SlideShare a Scribd company logo
1 of 308
Những nguyên tắc lãnh đạo
Tác giả: John W. Kirkatrick
Giới Thiệu Môn học
Xin hoan nghênh bạn đến với môn lãnh đạo !
Được sống trong thời đại này quả là hào hứng ! Đang khi Hội Thánh đang tiến dần
đến thế kỷ 21 và đối diện với những thách thức cũng như những cơ hội mới. Có rất
ít quốc gia hoàn toàn đóng cửa đốivới Phúc Âm và hầu như ở khắp mọi nơi người
ta đang muốn tìm kiếm thực thể và chân lý. Nếu có bao giờ Hội Thánh từng được ở
trong một vị thế ảnh hưởng đến toàn thể các quốc gia cho Đấng Christ qua sự lãnh
đạo hữu hiệu, thì đó chính là lúc này.
Khởi từ thời Áp-ra-ham. Đức Chúa Trời đã và đang luôn luôn kêu gọi trang bị
những nhà lãnh đạo để thúc đẩy, linh cảm và làm cho Dân sự Ngài có đủ khả năng
để đối đầu với những thách thức trong thời đại của họ. Phương cách của Đức Chúa
Trời là dẫn dắt. lãnh đạo thông qua những công cụ là con người. Đã quá biết về sự
yếu đuối và mỏng manh của những người lãnh đạo là thế nào, có lẽ chúng ta la1y
làm lạ tại sao Đức Chúa Trời lại chọn một phương thức như vậy ! Nhưng sự chọn
lựa tối thượng của Ngài đã là như vậy để bày tỏ Lời Ngài và mở rộng vương quốc
Ngài qua những người nam, người nữ. Nếu không có những conngười như Môise,
Đêbôra, Đavít, Eâxơtê, Phierơ, Phaolô. Martin Luther. John Wesley, và đông đảo
những nhà lãnh đạo vĩ đại khác thì thử hỏi bạn có thể tưởng tượng ra câu chuyện
về chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời được không?
Ngày nay, chúng ta đang tiến đến những giới tuyến lớn lao cuối cùng của công tác
truyền giáo. Những bậc anh hùnh truyền giáo sẽ không còn là bóng dáng cô độc từ
thế giới phương Tây, lội bò qua những rừng rậm nóng bức với Kinh Thánh cầm
trên tay, tìm kiếm vài bộ tộc hư mất nào đó để truyền giáo. Đằng khác, họ sẽ là
những tín hữu kết ước từ mỗi một quốc gia, đi trên những vỉa hè của những thành
phố lớn trong thế giới này. Đến năm 2000 dân số thế giới sẽ trội hơn 6 tỷ người.
Trong số đó sẽ có hơn 80% sinh sống ở các thành phố.
Thật đáng kính sợ khi nhận biết rằng Đức Chúa Trời đã đang kêu gọi chính bạn dự
phần vào câu trả lời của Ngài đối với nhu cầu của thế giới này về Đấng Cứu Thế,
là Chúa Giêxu. Khi bạn nghiên cứu và thực hiện các nguyên tắc lãnh đạo trong
môn học này, tôi cầu xin Chúa cho bạn sẽ kinh nghiệm được sự tăng trưởng và
phát huy cá nhân vững vàng. Đức Chúa Trời đang tìm kiếm những người lãnh đạo,
là những người mà Ngài có thể giao phó trách nhiệm ở tại tuyến đầu trong những
điều Ngài sắp sửa thực hiện tại thời điểm hào hứng này. Vai trò mà Ngài dành cho
bạn là mỗi một phận sự cũng mang tính cách đòi hỏi và hứng thú như là những vai
trò đã giao phó cho những nhà tiền phong truyền giảng Phúc Âm vĩ đại đã khởi đầu
ở Phi châu, Á Châu và những quần đảo của Thái Bình Dương trong thế kỷ trước.
Bạn đã sẵn sàng bước vào cuộc phiêu lưu của đời sốngchưa?
Mô Tả Môn Học
Những nguyên tắc lãnh đạo ( CM 4182 Tín chỉ : 2 giờ)
Sự chọn lựa và phát triển những nhà lãnh đạo Cơ Đốc là một trong những thách
thức chính mà Hội Thánh phải đối diện khi tiến gần đến thế kỷ thứ 21. Môn học
này cung ứng cho các học viên một môn thần học hiện đại về sự lãnh đạo trong
tinh thần Cơ Đốc, Đơnvị 1 bàn luận về học thuyết, đường lối, và năng lực lãnh đạo
với những ứng dụng vào sự lãnh đạo Cơ Đốc. Đơn vị 2 trình bày sự lãnh đạo mang
tính phục vụ là một khuôn mẫu cho những nhà lãnh đạo Cơ Đốc và bao hàm những
nguyên tắc Kinh Thánh, những giá trị mấu chốt và những ưu điểm của các nhà lãnh
đạo phục vụ. Các bài nghiên cứu về những trường hợp trong Kinh Thánh biểu lộ
được những nguyên tắc lãnh đạo quan trọng là nội dung chính của đơn vị 3. Đơn vị
4 mang lại sự giúp đỡ thực tiễn bằng những chức năng lãnh đạo chính yếu : Tái
cung ứng những nhà lãnh đạo, thực hiện sự thay đổivề mặt tổ chức, hướng dẫn
những nhóm nhỏ, và đánh giá những mục tiêu lãnh đạo.
Những mục tiêu của Môn Học
Khi hoàn tất môn học này bạn sẽ có thể :
1. Trình bày được những đặc điểm của các lý thuyết, các đường lối lãnh đạo và
những nền tảng năng lực lãnh đạo.
2.Phát triển theo trí nhớ định nghĩa của Liton về sự lãnh đạo trong tinh thần Cơ
Đốc.
3. Giải thích được các phương diện mà trong đó định nghĩa của Liton về Sự Lãnh
Đạo theo tinh thần Cơ Đốc khác với các định nghĩa của người đời về những nhà
lãnh đạo.
4. Nhận rõ được ít nhất bốn đường lối lãnh đạo của các nhà lãnh đạo trong Kinh
Thánh.
5. Phân tíchđược các hoàn cảnh đã cho để quyết định nền tảng thẩm quyền thuộc
linh nào là phù hợp với mỗi một hoàn cảnh đó.
6. Ứng đụng được các nguyên tắc Thánh Kinh về Sự Lãnh Đạo trong tinh thần
phục vụ vào đời sống riêng tư và chức vụ của bạn.
7. Liên hệ cuộc sống riêng tư và chức vụ của bạn với những giá trị chủ chốt và
những ưu điểm của các nhà lãnh đạo trong tinh thần phục vụ.
8. Mô tả những nguyên tắc lãnh đạo đã được biểu lộ qua đường lối lãnh đạo của
Nêhêmi, Phaolô và Banaba
9. Đánh giá những phương pháp huấn luyện người lãnh đạo của Chúa Giêxu được
kể là khuôn mẫu cho việc huấn luyện lãnh đạo ngày nay.
10. Giải thích khuôn mẫu thay đổitheo bốn bước có thể được dùng để đem lại sự
chuyển biến hữu hiệu trong một tổ chức Cơ Đốc như thế nào.
11. Hướng dẫn một nhóm nhỏ theo những nguyên tắc đã cho.
12. Bàn luận về các phương cách để các nhà lãnh đạo xuất sắc có thể được nhận ra
và phát huy.
13. Hiểu rõ và áp dụng được những nguyên tắc có liên quan tới việc phát huy và
đạt đến các mục tiêu chức vụ của bạn.
14. Trình bày đường lối lãnh đạo của riêng bạn và đánh giá đường lối đó các từ
ngữ của những vị trí lãnh đạo theo tinh thần Thánh Kinh
15. Chỉ rõ được những phương cách nào từ các khái niệm đã được biết nhờ nghiên
cứu môn học này sẽ góp phần vào sự lãnh đạo trong môi trường phục vụ của riêng
bạn.
Các sách giáo khoa
Bạn sẽ dùng sách giáo khoa Nghiên cứu độc lập : “ Các nguyên tắc Lãnh đạo” của
John W. Kirkpatrick làm sách giáo khoa và sách hướng dẫn nghiên cứu cho môn
học. Kinh Thánh là cuốn sách duy nhất khác mà bạn cần có.
Thời gian học
Chúng tôi đề nghị bạn nên có một giờ học đều đặn nhứt định. Dĩ nhiên là bạn có
thể tận dụng những giờ rãnh để học,nhưng không thể thay thế được một thời giờ
học tập thường xuyên. Hãy cố gắng hoàn tất ít nhất một bài mỗi tuần.
Trong một lớp thường phải đề ra hai hoặc ba buổi học dành cho mỗi bài. Nếu bạn
tự học, có lẽ bạn phải cần từ ba đến sáu giờ cho một bài học.
Thời gian thực sự bạn cho mỗi bài học tùy thuộc một phần vào Kiến thức của bạn
về chủ đề và tùy thuộc vào học lực của bạn trước khi bắt đầu môn học.
Thời gian học còn tùy thuộc vào tầm rộng của bài học mà bạn muốn nhắm đến và
muốn phát huy kỹ năng cần thiết cho việc tự học. Hãy hoạch định thời biểu học tập
của bạn sao cho bạn có thể đủ thời giờ thâu đạt được các mục tiêu do tác giả môn
học đề ra cũng như những mục tiêu của riêng bạn.
Các phương pháp học tập
Đọc cẩn thận các lời chỉ dẫn về các phương pháp học tập đã có ghi trong tập học
viên của bạn. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ chương trình ICI muốn bạn học bài thế
nào. Oân tập theo từng nhóm bài học để đánh giá tiến bộ qua mỗi đơn vị và chuẩn
bị cho kỳ thi cuốikhóa bao gồm tất cả các bài học. Nếu bạn không thường xuyên
học theo như ICI đã chỉ dẫn thì bạn sẽ chuyển đổicác phương pháp học tập của
bạn thế nào cho đạt được thành quá cao nhất qua môn học.
Nếu bạn tự học môn học này thì tất cả các bài tập của bạn, ngoại trừ bài thi cuối
khóa đều có thể hoàn tất qua đường bưu chính. Mặc dầu ICI đã soạn thảo môn học
này để bạn có thể tự học một mình, bạn có thể cùng học bài học này trong một lớp
hay một nhóm nhỏ. Trong trường hợp đó, nhân viên phụ trách hướng dẫn sẽ giúp
bạn những lời chỉ dẫn thêm. Hãy theo sát những lời chỉ dẫn này.
Cơ cấu bài học và cách học .
Mỗi bài học gồm có : 1) Tựa đề bài học, 2) Lời mở đầu, 3) Dàn bài, 4) Những mục
tiêu của bài học, 5) Các hoạt động học tập, 6) Những từ ngữ theo chốt, 7) Phần
khai triển bài học với các câu hỏi nghiên cứu, 8) Bài kiểm tra, 9) Phần trả lời các
câu hỏi.
Dàn bài và các mục tiêu sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quát về đề tài, giúp bạn
tập trung chú ý vào những điểm quan trọng nhất khi bạn nghiên cứu và giúp cho
biết bạn cần phải học điều gì. Phần triển khai bài học sẽ giúp nghiên cứu thấu suốt
các vấn đề một cách dễ dàng. Bằng cách nghiên cứu bài học theo từng phần nhỏ,
bạn sẽ tận dụng được những khoảng thời gian ngắn để nghiên cứu bất cứ lúc nào
bạn có thì giờ, thay vì phải chờ đợi cho tới khi bạn có đủ thì giờ để học toàn bộ bài
học một lúc. Những lời giải thích các bài tập và các câu trả lời đều đã được soạn
thảo để giúp bạn đạt được các mục tiêu của bài học.
Hầu hết các câu hỏi nghiên cứu trong phần khai triển bài học đều có thể được trả
lời đầy đủ trong các khoảng trống chừa sẵn trong sáchgiáo khoa nghiên cứu độc
lập này của bạn. Một số câu khác đòihỏi phải có vở ghi chép riêng để trả lời. Khi
viết câu trả lời vào vở, bạn cần ghi rõ số thứ tự và trả lời. Khi viết câu trả lời vào
vở, bạn cần ghi rõ thứ tự và tựa đề của bài học theo đúng số thứ tự câu hỏi trong
sách. Điều này sẽ giúp bạn trong việc ôn tập để đánh giá tiến bộ theo đúng từng
đơn vị.
Đừng bao giờ xem câu trả lời trước, hãy chờ đến khi bạn đã làm xong câu trả lời.
Nếu bạn đã có câu trả lời riêng của mình trước, bạn sẽ nhớ bài học kỹ hơn. Sau khi
bạn đã hoàn tất mỗi câu hỏi nghiên cứu, hãy kiểm tra lại câu trả lời bằng phần giải
đáp được cho ở cuối bài học, rồi sửa lại những lời sai nếu có.
Những câu hỏi nghiên cứu này rất quan trọng, vì chúng sẽ giúp bạn phát huy và cải
thiện được sự hiểu biết cũng như sự hầu việc Chúa của bạn. Những công tác đề
nghị cũng sẽ giúp bạn sử dụng các kiến thức theo những phương hướng thực tiễn.
Tài liệu dành cho học viên
Tập tài liệu dành cho học viên mà bạn nhận được kèm theo bài học này gồm có
những lời chỉ dẫn để làm bài đánh giá tiến bộ theo từng đơn vị và làm bài thi cuối
khóa. Tập học viên cũng có câu trả lời cho các bài kiểm tra, bài đánh giá tiến bộ
theo từng đơn vị và các bảng trả lời cùng các mẫu biểu quan trọng khác. Hãy dùng
bảng liệt kê trên trang bìatập học viên để xác định những tài liệu nào bạn phải để
trình cho nhân viên hướng dẫn của bạn và khi nào phải nộp.
Các phần đánh giá tiến bộ từng đơn vị và bài thi cuối khóa
Mặc dầu điểm trả lời của các câu hỏi nghiên cứu của bài học kiểm tra và những
đánh giá tiến bộ theo từng đơn vị sẽ không tính vào điểm của khóa học, bạn vẫn
cần gửi các bảng trả lời phần đánh giá tiến bộ từng đơn vị của bạn về cho người
hướng dẫn để sửa chữa và có những đề nghị cho bài làm của bạn. Sau đó bạn có
thể xem lại các tài liệu trong sách giáo khoa nghiên cứu độc lập cũng như Kinh
Thánh của bạn về những điểm bạn thấy khó. Việc ôn lại các mục tiêu bàn học, bài
kiểm tra và các bài đánh giá tiến bộ từng đơn vị sẽ giúp bạn chuẩn bị kỳ thi cuối
khóa.
Chứng chỉ cho môn học này
Để nhận được chứng chỉ của ICI cho môn học này, bạn phải trải qua kỳ thi cuối
khóa. Bài thi này phải được viết trước sự hiện diện của một giám thị kỳ thi được
ICI thừa nhận. Vì chúng tôi có các giám thị ở nhiều quốc gia nên có lẽ bạn sẽ dễ
dàng tiếp xúc với một nhân viên tại địa phương của bạn. Hướng dẫn viên của bạn
sẽ giúp bạn thêm chi tiết.
Môn học này cũng có thể được dùng chỉ vì lợi íchthực tiễn của nó mà không cần
lấy chứng chỉ. Trong trường hợp này, bạn không cần phải gởi nộp các bài làm và
cũng không cần thi cuối khóa. Việc nghiên cứu môn học này sẽ làm phong phú
thêm cho cuộc sống của bạn cho dầu bạn có muốn lấy chứng chỉ hay không.
Chứng chỉ qua kỳ thi
Bạn có thể nhận được chứng chỉ của môn học này mà không cần nghiên cứu các tài
liệu của môn học. Điều này có thể thực hiện được nếu bạn vượt qua các bài thi cuối
khóa. Tuy nhiên, vì các bài tập và các bài kiểm tra của sách giáo khoa nghiên cứu
độc lập này được soạn thảo để chuẩn bị bạn cho bài thi cuốikhóa nên có lẽ bạn cần
nghiên cứu các tài liệu này. Hãy hỏi ý kiến Giám đốc ICI Quốc gia của bạn để biết
thêm chi tiết.
Xếp hạng cuối khóa
Việc xếp hạng cho bạn được dựa trên kỳ thi cuối khóa có sự giám sát của Giám thị.
Thang điểm của bạn sẽ được xếp hạng như sau :
90- 100 % là hạng ưu; 80 - 89 % là trên trung bình ; 70 - 79 % là trung bình. Hạng
ưu là không được nhận chứng chỉ, hạng NC là không hoàn tất trong thời gian qui
định; và hạng W là hủy bỏ.
Chuyên viên soạnnội dung , Sách giáo khoa nghiên cứu độc lập
Tiến sĩ John W. Kirkpatrich đã dựa trên kiến thức chuyên môn cũng như kinh
nghiệm thực tiễn trong chức vụ của ông để viết ra sáchhọc này. Ông đã phục vụ
trong cương vị Mục sư từ năm 1978 và hiện đang là Mục sưb trưởng của Hội
Thánh Báp Tít Royal Oak tại Auckland, Tân Tây Lan. Ông đã và đang hướng dẫn
các khóa hội thảo sinh viên về lãnh đạo và thi hành chức vụ tại Uùc Châu. Hoa Kỳ,
Phi Châu và Aâu Châu. Hiện nay, ông có liên quan trong sự phát triển của các
chương trình huấn luyện lãnh đạo bao gồm việc huấn luyện các nhà lãnh đạo
không chuyên thông qua các khóa học hàm thụ.
Tiến sĩ Kirkpatrich đã tiếp nhận học vị cử nhân Thần khoa từ Đại học Thần đạo
Melbourne năm 1977. Vào năm 1987 ông đã nhận học vị Cao học của Missilogy
và năm 1988 học vị Tiến sĩ của Missilogy từ Chủng viện Thần học Fuller.
Nhân viên hướng dẫn ICI của bạn
Người hướng dẫn ICI của bạn sẽ rất vui và sẵn lòng giúp đỡ bạn bằng bất cứ cách
nào có thể được. Hãy hỏi người hướng dẫn bất cứ thắc mắc nào bạn có thể có về
việc sắp xếp kỳ thi cuối khóa. Phải bảo đảm dành đủ thì giờ để những kế hoạch có
thể được lập một cách phù hợp cho việc học. Nếu có nhiều người cũng muốn học
bài học chung với nhau, hãy yêu cầu người hướng dẫn để có sự sắp xếp đặc biệt
cho việc học theo nhóm.
Nguyện Đức Chúa Trời ban phước cho bạn khi bạn bắt đầu nghiên cứu “ Các
nguyên tắc lãnh đạo”. Mong rằng nó sẽ làm phong phú thêm cho cuộc sốngvà
chức vụ của bạn, sẽ giúp bạn làm trọn chức năng của mình trong thân thể Đấng
Christ một cách hữu hiệu hơn.
Từ ngữ lãnh đạo đã không thấy xuất hiện trong Anh ngữ cho đến khoảng 1800 mới
có.Tuynhiên cuốn từ điển Oxford bằng Anh Ngữ xuất bản năm 1933 cho biết rằng
từ ngữ người lãnh đạo đã xuất hiện rất sớm vào năm 1300, trải qua nhiều năm có
các định nghĩa và học thuyết về lãnh đạo đã được trình bày. Trong đơn vị bài học
này chúng ta sẽ xem xét một vài sự nghiên cứu của người đời về học thuyết, đường
lối lãnh đạo và áp dụng vào một định nghĩa của Cơ Đốc Giáo về sự lãnh đạo.
Chúng ta sẽ thấy rằng đường lối lãnh đạo phải phù hợp với toàn thể bối cảnh và
mức độ trưởng thành của những người đi theo sự lãnh đạo đó. Rồichúng ta sẽ xem
xét nhiều nền tảng uy quyền lãnh đạo khác nhau đã được mô tả trong sự nghiên
cứu của người đời và cách chúng ta có liên quan đến uy quyền lãnh đạo thuộc linh
như thế nà .Những nghiên cứu này sẽ đem lại cho chúng ta một nền tảng tốt để
hiểu biết các nguyên tắc lãnh đạo Cơ Đốc .
GIỚI THIỆU VỀ HỌC THUYẾT LÃNH ĐẠO
Làm thế nào để một người có thể trở thành một nhà lãnh đạo? Những nhà lãnh đạo
lỗi lạc như Môise, Giôsuê, Nêhêmi và Phaolô có điểm giống nhau nào không?
Những nhà lãnh đạo Cơ Đốc là do được đào tạo hay bẩm sinh? Có phải tài lãnh
đạo là một ơn từ thuộc linh không? Đây là những câu hỏi tiêu biểu thường được
những nhà lãnh đạo Cơ Đốc còn tiềm ẩn và là điều chúng ta sẽ cùng bàn luận trong
môn học này.
Việc tìm kiếm những nhà lãnh đạo hữu hiệu không chỉ là mối lưu tâm của các Cơ
Đốc Nhân mà cũng là mối lưu tâm của các tổ chức của người đời cũng như của các
nhà khoa học xã hội. Một nhà doanh nghiệp quốc tế đã tóm tắc các quan điểm của
nhiều người bằng những chữ sau : “ Lãnh đạo đang trở thành một nghệ thuật thất
truyền”.
Nhiều cuộc nghiên cứu tìm tôi đã được tiến hành nhằm tìm ra những phương cách
thực tiễn để vượt qua sự lãnh đạo kém hiệu quả. Là những nhà lãnh đạo Cơ Đốc,
chúng ta không thể nào không quan tâm đến việc nghiên cứu này. Chúng ta phải
công nhận rằng có một số nguyên tắc lãnh đạo của người đời có thể rất hữu ích khi
đem dùng cho một bối cảnh Cơ đốc. Mỗi một hiểu biết mới đều hữu dụng giúp
chúng ta có thể phát huy thêm những nhà lãnh đạo hữu hiệu hơn trong Hội Thánh.
Trong bài học này, chúng ta sẽ xem xét một vài học thuyết trong các cuộc nghiên
cứu về lãnh đạo của người đời để hiểu được các quan điểm cổ truyền. Chúng ta sẽ
đi từ “ Học thuyết Người Vĩ Đại” cổ xưa đến khuôn mặt “ lý tưởng” trong sự lãnh
đạo. Chúng ta sẽ so sánh học thuyết theo kiểu cố định với học thuyết lãnh đạo tùy
theo hoàn cảnh. Nền tảng này sẽ giúp chúng ta hình thành một định nghĩa cho sự
lãnh đạo Cơ Đốc.
Dàn bài
Những học thuyết lãnh đạo đầu tiên.
Những học thuyết về lối lãnh đạo
Học thuyết lãnh đạo theo hoàn cảnh
Một học thuyết lãnh đạo Cơ Đốc.
Những mục tiêu của bài học
Khi hoàn tất bài học này, bạn sẽ có thể :
Nêu được tên các học thuyết lãnh đạo đã bàn đến trong bài học này và mô tả được
những đặc điểm của mỗi học thuyết.
Nhận rõ được các học thuyết lãnh đạo của Stogdill, Blake và Mouton, Fiedler,
cũng như của Hersey và Blanchard.
Giải thích được mối liên quan giữa đường lối lãnh đạo theo khuôn mẫu lý tưởng
với các loại có khuynh hướng công việc và khuynh hướng về các mối liên hệ.
Phân tích định nghĩa của Clinton về một nhà lãnh đạo Cơ Đốc và giải thích nó
khác với các học thuyết lãnh đạo của người đời như thế nào.
Các hoạt động học tập
1. Hãy đọc phần giới thiệu của sách giáo khoa nghiên cứu độc lập này ( từ đây về
sau từ giáo khoa nghiên cứu độc lập này sẽ được viết tắc là SNĐ). Đặc biệt lưu ý
đến mục “ Cơ cấu bài học và cách học”. Mục này có những lời chỉ dẫn quan trọng
nhằm giúp bạn đạt được thành công trong môn học này. Hãy ghi nhận những mục
tiêu tổng quát của việc nghiên cùu môn học này. Tất cả những điều này đều quan
trọng, nhưng có lã có vài điều đặc biệt quan trọng đối với bạn. Hãy ghi những điều
đó vào vở ghi chép của bạn.
2.Hãy nghiên cứu dàn bài và các mục tiêu của bài học. Các điều này sẽ giúp bạn
nhận rõ các vấn đề bạn nên cố gắng để học khi nghiên cứu bài này.
3.Hãy đọc qua suốt phần khai triển bài học trong SNĐ này. Phải bảo đảm rằng bạn
đọc tất cả các câu Thánh Kinh liên hệ đã được cho, làm các bài tập theo yêu cầu và
kiểm lại các câu trả lời của bạn.
Chiếm ưu thế Giữa người với người Để cho làm tùy theo ý thích Khuynh hướng
Tùy theo hoàn cảnh nhiệm vụ Học thuyết Đặc trưng
Mục tiêu 1 : Chọn được những câu phát biểu đúng về Học Thuyết Vĩ Nhân và Học
Thuyết những đặc Trưng về Nhân Cách.
NHỮNG HỌC THUYẾT LÃNH ĐẠO ĐẦU TIÊN
Từ những năm 1960 nhiều cuộc nghiên cứu về Hội Thánh tăng trưởng đã được
thực hiện xác định lý do tại sao một số Hội Thánh phát triển trong khi một số khác
lại suy thoái. Theo đại đa số các trường hợp nghiên cứu về điểm khác nhau thuộc
về sự lãnh đạo Hội Thánh ! Đức Chúa Trời mong muốn bạn là một người lãnh đạo
có hiệu năng để đáp ứng được với những thách thức của thời đại có hiệu năng để
đáp ứng được với những thách thức của thời đại chúng ta là phải kiểm tra được
một khuôn mẫu lãnh đạo theo Thánh Kinh, là khuôn mẫu chúng ta có thể áp dụng
một cách phù hợp cho mọi nền văn hóa và là khuôn mẫu thực tiễn hoàn toàn. Một
khuôn mẫu lãnh đạo như thế có thể biến đổi chức vụ của bạn.
Theo như điều nhiều nhóm truyền thống và nhóm giáo phái đang khám phá thì các
khuôn mẫu của những thập kỷ trước hiện không cònphù hợp cho thế hệ này nữa.
Nhưng trong khi chúng ta đề nghị một học thuyết lãnh đạo Cơ Đốc phù hợp với
thời nay chúng ta cần tìm hiểu một số học thuyết trong những cuộc nghiên cứu đã
được thực hiện thuộc về huấn luyện lãnh đạo điều này sẽ giúp bạn hiểu được nhiều
từ ngữ và quan niệm căn bản về sự lãnh đạo mà chúng ta sẽ dùng đến trong viện
nghiên cứu của chúng ta.
Mục tiêu 2 : Phát biểu được lý thuyết gợi ý cho mỗi một nguồn gốc của sự lãnh
đạo bao gồm trong học thuyết Vĩ Nhân.
Học Thuyết Vĩ Nhân.
Những trang sử chứa đựng đầy dẫy danh tánh của những nhà lãnh đạo xuất sắc
trong thời quá khứ chẳng hạn như Sêsa, Napôlêông, Alécxanđơ Đại Đế và Găngđi.
Bắt đầu sang thế kỷ 20, những nhà lãnh đạo đã được nghĩ đến như những cá nhân
ngoại hạng. Những phẩm chất của họ đã được xét thấy là phải đến từ một trong hai
nguồn gốc này :
1. Sự thừa kế - họ đã được sinh ra với những phẩm chất ngoại hạng.
2. Những điều kiện xã hội - Thời điểm, nơi chốn, và hoàn cảnh đã làm cho họ
thành những nhà lãnh đạo.
Đó là chỗ bắt nguồn của câu hỏi quen thuộc : “ Các nhà lãnh đạo là do đã được đào
tạo nên hay do bẩm sinh?” Trong khi câu trả lời không hoàn toàn xác định, hầu
như nó cho rằng những người lãnh đạo là do bẩm sinh, nhưng họ rất cần những sự
huấn luyện, những kinh nghiệm, và cơ hội để đạt đến tiềm năng trọn vẹn của mình.
Quan niệm này dần dà được kể là Học Thuyết Vĩ Nhân và đã được chấp nhận rộng
rãi trong cả các học giả thế tục cũng như các học giả Cơ đốc. Các nhà nghiên cứu
của đời này đã bắt đầu nghiên cứu về người lãnh đạo quốc gia và quân sự nỗi tiếng
của thế giới; các học giả Thánh Kinh thì nghiên cứu cuộc đời của các nhà lãnh đạo
như Môise và Phaolô. Cả hai nhóm đều đã nhấn mạnh sự vĩ đại và độc đáo của
những đối tượng nghiên cứu mà mình đã chọn.
Tuy rằng Học Thuyết Vĩ Nhân có một số khuyết điểm, nó thực sự đã đem lại cho
chúng ta một bước tiến tích cực đến sự hiểu biết của chúng ta về lãnh đạo. Nó
nghiên cứu chú ý đến cả cuộc đời người lãnh đạo chứ không chỉ chú ý vào một vài
công việc lãnh đạo mà người đó đã thực hiện. Học thuyết này tìm cách thiết lập
những yếu tố đã làm cho những người lãnh đạo trở thành vĩ đại. Vì lý do này, nó
đã trở thành một cuộc nghiên cứu xuyên phá dẫn đến sự công bố về tiểu sử của
nhiều nhà lãnh đạo vĩ đại trong nhiều thập kỹ đã qua.
Dù sao, điều trở thành hiển nhiên đó là học thuyết này có giá trị rất giới hạn. Nó
không giúp cho sự phát triển lãnh đạo Cơ Đốc cân nhắc được có phải Môise đã là
một nhà lãnh đạo bởi vì những yếu tố di truyền hay là bởi vì nền giáo dục trong
cung điện Aicập mà ông đã nhận lãnh ! Sự nghiên cứu cần phải được xác định rõ
ràng hơn. Cho nên những nhà nghiên cứu chuyển sang một học thuyết khác gọi là
Học Thuyết Những đặc trưng về Nhân Cách trong cố gắng nhằm xác định những
phẩm chất đặc biệt của người lãnh đạo, là điều làm cho người lãnh đạo khác với
một người đi theo mình.
1. Trong Học Thuyết Vĩ Nhân, lý thuyết nào được gợi ý tương ứng với mỗi nguồn
gốc lãnh đạo sau :
a. Sự thừa kế
b. Những điều kiện Xã Hội.
Mục tiêu 3 : Giải thích được các khuyết điểm của Học Thuyết Những Đặc Trưng
về Nhân Cách.
Học Thuyết Những Đặc Trưng về Nhân Cách.
Trong những năm 1940 công cuộc nghiên cứu về lãnh đạo được tập trung vào
những nét đặc trưng về nhân cách. Sự lưu tâm đã chuyển từ chỗ người lãnh đạo đã
thuộc hạng người nào sang sự nghiên cứu những đặc trưng về cá tính được thấy có
trong những nhà lãnh đạo thành công.
Trong năm 1948, R.M.Stogdill xuất bản một bài báo đã được hoan nghênh như
một bước tiến quan yếu trong học thuyết lãnh đạo. Phương pháp của Stogdill đó là
phân chia những nét đặc trưng tìm thấy trong những nhà lãnh đạo hữu hiệu ra
thành sáu phạm trù rõ rệt. Các phạm trù đó là :
1. Những nét đặc tính về thể chất
2. Bối cảnh xã hội
3. Sự thông minh
4. Nhân cách
5. Những đặc điểm liên quan đến nhiệm vụ
6. Những đặc điểm xã hội.
Stogdill đã dùng nhiều năm sau đó cho việc nghiên cứu trong học thuyết này, mở
rộng và phát triển những khám phá trước đó của ông. Học thuyết này đã góp phần
íchlợi vào những công cuộc nghiên cứu về lãnh đạo. Nó đã chỉ định rõ một số nét
đặc trưng nào đó là luôn luôn đi kèm với sự lãnh đạo hữu hiệu. Nó cũng đã chỉ dẫn
cho những ngừi huấn luyện đâu là những kẻ cần được huấn luyện, và cũng đã minh
họa một số đặc điểm phận biệt được các nhà lãnh đạo với những kẻ đi kèm theo.
Tuy nhiên cũng đã có những nhược điểm nghiện trọng trong học thuyết này. Có ít
thành quả đã đạt được trong vie5c chọn những người lãnh đạo dựa trên nền tảng
những điểm đặc trưng. Phương pháp này đã bỏ qua mối quan hệ giữa người lãnh
đạo với những kẻ đi theo mình, và bối cảnh đã không được đưa vào xem xét. (
Chúng tôi dùng chữ bối cảnh để đề cập đến những hoàn cảnh chung quanh một sự
kiện.)
Một điểm khiếm khuyết nghiêm trọng khác là học thuyết đã tập trung vào một nền
văn hóa. Nó chỉ chú ý đến những nét đặc trưng thuộc văn hóa phương Tây, mà bỏ
sótcác nền văn hóa khác và hệ thống những nét đặc trưng mà các nền văn hóa đó
coitrọng.
Những nhà nhân chủng học đã cho chúng ta biết mỗi một nền văn hóa đều có
những quan điểm về thế giới độc đáo riêng của nó và rất khác biệt với nhau. Ví dụ
như ở tại Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ tính độc lập và tự tin được xem là những
phẩm cách tích cực và đáng phải có. Tuy nhiên, trong một vài nền văn hóa Châu
Phi và Châu Á, cũng chính những đức tính này lại bị xem là kém trưởng thành và
phần xã hội, khó hòa đồng. Không có nét đặc trưng về lãnh đạo nào mang tính phổ
thông để có thể đem áp dụng được một cách phù hợp cho mọi nền văn hóa.
Do nơi các khuyết điểm của Học Thuyết Những Đặc Trưng về Nhân Cách, các nhà
nghiên cứu học thuyết lãnh đạo đã chuyển sang sự khảo sát về những cách cư xử
trong lãnh đạo.
2. Hãy bày tỏ ba khuyết điểm của Học Thuyết Những Đặc Trưng về Nhân Cách:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
3. Một người hướng dẫn tổ chức Hội Thánh của bạn muốn gửi một bản liệt kê các
đặc điểm thuộc về sự lãnh đạo cho các Hội Thánh tại nhiều quốc gia để giúp họ
chọn lựa những nhà lãnh đạo hữu hiệu. Người hướng dẫn yêu cầu bạn cho một vài
lời gợi ý. Bạn sẽ nói gì?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
4. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG đề cập đến hai học thuyết lãnh
đạo đầu tiên được bàn luận trong phần này.
a. Hoàn cảnh của nhà lãnh đạo đã là một yếu tố quan trọng trong Học Thuyết Vĩ
Nhân.
b. Học Thuyết Những Đặc Trưng về Nhân Cách đã bày tỏ rằng nếu một người có
được vài đặc trưng nhất định nào đó, thì người này sẽ trở thành một nhà lãnh đạo
vĩ đại.
c. Những đặc trưng thuộc về Lãnh đạo đều là phổ thông.
d. Học thuyết Lãnh đạo vĩ nhân chú ý nhiều về sự hoạt động của một nguồn lãnh
đạo hơn là về bối cảnh của người ấy.
e. Một thế mạnh của học thuyết Đặc Trưng về Nhân cách là sự nhấn mạnh của nó
về mối tương quan giữa người lãnh đạo và những kẻ đi theo.
f. Công cuộc nghiên cứu của Stogdill đã không lưu ý đến bốicảnh mà trong đó một
lãnh đạo đã hành động.
g. Học thuyết Vĩ Nhân bày tỏ rằng những nhà lãnh đạo vừa là do bẩm sinh và cũng
vừa là được huấn luyện mà thành.
Mục tiêu 4 : Nhận rõ được các đặc điểm của các học thuyết về đường lối lãnh đạo
theo cách chung liên hệ đến nhiệm vụ và những người đi theo.
CÁC HỌC THUYẾT VỀ ĐƯỜNG LỐI LÃNH ĐẠO
Đường lối lãnh đạo đề cập đến phương cách một người lãnh đạo liên hệ đến những
kẻ đi theo mình và liên hệ đến những mục tiêu của nhóm. Các nhà nghiên cứu đã
khám phá ra rằng những nhà lãnh đạo thường được hướng theo một trong hai cách
sau : 1) Hướng về nhiệm vụ đặc trước họ, hoặc 2) Hướng về những mối liên hệ đối
với những kẻ theo họ.
Theo kiểu có khuynh hướng nhiệm vụ
Nếu những nhà lãnh đạo ưa thích tập trung vào việc đạt cho được những mục tiêu,
họ là những nhà lãnh đạo có khuynh hướng nhiệm vụ. Họ lưu tâm nhiều về nhựng
thành quả hơn là về những mối liên hệ giữa người với người. Những nhà lãnh đạo
chuyên quyền nói chung thường có khuynh hướng chỉ thị ( ra mệnh lệnh, yêu cầu),
thuyết phục, đề xướng ( ra quyết định), và chú về nhiệm vụ.
Theo kiểu có khuynh hướng về Những mối liên hệ.
Những nhà lãnh đạo nào có ý muốn hoạt động hỗ tương với người là những nhà
lãnh đạo có khuynh hướng liên hệ. Họ duy trì những mối liên hệ bằng hữu với
những kẻ đi theo và bày tỏ một sự quan tâm đến những người này như đối với
những cá nhân riêng biệt. Những nhà lãnh đạo này dễ thân cận và biết cách dùng
người, biết cư xử đối với mỗi người. Những nhà lãnh đạo Dân chủ được xem là có
tính ân điển, hỗ trợ, cố vấn ( sẵn sàng góp ý), và có khuynh hướng về những mối
liên hệ).
Theo kiểu để cho làm tùy theo ý thích ( laissezfaire)
Một nhóm người lãnh đạo thứ ba bao gồm những người phô bày rất ít hoặc không
theo một kiểu lãnh đạo nào cả. Những nhà lãnh đạo này thường là bị chỉ định vào
một vị trí lãnh đạo bởi vì thiếu người hoặc vì những người phục vụ khác không
muốn làm. Người lãnh đạo theo kiểu để cho mọi người làm theo tùy thích như vậy
thường tránh né ra quyết định, giấu mình đằng sau những công việc giấy tờ, không
đặt ra những mục tiêu rõ rệt nào, làm thất vọng những người đi theo mình. Thầy Tế
lễ Hê li có lẽ đã bị đặt vào dạng này bởi vì ông ta thiếu sự lãnh đạo trong việc
chuẩn bị các con trai của ông cho chức vụ tế lễ. Đức Chúa Trời đã bảo Samuên
khuyến cáo Hê li : “ Ta có báo trước rằng ta sẽ đoán xét nhà người đời đời ( vì cớ
tội lỗi người đã biết - theo bản NIV) vì người đã biết tánh nết quái gỡ của các con
trai mình, mà không cấm” (ISa1Sm 3:13).
5. Johan hướng dẫn nhóm học Kinh Thánh của thanh niên, nhóm lại mỗi tối Chúa
Nhật từ 7 giờ đến 8 giời 15. Anh ta không cho phép nhóm thảo luận, bởi vì quá
nhiều ý kiến xen vào có thể gây cho anh không trình bày được hết tất cả những
điểm chính của bài học. Bạn sẽ mô tả đường lối lãnh đạo của anh ta là như thế
nào?
..............................................................................................................................
Theo kiểu lý tưởng
Vào đầu những năm 1940 các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Tiểu bang Ohio do
không vừa ý với phương pháp của học thuyết Đặc Trưng, đã khai triển một đồ thị
để đo lường a) mức độ một nhà lãnh đạo bày tỏ sự quan tâm đến phúc lợi của
người khác và b) mức độ tầm quan trọng mà một nhà lãnh đạo gán cho sự hoàn
thành nhiệm vụ được giao cho nhóm. Qua những bảng câu hỏi và các cuộc phỏng
vấn, các nhà nghiên cứu đã có thể biểu thị trên đồ thị nầy kiểu lãnh đạo nào chiếm
ưu thế trong một người lãnh đạo.
Với sự đề xuất của dụng cụ nghiên cứu nầy sự chú tâm đã chuyển khỏi ý nghĩ về
lãnh đạo theo những từ ngữ của năng khiếu hoặc phẩm chất do một số người sở
hữu. Thay vào đó, những nhà nghiên cứu đã tập trung vào điều có thể thực hiện
được qua hoạt động lãnh đạo mà một vài cá nhân đã hứa hẹn.
Blake và Mouton (1964) đã đưa quan điểm nầy lên một bậc cao hơn và phác họa
một mạng lưới quản lý trong đó một nhà lãnh đạo có thể so sánh kiểu lãnh đạo của
mình với kiểu mẫu lý tưởng. Khuôn mẫu nầy đã tạo một giả thiết rằng bất cứ kiểu
lãnh đạo nào, kể cả một kiểu chiếm ưu thế trên hết, cũng có thể được sửa đổi cho
phù hợp với một hoàn cảnh riêng biệt nào đó. Balake và Mouton đã cho rằng kiểu
lý tưởng nầy có thể đạt đến được do bất cứ nhà lãnh đạo nào sẵn sàng để làm quân
bình sự nhấn mạnh giữa nhiệm vụ và conngười. Quan điểm nầy đã được chấp
nhận rộng rãi và hiện vẫn còn rất phổ biến trong giới kinh doanh. Một hình thức rất
đơn giản của mạng lưới quản lý nầy
Mạng lưới quản lý
Lưu tâm nhiều đến con người
C 9
O 8
N 7
N 6
G 5
Ư 4
Ơ 3
ít lưu tâm đến conngười
I 2
1
0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
NHIỆM VỤ
Ít lưu tâm đến nhiệm vụ
Lưu tâm nhiều đến nhiệm vụ
Kiểu lý tưởng được xem là đạt điểm 9.9. Điểm nầy được đánh dấu * trong đồ thị.
Như điều bạn có thể thấy, kiểu lãnh đạo nầy nhấn mạnh nhiều cả về những mối
liên hệ lẫn về nhiệm vụ trước mắt. Trong khi hầu hết các nhà lãnh đạo đều mạnh về
một phương diện và yếu kém về phương diện kia, khuôn mẫu nầy khích lệ các nhà
lãnh đạo phải vượt trội hơn trong cả hai phương diện.
6. Người lãnh đạo lý tưởng sẽ làm quân bình giữa
a) Sự quan tâm nhiều đến conngười với một khuynh hướng kém quan tâm đến
nhiệm vụ.
b) Khuynh hướng ít quan tâm đến nhiệm vụ với một sự kém quan tâm đến con
người.
c) Sự kém quan tâm đến con người với một khuynh hướng quan tâm nhiều đến
nhiệm vụ.
d) Khuynh hướng quan tâm nhiều đến nhiệm vụ với một sự quan tâm nhiều đến
con người.
7. Hãy xem xét hai loại chính trong các kiểu lãnh đạo. Viết chữ N vào khoảng
trống trước câu nào mô tả một nhà lãnh đạo có khuynh hướng nhiệm vụ ... Viết
chữ L nếu câu đó mô tả một nhà lãnh đạo có khuynh hướng về mối liên hệ.
....a. Là một nhà lãnh đạo chuyên quyền.
....b. Ưa chỉ thị và thuyết phục
....c. Là một nhà lãnh đạo dân chủ
....d. Sẵn sàng cố vấn cho những người đi theo.
....e. Tập trung vào các mục đích.
8. Hãy nối kết loại người lãnh đạo (bên phải) với mỗi câu mô tả# (bên trái)
...a. Là người có khuynh hướng nhiệm vụ 1) chuyên quyền
...b. Tránh ra quyết định 2) Dân chủ
...c. Ưa thuyết phục 3) Để cho làm tùy ý thích
...d. Là người có khuynh hướng về mối liên hệ
...e. Ân cần và hỗ trợ
...f. Không có mục đíchrõ ràng nào.
Mục tiêu 5 : Lựa chọn được từ các câu phát biểu được cho, câu nào là câu nhất trí
với những lý thuyết trình bày trong khuôn mẫu về lãnh đạo của Fiedler.
Đường lối cố định
Một khuôn mẫu lãnh đạo được xem là một trong các khuôn mẫu quan trọng nhất
của thế kỷ hai mươi, là khuôn mẫu đã do F.E. Fiedler phác thảo ( 1967). Khuôn
mẫu của ông đã đem lại sự bàn cãi và nghiên cứu đáng chú ý. Chúng ta có thể nhận
được một sự hiểu biết đơn giản về học thuyết phức tạp nầy bằng cách xem xét
những quan điểm chính của nó.
1. Khuôn mẫu lãnh đạo cho rằng một nhà lãnh đạo có một khuynh hướng cố định
hoặc về nhiệm vụ trước mắt hoặc về những quan hệ giữa người với người.
2. Đường lối lãnh đạo cố định tự nhiên nầy có thể đo lường được.
3. Sự hữu hiệu của một nhà lãnh đạo có thể tính toán được bằng cách so sánh
đường lối lãnh đạo tự nhiên của nhà lãnh đạo với các nhu cầu của những người đi
theo.
4. Một nhà lãnh đạo có khuynh hướng nhiệm vụ sẽ thực hiện công tác và điều động
nhóm hữu hiệu hơn cho dù có rất nhiều hoặc rất ít nhu cầu về những mối liên hệ
giữa người lãnh đạo và người đi theo.
5. Một nhà lãnh đạo có khuynh hướng về những mối liên hệ sẽ thực hiện công tác
tốt nhất khi chỉ có một mức độ nhu cầu trong liên hệ conngười trung bình hoặc
vừa phải.
Khuôn mẫu của Fiedler được trình bày ở hình 1.7. Hàng trên đề cập đến tầm quan
trọng của các mối liên hệ người với người giữa nhà lãnh đạo và những kẻ đi theo.
Hàng dưới đề cập đến kiễu mẫu đạo hữu hiệu nhất đối với bốicảnh riêng đó.
Hình 1. 2 cho thấy bối cảnh nào cần được áp dụng xứng hợp với một đường lối
lãnh đạo nào. Chúng ta sẽ giải thích khuôn mẫu này từ trái sang phải. Ở nơi nào
hoàn cảnh được thuận lợi ( rất gắn bó với mối liên hệ con người hơn là đốivới
nhiệu vụ), một nhà lãnh đạo có khuynh hướng nhiệm vụ là hữu hiệu nhất. Nơi nào
có hoàn cảnh trung bình ( có gắn bó với cả nhiệm vụ lẫn các mối liên hệ) thì một
nhà lãnh đạo có khuynh hướng về mối liên hệ hữu hiệu nhất. Cònở nơi nào hoàn
cảnh không thuận lợi ( rất ít gắn bó với mối liên hệ giữa con người gắn bó với
nhiệm vụ), thì một nhà lãnh đạo có khuynh hướng nhiệm vụ là có hiệu quả cao
nhất.
Hoàn cảnh không thuận lợi:
- Nhà lãnh đạo có khuynh hướng Nhiệm vụ
Hoàn cảnh trung bình:
- Nhà lãnh đạo có khuynh hướng về mối liên hệ
Hoàn cảnh thuận lợi:
- Nhà lãnh đạo có khuynh hướng Nhiệm vụ.
9. Sarah đã đến văn phòng truyền giáo với tiếng tăm được biết về cô là một người
cần cù siêng năng nhưng hơi lãnh đạm đốivới mọi người. Ban truyền giáo đã
nhanh chóng nhận ra khả năng của cô trong việc tổ chức văn phòng và thành đạt
được các mục tiêu. Trong vòng chỉ vài tháng, cô đã được đề bạt lên vị trí qủn lý
văn phòng chi nhánh những sản phẩm của văn phòng nầy trở nên được nổi tiếng,
nhưng những thành viên trong ban quản lý khám phá thấy Sarah không quan tâm
đến họ như những cá nhân riêng biệt. Một chi nhánh văn phòng khác đã nỗi tiếng
là về sự đầm ấm và chăm sóc lẫn nhau giữa các nhân viên ban quản lý, mặc dầu
sản phẩm của họ chỉ mức trung bình. Khi có nhu cầu cần một người quản lý mới
trong văn phòng chi nhánh thứ hai nầy. theo khuôn mẫu của Fiedler, phương án
nầy là đúng hay sai? Hãy giải thích cho câu trả lời của bạn.
Phương án này bởi vì .
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
10. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu NHẤT TRÍ với các lý thuyết trong
khuôn mẫu về lãnh đạo của Fiedler.
a. Một nhà lãnh đạo có thể học để trở nên thích nghi với mỗi một hoàn cảnh.
b. Bằng cách hiểu biết những nhu cầu của nhóm mà mình sẽ hướng dẫn, một người
có thể thấy trước được loại người lãnh đạo nào sẽ thành công.
c. Hoàn cảnh mà các thành viên trong nhóm sẽ được hướng dẫn có quan tâm nhiều
về những mối liên hệ là hoàn cảnh cần một nhà lãnh đạo có khuynh hướng nhiệm
vụ.
d. Nếu đường lối lãnh đạo riêng biệt của một nhà lãnh đạo không được hữu hiệu
trong một hoàn cảnh nào đó, nhà lãnh đạo đó nên chuyển sang một hoàn cảnh
khác.
Mục tiêu 6 : Định nghĩa được sự lãnh đạo theo hoàn cảnh và phân tích được một ví
dụ đã cho dựa theo học thuyết này.
HỌC THUYẾT LÃNH ĐẠO THEO HOÀN CẢNH
Học thuyết lãnh đạo theo hoàn cảnh không đồng ý với quan điểm của Blake và
Mouton cũng như quan điểm của Fiedler ở chỗ sự lãnh đạo bao gồm chỉ một loại
duy nhất. Học thuyết theo hoàn cảnh phát biểu rằng các nhà lãnh đạo được gọi là
hữu hiệu tùy theo mức độ mà họ có thể điều chỉnh đường lối lãnh đạo của họ sao
cho đáp ứng được các nhu cầu của những người đi theo. Theo học thuyết nầy thì
không hề có một đường lối lãnh đạo lý tưởng nào, và mỗi hoàn cảnh đều đòihỏi
một sự đáp ứng đặc biệt của người lãnh đạo. Những nhà lãnh đạo hữu hiệu đặt căn
bản cho sách lược hoặc đường lối của họ tùy theo mỗi một hoàn cảnh riêng biệt mà
họ phải đối diện.
Hersey và Blanchard là hai người ủng hộ hàng đầu cho học thuyết lãnh đạo theo
hoàn cảnh. Họ nhấn mạnh tầm quan trọng trong mối liên hệ giữa người lãnh đạo và
những kẻ đi theo, rồi họ còn đi xa hơn nữa. Khi cho rằng những người đi theo thực
ra là yếu tố quyết định nhất trong bất cứ một sự kiện lãnh đạo nào. Họ tuyên bố
rằng những người đi theo là quan trọng không chỉ vì những người nầy có thể chấp
nhận hoặc không chấp nhận người lãnh đạo;mà bởi vì là một số đông, họ thực sự
có thể quyết định người lãnh đạo có thể có loại quyền uy cá nhân nào.
Chúng ta có thể thấy trong Thánh Kinh một vài điều trong số những nguyên tắc
của việc điều chỉnh cách lãnh đạo của một người cho phù hợp với nhu cầu của
những kẻ đi theo. Ví dụ như Chúa Giêxu đã dùng một vài cách dạy dỗ khi Ngài
giảng Bài Giảng Trên Núi. Những người theo Chúa đã cảm mến Ngài và sứ điệp
của Ngài, họ muốn học được tất cả điều gì họ có thể học được nơi vị Thầy nầy.
(Mathiơ 5). Ngược lại, Chúa Giêxu đã dùng rất nhiều cách khác nhau khi Ngài quở
trách người Pharisi về tội giả hình của họ ( Mathiơ 23).
Chúng ta có thể tóm lại một lời rằng những nhà lãnh đạo đối xử với mỗi tình huống
( bốicảnh) và mỗi nhóm người đi theo một cách khác nhau. Họ chọn một phương
cách lãnh đạo nào phù hợp được cho cả hoàn cảnh lẫn cho những người đi theo.
11. Theo Hersey và Blanchard, điều gì là yếu tố quan trọng nhất trong mọi sự kiện
lãnh đạo?........................................................................................................
12. Sự lãnh đạo theo hoàn cảnh có nghĩa là nhà lãnh đạo có thể điều chỉnh đường
lối lãnh đạo sao cho đáp ứng được nhu cầu của mỗi một .................... riêng biệt và
............. ...............củangười ấy.
13. Mục sư Hansen đã có một chức vụ thành công trong# (một cộngđồng) hai
mươi năm, làm mục sư trong một nhà thờ thuộc một cộng đồng nông thôn nhỏ bé.
Khi ấy ông bắt đầu theo đuổimột thách thức mới và chuyển đến chức vụ mục sư
trong thành phố. Mặc dầu ông đã dùng chính đường lối lãnh đạo đã được chứng
thực trong chức vụ mục sư ở nơi trước đó. Mục sư Hansen đã bị yêu cầu phải từ
chức trong vòng chỉ có mười hai tháng. Bạn hãy nêu lên điều gì là nguyên nhân bất
bại của ông ta khi làm người lãnh đạo của Hội Thánh thành phố?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Mục tiêu 7 : Dựa trên định nghĩa của Clinton, hãy mô tả những phương diện và học
thuyết Lãnh đạo Cơ Đốc khác với những học thuyết lãnh đạo thế lực.
MỘT HỌC THUYẾT LÃNH ĐẠO CƠ ĐỐC
Chúng ta đã khảo sát một vài tư tưởng và sự phát triển chú yếu của học thuyết lãnh
đạo đã nảy sinh trong thế kỷ hai mươi. Tôihy vọng rằng bạn đã khám phá ra việc
phê bình này là bổ íchvà thấy rằng nó giúp mở rộng sự hiểu biết của bạn về sự
lãnh đạo. Hãy nhớ rằng những học thuyết nầy phần lớn đã tiến triển ở phương Tây.
Chắc chắn bạn sẽ đạt được nhiều sự hiểu biết ích lợi nữa trong việc khảo sát về
những phương cách lãnh đạo trong các nền văn hóa khác. Tuy nhiên, điều đó vượt
quá phạm vi của môn nghiên cứu riêng biệt nầy.
Một số người đã nhận thấy rằng càng có nhiều người cố gắng đinh nghĩa từ ngữ
lãnh đạo bao nhiêu thì lại càng có nhiều định nghĩa về lãnh đạo bấy nhiêu ! Lãnh
đạo là gì? Đâu là dấu hiệu của những người có mối ràng buộc với sự lãnh đạo?
Người ta trở nên bị lôi cuốn vào hoạt đong lãnh đạo như thế nào? Đây là một vài
câu hỏi trong số những câu hỏi mà các lãnh đạo tiềm ẩn thường hỏi.
Thực ra, từ ngữ Lãnh đạo là từ tương đối mới được thêm vào Anh ngữ. Từ ngữ
người lãnh đạo có nghĩa là những điều khác biệt với những con người khác. Dân
chúng ở trong một nền văn hóa có thể xem một người lãnh đạo là một người có
ảnh hưởng về tài chính. Tại một nơi khác, người ta có thể liên kết sự lãnh đạo với
những đảng chính trị. Một số khác có thể xem những người lãnh đạo của họ là
những người có số tuổi cao nhất. Thực ra, hầu như người ta chỉ có thể tìm thấy rất
ít điểm chung trong nhiều định nghĩa về lãnh đạo thuộc nền văn học thế tục lẫn văn
học Cơ Đốc, bởivì có rất nhiều cách nhìn về lãnh đạo. Lãnh đạo thực là một đề tài
phức tạp!.
Tuy nhiên, tôi tin rằng J.R.Clinton đã hình thành một định nghĩa rất hữu íchcho
các mục đíchtrong việc nghiên cứu của chúng ta ( 1984, trang 18). Ông mô tả một
người lãnh đạo trong bối cảnh của Thánh Kinh như sau ( Hình 1.3).
Một nhà LÃNH ĐẠO là một người nhờ khả năng Chúa ban và với một trách
nhiệm do Chúa giao để tạoẢNH HƯỞNG trên một nhóm người đặc biệt của Dân
sự Chúa nhắm vào những mục đíchcủa Chúa dành cho họ .
Định nghĩa này bắt đầu bằng cách tuyên bố một cách chính xác rằng mọi khả năng
lãnh đạo mà chúng ta sẽ đến từ Chúa. Nó được phản phát cho chúng ta qua Chúa
Thánh Linh ( xem Rôma 12; I Côrinhtô 12; Êphêsô 4; I Phierơ 4). Sự lãnh đạo
thuộc linh không chỉ là một khả năng tự nhiên mà chúng ta có thể sở hữu.
Đi kèm theo khả năng lãnh đạo được Chúa ban nầy là trách nhiệm phải sử dụng nó
cách khôn ngoan cho công việc Chúa. Các nhà lãnh đạo chịu trách nhiệm phải trả
lời với Chúa về cách họ thực hành những ơn tứ lãnh đạo của mình. Những tham
vọng và những dự án íchkỷ không được chiếm chỗ trong tấm lòngn của người
lãnh đạo Cơ đốc, các nhà lãnh đạo sẽ phải trình thưa lại, phải tính sổ về sự quản lý
các ơn tứ và các cơ hội của họ.
Mục tiêu của các nhà Lãnh đạo Cơ Đốc là thực hiện sự lãnh đạo để gây ảnh hưởng
trên dân sự Chúa nhằm hướng về sự hoàn thành chương trình của Ngài cho cuộc
đời họ. Lãnh đạo là tạo ảnh hưởng. Vậy thì rốt lại, một lãnh đạo hữu hiệu sẽ hướng
dẫn và gây ảnh hưởng trên những người đi theo nhắm về mục đíchcủa Đức Chúa
Trời đối với cả nhóm. Người lãnh đạo phải chống lại với cám dỗ muốn gây ảnh
hưởng khiến cho nhóm hướng về những tham vọng cá nhân của mình. Những
người đi theo luôn luôn phải được kể là người thuộc về Đức Chúa Trời; không bao
giờ được xem họ là thuộc về người lãnh đạo.
Các người lãnh đạo chịu trách nhiệm với Chúa về cách họ thực hành những ân tứ
lãnh đạo của họ.
14. Dựa trên định nghĩa của Cliton và phần bàn luận của chúng ta về định nghĩa
nầy, hãy giải thích những từ sau đây có liên hệ đến một nhà lãnh đạo Cơ Đốc như
thế nào :
a. Khả năng ( năng lực): ........................................................................................
b. Trách nhiệm ......................................................................................................
c. Aûnh hưởng .........................................................................................................
15. Những chữ nào trong định nghĩa của Clinton đề cập đến :
a. Khuynh hướng nhiệm vụ của người lãnh đạo?
...............................................................................................................................
b. Khuynh hướng về các mối liên hệ của người lãnh đạo?
...............................................................................................................................
16. Những phương cách lãnh đạo nào sau đây bạn cho rằng có thể dùng tốt nhất
cho định nghĩa về một người lãnh đạo Cơ đốc?
a. Cố định
b. Khuynh hứng nhiệm vụ
c. Khuynh hướng về mối liên hệ.
d. Để cho làm tùy theo ý thích.
e. Theo hoàn cảnh.
Đến đây, bạn đang bắt đầu thu nhận được một nhận thức thực tế hữu ích về học
thuyết lãnh đạo và có thể nhận ra những từ then chốt có liên quan đến đề tài. Trong
bài 2 chúng ta sẽ tiếp tục xây dựng trên điều bạn đã được học trong bài nầy khi
chúng ta xem xét các phương thức lãnh đạo.
Bài kiểm tra
Sau khi bạn đã ôn lại bài học, hãy làm Bài kiểm tra. Rồikiểm lại các câu trả lời của
bạn với phần trả lời chúng tôi đã cho trong tập học viên của bạn. Hãy ôn lại các
câu hỏi bạn trả lời chưa đúng.
CHỌN LỰA. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu trả lời nào đúng nhất cho mỗi
câu hỏi.
1. Học thuyết Vĩ Nhân sẽ trả lời thế nào đốivới câu hỏi : “Những người lãnh đạo
là do bẩm sinh hay là do được đào tạo nên”?
a) Họ là những nhà lãnh đạo bẩm sinh
b) Nhân cách của họ là điều khiến họ trở nên người lãnh đạo.
c) Họ không do bẩm sinh hoặc đào tạo, nhưng là những người lãnh đạo do được
chỉ định.
d) Họ bẩm sinh ( do thừa kế) và được đào tạo ( do những điều kiện xã hội) nên
những người lãnh đạo.
2. Học Thuyết Vĩ Nhân nhấn mạnh về
a) Những hoạt động đặc biệt của người lãnh đạo
b) Cuộc đời của người lãnh đạo.
c) Đường lối lãnh đạo của người lãnh đạo.
d) Những kẻ đi theo của người lãnh đạo.
3. Một trong các lý do khiến cho Học Thuyết Lãnh đạo Đặc trưng về Nhân cách trở
nên một Học Thuyết là bởi vì nó :
a) Đã chứng tỏ rằng bất cứ người nào có một nhân cách mạnh mẽ đều có thể học
để trở nên một người lãnh đạo giỏi.
b) Đã nhận rõ những đặc tính phân biệt những người lãnh đạo với những kẻ đi
theo.
c) Đã xác định rằng không có những nét đặc trưng lãnh đạo hữu hiệu nào bền vững
cả.
d) Đã bày tỏ rằng những nét đặc trưng lãnh đạo căn bản đều giống nhau trong mọi
nền văn hóa.
4. Các khuyết điểm của Học Thuyết Đặc Trưng về Nhân Cách bao gồm :
a) Sự cố gắng chứng tỏ rằng những người lãnh đạo là do bẩm sinh chứ không phải
do huấn luyện.
b) Sự bỏ sótkhông chú ý đến mối liên hệ giữa người lãnh đạo với nhũng kẻ đi
theo.
c) Đã xác định rằng đường lối của một người lãnh đạo là cố định.
d) Thất bại trong việc áp dụng các đặc điểm lãnh đạo vào nhiều nền văn hóa khác
nhau.
5. Một nữ giáo viên Trường Chúa Nhật dùng thì giờ trong lớp để trả lời cho các
thắc mắc liên quan đến đề tài quá nhiều đến nỗi cô ta thường phải tiếp tục dạy cùng
một bài học trong nhiều tuần lễ. Đường lối lãnh đạo của cô có thể được gọi là :
a) Để cho làm tùy theo ý thích
b) Chuyên quyền.
c) Có khuynh hướng về các mối liên hệ.
d) Có khuynh hướng nhiệm vụ.
6. Mục sư yêu cầu một trong những người trung tín của Hội Thánh góp phần phục
vụ làm trưởng công tác trợ giáo trong Hội Thánh. Ông nầy thực sự không muốn
làm, nhưng đã chấp nhận chỉ vì không muốn từ chối lời đề nghị của mục sư.
Đường lối lãnh đạo của ông tín đồ nầy có thể làm sẽ trở thành :
a) Để cho làm tùy theo ý thích.
b) Chuyên quyền
c) Có khuynh hướng về các mối liên hệ.
d) Có khuynh hướng nhiệm vụ.
7. Tất cả những điều sau đây là khuynh hướng của một nhà lãnh đạo chuyên
quyền, ngoại trừ :
a) Ưa chỉ thị ra lệnh
b) Hay thuyết phục
c) Có khuynh hướng nhiệm vụ
d) Có khuynh hướng về các mối liên hệ.
8. Một nhà lãnh đạo dân chủ có khuynh hướng.
a) Cố vấn
b) Hướng về nhiệm vụ
c) Làm cho thất vọng
d) Chỉ thị.
9. Đường lối lãnh đạo trong đó người lãnh đạo điều chính cho phù hợp với nhu cầu
của những người đi theo sẽ được gọi là :
a) Để cho làm theo ý thích.
b) Theo hoàn cảnh
c) Đường lối lãnh đạo cố định.
d) Có khuynh hướng về các mối liên hệ.
e) Có khuynh hướng nhiệm vụ.
10. Một trong những đặc điểm quan trọng của việc lãnh đạo theo hoàn cảnh là :
a) Nhà lãnh đạo không thể thay đổi đường lối lãnh đạo của mình.
b) Những người đi theo đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định hiệu quả
của người lãnh đạo.
c) Nhà lãnh đạo cần phải thay đổihoàn cảnh nếu đường lối lãnh đạo của mình
không phù hợp với bối cảnh.
d) Đường lối lãnh đạo của người lãnh đạo càng hữu hiệu hơn khi hoàn cảnh không
thuận lợi.
11. Mạng lưới quản lý của Blake và Mouton tạo ra giả thuyết rằng bất cứ người
lãnh đạo nào cũng có thể điều chỉnh đường lối lãnh đạo của mình để cho :
a) Có khuynh hướng về mối liên hệ nhiều hơn là khuynh hướng nhiệm vụ.
b) Có khuynh hướng nhiệm vụ nhiều hơn là khuynh hướng về các mối liên hệ.
c) Có ít khuynh hướng về các mối liên hệ khi nghiệm vụ là quan trong hơn những
người đi theo.
d) Ở mức độ cao trong cả khuynh hướng nhiệm vụ lẫn trong khuynh hướng về các
mối quan hệ nhằm có một sự lãnh đạo hữu hiệu nhất.
CHỌN MỘT TRONG HAI CÂU TRẢ LỜI
Hãy đọc cẩn thận lời chỉ dẫn và viết câu trả lời của bạn vào khoảng trống trước
mỗi câu hỏi.
13 -17. Hãy xem xét những quan điểm chủ yếu thuộc khuôn mẫu lãnh đạo
F.E.Fiedler. Sau đó viết chữ A vào khoảng trống trước mỗi câu nào là một trong
những quan điểm chủ yếu của ông. Viết chữ B nếu đó không phải là quan điểm
chính thuộc khuôn mẫu của Fiedler.
....13. Một nhà lãnh đạo là người hoặc có khuynh hướng nhiệm vụ hoặc có khuynh
hướng về các mối liên hệ.
....14. Trong một hoàn cảnh được cho trước, sự thành công của một nhà lãnh đạo
có thể được tiên đoán.
....15. Một nhà lãnh đạo có khuynh hướng về những mối liên hệ sẽ thực hiện công
tác tốt nhất khi có một sự quan tâm nhiều đến những mối liên hệ giữa vòng những
kẻ đi theo.
....16. Trong một hoàn cảnh có ít nhu cầu về mối liên hệ giữa người lãnh đạo và
người đi theo, một người lãnh đạo có khuynh hướng nhiệm vụ sẽ thực hiện công
tác tốt nhất.
a) Clinton b) Stogdill c) Hersey và Blanchard d) Blake và Mouton e) Fiedler
Phần trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu
Các câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu không được sắp xếp theo cùng một thứ tự
với các bài tập. Thứ tự đã bị đảo lộn để bạn sẽ không phải chớt nhìn thấy trước
phần trả lời cho câu hỏi kế tiếp của mình. Hãy tìm theo đúng số của câu trả lời mà
bạn cần, và cố gắng đứng xem câu trả lời trước khi làm bài tập.
1. a) Những nhà lãnh đạo được sinh ra với những đức tính ngoại bang sẵn có. b)
Thời gian, nơi chốn và hoàn cảnh đã làm cho một số người trở thành các nhà lãnh
đạo. 2. Nó không lưu ý đến mối liên hệ giữa người lãnh đạo và người đi theo. Nó
không quan tâm đến bốicảnh. Nó tập trung vào những nét đặc trưng lãnh đạo
thuộc văn hóa phương Tây.
3. Dựa trên những điều chúng ta đã biết được qua phần nầy, có lẽ bạn sẽ trả lời
rằng một bản liệt kê như vậy sẽ không giúp íchđược gì, bởi vì những nét đặc trưng
về lãnh đạo trong mỗi một nền Văn hóa không giống nhau. Điều được ngưỡng mô
trong nền văn hóa nầy có thể bị phản đốitrong bối cảnh văn hóa khác.
4. Các câu trả lời a. f. là những câu đúng.
5. Đường lối lãnh đạo của Johan là có khuynh hướng nhiệm vụ, lưu tâm nhiều đến
bài học hơn là lưu tâm đến các học viên.
6. d) Khuynh hướng quan tâm nhiều đến nhiệm vụ hoặc với một sự lưu tâm nhiều
đến conngười.
7. a. N
b. N
c. L
d. L
e. N
8.a.1) Chuyên quyền
b.3) Để cho làm tùy thích
c.1) Chuyên quyền
d.2) Dân chủ
e. 2) Dân chủ.
f. 3) Để cho làm tùy ý thích
9. Đúng hoàn cảnh phù hợp với phần cuối bên phải trong bảng bố trí của Fidler, là
phần cần một người lãnh đạo có khuynh hướng nhiệm vụ.
10. Câu a không phù hợp với những luận thuyết của Fiedler. Các câu b,c và d phù
hợp.
11. Những người đi theo.
12. Bối cảnh hoặc hành cảnh; những người đi theo.
13. Mục sư Hansen đã không xem xét những điều khác biệt giữa hai Hội Thánh.
Ông đã không điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh mới hoặc với nhu cầu của
những người đi theo mới mẻ thuộc trách nhiệm lãnh đạo của ông.
14. Theo lời riêng của bạn.
a) Năng lực của nhà lãnh đạo là ơn từ của Đức Chúa Trời, chứ không phải là một
điều tự nhiên mà có.
b) Trách nhiệm lãnh đạo của người ấy đã được Đức Chúa Trời giao phó và người
ấy có trách nhiệm phải hoàn tất.
c) Đức Chúa Trời đã chọn lực người lãnh đạo để người nầy tạo ảnh hưởng trên một
nhóm người nào đó hoàn thành những mục đíchcủa Chúa dành cho họ.
15. a) Trách nhiệm được Đức Chúa Trời giao phó; Những mục đíchcủa Đức Chúa
Trời.
b) Tạo ảnh hưởng trên một nhóm người đặc biệt nào đó thuộc dân sự Chúa.
16. e) Theo hoàn cảnh
CHỌN LỰA MỘT ĐƯỜNG LỐI LÃNH ĐẠO
Nếu bạn phải mô tả những đặc điểm của một nhà lãnh đạo Cơ Đốc trong một Hội
thánh hoặc một nhóm, có lẽ bạn sẽ nói nhà lãnh đạo nầy có một đường lối nào đó.
Hoặc giả bạn sẽ nói : “ Ông ấy lãnh đạo như một người ( hát đạo)”, hoặc : “ cô ấy
là một nhà huấn luyện giỏi”. Đây chắc chắn phải là một lối trả lời theo tự nhiên.
Thực ra, trong Kinh Thánh, chúng ta quan sát thấy nhiều điểm khác biệt rất rõ ràng
trong đường lối lãnh đạo của một vài nhân vật lỗi lạc mà qua họ Đức Chúa Trời đã
hành động. Mỗi một nhà lãnh đạo đều có đường lối lãnh đạo riêng biệt.
Trong bài 1 chúng ta đã khảo sát một số học thuyết có đề cập đến đường lối lãnh
đạo. Tại sao đây là điều quan trọng mà chúng ta phải nghiên cứu ? Nhiều cách trả
lời mau chóng nảy sinh trong trí. Phải chăng chúng ta không được Chúa ban cho
một khuôn mẫu lãnh đạo kèm theo với những ơn tứ thuộc linh sao? Hoặc giả có
phải đường lối lãnh đạo được quyết định bởi nhân cách của một người?
Hiểu biết những sự khác biệt trong các đường lối lãnh đạo là điều quan trọng đối
với bạn vì có ít nhất ba lý do sau : Trước hết là một người lãnh đạo, bạn chịu trách
nhiệm đối với Chúa về việc phải phát huy tối đa các khả năng của mình ( xem IITi
2Tm 2:15). Thứ hai, có thể lắm đường lối bạn hiện đang dùng không thực sự hữu
hiệu như điều bạn nghĩ. Thứ ba, nhờ hiểu biết nhiều đường lối lãnh đạo khác nhau,
bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc đánh giá đúng những nhà lãnh đạo có đường lối lãnh
đạo khác với bạn. Biết được phạm vi của các lối cư xử trong sự lãnh đạo cũng sẽ
giúp bạn chọncho mình một đường lối lãnh đạo Cơ Đốc tốt nhất cho mỗi một bối
cảnh.
Dàn bài
Định nghĩa của đường lối lãnh đạo
Phạm vi của cách cư xử trong lãnh đạo
Các nguyên tắc Lãnh đạo hữu hiệu.
Đường lối lãnh đạo và sự trưởng thành của người đi theo
Tìm ra đường lối Lãnh đạo của bạn
Những mục tiêu của bài học
Khi hoàn tất bài học này, bạn sẽ có thể :
Định nghĩa được đường lối của lãnh đạo.
Cho được những ví dụ của các đường lối lãnh đạo tùy theo phạm vi, cách cư xử
của chúng.
Bàn luận các nguyên tắc để tìm ra đường lối lãnh đạo hữu hiệu nhất cho bốicảnh
của bạn.
Giải thích mối liên quan giữa đường lối lãnh đạo và sự trưởng thành của người đi
theo.
Đánh giá được lối cư xử trong lãnh đạo của bạn và tìm ra được đường lối lãnh đạo
tốt nhất cho bạn.
Các hoạt động học tập
1. Tuân theo những lời chỉ dẫn đã cho trung phần “ các hoạt động học tập” của bài
1 để tiếp tục nghiên cứu bài nầy. Học qua bài học theo từng phần một, rồi trả lời
mỗi câu hỏi nghiên cứu trước khi xem câu giải đáp của chúng tôi.
2. Tìmnhững định nghĩa trong phần chú giải từ ngữ cho các từ then chốt nào lạ đối
với bạn. Việc hiểu rõ các từ then chốt sẽ giúp bạn nắm vững được các quan điểm
trình bày trong bài.
3. Hãy làm bài kiểm tra và so lại các câu trả lời của bạn với phần giải đáp trong
học tập viên.
Từ ngữ then chốt
Những dự tính Người phụ giúp Tính linh hoạt, tính dễ tha thứ Cứng rắn Quyền ưu
tiên, tiền lệ Có thể đoán được.
Phần khai triển bài học
Mục tiêu 1 : Áp dụng một định nghĩa về đường lối lãnh đạo vào những ví dụ được
cho.
ĐỊNH NGHĨA CỦA ĐƯỜNG LỐI LÃNH ĐẠO
Việc dùng từ đường lối để mô tả cách xử sự của một người lãnh đạo hiện đã là một
tiến triển tương đối mới của thế kỷ thứ 20. Một vài cuốn sách đã cố gắng để định
nghĩa đường lối lãnh đạo bằng cách trình bày một bảng liệt kê về các đường lối
phổ thông giữa vòng các nhà lãnh đạo. Một bang kiệt kê như vậy thường sẽ bao
gồm những từ ngữ như : có uy quyền, có ơn lãnh đạo, năng động, sẵn sàng giúp ý
kiến, ưa chỉ thị và có tính đốinghịch.
Quan niệm về người lãnh đạo sở hữu một đường lối lãnh đạo nào đó là quan niệm
đã được củng cố thêm nhờ ở chỗ chúng ta theo truyền thống đã được dạy phải xem
xét những gương mẫu lãnh đạo từ trong Kinh Thánh. Chúng ta đã được khích lệ để
“ can đảm như Đaniên”, để “ trở nên một người chiêu mộ như “ Anh rê” hoặc “ là
một người sáng suốt, có khải tượng như Giăng”. Bởi vì những đường lối nầy hàm
chứa có giá trị của Thánh Linh, và chúng được gợi ý làm những đường lối thích
hợp cho chúng ta theo.
Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh khi chỉ lựa chọn một nhãn hiệu để mô tả một đường lối
lãnh đạo đó là việc nầy bỏ sótmột yếu tố rất quan trọng trong việc lãnh đạo. Đây là
vấn đề chủ chốtvì không có người lãnh đạo nào mà lại theo một đường lối cố định,
không thay đổi. Mặc dù những nhà lãnh đạo, có thể được gọi là có một đường lối
chiếm ưu thế, nhưng tất cả các nhà lãnh đạo đều phải thay đổi một vài phần trong
phương cách lãnh đạo của mình. Họ cũng bày tỏ những nét đặc trưng cá nhân
thông thường khi thay đổi các phương pháp của họ. Họ là những người đàn ông và
những người đàn bà, không phải là những người máy !.
Lãnh đạo là một công việc mang tính năng động hơn là tính hoặc không thay đổi .
Cho nên sẽ hữu ích hơn cho chúng ta khi suy nghĩ về đường lối lãnh đạo của một
người rằng đó là một đường lối chiếm ưu thế nhất, chủ yếu nhất, và tiêu biểu mà
người lãnh đạo thực hành. Một nhà lãnh đạo không phải là một nhà lãnh đạo chỉ
bởi vì một hành động lãnh đạo riêng biệt chẳng hạn như lặn xuống một dòng sông
để cứu một em bé chết đuối. Một nhà lãnh đạo là một người chịu kết ước vào một
loạt những hành động lãnh đạo liên tục. Một nhà lãnh đạo là một người làm công
việc lãnh đạo ; cho nên chúng ta phải kết luận rằng lãnh đạo là một công việc mang
tính năng động hơn là một điều gì đó có tính cách tĩnh hoặc không thay đổi. Vì lý
do nầy, bất cứ một định nghĩa nào về đường lối lãnh đạo phải cho phép những sự
thay đổikhông thể tránh được trong những người lãnh đạo. Việc nghiên cứu có kết
quả nhất về đường lối chiếm ưu thế của một nhà lãnh đạo đó là khảo sát kiểu mẫu
hoặc lối cư xử lãnh đạo của người ấy trong một khoảng thời gian.
Chúng ta đã có thể tóm tắt phần này bằng cách bảo rằng đường lối lãnh đạo là một
khuôn mẫu kiên định mà người lãnh đạo dùng khi người ấy làm việc với người
khác và qua người khác. Khuôn mẫu này được bày tỏ trong một khoảng thời gian
và quen thuộc phần nào đối với những kẻ đi theo. Hãy nghĩ về đường lối lãnh đạo
như là một điều gì đó có tính năng động. Chúng ta sẽ trở lại với quan điểm hữu
dụng này trong suốt phần nghiên cứu về lãnh đạo của chúng ta.
1. Dựa trên định nghĩa của chúng ta về lãnh đạo, chúng ta có thể nhìn nhận câu nào
sau đây khi có người khích lệ chúng ta phải “ can đảm như Đaniên”.
a) Sự can đảm của Đaniên đã là một đường lối lãnh đạo không thay đổi.
b) Can đảm đã là một đường lối lãnh đạo chủ yếu của Đaniên.
c) Đường lối lãnh đạo can đảm của Đaniên đã đến từ một hành động lãnh đạo đơn
độc.
d) Can đảm trong lãnh đạo đã là một khuôn mẫu kiên định của Đaniên trong một
thời gian.
e) Hầu hết các nhà lãnh đạo trong thời Đaniên đã có cùng một đường lối lãnh đạo
can đảm.
2. Hãy giải thích bằng từ ngữ của bạn về ý nghĩa của câu phát biểu sau đây “lãnh
đạo là một côngviệc năng động”.
Mục tiêu 2 : Điền những cáchcư xử lãnh đạo đã được cho vào đồ biểu về đường
lối lãnh đạo sao cho đúng vào chỗ thích hợp của chúng trong đồ biểu
PHẠM VI CỦA CÁCH CƯ XỬ TRONG LÃNH ĐẠO
Để bắt đầu phần nghiên cứu này, chúng ta sẽ khảo sát một đồ biểu đơn giản (Hình
2.1) bày tỏ phạm vi của những cách cư xử lãnh đạo có thể sẵn có đối với một nhà
lãnh đạo. Hành động được ghi trong phần bên trái của đồ biểu là hành động tiêu
biểu của nhà lãnh đạo có một mức độ điều khiển cao trên những người đi theo.
Hành động bên phía cánh phải là tiêu biểu cho nhà lãnh đạo để cho những người đi
theo tự do quyết định.
QUYỀN UY
Mức độ người lãnh đạo dùng uy quyền trên những kẻ đi theo
Nhà lãnh đạo tuyên bố quyết định
Nhà lãnh đạo trình bày ý kiến
Nhà lãnh đạo mời gọi góp ý
Nhà lãnh đạo yêu cầu nhóm quyết định
Nhà lãnh đạo Theo ý kiến của nhóm
TỰ DO
Mức độ sự tự do dành cho những người đi theo
3. Hãy nêu tên những đường lối lãnh đạo chúng ta đã bàn luận trong bài 1 trùng
hợp với.
a. Phần ngoài cùng bên trái của đồ biểu : .............................................................
..........................................................................................................................
b. Phần ngoài cùng bên phải của đồ biểu : ...........................................................
c. Phần ở khoảng giữa của đồ biểu : .....................................................................
Mặc dù đồ biểu này rất đơn giản, nó bày tỏ được tầm khác biệt rộng rãi của những
đường lối lãnh đạo. Từ mức độ của những nhà lãnh đạo độc tài ( quyền uy) đến
những người chỉ giải quyết những việc phát sinh giữa vòng những kẻ đi theo (Tự
do).
Có lẽ bạn đã sẵn sàng suy nghĩ về những gương mẫu nào trong Kinh Thánh phù
hợp với đồ biểu này. Bởi vì A rôn đã để cho dân sự thuyết phục được mình làm
con bò vàng, ông sẽ liệt vào hàng ngoài cùng bên phải của đồ biểu. Ông ta đã chỉ
làm cho vừa lòng dân sự và mong cứu lấy mạng sống mình ( XuXh 32:1-35). Ở
phần cuối bên trái của đồ biểu chúng ta có thể đặt Aùp ra ham làm người tiêu biểu
thì ông nghe về cháu mình là Lót đã bị bắt khỏi Sôđôm. Áp-ra-ham lập tức tập họp
tất cả những người nam trong nhà mình và vượt đuổi theo quan thù đang ngơi nghỉ
( SaSt 14:1-24). Không có thì giờ cho dân sự bàn luận để đạt đến một sự nhất trí
chung ở đây ! Ápraham chỉ tuyên bố điều ông sẽ làm để giải quyết cơn khủng
hoảng.
Bây giờ chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn về một vài đường lối lãnh đạo tiêu biểu nhất
của cáchcư xử được thấy trong các Hội Thánh và các đoàn truyền giáo thuộc
phương Tây ngày nay. Chắc hẳn cònnhiều đường lối lãnh đạo hơn nữa cần phải
khám phá, và có lẽ một vài lối cư sử này không dùng trong nền văn hóa riêng của
bạn. Tuy nhiên, tôi hy vọng rằng bạn sẽ có thể nhận ra những nét đặc trưng lãnh
đạo chính trong bốn khuôn mẫu này, mặc dù bạn có những từ khác nhau dành cho
chúng.
Bạn có còn nhớ điều chúng ta đã đúc kết về các đường lối lãnh đạo trong bài 1
không? Những nhà lãnh đạo phải thường xuyên điều chỉnh đường lối của họ cho
phù hợp với các nhu cầu trong mỗi một hoàn cảnh. Xin vui lòng nhớ rằng chúng
tôi không đặt để bất cứ hệ thống giá trị nào trên những khuôn mẫu này và cũng
không yêu cầu bạn phải chọn trong số đó một đường lối để dùng cho mình. Mục
tiêu của chúng tôi là xem xét những đường lối khác nhau để am hiểu chúng, để có
thể nhận ra chúng ta thu đạt được một sự nhận thức đầy đủ hơn về những ưu điểm
và khuyết điểm trong đường lối lãnh đạo riêng của chúng ta.
4. Bạn sẽ đặt đường lối lãnh đạo theo hoàn cảnh vào vị trí nào trong biểu đồ ?
...........................................................................................................................
Mục tiêu 3 : Xác định những cách cư xử trong lãnh đạo tiêu biểu cho những đường
lối lãnh đạo được nêu.
Đường lối lãnh đạo độc tài :
Từ ngữ nhà độc tài đến từ chữ La tinh dicere, có nghĩa là “ nói hoặc phát biểu”.
Một nhà độc tài là một người có những mệnh lệnh hoặc lời nói phải được những
người đi theo tuân giữ. Người lãnh đạo thuộc loại nào quyết định tất cả mọi điều có
liên quan đến ai, điều gì, thế nào và khi nào sự việc phải được thực hiện. Người
nào không vâng lời loại lãnh đạo này thường là bị trừng phạt. Những đặc trưng sau
đây là đáng chú ý trong một nhà lãnh đạo với lối cư xử độc tài :
1. Người ấy không cho phép sự bất đồng ý kiến
2. Người ấy đòihỏi những kẻ đi theo ở mức độ cao.
3. Người ấy chọn lựa những nhân viên riêng cho mình
4. Người ấy thường không để ý đến số người có những cảm nghĩ tiêu cực đốivới
mình.
5. Trong hình 2.1 đường lối độc tài sẽ được xếp ở
a) Ở phần ngoài cùng bên trái thuộc về phía quyền uy của biểu đồ.
b) Gần phần giữa của biểu đồ.
c) Về phíatự do của biểu đồ.
Đường lối có uy quyền
Nhà lãnh đạo có uy quyền gây ảnh hưởng mạnh mẽ trên những người đi theo mình
nhưng tránh trở thành nhà lãnh đạo độc tài. Tuy nhiên, đường lối của người này
thường không uyên chuyển và không nhượng bộ. Đòi hỏi phải điều hành tổ chức
theo điều lệ qui định. Người ấy phản ứng khi những người đi theo thực hiện những
quyết định mà không được phép của mình. Người ấy đặt ra những tiêu chuẩn cao
cho chính mình và tổ chức của mình. Thường người này dùng vị trí lãnh đạo của
mình để củng cố quyền uy của mình ngày càng thêm lên. Những đặc trưng sau đây
thường có trong một nhà lãnh đạo có uy quyền :
1. Người ấy rất hiếm khi chấp nhận ý kiến của người khác.
2. Người ấy có tinh thần ganh đưa và không muốn thấy những nhóm tương tự khác
được thành công nếu nhóm của riêng mình không tiến bộ.
3. Người ấy không nhận thấy được những tài khéo và khả năng của người khác.
6. Dựa trên điều bạn đã học trong bài 1, điều nào sau đây mô tả đầy đủ nhất cho
khuynh hướng của đường lối lãnh đạo có uy quyền :
a) Khuynh hướng về những mối liên hệ
b) Khuynh hướng tùy theo hoàn cảnh
c) Khuynh hướng nhiệm vụ
d) Không có khuynh hướng nào cả.
Đường lối dự phần ( phối hợp)
Lãnh đạo theo kiểu dự phần là đường lối tương đối mới trong xã hội phương Tây.
Người lãnh đạo đảm nhận vai trò của một player - coach và xem những người đi
theo như một đoàn nhỏ.
Người lãnh đạo giao hầu hết quyền hành cho những người ở dưới quyền của mình
và xem họ như những người bìnhđẳng. Sự bàn thảo đầy đủ là điều quan trọng, và
một sự thống nhất ý kiến thường được theo đuổitrước khi bất cứ quyết định nào
được thi hành. Một nhà lãnh đạo theo đường lối dự phần bày tỏ những nét đặc
trưng sau.
1. Người ấy là một người phụ giúp của nhóm ( là người khởi xướng sự dễ dàng cho
một hành động, một hoạt động và cho khóa trình của việc chỉ đạo.
2. Người ấy thường chấp nhận những ý kiến trải ngược với mình.
3. Người ấy tập trung vào việc sáng tác và tìm kiếm những ý tưởng mới.
4. Người ấy tìm kiếm để thúc đẩy những lợi ích của cả nhóm được tăng lên.
7. Điều gì sau đây sẽ là tiêu biểu cho một nhà lãnh đạo theo đường lối Dự phần?
Người ấy
a) Tuyên bố những quyết định
b) Trình bày những ý kiến
c) Mời gọi những lời đề nghị.
d) Yêu cầu nhóm của mình phải quyết định
1) Độc tài 2) Có Uy quyền 3) Dự phần ( phối hợp)
Mục tiêu 4 : Chọn được những áp dụng chính xác cho ba nguyên tắc lãnh đạo hữu
hiệu.
CÁC NGUYÊN TẮC LÃNH ĐẠO HỮU HIỆU
Những nhà lãnh đạo tương lai thường xem lướt qua Kinh Thánh và để ý những nhà
lãnh đạo Cơ Đốc thành công trong cố gắng nhằm để khám phá một đường lối lãnh
đạo lý tưởng. Thực ra, nhiều sinh viên đọc sách hoặc sự các hội nghị đề xuất một
đường lối nào đó bảo đảm đem lại được sự thành công và được quần chúng ưa
thích. Tuy nhiên, hầu hết các sinh viên đều thấy rằng một đường lối lý tưởng như
vậy thực khó đạt được, và sự tìm kiếm nầy thường kết thúc trong thất bại. Những
nhà lãnh đạo trẻ tuổi thường bị cám dỗ để ghi nhận tất cả những yếu tố tíchcực
nhất trong nhiều nhà lãnh đạo nổi tiếng và rồi sáng tạo một đường lối riêng hoàn
hảo và thích hợp nhất cho họ.
Tôi hy vọng rằng đến giai đoạn nầy trong việc nghiên cứu về lãnh đạo, bạn sẽ được
thách thức để nhìn nhận rằng không có một đường lối riêng lẻ nào trong lãnh đạo
được kể là đúng đắn cả ! Một đường lối lãnh đạo phải được quyết định bởi rất
nhiều yếu tố quan trọng. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét ba trong số những nguyên
tắc lãnh đạo hữu hiệu nầy : 1) Liên hệ đến bốicảnh của bạn : 2) Sử dụng nhiều
đường lối hơn là chỉ dùng một đường lối; và 3) Hiểu biết những điều mong đợi của
những người đi theo bạn.
Mục tiêu 5 : Phát biểu hai điều mà một nhà lãnh đạo phải biết về những kẻ theo
mình nếu người ấy muốn lãnh đạo họ cáchhữu hiệu.
Liên hệ đến bốicảnh
Đường lối của một nhà lãnh đạo phải liên hệ với bối cảnh mà người đó đang sống.
Trong đây là một phương pháp căn bản mà người lãnh đạo phải dùng trong việc
quyết định đường lối thích hợp nhất sẽ phải áp dụng. Đâu là những yếu tố thuộc về
địa phương cần phải xem xét? Ai là những người đi theo ? Đâu là những tiêu chuẩn
văn hóa? Đâu là những nguồn tài nguyên sẵn có ? Những giá trị Cơ Đốc nào cần
tập trung ở đây? Đâu là những vấn đề thần học.
Đường lối của một nhà lãnh đạo phải liên hệ với bối cảnh mà người đó đang ở
trong.
Trước hết, nhà lãnh đạo cần phải biết một số điều về tiểu sử của nhóm, người mà
người ấy tìm cách lãnh đạo. Lịch sử của tổ chức Hội Thánh hay đoàn truyền giáo
và những điều mong đợi của những người đi theo thường liên kết rất chặt với lịch
sử của nhóm.
Hãy suy gẫm lại trong giây lát về tầm quan trọng của những phổ hệ trong Kinh
Thánh đối với dân tộc Do Thái. Thời hiện tại vẫn đã luôn luôn được xem là phần
tiếp nối của quá khứ. Ngay cả trong thời Tân ước, Đức Chúa Trời đã được mô tả là
“ Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y sác, Đức Chúa Trời của
Giacốp” (Mat Mt 22:32).
Các học giả đã khám phá ra rằng không phải tất cả những thành viên trong gia đình
đều được ghi tên vào gia phổ trong Kinh Thánh, nhưng chỉ có những cá nhân nổi
bật mới được ghi tên. Phương pháp này có lẽ lạ đối với chúng ta, nhưng nó đã
được hiểu rõ trong thế giới cổ xưa. Kết quả là những người đi theo có khuynh
hướng gợi nhắc lại những nhà lãnh đạo thành công của thời xưa trước khi họ kết
ước chính mình đi theo một nhà lãnh đạo mới đương thời. Đôi khi những nhà lãnh
đạo trong quá khứ này dầu thuộc về một thế hệ đi trước, nhưng những ấn tượng họ
để lại vẫn còn là mới mẻ đốivới những người đi theo. Điều chúng ta cần phải hiểu
rõ đó là những tiền lệ ( điều đã xảy ra trong quá khứ) có tầm quan trọng thế nào đối
với những người đi theo. Điều này thường được dùng làm nền tảng cho việc thực
hiện những quyết định hiện tại. Nhà lãnh đạo cần phải biết về tiền sử của nhóm.
Không hiểu biết về quá khứ là đang mời gọi thất bại.
Thứ đến trong việc liên hệ đến bốicảnh, nhà lãnh đạo cần phải biết tầm cỡ của
nhóm của người ấy sẽ lãnh đạo. Một nhóm nhỏ mười hai người tùy tùng có yêu
cầu một đường lối lãnh đạo riêng biệt mà sẽ hoàn toàn trở thành không thực tế đối
với một nhóm gần một nghìn thành viên. Mặt khác, một đường lối cần cho một
Hội chúng thuộc thành thị sẽ không thể phù hợp với một nhóm người ở rãi rác
trong các xóm làng thôn dã.
Khi ấy, bốicảnh thật là quan trọng. Có rất nhiều gương mẫu rõ ràng trong Kinh
Thánh về những nhà lãnh đạo đã đem bối cảnh địa phương vào điều phải suy xét.
Bất cứ nơi nào Chúa Giêxu đã đi đến. Ngài đều phải điều chỉnh chức vụ của mình
cho phù hợp với những nhu cầu riêng biệt, nhưng điều quan tâm và những bối cảnh
văn hóa riêng biệt của những người mà Ngài phục vụ. Chúa Giêxu đã không thách
thức viên quan trẻ giàu có theo cùng một cách mà Ngài đã nói với thiếu phụ bên
giếng nước (LuLc 18:18-29 GiGa 4:1-42. Ngài phán bảo với người bị tà ma ám
theo một cáchkhác (LuLc 4:31-38) và Ngài đã biện luận, cư xử với người Pharisi
bằng một cách khác xa với cách cư xử trên (Mac Mc 7:1-13; LuLc 6:1-10).
Các môn đệ cũng đã xét đến bối cảnh mà trong đó họ phải phục vụ. Một sự so sánh
về những hành động của Phierơ trong ngày lễ Ngũ Tuần (Cong Cv 2:1-47) với việc
ông đến thăm nhà của độitrưởng CọtNây (10:1-48) sẽ bày tỏ nhiều sự khác biệt
trong đường lối của ông. Một sự so sánh tương tự cũng có thể được thực hiện đối
với cách Phaolô phục vụ tại Antiốt xứ Bi - si - đi (13:1-52) và trên ngọn đồi Mars ở
Athên (17:1-34).
Nê hê mi cung cấp cho chúng ta một gương mẫu sáng chói trong việc đem bối cảnh
vào xem xét trước khi dấn thân kết ước với một đường lối lãnh đạo riêng biệt (
Nêhêmi 2). Trước khi hình thành kế hoạch của ông trong việc xây lại các vách
thành Giê ru sa lem, ông đã bí mật xem xét các bức tường thành đổ nát và những
cổng thành bị đốt cháy. Một khi đã có một bức tranh cụ thể về phạm vi công việc
cần phải làm và khi đã biết được sức mạnh của phe đốinghịch. Nê hê mi bắt đầu
thực hiện kế hoạch tái thiết thành phố của ông.
Vì thế, là những người lãnh đạo, chúng ta cần phải rất nhạy bén đối với việc xem
xét bối cảnh nếu chúng ta muốn trở nên hữu hiệu. Phương pháp này không phải lúc
nào cũng để thực hiện, nhưng nó rất phong phú, đòihỏi chúng ta phải để ý những
điều xảy ra giữa vòng những kẻ đi theo của chúng ta và phải hiểu những nhân tố
tích cực và tiêu cực có liên hệ.
9. Để liên hệ đến bốicảnh cuả mình, một nhà lãnh đạo trước tiên cần phải biết 2
điều thuộc về nhóm người mà người ấy sẽ lãnh đạo. Đó là 2 điều nào?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Mục tiêu 6 : Nhận rõ được những gương mẫu trong cách sử dụng thích hợp nhiều
đường lối lãnh đạo khác nhau đã được sứ đồ Phaolô minh chứng.
Sử dụng nhiều đường lối hơn là chỉ dùng một đường lối
Chúng ta đã chú ý đến sự kiện những nhà lãnh đạo có nhiều đường lối lãnh đạo.
Ngay cả trong việc ổn định một gia đình, các bậc cha mẹ phải sử dụng rất nhiều lối
cư xử khác nhau. Là một người chồng, tôi dùng một cách cư xử riêng đốivới vợ
mình; là một người cha, tôi phải dùng một cách khác để đùa giỡn với các contôi
trước khi chúng đi ngủ và tôi lại dùng một cách cư xử khác nữa khi làm một khách
hàng đối với người thợ sửa xe của tôi.v.v..
Việc áp dụng điều này vào sự lãnh đạo Cơ Đốc có thể được thấy rất rõ trong đời
sống của một người giống như sứ đồ Phaolô. Những thư tín của ông minh chứng
rằng ông đã dùng rất nhiều phương pháp khác nhau để lãnh đạo dân sự Chúa xuyên
suốt chức vụ của ông. Chúng ta hãy quan sát sự uyển chuyển trong các đường lối
lãnh đạo khác nhau của ông.
1. Quyền uy sứ đồ
Sứ đồ Phaolô nhìn nhận rằng quyền uy của ông là người truyền giáo cho mọi nền
văn hóa và là một người thành lập Hội Thánh không phải đến từ người nhưng đến
từ Thượng Đế ( xem Eph Ep 1:1). Bởi vì Đức Chúa Trời đã ban cho ông khải
tượng trực tiếp và những mạng lệnh đặc biệt cho các Hội Thánh, Phaolô đã có thể
đòi hỏi và trông đợi sự vâng lời trong những trường hợp này. Ông đã có quyền uy
từ Thượng đế để đặt những luật lệ trong nhiều vấn đề khác nhau giữ vòng Hội
Thánh và đem đến sự sửa trị khác có cần. Ông đã nói với uy quyền một khi ông đã
nhận lãnh là từ Thượng đế. Chẳng hạn như những lời chỉ dẫn dành cho tiệc thánh
trong ICo1Cr 11:23. Đây là đường lối lãnh đạo Cơ Đốc có tính chỉ huy cao nhất, lẽ
đương nhiên chúng ta cần phải rất cẩn trọng khi sử dụng nó.
10. Điều nào trong những minh họa sau đây là cách dùng đúng đắn ngày nay của
một đường lối lãnh đạo theo “ quyền uy sứ đồ”?
a) Mục sư dùng ý phán đoán riêng của mình để quyết định cách tiêu dùng khoản
thu nhập của Hội thánh.
b) Một nhà lãnh đạo trẻ giao cho những thành viên trong nhóm của mình một bảng
liệt kê về các chương trình truyền hình mà anh ta tin rằng sẽ có ảnh hưởng xấu cho
người xem.
c) Một nhà khải đạo thảo luận với một số phụ huynh về điều Thánh Linh dạy dỗ có
liên quan đến việc nuôi dạy concái.
2. Sự đốichất:
Trong rất nhiều trường hợp khi Phaolô liên hệ với những Hội thánh mới và đang
tăng trưởng, ông đã phải dùng một đường lối có tính cách đốichất để giải quyết
những vấn đề nghiêm trọng của họ. Một số vấn đề đó là
Đề cập đến những bè đảng (1:10-4:21)
Một trường hợp loạn luân (5:1-6:20)
Việc thờ cúng hình tượng (10:14-22)
Sự lạm dụng các ân tứ thuộc linh 12:1-14:40)
Phơi bày những giáo sư giả (Tit Tt 1:10-16).
Hãy để ý chiến thuật của Phaolô trong khi dùng sự đối chất. Trước tiên, ông đã
trình bày vấn đề cáchcông khai. Những nhà lãnh đạo thường sợ sự xung đột và
thường để cho những vấn đề cứ tồn đọng không được giải quyết. Phaolô thì không
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao

More Related Content

What's hot

Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau denco_doc_nhan
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoco_doc_nhan
 
Phuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanhPhuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1co_doc_nhan
 
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taHoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taco_doc_nhan
 
Nhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh congNhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh congco_doc_nhan
 
Co van day do va dan dat
Co van day do va dan datCo van day do va dan dat
Co van day do va dan datco_doc_nhan
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanco_doc_nhan
 
Giang giai kinh_niem_phat_ba_la_mat
Giang giai kinh_niem_phat_ba_la_matGiang giai kinh_niem_phat_ba_la_mat
Giang giai kinh_niem_phat_ba_la_matHoàng Hương
 
Giáo Án Trường Bộ Kinh (Dìgha Nikàya)
Giáo Án Trường Bộ Kinh (Dìgha Nikàya) Giáo Án Trường Bộ Kinh (Dìgha Nikàya)
Giáo Án Trường Bộ Kinh (Dìgha Nikàya) nataliej4
 
Cam nan nhom nho
Cam nan nhom nhoCam nan nhom nho
Cam nan nhom nhoco_doc_nhan
 
KINH LỜI VÀNG Tác giả Dương Tú Hạc Dịch giả HT Thích Trí Nghiêm
KINH LỜI VÀNG Tác giả Dương Tú Hạc Dịch giả HT Thích Trí NghiêmKINH LỜI VÀNG Tác giả Dương Tú Hạc Dịch giả HT Thích Trí Nghiêm
KINH LỜI VÀNG Tác giả Dương Tú Hạc Dịch giả HT Thích Trí NghiêmĐỗ Bình
 
Giáo Án Kinh Pháp Cú Đại Đức Sán Nhiên
Giáo Án Kinh Pháp Cú Đại Đức Sán Nhiên Giáo Án Kinh Pháp Cú Đại Đức Sán Nhiên
Giáo Án Kinh Pháp Cú Đại Đức Sán Nhiên nataliej4
 
Giáo Án Kinh Pháp Cú
Giáo Án Kinh Pháp Cú Giáo Án Kinh Pháp Cú
Giáo Án Kinh Pháp Cú Phật Ngôn
 
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh daoDao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh daoco_doc_nhan
 

What's hot (18)

Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
 
Phuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanhPhuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanh
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taHoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
 
Nhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh congNhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh cong
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Co van day do va dan dat
Co van day do va dan datCo van day do va dan dat
Co van day do va dan dat
 
Ynghiahoangphaphophap
YnghiahoangphaphophapYnghiahoangphaphophap
Ynghiahoangphaphophap
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
Giang giai kinh_niem_phat_ba_la_mat
Giang giai kinh_niem_phat_ba_la_matGiang giai kinh_niem_phat_ba_la_mat
Giang giai kinh_niem_phat_ba_la_mat
 
Giáo Án Trường Bộ Kinh (Dìgha Nikàya)
Giáo Án Trường Bộ Kinh (Dìgha Nikàya) Giáo Án Trường Bộ Kinh (Dìgha Nikàya)
Giáo Án Trường Bộ Kinh (Dìgha Nikàya)
 
Cam nan nhom nho
Cam nan nhom nhoCam nan nhom nho
Cam nan nhom nho
 
KINH LỜI VÀNG Tác giả Dương Tú Hạc Dịch giả HT Thích Trí Nghiêm
KINH LỜI VÀNG Tác giả Dương Tú Hạc Dịch giả HT Thích Trí NghiêmKINH LỜI VÀNG Tác giả Dương Tú Hạc Dịch giả HT Thích Trí Nghiêm
KINH LỜI VÀNG Tác giả Dương Tú Hạc Dịch giả HT Thích Trí Nghiêm
 
Giáo Án Kinh Pháp Cú Đại Đức Sán Nhiên
Giáo Án Kinh Pháp Cú Đại Đức Sán Nhiên Giáo Án Kinh Pháp Cú Đại Đức Sán Nhiên
Giáo Án Kinh Pháp Cú Đại Đức Sán Nhiên
 
Giáo Án Kinh Pháp Cú
Giáo Án Kinh Pháp Cú Giáo Án Kinh Pháp Cú
Giáo Án Kinh Pháp Cú
 
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh daoDao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
 
Lanh dao co doc
Lanh dao co docLanh dao co doc
Lanh dao co doc
 

Viewers also liked

Developing Digital Leadership in Business and Digital Transformation & Change...
Developing Digital Leadership in Business and Digital Transformation & Change...Developing Digital Leadership in Business and Digital Transformation & Change...
Developing Digital Leadership in Business and Digital Transformation & Change...Runway Digital
 
Digital Leadership Presentation
Digital Leadership PresentationDigital Leadership Presentation
Digital Leadership PresentationAntwuan Stinson
 
Ebook Kỹ Năng Lãnh Đạo Theo Tình Huống
Ebook Kỹ Năng Lãnh Đạo Theo Tình HuốngEbook Kỹ Năng Lãnh Đạo Theo Tình Huống
Ebook Kỹ Năng Lãnh Đạo Theo Tình HuốngNhân Nguyễn Sỹ
 
Leadership Styles with Examples
Leadership Styles with ExamplesLeadership Styles with Examples
Leadership Styles with Exampleschintu83
 
Management vs. Leadership - Linked 2 Leadership
Management vs. Leadership  - Linked 2 LeadershipManagement vs. Leadership  - Linked 2 Leadership
Management vs. Leadership - Linked 2 LeadershipLinked 2 Leadership
 
TEDx Manchester: AI & The Future of Work
TEDx Manchester: AI & The Future of WorkTEDx Manchester: AI & The Future of Work
TEDx Manchester: AI & The Future of WorkVolker Hirsch
 

Viewers also liked (9)

Developing Digital Leadership in Business and Digital Transformation & Change...
Developing Digital Leadership in Business and Digital Transformation & Change...Developing Digital Leadership in Business and Digital Transformation & Change...
Developing Digital Leadership in Business and Digital Transformation & Change...
 
Leadership skill
Leadership skillLeadership skill
Leadership skill
 
Leadership styles
Leadership stylesLeadership styles
Leadership styles
 
Digital Leadership Presentation
Digital Leadership PresentationDigital Leadership Presentation
Digital Leadership Presentation
 
Ebook Kỹ Năng Lãnh Đạo Theo Tình Huống
Ebook Kỹ Năng Lãnh Đạo Theo Tình HuốngEbook Kỹ Năng Lãnh Đạo Theo Tình Huống
Ebook Kỹ Năng Lãnh Đạo Theo Tình Huống
 
Leadership styles
 Leadership styles Leadership styles
Leadership styles
 
Leadership Styles with Examples
Leadership Styles with ExamplesLeadership Styles with Examples
Leadership Styles with Examples
 
Management vs. Leadership - Linked 2 Leadership
Management vs. Leadership  - Linked 2 LeadershipManagement vs. Leadership  - Linked 2 Leadership
Management vs. Leadership - Linked 2 Leadership
 
TEDx Manchester: AI & The Future of Work
TEDx Manchester: AI & The Future of WorkTEDx Manchester: AI & The Future of Work
TEDx Manchester: AI & The Future of Work
 

Similar to Nhung nguyen tac lanh dao

Con nguoi cong tac va muc dich
Con nguoi cong tac va muc dichCon nguoi cong tac va muc dich
Con nguoi cong tac va muc dichco_doc_nhan
 
Giang dao va day dao
Giang dao va day daoGiang dao va day dao
Giang dao va day daoco_doc_nhan
 
Tuyen giang su diep kinh thanh
Tuyen giang su diep kinh thanhTuyen giang su diep kinh thanh
Tuyen giang su diep kinh thanhco_doc_nhan
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducco_doc_nhan
 
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanhHieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanhco_doc_nhan
 
Chia se tin mung
Chia se tin mungChia se tin mung
Chia se tin mungco_doc_nhan
 
Chia se tin mung
Chia se tin mungChia se tin mung
Chia se tin mungco_doc_nhan
 
Sach da ni-en va khai huyen
Sach da ni-en va khai huyenSach da ni-en va khai huyen
Sach da ni-en va khai huyenco_doc_nhan
 
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhtoChu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhtoco_doc_nhan
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoco_doc_nhan
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoLong Do Hoang
 
nhasachmienphi-kinh-dich-ung-dung-trong-kinh-doanh.pdf
nhasachmienphi-kinh-dich-ung-dung-trong-kinh-doanh.pdfnhasachmienphi-kinh-dich-ung-dung-trong-kinh-doanh.pdf
nhasachmienphi-kinh-dich-ung-dung-trong-kinh-doanh.pdfthomlt
 
Chương 6_Làm thế nào để buổi thuyết giảng hiệu quả
Chương 6_Làm thế nào để buổi thuyết giảng hiệu quảChương 6_Làm thế nào để buổi thuyết giảng hiệu quả
Chương 6_Làm thế nào để buổi thuyết giảng hiệu quảHA VO THI
 
Bi quyet hoc dau nho do peter c. brown, henry l. roedig(mobile)
Bi quyet hoc dau nho do   peter c. brown, henry l. roedig(mobile)Bi quyet hoc dau nho do   peter c. brown, henry l. roedig(mobile)
Bi quyet hoc dau nho do peter c. brown, henry l. roedig(mobile)huanle94
 

Similar to Nhung nguyen tac lanh dao (20)

Con nguoi cong tac va muc dich
Con nguoi cong tac va muc dichCon nguoi cong tac va muc dich
Con nguoi cong tac va muc dich
 
Giang dao va day dao
Giang dao va day daoGiang dao va day dao
Giang dao va day dao
 
Tuyen giang su diep kinh thanh
Tuyen giang su diep kinh thanhTuyen giang su diep kinh thanh
Tuyen giang su diep kinh thanh
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanhHieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
 
Chia se tin mung
Chia se tin mungChia se tin mung
Chia se tin mung
 
Chia se tin mung
Chia se tin mungChia se tin mung
Chia se tin mung
 
Chia xe tin mung
Chia xe tin mungChia xe tin mung
Chia xe tin mung
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Da goc nha
Da goc nhaDa goc nha
Da goc nha
 
Da goc nha
Da goc nhaDa goc nha
Da goc nha
 
Sach da ni-en va khai huyen
Sach da ni-en va khai huyenSach da ni-en va khai huyen
Sach da ni-en va khai huyen
 
Phuc am giang
Phuc am giangPhuc am giang
Phuc am giang
 
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhtoChu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giao
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giao
 
nhasachmienphi-kinh-dich-ung-dung-trong-kinh-doanh.pdf
nhasachmienphi-kinh-dich-ung-dung-trong-kinh-doanh.pdfnhasachmienphi-kinh-dich-ung-dung-trong-kinh-doanh.pdf
nhasachmienphi-kinh-dich-ung-dung-trong-kinh-doanh.pdf
 
Chương 6_Làm thế nào để buổi thuyết giảng hiệu quả
Chương 6_Làm thế nào để buổi thuyết giảng hiệu quảChương 6_Làm thế nào để buổi thuyết giảng hiệu quả
Chương 6_Làm thế nào để buổi thuyết giảng hiệu quả
 
Bi quyet hoc dau nho do peter c. brown, henry l. roedig(mobile)
Bi quyet hoc dau nho do   peter c. brown, henry l. roedig(mobile)Bi quyet hoc dau nho do   peter c. brown, henry l. roedig(mobile)
Bi quyet hoc dau nho do peter c. brown, henry l. roedig(mobile)
 

More from co_doc_nhan

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienco_doc_nhan
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2co_doc_nhan
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day daoco_doc_nhan
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaco_doc_nhan
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhco_doc_nhan
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongco_doc_nhan
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayco_doc_nhan
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day doco_doc_nhan
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caico_doc_nhan
 
Nghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayNghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayco_doc_nhan
 
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chungLanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chungco_doc_nhan
 
Khuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tienKhuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tienco_doc_nhan
 
Huong dan muc vu phu nu
Huong dan muc vu phu nuHuong dan muc vu phu nu
Huong dan muc vu phu nuco_doc_nhan
 

More from co_doc_nhan (18)

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day do
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua cai
 
Nghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayNghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bay
 
Lanh dao
Lanh daoLanh dao
Lanh dao
 
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chungLanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
 
Khuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tienKhuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tien
 
Huong dan muc vu phu nu
Huong dan muc vu phu nuHuong dan muc vu phu nu
Huong dan muc vu phu nu
 

Nhung nguyen tac lanh dao

  • 1. Những nguyên tắc lãnh đạo Tác giả: John W. Kirkatrick Giới Thiệu Môn học Xin hoan nghênh bạn đến với môn lãnh đạo ! Được sống trong thời đại này quả là hào hứng ! Đang khi Hội Thánh đang tiến dần đến thế kỷ 21 và đối diện với những thách thức cũng như những cơ hội mới. Có rất ít quốc gia hoàn toàn đóng cửa đốivới Phúc Âm và hầu như ở khắp mọi nơi người ta đang muốn tìm kiếm thực thể và chân lý. Nếu có bao giờ Hội Thánh từng được ở trong một vị thế ảnh hưởng đến toàn thể các quốc gia cho Đấng Christ qua sự lãnh đạo hữu hiệu, thì đó chính là lúc này. Khởi từ thời Áp-ra-ham. Đức Chúa Trời đã và đang luôn luôn kêu gọi trang bị những nhà lãnh đạo để thúc đẩy, linh cảm và làm cho Dân sự Ngài có đủ khả năng để đối đầu với những thách thức trong thời đại của họ. Phương cách của Đức Chúa Trời là dẫn dắt. lãnh đạo thông qua những công cụ là con người. Đã quá biết về sự yếu đuối và mỏng manh của những người lãnh đạo là thế nào, có lẽ chúng ta la1y làm lạ tại sao Đức Chúa Trời lại chọn một phương thức như vậy ! Nhưng sự chọn lựa tối thượng của Ngài đã là như vậy để bày tỏ Lời Ngài và mở rộng vương quốc Ngài qua những người nam, người nữ. Nếu không có những conngười như Môise, Đêbôra, Đavít, Eâxơtê, Phierơ, Phaolô. Martin Luther. John Wesley, và đông đảo những nhà lãnh đạo vĩ đại khác thì thử hỏi bạn có thể tưởng tượng ra câu chuyện về chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời được không? Ngày nay, chúng ta đang tiến đến những giới tuyến lớn lao cuối cùng của công tác truyền giáo. Những bậc anh hùnh truyền giáo sẽ không còn là bóng dáng cô độc từ thế giới phương Tây, lội bò qua những rừng rậm nóng bức với Kinh Thánh cầm trên tay, tìm kiếm vài bộ tộc hư mất nào đó để truyền giáo. Đằng khác, họ sẽ là những tín hữu kết ước từ mỗi một quốc gia, đi trên những vỉa hè của những thành phố lớn trong thế giới này. Đến năm 2000 dân số thế giới sẽ trội hơn 6 tỷ người. Trong số đó sẽ có hơn 80% sinh sống ở các thành phố. Thật đáng kính sợ khi nhận biết rằng Đức Chúa Trời đã đang kêu gọi chính bạn dự phần vào câu trả lời của Ngài đối với nhu cầu của thế giới này về Đấng Cứu Thế, là Chúa Giêxu. Khi bạn nghiên cứu và thực hiện các nguyên tắc lãnh đạo trong môn học này, tôi cầu xin Chúa cho bạn sẽ kinh nghiệm được sự tăng trưởng và phát huy cá nhân vững vàng. Đức Chúa Trời đang tìm kiếm những người lãnh đạo, là những người mà Ngài có thể giao phó trách nhiệm ở tại tuyến đầu trong những điều Ngài sắp sửa thực hiện tại thời điểm hào hứng này. Vai trò mà Ngài dành cho
  • 2. bạn là mỗi một phận sự cũng mang tính cách đòi hỏi và hứng thú như là những vai trò đã giao phó cho những nhà tiền phong truyền giảng Phúc Âm vĩ đại đã khởi đầu ở Phi châu, Á Châu và những quần đảo của Thái Bình Dương trong thế kỷ trước. Bạn đã sẵn sàng bước vào cuộc phiêu lưu của đời sốngchưa? Mô Tả Môn Học Những nguyên tắc lãnh đạo ( CM 4182 Tín chỉ : 2 giờ) Sự chọn lựa và phát triển những nhà lãnh đạo Cơ Đốc là một trong những thách thức chính mà Hội Thánh phải đối diện khi tiến gần đến thế kỷ thứ 21. Môn học này cung ứng cho các học viên một môn thần học hiện đại về sự lãnh đạo trong tinh thần Cơ Đốc, Đơnvị 1 bàn luận về học thuyết, đường lối, và năng lực lãnh đạo với những ứng dụng vào sự lãnh đạo Cơ Đốc. Đơn vị 2 trình bày sự lãnh đạo mang tính phục vụ là một khuôn mẫu cho những nhà lãnh đạo Cơ Đốc và bao hàm những nguyên tắc Kinh Thánh, những giá trị mấu chốt và những ưu điểm của các nhà lãnh đạo phục vụ. Các bài nghiên cứu về những trường hợp trong Kinh Thánh biểu lộ được những nguyên tắc lãnh đạo quan trọng là nội dung chính của đơn vị 3. Đơn vị 4 mang lại sự giúp đỡ thực tiễn bằng những chức năng lãnh đạo chính yếu : Tái cung ứng những nhà lãnh đạo, thực hiện sự thay đổivề mặt tổ chức, hướng dẫn những nhóm nhỏ, và đánh giá những mục tiêu lãnh đạo. Những mục tiêu của Môn Học Khi hoàn tất môn học này bạn sẽ có thể : 1. Trình bày được những đặc điểm của các lý thuyết, các đường lối lãnh đạo và những nền tảng năng lực lãnh đạo. 2.Phát triển theo trí nhớ định nghĩa của Liton về sự lãnh đạo trong tinh thần Cơ Đốc. 3. Giải thích được các phương diện mà trong đó định nghĩa của Liton về Sự Lãnh Đạo theo tinh thần Cơ Đốc khác với các định nghĩa của người đời về những nhà lãnh đạo. 4. Nhận rõ được ít nhất bốn đường lối lãnh đạo của các nhà lãnh đạo trong Kinh Thánh. 5. Phân tíchđược các hoàn cảnh đã cho để quyết định nền tảng thẩm quyền thuộc linh nào là phù hợp với mỗi một hoàn cảnh đó. 6. Ứng đụng được các nguyên tắc Thánh Kinh về Sự Lãnh Đạo trong tinh thần phục vụ vào đời sống riêng tư và chức vụ của bạn. 7. Liên hệ cuộc sống riêng tư và chức vụ của bạn với những giá trị chủ chốt và những ưu điểm của các nhà lãnh đạo trong tinh thần phục vụ.
  • 3. 8. Mô tả những nguyên tắc lãnh đạo đã được biểu lộ qua đường lối lãnh đạo của Nêhêmi, Phaolô và Banaba 9. Đánh giá những phương pháp huấn luyện người lãnh đạo của Chúa Giêxu được kể là khuôn mẫu cho việc huấn luyện lãnh đạo ngày nay. 10. Giải thích khuôn mẫu thay đổitheo bốn bước có thể được dùng để đem lại sự chuyển biến hữu hiệu trong một tổ chức Cơ Đốc như thế nào. 11. Hướng dẫn một nhóm nhỏ theo những nguyên tắc đã cho. 12. Bàn luận về các phương cách để các nhà lãnh đạo xuất sắc có thể được nhận ra và phát huy. 13. Hiểu rõ và áp dụng được những nguyên tắc có liên quan tới việc phát huy và đạt đến các mục tiêu chức vụ của bạn. 14. Trình bày đường lối lãnh đạo của riêng bạn và đánh giá đường lối đó các từ ngữ của những vị trí lãnh đạo theo tinh thần Thánh Kinh 15. Chỉ rõ được những phương cách nào từ các khái niệm đã được biết nhờ nghiên cứu môn học này sẽ góp phần vào sự lãnh đạo trong môi trường phục vụ của riêng bạn. Các sách giáo khoa Bạn sẽ dùng sách giáo khoa Nghiên cứu độc lập : “ Các nguyên tắc Lãnh đạo” của John W. Kirkpatrick làm sách giáo khoa và sách hướng dẫn nghiên cứu cho môn học. Kinh Thánh là cuốn sách duy nhất khác mà bạn cần có. Thời gian học Chúng tôi đề nghị bạn nên có một giờ học đều đặn nhứt định. Dĩ nhiên là bạn có thể tận dụng những giờ rãnh để học,nhưng không thể thay thế được một thời giờ học tập thường xuyên. Hãy cố gắng hoàn tất ít nhất một bài mỗi tuần. Trong một lớp thường phải đề ra hai hoặc ba buổi học dành cho mỗi bài. Nếu bạn tự học, có lẽ bạn phải cần từ ba đến sáu giờ cho một bài học. Thời gian thực sự bạn cho mỗi bài học tùy thuộc một phần vào Kiến thức của bạn về chủ đề và tùy thuộc vào học lực của bạn trước khi bắt đầu môn học. Thời gian học còn tùy thuộc vào tầm rộng của bài học mà bạn muốn nhắm đến và muốn phát huy kỹ năng cần thiết cho việc tự học. Hãy hoạch định thời biểu học tập của bạn sao cho bạn có thể đủ thời giờ thâu đạt được các mục tiêu do tác giả môn học đề ra cũng như những mục tiêu của riêng bạn. Các phương pháp học tập Đọc cẩn thận các lời chỉ dẫn về các phương pháp học tập đã có ghi trong tập học viên của bạn. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ chương trình ICI muốn bạn học bài thế nào. Oân tập theo từng nhóm bài học để đánh giá tiến bộ qua mỗi đơn vị và chuẩn
  • 4. bị cho kỳ thi cuốikhóa bao gồm tất cả các bài học. Nếu bạn không thường xuyên học theo như ICI đã chỉ dẫn thì bạn sẽ chuyển đổicác phương pháp học tập của bạn thế nào cho đạt được thành quá cao nhất qua môn học. Nếu bạn tự học môn học này thì tất cả các bài tập của bạn, ngoại trừ bài thi cuối khóa đều có thể hoàn tất qua đường bưu chính. Mặc dầu ICI đã soạn thảo môn học này để bạn có thể tự học một mình, bạn có thể cùng học bài học này trong một lớp hay một nhóm nhỏ. Trong trường hợp đó, nhân viên phụ trách hướng dẫn sẽ giúp bạn những lời chỉ dẫn thêm. Hãy theo sát những lời chỉ dẫn này. Cơ cấu bài học và cách học . Mỗi bài học gồm có : 1) Tựa đề bài học, 2) Lời mở đầu, 3) Dàn bài, 4) Những mục tiêu của bài học, 5) Các hoạt động học tập, 6) Những từ ngữ theo chốt, 7) Phần khai triển bài học với các câu hỏi nghiên cứu, 8) Bài kiểm tra, 9) Phần trả lời các câu hỏi. Dàn bài và các mục tiêu sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quát về đề tài, giúp bạn tập trung chú ý vào những điểm quan trọng nhất khi bạn nghiên cứu và giúp cho biết bạn cần phải học điều gì. Phần triển khai bài học sẽ giúp nghiên cứu thấu suốt các vấn đề một cách dễ dàng. Bằng cách nghiên cứu bài học theo từng phần nhỏ, bạn sẽ tận dụng được những khoảng thời gian ngắn để nghiên cứu bất cứ lúc nào bạn có thì giờ, thay vì phải chờ đợi cho tới khi bạn có đủ thì giờ để học toàn bộ bài học một lúc. Những lời giải thích các bài tập và các câu trả lời đều đã được soạn thảo để giúp bạn đạt được các mục tiêu của bài học. Hầu hết các câu hỏi nghiên cứu trong phần khai triển bài học đều có thể được trả lời đầy đủ trong các khoảng trống chừa sẵn trong sáchgiáo khoa nghiên cứu độc lập này của bạn. Một số câu khác đòihỏi phải có vở ghi chép riêng để trả lời. Khi viết câu trả lời vào vở, bạn cần ghi rõ số thứ tự và trả lời. Khi viết câu trả lời vào vở, bạn cần ghi rõ thứ tự và tựa đề của bài học theo đúng số thứ tự câu hỏi trong sách. Điều này sẽ giúp bạn trong việc ôn tập để đánh giá tiến bộ theo đúng từng đơn vị. Đừng bao giờ xem câu trả lời trước, hãy chờ đến khi bạn đã làm xong câu trả lời. Nếu bạn đã có câu trả lời riêng của mình trước, bạn sẽ nhớ bài học kỹ hơn. Sau khi bạn đã hoàn tất mỗi câu hỏi nghiên cứu, hãy kiểm tra lại câu trả lời bằng phần giải đáp được cho ở cuối bài học, rồi sửa lại những lời sai nếu có. Những câu hỏi nghiên cứu này rất quan trọng, vì chúng sẽ giúp bạn phát huy và cải thiện được sự hiểu biết cũng như sự hầu việc Chúa của bạn. Những công tác đề nghị cũng sẽ giúp bạn sử dụng các kiến thức theo những phương hướng thực tiễn. Tài liệu dành cho học viên Tập tài liệu dành cho học viên mà bạn nhận được kèm theo bài học này gồm có những lời chỉ dẫn để làm bài đánh giá tiến bộ theo từng đơn vị và làm bài thi cuối
  • 5. khóa. Tập học viên cũng có câu trả lời cho các bài kiểm tra, bài đánh giá tiến bộ theo từng đơn vị và các bảng trả lời cùng các mẫu biểu quan trọng khác. Hãy dùng bảng liệt kê trên trang bìatập học viên để xác định những tài liệu nào bạn phải để trình cho nhân viên hướng dẫn của bạn và khi nào phải nộp. Các phần đánh giá tiến bộ từng đơn vị và bài thi cuối khóa Mặc dầu điểm trả lời của các câu hỏi nghiên cứu của bài học kiểm tra và những đánh giá tiến bộ theo từng đơn vị sẽ không tính vào điểm của khóa học, bạn vẫn cần gửi các bảng trả lời phần đánh giá tiến bộ từng đơn vị của bạn về cho người hướng dẫn để sửa chữa và có những đề nghị cho bài làm của bạn. Sau đó bạn có thể xem lại các tài liệu trong sách giáo khoa nghiên cứu độc lập cũng như Kinh Thánh của bạn về những điểm bạn thấy khó. Việc ôn lại các mục tiêu bàn học, bài kiểm tra và các bài đánh giá tiến bộ từng đơn vị sẽ giúp bạn chuẩn bị kỳ thi cuối khóa. Chứng chỉ cho môn học này Để nhận được chứng chỉ của ICI cho môn học này, bạn phải trải qua kỳ thi cuối khóa. Bài thi này phải được viết trước sự hiện diện của một giám thị kỳ thi được ICI thừa nhận. Vì chúng tôi có các giám thị ở nhiều quốc gia nên có lẽ bạn sẽ dễ dàng tiếp xúc với một nhân viên tại địa phương của bạn. Hướng dẫn viên của bạn sẽ giúp bạn thêm chi tiết. Môn học này cũng có thể được dùng chỉ vì lợi íchthực tiễn của nó mà không cần lấy chứng chỉ. Trong trường hợp này, bạn không cần phải gởi nộp các bài làm và cũng không cần thi cuối khóa. Việc nghiên cứu môn học này sẽ làm phong phú thêm cho cuộc sống của bạn cho dầu bạn có muốn lấy chứng chỉ hay không. Chứng chỉ qua kỳ thi Bạn có thể nhận được chứng chỉ của môn học này mà không cần nghiên cứu các tài liệu của môn học. Điều này có thể thực hiện được nếu bạn vượt qua các bài thi cuối khóa. Tuy nhiên, vì các bài tập và các bài kiểm tra của sách giáo khoa nghiên cứu độc lập này được soạn thảo để chuẩn bị bạn cho bài thi cuốikhóa nên có lẽ bạn cần nghiên cứu các tài liệu này. Hãy hỏi ý kiến Giám đốc ICI Quốc gia của bạn để biết thêm chi tiết. Xếp hạng cuối khóa Việc xếp hạng cho bạn được dựa trên kỳ thi cuối khóa có sự giám sát của Giám thị. Thang điểm của bạn sẽ được xếp hạng như sau : 90- 100 % là hạng ưu; 80 - 89 % là trên trung bình ; 70 - 79 % là trung bình. Hạng ưu là không được nhận chứng chỉ, hạng NC là không hoàn tất trong thời gian qui định; và hạng W là hủy bỏ. Chuyên viên soạnnội dung , Sách giáo khoa nghiên cứu độc lập Tiến sĩ John W. Kirkpatrich đã dựa trên kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong chức vụ của ông để viết ra sáchhọc này. Ông đã phục vụ trong cương vị Mục sư từ năm 1978 và hiện đang là Mục sưb trưởng của Hội
  • 6. Thánh Báp Tít Royal Oak tại Auckland, Tân Tây Lan. Ông đã và đang hướng dẫn các khóa hội thảo sinh viên về lãnh đạo và thi hành chức vụ tại Uùc Châu. Hoa Kỳ, Phi Châu và Aâu Châu. Hiện nay, ông có liên quan trong sự phát triển của các chương trình huấn luyện lãnh đạo bao gồm việc huấn luyện các nhà lãnh đạo không chuyên thông qua các khóa học hàm thụ. Tiến sĩ Kirkpatrich đã tiếp nhận học vị cử nhân Thần khoa từ Đại học Thần đạo Melbourne năm 1977. Vào năm 1987 ông đã nhận học vị Cao học của Missilogy và năm 1988 học vị Tiến sĩ của Missilogy từ Chủng viện Thần học Fuller. Nhân viên hướng dẫn ICI của bạn Người hướng dẫn ICI của bạn sẽ rất vui và sẵn lòng giúp đỡ bạn bằng bất cứ cách nào có thể được. Hãy hỏi người hướng dẫn bất cứ thắc mắc nào bạn có thể có về việc sắp xếp kỳ thi cuối khóa. Phải bảo đảm dành đủ thì giờ để những kế hoạch có thể được lập một cách phù hợp cho việc học. Nếu có nhiều người cũng muốn học bài học chung với nhau, hãy yêu cầu người hướng dẫn để có sự sắp xếp đặc biệt cho việc học theo nhóm. Nguyện Đức Chúa Trời ban phước cho bạn khi bạn bắt đầu nghiên cứu “ Các nguyên tắc lãnh đạo”. Mong rằng nó sẽ làm phong phú thêm cho cuộc sốngvà chức vụ của bạn, sẽ giúp bạn làm trọn chức năng của mình trong thân thể Đấng Christ một cách hữu hiệu hơn. Từ ngữ lãnh đạo đã không thấy xuất hiện trong Anh ngữ cho đến khoảng 1800 mới có.Tuynhiên cuốn từ điển Oxford bằng Anh Ngữ xuất bản năm 1933 cho biết rằng từ ngữ người lãnh đạo đã xuất hiện rất sớm vào năm 1300, trải qua nhiều năm có các định nghĩa và học thuyết về lãnh đạo đã được trình bày. Trong đơn vị bài học này chúng ta sẽ xem xét một vài sự nghiên cứu của người đời về học thuyết, đường lối lãnh đạo và áp dụng vào một định nghĩa của Cơ Đốc Giáo về sự lãnh đạo. Chúng ta sẽ thấy rằng đường lối lãnh đạo phải phù hợp với toàn thể bối cảnh và mức độ trưởng thành của những người đi theo sự lãnh đạo đó. Rồichúng ta sẽ xem xét nhiều nền tảng uy quyền lãnh đạo khác nhau đã được mô tả trong sự nghiên cứu của người đời và cách chúng ta có liên quan đến uy quyền lãnh đạo thuộc linh như thế nà .Những nghiên cứu này sẽ đem lại cho chúng ta một nền tảng tốt để hiểu biết các nguyên tắc lãnh đạo Cơ Đốc . GIỚI THIỆU VỀ HỌC THUYẾT LÃNH ĐẠO Làm thế nào để một người có thể trở thành một nhà lãnh đạo? Những nhà lãnh đạo lỗi lạc như Môise, Giôsuê, Nêhêmi và Phaolô có điểm giống nhau nào không? Những nhà lãnh đạo Cơ Đốc là do được đào tạo hay bẩm sinh? Có phải tài lãnh đạo là một ơn từ thuộc linh không? Đây là những câu hỏi tiêu biểu thường được những nhà lãnh đạo Cơ Đốc còn tiềm ẩn và là điều chúng ta sẽ cùng bàn luận trong môn học này.
  • 7. Việc tìm kiếm những nhà lãnh đạo hữu hiệu không chỉ là mối lưu tâm của các Cơ Đốc Nhân mà cũng là mối lưu tâm của các tổ chức của người đời cũng như của các nhà khoa học xã hội. Một nhà doanh nghiệp quốc tế đã tóm tắc các quan điểm của nhiều người bằng những chữ sau : “ Lãnh đạo đang trở thành một nghệ thuật thất truyền”. Nhiều cuộc nghiên cứu tìm tôi đã được tiến hành nhằm tìm ra những phương cách thực tiễn để vượt qua sự lãnh đạo kém hiệu quả. Là những nhà lãnh đạo Cơ Đốc, chúng ta không thể nào không quan tâm đến việc nghiên cứu này. Chúng ta phải công nhận rằng có một số nguyên tắc lãnh đạo của người đời có thể rất hữu ích khi đem dùng cho một bối cảnh Cơ đốc. Mỗi một hiểu biết mới đều hữu dụng giúp chúng ta có thể phát huy thêm những nhà lãnh đạo hữu hiệu hơn trong Hội Thánh. Trong bài học này, chúng ta sẽ xem xét một vài học thuyết trong các cuộc nghiên cứu về lãnh đạo của người đời để hiểu được các quan điểm cổ truyền. Chúng ta sẽ đi từ “ Học thuyết Người Vĩ Đại” cổ xưa đến khuôn mặt “ lý tưởng” trong sự lãnh đạo. Chúng ta sẽ so sánh học thuyết theo kiểu cố định với học thuyết lãnh đạo tùy theo hoàn cảnh. Nền tảng này sẽ giúp chúng ta hình thành một định nghĩa cho sự lãnh đạo Cơ Đốc. Dàn bài Những học thuyết lãnh đạo đầu tiên. Những học thuyết về lối lãnh đạo Học thuyết lãnh đạo theo hoàn cảnh Một học thuyết lãnh đạo Cơ Đốc. Những mục tiêu của bài học Khi hoàn tất bài học này, bạn sẽ có thể : Nêu được tên các học thuyết lãnh đạo đã bàn đến trong bài học này và mô tả được những đặc điểm của mỗi học thuyết. Nhận rõ được các học thuyết lãnh đạo của Stogdill, Blake và Mouton, Fiedler, cũng như của Hersey và Blanchard. Giải thích được mối liên quan giữa đường lối lãnh đạo theo khuôn mẫu lý tưởng với các loại có khuynh hướng công việc và khuynh hướng về các mối liên hệ. Phân tích định nghĩa của Clinton về một nhà lãnh đạo Cơ Đốc và giải thích nó khác với các học thuyết lãnh đạo của người đời như thế nào. Các hoạt động học tập 1. Hãy đọc phần giới thiệu của sách giáo khoa nghiên cứu độc lập này ( từ đây về sau từ giáo khoa nghiên cứu độc lập này sẽ được viết tắc là SNĐ). Đặc biệt lưu ý đến mục “ Cơ cấu bài học và cách học”. Mục này có những lời chỉ dẫn quan trọng nhằm giúp bạn đạt được thành công trong môn học này. Hãy ghi nhận những mục
  • 8. tiêu tổng quát của việc nghiên cùu môn học này. Tất cả những điều này đều quan trọng, nhưng có lã có vài điều đặc biệt quan trọng đối với bạn. Hãy ghi những điều đó vào vở ghi chép của bạn. 2.Hãy nghiên cứu dàn bài và các mục tiêu của bài học. Các điều này sẽ giúp bạn nhận rõ các vấn đề bạn nên cố gắng để học khi nghiên cứu bài này. 3.Hãy đọc qua suốt phần khai triển bài học trong SNĐ này. Phải bảo đảm rằng bạn đọc tất cả các câu Thánh Kinh liên hệ đã được cho, làm các bài tập theo yêu cầu và kiểm lại các câu trả lời của bạn. Chiếm ưu thế Giữa người với người Để cho làm tùy theo ý thích Khuynh hướng Tùy theo hoàn cảnh nhiệm vụ Học thuyết Đặc trưng Mục tiêu 1 : Chọn được những câu phát biểu đúng về Học Thuyết Vĩ Nhân và Học Thuyết những đặc Trưng về Nhân Cách. NHỮNG HỌC THUYẾT LÃNH ĐẠO ĐẦU TIÊN Từ những năm 1960 nhiều cuộc nghiên cứu về Hội Thánh tăng trưởng đã được thực hiện xác định lý do tại sao một số Hội Thánh phát triển trong khi một số khác lại suy thoái. Theo đại đa số các trường hợp nghiên cứu về điểm khác nhau thuộc về sự lãnh đạo Hội Thánh ! Đức Chúa Trời mong muốn bạn là một người lãnh đạo có hiệu năng để đáp ứng được với những thách thức của thời đại có hiệu năng để đáp ứng được với những thách thức của thời đại chúng ta là phải kiểm tra được một khuôn mẫu lãnh đạo theo Thánh Kinh, là khuôn mẫu chúng ta có thể áp dụng một cách phù hợp cho mọi nền văn hóa và là khuôn mẫu thực tiễn hoàn toàn. Một khuôn mẫu lãnh đạo như thế có thể biến đổi chức vụ của bạn. Theo như điều nhiều nhóm truyền thống và nhóm giáo phái đang khám phá thì các khuôn mẫu của những thập kỷ trước hiện không cònphù hợp cho thế hệ này nữa. Nhưng trong khi chúng ta đề nghị một học thuyết lãnh đạo Cơ Đốc phù hợp với thời nay chúng ta cần tìm hiểu một số học thuyết trong những cuộc nghiên cứu đã được thực hiện thuộc về huấn luyện lãnh đạo điều này sẽ giúp bạn hiểu được nhiều từ ngữ và quan niệm căn bản về sự lãnh đạo mà chúng ta sẽ dùng đến trong viện nghiên cứu của chúng ta. Mục tiêu 2 : Phát biểu được lý thuyết gợi ý cho mỗi một nguồn gốc của sự lãnh đạo bao gồm trong học thuyết Vĩ Nhân. Học Thuyết Vĩ Nhân. Những trang sử chứa đựng đầy dẫy danh tánh của những nhà lãnh đạo xuất sắc trong thời quá khứ chẳng hạn như Sêsa, Napôlêông, Alécxanđơ Đại Đế và Găngđi. Bắt đầu sang thế kỷ 20, những nhà lãnh đạo đã được nghĩ đến như những cá nhân
  • 9. ngoại hạng. Những phẩm chất của họ đã được xét thấy là phải đến từ một trong hai nguồn gốc này : 1. Sự thừa kế - họ đã được sinh ra với những phẩm chất ngoại hạng. 2. Những điều kiện xã hội - Thời điểm, nơi chốn, và hoàn cảnh đã làm cho họ thành những nhà lãnh đạo. Đó là chỗ bắt nguồn của câu hỏi quen thuộc : “ Các nhà lãnh đạo là do đã được đào tạo nên hay do bẩm sinh?” Trong khi câu trả lời không hoàn toàn xác định, hầu như nó cho rằng những người lãnh đạo là do bẩm sinh, nhưng họ rất cần những sự huấn luyện, những kinh nghiệm, và cơ hội để đạt đến tiềm năng trọn vẹn của mình. Quan niệm này dần dà được kể là Học Thuyết Vĩ Nhân và đã được chấp nhận rộng rãi trong cả các học giả thế tục cũng như các học giả Cơ đốc. Các nhà nghiên cứu của đời này đã bắt đầu nghiên cứu về người lãnh đạo quốc gia và quân sự nỗi tiếng của thế giới; các học giả Thánh Kinh thì nghiên cứu cuộc đời của các nhà lãnh đạo như Môise và Phaolô. Cả hai nhóm đều đã nhấn mạnh sự vĩ đại và độc đáo của những đối tượng nghiên cứu mà mình đã chọn. Tuy rằng Học Thuyết Vĩ Nhân có một số khuyết điểm, nó thực sự đã đem lại cho chúng ta một bước tiến tích cực đến sự hiểu biết của chúng ta về lãnh đạo. Nó nghiên cứu chú ý đến cả cuộc đời người lãnh đạo chứ không chỉ chú ý vào một vài công việc lãnh đạo mà người đó đã thực hiện. Học thuyết này tìm cách thiết lập những yếu tố đã làm cho những người lãnh đạo trở thành vĩ đại. Vì lý do này, nó đã trở thành một cuộc nghiên cứu xuyên phá dẫn đến sự công bố về tiểu sử của nhiều nhà lãnh đạo vĩ đại trong nhiều thập kỹ đã qua. Dù sao, điều trở thành hiển nhiên đó là học thuyết này có giá trị rất giới hạn. Nó không giúp cho sự phát triển lãnh đạo Cơ Đốc cân nhắc được có phải Môise đã là một nhà lãnh đạo bởi vì những yếu tố di truyền hay là bởi vì nền giáo dục trong cung điện Aicập mà ông đã nhận lãnh ! Sự nghiên cứu cần phải được xác định rõ ràng hơn. Cho nên những nhà nghiên cứu chuyển sang một học thuyết khác gọi là Học Thuyết Những đặc trưng về Nhân Cách trong cố gắng nhằm xác định những phẩm chất đặc biệt của người lãnh đạo, là điều làm cho người lãnh đạo khác với một người đi theo mình. 1. Trong Học Thuyết Vĩ Nhân, lý thuyết nào được gợi ý tương ứng với mỗi nguồn gốc lãnh đạo sau : a. Sự thừa kế b. Những điều kiện Xã Hội. Mục tiêu 3 : Giải thích được các khuyết điểm của Học Thuyết Những Đặc Trưng về Nhân Cách.
  • 10. Học Thuyết Những Đặc Trưng về Nhân Cách. Trong những năm 1940 công cuộc nghiên cứu về lãnh đạo được tập trung vào những nét đặc trưng về nhân cách. Sự lưu tâm đã chuyển từ chỗ người lãnh đạo đã thuộc hạng người nào sang sự nghiên cứu những đặc trưng về cá tính được thấy có trong những nhà lãnh đạo thành công. Trong năm 1948, R.M.Stogdill xuất bản một bài báo đã được hoan nghênh như một bước tiến quan yếu trong học thuyết lãnh đạo. Phương pháp của Stogdill đó là phân chia những nét đặc trưng tìm thấy trong những nhà lãnh đạo hữu hiệu ra thành sáu phạm trù rõ rệt. Các phạm trù đó là : 1. Những nét đặc tính về thể chất 2. Bối cảnh xã hội 3. Sự thông minh 4. Nhân cách 5. Những đặc điểm liên quan đến nhiệm vụ 6. Những đặc điểm xã hội. Stogdill đã dùng nhiều năm sau đó cho việc nghiên cứu trong học thuyết này, mở rộng và phát triển những khám phá trước đó của ông. Học thuyết này đã góp phần íchlợi vào những công cuộc nghiên cứu về lãnh đạo. Nó đã chỉ định rõ một số nét đặc trưng nào đó là luôn luôn đi kèm với sự lãnh đạo hữu hiệu. Nó cũng đã chỉ dẫn cho những ngừi huấn luyện đâu là những kẻ cần được huấn luyện, và cũng đã minh họa một số đặc điểm phận biệt được các nhà lãnh đạo với những kẻ đi kèm theo. Tuy nhiên cũng đã có những nhược điểm nghiện trọng trong học thuyết này. Có ít thành quả đã đạt được trong vie5c chọn những người lãnh đạo dựa trên nền tảng những điểm đặc trưng. Phương pháp này đã bỏ qua mối quan hệ giữa người lãnh đạo với những kẻ đi theo mình, và bối cảnh đã không được đưa vào xem xét. ( Chúng tôi dùng chữ bối cảnh để đề cập đến những hoàn cảnh chung quanh một sự kiện.) Một điểm khiếm khuyết nghiêm trọng khác là học thuyết đã tập trung vào một nền văn hóa. Nó chỉ chú ý đến những nét đặc trưng thuộc văn hóa phương Tây, mà bỏ sótcác nền văn hóa khác và hệ thống những nét đặc trưng mà các nền văn hóa đó coitrọng. Những nhà nhân chủng học đã cho chúng ta biết mỗi một nền văn hóa đều có những quan điểm về thế giới độc đáo riêng của nó và rất khác biệt với nhau. Ví dụ như ở tại Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ tính độc lập và tự tin được xem là những phẩm cách tích cực và đáng phải có. Tuy nhiên, trong một vài nền văn hóa Châu Phi và Châu Á, cũng chính những đức tính này lại bị xem là kém trưởng thành và phần xã hội, khó hòa đồng. Không có nét đặc trưng về lãnh đạo nào mang tính phổ
  • 11. thông để có thể đem áp dụng được một cách phù hợp cho mọi nền văn hóa. Do nơi các khuyết điểm của Học Thuyết Những Đặc Trưng về Nhân Cách, các nhà nghiên cứu học thuyết lãnh đạo đã chuyển sang sự khảo sát về những cách cư xử trong lãnh đạo. 2. Hãy bày tỏ ba khuyết điểm của Học Thuyết Những Đặc Trưng về Nhân Cách: ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... 3. Một người hướng dẫn tổ chức Hội Thánh của bạn muốn gửi một bản liệt kê các đặc điểm thuộc về sự lãnh đạo cho các Hội Thánh tại nhiều quốc gia để giúp họ chọn lựa những nhà lãnh đạo hữu hiệu. Người hướng dẫn yêu cầu bạn cho một vài lời gợi ý. Bạn sẽ nói gì? ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... 4. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG đề cập đến hai học thuyết lãnh đạo đầu tiên được bàn luận trong phần này. a. Hoàn cảnh của nhà lãnh đạo đã là một yếu tố quan trọng trong Học Thuyết Vĩ Nhân. b. Học Thuyết Những Đặc Trưng về Nhân Cách đã bày tỏ rằng nếu một người có được vài đặc trưng nhất định nào đó, thì người này sẽ trở thành một nhà lãnh đạo vĩ đại. c. Những đặc trưng thuộc về Lãnh đạo đều là phổ thông. d. Học thuyết Lãnh đạo vĩ nhân chú ý nhiều về sự hoạt động của một nguồn lãnh đạo hơn là về bối cảnh của người ấy. e. Một thế mạnh của học thuyết Đặc Trưng về Nhân cách là sự nhấn mạnh của nó về mối tương quan giữa người lãnh đạo và những kẻ đi theo. f. Công cuộc nghiên cứu của Stogdill đã không lưu ý đến bốicảnh mà trong đó một lãnh đạo đã hành động. g. Học thuyết Vĩ Nhân bày tỏ rằng những nhà lãnh đạo vừa là do bẩm sinh và cũng vừa là được huấn luyện mà thành. Mục tiêu 4 : Nhận rõ được các đặc điểm của các học thuyết về đường lối lãnh đạo theo cách chung liên hệ đến nhiệm vụ và những người đi theo. CÁC HỌC THUYẾT VỀ ĐƯỜNG LỐI LÃNH ĐẠO Đường lối lãnh đạo đề cập đến phương cách một người lãnh đạo liên hệ đến những kẻ đi theo mình và liên hệ đến những mục tiêu của nhóm. Các nhà nghiên cứu đã
  • 12. khám phá ra rằng những nhà lãnh đạo thường được hướng theo một trong hai cách sau : 1) Hướng về nhiệm vụ đặc trước họ, hoặc 2) Hướng về những mối liên hệ đối với những kẻ theo họ. Theo kiểu có khuynh hướng nhiệm vụ Nếu những nhà lãnh đạo ưa thích tập trung vào việc đạt cho được những mục tiêu, họ là những nhà lãnh đạo có khuynh hướng nhiệm vụ. Họ lưu tâm nhiều về nhựng thành quả hơn là về những mối liên hệ giữa người với người. Những nhà lãnh đạo chuyên quyền nói chung thường có khuynh hướng chỉ thị ( ra mệnh lệnh, yêu cầu), thuyết phục, đề xướng ( ra quyết định), và chú về nhiệm vụ. Theo kiểu có khuynh hướng về Những mối liên hệ. Những nhà lãnh đạo nào có ý muốn hoạt động hỗ tương với người là những nhà lãnh đạo có khuynh hướng liên hệ. Họ duy trì những mối liên hệ bằng hữu với những kẻ đi theo và bày tỏ một sự quan tâm đến những người này như đối với những cá nhân riêng biệt. Những nhà lãnh đạo này dễ thân cận và biết cách dùng người, biết cư xử đối với mỗi người. Những nhà lãnh đạo Dân chủ được xem là có tính ân điển, hỗ trợ, cố vấn ( sẵn sàng góp ý), và có khuynh hướng về những mối liên hệ). Theo kiểu để cho làm tùy theo ý thích ( laissezfaire) Một nhóm người lãnh đạo thứ ba bao gồm những người phô bày rất ít hoặc không theo một kiểu lãnh đạo nào cả. Những nhà lãnh đạo này thường là bị chỉ định vào một vị trí lãnh đạo bởi vì thiếu người hoặc vì những người phục vụ khác không muốn làm. Người lãnh đạo theo kiểu để cho mọi người làm theo tùy thích như vậy thường tránh né ra quyết định, giấu mình đằng sau những công việc giấy tờ, không đặt ra những mục tiêu rõ rệt nào, làm thất vọng những người đi theo mình. Thầy Tế lễ Hê li có lẽ đã bị đặt vào dạng này bởi vì ông ta thiếu sự lãnh đạo trong việc chuẩn bị các con trai của ông cho chức vụ tế lễ. Đức Chúa Trời đã bảo Samuên khuyến cáo Hê li : “ Ta có báo trước rằng ta sẽ đoán xét nhà người đời đời ( vì cớ tội lỗi người đã biết - theo bản NIV) vì người đã biết tánh nết quái gỡ của các con trai mình, mà không cấm” (ISa1Sm 3:13). 5. Johan hướng dẫn nhóm học Kinh Thánh của thanh niên, nhóm lại mỗi tối Chúa Nhật từ 7 giờ đến 8 giời 15. Anh ta không cho phép nhóm thảo luận, bởi vì quá nhiều ý kiến xen vào có thể gây cho anh không trình bày được hết tất cả những điểm chính của bài học. Bạn sẽ mô tả đường lối lãnh đạo của anh ta là như thế nào?
  • 13. .............................................................................................................................. Theo kiểu lý tưởng Vào đầu những năm 1940 các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Tiểu bang Ohio do không vừa ý với phương pháp của học thuyết Đặc Trưng, đã khai triển một đồ thị để đo lường a) mức độ một nhà lãnh đạo bày tỏ sự quan tâm đến phúc lợi của người khác và b) mức độ tầm quan trọng mà một nhà lãnh đạo gán cho sự hoàn thành nhiệm vụ được giao cho nhóm. Qua những bảng câu hỏi và các cuộc phỏng vấn, các nhà nghiên cứu đã có thể biểu thị trên đồ thị nầy kiểu lãnh đạo nào chiếm ưu thế trong một người lãnh đạo. Với sự đề xuất của dụng cụ nghiên cứu nầy sự chú tâm đã chuyển khỏi ý nghĩ về lãnh đạo theo những từ ngữ của năng khiếu hoặc phẩm chất do một số người sở hữu. Thay vào đó, những nhà nghiên cứu đã tập trung vào điều có thể thực hiện được qua hoạt động lãnh đạo mà một vài cá nhân đã hứa hẹn. Blake và Mouton (1964) đã đưa quan điểm nầy lên một bậc cao hơn và phác họa một mạng lưới quản lý trong đó một nhà lãnh đạo có thể so sánh kiểu lãnh đạo của mình với kiểu mẫu lý tưởng. Khuôn mẫu nầy đã tạo một giả thiết rằng bất cứ kiểu lãnh đạo nào, kể cả một kiểu chiếm ưu thế trên hết, cũng có thể được sửa đổi cho phù hợp với một hoàn cảnh riêng biệt nào đó. Balake và Mouton đã cho rằng kiểu lý tưởng nầy có thể đạt đến được do bất cứ nhà lãnh đạo nào sẵn sàng để làm quân bình sự nhấn mạnh giữa nhiệm vụ và conngười. Quan điểm nầy đã được chấp nhận rộng rãi và hiện vẫn còn rất phổ biến trong giới kinh doanh. Một hình thức rất đơn giản của mạng lưới quản lý nầy Mạng lưới quản lý Lưu tâm nhiều đến con người C 9 O 8 N 7 N 6 G 5 Ư 4 Ơ 3 ít lưu tâm đến conngười I 2 1 0 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 NHIỆM VỤ
  • 14. Ít lưu tâm đến nhiệm vụ Lưu tâm nhiều đến nhiệm vụ Kiểu lý tưởng được xem là đạt điểm 9.9. Điểm nầy được đánh dấu * trong đồ thị. Như điều bạn có thể thấy, kiểu lãnh đạo nầy nhấn mạnh nhiều cả về những mối liên hệ lẫn về nhiệm vụ trước mắt. Trong khi hầu hết các nhà lãnh đạo đều mạnh về một phương diện và yếu kém về phương diện kia, khuôn mẫu nầy khích lệ các nhà lãnh đạo phải vượt trội hơn trong cả hai phương diện. 6. Người lãnh đạo lý tưởng sẽ làm quân bình giữa a) Sự quan tâm nhiều đến conngười với một khuynh hướng kém quan tâm đến nhiệm vụ. b) Khuynh hướng ít quan tâm đến nhiệm vụ với một sự kém quan tâm đến con người. c) Sự kém quan tâm đến con người với một khuynh hướng quan tâm nhiều đến nhiệm vụ. d) Khuynh hướng quan tâm nhiều đến nhiệm vụ với một sự quan tâm nhiều đến con người. 7. Hãy xem xét hai loại chính trong các kiểu lãnh đạo. Viết chữ N vào khoảng trống trước câu nào mô tả một nhà lãnh đạo có khuynh hướng nhiệm vụ ... Viết chữ L nếu câu đó mô tả một nhà lãnh đạo có khuynh hướng về mối liên hệ. ....a. Là một nhà lãnh đạo chuyên quyền. ....b. Ưa chỉ thị và thuyết phục ....c. Là một nhà lãnh đạo dân chủ ....d. Sẵn sàng cố vấn cho những người đi theo. ....e. Tập trung vào các mục đích. 8. Hãy nối kết loại người lãnh đạo (bên phải) với mỗi câu mô tả# (bên trái) ...a. Là người có khuynh hướng nhiệm vụ 1) chuyên quyền ...b. Tránh ra quyết định 2) Dân chủ ...c. Ưa thuyết phục 3) Để cho làm tùy ý thích ...d. Là người có khuynh hướng về mối liên hệ ...e. Ân cần và hỗ trợ ...f. Không có mục đíchrõ ràng nào. Mục tiêu 5 : Lựa chọn được từ các câu phát biểu được cho, câu nào là câu nhất trí với những lý thuyết trình bày trong khuôn mẫu về lãnh đạo của Fiedler. Đường lối cố định Một khuôn mẫu lãnh đạo được xem là một trong các khuôn mẫu quan trọng nhất của thế kỷ hai mươi, là khuôn mẫu đã do F.E. Fiedler phác thảo ( 1967). Khuôn
  • 15. mẫu của ông đã đem lại sự bàn cãi và nghiên cứu đáng chú ý. Chúng ta có thể nhận được một sự hiểu biết đơn giản về học thuyết phức tạp nầy bằng cách xem xét những quan điểm chính của nó. 1. Khuôn mẫu lãnh đạo cho rằng một nhà lãnh đạo có một khuynh hướng cố định hoặc về nhiệm vụ trước mắt hoặc về những quan hệ giữa người với người. 2. Đường lối lãnh đạo cố định tự nhiên nầy có thể đo lường được. 3. Sự hữu hiệu của một nhà lãnh đạo có thể tính toán được bằng cách so sánh đường lối lãnh đạo tự nhiên của nhà lãnh đạo với các nhu cầu của những người đi theo. 4. Một nhà lãnh đạo có khuynh hướng nhiệm vụ sẽ thực hiện công tác và điều động nhóm hữu hiệu hơn cho dù có rất nhiều hoặc rất ít nhu cầu về những mối liên hệ giữa người lãnh đạo và người đi theo. 5. Một nhà lãnh đạo có khuynh hướng về những mối liên hệ sẽ thực hiện công tác tốt nhất khi chỉ có một mức độ nhu cầu trong liên hệ conngười trung bình hoặc vừa phải. Khuôn mẫu của Fiedler được trình bày ở hình 1.7. Hàng trên đề cập đến tầm quan trọng của các mối liên hệ người với người giữa nhà lãnh đạo và những kẻ đi theo. Hàng dưới đề cập đến kiễu mẫu đạo hữu hiệu nhất đối với bốicảnh riêng đó. Hình 1. 2 cho thấy bối cảnh nào cần được áp dụng xứng hợp với một đường lối lãnh đạo nào. Chúng ta sẽ giải thích khuôn mẫu này từ trái sang phải. Ở nơi nào hoàn cảnh được thuận lợi ( rất gắn bó với mối liên hệ con người hơn là đốivới nhiệu vụ), một nhà lãnh đạo có khuynh hướng nhiệm vụ là hữu hiệu nhất. Nơi nào có hoàn cảnh trung bình ( có gắn bó với cả nhiệm vụ lẫn các mối liên hệ) thì một nhà lãnh đạo có khuynh hướng về mối liên hệ hữu hiệu nhất. Cònở nơi nào hoàn cảnh không thuận lợi ( rất ít gắn bó với mối liên hệ giữa con người gắn bó với nhiệm vụ), thì một nhà lãnh đạo có khuynh hướng nhiệm vụ là có hiệu quả cao nhất. Hoàn cảnh không thuận lợi: - Nhà lãnh đạo có khuynh hướng Nhiệm vụ Hoàn cảnh trung bình: - Nhà lãnh đạo có khuynh hướng về mối liên hệ Hoàn cảnh thuận lợi: - Nhà lãnh đạo có khuynh hướng Nhiệm vụ. 9. Sarah đã đến văn phòng truyền giáo với tiếng tăm được biết về cô là một người
  • 16. cần cù siêng năng nhưng hơi lãnh đạm đốivới mọi người. Ban truyền giáo đã nhanh chóng nhận ra khả năng của cô trong việc tổ chức văn phòng và thành đạt được các mục tiêu. Trong vòng chỉ vài tháng, cô đã được đề bạt lên vị trí qủn lý văn phòng chi nhánh những sản phẩm của văn phòng nầy trở nên được nổi tiếng, nhưng những thành viên trong ban quản lý khám phá thấy Sarah không quan tâm đến họ như những cá nhân riêng biệt. Một chi nhánh văn phòng khác đã nỗi tiếng là về sự đầm ấm và chăm sóc lẫn nhau giữa các nhân viên ban quản lý, mặc dầu sản phẩm của họ chỉ mức trung bình. Khi có nhu cầu cần một người quản lý mới trong văn phòng chi nhánh thứ hai nầy. theo khuôn mẫu của Fiedler, phương án nầy là đúng hay sai? Hãy giải thích cho câu trả lời của bạn. Phương án này bởi vì . ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... 10. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu NHẤT TRÍ với các lý thuyết trong khuôn mẫu về lãnh đạo của Fiedler. a. Một nhà lãnh đạo có thể học để trở nên thích nghi với mỗi một hoàn cảnh. b. Bằng cách hiểu biết những nhu cầu của nhóm mà mình sẽ hướng dẫn, một người có thể thấy trước được loại người lãnh đạo nào sẽ thành công. c. Hoàn cảnh mà các thành viên trong nhóm sẽ được hướng dẫn có quan tâm nhiều về những mối liên hệ là hoàn cảnh cần một nhà lãnh đạo có khuynh hướng nhiệm vụ. d. Nếu đường lối lãnh đạo riêng biệt của một nhà lãnh đạo không được hữu hiệu trong một hoàn cảnh nào đó, nhà lãnh đạo đó nên chuyển sang một hoàn cảnh khác. Mục tiêu 6 : Định nghĩa được sự lãnh đạo theo hoàn cảnh và phân tích được một ví dụ đã cho dựa theo học thuyết này. HỌC THUYẾT LÃNH ĐẠO THEO HOÀN CẢNH Học thuyết lãnh đạo theo hoàn cảnh không đồng ý với quan điểm của Blake và Mouton cũng như quan điểm của Fiedler ở chỗ sự lãnh đạo bao gồm chỉ một loại duy nhất. Học thuyết theo hoàn cảnh phát biểu rằng các nhà lãnh đạo được gọi là hữu hiệu tùy theo mức độ mà họ có thể điều chỉnh đường lối lãnh đạo của họ sao cho đáp ứng được các nhu cầu của những người đi theo. Theo học thuyết nầy thì không hề có một đường lối lãnh đạo lý tưởng nào, và mỗi hoàn cảnh đều đòihỏi một sự đáp ứng đặc biệt của người lãnh đạo. Những nhà lãnh đạo hữu hiệu đặt căn bản cho sách lược hoặc đường lối của họ tùy theo mỗi một hoàn cảnh riêng biệt mà họ phải đối diện.
  • 17. Hersey và Blanchard là hai người ủng hộ hàng đầu cho học thuyết lãnh đạo theo hoàn cảnh. Họ nhấn mạnh tầm quan trọng trong mối liên hệ giữa người lãnh đạo và những kẻ đi theo, rồi họ còn đi xa hơn nữa. Khi cho rằng những người đi theo thực ra là yếu tố quyết định nhất trong bất cứ một sự kiện lãnh đạo nào. Họ tuyên bố rằng những người đi theo là quan trọng không chỉ vì những người nầy có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận người lãnh đạo;mà bởi vì là một số đông, họ thực sự có thể quyết định người lãnh đạo có thể có loại quyền uy cá nhân nào. Chúng ta có thể thấy trong Thánh Kinh một vài điều trong số những nguyên tắc của việc điều chỉnh cách lãnh đạo của một người cho phù hợp với nhu cầu của những kẻ đi theo. Ví dụ như Chúa Giêxu đã dùng một vài cách dạy dỗ khi Ngài giảng Bài Giảng Trên Núi. Những người theo Chúa đã cảm mến Ngài và sứ điệp của Ngài, họ muốn học được tất cả điều gì họ có thể học được nơi vị Thầy nầy. (Mathiơ 5). Ngược lại, Chúa Giêxu đã dùng rất nhiều cách khác nhau khi Ngài quở trách người Pharisi về tội giả hình của họ ( Mathiơ 23). Chúng ta có thể tóm lại một lời rằng những nhà lãnh đạo đối xử với mỗi tình huống ( bốicảnh) và mỗi nhóm người đi theo một cách khác nhau. Họ chọn một phương cách lãnh đạo nào phù hợp được cho cả hoàn cảnh lẫn cho những người đi theo. 11. Theo Hersey và Blanchard, điều gì là yếu tố quan trọng nhất trong mọi sự kiện lãnh đạo?........................................................................................................ 12. Sự lãnh đạo theo hoàn cảnh có nghĩa là nhà lãnh đạo có thể điều chỉnh đường lối lãnh đạo sao cho đáp ứng được nhu cầu của mỗi một .................... riêng biệt và ............. ...............củangười ấy. 13. Mục sư Hansen đã có một chức vụ thành công trong# (một cộngđồng) hai mươi năm, làm mục sư trong một nhà thờ thuộc một cộng đồng nông thôn nhỏ bé. Khi ấy ông bắt đầu theo đuổimột thách thức mới và chuyển đến chức vụ mục sư trong thành phố. Mặc dầu ông đã dùng chính đường lối lãnh đạo đã được chứng thực trong chức vụ mục sư ở nơi trước đó. Mục sư Hansen đã bị yêu cầu phải từ chức trong vòng chỉ có mười hai tháng. Bạn hãy nêu lên điều gì là nguyên nhân bất bại của ông ta khi làm người lãnh đạo của Hội Thánh thành phố? ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... Mục tiêu 7 : Dựa trên định nghĩa của Clinton, hãy mô tả những phương diện và học thuyết Lãnh đạo Cơ Đốc khác với những học thuyết lãnh đạo thế lực. MỘT HỌC THUYẾT LÃNH ĐẠO CƠ ĐỐC
  • 18. Chúng ta đã khảo sát một vài tư tưởng và sự phát triển chú yếu của học thuyết lãnh đạo đã nảy sinh trong thế kỷ hai mươi. Tôihy vọng rằng bạn đã khám phá ra việc phê bình này là bổ íchvà thấy rằng nó giúp mở rộng sự hiểu biết của bạn về sự lãnh đạo. Hãy nhớ rằng những học thuyết nầy phần lớn đã tiến triển ở phương Tây. Chắc chắn bạn sẽ đạt được nhiều sự hiểu biết ích lợi nữa trong việc khảo sát về những phương cách lãnh đạo trong các nền văn hóa khác. Tuy nhiên, điều đó vượt quá phạm vi của môn nghiên cứu riêng biệt nầy. Một số người đã nhận thấy rằng càng có nhiều người cố gắng đinh nghĩa từ ngữ lãnh đạo bao nhiêu thì lại càng có nhiều định nghĩa về lãnh đạo bấy nhiêu ! Lãnh đạo là gì? Đâu là dấu hiệu của những người có mối ràng buộc với sự lãnh đạo? Người ta trở nên bị lôi cuốn vào hoạt đong lãnh đạo như thế nào? Đây là một vài câu hỏi trong số những câu hỏi mà các lãnh đạo tiềm ẩn thường hỏi. Thực ra, từ ngữ Lãnh đạo là từ tương đối mới được thêm vào Anh ngữ. Từ ngữ người lãnh đạo có nghĩa là những điều khác biệt với những con người khác. Dân chúng ở trong một nền văn hóa có thể xem một người lãnh đạo là một người có ảnh hưởng về tài chính. Tại một nơi khác, người ta có thể liên kết sự lãnh đạo với những đảng chính trị. Một số khác có thể xem những người lãnh đạo của họ là những người có số tuổi cao nhất. Thực ra, hầu như người ta chỉ có thể tìm thấy rất ít điểm chung trong nhiều định nghĩa về lãnh đạo thuộc nền văn học thế tục lẫn văn học Cơ Đốc, bởivì có rất nhiều cách nhìn về lãnh đạo. Lãnh đạo thực là một đề tài phức tạp!. Tuy nhiên, tôi tin rằng J.R.Clinton đã hình thành một định nghĩa rất hữu íchcho các mục đíchtrong việc nghiên cứu của chúng ta ( 1984, trang 18). Ông mô tả một người lãnh đạo trong bối cảnh của Thánh Kinh như sau ( Hình 1.3). Một nhà LÃNH ĐẠO là một người nhờ khả năng Chúa ban và với một trách nhiệm do Chúa giao để tạoẢNH HƯỞNG trên một nhóm người đặc biệt của Dân sự Chúa nhắm vào những mục đíchcủa Chúa dành cho họ . Định nghĩa này bắt đầu bằng cách tuyên bố một cách chính xác rằng mọi khả năng lãnh đạo mà chúng ta sẽ đến từ Chúa. Nó được phản phát cho chúng ta qua Chúa Thánh Linh ( xem Rôma 12; I Côrinhtô 12; Êphêsô 4; I Phierơ 4). Sự lãnh đạo thuộc linh không chỉ là một khả năng tự nhiên mà chúng ta có thể sở hữu. Đi kèm theo khả năng lãnh đạo được Chúa ban nầy là trách nhiệm phải sử dụng nó cách khôn ngoan cho công việc Chúa. Các nhà lãnh đạo chịu trách nhiệm phải trả lời với Chúa về cách họ thực hành những ơn tứ lãnh đạo của mình. Những tham vọng và những dự án íchkỷ không được chiếm chỗ trong tấm lòngn của người lãnh đạo Cơ đốc, các nhà lãnh đạo sẽ phải trình thưa lại, phải tính sổ về sự quản lý
  • 19. các ơn tứ và các cơ hội của họ. Mục tiêu của các nhà Lãnh đạo Cơ Đốc là thực hiện sự lãnh đạo để gây ảnh hưởng trên dân sự Chúa nhằm hướng về sự hoàn thành chương trình của Ngài cho cuộc đời họ. Lãnh đạo là tạo ảnh hưởng. Vậy thì rốt lại, một lãnh đạo hữu hiệu sẽ hướng dẫn và gây ảnh hưởng trên những người đi theo nhắm về mục đíchcủa Đức Chúa Trời đối với cả nhóm. Người lãnh đạo phải chống lại với cám dỗ muốn gây ảnh hưởng khiến cho nhóm hướng về những tham vọng cá nhân của mình. Những người đi theo luôn luôn phải được kể là người thuộc về Đức Chúa Trời; không bao giờ được xem họ là thuộc về người lãnh đạo. Các người lãnh đạo chịu trách nhiệm với Chúa về cách họ thực hành những ân tứ lãnh đạo của họ. 14. Dựa trên định nghĩa của Cliton và phần bàn luận của chúng ta về định nghĩa nầy, hãy giải thích những từ sau đây có liên hệ đến một nhà lãnh đạo Cơ Đốc như thế nào : a. Khả năng ( năng lực): ........................................................................................ b. Trách nhiệm ...................................................................................................... c. Aûnh hưởng ......................................................................................................... 15. Những chữ nào trong định nghĩa của Clinton đề cập đến : a. Khuynh hướng nhiệm vụ của người lãnh đạo? ............................................................................................................................... b. Khuynh hướng về các mối liên hệ của người lãnh đạo? ............................................................................................................................... 16. Những phương cách lãnh đạo nào sau đây bạn cho rằng có thể dùng tốt nhất cho định nghĩa về một người lãnh đạo Cơ đốc? a. Cố định b. Khuynh hứng nhiệm vụ c. Khuynh hướng về mối liên hệ. d. Để cho làm tùy theo ý thích. e. Theo hoàn cảnh. Đến đây, bạn đang bắt đầu thu nhận được một nhận thức thực tế hữu ích về học thuyết lãnh đạo và có thể nhận ra những từ then chốt có liên quan đến đề tài. Trong bài 2 chúng ta sẽ tiếp tục xây dựng trên điều bạn đã được học trong bài nầy khi chúng ta xem xét các phương thức lãnh đạo. Bài kiểm tra Sau khi bạn đã ôn lại bài học, hãy làm Bài kiểm tra. Rồikiểm lại các câu trả lời của
  • 20. bạn với phần trả lời chúng tôi đã cho trong tập học viên của bạn. Hãy ôn lại các câu hỏi bạn trả lời chưa đúng. CHỌN LỰA. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu trả lời nào đúng nhất cho mỗi câu hỏi. 1. Học thuyết Vĩ Nhân sẽ trả lời thế nào đốivới câu hỏi : “Những người lãnh đạo là do bẩm sinh hay là do được đào tạo nên”? a) Họ là những nhà lãnh đạo bẩm sinh b) Nhân cách của họ là điều khiến họ trở nên người lãnh đạo. c) Họ không do bẩm sinh hoặc đào tạo, nhưng là những người lãnh đạo do được chỉ định. d) Họ bẩm sinh ( do thừa kế) và được đào tạo ( do những điều kiện xã hội) nên những người lãnh đạo. 2. Học Thuyết Vĩ Nhân nhấn mạnh về a) Những hoạt động đặc biệt của người lãnh đạo b) Cuộc đời của người lãnh đạo. c) Đường lối lãnh đạo của người lãnh đạo. d) Những kẻ đi theo của người lãnh đạo. 3. Một trong các lý do khiến cho Học Thuyết Lãnh đạo Đặc trưng về Nhân cách trở nên một Học Thuyết là bởi vì nó : a) Đã chứng tỏ rằng bất cứ người nào có một nhân cách mạnh mẽ đều có thể học để trở nên một người lãnh đạo giỏi. b) Đã nhận rõ những đặc tính phân biệt những người lãnh đạo với những kẻ đi theo. c) Đã xác định rằng không có những nét đặc trưng lãnh đạo hữu hiệu nào bền vững cả. d) Đã bày tỏ rằng những nét đặc trưng lãnh đạo căn bản đều giống nhau trong mọi nền văn hóa. 4. Các khuyết điểm của Học Thuyết Đặc Trưng về Nhân Cách bao gồm : a) Sự cố gắng chứng tỏ rằng những người lãnh đạo là do bẩm sinh chứ không phải do huấn luyện. b) Sự bỏ sótkhông chú ý đến mối liên hệ giữa người lãnh đạo với nhũng kẻ đi theo. c) Đã xác định rằng đường lối của một người lãnh đạo là cố định. d) Thất bại trong việc áp dụng các đặc điểm lãnh đạo vào nhiều nền văn hóa khác nhau. 5. Một nữ giáo viên Trường Chúa Nhật dùng thì giờ trong lớp để trả lời cho các thắc mắc liên quan đến đề tài quá nhiều đến nỗi cô ta thường phải tiếp tục dạy cùng
  • 21. một bài học trong nhiều tuần lễ. Đường lối lãnh đạo của cô có thể được gọi là : a) Để cho làm tùy theo ý thích b) Chuyên quyền. c) Có khuynh hướng về các mối liên hệ. d) Có khuynh hướng nhiệm vụ. 6. Mục sư yêu cầu một trong những người trung tín của Hội Thánh góp phần phục vụ làm trưởng công tác trợ giáo trong Hội Thánh. Ông nầy thực sự không muốn làm, nhưng đã chấp nhận chỉ vì không muốn từ chối lời đề nghị của mục sư. Đường lối lãnh đạo của ông tín đồ nầy có thể làm sẽ trở thành : a) Để cho làm tùy theo ý thích. b) Chuyên quyền c) Có khuynh hướng về các mối liên hệ. d) Có khuynh hướng nhiệm vụ. 7. Tất cả những điều sau đây là khuynh hướng của một nhà lãnh đạo chuyên quyền, ngoại trừ : a) Ưa chỉ thị ra lệnh b) Hay thuyết phục c) Có khuynh hướng nhiệm vụ d) Có khuynh hướng về các mối liên hệ. 8. Một nhà lãnh đạo dân chủ có khuynh hướng. a) Cố vấn b) Hướng về nhiệm vụ c) Làm cho thất vọng d) Chỉ thị. 9. Đường lối lãnh đạo trong đó người lãnh đạo điều chính cho phù hợp với nhu cầu của những người đi theo sẽ được gọi là : a) Để cho làm theo ý thích. b) Theo hoàn cảnh c) Đường lối lãnh đạo cố định. d) Có khuynh hướng về các mối liên hệ. e) Có khuynh hướng nhiệm vụ. 10. Một trong những đặc điểm quan trọng của việc lãnh đạo theo hoàn cảnh là : a) Nhà lãnh đạo không thể thay đổi đường lối lãnh đạo của mình. b) Những người đi theo đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định hiệu quả của người lãnh đạo. c) Nhà lãnh đạo cần phải thay đổihoàn cảnh nếu đường lối lãnh đạo của mình không phù hợp với bối cảnh.
  • 22. d) Đường lối lãnh đạo của người lãnh đạo càng hữu hiệu hơn khi hoàn cảnh không thuận lợi. 11. Mạng lưới quản lý của Blake và Mouton tạo ra giả thuyết rằng bất cứ người lãnh đạo nào cũng có thể điều chỉnh đường lối lãnh đạo của mình để cho : a) Có khuynh hướng về mối liên hệ nhiều hơn là khuynh hướng nhiệm vụ. b) Có khuynh hướng nhiệm vụ nhiều hơn là khuynh hướng về các mối liên hệ. c) Có ít khuynh hướng về các mối liên hệ khi nghiệm vụ là quan trong hơn những người đi theo. d) Ở mức độ cao trong cả khuynh hướng nhiệm vụ lẫn trong khuynh hướng về các mối quan hệ nhằm có một sự lãnh đạo hữu hiệu nhất. CHỌN MỘT TRONG HAI CÂU TRẢ LỜI Hãy đọc cẩn thận lời chỉ dẫn và viết câu trả lời của bạn vào khoảng trống trước mỗi câu hỏi. 13 -17. Hãy xem xét những quan điểm chủ yếu thuộc khuôn mẫu lãnh đạo F.E.Fiedler. Sau đó viết chữ A vào khoảng trống trước mỗi câu nào là một trong những quan điểm chủ yếu của ông. Viết chữ B nếu đó không phải là quan điểm chính thuộc khuôn mẫu của Fiedler. ....13. Một nhà lãnh đạo là người hoặc có khuynh hướng nhiệm vụ hoặc có khuynh hướng về các mối liên hệ. ....14. Trong một hoàn cảnh được cho trước, sự thành công của một nhà lãnh đạo có thể được tiên đoán. ....15. Một nhà lãnh đạo có khuynh hướng về những mối liên hệ sẽ thực hiện công tác tốt nhất khi có một sự quan tâm nhiều đến những mối liên hệ giữa vòng những kẻ đi theo. ....16. Trong một hoàn cảnh có ít nhu cầu về mối liên hệ giữa người lãnh đạo và người đi theo, một người lãnh đạo có khuynh hướng nhiệm vụ sẽ thực hiện công tác tốt nhất. a) Clinton b) Stogdill c) Hersey và Blanchard d) Blake và Mouton e) Fiedler Phần trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu Các câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu không được sắp xếp theo cùng một thứ tự với các bài tập. Thứ tự đã bị đảo lộn để bạn sẽ không phải chớt nhìn thấy trước phần trả lời cho câu hỏi kế tiếp của mình. Hãy tìm theo đúng số của câu trả lời mà bạn cần, và cố gắng đứng xem câu trả lời trước khi làm bài tập. 1. a) Những nhà lãnh đạo được sinh ra với những đức tính ngoại bang sẵn có. b) Thời gian, nơi chốn và hoàn cảnh đã làm cho một số người trở thành các nhà lãnh
  • 23. đạo. 2. Nó không lưu ý đến mối liên hệ giữa người lãnh đạo và người đi theo. Nó không quan tâm đến bốicảnh. Nó tập trung vào những nét đặc trưng lãnh đạo thuộc văn hóa phương Tây. 3. Dựa trên những điều chúng ta đã biết được qua phần nầy, có lẽ bạn sẽ trả lời rằng một bản liệt kê như vậy sẽ không giúp íchđược gì, bởi vì những nét đặc trưng về lãnh đạo trong mỗi một nền Văn hóa không giống nhau. Điều được ngưỡng mô trong nền văn hóa nầy có thể bị phản đốitrong bối cảnh văn hóa khác. 4. Các câu trả lời a. f. là những câu đúng. 5. Đường lối lãnh đạo của Johan là có khuynh hướng nhiệm vụ, lưu tâm nhiều đến bài học hơn là lưu tâm đến các học viên. 6. d) Khuynh hướng quan tâm nhiều đến nhiệm vụ hoặc với một sự lưu tâm nhiều đến conngười. 7. a. N b. N c. L d. L e. N 8.a.1) Chuyên quyền b.3) Để cho làm tùy thích c.1) Chuyên quyền d.2) Dân chủ e. 2) Dân chủ. f. 3) Để cho làm tùy ý thích 9. Đúng hoàn cảnh phù hợp với phần cuối bên phải trong bảng bố trí của Fidler, là phần cần một người lãnh đạo có khuynh hướng nhiệm vụ. 10. Câu a không phù hợp với những luận thuyết của Fiedler. Các câu b,c và d phù hợp. 11. Những người đi theo. 12. Bối cảnh hoặc hành cảnh; những người đi theo. 13. Mục sư Hansen đã không xem xét những điều khác biệt giữa hai Hội Thánh. Ông đã không điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh mới hoặc với nhu cầu của những người đi theo mới mẻ thuộc trách nhiệm lãnh đạo của ông. 14. Theo lời riêng của bạn. a) Năng lực của nhà lãnh đạo là ơn từ của Đức Chúa Trời, chứ không phải là một điều tự nhiên mà có. b) Trách nhiệm lãnh đạo của người ấy đã được Đức Chúa Trời giao phó và người ấy có trách nhiệm phải hoàn tất. c) Đức Chúa Trời đã chọn lực người lãnh đạo để người nầy tạo ảnh hưởng trên một nhóm người nào đó hoàn thành những mục đíchcủa Chúa dành cho họ. 15. a) Trách nhiệm được Đức Chúa Trời giao phó; Những mục đíchcủa Đức Chúa
  • 24. Trời. b) Tạo ảnh hưởng trên một nhóm người đặc biệt nào đó thuộc dân sự Chúa. 16. e) Theo hoàn cảnh CHỌN LỰA MỘT ĐƯỜNG LỐI LÃNH ĐẠO Nếu bạn phải mô tả những đặc điểm của một nhà lãnh đạo Cơ Đốc trong một Hội thánh hoặc một nhóm, có lẽ bạn sẽ nói nhà lãnh đạo nầy có một đường lối nào đó. Hoặc giả bạn sẽ nói : “ Ông ấy lãnh đạo như một người ( hát đạo)”, hoặc : “ cô ấy là một nhà huấn luyện giỏi”. Đây chắc chắn phải là một lối trả lời theo tự nhiên. Thực ra, trong Kinh Thánh, chúng ta quan sát thấy nhiều điểm khác biệt rất rõ ràng trong đường lối lãnh đạo của một vài nhân vật lỗi lạc mà qua họ Đức Chúa Trời đã hành động. Mỗi một nhà lãnh đạo đều có đường lối lãnh đạo riêng biệt. Trong bài 1 chúng ta đã khảo sát một số học thuyết có đề cập đến đường lối lãnh đạo. Tại sao đây là điều quan trọng mà chúng ta phải nghiên cứu ? Nhiều cách trả lời mau chóng nảy sinh trong trí. Phải chăng chúng ta không được Chúa ban cho một khuôn mẫu lãnh đạo kèm theo với những ơn tứ thuộc linh sao? Hoặc giả có phải đường lối lãnh đạo được quyết định bởi nhân cách của một người? Hiểu biết những sự khác biệt trong các đường lối lãnh đạo là điều quan trọng đối với bạn vì có ít nhất ba lý do sau : Trước hết là một người lãnh đạo, bạn chịu trách nhiệm đối với Chúa về việc phải phát huy tối đa các khả năng của mình ( xem IITi 2Tm 2:15). Thứ hai, có thể lắm đường lối bạn hiện đang dùng không thực sự hữu hiệu như điều bạn nghĩ. Thứ ba, nhờ hiểu biết nhiều đường lối lãnh đạo khác nhau, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc đánh giá đúng những nhà lãnh đạo có đường lối lãnh đạo khác với bạn. Biết được phạm vi của các lối cư xử trong sự lãnh đạo cũng sẽ giúp bạn chọncho mình một đường lối lãnh đạo Cơ Đốc tốt nhất cho mỗi một bối cảnh. Dàn bài Định nghĩa của đường lối lãnh đạo Phạm vi của cách cư xử trong lãnh đạo Các nguyên tắc Lãnh đạo hữu hiệu. Đường lối lãnh đạo và sự trưởng thành của người đi theo Tìm ra đường lối Lãnh đạo của bạn Những mục tiêu của bài học Khi hoàn tất bài học này, bạn sẽ có thể : Định nghĩa được đường lối của lãnh đạo. Cho được những ví dụ của các đường lối lãnh đạo tùy theo phạm vi, cách cư xử
  • 25. của chúng. Bàn luận các nguyên tắc để tìm ra đường lối lãnh đạo hữu hiệu nhất cho bốicảnh của bạn. Giải thích mối liên quan giữa đường lối lãnh đạo và sự trưởng thành của người đi theo. Đánh giá được lối cư xử trong lãnh đạo của bạn và tìm ra được đường lối lãnh đạo tốt nhất cho bạn. Các hoạt động học tập 1. Tuân theo những lời chỉ dẫn đã cho trung phần “ các hoạt động học tập” của bài 1 để tiếp tục nghiên cứu bài nầy. Học qua bài học theo từng phần một, rồi trả lời mỗi câu hỏi nghiên cứu trước khi xem câu giải đáp của chúng tôi. 2. Tìmnhững định nghĩa trong phần chú giải từ ngữ cho các từ then chốt nào lạ đối với bạn. Việc hiểu rõ các từ then chốt sẽ giúp bạn nắm vững được các quan điểm trình bày trong bài. 3. Hãy làm bài kiểm tra và so lại các câu trả lời của bạn với phần giải đáp trong học tập viên. Từ ngữ then chốt Những dự tính Người phụ giúp Tính linh hoạt, tính dễ tha thứ Cứng rắn Quyền ưu tiên, tiền lệ Có thể đoán được. Phần khai triển bài học Mục tiêu 1 : Áp dụng một định nghĩa về đường lối lãnh đạo vào những ví dụ được cho. ĐỊNH NGHĨA CỦA ĐƯỜNG LỐI LÃNH ĐẠO Việc dùng từ đường lối để mô tả cách xử sự của một người lãnh đạo hiện đã là một tiến triển tương đối mới của thế kỷ thứ 20. Một vài cuốn sách đã cố gắng để định nghĩa đường lối lãnh đạo bằng cách trình bày một bảng liệt kê về các đường lối phổ thông giữa vòng các nhà lãnh đạo. Một bang kiệt kê như vậy thường sẽ bao gồm những từ ngữ như : có uy quyền, có ơn lãnh đạo, năng động, sẵn sàng giúp ý kiến, ưa chỉ thị và có tính đốinghịch. Quan niệm về người lãnh đạo sở hữu một đường lối lãnh đạo nào đó là quan niệm đã được củng cố thêm nhờ ở chỗ chúng ta theo truyền thống đã được dạy phải xem xét những gương mẫu lãnh đạo từ trong Kinh Thánh. Chúng ta đã được khích lệ để “ can đảm như Đaniên”, để “ trở nên một người chiêu mộ như “ Anh rê” hoặc “ là một người sáng suốt, có khải tượng như Giăng”. Bởi vì những đường lối nầy hàm chứa có giá trị của Thánh Linh, và chúng được gợi ý làm những đường lối thích hợp cho chúng ta theo.
  • 26. Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh khi chỉ lựa chọn một nhãn hiệu để mô tả một đường lối lãnh đạo đó là việc nầy bỏ sótmột yếu tố rất quan trọng trong việc lãnh đạo. Đây là vấn đề chủ chốtvì không có người lãnh đạo nào mà lại theo một đường lối cố định, không thay đổi. Mặc dù những nhà lãnh đạo, có thể được gọi là có một đường lối chiếm ưu thế, nhưng tất cả các nhà lãnh đạo đều phải thay đổi một vài phần trong phương cách lãnh đạo của mình. Họ cũng bày tỏ những nét đặc trưng cá nhân thông thường khi thay đổi các phương pháp của họ. Họ là những người đàn ông và những người đàn bà, không phải là những người máy !. Lãnh đạo là một công việc mang tính năng động hơn là tính hoặc không thay đổi . Cho nên sẽ hữu ích hơn cho chúng ta khi suy nghĩ về đường lối lãnh đạo của một người rằng đó là một đường lối chiếm ưu thế nhất, chủ yếu nhất, và tiêu biểu mà người lãnh đạo thực hành. Một nhà lãnh đạo không phải là một nhà lãnh đạo chỉ bởi vì một hành động lãnh đạo riêng biệt chẳng hạn như lặn xuống một dòng sông để cứu một em bé chết đuối. Một nhà lãnh đạo là một người chịu kết ước vào một loạt những hành động lãnh đạo liên tục. Một nhà lãnh đạo là một người làm công việc lãnh đạo ; cho nên chúng ta phải kết luận rằng lãnh đạo là một công việc mang tính năng động hơn là một điều gì đó có tính cách tĩnh hoặc không thay đổi. Vì lý do nầy, bất cứ một định nghĩa nào về đường lối lãnh đạo phải cho phép những sự thay đổikhông thể tránh được trong những người lãnh đạo. Việc nghiên cứu có kết quả nhất về đường lối chiếm ưu thế của một nhà lãnh đạo đó là khảo sát kiểu mẫu hoặc lối cư xử lãnh đạo của người ấy trong một khoảng thời gian. Chúng ta đã có thể tóm tắt phần này bằng cách bảo rằng đường lối lãnh đạo là một khuôn mẫu kiên định mà người lãnh đạo dùng khi người ấy làm việc với người khác và qua người khác. Khuôn mẫu này được bày tỏ trong một khoảng thời gian và quen thuộc phần nào đối với những kẻ đi theo. Hãy nghĩ về đường lối lãnh đạo như là một điều gì đó có tính năng động. Chúng ta sẽ trở lại với quan điểm hữu dụng này trong suốt phần nghiên cứu về lãnh đạo của chúng ta. 1. Dựa trên định nghĩa của chúng ta về lãnh đạo, chúng ta có thể nhìn nhận câu nào sau đây khi có người khích lệ chúng ta phải “ can đảm như Đaniên”. a) Sự can đảm của Đaniên đã là một đường lối lãnh đạo không thay đổi. b) Can đảm đã là một đường lối lãnh đạo chủ yếu của Đaniên. c) Đường lối lãnh đạo can đảm của Đaniên đã đến từ một hành động lãnh đạo đơn độc. d) Can đảm trong lãnh đạo đã là một khuôn mẫu kiên định của Đaniên trong một thời gian. e) Hầu hết các nhà lãnh đạo trong thời Đaniên đã có cùng một đường lối lãnh đạo can đảm.
  • 27. 2. Hãy giải thích bằng từ ngữ của bạn về ý nghĩa của câu phát biểu sau đây “lãnh đạo là một côngviệc năng động”. Mục tiêu 2 : Điền những cáchcư xử lãnh đạo đã được cho vào đồ biểu về đường lối lãnh đạo sao cho đúng vào chỗ thích hợp của chúng trong đồ biểu PHẠM VI CỦA CÁCH CƯ XỬ TRONG LÃNH ĐẠO Để bắt đầu phần nghiên cứu này, chúng ta sẽ khảo sát một đồ biểu đơn giản (Hình 2.1) bày tỏ phạm vi của những cách cư xử lãnh đạo có thể sẵn có đối với một nhà lãnh đạo. Hành động được ghi trong phần bên trái của đồ biểu là hành động tiêu biểu của nhà lãnh đạo có một mức độ điều khiển cao trên những người đi theo. Hành động bên phía cánh phải là tiêu biểu cho nhà lãnh đạo để cho những người đi theo tự do quyết định. QUYỀN UY Mức độ người lãnh đạo dùng uy quyền trên những kẻ đi theo Nhà lãnh đạo tuyên bố quyết định Nhà lãnh đạo trình bày ý kiến Nhà lãnh đạo mời gọi góp ý Nhà lãnh đạo yêu cầu nhóm quyết định Nhà lãnh đạo Theo ý kiến của nhóm TỰ DO Mức độ sự tự do dành cho những người đi theo 3. Hãy nêu tên những đường lối lãnh đạo chúng ta đã bàn luận trong bài 1 trùng hợp với. a. Phần ngoài cùng bên trái của đồ biểu : ............................................................. .......................................................................................................................... b. Phần ngoài cùng bên phải của đồ biểu : ........................................................... c. Phần ở khoảng giữa của đồ biểu : ..................................................................... Mặc dù đồ biểu này rất đơn giản, nó bày tỏ được tầm khác biệt rộng rãi của những đường lối lãnh đạo. Từ mức độ của những nhà lãnh đạo độc tài ( quyền uy) đến những người chỉ giải quyết những việc phát sinh giữa vòng những kẻ đi theo (Tự do). Có lẽ bạn đã sẵn sàng suy nghĩ về những gương mẫu nào trong Kinh Thánh phù hợp với đồ biểu này. Bởi vì A rôn đã để cho dân sự thuyết phục được mình làm con bò vàng, ông sẽ liệt vào hàng ngoài cùng bên phải của đồ biểu. Ông ta đã chỉ làm cho vừa lòng dân sự và mong cứu lấy mạng sống mình ( XuXh 32:1-35). Ở phần cuối bên trái của đồ biểu chúng ta có thể đặt Aùp ra ham làm người tiêu biểu
  • 28. thì ông nghe về cháu mình là Lót đã bị bắt khỏi Sôđôm. Áp-ra-ham lập tức tập họp tất cả những người nam trong nhà mình và vượt đuổi theo quan thù đang ngơi nghỉ ( SaSt 14:1-24). Không có thì giờ cho dân sự bàn luận để đạt đến một sự nhất trí chung ở đây ! Ápraham chỉ tuyên bố điều ông sẽ làm để giải quyết cơn khủng hoảng. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn về một vài đường lối lãnh đạo tiêu biểu nhất của cáchcư xử được thấy trong các Hội Thánh và các đoàn truyền giáo thuộc phương Tây ngày nay. Chắc hẳn cònnhiều đường lối lãnh đạo hơn nữa cần phải khám phá, và có lẽ một vài lối cư sử này không dùng trong nền văn hóa riêng của bạn. Tuy nhiên, tôi hy vọng rằng bạn sẽ có thể nhận ra những nét đặc trưng lãnh đạo chính trong bốn khuôn mẫu này, mặc dù bạn có những từ khác nhau dành cho chúng. Bạn có còn nhớ điều chúng ta đã đúc kết về các đường lối lãnh đạo trong bài 1 không? Những nhà lãnh đạo phải thường xuyên điều chỉnh đường lối của họ cho phù hợp với các nhu cầu trong mỗi một hoàn cảnh. Xin vui lòng nhớ rằng chúng tôi không đặt để bất cứ hệ thống giá trị nào trên những khuôn mẫu này và cũng không yêu cầu bạn phải chọn trong số đó một đường lối để dùng cho mình. Mục tiêu của chúng tôi là xem xét những đường lối khác nhau để am hiểu chúng, để có thể nhận ra chúng ta thu đạt được một sự nhận thức đầy đủ hơn về những ưu điểm và khuyết điểm trong đường lối lãnh đạo riêng của chúng ta. 4. Bạn sẽ đặt đường lối lãnh đạo theo hoàn cảnh vào vị trí nào trong biểu đồ ? ........................................................................................................................... Mục tiêu 3 : Xác định những cách cư xử trong lãnh đạo tiêu biểu cho những đường lối lãnh đạo được nêu. Đường lối lãnh đạo độc tài : Từ ngữ nhà độc tài đến từ chữ La tinh dicere, có nghĩa là “ nói hoặc phát biểu”. Một nhà độc tài là một người có những mệnh lệnh hoặc lời nói phải được những người đi theo tuân giữ. Người lãnh đạo thuộc loại nào quyết định tất cả mọi điều có liên quan đến ai, điều gì, thế nào và khi nào sự việc phải được thực hiện. Người nào không vâng lời loại lãnh đạo này thường là bị trừng phạt. Những đặc trưng sau đây là đáng chú ý trong một nhà lãnh đạo với lối cư xử độc tài : 1. Người ấy không cho phép sự bất đồng ý kiến 2. Người ấy đòihỏi những kẻ đi theo ở mức độ cao. 3. Người ấy chọn lựa những nhân viên riêng cho mình 4. Người ấy thường không để ý đến số người có những cảm nghĩ tiêu cực đốivới
  • 29. mình. 5. Trong hình 2.1 đường lối độc tài sẽ được xếp ở a) Ở phần ngoài cùng bên trái thuộc về phía quyền uy của biểu đồ. b) Gần phần giữa của biểu đồ. c) Về phíatự do của biểu đồ. Đường lối có uy quyền Nhà lãnh đạo có uy quyền gây ảnh hưởng mạnh mẽ trên những người đi theo mình nhưng tránh trở thành nhà lãnh đạo độc tài. Tuy nhiên, đường lối của người này thường không uyên chuyển và không nhượng bộ. Đòi hỏi phải điều hành tổ chức theo điều lệ qui định. Người ấy phản ứng khi những người đi theo thực hiện những quyết định mà không được phép của mình. Người ấy đặt ra những tiêu chuẩn cao cho chính mình và tổ chức của mình. Thường người này dùng vị trí lãnh đạo của mình để củng cố quyền uy của mình ngày càng thêm lên. Những đặc trưng sau đây thường có trong một nhà lãnh đạo có uy quyền : 1. Người ấy rất hiếm khi chấp nhận ý kiến của người khác. 2. Người ấy có tinh thần ganh đưa và không muốn thấy những nhóm tương tự khác được thành công nếu nhóm của riêng mình không tiến bộ. 3. Người ấy không nhận thấy được những tài khéo và khả năng của người khác. 6. Dựa trên điều bạn đã học trong bài 1, điều nào sau đây mô tả đầy đủ nhất cho khuynh hướng của đường lối lãnh đạo có uy quyền : a) Khuynh hướng về những mối liên hệ b) Khuynh hướng tùy theo hoàn cảnh c) Khuynh hướng nhiệm vụ d) Không có khuynh hướng nào cả. Đường lối dự phần ( phối hợp) Lãnh đạo theo kiểu dự phần là đường lối tương đối mới trong xã hội phương Tây. Người lãnh đạo đảm nhận vai trò của một player - coach và xem những người đi theo như một đoàn nhỏ. Người lãnh đạo giao hầu hết quyền hành cho những người ở dưới quyền của mình và xem họ như những người bìnhđẳng. Sự bàn thảo đầy đủ là điều quan trọng, và một sự thống nhất ý kiến thường được theo đuổitrước khi bất cứ quyết định nào được thi hành. Một nhà lãnh đạo theo đường lối dự phần bày tỏ những nét đặc trưng sau. 1. Người ấy là một người phụ giúp của nhóm ( là người khởi xướng sự dễ dàng cho một hành động, một hoạt động và cho khóa trình của việc chỉ đạo. 2. Người ấy thường chấp nhận những ý kiến trải ngược với mình. 3. Người ấy tập trung vào việc sáng tác và tìm kiếm những ý tưởng mới.
  • 30. 4. Người ấy tìm kiếm để thúc đẩy những lợi ích của cả nhóm được tăng lên. 7. Điều gì sau đây sẽ là tiêu biểu cho một nhà lãnh đạo theo đường lối Dự phần? Người ấy a) Tuyên bố những quyết định b) Trình bày những ý kiến c) Mời gọi những lời đề nghị. d) Yêu cầu nhóm của mình phải quyết định 1) Độc tài 2) Có Uy quyền 3) Dự phần ( phối hợp) Mục tiêu 4 : Chọn được những áp dụng chính xác cho ba nguyên tắc lãnh đạo hữu hiệu. CÁC NGUYÊN TẮC LÃNH ĐẠO HỮU HIỆU Những nhà lãnh đạo tương lai thường xem lướt qua Kinh Thánh và để ý những nhà lãnh đạo Cơ Đốc thành công trong cố gắng nhằm để khám phá một đường lối lãnh đạo lý tưởng. Thực ra, nhiều sinh viên đọc sách hoặc sự các hội nghị đề xuất một đường lối nào đó bảo đảm đem lại được sự thành công và được quần chúng ưa thích. Tuy nhiên, hầu hết các sinh viên đều thấy rằng một đường lối lý tưởng như vậy thực khó đạt được, và sự tìm kiếm nầy thường kết thúc trong thất bại. Những nhà lãnh đạo trẻ tuổi thường bị cám dỗ để ghi nhận tất cả những yếu tố tíchcực nhất trong nhiều nhà lãnh đạo nổi tiếng và rồi sáng tạo một đường lối riêng hoàn hảo và thích hợp nhất cho họ. Tôi hy vọng rằng đến giai đoạn nầy trong việc nghiên cứu về lãnh đạo, bạn sẽ được thách thức để nhìn nhận rằng không có một đường lối riêng lẻ nào trong lãnh đạo được kể là đúng đắn cả ! Một đường lối lãnh đạo phải được quyết định bởi rất nhiều yếu tố quan trọng. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét ba trong số những nguyên tắc lãnh đạo hữu hiệu nầy : 1) Liên hệ đến bốicảnh của bạn : 2) Sử dụng nhiều đường lối hơn là chỉ dùng một đường lối; và 3) Hiểu biết những điều mong đợi của những người đi theo bạn. Mục tiêu 5 : Phát biểu hai điều mà một nhà lãnh đạo phải biết về những kẻ theo mình nếu người ấy muốn lãnh đạo họ cáchhữu hiệu. Liên hệ đến bốicảnh Đường lối của một nhà lãnh đạo phải liên hệ với bối cảnh mà người đó đang sống. Trong đây là một phương pháp căn bản mà người lãnh đạo phải dùng trong việc quyết định đường lối thích hợp nhất sẽ phải áp dụng. Đâu là những yếu tố thuộc về địa phương cần phải xem xét? Ai là những người đi theo ? Đâu là những tiêu chuẩn văn hóa? Đâu là những nguồn tài nguyên sẵn có ? Những giá trị Cơ Đốc nào cần
  • 31. tập trung ở đây? Đâu là những vấn đề thần học. Đường lối của một nhà lãnh đạo phải liên hệ với bối cảnh mà người đó đang ở trong. Trước hết, nhà lãnh đạo cần phải biết một số điều về tiểu sử của nhóm, người mà người ấy tìm cách lãnh đạo. Lịch sử của tổ chức Hội Thánh hay đoàn truyền giáo và những điều mong đợi của những người đi theo thường liên kết rất chặt với lịch sử của nhóm. Hãy suy gẫm lại trong giây lát về tầm quan trọng của những phổ hệ trong Kinh Thánh đối với dân tộc Do Thái. Thời hiện tại vẫn đã luôn luôn được xem là phần tiếp nối của quá khứ. Ngay cả trong thời Tân ước, Đức Chúa Trời đã được mô tả là “ Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y sác, Đức Chúa Trời của Giacốp” (Mat Mt 22:32). Các học giả đã khám phá ra rằng không phải tất cả những thành viên trong gia đình đều được ghi tên vào gia phổ trong Kinh Thánh, nhưng chỉ có những cá nhân nổi bật mới được ghi tên. Phương pháp này có lẽ lạ đối với chúng ta, nhưng nó đã được hiểu rõ trong thế giới cổ xưa. Kết quả là những người đi theo có khuynh hướng gợi nhắc lại những nhà lãnh đạo thành công của thời xưa trước khi họ kết ước chính mình đi theo một nhà lãnh đạo mới đương thời. Đôi khi những nhà lãnh đạo trong quá khứ này dầu thuộc về một thế hệ đi trước, nhưng những ấn tượng họ để lại vẫn còn là mới mẻ đốivới những người đi theo. Điều chúng ta cần phải hiểu rõ đó là những tiền lệ ( điều đã xảy ra trong quá khứ) có tầm quan trọng thế nào đối với những người đi theo. Điều này thường được dùng làm nền tảng cho việc thực hiện những quyết định hiện tại. Nhà lãnh đạo cần phải biết về tiền sử của nhóm. Không hiểu biết về quá khứ là đang mời gọi thất bại. Thứ đến trong việc liên hệ đến bốicảnh, nhà lãnh đạo cần phải biết tầm cỡ của nhóm của người ấy sẽ lãnh đạo. Một nhóm nhỏ mười hai người tùy tùng có yêu cầu một đường lối lãnh đạo riêng biệt mà sẽ hoàn toàn trở thành không thực tế đối với một nhóm gần một nghìn thành viên. Mặt khác, một đường lối cần cho một Hội chúng thuộc thành thị sẽ không thể phù hợp với một nhóm người ở rãi rác trong các xóm làng thôn dã. Khi ấy, bốicảnh thật là quan trọng. Có rất nhiều gương mẫu rõ ràng trong Kinh Thánh về những nhà lãnh đạo đã đem bối cảnh địa phương vào điều phải suy xét. Bất cứ nơi nào Chúa Giêxu đã đi đến. Ngài đều phải điều chỉnh chức vụ của mình cho phù hợp với những nhu cầu riêng biệt, nhưng điều quan tâm và những bối cảnh văn hóa riêng biệt của những người mà Ngài phục vụ. Chúa Giêxu đã không thách thức viên quan trẻ giàu có theo cùng một cách mà Ngài đã nói với thiếu phụ bên
  • 32. giếng nước (LuLc 18:18-29 GiGa 4:1-42. Ngài phán bảo với người bị tà ma ám theo một cáchkhác (LuLc 4:31-38) và Ngài đã biện luận, cư xử với người Pharisi bằng một cách khác xa với cách cư xử trên (Mac Mc 7:1-13; LuLc 6:1-10). Các môn đệ cũng đã xét đến bối cảnh mà trong đó họ phải phục vụ. Một sự so sánh về những hành động của Phierơ trong ngày lễ Ngũ Tuần (Cong Cv 2:1-47) với việc ông đến thăm nhà của độitrưởng CọtNây (10:1-48) sẽ bày tỏ nhiều sự khác biệt trong đường lối của ông. Một sự so sánh tương tự cũng có thể được thực hiện đối với cách Phaolô phục vụ tại Antiốt xứ Bi - si - đi (13:1-52) và trên ngọn đồi Mars ở Athên (17:1-34). Nê hê mi cung cấp cho chúng ta một gương mẫu sáng chói trong việc đem bối cảnh vào xem xét trước khi dấn thân kết ước với một đường lối lãnh đạo riêng biệt ( Nêhêmi 2). Trước khi hình thành kế hoạch của ông trong việc xây lại các vách thành Giê ru sa lem, ông đã bí mật xem xét các bức tường thành đổ nát và những cổng thành bị đốt cháy. Một khi đã có một bức tranh cụ thể về phạm vi công việc cần phải làm và khi đã biết được sức mạnh của phe đốinghịch. Nê hê mi bắt đầu thực hiện kế hoạch tái thiết thành phố của ông. Vì thế, là những người lãnh đạo, chúng ta cần phải rất nhạy bén đối với việc xem xét bối cảnh nếu chúng ta muốn trở nên hữu hiệu. Phương pháp này không phải lúc nào cũng để thực hiện, nhưng nó rất phong phú, đòihỏi chúng ta phải để ý những điều xảy ra giữa vòng những kẻ đi theo của chúng ta và phải hiểu những nhân tố tích cực và tiêu cực có liên hệ. 9. Để liên hệ đến bốicảnh cuả mình, một nhà lãnh đạo trước tiên cần phải biết 2 điều thuộc về nhóm người mà người ấy sẽ lãnh đạo. Đó là 2 điều nào? ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... Mục tiêu 6 : Nhận rõ được những gương mẫu trong cách sử dụng thích hợp nhiều đường lối lãnh đạo khác nhau đã được sứ đồ Phaolô minh chứng. Sử dụng nhiều đường lối hơn là chỉ dùng một đường lối Chúng ta đã chú ý đến sự kiện những nhà lãnh đạo có nhiều đường lối lãnh đạo. Ngay cả trong việc ổn định một gia đình, các bậc cha mẹ phải sử dụng rất nhiều lối cư xử khác nhau. Là một người chồng, tôi dùng một cách cư xử riêng đốivới vợ mình; là một người cha, tôi phải dùng một cách khác để đùa giỡn với các contôi trước khi chúng đi ngủ và tôi lại dùng một cách cư xử khác nữa khi làm một khách hàng đối với người thợ sửa xe của tôi.v.v..
  • 33. Việc áp dụng điều này vào sự lãnh đạo Cơ Đốc có thể được thấy rất rõ trong đời sống của một người giống như sứ đồ Phaolô. Những thư tín của ông minh chứng rằng ông đã dùng rất nhiều phương pháp khác nhau để lãnh đạo dân sự Chúa xuyên suốt chức vụ của ông. Chúng ta hãy quan sát sự uyển chuyển trong các đường lối lãnh đạo khác nhau của ông. 1. Quyền uy sứ đồ Sứ đồ Phaolô nhìn nhận rằng quyền uy của ông là người truyền giáo cho mọi nền văn hóa và là một người thành lập Hội Thánh không phải đến từ người nhưng đến từ Thượng Đế ( xem Eph Ep 1:1). Bởi vì Đức Chúa Trời đã ban cho ông khải tượng trực tiếp và những mạng lệnh đặc biệt cho các Hội Thánh, Phaolô đã có thể đòi hỏi và trông đợi sự vâng lời trong những trường hợp này. Ông đã có quyền uy từ Thượng đế để đặt những luật lệ trong nhiều vấn đề khác nhau giữ vòng Hội Thánh và đem đến sự sửa trị khác có cần. Ông đã nói với uy quyền một khi ông đã nhận lãnh là từ Thượng đế. Chẳng hạn như những lời chỉ dẫn dành cho tiệc thánh trong ICo1Cr 11:23. Đây là đường lối lãnh đạo Cơ Đốc có tính chỉ huy cao nhất, lẽ đương nhiên chúng ta cần phải rất cẩn trọng khi sử dụng nó. 10. Điều nào trong những minh họa sau đây là cách dùng đúng đắn ngày nay của một đường lối lãnh đạo theo “ quyền uy sứ đồ”? a) Mục sư dùng ý phán đoán riêng của mình để quyết định cách tiêu dùng khoản thu nhập của Hội thánh. b) Một nhà lãnh đạo trẻ giao cho những thành viên trong nhóm của mình một bảng liệt kê về các chương trình truyền hình mà anh ta tin rằng sẽ có ảnh hưởng xấu cho người xem. c) Một nhà khải đạo thảo luận với một số phụ huynh về điều Thánh Linh dạy dỗ có liên quan đến việc nuôi dạy concái. 2. Sự đốichất: Trong rất nhiều trường hợp khi Phaolô liên hệ với những Hội thánh mới và đang tăng trưởng, ông đã phải dùng một đường lối có tính cách đốichất để giải quyết những vấn đề nghiêm trọng của họ. Một số vấn đề đó là Đề cập đến những bè đảng (1:10-4:21) Một trường hợp loạn luân (5:1-6:20) Việc thờ cúng hình tượng (10:14-22) Sự lạm dụng các ân tứ thuộc linh 12:1-14:40) Phơi bày những giáo sư giả (Tit Tt 1:10-16). Hãy để ý chiến thuật của Phaolô trong khi dùng sự đối chất. Trước tiên, ông đã trình bày vấn đề cáchcông khai. Những nhà lãnh đạo thường sợ sự xung đột và thường để cho những vấn đề cứ tồn đọng không được giải quyết. Phaolô thì không