SlideShare a Scribd company logo
1 of 317
Download to read offline
Tân Ước Lược Khảo
Tác giả: Merrill C. Tenney
Giới Thiệu Khóa Trình
ĐƠN VỊ MỘT: THẾ GIỚI THỜI TÂN ƯỚC
1 Bộ Mặt Của Thế Giới Thời Tân Ước
2 Các Tôn Giáo Khác, Do Thái Giáo
ĐƠN VỊ HAI: CÁC SÁCH TIN LÀNH: NHỮNG BẢN KÝ THUẬT VỀ
ĐỜI SỐNG ĐẤNG CHRIST
Thời Kỳ Khởi Đầu: 6 T.C - 29 S.C
3 Các Sách Tin Lành Trong Tân Ước: Tổng Quan
4 Sách Tin Lành Mathiơ
5 Sách Tin Lành Mác
6 Sách Tin Lành Luca
7 Sách Tin Lành Giăng
ĐƠN VỊ BA: NHỮNG BẢN KÝ THUẬT VỀ HỘI THÁNH ĐẦU TIÊN
Thời Kỳ Bành Trướng: 29 S.C - 60 S.C
8 Sự Thành Lập và Sự Chuyển Biến Của Hội Thánh
9 Hội Thánh Dân Ngoại
10 Thơ Tín Côrinhtô.
11 Thời Kỳ Bị Giam Cầm của Phao Lô
ĐƠN VỊ BỐN: CÁC NAN ĐỀ CỦA HỘI THÁNH ĐẦU TIÊN
Thời Kỳ Củng Cố: 60 - 100 S.C
12 Hội Thánh Trong Cơn Khủng Hoảng
13 Hiểm Họa Tà Giáo
14 Hội Thánh Trong Sự Trông Đợi
15 Kinh Điển và Bản Văn Tân Ước
Từ Vựng
Giới Thiệu Khoá Trình
Một sự khải thị mới
Suốt lịch sử nhân loại, con người đã suy nghĩ về những sự mầu nhiệm của
Đức Chúa Trời. Ngài ngự nơi đâu? Ngài ra sao? Mối liên hệ giữa Ngài với
con người là gì? Trong Cựu ước, sự hiện diện của Ngài được biểu hiện bởi
một trụ lửa hoặc một đám mây. Nhưng Đức Chúa Trời vẫn là một sự mầu
nhiệm.
Tân ước là sự bày tỏ của Đức Chúa Trời về chính mình Ngài cho con người,
qua Đức Chúa Jesus Christ, Con Ngài. Chính Chúa Jesus đã phán "Ta với
Cha là một" (GiGa 10:30), "Ai đã thấy Ta tức là đã thấy Cha" (GiGa 14:9).
Chức vụ trên trần gian của Chúa Jesus là một sự bày tỏ không ngừng về tình
yêu thương và lòng thương xót của Cha. Ngài đã đặt các lẽ thật về tình yêu
và sự thánh khiết của Đức Chúa Trời vào lòng các môn đồ Ngài. Toàn bộ
chức vụ Ngài là chức vụ của sự ban cho. Đức Chúa Cha đã ban Đức Chúa
Con. Đức Chúa Con đã dâng chính mình Ngài làm của lễ chuộc tội thế gian,
nhờ đó tái lập lại mối thông công giữa Đức Chúa Cha và con người.
Khi Chúa Jesus hoàn tất chức vụ Ngài trên trần gian này, Ngài giao nó lại
cho môn đồ. Ngài bảo họ "Cha đã sai ta thể nào, Ta cũng sai các ngươi thể
ấy" (GiGa 20:21). Chính môn đồ Ngài là những người đã ghi chép lại các sự
kiện trong cuộc đời Chúa Jesus trong các sách Phúc Âm. Toàn bộ các tác giả
Tân ước, trừ Phao Lô và Luca, đều đã đồng sống và đồng bước đi theo Chúa
Jesus. Nhưng Phao Lô cũng đã đích thân gặp mặt Chúa Jesus và điều đó đã
biến cải đời sống ông. Ông không còn là người bắt bớ các Cơ Đốc Nhân nữa
vì ông đã thấy Đức Chúa Con. Từ đó, cuộc đời ông được dâng hiến vào công
việc bày tỏ Chúa Jesus Christ cho thế giới đang chết mất này. Đức Chúa
Trời đã chọn một người Do Thái, sốt sắng, có học vấn cao, từ bỏ chính mình
để đem tin lành cho thế giới ngoại bang. Chính Phao Lô là người đã để lại
cho chúng ta sự giải luận đầy đủ nhất về giáo lý Cơ Đốc và sự dạy dỗ Cơ
Đốc qua cáC thơ tín gởi cho các tân tín hữu của hội thánh đầu tiên.
Tân ước mở đầu bằng sự bày tỏ về Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời là Đấng
đã trở nên loài người. Nước Ngài tại trần gian không mang vẻ cao quý hay
vinh quang gì trong con mắt của nhân loại. Vương miện của Ngài chính là
mão gai. Ngài không có cung điện hay của cải gì khác. Nhưng sách cuối
cùng của Tân ước đưa ra cho chúng ta sự khải thị mới về Đức Chúa Trời cao
trọng, được cất lên cao, được ngồi bên hữu Đức Chúa Cha trong sự vinh
quang, tôn trọng. Trong nước của Ngài tại trần gian, con người đã chế giễu
Ngài, nhổ trên Ngài. Nhưng trong nước thiên đàng của Ngài, chúng ta thảy
đều nhóm quanh ngai Ngài và cùng hát với mọi thánh đồ trong mọi thời đại
"Chiên Con đã chịu giết xứng đáng thay!". Đó là sự khải thị trọn vẹn của
Đức Chúa Trời cho con người.
Qua việc khảo cứu Tân ước này, nguyện Chúa giúp bạn thấy được một khải
tượng lớn lao hơn về Đức Chúa Trời, như bạn đã thấy qua Con Ngài, để bạn
có thể càng giống Ngài hơn, và rồi bạn cũng có thể như sứ đồ Phao Lô, có
thể bày tỏ Ngài cho thế giới hư mất đang hấp hối này.
Mô Tả Môn Học
Tân Ước Lược Khảo (CA 1013 Tín chỉ: giờ )
Khóa học này sẽ giới thiệu một cái nhìn toàn cảnh về Tân ước qua việc trình
bày:
1. Thứ tự thời gian của việc trước tác các sách và các sự kiện có trong Tân
ước.
2. Các thông tin quan trọng về địa lý.
3. Các đặc điểm chủ yếu của Tân ước.
4. Một bố cục và bảng tóm tắt nội dung của các sách trong Tân ước.
5. Các giáo lý, các phân đoạn, các từ ngữ và sự kiện nổi bật trong Tân ước.
Chúng tôi đã cố gắng tổng hợp sứ điệp của các sách trong Tân ước, các giáo
lý, các nhân vật. Việc này được thực hiện bằng cách phân tích các phần đóng
góp riêng lẻ của chúng vào trong sứ điệp chung. Việc tổng hợp này dựa trên
bối cảnh của phần thông tin căn bản của phần giới thiệu về quyền tác giả (kể
cả tư liệu về tiểu sử), về niên hiệu viết sách, về mục đích, cách hành văn,
người nhận (bao gồm cả bối cảnh tôn giáo, văn hóa lịch sử, chính trị) và nơi
viết của mỗi sách.
Các Mục Tiêu Của Môn Học
Các mục tiêu chung của tài liệu này có ba mặt:
1. Đầu - truyền đạt kiến thức cho bạn với tư cách một học viên (mục tiêu về
kiến thức)
2. Tim - đem lại sự biến đổi trong bạn, với tư cách một học viên (mục tiêu
về kinh nghiệm).
3 Tay - khiến bạn hành động với tư cách một học viên (mục tiêu phục vụ)
Xin đọc các mục tiêu cụ thể hơn sau đây, và cùng cầu nguyện với tôi để
chúng có thể được trở nên trọn vẹn khi chúng ta cùng nghiên cứu Tân ước.
Các Mục Tiêu Về Kiến Thức
1. Giúp bạn có thể nghiên cứu Kinh Thánh hữu hiệu hơn. Mục tiêu này có
thể đạt được nhờ tài liệu này trang bị cho bạn những hướng dẫn để nghiên
cứu Kinh Thánh có hiệu quả, và bằng cách khuyến khích bạn thực hành việc
nghiên cứu Kinh Thánh hữu hiệu qua các bài tập trong bài học.
2. Giúp bạn có thể gặt hái một kiến thức tốt hơn về sứ điệp của mỗi sách
trong Tân ước. Mục tiêu này sẽ đạt được bằng cách học biết về phần thông
tin giới thiệu cơ bản về tác giả, niên hiệu, mục đích, lối hành văn, độc giả và
nơi viết sách.
3. Giúp bạn có thể có được một cái nhìn toàn cảnh về toàn bộ Tân ước. Mục
tiêu sẽ đạt được nhờ lập ra diễn tiến theo thứ tự thời gian của việc trước tác
các sách và các sự kiện trong Tân ước; nhờ biết các thông tin quan trọng về
địa danh; nhờ làm quen với các đặc điểm chính của sách; nhờ nghiên cứu bố
cục và bảng tóm tắt nội dung của mỗi sách; và nhờ nghiên cứu chi tiết hơn
về các phân đoạn, các giáo lý, các từ ngữ, các sự kiện nổi bật hơn trong Tân
ước.
4. Giúp bạn có thể phát triển được một nhận thức tổng hợp về các sách, các
giáo lý, các nhân vật, các nan đề khác nhau trong Tân ước. Mục tiêu này sẽ
đạt được nhờ phân tích những đóng góp riêng và mối liên hệ chung của
chúng.
5. Giúp bạn có thể thấy đặc điểm tập trung vào Đấng Christ của Tân ước.
Mục tiêu này sẽ đạt được nhờ nhận ra các nền tảng Cựu ước cho đặc tính
trung tâm của Đấng Christ, và bằng cách nhận ra các đóng góp của mỗi một
sách trong Tân ước, mỗi một giáo lý và mỗi một sự kiện hướng về sự ứng
nghiệm tiệm tiến của công tác cứu rỗi của Đấng Christ trong thời đại hội
thánh và trong các thời đại hầu đến.
6. Giúp bạn có thể đánh giá được tầm quan trọng của Lời được hà hơi của
Đức Chúa Trời, là sự bày tỏ đặc biệt về ý muốn của Đức Chúa Trời dành
cho nhân loại trong mọi thời đại. Mục tiêu này sẽ đạt được bằng cách khám
phá ra rằng Tân ước bao gồm sự khải thị cứu rỗi của Đức Chúa Trời trong
Đấng Christ và cũng trong Đức Thánh Linh nữa, nó trang bị cả các nguyên
tắc chỉ đạo lẫn động lực cho phép của sự sống dư dật và sự sống đời đời.
Các Mục Tiêu Về Kinh Nghiệm
1. Khuyến khích bạn tìm tòi và tiếp nhận các lẽ thật của Kinh Thánh nói
chung, và của Tân ước nói riêng, với tinh thần cầu nguyện để sau khi quay
về với Đấng Christ, bạn có thể trưởng thành trong từng trãi Cơ Đốc, bạn sẽ
tấn tới trong tình yêu, sự nên thánh và đức tin một khi các nguyên tắc thuộc
linh được thực hành trong mối tương quan của bạn với Đức Chúa Trời, với
người khác và với chính bạn.
2. Để thôi thúc bạn lớn lên trong tình yêu và lòng tận tụy đối với Đức Chúa
Jesus Christ. Bạn sẽ khám phá qua môn nghiên cứu Tân ước rằng Ngài là
Anpha và Ômêga của kinh nghiệm loài người.
3. Để đem lại cho bạn một kiến thức thực nghiệm về Tân ước. Mục tiêu này
sẽ đạt được bằng cách suy gẫm và học thuộc các câu Kinh Thánh then chốt.
Các Mục Tiêu Phục Vụ
1. Để trang bị bạn trở nên một người nghiên cứu Kinh Thánh chuyên cần,
bạn có thể kết quả tốt trong sự phục vụ Cơ Đốc.
2. Giúp bạn có thể học thuộc nội dung then chốt của Kinh Thánh, nó sẽ đem
lại cho bạn sự cảm thúc, động cơ và lòng tự tin để sẵn sàng cho sự phục vụ
Cơ Đốc.
3. Giúp bạn phát triển hơn nữa về đức tin, quyền năng, khải tượng sự khôn
ngoan và lòng thương xót đối với sự phục vụ Cơ Đốc. Điều này sẽ xảy ra khi
Lời Đức Chúa Trời mà bạn sẽ tiếp thu được đem ra áp dụng vào các hoàn
cảnh trong cuộc sống bạn và trong đời sống của những người bạn chăm sóc.
4. Thách thức bạn qua sự phơi bày các lẽ thật Kinh Thánh, để tìm hiểu sự
tăng trưởng tâm linh với tinh thần cầu nguyện, để cho sự xức dầu dồi dào và
các ân tứ của Thánh Linh sẽ hiện hữu trong công tác giảng dạy Lời Đức
Chúa Trời của bạn.
Sách Giáo Khoa và Tài Liệu Hướng Dẫn Nghiên Cứu
Bạn sẽ sử dụng tài liệu Tân ước Lược Khảo: Tài Liệu Hướng Dẫn Nghiên
Cứu của Jesse K. Moon cùng với các sách giáo khoa sau:
New Testament Survey, Bản Nhuận chánh của Merrill C. Tenney, Grand
Rapids: William B. Eerdmans Publishing Company, 1985.
hoặc New Testament Survey của Merrill C. Tenney. Grand Rapids: William
B. Eerdmans Publishing Company, 1961.
Các số trang của Bản Nhuận Chánh 1985 được ghi trước tiên trong phần bài
đọc. Các số trang của Ấn Bản 1961 được để trong ngoặc
Kinh Thánh K.J.V (A.V)
LƯU Ý: Nếu bạn dùng thêm một bản Kinh Thánh Tân ước Diễn ý để đọc
kèm với bản K.J.V thì sẽ rất tốt cho việc học hỏi của bạn.
Sách giáo khoa của Merrill C. Tenney trình bày một lối tiếp cận xuất sắc
thuần túy tin lành đối với phần giới thiệu về Tân ước, nhưng chính Kinh
Thánh Tân ước phải được xem là nguồn tài liệu chính cho phần giới thiệu về
Tân ước.
Thời Gian Học
Chúng tôi đề nghị bạn nên có một thời giờ học đều đặn. Dĩ nhiên, bạn có thể
tận dụng những thì giờ rảnh để học, nhưng không gì có thể thay thế được
một thì giờ học thường xuyên. Hãy cố học xong tối thiểu mỗi bài một tuần.
Trong một lớp, thường phải dành ra hai hoặc ba buổi để học một bài. Nếu tự
học, có thể bạn phải cần từ ba đến sáu giờ cho một bài học.
Thời gian mà bạn thực sự cần cho mỗi bài học tùy thuộc vào kiến thức của
bạn về chủ đề và tùy thuộc vào thực lực kỹ năng nghiên cứu của bạn trước
khi bắt đầu khóa học. Thời gian học còn tùy thuộc vào mức độ bạn tuân theo
các chỉ dẫn và phát huy các kỹ năng cần thiết cho việc tự nghiên cứu. Hãy
hoạch định thời khóa biểu học tập để bạn dành đủ thời gian đạt được các
mục tiêu tác giả đã đề ra, cũng như các mục tiêu của riêng bạn.
Các Phương Pháp Học
Hãy đọc cẩn thận các lời khuyên có ghi trong tập học viên của bạn. Chúng
sẽ giúp bạn hiểu rõ ICI mong bạn học bài, ôn bài cách nào để làm bài kiểm
tra Đánh Giá Tiến Bộ từng Đơn Vị, và để chuẩn bị cho kỳ thi cuối khóa.
Nếu bạn không thường xuyên học tập theo cách ICI chỉ dẫn, bạn sẽ phải sửa
đổi phương pháp sao cho có thể đạt được thành quả cao nhất trong khóa học
này.
Các Phương Pháp Học Bộ Môn Này
Nếu bạn tự học tài liệu này, toàn bộ công việc của bạn, trừ bài thi cuối khóa
đều có thể được hoàn tất qua thư từ. Dầu ICI đã soạn sẵn tài liệu này để bạn
tự học, nhưng bạn cũng có thể học chung trong một nhóm hay một lớp. Nếu
vậy, giáo viên sẽ chỉ dẫn thêm cho bạn, và bạn hãy làm theo chỉ dẫn của giáo
viên.
Cơ Cấu Bài Học và Cách Học
Mỗi bài học gồm có: 1) tựa đề 2) Nhập đề, 3) Dàn bài, 4) Các mục tiêu của
bài học, 5) Các sinh hoạt học tập, 6) các từ then chốt, 7) Khai triển bài học,
gồm cả các câu hỏi nghiên cứu, 8) Bài tự trắc nghiệm và 9) Phần giải đáp
các câu hỏi nghiên cứu.
Dàn bài và các mục tiêu sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát về các chủ đề,
giúp bạn tập trung sự chú ý vào những quan điểm quan trọng nhất khi bạn
nghiên cứu, và giúp bạn biết cần phải học điều gì.
Phần khai triển bài học trong tài liệu này nằm sau phần bài đọc trong sách
giáo khoa cho từng đoạn. Xin nhớ rằng các phần bài đọc trong sách giáo
khoa Bản Nhuận Chánh (1985) được đưa ra trước. Nếu bạn sử dụng sách
giáo khoa 1961, phần bài đọc của bạn được để trong ngoặc. Điều này sẽ giúp
bạn dễ dàng khi học qua cả tài liệu này. Với việc nghiên cứu từng phần,
trước tiên trong sách giáo khoa rồi đến trong tài liệu hướng dẫn, bạn có thể
tận dụng những khoảng thời gian ngắn để nghiên cứu, bất cứ lúc nào rảnh,
thay vì phải đợi để nghiên cứu cả bài một lần. Các phần giải thích, bài tập và
các phần giải đáp trong tài liệu này đều được soạn để giúp bạn đạt được các
mục tiêu bài học.
Một số câu hỏi nghiên cứu trong phần khai triển bài học có thể trả lời ngay
vào khoảng trống cho sẵn, trong khi một số câu khác cần phải trả lời vào
một cuốn sổ, khi bạn trả lời vào sổ, hãy biết chắc là bạn đã ghi số câu hỏi và
tựa bài học. Hãy viết câu trả lời theo đúng thứ tự. Điều này sẽ giúp bạn khi
ôn các phần đánh giá từng đơn vị.
Đừng xem trước câu trả lời, hãy trả lời chúng trước đã. Nếu bạn tự trả lời
trước, bạn sẽ nhớ rõ điều mình đã học hơn. Sau khi bạn đã trả lời, hãy kiểm
tra câu trả lời của bạn với phần đáp án ở cuối bài học, sau đó hãy sửa lại câu
trả lời của bạn.
Các câu hỏi này rất quan trọng, chúng giúp bạn phát triển và hoàn thiện kiến
thức và sự phục vụ Cơ Đốc của bạn, các công việc mà sách đề nghị cũng
giúp bạn thực hành kiến thức của mình.
Xếp Hạng Cuối Khóa
Việc xếp hạng được căn cứ trên bài thi cuối khóa có giám định. Việc xếp
hạng của bạn được tính là A: ưu hạng; B: Trên trung bình; C: Trung bình; D:
dưới trung bình; U: Không được cấp chứng chỉ; Inc: Không hoàn tất; WP:
Được phép thi lại, WU: Không được chấp nhận.
Tập Học Viên
Tập Học Viên bạn nhận kèm theo tài liệu này có ghi nhiều chỉ dẫn cho phần
bài làm Đánh Giá Tiến Bộ Đơn Vị và bài thi cuối khóa. Nó cũng có các câu
giải đáp cho bài tự trắc nghiệm, các phần đánh giá tiến bộ đơn vị và các tờ
bài làm và các mẫu đơn quan trọng khác. Hãy dùng bảng liệt kê trên trang
bìa để quyết định xem phải nộp các tài liệu nào và khi nào cho giáo viên của
bạn.
Phần Đánh Giá Tiến Bộ Theo Đơn Vị và Bài Thi Cuối Khóa
Dầu điểm của các câu trả lời các câu hỏi trong bài tự trắc nghiệm và bài
đánh giá tiến bộ đơn vị không tính vào việc xếp hạng cuối khóa, nhưng bạn
nên gởi các tờ bài làm của bạn ở phần đánh giá tiến bộ đơn vị về cho giáo
viên để được sửa bài và được gợi ý cho việc học của bạn. Sau đó bạn có thể
ôn lại tài liệu trong sách giáo khoa, tài liệu nghiên cứu và Kinh Thánh về
những điểm bạn thấy khó hiểu. Việc ôn lại các mục tiêu bài học, bài tự trắc
nghiệm và các bài đánh giá tiến bộ đơn vị sẽ giúp bạn chuẩn bị cho kỳ thi
cuối khóa.
Chứng Chỉ Cho Khóa Học
Để nhận được chứng chỉ ICI cho khóa học này, bạn phải thi đậu kỳ thi cuối
khóa. Bài thi này phải được làm trước mặt giám thị coi thi do ICI cử đến. Vì
chúng tôi có nhiều giám thị coi thi tại nhiều quốc gia, nên bạn có thể dễ dàng
tiếp xúc với giáo viên giám thị tại địa phương bạn. Giáo viên sẽ cho bạn biết
thêm chi tiết.
Bạn cũng có thể theo học bộ môn này vì giá trị thực tiễn của nó mà không
cần chứng chỉ. Nếu vậy, bạn không cần nộp bài làm và cũng không cần thi
cuối khóa. Việc nghiên cứu tài liệu này sẽ làm cuộc sống bạn thêm phong
phú, dầu bạn có muốn thi lấy chứng chỉ hay không.
Chứng Chỉ Qua Kỳ Thi
Bạn có thể nhận được chứng chỉ mà không cần nghiên cứu các tài liệu của
môn học này, nếu bạn thi đậu kỳ thi cuối khóa. Tuy nhiên, vì các bài tập và
bài tự trắc nghiệm trong tập tài liệu này được soạn để giúp bạn chuẩn bị cho
kỳ thi cuối khóa, nên có lẽ bạn cần nghiên cứu các tài liệu này. Hãy hỏi ý
kiến của Giám Đốc Quốc Gia ICI của bạn để biết thêm chi tiết.
Chuyên Viên Soạn Nội Dung Cho Tài Liệu Hướng Dẫn Nghiên Cứu Này.
Jesse K. Moon là một Mục sư viện trưởng Viện Cao Đẳng Kinh Thánh và là
mục sư lo cho sinh viên tại Trừơng Cao Đẳng Southwestern ASSemblies of
God College, tại Waxahachie, Texas, tại đây ông đảm nhận trách nhiệm dạy
các môn Tuyên đạo pháp, quản lý Hội Thánh, cố vấn mục vụ, và Kinh
Thánh.
Ông đã nhận bằng cử nhân khoa học của Viện Southwestern Assemblies of
God College (Waxahachie, Texas, U.S.A) và đang giữ học vị Thạc sĩ Thần
học, Tiến sĩ mục vụ của Viện Đại Học Texas Christian University (Fort Một
Khảo Cứu Về Tân ƯớcWorth, Texas, U.S.A).
Tiến sĩ Moon kết hợp lối tiếp cận uyên thâm với Kinh Thánh và lòng nhiệt
tình quan tâm của ông về sinh viên để biến tài liệu hướng dẫn này thành một
tài liệu hướng dẫn có giá trị và rất hấp dẫn cho người nghiên cứu về Tân
ước.
Giáo Viên ICI của Bạn
Giáo viên ICI của bạn rất sẵn lòng giúp đỡ bạn, hãy hỏi giáo viên của bạn về
mọi thắc mắc liên quan đến việc thu xếp kỳ thi cuối khóa. Hãy bảo đảm
dành đủ thời gian để có thể lập các kế hoạch phù hợp. Nếu có nhiều người
muốn học chung, hãy yêu cầu giáo viên của bạn thu xếp cho nhóm.
Nguyện Chúa chúc phước cho bạn khi nghiên cứu môn Tân Ước Lược
Khảo. Nguyện Chúa dùng bài học này làm phong phú thêm đời sống và
chức vụ của bạn và giúp bạn làm trọn trọng trách mình trong thân thể Đấng
Christ cách hữu hiệu hơn.
CHƯƠNG TRÌNH ĐỌC TÂN ƯỚC
(Hãy khoanh tròn mỗi đoạn khi bạn đọc)
BÀI 1 (không có)
BÀI 2 (không có)
BÀI 3 (không có)
BÀI 4 Mathiơ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23
24 25 26 27 28
BÀI 5 Mác 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
BÀI 6 Luca 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
BÀI 7 Giăng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21
BÀI 8 Công Vụ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11: 1-18
BÀI 9 Cong Cv 11:19-30, Giacơ 1 2 3 4 5; Galati 1 2 3 4 5 6; Công vụ 16 17
18 19 20 21:1-16; ITêsalônica 1 2 3 4 5; IITêsalônica 1 2 3
BÀI 10 ICôrinhtô 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16; IICôrinhtô 1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11 12 13; Rôma 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
BÀI 11 21:17-31, 22 23 24 25 26 27 28; Philêmôn 1; Êphêsô 1 2 3 4 5 6;
Côlôse 1 2 3 4; Philíp 1 2 3 4
BÀI 12 ITimôthê 1 2 3 4 5 6; Tít 1 2 3; IITimôthê 1 2 3 4; IPhierơ 1 2 3 4 5;
Hêbơrơ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
BÀI 13 IIPhierơ 1 2 3; Giuđe 1; IGiăng 1 2 3 4 5; IIGiăng 1; IIIGiăng 1
BÀI 14 Khải huyền 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21
22
BÀI 15 (không có)
Bộ Mặt Của Thế Giới Thời Tân Ước
Điều quan trọng đối với việc nghiên cứu Tân ước chính là sự hiểu biết về thế
giới vào thời Tân ước được viết ra. Trong bài này, chúng ta sẽ thấy các
phương diện chính trị, kinh tế, xã hội của thế giới thời Tân ước đều góp
phần vào việc lập nên bối cảnh cho Đấng Christ bước vào trần gian.
Từ thời kỳ làm phu tù tại Babylôn năm 586 T.C, dân Giuđa đã bị các thế lực
ngoại quốc cai trị. Họ lần lượt ở dưới ách thống trị của Babylôn, Batư rồi
đến Đế quốc Hylạp của Alexander đại đế, và cuối cùng họ thành thuộc địa
của Đế quốc Lamã. Đang khi ở dưới ách thống trị của người Batư, một số
người Do Thái bị lưu đày đã trở về Palestine và thành Giêrusalem được tái
thiết. Một số khác muốn ở lại Babylôn hay di chuyển đến các vùng khác
trong đế quốc. Và vì vậy, trong thời kỳ xảy ra các sự kiện được ghi lại trong
Tân ước, tuyển dân của Đức Chúa Trời không còn là một tập thể thống nhất
nữa. Nhiều người đã tiếp nhận các phong tục và văn hóa của chính kẻ đã
chinh phục họ.
Tuy nhiên, tôn giáo Do Thái Giáo của họ vẫn còn rất sống động, và đã trở
thành nền tảng cho những người Do Thái thành kính, là những người đọc
sách Luật Pháp đều đặn và các tiên tri đang trông đợi Đấng Mêsi sắp đến.
Họ mong rằng Đấng Mêsi của họ sẽ giải cứu họ thoát khỏi ách thống trị của
các hoàng đế Lamã. Chính trần gian này là nơi Chúa Jesus Christ sẽ sanh ra
vào đúng thời điểm thích hợp, đúng địa điểm thích hợp, để làm trọn chương
trình cứu rỗi của Cha Ngài. Và từ đó đến nay, thế gian này chẳng hề giống
như thế nữa.
Phương Diện Chính Trị
Đế Quốc Lamã
Chính Quyền Cấp Tỉnh
Các Vương Quốc Chịu Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Hylạp.
Quốc Gia Do Thái
Phương Diện Xã Hội
Xã Hội Do Thái
Xã Hội Ngoại Đạo
Kiến Thức Văn Hóa
Các Tiêu Chuẩn Đạo Đức
Phương Diện Kinh Tế
Khi học xong bài này, bạn sẽ có thể:
• Mô tả hệ thống cấp tỉnh của Lamã và mối liên hệ giữa nó và Do Thái giáo
và Cơ Đốc giáo ở thế kỷ đầu tiên.
• Mô tả tình trạng của quốc gia Do Thái dưới thời Ptolemies, Seleucidae,
Maccabees, Herods, các quan tổng đốc và các thầy tế lễ.
• Kể ra những đặc điểm nổi bật của thế giới xã hội thời Tân ước được phản
ánh qua xã hội, kiến thức văn hóa và các tiêu chuẩn đạo đức của người Do
Thái và người ngoại đạo.
• Giải thích ảnh hưởng của phương diện kinh tế trên Cơ Đốc giáo thế kỷ đầu
tiên thể hiện qua nông nghiệp, công nghiệp, tài chánh, sự chuyên chở và đi
lại của thời đó,
1. Đọc phần giới thiệu tài liệu này. Hãy chú ý kỹ phần Cơ Cấu Bài Học và
Cách Học. Phần này có những chỉ dẫn quan trọng giúp cho sự thành công
của bạn khi học. Hãy chú ý các mục tiêu chung của khóa học. Tất cả các
mục tiêu đều quan trọng, nhưng có lẽ một số nào đó sẽ nổi bật cho bạn.
2. Nghiên cứu phần dàn bài và mục tiêu bài học. Những phần này sẽ giúp
bạn tìm ra điều cần phải học trong bài.
3. Học qua cả phần khai triển bài học. Đừng quên đọc toàn bộ các câu Kinh
Thánh trưng dẫn đã cho, làm các bài tập và kiểm tra câu trả lời của bạn. Bạn
sẽ cần một cuốn sổ riêng cho môn học này. Dùng cuốn sổ này để viết ra các
câu trả lời khi khoảng trống không đủ để bạn trả lời.
4. Đọc sách giáo khoa, trang 3-62 (1-63) khi trong phần khai triển bài học
yêu cầu.
5. Khai triển và sử dụng biểu đồ các vị hoàng đế Lamã chính yếu, biểu diễn
đối với mỗi đơn vị: Niên hiệu cai trị; đánh giá về nhân cách, mô tả, sự cai trị
và ý nghĩa của vị hoàng đế đó đối với Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo.
6. Làm bài tự trắc nghiệm ở cuối bài, kiểm ra cẩn thận câu trả lời của bạn
với phần giải đáp trong tập học viên. Hãy ôn lại bất cứ câu nào bạn trả lời
không đúng.
Hiểu được ý nghĩa của các từ chúng tôi liệt kê ở đầu bài học sẽ giúp ích bạn
khi học. Bạn sẽ thấy các từ được xếp theo thứ tự a b c và được định nghĩa
trong phần từ vựng ở cuối tài liệu này. Nếu bạn còn thắc mắc về nghĩa của
từ nào trong phần từ được liệt kê, bạn có thể tra xem bây giờ hay khi bắt gặp
những từ ấy trong bài.
Giai cấp quý tộc aristocracy
Chủ nghĩa mị dân demagoguery
Đấu sĩ gladiator
Văn hóa Hylạp Hellenism
Người Hêlênít Hellenist
Chịu ảnh hưởng văn hóa Hylạp Hellenistic
Tôn ti hierachy
Trào phúng epigram
Tính ngữ epithet
PHƯƠNG DIỆN CHÍNH TRỊ
Tenney 3-45 (1-45)
Khi bạn đọc phần bài đọc này, bạn sẽ hơi lúng túng vì toàn bộ những đế
quốc hoàng đế, niên hiệu và những nền văn hóa này. Chúng ta sẽ đi theo
phần dàn bài ở đầu bài học này. Sách giáo khoa cũng có dàn bài tương tự.
Điều này sẽ giúp bạn xác định vị trí các phần trưng dẫn ở sách giáo khoa có
trong tài liệu này.
Lưu ý: Như đã nêu ở trên, hãy bắt đầu bằng cách đọc các trang 3-45 (1-45)
trong sách giáo khoa. Sau đó hãy tiếp tục với phần giải luận bên dưới đây.
Bạn nên xem đây là kiểu mẫu nghiên cứu của bạn cho toàn bộ các phần
trong tài liệu.
Trong phần này bạn đã đọc về hai đế quốc chính và các sự phân chia của
chúng. Một số đời cai trị xảy ra đồng thời, kết quả là khó mà biết chắc được
các niên hiệu và ảnh hưởng chắc chắn. Để tập trung được vào các đế quốc
này, việc lập một bố cục ngắn sẽ rất hữu ích. Chúng gần giống bố cục sau:
ĐẾ QUỐC HYLẠP (333 - 165 T.C) - từ cuộc chinh phục xứ Batư của
Alexander cho đến cuộc nổi dậy của nhà Maccabees.
Triều đại của người Maxêđoan (333 - 322 T.C)
Triều đại của người Êdíptô (322 - 198 T.C) - Nhà Ptolemies.
Triều đại của người Syri (198 - 168 T.C) - Nhà Seleucidae.
THỜI KỲ ĐỘC LẬP CỦA DÂN DO THÁI (168 - 63 T.C) - từ cuộc nổi dậy
của nhà Maccabees đến cuộc chinh phục của Pompey.
Triều đại của nhà Maccabees (168 - 142 T.C)
Triều đại Hasmonean (142 - 37 T.C)
ĐẾ QUỐC LAMÃ (63 T.C - 70 S.C) - Từ cuộc chinh phục đến việc phá hủy
đền thờ và thành Giêrusalem.
Triều đại Hêrốt (37 T.C - 6 S.C)
Thời kỳ cai trị của quan tổng đốc (63 T.C cho đến Constantine)
Thời kỳ cai trị của các thầy tế lễ (142 T.C - 70 S.C)
Hãy nghiên cứu bố cục này để biết về các đế quốc, các sự phân chia, phạm
vi của từng đời cai trị và các biến cố khởi đầu và kết thúc của mỗi đế quốc.
Đế Quốc Lamã
Tenney 3-13 (1-12)
Hãy đọc ba đoạn đầu trong phần này rồi lật đến bản đồ "Thế giới Lamã
Trong Thời Chúa Jesus" ở mặt trong bìa trước của sách giáo khoa ("Đế quốc
Lamã Thế Kỷ Thứ Nhất T.C". Mặt trong bìa sau). Hãy nghiên cứu bản đồ
này khi bạn xem xét thông tin bạn vừa mới đọc về sự bành trướng của Đế
quốc Lamã. Đây là một đại Đế quốc trong những năm đầu Cơ Đốc giáo,
phải không?
1. Để biết về thông tin quan trọng của mục sinh hoạt học tập 6 về các hoàng
đế Lamã, hãy khai triển biểu đồ các quân vương Lamã: Augustus, Tiberius,
Claudius và Nero. Hãy lập các tiêu đề cho biểu đồ. Chỉ đưa vào phần tư liệu
quan trọng nhất và viết thật ngắn gọn.
Để làm mẫu cho bạn, hãy xem các dữ kiện về Augustus trên biểu đồ dưới
đây, sau đó làm tiếp cho các hoàng đế khác. Sau khi làm xong, hãy xem lại
vài lần để quen thuộc với các sự việc, rồi lưu biểu đồ vào sổ của bạn để tiện
tham khảo sau này.
Hãy liên hệ các hoàng đế này với thời gian của các biến cố chính của người
Do Thái và Cơ Đốc Nhân bằng cách nghiên cứu biểu đồ "Các Hoàng Đế
Lamã ở Thế Kỷ Đầu Tiên", trang 427 (427) của sách giáo khoa.
Chính Quyền Cấp Tỉnh
Tenney 13-15 (12-15)
Trong phần nghiên cứu này hãy cố gắng hiểu rõ về bản chất của hệ thống
chính quyền cấp tỉnh của Lamã.
2. Sau khi nghiên cứu sách giáo khoa, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Hai loại chính quyền cấp tỉnh là gì?
...............................................................................
...........................................................................................................................
...........
b. Ai cai trị mỗi loại ấy?
................................................................................................
...........................................................................................................................
...........
c. Các điều kiện nào cần cho mỗi loại?
.........................................................................
...........................................................................................................................
...........
d. Xứ Palestine ở dưới quyền của loại nào vào thời Đấng Christ?
.................................
...........................................................................................................................
...........
e. Những quyền tự do và những hạn chế nào có trong mỗi loại?
....................................
...........................................................................................................................
...........
3. Hãy đọc kỹ phân đoạn kể ra các tỉnh của Lamã có trong Tân ước. Bạn sẽ
xem lại chúng liên tục khi bạn đọc Tân ước. Hãy đưa danh sách này vào sổ
của bạn. Cũng xem thêm bảng "Các Quan Tổng Đốc Lamã của Xứ Giuđê" ở
trang 428 (428) sách giáo khoa. Nó cũng giúp thiết lập mối liên hệ giữa họ
với các sự kiện trong Tân ước.
Các Vương Quốc Chịu Ảnh Hưởng của Văn Hóa Hylạp
Tenney 15-19 (15-19)
Việc nghiên cứu phần này sẽ cho bạn thấy rằng nền văn hóa của các vương
quốc chịu ảnh hưởng của văn hóa Hylạp đã ảnh hưởng rầt nhiều đến Do
Thái giáo và Cơ Đốc giáo.
4. Khi bạn đọc xong phần này trong sách giáo khoa, hãy đánh dấu các đóng
góp tích cực của văn hóa Hylạp cho Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo. Dùng
màu khác nhau để đánh dấu các ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa Hylạp trên
Do Thái Giáo và Cơ ĐốcGiáo. Việc này sẽ giúp làm nổi bật các yếu tố này.
Bạn sẽ xúc động bởi tầm quan trọng của chúng trong khi học về chúng.
Quốc Gia Do Thái
Tenney 19-45 (20-45)
Khi xem phần này trong sách giáo khoa, bạn sẽ đọc thấy những câu quan
trọng này: "Sự kết thúc của quốc gia Do Thái không có nghĩa là sự kết thúc
của Do Thái Giáo" (trang 20-21). Do Thái Giáo vẫn sống và trở thành nền
tảng cho Cơ Đốc Giáo.
5. Bắt đầu từ đoạn trích trên và kết thúc tại phần "Dưới Triều Hêrốt" trang
31, (31), hãy tìm ra từng sự kiện, từng tổ chức đang phát triển, văn phẩm và
sự phát triển của ngôn ngữ nào cuối cùng đã giúp ích lớn lao cho Cơ Đốc
Giáo. Hãy lập một danh sách những đóng góp đó, và nếu được chia xẻ nó
với bạn mình. Hãy thảo luận ý nghĩa của mỗi mục trong trang danh sách đó.
Xếp hạng các mục ấy theo thứ tự tầm quan trọng của chúng đối với Cơ Đốc
Giáo và xem thử bạn của bạn có đồng ý với đánh giá của bạn hay không?
Hãy làm phần bài viết của bài tập này và vở. Có lẽ cách tốt nhất để làm quen
với vua Hêrốt là đọc phần này trong sách giáo khoa. Hãy lật đến biểu đồ
"Gia Đình của Hêrốt" (trang 429 (429), ghi ra các câu Kinh Thánh trưng dẫn
và đọc chúng trong Kinh Thánh của bạn.
Phần "Dưới Thời của Các Thầy Tế Lễ Đến Sự Sụp Đổ của Giêrusalem Năm
70 S.C" trong sách giáo khoa, rất quan trọng để hiểu nhiều về điều đã xảy ra
trong Tân ước đặc biệt là các sự kiện quan trọng như là các buổi xử án Chúa
Jesus trước tòa án tôn giáo và tòa án dân sự. Cùng với dữ liệu quan trọng
khác trong phần này, bạn sẽ phải nhớ rằng sự cai trị của các thầy tế lễ đã ra
đời đồng thời với sự cai trị của nhà Ptolemies, celeucidae, Maccabees,
Herods và các quan tổng đốc.
6. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG liên quan đến chức tế lễ
trước khi Giêrusalem bị sụp đổ năm 70 S.C.
a. Dưới nhiều loại chính quyền dân sự khác nhau trong suốt lịch sử dân Ys,
tiếng nói của thầy tế lễ vẫn mang tính quyết định
b. Chưa hề có lúc nào mà chức tế lễ không hoạt động.
c. Ngay cả khi ở dưới quyền của những kẻ cai trị người ngoại bang, dân Ys
vẫn đã được xem là ở dưới quyền điều khiển của các thầy tế lễ.
d. Bao lâu các thầy tế lễ không can thiệp vào sự cống nạp hay chính sách đối
ngoại, thì họ vẫn còn được các nhà cai trị cho phép hành chức vụ theo thông
lệ của họ.
e. Vào thời khởi nghĩa của Maccabees, chức tế lễ rất có thế lực và được các
nhà cầm quyền rất trọng vọng.
PHƯƠNG DIỆN XÃ HỘI
Tenney 48-49 (47-48)
Trong phần này tác giả cho thấy thế giới xã hội ở thế kỷ đầu tiên cũng quan
trọng, cần thiết y như trong thời đại chúng ta vậy. Khi bạn đọc phần này, hãy
xem thử bạn có đồng ý rằng tình hình xã hội ở nước bạn có thể sánh với tình
hình xã hội ở thề kỷ đầu. Hãy viết ra các nhận định của bạn.
Xã Hội Do Thái
Tenney 48-49 (47-48)
7. Trong phần này, Tenney chia xã hội Do Thái ra làm hai hạng lớn.
a. Hai hạng đó là gì?
..................................................................................................
...........................................................................................................................
........
b. Hai hạng này có tại nước bạn không?
...................................................................
Xã Hội Ngoại Giáo
Tenney 49-51 (48-50)
8. Hãy kể ra năm giai cấp xã hội được đề cập trong phần này, và nêu hai đặc
điểm của mỗi giai cấp.
a.
...........................................................................................................................
....
1) .......................................................................................................................
2) .......................................................................................................................
b.
...........................................................................................................................
.....
1) .......................................................................................................................
2) .......................................................................................................................
c.
...........................................................................................................................
.....
1)
........................................................................................................................
2) .......................................................................................................................
d.
...........................................................................................................................
......
1) .......................................................................................................................
2) .......................................................................................................................
e.
...........................................................................................................................
......
1) .......................................................................................................................
2) .......................................................................................................................
Kiến Thức Văn Hóa
Tenney 51-58 (51-58)
Trong phần này bạn sẽ biết được văn hóa La mã và Hylạp đã tác động thế
nào đến đạo đức của dân chúng. Điều này được thể hiện qua đấu trường, văn
chương, nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc và kịch nghệ.
9. Mô tả vắn tắt mỗi một phương diện trên trong văn hóa Lamã đã tác động
thế nào đến dân chúng.
a. Đấu trường
..............................................................................................................
b. Văn chương
...........................................................................................................
c. Âm nhạc
................................................................................................................
d. Kịch nghệ
..............................................................................................................
Bạn nên nghiên cứu kỹ những phần nói về "Ngôn Ngữ, Các Trường Học và
Các Tiêu Chuẩn Đạo Đức", vì chúng liên quan rất mật thiết với sự xuất hiện
của Tin lành.
10. Trên bảng sau hãy kể ra bốn ngôn ngữ chủ chốt và cách sử dụng chủ yếu
của từng loại ngôn ngữ. Đừng quên liên hệ ý nghĩa của tiếng Aram và tiếng
Hylạp với sự truyền bá tin lành.
Ngôn Ngữ
Cách Sử Dụng Chủ Yếu
Ý Nghĩa
a
b
c
d
Hãy để ý thể nào Đức Chúa Trời đã cung cấp một nền văn hóa thâm thúy và
một ngôn ngữ phổ biến, bởi sự dự bị đúng lúc qua người Hylạp cho công tác
truyền rao Tin lành. Cũng chú ý đến cách mà Đức Chúa Trời dự bị qua
người Rôma, đường sá cho việc đi lại của các Cơ Đốc Nhân đầu tiên, và dự
bị một chính quyền để bảo vệ và giúp họ tự do giảng tin lành.
Trong phần về các trường học, bạn sẽ thấy rằng hệ thống giáo dục chưa đạt
đến được tầm cỡ của các hệ thống giáo dục trong đa số nước trên thế giới
ngày nay. Tuy nhiên, nó đủ để đem lại một trình độ học vấn vừa phải trong
giai cấp hạ lưu và trung lưu ở thế kỷ đầu tiên. Theo tôi, trình độ học vấn này
đem lại một sự khao khát kiến thức rất lớn mà nó đã mở rộng cửa cho tin
lành. Mức độ đạo đức nói chung rất thấp, đó là một bằng chứng về nhu cầu
lớn lao đối với tin lành. Một bằng chứng rõ ràng khác nữa về nhu cầu đối
với một tin lành quyền năng ấy là sự thú nhận rằng các lời giáo huấn của các
nhà hiền triết vào thế kỷ đầu tiên, chẳng hạn như Seneca, đều không thể đem
lại một tấm gương, cũng không đem lại động lực để đạt đến được các lý
tưởng cao cả mà họ đã dạy dỗ.
Trong đoạn trên, tôi đã cố nêu ra cho bạn một ví dụ về cách bạn có thể
nghiên cứu một phần tài liệu mà dường như nó khá tầm thường và không
quan trọng. Bạn có thể từ đó rút ra các sự kiện thích đáng, phân tích chúng
và lập ra một bố cục ý nghĩa hay bảng tóm tắt của thông tin này. Hãy xem lại
phân đoạn này một lần nữa. Những dòng tầm thường này trong sách giáo
khoa đã mang nhiều hàm ý quan trọng đối với các Cơ Đốc nhân ở thế kỷ đầu
tiên và đối với tin lành, đúng không? Sẽ có lúc bạn dùng các ý tưởng này
đưa vào bố cục giảng dạy của bạn. Có thể nó sẽ giống như thế này:
I. NHU CẦU VỀ TIN LÀNH
Vì cớ tình trạng vô đạo đức
II. PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN TIN LÀNH
Qua khả năng đọc viết và liên lạc bằng một ngôn ngữ phổ thông.
III. CÁNH CỬA TIN LÀNH
Được mở rộng bởi sự khao khát tri thức do trình độ học vấn đem lại.
IV. QUYỀN NĂNG CỦA TIN LÀNH
Không một lý tưởng luân lý nào đem lại động lực để đạt được các mục tiêu
cao cả của nó, ngoại trừ tin lành của Đức Chúa Jesus Christ.
Các Tiêu Chuẩn Đạo Đức
Tenney 58 (58-59)
11. Hãy lập hai danh sách vào sổ của bạn với các tiêu đề Các Yếu Tố Đạo
Đức Tích Cực và Các Yếu Tố Đồi Bại. Hãy đọc phần nói về các tiêu chuẩn
đạo đức và viết mỗi yếu tố đã cho vào dưới tiêu đề nào mô tả nó. Danh sách
nào dài nhất.
...........................................................................................................................
............
12. Bây giờ hãy dành ra giây lát để liệt kê một số yếu tố đạo đức tích cực và
các yếu tố đồi bại ở thành phố hay quốc gia của bạn. Chúng như thế nào so
với các yếu tố ấy trong thế kỷ đầu tiên.
.............................................................................................................
...........................................................................................................................
............
Bạn sẽ nói rằng cộng đồng của bạn có đạo đức tốt hơn, hay kém hơn thế giới
thế kỷ đầu tiên?
PHƯƠNG DIỆN KINH TẾ
Tenney 58-62 (59-63)
13. Hãy đọc phần này rồi khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu ĐÚNG.
a. Các tình hình kinh tế trong thế kỷ đầu tiên không tác động gì đến việc
truyền bá tin lành.
b. Vùng đất bị đế quốc Lamã chiếm đóng rất màu mỡ và sản xuất ra trái cây
lạ.
c. Hàng hóa được chế tạo ở mức độ không đáng kế, chủ yếu là do các thợ
thủ công hoặc do nhập khẩu bằng đường biển.
d. Vì có quá nhiều nô lệ nên có thể có sự sản xuất hàng hóa hàng loạt với giá
thấp.
e. Hầu hết những hoạt động ngân hàng hữu hiệu của thời nay đã được sử
dụng trong thế kỷ đầu tiên.
f. Đường sá của người Lamã được xây dựng rất tốt, cung cấp phương tiện để
có được sự cai trị và sự liên lạc tốt hơn.
Bây giờ bạn hãy đọc lại các mục tiêu của bài này để biết chắc là bạn có thể
làm trọn các yêu cầu của chúng. Hãy làm bài tự trắc nghiệm rồi kiểm tra câu
trả lời của bạn.
Bài Tự Trắc Nghiệm
GHÉP CẶP: Ghép các chủ đề hay các danh hiệu (bên phải) thích hợp với
định nghĩa.
....1 Mở đầu Đế quốc Hylạp.
....2 Hoàn tất cuộc hủy phá thành Giêrusalem năm 70 S.C
....3 Tồn tại từ 333 - 165 T.C
....4 Là quan tổng đốc Lamã mà Chúa Jesus đã chết dưới quyền ông ta.
....5 Một trong những ngôn ngữ chủ chốt của Đế quốc Lamã vào thế kỷ thứ
nhất S.C
....6 Đã đến Palestine với cuộc chinh phục Pompey.
....7 Caitrị Palestine đồng thời với Ptolemies, Seleuciade và Hêrốt.
....8 Đem lại thời kỳ độc lập cho người Do Thái.
....9 Là hoàng đế đã thiêu sống các Cơ Đốc nhân vì trận hỏa hoạn lớn tại
Rôma năm 64 S.C, cùng với hậu quả là rất nhiều Cơ Đốc nhân bị bắt bớ.
...10 Bắt buộc mọi người phải thờ lạy mình như là một vị thần, đã bắt bớ các
Cơ Đốc nhân, đã đày Giăng ra đảo Bátmô.
...11 Là hoàng đế Lamã lúc dân Giuđa bị trục xuất khỏi Lamã.
...12 Ngồi trên ngôi, trong thời kỳ chức vụ công khai và sự chết của Chúa
Jesus.
...13 Là Hoàng Đế Lamã đầu tiên.
...14 Là ngôn ngữ của tòa án trong Đế quốc Lamã.
...15 Thoái hóa dưới ảnh hưởng của kịch nghệ và đấu trường Lamã.
...16 Giám sát trực tiếp các tỉnh náo loạn.
CÂU CHỌN LỰA. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu trả lời đúng nhất
17. Vị Hoàng đế Lamã khi Chúa Jesus giáng sanh tên là
a) Tiberius
b) Augustus
c) Nero
d) Domitian.
18. Các Hoàng đế Lamã trong thời kỳ bành trướng Tin Lành là
a) Claudius và Nero
b) Domitian và Nero
c) Tiberius và Nero
d) Claudius và Domitian.
19. Đế quốc đã tác động mạnh mẽ đến Cơ Đốc Giáo qua văn hóa của mình
đó là
a) Lamã
b) Hylạp
c) Hêbơrơ
d) Aram.
20. Ngôn ngữ của thần học Do thái vào thời Chúa Jesus là tiếng
a) Hylạp.
b) Latin
c) Hêbơrơ
d) Aram
21. Ngôn ngữ của vùng Cận Đông có thể là ngôn ngữ phổ thông của Chúa
Jesus chính là tiếng
a) Hêbơrơ
b) Aram
c) Syri
d) Hylạp
22. Ngôn ngữ của văn hóa và ngôn ngữ chung của đa số dân chúng phía
Đông Rôma là tiếng
a) Hêbơrơ
b) Aram
c) Latin
d) Hylạp
23. Những người làm ra đường sá cho việc truyền bá tin lành là người
a) Lamã
b) Batư
c) Hylạp
d) Do Thái
24. Những người cung cấp thứ ngôn ngữ để Tân ước được lưu hành nhanh
chóng bằng thứ tiếng đó ngay sau bản gốc đó là người
a) Syri
b) Hêbơrơ
c) Rôma
d) Hylạp
25. Người cung cấp hệ thống chính trị giúp các môn đồ tự do rao truyền tin
lành là người
a) Hylạp
b) Lamã
c) Do Thái
d) Syri
Giải Đáp Các Câu Hỏi Nghiên Cứu
1 Biểu đồ của bạn nên chứa toàn bộ thông tin bạn cho là quan trọng đối với
mỗi vị hoàng đế.
2. a Chính quyền dưới quyền Viện nguyên lão; Chính quyền dưới quyền
Hoàng đế.
b. Viện Nguyên Lão: quan trấn thủ; hoàng đế, quan tư lệnh, quan toàn
quyền, quan tổng đốc.
c. Viện Nguyên Lão: Những tỉnh bình an, trung thành. Hoàng đế, những tỉnh
còn loạn lạc.
d. Hoàng đế.
e. Chính quyền thành phố được phép giữ lại chủ quyền tại địa phương và
được phép đúc tiền. Người Lamã không hề can thiệp vào việc thờ lạy.
Đường sá được xây dựng, các phúc lợi công được chỉnh đốn, thương mại
phát triển. Thuế má nặng nề.
3. Danh sách của bạn nên gồm có các tỉnh sau của Lamã: Tây ban nha; xứ
Gaul, Iliri, Maxêđoan, Achai, Asi, Bông, Bithini, Galati, Cápbađốc, Silisi,
Giuđê, Chíprơ, Bămphyli, Lycia.
4. Câu trả lời của bạn.
5. Câu trả lời của bạn.
6. a, c và d là câu đúng
7. a. Giàu và nghèo
b. Bạn có thể trả lời là "có".
8. Câu trả lời của bạn có thể gồm có những điểm sau (theo cách trả lời của
bạn):
a. Giai cấp quý tộc: 1) Các nhà quý tộc mới đã thống lãnh các lãnh thổ công
cộng và mua các lãnh thổ riêng với giá thấp. 2) Các nhà thầu và các nhà đầu
cơ trở nên giàu có nhờ bóc lột các tỉnh.
b. Giai cấp trung lưu: 1) Chiến tranh và sự tranh giành nô lệ gần như đã loại
bỏ tầng lớp trung lưu. 2) Sau khi rời khỏi lãnh thổ của mình, những người
thuộc tầng lớp trung lưu đã trở thành thành viên của các đám đông tại Rôma,
không nhà cửa, không việc làm, không lương thực.
c. Quần chúng: 1) Thân phận của những người tự do này còn đáng thương
hơn giai cấp nô lệ, vì họ thiếu việc làm ổn định. 2) Người thất nghiệp đi theo
bất cứ ai cung cấp lương thực hay giúp họ tiêu khiển (để kiếm được sự ủng
hộ của quần chúng cho các mục tiêu ích kỷ của mình).
d. Nô lệ: 1) Hơn một nửa số dân sống trong đế quốc Lamã được người ta
cho là nô lệ. Nhiều nô lệ còn có học vấn cao hơn chủ Lamã của mình. 2) Chế
độ nô lệ đã hạ thấp giá trị đạo đức và lòng tự trọng, sự bại hoại lan truyền từ
nô lệ sang chủ nô.
e. Tội phạm: 1) Người thất nghiệp trong xã hội khiến cho tội phạm càng gia
tăng. 2) Nhiều sĩ quan đã phạm biết bao điều gian ác, vô luân.
9. a Các buổi trình diễn ca ngợi tính tàn bạo với những cảnh đổ máu.
b. Bày tỏ cảm nghĩ chống lại hoàng đế và phong tục tập quán đương thời.
c. Nó giải trí cho quần chúng thay vì cho cá nhân.
10. Ngôn ngữ: Tiếng Hylạp Koine (ngôn ngữ chung). Cách sử dụng chủ yếu:
Ngôn ngữ mà các nhà truyền giáo cơ đốc (Phao Lô chẳng hạn) đã truyền bá
tin lành tại nhiều nước khác nhau. Ý nghĩa: là ngôn ngữ mà toàn Tân ước
được lưu hành.
b. Ngôn ngữ: Hêbơrơ. Cách sử dụng chính: Ngôn ngữ của Kinh Thánh
người Do Thái trước khi chúng được dịch ra. Ý nghĩa: Không quan trọng
lắm trong việc phát triển hội thánh thế kỷ đầu tiên sau công nguyên.
c. Ngôn ngữ: Latin. Cách sử dụng chính: Ngôn ngữ của Luật pháp, văn thơ
Lamã. Ý nghĩa: Rốt cuộc là ngôn ngữ của thần học Cơ Đốc, do nó rõ ràng và
chính xác.
d. Ngôn ngữ: Aram. Cách sử dụng chính: Là ngôn ngữ chủ yếu của vùng
Cận Đông. Ý Nghĩa: Ngôn ngữ của một số tác phẩm sớm nhất về đời sống
và sự dạy dỗ của Chúa Jesus.
11. Danh sách của bạn, có thể bạn tìm thấy có nhiều yếu tố đồi bại hơn là
phần đã liệt kê.
12. Câu trả lời của bạn.
13. b, c, e và f là các câu đúng.
Các Tôn Giáo Khác Do Thái Giáo
Cơ Đốc Giáo đã xuất hiện trong một thế giới có nhiều tôn giáo. Nhân loại
luôn luôn có một khao khát bẩm sinh muốn hiểu biết và thờ lạy Đức Chúa
Trời. Vì họ không biết Đức Chúa Trời chân thật, nên họ đã tạo ra nhiều khái
niệm khác về Đức Chúa Trời, và các khái niệm đó đã trở nên tôn giáo của
họ.
Trong thế giới thời Tân ước, có nhiều tín ngưỡng và nhiều vị thần. Các tôn
giáo huyền bí đông phương, tà thuật, các vị thần trong thần thoại, việc thờ
lạy các hoàng đế, hết thảy đều nổi bật cùng với Do Thái Giáo, đạo của người
Do Thái.
Trong Bài 1, chúng ta đã học về các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội
của thế giới thời Tân ước, và mỗi phương diện trở thành một yếu tố chuẩn bị
thế giới để đón Đấng Christ vào đời như thế nào. Thế giới tôn giáo, đặc biệt
là Do Thái Giáo cũng là một ảnh hưởng chuẩn bị của con người để đón nhận
Đấng Mêsi. Không một tôn giáo hay triết lý nào của thời ấy có thể làm thỏa
mãn đầy đủ khát vọng sâu xa của con người muốn biết Đức Chúa Trời và
thờ lạy Ngài. Trong Mathiơ 2:1-2;, chúng ta thấy các nhà thông thái từ Đông
Phương đến Giêrusalem tìm Vua mới ra đời và nói rằng: "Vua dân Giuđa
mới sanh tại đâu? Vì chúng ta đã thấy ngôi sao Ngài bên đông phương, nên
đến đặng thờ lạy Ngài".
Điều này không có nghĩa là dân chúng đã chấp nhận Cơ Đốc Giáo một cách
dễ dàng. Các Cơ Đốc Nhân đầu tiên đã đối diện với bắt bớ, hất hủi, bị hiểu
lầm đang khi họ cố gắng truyền bá Tin lành Đấng Christ. Nhưng tin lành đã
không thể bị chặn đứng! Ngày nay, 2.000 năm sau, tin lành đã lan tràn khắp
thế giới, đến với những người nam, người nữ của mọi dân tộc, mọi chi phái,
mọi tôn giáo!
Thế Giới Tôn Giáo (ngoại trừ Do Thái Giáo)
Thế Giới Thần Linh Hylạp
Việc Thờ Lạy Hoàng Đế
Các Tôn Giáo Huyền Bí
Sự Thờ Lạy của Các Tà Thuật
Các Triết Lý
Do Thái Giáo
Nguồn Gốc
Thần Học
Đền Thờ
Nhà Hội
Năm Thánh
Hệ Thống Giáo Dục
Văn Chương
Các Phe Nhóm Trong Do Thái Giáo
Tản Dân
Khi học xong bài này, bạn sẽ có thể:
• Kể tên và mô tả các tôn giáo khác nhau ở thế kỷ thứ nhất, kể cả các nguyên
lý và mục tiêu cao cả mà chúng cố gắng đạt đến, rồi so sánh chúng với Cơ
Đốc Giáo.
• Tìm ra các triết lý chủ yếu nào đã tác động đến dân chúng trong thế giới
mà Cơ Đốc Giáo xuất hiện.
• Phân tích các giáo lý, các phe nhóm, các tổ chức chủ chốt của Do Thái
Giáo, chứng tỏ chúng liên quan thế nào đến Cơ Đốc Giáo.
• Giải thích mối liên hệ giữa kinh Talmud với Thứ Kinh (Apocrypha) với
Kinh Thánh Cựu ước.
1. Đọc sách giáo khoa các trang 65-114 (65-120) có trong phần khai triển bài
học.
2. Đọc phần khai triển bài học và làm từng bài tập. Sau đó làm bài tự trắc
nghiệm và kiểm tra các câu trả lời của bạn với phần giải đáp trong tập học
viên.
3. Xem lại danh sách các từ then chốt. Đừng quên tra nghĩa của bất cứ từ nào
bạn chưa quen.
4. Xem lại bài 1-2 để chuẩn bị cho phần đánh giá tiến bộ đơn vị. Đọc trang
chỉ dẫn trong tập học viên, rồi lấy bài Đánh Giá Tiến Bộ Đơn Vị 1 và tờ bài
làm ra khỏi tập học viên. Làm theo những chỉ dẫn để điền vào tờ bài làm, rồi
nộp cho giáo viên ICI là người sẽ kiểm tra bài và báo cho bạn kết quả.
Thứ Kinh Apocrypha
Thuộc về Thứ Kinh apocryphal
được thờ lạy như vị thần deified
Tản Dân Diaspora
THẾ GIỚI TÔN GIÁO (NGOẠI TRỪ DO THÁI GIÁO)
Tenney 65-78 (65-80)
Bạn đã khám phá ra rằng Cơ Đốc Giáo không xuất hiện trong một tình hình
tôn giáo trung lập. Một số phương diện trong bối cảnh tôn giáo là điểm lợi
cho Cơ Đốc Giáo và một số lại là điểm bất lợi. Sách giáo khoa khảo sát năm
thể loại tôn giáo khác nhau trong nền văn hóa mà Cơ Đốc Giáo đã phát triển.
Khi bạn học qua đoạn này và đoạn tiếp theo trong sách giáo khoa, hãy cố
nhìn thấy ý nghĩa của các tôn giáo này đối với Cơ Đốc Giáo cả ở thế kỷ đầu
và thế kỷ hai mươi. Về nhiều khía cạnh, hiện trường vẫn giống nhau. Điều
này sẽ giúp bạn liên hệ việc nghiên cứu của bạn với sự khởi đầu của Cơ Đốc
Giáo và với cuộc sống cùng chức vụ của bạn ngày nay.
Thế Giới Thần Linh Hyla
Tenney 65-67 (65-67)
Như tựa đề của phần này gợi ý, người Lamã đã kết hợp các thần linh của họ
với các vị thần tương ứng của người Hylạp. Chữ thế giới thần linh được
dùng để chỉ ra rằng nó đại diện cho toàn bộ các vị thần của con người. Từ
này (pantheon) là một từ kết hợp từ chữ pan nghĩa là "toàn bộ", và theos,
nghĩa là "thần". Pantheon cũng được dùng để chỉ về một đền thờ của "mọi vị
thần". Một đền thờ như thế đã được xây cất tại thành Rôma vào năm 27 T.C.
Ngôi đền này về sau đã trở thành một ngôi giáo đường cho một Hội Thánh
Cơ Đốc.
1. Bạn sẽ thấy rằng việc thờ lạy thế giới thần linh Hyla đang sa sút vào thời
Chúa Jesus. Theo sách giáo khoa, có hai vấn đề góp phần vào sự sa sút này.
đó là những vấn đề gì?
a
...........................................................................................................................
.........
b
...........................................................................................................................
.........
Việc Thờ Lạy Hoàng Đế
Tenney 67-68 (67-68)
Chúng ta lưu ý ở đây là nghi lễ thờ lạy hoàng đế đã phát triển dần đến khi nó
trở thành một công cụ mạnh mẽ của chính sách nhà nước. Qua quá trình đó,
nó đẩy Cơ Đốc nhân vào tình trạng đối kháng với nhà nước. Vì vậy, chính
sách này đã phân chia dân chúng thành hai nhóm đối lập tùy theo lòng trung
thành tối cao với Đấng Christ hay với Sêsa.
2. Trả lời các câu hỏi sau dựa vào đoạn văn bạn vừa đọc.
a. Ai là vị hoàng đế đầu tiên đã được thờ lạy như vị thần?
...........................................................................................................................
.........
b. Việc này được thực hiện bởi quá trình nào?
...........................................................................................................................
.........
c. Ai là vị hoàng đế Lamã đầu tiên ép buộc thần dân của mình phải thờ lạy
mình?
...........................................................................................................................
.........
d. Cơ Đốc nhân đã phản ứng thế nào với các sắc lệnh bắt buộc phải thờ lạy
hoàng đế?
...........................................................................................................................
.........
Bạn có thể có khuynh hướng hạ thấp việc thờ lạy hoàng đế hay thờ lạy chính
quyền đối với thời cổ đại, nhưng việc này có lẽ không thực tế. Bạn có thể
nghĩ đến một chính quyền nào trong lịch sử cận đại đã tiếp cận kiểu thờ
phượng chính quyền hay vị lãnh đạo chính quyền ấy hay không?
Các Tôn Giáo Huyền Bí
Tenney 68 (68)
Tenney bàn đến nhiều điểm tương đồng rất rõ rệt giữa các tôn giáo huyền bí
khác nhau của Đông Phương. Tuy nhiên, ông không lưu ý đến một số nét
tương đồng giữa chúng và Cơ Đốc Giáo. Giữa chúng cũng có nhiều điểm
tương phản rất rõ rệt.
3. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước các câu tỏ ra các điểm tương đồng giữa
các tôn giáo huyền bí và Cơ Đốc Giáo.
a. Thần là một đấng đã chết rồi hoặc là đã phục sinh hoặc là đã cải tử hoàn
sinh.
b. Các nghi lễ kết nạp cách bí mật.
c. Niềm tin nơi sự bất tử.
d. Niềm tin nơi sự bình đẳng của mọi người.
e. Niềm tin nơi kinh nghiệm tôn giáo của bản thân.
f. Tin nơi nhiều vị thần.
g. Cử hành các lễ nghi tẩy sạch.
Bạn nghĩ Cơ Đốc Giáo có những điểm gì chung với các tôn giáo đặt nền
tảng trên sự sai lầm rõ rành rành? Bạn có thể giải thích điều này cho chính
bạn hiểu rõ và cho những kẻ không tin, là những người có thể sẽ chất vấn
bạn về điều đó hay không?
Sự Thờ Lạy Tà Thuật
Tenney 68-71 (68-72)
Trong phần này Tenney định nghĩa sự thờ lạy tà thuật là "những sự tuân thủ
mê tín và sự quan tâm của quần chúng lao động đối với các sức mạnh trong
vũ trụ, là những điều họ không thể hiểu nhưng có thể cảm nhận được một
cách mập mờ" (68-69 (68-69). Bạn nên học biết định nghĩa này và biết các
phương diện chính của loại tôn giáo thiên về chiêm tinh học này, vì cớ ảnh
hưởng của nó vẫn còn vươn đến tận thời đại của chúng ta một cách rõ rệt.
Dường như trên thế giới ngày nay, sự quan tâm về tà thuật đã phục hồi mạnh
mẽ. Hãy xem sách giáo khoa nói gì về thái độ của các đối tượng sau đối với
tà thuật.
Kinh Thánh (Cựu và Tân ước)
Người Giuđa (để đối chiếu với Dân Ngoại)
Cơ Đốc nhân
Như đã nói, sự lôi cuốn của tà thuật đã lên đến cao điểm trong thời Tiberius,
hoàng đế Lamã đã cai trị trong thời kỳ Chúa Jesus thi hành chức vụ và chịu
chết. Ngày nay, có phải sự lôi cuốn của tà thuật còn lớn lao hơn cả thời kỳ
cao điểm của nó như đã nói trong thời Đấng Christ. Cơ Đốc Nhân ngày nay
có nên giữ thái độ của các Cơ Đốc Nhân đầu tiên hay không?
4. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu ĐÚNG có liên quan đến thái độ của
người Do Thái, của dân ngoại, của Kinh Thánh và của các Cơ Đốc Nhân ở
thế kỷ đầu tiên đối với tà thuật?
a. Đa số dân Do Thái và dân ngoại rất mê tín và thích thú với tà thuật.
b. Dân ngoại dự phần vào tà thuật nhiều hơn là dân Do Thái.
c. Cả Cựu ước lẫn Tân ước đều nghiêm cấm tín đồ can dự vào các sức mạnh
của ma quỷ hay tà thuật.
d. Chiêm tinh học là một niềm tin thần bí có thể chấp nhận được như là một
sự hướng dẫn cho đời sống của một Cơ Đốc Nhân.
e. Các Cơ Đốc Nhân không chịu liên can gì đến tà thuật.
Các Triết Lý
Tenney 71-78 (72-80)
Khi học phần này, bạn hãy đọc định nghĩa của Tenney về triết học. Khi dạy
về triết học, tôi thích định nghĩa này hơn cả mọi định nghĩa tôi tìm thấy
trong các loại triết học. Mọi vấn đề thuộc về các triết lý được đề cập đến
trong sách giáo khoa cũng được dựa trên các tiền đề để đối chiếu với các tiền
đề cơ bản của Cơ Đốc Giáo. Tôi đề nghị bạn hãy học các điểm quan trọng
của các triết lý này.
5. Lập bảng vào sổ tay của bạn giống như mẫu sau đây. Hãy đưa vào các
tiêu đề sau:
a. Tên của triết lý
b. Tên của người sáng lập hay người dạy dỗ nổi bật
c. Định nghĩa ngắn về triết lý này.
d. Niềm tin chính (thật vắn tắt).
e. Mục tiêu chính mà triết lý đó cố đạt tới.
f. Mối liên quan giữa triết lý này với Cơ Đốc Giáo.
DO THÁI GIÁO
Teuney 80-114(81-120)
Đây là đoạn quan trọng cho kiến thức của bạn về Tân Ước và Cơ Đốc giáo.
Trong bài trước, chúng ta đã thấy Do Thái giáo đã được dự định có sức sống
vượt trên mọi nổ lực muốn tiêu diệt nó, và nó đã cung cấp nền tảng cho Cơ
Đốc Giáo. Do Thái giáo là một tôn giáo độc đáo trong cả nguyên tắc lẫn
trong các niềm tin.
Dưới đây là các đặc điểm độc nhất của Do Thái giáo. Hầu như toàn bộ các
câu hỏi cho mỗi đặc điểm đều có thể trả lời có hoặc không. Hãy viết câu trả
lời vào khoảng trống sau mỗi câu hỏi. Hãy lưu ý đến sự tương phản giữa Do
Thái giáo và các tôn giáo khác. Khi bạn trả lời xong, hãy viết vào trong sổ
của bạn một đoạn để tóm tắt các khía cạnh của các tôn giáo khác.
6. Do Thái giáo ban đầu là tôn giáo của một dân tộc, nhưng đã không chỉ
hạn chế cho người Do Thái.
a. Các tôn giáo khác có bắt nguồn từ một dân tộc không?
b. Các quốc gia khác có giới hạn cho dân của nước đó hay không?
c. Các vị lãnh tụ tôn giáo tại các quốc gia khác có được nhiều quyền hạn
trong chính quyền nước họ như các thầy tế lễ Do Thái giáo hay không?
7. Do Thái giáo là một tôn giáo độc thần (chỉ có một Đức Chúa Trời).
a. Các tôn giáo đa thần có bao nhiêu vị thần?
b. Các tôn giáo đa thần có chấp nhận sự thờ lạy các vị thần của các tôn giáo
khác hay không?
8. Do Thái giáo đã nổi bật trong tầm quan trọng gắn bó với đền thờ và trong
mức độ lòng ủng hộ đối với nó.
a. Các tôn giáo khác có dâng sinh tế bằng súc vật trong đền thờ không?
b. Các tôn giáo khác có các hình tượng (tượng hay các tác phẩm điêu khắc
về con người hay thú vật) trong đền thờ hay không?
c. Các tôn giáo khác có được sự ủng hộ độc nhất của nhiều người như Do
Thái giáo đã có hay không?
9. Nền đạo đức của Do Thái giáo vốn đã có từ trong bản chất sự thờ phượng.
Các tôn giáo khác có liên hệ nếp sống đạo đức với các của lễ dâng trong đền
thờ như Do Thái giáo hay không?
10. Nền đạo đức Do Thái giáo áp đặt khắt khe trên mọi kẻ tin theo. Có các
triết lý nào, có các lý tưởng đạo đức buộc các môn sinh phải sống và cư xử
với nhau triết lý ấy không?
.........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...................
11. Cơ Đốc Giáo đã được thành lập trên sự khải thị tự xác chứng từ nơi Đức
Chúa Trời. Các tôn giáo của dân tộc (ngoại trừ Do Thái giáo) ở thế kỷ thứ
nhất sau công nguyên dùng cách khởi đầu nào để lần theo nguồn gốc của
họ?
...........................................................................................................................
...................
12. Phân đoạn bắt đầu từ cuối trang 80 (81) trong sách giáo khoa và tiếp theo
ở đầu trang 81 (82) nêu ra bốn đóng góp khác biệt của Do Thái Giáo cho Cơ
Đốc Giáo. Hãy thử xem bạn có tìm thấy và liệt kê chúng ra được không.
a.
...........................................................................................................................
............
b.
...........................................................................................................................
............
c.
...........................................................................................................................
...........
d.
...........................................................................................................................
...........
Nguồn Gốc
Tenney 81-83 (82-84)
Người Do Thái lưu đày tại Babylôn đã đóng góp hai điều nổi bật cho Do
Thái giáo: 1) Sự phát triển nhà hội và 2) sự ra đời tầng lớp các thầy thông
giáo, các viên ký lục. Dầu ảnh hưởng của Babylôn đã đem lại một số đổi
thay nào đó trong văn hóa nhưng hai sự phát triển này đã giúp Do Thái giáo
giữ lại các nguyên tắc căn bản của nó.
Thần Học
Tenney 83-87 (84-89)
Khi đọc xong phần này, bạn có thể thấy tính độc nhất của người Do Thái đã
góp phần thế nào vào sự tách biệt của người Do Thái giữa các cộng đồng
đông đảo hơn của Dân Ngoại. Tuy điều này đã có ảnh hưởng tích cực đến
việc giữ gìn sự thuần túy của thần học, nó lại không thể giúp người Do Thái
tác động đến mục tiêu Đức Chúa Trời đã định. Tác động thuộc linh sẽ được
tạo ra về sau này, không phải bởi Do Thái giáo truyền thống, nhưng bởi Tin
lành như chúng ta sẽ thấy.
13. Bất chấp các áp lực của các nền văn hóa vây quanh Do Thái giáo, người
Do Thái vẫn giữ được nền thần học của họ mà không bị biến đổi bao nhiêu.
Hãy kể ra các nguyên lý của đức tin Do Thái giáo đã sụp đổ vào thế kỷ thứ
nhất sau công nguyên.
a
...........................................................................................................................
............
b
...........................................................................................................................
...........
c
...........................................................................................................................
............
d
...........................................................................................................................
.............
e
...........................................................................................................................
............
f
...........................................................................................................................
............
g
...........................................................................................................................
.............
h
...........................................................................................................................
............
14. Hãy phân tích và mô tả ngắn gọn mỗi nguyên lý trên, làm thế nào đã trở
thành nền tảng cho giáo lý Cơ Đốc Giáo. Hãy viết chúng vào vở của bạn.
Đền Thờ
Tenney 87-90 (89-92)
Tuy chúng ta đã thấy địa vị độc nhất của đền thờ trong sự thờ phượng của
người Do Thái ở phần đầu bài này, nhưng bạn nên biết rằng không phải chỉ
có một đền thờ. Thực ra có ba đền thờ:
1. Đền thờ do Salômôn xây cất, bị phá hủy do vua Nêbucátnếtsa, vào năm
586 T.C
2. Đền thờ tái thiết, do Giêrubabên hoàn tất năm 516 T.C, nó bị phá hủy
từng phần rất nhiều lần giữa 168 và 37 T.C.
3. Đền thờ được tái thiết công phu bởi Hêrốt đại đế, nó được hoàn tất giữa
62 và 64 S.C và bị Titut phá hủy hoàn toàn vào năm 70 S.C.
Chúng tôi đã đưa ra các bức phác họa của cả hai đền thờ để bạn có thể đối
chiếu đền thờ của Salômôn và của Hêrốt. Hãy nghiên cứu kỹ các phác họa
này (nhất là đền thờ của Hêrốt) để hiểu rõ hơn về kích cỡ, những trang thiết
bị của đền thờ, các chức năng của chúng. Hãy để phác họa đền thờ của Hêrốt
trước mặt bạn khi bạn đọc phần mô tả trong sách giáo khoa.
PHÁC HỌA BÊN NGOÀI CỦA ĐỀN THỜ SALÔMÔN
Hãy xem hình kiểu đền thờ Hêrốt và khu vực ngoại vi trong trang 89 (91
sách giáo khoa.
ĐỀN THỜ SALÔMÔN
A. HÒM GIAO ƯỚC
B. NƠI CHÍ THÁNH (DEBIR)
C. NƠI THÁNH (HEKAL)
D. CÁC PHÒNG - KHO
E. HIÊN CỬA
F. GIA KIN
G. BÔ ÁCH
khung 2.3
ĐỀN THỜ HÊRỐT
A. NƠI CHÍ THÁNH (bên trong đền thờ) 20 cubít vuông.
B. NƠI THÁNH rộng 20 cubít, dài 40 cubít.
C. Hành lang thầy tế lễ.
D. BÀN THỜ
E. Hành lang dành cho dân Ysơraên.
F. HIÊN CỬA rộng 100 cubít.
G. Cửa đẹp - nơi các thầy thông giáo dạy học và tranh luận.
H. Nơi dân ngoại không thể vào.
I. Nơi cư ngụ của quan tổng đốc khi ở tại Giêrusalem, có một đội quân đồn
trú để đánh dẹp những kẻ gây rắc rối đền thờ. Các áo dài của thầy tế lễ được
cất ở đó như là một dấu hiệu thần phục người Lamã.
K. Bờ tường.
l. Hành lang dành cho phụ nữ.
M. Bức tường bằng những tảng đá lớn (khoảng 1x5m)
(Royal Porch: Cửa Vua, Salomon's porch: Cửa Salômôn; Court of Gentiles:
Hành lang Dân Ngoại; Castle of Antonia: Lâu đài Antonia; East: Phía Đông.
Khung 2.3
Ở đây Tenney đã nhận định rằng các Cơ Đốc nhân tiếp tục sử dụng đền thờ
cho đến khi nhánh hội thánh Dân Ngoại đã phát triển (trang 90 (92)). Vì vậy
đền thờ có tác dụng nổi bật và kéo dài trên hội thánh.
Nhà Hội
Tenney 90-92 (93-95)
Phần này sẽ chứng tỏ rằng nhà hội có ảnh hưởng lớn trên hội thánh. Khi học
phần này, bạn sẽ biết về các vật dụng trong nhà hội và các yếu tố trong sự
thờ phượng. Bạn sẽ thấy nhà hội đã ảnh hưởng đến sự thờ phượng của Cơ
Đốc nhân, cung cấp cho hội thánh cả điểm nhấn mạnh về Kinh Thánh lẫn
bài giảng. Cùng với ảnh hưởng này, hội thánh đã sử dụng chính các nhà hội
Do Thái trong một thời kỳ.
15. Đọc phần mô tả về nhà hội trong sách giáo khoa, và nghiên cứu các phác
họa của các nhà hội trong tài liệu này.
a. Cách các Cơ Đốc nhân sử dụng nhà hội giống với cách người Do Thái sử
dụng nhà hội như thế nào?
b. Các Cơ Đốc nhân nào đã sử dụng nhà hội?
Năm Thánh
Tenney 92-96 (95-99)
Bạn sẽ được nhắc kỹ càng, nên dành nhiều thời gian để nghiên cứu phần này
vì mối tương quan hiển nhiên giữa các ngày đặc biệt của năm thánh của
người Do Thái và của Cơ Đốc Giáo. Hãy nghiên cứu bảng "Năm Thánh"
trong trang 92 (93) sách giáo khoa. Cũng đừng quên đọc các câu Kinh
Thánh Tân ước trưng dẫn cho các ngày đặc biệt nêu trong sách giáo khoa để
hiểu rõ hơn về mối liên hệ của chúng đối với hội thánh.
16. Hãy lập một danh sách vào sổ của bạn, kể ra bảy ngày lễ của người Do
Thái, tháng Do Thái có ngày lễ, tháng hiện nay mà mỗi kỳ lễ sẽ xảy ra, và ý
nghĩa của mỗi kỳ lễ. Việc này sẽ giúp bạn nhớ chúng.
Hệ Thống Giáo Dục
Tenney 96-98 (99 - 101)
Theo như nhận định của Tenney, giáo dục là một đặc điểm chủ chốt của nếp
sống người Do Thái. Tuy nó hạn hẹp, nhưng nó rõ ràng và chính xác, hơn
thế nữa, nó đã bao gồm toàn bộ dân sự khi nó tìm cách ghi khắc sâu vào
trong trí và bảo tồn các giá trị tôn giáo. Ngoài ra việc huấn nghiệp đã thêm
một yếu tố thực tiễn vào đó khi nó chuẩn bị cho giới trẻ trở nên hữu ích và
để tự kiếm sống. Điều này được minh họa rõ qua đời sống Phao Lô.
17. Giáo dục rất quan trọng đối với dân Do Thái tan lạc chủ yếu vì
a. Đó là các phương tiện để họ dạy Luật Pháp cần thiết cho sự sống còn của
dân tộc họ.
b. Qua giáo dục, họ có thể trở nên mạnh mẽ hơn kẻ cai trị họ.
c. Đó là cách duy nhất để họ trở nên giàu có và nổi tiếng.
d. Đó là cách duy nhất họ có thể học để thích ứng với các phong tục của môi
trường mới quanh họ.
Văn Chương
Tenney 98 - 105 (101-109)
Có nhận thức đầy đủ về văn chương Do Thái Giáo là điều cần thiết để hiểu
rõ về nhiều điều mà bạn sẽ đọc được trong Tân ước. Quả thật như vậy, vì cớ
số lượng đáng kể của phần tài liệu từ Cựu ước được trích dẫn trong Tân ước.
Hãy lật đến bảng "Các Câu Kinh Thánh Cựu ước Được Trích Dẫn Trong
Các Sách Tin Lành" trong bảng phụ lục A của tài liệu này, bạn sẽ kinh ngạc
bởi mức độ mà Tân ước trích dẫn từ Cựu ước.
Một lý do khác nữa cần phải biết về văn chương Do Thái Giáo có liên quan
đến bộ kinh Talmud. Bạn không thể hiểu các hàm ý đầy đủ trong một số lần
Chúa Jesus và Phao Lô đề cập đến lời truyền khẩu của người Do Thái, hoặc
những lần đụng độ giữa Chúa Jesus và môn đồ Ngài với các thầy thông giáo,
phe Pharisi, Sađusê, nếu bạn không hiểu biết về nội dung và cách sử dụng
kinh Talmud. Hãy nghiên cứu kỹ phần này cho đến khi bạn hiểu được mối
liên hệ giữa các văn phẩm khác của người Do Thái với Kinh Thánh Cựu
ước.
18. Sắp xếp mỗi một thành phần trong văn chương Do Thái (bên phải) với
lời mô tả thích hợp (bên trái)
.....a Các tác phẩm đúng theo Kinh Thánh hay tín ngưỡng nhưng không được
chấp nhận là có uy quyền.
.....b Kinh Thánh kinh điển của người Do Thái mà Chúa Jesus và các tác giả
Tân ước đã trích dẫn.
.....c Bộ sưu tập các lời truyền khẩu của người Do Thái kèm theo những lời
bình giải của các Rabi đầu tiên.
.....d Sách Luật pháp hay là năm sách đầu trong Kinh điển Hêbơrơ mà đã
được bổ sung thêm các lời giải thích truyền miệng vào đó.
Các Phe Nhóm Trong Do Thái Giáo
Tenney 105 - 112 (109-117)
Mỗi phe nhóm của người Do Thái được đề cập đến trong phần này của sách
giáo khoa (ngoại trừ phe Essenes), đều được nhắc đến trong Tân ước. Phe
Pharisi và Sađusê được các tác giả Tân ước nhắc đến liên tục. Chắc chắn là
bạn có thể phân biệt được người Pharisi và Sađusê dựa trên các niềm tin của
họ. Nếu bạn liệt kê các niềm tin của mỗi nhóm thành một cột và đặt chúng
sát bên nhau, bạn sẽ thấy niềm tin của mỗi nhóm trái ngược hẳn với nhau.
19. Đối chiếu phe Pharisi và Sađusê bằng cách mô tả họ theo những lĩnh vực
sau đây:
Phe Pharisi
Phe Sađusê
a. Những điểm cơ bản của thần học
b. Thái độ đối với Luật pháp
c. Các thiên sứ và thần linh
d. Sự sống bất diệt.
e. Sự sống lại
f. Họ còn tồn tại không?
Tản Dân
Tenney 112 - 114 (117 - 120)
Khi nghiên cứu phần này, bạn sẽ thấy rằng dầu dân Do Thái đã bị tản lạc từ
Palestine đến rất nhiều quốc gia, bắt đầu từ cuộc lưu đày dân Ysơraên năm
721 T.C nhưng họ vẫn giữ được những nét riêng của dân Do Thái. Đi đến
đâu, họ cũng lập nhà hội nhằm cố gắng duy trì di sản tôn giáo. Bạn sẽ thấy
rõ rằng các Cơ Đốc Nhân đầu tiên đã dùng các nhà hội làm nơi rao truyền tin
lành. Các nhà hội đã được Đức Chúa Trời xếp đặt để giúp người Do Thái
giữ gìn đức tin và cũng để trợ giúp công tác giảng tin lành của Cơ Đốc
Nhân.
Trong Bài 1 và 2 chúng ta đã thấy cách Đức Chúa Trời dùng người Lamã,
người Hylạp và người Do Thái để phát triển hội thánh và truyền bá tin lành.
Nhận thức về thế giới mà Tân ước đã xuất hiện sẽ giúp bạn nắm được hầu
hết phần nghiên cứu của bạn về Tân ước mà chúng ta sẽ đề cập tới trong bài
sau. Trước khi làm phần Đánh Giá Tiến Bộ Đơn Vị, bạn hãy làm bài tự trắc
nghiệm và kiểm tra câu trả lời.
Bài Tự Trắc Nghiệm
CÂU ĐÚNG SAI. Hãy viết chữ Đ vào khoảng trống trước câu đúng, chữ S
trước câu sai.
....1 Người Lamã thờ lạy đa số các vị thần của thần thoại Hylạp trong thế
giới thần linh Hyla.
....2 Vào thời Đấng Christ, việc thờ lạy thế giới thần linh Hylạp không phổ
biến lắm, vì cớ các triết gia thời ấy chế giễu các nghi thức thờ phượng.
....3 Hầu hết các vị hoàng đế ban đầu của đế quốc Lamã khăng khăng buộc
thần dân phải thờ lạy họ.
....4 Việc thờ lạy hoàng đế vạch ra mối nguy hiểm là con người tôn cao địa
vị của một con người khác.
....5 Các tôn giáo huyền bí Đông Phương không có điểm gì giống với Cơ
Đốc Giáo.
....6 Các tôn giáo đông phương bao gồm cả các từng trãi cảm xúc trong sự
thờ lạy.
....7 Người Lamã và Hylạp rất thích thú nơi tà thuật.
....8 Người Do Thái lại không bao giờ thích thú nơi tà thuật.
....9 Dùng thuật chiêm tinh để đoán trước tương lai đã giúp nhiều người đề ra
kế hoạch và lập các mục tiêu.
...10 Nhiều triết gia tin rằng con người có đủ khả năng để hiểu về thế giới
của chính mình và quyết định lấy số phận của chính mình.
...11 Nhiều dân tộc khác, ngoài dân Do Thái đã tin nhận Do Thái Giáo trong
thời Đấng Christ.
...12 Việc nghiên cứu học hỏi về Luật Pháp là một phần quan trọng trong các
nghi lễ tôn giáo của người Do Thái.
...13 Do Thái giáo giới thiệu Đức Chúa Trời là một Đấng có thân vị và có
thể hiểu biết được về Ngài.
...14 Thần học của người Do Thái bao gồm cả niềm tin nơi trách nhiệm cá
nhân, sự sống lại, sự đoán xét của Đức Chúa Trời trong tương lai, và sự xuất
hiện của Đấng giải cứu hay Đấng Mêsi.
...15 Trong thời Đấng Christ, nhà hội là trung tâm thờ phượng chính tại
Giêrusalem.
...16 Nhiều nhà hội đã được thành lập trong thời Đấng Christ.
...17 Nhà hội chỉ được dùng cho các buổi nhóm tôn giáo.
...18 Giáo dục là phần rất quan trọng đối với người Do Thái, vì đó là phương
tiện dạy dỗ về Luật pháp.
...19 Đối với người Do Thái, kinh Torah tượng trưng cho tiếng phán của
Đức Chúa Trời.
...20 Kinh Torah, kinh Talmud và Thứ Kinh là ba bản dịch khác nhau của
người Do Thái từ kinh Cựu ước.
CÂU GHÉP CẶP. Trong mỗi bài tập sau, hãy làm theo chỉ dẫn cụ thể đã
cho.
21-27 Ghép các triết lý (bên phải) với phần mô tả của mỗi triết lý (bên trái).
...21. Niềm tin này cho rằng mục tiêu cao cả nhất là không có nhu cầu gì hay
ham muốn gì nữa.
...22 Vì chúng ta sống trong một thế giới mà không có mục đích hay ý định
gì, nên mục tiêu cao nhất có thể có ấy là lạc thú.
...23 Thế giới thực là thế giới tinh thần, mà trong đó thế giới vật chất chỉ là
một cái bóng.
...24 Vì tri thức tùy thuộc vào kinh nghiệm, nên không thể có một tiêu chuẩn
tối cao, vì vậy mọi điều chỉ có tính tương đối.
...25 Vì thế giới bị điều khiển bởi một Lý Trí Tuyệt Đối, nên hành động theo
lý trí là mục tiêu cao cả nhất.
...26 Tinh thần của con người là thiện, thân xác là xấu, là ác, vì vậy mọi ham
muốn của thể xác đều phải bị loại bỏ.
...27 Triết lý này hứa ban sự cứu rỗi nhờ tri thức và phủ nhận thế giới vật
chất.
28-34 Ghép các ngày lễ (bên phải) với định nghĩa của nó (bên trái).
...28 Ngày này thật sự là một ngày kiêng ăn, trong ngày này thầy tế lễ
thượng phẩm dâng của lễ hàng năm làm của lễ chuộc tội.
...29 Đó là ngày lễ quan trọng nhất, lễ kỷ niệm sự giải cứu ra khỏi Êdíptô.
...30 Đây là ngày người ta đọc sách Êxơtê trong nhà hội.
...31 Ngày lễ của các Tuần lễ, hay là ngày dâng Hoa Quả Đầu Mùa, là ngày
dâng của lễ đưa qua đưa lại.
...32 Ngày lễ Khánh Thành Đền Thờ, kính trọng nhà Macabê về việc tẩy
sạch đền thờ.
...33 Ngày Lễ Năm Mới này được giữ bởi việc đọc Luật Pháp công khai và
sự vui mừng hớn hở.
...34 Nó kỷ niệm sự lưu lạc trong đồng vắng và việc kết thúc mùa gặt.
TRẢ LỜI NGẮN: Trả lời các câu hỏi sau bằng cách nêu tên các phe nhóm
được mô tả trong mỗi câu.
35. Nhóm nào trong Do Thái Giáo là những người biệt lập, hay người khắt
khe về đạo đức, là những người vâng giữ cả luật pháp thành văn lẫn lời
truyền khẩu? .....................
36. Nhóm nào là nhóm giữ tình anh em mật thiết, các thành viên không lập
gia đình và giữ tài sản làm của chung? ..........................................................
37. Nhóm nào là nhóm cai trị trong sinh hoạt dân sự của Do Thái Giáo và
vâng giữ nghiêm nhặt kinh Torah? ..........................................................
ĐÁNH GIÁ TIẾN BỘ ĐƠN VỊ 1
Bây giờ bạn đã đọc xong bài 1 và 2, hãy ôn lại để chuẩn bị làm phần Đánh
Giá Tiến Bộ Đơn Vị 1. Bạn sẽ tìm thấy nó trong tập học viên. Hãy trả lời
mọi câu hỏi và đừng xem đến sách giáo khoa. Hãy gởi tờ bài làm này cho
giáo viên ICI của bạn,kèm theo tất cả các tư liệu đã ghi trên bìa tập học viên.
Sau đó, bạn có thể tiếp tục học sang bài 3.
Giải Đáp Các Câu Hỏi Nghiên Cứu
1. a Những sự gian dâm gớm ghiếc và những sự cải vả nhỏ nhen của các vị
thần.
b Các vị thần không bảo vệ nổi các tín đồ của mình.
2. a Augustus
b Qua sự bầu cử của Viện Nguyên Lão.
c Domitian.
d Họ không chịu tham dự.
3. a, c, d, và e tỏ ra các điểm tương đồng.
4. a, c và e là các câu đúng.
5. Bảng của bạn. Bảng này sẽ giúp bạn nhìn thấy những điểm tương đồng và
dị biệt giữa các triết lý khác nhau này và nhớ được những giáo huấn của mỗi
triết lý.
6. Theo thứ tự sau.
a. Có
b. Không
c. Không
7. a Một số có rất nhiều.
b Có
8. a Một số có làm như vậy (sự thờ lạy thần Molóc có cả việc dâng trẻ con
làm sinh tế).
b Có
c Không
9. Không
10. Có (nhưng chúng không có động lực bên trong để giúp các môn đồ sống
đạt đến các lý tưởng đạo đức ấy).
11 Truyền khẩu và trực giác huyền bí
12. Theo Thứ tự nào cũng được
a. Người Do Thái đã viết toàn bộ, ngoại trừ hai sách trong Tân ước.
b. Cội rễ của các giáo lý trong Tân ước nằm ở Cựu ước.
c. Có rất nhiều phần trích dẫn từ Cựu ước trong Tân ước.
d. Chúa Jesus là một người Do Thái.
13. Theo thứ tự nào cũng được.
a. Sự hiệp một và siêu việt của một Đức Chúa Trời.
b. Mối tương quan riêng tư giữa Đức Chúa Trời và dân Ysơraên.
c. Con người là một tạo vật do Đức Chúa Trời tạo dựng và được ban cho sự
tự do chọn lựa vâng lời hay không vâng lời Đấng tạo dựng mình.
d. Tôi lỗi là không vâng giữ được ý chỉ của Đức Chúa Trời được bày tỏ
trong Luật Pháp.
e. Trách nhiệm của con người đối với những hậu quả của sự lựa chọn của
mình.
f. Sự hình phạt và ban thưởng cho cá nhân và dân tộc được căn cứ trên sự
vâng lời hay không vâng lời.
g. Sự hiện hữu trong chốn âm phủ (sheol) của bản thân sau khi chết.
h. Sự trông đợi Đấng Mêsi.
14. Sự phân tích của bạn (trong sổ của bạn).
15. a Họ giữ theo cùng một thủ tục ở một mức độ nào đó.
b. Cộng đồng trong thư Giacơ.
16. Câu trả lời của bạn. Hãy so sánh câu trả lời của bạn với danh sách ở các
trang 92 - 93 (95) trong sách giáo khoa.
17. a
18 a 3)
b 1)
c 4)
d 2)
19. Phe Pharisi
a. Toàn bộ Cựu ước, thêm cả luật truyền khẩu.
b. Vâng giữ hoàn toàn cả luật thành văn lẫn luật truyền khẩu.
c. Tin có thiên sứ.
d. Tin nơi sự sống bất diệt.
e. Tin nơi sự sống lại.
f. Còn.
Phe Sađusê
a Chỉ kinh Torah thành văn mà thôi.
b Vâng giữ luật thành văn theo lối giải thích nghĩa đen.
c. Phủ nhận sự hiện hữu của họ.
d. Phủ nhận sự sống bất diệt.
e. Phủ nhận sự sống lại.
f. Không.
Thời kỳ khởi đầu: 6T.C - 29S.C
Các Sách Tin Lành Trong Tân Ước: Tổng Quan
Há không phải là điều đáng kinh ngạc khi Tân ước đã được viết ra trong
khoảng bảy mươi năm, bởi ít nhất là tám tác giả thuộc nhiều bối cảnh xã hội
và học vấn khác nhau, nhưng có một sự thống nhất khác thường trong cấu
trúc, trong chủ đề và trong sứ điệp hay sao? Phierơ, ngư phủ; Luca, thầy
thuốc; Giacơ em Chúa Jesus; Giăng, môn đồ được yêu; Phao Lô, một học
giả; và nhiều người khác thuộc nhiều tầng lớp khác nhau đã góp phần vào
công tác ghi chép câu chuyện tin lành và ý nghĩa của Tin lành ấy đối với mọi
kẻ tin.
Nhân vật chính của Tân ước là Đức Chúa Jesus Christ, Đấng được Đầu Thai,
Đấng đã trở nên xác thịt và ở giữa chúng ta. Bởi chức vụ, sự chết và sự phục
sinh của Ngài, Đấng Christ đã đem nguồn hy vọng đến cho thế giới tuyệt
vọng này. Các sách tin lành ký thuật đời sống và chức vụ của Ngài, sách
Công vụ ghi lại tác động của sứ điệp Ngài qua sự phát triển của hội thánh
đầu tiên; các sách thơ tín áp dụng sự dạy dỗ của Ngài vào đời sống mọi tín
đồ và sách Khải huyền bày tỏ cho chúng ta lời hứa đời đời rằng Ngài sẽ trở
lại để đón chúng ta về với Ngài. Thật là một sứ điệp vinh diệu biết bao!
Trong bài học trước, chúng ta đã đối chiếu Cơ Đốc giáo với các tôn giáo
khác trong thế giới thời Tân ước. Trong bài này, chúng ta sẽ thấy mối liên hệ
giữa Cựu ước và Tân ước, tức là của giao ước cũ và giao ước mới. Nhân vật
trung tâm của toàn bộ Kinh Thánh là Chúa Jesus Christ. Khi chúng ta xem
cấu trúc của Tân ước và nghiên cứu bối cảnh lịch sử của chức vụ và đời sống
Chúa Jesus, tôi mong rằng bạn sẽ phát huy được sự am hiểu mới mẻ về Lời
thành văn của Đức Chúa Trời, mà sứ điệp của Ngài đã đem lại sự cứu rỗi
cho nhân loại hư mất này.
Giới Thiệu về Tân Ước
Tên Gọi
Nội Dung
Các Sách Tin Lành là Các Tác Phẩm Văn Học
Nan Đề Cộng Quan
Giải Pháp Đề Xuất
Đời Sống Đấng Christ
Các Nguồn Thông Tin Thế Tục
Các Thời Kỳ Trong Đời Sống Đấng Christ
Khu Vực Địa Lý Trong Đời Sống Chúa Jesus
Sự Dạy Dỗ của Chúa Jesus
Khi học xong bài này, bạn sẽ có thể:
• Kể tên các sách trong Tân ước và tác giả của mỗi sách.
• Phân loại các sách Tân ước thành bốn phần theo đặc điểm văn chương và
theo giai đoạn thời gian.
• Phân tích ba lý thuyết về nguồn gốc của các sách tin lành Cộng Quan.
• Tìm ra các phương pháp dạy dỗ mà Chúa Jesus đã sử dụng được đề cập
trong sách giáo khoa và trong tài liệu này.
• Am hiểu tác động của đời sống và sự dạy dỗ của Chúa Jesus trên đời sống
và chức vụ của chính bạn.
Sinh Hoạt Học Tập
1. Nghiên cứu bài học như thường lệ. Đọc những trang trong sách giáo khoa
và Kinh Thánh của mỗi phần trong bài học.
2. Khi học đến phần khai triển bài học, hãy lưu ý đặc biệt đến các câu hỏi
nghiên cứu. Bạn sẽ nhớ tốt hơn về những gì bạn đã học nếu viết câu trả lời
của mình trước khi xem phần giải đáp cuối bài.
3. Đừng quên tra và đọc mọi câu Kinh Thánh tham khảo chưa được trích dẫn
đầy đủ trong phần khai triển bài học.
4. Làm bài tự trắc nghiệm cuối bài học và kiểm tra bài làm của bạn.
Các sách Tin Lành kinh điển canonical Gospel
Những mục đích mô phạm dicdactic purpose
Trào phúng epigram
Được đầu thai incarnated
Khoa sư phạm pedagogy
Cộng quan synoptic
GIỚI THIỆU VỀ TÂN ƯỚC
Tenney 129-135 (123-129)
Trong bài trước, bạn đã biết được có ba sự chuẩn bị trong lịch sử dành cho
kỷ nguyên Tân ước. Một là về văn hóa, và cơ bản được đại diện bởi thế giới
Hylạp. Thứ nhì là về chính trị, được đại diện bởi thế giới Lamã. Thứ ba là về
tôn giáo và được đại diện bởi thế giới Hy bá lai. Mỗi một sự chuẩn bị trong
lịch sử này đã góp phần vào Tân ước, nhưng ảnh hưởng Hy bá lai là quan
trọng nhất. Và dĩ nhiên, đóng góp lớn nhất của người Hêbơrơ là Kinh Thánh
tiếng Hêbơrơ mà chúng ta gọi là Cựu ước. Bạn đã xem xét Cựu ước đã đóng
góp gì cho Tân ước qua những phần trích dẫn Cựu ước trong Tân ước.
Bây giờ chúng ta hãy chú ý đến mối liên hệ giữa Cựu ước và Tân ước. Tôi
tin rằng Đấng Christ là chủ đề trọng tâm và nhất quán của toàn bộ Kinh
Thánh. Cựu ước là nền tảng và Tân ước là cơ sở kiến trúc. Cựu ước là lời dự
báo và Tân ước là phần hoàn tất. Cựu ước hình thành phần chuẩn bị và nói
tiên tri về nhân tánh, thần tánh và chức vụ của Đấng Christ. Tân ước lập
thành sự bày tỏ phần thực hiện và truyền bá về nhân tánh thần tánh và chức
vụ của Đấng Christ.
Chúng ta có thể thấy rõ tính trung tâm của Đấng Christ trong Kinh Thánh
của người Hêbơrơ nếu chúng ta xem đến các lời tiên tri trong Cựu ước nói
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)

More Related Content

What's hot

Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhco_doc_nhan
 
B3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khaoB3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khaoco_doc_nhan
 
A4 ngoi khen va tho phuong
A4 ngoi khen va tho phuongA4 ngoi khen va tho phuong
A4 ngoi khen va tho phuongco_doc_nhan
 
Sach sang the-ky
Sach sang the-kySach sang the-ky
Sach sang the-kyco_doc_nhan
 
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớSách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớNguyen Kim Son
 
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhHoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhco_doc_nhan
 
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcSách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcNguyen Kim Son
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau denco_doc_nhan
 
B4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc amB4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc amco_doc_nhan
 
Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienco_doc_nhan
 
B1 quyen nang cua su cau nguyen
B1 quyen nang cua su cau nguyenB1 quyen nang cua su cau nguyen
B1 quyen nang cua su cau nguyenco_doc_nhan
 
B5 chua jesus dang chua lanh hom nay
B5 chua jesus dang chua lanh hom nayB5 chua jesus dang chua lanh hom nay
B5 chua jesus dang chua lanh hom nayco_doc_nhan
 
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong duMau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong duTung Thanh
 
Jesus đã sống cuôc đời như thế nào
Jesus đã sống cuôc đời như thế nàoJesus đã sống cuôc đời như thế nào
Jesus đã sống cuôc đời như thế nàogianggianglc
 
D6 cong tac truyen giao va mua gat
D6 cong tac truyen giao va mua gatD6 cong tac truyen giao va mua gat
D6 cong tac truyen giao va mua gatco_doc_nhan
 
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)co_doc_nhan
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christco_doc_nhan
 

What's hot (19)

Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanh
 
B3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khaoB3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khao
 
A4 ngoi khen va tho phuong
A4 ngoi khen va tho phuongA4 ngoi khen va tho phuong
A4 ngoi khen va tho phuong
 
Sach sang the-ky
Sach sang the-kySach sang the-ky
Sach sang the-ky
 
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớSách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
 
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhHoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
 
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcSách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
Ly do toi tin
Ly do toi tinLy do toi tin
Ly do toi tin
 
B4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc amB4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc am
 
Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
 
B1 quyen nang cua su cau nguyen
B1 quyen nang cua su cau nguyenB1 quyen nang cua su cau nguyen
B1 quyen nang cua su cau nguyen
 
B5 chua jesus dang chua lanh hom nay
B5 chua jesus dang chua lanh hom nayB5 chua jesus dang chua lanh hom nay
B5 chua jesus dang chua lanh hom nay
 
So 178
So 178So 178
So 178
 
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong duMau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
 
Jesus đã sống cuôc đời như thế nào
Jesus đã sống cuôc đời như thế nàoJesus đã sống cuôc đời như thế nào
Jesus đã sống cuôc đời như thế nào
 
D6 cong tac truyen giao va mua gat
D6 cong tac truyen giao va mua gatD6 cong tac truyen giao va mua gat
D6 cong tac truyen giao va mua gat
 
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
 

Viewers also liked

CeD.16CC-EE32-A2S9.16987908.05032016.Master_of_Science
CeD.16CC-EE32-A2S9.16987908.05032016.Master_of_ScienceCeD.16CC-EE32-A2S9.16987908.05032016.Master_of_Science
CeD.16CC-EE32-A2S9.16987908.05032016.Master_of_ScienceAlexis Jones
 
Coursera GVQVDJ6FCWNL
Coursera GVQVDJ6FCWNLCoursera GVQVDJ6FCWNL
Coursera GVQVDJ6FCWNLAaron Meis
 
2013 m. I pusmetis
2013 m. I pusmetis2013 m. I pusmetis
2013 m. I pusmetisjurex_slides
 
Національна академія прокуратури України підтримує посилення відповідальності...
Національна академія прокуратури України підтримує посилення відповідальності...Національна академія прокуратури України підтримує посилення відповідальності...
Національна академія прокуратури України підтримує посилення відповідальності...Aleksandr Karpov
 
70張精選攝影美圖欣賞
70張精選攝影美圖欣賞70張精選攝影美圖欣賞
70張精選攝影美圖欣賞lys167
 
Nueva secundaria sociales
Nueva secundaria socialesNueva secundaria sociales
Nueva secundaria socialesEscuela
 
certificate of graduation
certificate of graduationcertificate of graduation
certificate of graduationSanto Tripoli
 
Potencias mundiales-1
Potencias mundiales-1Potencias mundiales-1
Potencias mundiales-1Luis Garcia
 
Pinewood II - Brandywine Reserve
Pinewood II - Brandywine ReservePinewood II - Brandywine Reserve
Pinewood II - Brandywine Reservelrollins_DRB
 
Fiestas tradicionales en mexico
Fiestas  tradicionales en mexicoFiestas  tradicionales en mexico
Fiestas tradicionales en mexicoerick_ortega
 
Chapter 1 (performance management and reward systems) 2
Chapter 1 (performance management and reward systems) 2Chapter 1 (performance management and reward systems) 2
Chapter 1 (performance management and reward systems) 2Waqas Khichi
 
Lista de Exercícios - Sistema de Numeração
Lista de Exercícios - Sistema de NumeraçãoLista de Exercícios - Sistema de Numeração
Lista de Exercícios - Sistema de NumeraçãoEverton Moraes
 
Convocatoria contrato coordinador pronoei 2016
Convocatoria contrato coordinador pronoei 2016Convocatoria contrato coordinador pronoei 2016
Convocatoria contrato coordinador pronoei 2016ELVIN VEGA ESPINOZA
 
Resultados contrato auxiliar 2016 con abs. de reclamos
Resultados contrato auxiliar 2016  con abs. de reclamosResultados contrato auxiliar 2016  con abs. de reclamos
Resultados contrato auxiliar 2016 con abs. de reclamosELVIN VEGA ESPINOZA
 

Viewers also liked (16)

CeD.16CC-EE32-A2S9.16987908.05032016.Master_of_Science
CeD.16CC-EE32-A2S9.16987908.05032016.Master_of_ScienceCeD.16CC-EE32-A2S9.16987908.05032016.Master_of_Science
CeD.16CC-EE32-A2S9.16987908.05032016.Master_of_Science
 
Coursera GVQVDJ6FCWNL
Coursera GVQVDJ6FCWNLCoursera GVQVDJ6FCWNL
Coursera GVQVDJ6FCWNL
 
2013 m. I pusmetis
2013 m. I pusmetis2013 m. I pusmetis
2013 m. I pusmetis
 
Національна академія прокуратури України підтримує посилення відповідальності...
Національна академія прокуратури України підтримує посилення відповідальності...Національна академія прокуратури України підтримує посилення відповідальності...
Національна академія прокуратури України підтримує посилення відповідальності...
 
70張精選攝影美圖欣賞
70張精選攝影美圖欣賞70張精選攝影美圖欣賞
70張精選攝影美圖欣賞
 
Nueva secundaria sociales
Nueva secundaria socialesNueva secundaria sociales
Nueva secundaria sociales
 
certificate of graduation
certificate of graduationcertificate of graduation
certificate of graduation
 
Potencias mundiales-1
Potencias mundiales-1Potencias mundiales-1
Potencias mundiales-1
 
certificate
certificatecertificate
certificate
 
Pinewood II - Brandywine Reserve
Pinewood II - Brandywine ReservePinewood II - Brandywine Reserve
Pinewood II - Brandywine Reserve
 
Fiestas tradicionales en mexico
Fiestas  tradicionales en mexicoFiestas  tradicionales en mexico
Fiestas tradicionales en mexico
 
Chapter 1 (performance management and reward systems) 2
Chapter 1 (performance management and reward systems) 2Chapter 1 (performance management and reward systems) 2
Chapter 1 (performance management and reward systems) 2
 
Lista de Exercícios - Sistema de Numeração
Lista de Exercícios - Sistema de NumeraçãoLista de Exercícios - Sistema de Numeração
Lista de Exercícios - Sistema de Numeração
 
Convocatoria contrato coordinador pronoei 2016
Convocatoria contrato coordinador pronoei 2016Convocatoria contrato coordinador pronoei 2016
Convocatoria contrato coordinador pronoei 2016
 
Resultados contrato auxiliar 2016 con abs. de reclamos
Resultados contrato auxiliar 2016  con abs. de reclamosResultados contrato auxiliar 2016  con abs. de reclamos
Resultados contrato auxiliar 2016 con abs. de reclamos
 
Modelos Económicos
Modelos EconómicosModelos Económicos
Modelos Económicos
 

Similar to Tan uoc ( luot khao)

Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suco_doc_nhan
 
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.netSinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.nethtpsccbb159
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanco_doc_nhan
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanLong Do Hoang
 
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taHoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taco_doc_nhan
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienLong Do Hoang
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienco_doc_nhan
 
Christ thuyet phuc
Christ thuyet phucChrist thuyet phuc
Christ thuyet phucco_doc_nhan
 
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôTông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôphanthitrucgiang82
 
Sach da ni-en va khai huyen
Sach da ni-en va khai huyenSach da ni-en va khai huyen
Sach da ni-en va khai huyenco_doc_nhan
 
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdfTân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdfMario Chen
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoco_doc_nhan
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoLong Do Hoang
 
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)co_doc_nhan
 
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótTông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótphanthitrucgiang82
 
Cac sach phuc am
Cac sach phuc amCac sach phuc am
Cac sach phuc amco_doc_nhan
 
Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuChuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuSilicon Straits Saigon
 

Similar to Tan uoc ( luot khao) (20)

Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich su
 
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.netSinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taHoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
 
Christ thuyet phuc
Christ thuyet phucChrist thuyet phuc
Christ thuyet phuc
 
Christ thuyet phuc
Christ thuyet phucChrist thuyet phuc
Christ thuyet phuc
 
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôTông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
 
Sach da ni-en va khai huyen
Sach da ni-en va khai huyenSach da ni-en va khai huyen
Sach da ni-en va khai huyen
 
Biet kinh thanh
Biet kinh thanhBiet kinh thanh
Biet kinh thanh
 
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdfTân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giao
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giao
 
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
 
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótTông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
 
Cac sach phuc am
Cac sach phuc amCac sach phuc am
Cac sach phuc am
 
Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuChuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
 
Ly do toi tin
Ly do toi tinLy do toi tin
Ly do toi tin
 

More from co_doc_nhan

Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2co_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1co_doc_nhan
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day daoco_doc_nhan
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaco_doc_nhan
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoco_doc_nhan
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoco_doc_nhan
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducco_doc_nhan
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhco_doc_nhan
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongco_doc_nhan
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayco_doc_nhan
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day doco_doc_nhan
 

More from co_doc_nhan (20)

Truong nhan su
Truong nhan suTruong nhan su
Truong nhan su
 
Thuat lanh dao
Thuat lanh daoThuat lanh dao
Thuat lanh dao
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day do
 

Tan uoc ( luot khao)

  • 1. Tân Ước Lược Khảo Tác giả: Merrill C. Tenney Giới Thiệu Khóa Trình ĐƠN VỊ MỘT: THẾ GIỚI THỜI TÂN ƯỚC 1 Bộ Mặt Của Thế Giới Thời Tân Ước 2 Các Tôn Giáo Khác, Do Thái Giáo ĐƠN VỊ HAI: CÁC SÁCH TIN LÀNH: NHỮNG BẢN KÝ THUẬT VỀ ĐỜI SỐNG ĐẤNG CHRIST Thời Kỳ Khởi Đầu: 6 T.C - 29 S.C 3 Các Sách Tin Lành Trong Tân Ước: Tổng Quan 4 Sách Tin Lành Mathiơ 5 Sách Tin Lành Mác 6 Sách Tin Lành Luca 7 Sách Tin Lành Giăng ĐƠN VỊ BA: NHỮNG BẢN KÝ THUẬT VỀ HỘI THÁNH ĐẦU TIÊN Thời Kỳ Bành Trướng: 29 S.C - 60 S.C 8 Sự Thành Lập và Sự Chuyển Biến Của Hội Thánh 9 Hội Thánh Dân Ngoại 10 Thơ Tín Côrinhtô. 11 Thời Kỳ Bị Giam Cầm của Phao Lô ĐƠN VỊ BỐN: CÁC NAN ĐỀ CỦA HỘI THÁNH ĐẦU TIÊN Thời Kỳ Củng Cố: 60 - 100 S.C 12 Hội Thánh Trong Cơn Khủng Hoảng 13 Hiểm Họa Tà Giáo 14 Hội Thánh Trong Sự Trông Đợi 15 Kinh Điển và Bản Văn Tân Ước Từ Vựng Giới Thiệu Khoá Trình Một sự khải thị mới Suốt lịch sử nhân loại, con người đã suy nghĩ về những sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời. Ngài ngự nơi đâu? Ngài ra sao? Mối liên hệ giữa Ngài với con người là gì? Trong Cựu ước, sự hiện diện của Ngài được biểu hiện bởi một trụ lửa hoặc một đám mây. Nhưng Đức Chúa Trời vẫn là một sự mầu nhiệm. Tân ước là sự bày tỏ của Đức Chúa Trời về chính mình Ngài cho con người, qua Đức Chúa Jesus Christ, Con Ngài. Chính Chúa Jesus đã phán "Ta với Cha là một" (GiGa 10:30), "Ai đã thấy Ta tức là đã thấy Cha" (GiGa 14:9).
  • 2. Chức vụ trên trần gian của Chúa Jesus là một sự bày tỏ không ngừng về tình yêu thương và lòng thương xót của Cha. Ngài đã đặt các lẽ thật về tình yêu và sự thánh khiết của Đức Chúa Trời vào lòng các môn đồ Ngài. Toàn bộ chức vụ Ngài là chức vụ của sự ban cho. Đức Chúa Cha đã ban Đức Chúa Con. Đức Chúa Con đã dâng chính mình Ngài làm của lễ chuộc tội thế gian, nhờ đó tái lập lại mối thông công giữa Đức Chúa Cha và con người. Khi Chúa Jesus hoàn tất chức vụ Ngài trên trần gian này, Ngài giao nó lại cho môn đồ. Ngài bảo họ "Cha đã sai ta thể nào, Ta cũng sai các ngươi thể ấy" (GiGa 20:21). Chính môn đồ Ngài là những người đã ghi chép lại các sự kiện trong cuộc đời Chúa Jesus trong các sách Phúc Âm. Toàn bộ các tác giả Tân ước, trừ Phao Lô và Luca, đều đã đồng sống và đồng bước đi theo Chúa Jesus. Nhưng Phao Lô cũng đã đích thân gặp mặt Chúa Jesus và điều đó đã biến cải đời sống ông. Ông không còn là người bắt bớ các Cơ Đốc Nhân nữa vì ông đã thấy Đức Chúa Con. Từ đó, cuộc đời ông được dâng hiến vào công việc bày tỏ Chúa Jesus Christ cho thế giới đang chết mất này. Đức Chúa Trời đã chọn một người Do Thái, sốt sắng, có học vấn cao, từ bỏ chính mình để đem tin lành cho thế giới ngoại bang. Chính Phao Lô là người đã để lại cho chúng ta sự giải luận đầy đủ nhất về giáo lý Cơ Đốc và sự dạy dỗ Cơ Đốc qua cáC thơ tín gởi cho các tân tín hữu của hội thánh đầu tiên. Tân ước mở đầu bằng sự bày tỏ về Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời là Đấng đã trở nên loài người. Nước Ngài tại trần gian không mang vẻ cao quý hay vinh quang gì trong con mắt của nhân loại. Vương miện của Ngài chính là mão gai. Ngài không có cung điện hay của cải gì khác. Nhưng sách cuối cùng của Tân ước đưa ra cho chúng ta sự khải thị mới về Đức Chúa Trời cao trọng, được cất lên cao, được ngồi bên hữu Đức Chúa Cha trong sự vinh quang, tôn trọng. Trong nước của Ngài tại trần gian, con người đã chế giễu Ngài, nhổ trên Ngài. Nhưng trong nước thiên đàng của Ngài, chúng ta thảy đều nhóm quanh ngai Ngài và cùng hát với mọi thánh đồ trong mọi thời đại "Chiên Con đã chịu giết xứng đáng thay!". Đó là sự khải thị trọn vẹn của Đức Chúa Trời cho con người. Qua việc khảo cứu Tân ước này, nguyện Chúa giúp bạn thấy được một khải tượng lớn lao hơn về Đức Chúa Trời, như bạn đã thấy qua Con Ngài, để bạn có thể càng giống Ngài hơn, và rồi bạn cũng có thể như sứ đồ Phao Lô, có thể bày tỏ Ngài cho thế giới hư mất đang hấp hối này. Mô Tả Môn Học Tân Ước Lược Khảo (CA 1013 Tín chỉ: giờ ) Khóa học này sẽ giới thiệu một cái nhìn toàn cảnh về Tân ước qua việc trình bày: 1. Thứ tự thời gian của việc trước tác các sách và các sự kiện có trong Tân ước.
  • 3. 2. Các thông tin quan trọng về địa lý. 3. Các đặc điểm chủ yếu của Tân ước. 4. Một bố cục và bảng tóm tắt nội dung của các sách trong Tân ước. 5. Các giáo lý, các phân đoạn, các từ ngữ và sự kiện nổi bật trong Tân ước. Chúng tôi đã cố gắng tổng hợp sứ điệp của các sách trong Tân ước, các giáo lý, các nhân vật. Việc này được thực hiện bằng cách phân tích các phần đóng góp riêng lẻ của chúng vào trong sứ điệp chung. Việc tổng hợp này dựa trên bối cảnh của phần thông tin căn bản của phần giới thiệu về quyền tác giả (kể cả tư liệu về tiểu sử), về niên hiệu viết sách, về mục đích, cách hành văn, người nhận (bao gồm cả bối cảnh tôn giáo, văn hóa lịch sử, chính trị) và nơi viết của mỗi sách. Các Mục Tiêu Của Môn Học Các mục tiêu chung của tài liệu này có ba mặt: 1. Đầu - truyền đạt kiến thức cho bạn với tư cách một học viên (mục tiêu về kiến thức) 2. Tim - đem lại sự biến đổi trong bạn, với tư cách một học viên (mục tiêu về kinh nghiệm). 3 Tay - khiến bạn hành động với tư cách một học viên (mục tiêu phục vụ) Xin đọc các mục tiêu cụ thể hơn sau đây, và cùng cầu nguyện với tôi để chúng có thể được trở nên trọn vẹn khi chúng ta cùng nghiên cứu Tân ước. Các Mục Tiêu Về Kiến Thức 1. Giúp bạn có thể nghiên cứu Kinh Thánh hữu hiệu hơn. Mục tiêu này có thể đạt được nhờ tài liệu này trang bị cho bạn những hướng dẫn để nghiên cứu Kinh Thánh có hiệu quả, và bằng cách khuyến khích bạn thực hành việc nghiên cứu Kinh Thánh hữu hiệu qua các bài tập trong bài học. 2. Giúp bạn có thể gặt hái một kiến thức tốt hơn về sứ điệp của mỗi sách trong Tân ước. Mục tiêu này sẽ đạt được bằng cách học biết về phần thông tin giới thiệu cơ bản về tác giả, niên hiệu, mục đích, lối hành văn, độc giả và nơi viết sách. 3. Giúp bạn có thể có được một cái nhìn toàn cảnh về toàn bộ Tân ước. Mục tiêu sẽ đạt được nhờ lập ra diễn tiến theo thứ tự thời gian của việc trước tác các sách và các sự kiện trong Tân ước; nhờ biết các thông tin quan trọng về địa danh; nhờ làm quen với các đặc điểm chính của sách; nhờ nghiên cứu bố cục và bảng tóm tắt nội dung của mỗi sách; và nhờ nghiên cứu chi tiết hơn về các phân đoạn, các giáo lý, các từ ngữ, các sự kiện nổi bật hơn trong Tân ước. 4. Giúp bạn có thể phát triển được một nhận thức tổng hợp về các sách, các giáo lý, các nhân vật, các nan đề khác nhau trong Tân ước. Mục tiêu này sẽ đạt được nhờ phân tích những đóng góp riêng và mối liên hệ chung của chúng.
  • 4. 5. Giúp bạn có thể thấy đặc điểm tập trung vào Đấng Christ của Tân ước. Mục tiêu này sẽ đạt được nhờ nhận ra các nền tảng Cựu ước cho đặc tính trung tâm của Đấng Christ, và bằng cách nhận ra các đóng góp của mỗi một sách trong Tân ước, mỗi một giáo lý và mỗi một sự kiện hướng về sự ứng nghiệm tiệm tiến của công tác cứu rỗi của Đấng Christ trong thời đại hội thánh và trong các thời đại hầu đến. 6. Giúp bạn có thể đánh giá được tầm quan trọng của Lời được hà hơi của Đức Chúa Trời, là sự bày tỏ đặc biệt về ý muốn của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại trong mọi thời đại. Mục tiêu này sẽ đạt được bằng cách khám phá ra rằng Tân ước bao gồm sự khải thị cứu rỗi của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ và cũng trong Đức Thánh Linh nữa, nó trang bị cả các nguyên tắc chỉ đạo lẫn động lực cho phép của sự sống dư dật và sự sống đời đời. Các Mục Tiêu Về Kinh Nghiệm 1. Khuyến khích bạn tìm tòi và tiếp nhận các lẽ thật của Kinh Thánh nói chung, và của Tân ước nói riêng, với tinh thần cầu nguyện để sau khi quay về với Đấng Christ, bạn có thể trưởng thành trong từng trãi Cơ Đốc, bạn sẽ tấn tới trong tình yêu, sự nên thánh và đức tin một khi các nguyên tắc thuộc linh được thực hành trong mối tương quan của bạn với Đức Chúa Trời, với người khác và với chính bạn. 2. Để thôi thúc bạn lớn lên trong tình yêu và lòng tận tụy đối với Đức Chúa Jesus Christ. Bạn sẽ khám phá qua môn nghiên cứu Tân ước rằng Ngài là Anpha và Ômêga của kinh nghiệm loài người. 3. Để đem lại cho bạn một kiến thức thực nghiệm về Tân ước. Mục tiêu này sẽ đạt được bằng cách suy gẫm và học thuộc các câu Kinh Thánh then chốt. Các Mục Tiêu Phục Vụ 1. Để trang bị bạn trở nên một người nghiên cứu Kinh Thánh chuyên cần, bạn có thể kết quả tốt trong sự phục vụ Cơ Đốc. 2. Giúp bạn có thể học thuộc nội dung then chốt của Kinh Thánh, nó sẽ đem lại cho bạn sự cảm thúc, động cơ và lòng tự tin để sẵn sàng cho sự phục vụ Cơ Đốc. 3. Giúp bạn phát triển hơn nữa về đức tin, quyền năng, khải tượng sự khôn ngoan và lòng thương xót đối với sự phục vụ Cơ Đốc. Điều này sẽ xảy ra khi Lời Đức Chúa Trời mà bạn sẽ tiếp thu được đem ra áp dụng vào các hoàn cảnh trong cuộc sống bạn và trong đời sống của những người bạn chăm sóc. 4. Thách thức bạn qua sự phơi bày các lẽ thật Kinh Thánh, để tìm hiểu sự tăng trưởng tâm linh với tinh thần cầu nguyện, để cho sự xức dầu dồi dào và các ân tứ của Thánh Linh sẽ hiện hữu trong công tác giảng dạy Lời Đức Chúa Trời của bạn. Sách Giáo Khoa và Tài Liệu Hướng Dẫn Nghiên Cứu Bạn sẽ sử dụng tài liệu Tân ước Lược Khảo: Tài Liệu Hướng Dẫn Nghiên
  • 5. Cứu của Jesse K. Moon cùng với các sách giáo khoa sau: New Testament Survey, Bản Nhuận chánh của Merrill C. Tenney, Grand Rapids: William B. Eerdmans Publishing Company, 1985. hoặc New Testament Survey của Merrill C. Tenney. Grand Rapids: William B. Eerdmans Publishing Company, 1961. Các số trang của Bản Nhuận Chánh 1985 được ghi trước tiên trong phần bài đọc. Các số trang của Ấn Bản 1961 được để trong ngoặc Kinh Thánh K.J.V (A.V) LƯU Ý: Nếu bạn dùng thêm một bản Kinh Thánh Tân ước Diễn ý để đọc kèm với bản K.J.V thì sẽ rất tốt cho việc học hỏi của bạn. Sách giáo khoa của Merrill C. Tenney trình bày một lối tiếp cận xuất sắc thuần túy tin lành đối với phần giới thiệu về Tân ước, nhưng chính Kinh Thánh Tân ước phải được xem là nguồn tài liệu chính cho phần giới thiệu về Tân ước. Thời Gian Học Chúng tôi đề nghị bạn nên có một thời giờ học đều đặn. Dĩ nhiên, bạn có thể tận dụng những thì giờ rảnh để học, nhưng không gì có thể thay thế được một thì giờ học thường xuyên. Hãy cố học xong tối thiểu mỗi bài một tuần. Trong một lớp, thường phải dành ra hai hoặc ba buổi để học một bài. Nếu tự học, có thể bạn phải cần từ ba đến sáu giờ cho một bài học. Thời gian mà bạn thực sự cần cho mỗi bài học tùy thuộc vào kiến thức của bạn về chủ đề và tùy thuộc vào thực lực kỹ năng nghiên cứu của bạn trước khi bắt đầu khóa học. Thời gian học còn tùy thuộc vào mức độ bạn tuân theo các chỉ dẫn và phát huy các kỹ năng cần thiết cho việc tự nghiên cứu. Hãy hoạch định thời khóa biểu học tập để bạn dành đủ thời gian đạt được các mục tiêu tác giả đã đề ra, cũng như các mục tiêu của riêng bạn. Các Phương Pháp Học Hãy đọc cẩn thận các lời khuyên có ghi trong tập học viên của bạn. Chúng sẽ giúp bạn hiểu rõ ICI mong bạn học bài, ôn bài cách nào để làm bài kiểm tra Đánh Giá Tiến Bộ từng Đơn Vị, và để chuẩn bị cho kỳ thi cuối khóa. Nếu bạn không thường xuyên học tập theo cách ICI chỉ dẫn, bạn sẽ phải sửa đổi phương pháp sao cho có thể đạt được thành quả cao nhất trong khóa học này. Các Phương Pháp Học Bộ Môn Này Nếu bạn tự học tài liệu này, toàn bộ công việc của bạn, trừ bài thi cuối khóa đều có thể được hoàn tất qua thư từ. Dầu ICI đã soạn sẵn tài liệu này để bạn tự học, nhưng bạn cũng có thể học chung trong một nhóm hay một lớp. Nếu vậy, giáo viên sẽ chỉ dẫn thêm cho bạn, và bạn hãy làm theo chỉ dẫn của giáo viên. Cơ Cấu Bài Học và Cách Học
  • 6. Mỗi bài học gồm có: 1) tựa đề 2) Nhập đề, 3) Dàn bài, 4) Các mục tiêu của bài học, 5) Các sinh hoạt học tập, 6) các từ then chốt, 7) Khai triển bài học, gồm cả các câu hỏi nghiên cứu, 8) Bài tự trắc nghiệm và 9) Phần giải đáp các câu hỏi nghiên cứu. Dàn bài và các mục tiêu sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát về các chủ đề, giúp bạn tập trung sự chú ý vào những quan điểm quan trọng nhất khi bạn nghiên cứu, và giúp bạn biết cần phải học điều gì. Phần khai triển bài học trong tài liệu này nằm sau phần bài đọc trong sách giáo khoa cho từng đoạn. Xin nhớ rằng các phần bài đọc trong sách giáo khoa Bản Nhuận Chánh (1985) được đưa ra trước. Nếu bạn sử dụng sách giáo khoa 1961, phần bài đọc của bạn được để trong ngoặc. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng khi học qua cả tài liệu này. Với việc nghiên cứu từng phần, trước tiên trong sách giáo khoa rồi đến trong tài liệu hướng dẫn, bạn có thể tận dụng những khoảng thời gian ngắn để nghiên cứu, bất cứ lúc nào rảnh, thay vì phải đợi để nghiên cứu cả bài một lần. Các phần giải thích, bài tập và các phần giải đáp trong tài liệu này đều được soạn để giúp bạn đạt được các mục tiêu bài học. Một số câu hỏi nghiên cứu trong phần khai triển bài học có thể trả lời ngay vào khoảng trống cho sẵn, trong khi một số câu khác cần phải trả lời vào một cuốn sổ, khi bạn trả lời vào sổ, hãy biết chắc là bạn đã ghi số câu hỏi và tựa bài học. Hãy viết câu trả lời theo đúng thứ tự. Điều này sẽ giúp bạn khi ôn các phần đánh giá từng đơn vị. Đừng xem trước câu trả lời, hãy trả lời chúng trước đã. Nếu bạn tự trả lời trước, bạn sẽ nhớ rõ điều mình đã học hơn. Sau khi bạn đã trả lời, hãy kiểm tra câu trả lời của bạn với phần đáp án ở cuối bài học, sau đó hãy sửa lại câu trả lời của bạn. Các câu hỏi này rất quan trọng, chúng giúp bạn phát triển và hoàn thiện kiến thức và sự phục vụ Cơ Đốc của bạn, các công việc mà sách đề nghị cũng giúp bạn thực hành kiến thức của mình. Xếp Hạng Cuối Khóa Việc xếp hạng được căn cứ trên bài thi cuối khóa có giám định. Việc xếp hạng của bạn được tính là A: ưu hạng; B: Trên trung bình; C: Trung bình; D: dưới trung bình; U: Không được cấp chứng chỉ; Inc: Không hoàn tất; WP: Được phép thi lại, WU: Không được chấp nhận. Tập Học Viên Tập Học Viên bạn nhận kèm theo tài liệu này có ghi nhiều chỉ dẫn cho phần bài làm Đánh Giá Tiến Bộ Đơn Vị và bài thi cuối khóa. Nó cũng có các câu giải đáp cho bài tự trắc nghiệm, các phần đánh giá tiến bộ đơn vị và các tờ bài làm và các mẫu đơn quan trọng khác. Hãy dùng bảng liệt kê trên trang bìa để quyết định xem phải nộp các tài liệu nào và khi nào cho giáo viên của
  • 7. bạn. Phần Đánh Giá Tiến Bộ Theo Đơn Vị và Bài Thi Cuối Khóa Dầu điểm của các câu trả lời các câu hỏi trong bài tự trắc nghiệm và bài đánh giá tiến bộ đơn vị không tính vào việc xếp hạng cuối khóa, nhưng bạn nên gởi các tờ bài làm của bạn ở phần đánh giá tiến bộ đơn vị về cho giáo viên để được sửa bài và được gợi ý cho việc học của bạn. Sau đó bạn có thể ôn lại tài liệu trong sách giáo khoa, tài liệu nghiên cứu và Kinh Thánh về những điểm bạn thấy khó hiểu. Việc ôn lại các mục tiêu bài học, bài tự trắc nghiệm và các bài đánh giá tiến bộ đơn vị sẽ giúp bạn chuẩn bị cho kỳ thi cuối khóa. Chứng Chỉ Cho Khóa Học Để nhận được chứng chỉ ICI cho khóa học này, bạn phải thi đậu kỳ thi cuối khóa. Bài thi này phải được làm trước mặt giám thị coi thi do ICI cử đến. Vì chúng tôi có nhiều giám thị coi thi tại nhiều quốc gia, nên bạn có thể dễ dàng tiếp xúc với giáo viên giám thị tại địa phương bạn. Giáo viên sẽ cho bạn biết thêm chi tiết. Bạn cũng có thể theo học bộ môn này vì giá trị thực tiễn của nó mà không cần chứng chỉ. Nếu vậy, bạn không cần nộp bài làm và cũng không cần thi cuối khóa. Việc nghiên cứu tài liệu này sẽ làm cuộc sống bạn thêm phong phú, dầu bạn có muốn thi lấy chứng chỉ hay không. Chứng Chỉ Qua Kỳ Thi Bạn có thể nhận được chứng chỉ mà không cần nghiên cứu các tài liệu của môn học này, nếu bạn thi đậu kỳ thi cuối khóa. Tuy nhiên, vì các bài tập và bài tự trắc nghiệm trong tập tài liệu này được soạn để giúp bạn chuẩn bị cho kỳ thi cuối khóa, nên có lẽ bạn cần nghiên cứu các tài liệu này. Hãy hỏi ý kiến của Giám Đốc Quốc Gia ICI của bạn để biết thêm chi tiết. Chuyên Viên Soạn Nội Dung Cho Tài Liệu Hướng Dẫn Nghiên Cứu Này. Jesse K. Moon là một Mục sư viện trưởng Viện Cao Đẳng Kinh Thánh và là mục sư lo cho sinh viên tại Trừơng Cao Đẳng Southwestern ASSemblies of God College, tại Waxahachie, Texas, tại đây ông đảm nhận trách nhiệm dạy các môn Tuyên đạo pháp, quản lý Hội Thánh, cố vấn mục vụ, và Kinh Thánh. Ông đã nhận bằng cử nhân khoa học của Viện Southwestern Assemblies of God College (Waxahachie, Texas, U.S.A) và đang giữ học vị Thạc sĩ Thần học, Tiến sĩ mục vụ của Viện Đại Học Texas Christian University (Fort Một Khảo Cứu Về Tân ƯớcWorth, Texas, U.S.A). Tiến sĩ Moon kết hợp lối tiếp cận uyên thâm với Kinh Thánh và lòng nhiệt tình quan tâm của ông về sinh viên để biến tài liệu hướng dẫn này thành một tài liệu hướng dẫn có giá trị và rất hấp dẫn cho người nghiên cứu về Tân ước.
  • 8. Giáo Viên ICI của Bạn Giáo viên ICI của bạn rất sẵn lòng giúp đỡ bạn, hãy hỏi giáo viên của bạn về mọi thắc mắc liên quan đến việc thu xếp kỳ thi cuối khóa. Hãy bảo đảm dành đủ thời gian để có thể lập các kế hoạch phù hợp. Nếu có nhiều người muốn học chung, hãy yêu cầu giáo viên của bạn thu xếp cho nhóm. Nguyện Chúa chúc phước cho bạn khi nghiên cứu môn Tân Ước Lược Khảo. Nguyện Chúa dùng bài học này làm phong phú thêm đời sống và chức vụ của bạn và giúp bạn làm trọn trọng trách mình trong thân thể Đấng Christ cách hữu hiệu hơn. CHƯƠNG TRÌNH ĐỌC TÂN ƯỚC (Hãy khoanh tròn mỗi đoạn khi bạn đọc) BÀI 1 (không có) BÀI 2 (không có) BÀI 3 (không có) BÀI 4 Mathiơ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 BÀI 5 Mác 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 BÀI 6 Luca 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 BÀI 7 Giăng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 BÀI 8 Công Vụ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11: 1-18 BÀI 9 Cong Cv 11:19-30, Giacơ 1 2 3 4 5; Galati 1 2 3 4 5 6; Công vụ 16 17 18 19 20 21:1-16; ITêsalônica 1 2 3 4 5; IITêsalônica 1 2 3 BÀI 10 ICôrinhtô 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16; IICôrinhtô 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13; Rôma 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 BÀI 11 21:17-31, 22 23 24 25 26 27 28; Philêmôn 1; Êphêsô 1 2 3 4 5 6; Côlôse 1 2 3 4; Philíp 1 2 3 4 BÀI 12 ITimôthê 1 2 3 4 5 6; Tít 1 2 3; IITimôthê 1 2 3 4; IPhierơ 1 2 3 4 5; Hêbơrơ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 BÀI 13 IIPhierơ 1 2 3; Giuđe 1; IGiăng 1 2 3 4 5; IIGiăng 1; IIIGiăng 1 BÀI 14 Khải huyền 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 BÀI 15 (không có) Bộ Mặt Của Thế Giới Thời Tân Ước Điều quan trọng đối với việc nghiên cứu Tân ước chính là sự hiểu biết về thế giới vào thời Tân ước được viết ra. Trong bài này, chúng ta sẽ thấy các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội của thế giới thời Tân ước đều góp phần vào việc lập nên bối cảnh cho Đấng Christ bước vào trần gian. Từ thời kỳ làm phu tù tại Babylôn năm 586 T.C, dân Giuđa đã bị các thế lực
  • 9. ngoại quốc cai trị. Họ lần lượt ở dưới ách thống trị của Babylôn, Batư rồi đến Đế quốc Hylạp của Alexander đại đế, và cuối cùng họ thành thuộc địa của Đế quốc Lamã. Đang khi ở dưới ách thống trị của người Batư, một số người Do Thái bị lưu đày đã trở về Palestine và thành Giêrusalem được tái thiết. Một số khác muốn ở lại Babylôn hay di chuyển đến các vùng khác trong đế quốc. Và vì vậy, trong thời kỳ xảy ra các sự kiện được ghi lại trong Tân ước, tuyển dân của Đức Chúa Trời không còn là một tập thể thống nhất nữa. Nhiều người đã tiếp nhận các phong tục và văn hóa của chính kẻ đã chinh phục họ. Tuy nhiên, tôn giáo Do Thái Giáo của họ vẫn còn rất sống động, và đã trở thành nền tảng cho những người Do Thái thành kính, là những người đọc sách Luật Pháp đều đặn và các tiên tri đang trông đợi Đấng Mêsi sắp đến. Họ mong rằng Đấng Mêsi của họ sẽ giải cứu họ thoát khỏi ách thống trị của các hoàng đế Lamã. Chính trần gian này là nơi Chúa Jesus Christ sẽ sanh ra vào đúng thời điểm thích hợp, đúng địa điểm thích hợp, để làm trọn chương trình cứu rỗi của Cha Ngài. Và từ đó đến nay, thế gian này chẳng hề giống như thế nữa. Phương Diện Chính Trị Đế Quốc Lamã Chính Quyền Cấp Tỉnh Các Vương Quốc Chịu Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Hylạp. Quốc Gia Do Thái Phương Diện Xã Hội Xã Hội Do Thái Xã Hội Ngoại Đạo Kiến Thức Văn Hóa Các Tiêu Chuẩn Đạo Đức Phương Diện Kinh Tế Khi học xong bài này, bạn sẽ có thể: • Mô tả hệ thống cấp tỉnh của Lamã và mối liên hệ giữa nó và Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo ở thế kỷ đầu tiên. • Mô tả tình trạng của quốc gia Do Thái dưới thời Ptolemies, Seleucidae, Maccabees, Herods, các quan tổng đốc và các thầy tế lễ. • Kể ra những đặc điểm nổi bật của thế giới xã hội thời Tân ước được phản ánh qua xã hội, kiến thức văn hóa và các tiêu chuẩn đạo đức của người Do Thái và người ngoại đạo. • Giải thích ảnh hưởng của phương diện kinh tế trên Cơ Đốc giáo thế kỷ đầu tiên thể hiện qua nông nghiệp, công nghiệp, tài chánh, sự chuyên chở và đi lại của thời đó, 1. Đọc phần giới thiệu tài liệu này. Hãy chú ý kỹ phần Cơ Cấu Bài Học và
  • 10. Cách Học. Phần này có những chỉ dẫn quan trọng giúp cho sự thành công của bạn khi học. Hãy chú ý các mục tiêu chung của khóa học. Tất cả các mục tiêu đều quan trọng, nhưng có lẽ một số nào đó sẽ nổi bật cho bạn. 2. Nghiên cứu phần dàn bài và mục tiêu bài học. Những phần này sẽ giúp bạn tìm ra điều cần phải học trong bài. 3. Học qua cả phần khai triển bài học. Đừng quên đọc toàn bộ các câu Kinh Thánh trưng dẫn đã cho, làm các bài tập và kiểm tra câu trả lời của bạn. Bạn sẽ cần một cuốn sổ riêng cho môn học này. Dùng cuốn sổ này để viết ra các câu trả lời khi khoảng trống không đủ để bạn trả lời. 4. Đọc sách giáo khoa, trang 3-62 (1-63) khi trong phần khai triển bài học yêu cầu. 5. Khai triển và sử dụng biểu đồ các vị hoàng đế Lamã chính yếu, biểu diễn đối với mỗi đơn vị: Niên hiệu cai trị; đánh giá về nhân cách, mô tả, sự cai trị và ý nghĩa của vị hoàng đế đó đối với Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo. 6. Làm bài tự trắc nghiệm ở cuối bài, kiểm ra cẩn thận câu trả lời của bạn với phần giải đáp trong tập học viên. Hãy ôn lại bất cứ câu nào bạn trả lời không đúng. Hiểu được ý nghĩa của các từ chúng tôi liệt kê ở đầu bài học sẽ giúp ích bạn khi học. Bạn sẽ thấy các từ được xếp theo thứ tự a b c và được định nghĩa trong phần từ vựng ở cuối tài liệu này. Nếu bạn còn thắc mắc về nghĩa của từ nào trong phần từ được liệt kê, bạn có thể tra xem bây giờ hay khi bắt gặp những từ ấy trong bài. Giai cấp quý tộc aristocracy Chủ nghĩa mị dân demagoguery Đấu sĩ gladiator Văn hóa Hylạp Hellenism Người Hêlênít Hellenist Chịu ảnh hưởng văn hóa Hylạp Hellenistic Tôn ti hierachy Trào phúng epigram Tính ngữ epithet PHƯƠNG DIỆN CHÍNH TRỊ Tenney 3-45 (1-45) Khi bạn đọc phần bài đọc này, bạn sẽ hơi lúng túng vì toàn bộ những đế quốc hoàng đế, niên hiệu và những nền văn hóa này. Chúng ta sẽ đi theo phần dàn bài ở đầu bài học này. Sách giáo khoa cũng có dàn bài tương tự. Điều này sẽ giúp bạn xác định vị trí các phần trưng dẫn ở sách giáo khoa có trong tài liệu này. Lưu ý: Như đã nêu ở trên, hãy bắt đầu bằng cách đọc các trang 3-45 (1-45) trong sách giáo khoa. Sau đó hãy tiếp tục với phần giải luận bên dưới đây.
  • 11. Bạn nên xem đây là kiểu mẫu nghiên cứu của bạn cho toàn bộ các phần trong tài liệu. Trong phần này bạn đã đọc về hai đế quốc chính và các sự phân chia của chúng. Một số đời cai trị xảy ra đồng thời, kết quả là khó mà biết chắc được các niên hiệu và ảnh hưởng chắc chắn. Để tập trung được vào các đế quốc này, việc lập một bố cục ngắn sẽ rất hữu ích. Chúng gần giống bố cục sau: ĐẾ QUỐC HYLẠP (333 - 165 T.C) - từ cuộc chinh phục xứ Batư của Alexander cho đến cuộc nổi dậy của nhà Maccabees. Triều đại của người Maxêđoan (333 - 322 T.C) Triều đại của người Êdíptô (322 - 198 T.C) - Nhà Ptolemies. Triều đại của người Syri (198 - 168 T.C) - Nhà Seleucidae. THỜI KỲ ĐỘC LẬP CỦA DÂN DO THÁI (168 - 63 T.C) - từ cuộc nổi dậy của nhà Maccabees đến cuộc chinh phục của Pompey. Triều đại của nhà Maccabees (168 - 142 T.C) Triều đại Hasmonean (142 - 37 T.C) ĐẾ QUỐC LAMÃ (63 T.C - 70 S.C) - Từ cuộc chinh phục đến việc phá hủy đền thờ và thành Giêrusalem. Triều đại Hêrốt (37 T.C - 6 S.C) Thời kỳ cai trị của quan tổng đốc (63 T.C cho đến Constantine) Thời kỳ cai trị của các thầy tế lễ (142 T.C - 70 S.C) Hãy nghiên cứu bố cục này để biết về các đế quốc, các sự phân chia, phạm vi của từng đời cai trị và các biến cố khởi đầu và kết thúc của mỗi đế quốc. Đế Quốc Lamã Tenney 3-13 (1-12) Hãy đọc ba đoạn đầu trong phần này rồi lật đến bản đồ "Thế giới Lamã Trong Thời Chúa Jesus" ở mặt trong bìa trước của sách giáo khoa ("Đế quốc Lamã Thế Kỷ Thứ Nhất T.C". Mặt trong bìa sau). Hãy nghiên cứu bản đồ này khi bạn xem xét thông tin bạn vừa mới đọc về sự bành trướng của Đế quốc Lamã. Đây là một đại Đế quốc trong những năm đầu Cơ Đốc giáo, phải không? 1. Để biết về thông tin quan trọng của mục sinh hoạt học tập 6 về các hoàng đế Lamã, hãy khai triển biểu đồ các quân vương Lamã: Augustus, Tiberius, Claudius và Nero. Hãy lập các tiêu đề cho biểu đồ. Chỉ đưa vào phần tư liệu quan trọng nhất và viết thật ngắn gọn. Để làm mẫu cho bạn, hãy xem các dữ kiện về Augustus trên biểu đồ dưới đây, sau đó làm tiếp cho các hoàng đế khác. Sau khi làm xong, hãy xem lại vài lần để quen thuộc với các sự việc, rồi lưu biểu đồ vào sổ của bạn để tiện tham khảo sau này. Hãy liên hệ các hoàng đế này với thời gian của các biến cố chính của người Do Thái và Cơ Đốc Nhân bằng cách nghiên cứu biểu đồ "Các Hoàng Đế
  • 12. Lamã ở Thế Kỷ Đầu Tiên", trang 427 (427) của sách giáo khoa. Chính Quyền Cấp Tỉnh Tenney 13-15 (12-15) Trong phần nghiên cứu này hãy cố gắng hiểu rõ về bản chất của hệ thống chính quyền cấp tỉnh của Lamã. 2. Sau khi nghiên cứu sách giáo khoa, hãy trả lời các câu hỏi sau: a. Hai loại chính quyền cấp tỉnh là gì? ............................................................................... ........................................................................................................................... ........... b. Ai cai trị mỗi loại ấy? ................................................................................................ ........................................................................................................................... ........... c. Các điều kiện nào cần cho mỗi loại? ......................................................................... ........................................................................................................................... ........... d. Xứ Palestine ở dưới quyền của loại nào vào thời Đấng Christ? ................................. ........................................................................................................................... ........... e. Những quyền tự do và những hạn chế nào có trong mỗi loại? .................................... ........................................................................................................................... ........... 3. Hãy đọc kỹ phân đoạn kể ra các tỉnh của Lamã có trong Tân ước. Bạn sẽ xem lại chúng liên tục khi bạn đọc Tân ước. Hãy đưa danh sách này vào sổ của bạn. Cũng xem thêm bảng "Các Quan Tổng Đốc Lamã của Xứ Giuđê" ở trang 428 (428) sách giáo khoa. Nó cũng giúp thiết lập mối liên hệ giữa họ với các sự kiện trong Tân ước. Các Vương Quốc Chịu Ảnh Hưởng của Văn Hóa Hylạp Tenney 15-19 (15-19) Việc nghiên cứu phần này sẽ cho bạn thấy rằng nền văn hóa của các vương quốc chịu ảnh hưởng của văn hóa Hylạp đã ảnh hưởng rầt nhiều đến Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo. 4. Khi bạn đọc xong phần này trong sách giáo khoa, hãy đánh dấu các đóng góp tích cực của văn hóa Hylạp cho Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo. Dùng màu khác nhau để đánh dấu các ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa Hylạp trên Do Thái Giáo và Cơ ĐốcGiáo. Việc này sẽ giúp làm nổi bật các yếu tố này.
  • 13. Bạn sẽ xúc động bởi tầm quan trọng của chúng trong khi học về chúng. Quốc Gia Do Thái Tenney 19-45 (20-45) Khi xem phần này trong sách giáo khoa, bạn sẽ đọc thấy những câu quan trọng này: "Sự kết thúc của quốc gia Do Thái không có nghĩa là sự kết thúc của Do Thái Giáo" (trang 20-21). Do Thái Giáo vẫn sống và trở thành nền tảng cho Cơ Đốc Giáo. 5. Bắt đầu từ đoạn trích trên và kết thúc tại phần "Dưới Triều Hêrốt" trang 31, (31), hãy tìm ra từng sự kiện, từng tổ chức đang phát triển, văn phẩm và sự phát triển của ngôn ngữ nào cuối cùng đã giúp ích lớn lao cho Cơ Đốc Giáo. Hãy lập một danh sách những đóng góp đó, và nếu được chia xẻ nó với bạn mình. Hãy thảo luận ý nghĩa của mỗi mục trong trang danh sách đó. Xếp hạng các mục ấy theo thứ tự tầm quan trọng của chúng đối với Cơ Đốc Giáo và xem thử bạn của bạn có đồng ý với đánh giá của bạn hay không? Hãy làm phần bài viết của bài tập này và vở. Có lẽ cách tốt nhất để làm quen với vua Hêrốt là đọc phần này trong sách giáo khoa. Hãy lật đến biểu đồ "Gia Đình của Hêrốt" (trang 429 (429), ghi ra các câu Kinh Thánh trưng dẫn và đọc chúng trong Kinh Thánh của bạn. Phần "Dưới Thời của Các Thầy Tế Lễ Đến Sự Sụp Đổ của Giêrusalem Năm 70 S.C" trong sách giáo khoa, rất quan trọng để hiểu nhiều về điều đã xảy ra trong Tân ước đặc biệt là các sự kiện quan trọng như là các buổi xử án Chúa Jesus trước tòa án tôn giáo và tòa án dân sự. Cùng với dữ liệu quan trọng khác trong phần này, bạn sẽ phải nhớ rằng sự cai trị của các thầy tế lễ đã ra đời đồng thời với sự cai trị của nhà Ptolemies, celeucidae, Maccabees, Herods và các quan tổng đốc. 6. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG liên quan đến chức tế lễ trước khi Giêrusalem bị sụp đổ năm 70 S.C. a. Dưới nhiều loại chính quyền dân sự khác nhau trong suốt lịch sử dân Ys, tiếng nói của thầy tế lễ vẫn mang tính quyết định b. Chưa hề có lúc nào mà chức tế lễ không hoạt động. c. Ngay cả khi ở dưới quyền của những kẻ cai trị người ngoại bang, dân Ys vẫn đã được xem là ở dưới quyền điều khiển của các thầy tế lễ. d. Bao lâu các thầy tế lễ không can thiệp vào sự cống nạp hay chính sách đối ngoại, thì họ vẫn còn được các nhà cai trị cho phép hành chức vụ theo thông lệ của họ. e. Vào thời khởi nghĩa của Maccabees, chức tế lễ rất có thế lực và được các nhà cầm quyền rất trọng vọng. PHƯƠNG DIỆN XÃ HỘI Tenney 48-49 (47-48) Trong phần này tác giả cho thấy thế giới xã hội ở thế kỷ đầu tiên cũng quan
  • 14. trọng, cần thiết y như trong thời đại chúng ta vậy. Khi bạn đọc phần này, hãy xem thử bạn có đồng ý rằng tình hình xã hội ở nước bạn có thể sánh với tình hình xã hội ở thề kỷ đầu. Hãy viết ra các nhận định của bạn. Xã Hội Do Thái Tenney 48-49 (47-48) 7. Trong phần này, Tenney chia xã hội Do Thái ra làm hai hạng lớn. a. Hai hạng đó là gì? .................................................................................................. ........................................................................................................................... ........ b. Hai hạng này có tại nước bạn không? ................................................................... Xã Hội Ngoại Giáo Tenney 49-51 (48-50) 8. Hãy kể ra năm giai cấp xã hội được đề cập trong phần này, và nêu hai đặc điểm của mỗi giai cấp. a. ........................................................................................................................... .... 1) ....................................................................................................................... 2) ....................................................................................................................... b. ........................................................................................................................... ..... 1) ....................................................................................................................... 2) ....................................................................................................................... c. ........................................................................................................................... ..... 1) ........................................................................................................................ 2) ....................................................................................................................... d. ........................................................................................................................... ...... 1) ....................................................................................................................... 2) ....................................................................................................................... e. ........................................................................................................................... ......
  • 15. 1) ....................................................................................................................... 2) ....................................................................................................................... Kiến Thức Văn Hóa Tenney 51-58 (51-58) Trong phần này bạn sẽ biết được văn hóa La mã và Hylạp đã tác động thế nào đến đạo đức của dân chúng. Điều này được thể hiện qua đấu trường, văn chương, nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc và kịch nghệ. 9. Mô tả vắn tắt mỗi một phương diện trên trong văn hóa Lamã đã tác động thế nào đến dân chúng. a. Đấu trường .............................................................................................................. b. Văn chương ........................................................................................................... c. Âm nhạc ................................................................................................................ d. Kịch nghệ .............................................................................................................. Bạn nên nghiên cứu kỹ những phần nói về "Ngôn Ngữ, Các Trường Học và Các Tiêu Chuẩn Đạo Đức", vì chúng liên quan rất mật thiết với sự xuất hiện của Tin lành. 10. Trên bảng sau hãy kể ra bốn ngôn ngữ chủ chốt và cách sử dụng chủ yếu của từng loại ngôn ngữ. Đừng quên liên hệ ý nghĩa của tiếng Aram và tiếng Hylạp với sự truyền bá tin lành. Ngôn Ngữ Cách Sử Dụng Chủ Yếu Ý Nghĩa a b c d Hãy để ý thể nào Đức Chúa Trời đã cung cấp một nền văn hóa thâm thúy và một ngôn ngữ phổ biến, bởi sự dự bị đúng lúc qua người Hylạp cho công tác truyền rao Tin lành. Cũng chú ý đến cách mà Đức Chúa Trời dự bị qua người Rôma, đường sá cho việc đi lại của các Cơ Đốc Nhân đầu tiên, và dự bị một chính quyền để bảo vệ và giúp họ tự do giảng tin lành. Trong phần về các trường học, bạn sẽ thấy rằng hệ thống giáo dục chưa đạt đến được tầm cỡ của các hệ thống giáo dục trong đa số nước trên thế giới ngày nay. Tuy nhiên, nó đủ để đem lại một trình độ học vấn vừa phải trong giai cấp hạ lưu và trung lưu ở thế kỷ đầu tiên. Theo tôi, trình độ học vấn này đem lại một sự khao khát kiến thức rất lớn mà nó đã mở rộng cửa cho tin
  • 16. lành. Mức độ đạo đức nói chung rất thấp, đó là một bằng chứng về nhu cầu lớn lao đối với tin lành. Một bằng chứng rõ ràng khác nữa về nhu cầu đối với một tin lành quyền năng ấy là sự thú nhận rằng các lời giáo huấn của các nhà hiền triết vào thế kỷ đầu tiên, chẳng hạn như Seneca, đều không thể đem lại một tấm gương, cũng không đem lại động lực để đạt đến được các lý tưởng cao cả mà họ đã dạy dỗ. Trong đoạn trên, tôi đã cố nêu ra cho bạn một ví dụ về cách bạn có thể nghiên cứu một phần tài liệu mà dường như nó khá tầm thường và không quan trọng. Bạn có thể từ đó rút ra các sự kiện thích đáng, phân tích chúng và lập ra một bố cục ý nghĩa hay bảng tóm tắt của thông tin này. Hãy xem lại phân đoạn này một lần nữa. Những dòng tầm thường này trong sách giáo khoa đã mang nhiều hàm ý quan trọng đối với các Cơ Đốc nhân ở thế kỷ đầu tiên và đối với tin lành, đúng không? Sẽ có lúc bạn dùng các ý tưởng này đưa vào bố cục giảng dạy của bạn. Có thể nó sẽ giống như thế này: I. NHU CẦU VỀ TIN LÀNH Vì cớ tình trạng vô đạo đức II. PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN TIN LÀNH Qua khả năng đọc viết và liên lạc bằng một ngôn ngữ phổ thông. III. CÁNH CỬA TIN LÀNH Được mở rộng bởi sự khao khát tri thức do trình độ học vấn đem lại. IV. QUYỀN NĂNG CỦA TIN LÀNH Không một lý tưởng luân lý nào đem lại động lực để đạt được các mục tiêu cao cả của nó, ngoại trừ tin lành của Đức Chúa Jesus Christ. Các Tiêu Chuẩn Đạo Đức Tenney 58 (58-59) 11. Hãy lập hai danh sách vào sổ của bạn với các tiêu đề Các Yếu Tố Đạo Đức Tích Cực và Các Yếu Tố Đồi Bại. Hãy đọc phần nói về các tiêu chuẩn đạo đức và viết mỗi yếu tố đã cho vào dưới tiêu đề nào mô tả nó. Danh sách nào dài nhất. ........................................................................................................................... ............ 12. Bây giờ hãy dành ra giây lát để liệt kê một số yếu tố đạo đức tích cực và các yếu tố đồi bại ở thành phố hay quốc gia của bạn. Chúng như thế nào so với các yếu tố ấy trong thế kỷ đầu tiên. ............................................................................................................. ........................................................................................................................... ............ Bạn sẽ nói rằng cộng đồng của bạn có đạo đức tốt hơn, hay kém hơn thế giới thế kỷ đầu tiên? PHƯƠNG DIỆN KINH TẾ
  • 17. Tenney 58-62 (59-63) 13. Hãy đọc phần này rồi khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu ĐÚNG. a. Các tình hình kinh tế trong thế kỷ đầu tiên không tác động gì đến việc truyền bá tin lành. b. Vùng đất bị đế quốc Lamã chiếm đóng rất màu mỡ và sản xuất ra trái cây lạ. c. Hàng hóa được chế tạo ở mức độ không đáng kế, chủ yếu là do các thợ thủ công hoặc do nhập khẩu bằng đường biển. d. Vì có quá nhiều nô lệ nên có thể có sự sản xuất hàng hóa hàng loạt với giá thấp. e. Hầu hết những hoạt động ngân hàng hữu hiệu của thời nay đã được sử dụng trong thế kỷ đầu tiên. f. Đường sá của người Lamã được xây dựng rất tốt, cung cấp phương tiện để có được sự cai trị và sự liên lạc tốt hơn. Bây giờ bạn hãy đọc lại các mục tiêu của bài này để biết chắc là bạn có thể làm trọn các yêu cầu của chúng. Hãy làm bài tự trắc nghiệm rồi kiểm tra câu trả lời của bạn. Bài Tự Trắc Nghiệm GHÉP CẶP: Ghép các chủ đề hay các danh hiệu (bên phải) thích hợp với định nghĩa. ....1 Mở đầu Đế quốc Hylạp. ....2 Hoàn tất cuộc hủy phá thành Giêrusalem năm 70 S.C ....3 Tồn tại từ 333 - 165 T.C ....4 Là quan tổng đốc Lamã mà Chúa Jesus đã chết dưới quyền ông ta. ....5 Một trong những ngôn ngữ chủ chốt của Đế quốc Lamã vào thế kỷ thứ nhất S.C ....6 Đã đến Palestine với cuộc chinh phục Pompey. ....7 Caitrị Palestine đồng thời với Ptolemies, Seleuciade và Hêrốt. ....8 Đem lại thời kỳ độc lập cho người Do Thái. ....9 Là hoàng đế đã thiêu sống các Cơ Đốc nhân vì trận hỏa hoạn lớn tại Rôma năm 64 S.C, cùng với hậu quả là rất nhiều Cơ Đốc nhân bị bắt bớ. ...10 Bắt buộc mọi người phải thờ lạy mình như là một vị thần, đã bắt bớ các Cơ Đốc nhân, đã đày Giăng ra đảo Bátmô. ...11 Là hoàng đế Lamã lúc dân Giuđa bị trục xuất khỏi Lamã. ...12 Ngồi trên ngôi, trong thời kỳ chức vụ công khai và sự chết của Chúa Jesus. ...13 Là Hoàng Đế Lamã đầu tiên. ...14 Là ngôn ngữ của tòa án trong Đế quốc Lamã. ...15 Thoái hóa dưới ảnh hưởng của kịch nghệ và đấu trường Lamã.
  • 18. ...16 Giám sát trực tiếp các tỉnh náo loạn. CÂU CHỌN LỰA. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu trả lời đúng nhất 17. Vị Hoàng đế Lamã khi Chúa Jesus giáng sanh tên là a) Tiberius b) Augustus c) Nero d) Domitian. 18. Các Hoàng đế Lamã trong thời kỳ bành trướng Tin Lành là a) Claudius và Nero b) Domitian và Nero c) Tiberius và Nero d) Claudius và Domitian. 19. Đế quốc đã tác động mạnh mẽ đến Cơ Đốc Giáo qua văn hóa của mình đó là a) Lamã b) Hylạp c) Hêbơrơ d) Aram. 20. Ngôn ngữ của thần học Do thái vào thời Chúa Jesus là tiếng a) Hylạp. b) Latin c) Hêbơrơ d) Aram 21. Ngôn ngữ của vùng Cận Đông có thể là ngôn ngữ phổ thông của Chúa Jesus chính là tiếng a) Hêbơrơ b) Aram c) Syri d) Hylạp 22. Ngôn ngữ của văn hóa và ngôn ngữ chung của đa số dân chúng phía Đông Rôma là tiếng a) Hêbơrơ b) Aram c) Latin d) Hylạp 23. Những người làm ra đường sá cho việc truyền bá tin lành là người a) Lamã b) Batư c) Hylạp d) Do Thái
  • 19. 24. Những người cung cấp thứ ngôn ngữ để Tân ước được lưu hành nhanh chóng bằng thứ tiếng đó ngay sau bản gốc đó là người a) Syri b) Hêbơrơ c) Rôma d) Hylạp 25. Người cung cấp hệ thống chính trị giúp các môn đồ tự do rao truyền tin lành là người a) Hylạp b) Lamã c) Do Thái d) Syri Giải Đáp Các Câu Hỏi Nghiên Cứu 1 Biểu đồ của bạn nên chứa toàn bộ thông tin bạn cho là quan trọng đối với mỗi vị hoàng đế. 2. a Chính quyền dưới quyền Viện nguyên lão; Chính quyền dưới quyền Hoàng đế. b. Viện Nguyên Lão: quan trấn thủ; hoàng đế, quan tư lệnh, quan toàn quyền, quan tổng đốc. c. Viện Nguyên Lão: Những tỉnh bình an, trung thành. Hoàng đế, những tỉnh còn loạn lạc. d. Hoàng đế. e. Chính quyền thành phố được phép giữ lại chủ quyền tại địa phương và được phép đúc tiền. Người Lamã không hề can thiệp vào việc thờ lạy. Đường sá được xây dựng, các phúc lợi công được chỉnh đốn, thương mại phát triển. Thuế má nặng nề. 3. Danh sách của bạn nên gồm có các tỉnh sau của Lamã: Tây ban nha; xứ Gaul, Iliri, Maxêđoan, Achai, Asi, Bông, Bithini, Galati, Cápbađốc, Silisi, Giuđê, Chíprơ, Bămphyli, Lycia. 4. Câu trả lời của bạn. 5. Câu trả lời của bạn. 6. a, c và d là câu đúng 7. a. Giàu và nghèo b. Bạn có thể trả lời là "có". 8. Câu trả lời của bạn có thể gồm có những điểm sau (theo cách trả lời của bạn): a. Giai cấp quý tộc: 1) Các nhà quý tộc mới đã thống lãnh các lãnh thổ công cộng và mua các lãnh thổ riêng với giá thấp. 2) Các nhà thầu và các nhà đầu cơ trở nên giàu có nhờ bóc lột các tỉnh.
  • 20. b. Giai cấp trung lưu: 1) Chiến tranh và sự tranh giành nô lệ gần như đã loại bỏ tầng lớp trung lưu. 2) Sau khi rời khỏi lãnh thổ của mình, những người thuộc tầng lớp trung lưu đã trở thành thành viên của các đám đông tại Rôma, không nhà cửa, không việc làm, không lương thực. c. Quần chúng: 1) Thân phận của những người tự do này còn đáng thương hơn giai cấp nô lệ, vì họ thiếu việc làm ổn định. 2) Người thất nghiệp đi theo bất cứ ai cung cấp lương thực hay giúp họ tiêu khiển (để kiếm được sự ủng hộ của quần chúng cho các mục tiêu ích kỷ của mình). d. Nô lệ: 1) Hơn một nửa số dân sống trong đế quốc Lamã được người ta cho là nô lệ. Nhiều nô lệ còn có học vấn cao hơn chủ Lamã của mình. 2) Chế độ nô lệ đã hạ thấp giá trị đạo đức và lòng tự trọng, sự bại hoại lan truyền từ nô lệ sang chủ nô. e. Tội phạm: 1) Người thất nghiệp trong xã hội khiến cho tội phạm càng gia tăng. 2) Nhiều sĩ quan đã phạm biết bao điều gian ác, vô luân. 9. a Các buổi trình diễn ca ngợi tính tàn bạo với những cảnh đổ máu. b. Bày tỏ cảm nghĩ chống lại hoàng đế và phong tục tập quán đương thời. c. Nó giải trí cho quần chúng thay vì cho cá nhân. 10. Ngôn ngữ: Tiếng Hylạp Koine (ngôn ngữ chung). Cách sử dụng chủ yếu: Ngôn ngữ mà các nhà truyền giáo cơ đốc (Phao Lô chẳng hạn) đã truyền bá tin lành tại nhiều nước khác nhau. Ý nghĩa: là ngôn ngữ mà toàn Tân ước được lưu hành. b. Ngôn ngữ: Hêbơrơ. Cách sử dụng chính: Ngôn ngữ của Kinh Thánh người Do Thái trước khi chúng được dịch ra. Ý nghĩa: Không quan trọng lắm trong việc phát triển hội thánh thế kỷ đầu tiên sau công nguyên. c. Ngôn ngữ: Latin. Cách sử dụng chính: Ngôn ngữ của Luật pháp, văn thơ Lamã. Ý nghĩa: Rốt cuộc là ngôn ngữ của thần học Cơ Đốc, do nó rõ ràng và chính xác. d. Ngôn ngữ: Aram. Cách sử dụng chính: Là ngôn ngữ chủ yếu của vùng Cận Đông. Ý Nghĩa: Ngôn ngữ của một số tác phẩm sớm nhất về đời sống và sự dạy dỗ của Chúa Jesus. 11. Danh sách của bạn, có thể bạn tìm thấy có nhiều yếu tố đồi bại hơn là phần đã liệt kê. 12. Câu trả lời của bạn. 13. b, c, e và f là các câu đúng. Các Tôn Giáo Khác Do Thái Giáo Cơ Đốc Giáo đã xuất hiện trong một thế giới có nhiều tôn giáo. Nhân loại luôn luôn có một khao khát bẩm sinh muốn hiểu biết và thờ lạy Đức Chúa Trời. Vì họ không biết Đức Chúa Trời chân thật, nên họ đã tạo ra nhiều khái niệm khác về Đức Chúa Trời, và các khái niệm đó đã trở nên tôn giáo của
  • 21. họ. Trong thế giới thời Tân ước, có nhiều tín ngưỡng và nhiều vị thần. Các tôn giáo huyền bí đông phương, tà thuật, các vị thần trong thần thoại, việc thờ lạy các hoàng đế, hết thảy đều nổi bật cùng với Do Thái Giáo, đạo của người Do Thái. Trong Bài 1, chúng ta đã học về các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội của thế giới thời Tân ước, và mỗi phương diện trở thành một yếu tố chuẩn bị thế giới để đón Đấng Christ vào đời như thế nào. Thế giới tôn giáo, đặc biệt là Do Thái Giáo cũng là một ảnh hưởng chuẩn bị của con người để đón nhận Đấng Mêsi. Không một tôn giáo hay triết lý nào của thời ấy có thể làm thỏa mãn đầy đủ khát vọng sâu xa của con người muốn biết Đức Chúa Trời và thờ lạy Ngài. Trong Mathiơ 2:1-2;, chúng ta thấy các nhà thông thái từ Đông Phương đến Giêrusalem tìm Vua mới ra đời và nói rằng: "Vua dân Giuđa mới sanh tại đâu? Vì chúng ta đã thấy ngôi sao Ngài bên đông phương, nên đến đặng thờ lạy Ngài". Điều này không có nghĩa là dân chúng đã chấp nhận Cơ Đốc Giáo một cách dễ dàng. Các Cơ Đốc Nhân đầu tiên đã đối diện với bắt bớ, hất hủi, bị hiểu lầm đang khi họ cố gắng truyền bá Tin lành Đấng Christ. Nhưng tin lành đã không thể bị chặn đứng! Ngày nay, 2.000 năm sau, tin lành đã lan tràn khắp thế giới, đến với những người nam, người nữ của mọi dân tộc, mọi chi phái, mọi tôn giáo! Thế Giới Tôn Giáo (ngoại trừ Do Thái Giáo) Thế Giới Thần Linh Hylạp Việc Thờ Lạy Hoàng Đế Các Tôn Giáo Huyền Bí Sự Thờ Lạy của Các Tà Thuật Các Triết Lý Do Thái Giáo Nguồn Gốc Thần Học Đền Thờ Nhà Hội Năm Thánh Hệ Thống Giáo Dục Văn Chương Các Phe Nhóm Trong Do Thái Giáo Tản Dân Khi học xong bài này, bạn sẽ có thể: • Kể tên và mô tả các tôn giáo khác nhau ở thế kỷ thứ nhất, kể cả các nguyên lý và mục tiêu cao cả mà chúng cố gắng đạt đến, rồi so sánh chúng với Cơ
  • 22. Đốc Giáo. • Tìm ra các triết lý chủ yếu nào đã tác động đến dân chúng trong thế giới mà Cơ Đốc Giáo xuất hiện. • Phân tích các giáo lý, các phe nhóm, các tổ chức chủ chốt của Do Thái Giáo, chứng tỏ chúng liên quan thế nào đến Cơ Đốc Giáo. • Giải thích mối liên hệ giữa kinh Talmud với Thứ Kinh (Apocrypha) với Kinh Thánh Cựu ước. 1. Đọc sách giáo khoa các trang 65-114 (65-120) có trong phần khai triển bài học. 2. Đọc phần khai triển bài học và làm từng bài tập. Sau đó làm bài tự trắc nghiệm và kiểm tra các câu trả lời của bạn với phần giải đáp trong tập học viên. 3. Xem lại danh sách các từ then chốt. Đừng quên tra nghĩa của bất cứ từ nào bạn chưa quen. 4. Xem lại bài 1-2 để chuẩn bị cho phần đánh giá tiến bộ đơn vị. Đọc trang chỉ dẫn trong tập học viên, rồi lấy bài Đánh Giá Tiến Bộ Đơn Vị 1 và tờ bài làm ra khỏi tập học viên. Làm theo những chỉ dẫn để điền vào tờ bài làm, rồi nộp cho giáo viên ICI là người sẽ kiểm tra bài và báo cho bạn kết quả. Thứ Kinh Apocrypha Thuộc về Thứ Kinh apocryphal được thờ lạy như vị thần deified Tản Dân Diaspora THẾ GIỚI TÔN GIÁO (NGOẠI TRỪ DO THÁI GIÁO) Tenney 65-78 (65-80) Bạn đã khám phá ra rằng Cơ Đốc Giáo không xuất hiện trong một tình hình tôn giáo trung lập. Một số phương diện trong bối cảnh tôn giáo là điểm lợi cho Cơ Đốc Giáo và một số lại là điểm bất lợi. Sách giáo khoa khảo sát năm thể loại tôn giáo khác nhau trong nền văn hóa mà Cơ Đốc Giáo đã phát triển. Khi bạn học qua đoạn này và đoạn tiếp theo trong sách giáo khoa, hãy cố nhìn thấy ý nghĩa của các tôn giáo này đối với Cơ Đốc Giáo cả ở thế kỷ đầu và thế kỷ hai mươi. Về nhiều khía cạnh, hiện trường vẫn giống nhau. Điều này sẽ giúp bạn liên hệ việc nghiên cứu của bạn với sự khởi đầu của Cơ Đốc Giáo và với cuộc sống cùng chức vụ của bạn ngày nay. Thế Giới Thần Linh Hyla Tenney 65-67 (65-67) Như tựa đề của phần này gợi ý, người Lamã đã kết hợp các thần linh của họ với các vị thần tương ứng của người Hylạp. Chữ thế giới thần linh được dùng để chỉ ra rằng nó đại diện cho toàn bộ các vị thần của con người. Từ này (pantheon) là một từ kết hợp từ chữ pan nghĩa là "toàn bộ", và theos,
  • 23. nghĩa là "thần". Pantheon cũng được dùng để chỉ về một đền thờ của "mọi vị thần". Một đền thờ như thế đã được xây cất tại thành Rôma vào năm 27 T.C. Ngôi đền này về sau đã trở thành một ngôi giáo đường cho một Hội Thánh Cơ Đốc. 1. Bạn sẽ thấy rằng việc thờ lạy thế giới thần linh Hyla đang sa sút vào thời Chúa Jesus. Theo sách giáo khoa, có hai vấn đề góp phần vào sự sa sút này. đó là những vấn đề gì? a ........................................................................................................................... ......... b ........................................................................................................................... ......... Việc Thờ Lạy Hoàng Đế Tenney 67-68 (67-68) Chúng ta lưu ý ở đây là nghi lễ thờ lạy hoàng đế đã phát triển dần đến khi nó trở thành một công cụ mạnh mẽ của chính sách nhà nước. Qua quá trình đó, nó đẩy Cơ Đốc nhân vào tình trạng đối kháng với nhà nước. Vì vậy, chính sách này đã phân chia dân chúng thành hai nhóm đối lập tùy theo lòng trung thành tối cao với Đấng Christ hay với Sêsa. 2. Trả lời các câu hỏi sau dựa vào đoạn văn bạn vừa đọc. a. Ai là vị hoàng đế đầu tiên đã được thờ lạy như vị thần? ........................................................................................................................... ......... b. Việc này được thực hiện bởi quá trình nào? ........................................................................................................................... ......... c. Ai là vị hoàng đế Lamã đầu tiên ép buộc thần dân của mình phải thờ lạy mình? ........................................................................................................................... ......... d. Cơ Đốc nhân đã phản ứng thế nào với các sắc lệnh bắt buộc phải thờ lạy hoàng đế? ........................................................................................................................... ......... Bạn có thể có khuynh hướng hạ thấp việc thờ lạy hoàng đế hay thờ lạy chính quyền đối với thời cổ đại, nhưng việc này có lẽ không thực tế. Bạn có thể nghĩ đến một chính quyền nào trong lịch sử cận đại đã tiếp cận kiểu thờ phượng chính quyền hay vị lãnh đạo chính quyền ấy hay không? Các Tôn Giáo Huyền Bí
  • 24. Tenney 68 (68) Tenney bàn đến nhiều điểm tương đồng rất rõ rệt giữa các tôn giáo huyền bí khác nhau của Đông Phương. Tuy nhiên, ông không lưu ý đến một số nét tương đồng giữa chúng và Cơ Đốc Giáo. Giữa chúng cũng có nhiều điểm tương phản rất rõ rệt. 3. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước các câu tỏ ra các điểm tương đồng giữa các tôn giáo huyền bí và Cơ Đốc Giáo. a. Thần là một đấng đã chết rồi hoặc là đã phục sinh hoặc là đã cải tử hoàn sinh. b. Các nghi lễ kết nạp cách bí mật. c. Niềm tin nơi sự bất tử. d. Niềm tin nơi sự bình đẳng của mọi người. e. Niềm tin nơi kinh nghiệm tôn giáo của bản thân. f. Tin nơi nhiều vị thần. g. Cử hành các lễ nghi tẩy sạch. Bạn nghĩ Cơ Đốc Giáo có những điểm gì chung với các tôn giáo đặt nền tảng trên sự sai lầm rõ rành rành? Bạn có thể giải thích điều này cho chính bạn hiểu rõ và cho những kẻ không tin, là những người có thể sẽ chất vấn bạn về điều đó hay không? Sự Thờ Lạy Tà Thuật Tenney 68-71 (68-72) Trong phần này Tenney định nghĩa sự thờ lạy tà thuật là "những sự tuân thủ mê tín và sự quan tâm của quần chúng lao động đối với các sức mạnh trong vũ trụ, là những điều họ không thể hiểu nhưng có thể cảm nhận được một cách mập mờ" (68-69 (68-69). Bạn nên học biết định nghĩa này và biết các phương diện chính của loại tôn giáo thiên về chiêm tinh học này, vì cớ ảnh hưởng của nó vẫn còn vươn đến tận thời đại của chúng ta một cách rõ rệt. Dường như trên thế giới ngày nay, sự quan tâm về tà thuật đã phục hồi mạnh mẽ. Hãy xem sách giáo khoa nói gì về thái độ của các đối tượng sau đối với tà thuật. Kinh Thánh (Cựu và Tân ước) Người Giuđa (để đối chiếu với Dân Ngoại) Cơ Đốc nhân Như đã nói, sự lôi cuốn của tà thuật đã lên đến cao điểm trong thời Tiberius, hoàng đế Lamã đã cai trị trong thời kỳ Chúa Jesus thi hành chức vụ và chịu chết. Ngày nay, có phải sự lôi cuốn của tà thuật còn lớn lao hơn cả thời kỳ cao điểm của nó như đã nói trong thời Đấng Christ. Cơ Đốc Nhân ngày nay có nên giữ thái độ của các Cơ Đốc Nhân đầu tiên hay không? 4. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu ĐÚNG có liên quan đến thái độ của người Do Thái, của dân ngoại, của Kinh Thánh và của các Cơ Đốc Nhân ở
  • 25. thế kỷ đầu tiên đối với tà thuật? a. Đa số dân Do Thái và dân ngoại rất mê tín và thích thú với tà thuật. b. Dân ngoại dự phần vào tà thuật nhiều hơn là dân Do Thái. c. Cả Cựu ước lẫn Tân ước đều nghiêm cấm tín đồ can dự vào các sức mạnh của ma quỷ hay tà thuật. d. Chiêm tinh học là một niềm tin thần bí có thể chấp nhận được như là một sự hướng dẫn cho đời sống của một Cơ Đốc Nhân. e. Các Cơ Đốc Nhân không chịu liên can gì đến tà thuật. Các Triết Lý Tenney 71-78 (72-80) Khi học phần này, bạn hãy đọc định nghĩa của Tenney về triết học. Khi dạy về triết học, tôi thích định nghĩa này hơn cả mọi định nghĩa tôi tìm thấy trong các loại triết học. Mọi vấn đề thuộc về các triết lý được đề cập đến trong sách giáo khoa cũng được dựa trên các tiền đề để đối chiếu với các tiền đề cơ bản của Cơ Đốc Giáo. Tôi đề nghị bạn hãy học các điểm quan trọng của các triết lý này. 5. Lập bảng vào sổ tay của bạn giống như mẫu sau đây. Hãy đưa vào các tiêu đề sau: a. Tên của triết lý b. Tên của người sáng lập hay người dạy dỗ nổi bật c. Định nghĩa ngắn về triết lý này. d. Niềm tin chính (thật vắn tắt). e. Mục tiêu chính mà triết lý đó cố đạt tới. f. Mối liên quan giữa triết lý này với Cơ Đốc Giáo. DO THÁI GIÁO Teuney 80-114(81-120) Đây là đoạn quan trọng cho kiến thức của bạn về Tân Ước và Cơ Đốc giáo. Trong bài trước, chúng ta đã thấy Do Thái giáo đã được dự định có sức sống vượt trên mọi nổ lực muốn tiêu diệt nó, và nó đã cung cấp nền tảng cho Cơ Đốc Giáo. Do Thái giáo là một tôn giáo độc đáo trong cả nguyên tắc lẫn trong các niềm tin. Dưới đây là các đặc điểm độc nhất của Do Thái giáo. Hầu như toàn bộ các câu hỏi cho mỗi đặc điểm đều có thể trả lời có hoặc không. Hãy viết câu trả lời vào khoảng trống sau mỗi câu hỏi. Hãy lưu ý đến sự tương phản giữa Do Thái giáo và các tôn giáo khác. Khi bạn trả lời xong, hãy viết vào trong sổ của bạn một đoạn để tóm tắt các khía cạnh của các tôn giáo khác. 6. Do Thái giáo ban đầu là tôn giáo của một dân tộc, nhưng đã không chỉ hạn chế cho người Do Thái. a. Các tôn giáo khác có bắt nguồn từ một dân tộc không?
  • 26. b. Các quốc gia khác có giới hạn cho dân của nước đó hay không? c. Các vị lãnh tụ tôn giáo tại các quốc gia khác có được nhiều quyền hạn trong chính quyền nước họ như các thầy tế lễ Do Thái giáo hay không? 7. Do Thái giáo là một tôn giáo độc thần (chỉ có một Đức Chúa Trời). a. Các tôn giáo đa thần có bao nhiêu vị thần? b. Các tôn giáo đa thần có chấp nhận sự thờ lạy các vị thần của các tôn giáo khác hay không? 8. Do Thái giáo đã nổi bật trong tầm quan trọng gắn bó với đền thờ và trong mức độ lòng ủng hộ đối với nó. a. Các tôn giáo khác có dâng sinh tế bằng súc vật trong đền thờ không? b. Các tôn giáo khác có các hình tượng (tượng hay các tác phẩm điêu khắc về con người hay thú vật) trong đền thờ hay không? c. Các tôn giáo khác có được sự ủng hộ độc nhất của nhiều người như Do Thái giáo đã có hay không? 9. Nền đạo đức của Do Thái giáo vốn đã có từ trong bản chất sự thờ phượng. Các tôn giáo khác có liên hệ nếp sống đạo đức với các của lễ dâng trong đền thờ như Do Thái giáo hay không? 10. Nền đạo đức Do Thái giáo áp đặt khắt khe trên mọi kẻ tin theo. Có các triết lý nào, có các lý tưởng đạo đức buộc các môn sinh phải sống và cư xử với nhau triết lý ấy không? ......................................................................................................................... ........................................................................................................................... ................... 11. Cơ Đốc Giáo đã được thành lập trên sự khải thị tự xác chứng từ nơi Đức Chúa Trời. Các tôn giáo của dân tộc (ngoại trừ Do Thái giáo) ở thế kỷ thứ nhất sau công nguyên dùng cách khởi đầu nào để lần theo nguồn gốc của họ? ........................................................................................................................... ................... 12. Phân đoạn bắt đầu từ cuối trang 80 (81) trong sách giáo khoa và tiếp theo ở đầu trang 81 (82) nêu ra bốn đóng góp khác biệt của Do Thái Giáo cho Cơ Đốc Giáo. Hãy thử xem bạn có tìm thấy và liệt kê chúng ra được không. a. ........................................................................................................................... ............ b. ........................................................................................................................... ............ c. ...........................................................................................................................
  • 27. ........... d. ........................................................................................................................... ........... Nguồn Gốc Tenney 81-83 (82-84) Người Do Thái lưu đày tại Babylôn đã đóng góp hai điều nổi bật cho Do Thái giáo: 1) Sự phát triển nhà hội và 2) sự ra đời tầng lớp các thầy thông giáo, các viên ký lục. Dầu ảnh hưởng của Babylôn đã đem lại một số đổi thay nào đó trong văn hóa nhưng hai sự phát triển này đã giúp Do Thái giáo giữ lại các nguyên tắc căn bản của nó. Thần Học Tenney 83-87 (84-89) Khi đọc xong phần này, bạn có thể thấy tính độc nhất của người Do Thái đã góp phần thế nào vào sự tách biệt của người Do Thái giữa các cộng đồng đông đảo hơn của Dân Ngoại. Tuy điều này đã có ảnh hưởng tích cực đến việc giữ gìn sự thuần túy của thần học, nó lại không thể giúp người Do Thái tác động đến mục tiêu Đức Chúa Trời đã định. Tác động thuộc linh sẽ được tạo ra về sau này, không phải bởi Do Thái giáo truyền thống, nhưng bởi Tin lành như chúng ta sẽ thấy. 13. Bất chấp các áp lực của các nền văn hóa vây quanh Do Thái giáo, người Do Thái vẫn giữ được nền thần học của họ mà không bị biến đổi bao nhiêu. Hãy kể ra các nguyên lý của đức tin Do Thái giáo đã sụp đổ vào thế kỷ thứ nhất sau công nguyên. a ........................................................................................................................... ............ b ........................................................................................................................... ........... c ........................................................................................................................... ............ d ........................................................................................................................... ............. e ........................................................................................................................... ............ f
  • 28. ........................................................................................................................... ............ g ........................................................................................................................... ............. h ........................................................................................................................... ............ 14. Hãy phân tích và mô tả ngắn gọn mỗi nguyên lý trên, làm thế nào đã trở thành nền tảng cho giáo lý Cơ Đốc Giáo. Hãy viết chúng vào vở của bạn. Đền Thờ Tenney 87-90 (89-92) Tuy chúng ta đã thấy địa vị độc nhất của đền thờ trong sự thờ phượng của người Do Thái ở phần đầu bài này, nhưng bạn nên biết rằng không phải chỉ có một đền thờ. Thực ra có ba đền thờ: 1. Đền thờ do Salômôn xây cất, bị phá hủy do vua Nêbucátnếtsa, vào năm 586 T.C 2. Đền thờ tái thiết, do Giêrubabên hoàn tất năm 516 T.C, nó bị phá hủy từng phần rất nhiều lần giữa 168 và 37 T.C. 3. Đền thờ được tái thiết công phu bởi Hêrốt đại đế, nó được hoàn tất giữa 62 và 64 S.C và bị Titut phá hủy hoàn toàn vào năm 70 S.C. Chúng tôi đã đưa ra các bức phác họa của cả hai đền thờ để bạn có thể đối chiếu đền thờ của Salômôn và của Hêrốt. Hãy nghiên cứu kỹ các phác họa này (nhất là đền thờ của Hêrốt) để hiểu rõ hơn về kích cỡ, những trang thiết bị của đền thờ, các chức năng của chúng. Hãy để phác họa đền thờ của Hêrốt trước mặt bạn khi bạn đọc phần mô tả trong sách giáo khoa. PHÁC HỌA BÊN NGOÀI CỦA ĐỀN THỜ SALÔMÔN Hãy xem hình kiểu đền thờ Hêrốt và khu vực ngoại vi trong trang 89 (91 sách giáo khoa. ĐỀN THỜ SALÔMÔN A. HÒM GIAO ƯỚC B. NƠI CHÍ THÁNH (DEBIR) C. NƠI THÁNH (HEKAL) D. CÁC PHÒNG - KHO E. HIÊN CỬA F. GIA KIN G. BÔ ÁCH khung 2.3 ĐỀN THỜ HÊRỐT
  • 29. A. NƠI CHÍ THÁNH (bên trong đền thờ) 20 cubít vuông. B. NƠI THÁNH rộng 20 cubít, dài 40 cubít. C. Hành lang thầy tế lễ. D. BÀN THỜ E. Hành lang dành cho dân Ysơraên. F. HIÊN CỬA rộng 100 cubít. G. Cửa đẹp - nơi các thầy thông giáo dạy học và tranh luận. H. Nơi dân ngoại không thể vào. I. Nơi cư ngụ của quan tổng đốc khi ở tại Giêrusalem, có một đội quân đồn trú để đánh dẹp những kẻ gây rắc rối đền thờ. Các áo dài của thầy tế lễ được cất ở đó như là một dấu hiệu thần phục người Lamã. K. Bờ tường. l. Hành lang dành cho phụ nữ. M. Bức tường bằng những tảng đá lớn (khoảng 1x5m) (Royal Porch: Cửa Vua, Salomon's porch: Cửa Salômôn; Court of Gentiles: Hành lang Dân Ngoại; Castle of Antonia: Lâu đài Antonia; East: Phía Đông. Khung 2.3 Ở đây Tenney đã nhận định rằng các Cơ Đốc nhân tiếp tục sử dụng đền thờ cho đến khi nhánh hội thánh Dân Ngoại đã phát triển (trang 90 (92)). Vì vậy đền thờ có tác dụng nổi bật và kéo dài trên hội thánh. Nhà Hội Tenney 90-92 (93-95) Phần này sẽ chứng tỏ rằng nhà hội có ảnh hưởng lớn trên hội thánh. Khi học phần này, bạn sẽ biết về các vật dụng trong nhà hội và các yếu tố trong sự thờ phượng. Bạn sẽ thấy nhà hội đã ảnh hưởng đến sự thờ phượng của Cơ Đốc nhân, cung cấp cho hội thánh cả điểm nhấn mạnh về Kinh Thánh lẫn bài giảng. Cùng với ảnh hưởng này, hội thánh đã sử dụng chính các nhà hội Do Thái trong một thời kỳ. 15. Đọc phần mô tả về nhà hội trong sách giáo khoa, và nghiên cứu các phác họa của các nhà hội trong tài liệu này. a. Cách các Cơ Đốc nhân sử dụng nhà hội giống với cách người Do Thái sử dụng nhà hội như thế nào? b. Các Cơ Đốc nhân nào đã sử dụng nhà hội? Năm Thánh Tenney 92-96 (95-99) Bạn sẽ được nhắc kỹ càng, nên dành nhiều thời gian để nghiên cứu phần này vì mối tương quan hiển nhiên giữa các ngày đặc biệt của năm thánh của người Do Thái và của Cơ Đốc Giáo. Hãy nghiên cứu bảng "Năm Thánh" trong trang 92 (93) sách giáo khoa. Cũng đừng quên đọc các câu Kinh Thánh Tân ước trưng dẫn cho các ngày đặc biệt nêu trong sách giáo khoa để
  • 30. hiểu rõ hơn về mối liên hệ của chúng đối với hội thánh. 16. Hãy lập một danh sách vào sổ của bạn, kể ra bảy ngày lễ của người Do Thái, tháng Do Thái có ngày lễ, tháng hiện nay mà mỗi kỳ lễ sẽ xảy ra, và ý nghĩa của mỗi kỳ lễ. Việc này sẽ giúp bạn nhớ chúng. Hệ Thống Giáo Dục Tenney 96-98 (99 - 101) Theo như nhận định của Tenney, giáo dục là một đặc điểm chủ chốt của nếp sống người Do Thái. Tuy nó hạn hẹp, nhưng nó rõ ràng và chính xác, hơn thế nữa, nó đã bao gồm toàn bộ dân sự khi nó tìm cách ghi khắc sâu vào trong trí và bảo tồn các giá trị tôn giáo. Ngoài ra việc huấn nghiệp đã thêm một yếu tố thực tiễn vào đó khi nó chuẩn bị cho giới trẻ trở nên hữu ích và để tự kiếm sống. Điều này được minh họa rõ qua đời sống Phao Lô. 17. Giáo dục rất quan trọng đối với dân Do Thái tan lạc chủ yếu vì a. Đó là các phương tiện để họ dạy Luật Pháp cần thiết cho sự sống còn của dân tộc họ. b. Qua giáo dục, họ có thể trở nên mạnh mẽ hơn kẻ cai trị họ. c. Đó là cách duy nhất để họ trở nên giàu có và nổi tiếng. d. Đó là cách duy nhất họ có thể học để thích ứng với các phong tục của môi trường mới quanh họ. Văn Chương Tenney 98 - 105 (101-109) Có nhận thức đầy đủ về văn chương Do Thái Giáo là điều cần thiết để hiểu rõ về nhiều điều mà bạn sẽ đọc được trong Tân ước. Quả thật như vậy, vì cớ số lượng đáng kể của phần tài liệu từ Cựu ước được trích dẫn trong Tân ước. Hãy lật đến bảng "Các Câu Kinh Thánh Cựu ước Được Trích Dẫn Trong Các Sách Tin Lành" trong bảng phụ lục A của tài liệu này, bạn sẽ kinh ngạc bởi mức độ mà Tân ước trích dẫn từ Cựu ước. Một lý do khác nữa cần phải biết về văn chương Do Thái Giáo có liên quan đến bộ kinh Talmud. Bạn không thể hiểu các hàm ý đầy đủ trong một số lần Chúa Jesus và Phao Lô đề cập đến lời truyền khẩu của người Do Thái, hoặc những lần đụng độ giữa Chúa Jesus và môn đồ Ngài với các thầy thông giáo, phe Pharisi, Sađusê, nếu bạn không hiểu biết về nội dung và cách sử dụng kinh Talmud. Hãy nghiên cứu kỹ phần này cho đến khi bạn hiểu được mối liên hệ giữa các văn phẩm khác của người Do Thái với Kinh Thánh Cựu ước. 18. Sắp xếp mỗi một thành phần trong văn chương Do Thái (bên phải) với lời mô tả thích hợp (bên trái) .....a Các tác phẩm đúng theo Kinh Thánh hay tín ngưỡng nhưng không được chấp nhận là có uy quyền. .....b Kinh Thánh kinh điển của người Do Thái mà Chúa Jesus và các tác giả
  • 31. Tân ước đã trích dẫn. .....c Bộ sưu tập các lời truyền khẩu của người Do Thái kèm theo những lời bình giải của các Rabi đầu tiên. .....d Sách Luật pháp hay là năm sách đầu trong Kinh điển Hêbơrơ mà đã được bổ sung thêm các lời giải thích truyền miệng vào đó. Các Phe Nhóm Trong Do Thái Giáo Tenney 105 - 112 (109-117) Mỗi phe nhóm của người Do Thái được đề cập đến trong phần này của sách giáo khoa (ngoại trừ phe Essenes), đều được nhắc đến trong Tân ước. Phe Pharisi và Sađusê được các tác giả Tân ước nhắc đến liên tục. Chắc chắn là bạn có thể phân biệt được người Pharisi và Sađusê dựa trên các niềm tin của họ. Nếu bạn liệt kê các niềm tin của mỗi nhóm thành một cột và đặt chúng sát bên nhau, bạn sẽ thấy niềm tin của mỗi nhóm trái ngược hẳn với nhau. 19. Đối chiếu phe Pharisi và Sađusê bằng cách mô tả họ theo những lĩnh vực sau đây: Phe Pharisi Phe Sađusê a. Những điểm cơ bản của thần học b. Thái độ đối với Luật pháp c. Các thiên sứ và thần linh d. Sự sống bất diệt. e. Sự sống lại f. Họ còn tồn tại không? Tản Dân Tenney 112 - 114 (117 - 120) Khi nghiên cứu phần này, bạn sẽ thấy rằng dầu dân Do Thái đã bị tản lạc từ Palestine đến rất nhiều quốc gia, bắt đầu từ cuộc lưu đày dân Ysơraên năm 721 T.C nhưng họ vẫn giữ được những nét riêng của dân Do Thái. Đi đến đâu, họ cũng lập nhà hội nhằm cố gắng duy trì di sản tôn giáo. Bạn sẽ thấy rõ rằng các Cơ Đốc Nhân đầu tiên đã dùng các nhà hội làm nơi rao truyền tin lành. Các nhà hội đã được Đức Chúa Trời xếp đặt để giúp người Do Thái giữ gìn đức tin và cũng để trợ giúp công tác giảng tin lành của Cơ Đốc Nhân. Trong Bài 1 và 2 chúng ta đã thấy cách Đức Chúa Trời dùng người Lamã, người Hylạp và người Do Thái để phát triển hội thánh và truyền bá tin lành. Nhận thức về thế giới mà Tân ước đã xuất hiện sẽ giúp bạn nắm được hầu hết phần nghiên cứu của bạn về Tân ước mà chúng ta sẽ đề cập tới trong bài sau. Trước khi làm phần Đánh Giá Tiến Bộ Đơn Vị, bạn hãy làm bài tự trắc nghiệm và kiểm tra câu trả lời.
  • 32. Bài Tự Trắc Nghiệm CÂU ĐÚNG SAI. Hãy viết chữ Đ vào khoảng trống trước câu đúng, chữ S trước câu sai. ....1 Người Lamã thờ lạy đa số các vị thần của thần thoại Hylạp trong thế giới thần linh Hyla. ....2 Vào thời Đấng Christ, việc thờ lạy thế giới thần linh Hylạp không phổ biến lắm, vì cớ các triết gia thời ấy chế giễu các nghi thức thờ phượng. ....3 Hầu hết các vị hoàng đế ban đầu của đế quốc Lamã khăng khăng buộc thần dân phải thờ lạy họ. ....4 Việc thờ lạy hoàng đế vạch ra mối nguy hiểm là con người tôn cao địa vị của một con người khác. ....5 Các tôn giáo huyền bí Đông Phương không có điểm gì giống với Cơ Đốc Giáo. ....6 Các tôn giáo đông phương bao gồm cả các từng trãi cảm xúc trong sự thờ lạy. ....7 Người Lamã và Hylạp rất thích thú nơi tà thuật. ....8 Người Do Thái lại không bao giờ thích thú nơi tà thuật. ....9 Dùng thuật chiêm tinh để đoán trước tương lai đã giúp nhiều người đề ra kế hoạch và lập các mục tiêu. ...10 Nhiều triết gia tin rằng con người có đủ khả năng để hiểu về thế giới của chính mình và quyết định lấy số phận của chính mình. ...11 Nhiều dân tộc khác, ngoài dân Do Thái đã tin nhận Do Thái Giáo trong thời Đấng Christ. ...12 Việc nghiên cứu học hỏi về Luật Pháp là một phần quan trọng trong các nghi lễ tôn giáo của người Do Thái. ...13 Do Thái giáo giới thiệu Đức Chúa Trời là một Đấng có thân vị và có thể hiểu biết được về Ngài. ...14 Thần học của người Do Thái bao gồm cả niềm tin nơi trách nhiệm cá nhân, sự sống lại, sự đoán xét của Đức Chúa Trời trong tương lai, và sự xuất hiện của Đấng giải cứu hay Đấng Mêsi. ...15 Trong thời Đấng Christ, nhà hội là trung tâm thờ phượng chính tại Giêrusalem. ...16 Nhiều nhà hội đã được thành lập trong thời Đấng Christ. ...17 Nhà hội chỉ được dùng cho các buổi nhóm tôn giáo. ...18 Giáo dục là phần rất quan trọng đối với người Do Thái, vì đó là phương tiện dạy dỗ về Luật pháp. ...19 Đối với người Do Thái, kinh Torah tượng trưng cho tiếng phán của Đức Chúa Trời. ...20 Kinh Torah, kinh Talmud và Thứ Kinh là ba bản dịch khác nhau của
  • 33. người Do Thái từ kinh Cựu ước. CÂU GHÉP CẶP. Trong mỗi bài tập sau, hãy làm theo chỉ dẫn cụ thể đã cho. 21-27 Ghép các triết lý (bên phải) với phần mô tả của mỗi triết lý (bên trái). ...21. Niềm tin này cho rằng mục tiêu cao cả nhất là không có nhu cầu gì hay ham muốn gì nữa. ...22 Vì chúng ta sống trong một thế giới mà không có mục đích hay ý định gì, nên mục tiêu cao nhất có thể có ấy là lạc thú. ...23 Thế giới thực là thế giới tinh thần, mà trong đó thế giới vật chất chỉ là một cái bóng. ...24 Vì tri thức tùy thuộc vào kinh nghiệm, nên không thể có một tiêu chuẩn tối cao, vì vậy mọi điều chỉ có tính tương đối. ...25 Vì thế giới bị điều khiển bởi một Lý Trí Tuyệt Đối, nên hành động theo lý trí là mục tiêu cao cả nhất. ...26 Tinh thần của con người là thiện, thân xác là xấu, là ác, vì vậy mọi ham muốn của thể xác đều phải bị loại bỏ. ...27 Triết lý này hứa ban sự cứu rỗi nhờ tri thức và phủ nhận thế giới vật chất. 28-34 Ghép các ngày lễ (bên phải) với định nghĩa của nó (bên trái). ...28 Ngày này thật sự là một ngày kiêng ăn, trong ngày này thầy tế lễ thượng phẩm dâng của lễ hàng năm làm của lễ chuộc tội. ...29 Đó là ngày lễ quan trọng nhất, lễ kỷ niệm sự giải cứu ra khỏi Êdíptô. ...30 Đây là ngày người ta đọc sách Êxơtê trong nhà hội. ...31 Ngày lễ của các Tuần lễ, hay là ngày dâng Hoa Quả Đầu Mùa, là ngày dâng của lễ đưa qua đưa lại. ...32 Ngày lễ Khánh Thành Đền Thờ, kính trọng nhà Macabê về việc tẩy sạch đền thờ. ...33 Ngày Lễ Năm Mới này được giữ bởi việc đọc Luật Pháp công khai và sự vui mừng hớn hở. ...34 Nó kỷ niệm sự lưu lạc trong đồng vắng và việc kết thúc mùa gặt. TRẢ LỜI NGẮN: Trả lời các câu hỏi sau bằng cách nêu tên các phe nhóm được mô tả trong mỗi câu. 35. Nhóm nào trong Do Thái Giáo là những người biệt lập, hay người khắt khe về đạo đức, là những người vâng giữ cả luật pháp thành văn lẫn lời truyền khẩu? ..................... 36. Nhóm nào là nhóm giữ tình anh em mật thiết, các thành viên không lập gia đình và giữ tài sản làm của chung? .......................................................... 37. Nhóm nào là nhóm cai trị trong sinh hoạt dân sự của Do Thái Giáo và vâng giữ nghiêm nhặt kinh Torah? .......................................................... ĐÁNH GIÁ TIẾN BỘ ĐƠN VỊ 1
  • 34. Bây giờ bạn đã đọc xong bài 1 và 2, hãy ôn lại để chuẩn bị làm phần Đánh Giá Tiến Bộ Đơn Vị 1. Bạn sẽ tìm thấy nó trong tập học viên. Hãy trả lời mọi câu hỏi và đừng xem đến sách giáo khoa. Hãy gởi tờ bài làm này cho giáo viên ICI của bạn,kèm theo tất cả các tư liệu đã ghi trên bìa tập học viên. Sau đó, bạn có thể tiếp tục học sang bài 3. Giải Đáp Các Câu Hỏi Nghiên Cứu 1. a Những sự gian dâm gớm ghiếc và những sự cải vả nhỏ nhen của các vị thần. b Các vị thần không bảo vệ nổi các tín đồ của mình. 2. a Augustus b Qua sự bầu cử của Viện Nguyên Lão. c Domitian. d Họ không chịu tham dự. 3. a, c, d, và e tỏ ra các điểm tương đồng. 4. a, c và e là các câu đúng. 5. Bảng của bạn. Bảng này sẽ giúp bạn nhìn thấy những điểm tương đồng và dị biệt giữa các triết lý khác nhau này và nhớ được những giáo huấn của mỗi triết lý. 6. Theo thứ tự sau. a. Có b. Không c. Không 7. a Một số có rất nhiều. b Có 8. a Một số có làm như vậy (sự thờ lạy thần Molóc có cả việc dâng trẻ con làm sinh tế). b Có c Không 9. Không 10. Có (nhưng chúng không có động lực bên trong để giúp các môn đồ sống đạt đến các lý tưởng đạo đức ấy). 11 Truyền khẩu và trực giác huyền bí 12. Theo Thứ tự nào cũng được a. Người Do Thái đã viết toàn bộ, ngoại trừ hai sách trong Tân ước. b. Cội rễ của các giáo lý trong Tân ước nằm ở Cựu ước. c. Có rất nhiều phần trích dẫn từ Cựu ước trong Tân ước. d. Chúa Jesus là một người Do Thái. 13. Theo thứ tự nào cũng được. a. Sự hiệp một và siêu việt của một Đức Chúa Trời.
  • 35. b. Mối tương quan riêng tư giữa Đức Chúa Trời và dân Ysơraên. c. Con người là một tạo vật do Đức Chúa Trời tạo dựng và được ban cho sự tự do chọn lựa vâng lời hay không vâng lời Đấng tạo dựng mình. d. Tôi lỗi là không vâng giữ được ý chỉ của Đức Chúa Trời được bày tỏ trong Luật Pháp. e. Trách nhiệm của con người đối với những hậu quả của sự lựa chọn của mình. f. Sự hình phạt và ban thưởng cho cá nhân và dân tộc được căn cứ trên sự vâng lời hay không vâng lời. g. Sự hiện hữu trong chốn âm phủ (sheol) của bản thân sau khi chết. h. Sự trông đợi Đấng Mêsi. 14. Sự phân tích của bạn (trong sổ của bạn). 15. a Họ giữ theo cùng một thủ tục ở một mức độ nào đó. b. Cộng đồng trong thư Giacơ. 16. Câu trả lời của bạn. Hãy so sánh câu trả lời của bạn với danh sách ở các trang 92 - 93 (95) trong sách giáo khoa. 17. a 18 a 3) b 1) c 4) d 2) 19. Phe Pharisi a. Toàn bộ Cựu ước, thêm cả luật truyền khẩu. b. Vâng giữ hoàn toàn cả luật thành văn lẫn luật truyền khẩu. c. Tin có thiên sứ. d. Tin nơi sự sống bất diệt. e. Tin nơi sự sống lại. f. Còn. Phe Sađusê a Chỉ kinh Torah thành văn mà thôi. b Vâng giữ luật thành văn theo lối giải thích nghĩa đen. c. Phủ nhận sự hiện hữu của họ. d. Phủ nhận sự sống bất diệt. e. Phủ nhận sự sống lại. f. Không. Thời kỳ khởi đầu: 6T.C - 29S.C Các Sách Tin Lành Trong Tân Ước: Tổng Quan
  • 36. Há không phải là điều đáng kinh ngạc khi Tân ước đã được viết ra trong khoảng bảy mươi năm, bởi ít nhất là tám tác giả thuộc nhiều bối cảnh xã hội và học vấn khác nhau, nhưng có một sự thống nhất khác thường trong cấu trúc, trong chủ đề và trong sứ điệp hay sao? Phierơ, ngư phủ; Luca, thầy thuốc; Giacơ em Chúa Jesus; Giăng, môn đồ được yêu; Phao Lô, một học giả; và nhiều người khác thuộc nhiều tầng lớp khác nhau đã góp phần vào công tác ghi chép câu chuyện tin lành và ý nghĩa của Tin lành ấy đối với mọi kẻ tin. Nhân vật chính của Tân ước là Đức Chúa Jesus Christ, Đấng được Đầu Thai, Đấng đã trở nên xác thịt và ở giữa chúng ta. Bởi chức vụ, sự chết và sự phục sinh của Ngài, Đấng Christ đã đem nguồn hy vọng đến cho thế giới tuyệt vọng này. Các sách tin lành ký thuật đời sống và chức vụ của Ngài, sách Công vụ ghi lại tác động của sứ điệp Ngài qua sự phát triển của hội thánh đầu tiên; các sách thơ tín áp dụng sự dạy dỗ của Ngài vào đời sống mọi tín đồ và sách Khải huyền bày tỏ cho chúng ta lời hứa đời đời rằng Ngài sẽ trở lại để đón chúng ta về với Ngài. Thật là một sứ điệp vinh diệu biết bao! Trong bài học trước, chúng ta đã đối chiếu Cơ Đốc giáo với các tôn giáo khác trong thế giới thời Tân ước. Trong bài này, chúng ta sẽ thấy mối liên hệ giữa Cựu ước và Tân ước, tức là của giao ước cũ và giao ước mới. Nhân vật trung tâm của toàn bộ Kinh Thánh là Chúa Jesus Christ. Khi chúng ta xem cấu trúc của Tân ước và nghiên cứu bối cảnh lịch sử của chức vụ và đời sống Chúa Jesus, tôi mong rằng bạn sẽ phát huy được sự am hiểu mới mẻ về Lời thành văn của Đức Chúa Trời, mà sứ điệp của Ngài đã đem lại sự cứu rỗi cho nhân loại hư mất này. Giới Thiệu về Tân Ước Tên Gọi Nội Dung Các Sách Tin Lành là Các Tác Phẩm Văn Học Nan Đề Cộng Quan Giải Pháp Đề Xuất Đời Sống Đấng Christ Các Nguồn Thông Tin Thế Tục Các Thời Kỳ Trong Đời Sống Đấng Christ Khu Vực Địa Lý Trong Đời Sống Chúa Jesus Sự Dạy Dỗ của Chúa Jesus Khi học xong bài này, bạn sẽ có thể: • Kể tên các sách trong Tân ước và tác giả của mỗi sách. • Phân loại các sách Tân ước thành bốn phần theo đặc điểm văn chương và theo giai đoạn thời gian.
  • 37. • Phân tích ba lý thuyết về nguồn gốc của các sách tin lành Cộng Quan. • Tìm ra các phương pháp dạy dỗ mà Chúa Jesus đã sử dụng được đề cập trong sách giáo khoa và trong tài liệu này. • Am hiểu tác động của đời sống và sự dạy dỗ của Chúa Jesus trên đời sống và chức vụ của chính bạn. Sinh Hoạt Học Tập 1. Nghiên cứu bài học như thường lệ. Đọc những trang trong sách giáo khoa và Kinh Thánh của mỗi phần trong bài học. 2. Khi học đến phần khai triển bài học, hãy lưu ý đặc biệt đến các câu hỏi nghiên cứu. Bạn sẽ nhớ tốt hơn về những gì bạn đã học nếu viết câu trả lời của mình trước khi xem phần giải đáp cuối bài. 3. Đừng quên tra và đọc mọi câu Kinh Thánh tham khảo chưa được trích dẫn đầy đủ trong phần khai triển bài học. 4. Làm bài tự trắc nghiệm cuối bài học và kiểm tra bài làm của bạn. Các sách Tin Lành kinh điển canonical Gospel Những mục đích mô phạm dicdactic purpose Trào phúng epigram Được đầu thai incarnated Khoa sư phạm pedagogy Cộng quan synoptic GIỚI THIỆU VỀ TÂN ƯỚC Tenney 129-135 (123-129) Trong bài trước, bạn đã biết được có ba sự chuẩn bị trong lịch sử dành cho kỷ nguyên Tân ước. Một là về văn hóa, và cơ bản được đại diện bởi thế giới Hylạp. Thứ nhì là về chính trị, được đại diện bởi thế giới Lamã. Thứ ba là về tôn giáo và được đại diện bởi thế giới Hy bá lai. Mỗi một sự chuẩn bị trong lịch sử này đã góp phần vào Tân ước, nhưng ảnh hưởng Hy bá lai là quan trọng nhất. Và dĩ nhiên, đóng góp lớn nhất của người Hêbơrơ là Kinh Thánh tiếng Hêbơrơ mà chúng ta gọi là Cựu ước. Bạn đã xem xét Cựu ước đã đóng góp gì cho Tân ước qua những phần trích dẫn Cựu ước trong Tân ước. Bây giờ chúng ta hãy chú ý đến mối liên hệ giữa Cựu ước và Tân ước. Tôi tin rằng Đấng Christ là chủ đề trọng tâm và nhất quán của toàn bộ Kinh Thánh. Cựu ước là nền tảng và Tân ước là cơ sở kiến trúc. Cựu ước là lời dự báo và Tân ước là phần hoàn tất. Cựu ước hình thành phần chuẩn bị và nói tiên tri về nhân tánh, thần tánh và chức vụ của Đấng Christ. Tân ước lập thành sự bày tỏ phần thực hiện và truyền bá về nhân tánh thần tánh và chức vụ của Đấng Christ. Chúng ta có thể thấy rõ tính trung tâm của Đấng Christ trong Kinh Thánh của người Hêbơrơ nếu chúng ta xem đến các lời tiên tri trong Cựu ước nói