SlideShare a Scribd company logo
1 of 134
Những Điều Tốt Lành Đến Với Các Nhóm Nhỏ
Tác giả: Steve Barker, Judy Johnson, Rob Malone, Ron Nicholas, Doug
Whallon
TỰA
Thượng Đế vẫn thường xuyên tân trang Hội thánh Ngài. Nếu thế gian cứ
luôn biến đổi thì các nguồn tài nguyên của công binh xưởng thuộc linh của
Thượng Đế vẫn bất biến. Cầu nguyện, đức tin, Kinh điển, tình yêu thpưng và
sự thờ phượng là những cột trụ của sự phục hưng. Trải qua mọi thời đại,
Thượng Đế vẫn tập họp dân Ngài lại để họ được từng trải sự hiện diện của
gài, tiếp nhận các ân tứ, đem Phúc âm đến cho nhiều người khác và tái
khẳng định sự hiến thân của họ. Như trước giả thư Hy-bá vạch rõ: “Hãy lưu
ý khích lệ nhau trong việc yêu thương, tương trợ và làm đủ các việc lành
Đừng xao lãng việc nhóm họp như một số người thường làm nhưng hãy
jhuyến khích nhau, nhất là lúc này, vì Chúa gần trở lại” (HeDt 10:24-25).
Quyển sách này ra đời từ sự hiến thân cá nhân và tập thể của chúng tôi để
phục vụ chi hội địa phương. Trong những năm gần đây, Hội thánh đã tái
khám phá được một trong những khối xây dựng phi thời gian của nguồn sinh
lực thuộc linh đó là các nhóm nhỏ (nhóm ít người). Cùng với giòng thủy
triều đang lên của mối quan tâm đến các nhóm nhỏ, chúng tôi xin nêu cao
ngọn cờ hướng tới điều tuyệt hảo. Những nhóm nhỏ như thế có thể là những
biểu hiện năng động của ân phúc và quyền năng của Chúa Cứu Thế Giê-xu
trong đời sống người ta. Khi nói “người ta”, chúng tôi không ngụ ý nói đến
số người hiếm hoi tưởng rằng họ đã hoàn tất đời sống thuộc linh của mình
rồi. Chúng tôi muốn đề cập tất cả những ai tự nhận mình vốn mong manh,
dễ vỡ và tội lỗi, nhưng đang tìm cách tăng trưởng để trở nên giống như Chúa
Cứu Thế.
Quyển sách này, cũng phản ảnh các từng trải của chúng tôi với tư cách một
nhóm nhỏ. Mỗi một người là một sự kết hợp của những tổn thương và những
hi vọng. Mỗi người chúng tôi đều được từng trải ân phúc thượng Đế trong
đời sống mình. Chúng tôi đã cùng nhau tăng trưởng trong quyền năng của
Chúa Cứu Thế Giê-xu được dẫn truyền qua trung gian một nhóm nhỏ năng
động. Chúng tôi đã khích lệ lẫn nhau và cùng được lợi ích nhờ tầm rộng của
các viễn cảnh và nhân cách của mình.
Thêm vào đó, mọi người chúng tôi đều tham gia các nhóm nhỏ tại các chi
hội nhà và công tác huấn luyện các nhóm nhỏ trưởng cho nhiều Hội thánh
khác nữa. Tất cả chúng tôi đều từng phục vụ trong ban tham mưu của Nhóm
Sinh Viên Cơ-đốc giáo Thông Công (Inter Varsity Christian Fellowship) ít
nhất cũng được mười năm, từ New England cho đến California.
Ron Nicholas, nhóm nhỏ trưởng của chúng tôi, là thành viên của Hội thánh
Di dân Liên hiệp (Colonial Congregational Church) tại Edima, Minnesota.
Steve Barker là mục sư cộng tác về cá nhân truyền đạo, giáo dục người đã
trưởng thành và quản trị của Hội thánh Trưởng lão Nguyên thủy (First
Presbyterian Church) tại Yakima, Washington, Rob Malone thuộc Hội thánh
trưởng lão Thống nhất Baverly Heights ở Pittsburgh, Pennsylvania. Judy
Johnson sinh sống ở Minneapolis, Minnesota và là thành viên của Hội thánh
theo truyền thống Luther Normandale, Dong Wallon giảng dạy chương trình
trường Chúa nhật cho người lớn tại Grace Chanel, Lexington,
Massachussetts.
Cách hiểu về nhóm nhỏ của chúng tôi đã bắt rễ vững chắc trong Kinh điển,
như toàn thể nội dung của quyển sách này sẽ chứng thực. Vì việc lãnh đạo
của những nhóm nhỏ như thế vốn có tính cách luân phiên, chúng tôi đã dành
nhiều chương trong phần một để giải mở các ý niệm then chốt về phương
pháp lãnh đạo thế nào cho có kết quả. Một khối gồm bốn chương (phần hai)
khải sát các thành tố trung tâm của sinh hoạt thăng bằng trong nhóm nhỏ.
Phần ba khai triển một chiến lược nhằm sát nhập các nhóm nhỏ vào sứ mạng
(truyền giáo) toàn diện của Hội thánh. Đoạn cuối cúng, tức phần bốn, cung
cấp một bảng đúc kết thực tiễn các ý niệm, các chiến lược và những trợ giúp
đặc thù.
Nguyện Thượng Đế ban cho bạn niềm vui được tham dự một nhóm nhỏ
năng động, biết hiến thân cho Chúa Cứu Thế Giê-xu của chúng ta.
CHÚNG TA ĐỀU CẦN ĐẾN NHAU
Cô Becky cho xe rẽ sang con đường nhỏ. Trên chỗ ngồi bên cạnh cô là
quyển Kinh Thánh của cô với một mảnh giấy nguệch ngoạc mấy giòng chữ
chỉ đường đến nhà của gia đình Wright. Cô đang ở trên đường đến họp mặt
với một nhóm nhỏ thông công mà một người bạn trong Hội thánh đã mời cô.
Đến nơi, Becky tìm chỗ đậu xe và ngồi lại trong phút chốc. Nhiều ý nghĩ
quay cuồng trong tâm trí cô. Nhóm nhỏ này sẽ như thế nào? Cô đang muốn
tìm một số bạn bè. Sau khi chồng cô qua đời mấy năm trước đây, cô rất cần
được nâng đỡ về mặt tình cảm. Cô cũng muốn tăng trưởng trong sự thông
biết Kinh Thánh. Cô rút chìa khóa xe, thu thập các vật dụng và đến trước
cửa vào nhà gia đình Wrights.
Norma Wright một phụ nữ có thái độ thân thiện và khỏe mạnh ra mở cổng
và niềm nở chào mừng Becky. Nhiều người cũng đã đền và đang thưởng
thức món bánh ngọt vừa trò chuyện về đủ mõi vấn đề trong phòng sinh hoạt.
Chồng của Norma là Maynard mời becky vào phòng ăn, nơi đã dọn sẵn các
món giải khát. Nhiều thành viên khác của tổ lần lượt đến, và sau vài phút,
cuộc họp bắt đầu.
Marilyn đến ngồi trước chiếc dương cầm, và cả tổ hát nhiều bài thánh ca tạ
ơn Thượng Đế về cơ hội được nhóm lại với nhau này. Nhiều khi có những
lời ca bị bỏ sót, và có ai đó hát sai giọng. Becky chỉ hát thầm cho một mình
mình nghe. Cô cảm thấy dễ chịu được cùng thờ phượng Thượng Đế với
những người muốn tôn thờ và thừa nhận sự hiện diện của Ngài - dầu là bằng
những nốt nhạc có hơi chát tai!
Sau một thời gian thờ phượng ngắn, người tổ trưởng yêu cầu mọi người kết
lại thành từng đôi để trả lời một số nhiều câu hỏi “Viết ra trên một tờ giấy về
ba điều: Thứ nhất, bạn mô tả tâm trạng (mood) của mình tối nay như thế nào
bằng ngôn ngữ mô tả thời tiết? Trong tuần nà, Thượng Đế có làm điều gì
khác hơn cho đời sống bạn mà bạn muốn chia xẻ với người bạn của mình
không? Và cuối cùng, bạn suy nghĩ về vấn đề phải là một môn đệ đang tăng
trưởng của Chúa Cứu thế Giê-xu?”
Sau vài phút im lặng để viết, căn phìng vang dậy những tiếng trò chuyện khi
các thành viên cùng trao đổi các câu trả lời với nhau. Becky nhận thấy các
câu hỏi thật lý thú và tạ ơn Chúa về cơ hội để bộc lộ với một người khác về
suy nghĩ của mình.
Câu hỏi thứ ba giới thiệu đề tài nghiên cứu Kinh Thánh buổi tối hôm đó -
làm một môn đồ đang tăng trưởng có nghĩa gì? Trong khi nghiên cứu Giăng
15, Becky học hỏi được hai điều. Một là, một môn đệ của Chúa Cứu Thế
Giê-xu là người tìm cách được ở trong hay sống trong Chúa Cứu Thế, nương
cậy vào Ngài hằng ngày. Becky biết cô cần phải nương cậy càng trọn vẹn
hơn vào Chúa Cứu Thế Hai là, một môn đệ là một người kết quả. Becky
không biết chắc chắ “ra trái, kết quả” là gì, nhưng cô cảm thấy nếu cứ nương
tựa vào cả tổ, thì cô có thể hiểu ra: Buổi họp kết thúc sau khi các thành viên
cầu nguyện về các mối bận tâm và các nhu cầu lẫn cho nhau.
Becky rất vui vì cô đã đến. Bầu không khí ấm cúng và yêu thương mà cô
cảm thấy đã khích lệ cô. Thái độ của mọi người đối với Thượng Đế và Kinh
điển là điều cô rất cần. Việc mọi người chăm sóc lẫn nhau đưa cô đến chỗ tin
rằng nhóm người này biết rằng họ rất cần đến nhau.
Chúng ta đều cần đến nhau. Thượng Đế đã muốn như vậy. Phần lớn sự tăng
trưởng của chúng ta tùy thuộc vào phẩm chất của những mối liên hệ như thế.
Những mối liên hệ ấy thường được xây dựng tốt nhất trong bối cảnh của
những nhóm nhỏ các Cơ-đốc nhân sẵn sàng hiến thân.
Thuộc về nhau.
Sống trên đời này, chúng ta đều thuộc về nhiều nhóm người khác nhau. Mỗi
người chúng ta đều được sinh ra trong một nhóm người nho nhỏ, đó là gia
đình. Tại đây chúng ta bắt đầu khám phá ra mình là ai và các nhu cầu căn
bản nhất của chúng ta được đáp ứng. Mọi người chúng ta đều có nhu cầu
thuộc về một nhóm người nào đó. Sự an toàn của chúng ta, thường bắt
nguồn từ chỗ biết rằng ít nhất đang có một ai đó yêu thương và lo lắng chăm
sóc cho chúng ta. Chúng ta cần biết và được nhiều người hác biết mình, cần
yêu thương và được yêu thương.
Càng lớn lên, chiếc vòng tròn về mối liên hệ giữa người và người càng được
mở rộng, và chúng ta bắt đầu thêm vào đó nhiều người khác ngoài những
người thân trong gai đình. Chúng ta gia nhập hội hướng đạo sinh, những
hiệp hội Trẻ con và những nhóm bạn đồng trang lứa khác. trương Trung học
và Cao đẳng cung cấp nhiều phiền muộn, tình bạn, các đội lực sị điền kinh,
các nhóm diễn kịch, các câu lạc bộ thể thao. Rồi khi trưởng thành, chúng ta
có thể là thành viên của Hội thánh, của ban quản trị trường học, các câu lạc
bộ đánh cờ, cắm trại, ném trái lăng (bowling), các nhóm chuyên nghiệp. Mỗi
nhóm như thế đều buộc chặt người ta lại với nhau để đáp ứng các nhu cầu
hoặc để cùng làm việc cho một nhiệm vu chung.
Trong Hội thánh, mọi người cũng tập họp lại thành đủ các loại nhóm nhỏ.
Mỗi người chúng ta đều thuộc về nhiều hơn là một nhóm người. Các nhóm
người trong Hội thánh là những người cùng họp nhau lại để đáp ứng các nhu
cầu và hoặc để thực thi chức vụ của Hội thánh, mỗi nhóm đều nhằm vào một
góc cạnh của chức vụ. Có nhiều lớp học Trường Chúa nhật có ban trị sự, có
nhiều tiểu ban, nhiều tổ nghiên cứu Kinh Thánh và cầu nguyện, ban hợp
xướng, ban tráng niên, ban phụ nữ, ban thanh niên, ban chứng đạo, ban cứu
tế. Các chủ đích của các nhóm có khác nhau, và chúng ta tham gia những
nhóm nào phù hợp nhất với các ân tứ và các mục tiêu mà chúng ta nhằm
vào. Nhưng phần đông chúng ta đều chọn một hoặc nhiều nhóm trong số đó
cũng vì hi vọng rằng một số các nhu cầu căn bản của chúng ta sẽ được đáp
ứng: chúng ta đều có nhu cầu hiểu biết và được nhiều người biết mình, nhu
cầu yêu thương và được yêu thương. Các ban, các nhóm trong Hội thánh
phải đáp ứng các nhu cầu ấy đến một mức độ nào đó, cũng như phải hoàn
thành các chủ đích đã được vạch sẵn của mình, nếu không sẽ không đạt
được các mục tiêu đề ra.
Thí dụ ban hợp xướng mà chủ đích là ca ngợi tán tụng Chúa bằng lời ca
tiếng hát, có thể gồm có những giọng hát thật hay. Nhưng nếu các thành viên
cứ mãi cãi nhau về những đoạn nào phải đơn ca, về nhịp điệu, về phải chọn
những bài thánh ca nào, thì ban hợư xướng ấy sẽ không đạt được mục tiêu
đã được định đoạt là phải làm. Một ban hợp xướng như thế sẽ không tôn
vinh Chúa được, cho dù nó có bao nhiêu giọng hát hay. Một buổi họp ban trị
sự Hội thánh có thể xảy ra suông sẻ, nhưng nếu các thành viên không hiểu
biết lẫn nhau, thì có lẽ vẫn chưa phải là cấp lãnh đạo gương mẫu; họ sẽ phục
vụ Hội thánh kém hiệu quả. Sứ đồ Pha-lô đã nhắc nhở chúng ta trong ICổ 13
rằng tình yêu là dấu ấn đóng trên cá nhân hoặc tập thể Cơ-đốc nhân. Một
ban thanh niên tăng trưởng đều đặn và yêu thương nhau trong khi càng học
hỏi nghiên cứu Kinh điển với nhau cũng như cùng hăm hở đánh bóng
chuyền với nhau ngoài sân, có lẽ đang thực thi chức vụ trong Hội thánh hữu
hiệu hơn là một ban hợp xướng mà các thành viên chẳng hòa hợp với nhau.
Ban thanh niên ấy sẽ tăng trưởng tốt vì các thành viên đều chăm lo săn sóc
và nuôi dưỡng lẫn nhau.
Tại sao lại phải là những nhóm nhỏ?
Sự tăng trưởng thuộc linh, cũng như sự tăng trưởng về phương diện tình
cảm, không xảy ra trong chân không. Nó đến khi chúng ta kết hợp, gắn bó
với nhiều người khác trong thân thể Chúa Cứu Thế, là Hội thánh Ngài. Thế
tại sao lại có quá nhiều Cơ-đốc nhân không tìm được sự kích thích thuộc
linh trong chi hội địa phương của họ? Có một lý do chủ yếu, ấy là các Hội
thánh ngày nay, nói chung, là thiếu mất tinh thần cộng đồng thiết yếu vốn là
đặc điểm của các hội thánh trải qua nhiều thế kỷ. Những con người ngồi sát
bên bạn hôm Chúa nhật rồi có lẽ không sống cùng xóm với bạn. Và ngay khi
có thể họ là người cùng xóm, có rất nhiều hy vọng là họ sẽ dời nhà đi trong
vòng ba năm tới. Đó là các sự kiện của đời sống. Chúng ta sẽ không thể biết
rõ, thật sự biết rõ những người vốn là anh em chị em trong Chúa Cứu Thế
của chúng ta nếu chúng ta chỉ gặp nhau trong những nhóm đông người, tụ
tập nhau lại trong vòng bán kính bốn chục cây số, và cứ thay đổi chỗ ở luôn.
Nhờ gặp nhau trong nhiều đơn vị (tổ) ít người hơn, ít ra chúng ta cũnt dễ
thân mật với nhau hơn.
Có một trong nhiều phương pháp tốt nhất để học hỏi và ứng dụng Kinh điển
cho đời sống mình, là ứng dụng Kinh điển cho đời sống mình, là cùng học
hỏi nghiên cứu với nhau trong một nhóm (tổ) nhỏ. Trong một tổ, cúng ta có
teh khích lệ và giúp đỡ nhau, để khám phá ra và vâng theo Lời Thượng Đế
theo những cách thức không thể nào có được khi cả Hội thánh cùng nhóm lại
với nhau. Thượng Đế ban cho mỗi người chúng ta nhiều ân tứ và từng trải
nếu chúng ta góp phần vào việc giúp cho nhiều người khác tăng trưởng và
đạt mức trưởng thành, nhưng chỉ khi nào chúng ta nhóm nhau lại trong
những nhóm người nhỏ đủ, và với những người hiến thân đủ cho Chúa, để
chúng ta cùng chia xẻ ân tứ các từng trải ấy cho nhau. Một nhóm ít người
như nhóm của cô Becky có thể là một lực lượng có ý nghĩa trong đời sống
của những người tham gia. Nó cũng có thể cung cấp một cơ sở để từ đó các
thành viên có thể làm chứng đạo hoặc phục vụ cho nhiều người khác nữa
ngoài nhóm của mình. Các tổ viên có teh giúp nhau trong việc làm chứng
đạo cho những người láng giềng những bạn thân không phải là Cơ-đốc nhân
và cùng thấy họ tự thiết lập được một mối liên hệ riêng tư với Chúa Cứu Thế
Giê-xu - thường thường là sẽ đưa đến kết quả là có nhiều thành viên mới gia
nhập nhóm.
Các nhóm ít người là một thành phần chính thức của sự sinh hoạt bất kỳ của
một chi hội nào. Trong khi các thành phần (chi thể) kết hợp lại với nhau
trong một bầu không khí yêu thương và an toàn, đầu phục quyền lãnh đạo
của Chúa Cứu Thế và của nhau, thì kết quả sẽ vô cùng lớn lao: Hội thánh
se4 tăng trưởng và tự gây dựng trong tình yêu thương. Một màng lưới đủ
loại các nhóm nhỏ bên trong Hội thánh, thực thi nhiều chức vụ khác nhau, sẽ
giúp cho Hội thánh tăng trưởng và trở nên khác hẳn trong thế gian.
Các nhóm Koinonia (từ ngữ Hi văn chỉ sự “thông công”, “giao hảo") nhóm
nhau lại trong các tư gia có thể trở thành những khối xây dựng làm nền
móng cho Hội thánh để đào tạo cho cá nhân người môn đệ, như chúng ta sẽ
thấy trong chương mười hai. Tổ của cô Becky đã bắt đầu với tư cách là một
tổ nuôi dưỡng, nghĩa là những người cùng nhóm lại với nhau cùng khích lệ
nhau trong sự tăng trưởng trong Chúa Cứu Thế. Tuy nhiên, khi có nhiều
người mới cùng tham gia tổ, thì nó tự thay đổi để đương đầu với nhiều thách
thức, nhiều nhu cầu và vận hội mới. Nhiều người trong tổ là những Cơ-đốc
nhân mới và họ được cả tổ và nhiều tổ viên giúp đỡ từng người một trong sự
tăng trưởng. Tổ thường xuyên chuẩn bị để hướng dẫn một bài dạy Kinh
Thánh cho ngày hôm nay, vào cuối tuần lễ, để đào tạo các Cơ-đốc nhân mới
khác thành môn đệ của Chúa. Các vận hội cho các nhóm nhỏ bên trong Hội
thánh rõ ràng là vô giới hạn.
Phần đông các tổ đều bắt đầu bằng những hoài bão rực rỡ và cao cả, cũng
như bằng nhiều ý hướng tốt. Nhưng rủi thay, không phải là tất cả các tổ đều
thành công. Tại sao vậy? Bởi vì tội lỗi phá hoại sữ hài hòa mà Thượng Đế
muốn chúng ta phải có trong các mối liên hệ giữa con người và con người
với nhau. Chúng ta có thể cảm thấy khó chịu hay không an lòng với một
người nào đó trong tổ. Hoặc có thể tổ đã bắt đầu tố, nhưng cũng bắt đầu trọi
lạc hay lười biếng. Có lẽ nó đã mất đi phần ý thức về chiều hướng phải tiến
tới hoặc sức xung kích của mình.
Điều gì khiến cho một nhóm nhỏ hoạt động hữu hiệu, để ai nấy đều có thể
từng trải về nó như một nguồn của cả sự an uỉ lẫn sự kích thích? Trong
những chương tiếp theo đây, chúng ta sẽ nhìn vào các thành tố khiến các
nhóm nhỏ trở thành sáng tạo và năng động, và gợi ý về các phương pháp để
duy trì cho các tổ cứ hoạt động. Chúng cần đến thì giờ, sự hiến thân, sự hiểu
biết và quyền năng của Đức Thánh Linh. Nhưng Thượng Đế đã lợi dụng và
tiếp tục lợi dụng các nhóm nhỏ trong đời sống dân Ngài và trong công việc
Ngài làm cho Hội thánh. Chúng rất xứng đáng với công sức bỏ ra.
TÔI LÀ HỘI THÁNH, BẠN LÀ HỘI THÁNH
Thượng Đế tạo lập Hội thánh, chớ không phải chúng ta. Như chúng ta không
thể quyết định được ai sẽ trở thành thành viên của gia đình chúng ta, còn ai
thì không thể nào, thì cũng vậy đối với Hội thánh. Chúng ta có thể chọn
không sử dụng các ân tứ của mình hoặc có thể không gia nhập một tiểu ban
nào đó, nhưng một khi đã là con cái Thượng Đế, chúng ta đã ở trong Hội
thánh, và sự việc đã là như thế rồi.
Chúng ta là thân thể Chúa Cứu Thế. Thật ra, không có cái gì gọi được là Cơ-
đốc giáo lẽ loi, cô đơn cả. Paul Tournier đã khẳng định điểm này khi ông bảo
rằng có hai điều mà chúng ta không thể làm một mình: một là kết hôn và hai
là trở thành Cơ-đốc nhâ.
Chân lý đích thực về Hội thánh, ấy là chúng ta là một tuyển dân. Chúng ta
không thể chọn Thượng Đế hoặc lựa chọn lẫn nhau, cho bằng là chính Ngài
đã chọn chúng ta. Phê-rơ đã giải thích điều này torng bức thư ông gởi cho
Hội thánh tại Rô-ma “Nhưng anh em... đã được chính Thượng Đế tuyển
chọn. Anh em là thấy tế lễ của vua Thiên đàng. Anh em là một dân tộc thánh
thiện, thuộc về Thượng Đế. Anh em được chọn để làm chứng cho mọi ngừi
biết Chúa đã đem anh em ra khỏi cảnh tối tăm tuyệt vọng, đưa vào trong ánh
sáng phúc hạnh kỳ diệu của Ngài. Trước kia, thân phận anh em quá hẩm hiu,
nhưng bây giờ anh em được làm dân Thượng Đế. Trước kia, anh em chẳng
biết gì về lòng nhân từ của Thượng Đế nhưng nay anh em đã được Ngài
thương xót” (IPhi 1Pr 2:9-10).
Phê-rơ muốn nhắc nhở chúng ta chỗ mà từ đó chúng ta đến - nghĩa là chẳng
từ một nơi nào cả! Chúng ta vốn “vô dân tộc”. Và chúng ta đang nỗ lực để
trở thành một cộng đồng; nhưng nó vốn có cơ sở là cái đẹp, là trí thông
minh, là một sự lựa chọn nhau căn cứ trên nhân cách, việc nhóm họp với các
bạn là nhu cầu của tôi, sở dĩ chúng ta chọn nhau là bởi vì...
Phúc âm (Tin Lành, tin mừng) ấy là giờ đây chúng ta đều đã nhận được sự
hkoan hồng Thượng Đế đã chọn chúng ta cũng y như Ngài đã chọn một dân
trong quá khứ. Tiềm năng của chúng ta để trở thành một cộng đồng không
căn cứ vào việc làm của chúng ta, mà vào việc làm của Thượng Đế. Và việc
chúng ta được tha tội trong Chúa Cứu Thế là tảng đá móng (cernerstone)
trên đó chúng ta được xây lên. Ngài đã chọn một vương quốc gồm toàn các
thầy tế lễ để thế gian được thấy các việc làm lạ lùng, kỳ diệu của Ngài.
Tuy nhiên, việc Thượng Đế chọn chúng ta và từng trải của chúng ta về cộng
đồng này thường là những từng trải hoàn toàn phân biệt. Có thể rằng về
phương diện trí thức và thần học, chúng ta đồng ý mình là dân của Chúa,
nhưng chúng ta làm thế nào để từng trải chân lý này torng các Hội thánh của
chúng ta? Có một điều vốn hết sức rõ ràng: cả Kinh điển lẫn đời sống chúng
ta đều nói với chúng ta rằng chúng ta không từng trải được đầy đủ về cộng
đồng Cơ-đốc giáo trong sự thờ phượng của những nhóm đông người hoặc
trong các kỳ lễ hội lớn. Chúng ta chỉ tìm được nó trong những nhóm ít
người. Nếu Hội thánh muốn cho sự thờ phượng được tôn nghiêm, thì nó phải
từ chia ra thành nhiều nhóm nhỏ.
Các nhóm nhỏ Kinh điển.
Chúa Giê-xu đã đổ sự sống Ngài vào mười hai môn đệ, với hoài bão là các
vị sẽ làm thay đổi thế gian này. Đó là một số nhóm nhỏ. Hãy tưởng tượng
Mã-thi vốn là một qaun chức thâu thuế bị người Do-thái khinh ghét, với Si-
môn đãng viên Xê-lốt, người đã thề độc là thù ghét tất cả những gì có dính
dáng tới La-mã. Hoặc Phê-rơ vốn cứng đầu và táo bạo, mà lại cùng ngồi lại
để dùng bữa chung với các sứ đồ Gia-cơ và Giăng, trong khi hai vị này đang
ấp ủ các thủ đoạn để chiếm đoạt địa vị có thế lực. Chắc chắn nhóm người
này đã phải trải qua những giai đoạn vô cùng khó khăn!
Thế nhưng Chúa Giê-xu đã chọn mười hai nhân vật ấy, và hứa rằng việc yêu
thương nhau sẽ là một “mũi nhọn” có sức xuyên thủng, thấm nhập, khiến
nhiều người khác tin nhận Ngài (GiGa 17:21-26). Trong sách Công vụ, Chúa
Giê-xu giao công tác của Ngài cho họ; các vị phải truyền giảng vương quốc
của Ngài tại Giê-ru-sa-lem, trong xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri và “khắp thế giới”
(Cong Cv 1:8). Thượng Đế đã chọn người của Ngài để cả thế gian sẽ được
phước.
Trong khi Phi-líp, Phao-lô cho chúng ta biết điều gì sẽ xảy ra trong thế gian
khi thiên hạ nhận thấy sự đoàn kết, hợp nhất của các Cơ-đốc nhân: họ sẽ bị
cuốn hút vào đó. Nhưng thường thường thì thay vì đi vào trong thế gian, Hội
thánh lại đứng nguyên một chỗ. Chúng ta trông cho thiên hạ đến với mình để
“tham quan” các công trình xây cất đồ sộ của chúng ta hầu nhờ đó mà từng
trải được tình yêu thương của Thượng Đế! Chúng ta cần phải hoạch định
một chiến lược để thâm nhập thế gian sao cho người đời có thể thấy được
cộng đồng của chúng ta, và cho cộng đồng của chúng ta thẩm thấu vào đó.
Tình bạn chân chính.
Dam Hendrichks từng đến Đại học đường Harvard, mong tìm được điều mà
ông gọi là tình bạn chân chính. Song thân ông là bác sĩ tâm thần, nhưng từ
tấm bé ông đã được đọc những bài xã luận Narnia (the Narnia Chronicles)
của C.S.Lewis và nhờ đó phát triển được cả một thế giới quan lấy tình bạn
chân chính làm lý tưởng cho mình. tại Đại học Harvard, ông gặp một nhóm
nhỏ các Cơ-đốc nhân, và là lần đầu tiên trong đời mình, ông được biết
những con người đã sống theo tiêu chuẩn về tình bạn của ông. Ông thấy
Phúc âm được trở thành lẽ sống cho một nhóm tín hữu đã từng trải được sự
thông công (giao hảo) của Thánh Linh, đó là cộng đồng Cơ-đốc giáo. Chừng
tám năm sau đó, sau khi nghiên cứu sách Phúc âm Mác, Dam Hendricks trở
thành một Cơ-đốc nhân.
Thế giới đang khao khát loại cộng đồng mà Hội thánh có thể đem đến, và
đang trông tìm nó ở nơi khác, nếu Hội thánh không cung cấp được điều đó.
Mấy năm trước đây, phụ thân tôi qua đời. Lúc tôi trở về nhà với mẹ tôi, tôi
gặp một đám đông những người vốn là khách hàng quen thuộc của cái quán
nhậu mà cha tôi làm chủ suốt tám năm dài. họ đã đến để đề cao cha tôi và an
ủi mẹ tôi. Tôi vô cùng kinh ngạc về loại tình bạn mà họ đã phát triển, là điều
mà các Cơ-đốc nhân thường không có được.
Nhiều khi từng trải của tôi về Hội thánh khiến tôi vô cùng thất vọng. Tôi biết
nhiều người khác sở dĩ đến (với Hội thánh) là vì họ cần có cộng đồng
(community: sự đồng cảm, thông cảm, thông công) nhưng đã không tìm thấy
nó torng buổi nhóm thờ phượng bình thường, đều đặn hằng tuần; Mếu muốn
chứng minh rằng cộng đồng Cơ-đốc giáo vốn tốt hơn điềuu mà thế gian có
thể đem đến thì tất cả các Hội thánh phải giải quyết vấn đề này. Tình bạn
chân chính có thể có trong Hội thánh, nhưng Hội thánh phải có nhiều nhóm
nhỏ:
Sự thông công (giao hảo) Cơ-đốc giáo, ấy là khi mỗi một thánh viên trong
nhóm nhỏ của bạn sẽ gọi điện thoại để hỏi han bạn, khi mẹ bạn qua đời, hay
khi bạn bị mất một đứa con lúc nó hãy còn ở trong lòng mẹ. Đó là việc mọi
người có thể chia vui xẻ buồn với nhau trong đời sống vợ chồng, làm cha
làm mẹ, biết lo lắng chăm sóc cho nhau khi bạn gặp một biến cố quá sức
chịu đựng, biết khích lệ nhau trong việc phát triển các ân tứ về lãnh đạo và
tiếp khách lạ.
Greg và Martha là một đôi vợ chồng Cơ-đốc nhân trẻ cả hai điều rất tận tụy
vì Chúa Cứu Thế, nhưng Lời Thượng Đế cứ ngày càng trở thành chỉ là
những lời nói suông đối với họ. Cứ ngày càng ít là một từng trải về Chúa
hơn. Một vị mục sư trẻ phụ tá trong Hội thánh đã mờ họ gia nhập một nhóm
nhỏ. Nó đã thay đổi hẳn cuộc đời họ. Họ phát triển nhiều mối liên hệ với các
Cơ-đốc nhân, khiến họ phải “trình báo” luôn về sự tăng trưởng cá nhân của
họ, và cũng góp ý với họ để giải quyết các vấn đề riêng tư. Lúc greg và
Martha đến California họ bắt đầu lập một nhóm nhỏ khác, rồi khi dọn nhà
đến Boston, họ lại lặp một nhóm nhỏ khác nữa. Theo họ, cộng đồng Cơ-đốc
giáo muốn “sống đạo”, thì sinh hoạt của mỗi một Cơ-đốc nhân phải là sinh
hoạt bên trong một nhóm nhỏ.
Các ưu điểm của một nhóm nhỏ
Trong quyển sách nhan đề The Problem of Wineskins (vấn đề các bầu (da
đựng) rượu) của mình, Howard Snyder vạch rõ một số ưu điểm của một
nhóm nhỏ trong Hội thánh.
Nó uyển chuyển. Nhóm nhỏ có thể dễ dàng thay đổi phương thức của mình
nhằm đáp ứng các nhu cầu của các tổ viên. Chính tổ của tôi cứ thay ổi mỗi
ba tháng.
Nó linh động. Bạn có thể họp nhau tại nhà riêng hoặc cả tại văn phòng. Nó
không bị sự ràng buộc của một tòa nhà. Hãy nghĩ đến con số ba ngàn người
đã nhóm lại trong các tư gia trong Cong Cv 2:1-47
Nó sẵn sàng hoan nghênh mọi người. Nếu bạn không đến họp, mọi người sẽ
cảm thấy sự vắng mặt của bạn ngay. Nhóm nhỏ cũng mở rộng để chào đón
mọi hạng người.
Nó có tính cách riêng tư. Nhóm nhỏ tạo ra một nơi để các nhu cầu của tôi và
của tất cả những ai khác sẵn sàng hiến thân cho Chúa, có thể được đáp ứng.
Tôi nhớ nhóm nhỏ của chúng tôi đang nghiên cứu Thi thiên 46 sau khi chiếc
xe đạp của con trai tôi bị đánh cắp ngay trước mắt nó. Thật là một sự giúp
đỡ lớn lao cho vợ chồng chúng tôi khu chung quanh có những người bạn
chẳng những sẵn sàng khẳng định với chúng tôi về chân lý của bài Thi thiên
ấy, tức là Thượng Đế là nơi ẩn náu và là sức lực của chúng ta, mà họ còn có
thể là sức lực của chúng ta, mà họ còn có thể phần thân thể của Chúa Cứu
Thế cho chúng ta một cách riêng tư khi được nghe họ nói và cầu nguyện.
Nó đòi hỏi sự liều lĩnh. Một nhóm nhỏ đẩy chúng ta đến tột cùng cuộc phiêu
lưu trong sinh hoạt làm Cơ-đốc nhân của chúng ta. Một khi chúng ta đã tự
phát giác được chính mình và nhiều người khác qua sự xung đột tranh chấp,
sự lo lắng chăm sóc và đứng đầu nhau, thì chúng ta tăng trưởng. Thượng Đế
hành động trong chúng ta qua trung gian những người khác.
Nó là một phương pháp tuyệt diệu để làm chứng đạo. Tình bạn chân chính
của một nhóm ít người sẽ được thế gian chú ý, nếu quả thật Hội thánh đi vào
trong thế gian.
Bắt đầu một nhóm nhỏ chiến lược trong Hội thánh không phải là dễ dàng.
Đối với một số người thì đó là một sự thay đổi quá lớn lao. Nhưng tôi đã
từng thấy nó được thực hiện. Trong chi hội của tôi tại California, một tổ
khoảng mười hai người đã tin quyết rằng điều đang xảy ra giữa họ là quan
trọng đủ để chia xẻ cho niều người khác trong Hội thánh. Nhờ thế, mỗi một
tổ viên đều học hỏi phương pháp để lãnh đạo một nhóm nhỏ khác. Họ đã
dám liều lĩnh và đã làm thay đổi Hội thánh chúng tôi. Giờ đây, gần phân nửa
Hội chúng đã tham gia các nhóm nhỏ. Điều này đặc biệt hữu ích khi đã trên
một năm rồi, Hội thánh chúng tôi không có mục sư. Nó tăng trưởng khi
không có cả quyền lạnh đạo của một vị mục sư chuyên nghiệp.
Thượng Đế đang kêu gọi chúng ta vào một nhiệm vụ quan trọng với tư cách
Hội thánh. Hội thánh không phải là một nơi thánh, nhưng là một dân thánh
được Thượng Đế kêu gọi để công bố những công việc lạ lùng của Ngài cho
thế gian. Annie Dillard bảo rằng “chúng ta là những kẻ vô tâm cứ thản nhiên
sống bằng nghề trồng cà chua, trong khi đúng lý ra chúng ta phải là những
người khiến cho La-xa-rơ sống lại” (Pilgrim at Tinker Creek). Bản tính thực
tế của các nhóm nhỏ có thể là bí quyết để thâm nhập thế gian. Chúng có thể
giúp chúng ta khiến cho La-xa-rơ sống lại.
BỐN THÀNH TỐ CỦA SINH HOẠT TỔ TỐT
Bạn làm thế nào để tạo ra được một nhóm nhỏ tốt? Mọi người chúng ta đều
từng ở trong những tổ nửa sống nửa chín, quá kho khan hoặc quá ướt át. Có
công thức nào cho sinh ohạt nhóm nhỏ sẽ hòa lẫn được các thành tố thiết yếu
vào nhau theo đúng tỷ lệ như phải có?
Sinh hoạt của Hội thánh nguyên thủy như được tường thuật lại trong 2:42-47
cho chúng ta một ý niệm tốt về các đặc điểm của những tổ Cơ-đốc nhân cần
thiết để tạo lập một nhóm nhỏ tốt.
Các tín hữu chuyên tâm vâng giữ lời dạy của các sứ đồ, giao hảo với anh
em, bẻ bánh tưởng niệm Chúa và cầu nguyện. Mọi người đều kinh sợ vì các
sứ đồ làm nhiều phép lạ và việc phi thường. Tất cả các tín hữu đều sát cánh
nhau và góp tài sàn làm của chung. Họ bán của cải, sản nghiệp, rồi chia cho
nhau theo nhu cầu mỗi người. Anh em tín hữu đồng tâm nhóm họp hằng
ngày tại Đền thờ, rồi về bẻ bánh tưởng niệm Chúa từ nhà này qua nhà khác,
ăn chung với nhau cách vui vẻ, chân thành. Họ luôn ca ngợi Thượng Đế và
được mọi người quý mến. Mỗi ngày Chúa cứ tăng thêm số người được cứu.
Các tín hữu này đã tận hiến cho bốn thành tố chủ yếu cho một sinh hoạt Cơ-
đốc nhân linh động: bồi dưỡng, thờ phượng, giao hảo và cá nhân truyền đạo.
Bồi dưỡng.
Trước hết, họ chuyên tâm vâng giữ lời dạy của các sứ đồ (2:42) - điều mà
ngày nay chúng t avâng giữ, xem như một phần của Tân ước. Do chuyên
tâm vâng giữ lời được linh cảm, họ nhận được phần lương thực cần thiết để
một Cơ-đốc nhân có thể tăng trưởng lành mạnh, tăng trưởng để trở thành
giống như Chúa Cứu Thế (Eph Ep 4:13).
Bồi dưỡng, như chúng ta sẽ thấy đầy đủ hơn trong chương tám, bao gồm sự
tăng trưởng cả về tâm trí lẫn tâm linh (RoRm 12:2). Thượng Đế có thể bồi
dưỡng cho chúng ta nhờ các sách báo, phim ảnh, băng ghi âm ghi hình, bài
giảng, lời làm chứng và nhiều nguồn tài liệu khác nữa. Nhưng các nhóm nhỏ
cần được bồi dượng nhiều nhất là bằng việc trực tiếp nghiên cứu Kinh
Thánh, sử dụng phương pháp nghiên cứu Kinh Thánh bằng quy nạp pháp
(xem các trang 140-141). Tất cả các Cơ-đốc nhân đều cần có lời quyền năng
của Thượng Đế đổ tràn đầy vào lòng mình, nếu muốn duy trì sinh lực thuộc
linh và tăng trưởng để đạt đến chỗ đâm hoa kết quả.
Hãy nghĩ đếnc ác tổ trong Hội thánh của bạn. Có nhóm nhỏ nào đang thiếu
năng lực của bạn. Có nhóm nhỏ nào đang thiếu năng lực để hoàn thành chức
vụ của họ, chỉ vì về mặt thuộc linh, họ đang bị tù đọng, đứng nguyên một
chỗ vì suy dinh dưỡng? Có những tiểu ban nào của Hội thánh đang mất lòng
hăng say đối với nhiệm vụ của họ không? Các lớp học Trường Chúa nhật có
bị sa sút không? Các ban chứng đạo có đang phí thì giờ của họ đề ngồi đó ăn
bánh ngọt, uống cà phê và tán gẫu không? Các tổ cầu nguyện có những nỗ
lực vụng về vô bổ và cầu nguyện thiếu linh nghiệm không? Có lẽ họ đang
cần phải phân tích khẩu phần tuộc linh của mình và lập một lịch trình để
được những bữa tiệc đều đặn từ Lời Thượng Đế đấy.
Thờ phượng.
Nếu các Cơ-đốc nhân cứ tiếp tục thu nhập Lời Thượng Đế vào cho đời sống
mình kiến thức và tình yêu thương của ho đối với Thượng Đế sẽ tăng lên và
tinh thần thờ phượng sẽ nảy sinh. Sự thờ phượng mà chúng tôi sẽ thảo luận
đầy đủ hơn trong chương chín, là thành tố chủ yếu thứ hai cho sinh hoạt tổ
của Cơ-đốc nhân. Nó phát sinh từ kiến thức về Thượng Đế của chúng ta để
trở thành việc ca ngợi tán tụng và tôn vinh Ngài. Đó là việc tôn thờ Đấng
đáng được tôn thờ và bày tỏ tình yêu thương đối với Ngài. Cong Cv 2:43
chép: “Mọi người đều kinh sợ”. Kinh sợ là vừ angạc nhiên mà vừa tôn kính,
vừa tôn thờ lẫn lấy làm lạ lùng. Các tín hữu thờ phượng “cách vui vẻ chân
thành. Họ luôn luôn ca ngợi Thượng Đế...” Tâm linh tri ân Thượng Đế của
chúng ta phải bật lên, tiếng ca hát vì vui vẻ về những gì Thượng Đế đã làm
cho chúng ta!
Trong một chuyến đi từ Texas đến Minnesota mới đây, đứa con gái bốn tuổi
của tôi, nói: “Ba ơi, chúng ta hãy ca hát lên để khiến Thượng Đế vui lòng
đi”. Đó là câu định nghĩa rõ ràng nhất cho sự thờ phượng mà tôi từng được
nghe. Sự thờ phượng thật khiến cho Thượng Đế vui lòng. Trong tổ của bạn,
mọi người có ý thức kính sợ, ngạc nhiên và phấn khởi có ý thức kính sợ,
ngạc nhiên và phấn khởi về Thượng Đế không? Có bao giờ bạn hồn nhiên
buột miệng hát lên vì bạn không tài nào kìm giữ được niềm vui của Thánh
Linh không?
Một tổ đã từng trải mười lăm phút thờ phượng thật với nhau, sẽ không thể dễ
dàng chuyển sang tranh luận vô bổ về các công việc của Hội thánh. Sự thờ
phượng kết hợp mọi người lại với nhau như chưa hề có việc gì khác có thể
làm được. Nếu nhóm nhỏ của bạn đang chai cứng, mất đoàn kết hay đang
tan rã, hãy khích lệ việc thờ phượng thật, như một phần của lịch trình hành
động. Cả đến ban trị sự của Hội thánh cũng có thể được lợi ích từ một vài
khoảnh khắc ca ngợi tán tụng và tôn thờ Thượng Đế. Lần sau bạn hãy thử
mà xem, trước khi lao vào một vấn đề khó giải quyết, thì bạn sẽ thấy phần
còn lại của buổi họp sẽ diễn tiến như thế nào.
Tinh thần cộng đồng (thông công, giao hảo).
Dành nhiều thì giờ, cho lời dạy được linh cảm và đáp lại Thượng Đế bằng sự
thờ phươn5 gvốn liên hệ mật thiết với sự giao hảo mà chúng ta được hưởng
trong cộng đồng Cơ-đốc giáo. Tinh thần cộng đồng là thành tố chủ yếu thứ
ba cho các nhóm nhỏ Cơ-đốc nhân; Hội thánh tại Giê-ru-sa-lem đã dành tất
cả thì giờ cho sự thông công (giao hảo: koinonia) như Cong Cv 2:1-47 đã
gọi thành tố ấy: “Tất cả các tín hữu sát cánh nhau và góp tài sản làm của
chung. Họ bán của cải sản nghiệp, rồi chia cho nhau theo nhu cầu mỗi
người” (cc.44-45).
Sự thông công của Cơ-đốc giáo không phải chỉ là một cảm nghĩ chủ quan về
việc chúng ta thuộc về nhau. Nó khác hẳn với việc làm thành viên của một
hội ném trái lăn, chơi quần vợt hay một tập thể dân sự nào đó. Như chúng ta
sẽ thấy rõ ràng hơn trong chương mười, sự thông công, tinh thần cộng đồng
giao hảo giữa các Cơ-đốc nhân với nhau vốn gần gũi hơn với sự dấn thân
vào tình yêu thương và sự bó buộc của chúng ta đối với các thành viên trong
chính gia đình của chúng ta. Đó là sự hiến thân cho nhau căn cứ trên từng
trải chúng ta được chia xẻ về Thượng Đế đã hành động để cứu vớt chúng ta
khỏi “thế hệ đồi trụy đang vây quanh chúng ta (Cong Cv 2:40), và kết nạp
chúng ta vào những đội người làm thay đổi thế gian này một cách hữu hiệu.
Kế quả của nếp sống cộng đồng là chúng ta được kết chặt vào nhau bằng
tình yêu thương và được xây dựng lên thành một dân toàn diện (Eph Ep
4:12-16) Điều này xảy ra khi chúng ta cùng chia xẻ cho nhau mọi nhu cầu,
xưng ra các tội lỗi, gánh lấy gánh nặng cho nhau, khích lệ lẫn nhau, chăm
chú lắng nghe và cầu thay cho nhau.
Thực tại của sự hợp nhất của chúng ta thường được biểu hiệu bằng nhiều
phương cách hết sức thực tế. Khi có lần chiếc ô-tô của tôi không chịu nổ
máy do hàn thử biểu chỉ mười độ dưới số không, thì Steve và Cathy (một đôi
vợ chồng trong nhóm thông công của Hội thánh chúng tôi) đã cho tôi mượn
chiếc xe mới toanh của họ để đi làm. Ki nhà tôi là Jill từ bệnh viện trở vế với
cặp con gái song sinh của chúng tôi, chúng tôi được rất nhiều người thuộc
cùng tổ thông công với chúng tôi mang thức ăn đến. Chúng tôi cùng khóc
khi co một thành viên kể lại câu chuyện người ấy bị tai nạn ô tô và gặp khó
khăn ở sở làm. Chúng tôi đều cảm thấy đau lòng khi con của một đôi vợ
chồng nào đó phải vào bệnh viện. Chúng tôi cùng mở tiệc ăn mừng khi
Thượng Đế nhậm lời cầu nguyện của chúng tôi.
Trong tổ của bạn, việc lo lắng chăm sóc thân mật giữa các Cơ-đốc nhân với
nhau có rõ ràng hiển nhiên không? Các thành viên có hợp nhất và tận trung
với nhay đến mức họ sẵn sàng hi sinh tài sản vật chất của họ để giúp đỡ một
thành viên đang thiếu thốn như Hội thánh trong sách Công vụ đã làm - hay
không?
Hợp nhất trong một cộng đồng Cơ-đốc giáo không có nghĩa là mọi người
luôn luôn nhất trí với nhau về mọi vấn đề. Trái lại, chúng ta chỉ đồng ý với
nhau trong việc nhìn nhận từng trải mà chúng ta đang có với nhau có là nhờ
ân phúc Thượng Đế. Nhưng một tổ Cơ-đốc nhân không phải chỉ tồn tại để
cung cấp, khen ngợi và giúp đỡ lẫn cho nhau mà thôi. Trong cộng đồng Cơ-
đốc giáo, chúng ta không nên vị kỷ. Chúng ta vốn có một sứ mạng vượt khỏi
số thành viên của mình.
Sứ mạng.
Sứ mạng là thành tố thứ tư của sinh hoạt linh động của nhóm nhỏ. Các nhóm
nhỏ Cơ-đốc nhân sở dĩ có là để đi ra chia xẻ Phúc âm (tin mừng, Tin Lành)
về tình yêu thương của Chúa Cứu Thế cho những người đang thiếu thốn.
Chúng ta là thân thể của Chúa Cứu Thế, là con đường để mở rộng tình yêu
thương và quyền năng biến cải các cá nhân và xã hội. Một khi chúng ta tiếp
xúc với những người chung quanh ta, Đức Thánh Linh sẽ đưa họ đến tiếp
xúc với Thượng Đế và giúp họ tăng trưởng để trở nên giống như Chúa Giê-
xu. Dòng ân phúc của Thượng Đế chảy tràn qua trung gian chúng ta trước
hết có thể xâm nhập những người gần gũi nhất với nhóm nhỏ của chúng ta,
nhưng quyền năng của nó thì có thể lan rộng đến tận các địa cực.
Ý niệm sứ mạng bao gồm các công tác cá nhân truyền đạo và hành động xã
hội. Nó cũng gồm luôn điều thường được gọi là các sứ mạng toàn cầu,
nhưng còn rộng hơn thế nữa. Ý niệm này bao trùm mọi sự, từ việc nói cho
một người láng giềng biết về Chúa, đưa một thức ăn đến cho người đau ốm,
đến việc phái một đôi thành viên đến với một nhóm nhỏ ở Phi châu để tìm
hiểu xem Hội thánh ở đây có teh trợ giúp gì cho Hội thánh ở đấy.
Sứ mạng thường bắt đầu với việc khích lệ và cầu nguyện cho chức vụ cá
nhân của từng tổ viên một. Tổ của chúng tôi cầu nguyện cho Lynn để cô có
thể sống đạo giữa cả phân khoa và các học viên nữ y tá, nơi cô làm việc.
Chúng tôi lắng nghe và khíhc lệ cô khi cô kể lại câu chuyện của một người
bạn đang gặp khó khăn. Chúng tôi cầu nguyện và sau đó, cô tường trình lại
việc Thượng Đế đã hành động như thế nào.
Tuy nhiên, thỉnh thoảng cả tổ cũng công tác trong việc ra đi để đến với
người ngoài Tháng chạp tổ chúng tôi (được sự trợ giúp của các bè bạn và gia
đình) đã mua quà Giáng sinh cho hại chục bệnh nhân thường trú tại một
trung tâm chữa trị cho nhữngnngười đã thành nhơn nhưng chậm phát triển
về phương diện tâm thần. Suốt năm trước đó, số người ấy đã chẳng hề nhận
được quà biếu hay những cuộc thăm viếng đặc biệt nào nhân lễ Giáng sinh,
và họ vốn chẳng có gia đình hay bè bạn gì chăm sóc lo lắng cho họ cả.
Nhưng Thượng Đế chăm sóc họ, và chúng tôi lợi dụng cơ hội để chứng tỏ
một phần nào tình yêu thương của Thượng Đế.
Các tín hữu nguyên thủy đã chứng minh tình yêu thương và quyền năng của
Thượng Đế cho người thế gian chung quanh họ. “Các sứ đồ làm nhiều phép
lạ và việc phi thường... và được mọi người quý mến... Mỗi ngày Chúa cứ
tăng thêm số người được cứu (Cong Cv 2:43-47). Hội thánh của bạn có một
biểu quyết rõ ràng nào về sứ mạng (chẳng hạn xem trang 124) mà các thành
viên đều ý thức và dấn thân thi hành không? Mỗi nhóm nhỏ hoặc tiểu ban
trong Hội thánh có thông suốt việc nó phải phù hợp với sứ mạng toàn diện
như thế nào không? Các tổ có thúc đẩy các thành viên của Hội thánh phải
tìm cách đi ra, đến với những người ngoài, hay chỉ họp nhau lại để cho
chương trình được tiến hành êm xuôi mà thôi?
Một vài tổ cần được giúp đỡ để làm sáng tỏ nhiệm vụ đặc thù mà Thượng
Đế đang dành cho họ. Có một cách bắt đầu tốt là yêu cầu mỗi tổ viên của tổ
mình và nó phù hợp với sứ mạng của tổ mình và nó phù hợp với sứ mạng
toàn diện của Hội thánh họ như thế nào Sau đó, nhóm nhỏ có thể thảo luận
về nhiều biểu quyết khác nhau, để hành động nhất trí với nhau.
Kết hợp các thành tố.
Tất cả các tổ đều cần cả bốn thành tố đến một chừng mực nào đó, nhưng vì
các ân tứ có khác nhau và vì có nhiều nhiệm vụ phải thực thi trong Hội
thánh, một số tổ sẽ chú trọng vào một thành tố đặc biệt trong khi các tổ khác
sẽ chú trọng vào những thành tố khác (xem các hình 1-4).
Nếu bạn là một cấp lãnh đạo Hội thánh, hãy dành ít thì giờ để liệt kê các tổ
khác nhau trong Hội thánh, xem chúng tập trung chú ý vào đâu. Có khu vực
nào bị yếu kém không? Nếu có, nó ảnh hưởng thế nào đến sứ mạng toà diện
của bạn? Có thể làm gì để tạo được một thế quân bình ổn định hơn? Sau đó,
hãy xem xét từng tổ một để biết sở dĩ nó yếu là vì thiếu một hoặc nhiều yếu
tố nào trong số bốn thành tố ấy. Thí dụ phải chăng sở dĩ các lớp học Trường
Chúa nhật có íyt người theo học là vì đã không có sự chú ý xây dựng tinh
thần cộng đồng (thông công) giữa các học viên? Phải chăng tổ của các đôi
vợ chồng mới cưới nhau rất nông cạn về phương diện thuộc linh vì rất ít
hoặc không được bồi dưỡng về Kinh Thánh? Phải chăng tiểu ban các phụ lão
sỡ dĩ thiếu sinh lực thuộc linh vì dầu sao thì sự thờ phượng cũng không phù
hợp với lịch trình? Phải chăng tổ thông công về ân tứ tỏ ra yếu kém và chỉ
tập trung lo cho chính mình, là vì các tổ viên không dấn thân phục vụ ai
khác hơn là chính họ?
Cấp lãnh đạo Cơ-đốc giáo thường gồm những người có ân tứ; tài năng trợ
giúpvà nhiều tổ chuyên môn để duy trì thế quân bình thích hợp mà cứ tiến
triển đều đặn. Một khi vấn đề đã được nhận diện, các cấp lãnh đạo Hội thánh
có thể cần phải gặp tổ trưởng của một nhóm đặc thù nào đó trong tình yêu
thương với vấn đề của tổ ấy, hầu cung cấp phần huấn luyện thích hợp để
người ấy có thể đem đến những thành tố khác của sinh hoạt tổ.
Các tổ cộng đồng (koinonia: thông công).
Một số tiền tổ cố gắng giữa thăng bằng cho tất cả bốn thành tố trong các
hoạt động của mình (hình 5). Thật vậy, đó chính là kiểu mẫu mà chúng tôi sẽ
tập trung vào trong phần còn lại của quyển sách này. Chúng tôi xin gọi loại
tổ này là tổ cộng đồng, vì nó kết hợp được cả bốn thành tố của sinh hoạt tổ
Cơ-đốc giáo mà chúng tôi nhận thấy trong sự thông công nguyên thủy của
Cong Cv 2:40-47
Hình 1: Các tổ đặc biệt chú trọng vào việc bồi dưỡng.
Các lớp học Trường Chúa nhật. Các tổ học Kinh Thánh. Các tổ thảo luận
sách. Các lớo cho tổ viên (tín hữu) mới. Các lớp củng cố đức tin.
Hình 2: Các tổ đặc biệt chú trọng vào việc thờ phượng:
Các ban hợp xướng và âm nhạc khác. Các tổ cầu nguyện. Các cộng đồng ân
tứ. Các tổ phục hưng.
Hình 3: Các tổ chú trọng đặc biệt vào sinh hoạt cộng đồng
Các nhóm cứu trợ. Cộng đồng nam giới. Các tổ vợ chồng trẻ. Các tổ thanh
niên. các tổ chăm sóc.
Hình 4: Các tổ chú trọng đặc biệt vào sứ mạng.
Các đội truyền giảng Phúc âm. Các tổ chứng đạo. Các tiểu ban hành động xã
hội. Các tiểu ban sứ mạng các tổ thăm viếng. Ban chấp sự. Ban trưởng lạo.
Các đội phục hưng. Các lớp học Kinh Thánh khu vực. Các tổ phục vụ.
Hình 5: Các tổ sinh hoạt cộng đồng với thế quân bình của cả bốn thành tố.
Các tổ cộng đồng giúp tổ viên phát triển các Cơ-đốc nhân để họ biết “sống
đạo” thật trọn vẹn, vốn là đều thiết yếu nếu chúng ta phải “cố gắng huấn
luyện một người để họ đạt đến mức toàn hảo trong Chúa Cứu Thế Giê-xu”
(CoCl 1:28). Nếu chỉ bị bỏ mặc, chúng ta đều có khuynh hướng cố công
gắng sức theo đuổi phương diện nào của sinh hoạt Cơ-đốc nhân mà mình
thíhc nhất, nhưng cả Kinh điển lẫn từng trải đều vạch rõ chỗ sai lầm của một
đời sống mât thăng bằng như thế Khi nào các Cơ-đốc nhân quá tích cực
trong công tác chu toàn sứ mạng mà không được bồi dượng đầy đủ, sẽ có
tình trạng cháy khét Nếu chúng ta được bồi dưỡng và thông công quá nhiều
mà không có sự thờ phượng và thi hành sứ mạng đầy đủ, thì hậu quả sẽ là
tình trạng khôn ngoan. Các nhóm nhỏ dấn thân vào sinh hoạt Cơ-đốc nhân
toàn diện sẽ giữ được thế cân bằng. Chúa Cứu Thế là Chúa tể của mọi lãnh
vực của đời sống,v à các tổ thông công quân bình, thì chứng minh cho thực
tại ấy.
Cả bốn thành tố họp nhau lại để tăng cường cho một tổ thông công, như Tổ
chức Sinh viên Cơ-đốc giáo Thông công (The Inter Varsity Christian
Fellowshil) đã chứng tỏ và làm gương mẫu giữa các sinh viên đại học tất cả
không cần thiết phải được dành co một số thì giờ bằng nhau trong trong mỗi
buổi họp mặt, nhưng tấtc ả phải được đưa vào theo một mức độ có ý nghĩa
trên một cơ sở đều đặn, có lẽ là từng buổi họp một.
Hình 6 gợi ý một vài cách thức theo đó một tổ có thể thực hiện hoặc duy trì
sức sống cho các công tác bồi dưỡng, thờ phượng, thông công, và chu toàn
sứ mạng của mình, cả trong các buổi họp mặt lẫn (các hoạt động) bên ngoài.
Thường thường cả bốn thành tố có thể đều liên hệ với luận đề Kinh Thánh
đang được nghiên cứu Trong khi hai phần hai và bốn của quyển sách này sẽ
đưa ra nhiều chi tiết hơn về phương pháp để phong phú hóa sinh hoạt của
nhóm nhỏ của bạn, hình 7 trình bày một kế hoạch sáu tuần lễ cho nhóm nhỏ,
liên hệ với từng góc cạnh một của bài học Kinh điển trong tuần.
Các thành tố Bồi dưỡng Thờ phượng Thông công Sứ mạng
Định nghĩa: Được Thượng Đế Ca ngợi tán Thông công tập Đem Tin Lành
nuôi dưỡng để tụng và tôn trung chung của tình yêu
tăng trưởng và vinh Thượng quanh từng trải thương của Chúa
trở nên giống Đế bằng việc mà chúng ta chia Cứu Thế cho
như Chúa Cứu Thế chú trọng vào cho nhau với tư những người
bản tính hành cách Cơ-đốc nhân ngoài đang
động và lời Ngài thiếu thốn
Mục tiêu: Tăng trưởng về Để Thượng Đế Để kết chặt chúng Để giúp vui
tâm trí và tâm vui lòng ta vào nhau trong người nhận
linh hướng về tình yêu thương biết Thượng
hình ảnh Chúa và xây dựng chúng Đế và trở nên
Cứu Thế ta thành một dân giống như
Chúa Cứu Thế
Các hoạt động đề nghị:
Thảo luận Cầu nguyện Cùng cầu nguyện Cầu nguyện cho
Kinh Thánh Ca hát với các bạn bạn bè không
theo phương pháp Đọc bằng tinh Gánh nặng của phải Cơ-đốc
quy nạp, sách; thần thờ phượng người khác nhân.
bài giảng băng nhiều khúc Giúp đỡ nhau Chia xẻ Phúc
ghi âm, ghi hình Kinh Thánh và phát triển các âm với một tổ
Học thuộc lòng sách khác ân tứ đặc thù
Kinh Thánh
Chia xẻ lẫn Làm và đọc thơ Cùng đi ăn chung Kết bạn với
cho nhau một sinh viên
ngoại quốc
Cầu nguyện Viết một bức Cùng giải trí Chăm sóc cho
thư cho Thượng Đi nghĩ mát hay một gia đình
Đế dự hội nghị thiếu thốn
Cầu thay cho nhau hoặc tị nạn
Quyên tiền
cho quỹ cứu
nạn đói thế
giới
Cầu nguyện
cho những
người chưa
được nghe
Phúc âm
Hình 6: Các thành tố của sinh hoạt nhóm nhỏ
Tuần. Bồi dưỡng Thờ phượng Thông công Sứ mạng
1 Nghiên cứu Công Sau khi giải Dọn bắp rang khởi Cầu nguyện cho bạn
Cong Cv 2:42-47. Giải thích thờ phượng động (H.164-165) bè chưa tin Chúa
thích bốn thành cầu nguyện chỉ Tự mô tả Mời những người
tố bằng một lời mới đến dự buổi
ca tụng (như gọi họp mặt sau
tên Thượng Đế)
2 Ôn lại bốn thành Hát một bài thánh Sử dụng “Tôi là Thảo luận vấn đề
tố. Nghiên cứu ca thờ phượng.Khi gì? (H.164). Bắt kết bạn với những
Kinh Thánh về cầu nguyện, chú đầu cầu nguyện người không tin
khám phá sách trọng vào quyền với các bạn Chúa và cùng cầu
Phúc âm Mac Mc 1:1-45 Chúa tể của Chúa nguyện chung
Cứu Thế
3 2:1-28 Im lặng năm phút Thực chiện “Chuyến Giới thiệu một
để suy gẫm, tập đi của đức tin” bố cục sách Phúc
trung vào tình (tr.169) âm. Thảo hoạch
yêu của Thượng Đế một chương trình
xã hội cho các
bạn chưa tin
Chúa. Cầu nguyện
việc mời người
ta đến.
4 3:1-35 Đọc một đoạn trong Tiếp tục “Chuyến Giới thiệu một
quyển Nhận biết đi của đức tin” khuôn mẫu cầu
Thượng Đế. Đáp ứng nguyện cho sứ
bằng cầu nguyện. mạng (truyền
Yêu cầu mỗi người giáo) hoàn cầu
viết một bài cầu (tr.177)
nguyện ca ngợi
Thượng Đế rồi đọc
như một bài cầu nguyện.
5 4:1-41 Đọc một Thi thiên Dùng “Xin tô màu Thảo luận môi
về thờ phượng. tôi” (tr.171). trường sứ mạng
Thảo luận vắn tắt Nghĩ về một màu của nhóm nhỏ của
Cùng cầu nguyện nào đó để mô tả bạn
mỗi người trong
tổ
6 5:1-43 Mọi người cùng chia Dùng “Báo cáo về Phác thảo một
xẻ cho nhau những thời tiết” (tr.170) giao ước cho
gì các bạn đã học Lập kế hoạch cho kỳ tổ của bạn (H.
hỏi được về sự thờ nghĩ cuối tuần cho 142-143)
trong năm tuần qua cả tổ
Hình 7: Kế hoạch mẫu cho sáu tuần lễ đầu
Trong khi nghiên cứu sách Công vụ 4, một tổ thảo hoạch một chương trình
chung quanh luận đề về sự mạnh dạn đi làm chứng đạo. Họ tìm được linh
lương từ chính việc học hỏi nghiên cứu Kinh điển. Sự thành công sẽ càng
tăng khi các tổ viên cùng chia xẻ với nhau nỗi sợ hãi của mình trong việc
làm chứng đạo và thảo luận về những điểm khó khăn họ đã từng trải; các tổ
viên khích lệ lẫn nhau. Phần thờ phượng của họ gồm sự cầu nguyện, tiếp
theo là phần khuôn mẫu đã được đưa ra trong Cong Cv 4:24-30. Họ cầu
nguyện xin Chúa cho mình mạnh dạn trong những khu vực đặc thù để các tổ
viên có thể làm chứng về Chúa Cứu Thế - với những người láng giềng, trong
sở làm, cho một bạn thân, và vân vân - và như thế là họ càng trao đổi với
nhau từng trải về công tác làm chứng đạo.
Nhưng không phải chỉ có Kinh điển mới có thể là yếu tố hợp nhất bốn thành
tố. Có thể đó là sự cầu nguyện. Sự cầu nguyện sẽ là linh lương bồi dưỡng
cho chúng ta khi chúng ta không những chỉ thưa chuyê5n với Thượng Đế,
mà còn lắng nghe bức thông điệp Ngài truyền phán cho chúng ta. Nó có thể
giúp xây dựng sự thông công khi các tổ viên cầu thay cho nhau và dâng các
nhu cầu của tổ lên cho Chúa. Đó sẽ là sự cầu nguyện khi chúng ta ca ngợi
tán tụng Thượng Đế. Và nó sẽ là sứ mạng khi chúng ta cầu thay cho những
người đang cầu tình yêu thương của Thượng Đế đang ở gần chúng ta và trên
khắp thế gian.
Tiệc thánh cũng bao hàm cả bốn thành tố, và nhiều nhóm nhỏ từng được
buộc chặt vào nhau khi họ cùng tổ chức dự tiệc thánh với nhau Chúng ta
được bồi dưỡng khi dự Tiệc thánh. Chúng ta nhận được một phước hạnh
đsặc biệt khi cùng uống chén, ăn bánh, mà ICo1Cr 10:16 gọi là “chịu phúc
lành”. Chúng ta cũng được bồi dưỡng khi nghe đọc Kinh điển là lời truyền
dạy thường đi kèm theo sau tiệc thánh.
Tiệc thánh cũng là một lễ kỷ niệm có ý nghĩa thờ phượng. Chúa Cứu Thế
phán: “Hãy làm điều này để tưởng nhứ Ta!” (11:24). Khi chúng ta nhớ lại
Thượng Đế - Ngài là ai, Ngài đnag làm gì - là chúng ta đang thờ phượng
Ngài. Việc cử hành Tiệc thánh bao gồm những lời cầu nguyện, lời tạ ơn, và
những bài thánh ca thờ phượng Thượng Đế (Mat Mt 26:30; ICo1Cr 11:24).
Sinh hoạt thông công của chúng ta được Tiệc thánh tả vẽ và củng cố Theo
10:16-17, thì ăn bánh là sự phần vào thân thể Chúa Cứu Thế: “Chúng ta dù
đông nhưng đều ăn chung một ổ bánh, (nên) đều thuộc về một thân thể của
Chúa” (c.17). Chúng ta được hợp nhất khi cùng được từng trải về Thượng
Đế. “Dự phần” hay “thuộc về” theo nghĩa đen, là có một cái gì đó chung với
nhau, là có một cái gì đó chung với nhau: sự chết thay của Chúa Cứu Thế
cho chúng ta Đó là nền móng của đời sống của chúng ta với Chúa Cứu Thế
trong cộng đồng Cơ-đốc giáo. Tiệc thánh là bữa ăn yêu thương (agape) của
cộng đồng Cơ-đốc giáo.
Cử hành Tiệc thánh cũng là một hành động truyền giáo vì bởi đó, “anh em
công bố sự chết của Chúa... cho đến lúc Ngài trở lại (11:26). trong Mat Mt
26:28, Chúa Giê-xu phán: “Đây là máu ta, máu đổ ra cho nhiều người được
tha tội”. Trong khi uống chén, chúng ta nhớ lại tại sao Ngài đã chịu chết và
được thúc giục hãy thực thi sứ mạng công bố sự tha tội của Thượng Đế.
Hòa lẫn các thành tố.
Như trứng, bột, đường và các hương liệu được hòa trộn lẫn nhau để tạo ra
một chiếc bánh ngon thể nào, thì cũng vậy, bốn thành tố kể trên hòa lẫn vào
nhau sẽ tạo thành toàn bộ sinh hoạt tổ của chúng ta. Chúng không tác động
riêng rẽ. Xin hãy xét đến bảy cách thức chúng tác động lẫn nhau.
1. Sự thờ phượng củng cố thêm cho sự thông công bằng cách tập họp chúng
ta lại, để nhìn chăm vào Thượng Đế. Sự hợp nhất của nhóm nhỏ là kết quả
của việc chúngt a cùng hợp nhất trong Chúa Cứu Thế Thượng Đế khiến
chúng ta hợp nhất, khi bởi Thánh Linh, Ngài làm phép báp-tem cho chúng ta
đe9 chúng ta có được đời sống mới trong Chúa Cứu Thế (RoRm 6:1-5; 8:9-
11). Rồi chúng ta từng trải công việc Thượng Đế làm trong chúng ta để cứ
tăng trưởng ngày càng gần gũi, mật thiết hơn với nhau; Eph Ep 1:1-24 mở
đầu bằng lời ca ngợi tác tụng, Thượng Đế về kế hoạch của Ngài nhằm kết
hợp mọi sự lại trong Chúa Cứu Thế. Chúng ta cùng tham dự một chủ đích
chung là dâng lên lời cangợi tán tụng vinh quang Thượng Đế (Eph Ep 1:12).
Khi chúng ta rời mắt khỏi nhau để cùng chú mục vào tính cách vĩ đại của
Chúa Cứu Thế, là chúng ta cùng bị cuốn hút vào chủ đích của Ngài - tức là
hợp nhất mọi sự lại với nhau!
Khi đặt các vấn đề điều gì, ở đâu, khi nào và tại sao,
Không phải mọi người chúng ta đều có thể nhìn thấy được mặt đối mặt.
Nhưng mọi người chúng ta đều đồng ý về câu hỏi: Ai
bởi vì Chúa Cứu Thế Giê-xu đang sống trong ba5n.
Như những gia đình cùng cầu nguyện để sống chung với nhau như thế nào,
thì cũng vậy, các tổ cùng hiệp chung lại với nhau trong sự thờ phượng cũng
sẽ được buộc chặt vào nhautrong sự thông công (cộng đồng).
2. Sự thông công mật thiết tăng cường sự thờ phượng trong nhóm nhỏ. Hay
nói khác đi, là cùng vui đùa với nhau sẽ giúp chúng ta cùng cầu nguyện
chung với nhau.
Muốn phát triển lối chơi toàn đội thì cần phải có thì giờ và cơ hội. Công tác
toàn đội đòi ỏi mọi người đeu phải biết rõ các ân tứ tài năng của nhau và một
thái độ sẵn sàng tin cậy lẫn nhau. Điều này tối quan trọng cho một tổ cầu
nguyện cũng như cho một đội thể thao Tôi đã thấy rõ điều đó cả trong việc
chơi bóng chuyền lẫn trong việc học hỏi nghiên cứu Kinh Thánh. Nếu mỗi
thành viên trong đội bóng đều biết cách để cho mọi người cùng đánh vào
quả bóng trong một sân bóng chuyền, thì họ cũng phải để cho mọi người
cùng nói và cùng lắng nghe nhau khi nghiên cứu Kinh Thánh. Phải mẫn cảm
đối với người khác là điều quan trọng trong cả hai hoạt động này. Để cho
mọi thành viên trong đội, trong tổ được tự do trao đổi ý kiến với nhau là tối
quan trọng trong sự thông công nhau trong sự cầu nguyện và thờ phượng tập
thể. Tôi thường để ý nhận thấy rằng khi đến với một tổ nào đó lần đầu tiên,
tôi không cảm thấy mình được tự do thờ phượng ngay tức khắc. Thoạt đầu,
tôi cần biết rõ hơn về một số tổ viên thì tôi mới có thể cảm thấy tự nhiên như
ở nhà mình được. Ở đây, thì giờ giải lao giải trí với tổ, sẽ giúp ích được rất
nhiều.
3. Thờ phượng là một cách đáp ứng lại với sự bồi dưỡng. Khi tâm trí và tâm
linh chúng ta tiếp nhận Lời Thượng Đế, chúng ta sẽ càng tán thưởng thêm
tính cách vĩ đại của Ngài. Cách đáp lại tốt nhất với việc Thượng XĐế tự bày
tỏ Ngài ra, là ca ngợi tán tụng và tôn thờ Ngài. Chúng ta không nên hài lòng
với việc chỉ biết được các sự kiện về Thượng Đế mà thôi. Trái lại, chúng ta
phải lợi dụng sự hiểu biết của mình về Ngài để làm nền móng cho việc suy
gẫm về bản tính Ngài. Càng hiểu biết về Thượng Đế nhờ Lời Ngài chúng ta
càng yêu mến và muốn thờ phượng Ngài hơn. Từng trải được bồi dưỡng của
một nhóm nhỏ phải dẫn tới kết quả là sự tán thưởng càng hơn về Thượng Đế
là ai Nếu sự thờ phượng không được vui vẻ, thì thường thường có thể là vì
chúng ta chỉ dùng các thức ăn đạm bạc, trong khi Thượng Đế mời chúng ta
đến là để dự một đám tiệc. “Khá nếm thử xem Đức Giê-hô-va tốt (ngon)
lành dường bao!” (Thi Tv 34:8).
4. Sự thờ phượng dẫn đến sứ mạng. Khi chúng ta thờ phượng Thượng Đế và
thắt chặt mối liên hệ với Ngài chúng ta bắt đầu đồng ý với thế giới quan của
Ngài. Chúng ta học biết yêu thương người khác như chính Ngài vậy. Hơn
nữa, sự phấn khởi của chúng ta về Thượng Đế là vua của toàn cõi vũ trụ giục
giã chúng ta cùng vui vẻ chia xẻ tình bạn với tha nhân Trong Cong Cv 4:24-
31, các Cơ-đốc nhân đã thờ phựng Thượng Đế, là Chúa tể vũ trụ, và sau đó,
đã mạnh dạn truyền giảng Lời Ngài.
Một mùa hè nọ, tôi hướng dẫn một nhóm nhỏ tại Bear Trap Ranch, một
trung tâm huấn luyện của Tổ chức Sinh viên Cơ-đốc giáo Thông công ở
Colorado. Tổ chúng tôi đến Colorado Springs để làm chứng đạo cho mọi
người trong một công việc lớn. Chúng tôi gặp khó khăn khi muốn bắt đầu
gợi chuyện với họ, cho nên tổ chúng tôi họp nhau dưới mấy gốc câ để cầu
nguyện Chúng tôi ca ngợi tán tụng Chúa về cơ hội này và về khu công viên,
nơi chúng tôi đang có mặt. Chúng tôi cầu xin Chúa đưa những người mà
Ngài đã chuẩn bị sẵn để được nghe về Ngài đến với chúng tôi. Việc thờ
phượng Chúa Cứu Thế đã giúp chúng tôi chiến thắng mặc cảm và nỗi lo sợ
của chúng tôi Chúng tôi hé thấy vài triển vọng có thể làm chứng đạo. Chúng
tôi bắt đầu thấy Chúa đã phán bảo những người khác như thế nào Và Ngài
đã dẫn chúng tôi đến chỗ nói chuyện nhiều với những người đang hiếu kỳ
muốn nghe thêm về Chúa Cứu thế.
5. Việc bồi dưỡng tăng cường sức giục giã hãy chu toàn sứ mạng. Như thân
xác chúng ta cần lương thực thực phẩm để có thể tiếp tục làm việc thế nào,
thì một nhóm nhỏ cũng cần được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa để có năng lực
chu toàn sứ mạng. Nếu một nhóm nhỏ cố gắng muốn làm chứng đạo hay
công tác xã hội mà không được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa, thì các tổ viên
sẽ trở nên gầy ốm vì bị suy dinh dưỡng. Đồng thời, hoạt động nhằm chu toàn
sứ mạng củ họ sẽ bị gnăn trở vì các tổ viên trở thành quá suy nhược về mặt
thuộc linh để có thể cứ tiếp tục làm việc.
Hồi còn học chủng việc, tôi thuộc một nhóm nhỏ đã quyết định nghiên cứu
các sách tiểu tiên tri (A-mốt và nhiều sách tiên tri khác nữa). Hậu quả do
việc chúng tôi học biết được rằng Thượng Đế rất quan tâm đến người nghèo,
là tổ chúng tôi quyết định hậu thuẫn cho một tổ chức đang cứu trợ cho
những người nghèo trong nội thành thành phố St.Paul. Chúng tôi đến một
ngôi nhà của tổ chức ấy để giúp dọn dẹp quét rửa sạch sẽ từ trên chí dưới.
Chúng tôi cũng thường xuyên cầu nguyện cho một torng các tổ viên của
chúng tôi đang làm việc với các công nhân di cư trong thành phố ấy. Khi
chúng tôi nghe về sự bất công đối với người nghèo mà sách A-mốt đả kích,
chúng tôi quyết định viết thư cho các dân biểu quốc hội về số dân nghèo của
đất nước chúng ta.
6. Sứ mạng củng cố sự thông công (Điều cùng được nghiệm đúng là chểnh
mảng việc chu toàn sứ mạng sẽ làm suy yếu sự thông công).
Lúc Phao-lô viết thư cho người Phi-líp, ông đã kêu gọi họ hãy tham gia công
tác truyền giảng Phúc âm, vì họ phải trải qua những cuộc chiến đấu với sự
chống trả y như ông, khi muốn trình bày về Phúc âm (Phi Pl 1:5, 30). Họ
phải hợp nhất để làm chứng đạo, phải “siết chặt hàng ngũ chiến đấu cho
niềm tin Phúc âm” (1:27). Nếu một nhóm nhỏ cùng sát cánh nhau để truyền
giảng Phúc âm, họ sẽ ngày càng gần gũi, thâ thiết với nhau hơn. Họ học biết
được là phải cùng làm việc với nhau và nâng đỡ nhau với tư cách một toàn
đội. Khi phải đương đầu với sự chống đối, họ sẽ học biết được là phải “một
lòng đứng vững” (1:27, bản dịch cũ). Nhiều tiểu to9 tại trường đại học
Minnesota đã học được bài học này khih trong một năm nọ, họ đã phân phát
được ba chục ngàn bộ Tân ước và đưa nhiều sinh viên đến với Chúa Cứu thế
qua mấy chục nhóm nhỏ nghiên cứu Kinh Thánh của họ Trước khi thực hiện
sứ mạng này, nhiều nhóm nhỏ các Cơ-đốc nhân đã nhiều lần cố gắng tạo ra
sự đoàn kết Phải nhờ việc cu2ng cộng tác với nhau trong một sứ mạng
chung, họ mới có thể được kết chặt vào nhau trong một cộng đồng Cơ-đốc
giáo hợp nhất. Cũng vậy, nhiều Hội thánh từ nhiều hệ phái khác nhau, đã
được đưa đến chỗ gần gũi tha6n thiết với nhau hơn khi họ cùng cộng tác với
chiến dịch truyền giảng Phúc âm của Billy Graham.
Nếu một tổ không bao giờ chịu dấn thân chu toàn sứ mạng, là nó đã đánh
mất chủ đích chung, và bắt đầu mất đoàn ke7t. Nếu một nhóm nhỏ không
chịu phục vụ người khác, nó sẽ trở thành vị kỷ, lười biếng, bệnh hoạn vì chỉ
biết lo cho chính mình mà thôi Hãy xét đến tấm gương của Hội thánh tại Cổ-
linh Chỉ vì họ chỉ biết hướng nội mà không chịu chu toàn sứ mạng đối với
người thế gian, họ đã chia bè kết đảng và tụ tập trung vào chính họ trong
cách sử dụng các ân tứ (ICo1Cr 3:12-14). Nhưng một nhóm nhỏ càng tích
cực lo chu toàn sứ mạng, thì cùng tăng trưởng trong sự thông công.
7. Sự thông công càng lớn, thì sứ mạng chu toàn sẽ càng lớn lao. Khi ý thức
về thông công càng phát triển, thì cả tổ càng cung cấp được cho các cá nhân
tình yêu thương và sức hỗ trợ họ đang cần cho sự tăng trưởng cá nhân khi họ
đến với người ngoài.
Khi một tổ cùng tăng trưởng, nó phát triển một ý thức thống nhất về một sứ
mạng cá biệt nào đo1 mà Thượng Đế đã giao cho họ (như chia xẻ Phúc âm
với những láng giềng mới). Các tổ viên cũng phát triển một loạt những điều
mà họ trông mong toàn tổ sẽ dấn thân thực hiện. Thí dụ mỗi tổ viên có thể
đồng ý với nhau học về nội dung căn bản của Phúc âm và bắt đầu kết bạn
với một người chưa tin Chúa.
Tuy phần nhiều các tổ đều cần nhiều tuần lễ trao đổi trước khi đi đến chỗ
nhất trí với nhauy, có một số các tổ vốn được thành hình trên cơ sở là một sự
dấn thân đã được xác định trước. Thí dụ trước khi gia nhập một nhóm nhỏ,
mỗi tổ viên đều phải nhất trí: 1. dành riêng một thì giờ tĩnh tâm hằng ngày.
2. cầu nguyện mỗi ngày cho một người bạn chưa tin Chúa, 3. làm chứng đạo
cho một người bạn mỗi tuần, 4. đọc sách Out of the Saltshaker (1) và 5. huấn
luện lẫn nhau môn “cá nhân truyền đạo”. Thường thường những tổ bắt đầu
bằng một sự dấn thân được định trước cần tái xác nhận hoặc duyệt xét lại
điểm nhất trí của họ sau khi đã cùng làm việc với nhau được vài tuần lễ và
phát triển một ý thức càng lớn lao hơn về thông công.
Một trong những phương pháp tốt nhất để tăng cường mối thông công, và
dấn thân để chuẩn bị chu toàn sứ mạng là phải lập một bản giao ước cho cả
tổ. Đây là một bản tuyên ngôn về một chu đích mà toàn tổ đều nhất trí phải
thực hiện. Tiến trình viết ra một bản giao ước giúp các tổ viên làm sáng tỏ
các hoài bão của họ và nhất trí với nhau về cách trợ giúp lẫn nhau để thực
hiện các mục tiêu mà tổ đã đề ra Nó phải cung cấp một định chuẩn khách
quan để đánh giá và chấm công. Thí dụ, tổ có thể yêu cầu mỗi tổ viên viết ra
một bố cục căn bản của Phúc âm và buộc mỗi người phải có trách nhiệm học
thuộc (xem chương sáu, các trang 63-64 và chương mười ba, các trang 142-
143, để biết nhiều hơn về các bản giao ước) Tuy nhiên, muốn duy trì thế
quân bình giữa bồi dưỡng, thờ phượng, thông công và chu toàn sứ mạng
(truyền giáo) - thế cân bằng mà toàn tổ đều nhất trí - thì những điều đòi hỏi
sẽ vượt quá việc chỉ đồng ý và ký giao ước suông. Nó cũng đòi hỏi phải có
thuật lãnh đạo nữa. Trong chương tiếp sau đây, chúng tôi sẽ chuyển sang
việc khảo xét yếu tố then chốt này.
THUẬT LÃNH ĐẠO - YẾU TỐ CHỦ YẾU
Nếu không được lãnh đạo đúng mức, thì số phận của một nhóm nhỏ đã bị
định đoạt trước rồi. Nhiều tổ bị khiếm khuyết và thất bại, vẫn còn có thể bù
trừ và có được một đời sống khỏe mạnh với nhau. Nhưng nếu không có sự
lãnh đạo, khôn ngoan và đầy tình yêu thương thì một tổ sẽ bị tổn thương do
một khởi điểm đã gặp ngay trở ngại, và sự tăng trưởng sẽ bị ngăn trở, và gia
tốc sẽ bị lụn tắt. Thế nhưng, ai là người cần đến đie8u này?
Việc lãnh đạo tốt giải phóng phần tiềm năng của một nhóm nhỏ. Một nhạc
trưởng tài ba sẽ điều khiển cả giàn nhạc tạo được sự hòa âm. Một trung vệ
của một đội túc cầu có thể điều phối cả đội bằng một lối chơi đặc thù để ghi
bàn. Cũng vậy, tổ trưởng của một nhóm nhỏ có thể giúp các tổ viên làm sáng
tỏ chủ đích của họ hầu đạt chủ đích ấy. Với một tổ trưởng có tài, các tổ viên
sẽ bị lột mặt nạ của mình và cảm thấy được tự do ban ra và tiếp nhận tình
thương. Linh lương tạo ra sự tăng trưởng thuộc linh. Chừng đó thì người ta
sẽ không còn có thể cầm giữ lại lời cảm tạ Thượng Đế nữa. Chúng ta sẽ từng
trải được tình yêu thương của Thượng Đế và nhân rộng nó ra, ban đều là
trong tổ, và sau đó là vượt ra ngoài các ranh giới của nó.
Nhu cầu về lãnh đạo của Cơ-đốc giáo.
Phần đông chúng ta đều kính trọng các lãnh tụ trong quá khứ, như
Washington, Lincoln, Churchill, Gandhi. Tuy nhiên, trong hai mươi năm sau
này, tiếng tốt của các lãnh tụ chính trị nói chung, đã bị hoen ố. Nhiều trường
hợp tham nhũng lạm quyền, quản trị tài chính tồi và gian dối đã gieo mầm
hoài nghi trong toàn thể thế hệ này. Ngày nay, chúng ta nhìn vào các lãnh tụ
chính trị bằng đôi mắt nghi ngờ.
Sự sa sút về lãnh đạo của chúng ta có bóp chẹt sự tăng trưởng về lãnh đạo
trong hội thánh hay không? Có lẽ có. Nhưng phần lớn các cộng đồng Cơ-đốc
giáo vẫn còn kính trọng các cấp lãnh đạo của mình. Thế tại sao lại có quá ít
người chịu đứng ra gánh vác nhiệm vụ lãnh đạo Cơ-đốc giáo?
Các tấm gương trong Kinh Thánh về các lãnh tụ nhiệt thành và tài ba vẫn
gợi được nhiều cảm hứng. Ê-sai từng đáp lại tiếng gọi của Thượng Đế rằng
“Ta sẽ sai ai đi?” bằng câu nói vang dội: “Có tôi đây! Xin hãy sai tôi”. Đa-
ni-ên, Đê-bô-ra, Đa-vít, và nhiều bậc anh hùng trong Cựu ước cũng từng chú
ý đến tiếng gọi của Ngài. Tuy nhiên, vì công tác lãnh đạo vốn có nhiều đòi
hỏi mà con người ta lại có tâm trạng bất an, cho nên chúng ta thường tránh
né tiếng gọi để trở thành lãnh tụ cho Thượng Đế. Môi-se đã bắt Thượng Đế
phải chờ ông trong khi ông viện đủ lý lẽ để từ chối. Còn với Giô-na thì
Thượng Đế đã phải bám theo ông khá dai dẳng mới khiến được ông hồi tâm
để lại chịu sự hướng dẫn của Ngài mà đi thẳng vào khu vực truyền giáo.
Một trong những chủ đích đầu tiên của Chúa Giê-xu, là thiết lập quyền lãnh
đạo thuộc linh. Giữa đám đông các môn đệ, Ngài đã chọn ra mười hai người
để đầu tư thật nhiều vào đó Ngài đã huấn luyện mười hai người ấy để lãnh
đạo và hướng dẫn Hội thánh nguyên thủy. Nhưng họ đã không phải bao giờ
cũng hăng hái và ngoan ngoãn. Phê-rơ từng chối Chúa. Hai sứ đồ Gia-cơ và
Giăng thì hay gây gổ. Thô-ma nghi ngờ. Giu-đa thì phản bội. Số còn lại đều
có lần đào ngũ Tìm cho được người lãnh đạo Cơ-đốc nhân không phải lúc
nào cũng dễ dàng.
Phao-lô đã có từng trải tương tự khi ông thiết lập Hội thánh hải ngoại trong
khhu vực chung quanh Đựa trung hải. Ông đã chịu khổ công nhọc sức lâu
dài để chuẩn bị cho Ti-mộ-thư đảm nhận chức vụ mục sư. Nhưng mặc dầu
được vị sứ đồ đỡ đần, niềm tin của Ti-mộ-thư thoạt đầu cũng từng bị tiêu
hao. Phao-lô đã phải nhắc nhở ông “hãy nhen lại ơn của Đức Chúa Trời ban
cho” (IITi 2Tm 1:6 bả dịch cũ) và “đừng lãng quên các ân tứ Chúa cho”
(4:14). Hễ càng gặp áp lực thì tự nhiên Ti-mộ-thư cảm thấy bị mệt mỏi, kiệt
quệ thay vì trông cậy vào “Linh của sự anh dũng, tình yêu thương và tự chủ
của Thượng Đế” (IITi 2Tm 1:7). Thế nhưng mọi dấu chỉ đều cho thấy là Ti-
mộ-thư đã duy trì chức vụ, cứ ngày càng tăng trưởng trong đức tin và lòng
tận trung.
Thế thì, những điều đó đưa chúng ta tới đâu? Đến với Thượng Đế của lòng
hào hiệp. Ngài không hề cầm giữ lại điều mà chúng ta đang cần. Ngài đã ban
cho chúng ta chính Con Ngài, và để ân phúc Ngài hết sức rời rộng, không
chừng mực trên chúng ta. Vì Thượng Đế đã ban cho từng tín hữu một các ân
tứ thuộc linh, chúng ta có thể tin chắc rằng Ngài đã cấp phát dư dật tài năng
lãnh đạo cho các nhu cầu hết sức rộng lớn của Hội thánh Ngài. Thượng Đế
đã ban các ân tứ quản trị, dạy dỗ, căn dắt và phục vụ Các ân tứ ấy giúp
những người thuộc về Ngài có đầy đủ các tài năng để đảm nhận các vị trí
lãnh đạo.
Vấn đề là: chúng ta có sẵn sàng để phục vụ với cương vị lãnh đạo hay
không? Chúng ta có giống như Phao-lô nghĩa là đang ghiết lập các Hội
thánh và củng cố cho các Cơ-đốc nhân ở khắp nơi không? Hay chúng ta
giống như Ti-mộ-thư nghĩa là đang sẵn sàng cố gắng nhưng còn thiếu lòng
tin? Nếu chúng ta giống như Ti-mộ-thư, là chúng ta đang đi lệch khỏi một
khởi điểm đúng vậy. Bức thông điệp đầy khích lệ của Phao-lô trong I và II
Ti-mộ-thư vốn dành cho chúng ta hôm nay, cũng như đã được dành cho Ti-
mộ-thư vậy!
Tuy nhiên, phần đông chúng ta lại không có được thái độ cởi mở của Ti-mộ-
thư. Có thể kể ra nhiều lý do cho việc ấy.
“Tôi không có khả năng lãnh đạo”. Có lẽ chúng ta nhận thấy về hình thức,
chức vị lãnh đạo gây phiền phức, bất tiện và nặng nhọc nữa Nhưng xin chú ý
là Phê-rơ từng nói: “Thượng Đế đã ban cho mỗi người chúng ta một khả
năng riêng” (IPhi 1Pr 4:10) phải sử dụng để làm ích lợi cho nhau. Chúng ta
đều có các ân tứ Chúa ban! Thế các ân tứ của bạn là gì? Phục vụ, dạy dỗ, bố
thí? Tiếp khách lạ? Điều quan trọng là chúng ta phải sử dụng các khả năng,
tài năng và ân tứ của chúng ta như một hành động vâng lời Chúa và Cứu
Chúa chúng ta, sao cho thân thể Chúa Cứu Thế được gây dựng (nhưng phải
coi chừng! Đa số các ân tứ được đề cập thoạt nghe đều giống như các hoạt
động rất phù hợp với các nhóm nhỏ trưởng! Tuy nhiên, tôi nghi ngờ chẳng
hay bạn có đọc quyển sách này với ý thức rằng rất có thể bạn cũng có một
tiềm năng nào đó để trở thành cấp lãnh đạo hay không. Vậy xin bạn hãy tiếp
tục phát triển nó!)
“Tôi không muốn lãnh đạo”. Thái độ này thường được cảm thấy hơn là nói
toạc ra. Vấn đề vốn không xoay quanh tài năng lãnh đạo, mà xoay quanh sự
vâng lời thuộc linh. Có môt sự thật hết sức đơn giản, ấy là nếu Thượng Đế
đã ban cho chúng ta tài năng để trở thành những lãnh tụ thành công, thì
chúng ta phải lợi dụng các tài năng ấy Ngài sở dĩ ban chúng cho chúng ta, là
để chúng ta làm ích lợi cho tha nhân. Vậy, nếu tôi là một lãnh tụ mà không
chịu phục vụ với cương vị lãnh đạo, thì tôi đang gặp một vấn đề rắc rối; tôi
cần phải làm một công tác gì đó khá quan trọng cho Thượng Đế.
“Tôi không chắc mình có thể lãnh đạo được” Đây thường là một hậu quả do
người ta thiếu từng trải hoặc không được huấn luyện. Nhiều người vốn có tài
năng và ân tứ có thể phát triển để trở thành những nhóm nhỏ trưởng giỏi
Điều đòi hỏi nơi họ chỉ là thái độ sẵn sàng tự nguyện thực hành và học hỏi.
Quyển sách này sẽ giúp cho những người như thế.
Người nhóm nhỏ trưởng làm gì?
Chúng tôi đã định nghĩa một nhóm nhỏ là những người kết hợp nhau lại để
đáp ứng các nhu cầu và thi hành chức vụ của Hội thánh. Vậy chủ đích của
một nhóm nhỏ trưởng, là giúp thực hiện việc ấy. Nó có nghĩa là người ấy
phải giúp đỡ trong việc tạo đoàn kết trong nhóm nhỏ, đáp ứng các nhu cầu
và thi hành chức vụ. Nghe thì đơn giản. Nhưng không phải là đơn giản đâu.
Trước hết, phương pháp lãnh đạo theo Kinh Thánh tương phản rõ rệt với
cách lãnh đạo mà người thế gian đang thực hiện. Phần đông các lãnh tụ của
các xã hội trong quá khứ và hiện tại đều lãnh đạo bằng ảnh hưởng chính trị,
bằng quân lực, bằng cách làm nhục nhuệ khí của người khác, bằng cách lạm
dụng quyền thế, bằng sức mạnh tài chính, bằng cách thi ân và mê hoặc. Họ
đi tìm địa vị, thế lực, tìm cách để vinh thần phì gia Nhưng các lãnh tụ Cơ-
đốc giáo thì khác hẳn từ căn bản. Chúa Giê-xu từng truyền dạy và chứng
minh rằng vương quốc của Ngài đã được gọi rất đúng là một vương quốc
hoàn toàn đảo ngược. Trong vương quốc ấy, việc phục vụ thay thế cho việc
thống trị.
Ngay đến các môn đệ của Chúa Giê-xu cũng phải kinh ngạc về phương pháp
ấy Trong Mác 10, Gia-cơ và Giăng đã sa vào phương pháp hành động của
người thế gian. Hai ông đã xin Chúa Giê-xu ban cho mình những địa vị và
uy quyền cao hơn mười vị môn đệ khác của Chúa, trong vương quốc mà hai
ông kỳ vọng là Ngài sẽ thiết lập. Lúc các môn đệ khác biết được là hai ông
đã xin điều đó với Chúa Giê-xu, họ đều hết sức bất mãn tại sao thế? Có thể
vì chính họ cũng muốn yêu cầu như vậy nhưng chưa có đủ can đảm đó thôi!
Chúa Giê-xu đã trực diện với họ để nhấn mạnh phương pháp lãnh đạo mới
mà chính chức vụ của Ngài đã chứng minh. Khuôn mẫu mà Ngài đưa ra thật
là rõ ràng: “Ta đến trần gian không phải để cho người phục vụ, nhưng để
phục vụ người, và hi sinh tính mạng cứu chuộc nhiều người” (c.45). Lời dạy
của Ngài cũng rất rõ: “Ai muốn làm lớn, phải làm tôi tớ người khác” (c.43).
Kiểu mẫu lãnh đạo của Kinh Thánh được xây trên hai ý niệm song sinh: 1.
người đầy tớ phục vụ bằng cách lãnh đạo, và 2. vị lãnh tụ lãnh đạo bằng
cách phục vụ.
Chúa Giê-xu chứngminh nguyên tắc thứ nhất là chúng ta phục vụ bằng cách
lãnh đạo khi Ngài liều mạng kêu gọi, dân chúng theo Ngài Khi trở thành
lãnh tụ; Ngài tự khiến mình bị thiên hạ hiểu lầm, chỉ trích nhạo báng và
thậm chí giết chết nữa. Trong khih những cái giá phải trả như thế có thể xảy
ra khiến chúng ta cảm thấy chức vị lãnh đạo thật là phiền phức, thì chúng ta
cũng thấy được những lợi ích có thể có được do sự liều mạng như thế, sẽ có
thể được đền bù xứng đáng. Sự phục vụ của Chúa Giê-xu khiến chúng ta
được tha tội, được quyền tái lập mối liên hệ phải lẽ với Thượng Đế vĩnh cửu.
Đối với chúng ta, thái độ sẵn sàng, tự nguyện lãnh đạo, có thể tạo kết quả
cho nhóm nhỏ chúng ta là thật sự thành công trong việc đạt được cả mục tiêu
của nó.
Phải có ai đó trong nhóm nhỏ phục vụ bằng cách chủ động đi bước trước để
lãnh đạo, hướng dẫn. Nhất là trong những giai đoạn đầu tiên của sinh hoạt
của tổ, người tổ trưởng thủ một vai trò tối quan trọng trong việc giúp cho tổ
thiết lập một chiều hướng và có thể khởi động Người tổ trưởng được chỉ
định thường phục vụ cho nhóm nhỏ của mình bằng cách:
1. Cung cấp một ý thức về chủ đích và khải tượng. Người tổ trưởng nhắc
nhở cho toàn nhóm nhỏ về các chủ đích của mình. Người ấy gợi ý về những
cống hiến có thể có và những điều cần quan tâm để hình thành lý lịch và
hoạt động của tổ.
2. Các hoạt động chủ động, đi bước trước người tổ trưởng giúp các tổ viên
hiểu biết lẫn nhauy cả trong lẫn ngoài các buổi họp tổ.
3. Khích lệ người khác. Người tổ trưởng thôi thúc các tổ viên tham gia sinh
hoạt trong tổ giúp họ sử dụng tài năng và tài nguyên để phục vụ cho tổ qua
việc tiếp khách, cung cấp nước giải khát, ca hát, hướng dẫn các buổi học tập
và vân vân.
4. Thu xếp, dự liệu. Người tổ trưởng làm gương về thái độ cởi mở và những
gì mà cả tổ quan tâm. Tổ trưởng phải sẵn sàng mà cả tổ quan tâm Tổ trưởng
phải sẵn sàng dám liều khi cần giải quyết các tranh chấp và làm sáng tỏ các
cống hiến cũng như ý hướng.
5. Hợp lý hóa việc tổ chức người tổ trưởng giúp sắp xếp các chi tiết cho
những lần họp mặt đầu tiên (thì giờ địa điểm, vị trí, những tài nguyên cần
thiết) và thông báo cho các tổ viên biết mọi điều.
Mỗi lần tôi lãnh đạo một nhóm nhỏ mới, có rất nhiều điều bấp bênh không
chắc chắn len lỏi vào tâm trí tôi. Tôi có đang hành động quá độc đoán hay
quá thụ động không Tôi có quá hung hăng hay quá tiêu cực không? Tôi đang
quá chuộng về hình thức hay quá khinh suất? Quá tỉ mỉ trau chuốt hay quá
tùy tiện? Toàn tổ có ủng hộ tôi không? Họ có thấy tình yêu thương của tôi
đối với Chúa Cứu thế không? Họ có nhận thấy thiện chí muốn giúp đợ mọi
người của tôi không?
Tôi đã đi đến chỗ kết luận rằng những lo âu và căng thẳng đó là tự nhiên và
bình thường. Chúng là những dằn vặt tình cờ song hành với chức vụ lãnh
đại. Và chúng sẽ giảm đi một phần lớn khi lý lịch của nhóm nhỏ gia tăng.
Điều quan trọng cần nhớ là khi chấp nhận vai trò lãnh đạo, thì chúng ta phải
phục vụ Chúa và những người thuộc về Ngài.
Ý niệm thứ hai của Kinh Thánh là chúng ta lãnh đạo bằng cách phục vụ.
Chúa Giê-xu là tôi tớ Thượng Đế, đang phục vụ cho người này tiếp sau
người khác, là luận đề được in đậm nét trên từng trang của bốn sách Phúc
âm. Ngài đã phục vụ cho những người theo Ngài. Ngài chẳng những chỉ rửa
chân chân cho họ, mà còn trấn an họ khi họ gặp dông bão, dạy dỗ họ khi họ
bị lầm lạc và cau nguyện cho họ khi họ bị yếu đuối. Ngài phục vụ cho các
khối quần chúng đông đảo. Ngài chẳng những chỉ hóa bánh cho nhiều ngàn
ngơừi ăn, mà còn chữa lành người bệnh tật, làm sạch người cuì, ban quần áo
cho người trần truồng chỉ đường cho người lạc bước và tha tội cho kẻ biết ăn
năn hối lỗi. Xa-chê cần một khởi điểm mới, Ni-cô-đem cần một tầm nhìn
mới, người phụ nữ tại miệng giếng thì cần một mối liên hệ mới. Tất cả họ
đều có những nhu cầu nhất định và rất thật: mỗi người đều cần được phục vụ
và tất cả đều đã được Chúa Giê-xu phục vụ cho - Ngài quả thật là người đầy
tớ lý tưởng. “Ta đến để đem lại sự sống sung mãn. Ta là ngơừi chăn từ ái.
Người chăn từ ái sẵn lòng hi sinh tính mạng vì đàn chiên” (GiGa 10:10-11).
Chúa Giê-xu, người đầy tớ gương mẫu cho chúng ta, duy trì được nhiều
trạng thái thăng bằng lắm khi vượt khỏi khả năng của chúng ta. Trước hết,
Chúa Giê-xu phục vụ đồng thời cả Thượng Đế lẫn người ta. Ngài không phải
chỉ chọn hoặc đề nghị này hoặc đề nghị kia, mà thực hiện cả hai. Chính việc
Ngài phục vụ Thượng Đế giục giã Ngài phục vụ kẻ bị hư vong. Thứ hai,
Chúa Giê-xu bao giờ cũng chú trọng vào con người mà đồng thời cũng bước
vào nhiệm vụ. Một lần nữa, cái nầy khong hề loại trừ được cái kia. Chúa
Giê-xu vừa lo lắng chăm sóc, vừa đáp ứng rất thiện cảm với mọi người
chung quanh Ngài Đồng thời Ngài cũng biết rõ sứ mạng của mình và chẵng
bao giờ quên bức thông điệp cũng như tính cách cấp bách của nó. Nền móng
của thế quân bình của Chúa Giê-xu tật là rõ ràng. Ngài vốn biết rằng chỉ khi
nào chương trình và bức thông điệp của Ngài chạm mặt với quần chúng, thì
Ngài mới đạt được kết quả mong muốn. Thiên hạ sẽ được phục hòa với
Thượng Đế.
Bắt đầu một nhóm nhỏ đòi hỏi rất nhiều công tác phục vụ. Khi một nhóm
nhỏ được khai sinh, phải có một ai đó quyết định các vấn đề ai, khi nào, ở
đây, tại sao và thế nào. Các vấn đề này chuyển thành những cú điện thoại,
dành riêng những phòng để họp mặt, sắp đếp bàn ghế, làm cà phê, đề nghị
đưa đón, nhắc nhở mọi người, và cuối cùng là giới thiệu mọi người với
nhau. Cái công việc lu bu đủ thứ đó chẳng được ai cám ơn cả nhưng rất cần
thiết. Chính phần nỗ lực đàng sau hậu trường mới thường quyết định cho
việc chẳng hay buổi họp mặt đầu tiên của nhóm nhỏ ấy là một thất bại thảm
hại hay một khởi điểm đầy hứa hẹn. Cơ-đốc nhân nào sắp bắt đầu lãnh đạo
cũng phải nhận thấy đựơc các nhu cầu và phải dấn thân phục vụ. Vậy bạn
hãy xăng tay áo lên và lao vào nhiệm vụ phục vụ. Đây là phương pháp duy
nhất để xây dựng nước Trời.
Các phẩm cách của một nhóm nhỏ trưởng.
Trong mấy năm gần đây, tôi từng thấy một số các nhóm nhỏ đã được lãnh
đạo bởi những người có các bản năng lãnh tụ mạnh mẽ tự nhiên, nhưng lại là
những Cơ-đốc nhân mới tin Chúa hoặc chưa trưởng thành trong đức tin
(đạo). Như thế, nhóm nhỏ sẽ được bắt đầu một cách yếu ớt và chẳng bao giờ
vượt lên nổi. Hoặc nó sẽ bắt đầu đầy phấn khởi rồi cớ lu mờ dần hư một ánh
sao băng vậy. Vấn đề căn bản, ấy là các tổ trưởng thoạt trông có vẻ đứng
đắn, nhưng lại thiếu từng trải và bản chất thuộc linh để thiết lập một nhóm
nhỏ đầy quyết tâm muốn tăng trưởng trong Chúa Cứu Thế. Phao-lô đã
khuyên Ti-mộ-thư phải thận trọng khi chọn các cấp lãnh đạo. “Người mới
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho

More Related Content

What's hot

Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christco_doc_nhan
 
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôTông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôphanthitrucgiang82
 
Phuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-thePhuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-theco_doc_nhan
 
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)co_doc_nhan
 
Sách YOUCAT - Giáo lý Công giáo cho người trẻ
Sách YOUCAT - Giáo lý Công giáo cho người trẻSách YOUCAT - Giáo lý Công giáo cho người trẻ
Sách YOUCAT - Giáo lý Công giáo cho người trẻgxduchoa
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suco_doc_nhan
 
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dungBai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung11201991
 
Sách Nghệ Thuật Sống Quân Bình
Sách Nghệ Thuật Sống Quân BìnhSách Nghệ Thuật Sống Quân Bình
Sách Nghệ Thuật Sống Quân BìnhNhân Nguyễn Sỹ
 
Nội san Loisusong.net 2013-10.pdf
Nội san Loisusong.net 2013-10.pdfNội san Loisusong.net 2013-10.pdf
Nội san Loisusong.net 2013-10.pdfFapxiu PiuPiu
 
Co van day do va dan dat
Co van day do va dan datCo van day do va dan dat
Co van day do va dan datco_doc_nhan
 
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótTông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótphanthitrucgiang82
 
Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienco_doc_nhan
 
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doiDan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doico_doc_nhan
 

What's hot (18)

Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
 
So 115
So 115So 115
So 115
 
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôTông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
 
Phuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-thePhuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-the
 
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
 
Sách YOUCAT - Giáo lý Công giáo cho người trẻ
Sách YOUCAT - Giáo lý Công giáo cho người trẻSách YOUCAT - Giáo lý Công giáo cho người trẻ
Sách YOUCAT - Giáo lý Công giáo cho người trẻ
 
Ephata 603
Ephata 603Ephata 603
Ephata 603
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich su
 
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dungBai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
 
Sách Nghệ Thuật Sống Quân Bình
Sách Nghệ Thuật Sống Quân BìnhSách Nghệ Thuật Sống Quân Bình
Sách Nghệ Thuật Sống Quân Bình
 
So 145
So 145So 145
So 145
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Nội san Loisusong.net 2013-10.pdf
Nội san Loisusong.net 2013-10.pdfNội san Loisusong.net 2013-10.pdf
Nội san Loisusong.net 2013-10.pdf
 
Co van day do va dan dat
Co van day do va dan datCo van day do va dan dat
Co van day do va dan dat
 
Ttdc 5 2021
Ttdc 5 2021Ttdc 5 2021
Ttdc 5 2021
 
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótTông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
 
Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
 
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doiDan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
 

Viewers also liked

Avos sao o maximo 1
Avos sao o maximo 1Avos sao o maximo 1
Avos sao o maximo 1pietra bravo
 
Ba-2130106-R.S.Hunter
Ba-2130106-R.S.HunterBa-2130106-R.S.Hunter
Ba-2130106-R.S.HunterRenée Hunter
 
Globe scan sustainability-survey-sustainability-leaders-2015
Globe scan sustainability-survey-sustainability-leaders-2015Globe scan sustainability-survey-sustainability-leaders-2015
Globe scan sustainability-survey-sustainability-leaders-2015Sustainable Brands
 
Labour act of zimbabwe
Labour act of zimbabweLabour act of zimbabwe
Labour act of zimbabweNYASHA MANDE
 
Đào tạo siêu ngắn - cách giải quyết vấn đề
Đào tạo siêu ngắn - cách giải quyết vấn đềĐào tạo siêu ngắn - cách giải quyết vấn đề
Đào tạo siêu ngắn - cách giải quyết vấn đềAnna Nguyen
 
Ăn dặm không nước mắt
Ăn dặm không nước mắtĂn dặm không nước mắt
Ăn dặm không nước mắtAnna Nguyen
 
Paraolimpíadas rio 2016
Paraolimpíadas rio 2016Paraolimpíadas rio 2016
Paraolimpíadas rio 2016Edson Costa
 

Viewers also liked (8)

Avos sao o maximo 1
Avos sao o maximo 1Avos sao o maximo 1
Avos sao o maximo 1
 
Ba-2130106-R.S.Hunter
Ba-2130106-R.S.HunterBa-2130106-R.S.Hunter
Ba-2130106-R.S.Hunter
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Globe scan sustainability-survey-sustainability-leaders-2015
Globe scan sustainability-survey-sustainability-leaders-2015Globe scan sustainability-survey-sustainability-leaders-2015
Globe scan sustainability-survey-sustainability-leaders-2015
 
Labour act of zimbabwe
Labour act of zimbabweLabour act of zimbabwe
Labour act of zimbabwe
 
Đào tạo siêu ngắn - cách giải quyết vấn đề
Đào tạo siêu ngắn - cách giải quyết vấn đềĐào tạo siêu ngắn - cách giải quyết vấn đề
Đào tạo siêu ngắn - cách giải quyết vấn đề
 
Ăn dặm không nước mắt
Ăn dặm không nước mắtĂn dặm không nước mắt
Ăn dặm không nước mắt
 
Paraolimpíadas rio 2016
Paraolimpíadas rio 2016Paraolimpíadas rio 2016
Paraolimpíadas rio 2016
 

Similar to Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho

Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songco_doc_nhan
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songLong Do Hoang
 
Huong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhomHuong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhomco_doc_nhan
 
Nhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh congNhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh congco_doc_nhan
 
Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhco_doc_nhan
 
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.netSinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.nethtpsccbb159
 
Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuChuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuSilicon Straits Saigon
 
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhChuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhco_doc_nhan
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanco_doc_nhan
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanLong Do Hoang
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanLong Do Hoang
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanco_doc_nhan
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung thatco_doc_nhan
 
Hoi thanh theo dung muc dinh
Hoi thanh theo dung muc dinhHoi thanh theo dung muc dinh
Hoi thanh theo dung muc dinhco_doc_nhan
 

Similar to Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho (20)

So 179
So 179So 179
So 179
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
 
True worship
True worshipTrue worship
True worship
 
Huong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhomHuong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhom
 
Nhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh congNhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh cong
 
Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanh
 
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.netSinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
 
Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuChuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
 
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhChuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
 
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhChuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhan
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhan
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung that
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung that
 
Hoi thanh theo dung muc dinh
Hoi thanh theo dung muc dinhHoi thanh theo dung muc dinh
Hoi thanh theo dung muc dinh
 
Ephata 612
Ephata 612Ephata 612
Ephata 612
 

More from co_doc_nhan

Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2co_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1co_doc_nhan
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day daoco_doc_nhan
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaco_doc_nhan
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoco_doc_nhan
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducco_doc_nhan
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhco_doc_nhan
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongco_doc_nhan
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayco_doc_nhan
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day doco_doc_nhan
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caico_doc_nhan
 
Nghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayNghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayco_doc_nhan
 
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoNep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoco_doc_nhan
 
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chungLanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chungco_doc_nhan
 

More from co_doc_nhan (20)

Truong nhan su
Truong nhan suTruong nhan su
Truong nhan su
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day do
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua cai
 
Nghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayNghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bay
 
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoNep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
 
Lanh dao
Lanh daoLanh dao
Lanh dao
 
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chungLanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
 
Lanh dao co doc
Lanh dao co docLanh dao co doc
Lanh dao co doc
 

Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho

  • 1. Những Điều Tốt Lành Đến Với Các Nhóm Nhỏ Tác giả: Steve Barker, Judy Johnson, Rob Malone, Ron Nicholas, Doug Whallon TỰA Thượng Đế vẫn thường xuyên tân trang Hội thánh Ngài. Nếu thế gian cứ luôn biến đổi thì các nguồn tài nguyên của công binh xưởng thuộc linh của Thượng Đế vẫn bất biến. Cầu nguyện, đức tin, Kinh điển, tình yêu thpưng và sự thờ phượng là những cột trụ của sự phục hưng. Trải qua mọi thời đại, Thượng Đế vẫn tập họp dân Ngài lại để họ được từng trải sự hiện diện của gài, tiếp nhận các ân tứ, đem Phúc âm đến cho nhiều người khác và tái khẳng định sự hiến thân của họ. Như trước giả thư Hy-bá vạch rõ: “Hãy lưu ý khích lệ nhau trong việc yêu thương, tương trợ và làm đủ các việc lành Đừng xao lãng việc nhóm họp như một số người thường làm nhưng hãy jhuyến khích nhau, nhất là lúc này, vì Chúa gần trở lại” (HeDt 10:24-25). Quyển sách này ra đời từ sự hiến thân cá nhân và tập thể của chúng tôi để phục vụ chi hội địa phương. Trong những năm gần đây, Hội thánh đã tái khám phá được một trong những khối xây dựng phi thời gian của nguồn sinh lực thuộc linh đó là các nhóm nhỏ (nhóm ít người). Cùng với giòng thủy triều đang lên của mối quan tâm đến các nhóm nhỏ, chúng tôi xin nêu cao ngọn cờ hướng tới điều tuyệt hảo. Những nhóm nhỏ như thế có thể là những biểu hiện năng động của ân phúc và quyền năng của Chúa Cứu Thế Giê-xu trong đời sống người ta. Khi nói “người ta”, chúng tôi không ngụ ý nói đến số người hiếm hoi tưởng rằng họ đã hoàn tất đời sống thuộc linh của mình rồi. Chúng tôi muốn đề cập tất cả những ai tự nhận mình vốn mong manh, dễ vỡ và tội lỗi, nhưng đang tìm cách tăng trưởng để trở nên giống như Chúa Cứu Thế. Quyển sách này, cũng phản ảnh các từng trải của chúng tôi với tư cách một nhóm nhỏ. Mỗi một người là một sự kết hợp của những tổn thương và những hi vọng. Mỗi người chúng tôi đều được từng trải ân phúc thượng Đế trong đời sống mình. Chúng tôi đã cùng nhau tăng trưởng trong quyền năng của Chúa Cứu Thế Giê-xu được dẫn truyền qua trung gian một nhóm nhỏ năng động. Chúng tôi đã khích lệ lẫn nhau và cùng được lợi ích nhờ tầm rộng của các viễn cảnh và nhân cách của mình. Thêm vào đó, mọi người chúng tôi đều tham gia các nhóm nhỏ tại các chi hội nhà và công tác huấn luyện các nhóm nhỏ trưởng cho nhiều Hội thánh khác nữa. Tất cả chúng tôi đều từng phục vụ trong ban tham mưu của Nhóm Sinh Viên Cơ-đốc giáo Thông Công (Inter Varsity Christian Fellowship) ít
  • 2. nhất cũng được mười năm, từ New England cho đến California. Ron Nicholas, nhóm nhỏ trưởng của chúng tôi, là thành viên của Hội thánh Di dân Liên hiệp (Colonial Congregational Church) tại Edima, Minnesota. Steve Barker là mục sư cộng tác về cá nhân truyền đạo, giáo dục người đã trưởng thành và quản trị của Hội thánh Trưởng lão Nguyên thủy (First Presbyterian Church) tại Yakima, Washington, Rob Malone thuộc Hội thánh trưởng lão Thống nhất Baverly Heights ở Pittsburgh, Pennsylvania. Judy Johnson sinh sống ở Minneapolis, Minnesota và là thành viên của Hội thánh theo truyền thống Luther Normandale, Dong Wallon giảng dạy chương trình trường Chúa nhật cho người lớn tại Grace Chanel, Lexington, Massachussetts. Cách hiểu về nhóm nhỏ của chúng tôi đã bắt rễ vững chắc trong Kinh điển, như toàn thể nội dung của quyển sách này sẽ chứng thực. Vì việc lãnh đạo của những nhóm nhỏ như thế vốn có tính cách luân phiên, chúng tôi đã dành nhiều chương trong phần một để giải mở các ý niệm then chốt về phương pháp lãnh đạo thế nào cho có kết quả. Một khối gồm bốn chương (phần hai) khải sát các thành tố trung tâm của sinh hoạt thăng bằng trong nhóm nhỏ. Phần ba khai triển một chiến lược nhằm sát nhập các nhóm nhỏ vào sứ mạng (truyền giáo) toàn diện của Hội thánh. Đoạn cuối cúng, tức phần bốn, cung cấp một bảng đúc kết thực tiễn các ý niệm, các chiến lược và những trợ giúp đặc thù. Nguyện Thượng Đế ban cho bạn niềm vui được tham dự một nhóm nhỏ năng động, biết hiến thân cho Chúa Cứu Thế Giê-xu của chúng ta. CHÚNG TA ĐỀU CẦN ĐẾN NHAU Cô Becky cho xe rẽ sang con đường nhỏ. Trên chỗ ngồi bên cạnh cô là quyển Kinh Thánh của cô với một mảnh giấy nguệch ngoạc mấy giòng chữ chỉ đường đến nhà của gia đình Wright. Cô đang ở trên đường đến họp mặt với một nhóm nhỏ thông công mà một người bạn trong Hội thánh đã mời cô. Đến nơi, Becky tìm chỗ đậu xe và ngồi lại trong phút chốc. Nhiều ý nghĩ quay cuồng trong tâm trí cô. Nhóm nhỏ này sẽ như thế nào? Cô đang muốn tìm một số bạn bè. Sau khi chồng cô qua đời mấy năm trước đây, cô rất cần được nâng đỡ về mặt tình cảm. Cô cũng muốn tăng trưởng trong sự thông biết Kinh Thánh. Cô rút chìa khóa xe, thu thập các vật dụng và đến trước cửa vào nhà gia đình Wrights. Norma Wright một phụ nữ có thái độ thân thiện và khỏe mạnh ra mở cổng và niềm nở chào mừng Becky. Nhiều người cũng đã đền và đang thưởng thức món bánh ngọt vừa trò chuyện về đủ mõi vấn đề trong phòng sinh hoạt.
  • 3. Chồng của Norma là Maynard mời becky vào phòng ăn, nơi đã dọn sẵn các món giải khát. Nhiều thành viên khác của tổ lần lượt đến, và sau vài phút, cuộc họp bắt đầu. Marilyn đến ngồi trước chiếc dương cầm, và cả tổ hát nhiều bài thánh ca tạ ơn Thượng Đế về cơ hội được nhóm lại với nhau này. Nhiều khi có những lời ca bị bỏ sót, và có ai đó hát sai giọng. Becky chỉ hát thầm cho một mình mình nghe. Cô cảm thấy dễ chịu được cùng thờ phượng Thượng Đế với những người muốn tôn thờ và thừa nhận sự hiện diện của Ngài - dầu là bằng những nốt nhạc có hơi chát tai! Sau một thời gian thờ phượng ngắn, người tổ trưởng yêu cầu mọi người kết lại thành từng đôi để trả lời một số nhiều câu hỏi “Viết ra trên một tờ giấy về ba điều: Thứ nhất, bạn mô tả tâm trạng (mood) của mình tối nay như thế nào bằng ngôn ngữ mô tả thời tiết? Trong tuần nà, Thượng Đế có làm điều gì khác hơn cho đời sống bạn mà bạn muốn chia xẻ với người bạn của mình không? Và cuối cùng, bạn suy nghĩ về vấn đề phải là một môn đệ đang tăng trưởng của Chúa Cứu thế Giê-xu?” Sau vài phút im lặng để viết, căn phìng vang dậy những tiếng trò chuyện khi các thành viên cùng trao đổi các câu trả lời với nhau. Becky nhận thấy các câu hỏi thật lý thú và tạ ơn Chúa về cơ hội để bộc lộ với một người khác về suy nghĩ của mình. Câu hỏi thứ ba giới thiệu đề tài nghiên cứu Kinh Thánh buổi tối hôm đó - làm một môn đồ đang tăng trưởng có nghĩa gì? Trong khi nghiên cứu Giăng 15, Becky học hỏi được hai điều. Một là, một môn đệ của Chúa Cứu Thế Giê-xu là người tìm cách được ở trong hay sống trong Chúa Cứu Thế, nương cậy vào Ngài hằng ngày. Becky biết cô cần phải nương cậy càng trọn vẹn hơn vào Chúa Cứu Thế Hai là, một môn đệ là một người kết quả. Becky không biết chắc chắ “ra trái, kết quả” là gì, nhưng cô cảm thấy nếu cứ nương tựa vào cả tổ, thì cô có thể hiểu ra: Buổi họp kết thúc sau khi các thành viên cầu nguyện về các mối bận tâm và các nhu cầu lẫn cho nhau. Becky rất vui vì cô đã đến. Bầu không khí ấm cúng và yêu thương mà cô cảm thấy đã khích lệ cô. Thái độ của mọi người đối với Thượng Đế và Kinh điển là điều cô rất cần. Việc mọi người chăm sóc lẫn nhau đưa cô đến chỗ tin rằng nhóm người này biết rằng họ rất cần đến nhau. Chúng ta đều cần đến nhau. Thượng Đế đã muốn như vậy. Phần lớn sự tăng trưởng của chúng ta tùy thuộc vào phẩm chất của những mối liên hệ như thế. Những mối liên hệ ấy thường được xây dựng tốt nhất trong bối cảnh của những nhóm nhỏ các Cơ-đốc nhân sẵn sàng hiến thân. Thuộc về nhau. Sống trên đời này, chúng ta đều thuộc về nhiều nhóm người khác nhau. Mỗi người chúng ta đều được sinh ra trong một nhóm người nho nhỏ, đó là gia
  • 4. đình. Tại đây chúng ta bắt đầu khám phá ra mình là ai và các nhu cầu căn bản nhất của chúng ta được đáp ứng. Mọi người chúng ta đều có nhu cầu thuộc về một nhóm người nào đó. Sự an toàn của chúng ta, thường bắt nguồn từ chỗ biết rằng ít nhất đang có một ai đó yêu thương và lo lắng chăm sóc cho chúng ta. Chúng ta cần biết và được nhiều người hác biết mình, cần yêu thương và được yêu thương. Càng lớn lên, chiếc vòng tròn về mối liên hệ giữa người và người càng được mở rộng, và chúng ta bắt đầu thêm vào đó nhiều người khác ngoài những người thân trong gai đình. Chúng ta gia nhập hội hướng đạo sinh, những hiệp hội Trẻ con và những nhóm bạn đồng trang lứa khác. trương Trung học và Cao đẳng cung cấp nhiều phiền muộn, tình bạn, các đội lực sị điền kinh, các nhóm diễn kịch, các câu lạc bộ thể thao. Rồi khi trưởng thành, chúng ta có thể là thành viên của Hội thánh, của ban quản trị trường học, các câu lạc bộ đánh cờ, cắm trại, ném trái lăng (bowling), các nhóm chuyên nghiệp. Mỗi nhóm như thế đều buộc chặt người ta lại với nhau để đáp ứng các nhu cầu hoặc để cùng làm việc cho một nhiệm vu chung. Trong Hội thánh, mọi người cũng tập họp lại thành đủ các loại nhóm nhỏ. Mỗi người chúng ta đều thuộc về nhiều hơn là một nhóm người. Các nhóm người trong Hội thánh là những người cùng họp nhau lại để đáp ứng các nhu cầu và hoặc để thực thi chức vụ của Hội thánh, mỗi nhóm đều nhằm vào một góc cạnh của chức vụ. Có nhiều lớp học Trường Chúa nhật có ban trị sự, có nhiều tiểu ban, nhiều tổ nghiên cứu Kinh Thánh và cầu nguyện, ban hợp xướng, ban tráng niên, ban phụ nữ, ban thanh niên, ban chứng đạo, ban cứu tế. Các chủ đích của các nhóm có khác nhau, và chúng ta tham gia những nhóm nào phù hợp nhất với các ân tứ và các mục tiêu mà chúng ta nhằm vào. Nhưng phần đông chúng ta đều chọn một hoặc nhiều nhóm trong số đó cũng vì hi vọng rằng một số các nhu cầu căn bản của chúng ta sẽ được đáp ứng: chúng ta đều có nhu cầu hiểu biết và được nhiều người biết mình, nhu cầu yêu thương và được yêu thương. Các ban, các nhóm trong Hội thánh phải đáp ứng các nhu cầu ấy đến một mức độ nào đó, cũng như phải hoàn thành các chủ đích đã được vạch sẵn của mình, nếu không sẽ không đạt được các mục tiêu đề ra. Thí dụ ban hợp xướng mà chủ đích là ca ngợi tán tụng Chúa bằng lời ca tiếng hát, có thể gồm có những giọng hát thật hay. Nhưng nếu các thành viên cứ mãi cãi nhau về những đoạn nào phải đơn ca, về nhịp điệu, về phải chọn những bài thánh ca nào, thì ban hợư xướng ấy sẽ không đạt được mục tiêu đã được định đoạt là phải làm. Một ban hợp xướng như thế sẽ không tôn vinh Chúa được, cho dù nó có bao nhiêu giọng hát hay. Một buổi họp ban trị sự Hội thánh có thể xảy ra suông sẻ, nhưng nếu các thành viên không hiểu biết lẫn nhau, thì có lẽ vẫn chưa phải là cấp lãnh đạo gương mẫu; họ sẽ phục
  • 5. vụ Hội thánh kém hiệu quả. Sứ đồ Pha-lô đã nhắc nhở chúng ta trong ICổ 13 rằng tình yêu là dấu ấn đóng trên cá nhân hoặc tập thể Cơ-đốc nhân. Một ban thanh niên tăng trưởng đều đặn và yêu thương nhau trong khi càng học hỏi nghiên cứu Kinh điển với nhau cũng như cùng hăm hở đánh bóng chuyền với nhau ngoài sân, có lẽ đang thực thi chức vụ trong Hội thánh hữu hiệu hơn là một ban hợp xướng mà các thành viên chẳng hòa hợp với nhau. Ban thanh niên ấy sẽ tăng trưởng tốt vì các thành viên đều chăm lo săn sóc và nuôi dưỡng lẫn nhau. Tại sao lại phải là những nhóm nhỏ? Sự tăng trưởng thuộc linh, cũng như sự tăng trưởng về phương diện tình cảm, không xảy ra trong chân không. Nó đến khi chúng ta kết hợp, gắn bó với nhiều người khác trong thân thể Chúa Cứu Thế, là Hội thánh Ngài. Thế tại sao lại có quá nhiều Cơ-đốc nhân không tìm được sự kích thích thuộc linh trong chi hội địa phương của họ? Có một lý do chủ yếu, ấy là các Hội thánh ngày nay, nói chung, là thiếu mất tinh thần cộng đồng thiết yếu vốn là đặc điểm của các hội thánh trải qua nhiều thế kỷ. Những con người ngồi sát bên bạn hôm Chúa nhật rồi có lẽ không sống cùng xóm với bạn. Và ngay khi có thể họ là người cùng xóm, có rất nhiều hy vọng là họ sẽ dời nhà đi trong vòng ba năm tới. Đó là các sự kiện của đời sống. Chúng ta sẽ không thể biết rõ, thật sự biết rõ những người vốn là anh em chị em trong Chúa Cứu Thế của chúng ta nếu chúng ta chỉ gặp nhau trong những nhóm đông người, tụ tập nhau lại trong vòng bán kính bốn chục cây số, và cứ thay đổi chỗ ở luôn. Nhờ gặp nhau trong nhiều đơn vị (tổ) ít người hơn, ít ra chúng ta cũnt dễ thân mật với nhau hơn. Có một trong nhiều phương pháp tốt nhất để học hỏi và ứng dụng Kinh điển cho đời sống mình, là ứng dụng Kinh điển cho đời sống mình, là cùng học hỏi nghiên cứu với nhau trong một nhóm (tổ) nhỏ. Trong một tổ, cúng ta có teh khích lệ và giúp đỡ nhau, để khám phá ra và vâng theo Lời Thượng Đế theo những cách thức không thể nào có được khi cả Hội thánh cùng nhóm lại với nhau. Thượng Đế ban cho mỗi người chúng ta nhiều ân tứ và từng trải nếu chúng ta góp phần vào việc giúp cho nhiều người khác tăng trưởng và đạt mức trưởng thành, nhưng chỉ khi nào chúng ta nhóm nhau lại trong những nhóm người nhỏ đủ, và với những người hiến thân đủ cho Chúa, để chúng ta cùng chia xẻ ân tứ các từng trải ấy cho nhau. Một nhóm ít người như nhóm của cô Becky có thể là một lực lượng có ý nghĩa trong đời sống của những người tham gia. Nó cũng có thể cung cấp một cơ sở để từ đó các thành viên có thể làm chứng đạo hoặc phục vụ cho nhiều người khác nữa ngoài nhóm của mình. Các tổ viên có teh giúp nhau trong việc làm chứng đạo cho những người láng giềng những bạn thân không phải là Cơ-đốc nhân và cùng thấy họ tự thiết lập được một mối liên hệ riêng tư với Chúa Cứu Thế
  • 6. Giê-xu - thường thường là sẽ đưa đến kết quả là có nhiều thành viên mới gia nhập nhóm. Các nhóm ít người là một thành phần chính thức của sự sinh hoạt bất kỳ của một chi hội nào. Trong khi các thành phần (chi thể) kết hợp lại với nhau trong một bầu không khí yêu thương và an toàn, đầu phục quyền lãnh đạo của Chúa Cứu Thế và của nhau, thì kết quả sẽ vô cùng lớn lao: Hội thánh se4 tăng trưởng và tự gây dựng trong tình yêu thương. Một màng lưới đủ loại các nhóm nhỏ bên trong Hội thánh, thực thi nhiều chức vụ khác nhau, sẽ giúp cho Hội thánh tăng trưởng và trở nên khác hẳn trong thế gian. Các nhóm Koinonia (từ ngữ Hi văn chỉ sự “thông công”, “giao hảo") nhóm nhau lại trong các tư gia có thể trở thành những khối xây dựng làm nền móng cho Hội thánh để đào tạo cho cá nhân người môn đệ, như chúng ta sẽ thấy trong chương mười hai. Tổ của cô Becky đã bắt đầu với tư cách là một tổ nuôi dưỡng, nghĩa là những người cùng nhóm lại với nhau cùng khích lệ nhau trong sự tăng trưởng trong Chúa Cứu Thế. Tuy nhiên, khi có nhiều người mới cùng tham gia tổ, thì nó tự thay đổi để đương đầu với nhiều thách thức, nhiều nhu cầu và vận hội mới. Nhiều người trong tổ là những Cơ-đốc nhân mới và họ được cả tổ và nhiều tổ viên giúp đỡ từng người một trong sự tăng trưởng. Tổ thường xuyên chuẩn bị để hướng dẫn một bài dạy Kinh Thánh cho ngày hôm nay, vào cuối tuần lễ, để đào tạo các Cơ-đốc nhân mới khác thành môn đệ của Chúa. Các vận hội cho các nhóm nhỏ bên trong Hội thánh rõ ràng là vô giới hạn. Phần đông các tổ đều bắt đầu bằng những hoài bão rực rỡ và cao cả, cũng như bằng nhiều ý hướng tốt. Nhưng rủi thay, không phải là tất cả các tổ đều thành công. Tại sao vậy? Bởi vì tội lỗi phá hoại sữ hài hòa mà Thượng Đế muốn chúng ta phải có trong các mối liên hệ giữa con người và con người với nhau. Chúng ta có thể cảm thấy khó chịu hay không an lòng với một người nào đó trong tổ. Hoặc có thể tổ đã bắt đầu tố, nhưng cũng bắt đầu trọi lạc hay lười biếng. Có lẽ nó đã mất đi phần ý thức về chiều hướng phải tiến tới hoặc sức xung kích của mình. Điều gì khiến cho một nhóm nhỏ hoạt động hữu hiệu, để ai nấy đều có thể từng trải về nó như một nguồn của cả sự an uỉ lẫn sự kích thích? Trong những chương tiếp theo đây, chúng ta sẽ nhìn vào các thành tố khiến các nhóm nhỏ trở thành sáng tạo và năng động, và gợi ý về các phương pháp để duy trì cho các tổ cứ hoạt động. Chúng cần đến thì giờ, sự hiến thân, sự hiểu biết và quyền năng của Đức Thánh Linh. Nhưng Thượng Đế đã lợi dụng và tiếp tục lợi dụng các nhóm nhỏ trong đời sống dân Ngài và trong công việc Ngài làm cho Hội thánh. Chúng rất xứng đáng với công sức bỏ ra. TÔI LÀ HỘI THÁNH, BẠN LÀ HỘI THÁNH
  • 7. Thượng Đế tạo lập Hội thánh, chớ không phải chúng ta. Như chúng ta không thể quyết định được ai sẽ trở thành thành viên của gia đình chúng ta, còn ai thì không thể nào, thì cũng vậy đối với Hội thánh. Chúng ta có thể chọn không sử dụng các ân tứ của mình hoặc có thể không gia nhập một tiểu ban nào đó, nhưng một khi đã là con cái Thượng Đế, chúng ta đã ở trong Hội thánh, và sự việc đã là như thế rồi. Chúng ta là thân thể Chúa Cứu Thế. Thật ra, không có cái gì gọi được là Cơ- đốc giáo lẽ loi, cô đơn cả. Paul Tournier đã khẳng định điểm này khi ông bảo rằng có hai điều mà chúng ta không thể làm một mình: một là kết hôn và hai là trở thành Cơ-đốc nhâ. Chân lý đích thực về Hội thánh, ấy là chúng ta là một tuyển dân. Chúng ta không thể chọn Thượng Đế hoặc lựa chọn lẫn nhau, cho bằng là chính Ngài đã chọn chúng ta. Phê-rơ đã giải thích điều này torng bức thư ông gởi cho Hội thánh tại Rô-ma “Nhưng anh em... đã được chính Thượng Đế tuyển chọn. Anh em là thấy tế lễ của vua Thiên đàng. Anh em là một dân tộc thánh thiện, thuộc về Thượng Đế. Anh em được chọn để làm chứng cho mọi ngừi biết Chúa đã đem anh em ra khỏi cảnh tối tăm tuyệt vọng, đưa vào trong ánh sáng phúc hạnh kỳ diệu của Ngài. Trước kia, thân phận anh em quá hẩm hiu, nhưng bây giờ anh em được làm dân Thượng Đế. Trước kia, anh em chẳng biết gì về lòng nhân từ của Thượng Đế nhưng nay anh em đã được Ngài thương xót” (IPhi 1Pr 2:9-10). Phê-rơ muốn nhắc nhở chúng ta chỗ mà từ đó chúng ta đến - nghĩa là chẳng từ một nơi nào cả! Chúng ta vốn “vô dân tộc”. Và chúng ta đang nỗ lực để trở thành một cộng đồng; nhưng nó vốn có cơ sở là cái đẹp, là trí thông minh, là một sự lựa chọn nhau căn cứ trên nhân cách, việc nhóm họp với các bạn là nhu cầu của tôi, sở dĩ chúng ta chọn nhau là bởi vì... Phúc âm (Tin Lành, tin mừng) ấy là giờ đây chúng ta đều đã nhận được sự hkoan hồng Thượng Đế đã chọn chúng ta cũng y như Ngài đã chọn một dân trong quá khứ. Tiềm năng của chúng ta để trở thành một cộng đồng không căn cứ vào việc làm của chúng ta, mà vào việc làm của Thượng Đế. Và việc chúng ta được tha tội trong Chúa Cứu Thế là tảng đá móng (cernerstone) trên đó chúng ta được xây lên. Ngài đã chọn một vương quốc gồm toàn các thầy tế lễ để thế gian được thấy các việc làm lạ lùng, kỳ diệu của Ngài. Tuy nhiên, việc Thượng Đế chọn chúng ta và từng trải của chúng ta về cộng đồng này thường là những từng trải hoàn toàn phân biệt. Có thể rằng về phương diện trí thức và thần học, chúng ta đồng ý mình là dân của Chúa, nhưng chúng ta làm thế nào để từng trải chân lý này torng các Hội thánh của chúng ta? Có một điều vốn hết sức rõ ràng: cả Kinh điển lẫn đời sống chúng ta đều nói với chúng ta rằng chúng ta không từng trải được đầy đủ về cộng đồng Cơ-đốc giáo trong sự thờ phượng của những nhóm đông người hoặc
  • 8. trong các kỳ lễ hội lớn. Chúng ta chỉ tìm được nó trong những nhóm ít người. Nếu Hội thánh muốn cho sự thờ phượng được tôn nghiêm, thì nó phải từ chia ra thành nhiều nhóm nhỏ. Các nhóm nhỏ Kinh điển. Chúa Giê-xu đã đổ sự sống Ngài vào mười hai môn đệ, với hoài bão là các vị sẽ làm thay đổi thế gian này. Đó là một số nhóm nhỏ. Hãy tưởng tượng Mã-thi vốn là một qaun chức thâu thuế bị người Do-thái khinh ghét, với Si- môn đãng viên Xê-lốt, người đã thề độc là thù ghét tất cả những gì có dính dáng tới La-mã. Hoặc Phê-rơ vốn cứng đầu và táo bạo, mà lại cùng ngồi lại để dùng bữa chung với các sứ đồ Gia-cơ và Giăng, trong khi hai vị này đang ấp ủ các thủ đoạn để chiếm đoạt địa vị có thế lực. Chắc chắn nhóm người này đã phải trải qua những giai đoạn vô cùng khó khăn! Thế nhưng Chúa Giê-xu đã chọn mười hai nhân vật ấy, và hứa rằng việc yêu thương nhau sẽ là một “mũi nhọn” có sức xuyên thủng, thấm nhập, khiến nhiều người khác tin nhận Ngài (GiGa 17:21-26). Trong sách Công vụ, Chúa Giê-xu giao công tác của Ngài cho họ; các vị phải truyền giảng vương quốc của Ngài tại Giê-ru-sa-lem, trong xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri và “khắp thế giới” (Cong Cv 1:8). Thượng Đế đã chọn người của Ngài để cả thế gian sẽ được phước. Trong khi Phi-líp, Phao-lô cho chúng ta biết điều gì sẽ xảy ra trong thế gian khi thiên hạ nhận thấy sự đoàn kết, hợp nhất của các Cơ-đốc nhân: họ sẽ bị cuốn hút vào đó. Nhưng thường thường thì thay vì đi vào trong thế gian, Hội thánh lại đứng nguyên một chỗ. Chúng ta trông cho thiên hạ đến với mình để “tham quan” các công trình xây cất đồ sộ của chúng ta hầu nhờ đó mà từng trải được tình yêu thương của Thượng Đế! Chúng ta cần phải hoạch định một chiến lược để thâm nhập thế gian sao cho người đời có thể thấy được cộng đồng của chúng ta, và cho cộng đồng của chúng ta thẩm thấu vào đó. Tình bạn chân chính. Dam Hendrichks từng đến Đại học đường Harvard, mong tìm được điều mà ông gọi là tình bạn chân chính. Song thân ông là bác sĩ tâm thần, nhưng từ tấm bé ông đã được đọc những bài xã luận Narnia (the Narnia Chronicles) của C.S.Lewis và nhờ đó phát triển được cả một thế giới quan lấy tình bạn chân chính làm lý tưởng cho mình. tại Đại học Harvard, ông gặp một nhóm nhỏ các Cơ-đốc nhân, và là lần đầu tiên trong đời mình, ông được biết những con người đã sống theo tiêu chuẩn về tình bạn của ông. Ông thấy Phúc âm được trở thành lẽ sống cho một nhóm tín hữu đã từng trải được sự thông công (giao hảo) của Thánh Linh, đó là cộng đồng Cơ-đốc giáo. Chừng tám năm sau đó, sau khi nghiên cứu sách Phúc âm Mác, Dam Hendricks trở thành một Cơ-đốc nhân. Thế giới đang khao khát loại cộng đồng mà Hội thánh có thể đem đến, và
  • 9. đang trông tìm nó ở nơi khác, nếu Hội thánh không cung cấp được điều đó. Mấy năm trước đây, phụ thân tôi qua đời. Lúc tôi trở về nhà với mẹ tôi, tôi gặp một đám đông những người vốn là khách hàng quen thuộc của cái quán nhậu mà cha tôi làm chủ suốt tám năm dài. họ đã đến để đề cao cha tôi và an ủi mẹ tôi. Tôi vô cùng kinh ngạc về loại tình bạn mà họ đã phát triển, là điều mà các Cơ-đốc nhân thường không có được. Nhiều khi từng trải của tôi về Hội thánh khiến tôi vô cùng thất vọng. Tôi biết nhiều người khác sở dĩ đến (với Hội thánh) là vì họ cần có cộng đồng (community: sự đồng cảm, thông cảm, thông công) nhưng đã không tìm thấy nó torng buổi nhóm thờ phượng bình thường, đều đặn hằng tuần; Mếu muốn chứng minh rằng cộng đồng Cơ-đốc giáo vốn tốt hơn điềuu mà thế gian có thể đem đến thì tất cả các Hội thánh phải giải quyết vấn đề này. Tình bạn chân chính có thể có trong Hội thánh, nhưng Hội thánh phải có nhiều nhóm nhỏ: Sự thông công (giao hảo) Cơ-đốc giáo, ấy là khi mỗi một thánh viên trong nhóm nhỏ của bạn sẽ gọi điện thoại để hỏi han bạn, khi mẹ bạn qua đời, hay khi bạn bị mất một đứa con lúc nó hãy còn ở trong lòng mẹ. Đó là việc mọi người có thể chia vui xẻ buồn với nhau trong đời sống vợ chồng, làm cha làm mẹ, biết lo lắng chăm sóc cho nhau khi bạn gặp một biến cố quá sức chịu đựng, biết khích lệ nhau trong việc phát triển các ân tứ về lãnh đạo và tiếp khách lạ. Greg và Martha là một đôi vợ chồng Cơ-đốc nhân trẻ cả hai điều rất tận tụy vì Chúa Cứu Thế, nhưng Lời Thượng Đế cứ ngày càng trở thành chỉ là những lời nói suông đối với họ. Cứ ngày càng ít là một từng trải về Chúa hơn. Một vị mục sư trẻ phụ tá trong Hội thánh đã mờ họ gia nhập một nhóm nhỏ. Nó đã thay đổi hẳn cuộc đời họ. Họ phát triển nhiều mối liên hệ với các Cơ-đốc nhân, khiến họ phải “trình báo” luôn về sự tăng trưởng cá nhân của họ, và cũng góp ý với họ để giải quyết các vấn đề riêng tư. Lúc greg và Martha đến California họ bắt đầu lập một nhóm nhỏ khác, rồi khi dọn nhà đến Boston, họ lại lặp một nhóm nhỏ khác nữa. Theo họ, cộng đồng Cơ-đốc giáo muốn “sống đạo”, thì sinh hoạt của mỗi một Cơ-đốc nhân phải là sinh hoạt bên trong một nhóm nhỏ. Các ưu điểm của một nhóm nhỏ Trong quyển sách nhan đề The Problem of Wineskins (vấn đề các bầu (da đựng) rượu) của mình, Howard Snyder vạch rõ một số ưu điểm của một nhóm nhỏ trong Hội thánh. Nó uyển chuyển. Nhóm nhỏ có thể dễ dàng thay đổi phương thức của mình nhằm đáp ứng các nhu cầu của các tổ viên. Chính tổ của tôi cứ thay ổi mỗi ba tháng. Nó linh động. Bạn có thể họp nhau tại nhà riêng hoặc cả tại văn phòng. Nó
  • 10. không bị sự ràng buộc của một tòa nhà. Hãy nghĩ đến con số ba ngàn người đã nhóm lại trong các tư gia trong Cong Cv 2:1-47 Nó sẵn sàng hoan nghênh mọi người. Nếu bạn không đến họp, mọi người sẽ cảm thấy sự vắng mặt của bạn ngay. Nhóm nhỏ cũng mở rộng để chào đón mọi hạng người. Nó có tính cách riêng tư. Nhóm nhỏ tạo ra một nơi để các nhu cầu của tôi và của tất cả những ai khác sẵn sàng hiến thân cho Chúa, có thể được đáp ứng. Tôi nhớ nhóm nhỏ của chúng tôi đang nghiên cứu Thi thiên 46 sau khi chiếc xe đạp của con trai tôi bị đánh cắp ngay trước mắt nó. Thật là một sự giúp đỡ lớn lao cho vợ chồng chúng tôi khu chung quanh có những người bạn chẳng những sẵn sàng khẳng định với chúng tôi về chân lý của bài Thi thiên ấy, tức là Thượng Đế là nơi ẩn náu và là sức lực của chúng ta, mà họ còn có thể là sức lực của chúng ta, mà họ còn có thể phần thân thể của Chúa Cứu Thế cho chúng ta một cách riêng tư khi được nghe họ nói và cầu nguyện. Nó đòi hỏi sự liều lĩnh. Một nhóm nhỏ đẩy chúng ta đến tột cùng cuộc phiêu lưu trong sinh hoạt làm Cơ-đốc nhân của chúng ta. Một khi chúng ta đã tự phát giác được chính mình và nhiều người khác qua sự xung đột tranh chấp, sự lo lắng chăm sóc và đứng đầu nhau, thì chúng ta tăng trưởng. Thượng Đế hành động trong chúng ta qua trung gian những người khác. Nó là một phương pháp tuyệt diệu để làm chứng đạo. Tình bạn chân chính của một nhóm ít người sẽ được thế gian chú ý, nếu quả thật Hội thánh đi vào trong thế gian. Bắt đầu một nhóm nhỏ chiến lược trong Hội thánh không phải là dễ dàng. Đối với một số người thì đó là một sự thay đổi quá lớn lao. Nhưng tôi đã từng thấy nó được thực hiện. Trong chi hội của tôi tại California, một tổ khoảng mười hai người đã tin quyết rằng điều đang xảy ra giữa họ là quan trọng đủ để chia xẻ cho niều người khác trong Hội thánh. Nhờ thế, mỗi một tổ viên đều học hỏi phương pháp để lãnh đạo một nhóm nhỏ khác. Họ đã dám liều lĩnh và đã làm thay đổi Hội thánh chúng tôi. Giờ đây, gần phân nửa Hội chúng đã tham gia các nhóm nhỏ. Điều này đặc biệt hữu ích khi đã trên một năm rồi, Hội thánh chúng tôi không có mục sư. Nó tăng trưởng khi không có cả quyền lạnh đạo của một vị mục sư chuyên nghiệp. Thượng Đế đang kêu gọi chúng ta vào một nhiệm vụ quan trọng với tư cách Hội thánh. Hội thánh không phải là một nơi thánh, nhưng là một dân thánh được Thượng Đế kêu gọi để công bố những công việc lạ lùng của Ngài cho thế gian. Annie Dillard bảo rằng “chúng ta là những kẻ vô tâm cứ thản nhiên sống bằng nghề trồng cà chua, trong khi đúng lý ra chúng ta phải là những người khiến cho La-xa-rơ sống lại” (Pilgrim at Tinker Creek). Bản tính thực tế của các nhóm nhỏ có thể là bí quyết để thâm nhập thế gian. Chúng có thể giúp chúng ta khiến cho La-xa-rơ sống lại.
  • 11. BỐN THÀNH TỐ CỦA SINH HOẠT TỔ TỐT Bạn làm thế nào để tạo ra được một nhóm nhỏ tốt? Mọi người chúng ta đều từng ở trong những tổ nửa sống nửa chín, quá kho khan hoặc quá ướt át. Có công thức nào cho sinh ohạt nhóm nhỏ sẽ hòa lẫn được các thành tố thiết yếu vào nhau theo đúng tỷ lệ như phải có? Sinh hoạt của Hội thánh nguyên thủy như được tường thuật lại trong 2:42-47 cho chúng ta một ý niệm tốt về các đặc điểm của những tổ Cơ-đốc nhân cần thiết để tạo lập một nhóm nhỏ tốt. Các tín hữu chuyên tâm vâng giữ lời dạy của các sứ đồ, giao hảo với anh em, bẻ bánh tưởng niệm Chúa và cầu nguyện. Mọi người đều kinh sợ vì các sứ đồ làm nhiều phép lạ và việc phi thường. Tất cả các tín hữu đều sát cánh nhau và góp tài sàn làm của chung. Họ bán của cải, sản nghiệp, rồi chia cho nhau theo nhu cầu mỗi người. Anh em tín hữu đồng tâm nhóm họp hằng ngày tại Đền thờ, rồi về bẻ bánh tưởng niệm Chúa từ nhà này qua nhà khác, ăn chung với nhau cách vui vẻ, chân thành. Họ luôn ca ngợi Thượng Đế và được mọi người quý mến. Mỗi ngày Chúa cứ tăng thêm số người được cứu. Các tín hữu này đã tận hiến cho bốn thành tố chủ yếu cho một sinh hoạt Cơ- đốc nhân linh động: bồi dưỡng, thờ phượng, giao hảo và cá nhân truyền đạo. Bồi dưỡng. Trước hết, họ chuyên tâm vâng giữ lời dạy của các sứ đồ (2:42) - điều mà ngày nay chúng t avâng giữ, xem như một phần của Tân ước. Do chuyên tâm vâng giữ lời được linh cảm, họ nhận được phần lương thực cần thiết để một Cơ-đốc nhân có thể tăng trưởng lành mạnh, tăng trưởng để trở thành giống như Chúa Cứu Thế (Eph Ep 4:13). Bồi dưỡng, như chúng ta sẽ thấy đầy đủ hơn trong chương tám, bao gồm sự tăng trưởng cả về tâm trí lẫn tâm linh (RoRm 12:2). Thượng Đế có thể bồi dưỡng cho chúng ta nhờ các sách báo, phim ảnh, băng ghi âm ghi hình, bài giảng, lời làm chứng và nhiều nguồn tài liệu khác nữa. Nhưng các nhóm nhỏ cần được bồi dượng nhiều nhất là bằng việc trực tiếp nghiên cứu Kinh Thánh, sử dụng phương pháp nghiên cứu Kinh Thánh bằng quy nạp pháp (xem các trang 140-141). Tất cả các Cơ-đốc nhân đều cần có lời quyền năng của Thượng Đế đổ tràn đầy vào lòng mình, nếu muốn duy trì sinh lực thuộc linh và tăng trưởng để đạt đến chỗ đâm hoa kết quả. Hãy nghĩ đếnc ác tổ trong Hội thánh của bạn. Có nhóm nhỏ nào đang thiếu năng lực của bạn. Có nhóm nhỏ nào đang thiếu năng lực để hoàn thành chức vụ của họ, chỉ vì về mặt thuộc linh, họ đang bị tù đọng, đứng nguyên một chỗ vì suy dinh dưỡng? Có những tiểu ban nào của Hội thánh đang mất lòng hăng say đối với nhiệm vụ của họ không? Các lớp học Trường Chúa nhật có bị sa sút không? Các ban chứng đạo có đang phí thì giờ của họ đề ngồi đó ăn
  • 12. bánh ngọt, uống cà phê và tán gẫu không? Các tổ cầu nguyện có những nỗ lực vụng về vô bổ và cầu nguyện thiếu linh nghiệm không? Có lẽ họ đang cần phải phân tích khẩu phần tuộc linh của mình và lập một lịch trình để được những bữa tiệc đều đặn từ Lời Thượng Đế đấy. Thờ phượng. Nếu các Cơ-đốc nhân cứ tiếp tục thu nhập Lời Thượng Đế vào cho đời sống mình kiến thức và tình yêu thương của ho đối với Thượng Đế sẽ tăng lên và tinh thần thờ phượng sẽ nảy sinh. Sự thờ phượng mà chúng tôi sẽ thảo luận đầy đủ hơn trong chương chín, là thành tố chủ yếu thứ hai cho sinh hoạt tổ của Cơ-đốc nhân. Nó phát sinh từ kiến thức về Thượng Đế của chúng ta để trở thành việc ca ngợi tán tụng và tôn vinh Ngài. Đó là việc tôn thờ Đấng đáng được tôn thờ và bày tỏ tình yêu thương đối với Ngài. Cong Cv 2:43 chép: “Mọi người đều kinh sợ”. Kinh sợ là vừ angạc nhiên mà vừa tôn kính, vừa tôn thờ lẫn lấy làm lạ lùng. Các tín hữu thờ phượng “cách vui vẻ chân thành. Họ luôn luôn ca ngợi Thượng Đế...” Tâm linh tri ân Thượng Đế của chúng ta phải bật lên, tiếng ca hát vì vui vẻ về những gì Thượng Đế đã làm cho chúng ta! Trong một chuyến đi từ Texas đến Minnesota mới đây, đứa con gái bốn tuổi của tôi, nói: “Ba ơi, chúng ta hãy ca hát lên để khiến Thượng Đế vui lòng đi”. Đó là câu định nghĩa rõ ràng nhất cho sự thờ phượng mà tôi từng được nghe. Sự thờ phượng thật khiến cho Thượng Đế vui lòng. Trong tổ của bạn, mọi người có ý thức kính sợ, ngạc nhiên và phấn khởi có ý thức kính sợ, ngạc nhiên và phấn khởi về Thượng Đế không? Có bao giờ bạn hồn nhiên buột miệng hát lên vì bạn không tài nào kìm giữ được niềm vui của Thánh Linh không? Một tổ đã từng trải mười lăm phút thờ phượng thật với nhau, sẽ không thể dễ dàng chuyển sang tranh luận vô bổ về các công việc của Hội thánh. Sự thờ phượng kết hợp mọi người lại với nhau như chưa hề có việc gì khác có thể làm được. Nếu nhóm nhỏ của bạn đang chai cứng, mất đoàn kết hay đang tan rã, hãy khích lệ việc thờ phượng thật, như một phần của lịch trình hành động. Cả đến ban trị sự của Hội thánh cũng có thể được lợi ích từ một vài khoảnh khắc ca ngợi tán tụng và tôn thờ Thượng Đế. Lần sau bạn hãy thử mà xem, trước khi lao vào một vấn đề khó giải quyết, thì bạn sẽ thấy phần còn lại của buổi họp sẽ diễn tiến như thế nào. Tinh thần cộng đồng (thông công, giao hảo). Dành nhiều thì giờ, cho lời dạy được linh cảm và đáp lại Thượng Đế bằng sự thờ phươn5 gvốn liên hệ mật thiết với sự giao hảo mà chúng ta được hưởng trong cộng đồng Cơ-đốc giáo. Tinh thần cộng đồng là thành tố chủ yếu thứ ba cho các nhóm nhỏ Cơ-đốc nhân; Hội thánh tại Giê-ru-sa-lem đã dành tất cả thì giờ cho sự thông công (giao hảo: koinonia) như Cong Cv 2:1-47 đã
  • 13. gọi thành tố ấy: “Tất cả các tín hữu sát cánh nhau và góp tài sản làm của chung. Họ bán của cải sản nghiệp, rồi chia cho nhau theo nhu cầu mỗi người” (cc.44-45). Sự thông công của Cơ-đốc giáo không phải chỉ là một cảm nghĩ chủ quan về việc chúng ta thuộc về nhau. Nó khác hẳn với việc làm thành viên của một hội ném trái lăn, chơi quần vợt hay một tập thể dân sự nào đó. Như chúng ta sẽ thấy rõ ràng hơn trong chương mười, sự thông công, tinh thần cộng đồng giao hảo giữa các Cơ-đốc nhân với nhau vốn gần gũi hơn với sự dấn thân vào tình yêu thương và sự bó buộc của chúng ta đối với các thành viên trong chính gia đình của chúng ta. Đó là sự hiến thân cho nhau căn cứ trên từng trải chúng ta được chia xẻ về Thượng Đế đã hành động để cứu vớt chúng ta khỏi “thế hệ đồi trụy đang vây quanh chúng ta (Cong Cv 2:40), và kết nạp chúng ta vào những đội người làm thay đổi thế gian này một cách hữu hiệu. Kế quả của nếp sống cộng đồng là chúng ta được kết chặt vào nhau bằng tình yêu thương và được xây dựng lên thành một dân toàn diện (Eph Ep 4:12-16) Điều này xảy ra khi chúng ta cùng chia xẻ cho nhau mọi nhu cầu, xưng ra các tội lỗi, gánh lấy gánh nặng cho nhau, khích lệ lẫn nhau, chăm chú lắng nghe và cầu thay cho nhau. Thực tại của sự hợp nhất của chúng ta thường được biểu hiệu bằng nhiều phương cách hết sức thực tế. Khi có lần chiếc ô-tô của tôi không chịu nổ máy do hàn thử biểu chỉ mười độ dưới số không, thì Steve và Cathy (một đôi vợ chồng trong nhóm thông công của Hội thánh chúng tôi) đã cho tôi mượn chiếc xe mới toanh của họ để đi làm. Ki nhà tôi là Jill từ bệnh viện trở vế với cặp con gái song sinh của chúng tôi, chúng tôi được rất nhiều người thuộc cùng tổ thông công với chúng tôi mang thức ăn đến. Chúng tôi cùng khóc khi co một thành viên kể lại câu chuyện người ấy bị tai nạn ô tô và gặp khó khăn ở sở làm. Chúng tôi đều cảm thấy đau lòng khi con của một đôi vợ chồng nào đó phải vào bệnh viện. Chúng tôi cùng mở tiệc ăn mừng khi Thượng Đế nhậm lời cầu nguyện của chúng tôi. Trong tổ của bạn, việc lo lắng chăm sóc thân mật giữa các Cơ-đốc nhân với nhau có rõ ràng hiển nhiên không? Các thành viên có hợp nhất và tận trung với nhay đến mức họ sẵn sàng hi sinh tài sản vật chất của họ để giúp đỡ một thành viên đang thiếu thốn như Hội thánh trong sách Công vụ đã làm - hay không? Hợp nhất trong một cộng đồng Cơ-đốc giáo không có nghĩa là mọi người luôn luôn nhất trí với nhau về mọi vấn đề. Trái lại, chúng ta chỉ đồng ý với nhau trong việc nhìn nhận từng trải mà chúng ta đang có với nhau có là nhờ ân phúc Thượng Đế. Nhưng một tổ Cơ-đốc nhân không phải chỉ tồn tại để cung cấp, khen ngợi và giúp đỡ lẫn cho nhau mà thôi. Trong cộng đồng Cơ- đốc giáo, chúng ta không nên vị kỷ. Chúng ta vốn có một sứ mạng vượt khỏi
  • 14. số thành viên của mình. Sứ mạng. Sứ mạng là thành tố thứ tư của sinh hoạt linh động của nhóm nhỏ. Các nhóm nhỏ Cơ-đốc nhân sở dĩ có là để đi ra chia xẻ Phúc âm (tin mừng, Tin Lành) về tình yêu thương của Chúa Cứu Thế cho những người đang thiếu thốn. Chúng ta là thân thể của Chúa Cứu Thế, là con đường để mở rộng tình yêu thương và quyền năng biến cải các cá nhân và xã hội. Một khi chúng ta tiếp xúc với những người chung quanh ta, Đức Thánh Linh sẽ đưa họ đến tiếp xúc với Thượng Đế và giúp họ tăng trưởng để trở nên giống như Chúa Giê- xu. Dòng ân phúc của Thượng Đế chảy tràn qua trung gian chúng ta trước hết có thể xâm nhập những người gần gũi nhất với nhóm nhỏ của chúng ta, nhưng quyền năng của nó thì có thể lan rộng đến tận các địa cực. Ý niệm sứ mạng bao gồm các công tác cá nhân truyền đạo và hành động xã hội. Nó cũng gồm luôn điều thường được gọi là các sứ mạng toàn cầu, nhưng còn rộng hơn thế nữa. Ý niệm này bao trùm mọi sự, từ việc nói cho một người láng giềng biết về Chúa, đưa một thức ăn đến cho người đau ốm, đến việc phái một đôi thành viên đến với một nhóm nhỏ ở Phi châu để tìm hiểu xem Hội thánh ở đây có teh trợ giúp gì cho Hội thánh ở đấy. Sứ mạng thường bắt đầu với việc khích lệ và cầu nguyện cho chức vụ cá nhân của từng tổ viên một. Tổ của chúng tôi cầu nguyện cho Lynn để cô có thể sống đạo giữa cả phân khoa và các học viên nữ y tá, nơi cô làm việc. Chúng tôi lắng nghe và khíhc lệ cô khi cô kể lại câu chuyện của một người bạn đang gặp khó khăn. Chúng tôi cầu nguyện và sau đó, cô tường trình lại việc Thượng Đế đã hành động như thế nào. Tuy nhiên, thỉnh thoảng cả tổ cũng công tác trong việc ra đi để đến với người ngoài Tháng chạp tổ chúng tôi (được sự trợ giúp của các bè bạn và gia đình) đã mua quà Giáng sinh cho hại chục bệnh nhân thường trú tại một trung tâm chữa trị cho nhữngnngười đã thành nhơn nhưng chậm phát triển về phương diện tâm thần. Suốt năm trước đó, số người ấy đã chẳng hề nhận được quà biếu hay những cuộc thăm viếng đặc biệt nào nhân lễ Giáng sinh, và họ vốn chẳng có gia đình hay bè bạn gì chăm sóc lo lắng cho họ cả. Nhưng Thượng Đế chăm sóc họ, và chúng tôi lợi dụng cơ hội để chứng tỏ một phần nào tình yêu thương của Thượng Đế. Các tín hữu nguyên thủy đã chứng minh tình yêu thương và quyền năng của Thượng Đế cho người thế gian chung quanh họ. “Các sứ đồ làm nhiều phép lạ và việc phi thường... và được mọi người quý mến... Mỗi ngày Chúa cứ tăng thêm số người được cứu (Cong Cv 2:43-47). Hội thánh của bạn có một biểu quyết rõ ràng nào về sứ mạng (chẳng hạn xem trang 124) mà các thành viên đều ý thức và dấn thân thi hành không? Mỗi nhóm nhỏ hoặc tiểu ban trong Hội thánh có thông suốt việc nó phải phù hợp với sứ mạng toàn diện
  • 15. như thế nào không? Các tổ có thúc đẩy các thành viên của Hội thánh phải tìm cách đi ra, đến với những người ngoài, hay chỉ họp nhau lại để cho chương trình được tiến hành êm xuôi mà thôi? Một vài tổ cần được giúp đỡ để làm sáng tỏ nhiệm vụ đặc thù mà Thượng Đế đang dành cho họ. Có một cách bắt đầu tốt là yêu cầu mỗi tổ viên của tổ mình và nó phù hợp với sứ mạng của tổ mình và nó phù hợp với sứ mạng toàn diện của Hội thánh họ như thế nào Sau đó, nhóm nhỏ có thể thảo luận về nhiều biểu quyết khác nhau, để hành động nhất trí với nhau. Kết hợp các thành tố. Tất cả các tổ đều cần cả bốn thành tố đến một chừng mực nào đó, nhưng vì các ân tứ có khác nhau và vì có nhiều nhiệm vụ phải thực thi trong Hội thánh, một số tổ sẽ chú trọng vào một thành tố đặc biệt trong khi các tổ khác sẽ chú trọng vào những thành tố khác (xem các hình 1-4). Nếu bạn là một cấp lãnh đạo Hội thánh, hãy dành ít thì giờ để liệt kê các tổ khác nhau trong Hội thánh, xem chúng tập trung chú ý vào đâu. Có khu vực nào bị yếu kém không? Nếu có, nó ảnh hưởng thế nào đến sứ mạng toà diện của bạn? Có thể làm gì để tạo được một thế quân bình ổn định hơn? Sau đó, hãy xem xét từng tổ một để biết sở dĩ nó yếu là vì thiếu một hoặc nhiều yếu tố nào trong số bốn thành tố ấy. Thí dụ phải chăng sở dĩ các lớp học Trường Chúa nhật có íyt người theo học là vì đã không có sự chú ý xây dựng tinh thần cộng đồng (thông công) giữa các học viên? Phải chăng tổ của các đôi vợ chồng mới cưới nhau rất nông cạn về phương diện thuộc linh vì rất ít hoặc không được bồi dưỡng về Kinh Thánh? Phải chăng tiểu ban các phụ lão sỡ dĩ thiếu sinh lực thuộc linh vì dầu sao thì sự thờ phượng cũng không phù hợp với lịch trình? Phải chăng tổ thông công về ân tứ tỏ ra yếu kém và chỉ tập trung lo cho chính mình, là vì các tổ viên không dấn thân phục vụ ai khác hơn là chính họ? Cấp lãnh đạo Cơ-đốc giáo thường gồm những người có ân tứ; tài năng trợ giúpvà nhiều tổ chuyên môn để duy trì thế quân bình thích hợp mà cứ tiến triển đều đặn. Một khi vấn đề đã được nhận diện, các cấp lãnh đạo Hội thánh có thể cần phải gặp tổ trưởng của một nhóm đặc thù nào đó trong tình yêu thương với vấn đề của tổ ấy, hầu cung cấp phần huấn luyện thích hợp để người ấy có thể đem đến những thành tố khác của sinh hoạt tổ. Các tổ cộng đồng (koinonia: thông công). Một số tiền tổ cố gắng giữa thăng bằng cho tất cả bốn thành tố trong các hoạt động của mình (hình 5). Thật vậy, đó chính là kiểu mẫu mà chúng tôi sẽ tập trung vào trong phần còn lại của quyển sách này. Chúng tôi xin gọi loại tổ này là tổ cộng đồng, vì nó kết hợp được cả bốn thành tố của sinh hoạt tổ Cơ-đốc giáo mà chúng tôi nhận thấy trong sự thông công nguyên thủy của Cong Cv 2:40-47
  • 16. Hình 1: Các tổ đặc biệt chú trọng vào việc bồi dưỡng. Các lớp học Trường Chúa nhật. Các tổ học Kinh Thánh. Các tổ thảo luận sách. Các lớo cho tổ viên (tín hữu) mới. Các lớp củng cố đức tin. Hình 2: Các tổ đặc biệt chú trọng vào việc thờ phượng: Các ban hợp xướng và âm nhạc khác. Các tổ cầu nguyện. Các cộng đồng ân tứ. Các tổ phục hưng. Hình 3: Các tổ chú trọng đặc biệt vào sinh hoạt cộng đồng Các nhóm cứu trợ. Cộng đồng nam giới. Các tổ vợ chồng trẻ. Các tổ thanh niên. các tổ chăm sóc. Hình 4: Các tổ chú trọng đặc biệt vào sứ mạng. Các đội truyền giảng Phúc âm. Các tổ chứng đạo. Các tiểu ban hành động xã hội. Các tiểu ban sứ mạng các tổ thăm viếng. Ban chấp sự. Ban trưởng lạo. Các đội phục hưng. Các lớp học Kinh Thánh khu vực. Các tổ phục vụ. Hình 5: Các tổ sinh hoạt cộng đồng với thế quân bình của cả bốn thành tố. Các tổ cộng đồng giúp tổ viên phát triển các Cơ-đốc nhân để họ biết “sống đạo” thật trọn vẹn, vốn là đều thiết yếu nếu chúng ta phải “cố gắng huấn luyện một người để họ đạt đến mức toàn hảo trong Chúa Cứu Thế Giê-xu” (CoCl 1:28). Nếu chỉ bị bỏ mặc, chúng ta đều có khuynh hướng cố công gắng sức theo đuổi phương diện nào của sinh hoạt Cơ-đốc nhân mà mình thíhc nhất, nhưng cả Kinh điển lẫn từng trải đều vạch rõ chỗ sai lầm của một đời sống mât thăng bằng như thế Khi nào các Cơ-đốc nhân quá tích cực trong công tác chu toàn sứ mạng mà không được bồi dượng đầy đủ, sẽ có tình trạng cháy khét Nếu chúng ta được bồi dưỡng và thông công quá nhiều mà không có sự thờ phượng và thi hành sứ mạng đầy đủ, thì hậu quả sẽ là tình trạng khôn ngoan. Các nhóm nhỏ dấn thân vào sinh hoạt Cơ-đốc nhân toàn diện sẽ giữ được thế cân bằng. Chúa Cứu Thế là Chúa tể của mọi lãnh vực của đời sống,v à các tổ thông công quân bình, thì chứng minh cho thực tại ấy. Cả bốn thành tố họp nhau lại để tăng cường cho một tổ thông công, như Tổ chức Sinh viên Cơ-đốc giáo Thông công (The Inter Varsity Christian Fellowshil) đã chứng tỏ và làm gương mẫu giữa các sinh viên đại học tất cả không cần thiết phải được dành co một số thì giờ bằng nhau trong trong mỗi buổi họp mặt, nhưng tấtc ả phải được đưa vào theo một mức độ có ý nghĩa trên một cơ sở đều đặn, có lẽ là từng buổi họp một. Hình 6 gợi ý một vài cách thức theo đó một tổ có thể thực hiện hoặc duy trì sức sống cho các công tác bồi dưỡng, thờ phượng, thông công, và chu toàn sứ mạng của mình, cả trong các buổi họp mặt lẫn (các hoạt động) bên ngoài. Thường thường cả bốn thành tố có thể đều liên hệ với luận đề Kinh Thánh đang được nghiên cứu Trong khi hai phần hai và bốn của quyển sách này sẽ đưa ra nhiều chi tiết hơn về phương pháp để phong phú hóa sinh hoạt của
  • 17. nhóm nhỏ của bạn, hình 7 trình bày một kế hoạch sáu tuần lễ cho nhóm nhỏ, liên hệ với từng góc cạnh một của bài học Kinh điển trong tuần. Các thành tố Bồi dưỡng Thờ phượng Thông công Sứ mạng Định nghĩa: Được Thượng Đế Ca ngợi tán Thông công tập Đem Tin Lành nuôi dưỡng để tụng và tôn trung chung của tình yêu tăng trưởng và vinh Thượng quanh từng trải thương của Chúa trở nên giống Đế bằng việc mà chúng ta chia Cứu Thế cho như Chúa Cứu Thế chú trọng vào cho nhau với tư những người bản tính hành cách Cơ-đốc nhân ngoài đang động và lời Ngài thiếu thốn Mục tiêu: Tăng trưởng về Để Thượng Đế Để kết chặt chúng Để giúp vui tâm trí và tâm vui lòng ta vào nhau trong người nhận linh hướng về tình yêu thương biết Thượng hình ảnh Chúa và xây dựng chúng Đế và trở nên Cứu Thế ta thành một dân giống như Chúa Cứu Thế Các hoạt động đề nghị: Thảo luận Cầu nguyện Cùng cầu nguyện Cầu nguyện cho Kinh Thánh Ca hát với các bạn bạn bè không theo phương pháp Đọc bằng tinh Gánh nặng của phải Cơ-đốc quy nạp, sách; thần thờ phượng người khác nhân. bài giảng băng nhiều khúc Giúp đỡ nhau Chia xẻ Phúc ghi âm, ghi hình Kinh Thánh và phát triển các âm với một tổ Học thuộc lòng sách khác ân tứ đặc thù Kinh Thánh Chia xẻ lẫn Làm và đọc thơ Cùng đi ăn chung Kết bạn với cho nhau một sinh viên ngoại quốc Cầu nguyện Viết một bức Cùng giải trí Chăm sóc cho thư cho Thượng Đi nghĩ mát hay một gia đình Đế dự hội nghị thiếu thốn Cầu thay cho nhau hoặc tị nạn Quyên tiền cho quỹ cứu nạn đói thế giới Cầu nguyện cho những người chưa
  • 18. được nghe Phúc âm Hình 6: Các thành tố của sinh hoạt nhóm nhỏ Tuần. Bồi dưỡng Thờ phượng Thông công Sứ mạng 1 Nghiên cứu Công Sau khi giải Dọn bắp rang khởi Cầu nguyện cho bạn Cong Cv 2:42-47. Giải thích thờ phượng động (H.164-165) bè chưa tin Chúa thích bốn thành cầu nguyện chỉ Tự mô tả Mời những người tố bằng một lời mới đến dự buổi ca tụng (như gọi họp mặt sau tên Thượng Đế) 2 Ôn lại bốn thành Hát một bài thánh Sử dụng “Tôi là Thảo luận vấn đề tố. Nghiên cứu ca thờ phượng.Khi gì? (H.164). Bắt kết bạn với những Kinh Thánh về cầu nguyện, chú đầu cầu nguyện người không tin khám phá sách trọng vào quyền với các bạn Chúa và cùng cầu Phúc âm Mac Mc 1:1-45 Chúa tể của Chúa nguyện chung Cứu Thế 3 2:1-28 Im lặng năm phút Thực chiện “Chuyến Giới thiệu một để suy gẫm, tập đi của đức tin” bố cục sách Phúc trung vào tình (tr.169) âm. Thảo hoạch yêu của Thượng Đế một chương trình xã hội cho các bạn chưa tin Chúa. Cầu nguyện việc mời người ta đến. 4 3:1-35 Đọc một đoạn trong Tiếp tục “Chuyến Giới thiệu một quyển Nhận biết đi của đức tin” khuôn mẫu cầu Thượng Đế. Đáp ứng nguyện cho sứ bằng cầu nguyện. mạng (truyền Yêu cầu mỗi người giáo) hoàn cầu viết một bài cầu (tr.177) nguyện ca ngợi Thượng Đế rồi đọc như một bài cầu nguyện. 5 4:1-41 Đọc một Thi thiên Dùng “Xin tô màu Thảo luận môi về thờ phượng. tôi” (tr.171). trường sứ mạng Thảo luận vắn tắt Nghĩ về một màu của nhóm nhỏ của Cùng cầu nguyện nào đó để mô tả bạn mỗi người trong tổ
  • 19. 6 5:1-43 Mọi người cùng chia Dùng “Báo cáo về Phác thảo một xẻ cho nhau những thời tiết” (tr.170) giao ước cho gì các bạn đã học Lập kế hoạch cho kỳ tổ của bạn (H. hỏi được về sự thờ nghĩ cuối tuần cho 142-143) trong năm tuần qua cả tổ Hình 7: Kế hoạch mẫu cho sáu tuần lễ đầu Trong khi nghiên cứu sách Công vụ 4, một tổ thảo hoạch một chương trình chung quanh luận đề về sự mạnh dạn đi làm chứng đạo. Họ tìm được linh lương từ chính việc học hỏi nghiên cứu Kinh điển. Sự thành công sẽ càng tăng khi các tổ viên cùng chia xẻ với nhau nỗi sợ hãi của mình trong việc làm chứng đạo và thảo luận về những điểm khó khăn họ đã từng trải; các tổ viên khích lệ lẫn nhau. Phần thờ phượng của họ gồm sự cầu nguyện, tiếp theo là phần khuôn mẫu đã được đưa ra trong Cong Cv 4:24-30. Họ cầu nguyện xin Chúa cho mình mạnh dạn trong những khu vực đặc thù để các tổ viên có thể làm chứng về Chúa Cứu Thế - với những người láng giềng, trong sở làm, cho một bạn thân, và vân vân - và như thế là họ càng trao đổi với nhau từng trải về công tác làm chứng đạo. Nhưng không phải chỉ có Kinh điển mới có thể là yếu tố hợp nhất bốn thành tố. Có thể đó là sự cầu nguyện. Sự cầu nguyện sẽ là linh lương bồi dưỡng cho chúng ta khi chúng ta không những chỉ thưa chuyê5n với Thượng Đế, mà còn lắng nghe bức thông điệp Ngài truyền phán cho chúng ta. Nó có thể giúp xây dựng sự thông công khi các tổ viên cầu thay cho nhau và dâng các nhu cầu của tổ lên cho Chúa. Đó sẽ là sự cầu nguyện khi chúng ta ca ngợi tán tụng Thượng Đế. Và nó sẽ là sứ mạng khi chúng ta cầu thay cho những người đang cầu tình yêu thương của Thượng Đế đang ở gần chúng ta và trên khắp thế gian. Tiệc thánh cũng bao hàm cả bốn thành tố, và nhiều nhóm nhỏ từng được buộc chặt vào nhau khi họ cùng tổ chức dự tiệc thánh với nhau Chúng ta được bồi dưỡng khi dự Tiệc thánh. Chúng ta nhận được một phước hạnh đsặc biệt khi cùng uống chén, ăn bánh, mà ICo1Cr 10:16 gọi là “chịu phúc lành”. Chúng ta cũng được bồi dưỡng khi nghe đọc Kinh điển là lời truyền dạy thường đi kèm theo sau tiệc thánh. Tiệc thánh cũng là một lễ kỷ niệm có ý nghĩa thờ phượng. Chúa Cứu Thế phán: “Hãy làm điều này để tưởng nhứ Ta!” (11:24). Khi chúng ta nhớ lại Thượng Đế - Ngài là ai, Ngài đnag làm gì - là chúng ta đang thờ phượng Ngài. Việc cử hành Tiệc thánh bao gồm những lời cầu nguyện, lời tạ ơn, và những bài thánh ca thờ phượng Thượng Đế (Mat Mt 26:30; ICo1Cr 11:24). Sinh hoạt thông công của chúng ta được Tiệc thánh tả vẽ và củng cố Theo 10:16-17, thì ăn bánh là sự phần vào thân thể Chúa Cứu Thế: “Chúng ta dù đông nhưng đều ăn chung một ổ bánh, (nên) đều thuộc về một thân thể của
  • 20. Chúa” (c.17). Chúng ta được hợp nhất khi cùng được từng trải về Thượng Đế. “Dự phần” hay “thuộc về” theo nghĩa đen, là có một cái gì đó chung với nhau, là có một cái gì đó chung với nhau: sự chết thay của Chúa Cứu Thế cho chúng ta Đó là nền móng của đời sống của chúng ta với Chúa Cứu Thế trong cộng đồng Cơ-đốc giáo. Tiệc thánh là bữa ăn yêu thương (agape) của cộng đồng Cơ-đốc giáo. Cử hành Tiệc thánh cũng là một hành động truyền giáo vì bởi đó, “anh em công bố sự chết của Chúa... cho đến lúc Ngài trở lại (11:26). trong Mat Mt 26:28, Chúa Giê-xu phán: “Đây là máu ta, máu đổ ra cho nhiều người được tha tội”. Trong khi uống chén, chúng ta nhớ lại tại sao Ngài đã chịu chết và được thúc giục hãy thực thi sứ mạng công bố sự tha tội của Thượng Đế. Hòa lẫn các thành tố. Như trứng, bột, đường và các hương liệu được hòa trộn lẫn nhau để tạo ra một chiếc bánh ngon thể nào, thì cũng vậy, bốn thành tố kể trên hòa lẫn vào nhau sẽ tạo thành toàn bộ sinh hoạt tổ của chúng ta. Chúng không tác động riêng rẽ. Xin hãy xét đến bảy cách thức chúng tác động lẫn nhau. 1. Sự thờ phượng củng cố thêm cho sự thông công bằng cách tập họp chúng ta lại, để nhìn chăm vào Thượng Đế. Sự hợp nhất của nhóm nhỏ là kết quả của việc chúngt a cùng hợp nhất trong Chúa Cứu Thế Thượng Đế khiến chúng ta hợp nhất, khi bởi Thánh Linh, Ngài làm phép báp-tem cho chúng ta đe9 chúng ta có được đời sống mới trong Chúa Cứu Thế (RoRm 6:1-5; 8:9- 11). Rồi chúng ta từng trải công việc Thượng Đế làm trong chúng ta để cứ tăng trưởng ngày càng gần gũi, mật thiết hơn với nhau; Eph Ep 1:1-24 mở đầu bằng lời ca ngợi tác tụng, Thượng Đế về kế hoạch của Ngài nhằm kết hợp mọi sự lại trong Chúa Cứu Thế. Chúng ta cùng tham dự một chủ đích chung là dâng lên lời cangợi tán tụng vinh quang Thượng Đế (Eph Ep 1:12). Khi chúng ta rời mắt khỏi nhau để cùng chú mục vào tính cách vĩ đại của Chúa Cứu Thế, là chúng ta cùng bị cuốn hút vào chủ đích của Ngài - tức là hợp nhất mọi sự lại với nhau! Khi đặt các vấn đề điều gì, ở đâu, khi nào và tại sao, Không phải mọi người chúng ta đều có thể nhìn thấy được mặt đối mặt. Nhưng mọi người chúng ta đều đồng ý về câu hỏi: Ai bởi vì Chúa Cứu Thế Giê-xu đang sống trong ba5n. Như những gia đình cùng cầu nguyện để sống chung với nhau như thế nào, thì cũng vậy, các tổ cùng hiệp chung lại với nhau trong sự thờ phượng cũng sẽ được buộc chặt vào nhautrong sự thông công (cộng đồng). 2. Sự thông công mật thiết tăng cường sự thờ phượng trong nhóm nhỏ. Hay nói khác đi, là cùng vui đùa với nhau sẽ giúp chúng ta cùng cầu nguyện chung với nhau. Muốn phát triển lối chơi toàn đội thì cần phải có thì giờ và cơ hội. Công tác
  • 21. toàn đội đòi ỏi mọi người đeu phải biết rõ các ân tứ tài năng của nhau và một thái độ sẵn sàng tin cậy lẫn nhau. Điều này tối quan trọng cho một tổ cầu nguyện cũng như cho một đội thể thao Tôi đã thấy rõ điều đó cả trong việc chơi bóng chuyền lẫn trong việc học hỏi nghiên cứu Kinh Thánh. Nếu mỗi thành viên trong đội bóng đều biết cách để cho mọi người cùng đánh vào quả bóng trong một sân bóng chuyền, thì họ cũng phải để cho mọi người cùng nói và cùng lắng nghe nhau khi nghiên cứu Kinh Thánh. Phải mẫn cảm đối với người khác là điều quan trọng trong cả hai hoạt động này. Để cho mọi thành viên trong đội, trong tổ được tự do trao đổi ý kiến với nhau là tối quan trọng trong sự thông công nhau trong sự cầu nguyện và thờ phượng tập thể. Tôi thường để ý nhận thấy rằng khi đến với một tổ nào đó lần đầu tiên, tôi không cảm thấy mình được tự do thờ phượng ngay tức khắc. Thoạt đầu, tôi cần biết rõ hơn về một số tổ viên thì tôi mới có thể cảm thấy tự nhiên như ở nhà mình được. Ở đây, thì giờ giải lao giải trí với tổ, sẽ giúp ích được rất nhiều. 3. Thờ phượng là một cách đáp ứng lại với sự bồi dưỡng. Khi tâm trí và tâm linh chúng ta tiếp nhận Lời Thượng Đế, chúng ta sẽ càng tán thưởng thêm tính cách vĩ đại của Ngài. Cách đáp lại tốt nhất với việc Thượng XĐế tự bày tỏ Ngài ra, là ca ngợi tán tụng và tôn thờ Ngài. Chúng ta không nên hài lòng với việc chỉ biết được các sự kiện về Thượng Đế mà thôi. Trái lại, chúng ta phải lợi dụng sự hiểu biết của mình về Ngài để làm nền móng cho việc suy gẫm về bản tính Ngài. Càng hiểu biết về Thượng Đế nhờ Lời Ngài chúng ta càng yêu mến và muốn thờ phượng Ngài hơn. Từng trải được bồi dưỡng của một nhóm nhỏ phải dẫn tới kết quả là sự tán thưởng càng hơn về Thượng Đế là ai Nếu sự thờ phượng không được vui vẻ, thì thường thường có thể là vì chúng ta chỉ dùng các thức ăn đạm bạc, trong khi Thượng Đế mời chúng ta đến là để dự một đám tiệc. “Khá nếm thử xem Đức Giê-hô-va tốt (ngon) lành dường bao!” (Thi Tv 34:8). 4. Sự thờ phượng dẫn đến sứ mạng. Khi chúng ta thờ phượng Thượng Đế và thắt chặt mối liên hệ với Ngài chúng ta bắt đầu đồng ý với thế giới quan của Ngài. Chúng ta học biết yêu thương người khác như chính Ngài vậy. Hơn nữa, sự phấn khởi của chúng ta về Thượng Đế là vua của toàn cõi vũ trụ giục giã chúng ta cùng vui vẻ chia xẻ tình bạn với tha nhân Trong Cong Cv 4:24- 31, các Cơ-đốc nhân đã thờ phựng Thượng Đế, là Chúa tể vũ trụ, và sau đó, đã mạnh dạn truyền giảng Lời Ngài. Một mùa hè nọ, tôi hướng dẫn một nhóm nhỏ tại Bear Trap Ranch, một trung tâm huấn luyện của Tổ chức Sinh viên Cơ-đốc giáo Thông công ở Colorado. Tổ chúng tôi đến Colorado Springs để làm chứng đạo cho mọi người trong một công việc lớn. Chúng tôi gặp khó khăn khi muốn bắt đầu gợi chuyện với họ, cho nên tổ chúng tôi họp nhau dưới mấy gốc câ để cầu
  • 22. nguyện Chúng tôi ca ngợi tán tụng Chúa về cơ hội này và về khu công viên, nơi chúng tôi đang có mặt. Chúng tôi cầu xin Chúa đưa những người mà Ngài đã chuẩn bị sẵn để được nghe về Ngài đến với chúng tôi. Việc thờ phượng Chúa Cứu Thế đã giúp chúng tôi chiến thắng mặc cảm và nỗi lo sợ của chúng tôi Chúng tôi hé thấy vài triển vọng có thể làm chứng đạo. Chúng tôi bắt đầu thấy Chúa đã phán bảo những người khác như thế nào Và Ngài đã dẫn chúng tôi đến chỗ nói chuyện nhiều với những người đang hiếu kỳ muốn nghe thêm về Chúa Cứu thế. 5. Việc bồi dưỡng tăng cường sức giục giã hãy chu toàn sứ mạng. Như thân xác chúng ta cần lương thực thực phẩm để có thể tiếp tục làm việc thế nào, thì một nhóm nhỏ cũng cần được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa để có năng lực chu toàn sứ mạng. Nếu một nhóm nhỏ cố gắng muốn làm chứng đạo hay công tác xã hội mà không được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa, thì các tổ viên sẽ trở nên gầy ốm vì bị suy dinh dưỡng. Đồng thời, hoạt động nhằm chu toàn sứ mạng củ họ sẽ bị gnăn trở vì các tổ viên trở thành quá suy nhược về mặt thuộc linh để có thể cứ tiếp tục làm việc. Hồi còn học chủng việc, tôi thuộc một nhóm nhỏ đã quyết định nghiên cứu các sách tiểu tiên tri (A-mốt và nhiều sách tiên tri khác nữa). Hậu quả do việc chúng tôi học biết được rằng Thượng Đế rất quan tâm đến người nghèo, là tổ chúng tôi quyết định hậu thuẫn cho một tổ chức đang cứu trợ cho những người nghèo trong nội thành thành phố St.Paul. Chúng tôi đến một ngôi nhà của tổ chức ấy để giúp dọn dẹp quét rửa sạch sẽ từ trên chí dưới. Chúng tôi cũng thường xuyên cầu nguyện cho một torng các tổ viên của chúng tôi đang làm việc với các công nhân di cư trong thành phố ấy. Khi chúng tôi nghe về sự bất công đối với người nghèo mà sách A-mốt đả kích, chúng tôi quyết định viết thư cho các dân biểu quốc hội về số dân nghèo của đất nước chúng ta. 6. Sứ mạng củng cố sự thông công (Điều cùng được nghiệm đúng là chểnh mảng việc chu toàn sứ mạng sẽ làm suy yếu sự thông công). Lúc Phao-lô viết thư cho người Phi-líp, ông đã kêu gọi họ hãy tham gia công tác truyền giảng Phúc âm, vì họ phải trải qua những cuộc chiến đấu với sự chống trả y như ông, khi muốn trình bày về Phúc âm (Phi Pl 1:5, 30). Họ phải hợp nhất để làm chứng đạo, phải “siết chặt hàng ngũ chiến đấu cho niềm tin Phúc âm” (1:27). Nếu một nhóm nhỏ cùng sát cánh nhau để truyền giảng Phúc âm, họ sẽ ngày càng gần gũi, thâ thiết với nhau hơn. Họ học biết được là phải cùng làm việc với nhau và nâng đỡ nhau với tư cách một toàn đội. Khi phải đương đầu với sự chống đối, họ sẽ học biết được là phải “một lòng đứng vững” (1:27, bản dịch cũ). Nhiều tiểu to9 tại trường đại học Minnesota đã học được bài học này khih trong một năm nọ, họ đã phân phát được ba chục ngàn bộ Tân ước và đưa nhiều sinh viên đến với Chúa Cứu thế
  • 23. qua mấy chục nhóm nhỏ nghiên cứu Kinh Thánh của họ Trước khi thực hiện sứ mạng này, nhiều nhóm nhỏ các Cơ-đốc nhân đã nhiều lần cố gắng tạo ra sự đoàn kết Phải nhờ việc cu2ng cộng tác với nhau trong một sứ mạng chung, họ mới có thể được kết chặt vào nhau trong một cộng đồng Cơ-đốc giáo hợp nhất. Cũng vậy, nhiều Hội thánh từ nhiều hệ phái khác nhau, đã được đưa đến chỗ gần gũi tha6n thiết với nhau hơn khi họ cùng cộng tác với chiến dịch truyền giảng Phúc âm của Billy Graham. Nếu một tổ không bao giờ chịu dấn thân chu toàn sứ mạng, là nó đã đánh mất chủ đích chung, và bắt đầu mất đoàn ke7t. Nếu một nhóm nhỏ không chịu phục vụ người khác, nó sẽ trở thành vị kỷ, lười biếng, bệnh hoạn vì chỉ biết lo cho chính mình mà thôi Hãy xét đến tấm gương của Hội thánh tại Cổ- linh Chỉ vì họ chỉ biết hướng nội mà không chịu chu toàn sứ mạng đối với người thế gian, họ đã chia bè kết đảng và tụ tập trung vào chính họ trong cách sử dụng các ân tứ (ICo1Cr 3:12-14). Nhưng một nhóm nhỏ càng tích cực lo chu toàn sứ mạng, thì cùng tăng trưởng trong sự thông công. 7. Sự thông công càng lớn, thì sứ mạng chu toàn sẽ càng lớn lao. Khi ý thức về thông công càng phát triển, thì cả tổ càng cung cấp được cho các cá nhân tình yêu thương và sức hỗ trợ họ đang cần cho sự tăng trưởng cá nhân khi họ đến với người ngoài. Khi một tổ cùng tăng trưởng, nó phát triển một ý thức thống nhất về một sứ mạng cá biệt nào đo1 mà Thượng Đế đã giao cho họ (như chia xẻ Phúc âm với những láng giềng mới). Các tổ viên cũng phát triển một loạt những điều mà họ trông mong toàn tổ sẽ dấn thân thực hiện. Thí dụ mỗi tổ viên có thể đồng ý với nhau học về nội dung căn bản của Phúc âm và bắt đầu kết bạn với một người chưa tin Chúa. Tuy phần nhiều các tổ đều cần nhiều tuần lễ trao đổi trước khi đi đến chỗ nhất trí với nhauy, có một số các tổ vốn được thành hình trên cơ sở là một sự dấn thân đã được xác định trước. Thí dụ trước khi gia nhập một nhóm nhỏ, mỗi tổ viên đều phải nhất trí: 1. dành riêng một thì giờ tĩnh tâm hằng ngày. 2. cầu nguyện mỗi ngày cho một người bạn chưa tin Chúa, 3. làm chứng đạo cho một người bạn mỗi tuần, 4. đọc sách Out of the Saltshaker (1) và 5. huấn luện lẫn nhau môn “cá nhân truyền đạo”. Thường thường những tổ bắt đầu bằng một sự dấn thân được định trước cần tái xác nhận hoặc duyệt xét lại điểm nhất trí của họ sau khi đã cùng làm việc với nhau được vài tuần lễ và phát triển một ý thức càng lớn lao hơn về thông công. Một trong những phương pháp tốt nhất để tăng cường mối thông công, và dấn thân để chuẩn bị chu toàn sứ mạng là phải lập một bản giao ước cho cả tổ. Đây là một bản tuyên ngôn về một chu đích mà toàn tổ đều nhất trí phải thực hiện. Tiến trình viết ra một bản giao ước giúp các tổ viên làm sáng tỏ các hoài bão của họ và nhất trí với nhau về cách trợ giúp lẫn nhau để thực
  • 24. hiện các mục tiêu mà tổ đã đề ra Nó phải cung cấp một định chuẩn khách quan để đánh giá và chấm công. Thí dụ, tổ có thể yêu cầu mỗi tổ viên viết ra một bố cục căn bản của Phúc âm và buộc mỗi người phải có trách nhiệm học thuộc (xem chương sáu, các trang 63-64 và chương mười ba, các trang 142- 143, để biết nhiều hơn về các bản giao ước) Tuy nhiên, muốn duy trì thế quân bình giữa bồi dưỡng, thờ phượng, thông công và chu toàn sứ mạng (truyền giáo) - thế cân bằng mà toàn tổ đều nhất trí - thì những điều đòi hỏi sẽ vượt quá việc chỉ đồng ý và ký giao ước suông. Nó cũng đòi hỏi phải có thuật lãnh đạo nữa. Trong chương tiếp sau đây, chúng tôi sẽ chuyển sang việc khảo xét yếu tố then chốt này. THUẬT LÃNH ĐẠO - YẾU TỐ CHỦ YẾU Nếu không được lãnh đạo đúng mức, thì số phận của một nhóm nhỏ đã bị định đoạt trước rồi. Nhiều tổ bị khiếm khuyết và thất bại, vẫn còn có thể bù trừ và có được một đời sống khỏe mạnh với nhau. Nhưng nếu không có sự lãnh đạo, khôn ngoan và đầy tình yêu thương thì một tổ sẽ bị tổn thương do một khởi điểm đã gặp ngay trở ngại, và sự tăng trưởng sẽ bị ngăn trở, và gia tốc sẽ bị lụn tắt. Thế nhưng, ai là người cần đến đie8u này? Việc lãnh đạo tốt giải phóng phần tiềm năng của một nhóm nhỏ. Một nhạc trưởng tài ba sẽ điều khiển cả giàn nhạc tạo được sự hòa âm. Một trung vệ của một đội túc cầu có thể điều phối cả đội bằng một lối chơi đặc thù để ghi bàn. Cũng vậy, tổ trưởng của một nhóm nhỏ có thể giúp các tổ viên làm sáng tỏ chủ đích của họ hầu đạt chủ đích ấy. Với một tổ trưởng có tài, các tổ viên sẽ bị lột mặt nạ của mình và cảm thấy được tự do ban ra và tiếp nhận tình thương. Linh lương tạo ra sự tăng trưởng thuộc linh. Chừng đó thì người ta sẽ không còn có thể cầm giữ lại lời cảm tạ Thượng Đế nữa. Chúng ta sẽ từng trải được tình yêu thương của Thượng Đế và nhân rộng nó ra, ban đều là trong tổ, và sau đó là vượt ra ngoài các ranh giới của nó. Nhu cầu về lãnh đạo của Cơ-đốc giáo. Phần đông chúng ta đều kính trọng các lãnh tụ trong quá khứ, như Washington, Lincoln, Churchill, Gandhi. Tuy nhiên, trong hai mươi năm sau này, tiếng tốt của các lãnh tụ chính trị nói chung, đã bị hoen ố. Nhiều trường hợp tham nhũng lạm quyền, quản trị tài chính tồi và gian dối đã gieo mầm hoài nghi trong toàn thể thế hệ này. Ngày nay, chúng ta nhìn vào các lãnh tụ chính trị bằng đôi mắt nghi ngờ. Sự sa sút về lãnh đạo của chúng ta có bóp chẹt sự tăng trưởng về lãnh đạo trong hội thánh hay không? Có lẽ có. Nhưng phần lớn các cộng đồng Cơ-đốc giáo vẫn còn kính trọng các cấp lãnh đạo của mình. Thế tại sao lại có quá ít người chịu đứng ra gánh vác nhiệm vụ lãnh đạo Cơ-đốc giáo? Các tấm gương trong Kinh Thánh về các lãnh tụ nhiệt thành và tài ba vẫn
  • 25. gợi được nhiều cảm hứng. Ê-sai từng đáp lại tiếng gọi của Thượng Đế rằng “Ta sẽ sai ai đi?” bằng câu nói vang dội: “Có tôi đây! Xin hãy sai tôi”. Đa- ni-ên, Đê-bô-ra, Đa-vít, và nhiều bậc anh hùng trong Cựu ước cũng từng chú ý đến tiếng gọi của Ngài. Tuy nhiên, vì công tác lãnh đạo vốn có nhiều đòi hỏi mà con người ta lại có tâm trạng bất an, cho nên chúng ta thường tránh né tiếng gọi để trở thành lãnh tụ cho Thượng Đế. Môi-se đã bắt Thượng Đế phải chờ ông trong khi ông viện đủ lý lẽ để từ chối. Còn với Giô-na thì Thượng Đế đã phải bám theo ông khá dai dẳng mới khiến được ông hồi tâm để lại chịu sự hướng dẫn của Ngài mà đi thẳng vào khu vực truyền giáo. Một trong những chủ đích đầu tiên của Chúa Giê-xu, là thiết lập quyền lãnh đạo thuộc linh. Giữa đám đông các môn đệ, Ngài đã chọn ra mười hai người để đầu tư thật nhiều vào đó Ngài đã huấn luyện mười hai người ấy để lãnh đạo và hướng dẫn Hội thánh nguyên thủy. Nhưng họ đã không phải bao giờ cũng hăng hái và ngoan ngoãn. Phê-rơ từng chối Chúa. Hai sứ đồ Gia-cơ và Giăng thì hay gây gổ. Thô-ma nghi ngờ. Giu-đa thì phản bội. Số còn lại đều có lần đào ngũ Tìm cho được người lãnh đạo Cơ-đốc nhân không phải lúc nào cũng dễ dàng. Phao-lô đã có từng trải tương tự khi ông thiết lập Hội thánh hải ngoại trong khhu vực chung quanh Đựa trung hải. Ông đã chịu khổ công nhọc sức lâu dài để chuẩn bị cho Ti-mộ-thư đảm nhận chức vụ mục sư. Nhưng mặc dầu được vị sứ đồ đỡ đần, niềm tin của Ti-mộ-thư thoạt đầu cũng từng bị tiêu hao. Phao-lô đã phải nhắc nhở ông “hãy nhen lại ơn của Đức Chúa Trời ban cho” (IITi 2Tm 1:6 bả dịch cũ) và “đừng lãng quên các ân tứ Chúa cho” (4:14). Hễ càng gặp áp lực thì tự nhiên Ti-mộ-thư cảm thấy bị mệt mỏi, kiệt quệ thay vì trông cậy vào “Linh của sự anh dũng, tình yêu thương và tự chủ của Thượng Đế” (IITi 2Tm 1:7). Thế nhưng mọi dấu chỉ đều cho thấy là Ti- mộ-thư đã duy trì chức vụ, cứ ngày càng tăng trưởng trong đức tin và lòng tận trung. Thế thì, những điều đó đưa chúng ta tới đâu? Đến với Thượng Đế của lòng hào hiệp. Ngài không hề cầm giữ lại điều mà chúng ta đang cần. Ngài đã ban cho chúng ta chính Con Ngài, và để ân phúc Ngài hết sức rời rộng, không chừng mực trên chúng ta. Vì Thượng Đế đã ban cho từng tín hữu một các ân tứ thuộc linh, chúng ta có thể tin chắc rằng Ngài đã cấp phát dư dật tài năng lãnh đạo cho các nhu cầu hết sức rộng lớn của Hội thánh Ngài. Thượng Đế đã ban các ân tứ quản trị, dạy dỗ, căn dắt và phục vụ Các ân tứ ấy giúp những người thuộc về Ngài có đầy đủ các tài năng để đảm nhận các vị trí lãnh đạo. Vấn đề là: chúng ta có sẵn sàng để phục vụ với cương vị lãnh đạo hay không? Chúng ta có giống như Phao-lô nghĩa là đang ghiết lập các Hội thánh và củng cố cho các Cơ-đốc nhân ở khắp nơi không? Hay chúng ta
  • 26. giống như Ti-mộ-thư nghĩa là đang sẵn sàng cố gắng nhưng còn thiếu lòng tin? Nếu chúng ta giống như Ti-mộ-thư, là chúng ta đang đi lệch khỏi một khởi điểm đúng vậy. Bức thông điệp đầy khích lệ của Phao-lô trong I và II Ti-mộ-thư vốn dành cho chúng ta hôm nay, cũng như đã được dành cho Ti- mộ-thư vậy! Tuy nhiên, phần đông chúng ta lại không có được thái độ cởi mở của Ti-mộ- thư. Có thể kể ra nhiều lý do cho việc ấy. “Tôi không có khả năng lãnh đạo”. Có lẽ chúng ta nhận thấy về hình thức, chức vị lãnh đạo gây phiền phức, bất tiện và nặng nhọc nữa Nhưng xin chú ý là Phê-rơ từng nói: “Thượng Đế đã ban cho mỗi người chúng ta một khả năng riêng” (IPhi 1Pr 4:10) phải sử dụng để làm ích lợi cho nhau. Chúng ta đều có các ân tứ Chúa ban! Thế các ân tứ của bạn là gì? Phục vụ, dạy dỗ, bố thí? Tiếp khách lạ? Điều quan trọng là chúng ta phải sử dụng các khả năng, tài năng và ân tứ của chúng ta như một hành động vâng lời Chúa và Cứu Chúa chúng ta, sao cho thân thể Chúa Cứu Thế được gây dựng (nhưng phải coi chừng! Đa số các ân tứ được đề cập thoạt nghe đều giống như các hoạt động rất phù hợp với các nhóm nhỏ trưởng! Tuy nhiên, tôi nghi ngờ chẳng hay bạn có đọc quyển sách này với ý thức rằng rất có thể bạn cũng có một tiềm năng nào đó để trở thành cấp lãnh đạo hay không. Vậy xin bạn hãy tiếp tục phát triển nó!) “Tôi không muốn lãnh đạo”. Thái độ này thường được cảm thấy hơn là nói toạc ra. Vấn đề vốn không xoay quanh tài năng lãnh đạo, mà xoay quanh sự vâng lời thuộc linh. Có môt sự thật hết sức đơn giản, ấy là nếu Thượng Đế đã ban cho chúng ta tài năng để trở thành những lãnh tụ thành công, thì chúng ta phải lợi dụng các tài năng ấy Ngài sở dĩ ban chúng cho chúng ta, là để chúng ta làm ích lợi cho tha nhân. Vậy, nếu tôi là một lãnh tụ mà không chịu phục vụ với cương vị lãnh đạo, thì tôi đang gặp một vấn đề rắc rối; tôi cần phải làm một công tác gì đó khá quan trọng cho Thượng Đế. “Tôi không chắc mình có thể lãnh đạo được” Đây thường là một hậu quả do người ta thiếu từng trải hoặc không được huấn luyện. Nhiều người vốn có tài năng và ân tứ có thể phát triển để trở thành những nhóm nhỏ trưởng giỏi Điều đòi hỏi nơi họ chỉ là thái độ sẵn sàng tự nguyện thực hành và học hỏi. Quyển sách này sẽ giúp cho những người như thế. Người nhóm nhỏ trưởng làm gì? Chúng tôi đã định nghĩa một nhóm nhỏ là những người kết hợp nhau lại để đáp ứng các nhu cầu và thi hành chức vụ của Hội thánh. Vậy chủ đích của một nhóm nhỏ trưởng, là giúp thực hiện việc ấy. Nó có nghĩa là người ấy phải giúp đỡ trong việc tạo đoàn kết trong nhóm nhỏ, đáp ứng các nhu cầu và thi hành chức vụ. Nghe thì đơn giản. Nhưng không phải là đơn giản đâu. Trước hết, phương pháp lãnh đạo theo Kinh Thánh tương phản rõ rệt với
  • 27. cách lãnh đạo mà người thế gian đang thực hiện. Phần đông các lãnh tụ của các xã hội trong quá khứ và hiện tại đều lãnh đạo bằng ảnh hưởng chính trị, bằng quân lực, bằng cách làm nhục nhuệ khí của người khác, bằng cách lạm dụng quyền thế, bằng sức mạnh tài chính, bằng cách thi ân và mê hoặc. Họ đi tìm địa vị, thế lực, tìm cách để vinh thần phì gia Nhưng các lãnh tụ Cơ- đốc giáo thì khác hẳn từ căn bản. Chúa Giê-xu từng truyền dạy và chứng minh rằng vương quốc của Ngài đã được gọi rất đúng là một vương quốc hoàn toàn đảo ngược. Trong vương quốc ấy, việc phục vụ thay thế cho việc thống trị. Ngay đến các môn đệ của Chúa Giê-xu cũng phải kinh ngạc về phương pháp ấy Trong Mác 10, Gia-cơ và Giăng đã sa vào phương pháp hành động của người thế gian. Hai ông đã xin Chúa Giê-xu ban cho mình những địa vị và uy quyền cao hơn mười vị môn đệ khác của Chúa, trong vương quốc mà hai ông kỳ vọng là Ngài sẽ thiết lập. Lúc các môn đệ khác biết được là hai ông đã xin điều đó với Chúa Giê-xu, họ đều hết sức bất mãn tại sao thế? Có thể vì chính họ cũng muốn yêu cầu như vậy nhưng chưa có đủ can đảm đó thôi! Chúa Giê-xu đã trực diện với họ để nhấn mạnh phương pháp lãnh đạo mới mà chính chức vụ của Ngài đã chứng minh. Khuôn mẫu mà Ngài đưa ra thật là rõ ràng: “Ta đến trần gian không phải để cho người phục vụ, nhưng để phục vụ người, và hi sinh tính mạng cứu chuộc nhiều người” (c.45). Lời dạy của Ngài cũng rất rõ: “Ai muốn làm lớn, phải làm tôi tớ người khác” (c.43). Kiểu mẫu lãnh đạo của Kinh Thánh được xây trên hai ý niệm song sinh: 1. người đầy tớ phục vụ bằng cách lãnh đạo, và 2. vị lãnh tụ lãnh đạo bằng cách phục vụ. Chúa Giê-xu chứngminh nguyên tắc thứ nhất là chúng ta phục vụ bằng cách lãnh đạo khi Ngài liều mạng kêu gọi, dân chúng theo Ngài Khi trở thành lãnh tụ; Ngài tự khiến mình bị thiên hạ hiểu lầm, chỉ trích nhạo báng và thậm chí giết chết nữa. Trong khih những cái giá phải trả như thế có thể xảy ra khiến chúng ta cảm thấy chức vị lãnh đạo thật là phiền phức, thì chúng ta cũng thấy được những lợi ích có thể có được do sự liều mạng như thế, sẽ có thể được đền bù xứng đáng. Sự phục vụ của Chúa Giê-xu khiến chúng ta được tha tội, được quyền tái lập mối liên hệ phải lẽ với Thượng Đế vĩnh cửu. Đối với chúng ta, thái độ sẵn sàng, tự nguyện lãnh đạo, có thể tạo kết quả cho nhóm nhỏ chúng ta là thật sự thành công trong việc đạt được cả mục tiêu của nó. Phải có ai đó trong nhóm nhỏ phục vụ bằng cách chủ động đi bước trước để lãnh đạo, hướng dẫn. Nhất là trong những giai đoạn đầu tiên của sinh hoạt của tổ, người tổ trưởng thủ một vai trò tối quan trọng trong việc giúp cho tổ thiết lập một chiều hướng và có thể khởi động Người tổ trưởng được chỉ định thường phục vụ cho nhóm nhỏ của mình bằng cách:
  • 28. 1. Cung cấp một ý thức về chủ đích và khải tượng. Người tổ trưởng nhắc nhở cho toàn nhóm nhỏ về các chủ đích của mình. Người ấy gợi ý về những cống hiến có thể có và những điều cần quan tâm để hình thành lý lịch và hoạt động của tổ. 2. Các hoạt động chủ động, đi bước trước người tổ trưởng giúp các tổ viên hiểu biết lẫn nhauy cả trong lẫn ngoài các buổi họp tổ. 3. Khích lệ người khác. Người tổ trưởng thôi thúc các tổ viên tham gia sinh hoạt trong tổ giúp họ sử dụng tài năng và tài nguyên để phục vụ cho tổ qua việc tiếp khách, cung cấp nước giải khát, ca hát, hướng dẫn các buổi học tập và vân vân. 4. Thu xếp, dự liệu. Người tổ trưởng làm gương về thái độ cởi mở và những gì mà cả tổ quan tâm. Tổ trưởng phải sẵn sàng mà cả tổ quan tâm Tổ trưởng phải sẵn sàng dám liều khi cần giải quyết các tranh chấp và làm sáng tỏ các cống hiến cũng như ý hướng. 5. Hợp lý hóa việc tổ chức người tổ trưởng giúp sắp xếp các chi tiết cho những lần họp mặt đầu tiên (thì giờ địa điểm, vị trí, những tài nguyên cần thiết) và thông báo cho các tổ viên biết mọi điều. Mỗi lần tôi lãnh đạo một nhóm nhỏ mới, có rất nhiều điều bấp bênh không chắc chắn len lỏi vào tâm trí tôi. Tôi có đang hành động quá độc đoán hay quá thụ động không Tôi có quá hung hăng hay quá tiêu cực không? Tôi đang quá chuộng về hình thức hay quá khinh suất? Quá tỉ mỉ trau chuốt hay quá tùy tiện? Toàn tổ có ủng hộ tôi không? Họ có thấy tình yêu thương của tôi đối với Chúa Cứu thế không? Họ có nhận thấy thiện chí muốn giúp đợ mọi người của tôi không? Tôi đã đi đến chỗ kết luận rằng những lo âu và căng thẳng đó là tự nhiên và bình thường. Chúng là những dằn vặt tình cờ song hành với chức vụ lãnh đại. Và chúng sẽ giảm đi một phần lớn khi lý lịch của nhóm nhỏ gia tăng. Điều quan trọng cần nhớ là khi chấp nhận vai trò lãnh đạo, thì chúng ta phải phục vụ Chúa và những người thuộc về Ngài. Ý niệm thứ hai của Kinh Thánh là chúng ta lãnh đạo bằng cách phục vụ. Chúa Giê-xu là tôi tớ Thượng Đế, đang phục vụ cho người này tiếp sau người khác, là luận đề được in đậm nét trên từng trang của bốn sách Phúc âm. Ngài đã phục vụ cho những người theo Ngài. Ngài chẳng những chỉ rửa chân chân cho họ, mà còn trấn an họ khi họ gặp dông bão, dạy dỗ họ khi họ bị lầm lạc và cau nguyện cho họ khi họ bị yếu đuối. Ngài phục vụ cho các khối quần chúng đông đảo. Ngài chẳng những chỉ hóa bánh cho nhiều ngàn ngơừi ăn, mà còn chữa lành người bệnh tật, làm sạch người cuì, ban quần áo cho người trần truồng chỉ đường cho người lạc bước và tha tội cho kẻ biết ăn năn hối lỗi. Xa-chê cần một khởi điểm mới, Ni-cô-đem cần một tầm nhìn mới, người phụ nữ tại miệng giếng thì cần một mối liên hệ mới. Tất cả họ
  • 29. đều có những nhu cầu nhất định và rất thật: mỗi người đều cần được phục vụ và tất cả đều đã được Chúa Giê-xu phục vụ cho - Ngài quả thật là người đầy tớ lý tưởng. “Ta đến để đem lại sự sống sung mãn. Ta là ngơừi chăn từ ái. Người chăn từ ái sẵn lòng hi sinh tính mạng vì đàn chiên” (GiGa 10:10-11). Chúa Giê-xu, người đầy tớ gương mẫu cho chúng ta, duy trì được nhiều trạng thái thăng bằng lắm khi vượt khỏi khả năng của chúng ta. Trước hết, Chúa Giê-xu phục vụ đồng thời cả Thượng Đế lẫn người ta. Ngài không phải chỉ chọn hoặc đề nghị này hoặc đề nghị kia, mà thực hiện cả hai. Chính việc Ngài phục vụ Thượng Đế giục giã Ngài phục vụ kẻ bị hư vong. Thứ hai, Chúa Giê-xu bao giờ cũng chú trọng vào con người mà đồng thời cũng bước vào nhiệm vụ. Một lần nữa, cái nầy khong hề loại trừ được cái kia. Chúa Giê-xu vừa lo lắng chăm sóc, vừa đáp ứng rất thiện cảm với mọi người chung quanh Ngài Đồng thời Ngài cũng biết rõ sứ mạng của mình và chẵng bao giờ quên bức thông điệp cũng như tính cách cấp bách của nó. Nền móng của thế quân bình của Chúa Giê-xu tật là rõ ràng. Ngài vốn biết rằng chỉ khi nào chương trình và bức thông điệp của Ngài chạm mặt với quần chúng, thì Ngài mới đạt được kết quả mong muốn. Thiên hạ sẽ được phục hòa với Thượng Đế. Bắt đầu một nhóm nhỏ đòi hỏi rất nhiều công tác phục vụ. Khi một nhóm nhỏ được khai sinh, phải có một ai đó quyết định các vấn đề ai, khi nào, ở đây, tại sao và thế nào. Các vấn đề này chuyển thành những cú điện thoại, dành riêng những phòng để họp mặt, sắp đếp bàn ghế, làm cà phê, đề nghị đưa đón, nhắc nhở mọi người, và cuối cùng là giới thiệu mọi người với nhau. Cái công việc lu bu đủ thứ đó chẳng được ai cám ơn cả nhưng rất cần thiết. Chính phần nỗ lực đàng sau hậu trường mới thường quyết định cho việc chẳng hay buổi họp mặt đầu tiên của nhóm nhỏ ấy là một thất bại thảm hại hay một khởi điểm đầy hứa hẹn. Cơ-đốc nhân nào sắp bắt đầu lãnh đạo cũng phải nhận thấy đựơc các nhu cầu và phải dấn thân phục vụ. Vậy bạn hãy xăng tay áo lên và lao vào nhiệm vụ phục vụ. Đây là phương pháp duy nhất để xây dựng nước Trời. Các phẩm cách của một nhóm nhỏ trưởng. Trong mấy năm gần đây, tôi từng thấy một số các nhóm nhỏ đã được lãnh đạo bởi những người có các bản năng lãnh tụ mạnh mẽ tự nhiên, nhưng lại là những Cơ-đốc nhân mới tin Chúa hoặc chưa trưởng thành trong đức tin (đạo). Như thế, nhóm nhỏ sẽ được bắt đầu một cách yếu ớt và chẳng bao giờ vượt lên nổi. Hoặc nó sẽ bắt đầu đầy phấn khởi rồi cớ lu mờ dần hư một ánh sao băng vậy. Vấn đề căn bản, ấy là các tổ trưởng thoạt trông có vẻ đứng đắn, nhưng lại thiếu từng trải và bản chất thuộc linh để thiết lập một nhóm nhỏ đầy quyết tâm muốn tăng trưởng trong Chúa Cứu Thế. Phao-lô đã khuyên Ti-mộ-thư phải thận trọng khi chọn các cấp lãnh đạo. “Người mới