trình KT. Ông cho rằng, để đảm bảo sự cân bằng của nền KT thì không thể dựa vào cơ chế thị trường tự phát mà phải bằng sự can thiệp của nhà nước. Thông qua những hỗ trợ của nhà nước như là những biện pháp để duy trì cầu đầu tư, thông qua những hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, thông qua hệ thống các đơn đặt hàng của nhà nước, hệ thống thu mua của nhà nước. Mục đích để tạo ra sự ổn định về môi trường KD, ổn định thị trường. Rồi từ đó ổn định về lợi nhuận cho các CTy. - Sử dụng hệ thống tài chính tín dụng & lưu thông tiền tệ. Ở trong lí thuyết của Keyness, chúng cũng là những công cụ quan trọng. Mục đích để kích thích lòng tin, tính lạc quan & tích cực đầu tư của các doanh nhân. Để đạt được mục đích này, ông chủ trương tăng thêm khối lượng tiền đưa vào lưu thông, tăng giá cả hàng hóa (nếu các yếu tố đầu vào chưa kịp điều chỉnh giá), sẽ làm tăng phần lời triển vọng, tăng hiệu quả giới hạn của TB, tăng giới hạn đầu tư TB. Khi khối lượng tiền đưa vào lưu thông tăng lên, cũng sẽ dẫn tới lạm phát. Tuy nhiên, lạm phát không phải lúc nào cũng có hại, nhà nước có thể chủ động tạo ra lạm phát, nếu kiểm soát được lạm phát sẽ làm giảm lãi suất, tăng giới hạn đầu tư TB. +Để trang trải những khoản chi tiêu của nhà nước, bù đặp những khoản thâm hụt của ngân sách nhà nước & mở rộng đầu tư của nhà nước. Keyness chủ trương in thêm tiền giấy. +Để thực hiện sự điều tiết KT, Keyness chủ trương tăng thuế đối với người lao động, đề làm giảm đi phần tiết kiệm của dân cư. Thực chất nhà nước đã giúp họ chuyển khoản tiết kiệm sang đầu tư. Nhưng vấn đề là phải làm giảm sự phản ứng của dân chúng, ông chủ trương tăng việc làm. - Để nâng cao tổng cầu & việc làm, Keyness chủ trương mở rộng nhiều hình thứ đầu tư. Theo ông, đầu tư vào lĩnh vực nào cũng tốt, miễn tạo ra việc làm & tăng thu nhập. Kể cả những hoạt động đầu tư cho SX vũ khí, chạy đua vũ trang, quân sự hóa nền KT để tăng thu nhập. Vì vậy, ông bị nhiều phê phán. - Keyness chủ trương khuyến khích tiêu dùng cá nhân đối với mọi tầng lớp, kể cả người lao động, doanh nhân và nhà TB. Nhưng những biện pháp đó của ông không đạt được mục đích vì tăng thuế, chính sách 'ướp lạn tiền lương', tăng giá cả. * Những hạn chế của Keyness: Hạn chế lớn nhất là xem nhẹ, bỏ qua vai trò của cơ chế thị trường, của tự do KT. Quá say sưa với vai trò điều chỉnh can thiệp của nhà nước. Thổi phồng vai trò của nhà nước. *Chủ nghĩa tự do KT. - CN tự do Kt là các lí thuyết KT học tư sản coi nền KT TBCN như là 1 hệ thống hoạt động tự động, do các qui luật khách quan tự phát điều tiết. Tư tưởng cơ bản của nó là tự do KD, tự do tham gia vào thị trường. - Trong lịch sử, CN tự do KT giữ vai trò thống trị trong 1 khoảng thời gian dài: cuối tk 17 đến đầu những năm 30 tk 20. Sau đại khủng hoảng KT 1929-1933, CN tự do KT mất đi địa vị thống trị & thay vào đó là sự thống trị của lí thuyết Keyness. Lí thuyết Keyness thống trị trong những năm 40 đến 60 tk 20. Sang đến đầu những năm 70, những hạn chế của nó ngày càng bộ lộ 1 cáhc rõ ràng. Mà 1 trong những hạn chế đó là Keyness đã quá say sưa với vai trò của nhà nước mà bỏ qua vai trò của tự do KT, của cơ chế thị trường. Vì vậy, những mục tiêu trong chính sách KT của Keyness đã không thực hiện được. Từ đó xuất hiện khuynh hướng phải khôi phục lại CN tự do KT trên cơ sở là có kế thừa những đóng góp của lí thuyết Keyness. Vì vậy, CN tự do KT bây giờ mang màu sắc mới. +CN tự do cũ: (Trọng nông, Cổ điển Anh (Smith), Tân cổ điển) phản đối nhà nước. +Lí thuyết Keyness: đề cao vai trò của nhà nước. +CN tự do mới: chấp nhận sự can thiệp của nhà nước ở 1 mức độ nhất định. - CN tự do mới là 1 trong những trào lưu tư tưởng hiện đại được hình thành trên cơ sở tổng
  • 26. hợp tất cả các quan điểm cũng như phương pháp luận của trường phái trọng thương, tự do cũ, Keyness. Hình thành nên 1 hệ tư tưởng mới nhằm điều tiết sự vận động của nền KT TBCN. Mà tư tưởng cơ bản của nó là tự do KD, tự do tham gia vào thị trường & có sự can thiệp của nhà nước ở 1 mức độ nhất định. Khẩu hiệu chung đưa ra là “thị trường nhiều hơn & nhà nước ở mức độ ít hơn”. *Phân biệt CN tự do cũ với CN tự do mới. -Giống: Tự do KT đều đề cao tư tưởng tự do KD, tự do tham gia vào thị trường. Nền KT vận động hoàn toàn chịu sự chi phối của các qui luật khách quan, của cơ chế thị trường. Vì thế nền KT luôn ở trạng thái cân bằng động. -Khác: Tự do cũ (Tân cổ điển, KTCT TS cổ điển) - phản đối sự can thiệp của nhà nước vào KT. Tự do mới - có điểm khác biệt là chấp nhận sự can thiệp của nhà nước vào nền KT ở 1 mức độ nhất định. Xét trong mối quan hệ giữa XH & nhà nước thì thị trưởng nhiều hơn, nhà nước ở mức độ ít hơn. *CN tự do mới ở CHLB Đức. 1.Quan niệm về nền KT thị trường XH. - Nền KT thị trường XH sẽ vừa có điểm chung lại vừa có điểm khác biệt so với các nền KT thị trường đã từng tồn tại. Nó không phải là sự kết hợp cơ học giữa yếu tộ thị trường của CNTB với yếu tố XH của CNXH. Mà là nền KT thị trường được thể hiện ở 1 chế độ có mục tiêu, trong đó có sự kết hợp giữa 2 nguyên tắc: tự do & công bằng XH trên thị trường. Nguyên tắc tự do là để nhằm phát huy những động lực, những dánh kiến của cá nhân. Nguyên tắc công bằng XH là để khắc phục những mặt tiêu cực của nền KT thị trường. - Những tiêu chuẩn của nền KT thị trường tự do XH: Đảm bảo quyền tự do cá nhân. Đảm bảo sự công bằng XH. Có chính sách tăng trưởng Kt để tạo ra khuôn khổ pháp lí & kết cấu hạ tầng cần thiết cho KT thị trường. Có những chính sách KT chống chu kì. Có chính sách cơ cấu thích hợp. Đảm bảo tính tương hợp của thị trường đối với tất cả hành vi của chính sách KT đã nêu. 2.Các yếu tố của nền KT thị trường. -Cạnh tranh: là yếu tố giữ vị trí trung tâm trong nền KT thị trường XH. Để duy trì cạnh tranh có hiệu quả, cần tôn trọng quyền tự chủ, tự do kinh doanh. Các chức năng của cạnh tranh trong nền KT thị trường XH: Sử dụng các nguồn tài nguyên 1 cách tối ưu. Khuyến khích tiến bộ kĩ thuật. Phân phối thu nhập, thoả mãn nhu cầu NTD. Đảm bảo tính linh hoạt của sự điều chỉnh, kiểm soát sức mạnh KT & sức mạnh chính trị. Đảm bảo quyền tự do lựa chọn & hành động của mỗi cá nhân. Những nguy cơ đe doạ cạnh tranh: từ phía các DN gây ra, cũng có khi từ nhà nước. Chính vì thế phải bảo vệ cạnh tranh, sử dụng 2 biện pháp: mang tính hành chính & hình sự. Cơ quan để thực hiện nhiệm vụ này chính là Ủy ban chống Carten toàn liên bang. -Xã hội: Cạnh tranh chưa có chức năng đảm bảo công bằng XH. Mà yếu tố XH có 2 chức năng: Nâng cao thu nhập cho tầng lớp dân cư nghèo. Hỗ trợ cho các thành viền của XH có thể vượt qua được những khó khăn về KT và cả những rủi ro về tinh thần trong cuộc sống. Những công cụ để thực hiện: Tăng trưởng KT (nền KT có tăng trưởng mới có những phương tiện vật chất để thực hiện các chức năng của yếu tố XH). Phân phối thu nhập công bằng, thông qua các quĩ phúc lợi, quĩ bảo trợ, quĩ bảo hiểm. Các chích sách XH khác. -Vai trò của chính phủ. Nền KT thị trường XH vẫn rất cần đến 1 chính phủ mạnh, nhưng chỉ nên can thiệp ở 1 mức độ nhất định & trong những trường hợp cần thiết. Vai trò của chính phủ được xây dựng nhằm phát huy sáng kiến của cá nhân & duy trì cạnh tranh có hiệu quả. Chính phủ sẽ chỉ can thiệp ở những nơi, những lúc cạnh tranh tỏ ra không có hiệu quả. Quan điểm của họ là thị trường ở mọi lúc, mọi nơi. Còn chính phủ ở những nơi, những lúc cần thiết. +Nguyên tắc hỗ trợ: Chính phủ giữ vai trò hỗ trợ nhằm duy trì cạnh tranh có hiệu quả. Ổn định tiền tệ. Tôn trọng & bảo vệ sở hữu tư nhân. Đảm bảo an ninh & công bằng XH. +Nguyên tắc tương hợp với thị trường thể hiện thông qua việc ban hành các chính sách:
  • 27. Chính sách sử dụng nhân công. Chính sách tăng trưởng (thể hiện thông qua các khoản hỗ trợ của nhà nước đối với các ngành, vùng có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển KT). Chính sách chu kì (để giảm bớt biên độ dao động trong KD). Chính sách thương mại (nhằm đạt tới sự cân bằng trong cán cân thanh toán). Chính sách đối với các ngành, các vùng KT. *Trường phái trọng tiền. M.Friedman. Lí thuyết về chu kì tiền tệ & thu nhập quốc dân. - Mức cung tiền tệ là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các biên số của KT vĩ mô như giá cả, sản lượng, việc làm. Ông xuất phát từ công thức MS*V = P*Q của Fisher. MS là mức cung tiền tệ, V là tốc độ chu chuyển của tiền tệ, P*Q là sản lượng quốc gia. - Friedman cho rằng mức cung tiền tệ không ổn định vì nó phụ thuộc vào các quyết định chủ quan của các cơ quan tiền tệ. Vd hệ thống dự trữ liên bang Mĩ (FED). Mức cung tiển tệ có tác động đến sản lượng thường xảy ra ở 2 trường hợp: +Sản lượng thực tế chưa đạt đến sản lượng tiềm năng: tăng mức cung tiền tệ sẽ làm sản lượng tăng nhan, giá cả tăng chậm, không có nguy cơ dẫn đến lạm phát. +Sản lượng thực tế đã vượt mức sản lượng tiềm năng: việc tăng mức cung tiền tệ sẽ ít có tác động đến tăng sản lượng, mà giá cả lại tăng nhanh, có nguy cơ lạm phát. - Mức cầu về tiền tệ theo Friedman có tính ổn định cao. Vì cầu tiền tệ có liên quan chặt chẽ đến sự vận động của các khoản chi tiêu mà trước tiên là thu nhập, mà thu nhập tương đối ổn định.MD là cầu danh nghĩa về tiền tệ, yn là thu nhập quốc dân danh nghĩa. MD = f (yn) là hàm số của thu nhập quốc dân danh nghĩa. - Mọi sự mất cân đối giữa mức cung về tiền tệ & mức cầu về tiền tệ chính là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng hoặc lạm phát. MS > MD thì lạm phát. MS < MD thì khủng hoảng. Từ đó ông đưa ra đề nghị thực tiễn về chu kì tiền tệ & thu nhập quốc dân. Theo đề nghị này thì mức cung về tiền tệ nên được chủ động điều tiết thích ứng với từng giai đoạn, chu kì KD. Cị thể: thời kì khủng hoảng nên tăng mức cung về tiền tệ, thời kì phồn thinh nên giảm mức cung về tiền tệ. Song dù tăng hay giảm thì mức cung về tiền tệ cũng chỉ nên được điều chỉnh trong 1tỉ lệ nhất định 3-5% trong 1 năm. Điều chỉnh quá mạnh sẽ gây ra nhiều cú sốc dẫn tới khủng hoảng tài chính tiền tệ. - Friedman cũng rất quan tâm đến vấn đề ổn định giá cả & chống lạm phát. Theo ông, lạm phát là vấn đề nan giải của nền KT thị trường. Cụ thể, trong nền KT luôn tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến lạm phát. MS = (P*Q) / V. Mà V: ổn định, Q: khó thay đổi nên MS tác động vào P. Do mức cung tiền tệ vốn không ổn định, nên P không ổn định, nguy cơ lạm phát cao. Vì vậy 1 trong những nội dung điều tiết KT của nhà nước phải đưa ra là chông lạm phát (điều này khác với Keyness). - Lí thuyết tiền tệ của Friedman vẫn thể hiện đặc trưng về phương pháp luận của CN tự do mới. Bởi ông cho rằng nền KT TBCN luôn ở trong trạng thái cân bằng động. Sự can thiệp của nhà nước chỉ nên ở mức độ tối thiểu. Vì theo ông, bản chất của nhà nước là độc đoán & nham hiểm, chỉ nên can thiệp ở 1 mức độ nhất định. Mọi sự can thiệp thái quá sẽ không có lợi cho nền KT. *So sánh trọng tiền với trọng cầu của Keyness: (Khác nhau cơ bản) -Đặc điểm phương pháp luận. Friedman - tự do mới, Keyness - đề cao vai trò của nhà nước. -Friedman cho rằng mức cung của tiền tệ là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng tới các biến số của KT vĩ mô. Keyness cho rằng chính sách tài chính ảnh hưởng đến KT vĩ mô. -Friedman: mức cầu của tiền tệ là nhân tố ngoại sinh của nền KT, vì nó biến thiên theo thu nhập. Keyness: mức cầu của tiền tệ là nhân tố nội sinh của nền KT, vì nó biến thiên theo lãi suất. -Nguyên nhân khủng hoảng. Friedman: mức cung của tiền tệ không đáp ứng đủ mức cầu của tiền tệ, dẫn đến khủng hoảng. Keyness: nguyên nhân trực tiếp lầ do sự giảm sút của cầu có hiệu quả. Sâu xa là thiếu sự can thiệp của nhà nước. -Friedman: lạm phát là vấn đề nan giải của nền KT thị trường. Keyness: thất nghiệp mới là vấn đề nan giải của nền KT thị trường.
  • 28. Câu 1. Giá trị hàng hoá chính là sự phản ánh giá trị tiền tệ cũng như ánh sáng mặt trăng là sự phản chiếu A/S mặt trời. Trả lời. W.P( 1632 - 1687) là một trong những người sáng lập ra học thuyết kinh tế trường phái cổ điển anh. Ông là người áp dụng phương pháp mới trong nghiên cứu khoa học được gọi là phương pháp khoa học tự nhiên . W.Petty có công lao to lớn trong việc nêu ra lí luận về giá trị lao động. Ông đã đưa ra các phạm trù về giá cả hàng hoá. Gồm giá cả tự nhiên và giá cả chính trị. Tuy vậy lí thuyết giá trị lao động của ông còn nhiều hạn chế, chưa phân biệt được các phạm trù giá trị giá cả và giá trị ... ông tập trung nghiên cứu về giá cả một bên là hàng hoá, một bên là tiền tức là ông mới chú ý nghiên cứu về mặt lượng. Ông chỉ giới hạn lao động tạo ra giá trị phụ thuộc lao động khai thác vàng và bạc. Ông so sánh giá lao động khai thác vàng và bạc với lao động khác, lao động khác chỉ tạo nên của cải ở mức độ so sánh với lao động tạo ra tiền. Như vậy W.Petty cho rằng lao động tạo ra tiền mới là lao động tạo ra giá trị nên giá trị hàng hoá phụ thuộc vào giá trị của tiền, giá trị hàng hoá là sự phản ánh giá trị của tiền tệ “ như ánh sáng mặt trăng là sự phản chiếu của ánh sáng mặt trời “ ông đã không thấy được rằng tiền đo làm thời gian tách làm hai, một bên là hàng hoá thông thường, một bên là tiễn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị. * “ lao động là cha còn đất đai là mẹ của của cải” đây là luận điểm nổi tiếng trong lí thuyết giá trị lao động của ông . - Xét về mặt của cải (giá trị sử dụng) thì ông đã nêu lên được nguồn gốc của cải. Đó là lao động của con người. Kết hợp với yếu tố tự nhiên. Điều này phản ánh TLSX để tạo ra của cải - Xét về phương diện giá trị thì luận điểm trên là sai. Chính Petty cho rằng giá trị thời gian lao động hao phí quy định nhưng sau đó lại cho rằng 2 yếu tố xác định giá trị đó là lao động và tự nhiên. Ông đã nhầm lẫn lao động với tư cách là nguồn gốc của giá trị với lao động tư cách là nguồn gốc của giá trị sử dụng. Ông chưa phát hiện được tính hai mặt của hoạt động sản xuất hàng hoá đó là lao động cụ thể sản xuất lao động trừu tượng. Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng còn lao động trìu tượng tạo ra giá trị. Câu 10. Lao động là cha , đất đai là mẹ của mọi của cải. Làm rõ câu nói này. W.P( 1632 - 1687) là một trong những người sáng lập ra học thuyết kinh tế trường phái cổ điển anh. Ông là người áp dụng phương pháp mới trong nghiên cứu khoa học được gọi là phương pháp khoa học tự nhiên . W.Petty có công lao to lớn trong việc nêu ra lí luận về giá trị lao động. Ông đã đưa ra các phạm trù về giá cả hàng hoá. Gồm giá cả tự nhiên và giá cả chính trị. Tuy vậy lí thuyết giá trị lao động của ông còn nhiều hạn chế, chưa phân biệt được các phạm trù giá trị giá cả và giá trị ... ông tập trung nghiên cứu về giá cả một bên là hàng hoá, một bên là tiền tức là ông mới chú ý nghiên cứu về mặt lượng. Ông chỉ giới hạn lao động tạo ra giá trị phụ thuộc lao động khai thác vàng và bạc. Ông so sánh giá lao động khai thác vàng và bạc với lao động khác, lao động khác chỉ tạo nên của cải ở mức độ so sánh với lao động tạo ra tiền. Như vậy W.Petty cho rằng lao động tạo ra tiền mới là lao động tạo ra giá trị nên giá trị hàng hoá phụ thuộc vào giá trị của tiền, giá trị hàng hoá là sự phản ánh giá trị của tiền tệ " như ánh sáng mặt trăng là sự phản chiếu của ánh sáng mặt trời " ông đã không thấy được rằng tiền đo làm thời gian tách làm hai, một bên là hàng hoá thông thường, một bên là tiễn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị. " lao động là cha còn đất đai là mẹ của của cải" đây là luận điểm nổi tiếng trong lí thuyết giá