SlideShare a Scribd company logo
1 of 106
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM
NÔNG THỊ THU TRANG
VẤN ĐỀ ĐỒNG TÍNH
TRONG HỘI HỌA VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
WEBSITE: LUANVANTRUST.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
LUẬN VĂN THẠC SỸ MỸ THUẬT
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM
NÔNG THỊ THU TRANG
VẤN ĐỀ ĐỒNG TÍNH
TRONG HỘI HỌA VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
LUẬN VĂN THẠC SỸ MỸ THUẬT
Chuyên ngành: Mỹ thuật Tạo hình (Hội họa)
Mã số: 60 21 01 02
Khóa: 18 (2015 - 2017)
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Lê Văn Sửu
Hà Nội - 2017
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
ĐH
HCM
ICS
ISEE
LGBT
Nxb
PGS
ThS
TP
TS
VHNT
VHTT
Đại học
Hồ Chí Minh
Nhóm đại diện cho một số diễn đàn của người đồng tính
Viện Nghiên cứu kinh tế xã hội Việt Nam
Cộng đồng người đồng tính
Nhà xuất bản
Phó giáo sư
Thạc sĩ
Thành phố
Tiến sĩ
Văn hoá nghệ thuật
Văn hoá thông tin
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Bảng chữ cái viết tắt
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
NỘI DUNG………………………………………………………………….10
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ..........................10
1.1. Khái niệm một số thuật ngữ được sử dụng trong đề tài...........................10
1.2. Khái quát về hội họa Việt Nam hiện đại..................................................14
1.3. Khái quát về đề tài đồng tính trong mỹ thuật Việt Nam hiện đại............21
Tiểu kết chương 1............................................................................................34
Chương 2: NGHIÊN CỨU NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA VẤN ĐỀ ĐỒNG
TÍNH TRONG HỘI HỌA VIỆT NAM HIỆN ĐẠI .......................................36
2.1. Biểu hiện vấn đề đồng tính trong nội dung tác phẩm ..............................36
2.2. Biểu hiện vấn đề đồng tính trong hình thức nghệ thuật...........................43
Tiểu kết chương 2............................................................................................59
Chương 3: BÀI HỌC RÚT RA TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI..............60
3.1. Những thành công của việc biểu đạt vấn đề đồng tính trong hội họa Việt Nam
hiện đại ............................................................................................................60
3.2. Những hạn chế của việc biểu đạt về vấn đề đồng tính trong hội họa
Việt Nam hiện đại ...........................................................................................62
3.3. Bài học rút ra từ việc biểu đạt vấn đề nội tâm, giới tính trong sáng tác
hội họa.............................................................................................................65
Tiểu kết chương 3............................................................................................70
KẾT LUẬN.....................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................73
PHỤ LỤC................................................................................................................................................ 76
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đồng tính vốn là một đề tài nhạy cảm được khai thác trong nhiều lĩnh
vực nghệ thuật như: Văn học, kịch, điện ảnh, âm nhạc… và mỹ thuật cũng
không nằm ngoài nhiệm vụ phản ánh vấn đề xã hội này. Đề tài đồng tính đã
tạo nên một ấn tượng khá mạnh mẽ qua sáng tác của của một số tác giả trong
hội họa Việt Nam hiện đại. Dù táo bạo, lặng lẽ hay day dứt, ở góc độ nào các
tác giả cũng đặt người xem phải đối diện với những suy nghĩ, nhìn nhận về
một thế giới thứ ba vẫn đang tồn tại song song như một điều hiển nhiên không
thể xóa bỏ của tạo hóa.
Trong hội họa Việt Nam hiện đại, đã có một số họa sĩ mạnh dạn lựa
chọn đề tài nhạy cảm này để thể hiện. Một số tác giả là người đồng tính muốn
thông qua đó để bộc bạch nỗi niềm riêng của mình một cách ẩn ý hoặc công
khai về giới tính của bản thân và quan điểm của họ đối với vấn đề đồng tính.
Một số tác giả khác không thuộc cộng đồng người đồng tính nhưng có sự
đồng cảm, chia sẻ cũng góp phần không nhỏ cho hệ thống tác phẩm thể hiện
đề tài này. Họ mang đến một cái nhìn thông qua ngôn ngữ hội họa, với những
đường nét và màu sắc tôn lên vẻ đẹp và tình yêu của những người đồng tính...
Trong các tác phẩm của họ dù thể hiện theo cách kín đáo hay phơi bày thì
xuyên suốt là vấn đề tình dục, nghiêng về biểu hiện xu hướng xác thịt của giới
đồng tính. Các tác phẩm thường đặt vấn đề biểu đạt tiếng nói của tình yêu
thông qua ngôn ngữ của hình thể, qua những cử chỉ âu yếm của mỗi cặp đồng
tính. Từ không gian đến hình thể, màu sắc, đường nét đều được biểu hiện
mạnh mẽ để chuyển tải những khao khát cảm xúc yêu đương. Có thể nói các
tác phẩm này đã xác lập một thế giới nghệ thuật riêng phong phú về vấn đề
đồng tính và đã đạt được những thành công nhất định.
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
2
Những rung động tình yêu, sự giằng xé giữa khát khao sống thật giữa
những định kiến, kì thị; sự ủng hộ của xã hội; niềm hy vọng vào tương lai...
của thế giới thứ ba đã được chuyển tải vào các tác phẩm theo nhiều cách biểu
hiện thông qua các phong cách, kỹ thuật, chất liệu hội họa khác nhau. Vấn đề
này tuy khá mới nhưng trong hội họa Việt Nam hiện đại đã có một số lượng
tác giả, tác phẩm tạo được phong các cách biểu đạt riêng. Tuy nhiên nghiên
cứu chuyên sâu về đề tài này, đến nay vẫn là một khoảng trống, vì vậy tôi đã
lựa chọn đề tài “Vấn đề đồng tính trong hội họa Việt Nam hiện đại” để làm
luận văn Thạc sĩ Mỹ thuật. Tôi hy vọng sẽ có thể góp một phần nhỏ, tạo nên
một tài liệu bước đầu nghiên cứu về nghệ thuật hội họa dành cho đề tài đồng
tính.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đồng tính là một vấn đề đặc biệt của xã hội mang tính phổ quát trên thế
giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Vì thế, hệ thống sách đề cập đến vấn
đề đồng tính hiện nay tương đối nhiều. Số lượng sách lớn tập trung nhiều nhất
ở những lĩnh vực như tâm lý, xã hội, pháp luật. Tuy nhiên, trong đề tài này,
tôi muốn được nhắc đến một hệ thống sách có liên quan đến cơ sở lý luận để
góp phần làm nền tảng về cơ sở lý luận cho sự đề cập đến vấn đề đồng tính từ
góc độ Mỹ thuật học, đó là hệ thống sách Từ điển tiếng Việt. Trong luận văn
này, tôi đã trích dẫn khái niệm về vấn đề đồng tính trong hội họa từ một số
quyển Từ điển tiêu biểu.
Đó là cuốn Từ điển bách khoa Việt Nam 1, 2, Nxb Từ điển bách khoa, Hà
Nội do Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn năm 2005; Lê Thanh Lộc
(1998), Từ điển mỹ thuật, Nxb Văn hóa Thông tin; Đặng Thị Bích Ngân
(2002), Từ điển thuật ngữ Mĩ thuật phổ thông, Nxb Giáo dục; Hoàng Phê (chủ
biên) (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng; Viện Ngôn ngữ học (2006),
Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng; Viện ngôn ngữ học (2012), Từ điển tiếng
Việt, Nxb Hồng Đức; Phan Như Ý (2007), Từ điển tiếng Việt, Nxb ĐH Quốc
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
3
gia TP. HCM. Những quyển Từ điển này phần lớn đều đưa ra khái niệm mang
tính tương đồng về vấn đề đồng tính là tình yêu, tình dục của những người có
cùng giới tính, phân biệt các kiểu đồng tính và đưa ra một số khái niệm về tên
gọi đặc biệt dành cho những người đồng tính.
Hội họa Việt Nam hiện đại phản ánh nhiều vấn đề trong xã hội trong các
giai đoạn phát triển của xã hội Việt Nam hiện đại, trong đó có vấn đề đồng
tính. Tuy nhiên, là một đề tài nhạy cảm, không thường xuyên được lựa chọn
để phản ánh trong mỹ thuật Việt Nam hiện đại, vấn đề đồng tính phần lớn chỉ
được nhắc đến qua việc giới thiệu một số tác giả hội họa Việt Nam hiện đại
trong một số cuốn sách như: Bùi Như Hương, Trần Hậu Tuấn (2001), Hội họa
mới Việt Nam thập kỷ 90, Nxb Mỹ thuật; Nhiều tác giả (2005), Mỹ thuật hiện
đại Việt Nam,Viện Mỹ thuật- Trường ĐH Mỹ thuật Hà Nội; Nhiều tác giả
(2000), Kỷ yếu hội thảo mỹ thuật Việt Nam thế kỷ XX, Viện Mỹ thuật; Nhiều
tác giả (2007), Kỷ yếu 20 năm Mỹ thuật thời kỳ Đổi mới 1986-2006, Trường
Đại học Mỹ thuật Hà Nội, Viện Mỹ thuật; Nhiều tác giả (2008), Kỷ yếu Nghệ
thuật Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa,Trường Đại học Mỹ thuật Việt
Nam, Viện Mỹ thuật; Hội Mỹ thuật Việt Nam (2009), Những vấn đề mỹ thuật
Việt Nam hiện đại (Kỷ yếu hội thảo), Nxb Mỹ thuật; Nguyễn Quân (2010), Mỹ
thuật Việt Nam thế kỷ 20, Nxb Tri thức. Phần lớn những cuốn sách trên viết
về những vấn đề của mỹ thuật Việt Nam hiện đại nói chung, đề cập ít nhiều
đến vấn đề đồng tính. Cuốn Những vấn đề mỹ thuật Việt Nam hiện đại (Kỷ
yếu hội thảo), Nxb Mỹ thuật viết về sự đổi mới nội dung của mỹ thuật Việt
Nam hiện đại: “Thế hệ trẻ, ngược lại, vẽ nhiều tranh hư cấu, tưởng tượng,
mang tính chất chủ quan cá nhân. Họ hướng nhiều về đời sống nội tâm, về
tình cảm riêng tư như tình yêu, giới tính và thân phận con người” [tr.60], “Sau
đổi mới, Trương Tân là người trở về mình một cách thành thực nhất, tự do
nhất, làm nghệ thuật để giải toả tâm lý cá nhân, đồng thời để nói lên quan hệ
đồng tính – vốn là một sự thật xã hội mà không phải ai cũng dám bộc
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
4
lộ”[tr.66]. Trong đó, một phần có viết về một số tác giả nằm trong số những
nghệ sĩ sáng tác tranh về đề tài đồng tính được đề cập trong luận văn này. Tuy
nhiên, trong những cuốn sách trên, những tác giả này chỉ được nhắc đến như
một trong những nghệ sĩ thuộc về nghệ thuật Việt Nam hiện đại mà không đề
cập trực tiếp đến vấn đề đồng tính được vẽ trong tranh của họ. Cuốn sách đề
cập nhiều nhất có lẽ là quyển Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20, Nxb Tri thức của
tác giả Nguyễn Quân. Trong tác phẩm này, Nguyễn Quân nhắc đến “những
người tiên phong… như Trương Tân, Minh Thành,…” [tr. 115], viết về “Thế
hệ này đề cập tới những chủ đề còn xa lạ với lớp đàn anh như đô thị hoá, môi
trường, giới tính, nhân quyền, chủ nghĩa khủng bố…” [tr.117]. Trong sách,
tác giả Nguyễn Quân còn sử dụng hình ảnh của tác phẩm thể hiện đề tài đồng
tính Váy cưới (sắp đặt, voan và kim loại, 2002) của tác giả Trương Tân
[tr.256].
Vấn đề đồng tính được đề cập đến rõ ràng, cụ thể hơn trong những cuốn
sách viết về những tác giả, tác phẩm viết về nghệ thuật hiện đại, đương đại
mang tính nhân văn sâu sắc trong các cuốn sách như:
- Trường ĐH Mỹ thuật Hà Nội (2007), Giới có phải là một vấn đề, Nxb
Mỹ thuật: Đây là một vựng tập viết về những ý tưởng sáng tạo với các học
viên của Dự án “Giới có phải là vấn đề?” thuộc Trường ĐH Mỹ thuật Hà Nội
thảo luận về những lĩnh vực của nghệ thuật, những khía cạnh của đời sống
hàng ngày có liên quan đến vấn đề về giới. Trong đó, đề cập trực tiếp đến vấn
đề đồng tính là phần viết về tác phẩm sắp đặt “K, Q, QK, KQ” của Trần Quốc
Hùng có viết lời tựa cho tác phẩm: “Quân bài Vua (K) là quân bài quyền lực
lớn nhất trong bộ bài tây, là ước muốn của nhiều người đàn ông. Quân bài
Hậu (Q) là quân bài xinh đẹp nhất, chỉ đứng dưới quân K. Sự pha trộn giới
tính nam, nữ, đồng tính nam, đồng tính nữ tạo nên sự phong phú về giới tính.
Chấp nhận hay không chấp nhận bốn giới tính? Nếu bạn ngồi vào vị trí cha,
mẹ mà con mình đồng tính thì bạn sẽ suy nghĩ thế nào?...” [tr.77]
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
5
- Đào Mai Trang (chủ biên) (2010), 12 nghệ sĩ đương đại Việt Nam, Nxb
Mỹ thuật, Hà Nội: Cuốn sách giới thiệu 12 nghệ sĩ tiêu biểu trong đời sống
hiện đại, đương đại của nghệ thuật Việt Nam. Tập hợp các bài viết của cả tác
giả trong và ngoài nước viết về những nghệ sĩ này. Đây có lẽ là cuốn sách viết
đầy đủ, rõ ràng hơn về chủ đề đồng tính trong các tác phẩm của những nghệ sĩ
tiêu biểu đi theo hướng này. Trong bài “Trương Tân và con đường nghệ
thuật”, tác giả Vũ Đức Toàn viết về nghệ sĩ Trương Tân “Hình ảnh của anh
gắn liền với sự dũng cảm của một cá nhân sống thành thực với giới tính và cá
tính của mình. Sự thành thực đó được thể hiện mãnh liệt trong nghệ thuật của
anh, từ các sáng tác hội họa đến những tác phẩm nghệ thuật sắp đặt và trình
diễn…” [tr.37]. Tác giả còn đề cập cụ thể đến tác phẩm trình diễn của Trương
Tân và Nguyễn Mạnh Hùng mang tên “Cuộc gặp gỡ”: “Trước mắt khán giả,
người ta chỉ thấy hai gã gàn dở lột quần lột áo nhau, bổ nhào vào nhau với
một đống ngôn từ thượng vàng hạ cám…” [tr.45]. Cũng trong cuốn sách này,
bài viết “Lý Trần Quỳnh Giang độc thoại cùng thời gian” của tác giả Bùi
Như Hương cũng viết nhiều về hội họa của Quỳnh Giang trong các tác phẩm
vẽ về đề tài đồng tính mang tính biểu hiện về sự cô độc: “Ở tranh sơn dầu,
Giang cũng chủ yếu vẽ mình hoặc lấy mình làm cái cớ để vẽ. Nhân vật của
chị thường cô đơn, suy tư, đôi khi hút thuốc, khoả thân hoặc chơi vĩ cầm. Khi
khoả thân thì khoả thân đến trơ trụi, cùng cực, nhục cảm, cô quạnh. Có lúc lại
trốn sâu vào mình, thụt sâu vào quần áo vỏ bọc như một chú rùa chỉ để hở
chân tay, khuôn mặt và đôi con mắt đau đáu…” [tr.190].
- Bùi Như Hương, Phạm Trung (2012), Nghệ thuật đương đại Việt Nam
1990 – 2010, Nxb Tri thức, Hà Nội: Đây có lẽ là cuốn sách viết về các nghệ sĩ
và tác phẩm liên quan đến đề tài đồng tính một cách rõ ràng, cụ thể nhất. Vấn
đề này được nhắc đến trực tiếp khi các tác giả viết về những nghệ sĩ và các tác
phẩm của họ. Ngay trong những trang viết đầu tiên thuộc Phần 2 của cuốn
sách này, các tác giả đã viết về nghệ sĩ Trương Tân như sau: “Trương Tân
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
6
chuyên vẽ các tranh pop – giới tính, là người đầu tiên trở về chính mình một
cách thành thật nhất, tự do nhất, công khai bộc lộ tình yêu đồng tính, điều mà
xã hội Việt Nam còn dè dặt, tránh né, nghệ thuật còn kiêng kỵ…” [tr.15].
Trong phần viết này còn viết về tranh của Nguyễn Minh Thành: “Tranh
thường là các chân dung tự họa theo nhiều cách, nhiều bố cục khác nhau: một
thằng bé mọc lên trong chum vại, nón, cây, ếch nhái, chồng chất ký ức tuổi
thơ với trí tưởng tượng khác thường, bất ngờ và nhiều khi là phi lý, để nói lên
câu chuyện cá nhân và thân phận con người trong cuộc sống đầy các mâu
thuẫn thế hệ, mâu thuẫn văn hoá, lối sống, các bi kịch và những câu hỏi nhân
sinh không bao giờ chấm dứt…” [tr.16]. Nhận định về hai nghệ sĩ này, các tác
giả còn viết: “Cũng có một lý do là Trương Tân với các bức tranh chủ đề giới
tính của anh khi đó đã một hai lần vấp phải kiểm duyệt, bị yêu cầu đóng
cửa… Một Trương Tân – khát vọng tự do, không ngại ngần bộc lộ tình yêu
đồng giới, một Minh Thành – suy tư về thân phận con người và nỗi buồn nhân
loại…” [tr.25]. “Đi đầu trong việc vẽ tranh pop và trưng bày thành triển lãm
có lẽ vẫn là Trương Tân. Anh vẽ các tranh sex-pop, kết hợp graffity, có những
câu chữ ngôn từ lấy từ văn hoá đường phố, như một sự thách thức, thể hiện tự
do cá nhân, đồng thời phô bày một góc khuất tình dục của đời sống con
người” [tr.43].
- Đào Mai Trang (2014), Nghệ thuật và tài năng, Nxb Phụ nữ, Hà Nội:
Cuốn sách này viết về nghệ thuật của những nghệ sĩ trẻ thuộc thế hệ 8X với
những sáng tạo nghệ thuật của họ trong bối cảnh xã hội hiện đại, đương đại.
Cuốn sách không đề cập trực tiếp đến đề tài đồng tính nhưng sử dụng một số
tác phẩm minh họa thuộc về vấn đề này như: Tranh Trước gương của Phạm
Tuấn Tú [tr.92-93],…
- Đinh Gia Lê (2016), Tìm hiểu về nghệ thuật đương đại Việt Nam, Nxb
Giáo dục: Tác giả có đề cập đến một số nghệ sĩ trong thế hệ trẻ của nghệ thuật
hiện đại, đương đại Việt Nam, tiêu biểu là phần viết về Trương Tân: “Nghệ
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
7
thuật của anh nổi bật với tinh thần giải phóng cá nhân, giải phóng các ẩn ức về
giới tính, xen kẽ trong đó là cái nhìn châm biếm sâu sắc về một số vấn nạn xã
hội…” [tr.137].
Như vậy, trong các cuốn sách kể trên, các tác giả đã viết về vấn đề đồng
tính thông qua các thủ pháp tạo hình của ngôn ngữ hiện đại, đương đại trong
các tác phẩm hội họa qua tác phẩm của một số tác giả tiêu biểu như: Trương
Tân, Nguyễn Minh Thành, Lý Trần Quỳnh Giang, Phạm Tuấn Tú… Vấn đề
đồng tính được phân tích nhiều và kỹ hơn trong một số trang viết của các
cuốn sách này.
Ngoài ra, vấn đề đồng tính được nhắc đến trực tiếp trong một số bài viết
về mỹ thuật thể hiện đề tài này như:
“Thế giới thứ ba qua góc nhìn của dân Art”, Tạp chí Đẹp, tháng 03 năm
2008 viết về một số tác giả như Lý Trần Quỳnh Giang, Trương Tiến Trà,
Nguyễn Kim Hoàng với một số tác phẩm vẽ về đề tài đồng tính của họ. “Tranh
đề tài đồng tính”, http://maivang.nld.com.vn, 09/09/2006: viết về Triển lãm Sự
thật méo mó - triển lãm gồm 12 bức tranh về đề tài đồng tính của họa sĩ trẻ
Trương Tiến Trà (sinh năm 1979) tại Gallery Suffusiveart ít nhiều gây xôn xao
giới mỹ thuật Hà Nội."Mở" - cuộc triển lãm về đề tài đồng tính”,
thethaovanhoa.vn, 28/11/2009 viết về cuộc triển lãm các tác phẩm hội họa, đồ
họa và nhiếp ảnh, được tổ chức bởi ISEE (Viện Nghiên cứu kinh tế xã hội Việt
Nam) và ICS (nhóm đại diện cho một số diễn đàn của người đồng tính).“Bàn
về đồng tính: 6 biện pháp để giảm bớt kỳ thị”, http://soi.com.vn, 25/12/2012
viết về vấn đề hiện nay những người đồng tính đang bị kỳ thị và một số hướng
giải quyết mà mọi người đang áp dụng để giải quyết vấn đề trên thông qua
nghệ thuật…
Trên thực tế, vấn đề đồng tính vẫn được phản ánh nhỏ lẻ trong các tài liệu,
cuốn sách trên mà chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn
đề đồng tính trong hội họa Việt Nam hiện đại. Những cuốn sách, tài liệu tôi đã
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
8
trình bày trên đây đã gợi ý cho tôi một hướng nghiên cứu mang tính đầy đủ, trọn
vẹn hơn dành cho đề tài đồng tính. Vì vậy, tôi chọn “Vấn đề đồng tính trong hội
họa Việt Nam hiện đại” làm luận văn Thạc sĩ Mỹ thuật tạo hình để làm rõ đặc
điểm tạo hình đặc trưng của vấn đề đồng tính trong nghệ thuật hội họa.
3. Mục đích của luận văn
Luận văn hướng đến các mục đích nghiên cứu sau:
- Về vấn đề đồng tính trong hội họa Việt Nam hiện đại thông qua nội
dung và hình thức nghệ thuật.
- Nghiên cứu các hình thức biểu đạt của nghệ thuật tạo hình về đề tài
đồng tính trong các tác phẩm hội họa Việt Nam hiện đại qua nhiều chất liệu
và phong cách, ngôn ngữ tạo hình.
- Tìm ra những đặc trưng về nghệ thuật tạo hình trong những tác phẩm
thể hiện về vấn đề đồng tính. Đánh giá thành công và hạn chế về của các tác
phẩm hội họa Việt Nam hiện đại vẽ về đề tài đồng tính.
- Rút ra bài học kinh nghiệm về sử dụng ngôn ngữ tạo hình của nghệ
thuật hội họa trong sáng tác về đề tài đồng tính.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Các tác phẩm hội họa có đề tài đồng tính
- Phạm vi: Các tác phẩm hội họa hiện đại Việt Nam đề cập đến đề tài
đồng tính từ năm 2005 đến 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau:
Phương pháp khảo sát thực tế: Thực tế tại các triển lãm có các tác phẩm
liên quan đến đề tài; quan sát, chụp hình, phỏng vấn các tác giả và công
chúng, thu thập tài liệu về đề tài đồng tính trong các tác phẩm hội họa hiện đại
Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sưu tầm và thống kê tài liệu; phân loại và
phân tích tài liệu về đề tài đồng tính được thể hiện trong nghệ thuật tạo hình.
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
9
Phương pháp so sánh: Nghiên cứu các tác phẩm hội họa Việt Nam hiện
đại thể hiện đề tài về đồng tính, so sánh làm rõ đặc trưng riêng của mỗi tác giả
trong cách biểu đạt ý tưởng bằng ngôn ngữ hội họa.
Phương pháp nghệ thuật học: Sử dụng kiến thức, sự hiểu biết về mỹ
thuật, về nghệ thuật tạo hình để tiếp cận và nghiên cứu về hình thức thể hiện,
đặc trưng nghệ thuật của các tác phẩm hội họa vẽ về đề tài đồng tính.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn sẽ mang lại các kết quả như sau:
- Là tài liệu nghiên cứu có hệ thống về nội dung và hình thức nghệ thuật
trong các tác phẩm hội họa Việt Nam hiện đại về đề tài đồng tính. Đánh giá
những thành công và hạn chế trong việc sáng tác tác phẩm hội họa về đề tài
đồng tính.
- Xây dựng một tài liệu giúp người đọc hiểu được về tính nhân văn trong
chủ đề, đề tài sáng tác về người đồng tính và nghệ thuật biểu đạt ý tưởng
thông qua ngôn ngữ hội họa.
- Đưa ra một số bài học để giúp họa sĩ sáng tác tránh bị sa vào tình trạng
lạm dụng đề tài nhạy cảm để gây sốc, tạo nên sự nổi tiếng bằng những tiểu
xảo, sự khoa trương, cường điệu thái quá sự thực.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm ba phần: Mở đầu (9 trang), nội dung (61 trang) và kết
luận (2 trang).
Phần nội dung được chia thành ba chương:
Chương 1: Những cơ sở mang tính lý luận để nghiên cứu đề tài (26 trang)
Chương 2: Nghiên cứu những biểu hiện của vấn đề đồng tính (24 trang)
Chương 3: Giá trị của nghệ thuật tạo hình trong các tác phẩm hội họa Việt
Nam hiện đại thể hiện đề tài đồng tính (11 trang)
Ngoài ra, luận văn còn có phần tài liệu và phụ lục, hình ảnh phụ lục (phụ
lục minh họa hình ảnh).
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
10
Chương 1
NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm một số thuật ngữ được sử dụng trong đề
tài Khái niệm "đồng tính"
Để tìm hiểu khái niệm “đồng tính” trước hết có thể tìm hiểu cách định
nghĩa của các từ điển khác nhau. Theo Từ điển tiếng Việt (2003), Hoàng Phê
(chủ biên), Nxb Đà Nẵng: “Đồng tính là cùng giới tính”, “đồng tính luyến ái
là có quan hệ yêu đương, ham muốn tình dục với người cùng giới tính” [16,
tr. 344]. Theo Từ điển tiếng Việt (2007), tác giả Phan Như Ý, Nxb ĐH Quốc
gia TP. HCM : “Đồng tính là chỉ có ham muốn nhục dục với người cùng giới
tính, quan hệ luyến ái đồng tính” và “Đồng tính luyến ái là có quan hệ yêu
đương, tình dục với người cùng giới tính” [33, tr. 556]. Từ điển tiếng Việt
(2012) của Viện ngôn ngữ học, Nxb Hồng Đức định nghĩa: “Đồng tính: cùng
giống đàn ông hay cùng giống đàn bà với nhau: Hai người đồng tính không
thể làm vợ chồng với nhau”. “Đồng tính luyến ái: tình yêu tha thiết, say mê,
không rời được nhau giữa đôi bạn trai hay đôi bạn gái, một hiện tượng bất
thường” [32, tr. 296]
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia : “Đồng tính luyến ái,
gọi tắt là đồng tính, là thuật ngữ chỉ việc bị hấp dẫn trên phương diện
tình yêu, tình dục hoặc việc yêu đương hay quan hệ tình dục giữa
những người cùng giới tính với nhau trong hoàn cảnh nào đó hoặc một
cách lâu dài. Với vai trò là một thiên hướng tình dục, đồng tính luyến ái
là một mô hình bền vững của sự hấp dẫn tình cảm, tình yêu, hoặc hấp
dẫn tình dục một cách chủ yếu hoặc duy nhất đối với người cùng giới
tính. Đồng tính luyến ái cũng chỉ nhận thực của cá nhân dựa trên những
hấp dẫn đó và sự tham gia vào một cộng đồng có chung điều này”.
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
11
Và cũng theo cách diễn giải của từ điển này, trong tiếng Việt người đồng tính luyến ái nam thường
được gọi là "người đồng tính nam" hoặc "gay" /ɣ aj/ (bắt nguồn từ từ tiếng Anh "gay" /ɡ eɪ /), "bê đê" /ɓ e ɗ
e/, "pê đê" /pe
ɗ e/ (bắt nguồn từ tiếng Pháp "pédérastie"). Người đồng tính luyến ái nữ thường được gọi là "người đồng tính nữ" hoặc "lét" /lɛ t/ (bắt nguồn từ
từ
tiếng Anh "lesbian" /ˈ lezbiən/, thường được viết phỏng theo tiếng Anh là
"les" dù phát âm khác với tiếng Anh. Người đồng tính rất đa dạng về mọi mặt.
Không có đặc điểm ngoại hình đặc trưng nào để "nhận dạng" người đồng tính
so với những người khác trong xã hội. Từ "bóng" hay "bê đê" (từ mang hàm ý
thể hiện sự miệt thị) mà người ta hay dùng để chỉ một người con trai cư xử và
hành động như con gái thực ra là nói đến người chuyển giới nữ nhưng chưa có
điều kiện phẫu thuật.
Như thế, đồng tính là một hiện tượng tự nhiên, một xu hướng tương đối
cố định của một bộ phận dân số, có tính liên tục xuyên suốt lịch sử và văn
hóa. Vậy nên hoàn toàn không hề có bất kỳ một phương pháp nào có thể
“chữa trị” đồng tính. Do cách gọi chung những người đồng tính bằng những
cái tên dân dã quen thuộc như “pêđê”, “bóng”, “ô môi”,… nên có rất nhiều
người bị ngộ nhận rằng người đồng tính và người chuyển giới là một. Trong
thực tế cũng có rất nhiều người chuyển giới khi chưa phẫu thuật vẫn bị nhầm
lẫn về chính bản thân mình khi tự nhận mình là người đồng tính. Về bản chất
thì sự đánh đồng lẫn lộn này xảy ra là do mọi người thường quan tâm đến
phần thể hiện giới của người đồng tính và người chuyển giới. Bất kỳ người
đồng tính nam nào có xu hướng thể hiện hơi nữ tính hoặc người chuyển giới
chưa qua phẫu thuật nào thích ăn mặc, trang điểm theo xu hướng nữ tính đều
bị coi là một và gọi là “bóng” rồi chia thành “bóng lộ” và “bóng kín”.
Còn đồng tính, song tính hay dị tính là những khái niệm liên quan đến
xu hướng tính dục, có nghĩa là việc họ yêu ai. Nói đơn giản hơn, đồng tính chỉ
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
12
là việc một người đàn ông yêu một người đàn ông hoặc một người phụ nữ yêu
một người phụ nữ.
Các nhà khoa học đã ghi nhận sự hiện diện của người đồng tính trong
mọi nền văn minh cổ xưa nhất từ Đông sang Tây. Và thậm chí là nhiều nhà
sinh vật học còn chứng minh rằng hiện tượng đồng tính luyến ái phổ biến
không chỉ ở con người mà còn ở các loài côn trùng đến các loài có vú. Sự đa
dạng xu hướng tính dục là một đặc điểm có tính phổ quát của toàn nhân
loại.Tùy theo từng thời kỳ và nền văn hóa thì những người đồng tính, song
tính và chuyển giới có cách gọi khác nhau. Hai dạng chính của đồng tính là
đồng tính nam và đồng tính nữ. Những người đồng tính, nam và nữ, thường
được gọi với nhiều tên khác nhau, thông thường nhất là gay và lesbienne.
Quan hệ tình dục là yếu tố cơ bản để họ tự coi là mình thuộc dạng tình yêu
nào. Từ lâu, thực tế xác nhận sự tồn tại ở mọi nơi trên hành tinh một cộng
đồng đặc biệt, viết tắt là LGBT, tức những người đồng tính nữ, đồng tính
nam, những người song tính và những người chuyển giới. Tên gọi LGBT bộc
lộ sự đa dạng và tính linh hoạt của hoạt động tình dục của cộng đồng này.
Khái niệm "vấn đề đồng tính"
Theo Từ điển tiếng Việt (2012) của Viện ngôn ngữ học, Nxb Hồng Đức:
“Vấn đề là câu chuyện nêu ra để giải quyết, việc phải giải quyết”…[32,
tr.1054]. Theo Từ điển mở Wiktionary: “Vấn đề là điều cần được xem xét,
nghiên cứu, giải quyết. Vấn đề là một cái gì đó khó xử lý hoặc khó giải quyết.
Vấn đề có thể được định nghĩa là bất cứ điều gì mà có khối lượng và chiếm
không gian trong đó bao gồm thực tế tất cả mọi thứ. Vấn đề cũng đã được sử
dụng để mô tả tầm quan trọng của một cái gì đó”.
Ngoài ra, ta cũng có thể tham khảo một khái niệm gần với “vấn đề” là
khái niệm “vấn đề xã hội” ở Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Vấn đề xã
hội là tất cả những gì liên quan đến con người, các nhóm người, các cộng
đồng người đến sự tồn tại, phát triển của con người trong một hoàn cảnh xã
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
13
hội nhất định được nhận thức như một vấn nạn của xã hội, đụng chạm đến lợi
ích của một cộng nhóm người nhất định và chỉ có thể được khắc phục thông
qua hành động xã hội”.
Nhìn trong tổng thể, từ xưa đến nay, đồng tính liên tục bị đạo đức tôn
giáo và đạo đức xã hội chỉ trích, cho nên không được đa số thành viên mỗi
cộng đồng thông cảm và thấu hiểu, dù rằng không hiếm nhân vật vĩ đại về
khoa học và nghệ thuật không giấu diếm hay được phát hiện là người đồng
tính, chẳng hạn nhà bách khoa toàn thư số một toàn cầu kiêm danh họa Italia
Leonard de Vinci (1452-1519), văn hào Anh Oscar Wilde (1854-1900), nhà
văn Pháp đoạt giải Nobel André Gide (1869-1951), hoặc nữ thủ tướng Ai len
Johanna Sigurdardottir vừa hết nhiệm kỳ, sinh năm 1948… Ngoài ra, phong
tục tập quán của nhiều dân tộc không ngớt rũ bỏ dần những yếu tố thiếu nhân
bản hay lạc hậu, dù những tiến bộ về khoa học kỹ thuật, về luật pháp và cơ
cấu xã hội khiến cho các xã hội lớn nhỏ ngày một văn minh, ngày một bao
dung, ngày thêm có lý có tình trong xử lý các mối ràng buộc hiển nhiên phải
có,… Một trong những bất hợp lý mà người đồng tính phải cắn răng chịu
đựng hiện giờ, ngay tại các nước văn minh nhất, là sự phân biệt đối xử trong
vấn đề thuê hay trả công lao động. Đằng sau những chuyện này là một thực tế
không khó giải thích. Ví dụ ngẫu nhiên ấy hé lộ biết bao cơ cực mà người ta
phải hứng chịu khi trót hay chỉ yêu người cùng giới với mình. Đáng lạ, những
con người bất hạnh ấy cứ kiên gan viết nên lịch sử riêng của họ, và lịch sử
đồng tính, tuy âm thầm và như cố ý bị lờ đi, vẫn song hành đầy kiêu hãnh với
lịch sử nhân loại. Và đó chính là một vấn đề của xã hội nói chung và văn học,
nghệ thuật nói riêng: vấn đề đồng tính.
Như thế, vấn đề đồng tính ở đây có thể hiểu là một vấn đề xã hội khi
con người chỉ có ham muốn yêu đương, nhục dục với người cùng giới tính,
quan hệ luyến ái đồng tính. Vấn đề đồng tính về việc có quan hệ yêu đương,
tình dục với người cùng giới tính được nhận thức như một sự tồn tại đặc biệt
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
14
trong cuộc sống, đang được xã hội quan tâm, chia sẻ, giải quyết những yếu tố
liên quan đến vấn đề này.
Khái niệm "vấn đề đồng tính trong hội họa"
Theo Từ điển thuật ngữ Mĩ thuật phổ thông (2002), Đặng Thị Bích Ngân,
Nxb Giáo dục: “Hội họa: Nghệ thuật dùng màu sắc, hình mảng, đường nét để
diễn đạt cảm xúc của người vẽ trước con người, thiên nhiên, xã hội. Hội họa là
một ngành của nghệ thuật tạo hình”.[11, tr.77].Như thế, hội họa cũng luôn được
hiểu là một ngành nghệ thuật trong đó con người sử dụng màu vẽ để tô lên một
bề mặt như là giấy, hoặc vải, để thể hiện các ý tưởng nghệ thuật. Thông thường,
công việc này do họa sĩ thực hiện. (Họa sĩ là từ dùng để chỉ những người coi hội
họa là nghề nghiệp của mình). Kết quả của công việc đó là các tác phẩm hội họa
hay còn gọi là các tranh vẽ. Hội họa là một trong những loại hình nghệ thuật
quan trọng và phổ biến nhất. Nói cách khác, hội họa là một ngôn ngữ để truyền
đạt ý tưởng của người nghệ sĩ bằng các tác phẩm hội họa sử dụng kỹ thuật (nghệ)
và phương pháp (thuật) của họa sĩ.
Kết hợp với các khái niệm trên, ta có thể hiểu vấn đề đồng tính trong
hội họa là một vấn đề xã hội khi con người chỉ có ham muốn yêu đương, nhục
dục với người cùng giới tính, quan hệ luyến ái đồng tính. Vấn đề đồng tính về
việc có quan hệ yêu đương, tình dục với người cùng giới tính được nhận thức
như một sự tồn tại đặc biệt trong cuộc sống, đang được xã hội quan tâm, chia
sẻ, giải quyết những yếu tố liên quan đến vấn đề này. Và trong hội họa, những
sáng tạo nghệ thuật phản ánh về đề tài đồng tính, thể hiện, diễn tả hay biểu đạt
chuyện tình yêu, cảm xúc hay quan hệ tình dục giữa những người cùng giới
tính với nhau được thể hiện bằng ngôn ngữ, chất liệu của nghệ thuật hội họa.
1.2. Khái quát về hội họa Việt Nam hiện đại
Ngày 7/10/1924, tại Hà Nội, toàn quyền Đông Dương Martial Merlin
ký sắc lệnh cho thành lập trường Mỹ thuật Đông Dương. Trong thời gian 20
năm (1925-1945), trường đã đào tạo ra nhiều tên tuổi nổi tiếng của nền mỹ
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
15
thuật Việt Nam như: Nguyễn Phan Chánh, Lê Văn Đệ, Tô Ngọc Vân, Lê Phổ,
Nguyễn Gia Trí, Bùi Xuân Phái… Đặc biệt, triển lãm mỹ thuật đầu tiên được
khai mạc tại trường Mỹ thuật Đông Dương vào ngày 15/11/1929, đã có tác
động đáng kể đến đời sống và công chúng đương thời. Có thể nói, khuynh
hướng hiện đại đã đi vào môi trường hội họa của Việt Nam kể từ triển lãm
đầu tiên này.
Vào thời kỳ Đông Dương, nền hội họa sơn dầu Việt Nam đã ít nhiều có
những sắc thái riêng biệt, với những nội dung hết sức đặc biệt, được phản ánh
qua những tác phẩm có phong độ bậc thầy như: Thiếu nữ bên hoa huệ của Tô
Ngọc Vân, Chơi ô ăn quan của Nguyễn Phan Chánh, Vườn xuân Bắc Trung
Nam của Nguyễn Gia Trí… Các họa sĩ Việt Nam đã đi từ trường phái Cổ
điển, qua Hiện thực, và phần nào tiếp cận các trường phái Hiện Đại như: Ấn
tượng… Kỹ thuật và cách sử dụng màu sắc của phong cách phương Tây là
những gì thế hệ học sinh đầu tiên được đào tạo ở trường Mỹ thuật Đông
Dương học được. Sự khởi đầu cơ bản như vậy đã đặt nền móng cho các thế hệ
trẻ noi theo và dẫn họ đến thành công. Trong những năm 1930, 1940 và 1950,
thế hệ đầu tiên của Việt Nam tham gia vào thị trường nghệ thuật quốc tế là
những họa sĩ hiện đại và được đánh giá cao tại Việt Nam cũng như nước
ngoài. Từ đó, họ có danh tiếng và được vinh danh như những bậc thầy của mỹ
thuật hiện đại Việt Nam. Trong số đó có Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh,
Nguyễn Gia Trí, Bùi Xuân Phái, Lê Phổ, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung,
Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên.
Những ngày đầu cách mạng và kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954
mở ra một trang sử khác cho mỹ thuật Việt Nam. Tháng 10/1945, trường Cao
đẳng mỹ thuật được mở ra. Các họa sĩ và các nhà điêu khắc đã tự tin, tích cực
chuẩn bị cho cuộc triển lãm mỹ thuật toàn quốc đầu tiên trong chế độ mới và
các họa sĩ đã dành cả tâm huyết của mình trong việc sử dụng ngòi bút làm vũ
khí tố cáo tội ác của thực dân Pháp, phát xít Nhật, ca ngợi lãnh tụ và các anh
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
16
hùng thời đại: Tranh tượng về Bác Hồ (Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung, Phan
Kế An…) tự vệ chiến đấu (Văn Bình)… đã báo hiệu sự ra đời của nền nghệ
thuật cách mạng.
Chiến tranh lan dần từ miền Nam ra cả nước, cho đến cuối 1940 cuộc
kháng chiến toàn quốc bùng nổ đi liền với sự nghiệp kháng chiến toàn dân,
toàn diện là sự chuyển mình của các họa sĩ. Họ nghe theo tiếng gọi của nước
của dân tộc cho nên đa số các họa sĩ đều cầm súng, vừa cầm bút vẽ tranh để
tuyên truyền cho kháng chiến thể loại ký họa, bột màu, thuốc nước, chì, tranh
sơn mài được dùng nhiều với những tác phẩm đạt giá trị cao cả ở nội dung và
nghệ thuật, được giới thiệu ở các triển lãm mỹ thuật chào mừng sự kiện lớn
trong cả nước.
Năm 1948, Đại hội văn hoá toàn quốc ở miền Bắc đã được tổ chức gồm
các tác phẩm kháng chiến, điển hình là tác phẩm: Dân quân phù lưu (Nguyễn
Tư Nghiêm), Gặt lúa (Mai Văn Hiến), Người du kích già (Phạm Văn Đôn)…
đã phản ánh cuộc chiến tranh nhân dân thần thánh với niềm lạc quan tất thắng.
Năm 1952 tại Việt Bắc trường Trung cấp mỹ thuật được thành lập do họa sĩ
Tô Ngọc Vân làm Hiệu trưởng, đã đào tạo ra một thế hệ họa sĩ đầu tiên cho
kháng chiến, những cuộc triển lãm lớn với nhiều tác phẩm nghệ thuật giá trị
của họ như tác phẩm Bác Hồ với các cháu thiếu nhi Trung - Nam - Bắc của
họa sĩ Diệp Minh Châu là bức tranh nổi tiếng mà ông vẽ bằng máu của chính
mình trên lụa. Tiêu biểu cho thế hệ các hoạ sỹ miền Nam đi theo kháng chiến.
Ngoài ra, còn có tác phẩm Du kích tập bắn (Nguyễn Đỗ Cung), Hành quân
qua đèo (Nguyễn Như Hậu)… đã cổ vũ, động viên kịp thời quân dân xông lên
diệt giặc, mang giá trị nghệ thuật và giá trị lịch sử. Các họa sĩ tích cực thâm
nhập vào trận địa, có người đã đổi cả chính cuộc đời nghệ thuật như họa sĩ -
liệt sỹ (Tô Ngọc Vân). Ký hoạ là một thể loại nổi tiếng của ông với tác phẩm:
Đốt đuốc đi học, Chị cốt cán, Con nghé quả thực, ngoài ra còn có một số tác
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
17
phẩm nổi tiếng của một số tác giả cùng thời: Cái bát (Sỹ Ngọc), Vệ quốc
quân canh đêm (Nguyễn Tư Nghiêm).
Giữa năm 1954 cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, hoà bình lập
lại trong cả nước, giới mỹ thuật có điều kiện tập trung về thủ đô Hà Nội tổ
chức Triển lãm toàn quốc, là sự tổng kết của mỹ thuật kháng chiến nói lên
tiềm năng của mỹ thuật cách mạng dồi dào và được giới thiệu ra thế giới tiêu
biểu với những tác phẩm: Nhớ một chiều Tây Bắc (Phan Kế An), Bình minh
trên nông trang (Nguyễn Đức Nùng), Tát nước đồng chiêm (Trần Văn Cẩn)…
cho thấy tranh sơn mài rất phát triển, đóng góp cho nền mỹ thuật thời kỳ này
càng thêm phong phú hơn và nhiều cuộc triển lãm đã được mở ra trên toàn
quốc: 1960 - chào mừng đại hội lần thứ III của Đảng và 1963 triển lãm mỹ
thuật toàn quốc, mà người ta nhớ mãi: Hành quân trong rừng (Nguyễn
Khang), Nam kỳ khởi nghĩa (Huỳnh Văn Gấm), Giờ học tập (Nguyễn Sáng)…
Đế quốc Mỹ phá hoại miền Bắc (1964), nhân dân miền Bắc lại bắt đầu
một cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập. Các họa sĩ thích ứng hoàn cảnh mới
này rất nhanh, lên đường đến những nơi nóng bỏng nhất để ghi chép, sáng tác.
Hiện thực chiến đấu sản xuất của quân dân đã đi vào tranh tượng, vừa động
viên mọi người vượt lên mọi thử thách của chiến tranh, vừa tranh thủ sự đồng
tình của thế giới.
Trong sự phát triển của mỹ thuật các họa sĩ đã vẽ rất nhiều chủ đề, đề
tài trong cuộc sống, chiến đấu khác nhau. Trước hết là hình ảnh người chiến
sỹ. Nguyễn Sáng rất thành công ở đề tài này với Giặc đốt làng tôi, Kết nạp
Đảng ở Điện Biên Phủ dựng hình đơn giản về nét và màu, bố cục thoáng và
rất khoẻ. Trong số họ, có những người không trực tiếp tham gia chiến đấu trên
trận tuyến mà họ chiến đấu ngay tại hậu phương, sản xuất lương thực phục vụ
tuyền tuyến như tác phẩm Con nghé (Nguyễn Tư Nghiêm), Tổ đổi công miền
núi (Huỳnh Tích Chù), "Con nghé của thực" (Tô Ngọc Vân), "Về
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
18
nông thôn sản xuất" (Ngô Minh Cầu), "Một buổi cày" (Lưu Công Nhân)...
Bên cạnh nền nông nghiệp xã hội mới còn gắn dần với công nghiệp và hình
ảnh người công nhân cũng chiếm chỗ trong tranh một cách đĩnh đạc như các
tác phẩm: "Mỏ đèo nai" (Nguyễn Tiến Chung), Một loạt tranh (Nguyễn Đỗ
Cung) như: Công nhân cơ khí, học hỏi lẫn nhau, tam ca, mời chị em ra họp để
thi thợ giỏi.. đã nêu bật những gương sáng lao động, gian khổ nhưng chủ
động, chững chạc. Hình tượng người phụ nữ trong tranh không còn là những
tiểu thư đài các nữa mà thực sự làm chủ gia đình, xã hội, tham gia sản xuất cả
nông và công nghiệp như ở các tác phẩm "Nữ dân quân vùng biển" (Trần Văn
Cẩn), "Sau giờ trực chiến" (Nguyễn Phan Chánh). Có lẽ tập trung hơn cả là
hình tượng vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc đó là hình tượng "Bác Hồ" hầu như
cuốn hút tất cả các nghệ sỹ tạo hình, vào tranh tượng với rất nhiều chất liệu
khác nhau. Hình tượng Bác là hình tượng của dân tộc Việt Nam kiên cường,
bất khuất, không đếm hết được hết số tác phẩm vẽ tượng về Bác.
Giai đoạn từ 1945-1975, miền Bắc bước vào thời kỳ kháng chiến, nền
hội họa sơn dầu Việt Nam đã chuyển hóa các thành tựu của thời kỳ trước sang
khuynh hướng xã hội chủ nghĩa. Một số còn lại di cư vào Nam, các họa sĩ cổ
thụ tiêu biểu có: Nguyễn Gia Trí, Văn Đen, Nguyễn Siên, Tạ Tỵ, Hiếu Đệ,
Nguyễn Thanh Thu. Sau đó thêm nhóm họa sĩ trẻ Sài Gòn, gồm có các họa sĩ
Nguyễn Trung, Hồ Thành Đức, Bé Ký, Hồ Hữu Thủ, Trịnh Cung,… Đây là
thời gian cực thịnh của các trường phái Hiện Đại: Ấn tượng, Lập thể, Siêu
thực, Trừu tượng… Ở thời vàng son này, các họa sĩ rất được công chúng
trọng thị và mến yêu, nhất là tầng lớp trung lưu trí thức, bác sĩ, kỹ sư, công
chức, giáo sư,…
Nhìn chung, nền mỹ thuật Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống
Pháp, chống Mỹ. Tuy gặp nhiều khó khăn, nền mỹ thuật, thiếu thốn về chất
liệu, nguyên liệu sáng tác nhưng các họa sĩ thời kỳ này vẫn không ngừng sáng
tác, tạo ra được nhiều tác phẩm với giá trị lịch sử khá cao, có nhiều tác phẩm
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
19
ngày nay được dùng làm tài liệu vô giá của lịch sử nước nhà một thời máu lửa
và hào hùng, nhiều tên tuổi tác giả thành danh không chỉ trong nước mà cả
trên thế giới. Các cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc Mỹ vô tình
phân chia mỹ thuật hiện đại Việt Nam thành nhiều phong cách khác nhau, mỗi
phong cách đều có cái hay riêng. Sự khác biệt này thể hiện rõ nhất trong các
tác phẩm mỹ thuật của miền Bắc và miền Nam thời kì hai miền bị chia cắt.
Một mặt những cuộc chiến khốc liệt, tinh thần chiến đấu của nhân dân đã
được phản ánh. Mặt khác, chủ nghĩa hiện thực-phê bình, chủ nghĩa lãng mạn,
và chủ nghĩa thoát ly với ước mơ hòa bình tràn ngập trong các sáng tác của
các họa sĩ miền Nam.
Trước năm 1975, mỹ thuật miền Bắc phát triển theo hướng hiện thực xã
hội. Tinh thần chiến đấu, làm việc vẫn được mô tả trong các tác phẩm tranh
vẽ của các họa sĩ kháng chiến. Những tác phẩm này trong mắt các nhà sưu
tầm nghệ thuật phản ánh những hoài niệm cho thời đại anh hùng của Việt
Nam.Giai đoạn từ 1975-1990, sau khi thống nhất đất nước, trong bối cảnh cả
nước vẫn sống trong nền kinh tế bao cấp tập trung, lực lượng họa sĩ xuất thân
từ nhiều nguồn đào tạo khác nhau, từ các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô,
Tiệp Khắc, Hungary, Ba Lan, Trung Quốc, và từ các nước tư bản như Pháp,
Mỹ, Ý, Anh, Nhật… Từ năm 1975 đã hội tụ thành một dòng chảy lớn mà
thành tựu đã được ghi nhận bằng vô số những cuộc triển lãm lớn của cá nhân,
của nhóm,... và nhất là “Triển lãm mỹ thuật toàn quốc” mở đều đặn năm năm
một lần chứng tỏ con đường phát triển của nền mỹ thuật Việt Nam khi đất
nước thống nhất đã được quan tâm hơn, chú trọng hơn rất nhiều, mở ra một
hướng đi lên mạnh mẽ. Mỹ thuật có dấu hiệu của sự chuyển mình từ một nền
mỹ thuật gắn bó với chiến tranh đang bước sang phản ánh cuộc sống hoà bình
xây dựng xã hội chủ nghĩa như tác phẩm: " Phố cổ " (Bùi Xuân Phái) đây là
tác phẩm được vẽ bằng sơn dầu, diễn tả một góc nhỏ phố cổ của Hà Nội, là đề
tài luôn được Bùi Xuân Phái say mê khám phá, sáng tác. Những cảnh phố
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
20
vắng với những đường nét xô lệch, mái tường rêu phong, những đầu hồi và
mái ngói đen sạm màu thời gian luôn xuất hiện trong tranh của ông. Ngoài
Bùi Xuân Phái, còn rất nhiều họa sĩ khác với các tác phẩm mang nội dung
cuộc sống hàng ngày bình dị: Điện về bản (Hà Cắm), Bộ đội về bản Mèo
(Trần Lưu Hậu), Ngày vui có Bác (Xuman)… Không riêng nội dung thay đổi
mà chất liệu mỹ thuật cũng đa dạng, phong phú hơn rất nhiều, các họa sĩ hầu
như không bị gò bó vào một khuôn khổ nào, họ thoả thích sáng tác, chất liệu
mỗi người một khác nhau: sơn dầu, phấn màu, mực nho, mực bột, sơn mài..
sự đa dạng của chất liệu, đã nâng cao phong phú cho các tác phẩm. Với sự
hoà nhập thực sự của nghệ sỹ hai miền Nam - Bắc và sự có mặt của các họa sĩ
lão thành đã góp phần làm cho mỹ thuật Việt Nam có sự phát triển, có sự tìm
tòi đổi mới nghệ thuật.
Sau đại hội Đảng thứ VI (1986) khẳng định đổi mới chiến lược cách
mạng mở cửa, làm bạn với các nước, chuyển dần sang kinh tế thị trường thì
mỹ thuật cũng cuốn vào dòng chảy này. Chỉ trong vòng 5 năm (1984 - 1989)
mà đã có 118 triển lãm của 3778 lượt tác giả trưng bày 8879 tác phẩm là cả
một sự " bung ra " với nhiều đề tài "đời thường ", thể loại tranh hoành tráng,
phong cảnh, tranh tĩnh vật… Các họa sĩ xâm nhập, sâu sát với xã hội, làng
xóm.. để lấy tình cảm hứng sáng tác tranh, có những tác phẩm rất mộc mạc
chân quê như tác phẩm: Vợ chồng người hàng nước, Ngày mùa ở Đông Anh
Hà Nội. Ngoài ra, còn có tác phẩm bằng lụa của Ngô Minh Cầu cùng đề tài
những con người nơi thôn quê.
Giai đoạn đổi mới (1990-2009), Bắt đầu từ cuộc trao đổi văn hóa Việt
Mỹ. Các họa sĩ Mỹ, và hoạ sĩ các nước vào Việt Nam triển lãm. Ngược lại,
các họa sĩ Việt Nam sang Mỹ và các nước tiên tiến trên thế giới triển lãm giao
lưu. Thời kỳ này là thời kinh tế thị trường mở cửa, Việt Nam gia nhập WTO,
giới họa sĩ tiếp cận nhiều thông tin, nhất là giới họa sĩ trẻ, đươc dịp khẳng
định mình, qua các trường phái Hậu Hiện Đại như Pop Art, Body Art, Trình
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
21
Diễn, Sắp Đặt… Cả ba miền đất nước: Huế, Sài Gòn, Hà Nội, bùng nổ triển
lãm tranh, tượng, cá nhân, nhóm, câu lạc bộ, Tòa soạn báo chí, Hội Mỹ Thuật
các nơi… Các gallerie mọc lên như nấm. Nhìn chung, các họa sĩ hiện đại đã
tìm cho mình một con đường riêng, thể hiện với một thái độ tình cảm trong
toàn tác phẩm, mỗi tác phẩm là một niềm vui lớn được nâng niu trân trọng.
1.3. Khái quát về đề tài đồng tính trong mỹ thuật Việt Nam hiện đại
Sự xuất hiện của đề tài đồng tính
Trên thế giới, thời cổ đại, vấn đề đồng tính được ghi lại tương đối ít ỏi
và giản dị, chủ yếu trong tranh vẽ và hội họa trên những hình vẽ đồ đất nung.
Giá trị lịch sử của chúng là không thể phủ nhận như: Bảo tàng mỹ thuật
Boston, Hoa Kỳ, vẫn trưng bày những bình cổ Hy Lạp. Một bình có niên đại
4.900 năm trước CN, vẽ hình thần Zephir (Gió Tây) đang hoạt động tính giao
với chàng trai Hyacinth người phàm mà thần bắt cóc được (Hình 1.1). Thần
ôm quặp lấy chàng trai sấp mặt vào mình và chà đùi mình vào đùi người trẻ
tuổi. Tại một phòng trưng bày ở Munich, CHLB Đức, trên một mặt của một
chiếc bình hai quai cổ Hy - La, ta thấy một người lớn tuổi hơn đang sờ cằm và
dương vật của kẻ trẻ hơn mình. Nhiều nghệ sĩ tạo hình vẽ tranh minh họa cho
thần thoại về những mối tình đồng tính giữa các thần Hy - La cổ đại và người
trần mắt thịt.
Sự giằng xé giữa phủ nhận hay công nhận, vấn đề đồng tính dù sao
cũng đã được phản ánh trong nghệ thuật. Trong tranh của nhà điêu khắc kiêm
họa sĩ Đức bậc thày Albrecht Durer (1471-1528), bức Cái chết của Orphée,
vẽ năm 1494, hiện trưng bày ở Kunsthall, Hamburg (Hình 1.2) thể hiện thần
âm nhạc cổ đại Hy - La Orphée là vị thần kỳ bí nhất, có sức mạnh sáng tạo và
biểu diễn siêu phàm, khiến các vật vô tri cũng rung động. Cuộc sống yêu
đương của thần vô cùng phức tạp. Có vợ và xiết đỗi chung tình, thần vẫn
không cưỡng được đồng tính luyến ái. Về sau, vợ thần mất tích, thần cất công
tìm kiếm mãi, nhưng vẫn vô vọng. Thần bèn quyết sống độc thân. Bao phụ nữ
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
22
quyến rũ thần đều thất bại. Họ bèn đánh hội đồng thần cho kỳ chết và xé xác
thần. Tác phẩm này của Duer kể chuyện thánh thần, nhưng theo xu hướng tả
thực nghiêm ngặt, nên giống như một cảnh tượng của đời sống thường nhật.
Từ thời Phục hưng, đồng tính được miêu tả chủ yếu theo xu hướng này.
Những khoảnh khắc đời thường đi vào hội họa thật hấp dẫn. Đồng tính nữ vẫn
hiếm hoi, như bức Hai bạn gái, 1866, của họa sĩ Pháp lừng danh Gustave
Courbet (1819-1877), hiện trưng bày ở Cung Paris nhỏ (Hình 1.3), thể hiện
hai cô gái khỏa thân đang ôm nhau ngủ. Dù muốn dù không, những tác phẩm
hội họa tương tự ca ngợi thật chí lý vẻ đẹp của cơ thể con người. Chuyện tính
giao chỉ được ám chỉ. Điều này không hẳn là hạn chế của hội họa trong đề tài
đồng tính, mà là sự tinh tế không thể coi nhẹ trong nghệ thuật nói chung và
trong nghệ thuật tạo hình nói riêng.
Ở Việt Nam, trong xã hội hiện đại, từ thế kỷ trước, dấu ấn về sự hiện
diện của người đồng tính vẫn thể hiện thấp thoáng đâu đó trong các tác phẩm
nghệ thuật. Tuy nhiên, nói chung ở giai đoạn này, đồng tính dường như bị coi
là chủ đề cấm kỵ nghiêm ngặt. Chỉ đến sau này, những câu chuyện về người
đồng tính hoặc quan hệ của những người cùng giới mới xuất hiện trở lại một
cách dè dặt trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật.
Giai đoạn đầu, đề tài đồng tính thường được biểu hiện trong các tác
phẩm điện ảnh, kịch, tạo hình, văn học… theo nhiều cách khác nhau. Xu
hướng thứ nhất, thường thể hiện hình ảnh những người đồng tính một cách
bệnh hoạn, đầy màu sắc giễu cợt, phê phán... Nhiều tác phẩm xây dựng hình
ảnh người đồng tính làm trò câu khách, rẻ tiền bởi tác giả không hiểu được
nỗi cô đơn, bấn loạn của con người khi bị chọc ngoáy vào nỗi đau bản thể, sự
cô độc và cái chết. Biểu đạt ở dạng này, xét ở khía cạnh tư tưởng chủ đề, quả
thật là sự bôi nhọ, một kiểu gây hấn, công kích người đồng tính, góp phần vào
việc tạo ra thái độ khinh bỉ, thờ ơ. Một số tác phẩm giai đoạn sau này có đi
sâu vào việc miêu tả những nhân vật chuyển đổi giới tính hoặc song tính, tuy
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
23
nhiên, cũng mới dừng lại ở việc khắc họa một phương diện, vài cá thể rất nhỏ
của giới tính thứ ba, hầu như còn chưa đi sâu vào việc thể hiện những góc
khuất khác đáng được mạnh dạn phơi lộ, đồng cảm và chia sẻ… Xu hướng
thứ hai, thường gắn các vấn đề về đồng tính trong mối quan hệ với chính trị,
xã hội. Đó là tư tưởng dấn thân trong việc đấu tranh, giải phóng người đồng
tính khỏi cái nhìn lệch lạc, ác cảm, định kiến cổ hủ. Tuy nhiên, trong nhiều
tác phẩm, xu hướng này còn chưa được hiển lộ một cách rõ nét, nhiều khi còn
bị làm nhiễu, lệch tâm bởi những tư tưởng chủ đề khác. Xu hướng thứ ba, các
tác giả đi sâu vào việc thể nghiệm nhiều góc khuất thẳm sâu trong nội tâm con
người, những tình yêu đồng tính đầy chân thành, cảm động. Một góc khuất
khác cũng được các tác giả tiếp cận ở mức độ khốc liệt, dữ dằn hơn, để lại
cảm xúc xót xa về thân phận con người.
Với hội họa nói riêng, mỹ thuật nói chung, việc chỉ ra sự biểu hiện của
đề tài đồng tính trong lịch sử mỹ thuật và khái quát các xu hướng tiếp cận
trong hai thập niên gần đây là vô cùng khó, chỉ có thể mang tính chất gợi mở
và hết sức giản lược. Bởi, thực tế, mảng mỹ thuật về đồng tính để nắm bắt,
miêu tả một cách đầy đủ, toàn diện sẽ gặp phải nhiều khó khăn. Tuy nhiên, có
một thực tế, đó là cái nhìn, quan điểm xã hội đã dần dần cởi mở hơn. Với mỹ
thuật, điều này không chỉ được thể hiện thông qua số lượng ngày càng lớn các
tác phẩm, mà đặc biệt ở sự xuất hiện một cách nở rộ các triển lãm đề tài về
đồng tính với quan điểm: “Không ai được quyền chọn lựa giới tính của mình
khi sinh ra, nhưng người ta được lựa chọn cách sống với giới tính mà mình
đang có”
Nếu lấy mốc thời điểm những tác phẩm hội họa của họa sĩ Trương Tân
vẽ từ những năm 1993-1994 không được triển lãm ở Việt Nam và gần 20 năm
sau, một số tác phẩm vẫn không được phép trưng bày trong triển lãm. Với
tính chính trị xã hội và đạo đức, cho xét đoán những tác phẩm hội họa của
Trương Tân là những bức tranh đầu tiên trực diện về đề tài đồng tính, thì đến
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
24
nay, lịch sử khai thác đề tài cấm kỵ này đã có một hành trình, đây vẫn là một
vấn đề hết sức đặc biệt trong mọi loại hình nghệ thuật, mà hội họa không phải
trưởng hợp ngoại lệ.
Dù muốn hay không, giới tính thứ ba và những vấn đề về cộng đồng
giới tính thứ ba đã và đang tồn tại trong xã hội như một thực tế hiển nhiên.
Không thể phủ nhận đây là đề tài đặc biệt trong mọi loại hình nghệ thuật,
không riêng gì hội họa. Với tính chính trị, xã hội, đặc biệt gắn liền với tính
dục và tình dục đồng giới, nên trước đây, đồng tính luôn là đề tài cấm kỵ.
Hiện nay, xu hướng tiếp nhận đã trở nên cởi mở hơn. Các họa sĩ đã chủ động,
mạnh dạn sáng tạo để có những thể nghiệm đầy táo bạo, bộc lộ thẳng thắn
quan điểm, suy nghĩ, diễn ngôn của mình. Trong hành trình thể nghiệm đó,
những vấn đề đã được đặt ra hình thành nên nhiều xu hướng tiếp nhận đa
chiều.
Cứ liệu sớm nhất để xét đoán thể nghiệm sơ khai đề tài đồng tính trong
hội họa gắn liền với những tác phẩm của Trương Tân, đó là năm 1993-1994,
thể hiện hình ảnh những người đàn ông bên nhau với các tác phẩm: Khóc,
Đẹp, Tôi mong điều kỳ diệu (Hình 1.4, Hình 1.5, Hình 1.6)... Nhiều nhà phê
bình mỹ thuật cho đây là họa sĩ đầu tiên đã đưa hình ảnh người đồng tính lên
tranh, dù rằng, nhận định này chưa có những căn cứ xác đáng, nhất là sự
tương đồng trong chủ ý của chính tác giả.
Ngoài những đề tài phản ánh về tiêu cực xã hội thì chưa có một đề tài
nào lại sóng gió, gian truân trong hội họa như đề tài đồng tính. Các biến động
trong sự kiện văn hóa, chính trị đã dẫn đến những thay đổi ít nhiều trong quan
niệm, định kiến xã hội về đồng tính cũng như vấn đề tình dục.
Sau Trương Tân thì những cái tên Nguyễn Minh Thành, Lý Trần
Quỳnh Giang, Phạm Tuấn Tú, Trương Tiến Trà, Nguyễn Kim Hoàng… là
những cái tên tiên phong trong làng mỹ thuật đi sâu khám phá “thế giới thứ
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
25
3”. Đứng ra bênh vực tìnhyêu cùng giới, họa sĩ Trương Tân đã đưa tác phẩm
của mình ra ngoài biên giới.
Những loại hình mỹ thuật được sử dụng thể hiện đề tài đồng tính
Hội họa: là một loại hình mỹ thuật được sử dụng thể hiện đề tài đồng
tính nhiều nhất. Đại diện cho những gương mặt tiêu biểu là nghệ sĩ Trương
Tân với những bức tranh thể hiện hình ảnh những người đàn ông khoả thân,
phô bày bộ phận sinh dục và thể hiện những khát khao, ham muốn… được tác
giả thể hiện trên chất liệu giấy dó, sơn dầu và sơn mài.
Nghệ sĩ Minh Thành đầy ẩn dụ với những bức tranh chân dung vẽ bản
thân trong hình ảnh một cô gái xuyên suốt các bức tranh giấy dó và lụa của
anh. Lý Trần Quỳnh Giang với loạt tranh sơn dầu thể hiện bản thân cùng với
những con cú đặt ra những vấn đề về giới tính.Trương Tiến Trà với những
bức tranh sơn dầu thể hiện cơ thể đàn ông khoả thân quấn lấy nhau với những
khát khao tình dục cháy bỏng. Phạm Tuấn Tú thể hiện trên chất liệu sơn dầu
với những hình ảnh những nhân vật đàn ông “đảo trang” đứng trước gương ăn
mặc và trang điểm như những người phụ nữ. Nghệ sĩ người Mỹ gốc Việt
Gabby Quỳnh Anh Miller dùng chất liệu tranh lụa truyền thống để phác họa
chân dung những Người khác, dị biệt về tình dục nhưng gần gũi và đầy ý
nghĩa cho bản thân cô.
Đồ họa: với ngôn ngữ mang tính chất cô đọng, đồ họa là loại hình mỹ
thuật có số lượng tác giả chọn để biểu đạt có số lượng không nhiều. Nhắc đến
lĩnh vực này, các nhà nghiên cứu, phê bình thường nhắc đến tác giả Lý Trần
Quỳnh Giang, và sau này có thêm tác giả Dương Xuân Quyền. Hai tác giả này
đều lựa chọn chất liệu khắc gỗ để biểu đạt đề tài.
Tiêu biểu cho loại hình này là tác giả Lý Trần Quỳnh Giang với tranh
khắc gỗ. Nhìn tranh khắc gỗ của Giang, ta thấy ở chị có một trí tưởng tượng
đặc biệt khác thường, kỳ lạ. Giang thường khắc họa những hình người hóa
thân vào cây cối, hay ngược lại, những cây cối hóa thân thành hình người.
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
26
Cây cũng có mắt, có chi có cành, có áo khoác bằng những tán lá buông rủ
mềm mại. Mắt gỗ đẹp và tròn như mắt người, chi cành khúc khuỷu như chân
tay, vân gỗ như mạch máu, hồn cây như hồn người. Tất cả đan quện vào nhau,
không có gì phân biệt. Sự khép kín, cô độc của tự vấn về đồng tính có khi
được Giang khắc một loạt “người- cây” như ở tác phẩm Những cái cây, 2004
(100x100 cm). Cũng có khi chị tự khắc họa mình giống như một thân cây trơ
trọi đứng giữa cánh rừng (tác phẩm Tôi, 2004, 100x100 cm), hoặc hóa thân
vào một gốc cây xù xì, cằn cỗi, cô quả như Buồn, 2004 (100x100 cm). Và
mạnh mẽ nhất là tác phẩm Bà ta (Hình 1.7) triển lãm tại Festival nghệ sĩ trẻ
toàn quốc năm 2007 ở Hà Nội, bức tranh khắc gỗ miêu tả hai người phụ nữ
khỏa thân của nữ họa sĩ Lý Trần Quỳnh Giang sau đó bị tháo dỡ trước giờ
khai mạc vì có một số ý kiến cho rằng tranh vi phạm thuần phong mỹ tục.
Tốt nghiệp Khoa Đồ họa Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, còn rất trẻ,
sáng tác của Lý Trần Quỳnh Giang cho thấy một sự thay đổi táo bạo, mạnh
mẽ về ngôn ngữ đồ họa khắc gỗ cũng như quan niệm về nghệ thuật so với
khắc gỗ truyền thống trước đây. Không trang trí rườm rà, không tả kể chi tiết,
không nệ thực, không hướng về chủ đề phong cảnh, tĩnh vật hay lễ hội truyền
thống quen thuộc..., ngôn ngữ nghệ thuật của Lý Trần Quỳnh Giang là ngôn
ngữ biểu hiện pha các yếu tố siêu thực, tượng trưng, đầy tính sáng tạo mới lạ.
Sắp đặt: là loại hình mỹ thuật được nhiều tác giả lựa chọn hơn, có lẽ vì
ngôn ngữ và chất liệu của loại hình này đa dạng và dễ dàng để kể một câu
chuyện, dễ dàng tự sự hơn ở một dạng tổng hợp. Đã có khá nhiều tác phẩm
sắp đặt thể hiện đề tài này, trong số đó, tác giả thường xuyên được nhắc đến là
Lý Trần Quỳnh Giang và Himiko Nguyễn.
Triển lãm sắp đặt “Những cành mệt mỏi” (Hình 1.8) - là tên gọi những
tác phẩm khắc gỗ trong hình thức sắp đặt của nữ nghệ sĩ Lý Trần Quỳnh
Giang, trưng bày tại “Festival nghệ thuật trẻ đương đại 2007” tại Hà Nội.
Các phiến gỗ dài tựa như hình người được băng bó ở phần giữa, chỉ còn hở
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
27
hai đầu, nơi được khắc họa một cách tượng trưng những khuôn mặt và những
đôi bàn chân xương xẩu, ủ rũ. Thiên nhiên mệt mỏi, hay con người mệt mỏi,
hay cả hai đều mệt mỏi trong thế giới này? Ở đây, chị thể hiện chính mình,
thể hiện cái tôi, cái cá nhân cô đơn trong đời sống, dưới hình thức sắp đặt của
nghệ thuật đương đại. Hình tượng “người - cây” trong các tác phẩm của Lý
Trần Quỳnh Giang khắc khoải, ủ rũ, chịu nhiều thương tổn, bị đứt rời và chia
lìa thành từng bộ phận cơ thể trên các phiến gỗ. Sau đó các phiến gỗ được chị
sắp xếp lại, liên kết thành hàng, thành serie với nhau, tạo nên một loạt những
khuôn mặt, những bộ ngực, những tay chân đứt rời, trần trụi, lộ lên từng
đường gân, thớ thịt và được khắc họa bằng một ngôn ngữ rất mạnh biểu cảm,
trực tiếp, với các vệt khắc khi dầy khi mỏng, khi sâu khi nông. Những hình
tượng lặp đi lặp lại, có sức ám ảnh day dứt. Cảm giác thương vong, đau đớn
lan tỏa khắp nơi. Và khiến người xem tự hỏi cái gì khiến cho người và cây
đau đến mức như vậy? Mạnh biểu hiện, giàu tưởng tượng, giàu ẩn dụ, các tác
phẩm sắp đặt- khắc gỗ của Lý Trần Quỳnh Giang tác động lên tâm thức người
xem, đặt ra cho mỗi chúng ta muôn vàn những câu hỏi về đời sống nhân sinh,
đặc biệt là đời sống nào cho những người đồng tính.
Nghệ sĩ thị giác Nguyễn Kim Hoàng (Himiko. Nguyễn) đã tiếp cận đề
tài này bằng một loại hình tương tác qua triển lãm sắp đặt mang tên “Thế giới
đa nguyên” (Hình 1.9). Chuẩn bị trước trong vòng bốn tháng bằng việc lần
lượt viết lên những suy nghĩ, trao đổi, trò chuyện xoay quanh vấn đề này trên
blog được lập riêng cho dự án. Không tuyên ngôn, không ồn ào, không cổ
súy, chỉ đơn giản là đưa ra một nhận định như quan điểm của chị. Rằng với
quan điểm đồng tính là vi phạm thuần phong mỹ tục, là bệnh hoạn, là phản
cảm, con người vốn đã cô đơn, thì nỗi cô đơn phải tranh đấu giữa yêu thương
và trách nhiệm trong cuộc sống của những người đồng tính như bị lồng vào
thêm một chiếc lồng, giữa những quan điểm khắt khe, càng khiến họ nghẹt
thở hơn, và chẳng dám sống thật với chính bản ngã của mình. Những bức ảnh
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
28
trong tác phẩm sắp đặt của chị, là hình ảnh của rất nhiều người cùng giới nắm
tay nhau đi trên đường phố. Họ là ai, đồng tính hay dị tính? Không làm sao có
thể biết được, chỉ có thể nhận thấy đó là hình ảnh ấm áp yêu thương. Qua góc
nhìn của chị, đồng tính hay dị tính, cũng chỉ là một điều tự nhiên trong cuộc
sống, và thuộc về thế giới riêng của mỗi con người. Hàng trăm bức ảnh được
đính lên tường bằng đinh ghim, ở giữa là dấu gạch chéo đỏ, thêm một tấm
gương tròn có vạch ngang màu đỏ - khiến người xem cảm nhận rằng tác giả
ngầm cảnh báo về con đường làm người đồng tình rất nhiều khó khăn, trăn
trở.
Trình diễn: là một loại hình nghệ thuật đương đại được khá nhiều nghệ
sĩ trẻ lựa chọn để biểu đạt vấn đề đồng tính. Những tác phẩm này hầu như
được đầu tư về ý tưởng và hình thức thể hiện, tạo được dấu ấn mạnh mẽ đối
với công chúng thưởng thức. Sau tác phẩm trình diễn chủ đề đồng tính kết
hợp giữa Trương Tân và Minh Thành, thì hai nghệ sĩ được nhắc đến nhiều là
Himiko. Nguyễn và Nguyễn Quốc Thành.
Nghệ sĩ thị giác Nguyễn Kim Hoàng (Himiko. Nguyễn) chọn loại hình
nghệ thuật mới là nghệ thuật trình diễn để đi sâu vào thế giới thứ ba ở khía
cạnh tâm lí, tình cảm. Chị bắt đầu về đề tài trong chuyến đi tham dự “Festival
Performance Mùa Hè” giữa các nghệ sỹ châu Á và Trung Nam Mỹ qua 4
thành phố tại Nhật Bản. “Góc khuất yêu thương”, tên chủ đề trình diễn của
chị, nói về tình yêu sâu sắc thầm lặng của những tâm hồn đồng điệu nhưng
không thể có được hạnh phúc lứa đôi bởi những mặc định khắt khe trong xã
hội. Chị hoá thân với hình ảnh người con gái im lặng đắp mặt nạ bắng sáp
nóng lên mặt mình, ngồi cách một người con gái qua những ngọn nến và mặt
bàn, được hòa thành một qua cái bóng chiếu lên tường, với những dòng chữ
làm nền chạy suốt : “Tôi nhớ bàn tay Em, mềm và ấm”, “Tôi muốn ôm Em,
nhưng…” “Giá như Em là đàn ông!” “Em hãy đi đi, tôi không mang lại được
điều gì cho Em cả”, “Đành kiếp sau vậy”… xoáy lòng cảm giác người xem.
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
29
Chuyến đi qua bốn thành phố là bốn cuộc trình diễn về những xung đột nội
tâm, những dồn nén yêu thương, những quay quắt chối mình, được thôi thúc
thực hiện từ những quan sát lắng nghe về tình yêu đã tan vỡ của những người
bạn đồng giới.
Nghệ sĩ Nguyễn Quốc Thành cũng là một trong những gương mặt đại
diện cho nghệ thuật trình diễn về chủ đề đồng tính tiêu biểu với tác phẩm trình
diễn “Áo bạn thành áo tôi, áo tôi thành áo bạn (Your clothes become my
clothes become your clothes) (Hình 1.10). Sống và làm việc tại Hà Nội,
Nguyễn Quốc Thành hoạt động tích cực cho phong trào chia sẻ, cảm thông
với người đồng tính và tập trung khám phá tính thẩm mỹ của phong trào này
qua các lĩnh vực nghệ thuật như nhiếp ảnh, phê bình, trình diễn, thiết kế trang
phục và tổ chức sự kiện. Năm 2013, Quốc Thành sáng lập và tổ chức liên
hoan nghệ thuật Queer Forever – là không gian chia sẻ tình yêu, tri thức về
vấn đề đồng tính và văn hóa Việt Nam, hợp tác với các cá nhân, nhóm và tổ
chức để thực hiện chương trình gặp gỡ, nói chuyện nghệ thuật, chiếu phim và
triển lãm.Bên cạnh đó, Quốc Thành còn tham gia liên hoan nghệ thuật trình
diễn và triển lãm tại Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ và là người đồng sáng lập
Nhà Sàn Collective – nhóm các nghệ sĩ độc lập tại Hà Nội.
Trong tác phẩm trình diễn “Áo bạn thành áo tôi, áo tôi thành áo bạn
(Your clothes become my clothes become your clothes), trình diễn tại Queer
Forever Festival 2013, Nguyễn Quốc Thành đứng trong không gian căn
phòng, che mắt bằng mảnh vải đen, sử dụng 8 áo tshirt trắng thêu tên bộ đội,
chỉ rút từ đồ cá nhân (áo lót, quần đùi, tất) của bộ đội. Thành thêu tên của bộ
đội lên áo đông xuân tshirt trắng. Ngoài ra, những sợi chỉ rút từ quân phục
chạy dọc theo đường dây điện, táo tạo lại không gian và kết nối các phòng
trưng bày với nhau.
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
30
Video art: Với Video art, có lẽ bởi nghệ sĩ hiện đại, đương đại Việt Nam
theo đuổi loại hình này cũng không có nhiều nên tác giả, tác phẩm biểu đạt
vấn đề đồng tính thuộc loại hình này.
Tiêu biểu là nghệ sĩ Nguyễn Tân Hoàng, là người Mỹ gốc Việt hiện
đang sống ở Bryn Mawr, Philadelphia, USA. Tác phẩm Video art "Một cái
nhìn từ đáy: nam tính người Mỹ gốc Á Châu và đại diện tình dục" của Nguyễn
Tân Hoàng được giới thiệu trong Queer Forever - là lễ hội nghệ thuật về chủ
đề đồng tính ở Việt Nam, kết nối nghệ thuật đương đại và văn hoá Việt Nam
với cảm giác kỳ diệu. Lễ hội diễn ra từ ngày 14 đến ngày 29 tháng 12 năm
2013 tại Hà Nội. Queer Forever giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật của năm
nghệ sĩ đương đại và một loạt các bài giảng và thảo luận xung quanh các chủ
đề về các vấn đề kỳ quặc và giới tính trong điện ảnh, văn học và nghệ thuật
thị giác. Mục tiêu của lễ hội là tạo ra các cuộc đối thoại và khuyến khích tư
duy phê bình về các chủ đề đa dạng về tính dục và các vấn đề văn hoá và xã
hội thông qua nghệ thuật và các cuộc đối thoại liên ngành giữa các nhà nghiên
cứu, các nhà hoạt động xã hội, các nghệ sỹ và nhà văn, các cộng đồng đa dạng
về giới và đặc biệt là những người thiểu số mại dâm và công chúng.
Tác phẩm Video art "Một cái nhìn từ đáy: nam tính người Mỹ gốc Á
Châu và đại diện tình dục" của Nguyễn Tân Hoàng đã mổ xẻ các hình thức
ham muốn trong bản sắc đồng tính nam trong khu vực châu Á, văn hoá hải
ngoại Việt Nam, và điện ảnh Đông Nam Á. Nguyễn Tân Hoàng tìm hiểu
những biểu trưng nam tính của người Mỹ gốc Á, khám phá mối liên quan giữa
nam tính, tình dục với chủng tộc, sắc tộc, giữa chữ viết, tên gọi và hình ảnh
được thể hiện trong hồ sơ tìm bạn trên các trang kết duyên trực tuyến.
Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu sáng tác về đề tài đồng tính
Để chọn ra những tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong lĩnh vực này thực tế
là một vấn đề khó khăn, bởi mỗi nghệ sĩ chọn lựa hướng đi này theo cách
riêng của mình. Có người chọn mỹ thuật để nói lên tiếng nói phản biện xã hội
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
31
với góc nhìn từ phía người trong cuộc, thuộc cộng đồng LGBT. Có người chỉ
đơn thuần chọn nghệ thuật để nói lên cảm xúc, tình cảm, khát khao yêu và
được yêu của mình. Có tác giả thì không thuộc thế giới thứ ba này nhưng lại
có sự đồng cảm và chia sẻ với cộng đồng LGBT, muốn dùng hội họa để bảo
vệ cộng đồng này trước sự kỳ thị, phân biệt trong xã hội…
Với dân Mỹ thuật, hình như, đây là một đề tài nhạy cảm và ít khi được
các họa sĩ xem là một đề tài sáng tác bình đẳng. Tại Festival nghệ sĩ trẻ toàn
quốc năm 2007 tại Hà Nội, bức tranh khắc gỗ miêu tả hai người phụ nữ khỏa
thân của nữ họa sĩ Lý Trần Quỳnh Giang bị tháo dỡ trước giờ khai mạc với lý
do bức tranh thể hiện vấn đề đồng giới có biểu hiện vi phạm thuần phong mỹ
tục. Đề tài này, trước đây, trong mỹ thuật cũng ít được thể hiện. Nhưng hiện
nay, cũng có nhiều họa sĩ trẻ thoát ra khỏi những lo ngại đó đã theo đuổi và
sáng tác về đề tài đồng tính trong một khoảng thời gian dài… Dưới đây, tôi
xin được trình bày về một số nghệ sĩ và các tác phẩm của họ mà đứng trên
quan điểm cá nhân, tôi thấy họ là những nghệ sĩ tiêu biểu trong hướng sáng
tác này:
Trương Tân (Hình 2.1) là một họa sĩ thường được nhắc đến đầu tiên,
công khai biểu đạt vấn đề đồng tính trong các tác phẩm hội họa của mình.
Anh sinh năm 1963 tại Hà Nội, Việt Nam. Anh tốt nghiệp trường nghệ thuật
Hà Nội vào năm 1982 và trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội năm 1989. Anh là
giảng viên tại trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội từ 1989 tới 1997 trước khi trở
thành một nghệ sĩ toàn thời gian. Thông qua hội họa, vẽ, nghệ thuật trình
diễn, nghệ thuật sắp đặt, điêu khắc và gốm sứ, Trương Tân thách thức những
quy ước xã hội và nghiên cứu các chủ đề về bản sắc và tự do ngôn luận. Một
người tiên phong trong lĩnh vực sơn mài, trình diễn, các tác phẩm của anh
xoay quanh sự bó buộc, bị đàn áp của các cá nhân trong văn hóa truyền thống
Việt. Có lẽ vì anh là nghệ sĩ công khai đồng tính đầu tiên của Việt Nam, anh
đã mở cửa cho các nghệ sĩ sau này thảo luận về các quan niệm về tình dục
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
32
trong nghệ thuật. Trương Tân từng mô tả tình yêu đồng giới từ hai thập kỷ
trước, nhưng không có dịp trưng bày. Anh chỉ công bố những bức khỏa thân
nam giới vẽ với chất liệu màu nước trên giấy dó và bìa. Sau này, anh thể hiện
nhiều hơn trên chất liệu sơn mài với những gam màu truyền thống và thể hiện
vấn đề đồng tính một cách tự nhiên, bình dị như những đề tài khác trong đời
sống, không bị lên gân hay cường điệu.
Đề tài này thấp thoáng đâu đó qua những bức tranh khắc gỗ của Lý
Trần Quỳnh Giang (Hình 2.13). Bức tranh Bà ta của nữ họa sĩ Lý Trần quỳnh
Giang, đã bị loại khỏi festival nghệ sĩ trẻ toàn quốc, là tiền đề gây xôn xao
trong buổi hội thảo. Đề tài này nằm trong loạt 20 bộ tranh khắc gỗ được trưng
bày sau đó trong triển lãm cá nhân mang tên “Giang” tại L’ Espace. Loạt
tranh được đánh giá cao trong giới phê bình Mỹ Thuật, mà thông qua nó, Lý
Trần quỳnh Giang đã đoạt giải thưởng nghệ sĩ trẻ của năm 2007 của quỹ
Vietnam Foundation for the Arts. Chị đã mất gần hai năm để hoàn thành loạt
tranh khắc này.
Bản thân Giang không khẳng định đồng tính là đề tài chủ đạo, nhưng,
có thể nhìn thấy thấp thoáng những thân phận con người thuộc về thế giới thứ
3 trong những tác phẩm của chị. Đó là sự cô đơn xuyên suốt bao trùm những
bức tranh toàn đàn ông hoặc toàn đàn bà; đó là sự chế giễu, phản kháng, tẩy
chay những đám đông soi mói chỉ chực đưa những cặp mắt cú vọ chòng chọc
vào cuộc sống riêng tư của mỗi con người; đó là những bàn chân, bàn tay vô
tính được khắc họa run rẩy, được che kín trong những tấm áo; đó là những
gương mặt toàn đàn ông mệt mỏi trầm uất, rồi những gương mặt được quấn
băng kín mít, chỉ lộ ra những con mắt đau đáu yêu thương; đó là, những bộ
phận cơ thể phụ nữ run rẩy nén mình… Là toàn bộ thế giới nội tâm cô đơn
dằn xé, mâu thuẫn đến run rẩy của những thân phận con người… Qua đó, có
thể nhận thấy sự khắc họa về một thế giới khác lặng lẽ âm thầm, không quan
tâm đến những định kiến, như nụ cười nhẹ bất cần của cô khi tháo dỡ bức
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
33
tranh khắc hai người phụ nữ đã bị loại bỏ khỏi festival nghệ sĩ trẻ. Tạo nên
một thế chông chênh cho hai bức tranh còn lại trong bộ “những cành mệt
mỏi”.
Táo bạo và trực diện trong những bức tranh tạo hình của họa sĩ trẻ
Trương Tiến Trà (Hình 2.26). Triển lãm về đồng tính của Trà là một ý tưởng
được xây dựng trong ba năm. Anh xem dự án này như là một thử nghiệm, là
một thử thách nghề nghiệp đối với mình. Lần đầu tiên anh mang ý tưởng từ
Nga về và thể hiện tác phẩm tại Việt Nam. Du học ở Nga, Trương Tiến Trà đã
nhiều lần chứng kiến các cặp đồng tính yêu nhau với những tình yêu đẹp và tự
do. Đến với anh thật đơn giản trong ý nghĩ đó là tình yêu. Và anh muốn thể
hiện lại bằng ngôn ngữ tạo hình. Chọn lần một như những thử nghiệm bước
đầu chỉ đề cập đến tính chất thuần túy là các cặp đồng tình ôm ấp nhau qua
các cử chỉ tình cảm. Triển lãm lần hai vào tháng 8 năm 2007, anh đã mạnh
dạn hơn và đưa đến một mô tuýp mới về cách diễn đạt. Họa sĩ chọn kích
thước tranh khổ dài và hẹp để tạo nên một tình yêu kín đáo, trong đó, xuyên
suốt là vấn đề tình dục. Tác giả nghiêng về biểu hiện xu hướng xác thịt của
giới đồng tính vì anh cho rằng cơ thể con người là lối tạo hình đẹp nhất, và
anh chọn tiếng nói đó. Mỗi một tác phẩm tác giả đặt vấn đề về lối diễn đạt
hình hài như một tiếng nói về tình yêu và cử chỉ âu yếm của mỗi cặp đồng
tính. Không gian chật hẹp tạo nên sức nóng bằng những mảng màu được đan
xen tương phản mạnh, tăng thêm sức lôi cuốn mạnh mẽ đam mê. Cặp đồng
tính nam hay nữ đều được thể hiện rõ nét bằng những mảng màu nóng lạnh
trên cơ thể của từng người. Tác giả đặt vấn đề nét và màu sắc là ngôn ngữ
chính. Những chấm màu những đường contua chạy đều không ngừng nối và
đan vào nhau tạo thành một khối, chuyển tải những nụ hôn, những vòng tay
âu yếm, vuốt ve làm mềm cơ thể. Những mạch máu hằn rõ, những gam màu
nóng lạnh thể hiện sự khao khát cảm xúc yêu đương.
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
34
Cách thể hiện táo bạo và dứt khoát của Trương Tiến Trà đã gây một cú
shock nhẹ đối với người xem trong lần ra mắt ở Himiko visual saloon tại
thành phố Hồ Chí Minh. Ngay cả với những người trong thế giới thứ ba, thì
hình ảnh được ra trần trụi về xác thịt, khiến họ bối rối và phản ứng. Nhưng,
bản thân tác giả tự tin với cách thể hiện táo bạo trên, mà qua đó, anh vượt qua
khái niệm đạo đức cũ xưa, đưa đề tài đồng giới vào sự khai thác bình đẳng với
mọi chủ đề khác. Mỗi bức tranh dường như là một sự tuyên ngôn về giới tính
và tình dục đến khi họ yêu nhau thì đấy là chuyện đương nhiên. Phạm trù đạo
đức nó là thuần phong mỹ tục, nhưng ở đây nó là quy luật của tạo hóa. Ở đây,
tác giả muốn đặt vấn đề trong tác phẩm của mình nêu đúng điều tinh thần giá
trị cần nêu. Theo anh, tình yêu đồng tính nó là vấn đề tự nhiên. Đề tài tình yêu
đồng tính, thân xác và nhục dục là những vấn đề của đời sống đô thị hiện nay.
Sự biến đổi về nhu cầu thể xác đang tăng lên mãnh liệt, và tình dục hướng đến
những suy nghĩ không tưởng, tạo nên một làn sóng biến đổi mãnh liệt trong
xã hội con người.
Thế giới thứ ba vốn là một đề tài nhạy cảm được khai thác gây sốc câu
khách trong lĩnh vực khác như báo chí, điện ảnh và tiểu thuyết đã không bị
phiến diện qua cách thể hiện tác phẩm của các tác giả kể trên. Dù táo bạo hay
lặng lẽ hay day dứt, ở góc độ nào đi nữa, các tác giả cũng chỉ nói lên một
quan điểm cá nhân, qua đó, đặt người xem phải đối diện với những suy nghĩ,
nhìn nhận về một thế giới thứ ba vẫn đang tồn tại song song như một điều
hiển nhiên không thể xóa bỏ của tạo hóa, và tự có nhận định riêng mình.
Tiểu kết chương 1
Vấn đề đồng tính là một vấn đề mang tính phổ quát trên thế giới và
cũng là một vấn đề mang tính thời sự ở Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề đồng
tính mang tính chất nhạy cảm nên đối tượng này phản ánh trong mỹ thuật
được lựa chọn ở nhiều cấp độ tùy theo cách lựa chọn của mỗi nghệ sĩ. Trong
chương 1, tôi đã đưa ra những khái niệm liên quan đến vấn đề đồng tính, giải
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
35
quyết những vấn đề về lý luận của hội họa Việt Nam hiện đại, những nghệ sĩ
Việt Nam tiêu biểu chọn thể hiện về đề tài đồng tính để làm tiền đề cho những
phần sẽ được viết nối tiếp trong chương 2: vấn đề đồng tính được giải quyết
trong hội họa Việt Nam hiện đại như thế nào.
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM

More Related Content

What's hot

CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT nataliej4
 
Tiểu luận mĩ thuật về tranh Hàng Trống
Tiểu luận mĩ thuật về tranh Hàng TrốngTiểu luận mĩ thuật về tranh Hàng Trống
Tiểu luận mĩ thuật về tranh Hàng TrốngBình Hoàng
 
45 cau hoi on lich su dang
45  cau  hoi on lich su dang45  cau  hoi on lich su dang
45 cau hoi on lich su dangMinh Tâm Đoàn
 
Xây dựng chương trình Giáo dục nghệ thuật
Xây dựng chương trình Giáo dục nghệ thuật Xây dựng chương trình Giáo dục nghệ thuật
Xây dựng chương trình Giáo dục nghệ thuật Thao An
 
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdfGiao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdfMan_Ebook
 
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùngLí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùngMĩm's Thư
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayYenPhuong16
 
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...nataliej4
 
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhHuynh Loc
 
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí MinhCâu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí MinhMyLan2014
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docxCHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docxHVNhHoa
 

What's hot (20)

CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Thiết Kế Đồ Họa, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Thiết Kế Đồ Họa, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Thiết Kế Đồ Họa, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Thiết Kế Đồ Họa, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Luận văn ngành mỹ thuật trường đại học Nghệ Thuật Trung Ương, 9 ĐIỂM
Luận văn ngành mỹ thuật trường đại học Nghệ Thuật Trung Ương, 9 ĐIỂMLuận văn ngành mỹ thuật trường đại học Nghệ Thuật Trung Ương, 9 ĐIỂM
Luận văn ngành mỹ thuật trường đại học Nghệ Thuật Trung Ương, 9 ĐIỂM
 
Tiểu luận mĩ thuật về tranh Hàng Trống
Tiểu luận mĩ thuật về tranh Hàng TrốngTiểu luận mĩ thuật về tranh Hàng Trống
Tiểu luận mĩ thuật về tranh Hàng Trống
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOTLuận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
 
45 cau hoi on lich su dang
45  cau  hoi on lich su dang45  cau  hoi on lich su dang
45 cau hoi on lich su dang
 
Xây dựng chương trình Giáo dục nghệ thuật
Xây dựng chương trình Giáo dục nghệ thuật Xây dựng chương trình Giáo dục nghệ thuật
Xây dựng chương trình Giáo dục nghệ thuật
 
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên LộcLuận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
 
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdfGiao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
 
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùngLí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
 
Đề tài: Giáo dục thẩm mỹ qua tranh dân gian tại Bảo tàng, HAY, 9đ
Đề tài: Giáo dục thẩm mỹ qua tranh dân gian tại Bảo tàng, HAY, 9đĐề tài: Giáo dục thẩm mỹ qua tranh dân gian tại Bảo tàng, HAY, 9đ
Đề tài: Giáo dục thẩm mỹ qua tranh dân gian tại Bảo tàng, HAY, 9đ
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Luận văn: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HOT
Luận văn: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HOTLuận văn: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HOT
Luận văn: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HOT
 
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
 
Phong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luận
Phong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luậnPhong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luận
Phong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luận
 
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
 
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí MinhCâu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂM
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
 
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docxCHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
 

Similar to Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM

Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Lý Khoá Luận Học Ở Việt...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Lý Khoá Luận Học Ở Việt...Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Lý Khoá Luận Học Ở Việt...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Lý Khoá Luận Học Ở Việt...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Sự chuyển biến phong cách tạo hình trong tranh tĩnh vật của vicent v...
Sự chuyển biến phong cách tạo hình trong tranh tĩnh vật của vicent v...Sự chuyển biến phong cách tạo hình trong tranh tĩnh vật của vicent v...
Sự chuyển biến phong cách tạo hình trong tranh tĩnh vật của vicent v...jackjohn45
 
NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH HÀNG KÊNH - HẢI PHÒNG 6585534.pdf
NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH HÀNG KÊNH - HẢI PHÒNG 6585534.pdfNGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH HÀNG KÊNH - HẢI PHÒNG 6585534.pdf
NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH HÀNG KÊNH - HẢI PHÒNG 6585534.pdfNuioKila
 
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liênNghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liênnataliej4
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864nataliej4
 

Similar to Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM (20)

Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt NamKhoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt Nam
 
Một số nhận thức và sáng tác hội họa thể nghiệm về hình tượng đôi guốc mộc vớ...
Một số nhận thức và sáng tác hội họa thể nghiệm về hình tượng đôi guốc mộc vớ...Một số nhận thức và sáng tác hội họa thể nghiệm về hình tượng đôi guốc mộc vớ...
Một số nhận thức và sáng tác hội họa thể nghiệm về hình tượng đôi guốc mộc vớ...
 
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂMLuận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Lý Khoá Luận Học Ở Việt...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Lý Khoá Luận Học Ở Việt...Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Lý Khoá Luận Học Ở Việt...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Lý Khoá Luận Học Ở Việt...
 
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAYLuận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
 
BÀI MẪU luận văn: Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình Hàng Kênh, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU luận văn: Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình Hàng Kênh, 9 ĐIỂMBÀI MẪU luận văn: Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình Hàng Kênh, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU luận văn: Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình Hàng Kênh, 9 ĐIỂM
 
Cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh ở Việt Nam từ năm 2000, 9đ
Cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh ở Việt Nam từ năm 2000, 9đCái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh ở Việt Nam từ năm 2000, 9đ
Cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh ở Việt Nam từ năm 2000, 9đ
 
BÀI MẪU Khóa luận văn học Việt Nam, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận văn học Việt Nam, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận văn học Việt Nam, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận văn học Việt Nam, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Sự ảnh hưởng văn học nhà Nho và văn học Tây Âu, HAY
Luận văn:  Sự ảnh hưởng văn học nhà Nho và văn học Tây Âu, HAYLuận văn:  Sự ảnh hưởng văn học nhà Nho và văn học Tây Âu, HAY
Luận văn: Sự ảnh hưởng văn học nhà Nho và văn học Tây Âu, HAY
 
Luận án: Khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam hiện đại, HAYLuận án: Khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam hiện đại, HAY
 
Luận án: Khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam hiện đại, HAYLuận án: Khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam hiện đại, HAY
 
Sự chuyển biến phong cách tạo hình trong tranh tĩnh vật của vicent v...
Sự chuyển biến phong cách tạo hình trong tranh tĩnh vật của vicent v...Sự chuyển biến phong cách tạo hình trong tranh tĩnh vật của vicent v...
Sự chuyển biến phong cách tạo hình trong tranh tĩnh vật của vicent v...
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXILuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
 
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAYMúa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
 
NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH HÀNG KÊNH - HẢI PHÒNG 6585534.pdf
NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH HÀNG KÊNH - HẢI PHÒNG 6585534.pdfNGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH HÀNG KÊNH - HẢI PHÒNG 6585534.pdf
NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH HÀNG KÊNH - HẢI PHÒNG 6585534.pdf
 
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ trường đại học Trà Vinh, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ trường đại học Trà Vinh, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn thạc sĩ trường đại học Trà Vinh, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ trường đại học Trà Vinh, 9 ĐIỂM
 
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liênNghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
 
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864
 
Xung đột văn hóa trong tiểu thuyết viết về nông thôn từ 1986 đến nay
Xung đột văn hóa trong tiểu thuyết viết về nông thôn từ 1986 đến nayXung đột văn hóa trong tiểu thuyết viết về nông thôn từ 1986 đến nay
Xung đột văn hóa trong tiểu thuyết viết về nông thôn từ 1986 đến nay
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Mỹ Thuật, 9 ĐIỂM

  • 1. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM NÔNG THỊ THU TRANG VẤN ĐỀ ĐỒNG TÍNH TRONG HỘI HỌA VIỆT NAM HIỆN ĐẠI TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP WEBSITE: LUANVANTRUST.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM LUẬN VĂN THẠC SỸ MỸ THUẬT
  • 2. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM NÔNG THỊ THU TRANG VẤN ĐỀ ĐỒNG TÍNH TRONG HỘI HỌA VIỆT NAM HIỆN ĐẠI LUẬN VĂN THẠC SỸ MỸ THUẬT Chuyên ngành: Mỹ thuật Tạo hình (Hội họa) Mã số: 60 21 01 02 Khóa: 18 (2015 - 2017) NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Lê Văn Sửu Hà Nội - 2017
  • 3. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT ĐH HCM ICS ISEE LGBT Nxb PGS ThS TP TS VHNT VHTT Đại học Hồ Chí Minh Nhóm đại diện cho một số diễn đàn của người đồng tính Viện Nghiên cứu kinh tế xã hội Việt Nam Cộng đồng người đồng tính Nhà xuất bản Phó giáo sư Thạc sĩ Thành phố Tiến sĩ Văn hoá nghệ thuật Văn hoá thông tin
  • 4. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Bảng chữ cái viết tắt MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 NỘI DUNG………………………………………………………………….10 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ..........................10 1.1. Khái niệm một số thuật ngữ được sử dụng trong đề tài...........................10 1.2. Khái quát về hội họa Việt Nam hiện đại..................................................14 1.3. Khái quát về đề tài đồng tính trong mỹ thuật Việt Nam hiện đại............21 Tiểu kết chương 1............................................................................................34 Chương 2: NGHIÊN CỨU NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA VẤN ĐỀ ĐỒNG TÍNH TRONG HỘI HỌA VIỆT NAM HIỆN ĐẠI .......................................36 2.1. Biểu hiện vấn đề đồng tính trong nội dung tác phẩm ..............................36 2.2. Biểu hiện vấn đề đồng tính trong hình thức nghệ thuật...........................43 Tiểu kết chương 2............................................................................................59 Chương 3: BÀI HỌC RÚT RA TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI..............60 3.1. Những thành công của việc biểu đạt vấn đề đồng tính trong hội họa Việt Nam hiện đại ............................................................................................................60 3.2. Những hạn chế của việc biểu đạt về vấn đề đồng tính trong hội họa Việt Nam hiện đại ...........................................................................................62 3.3. Bài học rút ra từ việc biểu đạt vấn đề nội tâm, giới tính trong sáng tác hội họa.............................................................................................................65 Tiểu kết chương 3............................................................................................70 KẾT LUẬN.....................................................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................73 PHỤ LỤC................................................................................................................................................ 76
  • 5. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đồng tính vốn là một đề tài nhạy cảm được khai thác trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật như: Văn học, kịch, điện ảnh, âm nhạc… và mỹ thuật cũng không nằm ngoài nhiệm vụ phản ánh vấn đề xã hội này. Đề tài đồng tính đã tạo nên một ấn tượng khá mạnh mẽ qua sáng tác của của một số tác giả trong hội họa Việt Nam hiện đại. Dù táo bạo, lặng lẽ hay day dứt, ở góc độ nào các tác giả cũng đặt người xem phải đối diện với những suy nghĩ, nhìn nhận về một thế giới thứ ba vẫn đang tồn tại song song như một điều hiển nhiên không thể xóa bỏ của tạo hóa. Trong hội họa Việt Nam hiện đại, đã có một số họa sĩ mạnh dạn lựa chọn đề tài nhạy cảm này để thể hiện. Một số tác giả là người đồng tính muốn thông qua đó để bộc bạch nỗi niềm riêng của mình một cách ẩn ý hoặc công khai về giới tính của bản thân và quan điểm của họ đối với vấn đề đồng tính. Một số tác giả khác không thuộc cộng đồng người đồng tính nhưng có sự đồng cảm, chia sẻ cũng góp phần không nhỏ cho hệ thống tác phẩm thể hiện đề tài này. Họ mang đến một cái nhìn thông qua ngôn ngữ hội họa, với những đường nét và màu sắc tôn lên vẻ đẹp và tình yêu của những người đồng tính... Trong các tác phẩm của họ dù thể hiện theo cách kín đáo hay phơi bày thì xuyên suốt là vấn đề tình dục, nghiêng về biểu hiện xu hướng xác thịt của giới đồng tính. Các tác phẩm thường đặt vấn đề biểu đạt tiếng nói của tình yêu thông qua ngôn ngữ của hình thể, qua những cử chỉ âu yếm của mỗi cặp đồng tính. Từ không gian đến hình thể, màu sắc, đường nét đều được biểu hiện mạnh mẽ để chuyển tải những khao khát cảm xúc yêu đương. Có thể nói các tác phẩm này đã xác lập một thế giới nghệ thuật riêng phong phú về vấn đề đồng tính và đã đạt được những thành công nhất định.
  • 6. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 2 Những rung động tình yêu, sự giằng xé giữa khát khao sống thật giữa những định kiến, kì thị; sự ủng hộ của xã hội; niềm hy vọng vào tương lai... của thế giới thứ ba đã được chuyển tải vào các tác phẩm theo nhiều cách biểu hiện thông qua các phong cách, kỹ thuật, chất liệu hội họa khác nhau. Vấn đề này tuy khá mới nhưng trong hội họa Việt Nam hiện đại đã có một số lượng tác giả, tác phẩm tạo được phong các cách biểu đạt riêng. Tuy nhiên nghiên cứu chuyên sâu về đề tài này, đến nay vẫn là một khoảng trống, vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Vấn đề đồng tính trong hội họa Việt Nam hiện đại” để làm luận văn Thạc sĩ Mỹ thuật. Tôi hy vọng sẽ có thể góp một phần nhỏ, tạo nên một tài liệu bước đầu nghiên cứu về nghệ thuật hội họa dành cho đề tài đồng tính. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đồng tính là một vấn đề đặc biệt của xã hội mang tính phổ quát trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Vì thế, hệ thống sách đề cập đến vấn đề đồng tính hiện nay tương đối nhiều. Số lượng sách lớn tập trung nhiều nhất ở những lĩnh vực như tâm lý, xã hội, pháp luật. Tuy nhiên, trong đề tài này, tôi muốn được nhắc đến một hệ thống sách có liên quan đến cơ sở lý luận để góp phần làm nền tảng về cơ sở lý luận cho sự đề cập đến vấn đề đồng tính từ góc độ Mỹ thuật học, đó là hệ thống sách Từ điển tiếng Việt. Trong luận văn này, tôi đã trích dẫn khái niệm về vấn đề đồng tính trong hội họa từ một số quyển Từ điển tiêu biểu. Đó là cuốn Từ điển bách khoa Việt Nam 1, 2, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội do Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn năm 2005; Lê Thanh Lộc (1998), Từ điển mỹ thuật, Nxb Văn hóa Thông tin; Đặng Thị Bích Ngân (2002), Từ điển thuật ngữ Mĩ thuật phổ thông, Nxb Giáo dục; Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng; Viện Ngôn ngữ học (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng; Viện ngôn ngữ học (2012), Từ điển tiếng Việt, Nxb Hồng Đức; Phan Như Ý (2007), Từ điển tiếng Việt, Nxb ĐH Quốc
  • 7. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 3 gia TP. HCM. Những quyển Từ điển này phần lớn đều đưa ra khái niệm mang tính tương đồng về vấn đề đồng tính là tình yêu, tình dục của những người có cùng giới tính, phân biệt các kiểu đồng tính và đưa ra một số khái niệm về tên gọi đặc biệt dành cho những người đồng tính. Hội họa Việt Nam hiện đại phản ánh nhiều vấn đề trong xã hội trong các giai đoạn phát triển của xã hội Việt Nam hiện đại, trong đó có vấn đề đồng tính. Tuy nhiên, là một đề tài nhạy cảm, không thường xuyên được lựa chọn để phản ánh trong mỹ thuật Việt Nam hiện đại, vấn đề đồng tính phần lớn chỉ được nhắc đến qua việc giới thiệu một số tác giả hội họa Việt Nam hiện đại trong một số cuốn sách như: Bùi Như Hương, Trần Hậu Tuấn (2001), Hội họa mới Việt Nam thập kỷ 90, Nxb Mỹ thuật; Nhiều tác giả (2005), Mỹ thuật hiện đại Việt Nam,Viện Mỹ thuật- Trường ĐH Mỹ thuật Hà Nội; Nhiều tác giả (2000), Kỷ yếu hội thảo mỹ thuật Việt Nam thế kỷ XX, Viện Mỹ thuật; Nhiều tác giả (2007), Kỷ yếu 20 năm Mỹ thuật thời kỳ Đổi mới 1986-2006, Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, Viện Mỹ thuật; Nhiều tác giả (2008), Kỷ yếu Nghệ thuật Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa,Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Viện Mỹ thuật; Hội Mỹ thuật Việt Nam (2009), Những vấn đề mỹ thuật Việt Nam hiện đại (Kỷ yếu hội thảo), Nxb Mỹ thuật; Nguyễn Quân (2010), Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20, Nxb Tri thức. Phần lớn những cuốn sách trên viết về những vấn đề của mỹ thuật Việt Nam hiện đại nói chung, đề cập ít nhiều đến vấn đề đồng tính. Cuốn Những vấn đề mỹ thuật Việt Nam hiện đại (Kỷ yếu hội thảo), Nxb Mỹ thuật viết về sự đổi mới nội dung của mỹ thuật Việt Nam hiện đại: “Thế hệ trẻ, ngược lại, vẽ nhiều tranh hư cấu, tưởng tượng, mang tính chất chủ quan cá nhân. Họ hướng nhiều về đời sống nội tâm, về tình cảm riêng tư như tình yêu, giới tính và thân phận con người” [tr.60], “Sau đổi mới, Trương Tân là người trở về mình một cách thành thực nhất, tự do nhất, làm nghệ thuật để giải toả tâm lý cá nhân, đồng thời để nói lên quan hệ đồng tính – vốn là một sự thật xã hội mà không phải ai cũng dám bộc
  • 8. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 4 lộ”[tr.66]. Trong đó, một phần có viết về một số tác giả nằm trong số những nghệ sĩ sáng tác tranh về đề tài đồng tính được đề cập trong luận văn này. Tuy nhiên, trong những cuốn sách trên, những tác giả này chỉ được nhắc đến như một trong những nghệ sĩ thuộc về nghệ thuật Việt Nam hiện đại mà không đề cập trực tiếp đến vấn đề đồng tính được vẽ trong tranh của họ. Cuốn sách đề cập nhiều nhất có lẽ là quyển Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20, Nxb Tri thức của tác giả Nguyễn Quân. Trong tác phẩm này, Nguyễn Quân nhắc đến “những người tiên phong… như Trương Tân, Minh Thành,…” [tr. 115], viết về “Thế hệ này đề cập tới những chủ đề còn xa lạ với lớp đàn anh như đô thị hoá, môi trường, giới tính, nhân quyền, chủ nghĩa khủng bố…” [tr.117]. Trong sách, tác giả Nguyễn Quân còn sử dụng hình ảnh của tác phẩm thể hiện đề tài đồng tính Váy cưới (sắp đặt, voan và kim loại, 2002) của tác giả Trương Tân [tr.256]. Vấn đề đồng tính được đề cập đến rõ ràng, cụ thể hơn trong những cuốn sách viết về những tác giả, tác phẩm viết về nghệ thuật hiện đại, đương đại mang tính nhân văn sâu sắc trong các cuốn sách như: - Trường ĐH Mỹ thuật Hà Nội (2007), Giới có phải là một vấn đề, Nxb Mỹ thuật: Đây là một vựng tập viết về những ý tưởng sáng tạo với các học viên của Dự án “Giới có phải là vấn đề?” thuộc Trường ĐH Mỹ thuật Hà Nội thảo luận về những lĩnh vực của nghệ thuật, những khía cạnh của đời sống hàng ngày có liên quan đến vấn đề về giới. Trong đó, đề cập trực tiếp đến vấn đề đồng tính là phần viết về tác phẩm sắp đặt “K, Q, QK, KQ” của Trần Quốc Hùng có viết lời tựa cho tác phẩm: “Quân bài Vua (K) là quân bài quyền lực lớn nhất trong bộ bài tây, là ước muốn của nhiều người đàn ông. Quân bài Hậu (Q) là quân bài xinh đẹp nhất, chỉ đứng dưới quân K. Sự pha trộn giới tính nam, nữ, đồng tính nam, đồng tính nữ tạo nên sự phong phú về giới tính. Chấp nhận hay không chấp nhận bốn giới tính? Nếu bạn ngồi vào vị trí cha, mẹ mà con mình đồng tính thì bạn sẽ suy nghĩ thế nào?...” [tr.77]
  • 9. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 5 - Đào Mai Trang (chủ biên) (2010), 12 nghệ sĩ đương đại Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội: Cuốn sách giới thiệu 12 nghệ sĩ tiêu biểu trong đời sống hiện đại, đương đại của nghệ thuật Việt Nam. Tập hợp các bài viết của cả tác giả trong và ngoài nước viết về những nghệ sĩ này. Đây có lẽ là cuốn sách viết đầy đủ, rõ ràng hơn về chủ đề đồng tính trong các tác phẩm của những nghệ sĩ tiêu biểu đi theo hướng này. Trong bài “Trương Tân và con đường nghệ thuật”, tác giả Vũ Đức Toàn viết về nghệ sĩ Trương Tân “Hình ảnh của anh gắn liền với sự dũng cảm của một cá nhân sống thành thực với giới tính và cá tính của mình. Sự thành thực đó được thể hiện mãnh liệt trong nghệ thuật của anh, từ các sáng tác hội họa đến những tác phẩm nghệ thuật sắp đặt và trình diễn…” [tr.37]. Tác giả còn đề cập cụ thể đến tác phẩm trình diễn của Trương Tân và Nguyễn Mạnh Hùng mang tên “Cuộc gặp gỡ”: “Trước mắt khán giả, người ta chỉ thấy hai gã gàn dở lột quần lột áo nhau, bổ nhào vào nhau với một đống ngôn từ thượng vàng hạ cám…” [tr.45]. Cũng trong cuốn sách này, bài viết “Lý Trần Quỳnh Giang độc thoại cùng thời gian” của tác giả Bùi Như Hương cũng viết nhiều về hội họa của Quỳnh Giang trong các tác phẩm vẽ về đề tài đồng tính mang tính biểu hiện về sự cô độc: “Ở tranh sơn dầu, Giang cũng chủ yếu vẽ mình hoặc lấy mình làm cái cớ để vẽ. Nhân vật của chị thường cô đơn, suy tư, đôi khi hút thuốc, khoả thân hoặc chơi vĩ cầm. Khi khoả thân thì khoả thân đến trơ trụi, cùng cực, nhục cảm, cô quạnh. Có lúc lại trốn sâu vào mình, thụt sâu vào quần áo vỏ bọc như một chú rùa chỉ để hở chân tay, khuôn mặt và đôi con mắt đau đáu…” [tr.190]. - Bùi Như Hương, Phạm Trung (2012), Nghệ thuật đương đại Việt Nam 1990 – 2010, Nxb Tri thức, Hà Nội: Đây có lẽ là cuốn sách viết về các nghệ sĩ và tác phẩm liên quan đến đề tài đồng tính một cách rõ ràng, cụ thể nhất. Vấn đề này được nhắc đến trực tiếp khi các tác giả viết về những nghệ sĩ và các tác phẩm của họ. Ngay trong những trang viết đầu tiên thuộc Phần 2 của cuốn sách này, các tác giả đã viết về nghệ sĩ Trương Tân như sau: “Trương Tân
  • 10. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 6 chuyên vẽ các tranh pop – giới tính, là người đầu tiên trở về chính mình một cách thành thật nhất, tự do nhất, công khai bộc lộ tình yêu đồng tính, điều mà xã hội Việt Nam còn dè dặt, tránh né, nghệ thuật còn kiêng kỵ…” [tr.15]. Trong phần viết này còn viết về tranh của Nguyễn Minh Thành: “Tranh thường là các chân dung tự họa theo nhiều cách, nhiều bố cục khác nhau: một thằng bé mọc lên trong chum vại, nón, cây, ếch nhái, chồng chất ký ức tuổi thơ với trí tưởng tượng khác thường, bất ngờ và nhiều khi là phi lý, để nói lên câu chuyện cá nhân và thân phận con người trong cuộc sống đầy các mâu thuẫn thế hệ, mâu thuẫn văn hoá, lối sống, các bi kịch và những câu hỏi nhân sinh không bao giờ chấm dứt…” [tr.16]. Nhận định về hai nghệ sĩ này, các tác giả còn viết: “Cũng có một lý do là Trương Tân với các bức tranh chủ đề giới tính của anh khi đó đã một hai lần vấp phải kiểm duyệt, bị yêu cầu đóng cửa… Một Trương Tân – khát vọng tự do, không ngại ngần bộc lộ tình yêu đồng giới, một Minh Thành – suy tư về thân phận con người và nỗi buồn nhân loại…” [tr.25]. “Đi đầu trong việc vẽ tranh pop và trưng bày thành triển lãm có lẽ vẫn là Trương Tân. Anh vẽ các tranh sex-pop, kết hợp graffity, có những câu chữ ngôn từ lấy từ văn hoá đường phố, như một sự thách thức, thể hiện tự do cá nhân, đồng thời phô bày một góc khuất tình dục của đời sống con người” [tr.43]. - Đào Mai Trang (2014), Nghệ thuật và tài năng, Nxb Phụ nữ, Hà Nội: Cuốn sách này viết về nghệ thuật của những nghệ sĩ trẻ thuộc thế hệ 8X với những sáng tạo nghệ thuật của họ trong bối cảnh xã hội hiện đại, đương đại. Cuốn sách không đề cập trực tiếp đến đề tài đồng tính nhưng sử dụng một số tác phẩm minh họa thuộc về vấn đề này như: Tranh Trước gương của Phạm Tuấn Tú [tr.92-93],… - Đinh Gia Lê (2016), Tìm hiểu về nghệ thuật đương đại Việt Nam, Nxb Giáo dục: Tác giả có đề cập đến một số nghệ sĩ trong thế hệ trẻ của nghệ thuật hiện đại, đương đại Việt Nam, tiêu biểu là phần viết về Trương Tân: “Nghệ
  • 11. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 7 thuật của anh nổi bật với tinh thần giải phóng cá nhân, giải phóng các ẩn ức về giới tính, xen kẽ trong đó là cái nhìn châm biếm sâu sắc về một số vấn nạn xã hội…” [tr.137]. Như vậy, trong các cuốn sách kể trên, các tác giả đã viết về vấn đề đồng tính thông qua các thủ pháp tạo hình của ngôn ngữ hiện đại, đương đại trong các tác phẩm hội họa qua tác phẩm của một số tác giả tiêu biểu như: Trương Tân, Nguyễn Minh Thành, Lý Trần Quỳnh Giang, Phạm Tuấn Tú… Vấn đề đồng tính được phân tích nhiều và kỹ hơn trong một số trang viết của các cuốn sách này. Ngoài ra, vấn đề đồng tính được nhắc đến trực tiếp trong một số bài viết về mỹ thuật thể hiện đề tài này như: “Thế giới thứ ba qua góc nhìn của dân Art”, Tạp chí Đẹp, tháng 03 năm 2008 viết về một số tác giả như Lý Trần Quỳnh Giang, Trương Tiến Trà, Nguyễn Kim Hoàng với một số tác phẩm vẽ về đề tài đồng tính của họ. “Tranh đề tài đồng tính”, http://maivang.nld.com.vn, 09/09/2006: viết về Triển lãm Sự thật méo mó - triển lãm gồm 12 bức tranh về đề tài đồng tính của họa sĩ trẻ Trương Tiến Trà (sinh năm 1979) tại Gallery Suffusiveart ít nhiều gây xôn xao giới mỹ thuật Hà Nội."Mở" - cuộc triển lãm về đề tài đồng tính”, thethaovanhoa.vn, 28/11/2009 viết về cuộc triển lãm các tác phẩm hội họa, đồ họa và nhiếp ảnh, được tổ chức bởi ISEE (Viện Nghiên cứu kinh tế xã hội Việt Nam) và ICS (nhóm đại diện cho một số diễn đàn của người đồng tính).“Bàn về đồng tính: 6 biện pháp để giảm bớt kỳ thị”, http://soi.com.vn, 25/12/2012 viết về vấn đề hiện nay những người đồng tính đang bị kỳ thị và một số hướng giải quyết mà mọi người đang áp dụng để giải quyết vấn đề trên thông qua nghệ thuật… Trên thực tế, vấn đề đồng tính vẫn được phản ánh nhỏ lẻ trong các tài liệu, cuốn sách trên mà chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề đồng tính trong hội họa Việt Nam hiện đại. Những cuốn sách, tài liệu tôi đã
  • 12. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 8 trình bày trên đây đã gợi ý cho tôi một hướng nghiên cứu mang tính đầy đủ, trọn vẹn hơn dành cho đề tài đồng tính. Vì vậy, tôi chọn “Vấn đề đồng tính trong hội họa Việt Nam hiện đại” làm luận văn Thạc sĩ Mỹ thuật tạo hình để làm rõ đặc điểm tạo hình đặc trưng của vấn đề đồng tính trong nghệ thuật hội họa. 3. Mục đích của luận văn Luận văn hướng đến các mục đích nghiên cứu sau: - Về vấn đề đồng tính trong hội họa Việt Nam hiện đại thông qua nội dung và hình thức nghệ thuật. - Nghiên cứu các hình thức biểu đạt của nghệ thuật tạo hình về đề tài đồng tính trong các tác phẩm hội họa Việt Nam hiện đại qua nhiều chất liệu và phong cách, ngôn ngữ tạo hình. - Tìm ra những đặc trưng về nghệ thuật tạo hình trong những tác phẩm thể hiện về vấn đề đồng tính. Đánh giá thành công và hạn chế về của các tác phẩm hội họa Việt Nam hiện đại vẽ về đề tài đồng tính. - Rút ra bài học kinh nghiệm về sử dụng ngôn ngữ tạo hình của nghệ thuật hội họa trong sáng tác về đề tài đồng tính. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Các tác phẩm hội họa có đề tài đồng tính - Phạm vi: Các tác phẩm hội họa hiện đại Việt Nam đề cập đến đề tài đồng tính từ năm 2005 đến 2015. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau: Phương pháp khảo sát thực tế: Thực tế tại các triển lãm có các tác phẩm liên quan đến đề tài; quan sát, chụp hình, phỏng vấn các tác giả và công chúng, thu thập tài liệu về đề tài đồng tính trong các tác phẩm hội họa hiện đại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sưu tầm và thống kê tài liệu; phân loại và phân tích tài liệu về đề tài đồng tính được thể hiện trong nghệ thuật tạo hình.
  • 13. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 9 Phương pháp so sánh: Nghiên cứu các tác phẩm hội họa Việt Nam hiện đại thể hiện đề tài về đồng tính, so sánh làm rõ đặc trưng riêng của mỗi tác giả trong cách biểu đạt ý tưởng bằng ngôn ngữ hội họa. Phương pháp nghệ thuật học: Sử dụng kiến thức, sự hiểu biết về mỹ thuật, về nghệ thuật tạo hình để tiếp cận và nghiên cứu về hình thức thể hiện, đặc trưng nghệ thuật của các tác phẩm hội họa vẽ về đề tài đồng tính. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn sẽ mang lại các kết quả như sau: - Là tài liệu nghiên cứu có hệ thống về nội dung và hình thức nghệ thuật trong các tác phẩm hội họa Việt Nam hiện đại về đề tài đồng tính. Đánh giá những thành công và hạn chế trong việc sáng tác tác phẩm hội họa về đề tài đồng tính. - Xây dựng một tài liệu giúp người đọc hiểu được về tính nhân văn trong chủ đề, đề tài sáng tác về người đồng tính và nghệ thuật biểu đạt ý tưởng thông qua ngôn ngữ hội họa. - Đưa ra một số bài học để giúp họa sĩ sáng tác tránh bị sa vào tình trạng lạm dụng đề tài nhạy cảm để gây sốc, tạo nên sự nổi tiếng bằng những tiểu xảo, sự khoa trương, cường điệu thái quá sự thực. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm ba phần: Mở đầu (9 trang), nội dung (61 trang) và kết luận (2 trang). Phần nội dung được chia thành ba chương: Chương 1: Những cơ sở mang tính lý luận để nghiên cứu đề tài (26 trang) Chương 2: Nghiên cứu những biểu hiện của vấn đề đồng tính (24 trang) Chương 3: Giá trị của nghệ thuật tạo hình trong các tác phẩm hội họa Việt Nam hiện đại thể hiện đề tài đồng tính (11 trang) Ngoài ra, luận văn còn có phần tài liệu và phụ lục, hình ảnh phụ lục (phụ lục minh họa hình ảnh).
  • 14. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 10 Chương 1 NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Khái niệm một số thuật ngữ được sử dụng trong đề tài Khái niệm "đồng tính" Để tìm hiểu khái niệm “đồng tính” trước hết có thể tìm hiểu cách định nghĩa của các từ điển khác nhau. Theo Từ điển tiếng Việt (2003), Hoàng Phê (chủ biên), Nxb Đà Nẵng: “Đồng tính là cùng giới tính”, “đồng tính luyến ái là có quan hệ yêu đương, ham muốn tình dục với người cùng giới tính” [16, tr. 344]. Theo Từ điển tiếng Việt (2007), tác giả Phan Như Ý, Nxb ĐH Quốc gia TP. HCM : “Đồng tính là chỉ có ham muốn nhục dục với người cùng giới tính, quan hệ luyến ái đồng tính” và “Đồng tính luyến ái là có quan hệ yêu đương, tình dục với người cùng giới tính” [33, tr. 556]. Từ điển tiếng Việt (2012) của Viện ngôn ngữ học, Nxb Hồng Đức định nghĩa: “Đồng tính: cùng giống đàn ông hay cùng giống đàn bà với nhau: Hai người đồng tính không thể làm vợ chồng với nhau”. “Đồng tính luyến ái: tình yêu tha thiết, say mê, không rời được nhau giữa đôi bạn trai hay đôi bạn gái, một hiện tượng bất thường” [32, tr. 296] Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia : “Đồng tính luyến ái, gọi tắt là đồng tính, là thuật ngữ chỉ việc bị hấp dẫn trên phương diện tình yêu, tình dục hoặc việc yêu đương hay quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính với nhau trong hoàn cảnh nào đó hoặc một cách lâu dài. Với vai trò là một thiên hướng tình dục, đồng tính luyến ái là một mô hình bền vững của sự hấp dẫn tình cảm, tình yêu, hoặc hấp dẫn tình dục một cách chủ yếu hoặc duy nhất đối với người cùng giới tính. Đồng tính luyến ái cũng chỉ nhận thực của cá nhân dựa trên những hấp dẫn đó và sự tham gia vào một cộng đồng có chung điều này”.
  • 15. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 11 Và cũng theo cách diễn giải của từ điển này, trong tiếng Việt người đồng tính luyến ái nam thường được gọi là "người đồng tính nam" hoặc "gay" /ɣ aj/ (bắt nguồn từ từ tiếng Anh "gay" /ɡ eɪ /), "bê đê" /ɓ e ɗ e/, "pê đê" /pe ɗ e/ (bắt nguồn từ tiếng Pháp "pédérastie"). Người đồng tính luyến ái nữ thường được gọi là "người đồng tính nữ" hoặc "lét" /lɛ t/ (bắt nguồn từ từ tiếng Anh "lesbian" /ˈ lezbiən/, thường được viết phỏng theo tiếng Anh là "les" dù phát âm khác với tiếng Anh. Người đồng tính rất đa dạng về mọi mặt. Không có đặc điểm ngoại hình đặc trưng nào để "nhận dạng" người đồng tính so với những người khác trong xã hội. Từ "bóng" hay "bê đê" (từ mang hàm ý thể hiện sự miệt thị) mà người ta hay dùng để chỉ một người con trai cư xử và hành động như con gái thực ra là nói đến người chuyển giới nữ nhưng chưa có điều kiện phẫu thuật. Như thế, đồng tính là một hiện tượng tự nhiên, một xu hướng tương đối cố định của một bộ phận dân số, có tính liên tục xuyên suốt lịch sử và văn hóa. Vậy nên hoàn toàn không hề có bất kỳ một phương pháp nào có thể “chữa trị” đồng tính. Do cách gọi chung những người đồng tính bằng những cái tên dân dã quen thuộc như “pêđê”, “bóng”, “ô môi”,… nên có rất nhiều người bị ngộ nhận rằng người đồng tính và người chuyển giới là một. Trong thực tế cũng có rất nhiều người chuyển giới khi chưa phẫu thuật vẫn bị nhầm lẫn về chính bản thân mình khi tự nhận mình là người đồng tính. Về bản chất thì sự đánh đồng lẫn lộn này xảy ra là do mọi người thường quan tâm đến phần thể hiện giới của người đồng tính và người chuyển giới. Bất kỳ người đồng tính nam nào có xu hướng thể hiện hơi nữ tính hoặc người chuyển giới chưa qua phẫu thuật nào thích ăn mặc, trang điểm theo xu hướng nữ tính đều bị coi là một và gọi là “bóng” rồi chia thành “bóng lộ” và “bóng kín”. Còn đồng tính, song tính hay dị tính là những khái niệm liên quan đến xu hướng tính dục, có nghĩa là việc họ yêu ai. Nói đơn giản hơn, đồng tính chỉ
  • 16. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 12 là việc một người đàn ông yêu một người đàn ông hoặc một người phụ nữ yêu một người phụ nữ. Các nhà khoa học đã ghi nhận sự hiện diện của người đồng tính trong mọi nền văn minh cổ xưa nhất từ Đông sang Tây. Và thậm chí là nhiều nhà sinh vật học còn chứng minh rằng hiện tượng đồng tính luyến ái phổ biến không chỉ ở con người mà còn ở các loài côn trùng đến các loài có vú. Sự đa dạng xu hướng tính dục là một đặc điểm có tính phổ quát của toàn nhân loại.Tùy theo từng thời kỳ và nền văn hóa thì những người đồng tính, song tính và chuyển giới có cách gọi khác nhau. Hai dạng chính của đồng tính là đồng tính nam và đồng tính nữ. Những người đồng tính, nam và nữ, thường được gọi với nhiều tên khác nhau, thông thường nhất là gay và lesbienne. Quan hệ tình dục là yếu tố cơ bản để họ tự coi là mình thuộc dạng tình yêu nào. Từ lâu, thực tế xác nhận sự tồn tại ở mọi nơi trên hành tinh một cộng đồng đặc biệt, viết tắt là LGBT, tức những người đồng tính nữ, đồng tính nam, những người song tính và những người chuyển giới. Tên gọi LGBT bộc lộ sự đa dạng và tính linh hoạt của hoạt động tình dục của cộng đồng này. Khái niệm "vấn đề đồng tính" Theo Từ điển tiếng Việt (2012) của Viện ngôn ngữ học, Nxb Hồng Đức: “Vấn đề là câu chuyện nêu ra để giải quyết, việc phải giải quyết”…[32, tr.1054]. Theo Từ điển mở Wiktionary: “Vấn đề là điều cần được xem xét, nghiên cứu, giải quyết. Vấn đề là một cái gì đó khó xử lý hoặc khó giải quyết. Vấn đề có thể được định nghĩa là bất cứ điều gì mà có khối lượng và chiếm không gian trong đó bao gồm thực tế tất cả mọi thứ. Vấn đề cũng đã được sử dụng để mô tả tầm quan trọng của một cái gì đó”. Ngoài ra, ta cũng có thể tham khảo một khái niệm gần với “vấn đề” là khái niệm “vấn đề xã hội” ở Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Vấn đề xã hội là tất cả những gì liên quan đến con người, các nhóm người, các cộng đồng người đến sự tồn tại, phát triển của con người trong một hoàn cảnh xã
  • 17. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 13 hội nhất định được nhận thức như một vấn nạn của xã hội, đụng chạm đến lợi ích của một cộng nhóm người nhất định và chỉ có thể được khắc phục thông qua hành động xã hội”. Nhìn trong tổng thể, từ xưa đến nay, đồng tính liên tục bị đạo đức tôn giáo và đạo đức xã hội chỉ trích, cho nên không được đa số thành viên mỗi cộng đồng thông cảm và thấu hiểu, dù rằng không hiếm nhân vật vĩ đại về khoa học và nghệ thuật không giấu diếm hay được phát hiện là người đồng tính, chẳng hạn nhà bách khoa toàn thư số một toàn cầu kiêm danh họa Italia Leonard de Vinci (1452-1519), văn hào Anh Oscar Wilde (1854-1900), nhà văn Pháp đoạt giải Nobel André Gide (1869-1951), hoặc nữ thủ tướng Ai len Johanna Sigurdardottir vừa hết nhiệm kỳ, sinh năm 1948… Ngoài ra, phong tục tập quán của nhiều dân tộc không ngớt rũ bỏ dần những yếu tố thiếu nhân bản hay lạc hậu, dù những tiến bộ về khoa học kỹ thuật, về luật pháp và cơ cấu xã hội khiến cho các xã hội lớn nhỏ ngày một văn minh, ngày một bao dung, ngày thêm có lý có tình trong xử lý các mối ràng buộc hiển nhiên phải có,… Một trong những bất hợp lý mà người đồng tính phải cắn răng chịu đựng hiện giờ, ngay tại các nước văn minh nhất, là sự phân biệt đối xử trong vấn đề thuê hay trả công lao động. Đằng sau những chuyện này là một thực tế không khó giải thích. Ví dụ ngẫu nhiên ấy hé lộ biết bao cơ cực mà người ta phải hứng chịu khi trót hay chỉ yêu người cùng giới với mình. Đáng lạ, những con người bất hạnh ấy cứ kiên gan viết nên lịch sử riêng của họ, và lịch sử đồng tính, tuy âm thầm và như cố ý bị lờ đi, vẫn song hành đầy kiêu hãnh với lịch sử nhân loại. Và đó chính là một vấn đề của xã hội nói chung và văn học, nghệ thuật nói riêng: vấn đề đồng tính. Như thế, vấn đề đồng tính ở đây có thể hiểu là một vấn đề xã hội khi con người chỉ có ham muốn yêu đương, nhục dục với người cùng giới tính, quan hệ luyến ái đồng tính. Vấn đề đồng tính về việc có quan hệ yêu đương, tình dục với người cùng giới tính được nhận thức như một sự tồn tại đặc biệt
  • 18. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 14 trong cuộc sống, đang được xã hội quan tâm, chia sẻ, giải quyết những yếu tố liên quan đến vấn đề này. Khái niệm "vấn đề đồng tính trong hội họa" Theo Từ điển thuật ngữ Mĩ thuật phổ thông (2002), Đặng Thị Bích Ngân, Nxb Giáo dục: “Hội họa: Nghệ thuật dùng màu sắc, hình mảng, đường nét để diễn đạt cảm xúc của người vẽ trước con người, thiên nhiên, xã hội. Hội họa là một ngành của nghệ thuật tạo hình”.[11, tr.77].Như thế, hội họa cũng luôn được hiểu là một ngành nghệ thuật trong đó con người sử dụng màu vẽ để tô lên một bề mặt như là giấy, hoặc vải, để thể hiện các ý tưởng nghệ thuật. Thông thường, công việc này do họa sĩ thực hiện. (Họa sĩ là từ dùng để chỉ những người coi hội họa là nghề nghiệp của mình). Kết quả của công việc đó là các tác phẩm hội họa hay còn gọi là các tranh vẽ. Hội họa là một trong những loại hình nghệ thuật quan trọng và phổ biến nhất. Nói cách khác, hội họa là một ngôn ngữ để truyền đạt ý tưởng của người nghệ sĩ bằng các tác phẩm hội họa sử dụng kỹ thuật (nghệ) và phương pháp (thuật) của họa sĩ. Kết hợp với các khái niệm trên, ta có thể hiểu vấn đề đồng tính trong hội họa là một vấn đề xã hội khi con người chỉ có ham muốn yêu đương, nhục dục với người cùng giới tính, quan hệ luyến ái đồng tính. Vấn đề đồng tính về việc có quan hệ yêu đương, tình dục với người cùng giới tính được nhận thức như một sự tồn tại đặc biệt trong cuộc sống, đang được xã hội quan tâm, chia sẻ, giải quyết những yếu tố liên quan đến vấn đề này. Và trong hội họa, những sáng tạo nghệ thuật phản ánh về đề tài đồng tính, thể hiện, diễn tả hay biểu đạt chuyện tình yêu, cảm xúc hay quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính với nhau được thể hiện bằng ngôn ngữ, chất liệu của nghệ thuật hội họa. 1.2. Khái quát về hội họa Việt Nam hiện đại Ngày 7/10/1924, tại Hà Nội, toàn quyền Đông Dương Martial Merlin ký sắc lệnh cho thành lập trường Mỹ thuật Đông Dương. Trong thời gian 20 năm (1925-1945), trường đã đào tạo ra nhiều tên tuổi nổi tiếng của nền mỹ
  • 19. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 15 thuật Việt Nam như: Nguyễn Phan Chánh, Lê Văn Đệ, Tô Ngọc Vân, Lê Phổ, Nguyễn Gia Trí, Bùi Xuân Phái… Đặc biệt, triển lãm mỹ thuật đầu tiên được khai mạc tại trường Mỹ thuật Đông Dương vào ngày 15/11/1929, đã có tác động đáng kể đến đời sống và công chúng đương thời. Có thể nói, khuynh hướng hiện đại đã đi vào môi trường hội họa của Việt Nam kể từ triển lãm đầu tiên này. Vào thời kỳ Đông Dương, nền hội họa sơn dầu Việt Nam đã ít nhiều có những sắc thái riêng biệt, với những nội dung hết sức đặc biệt, được phản ánh qua những tác phẩm có phong độ bậc thầy như: Thiếu nữ bên hoa huệ của Tô Ngọc Vân, Chơi ô ăn quan của Nguyễn Phan Chánh, Vườn xuân Bắc Trung Nam của Nguyễn Gia Trí… Các họa sĩ Việt Nam đã đi từ trường phái Cổ điển, qua Hiện thực, và phần nào tiếp cận các trường phái Hiện Đại như: Ấn tượng… Kỹ thuật và cách sử dụng màu sắc của phong cách phương Tây là những gì thế hệ học sinh đầu tiên được đào tạo ở trường Mỹ thuật Đông Dương học được. Sự khởi đầu cơ bản như vậy đã đặt nền móng cho các thế hệ trẻ noi theo và dẫn họ đến thành công. Trong những năm 1930, 1940 và 1950, thế hệ đầu tiên của Việt Nam tham gia vào thị trường nghệ thuật quốc tế là những họa sĩ hiện đại và được đánh giá cao tại Việt Nam cũng như nước ngoài. Từ đó, họ có danh tiếng và được vinh danh như những bậc thầy của mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Trong số đó có Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Bùi Xuân Phái, Lê Phổ, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên. Những ngày đầu cách mạng và kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954 mở ra một trang sử khác cho mỹ thuật Việt Nam. Tháng 10/1945, trường Cao đẳng mỹ thuật được mở ra. Các họa sĩ và các nhà điêu khắc đã tự tin, tích cực chuẩn bị cho cuộc triển lãm mỹ thuật toàn quốc đầu tiên trong chế độ mới và các họa sĩ đã dành cả tâm huyết của mình trong việc sử dụng ngòi bút làm vũ khí tố cáo tội ác của thực dân Pháp, phát xít Nhật, ca ngợi lãnh tụ và các anh
  • 20. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 16 hùng thời đại: Tranh tượng về Bác Hồ (Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung, Phan Kế An…) tự vệ chiến đấu (Văn Bình)… đã báo hiệu sự ra đời của nền nghệ thuật cách mạng. Chiến tranh lan dần từ miền Nam ra cả nước, cho đến cuối 1940 cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ đi liền với sự nghiệp kháng chiến toàn dân, toàn diện là sự chuyển mình của các họa sĩ. Họ nghe theo tiếng gọi của nước của dân tộc cho nên đa số các họa sĩ đều cầm súng, vừa cầm bút vẽ tranh để tuyên truyền cho kháng chiến thể loại ký họa, bột màu, thuốc nước, chì, tranh sơn mài được dùng nhiều với những tác phẩm đạt giá trị cao cả ở nội dung và nghệ thuật, được giới thiệu ở các triển lãm mỹ thuật chào mừng sự kiện lớn trong cả nước. Năm 1948, Đại hội văn hoá toàn quốc ở miền Bắc đã được tổ chức gồm các tác phẩm kháng chiến, điển hình là tác phẩm: Dân quân phù lưu (Nguyễn Tư Nghiêm), Gặt lúa (Mai Văn Hiến), Người du kích già (Phạm Văn Đôn)… đã phản ánh cuộc chiến tranh nhân dân thần thánh với niềm lạc quan tất thắng. Năm 1952 tại Việt Bắc trường Trung cấp mỹ thuật được thành lập do họa sĩ Tô Ngọc Vân làm Hiệu trưởng, đã đào tạo ra một thế hệ họa sĩ đầu tiên cho kháng chiến, những cuộc triển lãm lớn với nhiều tác phẩm nghệ thuật giá trị của họ như tác phẩm Bác Hồ với các cháu thiếu nhi Trung - Nam - Bắc của họa sĩ Diệp Minh Châu là bức tranh nổi tiếng mà ông vẽ bằng máu của chính mình trên lụa. Tiêu biểu cho thế hệ các hoạ sỹ miền Nam đi theo kháng chiến. Ngoài ra, còn có tác phẩm Du kích tập bắn (Nguyễn Đỗ Cung), Hành quân qua đèo (Nguyễn Như Hậu)… đã cổ vũ, động viên kịp thời quân dân xông lên diệt giặc, mang giá trị nghệ thuật và giá trị lịch sử. Các họa sĩ tích cực thâm nhập vào trận địa, có người đã đổi cả chính cuộc đời nghệ thuật như họa sĩ - liệt sỹ (Tô Ngọc Vân). Ký hoạ là một thể loại nổi tiếng của ông với tác phẩm: Đốt đuốc đi học, Chị cốt cán, Con nghé quả thực, ngoài ra còn có một số tác
  • 21. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 17 phẩm nổi tiếng của một số tác giả cùng thời: Cái bát (Sỹ Ngọc), Vệ quốc quân canh đêm (Nguyễn Tư Nghiêm). Giữa năm 1954 cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, hoà bình lập lại trong cả nước, giới mỹ thuật có điều kiện tập trung về thủ đô Hà Nội tổ chức Triển lãm toàn quốc, là sự tổng kết của mỹ thuật kháng chiến nói lên tiềm năng của mỹ thuật cách mạng dồi dào và được giới thiệu ra thế giới tiêu biểu với những tác phẩm: Nhớ một chiều Tây Bắc (Phan Kế An), Bình minh trên nông trang (Nguyễn Đức Nùng), Tát nước đồng chiêm (Trần Văn Cẩn)… cho thấy tranh sơn mài rất phát triển, đóng góp cho nền mỹ thuật thời kỳ này càng thêm phong phú hơn và nhiều cuộc triển lãm đã được mở ra trên toàn quốc: 1960 - chào mừng đại hội lần thứ III của Đảng và 1963 triển lãm mỹ thuật toàn quốc, mà người ta nhớ mãi: Hành quân trong rừng (Nguyễn Khang), Nam kỳ khởi nghĩa (Huỳnh Văn Gấm), Giờ học tập (Nguyễn Sáng)… Đế quốc Mỹ phá hoại miền Bắc (1964), nhân dân miền Bắc lại bắt đầu một cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập. Các họa sĩ thích ứng hoàn cảnh mới này rất nhanh, lên đường đến những nơi nóng bỏng nhất để ghi chép, sáng tác. Hiện thực chiến đấu sản xuất của quân dân đã đi vào tranh tượng, vừa động viên mọi người vượt lên mọi thử thách của chiến tranh, vừa tranh thủ sự đồng tình của thế giới. Trong sự phát triển của mỹ thuật các họa sĩ đã vẽ rất nhiều chủ đề, đề tài trong cuộc sống, chiến đấu khác nhau. Trước hết là hình ảnh người chiến sỹ. Nguyễn Sáng rất thành công ở đề tài này với Giặc đốt làng tôi, Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ dựng hình đơn giản về nét và màu, bố cục thoáng và rất khoẻ. Trong số họ, có những người không trực tiếp tham gia chiến đấu trên trận tuyến mà họ chiến đấu ngay tại hậu phương, sản xuất lương thực phục vụ tuyền tuyến như tác phẩm Con nghé (Nguyễn Tư Nghiêm), Tổ đổi công miền núi (Huỳnh Tích Chù), "Con nghé của thực" (Tô Ngọc Vân), "Về
  • 22. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 18 nông thôn sản xuất" (Ngô Minh Cầu), "Một buổi cày" (Lưu Công Nhân)... Bên cạnh nền nông nghiệp xã hội mới còn gắn dần với công nghiệp và hình ảnh người công nhân cũng chiếm chỗ trong tranh một cách đĩnh đạc như các tác phẩm: "Mỏ đèo nai" (Nguyễn Tiến Chung), Một loạt tranh (Nguyễn Đỗ Cung) như: Công nhân cơ khí, học hỏi lẫn nhau, tam ca, mời chị em ra họp để thi thợ giỏi.. đã nêu bật những gương sáng lao động, gian khổ nhưng chủ động, chững chạc. Hình tượng người phụ nữ trong tranh không còn là những tiểu thư đài các nữa mà thực sự làm chủ gia đình, xã hội, tham gia sản xuất cả nông và công nghiệp như ở các tác phẩm "Nữ dân quân vùng biển" (Trần Văn Cẩn), "Sau giờ trực chiến" (Nguyễn Phan Chánh). Có lẽ tập trung hơn cả là hình tượng vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc đó là hình tượng "Bác Hồ" hầu như cuốn hút tất cả các nghệ sỹ tạo hình, vào tranh tượng với rất nhiều chất liệu khác nhau. Hình tượng Bác là hình tượng của dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất, không đếm hết được hết số tác phẩm vẽ tượng về Bác. Giai đoạn từ 1945-1975, miền Bắc bước vào thời kỳ kháng chiến, nền hội họa sơn dầu Việt Nam đã chuyển hóa các thành tựu của thời kỳ trước sang khuynh hướng xã hội chủ nghĩa. Một số còn lại di cư vào Nam, các họa sĩ cổ thụ tiêu biểu có: Nguyễn Gia Trí, Văn Đen, Nguyễn Siên, Tạ Tỵ, Hiếu Đệ, Nguyễn Thanh Thu. Sau đó thêm nhóm họa sĩ trẻ Sài Gòn, gồm có các họa sĩ Nguyễn Trung, Hồ Thành Đức, Bé Ký, Hồ Hữu Thủ, Trịnh Cung,… Đây là thời gian cực thịnh của các trường phái Hiện Đại: Ấn tượng, Lập thể, Siêu thực, Trừu tượng… Ở thời vàng son này, các họa sĩ rất được công chúng trọng thị và mến yêu, nhất là tầng lớp trung lưu trí thức, bác sĩ, kỹ sư, công chức, giáo sư,… Nhìn chung, nền mỹ thuật Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Tuy gặp nhiều khó khăn, nền mỹ thuật, thiếu thốn về chất liệu, nguyên liệu sáng tác nhưng các họa sĩ thời kỳ này vẫn không ngừng sáng tác, tạo ra được nhiều tác phẩm với giá trị lịch sử khá cao, có nhiều tác phẩm
  • 23. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 19 ngày nay được dùng làm tài liệu vô giá của lịch sử nước nhà một thời máu lửa và hào hùng, nhiều tên tuổi tác giả thành danh không chỉ trong nước mà cả trên thế giới. Các cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc Mỹ vô tình phân chia mỹ thuật hiện đại Việt Nam thành nhiều phong cách khác nhau, mỗi phong cách đều có cái hay riêng. Sự khác biệt này thể hiện rõ nhất trong các tác phẩm mỹ thuật của miền Bắc và miền Nam thời kì hai miền bị chia cắt. Một mặt những cuộc chiến khốc liệt, tinh thần chiến đấu của nhân dân đã được phản ánh. Mặt khác, chủ nghĩa hiện thực-phê bình, chủ nghĩa lãng mạn, và chủ nghĩa thoát ly với ước mơ hòa bình tràn ngập trong các sáng tác của các họa sĩ miền Nam. Trước năm 1975, mỹ thuật miền Bắc phát triển theo hướng hiện thực xã hội. Tinh thần chiến đấu, làm việc vẫn được mô tả trong các tác phẩm tranh vẽ của các họa sĩ kháng chiến. Những tác phẩm này trong mắt các nhà sưu tầm nghệ thuật phản ánh những hoài niệm cho thời đại anh hùng của Việt Nam.Giai đoạn từ 1975-1990, sau khi thống nhất đất nước, trong bối cảnh cả nước vẫn sống trong nền kinh tế bao cấp tập trung, lực lượng họa sĩ xuất thân từ nhiều nguồn đào tạo khác nhau, từ các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Tiệp Khắc, Hungary, Ba Lan, Trung Quốc, và từ các nước tư bản như Pháp, Mỹ, Ý, Anh, Nhật… Từ năm 1975 đã hội tụ thành một dòng chảy lớn mà thành tựu đã được ghi nhận bằng vô số những cuộc triển lãm lớn của cá nhân, của nhóm,... và nhất là “Triển lãm mỹ thuật toàn quốc” mở đều đặn năm năm một lần chứng tỏ con đường phát triển của nền mỹ thuật Việt Nam khi đất nước thống nhất đã được quan tâm hơn, chú trọng hơn rất nhiều, mở ra một hướng đi lên mạnh mẽ. Mỹ thuật có dấu hiệu của sự chuyển mình từ một nền mỹ thuật gắn bó với chiến tranh đang bước sang phản ánh cuộc sống hoà bình xây dựng xã hội chủ nghĩa như tác phẩm: " Phố cổ " (Bùi Xuân Phái) đây là tác phẩm được vẽ bằng sơn dầu, diễn tả một góc nhỏ phố cổ của Hà Nội, là đề tài luôn được Bùi Xuân Phái say mê khám phá, sáng tác. Những cảnh phố
  • 24. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 20 vắng với những đường nét xô lệch, mái tường rêu phong, những đầu hồi và mái ngói đen sạm màu thời gian luôn xuất hiện trong tranh của ông. Ngoài Bùi Xuân Phái, còn rất nhiều họa sĩ khác với các tác phẩm mang nội dung cuộc sống hàng ngày bình dị: Điện về bản (Hà Cắm), Bộ đội về bản Mèo (Trần Lưu Hậu), Ngày vui có Bác (Xuman)… Không riêng nội dung thay đổi mà chất liệu mỹ thuật cũng đa dạng, phong phú hơn rất nhiều, các họa sĩ hầu như không bị gò bó vào một khuôn khổ nào, họ thoả thích sáng tác, chất liệu mỗi người một khác nhau: sơn dầu, phấn màu, mực nho, mực bột, sơn mài.. sự đa dạng của chất liệu, đã nâng cao phong phú cho các tác phẩm. Với sự hoà nhập thực sự của nghệ sỹ hai miền Nam - Bắc và sự có mặt của các họa sĩ lão thành đã góp phần làm cho mỹ thuật Việt Nam có sự phát triển, có sự tìm tòi đổi mới nghệ thuật. Sau đại hội Đảng thứ VI (1986) khẳng định đổi mới chiến lược cách mạng mở cửa, làm bạn với các nước, chuyển dần sang kinh tế thị trường thì mỹ thuật cũng cuốn vào dòng chảy này. Chỉ trong vòng 5 năm (1984 - 1989) mà đã có 118 triển lãm của 3778 lượt tác giả trưng bày 8879 tác phẩm là cả một sự " bung ra " với nhiều đề tài "đời thường ", thể loại tranh hoành tráng, phong cảnh, tranh tĩnh vật… Các họa sĩ xâm nhập, sâu sát với xã hội, làng xóm.. để lấy tình cảm hứng sáng tác tranh, có những tác phẩm rất mộc mạc chân quê như tác phẩm: Vợ chồng người hàng nước, Ngày mùa ở Đông Anh Hà Nội. Ngoài ra, còn có tác phẩm bằng lụa của Ngô Minh Cầu cùng đề tài những con người nơi thôn quê. Giai đoạn đổi mới (1990-2009), Bắt đầu từ cuộc trao đổi văn hóa Việt Mỹ. Các họa sĩ Mỹ, và hoạ sĩ các nước vào Việt Nam triển lãm. Ngược lại, các họa sĩ Việt Nam sang Mỹ và các nước tiên tiến trên thế giới triển lãm giao lưu. Thời kỳ này là thời kinh tế thị trường mở cửa, Việt Nam gia nhập WTO, giới họa sĩ tiếp cận nhiều thông tin, nhất là giới họa sĩ trẻ, đươc dịp khẳng định mình, qua các trường phái Hậu Hiện Đại như Pop Art, Body Art, Trình
  • 25. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 21 Diễn, Sắp Đặt… Cả ba miền đất nước: Huế, Sài Gòn, Hà Nội, bùng nổ triển lãm tranh, tượng, cá nhân, nhóm, câu lạc bộ, Tòa soạn báo chí, Hội Mỹ Thuật các nơi… Các gallerie mọc lên như nấm. Nhìn chung, các họa sĩ hiện đại đã tìm cho mình một con đường riêng, thể hiện với một thái độ tình cảm trong toàn tác phẩm, mỗi tác phẩm là một niềm vui lớn được nâng niu trân trọng. 1.3. Khái quát về đề tài đồng tính trong mỹ thuật Việt Nam hiện đại Sự xuất hiện của đề tài đồng tính Trên thế giới, thời cổ đại, vấn đề đồng tính được ghi lại tương đối ít ỏi và giản dị, chủ yếu trong tranh vẽ và hội họa trên những hình vẽ đồ đất nung. Giá trị lịch sử của chúng là không thể phủ nhận như: Bảo tàng mỹ thuật Boston, Hoa Kỳ, vẫn trưng bày những bình cổ Hy Lạp. Một bình có niên đại 4.900 năm trước CN, vẽ hình thần Zephir (Gió Tây) đang hoạt động tính giao với chàng trai Hyacinth người phàm mà thần bắt cóc được (Hình 1.1). Thần ôm quặp lấy chàng trai sấp mặt vào mình và chà đùi mình vào đùi người trẻ tuổi. Tại một phòng trưng bày ở Munich, CHLB Đức, trên một mặt của một chiếc bình hai quai cổ Hy - La, ta thấy một người lớn tuổi hơn đang sờ cằm và dương vật của kẻ trẻ hơn mình. Nhiều nghệ sĩ tạo hình vẽ tranh minh họa cho thần thoại về những mối tình đồng tính giữa các thần Hy - La cổ đại và người trần mắt thịt. Sự giằng xé giữa phủ nhận hay công nhận, vấn đề đồng tính dù sao cũng đã được phản ánh trong nghệ thuật. Trong tranh của nhà điêu khắc kiêm họa sĩ Đức bậc thày Albrecht Durer (1471-1528), bức Cái chết của Orphée, vẽ năm 1494, hiện trưng bày ở Kunsthall, Hamburg (Hình 1.2) thể hiện thần âm nhạc cổ đại Hy - La Orphée là vị thần kỳ bí nhất, có sức mạnh sáng tạo và biểu diễn siêu phàm, khiến các vật vô tri cũng rung động. Cuộc sống yêu đương của thần vô cùng phức tạp. Có vợ và xiết đỗi chung tình, thần vẫn không cưỡng được đồng tính luyến ái. Về sau, vợ thần mất tích, thần cất công tìm kiếm mãi, nhưng vẫn vô vọng. Thần bèn quyết sống độc thân. Bao phụ nữ
  • 26. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 22 quyến rũ thần đều thất bại. Họ bèn đánh hội đồng thần cho kỳ chết và xé xác thần. Tác phẩm này của Duer kể chuyện thánh thần, nhưng theo xu hướng tả thực nghiêm ngặt, nên giống như một cảnh tượng của đời sống thường nhật. Từ thời Phục hưng, đồng tính được miêu tả chủ yếu theo xu hướng này. Những khoảnh khắc đời thường đi vào hội họa thật hấp dẫn. Đồng tính nữ vẫn hiếm hoi, như bức Hai bạn gái, 1866, của họa sĩ Pháp lừng danh Gustave Courbet (1819-1877), hiện trưng bày ở Cung Paris nhỏ (Hình 1.3), thể hiện hai cô gái khỏa thân đang ôm nhau ngủ. Dù muốn dù không, những tác phẩm hội họa tương tự ca ngợi thật chí lý vẻ đẹp của cơ thể con người. Chuyện tính giao chỉ được ám chỉ. Điều này không hẳn là hạn chế của hội họa trong đề tài đồng tính, mà là sự tinh tế không thể coi nhẹ trong nghệ thuật nói chung và trong nghệ thuật tạo hình nói riêng. Ở Việt Nam, trong xã hội hiện đại, từ thế kỷ trước, dấu ấn về sự hiện diện của người đồng tính vẫn thể hiện thấp thoáng đâu đó trong các tác phẩm nghệ thuật. Tuy nhiên, nói chung ở giai đoạn này, đồng tính dường như bị coi là chủ đề cấm kỵ nghiêm ngặt. Chỉ đến sau này, những câu chuyện về người đồng tính hoặc quan hệ của những người cùng giới mới xuất hiện trở lại một cách dè dặt trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật. Giai đoạn đầu, đề tài đồng tính thường được biểu hiện trong các tác phẩm điện ảnh, kịch, tạo hình, văn học… theo nhiều cách khác nhau. Xu hướng thứ nhất, thường thể hiện hình ảnh những người đồng tính một cách bệnh hoạn, đầy màu sắc giễu cợt, phê phán... Nhiều tác phẩm xây dựng hình ảnh người đồng tính làm trò câu khách, rẻ tiền bởi tác giả không hiểu được nỗi cô đơn, bấn loạn của con người khi bị chọc ngoáy vào nỗi đau bản thể, sự cô độc và cái chết. Biểu đạt ở dạng này, xét ở khía cạnh tư tưởng chủ đề, quả thật là sự bôi nhọ, một kiểu gây hấn, công kích người đồng tính, góp phần vào việc tạo ra thái độ khinh bỉ, thờ ơ. Một số tác phẩm giai đoạn sau này có đi sâu vào việc miêu tả những nhân vật chuyển đổi giới tính hoặc song tính, tuy
  • 27. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 23 nhiên, cũng mới dừng lại ở việc khắc họa một phương diện, vài cá thể rất nhỏ của giới tính thứ ba, hầu như còn chưa đi sâu vào việc thể hiện những góc khuất khác đáng được mạnh dạn phơi lộ, đồng cảm và chia sẻ… Xu hướng thứ hai, thường gắn các vấn đề về đồng tính trong mối quan hệ với chính trị, xã hội. Đó là tư tưởng dấn thân trong việc đấu tranh, giải phóng người đồng tính khỏi cái nhìn lệch lạc, ác cảm, định kiến cổ hủ. Tuy nhiên, trong nhiều tác phẩm, xu hướng này còn chưa được hiển lộ một cách rõ nét, nhiều khi còn bị làm nhiễu, lệch tâm bởi những tư tưởng chủ đề khác. Xu hướng thứ ba, các tác giả đi sâu vào việc thể nghiệm nhiều góc khuất thẳm sâu trong nội tâm con người, những tình yêu đồng tính đầy chân thành, cảm động. Một góc khuất khác cũng được các tác giả tiếp cận ở mức độ khốc liệt, dữ dằn hơn, để lại cảm xúc xót xa về thân phận con người. Với hội họa nói riêng, mỹ thuật nói chung, việc chỉ ra sự biểu hiện của đề tài đồng tính trong lịch sử mỹ thuật và khái quát các xu hướng tiếp cận trong hai thập niên gần đây là vô cùng khó, chỉ có thể mang tính chất gợi mở và hết sức giản lược. Bởi, thực tế, mảng mỹ thuật về đồng tính để nắm bắt, miêu tả một cách đầy đủ, toàn diện sẽ gặp phải nhiều khó khăn. Tuy nhiên, có một thực tế, đó là cái nhìn, quan điểm xã hội đã dần dần cởi mở hơn. Với mỹ thuật, điều này không chỉ được thể hiện thông qua số lượng ngày càng lớn các tác phẩm, mà đặc biệt ở sự xuất hiện một cách nở rộ các triển lãm đề tài về đồng tính với quan điểm: “Không ai được quyền chọn lựa giới tính của mình khi sinh ra, nhưng người ta được lựa chọn cách sống với giới tính mà mình đang có” Nếu lấy mốc thời điểm những tác phẩm hội họa của họa sĩ Trương Tân vẽ từ những năm 1993-1994 không được triển lãm ở Việt Nam và gần 20 năm sau, một số tác phẩm vẫn không được phép trưng bày trong triển lãm. Với tính chính trị xã hội và đạo đức, cho xét đoán những tác phẩm hội họa của Trương Tân là những bức tranh đầu tiên trực diện về đề tài đồng tính, thì đến
  • 28. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 24 nay, lịch sử khai thác đề tài cấm kỵ này đã có một hành trình, đây vẫn là một vấn đề hết sức đặc biệt trong mọi loại hình nghệ thuật, mà hội họa không phải trưởng hợp ngoại lệ. Dù muốn hay không, giới tính thứ ba và những vấn đề về cộng đồng giới tính thứ ba đã và đang tồn tại trong xã hội như một thực tế hiển nhiên. Không thể phủ nhận đây là đề tài đặc biệt trong mọi loại hình nghệ thuật, không riêng gì hội họa. Với tính chính trị, xã hội, đặc biệt gắn liền với tính dục và tình dục đồng giới, nên trước đây, đồng tính luôn là đề tài cấm kỵ. Hiện nay, xu hướng tiếp nhận đã trở nên cởi mở hơn. Các họa sĩ đã chủ động, mạnh dạn sáng tạo để có những thể nghiệm đầy táo bạo, bộc lộ thẳng thắn quan điểm, suy nghĩ, diễn ngôn của mình. Trong hành trình thể nghiệm đó, những vấn đề đã được đặt ra hình thành nên nhiều xu hướng tiếp nhận đa chiều. Cứ liệu sớm nhất để xét đoán thể nghiệm sơ khai đề tài đồng tính trong hội họa gắn liền với những tác phẩm của Trương Tân, đó là năm 1993-1994, thể hiện hình ảnh những người đàn ông bên nhau với các tác phẩm: Khóc, Đẹp, Tôi mong điều kỳ diệu (Hình 1.4, Hình 1.5, Hình 1.6)... Nhiều nhà phê bình mỹ thuật cho đây là họa sĩ đầu tiên đã đưa hình ảnh người đồng tính lên tranh, dù rằng, nhận định này chưa có những căn cứ xác đáng, nhất là sự tương đồng trong chủ ý của chính tác giả. Ngoài những đề tài phản ánh về tiêu cực xã hội thì chưa có một đề tài nào lại sóng gió, gian truân trong hội họa như đề tài đồng tính. Các biến động trong sự kiện văn hóa, chính trị đã dẫn đến những thay đổi ít nhiều trong quan niệm, định kiến xã hội về đồng tính cũng như vấn đề tình dục. Sau Trương Tân thì những cái tên Nguyễn Minh Thành, Lý Trần Quỳnh Giang, Phạm Tuấn Tú, Trương Tiến Trà, Nguyễn Kim Hoàng… là những cái tên tiên phong trong làng mỹ thuật đi sâu khám phá “thế giới thứ
  • 29. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 25 3”. Đứng ra bênh vực tìnhyêu cùng giới, họa sĩ Trương Tân đã đưa tác phẩm của mình ra ngoài biên giới. Những loại hình mỹ thuật được sử dụng thể hiện đề tài đồng tính Hội họa: là một loại hình mỹ thuật được sử dụng thể hiện đề tài đồng tính nhiều nhất. Đại diện cho những gương mặt tiêu biểu là nghệ sĩ Trương Tân với những bức tranh thể hiện hình ảnh những người đàn ông khoả thân, phô bày bộ phận sinh dục và thể hiện những khát khao, ham muốn… được tác giả thể hiện trên chất liệu giấy dó, sơn dầu và sơn mài. Nghệ sĩ Minh Thành đầy ẩn dụ với những bức tranh chân dung vẽ bản thân trong hình ảnh một cô gái xuyên suốt các bức tranh giấy dó và lụa của anh. Lý Trần Quỳnh Giang với loạt tranh sơn dầu thể hiện bản thân cùng với những con cú đặt ra những vấn đề về giới tính.Trương Tiến Trà với những bức tranh sơn dầu thể hiện cơ thể đàn ông khoả thân quấn lấy nhau với những khát khao tình dục cháy bỏng. Phạm Tuấn Tú thể hiện trên chất liệu sơn dầu với những hình ảnh những nhân vật đàn ông “đảo trang” đứng trước gương ăn mặc và trang điểm như những người phụ nữ. Nghệ sĩ người Mỹ gốc Việt Gabby Quỳnh Anh Miller dùng chất liệu tranh lụa truyền thống để phác họa chân dung những Người khác, dị biệt về tình dục nhưng gần gũi và đầy ý nghĩa cho bản thân cô. Đồ họa: với ngôn ngữ mang tính chất cô đọng, đồ họa là loại hình mỹ thuật có số lượng tác giả chọn để biểu đạt có số lượng không nhiều. Nhắc đến lĩnh vực này, các nhà nghiên cứu, phê bình thường nhắc đến tác giả Lý Trần Quỳnh Giang, và sau này có thêm tác giả Dương Xuân Quyền. Hai tác giả này đều lựa chọn chất liệu khắc gỗ để biểu đạt đề tài. Tiêu biểu cho loại hình này là tác giả Lý Trần Quỳnh Giang với tranh khắc gỗ. Nhìn tranh khắc gỗ của Giang, ta thấy ở chị có một trí tưởng tượng đặc biệt khác thường, kỳ lạ. Giang thường khắc họa những hình người hóa thân vào cây cối, hay ngược lại, những cây cối hóa thân thành hình người.
  • 30. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 26 Cây cũng có mắt, có chi có cành, có áo khoác bằng những tán lá buông rủ mềm mại. Mắt gỗ đẹp và tròn như mắt người, chi cành khúc khuỷu như chân tay, vân gỗ như mạch máu, hồn cây như hồn người. Tất cả đan quện vào nhau, không có gì phân biệt. Sự khép kín, cô độc của tự vấn về đồng tính có khi được Giang khắc một loạt “người- cây” như ở tác phẩm Những cái cây, 2004 (100x100 cm). Cũng có khi chị tự khắc họa mình giống như một thân cây trơ trọi đứng giữa cánh rừng (tác phẩm Tôi, 2004, 100x100 cm), hoặc hóa thân vào một gốc cây xù xì, cằn cỗi, cô quả như Buồn, 2004 (100x100 cm). Và mạnh mẽ nhất là tác phẩm Bà ta (Hình 1.7) triển lãm tại Festival nghệ sĩ trẻ toàn quốc năm 2007 ở Hà Nội, bức tranh khắc gỗ miêu tả hai người phụ nữ khỏa thân của nữ họa sĩ Lý Trần Quỳnh Giang sau đó bị tháo dỡ trước giờ khai mạc vì có một số ý kiến cho rằng tranh vi phạm thuần phong mỹ tục. Tốt nghiệp Khoa Đồ họa Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, còn rất trẻ, sáng tác của Lý Trần Quỳnh Giang cho thấy một sự thay đổi táo bạo, mạnh mẽ về ngôn ngữ đồ họa khắc gỗ cũng như quan niệm về nghệ thuật so với khắc gỗ truyền thống trước đây. Không trang trí rườm rà, không tả kể chi tiết, không nệ thực, không hướng về chủ đề phong cảnh, tĩnh vật hay lễ hội truyền thống quen thuộc..., ngôn ngữ nghệ thuật của Lý Trần Quỳnh Giang là ngôn ngữ biểu hiện pha các yếu tố siêu thực, tượng trưng, đầy tính sáng tạo mới lạ. Sắp đặt: là loại hình mỹ thuật được nhiều tác giả lựa chọn hơn, có lẽ vì ngôn ngữ và chất liệu của loại hình này đa dạng và dễ dàng để kể một câu chuyện, dễ dàng tự sự hơn ở một dạng tổng hợp. Đã có khá nhiều tác phẩm sắp đặt thể hiện đề tài này, trong số đó, tác giả thường xuyên được nhắc đến là Lý Trần Quỳnh Giang và Himiko Nguyễn. Triển lãm sắp đặt “Những cành mệt mỏi” (Hình 1.8) - là tên gọi những tác phẩm khắc gỗ trong hình thức sắp đặt của nữ nghệ sĩ Lý Trần Quỳnh Giang, trưng bày tại “Festival nghệ thuật trẻ đương đại 2007” tại Hà Nội. Các phiến gỗ dài tựa như hình người được băng bó ở phần giữa, chỉ còn hở
  • 31. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 27 hai đầu, nơi được khắc họa một cách tượng trưng những khuôn mặt và những đôi bàn chân xương xẩu, ủ rũ. Thiên nhiên mệt mỏi, hay con người mệt mỏi, hay cả hai đều mệt mỏi trong thế giới này? Ở đây, chị thể hiện chính mình, thể hiện cái tôi, cái cá nhân cô đơn trong đời sống, dưới hình thức sắp đặt của nghệ thuật đương đại. Hình tượng “người - cây” trong các tác phẩm của Lý Trần Quỳnh Giang khắc khoải, ủ rũ, chịu nhiều thương tổn, bị đứt rời và chia lìa thành từng bộ phận cơ thể trên các phiến gỗ. Sau đó các phiến gỗ được chị sắp xếp lại, liên kết thành hàng, thành serie với nhau, tạo nên một loạt những khuôn mặt, những bộ ngực, những tay chân đứt rời, trần trụi, lộ lên từng đường gân, thớ thịt và được khắc họa bằng một ngôn ngữ rất mạnh biểu cảm, trực tiếp, với các vệt khắc khi dầy khi mỏng, khi sâu khi nông. Những hình tượng lặp đi lặp lại, có sức ám ảnh day dứt. Cảm giác thương vong, đau đớn lan tỏa khắp nơi. Và khiến người xem tự hỏi cái gì khiến cho người và cây đau đến mức như vậy? Mạnh biểu hiện, giàu tưởng tượng, giàu ẩn dụ, các tác phẩm sắp đặt- khắc gỗ của Lý Trần Quỳnh Giang tác động lên tâm thức người xem, đặt ra cho mỗi chúng ta muôn vàn những câu hỏi về đời sống nhân sinh, đặc biệt là đời sống nào cho những người đồng tính. Nghệ sĩ thị giác Nguyễn Kim Hoàng (Himiko. Nguyễn) đã tiếp cận đề tài này bằng một loại hình tương tác qua triển lãm sắp đặt mang tên “Thế giới đa nguyên” (Hình 1.9). Chuẩn bị trước trong vòng bốn tháng bằng việc lần lượt viết lên những suy nghĩ, trao đổi, trò chuyện xoay quanh vấn đề này trên blog được lập riêng cho dự án. Không tuyên ngôn, không ồn ào, không cổ súy, chỉ đơn giản là đưa ra một nhận định như quan điểm của chị. Rằng với quan điểm đồng tính là vi phạm thuần phong mỹ tục, là bệnh hoạn, là phản cảm, con người vốn đã cô đơn, thì nỗi cô đơn phải tranh đấu giữa yêu thương và trách nhiệm trong cuộc sống của những người đồng tính như bị lồng vào thêm một chiếc lồng, giữa những quan điểm khắt khe, càng khiến họ nghẹt thở hơn, và chẳng dám sống thật với chính bản ngã của mình. Những bức ảnh
  • 32. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 28 trong tác phẩm sắp đặt của chị, là hình ảnh của rất nhiều người cùng giới nắm tay nhau đi trên đường phố. Họ là ai, đồng tính hay dị tính? Không làm sao có thể biết được, chỉ có thể nhận thấy đó là hình ảnh ấm áp yêu thương. Qua góc nhìn của chị, đồng tính hay dị tính, cũng chỉ là một điều tự nhiên trong cuộc sống, và thuộc về thế giới riêng của mỗi con người. Hàng trăm bức ảnh được đính lên tường bằng đinh ghim, ở giữa là dấu gạch chéo đỏ, thêm một tấm gương tròn có vạch ngang màu đỏ - khiến người xem cảm nhận rằng tác giả ngầm cảnh báo về con đường làm người đồng tình rất nhiều khó khăn, trăn trở. Trình diễn: là một loại hình nghệ thuật đương đại được khá nhiều nghệ sĩ trẻ lựa chọn để biểu đạt vấn đề đồng tính. Những tác phẩm này hầu như được đầu tư về ý tưởng và hình thức thể hiện, tạo được dấu ấn mạnh mẽ đối với công chúng thưởng thức. Sau tác phẩm trình diễn chủ đề đồng tính kết hợp giữa Trương Tân và Minh Thành, thì hai nghệ sĩ được nhắc đến nhiều là Himiko. Nguyễn và Nguyễn Quốc Thành. Nghệ sĩ thị giác Nguyễn Kim Hoàng (Himiko. Nguyễn) chọn loại hình nghệ thuật mới là nghệ thuật trình diễn để đi sâu vào thế giới thứ ba ở khía cạnh tâm lí, tình cảm. Chị bắt đầu về đề tài trong chuyến đi tham dự “Festival Performance Mùa Hè” giữa các nghệ sỹ châu Á và Trung Nam Mỹ qua 4 thành phố tại Nhật Bản. “Góc khuất yêu thương”, tên chủ đề trình diễn của chị, nói về tình yêu sâu sắc thầm lặng của những tâm hồn đồng điệu nhưng không thể có được hạnh phúc lứa đôi bởi những mặc định khắt khe trong xã hội. Chị hoá thân với hình ảnh người con gái im lặng đắp mặt nạ bắng sáp nóng lên mặt mình, ngồi cách một người con gái qua những ngọn nến và mặt bàn, được hòa thành một qua cái bóng chiếu lên tường, với những dòng chữ làm nền chạy suốt : “Tôi nhớ bàn tay Em, mềm và ấm”, “Tôi muốn ôm Em, nhưng…” “Giá như Em là đàn ông!” “Em hãy đi đi, tôi không mang lại được điều gì cho Em cả”, “Đành kiếp sau vậy”… xoáy lòng cảm giác người xem.
  • 33. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 29 Chuyến đi qua bốn thành phố là bốn cuộc trình diễn về những xung đột nội tâm, những dồn nén yêu thương, những quay quắt chối mình, được thôi thúc thực hiện từ những quan sát lắng nghe về tình yêu đã tan vỡ của những người bạn đồng giới. Nghệ sĩ Nguyễn Quốc Thành cũng là một trong những gương mặt đại diện cho nghệ thuật trình diễn về chủ đề đồng tính tiêu biểu với tác phẩm trình diễn “Áo bạn thành áo tôi, áo tôi thành áo bạn (Your clothes become my clothes become your clothes) (Hình 1.10). Sống và làm việc tại Hà Nội, Nguyễn Quốc Thành hoạt động tích cực cho phong trào chia sẻ, cảm thông với người đồng tính và tập trung khám phá tính thẩm mỹ của phong trào này qua các lĩnh vực nghệ thuật như nhiếp ảnh, phê bình, trình diễn, thiết kế trang phục và tổ chức sự kiện. Năm 2013, Quốc Thành sáng lập và tổ chức liên hoan nghệ thuật Queer Forever – là không gian chia sẻ tình yêu, tri thức về vấn đề đồng tính và văn hóa Việt Nam, hợp tác với các cá nhân, nhóm và tổ chức để thực hiện chương trình gặp gỡ, nói chuyện nghệ thuật, chiếu phim và triển lãm.Bên cạnh đó, Quốc Thành còn tham gia liên hoan nghệ thuật trình diễn và triển lãm tại Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ và là người đồng sáng lập Nhà Sàn Collective – nhóm các nghệ sĩ độc lập tại Hà Nội. Trong tác phẩm trình diễn “Áo bạn thành áo tôi, áo tôi thành áo bạn (Your clothes become my clothes become your clothes), trình diễn tại Queer Forever Festival 2013, Nguyễn Quốc Thành đứng trong không gian căn phòng, che mắt bằng mảnh vải đen, sử dụng 8 áo tshirt trắng thêu tên bộ đội, chỉ rút từ đồ cá nhân (áo lót, quần đùi, tất) của bộ đội. Thành thêu tên của bộ đội lên áo đông xuân tshirt trắng. Ngoài ra, những sợi chỉ rút từ quân phục chạy dọc theo đường dây điện, táo tạo lại không gian và kết nối các phòng trưng bày với nhau.
  • 34. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 30 Video art: Với Video art, có lẽ bởi nghệ sĩ hiện đại, đương đại Việt Nam theo đuổi loại hình này cũng không có nhiều nên tác giả, tác phẩm biểu đạt vấn đề đồng tính thuộc loại hình này. Tiêu biểu là nghệ sĩ Nguyễn Tân Hoàng, là người Mỹ gốc Việt hiện đang sống ở Bryn Mawr, Philadelphia, USA. Tác phẩm Video art "Một cái nhìn từ đáy: nam tính người Mỹ gốc Á Châu và đại diện tình dục" của Nguyễn Tân Hoàng được giới thiệu trong Queer Forever - là lễ hội nghệ thuật về chủ đề đồng tính ở Việt Nam, kết nối nghệ thuật đương đại và văn hoá Việt Nam với cảm giác kỳ diệu. Lễ hội diễn ra từ ngày 14 đến ngày 29 tháng 12 năm 2013 tại Hà Nội. Queer Forever giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật của năm nghệ sĩ đương đại và một loạt các bài giảng và thảo luận xung quanh các chủ đề về các vấn đề kỳ quặc và giới tính trong điện ảnh, văn học và nghệ thuật thị giác. Mục tiêu của lễ hội là tạo ra các cuộc đối thoại và khuyến khích tư duy phê bình về các chủ đề đa dạng về tính dục và các vấn đề văn hoá và xã hội thông qua nghệ thuật và các cuộc đối thoại liên ngành giữa các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động xã hội, các nghệ sỹ và nhà văn, các cộng đồng đa dạng về giới và đặc biệt là những người thiểu số mại dâm và công chúng. Tác phẩm Video art "Một cái nhìn từ đáy: nam tính người Mỹ gốc Á Châu và đại diện tình dục" của Nguyễn Tân Hoàng đã mổ xẻ các hình thức ham muốn trong bản sắc đồng tính nam trong khu vực châu Á, văn hoá hải ngoại Việt Nam, và điện ảnh Đông Nam Á. Nguyễn Tân Hoàng tìm hiểu những biểu trưng nam tính của người Mỹ gốc Á, khám phá mối liên quan giữa nam tính, tình dục với chủng tộc, sắc tộc, giữa chữ viết, tên gọi và hình ảnh được thể hiện trong hồ sơ tìm bạn trên các trang kết duyên trực tuyến. Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu sáng tác về đề tài đồng tính Để chọn ra những tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong lĩnh vực này thực tế là một vấn đề khó khăn, bởi mỗi nghệ sĩ chọn lựa hướng đi này theo cách riêng của mình. Có người chọn mỹ thuật để nói lên tiếng nói phản biện xã hội
  • 35. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 31 với góc nhìn từ phía người trong cuộc, thuộc cộng đồng LGBT. Có người chỉ đơn thuần chọn nghệ thuật để nói lên cảm xúc, tình cảm, khát khao yêu và được yêu của mình. Có tác giả thì không thuộc thế giới thứ ba này nhưng lại có sự đồng cảm và chia sẻ với cộng đồng LGBT, muốn dùng hội họa để bảo vệ cộng đồng này trước sự kỳ thị, phân biệt trong xã hội… Với dân Mỹ thuật, hình như, đây là một đề tài nhạy cảm và ít khi được các họa sĩ xem là một đề tài sáng tác bình đẳng. Tại Festival nghệ sĩ trẻ toàn quốc năm 2007 tại Hà Nội, bức tranh khắc gỗ miêu tả hai người phụ nữ khỏa thân của nữ họa sĩ Lý Trần Quỳnh Giang bị tháo dỡ trước giờ khai mạc với lý do bức tranh thể hiện vấn đề đồng giới có biểu hiện vi phạm thuần phong mỹ tục. Đề tài này, trước đây, trong mỹ thuật cũng ít được thể hiện. Nhưng hiện nay, cũng có nhiều họa sĩ trẻ thoát ra khỏi những lo ngại đó đã theo đuổi và sáng tác về đề tài đồng tính trong một khoảng thời gian dài… Dưới đây, tôi xin được trình bày về một số nghệ sĩ và các tác phẩm của họ mà đứng trên quan điểm cá nhân, tôi thấy họ là những nghệ sĩ tiêu biểu trong hướng sáng tác này: Trương Tân (Hình 2.1) là một họa sĩ thường được nhắc đến đầu tiên, công khai biểu đạt vấn đề đồng tính trong các tác phẩm hội họa của mình. Anh sinh năm 1963 tại Hà Nội, Việt Nam. Anh tốt nghiệp trường nghệ thuật Hà Nội vào năm 1982 và trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội năm 1989. Anh là giảng viên tại trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội từ 1989 tới 1997 trước khi trở thành một nghệ sĩ toàn thời gian. Thông qua hội họa, vẽ, nghệ thuật trình diễn, nghệ thuật sắp đặt, điêu khắc và gốm sứ, Trương Tân thách thức những quy ước xã hội và nghiên cứu các chủ đề về bản sắc và tự do ngôn luận. Một người tiên phong trong lĩnh vực sơn mài, trình diễn, các tác phẩm của anh xoay quanh sự bó buộc, bị đàn áp của các cá nhân trong văn hóa truyền thống Việt. Có lẽ vì anh là nghệ sĩ công khai đồng tính đầu tiên của Việt Nam, anh đã mở cửa cho các nghệ sĩ sau này thảo luận về các quan niệm về tình dục
  • 36. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 32 trong nghệ thuật. Trương Tân từng mô tả tình yêu đồng giới từ hai thập kỷ trước, nhưng không có dịp trưng bày. Anh chỉ công bố những bức khỏa thân nam giới vẽ với chất liệu màu nước trên giấy dó và bìa. Sau này, anh thể hiện nhiều hơn trên chất liệu sơn mài với những gam màu truyền thống và thể hiện vấn đề đồng tính một cách tự nhiên, bình dị như những đề tài khác trong đời sống, không bị lên gân hay cường điệu. Đề tài này thấp thoáng đâu đó qua những bức tranh khắc gỗ của Lý Trần Quỳnh Giang (Hình 2.13). Bức tranh Bà ta của nữ họa sĩ Lý Trần quỳnh Giang, đã bị loại khỏi festival nghệ sĩ trẻ toàn quốc, là tiền đề gây xôn xao trong buổi hội thảo. Đề tài này nằm trong loạt 20 bộ tranh khắc gỗ được trưng bày sau đó trong triển lãm cá nhân mang tên “Giang” tại L’ Espace. Loạt tranh được đánh giá cao trong giới phê bình Mỹ Thuật, mà thông qua nó, Lý Trần quỳnh Giang đã đoạt giải thưởng nghệ sĩ trẻ của năm 2007 của quỹ Vietnam Foundation for the Arts. Chị đã mất gần hai năm để hoàn thành loạt tranh khắc này. Bản thân Giang không khẳng định đồng tính là đề tài chủ đạo, nhưng, có thể nhìn thấy thấp thoáng những thân phận con người thuộc về thế giới thứ 3 trong những tác phẩm của chị. Đó là sự cô đơn xuyên suốt bao trùm những bức tranh toàn đàn ông hoặc toàn đàn bà; đó là sự chế giễu, phản kháng, tẩy chay những đám đông soi mói chỉ chực đưa những cặp mắt cú vọ chòng chọc vào cuộc sống riêng tư của mỗi con người; đó là những bàn chân, bàn tay vô tính được khắc họa run rẩy, được che kín trong những tấm áo; đó là những gương mặt toàn đàn ông mệt mỏi trầm uất, rồi những gương mặt được quấn băng kín mít, chỉ lộ ra những con mắt đau đáu yêu thương; đó là, những bộ phận cơ thể phụ nữ run rẩy nén mình… Là toàn bộ thế giới nội tâm cô đơn dằn xé, mâu thuẫn đến run rẩy của những thân phận con người… Qua đó, có thể nhận thấy sự khắc họa về một thế giới khác lặng lẽ âm thầm, không quan tâm đến những định kiến, như nụ cười nhẹ bất cần của cô khi tháo dỡ bức
  • 37. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 33 tranh khắc hai người phụ nữ đã bị loại bỏ khỏi festival nghệ sĩ trẻ. Tạo nên một thế chông chênh cho hai bức tranh còn lại trong bộ “những cành mệt mỏi”. Táo bạo và trực diện trong những bức tranh tạo hình của họa sĩ trẻ Trương Tiến Trà (Hình 2.26). Triển lãm về đồng tính của Trà là một ý tưởng được xây dựng trong ba năm. Anh xem dự án này như là một thử nghiệm, là một thử thách nghề nghiệp đối với mình. Lần đầu tiên anh mang ý tưởng từ Nga về và thể hiện tác phẩm tại Việt Nam. Du học ở Nga, Trương Tiến Trà đã nhiều lần chứng kiến các cặp đồng tính yêu nhau với những tình yêu đẹp và tự do. Đến với anh thật đơn giản trong ý nghĩ đó là tình yêu. Và anh muốn thể hiện lại bằng ngôn ngữ tạo hình. Chọn lần một như những thử nghiệm bước đầu chỉ đề cập đến tính chất thuần túy là các cặp đồng tình ôm ấp nhau qua các cử chỉ tình cảm. Triển lãm lần hai vào tháng 8 năm 2007, anh đã mạnh dạn hơn và đưa đến một mô tuýp mới về cách diễn đạt. Họa sĩ chọn kích thước tranh khổ dài và hẹp để tạo nên một tình yêu kín đáo, trong đó, xuyên suốt là vấn đề tình dục. Tác giả nghiêng về biểu hiện xu hướng xác thịt của giới đồng tính vì anh cho rằng cơ thể con người là lối tạo hình đẹp nhất, và anh chọn tiếng nói đó. Mỗi một tác phẩm tác giả đặt vấn đề về lối diễn đạt hình hài như một tiếng nói về tình yêu và cử chỉ âu yếm của mỗi cặp đồng tính. Không gian chật hẹp tạo nên sức nóng bằng những mảng màu được đan xen tương phản mạnh, tăng thêm sức lôi cuốn mạnh mẽ đam mê. Cặp đồng tính nam hay nữ đều được thể hiện rõ nét bằng những mảng màu nóng lạnh trên cơ thể của từng người. Tác giả đặt vấn đề nét và màu sắc là ngôn ngữ chính. Những chấm màu những đường contua chạy đều không ngừng nối và đan vào nhau tạo thành một khối, chuyển tải những nụ hôn, những vòng tay âu yếm, vuốt ve làm mềm cơ thể. Những mạch máu hằn rõ, những gam màu nóng lạnh thể hiện sự khao khát cảm xúc yêu đương.
  • 38. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 34 Cách thể hiện táo bạo và dứt khoát của Trương Tiến Trà đã gây một cú shock nhẹ đối với người xem trong lần ra mắt ở Himiko visual saloon tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngay cả với những người trong thế giới thứ ba, thì hình ảnh được ra trần trụi về xác thịt, khiến họ bối rối và phản ứng. Nhưng, bản thân tác giả tự tin với cách thể hiện táo bạo trên, mà qua đó, anh vượt qua khái niệm đạo đức cũ xưa, đưa đề tài đồng giới vào sự khai thác bình đẳng với mọi chủ đề khác. Mỗi bức tranh dường như là một sự tuyên ngôn về giới tính và tình dục đến khi họ yêu nhau thì đấy là chuyện đương nhiên. Phạm trù đạo đức nó là thuần phong mỹ tục, nhưng ở đây nó là quy luật của tạo hóa. Ở đây, tác giả muốn đặt vấn đề trong tác phẩm của mình nêu đúng điều tinh thần giá trị cần nêu. Theo anh, tình yêu đồng tính nó là vấn đề tự nhiên. Đề tài tình yêu đồng tính, thân xác và nhục dục là những vấn đề của đời sống đô thị hiện nay. Sự biến đổi về nhu cầu thể xác đang tăng lên mãnh liệt, và tình dục hướng đến những suy nghĩ không tưởng, tạo nên một làn sóng biến đổi mãnh liệt trong xã hội con người. Thế giới thứ ba vốn là một đề tài nhạy cảm được khai thác gây sốc câu khách trong lĩnh vực khác như báo chí, điện ảnh và tiểu thuyết đã không bị phiến diện qua cách thể hiện tác phẩm của các tác giả kể trên. Dù táo bạo hay lặng lẽ hay day dứt, ở góc độ nào đi nữa, các tác giả cũng chỉ nói lên một quan điểm cá nhân, qua đó, đặt người xem phải đối diện với những suy nghĩ, nhìn nhận về một thế giới thứ ba vẫn đang tồn tại song song như một điều hiển nhiên không thể xóa bỏ của tạo hóa, và tự có nhận định riêng mình. Tiểu kết chương 1 Vấn đề đồng tính là một vấn đề mang tính phổ quát trên thế giới và cũng là một vấn đề mang tính thời sự ở Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề đồng tính mang tính chất nhạy cảm nên đối tượng này phản ánh trong mỹ thuật được lựa chọn ở nhiều cấp độ tùy theo cách lựa chọn của mỗi nghệ sĩ. Trong chương 1, tôi đã đưa ra những khái niệm liên quan đến vấn đề đồng tính, giải
  • 39. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 35 quyết những vấn đề về lý luận của hội họa Việt Nam hiện đại, những nghệ sĩ Việt Nam tiêu biểu chọn thể hiện về đề tài đồng tính để làm tiền đề cho những phần sẽ được viết nối tiếp trong chương 2: vấn đề đồng tính được giải quyết trong hội họa Việt Nam hiện đại như thế nào.