SlideShare a Scribd company logo
1 of 93
Download to read offline
Biết Thánh Kinh
Tác giả: R. C. Sproul
LỜI NÓI ĐẦU
Nếu tôi là quỷ vương (xin miễn bình luận thêm), một trong những mục tiêu
đầu tiên của tôi sẽ là ngăn chận thiên hạ đào sâu bộ Thánh Kinh. Vì biết rằng
bộ Sách ấy là Lời của Thượng Đế, dạy người ta thông hiểu, yêu thương và
phục vụ Thượng Đế của Ngôi Lời, tôi sẽ làm tất cả những gì mình có thể
làm được để bao vây nó bằng những gì tương đương với hầm hào thuộc linh,
những hàng rào gai gốc và bẫy rập của loài người, cho người ta sợ hãi mà lìa
xa nó. Chẳng có gì để nghi ngờ là với thái độ tự cao tự đại dường như vừa
được một lời khen, tôi phải công nhận rằng ông già Jonathan Edwards khôn
ngoan đã hoàn toàn trói chặt tôi lại khi ông ta viết: “Quỷ vương chẳng bao
giờ chịu làm nảy sinh trong lòng người ta một chút kính trọng nào đối với
Lời Thượng Đế mà Ngài đã ban bố để trở thành quy luật trọng đại và còn
đứng vững... Phải chi vị thần của sự giả dối sai lầm đó, để lừa dối loài người,
lại làm nảy sinh trong họ một ý kiến cao thượng về cái quy luật vô ngộ ấy,
và khiến họ có xu hướng muốn thiên nhiều về nó, và tỏ ra thật thân thiết với
nó?... Quỷ vương bao giờ cũng tỏ ra là có một mối thì chú tử và oán ghét đối
với quyển Thánh Kinh: nó đã làm tất cả những gì có thể làm được trong
phạm vi quyền lực của mình để dập tắt tia sáng ấy.... Nó đã tuyên chiến với
Thánh Kinh, và thù ghét từng chữ một trong đó. “Tôi đã phải khổ công gắng
sức hằng ngày để chứng minh mấy lời trên đây của Edwards là đúng.
Như thế nào? Vâng, tôi sẽ cơ gắng khiến cho toàn thể hàng giáo phẩm lơ
đểnh, chểnh mảng đối với công tác giảng và dạy Thánh Kinh và gieo ra cái
cảm thức rằng trực tiếp học nghiên cứu bộ Sách cổ xưa ấy là tự rước lấy
thêm cho mình một gánh nặng phụ trội mà các Cơ-đốc nhân hiện đại có thể
bỏ qua mà chẳng bị tổn thiệt gì. Tôi sẽ loan truyền những mối nghi ngờ về
chân lý, tính cách hợp thời, lương tri lương thức và sự cương trực của Thánh
Kinh, và nếu có ai còn nhấn mạnh vào việc nên đọc nó. Tôi sẽ lừa dối họ
bằng cách khẳng định rằng điều lợi ích của việc làm ấy nằm trong những
cảm thức cao thượng và thầm lặng do nó gợi lên, chứ không phải là trong
việc chú ý đến những gì Kinh điển thật sự phán dạy. Bằng mọi giá, tôi cần
phải giữ không cho họ sử dụng tâm trí mình một cách có kỷ luật để thông
đạt bức thông điệp trong đó.
Nếu tôi là quỷ vương làm công việc tự kiểm thảo hôm nay như thế, tôi nghĩ
chắc mình phải hài lòng về sự tiến bộ mình đã đạt được. Nhưng tôi đã chẳng
chút hài lòng khi nhìn thấy quyển sách này của người bạn tôi - rất đáng tiếc,
cũng là bạn thân của ông J.I.Packer nữa - “Ông R.C”.
Từ hơn một thế kỷ rồi, nền thần học kháng cách vẫn xung đột chống đối
nhau về Thánh Kinh. Trung tâm đầu tiên của cơn bão lốc là sự linh cảm
(linh cảm: inspiration) và hệ luận của nó, là tính cách không thể sai lầm.
Năm mươi năm trước đây, cuộc tranh luận hướng sang sự mặc khải, phương
pháp và nội dung của sự truyền thông của Thượng Đế qua điều được cho là
bộ Kinh điển vô ngộ. Giờ đây, mối bận tâm chủ yếu là vấn đề lý giải và chủ
quan chủ nghĩa mà trong quá khứ từng kết luận rằng việc lý giải Thánh Kinh
ngày nay vừa không đúng vừa chẳng đáng tin, trên cơ sở là bức thông điệp
của nó vừa là không chung nhất (consistent: thủy chung như nhất) vừa chẳng
rõ ràng. Hậu quả của việc làm như thế thường là làm rối tung rối mù cả lên.
Để chống lại phần bối cảnh ấy, phần nhập đề của một người tín đồ thường,
Tiến sĩ Spooul, cho nhiệm vụ lý giải, đã được chào đón có thể nói là quá
mức nồng nhiệt nữa.
Đâu là các phẩm chất đặc biệt của nó? Rõ ràng, theo lương tri lương thức,
nắm vững được phần chất liệu và một niềm hăng say sôi động biến tác giả từ
một nhà bình giải tài ba thành một nhà bình giải vĩ đại. Thánh Kinh đã khích
động ông, và việc ông bị khích động đã trở thành truyền nhiễm. Xin hãy
nếm thử mà xem! Phương pháp học hỏi nghiên cứu của ông Spooul sẽ khiến
bạn cũng muốn học hỏi nghiên cứu của Thánh Kinh nữa, cũng như muốn tự
trang bị cho mình để cũng làm như thế: và một quyển sách như thế này thì
còn có thể làm gì nhiều hơn thế? Hãy còn có nhiều vấn đề về kỹ thuật giải
kinh nằm ngoài phạm vi của nó, nhưng điều căn bản đã nằm ở đây rồi, với
điểm nhấn mạnh lành mạnh nhất trên khách quan tính (cái “đã có sẵn ở đó
rồi, the there-ness) của lời truyền dạy của Thượng Đế trong Kinh điển và
trên tính cách hợp lý của phương pháp, mày mò để giải mã (deciphering) và
ứng dụng nó. Được giới thiệu với quần chúng Cơ-đốc nhân một quyển sách
được tính toán là sẽ có kết quả rất tốt như thế, là một điều thích thú và là một
đặc ân.
J.I.Paker
Trinity College
Bristol, England
TỰA
Hai mươi năm sau này được chứng kiến một cơn phục hưng về mối quan
tâm chú ý đến Kinh điển. Vì nền thần học tân chính thống kêu gọi Hội thánh
hãy quay trở lại với việc nghiên cứu nghiêm túc nội dung Thánh Kinh trong
sinh hoạt của Hội thánh đã có việc chú trọng càng hơn đối với việc phải
thông hiểu và ứng dụng bức thông điệp của nó cho thế hệ của chúng ta. Tuy
nhiên, đồng thời với mối quan tâm mới mẽ này, đã có sự nhầm lẫn; giữa các
học giả Cơ-đốc nhân với nhau, đã ít có nhất trí liên hệ đến các nguyên tắc
thô sơ để lý giải Thánh Kinh. Tình hình rối loạn trong thế giới học giả này
đã xâm nhập sinh hoạt của toàn thể Hội thánh.
Thời đại của chúng ta dường như là thời đại của “sự phụ chưng trong giới
các tín đồ thường”. Phần lớn cơn phấn hưng này đã được kết hợp với những
lớp học hỏi nghiên cứu Kinh Thánh tại tư gia và những nhóm thông công ít
người. Hiện nay, có nhiều người tập họp nhau lại để thảo luận, tranh luận và
bình luận về Kinh điển cho chính bản thân họ. Họ thường nhận thấy bất
đồng ý kiến với nhau về những gì Thánh Kinh ngụ ý muốn nói hay nó phải
được ứng dụng như thế nào. Điều này đã tạo nhiều hậu quả đáng tiếc.
Với nhiều người, Thánh Kinh vẫn còn là một câu đố nát óc, có thể có nhiều
cách lý giải rất khác nhau. Nhiều người thậm chí đã chán nản bỏ cuộc vì khả
năng của chính mình nhằm biến nó thành ra có ý nghĩa. Với nhiều người
khác thì Thánh Kinh lại có một chiếc mũi bằng sáp, có thể được nắn theo
hình dáng nào mà người đọc muốn gán cho nó. Chuyện quá thường xảy ra
dường như là: “Bạn có thể viện dẫn Thánh Kinh để chứng minh bất cứ điều
gì”.
Có cách nào để thoát khỏi cảnh lộn xộn rắc rối này không? Những độc giả
nghiêm túc có thể tìm được những nguyên tắc nào để hướng dẫn họ vượt qua
các quan điểm xung khắc với nhau mà họ nghe được từ mọi phía hay không?
Đó là một số các câu hỏi mà quyển sách này đặt ra để giải đáp.
Tuy nhiên vấn đề vốn có tầm cỡ dành cho giới học giả, động cơ đã thúc đẩy
tôi vốn không phải là một ước muốn bước vào một cuộc tranh luận tới cấp
bậc bác học liên hệ đến khoa học giải kinh. Trái lại, động cơ giục giã tôi
trước hết là đưa ra phần căn bản, là những điểm, chỉ dẫn “theo lương tri
lương thức” nhằm giúp các độc giả nghiêm túc học hỏi bộ Thánh điển cho
có lợi. Đồng thời với quan điểm của chính bộ Thánh Kinh, quyển sách này
còn tìm cách nhấn mạnh vào nguồn gốc từ Thượng Đế và uy quyền của bộ
Kinh điển. Do đó mà tôi đã cố gắng đưa ra các quy luật lý giải sẽ được dùng
để duyệt xét lại và lập thế quân bình cho khuynh hướng hết sức phổ thông
của chúng ta là lý giải Thánh Kinh theo chính các thiên kiến của mình.
Quyển sách được kết thúc bằng một công trình nghiên cứu các công cụ khác
nhau hiện có sẵn để giúp những người mới bắt đầu hay các sinh viên nghiên
cứu Thánh Kinh có đẳng cấp cao hơn.
Trên hết mọi sự, tôi muốn đây là một quyển sách sẽ giúp ích thực tiễn cho
các tín đồ thường. Lẽ dĩ nhiên, tôi thiết tha mong mỏi các Cơ-đốc nhân sẽ
tiếp tục học hỏi nghiên cứu Kinh điển và đóng góp phần của mình cho Hội
thánh. Nguyện quyển sách này sẽ là một khích lệ để họ vui vẻ kiên trì đồng
thời cũng được thông hiểu thêm.
Tôi đã mắc nợ và phải tri ân một số người đã giúp tôi trong dự án này. Tôi
xin đặc biệt cám ơn Mary Semach đã đánh máy bản thảo. Tôi cũng xin ghi
nhận sự trợ giúp của Stuart Bochmig đã giúp hiệu đính những điểm cần
thiết, và Giáo sư David Wells, đã có nhiều lời khuyên bảo vô giá trong việc
sửa bản thảo.
R.C.Sproul
The Ligonier Valley
TẠI SAO PHẢI NGHIÊN CỨU THÁNH KINH?
Tại sao phải học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh? Nêu câu hỏi này ra có vẻ như
kỳ quặc và dại dột, vì nếu bạn chẳng đã bị thuyết phục rằng học hỏi nghiên
cứu Thánh Kinh rất cần thiết, thì có lẽ bạn đã không thèm đọc bộ sách ấy.
Tuy nhiên, các ý định tốt nhất của chúng ta lại thường bị tính khí bất thường
của mình làm cho suy yếu đi. Việc học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh rất
thường bị bỏ dở giữa chừng. Vậy trước khi khảo xét các nét chỉ đạo thực
tiễn cho việc nghiên cứu Thánh Kinh, xin chúng ta hãy ôn duyệt vài lý do
thúc đẩy việc học hỏi Thánh Kinh nói chung.
Hai huyền thoại.
Trước hết, chúng ta hãy xét đến các lý do mà thiên hạ đưa ra để không thèm
học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh. Các “lý do” này thường chứa đựng những
huyền thoại, do cứ nhắc đi nhắc lại mãi nên đã được cho là hẳn nhiên rồi.
Huyền thoại thứ nhất chiếm chỗ đầu tiên trong những lời biện hộ quan trọng
của chúng ta, là ý kiến cho rằng Thánh Kinh quá khó hiểu đối với con người
bình thường.
Huyền thoại 1: Thánh Kinh quá khó hiểu đến mức chỉ có các thần học gia tài
giỏi, được đào tạo công phu về phương diện kỹ thuật mới có thể dính dáng
với Kinh điển.
Huyền thoại này đã được nhiều người rất chân thành nhắc đi nhắc lại nhiều
lần. Họ nói: “Tôi biết mình không tài nào học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh, vì
mỗi lần cố gắng đọc nó, tôi đã không thể hiểu được gì cả”. Khi có ai bảo như
thế, có lẽ họ muốn nghe được trả lời rằng: “Bạn nói như thế là phải lắm. Tôi
hiểu bạn. Quả thật đây là một quyển sách khó đọc mà nếu không được thụ
huấn trong một chủng viện, có lẽ bạn chẳng nên đó động gì đến nó”. Hoặc
có lẽ họ cũng muốn nghe được trả lời rằng: “Tôi biết lắm, bộ sách ấy rất mắc
mỏ, sâu sắc sâu nhiệm. Tôi khuyên bạn hãy nỗ lực không ngừng, hãy khổ
công gắng sức không biết mệt mỏi để thử giải đáp câu đố nát óc có tính cách
thần bí của Lời Thượng Đế. Người ta đã bảo rằng Thượng Đế chọn để phán
dạy chúng ta bằng một loại ngôn ngữ tối nghĩ, huyền bí mà chỉ có các học
giả mới có thể lãnh hội mà thôi”. Tôi sợ rằng đó là điều mà nhiều người
trong chúng ta rất muốn nghe. Chúng ta có mặc cảm phạm lỗi và muốn trấn
an lương tâm mình vì đã chểnh mảnh đối với bổn phận làm Cơ-đốc nhân.
Khi nói ra huyền thoại này, chúng tôi đã làm cái công việc ấy thật thoải mái
đáng kinh ngạc. Huyền thoại này đã được nhắc đi nhắc lại quá nhiều lần đến
mức chúng tôi không dám đã kích nó nữa. Thế nhưng chúng ta đều biết rằng
với tư cách một con người trưởng thành, sinh sống tại hiệp chủng quốc Hoa-
kỳ(?) có trình độ Trung học cao hơn, chúng ta đều có thể thông hiểu bức
thông điệp căn bản của Thánh Kinh.
Nếu chúng ta đọc được nhật báo, thì chúng ta cũng có thể đọc được Thánh
Kinh. Thật vậy. tôi dám nói rằng trên trang nhất của một nhật báo, có nhiều
chự và nhiều ý niệm được diễn tả còn khó hiểu hơn trong phần lớn các trang
Thánh Kinh nữa.
Huyền thoại 2: Đọc Thánh Kinh chán lắm.
Nếu chúng ta thúc hối thêm để thiên hạ giải thích họ có ngụ ý gì khi nói ra
huyền thoại thứ nhất kia, thì họ thường thường đáp lại rằng: “Vâng, tôi nghĩ
là mình có thể hiểu nó đấy, nhưng thành thật mà nói thì đọc bộ sách ấy thật
chán chết đi được”. Câu phát biểu này phản ảnh vấn đề là sở dĩ người ta
không hiểu những gì mình đọc, một phần lớn là do “khẩu vị” và sở thích đối
với những gì mình không nhận thấy là lý thú, gây phấn khởi.
Tôi đã gặp sự chán nản nhiều hơn mà nhiều người đã kinh nghiệm khi đọc
Kinh Thánh nhiều năm trước đây, khi tôi được mời dạy Kinh điển cho các
giáo tình Thánh Kinh bắt buộc trong một trường cao đẳng Cơ-đốc giáo. Vị
hiệu trưởng của nhà trường ấy đã gọi điện thoại cho tôi và bảo: “Chúng tôi
cần một thanh niên hăng hái, một người có một phương pháp năng động có
thể “khiến cho Thánh Kinh trở thành sống động”. Tôi đã phải tự bắt buộc
mình kìm giữ lại những gì mình muốn nói. Tôi muốn nói rằng: “Ông muốn
tôi khiến cho Thánh Kinh trở thành sống động à? Tôi chưa hề biết rằng bộ
sách ấy đã chết. Thật vậy, thậm chí tôi cũng chưa bao giờ nghe rằng nó lâm
bệnh nữa, ai là y sĩ điều trị cho bộ Thánh Kinh đang hấp hối như thế vậy?”.
Không, tôi không thể khiến cho Thánh kinh trở thành sống động cho tất cả
mọi người. Bộ Thánh Kinh nầy vẫn đang sống. Chính nó đang khiến cho tôi
sống động.
Khi thiên hạ bảo rằng Thánh Kinh “mắc mỏ” lắm, rất khó đọc, thì điều đó
khiến tôi phải đoán xem tại sao lại như thế. Chữ nghĩa trong Thánh Kinh,
vốn đầy sức sống. Chúng có một phẩm chất có một không hai khiến cho
người ta phải đam mê. Cuộc đời chúng cho người ta thấy những thảm kịch,
những câu chuyện mủi lòng, tham dục, tội ác, sự tận hiến và mọi góc cạnh
mà người ta có thể quan niệm được của sinh hoạt con người. Trong Thánh
Kinh có lời quở trách, sự cắn rứt, sự đau thương thống hối, sự an ủi, sự khôn
ngoan thực tiễn, sự suy tư triết học, mà trên hết, là chân lý. Có lẽ điều “mắc
mỏ” mà một số người kinh nghiệm, là do tính cách cổ xưa của phần tài liệu
trong đó, đã khiến nó có vẻ xa lạ, ngoại lai. Cuộc đời của Áp-ra-ham - sống
từ rất lâu, rất xa lắm rồi - có liên hệ như thế nào với chúng ta? Nhưng các
nhân vật trong Thánh Kinh đều có thật. Tuy các bối cảnh sinh hoạt của họ có
khác với chúng ta, những cuộc chiến đấu và các mối bận tâm của họ đều rất
giống với chúng ta.
Tính cách rõ ràng của Kinh điển.
Hồi thế kỷ thứ mười sáu, các nhà cải chánh đã tuyên bố họ hoàn toàn tin cậy
vào điều mà họ gọi là tính cách trong sáng của Kinh điển. Điều họ muốn
diễn tả bằng thuật ngữ ấy, là tính cách rõ ràng của Kinh điển. Họ chủ trương
rằng về cơ bản mà nói, thì Thánh kinh vốn rõ ràng, sáng nghĩa. Nó đơn sơ
dung dị vừa đủ để bất luậnmột người biết (đọc) chữ nào cũng có thể hiểu
được bức thông điệp căn bản mà nó muốn truyền thông. Noi như thế không
có nghĩa là bảo rằng mọi thành phần trong Kinh điển đều rõ ràng như nhau,
hay chẳng hề có những khúc, những đoạn sách nào trong đó là khó hiểu cả.
Các tín đồ thường, thiếu khả năng về các cổ ngữ và những điểm bình giảng
tế vi, có thể gặp khó khăn với nhiều phần trong Kinh điển, nhưng về đại thể,
thì nội dung của nó vốn rõ ràng đủ để có thể thấu hiểu dễ dàng. Chẳng hạn
Luther tin quyết rằng những gì là tối nghĩa, khó hiểu trong một phần này của
Kinh điển, đều được vạch rõ hơn và đơn sơ, giản dị hơn trong những phần
khác.
Nhiều phần trong Thánh Kinh vốn rõ ràng đơn giản đến độ gây khó chịu cho
những kẻ mắc chứng bệnh kiêu ngạo trí thức. Mấy năm trước đây, có lần tôi
thuyết trình về sự chết của Chúa Cứu Thế trên thập tự giá để làm ứng
nghiệm phần mẫu mực về sự nguyền rủa của Cựu ước kinh. Giữa bài thuyết
trình của tôi, có một người trong đám cử tọa đã ngắt ngang lời tôi bằng cách
thét to lên: “Chuyện đó cổ lỗ và ghê tởm quá!” Tôi yêu cầu ông ta lặp lại lời
bình luận đó cho mọi người hiện diện được cơ hội nghe lời than phiền của
ông ta. Khi ông ta lặp lại xong, tôi nói: “Ông đã nói rất đúng. Tôi đặc biệt
thích cách chọn hai từ cổ lỗ và ghê tởm của ông”. Toàn thể lịch sử công
cuộc chuộc tội được truyền thông bằng các từ ngữ cổ xưa từ câu chuyện ông
A-đam và bà Ê-va với con rắc, đến trận huỷ diệt các chiến xa Ai-cập khi
Thượng Đế viếng thăm trong vụ đưa dẫn Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ai-cập, cho
đến vụ giết Chúa Giê-xu người Na-xa-rét thật thô tục và tàn bạo. Thánh
Kinh đã tiết lộ cho thấy một Thượng Đế biết lắng nghe những tiếng thở than
của toàn thể dân Ngài, từ bác nông dân cho đến nhà triết học, từ kẻ ngu dốt
cho đến nhà học giả uyên bác. Bức thông điệp của Ngài vừa đơn sơ đủ cho
những con người sa ngã chất phác nhất của Ngài có thể hiểu được. Sự việc
sẽ ra sao, nếu Thượng Đế chỉ mặc khải tình yêu thương và sự cứu chuộc của
Ngài bằng những thuật ngữ và ý niệm sâu sắc đến nỗi chỉ có các học giả
chuyên nghiệp mới có thể hiểu được mà thôi? Sở dĩ Thượng Đế phán dạy
bằng các từ ngữ cổ lỗ là vì Ngài đích thân ngỏ lời với những con người bán
khai. Đồng thời vẫn có vừa đủ tính cách sâu nhiệm trong Kinh điển để giữ
cho các học giả sắc sảo và uyên bác nhất phải bận rộn dấn thân vào những
sưu tầm tra vấn về các vấn đề thần học suốt cả cuộc đời.
Nếu cổ lỗ là một từ ngữ thích hợp để mô tả nội dung của Kinh điển, thì ghê
tởm lại còn hơn thế nữa. Tất cả những gì là đáng ghê tởm của tội lỗi đều
được ghi lại bằng một loại ngôn ngữ thật rõ ràng và thẳng thắn trong Kinh
điển. Và có gì đáng ghê tởm là thập tự giá? Ở đây, chúng ta gặp sự ghê tởm
trên cấp bậc vũ trụ. Trên thập tự giá, Chúa Cứu thế đã nhận lấy cho mình tất
cả những gì là ghê tởm của loài người để mua chuộc họ.
Nếu bạn là một người từng bám chặt vào các huyền thoại mắc mỏ hay khí
hiểu, có lẽ là vì bạ đã gán cho toàn bộ Kinh điển mà bạn đã tìm thấy trong
một vài phần của bộ sách ấy mà thôi. Rất có thể là có một vài khúc sách vốn
cá biệt là khó hiểu và tối nghĩa. Nhiều khúc sách khác có thể khiến bạn phải
ngẩn ngơ, bối rối. Có lẽ đó là những khúc sách phải dành cho các học giả để
họ phải đào bới, khai quật. Nếu bạn nhận thấy có vài thành phần trong Kinh
điển là khó hiểu và rắc rối, thì bạn có cần phải nhấn mạnh rằng toàn bộ Kinh
điển đều đáng chán và mắc mỏ, khó hiểu hay không?
Cơ-đốc giáo theo Kinh Thánh không phải là một tôn giáo xa lạ, ngoại lai.
Nội dung củ anó không bị giấu kín bằng những biểu tượng đòi hỏi một loại
“thấu thị” (insight) đặc biệt mới lãnh hội nổi. Chẳng hề có tài năng trí thức
đặc biệt hay ân tứ thần linh nào là cần thiết để thông hiểu bức thông điệp căn
bản của Kinh điển cả. Bạn có thể nhận thấy trong các tôn giáo Đông phương
có những thấu thị được giới hạn cho một số guru (sư phụ) sống trong những
căn lều trên những vùng xa xôi hẻo lánh của các vùng núi cao của Hi-mã-
lạp-sơn. Có lẽ vị sư phụ ấy đã được các thần linh mách bảo cho một vài
huyền nhiệm sâu sắc nào đó của vũ trụ này. Nếu bạn chịu khó đi hành hương
thật xa để cầu hỏi thì vị ấy sẽ rỉ tai để nói nhỏ cho bạn về ý nghĩa của cuộc
đời chỉ là “một thoáng chốc như một tiếng vỗ tay”. Đó là điều xa lạ, ngoại
lai. Nó xa lạ, ngoại đến mức chính vị sư phụ ấy cũng chẳng hiểu gì cả. Sở dĩ
ông ta cũng khôn hiểu là vì khi nghe như có vẻ sâu nhiệm vì đó là những
điều không thể nào hiểu được. Khi chúng ta nghe những điều mình không
thể hiểu được, lắm khi chỉ vì chúng ta tưởng rằng chúng vốn quá sâu nhiệm,
quá “nặng ký” để chúng ta có thể hiểu nổi, trong khi thật ra chúng chỉ là
những lời phát biểu không thể nào hiểu nổi, như “một khoảnh khắc của tiếng
vỗ tây” vậy. Thánh Kinh không hề dạy như thế. Thánh Kinh đề cập Thượng
Đế bằng những cách nói đầy ý nghĩa. Một vài cách nói trong số đó có thể
hơi khó hiểu hơn một số khác, nhưng chúng không hề được cố ý phát biểu
thành những câu vô nghĩa mà chỉ có bậc sư phụ mới thấu hiểu mà thôi.
Vấn đề động cơ thúc đẩy.
Điều quan trọng cần chú ý, là luận đề của quyển sách này không phải là cách
đọc Thánh kinh, nhưng là cách học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh. Có sự khác
nhau lớn lao giữa đọc và học hỏi nghiên cứu. Đọc là một việc mà chúng ta
có thể làm để tiêu khển, một việc có thể làm chỉ để giải trí, khi nào thích thì
làm, chẳng cầu chi phải lưu tâm chú ý lắm. Nhưng học hỏi nghiên cứu gợi ý
phải gắng công cố sức, làm việc nghiêm túc và chăm chỉ.
Thế thì đây chính là vấn đề của sự chểnh mảng của chúng ta. Sở dĩ chúng ta
khiếm khuyết trong nhiệm vụ học hỏi nghiê cứu Lời Chúa, không phải vì
Thánh Kinh khó hiểu, không phải vì Thánh Kinh mắc mỏ, đọc nó rất chán,
mà vì đó là một việc làm. Vấn đề của chúng ta không phải là do thiếu thông
minh hay thiếu đam mê. Vấn đề là chúng ta lười biếng.
Karl Barth, thần học gia nổi tiếng người Thuỵ sĩ có lần viết rằng mọi tội lỗi
của con ngời ta đều bắt nguồn từ ba vấn đề căn bản của con người. Ông đưa
ra trong bảng liệt kê các tội đầu này là tội kiêu ngạo (hubris), không thành
thật và lười nhác. Chẳng có tội căn bản nào torng số các tội ác này được sự
tái sinh. xóa sạch đi ngay. Là Cơ-đốc nhân, chúng ta phải chống lại các vấn
đề này suốt cả cuộc hành hương của mình. Chẳng có ai trong chúng ta được
miễn nhiễm cả. Muốn giải quyết vấn đề kỷ luật trong việc học hỏi nghiên
cứu Thánh Kinh, chúng ta phải nhìn nhận ngay từ đầu là mình rất cần đến ân
phúc của Thượng Đế để biết nhẫn nhục kiên trì.
Vấn đề lười biếng thì đã có nơi chúng ta từ khi bị nguyền rủa vì sa ngã.
Công việc lao động của chúng ta giờ đây phải pha lẫn với mồ hôi. Cỏ dại
vốn dễ mọc hơn rong rêu. Đọc nhật báo thì dễ dàng hơn là học hỏi nghiên
cứu Thánh kinh. Lời nguyền rủa phải lao động khổ nhọc không hề được cất
đi bằng phép lạ, vì đó là việc học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh, vì đó là nhiệm
vụ của chúng ta.
Tôi thường thuyết trình cho nhiều nhóm người về đề tài học hỏi nghiên cứu
Thánh Kinh. Tôi thường hỏi cả nhóm có bao nhiêu trong đám họ chỉ mới là
Cơ-đốc nhân được một năm hoặc hơn mà thôi. Rồi tôi hỏi họ có bao nhiêu
người đã đọc trọn bộ Thánh Kinh từ đầu chí cuối. Trong phần lớn các trường
hợp, đa số áp đảo trả lời là không có. Theo sự phỏng đoán chủ quan của tôi,
thì trong số những người mới làm Cơ-đốc nhân chỉ được một năm hay hơn
chút ít, ít nhất cũng có đến tám mươi phần trăm chưa hề đọc trọn vẹn quyển
Thánh Kinh. Làm thế nào lại có thể là như thế? Chỉ phải nhờ đến sự sa ngã
tận gốc rễ của loài người mới có thể bắt đầu để trả lời câu hỏi này.
Nếu bạn đã đọc toàn bộ Thánh Kinh rồi, bạn thuộc vào thiểu số các Cơ-đốc
nhân đấy. Nếu bạn từng bắt tay học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh bạn còn
thuộc vào thiểu số hiếm có hơn nữa. Phải chăng là điều đáng ngạc nhiên khi
hầu như tất cả người Mỹ đều sẵn sàng có một ý kiến để đưa ra về quyển
Thánh Kinh, thế nhưng lại có quá ít người thật sự chịu học hỏi nghiên cứu
nó? Lắm khi sự việc dường như là những người duy nhất chịu dành thì giờ
để học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh lại là những người muốn mài cho được
những chiếc rìu sắc bắn nhất để chống lại nó. Nhiều người nghiên cứu
Thánh Kinh là để tìm những kẽ hở để họ có thể hạ thấp uy quyền của Thánh
Kinh.
Sự dốt nát về Thánh Kinh không phải chỉ giới hạn trong số các tín đồ thường
mà thôi đâu. Tôi từng ở trong các tiểu ban của Hội thánh chịu trách nhiệm
chuẩn bị và khảo thí các sinh viên chủng viện sắp nhận chức vụ mục sư.
Mức độ dốt nát về Thánh Kinh mà một số lớn các sinh viên ấy biểu hiện,
thật đáng kinh hoàng. Việc họ chỉ mới học được phân nửa chương trình
không thể làm giảm nhẹ được vấn đề ấy. Nhiều Hội thánh hằng năm đều
phong chức cho những người rõ ràng là dốt nát về nội dung của Kinh điển.
Tôi đã phải bất nhẫn khi dự kỳ thi trắc nghiệm về kiến thức Thánh Kinh để
nhập học chủng viện thần học mà tôi đã tốt nghiệp. Sau khi làm xong bài thi
của mình tôi đã vô cùng bối rối, lấy làm xấu hổ vì phải nộp bài thi của mình.
Tôi đã theo học nhiều khoá trong trường cao đẳng và tưởng mình đã chuẩn
bị sẵn sàng cho một cuộc trắc nghiệm như thế, nhưng khi kỳ thi đến, tôi lại
không sẵn sàng. Tôi bỏ trống câu hỏi này tiếp sau câu hỏi khác, và tin chắc
là mình bị hỏng thôi. Khi kết quả kỳ thi được niêm yết, tôi thấy mình được
một trong những hạng cao nhất trong nhóm bảy mươi lăm sinh viên. Ngay
trong số sinh viên được chấm đậu, nhiều người chỉ được điểm số chưa đầy
10 của điểm số có thể được là 100. Điểm số của tôi là thấp thế nhưng tôi lài
là một trong số những người giỏi nhất trong đám sinh viên dở.
Sự dốt nát về Thánh Kinh giữa vòng các giáo phẩm đã trở thành áp đảo đến
độ chúng ta thường gặp những vị mục sư tỏ ra buồn phiền và tức giận khi
các tín đồ của họ yêu cầu vị ấy dạy Thánh Kinh cho họ. Trong nhiều trường
hợp, có vị mục sư phải sống trong nỗi kinh hoàng chí tử vì sợ sự dốt nát của
mình bị phơi bày ra khi bị đẩy vào một tình hình được mọi người trông
mong mình dạy Kinh Thánh.
Cơ sở Thánh Kinh để học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh.
Ngay quyển Thánh Kinh có nhiều điều để nói về tầm quan trọng của việc
nghiên cứu Thánh kinh. Xin chúng ta khảo sát hai khúc sách, một trong Cựu
ước và một trong Tân ước, để có được một tầm nhìn bao quát về các huấn
thị trong đó.
Trong Phục truyền chương 6, chúng ta có một khúc sách rất quen thuộc với
tất cả những người Do-thái trong thời Cựu ước Lời lẽ của nó được dùng để
kêu gọi toàn thể hội chúng hãy nhóm nhau lại để thờ phượng. Chúng ta đọc
thấy: “Hỡi Y-sơ-ra-ên! hãy nghe: Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê-
hô-va có một không hai. Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giê-
hô-va Đức Chúa Trời ngươi.” Phần đông chúng ta cũng quen với những lời
này. Nhưng tiếp ngay sau đó là gì? Xin đọc tiếp.
“Các lời mà ta truyền cho ngươi ngày nay sẽ ở tại trong lòng ngươi; khá ân
cần dạy dỗ điều đó cho con cái ngươi, và phải nói đến, hoặc khi ngươi ngồi
trong nhà, hoặc khi đi ngoài đường, hoặc lúc ngươi nằm, hay là khi chổi dậy.
Khá buộc nó trên tay mình như một dấu và nó sẽ ở giữa hai con mắt ngươi
như ấn chí; cũng phải viết các lời đó trên cột nhà, và trên cửa ngươi.”
Ở đây Thượng Đế là Đấng tể trị truyền rằng Lời Ngài phải được truyền dạy
thật ân cần chăm chỉ, để nó xâm nhập lòng người. Nội dung của Lời ấy
không thể chỉ được đề cập từng hồi từng lúc và không thường xuyên. Lệnh
truyền là mỗi ngày, hằng ngày, phải có nhiều lần thảo luận, bàn cãi. Lời kêu
gọi phải buộc nó trên tay, trên trán, trên cột nhà và trên cửa làm sáng tỏ việc
Thượng Đế muốn nói rằng công việc ấy phải được thực hiện bằng bất kỳ
phương pháp nào.
Nhìn sang Tân ước, chúng ta hãy đọc lời khuyên Ti-mô-thư của Phao-lô:
“Về phần con, hãy đứng vững trong những sự con đã đem lòng tin chắc mà
học và nhận lấy, vì biết con đã học những điều đó với ai, và từ khi con còn
thơ ấu đã biết Kinh Thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan để được cứu bởi
đức tin trong Đức Chúa Giê-xu Christ. Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa
Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công
bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để
làm mọi việc lành.” (IITi 2Tm 3:14-17).
Lời khuyến giục này rất cơ bản cho một thông hiểu tầm quan trọng của việc
học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh, nên cần phải bảo đảm là nó đã được khảo
xét cẩn thận tỉ mỉ.
Con cứ tiếp tục thực hành những điều đã học tập. Phần này của lời khuyến
giục nhấn mạnh trên chữ tiếp tục. Chúng ta học hỏi nghiên cứu Kinh điển
không phải chỉ một lần là xong cả. Không thể xem thường những gì đã trở
thành châm ngôn tục ngữ. Nền móng đứng đắn, cần thiết cho việc học hỏi
nghiên cứu Thánh Kinh là thái độ thuỷ chung như nhất.
Thánh Kinh có năng lực đào tạo con nên người khôn ngoan để tiếp nhận ân
cứu rỗi Phao-lô đề cập khả năng ban sự khôn ngoan của Kinh điển. Khi nào
Thánh Kinh đề cập sự khôn ngoan đặc biệt. Từ ngữ ấy không được dùng để
nói lên tài năng được “khôn ngoan theo thế gian” hay có văn tài cần thiết để
viết nổi một tập “Nhật ký của ông Richard khốn khổ” (a Poor Richard's
Almanac). Theo chủ nghĩa của Thánh Kinh, khôn ngoan liên hệ với vấn đề
thực tiễn là việc học tập để biết sống một cuộc đời làm đẹp lòng Thượng Đế.
Chỉ cần nhìn lướt qua phần văn chương về sự khôn ngoan của Cựu ước, đã
đủ thấy rõ điều này được nhấn thật mạnh. Chẳng hạn như sách Châm Ngôn
nói cho chúng ta biết sự khôn ngoan bắt đầu với sự “kính sợ Đức Giê-hô-va”
(ChCn 1:7; 9:10). Sự kính sợ này không phải là sự sợ hãi của kẻ nô lệ, mà là
thái độ vừa sợ vừa tôn kính cần thiết cho sự tin kính đích thực. Cựu ước
phân biệt sự khôn ngoan với kiến thức. Chúng ta được truyền dạy phải thu
thập kiến thức nhưng phải thu thập sự khôn ngoan càng nhiều hơn. Kiến
thức rất cần thiết để có được sự khôn ngoan, nhưng nó không đồng nhất với
sự khôn ngoan. Người ta có thể có kiến thức mà không khôn ngoan, nhưng
không thể có khôn ngoan mà không có kiến thức. Người không có kiến thức
là kẻ dốt nát, người không có khôn ngoan bị cho là dại dột. Theo chữ nghĩa
của Thánh Kinh, thì dại dột là một vấn đề đạo đức và bị Thượng Đế phán
xét. Theo nghĩa cao siêu nhất của nó, khôn ngoan là khôn ngoan đối với sự
cứu rỗi. Như thế, khôn ngoan là một vấn đề thần học. Phao-lô muốn nói rằng
nhờ Kinh điển, chúng ta có thể thu thập được loại khôn ngoan liên quan đến
việc chúng ta tự hoàn thiện vận mệnh tối hậu của mình với cương vị là
những con người.
Con biết Ai đã dạy con. “Ai” mà Phao-lô nói ở đây là ai? Phải chăng ông đề
cập bà ngoại Ti-mô-thư? Hay chính Phao-lô. Những cách chọn trên đây đều
đáng ngờ. “Ai” được ám chỉ ở đây là nguồn kiến thức tối hậu mà Ti-mô-thư
đã “nắm bắt” được, tức là Thượng Đế. Điều này trở thành rõ ràng hơn trong
câu “Cả Thánh Kinh đều được Thượng Đế linh cảm”. Khúc sách này vốn là
tiêu điểm của những sách về thần học, mô tả và pha6n tích các lý thuyết về
sự linh cảm trong Thánh Kinh. Từ ngữ chủ yếu trong khúc sách này là từ
theopneust trong Hi văn thường được dịch bằng cả câu “được Thượng Đế
linh cảm (tình cảm, thần cảm, gây cảm hứng)”. Chính xác hơn thì từ ngữ này
có nghĩa là “thở vào, hà hơi vào”, không phải ám chỉ việc Thượng Đế “thở
vào” cho bằng việc Ngài “thở ra”. Có lẽ thay vì dùng chữ “linh cảm” để dịch
từ ngữ Hi văn này, chúng ta nên dùng từ “thở ra” thì tốt hơn. Trong trường
hợp này, chúng ta sẽ thấy ý nghĩa của khúc sách này, là nó không hề đưa ra
cho chúng ta một lý thuyết về sự linh cảm - một lý thuyết về phương pháp
Thượng Đế truyền thông Lời Ngài qua các trước giả là con người mà đúng
hơn, nó là một câu đề cập nguồn gốc xuất phát hay nguồn mạch của Kinh
điển. Điều Phao-lô nói với Ti-mô-thư, là Thánh Kinh vốn từ Thượng Đế mà
đến. Ngài chính là tác giả tối hậu của nó. Đó là lời Ngài; nó từ Ngài mà đến;
nó mang tất cả trọng lượng của chính Ngài. Do đó mà có lệnh truyền phải
nhớ “những điều (con đã học tập và tin nhận vốn từ đâu mà ra.
Thánh Kinh... có ích cho việc dạy dỗ. Một trong những quyền ưu tiên quan
trọng mà Phao-lô đề cập là cách vượt trội hơn hết mà Thánh kinh làm ích lợi
cho chúng ta. Điều lợi ích đầu tiên và dĩ nhiên là tột cùng của những gì là lợi
ích, ấy là lợi ích của việc dạy dỗ hay giáo dục. Chúng ta có thể đọc Thánh
kinh, được “linh cảm” hay cảm động đến rơi nước mắt hay có nhiều xúc
động sâu sắc khác nữa. Nhưng điều lợi ích lớn nhất của chúng ta là được dạy
dỗ, giáo dục. Một lần nữa, việc dạy dỗ ở đây không phải là về các vấn đề
như cách xây một ngôi nhà, cách làm toán nhân toán chia hay phương pháp
sử dụng khoa học các phương trình vi phân, mà đúng hơn, là được dạy dỗ
giáo dục về những điều thuộc về Thượng Đế. Việc dạy dỗ giáo dục này sở dĩ
được bảo là “có ích” vì chính Thượng Đế đã đánh giá nó rất cao. Việc dạy
dỗ giáo dục vốn được Thượng Đế gán cho một giá trị, một ý nghĩa.
Tôi từng nghe các Cơ-đốc nhân nói không biết bao nhiêu lần rằng: “Tại sao
tôi cần phải học hỏi nghiên cứu giáo lý hay thần học, trong khi tất cả những
gì tôi cần, là biết Chúa Giê-xu?” Câu trả lời ngay tức khắc của tôi là: “Thế
Chúa Giê-xu là ai?” Ngay sau khi chúng ta bắt đau trả lời câu hỏi đó là
chúng ta đã dấn thân vào giáo lý và thần học. Chẳng hề có Cơ-đốc nhân nào
trốn tránh được thần học. Mỗi một Cơ-đốc nhân đều là thần học gia. Có lẽ
không phải là một thần học gia theo nghĩa kỹ thuật hay nghề nghiệp, nhưng
dù sao thì cũng đương nhiên là một thần học gia. Vấn đề cho các Cơ-đốc
nhân không phải là chẳng hay chúng ta sắp thành thần học gia hay chưa,
nhưng là chẳng hay chúng ta sẽ trở thành những thần học gia giỏi (tốt) hay
dở (xấu) mà thôi. Một thần học gia giỏi là người đã được Thượng Đế dạy dỗ,
huấn luyện.
Thánh Kinh có ích cho việc... khiển trách, sửa trị, đào luyện con người theo
sự công chính. Bằng mấy lời này, Phao-lô nói lên giá trị thực tế của việc học
hỏi nghiên cứu Thánh Kinh. Là những con người sa ngã, chúng ta đều phạm
tội, bị lạc đường và do đó, cần phải được uốn nắn theo sự công chính. Khi
nào chúng ta phạm tội, thì cần bị khiển trách. Khi nào chúng ta đi lạc, thì cần
được sửa sai. Khi nào chúng ta vượt ra ngoài sự công chính, chúng ta cần
được uốn nắn, đào luyện. Chức năng của Kinh điển là làm người khiển
trách, uốn nắn sửa sai và đào tạo huấn luyện hàng đầu của chúng ta. Các nhà
sách của thế gian có đầy những quyển sách viết về các phương pháp đào tạo
huấn luyện để trở thành những thể tháo gia tài giỏi, để giảm trọng lượng, để
có thân hình cân đối và đắc thủ kỹ năng thuộc mọi lãnh vực. Các nhà in dự
trữ nhiều sách đã được vết ra để dạy chúng ta quản trị tài chính và mọi
phương diện của các chính sách đầu tư khôn ngoan. Chúng ta có thể tìm
được rất nhiều sách sẽ dạy chúng ta biến lỗ thành lời, biến tiền nợ thành tiền
sở hữu. Nhưng đâu là những quyển sách có thể đào tạo chúng ta trong sự
công chính? Câu hỏi vẫn còn đặt ra là: “Người nào đựơc cả thiên hạ mà bị
mất linh hồn, thì có ích gì?”
Nhờ đó, người của Thượng Đế được thành thục, có khả năng làm mọi việc
lành. Cơ-đốc nhân không chăm chỉ dấn thân học hỏi nghiên cứu Kinh điển
thật nghiêm túc là một môn đồ khiếm khuyết của Chúa Cứu Thế. Muốn làm
một Cơ-đốc nhân biết làm tròn bổn phận và có trách nhiệm về những điều
thuộc về Thượng Đế, ta phải làm nhiều hơn là chỉ tham dự “các buổi nhóm
lại với nhau để chia xẻ” và những “buổi lễ lạc để nhận các phước hạnh”.
Chúng ta không thể học tập để biết rõ trách nhiệm của mình chỉ bằng cách
tiếp thu mà thôi. Cơ-đc nhân mù tịt về Thánh Kinh chẳng những chỉ khiếm
khuyết mà còn thiếu trang bị nữa. Thật vậy người ấy sở dĩ khiếm khuyết là
vì thiếu trang bị. Lee Trevino có thể phọ trương tài năng phi thường của
mình bằng cách đánh những quả bóng gôn bằng chiếc chai của Bác sĩ
Pepper bị cột chặt. Nhưng anh ta không dùng đến chiếc chai của Bác sĩ
Pepper ngoài điểm để đặt quả bóng gôn (?)
Thánh Kinh với tư cách Lời mặc khải.
Một trong những ưu điểm quan trọng nhất mà Thánh Kinh ban cho chúng
ta,là nó cung cấp những thông tin mà chẳng ở đâu khác có thể cung ứng
được. Các trường đại học của chúng ta, có thể cung cấp cho chúng ta cả một
kho tàng kiến thức phong phú nhờ những công cuộc sưu tầm nghiên cứu của
loài người trên thế giới tự nhiên mà có. Chúng ta học tập bằng cách quan sát,
phân tích và lý luận trừu tượng. Chúng ta đối chiếu, so sánh các ý kiến khác
nhau của nhiều học giả nổi tiếng. Nhưng với tất cả các tài năng và kiến thức
sẵn có trong thế gian này, chẳng hề có ai nói được với chúng ta từ một viễn
cảnh siêu vượt, chẳng một ai có thể lý luận với chúng ta về điều mà các triết
gia vẫn gọi là sub species aetesnitatis.
Chỉ một mình Thượng Đế mới có thể cung cấp cho chúng ta một viễn cảnh
đời đời và phán dạy chúng ta bằng uy quyền tuyệt đối và dứt khoát. Ưu điểm
của phần trang bị mà Kinh điển cung ứng cho chúng ta chính là phần kiến
thức dành sẵn cho chúng ta, mà chúng ta không thể học hỏi được từ bất kỳ
một nguồn nào khác cả. Lẽ dĩ nhiên là Kinh điển có thể nói về những vấn đề
ta có thể học hỏi được nhờ các phương tiện khác. Chúng ta hoàn toàn có thể
dựa vào tân ứơc để họ ciết về hoàng đế Augustine của La-mã, hay Giê-ru-sa-
lem cách Bê-tha-ni bao xa. hưng nhà địa lý học tài giỏi nhất thế giới không
thể chỉ cho chúng ta con đường đến với Thượng Đế, còn vị Bác sĩ tâm thần
giỏi nhất thì không thể nào trả lời được vấnđ ề về tội lỗi của chúng ta. Trong
Thánh kinh có nhiều vấn đề được tiết lộ cho chúng ta, mà công trình sưu tầm
nghiên cứu cõi thiên nhiên của loài người không tài nào phanh phui ra được.
Tuy nhờ học hỏi nghiên cứu cõi thiên nhiên có thể giúp chúng ta học biết
nhiều điều về Thượng Đế chính phần tự mặc khải của Kinh điển mới đầy đủ
và có giá trị nhất cho chúng ta. Đã có chỗ tương tự nhau giữa vấn đề làm thế
nào để chúng ta biết được người trong thế gian này với phương pháp để
chúng ta có thể quen biết với Thượng Đế? Nếu chúng ta muốn biết một điều
gì đó về một con người, chẳng hạn ông Bill Monroe, thì có nhiều cách để
chúng ta có thể làm được việc ấy. Chúng ta có thể viết thư cho các cơ quan
F.B.I. hay C.I.A và hỏi xem họ có hồ sơ về ông ta không. Chúng ta có thể
hỏi tìm các bản sao hồ sơ của ông ta tại trường trung học và cao đẳng. Qua
các tài liệu còn lưu trữ đó, chúng ta có thể khám phá ra phần tiểu sử cơ bản
của ông ta, những điều ghi chép về các thành tích về các phương diện y khoa
cấp đại học và điền kinh. Rồi chúng ta có thể phỏng vấn các bạn bè của ông
ta để có cách đánh giá riêng tây hơn. Nhưng tất cả các phương pháp ấy đều
là gián tiếp, và nhiều phẩm hạnh không sờ nắn được một cách cụ thể của ông
Bill Monroe vẫn nằm trong bóng tối đối với phần khảo sát cho dù có hết sức
tỉ mỉ của chúng ta. Tất cả các phương pháp ấy đều là những nguồn tài liệu
thứ yếu để cung cấp thông tin cho chúng ta.
Cũng vậy, khi chúng ta bàn đến ý niệm mặc khải (revelation), là chúng ta
đang nói về nguyên tắc căn bản của việc tự phơi bày chính mình ra. Kinh
điển đã đến với chúng ta như việc Thượng Đế tự phơi bày chính Ngài ra cho
chúng ta. Đây là thần trí của Thượng Đế được phơi trần về nhiều vấn đề. Với
kiến thức của Kinh điển, chúng ta chẳng cần gì một nguồn thông tin gián
tiếp thứ hai, hay sự suy diễn suông để học biết về Thượng Đế là thế nào và
Ngài đánh giá mọi việc mọi vật như thế nào nữa. Ngài đã tự bày tỏ mình ra,
tự mặc khải, trong Thánh Kinh.
Lý thuyết và thực hành.
Cũng như Cơ-đốc nhân tránh né thần học, có nhiều người khinh thường mọi
loại sưu tầm có tính cách lý thuyết nhằm tìm biết Thượng Đế, viện lẽ phải
“thực tế” là hơn. Tinh thần của người Mỹ từng được định nghĩa là tinh thần
thực dụng. Tinh thần ấy chẳng biểu hiện ở đây rõ ràng hơn là trong đấu
trường chính trị và trong hệ thống trường càng vốn được hình thành do các
nguyên tắc và phương pháp giáo dục mà John Dewey đã đề ra.
Thực dụng chủ nghĩa có thể được định nghĩa đơn giản là phương pháp tiếp
cận thực tại, định nghĩa chân lý là “cái làm cho được việc”. Người thực dụng
chú trọng vào các kết quả, và kết quả quyết định cho chân lý. Nếu không
được viễn cảnh đời đời tra xét, vấn đề mà loại tư tưởng này gặp phải, là các
kết quả có khuynh hướng bị phê phán căn cứ vào các mục tiêu ngắn hạn.
Tôi đã kinh nghiệm nan đề này khi con gái tôi được ghi danh theo học hệ
thống trường công bắt đầu từ nhà trẻ. Nó theo học tại một ngôi trường rất
tiên tiến, ngoài thành phố Boston. Sau vài tuần lễ, chúng tôi nhận được giấy
báo của nhà trường, là vị hiệu trưởng sẽ mở một cuộc họp mặt công khai các
phụ huynh học sinh để giải thích về chương trình và các phương thức được
sử dụng cho nhà trẻ. Trong buổi họp, vị hiệu trưởng giải thích thật cặn kẽ
thời khắc biểu hằng ngày. Ông nói: “Xin quý vị chớ có cuống cuồng lên khi
con cái quý vị về nhà bảo rằng chúng đang được chơi trò câu đố nát óc hay
nhào nặn đất sét trong trường. Tôi xin cam đoan với quý vị là mọi sự theo
thói quen hằng ngày đều được thực hiện nhằm vào một chủ đích nhất định.
Từ 9 giờ sáng đến 9 giờ 17 phút chiều, lũ trẻ sẽ được chơi những trò, “nát óc
đã được các chuyên gia chỉnh hình thiết kế nhằm phát triển các cơ bắp của
ba ngón tay cuối cùng của bàn tay trái”. Ông ta tiếp tục giải thích thế nào
từng phút một của lũ trẻ trong ngày đều được trù hoạch thật khéo léo và
chính xác nhằm bảo đảm cho mọi sự đều được thực hiện nhằm vào một chủ
đích. Tôi có ấn tượng khá tốt. Đến cuối phần trình bày của mình, vị hiệu
trưởng yêu cầu đặt câu hỏi. Tôi đưa tay lên và nói: “Tôi có ấn tượng sâu sắc
về các hoạch định kỹ lưỡng của chương trình này. Tôi có thể thấy là mọi sự
đều nhằm vào một chủ đích. Câu hỏi của tôi là: Các ông đã quyết định “các
chủ đích” phải đạt như thế nào? Chủ đích cuối cùng các ông muốn cho một
cá nhân phải đạt được là gì? Đâu là chủ đích bao trùm tất cả các chủ đích
của các ông? Nói khác đi, là các ông đang muốn tạo ra loại trẻ con như thế
nào?
Ông hiểu trưởng tái mặt rồi mặt ông ta lại đỏ bừng lên. Ông ta ấp a ấp úng
đáp: “Tôi không biết; chưa hề có ai đặt câu hỏi đó với tôi”. Tôi rất tán
thưởng câu trả lời rụt rè ấy và thái độ khiêm tốn mà ông ta đã chứng tỏ, thế
nhưng đồng thời, câu trả lời của ông ta khiến tôi bàng hoàng. Làm thế nào
chúng ta đặt ra nhiều mục tiêu mà không có một chủ đích? Chúng ta sẽ đi
đâu để tìm cho ra cuộc thi cuối cùng cho thực dụng chủ nghĩa của chúng ta?
Đây chính là điểm mà sự mặc khải siêu việt trở thành tối quan trọng cho đời
sống chúng ta. Đây chính là chỗ mà nội dung của Kinh điển là thích hợp
nhất để chúng ta thực hành. Chỉ một mình Thượng Đế mới có thể đưa ra cho
chúng ta cách đánh giá tối hậu về sự khôn ngoan và giá trị của những gì
chúng ta đem ra thực hành.
Người khinh miệt lý thuyết, và tự xưng thực tế, không phải là người khôn
ngoan. Người chỉ chú trọng vào các mục tiêu ngắn hạn mà thôi có thể sẽ gặp
rắc rối to khi đi vào cõi vĩnh hằng dài hạn. Cũng phải nói thêm rằng chẳng
hề có một việc thực hành nào mà không có một lý thuyết ẩn tàng bên dưới.
Sở dĩ chúng ta làm điều đang làm là vì chúng ta vốn có một lý thuyết về giá
trị để làm việc ấy. Chẳng có gì phơi bày rõ ràng các lý thuyết sâu xa nhất
của chúng ta một cách hùng biện hơn là điều chúng ta đang thực hành. Có lẽ
chúng ta chẳng bao giờ suy nghĩ thật nghiêm túc về các lý thuyết của mình
hay đưa chúng ra để phải chịu phân tích phê bình rốt ráo, nhưng mọi người
chúng ta đều có các lý thuyết ấy. Như trường hợp một Cơ-đốc nhân chỉ
muốn có Chúa Cứu Thế mà chẳng cần đến thần học, người muốn thực hành
mà chẳng cần đến lý thuyết thường bị các lý thuyết sai quấn lấy mình, sẽ dẫn
người ấy đến chỗ thực hành sai.Vì các lý thuyết tìm thấy trong Kinh điển
vốn bắt nguồn từ Thượng Đế, cho nên Thánh Kinh vô cùng thực tế. Chẳng
có gì có thể thực tế hơn Lời Thượng Đế vì nó bắt nguồn từ mộ lý thuyết
được thiết lập từ viễn cảnh đời đời. Nhược điểm tai hại của thực dụng chủ
nghĩa bị sự mặc khải thắng hơn.
Cơ-đốc nhân sống theo nhục cảm.
Tôi thường bị cám dỗ muốn viết một quyển sách có nhan đề Cơ-đốc nhân
sống theo nhục cảm. Người phụ nữ sống theo nhục cảm, Người đàn ông
sống theo nhục cảm, Đôi vợ chồng sống theo nhục cảm, Cuộc ly dị theo
nhục cảm vân vân, và tất cả đều sẽ là những quyển sách bán chạy nhất. Tại
sao lại không viết một quyển Cơ-đốc nhân sống theo nhục cảm cơ chứ?
Thế nào là một Cơ-đốc nhân sống theo nhục cảm? Có một bộ từ điển định
nghĩa từ sống theo nhục cảm (sensuous) là: thuộc về các cảm quan hay các
đối tượng khả giác; chịu ảnh hưởng cao độ của các giác quan. “Cơ-đốc nhân
sống theo nhục cảm là người sống bằng các cảm giác chứ không phải bằng
những gì mình hiểu biết về Lời của Thượng Đế. Cơ-đốc nhân sống theo
nhục cảm không thể bị thúc đẩy để phục vụ, cầu nguyện, hay học hỏi nghiên
cứu trừ phi khi người ấy “cảm thấy mình thích làm như thế”. Sinh hoạt Cơ-
đốc nhân của người ấy chỉ có hiệu lực tuỳ theo cường độ của các cảm thức,
cảm giác hiện tại. Khi cảm thấy hứng khởi, người ấy lăn vào hoạt động cho
Thượng Đế như một cơn lốc vậy; rồi khi chánnản, người ấy là một kẻ vô tích
sự, vô trách nhiệm thuộc linh. Người ấy luôn luôn đi tìm các từng trải mới
mẻ, tươi mát và dùng chúng để xác định xem đâu là Lời Thượng Đế. Các
“cảm thức cảm giác (feelings)” trong lòng người ấy trở thành bài thi trắc
nghiệm tốt hậu để xác định đâu là chân lý”.
Cơ-đốc nhân sống theo nhục cảm chẳng cần học hỏi nghiên cứu Lời Thượng
Đế, vì người ấy đã biết được ý chỉ của Thượng Đế rồi nhờ vào các cảm thức
cảm giác của mình. Người ấy không muốn biết rõ Thượng Đế người ấy chỉ
muốn từng trải về Ngài mà thôi. Cơ-đốc nhân sống theo nhục cảm đánh
đồng “đức tin như của trẻ con” với sự dốt nát. Người ấy tưởng rằng khi
Thánh Kinh kêu gọi chúng ta hãy có đức tin như của một đứa trẻ, thì điều đó
có nghĩa là một đức tin không có nội dung, một đức tin chẳng có sự hiểu
biết. Người ấy không biết rằng Thánh Kinh dạy: “Về việc xảo trá, nên ngây
thơ như trẻ con, nhưng về việc hiểu biết, nên chín chắn như người lớn”
(ICo1Cr 14:20). Người ấy không nhận thức được rằng Phao-lô nhiều lần bảo
chúng ta: “Thưa anh em, tôi muốn anh em biết rõ...” (RoRm 11:25)
Cơ-đốc nhân sống theo nhục cảm vui vẻ lên đường cho đến khi đụng đầu với
những khổ đau của cuộc đời vốn chẳng có gì vui vẻ, thì co người lại. Người
ấy thường kết thúc mọi việc bằng cách chấp nhận một loại “thần học tương
đối” (là sự nguyền rủa đáng sợ nhất của Cơ-đốc giáo hiện đại của chúng ta),
nơi mà các mối liên hệ và từng trải riêng tây được đặt lên trên Lời của
Thượng Đế. Nếu Kinh điển dạy chúng ta làm một việc gây trở ngại cho một
mối liên hệ riêng tây thế tì chắc là Kinh điển phải nhượng bộ. Quy luật cao
nhất của Cơ-đốc nhân sống theo nhục cảm là phải tránh các cảm thức cảm
giác khó chịu bằng bất cứ giá nào.
Thánh Kinh ngỏ lời trước nhất, tuy không phải là duy nhất, với trí hiểu biết
của chúng ta. Điều đó có nghĩa là với tâm trí. Đây là điều rất khó truyền đạt
cho các Cơ-đốc nhân hiện đại, đang sống trong giai đoạn có lẽ là phản lại,
chống lại với trí tuệ của nền văn minh Tây phương. Xin chú ý là tôi đã
không nói là phản chống kiến thức bác học, kỹ thuật hay khảo học. Tôi nói
là chống lại phản lại với trí tuệ. Trong sinh hoạt Cơ-đốc nhân, hiện có một
trào lưu mạnh mẽ tỏ ra ác cảm với tâm trí.
Điều chắc chắn là loại phản ứng này vốn có các lý do lịch sử của nó. Nhiều
tín đồ thường cảm thấy hậu quả của điều mà một thần học gia đã gọi là, “sự
phản bội của người trí thức”. Từ thế giới trí thức của các thần học gia đã
“mửa” ra quá nhiều hoài chủ nghĩa, cay cú chủ nghĩa (cynicism) và phê bình
chủ nghĩa tiêu cực đến nỗi các tín đồ thường bị mất đi niềm tin cậy đối với
các công trình trí thức. Trong nhiều trường hợp, còn có nỗi sợ rằng đức tin
sẽ không đứng vững nỗi trước sự soi mói trí thức, do đó mà thái độ tự vệ đã
trở thành sự quay lưng lại của tâm trí con người. Chúng ta quay sang với các
cảm thức cảm giác thay vì với tâm trí mình để thiết lập và bảo tồn đức tin.
Đây là một vấn đề hết sức nghiêm trọng mà Hội thánh của thế kỷ hai mươi
đang phải đương đầu.
Cơ-đốc giáo có tính cách trí tuệ tối cao, tuy không phải là duy trì. Nghĩa là
Kinh điển được dành cho được ngỏ lời với trí tuệ nhưng không đồng thời tỏ
ra có tinh thần duy trì chủ nghĩa. Đời sống Cơ-đốc nhân không phải chỉ là
một cuộc đời do phỏng đoán suông hay theo duy lý chủ nghĩa lạnh lùng; nó
là một cuộc đời đầy đam mê sinh động. Những cảm giác mạnh về niềm vui,
tình yêu và hứng khởi nhiều lần được cần đến. Nhưng những cảm thức cảm
giác đam mê đó vốn là sự đáp ứng lại những điều mà chúng ta hiểu bằng tâm
trí là đúng, là thật. Khi chúng ta đọc câu Kinh điển “Đừng nản lòng, vì ta đã
chiến thắng thế gian” (GiGa 16:33), thì “xin thôi” không phải là cách để ứng
thích hợp. Chúng ta có thể vui mừng vì hiểu rằng Chúa Cứu Thế chắc chắn
đã chiến thắng thế gian . Điều đó khiến linh hồn ta rung động và bắt đôi
chân chúng ta nhảy múa. Còn gì quý báu hơn là được từng trải sự ngọt ngào
êm dịu của sự hiện diện của Chúa Cứu Thế, hay sự gần gũi của Đức Thánh
Linh?
Thượng Đế không muốn chúng ta bị mất đi nỗi đam mê hay đi suốt cuộc
hành hương của Cơ-đốc nhân mà chẳng có một từng trải nào về Chúa Cứu
Thế cả. Nhưng sẽ có gì xảy ra khi có một cơn xung đột giữa những gì
Thượng Đế phán dạy với điều tôi cảm thấy? Tôi phải làm theo điều Thượng
Đế phán, dù có thích nó hay không. Đó là tất cả Cơ-đốc giáo đấy.
Xin hãy suy nghĩ một chút. Điều gì sẽ xảy ra cho cuộc đời bạn khi bạn hành
động theo cảm thức cảm giác của riêng mình, thay vì làm theo những gì bạn
biết là Thượng Đế phán dạy bạn phải làm? Ở đây, chúng ta đang chạm trán
với cái thực tại thỏ nhám về chỗ khác nhau giữa hạnh phúc với lạc thú. Thật
là dễ lẫn lộn cả hai biết bao! Theo đuổi hạnh phúc đã được xem là quyền lợi
“không thể sang nhượng của chúng ta. Nhưng hạnh phúc và lạc thú không hề
giống nhau. Cả hai đều được cảm nhận là tốt, nhưng chỉ có một cái là tồn tại
lâu dài mà thôi. Tội lỗi có thể đem đến lạc thú, nhưng chẳng bao giờ đem
đến hạnh phúc. Nếu tội lỗi không thích thú đến thế, nó rất khó đại diện cho
một cảm dỗ. Thế hưng trong khi tội lỗi thường đem đến “cảm giác dễ chịu”,
nó lại không làm nảy sinh hạnh phúc. Nếu chúng ta không biết rõ chỗ khác
nhau, hay càng tệ hại hơn nữa là chẳng quan tâm chú ý gì đến chỗ khác nhau
đó, là chúng ta đã trượt chân thật xa để trở thành Cơ-đốc nhân hoàn toàn
sống theo nhục cảm rồi vậy.
Chính tại điểm biết biện biệt chỗ khác nhau giữa lạc thú và hạnh phúc này,
mà sự thông hiểu Kinh điển trở thành quan trọng có tính cách sinh tử. Giữa ý
chỉ Thượng Đế và hạnh phúc của con người có một mối liên hệ thật rõ ràng.
Sự lừa dối căn bản của Sa-tan là lời dối trá rằng vâng lời chẳng bao giờ đem
đến hạnh phúc. Ngay từ lần cám dỗ ông A-đam và bà Ê-va đầu tiên cho đến
đêm cuối cùng mà Sa-tan dụ dỗ Chúa Giê-xu, lời nói dối của nó vẫn y nhau:
“Nếu ngươi làm theo những gì Thượng Đế phán dạy, người sẽ chẳng được
hạnh phúc đâu. Nếu ngươi làm theo lời ta nói, ngươi sẽ 'được giải phóng', và
sẽ biết được hạnh phúc”.
Nếu luận cứ đó của Sa-tan là đúng, thì điều gì sẽ được nghiệm đúng? Dường
như nếu lập luận của Sa-tan là đúng, thì Thượng Đế sẽ là một trong ba điều
sau đây: dốt nát, ác tâm và lường gạt. Phải chăng sở dĩ Lời Thượng Đế
không đem đến điều tốt lành cho chúng ta vì chính những lỗi lầm khiếm
khuyết của Thượng Đế? Chỉ vì Ngài không biết đủ để cho chúng ta biết
mình phải làm gì để có hạnh phúc. Có lẽ Ngài cũng muốn cho chúng ta được
an vui nhưng chỉ vì Ngài chưa biết đầy đủ để chỉ dạy thật đúng cho chúng ta
đây thôi. Ngài vẫn muốn giúp chúng ta đấy chứ, nhưng tính cách phức tạp
của đời sống và hoàn cảnh của con người đã khiến cho tâm trí nó bị u mê.
Có lẽ Thượng Đế vốn khôn ngoan vô hạn và biết rõ hơn chúng ta điều gì là
tốt đẹp cho chúng ta. Có lẽ Ngài vốn hiểu những phức tạp của con người rõ
hơn cả các triết gia, các giáo viên ở trường học, các mục sư và Hội Tâm thần
học Hoa-kỳ nữa, nhưng Ngài vốn thù ghét chúng ta. Ngài biết chân lý,
nhưng bỏ mặc cho chúng ta lần lạc để chỉ có Ngài là hữu thể dUy nhất được
vui vẻ hạnh phúc trong vũ trụ này. Có lẽ luật lệ của Ngài là bày tỏ ước muốn
lấy làm thích thú khi chúng ta bị khổ sở. Như thế, chính ác tâm của Ngài đối
với chúng ta đã đưa Ngài đến vai trò làm người Lừa Dối Vĩ Đại của chúng
ta. Thật là vô lý! Nếu điều đó là đúng thì câu kết luận duy nhất chúng ta có
thể đưa ra ấy là Thượng Đế chính là Quỷ Vương, và Quỷ Vương chính là
Thượng Đế, còn Kinh điển thì thật ra là quyển sổ tay của Sa-tan.
Phi lý chăng? Khó tưởng tượng nổi chăng? Tôi mong là đúng như thế. Sự
thật là trong hằng ngàn văn phòng làm việc của các mục sư, thiên hạ đang
được khuyên bảo hãy chống lại Kinh điển vì vị mục sư muốn cho họ có hạnh
phúc: “Vâng thưa bà John, xin bà cứ tiến hành và ly dị với chồng bà đi, bất
chấp sự kiện Thánh Kinh không hề bảo đảm cho bà trong việc làm ấy, vì tôi
dám chắc bà sẽ chẳng bao giờ có hạnh phúc với một người chồng như thế!”
Nếu có một bí quyết, một bí quyết được cẩn thận giữ bí mật, để con người
được hạnh phúc, thì điều đó đã được diễn tả trong một sách dạy yếu lý, hồi
thế kỷ thứ mười bảy, bảo rằng: “Mục đích chủ yếu của con người là tôn vinh
Thượng Đế và được hưởng thụ Ngài đời đời”. Bí quyết của hạnh phúc được
tìm thấy nơi sự vâng lời Thượng Đế. Làm sao chúng ta có thể vâng lời nếu
không biết mình phải vâng lời về vấn đề gì? Như thế, từ đầu chí cuối của
vấn đề này, ấy là người ta không thể phát giác được trọn vẹn hạnh phúc bao
lâu chúng ta hãy còn dốt nát về Lời Thượng Đế.
Điều chắc chắn là thông hiểu Lời Thượng Đế không hề bảo đảm rằng chúng
ta sẽ làm điều Thánh Kinh dạy, nhưng ít nhất chúng ta cũng biết điều mình
đang tự cho là mình đang làm trong việc tìm cách tự hoàn thiện. Vấn đề đức
tin không phải là chẳng hay chúng ta có tin là có Thượng Đế hay không, cho
bằng là chúng ta có tin chính Thượng Đế mà chúng ta tin là có đó hay
không.
Một vấn đề của bổn phận.
Tại sao chúng ta phải học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh? Chúng tôi vừa đề cập
vắn tắt phần giá trị thực tiễn tầm quan trọng về mặt luân lý đạo đức và
phương pháp để có hạnh phúc. Chúng ta đã xem qua vài huyền thoại cho
thấy tại sao thiên hạ không chịu học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh. Chúng ta
đã khảo sát một phần tinh thần của thực dụng chủ nghĩa và bầu không khí
chống trí tuệ của thời đại chúng ta. Vấn đề này vốn có rất nhiều mặt và có vô
số lý do giải thích tại sao chúng ta cần phải học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh.
Tôi có thể khẩn khoản yêu cầu bạn hãy học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh để
tự gây dựng, tôi có thể thử dùng nghệ thuật thuyết phục để thúc giục bạn hãy
tìm cầu hạnh phúc. Tôi có thể nói rằng học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh có
thể là từng trải giáo dục đầy đủ và nhiều phần thưởng nhất cho đời sống bạn.
Tôi có thể kể ra nhiều lý do giải thích tại sao bạn sẽ được lợi ích khi nghiêm
chỉnh học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh. Nhưng cuối cùng thì lý do chính để
chúng ta phải học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh, ấy đó là bổn phận của chúng
ta.
Nếu Thánh Kinh có là quyển sách đáng chán khó đọc, chẳng có gì lý thú và
dường như chẳng còn hợp thời nhất trần gian đi nữa, thì nhiệm vụ của chúng
ta vẫn là phải học hỏi nghiên cứu nó. Nếu bút pháp của nó có trục trặc, lộn
xộn, thì nhiệm vụ ấy vẫn còn đó. Là những con người chúng ta bị bắt buộc
phải sống dưới lệnh truyền của Thượng Đế là phải chăm chỉ học hỏi nghiên
cứu Lời Ngài. Ngài là Chúa tể của chúng ta, và lệnh Ngài đã truyền là chúng
ta phải học tập nghiên cứu Lời Ngài. Nhiệm vụ không phải là một điều
chúng ta được phép lựa chọn. Nếu bạn vẫn chưa bắt đầu đáp ứng lại với
nhiệm vụ ấy, thì bạn cần cầu xin Thượng Đế tha tội cho mình, rồi bắt đầu từ
hôm ấy trở đi, hãy quyết tâm thi hành bổn phận của mình.
TỰ HỌC & TỰ LÝ GIẢI THÁNH KINH
Điều đã được ngấm ngầm khẳng định, ấy là mỗi tư gia tại Hoa-kỳ đều có
một quyển Thánh Kinh. Thánh Kinh mãi mãi vẫn là quyển sách được bán
chạy nhất nước. Có lẽ nhiều người chỉ dùng nó để trang hoàng hoặc như một
nơi thuận tiện nhất để tàng trữ các ảnh chụp hay để ép hoa, cũng được đặt tại
nơi trang trọng nhất phòng khi ông mục sư đến viếng nhà mình. Do vị trí rất
dễ tìm thấy của quyển Thánh Kinh, chúng ta cũng rất dễ quên, cái giá khủng
khiếp mà người ta đã phải trả để được đặc quyền sở hữu một quyển Thánh
Kinh được viết bằng chính ngôn ngữ của mình, để chúng ta có thể tự lý giải
lấy.
Martin Luther và vấn đề tự lý giải.
Có hai trong số các di sản mà cuộc Cải chánh để lại, là nguyên tắc tự lý giải
và phiên dịch Thánh Kinh ra ngôn ngữ thông dụng. Hai nguyên tắc này bắt
tay song hành với nhau và chỉ được thực hiện sau nhiều tranh luận và bách
hại đi đôi. Hằng mấy chục người đã hi sinh tính mạng do bị trói vào cột rồi
thiêu sống (nhất là tại Anh quốc), vì dám phiên dịch Thánh Kinh ra ngôn
ngữ bình dân thông dụng. Một trong những kỳ công vĩ đại nhất của Luther là
việc phiên dịch Thánh Kinh ra Đức văn để bất cứ người biết chữ nào cũng
có thể tự mình đọc lấy bộ sách ấy.
Chính Luther đã đưa vấn đề tự lý giải lấy Thánh Kinh để trở thành điểm cần
chú trọng để giải quyết hồi thế kỷ thứ mười sáu. Được che giấu bên dưới câu
trả lời của Nhà Cải chánh cho các nhà cầm quyền tôn giáo và hoàng đế tại
Quốc hội họp tại Worms, là nguyên tắc mặc nhiên của việc tự mình lý giải
Thánh Kinh.
Khi bị đòi hỏi phải chối bỏ các văn phẩm của mình, Luther đã trả lời: “Trừ
phi khi Thánh điển hay có lý do hiển nhiên thuyết phục mình, tôi sẽ không
thể bắt chước. Vì lương tâm tôi đã bị Lời Thượng Đế bắt cầm tù mà hành
động trái với lương tâm thì không đúng mà cũng chẳng được an toàn. Đây là
lập trường của tôi, tôi không thể làm khác hơn được. Có Thượng Đế phù hộ
tôi”. Xin chú ý là Luther đã nói: “Trừ phi khi... (tôi bị)... thuyết phục..”.
Trong những cuộc tranh luận trước đó tại Leipzig và Augsburg, Luther từng
dám tự mình lý giải Kinh điển trái với lời lý giải của cả các Giáo hoàng lẫn
các giáo hội nghị. Việc ông dám cả gan làm như thế khiến ông bị các chức
sắc của giáo hội tố cáo là tự phụ tự cao nhiều lần. Luther vốn không hề xem
nhẹ những lời tố cáo ấy, nhưng đã bị dằn vặt vì chúng. Ông tin rằng mình có
thể sai lầm, nhưng vẫn chủ trương rằng Giáo hoàng và các giáo hội nghị
cũng có thể nhầm lẫn nữa. Theo ông thì chỉ có một nguồn chân lý duy nhất
không có sai lầm mà thôi. Ông nói: “Kinh điển chẳng bao gìơ sai lầm” Như
thế, trừ phi khi các lãnh tụ giáo hội có thể thuyết phục được ông rằng ông đã
sai lầm ông vẫn cảm thấy mình bị bổn phận bắt buộc là noi theo chính lương
tâm của mình đã thuyết phục mình về những gì Kinh điển dạy. Với cuộc
tranh luận này, nguyên tắc tự lý giải Thánh kinh đã ra đời và được phép báp-
tem bằng lửa.
Sau lời tuyên bố táo bạo của Luther và công việc phiên dịch Thánh Kinh ra
Đức văn tiếp theo đó tại Wartburg, Giáo hội Công giáo La-mã đã không chịu
cuốn tròn lại và giả chết. Giáo hội đã động viên toàn lực thành một cuộc
phân công ba mũi dùi bén nhọn nhất là những phát biểu chống Giáo hội
Kháng cách do Giáo hội nghị Trent biểu quyết. Trent đã nói với nhiều người
về các vấn đề mà Luther và nhiều nhà Cải chánh khác đã nêu ra. Trong số đó
có vấn đề tự lý giải (Thánh Kinh). Giáo hội nghị Trent đã biểu quyết:
Để dập tắt những tinh thần không biết kìm chế (hội nghị) quyết nghị không
hề có ai, căn cứ vào óc phán đoán riêng về các vấn đề của đạo và luân lý đạo
đức, lại được quyền đụng chạm đến việc xây dựng giáo lý Cơ-đốc giáo,
xuyên tạc Thánh điển cho phù hợp với các quan niệm của riêngmình, tự lý
giải chúng trái với chiều hướng của Hội thánh Mẹ là người được quyền phê
phán ý nghĩa đích thực của chúng và cách lý giải đã hoặc hiện có, hoặc thậm
chí trái với lời truyền dạy nhất trí của các Giáo phụ, cho dù những lý giải ấy
vẫn chưa hề được công bố lần nào.
Bạn có nắm được dụng ý của lời tuyên cáo này không? Biểu quyết ấy ngụ ý
bảo rằng, ngoài nhiều việc khác ra, chính Giáo vụ của Giáo hội Công giáo
La-mã mới có trách nhiệm lý giải Kinh điển và công bố ý nghĩa của Kinh
điển. Đây không phải vấn đề phê phán riêng tây hay ý kiến riêng. Biểu quyết
này của Giáo hội nghị Trent rõ ràng là nhằm đề cập nguyên tắc tự lý giải của
công cuộc Cải chánh.
Tuy nhiên, nếu chúng ta xét kỹ biểu quyết ấy chúng ta có thể thấy nó chứa
đựng một điều hiểu lầm rất nghiêm trọng nguyên tắc của các nhà Cải chánh.
Phải chăng các nhà Cải chánh đã đưa ra khái niệm ấy mà không biết kìm
chế? Phải chăng tự lý giải có nghĩa là bất kỳ một cá nhân nào cũng có quyền
lý giải Kinh điển tuỳ theo ý mình? Phải chăng một người có thể lý giải
Thánh Kinh một cách tuỳ hứng, tuỳ tiện, không cần kìm chế chi cả? Phải
chăng một cá nhân nào đó phải coi trọng các lý giải của những người khác
dường như họ là những chuyên gia truyền dạy Kinh điển? Những lời đáp
cho các câu hỏi này đều rõ ràng. Các nhà Cải chánh vẫn quan tâm đến các
phương pháp và phương tiện để ngăn ngừa những kẻ có tinh thần không biết
kìm chế. (Đó là một trong nhiều lý do đã khiến họ phải làm việc lao khổ để
quy định các nguyên tắc đứng đắn nhằm lý giải Thánh Kinh như tra xét và
cân nhắc cách lý giải tuỳ hứng). Nhưng phương pháp theo đó họ tìm cách
kìm chế những kẻ có tinh thần vô kỷ luật không phải là tuyên bố rằng những
lời truyền dạy của hàng giáo phẩm là vô ngộ.
Có lẽ từ ngữ quan trọng nhất xuất hiện trong lời tuyên cáo của Giáo hội nghị
Trent là từ xuyên tạc. Trent bảo rằng chẳng ai có quyền xuyên tạc Kinh điển.
Về việc này thì các nhà Cải chánh đều thật lòng nhất trí hơn ai hết. Tự lý
giải chẳng bao giờ có nghĩa là các cá nhân được quyền xuyên tạc Kinh điển.
Cùng với quyền tự lỷ giải, cũng kèm theo trách nhiệm phải lẽ là lý giải chính
xác. Tự lý giải cho phép tự do lý giải, chứ không cho phép xuyên tạc.
Khi chúng ta nhìn lại giai đoạn Cải chánh và thấy cách trả lời tàn bạo của
Tôn giáo Pháp đình và việc bách hại những người đã phiên dịch Kinh điển
sang ngôn nữ thông dụng để đưa bộ sách ấy đến tận tay các tín đồ thường,
chúng ta phải kinh hoàng vì ghê tởm. Chúng ta tự hỏi tại sao các ông hoàng
của Giáo hội Công giáo La-mã lại có thể nhẫn tâm đến độ tra tấn đày đoạ
người ta chỉ vì họ đọc Thánh Kinh như thế. Nó khiến cho trí tưởng tượng
của chúng ta phải choáng váng khi đọc thấy như thế. Tuy nhiên, điều vẫn
thường bị bỏ qua khi suy nghĩ về một khung cảnh lịch sử như thế, ấy là đã
có rất nhiều người có ý tốt đã tham gia hành động đó. La-mã vốn tin quyết
rằng nếu bạn đặt quyển Thánh Kinh vào tay những tín đồ thường không có
tài năng và để cho họ tự lý giải lấy bộ sách ấy, nhiều xuyên tạc thô thiển sẽ
nảy sinh và chúng sẽ dẫn bầy chiên đi lạc có lẽ là để sa vào cảnh bị đày đọa
đời đời. Như thế, để bảo vệ bầy chiên cho chúng khỏi dấn bước vào một lịch
trình dẫn đến việc tự diệt tối hậu, Hội thánh đã phải dùng biện pháp trừng
phạt đối với thân thể, thậm chí đến mức xử tử.
Luther vốn ý thức các nguy cơ của một hướng đi như thế, nhưng đã tin quyết
vào tính cách rõ ràng của Kinh điển. Như thế, tuy các nguy cơ xuyên tạc có
quan trọng, ông nghĩ rằng lợi ích của việc phơi bày bức thông điệp về căn
bản vốn rõ ràng của Phúc âm cho vô số người, cuối cùng sẽ đem sự cứu rỗi
đến cho họ nhiều hơn là sự tàn hại. Ông sẵn sàng chấp nhận sự rủi ro khi
tháo chiếc “van” có thể mở toang “cánh cửa có thể khiến cho tội lỗi tràn
ngập.
Tự lý giải mở rộng Thánh Kinh ra cho các tín đồ thường, nhưng nó không
xoá bỏ nguyênt tắc hàng giáo phẩm phải được học cao. Quay về với thời kỳ
của Thánh Kinh, các nhà Cải chánh công nhận rằng trong việc hành đạo và
dạy đạo theo Cựu và Tân ước, các ra bi thầy thông giáo và chức vụ dạy dỗ
vốn có một vai trò đầy ý nghĩa. Các giáo sư phải thật giỏi về cổ ngữ, phong
tục tập quán, sử ký, và phân tích văn chương vẫn còn là một nét đặc trưng
quan trọng của Hội thánh Cơ-đốc giáo. Giáo lý lừng danh “chức vụ thầy tế
lễ cho toàn thể các tín hữu” vẫn thường bị hiểu lầm. Nó không có nghĩa là
chẳng có phân biệt gì cả giữa hàng giáo phẩm với các tín đồ thường. Giáo lý
ấy chỉ đơn giản chủ trương rằng mỗi một cá nhân Cơ-đốc nhân đều có vai
trò phải thực thi và chức năng phải giữ trong chức vụ toàn diện của Hội
thánh. Tất cả chúng ta đều đựơc kêu gọi để trở thành “Chúa Cứu Thế cho
người láng giềng của mình” theo một ý nghĩa nào đó. Nhưng điều đó không
có nghĩa rằng Hội thánh có những quản lý và giáo sư:
Nhiều người đang thất vọng về Hội thánh đã được tổ chức trong nền văn hoá
hiện nay của chúng ta. Một số người đã phản ứng quá đáng theo chiều
hướng vô giáo phẩm (ecclesiastical avarchy: giáo hội không có hàng giáo
phẩm). Từ cuộc cách mạng văn hoá của những thập niên 60 đã dấy lên
phong trào vì Chúa Giê-xu và giáo hội thầm lặng đã vang lên tiếng kêu gào
của các thanh niên: “Tôi chẳng cần đến với ai để nhờ người ấy làm mục sư
cho mình cả; tôi không tin tưởng vào một giáo hội đã được tổ chức hay một
chính quyền đã được cơ cấu hoá của thân thể của Chúa Cứu Thế”. Nằm
trong tay những con người như thế, nguyên tắc tự lý giải (Thánh Kinh) có
thể là một tờ giấy phép dẫn tới chủ quan chủ nghĩa cố chấp (radical
subjetivism).
Khách quan tính và chủ quan tính.
Nguy cơ rất lớn của việc tự lý giải là cái nguy cơ rõ ràng và đang hiện diện
của chủ quan chủ nghĩa trong vấn đề lý giải Thánh Kinh., Nguy cơ ấy vốn
phổ biến rộng rãi hơn điều thường có vẻ như rõ ràng trước mắt. Tôi nhìn
thấy nó bộc lộ thật tinh vi trong quá trình thảo luận và tranh luận thần học.
Mới đây, tôi có tham dự một cuộc hội thảo với các học giả Thánh kinh.
Chúng tôi đang thảo luận về những điều lợi và những cái hại của một khúc
sách trong Tân ước mà ý nghĩa và cách ứng dụng đang được tranh cãi. Trong
lời phát biểu mở đầu của mình, một học giả về Tân ước nói: “Tôi nghĩ chúng
ta phải cởi mở và thành thật trong cách tiếp cận với Tân ước. Nói cho cùng
thì tất cả chúng ta đều đã đọc những gì cần phải đọc trong đó, và như thế là
rất tốt”. Tôi đã không thể tin vào đôi tai của mình. Tôi cảm thấy bàng hoàng,
và không phản đối gì. Nỗi kinh ngạc của tôi bị hoà lẫn vào một ý thức về
một sự phù phiếm của việc khả dĩ có thể có được một sự trao đổi ý kiến một
cách có ý nghĩa. Thật là hiếm có một học giả nào lại nêu rõ thành kiến của
mình một cách thẳng thừng như thế trước công chúng. Có thể mọi người
chúng ta đều từng chiến đấu với cái khuynh hướng đầy tội lỗi là đọc Thánh
Kinh để tìm trong đó điều chúng ta muốn tìm, nhưng tôi mong là chúng ta đã
không luôn luôn làm như thế. Tôi tin rằng chúng ta có cách để xét lại cái
khuynh hướng ấy.
Trên cấp bậc bình dân, thì thật là dễ chấp nhận tinh thần chủ quan trong việc
lý giải Thánh Kinh cùng vượt trội. Nhiều khi, sau một cuộc bàn cãi về ý
nghĩa của một khúc sách, thiên hạ chỉ phản đối những lời phát biểu của tôi
bằng cách nói đơn giản với tôi rằng: “Vâng, đó là ý kiến riêng của ông”. Một
nhận định như thế có thể có nghĩa như thế nào? Thứ nhất, điều hoàn toàn rõ
ràng với tất cả mọi người có mặt, là một lời lý giải tôi đưa ra là ý kiến riêng
của tôi. Tôi là người vừa nêu ra ý kiến ấy. Nhưng tôi không nghĩ rằng đó là
điều mà người ta đang nghĩ trong trí họ.
Một ý nghĩa thứ hai nữa có thể có, là nhận định ấy nói lên một sự phản đối
không nói thành lời, lợi dụng lỗi lầm của tôi để kết hợp nó với điều sai trái.
Bằng cách chỉ ra rằng cái ý kiến vừa được đưa ra đó là của tôi, có lẽ người
kia cảm thấy rằng đó là tất cả những gì cần thiết để bác bỏ nó, vì mọi người
đều biết rõ câu khẳng định không được nói ra đó: bất cứ ý kiến nào từ miệng
ông R.C.Sproul nói ra chắc đều sai cả, bởi vì ông ta đã chẳng bao giờ và sẽ
chẳng bao giờ có thể nói đúng. Tuy nhiên, cho dù người ta có đố kỵ với ý
kiến của tôi đến thế nào đi chăng nữa, tôi vẫn nghi ngờ điều họ ngụ ý muốn
nói khi bảo rằng: “Đó là ý kiến riêng của ông”.
Tôi nghĩ đến trường hợp thứ ba là điều người ta ngụ ý muốn nói: “Đó là
cách lý giải của ông, và nó là tốt, là đúng cho ông. Tôi không đồng ý như
thế, nhưng cách lý giải của tôi cũng có giá trị nữa. Tuy hai cách lý giải của
chúng ta trái ngược nhau và mâu thuẫn nhau, chúng đều có thể đúng. Tuy
nhiên, cho dù người ta có đố kỵ với ý kiến của tôi đến thế nào đi chăng nữa,
tôi vẫn nghi ngờ điều họ ngụ ý muốn nói khi bảo rằng: “Đó là ý kiến riêng
của ông”.
Tôi nghĩ đến trường hợp thứ ba là điều người ta ngụ ý muốn nói: “Đó là
cách lý giải của ông, và nó là tốt, là đúng cho ông. Tôi không đồng ý như
thế, nhưng cách lý giải của tôi cũng có giá trị nữa. Tuy hai cách lý giải của
chúng ta trái ngược nhau và mâu thuẫn nhau, chúng đều có thể đúng cả.
Những gì ông thích thì đúng cho ông, còn những gì tôi thích thì đúng cho
tôi”. Đó là chủ quan chủ nghĩa.
Chủ quan chủ nghĩa và chủ quan tính không phải là điều giống y nhau. Bảo
rằng chân lý có một yếu tố chủ quan là một việc: bảo rằng điều đó hoàn toàn
có tính cách chủ quan, là việc khác hẳn. Vì muốn cho điều thật (chân lý)
điều giả (ngụy lý) có một ý nghĩa nào đó cho đời sống tôi, thì phần ứng dụng
nó theo một cách nào đó cho tôi. Câu phát biểu: “Trời mưa ở Georgia” thật
ra có thể là sự thật khách quan, nhưng chẳng có liên quan gì với đời sống tôi
cả. Người ta có thể khiến cho tôi thấy rằng nó có liên quan đến tôi, nếu, thí
dụ như người ta chứng minh cho tôi thấy rằng đồng thời với trời mưa thì
cũng có mưa đá nặng hạt, sẽ phá hoại mùa đào mà tôi vừa đầu tư tiền bạc
vào đó. Rồi câu phát biểu ấy còn có liên hệ chủ quan đến tôi nữa. Khi chân
lý của một câu nói có liên hệ trực tiếp đến tôi và xâm chiếm lấy tôi, thì nó là
một vấn đề chủ quan. Cách ứng dụng văn bản Thánh Kinh cho đời sống tôi
có thể có nhiều hoà âm chủ quan thật mạnh mẽ. Nhưng đó không phải là
điều chúng tôi muốn nói về chủ quan chủ nghĩa. Chủ quan chủ nghĩa xảy ra
khi chúng ta xuyên tạc ý nghĩa khách quan của các từ ngữ khiến nó phù hợp
với những quyền lợi, những mối quan tâm của riêng tôi. Bảo rằng “Trời mưa
ở Georgia” có thể chẳng liên quan gì tới đời sống tôi ở Pennsylvania, nhưng
mấy lời ấy vẫn có ý nghĩa. Nó có ý ghĩa gì đó cho những người ở Georgia,
nếu không phải là cho cây cỏ và thú vật đang sống ở đó.
Chủ quan chủ nghĩa xảy ra khi chân lý của một câu phát biểu không chỉ bao
trùm hay được ứng dụng cho chủ từ, mà khi nó hoàn toàn do chủ từ xác
định. Nếu muốn tránh xuyên tạc Kinh điển, chúng ta phải tránh chủ quan
chủ nghĩa ngay từ đầu.
Do đó, muốn tìm cách để thông hiểu Kinh điển thành một cái gì đó lạnh
lùng, trừu tượng và không có sự sống. Điều chúng ta phải làm là tìm hiểu
xem chủ nghĩa nói gì trong toàn văn trước khi tiến tới nhiệm vụ cũng cần
thiết tương đương là ứng dụng nó cho bản thân chúng ta. Một câu cá biệt
nào đó, có thể có nhiều cách ứng dụng khác nhau cho nhiều cá nhân, nhưng
nó chỉ có một ý nghĩa đúng duy nhất mà thôi. Thay đổi cho nhau những cách
lý giải mâu thuẫn và loại trừ lẫn nhau không thể là đều đúng cả, trừ phi khi
Thượng Đế phán theo cách “đòn xóc hai đầu”. Chúng tôi sẽ xin đề cập vấn
đề mâu thuẫn và ý nghĩa đơn độc của những câu Thánh Kinh đầy đủ hơn sau
này. Tuy nhiên, ở đây, chúng ta đang làm cái công việc là quy định các mục
tiêu của phương pháp lý giải Thánh Kinh một cách đứng đắn. Mục tiêu đầu
tiên trong số đó là đạt được ý nghĩa khách quan của Thánh Kinh để tránh
những chiếc hố sau là việc xuyên tạc do để cho chủ quan chủ nghĩa chỉ đạo
việc lý giải.
Các học giả Thánh kinh yêu cầu mọi người phải phân biệt giữa điều họ gọi
là giải nghĩa với lượng giải. Giải nghĩa (exegesis) có nghĩa là giảng giải
những gì Thánh Kinh nói. Từ ngữ này do từ ngữ Hi văn có nghĩa là “căn cứ
vào để chỉ dẫn” mà ra. Bí quyết của giải nghĩa (exegesis) được tìm thấy
trong tiếp đầu ngữ “ex” có nghĩa là “từ đó” hay “từ đó mà ra”. Giải nghĩa
Kinh điển là rút ý nghĩa ra từ những chữ đã có ở đó, không hơn không kém.
Mặt khác, lượng giải (eisogesis) cũng có cùng một tự căn nhưng tiếp đầu
ngữ thì khác. Tiếp đầu ngữ eis cũng do Hi văn mà ra, và có nghĩa là “đưa
vào”. Như thế, lượng giải (eisogesis) là việc đưa vào văn bản một điều gì đó
không hề có trong đó. Giảng giải là một công trình khách quan. Lượng giải
là việc thực thi chủ quan chủ nghĩa.
Mọi người chúng ta phải chiến đấu với vấn đề chủ quan chủ nghĩa. Thánh
Kinh thường nói nhiều điều mà chúng ta không muốn nghe. Chúng ta có thể
nhét bông gòn vào tai hay bịt mắt mình lại. Làm như thế thì dễ dàng và ít
đau đớn để phê bình chỉ trích Thánh Kinh hơn là để cho Thánh Kinh chê bai
chỉ trích chúng ta. Cho nên chẳng có gì để lấy làm lạ khi Chúa Giê-xu đã rất
thường kết thúc những lời phán của Ngài bằng câu: “Ai có tai, nên lắng
nghe” (Thí dụ: LuLc 8:8; 14:35).
Chủ quan chủ nghĩa không những tạo ra sai lầm và xuyên tạc, mà còn nuôi
dưỡng tính kiêu căng nữa. Tin rằng sở dĩ tôi tin một điều gì đó chỉ vì tôi
muốn tin như thế, hay lập luận rằng sở dĩ tôi tin, ý kiến của mình là đúng chỉ
vì đó là ý kiến của tôi, là bảng tóm tắt của sự kiêu căng. Nếu quan điểm của
tôi không đứng nổi trước cuộc trắc nghiệm là sự phân tích và kiểm nghiệm
khách quan, thì tánh khiêm tốn đòi hỏi tôi phải từ bỏ chúng. Nhưng kẻ chủ
quan lại kiêu căng bảo lưu lập trường của mình, mà chẳng có một hậu thuẫn
hay cách chống đỡ khách quan nào cả. Nói với một ai đó: “Nếu ông thích cứ
tin điều gì mình muốn tìn, thì cũng tốt thôi; tôi cũng sẽ tin điều tôi muốn tin”
nghe ra chỉ có phần đúng trên bề mặt mà thôi.
Các quan điểm cá nhân phải được đánh giá căn cứ vào chứng cứ và ý kiến
bên ngoài vì chúng ta thường chất thêm hành lý lên trên quyển Thánh Kinh.
Chẳng hề có ai trên mặt đất này lại có thể thọng hiểu Kinh điển thật trọn
vẹn, thuần tuý. Tất cả chúng ta đều chủ trương một số quan điểm hay đưa ra
một số ý kiến vốn không phải là của Thượng Đế. Có lẽ nếu chúng ta biết rõ
đúng ra những quan điểm nào của chúng ta là trái với Thượng Đế, thì chúng
ta sẽ từ bỏ chúng. Nhưng đưa chúng ra ánh sáng là điều rất khó. Cho nên các
quan điểm của chúng ta cần được kiểm nghiệm bởi các công trình nghiên
cứu và giám định của người khác.
Vai trò của vị giáo sư.
Trong Hội thánh Cải chánh hồi thế kỷ thứ mười sáu, đã có sự phân biệt giữa
hai loại trưởng lão, các trưởng lạo giảng dạy và các trưởng lão cai trị. Các
trưởng lão cai trị được kêu gọi để cai trị và quản trị các công việc của hội
chúng. Các trưởng lão giảng dạy, hay mục sư, chịu trách nhiệm trước nhất là
dạy dỗ và trang bị các thánh đồ cho chức vụ.
Trong thập niên vừa qua hoặc trước đó chút ít, đã là một giai đoạn đáng chú
ý về việc hội thánh tại nhiều nơi đã được phục hưng (renewal: đổi mới),
Nhiều tổ chức ngoài chức vụ chính thức như Biến Đức Tin thành hành động
(Faith at Work) đã làm được rất nhiều việc để phục hồi ý nghĩa của giới tín
đồ thường cho chi hộ địa phương. Những hội nghị phục hưng cho giới tính
đồ thường đã trở thành phổ biến. Điểm nhấn mạnh không còn đặt quá nặng
trên các diễn giả nổi tiếng nữa, mà trên các chương trình cho và do giới tín
đồ thường. Đây là kỷ nguyên không phải là dành cho nhà truyền đạo lừng
danh, mà là kỷ nguyên của đại hội chúng.
Một trong những phát triển có ý nghĩa nhất cho phong trào phục hưng trong
giới tín đồ thường là sự dấy lên của các nhóm học hỏi nghiên cứu Thánh
Kinh tại tư gia nho nhỏ. Ở đây, trong bầu không khí thân mật và không bị gò
bó về hình thức. Những người mà nếu không có một tổ chức như thế sẽ
chẳng quan tâm gì đến Thánh Kinh cả, đã có những bước tiến dài trong việc
học hỏi bộ sách ấy. Tính năng động của một tiểu tổ chủ yếu là một trong số
nhiều bí quyết thu hút được các tín đồ thường. Các tín đồ thường dạy bảo lẫn
nhau, hay góp ý riêng của họ vào những buổi học Thánh Kinh như thế.
Những nhóm như thế đã rất thành công trong việc phục hưng (đổi mới) Hội
thánh. Sự việc sẽ còn thành công hơn thế nữa, khi mọi người cứ ngày càng
có nhiều khả năng hơn để thông hiểu và lý giải Kinh điển. Thật là một việc
phi thường khi nhiều người bắt đầu chịu mở quyển Thánh Kinh ra để cùng
học hỏi nghiên cứu với nhau. Nhưng đó cũng là một việc vô cùng nguy
hiểm. Góp chung kiến thức lại với nhau, là xây dựng Hội thánh; góp chung
sự ngu dốt lại với nhhau lại là phá hoại và có thể làm nảy sinh vấn đề kẻ mù
dẫn đường cho kẻ mù.
Tuy các tiểu tổ và các lớp học Kinh Thánh tư gia có thể rất thành công trong
việc đẩy mạnh sự phấn hưng của Hội thánh và lắm biến đổi xã hội, tại một
điểm nào đó dọc con đường này, nhiều người cần phải được giáo dụ về
phương pháp giảng dạy. Tôi tin quyết rằng ngày nay, cũng như từ xưa đến
giờ, Hội thánh cần có hàng giáo phẩm có học thức, được giáo dục đào tạo
đến nơi đến chốn. Tự học hỏi nghiên cứu và tự lý giải (Thánh Kinh) phải
được đánh thăng bằng bởi sự khôn ngoan tập thể của các giáo sư. Xin đừng
hiểu lầm tôi. Tôi không hề kêu gọi Hội thánh quay trở về tình hình tiền Cải
chánh, hồi Thánh Kinh bị hàng giáo phẩm bắt làm nô lệ cho họ. Tôi rất vui
mừng vì mọi người đang bắt đầu tự học hỏi nghiên cứu lấy Thánh Kinh, và
huyết của các thánh đồ Kháng cách đã không bị đổ ra vô ích. Điều tôi muốn
nói là chính những tín đồ thường dấn thân học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh
sẽ khôn ngoan hơn nếu biết làm việc ấy kết hợp với, hoặc dưới quyền các vị
mục sư hay giáo sư của mình. Chính Chúa Cứu thế là Đấng sắp xếp Hội
thánh Ngài, để ban cho một số người được ân tứ dạy dỗ. Nếu muốn cho
Chúa Cứu Thế được người thuộc về Ngài tôn trọng, thì ân tứ ấy và chức vị
ấy cần phải được tôn trọng.
Các giáo sư phải được học tập đào tạo thích đáng, là điều quan trọng. Chắc
chắn là thỉng thoảng cũng có một vài vị giáo sư xuất hiện, tuy chẳng được
học hành, đào tạo, nhưng vẫn có một trực giác lạ thường có thể nhìn xuyên
suốt vào kinh điển. Nhưng số người như thế rất hiếm hoi. Điều thường xảy
ra hơn, là chúng ta phải đối đầu với vấn đề là người ta tự kêu gọi mình vào
chức vụ giáo sư nhưng không đủ tư cách để dạy dỗ. Một giáo sư giỏi phải có
kiến thức đúng đắn (sound: thuần chánh) và tài năng cần thiết để đào bới
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh
Biet kinh thanh

More Related Content

What's hot

Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau denco_doc_nhan
 
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcSách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcNguyen Kim Son
 
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớSách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớNguyen Kim Son
 
Phuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanhPhuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanhco_doc_nhan
 
Huong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhomHuong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhomco_doc_nhan
 
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)co_doc_nhan
 
Nguyen tac doc va hieu kinh thanh
Nguyen tac doc va hieu kinh thanhNguyen tac doc va hieu kinh thanh
Nguyen tac doc va hieu kinh thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanhPhuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanhco_doc_nhan
 
Đối thoại với Thượng Đế - Tập 1 , 2 , 3.
Đối thoại với Thượng Đế - Tập 1 , 2 , 3.Đối thoại với Thượng Đế - Tập 1 , 2 , 3.
Đối thoại với Thượng Đế - Tập 1 , 2 , 3.Boy Xda
 
Doi thoai voi thuong de full (tap 1 tap 2 - tap 3)
Doi thoai voi thuong de full (tap 1   tap 2 - tap 3)Doi thoai voi thuong de full (tap 1   tap 2 - tap 3)
Doi thoai voi thuong de full (tap 1 tap 2 - tap 3)Minh Le
 

What's hot (14)

Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
Thuat lanh dao
Thuat lanh daoThuat lanh dao
Thuat lanh dao
 
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcSách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
 
Su diep tan uoc
Su diep tan uocSu diep tan uoc
Su diep tan uoc
 
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớSách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
 
Phuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanhPhuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanh
 
Huong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhomHuong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhom
 
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
 
Nguyen tac doc va hieu kinh thanh
Nguyen tac doc va hieu kinh thanhNguyen tac doc va hieu kinh thanh
Nguyen tac doc va hieu kinh thanh
 
Phuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanhPhuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanh
 
Truong nhan su
Truong nhan suTruong nhan su
Truong nhan su
 
Ynghiahoangphaphophap
YnghiahoangphaphophapYnghiahoangphaphophap
Ynghiahoangphaphophap
 
Đối thoại với Thượng Đế - Tập 1 , 2 , 3.
Đối thoại với Thượng Đế - Tập 1 , 2 , 3.Đối thoại với Thượng Đế - Tập 1 , 2 , 3.
Đối thoại với Thượng Đế - Tập 1 , 2 , 3.
 
Doi thoai voi thuong de full (tap 1 tap 2 - tap 3)
Doi thoai voi thuong de full (tap 1   tap 2 - tap 3)Doi thoai voi thuong de full (tap 1   tap 2 - tap 3)
Doi thoai voi thuong de full (tap 1 tap 2 - tap 3)
 

Viewers also liked (12)

Excel
ExcelExcel
Excel
 
Garcia leon
Garcia  leonGarcia  leon
Garcia leon
 
Trend_Micro_Collateral_Australian_Transit
Trend_Micro_Collateral_Australian_TransitTrend_Micro_Collateral_Australian_Transit
Trend_Micro_Collateral_Australian_Transit
 
Mision y vision
Mision y visionMision y vision
Mision y vision
 
Social media
Social mediaSocial media
Social media
 
Utilizing visuals
Utilizing visualsUtilizing visuals
Utilizing visuals
 
Made in Italy Eccellenze in digitale
Made in Italy Eccellenze in digitale Made in Italy Eccellenze in digitale
Made in Italy Eccellenze in digitale
 
Kirola
KirolaKirola
Kirola
 
Trabajo de investigacion unidad 3
Trabajo de investigacion unidad 3Trabajo de investigacion unidad 3
Trabajo de investigacion unidad 3
 
Algoritmos de Raster karen quiroga
Algoritmos de Raster   karen quirogaAlgoritmos de Raster   karen quiroga
Algoritmos de Raster karen quiroga
 
Autoridad
AutoridadAutoridad
Autoridad
 
Expo de compu
Expo de compuExpo de compu
Expo de compu
 

Similar to Biet kinh thanh

Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanLong Do Hoang
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songLong Do Hoang
 
Vi sao chung ta tin
Vi sao chung ta tinVi sao chung ta tin
Vi sao chung ta tinco_doc_nhan
 
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doiDan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doico_doc_nhan
 
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdfTân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdfMario Chen
 
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taHoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taco_doc_nhan
 
Kinh thanh phan voi ban
Kinh thanh phan voi banKinh thanh phan voi ban
Kinh thanh phan voi banco_doc_nhan
 
Kinh thanh va dao duc hoc
Kinh thanh va dao duc hocKinh thanh va dao duc hoc
Kinh thanh va dao duc hocco_doc_nhan
 
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhHoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhco_doc_nhan
 
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhHoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhco_doc_nhan
 
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)co_doc_nhan
 
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daiDao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daiLong Do Hoang
 
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daiDao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daico_doc_nhan
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christco_doc_nhan
 

Similar to Biet kinh thanh (20)

Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
 
Vi sao chung ta tin
Vi sao chung ta tinVi sao chung ta tin
Vi sao chung ta tin
 
Vi sao chung ta tin
Vi sao chung ta tinVi sao chung ta tin
Vi sao chung ta tin
 
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doiDan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
 
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doiDan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
 
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdfTân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
 
Su diep cuu uoc
Su diep cuu uocSu diep cuu uoc
Su diep cuu uoc
 
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taHoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
 
Kinh thanh phan voi ban
Kinh thanh phan voi banKinh thanh phan voi ban
Kinh thanh phan voi ban
 
Kinh thanh va dao duc hoc
Kinh thanh va dao duc hocKinh thanh va dao duc hoc
Kinh thanh va dao duc hoc
 
Tro ve mai nha xua
Tro ve mai nha xuaTro ve mai nha xua
Tro ve mai nha xua
 
Thượng đế giảng chân lý
Thượng đế giảng chân lýThượng đế giảng chân lý
Thượng đế giảng chân lý
 
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhHoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
 
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhHoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
 
Vong luan hoi
Vong luan hoiVong luan hoi
Vong luan hoi
 
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
 
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daiDao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
 
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daiDao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
 

More from co_doc_nhan

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienco_doc_nhan
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day daoco_doc_nhan
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaco_doc_nhan
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoco_doc_nhan
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoco_doc_nhan
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducco_doc_nhan
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhco_doc_nhan
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongco_doc_nhan
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayco_doc_nhan
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day doco_doc_nhan
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caico_doc_nhan
 
Nghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayNghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayco_doc_nhan
 
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoNep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoco_doc_nhan
 

More from co_doc_nhan (20)

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day do
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua cai
 
Nghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayNghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bay
 
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoNep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
 
Lanh dao
Lanh daoLanh dao
Lanh dao
 

Biet kinh thanh

  • 1. Biết Thánh Kinh Tác giả: R. C. Sproul LỜI NÓI ĐẦU Nếu tôi là quỷ vương (xin miễn bình luận thêm), một trong những mục tiêu đầu tiên của tôi sẽ là ngăn chận thiên hạ đào sâu bộ Thánh Kinh. Vì biết rằng bộ Sách ấy là Lời của Thượng Đế, dạy người ta thông hiểu, yêu thương và phục vụ Thượng Đế của Ngôi Lời, tôi sẽ làm tất cả những gì mình có thể làm được để bao vây nó bằng những gì tương đương với hầm hào thuộc linh, những hàng rào gai gốc và bẫy rập của loài người, cho người ta sợ hãi mà lìa xa nó. Chẳng có gì để nghi ngờ là với thái độ tự cao tự đại dường như vừa được một lời khen, tôi phải công nhận rằng ông già Jonathan Edwards khôn ngoan đã hoàn toàn trói chặt tôi lại khi ông ta viết: “Quỷ vương chẳng bao giờ chịu làm nảy sinh trong lòng người ta một chút kính trọng nào đối với Lời Thượng Đế mà Ngài đã ban bố để trở thành quy luật trọng đại và còn đứng vững... Phải chi vị thần của sự giả dối sai lầm đó, để lừa dối loài người, lại làm nảy sinh trong họ một ý kiến cao thượng về cái quy luật vô ngộ ấy, và khiến họ có xu hướng muốn thiên nhiều về nó, và tỏ ra thật thân thiết với nó?... Quỷ vương bao giờ cũng tỏ ra là có một mối thì chú tử và oán ghét đối với quyển Thánh Kinh: nó đã làm tất cả những gì có thể làm được trong phạm vi quyền lực của mình để dập tắt tia sáng ấy.... Nó đã tuyên chiến với Thánh Kinh, và thù ghét từng chữ một trong đó. “Tôi đã phải khổ công gắng sức hằng ngày để chứng minh mấy lời trên đây của Edwards là đúng. Như thế nào? Vâng, tôi sẽ cơ gắng khiến cho toàn thể hàng giáo phẩm lơ đểnh, chểnh mảng đối với công tác giảng và dạy Thánh Kinh và gieo ra cái cảm thức rằng trực tiếp học nghiên cứu bộ Sách cổ xưa ấy là tự rước lấy thêm cho mình một gánh nặng phụ trội mà các Cơ-đốc nhân hiện đại có thể bỏ qua mà chẳng bị tổn thiệt gì. Tôi sẽ loan truyền những mối nghi ngờ về chân lý, tính cách hợp thời, lương tri lương thức và sự cương trực của Thánh Kinh, và nếu có ai còn nhấn mạnh vào việc nên đọc nó. Tôi sẽ lừa dối họ bằng cách khẳng định rằng điều lợi ích của việc làm ấy nằm trong những cảm thức cao thượng và thầm lặng do nó gợi lên, chứ không phải là trong việc chú ý đến những gì Kinh điển thật sự phán dạy. Bằng mọi giá, tôi cần phải giữ không cho họ sử dụng tâm trí mình một cách có kỷ luật để thông đạt bức thông điệp trong đó. Nếu tôi là quỷ vương làm công việc tự kiểm thảo hôm nay như thế, tôi nghĩ chắc mình phải hài lòng về sự tiến bộ mình đã đạt được. Nhưng tôi đã chẳng chút hài lòng khi nhìn thấy quyển sách này của người bạn tôi - rất đáng tiếc,
  • 2. cũng là bạn thân của ông J.I.Packer nữa - “Ông R.C”. Từ hơn một thế kỷ rồi, nền thần học kháng cách vẫn xung đột chống đối nhau về Thánh Kinh. Trung tâm đầu tiên của cơn bão lốc là sự linh cảm (linh cảm: inspiration) và hệ luận của nó, là tính cách không thể sai lầm. Năm mươi năm trước đây, cuộc tranh luận hướng sang sự mặc khải, phương pháp và nội dung của sự truyền thông của Thượng Đế qua điều được cho là bộ Kinh điển vô ngộ. Giờ đây, mối bận tâm chủ yếu là vấn đề lý giải và chủ quan chủ nghĩa mà trong quá khứ từng kết luận rằng việc lý giải Thánh Kinh ngày nay vừa không đúng vừa chẳng đáng tin, trên cơ sở là bức thông điệp của nó vừa là không chung nhất (consistent: thủy chung như nhất) vừa chẳng rõ ràng. Hậu quả của việc làm như thế thường là làm rối tung rối mù cả lên. Để chống lại phần bối cảnh ấy, phần nhập đề của một người tín đồ thường, Tiến sĩ Spooul, cho nhiệm vụ lý giải, đã được chào đón có thể nói là quá mức nồng nhiệt nữa. Đâu là các phẩm chất đặc biệt của nó? Rõ ràng, theo lương tri lương thức, nắm vững được phần chất liệu và một niềm hăng say sôi động biến tác giả từ một nhà bình giải tài ba thành một nhà bình giải vĩ đại. Thánh Kinh đã khích động ông, và việc ông bị khích động đã trở thành truyền nhiễm. Xin hãy nếm thử mà xem! Phương pháp học hỏi nghiên cứu của ông Spooul sẽ khiến bạn cũng muốn học hỏi nghiên cứu của Thánh Kinh nữa, cũng như muốn tự trang bị cho mình để cũng làm như thế: và một quyển sách như thế này thì còn có thể làm gì nhiều hơn thế? Hãy còn có nhiều vấn đề về kỹ thuật giải kinh nằm ngoài phạm vi của nó, nhưng điều căn bản đã nằm ở đây rồi, với điểm nhấn mạnh lành mạnh nhất trên khách quan tính (cái “đã có sẵn ở đó rồi, the there-ness) của lời truyền dạy của Thượng Đế trong Kinh điển và trên tính cách hợp lý của phương pháp, mày mò để giải mã (deciphering) và ứng dụng nó. Được giới thiệu với quần chúng Cơ-đốc nhân một quyển sách được tính toán là sẽ có kết quả rất tốt như thế, là một điều thích thú và là một đặc ân. J.I.Paker Trinity College Bristol, England TỰA Hai mươi năm sau này được chứng kiến một cơn phục hưng về mối quan tâm chú ý đến Kinh điển. Vì nền thần học tân chính thống kêu gọi Hội thánh hãy quay trở lại với việc nghiên cứu nghiêm túc nội dung Thánh Kinh trong sinh hoạt của Hội thánh đã có việc chú trọng càng hơn đối với việc phải
  • 3. thông hiểu và ứng dụng bức thông điệp của nó cho thế hệ của chúng ta. Tuy nhiên, đồng thời với mối quan tâm mới mẽ này, đã có sự nhầm lẫn; giữa các học giả Cơ-đốc nhân với nhau, đã ít có nhất trí liên hệ đến các nguyên tắc thô sơ để lý giải Thánh Kinh. Tình hình rối loạn trong thế giới học giả này đã xâm nhập sinh hoạt của toàn thể Hội thánh. Thời đại của chúng ta dường như là thời đại của “sự phụ chưng trong giới các tín đồ thường”. Phần lớn cơn phấn hưng này đã được kết hợp với những lớp học hỏi nghiên cứu Kinh Thánh tại tư gia và những nhóm thông công ít người. Hiện nay, có nhiều người tập họp nhau lại để thảo luận, tranh luận và bình luận về Kinh điển cho chính bản thân họ. Họ thường nhận thấy bất đồng ý kiến với nhau về những gì Thánh Kinh ngụ ý muốn nói hay nó phải được ứng dụng như thế nào. Điều này đã tạo nhiều hậu quả đáng tiếc. Với nhiều người, Thánh Kinh vẫn còn là một câu đố nát óc, có thể có nhiều cách lý giải rất khác nhau. Nhiều người thậm chí đã chán nản bỏ cuộc vì khả năng của chính mình nhằm biến nó thành ra có ý nghĩa. Với nhiều người khác thì Thánh Kinh lại có một chiếc mũi bằng sáp, có thể được nắn theo hình dáng nào mà người đọc muốn gán cho nó. Chuyện quá thường xảy ra dường như là: “Bạn có thể viện dẫn Thánh Kinh để chứng minh bất cứ điều gì”. Có cách nào để thoát khỏi cảnh lộn xộn rắc rối này không? Những độc giả nghiêm túc có thể tìm được những nguyên tắc nào để hướng dẫn họ vượt qua các quan điểm xung khắc với nhau mà họ nghe được từ mọi phía hay không? Đó là một số các câu hỏi mà quyển sách này đặt ra để giải đáp. Tuy nhiên vấn đề vốn có tầm cỡ dành cho giới học giả, động cơ đã thúc đẩy tôi vốn không phải là một ước muốn bước vào một cuộc tranh luận tới cấp bậc bác học liên hệ đến khoa học giải kinh. Trái lại, động cơ giục giã tôi trước hết là đưa ra phần căn bản, là những điểm, chỉ dẫn “theo lương tri lương thức” nhằm giúp các độc giả nghiêm túc học hỏi bộ Thánh điển cho có lợi. Đồng thời với quan điểm của chính bộ Thánh Kinh, quyển sách này còn tìm cách nhấn mạnh vào nguồn gốc từ Thượng Đế và uy quyền của bộ Kinh điển. Do đó mà tôi đã cố gắng đưa ra các quy luật lý giải sẽ được dùng để duyệt xét lại và lập thế quân bình cho khuynh hướng hết sức phổ thông của chúng ta là lý giải Thánh Kinh theo chính các thiên kiến của mình. Quyển sách được kết thúc bằng một công trình nghiên cứu các công cụ khác nhau hiện có sẵn để giúp những người mới bắt đầu hay các sinh viên nghiên cứu Thánh Kinh có đẳng cấp cao hơn. Trên hết mọi sự, tôi muốn đây là một quyển sách sẽ giúp ích thực tiễn cho các tín đồ thường. Lẽ dĩ nhiên, tôi thiết tha mong mỏi các Cơ-đốc nhân sẽ tiếp tục học hỏi nghiên cứu Kinh điển và đóng góp phần của mình cho Hội thánh. Nguyện quyển sách này sẽ là một khích lệ để họ vui vẻ kiên trì đồng
  • 4. thời cũng được thông hiểu thêm. Tôi đã mắc nợ và phải tri ân một số người đã giúp tôi trong dự án này. Tôi xin đặc biệt cám ơn Mary Semach đã đánh máy bản thảo. Tôi cũng xin ghi nhận sự trợ giúp của Stuart Bochmig đã giúp hiệu đính những điểm cần thiết, và Giáo sư David Wells, đã có nhiều lời khuyên bảo vô giá trong việc sửa bản thảo. R.C.Sproul The Ligonier Valley TẠI SAO PHẢI NGHIÊN CỨU THÁNH KINH? Tại sao phải học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh? Nêu câu hỏi này ra có vẻ như kỳ quặc và dại dột, vì nếu bạn chẳng đã bị thuyết phục rằng học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh rất cần thiết, thì có lẽ bạn đã không thèm đọc bộ sách ấy. Tuy nhiên, các ý định tốt nhất của chúng ta lại thường bị tính khí bất thường của mình làm cho suy yếu đi. Việc học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh rất thường bị bỏ dở giữa chừng. Vậy trước khi khảo xét các nét chỉ đạo thực tiễn cho việc nghiên cứu Thánh Kinh, xin chúng ta hãy ôn duyệt vài lý do thúc đẩy việc học hỏi Thánh Kinh nói chung. Hai huyền thoại. Trước hết, chúng ta hãy xét đến các lý do mà thiên hạ đưa ra để không thèm học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh. Các “lý do” này thường chứa đựng những huyền thoại, do cứ nhắc đi nhắc lại mãi nên đã được cho là hẳn nhiên rồi. Huyền thoại thứ nhất chiếm chỗ đầu tiên trong những lời biện hộ quan trọng của chúng ta, là ý kiến cho rằng Thánh Kinh quá khó hiểu đối với con người bình thường. Huyền thoại 1: Thánh Kinh quá khó hiểu đến mức chỉ có các thần học gia tài giỏi, được đào tạo công phu về phương diện kỹ thuật mới có thể dính dáng với Kinh điển. Huyền thoại này đã được nhiều người rất chân thành nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Họ nói: “Tôi biết mình không tài nào học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh, vì mỗi lần cố gắng đọc nó, tôi đã không thể hiểu được gì cả”. Khi có ai bảo như thế, có lẽ họ muốn nghe được trả lời rằng: “Bạn nói như thế là phải lắm. Tôi hiểu bạn. Quả thật đây là một quyển sách khó đọc mà nếu không được thụ huấn trong một chủng viện, có lẽ bạn chẳng nên đó động gì đến nó”. Hoặc có lẽ họ cũng muốn nghe được trả lời rằng: “Tôi biết lắm, bộ sách ấy rất mắc mỏ, sâu sắc sâu nhiệm. Tôi khuyên bạn hãy nỗ lực không ngừng, hãy khổ công gắng sức không biết mệt mỏi để thử giải đáp câu đố nát óc có tính cách thần bí của Lời Thượng Đế. Người ta đã bảo rằng Thượng Đế chọn để phán
  • 5. dạy chúng ta bằng một loại ngôn ngữ tối nghĩ, huyền bí mà chỉ có các học giả mới có thể lãnh hội mà thôi”. Tôi sợ rằng đó là điều mà nhiều người trong chúng ta rất muốn nghe. Chúng ta có mặc cảm phạm lỗi và muốn trấn an lương tâm mình vì đã chểnh mảnh đối với bổn phận làm Cơ-đốc nhân. Khi nói ra huyền thoại này, chúng tôi đã làm cái công việc ấy thật thoải mái đáng kinh ngạc. Huyền thoại này đã được nhắc đi nhắc lại quá nhiều lần đến mức chúng tôi không dám đã kích nó nữa. Thế nhưng chúng ta đều biết rằng với tư cách một con người trưởng thành, sinh sống tại hiệp chủng quốc Hoa- kỳ(?) có trình độ Trung học cao hơn, chúng ta đều có thể thông hiểu bức thông điệp căn bản của Thánh Kinh. Nếu chúng ta đọc được nhật báo, thì chúng ta cũng có thể đọc được Thánh Kinh. Thật vậy. tôi dám nói rằng trên trang nhất của một nhật báo, có nhiều chự và nhiều ý niệm được diễn tả còn khó hiểu hơn trong phần lớn các trang Thánh Kinh nữa. Huyền thoại 2: Đọc Thánh Kinh chán lắm. Nếu chúng ta thúc hối thêm để thiên hạ giải thích họ có ngụ ý gì khi nói ra huyền thoại thứ nhất kia, thì họ thường thường đáp lại rằng: “Vâng, tôi nghĩ là mình có thể hiểu nó đấy, nhưng thành thật mà nói thì đọc bộ sách ấy thật chán chết đi được”. Câu phát biểu này phản ảnh vấn đề là sở dĩ người ta không hiểu những gì mình đọc, một phần lớn là do “khẩu vị” và sở thích đối với những gì mình không nhận thấy là lý thú, gây phấn khởi. Tôi đã gặp sự chán nản nhiều hơn mà nhiều người đã kinh nghiệm khi đọc Kinh Thánh nhiều năm trước đây, khi tôi được mời dạy Kinh điển cho các giáo tình Thánh Kinh bắt buộc trong một trường cao đẳng Cơ-đốc giáo. Vị hiệu trưởng của nhà trường ấy đã gọi điện thoại cho tôi và bảo: “Chúng tôi cần một thanh niên hăng hái, một người có một phương pháp năng động có thể “khiến cho Thánh Kinh trở thành sống động”. Tôi đã phải tự bắt buộc mình kìm giữ lại những gì mình muốn nói. Tôi muốn nói rằng: “Ông muốn tôi khiến cho Thánh Kinh trở thành sống động à? Tôi chưa hề biết rằng bộ sách ấy đã chết. Thật vậy, thậm chí tôi cũng chưa bao giờ nghe rằng nó lâm bệnh nữa, ai là y sĩ điều trị cho bộ Thánh Kinh đang hấp hối như thế vậy?”. Không, tôi không thể khiến cho Thánh kinh trở thành sống động cho tất cả mọi người. Bộ Thánh Kinh nầy vẫn đang sống. Chính nó đang khiến cho tôi sống động. Khi thiên hạ bảo rằng Thánh Kinh “mắc mỏ” lắm, rất khó đọc, thì điều đó khiến tôi phải đoán xem tại sao lại như thế. Chữ nghĩa trong Thánh Kinh, vốn đầy sức sống. Chúng có một phẩm chất có một không hai khiến cho người ta phải đam mê. Cuộc đời chúng cho người ta thấy những thảm kịch, những câu chuyện mủi lòng, tham dục, tội ác, sự tận hiến và mọi góc cạnh mà người ta có thể quan niệm được của sinh hoạt con người. Trong Thánh
  • 6. Kinh có lời quở trách, sự cắn rứt, sự đau thương thống hối, sự an ủi, sự khôn ngoan thực tiễn, sự suy tư triết học, mà trên hết, là chân lý. Có lẽ điều “mắc mỏ” mà một số người kinh nghiệm, là do tính cách cổ xưa của phần tài liệu trong đó, đã khiến nó có vẻ xa lạ, ngoại lai. Cuộc đời của Áp-ra-ham - sống từ rất lâu, rất xa lắm rồi - có liên hệ như thế nào với chúng ta? Nhưng các nhân vật trong Thánh Kinh đều có thật. Tuy các bối cảnh sinh hoạt của họ có khác với chúng ta, những cuộc chiến đấu và các mối bận tâm của họ đều rất giống với chúng ta. Tính cách rõ ràng của Kinh điển. Hồi thế kỷ thứ mười sáu, các nhà cải chánh đã tuyên bố họ hoàn toàn tin cậy vào điều mà họ gọi là tính cách trong sáng của Kinh điển. Điều họ muốn diễn tả bằng thuật ngữ ấy, là tính cách rõ ràng của Kinh điển. Họ chủ trương rằng về cơ bản mà nói, thì Thánh kinh vốn rõ ràng, sáng nghĩa. Nó đơn sơ dung dị vừa đủ để bất luậnmột người biết (đọc) chữ nào cũng có thể hiểu được bức thông điệp căn bản mà nó muốn truyền thông. Noi như thế không có nghĩa là bảo rằng mọi thành phần trong Kinh điển đều rõ ràng như nhau, hay chẳng hề có những khúc, những đoạn sách nào trong đó là khó hiểu cả. Các tín đồ thường, thiếu khả năng về các cổ ngữ và những điểm bình giảng tế vi, có thể gặp khó khăn với nhiều phần trong Kinh điển, nhưng về đại thể, thì nội dung của nó vốn rõ ràng đủ để có thể thấu hiểu dễ dàng. Chẳng hạn Luther tin quyết rằng những gì là tối nghĩa, khó hiểu trong một phần này của Kinh điển, đều được vạch rõ hơn và đơn sơ, giản dị hơn trong những phần khác. Nhiều phần trong Thánh Kinh vốn rõ ràng đơn giản đến độ gây khó chịu cho những kẻ mắc chứng bệnh kiêu ngạo trí thức. Mấy năm trước đây, có lần tôi thuyết trình về sự chết của Chúa Cứu Thế trên thập tự giá để làm ứng nghiệm phần mẫu mực về sự nguyền rủa của Cựu ước kinh. Giữa bài thuyết trình của tôi, có một người trong đám cử tọa đã ngắt ngang lời tôi bằng cách thét to lên: “Chuyện đó cổ lỗ và ghê tởm quá!” Tôi yêu cầu ông ta lặp lại lời bình luận đó cho mọi người hiện diện được cơ hội nghe lời than phiền của ông ta. Khi ông ta lặp lại xong, tôi nói: “Ông đã nói rất đúng. Tôi đặc biệt thích cách chọn hai từ cổ lỗ và ghê tởm của ông”. Toàn thể lịch sử công cuộc chuộc tội được truyền thông bằng các từ ngữ cổ xưa từ câu chuyện ông A-đam và bà Ê-va với con rắc, đến trận huỷ diệt các chiến xa Ai-cập khi Thượng Đế viếng thăm trong vụ đưa dẫn Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ai-cập, cho đến vụ giết Chúa Giê-xu người Na-xa-rét thật thô tục và tàn bạo. Thánh Kinh đã tiết lộ cho thấy một Thượng Đế biết lắng nghe những tiếng thở than của toàn thể dân Ngài, từ bác nông dân cho đến nhà triết học, từ kẻ ngu dốt cho đến nhà học giả uyên bác. Bức thông điệp của Ngài vừa đơn sơ đủ cho những con người sa ngã chất phác nhất của Ngài có thể hiểu được. Sự việc
  • 7. sẽ ra sao, nếu Thượng Đế chỉ mặc khải tình yêu thương và sự cứu chuộc của Ngài bằng những thuật ngữ và ý niệm sâu sắc đến nỗi chỉ có các học giả chuyên nghiệp mới có thể hiểu được mà thôi? Sở dĩ Thượng Đế phán dạy bằng các từ ngữ cổ lỗ là vì Ngài đích thân ngỏ lời với những con người bán khai. Đồng thời vẫn có vừa đủ tính cách sâu nhiệm trong Kinh điển để giữ cho các học giả sắc sảo và uyên bác nhất phải bận rộn dấn thân vào những sưu tầm tra vấn về các vấn đề thần học suốt cả cuộc đời. Nếu cổ lỗ là một từ ngữ thích hợp để mô tả nội dung của Kinh điển, thì ghê tởm lại còn hơn thế nữa. Tất cả những gì là đáng ghê tởm của tội lỗi đều được ghi lại bằng một loại ngôn ngữ thật rõ ràng và thẳng thắn trong Kinh điển. Và có gì đáng ghê tởm là thập tự giá? Ở đây, chúng ta gặp sự ghê tởm trên cấp bậc vũ trụ. Trên thập tự giá, Chúa Cứu thế đã nhận lấy cho mình tất cả những gì là ghê tởm của loài người để mua chuộc họ. Nếu bạn là một người từng bám chặt vào các huyền thoại mắc mỏ hay khí hiểu, có lẽ là vì bạ đã gán cho toàn bộ Kinh điển mà bạn đã tìm thấy trong một vài phần của bộ sách ấy mà thôi. Rất có thể là có một vài khúc sách vốn cá biệt là khó hiểu và tối nghĩa. Nhiều khúc sách khác có thể khiến bạn phải ngẩn ngơ, bối rối. Có lẽ đó là những khúc sách phải dành cho các học giả để họ phải đào bới, khai quật. Nếu bạn nhận thấy có vài thành phần trong Kinh điển là khó hiểu và rắc rối, thì bạn có cần phải nhấn mạnh rằng toàn bộ Kinh điển đều đáng chán và mắc mỏ, khó hiểu hay không? Cơ-đốc giáo theo Kinh Thánh không phải là một tôn giáo xa lạ, ngoại lai. Nội dung củ anó không bị giấu kín bằng những biểu tượng đòi hỏi một loại “thấu thị” (insight) đặc biệt mới lãnh hội nổi. Chẳng hề có tài năng trí thức đặc biệt hay ân tứ thần linh nào là cần thiết để thông hiểu bức thông điệp căn bản của Kinh điển cả. Bạn có thể nhận thấy trong các tôn giáo Đông phương có những thấu thị được giới hạn cho một số guru (sư phụ) sống trong những căn lều trên những vùng xa xôi hẻo lánh của các vùng núi cao của Hi-mã- lạp-sơn. Có lẽ vị sư phụ ấy đã được các thần linh mách bảo cho một vài huyền nhiệm sâu sắc nào đó của vũ trụ này. Nếu bạn chịu khó đi hành hương thật xa để cầu hỏi thì vị ấy sẽ rỉ tai để nói nhỏ cho bạn về ý nghĩa của cuộc đời chỉ là “một thoáng chốc như một tiếng vỗ tay”. Đó là điều xa lạ, ngoại lai. Nó xa lạ, ngoại đến mức chính vị sư phụ ấy cũng chẳng hiểu gì cả. Sở dĩ ông ta cũng khôn hiểu là vì khi nghe như có vẻ sâu nhiệm vì đó là những điều không thể nào hiểu được. Khi chúng ta nghe những điều mình không thể hiểu được, lắm khi chỉ vì chúng ta tưởng rằng chúng vốn quá sâu nhiệm, quá “nặng ký” để chúng ta có thể hiểu nổi, trong khi thật ra chúng chỉ là những lời phát biểu không thể nào hiểu nổi, như “một khoảnh khắc của tiếng vỗ tây” vậy. Thánh Kinh không hề dạy như thế. Thánh Kinh đề cập Thượng Đế bằng những cách nói đầy ý nghĩa. Một vài cách nói trong số đó có thể
  • 8. hơi khó hiểu hơn một số khác, nhưng chúng không hề được cố ý phát biểu thành những câu vô nghĩa mà chỉ có bậc sư phụ mới thấu hiểu mà thôi. Vấn đề động cơ thúc đẩy. Điều quan trọng cần chú ý, là luận đề của quyển sách này không phải là cách đọc Thánh kinh, nhưng là cách học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh. Có sự khác nhau lớn lao giữa đọc và học hỏi nghiên cứu. Đọc là một việc mà chúng ta có thể làm để tiêu khển, một việc có thể làm chỉ để giải trí, khi nào thích thì làm, chẳng cầu chi phải lưu tâm chú ý lắm. Nhưng học hỏi nghiên cứu gợi ý phải gắng công cố sức, làm việc nghiêm túc và chăm chỉ. Thế thì đây chính là vấn đề của sự chểnh mảng của chúng ta. Sở dĩ chúng ta khiếm khuyết trong nhiệm vụ học hỏi nghiê cứu Lời Chúa, không phải vì Thánh Kinh khó hiểu, không phải vì Thánh Kinh mắc mỏ, đọc nó rất chán, mà vì đó là một việc làm. Vấn đề của chúng ta không phải là do thiếu thông minh hay thiếu đam mê. Vấn đề là chúng ta lười biếng. Karl Barth, thần học gia nổi tiếng người Thuỵ sĩ có lần viết rằng mọi tội lỗi của con ngời ta đều bắt nguồn từ ba vấn đề căn bản của con người. Ông đưa ra trong bảng liệt kê các tội đầu này là tội kiêu ngạo (hubris), không thành thật và lười nhác. Chẳng có tội căn bản nào torng số các tội ác này được sự tái sinh. xóa sạch đi ngay. Là Cơ-đốc nhân, chúng ta phải chống lại các vấn đề này suốt cả cuộc hành hương của mình. Chẳng có ai trong chúng ta được miễn nhiễm cả. Muốn giải quyết vấn đề kỷ luật trong việc học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh, chúng ta phải nhìn nhận ngay từ đầu là mình rất cần đến ân phúc của Thượng Đế để biết nhẫn nhục kiên trì. Vấn đề lười biếng thì đã có nơi chúng ta từ khi bị nguyền rủa vì sa ngã. Công việc lao động của chúng ta giờ đây phải pha lẫn với mồ hôi. Cỏ dại vốn dễ mọc hơn rong rêu. Đọc nhật báo thì dễ dàng hơn là học hỏi nghiên cứu Thánh kinh. Lời nguyền rủa phải lao động khổ nhọc không hề được cất đi bằng phép lạ, vì đó là việc học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh, vì đó là nhiệm vụ của chúng ta. Tôi thường thuyết trình cho nhiều nhóm người về đề tài học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh. Tôi thường hỏi cả nhóm có bao nhiêu trong đám họ chỉ mới là Cơ-đốc nhân được một năm hoặc hơn mà thôi. Rồi tôi hỏi họ có bao nhiêu người đã đọc trọn bộ Thánh Kinh từ đầu chí cuối. Trong phần lớn các trường hợp, đa số áp đảo trả lời là không có. Theo sự phỏng đoán chủ quan của tôi, thì trong số những người mới làm Cơ-đốc nhân chỉ được một năm hay hơn chút ít, ít nhất cũng có đến tám mươi phần trăm chưa hề đọc trọn vẹn quyển Thánh Kinh. Làm thế nào lại có thể là như thế? Chỉ phải nhờ đến sự sa ngã tận gốc rễ của loài người mới có thể bắt đầu để trả lời câu hỏi này. Nếu bạn đã đọc toàn bộ Thánh Kinh rồi, bạn thuộc vào thiểu số các Cơ-đốc nhân đấy. Nếu bạn từng bắt tay học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh bạn còn
  • 9. thuộc vào thiểu số hiếm có hơn nữa. Phải chăng là điều đáng ngạc nhiên khi hầu như tất cả người Mỹ đều sẵn sàng có một ý kiến để đưa ra về quyển Thánh Kinh, thế nhưng lại có quá ít người thật sự chịu học hỏi nghiên cứu nó? Lắm khi sự việc dường như là những người duy nhất chịu dành thì giờ để học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh lại là những người muốn mài cho được những chiếc rìu sắc bắn nhất để chống lại nó. Nhiều người nghiên cứu Thánh Kinh là để tìm những kẽ hở để họ có thể hạ thấp uy quyền của Thánh Kinh. Sự dốt nát về Thánh Kinh không phải chỉ giới hạn trong số các tín đồ thường mà thôi đâu. Tôi từng ở trong các tiểu ban của Hội thánh chịu trách nhiệm chuẩn bị và khảo thí các sinh viên chủng viện sắp nhận chức vụ mục sư. Mức độ dốt nát về Thánh Kinh mà một số lớn các sinh viên ấy biểu hiện, thật đáng kinh hoàng. Việc họ chỉ mới học được phân nửa chương trình không thể làm giảm nhẹ được vấn đề ấy. Nhiều Hội thánh hằng năm đều phong chức cho những người rõ ràng là dốt nát về nội dung của Kinh điển. Tôi đã phải bất nhẫn khi dự kỳ thi trắc nghiệm về kiến thức Thánh Kinh để nhập học chủng viện thần học mà tôi đã tốt nghiệp. Sau khi làm xong bài thi của mình tôi đã vô cùng bối rối, lấy làm xấu hổ vì phải nộp bài thi của mình. Tôi đã theo học nhiều khoá trong trường cao đẳng và tưởng mình đã chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc trắc nghiệm như thế, nhưng khi kỳ thi đến, tôi lại không sẵn sàng. Tôi bỏ trống câu hỏi này tiếp sau câu hỏi khác, và tin chắc là mình bị hỏng thôi. Khi kết quả kỳ thi được niêm yết, tôi thấy mình được một trong những hạng cao nhất trong nhóm bảy mươi lăm sinh viên. Ngay trong số sinh viên được chấm đậu, nhiều người chỉ được điểm số chưa đầy 10 của điểm số có thể được là 100. Điểm số của tôi là thấp thế nhưng tôi lài là một trong số những người giỏi nhất trong đám sinh viên dở. Sự dốt nát về Thánh Kinh giữa vòng các giáo phẩm đã trở thành áp đảo đến độ chúng ta thường gặp những vị mục sư tỏ ra buồn phiền và tức giận khi các tín đồ của họ yêu cầu vị ấy dạy Thánh Kinh cho họ. Trong nhiều trường hợp, có vị mục sư phải sống trong nỗi kinh hoàng chí tử vì sợ sự dốt nát của mình bị phơi bày ra khi bị đẩy vào một tình hình được mọi người trông mong mình dạy Kinh Thánh. Cơ sở Thánh Kinh để học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh. Ngay quyển Thánh Kinh có nhiều điều để nói về tầm quan trọng của việc nghiên cứu Thánh kinh. Xin chúng ta khảo sát hai khúc sách, một trong Cựu ước và một trong Tân ước, để có được một tầm nhìn bao quát về các huấn thị trong đó. Trong Phục truyền chương 6, chúng ta có một khúc sách rất quen thuộc với tất cả những người Do-thái trong thời Cựu ước Lời lẽ của nó được dùng để kêu gọi toàn thể hội chúng hãy nhóm nhau lại để thờ phượng. Chúng ta đọc
  • 10. thấy: “Hỡi Y-sơ-ra-ên! hãy nghe: Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê- hô-va có một không hai. Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giê- hô-va Đức Chúa Trời ngươi.” Phần đông chúng ta cũng quen với những lời này. Nhưng tiếp ngay sau đó là gì? Xin đọc tiếp. “Các lời mà ta truyền cho ngươi ngày nay sẽ ở tại trong lòng ngươi; khá ân cần dạy dỗ điều đó cho con cái ngươi, và phải nói đến, hoặc khi ngươi ngồi trong nhà, hoặc khi đi ngoài đường, hoặc lúc ngươi nằm, hay là khi chổi dậy. Khá buộc nó trên tay mình như một dấu và nó sẽ ở giữa hai con mắt ngươi như ấn chí; cũng phải viết các lời đó trên cột nhà, và trên cửa ngươi.” Ở đây Thượng Đế là Đấng tể trị truyền rằng Lời Ngài phải được truyền dạy thật ân cần chăm chỉ, để nó xâm nhập lòng người. Nội dung của Lời ấy không thể chỉ được đề cập từng hồi từng lúc và không thường xuyên. Lệnh truyền là mỗi ngày, hằng ngày, phải có nhiều lần thảo luận, bàn cãi. Lời kêu gọi phải buộc nó trên tay, trên trán, trên cột nhà và trên cửa làm sáng tỏ việc Thượng Đế muốn nói rằng công việc ấy phải được thực hiện bằng bất kỳ phương pháp nào. Nhìn sang Tân ước, chúng ta hãy đọc lời khuyên Ti-mô-thư của Phao-lô: “Về phần con, hãy đứng vững trong những sự con đã đem lòng tin chắc mà học và nhận lấy, vì biết con đã học những điều đó với ai, và từ khi con còn thơ ấu đã biết Kinh Thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan để được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa Giê-xu Christ. Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành.” (IITi 2Tm 3:14-17). Lời khuyến giục này rất cơ bản cho một thông hiểu tầm quan trọng của việc học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh, nên cần phải bảo đảm là nó đã được khảo xét cẩn thận tỉ mỉ. Con cứ tiếp tục thực hành những điều đã học tập. Phần này của lời khuyến giục nhấn mạnh trên chữ tiếp tục. Chúng ta học hỏi nghiên cứu Kinh điển không phải chỉ một lần là xong cả. Không thể xem thường những gì đã trở thành châm ngôn tục ngữ. Nền móng đứng đắn, cần thiết cho việc học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh là thái độ thuỷ chung như nhất. Thánh Kinh có năng lực đào tạo con nên người khôn ngoan để tiếp nhận ân cứu rỗi Phao-lô đề cập khả năng ban sự khôn ngoan của Kinh điển. Khi nào Thánh Kinh đề cập sự khôn ngoan đặc biệt. Từ ngữ ấy không được dùng để nói lên tài năng được “khôn ngoan theo thế gian” hay có văn tài cần thiết để viết nổi một tập “Nhật ký của ông Richard khốn khổ” (a Poor Richard's Almanac). Theo chủ nghĩa của Thánh Kinh, khôn ngoan liên hệ với vấn đề thực tiễn là việc học tập để biết sống một cuộc đời làm đẹp lòng Thượng Đế. Chỉ cần nhìn lướt qua phần văn chương về sự khôn ngoan của Cựu ước, đã
  • 11. đủ thấy rõ điều này được nhấn thật mạnh. Chẳng hạn như sách Châm Ngôn nói cho chúng ta biết sự khôn ngoan bắt đầu với sự “kính sợ Đức Giê-hô-va” (ChCn 1:7; 9:10). Sự kính sợ này không phải là sự sợ hãi của kẻ nô lệ, mà là thái độ vừa sợ vừa tôn kính cần thiết cho sự tin kính đích thực. Cựu ước phân biệt sự khôn ngoan với kiến thức. Chúng ta được truyền dạy phải thu thập kiến thức nhưng phải thu thập sự khôn ngoan càng nhiều hơn. Kiến thức rất cần thiết để có được sự khôn ngoan, nhưng nó không đồng nhất với sự khôn ngoan. Người ta có thể có kiến thức mà không khôn ngoan, nhưng không thể có khôn ngoan mà không có kiến thức. Người không có kiến thức là kẻ dốt nát, người không có khôn ngoan bị cho là dại dột. Theo chữ nghĩa của Thánh Kinh, thì dại dột là một vấn đề đạo đức và bị Thượng Đế phán xét. Theo nghĩa cao siêu nhất của nó, khôn ngoan là khôn ngoan đối với sự cứu rỗi. Như thế, khôn ngoan là một vấn đề thần học. Phao-lô muốn nói rằng nhờ Kinh điển, chúng ta có thể thu thập được loại khôn ngoan liên quan đến việc chúng ta tự hoàn thiện vận mệnh tối hậu của mình với cương vị là những con người. Con biết Ai đã dạy con. “Ai” mà Phao-lô nói ở đây là ai? Phải chăng ông đề cập bà ngoại Ti-mô-thư? Hay chính Phao-lô. Những cách chọn trên đây đều đáng ngờ. “Ai” được ám chỉ ở đây là nguồn kiến thức tối hậu mà Ti-mô-thư đã “nắm bắt” được, tức là Thượng Đế. Điều này trở thành rõ ràng hơn trong câu “Cả Thánh Kinh đều được Thượng Đế linh cảm”. Khúc sách này vốn là tiêu điểm của những sách về thần học, mô tả và pha6n tích các lý thuyết về sự linh cảm trong Thánh Kinh. Từ ngữ chủ yếu trong khúc sách này là từ theopneust trong Hi văn thường được dịch bằng cả câu “được Thượng Đế linh cảm (tình cảm, thần cảm, gây cảm hứng)”. Chính xác hơn thì từ ngữ này có nghĩa là “thở vào, hà hơi vào”, không phải ám chỉ việc Thượng Đế “thở vào” cho bằng việc Ngài “thở ra”. Có lẽ thay vì dùng chữ “linh cảm” để dịch từ ngữ Hi văn này, chúng ta nên dùng từ “thở ra” thì tốt hơn. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ thấy ý nghĩa của khúc sách này, là nó không hề đưa ra cho chúng ta một lý thuyết về sự linh cảm - một lý thuyết về phương pháp Thượng Đế truyền thông Lời Ngài qua các trước giả là con người mà đúng hơn, nó là một câu đề cập nguồn gốc xuất phát hay nguồn mạch của Kinh điển. Điều Phao-lô nói với Ti-mô-thư, là Thánh Kinh vốn từ Thượng Đế mà đến. Ngài chính là tác giả tối hậu của nó. Đó là lời Ngài; nó từ Ngài mà đến; nó mang tất cả trọng lượng của chính Ngài. Do đó mà có lệnh truyền phải nhớ “những điều (con đã học tập và tin nhận vốn từ đâu mà ra. Thánh Kinh... có ích cho việc dạy dỗ. Một trong những quyền ưu tiên quan trọng mà Phao-lô đề cập là cách vượt trội hơn hết mà Thánh kinh làm ích lợi cho chúng ta. Điều lợi ích đầu tiên và dĩ nhiên là tột cùng của những gì là lợi ích, ấy là lợi ích của việc dạy dỗ hay giáo dục. Chúng ta có thể đọc Thánh
  • 12. kinh, được “linh cảm” hay cảm động đến rơi nước mắt hay có nhiều xúc động sâu sắc khác nữa. Nhưng điều lợi ích lớn nhất của chúng ta là được dạy dỗ, giáo dục. Một lần nữa, việc dạy dỗ ở đây không phải là về các vấn đề như cách xây một ngôi nhà, cách làm toán nhân toán chia hay phương pháp sử dụng khoa học các phương trình vi phân, mà đúng hơn, là được dạy dỗ giáo dục về những điều thuộc về Thượng Đế. Việc dạy dỗ giáo dục này sở dĩ được bảo là “có ích” vì chính Thượng Đế đã đánh giá nó rất cao. Việc dạy dỗ giáo dục vốn được Thượng Đế gán cho một giá trị, một ý nghĩa. Tôi từng nghe các Cơ-đốc nhân nói không biết bao nhiêu lần rằng: “Tại sao tôi cần phải học hỏi nghiên cứu giáo lý hay thần học, trong khi tất cả những gì tôi cần, là biết Chúa Giê-xu?” Câu trả lời ngay tức khắc của tôi là: “Thế Chúa Giê-xu là ai?” Ngay sau khi chúng ta bắt đau trả lời câu hỏi đó là chúng ta đã dấn thân vào giáo lý và thần học. Chẳng hề có Cơ-đốc nhân nào trốn tránh được thần học. Mỗi một Cơ-đốc nhân đều là thần học gia. Có lẽ không phải là một thần học gia theo nghĩa kỹ thuật hay nghề nghiệp, nhưng dù sao thì cũng đương nhiên là một thần học gia. Vấn đề cho các Cơ-đốc nhân không phải là chẳng hay chúng ta sắp thành thần học gia hay chưa, nhưng là chẳng hay chúng ta sẽ trở thành những thần học gia giỏi (tốt) hay dở (xấu) mà thôi. Một thần học gia giỏi là người đã được Thượng Đế dạy dỗ, huấn luyện. Thánh Kinh có ích cho việc... khiển trách, sửa trị, đào luyện con người theo sự công chính. Bằng mấy lời này, Phao-lô nói lên giá trị thực tế của việc học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh. Là những con người sa ngã, chúng ta đều phạm tội, bị lạc đường và do đó, cần phải được uốn nắn theo sự công chính. Khi nào chúng ta phạm tội, thì cần bị khiển trách. Khi nào chúng ta đi lạc, thì cần được sửa sai. Khi nào chúng ta vượt ra ngoài sự công chính, chúng ta cần được uốn nắn, đào luyện. Chức năng của Kinh điển là làm người khiển trách, uốn nắn sửa sai và đào tạo huấn luyện hàng đầu của chúng ta. Các nhà sách của thế gian có đầy những quyển sách viết về các phương pháp đào tạo huấn luyện để trở thành những thể tháo gia tài giỏi, để giảm trọng lượng, để có thân hình cân đối và đắc thủ kỹ năng thuộc mọi lãnh vực. Các nhà in dự trữ nhiều sách đã được vết ra để dạy chúng ta quản trị tài chính và mọi phương diện của các chính sách đầu tư khôn ngoan. Chúng ta có thể tìm được rất nhiều sách sẽ dạy chúng ta biến lỗ thành lời, biến tiền nợ thành tiền sở hữu. Nhưng đâu là những quyển sách có thể đào tạo chúng ta trong sự công chính? Câu hỏi vẫn còn đặt ra là: “Người nào đựơc cả thiên hạ mà bị mất linh hồn, thì có ích gì?” Nhờ đó, người của Thượng Đế được thành thục, có khả năng làm mọi việc lành. Cơ-đốc nhân không chăm chỉ dấn thân học hỏi nghiên cứu Kinh điển thật nghiêm túc là một môn đồ khiếm khuyết của Chúa Cứu Thế. Muốn làm
  • 13. một Cơ-đốc nhân biết làm tròn bổn phận và có trách nhiệm về những điều thuộc về Thượng Đế, ta phải làm nhiều hơn là chỉ tham dự “các buổi nhóm lại với nhau để chia xẻ” và những “buổi lễ lạc để nhận các phước hạnh”. Chúng ta không thể học tập để biết rõ trách nhiệm của mình chỉ bằng cách tiếp thu mà thôi. Cơ-đc nhân mù tịt về Thánh Kinh chẳng những chỉ khiếm khuyết mà còn thiếu trang bị nữa. Thật vậy người ấy sở dĩ khiếm khuyết là vì thiếu trang bị. Lee Trevino có thể phọ trương tài năng phi thường của mình bằng cách đánh những quả bóng gôn bằng chiếc chai của Bác sĩ Pepper bị cột chặt. Nhưng anh ta không dùng đến chiếc chai của Bác sĩ Pepper ngoài điểm để đặt quả bóng gôn (?) Thánh Kinh với tư cách Lời mặc khải. Một trong những ưu điểm quan trọng nhất mà Thánh Kinh ban cho chúng ta,là nó cung cấp những thông tin mà chẳng ở đâu khác có thể cung ứng được. Các trường đại học của chúng ta, có thể cung cấp cho chúng ta cả một kho tàng kiến thức phong phú nhờ những công cuộc sưu tầm nghiên cứu của loài người trên thế giới tự nhiên mà có. Chúng ta học tập bằng cách quan sát, phân tích và lý luận trừu tượng. Chúng ta đối chiếu, so sánh các ý kiến khác nhau của nhiều học giả nổi tiếng. Nhưng với tất cả các tài năng và kiến thức sẵn có trong thế gian này, chẳng hề có ai nói được với chúng ta từ một viễn cảnh siêu vượt, chẳng một ai có thể lý luận với chúng ta về điều mà các triết gia vẫn gọi là sub species aetesnitatis. Chỉ một mình Thượng Đế mới có thể cung cấp cho chúng ta một viễn cảnh đời đời và phán dạy chúng ta bằng uy quyền tuyệt đối và dứt khoát. Ưu điểm của phần trang bị mà Kinh điển cung ứng cho chúng ta chính là phần kiến thức dành sẵn cho chúng ta, mà chúng ta không thể học hỏi được từ bất kỳ một nguồn nào khác cả. Lẽ dĩ nhiên là Kinh điển có thể nói về những vấn đề ta có thể học hỏi được nhờ các phương tiện khác. Chúng ta hoàn toàn có thể dựa vào tân ứơc để họ ciết về hoàng đế Augustine của La-mã, hay Giê-ru-sa- lem cách Bê-tha-ni bao xa. hưng nhà địa lý học tài giỏi nhất thế giới không thể chỉ cho chúng ta con đường đến với Thượng Đế, còn vị Bác sĩ tâm thần giỏi nhất thì không thể nào trả lời được vấnđ ề về tội lỗi của chúng ta. Trong Thánh kinh có nhiều vấn đề được tiết lộ cho chúng ta, mà công trình sưu tầm nghiên cứu cõi thiên nhiên của loài người không tài nào phanh phui ra được. Tuy nhờ học hỏi nghiên cứu cõi thiên nhiên có thể giúp chúng ta học biết nhiều điều về Thượng Đế chính phần tự mặc khải của Kinh điển mới đầy đủ và có giá trị nhất cho chúng ta. Đã có chỗ tương tự nhau giữa vấn đề làm thế nào để chúng ta biết được người trong thế gian này với phương pháp để chúng ta có thể quen biết với Thượng Đế? Nếu chúng ta muốn biết một điều gì đó về một con người, chẳng hạn ông Bill Monroe, thì có nhiều cách để chúng ta có thể làm được việc ấy. Chúng ta có thể viết thư cho các cơ quan
  • 14. F.B.I. hay C.I.A và hỏi xem họ có hồ sơ về ông ta không. Chúng ta có thể hỏi tìm các bản sao hồ sơ của ông ta tại trường trung học và cao đẳng. Qua các tài liệu còn lưu trữ đó, chúng ta có thể khám phá ra phần tiểu sử cơ bản của ông ta, những điều ghi chép về các thành tích về các phương diện y khoa cấp đại học và điền kinh. Rồi chúng ta có thể phỏng vấn các bạn bè của ông ta để có cách đánh giá riêng tây hơn. Nhưng tất cả các phương pháp ấy đều là gián tiếp, và nhiều phẩm hạnh không sờ nắn được một cách cụ thể của ông Bill Monroe vẫn nằm trong bóng tối đối với phần khảo sát cho dù có hết sức tỉ mỉ của chúng ta. Tất cả các phương pháp ấy đều là những nguồn tài liệu thứ yếu để cung cấp thông tin cho chúng ta. Cũng vậy, khi chúng ta bàn đến ý niệm mặc khải (revelation), là chúng ta đang nói về nguyên tắc căn bản của việc tự phơi bày chính mình ra. Kinh điển đã đến với chúng ta như việc Thượng Đế tự phơi bày chính Ngài ra cho chúng ta. Đây là thần trí của Thượng Đế được phơi trần về nhiều vấn đề. Với kiến thức của Kinh điển, chúng ta chẳng cần gì một nguồn thông tin gián tiếp thứ hai, hay sự suy diễn suông để học biết về Thượng Đế là thế nào và Ngài đánh giá mọi việc mọi vật như thế nào nữa. Ngài đã tự bày tỏ mình ra, tự mặc khải, trong Thánh Kinh. Lý thuyết và thực hành. Cũng như Cơ-đốc nhân tránh né thần học, có nhiều người khinh thường mọi loại sưu tầm có tính cách lý thuyết nhằm tìm biết Thượng Đế, viện lẽ phải “thực tế” là hơn. Tinh thần của người Mỹ từng được định nghĩa là tinh thần thực dụng. Tinh thần ấy chẳng biểu hiện ở đây rõ ràng hơn là trong đấu trường chính trị và trong hệ thống trường càng vốn được hình thành do các nguyên tắc và phương pháp giáo dục mà John Dewey đã đề ra. Thực dụng chủ nghĩa có thể được định nghĩa đơn giản là phương pháp tiếp cận thực tại, định nghĩa chân lý là “cái làm cho được việc”. Người thực dụng chú trọng vào các kết quả, và kết quả quyết định cho chân lý. Nếu không được viễn cảnh đời đời tra xét, vấn đề mà loại tư tưởng này gặp phải, là các kết quả có khuynh hướng bị phê phán căn cứ vào các mục tiêu ngắn hạn. Tôi đã kinh nghiệm nan đề này khi con gái tôi được ghi danh theo học hệ thống trường công bắt đầu từ nhà trẻ. Nó theo học tại một ngôi trường rất tiên tiến, ngoài thành phố Boston. Sau vài tuần lễ, chúng tôi nhận được giấy báo của nhà trường, là vị hiệu trưởng sẽ mở một cuộc họp mặt công khai các phụ huynh học sinh để giải thích về chương trình và các phương thức được sử dụng cho nhà trẻ. Trong buổi họp, vị hiệu trưởng giải thích thật cặn kẽ thời khắc biểu hằng ngày. Ông nói: “Xin quý vị chớ có cuống cuồng lên khi con cái quý vị về nhà bảo rằng chúng đang được chơi trò câu đố nát óc hay nhào nặn đất sét trong trường. Tôi xin cam đoan với quý vị là mọi sự theo thói quen hằng ngày đều được thực hiện nhằm vào một chủ đích nhất định.
  • 15. Từ 9 giờ sáng đến 9 giờ 17 phút chiều, lũ trẻ sẽ được chơi những trò, “nát óc đã được các chuyên gia chỉnh hình thiết kế nhằm phát triển các cơ bắp của ba ngón tay cuối cùng của bàn tay trái”. Ông ta tiếp tục giải thích thế nào từng phút một của lũ trẻ trong ngày đều được trù hoạch thật khéo léo và chính xác nhằm bảo đảm cho mọi sự đều được thực hiện nhằm vào một chủ đích. Tôi có ấn tượng khá tốt. Đến cuối phần trình bày của mình, vị hiệu trưởng yêu cầu đặt câu hỏi. Tôi đưa tay lên và nói: “Tôi có ấn tượng sâu sắc về các hoạch định kỹ lưỡng của chương trình này. Tôi có thể thấy là mọi sự đều nhằm vào một chủ đích. Câu hỏi của tôi là: Các ông đã quyết định “các chủ đích” phải đạt như thế nào? Chủ đích cuối cùng các ông muốn cho một cá nhân phải đạt được là gì? Đâu là chủ đích bao trùm tất cả các chủ đích của các ông? Nói khác đi, là các ông đang muốn tạo ra loại trẻ con như thế nào? Ông hiểu trưởng tái mặt rồi mặt ông ta lại đỏ bừng lên. Ông ta ấp a ấp úng đáp: “Tôi không biết; chưa hề có ai đặt câu hỏi đó với tôi”. Tôi rất tán thưởng câu trả lời rụt rè ấy và thái độ khiêm tốn mà ông ta đã chứng tỏ, thế nhưng đồng thời, câu trả lời của ông ta khiến tôi bàng hoàng. Làm thế nào chúng ta đặt ra nhiều mục tiêu mà không có một chủ đích? Chúng ta sẽ đi đâu để tìm cho ra cuộc thi cuối cùng cho thực dụng chủ nghĩa của chúng ta? Đây chính là điểm mà sự mặc khải siêu việt trở thành tối quan trọng cho đời sống chúng ta. Đây chính là chỗ mà nội dung của Kinh điển là thích hợp nhất để chúng ta thực hành. Chỉ một mình Thượng Đế mới có thể đưa ra cho chúng ta cách đánh giá tối hậu về sự khôn ngoan và giá trị của những gì chúng ta đem ra thực hành. Người khinh miệt lý thuyết, và tự xưng thực tế, không phải là người khôn ngoan. Người chỉ chú trọng vào các mục tiêu ngắn hạn mà thôi có thể sẽ gặp rắc rối to khi đi vào cõi vĩnh hằng dài hạn. Cũng phải nói thêm rằng chẳng hề có một việc thực hành nào mà không có một lý thuyết ẩn tàng bên dưới. Sở dĩ chúng ta làm điều đang làm là vì chúng ta vốn có một lý thuyết về giá trị để làm việc ấy. Chẳng có gì phơi bày rõ ràng các lý thuyết sâu xa nhất của chúng ta một cách hùng biện hơn là điều chúng ta đang thực hành. Có lẽ chúng ta chẳng bao giờ suy nghĩ thật nghiêm túc về các lý thuyết của mình hay đưa chúng ra để phải chịu phân tích phê bình rốt ráo, nhưng mọi người chúng ta đều có các lý thuyết ấy. Như trường hợp một Cơ-đốc nhân chỉ muốn có Chúa Cứu Thế mà chẳng cần đến thần học, người muốn thực hành mà chẳng cần đến lý thuyết thường bị các lý thuyết sai quấn lấy mình, sẽ dẫn người ấy đến chỗ thực hành sai.Vì các lý thuyết tìm thấy trong Kinh điển vốn bắt nguồn từ Thượng Đế, cho nên Thánh Kinh vô cùng thực tế. Chẳng có gì có thể thực tế hơn Lời Thượng Đế vì nó bắt nguồn từ mộ lý thuyết được thiết lập từ viễn cảnh đời đời. Nhược điểm tai hại của thực dụng chủ
  • 16. nghĩa bị sự mặc khải thắng hơn. Cơ-đốc nhân sống theo nhục cảm. Tôi thường bị cám dỗ muốn viết một quyển sách có nhan đề Cơ-đốc nhân sống theo nhục cảm. Người phụ nữ sống theo nhục cảm, Người đàn ông sống theo nhục cảm, Đôi vợ chồng sống theo nhục cảm, Cuộc ly dị theo nhục cảm vân vân, và tất cả đều sẽ là những quyển sách bán chạy nhất. Tại sao lại không viết một quyển Cơ-đốc nhân sống theo nhục cảm cơ chứ? Thế nào là một Cơ-đốc nhân sống theo nhục cảm? Có một bộ từ điển định nghĩa từ sống theo nhục cảm (sensuous) là: thuộc về các cảm quan hay các đối tượng khả giác; chịu ảnh hưởng cao độ của các giác quan. “Cơ-đốc nhân sống theo nhục cảm là người sống bằng các cảm giác chứ không phải bằng những gì mình hiểu biết về Lời của Thượng Đế. Cơ-đốc nhân sống theo nhục cảm không thể bị thúc đẩy để phục vụ, cầu nguyện, hay học hỏi nghiên cứu trừ phi khi người ấy “cảm thấy mình thích làm như thế”. Sinh hoạt Cơ- đốc nhân của người ấy chỉ có hiệu lực tuỳ theo cường độ của các cảm thức, cảm giác hiện tại. Khi cảm thấy hứng khởi, người ấy lăn vào hoạt động cho Thượng Đế như một cơn lốc vậy; rồi khi chánnản, người ấy là một kẻ vô tích sự, vô trách nhiệm thuộc linh. Người ấy luôn luôn đi tìm các từng trải mới mẻ, tươi mát và dùng chúng để xác định xem đâu là Lời Thượng Đế. Các “cảm thức cảm giác (feelings)” trong lòng người ấy trở thành bài thi trắc nghiệm tốt hậu để xác định đâu là chân lý”. Cơ-đốc nhân sống theo nhục cảm chẳng cần học hỏi nghiên cứu Lời Thượng Đế, vì người ấy đã biết được ý chỉ của Thượng Đế rồi nhờ vào các cảm thức cảm giác của mình. Người ấy không muốn biết rõ Thượng Đế người ấy chỉ muốn từng trải về Ngài mà thôi. Cơ-đốc nhân sống theo nhục cảm đánh đồng “đức tin như của trẻ con” với sự dốt nát. Người ấy tưởng rằng khi Thánh Kinh kêu gọi chúng ta hãy có đức tin như của một đứa trẻ, thì điều đó có nghĩa là một đức tin không có nội dung, một đức tin chẳng có sự hiểu biết. Người ấy không biết rằng Thánh Kinh dạy: “Về việc xảo trá, nên ngây thơ như trẻ con, nhưng về việc hiểu biết, nên chín chắn như người lớn” (ICo1Cr 14:20). Người ấy không nhận thức được rằng Phao-lô nhiều lần bảo chúng ta: “Thưa anh em, tôi muốn anh em biết rõ...” (RoRm 11:25) Cơ-đốc nhân sống theo nhục cảm vui vẻ lên đường cho đến khi đụng đầu với những khổ đau của cuộc đời vốn chẳng có gì vui vẻ, thì co người lại. Người ấy thường kết thúc mọi việc bằng cách chấp nhận một loại “thần học tương đối” (là sự nguyền rủa đáng sợ nhất của Cơ-đốc giáo hiện đại của chúng ta), nơi mà các mối liên hệ và từng trải riêng tây được đặt lên trên Lời của Thượng Đế. Nếu Kinh điển dạy chúng ta làm một việc gây trở ngại cho một mối liên hệ riêng tây thế tì chắc là Kinh điển phải nhượng bộ. Quy luật cao nhất của Cơ-đốc nhân sống theo nhục cảm là phải tránh các cảm thức cảm
  • 17. giác khó chịu bằng bất cứ giá nào. Thánh Kinh ngỏ lời trước nhất, tuy không phải là duy nhất, với trí hiểu biết của chúng ta. Điều đó có nghĩa là với tâm trí. Đây là điều rất khó truyền đạt cho các Cơ-đốc nhân hiện đại, đang sống trong giai đoạn có lẽ là phản lại, chống lại với trí tuệ của nền văn minh Tây phương. Xin chú ý là tôi đã không nói là phản chống kiến thức bác học, kỹ thuật hay khảo học. Tôi nói là chống lại phản lại với trí tuệ. Trong sinh hoạt Cơ-đốc nhân, hiện có một trào lưu mạnh mẽ tỏ ra ác cảm với tâm trí. Điều chắc chắn là loại phản ứng này vốn có các lý do lịch sử của nó. Nhiều tín đồ thường cảm thấy hậu quả của điều mà một thần học gia đã gọi là, “sự phản bội của người trí thức”. Từ thế giới trí thức của các thần học gia đã “mửa” ra quá nhiều hoài chủ nghĩa, cay cú chủ nghĩa (cynicism) và phê bình chủ nghĩa tiêu cực đến nỗi các tín đồ thường bị mất đi niềm tin cậy đối với các công trình trí thức. Trong nhiều trường hợp, còn có nỗi sợ rằng đức tin sẽ không đứng vững nỗi trước sự soi mói trí thức, do đó mà thái độ tự vệ đã trở thành sự quay lưng lại của tâm trí con người. Chúng ta quay sang với các cảm thức cảm giác thay vì với tâm trí mình để thiết lập và bảo tồn đức tin. Đây là một vấn đề hết sức nghiêm trọng mà Hội thánh của thế kỷ hai mươi đang phải đương đầu. Cơ-đốc giáo có tính cách trí tuệ tối cao, tuy không phải là duy trì. Nghĩa là Kinh điển được dành cho được ngỏ lời với trí tuệ nhưng không đồng thời tỏ ra có tinh thần duy trì chủ nghĩa. Đời sống Cơ-đốc nhân không phải chỉ là một cuộc đời do phỏng đoán suông hay theo duy lý chủ nghĩa lạnh lùng; nó là một cuộc đời đầy đam mê sinh động. Những cảm giác mạnh về niềm vui, tình yêu và hứng khởi nhiều lần được cần đến. Nhưng những cảm thức cảm giác đam mê đó vốn là sự đáp ứng lại những điều mà chúng ta hiểu bằng tâm trí là đúng, là thật. Khi chúng ta đọc câu Kinh điển “Đừng nản lòng, vì ta đã chiến thắng thế gian” (GiGa 16:33), thì “xin thôi” không phải là cách để ứng thích hợp. Chúng ta có thể vui mừng vì hiểu rằng Chúa Cứu Thế chắc chắn đã chiến thắng thế gian . Điều đó khiến linh hồn ta rung động và bắt đôi chân chúng ta nhảy múa. Còn gì quý báu hơn là được từng trải sự ngọt ngào êm dịu của sự hiện diện của Chúa Cứu Thế, hay sự gần gũi của Đức Thánh Linh? Thượng Đế không muốn chúng ta bị mất đi nỗi đam mê hay đi suốt cuộc hành hương của Cơ-đốc nhân mà chẳng có một từng trải nào về Chúa Cứu Thế cả. Nhưng sẽ có gì xảy ra khi có một cơn xung đột giữa những gì Thượng Đế phán dạy với điều tôi cảm thấy? Tôi phải làm theo điều Thượng Đế phán, dù có thích nó hay không. Đó là tất cả Cơ-đốc giáo đấy. Xin hãy suy nghĩ một chút. Điều gì sẽ xảy ra cho cuộc đời bạn khi bạn hành động theo cảm thức cảm giác của riêng mình, thay vì làm theo những gì bạn
  • 18. biết là Thượng Đế phán dạy bạn phải làm? Ở đây, chúng ta đang chạm trán với cái thực tại thỏ nhám về chỗ khác nhau giữa hạnh phúc với lạc thú. Thật là dễ lẫn lộn cả hai biết bao! Theo đuổi hạnh phúc đã được xem là quyền lợi “không thể sang nhượng của chúng ta. Nhưng hạnh phúc và lạc thú không hề giống nhau. Cả hai đều được cảm nhận là tốt, nhưng chỉ có một cái là tồn tại lâu dài mà thôi. Tội lỗi có thể đem đến lạc thú, nhưng chẳng bao giờ đem đến hạnh phúc. Nếu tội lỗi không thích thú đến thế, nó rất khó đại diện cho một cảm dỗ. Thế hưng trong khi tội lỗi thường đem đến “cảm giác dễ chịu”, nó lại không làm nảy sinh hạnh phúc. Nếu chúng ta không biết rõ chỗ khác nhau, hay càng tệ hại hơn nữa là chẳng quan tâm chú ý gì đến chỗ khác nhau đó, là chúng ta đã trượt chân thật xa để trở thành Cơ-đốc nhân hoàn toàn sống theo nhục cảm rồi vậy. Chính tại điểm biết biện biệt chỗ khác nhau giữa lạc thú và hạnh phúc này, mà sự thông hiểu Kinh điển trở thành quan trọng có tính cách sinh tử. Giữa ý chỉ Thượng Đế và hạnh phúc của con người có một mối liên hệ thật rõ ràng. Sự lừa dối căn bản của Sa-tan là lời dối trá rằng vâng lời chẳng bao giờ đem đến hạnh phúc. Ngay từ lần cám dỗ ông A-đam và bà Ê-va đầu tiên cho đến đêm cuối cùng mà Sa-tan dụ dỗ Chúa Giê-xu, lời nói dối của nó vẫn y nhau: “Nếu ngươi làm theo những gì Thượng Đế phán dạy, người sẽ chẳng được hạnh phúc đâu. Nếu ngươi làm theo lời ta nói, ngươi sẽ 'được giải phóng', và sẽ biết được hạnh phúc”. Nếu luận cứ đó của Sa-tan là đúng, thì điều gì sẽ được nghiệm đúng? Dường như nếu lập luận của Sa-tan là đúng, thì Thượng Đế sẽ là một trong ba điều sau đây: dốt nát, ác tâm và lường gạt. Phải chăng sở dĩ Lời Thượng Đế không đem đến điều tốt lành cho chúng ta vì chính những lỗi lầm khiếm khuyết của Thượng Đế? Chỉ vì Ngài không biết đủ để cho chúng ta biết mình phải làm gì để có hạnh phúc. Có lẽ Ngài cũng muốn cho chúng ta được an vui nhưng chỉ vì Ngài chưa biết đầy đủ để chỉ dạy thật đúng cho chúng ta đây thôi. Ngài vẫn muốn giúp chúng ta đấy chứ, nhưng tính cách phức tạp của đời sống và hoàn cảnh của con người đã khiến cho tâm trí nó bị u mê. Có lẽ Thượng Đế vốn khôn ngoan vô hạn và biết rõ hơn chúng ta điều gì là tốt đẹp cho chúng ta. Có lẽ Ngài vốn hiểu những phức tạp của con người rõ hơn cả các triết gia, các giáo viên ở trường học, các mục sư và Hội Tâm thần học Hoa-kỳ nữa, nhưng Ngài vốn thù ghét chúng ta. Ngài biết chân lý, nhưng bỏ mặc cho chúng ta lần lạc để chỉ có Ngài là hữu thể dUy nhất được vui vẻ hạnh phúc trong vũ trụ này. Có lẽ luật lệ của Ngài là bày tỏ ước muốn lấy làm thích thú khi chúng ta bị khổ sở. Như thế, chính ác tâm của Ngài đối với chúng ta đã đưa Ngài đến vai trò làm người Lừa Dối Vĩ Đại của chúng ta. Thật là vô lý! Nếu điều đó là đúng thì câu kết luận duy nhất chúng ta có thể đưa ra ấy là Thượng Đế chính là Quỷ Vương, và Quỷ Vương chính là
  • 19. Thượng Đế, còn Kinh điển thì thật ra là quyển sổ tay của Sa-tan. Phi lý chăng? Khó tưởng tượng nổi chăng? Tôi mong là đúng như thế. Sự thật là trong hằng ngàn văn phòng làm việc của các mục sư, thiên hạ đang được khuyên bảo hãy chống lại Kinh điển vì vị mục sư muốn cho họ có hạnh phúc: “Vâng thưa bà John, xin bà cứ tiến hành và ly dị với chồng bà đi, bất chấp sự kiện Thánh Kinh không hề bảo đảm cho bà trong việc làm ấy, vì tôi dám chắc bà sẽ chẳng bao giờ có hạnh phúc với một người chồng như thế!” Nếu có một bí quyết, một bí quyết được cẩn thận giữ bí mật, để con người được hạnh phúc, thì điều đó đã được diễn tả trong một sách dạy yếu lý, hồi thế kỷ thứ mười bảy, bảo rằng: “Mục đích chủ yếu của con người là tôn vinh Thượng Đế và được hưởng thụ Ngài đời đời”. Bí quyết của hạnh phúc được tìm thấy nơi sự vâng lời Thượng Đế. Làm sao chúng ta có thể vâng lời nếu không biết mình phải vâng lời về vấn đề gì? Như thế, từ đầu chí cuối của vấn đề này, ấy là người ta không thể phát giác được trọn vẹn hạnh phúc bao lâu chúng ta hãy còn dốt nát về Lời Thượng Đế. Điều chắc chắn là thông hiểu Lời Thượng Đế không hề bảo đảm rằng chúng ta sẽ làm điều Thánh Kinh dạy, nhưng ít nhất chúng ta cũng biết điều mình đang tự cho là mình đang làm trong việc tìm cách tự hoàn thiện. Vấn đề đức tin không phải là chẳng hay chúng ta có tin là có Thượng Đế hay không, cho bằng là chúng ta có tin chính Thượng Đế mà chúng ta tin là có đó hay không. Một vấn đề của bổn phận. Tại sao chúng ta phải học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh? Chúng tôi vừa đề cập vắn tắt phần giá trị thực tiễn tầm quan trọng về mặt luân lý đạo đức và phương pháp để có hạnh phúc. Chúng ta đã xem qua vài huyền thoại cho thấy tại sao thiên hạ không chịu học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh. Chúng ta đã khảo sát một phần tinh thần của thực dụng chủ nghĩa và bầu không khí chống trí tuệ của thời đại chúng ta. Vấn đề này vốn có rất nhiều mặt và có vô số lý do giải thích tại sao chúng ta cần phải học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh. Tôi có thể khẩn khoản yêu cầu bạn hãy học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh để tự gây dựng, tôi có thể thử dùng nghệ thuật thuyết phục để thúc giục bạn hãy tìm cầu hạnh phúc. Tôi có thể nói rằng học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh có thể là từng trải giáo dục đầy đủ và nhiều phần thưởng nhất cho đời sống bạn. Tôi có thể kể ra nhiều lý do giải thích tại sao bạn sẽ được lợi ích khi nghiêm chỉnh học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh. Nhưng cuối cùng thì lý do chính để chúng ta phải học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh, ấy đó là bổn phận của chúng ta. Nếu Thánh Kinh có là quyển sách đáng chán khó đọc, chẳng có gì lý thú và dường như chẳng còn hợp thời nhất trần gian đi nữa, thì nhiệm vụ của chúng ta vẫn là phải học hỏi nghiên cứu nó. Nếu bút pháp của nó có trục trặc, lộn
  • 20. xộn, thì nhiệm vụ ấy vẫn còn đó. Là những con người chúng ta bị bắt buộc phải sống dưới lệnh truyền của Thượng Đế là phải chăm chỉ học hỏi nghiên cứu Lời Ngài. Ngài là Chúa tể của chúng ta, và lệnh Ngài đã truyền là chúng ta phải học tập nghiên cứu Lời Ngài. Nhiệm vụ không phải là một điều chúng ta được phép lựa chọn. Nếu bạn vẫn chưa bắt đầu đáp ứng lại với nhiệm vụ ấy, thì bạn cần cầu xin Thượng Đế tha tội cho mình, rồi bắt đầu từ hôm ấy trở đi, hãy quyết tâm thi hành bổn phận của mình. TỰ HỌC & TỰ LÝ GIẢI THÁNH KINH Điều đã được ngấm ngầm khẳng định, ấy là mỗi tư gia tại Hoa-kỳ đều có một quyển Thánh Kinh. Thánh Kinh mãi mãi vẫn là quyển sách được bán chạy nhất nước. Có lẽ nhiều người chỉ dùng nó để trang hoàng hoặc như một nơi thuận tiện nhất để tàng trữ các ảnh chụp hay để ép hoa, cũng được đặt tại nơi trang trọng nhất phòng khi ông mục sư đến viếng nhà mình. Do vị trí rất dễ tìm thấy của quyển Thánh Kinh, chúng ta cũng rất dễ quên, cái giá khủng khiếp mà người ta đã phải trả để được đặc quyền sở hữu một quyển Thánh Kinh được viết bằng chính ngôn ngữ của mình, để chúng ta có thể tự lý giải lấy. Martin Luther và vấn đề tự lý giải. Có hai trong số các di sản mà cuộc Cải chánh để lại, là nguyên tắc tự lý giải và phiên dịch Thánh Kinh ra ngôn ngữ thông dụng. Hai nguyên tắc này bắt tay song hành với nhau và chỉ được thực hiện sau nhiều tranh luận và bách hại đi đôi. Hằng mấy chục người đã hi sinh tính mạng do bị trói vào cột rồi thiêu sống (nhất là tại Anh quốc), vì dám phiên dịch Thánh Kinh ra ngôn ngữ bình dân thông dụng. Một trong những kỳ công vĩ đại nhất của Luther là việc phiên dịch Thánh Kinh ra Đức văn để bất cứ người biết chữ nào cũng có thể tự mình đọc lấy bộ sách ấy. Chính Luther đã đưa vấn đề tự lý giải lấy Thánh Kinh để trở thành điểm cần chú trọng để giải quyết hồi thế kỷ thứ mười sáu. Được che giấu bên dưới câu trả lời của Nhà Cải chánh cho các nhà cầm quyền tôn giáo và hoàng đế tại Quốc hội họp tại Worms, là nguyên tắc mặc nhiên của việc tự mình lý giải Thánh Kinh. Khi bị đòi hỏi phải chối bỏ các văn phẩm của mình, Luther đã trả lời: “Trừ phi khi Thánh điển hay có lý do hiển nhiên thuyết phục mình, tôi sẽ không thể bắt chước. Vì lương tâm tôi đã bị Lời Thượng Đế bắt cầm tù mà hành động trái với lương tâm thì không đúng mà cũng chẳng được an toàn. Đây là lập trường của tôi, tôi không thể làm khác hơn được. Có Thượng Đế phù hộ tôi”. Xin chú ý là Luther đã nói: “Trừ phi khi... (tôi bị)... thuyết phục..”. Trong những cuộc tranh luận trước đó tại Leipzig và Augsburg, Luther từng
  • 21. dám tự mình lý giải Kinh điển trái với lời lý giải của cả các Giáo hoàng lẫn các giáo hội nghị. Việc ông dám cả gan làm như thế khiến ông bị các chức sắc của giáo hội tố cáo là tự phụ tự cao nhiều lần. Luther vốn không hề xem nhẹ những lời tố cáo ấy, nhưng đã bị dằn vặt vì chúng. Ông tin rằng mình có thể sai lầm, nhưng vẫn chủ trương rằng Giáo hoàng và các giáo hội nghị cũng có thể nhầm lẫn nữa. Theo ông thì chỉ có một nguồn chân lý duy nhất không có sai lầm mà thôi. Ông nói: “Kinh điển chẳng bao gìơ sai lầm” Như thế, trừ phi khi các lãnh tụ giáo hội có thể thuyết phục được ông rằng ông đã sai lầm ông vẫn cảm thấy mình bị bổn phận bắt buộc là noi theo chính lương tâm của mình đã thuyết phục mình về những gì Kinh điển dạy. Với cuộc tranh luận này, nguyên tắc tự lý giải Thánh kinh đã ra đời và được phép báp- tem bằng lửa. Sau lời tuyên bố táo bạo của Luther và công việc phiên dịch Thánh Kinh ra Đức văn tiếp theo đó tại Wartburg, Giáo hội Công giáo La-mã đã không chịu cuốn tròn lại và giả chết. Giáo hội đã động viên toàn lực thành một cuộc phân công ba mũi dùi bén nhọn nhất là những phát biểu chống Giáo hội Kháng cách do Giáo hội nghị Trent biểu quyết. Trent đã nói với nhiều người về các vấn đề mà Luther và nhiều nhà Cải chánh khác đã nêu ra. Trong số đó có vấn đề tự lý giải (Thánh Kinh). Giáo hội nghị Trent đã biểu quyết: Để dập tắt những tinh thần không biết kìm chế (hội nghị) quyết nghị không hề có ai, căn cứ vào óc phán đoán riêng về các vấn đề của đạo và luân lý đạo đức, lại được quyền đụng chạm đến việc xây dựng giáo lý Cơ-đốc giáo, xuyên tạc Thánh điển cho phù hợp với các quan niệm của riêngmình, tự lý giải chúng trái với chiều hướng của Hội thánh Mẹ là người được quyền phê phán ý nghĩa đích thực của chúng và cách lý giải đã hoặc hiện có, hoặc thậm chí trái với lời truyền dạy nhất trí của các Giáo phụ, cho dù những lý giải ấy vẫn chưa hề được công bố lần nào. Bạn có nắm được dụng ý của lời tuyên cáo này không? Biểu quyết ấy ngụ ý bảo rằng, ngoài nhiều việc khác ra, chính Giáo vụ của Giáo hội Công giáo La-mã mới có trách nhiệm lý giải Kinh điển và công bố ý nghĩa của Kinh điển. Đây không phải vấn đề phê phán riêng tây hay ý kiến riêng. Biểu quyết này của Giáo hội nghị Trent rõ ràng là nhằm đề cập nguyên tắc tự lý giải của công cuộc Cải chánh. Tuy nhiên, nếu chúng ta xét kỹ biểu quyết ấy chúng ta có thể thấy nó chứa đựng một điều hiểu lầm rất nghiêm trọng nguyên tắc của các nhà Cải chánh. Phải chăng các nhà Cải chánh đã đưa ra khái niệm ấy mà không biết kìm chế? Phải chăng tự lý giải có nghĩa là bất kỳ một cá nhân nào cũng có quyền lý giải Kinh điển tuỳ theo ý mình? Phải chăng một người có thể lý giải Thánh Kinh một cách tuỳ hứng, tuỳ tiện, không cần kìm chế chi cả? Phải chăng một cá nhân nào đó phải coi trọng các lý giải của những người khác
  • 22. dường như họ là những chuyên gia truyền dạy Kinh điển? Những lời đáp cho các câu hỏi này đều rõ ràng. Các nhà Cải chánh vẫn quan tâm đến các phương pháp và phương tiện để ngăn ngừa những kẻ có tinh thần không biết kìm chế. (Đó là một trong nhiều lý do đã khiến họ phải làm việc lao khổ để quy định các nguyên tắc đứng đắn nhằm lý giải Thánh Kinh như tra xét và cân nhắc cách lý giải tuỳ hứng). Nhưng phương pháp theo đó họ tìm cách kìm chế những kẻ có tinh thần vô kỷ luật không phải là tuyên bố rằng những lời truyền dạy của hàng giáo phẩm là vô ngộ. Có lẽ từ ngữ quan trọng nhất xuất hiện trong lời tuyên cáo của Giáo hội nghị Trent là từ xuyên tạc. Trent bảo rằng chẳng ai có quyền xuyên tạc Kinh điển. Về việc này thì các nhà Cải chánh đều thật lòng nhất trí hơn ai hết. Tự lý giải chẳng bao giờ có nghĩa là các cá nhân được quyền xuyên tạc Kinh điển. Cùng với quyền tự lỷ giải, cũng kèm theo trách nhiệm phải lẽ là lý giải chính xác. Tự lý giải cho phép tự do lý giải, chứ không cho phép xuyên tạc. Khi chúng ta nhìn lại giai đoạn Cải chánh và thấy cách trả lời tàn bạo của Tôn giáo Pháp đình và việc bách hại những người đã phiên dịch Kinh điển sang ngôn nữ thông dụng để đưa bộ sách ấy đến tận tay các tín đồ thường, chúng ta phải kinh hoàng vì ghê tởm. Chúng ta tự hỏi tại sao các ông hoàng của Giáo hội Công giáo La-mã lại có thể nhẫn tâm đến độ tra tấn đày đoạ người ta chỉ vì họ đọc Thánh Kinh như thế. Nó khiến cho trí tưởng tượng của chúng ta phải choáng váng khi đọc thấy như thế. Tuy nhiên, điều vẫn thường bị bỏ qua khi suy nghĩ về một khung cảnh lịch sử như thế, ấy là đã có rất nhiều người có ý tốt đã tham gia hành động đó. La-mã vốn tin quyết rằng nếu bạn đặt quyển Thánh Kinh vào tay những tín đồ thường không có tài năng và để cho họ tự lý giải lấy bộ sách ấy, nhiều xuyên tạc thô thiển sẽ nảy sinh và chúng sẽ dẫn bầy chiên đi lạc có lẽ là để sa vào cảnh bị đày đọa đời đời. Như thế, để bảo vệ bầy chiên cho chúng khỏi dấn bước vào một lịch trình dẫn đến việc tự diệt tối hậu, Hội thánh đã phải dùng biện pháp trừng phạt đối với thân thể, thậm chí đến mức xử tử. Luther vốn ý thức các nguy cơ của một hướng đi như thế, nhưng đã tin quyết vào tính cách rõ ràng của Kinh điển. Như thế, tuy các nguy cơ xuyên tạc có quan trọng, ông nghĩ rằng lợi ích của việc phơi bày bức thông điệp về căn bản vốn rõ ràng của Phúc âm cho vô số người, cuối cùng sẽ đem sự cứu rỗi đến cho họ nhiều hơn là sự tàn hại. Ông sẵn sàng chấp nhận sự rủi ro khi tháo chiếc “van” có thể mở toang “cánh cửa có thể khiến cho tội lỗi tràn ngập. Tự lý giải mở rộng Thánh Kinh ra cho các tín đồ thường, nhưng nó không xoá bỏ nguyênt tắc hàng giáo phẩm phải được học cao. Quay về với thời kỳ của Thánh Kinh, các nhà Cải chánh công nhận rằng trong việc hành đạo và dạy đạo theo Cựu và Tân ước, các ra bi thầy thông giáo và chức vụ dạy dỗ
  • 23. vốn có một vai trò đầy ý nghĩa. Các giáo sư phải thật giỏi về cổ ngữ, phong tục tập quán, sử ký, và phân tích văn chương vẫn còn là một nét đặc trưng quan trọng của Hội thánh Cơ-đốc giáo. Giáo lý lừng danh “chức vụ thầy tế lễ cho toàn thể các tín hữu” vẫn thường bị hiểu lầm. Nó không có nghĩa là chẳng có phân biệt gì cả giữa hàng giáo phẩm với các tín đồ thường. Giáo lý ấy chỉ đơn giản chủ trương rằng mỗi một cá nhân Cơ-đốc nhân đều có vai trò phải thực thi và chức năng phải giữ trong chức vụ toàn diện của Hội thánh. Tất cả chúng ta đều đựơc kêu gọi để trở thành “Chúa Cứu Thế cho người láng giềng của mình” theo một ý nghĩa nào đó. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng Hội thánh có những quản lý và giáo sư: Nhiều người đang thất vọng về Hội thánh đã được tổ chức trong nền văn hoá hiện nay của chúng ta. Một số người đã phản ứng quá đáng theo chiều hướng vô giáo phẩm (ecclesiastical avarchy: giáo hội không có hàng giáo phẩm). Từ cuộc cách mạng văn hoá của những thập niên 60 đã dấy lên phong trào vì Chúa Giê-xu và giáo hội thầm lặng đã vang lên tiếng kêu gào của các thanh niên: “Tôi chẳng cần đến với ai để nhờ người ấy làm mục sư cho mình cả; tôi không tin tưởng vào một giáo hội đã được tổ chức hay một chính quyền đã được cơ cấu hoá của thân thể của Chúa Cứu Thế”. Nằm trong tay những con người như thế, nguyên tắc tự lý giải (Thánh Kinh) có thể là một tờ giấy phép dẫn tới chủ quan chủ nghĩa cố chấp (radical subjetivism). Khách quan tính và chủ quan tính. Nguy cơ rất lớn của việc tự lý giải là cái nguy cơ rõ ràng và đang hiện diện của chủ quan chủ nghĩa trong vấn đề lý giải Thánh Kinh., Nguy cơ ấy vốn phổ biến rộng rãi hơn điều thường có vẻ như rõ ràng trước mắt. Tôi nhìn thấy nó bộc lộ thật tinh vi trong quá trình thảo luận và tranh luận thần học. Mới đây, tôi có tham dự một cuộc hội thảo với các học giả Thánh kinh. Chúng tôi đang thảo luận về những điều lợi và những cái hại của một khúc sách trong Tân ước mà ý nghĩa và cách ứng dụng đang được tranh cãi. Trong lời phát biểu mở đầu của mình, một học giả về Tân ước nói: “Tôi nghĩ chúng ta phải cởi mở và thành thật trong cách tiếp cận với Tân ước. Nói cho cùng thì tất cả chúng ta đều đã đọc những gì cần phải đọc trong đó, và như thế là rất tốt”. Tôi đã không thể tin vào đôi tai của mình. Tôi cảm thấy bàng hoàng, và không phản đối gì. Nỗi kinh ngạc của tôi bị hoà lẫn vào một ý thức về một sự phù phiếm của việc khả dĩ có thể có được một sự trao đổi ý kiến một cách có ý nghĩa. Thật là hiếm có một học giả nào lại nêu rõ thành kiến của mình một cách thẳng thừng như thế trước công chúng. Có thể mọi người chúng ta đều từng chiến đấu với cái khuynh hướng đầy tội lỗi là đọc Thánh Kinh để tìm trong đó điều chúng ta muốn tìm, nhưng tôi mong là chúng ta đã không luôn luôn làm như thế. Tôi tin rằng chúng ta có cách để xét lại cái
  • 24. khuynh hướng ấy. Trên cấp bậc bình dân, thì thật là dễ chấp nhận tinh thần chủ quan trong việc lý giải Thánh Kinh cùng vượt trội. Nhiều khi, sau một cuộc bàn cãi về ý nghĩa của một khúc sách, thiên hạ chỉ phản đối những lời phát biểu của tôi bằng cách nói đơn giản với tôi rằng: “Vâng, đó là ý kiến riêng của ông”. Một nhận định như thế có thể có nghĩa như thế nào? Thứ nhất, điều hoàn toàn rõ ràng với tất cả mọi người có mặt, là một lời lý giải tôi đưa ra là ý kiến riêng của tôi. Tôi là người vừa nêu ra ý kiến ấy. Nhưng tôi không nghĩ rằng đó là điều mà người ta đang nghĩ trong trí họ. Một ý nghĩa thứ hai nữa có thể có, là nhận định ấy nói lên một sự phản đối không nói thành lời, lợi dụng lỗi lầm của tôi để kết hợp nó với điều sai trái. Bằng cách chỉ ra rằng cái ý kiến vừa được đưa ra đó là của tôi, có lẽ người kia cảm thấy rằng đó là tất cả những gì cần thiết để bác bỏ nó, vì mọi người đều biết rõ câu khẳng định không được nói ra đó: bất cứ ý kiến nào từ miệng ông R.C.Sproul nói ra chắc đều sai cả, bởi vì ông ta đã chẳng bao giờ và sẽ chẳng bao giờ có thể nói đúng. Tuy nhiên, cho dù người ta có đố kỵ với ý kiến của tôi đến thế nào đi chăng nữa, tôi vẫn nghi ngờ điều họ ngụ ý muốn nói khi bảo rằng: “Đó là ý kiến riêng của ông”. Tôi nghĩ đến trường hợp thứ ba là điều người ta ngụ ý muốn nói: “Đó là cách lý giải của ông, và nó là tốt, là đúng cho ông. Tôi không đồng ý như thế, nhưng cách lý giải của tôi cũng có giá trị nữa. Tuy hai cách lý giải của chúng ta trái ngược nhau và mâu thuẫn nhau, chúng đều có thể đúng. Tuy nhiên, cho dù người ta có đố kỵ với ý kiến của tôi đến thế nào đi chăng nữa, tôi vẫn nghi ngờ điều họ ngụ ý muốn nói khi bảo rằng: “Đó là ý kiến riêng của ông”. Tôi nghĩ đến trường hợp thứ ba là điều người ta ngụ ý muốn nói: “Đó là cách lý giải của ông, và nó là tốt, là đúng cho ông. Tôi không đồng ý như thế, nhưng cách lý giải của tôi cũng có giá trị nữa. Tuy hai cách lý giải của chúng ta trái ngược nhau và mâu thuẫn nhau, chúng đều có thể đúng cả. Những gì ông thích thì đúng cho ông, còn những gì tôi thích thì đúng cho tôi”. Đó là chủ quan chủ nghĩa. Chủ quan chủ nghĩa và chủ quan tính không phải là điều giống y nhau. Bảo rằng chân lý có một yếu tố chủ quan là một việc: bảo rằng điều đó hoàn toàn có tính cách chủ quan, là việc khác hẳn. Vì muốn cho điều thật (chân lý) điều giả (ngụy lý) có một ý nghĩa nào đó cho đời sống tôi, thì phần ứng dụng nó theo một cách nào đó cho tôi. Câu phát biểu: “Trời mưa ở Georgia” thật ra có thể là sự thật khách quan, nhưng chẳng có liên quan gì với đời sống tôi cả. Người ta có thể khiến cho tôi thấy rằng nó có liên quan đến tôi, nếu, thí dụ như người ta chứng minh cho tôi thấy rằng đồng thời với trời mưa thì cũng có mưa đá nặng hạt, sẽ phá hoại mùa đào mà tôi vừa đầu tư tiền bạc
  • 25. vào đó. Rồi câu phát biểu ấy còn có liên hệ chủ quan đến tôi nữa. Khi chân lý của một câu nói có liên hệ trực tiếp đến tôi và xâm chiếm lấy tôi, thì nó là một vấn đề chủ quan. Cách ứng dụng văn bản Thánh Kinh cho đời sống tôi có thể có nhiều hoà âm chủ quan thật mạnh mẽ. Nhưng đó không phải là điều chúng tôi muốn nói về chủ quan chủ nghĩa. Chủ quan chủ nghĩa xảy ra khi chúng ta xuyên tạc ý nghĩa khách quan của các từ ngữ khiến nó phù hợp với những quyền lợi, những mối quan tâm của riêng tôi. Bảo rằng “Trời mưa ở Georgia” có thể chẳng liên quan gì tới đời sống tôi ở Pennsylvania, nhưng mấy lời ấy vẫn có ý nghĩa. Nó có ý ghĩa gì đó cho những người ở Georgia, nếu không phải là cho cây cỏ và thú vật đang sống ở đó. Chủ quan chủ nghĩa xảy ra khi chân lý của một câu phát biểu không chỉ bao trùm hay được ứng dụng cho chủ từ, mà khi nó hoàn toàn do chủ từ xác định. Nếu muốn tránh xuyên tạc Kinh điển, chúng ta phải tránh chủ quan chủ nghĩa ngay từ đầu. Do đó, muốn tìm cách để thông hiểu Kinh điển thành một cái gì đó lạnh lùng, trừu tượng và không có sự sống. Điều chúng ta phải làm là tìm hiểu xem chủ nghĩa nói gì trong toàn văn trước khi tiến tới nhiệm vụ cũng cần thiết tương đương là ứng dụng nó cho bản thân chúng ta. Một câu cá biệt nào đó, có thể có nhiều cách ứng dụng khác nhau cho nhiều cá nhân, nhưng nó chỉ có một ý nghĩa đúng duy nhất mà thôi. Thay đổi cho nhau những cách lý giải mâu thuẫn và loại trừ lẫn nhau không thể là đều đúng cả, trừ phi khi Thượng Đế phán theo cách “đòn xóc hai đầu”. Chúng tôi sẽ xin đề cập vấn đề mâu thuẫn và ý nghĩa đơn độc của những câu Thánh Kinh đầy đủ hơn sau này. Tuy nhiên, ở đây, chúng ta đang làm cái công việc là quy định các mục tiêu của phương pháp lý giải Thánh Kinh một cách đứng đắn. Mục tiêu đầu tiên trong số đó là đạt được ý nghĩa khách quan của Thánh Kinh để tránh những chiếc hố sau là việc xuyên tạc do để cho chủ quan chủ nghĩa chỉ đạo việc lý giải. Các học giả Thánh kinh yêu cầu mọi người phải phân biệt giữa điều họ gọi là giải nghĩa với lượng giải. Giải nghĩa (exegesis) có nghĩa là giảng giải những gì Thánh Kinh nói. Từ ngữ này do từ ngữ Hi văn có nghĩa là “căn cứ vào để chỉ dẫn” mà ra. Bí quyết của giải nghĩa (exegesis) được tìm thấy trong tiếp đầu ngữ “ex” có nghĩa là “từ đó” hay “từ đó mà ra”. Giải nghĩa Kinh điển là rút ý nghĩa ra từ những chữ đã có ở đó, không hơn không kém. Mặt khác, lượng giải (eisogesis) cũng có cùng một tự căn nhưng tiếp đầu ngữ thì khác. Tiếp đầu ngữ eis cũng do Hi văn mà ra, và có nghĩa là “đưa vào”. Như thế, lượng giải (eisogesis) là việc đưa vào văn bản một điều gì đó không hề có trong đó. Giảng giải là một công trình khách quan. Lượng giải là việc thực thi chủ quan chủ nghĩa. Mọi người chúng ta phải chiến đấu với vấn đề chủ quan chủ nghĩa. Thánh
  • 26. Kinh thường nói nhiều điều mà chúng ta không muốn nghe. Chúng ta có thể nhét bông gòn vào tai hay bịt mắt mình lại. Làm như thế thì dễ dàng và ít đau đớn để phê bình chỉ trích Thánh Kinh hơn là để cho Thánh Kinh chê bai chỉ trích chúng ta. Cho nên chẳng có gì để lấy làm lạ khi Chúa Giê-xu đã rất thường kết thúc những lời phán của Ngài bằng câu: “Ai có tai, nên lắng nghe” (Thí dụ: LuLc 8:8; 14:35). Chủ quan chủ nghĩa không những tạo ra sai lầm và xuyên tạc, mà còn nuôi dưỡng tính kiêu căng nữa. Tin rằng sở dĩ tôi tin một điều gì đó chỉ vì tôi muốn tin như thế, hay lập luận rằng sở dĩ tôi tin, ý kiến của mình là đúng chỉ vì đó là ý kiến của tôi, là bảng tóm tắt của sự kiêu căng. Nếu quan điểm của tôi không đứng nổi trước cuộc trắc nghiệm là sự phân tích và kiểm nghiệm khách quan, thì tánh khiêm tốn đòi hỏi tôi phải từ bỏ chúng. Nhưng kẻ chủ quan lại kiêu căng bảo lưu lập trường của mình, mà chẳng có một hậu thuẫn hay cách chống đỡ khách quan nào cả. Nói với một ai đó: “Nếu ông thích cứ tin điều gì mình muốn tìn, thì cũng tốt thôi; tôi cũng sẽ tin điều tôi muốn tin” nghe ra chỉ có phần đúng trên bề mặt mà thôi. Các quan điểm cá nhân phải được đánh giá căn cứ vào chứng cứ và ý kiến bên ngoài vì chúng ta thường chất thêm hành lý lên trên quyển Thánh Kinh. Chẳng hề có ai trên mặt đất này lại có thể thọng hiểu Kinh điển thật trọn vẹn, thuần tuý. Tất cả chúng ta đều chủ trương một số quan điểm hay đưa ra một số ý kiến vốn không phải là của Thượng Đế. Có lẽ nếu chúng ta biết rõ đúng ra những quan điểm nào của chúng ta là trái với Thượng Đế, thì chúng ta sẽ từ bỏ chúng. Nhưng đưa chúng ra ánh sáng là điều rất khó. Cho nên các quan điểm của chúng ta cần được kiểm nghiệm bởi các công trình nghiên cứu và giám định của người khác. Vai trò của vị giáo sư. Trong Hội thánh Cải chánh hồi thế kỷ thứ mười sáu, đã có sự phân biệt giữa hai loại trưởng lão, các trưởng lạo giảng dạy và các trưởng lão cai trị. Các trưởng lão cai trị được kêu gọi để cai trị và quản trị các công việc của hội chúng. Các trưởng lão giảng dạy, hay mục sư, chịu trách nhiệm trước nhất là dạy dỗ và trang bị các thánh đồ cho chức vụ. Trong thập niên vừa qua hoặc trước đó chút ít, đã là một giai đoạn đáng chú ý về việc hội thánh tại nhiều nơi đã được phục hưng (renewal: đổi mới), Nhiều tổ chức ngoài chức vụ chính thức như Biến Đức Tin thành hành động (Faith at Work) đã làm được rất nhiều việc để phục hồi ý nghĩa của giới tín đồ thường cho chi hộ địa phương. Những hội nghị phục hưng cho giới tính đồ thường đã trở thành phổ biến. Điểm nhấn mạnh không còn đặt quá nặng trên các diễn giả nổi tiếng nữa, mà trên các chương trình cho và do giới tín đồ thường. Đây là kỷ nguyên không phải là dành cho nhà truyền đạo lừng danh, mà là kỷ nguyên của đại hội chúng.
  • 27. Một trong những phát triển có ý nghĩa nhất cho phong trào phục hưng trong giới tín đồ thường là sự dấy lên của các nhóm học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh tại tư gia nho nhỏ. Ở đây, trong bầu không khí thân mật và không bị gò bó về hình thức. Những người mà nếu không có một tổ chức như thế sẽ chẳng quan tâm gì đến Thánh Kinh cả, đã có những bước tiến dài trong việc học hỏi bộ sách ấy. Tính năng động của một tiểu tổ chủ yếu là một trong số nhiều bí quyết thu hút được các tín đồ thường. Các tín đồ thường dạy bảo lẫn nhau, hay góp ý riêng của họ vào những buổi học Thánh Kinh như thế. Những nhóm như thế đã rất thành công trong việc phục hưng (đổi mới) Hội thánh. Sự việc sẽ còn thành công hơn thế nữa, khi mọi người cứ ngày càng có nhiều khả năng hơn để thông hiểu và lý giải Kinh điển. Thật là một việc phi thường khi nhiều người bắt đầu chịu mở quyển Thánh Kinh ra để cùng học hỏi nghiên cứu với nhau. Nhưng đó cũng là một việc vô cùng nguy hiểm. Góp chung kiến thức lại với nhau, là xây dựng Hội thánh; góp chung sự ngu dốt lại với nhhau lại là phá hoại và có thể làm nảy sinh vấn đề kẻ mù dẫn đường cho kẻ mù. Tuy các tiểu tổ và các lớp học Kinh Thánh tư gia có thể rất thành công trong việc đẩy mạnh sự phấn hưng của Hội thánh và lắm biến đổi xã hội, tại một điểm nào đó dọc con đường này, nhiều người cần phải được giáo dụ về phương pháp giảng dạy. Tôi tin quyết rằng ngày nay, cũng như từ xưa đến giờ, Hội thánh cần có hàng giáo phẩm có học thức, được giáo dục đào tạo đến nơi đến chốn. Tự học hỏi nghiên cứu và tự lý giải (Thánh Kinh) phải được đánh thăng bằng bởi sự khôn ngoan tập thể của các giáo sư. Xin đừng hiểu lầm tôi. Tôi không hề kêu gọi Hội thánh quay trở về tình hình tiền Cải chánh, hồi Thánh Kinh bị hàng giáo phẩm bắt làm nô lệ cho họ. Tôi rất vui mừng vì mọi người đang bắt đầu tự học hỏi nghiên cứu lấy Thánh Kinh, và huyết của các thánh đồ Kháng cách đã không bị đổ ra vô ích. Điều tôi muốn nói là chính những tín đồ thường dấn thân học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh sẽ khôn ngoan hơn nếu biết làm việc ấy kết hợp với, hoặc dưới quyền các vị mục sư hay giáo sư của mình. Chính Chúa Cứu thế là Đấng sắp xếp Hội thánh Ngài, để ban cho một số người được ân tứ dạy dỗ. Nếu muốn cho Chúa Cứu Thế được người thuộc về Ngài tôn trọng, thì ân tứ ấy và chức vị ấy cần phải được tôn trọng. Các giáo sư phải được học tập đào tạo thích đáng, là điều quan trọng. Chắc chắn là thỉng thoảng cũng có một vài vị giáo sư xuất hiện, tuy chẳng được học hành, đào tạo, nhưng vẫn có một trực giác lạ thường có thể nhìn xuyên suốt vào kinh điển. Nhưng số người như thế rất hiếm hoi. Điều thường xảy ra hơn, là chúng ta phải đối đầu với vấn đề là người ta tự kêu gọi mình vào chức vụ giáo sư nhưng không đủ tư cách để dạy dỗ. Một giáo sư giỏi phải có kiến thức đúng đắn (sound: thuần chánh) và tài năng cần thiết để đào bới