SlideShare a Scribd company logo
1 of 37
Download to read offline
NGUYỄN HỮU THÔNG
Sự chuyển biến phong cách tạo hình
trong tranh tĩnh vật của Vicent Van Gogh
LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT
Chuyên ngành: Mỹ thuật tạo hình (Hội họa)
Mã số: 60210102
Khóa: 2015 - 2017
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
PGS.TS ĐOÀN THỊ MỸ HƯƠNG
HÀ NỘI - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM
1
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
GS
PGS
TS
NXB
Tr
Tk
Giáo sư
Phó giáo sư
Tiến sĩ
Nhà xuất bản
Trang
Thế kỉ
2
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Bảng chữ cái viết tắt
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 4
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................... 6
3. Mục đích của luận văn .................................................................................. 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 9
4.1.Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 9
4.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 9
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 9
6. Đóng góp của luận văn................................................................................10
7. Kết cấu của luận văn ...................................................................................10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ MANG TÍNH LÝ LUẬN ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ...11
1.1. Khái niệm sự chuyển biến phong cách tạo hình trong tranh ...................11
1.1.1 Khái niệm về sự chuyển biến.................................................................11
1.1.2 Sự chuyển biến phong cách tạo hình .....................................................12
1.1.3. Sự chuyển biến về phong cách tạo hình................................................14
1.1. Khái niệm về tranh tĩnh vật......................................................................15
1.2 Khái quát về cuộc đời và quá trình sáng tác của họa sĩ Vicent Van
Gogh................................................................................................................17
CHƯƠNG 2: TRANH TĨNH VẬT CỦA VAN GOGH SỰ CHUYỂN BIẾN
TỪ PHONG CÁCH HỘI HỌA CỔ ĐIỂN ĐẾN ẤN TƯỢNG VÀ HẬU ẤN
TƯỢNG...........................................................................................................23
2.1 Phong cách cổ điển giai đoạn từ 1880 đến 1885 ......................................23
2.3 Phong cách hậu ấn tượng giai đoạn từ 1888 đến 1890.............................36
3
CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐIỀU RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU PHONG CÁCH
TẠO HÌNH TRANH TĨNH VẬT CỦA VAN GOGH QUA CÁC THỜI KỲ
CHỦ ĐỀ LUẬN VĂN ....................................................................................45
3.1 Nhận xét về sự biến chuyển phong cách tạo hình của Van Gogh qua các
tác phẩm tranh tĩnh vật....................................................................................45
3.2 Bài học về giá trị nghệ thuật của sự chuyển biến phong cách tạo hình sáng
tác tranh tĩnh vật của Vicent Van Gogh..........................................................49
KẾT LUẬN.....................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................56
PHỤ LỤC........................................................................................................58
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vicent Van Gogh là một họa sĩ vĩ đại của nền hội họa Hà Lan. Ông được
coi là người tiên phong của trường phái Biểu hiện và có phong cách nghệ
thuật ảnh hưởng rất lớn đến trường phái Dã thú. Van Gogh đã để lại cho nền
nghệ thuật thế giới những tác phẩm hội họa bất tử bởi phong cách tạo hình và
thủ pháp nghệ thuật trong việc thể hiện cảm xúc cá nhân của mình. Sinh ra và
lớn lên trong một gia đình có truyền thống buôn bán tranh và làm việc liên
quan đến nghệ thuật, trải qua những thất bại thời trẻ, những đau khổ của hai
cuộc tình chóng vánh ở thời niên thiếu, Van Gogh đến với con đường hội họa
như một sự cứu rỗi tâm hồn, thể xác của bản thân. Trong 10 năm cuối đời,
ông để lại hơn 2100 tác phẩm, bao gồm 860 bức tranh sơn dầu và hơn 1300
bức vẽ, phác thảo. Đề tài các tác phẩm của ông thường là chân dung tự họa,
phong cảnh, tĩnh vật và sinh hoạt. Chúng mang vẻ đẹp thô sơ, chân thật về
cảm xúc hàm chứa những nội tâm dữ dội sâu kín bên trong, từng gam màu
đều mang đến ấn tượng mạnh, như chứa đựng nỗi đau khổ của một nghệ sĩ tài
hoa nhưng lại phải sống nghèo túng, cô độc và bệnh tật cả đời.
Là một trong những họa sĩ tiêu biểu của trường phái Hậu ấn tượng cùng
với Seurat, Paul Cézanne và Paul Gauguin...Van Gogh cho thấy một con
đường nghệ thuật riêng, dấu ấn phong cách mà ông để lại qua các tác phẩm có
sự biến chuyển phong cách rõ rệt theo thời gian và dần định hình vào những
năm cuối đời. Ông đã khẳng định phong cách cá nhân qua bút pháp tạo hình
riêng biệt là những sự trăn trở qua các nét bút cuộn xoáy biểu hiện sức mạnh
cảm xúc và nội tâm bên trong.
Ông thường mô tả những khung cảnh sinh hoạt con người, tĩnh vật và
phong cảnh xung quanh mình. Thời kì đầu sáng tác khi ở Nuenen, gam màu
chủ yếu của ông là tông nâu tối ảm đạm, buồn bã, ảnh hưởng của phong cách
5
cổ điển của người thầy Willem Roelofs. Đến thời kì sau khi ông chuyển đến
Antwep và nghiên cứu thêm lý thuyết về màu sắc và các bức tranh của Peter
Paul Ruben, bảng màu của ông đã có sự biến đổi cách kết hợp những màu bổ
túc giữa cam nâu và xanh cobant với nhau tạo ra sự tương phản mạnh trong
một các tác phẩm ảnh hưởng của chủ nghĩa Ấn tượng và Baroque. Cùng thời
gian đó, ông thu thập rất nhiều các tác phẩm tranh khắc gỗ Nhật Bản và sử
dụng phong cách, đường nét trong tranh khắc gỗ Nhật Bản để tạo nền cho
tranh của mình. Đó là một trong những bước ngoặt quan trọng để làm nên
phong cách tạo hình riêng của Vangogh sau này. Thời điểm khi ông bệnh
nặng, đã có không ít những cao trào sáng tác với nhiều đề tài nổi bật như: Hoa
diênvĩ (1887), hoa hướng dương (1888), đêm đầy sao(1889) hay bác sĩ
Gachet(1890), cánh đồng lúa mì(1890)… Những tác phẩm đỉnh cao của ông
được sáng tác vào những năm cuối đời từ 1886 đến 1890 đã khẳng định
phong cách sáng tạo mới mang tính cá nhân và có sự đột phá so với Hậu ấn
tượng lúc bấy giờ.
Đặc biệt gây ấn tượng mạnh là các tác phẩm tĩnh vật mang đậm dấu ấn
cá nhân của Vangogh thông qua việc miêu tả trạng thái động của các vật thể
tĩnh xung quanh ông. Các đồ vật gắn với cuộc sống tưởng trừng vô tri vô giác,
nhưng qua bút pháp tài năng của ông mà chúng trở thành những hình tượng
bất tử trong lịch sử hội họa thế giới. Các tĩnh vật được ông xem xét tỉ mỉ, lật
đi lật lại và vẽ từ nhiều hướng nhìn, vẽ góc độ khác nhau và vẽ rất nhiều lần.
Từ những chuỗi seri đôi giày sáng tác từ năm 1886 đến năm 1889, hay các
tĩnh vật về hoa quả… đã cho thấy sự chuyển biến về biểu hiện nội tâm qua
những yếu tố tạo hình và phong cách tạo hình qua mỗi thời kì. Khi bắt đầu vẽ
đến cuối đời, mỗi giai đoạn sáng tác lại có những tác phẩm tĩnh vật đánh dấu
nét mới thể hiện những bứt phá mới trong phong cách tạo hình của Vangogh.
Bên cạnh đó, những biến chuyển trong phong cách tạo hình được thể hiện
qua các tác phẩm tĩnh vật chính là sự những động thái của tình hình hội họa
6
thế giới đương đại từ chủ nghĩa cổ điển đến Ấn tượng và Hậu Ấn tượng đã tác
động đến tư duy tạo hình và hình thành nên phong cách các giai đoạn sáng tác
của ông. Thông qua các tác phẩm tĩnh vật của Vangogh có thể đọc được tình
cảm tâm hồn, cá tính luôn ẩn chứa những suy nghĩ bên trong người họa sĩ tài
năng này.
Qua những tác phẩm ở mỗi thời kì về phong cách tạo hình như thủ pháp
kĩ thuật, màu sắc, chất cảm cho thấy rõ sự biến chuyển trong tranh tĩnh vật
của Vicent Van Gogh. Hiện nay đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về tác giả
Vangogh và tranh tĩnh vật nhưng sự chuyển biến phong cách tạo hình trong
tranh tĩnh vật của Vicent Van Gogh thì chưa có tài liệu nào. Vì vậy tôi chọn
đó làm đề tài.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong lĩnh vực nghiên cứu về lịch sử mỹ thuật thế giới, phong cách nghệ
thuật của V. Van Gogh luôn được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, do vậy, các
công trình viết về cuộc đời, sự nghiệp cũng như các tác phẩm của ông dường
như chưa bao giờ cạn, bởi nhiều lý do khác nhau, một trong những lý do có
thể kể đến, có lẽ bởi các sáng tác của Van Gogh đóng một vài trò lớn trong
trường phái Hậu Ấn tượng và cũng là đi đầu cho trường phái Biểu hiện sau
này. Từ đó, Các công trình nghiên cứu hầu hết đều hướng tới việc xác định
rằng: những quan điểm sáng tác và quan điểm thẩm mỹ luôn song hành với
nhau làm nên sự đa dạng trong nghiên cứu ngôn ngữ của nghệ thuật hội họa.
Công trình nghiên cứu về Van Gogh cũng được nhiều nhà nghiên cứu
trong nước quan tâm đến, bắt đầu từ cuốn “Lịch sử mỹ thuật thế giới” của
Nguyễn Phi Hoanh (1990), Nxb mỹ thuật có viết chung về các giai đoạn nghệ
thuật ở phương tây. Trong sách đã đề cập sơ qua về tiểu sử và những tác
phẩm tiêu biểu của Vicent Vangogh.
Cuốn “ 70 danh họa bậc thầy thế giới” của Phạm Khải – Phạm Cao
Hoàn, (2010) Nxb mỹ thuật có nói về phong cách và bút pháp của Van Gogh.
7
Cuốn “ Câu chuyện nghệ thuật hội họa – Từ tiền sử đến Hiện đại”, của
Sister Wendy Beckett trình bày chuyên sâu về tư tưởng thẩm mỹ, lịch sử tạo
hình phương tây, có nghiên cứu sơ hàm về một số tác phẩm nổi tiếng của
Vicent Vangogh.
Tiêu biểu có cuốn sách “ Vicent Van Gogh” của Victoria Charles (1999),
Nxb mỹ thuật, là cuốn nói rất nhiều về cuộc đời, sự nghiệp và những tác
phẩm tiêu biểu của Vangogh.
Luận văn: “Trạng thái tình cảm trong hội họa Van Gogh” của Trần
Tuyến (2011), thuộc trường Đại học mỹ thuật Việt Nam có phân tích khá rõ
về trạng thái tâm trạng của Van gogh qua những yếu tố tạo hình là đường nét
cuộn xoáy và màu sắc trong các tác phẩm tiêu biểu ở giai đoạn cuối đời của
ông.
Luận văn: “Nghệ thuật tạo hình trong tranh tĩnh vật của Cézanne và
Vangogh” của Đặng Nhật Tân (2010) tại Đại học mỹ thuật Việt Nam, trình
bày những yếu tố tạo hình như đường nét, màu sắc, ánh sáng trong tranh
của hai họa sĩ Cézanne và Vangogh để làm nổi bật những đặc điểm tạo
hình, phong cách tạo hình khác nhau của hai tác giả này.
Luận văn: “Vangogh với hội họa Hậu ấn tượng” của Phạm Tống
(2013), có nêu rõ những nét về cuộc đời của Vangogh và những đóng góp của
ông đối với hội họa Hậu ấn tượng.
Khóa luận: “Mối liên hệ giữa số phận và nghệ thuật của Vangogh” của
Nguyễn Thế Long (2014) có tập trung khai thác về cuộc đời và yếu tố nội tâm
trong tranh của họa sĩ Van Gogh.
Báo Đại Biểu Nhân Dân: “ Van Gogh và chân dung tự họa” của Trang
Thanh Hiền nói về những bức chân dung tự họa của Vangogh những năm
cuối đời. Trong bài viết có nhắc đến phong cách nghệ thuật của ở những giai
đoạn cuối của sự nghiệp.
8
Bài đăng trong tạp chí Thông tin Mỹ thuật số 11-12, của Trường Đại
học mỹ thuật TPHCM: “Nét, nhịp điệu trong tranh Van Gogh” nêu nên
những ý kiến tổng quát về cuộc đời, phong cách và phân tích đánh giá những
tác phẩm tiêu biểu của ông trong Cuộc triển lãm ”Vincent Van Gogh: The
Drawing” do Viện Bảo tàng Van Gogh ở Amsterdam và Viện bảo tàng Nghệ
thuật Metropolitan ở New York tổ chức.
Ngoài ra nghiên cứu về đề tài này ở Việt Nam hiện nay tuy rất nhiều
nhưng nghiên cứu chuyên biệt về phong cách tạo hình trong tranh tĩnh vật ở
các giai đoạn thì chưa có. Do đó việc chọn đề tài này tôi hy vọng có thể tổng
kết, hệ thống lại các tác phẩm có chung chủ đề để thấy được sự chuyển biến
trong phong cách sáng tạo nghệ thuật qua các giai đoạn sáng tác các tác phẩm
tĩnh vật của ông.
3. Mục đích của luận văn
- Nghiên cứu các tác phẩm tranh tĩnh vật qua từng thời kì của Vangogh
để thấy được sự chuyển biến từ tư tưởng thẩm mỹ, ngôn ngữ tạo hình đến kĩ
thuật qua các giai đoạn sáng tác của ông.
- Đánh giá về sự chuyển biến phong cách tạo hình tĩnh vật của Vicent
Vangogh
- Nghiên cứu tư tưởng và lý tưởng thẩm mỹ của các giai đoạn nghệ thuật
Vicent Van Gogh sáng tác.
- Thông qua hình thức biểu đạt, ngôn ngữ tạo hình, nghệ thuật bố cục
qua các tranh tĩnh vật để thấy được giá trị thẩm mỹ riêng trong mỗi tác phẩm
của Vicent Van Gogh.
- Đánh giá về những đóng góp của các tác phẩm tranh tĩnh vật Vangogh
đối với nền hội họa Hà Lan và nền nghệ thuật hội họa thế giới.
9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
- Sự chuyển biến phong cách tạo hình của Van Gogh qua các tác phẩm
tĩnh vật
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Các tác phẩm tranh tĩnh vật của
Van Gogh
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: một số tác phẩm tĩnh vật tiêu biểu giai
đoạn 1880-1890
- Phân tích đặc điểm phong cách một số tác phẩm tĩnh vật của Vicent
Van Gogh qua mỗi thời kì sáng tác.
-Trường phái ấn tượng
- Cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ Vicent Van Gogh.
- Các ấn phẩm sách, tư liệu dịch trong nước viết về những vấn đề liên
quan đến Van gogh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này cần sử dụng những phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp văn bản văn học: nghiên cứu, thu thâp tư liệu từ sách,
luận văn viết về các tác phẩm của Van Gogh để tìm ra sự chuyển biến.
- Phương pháp mỹ thuật học phân tích so sánh để làm nổi bật đặc điểm
đặc trưng, phong cách trong tranh của các tác giả Van Gogh ở từng giai đoạn
sáng tác.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: nghệ thuật học, mỹ học, tâm lý
học, lịch sử để tìm hiểu bối cảnh lịch sử xã hội xung quanh cuộc đời Vangogh
và lịch sử hội họa thế giới để tìm ra đặc điểm riêng trong phong cách sáng tác
của Van Gogh.
10
- Phương pháp quy nạp: từ thông tin thu thập được, phân tích và hệ
thống lại để tìm ra sự chuyển biến phong cách tạo hình trong các tác phẩm
tĩnh vật của Van Gogh.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề tranh tĩnh vật của Van
Gogh.Vì vậy, luận văn có những đóng góp mới như sau:
Bước đầu thống kê, phân loại, xác định phong cách qua từng giai đoạn,
căn cứ vào thời điểm ra đời các tranh tĩnh vật của họa sĩ Van Gogh.
Qua đó thấy được giá trị biểu đạt trong ngôn ngữ tạo hình: màu sắc,
đường nét, bút pháp, bố cục… của phong cách tạo hình về: tạo hình, nghệ
thuật bố cục trong các tác phẩm tĩnh vật Vangogh.
Tạo tiền đề cho việc nghiên cứu về tranh Van Gogh và tranh Hậu Ấn
tượng sau này.
Là tài liệu nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu, đóng góp thêm
cho nghiên cứu về nghệ thuật hội họa Hà Lan nói chung, tạo tiền đề cho
những việc nghiên cứu về tranh Van Gogh và tranh Hậu Ấn tượng sau này.
Đồng thời, đóng góp vào nguồn tài liệu tham khảo có giá trị đối với các nhà
nghiên cứu, học viên, sinh viên quan tâm đến lĩnh vực này.
7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của đề tài ngoài phần Mở đầu (10 trang), Kết luận (01 trang) và
Phụ lục ( trang), Tài liệu tham khảo (02 trang), nội dung chính được chia làm
3 chương:
Chương 1: Cơ sở mang tính lý luận để nghiên cứu đề tài(11 trang)
Chương 2 : Tranh tĩnh vật Van Gogh : Sự chuyển biến từ phong cách
hội họa cổ điển đến ấn tượng và hậu ấn tượng (21 trang)
Chương 3: Những điều rút ra từ nghiên cứu đề tài luận văn(10 trang)
11
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ MANG TÍNH LÝ LUẬN ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Nhằm làm rõ những vấn đề nghiên cứu trong chương 1, luận văn nghiên
cứu các khái niệm và khái quát tác giả liên quan đến nội dung nghiên cứu để
làm cơ sở lý luận nghiên cứu các vấn đề của đề tài
1.1. Khái niệm sự chuyển biến phong cách tạo hình trong tranh
1.1.1 Khái niệm về sự chuyển biến
Theo “Từ điển tiếng Việt thông dụng” của Hoàng Phê, chuyển biến là:
“Biến đổi sang trạng thái khác trước” [18; tr 144].
Theo “Từ điển tiếng Việt 1994” – Nxb Khoa học xã hội, giải thích
đơn giản chuyển biến là: “Bắt đầu thay đổi tích cực” [26; tr. 191]. Tuy
nhiên, trong hội họa, sự chuyển biến có thể là tích cực hoặc tiêu cực và
thường là tích cực.
Sách “Từ điển tiếng Việt phổ thông” – Nxb Khoa học xã hội giải thích
chuyển biến là: “Biến đổi sang trạng thái khác với trước, thường nói về
lĩnh vực tư tưởng, hoạt động của con người và thường theo hướng tích cực”
[27; tr 252]
Sách “Đại từ điển Tiếng Việt (1999”) của tác giả Nguyễn Như Ý, theo
sách này: “Chuyển biến là những biến đổi theo chiều hướng tích cực của tư
tưởng và hoạt động của con người: những chuyển biến đáng mừng, tạo ra sự
chuyển biến căn bản” [32; tr 407]
Trong sách “Từ điển tiếng Việt”(26; tr 134) có nêu nên định nghĩa ngắn
gọn: “chuyển biến là biến chuyển, đổi sang trạng thái khác”
Qua các định nghĩa ở các từ điển trên xác định ngắn gọn về khái niệm
của “ Sự chuyển biến là biến chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác
thường sẽ chuyển sang trạng thái tích cực”.
12
1.1.2 Sự chuyển biến phong cách tạo hình
Theo “Từ điển tiếng Việt” – Nxb Từ điển Bách Khoa, tạo hình là: “Tạo
ra các hình thể bằng đường nét, màu sắc, hình khối.” [25 ; tr.860].
Trong “Từ điển tiếng Việt 1994” – Nxb Khoa học xã hội có ghi: “ Nói
nghệ thuật biểu hiện bằng cách ghi lại, tạo nên những hình thể với những bức
họa, pho tượng” [ 26; tr.716]
Về cơ bản, các từ điển trên giải thích khái niệm tạo hình là nghệ thuật
được biểu hiện bằng hình thể thông qua các yếu tố tạo hình cơ bản.
Trong đó các yếu tố tạo hình được định nghĩa như sau:
Ở cuốn: “ Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông”, định nghĩa mảng là
một lượng màu nào đó chiếm diện tích nhất định trên mặt tranh, tạo thành một
mảng riêng, phân biệt rõ rệt với các mảng màu xung quanh nó… thì đó được
gọi là mảng màu. Sự phân biệt này có thể do độ đậm nhạt, nóng lạnh của màu
sắc hoặc về nội dung hình thể trong tranh. Khi nói đến mảng màu, người ta
thường chỉ các mảng màu lớn. Tuy nhiên, trong các mảng màu lớn, có chứa
đựng các mảng màu nhỏ hơn. Trong tranh đen trắng thì đó là những mảng
màu mang các sắc độ khác nhau của đen và trắng. Các nét, hình và điểm, khi
được tổ chức, sắp xếp một cách có ý thức, sẽ tạo nên một hình hoặc một khối.
Như vậy, trong một mảng có thể có một hoặc nhiều hình, tập hợp của các nét
và điểm và ngược lại, hình hoặc khối có thể là tập hợp của một hoặc nhiều
mảng. [16; tr 129]
Theo cuốn “Những nền tảng mỹ thuật” có xác định về “Hình dạng là
một vùng nổi bật từ không gian kề cận hoặc không gian bao quanh nó do nó
được xác định hoặc có liên quan đến một đường biên hoặc do những khác
biệt về sắc độ, màu sắc, cấu trúc cơ bản.” [22; tr 115]
Trong “Những nền tảng của mỹ thuật” thì: “Đường nét là con đường
của một điểm chuyển động được tạo ra bởi công cụ, khi nó chuyển động
ngang qua một vùng. Một đường nét thường có vẻ rõ ràng vì nó tương phản
13
với những sắc độ quanh nó. Các đường nét ba chiều có thể được thực hiện
bằng một sợi dây, những cái ống, các que cứng, dây kim loại và nhiều thứ
tương tự”. [22; tr96]
Không gian theo “Từ điển thuật ngữ mĩ thuật phổ thông” là khoảng
cách giữa các vật thể trong tranh theo chiều ngang, dọc và sâu. Trên mặt
phẳng của tranh, người xem dễ dàng thấy khoảng cách giữa các vật thể
theo chiều ngang và dọc, còn để nhận biết được vị trí trước sau của các vật
thể, người xem chỉ có thể thấy rõ ở tranh vận dụng luật xa gần hoặc độ đậm
nhạt rõ ràng. [16; tr.96]
Theo cuốn “Những nền tảng mỹ thuật”, không gian là khoảng cách
hoặc tầm xa có thể đo được giữa các điểm hoặc những hình ảnh. [22; tr 217]
Trong “Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông” màu sắc là các màu
khác nhau trong thiên nhiên hay màu bản thân của từng vật thể. Màu sắc nhờ
ánh sáng rọi vào nên chúng có nhiều sắc độ phong phú mà người họa sĩ phải
quan sát và khám phá. Màu sắc phối hợp với nhau trên tranh tạo thành hòa
sắc. Ngày nay, khoa học phân tích màu sắc vẫn đang được nghiên cứu. Nhiều
nhà bác học đã thấy được bản chất của một số màu. Tuy thế, khái niệm màu
sắc chưa được xác định rõ về nội dung và ranh giới của nó. Vì vậy, thuật ngữ
màu sắc chỉ được mang ý nghĩa tương đối [16; tr.104]
Màu sắc theo cuốn “Những nền tảng mỹ thuật” là đáp ứng của thị
giác đối với những bước sóng của ánh sáng mặt trời được xác định như đỏ,
lục, lam…, những phẩm chất có tính vật lý của cường độ, sắc độ và sự
chuyển màu. [22;tr.175]
Chất cảm theo “Từ điển thuật ngữ mĩ thuật phổ thông” là cảm xúc được
tạo nên thông qua các phương tiện tạo hình (hay ngôn ngữ nghệ thuật) hoặc
cấu tạo vật chất của một bức tranh, tượng... Chất cảm của phương tiện tạo
hình đã tác động trực tiếp lên mắt (cơ quan của thị giác). Người ta nhận biết
một vật thể không chỉ ở kích thước, tỉ lệ, màu sắc mà còn ở cảm nhận cấu tạo
14
vật chất của nó nữa. Từ cấu tạo vật chất ấy mà nghệ thuật cần truyền đạt được
đến người xem cái cảm xúc về chất hay còn gọi là chất cảm. Cảm giác về vật
chất hay chất cảm là yếu tố không thể thiếu trong một bức tranh dù vẽ theo
trường phái nào. [16; tr.40]
Từ các định nghĩa trên cho thấy, tạo hình là nghệ thuật biểu hiện bằng
hình thể trong nghệ thuật tạo hình thông qua các yếu tố tạo hình cơ bản. Nghệ
thuật tạo hình gồm có hội họa, đồ họa, điêu khắc và kiến trúc. Những yếu tố
tạo hình nghệ thuật ở các thể loại tạo hình nghệ thuật là đường nét, màu sắc,
không gian, ánh sáng...
Theo “Từ điển tiếng Việt”- Hoàng Phê thì phong cách được chia ra làm
ba nghĩa chính. Theo nghĩa 1, phong cách là: “những lối, những cung cách
sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự tạo nên cái tiêng của một người nào đó
(nói tổng quát). Theo nghĩa 2, phong cách là “những đặc điểm có tính chất hệ
thống về tư tưởng và nghệ thuật, biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ hay
trong sáng tác nói chung thuộc cùng một thể loại như phong cách văn học,
phong cách nghệ thuật… Theo nghĩa 3, phong cách là dạng của ngôn ngữ sử
dụng trong những yêu cầu chức năng điển hình nào đó, khác với những dạng
văn khác về đặc điểm từ vựng, ngữ pháp, ngữ ấm… [ ;tr 782]
Vậy phong cách tạo hình là những đặc điểm riêng của nghệ sĩ mang tư
tưởng nghệ thuật được biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ thông qua các
yếu tố tạo hình cơ bản như đường nét, màu sắc, không gian ánh sáng.
Qua các lập luận trên về sự biến chuyển và phong cách tạo hình, có thể
rút ra khái niệm về sự biến chuyển phong cách tạo hình là những biến đổi về
tư tưởng nghệ thuật, yếu tố tạo hình của một người nghệ sĩ trong sáng tác, tạo
nên đặc điểm riêng cho các tác phẩm của họ.
1.1.3. Sự chuyển biến về phong cách tạo hình
Định nghĩa về sự chuyển biến về phong cách tạo hình căn cứ từ 3 khái
niệm đã nêu trên, luận văn này tập trung hướng tới sự chuyển biến phong
15
cách tạo hình là nghiên cứu sự thay đổi trong hình thức biểu đạt thông qua các
yếu tố ngôn ngữ tạo hình như: đường nét, màu sắc, bút pháp, chất cảm…
Sự chuyển biến phong cách tạo hình là là những biến đổi về
tư tưởng nghệ thuật và biến đổi các yếu tố tạo hình của một người nghệ
sĩ trong sáng tác, từ đó tạo nên đặc điểm riêng cho các tác phẩm của họ.
1.1 Khái niệm về tranh tĩnh vật
Theo cuốn “Từ điển tiếng Việt”- Hoàng Phê thì tĩnh vật là vật không có
khả năng tự chuyển động và tự dịch chuyển trong không gian, về mặt là đối
tượng thể hiện trong tác phẩm hội họa như vẽ tĩnh vật, tranh tĩnh vật [ ; tr
998]
Cuốn “Từ điển Bách khoa tập 4” có nếu tĩnh vật là loại hình hội họa
độc lập chuyên vẽ các vật bất động: Hoa quả, đồ dùng gia đình(lọ, đĩa, bình,
dao, cốc chén…) [ tr 426]
Qua các định nghĩa trên có thể thấy, các tác giả đã khái lược rằng tĩnh
vật thuộc một loại hình hội họa, vẽ những vật không dịch chuyển được. Tuy
vậy, định nghĩa này vẫn chưa khái quát được hết những tính chất và ý nghĩa
của thể loại tranh tĩnh vật.
Trong sách “Giáo trình mỹ thuật học” của Trần Tiểu Lâm – Phạm Thị
Chỉnh thì tĩnh vật là cuộc sống, thiên nhiên tĩnh lặng. Tranh tĩnh vật là một
thể loại tranh vẽ về một góc, một phần nhỏ của tự nhiên như hoa quả, cây cỏ,
hoa lá, đồ vật,.. con vật đã chết hoặc thú nhồi bông… Tất cả những thức kể
trên đều trong trạng thái tĩnh hoặc đã tách ra khỏi sự sống được họa sĩ chọn
lọc và sắp xếp trong một bố cục nhất định và là đối tượng diễn tả của một thể
loại tranh. Tĩnh vật được diễn tả trong tranh có thể là một mẫu vật được bày
sẵn hoặc được vẽ theo sắp xếp, tưởng tượng, phục vụ cho ý tưởng của họa sĩ.
Thông qua đó họa sĩ gửi gắm tình cảm, tư tưởng và thái độ của mình đối với
cuộc sống. [ ; tr73]
16
Định nghĩa trên đã khái quát khá đầy đủ về định nghĩa của thể loại
tranh tĩnh vật. Từ đó cho thấy, tranh tĩnh vật không đơn thuần chỉ là một thể
loại tranh giải trí, vô hồn mà trong đó chứa đựng tinh thần của người họa sĩ
gửi gắm.
Ngoài ra, trong sách “Con mắt nhìn cái đẹp” của Nguyễn Quân có nêu
ra một số nét sơ lược về lịch sử phát triển của dòng tranh tĩnh vật và ý nghĩa
của thể loại này như sau: “Trong các tranh thờ thời Trung cổ, Phục Hưng
người ta đã thấy những bức tranh nhỏ trong những bức tranh lớn. Thí dụ như
cảnh báo tin mừng cho Đức mẹ đồng trinh, hay sự tích thánh Hieronymus ta
thấy những bình hoa, những cuốn sách, các vật dụng trong nhà được mô tả
thành từng nhóm độc lập rất hoàn chỉnh. Song phải đến thế kỉ 16 ở Hà Lan
tranh tĩnh vật mới ra đời. Tranh mô tả những sản vật tự nhiên và các đồ vật
thường nhật. Có lẽ do nhu cầu thị dân muốn tôn vinh cuộc sống gia đinh, tôn
vinh ngôi nhà của họ, nơi đã sống xa với nghề nghiệp nông nghiệp và có cuộc
sống khá sung túc. Tính vật chất được đề cao. Và giới thị dân đã thắng thế
trong xã hội. Người ta gọi đó là cuộc sống thầm lặng – một cuộc sống thông
qua chiếm hữu của các sản vật và đồ vật mà cũng thể hiện những thiên hướng
tinh thần của chủ nhân. Có loại tĩnh vật hoa trái, loại tĩnh vật nhạc cụ, loại
tĩnh vật chai lọ, bình gốm đồ sứ dùng cho việc ẩm thực, có loại vẽ thực phẩm
như thịt các, gia cầm… Người Hà Lan ưa chi tiêt và thích mô tả chi tiết nên
giỏi thể loại này. Khuôn khổ tranh cũng nhỏ nhắn phù hợp với sự ấm cúng
trong các gia đình. Có hàng loạt các họa sĩ chuyên vẽ tĩnh vật ở Hà Lan thời
đó. Họ thuộc các bậc thầy chuyên vẽ tranh khổ nhỏ cho tầng lớp trung lưu đô
thị. Từ thời đó đến nay tĩnh vật tồn tại và phát triển mạnh ở châu Âu. Nó trở
thành một phương tiện để bộc lộ quan điểm, tình cảm và thiên hướng thẩm
mỹ của họa sĩ một cách khá thuần khiết vì hoàn toàn tách khỏi cốt truyện,
tích chuyện có tính văn học. Họa sĩ vĩ đại Cézanne từng cho rằng tĩnh vật là
mới thử thách tài năng rõ rệt nhất. Ông cũng là tác giả của những bức tĩnh vật
17
hoa trái nổi tiếng nhất của Pháp. Ở các tranh này quan niệm không gian, cách
tạo hình, biểu chất, sử dụng ánh sáng và nguyên lý bố cục của ông rõ hơn bao
giờ hết. Van gogh cũng cực nổi tiếng với các tĩnh vật hoa hướng dương và
mầu vàng u buồn khắc khoải của mình. Người ta cũng có thể coi những tượng
hiện đại với các đồ vật, không có người là những tượng tĩnh vật.” [, tr101]
Vậy tranh tĩnh vật là một trong những thể loại sáng tạo của hội họa.
Trong đó thường đặc tả về những đồ vật trong trạng thái tĩnh hoặc đã
tách ra khỏi sự sống như hoa quả, cây cỏ, hoa lá, đồ vật,.. con vật đã chết
hoặc thú nhồi bông… được họa sĩ chọn lọc và sắp xếp thành bố cục theo
ý tưởng của họa sĩ. Thông qua đó họa sĩ gửi gắm tình cảm, tư tưởng và
thái độ của mình đối với cuộc sống
1.2 Khái quát về cuộc đời và quá trình sáng tác của họa sĩ Vicent Van Gogh
Vicen Van Gogh sinh ngày 30/3/1853 tại làng Zundert – Hà Lan. Thời
gian thanh niên làm rất nhiều nghề từ buôn tranh, giáo viên và nhà truyền giáo
đến năm 1880 (27 tuổi) ông mới trở thành họa sĩ. Ông đã để lại cho hậu thế
những thành tựu lớn trong phong cách tạo hình và một số lượng lớn với hơn
2100 tác phẩm có 860 bức sơn dầu và 1300 bức kí họa và phác thảo.
Trong những năm 1874 đến 1880, Van Gogh trở thành nhà truyền giáo
và đến với những người nông nhân, công nhân mỏ than ở nhiều địa điểm
thuộc Anh, Bỉ, Hà Lan, Pháp… Những chuyến đi đã để lại ấn tượng và sự
cảm thông sâu sắc về cuộc sống của người lao động nghèo khổ. Điều này đã
làm nên những đề tài trăn trở trong tranh của ông sau này.
Từ 1881 – 1882, sau một cơn khủng hoảng về sự bất đồng về hội giáo,
tiếp đó là loạt những chuỗi thất bại tình yêu với người chị họ, gái điếm Sien
và sự giày vò bởi bệnh tật khiến ông muốn xa rời cuộc sống thực tại bằng hội
họa. Năm 1880, Ông đến Bruxelles theo học họa sĩ Hà Lan nổi tiếng Willem
Roelofs và được người thầy đầu tiên của ông hướng vào học ở trường nghệ
thuật hoàng gia.
18
Họa sĩ Willem Roelofs (1822 – 1897) - là một trong những tiền nhân
của nghệ thuật Hà Lan. Ông còn là họa sĩ màu nước và khắc in thạch bản.
Trong thời gian theo học Willem Roelofs, Van Gogh đã đã được học nghiên
cứu giải phẫu và học quy tắc dựng hình, phối cảnh. Bên cạnh đó ông còn bị
ảnh hưởng bởi lối vẽ của người thầy theo của chủ nghĩa hiện thực, tác phẩm
thường vẽ về phong cảnh, màu sắc tương đối ảm đạm.
Năm 1883 - 1885, ông ở Nuenen, năm 1885 cha Van Gogh qua đời,
Cũng trong thời gian này ông hoàn thành tác phẩm : “Những người ăn khoai”,
tông màu ưa thích của ông là tông màu nâu đất mang phong cách của chủ
nghĩa cổ điển.
Năm 1885 - 1886, ông chuyển đến Antwep. Ở đây Van Gogh nghiên
cứu thêm lý thuyết về màu sắc và các bức tranh của Peter Paul Ruben. Ông đã
tiếp thu và mở rộng bảng màu thêm màu đỏ son, xanh cobat và xanh lục ngọc
bảo. Bên cạnh đó, ông có sự yêu thích và giành thời gian nghiên cứu với tranh
khắc gỗ Nhật Bản. Điều đó đã ảnh hưởng phần nào đến việc Van Gogh sử
dụng những đường nét trong tranh khắc gỗ Nhật Bản để tạo nên phong cách
đặc biệt cho tranh của mình sau này. Giai đoạn này, ông bắt đầu đi theo các
họa sĩ Ấn tượng trong việc học tập các bảng màu bổ túc.
Vào tháng 3 – 1886, Van Gogh chuyển đến Paris và theo học tại xưởng
vẽ của họa sĩ Fernand Cormon (1845 -1924). Fernand Cormon là họa sĩ vẽ
tranh lịch sử khổ lớn người Pháp. Thường sử dụng tông màu đất xám. Tại
xưởng vẽ của Fernand Cormon, Vangogh được gặp gỡ: Henri de Touse –
Lautree (1864 – 1901) , John Peter Pussell.. là những họa sĩ thuộc trường phái
ấn tượng. Ở xưởng họa này, Van Gogh được học hỏi và chiêm ngưỡng cách
làm việc và các tác phẩm của họa sĩ ấn tượng và dần tiếp thu những kiến thức
hội họa vào trong các tác phẩm của mình.
Năm 1887, Ông đến Asnieres gặp và trao đổi nghệ thuật với họa sĩ
Paul Signac (1863 – 1935) thuộc trường phái Tân Ấn tượng Pháp, người phát
19
triển ra nghệ thuật chấm màu. Đây là phương pháp không pha màu trực tiếp
mà đem các nét điểm màu đặt cạnh nhau tạo nên hiệu quả tổng hợp màu. Sau
đó Van Gogh đã cùng bạn là họa sĩ Emile Bermard thử nghiệm vẽ theo trường
phái điểm họa.
Vào tháng 11 – 1887, ông gặp và kết bạn với Paul Gauguin ( 1848 –
1903). Sự kiện này đã đánh dấu một bước phát triển mới trong phong cách
nghệ thuật của Van Gogh. Bởi sự ảnh hưởng tư tưởng màu đơn sắc bổ túc và
thử vẽ lại từ trí tưởng tượng của Gauguin.
Paul Gauguin là một họa sĩ ấn tượng người Pháp có phong cách nghệ
thuật đặc biệt bởi những tác phẩm nổi tiếng với mảng màu đơn sắc đối lập
trong tranh. Những cuộc bàn cãi nghệ thuật với Gauguin đã làm khơi dậy
trong Van Gogh cái ước mơ thành lập một hiệp hội họa sĩ để trong tinh
thần tương trợ, các hội viên sẽ có thể cùng chia sẻ với nhau những vật chất
và tư tưởng. Thời kì này Vangogh đã bị ảnh hưởng bởi các họa sĩ Tân Ấn
tượng, ông thay đổi kĩ thuật truyền thống và thay vào đó sử dụng các gạch
màu tương phản để làm nổi bật hình tượng trong tác phẩm.
Cuối năm 1887, Van Gogh đã tổ chức một buổi triển lãm chung với
Bernard, Anquetin và Toulouse-Lautrec ở nhà hàng Restaurant du Chalet trên
đồi Montmartre. Tại buổi triển lãm này, Bernard và Anquetin đã bán được các
tác phẩm đầu tiên, còn Vincent thì trao đổi được tác phẩm với Gauguin, người
ngay sau đó đã rời đi Pont-Aven. Triển lãm thất bại.
Vào tháng 2 năm 1888, Van Gogh rời Paris sau khi đã hoàn thành hơn
200 bức họa trong 2 năm ở đây. Trong thời gian ở Paris, Van Gogh đã có
những bước tiến triển về bút pháp và màu sắc, ông đã ảnh hưởng một phần
bởi họa sĩ Serat, Van Gogh đã dùng tới bút pháp với các nét kế cận mang các
màu sắc của quang phổ thuần chất . Lúc này ông đã bắt đầu định hình phong
cách của mình.
20
Ngày 21 tháng 2 năm 1888, Van Gogh đến Arles. Trong hai tháng ở
đây, ông làm việc cùng họa sĩ người Đan Mạch Christian Mourier-Petersen.
Ngày 1 tháng 5, họa sĩ ký hợp đồng thuê một căn hộ bốn buồng với giá
15 franc một tháng nằm bên phải của Nhà Vàng tại số 2 Quảng trường
Lamartine. Tháng 6, Van Gogh đi thăm thị trấn ven biển Saintes-Maries-de-
la-Mer. Tại đây ông nhận dạy vẽ cho một sĩ quan tên là Paul-Eugène Milliet,
người sau đó cũng trở thành bạn của họa sĩ.
Từ tháng 8 - 1888, ông bắt đầu sáng tác về các đề tài tĩnh vật như hoa
hướng dương, hoa diên vĩ, ....
Ngày 23 tháng 10 - 1888, Gauguin đến Arles theo lời mời của Van
Gogh. Trong suốt tháng 11 hai họa sĩ làm việc cùng nhau, cũng trong tháng
này Van Gogh đã sáng tác bức tranh nổi tiếng Cánh đồng nho đỏ. Tháng 12
cả hai họa sĩ đi thăm Montpellier và chiêm ngưỡng các tác phẩm
của Courbet và Delacroix trong bảo tàng Museé Fabre.
Tuy nhiên sau đó tình bạn của hai người trở nên xấu đi vì những
xung đột, tranh cãi về những quan điểm nghệ thuật trái ngược. Vào ngày 23
tháng 12 năm 1888 khi Vincent đuổi theo Gauguin với một lưỡi dao cạo
trong tay và sau đó lại tự cắt phần dưới tai trái của chính mình, gói nó vào
một tờ báo, đưa cho cô gái điếm Rachel ở nhà thổ trong vùng và yêu cầu cô
này giữ cẩn thận. Cuối cùng thì Gauguin vẫn rời Arles và không bao giờ
gặp lại Van Gogh.
Tháng 1 năm 1889, Van Gogh trở lại ngôi nhà vàng ở Arles nhưng liên
tục phải đến bệnh viện vì gặp ảo giác, ông còn mắc chứng hoang tưởng khi
nghĩ mình bị đầu độc.
Ngày 8 tháng 5 năm 1889 Van Gogh phải nhập viện tại bệnh viện tâm
thần Saint-Paul-de-Mausole nằm trong một tu viện cũ ở Saint Rémy de
Provence không xa Arles. Tu viện nằm cách biệt với thị trấn và ở giữa
những cánh đồng ngô, nho và ô liu. Trong thời gian chữa trị tại đây, phòng
21
khám và khu vườn của bệnh viện đã trở thành những đề tài chính của họa sĩ.
Các tác phẩm của Van Gogh trong thời kỳ này có đặc trưng là các đường
chạy xoáy ốc, tiêu biểu là bức tranh nổi tiếng đêm đầy sao, hoa diên vỹ, hoa
hướng dương...
Tháng 5 năm 1890, Van Gogh rời bệnh viện và đến trị liệu với bác
sĩ Paul Gachet ở Auvers-sur-Oise, nằm gần Paris. Bác sĩ Gachet được Camille
Pissarro giới thiệu cho anh em Van Gogh vì trước đó ông này đã từng chữa
cho một số họa sĩ và bản thân cũng là một họa sĩ nghiệp dư.Sau đó Van Gogh
đã vẽbức chân dung bác sĩ bằng màu dầu miêu tả Gachet trong một tư thế u
sầu. Tác phẩm này sau này trở thành một tuyệt tác ghi lại ấn tượng phong
cách đỉnh cao của Vicent Van Gogh giai đoạn này.
Tình trạng bệnh lý của Van Gogh ngày càng trầm trọng, ngày 27 tháng
7 năm 1890, ở tuổi 37, người họa sĩ đã bước ra cánh đồng và tự bắn vào ngực
bằng một khẩu súng lục. Không nhận ra rằng mình đã bị thương nặng,
Vincent quay trở lại hoàn thành bức tranh Chân dung Adeline Ravoux.
Vicent Van Gogh Được xem là danh họa kiệt xuất của thế kỷ 19, song
Van Gogh có một cuộc đời ngắn ngủi và bi thảm. Ông chỉ bán được vẻn vẹn
một bức tranh trong suốt đời. Ông được tôn vinh là người họa sĩ tiêu biểu
nhất của trường phái Hậu Ấn tượng (Post Impressionnisme) mở đầu cho
trường phái Dã thú (Fauvisme) và Biểu hiện (Expressionnisme). Van Gogh là
người tiên phong cho nền hội họa hiện đại đầu thế kỷ XX.
Qua các giai đoạn sáng tác, có thể thấy rõ những tác động gây nên các
chuyển biến phong cách sáng tác của ông từ cổ điển, ấn tượng và hậu ấn
tượng
22
Tiểu kết
Nội dung chương 1 nghiên cứu và nêu nên khái niệm về “Sự chuyển
biến phong cách tạo hình trong tranh”, “khái niệm về tranh tĩnh vật” và
“Khái quát về cuộc đời của họa sĩ Vangogh. Qua những nét khái lược về
cuộc đời và quá trình sáng tác của ông có thể thấy được những điều tâm
điểm của từng tác phẩm tĩnh vật. Trong đó là sự thấu hiểu cũng như chia
sẻ của ông với tầng lớp lao động nhân dân, tầng lớp tận cùng của xã hội tư
bản. Với ông, hội họa chính là nơi ông bộc lộ tất cả những nội tâm sâu kín
bên trong con người mình sau những thất bại, những dằn vặt trong quá
khứ.
Thể loại tranh tĩnh vật trong tranh Van Gogh là một chủ đề lớn
xuyên suốt trong quá trình sáng tác của ông. Ở mỗi quá trình học tập và
thực hành, tư duy và nhận thức của Vangogh ngày càng được phát triển
được phản ánh rất rõ qua các tác phẩm tĩnh vật. Vì vậy, sự thay đổi các
yếu tố tạo hình trong tranh tĩnh vật và cho thấy những biến chuyển trong
phong cách tạo hình của ông qua mỗi thời kì. Từ đó cũng làm rõ những
đặc điểm của phong cách tạo hình của ông thông qua các tác phẩm..
23
CHƯƠNG 2
TRANH TĨNH VẬT CỦA VAN GOGH :
SỰ CHUYỂN BIẾN TỪ PHONG CÁCH HỘI HỌA CỔ ĐIỂN
ĐẾN ẤN TƯỢNG VÀ HẬU ẤN TƯỢNG
Trong một tác phẩm hội họa, phong cách tạo hình được quyết định bởi
nhiều yếu tố tác động trong đời sống họa sĩ. Ở mỗi thời kì sáng tác, việc nhận
thức phát triển định hình và khẳng định phong cách cá nhân là điều mỗi họa sĩ
hướng tới. Điều đó một phần được thể hiện qua những yếu tố tạo hình bao
gồm hình mảng, đường nét, ánh sáng, không gian, chất cảm và màu sắc là
những yếu tố không thể thiếu làm sáng rõ chủ đề và thành công cho một bức
tranh. Bên cạnh đó, ở mỗi tác giả đều có những biểu hiện và duy mỹ nghệ
thuật khác nhau tạo nên phong cách nghệ thuật cho riêng mình. Để hiểu rõ
hơn về những chuyển biến phong cách tạo hình trong tranh tĩnh vật Van
Gogh, chương 2 sẽ tập trung nghiên cứu về những chuyển biến phong cách và
các biểu hiện qua yếu tố tạo hình trong các tác phẩm tĩnh vật của ông qua các
thời kì sáng tác.
2.1 Phong cách cổ điển giai đoạn từ 1880 đến 1885
Sau khi xoay vần với nghề môi giới tranh, dạy học và giảng đạo, Vicent
Van Gogh đến với hội họa vào năm 1880, khi ông 27 tuổi. Năm đầu vẽ tranh
ở quê nhà, ông đến Bruxelles theo học họa sĩ Hà Lan nổi tiếng Họa sĩ Willem
Roelofs (1822 – 1897) - là một trong những họa sĩ cổ điển của nghệ thuật Hà
Lan. Nổi tiếng với các tác phẩm tranh phong cảnh về biển Hà Lan. Willem
Roelofs là người đã thuyết phục Van Gogh theo học tại trường Mỹ thuật
hoàng gia. Trong thời gian theo học tại trường mỹ thuật, Van Gogh đã được
học nghiên cứu giải phẫu, quy tắc dựng hình, phối cảnh và những quan điểm
về nghệ thuật cổ điển.
24
Sau đó, ông đi học và tự thực hành một thời gian ngắn năm 1883 ở
Hagne và Nuenen, tại nơi này, Van Gogh bắt đầu vẽ một vài nhóm tĩnh
vật vào năm 1885. Trong thời gian hai năm nghỉ của mình ở Nuenen, ông
hoàn thành một số lượng lớn các tác phẩm gồm bản vẽ và màu nước, và gần
200 bức tranh sơn dầu. Con đường nghệ thuật cổ điển đã dẫn dắt ông đến với
lối tạo hình hàn lâm vững chắc. Bảng màu của ông giai đoạn này chủ yếu sử
dụng các tông màu nâu - vàng đất ảm đạm quen thuộc của lối vẽ cổ điển.
Không gian trong tranh tuân theo luật phối cảnh xa gần, và việc nghiên cứu
thể hiện nguồn ánh sáng chiếu vào tĩnh vật theo luật sáng tối để làm nổi rõ
hiện vật trên nền không gian u tối bằng thứ ánh sáng trắng, vàng mở ảo. Hình
khối trong tranh được vờn sáng để tạo nên các sắc độ chuyển. Bề mặt tranh
thường được miết trơn láng, mịn màng. Giai đoạn đầu, khi chịu ảnh hưởng rất
mạnh của các bậc thầy cổ điển và các họa sĩ hiện thực Hà Lan đã khiến phong
cách cổ điển của Van Gogh chỉ dùng một tông màu, một kiểu cách cổ điển đã
cũ so với hội họa Ấn tượng đương thời.
Trong loạt chuỗi các tranh tĩnh vật về thiên nhiên, chai lọ, rau củ vào
năm 1884 của ông, có thể thấy những bước đi đầu tiên trong phong cách tạo
hình cổ điển Van Gogh, ở đó các tĩnh vật được đặt giữa không gian nền tối
đen đặc, ánh sáng thường hắt về một phía tạo nên sự trầm lắng đến u tịch của
màu ánh sáng vàng được đặc tả trên nền tối. Các mẫu tĩnh vật hàng ngày được
thể hiện trong tranh với những màu sắc ảm đạm, u tối, tĩnh lặng.
Trong seri tĩnh vật “Những chiếc lọ”sáng tác năm 1884, lấy chủ đề
chính là những chiếc lọ ở hình dạng, mẫu mã khác nhau được đặt bên cạnh
nhau. Với các mẫu vật này, Van Gogh đã nghiên cứu và vẽ đi vẽ lại nhiều lần
với nhiều bố cục, sắp xếp mẫu vật khác nhau ở nhiều góc nhìn. Ánh sáng
trong tranh hầu như chỉ được le lói đủ để nhận thấy hình dạng và vị trí của
những mẫu vật tĩnh lặng. Lúc này, với ông, việc khám phá màu nâu trầm
trong tranh tĩnh vật là một nguồn cảm hứng sáng tạo, dù thời gian đó, việc sử
25
dụng những tông màu ảm đạm là quá lỗi thời so với kiểu cách của trường phái
Ấn tượng.
Trong bức thư của mình gửi em trai Theo cho thấy thái độ của ông về
những sự khuyến khích sử dụng tông sáng màu của Theo, Van Gogh cho rằng
“Anh viết cho em một bức thư dài - mặc dù có lẽ em không thể tin những gì
anh nói về màu sắc, và mặc dù em có thể thấy anh bi quan khi anh nói rằng
nhiều thứ được gọi là màu xám tinh tế là màu xám rất xấu xí, mặc dù em có
thể thấy tôi bi quan hoặc tồi tệ hơn khi anh cũng không chấp nhận đánh bóng
mịn khuôn mặt, đôi tay và mắt, bởi vì các bậc thầy vĩ đại đều làm việc theo
một cách khác. Có lẽ bởi và bằng cách nghiên cứu của riêng anh về nghệ
thuật, anh mong em sẽ hiểu và thay đổi.”
Việc nghiên cứu ban đầu của Van Gogh về những tĩnh vật sử dụng
không gian và ánh sáng bằng việc sử dụng tông màu nâu của nghệ thuật cổ
điển đã cho thấy thế giới quan ẩn chứa, những mối quan tâm đầu tiên của ông
là những vật dụng thường ngày, quen thuộc, gần gũi trong cuộc sống cá nhân
của Van Gogh.
Trong tác phẩm “ Những chiếc chai gốm, bình và chiếc cốc trắng”
sáng tác năm 1884, hiện thuộc bảo tàng Bảo tàng Kröller-Müller, Otterlo,
Hà Lan. Là một ví dụ khác trong việc thực hành phong cách cổ điển trong
tranh tĩnh vật của Van Gogh giai đoạn đầu. Ở đây, các mẫu vật được xếp
theo bố cục hình tam giác vững chãi. Những bình và chai được xếp dọc cạnh
nhau theo một hàng, một chiếc bình được đặt nằm cạnh chiếc cốc trắng. Có
thể thấy được sự nghiên cứu kĩ càng của Van Gogh trong việc thể hiện các
chất liệu của mẫu vật như độ bóng, trong suốt của chai thủy tinh, độ trơn lì
của bề mặt những chiếc lọ sứ, và chiếc chén. Đặc biệt là việc Van Gogh diễn
tả tinh tế chất trên những đồ vật tuy cùng chất liệu nhưng vị trí, đặt khác
nhau, độ chiếu ánh sáng khác nhau cũng làm biến đổi bề mặt chất liệu.
Không gian, ánh sáng chi phối lên sự vật trong tranh được tuân theo luật xa
26
gần. Việc sử dụng những nét cọ vờn tạo nên chất cảm trên bề mặt tranh. Chỉ
với tông màu nâu và vàng, Van Gogh đã diễn tả ra những biến đổi của bề
mặt chất liệu. Một số các tác phẩm tương tự sáng tác năm 1884 như “Chậu
cây và bụi đất”, “Đồ gốm và chai”, “Năm cái chai”, “Chậu chai và
chai”đã cho thấy việc nghiên cứu tạo chất trên các vật dụng của ông ở nhiều
chiều hướng và mức độ khác nhau. Điều này đã đánh dấu một nét tiêu biểu
trong phong cách cổ điển giai đoạn đầu sáng tác của ông và làm nền tảng
cho việc khám phá những thẩm mỹ hội họa vào giai đoạn sau này.
Vào tháng 11 năm 1884, Van Gogh dạy vẽ cho một nhóm người ở
gần Eindhoven – một thành phố phía Nam nước Hà Lan. Ông đã thử nghiệm
sử dụng các màu tương phản để tăng cường, đẩy cao tác động thị giác trong
tranh của mình. Trong đó, Van Gogh kết hợp thêm màu xanh lá cây với màu
đỏ vào màu tông vàng nâu ban đầu để tạo nên hiệu quả mới trong tác phẩm:
“Tĩnh vật hai bao tải và một cái chai”, “Hai cái lọ và trái bí ngô”… Tuy
vậy, màu xanh lá cây và đỏ trong tranh Van Gogh lúc này vẫn bị ảnh hưởng
một phần nào đó bởi màu vàng nâu, tạo nên mới chỉ tạo hiệu quả hài hòa, nổi
rõ hình thể sự vật trong bức tranh nhiều hơn là việc tác động mạnh đến thị
giác, nhưng việc thay đổi màu sắc trong bảng màu dù là ít ỏi của ông đã cho
thấy những suy nghĩ về hội họa của ông ở thời điểm đó. Đặc biệt tác phẩm
“Bút vẽ và những cái lọ”-1884, là tác phẩm cho thấy hiệu quả tương phản
nhất trong thử nghiệm của ông. Bức tranh vẫn tiếp tục vẽ theo lối bố cục tam
giác cổ điển thường nhật, một chiếc chậu màu đỏ nâu cắm đầy những bút vẽ,
bên cạnh là chiếc cốc sứ trước kia từ màu trắng đã được thay đổi thành màu
xanh lá cây. Điều này đã cho thấy sự tương phản giữa hai màu sắc bổ túc
trong tranh. Không gian ở đây được đặc tả theo xa gần trước sau. Tuy Van
Gogh vẫn sử dụng tông màu vàng nâu ảm đạm, những việc đặt hai màu nâu
đỏ của chiếc chậu bút và chiếc cốc xanh cây đã cho thấy hiệu quả gây nên nổi
27
bật sự vật trong không gian một cách nhất định. Các nét cọ to vờn được sử
dụng để tạo nên khối và miêu tả ánh sáng phản chiếu lên vật thể.
Một tác phẩm khác năm 1885,“ Gừng và hành tây”- thuộc phòng
trưng bày Haminton, Otario, đã cho thấy thử nghiệm của ông với màu xanh
cobat và màu vàng nâu đã làm nên một hiệu quả vừa hài hòa vừa hút mắt.
Trong tranh một củ hành tây và củ gừng được đặt trước chiếc lọ xanh
coban theo bố cục hình tam giác. Ánh sáng được hắt từ phía bên phải tạo
nên hiệu quả chất của lớp vỏ hành tây mỏng, lớp gừng cứng và chất gốm.
Ở đó, Van Gogh đã cho thấy thử nghiệm mở rộng bảng màu bổ túc trong
việc sử dụng màu bổ túc bởi chiếc bình gốm xanh cobat nổi bật trong gam
vàng nâu. Từ đó làm tương phản các mẫu vật, tạo nên hiệu quả thị giác mới
tuy không cao cho lắm. Nhưng điều này đã cho thấy sự biến chuyển trong
việc sử dụng và khám phá ra gam màu bổ túc nhen nhóm trong tranh Van
Gogh giai đoạn này.
Vào tháng 11, 1885 ông đã chuyển đến Antwerp, và thuê một phòng
trên cửa hàng phân phối sơn dầu. Ông sống trong cảnh đói nghèo và ăn
uống kém, và lấy tiền của em trai Theo gửi về để mua các vật liệu sơn dầu
và đồ họa phẩm. Ở đây, ông đã tự mình nghiên cứu về lý thuyết màu
sắc và dành thời gian trong các viện bảo tàng, đặc biệt là nghiên cứu về tác
phẩm của họa sĩ Barocque Peter Paul Rubens và dần mở rộng bảng màu
của ông nhiều thêm nữa như màu đỏ son, xanh coban, xanh ngọc lục bảo.
Bên cạnh đó, Van Gogh đã mua rất nhiều các bản tranh khắc gỗ Nhật Bản,
ông chép lại chúng và sau đó nghiên cứu kết hợp các yếu tố của phong cách
của họ vào nền của một số bức tranh của ông.
Trong tác phẩm “Hai chiếc lọ và hai quả bí ngô”sáng tác năm 1885,
cũng cho thấy việc khám phá và thử nghiệm đưa màu xanh lá cây vào trong
tranh và việc manh mún sử dụng những đường nét của tranh khắc gỗ vào
trong tranh. Hình ảnh hai chiếc lọ, hai quả bí ngô được đặt cạnh nhau theo
28
bố cục hình vuông cổ điển. Hai chiếc lọ được mô tả với độ bóng, trơn mướt
của bề mặt men sứ đối lập với hai trái bí ngô là vẻ ngoài sần sùi được đặt
giữa không gian đen đặc, tối. Ánh sáng xanh vàng được phản chiếu trên các
vật thể theo một hướng từ trái sang tạo nên chất cảm cho vật. Màu vàng,
vàng nâu của trái bí ngô, bề mặt gồ ghề đối lập tương phản với hai chiếc lọ
trơn bóng nổi bật giữa không gian tối. Trong đó, có thể thấy Van Gogh đã
để lại đường nét vạnh của nét cọ để mô tả sự mềm mại của lớp vải, và khối
quả sử dụng việc vờn ánh sáng kết hợp với các nét để tách chuyển sắc độ
mà không vờn khối hoàn toàn theo lối cổ điển trước đó.
Giai đoạn này có thể thấy trong các tác phẩm tĩnh vật của Van Gogh,
việc để lại nét cọ và sử dụng những đường nét ngắn trong tranh khắc gỗ, để
mô tả vật và không gian được ông sử dụng tác phẩm của mình đã tạo nên
bước đi xa dần với hội họa cổ điển. Một tác phẩm khác cho thấy việc thể
hiện sự đối lập giữa hình thức và nội tình bên trong cũng là một nét đặc
biệt trong giai đoạn mới sơ khởi hội họa của Van Gogh. Trong “Cuốn Kinh
Thánh”sáng tác năm 1885. Tác phẩm được vẽ sau cái chết bất ngờ của cha
Van Gogh. Người ta cho rằng cuốn Kinh Thánh tượng trưng cho niềm tin
của cha ông, còn Van Gogh cảm thấy chúng quá bình thường và ông đã
làm nên một cái nhìn nghiêm khắc về cuộc sống qua tác phẩm này. Trong
cuốn kinh thánh, mở ra trang Isaial 53 là đoạn văn được vẽ, trang này tiên
báo sự xuất hiện của đấng Messia sẽ không được công nhận. Bên cạnh là
cuốn tiểu thuyết “La Joie de Vivre” của Emile Zola được lấy làm đại diện
cho chính mình, Van Gogh coi cuốn sách của Emile Zola như “Kinh thánh
cho cuộc sống hiện đại” và đặt nó bên cạnh cuốn Kinh thánh của cha mình
trong bức tranh. Ngọn nến bị đốt cháy và tắt lửa tượng trưng cho cái chết
của cha Van Gogh hoặc có thể đại diện cho sự chán nản của Vincent với
đức tin truyền thống. Từ đó có thể thấy sự phản kháng, đối lập về duy niệm
của ông trong đó.
29
Tuy nhiên trong tác phẩm này, Van Gogh đã xử lý không gian và bề
mặt tranh bằng những đường nét gạch ngắn, mới mật độ dầy cho thấy sự
nhận thức mới về thế giới quan của Van Gogh, trong việc kết hợp sử dụng
yếu tố nét của khắc gỗ Nhật Bản vào tranh. Trong tác phẩm, việc sử dụng
những đường nét ngắn để tạo nên những nếp gấp của việc khăn trải bàn,
lớp bề mặt vải, những câu chữ kinh thánh không còn được ông tả thực láng
mịn vẽ theo chất liệu cổ điển vốn có nữa mà tạo nên bề mặt thô, khắc in
hằn làm nên một tinh thần mới cho tác phẩm. Điều này cũng cho thấy,
những khám phá mới của ông về việc diễn tả cái động trong tranh tĩnh vật.
Hay trong“Cốc bia”sáng tác năm 1885 thuộc bảo tàng Amsterdam,
tác phẩm này đã cho thấy thêm một hiệu quả mới thể hiện cái hồn, sự rung
động của Van Gogh trước các tĩnh vật bằng việc thể hiện bằng việc để lại
các nét cọ ngắn, xước trên mặt tranh. Chỉ với tông màu nâu vàng ảm đạm
ba cốc bia được đặt giữa không gian với ba cách sắp xếp khác nhau. Trong
đó hai chiếc được đặt đứng thì một chiếc cốc bị đóng nắp, một chiếc lại mở
tung ra phía dưới một chiếc được nằm ngả hẳn ra. Điều này thể hiện sự chú
ý biểu hiện, tiết tấu, động thái theo cấp độ khác theo chiều hướng xoay vần,
trong cùng một mẫu vật tạo nên một ý nghĩa ngầm ẩn bên trong đó. Dường
như ẩn chứa trong đó là hình ảnh của một con người ở những trạng thái
khác nhau có thể chính là họa sĩ chính mình khi say. Các đường nét trong
các mẫu vật cũng cho thấy những chiều hướng cong di chuyển từ chiếc cốc
này đến chiếc cốc kia, cuối cùng dừng lại ở chiếc cốc nằm hẳn xuống tạo
hướng tâm vào sâu bên trong chiếc cốc nằm bật nắp. Như muốn cho thấy
những nội tâm sâu thẳm bên trong, không thấy được của tác giả.
Điều này đã đánh dấu một bước định hình mới trong phong cách
sáng tác của Van Gogh sau này. Ở đó, những tĩnh vật không còn nguyên
vẹn với chủ nghĩa cổ điển ban đầu nữa mà ở chính các yếu tố đường nét,
bảng bổ túc ông mới khám phá nhằm thể hiện động thái in hằn, chất chứa
30
nội tâm của chính Van Gogh vào bên trong tĩnh vật. Qua việc vẽ hàng loạt
các tác phẩm trong một thời gian ngắn đã cho thấy sự nghiêm túc và say
mê. Lối vẽ màu sắc và bố cục, ánh sáng, không gian, đường nét các bậc
thầy cổ điển trong thời gian đầu tạo nên các tác phẩm tĩnh vật ảm đạm
mang vẻ đẹp hài hòa, trầm lắng. Bộc lộ nội tâm u ám, lê thê của Van Gogh
sau những thất bại trong cuộc sống. Càng về sau, khi ông tìm tòi và thử
nghiệm phối màu các cặp bổ túc vào tông vàng nâu trong các tác phẩm, và
học tập tranh khắc gỗ Nhật Bản tạo nên những biến đổi về đường nét đã
làm nên hiệu quả mới cho tác phẩm. Tuy vậy, Van Gogh vẫn chưa thực sự
bứt phá ra khỏi việc ảnh hưởng bởi lối kể tả tĩnh vật giữa không gian đen
đặc, ánh sáng nhảy nhót trên nền các mẫu vật của nghệ thuật cổ điển, hiệu
quả màu sắc bổ túc trong tranh tuy tương phản nhưng những cặp bổ túc
thường pha lẫn màu nâu đen, vàng tạo nên cảm giác ảm đạm, hòa vào
không gian, đường nét ngắn mảnh mới chỉ manh mún chưa định hình được
phong cách riêng.
2.2 Phong cách ấn tượng giai đoạn từ 1886 đến 1887
Van Gogh chuyển đến Montmartre Paris vào tháng 3 năm 1886, và bắt
đầu theo học tại studio của Fernand Cormon. Ở Paris, Vincent Van Gogh
vẽ chân dung của bạn bè và người quen và tĩnh vật về cuộc sống ở
Montmartre. Van Gogh đã học những cách vẽ cổ điển của của Fernand
Cormon. Fernand Cormon là họa sĩ vẽ tranh lịch sử khổ lớn người Pháp và
thường sử dụng tông màu đất xám. Ở đây Van Gogh tiếp tục sáng tác tĩnh
vật của mình theo tông màu nâu và phát triển sự kết hợp đường nét trong
tranh khắc gỗ vào trong tranh, những mẫu vật được ông lấy từ những thứ
gần gũi quen thuộc nơi ông sống, qua đó thể hiện những cảm thông của ông
với những con người nghèo khổ trong xã hội tư sản. Đặc biệt là tác phẩm
“Ba đôi giày” vẽ năm 1886, nằm trong chuỗi seri những tác phẩm về những
chiếc giày mà ông mua ở chợ trời, nhặt được từ bãi rác hay của chính mình.
31
Đôi giày không còn là đồ vật gắn với hoạt động của con người thường ngày,
qua bút pháp của Vicent Vangogh – ông làm cho “những đôi giày cũ” trở
thành hình tượng đại diện chính những con người sử dụng nó . Trong tranh,
những đôi giày được miêu tả theo góc nghiêng nhìn thẳng, những chiếc giày
được xếp cạnh nhau và được đặt chông chênh trong không gian nền nâu thẫm.
Những nếp gấp bám bùn, nhàu nát chứng tỏ cho việc được sử dụng rất nhiều
lần với công việc đồng ruộng, nặng nhọc. Những chiếc giày được đặc tả với
nhiều trạng thái khác nhau, có chiếc bị thít dây chặt, chiếc cổ giày dựng đứng,
ngược lại có chiếc thì úp ngược dựa vào một chiếc giày khác dây được nới
lỏng và bẻ gập mở rộng phần cổ như thể sẵn sàng cho việc được sử dụng thêm
lần nữa tạo nên cảm giác vừa xung đột vừa bổ sung giữa các thái cực trong
cùng các chiếc giày. Phần ánh sáng phía sau những đôi giày đối lập với phần
màu nâu đen tối nhất phải chăng biểu thị sự lạc quan về cuộc sống của những
người nông dân sau những ngày lao động vất vả.
Nhà mỹ học người Đức nổi tiếng Martin Heideger từng nhận xét về tác
phẩm này:”… Đôi giày tràn ngập sự xao xuyến ko thở than, niềm tin của
người nông dân vào thực phẩm vào cuộc sống”
Lớp nền của tác phẩm này được ông dùng nhiều vết quệt bút ngắn tạo
ra những đường nét không gian chạy khắp nền. Sự chuyển động của các hình
khối của dòng chảy các nét bút, các nét cọ ngắn chất chồng lên nhau tạo
không gian sống động đa chiều. Ánh sáng luôn hướng về phía không gian
đằng sau chiếc giày, cuốn người xem theo nỗi trăn trở vào nền đen sâu thẳm.
Đây là bước tiến mạnh mẽ khi ông sử dụng nét gạch ngắn ứng dụng từ đường
nét khắc gỗ trong tranh ngày càng rõ rệt.
Có thể thấy với việc miêu tả đôi giày đầy sự mệt mỏi, nặng nề qua bức
tranh tĩnh vật bằng những nét bút đứt, vạch in hằn trên toan đem lại cho người
xem cái nhìn mới. Một câu chuyện ông kể về tầng lớp nông dân không lời.
Nếu trước đây ở những tác phẩm “Những người ăn khoai” (1885) hay
32
“Những cánh đồng lúa mì” (1885) người nông dân được miêu tả qua cảnh
sinh hoạt thì ở đôi giày lại chính là vật dụng mang theo thường ngày họ sử
dụng để lao động gợi nên sự mòn mòi trông chờ, nỗi tuyệt vọng cùng cực của
người nông dân Paris lúc bấy giờ về xã hội đầy biến cố.. Qua tình thái của
đường nét tranh khắc gỗ kết hợp với tông màu nâu đất yêu thích của Van
Gogh ở các tác phẩm, ông đã cho thấy sự thành công mới trong việc thể hiện
một hình tượng của riêng mình bằng phong cách lập trường ông đã theo đuổi.
Tại xưởng vẽ của Fernand Cormon, Vangogh được gặp gỡ: Émile
Bernard, Louis Anquetin, Henri de Touse – Lautree (1864 – 1901) , John
Peter Pussell.. là những họa sĩ thuộc trường phái ấn tượng. Bên cạnh đó, ông
thường lui tới phòng triển lãm các tác phẩm của Paul Cézanne để nghiên cứu,
từ đây Vangogh được học hỏi và chiêm ngưỡng cách làm việc và các tác
phẩm của họa sĩ Ấn tượng. Và thực sự ảnh hưởng màu sắc bổ túc tươi sáng
của các họa sĩ Ấn tượng vào tác phẩm của mình.
Thời kì này, phong cách hội họa của Vicent Van Gogh nhấn mạnh yếu
tố màu sắc tương phản - bao gồm cả màu xanh và màu da cam và việc thể
hiện các mảng khối bằng các đường nét ngắn, thô ngày càng rõ ràng trong
các tác phẩm tĩnh vật. Đã có một sự thay đổi dần dần từ tâm trạng u sầu
của tác phẩm của ông ở Hà Lan đến một cách tiếp cận sâu sắc hơn và biểu
cảm hơn khi ông bắt đầu khám phá màu sắc tươi sáng hơn vào các tác
phẩm của mình. Ông đã vẽ rất nhiều bức tranh tĩnh vật và thử nghiệm màu
sắc, ánh sáng và kỹ thuật mà ông đã học được từ nhiều nghệ sĩ Ấn tượng và
Tân Ấn tượng.
Trong thư tín của Van Gogh với Theo, ông cho rằng:“Thể hiện tình yêu
của đôi tình nhân bằng sự hòa hợp của hai yếu tố bổ sung, bằng sự hỗn hợp
và đối nghịch của chúng, bằng sự rung động bí ẩn của những sắc độ gần
nhau. Thể hiện tư tưởng rạng rỡ của một sắc độ sáng trên nền sẫm.. đó không
33
phải là bề ngoài lừa bịp có tính hiện thực, nhưng đó không phải một điều có
thật hay sao?” [ 2]
Tác phẩm tĩnh vật “Táo, thịt và ổ bánh mì” – 1886 thuộc bảo tàng
Rijksmuseum Kröller-Müller, Otterlo đã cho thấy bước đột phá qua việc ứng
dụng bảng màu bổ túc giữa vàng cam, nâu và xanh lá cây của hội họa Ấn
tượng kết hợp với chiều hướng nét bút ngắn, dầy trên toan vào tranh của Van
Gogh. Trong không gian nền đen đặc, nổi bật lên hình ảnh những thực phẩm
được đặt trên bàn được sắp xếp không theo trật tự, bố cục nhất định của hàn
lâm cổ điển nữa. Ánh sáng cổ điển vẫn được sử dụng chiếu hắt từ phía trên
chếch xuống tạo nên những bóng đổ ngắn. Màu sắc giữa xanh lá của cây cần
tây được đặt giữa miếng thịt, chiếc bánh mì và rổ táo tạo nên tương phản làm
nổi bật các tĩnh vật. Chỉ bằng những đường nét cọ ngắn, dầy thô, Van Gogh
đã diễn tả được những tính chất sự héo úa của cây hành tây, bề mặt khô cứng
của chiếc bánh mì, các chuyển sắc của thớ thịt theo ánh sáng theo cách của
riêng mình. Ở đó, các tĩnh vật như đang được chuyển động từ chính sâu bên
trong. Tuy đã cải thiện được bảng màu và thể hiện kĩ thuật sơn dầu theo
hướng mới, những tông màu chủ đạo vẫn mang hơi hướng nặng nề, trầm sắc
so với hội họa Ấn tượng, vì vậy Van Gogh vẫn không được giới hội họa bấy
giờ đánh giá cao.
Trong một thư tín, Van Gogh từng nói: “Đôi khi vì nhầm lẫn mà
người ta tìm ra lối đi. Nào, hãy trả thù việc đó bằng cách vẽ khu vườn của
bạn y như bạn thấy hay cái gì bạn thích. Trong bất cứ trường hợp nào, tìm
kiếm cái đặc biệt cái thanh tao trong cái hình diện cũng là điều tốt, và các
khảo họa của bạn tượng trưng sự cố gắng, tức là cái gì, khác hơn thời gian
uổng phí. Biết cách chia một bức tranh như vậy thành những bình diện
chằng chịt, tìm ra các đường, các hình thể tương phản, đó là kĩ thuật, là
mánh khóe nếu bạn muốn, nhưng tóm lại đó là dấu hiệu(chứng tỏ rằng)
bạn đi sâu vào nghề nghiệp và như vậy là điều tốt. Dù hội họa đáng ghét
Tải bản FULL (67 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
34
và làm bận lòng thế nào đi nữa ở thời đại của chúng ta, người nào đã chọn
nghề này cũng là người biết nghĩa vụ, vững vàng và trung thành, nếu anh
ta cũng cứ hành nghề một cách nhiệt thành. Đôi khi xã hội làm cho cuộc
sống chúng ta thật cực lòng, và cũng vì thế mà chúng ta bất lực và công
việc của chúng ta không hoàn hảo.”[ 2;tr 280]. Điều này thể hiện sự phản
kháng của chính Van Gogh đối với những quan điểm hội họa đương thời,
ông cho rằng, nghệ thuật chính là ở chỗ ông cảm nhận được bằng cái ông
thấy, và thể hiện nó theo cách của riêng mình mà không cần theo quy tắc
nhất định. Với ông, việc chinh phục trong việc thử nghiệm vẽ các mẫu tĩnh
vật bằng nhiều cách chính là thử thách của riêng mình.
Vào năm 1887, Ông đến Asnieres gặp Paul Signac (1863 – 1935) thuộc
trường phái Tân ấn tượng Pháp, phát triển nghệ thuật chấm màu - phương
pháp không pha màu trực tiếp mà đem các nét điểm màu đặt cạnh nhau tạo
nên hiệu quả tổng hợp màu. Cũng trong thời gian này, ông đã hiểu ra nhiều
vấn đề trong bảng màu của mình và sáng tác một số bức tĩnh vật ở đây cùng
với họa sĩ Emile Bernard. Tiêu biểu là tác phẩm “Hoa hướng dương và lọ”-
1887 được ông sáng tác trong thời gian này đã cho thấy một thử nghiệm của
ông về nghệ thuật chấm màu của Paul Signac. Trong tranh Van Gogh vẫn sử
dụng bảng màu bổ túc giữa vàng, xanh cô ban và xanh lục tạo. Nét vẽ của bút
lau sậy gây hiệu quả tinh tế với những nét cọ vạch ngắn biểu hiện bút pháp
mạnh mẽ gây ấn tượng mạnh cho tác phẩm. Khoảng không gian nền trống
dường như chẳng có động thái gì đáng nói, nhưng vì dùng đường nét ngắn
thô từ bút lau sậy tạo thành sắc điệu tối làm tăng thêm sức sống mãnh liệt
cho tác phẩm.Việc sử dụng những đường nét khắc vạch được ông tận dụng
triệt để tạo nên chiều hướng không gian hút sâu vào lọ hoa hướng dương.
Phía sau nền, Van Gogh sử dụng những điểm chấm vàng nổi để tạo nên
không gian phía sau thoát hẳn lối kể tả tĩnh vật trên không gian trầm tối,
Tải bản FULL (67 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
35
đen u ám của thời kì cổ điển trước đó. Điều này đã đặt nền móng mới cho
việc định hình phong cách đỉnh cao của ông sau này.
Từ đây đã cho thấy những biến đổi về thế giới quan của Van Gogh đối
với nghệ thuật, trong một thư tín khác Van Gogh gửi cho người bạn Paul
Signac: “ Hãy nói với Seurat rằng tôi sẽ thất vọng nếu hình vẽ của tôi đẹp,
nói với anh ta rằng tôi không muốn chúng đúng theo kiểu kinh viện, rằng tôi
muốn nói là nếu người ta chụp hình của một người xới đất, chắc chắn anh ta
không xới đất. Nói với anh ra rằng tôi thấy hình vẽ của Michel Ange là tuyệt
vời, dầu rằng cẳng chân nhất định là quá dàu, hông và đùi quá lớn. Nói với
anh ta rằng, theo tôi thấy, về điểm đó, Millet và Lhermite là những họa sĩ
đích thực, bởi vì họ không vẽ sự vật y như chúng có mặt, theo một sự phân
tích tỉ mỉ và khô khan, mà theo như họ cảm thấy. Nói với anh ta rằng, ý định
của tôi là học cách tạp ra những cái không chính xác như vậy, những cái bất
thường như vậy, những cái tu chỉnh và thay đổi thực tế như vậy, để từ đó
thoát ra những điều dối tra, nếu người ta muốn gọi như vậy, nhưng thật hơn
là thực tế. Màu tự nó biểu lộ một cái gì đó, ta không thể làm ngơ và phải lợi
dụng điều đó; cái gì đẹp, thật sự đẹp, thì cũng thật” [2; tr283].
Điều này đã khẳng định những quan điểm nghê thuật của Van Gogh
đã gần hơn với nghệ thuật Ấn tượng. Ông bác bỏ, sự mô tả thực tế theo
đúng lối kinh viện khô cứng. Từ đây đã cho thấy phong cách Ấn tượng của
ông trong giai đoạn này với việc sử dụng tông màu bổ túc đỏ cam, xanh cô
ban và xanh lục ngọc kết hợp tạo nên tương phản chói gắt, cho thấy nội
tâm dữ dội bên trong họa sĩ. Bên cạnh đó, qua học hỏi từ tranh khắc gỗ
Nhật Bản, Van Gogh đã sáng tạo những nét bút khắc vạch, ngắn dầy có
hướng mang sức mạnh ẩn chứa nội lực của riêng mình tạo nên phong cách
riêng biệt trong tranh Van Gogh.
36
2.3 Phong cách hậu ấn tượng giai đoạn từ 1888 đến 1890
Tháng 2 năm 1888, không ưa cuộc sống hối hả ở Paris, ông rời đến thị
trấn nhỏ Arles, ở Provence. Ngược lại với các tác phẩm đa dạng và thử
nghiệm của Paris năm, bức tranh Van Gogh tạo ra ở Arles thể hiện tính
nhất quán phong cách rõ ràng hơn. Van Gogh cho thấy việc đổi mới trong
cách làm việc nghệ thuật với thiên nhiên, ông thường xuyên vẽ ngoài trời,
ghi lại cảnh quan nở hoa ánh sáng đầy nắng mùa xuân ở Provence. Một loạt
các sắc màu vàng và độ sáng và mật độ màu sắc trong suốt bức tranh gợi
lên ánh mặt trời rực lửa của mùa hè trên vùng đất màu mỡ kết hợp với
những đường nét khắc vạch cuộn xoáy đã làm nên phong cách đỉnh cao của
ông. Điều này đã cho thấy những nỗ lực của Van Gogh trong nghiên cứu
và chinh phục hình khối vạn vật trong thiên nhiên bằng hội họa. Từ đây
ông đã khẳng định phong cách cá nhân của mình trong các họa sĩ ấn tượng,
tìm ra con đường thể hiện thiên nhiên, ánh sáng cảnh vật bằng đường nét
khắc gỗ cuộn trào, kết hợp với sử lý màu bổ túc.
Với ông “ Lúc đầu, thiên nhiên luôn luôn chóng lại người vẽ,
nhưng người nào thật sự coi trọng công việc sẽ không để mình lạc hướng,
bởi vì, ngược lại, sự đối kháng đó là một chất kích thích để chiến thắng
vinh quang hơn, và thật ra thiên nhiên và họa sĩ chân thành đồng ý với
nhau. Nhưng thiên nhiên quả là “không thể xâm phạm” được tuy rằng ta
phải tấn công một cách kiên quyết. Sau một thời gian, cuối cùng thiên
nhiên sẽ nhượng bộ và trở lên ngoan ngoãn. Không phải là tôi thấy mình
đã đạt tới chuyện đó tôi ít tin tưởng chuyện đó hơn ai hết, nhưng chuyện
đó đã bắt đầu chuyển động” [2]
Giai đoạn này, bên cạnh việc sử dụng những đường nét, màu sắc
trong tranh tĩnh vật, thì đề tài tĩnh vật méo mó không theo quy tắc của Van
Gogh cũng cho thấy những giá trị nghệ thuật biểu hiện cảm xúc nội lực
4852320

More Related Content

What's hot

Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC nataliej4
 
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi IssaPhong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi IssaNguyễn Duy Bình
 
Giao trinh kinh te chinh tri
Giao trinh kinh te chinh triGiao trinh kinh te chinh tri
Giao trinh kinh te chinh triphamhatrung
 
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT nataliej4
 
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam nataliej4
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260nataliej4
 
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam nataliej4
 
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam Man_Ebook
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Media
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong MediaMột số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Media
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Mediatranbinhkb
 
Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...
Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...
Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

What's hot (20)

Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
 
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần DầnLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
 
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi IssaPhong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
 
Danh Sách Hơn 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Từ Sinh Viên Khóa Trước Đây
Danh Sách Hơn 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Từ Sinh Viên Khóa Trước ĐâyDanh Sách Hơn 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Từ Sinh Viên Khóa Trước Đây
Danh Sách Hơn 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Từ Sinh Viên Khóa Trước Đây
 
Giao trinh kinh te chinh tri
Giao trinh kinh te chinh triGiao trinh kinh te chinh tri
Giao trinh kinh te chinh tri
 
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam BộLuận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
 
Tiểu thuyết của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
Tiểu thuyết của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía BắcTiểu thuyết của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
Tiểu thuyết của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
Hình tượng người phụ nữ trong tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh
Hình tượng người phụ nữ trong tranh lụa của Nguyễn Phan ChánhHình tượng người phụ nữ trong tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh
Hình tượng người phụ nữ trong tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh
 
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
 
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
 
Luận văn: Số đỏ và kỹ nghệ lấy tây của Vũ Trọng Phụng, HAY, 9đ
Luận văn: Số đỏ và kỹ nghệ lấy tây của Vũ Trọng Phụng, HAY, 9đLuận văn: Số đỏ và kỹ nghệ lấy tây của Vũ Trọng Phụng, HAY, 9đ
Luận văn: Số đỏ và kỹ nghệ lấy tây của Vũ Trọng Phụng, HAY, 9đ
 
321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!
321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!
321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!
 
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
 
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
 
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Media
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong MediaMột số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Media
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Media
 
Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...
Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...
Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...
 

Similar to Sự chuyển biến phong cách tạo hình trong tranh tĩnh vật của vicent van gogh 4852320

[Kho tài liệu ngành may] bộ sưu tập lấy ý tưởng từ trường phái lập thể cubism
[Kho tài liệu ngành may] bộ sưu tập lấy ý tưởng từ trường phái lập thể  cubism[Kho tài liệu ngành may] bộ sưu tập lấy ý tưởng từ trường phái lập thể  cubism
[Kho tài liệu ngành may] bộ sưu tập lấy ý tưởng từ trường phái lập thể cubismTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH HÀNG KÊNH - HẢI PHÒNG 6585534.pdf
NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH HÀNG KÊNH - HẢI PHÒNG 6585534.pdfNGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH HÀNG KÊNH - HẢI PHÒNG 6585534.pdf
NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH HÀNG KÊNH - HẢI PHÒNG 6585534.pdfNuioKila
 
NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC GỖ CỦA HAI NGHỆ SỸ WILLY VERGINER VÀ BRUNO WALPOTH_10261...
NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC GỖ CỦA HAI NGHỆ SỸ WILLY VERGINER VÀ BRUNO WALPOTH_10261...NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC GỖ CỦA HAI NGHỆ SỸ WILLY VERGINER VÀ BRUNO WALPOTH_10261...
NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC GỖ CỦA HAI NGHỆ SỸ WILLY VERGINER VÀ BRUNO WALPOTH_10261...KhoTi1
 
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX nataliej4
 
Hội họa Việt Nam từ 1990 đến nay
Hội họa Việt Nam từ 1990 đến  nayHội họa Việt Nam từ 1990 đến  nay
Hội họa Việt Nam từ 1990 đến nayLinh Nguyễn Khánh
 
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng TámThế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng TámDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
NÔNG NGHIỆP TRONG TRANH KHẮC GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955-1985.pdf
NÔNG NGHIỆP TRONG TRANH KHẮC GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955-1985.pdfNÔNG NGHIỆP TRONG TRANH KHẮC GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955-1985.pdf
NÔNG NGHIỆP TRONG TRANH KHẮC GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955-1985.pdfNuioKila
 
Tranh về việt nam thời pháp thuộc
Tranh về việt nam thời pháp thuộcTranh về việt nam thời pháp thuộc
Tranh về việt nam thời pháp thuộcDam Nguyen
 
Các trường phái hội họa
Các trường phái hội họaCác trường phái hội họa
Các trường phái hội họaDam Nguyen
 

Similar to Sự chuyển biến phong cách tạo hình trong tranh tĩnh vật của vicent van gogh 4852320 (20)

[Kho tài liệu ngành may] bộ sưu tập lấy ý tưởng từ trường phái lập thể cubism
[Kho tài liệu ngành may] bộ sưu tập lấy ý tưởng từ trường phái lập thể  cubism[Kho tài liệu ngành may] bộ sưu tập lấy ý tưởng từ trường phái lập thể  cubism
[Kho tài liệu ngành may] bộ sưu tập lấy ý tưởng từ trường phái lập thể cubism
 
Luận văn: Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân, HAY
Luận văn: Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân, HAYLuận văn: Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân, HAY
Luận văn: Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân, HAY
 
NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH HÀNG KÊNH - HẢI PHÒNG 6585534.pdf
NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH HÀNG KÊNH - HẢI PHÒNG 6585534.pdfNGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH HÀNG KÊNH - HẢI PHÒNG 6585534.pdf
NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH HÀNG KÊNH - HẢI PHÒNG 6585534.pdf
 
Đề tài: Giáo dục thẩm mỹ qua tranh dân gian tại Bảo tàng, HAY, 9đ
Đề tài: Giáo dục thẩm mỹ qua tranh dân gian tại Bảo tàng, HAY, 9đĐề tài: Giáo dục thẩm mỹ qua tranh dân gian tại Bảo tàng, HAY, 9đ
Đề tài: Giáo dục thẩm mỹ qua tranh dân gian tại Bảo tàng, HAY, 9đ
 
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOTCảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và InrasaraLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAYLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
 
NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC GỖ CỦA HAI NGHỆ SỸ WILLY VERGINER VÀ BRUNO WALPOTH_10261...
NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC GỖ CỦA HAI NGHỆ SỸ WILLY VERGINER VÀ BRUNO WALPOTH_10261...NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC GỖ CỦA HAI NGHỆ SỸ WILLY VERGINER VÀ BRUNO WALPOTH_10261...
NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC GỖ CỦA HAI NGHỆ SỸ WILLY VERGINER VÀ BRUNO WALPOTH_10261...
 
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
 
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
 
Luận văn: Sự ảnh hưởng văn học nhà Nho và văn học Tây Âu, HAY
Luận văn:  Sự ảnh hưởng văn học nhà Nho và văn học Tây Âu, HAYLuận văn:  Sự ảnh hưởng văn học nhà Nho và văn học Tây Âu, HAY
Luận văn: Sự ảnh hưởng văn học nhà Nho và văn học Tây Âu, HAY
 
TRANH TREO TƯỜNG
TRANH TREO TƯỜNGTRANH TREO TƯỜNG
TRANH TREO TƯỜNG
 
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạnLuận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
 
Hội họa Việt Nam từ 1990 đến nay
Hội họa Việt Nam từ 1990 đến  nayHội họa Việt Nam từ 1990 đến  nay
Hội họa Việt Nam từ 1990 đến nay
 
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng TámThế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
 
NÔNG NGHIỆP TRONG TRANH KHẮC GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955-1985.pdf
NÔNG NGHIỆP TRONG TRANH KHẮC GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955-1985.pdfNÔNG NGHIỆP TRONG TRANH KHẮC GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955-1985.pdf
NÔNG NGHIỆP TRONG TRANH KHẮC GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955-1985.pdf
 
Tranh về việt nam thời pháp thuộc
Tranh về việt nam thời pháp thuộcTranh về việt nam thời pháp thuộc
Tranh về việt nam thời pháp thuộc
 
Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...
Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...
Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...
 
Các trường phái hội họa
Các trường phái hội họaCác trường phái hội họa
Các trường phái hội họa
 
Luận Văn Sự Hình Thành Xu Hướng Và Đặc Điểm Của Hội Họa Việt Nam.
Luận Văn Sự Hình Thành Xu Hướng Và Đặc Điểm Của Hội Họa Việt Nam.Luận Văn Sự Hình Thành Xu Hướng Và Đặc Điểm Của Hội Họa Việt Nam.
Luận Văn Sự Hình Thành Xu Hướng Và Đặc Điểm Của Hội Họa Việt Nam.
 

More from jackjohn45

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfjackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...jackjohn45
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...jackjohn45
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfjackjohn45
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfjackjohn45
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfjackjohn45
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...jackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...jackjohn45
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...jackjohn45
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdfjackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfjackjohn45
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfjackjohn45
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfjackjohn45
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...jackjohn45
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...jackjohn45
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...jackjohn45
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...jackjohn45
 

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 

Sự chuyển biến phong cách tạo hình trong tranh tĩnh vật của vicent van gogh 4852320

  • 1. NGUYỄN HỮU THÔNG Sự chuyển biến phong cách tạo hình trong tranh tĩnh vật của Vicent Van Gogh LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT Chuyên ngành: Mỹ thuật tạo hình (Hội họa) Mã số: 60210102 Khóa: 2015 - 2017 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN PGS.TS ĐOÀN THỊ MỸ HƯƠNG HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM
  • 2. 1 BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT GS PGS TS NXB Tr Tk Giáo sư Phó giáo sư Tiến sĩ Nhà xuất bản Trang Thế kỉ
  • 3. 2 MỤC LỤC Trang phụ bìa Bảng chữ cái viết tắt MỞ ĐẦU........................................................................................................... 4 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 4 2. Tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................... 6 3. Mục đích của luận văn .................................................................................. 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 9 4.1.Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 9 4.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 9 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 9 6. Đóng góp của luận văn................................................................................10 7. Kết cấu của luận văn ...................................................................................10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ MANG TÍNH LÝ LUẬN ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ...11 1.1. Khái niệm sự chuyển biến phong cách tạo hình trong tranh ...................11 1.1.1 Khái niệm về sự chuyển biến.................................................................11 1.1.2 Sự chuyển biến phong cách tạo hình .....................................................12 1.1.3. Sự chuyển biến về phong cách tạo hình................................................14 1.1. Khái niệm về tranh tĩnh vật......................................................................15 1.2 Khái quát về cuộc đời và quá trình sáng tác của họa sĩ Vicent Van Gogh................................................................................................................17 CHƯƠNG 2: TRANH TĨNH VẬT CỦA VAN GOGH SỰ CHUYỂN BIẾN TỪ PHONG CÁCH HỘI HỌA CỔ ĐIỂN ĐẾN ẤN TƯỢNG VÀ HẬU ẤN TƯỢNG...........................................................................................................23 2.1 Phong cách cổ điển giai đoạn từ 1880 đến 1885 ......................................23 2.3 Phong cách hậu ấn tượng giai đoạn từ 1888 đến 1890.............................36
  • 4. 3 CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐIỀU RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU PHONG CÁCH TẠO HÌNH TRANH TĨNH VẬT CỦA VAN GOGH QUA CÁC THỜI KỲ CHỦ ĐỀ LUẬN VĂN ....................................................................................45 3.1 Nhận xét về sự biến chuyển phong cách tạo hình của Van Gogh qua các tác phẩm tranh tĩnh vật....................................................................................45 3.2 Bài học về giá trị nghệ thuật của sự chuyển biến phong cách tạo hình sáng tác tranh tĩnh vật của Vicent Van Gogh..........................................................49 KẾT LUẬN.....................................................................................................55 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................56 PHỤ LỤC........................................................................................................58
  • 5. 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vicent Van Gogh là một họa sĩ vĩ đại của nền hội họa Hà Lan. Ông được coi là người tiên phong của trường phái Biểu hiện và có phong cách nghệ thuật ảnh hưởng rất lớn đến trường phái Dã thú. Van Gogh đã để lại cho nền nghệ thuật thế giới những tác phẩm hội họa bất tử bởi phong cách tạo hình và thủ pháp nghệ thuật trong việc thể hiện cảm xúc cá nhân của mình. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống buôn bán tranh và làm việc liên quan đến nghệ thuật, trải qua những thất bại thời trẻ, những đau khổ của hai cuộc tình chóng vánh ở thời niên thiếu, Van Gogh đến với con đường hội họa như một sự cứu rỗi tâm hồn, thể xác của bản thân. Trong 10 năm cuối đời, ông để lại hơn 2100 tác phẩm, bao gồm 860 bức tranh sơn dầu và hơn 1300 bức vẽ, phác thảo. Đề tài các tác phẩm của ông thường là chân dung tự họa, phong cảnh, tĩnh vật và sinh hoạt. Chúng mang vẻ đẹp thô sơ, chân thật về cảm xúc hàm chứa những nội tâm dữ dội sâu kín bên trong, từng gam màu đều mang đến ấn tượng mạnh, như chứa đựng nỗi đau khổ của một nghệ sĩ tài hoa nhưng lại phải sống nghèo túng, cô độc và bệnh tật cả đời. Là một trong những họa sĩ tiêu biểu của trường phái Hậu ấn tượng cùng với Seurat, Paul Cézanne và Paul Gauguin...Van Gogh cho thấy một con đường nghệ thuật riêng, dấu ấn phong cách mà ông để lại qua các tác phẩm có sự biến chuyển phong cách rõ rệt theo thời gian và dần định hình vào những năm cuối đời. Ông đã khẳng định phong cách cá nhân qua bút pháp tạo hình riêng biệt là những sự trăn trở qua các nét bút cuộn xoáy biểu hiện sức mạnh cảm xúc và nội tâm bên trong. Ông thường mô tả những khung cảnh sinh hoạt con người, tĩnh vật và phong cảnh xung quanh mình. Thời kì đầu sáng tác khi ở Nuenen, gam màu chủ yếu của ông là tông nâu tối ảm đạm, buồn bã, ảnh hưởng của phong cách
  • 6. 5 cổ điển của người thầy Willem Roelofs. Đến thời kì sau khi ông chuyển đến Antwep và nghiên cứu thêm lý thuyết về màu sắc và các bức tranh của Peter Paul Ruben, bảng màu của ông đã có sự biến đổi cách kết hợp những màu bổ túc giữa cam nâu và xanh cobant với nhau tạo ra sự tương phản mạnh trong một các tác phẩm ảnh hưởng của chủ nghĩa Ấn tượng và Baroque. Cùng thời gian đó, ông thu thập rất nhiều các tác phẩm tranh khắc gỗ Nhật Bản và sử dụng phong cách, đường nét trong tranh khắc gỗ Nhật Bản để tạo nền cho tranh của mình. Đó là một trong những bước ngoặt quan trọng để làm nên phong cách tạo hình riêng của Vangogh sau này. Thời điểm khi ông bệnh nặng, đã có không ít những cao trào sáng tác với nhiều đề tài nổi bật như: Hoa diênvĩ (1887), hoa hướng dương (1888), đêm đầy sao(1889) hay bác sĩ Gachet(1890), cánh đồng lúa mì(1890)… Những tác phẩm đỉnh cao của ông được sáng tác vào những năm cuối đời từ 1886 đến 1890 đã khẳng định phong cách sáng tạo mới mang tính cá nhân và có sự đột phá so với Hậu ấn tượng lúc bấy giờ. Đặc biệt gây ấn tượng mạnh là các tác phẩm tĩnh vật mang đậm dấu ấn cá nhân của Vangogh thông qua việc miêu tả trạng thái động của các vật thể tĩnh xung quanh ông. Các đồ vật gắn với cuộc sống tưởng trừng vô tri vô giác, nhưng qua bút pháp tài năng của ông mà chúng trở thành những hình tượng bất tử trong lịch sử hội họa thế giới. Các tĩnh vật được ông xem xét tỉ mỉ, lật đi lật lại và vẽ từ nhiều hướng nhìn, vẽ góc độ khác nhau và vẽ rất nhiều lần. Từ những chuỗi seri đôi giày sáng tác từ năm 1886 đến năm 1889, hay các tĩnh vật về hoa quả… đã cho thấy sự chuyển biến về biểu hiện nội tâm qua những yếu tố tạo hình và phong cách tạo hình qua mỗi thời kì. Khi bắt đầu vẽ đến cuối đời, mỗi giai đoạn sáng tác lại có những tác phẩm tĩnh vật đánh dấu nét mới thể hiện những bứt phá mới trong phong cách tạo hình của Vangogh. Bên cạnh đó, những biến chuyển trong phong cách tạo hình được thể hiện qua các tác phẩm tĩnh vật chính là sự những động thái của tình hình hội họa
  • 7. 6 thế giới đương đại từ chủ nghĩa cổ điển đến Ấn tượng và Hậu Ấn tượng đã tác động đến tư duy tạo hình và hình thành nên phong cách các giai đoạn sáng tác của ông. Thông qua các tác phẩm tĩnh vật của Vangogh có thể đọc được tình cảm tâm hồn, cá tính luôn ẩn chứa những suy nghĩ bên trong người họa sĩ tài năng này. Qua những tác phẩm ở mỗi thời kì về phong cách tạo hình như thủ pháp kĩ thuật, màu sắc, chất cảm cho thấy rõ sự biến chuyển trong tranh tĩnh vật của Vicent Van Gogh. Hiện nay đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về tác giả Vangogh và tranh tĩnh vật nhưng sự chuyển biến phong cách tạo hình trong tranh tĩnh vật của Vicent Van Gogh thì chưa có tài liệu nào. Vì vậy tôi chọn đó làm đề tài. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong lĩnh vực nghiên cứu về lịch sử mỹ thuật thế giới, phong cách nghệ thuật của V. Van Gogh luôn được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, do vậy, các công trình viết về cuộc đời, sự nghiệp cũng như các tác phẩm của ông dường như chưa bao giờ cạn, bởi nhiều lý do khác nhau, một trong những lý do có thể kể đến, có lẽ bởi các sáng tác của Van Gogh đóng một vài trò lớn trong trường phái Hậu Ấn tượng và cũng là đi đầu cho trường phái Biểu hiện sau này. Từ đó, Các công trình nghiên cứu hầu hết đều hướng tới việc xác định rằng: những quan điểm sáng tác và quan điểm thẩm mỹ luôn song hành với nhau làm nên sự đa dạng trong nghiên cứu ngôn ngữ của nghệ thuật hội họa. Công trình nghiên cứu về Van Gogh cũng được nhiều nhà nghiên cứu trong nước quan tâm đến, bắt đầu từ cuốn “Lịch sử mỹ thuật thế giới” của Nguyễn Phi Hoanh (1990), Nxb mỹ thuật có viết chung về các giai đoạn nghệ thuật ở phương tây. Trong sách đã đề cập sơ qua về tiểu sử và những tác phẩm tiêu biểu của Vicent Vangogh. Cuốn “ 70 danh họa bậc thầy thế giới” của Phạm Khải – Phạm Cao Hoàn, (2010) Nxb mỹ thuật có nói về phong cách và bút pháp của Van Gogh.
  • 8. 7 Cuốn “ Câu chuyện nghệ thuật hội họa – Từ tiền sử đến Hiện đại”, của Sister Wendy Beckett trình bày chuyên sâu về tư tưởng thẩm mỹ, lịch sử tạo hình phương tây, có nghiên cứu sơ hàm về một số tác phẩm nổi tiếng của Vicent Vangogh. Tiêu biểu có cuốn sách “ Vicent Van Gogh” của Victoria Charles (1999), Nxb mỹ thuật, là cuốn nói rất nhiều về cuộc đời, sự nghiệp và những tác phẩm tiêu biểu của Vangogh. Luận văn: “Trạng thái tình cảm trong hội họa Van Gogh” của Trần Tuyến (2011), thuộc trường Đại học mỹ thuật Việt Nam có phân tích khá rõ về trạng thái tâm trạng của Van gogh qua những yếu tố tạo hình là đường nét cuộn xoáy và màu sắc trong các tác phẩm tiêu biểu ở giai đoạn cuối đời của ông. Luận văn: “Nghệ thuật tạo hình trong tranh tĩnh vật của Cézanne và Vangogh” của Đặng Nhật Tân (2010) tại Đại học mỹ thuật Việt Nam, trình bày những yếu tố tạo hình như đường nét, màu sắc, ánh sáng trong tranh của hai họa sĩ Cézanne và Vangogh để làm nổi bật những đặc điểm tạo hình, phong cách tạo hình khác nhau của hai tác giả này. Luận văn: “Vangogh với hội họa Hậu ấn tượng” của Phạm Tống (2013), có nêu rõ những nét về cuộc đời của Vangogh và những đóng góp của ông đối với hội họa Hậu ấn tượng. Khóa luận: “Mối liên hệ giữa số phận và nghệ thuật của Vangogh” của Nguyễn Thế Long (2014) có tập trung khai thác về cuộc đời và yếu tố nội tâm trong tranh của họa sĩ Van Gogh. Báo Đại Biểu Nhân Dân: “ Van Gogh và chân dung tự họa” của Trang Thanh Hiền nói về những bức chân dung tự họa của Vangogh những năm cuối đời. Trong bài viết có nhắc đến phong cách nghệ thuật của ở những giai đoạn cuối của sự nghiệp.
  • 9. 8 Bài đăng trong tạp chí Thông tin Mỹ thuật số 11-12, của Trường Đại học mỹ thuật TPHCM: “Nét, nhịp điệu trong tranh Van Gogh” nêu nên những ý kiến tổng quát về cuộc đời, phong cách và phân tích đánh giá những tác phẩm tiêu biểu của ông trong Cuộc triển lãm ”Vincent Van Gogh: The Drawing” do Viện Bảo tàng Van Gogh ở Amsterdam và Viện bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở New York tổ chức. Ngoài ra nghiên cứu về đề tài này ở Việt Nam hiện nay tuy rất nhiều nhưng nghiên cứu chuyên biệt về phong cách tạo hình trong tranh tĩnh vật ở các giai đoạn thì chưa có. Do đó việc chọn đề tài này tôi hy vọng có thể tổng kết, hệ thống lại các tác phẩm có chung chủ đề để thấy được sự chuyển biến trong phong cách sáng tạo nghệ thuật qua các giai đoạn sáng tác các tác phẩm tĩnh vật của ông. 3. Mục đích của luận văn - Nghiên cứu các tác phẩm tranh tĩnh vật qua từng thời kì của Vangogh để thấy được sự chuyển biến từ tư tưởng thẩm mỹ, ngôn ngữ tạo hình đến kĩ thuật qua các giai đoạn sáng tác của ông. - Đánh giá về sự chuyển biến phong cách tạo hình tĩnh vật của Vicent Vangogh - Nghiên cứu tư tưởng và lý tưởng thẩm mỹ của các giai đoạn nghệ thuật Vicent Van Gogh sáng tác. - Thông qua hình thức biểu đạt, ngôn ngữ tạo hình, nghệ thuật bố cục qua các tranh tĩnh vật để thấy được giá trị thẩm mỹ riêng trong mỗi tác phẩm của Vicent Van Gogh. - Đánh giá về những đóng góp của các tác phẩm tranh tĩnh vật Vangogh đối với nền hội họa Hà Lan và nền nghệ thuật hội họa thế giới.
  • 10. 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu - Sự chuyển biến phong cách tạo hình của Van Gogh qua các tác phẩm tĩnh vật 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian nghiên cứu: Các tác phẩm tranh tĩnh vật của Van Gogh - Phạm vi thời gian nghiên cứu: một số tác phẩm tĩnh vật tiêu biểu giai đoạn 1880-1890 - Phân tích đặc điểm phong cách một số tác phẩm tĩnh vật của Vicent Van Gogh qua mỗi thời kì sáng tác. -Trường phái ấn tượng - Cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ Vicent Van Gogh. - Các ấn phẩm sách, tư liệu dịch trong nước viết về những vấn đề liên quan đến Van gogh. 5. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này cần sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp văn bản văn học: nghiên cứu, thu thâp tư liệu từ sách, luận văn viết về các tác phẩm của Van Gogh để tìm ra sự chuyển biến. - Phương pháp mỹ thuật học phân tích so sánh để làm nổi bật đặc điểm đặc trưng, phong cách trong tranh của các tác giả Van Gogh ở từng giai đoạn sáng tác. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: nghệ thuật học, mỹ học, tâm lý học, lịch sử để tìm hiểu bối cảnh lịch sử xã hội xung quanh cuộc đời Vangogh và lịch sử hội họa thế giới để tìm ra đặc điểm riêng trong phong cách sáng tác của Van Gogh.
  • 11. 10 - Phương pháp quy nạp: từ thông tin thu thập được, phân tích và hệ thống lại để tìm ra sự chuyển biến phong cách tạo hình trong các tác phẩm tĩnh vật của Van Gogh. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề tranh tĩnh vật của Van Gogh.Vì vậy, luận văn có những đóng góp mới như sau: Bước đầu thống kê, phân loại, xác định phong cách qua từng giai đoạn, căn cứ vào thời điểm ra đời các tranh tĩnh vật của họa sĩ Van Gogh. Qua đó thấy được giá trị biểu đạt trong ngôn ngữ tạo hình: màu sắc, đường nét, bút pháp, bố cục… của phong cách tạo hình về: tạo hình, nghệ thuật bố cục trong các tác phẩm tĩnh vật Vangogh. Tạo tiền đề cho việc nghiên cứu về tranh Van Gogh và tranh Hậu Ấn tượng sau này. Là tài liệu nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu, đóng góp thêm cho nghiên cứu về nghệ thuật hội họa Hà Lan nói chung, tạo tiền đề cho những việc nghiên cứu về tranh Van Gogh và tranh Hậu Ấn tượng sau này. Đồng thời, đóng góp vào nguồn tài liệu tham khảo có giá trị đối với các nhà nghiên cứu, học viên, sinh viên quan tâm đến lĩnh vực này. 7. Kết cấu của luận văn Kết cấu của đề tài ngoài phần Mở đầu (10 trang), Kết luận (01 trang) và Phụ lục ( trang), Tài liệu tham khảo (02 trang), nội dung chính được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở mang tính lý luận để nghiên cứu đề tài(11 trang) Chương 2 : Tranh tĩnh vật Van Gogh : Sự chuyển biến từ phong cách hội họa cổ điển đến ấn tượng và hậu ấn tượng (21 trang) Chương 3: Những điều rút ra từ nghiên cứu đề tài luận văn(10 trang)
  • 12. 11 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ MANG TÍNH LÝ LUẬN ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Nhằm làm rõ những vấn đề nghiên cứu trong chương 1, luận văn nghiên cứu các khái niệm và khái quát tác giả liên quan đến nội dung nghiên cứu để làm cơ sở lý luận nghiên cứu các vấn đề của đề tài 1.1. Khái niệm sự chuyển biến phong cách tạo hình trong tranh 1.1.1 Khái niệm về sự chuyển biến Theo “Từ điển tiếng Việt thông dụng” của Hoàng Phê, chuyển biến là: “Biến đổi sang trạng thái khác trước” [18; tr 144]. Theo “Từ điển tiếng Việt 1994” – Nxb Khoa học xã hội, giải thích đơn giản chuyển biến là: “Bắt đầu thay đổi tích cực” [26; tr. 191]. Tuy nhiên, trong hội họa, sự chuyển biến có thể là tích cực hoặc tiêu cực và thường là tích cực. Sách “Từ điển tiếng Việt phổ thông” – Nxb Khoa học xã hội giải thích chuyển biến là: “Biến đổi sang trạng thái khác với trước, thường nói về lĩnh vực tư tưởng, hoạt động của con người và thường theo hướng tích cực” [27; tr 252] Sách “Đại từ điển Tiếng Việt (1999”) của tác giả Nguyễn Như Ý, theo sách này: “Chuyển biến là những biến đổi theo chiều hướng tích cực của tư tưởng và hoạt động của con người: những chuyển biến đáng mừng, tạo ra sự chuyển biến căn bản” [32; tr 407] Trong sách “Từ điển tiếng Việt”(26; tr 134) có nêu nên định nghĩa ngắn gọn: “chuyển biến là biến chuyển, đổi sang trạng thái khác” Qua các định nghĩa ở các từ điển trên xác định ngắn gọn về khái niệm của “ Sự chuyển biến là biến chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác thường sẽ chuyển sang trạng thái tích cực”.
  • 13. 12 1.1.2 Sự chuyển biến phong cách tạo hình Theo “Từ điển tiếng Việt” – Nxb Từ điển Bách Khoa, tạo hình là: “Tạo ra các hình thể bằng đường nét, màu sắc, hình khối.” [25 ; tr.860]. Trong “Từ điển tiếng Việt 1994” – Nxb Khoa học xã hội có ghi: “ Nói nghệ thuật biểu hiện bằng cách ghi lại, tạo nên những hình thể với những bức họa, pho tượng” [ 26; tr.716] Về cơ bản, các từ điển trên giải thích khái niệm tạo hình là nghệ thuật được biểu hiện bằng hình thể thông qua các yếu tố tạo hình cơ bản. Trong đó các yếu tố tạo hình được định nghĩa như sau: Ở cuốn: “ Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông”, định nghĩa mảng là một lượng màu nào đó chiếm diện tích nhất định trên mặt tranh, tạo thành một mảng riêng, phân biệt rõ rệt với các mảng màu xung quanh nó… thì đó được gọi là mảng màu. Sự phân biệt này có thể do độ đậm nhạt, nóng lạnh của màu sắc hoặc về nội dung hình thể trong tranh. Khi nói đến mảng màu, người ta thường chỉ các mảng màu lớn. Tuy nhiên, trong các mảng màu lớn, có chứa đựng các mảng màu nhỏ hơn. Trong tranh đen trắng thì đó là những mảng màu mang các sắc độ khác nhau của đen và trắng. Các nét, hình và điểm, khi được tổ chức, sắp xếp một cách có ý thức, sẽ tạo nên một hình hoặc một khối. Như vậy, trong một mảng có thể có một hoặc nhiều hình, tập hợp của các nét và điểm và ngược lại, hình hoặc khối có thể là tập hợp của một hoặc nhiều mảng. [16; tr 129] Theo cuốn “Những nền tảng mỹ thuật” có xác định về “Hình dạng là một vùng nổi bật từ không gian kề cận hoặc không gian bao quanh nó do nó được xác định hoặc có liên quan đến một đường biên hoặc do những khác biệt về sắc độ, màu sắc, cấu trúc cơ bản.” [22; tr 115] Trong “Những nền tảng của mỹ thuật” thì: “Đường nét là con đường của một điểm chuyển động được tạo ra bởi công cụ, khi nó chuyển động ngang qua một vùng. Một đường nét thường có vẻ rõ ràng vì nó tương phản
  • 14. 13 với những sắc độ quanh nó. Các đường nét ba chiều có thể được thực hiện bằng một sợi dây, những cái ống, các que cứng, dây kim loại và nhiều thứ tương tự”. [22; tr96] Không gian theo “Từ điển thuật ngữ mĩ thuật phổ thông” là khoảng cách giữa các vật thể trong tranh theo chiều ngang, dọc và sâu. Trên mặt phẳng của tranh, người xem dễ dàng thấy khoảng cách giữa các vật thể theo chiều ngang và dọc, còn để nhận biết được vị trí trước sau của các vật thể, người xem chỉ có thể thấy rõ ở tranh vận dụng luật xa gần hoặc độ đậm nhạt rõ ràng. [16; tr.96] Theo cuốn “Những nền tảng mỹ thuật”, không gian là khoảng cách hoặc tầm xa có thể đo được giữa các điểm hoặc những hình ảnh. [22; tr 217] Trong “Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông” màu sắc là các màu khác nhau trong thiên nhiên hay màu bản thân của từng vật thể. Màu sắc nhờ ánh sáng rọi vào nên chúng có nhiều sắc độ phong phú mà người họa sĩ phải quan sát và khám phá. Màu sắc phối hợp với nhau trên tranh tạo thành hòa sắc. Ngày nay, khoa học phân tích màu sắc vẫn đang được nghiên cứu. Nhiều nhà bác học đã thấy được bản chất của một số màu. Tuy thế, khái niệm màu sắc chưa được xác định rõ về nội dung và ranh giới của nó. Vì vậy, thuật ngữ màu sắc chỉ được mang ý nghĩa tương đối [16; tr.104] Màu sắc theo cuốn “Những nền tảng mỹ thuật” là đáp ứng của thị giác đối với những bước sóng của ánh sáng mặt trời được xác định như đỏ, lục, lam…, những phẩm chất có tính vật lý của cường độ, sắc độ và sự chuyển màu. [22;tr.175] Chất cảm theo “Từ điển thuật ngữ mĩ thuật phổ thông” là cảm xúc được tạo nên thông qua các phương tiện tạo hình (hay ngôn ngữ nghệ thuật) hoặc cấu tạo vật chất của một bức tranh, tượng... Chất cảm của phương tiện tạo hình đã tác động trực tiếp lên mắt (cơ quan của thị giác). Người ta nhận biết một vật thể không chỉ ở kích thước, tỉ lệ, màu sắc mà còn ở cảm nhận cấu tạo
  • 15. 14 vật chất của nó nữa. Từ cấu tạo vật chất ấy mà nghệ thuật cần truyền đạt được đến người xem cái cảm xúc về chất hay còn gọi là chất cảm. Cảm giác về vật chất hay chất cảm là yếu tố không thể thiếu trong một bức tranh dù vẽ theo trường phái nào. [16; tr.40] Từ các định nghĩa trên cho thấy, tạo hình là nghệ thuật biểu hiện bằng hình thể trong nghệ thuật tạo hình thông qua các yếu tố tạo hình cơ bản. Nghệ thuật tạo hình gồm có hội họa, đồ họa, điêu khắc và kiến trúc. Những yếu tố tạo hình nghệ thuật ở các thể loại tạo hình nghệ thuật là đường nét, màu sắc, không gian, ánh sáng... Theo “Từ điển tiếng Việt”- Hoàng Phê thì phong cách được chia ra làm ba nghĩa chính. Theo nghĩa 1, phong cách là: “những lối, những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự tạo nên cái tiêng của một người nào đó (nói tổng quát). Theo nghĩa 2, phong cách là “những đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật, biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ hay trong sáng tác nói chung thuộc cùng một thể loại như phong cách văn học, phong cách nghệ thuật… Theo nghĩa 3, phong cách là dạng của ngôn ngữ sử dụng trong những yêu cầu chức năng điển hình nào đó, khác với những dạng văn khác về đặc điểm từ vựng, ngữ pháp, ngữ ấm… [ ;tr 782] Vậy phong cách tạo hình là những đặc điểm riêng của nghệ sĩ mang tư tưởng nghệ thuật được biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ thông qua các yếu tố tạo hình cơ bản như đường nét, màu sắc, không gian ánh sáng. Qua các lập luận trên về sự biến chuyển và phong cách tạo hình, có thể rút ra khái niệm về sự biến chuyển phong cách tạo hình là những biến đổi về tư tưởng nghệ thuật, yếu tố tạo hình của một người nghệ sĩ trong sáng tác, tạo nên đặc điểm riêng cho các tác phẩm của họ. 1.1.3. Sự chuyển biến về phong cách tạo hình Định nghĩa về sự chuyển biến về phong cách tạo hình căn cứ từ 3 khái niệm đã nêu trên, luận văn này tập trung hướng tới sự chuyển biến phong
  • 16. 15 cách tạo hình là nghiên cứu sự thay đổi trong hình thức biểu đạt thông qua các yếu tố ngôn ngữ tạo hình như: đường nét, màu sắc, bút pháp, chất cảm… Sự chuyển biến phong cách tạo hình là là những biến đổi về tư tưởng nghệ thuật và biến đổi các yếu tố tạo hình của một người nghệ sĩ trong sáng tác, từ đó tạo nên đặc điểm riêng cho các tác phẩm của họ. 1.1 Khái niệm về tranh tĩnh vật Theo cuốn “Từ điển tiếng Việt”- Hoàng Phê thì tĩnh vật là vật không có khả năng tự chuyển động và tự dịch chuyển trong không gian, về mặt là đối tượng thể hiện trong tác phẩm hội họa như vẽ tĩnh vật, tranh tĩnh vật [ ; tr 998] Cuốn “Từ điển Bách khoa tập 4” có nếu tĩnh vật là loại hình hội họa độc lập chuyên vẽ các vật bất động: Hoa quả, đồ dùng gia đình(lọ, đĩa, bình, dao, cốc chén…) [ tr 426] Qua các định nghĩa trên có thể thấy, các tác giả đã khái lược rằng tĩnh vật thuộc một loại hình hội họa, vẽ những vật không dịch chuyển được. Tuy vậy, định nghĩa này vẫn chưa khái quát được hết những tính chất và ý nghĩa của thể loại tranh tĩnh vật. Trong sách “Giáo trình mỹ thuật học” của Trần Tiểu Lâm – Phạm Thị Chỉnh thì tĩnh vật là cuộc sống, thiên nhiên tĩnh lặng. Tranh tĩnh vật là một thể loại tranh vẽ về một góc, một phần nhỏ của tự nhiên như hoa quả, cây cỏ, hoa lá, đồ vật,.. con vật đã chết hoặc thú nhồi bông… Tất cả những thức kể trên đều trong trạng thái tĩnh hoặc đã tách ra khỏi sự sống được họa sĩ chọn lọc và sắp xếp trong một bố cục nhất định và là đối tượng diễn tả của một thể loại tranh. Tĩnh vật được diễn tả trong tranh có thể là một mẫu vật được bày sẵn hoặc được vẽ theo sắp xếp, tưởng tượng, phục vụ cho ý tưởng của họa sĩ. Thông qua đó họa sĩ gửi gắm tình cảm, tư tưởng và thái độ của mình đối với cuộc sống. [ ; tr73]
  • 17. 16 Định nghĩa trên đã khái quát khá đầy đủ về định nghĩa của thể loại tranh tĩnh vật. Từ đó cho thấy, tranh tĩnh vật không đơn thuần chỉ là một thể loại tranh giải trí, vô hồn mà trong đó chứa đựng tinh thần của người họa sĩ gửi gắm. Ngoài ra, trong sách “Con mắt nhìn cái đẹp” của Nguyễn Quân có nêu ra một số nét sơ lược về lịch sử phát triển của dòng tranh tĩnh vật và ý nghĩa của thể loại này như sau: “Trong các tranh thờ thời Trung cổ, Phục Hưng người ta đã thấy những bức tranh nhỏ trong những bức tranh lớn. Thí dụ như cảnh báo tin mừng cho Đức mẹ đồng trinh, hay sự tích thánh Hieronymus ta thấy những bình hoa, những cuốn sách, các vật dụng trong nhà được mô tả thành từng nhóm độc lập rất hoàn chỉnh. Song phải đến thế kỉ 16 ở Hà Lan tranh tĩnh vật mới ra đời. Tranh mô tả những sản vật tự nhiên và các đồ vật thường nhật. Có lẽ do nhu cầu thị dân muốn tôn vinh cuộc sống gia đinh, tôn vinh ngôi nhà của họ, nơi đã sống xa với nghề nghiệp nông nghiệp và có cuộc sống khá sung túc. Tính vật chất được đề cao. Và giới thị dân đã thắng thế trong xã hội. Người ta gọi đó là cuộc sống thầm lặng – một cuộc sống thông qua chiếm hữu của các sản vật và đồ vật mà cũng thể hiện những thiên hướng tinh thần của chủ nhân. Có loại tĩnh vật hoa trái, loại tĩnh vật nhạc cụ, loại tĩnh vật chai lọ, bình gốm đồ sứ dùng cho việc ẩm thực, có loại vẽ thực phẩm như thịt các, gia cầm… Người Hà Lan ưa chi tiêt và thích mô tả chi tiết nên giỏi thể loại này. Khuôn khổ tranh cũng nhỏ nhắn phù hợp với sự ấm cúng trong các gia đình. Có hàng loạt các họa sĩ chuyên vẽ tĩnh vật ở Hà Lan thời đó. Họ thuộc các bậc thầy chuyên vẽ tranh khổ nhỏ cho tầng lớp trung lưu đô thị. Từ thời đó đến nay tĩnh vật tồn tại và phát triển mạnh ở châu Âu. Nó trở thành một phương tiện để bộc lộ quan điểm, tình cảm và thiên hướng thẩm mỹ của họa sĩ một cách khá thuần khiết vì hoàn toàn tách khỏi cốt truyện, tích chuyện có tính văn học. Họa sĩ vĩ đại Cézanne từng cho rằng tĩnh vật là mới thử thách tài năng rõ rệt nhất. Ông cũng là tác giả của những bức tĩnh vật
  • 18. 17 hoa trái nổi tiếng nhất của Pháp. Ở các tranh này quan niệm không gian, cách tạo hình, biểu chất, sử dụng ánh sáng và nguyên lý bố cục của ông rõ hơn bao giờ hết. Van gogh cũng cực nổi tiếng với các tĩnh vật hoa hướng dương và mầu vàng u buồn khắc khoải của mình. Người ta cũng có thể coi những tượng hiện đại với các đồ vật, không có người là những tượng tĩnh vật.” [, tr101] Vậy tranh tĩnh vật là một trong những thể loại sáng tạo của hội họa. Trong đó thường đặc tả về những đồ vật trong trạng thái tĩnh hoặc đã tách ra khỏi sự sống như hoa quả, cây cỏ, hoa lá, đồ vật,.. con vật đã chết hoặc thú nhồi bông… được họa sĩ chọn lọc và sắp xếp thành bố cục theo ý tưởng của họa sĩ. Thông qua đó họa sĩ gửi gắm tình cảm, tư tưởng và thái độ của mình đối với cuộc sống 1.2 Khái quát về cuộc đời và quá trình sáng tác của họa sĩ Vicent Van Gogh Vicen Van Gogh sinh ngày 30/3/1853 tại làng Zundert – Hà Lan. Thời gian thanh niên làm rất nhiều nghề từ buôn tranh, giáo viên và nhà truyền giáo đến năm 1880 (27 tuổi) ông mới trở thành họa sĩ. Ông đã để lại cho hậu thế những thành tựu lớn trong phong cách tạo hình và một số lượng lớn với hơn 2100 tác phẩm có 860 bức sơn dầu và 1300 bức kí họa và phác thảo. Trong những năm 1874 đến 1880, Van Gogh trở thành nhà truyền giáo và đến với những người nông nhân, công nhân mỏ than ở nhiều địa điểm thuộc Anh, Bỉ, Hà Lan, Pháp… Những chuyến đi đã để lại ấn tượng và sự cảm thông sâu sắc về cuộc sống của người lao động nghèo khổ. Điều này đã làm nên những đề tài trăn trở trong tranh của ông sau này. Từ 1881 – 1882, sau một cơn khủng hoảng về sự bất đồng về hội giáo, tiếp đó là loạt những chuỗi thất bại tình yêu với người chị họ, gái điếm Sien và sự giày vò bởi bệnh tật khiến ông muốn xa rời cuộc sống thực tại bằng hội họa. Năm 1880, Ông đến Bruxelles theo học họa sĩ Hà Lan nổi tiếng Willem Roelofs và được người thầy đầu tiên của ông hướng vào học ở trường nghệ thuật hoàng gia.
  • 19. 18 Họa sĩ Willem Roelofs (1822 – 1897) - là một trong những tiền nhân của nghệ thuật Hà Lan. Ông còn là họa sĩ màu nước và khắc in thạch bản. Trong thời gian theo học Willem Roelofs, Van Gogh đã đã được học nghiên cứu giải phẫu và học quy tắc dựng hình, phối cảnh. Bên cạnh đó ông còn bị ảnh hưởng bởi lối vẽ của người thầy theo của chủ nghĩa hiện thực, tác phẩm thường vẽ về phong cảnh, màu sắc tương đối ảm đạm. Năm 1883 - 1885, ông ở Nuenen, năm 1885 cha Van Gogh qua đời, Cũng trong thời gian này ông hoàn thành tác phẩm : “Những người ăn khoai”, tông màu ưa thích của ông là tông màu nâu đất mang phong cách của chủ nghĩa cổ điển. Năm 1885 - 1886, ông chuyển đến Antwep. Ở đây Van Gogh nghiên cứu thêm lý thuyết về màu sắc và các bức tranh của Peter Paul Ruben. Ông đã tiếp thu và mở rộng bảng màu thêm màu đỏ son, xanh cobat và xanh lục ngọc bảo. Bên cạnh đó, ông có sự yêu thích và giành thời gian nghiên cứu với tranh khắc gỗ Nhật Bản. Điều đó đã ảnh hưởng phần nào đến việc Van Gogh sử dụng những đường nét trong tranh khắc gỗ Nhật Bản để tạo nên phong cách đặc biệt cho tranh của mình sau này. Giai đoạn này, ông bắt đầu đi theo các họa sĩ Ấn tượng trong việc học tập các bảng màu bổ túc. Vào tháng 3 – 1886, Van Gogh chuyển đến Paris và theo học tại xưởng vẽ của họa sĩ Fernand Cormon (1845 -1924). Fernand Cormon là họa sĩ vẽ tranh lịch sử khổ lớn người Pháp. Thường sử dụng tông màu đất xám. Tại xưởng vẽ của Fernand Cormon, Vangogh được gặp gỡ: Henri de Touse – Lautree (1864 – 1901) , John Peter Pussell.. là những họa sĩ thuộc trường phái ấn tượng. Ở xưởng họa này, Van Gogh được học hỏi và chiêm ngưỡng cách làm việc và các tác phẩm của họa sĩ ấn tượng và dần tiếp thu những kiến thức hội họa vào trong các tác phẩm của mình. Năm 1887, Ông đến Asnieres gặp và trao đổi nghệ thuật với họa sĩ Paul Signac (1863 – 1935) thuộc trường phái Tân Ấn tượng Pháp, người phát
  • 20. 19 triển ra nghệ thuật chấm màu. Đây là phương pháp không pha màu trực tiếp mà đem các nét điểm màu đặt cạnh nhau tạo nên hiệu quả tổng hợp màu. Sau đó Van Gogh đã cùng bạn là họa sĩ Emile Bermard thử nghiệm vẽ theo trường phái điểm họa. Vào tháng 11 – 1887, ông gặp và kết bạn với Paul Gauguin ( 1848 – 1903). Sự kiện này đã đánh dấu một bước phát triển mới trong phong cách nghệ thuật của Van Gogh. Bởi sự ảnh hưởng tư tưởng màu đơn sắc bổ túc và thử vẽ lại từ trí tưởng tượng của Gauguin. Paul Gauguin là một họa sĩ ấn tượng người Pháp có phong cách nghệ thuật đặc biệt bởi những tác phẩm nổi tiếng với mảng màu đơn sắc đối lập trong tranh. Những cuộc bàn cãi nghệ thuật với Gauguin đã làm khơi dậy trong Van Gogh cái ước mơ thành lập một hiệp hội họa sĩ để trong tinh thần tương trợ, các hội viên sẽ có thể cùng chia sẻ với nhau những vật chất và tư tưởng. Thời kì này Vangogh đã bị ảnh hưởng bởi các họa sĩ Tân Ấn tượng, ông thay đổi kĩ thuật truyền thống và thay vào đó sử dụng các gạch màu tương phản để làm nổi bật hình tượng trong tác phẩm. Cuối năm 1887, Van Gogh đã tổ chức một buổi triển lãm chung với Bernard, Anquetin và Toulouse-Lautrec ở nhà hàng Restaurant du Chalet trên đồi Montmartre. Tại buổi triển lãm này, Bernard và Anquetin đã bán được các tác phẩm đầu tiên, còn Vincent thì trao đổi được tác phẩm với Gauguin, người ngay sau đó đã rời đi Pont-Aven. Triển lãm thất bại. Vào tháng 2 năm 1888, Van Gogh rời Paris sau khi đã hoàn thành hơn 200 bức họa trong 2 năm ở đây. Trong thời gian ở Paris, Van Gogh đã có những bước tiến triển về bút pháp và màu sắc, ông đã ảnh hưởng một phần bởi họa sĩ Serat, Van Gogh đã dùng tới bút pháp với các nét kế cận mang các màu sắc của quang phổ thuần chất . Lúc này ông đã bắt đầu định hình phong cách của mình.
  • 21. 20 Ngày 21 tháng 2 năm 1888, Van Gogh đến Arles. Trong hai tháng ở đây, ông làm việc cùng họa sĩ người Đan Mạch Christian Mourier-Petersen. Ngày 1 tháng 5, họa sĩ ký hợp đồng thuê một căn hộ bốn buồng với giá 15 franc một tháng nằm bên phải của Nhà Vàng tại số 2 Quảng trường Lamartine. Tháng 6, Van Gogh đi thăm thị trấn ven biển Saintes-Maries-de- la-Mer. Tại đây ông nhận dạy vẽ cho một sĩ quan tên là Paul-Eugène Milliet, người sau đó cũng trở thành bạn của họa sĩ. Từ tháng 8 - 1888, ông bắt đầu sáng tác về các đề tài tĩnh vật như hoa hướng dương, hoa diên vĩ, .... Ngày 23 tháng 10 - 1888, Gauguin đến Arles theo lời mời của Van Gogh. Trong suốt tháng 11 hai họa sĩ làm việc cùng nhau, cũng trong tháng này Van Gogh đã sáng tác bức tranh nổi tiếng Cánh đồng nho đỏ. Tháng 12 cả hai họa sĩ đi thăm Montpellier và chiêm ngưỡng các tác phẩm của Courbet và Delacroix trong bảo tàng Museé Fabre. Tuy nhiên sau đó tình bạn của hai người trở nên xấu đi vì những xung đột, tranh cãi về những quan điểm nghệ thuật trái ngược. Vào ngày 23 tháng 12 năm 1888 khi Vincent đuổi theo Gauguin với một lưỡi dao cạo trong tay và sau đó lại tự cắt phần dưới tai trái của chính mình, gói nó vào một tờ báo, đưa cho cô gái điếm Rachel ở nhà thổ trong vùng và yêu cầu cô này giữ cẩn thận. Cuối cùng thì Gauguin vẫn rời Arles và không bao giờ gặp lại Van Gogh. Tháng 1 năm 1889, Van Gogh trở lại ngôi nhà vàng ở Arles nhưng liên tục phải đến bệnh viện vì gặp ảo giác, ông còn mắc chứng hoang tưởng khi nghĩ mình bị đầu độc. Ngày 8 tháng 5 năm 1889 Van Gogh phải nhập viện tại bệnh viện tâm thần Saint-Paul-de-Mausole nằm trong một tu viện cũ ở Saint Rémy de Provence không xa Arles. Tu viện nằm cách biệt với thị trấn và ở giữa những cánh đồng ngô, nho và ô liu. Trong thời gian chữa trị tại đây, phòng
  • 22. 21 khám và khu vườn của bệnh viện đã trở thành những đề tài chính của họa sĩ. Các tác phẩm của Van Gogh trong thời kỳ này có đặc trưng là các đường chạy xoáy ốc, tiêu biểu là bức tranh nổi tiếng đêm đầy sao, hoa diên vỹ, hoa hướng dương... Tháng 5 năm 1890, Van Gogh rời bệnh viện và đến trị liệu với bác sĩ Paul Gachet ở Auvers-sur-Oise, nằm gần Paris. Bác sĩ Gachet được Camille Pissarro giới thiệu cho anh em Van Gogh vì trước đó ông này đã từng chữa cho một số họa sĩ và bản thân cũng là một họa sĩ nghiệp dư.Sau đó Van Gogh đã vẽbức chân dung bác sĩ bằng màu dầu miêu tả Gachet trong một tư thế u sầu. Tác phẩm này sau này trở thành một tuyệt tác ghi lại ấn tượng phong cách đỉnh cao của Vicent Van Gogh giai đoạn này. Tình trạng bệnh lý của Van Gogh ngày càng trầm trọng, ngày 27 tháng 7 năm 1890, ở tuổi 37, người họa sĩ đã bước ra cánh đồng và tự bắn vào ngực bằng một khẩu súng lục. Không nhận ra rằng mình đã bị thương nặng, Vincent quay trở lại hoàn thành bức tranh Chân dung Adeline Ravoux. Vicent Van Gogh Được xem là danh họa kiệt xuất của thế kỷ 19, song Van Gogh có một cuộc đời ngắn ngủi và bi thảm. Ông chỉ bán được vẻn vẹn một bức tranh trong suốt đời. Ông được tôn vinh là người họa sĩ tiêu biểu nhất của trường phái Hậu Ấn tượng (Post Impressionnisme) mở đầu cho trường phái Dã thú (Fauvisme) và Biểu hiện (Expressionnisme). Van Gogh là người tiên phong cho nền hội họa hiện đại đầu thế kỷ XX. Qua các giai đoạn sáng tác, có thể thấy rõ những tác động gây nên các chuyển biến phong cách sáng tác của ông từ cổ điển, ấn tượng và hậu ấn tượng
  • 23. 22 Tiểu kết Nội dung chương 1 nghiên cứu và nêu nên khái niệm về “Sự chuyển biến phong cách tạo hình trong tranh”, “khái niệm về tranh tĩnh vật” và “Khái quát về cuộc đời của họa sĩ Vangogh. Qua những nét khái lược về cuộc đời và quá trình sáng tác của ông có thể thấy được những điều tâm điểm của từng tác phẩm tĩnh vật. Trong đó là sự thấu hiểu cũng như chia sẻ của ông với tầng lớp lao động nhân dân, tầng lớp tận cùng của xã hội tư bản. Với ông, hội họa chính là nơi ông bộc lộ tất cả những nội tâm sâu kín bên trong con người mình sau những thất bại, những dằn vặt trong quá khứ. Thể loại tranh tĩnh vật trong tranh Van Gogh là một chủ đề lớn xuyên suốt trong quá trình sáng tác của ông. Ở mỗi quá trình học tập và thực hành, tư duy và nhận thức của Vangogh ngày càng được phát triển được phản ánh rất rõ qua các tác phẩm tĩnh vật. Vì vậy, sự thay đổi các yếu tố tạo hình trong tranh tĩnh vật và cho thấy những biến chuyển trong phong cách tạo hình của ông qua mỗi thời kì. Từ đó cũng làm rõ những đặc điểm của phong cách tạo hình của ông thông qua các tác phẩm..
  • 24. 23 CHƯƠNG 2 TRANH TĨNH VẬT CỦA VAN GOGH : SỰ CHUYỂN BIẾN TỪ PHONG CÁCH HỘI HỌA CỔ ĐIỂN ĐẾN ẤN TƯỢNG VÀ HẬU ẤN TƯỢNG Trong một tác phẩm hội họa, phong cách tạo hình được quyết định bởi nhiều yếu tố tác động trong đời sống họa sĩ. Ở mỗi thời kì sáng tác, việc nhận thức phát triển định hình và khẳng định phong cách cá nhân là điều mỗi họa sĩ hướng tới. Điều đó một phần được thể hiện qua những yếu tố tạo hình bao gồm hình mảng, đường nét, ánh sáng, không gian, chất cảm và màu sắc là những yếu tố không thể thiếu làm sáng rõ chủ đề và thành công cho một bức tranh. Bên cạnh đó, ở mỗi tác giả đều có những biểu hiện và duy mỹ nghệ thuật khác nhau tạo nên phong cách nghệ thuật cho riêng mình. Để hiểu rõ hơn về những chuyển biến phong cách tạo hình trong tranh tĩnh vật Van Gogh, chương 2 sẽ tập trung nghiên cứu về những chuyển biến phong cách và các biểu hiện qua yếu tố tạo hình trong các tác phẩm tĩnh vật của ông qua các thời kì sáng tác. 2.1 Phong cách cổ điển giai đoạn từ 1880 đến 1885 Sau khi xoay vần với nghề môi giới tranh, dạy học và giảng đạo, Vicent Van Gogh đến với hội họa vào năm 1880, khi ông 27 tuổi. Năm đầu vẽ tranh ở quê nhà, ông đến Bruxelles theo học họa sĩ Hà Lan nổi tiếng Họa sĩ Willem Roelofs (1822 – 1897) - là một trong những họa sĩ cổ điển của nghệ thuật Hà Lan. Nổi tiếng với các tác phẩm tranh phong cảnh về biển Hà Lan. Willem Roelofs là người đã thuyết phục Van Gogh theo học tại trường Mỹ thuật hoàng gia. Trong thời gian theo học tại trường mỹ thuật, Van Gogh đã được học nghiên cứu giải phẫu, quy tắc dựng hình, phối cảnh và những quan điểm về nghệ thuật cổ điển.
  • 25. 24 Sau đó, ông đi học và tự thực hành một thời gian ngắn năm 1883 ở Hagne và Nuenen, tại nơi này, Van Gogh bắt đầu vẽ một vài nhóm tĩnh vật vào năm 1885. Trong thời gian hai năm nghỉ của mình ở Nuenen, ông hoàn thành một số lượng lớn các tác phẩm gồm bản vẽ và màu nước, và gần 200 bức tranh sơn dầu. Con đường nghệ thuật cổ điển đã dẫn dắt ông đến với lối tạo hình hàn lâm vững chắc. Bảng màu của ông giai đoạn này chủ yếu sử dụng các tông màu nâu - vàng đất ảm đạm quen thuộc của lối vẽ cổ điển. Không gian trong tranh tuân theo luật phối cảnh xa gần, và việc nghiên cứu thể hiện nguồn ánh sáng chiếu vào tĩnh vật theo luật sáng tối để làm nổi rõ hiện vật trên nền không gian u tối bằng thứ ánh sáng trắng, vàng mở ảo. Hình khối trong tranh được vờn sáng để tạo nên các sắc độ chuyển. Bề mặt tranh thường được miết trơn láng, mịn màng. Giai đoạn đầu, khi chịu ảnh hưởng rất mạnh của các bậc thầy cổ điển và các họa sĩ hiện thực Hà Lan đã khiến phong cách cổ điển của Van Gogh chỉ dùng một tông màu, một kiểu cách cổ điển đã cũ so với hội họa Ấn tượng đương thời. Trong loạt chuỗi các tranh tĩnh vật về thiên nhiên, chai lọ, rau củ vào năm 1884 của ông, có thể thấy những bước đi đầu tiên trong phong cách tạo hình cổ điển Van Gogh, ở đó các tĩnh vật được đặt giữa không gian nền tối đen đặc, ánh sáng thường hắt về một phía tạo nên sự trầm lắng đến u tịch của màu ánh sáng vàng được đặc tả trên nền tối. Các mẫu tĩnh vật hàng ngày được thể hiện trong tranh với những màu sắc ảm đạm, u tối, tĩnh lặng. Trong seri tĩnh vật “Những chiếc lọ”sáng tác năm 1884, lấy chủ đề chính là những chiếc lọ ở hình dạng, mẫu mã khác nhau được đặt bên cạnh nhau. Với các mẫu vật này, Van Gogh đã nghiên cứu và vẽ đi vẽ lại nhiều lần với nhiều bố cục, sắp xếp mẫu vật khác nhau ở nhiều góc nhìn. Ánh sáng trong tranh hầu như chỉ được le lói đủ để nhận thấy hình dạng và vị trí của những mẫu vật tĩnh lặng. Lúc này, với ông, việc khám phá màu nâu trầm trong tranh tĩnh vật là một nguồn cảm hứng sáng tạo, dù thời gian đó, việc sử
  • 26. 25 dụng những tông màu ảm đạm là quá lỗi thời so với kiểu cách của trường phái Ấn tượng. Trong bức thư của mình gửi em trai Theo cho thấy thái độ của ông về những sự khuyến khích sử dụng tông sáng màu của Theo, Van Gogh cho rằng “Anh viết cho em một bức thư dài - mặc dù có lẽ em không thể tin những gì anh nói về màu sắc, và mặc dù em có thể thấy anh bi quan khi anh nói rằng nhiều thứ được gọi là màu xám tinh tế là màu xám rất xấu xí, mặc dù em có thể thấy tôi bi quan hoặc tồi tệ hơn khi anh cũng không chấp nhận đánh bóng mịn khuôn mặt, đôi tay và mắt, bởi vì các bậc thầy vĩ đại đều làm việc theo một cách khác. Có lẽ bởi và bằng cách nghiên cứu của riêng anh về nghệ thuật, anh mong em sẽ hiểu và thay đổi.” Việc nghiên cứu ban đầu của Van Gogh về những tĩnh vật sử dụng không gian và ánh sáng bằng việc sử dụng tông màu nâu của nghệ thuật cổ điển đã cho thấy thế giới quan ẩn chứa, những mối quan tâm đầu tiên của ông là những vật dụng thường ngày, quen thuộc, gần gũi trong cuộc sống cá nhân của Van Gogh. Trong tác phẩm “ Những chiếc chai gốm, bình và chiếc cốc trắng” sáng tác năm 1884, hiện thuộc bảo tàng Bảo tàng Kröller-Müller, Otterlo, Hà Lan. Là một ví dụ khác trong việc thực hành phong cách cổ điển trong tranh tĩnh vật của Van Gogh giai đoạn đầu. Ở đây, các mẫu vật được xếp theo bố cục hình tam giác vững chãi. Những bình và chai được xếp dọc cạnh nhau theo một hàng, một chiếc bình được đặt nằm cạnh chiếc cốc trắng. Có thể thấy được sự nghiên cứu kĩ càng của Van Gogh trong việc thể hiện các chất liệu của mẫu vật như độ bóng, trong suốt của chai thủy tinh, độ trơn lì của bề mặt những chiếc lọ sứ, và chiếc chén. Đặc biệt là việc Van Gogh diễn tả tinh tế chất trên những đồ vật tuy cùng chất liệu nhưng vị trí, đặt khác nhau, độ chiếu ánh sáng khác nhau cũng làm biến đổi bề mặt chất liệu. Không gian, ánh sáng chi phối lên sự vật trong tranh được tuân theo luật xa
  • 27. 26 gần. Việc sử dụng những nét cọ vờn tạo nên chất cảm trên bề mặt tranh. Chỉ với tông màu nâu và vàng, Van Gogh đã diễn tả ra những biến đổi của bề mặt chất liệu. Một số các tác phẩm tương tự sáng tác năm 1884 như “Chậu cây và bụi đất”, “Đồ gốm và chai”, “Năm cái chai”, “Chậu chai và chai”đã cho thấy việc nghiên cứu tạo chất trên các vật dụng của ông ở nhiều chiều hướng và mức độ khác nhau. Điều này đã đánh dấu một nét tiêu biểu trong phong cách cổ điển giai đoạn đầu sáng tác của ông và làm nền tảng cho việc khám phá những thẩm mỹ hội họa vào giai đoạn sau này. Vào tháng 11 năm 1884, Van Gogh dạy vẽ cho một nhóm người ở gần Eindhoven – một thành phố phía Nam nước Hà Lan. Ông đã thử nghiệm sử dụng các màu tương phản để tăng cường, đẩy cao tác động thị giác trong tranh của mình. Trong đó, Van Gogh kết hợp thêm màu xanh lá cây với màu đỏ vào màu tông vàng nâu ban đầu để tạo nên hiệu quả mới trong tác phẩm: “Tĩnh vật hai bao tải và một cái chai”, “Hai cái lọ và trái bí ngô”… Tuy vậy, màu xanh lá cây và đỏ trong tranh Van Gogh lúc này vẫn bị ảnh hưởng một phần nào đó bởi màu vàng nâu, tạo nên mới chỉ tạo hiệu quả hài hòa, nổi rõ hình thể sự vật trong bức tranh nhiều hơn là việc tác động mạnh đến thị giác, nhưng việc thay đổi màu sắc trong bảng màu dù là ít ỏi của ông đã cho thấy những suy nghĩ về hội họa của ông ở thời điểm đó. Đặc biệt tác phẩm “Bút vẽ và những cái lọ”-1884, là tác phẩm cho thấy hiệu quả tương phản nhất trong thử nghiệm của ông. Bức tranh vẫn tiếp tục vẽ theo lối bố cục tam giác cổ điển thường nhật, một chiếc chậu màu đỏ nâu cắm đầy những bút vẽ, bên cạnh là chiếc cốc sứ trước kia từ màu trắng đã được thay đổi thành màu xanh lá cây. Điều này đã cho thấy sự tương phản giữa hai màu sắc bổ túc trong tranh. Không gian ở đây được đặc tả theo xa gần trước sau. Tuy Van Gogh vẫn sử dụng tông màu vàng nâu ảm đạm, những việc đặt hai màu nâu đỏ của chiếc chậu bút và chiếc cốc xanh cây đã cho thấy hiệu quả gây nên nổi
  • 28. 27 bật sự vật trong không gian một cách nhất định. Các nét cọ to vờn được sử dụng để tạo nên khối và miêu tả ánh sáng phản chiếu lên vật thể. Một tác phẩm khác năm 1885,“ Gừng và hành tây”- thuộc phòng trưng bày Haminton, Otario, đã cho thấy thử nghiệm của ông với màu xanh cobat và màu vàng nâu đã làm nên một hiệu quả vừa hài hòa vừa hút mắt. Trong tranh một củ hành tây và củ gừng được đặt trước chiếc lọ xanh coban theo bố cục hình tam giác. Ánh sáng được hắt từ phía bên phải tạo nên hiệu quả chất của lớp vỏ hành tây mỏng, lớp gừng cứng và chất gốm. Ở đó, Van Gogh đã cho thấy thử nghiệm mở rộng bảng màu bổ túc trong việc sử dụng màu bổ túc bởi chiếc bình gốm xanh cobat nổi bật trong gam vàng nâu. Từ đó làm tương phản các mẫu vật, tạo nên hiệu quả thị giác mới tuy không cao cho lắm. Nhưng điều này đã cho thấy sự biến chuyển trong việc sử dụng và khám phá ra gam màu bổ túc nhen nhóm trong tranh Van Gogh giai đoạn này. Vào tháng 11, 1885 ông đã chuyển đến Antwerp, và thuê một phòng trên cửa hàng phân phối sơn dầu. Ông sống trong cảnh đói nghèo và ăn uống kém, và lấy tiền của em trai Theo gửi về để mua các vật liệu sơn dầu và đồ họa phẩm. Ở đây, ông đã tự mình nghiên cứu về lý thuyết màu sắc và dành thời gian trong các viện bảo tàng, đặc biệt là nghiên cứu về tác phẩm của họa sĩ Barocque Peter Paul Rubens và dần mở rộng bảng màu của ông nhiều thêm nữa như màu đỏ son, xanh coban, xanh ngọc lục bảo. Bên cạnh đó, Van Gogh đã mua rất nhiều các bản tranh khắc gỗ Nhật Bản, ông chép lại chúng và sau đó nghiên cứu kết hợp các yếu tố của phong cách của họ vào nền của một số bức tranh của ông. Trong tác phẩm “Hai chiếc lọ và hai quả bí ngô”sáng tác năm 1885, cũng cho thấy việc khám phá và thử nghiệm đưa màu xanh lá cây vào trong tranh và việc manh mún sử dụng những đường nét của tranh khắc gỗ vào trong tranh. Hình ảnh hai chiếc lọ, hai quả bí ngô được đặt cạnh nhau theo
  • 29. 28 bố cục hình vuông cổ điển. Hai chiếc lọ được mô tả với độ bóng, trơn mướt của bề mặt men sứ đối lập với hai trái bí ngô là vẻ ngoài sần sùi được đặt giữa không gian đen đặc, tối. Ánh sáng xanh vàng được phản chiếu trên các vật thể theo một hướng từ trái sang tạo nên chất cảm cho vật. Màu vàng, vàng nâu của trái bí ngô, bề mặt gồ ghề đối lập tương phản với hai chiếc lọ trơn bóng nổi bật giữa không gian tối. Trong đó, có thể thấy Van Gogh đã để lại đường nét vạnh của nét cọ để mô tả sự mềm mại của lớp vải, và khối quả sử dụng việc vờn ánh sáng kết hợp với các nét để tách chuyển sắc độ mà không vờn khối hoàn toàn theo lối cổ điển trước đó. Giai đoạn này có thể thấy trong các tác phẩm tĩnh vật của Van Gogh, việc để lại nét cọ và sử dụng những đường nét ngắn trong tranh khắc gỗ, để mô tả vật và không gian được ông sử dụng tác phẩm của mình đã tạo nên bước đi xa dần với hội họa cổ điển. Một tác phẩm khác cho thấy việc thể hiện sự đối lập giữa hình thức và nội tình bên trong cũng là một nét đặc biệt trong giai đoạn mới sơ khởi hội họa của Van Gogh. Trong “Cuốn Kinh Thánh”sáng tác năm 1885. Tác phẩm được vẽ sau cái chết bất ngờ của cha Van Gogh. Người ta cho rằng cuốn Kinh Thánh tượng trưng cho niềm tin của cha ông, còn Van Gogh cảm thấy chúng quá bình thường và ông đã làm nên một cái nhìn nghiêm khắc về cuộc sống qua tác phẩm này. Trong cuốn kinh thánh, mở ra trang Isaial 53 là đoạn văn được vẽ, trang này tiên báo sự xuất hiện của đấng Messia sẽ không được công nhận. Bên cạnh là cuốn tiểu thuyết “La Joie de Vivre” của Emile Zola được lấy làm đại diện cho chính mình, Van Gogh coi cuốn sách của Emile Zola như “Kinh thánh cho cuộc sống hiện đại” và đặt nó bên cạnh cuốn Kinh thánh của cha mình trong bức tranh. Ngọn nến bị đốt cháy và tắt lửa tượng trưng cho cái chết của cha Van Gogh hoặc có thể đại diện cho sự chán nản của Vincent với đức tin truyền thống. Từ đó có thể thấy sự phản kháng, đối lập về duy niệm của ông trong đó.
  • 30. 29 Tuy nhiên trong tác phẩm này, Van Gogh đã xử lý không gian và bề mặt tranh bằng những đường nét gạch ngắn, mới mật độ dầy cho thấy sự nhận thức mới về thế giới quan của Van Gogh, trong việc kết hợp sử dụng yếu tố nét của khắc gỗ Nhật Bản vào tranh. Trong tác phẩm, việc sử dụng những đường nét ngắn để tạo nên những nếp gấp của việc khăn trải bàn, lớp bề mặt vải, những câu chữ kinh thánh không còn được ông tả thực láng mịn vẽ theo chất liệu cổ điển vốn có nữa mà tạo nên bề mặt thô, khắc in hằn làm nên một tinh thần mới cho tác phẩm. Điều này cũng cho thấy, những khám phá mới của ông về việc diễn tả cái động trong tranh tĩnh vật. Hay trong“Cốc bia”sáng tác năm 1885 thuộc bảo tàng Amsterdam, tác phẩm này đã cho thấy thêm một hiệu quả mới thể hiện cái hồn, sự rung động của Van Gogh trước các tĩnh vật bằng việc thể hiện bằng việc để lại các nét cọ ngắn, xước trên mặt tranh. Chỉ với tông màu nâu vàng ảm đạm ba cốc bia được đặt giữa không gian với ba cách sắp xếp khác nhau. Trong đó hai chiếc được đặt đứng thì một chiếc cốc bị đóng nắp, một chiếc lại mở tung ra phía dưới một chiếc được nằm ngả hẳn ra. Điều này thể hiện sự chú ý biểu hiện, tiết tấu, động thái theo cấp độ khác theo chiều hướng xoay vần, trong cùng một mẫu vật tạo nên một ý nghĩa ngầm ẩn bên trong đó. Dường như ẩn chứa trong đó là hình ảnh của một con người ở những trạng thái khác nhau có thể chính là họa sĩ chính mình khi say. Các đường nét trong các mẫu vật cũng cho thấy những chiều hướng cong di chuyển từ chiếc cốc này đến chiếc cốc kia, cuối cùng dừng lại ở chiếc cốc nằm hẳn xuống tạo hướng tâm vào sâu bên trong chiếc cốc nằm bật nắp. Như muốn cho thấy những nội tâm sâu thẳm bên trong, không thấy được của tác giả. Điều này đã đánh dấu một bước định hình mới trong phong cách sáng tác của Van Gogh sau này. Ở đó, những tĩnh vật không còn nguyên vẹn với chủ nghĩa cổ điển ban đầu nữa mà ở chính các yếu tố đường nét, bảng bổ túc ông mới khám phá nhằm thể hiện động thái in hằn, chất chứa
  • 31. 30 nội tâm của chính Van Gogh vào bên trong tĩnh vật. Qua việc vẽ hàng loạt các tác phẩm trong một thời gian ngắn đã cho thấy sự nghiêm túc và say mê. Lối vẽ màu sắc và bố cục, ánh sáng, không gian, đường nét các bậc thầy cổ điển trong thời gian đầu tạo nên các tác phẩm tĩnh vật ảm đạm mang vẻ đẹp hài hòa, trầm lắng. Bộc lộ nội tâm u ám, lê thê của Van Gogh sau những thất bại trong cuộc sống. Càng về sau, khi ông tìm tòi và thử nghiệm phối màu các cặp bổ túc vào tông vàng nâu trong các tác phẩm, và học tập tranh khắc gỗ Nhật Bản tạo nên những biến đổi về đường nét đã làm nên hiệu quả mới cho tác phẩm. Tuy vậy, Van Gogh vẫn chưa thực sự bứt phá ra khỏi việc ảnh hưởng bởi lối kể tả tĩnh vật giữa không gian đen đặc, ánh sáng nhảy nhót trên nền các mẫu vật của nghệ thuật cổ điển, hiệu quả màu sắc bổ túc trong tranh tuy tương phản nhưng những cặp bổ túc thường pha lẫn màu nâu đen, vàng tạo nên cảm giác ảm đạm, hòa vào không gian, đường nét ngắn mảnh mới chỉ manh mún chưa định hình được phong cách riêng. 2.2 Phong cách ấn tượng giai đoạn từ 1886 đến 1887 Van Gogh chuyển đến Montmartre Paris vào tháng 3 năm 1886, và bắt đầu theo học tại studio của Fernand Cormon. Ở Paris, Vincent Van Gogh vẽ chân dung của bạn bè và người quen và tĩnh vật về cuộc sống ở Montmartre. Van Gogh đã học những cách vẽ cổ điển của của Fernand Cormon. Fernand Cormon là họa sĩ vẽ tranh lịch sử khổ lớn người Pháp và thường sử dụng tông màu đất xám. Ở đây Van Gogh tiếp tục sáng tác tĩnh vật của mình theo tông màu nâu và phát triển sự kết hợp đường nét trong tranh khắc gỗ vào trong tranh, những mẫu vật được ông lấy từ những thứ gần gũi quen thuộc nơi ông sống, qua đó thể hiện những cảm thông của ông với những con người nghèo khổ trong xã hội tư sản. Đặc biệt là tác phẩm “Ba đôi giày” vẽ năm 1886, nằm trong chuỗi seri những tác phẩm về những chiếc giày mà ông mua ở chợ trời, nhặt được từ bãi rác hay của chính mình.
  • 32. 31 Đôi giày không còn là đồ vật gắn với hoạt động của con người thường ngày, qua bút pháp của Vicent Vangogh – ông làm cho “những đôi giày cũ” trở thành hình tượng đại diện chính những con người sử dụng nó . Trong tranh, những đôi giày được miêu tả theo góc nghiêng nhìn thẳng, những chiếc giày được xếp cạnh nhau và được đặt chông chênh trong không gian nền nâu thẫm. Những nếp gấp bám bùn, nhàu nát chứng tỏ cho việc được sử dụng rất nhiều lần với công việc đồng ruộng, nặng nhọc. Những chiếc giày được đặc tả với nhiều trạng thái khác nhau, có chiếc bị thít dây chặt, chiếc cổ giày dựng đứng, ngược lại có chiếc thì úp ngược dựa vào một chiếc giày khác dây được nới lỏng và bẻ gập mở rộng phần cổ như thể sẵn sàng cho việc được sử dụng thêm lần nữa tạo nên cảm giác vừa xung đột vừa bổ sung giữa các thái cực trong cùng các chiếc giày. Phần ánh sáng phía sau những đôi giày đối lập với phần màu nâu đen tối nhất phải chăng biểu thị sự lạc quan về cuộc sống của những người nông dân sau những ngày lao động vất vả. Nhà mỹ học người Đức nổi tiếng Martin Heideger từng nhận xét về tác phẩm này:”… Đôi giày tràn ngập sự xao xuyến ko thở than, niềm tin của người nông dân vào thực phẩm vào cuộc sống” Lớp nền của tác phẩm này được ông dùng nhiều vết quệt bút ngắn tạo ra những đường nét không gian chạy khắp nền. Sự chuyển động của các hình khối của dòng chảy các nét bút, các nét cọ ngắn chất chồng lên nhau tạo không gian sống động đa chiều. Ánh sáng luôn hướng về phía không gian đằng sau chiếc giày, cuốn người xem theo nỗi trăn trở vào nền đen sâu thẳm. Đây là bước tiến mạnh mẽ khi ông sử dụng nét gạch ngắn ứng dụng từ đường nét khắc gỗ trong tranh ngày càng rõ rệt. Có thể thấy với việc miêu tả đôi giày đầy sự mệt mỏi, nặng nề qua bức tranh tĩnh vật bằng những nét bút đứt, vạch in hằn trên toan đem lại cho người xem cái nhìn mới. Một câu chuyện ông kể về tầng lớp nông dân không lời. Nếu trước đây ở những tác phẩm “Những người ăn khoai” (1885) hay
  • 33. 32 “Những cánh đồng lúa mì” (1885) người nông dân được miêu tả qua cảnh sinh hoạt thì ở đôi giày lại chính là vật dụng mang theo thường ngày họ sử dụng để lao động gợi nên sự mòn mòi trông chờ, nỗi tuyệt vọng cùng cực của người nông dân Paris lúc bấy giờ về xã hội đầy biến cố.. Qua tình thái của đường nét tranh khắc gỗ kết hợp với tông màu nâu đất yêu thích của Van Gogh ở các tác phẩm, ông đã cho thấy sự thành công mới trong việc thể hiện một hình tượng của riêng mình bằng phong cách lập trường ông đã theo đuổi. Tại xưởng vẽ của Fernand Cormon, Vangogh được gặp gỡ: Émile Bernard, Louis Anquetin, Henri de Touse – Lautree (1864 – 1901) , John Peter Pussell.. là những họa sĩ thuộc trường phái ấn tượng. Bên cạnh đó, ông thường lui tới phòng triển lãm các tác phẩm của Paul Cézanne để nghiên cứu, từ đây Vangogh được học hỏi và chiêm ngưỡng cách làm việc và các tác phẩm của họa sĩ Ấn tượng. Và thực sự ảnh hưởng màu sắc bổ túc tươi sáng của các họa sĩ Ấn tượng vào tác phẩm của mình. Thời kì này, phong cách hội họa của Vicent Van Gogh nhấn mạnh yếu tố màu sắc tương phản - bao gồm cả màu xanh và màu da cam và việc thể hiện các mảng khối bằng các đường nét ngắn, thô ngày càng rõ ràng trong các tác phẩm tĩnh vật. Đã có một sự thay đổi dần dần từ tâm trạng u sầu của tác phẩm của ông ở Hà Lan đến một cách tiếp cận sâu sắc hơn và biểu cảm hơn khi ông bắt đầu khám phá màu sắc tươi sáng hơn vào các tác phẩm của mình. Ông đã vẽ rất nhiều bức tranh tĩnh vật và thử nghiệm màu sắc, ánh sáng và kỹ thuật mà ông đã học được từ nhiều nghệ sĩ Ấn tượng và Tân Ấn tượng. Trong thư tín của Van Gogh với Theo, ông cho rằng:“Thể hiện tình yêu của đôi tình nhân bằng sự hòa hợp của hai yếu tố bổ sung, bằng sự hỗn hợp và đối nghịch của chúng, bằng sự rung động bí ẩn của những sắc độ gần nhau. Thể hiện tư tưởng rạng rỡ của một sắc độ sáng trên nền sẫm.. đó không
  • 34. 33 phải là bề ngoài lừa bịp có tính hiện thực, nhưng đó không phải một điều có thật hay sao?” [ 2] Tác phẩm tĩnh vật “Táo, thịt và ổ bánh mì” – 1886 thuộc bảo tàng Rijksmuseum Kröller-Müller, Otterlo đã cho thấy bước đột phá qua việc ứng dụng bảng màu bổ túc giữa vàng cam, nâu và xanh lá cây của hội họa Ấn tượng kết hợp với chiều hướng nét bút ngắn, dầy trên toan vào tranh của Van Gogh. Trong không gian nền đen đặc, nổi bật lên hình ảnh những thực phẩm được đặt trên bàn được sắp xếp không theo trật tự, bố cục nhất định của hàn lâm cổ điển nữa. Ánh sáng cổ điển vẫn được sử dụng chiếu hắt từ phía trên chếch xuống tạo nên những bóng đổ ngắn. Màu sắc giữa xanh lá của cây cần tây được đặt giữa miếng thịt, chiếc bánh mì và rổ táo tạo nên tương phản làm nổi bật các tĩnh vật. Chỉ bằng những đường nét cọ ngắn, dầy thô, Van Gogh đã diễn tả được những tính chất sự héo úa của cây hành tây, bề mặt khô cứng của chiếc bánh mì, các chuyển sắc của thớ thịt theo ánh sáng theo cách của riêng mình. Ở đó, các tĩnh vật như đang được chuyển động từ chính sâu bên trong. Tuy đã cải thiện được bảng màu và thể hiện kĩ thuật sơn dầu theo hướng mới, những tông màu chủ đạo vẫn mang hơi hướng nặng nề, trầm sắc so với hội họa Ấn tượng, vì vậy Van Gogh vẫn không được giới hội họa bấy giờ đánh giá cao. Trong một thư tín, Van Gogh từng nói: “Đôi khi vì nhầm lẫn mà người ta tìm ra lối đi. Nào, hãy trả thù việc đó bằng cách vẽ khu vườn của bạn y như bạn thấy hay cái gì bạn thích. Trong bất cứ trường hợp nào, tìm kiếm cái đặc biệt cái thanh tao trong cái hình diện cũng là điều tốt, và các khảo họa của bạn tượng trưng sự cố gắng, tức là cái gì, khác hơn thời gian uổng phí. Biết cách chia một bức tranh như vậy thành những bình diện chằng chịt, tìm ra các đường, các hình thể tương phản, đó là kĩ thuật, là mánh khóe nếu bạn muốn, nhưng tóm lại đó là dấu hiệu(chứng tỏ rằng) bạn đi sâu vào nghề nghiệp và như vậy là điều tốt. Dù hội họa đáng ghét Tải bản FULL (67 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 35. 34 và làm bận lòng thế nào đi nữa ở thời đại của chúng ta, người nào đã chọn nghề này cũng là người biết nghĩa vụ, vững vàng và trung thành, nếu anh ta cũng cứ hành nghề một cách nhiệt thành. Đôi khi xã hội làm cho cuộc sống chúng ta thật cực lòng, và cũng vì thế mà chúng ta bất lực và công việc của chúng ta không hoàn hảo.”[ 2;tr 280]. Điều này thể hiện sự phản kháng của chính Van Gogh đối với những quan điểm hội họa đương thời, ông cho rằng, nghệ thuật chính là ở chỗ ông cảm nhận được bằng cái ông thấy, và thể hiện nó theo cách của riêng mình mà không cần theo quy tắc nhất định. Với ông, việc chinh phục trong việc thử nghiệm vẽ các mẫu tĩnh vật bằng nhiều cách chính là thử thách của riêng mình. Vào năm 1887, Ông đến Asnieres gặp Paul Signac (1863 – 1935) thuộc trường phái Tân ấn tượng Pháp, phát triển nghệ thuật chấm màu - phương pháp không pha màu trực tiếp mà đem các nét điểm màu đặt cạnh nhau tạo nên hiệu quả tổng hợp màu. Cũng trong thời gian này, ông đã hiểu ra nhiều vấn đề trong bảng màu của mình và sáng tác một số bức tĩnh vật ở đây cùng với họa sĩ Emile Bernard. Tiêu biểu là tác phẩm “Hoa hướng dương và lọ”- 1887 được ông sáng tác trong thời gian này đã cho thấy một thử nghiệm của ông về nghệ thuật chấm màu của Paul Signac. Trong tranh Van Gogh vẫn sử dụng bảng màu bổ túc giữa vàng, xanh cô ban và xanh lục tạo. Nét vẽ của bút lau sậy gây hiệu quả tinh tế với những nét cọ vạch ngắn biểu hiện bút pháp mạnh mẽ gây ấn tượng mạnh cho tác phẩm. Khoảng không gian nền trống dường như chẳng có động thái gì đáng nói, nhưng vì dùng đường nét ngắn thô từ bút lau sậy tạo thành sắc điệu tối làm tăng thêm sức sống mãnh liệt cho tác phẩm.Việc sử dụng những đường nét khắc vạch được ông tận dụng triệt để tạo nên chiều hướng không gian hút sâu vào lọ hoa hướng dương. Phía sau nền, Van Gogh sử dụng những điểm chấm vàng nổi để tạo nên không gian phía sau thoát hẳn lối kể tả tĩnh vật trên không gian trầm tối, Tải bản FULL (67 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 36. 35 đen u ám của thời kì cổ điển trước đó. Điều này đã đặt nền móng mới cho việc định hình phong cách đỉnh cao của ông sau này. Từ đây đã cho thấy những biến đổi về thế giới quan của Van Gogh đối với nghệ thuật, trong một thư tín khác Van Gogh gửi cho người bạn Paul Signac: “ Hãy nói với Seurat rằng tôi sẽ thất vọng nếu hình vẽ của tôi đẹp, nói với anh ta rằng tôi không muốn chúng đúng theo kiểu kinh viện, rằng tôi muốn nói là nếu người ta chụp hình của một người xới đất, chắc chắn anh ta không xới đất. Nói với anh ra rằng tôi thấy hình vẽ của Michel Ange là tuyệt vời, dầu rằng cẳng chân nhất định là quá dàu, hông và đùi quá lớn. Nói với anh ta rằng, theo tôi thấy, về điểm đó, Millet và Lhermite là những họa sĩ đích thực, bởi vì họ không vẽ sự vật y như chúng có mặt, theo một sự phân tích tỉ mỉ và khô khan, mà theo như họ cảm thấy. Nói với anh ta rằng, ý định của tôi là học cách tạp ra những cái không chính xác như vậy, những cái bất thường như vậy, những cái tu chỉnh và thay đổi thực tế như vậy, để từ đó thoát ra những điều dối tra, nếu người ta muốn gọi như vậy, nhưng thật hơn là thực tế. Màu tự nó biểu lộ một cái gì đó, ta không thể làm ngơ và phải lợi dụng điều đó; cái gì đẹp, thật sự đẹp, thì cũng thật” [2; tr283]. Điều này đã khẳng định những quan điểm nghê thuật của Van Gogh đã gần hơn với nghệ thuật Ấn tượng. Ông bác bỏ, sự mô tả thực tế theo đúng lối kinh viện khô cứng. Từ đây đã cho thấy phong cách Ấn tượng của ông trong giai đoạn này với việc sử dụng tông màu bổ túc đỏ cam, xanh cô ban và xanh lục ngọc kết hợp tạo nên tương phản chói gắt, cho thấy nội tâm dữ dội bên trong họa sĩ. Bên cạnh đó, qua học hỏi từ tranh khắc gỗ Nhật Bản, Van Gogh đã sáng tạo những nét bút khắc vạch, ngắn dầy có hướng mang sức mạnh ẩn chứa nội lực của riêng mình tạo nên phong cách riêng biệt trong tranh Van Gogh.
  • 37. 36 2.3 Phong cách hậu ấn tượng giai đoạn từ 1888 đến 1890 Tháng 2 năm 1888, không ưa cuộc sống hối hả ở Paris, ông rời đến thị trấn nhỏ Arles, ở Provence. Ngược lại với các tác phẩm đa dạng và thử nghiệm của Paris năm, bức tranh Van Gogh tạo ra ở Arles thể hiện tính nhất quán phong cách rõ ràng hơn. Van Gogh cho thấy việc đổi mới trong cách làm việc nghệ thuật với thiên nhiên, ông thường xuyên vẽ ngoài trời, ghi lại cảnh quan nở hoa ánh sáng đầy nắng mùa xuân ở Provence. Một loạt các sắc màu vàng và độ sáng và mật độ màu sắc trong suốt bức tranh gợi lên ánh mặt trời rực lửa của mùa hè trên vùng đất màu mỡ kết hợp với những đường nét khắc vạch cuộn xoáy đã làm nên phong cách đỉnh cao của ông. Điều này đã cho thấy những nỗ lực của Van Gogh trong nghiên cứu và chinh phục hình khối vạn vật trong thiên nhiên bằng hội họa. Từ đây ông đã khẳng định phong cách cá nhân của mình trong các họa sĩ ấn tượng, tìm ra con đường thể hiện thiên nhiên, ánh sáng cảnh vật bằng đường nét khắc gỗ cuộn trào, kết hợp với sử lý màu bổ túc. Với ông “ Lúc đầu, thiên nhiên luôn luôn chóng lại người vẽ, nhưng người nào thật sự coi trọng công việc sẽ không để mình lạc hướng, bởi vì, ngược lại, sự đối kháng đó là một chất kích thích để chiến thắng vinh quang hơn, và thật ra thiên nhiên và họa sĩ chân thành đồng ý với nhau. Nhưng thiên nhiên quả là “không thể xâm phạm” được tuy rằng ta phải tấn công một cách kiên quyết. Sau một thời gian, cuối cùng thiên nhiên sẽ nhượng bộ và trở lên ngoan ngoãn. Không phải là tôi thấy mình đã đạt tới chuyện đó tôi ít tin tưởng chuyện đó hơn ai hết, nhưng chuyện đó đã bắt đầu chuyển động” [2] Giai đoạn này, bên cạnh việc sử dụng những đường nét, màu sắc trong tranh tĩnh vật, thì đề tài tĩnh vật méo mó không theo quy tắc của Van Gogh cũng cho thấy những giá trị nghệ thuật biểu hiện cảm xúc nội lực 4852320