SlideShare a Scribd company logo
1 of 112
Sự Phát Triển Tự Nhiên Của Hội Thánh
Christian A. Schwarz
Sách Hướng Dẫn Về Tám Phẩm Chất Quan Trọng
Của Các Hội Thánh Lành Mạnh.
ChurchSmart Resources
Sự Phát Triển Tự Nhiên Của Hội Thánh đã được xuất bản khoảng 40 thứ tiếng
khác nhau ở tại 50 quốc gia. Bạn có thể tìm thấy tất cả các tên nước ngoài của sách
này cùng địa chỉ phân phốitrên Internet:
www.NCD-international.org
Lời tựa
“Chưa từng có một dự án khảo sát nào mang tính bao quát, có giá trị thống kê,
rộng khắp thế giới về sự tăng trưởng của hội thánh được tiến hành.”
Bối cảnh của sách
Các nhà phê bình phong trào hội thánh tăng trưởng thường nhấn mạnh nhu cầu
chất lượng của các hội thánh. “Đừng chăm chú vào sự phát triển số lượng, hãy tập
trung vào sự tăng trưởng về phẩm chất.” Christ Schwarz hoàn toàn đồng ý với điều
đó!
Bằng những khảo sát kỹ càng, Christian Schwarz đã chứng minh mối liên kết giữa
tính lành mạnh và sự tăng trưởng của hội thánh. Sau khi làm việc giữa vòng các
hội thánh Đức một số năm, ông đã mở rộng các nghiên cứu của mình để gồm cả
các hội thánh từ khắp nơi trên thế giới. Theo tôi biết thì chưa có một dự án khảo sát
nào bao quát, có giá trị thống kê, rộng khắp thế giới về sự tăng trưởng của hội
thánh từng được chỉ đạo.
Những kết quả của khảo sát này khẳng định điều mà nhiều nhà lãnh đạo đã nhận
biết bằng trực giác - đó là, các hội thánh lành mạnh là các hội thánh tăng trưởng,
tạo ra nhiều môn đồ hơn và tốt hơn trong sự thuận phục yêu thương đốivới Đấng
Christ.
Qua cuốn “SựPhát Triển Tự Nhiên của Hội Thánh” này, bạn sẽ tìm thấy sự hiểu
biết sâu rộng hơn về cách Chúa muốn hội thánh Ngài tăng trưởng. Bạn sẽ học biết
làm thế nào để phóng thích tiềm năng tăng trưởng trong hội thánh của mình. Hãy
đọc quyển sách này, suy gẫm nó và bước các bước kế tiếp để trở thành một hội
thánh lành mạnh, tăng trưởng và kết quả nhiều!
RobertE. Logan, tháng 5 năm 1996
Mục lục
Lời mở đầu
Phần giới thiệu
Hãy bỏ đi lối nghĩ đề cao kỹ thuật
Sự phát triển tự nhiên của hội thánh là gì?
Khám phá “tiềm năng sống”
Nguyên tắc “hoàn toàn tự động”
Phần 1: Tám đặc trưng về phẩm chất
Bỏ đi huyền thoại về sự tăng trưởng của hội thánh
Dự án khảo sát quốc tế
Có phải “tăng trưởng” là tiêu chuẩn thích hợp không?
Đặc trưng của phẩm chất 1: Tư cáchlãnh đạo trao quyền
Đặc trưng của phẩm chất 2: Chức vụ theo ân tứ
Đặc trưng của phẩm chất 3: Đời sốngthuộc linh sốt sắng
Đặc trưng của phẩm chất 4: Cấu trúc hợp chức năng
Đặc trưng của phẩm chất 5: Sự phục vụ thờ phượng truyền sức sống
Đặc trưng của phẩm chất 6: Những nhóm nhỏ toàn diện
Đặc trưng của phẩm chất 7: Truyền giáo theo nhu cầu
Đặc trưng của phẩm chất 8: Các mối quan hệ yêu thương
Không đặc trưng của phẩm chất nào được thiếu vắng
“Giả thuyết 65 điểm”
Phương pháp về phẩm chất
Vì sao các mục tiêu tăng trưởng về số lượng là không thích đáng
Có phải hội thánh lớn là hội thánh tốt không?
Phần 2: Các yếu tố tối thiểu
Tập trung vào các năng lực của chúng ta
Miếng ván thấp nhất
Những ví dụ từ nông nghiệp
Yếu tố tối thiểu hay tối đa?
Coi chừng “các mô hình”!
Phần 3: Sáu nguyên tắc sống
Đề cao kỹ thuật hay sự sống?
Vì sao đề cao kỹ thuật không hiệu quả?
Nguyên tắc 1 Phụ thuộc lẫn nhau
Nguyên tắc 2 Tính nhân
Nguyên tắc 3 Chuyển hóa năng lượng
Nguyên tắc 4 Đa công dụng
Nguyên tắc 5 Sự cộng sinh
Nguyên tắc 6 Hợp chức năng
Sống = trái với bình thường
Học suy nghĩ theo sự sống
Phần 4: Một Mô Hình Mới
Tính lưỡng cực trong Kinh Thánh
Những nguy hiểm về bên hữu và bên tả
Mô hình đề cao kỹ thuật
Mô hình thuộc linh hóa
Hậu quả của những mô hình sai trật
Những kết quả về mặt thần học
Điều này có ý nghĩa gì về mặt thực tiễn?
Liệu chúng ta có thể “làm cho” một hội thánh tăng trưởng không?
Tình trạng bế tắc của chủ nghĩa thực dụng
Phần 5: Mười bước hành động
Làm thế nào để phát triển chương trình của chính bạn
Bước 1: Xây dựng xung lượng thuộc linh
Bước 2: Xác định các yếu tố nhỏ nhất của bạn
Bước 3: Ấn định các mục tiêu chất lượng
Bước 4: Nhận biết những ngăn trở
Bước 5: Áp dụng các nguyên tắc sự sống
Bước 6: Tập tành các ưu điểm của bạn
Bước 7: Sử dụng các công cụ NCD
Bước 8: Giám sát tính hiệu quả
Bước 9: Trình bày các yếu tố nhỏ nhất mới của bạn
Bước 10: Nhân bội hội thánh của bạn
Lời kết: Sự tăng trưởng của hội thánh trong năng quyền của Thánh Linh
Các bước kế tiếp
Giới thiệu
“Nói tạm biệt với các chương trình thành công của conngười - và hoan nghênh các
phương thức tăng trưởng tự động của Chúa.”
Bỏ đi lối nghĩ đề cao kỹ thuật.
Vì sao hiện nay có nhiều Cơ Đốc Nhân hoài nghi đối với phong trào hội thánh tăng
trưởng như vậy? Có phải do họ không mong muốn hội thánh mình tăng trưởng
không? Họ có phẩn nộ chất vấn tính hiệu quả của chức vụ hội thánh họ không?
Hoặc ưu tiên hàng đầu của họ là điều gì khác hơn Đại Mạng Lệnh?
Tôi không nghi ngờ rằng có những người thích hợp với những lời mô tả trên,
nhưng tinh thần chỉ trích về các nguyên tắc hội thánh tăng trưởng hiện đang được
chấp nhận không chỉ đến từ giới những người này. Tôi đã phát hiện có nhiều Cơ
Đốc Nhân vừa có tấm lòng dành cho những người hư mất vừa có một phương pháp
sáng suốt trong chức vụ hầu việc Chúa, vì lý do nào đó không bao giờ nhiệt tình
đón nhận phong trào hội thánh tăng trưởng .
Đối với họ, dường như trình bày những nguyên tắc và những định luật đơn giản
thái quá “dầu thế nào cũng không hữu hiệu trong một thế giới hiện thực.” Từ quan
điểm của họ, những người này chỉ muốn cố gắng bằng sức riêng để làm điều mà
chỉ có Chúa làm được. Suy nghĩ này có đúng hay không, đó vẫn là hình ảnh của
phong trào hội thánh tăng trưởng trong mắt của nhiều tín hữu - một nỗ lực hoàn
toàn đề cao kỹ thuật, dẫu cho phương diện thuộc linh được nhấn mạnh trong đó .
Nỗ lực tăng trưởng hội thánh bằng sức riêng là thế nào? Hãy xem tranh minh họa
dưới đây. Một cỗ xe với bốn bánh hình vuông, chất đầy những bánh xe tròn trịa,
được một người đẩy và một người kéo. Họ là những nhân sự tận tình, chăm chỉ,
nhưng công việc của họ thật chậm chạp, nhàm chán và thất vọng.
Đối với tôi điều này cònhơn cả bức tranh biếm họa. Đó là một lời mô tả mang tính
tiên tri dành cho phần lớn thân thể Đấng Christ. Hội thánh đang di chuyển, nhưng
với tốc độ chậm chạp chán chường. Vì sao vậy? Nếu bạn hỏi hai nhân sự đó, hẳn
họ sẽ trả lời: “Bởi vì sức đề kháng cứng ngắt mà chúng tôi đang phải đối diện.”
Hoặc có thể là: “Chúng tôi đang lên dốc, đó là lý do!” Những câu trả lời ấy không
hoàn toàn sai!
Là Cơ Đốc Nhân, đôikhi chúng ta cũng phải đối diện với sự chống đối, bước tiến
của hội thánh có thể là lên dốc thẳng đứng. Tuy nhiên, tranh biếm họa này giúp
chúng ta hiểu rằng dầu những nan đề ấy có tồn tại, nguyên nhân đíchthực của sự
thất vọng mỉa mai thường có liên quan đến một điều khác - những chiếc bánh xe
hình vuông.
Khối đá xây dựng 1: Tám đặc trưng về chất lượng
Chúng ta phải làm gì? Nội dung phần 1
Khối đá xây dựng 2
Chiến lược tối thiểu
Khi nào phải thực hiện điều đó?
Đúng thời điểm
Phần 2
khối đá xây dựng 3
Sáu nguyên tắc sống
Chúng ta phải làm điều đó như thế nào
Phương pháp
Phần 3
khối đá xây dựng 4
Mô hình thần học
Vì sao phải làm điều đó?
Nền tảng
Phần 4
Áp dụng 10 bước hành động
Phần 5
Tóm lại, năm phần trong sách này: bốnphần đầu trả lời cho bốncâu hỏi căn bản về
sự tăng trưởng của hội thánh; phần 5 nói lên phương cách áp dụng thực tiễn bốn
khối đá xây dựng sự phát triển tự nhiên của hội thánh .
Minh họa này dạy rằng Chúa đã cung ứng mọi sự chúng ta cần để phát triển hội
thánh, song không phải lúc nào chúng ta cũng sử dụng chúng cách thích đáng, đó
chính là nan đề. Thay vì dùng các phương tiện của Chúa, chúng ta nỗ lực bằng sức
riêng, tốn rất nhiều sức đẩy và sức kéo. Đó là điều tôi muốn hàm ý bởi cụm từ
“phát triển hội thánh theo cáchđề cao kỹ thuật.” Không phải các nhân sự trong bức
tranh này không thuộc linh. Mục tiêu của họ - muốn cho hội thánh đi lên - không
có gì sai trật. Vấn đề ở đây là các phương pháp của họ không đầy đủ, bởi vì chúng
chưa nhất quán với kế hoạch của Đức Chúa Trời.
Quyển sách này đặt nền tảng trên một phương pháp khác dành cho sự tăng trưởng
của hội thánh. Trong tổ chức của tôi, chúng tôi đã chọn gọi đây là sự phát triển “tự
nhiên,” hoặc “sốngđộng” của hội thánh. “Sựsống” không hàm ý gì ngoài việc tái
khám phá các định luật sự sống (bios, từ Hylạp). Mục tiêu là để những cơ chế tăng
trưởng tự động của Đức Chúa Trời phát triển, thay vì phí năng lượng vào các
chương trình do con người tạo ra.
Phương pháp “của sự sống”
Sự phát triển tự nhiên của hội thánh là gì?
Vì sao gọi phương pháp của chúng ta là “sựphát triển tự nhiên của hội thánh?”
Tự nhiên có nghĩa là học tập từ thiên nhiên. Học tập từ thiên nhiên có nghĩa là học
từ công trình sáng tạo của Chúa. Và học tập từ công trình sáng tạo của Chúa có
nghĩa là học tập từ Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa.
Để minh họa, tôi muốn dùng hình ảnh trên trang bên, mô tả một số các nguyên tắc
tăng trưởng hữu cơ. Hầu hết các tác giả viết về sự tăng trưởng hội thánh đều xác
nhận giá trị học tập được từ các nguyên tắc này. Tuy nhiên, nan đề của nhiều khái
niệm phổ biến đó là chúng chưa đi sâu đủ. Thực chất chỉ ở bề mặt. Vì vậy mà bỏ
qua những thực tiễn nằm bên dưới, ảnh hưởng đến sự sống - giống như sự cấu tạo
của đất, những hoạt động của hệ thống rễ, hoặc (hết sức quan trọng!) vai trò của
loài giun đất.
“Một số khái niệm về sự tăng trưởng hội thánh quá tập trung vào thành quả mà
không xem xét nguồn gốc đã sinh ra kết quả ấy”
Trong bức hình này, vì sao cỏ mọc? Có phải vì mục tiêu tăng trưởng bằng số, như
là “đến cuối tháng 6 năm 1997 ta sẽ mọc thêm 20 phân nữa” không? Đó có thể là
bí mật của nó (chúng ta sẽ khảo sát các mục tiêu tăng trưởng theo số lượng sau).
Còn bây giờ tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến nhu cầu để nhận biết những thực tế “nằm
bên dưới”, không có nó chúng ta không thể trả lời cho câu hỏi “vì sao”có sự tăng
trưởng. Điều xảy ra bên dưới bề mặt là trọng tâm chiến lược sự phát triển tự nhiên
của hội thánh.
“Đây có phải là thần học tự nhiên không?”
Việc áp dụng những định luật quan sát được và các mô hình của tự nhiên vào thần
học là điều hết sức gây tranh cãi. Tôi phải thừa nhận sự khó khăn ở đây. Loại lý
luận về mặt thần học này, được gọi là theologia naturalis có thể gây ra những rắc
rối lớn khi được áp dụng vào thần học riêng biệt, như là sự nhận biết về Đức Chúa
Trời. Nó ấp ủ ảo tưởng cho rằng tự chúng ta có thể nhận biết và hiểu Đức Chúa
Trời - không cần Đấng Christ, không thập tự giá, không sự mặc khải. Tuy nhiên ở
đây chúng ta đang bàn đến các nguyên tắc tăng trưởng của hội thánh, chứ không
phải những vấn đề về bản tánh Đức Chúa Trời. Đối với tôi, dường như trong bối
cảnh này, việc học biết từ sự sáng tạo không chỉ hợp pháp mà còn là điều bắt buộc!
Chính Chúa Giêxu thường xuyên dùng các ví dụ từ thiên nhiên và nông nghiệp để
minh họa cho bản chất của nước Trời - hoa huệ ngoài đồng, hạt giống tự mọc lên,
sự tăng trưởng của hạt cải, bốnthứ đất, cây và trái, những định luật về gieo và gặt.
Một số những người diễn giải bảo rằng Chúa Giêxu đã dùng những ví dụ này bởi
vì các thính giả của Ngài sống trong một xã hội nông nghiệp, vì vậy liên hệ đến
những minh họa đó là tốt nhất. Tôi không cho rằng điều này đủ sức thuyết phục.
Nếu Chúa Giêxu sống giữa vòng chúng ta ngày nay, Ngài hẳn không thay thế
những ví dụ lấy từ trong thiên nhiên bằng những ví dụ từ thế giới của computer
như là “nước Đức Chúa Trời cũng giống như một chương trình máy tính - sản
lượng của các ngươi tùy thuộc vào những gì các ngươi nhập vào.” Những minh
họa đề cao kỹ thuật như thế hẳn sẽ bỏ mất bí quyết của sự sống. Phạm vi của sự
sống có những định luật hoàn toàn khác với những gì phi sự sống.
Học tập từ các hoa huệ ngoài đồng
Một ví dụ điển hình về phương pháp của sự sống có thể tìm thấy trong Mat Mt 6:2,
8 “Hãy xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thể nào.” Tuy nhiên, từ “hãy xem,”
không bao hàm đầy đủ những ngụ ý của từ Hylạp katamathete. Đây là hình thức
tăng cường của manthano, có nghĩa là “học tập,” “quan sát,” “nghiên cứu,” hoặc
“khảo sát.” Bất cứ khi nào chữ kata trong tiếng Hylạp được dùng trước một động
từ, nó thường nhấn mạnh từ đó. Trong bối cảnh của chúng ta, nó có nghĩa là học,
quan sát, nghiên cứu hoặc khảo sát một cách chuyên cần.
Vậy thì điều gì là điều chúng ta phải nghiên cứu một cách chuyên cần? Không phải
là vẻ đẹp của các hoa huệ mà chính là cơ cấu của sự tăng trưởng (“chúng mọc lên
thể nào”) chúng ta phải học tập về chúng, xem xét chúng, suy gẫm về chúng và
nhận được sự chỉ dẫn ra từ chúng - tất cả những phương diện này đều được bao
gồm trong động từ ở thể mệnh lệnh katamathete. Và chúng ta được bảo cho biết
cần phải thực hiện những điều đó để hiểu các nguyên tắc của nước Trời.
Khám phá “tiềm năng của sự sống”
“Tiềm năng sống là một khái niệm hoạch định bởi chính Đức Chúa Trời, Đấng Tạo
Hóa ”.
Mỗi một người khi nghiên cứu về công trình sáng tạo của Chúa - dầu là Cơ Đốc
Nhân hay là người không tin Chúa cũng vậy - cuối cùng sẽ vấp phải một điều mà
các nhà khoa học gọi là “tiềm năng của sự sống.” Các nhà sinh thái học đã định
nghĩa điều này như là khả năng cố hữu của một sinh vật hoặc loài để sinh sản và
tồn tại.” Đây là một khái niệm hoàn toàn chưa hề được biết đến trong thế giới kỹ
thuật. Không bộ máy nào có thể tự nó tái sinh sôi như là một bản tánh tự nhiên.
Máy pha cà phê có thể pha cà phê (cảm tạ Chúa); nhưng nó sẽ không bao giờ tạo ra
một chiếc máy pha cà phê khác. Trong thiên nhiên, trật tự của sự việc lại hoàn toàn
khác. Một cây cà phê cho ra các hạt cà phê, rồi sau đó, nó có thể sinh ra những cây
cà phê mới. Ý định của Chúa chính là thiết lập tính tồn tại mãi mãi này trong tạo
vật của Ngài từ ban đầu. Đó là bí mật của sự sống, một nguyên tắc của Chúa dành
cho tạo vật.
Khi chúng ta bàn đến các quá trình tự nhiên, điều quan trọng đối với tiềm năng cố
hữu này là phải được để tự do. Khác biệt giữa phát triển do tiềm năng sự sống với
dựa trên thực nghiệm (trong phòng thí nghiệm cũng như ngoài cánh đồng) được
gọi là “sựđề kháng của môi trường.” Mặc dầu rõ ràng là sự tăng trưởng không thể
“được làm ra” hoặc ép buộc, điều quan trọng là phải giữ cho sức đề kháng của môi
trường ở mức tối thiểu để tạo được những điều kiện khả thi tốt nhất cho sự tăng
trưởng.
Tiềm năng của sự sống trong một hội thánh.
Sự phát triển của hội thánh cũng giống như vậỵ. Chúng ta không thể nỗ lực để “sản
xuất ra” sự tăng trưởng của hội thánh mà phải để tự do cho tiềm năng sống mà
Chúa đã đặt vào mỗi hội thánh. Công việc của chúng ta là phải giảm thiểu những
điều cản trở sự tăng trưởng (“sự đề kháng của môi trường”) - cả bên trong lẫn bên
ngoài hội thánh.
Bởi vì có thể kiểm soát rất ít trên các yếu tố bên ngoài, nên chúng ta phải tập trung
vào việc dời bỏ những vật cản đối với sự tăng trưởng và nhân bộibên trong hội
thánh. Như vậy, sự tăng trưởng của hội thánh mới có thể xảy ra “hoàn toàn tự
động” Đức Chúa Trời sẽ làm điều Ngài hứa làm. Ngài sẽ ban sự tăng trưởng
(ICo1Cr 3:6).
Nguyên tắc của sự tự tổ chức
Nguyên tắc của sự tự tổ chức được tìm thấy trong khắp tạo vật. Khảo sát của hệ
thống thế tục dùng thuật ngữ “tự tạo thành” (tự tái tạo) cho hiện tượng này. Đúng
hơn phải gọi là “Chúa tạo dựng” (theopoiesis). Nguyên tắc này đưa bí mật lớn ấy
ra ánh sáng. Nếu chúng ta áp dụng nguyên tắc này vào “thân thể hội thánh,” chúng
ta đối diện với câu hỏi làm thế nào để tự tổ chức. Chúng ta có thể làm gì để thả
lỏng tiềm năng sự sống - những cơ chế tự động của sự tăng trưởng, qua đó chính
mình Chúa sẽ làm cho hội thánh Ngài tăng trưởng? Bốn khối đá xây dựng sự phát
triển tự nhiên của hội thánh - những đặc điểm về phẩm chất, chiến lược tối thiểu,
các nguyên tắc của sự sống, mô hình mới - tìm cách để đem lại một câu giải đáp
cho vấn đề này.
Việc học tập từ tạo vật của Chúa:
Nguyên tắc của sự tự tổ chức được thấy rõ ràng khắp nơi trong tự nhiên, từ tổ chức
vi sinh vật nhỏ bé nhất cho đến các định luật chi phối vũ trụ.
Phần lớn các sáchbáo thế tục đề cập đến chủ đề của sự tự tổ chức đều có khuynh
hướng huyền bí đáng kể khiến cho càng khó liên hệ đến vấn đề này. Tuy nhiên
khác biệt giữa phát triển hội thánh tự nhiên với huyền bí rất giống sự khác biệt
giữa thuật chiêm tinh với thiên văn học!
Liệu điều đó có huyền bí không?
Những người không tin Chúa khám phá hiện tượng này hầu như luôn có khuynh
hướng gán cho nó một ý nghĩa tôn giáo giả hiệu nào đó. Thay vì liên kết sự tự tổ
chức với Đức Chúa Trời có một và thật, là Cha của Đức Chúa Giêxu Christ chúng
ta, Đấng đã dựng nên trời và đất, một số các tác giả đã đưa vào các khái niệm tà
giáo hư cấu. Mặc dầu điều này không làm thay đổi nguồn gốc thiên thượng của
nguyên tắc này - những sự giải thích sai của loài người về các nguyên tắc của Chúa
không bao giờ làm thay đổichúng. Dầu vậy - điều này đòihỏi một sự khảo sát và
xác minh Kinh Thánh thấu đáo.
Nguyên tắc “hoàn toàn tự động”
Cụm từ “các phương thức tăng trưởng tự động” nằm ở trọng tâm định nghĩa của
chúng tôi về “sựphát triển tự nhiên của hội thánh” (xem trang bên). Khái niệm của
Kinh Thánh nằm đằng sau thuật ngữ này được mô tả đúng nhất qua lời được chép
trong Mac Mc 4:2, 6-29: “Ngài lại phán rằng: Nước Đức Chúa Trời cũng như một
người vãi giống xuống đất; người ngủ hay dậy, đêm và ngày, giống cứ nẩy chồi
mọc lên, mà người không biết thể nào. Vì đất tự sanh ra hoa lợi: Ban đầu là cây, kế
đến bông, đoạn bông kết thành hột. Khi hột đã chín, người ta liền tra lưỡi hái vào,
vì mùa gặt đã đến.”
Ví dụ này tỏ rõ điều người ta có thể làm và phải làm, cũng như điều họ không thể
làm. Họ phải gieo và gặt, họ có thể ngủ và thức dậy. Điều họ không thể làm là: Họ
không thể làm cho quả mọc lên. Trong đoạn Kinh Thánh này, chúng ta tìm thấy lời
mô tả huyền nhiệm của việc đất “tự nó” sinh ra hoa quả. Hầu hết các nhà giải kinh
đều đồng ý rằng: “Tựnó” là bí quyết để hiểu được ví dụ này. Như vậy chính xác
điều nó hàm ý là gì? Cụm từ này được dùng trong tiếng Hylạp là automate - dịch
theo nghĩa đen có nghĩa là “tự động.” Như vậy câu Kinh Thánh trong Mác đã nói
rõ về “các cơ chế tăng trưởng tự động!” Tất nhiên, đối với tâm trí của người
Hêbơrơ cơ chế tự động này không bao giờ được qui cho Bà Mẹ Thiên Nhiên nào
đó như một vị thần. Trong bốicảnh của ví dụ này, những từ này hoàn toàn có
nghĩa là “không có nguyên nhân thấy được”, và ý tưởng ngầm bên dưới đó là “điều
này được làm ra bởi chính mình Đức Chúa Trời.” Khi áp dụng ý tưởng này vào đời
sống hội thánh, điều đó cho thấy rằng những sự phát triển nhất định dường như xảy
ra “hoàn toàn là do chính họ,” hoặc “tự động.” Tuy nhiên, những Cơ Đốc Nhân
biết rằng- mặc dầu điều này không thể chứng minh bằng thực nghiệm quan sát
được - kết quả dường như hoàn toàn tự động, trong thực tế chính là công việc của
Chúa. “Cơ chế tự động” thực sự là một “cơ chế của Chúa!”
Việc thả lỏng các cơ chế tự động của Chúa về sự tăng trưởng là bí quyết chiến lược
của các hội thánh tăng trưởng.
Đây chính xác là điều tôi muốn hàm ý bởi nguyên tắc “hoàn toàn tự động”. Đây
không chỉ là một hình ảnh đẹp. Tôihiểu nguyên tắc này phải chính là điều hết sức
cốtlõi trong sự tăng trưởng của hội thánh. Các hội thánh tăng trưởng đã sử dụng
nguyên tắc này. Đó là “bí quyết” sự thành công của họ!
Bí quyết của các hội thánh tăng trưởng
Một số hội thánh làm điều này một cáchcó chủ ý, những hội thánh khác thì theo
bản năng. Thật sự cũng không vấn đề gì. Nói cho cùng, điều quan trọng là việc áp
dụng nguyên tắc này. Thật vậy, một số hội thánh thậm chí đã suy nghĩ không đúng
về điều này. Chức vụ của họ có thể là một mẫu mực trong thực hành và là một
khuôn mẫu để học theo. Nhưng những lý thuyết của các hội thánh đó không thể
giải thích chính xác bí quyết sự tăng trưởng của họ, và nhất định họ không thể
cung cấp các khái niệm có thể thực hiện lại cho các hội thánh khác. Chúng tôi sẽ
trình bày vấn đề này chi tiết hơn về sau.
Định nghĩa sự phát triển tự nhiên của hội thánh: tất cả những nỗ lực của con người
đều phải chú trọng vào việc thả lỏng các cơ chế tăng trưởng tự động của thiên
thượng.
Tôi đã khám phá các nguyên tắc phát triển tự nhiên của các hội thánh từ ba nguồn
khác nhau:
1. Qua khảo sát thực nghiệm của chúng ta về các hội thánh phát triển và không
phát triển. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa chúng ta chấp nhận một cách mù
quáng lời giải thích mà các hội thánh đưa ra cho sự tăng trưởng hoặc không tăng
trưởng của chính họ .
2. Bằng cách quan sát thiên nhiên, là công trình sáng tạo của Chúa. Như đã nói ở
phần trước, bản thân Kinh Thánh thúc giục chúng ta dùng phương pháp này.
3. Bằng cách học Kinh Thánh. Suốt Kinh Thánh, chúng ta luôn đốimặt với các
nguyên tắc sống về sự phát triển của hội thánh - dầu không phải bằng những thuật
ngữ chuyên môn này.
Quan sát các hội thánh lẫn thiên nhiên đều không bao giờ trở thành cơ sở để thiết
lập các tiêu chuẩn tuyệt đối. Nếu khái niệm nào đi ngược lại lẽ thật Kinh Thánh,
Cơ Đốc Nhân phải bác bỏ điều đó, dẫu cho nó có vẻ như được sử dụng “thành
công.” Không phải mọi sự trong tự nhiên đều là “nguyên tắc sống” được sử dụng
trong sự phát triển tự nhiên của hội thánh. Công việc của chúng ta là phân biệt cẩn
thận theo đúng Kinh Thánh điều gì đúng thần học và điều gì phi thần học.
Những khác biệt lớn giữa sự phát triển tự nhiên của hội thánh và những khái niệm
khác về sự phát triển của hội thánh có thể được bày tỏ qua ba điểm chính.
Vậy thì đâu là sự khác biệt?
1. Phát triển tự nhiên của hội thánh bác bỏ những phương pháp nào chỉ mang tính
thực dụng mà không mang tính thần học (“mục đíchbiện minh cho phương tiện”)
và thay thế chúng bằng điểm xuất phát hướng về nguyên tắc.
2. Phát triển tự nhiên của hội thánh không dùng phương pháp số lượng (“làm sao
để có nhiều người hơn đến dự các buổi nhóm?”) mà xem xét phẩm chất của đời
sống hội thánh như là điều then chốt đốivới sự phát triển của hội thánh.
3. Phát triển tự nhiên của hội thánh không nỗ lực để “tạo ra” sự tăng trưởng của hội
thánh mà thả lỏng cho các cơ chế tăng trưởng tự động, là điều chính Chúa dùng để
gây dựng hội thánh.
Phát triển tự nhiên của hội thánh có nghĩa là chào tạm biệt với chủ nghĩa thực dụng
bề ngoài, với logic nhân quả quá đơn giản, với sự ám ảnh về số lượng, với các
phương pháp tiếp thị lôi kéo, và với những thái độ “làm được” đáng ngờ. Điều này
có nghĩa là bỏ lại đằng sau những qui định con người tạo ra cho sự thành công, và
cứ hướng đến các nguyên tắc tăng trưởng mà chính Chúa đã ban cho tất cả tạo vật
của Ngài.
Ba thuật ngữ then chốt
Để làm rõ sự khác biệt giữa phát triển tự nhiên của hội thánh và các phương pháp
đang chiếm ưu thế, tôi muốn dùng ba thuật ngữ suốt sách này: mô hình “đềcao kỹ
thuật,” mô hình “thuộc linh hóa,” và mô hình “sựsống.” (“hữu sinh”) Những thuật
ngữ này thực sự là tốc ký đốivới toàn bộ quan điểm về sự sống sẽ được giải thích
chi tiết hơn ở Phần 4 (trang 83-102). Một khi hiểu được những sự giả định mà dựa
trên đó những lối nghĩ khác nhau ấy đặt nền tảng, chúng ta sẽ rõ vì sao phát triển tự
nhiên của hội thánh không mong đợi tìm được sự chấp nhận chung giữa vòng các
Cơ Đốc Nhân.
Mô hình đề cao kỹ thuật
Tầm quan trọng của các tổ chức, chương trình, phương pháp v.v... được đánh giá
quá cao.
Mô hình thuộc linh hóa
Tầm quan trọng của các tổ chức, chương trình, phương pháp v.v... bị đánh giá thấp
Mô hình của sự sống
Phương tiện thần học làm nền tảng cho sự phát triển tự nhiên của hội thánh.
Phần 1: Tám đặc trưng về phẩm chất
Có những đặc điểm phẩm chất nổi bật phát triển nhiều hơn trong các hội thánh
tăng trưởng so với những hội thánh không tăng trưởng chăng? Và có phải việc phát
triển những đặc trưng của phẩm chất này Là “bí quyết thành công” trong các hội
thánh tăng trưởng, ngoài điều đó, một phương pháp bổ ích hơn là câu hỏi thực
dụng: “Làm thế nào để có được nhiều người hơn đến với hội thánh?” Đây chính
xác là trọng tâm khảo sát của chúng tôi. Những kết quả dưới dạng câu hỏi phần lớn
là những gì cho đến nay được tiếp thị như là “các nguyên tắc tăng trưởng của hội
thánh.”
Bỏ đi việc huyền thoại hóa sự tăng trưởng của hội thánh
Xem xét các sách vở nói về sự tăng trưởng của hội thánh có thể gây nhầm lẫn.
Trình bày một loạt chương trình và tuyên bố:“Hãy làm như chúng tôi, bạn sẽ nhận
được những kết quả tương tự.” Đáng buồn thay, nhiều trong số những khái niệm
này lại mâu thuẫn nhau. Một nhóm thì quảng bá “các siêu hội thánh” như là
phương cách hữu hiệu nhất để đem tin lành đến với cộng đồng, trong khi các nhóm
khác lại cho rằng tầm cỡ hội thánh tốt nhất là nhóm nhỏ, giống như hầu hết các
buổi học Kinh Thánh tại nhà. Một số cho rằng bí quyết dẫn đến thành công là buổi
nhóm thờ phượng tập trung vào người chưa tin Chúa, trong khi các nhóm khác
nhấn mạnh mục tiêu của buổi nhóm thờ phượng chỉ để thờ phượng Chúa và trang
bị cho các thánh đồ. Một nhóm tin rằng các chiến lược tiếp thị phải được kết hợp
trong kế hoạch của hội thánh, trong khi những nhóm khác lại thích sự tăng trưởng
hội thánh lành mạnh mà thậm chí không hề nghe đến các phương pháp ấy.
Đối với tôi, dường như những thảo luận đã qua tạo quá ít phân biệt giữa “các mô
hình” (= các khái niệm, mà với khái niệm đó, hội thánh nào đó, ở một nơi nào đó
trên thế giới đã có một kinh nghiệm tích cực) và “những nguyên tắc” (= điều áp
dụng cho mọi hội thánh ở mọi nơi). Vì vậy một số mô hình phô trương như là
những nguyên tắc có giá trị phổ quát. Đồng thời, những nguyên tắc đã được chứng
minh là áp dụng phổ quát đôi khi lại bị hiểu lầm là “một mô hình giữa nhiều mô
hình”
Nguyên tắc hay mô hình?
Tôi cố gắng minh họa sự khác biệt giữa hai phương pháp này trong sơ đồ. Khi nói
đến việc theo một mô hình (hay khuôn mẫu), tôi muốn nói nỗ lực của một hội
thánh để chuyển các phương pháp của một hội thánh riêng lẻ thành công (phần lớn
thường là một siêu hội thánh) vào tình huống của chính mình. Phương pháp này
đặc biệt hấp dẫn bởi vì ở một mức độ nào đó, khải tượng mà người ta trông đợi để
hiện thực hóa cho hội thánh của mình đã được thấy rõ qua sự sống thật của một hội
thánh mẫu rồi.
Phương pháp theo nguyên tắc thì khác. Phương pháp này cũng giả định rằng các
hội thánh khuôn mẫu có nhiều điều để dạy chúng ta. Tuy nhiên thay vì giới hạn
mình vào một khuôn mẫu nổi trội, hàng trăm các hội thánh mẫu - cả lớn lẫn nhỏ -
đều được khảo sát để khám phá xem các yếu tố nào cuối cùng là những nguyên tắc
phổ quát thích hợp cho mọi hội thánh - và những yếu tố nào có thể là những yếu tố
thú vị, nhưng không phải là những nguyên tắc có giá trị phổ quát đốivới sự tăng
trưởng hiệu quả của hội thánh . Những nguyên tắc đạt được bởi sự lọc bớt, nghĩa là
bằng cách tước bỏ mọi tính chất đặc thù, địa phương và văn hóa khỏi những mô
hình quan sát được. Trong bước thứ nhì, các nguyên tắc đạt được, vì vậy phải riêng
biệt hóa cho tình huống xác thực của một hội thánh cụ thể. Phương pháp theo
nguyên tắc đôi khi cồng kềnh này (sự lọc bớt, và sau đó là riêng biệt hóa) đối với
một số người kém hấp dẫn hơn là cách bắt chước đơn giản hội thánh mẫu thành
công một đốimột .
Sự phát triển tự nhiên của hội thánh, như đã được mô tả trong sách này, là một
phương pháp theo nguyên tắc. Không có điều gì sai khi được cảm thúc bởi một hội
thánh mẫu. Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn vượt lên trên sự nhiệt thành để chuyển
giao các yếu tố có thể tái hiện được, chúng ta phải tìm cách khám phá những
nguyên tắc chung, là nền tảng cho mọi hình thức tăng trưởng hội thánh.
Các khuôn mẫu và các nguyên tắc
Khuôn mẫu
Sự bắt chước
1 : 1
A B
Các nguyên tắc:
1. Sự lọc bớt
2. Riêng biệt hóa
Trong khi “sựbắt chước” mô tả rõ nhất quá trình sao chép đơn giản chức vụ của
một hội thánh mẫu, thì phương pháp theo nguyên tắc bao gồm hai bước: “lọc bớt”
và “riêng biệt hóa” .
“Học tập từ các hội thánh tăng trưởng” có ý nghĩa gì?
“Học tập từ các hội thánh tăng trưởng” có nghĩa là phân tích những thực hành của
họ để khám phá những điểm chung. Điều này có ý nghĩa nhiều hơn việc chỉ thu
nhận những lời giải thích mà những người lãnh đạo hội thánh thường trình bày như
là bí quyết dẫn đến thành công. Tôi đã học tập từng nguyên tắc được trình bày
trong sách này từ các hội thánh đang tăng trưởng, và thật khá thú vị, thường là từ
các hội thánh bác bỏ phương pháp tăng trưởng hội thánh“của chúng tôi”. Rất có
thể các hội thánh này hiểu “thành công” của họ theo cách hoàn toàn khác, thường
dùng một biệt ngữ hoàn toàn khác, và thậm chí chưa bao giờ được nghe về các
nguyên tắc phát triển hội thánh tự nhiên. Tuy nhiên có thể chứng minh rằng họ làm
việc và gây dựng - một cách có ý thức hoặc không ý thức - theo các nguyên tắc ấy.
Dự án khảo sát quốc tế
“Nghiên cứu này được triển theo dự án khảo sát bao quát nhất về các nguyên nhân
tăng trưởng hội thánh từng được tiến hành.”
Người ta khám phá các nguyên tắc tăng trưởng của hội thánh có thể áp dụng chung
cho mọi hội thánh bằng cách nào? Trả lời câu hỏi này không phải là vấn đề trực
giác, hay do nghiên cứu một số lượng giới hạn các hội thánh mẫu. Thật sự chỉ có
một cách để tìm được lời giải đáp cho vấn đề này, đó là khảo sát có căn cứ mang
tính khoa học các hội thánh khắp nơi trên thế giới.
Hiểu biết cặn kẽ này cung cấp một khung sườn cho chương trình khảo sát của
chúng tôi. Để tíchlũy một dữ liệu lớn và đầy đủ làm nền tảng để đưa ra những
khẳng định quan trọng mang tính khoa học, phải có ít nhất 1000 hội thánh khác
nhau trên cả sáu lục địa. Chúng tôi cần những hội thánh lớn và nhỏ, tăng trưởng và
sa sút, bị bắt bớ và được nhà nước ủng hộ, theo ân tứ hoặc không theo ân tứ, có
những khuôn mẫu nổi trội và hoàn toàn không được biết đến. Chúng tôi cần bộ
phận mẫu tiêu biểu của các hội thánh và các khu vực nơi những sự thức tỉnh thuộc
linh đang xảy ra (như Brazil hoặc Triều Tiên), cũng như những khu vực mà trong
ánh sáng của các tiêu chuẩn thế giới, đủ tư cách hơn, như là “các quốc gia đang
phát triển về mặt thuộc linh” (như Đức).
Nghiên cứu này đã phát triển thành một chương trình khảo sát bao quát nhất về
những nguyên nhân của sự tăng trưởng hội thánh từng được xúc tiến. Các hội
thánh từ 32 quốc gia đã dự phần. Bảng câu hỏi khảo sát này, đã được hoàn tất bởi
30 thành viên từ mỗi hội thánh tham dự, được dịch ra 18 thứ tiếng. Cuối cùng,
chúng tôi đã đối mặt với công tác phân tích4,2 triệu câu trả lời. Những câu trả lời
này, cắt ngắn ra và dán lại với nhau sẽ tạo được một dãi băng giấy kéo dài từ
Chicago đến Atlanta hoặc từ Los Angeles đến Salt Lake City. Hay nói một cách
khác: nếu chúng ta phải đi dọc theo đường xích đạo và cứ một mét trả lời một câu
hỏi, hẳn chúng tôi đi được một vòng quanh trái đất trước khi trả lời câu hỏi cuối
cùng!
Vì sao phải dốc toàn bộ nỗ lực?
Điều thúc đẩy nỗ lực lớn lao này là vì chúng tôi hiểu rõ rằng không có sự khảo sát
thấu đáo như vậy sẽ không thể nào quyết định đâu là “các nguyên tắc thành công”
hiện thời áp dụng được cho mọi hội thánh và đâu chỉ là “những huyền thoại.” Trên
thực tế, phần lớn điều thường được cho là một “nguyên tắc tăng trưởng của hội
thánh” qua khảo sát của chúng tôi lại cho thấy không là gì ngoài ý tưởng được ưa
chuộng của một mục sư nào đó. Những ý tưởng như vậy, rút ra từ kinh nghiệm cá
nhân của một tác giả, không nhất thiết là sai. Chúng ta có thể học được rất nhiều từ
những con người đó. Tuy nhiên, không nên lẫn lộn chúng với các nguyên tắc tăng
trưởng áp dụng cho mọi hội thánh.
Dự án khảo sát 1000 hội thánh, 32 quốc gia, 6 lục địa
Dự án khảo sát được tiến hành Bởi Hiệp Hội Phát Triển Tự Nhiên Của Hội Thánh
của Đức dành từ năm 1994 đến 1996, là nghiên cứu thấu đáo nhất để xác định
nguyên nhân sự tăng trưởng của hội thánh. Trên bản đồ, các quốc gia dự phần
trong nghiên cứu này có màu đỏ.
Tiêu chuẩn khoa học
Một trong các chuẩn mực quan trọng nhất cho dự án khảo sát của chúng tôi là một
tiêu chuẩn mang tính khoa học cao, Christoph Schalk, một nhà khoa học kiêm tâm
lý học, đồng ý cộngtác với chương trình và phục vụ như nhà tư vấn khoa học cho
chương trình. Sau khi nhận ra một số những điểm yếu trong các quá trình trắc
nghiệm mà chúng tôi đã dùng cách đây ba năm. Ông đã thảo ra một bảng câu hỏi
mới với các tiêu chuẩn vững chắc mang tính khách quan, đáng tin cậy và có giá trị,
sử dụng các phương pháp được chuẩn thuận của ngành khoa học xã hội dành cho
việc phân tíchdữ liệu.
Chương trình này thật sự là giai đoạn thứ năm trong một loạt các đề án khảo sát đã
bắt đầu cách đây mười năm trong vùng Châu Âu nói tiếng Đức. Mặc dầu phương
pháp này có thể đã có nhiều điều không được hài lòng trong những năm vừa qua,
nhưng chúng tôi đã có được một sự hiểu biết ban đầu về các nguyên tắc tăng
trưởng hội thánh mà dựa trên đó những nghiên cứu kế tiếp được đặt nền tảng.
Giá trị của khảo sát này
Theo hiểu biết của tôi, khảo sát của chúng tôi đã đem lại câu trả lời đầu tiên trên
thế giới chứng minh được về mặt khoa học đốivới câu hỏi: “Các nguyên tắc gì về
sự tăng trưởng hội thánh là đúng, bất chấp tính thuyết phục về mặt văn hóa và thần
học?” Chúng tôi đã bước một bước dài để tìm được câu trả lời có giá trị cho câu
hỏi này “Mỗi hội thánh và mỗi Cơ Đốc Nhân phải làm gì để vâng theo Đại Mạng
Lệnh trong thế giới ngày nay?”
Liệu “sựtăng trưởng” có phải là tiêu chuẩn thích đáng không?
“Không phải hội thánh tăng trưởng nào cũng đều là hội thánh có phẩm chất tốt.”
Có một sự giả định không nói ra trong phong trào tăng trưởng hội thánh cho rằng
“các hội chúng tăng trưởng” tự động là “những hội thánh tốt.” Nhưng liệu sự đánh
đồng đó có đúng không? Chúng ta có thể tìm thấy một số lớn những tuyên bố khác
nhau về đề tài này trong các sách báo nói về sự tăng trưởng của hội thánh, nhưng
rốt cuộc chúng chỉ là những quan điểm và là những cảm nhận. Lý do đơn giản là
trong khi sự tăng trưởng về mặt số lượng trong một hội thánh (tầm cỡ cũng như tốc
độ tăng trưởng) có thể được đo với mức độ chính xác nhất định, thì một thủ tục
đáng tin cậy để đo lường sự tăng trưởng về mặt phẩm chất với tiêu chuẩn khách
quan, chứng minh được, lại chưa có.
Nỗ lực của chúng tôi trong mười năm qua đặt trọng tâm vào việc phát triển loại
công cụ đánh giá này cho các hội thánh. Sau khi kết luận sự khảo sát quốc tế của
mình, bây giờ chúng tôi đã có một phương thức qua đó bất cứ hội thánh nào cũng
có thể xác định “chỉ số chất lượng” của mình (QI). Điều này đặt cơ sở trên tám đặc
trưng về phẩm chất được mô tả ở những trang tiếp theo (để biết chi tiết xin xem
trang 38-39).
Bốn phạm trù của các hội thánh
Hình ảnh ở đầu trang bên cho thấy mối liên hệ giữa chất lượng và số lượng, bốn
phạm trù phân biệt của các hội thánh có thể nhận biết được.
a. Góc tư phải trên: Các hội thánh có chất lượng trên trung bình (QI trên 56, điểm
trung bình của tất cả các hội thánh tăng trưởng trên trung bình) và sự tăng trưởng
về số lượng trên trung bình trong tham dự thờ phượng (10% hoặc hơn, mỗi năm
trong khoảng thời gian năm năm).
b. Góc tư trái trên: Các hội thánh có chất lượng trên trung bình, nhưng sự tham gia
nhóm lại giảm.
c. Góc tư trái dưới: Các hội thánh có chất lượng dưới trung bình(QI dưới 45 điểm,
điểm trung bình của tất cả những hội thánh sa sút) và giảm sự tham gia thờ
phượng.
d. Góc tư phải dưới: Các hội thánh có chất lượng dưới trung bình và sự tham gia
nhóm lại trên trung bình.
Với những sự hiểu biết có được từ khảo sát của mình, chúng tôi cuối cùng có thể
thôi vỏ đoán về bốn loại hội thánh này. Chúng tôi có những ví dụ đời thực dựa trên
tài liệu. Sơ đồ bên dưới cho thấy tỉ lệ phần trăm các hội thánh được khảo sát rơi
vào từng phạm trù trong bốn phạm trù. Ở những trang tiếp theo, tôi sẽ dùng sơ đồ
căn bản này để minh họa cách cư xử thật điển hình của những hội thánh này trong
nhiều lãnh vực khác nhau.
Hình vẽ
Chất lượng và số lượng
Chất lượng cao
Số lượng suy giảm
Số lượng gia tăng
Chất lượng thấp
+-
++
--
-+
Theo quan điểm chất lượng và số lượng của hội thánh, bốn phạm trù khác nhau của
các hội thánh đã được nhận biết.
Khảo sát của chúng tôi giúp khả thi cho việcxác định những kết luận quan trọng
liên quan đến mỗi phạm trù trong bốnphạm trù này lần đầu tiên.
Khi bạn đối mặt với “ma trận gồm bốn phạm trù” này ở các trang sau, thì xin đừng
cho rằng chúng tôi chỉ khảo sát các hội thánh đại diện của bốn phạm trù này để trắc
nghiệm tính đáng tin cậy của các nguyên tắc mình đưa ra. Để xác định câu hỏi nào
là những dấu hiệu tốt nhất về phẩm chất và tiềm năng tăng trưởng của một hội
thánh, chúng tôi đã đánh giá tất cả các hội thánh tham dự trong chương trình,
không phải chỉ 27% phù hợp vào các phạm trù trên sơ đồ này! Tuy nhiên, theo cái
nhìn của tôi, câu trả lời của các hội thánh rơi vào bốnphạm trù cụ thể này truyền
đạt rõ ràng nhất tầm quan trọng thực tế của những nguyên tắc nằm đằng sau các
câu hỏi.
“Ma trận bốnphạm trù” như một sơ đồ
Sự phân bố
Chất lượng cao
Chất lượng thấp
Sa sút
Tăng trưởng
13%
2%
7%
5%
Đặc trưng chất lượng 1: Tư cách lãnh đạo trao quyền
“Dữ liệu khảo sát làm xuất hiện vấn đề cách sử dụng các siêu hội thánh để minh
họa các nguyên tắc lãnh đạo của hầu hết các văn phẩm nói về sự tăng trưởng hội
thánh .”
Sách vở nói về sự tăng trưởng hội thánh ở chủ đề tư cách lãnh đạo vẫn thường
tuyên bố rằng phong cách lãnh đạo của các mục sư trong các hội thánh tăng trưởng
thiên về chương trình hơn là conngười, thiên về mục tiêu hơn là các mối quan hệ,
thiên về sự độc đoán hơn là tập thể. Trong khảo sát của họ để tìm những khuôn
mẫu đáng học đòi, một số tác giả có lẽ hướng về các hội thánh lớn nhiều hơn, là
những hội thánh thường sử dụng kiểu lãnh đạo này, hơn là các hội thánh đang tăng
trưởng. Tuy nhiên cả hai hoàn toàn không như nhau, như chúng ta sẽ thấy (trang
46-48).
Khảo sát của chúng tôi đưa ra những kết quả khác với những gì mà sách báo hiện
hành nói về sự tăng trưởng của hội thánh (kể cả các sách của tôi) thường dẫn chúng
ta đến chỗ mong đợi. Mặc dầu đúng là “thiên về mục tiêu” là một đặc điểm quan
trọng của vai trò lãnh đạo, thật thú vị khi quan sát rằng đây không phải là lãnh vực
nơi những người lãnh đạo thuộc các hội thánh đang tăng trưởng hay không tăng
trưởng khác nhau nhiều. Nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh rằng trong khi
các mục sư của những hội thánh đang tăng trưởng không phải là “những con người
của quần chúng” là người đánh mất chính mình trong cách mối quan hệ hỗ tương
với các cá nhân, nhưng ở mức trung bình, họ có phần thiên về các mối quan hệ,
thiên về con người, và thiên về tư cách cộng sự nhiều hơn so với các đồng nghiệp
của họ trong các hội thánh đang sa sút (xem sơ đồ bên dưới).
Khác biệt thật sự.
Phân biệt mấu chốtcó lẽ được bày tỏ rõ nhất bởi từ “trao quyền.” Những người
lãnh đạo trong các hội thánh đang phát triển tập trung vào việc trao quyền hành
cho các Cơ Đốc Nhân khác để thi hành chức vụ. Họ không dùng các nhân sự tín
hữu như là những người “giúp đỡ” nhằm đạt đến các mục tiêu của riêng họ và hoàn
thành các khải tượng của họ. Mà thay vào đó, họ đảo ngược kim tự tháp thẩm
quyền hầu cho người lãnh đạo giúp đỡ các Cơ Đốc Nhân đạt được tiềm năng thuộc
linh Chúa dành cho mình. Những mục sư này trang bị, hậu thuẫn, động viên, và là
người tư vấn, ban năng lực cho họ để trở thành con người như Chúa muốn. Nếu
nhìn kỹ hơn quá trình này, chúng ta hiểu được lý do vì sao những người lãnh đạo
này cần phải thiên về mục tiêu lẫn mối quan hệ. Đặc điểm “lưỡng cực”này sẽ
được giải thích như một mô hình thần học về sự phát triển tự nhiên của hội thánh
trong phần 4, phải được thể hiện trong phẩm tánh của người lãnh đạo.
Mục sư với tư cách nhà thần học
Tỉ lệ % các mục sư đã được tốt nghiệp thần học viện là bao nhiêu
Chất lượng cao
Chất lượng thấp
Sa sút
Tăng trưởng
42%
40%
85%
62%
Sự trợ giúp từ bên ngoài
Mục sư: “tôi thường tìm kiếm sự tư vấn từ một nguồn đáng tin cậy bên ngoài như
nhà tư vấn về sự tăng trưởng hội thánh.”
Chất lượng cao
Chất lượng thấp
Sa sút
Tăng trưởng
58%
35%
12%
24%
Hai kết quả thú vị nhất liên quan đến tư cáchlãnh đạo:
Huấn luyện chính qui về mặt thần học đã có một mối tương quan tiêu cực dối với
sự phát triển hội thánh cũng như toàn bộ chất lượng của các hội thánh (trái ).
Trong số mười lăm hình thức thay đổiliên quan đến tư cách lãnh đạo, yếu tố có
mối tương quan mạnh mẽ nhất với toàn bộ phẩm chất và sự tăng trưởng của một
hội thánh, là tính sẵn sàng chấp nhận sự giúp đỡ từ bên ngoài (phải ).
“Sựtự tổ chức về mặt thuộc linh” trong đời thật
Điều chúng ta đối mặt ở đây có liên quan đến phần giới thiệu, đó là nguyên tắc
“hoàn toàn tự động”. Những người lãnh đạo hiện thực hóa sự trao quyền của chính
họ bằng cách trao quyền cho người khác kinh nghiệm nguyên tắc “hoàn toàn tự
động” góp phần cho sự tăng trưởng như thế nào. Thay vì điều động khối trách
nhiệm của hội thánh theo ý mình, họ đầu tư đa số thì giờ của họ vào việc môn đệ
hóa, ủy quyền, và nhân bội. Vì vậy năng lượng mà họ sử dụng có thể được gia
thêm vô hạn. Đây là cách“sự tự tổ chức” thuộc linh xảy ra. Năng lực của Đức
Chúa Trời, chứ không phải nỗ lực và áp lực của conngười, được lưu xuất để khởi
động hội thánh.
Dữ liệu khảo sát làm dấy lên vấn đề về khuynh hướng trong các văn phẩm nói về
sự tăng trưởng của hội thánh là họ thường minh họa các nguyên tắc lãnh đạo bằng
những ví dụ rút ra từ những hội thánh lớn. Trong nhiều trường hợp, tư liệu của họ
trưng ra những người lãnh đạo thiên tài, những người có tài năng đến nỗi thật
không thực tế khi coicác hội thánh của họ là “những khuôn mẫu có thể tái hiện.”
Nay đã có tin mừng: các mục sư của các hội thánh đang phát triển không cần phải
là các siêu sao. Hầu hết các mục sư với số điểm cao nhất trong khảo sát của chúng
tôi là những người ít được biết đến. Tuy nhiên họ thường cung cấp cho chúng tôi
những nguyên tắc cơ bản về tư cách lãnh đạo bổ íchhơn so với phần lớn những
“siêu sao thuộc linh” nổi tiếng thế giới.
Rõ ràng là khuôn mẫu về tư cách lãnh đạo được mô tả ở đây không được những
người đề cao kỹ thuật cũng như các nhà thuộc linh hóa ưa chuộng. Những nhà đề
cao kỹ thuật thì thường hướng về một “guru” (một bậc giáo sư tinh thần được tôn
trọng) là một mục sư cổ điển hoặc là một người quản lý sự tăng trưởng của hội
thánh xa cách và được tôn kính. Trái lại các nhà thuộc linh hóa thường có khuynh
hướng khó mà thuận phục bất cứ hình thức lãnh đạo nào.
Vì sao có sự đề kháng?
Đặc trưng phẩm chất 2: Chức vụ theo ân tứ
“Khi Cơ Đốc Nhân hầu việc Chúa trong lãnh vực khả năng của mình, họ thường ít
vận hành bằng sức riêng mà bằng quyền phép của Đức Thánh Linh nhiều hơn.”
Đặc trưng của phẩm chất “chức vụ theo ân tứ” tỏ rõ đặc biệt điều chúng tôi muốn
nói bởi “các cơ chế tăng trưởng tự động của Chúa.” Phương pháp theo ân tứ phản
ánh sự xác quyết mà Đức Chúa Trời, bởi quyền tối cao khẳng quyết những Cơ Đốc
Nhân phải đảm nhận tốt nhất các chức vụ ấy. Vai trò của tư cách lãnh đạo hội
thánh là để giúp các thành viên hội thánh nhận biết các ân tứ của họ và đưa họ vào
các chức vụ thích hợp. Khi Cơ Đốc Nhân hầu việc Chúa trong lãnh vực khả năng
của họ, họ thường ít vận hành bằng sức riêng mà vận hành bằng quyền năng của
Thánh Linh nhiều hơn. Vì vậy những người bình thường có thể thực hiện điều phi
thường!
Một hệ luận thú vị ra từ khảo sát của chúng tôi là việc khám phá rằng có thể không
yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thỏa nguyện của Cơ Đốc Nhân cho bằng việc người
ấy có được sử dụng các ân tứ của mình hay không. Dữ liệu của chúng tôi chứng tỏ
một mối quan hệ hết sức ý nghĩa giữa “sự định hướng theo ân tứ” (“sựdự phần hầu
việc Chúa của cá nhân tôi phù hợp với các ân tứ của tôi”) và “sốngvui” (“tôi kể
mình là người hạnh phúc, thỏa nguyện”).
Hầu như không đặc trưng nào trong tám đặc trưng về phẩm chất ảnh hưởng nhiều
đến đời sống cá nhân và đời sống của hội thánh như là “chức vụ theo ân tứ.” Đó là
lý do vì sao tôi không ngạc nhiên chút nào khi thấy những công cụ thực tiễn mình
đã triển khai về đặc trưng phẩm chất này cho đến nay được đónnhận nồng nhiệt
nhất trong tất cả các tài liệu nói về sự tăng trưởng hội thánh của chúng tôi. Ở đây
sự tăng trưởng của hội thánh không chỉ là một chủ đề dành cho các nhà chiến lược
của một vài hội thánh; mà là một yếu tố quan trọng cho đời sống của mỗi một Cơ
Đốc Nhân.
Các ân tứ thuộc linh và “tư cách thầy tế lễ của hết thảy các tín đồ”
Đáng buồn thay, trong những năm gần đây có một số người đã hiểu lầm phương
pháp theo ân tứ chỉ như một mốt nhất thời chóng qua của sự tăng trưởng của hội
thánh. Nhưng sự khám phá và sử dụng các ân tứ thuộc linh là cách duy nhất để
sống thể hiện khẩu hiệu Cải Chánh của “chức tế lễ của hết thảy các tín đồ.”
Làm thế nào để có được điều này khi các Cơ Đốc Nhân thậm chí không nhận biết
ân tứ và sự kêu gọi Chúa ban cho họ? Theo một khảo sát chúng tôi đã tiến hành
giữa vòng 1600 Cơ Đốc Nhân tíchcực trong khu vực Âu Châu nói tiếng Đức, 80%
đã không nhận biết các ân tứ của họ. Đốivới tôi điều này dường như là một trong
những lý do chính khiến cho “chức tế lễ của hết thảy các thánh đồ”ở hầu hết mọi
nơi trong các xứ sở của Phong Trào Cải Chánh không bao giờ đạt được
Sự đề kháng của tinh thần đề cao kỹ thuật và thuộc linh hóa
Đề kháng đốivới phương pháp theo ân tứ xuất phát từ những mô hình thần học sai
trật cứ luôn dập tắt và kiềm hãm phần lớn Cơ Đốc Giáo. Những nhà tư tưởng đề
cao kỹ thuật có khuynh hướng nói rõ các chức vụ nào mà các tín hữu nên đảm
nhận rồi sau đó sốt sắng tìm kiếm “những người tình nguyện” để làm thành khải
tượng của họ. Nếu không tìm được người tình nguyện nào, họ áp dụng sức ép. Con
người phải tuân theo khung sườn định kiến đã có trước của người lãnh đạo.
Trái lại “các nhà thuộc linh hóa” thường chống lại việc lồng các ân tứ của họ vào
kế hoạch đã được ấn định, bởi vì họ chống lại các cấu trúc hội thánh nói chung. Từ
quan điểm của họ, như thế là không thật sự “thuộc linh.” Ngoài ra, nhiều người
trong số các nhà thuộc linh hóa này coicác ân tứ thuộc linh độc đáo này là những
điều phi thường, ngoạn mục hoặc siêu nhiên, là điều tất nhiên khiến cho các ân tứ
này không được kể vào quá trình hoạch định sự tăng trưởng của hội thánh.
Hai trong mười vấn đề chúng tôi tính chỉ số chất lượng dành cho chức vụ theo ân
tứ là: Vấn đề về: “sựsử dụng các ân tứ” (trái) tạo ra sự khác biệt đặc biệt rõ giữa
các hội thánh trên trung bình và dưới trung bình. Trong số tất cả những hình thức
thay đổicó liên quan đến đặc trưng của phẩm chất này, vấn đề về “huấn luyện tín
hữu” (phải) có mối tương quan lớn nhất với sự tăng trưởng của hội thánh.
Sử dụng các ân tứ
“Sựdự phần chức vụ của cá nhân tôi phù hợp với các ân tứ của tôi”
Chất lượng cao
Chất lượng thấp
Sa sút
Tăng trưởng
Tỉ lệ % các thành viên của hội thánh trả lời “đúng” hoặc “rất đúng”
Huấn luyện tín hữu
“Các nhân sự tình nguyện trong hội thánh của tôi nhận được sự huấn luyện cho
công tác của họ”
Chất lượng cao
Chất lượng thấp
Sa sút
Tăng trưởng
“Tỉ lệ % các mục sư trả lời “đúng” hoặc “rất đúng.”
Đặc trưng phẩm chất 3: Đời thuộc linh sốtsắng
“Trong các hội thánh có khuynh hướng duy luật pháp, sốt sắng thuộc linh thường
dưới mức trung bình.”
Khảo sát của chúng tôi tỏ rõ rằng sự phát triển của hội thánh không tùy thuộc vào
những xác quyết thuộc linh (như theo phong trào ân tứ hoặc không theo ân tứ)
cũng không dựa trên những sự thực hành thuộc linh cụ thể (như là cầu nguyện theo
nghi thức hoặc “chiến trận thuộc linh” v.v...) là những điều mà một số các nhóm
trưng ra như là nguyên nhân của sự tăng trưởng hội thánh bên trong hàng ngũ của
họ. Vấn đề phân biệt các hội thánh tăng trưởng hay không tăng trưởng, những hội
thánh có mức phẩm chất dưới trung bình hoặc trên trung bình là một điều khác, đó
là: “Những Cơ Đốc Nhân trong hội thánh này có ‘nóng cháy’ không? Họ có sống
cam kết và thực hành đức tin với sự vui mừng và lòng sốtsắng không?” Bởi vì có
những khác biệt quan trọng trong lãnh vực này giữa các hội thánh tăng trưởng và
sa sút (thuộc các nền văn hóa thuộc linh khác nhau”) chúng tôi gọi đặc trưng về
phẩm chất này là “đờithuộc linh sốtsắng .”
Khái niệm sốtsắng thuộc linh và quan điểm phổ biến của bước đi bằng đức tin như
là “làm phận sự của mình” dường như loại trừ nhau. Chúng tôi để ý rằng trong các
hội thánh có khuynh hướng “duy luật pháp” (nơi làm một Cơ Đốc Nhân có nghĩa
là có giáo lý đúng, bộ luật luân lý, tư cách thành viên hội thánh v.v...), đời thuộc
linh sốtsắng thường dưới trung bình.
Chất lượng thay vì số lượng
Đời sống cầu nguyện
“Thì giờ cầu nguyện đối với tôi là một kinh nghiệm dẫn truyền sự sống”
Chất lượng cao 71%
Chất lượng thấp 65%
Sa sút 52%
Tăng trưởng 67%
Tỉ lệ phần trăm các thành viên trong hội thánh trả lời “đúng” hoặc “rất đúng”
Lòng sốt sắng
“Tôirất sốt sắng đốivới hội thánh mình”
Chất lượng cao 76%
Chất lượng thấp 70%
Sa sút 33%
Tăng trưởng 52%
Tỉ lệ phần trăm các thành viên trong hội thánh trả lời “đúng” hoặc “rất đúng”
Một trong mười ba biến thể đuợc dùng để đo chỉ số chất lượng của “đờithuộc linh
sốtsắng” : Đức tin sốt sắng đo được trong các hội thánh có chỉ số chất lượng cao
hầu như luôn có liên quan đến lòng sốt sắng dành cho hội thánh của mình
Bản chất của đặc trưng chất lượng này trở nên rõ ràng khi khảo sát đời sống cầu
nguyện của những Cơ Đốc Nhân. Mặc dầu tổng số thời gian (lượng) một Cơ Đốc
Nhân dành ra trong sự cầu nguyện chỉ giữ một vai trò nhỏ liên quan đến phẩm chất
và sự tăng trưởng của một hội thánh, việc cầu nguyện có được coi như là một
“kinh nghiệm lưu dẫn sự sống” hay không có mối liên hệ ý nghĩa đối với chất
lượng và số lượng của hội thánh (sơ đồ bên trái). Những kết quả tương tự đã được
phát hiện liên quan đến việc sử dụng Kinh Thánh cá nhân và các yếu tố khác tác
động đến đời sống thuộc linh cá nhân.
Đặc trưng của phẩm chất này đã bị phê bình rộng rãi trong quá khứ: “Chỉ lòng sốt
sắng thôi thì không phản ánh được lòng trung thành của người ấy đốivới lẽ thật.”
Vì thế lập luận này được chấp nhận, thậm chí các giáo phái được đặc trưng bởi
lòng nhiệt thành lớn. Nhận định này tất nhiên là đúng. Tuy nhiên, tôi không khảo
sát nguyên nhân sự tăng trưởng giữa vòng các giáo phái, nhưng tôi ngờ rằng lòng
sốtsắng nhiệt thành của họ có thể là một lý do chính của sự tăng trưởng gây ấn
tượng mạnh mà một số giáo phái này kinh nghiệm. Điều này không hề làm cho lẽ
thật thần học mà họ tuyên bố có giá trị. Giáo lý của họ vẫn sai thần học bất chấp
lòng sốtsắng và sự tăng trưởng số lượng “thành công” của họ.
Chánh thống và lòng sốtsắng
Mặt khác, chỉ “giáo lý thuần khiết” mà thôi, như vô số các ví dụ minh họa, không
đem lại sự tăng trưởng. Một hội thánh, bất chấp tính giáo điều và quan điểm Kinh
Thánh chánh thống đến đâu, khó có thể mong đợi kinh nghiệm sự tăng trưởng, bao
lâu mà các thành viên của họ không học sống bằng đức tin với lòng sốt sắng lan
truyền và chia sẻ điều đó với người khác.
Hễ nơi nào thái độ “bênh vực giáo lý chánh thống” thay thế bày tỏ của đức tin sốt
sắng trong Đấng Christ, một mô hình sai trật đang hoạt động. Căn cứ trên hệ tư
tưởng đó, sự cuồng tín cứng ngắt nhưng không có lòng sốtsắng phóng khoáng thật
sự sẽ phát triển mạnh mẽ. Đặc trưng của phẩm chất “đời thuộc linh sốtsắng”
chứng minh bằng thực nghiệm cốt lõi thần học của vấn đề này trong sự tăng trưởng
của hội thánh: đời sốngđức tin là một mối tương giao chân thật với Đức Chúa
Giêxu Christ.
Đặc điểm của phẩm chất 4: Các cơ cấu hợp chức năng
“Hễ nơi nào Chúa hà Thánh Linh Ngài vào đất sét vô hình, sự sống lẫn hình dạng
xuất hiện.”
Thật thú vị, “các cơ cấu hợp chức năng” cho đến nay được chứng minh là điều gây
tranh cãi nhiều nhất trong tám đặc điểm về phẩm chất. Các mô hình sai trật đã ảnh
hưởng một cách có ý thức hoặc vô ý thức đến hầu hết các Cơ Đốc Nhân đặc biệt tai
hại trong lãnh vực này.
Các nhà thuộc linh hóa thường hoài nghi các cấu trúc, coichúng là không thuộc
linh, trong khi phe đề cao kỹ thuật lại nhầm những cơ cấu nhất định với bản chất
của hội thánh Đức Chúa Giêxu Christ. Những người theo truyền thống giữa vòng
họ lại bị đe dọa nhiều hơn nữa bởi tính từ “hợp chức năng” hơn là bởi danh từ “các
cơ cấu.” “Hợp chức năng” đối với họ là một tiêu chuẩn không đúng thần học, theo
chủ nghĩa thực dụng và không thuộc linh.
Khảo sát của chúng tôi lần đầu tiên khẳng định mối liên hệ cực kỳ xấu giữa chủ
nghĩa truyền thống với sự tăng trưởng và phẩm chất bên trong hội thánh (xem sơ
đồ trên bên phải).
Khác biệt thật sự
Đánh giá của dữ liệu từ hơn 1000 hội thánh trên tất cả các lục địa đặc biệt thú vị
liên quan đến đặc điểm của phẩm chất này. Bất chấp những khác biệt lớn lao trong
các cơ cấu từ hội thánh này sang hội thánh kia trong nhiều giáo phái khác nhau và
các nền văn hóa khác nhau, các hội thánh có chỉ số chất lượng cao có chung các
yếu tố cơ bản nhất định. Một trong 15 nguyên tắc phụ hình thành đặc điểm chất
lượng“các cơ cấu hợp chức năng” là “nguyên tắc đầu ngành” (xem sơ đồ trái bên
dưới).
Tôi chọn nguyên tắc phụ này bởi vì nó tiêu biểu cho phần cốtlõi của đặc trưng
phẩm chất này: sự phát triển của các cơ cấu đẩy mạnh sự nhân bộitiếp tục của
chức vụ. Người lãnh đạo không chỉ dẫn dắt, mà còn phải phát triển những lãnh đạo
khác.
Bất cứ ai chấp nhận quan điểm này sẽ liên tục đánh giá xem các cơ cấu cải thiện sự
tự tổ chức của hội thánh đến mức nào. Những yếu tố nào không đáp ứng với tiêu
chuẩn này (như các cơ cấu lãnh đạo gây nản lòng, thời gian nhóm thờ phượng
không thuận tiện, những khái niệm tài chánh nào không thúc đẩy) sẽ bị thay đổi
hoặc loại trừ. Thông qua quá trình tự làm tươi mới liên tục về mặt cơ cấu này,
những vết xe đổ của chủ nghĩa truyền thống có thể tránh được ở phạm vi lớn.
Các đầu ngành
“Chúng tôi có những người lãnh đạo ngành cho các khu vực riêng lẻ của chức vụ
trong hội thánh mình”
85% Chất lượng cao
80% Chất lượng thấp
32% Sa sút
65% Tăng trưởng
Tỉ lệ % những mục sư trả lời “đúng” hoặc “rất đúng”
Chủ nghĩa truyền thống như một đầu cực đốivới đặc trưng của phẩm chất “cơ cấu
theo chức năng” trong khi chỉ có một phần 10 các hội thánh có chất lượng trên
trung bình phải vật lộn với chủ nghĩa truyền thống, thì mỗi một hội thánh còn lại
đang suy giảm với chất lượng thấp hơn đang bị khổ sở bởi nan đề này.
Chủ nghĩa truyền thống
“Tôicoihội thánh mình là bị ràng buộc vào truyền thống”
8%
11%
50%
32%
chất lượng cao
chất lượng thấp
sa sút
tăng trưởng
Tỉ lệ % các thành viên trong hội thánh trả lời “đúng” hoặc “rất đúng”
Một trong những ngăn trở lớn nhất để nhận biết tầm quan trọng của các cấu trúc
phát triển hội thánh là quan điểm phổ biến cho rằng “cấutrúc” và “sựsống” đối
nghịch nhau. Thật thú vị, khảo sát sinh học cho thấy những vật thể chết và những
cơ quan sống không phân biệt nhau bởi bản chất của chúng, như một số người vẫn
nghĩ, nhưng bởi cấu trúc cụ thể của mối liên hệ giữa các phần riêng lẻ với nhau.
Nói cách khác, trong sự sáng tạo của Chúa, vật sốngvà không sống, hữu cơ và vô
cơ, đều được hình thành từ các chất liệu giống nhau, và chỉ phân biệt được nhờ cấu
trúc của chúng.
Cấu trúc và sự sống
Mối liên kết chặt chẽ giữa cấu trúc và sự sống đã được bày tỏ trước hết qua sự sáng
tạo. Hành động sáng tạo là hành động hình thành và định khuôn. Từ trái nghĩa với
“định hình” là thế giới vô hình dạng, một mớ hỗn độnchưa có hình dạng, một
đống đất sét. Hễ nơi nào Chúa hà Thánh Linh Ngài vào đất sét chưa có hình dạng
thì cả sự sống lẫn hình dạng xuất hiện. Một hành động sáng tạo tương đương diễn
ra bất cứ khi nào Ngài tuôn đổ Thánh Linh trong hội thánh ngày nay, bởi đó ban
cho hội thánh cấu trúc và hình thức.
Đặc điểm của phẩm chất 5: Buổi nhóm thờ phượng truyền sức sống
“Có lẽ không có lãnh vực nào trong đời sống hội thánh, phân biệt quan trọng giữa
‘các mô hình’ và ‘các nguyên tắc’ lại thường xuyên bị bỏ qua như vậy.”
Yếu tố phổ biến phân biệt buổi nhóm thờ phượng giữa những hội thánh tăng
trưởng và sa sút, trên trung bình và dưới trung bình với nhau là gì? Nói cách khác,
mỗi hội thánh phải xem xét điều gì trong việc hoạch định các buổi nhóm thờ
phượng? Có lẽ không lãnh vực nào trong đời sống hội thánh mà sự phân biệt quan
trọng giữa “các mô hình” và các nguyên tắc” (xem trang 16-17) lại thường xuyên
bị bỏ qua như vậy. Vô số Cơ Đốc Nhân tin rằng họ phải chấp nhận các mô hình thờ
phượng nhất định từ những hội thánh khác bởi vì những hội thánh đó được coi như
đại diện cho một nguyên tắc tăng trưởng đặc biệt của hội thánh.
Khảo sát của chúng tôi soirọi phần nào ánh sáng bởi thực nghiệm trên lớp sương
mù chung quanh bàn luận hiện nay về các buổi nhóm thờ phượng. Hãy xem ví dụ
sau: nhiều Cơ Đốc Nhân tin rằng buổi nhóm của hội thánh chủ yếu nhắm vào
những người chưa tin Chúa (“buổinhóm dành cho người tìm kiếm”) như Cộng
Đồng Hội Thánh Willow Creek và các hội thánh khác đã làm gương một cách
tuyệt vời là một nguyên tắc về sự tăng trưởng hội thánh. Tôi đã nói với rất nhiều
mục sư, là những người đang tiến hành thay đổicác buổi nhóm thờ phượng của họ
trở thành “các buổi nhóm dành cho người tìm kiếm,” mà không hề khảo sát xem
hình thức truyền giảng cụ thể này có thích hợp với bối cảnh của họ không, bởi vì
đây chỉ là một trong nhiều phương pháp tốt. Nhưng họ lại cho rằng “buổinhóm
dành cho người tìm kiếm” là một nguyên tắc chung cho mọi người. Tuy nhiên điều
này có thể chứng tỏ là không phải.
“Buổi nhóm dành cho người tìm kiếm” trong ánh sáng của sự khảo sát
Theo khảo sát của chúng tôi, chúng tôi đã chọn lọc tất cả các hội thánh đã tường
thuật “là hội thánh hướng đến người chưa tin Chúa ‘hết sức mạnh mẽ’ trong các
buổi nhóm thờ phượng của họ. Chúng tôi thấy quan điểm này không là đặc trưng
của một phạm trù đơn lẻ nào của các hội thánh, tăng trưởng hay sa sút, có chất
lượng trên trung bình hay dưới trung bình (xem biểu đồ trái ở trang 31).
Điều này không có nghĩa “những buổi nhóm được gọi là dành cho người tìm kiếm”
không phải là một phương pháp truyền giảng tuyệt vời để hội thánh có thể xem xét
và học đòi. Mà chỉ có nghĩa là hình thức truyền giảng này không thể được xếp vào
một nguyên tắc tăng trưởng hội thánh. Các buổi nhóm có thể đặt trọng tâm vào Cơ
Đốc Nhân hay người chưa tin Chúa, hình thức các buổi nhóm có thể theo nghi lễ
hoặc tự do, ngôn ngữ có thể “của hội thánh” hoặc “thế tục” - điều này không tạo ra
khác biệt đốivới sự tăng trưởng của hội thánh.
Một tiêu chuẩn khác được chứng minh là yếu tố sa sút, đó là “buổinhóm thờ
phượng có phải là một ‘kinh nghiệm truyền sức sống’ cho người tham dự không?”
(xem biểu đồ phải ở trên). Những trả lời dành cho mười một câu hỏi chúng tôi đã
hỏi các hội thánh liên quan đến các buổinhóm thờ phượng đều hướng về cùng một
hướng. Chính tiêu chuẩn này đã phân biệt rõ ràng các hội thánh tăng trưởng với
các hội thánh trì trệ hoặc sa sút.
Từ “truyền sức sống” đã làm rõ vấn đề. Từ này phải được hiểu theo nghĩa đen của
chữ inspiratio có nghĩa là một sự hà hơi đến từ Thánh linh của Chúa. Bất cứ nơi
nào Thánh Linh của Chúa thật sự hành động (và sự hiện diện của Ngài không phải
chỉ được giả định), Ngài sẽ để lại một ảnh hưởng cụ thể trên cách một buổi thờ
phượng được điều động bao gồm cả bầu không khí của buổi nhóm lại. Những
người tham dự các buổi nhóm thật sự “được truyền sự sống” thường bày tỏ “đến
nhà thờ thật vui”.
“Buổi nhóm dành cho người tìm kiếm”
“Buổi nhóm thờ phượng của chúng tôi chủ yếu nhắm vào người chưa tin Chúa”
Chất lượng cao
Chất lượng thấp
Sa sút
Tăng trưởng
Tỉ lệ % các thành viên trong hội thánh trả lời với “rất đúng”
3%
4%
1%
3%
Truyền sức sống
“Tham dự các buổi nhóm thờ phượng của chúng tôi là một kinh nghiệm dẫn truyền
sự sống đối với tôi”
Chất lượng cao
Chất lượng kém
Sa sút
Tăng trưởng
Tỉ lệ % các thành viên hội thánh trả lời “đúng” hoặc “rất đúng”
80%
72%
49%
60%
Trong khi câu hỏi có phải buổi nhóm hội thánh có tập trung chủ yếu vào người
chưa tin Chúa (trái) không có mối quan hệ rõ rệt nào với sự tăng trưởng hay không,
thì thật sự có một mối quan hệ hỗ tương giữa kinh nghiệm thờ phượng “truyền sức
sống” với số lượng và chất lượng của một hội thánh (phải).
Buổi nhóm thờ phượng “vui” có được không?
Khi biết điều này, nguyên nhân thích hợp để chống đốiđặc điểm phẩm chất này trở
nên rõ ràng: Cơ Đốc Nhân đi nhà thờ để làm trọn phận sự Cơ Đốc của mình. Họ
không đến nhóm vì vui thích hay kinh nghiệm truyền sức sống, mà là để làm ơn
cho vị mục sư hoặc cho Đức Chúa Trời. Một số người thậm chí tin rằng “sự trung
tín” của họ trong khi chịu đựng những buổi nhóm chán chường và khó chịu như
vậy sẽ được Chúa ban phước. Những người suy nghĩ theo cách này thường luôn ép
buộc các Cơ Đốc Nhân khác đi nhóm, họ không hiểu phương thức tăng trưởng tự
động của Chúa là điều đặc biệt rõ ràng trong các buổi nhóm thờ phượng. Khi sự
thờ phượng được truyền sức sống, nó thu hút con người đến với các buổinhóm
“hoàn toàn tự động.”
Mô hình của các nhà thuộc linh hóa cũng có tác động tiêu cực trên các buổi nhóm
thờ phượng. Chủ trương thuộc linh hóa cho rằng “sự thiêng liêng thật” chỉ xảy ra
bên trong conngười mà thôi. Những yếu tố như nơi nhóm lại đúng thẩm mỹ, đội
tiếp tân được tổ chức tốt, vị chủ tọa có năng lực, hoặc thứ tự thờ phượng ý nghĩa là
điều không quan trọng đối với những nhà thuộc linh hóa hoặc dấy lên sự nghi ngờ
rằng chúng có thể góp phần tạo nên vẻ bề ngoài của đức tin.
Đặc trưng của phẩm chất 6: Các nhóm nhỏ toàn diện
“Nếu phải xác định nguyên tắc nào là quan trọng nhất, thì chắc chắn đó là sự nhân
bội của các nhóm nhỏ.”
Khảo sát của chúng tôi ở các hội thánh phát triển và sa sút khắp nơi trên thế giới đã
chứng minh rằng sự nhân bội không ngừng của các nhóm nhỏ là một nguyên tắc
phổ quát về sự phát triển của hội thánh. Ngoài ra, điều này còn tiết lộ các nhóm
nhỏ phải có sự sống gì nếu muốn ảnh hưởng tích cực trên sự tăng trưởng chất
lượng lẫn số lượng của hội thánh. Chúng phải là các nhóm toàn diện, không chỉ
thảo luận Kinh Thánh mà phải áp dụng sứ điệp của Kinh thánh vào đời sống hằng
ngày. Thành viên trong các nhóm này phải nêu được những vấn đề và những thắc
mắc thuộc mối quan tâm cá nhân trước mắt.
Các nhóm nhỏ toàn diện là địa điểm tự nhiên để Cơ Đốc Nhân học tập phục vụ
người khác - bên trong lẫn bên ngoài nhóm - bằng các ân tứ thuộc linh của mình.
Sự nhân bội được hoạch định của các nhóm nhỏ khả thi thông qua sự phát triển
không ngừng của những người lãnh đạo như là một sản phẩm phụ của sự sống bình
thường của nhóm. Ý nghĩa của thuật ngữ “môn đệ hóa” trở nên thực tiễn trong các
nhóm nhỏ toàn diện: trao đổi sự sống, chứ không phải học vẹt các khái niệm trừu
tượng.
Các nhóm nhỏ hay buổi nhóm thờ phượng?
Một kết quả khảo sát của chúng tôi gây tranh cãi hết sức. Chúng tôi đã trình bày
tuyên bố sau đây với các mục sư được khảo sát: “Đốivới chúng ta, một người
tham gia nhóm nhỏ quan trọng hơn việc họ đi nhóm hội thánh.” Chúng tôi mời họ
bày tỏ sự đáp ứng mô tả rõ nhất tình huống ấy trong hội thánh của họ. Sơ đồ dưới
đây minh họa câu trả lời “không” được tìm thấy trong cả hội thánh phát triển lẫn sa
sút, trong các hội chúng có phẩm chất trên trung bìnhvà dưới trung bình. Chúng
tôi có thể biết chắc rằng đây không phải là một nguyên tắc tăng trưởng hội thánh,
vì vậy điều đó không khẳng định chỉ số chất lượng của một hội thánh. Đây là một
quan điểm cấp tiến, râu ria.
Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ hơn những kết quả, chúng tôi thấy những quan điểm
“cấp tiến, râu ria” này phổ biến trong các hội thánh có phẩm chất trên trung bình
hơn là trong hội thánh có chất lượng dưới trung bình. Điều này có nghĩa là trong
các hội thánh có chỉ số chất lượng cao và trong các hội thánh có sự gia tăng về mặt
số lượng, khuynh hướng ưu tiên cho các nhóm nhỏ lớn hơn là sự tham gia nhóm lại
thờ phượng (một sự lựa chọn kỳ lạ trong chính nó). Điều này vẫn không làm cho
ưu tiên nhóm nhỏ hơn buổi nhóm thờ phượng trở thành một nguyên tắc tăng
trưởng hội thánh, bởi vì nguyên tắc là điều hội thánh không được xao lãng trong
bất cứ hoàn cảnh nào. Dầu vậy, điều này cho phép chúng ta kết luận mức độ quan
trọng dành cho các nhóm nhỏ trong các hội thánh tăng trưởng: chúng không phải là
một điều bổ sung, giống như một sở thích được ưa chuộng có thể bỏ được. Không,
phần lớn cốt lõi của sự sống thật trong hội thánh được thể hiện qua các nhóm nhỏ.
Khảo sát của chúng tôi khẳng định rằng hội thánh càng trở nên lớn mạnh thì các
nguyên tắc nhóm nhỏ càng mang tính quyết định liên quan đến sự tăng trưởng sâu
xa hơn của hội thánh đó.
Các Ưu tiên
“Đốivới chúng tôi đưa người ta vào các nhóm nhỏ quan trọng hơn là mời họ tham
gia nhóm lại.”
Chất lượng cao
Chất lượng thấp
Sa sút
Tăng trưởng
Tỉ lệ % các mục sư trả lời “đúng” hoặc “rất đúng”
29%
25%
6%
13%
Hai trong số mười hai câu hỏi liên quan đến các nhóm nhỏ có câu trả lời cho thấy
mối liên hệ mạnh mẽ đối sự tăng trưởng về chất lượng và số lượng của một hội
thánh.
Nan đề cá nhân
“Tôicó một nhóm trong hội thánh này, nơi ấy tôi có thể bàn luận những nan đề
riêng của mình”
Chất lượng cao
Chất lượng thấp
Sa sút
Tăng trưởng
67%
71%
41%
51%
Tỉ lệ % các thành viên trong hội thánh trả lời “đúng” hoặc “rất đúng.”
Sự phân chia tế bào
“Hội thánh chúng tôi đẩy mạnh cáchcó ý thức việc nhân bội các nhóm nhỏ thông
qua sự phân chia tế bào”
Chất lượng cao
Chất lượng thấp
Sa sút
Tăng trưởng
78%
60%
6%
21%
Tỉ lệ % các mục sư trả lời “đúng” hoặc “rất đúng.”
Vấn đề “quan trọng nhất”
Sau khi đã xử lý tất cả 4,2 triệu câu trả lời khảo sát, chúng tôi đã tính toán điều nào
trong số 170 điều khác nhau có mối liên quan ý nghĩa nhất đối với sự tăng trưởng
của hội thánh. Có lẽ không do tình cờ mà khảo sát theo máy tính của chúng tôi đã
chọn điều này trong lãnh vực của “các nhóm nhỏ toàn diện: “Hội thánh chúng tôi
đẩy mạnh cách có ý thức sự nhân bộicủa các nhóm nhỏ thông qua sự phân chia tế
bào” (sơ đồ bên phải). Nếu phải nhận diện bất kỳ một nguyên tắc nào là quan trọng
nhất,” dầu khảo sát của chúng tôi chứng tỏ rằng sự hỗ tương của tất cả các yếu tố
cơ bản là quan trọng - thì chắc chắn đó phải là sự nhân bội của các nhóm nhỏ.
Để đặt nặng thích đáng tầm quan trọng chiến lược của các nhóm nhỏ, chúng tôi đã
khái niệm hóa hầu như tất cả tài liệu của mình về sự tăng trưởng của hội thánh để
có thể sử dụng chúng trong bối cảnh nhóm nhỏ. Chúng tôi phát hiện rằng có một
sự khác biệt rất lớn, ví dụ giữa việc giới lãnh đạo trong hội thánh thảo luận về
“côngtác truyền giáo,” “các mối quan hệ yêu thương,” hoặc “chức vụ theo ân tứ”
trong các buổinhóm nhân sự với việc đưa mỗi Cơ Đốc Nhân vào một nhóm nhỏ,
hoặc đi qua một tiến trình để người ấy kinh nghiệm được ý nghĩa của những thuật
ngữ này được bày tỏ một cách thực tiễn trong đời sống của nhóm nhỏ đó.
Các nhóm nhỏ - trụ cộtcủa sự tăng trưởng hội thánh
Đặc điểm của phẩm chất 7: Truyền giáo theo nhu cầu
“Chúng ta phải phân biệt giữa những Cơ Đốc Nhân được ban ơn tứ truyền giảng
với những người Chúa cho các ân tứ khác.”
Không có lãnh vực nào trong sự tăng trưởng hội thánh đầy dẫy những lời sáo rỗng,
những tuyên bố ngạo mạn, và những điều hoang đường như trong lãnh vực “truyền
giáo.” Điều này đúng với những người nhìn công tác truyền giáo với vẻ hoài nghi
cũng như những người coi truyền giáo là sự kêu gọi cả đời. Hầu hết những lời luận
về chủ đề này đã làm mờ đi sự phân biệt giữa các phương pháp truyền giáo có thể
đã được sử dụng một cách thành công bởi một hoặc nhiều hội thánh với các
nguyên tắc truyền giáo đúng đắn, là điều áp dụng cho mọi hội thánh, không có sự
ngoại lệ.
Đáng buồn thay, “khảo sát về truyền giáo” đã tự giới hạn mình để khẳng định tính
hiệu quả của các chương trình truyền giáo riêng lẻ. Không nghi ngờ, khảo sát này
có thể khẳng định sự thành công của các sự kiện đó, nhưng lại không thể chứng tỏ
chúng có trình bày được các nguyên tắc phổ quát hay không (đốichiếu các trang
16- 17). Bất cứ khi nào “một chương trình thành công” thì tự động sẽ được coilà
“nguyên tắc phát triển hội thánh” - một sự trệch hướng phổ biến của Cơ Đốc Nhân
- điều đó gây ra sự nhầm lẫn lớn.
Mỗi Cơ Đốc Nhân đều là một nhà truyền giáo?
Khảo sát của chúng tôi đã bác bỏ một luận đề mà thường được các nhóm truyền
giáo tíchcực tin: đó là “mỗi Cơ Đốc Nhân đều là một nhà truyền giáo.” Có một
phần cốtlõi (có thể chứng tỏ được bằng thực nghiệm) của sự thật trong lời tuyên
bố này. Thật vậy, trách nhiệm của mỗi Cơ Đốc Nhân là phải sử dụng các ân tứ cụ
thể của mình để hoàn thành Đại Mạng Lệnh. Tuy nhiên, điều này không làm cho
người ấy trở thành một nhà truyền giáo. Các nhà truyền giáo chỉ là những người
Chúa ban cho ân tứ thuộc linh phù hợp. Trong một nghiên cứu trước đây của chúng
tôi, chúng tôi đã khẳng định suy luận đề của C. Peter Wagner rằng ân tứ truyền
giáo áp dụng cho không hơn 10% toàn bộ các Cơ Đốc Nhân.
Ai là người có ân tứ truyền giảng?
Chúng ta phải phân biệt giữa những Cơ Đốc Nhân có ân tứ truyền giáo với những
người Chúa dành cho sự kêu gọi khác. Thật ra, nếu “tất cả các Cơ Đốc Nhân đều là
nhà truyền giáo”, thì không cần phải khám phá 10% những người thật sự sở hữu ân
tứ này. Bằng cách đó, 10% những người có ân tứ truyền giảng sẽ không gặp khó
khăn gì đáng kể, trong khi đòihỏi rơi vào 90% những người không có ân tứ này sẽ
rất lớn. Điều này là một mô hình khá thất vọng và rất đề cao kỹ thuật - khảo sát của
chúng tôi đã cho thấy trong những hội thánh có chỉ số chất lượng cao, giới lãnh
đạo biết ai là người có ân tứ truyền giáo (xem sơ đồ phải) và hướng họ đến lãnh
vực chức vụ phù hợp.
Ân tứ truyền giáo
Mục sư: “Tôibiết những người nào trong hội thánh chúng tôi có ân tứ truyền giáo”
Chất lượng cao
Chất lượng thấp
Sa sút
Tăng trưởng
70%
60%
21%
43%
Tỉ lệ % các mục sư trả lời “đúng” hoặc “rất đúng”
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của công tác truyền giáo là nhận biết
những Cơ Đốc Nhân có ân tứ truyền giáo và những người không có ân tứ này.
Điều mỗi Cơ Đốc Nhân phải làm
Công tác của mỗi Cơ Đốc Nhân là phải dùng các ơn ban của mình để giúp những
người chưa tin Chúa có mối quan hệ cá nhân với mình, phải bảo đảm là họ đã được
nghe tin lành, và khích lệ họ tiếp xúc với hội thánh địa phương. Bí quyết tăng
trưởng hội thánh là hội thánh địa phương phải hướng các nỗ lực truyền giáo vào
các thắc mắc và các nhu cầu của người chưa tin Chúa. Phương pháp “theo nhu
cầu” này khác với “các chương trình lôi kéo” là nơi áp lực trên những người chưa
tin Chúa bù dắp cho sự thiếu định hướng về nhu cầu.
Hãy tận dụng những mối tiếp xúc đang có
Điều đặc biệt thú vị khi để ý rằng những Cơ Đốc Nhân trong các hội thánh tăng
trưởng lẫn sa sút đều có chính xác cùng số lượng mối tiếp xúc với người chưa tin
Chúa (trung bình 8,5 mối tiếp xúc). Việc kêu gọi các Cơ Đốc Nhân xây dựng mối
quan hệ bạn hữu mới với người chưa tin Chúa hầu như nhất định không phải là
một nguyên tắc tăng trưởng. Tốt hơn là hãy dùng các mối quan hệ đã có rồi để làm
các mối tiếp xúc cho việc truyền giảng. Trong mỗi hội thánh mà chúng tôi khảo sát
- kể cả những hội thánh than rằng có rất ít hoặc không có các mối tiếp xúc với “thế
gian” - số lượng các mối tiếp xúc bên ngoài hội thánh nhiều đủ để không cần phải
nhấn mạnh đến việc phát triển thêm các mối quan hệ mới với người chưa đến nhà
thờ.
Đặc trưng của phẩm chất 8: Các mối quan hệ yêu thương
“Trung bìnhnhững hội thánh tăng trưởng có “thương số yêu thương cao hơn đáng
kể so với các hội thánh trì trệ hoặc sa sút .” Cách đây vài năm, khi chúng tôi xuất
bản các tài liệu để giúp các cá nhân, các nhóm, và cả hội thánh học cách bày tỏ tình
yêu Cơ Đốc, một số chuyên gia nói rằng đây không phải là “các tài liệu về sự tăng
trưởng hội thánh”. Tuy nhiên khảo sát của chúng tôi cho thấy có một mối quan hệ
cao đáng kể giữa khả năng của hội thánh để bày tỏ tình yêu với tiềm năng tăng
trưởng dài hạn của hội thánh đó. Các hội thánh tăng trưởng trung bình sở hữu
“thương số yêu thương” cao hơn là các hội thánh trì trệ hoặc sa sút một cách đáng
kể.
Để xác định “thương số yêu thương” này, chúng tôi đã hỏi (giữa vòng những điều
khác) có bao nhiêu thời gian các thành viên dành ra với nhau bên ngoài những dịp
hội thánh bảo trợ chính thức. Ví dụ bao lâu thì họ mời nhau dùng bữa hoặc uống cà
phê? Hội thánh tiến hành khen thưởng hoặc chúc mừng rời rộng như thế nào? Ở
mức độ nào mục sư nhận biết các nan đề cá nhân của các nhân sự trong hội thánh?
Có nhiều tiếng cười trong hội thánh không? Hai trong số mười hai điều khác nhau
gồm trong“thương số yêu thương” này được mô tả trên các sơ đồ bên phải.
Chúng tôi phát hiện những vấn đề này, mà một số các nhà chiến lược đã bỏ qua
như là không thích hợp, hợp thành các nguyên tắc tăng trưởng hội thánh quan
trọng. Hay nói một cách rõ ràng hơn nữa, trong khi “một buổi nhóm dành cho
người tìm kiếm” không thể được gọi là một nguyên tắc tăng trưởng hội thánh nhiều
hơn “một chiến dịch truyền giảng” hay sự thực hành “chiến trận thuộc linh” chút
nào (được coi trọng bằng), thì có thể chứng minh rằng có mối liên hệ đáng kể giữa
“tiếng cười trong hội thánh” và sự tăng trưởng về chất lượng và số lượng của hội
thánh ấy. Thật thú vị, một yếu tố có ý nghĩa như vậy, theo dữ liệu dứt khoát có
được chỗ đứng của một nguyên tắc tăng trưởng hội thánh, lại hầu như không nhận
được sự đề cập gì đến trong những sách vở nói về sự phát triển hội thánh.
Những kết quả của tình yêu Cơ Đốc
Thành thật mà nói, tình yêu thực tiễn có được sức thu hút từ Chúa hiệu quả hơn
nhiều so với các chương trình truyền giảng lệ thuộc hầu như hoàn toàn vào sự
truyền đạt bằng lời nói. Người ta không muốn nghe chúng ta nói về tình yêu, họ
muốn kinh nghiệm tình yêu Cơ Đốc thật sự hành động như thế nào. Hội thánh nào
càng đề cao kỹ thuật, thì càng khó thể hiện được mạng lệnh yêu thương của Cơ
Đốc Nhân. Bởi vì mô hình đề cao kỹ thuật hiểu đức tin chủ yếu như là sự làm trọn
các tiêu chuẩn về giáo điều và luân lý, nên sinh ra thiếu hụt khả năng yêu thương
giữa vòng các Cơ Đốc Nhân của họ.
Tiếng cười
“Có nhiều tiếng cười trong hội thánh chúng tôi”
Chất lượng cao
Chất lượng thấp
Sa sút
Tăng trưởng
68%
63%
33%
46%
Tỉ lệ % các thành viên trong hội thánh trả lời “đúng” hoặc “rất đúng.”
Vấn đề có nhiều tiếng cười trong một hội thánh hay không có mối liên hệ hỗ tương
mạnh mẽ với chất lượng và sự tăng trưởng của của một hội thánh. Thật thú vị,
những kinh nghiệm như vậy lại rất ít được đề cập đến trong các sách vở nói về sự
tăng trưởng của hội thánh.
Mô hình của các nhà thuộc linh hóa đem lại hậu quả có hại cho tiềm năng yêu
thương của hội thánh. Trái với định nghĩa của Kinh Thánh về tình yêu thương -
như là bông trái, hành động, hoặc việc làm - các hội thánh này chấp nhận một khái
niệm khá thế tục về tình yêu thương. Tình yêu được coinhư là một cảm xúc chế
ngự bạn (nếu bạn may mắn) và rồi biến mất cũng huyền bí như vậy. Theo cái nhìn
này, không thể nào mà đo lường bằng thực nghiệm tiềm năng yêu thương của một
hội thánh, và tất cả những nỗ lực được hoạch định để gia tăng tiềm năng này được
kể như là vô ích ngay từ đầu.
Quan niệm lãng mạn của tình yêu
Sự tiếp đãi
“Bạn thường mời ai đó trong hội thánh đi dự bữa hoặc uống cà phê trong vòng hai
tháng qua như thế nào?”
Chất lượng cao
Chất lượng thấp
Sa sút
Tăng trưởng
77%
16%
11%
13%
Tính toán trung bình trong một năm
Thật thú vị khi lưu ý rằng yếu tố “tối thiểu” thường xuyên nhất của các hội thánh
có trên 1000 người nhóm lại là đặc trưng phẩm chất của“mối quan hệ yêu thương.”
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

More Related Content

Similar to Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

Chien luot ht tang truong
Chien luot ht tang truongChien luot ht tang truong
Chien luot ht tang truongco_doc_nhan
 
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)co_doc_nhan
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanLong Do Hoang
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanco_doc_nhan
 
Nhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh congNhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh congco_doc_nhan
 
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2co_doc_nhan
 
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2Long Do Hoang
 
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh daoDao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh daoco_doc_nhan
 
Hoi thanh theo dung muc dinh
Hoi thanh theo dung muc dinhHoi thanh theo dung muc dinh
Hoi thanh theo dung muc dinhco_doc_nhan
 
GIÁO LÝ HÔN NHÂN CÔNG GIÁO
GIÁO LÝ HÔN NHÂN CÔNG GIÁOGIÁO LÝ HÔN NHÂN CÔNG GIÁO
GIÁO LÝ HÔN NHÂN CÔNG GIÁOJohn Nguyen
 
Cau hoi on tap glhn
Cau hoi on tap glhnCau hoi on tap glhn
Cau hoi on tap glhnmaituyen
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung thatco_doc_nhan
 
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taHoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taco_doc_nhan
 
Cam nan nhom nho
Cam nan nhom nhoCam nan nhom nho
Cam nan nhom nhoco_doc_nhan
 

Similar to Su phat trien tu nhien cua hoi thanh (20)

Chien luot ht tang truong
Chien luot ht tang truongChien luot ht tang truong
Chien luot ht tang truong
 
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhan
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhan
 
Nhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh congNhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh cong
 
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
 
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
 
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh daoDao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
 
Hoi thanh theo dung muc dinh
Hoi thanh theo dung muc dinhHoi thanh theo dung muc dinh
Hoi thanh theo dung muc dinh
 
GIÁO LÝ HÔN NHÂN CÔNG GIÁO
GIÁO LÝ HÔN NHÂN CÔNG GIÁOGIÁO LÝ HÔN NHÂN CÔNG GIÁO
GIÁO LÝ HÔN NHÂN CÔNG GIÁO
 
Cau hoi on tap glhn
Cau hoi on tap glhnCau hoi on tap glhn
Cau hoi on tap glhn
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung that
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung that
 
GIÁO LÝ HÔN NHÂN
GIÁO LÝ HÔN NHÂNGIÁO LÝ HÔN NHÂN
GIÁO LÝ HÔN NHÂN
 
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taHoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
 
Cam nan nhom nho
Cam nan nhom nhoCam nan nhom nho
Cam nan nhom nho
 
Su binh an that
Su binh an thatSu binh an that
Su binh an that
 
Su binh an that
Su binh an thatSu binh an that
Su binh an that
 
Su song du dat
Su song du datSu song du dat
Su song du dat
 
Su song du dat
Su song du datSu song du dat
Su song du dat
 

More from co_doc_nhan

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienco_doc_nhan
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christco_doc_nhan
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau denco_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1co_doc_nhan
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day daoco_doc_nhan
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaco_doc_nhan
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoco_doc_nhan
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoco_doc_nhan
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducco_doc_nhan
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhco_doc_nhan
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongco_doc_nhan
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayco_doc_nhan
 

More from co_doc_nhan (20)

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
 
Truong nhan su
Truong nhan suTruong nhan su
Truong nhan su
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
 
Thuat lanh dao
Thuat lanh daoThuat lanh dao
Thuat lanh dao
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
 

Su phat trien tu nhien cua hoi thanh

  • 1. Sự Phát Triển Tự Nhiên Của Hội Thánh Christian A. Schwarz Sách Hướng Dẫn Về Tám Phẩm Chất Quan Trọng Của Các Hội Thánh Lành Mạnh. ChurchSmart Resources Sự Phát Triển Tự Nhiên Của Hội Thánh đã được xuất bản khoảng 40 thứ tiếng khác nhau ở tại 50 quốc gia. Bạn có thể tìm thấy tất cả các tên nước ngoài của sách này cùng địa chỉ phân phốitrên Internet: www.NCD-international.org Lời tựa “Chưa từng có một dự án khảo sát nào mang tính bao quát, có giá trị thống kê, rộng khắp thế giới về sự tăng trưởng của hội thánh được tiến hành.” Bối cảnh của sách Các nhà phê bình phong trào hội thánh tăng trưởng thường nhấn mạnh nhu cầu chất lượng của các hội thánh. “Đừng chăm chú vào sự phát triển số lượng, hãy tập trung vào sự tăng trưởng về phẩm chất.” Christ Schwarz hoàn toàn đồng ý với điều đó! Bằng những khảo sát kỹ càng, Christian Schwarz đã chứng minh mối liên kết giữa tính lành mạnh và sự tăng trưởng của hội thánh. Sau khi làm việc giữa vòng các hội thánh Đức một số năm, ông đã mở rộng các nghiên cứu của mình để gồm cả các hội thánh từ khắp nơi trên thế giới. Theo tôi biết thì chưa có một dự án khảo sát nào bao quát, có giá trị thống kê, rộng khắp thế giới về sự tăng trưởng của hội thánh từng được chỉ đạo. Những kết quả của khảo sát này khẳng định điều mà nhiều nhà lãnh đạo đã nhận biết bằng trực giác - đó là, các hội thánh lành mạnh là các hội thánh tăng trưởng, tạo ra nhiều môn đồ hơn và tốt hơn trong sự thuận phục yêu thương đốivới Đấng Christ. Qua cuốn “SựPhát Triển Tự Nhiên của Hội Thánh” này, bạn sẽ tìm thấy sự hiểu biết sâu rộng hơn về cách Chúa muốn hội thánh Ngài tăng trưởng. Bạn sẽ học biết làm thế nào để phóng thích tiềm năng tăng trưởng trong hội thánh của mình. Hãy đọc quyển sách này, suy gẫm nó và bước các bước kế tiếp để trở thành một hội thánh lành mạnh, tăng trưởng và kết quả nhiều! RobertE. Logan, tháng 5 năm 1996
  • 2. Mục lục Lời mở đầu Phần giới thiệu Hãy bỏ đi lối nghĩ đề cao kỹ thuật Sự phát triển tự nhiên của hội thánh là gì? Khám phá “tiềm năng sống” Nguyên tắc “hoàn toàn tự động” Phần 1: Tám đặc trưng về phẩm chất Bỏ đi huyền thoại về sự tăng trưởng của hội thánh Dự án khảo sát quốc tế Có phải “tăng trưởng” là tiêu chuẩn thích hợp không? Đặc trưng của phẩm chất 1: Tư cáchlãnh đạo trao quyền Đặc trưng của phẩm chất 2: Chức vụ theo ân tứ Đặc trưng của phẩm chất 3: Đời sốngthuộc linh sốt sắng Đặc trưng của phẩm chất 4: Cấu trúc hợp chức năng Đặc trưng của phẩm chất 5: Sự phục vụ thờ phượng truyền sức sống Đặc trưng của phẩm chất 6: Những nhóm nhỏ toàn diện Đặc trưng của phẩm chất 7: Truyền giáo theo nhu cầu Đặc trưng của phẩm chất 8: Các mối quan hệ yêu thương Không đặc trưng của phẩm chất nào được thiếu vắng “Giả thuyết 65 điểm” Phương pháp về phẩm chất Vì sao các mục tiêu tăng trưởng về số lượng là không thích đáng Có phải hội thánh lớn là hội thánh tốt không? Phần 2: Các yếu tố tối thiểu Tập trung vào các năng lực của chúng ta Miếng ván thấp nhất Những ví dụ từ nông nghiệp Yếu tố tối thiểu hay tối đa? Coi chừng “các mô hình”! Phần 3: Sáu nguyên tắc sống Đề cao kỹ thuật hay sự sống? Vì sao đề cao kỹ thuật không hiệu quả? Nguyên tắc 1 Phụ thuộc lẫn nhau Nguyên tắc 2 Tính nhân Nguyên tắc 3 Chuyển hóa năng lượng Nguyên tắc 4 Đa công dụng Nguyên tắc 5 Sự cộng sinh
  • 3. Nguyên tắc 6 Hợp chức năng Sống = trái với bình thường Học suy nghĩ theo sự sống Phần 4: Một Mô Hình Mới Tính lưỡng cực trong Kinh Thánh Những nguy hiểm về bên hữu và bên tả Mô hình đề cao kỹ thuật Mô hình thuộc linh hóa Hậu quả của những mô hình sai trật Những kết quả về mặt thần học Điều này có ý nghĩa gì về mặt thực tiễn? Liệu chúng ta có thể “làm cho” một hội thánh tăng trưởng không? Tình trạng bế tắc của chủ nghĩa thực dụng Phần 5: Mười bước hành động Làm thế nào để phát triển chương trình của chính bạn Bước 1: Xây dựng xung lượng thuộc linh Bước 2: Xác định các yếu tố nhỏ nhất của bạn Bước 3: Ấn định các mục tiêu chất lượng Bước 4: Nhận biết những ngăn trở Bước 5: Áp dụng các nguyên tắc sự sống Bước 6: Tập tành các ưu điểm của bạn Bước 7: Sử dụng các công cụ NCD Bước 8: Giám sát tính hiệu quả Bước 9: Trình bày các yếu tố nhỏ nhất mới của bạn Bước 10: Nhân bội hội thánh của bạn Lời kết: Sự tăng trưởng của hội thánh trong năng quyền của Thánh Linh Các bước kế tiếp Giới thiệu “Nói tạm biệt với các chương trình thành công của conngười - và hoan nghênh các phương thức tăng trưởng tự động của Chúa.” Bỏ đi lối nghĩ đề cao kỹ thuật. Vì sao hiện nay có nhiều Cơ Đốc Nhân hoài nghi đối với phong trào hội thánh tăng trưởng như vậy? Có phải do họ không mong muốn hội thánh mình tăng trưởng không? Họ có phẩn nộ chất vấn tính hiệu quả của chức vụ hội thánh họ không? Hoặc ưu tiên hàng đầu của họ là điều gì khác hơn Đại Mạng Lệnh? Tôi không nghi ngờ rằng có những người thích hợp với những lời mô tả trên,
  • 4. nhưng tinh thần chỉ trích về các nguyên tắc hội thánh tăng trưởng hiện đang được chấp nhận không chỉ đến từ giới những người này. Tôi đã phát hiện có nhiều Cơ Đốc Nhân vừa có tấm lòng dành cho những người hư mất vừa có một phương pháp sáng suốt trong chức vụ hầu việc Chúa, vì lý do nào đó không bao giờ nhiệt tình đón nhận phong trào hội thánh tăng trưởng . Đối với họ, dường như trình bày những nguyên tắc và những định luật đơn giản thái quá “dầu thế nào cũng không hữu hiệu trong một thế giới hiện thực.” Từ quan điểm của họ, những người này chỉ muốn cố gắng bằng sức riêng để làm điều mà chỉ có Chúa làm được. Suy nghĩ này có đúng hay không, đó vẫn là hình ảnh của phong trào hội thánh tăng trưởng trong mắt của nhiều tín hữu - một nỗ lực hoàn toàn đề cao kỹ thuật, dẫu cho phương diện thuộc linh được nhấn mạnh trong đó . Nỗ lực tăng trưởng hội thánh bằng sức riêng là thế nào? Hãy xem tranh minh họa dưới đây. Một cỗ xe với bốn bánh hình vuông, chất đầy những bánh xe tròn trịa, được một người đẩy và một người kéo. Họ là những nhân sự tận tình, chăm chỉ, nhưng công việc của họ thật chậm chạp, nhàm chán và thất vọng. Đối với tôi điều này cònhơn cả bức tranh biếm họa. Đó là một lời mô tả mang tính tiên tri dành cho phần lớn thân thể Đấng Christ. Hội thánh đang di chuyển, nhưng với tốc độ chậm chạp chán chường. Vì sao vậy? Nếu bạn hỏi hai nhân sự đó, hẳn họ sẽ trả lời: “Bởi vì sức đề kháng cứng ngắt mà chúng tôi đang phải đối diện.” Hoặc có thể là: “Chúng tôi đang lên dốc, đó là lý do!” Những câu trả lời ấy không hoàn toàn sai! Là Cơ Đốc Nhân, đôikhi chúng ta cũng phải đối diện với sự chống đối, bước tiến của hội thánh có thể là lên dốc thẳng đứng. Tuy nhiên, tranh biếm họa này giúp chúng ta hiểu rằng dầu những nan đề ấy có tồn tại, nguyên nhân đíchthực của sự thất vọng mỉa mai thường có liên quan đến một điều khác - những chiếc bánh xe hình vuông. Khối đá xây dựng 1: Tám đặc trưng về chất lượng Chúng ta phải làm gì? Nội dung phần 1 Khối đá xây dựng 2 Chiến lược tối thiểu Khi nào phải thực hiện điều đó? Đúng thời điểm Phần 2 khối đá xây dựng 3 Sáu nguyên tắc sống Chúng ta phải làm điều đó như thế nào Phương pháp Phần 3 khối đá xây dựng 4 Mô hình thần học
  • 5. Vì sao phải làm điều đó? Nền tảng Phần 4 Áp dụng 10 bước hành động Phần 5 Tóm lại, năm phần trong sách này: bốnphần đầu trả lời cho bốncâu hỏi căn bản về sự tăng trưởng của hội thánh; phần 5 nói lên phương cách áp dụng thực tiễn bốn khối đá xây dựng sự phát triển tự nhiên của hội thánh . Minh họa này dạy rằng Chúa đã cung ứng mọi sự chúng ta cần để phát triển hội thánh, song không phải lúc nào chúng ta cũng sử dụng chúng cách thích đáng, đó chính là nan đề. Thay vì dùng các phương tiện của Chúa, chúng ta nỗ lực bằng sức riêng, tốn rất nhiều sức đẩy và sức kéo. Đó là điều tôi muốn hàm ý bởi cụm từ “phát triển hội thánh theo cáchđề cao kỹ thuật.” Không phải các nhân sự trong bức tranh này không thuộc linh. Mục tiêu của họ - muốn cho hội thánh đi lên - không có gì sai trật. Vấn đề ở đây là các phương pháp của họ không đầy đủ, bởi vì chúng chưa nhất quán với kế hoạch của Đức Chúa Trời. Quyển sách này đặt nền tảng trên một phương pháp khác dành cho sự tăng trưởng của hội thánh. Trong tổ chức của tôi, chúng tôi đã chọn gọi đây là sự phát triển “tự nhiên,” hoặc “sốngđộng” của hội thánh. “Sựsống” không hàm ý gì ngoài việc tái khám phá các định luật sự sống (bios, từ Hylạp). Mục tiêu là để những cơ chế tăng trưởng tự động của Đức Chúa Trời phát triển, thay vì phí năng lượng vào các chương trình do con người tạo ra. Phương pháp “của sự sống” Sự phát triển tự nhiên của hội thánh là gì? Vì sao gọi phương pháp của chúng ta là “sựphát triển tự nhiên của hội thánh?” Tự nhiên có nghĩa là học tập từ thiên nhiên. Học tập từ thiên nhiên có nghĩa là học từ công trình sáng tạo của Chúa. Và học tập từ công trình sáng tạo của Chúa có nghĩa là học tập từ Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa. Để minh họa, tôi muốn dùng hình ảnh trên trang bên, mô tả một số các nguyên tắc tăng trưởng hữu cơ. Hầu hết các tác giả viết về sự tăng trưởng hội thánh đều xác nhận giá trị học tập được từ các nguyên tắc này. Tuy nhiên, nan đề của nhiều khái niệm phổ biến đó là chúng chưa đi sâu đủ. Thực chất chỉ ở bề mặt. Vì vậy mà bỏ qua những thực tiễn nằm bên dưới, ảnh hưởng đến sự sống - giống như sự cấu tạo của đất, những hoạt động của hệ thống rễ, hoặc (hết sức quan trọng!) vai trò của loài giun đất. “Một số khái niệm về sự tăng trưởng hội thánh quá tập trung vào thành quả mà không xem xét nguồn gốc đã sinh ra kết quả ấy” Trong bức hình này, vì sao cỏ mọc? Có phải vì mục tiêu tăng trưởng bằng số, như là “đến cuối tháng 6 năm 1997 ta sẽ mọc thêm 20 phân nữa” không? Đó có thể là
  • 6. bí mật của nó (chúng ta sẽ khảo sát các mục tiêu tăng trưởng theo số lượng sau). Còn bây giờ tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến nhu cầu để nhận biết những thực tế “nằm bên dưới”, không có nó chúng ta không thể trả lời cho câu hỏi “vì sao”có sự tăng trưởng. Điều xảy ra bên dưới bề mặt là trọng tâm chiến lược sự phát triển tự nhiên của hội thánh. “Đây có phải là thần học tự nhiên không?” Việc áp dụng những định luật quan sát được và các mô hình của tự nhiên vào thần học là điều hết sức gây tranh cãi. Tôi phải thừa nhận sự khó khăn ở đây. Loại lý luận về mặt thần học này, được gọi là theologia naturalis có thể gây ra những rắc rối lớn khi được áp dụng vào thần học riêng biệt, như là sự nhận biết về Đức Chúa Trời. Nó ấp ủ ảo tưởng cho rằng tự chúng ta có thể nhận biết và hiểu Đức Chúa Trời - không cần Đấng Christ, không thập tự giá, không sự mặc khải. Tuy nhiên ở đây chúng ta đang bàn đến các nguyên tắc tăng trưởng của hội thánh, chứ không phải những vấn đề về bản tánh Đức Chúa Trời. Đối với tôi, dường như trong bối cảnh này, việc học biết từ sự sáng tạo không chỉ hợp pháp mà còn là điều bắt buộc! Chính Chúa Giêxu thường xuyên dùng các ví dụ từ thiên nhiên và nông nghiệp để minh họa cho bản chất của nước Trời - hoa huệ ngoài đồng, hạt giống tự mọc lên, sự tăng trưởng của hạt cải, bốnthứ đất, cây và trái, những định luật về gieo và gặt. Một số những người diễn giải bảo rằng Chúa Giêxu đã dùng những ví dụ này bởi vì các thính giả của Ngài sống trong một xã hội nông nghiệp, vì vậy liên hệ đến những minh họa đó là tốt nhất. Tôi không cho rằng điều này đủ sức thuyết phục. Nếu Chúa Giêxu sống giữa vòng chúng ta ngày nay, Ngài hẳn không thay thế những ví dụ lấy từ trong thiên nhiên bằng những ví dụ từ thế giới của computer như là “nước Đức Chúa Trời cũng giống như một chương trình máy tính - sản lượng của các ngươi tùy thuộc vào những gì các ngươi nhập vào.” Những minh họa đề cao kỹ thuật như thế hẳn sẽ bỏ mất bí quyết của sự sống. Phạm vi của sự sống có những định luật hoàn toàn khác với những gì phi sự sống. Học tập từ các hoa huệ ngoài đồng Một ví dụ điển hình về phương pháp của sự sống có thể tìm thấy trong Mat Mt 6:2, 8 “Hãy xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thể nào.” Tuy nhiên, từ “hãy xem,” không bao hàm đầy đủ những ngụ ý của từ Hylạp katamathete. Đây là hình thức tăng cường của manthano, có nghĩa là “học tập,” “quan sát,” “nghiên cứu,” hoặc “khảo sát.” Bất cứ khi nào chữ kata trong tiếng Hylạp được dùng trước một động từ, nó thường nhấn mạnh từ đó. Trong bối cảnh của chúng ta, nó có nghĩa là học, quan sát, nghiên cứu hoặc khảo sát một cách chuyên cần. Vậy thì điều gì là điều chúng ta phải nghiên cứu một cách chuyên cần? Không phải là vẻ đẹp của các hoa huệ mà chính là cơ cấu của sự tăng trưởng (“chúng mọc lên thể nào”) chúng ta phải học tập về chúng, xem xét chúng, suy gẫm về chúng và nhận được sự chỉ dẫn ra từ chúng - tất cả những phương diện này đều được bao
  • 7. gồm trong động từ ở thể mệnh lệnh katamathete. Và chúng ta được bảo cho biết cần phải thực hiện những điều đó để hiểu các nguyên tắc của nước Trời. Khám phá “tiềm năng của sự sống” “Tiềm năng sống là một khái niệm hoạch định bởi chính Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa ”. Mỗi một người khi nghiên cứu về công trình sáng tạo của Chúa - dầu là Cơ Đốc Nhân hay là người không tin Chúa cũng vậy - cuối cùng sẽ vấp phải một điều mà các nhà khoa học gọi là “tiềm năng của sự sống.” Các nhà sinh thái học đã định nghĩa điều này như là khả năng cố hữu của một sinh vật hoặc loài để sinh sản và tồn tại.” Đây là một khái niệm hoàn toàn chưa hề được biết đến trong thế giới kỹ thuật. Không bộ máy nào có thể tự nó tái sinh sôi như là một bản tánh tự nhiên. Máy pha cà phê có thể pha cà phê (cảm tạ Chúa); nhưng nó sẽ không bao giờ tạo ra một chiếc máy pha cà phê khác. Trong thiên nhiên, trật tự của sự việc lại hoàn toàn khác. Một cây cà phê cho ra các hạt cà phê, rồi sau đó, nó có thể sinh ra những cây cà phê mới. Ý định của Chúa chính là thiết lập tính tồn tại mãi mãi này trong tạo vật của Ngài từ ban đầu. Đó là bí mật của sự sống, một nguyên tắc của Chúa dành cho tạo vật. Khi chúng ta bàn đến các quá trình tự nhiên, điều quan trọng đối với tiềm năng cố hữu này là phải được để tự do. Khác biệt giữa phát triển do tiềm năng sự sống với dựa trên thực nghiệm (trong phòng thí nghiệm cũng như ngoài cánh đồng) được gọi là “sựđề kháng của môi trường.” Mặc dầu rõ ràng là sự tăng trưởng không thể “được làm ra” hoặc ép buộc, điều quan trọng là phải giữ cho sức đề kháng của môi trường ở mức tối thiểu để tạo được những điều kiện khả thi tốt nhất cho sự tăng trưởng. Tiềm năng của sự sống trong một hội thánh. Sự phát triển của hội thánh cũng giống như vậỵ. Chúng ta không thể nỗ lực để “sản xuất ra” sự tăng trưởng của hội thánh mà phải để tự do cho tiềm năng sống mà Chúa đã đặt vào mỗi hội thánh. Công việc của chúng ta là phải giảm thiểu những điều cản trở sự tăng trưởng (“sự đề kháng của môi trường”) - cả bên trong lẫn bên ngoài hội thánh. Bởi vì có thể kiểm soát rất ít trên các yếu tố bên ngoài, nên chúng ta phải tập trung vào việc dời bỏ những vật cản đối với sự tăng trưởng và nhân bộibên trong hội thánh. Như vậy, sự tăng trưởng của hội thánh mới có thể xảy ra “hoàn toàn tự động” Đức Chúa Trời sẽ làm điều Ngài hứa làm. Ngài sẽ ban sự tăng trưởng (ICo1Cr 3:6). Nguyên tắc của sự tự tổ chức Nguyên tắc của sự tự tổ chức được tìm thấy trong khắp tạo vật. Khảo sát của hệ thống thế tục dùng thuật ngữ “tự tạo thành” (tự tái tạo) cho hiện tượng này. Đúng
  • 8. hơn phải gọi là “Chúa tạo dựng” (theopoiesis). Nguyên tắc này đưa bí mật lớn ấy ra ánh sáng. Nếu chúng ta áp dụng nguyên tắc này vào “thân thể hội thánh,” chúng ta đối diện với câu hỏi làm thế nào để tự tổ chức. Chúng ta có thể làm gì để thả lỏng tiềm năng sự sống - những cơ chế tự động của sự tăng trưởng, qua đó chính mình Chúa sẽ làm cho hội thánh Ngài tăng trưởng? Bốn khối đá xây dựng sự phát triển tự nhiên của hội thánh - những đặc điểm về phẩm chất, chiến lược tối thiểu, các nguyên tắc của sự sống, mô hình mới - tìm cách để đem lại một câu giải đáp cho vấn đề này. Việc học tập từ tạo vật của Chúa: Nguyên tắc của sự tự tổ chức được thấy rõ ràng khắp nơi trong tự nhiên, từ tổ chức vi sinh vật nhỏ bé nhất cho đến các định luật chi phối vũ trụ. Phần lớn các sáchbáo thế tục đề cập đến chủ đề của sự tự tổ chức đều có khuynh hướng huyền bí đáng kể khiến cho càng khó liên hệ đến vấn đề này. Tuy nhiên khác biệt giữa phát triển hội thánh tự nhiên với huyền bí rất giống sự khác biệt giữa thuật chiêm tinh với thiên văn học! Liệu điều đó có huyền bí không? Những người không tin Chúa khám phá hiện tượng này hầu như luôn có khuynh hướng gán cho nó một ý nghĩa tôn giáo giả hiệu nào đó. Thay vì liên kết sự tự tổ chức với Đức Chúa Trời có một và thật, là Cha của Đức Chúa Giêxu Christ chúng ta, Đấng đã dựng nên trời và đất, một số các tác giả đã đưa vào các khái niệm tà giáo hư cấu. Mặc dầu điều này không làm thay đổi nguồn gốc thiên thượng của nguyên tắc này - những sự giải thích sai của loài người về các nguyên tắc của Chúa không bao giờ làm thay đổichúng. Dầu vậy - điều này đòihỏi một sự khảo sát và xác minh Kinh Thánh thấu đáo. Nguyên tắc “hoàn toàn tự động” Cụm từ “các phương thức tăng trưởng tự động” nằm ở trọng tâm định nghĩa của chúng tôi về “sựphát triển tự nhiên của hội thánh” (xem trang bên). Khái niệm của Kinh Thánh nằm đằng sau thuật ngữ này được mô tả đúng nhất qua lời được chép trong Mac Mc 4:2, 6-29: “Ngài lại phán rằng: Nước Đức Chúa Trời cũng như một người vãi giống xuống đất; người ngủ hay dậy, đêm và ngày, giống cứ nẩy chồi mọc lên, mà người không biết thể nào. Vì đất tự sanh ra hoa lợi: Ban đầu là cây, kế đến bông, đoạn bông kết thành hột. Khi hột đã chín, người ta liền tra lưỡi hái vào, vì mùa gặt đã đến.” Ví dụ này tỏ rõ điều người ta có thể làm và phải làm, cũng như điều họ không thể làm. Họ phải gieo và gặt, họ có thể ngủ và thức dậy. Điều họ không thể làm là: Họ không thể làm cho quả mọc lên. Trong đoạn Kinh Thánh này, chúng ta tìm thấy lời mô tả huyền nhiệm của việc đất “tự nó” sinh ra hoa quả. Hầu hết các nhà giải kinh đều đồng ý rằng: “Tựnó” là bí quyết để hiểu được ví dụ này. Như vậy chính xác điều nó hàm ý là gì? Cụm từ này được dùng trong tiếng Hylạp là automate - dịch
  • 9. theo nghĩa đen có nghĩa là “tự động.” Như vậy câu Kinh Thánh trong Mác đã nói rõ về “các cơ chế tăng trưởng tự động!” Tất nhiên, đối với tâm trí của người Hêbơrơ cơ chế tự động này không bao giờ được qui cho Bà Mẹ Thiên Nhiên nào đó như một vị thần. Trong bốicảnh của ví dụ này, những từ này hoàn toàn có nghĩa là “không có nguyên nhân thấy được”, và ý tưởng ngầm bên dưới đó là “điều này được làm ra bởi chính mình Đức Chúa Trời.” Khi áp dụng ý tưởng này vào đời sống hội thánh, điều đó cho thấy rằng những sự phát triển nhất định dường như xảy ra “hoàn toàn là do chính họ,” hoặc “tự động.” Tuy nhiên, những Cơ Đốc Nhân biết rằng- mặc dầu điều này không thể chứng minh bằng thực nghiệm quan sát được - kết quả dường như hoàn toàn tự động, trong thực tế chính là công việc của Chúa. “Cơ chế tự động” thực sự là một “cơ chế của Chúa!” Việc thả lỏng các cơ chế tự động của Chúa về sự tăng trưởng là bí quyết chiến lược của các hội thánh tăng trưởng. Đây chính xác là điều tôi muốn hàm ý bởi nguyên tắc “hoàn toàn tự động”. Đây không chỉ là một hình ảnh đẹp. Tôihiểu nguyên tắc này phải chính là điều hết sức cốtlõi trong sự tăng trưởng của hội thánh. Các hội thánh tăng trưởng đã sử dụng nguyên tắc này. Đó là “bí quyết” sự thành công của họ! Bí quyết của các hội thánh tăng trưởng Một số hội thánh làm điều này một cáchcó chủ ý, những hội thánh khác thì theo bản năng. Thật sự cũng không vấn đề gì. Nói cho cùng, điều quan trọng là việc áp dụng nguyên tắc này. Thật vậy, một số hội thánh thậm chí đã suy nghĩ không đúng về điều này. Chức vụ của họ có thể là một mẫu mực trong thực hành và là một khuôn mẫu để học theo. Nhưng những lý thuyết của các hội thánh đó không thể giải thích chính xác bí quyết sự tăng trưởng của họ, và nhất định họ không thể cung cấp các khái niệm có thể thực hiện lại cho các hội thánh khác. Chúng tôi sẽ trình bày vấn đề này chi tiết hơn về sau. Định nghĩa sự phát triển tự nhiên của hội thánh: tất cả những nỗ lực của con người đều phải chú trọng vào việc thả lỏng các cơ chế tăng trưởng tự động của thiên thượng. Tôi đã khám phá các nguyên tắc phát triển tự nhiên của các hội thánh từ ba nguồn khác nhau: 1. Qua khảo sát thực nghiệm của chúng ta về các hội thánh phát triển và không phát triển. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa chúng ta chấp nhận một cách mù quáng lời giải thích mà các hội thánh đưa ra cho sự tăng trưởng hoặc không tăng trưởng của chính họ . 2. Bằng cách quan sát thiên nhiên, là công trình sáng tạo của Chúa. Như đã nói ở phần trước, bản thân Kinh Thánh thúc giục chúng ta dùng phương pháp này. 3. Bằng cách học Kinh Thánh. Suốt Kinh Thánh, chúng ta luôn đốimặt với các nguyên tắc sống về sự phát triển của hội thánh - dầu không phải bằng những thuật
  • 10. ngữ chuyên môn này. Quan sát các hội thánh lẫn thiên nhiên đều không bao giờ trở thành cơ sở để thiết lập các tiêu chuẩn tuyệt đối. Nếu khái niệm nào đi ngược lại lẽ thật Kinh Thánh, Cơ Đốc Nhân phải bác bỏ điều đó, dẫu cho nó có vẻ như được sử dụng “thành công.” Không phải mọi sự trong tự nhiên đều là “nguyên tắc sống” được sử dụng trong sự phát triển tự nhiên của hội thánh. Công việc của chúng ta là phân biệt cẩn thận theo đúng Kinh Thánh điều gì đúng thần học và điều gì phi thần học. Những khác biệt lớn giữa sự phát triển tự nhiên của hội thánh và những khái niệm khác về sự phát triển của hội thánh có thể được bày tỏ qua ba điểm chính. Vậy thì đâu là sự khác biệt? 1. Phát triển tự nhiên của hội thánh bác bỏ những phương pháp nào chỉ mang tính thực dụng mà không mang tính thần học (“mục đíchbiện minh cho phương tiện”) và thay thế chúng bằng điểm xuất phát hướng về nguyên tắc. 2. Phát triển tự nhiên của hội thánh không dùng phương pháp số lượng (“làm sao để có nhiều người hơn đến dự các buổi nhóm?”) mà xem xét phẩm chất của đời sống hội thánh như là điều then chốt đốivới sự phát triển của hội thánh. 3. Phát triển tự nhiên của hội thánh không nỗ lực để “tạo ra” sự tăng trưởng của hội thánh mà thả lỏng cho các cơ chế tăng trưởng tự động, là điều chính Chúa dùng để gây dựng hội thánh. Phát triển tự nhiên của hội thánh có nghĩa là chào tạm biệt với chủ nghĩa thực dụng bề ngoài, với logic nhân quả quá đơn giản, với sự ám ảnh về số lượng, với các phương pháp tiếp thị lôi kéo, và với những thái độ “làm được” đáng ngờ. Điều này có nghĩa là bỏ lại đằng sau những qui định con người tạo ra cho sự thành công, và cứ hướng đến các nguyên tắc tăng trưởng mà chính Chúa đã ban cho tất cả tạo vật của Ngài. Ba thuật ngữ then chốt Để làm rõ sự khác biệt giữa phát triển tự nhiên của hội thánh và các phương pháp đang chiếm ưu thế, tôi muốn dùng ba thuật ngữ suốt sách này: mô hình “đềcao kỹ thuật,” mô hình “thuộc linh hóa,” và mô hình “sựsống.” (“hữu sinh”) Những thuật ngữ này thực sự là tốc ký đốivới toàn bộ quan điểm về sự sống sẽ được giải thích chi tiết hơn ở Phần 4 (trang 83-102). Một khi hiểu được những sự giả định mà dựa trên đó những lối nghĩ khác nhau ấy đặt nền tảng, chúng ta sẽ rõ vì sao phát triển tự nhiên của hội thánh không mong đợi tìm được sự chấp nhận chung giữa vòng các Cơ Đốc Nhân. Mô hình đề cao kỹ thuật Tầm quan trọng của các tổ chức, chương trình, phương pháp v.v... được đánh giá quá cao. Mô hình thuộc linh hóa Tầm quan trọng của các tổ chức, chương trình, phương pháp v.v... bị đánh giá thấp
  • 11. Mô hình của sự sống Phương tiện thần học làm nền tảng cho sự phát triển tự nhiên của hội thánh. Phần 1: Tám đặc trưng về phẩm chất Có những đặc điểm phẩm chất nổi bật phát triển nhiều hơn trong các hội thánh tăng trưởng so với những hội thánh không tăng trưởng chăng? Và có phải việc phát triển những đặc trưng của phẩm chất này Là “bí quyết thành công” trong các hội thánh tăng trưởng, ngoài điều đó, một phương pháp bổ ích hơn là câu hỏi thực dụng: “Làm thế nào để có được nhiều người hơn đến với hội thánh?” Đây chính xác là trọng tâm khảo sát của chúng tôi. Những kết quả dưới dạng câu hỏi phần lớn là những gì cho đến nay được tiếp thị như là “các nguyên tắc tăng trưởng của hội thánh.” Bỏ đi việc huyền thoại hóa sự tăng trưởng của hội thánh Xem xét các sách vở nói về sự tăng trưởng của hội thánh có thể gây nhầm lẫn. Trình bày một loạt chương trình và tuyên bố:“Hãy làm như chúng tôi, bạn sẽ nhận được những kết quả tương tự.” Đáng buồn thay, nhiều trong số những khái niệm này lại mâu thuẫn nhau. Một nhóm thì quảng bá “các siêu hội thánh” như là phương cách hữu hiệu nhất để đem tin lành đến với cộng đồng, trong khi các nhóm khác lại cho rằng tầm cỡ hội thánh tốt nhất là nhóm nhỏ, giống như hầu hết các buổi học Kinh Thánh tại nhà. Một số cho rằng bí quyết dẫn đến thành công là buổi nhóm thờ phượng tập trung vào người chưa tin Chúa, trong khi các nhóm khác nhấn mạnh mục tiêu của buổi nhóm thờ phượng chỉ để thờ phượng Chúa và trang bị cho các thánh đồ. Một nhóm tin rằng các chiến lược tiếp thị phải được kết hợp trong kế hoạch của hội thánh, trong khi những nhóm khác lại thích sự tăng trưởng hội thánh lành mạnh mà thậm chí không hề nghe đến các phương pháp ấy. Đối với tôi, dường như những thảo luận đã qua tạo quá ít phân biệt giữa “các mô hình” (= các khái niệm, mà với khái niệm đó, hội thánh nào đó, ở một nơi nào đó trên thế giới đã có một kinh nghiệm tích cực) và “những nguyên tắc” (= điều áp dụng cho mọi hội thánh ở mọi nơi). Vì vậy một số mô hình phô trương như là những nguyên tắc có giá trị phổ quát. Đồng thời, những nguyên tắc đã được chứng minh là áp dụng phổ quát đôi khi lại bị hiểu lầm là “một mô hình giữa nhiều mô hình” Nguyên tắc hay mô hình? Tôi cố gắng minh họa sự khác biệt giữa hai phương pháp này trong sơ đồ. Khi nói đến việc theo một mô hình (hay khuôn mẫu), tôi muốn nói nỗ lực của một hội thánh để chuyển các phương pháp của một hội thánh riêng lẻ thành công (phần lớn thường là một siêu hội thánh) vào tình huống của chính mình. Phương pháp này đặc biệt hấp dẫn bởi vì ở một mức độ nào đó, khải tượng mà người ta trông đợi để hiện thực hóa cho hội thánh của mình đã được thấy rõ qua sự sống thật của một hội
  • 12. thánh mẫu rồi. Phương pháp theo nguyên tắc thì khác. Phương pháp này cũng giả định rằng các hội thánh khuôn mẫu có nhiều điều để dạy chúng ta. Tuy nhiên thay vì giới hạn mình vào một khuôn mẫu nổi trội, hàng trăm các hội thánh mẫu - cả lớn lẫn nhỏ - đều được khảo sát để khám phá xem các yếu tố nào cuối cùng là những nguyên tắc phổ quát thích hợp cho mọi hội thánh - và những yếu tố nào có thể là những yếu tố thú vị, nhưng không phải là những nguyên tắc có giá trị phổ quát đốivới sự tăng trưởng hiệu quả của hội thánh . Những nguyên tắc đạt được bởi sự lọc bớt, nghĩa là bằng cách tước bỏ mọi tính chất đặc thù, địa phương và văn hóa khỏi những mô hình quan sát được. Trong bước thứ nhì, các nguyên tắc đạt được, vì vậy phải riêng biệt hóa cho tình huống xác thực của một hội thánh cụ thể. Phương pháp theo nguyên tắc đôi khi cồng kềnh này (sự lọc bớt, và sau đó là riêng biệt hóa) đối với một số người kém hấp dẫn hơn là cách bắt chước đơn giản hội thánh mẫu thành công một đốimột . Sự phát triển tự nhiên của hội thánh, như đã được mô tả trong sách này, là một phương pháp theo nguyên tắc. Không có điều gì sai khi được cảm thúc bởi một hội thánh mẫu. Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn vượt lên trên sự nhiệt thành để chuyển giao các yếu tố có thể tái hiện được, chúng ta phải tìm cách khám phá những nguyên tắc chung, là nền tảng cho mọi hình thức tăng trưởng hội thánh. Các khuôn mẫu và các nguyên tắc Khuôn mẫu Sự bắt chước 1 : 1 A B Các nguyên tắc: 1. Sự lọc bớt 2. Riêng biệt hóa Trong khi “sựbắt chước” mô tả rõ nhất quá trình sao chép đơn giản chức vụ của một hội thánh mẫu, thì phương pháp theo nguyên tắc bao gồm hai bước: “lọc bớt” và “riêng biệt hóa” . “Học tập từ các hội thánh tăng trưởng” có ý nghĩa gì? “Học tập từ các hội thánh tăng trưởng” có nghĩa là phân tích những thực hành của họ để khám phá những điểm chung. Điều này có ý nghĩa nhiều hơn việc chỉ thu nhận những lời giải thích mà những người lãnh đạo hội thánh thường trình bày như là bí quyết dẫn đến thành công. Tôi đã học tập từng nguyên tắc được trình bày trong sách này từ các hội thánh đang tăng trưởng, và thật khá thú vị, thường là từ các hội thánh bác bỏ phương pháp tăng trưởng hội thánh“của chúng tôi”. Rất có thể các hội thánh này hiểu “thành công” của họ theo cách hoàn toàn khác, thường dùng một biệt ngữ hoàn toàn khác, và thậm chí chưa bao giờ được nghe về các
  • 13. nguyên tắc phát triển hội thánh tự nhiên. Tuy nhiên có thể chứng minh rằng họ làm việc và gây dựng - một cách có ý thức hoặc không ý thức - theo các nguyên tắc ấy. Dự án khảo sát quốc tế “Nghiên cứu này được triển theo dự án khảo sát bao quát nhất về các nguyên nhân tăng trưởng hội thánh từng được tiến hành.” Người ta khám phá các nguyên tắc tăng trưởng của hội thánh có thể áp dụng chung cho mọi hội thánh bằng cách nào? Trả lời câu hỏi này không phải là vấn đề trực giác, hay do nghiên cứu một số lượng giới hạn các hội thánh mẫu. Thật sự chỉ có một cách để tìm được lời giải đáp cho vấn đề này, đó là khảo sát có căn cứ mang tính khoa học các hội thánh khắp nơi trên thế giới. Hiểu biết cặn kẽ này cung cấp một khung sườn cho chương trình khảo sát của chúng tôi. Để tíchlũy một dữ liệu lớn và đầy đủ làm nền tảng để đưa ra những khẳng định quan trọng mang tính khoa học, phải có ít nhất 1000 hội thánh khác nhau trên cả sáu lục địa. Chúng tôi cần những hội thánh lớn và nhỏ, tăng trưởng và sa sút, bị bắt bớ và được nhà nước ủng hộ, theo ân tứ hoặc không theo ân tứ, có những khuôn mẫu nổi trội và hoàn toàn không được biết đến. Chúng tôi cần bộ phận mẫu tiêu biểu của các hội thánh và các khu vực nơi những sự thức tỉnh thuộc linh đang xảy ra (như Brazil hoặc Triều Tiên), cũng như những khu vực mà trong ánh sáng của các tiêu chuẩn thế giới, đủ tư cách hơn, như là “các quốc gia đang phát triển về mặt thuộc linh” (như Đức). Nghiên cứu này đã phát triển thành một chương trình khảo sát bao quát nhất về những nguyên nhân của sự tăng trưởng hội thánh từng được xúc tiến. Các hội thánh từ 32 quốc gia đã dự phần. Bảng câu hỏi khảo sát này, đã được hoàn tất bởi 30 thành viên từ mỗi hội thánh tham dự, được dịch ra 18 thứ tiếng. Cuối cùng, chúng tôi đã đối mặt với công tác phân tích4,2 triệu câu trả lời. Những câu trả lời này, cắt ngắn ra và dán lại với nhau sẽ tạo được một dãi băng giấy kéo dài từ Chicago đến Atlanta hoặc từ Los Angeles đến Salt Lake City. Hay nói một cách khác: nếu chúng ta phải đi dọc theo đường xích đạo và cứ một mét trả lời một câu hỏi, hẳn chúng tôi đi được một vòng quanh trái đất trước khi trả lời câu hỏi cuối cùng! Vì sao phải dốc toàn bộ nỗ lực? Điều thúc đẩy nỗ lực lớn lao này là vì chúng tôi hiểu rõ rằng không có sự khảo sát thấu đáo như vậy sẽ không thể nào quyết định đâu là “các nguyên tắc thành công” hiện thời áp dụng được cho mọi hội thánh và đâu chỉ là “những huyền thoại.” Trên thực tế, phần lớn điều thường được cho là một “nguyên tắc tăng trưởng của hội thánh” qua khảo sát của chúng tôi lại cho thấy không là gì ngoài ý tưởng được ưa
  • 14. chuộng của một mục sư nào đó. Những ý tưởng như vậy, rút ra từ kinh nghiệm cá nhân của một tác giả, không nhất thiết là sai. Chúng ta có thể học được rất nhiều từ những con người đó. Tuy nhiên, không nên lẫn lộn chúng với các nguyên tắc tăng trưởng áp dụng cho mọi hội thánh. Dự án khảo sát 1000 hội thánh, 32 quốc gia, 6 lục địa Dự án khảo sát được tiến hành Bởi Hiệp Hội Phát Triển Tự Nhiên Của Hội Thánh của Đức dành từ năm 1994 đến 1996, là nghiên cứu thấu đáo nhất để xác định nguyên nhân sự tăng trưởng của hội thánh. Trên bản đồ, các quốc gia dự phần trong nghiên cứu này có màu đỏ. Tiêu chuẩn khoa học Một trong các chuẩn mực quan trọng nhất cho dự án khảo sát của chúng tôi là một tiêu chuẩn mang tính khoa học cao, Christoph Schalk, một nhà khoa học kiêm tâm lý học, đồng ý cộngtác với chương trình và phục vụ như nhà tư vấn khoa học cho chương trình. Sau khi nhận ra một số những điểm yếu trong các quá trình trắc nghiệm mà chúng tôi đã dùng cách đây ba năm. Ông đã thảo ra một bảng câu hỏi mới với các tiêu chuẩn vững chắc mang tính khách quan, đáng tin cậy và có giá trị, sử dụng các phương pháp được chuẩn thuận của ngành khoa học xã hội dành cho việc phân tíchdữ liệu. Chương trình này thật sự là giai đoạn thứ năm trong một loạt các đề án khảo sát đã bắt đầu cách đây mười năm trong vùng Châu Âu nói tiếng Đức. Mặc dầu phương pháp này có thể đã có nhiều điều không được hài lòng trong những năm vừa qua, nhưng chúng tôi đã có được một sự hiểu biết ban đầu về các nguyên tắc tăng trưởng hội thánh mà dựa trên đó những nghiên cứu kế tiếp được đặt nền tảng. Giá trị của khảo sát này Theo hiểu biết của tôi, khảo sát của chúng tôi đã đem lại câu trả lời đầu tiên trên thế giới chứng minh được về mặt khoa học đốivới câu hỏi: “Các nguyên tắc gì về sự tăng trưởng hội thánh là đúng, bất chấp tính thuyết phục về mặt văn hóa và thần học?” Chúng tôi đã bước một bước dài để tìm được câu trả lời có giá trị cho câu hỏi này “Mỗi hội thánh và mỗi Cơ Đốc Nhân phải làm gì để vâng theo Đại Mạng Lệnh trong thế giới ngày nay?” Liệu “sựtăng trưởng” có phải là tiêu chuẩn thích đáng không? “Không phải hội thánh tăng trưởng nào cũng đều là hội thánh có phẩm chất tốt.” Có một sự giả định không nói ra trong phong trào tăng trưởng hội thánh cho rằng “các hội chúng tăng trưởng” tự động là “những hội thánh tốt.” Nhưng liệu sự đánh đồng đó có đúng không? Chúng ta có thể tìm thấy một số lớn những tuyên bố khác nhau về đề tài này trong các sách báo nói về sự tăng trưởng của hội thánh, nhưng rốt cuộc chúng chỉ là những quan điểm và là những cảm nhận. Lý do đơn giản là trong khi sự tăng trưởng về mặt số lượng trong một hội thánh (tầm cỡ cũng như tốc
  • 15. độ tăng trưởng) có thể được đo với mức độ chính xác nhất định, thì một thủ tục đáng tin cậy để đo lường sự tăng trưởng về mặt phẩm chất với tiêu chuẩn khách quan, chứng minh được, lại chưa có. Nỗ lực của chúng tôi trong mười năm qua đặt trọng tâm vào việc phát triển loại công cụ đánh giá này cho các hội thánh. Sau khi kết luận sự khảo sát quốc tế của mình, bây giờ chúng tôi đã có một phương thức qua đó bất cứ hội thánh nào cũng có thể xác định “chỉ số chất lượng” của mình (QI). Điều này đặt cơ sở trên tám đặc trưng về phẩm chất được mô tả ở những trang tiếp theo (để biết chi tiết xin xem trang 38-39). Bốn phạm trù của các hội thánh Hình ảnh ở đầu trang bên cho thấy mối liên hệ giữa chất lượng và số lượng, bốn phạm trù phân biệt của các hội thánh có thể nhận biết được. a. Góc tư phải trên: Các hội thánh có chất lượng trên trung bình (QI trên 56, điểm trung bình của tất cả các hội thánh tăng trưởng trên trung bình) và sự tăng trưởng về số lượng trên trung bình trong tham dự thờ phượng (10% hoặc hơn, mỗi năm trong khoảng thời gian năm năm). b. Góc tư trái trên: Các hội thánh có chất lượng trên trung bình, nhưng sự tham gia nhóm lại giảm. c. Góc tư trái dưới: Các hội thánh có chất lượng dưới trung bình(QI dưới 45 điểm, điểm trung bình của tất cả những hội thánh sa sút) và giảm sự tham gia thờ phượng. d. Góc tư phải dưới: Các hội thánh có chất lượng dưới trung bình và sự tham gia nhóm lại trên trung bình. Với những sự hiểu biết có được từ khảo sát của mình, chúng tôi cuối cùng có thể thôi vỏ đoán về bốn loại hội thánh này. Chúng tôi có những ví dụ đời thực dựa trên tài liệu. Sơ đồ bên dưới cho thấy tỉ lệ phần trăm các hội thánh được khảo sát rơi vào từng phạm trù trong bốn phạm trù. Ở những trang tiếp theo, tôi sẽ dùng sơ đồ căn bản này để minh họa cách cư xử thật điển hình của những hội thánh này trong nhiều lãnh vực khác nhau. Hình vẽ Chất lượng và số lượng Chất lượng cao Số lượng suy giảm Số lượng gia tăng Chất lượng thấp +- ++ -- -+
  • 16. Theo quan điểm chất lượng và số lượng của hội thánh, bốn phạm trù khác nhau của các hội thánh đã được nhận biết. Khảo sát của chúng tôi giúp khả thi cho việcxác định những kết luận quan trọng liên quan đến mỗi phạm trù trong bốnphạm trù này lần đầu tiên. Khi bạn đối mặt với “ma trận gồm bốn phạm trù” này ở các trang sau, thì xin đừng cho rằng chúng tôi chỉ khảo sát các hội thánh đại diện của bốn phạm trù này để trắc nghiệm tính đáng tin cậy của các nguyên tắc mình đưa ra. Để xác định câu hỏi nào là những dấu hiệu tốt nhất về phẩm chất và tiềm năng tăng trưởng của một hội thánh, chúng tôi đã đánh giá tất cả các hội thánh tham dự trong chương trình, không phải chỉ 27% phù hợp vào các phạm trù trên sơ đồ này! Tuy nhiên, theo cái nhìn của tôi, câu trả lời của các hội thánh rơi vào bốnphạm trù cụ thể này truyền đạt rõ ràng nhất tầm quan trọng thực tế của những nguyên tắc nằm đằng sau các câu hỏi. “Ma trận bốnphạm trù” như một sơ đồ Sự phân bố Chất lượng cao Chất lượng thấp Sa sút Tăng trưởng 13% 2% 7% 5% Đặc trưng chất lượng 1: Tư cách lãnh đạo trao quyền “Dữ liệu khảo sát làm xuất hiện vấn đề cách sử dụng các siêu hội thánh để minh họa các nguyên tắc lãnh đạo của hầu hết các văn phẩm nói về sự tăng trưởng hội thánh .” Sách vở nói về sự tăng trưởng hội thánh ở chủ đề tư cách lãnh đạo vẫn thường tuyên bố rằng phong cách lãnh đạo của các mục sư trong các hội thánh tăng trưởng thiên về chương trình hơn là conngười, thiên về mục tiêu hơn là các mối quan hệ, thiên về sự độc đoán hơn là tập thể. Trong khảo sát của họ để tìm những khuôn mẫu đáng học đòi, một số tác giả có lẽ hướng về các hội thánh lớn nhiều hơn, là những hội thánh thường sử dụng kiểu lãnh đạo này, hơn là các hội thánh đang tăng trưởng. Tuy nhiên cả hai hoàn toàn không như nhau, như chúng ta sẽ thấy (trang 46-48). Khảo sát của chúng tôi đưa ra những kết quả khác với những gì mà sách báo hiện hành nói về sự tăng trưởng của hội thánh (kể cả các sách của tôi) thường dẫn chúng ta đến chỗ mong đợi. Mặc dầu đúng là “thiên về mục tiêu” là một đặc điểm quan trọng của vai trò lãnh đạo, thật thú vị khi quan sát rằng đây không phải là lãnh vực
  • 17. nơi những người lãnh đạo thuộc các hội thánh đang tăng trưởng hay không tăng trưởng khác nhau nhiều. Nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh rằng trong khi các mục sư của những hội thánh đang tăng trưởng không phải là “những con người của quần chúng” là người đánh mất chính mình trong cách mối quan hệ hỗ tương với các cá nhân, nhưng ở mức trung bình, họ có phần thiên về các mối quan hệ, thiên về con người, và thiên về tư cách cộng sự nhiều hơn so với các đồng nghiệp của họ trong các hội thánh đang sa sút (xem sơ đồ bên dưới). Khác biệt thật sự. Phân biệt mấu chốtcó lẽ được bày tỏ rõ nhất bởi từ “trao quyền.” Những người lãnh đạo trong các hội thánh đang phát triển tập trung vào việc trao quyền hành cho các Cơ Đốc Nhân khác để thi hành chức vụ. Họ không dùng các nhân sự tín hữu như là những người “giúp đỡ” nhằm đạt đến các mục tiêu của riêng họ và hoàn thành các khải tượng của họ. Mà thay vào đó, họ đảo ngược kim tự tháp thẩm quyền hầu cho người lãnh đạo giúp đỡ các Cơ Đốc Nhân đạt được tiềm năng thuộc linh Chúa dành cho mình. Những mục sư này trang bị, hậu thuẫn, động viên, và là người tư vấn, ban năng lực cho họ để trở thành con người như Chúa muốn. Nếu nhìn kỹ hơn quá trình này, chúng ta hiểu được lý do vì sao những người lãnh đạo này cần phải thiên về mục tiêu lẫn mối quan hệ. Đặc điểm “lưỡng cực”này sẽ được giải thích như một mô hình thần học về sự phát triển tự nhiên của hội thánh trong phần 4, phải được thể hiện trong phẩm tánh của người lãnh đạo. Mục sư với tư cách nhà thần học Tỉ lệ % các mục sư đã được tốt nghiệp thần học viện là bao nhiêu Chất lượng cao Chất lượng thấp Sa sút Tăng trưởng 42% 40% 85% 62% Sự trợ giúp từ bên ngoài Mục sư: “tôi thường tìm kiếm sự tư vấn từ một nguồn đáng tin cậy bên ngoài như nhà tư vấn về sự tăng trưởng hội thánh.” Chất lượng cao Chất lượng thấp Sa sút Tăng trưởng 58%
  • 18. 35% 12% 24% Hai kết quả thú vị nhất liên quan đến tư cáchlãnh đạo: Huấn luyện chính qui về mặt thần học đã có một mối tương quan tiêu cực dối với sự phát triển hội thánh cũng như toàn bộ chất lượng của các hội thánh (trái ). Trong số mười lăm hình thức thay đổiliên quan đến tư cách lãnh đạo, yếu tố có mối tương quan mạnh mẽ nhất với toàn bộ phẩm chất và sự tăng trưởng của một hội thánh, là tính sẵn sàng chấp nhận sự giúp đỡ từ bên ngoài (phải ). “Sựtự tổ chức về mặt thuộc linh” trong đời thật Điều chúng ta đối mặt ở đây có liên quan đến phần giới thiệu, đó là nguyên tắc “hoàn toàn tự động”. Những người lãnh đạo hiện thực hóa sự trao quyền của chính họ bằng cách trao quyền cho người khác kinh nghiệm nguyên tắc “hoàn toàn tự động” góp phần cho sự tăng trưởng như thế nào. Thay vì điều động khối trách nhiệm của hội thánh theo ý mình, họ đầu tư đa số thì giờ của họ vào việc môn đệ hóa, ủy quyền, và nhân bội. Vì vậy năng lượng mà họ sử dụng có thể được gia thêm vô hạn. Đây là cách“sự tự tổ chức” thuộc linh xảy ra. Năng lực của Đức Chúa Trời, chứ không phải nỗ lực và áp lực của conngười, được lưu xuất để khởi động hội thánh. Dữ liệu khảo sát làm dấy lên vấn đề về khuynh hướng trong các văn phẩm nói về sự tăng trưởng của hội thánh là họ thường minh họa các nguyên tắc lãnh đạo bằng những ví dụ rút ra từ những hội thánh lớn. Trong nhiều trường hợp, tư liệu của họ trưng ra những người lãnh đạo thiên tài, những người có tài năng đến nỗi thật không thực tế khi coicác hội thánh của họ là “những khuôn mẫu có thể tái hiện.” Nay đã có tin mừng: các mục sư của các hội thánh đang phát triển không cần phải là các siêu sao. Hầu hết các mục sư với số điểm cao nhất trong khảo sát của chúng tôi là những người ít được biết đến. Tuy nhiên họ thường cung cấp cho chúng tôi những nguyên tắc cơ bản về tư cách lãnh đạo bổ íchhơn so với phần lớn những “siêu sao thuộc linh” nổi tiếng thế giới. Rõ ràng là khuôn mẫu về tư cách lãnh đạo được mô tả ở đây không được những người đề cao kỹ thuật cũng như các nhà thuộc linh hóa ưa chuộng. Những nhà đề cao kỹ thuật thì thường hướng về một “guru” (một bậc giáo sư tinh thần được tôn trọng) là một mục sư cổ điển hoặc là một người quản lý sự tăng trưởng của hội thánh xa cách và được tôn kính. Trái lại các nhà thuộc linh hóa thường có khuynh hướng khó mà thuận phục bất cứ hình thức lãnh đạo nào. Vì sao có sự đề kháng? Đặc trưng phẩm chất 2: Chức vụ theo ân tứ “Khi Cơ Đốc Nhân hầu việc Chúa trong lãnh vực khả năng của mình, họ thường ít vận hành bằng sức riêng mà bằng quyền phép của Đức Thánh Linh nhiều hơn.”
  • 19. Đặc trưng của phẩm chất “chức vụ theo ân tứ” tỏ rõ đặc biệt điều chúng tôi muốn nói bởi “các cơ chế tăng trưởng tự động của Chúa.” Phương pháp theo ân tứ phản ánh sự xác quyết mà Đức Chúa Trời, bởi quyền tối cao khẳng quyết những Cơ Đốc Nhân phải đảm nhận tốt nhất các chức vụ ấy. Vai trò của tư cách lãnh đạo hội thánh là để giúp các thành viên hội thánh nhận biết các ân tứ của họ và đưa họ vào các chức vụ thích hợp. Khi Cơ Đốc Nhân hầu việc Chúa trong lãnh vực khả năng của họ, họ thường ít vận hành bằng sức riêng mà vận hành bằng quyền năng của Thánh Linh nhiều hơn. Vì vậy những người bình thường có thể thực hiện điều phi thường! Một hệ luận thú vị ra từ khảo sát của chúng tôi là việc khám phá rằng có thể không yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thỏa nguyện của Cơ Đốc Nhân cho bằng việc người ấy có được sử dụng các ân tứ của mình hay không. Dữ liệu của chúng tôi chứng tỏ một mối quan hệ hết sức ý nghĩa giữa “sự định hướng theo ân tứ” (“sựdự phần hầu việc Chúa của cá nhân tôi phù hợp với các ân tứ của tôi”) và “sốngvui” (“tôi kể mình là người hạnh phúc, thỏa nguyện”). Hầu như không đặc trưng nào trong tám đặc trưng về phẩm chất ảnh hưởng nhiều đến đời sống cá nhân và đời sống của hội thánh như là “chức vụ theo ân tứ.” Đó là lý do vì sao tôi không ngạc nhiên chút nào khi thấy những công cụ thực tiễn mình đã triển khai về đặc trưng phẩm chất này cho đến nay được đónnhận nồng nhiệt nhất trong tất cả các tài liệu nói về sự tăng trưởng hội thánh của chúng tôi. Ở đây sự tăng trưởng của hội thánh không chỉ là một chủ đề dành cho các nhà chiến lược của một vài hội thánh; mà là một yếu tố quan trọng cho đời sống của mỗi một Cơ Đốc Nhân. Các ân tứ thuộc linh và “tư cách thầy tế lễ của hết thảy các tín đồ” Đáng buồn thay, trong những năm gần đây có một số người đã hiểu lầm phương pháp theo ân tứ chỉ như một mốt nhất thời chóng qua của sự tăng trưởng của hội thánh. Nhưng sự khám phá và sử dụng các ân tứ thuộc linh là cách duy nhất để sống thể hiện khẩu hiệu Cải Chánh của “chức tế lễ của hết thảy các tín đồ.” Làm thế nào để có được điều này khi các Cơ Đốc Nhân thậm chí không nhận biết ân tứ và sự kêu gọi Chúa ban cho họ? Theo một khảo sát chúng tôi đã tiến hành giữa vòng 1600 Cơ Đốc Nhân tíchcực trong khu vực Âu Châu nói tiếng Đức, 80% đã không nhận biết các ân tứ của họ. Đốivới tôi điều này dường như là một trong những lý do chính khiến cho “chức tế lễ của hết thảy các thánh đồ”ở hầu hết mọi nơi trong các xứ sở của Phong Trào Cải Chánh không bao giờ đạt được Sự đề kháng của tinh thần đề cao kỹ thuật và thuộc linh hóa Đề kháng đốivới phương pháp theo ân tứ xuất phát từ những mô hình thần học sai trật cứ luôn dập tắt và kiềm hãm phần lớn Cơ Đốc Giáo. Những nhà tư tưởng đề cao kỹ thuật có khuynh hướng nói rõ các chức vụ nào mà các tín hữu nên đảm nhận rồi sau đó sốt sắng tìm kiếm “những người tình nguyện” để làm thành khải tượng của họ. Nếu không tìm được người tình nguyện nào, họ áp dụng sức ép. Con
  • 20. người phải tuân theo khung sườn định kiến đã có trước của người lãnh đạo. Trái lại “các nhà thuộc linh hóa” thường chống lại việc lồng các ân tứ của họ vào kế hoạch đã được ấn định, bởi vì họ chống lại các cấu trúc hội thánh nói chung. Từ quan điểm của họ, như thế là không thật sự “thuộc linh.” Ngoài ra, nhiều người trong số các nhà thuộc linh hóa này coicác ân tứ thuộc linh độc đáo này là những điều phi thường, ngoạn mục hoặc siêu nhiên, là điều tất nhiên khiến cho các ân tứ này không được kể vào quá trình hoạch định sự tăng trưởng của hội thánh. Hai trong mười vấn đề chúng tôi tính chỉ số chất lượng dành cho chức vụ theo ân tứ là: Vấn đề về: “sựsử dụng các ân tứ” (trái) tạo ra sự khác biệt đặc biệt rõ giữa các hội thánh trên trung bình và dưới trung bình. Trong số tất cả những hình thức thay đổicó liên quan đến đặc trưng của phẩm chất này, vấn đề về “huấn luyện tín hữu” (phải) có mối tương quan lớn nhất với sự tăng trưởng của hội thánh. Sử dụng các ân tứ “Sựdự phần chức vụ của cá nhân tôi phù hợp với các ân tứ của tôi” Chất lượng cao Chất lượng thấp Sa sút Tăng trưởng Tỉ lệ % các thành viên của hội thánh trả lời “đúng” hoặc “rất đúng” Huấn luyện tín hữu “Các nhân sự tình nguyện trong hội thánh của tôi nhận được sự huấn luyện cho công tác của họ” Chất lượng cao Chất lượng thấp Sa sút Tăng trưởng “Tỉ lệ % các mục sư trả lời “đúng” hoặc “rất đúng.” Đặc trưng phẩm chất 3: Đời thuộc linh sốtsắng “Trong các hội thánh có khuynh hướng duy luật pháp, sốt sắng thuộc linh thường dưới mức trung bình.” Khảo sát của chúng tôi tỏ rõ rằng sự phát triển của hội thánh không tùy thuộc vào những xác quyết thuộc linh (như theo phong trào ân tứ hoặc không theo ân tứ) cũng không dựa trên những sự thực hành thuộc linh cụ thể (như là cầu nguyện theo nghi thức hoặc “chiến trận thuộc linh” v.v...) là những điều mà một số các nhóm trưng ra như là nguyên nhân của sự tăng trưởng hội thánh bên trong hàng ngũ của họ. Vấn đề phân biệt các hội thánh tăng trưởng hay không tăng trưởng, những hội thánh có mức phẩm chất dưới trung bình hoặc trên trung bình là một điều khác, đó là: “Những Cơ Đốc Nhân trong hội thánh này có ‘nóng cháy’ không? Họ có sống cam kết và thực hành đức tin với sự vui mừng và lòng sốtsắng không?” Bởi vì có
  • 21. những khác biệt quan trọng trong lãnh vực này giữa các hội thánh tăng trưởng và sa sút (thuộc các nền văn hóa thuộc linh khác nhau”) chúng tôi gọi đặc trưng về phẩm chất này là “đờithuộc linh sốtsắng .” Khái niệm sốtsắng thuộc linh và quan điểm phổ biến của bước đi bằng đức tin như là “làm phận sự của mình” dường như loại trừ nhau. Chúng tôi để ý rằng trong các hội thánh có khuynh hướng “duy luật pháp” (nơi làm một Cơ Đốc Nhân có nghĩa là có giáo lý đúng, bộ luật luân lý, tư cách thành viên hội thánh v.v...), đời thuộc linh sốtsắng thường dưới trung bình. Chất lượng thay vì số lượng Đời sống cầu nguyện “Thì giờ cầu nguyện đối với tôi là một kinh nghiệm dẫn truyền sự sống” Chất lượng cao 71% Chất lượng thấp 65% Sa sút 52% Tăng trưởng 67% Tỉ lệ phần trăm các thành viên trong hội thánh trả lời “đúng” hoặc “rất đúng” Lòng sốt sắng “Tôirất sốt sắng đốivới hội thánh mình” Chất lượng cao 76% Chất lượng thấp 70% Sa sút 33% Tăng trưởng 52% Tỉ lệ phần trăm các thành viên trong hội thánh trả lời “đúng” hoặc “rất đúng” Một trong mười ba biến thể đuợc dùng để đo chỉ số chất lượng của “đờithuộc linh sốtsắng” : Đức tin sốt sắng đo được trong các hội thánh có chỉ số chất lượng cao hầu như luôn có liên quan đến lòng sốt sắng dành cho hội thánh của mình Bản chất của đặc trưng chất lượng này trở nên rõ ràng khi khảo sát đời sống cầu nguyện của những Cơ Đốc Nhân. Mặc dầu tổng số thời gian (lượng) một Cơ Đốc Nhân dành ra trong sự cầu nguyện chỉ giữ một vai trò nhỏ liên quan đến phẩm chất và sự tăng trưởng của một hội thánh, việc cầu nguyện có được coi như là một “kinh nghiệm lưu dẫn sự sống” hay không có mối liên hệ ý nghĩa đối với chất lượng và số lượng của hội thánh (sơ đồ bên trái). Những kết quả tương tự đã được phát hiện liên quan đến việc sử dụng Kinh Thánh cá nhân và các yếu tố khác tác động đến đời sống thuộc linh cá nhân. Đặc trưng của phẩm chất này đã bị phê bình rộng rãi trong quá khứ: “Chỉ lòng sốt sắng thôi thì không phản ánh được lòng trung thành của người ấy đốivới lẽ thật.” Vì thế lập luận này được chấp nhận, thậm chí các giáo phái được đặc trưng bởi lòng nhiệt thành lớn. Nhận định này tất nhiên là đúng. Tuy nhiên, tôi không khảo sát nguyên nhân sự tăng trưởng giữa vòng các giáo phái, nhưng tôi ngờ rằng lòng
  • 22. sốtsắng nhiệt thành của họ có thể là một lý do chính của sự tăng trưởng gây ấn tượng mạnh mà một số giáo phái này kinh nghiệm. Điều này không hề làm cho lẽ thật thần học mà họ tuyên bố có giá trị. Giáo lý của họ vẫn sai thần học bất chấp lòng sốtsắng và sự tăng trưởng số lượng “thành công” của họ. Chánh thống và lòng sốtsắng Mặt khác, chỉ “giáo lý thuần khiết” mà thôi, như vô số các ví dụ minh họa, không đem lại sự tăng trưởng. Một hội thánh, bất chấp tính giáo điều và quan điểm Kinh Thánh chánh thống đến đâu, khó có thể mong đợi kinh nghiệm sự tăng trưởng, bao lâu mà các thành viên của họ không học sống bằng đức tin với lòng sốt sắng lan truyền và chia sẻ điều đó với người khác. Hễ nơi nào thái độ “bênh vực giáo lý chánh thống” thay thế bày tỏ của đức tin sốt sắng trong Đấng Christ, một mô hình sai trật đang hoạt động. Căn cứ trên hệ tư tưởng đó, sự cuồng tín cứng ngắt nhưng không có lòng sốtsắng phóng khoáng thật sự sẽ phát triển mạnh mẽ. Đặc trưng của phẩm chất “đời thuộc linh sốtsắng” chứng minh bằng thực nghiệm cốt lõi thần học của vấn đề này trong sự tăng trưởng của hội thánh: đời sốngđức tin là một mối tương giao chân thật với Đức Chúa Giêxu Christ. Đặc điểm của phẩm chất 4: Các cơ cấu hợp chức năng “Hễ nơi nào Chúa hà Thánh Linh Ngài vào đất sét vô hình, sự sống lẫn hình dạng xuất hiện.” Thật thú vị, “các cơ cấu hợp chức năng” cho đến nay được chứng minh là điều gây tranh cãi nhiều nhất trong tám đặc điểm về phẩm chất. Các mô hình sai trật đã ảnh hưởng một cách có ý thức hoặc vô ý thức đến hầu hết các Cơ Đốc Nhân đặc biệt tai hại trong lãnh vực này. Các nhà thuộc linh hóa thường hoài nghi các cấu trúc, coichúng là không thuộc linh, trong khi phe đề cao kỹ thuật lại nhầm những cơ cấu nhất định với bản chất của hội thánh Đức Chúa Giêxu Christ. Những người theo truyền thống giữa vòng họ lại bị đe dọa nhiều hơn nữa bởi tính từ “hợp chức năng” hơn là bởi danh từ “các cơ cấu.” “Hợp chức năng” đối với họ là một tiêu chuẩn không đúng thần học, theo chủ nghĩa thực dụng và không thuộc linh. Khảo sát của chúng tôi lần đầu tiên khẳng định mối liên hệ cực kỳ xấu giữa chủ nghĩa truyền thống với sự tăng trưởng và phẩm chất bên trong hội thánh (xem sơ đồ trên bên phải). Khác biệt thật sự Đánh giá của dữ liệu từ hơn 1000 hội thánh trên tất cả các lục địa đặc biệt thú vị liên quan đến đặc điểm của phẩm chất này. Bất chấp những khác biệt lớn lao trong các cơ cấu từ hội thánh này sang hội thánh kia trong nhiều giáo phái khác nhau và các nền văn hóa khác nhau, các hội thánh có chỉ số chất lượng cao có chung các yếu tố cơ bản nhất định. Một trong 15 nguyên tắc phụ hình thành đặc điểm chất
  • 23. lượng“các cơ cấu hợp chức năng” là “nguyên tắc đầu ngành” (xem sơ đồ trái bên dưới). Tôi chọn nguyên tắc phụ này bởi vì nó tiêu biểu cho phần cốtlõi của đặc trưng phẩm chất này: sự phát triển của các cơ cấu đẩy mạnh sự nhân bộitiếp tục của chức vụ. Người lãnh đạo không chỉ dẫn dắt, mà còn phải phát triển những lãnh đạo khác. Bất cứ ai chấp nhận quan điểm này sẽ liên tục đánh giá xem các cơ cấu cải thiện sự tự tổ chức của hội thánh đến mức nào. Những yếu tố nào không đáp ứng với tiêu chuẩn này (như các cơ cấu lãnh đạo gây nản lòng, thời gian nhóm thờ phượng không thuận tiện, những khái niệm tài chánh nào không thúc đẩy) sẽ bị thay đổi hoặc loại trừ. Thông qua quá trình tự làm tươi mới liên tục về mặt cơ cấu này, những vết xe đổ của chủ nghĩa truyền thống có thể tránh được ở phạm vi lớn. Các đầu ngành “Chúng tôi có những người lãnh đạo ngành cho các khu vực riêng lẻ của chức vụ trong hội thánh mình” 85% Chất lượng cao 80% Chất lượng thấp 32% Sa sút 65% Tăng trưởng Tỉ lệ % những mục sư trả lời “đúng” hoặc “rất đúng” Chủ nghĩa truyền thống như một đầu cực đốivới đặc trưng của phẩm chất “cơ cấu theo chức năng” trong khi chỉ có một phần 10 các hội thánh có chất lượng trên trung bình phải vật lộn với chủ nghĩa truyền thống, thì mỗi một hội thánh còn lại đang suy giảm với chất lượng thấp hơn đang bị khổ sở bởi nan đề này. Chủ nghĩa truyền thống “Tôicoihội thánh mình là bị ràng buộc vào truyền thống” 8% 11% 50% 32% chất lượng cao chất lượng thấp sa sút tăng trưởng Tỉ lệ % các thành viên trong hội thánh trả lời “đúng” hoặc “rất đúng” Một trong những ngăn trở lớn nhất để nhận biết tầm quan trọng của các cấu trúc phát triển hội thánh là quan điểm phổ biến cho rằng “cấutrúc” và “sựsống” đối nghịch nhau. Thật thú vị, khảo sát sinh học cho thấy những vật thể chết và những cơ quan sống không phân biệt nhau bởi bản chất của chúng, như một số người vẫn
  • 24. nghĩ, nhưng bởi cấu trúc cụ thể của mối liên hệ giữa các phần riêng lẻ với nhau. Nói cách khác, trong sự sáng tạo của Chúa, vật sốngvà không sống, hữu cơ và vô cơ, đều được hình thành từ các chất liệu giống nhau, và chỉ phân biệt được nhờ cấu trúc của chúng. Cấu trúc và sự sống Mối liên kết chặt chẽ giữa cấu trúc và sự sống đã được bày tỏ trước hết qua sự sáng tạo. Hành động sáng tạo là hành động hình thành và định khuôn. Từ trái nghĩa với “định hình” là thế giới vô hình dạng, một mớ hỗn độnchưa có hình dạng, một đống đất sét. Hễ nơi nào Chúa hà Thánh Linh Ngài vào đất sét chưa có hình dạng thì cả sự sống lẫn hình dạng xuất hiện. Một hành động sáng tạo tương đương diễn ra bất cứ khi nào Ngài tuôn đổ Thánh Linh trong hội thánh ngày nay, bởi đó ban cho hội thánh cấu trúc và hình thức. Đặc điểm của phẩm chất 5: Buổi nhóm thờ phượng truyền sức sống “Có lẽ không có lãnh vực nào trong đời sống hội thánh, phân biệt quan trọng giữa ‘các mô hình’ và ‘các nguyên tắc’ lại thường xuyên bị bỏ qua như vậy.” Yếu tố phổ biến phân biệt buổi nhóm thờ phượng giữa những hội thánh tăng trưởng và sa sút, trên trung bình và dưới trung bình với nhau là gì? Nói cách khác, mỗi hội thánh phải xem xét điều gì trong việc hoạch định các buổi nhóm thờ phượng? Có lẽ không lãnh vực nào trong đời sống hội thánh mà sự phân biệt quan trọng giữa “các mô hình” và các nguyên tắc” (xem trang 16-17) lại thường xuyên bị bỏ qua như vậy. Vô số Cơ Đốc Nhân tin rằng họ phải chấp nhận các mô hình thờ phượng nhất định từ những hội thánh khác bởi vì những hội thánh đó được coi như đại diện cho một nguyên tắc tăng trưởng đặc biệt của hội thánh. Khảo sát của chúng tôi soirọi phần nào ánh sáng bởi thực nghiệm trên lớp sương mù chung quanh bàn luận hiện nay về các buổi nhóm thờ phượng. Hãy xem ví dụ sau: nhiều Cơ Đốc Nhân tin rằng buổi nhóm của hội thánh chủ yếu nhắm vào những người chưa tin Chúa (“buổinhóm dành cho người tìm kiếm”) như Cộng Đồng Hội Thánh Willow Creek và các hội thánh khác đã làm gương một cách tuyệt vời là một nguyên tắc về sự tăng trưởng hội thánh. Tôi đã nói với rất nhiều mục sư, là những người đang tiến hành thay đổicác buổi nhóm thờ phượng của họ trở thành “các buổi nhóm dành cho người tìm kiếm,” mà không hề khảo sát xem hình thức truyền giảng cụ thể này có thích hợp với bối cảnh của họ không, bởi vì đây chỉ là một trong nhiều phương pháp tốt. Nhưng họ lại cho rằng “buổinhóm dành cho người tìm kiếm” là một nguyên tắc chung cho mọi người. Tuy nhiên điều này có thể chứng tỏ là không phải. “Buổi nhóm dành cho người tìm kiếm” trong ánh sáng của sự khảo sát Theo khảo sát của chúng tôi, chúng tôi đã chọn lọc tất cả các hội thánh đã tường thuật “là hội thánh hướng đến người chưa tin Chúa ‘hết sức mạnh mẽ’ trong các buổi nhóm thờ phượng của họ. Chúng tôi thấy quan điểm này không là đặc trưng
  • 25. của một phạm trù đơn lẻ nào của các hội thánh, tăng trưởng hay sa sút, có chất lượng trên trung bình hay dưới trung bình (xem biểu đồ trái ở trang 31). Điều này không có nghĩa “những buổi nhóm được gọi là dành cho người tìm kiếm” không phải là một phương pháp truyền giảng tuyệt vời để hội thánh có thể xem xét và học đòi. Mà chỉ có nghĩa là hình thức truyền giảng này không thể được xếp vào một nguyên tắc tăng trưởng hội thánh. Các buổi nhóm có thể đặt trọng tâm vào Cơ Đốc Nhân hay người chưa tin Chúa, hình thức các buổi nhóm có thể theo nghi lễ hoặc tự do, ngôn ngữ có thể “của hội thánh” hoặc “thế tục” - điều này không tạo ra khác biệt đốivới sự tăng trưởng của hội thánh. Một tiêu chuẩn khác được chứng minh là yếu tố sa sút, đó là “buổinhóm thờ phượng có phải là một ‘kinh nghiệm truyền sức sống’ cho người tham dự không?” (xem biểu đồ phải ở trên). Những trả lời dành cho mười một câu hỏi chúng tôi đã hỏi các hội thánh liên quan đến các buổinhóm thờ phượng đều hướng về cùng một hướng. Chính tiêu chuẩn này đã phân biệt rõ ràng các hội thánh tăng trưởng với các hội thánh trì trệ hoặc sa sút. Từ “truyền sức sống” đã làm rõ vấn đề. Từ này phải được hiểu theo nghĩa đen của chữ inspiratio có nghĩa là một sự hà hơi đến từ Thánh linh của Chúa. Bất cứ nơi nào Thánh Linh của Chúa thật sự hành động (và sự hiện diện của Ngài không phải chỉ được giả định), Ngài sẽ để lại một ảnh hưởng cụ thể trên cách một buổi thờ phượng được điều động bao gồm cả bầu không khí của buổi nhóm lại. Những người tham dự các buổi nhóm thật sự “được truyền sự sống” thường bày tỏ “đến nhà thờ thật vui”. “Buổi nhóm dành cho người tìm kiếm” “Buổi nhóm thờ phượng của chúng tôi chủ yếu nhắm vào người chưa tin Chúa” Chất lượng cao Chất lượng thấp Sa sút Tăng trưởng Tỉ lệ % các thành viên trong hội thánh trả lời với “rất đúng” 3% 4% 1% 3% Truyền sức sống “Tham dự các buổi nhóm thờ phượng của chúng tôi là một kinh nghiệm dẫn truyền sự sống đối với tôi” Chất lượng cao Chất lượng kém Sa sút Tăng trưởng
  • 26. Tỉ lệ % các thành viên hội thánh trả lời “đúng” hoặc “rất đúng” 80% 72% 49% 60% Trong khi câu hỏi có phải buổi nhóm hội thánh có tập trung chủ yếu vào người chưa tin Chúa (trái) không có mối quan hệ rõ rệt nào với sự tăng trưởng hay không, thì thật sự có một mối quan hệ hỗ tương giữa kinh nghiệm thờ phượng “truyền sức sống” với số lượng và chất lượng của một hội thánh (phải). Buổi nhóm thờ phượng “vui” có được không? Khi biết điều này, nguyên nhân thích hợp để chống đốiđặc điểm phẩm chất này trở nên rõ ràng: Cơ Đốc Nhân đi nhà thờ để làm trọn phận sự Cơ Đốc của mình. Họ không đến nhóm vì vui thích hay kinh nghiệm truyền sức sống, mà là để làm ơn cho vị mục sư hoặc cho Đức Chúa Trời. Một số người thậm chí tin rằng “sự trung tín” của họ trong khi chịu đựng những buổi nhóm chán chường và khó chịu như vậy sẽ được Chúa ban phước. Những người suy nghĩ theo cách này thường luôn ép buộc các Cơ Đốc Nhân khác đi nhóm, họ không hiểu phương thức tăng trưởng tự động của Chúa là điều đặc biệt rõ ràng trong các buổi nhóm thờ phượng. Khi sự thờ phượng được truyền sức sống, nó thu hút con người đến với các buổinhóm “hoàn toàn tự động.” Mô hình của các nhà thuộc linh hóa cũng có tác động tiêu cực trên các buổi nhóm thờ phượng. Chủ trương thuộc linh hóa cho rằng “sự thiêng liêng thật” chỉ xảy ra bên trong conngười mà thôi. Những yếu tố như nơi nhóm lại đúng thẩm mỹ, đội tiếp tân được tổ chức tốt, vị chủ tọa có năng lực, hoặc thứ tự thờ phượng ý nghĩa là điều không quan trọng đối với những nhà thuộc linh hóa hoặc dấy lên sự nghi ngờ rằng chúng có thể góp phần tạo nên vẻ bề ngoài của đức tin. Đặc trưng của phẩm chất 6: Các nhóm nhỏ toàn diện “Nếu phải xác định nguyên tắc nào là quan trọng nhất, thì chắc chắn đó là sự nhân bội của các nhóm nhỏ.” Khảo sát của chúng tôi ở các hội thánh phát triển và sa sút khắp nơi trên thế giới đã chứng minh rằng sự nhân bội không ngừng của các nhóm nhỏ là một nguyên tắc phổ quát về sự phát triển của hội thánh. Ngoài ra, điều này còn tiết lộ các nhóm nhỏ phải có sự sống gì nếu muốn ảnh hưởng tích cực trên sự tăng trưởng chất lượng lẫn số lượng của hội thánh. Chúng phải là các nhóm toàn diện, không chỉ thảo luận Kinh Thánh mà phải áp dụng sứ điệp của Kinh thánh vào đời sống hằng ngày. Thành viên trong các nhóm này phải nêu được những vấn đề và những thắc mắc thuộc mối quan tâm cá nhân trước mắt. Các nhóm nhỏ toàn diện là địa điểm tự nhiên để Cơ Đốc Nhân học tập phục vụ người khác - bên trong lẫn bên ngoài nhóm - bằng các ân tứ thuộc linh của mình.
  • 27. Sự nhân bội được hoạch định của các nhóm nhỏ khả thi thông qua sự phát triển không ngừng của những người lãnh đạo như là một sản phẩm phụ của sự sống bình thường của nhóm. Ý nghĩa của thuật ngữ “môn đệ hóa” trở nên thực tiễn trong các nhóm nhỏ toàn diện: trao đổi sự sống, chứ không phải học vẹt các khái niệm trừu tượng. Các nhóm nhỏ hay buổi nhóm thờ phượng? Một kết quả khảo sát của chúng tôi gây tranh cãi hết sức. Chúng tôi đã trình bày tuyên bố sau đây với các mục sư được khảo sát: “Đốivới chúng ta, một người tham gia nhóm nhỏ quan trọng hơn việc họ đi nhóm hội thánh.” Chúng tôi mời họ bày tỏ sự đáp ứng mô tả rõ nhất tình huống ấy trong hội thánh của họ. Sơ đồ dưới đây minh họa câu trả lời “không” được tìm thấy trong cả hội thánh phát triển lẫn sa sút, trong các hội chúng có phẩm chất trên trung bìnhvà dưới trung bình. Chúng tôi có thể biết chắc rằng đây không phải là một nguyên tắc tăng trưởng hội thánh, vì vậy điều đó không khẳng định chỉ số chất lượng của một hội thánh. Đây là một quan điểm cấp tiến, râu ria. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ hơn những kết quả, chúng tôi thấy những quan điểm “cấp tiến, râu ria” này phổ biến trong các hội thánh có phẩm chất trên trung bình hơn là trong hội thánh có chất lượng dưới trung bình. Điều này có nghĩa là trong các hội thánh có chỉ số chất lượng cao và trong các hội thánh có sự gia tăng về mặt số lượng, khuynh hướng ưu tiên cho các nhóm nhỏ lớn hơn là sự tham gia nhóm lại thờ phượng (một sự lựa chọn kỳ lạ trong chính nó). Điều này vẫn không làm cho ưu tiên nhóm nhỏ hơn buổi nhóm thờ phượng trở thành một nguyên tắc tăng trưởng hội thánh, bởi vì nguyên tắc là điều hội thánh không được xao lãng trong bất cứ hoàn cảnh nào. Dầu vậy, điều này cho phép chúng ta kết luận mức độ quan trọng dành cho các nhóm nhỏ trong các hội thánh tăng trưởng: chúng không phải là một điều bổ sung, giống như một sở thích được ưa chuộng có thể bỏ được. Không, phần lớn cốt lõi của sự sống thật trong hội thánh được thể hiện qua các nhóm nhỏ. Khảo sát của chúng tôi khẳng định rằng hội thánh càng trở nên lớn mạnh thì các nguyên tắc nhóm nhỏ càng mang tính quyết định liên quan đến sự tăng trưởng sâu xa hơn của hội thánh đó. Các Ưu tiên “Đốivới chúng tôi đưa người ta vào các nhóm nhỏ quan trọng hơn là mời họ tham gia nhóm lại.” Chất lượng cao Chất lượng thấp Sa sút Tăng trưởng Tỉ lệ % các mục sư trả lời “đúng” hoặc “rất đúng” 29%
  • 28. 25% 6% 13% Hai trong số mười hai câu hỏi liên quan đến các nhóm nhỏ có câu trả lời cho thấy mối liên hệ mạnh mẽ đối sự tăng trưởng về chất lượng và số lượng của một hội thánh. Nan đề cá nhân “Tôicó một nhóm trong hội thánh này, nơi ấy tôi có thể bàn luận những nan đề riêng của mình” Chất lượng cao Chất lượng thấp Sa sút Tăng trưởng 67% 71% 41% 51% Tỉ lệ % các thành viên trong hội thánh trả lời “đúng” hoặc “rất đúng.” Sự phân chia tế bào “Hội thánh chúng tôi đẩy mạnh cáchcó ý thức việc nhân bội các nhóm nhỏ thông qua sự phân chia tế bào” Chất lượng cao Chất lượng thấp Sa sút Tăng trưởng 78% 60% 6% 21% Tỉ lệ % các mục sư trả lời “đúng” hoặc “rất đúng.” Vấn đề “quan trọng nhất” Sau khi đã xử lý tất cả 4,2 triệu câu trả lời khảo sát, chúng tôi đã tính toán điều nào trong số 170 điều khác nhau có mối liên quan ý nghĩa nhất đối với sự tăng trưởng của hội thánh. Có lẽ không do tình cờ mà khảo sát theo máy tính của chúng tôi đã chọn điều này trong lãnh vực của “các nhóm nhỏ toàn diện: “Hội thánh chúng tôi đẩy mạnh cách có ý thức sự nhân bộicủa các nhóm nhỏ thông qua sự phân chia tế bào” (sơ đồ bên phải). Nếu phải nhận diện bất kỳ một nguyên tắc nào là quan trọng nhất,” dầu khảo sát của chúng tôi chứng tỏ rằng sự hỗ tương của tất cả các yếu tố
  • 29. cơ bản là quan trọng - thì chắc chắn đó phải là sự nhân bội của các nhóm nhỏ. Để đặt nặng thích đáng tầm quan trọng chiến lược của các nhóm nhỏ, chúng tôi đã khái niệm hóa hầu như tất cả tài liệu của mình về sự tăng trưởng của hội thánh để có thể sử dụng chúng trong bối cảnh nhóm nhỏ. Chúng tôi phát hiện rằng có một sự khác biệt rất lớn, ví dụ giữa việc giới lãnh đạo trong hội thánh thảo luận về “côngtác truyền giáo,” “các mối quan hệ yêu thương,” hoặc “chức vụ theo ân tứ” trong các buổinhóm nhân sự với việc đưa mỗi Cơ Đốc Nhân vào một nhóm nhỏ, hoặc đi qua một tiến trình để người ấy kinh nghiệm được ý nghĩa của những thuật ngữ này được bày tỏ một cách thực tiễn trong đời sống của nhóm nhỏ đó. Các nhóm nhỏ - trụ cộtcủa sự tăng trưởng hội thánh Đặc điểm của phẩm chất 7: Truyền giáo theo nhu cầu “Chúng ta phải phân biệt giữa những Cơ Đốc Nhân được ban ơn tứ truyền giảng với những người Chúa cho các ân tứ khác.” Không có lãnh vực nào trong sự tăng trưởng hội thánh đầy dẫy những lời sáo rỗng, những tuyên bố ngạo mạn, và những điều hoang đường như trong lãnh vực “truyền giáo.” Điều này đúng với những người nhìn công tác truyền giáo với vẻ hoài nghi cũng như những người coi truyền giáo là sự kêu gọi cả đời. Hầu hết những lời luận về chủ đề này đã làm mờ đi sự phân biệt giữa các phương pháp truyền giáo có thể đã được sử dụng một cách thành công bởi một hoặc nhiều hội thánh với các nguyên tắc truyền giáo đúng đắn, là điều áp dụng cho mọi hội thánh, không có sự ngoại lệ. Đáng buồn thay, “khảo sát về truyền giáo” đã tự giới hạn mình để khẳng định tính hiệu quả của các chương trình truyền giáo riêng lẻ. Không nghi ngờ, khảo sát này có thể khẳng định sự thành công của các sự kiện đó, nhưng lại không thể chứng tỏ chúng có trình bày được các nguyên tắc phổ quát hay không (đốichiếu các trang 16- 17). Bất cứ khi nào “một chương trình thành công” thì tự động sẽ được coilà “nguyên tắc phát triển hội thánh” - một sự trệch hướng phổ biến của Cơ Đốc Nhân - điều đó gây ra sự nhầm lẫn lớn. Mỗi Cơ Đốc Nhân đều là một nhà truyền giáo? Khảo sát của chúng tôi đã bác bỏ một luận đề mà thường được các nhóm truyền giáo tíchcực tin: đó là “mỗi Cơ Đốc Nhân đều là một nhà truyền giáo.” Có một phần cốtlõi (có thể chứng tỏ được bằng thực nghiệm) của sự thật trong lời tuyên bố này. Thật vậy, trách nhiệm của mỗi Cơ Đốc Nhân là phải sử dụng các ân tứ cụ thể của mình để hoàn thành Đại Mạng Lệnh. Tuy nhiên, điều này không làm cho người ấy trở thành một nhà truyền giáo. Các nhà truyền giáo chỉ là những người Chúa ban cho ân tứ thuộc linh phù hợp. Trong một nghiên cứu trước đây của chúng tôi, chúng tôi đã khẳng định suy luận đề của C. Peter Wagner rằng ân tứ truyền giáo áp dụng cho không hơn 10% toàn bộ các Cơ Đốc Nhân.
  • 30. Ai là người có ân tứ truyền giảng? Chúng ta phải phân biệt giữa những Cơ Đốc Nhân có ân tứ truyền giáo với những người Chúa dành cho sự kêu gọi khác. Thật ra, nếu “tất cả các Cơ Đốc Nhân đều là nhà truyền giáo”, thì không cần phải khám phá 10% những người thật sự sở hữu ân tứ này. Bằng cách đó, 10% những người có ân tứ truyền giảng sẽ không gặp khó khăn gì đáng kể, trong khi đòihỏi rơi vào 90% những người không có ân tứ này sẽ rất lớn. Điều này là một mô hình khá thất vọng và rất đề cao kỹ thuật - khảo sát của chúng tôi đã cho thấy trong những hội thánh có chỉ số chất lượng cao, giới lãnh đạo biết ai là người có ân tứ truyền giáo (xem sơ đồ phải) và hướng họ đến lãnh vực chức vụ phù hợp. Ân tứ truyền giáo Mục sư: “Tôibiết những người nào trong hội thánh chúng tôi có ân tứ truyền giáo” Chất lượng cao Chất lượng thấp Sa sút Tăng trưởng 70% 60% 21% 43% Tỉ lệ % các mục sư trả lời “đúng” hoặc “rất đúng” Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của công tác truyền giáo là nhận biết những Cơ Đốc Nhân có ân tứ truyền giáo và những người không có ân tứ này. Điều mỗi Cơ Đốc Nhân phải làm Công tác của mỗi Cơ Đốc Nhân là phải dùng các ơn ban của mình để giúp những người chưa tin Chúa có mối quan hệ cá nhân với mình, phải bảo đảm là họ đã được nghe tin lành, và khích lệ họ tiếp xúc với hội thánh địa phương. Bí quyết tăng trưởng hội thánh là hội thánh địa phương phải hướng các nỗ lực truyền giáo vào các thắc mắc và các nhu cầu của người chưa tin Chúa. Phương pháp “theo nhu cầu” này khác với “các chương trình lôi kéo” là nơi áp lực trên những người chưa tin Chúa bù dắp cho sự thiếu định hướng về nhu cầu. Hãy tận dụng những mối tiếp xúc đang có Điều đặc biệt thú vị khi để ý rằng những Cơ Đốc Nhân trong các hội thánh tăng trưởng lẫn sa sút đều có chính xác cùng số lượng mối tiếp xúc với người chưa tin Chúa (trung bình 8,5 mối tiếp xúc). Việc kêu gọi các Cơ Đốc Nhân xây dựng mối quan hệ bạn hữu mới với người chưa tin Chúa hầu như nhất định không phải là một nguyên tắc tăng trưởng. Tốt hơn là hãy dùng các mối quan hệ đã có rồi để làm các mối tiếp xúc cho việc truyền giảng. Trong mỗi hội thánh mà chúng tôi khảo sát
  • 31. - kể cả những hội thánh than rằng có rất ít hoặc không có các mối tiếp xúc với “thế gian” - số lượng các mối tiếp xúc bên ngoài hội thánh nhiều đủ để không cần phải nhấn mạnh đến việc phát triển thêm các mối quan hệ mới với người chưa đến nhà thờ. Đặc trưng của phẩm chất 8: Các mối quan hệ yêu thương “Trung bìnhnhững hội thánh tăng trưởng có “thương số yêu thương cao hơn đáng kể so với các hội thánh trì trệ hoặc sa sút .” Cách đây vài năm, khi chúng tôi xuất bản các tài liệu để giúp các cá nhân, các nhóm, và cả hội thánh học cách bày tỏ tình yêu Cơ Đốc, một số chuyên gia nói rằng đây không phải là “các tài liệu về sự tăng trưởng hội thánh”. Tuy nhiên khảo sát của chúng tôi cho thấy có một mối quan hệ cao đáng kể giữa khả năng của hội thánh để bày tỏ tình yêu với tiềm năng tăng trưởng dài hạn của hội thánh đó. Các hội thánh tăng trưởng trung bình sở hữu “thương số yêu thương” cao hơn là các hội thánh trì trệ hoặc sa sút một cách đáng kể. Để xác định “thương số yêu thương” này, chúng tôi đã hỏi (giữa vòng những điều khác) có bao nhiêu thời gian các thành viên dành ra với nhau bên ngoài những dịp hội thánh bảo trợ chính thức. Ví dụ bao lâu thì họ mời nhau dùng bữa hoặc uống cà phê? Hội thánh tiến hành khen thưởng hoặc chúc mừng rời rộng như thế nào? Ở mức độ nào mục sư nhận biết các nan đề cá nhân của các nhân sự trong hội thánh? Có nhiều tiếng cười trong hội thánh không? Hai trong số mười hai điều khác nhau gồm trong“thương số yêu thương” này được mô tả trên các sơ đồ bên phải. Chúng tôi phát hiện những vấn đề này, mà một số các nhà chiến lược đã bỏ qua như là không thích hợp, hợp thành các nguyên tắc tăng trưởng hội thánh quan trọng. Hay nói một cách rõ ràng hơn nữa, trong khi “một buổi nhóm dành cho người tìm kiếm” không thể được gọi là một nguyên tắc tăng trưởng hội thánh nhiều hơn “một chiến dịch truyền giảng” hay sự thực hành “chiến trận thuộc linh” chút nào (được coi trọng bằng), thì có thể chứng minh rằng có mối liên hệ đáng kể giữa “tiếng cười trong hội thánh” và sự tăng trưởng về chất lượng và số lượng của hội thánh ấy. Thật thú vị, một yếu tố có ý nghĩa như vậy, theo dữ liệu dứt khoát có được chỗ đứng của một nguyên tắc tăng trưởng hội thánh, lại hầu như không nhận được sự đề cập gì đến trong những sách vở nói về sự phát triển hội thánh. Những kết quả của tình yêu Cơ Đốc Thành thật mà nói, tình yêu thực tiễn có được sức thu hút từ Chúa hiệu quả hơn nhiều so với các chương trình truyền giảng lệ thuộc hầu như hoàn toàn vào sự truyền đạt bằng lời nói. Người ta không muốn nghe chúng ta nói về tình yêu, họ muốn kinh nghiệm tình yêu Cơ Đốc thật sự hành động như thế nào. Hội thánh nào càng đề cao kỹ thuật, thì càng khó thể hiện được mạng lệnh yêu thương của Cơ Đốc Nhân. Bởi vì mô hình đề cao kỹ thuật hiểu đức tin chủ yếu như là sự làm trọn các tiêu chuẩn về giáo điều và luân lý, nên sinh ra thiếu hụt khả năng yêu thương
  • 32. giữa vòng các Cơ Đốc Nhân của họ. Tiếng cười “Có nhiều tiếng cười trong hội thánh chúng tôi” Chất lượng cao Chất lượng thấp Sa sút Tăng trưởng 68% 63% 33% 46% Tỉ lệ % các thành viên trong hội thánh trả lời “đúng” hoặc “rất đúng.” Vấn đề có nhiều tiếng cười trong một hội thánh hay không có mối liên hệ hỗ tương mạnh mẽ với chất lượng và sự tăng trưởng của của một hội thánh. Thật thú vị, những kinh nghiệm như vậy lại rất ít được đề cập đến trong các sách vở nói về sự tăng trưởng của hội thánh. Mô hình của các nhà thuộc linh hóa đem lại hậu quả có hại cho tiềm năng yêu thương của hội thánh. Trái với định nghĩa của Kinh Thánh về tình yêu thương - như là bông trái, hành động, hoặc việc làm - các hội thánh này chấp nhận một khái niệm khá thế tục về tình yêu thương. Tình yêu được coinhư là một cảm xúc chế ngự bạn (nếu bạn may mắn) và rồi biến mất cũng huyền bí như vậy. Theo cái nhìn này, không thể nào mà đo lường bằng thực nghiệm tiềm năng yêu thương của một hội thánh, và tất cả những nỗ lực được hoạch định để gia tăng tiềm năng này được kể như là vô ích ngay từ đầu. Quan niệm lãng mạn của tình yêu Sự tiếp đãi “Bạn thường mời ai đó trong hội thánh đi dự bữa hoặc uống cà phê trong vòng hai tháng qua như thế nào?” Chất lượng cao Chất lượng thấp Sa sút Tăng trưởng 77% 16% 11% 13% Tính toán trung bình trong một năm Thật thú vị khi lưu ý rằng yếu tố “tối thiểu” thường xuyên nhất của các hội thánh có trên 1000 người nhóm lại là đặc trưng phẩm chất của“mối quan hệ yêu thương.”