SlideShare a Scribd company logo
1 of 130
Nguyên Tắc Thờ Phượng
Tác giả: Raymond Abba
TỰA
Quyển sách này viết lại phần nòng cốtcủa một giáo trình gồm những bài thuyết
giảng trong hai học kỳ Xuân Hè 1954 tại St.Andrews College. Dự thính các bài
thuyết giảng này là sinh viên thần học thuộc Tổng giáo hội (Congregational), Giáo
hội Giám lý (Methodist), và Trưởng lão (Presbyterian), mà theo yêu cầu của họ,
quyển sách này đã được chuẩn bị để cho ấn hành. Trong khi mô hình tổng quát của
giáo trình vẫn được giữ lại, số tài liệu nguyên thuỷ của các bài thuyết giảng đã
được bổ sung và toàn thể đã được viết lại và mở rộng thêm.
Ý hướng của quyển sách này không phải là một công trình nghiên cứu bao quát,
nhưng đúng hơn là một dẫn nhập cho đề tài và là một sách chỉ dẫn thực tiễn cho vị
mục sư hướng dẫn sự thờ phượng. Phương pháp tiếp cận có tính cách thần học và
lịch sử, nhưng tôi đã cố gắng từ đầu chí cuốiđể liên kết cả thần học lẫn sử ký vào
với cách hành đạo hiện nay. Điều quá thường xảy ra là cách sắp xếp thì giờ thờ
phượng vốn do các vấn đề thiết thực quyết định, thay vì phải tham khảo các
nguyên tắc đầu tiên. Như tôi đã cố gắng vạch rõ, có một nền thần học về sự thờ
phượng với những hàm ý thực tiễn trong các vấn đề như cách cấu trúc một buổi
nhóm thờ phượng, vai trò của các bài học Thánh Kinh các bài thi thiên và thánh ca,
cách sắp xếp thì giờ cầu nguyện công cộng, và việc cử hành các thánh lễ. Phần
hướng dẫn các sách đọc thêm sẽ được tìm thấy trong các chú thích và thư mục
tham khảo.
Một bố cục như thế này cũng có thể có giá trị trong việc kích thích một cuộc thảo
luận về vấn đề tụng niệm (litengical discussion), nhất là bên trong các Giáo hội tự
do (Free Churchs), vốn quan tâm trước nhất đến việc thờ phượng. Việc cũng đến
với phong trào Thống nhất các Giáo hội (Cơ-đốc)với nhiều truyền thống tụng
niệm khác nhau rộng lớn đã khiến cho sự cần thiết của một cuộc thảo luận như thế
trở thành cấp bách. Như Bản Tường Trình của Uỷ ban về Đạo và Trật tự về các
Phương pháp Thờ phượng (The Report of the Faith and Order Commission on
Ways of Warship) vạch rõ “Trongviệc thờ phượng chúng ta gặp vấn đề này, hay
đúng hơn là tội chia rẽ của Hội thánh trong phần hình thức rõ rệt nhất của nó (trang
23), và “Về lâu về dài, chúng ta bắt đầu nhận thấy rằng nếu căn cứ theo các định
chuẩn của Tân ước và Hội thánh nguyên thuỷ, thì chẳng có cách thờ phượng
thôngthường nào của chúng ta là hoàn toàn đầy đủ cả” (trang 21). Tuy quyển sách
này đã được viết theo quan điểm của một tín đồ của Hội thánh Tự do, chúng tôi
mong là nó có thể có íchvà gí trị cho các thành viên của nhiều cộng đồng tương
giao khác, và đóng góp một phần thông hiểu nhau đầy đủ hơn giữa các Cơ-đốc
nhân có những truyền thông tụng niệm khác nhau.
Tôi xin nhận cơ hội này để ghi hận món nợ sâu xa của tôi đối với thân phụ tôi, là
Mục sư Herbert W.Abba, mà suốt thời gian thi hành chức vụ lâu dài và khả kính là
bốn mươi lăm năm tại Tổng Giáo hội Latimer, Berverley, lần đầu tiên tôi được
từng trải thực tại của sự thờ thượng “đúng cách, với lòng chân thành, do Thánh
Linh hướng dẫn” (bản dịch diễn ý; theo bản dịch Anh văn là: trong tâm (Thánh)
linh và trong chân lý). Những chương sách này mang nợ rất nhiều đối với cách
giảng dạy khôn ngoan và từng trải phong phú của ông. Tôicũng mang nợ người
bạn thân của tôi, là Mục sư C.Maitland Elliss ở Narromine, New South Wales, đã
cùng chia xẻ thật thoải mái với tôi nhân nhiều cơ hội, phần kiến tức bách khoa của
ông về các nguyên tắc tụng niệm và hành đạo.
Tôi đặc biệt tri ân bạn đồng liêu trước đây của tôi là Chấp sự trưởng D.E.W.
Harrison ơ3 Sheffield về mối quan tâm khiến ông đọc và phê bình bản thảo của tôi
và về những gợi ý và lời khuyên rất bổ ích, cũng xin tri ân Mục sư Giáo sư W.D.
Maxwell, người đã hết sức vui lòng đọc quyển sách này sau khi được đánh máy
vào đêm trước ngày ông từ giã để đến Grahamstwon, Nam Phi, và đã đưa ra nhiều
bình luận có giá trị. Tôi xin tri ân ban Giám đốc nhà xuất bản Đại học đường
Oxford về tính chính xác tỉ mỉ và sự giúp đỡ không đơn sai trong việc in ấn và phát
hành quyển sách naỳ; xin tri ân Mục sư E.T. Donald James ở Wolverhampton về
việc đã được phép sử dụng rộng rãi thư viện của ông; và xin tri ân nhà tôi về nhiều
trợ lực có giá trị và phần phê bình xây dựng, cũng không quên việc nhà tôi đã sẵn
lòng đọc và sửa các bản in thử.
RAYMOND ABBA
WOLVERHAMPTON Tháng Tư, 1957
CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN
Thờ phượng là gì? Tại sao chúng ta gọi người công số một là “Ngài Quốc trưởng
đáng tôn thờ (His worship the Mayor)”? Đúng ra thì chúng ta ngụ ý nói gì khi bảo
rằng một người nào đó “thờ phượng tiền bạc” - hay tôn thờ vợ anh ta? Từ ngữ này
vốn do gốc Angelo-Saxon “weorthscipe” mà ra và sau đó biến thành “worthship”
rồi “worship”. Nó có nghĩa là “gán giá trị cho” như thế, danh vị “Ngài Quốc
trưởng đáng tôn thờ” có nghĩa là chúng ta xem vị công dân số một như người xứng
đáng được tôn trọng đặc biệt. Bảo rằng một ai đó “tônthờ” vợ anh ta, có nghĩa là
anh ta cho vợ anh ta là người xứng đáng được anh ta quan tâm chú ý và yêu
thương. Thờ phượng cũng có nghĩa y như thế trong câu thờ phượng Thượng Đế.
Theo lời lẽ của tác giả Thi thiên, thì đó là “tôn Đức Giê-hô-va vinh hiển xứng đáng
cho danh Ngài” (Thi Tv 29:2).
Thế thì, “thờ phượng là chứng cứ hiển nhiên đầy đủ duy nhất của tôn giáo sống
động” (J.S.Whale, What is a Living Church? p.41) Luther nói: Habere Deum est
colere Deum (Tischreden (Kroker's ed.1903) n.43) nếu bạn có một Thượng Đế thì
bạn nhất thiết phải thờ phượng Ngài. Tin Thượng Đế tin rằng “chẳng có gì có thể
quan niệm được là vĩ đại hơn thế” như câu nói của Anselm, hàm ý thừa nhận giá trị
vô hạn của Ngài. Người thành tâm nói rằng: “Kính lạy Thượng Đế, Ngài là
Thượng Đế của con” cũng sẽ phải nói rằng: “Lạy Chúa, Ngài xứng đáng nhận
được vinh hiển, tôn trọng và quyền phép”. Nếu cầu nguyện là cách xưng nhận đầy
đủ duy nhất của đức tin - như Julius Welhausen nói, thì sự thờ phượng là cách bộc
lộ cần thiết của đức tin (T/K The Reportof Faith and Order Commission on Ways
of Worship, p.24: “Thờ phượng là hình thức sống động của đức tin").
Nhưng phải diễn tả, bộc lộ, việc thừa nhận giá trị tuyệt đối đó của Thượng Đế như
thế nào? Nó được bộc lộ theo cùng một cáchmà giá trị nói chung được diễn tả -
bằng một lễ vật. Ông chồng “tôn thờ” vợ diễn tả việc mình ý thức rằng vợ mình ó
giá trị khi tiếp tay với vợ trong những công việc lặt vặt ở nhà và mua hoa tặng vợ.
Hai việc này - tiếp tay làm công việc lặt vặt và món quà của ông ta - là một món
quà ông ta tặng vợ để thừa nhận giá trị của bà ta. Thế thì giá trị tuyệt đối mà chúng
ta gán cho Thượng Đế được diễn tả đại khái cũng theo cùng một cách giống như
thế, bằng một lễ vật mà chúng ta đem đến cho Ngài. Tác giả Thi thiên nói: “Hãy
tôn vinh xứng đáng cho danh Đức Giê-hô-va” rồi ông hoàn tất phiên khúc ấy bằng
cách nói thêm: “Hãy đem lễ vật mà vào trong hành lang Ngài” (96:8).
Việc thờ phượng của người Hy-bá lai trong thời Cựu ước được mô tả chỉ bằng một
từ ngữ: của lễ. Dân Y-sơ-ra-ên đem đến một chỗ hẹn nào đó một lễ vật được quy
định, một con chiên hay conbò. Đó phải là một lễ vật không tì vết, và giá trị của
nó càng lớn bao nhiêu, thì nó diễn tả việc người ấy thừa nhận giá trị càng cao của
Thượng Đế cũng bấy nhiêu. Có lần Đa-vít đã từ chốikhông nhận các súc vật dùng
làm sinh tế của một thần dân của vua mà khỏi phải trả tiền, việc lẽ: “Takhông
muốn dâng cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời ta những của lễ thiêu không đáng giá
chi” (IISa 2Sm 24:24). Như thế, ngoài nhiều việc khác ra, sinh tế của người
Hy-bá-lai tạo một phương tiện để người ta đến gần Thượng Đế nhờ một của lễ mà
kẻ dâng lễ thừa nhận giá trị của Đức Giê-hô-va. Tuy nhiên nhờ được các nhà tiên
tri dạy dỗ, dân sự của Thượng Đế xưa kia đã nhận thức được rằng tự chúng các
sinh tế họ dâng lên vốn không đầy đủ; ý hướng của chúng là dùng dấu hiệu hữu
hình mặt ngoài để chỉ một thái độ bên trong của tâm trí và tâm linh. Chúng chỉ là
phương tiện chuyển tải sự ăn năn thống hối và phục tùng của người đến để thờ
phượng, cũng như lời cầu nguyện và ca ngợi tán tụng của người ấy. Những điều đó
mới là cách diễn tả đầy đủ duy nhất ý thức về giá trị của Thượng Đế của người ấy.
Cho nên chẳng có gì là bất thích hợp trong việc xếp chung lại với nhau việc thờ
phượng bằng của lễ với sự thờ phượng “thuộc linh” như một vài bài thi thiên về
sau này đã làm; cái này là phần bộc lộ hữu hình và vật chất của cái kia.
Tuy nhiên đề tài mà chúng ta quan tâm không phải là sự thờ phượng nói chung, mà
là sự thờ phượng của Cơ-đốc giáo - việc thờ phượng của Hội thánh Cơ-đốc giáo
của Thượng Đế như đã được bày tỏ ra trong Chúa Cứu Thế Giê-xu. Trong sự thờ
phượng, sinh tế chẳng có một vai trò gì cả; nó đã bị thập tự giá của Chúa Cứu Thế
nằm chồng lên và “làm ứng nghiệm”, do đó nó chỉ cònlà một chiếc bóng lờ mờ
nhằm tiên báo sự việc mà thôi (xem Vicent Taylor, Jesus and His Sacrifice, và
F.C.N.Hicks, The Fulness of Sacrifice). Chúa Cứu Thế, Đấng Đại diện cho một
Nhân loại mới, đã được dâng lên cho Thượng Đế thay cho toàn thể loài người, làm
một sinh tế trọn vẹn, hoàn toàn và đầy đủ” để qua Ngài chúng ta được đến gần
Thượng Đế. Của lễ mà các Cơ-đốc nhân mang đến là điều mà thư Hy-bá gọi là “tế
lễ ca ngợi bằng cách nói cho người khác biết vinh quang Danh Ngài” (HeDt
13:15).
Tất cả những gì chúng ta làm trong gìơ thờ phượng côngcộng là một đóng góp cho
của lễ mà chúng ta mang đến. Trong lời cầu nguyện của mình, chúng ta mang đến.
Trong lời cầu nguyện của mình, chúng ta dâng lên cho Thượng Đế sự tôn thờ và ăn
năn thống hối của chúng ta, những lời khẩn xin và cảm tạ của chúng ta. Đặc điểm
của một bài thánh ca đíchthực là ca ngợi tán tụng Thượng Đế - một âm hiệu được
đánh lên trong bài Tôn vinh Ba ngôi Thượng Đế va vang vọng trong những Luther
và Philip Dodridge những Charles Wesley và James Montgomery, những John
Henry Newman và Isaac Watts. Bài quốc ca do ca đoàn hát lên cũng nhằm cùng
một cứu cánh ấy. Bài học Thánh Kinh và Bài Giảng cũng góp phần vào cùng một
chủ đích, cũng như các Thánh lễ Phúc âm về phép Báp-tem Thánh và Tiệc Thánh:
chúng đều dùng lời nói và hành động để phô bày ra các hành động quyền năng của
Thượng Đế những gì Ngài đã làm cho loài người chúng ta và cho sự cứu rỗi chúng
ta, và như thế là nhằm khợi gợi sự tôn thờ và ăn năn thống hối, cảm tạ và ca ngợi
tán tụng.
Của dâng vật chất vẫn cònmột vai trò trong sự thờ phượng của Hội thánh Cơ-đoc
giáo. Nước trung bình của phép báp-tem và bánh với rượu (nho) trên Bàn Tiệc
Thánh được dâng lên cho Thượng ế để làm các phương tiện chuyển tải ân phúc của
thánh lễ Ngài. Còn việc dâng tiền của chúng ta vào hộp (bao, túi) thu tiền cũng là
một hành động thờ phượng chẳng kém chi các bài thánh ca và lời cầu nguyện. Đó
là của dâng bằng tài sản của chúng ta, biểu tượng của công lao khó nhọc của chúng
ta và ân phúc Thượng Đế, nhưp việc thừa nhận rằng tất cả những gì chúng ta có
được đều vốn từ Thượng Đế mà ra. Nó cũng còn một ý nghĩa sâu nhiệm hơn nữa:
nó là biểu hiệu và biểu tượng của một của lễ khác mà Cơ-đốc nhân dâng lên: việc
dâng lên chính bản thân chúng ta. Đây là tuyệt đỉnh của mọi sự thờ phượng chân
chính. Để đáp lại việc Thượng Đế tự hiến dâng của Thượng Đế trong Chúa Cứu
Thế vì chúng ta, chúng ta dâng lên lời ca ngợi tán tụng, lời cầu nguyện và các lễ
vật (của dâng); nhưng với sự nhận thức rằng tất cả những điều đó đều chưa đủ để
diễn tả giá trị tối cao của Đấng đã dựng nên chúng ta, cứu chuộc chúng ta và nuôi
dưỡng chúng ta cho đến giờ phút này. Cho nên chúng ta dâng lên lễ vật quan trọng
nhất mà chúng ta có thể mang đến: việc dâng lên chính bản thân chúng ta (RoRm
12:1).
“Vì tất cả tình yêu thương mà Ngài san sẻ cho chúng ta, thì chẳng có lễ vật nào để
chúng ta phải dâng lên ngoài điều mà Ngài mong muốn, (là) những tấm lòng khiêm
hạ biết ơn của chúng ta”.
Do đó, theo lời lẽ của Bài Cầu Nguyện Ban Tiệc Thánh quan trọng, thì “hôm nay,
chúng ton dâng hiến cho Chúa bản thân chúng con, linh hồn và thân thể chúng con,
để trở thành một của lễ phải lẽ, thánh và sống cho Ngài... và trong chúng con vốn
không xứng đáng , do phạm tội theo nhiều phương diện, để dâng lên cho Ngài bất
kỳ một của lễ nào, thế nhưng chúng con vẫn nài xin Ngài tiếp nhận phần bổn phận
và phục vụ bó buộc này của chúng con; không phải để cân nhắc các công đức của
chúng con, nhưng là để tha thứ các tội phạm của chúng con”.
I. MẶC KHẢI VÀ ĐÁP ỨNG
Nền móng của sự thờ phượng trong Cơ-đốc giáo không có tính cách ích dụng
nhưng có ý nghĩa thần học. Do đó, cách bộc lộ thực tiễn của nó được một số
nguyên tắc cơ bản cai trị kiểm soát mà giờ đây chúng ta cần phải tra xét. Nguyênt
ắc đầu tiên trong số đó, là sự thờ phượng tuỳ thuộc lời mặc khải, và sự thờ phượng
của Cơ-đốc nhân lệ thuộc sự mặc khải của Thượng Đế trong Chúa Cứu Thế
Giê-xu. Nói như thế có nghĩa là sự thờ phượng không bắt đầu từ cứu cánh của
chúng ta mà là từ Thượng Đế; nó xuất phát từ việc Thượng Đế chủ động đi bước
trước trong sự cứu chuộc. Sở dĩ chúng ta đến được với Thượng Đế là nhờ Thượng
Đế, trong Chúa Cứu Thế Giê-xu, đã đến với chúng ta: chúng ta yêu mến Ngài vì
Ngài đã yêu thương chúng ta trước: sở dĩ chúng ta cho rằng Ngài có giá trị tối cao
là vì Ngài đã tự chứng tỏ chính Ngài là xứng đáng cho chúng ta tôn vinh, tri ân và
tin cậy trọn vẹn. Thờ phượng thiết yếu là một cách đáp ứng, là con người đáp lại
Ngôi Lời ân phúc của Thượng Đế, đáp lại những gì Ngài đã ban cho loài người
chúng ta và sự cứu rỗi chúng ta.
Cơ-đốc giáo là một tôn giáo của lịch sử. Nó không phải là một hệ thống các ý niệm
đặt nền móng trên sự suy luận triết lý hoặc thậm chí là trên việc quan sát trật tự
thiên nhiên; nó vốn bắt nguồn từ lịch sử. Về vấn đề này, nó khác với các tôn giáo
lớn khác của thế gian. Ấn-độ giáo và Phật giáo nhờ cõithiên nhiên mà tìm ra
Thượng Đế; Khổng giáo thì nhờ vào cách ăn ở cư xử để tìm ra Thượng Đế; Cơ-đốc
giáo và Do-thái giáo là cha đẻ của nó, tìm gặp Thượng Đế trong lịch sử. Thượng
Đế được nhận biết nhờ chính Ngài vốn là Đấng như thế nào, và căn cứ vào những
gì Ngài làm. Ngài tự bày tỏ mình ra qua một loạt các biến cố trong sinh hoạt của
một dân tộc cá biệt là dân Hy-bá lai. Lời Ngài phán ra nhân các biến cố ấy, đã
được các nhà tiên tri công bố và trở thành (Ngôi) Lời nhập thể trong Chúa Cứu Thế
Giê-xu. Trước (Ngôi) Lời này, là Thượng Đế tự bày tỏ mình ra cho ai nấy đều thấy
này, thì sự thờ phượng là cách đáp ứng của Hội thánh.
Do đó, hệ quả là ngay tại tâm điểm của sự thờ phượng trong Cơ-đốc giáo, phải có
việc phô bày ra các hành động cứu rỗi vĩ đại của Thượng Đế nhờ đó Ngài tự bày tỏ
mình ra cho loài người đều biết, mà tuyệt đỉnhlà Sự Nhập Thể, Thập Tự Giá và Sự
Phục Sinh. Nếu thờ phượng thiết yếu là một cách đáp ứng với (Ngôi) Lời của
Thượng Đế, thì (Ngôi) Lời ấy phải được truyền rao trước khi kêu gọi người thờ
phượng đáp ứng. Như chấp sự trưởng Harrison vạch rõ (xem D.E.W.Harrison, The
Book of Common Prayer, ch.1, mà tôi đã mang nợ rất nhiều trong chương này)
trong Tân ước, lời cầu nguyện và ca ngợi tán tụng nảy sinh từ việc chiêm nghiệm
các hành động cứu rỗi của Thượng Đế trong Chúa Cứu Thế Giê-xu. Chẳng hạn
như Eph Ep 1:15-22 là cáchđáp ứng của Phao-lô đốivới ân phúc Thượng Đế đã
được ca ngợi tán tụng trong mấy câu 1-14. Cũng tương tự như thế, thư tín thứ nhất
của Phê-rơ bắt đầu bẳng lời chúc tạ Thượng Đế về những gì Ngài đã làm, và phần
còn lại của thư tín ấy là cách mà Cơ-đốc nhân đáp lại việc ấy.
Như thế muốn cho việc thờ phượng trở thành sự thờ phượng của Cơ-đốc giáo, nó
phải thể hiện và phơi bày ra trước mắt người thờ phượng các hành động lịch sử vĩ
đại của sự mặc khải của Cơ-đốc giáo, sao cho hội thánh đang thờ phượng có thể
đáp lại bằng sự ăn năn thống hối và lời cảm tạ, sự hiến dâng và lời ca ngợi tán
tụng.
Mọi hành vi đầy đủ của sự thờ phượng theo Cơ-đốc giáo là việc tái hiện bằng một
vở kịch các luận đề lớn của lịch sử Cơ-đốc giáo. Bài học của Cựu ước kể lại những
ngày chuẩn bị trong dân Y-sơ-ra-ên, còn trong Tân ước, người ta đọc thấy các năm
của cuộc đời Chúa Cứu Thế, hay phần tiếp theo của nó trong Hội thánh, việc bẻ
bánh và rót rượu (nho) đưa chúng ta trở về Bữa Tiệc TốiCuối Cùng, và Thập tự
giá, điều mà chẳng lời lẽ nào có thể làm được;việc chúng ta dự phần vào bành và
rượu nói với chúng ta rằng nhờ việc từ chết sống lại của Ngài, Chúa Cứu Thế đang
sống giữa những người thuộc về Ngài cho đến tận thế, và chỉ tới thời kỳ khi Ngài
sẽ uống (nước) nho mới trong Nước Trời. Bài giảng tìm cách làm cái công việc mà
phần nghi lễ đơn sơ của Bàn Tiệc Thánh thực hiện: đưa chúng ta trở lại nơi mà
chúng ta học hỏi được một cách mới mẻ những gì Thượng Đế đã làm để cứu chuộc
chúng ta khỏi tội lỗi và sự chết, nhưng phải làm như thế nào để đưa chúng ta trở lại
và khiến cho chúng ta biết rằng cùng một Thượng Đế ấy vẫn còn hoạt động tích
cực theo cùng một cách giống y như thế trong cùng một thế gian y hệt, để cứu rỗi
cùng một nhân loại tội lỗi giống hệt như thế. Sự thờ phượng của Cơ-đốc giáo
“đương đại hoá” Phúc âm (John Marsh, trong A Book of Public Worship,
Introduction, p.IX).
II. THỜ PHƯỢNG TRONG THÁNH LINH
Nguyên tắc tụng niệm cơ bản thứ hai, là sự thờ phượng chân chính chỉ có thể nảy
sinh từ hoạt động của Đức Thánh Linh. Cũng như đức tin để được cứu rỗi, sự thờ
phượng là “cáchcon người đáp lại với cõithiên nhiên và hành động của Thượng
Đế (J.A.Kay, The Nature of Christian Worship, p.7). Nhưng cáchđáp ứng trong
việc thờ phượng cũng như cách đáp ứng lại của đức tin, tự nó vốn là một ân tứ (quà
tặng) của Thượng Đế (Xem 2:8). Như chúng ta đã thấy, chính việc phơi bày ra
bằng lời nói và hành động các hành động cứu rỗi của Thượng Đế trong lịch sử
nhân loại, đã khơi gợi việc ấy; nhưng nó không được khơi gợi như một điều không
thể tránh né vào đâu được, hay một cách máy móc. Thật ra chẳng hề có cáchtái
hiện các hành động cứu rỗi của Thượng Đế nào sẽ tạo ra được cách đáp ứng của sự
thờ phượng thật, ngoại trừ khi chân lý của chúng “đi thẳng được vào trong lòng”
những người nam người nữ, mà điều đó thì chỉ có thể xảy ra qua điều mà các nhà
Cải chánh đã gọi là “lời chứng trong nội tâm của Đức Thánh Linh”. Như Tân ước
nhấn mạnh, sự thôi thúc của Thánh Linh là nguồn suối của tất cả những lời cầu
nguyện chân thành. Phao-lô nhắc nhở chúng ta rằng “chúng ta không biết phải cầu
nguyện như thế nào, nhưng chính Đức Thánh Linh cầu thay cho chúng ta với
những lời than thở không diễn tả được bằng tiếng nói loài người” (RoRm8:26).
Sách Phúc âm của Giăng nói về Đấng An ủi (Paraklẽtos: người được gọi đến để
giúp đỡ - thí dụ một vị trạng sư trước vành móng ngựa), sẽ giúp đỡ người tín hữu
(GiGa 14:1-16:33); Thư tín Hy-bá lai phác hoạ chân dung Thầy Tế lễ Tối cao vẫn
sống mãi để cầu thay cho chúng ta (HeDt 7:25).
Niềm tin quyết rằng sự thờ phượng thật nảy sinh từ sự giục giã của Đức Thánh
Linh là cơ sở của lời phản đối của cánh cực tả của Phong trào Thanh giáo đốivới
mọi hình thức tụng niệm. Họ lý luận rằng Thánh Linh là Thánh Linh của tự do;
cũng như gió muốn thổi đâu thì thổi, do đó sự thờ phượng phải là một phản ứng
tùy cơ ứng biến đáp lại việc Thánh Linh “cảm động” trong lòng những người thờ
phượng. Cho nên việc sử dụng bất luận một hình thức tụng niệm nào cũng bị xem
là dập tắt Thánh Linh.
Trong lời phản bác này, đã có một yếu tố quan trọng của chân lý, như Các Giáo hội
Tự do Anh quốc vẫn luôn luôn thừa nhận. Và trong những năm gần đây, nó ngày
càng được nhiều thành viên có khả năng biện biệt của Giáo hội Anh quốc chấp
nhận hơn (T/c đoạn cuối phần “Những lời cầu nguyện và Cảm tạ nhân các cơ hội
đặc biệt” của Sách Cầu nguyện năm 1928: “Chú ý: Theo sự hướng dẫn mà vị Giám
mục có thể đưa ra, vị Mục sư có thể tự do dâng lên những lời cầu nguyện bằng lời
lẽ riêng của mình sau phần kết luận của Bài Cầu Nguyện lúc Sáng sớm và Chiều
tối, hay bất cứ Buổi Nhóm Thờ Phượng nào có ghi trong sáchnày). Khi sự thờ
phượng bị các hình thức tụng niệm bó hẹp đến mức chẳng còncó chỗ nào cho việc
bộc lộ ân tứ của Thánh Linh nữa, thì điều không tránh né vào đâu được, là nó sẽ
“bần cùng hoá” người ta. Nhưng cũng còn một phương diện khác nữa của vấn đề
vẫn thường bị các tín đồ các Giáo hội tự do bỏ qua: bản tính thôi thúc trong việc
thờ phượng không những chỉ hàm ý là quyền tự do mà thôi, nhưng cũng còncó
một yếu tố ép buộc nữa. Thánh Linh là Linh của Chúa Cứu Thế; chức năng của
Ngài là chứng thực cho Chúa Cứu Thế: Ngài lấy những việc của Chúa Cứu Thế để
bày tỏ chúng ta (Xem GiGa 14:1-16:33). Do đó, sự thờ phượng thật sự được Thánh
Linh thôi thúc sẽ phải chịu một sự ép buộc thần học: nó sẽ bị bó hẹp cũng như
được khơi gợi bởi mặc khải Cơ-đốc giáo (T/c Ways of Worship, tr.1. Trong những
hình thức theo truyền thống nhiều hơn của sự thờ phượng “tự do”, “quyền tự do
này được kiến thức về Kinh điển kiểm soátgắt gao, các lời lẽ và tư tưởng của nó là
môi trường trong đó quyền tự do di chuyển được cho phép"). Hơn nữa, vì Thánh
Linh là Thần Chân Lý, mà chân lý thì vĩnh hằng và không tự mâu thuẫn, một sự
thờ phượng như thế phải phù hợp với sự thờ phượng của các Cơ-đốc nhân trong
quá khứ, vốn đã được kết tinh vào những bài tụng niệm cổ điển của Hội thánh. Do
đó, trong phạm vi mà một bài tụng niệm được tác tạo bởi mặc khải Cơ-đốc giáo và
thể hiện sự thờ phượng do Thánh Linh thôi thúc ngày xưa, thì nó co thể là đường
lối để cùng một Thánh Linh ấy cũng hành động trong Hội thánh ngày nay (T/c
D.D.Williams, Interpreting Theology 1918-1952 p.36: “Nghệ thuật và kinh tụng
niệm là các phương pháp nặng chất tình cảm của kịch nghệ, trong đó bức thông
điệp mà Thần học lý giải tìm được một ngôn ngữ phổ quát trong từng thế hệ một).
Thực tại của sự thờ phượng vốn không lệ thuộc việc có mặt hay vắng bóng một bài
tụng niệm, mà tùy thuộc sự hợp nhất của những người thờ phượng nhờ quyền năng
của Đức Thánh Linh, cùng với sự tự hiến dâng của Chúa Cứu Thế.
Lời Chúa chúng ta phán dạy người phụ nữ Sa-ma-ri tóm tắt hai nguyên tắc cơ bản
đầu tiên của sự thờ phượng trong Cơ-đốc giáo: “Vì Thượng Đế là Thần linh nên
Ngài muốn con người thờ phượng Ngài cho đúng cách, với lòng chân thành và do
Thánh Linh hướng dẫn” (4:24) (alẽtheia trong sách Phúc âm thứ Tư có một nội
dung mặc khải nhiều điều). Thượng Đế là Chân thần, như chính Ngài đã tự bày tỏ
mình ra qua những hành động cứu rỗi đã được ghi lại trong Kinh điển. Chính Ngài
là đường đi, chân lý và sự sống. Chúa Giê-xu phán: “(Thánh Linh) sẽ lấy điều
thuộc về ta mà rao bảo cho các ngươi” (16:14, bản dịch cũ) (Trong Bài Cầu
Nguyện Cung Hiến của bộ sách Hiến Chế các Sứ đồ, quyển VIII căn cứ vào lời cầu
nguyện của Hipplolytus, Thượng Đế được cầu xin “saiThánh Linh Ngài giáng trên
của dâng này...và chứng minh rằng bánh này (là) Thân thể của Chúa Cứu Thế của
Ngài và Chén này là Huyết Ngài”. Nhp F.Gavin bìnhluận: “Hippolytus rõ ràng là
rất năng động; quyển VIII của bộ sáchHiến chế các Sứ đồ thấy trong Tiệc Thánh
trước hết là một huyền nhiệm được mặc khải”. Xem “The Eucharist in East and
West” trong tác phẩm Liturge and Worship (ed. Clarke and Harris) tt.118-119).
III. SỰ THỜ PHƯỢNG THIẾT YẾU CÓ TÍNH CÁCH TẬP THỂ
Nguyên tắc cơ bản thứ ba trong sự thờ phượng của Cơ-đốc giáo, ấy là nó thiết yếu
là một hoạt động tập thể, một hành động không phải là của các cá nhân riêng lẽ
nhưng là của toàn thể Hội thánh. Càng ngày càng có hiều người hơn thừa nhận sự
kiện này trong những năm gần đây: “Có một ý thức ngày càng tăng rằng không nên
nghĩ về sự thờ phượng như một cuộc tập họp nhiều Cơ-đốc nhân ngoan đạo, mà
như một hành động tập thể có liên hệ trực tiếp với Chúa của Hội thánh (Ways of
Worship, p.20). Đây không phải là phủ nhận giá trị hay tính cách cần thiết của sự
cống hiến (thì giờ để cầu nguyện) riêng tây, mà đúng hơn là muốn nhìn nó theo
một viễn cảnh phải lẽ. “Trong sinh hoạt tôn giáo của chúng ta có một phương diện
mật thiết riêng tây, một điều bí mật giữa linh hồn chúng ta với Thượng Đế; nhưng
có nhiều lúc chúng ta cần tự quên mình đi trong một toàn thể rộng lớn hơn: chính
vì nhu cầu này mà những người hướng dẫn cuộc thờ phượng hướng tâm trí chúng
ta về phía Vinh Quang của Thượng Đế và sự ăn vui phúc lợi của Hội thánh Ngài”
(F.H.Brabant, “Worship in General” tuy Liturgy and Worship (ed. Clarke and
Harris) p.37). Việc Cơ-đốc nhân đến gần Thượng Đế cách riêng tây có cơ sở là sự
hợp nhất của người ấy với Chúa Cứu Thế. Nhưng ở “trong Chúa Cứu Thế” có
nghĩa là được đưa vào trong Thân thể Ngài là Hội thánh biết vâng lời đang thờ
phượng. Do đó, “sự thờ phượng” riêng tây có cơ sở là sự thờ phượng tập thể, sự
thờ phượng của Hội thánh là Thân thể Chúa (Ways of Worship, p.25). Sự thờ
phượng của Cơ-đốc giáo là việc dân sự của Thượng Đế đến gần Ngài một cách tập
thể. Đó là một hoạt động có tính cách gia đình. Chúa Giê-xu dạy: “Khi các con cầu
nguyện, hãy nói: Lạy Cha chúng tôi...”.
Nguyên tắc này là một hệ luận của giáo lý Tân ước về chức vụ tế lễ của toàn thể
các tín hữu vốn rất được các tín đồ thuộc Giáo hội Cải chánh tâm đắc. Các Cơ-đốc
nhân - toàn thể các Cơ-đốc nhân - họp lại thành một “nước thầy tế lễ”. Tuy nhiên
điều này không những chỉ có nghĩa là tất cả các Cơ-đốc nhân đều được trực tiếp
đến trước Hiện diện của Thượng Đế nhờ Đấng Hoà Giải (Trung Bảo, Trung Gian)
duy nhất là Chúa Cứu Thế Giê-xu; nó còn một hàm ý khác nữa vốn rất thường bị
bỏ qua, chức năng của một thầy tế lễ là dâng của lễ; đó là lẽ sống, là lý do để tồn
tại của thầy tế lễ. Thế thì, nếu các Cơ-đốc nhân họp thành “một nước thầy tế lễ”
như Tân ước tuyên bố, (IPhi 1Pr 2:5, 9; KhKh 1:6; 5:10), thì hậu quả là chức năng
của họ với tư cách một tập thể toàn diện sẽ phải là dâng của lễ cho Thượng Đế; họ
phải dâng lên của lễ là lời ca ngợi tán tụng liên tục mà bản thân họ là của lễ hợp
cách, thánh và sống. Nói khác đi, một trong những chức năng chính của Hội thánh,
một phần của lẽ sống, của lý do để tồn tại của Hội thánh là dâng lên của lễ thờ
phượng tập thể của mình cho Thượng Đế. Trong việc làm này, Hội thánh cũng như
thầy tế lễ, đều hành động với tư cách một người đại diện: Hội thánh thay mặt cho
nhân loại, dâng lên cho Thượng Đế điều mà Ngài đòi hỏi tất cả mọi người, bằng
cách dâng lên cho Chúa phần vinh quang xứng đáng với Danh Ngài. Điều này đã
được diễn tả trong cách Phao-lô đổi các danh từ về tế lễ trong Cựu ước thánh chức
vụ tế lễ của Phúc âm “Tôi được chọn làm sứ giả của Chúa Cứu Thế giữa các dân
tộc để công bố Phúc âm của Thượng Đế. Nhờ đó các dân tộc ấy được dâng lên cho
Thượng Đế như một lễ vật đẹp lòng Ngài do Thánh Linh thánh hoá” (RoRm
15:16).
Hãy cònmột phương diện nữa của tính cách tập thể của sự thờ phượng trong
Cơ-đốc giáo: đó là sự thờ phượng của toàn thể Hội thánh, đang chiến đấu trên thế
gian này và chiến thắng khải hoàn trên thiên đàng. Trên các vách của một ngôi nhà
thờ Chính thống giáo Hi-lạp có ảnh của các thánh - mà họ gọi là “ikons”. Chủ đích
của họ là muốn nhắc nhở cho những người thờ phượng rằng Hội thánh không phải
chỉ gồm có hội chứng địa phương mà thôi, hoặc thậm chí chỉ gồm tổng số các hội
chứng địa phương mà thôi; Hội thánh cònbao gồm các tín hữu của thời đã qua, cả
đám đông vọ số những người đã được cứu chuộc cùng họp lại với các đạo quân
trên trời chung quanh ngai Thượng Đế. Và khi vị chấp sự thắp hương cho các bức
tranh thánh, là vị ấy chào mừng “các quan khách đến dự bữa tiệc thánh lễ
(N.B.Gogol, Meditations on the Divine Liturgy, p.21), người đến thờ phượng được
nhắc nhở rằng trong việc thờ phượng của mình, người ấy được hợp nhất trong sự
tương giao tương thông của các thánh đồ với sự thờ phượng của toàn thể Hội thánh
trên trời cũng như dưới đất.
Trong Đệ Nhất Thế Chiến một trunh đoàncủa một đại tá người Anh hay chế nhạo,
đóng quân trong một làng bên Pháp. Chẳng có gì khiến viên đại tá thích thú cho
bằng một cơ hội để ông ta “chọc quê” vị linh mục già trong lòng. Một sáng Chúa
nhật nọ, ông ta đi ngang qua ngôi nhà thờ trong khi chỉ có một nhúm người ra về
sau lễ Mi-sa. Ông ta nói với vị linh mục đang đứng trước cửa: “Chào Cha buổi
sáng tốt lành. Thưa Cha, sáng nay không mấy đông người đến dự lễ Mi-sa - chẳng
đông gì mấy, phải không Cha?” Câu trả lời là: “Không phải thế đâu, con ơi, con đã
lầm to rồi. Đã có ngàn ngàn, vạn vạn người đến dự đấy!”
Cho nên, cùng với các thiên sứ và thiên sứ trưởng và với toàn thể các đạo quân trên
trời, chúng con tán dương và tôn vinh Danh Ngài; mãi mãi ca ngợi tán tụng Ngài
rằng: Thánh thay, thánh thay, thánh thay là Giê-hô-va Đức Chúa Trời vạn quân,
trời và đất đều đầy dẫy vinh quang Ngài: Lạy Chúa Chí cao, nguyện vinh quang
thuộc về Ngài.
IV. THỜ PHƯỢNG VÀ LÀM CHỨNG
Hãy cònlại một nguyên tắc cuốicùng để chúng ta suy xét: thờ phượng là cách duy
nhất để chuẩn bị Hội thánh cho công tác của mình và làm chứng cho thế gian với
tư cách là Thân thể Chúa Cứu Thế. Như E.R.Micklem nhắc nhở chúng ta: “để Hội
thánh sẽ hoàn tất bất cứ điều gì mà vì đó nó phải sống mà sự sống của Hội thánh
thì lệ thuộc vào sự thờ phượng của mình (Our Approachto God, p.11). Nói như thế
không có nghĩa là bảo rằng phải xem sự thờ phượng là một phương tiện nhằm đạt
một cứu cánh. Tự nó vốn là cứu cánh của chính nó; trong nó, conngười ta thực
hiện cứu cánh chủ yếu của mình là tôn vinh Thượng Đế. Loài người chẳng có một
hoạt động nào quan trọng hơn là dâng lên cho Chúa sự vinh quang xứng đáng với
Danh Ngài. Cho nên, với các Cơ-đốc nhân, sự bó buộc phải thờ phượng, là tuyệt
đối, và bất luận một cáchđánh giá chỉ có tính cách chủ quan nào về nó đều là sai
lầm.
Sau khi kết thúc một loạt các bài giảng về sự thờ phượng, có một thanh niên hết
sức thành thật đã đến với tác giả quyển sách này. Anh ta hỏi: “Theo ông nghĩ, thì
tôi có phải đi nhà thờ khi tôi cảm thấy không thích làm như thế hay không? Có
nhiều lúc tôi muốn đến nhà thờ và thật sự cảm thấy vui vẻ trong buổi nhóm, nhưng
có nhiều lần khác, tôi không hề có ý muốn đến. Vào những lúc như thế, nếu tôi
đến, thì đó có phải là đạo đức giả hay không?” Tôi đáp: “Tốtlắm, cậu John à. Thế
cậu có trả tiền theo hoá đơn của người chủ hiệu tạp hoá và tiền thuê phòng trọ chỉ
khi nào cậu cảm thấy thích làm như thế mà thôi hay không?” Chàng thanh niên nọ
liền nhận ra ngay vấn đề. Thờ phượng là một món nợ phải trả bất chấp các cảm
thức của chúng ta; đó là dâng lên cho Chúa sự vinh quang xứng đáng với Danh
Ngài; do đó nó có tính cách bắt buộc đốivới các Cơ-đốc nhân” (F.H.Brabant trong
Liturgy and Worship, p.31). Chủ đíchđầu tiên của việc thờ phượng là vinh quang
của Thượng Đế chứ không phải là vì gây dựng con người. “Phải đặt Thượng Đế
lên hàng đầu, nếu không việc xây dựng cho conngười sẽ không xảy ra tiếp theo
đâu” (Ways of Worship, p.33).
Tuy nhiên, việc gây dựng cho con người sẽ xảy ra tiếp theo, khi sự thờ phượng
được hướng vào đúng cứu cánh của nó. Một nhà thần bí học người Đức nói:
“Chúng ta trở thành người như thế nào trước hiện diện của Thượng Đế tuỳ thuộc
vào việc chúng ta sống như thế nào suốt ngày hôm ấy” (Do D.E.W.Harrison trích
dẫn, Sđd.p.19). Chính là nhờ sự thờ phượng mà Hội thánh được hợp nhất với Chúa
Cứu Thế bởi Đức Thánh Linh trong của lễ Ngài tự dâng lên cho Đức Chúa Cha, và
do đó, trở thành công cụ của hoạt động cứu rỗi của Ngài trong thế gian. Mức độ
Hội thánh được quyền năng là mức độ Hội thánh hợp nhất với Chúa mình. Chính
với tư cách là thân thể Chúa Cứu Thế được Thánh Linh Ngài ngự bên trong và
phản chiếu vinh quang Ngài, mà Dân sự của Thượng Đế làm ứng nghiệm thiên
chức của mình trong thế gian này. Tắt một lời, là công tác làm chứng có kết quả
tuỳ thuộc việc nâng đỡ, dy trì sự thờ phượng. Chấp sự trưởng Harrison nói: “Vấn
đề không phải là sự thờ phượng có khiến chúng ta cảm thấy thoả mãn vui vẻ hay
không, mà là nó có khiến chúng ta giống với Chúa Cứu Thế hay không, thiên hạ có
nhận ra rằng chúng ta đã từng ở với Chúa Giê-xu hay không” (Sđd. tr.20).
Lời khuyến giục tại phần bắt đầu những bài Tụng niệm Buổi sáng (Mattins) trong
Sách Cầu Nguyện phổ cập (Book of Common Prayer) có một đoạn tóm tắt ngắn
gọn nhưng hàm súc về chủ đíchcủa sự thờ phượng trong Cơ-đốc giáo. Chúng ta
tập họp và gặp nhau trước hiện diện của Thượng Đế. Để tạ ơn về những điều lợi
íchlớn lao chúng ta đã nhận được từ tay Ngài, để trình bày lời ca ngợi tán tụng
xứng đáng nhất, để nghe Lời thánh khiết nhất của Ngài, và để cầu xin những nhu
cầu cần thiết cả cho thân thể lẫn linh hồn. Các yếu tố căn bản - Chức vụ Phục vụ
Lời Chúa, sự Cầu nguyện và Ca ngợi Tán tụng, sẽ khiến chúng ta phải chú ý đến
các chương sáchtiếp theo sau đây. Tuy nhiên, trước hết, chúng ta phải cố gắng tìm
cách nhìn vào việc thờ phượng hiện nay trên bối cảnh là sự phát triển của nó trong
lịch sử. Bây giờ, chúng ta sẽ chuyển sang vấn đề ấy.
NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN
I. TIỆC THÁNH CHUẨN MỰC
Các Cơ-đốc nhân đầu tiên vốn là những người Do-thái đã được trưởng dưỡng ngay
từ thuở ấu thơ cho việc thờ phượng trong Hội trường Do-thái. Điều này gồm có
việc đọc và giải nghĩa Luật pháp trong một bối cảnh là cầu nguyện và ca ngợi tán
tụng. Các Sách Tiên tri được đọc lên để bình giải Luật pháp, các thi thiên được hát
lên như những hành động ca ngợi tán tụng, và hình thức của các bài cầu nguyện lần
lần trở thành cố định để mọi người đều có thể dự phần vào đó. Đây là cách thờ
phượng mà Chúa chúng ta và các Sứ đồ Ngài cùng tham gia vào mỗi ngày Sa-bát.
Do đó, khi các Cơ-đốc nhân bị trục xuất khỏi ca1c Hội trường Do-thái, lẽ tự nhiên
họ vẫn tổ chức sự thờ phượng riêng rập mẫu những nét quen thuộc đó. Tuy nhiên
điểm nhấn mạnh của họ được chuyển từ Luật pháp sang các Sách Tiên tri mà họ lý
giải bằng nguồn ánh sáng mà Chúa Cứu Thế soi rọi cho, và với thời gian, các Kinh
điển riêng của họ được thêm vào và lần lần chiếm lấy địa vị chủ yếu.
Nhưng đây chưa phải là tất cả mọi sự trong việc thờ phựơng của các Cơ-đốc nhân
nguyên thuỷ; họ còn thêm vào đó một yếu tố khác vốn do chính Chúa chúng ta ban
cho tại Phòng Cao, là lễ bẻ bánh. “Hơn tất cả những gì mà lời nói có thể làm hành
động thánh này đưa đến cho tâm trí chúng ta tất cả những gì Chúa chúng ta từng
làm, và khiến họ ý thức rõ ràng sự hiện diện sốngđộng của Ngài với họ”
(W.D.Maxwell, An Outline of Christian Worship, p.4).
Sách Công vụ các Sứ đồ cho chúng ta thấy rõ ràng rằng hai yếu tố trên đây vốn đã
hợp nhất bất khả phân ly trong sự thờ phượng của Hội thánh thời các Sứ đồ. “Các
tín hữu chuyên tâm vâng giữ lời dạy của các sứ đố, giao hảo với anh em, bẻ bánh
tưởng niệm Chúa, và cầu nguyện” (Cong Cv 2:42). “Ngày Chúa nhật, các tín hữu
họp nhau dự Tiệc Thánh và nghe Phao-lô giảng dạy” (20:7). Nói khác đi, cuộc hội
họp của các Cơ-đốc nhân để thờ phượng mỗi Chúa nhật là một Tiệc thánh, trong
đó lời cầu nguyện, ca ngợi tán tụng và chỉ giáo trong sự công chính được kết hợp
bất khả phân l với sự giao hảo (thông công) bằng lễ Tiệc thánh. Căn cứ vào ICo1Cr
11:1-13, chúng ta có thể suy diễn rằng đây chắc chắn là cáchhành đạo của Hội
thánh tại Cổ-linh. Bấy giờ, việc “bẻ bánh” thuộc về một bữa ăn thường, gọi là
agapẽ; nhưng chẳng bao lâu sau đó bữa ăn ấy đã được tách rời khỏi Tiệc thánh đích
thực và cuối cùng, đã biến mất khỏi sinh hoạt của Hội thánh chỉ cònlại bữa ăn có
tính cách nghi lễ mà thôi.
(Maexwell nói) Như thế, sự thờ phượng trong Cơ-đốc giáo, như một việc làm phân
biệt của dân bản địa, bắt nguồn từ sự hoà hợp, do từng trải luyện lọc của Hội
trường Do-thái và Phòng Cao. Được hoà lẫn vào nhau như thế, cái này vừa bổ sung
vừa khích động cái kia, khiến chúng trở thành mẫu mực của sự thờ phượng Cơ-đốc
giáo. Sự thờ phượng trong Cơ-đốc giáo còntìm được nhiều cáchbiểu hiện khác
nữa, nhưng những điều đó đều thuộc phần chu vi, chứ không phải là tâm điểm. Sự
thờ phượng điển hình của Hội thánh cho đến ngày nay được tìm thấy trong sự hợp
nhất của sự thờ phượng trong Hội trường Do-thái với từng trải của thánh lễ tại
Phòng Cao; và sự kết hợp này vốn đã có ngay từ thời Tân ước (Sđd, trang 5).
Có một bức tranh rất gợi hình của sự thờ phượng tại Rô-ma, chứng minh sự hoà
lẫn vào nhau của hai yếu tố vừa kể, được Justin Martyr đưa ra trong tác phẩm First
Apology ông viết cho Hoàng đế Antoninus Pius (kh.140).
Vào ngày gọi là Lễ Mặt Trời, tất cả mọi người sống trong các thành phố hoặc ở
thôn quê đều cùng nhau họp lại tại một nơi, rồi những hồi ký của các Sứ đồ hoặc
các tác phẩm của các nhà tiên tri được đọc lên theo phạm vi thì giờ cho phép. Sau
đó khi người đọc đã đọc xong, vị chủ toạ chỉ giáo và khích lệ dân chúng thực hành
các chân lý trong những phần Kinh điển đã được đọc. Từ đó trở về sau, mọi người
chúng tôi đều đứng lên và cùng dâng lên lời cầu nguyện; và như tôi đã nói trước
đây, khi chúng tôi kết thúc bài cầu nguyện này, thì bánh, rượu (nho) và nước được
đưa đến.
Rồi cũng thế, vị Chủ toạ dâng lên lời cầu nguyện và cảm tạ tuỳ khả năng của vị ấy,
và dân chúng cùng reo to: A-men. Sau đó, mỗi người nhận một phần và chia xẻ
nhau các yếu tố mà những lời cảm tạ đã được dâng lên; và các vật đó cũng được
các chấp sự mang đi để phục vụ cho những người vắng mặt (xem First Apology
lxv-lxvii).
Ở đây, một lần nữa, chúng ta có một lễ Tiệc thánh trong đó việc cầu nguyện, đọc
(sách) và lời chỉ giáo được kết hợp, và đạt đến tuyệt đỉnh, trong nghi lễ bánh và
rượu (nho) đều là những thành phần chính thức của nghi lễ. Nếu thiếu một trong
hai, thì nó chưa đầy đủ (Sđd, trang 13).
Từ sự thờ phượng uyển chuyển của Hội thánh nguyên thuỷ này, đã phát triển các
nghi lễ phân biệt của Đông và Tây Giáo hội. Cấu truc cơ bản của cả hai đều như
nhau, gồm có hai yếu tố thiết yếu là Lời Chúa và Thánh lễ, nhưng mỗi bên phát
triển một đặc tính và một điểm nhất mạnh phân biệt. Trong Đông giáo hội có sự
phát triển một phần nghi lễ trau chuốt, phong phú về biểu tượng, là điều bị thiếu
mất trong phần nghi lễ, ngắn gọn và trực tiếp hơn của Tây Giáo hội. Thí dụ như
Đông giáo hội đổiphần chuẩn bị các yếu tố thành một lễ dọn Bàn Tiệc (a servise
of Prothesis), biểu tượng các chi tiết của tuần lễ Thương khó và từ đó, sự thờ
phượng bắt đầu; Tây Giáo hội vẫn giữ thứ tự nguyên thuỷ, bắt đầu bằng Bài Tụng
Niệm Lời Chúa.
“Trong Đông Giáo hội, khái niệm về huyền nhiệm chiếm thế áp đảo và ngày càng
có xu hướng thu hút về cho mình cả buổithờ phượng. (R.S.Franks “Christian
Worship in the Middle Age “trong tác phẩm Christian Worship (ed.N.Micklem),
tr.112). Phần hành động của Thánh lễ được giấu kín đối với những người thờ
phượng bằng một tấm nàn, các ảnh tượng các thánh (The Ikonostasis), mà các cửa
đều bị đóng lại trong khi đọc Bài Tụng Niệm của Phòng Cao. Có hai nghi lễ đi vào
qua Cửa Vua để vào Nơi Thánh - lễ “Vào Nhỏ” của người hành lễ và một chấp sự,
nâng quyển sách gồm các sáchPhúc âm lên trong thời gian đọc Bài Tụng niệm Lời
Chúa; và lễ “Vào Lớn” trong đó, sau các bài Cầu nguyện của Người Trung Tín
trong Bài Tụng niệm của Phòng Cao, các yếu tố đã được chuẩn bị trong lễ dọn bàn
Tiệc được đưa đến Bàn Tiệc Thánh.
Càng quan trọng hơn nữa, là những điểm nhấn mạnh phân biệt về thần học trong
các nghi lễ của Đông và Tây giáo hội bắt nguồn từ những quan niệm khác nhau về
sự cứu rỗi nằm ngay bên dưới chúng. Với Đông giáo hội, sự cứu rỗi là việc thần
hoá nhân tính qua sự Nhập thể; với Tây giáo hội thì nó là kết quả của sự hi sinh để
chuộc tội tại Thập tự giá. Do đó, Tiệc thánh của Đông giáo hội là một hành động
tương giao tương thông (communion), trong khi bên Tây giáo hội ý niệm về sự hi
sinh (sinh tế) chuộc tội chiếm thế áp đảo. “Trong nghi lễ của Đông giáo hội điều
được dâng lên là các của lễ của những người thờ phượng dâng lên bởi Thánh Linh
để sử dụng cho thánh lễ, trong khi trong lễ Mi-sa, đó là thân thể và máu của Chúa
Cứu Thế đã được dâng lên làm một sinh tế sau khi việc hiến tế đã xong
(R.S.Franks, Sđd., tr.115).
Cùng với phần trau chuốt có tính cách nghi lễ và việc Tây giáo hội đi lệch khỏi
nghi lễ nguyên thuỷ, chúng ta nhận thấy trong cả Đông lẫn Tây giáo hội một sự suy
thoái về truyền giảng suốt thời Trung cổ, và Tiệc Thánh thường được cử hành mà
chẳng có bài giảng chi cả. Hệ quả là thế cân bằng nguyên thuỷ giữa Lời Chúa và
Thánh Lễ đã bị mất đi. Sự thờ phượng của Đông giáo hội trở thành dường như là
việc cử hành một nghi lễ thần bí, còn bên Tây giáo hội thì đó là một vở tuồng
ngoạn mục mà tuyệt đỉnhlà phép lạ chuyển hoá thánh thể (transubstantiation). Tuy
nhiên, như Franks nhắc nhở chúng ta”, chính điều đầu tiên cần phải tuân thủ trong
Cơ-đốc giáo Trung cổ cả bên Đông lẫn bên Tây giáo hội, là Tiệc Thánh vẫn còn
như nó vốn có trong Hội thánh Cổ đại, tức là buổi nhóm lại thờ phượng căn bản và
là trung tâm điểm, mà tất cả những điều gì khác đều được dẫn tới với nó, và tất cả
những điều gì khác đều phải được lý giải trong mối liên hệ với nó” (Sđd., tr.109).
II. CÁC LỄ CA TỤNG (QUIRE OFFICES)
Chung quanh hành động thờ phượng trung tâm này của Cơ-đốc giáo, được biết vào
thời Trung cổ là lễ Mi-sa, đã nảy sinh một loạt nhữnfg cuộc hành lễ phụ trội hằng
ngày là những Giờ cầu nguyện, vốn được tuân thủ như nhiệm vụ đầu tiên của hàng
giáo phẩm thuộc các tu viện, và do đó, được mọi người biết với cái tên là các lễ
(offices). Vì các lễ này được nói ra hoặc hát lên trong phòng ca hát của nhà thờ hay
tu viện, chúng còn được gọi là các Lễ Hát (Lễ này có khi còn được gọi là “Choir”.
Ở đây, “Choir” được dùng chỉ ca đoàn, còn “quire” là chỗ dành cho ca đoàn).
Nguồn gốc của chúng rất tối tăm, nhưng dường như chúng vốn từ những thì giờ
tĩnh tâm (devotions) cá nhân và những buổi cầu nguyện gia đình của các Cơ-đốc
nhân nguyên thuỷ mà ra. Các Sứ đồ và môn đệ của các vị vẫn tuân thủ các giờ cầu
nguyện của Do-thái giáo, theo các dấu chỉ được tìm thấy trong Cựu ước. Đa-ni-ên
được cho biết là đã cầu nguyện mỗi ngày ba lần (DaDn 6:10) Thi Tv 55:1-23 đề
cập những gìơ cầu nguyện buổi chiều, buổi sáng và ban trưa (c.17) một tác giả thi
thiên khác nói về bảy cơ hội hằng ngày (119:164) và ám chỉ có một lần trong số đó
là lúc nửa đêm (c.62). Trong Tân ước, các giờ thứ ba, thứ sáu và thứ chín (nghĩa là
9 giờ sáng, giữa trưa và 3 giờ chiều) (Có một câu rõ ràng ám chỉ Sự Thương Khó:
Mat Mt 15:25; Mac Mc 15:33-34) được đặc biệt đề cập. Trong ngày lễ Ngũ tuần,
Đức Thánh Linh đã giáng xuống tại nơi các môn đệ Chúa đang nhóm lại vào giờ
thứ ba (Cong Cv 2:1, 15). Phê-rơ thấy khải tượng lúc ông đang cầu nguyện trên
mái nhà vào giờ thứ sáu (3:9). Hai sứ đồ Phê-rơ và Giăng vào đền thờ nhằm giờ
thứ chín (Cong Cv 3:1) và chính lúc Phê-rơ cầu nguyện cũng vào giờ ấy mà
Cọt-nây thấy khải tượng (10:3, 30). Các văn phẩm của các giáo phụ sau này
thường đề cập các giờ ấy (Việc tuân thủ chúng đã được Clement, Origen,
Tertullian và Cyprian đề cập), và rõ ràng là các Cơ-đốc nhân cũng cầu nguyện khi
thức dậy lúc sáng sớm và trước khi đi ngủ lúc chiều tối. Có điều chắc chắn là một
quyển sổ tay chỉ dẫn các giờ tĩnh tâm phát hành cho những người mới ăn năn quy
đạo tại Rô-ma vào đầu thế kỷ thứ ba bắt buộc các Cơ-đốc nhân phải cầu nguyện
sáu lần mỗi ngày - lúc thức dậy, vào các giờ thứ ba, thứ sáu, thứ chín, lúc đi ngủ,
và cào nửa đêm (Apostolic tradition của Hippolytus (kh.235).
Phần đề cập từ trước cho đến đây vẫn chỉ dành cho sự cầu nguyện cá nhân, riêng
tây chứ không phải là một hình thức quy định. Tuy nhiên một khi đã đạt giai đoạn
này rồi, thì việc chuyển từ những buổicầu nguyện riêng tây thành những buổicầu
nguyện công cộng quy định vào đúng những giờ cố định kia là điều hết sức dễ
dàng. Như Ratcliffe nhận xét: “Sựcầu nguyện thông thường vào những giờ quy
định trong nhà thờ là bước bó buộc tiếp sau sự cầu nguyện vào cùng những giờ ấy
tại nhà riêng” và “cũng có một khoảng cáchngắn giữa việc hướng dẫn về cách cầu
nguyện, với phần chỉ dẫn phải dâng lên những bài cầu nguyện nào” (E.C.Ratcliffe,
“The Choir Office” trong Liturgy and Worship, p.259). Như thế, chúng ta nhận
thấy những giờ nhóm cầu nguyện công cộng vào sáu giờ nhất định hằng ngày đã
được mọi người áp dụng vào cuối thế kỷ thứ tư. Sáng sớm và chiều tối là những
giờ chính yếu cho các thi thiên và những bài cầu nguyện quy định này (xem
Apostolic Constitution (kh.375-400).
Tuy nhiên, chính là các tu viện, những buổi Lễ hằng ngày này đã khẳng định được
phần cấu trúc và nội dung dứt khoát cuốicùng qua việc hình thành Bộ Luật của
Benedict (kh.530). Benedict áp dụng các buổi nhóm lại công cộng tại Rô-ma cho
các tu viện, duy còn thêm vào các buổi nhóm lại tại Rô-ma đó một buổi nhóm lại
(Lễ) vào lúc Bình minh (Lễ Nhất, Prime) và một lễ cuối cùng lúc chiều tối
(Coupline) (Hai lễ Prime và Compline được Benedict lấy ra từ bộ Luật của Brasil).
Sắc lệnh cuối cùng về Các Giờ Quy định (Canonical Hours) như chúng đã được
gọi như thế, là như sau: Vigils hay Nocturus (về sau được gọi là Mattins: Sáng)
vào khoảng 2 giờ sáng, Lauds vào lúc hừng đông, nhất lúc sáng sớm, Terce (giờ
thứ ba) vào 9 giờ sáng, Sext (giờ thứ sáu) lúc giữa trưa, None từ 2 giờ đến 3 giờ
chiều, Vespers, khoảng 6 giờ chiều, và Compline vào khoảng 8 giờ tối. Trong thực
tế, Mattins và Lauda được gọi chung là một lễ (buổi nhóm) duy nhất, như thế con
số các giờ nhóm lại (lễ) được giảm đi cònbảy chio phù hợp với Thi Tv 119:164
“Mỗi ngày tôi ngợi khen Chúa bảy lần”. Lễ Mi-sa hằng ngày được cử hành trước lễ
Sext. Đến cuối thời Trung cổ, ta thấy có một sửa đổi thêm về mặt lãnh đạo: do
phong tục tập quán, nhân danh thì giờ thuận tiện, cử hành các lễ (buổi họp, nhóm
lại) ngay trong giáo xứ (phân biệt với các lễ trong các tu viện) các nhà thờ thành
hai nhóm, bốn lễ đầu được cử hành chung với nhau vào buổi sáng, và bốn lễ còn
lại được cử hành vào buổi tối. Ý nghĩa của việc này sẽ được thấy rõ khi chúng ta
xét đến phần các phát triển của việc tụng niệm trong cuộc Cải chánh tại Anh quốc.
Các giờ quy định là một cách tỉnh lược nhằm hai mục tiêu: đọc thuộc lòng rập ràng
sách Thi thiên mỗi tuần một lần và đọc liên tục Thánh Điển - Cựu ước được đọc từ
đầu chí cuối mỗi năm một lần cònTân ước thì hai lần. C.S.Phillips đưa ra một
phần tóm tắt rõ ràng và ngắn gọn về cấu trúc và nội dung của chúng:
Lễ (buổi nhóm lại) trong đêm được gọi là Mattins có hình thức riêng và phần lớn
được dành cho việc đọc thuộc lòng sách thi thiên hằng tuần, và đọc liên tục cả
Kinh điển... Kinh Venite được đọc trước các thi thiên, và vào những ngày lễ hội thì
bài Tôn vinh Thượng Đế được hát cuối cùng. Về các lễ khác là Lauds và Vespers,
thì phần cấu trúc đều tương tự nhau. Trong mỗi lần, buổilễ gồm một phần đọc
thuộc lòng các thi thiên - cố định trong các lễ Lauds (gồm “các thi thiên ca ngợi tán
tụng”, (148-150), và thay đổi trong các lễ Vesperd; một “chương” ngắn (Các
capitula hay “chương” này chỉ gồm một câu duy nhất). Kinh điển (thay đổi) một lễ
Hát thánh ca (thay đổi); một Biệt thánh ca (Canticle) cố định (chúc tụng trong các
lễ Lauds, Tôn vinh trong các lễ Vespers); và một bài cầu nguyện ngắn tuỳ theo cơ
hội (Collect) và những bài cầu nguyện khác sau cùng. Ba lễ trên đây là những buổi
nhóm lại quan trọng nhất, năm lễ kia thì được biết là những giờ kém hơn (the
Lesser Hours). Hai lễ Nhất và Chiều Tối này (nghĩa là buổi lễ 'bổ sung kết thúc
một ngày) được lồng vào một khuôn mẫu chung, trong khi các lễ Terce, Sext và
None được lồng vào một khuôn mẫu chung khác. Nhóm sau này, cùng với lễ Nhất,
là cơ hội hằng ngày để đọc thuộc lòng Thi thiên 119, vốn được chia làm bốnphần
cho chủ đíchnày, phần Quicunque vult tiếp sau phần lễ Nhất. Cả năm lễ này đều
có những bài thánh ca riêng (cố định ngoại trừ lễ Chiều Tối), các “chương” và các
bài cầu nguyện ngắn tuỳ theo cơ hội); trong khi trong lễ Chiều Tối thì bài Biệt
Thánh ca Nunc dimittis được hát lên. Xuyên suốt chu kỳ này, các thi thiên và biệt
thánh ca được (đọc hoặc) hát đối đáp; và mỗi lễ đều được bắt đầu bằng những cân
xứng ngắn, vẫn còn tồn tại trong Sách Cầu Nguyện của chính chúng ta (The
Background of the Prayer Book, pp.91-92).
Do đó, có thể là ngoại trừ lễ Mattins điểm nhấn mạnh trong Buổi Nhóm Thờ
phượng Thượng Đế (Divine Office) (Chu kỳ các Giờ, là nhiệm vụ chủ yếu
(officium) của các tu sĩ sống trong các tu viện, vốn được biết dưới cáit ênlà Opus
Dei - “côngđức”hay “việc phục vụ” Thượng Đế. Do đó mà có từ ngữ Buổi Nhóm
(Lễ) Thờ phượng Thượng Đế (Divine Office) là ca ngợi tán tụng và cầu nguyện
thay vì gây dựng.
III. NHỮNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI CẢI CHÁNH
Đến cuối thời Trung cổ, sự thờ phượng trong Tây Giáo hội dường như chỉ dành
riêng cho hàng giáo phẩm và giới tu sĩ. Các Lễ Hằng ngày đã được sưu tập thành
một quyển sách duy nhất gọi là Sách Kinh (Breviary); cònmột quyển nữa là Sách
Lễ (Missal) - cho lễ Mi-sa. Cả hai đều bằng La-văn - một ngôn ngữ bác học kể từ
khi La-mã Đế quốc sụp đổ. Cùng với sự suy thoái trong công tác truyền giảng, đều
này dẫn tới hậu quả là dường như việc gây dựng đã biến mất khỏi giờ thờ phượng
của các tín đồ thường. Việc họ tíchcực tham gia, ngoài việc “tôn thờ, không phải
là không có pha lẫn mê tín” (W.D.Maxwell, Sđd., tr.72) ở cấp bậc các yếu tố được
hiến tế trong lễ Mi-sa, đều nhằm mục đíchtương giao tương thông - trong bánh mà
thôi - chỉ mỗi năm một lần vào lễ Phục sinh. Khi lễ trung tâm quan trọng của
Cơ-đốc giáo đã trở thành một vở kịch do hàng giáo phẩm trình diễn bằng một thứ
tiếng lạ chẳng có ai biết (Có một giờ nhóm lại (lễ) ngắn bằng tiếng thông dụng
(vernacular) có tên là Prome, thỉnh thoảng được xen vào lễ Mi-sa. Nó gồm những
bài kinh cầu nguyện được xướng lên, một thư tín hay sách Phúc âm, bài Tín điều,
bài giảng (nếu có) lời khuyên răn và Bài Cầu Nguyện của Chúa hoặc một bài diễn
ý Bài cầu Nguyện Chung ấy. Tuy nhiên, nó không phải là một thành phần chính
thức của văn bản lễ Mi-sa. Lễ Prome rất được lòng mọi người. Bên Anh, nó được
biết là The Bidding of the Bedes), một vở tuồng (mà các tín đồ)chỉ được chứng
kiến, chứ không còn là một hành động thờ phượng tập thể nữa.
Trong một bức thư của Stephen Gardiner gởi cho Cranmer vào tháng Bảy 1547
(Được Charles Smyth trích dẫn trong The Genius of the Church of England) lập
trường của nhân vật thuộc Hội thánh Trung cổ này đã được phát biểu thẳng thừng
như sau:
Vì trong quá khứ...người trong Hội thánh chỉ quan tâm rất ít đến những gì vị linh
mục và những người phụ tế làm trong thánh đường, mà chỉ đứng lên khi nghe đọc
sách Phúc âm và quì xuống lúc Hiến tế, bằng không thì ai nấy đều tự bận tâm bằng
nhiều cách khác nhau với nhiều lời cầu nguyện khác nhau của mình... Nó chẳng
bao giờ có ý nghĩa rằng mọi người dĩ nhiên đều được nghe các Lễ Sáng hay lễ
Mi-sa, nhưng chỉ có mặt ở đó để tự cầu nguyện thầm mà thôi; còn về phía các linh
mục và những người phụ tế, tuy họ không nghe được một âm thanh rõ ràng nào để
hiểu mình nói gì, nhưng chỉ cho rằng mình đang thi hành phần việc của mình và
đang bận rộn, và đang cầu nguyện và họ cứ làm như thế... Đó là những gì đã được
thực hành.
Và như thế là riêng phần mình, Gardiner vẫn muốn cho việc ấy cứ tiếp tục. Và
Cranmer bình luận: “Nhưng căn cứ vào Tân ước, Cranmer biết rằng (ý định của
Sách ấy là) muốn cho cả hội chúng phải theo dõi và dự phần vào vở kịch của lễ
Tiệc thánh, và rằng chủ đíchhàng đầu do đó Bữa Tiệc Tối của Chúa đã được thiết
lập vốn không phải là việc tôn thờ, nhưng là sự tương thông tương giao: và trong
cả hai vấn đề ấy, ông đã bị Phong trào Tụng niệm Cải chánh trong Hội thánh tại
Rô-ma thuyết phục. “Lệnh truyền của Giáo hoàng: Con không cầu nguyện tại lễ
Mi-sa, con phải cầu nguyện cho lễ Mi-sa” là “một tiếng vang muộn màng của các
nguyên tắc của Cuộc Cải chánh bên Anh quốc”(The Genius of theo Church of
England, p.30).
Toàn thể các nhà Cải chành, ngoại trừ Zwingli (với Zwingli mà Tiệc thánh trước
hết là một hành độgn xưng nhận, muốn Thánh lễ này chỉ đựơc cử hành bốn lần mỗi
năm mà thôi - vào lễ Phục sinh, lễ Ngũ tuần, lễ Đầu Mùa gặt và lễ Giáng Sinh),
đều cố gắng vãn hồi Tiệc Thánh nguyên thuỷ, trong đó việc truyền giảng KLời
Chúa đặt đến tuyệt đỉnh trong việc tương thông tương giao của những người thờ
phượng tại Bàn Tiệc của Chúa, xem đó là mẫu mực cho buổi thờ phượng hằng
tuần. Sử dụng Thánh điển làm định chuẩn, họ bác bỏ khái niệm chuyển hoá thánh
thể (transubotantiation) phi Kinh điển và vứt bỏ những phần thêm vào của thời
Trung cổ khiến cho các yếu tố của nghi lễ ấy bị che mờ. Xin trích dẫn câu nói trào
phúng của J.S.Whale “các nhà Cải chánh chỉ bài trừ những gì mà người Công giáo
bày đặt ra mà thôi” ("Calvin” trong Christian Worship (Ed. N.Micklem) p.161).
Một lần nữa, lễ Mi-sa không có sự tham dự của những người thờ phượng, đã trở
thành tiệc thánh, với tuyệt đỉnh của nó, không phải là việc hiến tế và dâng lên các
yếu tố, nhưng là việc các tín đồ tương thông tương giao với nhau.
Hơn nữa, cũng có một thay đổi hoàn toàn điểm nhấn mạnh trong sự thờ phượng
của Giáo hội Kháng Cách. Trái với những bài kinh tụng niệm của cả Đông lẫn Tây
Giáo hội, trong đó hành động hiến tế áp đảo và hầu như loại trừ chức vụ Truyền
giảng Lời Chúa “cuộc Cải chánh nhấn mạnh trước nhất trên Lời Chúa như là nền
móng của đức tin và sự thờ phượng” (J.S.Whale, Sđd., tr.165). Lời Chúa không
phải là phần được xen vào, như lễ Prome, trong vở kịch mà nếu không có nó, vở
tuồng thánh lễ kia cũng đã trọn vẹn, hoàn tất rồi; bản thân Thánh Lễ ấy vốn là một
dấu ấn của Lời Chúa. Như thế “có hai sự kiện chiếm thế áp đảo trong sự thờ
phượng của Giáo hội Kháng Cách. Một là trung tâm điểm dành cho bài giảng; hai
là việc biến lễ Mi-sa thành Tiệc Thánh (Bữa Tiệc Tối của Chúa để Tương Thông
Tương giao - the Communion of the Lord's Supper)(Sđd.,tt. 166-67).
Vì các nhà Cải chánh xem Lời Thượng Đế có tầm quan trọng hàng đầu, cho nên họ
nhấn mạnh rằng sự thờ phượng phải thuần lý và khả dĩ hiểu được. Như thế, việc sử
dụng ngôn ngữ thông dụng là một nét đặc trưng chung cho mọi ngành thuộc giáo
hội Kháng cách. Buổi lễ phải bằng một ngôn ngữ “được mọi người thông hiểu”.
Hơn nữa, vị mục sư hành lễ phải đứng chỗ nào, sao cho mọi lời nói của ông phải
được nghe thấy rõ ràng, và các hành động của ông tại Bàn Tiệc Thánh phải được
nhìn thấy. Do đó, ông phải đứng sau Bàn Tiệc Thánh, đối diện với các tín đồ, như
tập quán của Hội thánh nguyên thuỷ (Đây là lập trường của vị giám mục trong hậu
cung của các ngôi nhà thờ nguyên thuỷ, do đó mà được biết dưới cái tên là “vị thế
của giám mục thánh đường” (basilican postuer). Nếu Luther, trong phần dẫn nhập
tác phẩm, Deutsche Messe của ông có liên hệ cho việc đó, thì chính ông dường
như cũng cứ tiếp tục hành lễ tha vị thế của Đông giáo hội. Tuy nhiên, nó đã ược
Calvin áp dụng và trở thành phổ biến trong các Hội thánh Cải chánh). Các tín đồ
cũng hải tự mình tham dự phân biệt qua việc hát những bài thánh ca hay những thi
thiên theo vần luật của cả hội chúng, một cách tân đã được Luther và Calvin đưa
vào. “Điểm phân biệt quan trọng giữa thánh ca Trung cổ và hiện đại là ở sự kiện
bài thánh ca trước thuộc về tu viện, hầu như là độc quyền của những người phụ tế
trong ca đoàn...bàthánh ca sau thuộc về toàn thể các tín đồ... Nếu có một đốitượng
nào giữa Giáo hội Kháng cách với bài thánh ca hát lễ thời Trung cổ trong sách
Kinh La-văn, thì có lẽ đó là bài thánh ca do ca đoàn của Hội thánh hiện đại” (Sđd.,
tr.164).J.S.Whale nhắc nhở chúng ta như thế.
Luther vốn là nhà Cải chánh bảo thủ nhất đã rất chậm chạp trong việc thay đổi bất
luận điều gì trong lễ Mi-sa mà không bị Thánh điển minh nhiên cấm đoán. Lẽ dĩ
nhiên là Công thức lễ Mi-sa (Formula Missae) năm 1523 của ông, mà phần lớn
những bài tụng niệm sau này của Giáo hội theo truyền thống Luther dùng làm cơ
sở, “đều chỉ là một cách cắt xén lễ Mi-sa của La-mã, vẫn giữ lại tiếng La-tinh,
cũng như phần lớn nghi lễ, đèn, hương và trang phục” (W.D.Maxwell, Sđd., tr.77).
Tuy nhiên ba năm sau đó, ông đã cho xuất bản quyển Deutsche Messe của mình
bằng ngôn ngữ thông dụng, trong đó đã có rất nhiều thay đổikhác xa và thậm chí
là khác hẳn nữa; nhưng trang phục và đèn thì vẫn đựơc giữ lại. Maxwell nói: “Với
tư cách một hình thức thì lễ Mi-sa kiểu Đức quốc của Luther có nhiều khuyết
nhược điểm. Nhưng ông đã mở rộng và và đào sâu tinh thần của sự thờ phượng và
đưa ra cho các tín đồ một phần thông hiểu lớn hơn. Bây giờ, thì ít ra họ cũng biết
điều gì dâng được thực hiện, và có thể tham gia cùng một hành động chung, và sự
tương giao được phục hồi đúng địa vị của nó. Sự giục giã mà Luther đưa vào cho
việc hát thánh ca trong nhà thờ đã làm nảy sinh nhiều lợi íchlâu dài và quang vinh
(Sđd., tr.80).
Nhà Cải chánh đến tận gốc rễ là Calvin. Tuy nhiên, câu khẳng định của Heiler rằng
ông “thành công trong việc sáng tạo ra một hình thức nhóm lại trong đó chẳng hề
có một phần nhỏ quan trọng nào từ lễ Mi-sa của La-mã mà còn tồn tại” (F.Heiler,
The Spirit of Worship, p.99), đã gán cho chúng ta một món nợ quá to lớn đối với
Calvin. Buổi nhóm lại thờ phượng của Calvin vốn không phải là sự sáng tạo của
riêng ông, mà là một cách áp dụng phần nghi lễ của Bucer ở Strasbourg, mà điều
này thì ít ra cũng là theo bố cục chính của Giáo luật La-mã (Roman Canon) sự việc
cũng xảy ra giống y như thế, vì theo Calvin thì tự thân lễ Mi-sa là điều đáng gớm
ghiếc tối cao do Sa-tan dựng lên. Định chuẩn duy nhất của ônglà Kinh điển và cách
hành lễ thông dụng của hàng giáo phẩm cổ thời. Ông cho rằng biểu tượng chủ
nghĩa trong cách trang hoàng và nghi lễ là những ý đồ phi Kinh điển của loài
người, phỉ báng vinh quang của Thượng Đế. Do đó, chúng bị tinh giảm để chỉ còn
là hình thức đơn giản nhất mà thôi. Tuy nhiên, như Doumergue vạch rõ, “tất cả các
yếu tố thiết yếu của sự thờ phượng đều có ở đó”(F.Doumergue, Jean Calvin, qu.ii,
tr.504). Calvin đã không muốn thay thế lễ Mi-sa bằng một giờ nhóm lại để truyền
giảng, như người ta vẫn thường cho là như thế; ông chỉ tìm cách thay thế lễ Mi-sa
Trung cổ đã thoái hoá biến chất bằng một Tiệc thánh hằng tuần, trong đó thế quân
bình nguyên thuỷ giữa Lời Chúa với Thánh Lễ được phục hồi địa vị, một cách cử
hành lễ kỷ niệm Bữa Tiệc Tốicủa Chúa mà bài giảng và sự tương giao tương
thông chiếm được địa vị phải lẽ của chúng.
Tuy nhiên, cái lý tưởng về một Tiệc Thánh hằng tuần của Calvin đã chẳng bao giờ
thực hiện được; sự chống đối của các vị thẩm phán ở Geneva đã hạn chế ông để chỉ
còn bốnlượt kỷ niệm mỗi năm (Khuôn mẫu Trung cổ của Tiệc Thánh
(Communion) mỗi năm một lần không thể nào tránh được hàm ý rằng việc thiết lập
lễ Tiệc thánh hằng tuần bị bắt buộc phải là một tiến trình khó khăn và chậm chạp.
Điểm nhấn mạnh của các nhà Cải chánh không chỉ đặt cơ sở trên cáchhành đạo
nguyên thuỷ, mà còntrên điểm nhấn nmạnh của họ rằng tôn giáo phải vừa có tính
cách riêng tây, cũng vừa có tính cách tập thể nữa). Nhưng ông chỉ chấp nhận sự
hạn chế đó bằng cáchphản đối, và một sự thu xếp tạm thời mà ông cực lực không
tán thành. Hơn nữa, vào những buổisáng Chúa nhật mà ông không được cho phép
cử hành lễ kỷ niệm Bữa Tiệc Tối, Calvin đã giữ lại phần cấu trúc và nội dung của
Tiệc Thánh, chỉ bỏ đi những phần trực tiếp liên hệ đến việc hiến tế các yếu tố và sự
tương giao tương thông. Như thế, phần mẫu mực về thờ phượng trong Tiệc thánh
vẫn được duy trì. Whale nói: “Mỗi nhóm lại (thờ phượng) của Calvin không nảy
sinh từ những buổi nhóm lại (lễ) Trung cổ hay những lễ hát, cũng không giống như
các lễ Mattins (sáng) của Anh quốc giáo, vốn quay về với cả bảng lễ hằng ngày
đến tận Bộ Luật của Benedict... cũng như Bài Kinh Xưng Tội bắt nguồn từ Bài
Kinh Xưng Tội trong lễ Mi-sa thế nào, thì cũng thế, Bài Cầu Thay Lớn không bắt
nguồn từ những bài cầu nguyện xướng to (Bidding prayers) thời Trung cổ, mà từ
Giáo Luật. Buổi nhóm lại bình thường sáng Chúa nhật của Calvin, cũng như của
Knox, do đó, đều là một buổi nhóm lại trước Tiệc Thánh (Ante Communion) cổ
điển” (Sđd., tr.171).
Cuộc Cải chánh bên Anh quốc vốn độc nhất vô nhị; nó chẳng theo những tiền lệ
nào cả, mà cố lái theo một con đường trung dung giữa những cái lợi và những cái
hại của Rô-ma và Geneva. Điều này đã đem đến cho Anh quốc giáo cái đặc tính
hỗn hợp mà nó vẫn luôn luôn duy trì, một nguồn mạch của cả nhược điểm lẫn ưu
điểm của nó. Như thế, trong khi giáo lý của nó như được kết tinh trrong các Điều
Khoản Tôn giáo (Articles of Religion) vốn có tính cách của Calvin đến tận phần
cốtlõi, thì phần thờ phượng của nó lại được hướng dan bởi quyển Sách Cầu
nguyện (Prayer Book) được đúc kết từ các nguồn cộiTrung cổ. Trong phần tụng
niệm thực hành, nó có những ái lực gần gũi với Giáo hội theo truyền thống Luther
tuy ảnh hưởng của Calvin cũng có thể được thấy rõ (Thí dụ Mười Điều Răn trong
Lễ Tiệc Thánh của Sách Cầu Nguyện thứ Hai của năm 1552 vốn từ phần nghi lễ
của Calvin mà ra, cũng như phần dẫn nhập có tính cách ăn năn thống hối cho Bài
Cầu Nguyện Buổi Sáng và Buổi Chiều).
Quyển Sách Cầu Nguyện Phổ Cập (The Book of Common Prayer) - quyển sách
duy nhất về buổi nhóm lại để thờ phượng có niên đại từ thời Cải chánh vẫn còn
thông dụng - là một công trình do thiên tài của Tổng Giám mục Cranmer, và dưới
quyền chỉ dẫn của ông, các Sách Cầu Nuyện thứ Nhất và thứ Hai của Edward VI
(ấn hành vào năm 1549 và 1552 riêng biệt) được hình thánh. Một trong những học
giả tài ba nhất trong thời đại của mình về vấn đề tụng niên, Cranmer vừa có kiến
thức sâu sắc về phần di sản của thời Trung cổ, vừa có một sự quen thân mật thiết
với các lãnh tụ của những công cuộc cải chánh trong lục địa, ngoài việc bản thân
ông cònlà một bậc thầy về văn pháp Anh ngữ. Các nguyên tắc chỉ đạo của ông đã
được trình bày trong Bài Tựa quyển Sách Cầu Nguyện thứ Nhất năm 1549, được in
trong Sách Cầu Nguyện năm 1662 hiện nay dưới tiều mục “Về Buổi Nhóm lại Thờ
phượng của hội thánh (Concerning the Service of the Church)”. Nguyên tắc chỉ
đạo đầu tiên là “mọi điều sẽ được đọc và hát...bằng Anh ngữ, nhằm mục đíchlà để
cả Hội chúng nhờ đó mà được gây dựng. Thứ hai, các buổi nhóm thờ phượng phải
được giản dị hoá, vì từ trước đến nay, chúng vốn rắc rối đến độ “nhiều lần, vấn đề
tìm xem phải đọc gì lại quan trọng hơn là cứ đọc điều đã tìm thấy được”. Thứ ba,
các yếu tố thiết yếu của truyền thống tụng niệm của Tây Giáo hội cần phải được
phục hồi địa vị xưa kia của chúng và dành cho việc nhấn mạnh thích đáng bằng
cách loại bỏ những điều vô ích đã được thêm vào. “Do đó mà một số là không
đúng sự thật, một số có tính cách bấp bênh, một số khác nữa lại vô íchvà là mê tín
dị đoan”. Thứ tư, “trong khi từ trước đến nay đã có nhiều điều rất khác nhau đựơc
nói và hat lên trong các Hội thánh thuộc lãnh vực này sẽ chỉ còn một Công dụng
duy nhất mà thôi”. Tất cả những điều trên đây, ngoại trừ nguyên tắc cuối cùng về
tính cách thống nhất trong tụng niệm, đều cũng được phổ cập cho các nhà cải
chánh trong lục địa nữa.
Trong những mối quan tâm đơn giản hoá, Cranmer nhằm gộp chung tất cả hững
buổi nhóm lại thờ phượng côngcộng chính của Hội thánh vào trong cùng một
quyển sách. Kết quả là quyển sáchCầu Nguyện thứ Nhất của Edward VI (1549) là
một công trình đáng chú ý. “Nó tiêu biểu cho một nỗ lực chân thành và bảo thủ
nhằm duy trì truyền thống tụng niệm của Tây Giáo hội trong những nét đặc trưng
thật sự thiết yếu của nó (C.S.Phillips, Sđd., tr.26). Trong Tiệc thánh, vốn phải được
cử hành với sự tương giao tương thông mỗi Chúa nhật và Ngày Thánh, “phần bố
cục của lễ Mi-sa bằng La-ngữ cũ được triệt để bám sát, với mọi thành phần cấu
thành chủ yếu của nó được trình bày theo thứ tự quen thuộc của chúng” (Sđd.).
Giáo Luật (đó là cáchgọi Bài Cầu Nguyện Hiến tế) là mới, nhưng phải theo các
nét chính của Giáo Luật La-mã cũ, thêm vào một lời kêu cầu Đức Thánh Linh
(Epiclesis) như được tìm thấy trong những bài tụng niệm cổ và được bảo tồn trong
các nghi lễ của Đông Giáo hội.
Chính trong Buổi Thờ Phượng Thượng Đế (Divine Office) những thay đổiquan
trọng nhất mới xảy ra. Như chúng ta đã thấy, vào thời Cải chánh, việc đã trở thành
tập quán là cac nhà thờ của giáo xứ đọc sách Các Giờ của Giáo luật (the Canonical
Hours) gồm hai nhóm, một vào buổi sáng và một vào buổichiều. Điều này gợi ý
cho Cranmer thực hiện việc đơn giản hoá thêm: Mô hình cũ gồm tám lần hóm lại
thờ phượng (lễ) trong hai mươi bốngiờ bị bỏ đi để nhường chỗ cho hai lần nhóm
lại - cử hành vào sáng sớm và chiều tối - được gọi riêng biệt là “lễ sáng” (Mattins)
và “lễ chiều” (Evensong). Trong số này, lễ trước là một kết hợp các yếu tố rút ra từ
lễ sáng cũ, các lễ Lauds và lễ Nhất, lễ sau được kết dệt theo cùng một kiểu mẫu
giống như thế, gồm luôn các yếu tố được lấy ra từ các lễ Vespers và Copline; còn
các lễ Terce, Sext và None thì hoàn toàn biến mất... Tính cách nối tiếp nhau theo
truyền thống của các thi thiên, bài học, biệt thánh ca và bài cầu nguyện được xây
dựng lại thành một hình thức đơn giản và cô đọng hơn; và chủ đíchthiết yếu của
Buổi thờ phượng Thượng Đế - việc đọc thuộc lòng có hệ thống sách Thi thiên và
đọc Kinh điển - được thực hiện bằng một mô hình cung cấp cách đọc (hát) cả sách
Thi thiên mỗi tháng một lần (thay vì mỗi tuần một lần, như theo lý thuyết trước
kia) và việc đọc phần lớn Cựu ước mỗi năm một lần và toàn bộ Tân ước mỗi năm
hai lần (C.S.Phillips, Sđd., tr.27).
Hơn nữa, lại còncó một thay đổi có ý nghĩa về điểm nhấn mạnh. Như F.C.Burkitt
vạch rõ, bài Tựa sách Cầu Nguyện năm 1549 ngụ ý rằng “trong khi các buổi nhóm
thờ phượng (lễ) hằng ngày xưa kia có trọng tâm là đọc thuộc lòng các Thi thiên, thì
theo quan điểm của Cranmer... tâm điểm là trong việc đọc Thánh Kinh” (Christian
Worship, p.83).
Tất cả các bản in về sau đều căn cứ trên Sách Cầu Nguyện Anh văn đầu tiên này.
Tuy nhiên bản thân quyển Sách ấy vốn bảo thủ để có thể được các tín đồ Kháng
cách cấp tiến hơn chấp nhận, mà hậu quả là việc ấn hành quển sách Cầu Nguyện
thứ Hai của Edward VI vào năm 1552. Ở đây, nhiều thay đổi có ý nghĩa đã xuất
hiện với nhiều hậu quả lẫn lộn. Một mặt, quyển sách Cầu Nguyện năm 1552 có đặc
tính dứt khoát Kháng Cách hơn quyển sách năm 1549; mặt khác, nó chủ động đi
bước trước để giữ từ truyền thống tụng niệm cổ điển vốn là đặc điểm của Sách Cầu
Nguyện Phổ Cập từ bấy đến nay. Chẳng những chỉ có các bài hát cổ xưa và nhiều
nét đặc trưng nguyên thuỷ khác nữa của Lễ Tiệc Thánh (Communion Office) đã bị
bỏ đi, mà bài Cầu Nguyện Hiến Tế quan trọng, hay Giáo Luật, cũng bị chặt ra làm
ba đoạn. Đoạn Cầu Thay với phần ở đầu của nó bị đưa xa ra phía sau và đặt vào
phần lễ Cầu Nguyện cho Hội Thánh đang Chiến Đấu, và phần còn lại của bài cầu
nguyện được chia thành hai phần, để đoạn về Lễ tiệc Thánh được chen vào giữa.
Bài Cầu Nguyện của Chúa được chuyển từ phần cuốicủa Giáo luật nơi nó đã tạo
thành tuyệt đỉnh ngay từ thời nguyên thuỷ, để được xếp ngay sau Lễ Tiệc Thánh,
để tiếp theo đó là Bài Cầu Nguyện dâng Của Lễ (the Prayer of Oblation), giờ đây
được khiến có thể thay đổi với bài cầu nguyện sau Tiệc Thánh (Do đó, thật ra là có
hai nghi lễ phân biệt trong Sách Cầu Nguyện Phổ cập). Lời kêu cầu Đức Thánh
Linh (Epiclesis) hoànt oàn biến mất. Các lễ sáng và Cầu nguyện buổi chiều ít bị
thay đổingoài việc đưa vào phần dẫn nhập có tính cách ăn năn thống hối (Trong
Sách Cầu Nguyện năm 1549, Buổi Nhóm thờ phượng hằng ngày bắt đầu bằng Bài
Cầu nguyện của Chúa (đọc nhằm chuẩn bị) và các câu “Ôi lạy Chúa, xin mở môi
tôi” v.v...).
Dường như mục đíchcủa Cranmer trong việc sắp xếp lại tận gốc rễ buổi nhóm
Tiệc Thánh này là nhằm nhấn mạnh đặc tính Kháng cách của nghi lễ ấy, cả bằng
việc giã từ hình thức của Giáo Luật La-mã xưa kia, lẫn bằng cáchdành cho Tiệc
Thánh một địa vị trung tâm hơn, đến độ đặt nó ngay vào tâm điểm của Giáo Luật.
trên cơ sở thần học, đã có lý luậnr ằng bản thân việc tự dâng mình làm của lễ
(self-oblation) chỉ có thể đựơc thực hiện nhờ ân phúc Thượng Đế đã được ban cho
trong việc tiếp nhận và hiến tế các yếu tố. Do đó mà bài Cầu Nguyện Dâng Của Lễ
kết thúc phần Giáo Luật, được đặt sau hành động Tương Thông Tương Giao là phù
hợp hơn. Nhưng giờ đây, nó đã trở thành điều có thể tự chọn, và sự kiện vẫn là
cách sắp xếp lại của Cranmer đoạn tuyệt với truyền thống tụng niệm không những
là của thời Trung cổ, mà cả với Hội thánh nguyên thuỷ nữa.
Các Sách Cầu Nguyện năm 1559 (sau phần “chuyển tiếp chung” về thời trị vì của
bà Ma-ri) và năm 1662 (Sau phần Phúc lợi chung - common weath) về cấu trúc và
nội dung đầu hầu như giống hệt Sách Cầu Nguyện năm 1552. Những thay đổi nhỏ
trong mỗi quyển là trong phần hướng dẫn “Chung” với mục đíchhạ thấp giọng nói
đề cập đặc tính Kháng Cách trong quyển sách năm 1552. Thí dụ, phần Mấy Lời về
Quyền Cai Trị (the Words of Administration) trong quyển Sách Cầu Nguyện thứ
nhất của Edward VI (154) là: “Thân thể Chúa Cứu Thế Giê-xu chúng ta đã được
ban cho ngươi, bảo tồn thân thể và linh hồn người để được sự sống vĩnh hằng”.
Đây là một câu nói của Luther, và có thể được lý giải “theo Công giáo”. Do đó,
trong quyển Sách Cầu Nguyện năm 1552 nó được thay thế bằng câu nói có hình
thức của Zwinghi: “Hãy nhận lấy và ăn bánh này để nhớ rằng Chúa Cứu Thế đã
chết thay ngươi, và tự nuôi mình trong trái tim bằng đức tin với sự cảm tạ”. Nhưng
trong các Sách Cầu Nguyện những năm 1559 và 1662, cả hai hình thức trên đã
được đúc kết lại: “Thân thể Chúa Cứu Thế Giê-xu chúng ta, đã được ban cho
ngươi, bảo tồn thân thể và linh hồn ngươi để được sự sống vĩnh hằng: Hãy lấy và
ăn bánh này để nhớ rằng Chúa Cứu Thế đã chết thay ngươi, và dùng Ngài để nuôi
dưỡng tấm lòng người bằng đức tin và sự cảm tạ”.
Sách Cầu Nguyện Phổ cập năm 1662 chỉ giữ lại hình thức được cho phép về mặt
pháp lý của sự thờ phượng theo Anh quốc giáo bên Anh quốc mãi đến ngày nay.
Sách Cầu Nguyện Hiệu Đính của những năm 1927-28 mà Maxwell mô tả là “một
nỗ lực xứng đáng nhằm phục hồi sự hợp nhất và liên tục cổ xưa của nghi lễ Anh
quốc”(Sđd., tr.151), đã được Giáo hội Nghị (Convocation), Hiệp hội các Hội
thánh (Church Assembly) và Thượng Nghị viện (House of the Lords) phê chuẩn,
nhưng những quan điểm trái ngược nhau liên hệ với vấn đề Duy Trì Thánh Lễ
(Tiệc Thánh) đã đưa đến chỗ nó bị Hạ Nghị Viện (House of the Commons) phủ
quyết. Tuy nhiên giai đoạn hiệu đính đầu tiên đã hợp pháp hoá sáchKinh Giảng
Hiệu Đính (the Revised Lectionary) để thay cho Sách Kinh Giảng cũ vào năm
1922 và nhiều phần khác của quyển sách đã được hợp thức hoá (tuy không được
hợp pháp hoá) do nhiều vị giám mục để sử dụng trong các giáo khu của họ.
Tất cả các nhà Cải chánh đều thừ ahưởng của thời Trung cổ một truyền thống song
phương là Lễ tiệc Thánh và các Lễ Hát, nhưng chỉ có Cranmer là cố tình giữ lại cả
hai. Người ta đã được thấy thiên tài của ông trong việc này. Và chẳng những ông
chỉ áp dụng các lễ hát Trung cổ cho các nhu cầu thờ phượng của giáo xứ cải chánh;
mà ông còn đặt vào tâm điểm của chúng việc đọc và nghe Lời Thượng Đế.
Điều quan trọng là phải nhận thức rằng Cranmer đã không quan tâm trước tiên đến
việc soạn thảo một sách kinh hiệu đính, một lễ hát cho hàng giáo phẩm, cũng
không chỉ đơn giản quan tâm đến việc phục hồi một diễn trình đọc các thi thiên ha
các kinh giảng (lections) liên tục, được giải thoát khỏi phần trau chuốt và tự ý thêm
thất của thời Trung cổ, mà mối bận tâm của ông là sự cầu nguyện phổ cập, với các
nhu cầu của toàn thể Hội thánh, là giới tín đồ thường cũng như hàng giáo phẩm.
Nếu căn cứ theo sự soi sáng của sử ký mà xét, thì công trình vĩ đại nhất của ông là
sắc lệnh về Lễ Cầu Nguyện Buổi Sáng và Buổi Chiều. Tuy nhiên, cho dù chúng ta
có khám phá ra được càng nhiều bao nhiêu về sự kiện ấy, khi đem các lý tưởng cao
nhất của chúng ta ra để phê phán, thì quả thật ảnh hưởng của Sách Cầu Nguyện
trên khối đại đa số các Nhân vật của Anh quốc giáo vốn trước hết là ảnh hưởng của
các Lễ Sáng và Lễ Chiều, và điều đó cứ liên tục hư thế qua suốt lịch sử của nó
(D.E.W.Harrison. Trích từ một bài thuyết giảng không được công bố). Như thế,
bằng cách giữ lại và sắp xếp lại các Lễ Hát, Cranmer đã thành công trong việc đề
ra một hình thức thờ phượng bổ sung cho Tiệc Thánh. Evelyn Underhill nói:
“Điểm độc đáo của truyền thống Anh quốc giáo là chỗ cùng nhấn mạnh ngang
nhau điều nó đem đến cho Buổi Thờ Phượng. Thượng Đế và Tiệc Thánh, nghĩa là
sự thờ phượng theo Thánh Kinh và Thánh Lễ. Hễ nơi nào thế quân bình này bị
quấy rối, thì đặc tính của nó bị đánh mất... Tuy những người “Kháng cách” và
“Cônggiáo” cực đoan có thể nuôi dưỡng một phần này để làm thiệt hại cho phần
kia, quả thật chỉ một mình quyển Eclesia Anglicane mới là mẫu mực nguyên thuỷ;
và dọc dài theo cả hai nẻo đường đó đã dẫn dân sự (người) của Thượng Đế đến với
Ngài”. Bà tiếp: “Đây là một sự kiện không thể xem nhẹ để gạt qua một bên, vì nó
tạo ra một công thức tụng niệm đặc biệt, trong đó các yếu tố thờ phượng đã kết hợp
lại và được tâm hồn người Anh đánh giá sâu sắc nhất. Phẩm chất đúng với Kinh
điển, bằng không khí trang nghiêm tập trung vào Thượng Đế việc hát các thi thiên
phổ thông và những bài ca thuộc linh và sự lệ thuộc vào quyền năng thần hựu được
bộc lộ trong những bài cầu nguyện cho cộng đồng và các nhu cầu thông thường
của sinh hoạt hằng ngày, đều khiến cho khớp Buổi Nhóm Cầu Nguyện Sáng và
Chiều của Giáo Hội Anh quốc khớp đúng với tính khí tôn giáo của các concái
mình” (Worship, tt.335-36).
Dường như không phải chính Cranmer đã tạo ra mối liên hệ chính xác giữa Tiệc
Thánh với các Lễ Hát (Trong các sách Cầu Nguyện của Cranmer, các bài học ngày
Chúa nhật và thi thiên nối tiếp nhau theo thứ tự với tuần lễ trước. Các bài học đặc
biệt cho ngày Chúa nhật là một phát minh mới của Elisabeth). Tuy nhiên, rõ ràng
là ông đã có ý định biến Tiệc Thánh hằng tuần trở thành buổi nhóm thờ phượng
Chúa cho người thuộc về (dân) Chúa vào ngày của Chúa”. Lễ Cầu Nguyện Sáng và
Kinh Cầu Nguyện (the Litany) được xếp trước nhằm dẫn tới thánh lễ này, như các
đề mục (trong các Sách Cầu Nguyện) của những năm 1549 và 1552 cho thấy
(Những người có ý định tương giao tương thông bị đòihỏi phải ghi tên nơi vị linh
mục phụ tá, “nếu không thể vào lúc sáng sớm, trước khi bắt đầu Lễ Sáng, hoặc
ngay sau đó”. Và “sau khi kết thúc bài Kinh Cầu Nguyện (Litany)” thì vị Linh mục
tiến hành Lễ Tiệc Thánh (Communion) (1549). Rõ ràng sở dĩ có sự tập trung này là
do sự kiện chỉ tại đây, cả quyển Sách Cầu Nguyện Phổ cập mới cung cấp được một
điều gì đó cho công tác truyền giảng Lời Chúa.
Rủi thay, cách hành đạo của Giáo hội Anh quốc cứ ngày càng lìa xa các ý hướng
của quyển Sách Cầu Nguyện của mình. Bản thân C.S.Phillips, vốn là một mục sư
Anh quốc giáo, cũng thừa nhận rằng chính trong Hội thánh của ông, “với thời gian,
lễ Tiệc thánh ngày càng xu hướng đi xa hơn để sa vào phần bốicảnh so với các
buổi nhóm thờ phượng khác. Việc cử hành thánh lễ ấy ngày càng ít hơn, cho đến
những ngày đen tối của thế kỷ mười tám, ba hoặc bốn cơ hội trong năm thường
được cho là đã đủ lắm rồi. Và thậm chí khi thánh lễ ấy được cử hành thường hơn
thì phần đông các tín đồ thường đã không tỏ ra nhiệt tình tương thông tương giao
lắm” (C.S.Phillips, Sđd., tr.44). Hệ quả là Buổi Nhóm Cầu Nguyện Sáng (hoặc có
khi là Buổi Nhóm Cầu Nguyện Chiều) đã thay thế phần lớn các thánh lễ Tiệc
Thánh, và được xem như buổi nhóm thờ phượng chính trong ngày. Nhằm cứu vãn
một điều gì đó cho sự thờ phượng đầy đủ, giờ đây một bài giảng được thêm vào
cho Buổi Nhóm Cầu Nguyện Sáng và Chiều và lễ Tiệc Thánh vào những Chúa
nhật - không có bài giảng - được cử hành thật sớm và chỉ có một số ít người thờ
phượng tham dự mà thôi. Việc này trái hẳn với các ý hướng của Sách Cầu Nguyện
Phổ cập, trong đó bài giảng chỉ được quy định cho Tiệc Thánh mà thôi.
IV. SỰ THỜ PHƯỢNG CỦA GIÁO HỘI TỰ DO
Cách sắp xếp của Anh quốc giáo (The Anglican Settlement) vốn là một thoả hiệp
giữa Geneva và Rô-ma; do đó, nó không được thành tố cấp tiến (the radical
element) trong Giáo hội Anh quốc (the English Church) chấp nhận. Các tín đồ
Kháng Cách lưu vong, đã được các Hội thánh Cải chánh Lục địa tiếp nhận như
những khách được mời dưới thời trị vì của Nữ hoàng Mary, khi trở về, đã không tỏ
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong

More Related Content

What's hot

Tc ba ngoi lm micae tran dinh quang
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quangTc ba ngoi lm micae tran dinh quang
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quangTung Thanh
 
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietMau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietTung Thanh
 
B2 chuc vu giup do
B2 chuc vu giup doB2 chuc vu giup do
B2 chuc vu giup doco_doc_nhan
 
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong duMau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong duTung Thanh
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1co_doc_nhan
 
Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienco_doc_nhan
 
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taHoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taco_doc_nhan
 
B1 quyen nang cua su cau nguyen
B1 quyen nang cua su cau nguyenB1 quyen nang cua su cau nguyen
B1 quyen nang cua su cau nguyenco_doc_nhan
 
Nep song cong dong
Nep song cong dongNep song cong dong
Nep song cong dongco_doc_nhan
 
Quan binh doi song co doc
Quan binh doi song co docQuan binh doi song co doc
Quan binh doi song co docco_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2co_doc_nhan
 
Huong dan hoc cong vu cac xu do
Huong dan hoc cong vu cac xu doHuong dan hoc cong vu cac xu do
Huong dan hoc cong vu cac xu doco_doc_nhan
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanco_doc_nhan
 

What's hot (17)

Tc ba ngoi lm micae tran dinh quang
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quangTc ba ngoi lm micae tran dinh quang
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quang
 
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietMau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
 
B2 chuc vu giup do
B2 chuc vu giup doB2 chuc vu giup do
B2 chuc vu giup do
 
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong duMau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
 
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taHoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
B1 quyen nang cua su cau nguyen
B1 quyen nang cua su cau nguyenB1 quyen nang cua su cau nguyen
B1 quyen nang cua su cau nguyen
 
Nep song cong dong
Nep song cong dongNep song cong dong
Nep song cong dong
 
Thuat lanh dao
Thuat lanh daoThuat lanh dao
Thuat lanh dao
 
Quan binh doi song co doc
Quan binh doi song co docQuan binh doi song co doc
Quan binh doi song co doc
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Huong dan hoc cong vu cac xu do
Huong dan hoc cong vu cac xu doHuong dan hoc cong vu cac xu do
Huong dan hoc cong vu cac xu do
 
C3 nhom te bao
C3 nhom te baoC3 nhom te bao
C3 nhom te bao
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 

Similar to Nguyen tac tho phuong

Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanLong Do Hoang
 
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcSách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcNguyen Kim Son
 
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietMau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietTung Thanh
 
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)gxduchoa
 
Kinh thanh va dao duc hoc
Kinh thanh va dao duc hocKinh thanh va dao duc hoc
Kinh thanh va dao duc hocco_doc_nhan
 
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.netSinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.nethtpsccbb159
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoco_doc_nhan
 
Virgin of Sheshan,China (Vietnamese).pptx
Virgin of Sheshan,China (Vietnamese).pptxVirgin of Sheshan,China (Vietnamese).pptx
Virgin of Sheshan,China (Vietnamese).pptxMartin M Flynn
 
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van docLich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van docTung Thanh
 
Dan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot quaDan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot quaHa Dat
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayLong Do Hoang
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayco_doc_nhan
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suco_doc_nhan
 
Loi song thang 01.2009
Loi song thang 01.2009Loi song thang 01.2009
Loi song thang 01.2009La Ga
 
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdfTân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdfMario Chen
 
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôTông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôphanthitrucgiang82
 
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhChuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhco_doc_nhan
 
Hoi thanh theo dung muc dinh
Hoi thanh theo dung muc dinhHoi thanh theo dung muc dinh
Hoi thanh theo dung muc dinhco_doc_nhan
 

Similar to Nguyen tac tho phuong (20)

Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcSách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
 
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietMau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
 
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
 
Kinh thanh va dao duc hoc
Kinh thanh va dao duc hocKinh thanh va dao duc hoc
Kinh thanh va dao duc hoc
 
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.netSinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
 
Virgin of Sheshan,China (Vietnamese).pptx
Virgin of Sheshan,China (Vietnamese).pptxVirgin of Sheshan,China (Vietnamese).pptx
Virgin of Sheshan,China (Vietnamese).pptx
 
So 185
So 185So 185
So 185
 
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van docLich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
 
Dan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot quaDan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot qua
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich su
 
Loi song thang 01.2009
Loi song thang 01.2009Loi song thang 01.2009
Loi song thang 01.2009
 
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdfTân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
 
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôTông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
 
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhChuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
 
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhChuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
 
Hoi thanh theo dung muc dinh
Hoi thanh theo dung muc dinhHoi thanh theo dung muc dinh
Hoi thanh theo dung muc dinh
 

More from co_doc_nhan

Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day daoco_doc_nhan
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaco_doc_nhan
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoco_doc_nhan
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducco_doc_nhan
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhco_doc_nhan
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayco_doc_nhan
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day doco_doc_nhan
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caico_doc_nhan
 
Nghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayNghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayco_doc_nhan
 
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoNep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoco_doc_nhan
 
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chungLanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chungco_doc_nhan
 
Khuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tienKhuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tienco_doc_nhan
 

More from co_doc_nhan (20)

Truong nhan su
Truong nhan suTruong nhan su
Truong nhan su
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day do
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua cai
 
Nghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayNghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bay
 
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoNep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
 
Lanh dao
Lanh daoLanh dao
Lanh dao
 
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chungLanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
 
Lanh dao co doc
Lanh dao co docLanh dao co doc
Lanh dao co doc
 
Khuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tienKhuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tien
 

Nguyen tac tho phuong

  • 1. Nguyên Tắc Thờ Phượng Tác giả: Raymond Abba TỰA Quyển sách này viết lại phần nòng cốtcủa một giáo trình gồm những bài thuyết giảng trong hai học kỳ Xuân Hè 1954 tại St.Andrews College. Dự thính các bài thuyết giảng này là sinh viên thần học thuộc Tổng giáo hội (Congregational), Giáo hội Giám lý (Methodist), và Trưởng lão (Presbyterian), mà theo yêu cầu của họ, quyển sách này đã được chuẩn bị để cho ấn hành. Trong khi mô hình tổng quát của giáo trình vẫn được giữ lại, số tài liệu nguyên thuỷ của các bài thuyết giảng đã được bổ sung và toàn thể đã được viết lại và mở rộng thêm. Ý hướng của quyển sách này không phải là một công trình nghiên cứu bao quát, nhưng đúng hơn là một dẫn nhập cho đề tài và là một sách chỉ dẫn thực tiễn cho vị mục sư hướng dẫn sự thờ phượng. Phương pháp tiếp cận có tính cách thần học và lịch sử, nhưng tôi đã cố gắng từ đầu chí cuốiđể liên kết cả thần học lẫn sử ký vào với cách hành đạo hiện nay. Điều quá thường xảy ra là cách sắp xếp thì giờ thờ phượng vốn do các vấn đề thiết thực quyết định, thay vì phải tham khảo các nguyên tắc đầu tiên. Như tôi đã cố gắng vạch rõ, có một nền thần học về sự thờ phượng với những hàm ý thực tiễn trong các vấn đề như cách cấu trúc một buổi nhóm thờ phượng, vai trò của các bài học Thánh Kinh các bài thi thiên và thánh ca, cách sắp xếp thì giờ cầu nguyện công cộng, và việc cử hành các thánh lễ. Phần hướng dẫn các sách đọc thêm sẽ được tìm thấy trong các chú thích và thư mục tham khảo. Một bố cục như thế này cũng có thể có giá trị trong việc kích thích một cuộc thảo luận về vấn đề tụng niệm (litengical discussion), nhất là bên trong các Giáo hội tự do (Free Churchs), vốn quan tâm trước nhất đến việc thờ phượng. Việc cũng đến với phong trào Thống nhất các Giáo hội (Cơ-đốc)với nhiều truyền thống tụng niệm khác nhau rộng lớn đã khiến cho sự cần thiết của một cuộc thảo luận như thế trở thành cấp bách. Như Bản Tường Trình của Uỷ ban về Đạo và Trật tự về các Phương pháp Thờ phượng (The Report of the Faith and Order Commission on Ways of Warship) vạch rõ “Trongviệc thờ phượng chúng ta gặp vấn đề này, hay đúng hơn là tội chia rẽ của Hội thánh trong phần hình thức rõ rệt nhất của nó (trang 23), và “Về lâu về dài, chúng ta bắt đầu nhận thấy rằng nếu căn cứ theo các định chuẩn của Tân ước và Hội thánh nguyên thuỷ, thì chẳng có cách thờ phượng thôngthường nào của chúng ta là hoàn toàn đầy đủ cả” (trang 21). Tuy quyển sách này đã được viết theo quan điểm của một tín đồ của Hội thánh Tự do, chúng tôi mong là nó có thể có íchvà gí trị cho các thành viên của nhiều cộng đồng tương giao khác, và đóng góp một phần thông hiểu nhau đầy đủ hơn giữa các Cơ-đốc
  • 2. nhân có những truyền thông tụng niệm khác nhau. Tôi xin nhận cơ hội này để ghi hận món nợ sâu xa của tôi đối với thân phụ tôi, là Mục sư Herbert W.Abba, mà suốt thời gian thi hành chức vụ lâu dài và khả kính là bốn mươi lăm năm tại Tổng Giáo hội Latimer, Berverley, lần đầu tiên tôi được từng trải thực tại của sự thờ thượng “đúng cách, với lòng chân thành, do Thánh Linh hướng dẫn” (bản dịch diễn ý; theo bản dịch Anh văn là: trong tâm (Thánh) linh và trong chân lý). Những chương sách này mang nợ rất nhiều đối với cách giảng dạy khôn ngoan và từng trải phong phú của ông. Tôicũng mang nợ người bạn thân của tôi, là Mục sư C.Maitland Elliss ở Narromine, New South Wales, đã cùng chia xẻ thật thoải mái với tôi nhân nhiều cơ hội, phần kiến tức bách khoa của ông về các nguyên tắc tụng niệm và hành đạo. Tôi đặc biệt tri ân bạn đồng liêu trước đây của tôi là Chấp sự trưởng D.E.W. Harrison ơ3 Sheffield về mối quan tâm khiến ông đọc và phê bình bản thảo của tôi và về những gợi ý và lời khuyên rất bổ ích, cũng xin tri ân Mục sư Giáo sư W.D. Maxwell, người đã hết sức vui lòng đọc quyển sách này sau khi được đánh máy vào đêm trước ngày ông từ giã để đến Grahamstwon, Nam Phi, và đã đưa ra nhiều bình luận có giá trị. Tôi xin tri ân ban Giám đốc nhà xuất bản Đại học đường Oxford về tính chính xác tỉ mỉ và sự giúp đỡ không đơn sai trong việc in ấn và phát hành quyển sách naỳ; xin tri ân Mục sư E.T. Donald James ở Wolverhampton về việc đã được phép sử dụng rộng rãi thư viện của ông; và xin tri ân nhà tôi về nhiều trợ lực có giá trị và phần phê bình xây dựng, cũng không quên việc nhà tôi đã sẵn lòng đọc và sửa các bản in thử. RAYMOND ABBA WOLVERHAMPTON Tháng Tư, 1957 CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN Thờ phượng là gì? Tại sao chúng ta gọi người công số một là “Ngài Quốc trưởng đáng tôn thờ (His worship the Mayor)”? Đúng ra thì chúng ta ngụ ý nói gì khi bảo rằng một người nào đó “thờ phượng tiền bạc” - hay tôn thờ vợ anh ta? Từ ngữ này vốn do gốc Angelo-Saxon “weorthscipe” mà ra và sau đó biến thành “worthship” rồi “worship”. Nó có nghĩa là “gán giá trị cho” như thế, danh vị “Ngài Quốc trưởng đáng tôn thờ” có nghĩa là chúng ta xem vị công dân số một như người xứng đáng được tôn trọng đặc biệt. Bảo rằng một ai đó “tônthờ” vợ anh ta, có nghĩa là anh ta cho vợ anh ta là người xứng đáng được anh ta quan tâm chú ý và yêu thương. Thờ phượng cũng có nghĩa y như thế trong câu thờ phượng Thượng Đế. Theo lời lẽ của tác giả Thi thiên, thì đó là “tôn Đức Giê-hô-va vinh hiển xứng đáng cho danh Ngài” (Thi Tv 29:2). Thế thì, “thờ phượng là chứng cứ hiển nhiên đầy đủ duy nhất của tôn giáo sống
  • 3. động” (J.S.Whale, What is a Living Church? p.41) Luther nói: Habere Deum est colere Deum (Tischreden (Kroker's ed.1903) n.43) nếu bạn có một Thượng Đế thì bạn nhất thiết phải thờ phượng Ngài. Tin Thượng Đế tin rằng “chẳng có gì có thể quan niệm được là vĩ đại hơn thế” như câu nói của Anselm, hàm ý thừa nhận giá trị vô hạn của Ngài. Người thành tâm nói rằng: “Kính lạy Thượng Đế, Ngài là Thượng Đế của con” cũng sẽ phải nói rằng: “Lạy Chúa, Ngài xứng đáng nhận được vinh hiển, tôn trọng và quyền phép”. Nếu cầu nguyện là cách xưng nhận đầy đủ duy nhất của đức tin - như Julius Welhausen nói, thì sự thờ phượng là cách bộc lộ cần thiết của đức tin (T/K The Reportof Faith and Order Commission on Ways of Worship, p.24: “Thờ phượng là hình thức sống động của đức tin"). Nhưng phải diễn tả, bộc lộ, việc thừa nhận giá trị tuyệt đối đó của Thượng Đế như thế nào? Nó được bộc lộ theo cùng một cáchmà giá trị nói chung được diễn tả - bằng một lễ vật. Ông chồng “tôn thờ” vợ diễn tả việc mình ý thức rằng vợ mình ó giá trị khi tiếp tay với vợ trong những công việc lặt vặt ở nhà và mua hoa tặng vợ. Hai việc này - tiếp tay làm công việc lặt vặt và món quà của ông ta - là một món quà ông ta tặng vợ để thừa nhận giá trị của bà ta. Thế thì giá trị tuyệt đối mà chúng ta gán cho Thượng Đế được diễn tả đại khái cũng theo cùng một cách giống như thế, bằng một lễ vật mà chúng ta đem đến cho Ngài. Tác giả Thi thiên nói: “Hãy tôn vinh xứng đáng cho danh Đức Giê-hô-va” rồi ông hoàn tất phiên khúc ấy bằng cách nói thêm: “Hãy đem lễ vật mà vào trong hành lang Ngài” (96:8). Việc thờ phượng của người Hy-bá lai trong thời Cựu ước được mô tả chỉ bằng một từ ngữ: của lễ. Dân Y-sơ-ra-ên đem đến một chỗ hẹn nào đó một lễ vật được quy định, một con chiên hay conbò. Đó phải là một lễ vật không tì vết, và giá trị của nó càng lớn bao nhiêu, thì nó diễn tả việc người ấy thừa nhận giá trị càng cao của Thượng Đế cũng bấy nhiêu. Có lần Đa-vít đã từ chốikhông nhận các súc vật dùng làm sinh tế của một thần dân của vua mà khỏi phải trả tiền, việc lẽ: “Takhông muốn dâng cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời ta những của lễ thiêu không đáng giá chi” (IISa 2Sm 24:24). Như thế, ngoài nhiều việc khác ra, sinh tế của người Hy-bá-lai tạo một phương tiện để người ta đến gần Thượng Đế nhờ một của lễ mà kẻ dâng lễ thừa nhận giá trị của Đức Giê-hô-va. Tuy nhiên nhờ được các nhà tiên tri dạy dỗ, dân sự của Thượng Đế xưa kia đã nhận thức được rằng tự chúng các sinh tế họ dâng lên vốn không đầy đủ; ý hướng của chúng là dùng dấu hiệu hữu hình mặt ngoài để chỉ một thái độ bên trong của tâm trí và tâm linh. Chúng chỉ là phương tiện chuyển tải sự ăn năn thống hối và phục tùng của người đến để thờ phượng, cũng như lời cầu nguyện và ca ngợi tán tụng của người ấy. Những điều đó mới là cách diễn tả đầy đủ duy nhất ý thức về giá trị của Thượng Đế của người ấy. Cho nên chẳng có gì là bất thích hợp trong việc xếp chung lại với nhau việc thờ phượng bằng của lễ với sự thờ phượng “thuộc linh” như một vài bài thi thiên về sau này đã làm; cái này là phần bộc lộ hữu hình và vật chất của cái kia. Tuy nhiên đề tài mà chúng ta quan tâm không phải là sự thờ phượng nói chung, mà
  • 4. là sự thờ phượng của Cơ-đốc giáo - việc thờ phượng của Hội thánh Cơ-đốc giáo của Thượng Đế như đã được bày tỏ ra trong Chúa Cứu Thế Giê-xu. Trong sự thờ phượng, sinh tế chẳng có một vai trò gì cả; nó đã bị thập tự giá của Chúa Cứu Thế nằm chồng lên và “làm ứng nghiệm”, do đó nó chỉ cònlà một chiếc bóng lờ mờ nhằm tiên báo sự việc mà thôi (xem Vicent Taylor, Jesus and His Sacrifice, và F.C.N.Hicks, The Fulness of Sacrifice). Chúa Cứu Thế, Đấng Đại diện cho một Nhân loại mới, đã được dâng lên cho Thượng Đế thay cho toàn thể loài người, làm một sinh tế trọn vẹn, hoàn toàn và đầy đủ” để qua Ngài chúng ta được đến gần Thượng Đế. Của lễ mà các Cơ-đốc nhân mang đến là điều mà thư Hy-bá gọi là “tế lễ ca ngợi bằng cách nói cho người khác biết vinh quang Danh Ngài” (HeDt 13:15). Tất cả những gì chúng ta làm trong gìơ thờ phượng côngcộng là một đóng góp cho của lễ mà chúng ta mang đến. Trong lời cầu nguyện của mình, chúng ta mang đến. Trong lời cầu nguyện của mình, chúng ta dâng lên cho Thượng Đế sự tôn thờ và ăn năn thống hối của chúng ta, những lời khẩn xin và cảm tạ của chúng ta. Đặc điểm của một bài thánh ca đíchthực là ca ngợi tán tụng Thượng Đế - một âm hiệu được đánh lên trong bài Tôn vinh Ba ngôi Thượng Đế va vang vọng trong những Luther và Philip Dodridge những Charles Wesley và James Montgomery, những John Henry Newman và Isaac Watts. Bài quốc ca do ca đoàn hát lên cũng nhằm cùng một cứu cánh ấy. Bài học Thánh Kinh và Bài Giảng cũng góp phần vào cùng một chủ đích, cũng như các Thánh lễ Phúc âm về phép Báp-tem Thánh và Tiệc Thánh: chúng đều dùng lời nói và hành động để phô bày ra các hành động quyền năng của Thượng Đế những gì Ngài đã làm cho loài người chúng ta và cho sự cứu rỗi chúng ta, và như thế là nhằm khợi gợi sự tôn thờ và ăn năn thống hối, cảm tạ và ca ngợi tán tụng. Của dâng vật chất vẫn cònmột vai trò trong sự thờ phượng của Hội thánh Cơ-đoc giáo. Nước trung bình của phép báp-tem và bánh với rượu (nho) trên Bàn Tiệc Thánh được dâng lên cho Thượng ế để làm các phương tiện chuyển tải ân phúc của thánh lễ Ngài. Còn việc dâng tiền của chúng ta vào hộp (bao, túi) thu tiền cũng là một hành động thờ phượng chẳng kém chi các bài thánh ca và lời cầu nguyện. Đó là của dâng bằng tài sản của chúng ta, biểu tượng của công lao khó nhọc của chúng ta và ân phúc Thượng Đế, nhưp việc thừa nhận rằng tất cả những gì chúng ta có được đều vốn từ Thượng Đế mà ra. Nó cũng còn một ý nghĩa sâu nhiệm hơn nữa: nó là biểu hiệu và biểu tượng của một của lễ khác mà Cơ-đốc nhân dâng lên: việc dâng lên chính bản thân chúng ta. Đây là tuyệt đỉnh của mọi sự thờ phượng chân chính. Để đáp lại việc Thượng Đế tự hiến dâng của Thượng Đế trong Chúa Cứu Thế vì chúng ta, chúng ta dâng lên lời ca ngợi tán tụng, lời cầu nguyện và các lễ vật (của dâng); nhưng với sự nhận thức rằng tất cả những điều đó đều chưa đủ để diễn tả giá trị tối cao của Đấng đã dựng nên chúng ta, cứu chuộc chúng ta và nuôi dưỡng chúng ta cho đến giờ phút này. Cho nên chúng ta dâng lên lễ vật quan trọng
  • 5. nhất mà chúng ta có thể mang đến: việc dâng lên chính bản thân chúng ta (RoRm 12:1). “Vì tất cả tình yêu thương mà Ngài san sẻ cho chúng ta, thì chẳng có lễ vật nào để chúng ta phải dâng lên ngoài điều mà Ngài mong muốn, (là) những tấm lòng khiêm hạ biết ơn của chúng ta”. Do đó, theo lời lẽ của Bài Cầu Nguyện Ban Tiệc Thánh quan trọng, thì “hôm nay, chúng ton dâng hiến cho Chúa bản thân chúng con, linh hồn và thân thể chúng con, để trở thành một của lễ phải lẽ, thánh và sống cho Ngài... và trong chúng con vốn không xứng đáng , do phạm tội theo nhiều phương diện, để dâng lên cho Ngài bất kỳ một của lễ nào, thế nhưng chúng con vẫn nài xin Ngài tiếp nhận phần bổn phận và phục vụ bó buộc này của chúng con; không phải để cân nhắc các công đức của chúng con, nhưng là để tha thứ các tội phạm của chúng con”. I. MẶC KHẢI VÀ ĐÁP ỨNG Nền móng của sự thờ phượng trong Cơ-đốc giáo không có tính cách ích dụng nhưng có ý nghĩa thần học. Do đó, cách bộc lộ thực tiễn của nó được một số nguyên tắc cơ bản cai trị kiểm soát mà giờ đây chúng ta cần phải tra xét. Nguyênt ắc đầu tiên trong số đó, là sự thờ phượng tuỳ thuộc lời mặc khải, và sự thờ phượng của Cơ-đốc nhân lệ thuộc sự mặc khải của Thượng Đế trong Chúa Cứu Thế Giê-xu. Nói như thế có nghĩa là sự thờ phượng không bắt đầu từ cứu cánh của chúng ta mà là từ Thượng Đế; nó xuất phát từ việc Thượng Đế chủ động đi bước trước trong sự cứu chuộc. Sở dĩ chúng ta đến được với Thượng Đế là nhờ Thượng Đế, trong Chúa Cứu Thế Giê-xu, đã đến với chúng ta: chúng ta yêu mến Ngài vì Ngài đã yêu thương chúng ta trước: sở dĩ chúng ta cho rằng Ngài có giá trị tối cao là vì Ngài đã tự chứng tỏ chính Ngài là xứng đáng cho chúng ta tôn vinh, tri ân và tin cậy trọn vẹn. Thờ phượng thiết yếu là một cách đáp ứng, là con người đáp lại Ngôi Lời ân phúc của Thượng Đế, đáp lại những gì Ngài đã ban cho loài người chúng ta và sự cứu rỗi chúng ta. Cơ-đốc giáo là một tôn giáo của lịch sử. Nó không phải là một hệ thống các ý niệm đặt nền móng trên sự suy luận triết lý hoặc thậm chí là trên việc quan sát trật tự thiên nhiên; nó vốn bắt nguồn từ lịch sử. Về vấn đề này, nó khác với các tôn giáo lớn khác của thế gian. Ấn-độ giáo và Phật giáo nhờ cõithiên nhiên mà tìm ra Thượng Đế; Khổng giáo thì nhờ vào cách ăn ở cư xử để tìm ra Thượng Đế; Cơ-đốc giáo và Do-thái giáo là cha đẻ của nó, tìm gặp Thượng Đế trong lịch sử. Thượng Đế được nhận biết nhờ chính Ngài vốn là Đấng như thế nào, và căn cứ vào những gì Ngài làm. Ngài tự bày tỏ mình ra qua một loạt các biến cố trong sinh hoạt của một dân tộc cá biệt là dân Hy-bá lai. Lời Ngài phán ra nhân các biến cố ấy, đã được các nhà tiên tri công bố và trở thành (Ngôi) Lời nhập thể trong Chúa Cứu Thế Giê-xu. Trước (Ngôi) Lời này, là Thượng Đế tự bày tỏ mình ra cho ai nấy đều thấy này, thì sự thờ phượng là cách đáp ứng của Hội thánh. Do đó, hệ quả là ngay tại tâm điểm của sự thờ phượng trong Cơ-đốc giáo, phải có
  • 6. việc phô bày ra các hành động cứu rỗi vĩ đại của Thượng Đế nhờ đó Ngài tự bày tỏ mình ra cho loài người đều biết, mà tuyệt đỉnhlà Sự Nhập Thể, Thập Tự Giá và Sự Phục Sinh. Nếu thờ phượng thiết yếu là một cách đáp ứng với (Ngôi) Lời của Thượng Đế, thì (Ngôi) Lời ấy phải được truyền rao trước khi kêu gọi người thờ phượng đáp ứng. Như chấp sự trưởng Harrison vạch rõ (xem D.E.W.Harrison, The Book of Common Prayer, ch.1, mà tôi đã mang nợ rất nhiều trong chương này) trong Tân ước, lời cầu nguyện và ca ngợi tán tụng nảy sinh từ việc chiêm nghiệm các hành động cứu rỗi của Thượng Đế trong Chúa Cứu Thế Giê-xu. Chẳng hạn như Eph Ep 1:15-22 là cáchđáp ứng của Phao-lô đốivới ân phúc Thượng Đế đã được ca ngợi tán tụng trong mấy câu 1-14. Cũng tương tự như thế, thư tín thứ nhất của Phê-rơ bắt đầu bẳng lời chúc tạ Thượng Đế về những gì Ngài đã làm, và phần còn lại của thư tín ấy là cách mà Cơ-đốc nhân đáp lại việc ấy. Như thế muốn cho việc thờ phượng trở thành sự thờ phượng của Cơ-đốc giáo, nó phải thể hiện và phơi bày ra trước mắt người thờ phượng các hành động lịch sử vĩ đại của sự mặc khải của Cơ-đốc giáo, sao cho hội thánh đang thờ phượng có thể đáp lại bằng sự ăn năn thống hối và lời cảm tạ, sự hiến dâng và lời ca ngợi tán tụng. Mọi hành vi đầy đủ của sự thờ phượng theo Cơ-đốc giáo là việc tái hiện bằng một vở kịch các luận đề lớn của lịch sử Cơ-đốc giáo. Bài học của Cựu ước kể lại những ngày chuẩn bị trong dân Y-sơ-ra-ên, còn trong Tân ước, người ta đọc thấy các năm của cuộc đời Chúa Cứu Thế, hay phần tiếp theo của nó trong Hội thánh, việc bẻ bánh và rót rượu (nho) đưa chúng ta trở về Bữa Tiệc TốiCuối Cùng, và Thập tự giá, điều mà chẳng lời lẽ nào có thể làm được;việc chúng ta dự phần vào bành và rượu nói với chúng ta rằng nhờ việc từ chết sống lại của Ngài, Chúa Cứu Thế đang sống giữa những người thuộc về Ngài cho đến tận thế, và chỉ tới thời kỳ khi Ngài sẽ uống (nước) nho mới trong Nước Trời. Bài giảng tìm cách làm cái công việc mà phần nghi lễ đơn sơ của Bàn Tiệc Thánh thực hiện: đưa chúng ta trở lại nơi mà chúng ta học hỏi được một cách mới mẻ những gì Thượng Đế đã làm để cứu chuộc chúng ta khỏi tội lỗi và sự chết, nhưng phải làm như thế nào để đưa chúng ta trở lại và khiến cho chúng ta biết rằng cùng một Thượng Đế ấy vẫn còn hoạt động tích cực theo cùng một cách giống y như thế trong cùng một thế gian y hệt, để cứu rỗi cùng một nhân loại tội lỗi giống hệt như thế. Sự thờ phượng của Cơ-đốc giáo “đương đại hoá” Phúc âm (John Marsh, trong A Book of Public Worship, Introduction, p.IX). II. THỜ PHƯỢNG TRONG THÁNH LINH Nguyên tắc tụng niệm cơ bản thứ hai, là sự thờ phượng chân chính chỉ có thể nảy sinh từ hoạt động của Đức Thánh Linh. Cũng như đức tin để được cứu rỗi, sự thờ phượng là “cáchcon người đáp lại với cõithiên nhiên và hành động của Thượng Đế (J.A.Kay, The Nature of Christian Worship, p.7). Nhưng cáchđáp ứng trong việc thờ phượng cũng như cách đáp ứng lại của đức tin, tự nó vốn là một ân tứ (quà
  • 7. tặng) của Thượng Đế (Xem 2:8). Như chúng ta đã thấy, chính việc phơi bày ra bằng lời nói và hành động các hành động cứu rỗi của Thượng Đế trong lịch sử nhân loại, đã khơi gợi việc ấy; nhưng nó không được khơi gợi như một điều không thể tránh né vào đâu được, hay một cách máy móc. Thật ra chẳng hề có cáchtái hiện các hành động cứu rỗi của Thượng Đế nào sẽ tạo ra được cách đáp ứng của sự thờ phượng thật, ngoại trừ khi chân lý của chúng “đi thẳng được vào trong lòng” những người nam người nữ, mà điều đó thì chỉ có thể xảy ra qua điều mà các nhà Cải chánh đã gọi là “lời chứng trong nội tâm của Đức Thánh Linh”. Như Tân ước nhấn mạnh, sự thôi thúc của Thánh Linh là nguồn suối của tất cả những lời cầu nguyện chân thành. Phao-lô nhắc nhở chúng ta rằng “chúng ta không biết phải cầu nguyện như thế nào, nhưng chính Đức Thánh Linh cầu thay cho chúng ta với những lời than thở không diễn tả được bằng tiếng nói loài người” (RoRm8:26). Sách Phúc âm của Giăng nói về Đấng An ủi (Paraklẽtos: người được gọi đến để giúp đỡ - thí dụ một vị trạng sư trước vành móng ngựa), sẽ giúp đỡ người tín hữu (GiGa 14:1-16:33); Thư tín Hy-bá lai phác hoạ chân dung Thầy Tế lễ Tối cao vẫn sống mãi để cầu thay cho chúng ta (HeDt 7:25). Niềm tin quyết rằng sự thờ phượng thật nảy sinh từ sự giục giã của Đức Thánh Linh là cơ sở của lời phản đối của cánh cực tả của Phong trào Thanh giáo đốivới mọi hình thức tụng niệm. Họ lý luận rằng Thánh Linh là Thánh Linh của tự do; cũng như gió muốn thổi đâu thì thổi, do đó sự thờ phượng phải là một phản ứng tùy cơ ứng biến đáp lại việc Thánh Linh “cảm động” trong lòng những người thờ phượng. Cho nên việc sử dụng bất luận một hình thức tụng niệm nào cũng bị xem là dập tắt Thánh Linh. Trong lời phản bác này, đã có một yếu tố quan trọng của chân lý, như Các Giáo hội Tự do Anh quốc vẫn luôn luôn thừa nhận. Và trong những năm gần đây, nó ngày càng được nhiều thành viên có khả năng biện biệt của Giáo hội Anh quốc chấp nhận hơn (T/c đoạn cuối phần “Những lời cầu nguyện và Cảm tạ nhân các cơ hội đặc biệt” của Sách Cầu nguyện năm 1928: “Chú ý: Theo sự hướng dẫn mà vị Giám mục có thể đưa ra, vị Mục sư có thể tự do dâng lên những lời cầu nguyện bằng lời lẽ riêng của mình sau phần kết luận của Bài Cầu Nguyện lúc Sáng sớm và Chiều tối, hay bất cứ Buổi Nhóm Thờ Phượng nào có ghi trong sáchnày). Khi sự thờ phượng bị các hình thức tụng niệm bó hẹp đến mức chẳng còncó chỗ nào cho việc bộc lộ ân tứ của Thánh Linh nữa, thì điều không tránh né vào đâu được, là nó sẽ “bần cùng hoá” người ta. Nhưng cũng còn một phương diện khác nữa của vấn đề vẫn thường bị các tín đồ các Giáo hội tự do bỏ qua: bản tính thôi thúc trong việc thờ phượng không những chỉ hàm ý là quyền tự do mà thôi, nhưng cũng còncó một yếu tố ép buộc nữa. Thánh Linh là Linh của Chúa Cứu Thế; chức năng của Ngài là chứng thực cho Chúa Cứu Thế: Ngài lấy những việc của Chúa Cứu Thế để bày tỏ chúng ta (Xem GiGa 14:1-16:33). Do đó, sự thờ phượng thật sự được Thánh Linh thôi thúc sẽ phải chịu một sự ép buộc thần học: nó sẽ bị bó hẹp cũng như
  • 8. được khơi gợi bởi mặc khải Cơ-đốc giáo (T/c Ways of Worship, tr.1. Trong những hình thức theo truyền thống nhiều hơn của sự thờ phượng “tự do”, “quyền tự do này được kiến thức về Kinh điển kiểm soátgắt gao, các lời lẽ và tư tưởng của nó là môi trường trong đó quyền tự do di chuyển được cho phép"). Hơn nữa, vì Thánh Linh là Thần Chân Lý, mà chân lý thì vĩnh hằng và không tự mâu thuẫn, một sự thờ phượng như thế phải phù hợp với sự thờ phượng của các Cơ-đốc nhân trong quá khứ, vốn đã được kết tinh vào những bài tụng niệm cổ điển của Hội thánh. Do đó, trong phạm vi mà một bài tụng niệm được tác tạo bởi mặc khải Cơ-đốc giáo và thể hiện sự thờ phượng do Thánh Linh thôi thúc ngày xưa, thì nó co thể là đường lối để cùng một Thánh Linh ấy cũng hành động trong Hội thánh ngày nay (T/c D.D.Williams, Interpreting Theology 1918-1952 p.36: “Nghệ thuật và kinh tụng niệm là các phương pháp nặng chất tình cảm của kịch nghệ, trong đó bức thông điệp mà Thần học lý giải tìm được một ngôn ngữ phổ quát trong từng thế hệ một). Thực tại của sự thờ phượng vốn không lệ thuộc việc có mặt hay vắng bóng một bài tụng niệm, mà tùy thuộc sự hợp nhất của những người thờ phượng nhờ quyền năng của Đức Thánh Linh, cùng với sự tự hiến dâng của Chúa Cứu Thế. Lời Chúa chúng ta phán dạy người phụ nữ Sa-ma-ri tóm tắt hai nguyên tắc cơ bản đầu tiên của sự thờ phượng trong Cơ-đốc giáo: “Vì Thượng Đế là Thần linh nên Ngài muốn con người thờ phượng Ngài cho đúng cách, với lòng chân thành và do Thánh Linh hướng dẫn” (4:24) (alẽtheia trong sách Phúc âm thứ Tư có một nội dung mặc khải nhiều điều). Thượng Đế là Chân thần, như chính Ngài đã tự bày tỏ mình ra qua những hành động cứu rỗi đã được ghi lại trong Kinh điển. Chính Ngài là đường đi, chân lý và sự sống. Chúa Giê-xu phán: “(Thánh Linh) sẽ lấy điều thuộc về ta mà rao bảo cho các ngươi” (16:14, bản dịch cũ) (Trong Bài Cầu Nguyện Cung Hiến của bộ sách Hiến Chế các Sứ đồ, quyển VIII căn cứ vào lời cầu nguyện của Hipplolytus, Thượng Đế được cầu xin “saiThánh Linh Ngài giáng trên của dâng này...và chứng minh rằng bánh này (là) Thân thể của Chúa Cứu Thế của Ngài và Chén này là Huyết Ngài”. Nhp F.Gavin bìnhluận: “Hippolytus rõ ràng là rất năng động; quyển VIII của bộ sáchHiến chế các Sứ đồ thấy trong Tiệc Thánh trước hết là một huyền nhiệm được mặc khải”. Xem “The Eucharist in East and West” trong tác phẩm Liturge and Worship (ed. Clarke and Harris) tt.118-119). III. SỰ THỜ PHƯỢNG THIẾT YẾU CÓ TÍNH CÁCH TẬP THỂ Nguyên tắc cơ bản thứ ba trong sự thờ phượng của Cơ-đốc giáo, ấy là nó thiết yếu là một hoạt động tập thể, một hành động không phải là của các cá nhân riêng lẽ nhưng là của toàn thể Hội thánh. Càng ngày càng có hiều người hơn thừa nhận sự kiện này trong những năm gần đây: “Có một ý thức ngày càng tăng rằng không nên nghĩ về sự thờ phượng như một cuộc tập họp nhiều Cơ-đốc nhân ngoan đạo, mà như một hành động tập thể có liên hệ trực tiếp với Chúa của Hội thánh (Ways of Worship, p.20). Đây không phải là phủ nhận giá trị hay tính cách cần thiết của sự cống hiến (thì giờ để cầu nguyện) riêng tây, mà đúng hơn là muốn nhìn nó theo
  • 9. một viễn cảnh phải lẽ. “Trong sinh hoạt tôn giáo của chúng ta có một phương diện mật thiết riêng tây, một điều bí mật giữa linh hồn chúng ta với Thượng Đế; nhưng có nhiều lúc chúng ta cần tự quên mình đi trong một toàn thể rộng lớn hơn: chính vì nhu cầu này mà những người hướng dẫn cuộc thờ phượng hướng tâm trí chúng ta về phía Vinh Quang của Thượng Đế và sự ăn vui phúc lợi của Hội thánh Ngài” (F.H.Brabant, “Worship in General” tuy Liturgy and Worship (ed. Clarke and Harris) p.37). Việc Cơ-đốc nhân đến gần Thượng Đế cách riêng tây có cơ sở là sự hợp nhất của người ấy với Chúa Cứu Thế. Nhưng ở “trong Chúa Cứu Thế” có nghĩa là được đưa vào trong Thân thể Ngài là Hội thánh biết vâng lời đang thờ phượng. Do đó, “sự thờ phượng” riêng tây có cơ sở là sự thờ phượng tập thể, sự thờ phượng của Hội thánh là Thân thể Chúa (Ways of Worship, p.25). Sự thờ phượng của Cơ-đốc giáo là việc dân sự của Thượng Đế đến gần Ngài một cách tập thể. Đó là một hoạt động có tính cách gia đình. Chúa Giê-xu dạy: “Khi các con cầu nguyện, hãy nói: Lạy Cha chúng tôi...”. Nguyên tắc này là một hệ luận của giáo lý Tân ước về chức vụ tế lễ của toàn thể các tín hữu vốn rất được các tín đồ thuộc Giáo hội Cải chánh tâm đắc. Các Cơ-đốc nhân - toàn thể các Cơ-đốc nhân - họp lại thành một “nước thầy tế lễ”. Tuy nhiên điều này không những chỉ có nghĩa là tất cả các Cơ-đốc nhân đều được trực tiếp đến trước Hiện diện của Thượng Đế nhờ Đấng Hoà Giải (Trung Bảo, Trung Gian) duy nhất là Chúa Cứu Thế Giê-xu; nó còn một hàm ý khác nữa vốn rất thường bị bỏ qua, chức năng của một thầy tế lễ là dâng của lễ; đó là lẽ sống, là lý do để tồn tại của thầy tế lễ. Thế thì, nếu các Cơ-đốc nhân họp thành “một nước thầy tế lễ” như Tân ước tuyên bố, (IPhi 1Pr 2:5, 9; KhKh 1:6; 5:10), thì hậu quả là chức năng của họ với tư cách một tập thể toàn diện sẽ phải là dâng của lễ cho Thượng Đế; họ phải dâng lên của lễ là lời ca ngợi tán tụng liên tục mà bản thân họ là của lễ hợp cách, thánh và sống. Nói khác đi, một trong những chức năng chính của Hội thánh, một phần của lẽ sống, của lý do để tồn tại của Hội thánh là dâng lên của lễ thờ phượng tập thể của mình cho Thượng Đế. Trong việc làm này, Hội thánh cũng như thầy tế lễ, đều hành động với tư cách một người đại diện: Hội thánh thay mặt cho nhân loại, dâng lên cho Thượng Đế điều mà Ngài đòi hỏi tất cả mọi người, bằng cách dâng lên cho Chúa phần vinh quang xứng đáng với Danh Ngài. Điều này đã được diễn tả trong cách Phao-lô đổi các danh từ về tế lễ trong Cựu ước thánh chức vụ tế lễ của Phúc âm “Tôi được chọn làm sứ giả của Chúa Cứu Thế giữa các dân tộc để công bố Phúc âm của Thượng Đế. Nhờ đó các dân tộc ấy được dâng lên cho Thượng Đế như một lễ vật đẹp lòng Ngài do Thánh Linh thánh hoá” (RoRm 15:16). Hãy cònmột phương diện nữa của tính cách tập thể của sự thờ phượng trong Cơ-đốc giáo: đó là sự thờ phượng của toàn thể Hội thánh, đang chiến đấu trên thế gian này và chiến thắng khải hoàn trên thiên đàng. Trên các vách của một ngôi nhà thờ Chính thống giáo Hi-lạp có ảnh của các thánh - mà họ gọi là “ikons”. Chủ đích
  • 10. của họ là muốn nhắc nhở cho những người thờ phượng rằng Hội thánh không phải chỉ gồm có hội chứng địa phương mà thôi, hoặc thậm chí chỉ gồm tổng số các hội chứng địa phương mà thôi; Hội thánh cònbao gồm các tín hữu của thời đã qua, cả đám đông vọ số những người đã được cứu chuộc cùng họp lại với các đạo quân trên trời chung quanh ngai Thượng Đế. Và khi vị chấp sự thắp hương cho các bức tranh thánh, là vị ấy chào mừng “các quan khách đến dự bữa tiệc thánh lễ (N.B.Gogol, Meditations on the Divine Liturgy, p.21), người đến thờ phượng được nhắc nhở rằng trong việc thờ phượng của mình, người ấy được hợp nhất trong sự tương giao tương thông của các thánh đồ với sự thờ phượng của toàn thể Hội thánh trên trời cũng như dưới đất. Trong Đệ Nhất Thế Chiến một trunh đoàncủa một đại tá người Anh hay chế nhạo, đóng quân trong một làng bên Pháp. Chẳng có gì khiến viên đại tá thích thú cho bằng một cơ hội để ông ta “chọc quê” vị linh mục già trong lòng. Một sáng Chúa nhật nọ, ông ta đi ngang qua ngôi nhà thờ trong khi chỉ có một nhúm người ra về sau lễ Mi-sa. Ông ta nói với vị linh mục đang đứng trước cửa: “Chào Cha buổi sáng tốt lành. Thưa Cha, sáng nay không mấy đông người đến dự lễ Mi-sa - chẳng đông gì mấy, phải không Cha?” Câu trả lời là: “Không phải thế đâu, con ơi, con đã lầm to rồi. Đã có ngàn ngàn, vạn vạn người đến dự đấy!” Cho nên, cùng với các thiên sứ và thiên sứ trưởng và với toàn thể các đạo quân trên trời, chúng con tán dương và tôn vinh Danh Ngài; mãi mãi ca ngợi tán tụng Ngài rằng: Thánh thay, thánh thay, thánh thay là Giê-hô-va Đức Chúa Trời vạn quân, trời và đất đều đầy dẫy vinh quang Ngài: Lạy Chúa Chí cao, nguyện vinh quang thuộc về Ngài. IV. THỜ PHƯỢNG VÀ LÀM CHỨNG Hãy cònlại một nguyên tắc cuốicùng để chúng ta suy xét: thờ phượng là cách duy nhất để chuẩn bị Hội thánh cho công tác của mình và làm chứng cho thế gian với tư cách là Thân thể Chúa Cứu Thế. Như E.R.Micklem nhắc nhở chúng ta: “để Hội thánh sẽ hoàn tất bất cứ điều gì mà vì đó nó phải sống mà sự sống của Hội thánh thì lệ thuộc vào sự thờ phượng của mình (Our Approachto God, p.11). Nói như thế không có nghĩa là bảo rằng phải xem sự thờ phượng là một phương tiện nhằm đạt một cứu cánh. Tự nó vốn là cứu cánh của chính nó; trong nó, conngười ta thực hiện cứu cánh chủ yếu của mình là tôn vinh Thượng Đế. Loài người chẳng có một hoạt động nào quan trọng hơn là dâng lên cho Chúa sự vinh quang xứng đáng với Danh Ngài. Cho nên, với các Cơ-đốc nhân, sự bó buộc phải thờ phượng, là tuyệt đối, và bất luận một cáchđánh giá chỉ có tính cách chủ quan nào về nó đều là sai lầm. Sau khi kết thúc một loạt các bài giảng về sự thờ phượng, có một thanh niên hết sức thành thật đã đến với tác giả quyển sách này. Anh ta hỏi: “Theo ông nghĩ, thì tôi có phải đi nhà thờ khi tôi cảm thấy không thích làm như thế hay không? Có nhiều lúc tôi muốn đến nhà thờ và thật sự cảm thấy vui vẻ trong buổi nhóm, nhưng
  • 11. có nhiều lần khác, tôi không hề có ý muốn đến. Vào những lúc như thế, nếu tôi đến, thì đó có phải là đạo đức giả hay không?” Tôi đáp: “Tốtlắm, cậu John à. Thế cậu có trả tiền theo hoá đơn của người chủ hiệu tạp hoá và tiền thuê phòng trọ chỉ khi nào cậu cảm thấy thích làm như thế mà thôi hay không?” Chàng thanh niên nọ liền nhận ra ngay vấn đề. Thờ phượng là một món nợ phải trả bất chấp các cảm thức của chúng ta; đó là dâng lên cho Chúa sự vinh quang xứng đáng với Danh Ngài; do đó nó có tính cách bắt buộc đốivới các Cơ-đốc nhân” (F.H.Brabant trong Liturgy and Worship, p.31). Chủ đíchđầu tiên của việc thờ phượng là vinh quang của Thượng Đế chứ không phải là vì gây dựng con người. “Phải đặt Thượng Đế lên hàng đầu, nếu không việc xây dựng cho conngười sẽ không xảy ra tiếp theo đâu” (Ways of Worship, p.33). Tuy nhiên, việc gây dựng cho con người sẽ xảy ra tiếp theo, khi sự thờ phượng được hướng vào đúng cứu cánh của nó. Một nhà thần bí học người Đức nói: “Chúng ta trở thành người như thế nào trước hiện diện của Thượng Đế tuỳ thuộc vào việc chúng ta sống như thế nào suốt ngày hôm ấy” (Do D.E.W.Harrison trích dẫn, Sđd.p.19). Chính là nhờ sự thờ phượng mà Hội thánh được hợp nhất với Chúa Cứu Thế bởi Đức Thánh Linh trong của lễ Ngài tự dâng lên cho Đức Chúa Cha, và do đó, trở thành công cụ của hoạt động cứu rỗi của Ngài trong thế gian. Mức độ Hội thánh được quyền năng là mức độ Hội thánh hợp nhất với Chúa mình. Chính với tư cách là thân thể Chúa Cứu Thế được Thánh Linh Ngài ngự bên trong và phản chiếu vinh quang Ngài, mà Dân sự của Thượng Đế làm ứng nghiệm thiên chức của mình trong thế gian này. Tắt một lời, là công tác làm chứng có kết quả tuỳ thuộc việc nâng đỡ, dy trì sự thờ phượng. Chấp sự trưởng Harrison nói: “Vấn đề không phải là sự thờ phượng có khiến chúng ta cảm thấy thoả mãn vui vẻ hay không, mà là nó có khiến chúng ta giống với Chúa Cứu Thế hay không, thiên hạ có nhận ra rằng chúng ta đã từng ở với Chúa Giê-xu hay không” (Sđd. tr.20). Lời khuyến giục tại phần bắt đầu những bài Tụng niệm Buổi sáng (Mattins) trong Sách Cầu Nguyện phổ cập (Book of Common Prayer) có một đoạn tóm tắt ngắn gọn nhưng hàm súc về chủ đíchcủa sự thờ phượng trong Cơ-đốc giáo. Chúng ta tập họp và gặp nhau trước hiện diện của Thượng Đế. Để tạ ơn về những điều lợi íchlớn lao chúng ta đã nhận được từ tay Ngài, để trình bày lời ca ngợi tán tụng xứng đáng nhất, để nghe Lời thánh khiết nhất của Ngài, và để cầu xin những nhu cầu cần thiết cả cho thân thể lẫn linh hồn. Các yếu tố căn bản - Chức vụ Phục vụ Lời Chúa, sự Cầu nguyện và Ca ngợi Tán tụng, sẽ khiến chúng ta phải chú ý đến các chương sáchtiếp theo sau đây. Tuy nhiên, trước hết, chúng ta phải cố gắng tìm cách nhìn vào việc thờ phượng hiện nay trên bối cảnh là sự phát triển của nó trong lịch sử. Bây giờ, chúng ta sẽ chuyển sang vấn đề ấy.
  • 12. NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN I. TIỆC THÁNH CHUẨN MỰC Các Cơ-đốc nhân đầu tiên vốn là những người Do-thái đã được trưởng dưỡng ngay từ thuở ấu thơ cho việc thờ phượng trong Hội trường Do-thái. Điều này gồm có việc đọc và giải nghĩa Luật pháp trong một bối cảnh là cầu nguyện và ca ngợi tán tụng. Các Sách Tiên tri được đọc lên để bình giải Luật pháp, các thi thiên được hát lên như những hành động ca ngợi tán tụng, và hình thức của các bài cầu nguyện lần lần trở thành cố định để mọi người đều có thể dự phần vào đó. Đây là cách thờ phượng mà Chúa chúng ta và các Sứ đồ Ngài cùng tham gia vào mỗi ngày Sa-bát. Do đó, khi các Cơ-đốc nhân bị trục xuất khỏi ca1c Hội trường Do-thái, lẽ tự nhiên họ vẫn tổ chức sự thờ phượng riêng rập mẫu những nét quen thuộc đó. Tuy nhiên điểm nhấn mạnh của họ được chuyển từ Luật pháp sang các Sách Tiên tri mà họ lý giải bằng nguồn ánh sáng mà Chúa Cứu Thế soi rọi cho, và với thời gian, các Kinh điển riêng của họ được thêm vào và lần lần chiếm lấy địa vị chủ yếu. Nhưng đây chưa phải là tất cả mọi sự trong việc thờ phựơng của các Cơ-đốc nhân nguyên thuỷ; họ còn thêm vào đó một yếu tố khác vốn do chính Chúa chúng ta ban cho tại Phòng Cao, là lễ bẻ bánh. “Hơn tất cả những gì mà lời nói có thể làm hành động thánh này đưa đến cho tâm trí chúng ta tất cả những gì Chúa chúng ta từng làm, và khiến họ ý thức rõ ràng sự hiện diện sốngđộng của Ngài với họ” (W.D.Maxwell, An Outline of Christian Worship, p.4). Sách Công vụ các Sứ đồ cho chúng ta thấy rõ ràng rằng hai yếu tố trên đây vốn đã hợp nhất bất khả phân ly trong sự thờ phượng của Hội thánh thời các Sứ đồ. “Các tín hữu chuyên tâm vâng giữ lời dạy của các sứ đố, giao hảo với anh em, bẻ bánh tưởng niệm Chúa, và cầu nguyện” (Cong Cv 2:42). “Ngày Chúa nhật, các tín hữu họp nhau dự Tiệc Thánh và nghe Phao-lô giảng dạy” (20:7). Nói khác đi, cuộc hội họp của các Cơ-đốc nhân để thờ phượng mỗi Chúa nhật là một Tiệc thánh, trong đó lời cầu nguyện, ca ngợi tán tụng và chỉ giáo trong sự công chính được kết hợp bất khả phân l với sự giao hảo (thông công) bằng lễ Tiệc thánh. Căn cứ vào ICo1Cr 11:1-13, chúng ta có thể suy diễn rằng đây chắc chắn là cáchhành đạo của Hội thánh tại Cổ-linh. Bấy giờ, việc “bẻ bánh” thuộc về một bữa ăn thường, gọi là agapẽ; nhưng chẳng bao lâu sau đó bữa ăn ấy đã được tách rời khỏi Tiệc thánh đích thực và cuối cùng, đã biến mất khỏi sinh hoạt của Hội thánh chỉ cònlại bữa ăn có tính cách nghi lễ mà thôi. (Maexwell nói) Như thế, sự thờ phượng trong Cơ-đốc giáo, như một việc làm phân biệt của dân bản địa, bắt nguồn từ sự hoà hợp, do từng trải luyện lọc của Hội trường Do-thái và Phòng Cao. Được hoà lẫn vào nhau như thế, cái này vừa bổ sung vừa khích động cái kia, khiến chúng trở thành mẫu mực của sự thờ phượng Cơ-đốc giáo. Sự thờ phượng trong Cơ-đốc giáo còntìm được nhiều cáchbiểu hiện khác nữa, nhưng những điều đó đều thuộc phần chu vi, chứ không phải là tâm điểm. Sự
  • 13. thờ phượng điển hình của Hội thánh cho đến ngày nay được tìm thấy trong sự hợp nhất của sự thờ phượng trong Hội trường Do-thái với từng trải của thánh lễ tại Phòng Cao; và sự kết hợp này vốn đã có ngay từ thời Tân ước (Sđd, trang 5). Có một bức tranh rất gợi hình của sự thờ phượng tại Rô-ma, chứng minh sự hoà lẫn vào nhau của hai yếu tố vừa kể, được Justin Martyr đưa ra trong tác phẩm First Apology ông viết cho Hoàng đế Antoninus Pius (kh.140). Vào ngày gọi là Lễ Mặt Trời, tất cả mọi người sống trong các thành phố hoặc ở thôn quê đều cùng nhau họp lại tại một nơi, rồi những hồi ký của các Sứ đồ hoặc các tác phẩm của các nhà tiên tri được đọc lên theo phạm vi thì giờ cho phép. Sau đó khi người đọc đã đọc xong, vị chủ toạ chỉ giáo và khích lệ dân chúng thực hành các chân lý trong những phần Kinh điển đã được đọc. Từ đó trở về sau, mọi người chúng tôi đều đứng lên và cùng dâng lên lời cầu nguyện; và như tôi đã nói trước đây, khi chúng tôi kết thúc bài cầu nguyện này, thì bánh, rượu (nho) và nước được đưa đến. Rồi cũng thế, vị Chủ toạ dâng lên lời cầu nguyện và cảm tạ tuỳ khả năng của vị ấy, và dân chúng cùng reo to: A-men. Sau đó, mỗi người nhận một phần và chia xẻ nhau các yếu tố mà những lời cảm tạ đã được dâng lên; và các vật đó cũng được các chấp sự mang đi để phục vụ cho những người vắng mặt (xem First Apology lxv-lxvii). Ở đây, một lần nữa, chúng ta có một lễ Tiệc thánh trong đó việc cầu nguyện, đọc (sách) và lời chỉ giáo được kết hợp, và đạt đến tuyệt đỉnh, trong nghi lễ bánh và rượu (nho) đều là những thành phần chính thức của nghi lễ. Nếu thiếu một trong hai, thì nó chưa đầy đủ (Sđd, trang 13). Từ sự thờ phượng uyển chuyển của Hội thánh nguyên thuỷ này, đã phát triển các nghi lễ phân biệt của Đông và Tây Giáo hội. Cấu truc cơ bản của cả hai đều như nhau, gồm có hai yếu tố thiết yếu là Lời Chúa và Thánh lễ, nhưng mỗi bên phát triển một đặc tính và một điểm nhất mạnh phân biệt. Trong Đông giáo hội có sự phát triển một phần nghi lễ trau chuốt, phong phú về biểu tượng, là điều bị thiếu mất trong phần nghi lễ, ngắn gọn và trực tiếp hơn của Tây Giáo hội. Thí dụ như Đông giáo hội đổiphần chuẩn bị các yếu tố thành một lễ dọn Bàn Tiệc (a servise of Prothesis), biểu tượng các chi tiết của tuần lễ Thương khó và từ đó, sự thờ phượng bắt đầu; Tây Giáo hội vẫn giữ thứ tự nguyên thuỷ, bắt đầu bằng Bài Tụng Niệm Lời Chúa. “Trong Đông Giáo hội, khái niệm về huyền nhiệm chiếm thế áp đảo và ngày càng có xu hướng thu hút về cho mình cả buổithờ phượng. (R.S.Franks “Christian Worship in the Middle Age “trong tác phẩm Christian Worship (ed.N.Micklem), tr.112). Phần hành động của Thánh lễ được giấu kín đối với những người thờ phượng bằng một tấm nàn, các ảnh tượng các thánh (The Ikonostasis), mà các cửa đều bị đóng lại trong khi đọc Bài Tụng Niệm của Phòng Cao. Có hai nghi lễ đi vào qua Cửa Vua để vào Nơi Thánh - lễ “Vào Nhỏ” của người hành lễ và một chấp sự,
  • 14. nâng quyển sách gồm các sáchPhúc âm lên trong thời gian đọc Bài Tụng niệm Lời Chúa; và lễ “Vào Lớn” trong đó, sau các bài Cầu nguyện của Người Trung Tín trong Bài Tụng niệm của Phòng Cao, các yếu tố đã được chuẩn bị trong lễ dọn bàn Tiệc được đưa đến Bàn Tiệc Thánh. Càng quan trọng hơn nữa, là những điểm nhấn mạnh phân biệt về thần học trong các nghi lễ của Đông và Tây giáo hội bắt nguồn từ những quan niệm khác nhau về sự cứu rỗi nằm ngay bên dưới chúng. Với Đông giáo hội, sự cứu rỗi là việc thần hoá nhân tính qua sự Nhập thể; với Tây giáo hội thì nó là kết quả của sự hi sinh để chuộc tội tại Thập tự giá. Do đó, Tiệc thánh của Đông giáo hội là một hành động tương giao tương thông (communion), trong khi bên Tây giáo hội ý niệm về sự hi sinh (sinh tế) chuộc tội chiếm thế áp đảo. “Trong nghi lễ của Đông giáo hội điều được dâng lên là các của lễ của những người thờ phượng dâng lên bởi Thánh Linh để sử dụng cho thánh lễ, trong khi trong lễ Mi-sa, đó là thân thể và máu của Chúa Cứu Thế đã được dâng lên làm một sinh tế sau khi việc hiến tế đã xong (R.S.Franks, Sđd., tr.115). Cùng với phần trau chuốt có tính cách nghi lễ và việc Tây giáo hội đi lệch khỏi nghi lễ nguyên thuỷ, chúng ta nhận thấy trong cả Đông lẫn Tây giáo hội một sự suy thoái về truyền giảng suốt thời Trung cổ, và Tiệc Thánh thường được cử hành mà chẳng có bài giảng chi cả. Hệ quả là thế cân bằng nguyên thuỷ giữa Lời Chúa và Thánh Lễ đã bị mất đi. Sự thờ phượng của Đông giáo hội trở thành dường như là việc cử hành một nghi lễ thần bí, còn bên Tây giáo hội thì đó là một vở tuồng ngoạn mục mà tuyệt đỉnhlà phép lạ chuyển hoá thánh thể (transubstantiation). Tuy nhiên, như Franks nhắc nhở chúng ta”, chính điều đầu tiên cần phải tuân thủ trong Cơ-đốc giáo Trung cổ cả bên Đông lẫn bên Tây giáo hội, là Tiệc Thánh vẫn còn như nó vốn có trong Hội thánh Cổ đại, tức là buổi nhóm lại thờ phượng căn bản và là trung tâm điểm, mà tất cả những điều gì khác đều được dẫn tới với nó, và tất cả những điều gì khác đều phải được lý giải trong mối liên hệ với nó” (Sđd., tr.109). II. CÁC LỄ CA TỤNG (QUIRE OFFICES) Chung quanh hành động thờ phượng trung tâm này của Cơ-đốc giáo, được biết vào thời Trung cổ là lễ Mi-sa, đã nảy sinh một loạt nhữnfg cuộc hành lễ phụ trội hằng ngày là những Giờ cầu nguyện, vốn được tuân thủ như nhiệm vụ đầu tiên của hàng giáo phẩm thuộc các tu viện, và do đó, được mọi người biết với cái tên là các lễ (offices). Vì các lễ này được nói ra hoặc hát lên trong phòng ca hát của nhà thờ hay tu viện, chúng còn được gọi là các Lễ Hát (Lễ này có khi còn được gọi là “Choir”. Ở đây, “Choir” được dùng chỉ ca đoàn, còn “quire” là chỗ dành cho ca đoàn). Nguồn gốc của chúng rất tối tăm, nhưng dường như chúng vốn từ những thì giờ tĩnh tâm (devotions) cá nhân và những buổi cầu nguyện gia đình của các Cơ-đốc nhân nguyên thuỷ mà ra. Các Sứ đồ và môn đệ của các vị vẫn tuân thủ các giờ cầu nguyện của Do-thái giáo, theo các dấu chỉ được tìm thấy trong Cựu ước. Đa-ni-ên được cho biết là đã cầu nguyện mỗi ngày ba lần (DaDn 6:10) Thi Tv 55:1-23 đề
  • 15. cập những gìơ cầu nguyện buổi chiều, buổi sáng và ban trưa (c.17) một tác giả thi thiên khác nói về bảy cơ hội hằng ngày (119:164) và ám chỉ có một lần trong số đó là lúc nửa đêm (c.62). Trong Tân ước, các giờ thứ ba, thứ sáu và thứ chín (nghĩa là 9 giờ sáng, giữa trưa và 3 giờ chiều) (Có một câu rõ ràng ám chỉ Sự Thương Khó: Mat Mt 15:25; Mac Mc 15:33-34) được đặc biệt đề cập. Trong ngày lễ Ngũ tuần, Đức Thánh Linh đã giáng xuống tại nơi các môn đệ Chúa đang nhóm lại vào giờ thứ ba (Cong Cv 2:1, 15). Phê-rơ thấy khải tượng lúc ông đang cầu nguyện trên mái nhà vào giờ thứ sáu (3:9). Hai sứ đồ Phê-rơ và Giăng vào đền thờ nhằm giờ thứ chín (Cong Cv 3:1) và chính lúc Phê-rơ cầu nguyện cũng vào giờ ấy mà Cọt-nây thấy khải tượng (10:3, 30). Các văn phẩm của các giáo phụ sau này thường đề cập các giờ ấy (Việc tuân thủ chúng đã được Clement, Origen, Tertullian và Cyprian đề cập), và rõ ràng là các Cơ-đốc nhân cũng cầu nguyện khi thức dậy lúc sáng sớm và trước khi đi ngủ lúc chiều tối. Có điều chắc chắn là một quyển sổ tay chỉ dẫn các giờ tĩnh tâm phát hành cho những người mới ăn năn quy đạo tại Rô-ma vào đầu thế kỷ thứ ba bắt buộc các Cơ-đốc nhân phải cầu nguyện sáu lần mỗi ngày - lúc thức dậy, vào các giờ thứ ba, thứ sáu, thứ chín, lúc đi ngủ, và cào nửa đêm (Apostolic tradition của Hippolytus (kh.235). Phần đề cập từ trước cho đến đây vẫn chỉ dành cho sự cầu nguyện cá nhân, riêng tây chứ không phải là một hình thức quy định. Tuy nhiên một khi đã đạt giai đoạn này rồi, thì việc chuyển từ những buổicầu nguyện riêng tây thành những buổicầu nguyện công cộng quy định vào đúng những giờ cố định kia là điều hết sức dễ dàng. Như Ratcliffe nhận xét: “Sựcầu nguyện thông thường vào những giờ quy định trong nhà thờ là bước bó buộc tiếp sau sự cầu nguyện vào cùng những giờ ấy tại nhà riêng” và “cũng có một khoảng cáchngắn giữa việc hướng dẫn về cách cầu nguyện, với phần chỉ dẫn phải dâng lên những bài cầu nguyện nào” (E.C.Ratcliffe, “The Choir Office” trong Liturgy and Worship, p.259). Như thế, chúng ta nhận thấy những giờ nhóm cầu nguyện công cộng vào sáu giờ nhất định hằng ngày đã được mọi người áp dụng vào cuối thế kỷ thứ tư. Sáng sớm và chiều tối là những giờ chính yếu cho các thi thiên và những bài cầu nguyện quy định này (xem Apostolic Constitution (kh.375-400). Tuy nhiên, chính là các tu viện, những buổi Lễ hằng ngày này đã khẳng định được phần cấu trúc và nội dung dứt khoát cuốicùng qua việc hình thành Bộ Luật của Benedict (kh.530). Benedict áp dụng các buổi nhóm lại công cộng tại Rô-ma cho các tu viện, duy còn thêm vào các buổi nhóm lại tại Rô-ma đó một buổi nhóm lại (Lễ) vào lúc Bình minh (Lễ Nhất, Prime) và một lễ cuối cùng lúc chiều tối (Coupline) (Hai lễ Prime và Compline được Benedict lấy ra từ bộ Luật của Brasil). Sắc lệnh cuối cùng về Các Giờ Quy định (Canonical Hours) như chúng đã được gọi như thế, là như sau: Vigils hay Nocturus (về sau được gọi là Mattins: Sáng) vào khoảng 2 giờ sáng, Lauds vào lúc hừng đông, nhất lúc sáng sớm, Terce (giờ thứ ba) vào 9 giờ sáng, Sext (giờ thứ sáu) lúc giữa trưa, None từ 2 giờ đến 3 giờ
  • 16. chiều, Vespers, khoảng 6 giờ chiều, và Compline vào khoảng 8 giờ tối. Trong thực tế, Mattins và Lauda được gọi chung là một lễ (buổi nhóm) duy nhất, như thế con số các giờ nhóm lại (lễ) được giảm đi cònbảy chio phù hợp với Thi Tv 119:164 “Mỗi ngày tôi ngợi khen Chúa bảy lần”. Lễ Mi-sa hằng ngày được cử hành trước lễ Sext. Đến cuối thời Trung cổ, ta thấy có một sửa đổi thêm về mặt lãnh đạo: do phong tục tập quán, nhân danh thì giờ thuận tiện, cử hành các lễ (buổi họp, nhóm lại) ngay trong giáo xứ (phân biệt với các lễ trong các tu viện) các nhà thờ thành hai nhóm, bốn lễ đầu được cử hành chung với nhau vào buổi sáng, và bốn lễ còn lại được cử hành vào buổi tối. Ý nghĩa của việc này sẽ được thấy rõ khi chúng ta xét đến phần các phát triển của việc tụng niệm trong cuộc Cải chánh tại Anh quốc. Các giờ quy định là một cách tỉnh lược nhằm hai mục tiêu: đọc thuộc lòng rập ràng sách Thi thiên mỗi tuần một lần và đọc liên tục Thánh Điển - Cựu ước được đọc từ đầu chí cuối mỗi năm một lần cònTân ước thì hai lần. C.S.Phillips đưa ra một phần tóm tắt rõ ràng và ngắn gọn về cấu trúc và nội dung của chúng: Lễ (buổi nhóm lại) trong đêm được gọi là Mattins có hình thức riêng và phần lớn được dành cho việc đọc thuộc lòng sách thi thiên hằng tuần, và đọc liên tục cả Kinh điển... Kinh Venite được đọc trước các thi thiên, và vào những ngày lễ hội thì bài Tôn vinh Thượng Đế được hát cuối cùng. Về các lễ khác là Lauds và Vespers, thì phần cấu trúc đều tương tự nhau. Trong mỗi lần, buổilễ gồm một phần đọc thuộc lòng các thi thiên - cố định trong các lễ Lauds (gồm “các thi thiên ca ngợi tán tụng”, (148-150), và thay đổi trong các lễ Vesperd; một “chương” ngắn (Các capitula hay “chương” này chỉ gồm một câu duy nhất). Kinh điển (thay đổi) một lễ Hát thánh ca (thay đổi); một Biệt thánh ca (Canticle) cố định (chúc tụng trong các lễ Lauds, Tôn vinh trong các lễ Vespers); và một bài cầu nguyện ngắn tuỳ theo cơ hội (Collect) và những bài cầu nguyện khác sau cùng. Ba lễ trên đây là những buổi nhóm lại quan trọng nhất, năm lễ kia thì được biết là những giờ kém hơn (the Lesser Hours). Hai lễ Nhất và Chiều Tối này (nghĩa là buổi lễ 'bổ sung kết thúc một ngày) được lồng vào một khuôn mẫu chung, trong khi các lễ Terce, Sext và None được lồng vào một khuôn mẫu chung khác. Nhóm sau này, cùng với lễ Nhất, là cơ hội hằng ngày để đọc thuộc lòng Thi thiên 119, vốn được chia làm bốnphần cho chủ đíchnày, phần Quicunque vult tiếp sau phần lễ Nhất. Cả năm lễ này đều có những bài thánh ca riêng (cố định ngoại trừ lễ Chiều Tối), các “chương” và các bài cầu nguyện ngắn tuỳ theo cơ hội); trong khi trong lễ Chiều Tối thì bài Biệt Thánh ca Nunc dimittis được hát lên. Xuyên suốt chu kỳ này, các thi thiên và biệt thánh ca được (đọc hoặc) hát đối đáp; và mỗi lễ đều được bắt đầu bằng những cân xứng ngắn, vẫn còn tồn tại trong Sách Cầu Nguyện của chính chúng ta (The Background of the Prayer Book, pp.91-92). Do đó, có thể là ngoại trừ lễ Mattins điểm nhấn mạnh trong Buổi Nhóm Thờ phượng Thượng Đế (Divine Office) (Chu kỳ các Giờ, là nhiệm vụ chủ yếu (officium) của các tu sĩ sống trong các tu viện, vốn được biết dưới cáit ênlà Opus
  • 17. Dei - “côngđức”hay “việc phục vụ” Thượng Đế. Do đó mà có từ ngữ Buổi Nhóm (Lễ) Thờ phượng Thượng Đế (Divine Office) là ca ngợi tán tụng và cầu nguyện thay vì gây dựng. III. NHỮNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI CẢI CHÁNH Đến cuối thời Trung cổ, sự thờ phượng trong Tây Giáo hội dường như chỉ dành riêng cho hàng giáo phẩm và giới tu sĩ. Các Lễ Hằng ngày đã được sưu tập thành một quyển sách duy nhất gọi là Sách Kinh (Breviary); cònmột quyển nữa là Sách Lễ (Missal) - cho lễ Mi-sa. Cả hai đều bằng La-văn - một ngôn ngữ bác học kể từ khi La-mã Đế quốc sụp đổ. Cùng với sự suy thoái trong công tác truyền giảng, đều này dẫn tới hậu quả là dường như việc gây dựng đã biến mất khỏi giờ thờ phượng của các tín đồ thường. Việc họ tíchcực tham gia, ngoài việc “tôn thờ, không phải là không có pha lẫn mê tín” (W.D.Maxwell, Sđd., tr.72) ở cấp bậc các yếu tố được hiến tế trong lễ Mi-sa, đều nhằm mục đíchtương giao tương thông - trong bánh mà thôi - chỉ mỗi năm một lần vào lễ Phục sinh. Khi lễ trung tâm quan trọng của Cơ-đốc giáo đã trở thành một vở kịch do hàng giáo phẩm trình diễn bằng một thứ tiếng lạ chẳng có ai biết (Có một giờ nhóm lại (lễ) ngắn bằng tiếng thông dụng (vernacular) có tên là Prome, thỉnh thoảng được xen vào lễ Mi-sa. Nó gồm những bài kinh cầu nguyện được xướng lên, một thư tín hay sách Phúc âm, bài Tín điều, bài giảng (nếu có) lời khuyên răn và Bài Cầu Nguyện của Chúa hoặc một bài diễn ý Bài cầu Nguyện Chung ấy. Tuy nhiên, nó không phải là một thành phần chính thức của văn bản lễ Mi-sa. Lễ Prome rất được lòng mọi người. Bên Anh, nó được biết là The Bidding of the Bedes), một vở tuồng (mà các tín đồ)chỉ được chứng kiến, chứ không còn là một hành động thờ phượng tập thể nữa. Trong một bức thư của Stephen Gardiner gởi cho Cranmer vào tháng Bảy 1547 (Được Charles Smyth trích dẫn trong The Genius of the Church of England) lập trường của nhân vật thuộc Hội thánh Trung cổ này đã được phát biểu thẳng thừng như sau: Vì trong quá khứ...người trong Hội thánh chỉ quan tâm rất ít đến những gì vị linh mục và những người phụ tế làm trong thánh đường, mà chỉ đứng lên khi nghe đọc sách Phúc âm và quì xuống lúc Hiến tế, bằng không thì ai nấy đều tự bận tâm bằng nhiều cách khác nhau với nhiều lời cầu nguyện khác nhau của mình... Nó chẳng bao giờ có ý nghĩa rằng mọi người dĩ nhiên đều được nghe các Lễ Sáng hay lễ Mi-sa, nhưng chỉ có mặt ở đó để tự cầu nguyện thầm mà thôi; còn về phía các linh mục và những người phụ tế, tuy họ không nghe được một âm thanh rõ ràng nào để hiểu mình nói gì, nhưng chỉ cho rằng mình đang thi hành phần việc của mình và đang bận rộn, và đang cầu nguyện và họ cứ làm như thế... Đó là những gì đã được thực hành. Và như thế là riêng phần mình, Gardiner vẫn muốn cho việc ấy cứ tiếp tục. Và Cranmer bình luận: “Nhưng căn cứ vào Tân ước, Cranmer biết rằng (ý định của Sách ấy là) muốn cho cả hội chúng phải theo dõi và dự phần vào vở kịch của lễ
  • 18. Tiệc thánh, và rằng chủ đíchhàng đầu do đó Bữa Tiệc Tối của Chúa đã được thiết lập vốn không phải là việc tôn thờ, nhưng là sự tương thông tương giao: và trong cả hai vấn đề ấy, ông đã bị Phong trào Tụng niệm Cải chánh trong Hội thánh tại Rô-ma thuyết phục. “Lệnh truyền của Giáo hoàng: Con không cầu nguyện tại lễ Mi-sa, con phải cầu nguyện cho lễ Mi-sa” là “một tiếng vang muộn màng của các nguyên tắc của Cuộc Cải chánh bên Anh quốc”(The Genius of theo Church of England, p.30). Toàn thể các nhà Cải chành, ngoại trừ Zwingli (với Zwingli mà Tiệc thánh trước hết là một hành độgn xưng nhận, muốn Thánh lễ này chỉ đựơc cử hành bốn lần mỗi năm mà thôi - vào lễ Phục sinh, lễ Ngũ tuần, lễ Đầu Mùa gặt và lễ Giáng Sinh), đều cố gắng vãn hồi Tiệc Thánh nguyên thuỷ, trong đó việc truyền giảng KLời Chúa đặt đến tuyệt đỉnh trong việc tương thông tương giao của những người thờ phượng tại Bàn Tiệc của Chúa, xem đó là mẫu mực cho buổi thờ phượng hằng tuần. Sử dụng Thánh điển làm định chuẩn, họ bác bỏ khái niệm chuyển hoá thánh thể (transubotantiation) phi Kinh điển và vứt bỏ những phần thêm vào của thời Trung cổ khiến cho các yếu tố của nghi lễ ấy bị che mờ. Xin trích dẫn câu nói trào phúng của J.S.Whale “các nhà Cải chánh chỉ bài trừ những gì mà người Công giáo bày đặt ra mà thôi” ("Calvin” trong Christian Worship (Ed. N.Micklem) p.161). Một lần nữa, lễ Mi-sa không có sự tham dự của những người thờ phượng, đã trở thành tiệc thánh, với tuyệt đỉnh của nó, không phải là việc hiến tế và dâng lên các yếu tố, nhưng là việc các tín đồ tương thông tương giao với nhau. Hơn nữa, cũng có một thay đổi hoàn toàn điểm nhấn mạnh trong sự thờ phượng của Giáo hội Kháng Cách. Trái với những bài kinh tụng niệm của cả Đông lẫn Tây Giáo hội, trong đó hành động hiến tế áp đảo và hầu như loại trừ chức vụ Truyền giảng Lời Chúa “cuộc Cải chánh nhấn mạnh trước nhất trên Lời Chúa như là nền móng của đức tin và sự thờ phượng” (J.S.Whale, Sđd., tr.165). Lời Chúa không phải là phần được xen vào, như lễ Prome, trong vở kịch mà nếu không có nó, vở tuồng thánh lễ kia cũng đã trọn vẹn, hoàn tất rồi; bản thân Thánh Lễ ấy vốn là một dấu ấn của Lời Chúa. Như thế “có hai sự kiện chiếm thế áp đảo trong sự thờ phượng của Giáo hội Kháng Cách. Một là trung tâm điểm dành cho bài giảng; hai là việc biến lễ Mi-sa thành Tiệc Thánh (Bữa Tiệc Tối của Chúa để Tương Thông Tương giao - the Communion of the Lord's Supper)(Sđd.,tt. 166-67). Vì các nhà Cải chánh xem Lời Thượng Đế có tầm quan trọng hàng đầu, cho nên họ nhấn mạnh rằng sự thờ phượng phải thuần lý và khả dĩ hiểu được. Như thế, việc sử dụng ngôn ngữ thông dụng là một nét đặc trưng chung cho mọi ngành thuộc giáo hội Kháng cách. Buổi lễ phải bằng một ngôn ngữ “được mọi người thông hiểu”. Hơn nữa, vị mục sư hành lễ phải đứng chỗ nào, sao cho mọi lời nói của ông phải được nghe thấy rõ ràng, và các hành động của ông tại Bàn Tiệc Thánh phải được nhìn thấy. Do đó, ông phải đứng sau Bàn Tiệc Thánh, đối diện với các tín đồ, như tập quán của Hội thánh nguyên thuỷ (Đây là lập trường của vị giám mục trong hậu
  • 19. cung của các ngôi nhà thờ nguyên thuỷ, do đó mà được biết dưới cái tên là “vị thế của giám mục thánh đường” (basilican postuer). Nếu Luther, trong phần dẫn nhập tác phẩm, Deutsche Messe của ông có liên hệ cho việc đó, thì chính ông dường như cũng cứ tiếp tục hành lễ tha vị thế của Đông giáo hội. Tuy nhiên, nó đã ược Calvin áp dụng và trở thành phổ biến trong các Hội thánh Cải chánh). Các tín đồ cũng hải tự mình tham dự phân biệt qua việc hát những bài thánh ca hay những thi thiên theo vần luật của cả hội chúng, một cách tân đã được Luther và Calvin đưa vào. “Điểm phân biệt quan trọng giữa thánh ca Trung cổ và hiện đại là ở sự kiện bài thánh ca trước thuộc về tu viện, hầu như là độc quyền của những người phụ tế trong ca đoàn...bàthánh ca sau thuộc về toàn thể các tín đồ... Nếu có một đốitượng nào giữa Giáo hội Kháng cách với bài thánh ca hát lễ thời Trung cổ trong sách Kinh La-văn, thì có lẽ đó là bài thánh ca do ca đoàn của Hội thánh hiện đại” (Sđd., tr.164).J.S.Whale nhắc nhở chúng ta như thế. Luther vốn là nhà Cải chánh bảo thủ nhất đã rất chậm chạp trong việc thay đổi bất luận điều gì trong lễ Mi-sa mà không bị Thánh điển minh nhiên cấm đoán. Lẽ dĩ nhiên là Công thức lễ Mi-sa (Formula Missae) năm 1523 của ông, mà phần lớn những bài tụng niệm sau này của Giáo hội theo truyền thống Luther dùng làm cơ sở, “đều chỉ là một cách cắt xén lễ Mi-sa của La-mã, vẫn giữ lại tiếng La-tinh, cũng như phần lớn nghi lễ, đèn, hương và trang phục” (W.D.Maxwell, Sđd., tr.77). Tuy nhiên ba năm sau đó, ông đã cho xuất bản quyển Deutsche Messe của mình bằng ngôn ngữ thông dụng, trong đó đã có rất nhiều thay đổikhác xa và thậm chí là khác hẳn nữa; nhưng trang phục và đèn thì vẫn đựơc giữ lại. Maxwell nói: “Với tư cách một hình thức thì lễ Mi-sa kiểu Đức quốc của Luther có nhiều khuyết nhược điểm. Nhưng ông đã mở rộng và và đào sâu tinh thần của sự thờ phượng và đưa ra cho các tín đồ một phần thông hiểu lớn hơn. Bây giờ, thì ít ra họ cũng biết điều gì dâng được thực hiện, và có thể tham gia cùng một hành động chung, và sự tương giao được phục hồi đúng địa vị của nó. Sự giục giã mà Luther đưa vào cho việc hát thánh ca trong nhà thờ đã làm nảy sinh nhiều lợi íchlâu dài và quang vinh (Sđd., tr.80). Nhà Cải chánh đến tận gốc rễ là Calvin. Tuy nhiên, câu khẳng định của Heiler rằng ông “thành công trong việc sáng tạo ra một hình thức nhóm lại trong đó chẳng hề có một phần nhỏ quan trọng nào từ lễ Mi-sa của La-mã mà còn tồn tại” (F.Heiler, The Spirit of Worship, p.99), đã gán cho chúng ta một món nợ quá to lớn đối với Calvin. Buổi nhóm lại thờ phượng của Calvin vốn không phải là sự sáng tạo của riêng ông, mà là một cách áp dụng phần nghi lễ của Bucer ở Strasbourg, mà điều này thì ít ra cũng là theo bố cục chính của Giáo luật La-mã (Roman Canon) sự việc cũng xảy ra giống y như thế, vì theo Calvin thì tự thân lễ Mi-sa là điều đáng gớm ghiếc tối cao do Sa-tan dựng lên. Định chuẩn duy nhất của ônglà Kinh điển và cách hành lễ thông dụng của hàng giáo phẩm cổ thời. Ông cho rằng biểu tượng chủ nghĩa trong cách trang hoàng và nghi lễ là những ý đồ phi Kinh điển của loài
  • 20. người, phỉ báng vinh quang của Thượng Đế. Do đó, chúng bị tinh giảm để chỉ còn là hình thức đơn giản nhất mà thôi. Tuy nhiên, như Doumergue vạch rõ, “tất cả các yếu tố thiết yếu của sự thờ phượng đều có ở đó”(F.Doumergue, Jean Calvin, qu.ii, tr.504). Calvin đã không muốn thay thế lễ Mi-sa bằng một giờ nhóm lại để truyền giảng, như người ta vẫn thường cho là như thế; ông chỉ tìm cách thay thế lễ Mi-sa Trung cổ đã thoái hoá biến chất bằng một Tiệc thánh hằng tuần, trong đó thế quân bình nguyên thuỷ giữa Lời Chúa với Thánh Lễ được phục hồi địa vị, một cách cử hành lễ kỷ niệm Bữa Tiệc Tốicủa Chúa mà bài giảng và sự tương giao tương thông chiếm được địa vị phải lẽ của chúng. Tuy nhiên, cái lý tưởng về một Tiệc Thánh hằng tuần của Calvin đã chẳng bao giờ thực hiện được; sự chống đối của các vị thẩm phán ở Geneva đã hạn chế ông để chỉ còn bốnlượt kỷ niệm mỗi năm (Khuôn mẫu Trung cổ của Tiệc Thánh (Communion) mỗi năm một lần không thể nào tránh được hàm ý rằng việc thiết lập lễ Tiệc thánh hằng tuần bị bắt buộc phải là một tiến trình khó khăn và chậm chạp. Điểm nhấn mạnh của các nhà Cải chánh không chỉ đặt cơ sở trên cáchhành đạo nguyên thuỷ, mà còntrên điểm nhấn nmạnh của họ rằng tôn giáo phải vừa có tính cách riêng tây, cũng vừa có tính cách tập thể nữa). Nhưng ông chỉ chấp nhận sự hạn chế đó bằng cáchphản đối, và một sự thu xếp tạm thời mà ông cực lực không tán thành. Hơn nữa, vào những buổisáng Chúa nhật mà ông không được cho phép cử hành lễ kỷ niệm Bữa Tiệc Tối, Calvin đã giữ lại phần cấu trúc và nội dung của Tiệc Thánh, chỉ bỏ đi những phần trực tiếp liên hệ đến việc hiến tế các yếu tố và sự tương giao tương thông. Như thế, phần mẫu mực về thờ phượng trong Tiệc thánh vẫn được duy trì. Whale nói: “Mỗi nhóm lại (thờ phượng) của Calvin không nảy sinh từ những buổi nhóm lại (lễ) Trung cổ hay những lễ hát, cũng không giống như các lễ Mattins (sáng) của Anh quốc giáo, vốn quay về với cả bảng lễ hằng ngày đến tận Bộ Luật của Benedict... cũng như Bài Kinh Xưng Tội bắt nguồn từ Bài Kinh Xưng Tội trong lễ Mi-sa thế nào, thì cũng thế, Bài Cầu Thay Lớn không bắt nguồn từ những bài cầu nguyện xướng to (Bidding prayers) thời Trung cổ, mà từ Giáo Luật. Buổi nhóm lại bình thường sáng Chúa nhật của Calvin, cũng như của Knox, do đó, đều là một buổi nhóm lại trước Tiệc Thánh (Ante Communion) cổ điển” (Sđd., tr.171). Cuộc Cải chánh bên Anh quốc vốn độc nhất vô nhị; nó chẳng theo những tiền lệ nào cả, mà cố lái theo một con đường trung dung giữa những cái lợi và những cái hại của Rô-ma và Geneva. Điều này đã đem đến cho Anh quốc giáo cái đặc tính hỗn hợp mà nó vẫn luôn luôn duy trì, một nguồn mạch của cả nhược điểm lẫn ưu điểm của nó. Như thế, trong khi giáo lý của nó như được kết tinh trrong các Điều Khoản Tôn giáo (Articles of Religion) vốn có tính cách của Calvin đến tận phần cốtlõi, thì phần thờ phượng của nó lại được hướng dan bởi quyển Sách Cầu nguyện (Prayer Book) được đúc kết từ các nguồn cộiTrung cổ. Trong phần tụng niệm thực hành, nó có những ái lực gần gũi với Giáo hội theo truyền thống Luther
  • 21. tuy ảnh hưởng của Calvin cũng có thể được thấy rõ (Thí dụ Mười Điều Răn trong Lễ Tiệc Thánh của Sách Cầu Nguyện thứ Hai của năm 1552 vốn từ phần nghi lễ của Calvin mà ra, cũng như phần dẫn nhập có tính cách ăn năn thống hối cho Bài Cầu Nguyện Buổi Sáng và Buổi Chiều). Quyển Sách Cầu Nguyện Phổ Cập (The Book of Common Prayer) - quyển sách duy nhất về buổi nhóm lại để thờ phượng có niên đại từ thời Cải chánh vẫn còn thông dụng - là một công trình do thiên tài của Tổng Giám mục Cranmer, và dưới quyền chỉ dẫn của ông, các Sách Cầu Nuyện thứ Nhất và thứ Hai của Edward VI (ấn hành vào năm 1549 và 1552 riêng biệt) được hình thánh. Một trong những học giả tài ba nhất trong thời đại của mình về vấn đề tụng niên, Cranmer vừa có kiến thức sâu sắc về phần di sản của thời Trung cổ, vừa có một sự quen thân mật thiết với các lãnh tụ của những công cuộc cải chánh trong lục địa, ngoài việc bản thân ông cònlà một bậc thầy về văn pháp Anh ngữ. Các nguyên tắc chỉ đạo của ông đã được trình bày trong Bài Tựa quyển Sách Cầu Nguyện thứ Nhất năm 1549, được in trong Sách Cầu Nguyện năm 1662 hiện nay dưới tiều mục “Về Buổi Nhóm lại Thờ phượng của hội thánh (Concerning the Service of the Church)”. Nguyên tắc chỉ đạo đầu tiên là “mọi điều sẽ được đọc và hát...bằng Anh ngữ, nhằm mục đíchlà để cả Hội chúng nhờ đó mà được gây dựng. Thứ hai, các buổi nhóm thờ phượng phải được giản dị hoá, vì từ trước đến nay, chúng vốn rắc rối đến độ “nhiều lần, vấn đề tìm xem phải đọc gì lại quan trọng hơn là cứ đọc điều đã tìm thấy được”. Thứ ba, các yếu tố thiết yếu của truyền thống tụng niệm của Tây Giáo hội cần phải được phục hồi địa vị xưa kia của chúng và dành cho việc nhấn mạnh thích đáng bằng cách loại bỏ những điều vô ích đã được thêm vào. “Do đó mà một số là không đúng sự thật, một số có tính cách bấp bênh, một số khác nữa lại vô íchvà là mê tín dị đoan”. Thứ tư, “trong khi từ trước đến nay đã có nhiều điều rất khác nhau đựơc nói và hat lên trong các Hội thánh thuộc lãnh vực này sẽ chỉ còn một Công dụng duy nhất mà thôi”. Tất cả những điều trên đây, ngoại trừ nguyên tắc cuối cùng về tính cách thống nhất trong tụng niệm, đều cũng được phổ cập cho các nhà cải chánh trong lục địa nữa. Trong những mối quan tâm đơn giản hoá, Cranmer nhằm gộp chung tất cả hững buổi nhóm lại thờ phượng côngcộng chính của Hội thánh vào trong cùng một quyển sách. Kết quả là quyển sáchCầu Nguyện thứ Nhất của Edward VI (1549) là một công trình đáng chú ý. “Nó tiêu biểu cho một nỗ lực chân thành và bảo thủ nhằm duy trì truyền thống tụng niệm của Tây Giáo hội trong những nét đặc trưng thật sự thiết yếu của nó (C.S.Phillips, Sđd., tr.26). Trong Tiệc thánh, vốn phải được cử hành với sự tương giao tương thông mỗi Chúa nhật và Ngày Thánh, “phần bố cục của lễ Mi-sa bằng La-ngữ cũ được triệt để bám sát, với mọi thành phần cấu thành chủ yếu của nó được trình bày theo thứ tự quen thuộc của chúng” (Sđd.). Giáo Luật (đó là cáchgọi Bài Cầu Nguyện Hiến tế) là mới, nhưng phải theo các nét chính của Giáo Luật La-mã cũ, thêm vào một lời kêu cầu Đức Thánh Linh
  • 22. (Epiclesis) như được tìm thấy trong những bài tụng niệm cổ và được bảo tồn trong các nghi lễ của Đông Giáo hội. Chính trong Buổi Thờ Phượng Thượng Đế (Divine Office) những thay đổiquan trọng nhất mới xảy ra. Như chúng ta đã thấy, vào thời Cải chánh, việc đã trở thành tập quán là cac nhà thờ của giáo xứ đọc sách Các Giờ của Giáo luật (the Canonical Hours) gồm hai nhóm, một vào buổi sáng và một vào buổichiều. Điều này gợi ý cho Cranmer thực hiện việc đơn giản hoá thêm: Mô hình cũ gồm tám lần hóm lại thờ phượng (lễ) trong hai mươi bốngiờ bị bỏ đi để nhường chỗ cho hai lần nhóm lại - cử hành vào sáng sớm và chiều tối - được gọi riêng biệt là “lễ sáng” (Mattins) và “lễ chiều” (Evensong). Trong số này, lễ trước là một kết hợp các yếu tố rút ra từ lễ sáng cũ, các lễ Lauds và lễ Nhất, lễ sau được kết dệt theo cùng một kiểu mẫu giống như thế, gồm luôn các yếu tố được lấy ra từ các lễ Vespers và Copline; còn các lễ Terce, Sext và None thì hoàn toàn biến mất... Tính cách nối tiếp nhau theo truyền thống của các thi thiên, bài học, biệt thánh ca và bài cầu nguyện được xây dựng lại thành một hình thức đơn giản và cô đọng hơn; và chủ đíchthiết yếu của Buổi thờ phượng Thượng Đế - việc đọc thuộc lòng có hệ thống sách Thi thiên và đọc Kinh điển - được thực hiện bằng một mô hình cung cấp cách đọc (hát) cả sách Thi thiên mỗi tháng một lần (thay vì mỗi tuần một lần, như theo lý thuyết trước kia) và việc đọc phần lớn Cựu ước mỗi năm một lần và toàn bộ Tân ước mỗi năm hai lần (C.S.Phillips, Sđd., tr.27). Hơn nữa, lại còncó một thay đổi có ý nghĩa về điểm nhấn mạnh. Như F.C.Burkitt vạch rõ, bài Tựa sách Cầu Nguyện năm 1549 ngụ ý rằng “trong khi các buổi nhóm thờ phượng (lễ) hằng ngày xưa kia có trọng tâm là đọc thuộc lòng các Thi thiên, thì theo quan điểm của Cranmer... tâm điểm là trong việc đọc Thánh Kinh” (Christian Worship, p.83). Tất cả các bản in về sau đều căn cứ trên Sách Cầu Nguyện Anh văn đầu tiên này. Tuy nhiên bản thân quyển Sách ấy vốn bảo thủ để có thể được các tín đồ Kháng cách cấp tiến hơn chấp nhận, mà hậu quả là việc ấn hành quển sách Cầu Nguyện thứ Hai của Edward VI vào năm 1552. Ở đây, nhiều thay đổi có ý nghĩa đã xuất hiện với nhiều hậu quả lẫn lộn. Một mặt, quyển sách Cầu Nguyện năm 1552 có đặc tính dứt khoát Kháng Cách hơn quyển sách năm 1549; mặt khác, nó chủ động đi bước trước để giữ từ truyền thống tụng niệm cổ điển vốn là đặc điểm của Sách Cầu Nguyện Phổ Cập từ bấy đến nay. Chẳng những chỉ có các bài hát cổ xưa và nhiều nét đặc trưng nguyên thuỷ khác nữa của Lễ Tiệc Thánh (Communion Office) đã bị bỏ đi, mà bài Cầu Nguyện Hiến Tế quan trọng, hay Giáo Luật, cũng bị chặt ra làm ba đoạn. Đoạn Cầu Thay với phần ở đầu của nó bị đưa xa ra phía sau và đặt vào phần lễ Cầu Nguyện cho Hội Thánh đang Chiến Đấu, và phần còn lại của bài cầu nguyện được chia thành hai phần, để đoạn về Lễ tiệc Thánh được chen vào giữa. Bài Cầu Nguyện của Chúa được chuyển từ phần cuốicủa Giáo luật nơi nó đã tạo thành tuyệt đỉnh ngay từ thời nguyên thuỷ, để được xếp ngay sau Lễ Tiệc Thánh,
  • 23. để tiếp theo đó là Bài Cầu Nguyện dâng Của Lễ (the Prayer of Oblation), giờ đây được khiến có thể thay đổi với bài cầu nguyện sau Tiệc Thánh (Do đó, thật ra là có hai nghi lễ phân biệt trong Sách Cầu Nguyện Phổ cập). Lời kêu cầu Đức Thánh Linh (Epiclesis) hoànt oàn biến mất. Các lễ sáng và Cầu nguyện buổi chiều ít bị thay đổingoài việc đưa vào phần dẫn nhập có tính cách ăn năn thống hối (Trong Sách Cầu Nguyện năm 1549, Buổi Nhóm thờ phượng hằng ngày bắt đầu bằng Bài Cầu nguyện của Chúa (đọc nhằm chuẩn bị) và các câu “Ôi lạy Chúa, xin mở môi tôi” v.v...). Dường như mục đíchcủa Cranmer trong việc sắp xếp lại tận gốc rễ buổi nhóm Tiệc Thánh này là nhằm nhấn mạnh đặc tính Kháng cách của nghi lễ ấy, cả bằng việc giã từ hình thức của Giáo Luật La-mã xưa kia, lẫn bằng cáchdành cho Tiệc Thánh một địa vị trung tâm hơn, đến độ đặt nó ngay vào tâm điểm của Giáo Luật. trên cơ sở thần học, đã có lý luậnr ằng bản thân việc tự dâng mình làm của lễ (self-oblation) chỉ có thể đựơc thực hiện nhờ ân phúc Thượng Đế đã được ban cho trong việc tiếp nhận và hiến tế các yếu tố. Do đó mà bài Cầu Nguyện Dâng Của Lễ kết thúc phần Giáo Luật, được đặt sau hành động Tương Thông Tương Giao là phù hợp hơn. Nhưng giờ đây, nó đã trở thành điều có thể tự chọn, và sự kiện vẫn là cách sắp xếp lại của Cranmer đoạn tuyệt với truyền thống tụng niệm không những là của thời Trung cổ, mà cả với Hội thánh nguyên thuỷ nữa. Các Sách Cầu Nguyện năm 1559 (sau phần “chuyển tiếp chung” về thời trị vì của bà Ma-ri) và năm 1662 (Sau phần Phúc lợi chung - common weath) về cấu trúc và nội dung đầu hầu như giống hệt Sách Cầu Nguyện năm 1552. Những thay đổi nhỏ trong mỗi quyển là trong phần hướng dẫn “Chung” với mục đíchhạ thấp giọng nói đề cập đặc tính Kháng Cách trong quyển sách năm 1552. Thí dụ, phần Mấy Lời về Quyền Cai Trị (the Words of Administration) trong quyển Sách Cầu Nguyện thứ nhất của Edward VI (154) là: “Thân thể Chúa Cứu Thế Giê-xu chúng ta đã được ban cho ngươi, bảo tồn thân thể và linh hồn người để được sự sống vĩnh hằng”. Đây là một câu nói của Luther, và có thể được lý giải “theo Công giáo”. Do đó, trong quyển Sách Cầu Nguyện năm 1552 nó được thay thế bằng câu nói có hình thức của Zwinghi: “Hãy nhận lấy và ăn bánh này để nhớ rằng Chúa Cứu Thế đã chết thay ngươi, và tự nuôi mình trong trái tim bằng đức tin với sự cảm tạ”. Nhưng trong các Sách Cầu Nguyện những năm 1559 và 1662, cả hai hình thức trên đã được đúc kết lại: “Thân thể Chúa Cứu Thế Giê-xu chúng ta, đã được ban cho ngươi, bảo tồn thân thể và linh hồn ngươi để được sự sống vĩnh hằng: Hãy lấy và ăn bánh này để nhớ rằng Chúa Cứu Thế đã chết thay ngươi, và dùng Ngài để nuôi dưỡng tấm lòng người bằng đức tin và sự cảm tạ”. Sách Cầu Nguyện Phổ cập năm 1662 chỉ giữ lại hình thức được cho phép về mặt pháp lý của sự thờ phượng theo Anh quốc giáo bên Anh quốc mãi đến ngày nay. Sách Cầu Nguyện Hiệu Đính của những năm 1927-28 mà Maxwell mô tả là “một nỗ lực xứng đáng nhằm phục hồi sự hợp nhất và liên tục cổ xưa của nghi lễ Anh
  • 24. quốc”(Sđd., tr.151), đã được Giáo hội Nghị (Convocation), Hiệp hội các Hội thánh (Church Assembly) và Thượng Nghị viện (House of the Lords) phê chuẩn, nhưng những quan điểm trái ngược nhau liên hệ với vấn đề Duy Trì Thánh Lễ (Tiệc Thánh) đã đưa đến chỗ nó bị Hạ Nghị Viện (House of the Commons) phủ quyết. Tuy nhiên giai đoạn hiệu đính đầu tiên đã hợp pháp hoá sáchKinh Giảng Hiệu Đính (the Revised Lectionary) để thay cho Sách Kinh Giảng cũ vào năm 1922 và nhiều phần khác của quyển sách đã được hợp thức hoá (tuy không được hợp pháp hoá) do nhiều vị giám mục để sử dụng trong các giáo khu của họ. Tất cả các nhà Cải chánh đều thừ ahưởng của thời Trung cổ một truyền thống song phương là Lễ tiệc Thánh và các Lễ Hát, nhưng chỉ có Cranmer là cố tình giữ lại cả hai. Người ta đã được thấy thiên tài của ông trong việc này. Và chẳng những ông chỉ áp dụng các lễ hát Trung cổ cho các nhu cầu thờ phượng của giáo xứ cải chánh; mà ông còn đặt vào tâm điểm của chúng việc đọc và nghe Lời Thượng Đế. Điều quan trọng là phải nhận thức rằng Cranmer đã không quan tâm trước tiên đến việc soạn thảo một sách kinh hiệu đính, một lễ hát cho hàng giáo phẩm, cũng không chỉ đơn giản quan tâm đến việc phục hồi một diễn trình đọc các thi thiên ha các kinh giảng (lections) liên tục, được giải thoát khỏi phần trau chuốt và tự ý thêm thất của thời Trung cổ, mà mối bận tâm của ông là sự cầu nguyện phổ cập, với các nhu cầu của toàn thể Hội thánh, là giới tín đồ thường cũng như hàng giáo phẩm. Nếu căn cứ theo sự soi sáng của sử ký mà xét, thì công trình vĩ đại nhất của ông là sắc lệnh về Lễ Cầu Nguyện Buổi Sáng và Buổi Chiều. Tuy nhiên, cho dù chúng ta có khám phá ra được càng nhiều bao nhiêu về sự kiện ấy, khi đem các lý tưởng cao nhất của chúng ta ra để phê phán, thì quả thật ảnh hưởng của Sách Cầu Nguyện trên khối đại đa số các Nhân vật của Anh quốc giáo vốn trước hết là ảnh hưởng của các Lễ Sáng và Lễ Chiều, và điều đó cứ liên tục hư thế qua suốt lịch sử của nó (D.E.W.Harrison. Trích từ một bài thuyết giảng không được công bố). Như thế, bằng cách giữ lại và sắp xếp lại các Lễ Hát, Cranmer đã thành công trong việc đề ra một hình thức thờ phượng bổ sung cho Tiệc Thánh. Evelyn Underhill nói: “Điểm độc đáo của truyền thống Anh quốc giáo là chỗ cùng nhấn mạnh ngang nhau điều nó đem đến cho Buổi Thờ Phượng. Thượng Đế và Tiệc Thánh, nghĩa là sự thờ phượng theo Thánh Kinh và Thánh Lễ. Hễ nơi nào thế quân bình này bị quấy rối, thì đặc tính của nó bị đánh mất... Tuy những người “Kháng cách” và “Cônggiáo” cực đoan có thể nuôi dưỡng một phần này để làm thiệt hại cho phần kia, quả thật chỉ một mình quyển Eclesia Anglicane mới là mẫu mực nguyên thuỷ; và dọc dài theo cả hai nẻo đường đó đã dẫn dân sự (người) của Thượng Đế đến với Ngài”. Bà tiếp: “Đây là một sự kiện không thể xem nhẹ để gạt qua một bên, vì nó tạo ra một công thức tụng niệm đặc biệt, trong đó các yếu tố thờ phượng đã kết hợp lại và được tâm hồn người Anh đánh giá sâu sắc nhất. Phẩm chất đúng với Kinh điển, bằng không khí trang nghiêm tập trung vào Thượng Đế việc hát các thi thiên phổ thông và những bài ca thuộc linh và sự lệ thuộc vào quyền năng thần hựu được
  • 25. bộc lộ trong những bài cầu nguyện cho cộng đồng và các nhu cầu thông thường của sinh hoạt hằng ngày, đều khiến cho khớp Buổi Nhóm Cầu Nguyện Sáng và Chiều của Giáo Hội Anh quốc khớp đúng với tính khí tôn giáo của các concái mình” (Worship, tt.335-36). Dường như không phải chính Cranmer đã tạo ra mối liên hệ chính xác giữa Tiệc Thánh với các Lễ Hát (Trong các sách Cầu Nguyện của Cranmer, các bài học ngày Chúa nhật và thi thiên nối tiếp nhau theo thứ tự với tuần lễ trước. Các bài học đặc biệt cho ngày Chúa nhật là một phát minh mới của Elisabeth). Tuy nhiên, rõ ràng là ông đã có ý định biến Tiệc Thánh hằng tuần trở thành buổi nhóm thờ phượng Chúa cho người thuộc về (dân) Chúa vào ngày của Chúa”. Lễ Cầu Nguyện Sáng và Kinh Cầu Nguyện (the Litany) được xếp trước nhằm dẫn tới thánh lễ này, như các đề mục (trong các Sách Cầu Nguyện) của những năm 1549 và 1552 cho thấy (Những người có ý định tương giao tương thông bị đòihỏi phải ghi tên nơi vị linh mục phụ tá, “nếu không thể vào lúc sáng sớm, trước khi bắt đầu Lễ Sáng, hoặc ngay sau đó”. Và “sau khi kết thúc bài Kinh Cầu Nguyện (Litany)” thì vị Linh mục tiến hành Lễ Tiệc Thánh (Communion) (1549). Rõ ràng sở dĩ có sự tập trung này là do sự kiện chỉ tại đây, cả quyển Sách Cầu Nguyện Phổ cập mới cung cấp được một điều gì đó cho công tác truyền giảng Lời Chúa. Rủi thay, cách hành đạo của Giáo hội Anh quốc cứ ngày càng lìa xa các ý hướng của quyển Sách Cầu Nguyện của mình. Bản thân C.S.Phillips, vốn là một mục sư Anh quốc giáo, cũng thừa nhận rằng chính trong Hội thánh của ông, “với thời gian, lễ Tiệc thánh ngày càng xu hướng đi xa hơn để sa vào phần bốicảnh so với các buổi nhóm thờ phượng khác. Việc cử hành thánh lễ ấy ngày càng ít hơn, cho đến những ngày đen tối của thế kỷ mười tám, ba hoặc bốn cơ hội trong năm thường được cho là đã đủ lắm rồi. Và thậm chí khi thánh lễ ấy được cử hành thường hơn thì phần đông các tín đồ thường đã không tỏ ra nhiệt tình tương thông tương giao lắm” (C.S.Phillips, Sđd., tr.44). Hệ quả là Buổi Nhóm Cầu Nguyện Sáng (hoặc có khi là Buổi Nhóm Cầu Nguyện Chiều) đã thay thế phần lớn các thánh lễ Tiệc Thánh, và được xem như buổi nhóm thờ phượng chính trong ngày. Nhằm cứu vãn một điều gì đó cho sự thờ phượng đầy đủ, giờ đây một bài giảng được thêm vào cho Buổi Nhóm Cầu Nguyện Sáng và Chiều và lễ Tiệc Thánh vào những Chúa nhật - không có bài giảng - được cử hành thật sớm và chỉ có một số ít người thờ phượng tham dự mà thôi. Việc này trái hẳn với các ý hướng của Sách Cầu Nguyện Phổ cập, trong đó bài giảng chỉ được quy định cho Tiệc Thánh mà thôi. IV. SỰ THỜ PHƯỢNG CỦA GIÁO HỘI TỰ DO Cách sắp xếp của Anh quốc giáo (The Anglican Settlement) vốn là một thoả hiệp giữa Geneva và Rô-ma; do đó, nó không được thành tố cấp tiến (the radical element) trong Giáo hội Anh quốc (the English Church) chấp nhận. Các tín đồ Kháng Cách lưu vong, đã được các Hội thánh Cải chánh Lục địa tiếp nhận như những khách được mời dưới thời trị vì của Nữ hoàng Mary, khi trở về, đã không tỏ