SlideShare a Scribd company logo
1 of 27
Download to read offline
KINH THÁNH LÀ MỘT THƯ VIỆN HOÀN HẢO
Giả sử có sự khan hiếm sách trầm trọng trên địa cầu, và nếu bạn chỉ có thể
giữ lại một quyển, chắc chắn quyển sách đó phải là cuốn Kinh Thánh.
Mục sư và Kinh Thánh liên hệ mật thiết với nhau giống như Đavít và cái
trành ném đá cùng hòn sỏi của ông. Không ai có thể nói rằng mình không
tìm thấy ích lợi gì từ Kinh Thánh, nếu có quyển sách thánh nầy trong tay.
Trong Kinh Thánh, chúng ta tìm thấy cả một thư viện hoàn hảo. Người nào
chăm chỉ suy gẫm Lời Chúa chắc chắn sẽ là một học giả uyên thâm hơn một
người đọc hết sách trong thư viện to lớn của thành phố Alexendria bên xứ
Aicập.
Tìm hiểu Kinh Thánh phải là điều mong ước của chúng ta. Chúng ta phải
quen thuộc với nội dung của Kinh Thánh như người thợ may biết sử dụng
thành thạo đường kim mũi chỉ, người buôn bán với sổ thu chi, người đi biển
với chiếc tàu của họ. Chúng ta phải hiểu rõ những nét chính của Kinh Thánh
cũng như nội dung của từng sách một, cùng chi tiết của câu chuyện, giáo lý
liên quan đến từng đề tài trong Kinh Thánh . . .
Ông Erasmus nói về Jerome: Có ai, ngoài Jerome, đã học thuộc lòng toàn bộ
Kinh Thánh hoặc hiểu rõ hay suy gẫm như ông ta không?
Học giả người Đức Witsius, tác giả quyển sách nổi danh về những giao ước
trong Kinh Thánh, chẳng những thuộc từng chữ trong Kinh Thánh theo
nguyên bản, mà còn nói rõ nội dung hay kể rõ tên những nhà phê bình Kinh
Thánh nổi tiếng.
Tôi cũng nghe nói về Ông Mục sư già ở Lancashire rằng ông ta thuộc làu
những câu Kinh Thánh đối chiếu và ông có thể cho bạn biết địa chỉ của phần
Kinh Thánh bạn đề cập đến và ngược lại. Ông cũng có thể đọc ra câu Kinh
Thánh liên quan đến một địa danh nào đó.
Quả phải có một trí nhớ tuyệt vời, nhưng nếu học kỹ như vậy thì thật vô
cùng ích lợi. Tôi không nói bạn phải quá miệt mài khi học Kinh Thánh,
nhưng nếu được vậy thì hẳn nhiên bạn sẽ thu hoạch được những kết quả vô
cùng tốt đẹp.
Tuy nhiên, không những học thuộc lòng Kinh Thánh, chúng ta còn phải hiểu
rõ ý nghĩa sâu xa bên trong của nó. Một câu tục ngữ xưa nói rằng: “Hãy thận
trọng về một người, về một quyển sách”. Một người sử dụng rành rẽ Kinh
Thánh và yêu thích Lời Chúa bằng tâm hồn, thì người đó hẳn là nhà vô địch.
Bạn không thể tranh tài nổi với ông ta. Bạn có thể có một rừng khí giới trong
tay, nhưng sự hiểu rõ Lời Chúa của ông ta sẽ thắng bạn dễ dàng.
William Romaine vào cuối đời đã cất hết các sách khác, chỉ đọc một quyển
Kinh Thánh. Ông là học giả chỉ đọc duy nhất quyển Kinh Thánh và ông đã
trở nên phi thường nhờ Kinh Thánh.
Nếu chúng ta học Kinh Thánh như trên vì nhu cầu, vì chính chúng ta chọn
lấy, thì đừng hối tiếc, vì Lời Chúa ngọt hơn mật, Lời Chúa làm cho chúng ta
khôn ngoan hơn cổ nhân. Chúng ta sẽ không bao giờ thiếu Lời thánh nếu
chúng ta luôn trung thành học hỏi Lời Chúa. Kinh Thánh thật là lý tưởng tốt
đẹp nhất cho đời sống chúng ta.
Nếu bạn muốn tìm những dị biệt, tương đồng, ẩn dụ. . . Hãy mở Kinh Thánh
ra. Chân lý Kinh Thánh đẹp hơn nữ trang quý giá. Mới đây, tôi đọc sách Các
vua và Sử ký, tôi yêu thích vì các sách đó chỉ dạy nhiều điều thánh giống
như Thi thiên hay các sách tiên tri tôi đã đọc và suy gẫm.
Ambrose nói: “Tôi chiêm ngưỡng sự tuyệt diệu của Kinh Thánh”. Tôi cũng
nghe những lời tương tự từ ông Augustine khi đề cập đến Kinh Thánh:
“Cầm lên, đọc đi”. Cho dù bạn đang lưu trú ở một làng xa xôi nào đó mà bạn
không thể tìm ra bạn tri kỷ có trình độ hơn bạn, và trong làng có quá ít sách
đáng đọc, thì hãy đọc Kinh Thánh cả ngày lẫn đêm, bạn sẽ giống như “cây
trồng gần giòng nước”. . .
Hãy xem Kinh Thánh như một người bạn đời hiếm có, một bạn đồng hành
trong mỗi giờ, thì bạn sẽ không có lý do gì để phàn nàn rằng đời bạn chỉ
được trang bị bằng những hàng thứ phẩm.
Ông Spurgeon nhận xét rằng nguồn tài nguyên của sự khôn ngoan trong
Kinh Thánh thật vô tận. Khám phá ra nguồn tài nguyên nầy liên tục suốt đời
theo Chúa phải là động cơ thúc đẩy ưu tiên để bạn học sách nầy: “Phương
pháp Học Kinh Thánh”. Tôi hy vọng quyển sách nầy sẽ giúp bạn đạt được
mục đích mong muốn.
MỞ KINH THÁNH RA
Nếu có sự khan hiếm sách trầm trọng trên địa cầu, và bạn chỉ có thể giữ lại
một quyển thôi, thì quyển đó phải là quyển Kinh Thánh.
Kinh Thánh là một thư viện toàn hảo. Nguồn tài nguyên khôn ngoan trong
Kinh Thánh thật vô tận. Vì vậy, tìm hiểu Kinh Thánh phải là điều mong ước
của mỗi một chúng ta.
I. LÝ DO MỞ KINH THÁNH RA
1. Con người: Người ta mở Kinh Thánh ra với nhiều lý do khác nhau: Người
đi tìm sự hướng dẫn thiên thượng, kẻ tìm sự yên ủi, người khác tìm lời Chúa
hứa, tìm sự khôn ngoan. . . . hay chỉ vì bổn phận bắt buộc.
2. Chúng ta: Trong môn học nầy, chúng ta mở Kinh Thánh để làm tăng khả
năng học hỏi Kinh Thánh.
II. DÀN BÀI
A. Mục đích việc học Kinh Thánh.
B. Hai khía cạnh của việc học Kinh Thánh:
1. Khía cạnh tâm linh
2. Khía cạnh con người.
C. Hai phương pháp học Kinh Thánh :
1. Suy diễn (deductive).
2. Qui nạp (inductive).
D. Sáu giai đoạn Học Kinh Thánh :
1. Giai đoạn 1: Đọc Kinh Thánh.
2. Giai đoạn 2: Tìm hiểu bối cảnh.
3. Giai đoạn 3: Lối hành văn.
4. Giai đoạn 4: Tìm cấu trúc.
5. Giai đoạn 5: Tìm ý nghĩa.
6. Giai đoạn 6: Tìm giáo lý liên hệ.
III. ĐỊNH NGHĨA TỪ NGỮ
1. Phương pháp suy diễn (Deductive approach): Khởi đầu bằng một tiền đề
hay chủ đề, rồi tìm các câu Kinh Thánh hổ trợ tiền đề đó.
2. Phương pháp qui nạp (Inductive approach): Khởi đầu bằng việc quan sát
các sự kiện trong Kinh Thánh, sau đó giải thích.
3. Học Kinh Thánh theo phương pháp Quy nạp: Trước hết phải Quan sát kỹ
Kinh Thánh, sau đó Giải thích, cuối cùng là Ap dụng.
IV. MỤC ĐÍCH VIỆC HỌC KINH THÁNH
1. Ích lợi: Việc học Kinh Thánh giúp phát triển thêm đức tin (RoRm 10:17)
và trang bị đầy đủ cho chúng ta để sẵn sàng sống và phục vụ Chúa cách tốt
đẹp (IITi 2Tm 3:15-17).
2. Mục đích: Vì thế, chúng ta học Kinh Thánh để Hiểu lời Chúa và Ap dụng
vào đời sống hằng ngày bước đi với Chúa.
V. HAI KHÍA CẠNH TRONG VIỆC HỌC KINH THÁNH
1. Khía cạnh tâm linh (Spiritual dimension): Chúng ta cần Đức Thánh Linh
soi sáng. "Soi sáng" là dạy chúng ta hiểu ý nghĩa của Lời Chúa.
- Đức Thánh Linh soi dẫn cho người viết Kinh Thánh (IIPhi 2Pr 1:21) cũng
là Đấng soi sáng cho người đọc (Thi Tv 119:18) vì Kinh Thánh là một
quyển sách nói về tâm linh (GiGa 16:12-15. ICo1Cr 2:10-11).
2. Khía cạnh con người (Human dimension): Bên cạnh sự soi sáng của Đức
Thánh Linh (2:12-14), chúng ta phải có sự cố gắng cá nhân: Đó là hết lòng
học hỏi, bên cạnh sự soi sáng của Đức Thánh Linh (Exo Er 7:10).
- Đức Thánh Linh mặc khải cho người viết nhưng vẫn giữ được cá tính, bút
pháp của người đó, thì Đức Thánh Linh cũng soi sáng cho người đọc tùy
theo tấm lòng và sự học hỏi của người đó.
- Vì thế, muốn bước đi với Chúa và giảng dạy cho người khác, chúng ta phải
để hết tâm trí vào việc học Lời Chúa cũng như giảng Lời Chúa cách trung
thực (IITi 2Tm 2:15). Chúng ta sẽ không những kinh nghiệm niềm vui được
Đức Thánh Linh soi dẫn mà còn kinh nghiệm kết quả phước hạnh.
VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP HỌC KINH THÁNH
Thứ tự trong công việc Chúa (ICo1Cr 14:40) và của loài người bắt buộc
chúng ta phải có một trật tự trong việc học Kinh Thánh.
1. Phương pháp suy diễn: Suy diễn là phương pháp lý luận từ một nguyên
tắc đã biết để tìm hiểu những điều chưa biết, từ khía cạnh tổng quát đến một
khía cạnh đặc biệt, hay từ suy diễn đến một kết luận hợp lý.
- Trong việc học Kinh Thánh, Suy diễn bắt đầu với một tiền đề để dẫn đến
một kết luận hợp lý. Thí dụ: Tiền đề cho biết "Đức Chúa Trời là Tình yêu".
Sau đó, mới mở Kinh Thánh để tìm các câu Kinh Thánh liên hệ chứng minh
cho tiền đề “Đức Chúa Trời là Tình yêu”.
- Phương pháp suy diễn bắt chúng ta phải xác định trước một tiền đề, nên nó
không phải là cách tốt nhất để học Kinh Thánh, vì :
a. Tiền đề có thể sai: Chúng ta tưởng Kinh Thánh có nghĩa như thế, mà thật
ra, nó có ý nghĩa khác.
b. Mục đích chỉ là chứng minh cho tiền đề , nên ta sẽ không nghiên cứu kỹ
để tìm ra kết luận. Vì thế, phải có phương pháp khác.
2. Phương pháp qui nạp (Inductive): Quy nạp trái với suy diễn: Chúng ta lý
luận từ những sự kiện đặc biệt hay trường hợp cá biệt để đi đến kết luận. Ap
dụng vào việc học Kinh Thánh, chúng ta phải nghiên cứu Lời Chúa thật kỹ,
rồi sau đó mới đưa ra kết luận.
- Thí dụ: Có người hỏi: "Tôi phải làm gì để được cứu rỗi ?". Chúng ta phải
nghiên cứu nhiều câu Kinh Thánh liên quan đến sự cứu rỗi, rồi sau đó mới
đưa ra kết luận.
- Đây là phương pháp chúng ta phải áp dụng khi học Kinh Thánh, vì nó
không suy đoán trước ý của trước giả Thánh Kinh. Phương pháp qui nạp
giúp chúng ta nghiên cứu một sách, một phân đoạn hay một đề tài của Kinh
Thánh:
a. Phương pháp tổng hợp: Khám phá mục đích trọn sách.
b. Phương pháp phân tích: Tìm hiểu một phân đoạn Kinh Thánh, và tìm sự
liên quan mật thiết với cả sách.
c. Phương pháp chủ đề: Tìm hiểu các chủ đề khác nhau của cả KinhThánh.
VII. PHƯƠNG PHÁP QUI NẠP
1. Qui nạp và loại suy: Phương pháp qui nạp bắt đầu với Quan sát rồi mới
đến giải thích, trong khi phương pháp loại suy thì ngược lại.
- Có thể nói phương pháp qui nạp là kết quả của cả hai cách phân tích và
tổng hợp. Phương pháp qui nạp đòi hỏi phải nghiên cứu thật kỹ trước khi kết
luận.
2. Ba bước của phương pháp qui nạp: Phương pháp qui nạp bắt đầu với quan
sát, sau đó giải thích. Giải thích đúng rồi mới đi đến bước kế tiếp là Ap
dụng.
- Ap dụng là bước chót nhưng không kém phần quan trọng. Chúng ta tin
rằng những điều Kinh Thánh dạy (Quan sát và Giải thích) có ảnh hưởng tốt
đến đời sống chúng ta (Ap dụng). Kinh Thánh chỉ có lợi khi nào chúng ta
biết áp dụng, nếu không nó chỉ là mớ lý thuyết suông.
Sơ đồ phương pháp Qui nạp
- Mục đích nghiên cứu
Sách (Tổng hợp)
Phân đoạn (Phân tích)
Chủ đề (nghiên cứu chủ đề)
- Quan Sát
Tôi Thấy Gì ?
Giải thích
- Những điều đã Quan sát
Có Y nghĩa Gì ?
Ap dụng
a. Ap dụng cho cá nhân tôi ?
b. Tôi phải dạy người khác áp dụng ra sao?
Ghi chú: Phân chia cách học Kinh Thánh ra ba bước (Quan sát, Giải thích,
Ap dụng) là chúng ta đã phối hợp sự soi sáng của Đức Thánh Linh (khía
cạnh tâm linh) với sự cố gắng cá nhân (khía cạnh con người) trong việc học
Kinh Thánh.
VIII. HỌC MỘT PHÂN ĐOẠN KINH THÁNH
Để có một cái nhìn tổng quát, toàn diện về cách học Kinh Thánh và nắm
được các bước căn bản, chúng ta hãy xem sáu giai đoạn chính của việc học
Kinh Thánh.
A. GIAI ĐOẠN I: ĐỌC KINH THÁNH
1. Điều kiện tiên quyết: Sau lời cầu nguyện, điều cần làm trước tiên, để có
thể quan sát một đoạn Kinh Thánh là phải đọc thật kỹ đoạn Kinh Thánh đó.
Đọc kỹ Kinh Thánh là nền vững chắc nhất cho việc học Kinh Thánh.
2. Mục đích: Muốn trở nên "thánh đồ", chúng ta phải đọc Kinh Thánh.
Chúng ta đọc Kinh Thánh để:
- Làm quen với những sự kiện, nhân vật, lịch sử, văn hóa Thánh Kinh.
- Để có thêm kiến thức về chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời.
- Để phát triển tổng quát khả năng tìm hiểu Kinh Thánh.
3. Cách đọc: Có nhiều cách đọc:
- Đọc tĩnh nguyện (Devotional reading): Đọc để tìm sự thỏa lòng trong việc
khám phá vài nguyên tắc của chân lý.
- Đọc quan sát (Inspectional reading): Đọc để vui thỏa tâm hồn khi gia tăng
hiểu biết.
- Đọc phân tích (Analytical reading): Đọc để hiểu rõ một phân đoạn Kinh
Thánh.
Chúng ta sẽ học hai cách đọc sau liên quan trực tiếp đến việc học Kinh
thánh:
a. Đọc Quan sát ( Inspectional reading): khiến ta làm quen một cách tổng
quát với cả sách. Cách đọc nầy gồm có hai phần :
- Đọc phớt qua (pre reading): Để làm quen với đoạn Kinh Thánh sắp học và
đọc lướt trọn sách chứa đựng đoạn đó: Hãy mở sách ra và đọc một vài đoạn
để xem nội dung tổng quát. Thí dụ: Tìm xem có bao nhiêu đoạn, cách phân
đoạn, các nhân vật, thể văn, chủ đề khởi đầu và chủ đề kết thúc, tác giả. . .
- Đọc tổng quát sơ lược (superficial overview): Giúp ta hiểu rõ hơn về nội
dung: Hãy đọc suốt từ đầu đến cuối sách. Đừng dừng lại ở những điểm chưa
hiểu. Đọc thêm lần nữa có thể khiến bạn hiểu những điều chưa hiểu. Hãy
đọc tối đa trong một giờ ( Sách dài quá thì chia làm 2, 3 lần). Vừa đọc, hãy
vừa suy gẫm về mục đích chính của sách, tìm xem cách sắp xếp. Hãy tập
đọc Kinh Thánh mỗi ngày như một thói quen tốt, như thế, Lời Chúa sẽ luôn
tươi mới cho tâm trí bạn.
- Lịch đọc Kinh Thánh : Cựu Ước có 929 đoạn, Tân Ước có 260 đoạn. Nếu
mỗi ngày đọc 3 1/4 đoạn, một năm bạn sẽ đọc hết Kinh Thánh một lần. Có
thể đọc:
- Từ Sáng thế ký đến Khải huyền theo thứ tự Kinh Thánh.
- Một sách Cựu Ước rồi một sách Tân Ước.
- Đọc thứ tự nhưng sau mỗi sách là một Thi thiên hay Châm ngôn.
Tuy nhiên, điều quan trọng là phải kiên trì đọc mỗi ngày và giữ kỷ luật tự
giác cao độ. Được vậy, kết quả sẽ vô cùng lớn lao.
b. Đọc phân tích (analytical reading): Cách đọc nầy là nền tảng chính để có
được chi tiết từ đoạn Kinh Thánh liên hệ để dùng trong phương pháp qui
nạp. Lối đọc nầy đòi hỏi phải biết nhiều hơn là chỉ biết nội dung. Khi đọc,
phải biết những vấn đề mà trước giả cần giải quyết.
- Khi đọc phân tích, hãy cố gắng tìm hiểu ý nghĩa những chữ hay câu quan
trọng, cũng như tìm hiểu ý nghĩa ẩn giấu bên dưới đoạn Kinh thánh đó, đồng
thời hãy nhận định bút pháp của trước giả.
- Như thế, đọc phân tích sẽ giúp bạn thấy rõ, thấy đúng những gì trước giả
muốn nói và tại sao.
B. GIAI ĐOẠN II: BỐI CẢNH
1. Trước giả: Ai viết sách sách đó ? Bạn biết gì về người đó ?
2. Độc giả: Trước giả viết cho ai ? Độc giả đó có điểm đặc biệt nào ? Có ai
chịu ảnh hưởng trong cùng thời gian đó không ?
3. Bối cảnh: Trước giả viết trong trường hợp nào ? Trong thời điểm nào ? Có
sự kiện lịch sử nào liên hệ ? Với mục đích gì ?
C. GIAI ĐOẠN III: VĂN THỂ
1. Văn thể: Vì Chúa mặc khải Lời Ngài qua cá tính khác nhau của các trước
giả nên cá tính đó có thể ảnh hưởng đến văn thể (Litterary style). Cần xem
văn thể (form) cũng như thể loại (genre).
- Các loại văn thể như: Văn xuôi, thơ, văn kể chuyện, ngụ ngôn, tiên tri với
hình ảnh tượng trưng. . .
- Các thể loại như: Giáo huấn, khiển trách, ca ngợi, . . .
2. Văn phạm: Văn phạm được dùng ra sao ? Có những mệnh lệnh, dữ kiện,
câu hỏi hay lời chúc ? Lưu ý cách dùng thì của các động từ (quá khứ, hiện
tại, liên tiến, tương lai. . . ).
D. GIAI ĐOẠN IV: CẤU TRÚC
1. Cấu trúc (Structure): Là cách trước giả xây dựng đoạn văn đó ( Cấu trúc
thời gian, địa lý, chủ đề . . . ).
2. Lý do : Trước giả dùng những chữ, những điều thuộc văn hóa thời ông ta.
Tuy nhiên điều ông viết có một thứ tự nào đó. Hiểu được thứ tự nầy, chúng
ta sẽ thấy cách trước giả khai triển ý của ông ta, để chúng ta có thể hiểu rõ
Kinh văn, giúp khám phá ý mới.
E. GIAI ĐOẠN V: Ý NGHĨA
1. Giải thích từ ngữ hay câu: Sau 4 giai đoạn trên, chúng ta phải tìm hiểu ý
nghĩa những từ hay những câu đặc biệt. Thí dụ: từ "làm mới" lại tinh thần ?
2. Giải thích ý nghĩa: Từ việc giải thích từ ngữ hoặc câu, chúng ta sẽ tìm
hiểu ý nghĩa, nguyên nhân hay mục đích các sự kiện trong đoạn Kinh Thánh.
F. GIAI ĐOẠN VI: RÚT TỈA CHÂN LÝ ( Truths derived)
1. Tìm giáo lý: Chúng ta phải tìm ra giáo lý từ đoạn Kinh Thánh đó. Trước
giả muốn độc giả lưu ý đến sứ điệp nào? Chúa muốn chúng ta hiểu rõ sứ
điệp Ngài ban qua trước giả.
2. Tìm áp dụng: Hãy tự hỏi, ngày nay, chúng ta có đối diện với hoàn cảnh
tương tự không ? Có giáo lý, mệnh lệnh hay lời khiển trách nào có thể áp
dụng trực tiếp cho chúng ta ?
Tóm lại, Học Kinh Thánh là một tiến trình liên tục của phân tích và tổng
hợp, phối hợp với sự soi sáng của Đức Thánh Linh. Trong khía cạnh con
người, chúng ta phải áp dụng ba bước của phương pháp qui nạp là Quan sát,
Giải thích và Ap dụng.
BÀI LÀM
A. Trả lời chín câu hỏi vào phần đầu tập bài làm của bạn.
1. Dùng tối đa ba câu để diễn tả mục đích của việc học Kinh Thánh.
2. Tóm tắt phương pháp quy nạp để học Kinh Thánh.
3. Hãy kể các bước của phương pháp quy nạp mà không nhìn vào sách.
4. Điều phải làm trước tiên khi quan sát một phân đoạn Kinh Thánh là gì?
5. Ghi lại 5 điểm bạn quan sát được trong Mat Mt 28:16-20.
6. Sau khi quan sát, bạn phải qua các bước kế tiếp nào?
7. Bạn áp dụng phương pháp nào khi học 28:16-20?
8. Hãy kể 2 cách đọc Kinh Thánh có liên quan trực tiếp đến việc học Kinh
Thánh.
9. Bạn thường sử dụng các đọc Kinh Thánh nào? Tháng qua, bạn đọc mấy
lần?
B. Trả lời 4 bài tập vào phần thứ nhì tập bài làm của bạn.
1. Nghiên cứu 28:16-20 và trả lời câu hỏi 4, 5, 6, 7 ở trên.
2. Bạn có đồng ý với Ông Spurgeon rằng nguồn tài nguyên trong Kinh
Thánh thật vô tận. Bạn có tin rằng Kinh Thánh là một thư viện hoàn hảo
không? Nếu có sự khan hiếm sách trên địa cầu thì bạn muốn giữ lại quyển
sách nào? Mục sư và quyển Kinh Thánh liên hệ mật thiết với nhau như Đavít
và cái trành ném đá của ông phải không?
3. Bạn có làm quen với Kinh Thánh mỗi ngày chăng? Cho biết thái độ của
bạn đối với Kinh Thánh và mong ước của bạn trong tương lai về vấn đề nầy.
4. Hãy lập chương trình đọc Kinh Thánh của bạn trọn cả năm: Mỗi ngày bạn
sẽ đọc mấy đoạn? Bạn sẽ bắt đầu ở sách nào và kết thúc ở sách nào?
QUAN SÁT
Nhiều lần Chúa Jesus quở trách các môn đồ rằng: "Các ngươi có mắt mà sao
không thấy ? Có tai mà sao không nghe ?" (Mac Mc 8:18).
Quan sát giống như người thợ mỏ đi đào đá quý. Càng "đào xới" chúng ta
càng tìm ra nhiều sự kiện ẩn dấu (unearth facts), khiến sự khám phá của
mình phong phú hơn. Vì thế, năng khiếu quan sát là chìa khóa thành công
của bạn.
I. GIỚI THIỆU
1. Định nghĩa Quan sát: Quan sát là ghi nhận tất cả chi tiết trong một đoạn
Kinh Thánh liên hệ, để tìm ra ý và mục đích của trước giả. Phải khách quan
khi học Kinh Thánh, hầu gom lại những sự kiện để làm căn bản cho việc giải
thích.
2. Ích lợi của việc quan sát:
a. Quan sát là một phần của phương pháp quy nạp, sửa đổi hữu hiệu thói
quen tai hại là "định kiến". Định kiến khiến chúng ta chỉ thấy những gì có
trước trong đầu thay vì thấy những điều phải thấy. Quan sát giải đáp câu:
Bạn thấy gì ? chứ không phải "Bạn đã từng thấy gì ?".
b. Quan sát huấn luyện mắt và tinh thần trong việc nhìn vào chi tiết. Quan
sát thật ra là một khả năng có thể phát triển bằng cách thực tập. Mục đích bài
nầy là cốt giúp bạn khả năng quan sát để học Kinh Thánh.
II. BỐN BƯỚC TRONG QUAN SÁT
1. Chuẩn bị: Hãy dành thì giờ lắng lòng nghe Chúa phán dạy.
- Bạn có thể tìm một nơi yên tĩnh để đọc Thi thiên hay một đoạn Kinh Thánh
bạn thích,hầu giúp bạn chú tâm nghe Chúa phán.
- Hãy cầu nguyện xin Chúa ban phước và giúp bạn hiểu Lời Chúa.
- Hãy cảm tạ Chúa về những điều Ngài sắp làm.
- Hãy tập điều nầy thành thói quen trước khi học Kinh Thánh.
2. Quan sát Bối cảnh (Background): Điểm khởi đầu tốt nhất là là khám phá
càng nhiều càng tốt về bối cảnh và thời gian trước giả viết. Điều nầy có thể
giúp chúng ta thấy và hiểu rõ phân đoạn Kinh Thánh đầy đủ hơn.
a. Thí dụ: Quan sát bối cảnh dân Ysơraên lúc thời gian lưu đày Babylôn gần
kết thúc, chúng ta sẽ thấy lúc ấy họ vẫn chưa ăn năn tội. Vì thế, khi Đaniên
thấy thời gian 70 năm sắp kết thúc, ông viết ra để nói rõ chương trình của
Đức Chúa Trời cho dân sự mình.
b. Phương pháp quan sát bối cảnh:
1. Ngoài quyển sách chứa đựng phần Kinh Thánh đang đọc, hãy đọc những
sách khác có cùng liên hệ về thời gian. Thí dụ: Chúng ta có thể: - Đọc Êsai,
Giêrêmi, Êxêchiên để hiểu rõ Đaniên. - Đọc ba Phúc Âm cộng quan
(Synoptic Gospels: Mathiơ, Mác, Luca) để hiểu Công Vụ. - Đọc Công vụ để
hiểu bối cảnh các thư tín. . .
2. Tra cứu Thánh kinh tự điển hay Bộ tự điển Bách khoa Thánh kinh
(Encyclopedias): Lật xem tên, địa danh, quyển sách đang học. . .
3. Xem thêm Cựu và Tân Ước lược giải.
4. Đọc phần đầu của sách giải kinh. Đa số sách giải kinh hay đều cho bạn
nhiều dữ kiện về bối cảnh.
3. Quan sát Thể văn (Literary style): Hãy nhớ quan sát thể văn của trước giả
: Thể văn loại thi ca, tiên tri hay mô tả. . . ? Có từ tượng trưng (symbols), từ
gợi lên hình ảnh tưởng tượng (imaginary), từ tiên tri. . . để truyền đạt sứ điệp
không?
a. Ích lợi: Sự hiểu biết văn thể giúp bạn có thể giải kinh chính xác, tránh
được sự hiểu lầm nội dung của phân đoạn Kinh Thánh.
b. Thí dụ:
- Thi Tv 95:3: Tổng hợp song song (synthetic parallelism): Vế thứ nhất là
“Giêhôva là Đức Chúa Trời rất lớn”, vế thứ hai là “là Vua cao cả trên hết các
thần”.
- 1:6: Phép đối phản đề (antithetic parallelism): Vế thứ nhất là “Đức
Giêhôva biết đường người công bình”, vế thứ hai đối ngược lại “song đường
kẻ ác rồi bị diệt vong”.
Thật ra, cần có một môn học riêng biệt để nắm vững thể văn.
III. QUAN SÁT MỘT PHÂN ĐOẠN KINH THÁNH
Quan sát một đoạn văn là quan sát tổng quát để tìm ra điểm đặc biệt của nội
dung. Từ chỗ hiểu nội dung đó đưa đến sự hiểu rõ chi tiết, giống như nhìn
một cái cây từ xa đến gần. Càng quan sát kỹ, càng hiểu rõ đoạn văn hơn.
- Quan sát chi tiết là cách tâm trí chúng ta thấy ngay một vài chi tiết khi mới
quan sát.
- Quan sát từ tổng quát đến chi tiết giúp chúng ta ghi nhận thứ tự của các
điều quan sát, khiến chúng ta không bị lạc mất trong rừng chi tiết.
- Quan sát từ tổng quát đến chi tiết gồm 5 bước:
A. BƯỚC 1: ĐỌC KINH VĂN VÀ TÌM NỘI DUNG
1. Yêu cầu: Muốn quan sát một đoạn Kinh văn, thường phải đọc 4 đến 5 lần,
kể cả 1 đoạn trước và 1 đoạn sau của đoạn Kinh văn muốn học. Mục đích để
làm quen với đoạn đó và với chủ đề mà bạn cho là chính. Ngoài ra, qua đó,
bạn có thể tìm ra bối cảnh và có cái nhìn tổng quát trên đoạn Kinh văn đó,
cũng như tìm ra những điểm giải thích (interpretive clues) nằm đâu đó trong
Kinh Thánh.
2. Phương pháp: Phải áp dụng cách đọc quan sát tổng quát và cách đọc phân
tích trên phân đoạn Kinh Thánh cần học:
- Thường khi đọc xong lần đầu hay lần nhì lối đọc quan sát, hãy cố nắm
được ý chính (nội dung tổng quát) của đoạn đó, với những vấn đề trước giả
nêu lên. Hãy viết xuống chủ đề bạn mới tìm được trong một, hai câu ngắn.
- Sau đó, hãy đọc phân tích. Các lần đọc sau sẽ giúp bạn xác nhận hay sửa
lại chủ đề chính mà bạn đã tìm ra.
B. BƯỚC 2: QUAN SÁT TỔNG QUÁT
Ghi xuống kết quả của sự quan sát tổng quát và ý niệm đầu tiên mà chúng ta
thu nhận được. John Wicliff (1328-1384, một học giả và dịch giả Kinh
Thánh nổi tiếng) đề nghị chúng ta quan sát :
1. Ai (Who-People) ? Liệt kê nhân vật và cho biết cá tính của họ dạy chúng
ta những gì ?
2. Ở đâu (Where-Places) ? Địa danh nào được trước giả nêu ra ? Nhà nào ?
Làng nào ? Xứ nào ? Vùng nào ?
3. Khi nào (When-Times) ? Sự việc xảy ra lúc nào ? Trong thời gian bao lâu
?
4. Việc gì (What-Events, Ideas) ? Lưu ý những sự kiện (events), những ý
tưởng (ideas). Trước giả thảo luận về nội dung căn bản nào ? Những ý nào
được truyền đạt cho nhau ? Giọng văn thế nào ? Có ý niệm nào chính hay
chữ chìa khóa nào (key concepts and key words) ? Có lời hứa, mạng lệnh,
lời cảnh cáo nào ? Tu từ pháp (figures of speech) nào được sử dụng ?
5. Tại sao (Why)? Tại sao trước giả viết điều đó ? Trước đó ông viết điều gì
? Sau đó ông viết điều gì ? Nội dung đoạn văn hiện tại nối liền ý tưởng hai
đoạn trước và sau như thế nào ?
Ghi xuống những gì Thánh Linh dạy chúng ta để nhớ lâu và tiết kiệm thì giờ
khi học lại đoạn đó sau nầy.
Quan Sát
Ai ?
Ở đâu ?
Khi nào ?
Việc gì ?
Tại sao ?
- Điều quan trọng là quan sát càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, số lượng quan
sát không quan trọng bằng cách quan sát.
- Quan sát giúp chúng ta hiểu trước giả nói gì và tại sao ông nói như vậy
(mục đích của trước giả), để chúng ta áp dụng cho bản thân mình hoặc người
khác.
C. BƯỚC 3: XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC (Discern the Structure)
a. Định nghĩa cấu trúc: Cấu trúc là cách mà các ý tưởng, hành động trong
các đoạn Kinh Thánh được nối kết với nhau theo một quan điểm nhất định.
- Mục đích của việc xác định cấu trúc là khám phá ra dòng tư tưởng của
trước giả. Nên nhớ rằng tất cả trước giả đều viết Kinh Thánh một cách hợp
lý.
b. Phương pháp xác định cấu trục: Chúng ta có thể xác định cấu trúc bằng
cách phân tích văn phạm, cú pháp (grammar, syntax).
- Bước đầu tiên là phải phân biệt ý chính với ý phụ bằng cách sử dụng một
dàn bài theo ý niệm (conceptual outline) . Dàn bài theo ý niệm là cách để
cho thấy sự hợp lý chứa đựng trong đoạn Kinh Thánh, bằng cách tóm lược
những câu dài bằng những câu thật ngắn, gọn. Muốn có dàn bài đó, hãy viết
ý chính ở cột bên trái, ý phụ ở cột bên mặt (hoặc ý chính được viết ở sát bên
trái, ý phụ được viết lui sâu vào bên phải).
- Bước thứ hai sẽ là ghi ra các cách cấu trúc của trước giả để sắp xếp dòng tư
tưởng của mình. Lưu ý là các trước giả có thể dùng một hay nhiều cách cấu
trúc trong 1 đoạn Kinh Thánh. Đây là những điểm chỉ dẫn (indicators) trong
dàn bài theo ý niệm của bạn. Đôi khi rất lợi nếu tìm cấu trúc trước rồi mới
quan sát tổng quát.
C. CÁC CÁCH CẤU TRÚC
1. Sự liên kết (association): Sự liên kết là sự nối những ý tưởng na ná nhau.
Cách thông thường để nhận ra có sự liên kết là chữ "và".
- Thí dụ: "lấy làm vui vẻ về luật pháp Đức Giêhôva và suy gẫm luật pháp ấy
ngày và đêm".
2. Sự đối ý (constrast): Đối ý trái ngược với liên kết. Đối ý gốm nhiều ý đối
chọi nhau. Trong đối ý thường có chữ "nhưng".
- Thí dụ: Thi Tv 1:2, 4, 6 có những chữ "nhưng", nhấn mạnh sự đối nghịch
giữa công chính và tội lỗi.
3. Sự lặp đi lặp lại (repetition): Sự lặp lại những từ, những câu hay quan
điểm giống nhau.
- Thí dụ: Êphêsô đoạn 1 lặp đi lặp lại mấy chữ "trong Chúa Jesus".
- Công 2, 4, 5 . . . lặp đi lặp lại chữ "dấu lạ" nhấn mạnh Chúa ban phép lạ
cho người nào tin nhận Ngài, nghĩa là Chúa Jesus vẫn đang cùng làm việc
với các môn đồ trên đất (Mac Mc 16:20).
4. Nguyên nhân-Hậu quả (cause to effect): Nêu lên nguyên nhân, sau đó nêu
lên hậu quả. Thí dụ: GaGl 6:7-8 cho biết nguyên nhân "gieo cho xác thịt",
"gieo cho Thánh Linh" sinh ra những kết quả "sự băng hoại" hay "sự sống
đời đời".
5. Hậu quả và nguyên nhân: Điều nầy ngước lại với điều trên.
- Thí dụ: Trong RoRm 8:22-30, Phaolô nêu hậu quả ở câu 22-27, rồi mới
nêu nguyên nhân trong câu 28-30.
6. Sự giải thích (explanation): Trước tiên, một ý được đưa ra, sau đó được
khuếch đại hay giải thích.
- Thí dụ: Mac Mc 4:3-9 Chúa kể ngụ ngôn, 10-20 Chúa giải thích.
7. Thí dụ (illustration): Nêu những thí dụ minh họa.
- Thí dụ: Hêbơrơ 11 liệt kê những anh hùng đức tin. Các quan xét kể các câu
chuyện để minh chứng cho sự suy đồi quá mức của dân Do Thái.
8. Cao điểm (climax): Nội dung được sắp xếp theo diễn tiến từ nhỏ đến lớn.
Thí dụ: Lamã 1-11 đưa đến sự cứu rỗi tối hậu. Xuất Êdíptôký lên đến cao
điểm ở đoạn 40 khi Đức Chúa Trời ngự vào đền tạm.
9. Điểm trọng tâm (pivot): Chủ đề được xoay quanh những ý chính. Thí dụ:
II. Sam 11-12 kể lại tội lỗi Đavít và những hậu quả bi thảm (13-24).
10. Hoán chuyển (interchange): Một số ý được hoán chuyển. Trước giả đi đi
lại lại giữa một số ý nào đó.
- Thí dụ: Ba đoạn đầu của Luca nói về những câu chuyện giữa Chúa Jesus và
Giăng Báptít hoán chuyển nhau.
11. Sự chuẩn bị (preparation): Bao gồm bối cảnh, sự kiện, các ý. . . được đưa
vào để chuẩn bị độc giả hiểu rõ điểm chính mà trước giả muốn nói lên. Thí
dụ: Sáng 2 mô tả địa đàng, chuẩn bị cho độc giả hiểu Sáng 3 mô tả tội trọng
của con người.
12. Tóm lược (summary): Gom tất cả ý chính trong một "khái lược". Thí dụ:
HeDt 8:1-2 tóm lược những điều trình bày trước đó, rằng Chúa Jesus là
Thầy tế lễ Thượng Phẩm trên thiên đàng vô cùng cao trọng hơn tất cả thầy tế
lễ dưới đất.
13. Nêu câu hỏi (Question posed): Nội dung được xây dựng quanh những
câu hỏi. Mỗi câu hỏi đặt ra là điểm thay đổi đề tài. Thí dụ: Thơ Lamã 2-12,
Phaolô đưa ra nhiều câu hỏi để độc giả có cái nhìn tổng quát về đề tài.
14. Trả lời câu hỏi (Questions answered): Nội dung được xây dựng trên câu
trả lời các nan đề trong Hội Thánh. Thí dụ: I. Cô chương 7 Phaolô trả lời về
những vấn đề liên quan đến hôn nhân.
D. BƯỚC 4: XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ CHÍNH YẾU
1. Lượng giá lại chủ đề ban đầu: Sau khi tìm hiểu cấu trúc dòng tư tưởng của
trước giả, hãy lượng giá lại chủ đề mà bạn đã thấy khi bắt đầu cuộc quan sát
trong phần đọc Kinh Thánh.
2. Phương pháp: Thật ra không có phương pháp nào dạy chúng ta làm điều
nầy. Một điều bạn cần chú ý là phải suy gẫm.
a. Tìm "Chủ từ" (ý chính): Hãy đọc đi đọc lại các điều mà bạn đã quan sát.
Xem lại dàn bài theo ý niệm. Nhắm mắt lại để xem các điều quan sát của
bạn thật sự có truyền đạt được gì không ! Suy gẫm về đoạn Kinh Thánh
trước và sau nói gì ? Đoạn Kinh Thánh đang đọc có liên hệ gì với chúng ? Ý
chính là gì ?. . . Cuối cùng, hãy thử tóm lược ý trước giả muốn nói và hãy
viết ra "Ý chính là . . . . . . . " . Thí dụ: GaGl 5:16-26 chủ từ là : "Bước đi với
Thánh Linh".
b. Tìm "Túc từ": Bước kế tiếp để khai triển chủ đề là cho biết trước giả nói
gì về chủ đề. Chúng ta gọi đó là "Túc Từ" (bổ túc) cho chủ đề. Thí dụ: Túc
từ của chủ từ "Bước đi trong Thánh Linh" là "không được thỏa mãn những
dục vọng xác thịt". (Không cần liệt kê những dục vọng xác thịt là gì, chỉ tóm
lược bằng một câu ngắn gọn).
c. Phối hợp "Chủ đề" và "Túc từ": Bước chót là phối hợp chủ từ và túc từ,
chúng ta sẽ thấy ngay chủ đề chính. Xác định chủ đề chính giúp ta tìm ra
điểm tinh túy (essence) mà trước giả muốn nói. Thí dụ: "Bước đi với Thánh
Linh đề phòng cho Cơ Đốc nhân khỏi sự thỏa mãn những dục vọng xác thịt".
E. BƯỚC 5: XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH
1. Xác định mục đích: Phần chót của quan sát là xác định mục đích. Hãy tự
hỏi tại sao trước giả nói những điều như vậy ? Ý chính của đoạn Kinh Thánh
thật sự có ý nghĩa gì với độc giả đồng thời với trước giả ?
2. Những chìa khóa: Để xác định mục đích thì chủ đề là chìa khóa quý báu.
Hãy đọc đoạn trước và sau, bạn có thể xác định ngay mục đích của đoạn
Kinh Thánh.
- Những chìa khóa khác là : Cách cấu trúc, ý tổng quát. . . mà bạn đã quan
sát. Phối hợp các chìa khóa trên sẽ giúp bạn xác định mục đích.
- Thí dụ: Nghiên cứu 5:16-26. Đọc phần trước sẽ thấy bối cảnh là Cơ Đốc
nhân gốc Do Thái giáo đòi hỏi cắt bì theo kinh luật. Đọc phần sau là 6:1 chỉ
đề tài mới được bắt đầu (có thể liên quan với câu 26). Vì thế, mục đích của
Phaolô là khuyến khích Cơ Đốc nhân tại Galati biết được rằng họ đang được
Đức Thánh Linh hướng dẫn. Như vậy, đời sống mới trong Thánh Linh giải
phóng họ khỏi kinh luật và khiến họ đắc thắng những việc làm xác thịt.
BÀI LÀM
A. Trả lời bảy câu hỏi vào phần đầu tập bài làm của bạn.
1. Điền vào chỗ trống: “Mục đích của việc học Kinh Thánh là. . . . . . . . . ”.
2. Viết ra định nghĩa của “Quan sát”.
3. Tại sao quan sát tổng quát và thượng hạ văn rất quan trọng cho việc học
Kinh Thánh trước khi học kỹ từng phần và chi tiết đoạn Kinh văn?
4. Tả sơ phương pháp quan sát và kết quả bạn mong đạt được.
5. Quan sát có đối kháng với giải thích và áp dụng không? Quan sát có phải
là khởi điểm của việc học Kinh Thánh không? 6. Hãy định nghĩa “cấu trúc. ”
7. Hãy liệt kê và định nghĩa các loại cấu trúc.
B. Trả lời 8 bài tập vào phần thứ nhì tập bài làm của bạn.
1. Đọc phụ bản “Học viên, con cá và Agassiz” rồi viết sơ lược các điểm
chính của câu chuyện và cho biết tại sao quan sát lại quan trọng như vậy?
2. Tìm bối cảnh của hai phân đoạn Kinh Thánh IPhi 1Pr 3:1-7 và NeNe 1:1-
11. Hãy cố gắng sắp xếp từng tiết mục như: Trước giả, nơi viết Kinh Thánh,
thời gian, độc giả, bối cảnh lịch sử, xã hội thời đó. . .
3. Đọc hai phân đoạn Kinh Thánh ở Bài tập 2. Hãy viết chủ đề chính của
mỗi phân đoạn.
4. Hãy nghiên cứu hai phân đoạn Kinh Thánh trên và trả lời các câu hỏi: Ai?
Ở đâu? Khi nào? Việc gì? Tại sao?
5. Hãy làm dàn bài theo ý niệm cho hai phân đoạn Kinh Thánh trên.
6. Ghi ra những điểm chỉ dẫn (cấu trúc) trong hai dàn bài theo ý niệm trên.
7. Xác định chủ từ và túc từ của hai phân đoạn Kinh Thánh trên. Sau đó,
phối hợp chúng thành đề tài cho mỗi phân đoạn.
8. Xác định mục đích của hai phân đoạn Kinh Thánh trên.
GIẢI NGHĨA KINH THÁNH
- Nhờ thời cải chánh, chúng ta thừa hưởng hai gia tài quý báu. Đó là :
1. Nguyên tắc "Cá nhân giải nghĩa Kinh Thánh".
2. Dịch Kinh Thánh ra tiếng mẹ đẻ để mọi người đều đọc được.
- Thật ra, hai gia tài nầy chỉ có được sau nhiều cuộc tranh luận sôi nổi và bắt
bớ dữ dội. Nhiều người đã bị thiêu sống vì dịch Kinh Thánh.
- Martin Luther đã thành công khi dịch Kinh Thánh ra tiếng Đức. Cũng
chính Martin Luther truyền bá nguyên tắc cá nhân giải Kinh. Khi bị yêu cầu
hủy bỏ các sách, ông đáp: Không thể được, trừ phi tôi được Chúa chỉ thị hay
là có lý do thật xác đáng. . . Tôi đặt trọn lương tâm tôi vào Thánh Kinh. . . ”.
I. GIẢI KINH
1. Định nghĩa: Trong việc học Kinh Thánh, giải kinh là một khoa học để
khám phá nguyên ý của trước giả dành cho độc giả đồng thời với trước giả.
2. Mục đích: Mục đích của phương pháp giải kinh là thiết lập lại ý của trước
giả bằng chính ngôn từ của chúng ta.
3. Tiến trình: Giải kinh được tiến hành qua hai bước:
a. Bước thứ nhất là đặt câu hỏi để giải nghĩa theo ba bước.
b. Bước thứ hai là giải nghĩa các câu hỏi đã đặt ra theo năm bước.
II. ĐẶT CÂU HỎI ĐỂ GIẢI NGHĨA
1. Khái niệm về câu hỏi: Đó là những câu hỏi lóe lên trong đầu về những gì
trước giả đã viết. Thông thường vì óc tò mò muốn biết điều chưa biết hay vì
óc nghiên cứu muốn hiểu cặn kẻ những điều cần phải hiểu. Càng đặt nhiều
câu hỏi càng hiểu ý nghĩa sâu hơn.
2. Mục đích đặt câu hỏi: Mục đích đặt câu hỏi là để giúp chúng ta hiểu ý
từng đoạn và giúp chúng ta thấy sự liên hệ giữa các đoạn với nhau. Hiểu
đúng mới có thể áp dụng đúng cho mình và người khác.
3. Ba loại câu hỏi: Những câu hỏi thường bắt đầu bằng ba chữ:
1. Điều gì (What) ? 2. Tại sao (Why) ? 3. Làm thế nào (How) ?
- Thí dụ: GaGl 5:16-26. Ta có thể đặt câu hỏi: Bước đi theo Thánh Linh là
gì? Tại sao phải bước đi theo Thánh Linh ? Làm thế nào để có thể bước đi
theo Thánh Linh ? Hoặc là: Đóng đinh xác thịt nghĩa là gì ? Làm thế nào để
đóng đinh xác thịt vào thập tự giá ?
4. Ba bước để đặt câu hỏi:
1. Trước tiên phải đọc thật kỹ đoạn Kinh Thánh đó.
2. Hãy ghi vào tập tất cả câu hỏi về những điều bạn muốn biết, bạn chưa
hiểu, hay bạn muốn nghiên cứu.
3. Hãy làm dấu hoa thị (*asterik) trước những câu cần thiết cho sự giải thích.
Không thể trả lời các câu hỏi đặt ra là chưa hoàn toàn hiểu đoạn Kinh Thánh
đó. Phải dành nhiều thì giờ hơn để hiểu được đoạn Kinh Thánh đó.
III. TIẾN TRÌNH GIẢI NGHĨA MỘT PHÂN ĐOẠN KINH THÁNH
1. Bước 1: Tìm chủ đề:
Từ việc tự trả lời các câu hỏi đặt ra, bạn sẽ tìm thấy chủ đề của đoạn Kinh
Thánh.
- Lưu ý, bạn phải tự tìm câu trả lời chứ đừng vội xem sách giải nghĩa. Hãy
nhớ cuốn Kinh Thánh là nguồn tài liệu chính của bạn. Tuy nhiên, nên dùng
nhiều bản dịch Kinh Thánh khác nhau để dễ hiểu đoạn Kinh Thánh đó.
- Ngoài ra, cũng phải để ý đến "văn thể" trước giả sử dụng (văn xuôi, thi ca.
tiên tri, ngụ ngôn. . . ), vì không phải lúc nào cũng hiểu theo nghĩa đen.
2. Bước 2: Kiểm tra lại chủ đề:
Sau khi tìm chủ đề mình nghiên cứu, bạn cần tìm xem ý ở đoạn trước và
đoạn sau có phù hợp với chủ đề không.
- Đúng ra, muốn tìm chủ đề đoạn Kinh Thánh, bạn phải đọc cả sách có chứa
đoạn đó để hiểu mục đích của trọn cuốn sách.
- Thí dụ: Chủ đề của Phi Pl 2:1-11 nằm trong đoạn 1 và những câu sau 2:11.
3. Bước 3: Đối chiếu với các câu Kinh Thánh khác:
Martin Luther dạy rằng:"Chính Kinh Thánh giải thích Kinh Thánh" (sound
interpretation).
- Những câu Kinh Thánh đối chiếu bên lề vài quyển Kinh Thánh chứa đựng
cùng một ý hay một chủ đề với câu được nêu. Cần đọc những câu Kinh
Thánh đó.
- Sự hiểu biết các đoạn Kinh Thánh khác có liên quan đến đoạn Kinh Thánh
đang học cũng giúp làm sáng tỏ ý nghĩa đoạn Kinh Thánh. Thí dụ CoCl 3:16
giúp giải nghĩa Eph Ep 5:18-19 về “đầy dẫy Đức Thánh Linh”. . .
- Thánh kinh phù dẫn (Book of concordances) là dụng cụ tốt nhất để tìm các
từ và câu Kinh Thánh khác nhau có cùng một ý hay đề tài.
- Muốn thực hiện bước 3 (Đối chiếu), trước hết phải tìm các chữ chìa khóa
(key words), tức là những chữ quan trọng trong đoạn Kinh Thánh đang học.
Kế đến tra Thánh kinh phù dẫn. Xong rồi mới đọc lại các câu Kinh Thánh
đối chiếu có ghi trong Kinh Thánh của bạn.
4. Bước 4: Tra cứu tài liệu tham khảo phụ ngoài Kinh Thánh:
Sau khi đã hoàn tất ba bước đầu mới được quyền đọc các tài liệu phụ như
các sách giải nghĩa Kinh Thánh. . .
- Trong quyển “Học Kinh Thánh có kết quả” (Effective Bible study),
Howard Vos nhấn mạnh rằng nếu đọc sách giải nghĩa ngay từ đầu, có thể
bạn sẽ không nhận được điều Đức Thánh Linh muốn phán riêng với bạn.
Hơn nữa, bạn sẽ không có cơ hội tự khám phá Chân lý (làm biếng suy nghĩ).
- Ngoài ra, bạn phải hết sức thận trọng vì các tác giả giải Kinh đều chịu ảnh
hưởng của một số trường phái (Tiền định Calvinist khác Arminist, Thời triệu
Dispensialist khác Phi Thiên hy niên Amillennialist).
- Như thế, nguồn tài liệu phụ sẽ giúp chúng ta điều gì ? Nó sẽ cho chúng ta
thấy cái nhìn của những người khôn ngoan thánh thiện về đoạn Kinh Thánh
đang học. Nó cũng có thể chỉ cho chúng ta thấy điểm sai lầm của mình trong
sự giải nghĩa Kinh Thánh.
- Nguồn tài liệu phụ có thể gồm: Giải nghĩa Thánh Kinh, bản đồ liên quan
đến Kinh Thánh, Tự điển Thánh Kinh, sách thần học vv. . . . . . . . .
5. Bước 5: Lượng giá và Kết luận:
Bước nầy có thể được thực hiện trong khi bạn đang nghiên cứu, hoặc khi
bạn phải dừng lại vì không còn thì giờ hoặc không còn tìm thêm được dữ
kiện nào mới.
- Trước tiên cần cân nhắc những bằng cớ do bạn tự gặt hái trong việc nghiên
cứu, thì dữ kiện nào thích nghi nhất, đúng nhất với câu hỏi. Nếu ban đã có
câu trả lời cho tất cả câu hỏi, hãy tìm xem câu giải thích nào hợp lý nhất.
IV. HAI MƯƠI NGUYÊN TẮC GIẢI NGHĨA KINH THÁNH
1. Giải nghĩa theo cách đơn sơ và thông thường nhất:
Trước giả Kinh Thánh không có ý định che dấu ý tưởng mà chỉ muốn nói rõ
ràng. Vì thế, cần tránh lối giải thích rườm rà, rắc rối. Thí dụ: Trong Xuất 14,
Môise khẳng định là nước biển Đỏ rẻ ra cho dân Do Thái. (Đừng tìm cách
giải thích bằng sức mạnh của gió trong khu vực Phi châu. . . ).
2. Nên nhớ trước giả viết cho người đồng thời với mình:
Phải tìm hiểu bối cảnh lịch sử, văn hóa. . . thời trước giả viết để hiểu ý nghĩa
đoạn văn. Phải hết sức dè dặt khi chuyển ý từ độc giả xưa đến độc giả ngày
nay. Thí dụ: Cái hôn thánh (ICo1Cr 16:20).
3. Chỉ có một ý nghĩa chính:
Nhìn chung, mỗi đoạn Kinh văn chỉ có một ý nghĩa chính, dù nó có thể có
nhiều áp dụng. Đừng gán 2 ý cho các từ, các câu hay các thí dụ. Không nên
xem Kinh Thánh là kho tàng "ẩn dấu" mà chỉ có người giải kinh khôn lanh
mới khám phá được, vì Lời Chúa dành cho mọi người. Thí dụ: Gia Gc 1:21 .
. . . "cứu" được linh hồn. Chữ "cứu" có nhiều ý nhưng trong câu nầy chỉ có
một ý mà thôi.
4. Tìm hiểu cách trước giả giải thích:
Trước giả giải thích thì đó là ý chính của đoạn Kinh Thánh. Thí dụ: Chúa
Jesus thường giải nghĩa các ngụ ngôn. Giăng giải thích Lời Chúa Jesus về
sông nước hằng sống (GiGa 7:39). Giăng giải thích về mục đích viết sách
Tin Lành (20:31).
5. Lý luận hợp lý và kinh nghiệm bản thân:
Kinh Thánh dạy nhiều giáo lý về đời sống có liên quan chặt chẽ với thực tế
đời sống chúng ta. Cần sử dụng kinh nghiệm và lý luận hợp lý để hiểu. Thí
dụ: Chúng ta có thể hiểu dễ dàng RoRm 3:23 bằng kinh nghiệm bản thân.
- Tuy nhiên, lưu ý rằng đây chỉ là một yếu tố chủ quan, không có thẩm
quyền tối hậu. Chúng ta không thể dùng kinh nghiệm, lý luận, triết lý. . . học
được để giới hạn Lời Chúa (như nhóm Sađusê không tin sự sống lại).
6. Ghép ý khít khao, gọn gàng:
Cách giải kinh tốt nhất là ghép được hầu hết các dữ kiện trong đoạn Kinh
Thánh thật khít khao, gọn gàng. Đừng cố gán ghép ý mà Kinh Thánh không
nói. Thí dụ: Trong GiGa 15:6 đốt nhánh nho không phải là "quăng vào địa
ngục", vì đoạn Kinh Thánh nầy nói cho tín hữu.
7. Chú ý văn mạch:
Mỗi câu nên được giải thích theo "văn mạch gần" của đoạn văn. Không lưu
ý đến thượng hạ văn sẽ giải thích sai. Thí dụ: Nếu chỉ lấy riêng TrGv 3:19
mà giải thích rằng loài người cũng y như loài thú là sai. Đây chỉ là so sánh
về đời sống theo quan điểm loài người.
8. Nguyên tắc "đồng nhất của đức tin":
Nguyên tắc nầy xác nhận rằng toàn bộ Kinh Thánh đều đồng nhất và hòa
hợp với nhau từ đầu đến cuối. Thí dụ: Không thể giải thích sự cứu rỗi bảo
đảm (GiGa 10:28) rồi không bảo đảm (HeDt 6:1-6). Không thể nói được
xưng công bình chỉ bởi đức tin (RoRm 4:1-25) rồi thêm việc làm (Gia Gc
2:1-26).
9. Nhờ Kinh Thánh giải nghĩa Kinh Thánh:
Có thể giải thích một đoạn Kinh Thánh khó hiểu nhờ một đoạn rõ nghĩa hơn.
Thí dụ: ICo1Cr 15:29 có ít nhất 30 cách giải thích. Phải dựa vào các phần
Kinh Thánh khác để hiểu đúng chứ đừng cổ súy việc Báptem cho người
chết.
10. Khách quan, không định kiến:
Phải để Kinh Thánh nói lên ý thật của đoạn Kinh Thánh đó. Không được có
định kiến trước về phân đoạn Kinh Thánh đó. Đây là tinh thần giải kinh theo
phương pháp quy nạp. Thí dụ: Hội Thánh không phải là xứ Do Thái mới
được tái lập, như định kiến của trường phái cải cách (Reformed), hoặc Bài
giảng trên núi không thể chỉ liên quan đến thiên hy niên, như định kiến của
trường phái Thời triệu (Dispensationalist). . .
11. Trung thành với phân đoạn Kinh Thánh:
Đừng gán thêm các tín lý thần học vào bất cứ đoạn Kinh Thánh nào, nếu tín
lý không thật sự nằm trong đoạn đó. Thí dụ: Đừng dùng IISa 2Sm 12:23 để
nói rằng trẻ con sẽ đương nhiên vào nước thiên đàng.
12. So sánh với cách giải Kinh của người khác:
Nếu chỉ có rất ít người đồng quan điểm với bạn, có lẽ bạn đã sai ở một điểm
nào đó. Nếu lời giải kinh của bạn hợp lý, nhiều nhà giải kinh sẽ đồng quan
điểm với bạn. Tuy nhiên, đây cũng không phải là thẩm quyền tối hậu.
13. Không đi quá xa cũng không cắt bớt:
Không đi quá xa những gì Kinh Thánh không nói, hoặc cắt bớt những gì
đoạn Kinh Thánh chứa đựng. Thí dụ: Nếu chúng ta thêm sự xưng tội cần
phải có nước mắt, tấm lòng tan vỡ. . . vào IGi1Ga 1:9 là đã đi xa hơn ý nghĩa
câu Kinh Thánh.
14. Tập trung vào chủ đề:
Phải tập trung vào những ý nào quan trọng liên quan trực tiếp đến chủ đề, dù
mỗi phân đoạn Kinh Thánh đều có nhiều ý quan trọng. Thí dụ: Phi Pl 1:6 rất
quan trọng , nhưng điều Phaolô chú trọng lại ở 1:5.
15. Phân biệt "mô tả" và "mạng lệnh":
Mô tả là vẻ lại những gì đã xảy ra. Mô tả không xác nhận là tốt hay xấu.
Trong khi mạng lệnh bắt buộc chúng ta thi hành. Thí dụ: Không làm theo sự
mô tả về Salômôn nhiều vợ !
16. Nguyên tắc phổ quát chứ không tìm trường hợp cá biệt:
Cần tìm những nguyên tắc phổ quát luôn đúng trong mọi thời đại. Một số
trường hợp cá biệt không thể áp dụng vào thời đại của chúng ta. Thí dụ:
Đừng áp dụng Sáng 12 rằng mình phải vượt biên ra khỏi quê hương.
17. Sử dụng nhiều bản dịch Kinh Thánh khác nhau:
Nhờ nhiều bản dịch chúng ta hiểu rõ ý nghĩa từ ngữ. Thí dụ GiGa 14:26 gọi
Đức Thánh Linh là Đấng yên ủi (Đấng giúp đỡ, Đấng cố vấn, Đấng biện hộ,
Đấng can thiệp. . . ).
18. Cân nhắc những bằng cớ để minh định lời giải Kinh:
Giải Kinh giỏi phải biết rõ những điều thuận (pros) hay nghịch (cons) của tất
cả những lời giải Kinh để tùy trường hợp mà chọn cách giải thích đúng nhất.
Bằng chứng gồm: Từ vựng học, văn phạm, thần học, lịch sử, văn hóa.
19. Thẩm quyền Tân Ước hơn Cựu Ước:
Tân Ước là khải thị cuối cùng của Đức Chúa Trời. Trong Tân Ước có sự ứng
nghiệm các lời tiên tri trong Cựu Ước, và Tân Ước kết thúc những gì đã bắt
đầu ở Cựu Ước. Thí dụ: Chúng ta không cần phải dâng sinh tế chuộc tội như
Cựu Ước. . .
- Tân Ước là căn bản của tín lý về Hội Thánh, Thiên đàng, Địa ngục, Đức
Chúa Trời Ba ngôi, Sự tái lâm của Chúa Jesus. . . Vì thế, tín lý Cựu Ước
phải ăn khớp với Tân Ước mới được chấp nhận.
20. Phải khiêm tốn và cầu nguyện khi giải Kinh:
Sau cùng nhưng quan trọng nhất, muốn giải Kinh đúng, phải có tinh thần
khiêm tốn và sự cầu nguyện tha thiết. Phải giải Kinh cẩn thận đầy đủ để hiểu
đúng, áp dụng đúng và dạy đúng.
V. KẾT LUẬN
Bạn đã hiểu rõ phương pháp giải kinh và làm sao để trả lời đúng những câu
hỏi chính của một phân đoạn Kinh Thánh. Tuy nhiên, đừng khăng khăng
trung thành với kết luận của mình, vì khi bạn học Kinh Thánh nhiều hơn
hoặc được học từ các giáo sư đầy thần quyền của Chúa, bạn có thể phải sửa
lại kết luận trước đây. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta thiếu tự tin
khi dạy Lời Chúa. Hãy khiêm tốn và cầu nguyện khi đi qua cẩn thận từng
bước cần thiết của sự giải kinh và hãy nói điều Chúa muốn bạn phải nói.
BÀI LÀM
A. Trả lời hai câu hỏi vào phần đầu tập bài làm của bạn.
1. Giải kinh là gì?
2. Mục đích của phương pháp giải kinh là gì?
B. Trả lời 3 bài tập vào phần thứ nhì tập bài làm của bạn.
1. Hãy đặt câu hỏi cho hai phân đoạn Kinh Thánh đã học là IPhi 1Pr 3:1-7
và NeNe 1:1-11.
2. Hãy thực hiện bốn bước đầu của tiến trình giải nghĩa Kinh Thánh cho hai
phân đoạn trên: Tìm chủ đề, Kiểm tra chủ đề, Đối chiếu, Tài liệu phụ.
3. Hãy lượng giá và kết luận hai bài nghiên cứu trên của bạn. Hãy chọn
những câu kết luận mà bạn cho là đúng nhất, so với nguyên ý của trước giả.
Sau đó, hãy viết lời giải kinh của bạn bằng một đoạn ngắn.
ÁP DỤNG
Chúa Jesus phán : “Nếu các con trung tín giữ Lời Ta, các con mới thật là
môn đệ của Ta” (GiGa 8:31) và "Ai đã thấy Ta tức là đã thấy Cha "(14:9).
Người ta đang thấy gì nơi bạn ? Họ có thấy chân lý Phúc Âm của Chúa Jesus
đang sống động trong bạn hay họ chỉ nghe miệng bạn giảng thôi ?
- Để trả lời cho câu hỏi : "Bài giảng đã xong chưa ?", một người vừa bước ra
nhà thờ trả lời rằng: "Chưa ! Vì bài giảng đã chấm dứt nhưng người đứng
giảng chưa khởi sự thực hành !".
- Xếp quyển Kinh Thánh lại trước khi thực hành là "chấm dứt trước khi bắt
đầu". Kết quả là Kinh Thánh sẽ trở thành quyển sách xếp lại, không có lời
hằng sống hữu ích.
I. CHUẨN BỊ
1. Kỷ luật tâm linh: Học Kinh Thánh tự nó không phải là một kỷ luật máy
móc bề ngoài mà là một kỷ luật tâm linh. Vì vậy, bạn cần có Đức Thánh
Linh chỉ dạy liên tục, nên bạn phải dọn sạch lòng trước khi học.
2. Bắt đầu bằng sự thờ phượng Chúa: Hãy đọc đoạn Kinh Thánh bạn thích.
Hãy cầu nguyện thật nhiều. Hãy xưng tội của mình để khỏi bị cản trở khi
đến với Lời Chúa, đến với Chúa.
II. QUAN SÁT VÀ GIẢI THÍCH ĐỐI CHIẾU VỚI ÁP DỤNG
1. Định nghĩa: Ap dụng là xác định chân lý hay nguyên tắc rút ra từ đoạn
Kinh Thánh và đem áp dụng vào đời sống thường nhật của bạn.
- Hãy xem đời sống bạn chịu ảnh hưởng bởi những chân lý đó như thế nào.
2. Mối liên hệ: Ap dụng hiện lên từ những khám phá do sự quan sát và giải
thích mang lại. Hãy viết ra vài chân lý mà bạn khám phá được từ phân đoạn
Kinh Thánh đang học để áp dụng vào đời sống bạn.
3. Nan đề khi áp dụng: . Henry Virkler nói rằng: Ap dụng Kinh Thánh là
bước quan trọng chuyển đạt ý từ nhóm độc giả nguyên thủy xuống cho các
thế hệ độc giả về sau. . . Vài trường hợp sự chuyển đạt rất khó vì bối cảnh
văn hóa các thời đại khác nhau ( Td: Cái hôn thánh).
- Martin Luther tóm lược việc áp dụng Kinh Thánh như sau: Nói về chân lý,
thì đọc Kinh Thánh nhiều bao nhiêu cũng vẫn chưa đủ: Những gì bạn đọc thì
chưa đầy đủ. Những gì bạn đọc đủ thì chưa hiểu đủ. Những gì bạn hiểu đủ
thì chưa dạy hay. Những gì bạn dạy hay thì chưa thể sống đúng !
III. BỐN BƯỚC TRONG PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG
Phương pháp áp dụng Kinh Thánh là nối liền khoảng thời gian giữa những
việc xảy ra thời xưa vào thời đại chúng ta hôm nay. Phương pháp áp dụng
Kinh Thánh là đem chân lý Đức Chúa Trời soi dẫn cho người xưa áp dụng
vào thời nay, nhất là cho chính đời sống cá nhân chúng ta.
1. Bước 1: Tìm ra những chân lý của đoạn Kinh Thánh: Qua phương pháp
giải nghĩa, bạn có thể nắm vững ý trước giả. Bây giờ là lúc bạn phải áp dụng
những gì bạn hiểu bằng cách xác định chân lý liên quan đến đề tài của đoạn
Kinh Thánh.
a. Định nghĩa: "Chân lý" là định luật căn bản, giáo lý (doctrine), hay động cơ
thúc đẩy. Hành động hay tánh tình chúng ta đều phải theo chân lý. Có người
gọi chân lý là phương pháp !
b. Phân loại: Chân lý trong Kinh Thánh được trình bày theo hai cách: Hoặc
là điều hiển nhiên rõ ràng (explicit truths). Hoặc là điều ngầm chứa (implicit
truths).
1. Chân lý hiển nhiên: Được viết ra rõ ràng như xác định một sự kiện. Thí
dụ: Đức Chúa Trời là tình yêu.
2. Chân lý ngấm ngầm: Đó là chân lý bị che dấu vì hoàn cảnh văn hóa hay vì
sự mô tả các sự kiện. Vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ áp dụng như thế nào ? Thí
dụ: Có nên có tài sản cộng đồng như Hội Thánh đầu tiên không ? . . . Trong
trường hợp nầy, William Lincohn đặt ra hai câu hỏi :
- Giáo lý đó có tính cách địa phương hay toàn cầu ? Thí dụ: Góp tài sản
chung chỉ có ở tại Giêrusalem.
- Giáo lý đó có giá trị tạm thời hay vĩnh viễn cho mọi thời đại ? Thí dụ: Đàn
bà trùm đầu. Đàn bà phải yên lặng trong nhà thờ.
c. Nguyên tắc áp dụng: Mọi chân lý trong Kinh Thánh phải được áp dụng,
ngoại trừ khi Kinh Thánh hạn chế ( trong đoạn đó hay ở đoạn khác):
- Trước giả hạn chế cho một nhóm người. Thí dụ : ICo1Cr 7:7 độc thân.
- KinhThánh không nói rõ, nên không thể áp dụng cho mọi người. Thí dụ:
Êlipha nói với Gióp về khôn ngoan của loài người, chứ không phải khôn
ngoan của Đức Chúa Trời.
- Do lý do lịch sử hay văn hóa. Thí dụ: Thoa bùn lên mắt người mù. Đây là
việc của Chúa Jesus làm trong bối cảnh đó, chứ không phải ai cũng phải làm
như thế. Hơn nữa, không phải ai cũng làm phép lạ.
- Sự mặc khải tuần tự có thể hạn chế sự áp dụng của một số mạng lệnh trong
Thánh Kinh. Thí dụ: Cong Cv 10:15 Chúa dạy Phierơ ăn những thức ăn Cựu
Ước cho là không tinh sạch.
- Thời hiện tại không áp dụng cho tương lai. Thời xưa không thể áp dụng
cho thời nay. Thí dụ: ICo1Cr 7:26 chỉ áp dụng trong thời của Phaolô.
ISa1Sm 15:3 chỉ áp dụng cho Saulơ trong thời điểm đó mà thôi.
2. Bước 2:Công thức hóa để áp dụng:
- Mệnh lệnh, cấm đoán, hoàn cảnh hay đòi hỏi có tính cách tổng quát và áp
dụng được thì sự áp dụng được thấy ngay trong đoạn Kinh Thánh đó. Bạn
chỉ cần viết xuống đại ý chân lý, giáo lý mà thôi. Thí dụ: Tất cả chân lý, tín
lý, giáo lý Chúa Jesus dạy đều có thể áp dụng bằng những hành động thích
nghi.
- Công thức hóa là xác định phải đáp ứng bằng cách nào cho thích nghi với
chân lý. Nghĩa là phải tìm những hành động hay sự đáp ứng nào thực tế liên
quan đến chân lý.
- Thí dụ: Mat Mt 28:16-19. Chân lý là: Người ngoại được biến thành môn đệ
từ mọi quốc gia, mọi dân tộc, mọi sắc tộc. Công thức áp dụng là: Hãy đi và
đào tạo họ thành môn đệ, dù tôi là Cơ Đốc nhân mới hay cũ, giàu hay nghèo.
. .
3. Bước 3: Ap dụng ngay vào đời sống: Để giáo lý trở thành một phần đời
sống chúng ta, công thức áp dụng càng thực tế càng tốt. Ap dụng làm sao để
có ảnh hưởng tốt trong tư tưởng, hành động, cách xử sự với tha nhân và với
cả nền văn hóa của chúng ta. Để giúp bạn có óc sáng tạo về công thức áp
dụng, hãy suy nghĩ về chính cuộc sống của bạn, xem nó như có nhiều mối
liên hệ. Sau đó, hãy tự hỏi: Làm sao các công thức áp dụng của tôi có ảnh
hưởng tốt trên các mối liên hệ ? Sau đây là các mối liên hệ :
a. Đối với Chúa: Tín lý, giáo lý phải nắm lấy. Mệnh lệnh phải thi hành. Lời
cảm tạ Chúa. Thách thức cần lưu ý. Lời hứa cần nắm lấy. Sự tương giao vui
vẻ, phước hạnh.
b. Đối với chính cá nhân mình: Tư tưởng hay lời nói cần xác định. Một hành
động cần làm. Một gương tốt cần bắt chước. Một lỗi lầm cần tránh. Một thứ
tự ưu tiên cần sửa đổi. Mục đích phải đạt được. Giá trị cá nhân cần gìn giữ.
Tội lỗi cần phải từ bỏ.
c. Đối với tha nhân: Chia xẻ lời chứng về Chúa. Khuyến khích họ thêm.
Hoàn tất sự giúp đỡ. Xin họ tha lỗi. Tình bằng hữu cần nuôi dưỡng.
Sự cổ võ cần làm. Chia xẻ gánh nặng. Lòng mến khách. tội lỗi cần bỏ.
d. Đối với Satan: Ao giáp cần mặc. Chống lại cám dỗ. Mưu chước cần biết
để tránh. Tội lỗi cần từ bỏ. . .
4. Bước 4: Thực hành phần áp dụng:
a. Áp dụng vào đời sống bạn: Phải thực hành năm bước:
1. Lựa chọn điều áp dụng : Chúng ta không thể thực hiện hết công thức áp
dụng cùng một lúc vì năng lực trải ra quá mỏng, khó kết quả.
2. Hoạch định sự thực hành: Sắp xếp các bước thực hành và ấn định một thời
hạn chót (deadline) để thực hành.
3. Suy gẫm về chân lý: Để chân lý ngấm vào tâm hồn bạn. Chọn và học
thuộc câu gốc quan trọng và cứ suy nghĩ về câu gốc ấy trong mọi lúc.
4. Thực hành chân lý bằng đức tin và lời cầu nguyện: Hãy cầu nguyện và tin
Chúa ban quyền năng cho bạn để thực hành và làm ngay.
5. Lượng giá mức tiến triển của bạn: Bạn đã hoàn tất chưa ? Có cần làm lại
không ? Nó trở thành thói quen chưa ? Trở ngại nào cần phải vượt thắng ?
b. Bắt nhịp cầu áp dụng cho người khác: Phần đông chúng ta học Kinh
Thánh để dạy lại cho người khác, chia xẻ cho người khác những gì chúng ta
học được.
- Có nhiều cách chia xẻ: Hoặc nói hay viết thành một bài để giải thích dòng
tư tưởng, sự kiện trong đoạn Kinh Thánh liên hệ.
- Một phương pháp hữu hiệu để soạn bài giảng hay bài dạy TCN là nên lập
một "Dàn bài mở rộng"(expanded outline).
- Dàn bài mở rộng gồm có 3 điều :
1. Tổng kết sự giải thích của bạn để người nghe có cái nhìn tổng quát về đề
tài.
2. Chỉ rõ các phân đoạn có chứa chân lý, giáo lý.
3. Chỉ cho thấy sự liên hệ giữa các phân đoạn với nhau.
Làm vậy để người nghe dễ hiểu ! Dù chỉ đọc phớt qua một lần, độc giả cũng
nắm được các điểm chính, ý chính.
- Sáu điểm cần nhớ khi soạn "Dàn bài mở rộng":
1. Viết câu Kinh Thánh tham chiếu, đề tài và mục đích lên đầu trang giấy.
2. Phân biệt rõ ý nào là ý chính, ý nào là ý phụ.
3. Kết hợp chặt chẽ chân lý vào từng ý chính, ý phụ.
4. Dùng ký hiệu chỉ sự liên lạc ý chính, ý phụ cũng như chân lý. .
I. Số Lamã ( I, II, III, IV. . . )
A. Chữ Hoa ( A, B, C . . . )
1. Số thường ( 1, 2, 3. . . )
a. Chữ thường ( a, b, c . . . . )
(1). Số thường trong ngoặc ( (1), (2). . . )
(a). Chữ thường trong ngoặc ( (a),(b). . )
5. Bên dưới mỗi đề mục chính phải có ít nhất hai đề mục phụ :
Thí dụ : I có A và B. A có 1 và 2. 1 có a nhỏ và b nhỏ . . .
6. Trước tiên phải viết nguyên chữ, sau đó mới có thể viết tắt.
Thí dụ: GaGl 5:16-26
Đề tài: Bước đi với Thánh Linh giúp Cơ Đốc nhân khỏi thỏa mãn dục vọng
xác thịt !
Mục đích: Để khuyến khích Cơ Đốc nhân tại Galati nhận thức rằng họ đã
được Đức Thánh Linh hướng dẫn, nên không còn bị ràng buộc bởi Kinh
luật. Khi được Đức Thánh Linh giải thoát khỏi Kinh luật thì họ sẽ chiến
thắng dục vọng xác thịt !
I. CƠ ĐỐC NHÂN ĐƯỢC TỰ DO KHỎI KINH LUẬT.
A. Cơ Đốc nhân kinh nghiệm xung đột nội tâm:
l. Một bên là xác thịt.
2. Một bên là Thánh Linh.
3. Nghiêng qua Thánh Linh sẽ tránh dục vọng xác thịt.
B. Cơ Đốc nhân chiến thắng xác thịt nếu được Thánh Linh dẫn dắt:
1. Cơ Đốc nhân tự biết mình đang bị ảnh hưởng xác thịt.
2. Cơ Đốc nhân phải biết mình đang chịu ảnh hưởng Thánh Linh
C. Cơ Đốc nhân không còn bị ràng buộc với xác thịt.
II. CƠ ĐỐC NHÂN PHẢI BƯỚC ĐI VỚI THÁNH LINH !
III. TÍN HỮU GALATI KHÔNG NÊN TÌM KIẾM HƯ DANH !
BÀI LÀM
A. Trả lời câu hỏi vào phần đầu tập bài làm của bạn.
1. Cao điểm nhất của việc học Kinh Thánh là gì? Làm sao để thực hiện điều
đó?
B. Trả lời 6 bài tập vào phần thứ nhì tập bài làm của bạn.
1. Xin đọc 3 phân đoạn Kinh Thánh sau đây và cho biết sự quan trọng của
áp dụng mà bạn học được từ ba phân đoạn đó: Mat Mt 7:24-27. GiGa 8:31-
33. Gia Gc 1:22-25.
2. Đọc kỹ bốn phần Kinh Thánh sau để xem câu, đoạn nào có chân lý hiển
hiện hay ngấm ngầm. Nếu thấy chân lý hiển hiện, hãy viết ra: Thi Tv 122:1,
Cong Cv 12:5-9, IICo 2Cr 12:8-10, LeLv 9:7.
3. Hãy viết íôăc tin ra là 5 chân lý, giáo lý trong hai phân đoạn Kinh Thánh
đã học: IPhi 1Pr 3:1-7, NeNe 1:1-11.
4. Hãy viết lại công thức áp dụng cho hai phân đoạn Kinh Thánh ở bài tập 3.
5. Sau đây là 8 công thức áp dụng rút ra từ Mat Mt 28:16-20. Hảy sử dụng
các điều vừa học để lượng giá: Công thức nào hay, công thức nào dở? Tại
sao?
a. Cơ Đốc nhân phải biết rằng đàn ông và đàn bà đều cần được đem vào
Nước Đức Chúa Trời, và được chỉ dạy sống trong Nước ấy vì Chúa là Vua
có đầy đủ thẩm quyền trên vũ trụ.
b. Truyền giảng Tin Lành cho cả thế giới.
c. Hãy thương yêu kẻ lân cận.
d. Mục đích suốt đời của Cơ Đốc nhân là phải đi truyền đạo ở ngoại quốc.
e. Tất cả quyền uy đều được giao cho Chúa Jesus.
f. Công tác thánh của Cơ Đốc nhân là làm cho người ngoại đạo tin Chúa và
cứu họ ra khỏi thế gian tội lỗi.
g. Chúa Jesus hứa luôn ở cùng chúng ta, làm cho chúng ta được khuyến
khích và mạnh dạn hơn khi đi truyền giảng trong thế gian.
h. Mỗi Cơ Đốc nhân được Chúa chỉ thị biến người ngoại thành môn đệ Ngài.
6. Hãy nghiên cứu IPhi 1Pr 3:1-7 và viết ra hết những công thức áp dụng mà
bạn tìm được.
Phụ lục
SINH VIÊN, CON CÁ và GIÁO SƯ AGASSIZ
Giáo sư J. L. Agassiz (1807-1873) sinh tại Montier en Vuly, Thuỵ sĩ. Ông
tốt nghiệp Đại học Zurich, Heidelberg và Munich. Ông đến Hoa kỳ năm
1846 và năm 1848 trở thành giáo sư sinh vật học và địa chất tại Havard. Vốn
là nhà địa chất học, ông chứng tỏ rằng trước đây quả đất phần lớn đã bị băng
hà bao phủ. Giáo sư Agassiz là một nhà tự nhiên học đã nghiên cứu nhiều
loại sinh vật tại Âu châu cũng như Mỹ châu. Ông trở nên nổi tiếng nhờ công
việc nghiên cứu các loại cá. Ông đã lập Viện Bảo tàng thiên nhiên tại Viện
Đại học Havard. Ông thiết lập phòng thí nghiệm sinh vật tại đảo Buzzard,
ngoài khơi vịnh thuộc bờ biển Massachusett để cung cấp một nơi nghiên cứu
thú vật trong môi sinh tự nhiên của chúng. Giáo sư Agassiz không tin và đã
chỉ trích thuyết tiến hoá của các giống vật của Darwin.
Cách đây 15 năm tôi bào phòng thí nghiệm của giáo sư Agassiz và trình với
ông rằng tôi là một sinh viên môn lịch sử thiên nhiên. Giáo sư Agassiz hỏi
tôi vài điều về mục tiêu của tôi khi ghi danh học môn nầy, quá khứ tôi, tôi
định làm gì với kiến thức học đươc và tôi có muốn học một chuyên ngành
nào không? Tôi trả lời rằng tôi muốn học đầy đủ về sinh vật học và tôi định
đi chuyên ngành về côn trùng.
Giáo sư Agassiz hỏi: Khi nào anh muốn bắt đầu? Tôi trả lời: Ngay hôm nay.
Giáo sư có vẻ hài lòng, ông ta hăng hái đáp: Tốt lắm.
Ông lấy một bình lớn đựng vật thí nghiệm trong nước cồn vàng và bảo: Anh
lấy con cá nầy, quan sát nó. Cá nầy được gọi là Haemulon. Rồi tôi sẽ hỏi
xem anh quan sát được những gì.
Ông rời phòng thí nghiệm, nhưng sau đó trở lại dặn dò và để lời chỉ dẫn về
con cá. Không ai xứng đáng được gọi là một nhà tự nhiên học, nếu người ấy
không biết chăm sóc vật thí nghiệm.
Những ngày đầu tiên ấy không phải là những ngày của các cuộc triển lãm
bình thí nghiệm. Tất cả những sinh viên khoa học tự nhiên đều nhớ những
bình thí nghiệm ngắn cổ, cũ kỹ, đầy sáp, nút bị sâu bọ ăn mòn, đầy bụi bặm.
Môn côn trùng học còn sạch sẽ hơn môn ngư học. Tuy vật, giáo sư không
ngần ngại thò tay vào bình lấy cá, dù bình đầy côn trùng và tanh mùi cá. . .
Tôi không giấu được cảm tưởng thất vọng vì chỉ quan sát con cá không có
vẻ gì là côn trùng học cả. Các bạn tôi cũng rất khó chịu, vì dù xức nước hoa,
tôi vẫn không thể đánh tan mùi tanh của cá trên người tôi!
Sau mười phút, tôi đã xem tất cả những gì có thể xem thấy nơi con cá. Tôi đi
tìm vị giáo sư của tôi, nhưng không gặp. Tôi lại trở về với con cá, nhìn chăm
vào con cá câm của tôi. Nửa giờ, một giờ, hai giờ trôi qua, con cá trở nên
nặng nề cho tôi! Tôi lật con cá qua, lật lại, xoay quanh, nhìn vào mặt nó. . .
Tôi thật tuyệt vọng!
Sau giờ ăn trưa, tôi trở lại phòng thí nghiệm. Giáo sư Agassiz đi vắng. Tôi
lại lấy con cá trong bình ra và nhìn nó một cách chán nản. Tôi không được
dùng kính lúp để quan sát, chỉ với đôi mắt, đôi tay và con cá. Tôi cảm thấy
ngành học nầy giới hạn quá. Tôi thò tay vào miệng và cổ họng cá, xem răng
cá có bén không. Tôi bắt đầu đếm vảy từng hàng nhưng rồi cho rằng việc
nầy thật vô ích. Cuối cùng tôi chợt nghĩ ra một ý hay: Vẽ con cá. À, bây giờ
tôi mới thấy thêm nhiều điểm lạ về con cá.
Lúc ấy, giáo sư trở lại: “À, phải đấy! Cây bút chì là một vật tốt để quan sát.
Tôi cũng vui thấy anh giữ cho cá ướt và cẩn thận đậy nút bình thí nghiệm”.
Sau vài lời khen, ông hỏi tôi:”Con cá thế nào?”.
Ông chăm chú nghe tôi kể lại cơ cấu các phần của con cá mà phần lớn tôi
chưa biết tên là gì. Khi tôi kể xong, ông im lặng chờ tôi nói thêm nữa. Rồi
ông bảo tôi: “Anh chưa quan sát kỹ lưỡng. Anh chưa thấy những phần hiển
nhiên nhất của con cá. Quan sát nữa đi”.
Rồi ông bỏ đi trong sự bàng hoàng của tôi. Tôi thật bất ngờ, chết điếng. Còn
cái gì nữa nơi con cá chết tiệt nầy? Nhưng rồi tôi quyết tâm khám phá hết cái
mới nầy đến cái lạ khác, cho đến khi tôi thấy lời phê bình của ông giáo sư là
đúng.
Buổi chiều hôm ấy qua nhanh. Vào cuối ngày, vị giáo sư hỏi tôi: “Anh đã
quan sát kỹ chưa?”. Tôi trả lời: “Thưa giáo sư, chưa, nhưng tôi thấy trước
đây tôi quan sát sơ sài quá”. Ông vội đáp: “Đó là điều gần như tốt nhất.
Nhưng tôi chưa muốn nghe anh tường trình vội. Để con cái lại đây, anh về
đi. Có lẽ anh sẽ sẵn sàng phúc đáp sáng mai. Tôi sẽ xem anh đã thấy gì nơi
con cá trước khi anh tiếp tục quan sát nó!”.
Sáng hôm sau, vị giáo sư chào hỏi tử tế, làm tôi yên tâm. Tôi hỏi giáo sư:
“Có lẽ thầy nghĩ rằng con cá có hai mặt cân đối với từng cặp cơ quan
chăng?”. Ông rất hài lòng: “Dĩ nhiên, dĩ nhiên”. Sau khi giáo sư giảng giải,
rất hăng hái nhiệt tình về những điểm quan trọng, tôi làm bạo hỏi ông tôi
phải làm gì nữa. Ông trả lời: “À, quan sát con cá”. Rồi ông lại rời phòng, bỏ
lại tôi một mình với con cá.
Khoảng một tiếng sau, ông trở lại nghe tôi tường trình về bản liệt kê tôi tìm
được về con cá. Ông bảo:”Tốt lắm, tốt lắm, nhưng chưa đủ, hãy tiếp tục
quan sát thêm!”.
Thế là trong ba ngày liền, giáo sư bắt buộc tôi phải quan sát một con cá mà
không đươc dùng một dụng cụ nào trợ giúp. Quan sát, quan sát. Đó là giáo
huấn được lập đi lập lại.
Qua ngày thứ tư, một con cá cùng nhóm được đặt bên ca7nh con cá thứ nhất.
Tôi phải chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau. Thế rồi đến các con cá
kế tiếp lần lượt để đầy bàn, đầy kệ cho đến khi cả họ cá được quan sát. . .
Giáo sư Agassiz kết luận: “Đừng bao giờ hài lòng với sự quan sát. Sự kiện
chỉ là những điều ngu ngốc cho đến khi chúng được nối kết với những định
luật tổng quát”.

More Related Content

What's hot

What's hot (15)

Batnhabalamatda httuthong
Batnhabalamatda httuthongBatnhabalamatda httuthong
Batnhabalamatda httuthong
 
Kinh đại thừa vô lượng thọ tap 1
Kinh đại thừa vô lượng thọ tap 1Kinh đại thừa vô lượng thọ tap 1
Kinh đại thừa vô lượng thọ tap 1
 
Biet kinh thanh
Biet kinh thanhBiet kinh thanh
Biet kinh thanh
 
Duy Thức Học Yếu Luận (Thích Từ Thông)
Duy Thức Học Yếu Luận (Thích Từ Thông)Duy Thức Học Yếu Luận (Thích Từ Thông)
Duy Thức Học Yếu Luận (Thích Từ Thông)
 
Lời phật dạy trong kinh tạng nikaya tập 1
Lời phật dạy trong kinh tạng nikaya tập 1Lời phật dạy trong kinh tạng nikaya tập 1
Lời phật dạy trong kinh tạng nikaya tập 1
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanhHieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
 
Da goc nha
Da goc nhaDa goc nha
Da goc nha
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu LụcMinh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
 
Di lặc cứu khổ chân kinh chú giải
Di lặc cứu khổ chân kinh  chú giảiDi lặc cứu khổ chân kinh  chú giải
Di lặc cứu khổ chân kinh chú giải
 
Vang Vọng Lời Phật Dạy (ulkuurgyen Rinpoche)
Vang Vọng Lời Phật Dạy (ulkuurgyen Rinpoche)Vang Vọng Lời Phật Dạy (ulkuurgyen Rinpoche)
Vang Vọng Lời Phật Dạy (ulkuurgyen Rinpoche)
 
Phuc am giang
Phuc am giangPhuc am giang
Phuc am giang
 
Giao ancn cusi-1 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao ancn cusi-1 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCGiao ancn cusi-1 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao ancn cusi-1 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng NghiệmĐào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
 

Similar to Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)

Phuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanhPhuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanhPhuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanhco_doc_nhan
 
Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhco_doc_nhan
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanLong Do Hoang
 
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.netSinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.nethtpsccbb159
 
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)co_doc_nhan
 
Pháp bảo của sự giải thoát
Pháp bảo của sự giải thoátPháp bảo của sự giải thoát
Pháp bảo của sự giải thoátlyquochoang
 
Huong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhomHuong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhomco_doc_nhan
 
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcSách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcNguyen Kim Son
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suco_doc_nhan
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung thatco_doc_nhan
 
Nhung dieu kho hieu tronh kinh thanh
Nhung dieu kho hieu tronh kinh thanhNhung dieu kho hieu tronh kinh thanh
Nhung dieu kho hieu tronh kinh thanhco_doc_nhan
 
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoNep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoco_doc_nhan
 

Similar to Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot) (20)

Phuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanhPhuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanh
 
Phuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanhPhuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanh
 
Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanh
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.netSinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
 
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
 
Pháp bảo của sự giải thoát
Pháp bảo của sự giải thoátPháp bảo của sự giải thoát
Pháp bảo của sự giải thoát
 
Da goc nha
Da goc nhaDa goc nha
Da goc nha
 
Huong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhomHuong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhom
 
Su diep cuu uoc
Su diep cuu uocSu diep cuu uoc
Su diep cuu uoc
 
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcSách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich su
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung that
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung that
 
Nhung dieu kho hieu tronh kinh thanh
Nhung dieu kho hieu tronh kinh thanhNhung dieu kho hieu tronh kinh thanh
Nhung dieu kho hieu tronh kinh thanh
 
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoNep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
 
Chung dao
Chung daoChung dao
Chung dao
 
Chung dao
Chung daoChung dao
Chung dao
 

More from co_doc_nhan

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienco_doc_nhan
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christco_doc_nhan
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau denco_doc_nhan
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2co_doc_nhan
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day daoco_doc_nhan
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaco_doc_nhan
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoco_doc_nhan
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoco_doc_nhan
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducco_doc_nhan
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhco_doc_nhan
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongco_doc_nhan
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayco_doc_nhan
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day doco_doc_nhan
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caico_doc_nhan
 
Nghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayNghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayco_doc_nhan
 

More from co_doc_nhan (20)

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
 
Thuat lanh dao
Thuat lanh daoThuat lanh dao
Thuat lanh dao
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day do
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua cai
 
Nghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayNghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bay
 

Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)

  • 1. KINH THÁNH LÀ MỘT THƯ VIỆN HOÀN HẢO Giả sử có sự khan hiếm sách trầm trọng trên địa cầu, và nếu bạn chỉ có thể giữ lại một quyển, chắc chắn quyển sách đó phải là cuốn Kinh Thánh. Mục sư và Kinh Thánh liên hệ mật thiết với nhau giống như Đavít và cái trành ném đá cùng hòn sỏi của ông. Không ai có thể nói rằng mình không tìm thấy ích lợi gì từ Kinh Thánh, nếu có quyển sách thánh nầy trong tay. Trong Kinh Thánh, chúng ta tìm thấy cả một thư viện hoàn hảo. Người nào chăm chỉ suy gẫm Lời Chúa chắc chắn sẽ là một học giả uyên thâm hơn một người đọc hết sách trong thư viện to lớn của thành phố Alexendria bên xứ Aicập. Tìm hiểu Kinh Thánh phải là điều mong ước của chúng ta. Chúng ta phải quen thuộc với nội dung của Kinh Thánh như người thợ may biết sử dụng thành thạo đường kim mũi chỉ, người buôn bán với sổ thu chi, người đi biển với chiếc tàu của họ. Chúng ta phải hiểu rõ những nét chính của Kinh Thánh cũng như nội dung của từng sách một, cùng chi tiết của câu chuyện, giáo lý liên quan đến từng đề tài trong Kinh Thánh . . . Ông Erasmus nói về Jerome: Có ai, ngoài Jerome, đã học thuộc lòng toàn bộ Kinh Thánh hoặc hiểu rõ hay suy gẫm như ông ta không? Học giả người Đức Witsius, tác giả quyển sách nổi danh về những giao ước trong Kinh Thánh, chẳng những thuộc từng chữ trong Kinh Thánh theo nguyên bản, mà còn nói rõ nội dung hay kể rõ tên những nhà phê bình Kinh Thánh nổi tiếng. Tôi cũng nghe nói về Ông Mục sư già ở Lancashire rằng ông ta thuộc làu những câu Kinh Thánh đối chiếu và ông có thể cho bạn biết địa chỉ của phần Kinh Thánh bạn đề cập đến và ngược lại. Ông cũng có thể đọc ra câu Kinh Thánh liên quan đến một địa danh nào đó. Quả phải có một trí nhớ tuyệt vời, nhưng nếu học kỹ như vậy thì thật vô cùng ích lợi. Tôi không nói bạn phải quá miệt mài khi học Kinh Thánh, nhưng nếu được vậy thì hẳn nhiên bạn sẽ thu hoạch được những kết quả vô cùng tốt đẹp. Tuy nhiên, không những học thuộc lòng Kinh Thánh, chúng ta còn phải hiểu rõ ý nghĩa sâu xa bên trong của nó. Một câu tục ngữ xưa nói rằng: “Hãy thận trọng về một người, về một quyển sách”. Một người sử dụng rành rẽ Kinh Thánh và yêu thích Lời Chúa bằng tâm hồn, thì người đó hẳn là nhà vô địch. Bạn không thể tranh tài nổi với ông ta. Bạn có thể có một rừng khí giới trong tay, nhưng sự hiểu rõ Lời Chúa của ông ta sẽ thắng bạn dễ dàng. William Romaine vào cuối đời đã cất hết các sách khác, chỉ đọc một quyển
  • 2. Kinh Thánh. Ông là học giả chỉ đọc duy nhất quyển Kinh Thánh và ông đã trở nên phi thường nhờ Kinh Thánh. Nếu chúng ta học Kinh Thánh như trên vì nhu cầu, vì chính chúng ta chọn lấy, thì đừng hối tiếc, vì Lời Chúa ngọt hơn mật, Lời Chúa làm cho chúng ta khôn ngoan hơn cổ nhân. Chúng ta sẽ không bao giờ thiếu Lời thánh nếu chúng ta luôn trung thành học hỏi Lời Chúa. Kinh Thánh thật là lý tưởng tốt đẹp nhất cho đời sống chúng ta. Nếu bạn muốn tìm những dị biệt, tương đồng, ẩn dụ. . . Hãy mở Kinh Thánh ra. Chân lý Kinh Thánh đẹp hơn nữ trang quý giá. Mới đây, tôi đọc sách Các vua và Sử ký, tôi yêu thích vì các sách đó chỉ dạy nhiều điều thánh giống như Thi thiên hay các sách tiên tri tôi đã đọc và suy gẫm. Ambrose nói: “Tôi chiêm ngưỡng sự tuyệt diệu của Kinh Thánh”. Tôi cũng nghe những lời tương tự từ ông Augustine khi đề cập đến Kinh Thánh: “Cầm lên, đọc đi”. Cho dù bạn đang lưu trú ở một làng xa xôi nào đó mà bạn không thể tìm ra bạn tri kỷ có trình độ hơn bạn, và trong làng có quá ít sách đáng đọc, thì hãy đọc Kinh Thánh cả ngày lẫn đêm, bạn sẽ giống như “cây trồng gần giòng nước”. . . Hãy xem Kinh Thánh như một người bạn đời hiếm có, một bạn đồng hành trong mỗi giờ, thì bạn sẽ không có lý do gì để phàn nàn rằng đời bạn chỉ được trang bị bằng những hàng thứ phẩm. Ông Spurgeon nhận xét rằng nguồn tài nguyên của sự khôn ngoan trong Kinh Thánh thật vô tận. Khám phá ra nguồn tài nguyên nầy liên tục suốt đời theo Chúa phải là động cơ thúc đẩy ưu tiên để bạn học sách nầy: “Phương pháp Học Kinh Thánh”. Tôi hy vọng quyển sách nầy sẽ giúp bạn đạt được mục đích mong muốn. MỞ KINH THÁNH RA Nếu có sự khan hiếm sách trầm trọng trên địa cầu, và bạn chỉ có thể giữ lại một quyển thôi, thì quyển đó phải là quyển Kinh Thánh. Kinh Thánh là một thư viện toàn hảo. Nguồn tài nguyên khôn ngoan trong Kinh Thánh thật vô tận. Vì vậy, tìm hiểu Kinh Thánh phải là điều mong ước của mỗi một chúng ta. I. LÝ DO MỞ KINH THÁNH RA 1. Con người: Người ta mở Kinh Thánh ra với nhiều lý do khác nhau: Người đi tìm sự hướng dẫn thiên thượng, kẻ tìm sự yên ủi, người khác tìm lời Chúa hứa, tìm sự khôn ngoan. . . . hay chỉ vì bổn phận bắt buộc. 2. Chúng ta: Trong môn học nầy, chúng ta mở Kinh Thánh để làm tăng khả năng học hỏi Kinh Thánh.
  • 3. II. DÀN BÀI A. Mục đích việc học Kinh Thánh. B. Hai khía cạnh của việc học Kinh Thánh: 1. Khía cạnh tâm linh 2. Khía cạnh con người. C. Hai phương pháp học Kinh Thánh : 1. Suy diễn (deductive). 2. Qui nạp (inductive). D. Sáu giai đoạn Học Kinh Thánh : 1. Giai đoạn 1: Đọc Kinh Thánh. 2. Giai đoạn 2: Tìm hiểu bối cảnh. 3. Giai đoạn 3: Lối hành văn. 4. Giai đoạn 4: Tìm cấu trúc. 5. Giai đoạn 5: Tìm ý nghĩa. 6. Giai đoạn 6: Tìm giáo lý liên hệ. III. ĐỊNH NGHĨA TỪ NGỮ 1. Phương pháp suy diễn (Deductive approach): Khởi đầu bằng một tiền đề hay chủ đề, rồi tìm các câu Kinh Thánh hổ trợ tiền đề đó. 2. Phương pháp qui nạp (Inductive approach): Khởi đầu bằng việc quan sát các sự kiện trong Kinh Thánh, sau đó giải thích. 3. Học Kinh Thánh theo phương pháp Quy nạp: Trước hết phải Quan sát kỹ Kinh Thánh, sau đó Giải thích, cuối cùng là Ap dụng. IV. MỤC ĐÍCH VIỆC HỌC KINH THÁNH 1. Ích lợi: Việc học Kinh Thánh giúp phát triển thêm đức tin (RoRm 10:17) và trang bị đầy đủ cho chúng ta để sẵn sàng sống và phục vụ Chúa cách tốt đẹp (IITi 2Tm 3:15-17). 2. Mục đích: Vì thế, chúng ta học Kinh Thánh để Hiểu lời Chúa và Ap dụng vào đời sống hằng ngày bước đi với Chúa. V. HAI KHÍA CẠNH TRONG VIỆC HỌC KINH THÁNH 1. Khía cạnh tâm linh (Spiritual dimension): Chúng ta cần Đức Thánh Linh soi sáng. "Soi sáng" là dạy chúng ta hiểu ý nghĩa của Lời Chúa. - Đức Thánh Linh soi dẫn cho người viết Kinh Thánh (IIPhi 2Pr 1:21) cũng là Đấng soi sáng cho người đọc (Thi Tv 119:18) vì Kinh Thánh là một quyển sách nói về tâm linh (GiGa 16:12-15. ICo1Cr 2:10-11). 2. Khía cạnh con người (Human dimension): Bên cạnh sự soi sáng của Đức Thánh Linh (2:12-14), chúng ta phải có sự cố gắng cá nhân: Đó là hết lòng học hỏi, bên cạnh sự soi sáng của Đức Thánh Linh (Exo Er 7:10). - Đức Thánh Linh mặc khải cho người viết nhưng vẫn giữ được cá tính, bút
  • 4. pháp của người đó, thì Đức Thánh Linh cũng soi sáng cho người đọc tùy theo tấm lòng và sự học hỏi của người đó. - Vì thế, muốn bước đi với Chúa và giảng dạy cho người khác, chúng ta phải để hết tâm trí vào việc học Lời Chúa cũng như giảng Lời Chúa cách trung thực (IITi 2Tm 2:15). Chúng ta sẽ không những kinh nghiệm niềm vui được Đức Thánh Linh soi dẫn mà còn kinh nghiệm kết quả phước hạnh. VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP HỌC KINH THÁNH Thứ tự trong công việc Chúa (ICo1Cr 14:40) và của loài người bắt buộc chúng ta phải có một trật tự trong việc học Kinh Thánh. 1. Phương pháp suy diễn: Suy diễn là phương pháp lý luận từ một nguyên tắc đã biết để tìm hiểu những điều chưa biết, từ khía cạnh tổng quát đến một khía cạnh đặc biệt, hay từ suy diễn đến một kết luận hợp lý. - Trong việc học Kinh Thánh, Suy diễn bắt đầu với một tiền đề để dẫn đến một kết luận hợp lý. Thí dụ: Tiền đề cho biết "Đức Chúa Trời là Tình yêu". Sau đó, mới mở Kinh Thánh để tìm các câu Kinh Thánh liên hệ chứng minh cho tiền đề “Đức Chúa Trời là Tình yêu”. - Phương pháp suy diễn bắt chúng ta phải xác định trước một tiền đề, nên nó không phải là cách tốt nhất để học Kinh Thánh, vì : a. Tiền đề có thể sai: Chúng ta tưởng Kinh Thánh có nghĩa như thế, mà thật ra, nó có ý nghĩa khác. b. Mục đích chỉ là chứng minh cho tiền đề , nên ta sẽ không nghiên cứu kỹ để tìm ra kết luận. Vì thế, phải có phương pháp khác. 2. Phương pháp qui nạp (Inductive): Quy nạp trái với suy diễn: Chúng ta lý luận từ những sự kiện đặc biệt hay trường hợp cá biệt để đi đến kết luận. Ap dụng vào việc học Kinh Thánh, chúng ta phải nghiên cứu Lời Chúa thật kỹ, rồi sau đó mới đưa ra kết luận. - Thí dụ: Có người hỏi: "Tôi phải làm gì để được cứu rỗi ?". Chúng ta phải nghiên cứu nhiều câu Kinh Thánh liên quan đến sự cứu rỗi, rồi sau đó mới đưa ra kết luận. - Đây là phương pháp chúng ta phải áp dụng khi học Kinh Thánh, vì nó không suy đoán trước ý của trước giả Thánh Kinh. Phương pháp qui nạp giúp chúng ta nghiên cứu một sách, một phân đoạn hay một đề tài của Kinh Thánh: a. Phương pháp tổng hợp: Khám phá mục đích trọn sách. b. Phương pháp phân tích: Tìm hiểu một phân đoạn Kinh Thánh, và tìm sự liên quan mật thiết với cả sách. c. Phương pháp chủ đề: Tìm hiểu các chủ đề khác nhau của cả KinhThánh. VII. PHƯƠNG PHÁP QUI NẠP 1. Qui nạp và loại suy: Phương pháp qui nạp bắt đầu với Quan sát rồi mới
  • 5. đến giải thích, trong khi phương pháp loại suy thì ngược lại. - Có thể nói phương pháp qui nạp là kết quả của cả hai cách phân tích và tổng hợp. Phương pháp qui nạp đòi hỏi phải nghiên cứu thật kỹ trước khi kết luận. 2. Ba bước của phương pháp qui nạp: Phương pháp qui nạp bắt đầu với quan sát, sau đó giải thích. Giải thích đúng rồi mới đi đến bước kế tiếp là Ap dụng. - Ap dụng là bước chót nhưng không kém phần quan trọng. Chúng ta tin rằng những điều Kinh Thánh dạy (Quan sát và Giải thích) có ảnh hưởng tốt đến đời sống chúng ta (Ap dụng). Kinh Thánh chỉ có lợi khi nào chúng ta biết áp dụng, nếu không nó chỉ là mớ lý thuyết suông. Sơ đồ phương pháp Qui nạp - Mục đích nghiên cứu Sách (Tổng hợp) Phân đoạn (Phân tích) Chủ đề (nghiên cứu chủ đề) - Quan Sát Tôi Thấy Gì ? Giải thích - Những điều đã Quan sát Có Y nghĩa Gì ? Ap dụng a. Ap dụng cho cá nhân tôi ? b. Tôi phải dạy người khác áp dụng ra sao? Ghi chú: Phân chia cách học Kinh Thánh ra ba bước (Quan sát, Giải thích, Ap dụng) là chúng ta đã phối hợp sự soi sáng của Đức Thánh Linh (khía cạnh tâm linh) với sự cố gắng cá nhân (khía cạnh con người) trong việc học Kinh Thánh. VIII. HỌC MỘT PHÂN ĐOẠN KINH THÁNH Để có một cái nhìn tổng quát, toàn diện về cách học Kinh Thánh và nắm được các bước căn bản, chúng ta hãy xem sáu giai đoạn chính của việc học Kinh Thánh. A. GIAI ĐOẠN I: ĐỌC KINH THÁNH 1. Điều kiện tiên quyết: Sau lời cầu nguyện, điều cần làm trước tiên, để có thể quan sát một đoạn Kinh Thánh là phải đọc thật kỹ đoạn Kinh Thánh đó. Đọc kỹ Kinh Thánh là nền vững chắc nhất cho việc học Kinh Thánh. 2. Mục đích: Muốn trở nên "thánh đồ", chúng ta phải đọc Kinh Thánh. Chúng ta đọc Kinh Thánh để: - Làm quen với những sự kiện, nhân vật, lịch sử, văn hóa Thánh Kinh.
  • 6. - Để có thêm kiến thức về chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời. - Để phát triển tổng quát khả năng tìm hiểu Kinh Thánh. 3. Cách đọc: Có nhiều cách đọc: - Đọc tĩnh nguyện (Devotional reading): Đọc để tìm sự thỏa lòng trong việc khám phá vài nguyên tắc của chân lý. - Đọc quan sát (Inspectional reading): Đọc để vui thỏa tâm hồn khi gia tăng hiểu biết. - Đọc phân tích (Analytical reading): Đọc để hiểu rõ một phân đoạn Kinh Thánh. Chúng ta sẽ học hai cách đọc sau liên quan trực tiếp đến việc học Kinh thánh: a. Đọc Quan sát ( Inspectional reading): khiến ta làm quen một cách tổng quát với cả sách. Cách đọc nầy gồm có hai phần : - Đọc phớt qua (pre reading): Để làm quen với đoạn Kinh Thánh sắp học và đọc lướt trọn sách chứa đựng đoạn đó: Hãy mở sách ra và đọc một vài đoạn để xem nội dung tổng quát. Thí dụ: Tìm xem có bao nhiêu đoạn, cách phân đoạn, các nhân vật, thể văn, chủ đề khởi đầu và chủ đề kết thúc, tác giả. . . - Đọc tổng quát sơ lược (superficial overview): Giúp ta hiểu rõ hơn về nội dung: Hãy đọc suốt từ đầu đến cuối sách. Đừng dừng lại ở những điểm chưa hiểu. Đọc thêm lần nữa có thể khiến bạn hiểu những điều chưa hiểu. Hãy đọc tối đa trong một giờ ( Sách dài quá thì chia làm 2, 3 lần). Vừa đọc, hãy vừa suy gẫm về mục đích chính của sách, tìm xem cách sắp xếp. Hãy tập đọc Kinh Thánh mỗi ngày như một thói quen tốt, như thế, Lời Chúa sẽ luôn tươi mới cho tâm trí bạn. - Lịch đọc Kinh Thánh : Cựu Ước có 929 đoạn, Tân Ước có 260 đoạn. Nếu mỗi ngày đọc 3 1/4 đoạn, một năm bạn sẽ đọc hết Kinh Thánh một lần. Có thể đọc: - Từ Sáng thế ký đến Khải huyền theo thứ tự Kinh Thánh. - Một sách Cựu Ước rồi một sách Tân Ước. - Đọc thứ tự nhưng sau mỗi sách là một Thi thiên hay Châm ngôn. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải kiên trì đọc mỗi ngày và giữ kỷ luật tự giác cao độ. Được vậy, kết quả sẽ vô cùng lớn lao. b. Đọc phân tích (analytical reading): Cách đọc nầy là nền tảng chính để có được chi tiết từ đoạn Kinh Thánh liên hệ để dùng trong phương pháp qui nạp. Lối đọc nầy đòi hỏi phải biết nhiều hơn là chỉ biết nội dung. Khi đọc, phải biết những vấn đề mà trước giả cần giải quyết. - Khi đọc phân tích, hãy cố gắng tìm hiểu ý nghĩa những chữ hay câu quan trọng, cũng như tìm hiểu ý nghĩa ẩn giấu bên dưới đoạn Kinh thánh đó, đồng thời hãy nhận định bút pháp của trước giả. - Như thế, đọc phân tích sẽ giúp bạn thấy rõ, thấy đúng những gì trước giả
  • 7. muốn nói và tại sao. B. GIAI ĐOẠN II: BỐI CẢNH 1. Trước giả: Ai viết sách sách đó ? Bạn biết gì về người đó ? 2. Độc giả: Trước giả viết cho ai ? Độc giả đó có điểm đặc biệt nào ? Có ai chịu ảnh hưởng trong cùng thời gian đó không ? 3. Bối cảnh: Trước giả viết trong trường hợp nào ? Trong thời điểm nào ? Có sự kiện lịch sử nào liên hệ ? Với mục đích gì ? C. GIAI ĐOẠN III: VĂN THỂ 1. Văn thể: Vì Chúa mặc khải Lời Ngài qua cá tính khác nhau của các trước giả nên cá tính đó có thể ảnh hưởng đến văn thể (Litterary style). Cần xem văn thể (form) cũng như thể loại (genre). - Các loại văn thể như: Văn xuôi, thơ, văn kể chuyện, ngụ ngôn, tiên tri với hình ảnh tượng trưng. . . - Các thể loại như: Giáo huấn, khiển trách, ca ngợi, . . . 2. Văn phạm: Văn phạm được dùng ra sao ? Có những mệnh lệnh, dữ kiện, câu hỏi hay lời chúc ? Lưu ý cách dùng thì của các động từ (quá khứ, hiện tại, liên tiến, tương lai. . . ). D. GIAI ĐOẠN IV: CẤU TRÚC 1. Cấu trúc (Structure): Là cách trước giả xây dựng đoạn văn đó ( Cấu trúc thời gian, địa lý, chủ đề . . . ). 2. Lý do : Trước giả dùng những chữ, những điều thuộc văn hóa thời ông ta. Tuy nhiên điều ông viết có một thứ tự nào đó. Hiểu được thứ tự nầy, chúng ta sẽ thấy cách trước giả khai triển ý của ông ta, để chúng ta có thể hiểu rõ Kinh văn, giúp khám phá ý mới. E. GIAI ĐOẠN V: Ý NGHĨA 1. Giải thích từ ngữ hay câu: Sau 4 giai đoạn trên, chúng ta phải tìm hiểu ý nghĩa những từ hay những câu đặc biệt. Thí dụ: từ "làm mới" lại tinh thần ? 2. Giải thích ý nghĩa: Từ việc giải thích từ ngữ hoặc câu, chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa, nguyên nhân hay mục đích các sự kiện trong đoạn Kinh Thánh. F. GIAI ĐOẠN VI: RÚT TỈA CHÂN LÝ ( Truths derived) 1. Tìm giáo lý: Chúng ta phải tìm ra giáo lý từ đoạn Kinh Thánh đó. Trước giả muốn độc giả lưu ý đến sứ điệp nào? Chúa muốn chúng ta hiểu rõ sứ điệp Ngài ban qua trước giả. 2. Tìm áp dụng: Hãy tự hỏi, ngày nay, chúng ta có đối diện với hoàn cảnh tương tự không ? Có giáo lý, mệnh lệnh hay lời khiển trách nào có thể áp dụng trực tiếp cho chúng ta ? Tóm lại, Học Kinh Thánh là một tiến trình liên tục của phân tích và tổng hợp, phối hợp với sự soi sáng của Đức Thánh Linh. Trong khía cạnh con người, chúng ta phải áp dụng ba bước của phương pháp qui nạp là Quan sát, Giải thích và Ap dụng.
  • 8. BÀI LÀM A. Trả lời chín câu hỏi vào phần đầu tập bài làm của bạn. 1. Dùng tối đa ba câu để diễn tả mục đích của việc học Kinh Thánh. 2. Tóm tắt phương pháp quy nạp để học Kinh Thánh. 3. Hãy kể các bước của phương pháp quy nạp mà không nhìn vào sách. 4. Điều phải làm trước tiên khi quan sát một phân đoạn Kinh Thánh là gì? 5. Ghi lại 5 điểm bạn quan sát được trong Mat Mt 28:16-20. 6. Sau khi quan sát, bạn phải qua các bước kế tiếp nào? 7. Bạn áp dụng phương pháp nào khi học 28:16-20? 8. Hãy kể 2 cách đọc Kinh Thánh có liên quan trực tiếp đến việc học Kinh Thánh. 9. Bạn thường sử dụng các đọc Kinh Thánh nào? Tháng qua, bạn đọc mấy lần? B. Trả lời 4 bài tập vào phần thứ nhì tập bài làm của bạn. 1. Nghiên cứu 28:16-20 và trả lời câu hỏi 4, 5, 6, 7 ở trên. 2. Bạn có đồng ý với Ông Spurgeon rằng nguồn tài nguyên trong Kinh Thánh thật vô tận. Bạn có tin rằng Kinh Thánh là một thư viện hoàn hảo không? Nếu có sự khan hiếm sách trên địa cầu thì bạn muốn giữ lại quyển sách nào? Mục sư và quyển Kinh Thánh liên hệ mật thiết với nhau như Đavít và cái trành ném đá của ông phải không? 3. Bạn có làm quen với Kinh Thánh mỗi ngày chăng? Cho biết thái độ của bạn đối với Kinh Thánh và mong ước của bạn trong tương lai về vấn đề nầy. 4. Hãy lập chương trình đọc Kinh Thánh của bạn trọn cả năm: Mỗi ngày bạn sẽ đọc mấy đoạn? Bạn sẽ bắt đầu ở sách nào và kết thúc ở sách nào? QUAN SÁT Nhiều lần Chúa Jesus quở trách các môn đồ rằng: "Các ngươi có mắt mà sao không thấy ? Có tai mà sao không nghe ?" (Mac Mc 8:18). Quan sát giống như người thợ mỏ đi đào đá quý. Càng "đào xới" chúng ta càng tìm ra nhiều sự kiện ẩn dấu (unearth facts), khiến sự khám phá của mình phong phú hơn. Vì thế, năng khiếu quan sát là chìa khóa thành công của bạn. I. GIỚI THIỆU 1. Định nghĩa Quan sát: Quan sát là ghi nhận tất cả chi tiết trong một đoạn Kinh Thánh liên hệ, để tìm ra ý và mục đích của trước giả. Phải khách quan khi học Kinh Thánh, hầu gom lại những sự kiện để làm căn bản cho việc giải thích. 2. Ích lợi của việc quan sát: a. Quan sát là một phần của phương pháp quy nạp, sửa đổi hữu hiệu thói
  • 9. quen tai hại là "định kiến". Định kiến khiến chúng ta chỉ thấy những gì có trước trong đầu thay vì thấy những điều phải thấy. Quan sát giải đáp câu: Bạn thấy gì ? chứ không phải "Bạn đã từng thấy gì ?". b. Quan sát huấn luyện mắt và tinh thần trong việc nhìn vào chi tiết. Quan sát thật ra là một khả năng có thể phát triển bằng cách thực tập. Mục đích bài nầy là cốt giúp bạn khả năng quan sát để học Kinh Thánh. II. BỐN BƯỚC TRONG QUAN SÁT 1. Chuẩn bị: Hãy dành thì giờ lắng lòng nghe Chúa phán dạy. - Bạn có thể tìm một nơi yên tĩnh để đọc Thi thiên hay một đoạn Kinh Thánh bạn thích,hầu giúp bạn chú tâm nghe Chúa phán. - Hãy cầu nguyện xin Chúa ban phước và giúp bạn hiểu Lời Chúa. - Hãy cảm tạ Chúa về những điều Ngài sắp làm. - Hãy tập điều nầy thành thói quen trước khi học Kinh Thánh. 2. Quan sát Bối cảnh (Background): Điểm khởi đầu tốt nhất là là khám phá càng nhiều càng tốt về bối cảnh và thời gian trước giả viết. Điều nầy có thể giúp chúng ta thấy và hiểu rõ phân đoạn Kinh Thánh đầy đủ hơn. a. Thí dụ: Quan sát bối cảnh dân Ysơraên lúc thời gian lưu đày Babylôn gần kết thúc, chúng ta sẽ thấy lúc ấy họ vẫn chưa ăn năn tội. Vì thế, khi Đaniên thấy thời gian 70 năm sắp kết thúc, ông viết ra để nói rõ chương trình của Đức Chúa Trời cho dân sự mình. b. Phương pháp quan sát bối cảnh: 1. Ngoài quyển sách chứa đựng phần Kinh Thánh đang đọc, hãy đọc những sách khác có cùng liên hệ về thời gian. Thí dụ: Chúng ta có thể: - Đọc Êsai, Giêrêmi, Êxêchiên để hiểu rõ Đaniên. - Đọc ba Phúc Âm cộng quan (Synoptic Gospels: Mathiơ, Mác, Luca) để hiểu Công Vụ. - Đọc Công vụ để hiểu bối cảnh các thư tín. . . 2. Tra cứu Thánh kinh tự điển hay Bộ tự điển Bách khoa Thánh kinh (Encyclopedias): Lật xem tên, địa danh, quyển sách đang học. . . 3. Xem thêm Cựu và Tân Ước lược giải. 4. Đọc phần đầu của sách giải kinh. Đa số sách giải kinh hay đều cho bạn nhiều dữ kiện về bối cảnh. 3. Quan sát Thể văn (Literary style): Hãy nhớ quan sát thể văn của trước giả : Thể văn loại thi ca, tiên tri hay mô tả. . . ? Có từ tượng trưng (symbols), từ gợi lên hình ảnh tưởng tượng (imaginary), từ tiên tri. . . để truyền đạt sứ điệp không? a. Ích lợi: Sự hiểu biết văn thể giúp bạn có thể giải kinh chính xác, tránh được sự hiểu lầm nội dung của phân đoạn Kinh Thánh. b. Thí dụ: - Thi Tv 95:3: Tổng hợp song song (synthetic parallelism): Vế thứ nhất là
  • 10. “Giêhôva là Đức Chúa Trời rất lớn”, vế thứ hai là “là Vua cao cả trên hết các thần”. - 1:6: Phép đối phản đề (antithetic parallelism): Vế thứ nhất là “Đức Giêhôva biết đường người công bình”, vế thứ hai đối ngược lại “song đường kẻ ác rồi bị diệt vong”. Thật ra, cần có một môn học riêng biệt để nắm vững thể văn. III. QUAN SÁT MỘT PHÂN ĐOẠN KINH THÁNH Quan sát một đoạn văn là quan sát tổng quát để tìm ra điểm đặc biệt của nội dung. Từ chỗ hiểu nội dung đó đưa đến sự hiểu rõ chi tiết, giống như nhìn một cái cây từ xa đến gần. Càng quan sát kỹ, càng hiểu rõ đoạn văn hơn. - Quan sát chi tiết là cách tâm trí chúng ta thấy ngay một vài chi tiết khi mới quan sát. - Quan sát từ tổng quát đến chi tiết giúp chúng ta ghi nhận thứ tự của các điều quan sát, khiến chúng ta không bị lạc mất trong rừng chi tiết. - Quan sát từ tổng quát đến chi tiết gồm 5 bước: A. BƯỚC 1: ĐỌC KINH VĂN VÀ TÌM NỘI DUNG 1. Yêu cầu: Muốn quan sát một đoạn Kinh văn, thường phải đọc 4 đến 5 lần, kể cả 1 đoạn trước và 1 đoạn sau của đoạn Kinh văn muốn học. Mục đích để làm quen với đoạn đó và với chủ đề mà bạn cho là chính. Ngoài ra, qua đó, bạn có thể tìm ra bối cảnh và có cái nhìn tổng quát trên đoạn Kinh văn đó, cũng như tìm ra những điểm giải thích (interpretive clues) nằm đâu đó trong Kinh Thánh. 2. Phương pháp: Phải áp dụng cách đọc quan sát tổng quát và cách đọc phân tích trên phân đoạn Kinh Thánh cần học: - Thường khi đọc xong lần đầu hay lần nhì lối đọc quan sát, hãy cố nắm được ý chính (nội dung tổng quát) của đoạn đó, với những vấn đề trước giả nêu lên. Hãy viết xuống chủ đề bạn mới tìm được trong một, hai câu ngắn. - Sau đó, hãy đọc phân tích. Các lần đọc sau sẽ giúp bạn xác nhận hay sửa lại chủ đề chính mà bạn đã tìm ra. B. BƯỚC 2: QUAN SÁT TỔNG QUÁT Ghi xuống kết quả của sự quan sát tổng quát và ý niệm đầu tiên mà chúng ta thu nhận được. John Wicliff (1328-1384, một học giả và dịch giả Kinh Thánh nổi tiếng) đề nghị chúng ta quan sát : 1. Ai (Who-People) ? Liệt kê nhân vật và cho biết cá tính của họ dạy chúng ta những gì ? 2. Ở đâu (Where-Places) ? Địa danh nào được trước giả nêu ra ? Nhà nào ? Làng nào ? Xứ nào ? Vùng nào ? 3. Khi nào (When-Times) ? Sự việc xảy ra lúc nào ? Trong thời gian bao lâu ?
  • 11. 4. Việc gì (What-Events, Ideas) ? Lưu ý những sự kiện (events), những ý tưởng (ideas). Trước giả thảo luận về nội dung căn bản nào ? Những ý nào được truyền đạt cho nhau ? Giọng văn thế nào ? Có ý niệm nào chính hay chữ chìa khóa nào (key concepts and key words) ? Có lời hứa, mạng lệnh, lời cảnh cáo nào ? Tu từ pháp (figures of speech) nào được sử dụng ? 5. Tại sao (Why)? Tại sao trước giả viết điều đó ? Trước đó ông viết điều gì ? Sau đó ông viết điều gì ? Nội dung đoạn văn hiện tại nối liền ý tưởng hai đoạn trước và sau như thế nào ? Ghi xuống những gì Thánh Linh dạy chúng ta để nhớ lâu và tiết kiệm thì giờ khi học lại đoạn đó sau nầy. Quan Sát Ai ? Ở đâu ? Khi nào ? Việc gì ? Tại sao ? - Điều quan trọng là quan sát càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, số lượng quan sát không quan trọng bằng cách quan sát. - Quan sát giúp chúng ta hiểu trước giả nói gì và tại sao ông nói như vậy (mục đích của trước giả), để chúng ta áp dụng cho bản thân mình hoặc người khác. C. BƯỚC 3: XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC (Discern the Structure) a. Định nghĩa cấu trúc: Cấu trúc là cách mà các ý tưởng, hành động trong các đoạn Kinh Thánh được nối kết với nhau theo một quan điểm nhất định. - Mục đích của việc xác định cấu trúc là khám phá ra dòng tư tưởng của trước giả. Nên nhớ rằng tất cả trước giả đều viết Kinh Thánh một cách hợp lý. b. Phương pháp xác định cấu trục: Chúng ta có thể xác định cấu trúc bằng cách phân tích văn phạm, cú pháp (grammar, syntax). - Bước đầu tiên là phải phân biệt ý chính với ý phụ bằng cách sử dụng một dàn bài theo ý niệm (conceptual outline) . Dàn bài theo ý niệm là cách để cho thấy sự hợp lý chứa đựng trong đoạn Kinh Thánh, bằng cách tóm lược những câu dài bằng những câu thật ngắn, gọn. Muốn có dàn bài đó, hãy viết ý chính ở cột bên trái, ý phụ ở cột bên mặt (hoặc ý chính được viết ở sát bên trái, ý phụ được viết lui sâu vào bên phải). - Bước thứ hai sẽ là ghi ra các cách cấu trúc của trước giả để sắp xếp dòng tư tưởng của mình. Lưu ý là các trước giả có thể dùng một hay nhiều cách cấu trúc trong 1 đoạn Kinh Thánh. Đây là những điểm chỉ dẫn (indicators) trong dàn bài theo ý niệm của bạn. Đôi khi rất lợi nếu tìm cấu trúc trước rồi mới quan sát tổng quát.
  • 12. C. CÁC CÁCH CẤU TRÚC 1. Sự liên kết (association): Sự liên kết là sự nối những ý tưởng na ná nhau. Cách thông thường để nhận ra có sự liên kết là chữ "và". - Thí dụ: "lấy làm vui vẻ về luật pháp Đức Giêhôva và suy gẫm luật pháp ấy ngày và đêm". 2. Sự đối ý (constrast): Đối ý trái ngược với liên kết. Đối ý gốm nhiều ý đối chọi nhau. Trong đối ý thường có chữ "nhưng". - Thí dụ: Thi Tv 1:2, 4, 6 có những chữ "nhưng", nhấn mạnh sự đối nghịch giữa công chính và tội lỗi. 3. Sự lặp đi lặp lại (repetition): Sự lặp lại những từ, những câu hay quan điểm giống nhau. - Thí dụ: Êphêsô đoạn 1 lặp đi lặp lại mấy chữ "trong Chúa Jesus". - Công 2, 4, 5 . . . lặp đi lặp lại chữ "dấu lạ" nhấn mạnh Chúa ban phép lạ cho người nào tin nhận Ngài, nghĩa là Chúa Jesus vẫn đang cùng làm việc với các môn đồ trên đất (Mac Mc 16:20). 4. Nguyên nhân-Hậu quả (cause to effect): Nêu lên nguyên nhân, sau đó nêu lên hậu quả. Thí dụ: GaGl 6:7-8 cho biết nguyên nhân "gieo cho xác thịt", "gieo cho Thánh Linh" sinh ra những kết quả "sự băng hoại" hay "sự sống đời đời". 5. Hậu quả và nguyên nhân: Điều nầy ngước lại với điều trên. - Thí dụ: Trong RoRm 8:22-30, Phaolô nêu hậu quả ở câu 22-27, rồi mới nêu nguyên nhân trong câu 28-30. 6. Sự giải thích (explanation): Trước tiên, một ý được đưa ra, sau đó được khuếch đại hay giải thích. - Thí dụ: Mac Mc 4:3-9 Chúa kể ngụ ngôn, 10-20 Chúa giải thích. 7. Thí dụ (illustration): Nêu những thí dụ minh họa. - Thí dụ: Hêbơrơ 11 liệt kê những anh hùng đức tin. Các quan xét kể các câu chuyện để minh chứng cho sự suy đồi quá mức của dân Do Thái. 8. Cao điểm (climax): Nội dung được sắp xếp theo diễn tiến từ nhỏ đến lớn. Thí dụ: Lamã 1-11 đưa đến sự cứu rỗi tối hậu. Xuất Êdíptôký lên đến cao điểm ở đoạn 40 khi Đức Chúa Trời ngự vào đền tạm. 9. Điểm trọng tâm (pivot): Chủ đề được xoay quanh những ý chính. Thí dụ: II. Sam 11-12 kể lại tội lỗi Đavít và những hậu quả bi thảm (13-24). 10. Hoán chuyển (interchange): Một số ý được hoán chuyển. Trước giả đi đi lại lại giữa một số ý nào đó. - Thí dụ: Ba đoạn đầu của Luca nói về những câu chuyện giữa Chúa Jesus và Giăng Báptít hoán chuyển nhau. 11. Sự chuẩn bị (preparation): Bao gồm bối cảnh, sự kiện, các ý. . . được đưa vào để chuẩn bị độc giả hiểu rõ điểm chính mà trước giả muốn nói lên. Thí dụ: Sáng 2 mô tả địa đàng, chuẩn bị cho độc giả hiểu Sáng 3 mô tả tội trọng
  • 13. của con người. 12. Tóm lược (summary): Gom tất cả ý chính trong một "khái lược". Thí dụ: HeDt 8:1-2 tóm lược những điều trình bày trước đó, rằng Chúa Jesus là Thầy tế lễ Thượng Phẩm trên thiên đàng vô cùng cao trọng hơn tất cả thầy tế lễ dưới đất. 13. Nêu câu hỏi (Question posed): Nội dung được xây dựng quanh những câu hỏi. Mỗi câu hỏi đặt ra là điểm thay đổi đề tài. Thí dụ: Thơ Lamã 2-12, Phaolô đưa ra nhiều câu hỏi để độc giả có cái nhìn tổng quát về đề tài. 14. Trả lời câu hỏi (Questions answered): Nội dung được xây dựng trên câu trả lời các nan đề trong Hội Thánh. Thí dụ: I. Cô chương 7 Phaolô trả lời về những vấn đề liên quan đến hôn nhân. D. BƯỚC 4: XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ CHÍNH YẾU 1. Lượng giá lại chủ đề ban đầu: Sau khi tìm hiểu cấu trúc dòng tư tưởng của trước giả, hãy lượng giá lại chủ đề mà bạn đã thấy khi bắt đầu cuộc quan sát trong phần đọc Kinh Thánh. 2. Phương pháp: Thật ra không có phương pháp nào dạy chúng ta làm điều nầy. Một điều bạn cần chú ý là phải suy gẫm. a. Tìm "Chủ từ" (ý chính): Hãy đọc đi đọc lại các điều mà bạn đã quan sát. Xem lại dàn bài theo ý niệm. Nhắm mắt lại để xem các điều quan sát của bạn thật sự có truyền đạt được gì không ! Suy gẫm về đoạn Kinh Thánh trước và sau nói gì ? Đoạn Kinh Thánh đang đọc có liên hệ gì với chúng ? Ý chính là gì ?. . . Cuối cùng, hãy thử tóm lược ý trước giả muốn nói và hãy viết ra "Ý chính là . . . . . . . " . Thí dụ: GaGl 5:16-26 chủ từ là : "Bước đi với Thánh Linh". b. Tìm "Túc từ": Bước kế tiếp để khai triển chủ đề là cho biết trước giả nói gì về chủ đề. Chúng ta gọi đó là "Túc Từ" (bổ túc) cho chủ đề. Thí dụ: Túc từ của chủ từ "Bước đi trong Thánh Linh" là "không được thỏa mãn những dục vọng xác thịt". (Không cần liệt kê những dục vọng xác thịt là gì, chỉ tóm lược bằng một câu ngắn gọn). c. Phối hợp "Chủ đề" và "Túc từ": Bước chót là phối hợp chủ từ và túc từ, chúng ta sẽ thấy ngay chủ đề chính. Xác định chủ đề chính giúp ta tìm ra điểm tinh túy (essence) mà trước giả muốn nói. Thí dụ: "Bước đi với Thánh Linh đề phòng cho Cơ Đốc nhân khỏi sự thỏa mãn những dục vọng xác thịt". E. BƯỚC 5: XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH 1. Xác định mục đích: Phần chót của quan sát là xác định mục đích. Hãy tự hỏi tại sao trước giả nói những điều như vậy ? Ý chính của đoạn Kinh Thánh thật sự có ý nghĩa gì với độc giả đồng thời với trước giả ? 2. Những chìa khóa: Để xác định mục đích thì chủ đề là chìa khóa quý báu. Hãy đọc đoạn trước và sau, bạn có thể xác định ngay mục đích của đoạn Kinh Thánh.
  • 14. - Những chìa khóa khác là : Cách cấu trúc, ý tổng quát. . . mà bạn đã quan sát. Phối hợp các chìa khóa trên sẽ giúp bạn xác định mục đích. - Thí dụ: Nghiên cứu 5:16-26. Đọc phần trước sẽ thấy bối cảnh là Cơ Đốc nhân gốc Do Thái giáo đòi hỏi cắt bì theo kinh luật. Đọc phần sau là 6:1 chỉ đề tài mới được bắt đầu (có thể liên quan với câu 26). Vì thế, mục đích của Phaolô là khuyến khích Cơ Đốc nhân tại Galati biết được rằng họ đang được Đức Thánh Linh hướng dẫn. Như vậy, đời sống mới trong Thánh Linh giải phóng họ khỏi kinh luật và khiến họ đắc thắng những việc làm xác thịt. BÀI LÀM A. Trả lời bảy câu hỏi vào phần đầu tập bài làm của bạn. 1. Điền vào chỗ trống: “Mục đích của việc học Kinh Thánh là. . . . . . . . . ”. 2. Viết ra định nghĩa của “Quan sát”. 3. Tại sao quan sát tổng quát và thượng hạ văn rất quan trọng cho việc học Kinh Thánh trước khi học kỹ từng phần và chi tiết đoạn Kinh văn? 4. Tả sơ phương pháp quan sát và kết quả bạn mong đạt được. 5. Quan sát có đối kháng với giải thích và áp dụng không? Quan sát có phải là khởi điểm của việc học Kinh Thánh không? 6. Hãy định nghĩa “cấu trúc. ” 7. Hãy liệt kê và định nghĩa các loại cấu trúc. B. Trả lời 8 bài tập vào phần thứ nhì tập bài làm của bạn. 1. Đọc phụ bản “Học viên, con cá và Agassiz” rồi viết sơ lược các điểm chính của câu chuyện và cho biết tại sao quan sát lại quan trọng như vậy? 2. Tìm bối cảnh của hai phân đoạn Kinh Thánh IPhi 1Pr 3:1-7 và NeNe 1:1- 11. Hãy cố gắng sắp xếp từng tiết mục như: Trước giả, nơi viết Kinh Thánh, thời gian, độc giả, bối cảnh lịch sử, xã hội thời đó. . . 3. Đọc hai phân đoạn Kinh Thánh ở Bài tập 2. Hãy viết chủ đề chính của mỗi phân đoạn. 4. Hãy nghiên cứu hai phân đoạn Kinh Thánh trên và trả lời các câu hỏi: Ai? Ở đâu? Khi nào? Việc gì? Tại sao? 5. Hãy làm dàn bài theo ý niệm cho hai phân đoạn Kinh Thánh trên. 6. Ghi ra những điểm chỉ dẫn (cấu trúc) trong hai dàn bài theo ý niệm trên. 7. Xác định chủ từ và túc từ của hai phân đoạn Kinh Thánh trên. Sau đó, phối hợp chúng thành đề tài cho mỗi phân đoạn. 8. Xác định mục đích của hai phân đoạn Kinh Thánh trên. GIẢI NGHĨA KINH THÁNH - Nhờ thời cải chánh, chúng ta thừa hưởng hai gia tài quý báu. Đó là : 1. Nguyên tắc "Cá nhân giải nghĩa Kinh Thánh". 2. Dịch Kinh Thánh ra tiếng mẹ đẻ để mọi người đều đọc được. - Thật ra, hai gia tài nầy chỉ có được sau nhiều cuộc tranh luận sôi nổi và bắt bớ dữ dội. Nhiều người đã bị thiêu sống vì dịch Kinh Thánh.
  • 15. - Martin Luther đã thành công khi dịch Kinh Thánh ra tiếng Đức. Cũng chính Martin Luther truyền bá nguyên tắc cá nhân giải Kinh. Khi bị yêu cầu hủy bỏ các sách, ông đáp: Không thể được, trừ phi tôi được Chúa chỉ thị hay là có lý do thật xác đáng. . . Tôi đặt trọn lương tâm tôi vào Thánh Kinh. . . ”. I. GIẢI KINH 1. Định nghĩa: Trong việc học Kinh Thánh, giải kinh là một khoa học để khám phá nguyên ý của trước giả dành cho độc giả đồng thời với trước giả. 2. Mục đích: Mục đích của phương pháp giải kinh là thiết lập lại ý của trước giả bằng chính ngôn từ của chúng ta. 3. Tiến trình: Giải kinh được tiến hành qua hai bước: a. Bước thứ nhất là đặt câu hỏi để giải nghĩa theo ba bước. b. Bước thứ hai là giải nghĩa các câu hỏi đã đặt ra theo năm bước. II. ĐẶT CÂU HỎI ĐỂ GIẢI NGHĨA 1. Khái niệm về câu hỏi: Đó là những câu hỏi lóe lên trong đầu về những gì trước giả đã viết. Thông thường vì óc tò mò muốn biết điều chưa biết hay vì óc nghiên cứu muốn hiểu cặn kẻ những điều cần phải hiểu. Càng đặt nhiều câu hỏi càng hiểu ý nghĩa sâu hơn. 2. Mục đích đặt câu hỏi: Mục đích đặt câu hỏi là để giúp chúng ta hiểu ý từng đoạn và giúp chúng ta thấy sự liên hệ giữa các đoạn với nhau. Hiểu đúng mới có thể áp dụng đúng cho mình và người khác. 3. Ba loại câu hỏi: Những câu hỏi thường bắt đầu bằng ba chữ: 1. Điều gì (What) ? 2. Tại sao (Why) ? 3. Làm thế nào (How) ? - Thí dụ: GaGl 5:16-26. Ta có thể đặt câu hỏi: Bước đi theo Thánh Linh là gì? Tại sao phải bước đi theo Thánh Linh ? Làm thế nào để có thể bước đi theo Thánh Linh ? Hoặc là: Đóng đinh xác thịt nghĩa là gì ? Làm thế nào để đóng đinh xác thịt vào thập tự giá ? 4. Ba bước để đặt câu hỏi: 1. Trước tiên phải đọc thật kỹ đoạn Kinh Thánh đó. 2. Hãy ghi vào tập tất cả câu hỏi về những điều bạn muốn biết, bạn chưa hiểu, hay bạn muốn nghiên cứu. 3. Hãy làm dấu hoa thị (*asterik) trước những câu cần thiết cho sự giải thích. Không thể trả lời các câu hỏi đặt ra là chưa hoàn toàn hiểu đoạn Kinh Thánh đó. Phải dành nhiều thì giờ hơn để hiểu được đoạn Kinh Thánh đó. III. TIẾN TRÌNH GIẢI NGHĨA MỘT PHÂN ĐOẠN KINH THÁNH 1. Bước 1: Tìm chủ đề: Từ việc tự trả lời các câu hỏi đặt ra, bạn sẽ tìm thấy chủ đề của đoạn Kinh Thánh. - Lưu ý, bạn phải tự tìm câu trả lời chứ đừng vội xem sách giải nghĩa. Hãy
  • 16. nhớ cuốn Kinh Thánh là nguồn tài liệu chính của bạn. Tuy nhiên, nên dùng nhiều bản dịch Kinh Thánh khác nhau để dễ hiểu đoạn Kinh Thánh đó. - Ngoài ra, cũng phải để ý đến "văn thể" trước giả sử dụng (văn xuôi, thi ca. tiên tri, ngụ ngôn. . . ), vì không phải lúc nào cũng hiểu theo nghĩa đen. 2. Bước 2: Kiểm tra lại chủ đề: Sau khi tìm chủ đề mình nghiên cứu, bạn cần tìm xem ý ở đoạn trước và đoạn sau có phù hợp với chủ đề không. - Đúng ra, muốn tìm chủ đề đoạn Kinh Thánh, bạn phải đọc cả sách có chứa đoạn đó để hiểu mục đích của trọn cuốn sách. - Thí dụ: Chủ đề của Phi Pl 2:1-11 nằm trong đoạn 1 và những câu sau 2:11. 3. Bước 3: Đối chiếu với các câu Kinh Thánh khác: Martin Luther dạy rằng:"Chính Kinh Thánh giải thích Kinh Thánh" (sound interpretation). - Những câu Kinh Thánh đối chiếu bên lề vài quyển Kinh Thánh chứa đựng cùng một ý hay một chủ đề với câu được nêu. Cần đọc những câu Kinh Thánh đó. - Sự hiểu biết các đoạn Kinh Thánh khác có liên quan đến đoạn Kinh Thánh đang học cũng giúp làm sáng tỏ ý nghĩa đoạn Kinh Thánh. Thí dụ CoCl 3:16 giúp giải nghĩa Eph Ep 5:18-19 về “đầy dẫy Đức Thánh Linh”. . . - Thánh kinh phù dẫn (Book of concordances) là dụng cụ tốt nhất để tìm các từ và câu Kinh Thánh khác nhau có cùng một ý hay đề tài. - Muốn thực hiện bước 3 (Đối chiếu), trước hết phải tìm các chữ chìa khóa (key words), tức là những chữ quan trọng trong đoạn Kinh Thánh đang học. Kế đến tra Thánh kinh phù dẫn. Xong rồi mới đọc lại các câu Kinh Thánh đối chiếu có ghi trong Kinh Thánh của bạn. 4. Bước 4: Tra cứu tài liệu tham khảo phụ ngoài Kinh Thánh: Sau khi đã hoàn tất ba bước đầu mới được quyền đọc các tài liệu phụ như các sách giải nghĩa Kinh Thánh. . . - Trong quyển “Học Kinh Thánh có kết quả” (Effective Bible study), Howard Vos nhấn mạnh rằng nếu đọc sách giải nghĩa ngay từ đầu, có thể bạn sẽ không nhận được điều Đức Thánh Linh muốn phán riêng với bạn. Hơn nữa, bạn sẽ không có cơ hội tự khám phá Chân lý (làm biếng suy nghĩ). - Ngoài ra, bạn phải hết sức thận trọng vì các tác giả giải Kinh đều chịu ảnh hưởng của một số trường phái (Tiền định Calvinist khác Arminist, Thời triệu Dispensialist khác Phi Thiên hy niên Amillennialist). - Như thế, nguồn tài liệu phụ sẽ giúp chúng ta điều gì ? Nó sẽ cho chúng ta thấy cái nhìn của những người khôn ngoan thánh thiện về đoạn Kinh Thánh đang học. Nó cũng có thể chỉ cho chúng ta thấy điểm sai lầm của mình trong sự giải nghĩa Kinh Thánh. - Nguồn tài liệu phụ có thể gồm: Giải nghĩa Thánh Kinh, bản đồ liên quan
  • 17. đến Kinh Thánh, Tự điển Thánh Kinh, sách thần học vv. . . . . . . . . 5. Bước 5: Lượng giá và Kết luận: Bước nầy có thể được thực hiện trong khi bạn đang nghiên cứu, hoặc khi bạn phải dừng lại vì không còn thì giờ hoặc không còn tìm thêm được dữ kiện nào mới. - Trước tiên cần cân nhắc những bằng cớ do bạn tự gặt hái trong việc nghiên cứu, thì dữ kiện nào thích nghi nhất, đúng nhất với câu hỏi. Nếu ban đã có câu trả lời cho tất cả câu hỏi, hãy tìm xem câu giải thích nào hợp lý nhất. IV. HAI MƯƠI NGUYÊN TẮC GIẢI NGHĨA KINH THÁNH 1. Giải nghĩa theo cách đơn sơ và thông thường nhất: Trước giả Kinh Thánh không có ý định che dấu ý tưởng mà chỉ muốn nói rõ ràng. Vì thế, cần tránh lối giải thích rườm rà, rắc rối. Thí dụ: Trong Xuất 14, Môise khẳng định là nước biển Đỏ rẻ ra cho dân Do Thái. (Đừng tìm cách giải thích bằng sức mạnh của gió trong khu vực Phi châu. . . ). 2. Nên nhớ trước giả viết cho người đồng thời với mình: Phải tìm hiểu bối cảnh lịch sử, văn hóa. . . thời trước giả viết để hiểu ý nghĩa đoạn văn. Phải hết sức dè dặt khi chuyển ý từ độc giả xưa đến độc giả ngày nay. Thí dụ: Cái hôn thánh (ICo1Cr 16:20). 3. Chỉ có một ý nghĩa chính: Nhìn chung, mỗi đoạn Kinh văn chỉ có một ý nghĩa chính, dù nó có thể có nhiều áp dụng. Đừng gán 2 ý cho các từ, các câu hay các thí dụ. Không nên xem Kinh Thánh là kho tàng "ẩn dấu" mà chỉ có người giải kinh khôn lanh mới khám phá được, vì Lời Chúa dành cho mọi người. Thí dụ: Gia Gc 1:21 . . . . "cứu" được linh hồn. Chữ "cứu" có nhiều ý nhưng trong câu nầy chỉ có một ý mà thôi. 4. Tìm hiểu cách trước giả giải thích: Trước giả giải thích thì đó là ý chính của đoạn Kinh Thánh. Thí dụ: Chúa Jesus thường giải nghĩa các ngụ ngôn. Giăng giải thích Lời Chúa Jesus về sông nước hằng sống (GiGa 7:39). Giăng giải thích về mục đích viết sách Tin Lành (20:31). 5. Lý luận hợp lý và kinh nghiệm bản thân: Kinh Thánh dạy nhiều giáo lý về đời sống có liên quan chặt chẽ với thực tế đời sống chúng ta. Cần sử dụng kinh nghiệm và lý luận hợp lý để hiểu. Thí dụ: Chúng ta có thể hiểu dễ dàng RoRm 3:23 bằng kinh nghiệm bản thân. - Tuy nhiên, lưu ý rằng đây chỉ là một yếu tố chủ quan, không có thẩm quyền tối hậu. Chúng ta không thể dùng kinh nghiệm, lý luận, triết lý. . . học được để giới hạn Lời Chúa (như nhóm Sađusê không tin sự sống lại). 6. Ghép ý khít khao, gọn gàng: Cách giải kinh tốt nhất là ghép được hầu hết các dữ kiện trong đoạn Kinh
  • 18. Thánh thật khít khao, gọn gàng. Đừng cố gán ghép ý mà Kinh Thánh không nói. Thí dụ: Trong GiGa 15:6 đốt nhánh nho không phải là "quăng vào địa ngục", vì đoạn Kinh Thánh nầy nói cho tín hữu. 7. Chú ý văn mạch: Mỗi câu nên được giải thích theo "văn mạch gần" của đoạn văn. Không lưu ý đến thượng hạ văn sẽ giải thích sai. Thí dụ: Nếu chỉ lấy riêng TrGv 3:19 mà giải thích rằng loài người cũng y như loài thú là sai. Đây chỉ là so sánh về đời sống theo quan điểm loài người. 8. Nguyên tắc "đồng nhất của đức tin": Nguyên tắc nầy xác nhận rằng toàn bộ Kinh Thánh đều đồng nhất và hòa hợp với nhau từ đầu đến cuối. Thí dụ: Không thể giải thích sự cứu rỗi bảo đảm (GiGa 10:28) rồi không bảo đảm (HeDt 6:1-6). Không thể nói được xưng công bình chỉ bởi đức tin (RoRm 4:1-25) rồi thêm việc làm (Gia Gc 2:1-26). 9. Nhờ Kinh Thánh giải nghĩa Kinh Thánh: Có thể giải thích một đoạn Kinh Thánh khó hiểu nhờ một đoạn rõ nghĩa hơn. Thí dụ: ICo1Cr 15:29 có ít nhất 30 cách giải thích. Phải dựa vào các phần Kinh Thánh khác để hiểu đúng chứ đừng cổ súy việc Báptem cho người chết. 10. Khách quan, không định kiến: Phải để Kinh Thánh nói lên ý thật của đoạn Kinh Thánh đó. Không được có định kiến trước về phân đoạn Kinh Thánh đó. Đây là tinh thần giải kinh theo phương pháp quy nạp. Thí dụ: Hội Thánh không phải là xứ Do Thái mới được tái lập, như định kiến của trường phái cải cách (Reformed), hoặc Bài giảng trên núi không thể chỉ liên quan đến thiên hy niên, như định kiến của trường phái Thời triệu (Dispensationalist). . . 11. Trung thành với phân đoạn Kinh Thánh: Đừng gán thêm các tín lý thần học vào bất cứ đoạn Kinh Thánh nào, nếu tín lý không thật sự nằm trong đoạn đó. Thí dụ: Đừng dùng IISa 2Sm 12:23 để nói rằng trẻ con sẽ đương nhiên vào nước thiên đàng. 12. So sánh với cách giải Kinh của người khác: Nếu chỉ có rất ít người đồng quan điểm với bạn, có lẽ bạn đã sai ở một điểm nào đó. Nếu lời giải kinh của bạn hợp lý, nhiều nhà giải kinh sẽ đồng quan điểm với bạn. Tuy nhiên, đây cũng không phải là thẩm quyền tối hậu. 13. Không đi quá xa cũng không cắt bớt: Không đi quá xa những gì Kinh Thánh không nói, hoặc cắt bớt những gì đoạn Kinh Thánh chứa đựng. Thí dụ: Nếu chúng ta thêm sự xưng tội cần phải có nước mắt, tấm lòng tan vỡ. . . vào IGi1Ga 1:9 là đã đi xa hơn ý nghĩa câu Kinh Thánh. 14. Tập trung vào chủ đề:
  • 19. Phải tập trung vào những ý nào quan trọng liên quan trực tiếp đến chủ đề, dù mỗi phân đoạn Kinh Thánh đều có nhiều ý quan trọng. Thí dụ: Phi Pl 1:6 rất quan trọng , nhưng điều Phaolô chú trọng lại ở 1:5. 15. Phân biệt "mô tả" và "mạng lệnh": Mô tả là vẻ lại những gì đã xảy ra. Mô tả không xác nhận là tốt hay xấu. Trong khi mạng lệnh bắt buộc chúng ta thi hành. Thí dụ: Không làm theo sự mô tả về Salômôn nhiều vợ ! 16. Nguyên tắc phổ quát chứ không tìm trường hợp cá biệt: Cần tìm những nguyên tắc phổ quát luôn đúng trong mọi thời đại. Một số trường hợp cá biệt không thể áp dụng vào thời đại của chúng ta. Thí dụ: Đừng áp dụng Sáng 12 rằng mình phải vượt biên ra khỏi quê hương. 17. Sử dụng nhiều bản dịch Kinh Thánh khác nhau: Nhờ nhiều bản dịch chúng ta hiểu rõ ý nghĩa từ ngữ. Thí dụ GiGa 14:26 gọi Đức Thánh Linh là Đấng yên ủi (Đấng giúp đỡ, Đấng cố vấn, Đấng biện hộ, Đấng can thiệp. . . ). 18. Cân nhắc những bằng cớ để minh định lời giải Kinh: Giải Kinh giỏi phải biết rõ những điều thuận (pros) hay nghịch (cons) của tất cả những lời giải Kinh để tùy trường hợp mà chọn cách giải thích đúng nhất. Bằng chứng gồm: Từ vựng học, văn phạm, thần học, lịch sử, văn hóa. 19. Thẩm quyền Tân Ước hơn Cựu Ước: Tân Ước là khải thị cuối cùng của Đức Chúa Trời. Trong Tân Ước có sự ứng nghiệm các lời tiên tri trong Cựu Ước, và Tân Ước kết thúc những gì đã bắt đầu ở Cựu Ước. Thí dụ: Chúng ta không cần phải dâng sinh tế chuộc tội như Cựu Ước. . . - Tân Ước là căn bản của tín lý về Hội Thánh, Thiên đàng, Địa ngục, Đức Chúa Trời Ba ngôi, Sự tái lâm của Chúa Jesus. . . Vì thế, tín lý Cựu Ước phải ăn khớp với Tân Ước mới được chấp nhận. 20. Phải khiêm tốn và cầu nguyện khi giải Kinh: Sau cùng nhưng quan trọng nhất, muốn giải Kinh đúng, phải có tinh thần khiêm tốn và sự cầu nguyện tha thiết. Phải giải Kinh cẩn thận đầy đủ để hiểu đúng, áp dụng đúng và dạy đúng. V. KẾT LUẬN Bạn đã hiểu rõ phương pháp giải kinh và làm sao để trả lời đúng những câu hỏi chính của một phân đoạn Kinh Thánh. Tuy nhiên, đừng khăng khăng trung thành với kết luận của mình, vì khi bạn học Kinh Thánh nhiều hơn hoặc được học từ các giáo sư đầy thần quyền của Chúa, bạn có thể phải sửa lại kết luận trước đây. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta thiếu tự tin khi dạy Lời Chúa. Hãy khiêm tốn và cầu nguyện khi đi qua cẩn thận từng bước cần thiết của sự giải kinh và hãy nói điều Chúa muốn bạn phải nói.
  • 20. BÀI LÀM A. Trả lời hai câu hỏi vào phần đầu tập bài làm của bạn. 1. Giải kinh là gì? 2. Mục đích của phương pháp giải kinh là gì? B. Trả lời 3 bài tập vào phần thứ nhì tập bài làm của bạn. 1. Hãy đặt câu hỏi cho hai phân đoạn Kinh Thánh đã học là IPhi 1Pr 3:1-7 và NeNe 1:1-11. 2. Hãy thực hiện bốn bước đầu của tiến trình giải nghĩa Kinh Thánh cho hai phân đoạn trên: Tìm chủ đề, Kiểm tra chủ đề, Đối chiếu, Tài liệu phụ. 3. Hãy lượng giá và kết luận hai bài nghiên cứu trên của bạn. Hãy chọn những câu kết luận mà bạn cho là đúng nhất, so với nguyên ý của trước giả. Sau đó, hãy viết lời giải kinh của bạn bằng một đoạn ngắn. ÁP DỤNG Chúa Jesus phán : “Nếu các con trung tín giữ Lời Ta, các con mới thật là môn đệ của Ta” (GiGa 8:31) và "Ai đã thấy Ta tức là đã thấy Cha "(14:9). Người ta đang thấy gì nơi bạn ? Họ có thấy chân lý Phúc Âm của Chúa Jesus đang sống động trong bạn hay họ chỉ nghe miệng bạn giảng thôi ? - Để trả lời cho câu hỏi : "Bài giảng đã xong chưa ?", một người vừa bước ra nhà thờ trả lời rằng: "Chưa ! Vì bài giảng đã chấm dứt nhưng người đứng giảng chưa khởi sự thực hành !". - Xếp quyển Kinh Thánh lại trước khi thực hành là "chấm dứt trước khi bắt đầu". Kết quả là Kinh Thánh sẽ trở thành quyển sách xếp lại, không có lời hằng sống hữu ích. I. CHUẨN BỊ 1. Kỷ luật tâm linh: Học Kinh Thánh tự nó không phải là một kỷ luật máy móc bề ngoài mà là một kỷ luật tâm linh. Vì vậy, bạn cần có Đức Thánh Linh chỉ dạy liên tục, nên bạn phải dọn sạch lòng trước khi học. 2. Bắt đầu bằng sự thờ phượng Chúa: Hãy đọc đoạn Kinh Thánh bạn thích. Hãy cầu nguyện thật nhiều. Hãy xưng tội của mình để khỏi bị cản trở khi đến với Lời Chúa, đến với Chúa. II. QUAN SÁT VÀ GIẢI THÍCH ĐỐI CHIẾU VỚI ÁP DỤNG 1. Định nghĩa: Ap dụng là xác định chân lý hay nguyên tắc rút ra từ đoạn Kinh Thánh và đem áp dụng vào đời sống thường nhật của bạn. - Hãy xem đời sống bạn chịu ảnh hưởng bởi những chân lý đó như thế nào. 2. Mối liên hệ: Ap dụng hiện lên từ những khám phá do sự quan sát và giải thích mang lại. Hãy viết ra vài chân lý mà bạn khám phá được từ phân đoạn Kinh Thánh đang học để áp dụng vào đời sống bạn.
  • 21. 3. Nan đề khi áp dụng: . Henry Virkler nói rằng: Ap dụng Kinh Thánh là bước quan trọng chuyển đạt ý từ nhóm độc giả nguyên thủy xuống cho các thế hệ độc giả về sau. . . Vài trường hợp sự chuyển đạt rất khó vì bối cảnh văn hóa các thời đại khác nhau ( Td: Cái hôn thánh). - Martin Luther tóm lược việc áp dụng Kinh Thánh như sau: Nói về chân lý, thì đọc Kinh Thánh nhiều bao nhiêu cũng vẫn chưa đủ: Những gì bạn đọc thì chưa đầy đủ. Những gì bạn đọc đủ thì chưa hiểu đủ. Những gì bạn hiểu đủ thì chưa dạy hay. Những gì bạn dạy hay thì chưa thể sống đúng ! III. BỐN BƯỚC TRONG PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG Phương pháp áp dụng Kinh Thánh là nối liền khoảng thời gian giữa những việc xảy ra thời xưa vào thời đại chúng ta hôm nay. Phương pháp áp dụng Kinh Thánh là đem chân lý Đức Chúa Trời soi dẫn cho người xưa áp dụng vào thời nay, nhất là cho chính đời sống cá nhân chúng ta. 1. Bước 1: Tìm ra những chân lý của đoạn Kinh Thánh: Qua phương pháp giải nghĩa, bạn có thể nắm vững ý trước giả. Bây giờ là lúc bạn phải áp dụng những gì bạn hiểu bằng cách xác định chân lý liên quan đến đề tài của đoạn Kinh Thánh. a. Định nghĩa: "Chân lý" là định luật căn bản, giáo lý (doctrine), hay động cơ thúc đẩy. Hành động hay tánh tình chúng ta đều phải theo chân lý. Có người gọi chân lý là phương pháp ! b. Phân loại: Chân lý trong Kinh Thánh được trình bày theo hai cách: Hoặc là điều hiển nhiên rõ ràng (explicit truths). Hoặc là điều ngầm chứa (implicit truths). 1. Chân lý hiển nhiên: Được viết ra rõ ràng như xác định một sự kiện. Thí dụ: Đức Chúa Trời là tình yêu. 2. Chân lý ngấm ngầm: Đó là chân lý bị che dấu vì hoàn cảnh văn hóa hay vì sự mô tả các sự kiện. Vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ áp dụng như thế nào ? Thí dụ: Có nên có tài sản cộng đồng như Hội Thánh đầu tiên không ? . . . Trong trường hợp nầy, William Lincohn đặt ra hai câu hỏi : - Giáo lý đó có tính cách địa phương hay toàn cầu ? Thí dụ: Góp tài sản chung chỉ có ở tại Giêrusalem. - Giáo lý đó có giá trị tạm thời hay vĩnh viễn cho mọi thời đại ? Thí dụ: Đàn bà trùm đầu. Đàn bà phải yên lặng trong nhà thờ. c. Nguyên tắc áp dụng: Mọi chân lý trong Kinh Thánh phải được áp dụng, ngoại trừ khi Kinh Thánh hạn chế ( trong đoạn đó hay ở đoạn khác): - Trước giả hạn chế cho một nhóm người. Thí dụ : ICo1Cr 7:7 độc thân. - KinhThánh không nói rõ, nên không thể áp dụng cho mọi người. Thí dụ: Êlipha nói với Gióp về khôn ngoan của loài người, chứ không phải khôn ngoan của Đức Chúa Trời.
  • 22. - Do lý do lịch sử hay văn hóa. Thí dụ: Thoa bùn lên mắt người mù. Đây là việc của Chúa Jesus làm trong bối cảnh đó, chứ không phải ai cũng phải làm như thế. Hơn nữa, không phải ai cũng làm phép lạ. - Sự mặc khải tuần tự có thể hạn chế sự áp dụng của một số mạng lệnh trong Thánh Kinh. Thí dụ: Cong Cv 10:15 Chúa dạy Phierơ ăn những thức ăn Cựu Ước cho là không tinh sạch. - Thời hiện tại không áp dụng cho tương lai. Thời xưa không thể áp dụng cho thời nay. Thí dụ: ICo1Cr 7:26 chỉ áp dụng trong thời của Phaolô. ISa1Sm 15:3 chỉ áp dụng cho Saulơ trong thời điểm đó mà thôi. 2. Bước 2:Công thức hóa để áp dụng: - Mệnh lệnh, cấm đoán, hoàn cảnh hay đòi hỏi có tính cách tổng quát và áp dụng được thì sự áp dụng được thấy ngay trong đoạn Kinh Thánh đó. Bạn chỉ cần viết xuống đại ý chân lý, giáo lý mà thôi. Thí dụ: Tất cả chân lý, tín lý, giáo lý Chúa Jesus dạy đều có thể áp dụng bằng những hành động thích nghi. - Công thức hóa là xác định phải đáp ứng bằng cách nào cho thích nghi với chân lý. Nghĩa là phải tìm những hành động hay sự đáp ứng nào thực tế liên quan đến chân lý. - Thí dụ: Mat Mt 28:16-19. Chân lý là: Người ngoại được biến thành môn đệ từ mọi quốc gia, mọi dân tộc, mọi sắc tộc. Công thức áp dụng là: Hãy đi và đào tạo họ thành môn đệ, dù tôi là Cơ Đốc nhân mới hay cũ, giàu hay nghèo. . . 3. Bước 3: Ap dụng ngay vào đời sống: Để giáo lý trở thành một phần đời sống chúng ta, công thức áp dụng càng thực tế càng tốt. Ap dụng làm sao để có ảnh hưởng tốt trong tư tưởng, hành động, cách xử sự với tha nhân và với cả nền văn hóa của chúng ta. Để giúp bạn có óc sáng tạo về công thức áp dụng, hãy suy nghĩ về chính cuộc sống của bạn, xem nó như có nhiều mối liên hệ. Sau đó, hãy tự hỏi: Làm sao các công thức áp dụng của tôi có ảnh hưởng tốt trên các mối liên hệ ? Sau đây là các mối liên hệ : a. Đối với Chúa: Tín lý, giáo lý phải nắm lấy. Mệnh lệnh phải thi hành. Lời cảm tạ Chúa. Thách thức cần lưu ý. Lời hứa cần nắm lấy. Sự tương giao vui vẻ, phước hạnh. b. Đối với chính cá nhân mình: Tư tưởng hay lời nói cần xác định. Một hành động cần làm. Một gương tốt cần bắt chước. Một lỗi lầm cần tránh. Một thứ tự ưu tiên cần sửa đổi. Mục đích phải đạt được. Giá trị cá nhân cần gìn giữ. Tội lỗi cần phải từ bỏ. c. Đối với tha nhân: Chia xẻ lời chứng về Chúa. Khuyến khích họ thêm. Hoàn tất sự giúp đỡ. Xin họ tha lỗi. Tình bằng hữu cần nuôi dưỡng. Sự cổ võ cần làm. Chia xẻ gánh nặng. Lòng mến khách. tội lỗi cần bỏ. d. Đối với Satan: Ao giáp cần mặc. Chống lại cám dỗ. Mưu chước cần biết
  • 23. để tránh. Tội lỗi cần từ bỏ. . . 4. Bước 4: Thực hành phần áp dụng: a. Áp dụng vào đời sống bạn: Phải thực hành năm bước: 1. Lựa chọn điều áp dụng : Chúng ta không thể thực hiện hết công thức áp dụng cùng một lúc vì năng lực trải ra quá mỏng, khó kết quả. 2. Hoạch định sự thực hành: Sắp xếp các bước thực hành và ấn định một thời hạn chót (deadline) để thực hành. 3. Suy gẫm về chân lý: Để chân lý ngấm vào tâm hồn bạn. Chọn và học thuộc câu gốc quan trọng và cứ suy nghĩ về câu gốc ấy trong mọi lúc. 4. Thực hành chân lý bằng đức tin và lời cầu nguyện: Hãy cầu nguyện và tin Chúa ban quyền năng cho bạn để thực hành và làm ngay. 5. Lượng giá mức tiến triển của bạn: Bạn đã hoàn tất chưa ? Có cần làm lại không ? Nó trở thành thói quen chưa ? Trở ngại nào cần phải vượt thắng ? b. Bắt nhịp cầu áp dụng cho người khác: Phần đông chúng ta học Kinh Thánh để dạy lại cho người khác, chia xẻ cho người khác những gì chúng ta học được. - Có nhiều cách chia xẻ: Hoặc nói hay viết thành một bài để giải thích dòng tư tưởng, sự kiện trong đoạn Kinh Thánh liên hệ. - Một phương pháp hữu hiệu để soạn bài giảng hay bài dạy TCN là nên lập một "Dàn bài mở rộng"(expanded outline). - Dàn bài mở rộng gồm có 3 điều : 1. Tổng kết sự giải thích của bạn để người nghe có cái nhìn tổng quát về đề tài. 2. Chỉ rõ các phân đoạn có chứa chân lý, giáo lý. 3. Chỉ cho thấy sự liên hệ giữa các phân đoạn với nhau. Làm vậy để người nghe dễ hiểu ! Dù chỉ đọc phớt qua một lần, độc giả cũng nắm được các điểm chính, ý chính. - Sáu điểm cần nhớ khi soạn "Dàn bài mở rộng": 1. Viết câu Kinh Thánh tham chiếu, đề tài và mục đích lên đầu trang giấy. 2. Phân biệt rõ ý nào là ý chính, ý nào là ý phụ. 3. Kết hợp chặt chẽ chân lý vào từng ý chính, ý phụ. 4. Dùng ký hiệu chỉ sự liên lạc ý chính, ý phụ cũng như chân lý. . I. Số Lamã ( I, II, III, IV. . . ) A. Chữ Hoa ( A, B, C . . . ) 1. Số thường ( 1, 2, 3. . . ) a. Chữ thường ( a, b, c . . . . ) (1). Số thường trong ngoặc ( (1), (2). . . ) (a). Chữ thường trong ngoặc ( (a),(b). . ) 5. Bên dưới mỗi đề mục chính phải có ít nhất hai đề mục phụ :
  • 24. Thí dụ : I có A và B. A có 1 và 2. 1 có a nhỏ và b nhỏ . . . 6. Trước tiên phải viết nguyên chữ, sau đó mới có thể viết tắt. Thí dụ: GaGl 5:16-26 Đề tài: Bước đi với Thánh Linh giúp Cơ Đốc nhân khỏi thỏa mãn dục vọng xác thịt ! Mục đích: Để khuyến khích Cơ Đốc nhân tại Galati nhận thức rằng họ đã được Đức Thánh Linh hướng dẫn, nên không còn bị ràng buộc bởi Kinh luật. Khi được Đức Thánh Linh giải thoát khỏi Kinh luật thì họ sẽ chiến thắng dục vọng xác thịt ! I. CƠ ĐỐC NHÂN ĐƯỢC TỰ DO KHỎI KINH LUẬT. A. Cơ Đốc nhân kinh nghiệm xung đột nội tâm: l. Một bên là xác thịt. 2. Một bên là Thánh Linh. 3. Nghiêng qua Thánh Linh sẽ tránh dục vọng xác thịt. B. Cơ Đốc nhân chiến thắng xác thịt nếu được Thánh Linh dẫn dắt: 1. Cơ Đốc nhân tự biết mình đang bị ảnh hưởng xác thịt. 2. Cơ Đốc nhân phải biết mình đang chịu ảnh hưởng Thánh Linh C. Cơ Đốc nhân không còn bị ràng buộc với xác thịt. II. CƠ ĐỐC NHÂN PHẢI BƯỚC ĐI VỚI THÁNH LINH ! III. TÍN HỮU GALATI KHÔNG NÊN TÌM KIẾM HƯ DANH ! BÀI LÀM A. Trả lời câu hỏi vào phần đầu tập bài làm của bạn. 1. Cao điểm nhất của việc học Kinh Thánh là gì? Làm sao để thực hiện điều đó? B. Trả lời 6 bài tập vào phần thứ nhì tập bài làm của bạn. 1. Xin đọc 3 phân đoạn Kinh Thánh sau đây và cho biết sự quan trọng của áp dụng mà bạn học được từ ba phân đoạn đó: Mat Mt 7:24-27. GiGa 8:31- 33. Gia Gc 1:22-25. 2. Đọc kỹ bốn phần Kinh Thánh sau để xem câu, đoạn nào có chân lý hiển hiện hay ngấm ngầm. Nếu thấy chân lý hiển hiện, hãy viết ra: Thi Tv 122:1, Cong Cv 12:5-9, IICo 2Cr 12:8-10, LeLv 9:7. 3. Hãy viết íôăc tin ra là 5 chân lý, giáo lý trong hai phân đoạn Kinh Thánh đã học: IPhi 1Pr 3:1-7, NeNe 1:1-11. 4. Hãy viết lại công thức áp dụng cho hai phân đoạn Kinh Thánh ở bài tập 3. 5. Sau đây là 8 công thức áp dụng rút ra từ Mat Mt 28:16-20. Hảy sử dụng các điều vừa học để lượng giá: Công thức nào hay, công thức nào dở? Tại sao? a. Cơ Đốc nhân phải biết rằng đàn ông và đàn bà đều cần được đem vào
  • 25. Nước Đức Chúa Trời, và được chỉ dạy sống trong Nước ấy vì Chúa là Vua có đầy đủ thẩm quyền trên vũ trụ. b. Truyền giảng Tin Lành cho cả thế giới. c. Hãy thương yêu kẻ lân cận. d. Mục đích suốt đời của Cơ Đốc nhân là phải đi truyền đạo ở ngoại quốc. e. Tất cả quyền uy đều được giao cho Chúa Jesus. f. Công tác thánh của Cơ Đốc nhân là làm cho người ngoại đạo tin Chúa và cứu họ ra khỏi thế gian tội lỗi. g. Chúa Jesus hứa luôn ở cùng chúng ta, làm cho chúng ta được khuyến khích và mạnh dạn hơn khi đi truyền giảng trong thế gian. h. Mỗi Cơ Đốc nhân được Chúa chỉ thị biến người ngoại thành môn đệ Ngài. 6. Hãy nghiên cứu IPhi 1Pr 3:1-7 và viết ra hết những công thức áp dụng mà bạn tìm được. Phụ lục SINH VIÊN, CON CÁ và GIÁO SƯ AGASSIZ Giáo sư J. L. Agassiz (1807-1873) sinh tại Montier en Vuly, Thuỵ sĩ. Ông tốt nghiệp Đại học Zurich, Heidelberg và Munich. Ông đến Hoa kỳ năm 1846 và năm 1848 trở thành giáo sư sinh vật học và địa chất tại Havard. Vốn là nhà địa chất học, ông chứng tỏ rằng trước đây quả đất phần lớn đã bị băng hà bao phủ. Giáo sư Agassiz là một nhà tự nhiên học đã nghiên cứu nhiều loại sinh vật tại Âu châu cũng như Mỹ châu. Ông trở nên nổi tiếng nhờ công việc nghiên cứu các loại cá. Ông đã lập Viện Bảo tàng thiên nhiên tại Viện Đại học Havard. Ông thiết lập phòng thí nghiệm sinh vật tại đảo Buzzard, ngoài khơi vịnh thuộc bờ biển Massachusett để cung cấp một nơi nghiên cứu thú vật trong môi sinh tự nhiên của chúng. Giáo sư Agassiz không tin và đã chỉ trích thuyết tiến hoá của các giống vật của Darwin. Cách đây 15 năm tôi bào phòng thí nghiệm của giáo sư Agassiz và trình với ông rằng tôi là một sinh viên môn lịch sử thiên nhiên. Giáo sư Agassiz hỏi tôi vài điều về mục tiêu của tôi khi ghi danh học môn nầy, quá khứ tôi, tôi định làm gì với kiến thức học đươc và tôi có muốn học một chuyên ngành nào không? Tôi trả lời rằng tôi muốn học đầy đủ về sinh vật học và tôi định đi chuyên ngành về côn trùng. Giáo sư Agassiz hỏi: Khi nào anh muốn bắt đầu? Tôi trả lời: Ngay hôm nay. Giáo sư có vẻ hài lòng, ông ta hăng hái đáp: Tốt lắm. Ông lấy một bình lớn đựng vật thí nghiệm trong nước cồn vàng và bảo: Anh lấy con cá nầy, quan sát nó. Cá nầy được gọi là Haemulon. Rồi tôi sẽ hỏi xem anh quan sát được những gì. Ông rời phòng thí nghiệm, nhưng sau đó trở lại dặn dò và để lời chỉ dẫn về con cá. Không ai xứng đáng được gọi là một nhà tự nhiên học, nếu người ấy
  • 26. không biết chăm sóc vật thí nghiệm. Những ngày đầu tiên ấy không phải là những ngày của các cuộc triển lãm bình thí nghiệm. Tất cả những sinh viên khoa học tự nhiên đều nhớ những bình thí nghiệm ngắn cổ, cũ kỹ, đầy sáp, nút bị sâu bọ ăn mòn, đầy bụi bặm. Môn côn trùng học còn sạch sẽ hơn môn ngư học. Tuy vật, giáo sư không ngần ngại thò tay vào bình lấy cá, dù bình đầy côn trùng và tanh mùi cá. . . Tôi không giấu được cảm tưởng thất vọng vì chỉ quan sát con cá không có vẻ gì là côn trùng học cả. Các bạn tôi cũng rất khó chịu, vì dù xức nước hoa, tôi vẫn không thể đánh tan mùi tanh của cá trên người tôi! Sau mười phút, tôi đã xem tất cả những gì có thể xem thấy nơi con cá. Tôi đi tìm vị giáo sư của tôi, nhưng không gặp. Tôi lại trở về với con cá, nhìn chăm vào con cá câm của tôi. Nửa giờ, một giờ, hai giờ trôi qua, con cá trở nên nặng nề cho tôi! Tôi lật con cá qua, lật lại, xoay quanh, nhìn vào mặt nó. . . Tôi thật tuyệt vọng! Sau giờ ăn trưa, tôi trở lại phòng thí nghiệm. Giáo sư Agassiz đi vắng. Tôi lại lấy con cá trong bình ra và nhìn nó một cách chán nản. Tôi không được dùng kính lúp để quan sát, chỉ với đôi mắt, đôi tay và con cá. Tôi cảm thấy ngành học nầy giới hạn quá. Tôi thò tay vào miệng và cổ họng cá, xem răng cá có bén không. Tôi bắt đầu đếm vảy từng hàng nhưng rồi cho rằng việc nầy thật vô ích. Cuối cùng tôi chợt nghĩ ra một ý hay: Vẽ con cá. À, bây giờ tôi mới thấy thêm nhiều điểm lạ về con cá. Lúc ấy, giáo sư trở lại: “À, phải đấy! Cây bút chì là một vật tốt để quan sát. Tôi cũng vui thấy anh giữ cho cá ướt và cẩn thận đậy nút bình thí nghiệm”. Sau vài lời khen, ông hỏi tôi:”Con cá thế nào?”. Ông chăm chú nghe tôi kể lại cơ cấu các phần của con cá mà phần lớn tôi chưa biết tên là gì. Khi tôi kể xong, ông im lặng chờ tôi nói thêm nữa. Rồi ông bảo tôi: “Anh chưa quan sát kỹ lưỡng. Anh chưa thấy những phần hiển nhiên nhất của con cá. Quan sát nữa đi”. Rồi ông bỏ đi trong sự bàng hoàng của tôi. Tôi thật bất ngờ, chết điếng. Còn cái gì nữa nơi con cá chết tiệt nầy? Nhưng rồi tôi quyết tâm khám phá hết cái mới nầy đến cái lạ khác, cho đến khi tôi thấy lời phê bình của ông giáo sư là đúng. Buổi chiều hôm ấy qua nhanh. Vào cuối ngày, vị giáo sư hỏi tôi: “Anh đã quan sát kỹ chưa?”. Tôi trả lời: “Thưa giáo sư, chưa, nhưng tôi thấy trước đây tôi quan sát sơ sài quá”. Ông vội đáp: “Đó là điều gần như tốt nhất. Nhưng tôi chưa muốn nghe anh tường trình vội. Để con cái lại đây, anh về đi. Có lẽ anh sẽ sẵn sàng phúc đáp sáng mai. Tôi sẽ xem anh đã thấy gì nơi con cá trước khi anh tiếp tục quan sát nó!”. Sáng hôm sau, vị giáo sư chào hỏi tử tế, làm tôi yên tâm. Tôi hỏi giáo sư: “Có lẽ thầy nghĩ rằng con cá có hai mặt cân đối với từng cặp cơ quan
  • 27. chăng?”. Ông rất hài lòng: “Dĩ nhiên, dĩ nhiên”. Sau khi giáo sư giảng giải, rất hăng hái nhiệt tình về những điểm quan trọng, tôi làm bạo hỏi ông tôi phải làm gì nữa. Ông trả lời: “À, quan sát con cá”. Rồi ông lại rời phòng, bỏ lại tôi một mình với con cá. Khoảng một tiếng sau, ông trở lại nghe tôi tường trình về bản liệt kê tôi tìm được về con cá. Ông bảo:”Tốt lắm, tốt lắm, nhưng chưa đủ, hãy tiếp tục quan sát thêm!”. Thế là trong ba ngày liền, giáo sư bắt buộc tôi phải quan sát một con cá mà không đươc dùng một dụng cụ nào trợ giúp. Quan sát, quan sát. Đó là giáo huấn được lập đi lập lại. Qua ngày thứ tư, một con cá cùng nhóm được đặt bên ca7nh con cá thứ nhất. Tôi phải chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau. Thế rồi đến các con cá kế tiếp lần lượt để đầy bàn, đầy kệ cho đến khi cả họ cá được quan sát. . . Giáo sư Agassiz kết luận: “Đừng bao giờ hài lòng với sự quan sát. Sự kiện chỉ là những điều ngu ngốc cho đến khi chúng được nối kết với những định luật tổng quát”.