SlideShare a Scribd company logo
1 of 154
Download to read offline
Nội Dung
Hiểu Biết Kinh Thánh
Tác giả: Dorothy L. Johns
Giới thiệu chương trình học
ĐƠN VỊ I : HƯỚNG ĐẾN SỰ HIỂU BIẾT .
Bài 1 : Mở Kinh Thánh
Bài 2 : Phương pháp nghiên cứu Kinh Thánh
Bài 3 : Nguyên tắc cơ bản để diễn giải Kinh thánh
Bài 4 : Ngôn ngữ hình bóng để diễn giải Kinh Thánh.
Đơn vị 2:Nghiên cỨu theo sách Habacúc .
Bài 5 : Sự cấu tạo Hiểu biết các bộ phận
Bài 6 : Sự tổng hợp : kết hợp các bộ phận
Bài 7 : Sự áp dụng : Nghiên cứu phương pháp học theo sách.
Đơn vị 3: Các phương pháp nghiên cỨu khác .
Bài 8 : Phương pháp học theo tiểu sử.
Bài 9 : Phương pháp học theo chủ đề
Bài 10 : Phương pháp học với tinh thần cầu nguyện.
Chú giải thuật ngữ .
Giải đáp câu hỏi trắc nghiệm
Giới Thiệu Chương Trình Học
Bạn đang bắt đầu một công việc khá quan trọng. Đó là một cuộc nghiêm cứu
thận trọng và có phương pháp về Kinh thánh. Sách nầy được chia làm ba
phần hoặc đơn vị học tập. Phần đầu giới thiệu về các nguyên tắc, thuật ngữ
và những mối quan hệ cần thiết cho những phương pháp hữu hiệu để nghiên
cứu Kinh thánh. Sau đó là một loạt bài học nhằm nhấn mạnh phần trình bày
tổng quát cũng như phương pháp học hỏi toàn sách. Phần cuối cùng trình
bày những phương pháp quan trọng khác trong việc nghiên cứu Kinh Thánh.
Trong khi có rất nhiều chú giải về trí năng cần thiết liên quan đến phương
cách nghiên cứu Kinh thánh, sự nhấn mạnh thường xuyên cho sự tăng
trưởng thuộc linh của học viên là mục đích chính của bài học nầy.
Để hiểu Kinh Thánh, bạn phải làm nhiều hơn là chỉ đọc mà thôi. Đọc Kinh
Thánh cũng có giá trị, nhưng thường là không đạt đến sự hiểu biết thấy đáo
mối quan hệ giữa từng phần trong Kinh Thánh. Khi bạn học hỏi Kinh Thánh
với một kế hoạch được hệ thống hóa trong tâm trí bạn sẽ ghi lại những phát
hiện quan trọng là điều sẽ giúp bạn thấy được sự nhất quán trong suốt cả
Kinh Thánh. Hơn nữa học hỏi như thế sẽ giúp bạn nhớ lời khuyên bảo của
Ngài và vâng theo mạng lệnh của Ngài.
Sự thuận phục Thượng Đế là kết quả của việc học hỏi Kinh thánh của từng
cá nhân, làm theo cách nầy sẽ gây dựng được niềm tin của bạn với Đấng
Christ đồng thời gia thêm sức mạnh cho đời sống thuộc linh của bạn.
Có thể bạn gặp khó khăn khi học tập bằng cách nầy, nhưng kết quả đạt được
sẽ vô cùng lớn lao. Đức Thánh Linh sẽ ở cùng bạn trong mọi nơi. Khi bạn
kêu cầu Ngài, Ngài sẽ giúp đỡ ngay. Nguyền xin Lời của Ngài ở đầy trong
lòng của bạn học tài liệu nầy.
Mô tả Bài Học
Hiểu biết Kinh Thánh là tài liệu học tập có tác dụng hổ tương trong phương
pháp học hỏi Kinh thánh có chuẩn bị chu đáo. Bạn sẽ học được kỹ thuật có
hiệu quả cho việc nghiên cứu tổng quát, và sẽ áp dụng chúng vào Kinh thánh
qua những câu hỏi nghiên cứu. Phần nhiều các câu trả lời được đưa ra trong
sách giáo khoa nầy nhằm hướng dẫn bạn đi đến những câu trả lời cá nhân
của bạn. Bài học nầy nhấn mạnh đến giá trị của những tiến trình quan sát,
diễn giải, là những phương tiện giúp hiểu Kinh Thánh và hoàn thiện mục
đích chính của tài liệu. Mục đích nầy nhằm giúp bạn áp dụng chân lý Kinh
Thánh vào đời sống của chính bạn và chia xẻ Kinh Thánh với người khác.
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH
Mục tiêu của bài học .
Khi kết thúc khóa học nầy bạn có thể :
1. Mô tả được những nguyên tắc căn bản của việc diễn giải Kinh Thánh.
2. Mô tả được bốn phương pháp nghiên cứu Kinh Thánh được dạy dỗ trong
tài liệu.
3. Sử dụng những nguyên tắc căn bản của sự diễn giải và bốn phương pháp
học hỏi Kinh Thánh nầy trong việc nghiên cứu lời Chúa một cách cá nhân.
4. Diễn giải những vấn đề có ý nghĩa khi học Kinh Thánh, đồng thời dìu dắt
người khác trong việc học hỏi Kinh thánh.
5. Định giá được thẩm quyền của Kinh thánh đối với niềm tin và cuộc sống
của mỗi Cơ đốc nhân.
6. Nhạy cảm hơn trong nhu cầu của Đức Thánh Linh để giúp bạn học hỏi và
chia xẻ Lời Chúa.
7. Cảm thấy tự tin hơn khi chia xẻ Kinh Thánh với người khác.
Sách giáo khoa
Bạn sẽ sử dụng quyển sách giáo khoa tự học “ Hiểu biết Kinh Thánh” của
tác giả Dorothy Johns, vừa là sách giáo khoa và là sách hướng dẫn của khóa
học nầy. Ngoài ra Kinh Thánh ( Bản dịch Anh ngữ ngày nay) “ Today’s
Enhlish Version) cũng là sách giáo khoa cần thiết.
Thời gian học
Thời gian thật sự cần thiết để học mỗi bài tùy thuộc vào kiến thức bạn có sẵn
về đề tài đó cũng như kỹ năng học tập mà bạn có trước đây. Thời gian học
cũng còn tùy thuộc vào mức độ bạn làm theo hướng dẫn để phát triển kỹ
năng cần thiết cho việc tự học. Hãy lập thời gian biểu để bạn có đủ thời gian
đạt được những mục tiêu do tác giả đưa ra cũng như những chỉ tiêu do bạn
đề xuất.
Các đơn vị Học tập
Các bài học trong tài liệu này được bố trí thành ba đơn vị học tập, như sau :
Đơn vị
1: Hướng đến việc Hiểu Kinh Thánh
2: Học theo sách Habacúc
3: Một số phương pháp học tập khác
Đề cương bài học và cách học
Mỗi bài học gồm : 1. Tiêu đề; 2. Dàn ý; 3. Những mục tiêu của bài học; 4.
Những hoạt động học tập; 5. Những chữ căn bản; 6. Triển khai bài học : bao
gồm các câu hỏi nghiên cứu; 7. Bài tập trắc nghiệm ( cuối phần triển khai
bài học); 8. Phần trả lời cho bài tập trắc nghiệm ở phần sau cuốn sách.
Dàn bài và những mục tiêu của bài học sẽ giúp bạn tổng lượt chủ đề, tập
trung chú ý đến những điểm quan trọng nhất khi bạn học và sẽ biết nội dung
mình sẽ học.
Phần triển khai bài học sẽ giúp cho việc nghiên cứu nội dung bài một cách
thấu đáo. Bằng cách học từng phần, bạn có thể lợi dụng được tốt các khoảng
thời gian học ngắn ngủi để học vào bất cứ lúc nào, thay vì phải chờ đến lúc
có thì giờ để học xong cả toàn bài. Phần bình luận, bài tập, và phẩn giải đáp
đều nhằm giúp bạn hoàn thành được mục tiêu bài học.
Một số câu hỏi nghiên cứu trong phần triển khai bài học đều có chức khoảng
trống để bạn có thể trả lời. Nhưng một số câu trả lời phải được ghi vào sổ
tay. Khi viết câu trả lời vào sổ tay, nhớ ghi số của câu hỏi và tựa đề bài học.
Viết phần trả lời câu hỏi đúng theo số thứ tự. Điều nầy sẽ giúp bạn ôn bài để
làm bản tường trình học tập.
Đừng xem phần giải đáp trước khi bạn trả lời lời các câu hỏi. Nếu bạn tự trả
lời, bạn sẽ nhớ kỹ những điều mình đã học. Sau khi trả lời, hãy kiểm tra lại
câu trả lời của mình với phần giải đáp được đưa ra trong sách. Sau đó hãy
sửa lại những câu bạn trả lời đúng vào sổ tay.
Những câu hỏi nghiên cứu nầy rất quan trọng vì nó sẽ giúp bạn mở mang và
trau giồi kiến thức của bạn để bước vào sự phục vụ Đức Chúa Trời. Những
hoạt động được gợi ý trong bài đồng th ời nhằm giúp bạn đi từ lý thuyết
sang thực tiễn.
Phương pháp học loạt bài nầy .
Nếu bạn tự học loạt bài Hàm Thụ Quốc Tế ( ICI) nầy, bạn hãy gởi phần bài
làm bằng thư từ đến văn phòng chúng tôi. Mặc dù bài học Hàm Thụ nầy
soạn nhằm tự học, bạn cũng có thể học trong lớp.
Bản Tường Trình Học Tập.
Nếu bạn đang tự học chương trình ICI nầy với một nhóm người hoặc trong
một lớp học phải làm bài báo cáo theo từng đơn vị học. Đây là những câu
bạn phải trả lơì theo sự hướng dẫn trong bài học và trong các báo cáo của
học sinh. Bạn phải hoàn tất và gởi bài trả lời về cho người hướng dẫn để
được sửa chữa và ghi nhận xét về bài làm của bạn.
Chứng chỉ
Sau khi bạn hoàn tất bài và bản tường trình học tập, nếu người hướng dẫn
học tập nhận xét bạn đạt thành tích tốt đẹp, bạn sẽ nhận được giấy chứng chỉ
khen thưởng ( Certificate of Award).
Tác giả của Môn học nầy.
Bà Dorothy Johns đã dạy tại một số trường tiểu học ở New York và
Missouri. Hiện nay bà đang dạy tại trường công lập và trường Kinh thánh
Trung Ương ở Springfield Tiểu bang Missouri, Hoa Kỳ.
Sau khi tốt nghiệp cử nhân âm nhạc tại viện âm nhạc Eastman ở Rochester,
New York, bà tiếp tục học và tốt nghiệp Cao học Khoa học về giáo dục ở
Đại học tiểu bang New York tại Brockport. Sau đó bà là sinh viên của
trường Kinh Thánh Trung Ương và Đại học Drury. Bà đã tham gia vào công
tác đào xới của các nhà khảo cổ học tại Ysơraên.
Bà Johns là vợ của cố Tiến sĩ Donald F. Johns, trước đây là giáo sư và viện
trưởng trường Kinh Thánh Trung Ương. Sách nầy được viết dựa vào phần
ghi chú của ông Johns.
Người Hướng dẫn bạn học Hàm Thụ.
Người hướng dẫn bạn học chương trình Hàm Thụ ICI sẽ vui lòng giúp bạn.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bài học cũng như về bản Tường Trình
Học Tập, bạn cứ hỏi ngườ hướng dẫn một cách tự nhiên. Nếu vài người
cùng thích học chung với bạn hãy xin người hướng dẫn viên xếp đặt thì giờ
thuận tiện cho cả nhóm.
Cầu xin Đức Chúa Trời ban phước cho bạn khi bạn bắt đầu nghiên cứu
quyển “ Hiểu biết về Kinh thánh” nầy. Nguyền loạt bài nầy làm phong phú
đời sống và sự phục vụ Chúa của bạn đồng thời giúp bạn hoàn thành vai trò
của bạn trong thân thể của Đấng Christ cách hiệu quả hơn.
MỞ KINH THÁNH
Kinh thánh là một sự kết hợp của 66 sách được chia làm 2 phần : Cựu Ước
và Tân ước. Kinh thánh được viết xuyên suốt từ nhiều thế kỷ. Hai thứ tiếng
đã được sử dụng để viết : tiếng Hêbơrơ và tiếng Hy lạp. Sách do nhiều tác
giả viết. Nhưng những tác giả nầy không viết bằng lời của chính mình, mà
viết bởi sự cảm động của Thánh Linh.
Phierơ viết “ Chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý muốn người nào mà ra,
nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà ngươì ra đã nói bởi Đức
Chúa Trời (IPhi 1Pr 1:21). Mỗi Cơ đốc nhân phải dành thì giờ đọc Kinh
thánh và cầu nguyện hằng ngày để được nuôi dưỡng tâm linh của mình.
Nhưng chỉ đọc không thôi thì không thay thể được việc học hỏi lời của Đức
Chúa Trời một cách nghiêm túc được. Tài liệu nầy nhằm hướng dẫn bạn
cách đọc Kinh Thánh.
Dàn ý bài học
Nhu cầu về học Kinh Thánh
Đời sống
Đức tin
Phục vụ
Hướng đến một quyển sách được mặc khải
Phẩm chất tâm linh
Phẩm chất siêu nhiên
Phẩm chất mặc khải
Những hướng dẫn cơ bản để hiểu Kinh Thánh
Ý nghĩa thông thường của ngôn ngữ.
Sự mặc khải tiếp diễn
Kinh Thánh diễn giải Kinh Thánh
Sự hài hòa cơ bản của tổng thể.
Tổng lược của bài học
Kỷ thuật hỏi và đáp
Nguyên tắc cơ bản của diễn giải
Phương pháp Học Kinh thánh.
Mục tiêu của bài học
Khi học xong bài học nầy bạn có thể :
Giải thích được mục tiêu học tập của Kinh thánh khác với mục tiêu của các
sách khác như thế nào.
Vạch rõ được sự kết hợp hài hòa của ý nghĩa, diễn giải và sự hài hòa giúp
cho việc hướng dẫn hiểu biết Kinh thánh.
Tăng thêm sự tin kính qua việc hiểu biết nhiều hơn về Kinh Thánh.
Những hoạt động học tập
Đọc kỹ phần đầu tiên trong quyển sách giáo khoa tự học nầy.
Đọc kỹ phần giới thiệu bài học, dàn ý và những mục tiêu của bài học.
Xem kỹ những chữ căn bản. Nếu bạn chưa quen thuộc với những chữ ấy,
tham khảo lại ở phần chú giải.
Nghiên cứu phần triển khai của bài học, đọc kỹ những phần trích dẫn của
Kinh Thánh và trả lời tất cả những câu hỏi nghiên cứu. Bạn sẽ gặt hái được
nhiều hơn khi thực hiện việc trả lời được những gì của chính bạn trước khi
xem phần trả lời.
Làm bài tập trắc nghiệm ở cuối mỗi bài học. Kiểm tra cẩn thận câu trả lời
của mình.Ôn lại những câu bạn trả lời chưa đúng.
Từ ngữ
Hiểu được những chữ căn bản chúng tôi đã liệt kê ở phần đầu của mỗi bài
học sẽ giúp bạn trong quá trình học tập. Bạn sẽ được thấy những chữ nầy
được giải thích theo thứ tự ABC trong phần giải nghĩa thuật ngữ ở cuối sách.
Nếu bạn không hiểu nghĩa của bất cứ chữ nào trong danh sách hãy xem xét
lại những chữ nầy khi bạn gặp phải trong khi đọc bài.
Tiểu sử ( biograpical)
Mạch văn ( context)
Tận tâm ( devotinal)
Nghĩa bóng ( figurative)
Giới hạn ( finite)
Vô hạn ( infinite)
Được cảm thúc ( inspired)
Nghĩađen(reincarnation) Sự mặc khải (revelation)
Nghiên cứu ( Study)
Siêu nhiên ( supernatural)
Chủ đề ( topical)
Phương pháp tổng hợp ( synthetic method)
Triển khai bài học
NHU CẦU VỀ HỌC KINH THÁNH
Mục tiêu 1 : Định nghĩa việc học tập có qui củ .
Mục tiêu 2 : Liệt kê ba phương pháp trong việc thay đổi con người bởi việc
nghiên cứu Kinh thánh .
Mục đích tối hậu của Kinh Thánh là làm thay đổi đời sống. Những điều bạn
học được từ Kinh Thánh sẽ làm nên thay đổi trong thái độ và hành động của
bạn. Đức Thánh Linh không chỉ quan tâm đến sự truyền đạt kiến thức của
bạn. Mục đích của Ngài là chuẩn bị cho con người của Đức Chúa Trời được
phát triển về mặt tâm linh và tâm trí của Đức Chúa Trời để làm điều tốt lành.
Mục tiêu của bạn trong việc hiểu chân lý Kinh Thánh là sau đó áp dụng
được vào đời sống của chính mình. Câu Kinh thánh cổ điển nói về sự hà hơi
của Kinh thánh và mục đích của Kinh thánh là IITi 2Tm 3:16-17. Hãy đọc
Kinh thánh của bạn và ghi chú mục tiêu : “ Hầu cho người thuộc về Đức
Chúa trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành”. Lời của Đức
Chúa Trời chỉ có thể tác động trên bạn nếu bạn chịu đọc Lời đó. Học tập có
qui cũ thường được định nghĩa là “ sự áp dụng chuyên cần của tâm trí, sự
quan sát kỹ lưỡng các dữ kiện, sự suy nghĩ sâu xa dữ kiện ấy. Khi suy nghĩ
các dữ kiện, bạn sẽ rút ra được kết luận và đi đến quyết định. Khi những
quyết định đã trở thành một phần của cuộc sống bạn, đời sống bạn sẽ đặt nền
tảng trên các nguyên tắc của Kinh Thánh, và bạn sẽ hoàn thành được 3:16-
17. Bây giờ chúng ta hãy bàn về ba phương diện mà Kinh Thánh sẽ thay đổi
thái độ và hành động của ta.
Đời sống
Chỉ có Kinh Thánh mới có thể giải đáp về những câu hỏi của bạn về đời
sống. Tự bản thân một mình con người không hề biết phải sống và chết như
thế nào. Cách cư xử con người luôn đầy tính ích kỷ và tham lam, và số phận
sẽ là cay đắng và tuyệt vọng.
Bước vào lời của Đức Chúa Trời sẽ có tràn đầy ánh sáng. Nguyên tắc sống
của Ngài hướn ta đến bình an, vui mừng và thỏa lòng. Chương trình II và III
của sách Tít là những chương tốt đẹp nói về đời sống Cơ đốc.
“ Vì chưng chúng ta ngày trước cũng ngu muội, bội nghịch, bị lừa dối, bị đủ
thứ tình dục dâm dật sai khiến, sống trong sự hung ác tham lam, đáng bị
người ta ghét và tự chúng ta cũng ghét lẫn nhau. Nhưng từ khi lòng nhơn từ
của Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa chúng ta và tình thương yêu của Ngài đối
với mọi người đã được bày ra, thì Ngài cứu chúng ta ....... Đức Thánh Linh
..... cho chúng ta được tái sinh và cuộc sống mới (Tit Tt 3:3-5)
Học tập Kinh Thánh phải thay đổi cách sống của bạn.
Đức Tin
“ Đức tin là sự biết chắc vững vàng những điều mình đương trông mong, là
bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy. Ay là nhờ đức tin mà các
đấng thuở xưa đã được lời chứng tốt (HeDt 11:1-2). Đức tin để được tha thứ,
để hiểu chương trình của Đức Chúa Trời đối với thế giới, để có đời sống bất
diệt trong Chúa Jêsus. Tất cả những điều nầy phải được đến từ Kinh Thánh.
Chúa Jêsus phán “ Những lời ta phán cùng các ngươi đều là Thần Linh và sự
sống” (GiGa 6:63). Không có sự dẫn dắt của Kinh Thánh, con người sẽ đặt
niềm tin của họ vào những điều sai trái như hình tượng, thế lực của thiên
nhiên, hoặc sự sở hữu của cải vật chất. Việc học Kinh thánh không chỉ bày
tỏ cho bạn về Đức Chúa Trời hằng sống là Đấng xứng đáng được sự tin cậy
của bạn mà thôi, nhưng Đức Thánh Linh, qua việc học, còn tạo cho ta niềm
tin nơi Đức Chúa Trời được phát triển và trưởng thành trong tâm linh bạn.
Phục vụ
Sự hiểu biết Kinh Thánh, về Đức Chúa Trời và đường lối của Ngài đem đến
cho chúng ta trách nhiệm chia xẻ sự hiểu biết nầy với người khác. Thế giới
đang khát khao chân lý của Ngài. Chương trình của Chúa ấy là nước của
Đức Chúa Trời được phát triển theo nguyên tắc chia xẻ nầy. Chúa Jêsus đã
làm như vậy. Ngài dạy dỗ con người và sai phái họ đi dạy dỗ người khác.
Sách LuLc 10:1 nói về việc Ngài sai 70 người đi trước Ngài đến những
thành mà chính Ngài sẽ đi đến. Họ đã chia xẻ những gì họ đã học được nơi
Chúa Jêsus, chúng ta cũng phải chia xẻ theo cách đó.
1. Đọc IITi 2Tm 3:16-17. Sử dụng những câu Kinh Thánh nầy để trả lời cho
những câu hỏi sau :
a. Kinh Thánh được Đức Chúa Trời hà hơi, có ích lợi trong bốn mục đích
nào?
...............................................................................................
b. Hai mục đích tối hậu của tác dụng của Kinh Thánh trên đời sống của Cơ
đốc nhân là gì?
...............................................................................................
...............................................................................................
2. Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi lời diễn đạt đúng :
a. Học và đọc Kinh Thánh là một việc như sau.
b. Học Kinh Thánh đòi hỏi nổ lực hơn là đọc đơn vị bởi vì việc học đòi hỏi
bạn phải xem xét kỹ lưỡng các dữ kiện và suy gẫm sâu xa về những dữ kiện
ấy.
c. Chúng ta phải học, đọc Kinh Thánh để khám phá ý muốn của Đức Chúa
Trời cho cuộc sống, đức tin và cho việc hầu việc Ngài.
HƯỚNG ĐẾN CUỐN SÁCH ĐƯỢC MẶC KHẢI
Mục tiêu 3 : Giải thích ý nghĩa của sự mặc khải
Mục tiêu 4 : Liệt kê phẩm chất khiến cho sự khác biệt giữa mục tiêu của
Kinh Thánh và mục tiêu của các cuốn sách khác .
Sự mặc khải là sự làm cho một chân lý thiêng liêng mà trước đây không hề
được được biết và không có thể biết trở thành được biết đến và có thể được
biết một khi Đức Chúa Trời bày tỏ chân lý của Ngài vào tâm trí con người
khi một Cơ đốc nhân sử dụng từngữ Seripture ( Lời Chúa), người đó chỉ nói
đến Kinh Thánh mà thôi. Cơ đốc nhân tin rằng Kinh thánh là thông điệp duy
nhất được cảm thúc của Đức Chúa Trời cho con người. Am tường điều nầy
là khởi điểm thiết yếu cho việc học Kinh Thánh. Sự mặc khải làm cho mục
tiêu hướng về Kinh Thánh là độc nhất trong 3 phương diện sau:
Phẩm chất Tâm Linh.
Với phẩm chất tâm linh , chúng tôi muốn nói đến tính chất tâm linh mà bất
cứ người nào muốn hiểu đúng Kinh Thánh cần phải có. Theo thường lệ, kiến
thức về ngôn ngữ là điều tất yếu để hiểu một cuốn sách. Nhưng đối với Kinh
thánh thì khác. Để hiểu Kinh thánh thì cần phải có thêm sự hiểu biết tâm linh
nữa. Chính Đức Chúa Trời đã ban sự hiểu biết đó cho mỗi cá nhân nào tin
Chúa Jêsus Christ là Cứu Chúa.
Đọc ICo1Cr 2:13-15 và trả lời những câu hỏi sau về câu 14. Mỗi câu hỏi chỉ
có một câu trả lời đúng.
3. Tại sao người nào không có Đức Thánh Linh thì không thể hiểu được sự
ban cho của Đức Chúa Trời? Bởi vì :
a) người ấy không cố gắng nhiều để hiểu.
b) người ấy không thật sự ước muốn để hiểu.
c) giá trị của sự ban cho của Đức Chúa Trời chỉ có thể phán đoán trên nền
tảng tâm linh.
4. Khi người nào không có Đức Thánh Linh mà vẫn cố gắng để hiểu chân lý
của Đức Chúa Trời, thì việc nầy đối với người ấy sẽ như thế nào?
a) Khó khăn nhưng vẫn đáng cho việc nghiên cứu thận trọng
b) vô lý
c) Những ý tưởng sáng chói mới mẽ
Hãy kiểm tra lại câu trả lời của bạn.
Phẩm chất siêu nhiên
Siêu nhiên nghĩa là điều gì vượt ra ngoài lãnh vực thiên nhiên, vượt khỏi sự
quan sát của con người trên trái đất. Phép lạ hoặc những điều xảy ra mà
không thể giải thích theo lối thông thường, được gọi là siêu nhiên. Đức Chúa
Trời hằng sống trong Kinh thanh là Đức Chúa Trời của phép lạ. Là Đấng
Tạo dựng nên mọi vật, Ngài là Chúa tể của muôn loài.
Các phép lạ mà bạn đọc trong Kinh Thánh không phải là những sự kiện
tưởng tượng ra, giống như những chuyện dân gian hoặc thần thoại Hy lạp.
Phép lạ trong Kinh thánh là những sự kiện lịch sử nghiêm túc. Đám mây dẫn
đường cho người Ysơraên (XuXh 40:36) không phải là đám mây tưởng
tượng. Khi Chúa Jêsus làm no lòng 5000 người với 5 cái bánh và 2 con cá,
bạn có thể biết chắc chắn rằng người ta đã ăn thức ăn thật và no lòng thật
như trong Kinh Thánh đã ghi chép ( Mat Mt 14:1-36).
Những phép lạ trong Kinh Thánh hoàn toàn không giống với ma lực, phép
phù thủy hoặc ma thuật, không dựa trên sự tưởng tượng và luôn có một mục
đích hợp lý. Những phép lạ không bao giờ được thực hiện để giải trí hoặc
phô trương quyền phép. Chúa Jêsus là Chúa. Hành động của Ngài đều dựa
trên sự khôn ngoan trọn vẹn. Quyền Chủ của Ngài lan rộng trên mọi vật.
“ Vì muôn vật đã được dựng nên trong Ngài, bất luận trên trời, dưới đất, vật
thấy được, vật không thấy được , vật không thấy được, hoặc ngôi vua, hoặc
quyền cai trị, hoặc chấp hành, hoặc cầm quyền, đều là bởi Ngài và vì Ngài
mà được dựng nên cả” (CoCl 1:16).
5. Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi lời diễn đạt đúng. Tại sao yếu tố siêu nhiên
trong Kinh Thánh là rất quan trọng để hiểu Kinh Thánh? Bởi vì:
a) Đó là điều cần thiết để quyết định xem những phép lạ là thật hay tưởng
tượng.
b) Những phép lạ trong Kinh Thánh nên được xem là sự kiện lịch sử và
nghiêm túc.
c) Đức Chúa Trời là Đấng tạo ra muôn vật, mọi vật đều lệ thuộc vào quyền
năng của Ngài, kể cả những vật ngoài lãnh vực thiên nhiên.
Phẩm chất mặc khải.
Chúng ta phải hướng về Kinh Thánh với nhận thức rằng khi một chân lý vô
biên được mặc khải bằng những từ ngữ bình thường thì ý nghĩa của từ này
trở nên phong phú hơn. Những từ ngữ bình thường lại có một ý nghĩa phong
phú bởi vì Thánh Linh của Đức Chúa Trời đang sử dụng những từ nầy để đạt
một chân lý thiêng liêng.
Ví dụ trong Kinh thánh Tân ước, từ ngữ sự yêu thương ( love) mang nhiều ý
nghĩa hơn nghĩa bình thường dưới ánh sáng của thập tự giá. Tình yêu của
Đức Chúa Trời mà khiến cho Chúa Jêsus chịu chết vì tội lỗi chúng ta, là một
thứ tình yêu sâu xa hơn tình yêu theo hiểu biết thông thường. Do đó, việc
nhờ cậy Đức Thánh Linh soi sáng, mỗi từ ngữ khi bạn học Kinh Thánh là
điều rất quan trọng.
6. Kinh Thánh được viết bằng:
a) Những từ không thông dụng.
b) những từ bình thường với ý nghĩa phong phú
c) Những từ không theo nghĩa đen.
7. Xếp đặt cho phù hợp hai cột sau ( câu sau mang nghĩa của câu trước).
...a. Chỉ có Cơ đốc nhân tin Chúa mới có thể hiểu Kinh Thánh một cách
đúng đắn.
...b. Nhưng phép lạ mà bạn đọc trong Kinh Thánh là những sự kiện có thật.
...c. Đức Thánh Linh đã làm phong phú ý nghĩa của nhiều từ trong Kinh
Thánh.
1. Biện pháp siêu nhiên.
2. Biện pháp tâm linh
3. Biện pháp mặc khải.
NHỮNG HƯỚNG DẪN CĂN BẢN ĐỂ HIỂU KINH THÁNH
Ý nghĩa về mặt ngôn ngữ
Mục tiêu 5 : Định nghĩa ý nghĩa ngôn từ với ngôn ngữ . Kinh Thánh được
viết theo quy luật bình thường của ngôn ngữ .
Ý nghĩa ngôn từ là cách thức được sử dụng một cách tự nhiên hoặc bình
thường theo ý nghĩa tầm thường của từ ngữ. Trong Kinh thánh điều này có
nghĩa là những từ đều có ý nghĩa bình thường. Kinh Thánh không được viết
bằng mật mã. Ở phần trước bạn đã biết rằng Đức Thánh Linh đã ban cho
ngôn ngữ Kinh Thánh có ý nghĩa phong phú. Nhưng điều này không có
nghĩa là ý nghĩa cơ bản của từ bị biến đổi. Trong sách Mác 8:27; chúng ta
được biết rằng Chúa Jêsus và các môn đồ của Ngài đã đi đến những ngôi
làng gần thành Sê sa rê Phi líp, chúng ta biết rằng đã có những ngôi làng ở
tại khu vực đó và rằng họ đã thật sự đến nơi đó. Đây là nghĩa ngôn từ của
Kinh Thánh. Nghĩa là viết ra thế nào khi ngĩa như thế ấy.
Ngôn ngữ còn có thể được dùng một cách hình bóng nghĩa là dùng những từ
ngữ của một vấn đề khác một vấn đề nhằm cung cấp những hình ảnh cho
tâm trí để minh họa những ý tưởng khác. Điều này được minh họa trong
GiGa 7:38. Trong câu này, Chúa Jêsus phán “ kẻ nào tin ta thì sông nước
hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình”. Ngôn ngữ theo nghĩa bóng được sử
dụng để giải thích bằng cách nêu hình ảnh mà chúng ta có thể so sánh được.
Chúa Jêsus đã nêu hình ảnh một con người với những suối nước nhận thấy
rằng cách sử dụng ngôn ngữ được dùng ở đây khác với cách sử dụng Giăng
đã ghi thêm lời giải thích, cho nên không còn có sự nghi ngờ về ý nghĩa ấy.
Ngài phán điều đó chỉ về Đức Thánh Linh mà người nào tin Ngài sẽ nhận
lấy. (7:39). Ngôn ngữ theo nghĩa đen và nghĩa bóng sẽ được thảo luận nhiều
hơn ở bài 3 và 4. Nhưng nói chung Kinh Thánh được đặt vào một “ giá trị về
bề mặt” ( Face value) với ý nghĩa bình thường của ngôn ngữ dể hiểu. Đức
Chúa Trời đã mặc khải cho con người nhằm cung ứng sự chỉ dẫn cho họ,
chứng không nhằm dấu diếm chân lý.
Ngôn ngữ của con người có hạn chế
Mỗi đồng tiên đều có hai mặt. Về mặt nầy người bình thường có thể hiểu
được, Kinh Thánh vì nó được viết bằng ngôn ngữ bình thường. Nhưng về
mặc khác, làm thế nào một Đức Chúa Trời vô hạn có thể giải bày được chân
lý vô cùng cho con người bị giới hạn? Bởi vì con người bị giới hạn cho nên
ngôn ngữ của họ cũng có hạn chế. Chúng ta nói rằng Đức Chúa Trời đã hòa
nhập với con người. Nghĩa là Ngài bày tỏ lẽ thật thiêng liêng ở một hình
thức đơn giản nhất để con người có thể hiểu được ở một mức độ nào đó. Bạn
không thể hiểu mọi thư cần phải hiểu về Đức Chúa Trời. Nhưng bạn có thể
hiểu những điều thiết yếu đối với bạn về Ngài.
Sách RoRm 1:20 cho ta thấy Đức Chúa Trời đã tạo dựng thiên nhiên với ý
định giúp con người hiểu được Ngài là như thế nào ! và để giúp cho con
người vượt qua những giới hạn của ngôn ngữ và sự hiểu biết của con người,
Kinh Thánh sử dụng theo nghĩa bóng để minh họa thật là khó đối với chân
lý.
Để hiểu được Đức Chúa Trời là như thế nào? Kinh Thánh nói rằng Đức
Chúa Trời là Thần Linh (GiGa 4:24). Nhưng Ngài có quyền năng vô hạn về
hành động thị giác, thính giác. Một vài bản dịch Kinh Thánh đã sử dụng từ “
đôi mắt” khi họ muốn nói đến quyền năng thấy được mọi thứ của Ngài. Họ
sử dụng từ “ cánh tay phải” khi nói đến quyền năng hành động của Ngài.
Những lời diễn đạt này nhằm giúp ta hiểu, chứ không nhằm hướng dẫn
chúng ta vào cách suy nghĩ sai lệch rằng Đức Chúa Trời cũng như chúng ta
là một thực thể bị hạn chế Đức Thánh Linh biết những hạn chế của con
người Ngài đã dùng ngôn ngữ theo cách nghĩa đen và nghĩa bóng để giúp
cho con người nắm được lẽ thật.
8. Trả lời những câu hỏi sau bằng những từ ngữ của phần trên.
a. Từ ngữ nào được dùng để diễn tả ngôn ngữ sử dụng thông thường?.
...............................................................................................
b. Cách nói của Chúa Jêsus rằng “ Sông nước hằng sống sẽ chảy trong lòng
mình” được sử dụng bằng hình thức ngôn ngữ nào?
...............................................................................................
c. Từ nào mô tả Lẽ Thật của Đức Chúa Trời vượt xa tầm hiểu biết của chúng
ta?
...............................................................................................
Sự bày tỏ liên tục
Mục tiêu 6 : Giải thích quan niệm về “Sự Bày Tỏ Liên Tục ”.
Đức Chúa Trời không chỉ hòa hiệp chính mình nếu con người không nhìn
thấy được, không nếm được, không cảm thấy được, hoặc không nghe được,
thì không có điều gì là thực hữu đối với họ. Tội lỗi đã cắt đứt mối quan hệ
của con người với Chúa. Tình yêu thương và lòng nhân từ vô biên của Đức
Thánh Linh vận hành từng bước vào lương tâm con người. Người Ysơraên
phải được chọn làm một bài học sống động. Luật lệ phải đuợc ban bố. Kế
hoạch của Đức Chúa Trời phải được thực hiện qua nhiều năm trong lịch sử.
Ngài đã tìm ra những con người đặc biệt như Apraham và Môise là những
người bén nhạy với tiếng của Ngài. Ngài đã sai phái những tiên tri rao giảng
lời Ngài. Cuối cùng, “ Khi kỳ hạn đã được trọn” (GaGl 4:4) Đức Chúa Trời
bèn sai con Ngài, Chúa Jêsus Christ. Bởi sự chết của Chúa Jêsus trên thập tự
giá, Ngài đã bắc chiếc cầu cho con người để trở lại cùng Đức Chúa Trời.
Qua những sự việc đó, Đức Chúa Trời đã cho con người càng biết nhiều
thêm về chính Ngài. Sự bày tỏ này được gọi là liên tục, bởi 2 lý do : (1)
Trước khi con người chỉ có thể tiếp nhận trong một lúc một chừng mực nào
đó của Lẽ Thật mà thôi và (2) Tội lỗi đã làm cho con người không đến gần
với Đức Chúa Trời. Esai đã hiểu điều này khi ông nói về việc dạy dỗ “ Phải
giềng mối thêm giềng mối, giềng mối thêm giềng mối, hàng thêm hàng,
hàng thêm hàng, một chút chỗ này, một chút chỗ kia !” (EsIs 28:10). Nhờ sự
mặc khải liên tục này Đấng Cứu Chuộc được thấy rõ nét hơn trong Tân ươc
hơn là trong Cựu Ước.
9. Hãy khoanh tròn mẫu tự trước mỗi lời diễn đạt đúng.
a) Con người có thể hiểu mọi điều cần biết liên quan đến Đức Chúa Trời.
b) Tâm trí con người có kỷ năng bị hạn chế trong việc hiểu lẽ thật thiên
thượng.
c) Đức Chúa Trời có đôi mắt giông như chúng ta.
d) Ngài có một nhãn quan bao quát và vô biên.
e) Trong suốt lịch sử Kinh Thánh, Đức Chúa Trời đã bày tỏ chính mình Ngài
càng lúc càng nhiều hơn cho con người.
Kinh Thánh Diễn giải Kinh Thánh.
Mục tiêu 7 : Định nghĩa mạch văn liên quan đến diển giải Kinh Thánh .
Một giáo sư Kinh Thánh đã nói ; “ Kinh Thánh chính là lời dẫn giải hay nhất
của bản thân nó”. Người ấy muốn nói rằng khi gặp một đoạn Kinh Thánh
dường như khó hiểu, bạn nên tìm những câu Kinh Thánh khác để soi rọi giải
thích nó. Nơi tra cứu đầu tiên chính là ngay trong mạch văn trực tiếp. Bạn đã
thấy trong bản chú giả từ ngữ rằng mạch văn nghĩa là “ Tất cả những từ nằm
chung quanh một đoạn”. Không cần phải nói là điều này làm nên sự quen
thuộc đối với toàn bộ Kinh Thánh. Bài này đã nhấn mạnh về việc học, bởi vì
hành động tập trung nghiên túc là cần thiết cho việc đào sâu lời Ngài. Càng
làm quen nhiều với Kinh Thánh, càng dễ tìm ra những câu, những đoạn giải
thích, soi sáng các đoạn khác.
Học giống như một viên sỏi thả vào mặc nước yên tỉnh. Nó tỏa ra những
vòng tròn lan rộng. Những từ đơn độc phải được giải thích trong ánh sáng
của câu, câu trong ánh sáng của tiết, tiết trong ánh sáng của phân đoạn
v..v..và v..v... Ở điểm rộng nhất, toàn bộ Kinh Thánh soi rọi cho những phần
của nó, Tổng thể Kinh thánh là mạch văn tổng quát và là người dẫn đường
cho việc hiểu mỗi phần cá biệt của nó. Những tín lý quan trọng không có thể
chỉ đưa vào vài câu Kinh Thánh mà không có sự hổ trợ khác trong Kinh
Thánh. Điều này không có nghĩa là tín lý đó sai, mà đơn thuần là không đủ
để hiểu.
11. Giải thích mạch văn trực tiếp và mạch văn tổng quát liên quan đến “
Kinh Thánh diển giải Kinh Thánh”.
...............................................................................................
Đây là một lời thận trọng, có người cho rằng bất cứ một lý thuyết hoặc một
giáo lý nào cũng đều được Kinh Thánh chứng minh. Con người đã gắng sức
“ chứng minh. Những quan điểm sai trật bằng cách xem kỷ Kinh Thánh để
tìm thấy một câu tương tự nói những gì mình đang suy nghĩ.
Ví dụ một lần nọ, một phụ nữ đã nói với tôi rằng Kinh Thánh dạy về sự
LUÂN HỒI. Bởi tôi biết rằng Kinh Thánh không dạy điều này, tôi có hỏi bà
ấy tìm được điều này ở đâu? Bà ta trả lời bằng cách trích dẫn một số câu
Kinh Thánh ( đồng thời trích dẫn sai một số câu khác) có liên quan đến cuộc
sống sau khi chết. Người phụ nữ này đã đưa ý nghĩ sai của mình vào Kinh
Thánh thay vì kiểm tra lại chính xác xem Kinh Thánh đã nói gì. Đọc và đối
chiếu Kinh Thánh với Kinh Thánh một cách cẩn thận sẽ cho thấy rõ ràng
Chúa Jêsus đã cứu mỗi cá nhân chúng ta Ngài biết rõ tên của từng con chiên
một của Ngài. Chúng ta sẽ thừa kế được sự sống vĩnh hằng với Ngài sau khi
chết. Điều này không giống như trong lý thuyết sai lệch về sự luân hồi.
Sự Hài Hòa Cơ Bản Của Toàn Thể.
Mục tiêu 8 : Trình bày chủ đề chính tìm thấy Được trong suốt Kinh Thánh.
Sự hài hòa của Tất cả các sách trong Kinh Thánh .
Bạn có thể sử dụng mạch văn để giúp mình hiểu Kinh Thánh. Trên con
đường từ một câu riêng lẽ cho đến sự tập hợp của các sách chỉ thể hiện một
hệ thống chân lý mà thôi. Thật ra bạn cần phải sử dụng toàn bộ hệ thống
chân lý để diễn giải từng phần đơn lẻ. Đây là một trong những chứng cớ đầy
sức thuyết phục về sự mặc khải. Các sách của biết bao nhiêu người viết ra
trải qua nhiều thời kỳ lịch sử vẫn hài hòa với nhau. Chìa khóa dĩ nhiên là
chính Đức Thánh Linh là tác giả đích thực. Con người chỉ là công cụ viết ra
mà thôi.
Nhiều chủ đề được tìm thấy trong suốt Kinh Thánh. Nhưng điều chỉnh yếu là
sự Cứu chuộc qua Đấng Christ. Kinh Thánh Cựu ước nói về Ngài bằng
những biểu tượng và lời tiên tri. Kinh Thánh Tân ước ghi lại đời sống, sự
chết, sự phục sinh và sự thăng thiên của Ngài. Chúa Jêsus đã phán Kinh
Thánh Cựu Ước đều nói với Ngài. Sau khi Chúa Jêsus đã phục sinh, Ngài đã
dạy 2 môn đồ trên con đườn đến Em -ma - út “ Đoạn, Ngài bắt đầu từ Môise
rồi kế đến mọi Đấng tiên tri mà cắt nghĩa cho hai người đó những lời chỉ về
Ngài trong cả Kinh Thánh” (LuLc 24:27)
Sự thống Nhất Về Ý Nghĩa .
Thống nhất về ý nghĩa nhắc chúng ta rằng Kinh Thánh không hề có sự mâu
thuẫn. Chúng ta phải cẩn thận đừng áp đặt ý nghĩ chủ quan của mình vào
Kinh Thánh và cố gắng tìm chứng cớ cho ý nghĩa đó. Cái hướng đúng đắn là
hãy để từ ngữ tự nói lên ý nghĩa của chúng. Khi nghiên cứu kỷ một câu Kinh
Thánh ý nghĩa thật sẽ tự thoát ra. Ý nghĩa đó có thể hoặc không có thể đúng
theo ý nghĩa mà bạn mong muốn. Đức Chúa Trời đã cảm thúc người viết
Kinh Thánh. Đức Chúa Trời không tự mâu thuẩn với chính Ngài cho nên
Kinh Thánh cũng không có sự mâu thuẫn. Nếu có đoạn Kinh Thánh nào đó
tưởng chừng như mâu thuẫn với đoạn khác, là do người đọc thiếu thông hiểu
hoặc thiếu chỉ dẫn. Đối với trường hợp như thế, hãy luôn chừa sự suy xét
cho đến khi sự sáng chân lý soi rọi trên vấn đề của bạn.
12. Hãy khoanh tròn mẫu tự trước mỗi lời diễn đạt đúng.
a) Có một hệ thống chân lý được bày tỏ trong toàn bộ Kinh thánh.
b) Chủ đề của sự Cứu Chuộc chỉ có thể tìm thấy trong Tân ước.
c) Chúa Jêsus dạy rằng Cựu Ước chứa đựng Lẽ Thật về Ngài.
d) Bạn phải rút lấy ý nghĩa từ một đoạn Kinh Thánh hơn là lấy ý nghĩa chủ
quan áp đặt vào Kinh Thánh.
e) Kinh thánh dạy về thuyết Luân Hồi ( đầu thai)
f) Kinh Thánh không hề tự mâu thuẫn.
TỔNG LƯỢC CỦA BÀI HỌC
Mục tiêu 9 : Liệt Kê Ba đề tài Chính yếu được trình bày trong bài học nầy .
Sở dĩ phần này có tiêu đề là tổng lược vì các phần sau đây trình bày những
chủ để chính yếu trong bài học.
Kỷ thuật hỏi và trả lời .
Khi bạn đã đọc suốt bài học này, bạn đã áp dụng một phần nào cách học
Kinh Thánh bằng phương pháp đặt câu hỏi và trả lời ( trong bài 1,3 và
4).Một phương cách hữu hiệu để nhận được ý nghĩa chính xác từ một đoạn
Kinh Thánh. Kinh Thánh sẽ tự chứng minh cho mình khi những câu trả lời
hiện ra. Đều nằm trong việc biết cách đặt những câu hỏi đúng đắn. Kỷ thuật
hỏi đáp là một công cụ cơ bản trong việc học Kinh Thánh.
Những nguyên tắc diễn giả - Kinh Thánh.
Bài 1 đã cho ta kiến thức cơ bản để diển giải Kinh Thánh. Bài 3 đề cập đến
một số nguyên tắc hoặc quy luật cơ bản diển giải Kinh Thánh một cách chi
tiết hơn. Những nguyên tắc cơ bản này đã được tìm tôi và sử dụng bởi nhiều
học giả nghiên cứu Kinh Thánh trải qua nhiều thế kỷ. Điều họ quan tâm là
chia sẻ đúng đắn hoặc là dạy dỗ sứ điệp của chân lý Đức Chúa Trời cách
chính xác. Cho nên điều quan trọng là phải hiểu rõ những nguyên tắc cơ bản
của diển giải Kinh thánh để có thể áp dụng cho tất cả các phương pháp học
Kinh Thánh.
Những phương pháp học Kinh Thánh.
Có nhiều phương pháp học Kinh Thánh, những tài liệu này chỉ đề cập đến 4
phương pháp trọng tâm của bài học là phương pháp toàn sách, thườg gọi là
phương pháp tổng hợp phương pháp này sẽ được nghiên cứu chi tiết hơn, vì
dù là phương pháp học cơ bản cho việc học Kinh Thánh. Trong bài 5,6,7 bạn
sẽ học sách Ha ba cúc với phương pháp toàn sách hoặc tổng hợp này.
Ba bài cuối sẽ tập trung mỗi bài vào một phương pháp khác nhau. Bài 8 sẽ
dạy về phương pháp lược sử sách Amốt. Bài 9 sẽ sử dụng phương pháp đề
tài trong thơ Ephêsô. Bài 10 sẽ áp dụng bằng phương pháp khẩn nguyện
trong thơ tín Philíp. Kỷ thuật học và những phương pháp trình bày ở đây
phải trở thành công cụ của bạn để chuyên tâm nghiên cứu Kinh Thánh suốt
đời.
13. Sắp xếp phần mô tả cho phù hợp với tiêu đề.
...a. Những nguyên tắc giúp chúng ta hiểu Kinh Thánh.
...b. Tổng hợp, lược sử, đề tài và khẩn nguyện.
...c. Sự đáp ứng của việc Kinh Thánh tự nói về mình.
1. Kỷ thuật hỏi và đáp
2. Những nguyên tắc căn bản để diển giải.
3. Phương pháp học Kinh Thánh.
Mạch văn:
Từ
câu
Tiết
Chương
Sách
Toàn bộ Kinh Thánh
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CÁ NHÂN
Sau khi bạn đã ôn lại bài học này bạn hãy làm bài tập trắc nghiệm rồi sau đó
bạn hãy xem lại câu trả lời của bạn so với những câu trả lời có sẵn ở phần
cuối cuối sách nầy. Hãy học ôn lại bất cứ câu nào bạn trả lời không đúng.1.
Trong lúc học, bạn áp dụng tâm trí của mình một cách cần mẫn và nghiên
cứu từ thật kỹ các sự kiện đó là lúc bạn đang:a) Đọc một cách bất cẩnb) Đọc
một cách có kỷ luật.c) Làm việc chỉ với với những sách thật khó mà thôi2.
Nghiên cứu học hỏi Kinh Thánh là quan trọnga) Trong đời sống, đức tin và
sự phục vụ Chúa.b) Chỉ khi nào bạn muốn trở thành Mục sư.c) Chỉ khi nào
con người trở nên già.d) Chỉ để cải thiện tri thức.3. Theo Kinh Thánh, ý
nghĩa của “ mặc khải” là gì?a) Là việc Chúa làm cho conngười biết những gì
trước đây chưa được biết.b) Là sự khám phá của con người về Chúa trong
thiên nhiên?c) Là việc con người biết được Chúa bằng những giá quan của
mình.4. Một trong những từ nào sau đây KHÔNG diễn tả phẩm chất làm nên
sự khác biệt giữa Kinh Thánh và mục tiêu của các sách khác?.a) Mặc khảib)
Siêu nhiênc) Tự nhiênd) Tâm linh5. Hoàn chỉnh mỗi câu ở bên trái bằng
cách đưa vào con số thích hợp của từ ngữ ở cột phải....a. Ý nghĩa theo chữ
nghĩa của ngôn ngữ liên quan đến nghĩa ............... của từ ngữ đó....b. Con
người có thể hiểu được Kinh Thánh vì Đức Thánh Linh vận hành ở
trong.............c. Bởi vì ngôn ngữ loài người bị hạn chế trong truyền đạt Lẽ
thật thiên thượng nên Đức Chúa Trời đã bị ...... chính mình Ngài cho con
người qua những minh họa bằng ngôn ngữ hình bóng.
...d. Đức Chúa Trời Đấng Cứu chuộc được nhìn thấy trong Tân ước rõ hơn
trong Cựu Ước.............
...e. Bản thân Kinh Thánh là ...........tốt nhất.
...f. Toàn Kinh Thánh có một .............................căn bản._1. Sự chú thích
2. Sự mặc khải tiếp diễn
3. Bình thường
4. Tín đồ
5. Hòa nhận
6. Sự hài hòa.__6. Kể ra ba đề tài chính sẽ được trình bày trong tài liệu này
........................................................................................
Câu trả lời cho những câu hỏi học tập
Ghi chú : Những câu trả lời cho phần bài tập của bạn không theo số thứ tự
bình thường. Do đó bạn thấy trước câu trả lời của câu hỏi kế tiếp. Hãy dò số
của câu bạn cần tìm, và cố gắng dừng xem trước khi trả lời.
1. a. Rao giảng Lẽ Thật quở trách lỗi lầm, sửa chữa khuyết điểm và dạy dỗ
về một đời sống tốt lành.
b. Giúp cho con người có khả năng đồng thời được trang bị để làm việc
thiện.
2. b) Học Kinh Thánh đòi hỏi nổ lực hơn là đọc đơn thuần bởi vì học đòi hỏi
bạn xem xét và suy nghĩ sâu sắc về dữ liệu, sự kiện.
c) Chúng ta phải học Kinh Thánh để khám phá được ý muốn của Đức Chúa
Trời trong đời sống, đức tin và trong sự phục vụ Ngài.
3. c) Giá trị của sự ban cho của Đức Chúa Trời chỉ có được phán đoán trên
nền tảng tâm linh.
4. b) Là vô lý
5. b) Phép lạ trong Kinh Thánh phải được xem là những dữ liệu nghiêm túc
và có tính lịch sử.
c) Đức Chúa Trời là Đấng tạo dựng ra mọi thứ và mọi vật đều lệ thuộc vào
quyền năng của Ngài kể cả những vật ngoài lãnh vực thiên nhiên.
6. b) Những từ bình thường với ý nghĩa phong phú
7. a.2) Biện pháp tâm linh
b.1) Biện pháp siêu nhiên
c. 3) Biện pháp mặc khải.
8. a. Nghĩa đen
b. Nghĩa bóng
c. Vô tận
9. b) Tâm trí con người có kỷ năng bị hạn chế trong việc hiểu Lẽ Thật thiên
thượng.
d) Đức Chúa Trời có một nhãn quan bao quát và vô biên
e) Xem suốt lịch sử Kinh Thánh Đức Chúa Trời đã bày tỏ chính mình Ngài
càng lúc càng nhiều hơn cho con người.
10. Tại vì sự mặc khải tiếp diễn đã làm cho Ngài dễ được nhận ra hơn trong
Tân ước.
11. Mạch văn trực tiếp nói đến những từ ngữ xung quanh một đoạn Kinh
Thánh mạch văn tổng quát lại liên quan đến toàn bộ Kinh Thánh.
12. a) Có một hệ thống chân lý được bày tỏ trong toàn bộ Kinh Thánh.
c) Chúa Jêsus dạy rằng Cựu ước có chứa lẽ thật về chính Ngài.
d) Bạn phải rút lấy ý nghĩa từ một đoạn Kinh Thánh, hơn là lấy ý nghĩa chủ
quan của bạn áp đặt vào Kinh Thánh.
13 a. 2) Những nguyên tắc căn bản của việc diển giải.
b. 3) Phương pháp học Kinh thánh
c. 1) Kỷ thuật hỏi đáp.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH THÁNH
Trong bài 1, bạn đã được cung cấp một sách giáo khoa khái quát về nhiều đề
tài sẽ được bàn đến trong sách này. Bạn đã được biết rằng Kinh Thánh là
một sách được mặc khải. Là lời của Đức Chúa Trời, Kinh Thánh phải được
học hỏi một cách cần mẫn khác thường. Đời sống và niềm tin Cơ đốc nhân
của bạn tùy thuộc vào hiểu biết sáng suốt của Kinh Thánh.
Trong bài học nầy, bạn sẽ làm việc đặc biệt với qui trình học tập và kỹ thuật
cơ bản về cách đặt câu hỏi có hiệu quả. Đây là kỹ năng bạn cần sử dụng khi
có cơ hội hướng dẫn một nhóm học Kinh Thánh.
Khi học những bài nầy bạn nên ghi nhớ hai mục tiêu chính khiến bạn học
Lời Đức Chúa Trời : (1) Cho sự hiểu biết và tăng trưởng tâm linh cá nhân.
(2) Học để có thể chia xẻ với người khác.
Dàn ý bài học
Chuẩn bị cá nhân.
Nhu cầu học tập có phương pháp
Những bước cơ bản trong việc học Kinh Thánh.
Kỹ thuật hỏi đáp.
Những mục tiêu của bài học
Khi học xong bài nầy bạn có thể :
Có sự sửa soạn cá nhân và phương pháp học tập hữu ích hơn nhằm tăng
trưởng sự hiểu biết của bạn về Kinh Thánh.
Liên kết được nhiều loại câu hỏi về sự kiện và tư tưởng vào những bước căn
bản của việc học.
Những hoạt động học tập
Đọc phần mở đầu dàn ý bài học và mục tiêu bài học.
Xem kỹ những chữ căn bản. Nếu bạn chưa quen thuộc với những chữ ấy,
tham khảo lại ở phần chú giải từ ngữ.
Đọc suốt phần triển khai bài học, viết câu trả lời cho câu hỏi bài, và kiểm tra
lại phần trả lời của bạn.
Chuẩn bị sẵn sổ tay. Bạn sẽ phải sử dụng sổ nầy ở phần cuối của bài học và
để ghi chú.
Làm bài trắc nghiệm cá nhân vào cuối bài học.
Từ ngữ .
Tra tự điển hoặc phần chú giải từ ngữ ở phần cuối của môn học nầy thường
xuyên sẽ giúp bạn hiểu bài sâu rộng hơn. Có thể viết thêm và chú thích
nghĩa của những từ khác trong sổ tay của bạn.
Ap dụng ( apply)
Sự tương quan ( correlation)
Định rõ ( definitive)
Tập trung ( focus)
Đánh giá ( evaluate)
Am chỉ đến ( implicational)
Diễn giải ( interpret)
Có phương pháp ( methodical)
Quan sát ( observe)
Phẩm chất ( qualification)
Biện giải ( rational)
Tóm lược ( summarize)
Kỹ thuật ( technizne)
Triển khai bài học
CHUẨN BỊ CÁ NHÂN
Mục tiêu 1 : Mô tả quan điểm tâm linh và tinh thần cần thiết để học Kinh
Thánh có hiệu quả .
Mục tiêu 2 : Liệt kê những công cụ cơ bản cần thiết để học Kinh Thánh có
hiệu quả .
Tiêu chuẩn đầu tiên cho việc học Kinh Thánh là suy xét thiêng liêng. Bạn đã
khám phá ra điều nầy ở IICo 2Cr 2:14 trong bài 1. Lời của Đức Chúa Trời
không phải là loại sách chết mà sống. Đức Chúa Trời của chúng ta hiện đang
sống. Đức Thánh Linh mà nhiều thể kỷ trước đã ban thông điệp, ngày nay đã
nói với chúng ta qua Lời của Ngài. Chúa Jêsus Christ ban Thánh Linh cho
mỗi một ai tiếp nhận Ngài là Đấng Cứu Thế và Chúa của đời sống mình.
Tiêu chuẩn thứ hai của việc học Kinh Thánh là có một cá tính thiêng liêng.
Người thuộc linh sống trong sự thuận phục Đức Chúa Trời và có mối tâm
giao hoàn hảo với Đức Chúa Trời hằng sống của cách thế sống nầy được
biểu lộ qua sự tôn kính và nhạy cảm với Đức Thánh Linh của Chúa,sự nhu
mì, khiêm nhường, nhịn nhục và đức tin. Sự xưng nhận tội lỗi của mình ra sẽ
gìn giữ được bạn trong mối tương giao với Chúa Jêsus Christ. Không tuân
theo ánh sáng thiên thượng sẽ làm mất đi ánh sáng đó và thay thế điều đó
bằng sự tối tăm. Chúa Jêsus đã phán rằng bạn hữu của Ngài là những người
làm theo Lời Ngài (GiGa 15:14).
Nghiên cứu dữ kiện đòi hỏi một tâm trí nhanh nhẹn, một sự tự nguyện tập
trung. Bạn cần phải có sự nhiệt tình, một sự ước muốn nồng nhiệt việc học
hỏi Lời của Đức Chúa Trời. Việc học nói chung là buồn tẻ, tốn thời giờ, và
là công việc. Nếu bạn không tập trung để suy nghĩ sâu xa về những điều
trên, Đức Thánh Linh sẽ không thể bày tỏ lẽ thật của Ngài đến bạn được.
Trong bài 1 chúng ta đã bàn luận về tầm quan trọng của việc trích dẫn lẽ thật
từ một đoạn của Kinh Thánh, hơn là việc đưa những định kiến của mình áp
đặt vào Kinh Thánh. Nghiên cứu Kinh Thánh đòi hỏi tính chân thật và một
tâm trí. Hãy để Kinh Thánh tự nói cho bạn về chính mình.
1. Hãy đọc Mac Mc 4:24, 25. Đặc biệt ghi chú câu 25. Loại người nào sẽ
được Đức Chúa Trời ban cho nhiều hơn? Người đó có
a) Ít
b) Một điều gì đó
e) Chẳng gì.
2. Hãy suy nghĩ về 4:24-25 cùng với sự soi sáng của Đức Thánh Linh trên
Lời Ngài. Ngài có một điều gì đó là người có:
a) Kiến thức
b) Của cải
c) Thánh Linh
3. Liệt kê ra ít nhất 5 tính chất được thảo luận ở trên mà có thể tìm thấy ở
một người thuộc linh.
...............................................................................................
4. Liên quan đến việc chuẩn bị cho sự nghiên cứu Kinh Thánh, Những từ
ngữ như sự nhanh nhẹn, sự tập trung, lòng ước muốn và sự chân thật nhằm
nhấn mạnh :
a) Thái độ tinh thần nhiều hơn thái độ tâm linh.
b) Thái độ tâm linh nhiều hơn thái độ tinh thần.
c) Không phải thái độ tinh thần cũng không phải thái độ tâm linh.
Công cụ để nghiên cứu Kinh Thánh rất là đơn giản. Gồm giấy viết, Kinh
Thánh của bạn, đôi mắt của bạn và thời gian là tất cả những điều cần thiết.
Có được thời gian không bị chi phối để học Kinh Thánh là điều rất quan
trọng. Nếu có thể được, khi học Kinh Thánh bạn nên ở riêng một mình với
Đức Thánh Linh, và Kinh Thánh mà thôi.
5. Để nghiên cứu Kinh Thánh bạn sẽ cần :
a) Nhiều sách và sơ đồ.
b) Ở trong nhà thờ
c) Một số công cụ rất đơn sơ.
NHU CẦU VỀ NGHIÊN CỨU KINH THÁNH THEO PHƯƠNG PHÁP.
Mục tiêu 3 : Nhận diện những đặc tính của việc học Kinh Thánh theo
phương pháp .
Theo thông thường một Cơ đốc nhân thường đến với Kinh Thánh bằng một
thái độ hời hợt. Những điều phổ quát nhất mà người thường tin và chia xẻ
với nhau chính là những điều họ được nghe giảng, những điều họ thường
nghe nói, hoặc là những điều họ đọc được từ những sách nói về Kinh Thánh.
Việc học đối với với hầu hết mọi người nếu đã có lần cố gắng học, chỉ có lẽ
là đọc ích ỏi Lời của Chúa, họ thường đọc đi lại những đoạn Kinh Thánh
quen thuộc. Người ta không dám mạo hiểm rồi bỏ những cái đã quen thuộc
để đi khám phá những lãnh địa mới. Thật không may, nhiều Cơ đốc nhân đã
bỏ suốt cả cuộc đời “ gắng chặt vào” ( locked in) một phần nhỏ của Kinh
Thánh mà họ cho là “ dễ dàng hơn” các phần khác. Họ đã bỏ đi phần lớn
những điều quí giá mà Đức Thánh Linh muốn chia xẻ với họ. Chúng ta
không nên làm theo cách thức đó. Con người bình thường có thể nghiên cứu
Kinh Thánh một cách có phương pháp.
Phương pháp là một phương cách có thứ tự trong công việc của nó. Nó là
một chuỗi tiến trình với sự theo đuổi từng bước một được tính toán để đi đến
kết thúc. Phương pháp không làm hạn chế bạn trong sự sử dụng tư tuởng của
mình, những còn là một cái khung để hướng dẫn bạn học. Nghiên cứu một
cách có khoa học sẽ cho bạn một chương trình hành động, hướng nổ lực của
bạn để mục tiêu cuối cùng.
Đức Thánh Linh có thể sử dụng việc học có phương pháp không? Ngài chắc
có thể sử dụng và đang sử dụng. Khi bước vào phần phương pháp tổng hợp
bạn sẽ học được những từ ngữ và ý niệm có vẻ mới đối với bạn. Bạn sẽ học
về một số tiến trình phải theo trong khi nghiên cứu. Điều là những điều
hướng dẫn cách rút ra lẽ thật từ Kinh Thánh. Đức Thánh Linh soi sáng chân
lý chứ không soi sáng quan điểm sai lệch. Sự soi rọi chân lý của Đức Thánh
Linh cũng tương tự như tác dụng mặt trời ( nắng) và mưa làm nên mùa màng
cho nông dân từ những hạt mầm sống. Và cũng giống như việc làm có
phương pháp của người làm nông ( trồng trọt, cày cuốc, thu hoạch) sẽ giúp
cho tác dụng của nắng và mưa đối với thu hoạch, việc học có phương pháp
của chúng ta cũng giúp cho việc tiến nhận chân lý bởi Đức Thánh Linh.
6. Khoanh tròn mẫu tự nào mô tả về việc học tập có phương pháp ?
a) là một cách học theo thứ tự.
b) là việc nghiên cứu hướng nổ lực của bạn đến mục tiêu.
c) là việc chỉ nghiên cứu những đoạn quen thuộc.
d) là việc học một cách vụng về (hời hợt)
e) là một tiến tình dẫn đến kết thúc.
NHỮNG BƯỚC CĂN BẢN TRONG VIỆC HỌC KINH THÁNH.
Mục tiêu 4 : Liệt kê 6 bước căn bản trong việc học Kinh Thánh .
Mục tiêu 5 : Nhận diện những ví dụ đúng về những hoạt động đi kèm với
từng bước .
Có vài bước căn bản trong việc học Kinh Thánh là nền tảng cho việc học nói
chung. Những bước nầy là rất hữu ích cho mỗi phương pháp học. Đó là nhận
xét, diễn giải, tóm lược, đánh giá, áp dụng và tương quan. Hãy đọc những
bước nầy vài lần và viết ra để có thể ghi nhớ.
Phần nầy sẽ giúp bạn định nghĩa 6 bước căn bản nầy. Phần tiếp theo Kỹ
thuật hỏi và đáp sẽ giải thích chi tiết hơn, và chỉ cách áp dụng thực tế trong
việc học Kinh Thánh. Trong 6 bước, 2 bước đầu là cốt yếu, nghĩa là tầm
quan trọng rất lớn. Nếu 2 bước nầy ( nhận xét và diễn giải) được hoàn thành
tốt, những bước sau sẽ tự tiến hành cách dễ dàng. Bởi lý do đó cần phải xem
nặng hai bước đầu tiên.
Khi bắt đầu áp dụng những bước nầy vào Kinh Thánh, hãy nhớ rằng sẽ gặp
một số lầm lẫn lên nhau. Ví dụ : bước áp dụng và tương qua là rất gần nhau,
có lúc cả hai lại nhập thành một. Nhưng chúng ta nên tách ra làm hai để hiểu
rõ hơn.
Nhận xét đơn giản chỉ có nghĩa là tự hỏi mình : “ Kinh Thánh nói điều gì?
Rudyard Kipling đã viết ra bài thơ bốn câu sau đây :
Tôi có 6 người hầu trung tín
Đã dạy tôi mọi thứ tôi cần.
Tên họ là “ cái gì”, “ ở đâu”, “ Khi nào”
“ Cách nào?”, “ Tại sao?” và “ai”
Bây giờ nếu bạn chưa đưa 6 câu hỏi trên vào Kinh Thánh thì bạn sẽ đạt được
những điều mình đang tìm kiếm. Đó là những dữ kiện. Bạn cần phải trả lời
những câu hỏi “ Cái gì?”, “ Ở đâu”, “ Khi nào?”, “ Cách nào?”, “
Tạ************************
*************************************************************
*************************************************************
*********************************
*************************************************************
*************************************************************
*************************************************************
*************************************************************
************************************
*********************************************** phải đang diễn
giải khi bạn ghi ra những nhận xét nầy. Diễn giải là bước thứ nhì trong việc
học Kinh Thánh. Đối với một đoạn Kinh Thánh bước đầu là phải nhận xét
xem Linh Thánh nói điều gì? Bạn phải hỏi Kinh Thánh những câu hỏi về dữ
kiện ( sẽ được bàn thêm ở bài học nầy). Đây là công việc “ dọn nền” cho
việc học Kinh Thánh. Bạn sẽ phải tìm ra những chi tiết. Công việc này có
khi tẻ nhạt. Phải tuân thủ việc chỉ hoàn toàn nhận xét và nhường sự phán
đoán trong việc diễn giải cho đến khi bạn đã nắm được tất cả các dữ liệu
trong tay việc này hơi làm bạn chán ngắt bởi bạn thường muốn diễn giải
ngay.
7. Liệt kê theo thứ tự 6 bước căn bản trong việc học theo thứ tự đã được đề
cập đến.
...............................................................................................
...............................................................................................
8. Chọn những từ ở cột bên phải cho thích hợp với câu cột bên trái.
...a. ................. có nghĩa là tự hỏi mình “ Kinh Thánh nói gì?”
...b. Cái gì? Ở đâu? Ai? là những câu hỏi sẽ giúp bạn nhận được ............ từ
Kinh Thánh.
...c. ................. sẽ được thực hiện ngay sau khi việc nhận xét tẻ nhạt được
hoàn tất_1. Tương quan
2. diễn giải
3. Nhận xét
4. Dữ liệu
5. Ap dụng__
Một khi bạn đã ghi nhận xong một cách kỷ lưỡng bạn đã có được một thực
thể dữ liệu để làm việc. Bạn nắm được tên tuổi, nơi chốn, hoàn cảnh, lý do
và biết được tại sao sự việc được nói lên hoặc diễn biến. Sau khi đã làm
xong việc ghi nhận, bạn sẽ hỏi. “ Điều đó nói lên ý nghĩa gì? và nếu bạn
không học từ cách tự hỏi câu hỏi nầy, sẽ không thể nào đi đến việc diễn giải
nêu lên câu hỏi. Điều này có ý nghĩa gì? Nghĩa là diễn giải cố gắng nhận rồi
ý nghĩa của những điều mà tác giả đã nói.
Phần tiếp theo kỷ thuật hỏi và đáp, sẽ đề cập thẳng đến loại câu hỏi diễn giải.
Nhưng câu hỏi “ Việc này nói lên điều gì? là câu căn bản cho các loại câu
hỏi ý nghĩa ở đây rất gắn liền với sự định nghĩa. Tôi xin phép được nhắc nhở
ở đây là bạn phải cố gắng hiểu nghĩa bình thường của từ ngữ trong Kinh
thánh. Nếu có điều kiện tra tự điển cũng rất có ích. Nếu bạn gặp phải những
từ không hiểu hãy cố gắng tìm kiếm để tìm rõ ý nghĩa.
9. Việc diễn giải quan hệ nhiều nhất với
a) Thâu thập dữ liệu
b) Tìm hiểu ý của người viết muốn nói
e) Hỏi ở đâu? Khi nào? và như thế nào?
Tóm lược có nghĩa là tổng kết. Trong việc học Kinh Thánh điều này có
nghĩa là trình bày những điểm chính cùng những chi tiết kèm theo một kết
luận vắn tắt. Giá trị của việc tóm lược ở chỗ nó tập trung vào những nguyên
tắc chính yếu của chân lý từ trong bất cứ đoạn Kinh Thánh nào được đưa ra.
Ở phần tóm lược bạn thấy được cái toàn thể ở trong hình thể cô đọng. Đó
chính là bước sau cùng trong tiến trình diễn giải.
Có nhiều cách trình bày phần tóm lượng. Có khi sử dụng biểu đồ hoặc sơ đồ
có khi phát hiện từ việc ghi nhận viết lại hình thể đọc hơn. Nhưng sự sắp xếp
phải bộc lộ được những ý chính và những chi tiết. Bởi sách này có hạn nên
phần tóm lược của bạn phải được hoàn thành trong một hình thức dàn ý đơn
giản những phần tóm lược này đôi khi được trình bày ở dạng sơ đồ hoặc
biểu đồ?
10. Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi lời liên quan đến việc tóm lược.
a) Phải luôn được đặt trong một sơ đồ.
b) Phải luôn trình bày được ý chính cùng chi tiết bổ sung
c) Có thể được trình bày ở dạng sơ đồ hoặc biểu đồ
d) Đó là các toàn thể ở trong một hình thể cô động.
Sự định giá liêu theo nghĩa trong sách này KHÔNG NÓI đến điều bạn thích
hay không thích. Khi định giá là bạn đang cố gắng xác định cái mình đang
đọc có phải là một nguyên tắc vĩnh hằng hay là một tập quán bản xứ chỉ áp
dụng trong hoàn cảnh địa phương trong thời đại viết Kinh Thánh. Bạn sẽ hỏi
chính mình phải chăng điều mà tôi đang đọc là một nguyên tắc vĩnh hằng
phổ quát cho tất cả mọi người? hoặc là trường hợp này chỉ dành cho trường
hợp đặc biệt này mà thôi?
Giả sử bạn đang đọc I Côrinhtô đến đoạn nói về người đàn bà và mái tóc của
mình đối vơi người đàn bà cắt tóc đi có sai hay không? Sai ở mọi nơi và
trong mọi thời đại hay sao? Hay là điều này chỉ tùy thuộc vào văn hóa của
địa phương? Nghĩa là trong nền văn hóa của các vùng đất ở thời Kinh Thánh
như Kinh Thánh đã nói có phải đó là điều không cần phải đem áp dụng rộng
rãi hay không? Đây là kết luận mà tự chính bạn phải định giá. Hoặc là, trong
một đoạn Kinh Thánh khác nếu bạn đi đến kết luận là việc thờ hình tượng
đang phổ biến khắp nơi và luôn là sai quấy là điều có giá trị toàn cầu và vĩnh
cửu. Những kết luận này phải được rút ra trên nền tảng của những gì bạn
phát hiện được trong quá trình nhận xét diễn giải và tóm lược. Nếu bạn có
thêm tài nguyên khác, thì đây sẽ là bước tham khảo thêm ở những sách khác
như tập quán thời Kinh thánh Thánh Kinh tự điển và sách giải nghĩa Kinh
Thánh. Nếu không có điều kiện, bạn sẽ gặp hạn chế trong việc kết luận
những vấn đề ngoài lề như trên một cách chắc chắn bởi thiếu thông tin. May
mắn là, bạn có thể có những phán đoán đúng, là tất cả những điều cần thiết
trên nền tảng Kinh Thánh.
Ngay cả những sự việc dự định nói về một tình huống địa phương đặc biệt
vẫn dường như có một nguyên tắc vĩnh hằng ở đằng sau. Ví dụ trong việc
nghiên cứu I Côrinhtô 8 bạn kết luận rằng bạn ăn hay không ăn thịt cúng tế
cho các hình tượng là một vấn đề liên quan đến sự văn hóa trong một hoàn
cảnh địa phương nhất định thì cũng không phải từ đó suy ra là bạn có thể ăn
tất cả những thức ăn nào bạn muốn. Trong I Côrinhtô 8 thái độ của Phaolô là
không nên ăn vật phẩm đã cúng hình tượng mặc dầu ông chỉ nói theo ông,
vấn đề không có gì là quan trọng. Trong tình huống này, nguyên tắc trường
cửu chính là sự tôn trọng đối với tha nhân. Trong mỗi nền văn hóa, có những
tình huốn quan hệ đến sự tôn trọng đối với tha nhân những tình huống mà
trong đó con người làm hoặc không làm gì đó không phải là một nguyên tắc
vĩnh hằng, những chỉ là vi phạm đến khung cảnh văn hóa ấy. Cho nên để
tuân theo nguyên tắc vĩnh hằng của kính trọng mọi người, Cơ đốc Nhân phải
thay đổi tư cách đạo đức của mình hầu tránh đi những xúc phạm đến anh em
đồng đạo.
11. Trong việc đánh giá những tình huống thời đại Kinh Thánh, những tập
quán địa phương.
a) Ít áp dụng trực tiếp vào đời sống con người bằng những nguyên tắc vĩnh
hằng.
b) Ap dụng vào đời sống con người như những nguyên tắc vĩnh hằng.
c) Ap dụng vào đời sống con người nhiều hơn những nguyên tắc vĩnh hằng.
Sự áp dụng quan hệ mật thiết với sự đánh giá. Sau khi phát hiện một nguyên
tắc vĩnh hằng trong Kinh Thánh, bạn phải xem mối quan hệ giữa nó với
chúng ta bằng cách đặt câu hỏi. Chúng ta áp dụng nguyên tắc như thế nào?
Để trả lời bạn phải nghiên cứu vào phán đoán tốt nhất của mình và sự soi
sáng của Đức Thánh Linh là Đấng sẽ dẫn đắt bạn khi bạn tìm kiếm Chúa để
biết ý muốn của Ngài.
Sự tương quan chỉ đơn thuần là đặt câu hỏi “ việc này ăn khớp với toàn bộ
Kinh Thánh như thế nào? Trong bài 1 bạn đã biết rằng có một sự hài hòa cơ
bản trong toàn bộ Kinh thánh. Bạn phải xem xét toàn bộ hệ thống Lẽ Thật để
diễn giải đúng từng phần của Kinh Thánh. Chứng cớ kỳ diệu của sự mặc
khải là văn bản thì do nhiều người viết với khoảng cách về không gian và
thời gian rất xa nhau nhưng lại hài hòa với nhau. Sự tương quan là bước
nghiên cứu mà dữ liệu cơ bản này phải được sử dụng đến.
Đức tin nói rằng tất cả mọi điều trong Kinh Thánh đều khớp với nhau. Nếu
có điều gì đó khác trong Kinh Thánh nói về một vấn đề nào đó và tư tưởng
thể hiện nó dường như nói về một điều khác đối với bạn, tức là đã có chỗ
không đúng. Bạn phải suy nghĩ lại nghiên cứu lại vấn đề, và cầu xin sự soi
sáng đặc biệt thêm từ nơi Chúa. Bước tương quan cố gắng hài hoà mọi thứ
trong một toàn cảnh về Kinh Thánh bằng cách hỏi những câu hỏi như là “
thư tín Galati quan hệ với thư tín Rôma như thế nào?
12. Chọn câu trả lời đúng ở cột bên phả. ( Bạn có thể có hơn câu trả lời).
...a. Bước nào rất gần với bước đánh giá?
...b. Bước nào cố gắng kết hợp mọi thứ trong một hoàn cảnh Kinh Thánh?
...c. Bước nào nhấn mạnh rằng một tư tưởng với toàn bộ Kinh Thánh cần
phải được nghiên cứu lại/
...d. Bước nào xem xét mối quan hệ giữa một nguyên tắc chân lý vĩnh hằng
được khải thị với đời sống chúng ta hiện nay?_1. Tương quan
2. Tóm lược
3. Ap dụng__
KỶ THUẬT HỎI ĐÁP
Mục tiêu 6 : Nhận diện 4 loại câu hỏi sự kiện và liên hệ chúng với những
bước cơ bản trong việc học Kinh Thánh.
Mục tiêu 7 : Nhận diện 3 loại câu hỏi tư duy và liên hệ chúng với những
bước cơ bản của việc học Kinh Thánh.
Chúa Jêsus đã sử dụng các câu hỏi với một tài nghệ bậc thầy. Bạn có thể tìm
thấy một ví dụ trong sách Mác chương 3. Trước khi Chúa Jêsus chữa lành
người đàn ông bị teo tay. Ngài đã nói chuyện với những người đứng xem?
Ngài biết rằng tại đó những người rình xem. Ngài đang chờ cơ hội để tố cáo
Ngài phá vỡ ngày Sa bát. ngài hỏi “ Luật pháp cho phép chúng ta làm việc gì
trong ngày Sa bát? Giúp đỡ hay làm hại, cứu mạng người hay tiêu diệt mạng
người?”
Những câu hỏi của Ngài đã làm được hai chuyện. Đầu tiên, chúng ta thấy
luật pháp đã trở nên tồi tệ thế nào khi ngăn cấm giúp đỡ người khác trong
ngày Sabát, Thứ hai là nó đưa ra một nguyên tắc vĩnh cửu : Giúp đỡ luôn
luôn tốt hơn làm hại, cứu mạng tốt hơn là hủy diệt mạng người. Những
người đã quá giận dữ đến nỗi không trả lời được câu hỏi của Chúa Jêsus.
Ngài đã nói lên quan điểm của Ngài qua việc sử dụng những câu hỏi đó.
Những câu hỏi tốt phải đi kèm với câu trả lời thích ứng. Một câu hỏi mà có
thể trả lời được lòng hoặc “ không” thường không đem lại hiệu quả rất tốt
trong việc học tập. “ Luật pháp của chúng ta đã cho phép chúng ta làm gì
trong ngày Sa bát?” là loại câu hỏi đưa ra suy nghĩ con người bước về hàng
trăm luật lệ phù phiếm đã được tạo nên từ nhiều năm qua. Những luật lệ đó
dường như là của Đức Chúa Trời, nhưng thật ra nó chỉ là những lời truyền
khẩu của con người và chẳng liên quan gì đến luật pháp của Đức Chúa Trời.
Một câu hỏi hay của Chúa có hiệu quả bằng một lời giảng đạo.
Bạn sẽ thâý 7 câu hỏi cơ bản ( 4 dữ kiện và 3 tư duy) xuyên suốt những
bước cơ bản trong việc học Kinh Thánh tên chúng nó vẻ hơi lạ đối với bạn
nhưng bạn sẽ khám phá chúng rất gần gũi với những nguyên tắc mà bạn đã
học.
Khi chúng ta bắt đầu phần đặt câu hỏi này và áp dụng nó vào Kinh Thánh.
Bạn hãy dành một trang sự với những cột chia ra như sau.
_Căn bản kỷ_thuật hỏi đáp___Loại câu hỏi_Tham khảo_Hỏi _Đáp_______
Trong những bài tập trong 7 bài dưới đây bạn sẽ được cung cấp một định
nghĩa của từ loại câu hỏi, mẫu trưng dẫn cho từng loại câu hỏi, một hoặc
những câu hỏi tham khảo và câu trả lời cho từng câu hỏi. Bạn hãy điền vào
trang giấy trong sổ tay dùng những mẫu này làm hướng dẫn, và ghi vào các
cột trên. Nhớ viết câu hỏi ra trước khi xem phần gợi ý trả lời.
Loại câu hỏi dữ kiện nào là : (1) nhận diện ( 2) loại câu trạng thái ( 3) Loại
câu thời gian ( 4) loại câu về nơi ch chốn. Những câu này dùng để hỏi, khi
nào? và ở đâu?
(1) Loại câu hỏi nhận diện : Hỏi AI và GÌ. Đây là những câu hỏi thuộc về
quan sát chúng ta đã thâu thập những dữ kiện và giúp chúng ta nhớ, có thể
biến thể trong mỗi câu tùy thuộc vào đoạn Kinh thánh mà bạn đang học. Ví
dụ “ Ai” có thể trở thành Ai đang nói Ai” đang nghe “ Ai đang được nói
đến? “ Ai sẽ chịu ảnh hưởng lời những điều đã nói” “ Cái gì đang được làm”
“ Cái gì đang được hoàn thành” “ Từ ngữ nào đang được sử dụng”.
Loại câu hỏi Ai trong Kinh Thánh không luôn giống nhau và cũng tương tự
như loại câu hỏi “ cái gì” câu hỏi là những công cụ để thu thập sự kiện. Khi
làm việc với công cụ bạn phải chọn những loại nào thích ứng cho công việc,
Ví dụ khi cắt trái cây bạn dùng dao nhỏ. Khi đốn nhánh cây bạn dùng công
cụ khác. Loại câu hỏi dữ kiện là công cụ thích hợp, nhưng không cần thiết
sử dụng mỗi loại cho mỗi trường hợp. Ví dụ nếu chẳng có nơi chốn nào thì
không cần dùng loại câu hỏi về nơi chốn. Bạn nên dùng cái gì thích hợp thôi.
Mẫu câu tham khảo cho phần này là ở sách Phi Pl 1:12-14. Đoạn Kinh
Thánh này được sử dụng vì nó có khả năng cho được 1 ví dụ đối với mỗi
loại câu hỏi.
13. Dưới của PHẦN LOẠI CÂU HỎI trong sổ tay của bạn hãy viết nhận
diện Ai và cái gì? Ở phần THAM KHẢO viết 1:12. Ở cột CÂU HỎI viết hai
câu hỏi sau. Ai đang được đề cập đến? Người viết muốn họ viết điều gì? Bây
giờ hãy đọc 1:12 và ghi câu trả lời của bạn ở cột TRẢ LỜI.
(2) Loại câu hỏi trạng thái, HỎI NHƯ THẾ NÀO? “ Việc này được làm nên
như thế nào? bằng cách nào?”
14. Dưới cột LOẠI CÂU HỎI trong sổ tay hãy viết Bằng cách nào? Ở cột
THAM KHẢO bạn không cần phải viết Philíp từng phần sau khi đã viết nó
ở trên đầu trang rồi. Từ đây cho đến đoạn khác ở sách khác, chỉ dùng đến
ghi chú của chương và câu mà thôi. Cho nên chúng ta chỉ cần viết 1:12-14.
Ở cột câu hỏi, hãy viết những câu hỏi nầy. Tin lành đã phát triển như thế
nào? Bằng phương tiện nào? Nó rõ ràng ở mức nào? Bây giờ hãy xem xét
sách 1:12-14 và viết câu của bạn vào cột TRẢ LỜI.
(3)Loại câu hỏi thời gian. HỎI KHI NÀO? Việc này được hoàn thành khi
nào? Việc này xảy ra khi nào? Khi nào không phải luôn được trả lời bằng
một thời điểm nhất định. Đôi khi nó chỉ nhằm cung cấp sự việc quá khứ,
mới xảy ra, tương lai sắp xảy ra, hoặc sự việc này đến trước hoặc sau sự việc
khác mà thôi.
15. Dưới cột LOẠI CÂU HỎI trong sổ tay của bạn, hãy viết chữ thời gian
khi nào? trong cột tham khảo ghi 1:12-14. Trong cột CÂU HỎI viết : Việc
này đã xảy ra lúc nào? Đọc những câu Kinh Thánh trên. Bạn sẽ thấy không
nói đến ngày tháng, nhưng có một manh mối cho biết việc xảy ra đã lâu hoặc
mới vừa xảy ra. Trong cột TRẢ LỜI bạn hãy viết suy nghĩ của mình, và
manh mối nào chỉ ra câu trả lời.
(4) Loại câu hỏi vị trí. Hỏi Ở ĐÂU? Đây là câu hỏi về nơi chốn. Nơi chốn có
thể bao gồm Quốc gia, cộng đồng, nhà cửa người nào đó, vị trí địa hình như
là các ngọn núi, sa mạc v.v...
_Kỷ thuật hỏi_đáp___Loại câu hỏi_Tham khảo_câu hỏi_trả lời__Nhận diện
Ai, cái gì_1:12_Nói về Ai? Tác giả muốn biết điều gì?___
16. Dưới cột LOẠI CÂU HỎI trong sổ tay của bạn, hãy viết nơi chốn ở đâu?
Trong cột THAM KHẢO hãy viết 1:13-14. Ở cột CÂU HỎI ghi điều này
xảy ra ở đâu? Ở cột TRẢ LỜI ghi “ Nơi chốn mà bạn nghĩ rằng đã xảy ra và
lý do suy nghĩ của mình”
Những câu hỏi tư duy liên hệ đến việc diễn giải các sự kiện, khi bạn đã nâng
sự kiện đó lên ở mức độ nhận thức. Có 3 loại câu hỏi tư duy cơ bản, ( 1)
Định nghĩa nhằm giải thích. (2) Biện giải nhằm trả lời lý do tại sao. (3) Am
chỉ nhằm áp dụng cho đời sống hiện nay và nhằm tìm kiếm ra những gì được
gợi ý từng văn bản và liên hệ chi tiết với tổng thể Kinh Thánh. Bạn sẽ thấy
rằng những câu hỏi này đúng là một phần của những bước căn bản trong
việc học Kinh thánh đã nói lên.
(1) Câu hỏi đã để ý nhằm hỏi “ điều này có nghĩa gì”. Bạn để ý rằng một
điều gì đã được đề cập đến. Câu hỏi kế tiếp “ Bây giờ tôi đã thấy điều gì đó
đã được đề cập đến nhưng điều đó có nghĩa gì?”. Một câu hỏi định nghĩa yêu
cầu một câu trả lời giải thích. Phần giải thích có thể rút ra bằng từ, câu nói,
bằng ngữ pháp, bằng hình thức văn học bằng cách nói và bằng ngữ cảnh
chung của bản văn.
17. Ở dưới cột LOẠI CÂU HỎI trong sổ tay của bạn, hãy viết định nghĩa ý
nghĩa? ở phần cột THAM KHẢO viết 1:13, ở cột CÂU HỎI viết ý nghĩa của
câu nhóm từ chốn công đường là gì? Bây giờ hãy đọc câu 13 và suy nghĩ
xem nó có nghĩa gì? Viết phần TRẢ LỜI vào cột trả lời.
(2) Câu hỏi biện giải, hỏi TẠI SAO? “ Tại sao điều đó được nói ra?” hoặc xa
hơn “ Tại sao
*************************************************************
*************************************************************
*************************************************************
*************************************************************
*************************************************************
*************************************************************
**************
*************************************************************
*************************************************************
******** 12 -14. Ở cột CÂU HỎI bạn viết : Tại sao Phaolô lại nói với họ
điều này? Hãy đọc câu 12 - - 14. Trả lời câu hỏi từ những câu Kinh Thánh
này, viết vào cột TRẢ LỜI.
Bạn hãy so sánh câu trả lời của mình với những điều đã được gợi ý, câu trả
lời của bạn không cần phải hoàn toàn giống như điều được gợi ý nhưng cũng
cần phải có sự tương tự.
(3) Loại câu hỏi ám chi. Hỏi “ Điều này ngụ ý gì?” Ở đây có nguyên tắc nào
cần phải được phát hiện không? Có một điều áp dụng nào không? Hãy lưu ý
lại rằng những câu hỏi này quan hệ mật thiết với những bước cơ bản trong
việc nghiên cứu Kinh Thánh; đánh giá, áp dụng và tương thông. Sự ngụ ý là
những điều không được trực tiếp nói ra trong bản văn, nhưng có thể nhìn
thấy được qua những điều được trực tiếp nói ra.
19. Dưới cột LOẠI CÂU HỎI trong sổ tay bạn, viết Am chỉ điều này ngụ ý
gì? Trong cột THAM KHẢO viết 12 -14. Ở cột câu hỏi viết : Hai ngụ ý có
thể được rút ra từ bản văn là gì? Suy nghĩ về văn bản và về những kết luận
hoặc ngụ ý mà bạn có thể rút ra được.Viết chúng vào cột TRẢ LỜI.
20. Sắp xếp những câu hỏi ở cột bên trái theo loại câu hỏi ở cột bên phải.
...a. Việc này được thực hiện thế nào?
...b. Tại sao điều này được nói đến?
...c. Có một nguyên tắc nào không?
...d. Ai liên quan đến việc này?
...e. Điều này có nghĩa gì?
...f. Điều này được xảy ra lúc nào?
...g. Điều này được xảy ra ở đâu?_1. Nhận diện
2. Trạn thái
3. Thời gian
4. Vị trí
5. Định nghĩa
6. Biện giải
7. Am chỉ
__
Bài trắc nghiệm
1. Tiêu chuẩn đầu tiên để học Kinh Thánh có hiệu quả là gì?
a) Kiến thức
b) Sự hiểu biết thuộc linh
c) Sự thông minh
2. Hai yếu tố của sự sửa soạn cá nhân cần thiết để học Kinh Thánh có hiệu
quả gì?
a) Tâm linh và tinh thần
b) Thể xác và tinh thần.
c) Xã hội và tâm linh.
3. Điều nào sau đây không diễn đạt tiêu chuẩn tâm linh cần thiết cho việc
học Kinh Thánh có hiệu quả?
a) Sự tôn kính sâu xa Đức Chúa Trời
b) Sự tuân theo lời Chúa
c) Sự thoát khỏi hoàn toàn khỏi tội lỗi
d) Sự xưng tội.
4. Sắp xếp mỗi phẩm chất (bên trái) với thái độ ( bên phải) cho phù hợp.
...a. Sự nhu mì
...b. Sự nhanh nhẹn
...c. Lòng đức tin
...e. Sự tôn kính
5. Đôi mắt và thời gian của bạn là hai trong 5 công cụ được đề cập đến để
học Kinh Thánh có hiệu quả công cụ còn lại là gì?
...............................................................................................
6. Việc học Kinh Thánh theo phương pháp bao gồm một tiến trình ngăn nắp
được sắp xếp để :
a) Loại ra tất cả những phương pháp khác.
b) Dẫn đến việc hiểu Kinh Thánh.
c) Người bình thường không thể sử dụng được.
7. Điều nào sau đây bao gồm một số bước căn bản trong việc học Kinh
Thánh?
a) Tinh thần, tâm linh và thể chất.
b) Tiến trình, phương pháp, điểm tập trung và mục tiêu.
c) Quan sát, diễn giải, tóm lược và đánh giá.
8. Quan sát, hỏi.
a) Điều này nói gì?
b) Ở đây có một nguyên tắc bất biến nào không?
c) Điều này nghĩa là gì?
9. Diễn giải, hỏi.
a) Điều này nói gì?
b) Ở đây có một nguyên tắc bất biến nào không?
c) Điều này nghĩa là gì?
10. Sắp xếp cột bên trái cho phù hợp với cột bên phải.
...a. Định nghĩa, biện pháp, ám chỉ.
...b. Nhận diện, trạng thái, thời gian, vị trí._1. Loại câu hỏi sự kiện.
2. Loại câu hỏi tư__
GIẢI ĐÁP CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.
Ghi chú : Phần trả lời này không sắp theo số thứ tự bình thường, chúng được
sắp xếp để bạn nếu tình cờ nhìn vào sẽ khó phát hiện câu trả lời khi bạn hoàn
tất câu hỏi đó. Hãy tìm số thứ tự trước khi bạn đọc câu trả lời.
1.b. Một điều gì đó.
2.c. Đức Thánh Linh
3. 5 Trong 8 yếu tố sau. Sự tôn kính, sự nhạy cảm, đối với Thánh Linh. Sự
nhu mình, lòng khiêm tốn, nhịn nhục, thành tín, sự xưng tội, sự tuân theo
Đức Chúa Trời để cho họ biết rằng.
4.a. Thái độ tinh thần nhiều hơn thái độ tâm linh.
5.c. Những công cụ rất đơn sơ.
6. a. Một cách học theo thứ tự.
b. Việc nghiên cứu hướng nổ lực của bạn vào mục tiêu.
e. Một tiến trình dẫn đến kết thúc.
7. Quan sát, diễn giải, tóm lược, đánh giá, áp dụng, tương quan.
8. a.3. Quan sát
b.4. Dữ kiện
c. 2. Diễn giải
9. b. Tìm ra ý của tác giả muốn nói.
10.b. Phải luôn trình bày được những ý chính và những chi tiết kèm bổ sung.
c. có thể được trình bày bằng biểu đồ hay sơ đồ.
b. Đó là một toàn thể ở dạng cô đọng.
11.a. Ít áp dụng trực tiếp vào đời sống chúng ta bằng những nguyên tắc vĩnh
cửu.
12 a. 3. Ap dụng
b. 1. Tương quan
c.1. Tương quan
d.3. Ap dụng
13. Các anh em của Phaolô. Những điều xảy đến với ông đã thật sự tác động
đến sự phát triển của Phúc âm ( từ dùng có thể thay đổi).
14. Qua việc Phaolô bị giam cấm; qua việc những người anh em đã tăng
cường sự dũng cảm để rao giảng sứ điệp Phúc Am.
15. Quá khứ vừa xảy ra bởi vì một trong “ Những điều đã xảy ra” Mà Phaolô
đang nói là hiển nhiên nói đến việc từ đầu và Ong đang còn bị giam cầm.
16. Ở trong nhà tù tại Rôma việc Ong Phaolô bị bỏ tù đã được tường thuật
trực tiếp vị trí tại Rôma được thừa nhận vì đã ( kết luận này được xác nhận ở
RoRm 4:22).
17. Phaolô tường thuật rằng Ong đang bị cầm tù. Nhà tù yêu cầu phải có lính
gác. Những người lính gác này rõ ràng là thuộc lực lượng bảo vệ cho cung
điện, và do đó họ biết được việc Phaolô bị giam cầm tại cung điệ.
18. Hầu cho họ sẽ được khuyến khích bởi cách phát triển của Phúc âm. Do
đó họ có thể vui mừng với việc là lời làm chứng của Phaolô trong ngục đang
khuyến khích tín đồ nơi Ong đang ở.
19. Phaolô đang làm chứng về Chúa Jêsus cho những người lính canh. Chúa
Jêsus được tôn vinh ở bất cứ hoàn cảnh nào. Phúc âm được truyền bá ngay
trong những tình huống rất khó khăn. Số phận không tốt đối với Phaolô lúc
bấy giờ thật sự là theo ý muốn của Đức Chúa Trời. ( Còn có thể tìm ra
những điều khác, nhưng những điều trên là có ý quan trọng nhất).
20.a. 2. Trạng thái
b.6. Diễn giải
c.7. Am chỉ
d.1. Nhận diện
e. 5. Định nghĩa
f. 3. Thời gian
g.4. Vị trí
NGÔN NGỮ HÌNH BÓNG CỦA SỰ DIỄN GIẢI
Đây là bài thứ hai về diễn giải Kinh Thánh. Bạn đã học được ngôn ngữ hình
bóng nhằm giải thích một sự việc qua từ ngữ của một việc khác. Điều này
đòi hỏi kỷ năng đặt biệt trong việc diễn giải! Bài 4 sẽ giúp bạn hiểu một số
phương pháp chính yếu và ngôn ngữ hình bóng được sử dụng trong Kinh
Thánh.
Bài này sẽ cung cấp một cái nhìn mới về ngôn ngữ hình bóng như đã được
sử dụng trong những câu chuyện ngụ ngôn của Chúa Jêsus, lời tiên tri, các
điều này với biểu tượng, và thi ca của Kinh Thánh. Bốn loại này tiêu biểu
cho phần lớn ngôn ngữ trong Kinh Thánh.Đầy là phần rất giá trị không thể
bỏ quên được. Bạn không cần phải lo lắng gì khi học những phần này nếu
bạn đã nắm được tính ưu việt của từng loại.
Dàn ý bài học
Ngụ ngôn ẩn dụ
Định nghĩa
Mục đích
Những điều cần nhớ
Hiểu các ẩn dụ
Tiên tri
Định nghĩa
Những vướng mắc
Kiểu mẫu và biểu tượng
Định nghĩa
Đặc trưng các ví dụ
Ưng dụng các ví dụ
Biểu tượng
Thi ca
Được tìm thấy ở đâu
Đặc trưng của thi ca Hêbơrơ
Các mục đích của bài học
Học xong bài này bạn có thể :
Nhận diện các điều trong một tiến trình hiểu các ngụ ngôn và lời tiên tri
trong Kinh Thánh.
Miêu tả được các đặc tính của ví dụ biểu tượng và Thi ca trong Kinh Thánh.
Những hoạt động học tập .
Đọc kỷ phần giới thiệu dàn bài và mục tiêu bài.
Học biết ý nghĩa các từ mới mẽ với bạn
Học tập phần triển khai bài học và trả lời các câu hỏi theo thông lệ.
Làm bài tập trắc nghiệm ở cuối bài, xem lại phần giải đáp cẩn thận, xem lại
những câu hình ảnh trả lời chưa đúng.
Ôn lại đơn vị một ( bài 2-4) hoàn thành bản tường trình của đơn vị một, sau
đó gửu về người hướng dẫn ICI của bạn.
Từ ngữ
Ngụ ngôn (Allegory)
Tương đồng ( Analogy)
Quyết đoán ( Dogmatíc)
An dụ ( Paraple)
Tính tương đương ( Parallelism)
Lời tiên tri ( Prophecy)
Biểu tượng ( Symbol)
Kiểu mẫu ( Type).
Triển khai bài học
NHỮNG ẨN DỤ
Mục tiêu 1 : Nhận diện 4 điều quan trọng để xem xét các ẩn dụ .
Định nghĩa
Một ẩn dụ là một câu chuyện ngắn rút ra từ thiên nhiên hay những hoàn cảnh
của cuộc sống bình thường nhằm minh họa bài học luân lý hoặc tôn giáo.
Các thầy thông giáo thời cổ đại sử dụng rất nhiều các ẩn dụ. Chúa Jêsus đã
dùng nhiều ẩn dụ trong giảng dạy của Ngài trong ngôn ngữ của Ngài sử
dụng trong rao giảng đã đạt sự dạy dỗ của vị giáo sư lớn, các ẩn dụ đã đạt
đến đỉnh cao nhất của sự hoàn hảo. Hầu hết các ẩn dụ của Ngài đều nằm các
sách Phúc âm. Không có một chiều dài nào được đặt ra; Nhiều ẩn dụ này có
thể ngắn hoặc dài.
Mục đích
Chúa Jêsus đã dùng các ẩn dụ nhằm hai lý do : (1) Để dạy dỗ các môn đồ và
những người nghe và đáp ứng theo Ngài ( với loại người này, ẩn dụ tỏa sáng
chân lý). 2.2 Để che khuất chân lý đối với những người không muốn đến với
Ngài. Các môn đồ hỏi Chúa Jêsus về điều này. Trong Mat Mt 13:10 “ Tại
sao Ngài dùng ẩn dụ khi nói chuyện với người khác?”
1. Hãy đọc 13:11-17. Tìm câu trả lời cho những câu sau:
a. Sự hiểu biết về sự mầu nhiệm của nước Thiên đàng được ban cho ai?
...............................................................................................
b. Trong câu 13, Chúa Jêsus đã giải thích lý do Ngài sử dụng ẩn dụ trong
việc hỏi chuyện với người khác như thế nào?
...............................................................................................
...............................................................................................
Những điều cần nhớ
Trước tiên ẩn dụ luôn minh họa sự việc theo một diễn biến hoặc một biến cố,
việc mất một đồng bạc cắc, việc để cho ánh sáng soi sáng trong bóng đêm,
một nông dân với hạt giống của mình, người giàu, nguời nghèo, việc cất một
căn nhà.... tất cả đều là những chủ đề rất quen thuộc đối với đa số người.
Nếu họ có tai để nghe thì việc hiểu các ẩn dụ luôn hàm chứa một bài học
thuộc linh được mong muốn để dạy dỗ luôn luôn có một nét chung tương
đồng giữa bài học thuộc linh với một minh họa bình thường. Sự tương đồng
là “ sự giống nhau trong bài đặt điểm giữa việc này với việc khác”. Điều thứ
4 cả sự minh họa lẫn bài học hàm chứa điều phải được diễn giải một cách
chính xác.
Luôn có một lẽ thật trọng tâm ở mỗi ẩn dụ. Nhân vật yếu tố và các hành
động đều cần có sự nhận diện, nhưng chúng sẽ là những điều biểu hiện trong
đời sống thực tế của nó hơn là những biểu hiện khó hiểu, trừu tượng thường
được sử dụng trong một truyện ngụ ngôn.
2. Từ cột ( bên phải) hãy chọn lựa từ nào hoàn thành mỗi câu văn với câu (
bên trái)
Hiểu biết những ẩn dụ
Chúng ta hãy nghiên cứu 4 điều để hiểu những ẩn dụ này. Trước tiên là,
những ẩn dụ trong các sách Phúc âm liên quan đến Đấng Christ và vương
quốc của Ngài. Câu hỏi đầu tiên bạn nên tự đặt khi học những ẩn dụ trên là :
“ An dụ này liên quan đến Đấng Christ như thế nào?” Bạn còn nhớ ẩn dụ về
cỏ lùng trong Mathiơ 13 hay không? Khi Chúa Jêsus giải thích ẩn dụ này
Ngài phán rằng Ngài, con người, là Đấng đi gieo hạt giống tốt ( câu 37). Bạn
tự đặt những câu hỏi như sau : “ Trong ẩn dụ này, có nhân vật nào biểu
tượng cho Đấng Christ hay không?” “ trong ẩn dụ này có điều dạy dỗ nào về
Đấng Christ hay về sứ mạng của Ngài trong thế gian này hay không?” “ An
dụ này quan hệ với Nước Đức Chúa Trời như thế nào?”
Các vương quốc của thế gian này dấy lên và sụp đổ. Về phần nhiều của các
vương quốc này bạn có thể dùng từ “ đã từng” nghĩa là đã đến và đã chấm
dứt. Nước của Đức Chúa Trời đã từng đến cho những người được tái sinh và
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh

More Related Content

What's hot

Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)co_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1co_doc_nhan
 
Huong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhomHuong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhomco_doc_nhan
 
Nguyen tac doc va hieu kinh thanh
Nguyen tac doc va hieu kinh thanhNguyen tac doc va hieu kinh thanh
Nguyen tac doc va hieu kinh thanhco_doc_nhan
 
Co van day do va dan dat
Co van day do va dan datCo van day do va dan dat
Co van day do va dan datco_doc_nhan
 
Sach da ni-en va khai huyen
Sach da ni-en va khai huyenSach da ni-en va khai huyen
Sach da ni-en va khai huyenco_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2co_doc_nhan
 
Chanh niem-co-ban-ts-henepola-gunaratana-luong-thanh-binh-dich
Chanh niem-co-ban-ts-henepola-gunaratana-luong-thanh-binh-dichChanh niem-co-ban-ts-henepola-gunaratana-luong-thanh-binh-dich
Chanh niem-co-ban-ts-henepola-gunaratana-luong-thanh-binh-dichXuan Le
 
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daiDao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daico_doc_nhan
 

What's hot (11)

Lời phật dạy trong kinh tạng nikaya tập 1
Lời phật dạy trong kinh tạng nikaya tập 1Lời phật dạy trong kinh tạng nikaya tập 1
Lời phật dạy trong kinh tạng nikaya tập 1
 
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Huong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhomHuong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhom
 
Lời phật dạy trong kinh tạng nikaya tập 1
Lời phật dạy trong kinh tạng nikaya tập 1Lời phật dạy trong kinh tạng nikaya tập 1
Lời phật dạy trong kinh tạng nikaya tập 1
 
Nguyen tac doc va hieu kinh thanh
Nguyen tac doc va hieu kinh thanhNguyen tac doc va hieu kinh thanh
Nguyen tac doc va hieu kinh thanh
 
Co van day do va dan dat
Co van day do va dan datCo van day do va dan dat
Co van day do va dan dat
 
Sach da ni-en va khai huyen
Sach da ni-en va khai huyenSach da ni-en va khai huyen
Sach da ni-en va khai huyen
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Chanh niem-co-ban-ts-henepola-gunaratana-luong-thanh-binh-dich
Chanh niem-co-ban-ts-henepola-gunaratana-luong-thanh-binh-dichChanh niem-co-ban-ts-henepola-gunaratana-luong-thanh-binh-dich
Chanh niem-co-ban-ts-henepola-gunaratana-luong-thanh-binh-dich
 
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daiDao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
 

Similar to Hieu biet kinh thanh

Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoco_doc_nhan
 
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhtoChu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhtoco_doc_nhan
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducco_doc_nhan
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoco_doc_nhan
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoLong Do Hoang
 
Chien luot ht tang truong
Chien luot ht tang truongChien luot ht tang truong
Chien luot ht tang truongco_doc_nhan
 
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daiDao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daiLong Do Hoang
 
Phuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanhPhuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanhco_doc_nhan
 
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2co_doc_nhan
 
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2Long Do Hoang
 
Xây dựng thói quen và rèn luyện kĩ năng đọc sách cho học sinh trong trường ti...
Xây dựng thói quen và rèn luyện kĩ năng đọc sách cho học sinh trong trường ti...Xây dựng thói quen và rèn luyện kĩ năng đọc sách cho học sinh trong trường ti...
Xây dựng thói quen và rèn luyện kĩ năng đọc sách cho học sinh trong trường ti...jackjohn45
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayco_doc_nhan
 

Similar to Hieu biet kinh thanh (20)

Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Da goc nha
Da goc nhaDa goc nha
Da goc nha
 
Chia xe tin mung
Chia xe tin mungChia xe tin mung
Chia xe tin mung
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhtoChu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giao
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giao
 
Chien luot ht tang truong
Chien luot ht tang truongChien luot ht tang truong
Chien luot ht tang truong
 
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daiDao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
 
Su song du dat
Su song du datSu song du dat
Su song du dat
 
Su song du dat
Su song du datSu song du dat
Su song du dat
 
Phuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanhPhuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanh
 
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
 
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
 
Xây dựng thói quen và rèn luyện kĩ năng đọc sách cho học sinh trong trường ti...
Xây dựng thói quen và rèn luyện kĩ năng đọc sách cho học sinh trong trường ti...Xây dựng thói quen và rèn luyện kĩ năng đọc sách cho học sinh trong trường ti...
Xây dựng thói quen và rèn luyện kĩ năng đọc sách cho học sinh trong trường ti...
 
Khoá Luận Dạy Học Đọc Hiểu Văn Bản Nghị Luận Ở Trường Trung Học Phổ Thông
Khoá Luận Dạy Học Đọc Hiểu Văn Bản Nghị Luận Ở Trường Trung Học Phổ ThôngKhoá Luận Dạy Học Đọc Hiểu Văn Bản Nghị Luận Ở Trường Trung Học Phổ Thông
Khoá Luận Dạy Học Đọc Hiểu Văn Bản Nghị Luận Ở Trường Trung Học Phổ Thông
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
 

More from co_doc_nhan

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienco_doc_nhan
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christco_doc_nhan
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau denco_doc_nhan
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day daoco_doc_nhan
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaco_doc_nhan
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoco_doc_nhan
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhco_doc_nhan
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongco_doc_nhan
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day doco_doc_nhan
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caico_doc_nhan
 
Nghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayNghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayco_doc_nhan
 
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoNep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoco_doc_nhan
 
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chungLanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chungco_doc_nhan
 

More from co_doc_nhan (20)

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
 
Thuat lanh dao
Thuat lanh daoThuat lanh dao
Thuat lanh dao
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day do
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua cai
 
Nghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayNghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bay
 
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoNep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
 
Lanh dao
Lanh daoLanh dao
Lanh dao
 
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chungLanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
 
Lanh dao co doc
Lanh dao co docLanh dao co doc
Lanh dao co doc
 

Hieu biet kinh thanh

  • 1. Nội Dung Hiểu Biết Kinh Thánh Tác giả: Dorothy L. Johns Giới thiệu chương trình học ĐƠN VỊ I : HƯỚNG ĐẾN SỰ HIỂU BIẾT . Bài 1 : Mở Kinh Thánh Bài 2 : Phương pháp nghiên cứu Kinh Thánh Bài 3 : Nguyên tắc cơ bản để diễn giải Kinh thánh Bài 4 : Ngôn ngữ hình bóng để diễn giải Kinh Thánh. Đơn vị 2:Nghiên cỨu theo sách Habacúc . Bài 5 : Sự cấu tạo Hiểu biết các bộ phận Bài 6 : Sự tổng hợp : kết hợp các bộ phận Bài 7 : Sự áp dụng : Nghiên cứu phương pháp học theo sách. Đơn vị 3: Các phương pháp nghiên cỨu khác . Bài 8 : Phương pháp học theo tiểu sử. Bài 9 : Phương pháp học theo chủ đề Bài 10 : Phương pháp học với tinh thần cầu nguyện. Chú giải thuật ngữ . Giải đáp câu hỏi trắc nghiệm Giới Thiệu Chương Trình Học Bạn đang bắt đầu một công việc khá quan trọng. Đó là một cuộc nghiêm cứu thận trọng và có phương pháp về Kinh thánh. Sách nầy được chia làm ba phần hoặc đơn vị học tập. Phần đầu giới thiệu về các nguyên tắc, thuật ngữ và những mối quan hệ cần thiết cho những phương pháp hữu hiệu để nghiên cứu Kinh thánh. Sau đó là một loạt bài học nhằm nhấn mạnh phần trình bày tổng quát cũng như phương pháp học hỏi toàn sách. Phần cuối cùng trình bày những phương pháp quan trọng khác trong việc nghiên cứu Kinh Thánh. Trong khi có rất nhiều chú giải về trí năng cần thiết liên quan đến phương cách nghiên cứu Kinh thánh, sự nhấn mạnh thường xuyên cho sự tăng trưởng thuộc linh của học viên là mục đích chính của bài học nầy.
  • 2. Để hiểu Kinh Thánh, bạn phải làm nhiều hơn là chỉ đọc mà thôi. Đọc Kinh Thánh cũng có giá trị, nhưng thường là không đạt đến sự hiểu biết thấy đáo mối quan hệ giữa từng phần trong Kinh Thánh. Khi bạn học hỏi Kinh Thánh với một kế hoạch được hệ thống hóa trong tâm trí bạn sẽ ghi lại những phát hiện quan trọng là điều sẽ giúp bạn thấy được sự nhất quán trong suốt cả Kinh Thánh. Hơn nữa học hỏi như thế sẽ giúp bạn nhớ lời khuyên bảo của Ngài và vâng theo mạng lệnh của Ngài. Sự thuận phục Thượng Đế là kết quả của việc học hỏi Kinh thánh của từng cá nhân, làm theo cách nầy sẽ gây dựng được niềm tin của bạn với Đấng Christ đồng thời gia thêm sức mạnh cho đời sống thuộc linh của bạn. Có thể bạn gặp khó khăn khi học tập bằng cách nầy, nhưng kết quả đạt được sẽ vô cùng lớn lao. Đức Thánh Linh sẽ ở cùng bạn trong mọi nơi. Khi bạn kêu cầu Ngài, Ngài sẽ giúp đỡ ngay. Nguyền xin Lời của Ngài ở đầy trong lòng của bạn học tài liệu nầy. Mô tả Bài Học Hiểu biết Kinh Thánh là tài liệu học tập có tác dụng hổ tương trong phương pháp học hỏi Kinh thánh có chuẩn bị chu đáo. Bạn sẽ học được kỹ thuật có hiệu quả cho việc nghiên cứu tổng quát, và sẽ áp dụng chúng vào Kinh thánh qua những câu hỏi nghiên cứu. Phần nhiều các câu trả lời được đưa ra trong sách giáo khoa nầy nhằm hướng dẫn bạn đi đến những câu trả lời cá nhân của bạn. Bài học nầy nhấn mạnh đến giá trị của những tiến trình quan sát, diễn giải, là những phương tiện giúp hiểu Kinh Thánh và hoàn thiện mục đích chính của tài liệu. Mục đích nầy nhằm giúp bạn áp dụng chân lý Kinh Thánh vào đời sống của chính bạn và chia xẻ Kinh Thánh với người khác. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH Mục tiêu của bài học . Khi kết thúc khóa học nầy bạn có thể : 1. Mô tả được những nguyên tắc căn bản của việc diễn giải Kinh Thánh. 2. Mô tả được bốn phương pháp nghiên cứu Kinh Thánh được dạy dỗ trong tài liệu. 3. Sử dụng những nguyên tắc căn bản của sự diễn giải và bốn phương pháp học hỏi Kinh Thánh nầy trong việc nghiên cứu lời Chúa một cách cá nhân. 4. Diễn giải những vấn đề có ý nghĩa khi học Kinh Thánh, đồng thời dìu dắt người khác trong việc học hỏi Kinh thánh.
  • 3. 5. Định giá được thẩm quyền của Kinh thánh đối với niềm tin và cuộc sống của mỗi Cơ đốc nhân. 6. Nhạy cảm hơn trong nhu cầu của Đức Thánh Linh để giúp bạn học hỏi và chia xẻ Lời Chúa. 7. Cảm thấy tự tin hơn khi chia xẻ Kinh Thánh với người khác. Sách giáo khoa Bạn sẽ sử dụng quyển sách giáo khoa tự học “ Hiểu biết Kinh Thánh” của tác giả Dorothy Johns, vừa là sách giáo khoa và là sách hướng dẫn của khóa học nầy. Ngoài ra Kinh Thánh ( Bản dịch Anh ngữ ngày nay) “ Today’s Enhlish Version) cũng là sách giáo khoa cần thiết. Thời gian học Thời gian thật sự cần thiết để học mỗi bài tùy thuộc vào kiến thức bạn có sẵn về đề tài đó cũng như kỹ năng học tập mà bạn có trước đây. Thời gian học cũng còn tùy thuộc vào mức độ bạn làm theo hướng dẫn để phát triển kỹ năng cần thiết cho việc tự học. Hãy lập thời gian biểu để bạn có đủ thời gian đạt được những mục tiêu do tác giả đưa ra cũng như những chỉ tiêu do bạn đề xuất. Các đơn vị Học tập Các bài học trong tài liệu này được bố trí thành ba đơn vị học tập, như sau : Đơn vị 1: Hướng đến việc Hiểu Kinh Thánh 2: Học theo sách Habacúc 3: Một số phương pháp học tập khác Đề cương bài học và cách học Mỗi bài học gồm : 1. Tiêu đề; 2. Dàn ý; 3. Những mục tiêu của bài học; 4. Những hoạt động học tập; 5. Những chữ căn bản; 6. Triển khai bài học : bao gồm các câu hỏi nghiên cứu; 7. Bài tập trắc nghiệm ( cuối phần triển khai bài học); 8. Phần trả lời cho bài tập trắc nghiệm ở phần sau cuốn sách. Dàn bài và những mục tiêu của bài học sẽ giúp bạn tổng lượt chủ đề, tập trung chú ý đến những điểm quan trọng nhất khi bạn học và sẽ biết nội dung mình sẽ học. Phần triển khai bài học sẽ giúp cho việc nghiên cứu nội dung bài một cách thấu đáo. Bằng cách học từng phần, bạn có thể lợi dụng được tốt các khoảng
  • 4. thời gian học ngắn ngủi để học vào bất cứ lúc nào, thay vì phải chờ đến lúc có thì giờ để học xong cả toàn bài. Phần bình luận, bài tập, và phẩn giải đáp đều nhằm giúp bạn hoàn thành được mục tiêu bài học. Một số câu hỏi nghiên cứu trong phần triển khai bài học đều có chức khoảng trống để bạn có thể trả lời. Nhưng một số câu trả lời phải được ghi vào sổ tay. Khi viết câu trả lời vào sổ tay, nhớ ghi số của câu hỏi và tựa đề bài học. Viết phần trả lời câu hỏi đúng theo số thứ tự. Điều nầy sẽ giúp bạn ôn bài để làm bản tường trình học tập. Đừng xem phần giải đáp trước khi bạn trả lời lời các câu hỏi. Nếu bạn tự trả lời, bạn sẽ nhớ kỹ những điều mình đã học. Sau khi trả lời, hãy kiểm tra lại câu trả lời của mình với phần giải đáp được đưa ra trong sách. Sau đó hãy sửa lại những câu bạn trả lời đúng vào sổ tay. Những câu hỏi nghiên cứu nầy rất quan trọng vì nó sẽ giúp bạn mở mang và trau giồi kiến thức của bạn để bước vào sự phục vụ Đức Chúa Trời. Những hoạt động được gợi ý trong bài đồng th ời nhằm giúp bạn đi từ lý thuyết sang thực tiễn. Phương pháp học loạt bài nầy . Nếu bạn tự học loạt bài Hàm Thụ Quốc Tế ( ICI) nầy, bạn hãy gởi phần bài làm bằng thư từ đến văn phòng chúng tôi. Mặc dù bài học Hàm Thụ nầy soạn nhằm tự học, bạn cũng có thể học trong lớp. Bản Tường Trình Học Tập. Nếu bạn đang tự học chương trình ICI nầy với một nhóm người hoặc trong một lớp học phải làm bài báo cáo theo từng đơn vị học. Đây là những câu bạn phải trả lơì theo sự hướng dẫn trong bài học và trong các báo cáo của học sinh. Bạn phải hoàn tất và gởi bài trả lời về cho người hướng dẫn để được sửa chữa và ghi nhận xét về bài làm của bạn. Chứng chỉ Sau khi bạn hoàn tất bài và bản tường trình học tập, nếu người hướng dẫn học tập nhận xét bạn đạt thành tích tốt đẹp, bạn sẽ nhận được giấy chứng chỉ khen thưởng ( Certificate of Award). Tác giả của Môn học nầy.
  • 5. Bà Dorothy Johns đã dạy tại một số trường tiểu học ở New York và Missouri. Hiện nay bà đang dạy tại trường công lập và trường Kinh thánh Trung Ương ở Springfield Tiểu bang Missouri, Hoa Kỳ. Sau khi tốt nghiệp cử nhân âm nhạc tại viện âm nhạc Eastman ở Rochester, New York, bà tiếp tục học và tốt nghiệp Cao học Khoa học về giáo dục ở Đại học tiểu bang New York tại Brockport. Sau đó bà là sinh viên của trường Kinh Thánh Trung Ương và Đại học Drury. Bà đã tham gia vào công tác đào xới của các nhà khảo cổ học tại Ysơraên. Bà Johns là vợ của cố Tiến sĩ Donald F. Johns, trước đây là giáo sư và viện trưởng trường Kinh Thánh Trung Ương. Sách nầy được viết dựa vào phần ghi chú của ông Johns. Người Hướng dẫn bạn học Hàm Thụ. Người hướng dẫn bạn học chương trình Hàm Thụ ICI sẽ vui lòng giúp bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bài học cũng như về bản Tường Trình Học Tập, bạn cứ hỏi ngườ hướng dẫn một cách tự nhiên. Nếu vài người cùng thích học chung với bạn hãy xin người hướng dẫn viên xếp đặt thì giờ thuận tiện cho cả nhóm. Cầu xin Đức Chúa Trời ban phước cho bạn khi bạn bắt đầu nghiên cứu quyển “ Hiểu biết về Kinh thánh” nầy. Nguyền loạt bài nầy làm phong phú đời sống và sự phục vụ Chúa của bạn đồng thời giúp bạn hoàn thành vai trò của bạn trong thân thể của Đấng Christ cách hiệu quả hơn. MỞ KINH THÁNH Kinh thánh là một sự kết hợp của 66 sách được chia làm 2 phần : Cựu Ước và Tân ước. Kinh thánh được viết xuyên suốt từ nhiều thế kỷ. Hai thứ tiếng đã được sử dụng để viết : tiếng Hêbơrơ và tiếng Hy lạp. Sách do nhiều tác giả viết. Nhưng những tác giả nầy không viết bằng lời của chính mình, mà viết bởi sự cảm động của Thánh Linh. Phierơ viết “ Chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý muốn người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà ngươì ra đã nói bởi Đức Chúa Trời (IPhi 1Pr 1:21). Mỗi Cơ đốc nhân phải dành thì giờ đọc Kinh thánh và cầu nguyện hằng ngày để được nuôi dưỡng tâm linh của mình. Nhưng chỉ đọc không thôi thì không thay thể được việc học hỏi lời của Đức Chúa Trời một cách nghiêm túc được. Tài liệu nầy nhằm hướng dẫn bạn cách đọc Kinh Thánh.
  • 6. Dàn ý bài học Nhu cầu về học Kinh Thánh Đời sống Đức tin Phục vụ Hướng đến một quyển sách được mặc khải Phẩm chất tâm linh Phẩm chất siêu nhiên Phẩm chất mặc khải Những hướng dẫn cơ bản để hiểu Kinh Thánh Ý nghĩa thông thường của ngôn ngữ. Sự mặc khải tiếp diễn Kinh Thánh diễn giải Kinh Thánh Sự hài hòa cơ bản của tổng thể. Tổng lược của bài học Kỷ thuật hỏi và đáp Nguyên tắc cơ bản của diễn giải Phương pháp Học Kinh thánh. Mục tiêu của bài học Khi học xong bài học nầy bạn có thể : Giải thích được mục tiêu học tập của Kinh thánh khác với mục tiêu của các sách khác như thế nào. Vạch rõ được sự kết hợp hài hòa của ý nghĩa, diễn giải và sự hài hòa giúp cho việc hướng dẫn hiểu biết Kinh thánh. Tăng thêm sự tin kính qua việc hiểu biết nhiều hơn về Kinh Thánh. Những hoạt động học tập Đọc kỹ phần đầu tiên trong quyển sách giáo khoa tự học nầy. Đọc kỹ phần giới thiệu bài học, dàn ý và những mục tiêu của bài học. Xem kỹ những chữ căn bản. Nếu bạn chưa quen thuộc với những chữ ấy, tham khảo lại ở phần chú giải. Nghiên cứu phần triển khai của bài học, đọc kỹ những phần trích dẫn của Kinh Thánh và trả lời tất cả những câu hỏi nghiên cứu. Bạn sẽ gặt hái được nhiều hơn khi thực hiện việc trả lời được những gì của chính bạn trước khi xem phần trả lời.
  • 7. Làm bài tập trắc nghiệm ở cuối mỗi bài học. Kiểm tra cẩn thận câu trả lời của mình.Ôn lại những câu bạn trả lời chưa đúng. Từ ngữ Hiểu được những chữ căn bản chúng tôi đã liệt kê ở phần đầu của mỗi bài học sẽ giúp bạn trong quá trình học tập. Bạn sẽ được thấy những chữ nầy được giải thích theo thứ tự ABC trong phần giải nghĩa thuật ngữ ở cuối sách. Nếu bạn không hiểu nghĩa của bất cứ chữ nào trong danh sách hãy xem xét lại những chữ nầy khi bạn gặp phải trong khi đọc bài. Tiểu sử ( biograpical) Mạch văn ( context) Tận tâm ( devotinal) Nghĩa bóng ( figurative) Giới hạn ( finite) Vô hạn ( infinite) Được cảm thúc ( inspired) Nghĩađen(reincarnation) Sự mặc khải (revelation) Nghiên cứu ( Study) Siêu nhiên ( supernatural) Chủ đề ( topical) Phương pháp tổng hợp ( synthetic method) Triển khai bài học NHU CẦU VỀ HỌC KINH THÁNH Mục tiêu 1 : Định nghĩa việc học tập có qui củ . Mục tiêu 2 : Liệt kê ba phương pháp trong việc thay đổi con người bởi việc nghiên cứu Kinh thánh . Mục đích tối hậu của Kinh Thánh là làm thay đổi đời sống. Những điều bạn học được từ Kinh Thánh sẽ làm nên thay đổi trong thái độ và hành động của bạn. Đức Thánh Linh không chỉ quan tâm đến sự truyền đạt kiến thức của bạn. Mục đích của Ngài là chuẩn bị cho con người của Đức Chúa Trời được phát triển về mặt tâm linh và tâm trí của Đức Chúa Trời để làm điều tốt lành. Mục tiêu của bạn trong việc hiểu chân lý Kinh Thánh là sau đó áp dụng được vào đời sống của chính mình. Câu Kinh thánh cổ điển nói về sự hà hơi của Kinh thánh và mục đích của Kinh thánh là IITi 2Tm 3:16-17. Hãy đọc Kinh thánh của bạn và ghi chú mục tiêu : “ Hầu cho người thuộc về Đức Chúa trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành”. Lời của Đức Chúa Trời chỉ có thể tác động trên bạn nếu bạn chịu đọc Lời đó. Học tập có
  • 8. qui cũ thường được định nghĩa là “ sự áp dụng chuyên cần của tâm trí, sự quan sát kỹ lưỡng các dữ kiện, sự suy nghĩ sâu xa dữ kiện ấy. Khi suy nghĩ các dữ kiện, bạn sẽ rút ra được kết luận và đi đến quyết định. Khi những quyết định đã trở thành một phần của cuộc sống bạn, đời sống bạn sẽ đặt nền tảng trên các nguyên tắc của Kinh Thánh, và bạn sẽ hoàn thành được 3:16- 17. Bây giờ chúng ta hãy bàn về ba phương diện mà Kinh Thánh sẽ thay đổi thái độ và hành động của ta. Đời sống Chỉ có Kinh Thánh mới có thể giải đáp về những câu hỏi của bạn về đời sống. Tự bản thân một mình con người không hề biết phải sống và chết như thế nào. Cách cư xử con người luôn đầy tính ích kỷ và tham lam, và số phận sẽ là cay đắng và tuyệt vọng. Bước vào lời của Đức Chúa Trời sẽ có tràn đầy ánh sáng. Nguyên tắc sống của Ngài hướn ta đến bình an, vui mừng và thỏa lòng. Chương trình II và III của sách Tít là những chương tốt đẹp nói về đời sống Cơ đốc. “ Vì chưng chúng ta ngày trước cũng ngu muội, bội nghịch, bị lừa dối, bị đủ thứ tình dục dâm dật sai khiến, sống trong sự hung ác tham lam, đáng bị người ta ghét và tự chúng ta cũng ghét lẫn nhau. Nhưng từ khi lòng nhơn từ của Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa chúng ta và tình thương yêu của Ngài đối với mọi người đã được bày ra, thì Ngài cứu chúng ta ....... Đức Thánh Linh ..... cho chúng ta được tái sinh và cuộc sống mới (Tit Tt 3:3-5) Học tập Kinh Thánh phải thay đổi cách sống của bạn. Đức Tin “ Đức tin là sự biết chắc vững vàng những điều mình đương trông mong, là bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy. Ay là nhờ đức tin mà các đấng thuở xưa đã được lời chứng tốt (HeDt 11:1-2). Đức tin để được tha thứ, để hiểu chương trình của Đức Chúa Trời đối với thế giới, để có đời sống bất diệt trong Chúa Jêsus. Tất cả những điều nầy phải được đến từ Kinh Thánh. Chúa Jêsus phán “ Những lời ta phán cùng các ngươi đều là Thần Linh và sự sống” (GiGa 6:63). Không có sự dẫn dắt của Kinh Thánh, con người sẽ đặt niềm tin của họ vào những điều sai trái như hình tượng, thế lực của thiên nhiên, hoặc sự sở hữu của cải vật chất. Việc học Kinh thánh không chỉ bày tỏ cho bạn về Đức Chúa Trời hằng sống là Đấng xứng đáng được sự tin cậy của bạn mà thôi, nhưng Đức Thánh Linh, qua việc học, còn tạo cho ta niềm tin nơi Đức Chúa Trời được phát triển và trưởng thành trong tâm linh bạn. Phục vụ
  • 9. Sự hiểu biết Kinh Thánh, về Đức Chúa Trời và đường lối của Ngài đem đến cho chúng ta trách nhiệm chia xẻ sự hiểu biết nầy với người khác. Thế giới đang khát khao chân lý của Ngài. Chương trình của Chúa ấy là nước của Đức Chúa Trời được phát triển theo nguyên tắc chia xẻ nầy. Chúa Jêsus đã làm như vậy. Ngài dạy dỗ con người và sai phái họ đi dạy dỗ người khác. Sách LuLc 10:1 nói về việc Ngài sai 70 người đi trước Ngài đến những thành mà chính Ngài sẽ đi đến. Họ đã chia xẻ những gì họ đã học được nơi Chúa Jêsus, chúng ta cũng phải chia xẻ theo cách đó. 1. Đọc IITi 2Tm 3:16-17. Sử dụng những câu Kinh Thánh nầy để trả lời cho những câu hỏi sau : a. Kinh Thánh được Đức Chúa Trời hà hơi, có ích lợi trong bốn mục đích nào? ............................................................................................... b. Hai mục đích tối hậu của tác dụng của Kinh Thánh trên đời sống của Cơ đốc nhân là gì? ............................................................................................... ............................................................................................... 2. Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi lời diễn đạt đúng : a. Học và đọc Kinh Thánh là một việc như sau. b. Học Kinh Thánh đòi hỏi nổ lực hơn là đọc đơn vị bởi vì việc học đòi hỏi bạn phải xem xét kỹ lưỡng các dữ kiện và suy gẫm sâu xa về những dữ kiện ấy. c. Chúng ta phải học, đọc Kinh Thánh để khám phá ý muốn của Đức Chúa Trời cho cuộc sống, đức tin và cho việc hầu việc Ngài. HƯỚNG ĐẾN CUỐN SÁCH ĐƯỢC MẶC KHẢI Mục tiêu 3 : Giải thích ý nghĩa của sự mặc khải Mục tiêu 4 : Liệt kê phẩm chất khiến cho sự khác biệt giữa mục tiêu của Kinh Thánh và mục tiêu của các cuốn sách khác . Sự mặc khải là sự làm cho một chân lý thiêng liêng mà trước đây không hề được được biết và không có thể biết trở thành được biết đến và có thể được biết một khi Đức Chúa Trời bày tỏ chân lý của Ngài vào tâm trí con người khi một Cơ đốc nhân sử dụng từngữ Seripture ( Lời Chúa), người đó chỉ nói đến Kinh Thánh mà thôi. Cơ đốc nhân tin rằng Kinh thánh là thông điệp duy nhất được cảm thúc của Đức Chúa Trời cho con người. Am tường điều nầy là khởi điểm thiết yếu cho việc học Kinh Thánh. Sự mặc khải làm cho mục tiêu hướng về Kinh Thánh là độc nhất trong 3 phương diện sau: Phẩm chất Tâm Linh.
  • 10. Với phẩm chất tâm linh , chúng tôi muốn nói đến tính chất tâm linh mà bất cứ người nào muốn hiểu đúng Kinh Thánh cần phải có. Theo thường lệ, kiến thức về ngôn ngữ là điều tất yếu để hiểu một cuốn sách. Nhưng đối với Kinh thánh thì khác. Để hiểu Kinh thánh thì cần phải có thêm sự hiểu biết tâm linh nữa. Chính Đức Chúa Trời đã ban sự hiểu biết đó cho mỗi cá nhân nào tin Chúa Jêsus Christ là Cứu Chúa. Đọc ICo1Cr 2:13-15 và trả lời những câu hỏi sau về câu 14. Mỗi câu hỏi chỉ có một câu trả lời đúng. 3. Tại sao người nào không có Đức Thánh Linh thì không thể hiểu được sự ban cho của Đức Chúa Trời? Bởi vì : a) người ấy không cố gắng nhiều để hiểu. b) người ấy không thật sự ước muốn để hiểu. c) giá trị của sự ban cho của Đức Chúa Trời chỉ có thể phán đoán trên nền tảng tâm linh. 4. Khi người nào không có Đức Thánh Linh mà vẫn cố gắng để hiểu chân lý của Đức Chúa Trời, thì việc nầy đối với người ấy sẽ như thế nào? a) Khó khăn nhưng vẫn đáng cho việc nghiên cứu thận trọng b) vô lý c) Những ý tưởng sáng chói mới mẽ Hãy kiểm tra lại câu trả lời của bạn. Phẩm chất siêu nhiên Siêu nhiên nghĩa là điều gì vượt ra ngoài lãnh vực thiên nhiên, vượt khỏi sự quan sát của con người trên trái đất. Phép lạ hoặc những điều xảy ra mà không thể giải thích theo lối thông thường, được gọi là siêu nhiên. Đức Chúa Trời hằng sống trong Kinh thanh là Đức Chúa Trời của phép lạ. Là Đấng Tạo dựng nên mọi vật, Ngài là Chúa tể của muôn loài. Các phép lạ mà bạn đọc trong Kinh Thánh không phải là những sự kiện tưởng tượng ra, giống như những chuyện dân gian hoặc thần thoại Hy lạp. Phép lạ trong Kinh thánh là những sự kiện lịch sử nghiêm túc. Đám mây dẫn đường cho người Ysơraên (XuXh 40:36) không phải là đám mây tưởng tượng. Khi Chúa Jêsus làm no lòng 5000 người với 5 cái bánh và 2 con cá, bạn có thể biết chắc chắn rằng người ta đã ăn thức ăn thật và no lòng thật như trong Kinh Thánh đã ghi chép ( Mat Mt 14:1-36). Những phép lạ trong Kinh Thánh hoàn toàn không giống với ma lực, phép phù thủy hoặc ma thuật, không dựa trên sự tưởng tượng và luôn có một mục
  • 11. đích hợp lý. Những phép lạ không bao giờ được thực hiện để giải trí hoặc phô trương quyền phép. Chúa Jêsus là Chúa. Hành động của Ngài đều dựa trên sự khôn ngoan trọn vẹn. Quyền Chủ của Ngài lan rộng trên mọi vật. “ Vì muôn vật đã được dựng nên trong Ngài, bất luận trên trời, dưới đất, vật thấy được, vật không thấy được , vật không thấy được, hoặc ngôi vua, hoặc quyền cai trị, hoặc chấp hành, hoặc cầm quyền, đều là bởi Ngài và vì Ngài mà được dựng nên cả” (CoCl 1:16). 5. Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi lời diễn đạt đúng. Tại sao yếu tố siêu nhiên trong Kinh Thánh là rất quan trọng để hiểu Kinh Thánh? Bởi vì: a) Đó là điều cần thiết để quyết định xem những phép lạ là thật hay tưởng tượng. b) Những phép lạ trong Kinh Thánh nên được xem là sự kiện lịch sử và nghiêm túc. c) Đức Chúa Trời là Đấng tạo ra muôn vật, mọi vật đều lệ thuộc vào quyền năng của Ngài, kể cả những vật ngoài lãnh vực thiên nhiên. Phẩm chất mặc khải. Chúng ta phải hướng về Kinh Thánh với nhận thức rằng khi một chân lý vô biên được mặc khải bằng những từ ngữ bình thường thì ý nghĩa của từ này trở nên phong phú hơn. Những từ ngữ bình thường lại có một ý nghĩa phong phú bởi vì Thánh Linh của Đức Chúa Trời đang sử dụng những từ nầy để đạt một chân lý thiêng liêng. Ví dụ trong Kinh thánh Tân ước, từ ngữ sự yêu thương ( love) mang nhiều ý nghĩa hơn nghĩa bình thường dưới ánh sáng của thập tự giá. Tình yêu của Đức Chúa Trời mà khiến cho Chúa Jêsus chịu chết vì tội lỗi chúng ta, là một thứ tình yêu sâu xa hơn tình yêu theo hiểu biết thông thường. Do đó, việc nhờ cậy Đức Thánh Linh soi sáng, mỗi từ ngữ khi bạn học Kinh Thánh là điều rất quan trọng. 6. Kinh Thánh được viết bằng: a) Những từ không thông dụng. b) những từ bình thường với ý nghĩa phong phú c) Những từ không theo nghĩa đen. 7. Xếp đặt cho phù hợp hai cột sau ( câu sau mang nghĩa của câu trước). ...a. Chỉ có Cơ đốc nhân tin Chúa mới có thể hiểu Kinh Thánh một cách đúng đắn. ...b. Nhưng phép lạ mà bạn đọc trong Kinh Thánh là những sự kiện có thật.
  • 12. ...c. Đức Thánh Linh đã làm phong phú ý nghĩa của nhiều từ trong Kinh Thánh. 1. Biện pháp siêu nhiên. 2. Biện pháp tâm linh 3. Biện pháp mặc khải. NHỮNG HƯỚNG DẪN CĂN BẢN ĐỂ HIỂU KINH THÁNH Ý nghĩa về mặt ngôn ngữ Mục tiêu 5 : Định nghĩa ý nghĩa ngôn từ với ngôn ngữ . Kinh Thánh được viết theo quy luật bình thường của ngôn ngữ . Ý nghĩa ngôn từ là cách thức được sử dụng một cách tự nhiên hoặc bình thường theo ý nghĩa tầm thường của từ ngữ. Trong Kinh thánh điều này có nghĩa là những từ đều có ý nghĩa bình thường. Kinh Thánh không được viết bằng mật mã. Ở phần trước bạn đã biết rằng Đức Thánh Linh đã ban cho ngôn ngữ Kinh Thánh có ý nghĩa phong phú. Nhưng điều này không có nghĩa là ý nghĩa cơ bản của từ bị biến đổi. Trong sách Mác 8:27; chúng ta được biết rằng Chúa Jêsus và các môn đồ của Ngài đã đi đến những ngôi làng gần thành Sê sa rê Phi líp, chúng ta biết rằng đã có những ngôi làng ở tại khu vực đó và rằng họ đã thật sự đến nơi đó. Đây là nghĩa ngôn từ của Kinh Thánh. Nghĩa là viết ra thế nào khi ngĩa như thế ấy. Ngôn ngữ còn có thể được dùng một cách hình bóng nghĩa là dùng những từ ngữ của một vấn đề khác một vấn đề nhằm cung cấp những hình ảnh cho tâm trí để minh họa những ý tưởng khác. Điều này được minh họa trong GiGa 7:38. Trong câu này, Chúa Jêsus phán “ kẻ nào tin ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình”. Ngôn ngữ theo nghĩa bóng được sử dụng để giải thích bằng cách nêu hình ảnh mà chúng ta có thể so sánh được. Chúa Jêsus đã nêu hình ảnh một con người với những suối nước nhận thấy rằng cách sử dụng ngôn ngữ được dùng ở đây khác với cách sử dụng Giăng đã ghi thêm lời giải thích, cho nên không còn có sự nghi ngờ về ý nghĩa ấy. Ngài phán điều đó chỉ về Đức Thánh Linh mà người nào tin Ngài sẽ nhận lấy. (7:39). Ngôn ngữ theo nghĩa đen và nghĩa bóng sẽ được thảo luận nhiều hơn ở bài 3 và 4. Nhưng nói chung Kinh Thánh được đặt vào một “ giá trị về bề mặt” ( Face value) với ý nghĩa bình thường của ngôn ngữ dể hiểu. Đức Chúa Trời đã mặc khải cho con người nhằm cung ứng sự chỉ dẫn cho họ, chứng không nhằm dấu diếm chân lý. Ngôn ngữ của con người có hạn chế
  • 13. Mỗi đồng tiên đều có hai mặt. Về mặt nầy người bình thường có thể hiểu được, Kinh Thánh vì nó được viết bằng ngôn ngữ bình thường. Nhưng về mặc khác, làm thế nào một Đức Chúa Trời vô hạn có thể giải bày được chân lý vô cùng cho con người bị giới hạn? Bởi vì con người bị giới hạn cho nên ngôn ngữ của họ cũng có hạn chế. Chúng ta nói rằng Đức Chúa Trời đã hòa nhập với con người. Nghĩa là Ngài bày tỏ lẽ thật thiêng liêng ở một hình thức đơn giản nhất để con người có thể hiểu được ở một mức độ nào đó. Bạn không thể hiểu mọi thư cần phải hiểu về Đức Chúa Trời. Nhưng bạn có thể hiểu những điều thiết yếu đối với bạn về Ngài. Sách RoRm 1:20 cho ta thấy Đức Chúa Trời đã tạo dựng thiên nhiên với ý định giúp con người hiểu được Ngài là như thế nào ! và để giúp cho con người vượt qua những giới hạn của ngôn ngữ và sự hiểu biết của con người, Kinh Thánh sử dụng theo nghĩa bóng để minh họa thật là khó đối với chân lý. Để hiểu được Đức Chúa Trời là như thế nào? Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Trời là Thần Linh (GiGa 4:24). Nhưng Ngài có quyền năng vô hạn về hành động thị giác, thính giác. Một vài bản dịch Kinh Thánh đã sử dụng từ “ đôi mắt” khi họ muốn nói đến quyền năng thấy được mọi thứ của Ngài. Họ sử dụng từ “ cánh tay phải” khi nói đến quyền năng hành động của Ngài. Những lời diễn đạt này nhằm giúp ta hiểu, chứ không nhằm hướng dẫn chúng ta vào cách suy nghĩ sai lệch rằng Đức Chúa Trời cũng như chúng ta là một thực thể bị hạn chế Đức Thánh Linh biết những hạn chế của con người Ngài đã dùng ngôn ngữ theo cách nghĩa đen và nghĩa bóng để giúp cho con người nắm được lẽ thật. 8. Trả lời những câu hỏi sau bằng những từ ngữ của phần trên. a. Từ ngữ nào được dùng để diễn tả ngôn ngữ sử dụng thông thường?. ............................................................................................... b. Cách nói của Chúa Jêsus rằng “ Sông nước hằng sống sẽ chảy trong lòng mình” được sử dụng bằng hình thức ngôn ngữ nào? ............................................................................................... c. Từ nào mô tả Lẽ Thật của Đức Chúa Trời vượt xa tầm hiểu biết của chúng ta? ............................................................................................... Sự bày tỏ liên tục Mục tiêu 6 : Giải thích quan niệm về “Sự Bày Tỏ Liên Tục ”.
  • 14. Đức Chúa Trời không chỉ hòa hiệp chính mình nếu con người không nhìn thấy được, không nếm được, không cảm thấy được, hoặc không nghe được, thì không có điều gì là thực hữu đối với họ. Tội lỗi đã cắt đứt mối quan hệ của con người với Chúa. Tình yêu thương và lòng nhân từ vô biên của Đức Thánh Linh vận hành từng bước vào lương tâm con người. Người Ysơraên phải được chọn làm một bài học sống động. Luật lệ phải đuợc ban bố. Kế hoạch của Đức Chúa Trời phải được thực hiện qua nhiều năm trong lịch sử. Ngài đã tìm ra những con người đặc biệt như Apraham và Môise là những người bén nhạy với tiếng của Ngài. Ngài đã sai phái những tiên tri rao giảng lời Ngài. Cuối cùng, “ Khi kỳ hạn đã được trọn” (GaGl 4:4) Đức Chúa Trời bèn sai con Ngài, Chúa Jêsus Christ. Bởi sự chết của Chúa Jêsus trên thập tự giá, Ngài đã bắc chiếc cầu cho con người để trở lại cùng Đức Chúa Trời. Qua những sự việc đó, Đức Chúa Trời đã cho con người càng biết nhiều thêm về chính Ngài. Sự bày tỏ này được gọi là liên tục, bởi 2 lý do : (1) Trước khi con người chỉ có thể tiếp nhận trong một lúc một chừng mực nào đó của Lẽ Thật mà thôi và (2) Tội lỗi đã làm cho con người không đến gần với Đức Chúa Trời. Esai đã hiểu điều này khi ông nói về việc dạy dỗ “ Phải giềng mối thêm giềng mối, giềng mối thêm giềng mối, hàng thêm hàng, hàng thêm hàng, một chút chỗ này, một chút chỗ kia !” (EsIs 28:10). Nhờ sự mặc khải liên tục này Đấng Cứu Chuộc được thấy rõ nét hơn trong Tân ươc hơn là trong Cựu Ước. 9. Hãy khoanh tròn mẫu tự trước mỗi lời diễn đạt đúng. a) Con người có thể hiểu mọi điều cần biết liên quan đến Đức Chúa Trời. b) Tâm trí con người có kỷ năng bị hạn chế trong việc hiểu lẽ thật thiên thượng. c) Đức Chúa Trời có đôi mắt giông như chúng ta. d) Ngài có một nhãn quan bao quát và vô biên. e) Trong suốt lịch sử Kinh Thánh, Đức Chúa Trời đã bày tỏ chính mình Ngài càng lúc càng nhiều hơn cho con người. Kinh Thánh Diễn giải Kinh Thánh. Mục tiêu 7 : Định nghĩa mạch văn liên quan đến diển giải Kinh Thánh . Một giáo sư Kinh Thánh đã nói ; “ Kinh Thánh chính là lời dẫn giải hay nhất của bản thân nó”. Người ấy muốn nói rằng khi gặp một đoạn Kinh Thánh dường như khó hiểu, bạn nên tìm những câu Kinh Thánh khác để soi rọi giải thích nó. Nơi tra cứu đầu tiên chính là ngay trong mạch văn trực tiếp. Bạn đã thấy trong bản chú giả từ ngữ rằng mạch văn nghĩa là “ Tất cả những từ nằm chung quanh một đoạn”. Không cần phải nói là điều này làm nên sự quen
  • 15. thuộc đối với toàn bộ Kinh Thánh. Bài này đã nhấn mạnh về việc học, bởi vì hành động tập trung nghiên túc là cần thiết cho việc đào sâu lời Ngài. Càng làm quen nhiều với Kinh Thánh, càng dễ tìm ra những câu, những đoạn giải thích, soi sáng các đoạn khác. Học giống như một viên sỏi thả vào mặc nước yên tỉnh. Nó tỏa ra những vòng tròn lan rộng. Những từ đơn độc phải được giải thích trong ánh sáng của câu, câu trong ánh sáng của tiết, tiết trong ánh sáng của phân đoạn v..v..và v..v... Ở điểm rộng nhất, toàn bộ Kinh Thánh soi rọi cho những phần của nó, Tổng thể Kinh thánh là mạch văn tổng quát và là người dẫn đường cho việc hiểu mỗi phần cá biệt của nó. Những tín lý quan trọng không có thể chỉ đưa vào vài câu Kinh Thánh mà không có sự hổ trợ khác trong Kinh Thánh. Điều này không có nghĩa là tín lý đó sai, mà đơn thuần là không đủ để hiểu. 11. Giải thích mạch văn trực tiếp và mạch văn tổng quát liên quan đến “ Kinh Thánh diển giải Kinh Thánh”. ............................................................................................... Đây là một lời thận trọng, có người cho rằng bất cứ một lý thuyết hoặc một giáo lý nào cũng đều được Kinh Thánh chứng minh. Con người đã gắng sức “ chứng minh. Những quan điểm sai trật bằng cách xem kỷ Kinh Thánh để tìm thấy một câu tương tự nói những gì mình đang suy nghĩ. Ví dụ một lần nọ, một phụ nữ đã nói với tôi rằng Kinh Thánh dạy về sự LUÂN HỒI. Bởi tôi biết rằng Kinh Thánh không dạy điều này, tôi có hỏi bà ấy tìm được điều này ở đâu? Bà ta trả lời bằng cách trích dẫn một số câu Kinh Thánh ( đồng thời trích dẫn sai một số câu khác) có liên quan đến cuộc sống sau khi chết. Người phụ nữ này đã đưa ý nghĩ sai của mình vào Kinh Thánh thay vì kiểm tra lại chính xác xem Kinh Thánh đã nói gì. Đọc và đối chiếu Kinh Thánh với Kinh Thánh một cách cẩn thận sẽ cho thấy rõ ràng Chúa Jêsus đã cứu mỗi cá nhân chúng ta Ngài biết rõ tên của từng con chiên một của Ngài. Chúng ta sẽ thừa kế được sự sống vĩnh hằng với Ngài sau khi chết. Điều này không giống như trong lý thuyết sai lệch về sự luân hồi. Sự Hài Hòa Cơ Bản Của Toàn Thể. Mục tiêu 8 : Trình bày chủ đề chính tìm thấy Được trong suốt Kinh Thánh. Sự hài hòa của Tất cả các sách trong Kinh Thánh . Bạn có thể sử dụng mạch văn để giúp mình hiểu Kinh Thánh. Trên con đường từ một câu riêng lẽ cho đến sự tập hợp của các sách chỉ thể hiện một hệ thống chân lý mà thôi. Thật ra bạn cần phải sử dụng toàn bộ hệ thống chân lý để diễn giải từng phần đơn lẻ. Đây là một trong những chứng cớ đầy
  • 16. sức thuyết phục về sự mặc khải. Các sách của biết bao nhiêu người viết ra trải qua nhiều thời kỳ lịch sử vẫn hài hòa với nhau. Chìa khóa dĩ nhiên là chính Đức Thánh Linh là tác giả đích thực. Con người chỉ là công cụ viết ra mà thôi. Nhiều chủ đề được tìm thấy trong suốt Kinh Thánh. Nhưng điều chỉnh yếu là sự Cứu chuộc qua Đấng Christ. Kinh Thánh Cựu ước nói về Ngài bằng những biểu tượng và lời tiên tri. Kinh Thánh Tân ước ghi lại đời sống, sự chết, sự phục sinh và sự thăng thiên của Ngài. Chúa Jêsus đã phán Kinh Thánh Cựu Ước đều nói với Ngài. Sau khi Chúa Jêsus đã phục sinh, Ngài đã dạy 2 môn đồ trên con đườn đến Em -ma - út “ Đoạn, Ngài bắt đầu từ Môise rồi kế đến mọi Đấng tiên tri mà cắt nghĩa cho hai người đó những lời chỉ về Ngài trong cả Kinh Thánh” (LuLc 24:27) Sự thống Nhất Về Ý Nghĩa . Thống nhất về ý nghĩa nhắc chúng ta rằng Kinh Thánh không hề có sự mâu thuẫn. Chúng ta phải cẩn thận đừng áp đặt ý nghĩ chủ quan của mình vào Kinh Thánh và cố gắng tìm chứng cớ cho ý nghĩa đó. Cái hướng đúng đắn là hãy để từ ngữ tự nói lên ý nghĩa của chúng. Khi nghiên cứu kỷ một câu Kinh Thánh ý nghĩa thật sẽ tự thoát ra. Ý nghĩa đó có thể hoặc không có thể đúng theo ý nghĩa mà bạn mong muốn. Đức Chúa Trời đã cảm thúc người viết Kinh Thánh. Đức Chúa Trời không tự mâu thuẩn với chính Ngài cho nên Kinh Thánh cũng không có sự mâu thuẫn. Nếu có đoạn Kinh Thánh nào đó tưởng chừng như mâu thuẫn với đoạn khác, là do người đọc thiếu thông hiểu hoặc thiếu chỉ dẫn. Đối với trường hợp như thế, hãy luôn chừa sự suy xét cho đến khi sự sáng chân lý soi rọi trên vấn đề của bạn. 12. Hãy khoanh tròn mẫu tự trước mỗi lời diễn đạt đúng. a) Có một hệ thống chân lý được bày tỏ trong toàn bộ Kinh thánh. b) Chủ đề của sự Cứu Chuộc chỉ có thể tìm thấy trong Tân ước. c) Chúa Jêsus dạy rằng Cựu Ước chứa đựng Lẽ Thật về Ngài. d) Bạn phải rút lấy ý nghĩa từ một đoạn Kinh Thánh hơn là lấy ý nghĩa chủ quan áp đặt vào Kinh Thánh. e) Kinh thánh dạy về thuyết Luân Hồi ( đầu thai) f) Kinh Thánh không hề tự mâu thuẫn. TỔNG LƯỢC CỦA BÀI HỌC Mục tiêu 9 : Liệt Kê Ba đề tài Chính yếu được trình bày trong bài học nầy . Sở dĩ phần này có tiêu đề là tổng lược vì các phần sau đây trình bày những chủ để chính yếu trong bài học.
  • 17. Kỷ thuật hỏi và trả lời . Khi bạn đã đọc suốt bài học này, bạn đã áp dụng một phần nào cách học Kinh Thánh bằng phương pháp đặt câu hỏi và trả lời ( trong bài 1,3 và 4).Một phương cách hữu hiệu để nhận được ý nghĩa chính xác từ một đoạn Kinh Thánh. Kinh Thánh sẽ tự chứng minh cho mình khi những câu trả lời hiện ra. Đều nằm trong việc biết cách đặt những câu hỏi đúng đắn. Kỷ thuật hỏi đáp là một công cụ cơ bản trong việc học Kinh Thánh. Những nguyên tắc diễn giả - Kinh Thánh. Bài 1 đã cho ta kiến thức cơ bản để diển giải Kinh Thánh. Bài 3 đề cập đến một số nguyên tắc hoặc quy luật cơ bản diển giải Kinh Thánh một cách chi tiết hơn. Những nguyên tắc cơ bản này đã được tìm tôi và sử dụng bởi nhiều học giả nghiên cứu Kinh Thánh trải qua nhiều thế kỷ. Điều họ quan tâm là chia sẻ đúng đắn hoặc là dạy dỗ sứ điệp của chân lý Đức Chúa Trời cách chính xác. Cho nên điều quan trọng là phải hiểu rõ những nguyên tắc cơ bản của diển giải Kinh thánh để có thể áp dụng cho tất cả các phương pháp học Kinh Thánh. Những phương pháp học Kinh Thánh. Có nhiều phương pháp học Kinh Thánh, những tài liệu này chỉ đề cập đến 4 phương pháp trọng tâm của bài học là phương pháp toàn sách, thườg gọi là phương pháp tổng hợp phương pháp này sẽ được nghiên cứu chi tiết hơn, vì dù là phương pháp học cơ bản cho việc học Kinh Thánh. Trong bài 5,6,7 bạn sẽ học sách Ha ba cúc với phương pháp toàn sách hoặc tổng hợp này. Ba bài cuối sẽ tập trung mỗi bài vào một phương pháp khác nhau. Bài 8 sẽ dạy về phương pháp lược sử sách Amốt. Bài 9 sẽ sử dụng phương pháp đề tài trong thơ Ephêsô. Bài 10 sẽ áp dụng bằng phương pháp khẩn nguyện trong thơ tín Philíp. Kỷ thuật học và những phương pháp trình bày ở đây phải trở thành công cụ của bạn để chuyên tâm nghiên cứu Kinh Thánh suốt đời. 13. Sắp xếp phần mô tả cho phù hợp với tiêu đề. ...a. Những nguyên tắc giúp chúng ta hiểu Kinh Thánh. ...b. Tổng hợp, lược sử, đề tài và khẩn nguyện. ...c. Sự đáp ứng của việc Kinh Thánh tự nói về mình. 1. Kỷ thuật hỏi và đáp 2. Những nguyên tắc căn bản để diển giải. 3. Phương pháp học Kinh Thánh.
  • 18. Mạch văn: Từ câu Tiết Chương Sách Toàn bộ Kinh Thánh BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CÁ NHÂN Sau khi bạn đã ôn lại bài học này bạn hãy làm bài tập trắc nghiệm rồi sau đó bạn hãy xem lại câu trả lời của bạn so với những câu trả lời có sẵn ở phần cuối cuối sách nầy. Hãy học ôn lại bất cứ câu nào bạn trả lời không đúng.1. Trong lúc học, bạn áp dụng tâm trí của mình một cách cần mẫn và nghiên cứu từ thật kỹ các sự kiện đó là lúc bạn đang:a) Đọc một cách bất cẩnb) Đọc một cách có kỷ luật.c) Làm việc chỉ với với những sách thật khó mà thôi2. Nghiên cứu học hỏi Kinh Thánh là quan trọnga) Trong đời sống, đức tin và sự phục vụ Chúa.b) Chỉ khi nào bạn muốn trở thành Mục sư.c) Chỉ khi nào con người trở nên già.d) Chỉ để cải thiện tri thức.3. Theo Kinh Thánh, ý nghĩa của “ mặc khải” là gì?a) Là việc Chúa làm cho conngười biết những gì trước đây chưa được biết.b) Là sự khám phá của con người về Chúa trong thiên nhiên?c) Là việc con người biết được Chúa bằng những giá quan của mình.4. Một trong những từ nào sau đây KHÔNG diễn tả phẩm chất làm nên sự khác biệt giữa Kinh Thánh và mục tiêu của các sách khác?.a) Mặc khảib) Siêu nhiênc) Tự nhiênd) Tâm linh5. Hoàn chỉnh mỗi câu ở bên trái bằng cách đưa vào con số thích hợp của từ ngữ ở cột phải....a. Ý nghĩa theo chữ nghĩa của ngôn ngữ liên quan đến nghĩa ............... của từ ngữ đó....b. Con người có thể hiểu được Kinh Thánh vì Đức Thánh Linh vận hành ở trong.............c. Bởi vì ngôn ngữ loài người bị hạn chế trong truyền đạt Lẽ thật thiên thượng nên Đức Chúa Trời đã bị ...... chính mình Ngài cho con người qua những minh họa bằng ngôn ngữ hình bóng. ...d. Đức Chúa Trời Đấng Cứu chuộc được nhìn thấy trong Tân ước rõ hơn trong Cựu Ước............. ...e. Bản thân Kinh Thánh là ...........tốt nhất. ...f. Toàn Kinh Thánh có một .............................căn bản._1. Sự chú thích 2. Sự mặc khải tiếp diễn 3. Bình thường 4. Tín đồ 5. Hòa nhận
  • 19. 6. Sự hài hòa.__6. Kể ra ba đề tài chính sẽ được trình bày trong tài liệu này ........................................................................................ Câu trả lời cho những câu hỏi học tập Ghi chú : Những câu trả lời cho phần bài tập của bạn không theo số thứ tự bình thường. Do đó bạn thấy trước câu trả lời của câu hỏi kế tiếp. Hãy dò số của câu bạn cần tìm, và cố gắng dừng xem trước khi trả lời. 1. a. Rao giảng Lẽ Thật quở trách lỗi lầm, sửa chữa khuyết điểm và dạy dỗ về một đời sống tốt lành. b. Giúp cho con người có khả năng đồng thời được trang bị để làm việc thiện. 2. b) Học Kinh Thánh đòi hỏi nổ lực hơn là đọc đơn thuần bởi vì học đòi hỏi bạn xem xét và suy nghĩ sâu sắc về dữ liệu, sự kiện. c) Chúng ta phải học Kinh Thánh để khám phá được ý muốn của Đức Chúa Trời trong đời sống, đức tin và trong sự phục vụ Ngài. 3. c) Giá trị của sự ban cho của Đức Chúa Trời chỉ có được phán đoán trên nền tảng tâm linh. 4. b) Là vô lý 5. b) Phép lạ trong Kinh Thánh phải được xem là những dữ liệu nghiêm túc và có tính lịch sử. c) Đức Chúa Trời là Đấng tạo dựng ra mọi thứ và mọi vật đều lệ thuộc vào quyền năng của Ngài kể cả những vật ngoài lãnh vực thiên nhiên. 6. b) Những từ bình thường với ý nghĩa phong phú 7. a.2) Biện pháp tâm linh b.1) Biện pháp siêu nhiên c. 3) Biện pháp mặc khải. 8. a. Nghĩa đen b. Nghĩa bóng c. Vô tận 9. b) Tâm trí con người có kỷ năng bị hạn chế trong việc hiểu Lẽ Thật thiên thượng. d) Đức Chúa Trời có một nhãn quan bao quát và vô biên e) Xem suốt lịch sử Kinh Thánh Đức Chúa Trời đã bày tỏ chính mình Ngài càng lúc càng nhiều hơn cho con người. 10. Tại vì sự mặc khải tiếp diễn đã làm cho Ngài dễ được nhận ra hơn trong Tân ước. 11. Mạch văn trực tiếp nói đến những từ ngữ xung quanh một đoạn Kinh Thánh mạch văn tổng quát lại liên quan đến toàn bộ Kinh Thánh. 12. a) Có một hệ thống chân lý được bày tỏ trong toàn bộ Kinh Thánh. c) Chúa Jêsus dạy rằng Cựu ước có chứa lẽ thật về chính Ngài.
  • 20. d) Bạn phải rút lấy ý nghĩa từ một đoạn Kinh Thánh, hơn là lấy ý nghĩa chủ quan của bạn áp đặt vào Kinh Thánh. 13 a. 2) Những nguyên tắc căn bản của việc diển giải. b. 3) Phương pháp học Kinh thánh c. 1) Kỷ thuật hỏi đáp. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH THÁNH Trong bài 1, bạn đã được cung cấp một sách giáo khoa khái quát về nhiều đề tài sẽ được bàn đến trong sách này. Bạn đã được biết rằng Kinh Thánh là một sách được mặc khải. Là lời của Đức Chúa Trời, Kinh Thánh phải được học hỏi một cách cần mẫn khác thường. Đời sống và niềm tin Cơ đốc nhân của bạn tùy thuộc vào hiểu biết sáng suốt của Kinh Thánh. Trong bài học nầy, bạn sẽ làm việc đặc biệt với qui trình học tập và kỹ thuật cơ bản về cách đặt câu hỏi có hiệu quả. Đây là kỹ năng bạn cần sử dụng khi có cơ hội hướng dẫn một nhóm học Kinh Thánh. Khi học những bài nầy bạn nên ghi nhớ hai mục tiêu chính khiến bạn học Lời Đức Chúa Trời : (1) Cho sự hiểu biết và tăng trưởng tâm linh cá nhân. (2) Học để có thể chia xẻ với người khác. Dàn ý bài học Chuẩn bị cá nhân. Nhu cầu học tập có phương pháp Những bước cơ bản trong việc học Kinh Thánh. Kỹ thuật hỏi đáp. Những mục tiêu của bài học Khi học xong bài nầy bạn có thể : Có sự sửa soạn cá nhân và phương pháp học tập hữu ích hơn nhằm tăng trưởng sự hiểu biết của bạn về Kinh Thánh. Liên kết được nhiều loại câu hỏi về sự kiện và tư tưởng vào những bước căn bản của việc học. Những hoạt động học tập Đọc phần mở đầu dàn ý bài học và mục tiêu bài học. Xem kỹ những chữ căn bản. Nếu bạn chưa quen thuộc với những chữ ấy, tham khảo lại ở phần chú giải từ ngữ. Đọc suốt phần triển khai bài học, viết câu trả lời cho câu hỏi bài, và kiểm tra
  • 21. lại phần trả lời của bạn. Chuẩn bị sẵn sổ tay. Bạn sẽ phải sử dụng sổ nầy ở phần cuối của bài học và để ghi chú. Làm bài trắc nghiệm cá nhân vào cuối bài học. Từ ngữ . Tra tự điển hoặc phần chú giải từ ngữ ở phần cuối của môn học nầy thường xuyên sẽ giúp bạn hiểu bài sâu rộng hơn. Có thể viết thêm và chú thích nghĩa của những từ khác trong sổ tay của bạn. Ap dụng ( apply) Sự tương quan ( correlation) Định rõ ( definitive) Tập trung ( focus) Đánh giá ( evaluate) Am chỉ đến ( implicational) Diễn giải ( interpret) Có phương pháp ( methodical) Quan sát ( observe) Phẩm chất ( qualification) Biện giải ( rational) Tóm lược ( summarize) Kỹ thuật ( technizne) Triển khai bài học CHUẨN BỊ CÁ NHÂN Mục tiêu 1 : Mô tả quan điểm tâm linh và tinh thần cần thiết để học Kinh Thánh có hiệu quả . Mục tiêu 2 : Liệt kê những công cụ cơ bản cần thiết để học Kinh Thánh có hiệu quả . Tiêu chuẩn đầu tiên cho việc học Kinh Thánh là suy xét thiêng liêng. Bạn đã khám phá ra điều nầy ở IICo 2Cr 2:14 trong bài 1. Lời của Đức Chúa Trời không phải là loại sách chết mà sống. Đức Chúa Trời của chúng ta hiện đang sống. Đức Thánh Linh mà nhiều thể kỷ trước đã ban thông điệp, ngày nay đã nói với chúng ta qua Lời của Ngài. Chúa Jêsus Christ ban Thánh Linh cho mỗi một ai tiếp nhận Ngài là Đấng Cứu Thế và Chúa của đời sống mình.
  • 22. Tiêu chuẩn thứ hai của việc học Kinh Thánh là có một cá tính thiêng liêng. Người thuộc linh sống trong sự thuận phục Đức Chúa Trời và có mối tâm giao hoàn hảo với Đức Chúa Trời hằng sống của cách thế sống nầy được biểu lộ qua sự tôn kính và nhạy cảm với Đức Thánh Linh của Chúa,sự nhu mì, khiêm nhường, nhịn nhục và đức tin. Sự xưng nhận tội lỗi của mình ra sẽ gìn giữ được bạn trong mối tương giao với Chúa Jêsus Christ. Không tuân theo ánh sáng thiên thượng sẽ làm mất đi ánh sáng đó và thay thế điều đó bằng sự tối tăm. Chúa Jêsus đã phán rằng bạn hữu của Ngài là những người làm theo Lời Ngài (GiGa 15:14). Nghiên cứu dữ kiện đòi hỏi một tâm trí nhanh nhẹn, một sự tự nguyện tập trung. Bạn cần phải có sự nhiệt tình, một sự ước muốn nồng nhiệt việc học hỏi Lời của Đức Chúa Trời. Việc học nói chung là buồn tẻ, tốn thời giờ, và là công việc. Nếu bạn không tập trung để suy nghĩ sâu xa về những điều trên, Đức Thánh Linh sẽ không thể bày tỏ lẽ thật của Ngài đến bạn được. Trong bài 1 chúng ta đã bàn luận về tầm quan trọng của việc trích dẫn lẽ thật từ một đoạn của Kinh Thánh, hơn là việc đưa những định kiến của mình áp đặt vào Kinh Thánh. Nghiên cứu Kinh Thánh đòi hỏi tính chân thật và một tâm trí. Hãy để Kinh Thánh tự nói cho bạn về chính mình. 1. Hãy đọc Mac Mc 4:24, 25. Đặc biệt ghi chú câu 25. Loại người nào sẽ được Đức Chúa Trời ban cho nhiều hơn? Người đó có a) Ít b) Một điều gì đó e) Chẳng gì. 2. Hãy suy nghĩ về 4:24-25 cùng với sự soi sáng của Đức Thánh Linh trên Lời Ngài. Ngài có một điều gì đó là người có: a) Kiến thức b) Của cải c) Thánh Linh 3. Liệt kê ra ít nhất 5 tính chất được thảo luận ở trên mà có thể tìm thấy ở một người thuộc linh. ............................................................................................... 4. Liên quan đến việc chuẩn bị cho sự nghiên cứu Kinh Thánh, Những từ ngữ như sự nhanh nhẹn, sự tập trung, lòng ước muốn và sự chân thật nhằm nhấn mạnh : a) Thái độ tinh thần nhiều hơn thái độ tâm linh.
  • 23. b) Thái độ tâm linh nhiều hơn thái độ tinh thần. c) Không phải thái độ tinh thần cũng không phải thái độ tâm linh. Công cụ để nghiên cứu Kinh Thánh rất là đơn giản. Gồm giấy viết, Kinh Thánh của bạn, đôi mắt của bạn và thời gian là tất cả những điều cần thiết. Có được thời gian không bị chi phối để học Kinh Thánh là điều rất quan trọng. Nếu có thể được, khi học Kinh Thánh bạn nên ở riêng một mình với Đức Thánh Linh, và Kinh Thánh mà thôi. 5. Để nghiên cứu Kinh Thánh bạn sẽ cần : a) Nhiều sách và sơ đồ. b) Ở trong nhà thờ c) Một số công cụ rất đơn sơ. NHU CẦU VỀ NGHIÊN CỨU KINH THÁNH THEO PHƯƠNG PHÁP. Mục tiêu 3 : Nhận diện những đặc tính của việc học Kinh Thánh theo phương pháp . Theo thông thường một Cơ đốc nhân thường đến với Kinh Thánh bằng một thái độ hời hợt. Những điều phổ quát nhất mà người thường tin và chia xẻ với nhau chính là những điều họ được nghe giảng, những điều họ thường nghe nói, hoặc là những điều họ đọc được từ những sách nói về Kinh Thánh. Việc học đối với với hầu hết mọi người nếu đã có lần cố gắng học, chỉ có lẽ là đọc ích ỏi Lời của Chúa, họ thường đọc đi lại những đoạn Kinh Thánh quen thuộc. Người ta không dám mạo hiểm rồi bỏ những cái đã quen thuộc để đi khám phá những lãnh địa mới. Thật không may, nhiều Cơ đốc nhân đã bỏ suốt cả cuộc đời “ gắng chặt vào” ( locked in) một phần nhỏ của Kinh Thánh mà họ cho là “ dễ dàng hơn” các phần khác. Họ đã bỏ đi phần lớn những điều quí giá mà Đức Thánh Linh muốn chia xẻ với họ. Chúng ta không nên làm theo cách thức đó. Con người bình thường có thể nghiên cứu Kinh Thánh một cách có phương pháp. Phương pháp là một phương cách có thứ tự trong công việc của nó. Nó là một chuỗi tiến trình với sự theo đuổi từng bước một được tính toán để đi đến kết thúc. Phương pháp không làm hạn chế bạn trong sự sử dụng tư tuởng của mình, những còn là một cái khung để hướng dẫn bạn học. Nghiên cứu một cách có khoa học sẽ cho bạn một chương trình hành động, hướng nổ lực của bạn để mục tiêu cuối cùng. Đức Thánh Linh có thể sử dụng việc học có phương pháp không? Ngài chắc có thể sử dụng và đang sử dụng. Khi bước vào phần phương pháp tổng hợp bạn sẽ học được những từ ngữ và ý niệm có vẻ mới đối với bạn. Bạn sẽ học
  • 24. về một số tiến trình phải theo trong khi nghiên cứu. Điều là những điều hướng dẫn cách rút ra lẽ thật từ Kinh Thánh. Đức Thánh Linh soi sáng chân lý chứ không soi sáng quan điểm sai lệch. Sự soi rọi chân lý của Đức Thánh Linh cũng tương tự như tác dụng mặt trời ( nắng) và mưa làm nên mùa màng cho nông dân từ những hạt mầm sống. Và cũng giống như việc làm có phương pháp của người làm nông ( trồng trọt, cày cuốc, thu hoạch) sẽ giúp cho tác dụng của nắng và mưa đối với thu hoạch, việc học có phương pháp của chúng ta cũng giúp cho việc tiến nhận chân lý bởi Đức Thánh Linh. 6. Khoanh tròn mẫu tự nào mô tả về việc học tập có phương pháp ? a) là một cách học theo thứ tự. b) là việc nghiên cứu hướng nổ lực của bạn đến mục tiêu. c) là việc chỉ nghiên cứu những đoạn quen thuộc. d) là việc học một cách vụng về (hời hợt) e) là một tiến tình dẫn đến kết thúc. NHỮNG BƯỚC CĂN BẢN TRONG VIỆC HỌC KINH THÁNH. Mục tiêu 4 : Liệt kê 6 bước căn bản trong việc học Kinh Thánh . Mục tiêu 5 : Nhận diện những ví dụ đúng về những hoạt động đi kèm với từng bước . Có vài bước căn bản trong việc học Kinh Thánh là nền tảng cho việc học nói chung. Những bước nầy là rất hữu ích cho mỗi phương pháp học. Đó là nhận xét, diễn giải, tóm lược, đánh giá, áp dụng và tương quan. Hãy đọc những bước nầy vài lần và viết ra để có thể ghi nhớ. Phần nầy sẽ giúp bạn định nghĩa 6 bước căn bản nầy. Phần tiếp theo Kỹ thuật hỏi và đáp sẽ giải thích chi tiết hơn, và chỉ cách áp dụng thực tế trong việc học Kinh Thánh. Trong 6 bước, 2 bước đầu là cốt yếu, nghĩa là tầm quan trọng rất lớn. Nếu 2 bước nầy ( nhận xét và diễn giải) được hoàn thành tốt, những bước sau sẽ tự tiến hành cách dễ dàng. Bởi lý do đó cần phải xem nặng hai bước đầu tiên. Khi bắt đầu áp dụng những bước nầy vào Kinh Thánh, hãy nhớ rằng sẽ gặp một số lầm lẫn lên nhau. Ví dụ : bước áp dụng và tương qua là rất gần nhau, có lúc cả hai lại nhập thành một. Nhưng chúng ta nên tách ra làm hai để hiểu rõ hơn. Nhận xét đơn giản chỉ có nghĩa là tự hỏi mình : “ Kinh Thánh nói điều gì? Rudyard Kipling đã viết ra bài thơ bốn câu sau đây : Tôi có 6 người hầu trung tín Đã dạy tôi mọi thứ tôi cần.
  • 25. Tên họ là “ cái gì”, “ ở đâu”, “ Khi nào” “ Cách nào?”, “ Tại sao?” và “ai” Bây giờ nếu bạn chưa đưa 6 câu hỏi trên vào Kinh Thánh thì bạn sẽ đạt được những điều mình đang tìm kiếm. Đó là những dữ kiện. Bạn cần phải trả lời những câu hỏi “ Cái gì?”, “ Ở đâu”, “ Khi nào?”, “ Cách nào?”, “ Tạ************************ ************************************************************* ************************************************************* ********************************* ************************************************************* ************************************************************* ************************************************************* ************************************************************* ************************************ *********************************************** phải đang diễn giải khi bạn ghi ra những nhận xét nầy. Diễn giải là bước thứ nhì trong việc học Kinh Thánh. Đối với một đoạn Kinh Thánh bước đầu là phải nhận xét xem Linh Thánh nói điều gì? Bạn phải hỏi Kinh Thánh những câu hỏi về dữ kiện ( sẽ được bàn thêm ở bài học nầy). Đây là công việc “ dọn nền” cho việc học Kinh Thánh. Bạn sẽ phải tìm ra những chi tiết. Công việc này có khi tẻ nhạt. Phải tuân thủ việc chỉ hoàn toàn nhận xét và nhường sự phán đoán trong việc diễn giải cho đến khi bạn đã nắm được tất cả các dữ liệu trong tay việc này hơi làm bạn chán ngắt bởi bạn thường muốn diễn giải ngay. 7. Liệt kê theo thứ tự 6 bước căn bản trong việc học theo thứ tự đã được đề cập đến. ............................................................................................... ............................................................................................... 8. Chọn những từ ở cột bên phải cho thích hợp với câu cột bên trái. ...a. ................. có nghĩa là tự hỏi mình “ Kinh Thánh nói gì?” ...b. Cái gì? Ở đâu? Ai? là những câu hỏi sẽ giúp bạn nhận được ............ từ Kinh Thánh. ...c. ................. sẽ được thực hiện ngay sau khi việc nhận xét tẻ nhạt được hoàn tất_1. Tương quan 2. diễn giải 3. Nhận xét
  • 26. 4. Dữ liệu 5. Ap dụng__ Một khi bạn đã ghi nhận xong một cách kỷ lưỡng bạn đã có được một thực thể dữ liệu để làm việc. Bạn nắm được tên tuổi, nơi chốn, hoàn cảnh, lý do và biết được tại sao sự việc được nói lên hoặc diễn biến. Sau khi đã làm xong việc ghi nhận, bạn sẽ hỏi. “ Điều đó nói lên ý nghĩa gì? và nếu bạn không học từ cách tự hỏi câu hỏi nầy, sẽ không thể nào đi đến việc diễn giải nêu lên câu hỏi. Điều này có ý nghĩa gì? Nghĩa là diễn giải cố gắng nhận rồi ý nghĩa của những điều mà tác giả đã nói. Phần tiếp theo kỷ thuật hỏi và đáp, sẽ đề cập thẳng đến loại câu hỏi diễn giải. Nhưng câu hỏi “ Việc này nói lên điều gì? là câu căn bản cho các loại câu hỏi ý nghĩa ở đây rất gắn liền với sự định nghĩa. Tôi xin phép được nhắc nhở ở đây là bạn phải cố gắng hiểu nghĩa bình thường của từ ngữ trong Kinh thánh. Nếu có điều kiện tra tự điển cũng rất có ích. Nếu bạn gặp phải những từ không hiểu hãy cố gắng tìm kiếm để tìm rõ ý nghĩa. 9. Việc diễn giải quan hệ nhiều nhất với a) Thâu thập dữ liệu b) Tìm hiểu ý của người viết muốn nói e) Hỏi ở đâu? Khi nào? và như thế nào? Tóm lược có nghĩa là tổng kết. Trong việc học Kinh Thánh điều này có nghĩa là trình bày những điểm chính cùng những chi tiết kèm theo một kết luận vắn tắt. Giá trị của việc tóm lược ở chỗ nó tập trung vào những nguyên tắc chính yếu của chân lý từ trong bất cứ đoạn Kinh Thánh nào được đưa ra. Ở phần tóm lược bạn thấy được cái toàn thể ở trong hình thể cô đọng. Đó chính là bước sau cùng trong tiến trình diễn giải. Có nhiều cách trình bày phần tóm lượng. Có khi sử dụng biểu đồ hoặc sơ đồ có khi phát hiện từ việc ghi nhận viết lại hình thể đọc hơn. Nhưng sự sắp xếp phải bộc lộ được những ý chính và những chi tiết. Bởi sách này có hạn nên phần tóm lược của bạn phải được hoàn thành trong một hình thức dàn ý đơn giản những phần tóm lược này đôi khi được trình bày ở dạng sơ đồ hoặc biểu đồ? 10. Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi lời liên quan đến việc tóm lược. a) Phải luôn được đặt trong một sơ đồ. b) Phải luôn trình bày được ý chính cùng chi tiết bổ sung c) Có thể được trình bày ở dạng sơ đồ hoặc biểu đồ d) Đó là các toàn thể ở trong một hình thể cô động.
  • 27. Sự định giá liêu theo nghĩa trong sách này KHÔNG NÓI đến điều bạn thích hay không thích. Khi định giá là bạn đang cố gắng xác định cái mình đang đọc có phải là một nguyên tắc vĩnh hằng hay là một tập quán bản xứ chỉ áp dụng trong hoàn cảnh địa phương trong thời đại viết Kinh Thánh. Bạn sẽ hỏi chính mình phải chăng điều mà tôi đang đọc là một nguyên tắc vĩnh hằng phổ quát cho tất cả mọi người? hoặc là trường hợp này chỉ dành cho trường hợp đặc biệt này mà thôi? Giả sử bạn đang đọc I Côrinhtô đến đoạn nói về người đàn bà và mái tóc của mình đối vơi người đàn bà cắt tóc đi có sai hay không? Sai ở mọi nơi và trong mọi thời đại hay sao? Hay là điều này chỉ tùy thuộc vào văn hóa của địa phương? Nghĩa là trong nền văn hóa của các vùng đất ở thời Kinh Thánh như Kinh Thánh đã nói có phải đó là điều không cần phải đem áp dụng rộng rãi hay không? Đây là kết luận mà tự chính bạn phải định giá. Hoặc là, trong một đoạn Kinh Thánh khác nếu bạn đi đến kết luận là việc thờ hình tượng đang phổ biến khắp nơi và luôn là sai quấy là điều có giá trị toàn cầu và vĩnh cửu. Những kết luận này phải được rút ra trên nền tảng của những gì bạn phát hiện được trong quá trình nhận xét diễn giải và tóm lược. Nếu bạn có thêm tài nguyên khác, thì đây sẽ là bước tham khảo thêm ở những sách khác như tập quán thời Kinh thánh Thánh Kinh tự điển và sách giải nghĩa Kinh Thánh. Nếu không có điều kiện, bạn sẽ gặp hạn chế trong việc kết luận những vấn đề ngoài lề như trên một cách chắc chắn bởi thiếu thông tin. May mắn là, bạn có thể có những phán đoán đúng, là tất cả những điều cần thiết trên nền tảng Kinh Thánh. Ngay cả những sự việc dự định nói về một tình huống địa phương đặc biệt vẫn dường như có một nguyên tắc vĩnh hằng ở đằng sau. Ví dụ trong việc nghiên cứu I Côrinhtô 8 bạn kết luận rằng bạn ăn hay không ăn thịt cúng tế cho các hình tượng là một vấn đề liên quan đến sự văn hóa trong một hoàn cảnh địa phương nhất định thì cũng không phải từ đó suy ra là bạn có thể ăn tất cả những thức ăn nào bạn muốn. Trong I Côrinhtô 8 thái độ của Phaolô là không nên ăn vật phẩm đã cúng hình tượng mặc dầu ông chỉ nói theo ông, vấn đề không có gì là quan trọng. Trong tình huống này, nguyên tắc trường cửu chính là sự tôn trọng đối với tha nhân. Trong mỗi nền văn hóa, có những tình huốn quan hệ đến sự tôn trọng đối với tha nhân những tình huống mà trong đó con người làm hoặc không làm gì đó không phải là một nguyên tắc vĩnh hằng, những chỉ là vi phạm đến khung cảnh văn hóa ấy. Cho nên để tuân theo nguyên tắc vĩnh hằng của kính trọng mọi người, Cơ đốc Nhân phải thay đổi tư cách đạo đức của mình hầu tránh đi những xúc phạm đến anh em đồng đạo.
  • 28. 11. Trong việc đánh giá những tình huống thời đại Kinh Thánh, những tập quán địa phương. a) Ít áp dụng trực tiếp vào đời sống con người bằng những nguyên tắc vĩnh hằng. b) Ap dụng vào đời sống con người như những nguyên tắc vĩnh hằng. c) Ap dụng vào đời sống con người nhiều hơn những nguyên tắc vĩnh hằng. Sự áp dụng quan hệ mật thiết với sự đánh giá. Sau khi phát hiện một nguyên tắc vĩnh hằng trong Kinh Thánh, bạn phải xem mối quan hệ giữa nó với chúng ta bằng cách đặt câu hỏi. Chúng ta áp dụng nguyên tắc như thế nào? Để trả lời bạn phải nghiên cứu vào phán đoán tốt nhất của mình và sự soi sáng của Đức Thánh Linh là Đấng sẽ dẫn đắt bạn khi bạn tìm kiếm Chúa để biết ý muốn của Ngài. Sự tương quan chỉ đơn thuần là đặt câu hỏi “ việc này ăn khớp với toàn bộ Kinh Thánh như thế nào? Trong bài 1 bạn đã biết rằng có một sự hài hòa cơ bản trong toàn bộ Kinh thánh. Bạn phải xem xét toàn bộ hệ thống Lẽ Thật để diễn giải đúng từng phần của Kinh Thánh. Chứng cớ kỳ diệu của sự mặc khải là văn bản thì do nhiều người viết với khoảng cách về không gian và thời gian rất xa nhau nhưng lại hài hòa với nhau. Sự tương quan là bước nghiên cứu mà dữ liệu cơ bản này phải được sử dụng đến. Đức tin nói rằng tất cả mọi điều trong Kinh Thánh đều khớp với nhau. Nếu có điều gì đó khác trong Kinh Thánh nói về một vấn đề nào đó và tư tưởng thể hiện nó dường như nói về một điều khác đối với bạn, tức là đã có chỗ không đúng. Bạn phải suy nghĩ lại nghiên cứu lại vấn đề, và cầu xin sự soi sáng đặc biệt thêm từ nơi Chúa. Bước tương quan cố gắng hài hoà mọi thứ trong một toàn cảnh về Kinh Thánh bằng cách hỏi những câu hỏi như là “ thư tín Galati quan hệ với thư tín Rôma như thế nào? 12. Chọn câu trả lời đúng ở cột bên phả. ( Bạn có thể có hơn câu trả lời). ...a. Bước nào rất gần với bước đánh giá? ...b. Bước nào cố gắng kết hợp mọi thứ trong một hoàn cảnh Kinh Thánh? ...c. Bước nào nhấn mạnh rằng một tư tưởng với toàn bộ Kinh Thánh cần phải được nghiên cứu lại/ ...d. Bước nào xem xét mối quan hệ giữa một nguyên tắc chân lý vĩnh hằng được khải thị với đời sống chúng ta hiện nay?_1. Tương quan 2. Tóm lược 3. Ap dụng__ KỶ THUẬT HỎI ĐÁP
  • 29. Mục tiêu 6 : Nhận diện 4 loại câu hỏi sự kiện và liên hệ chúng với những bước cơ bản trong việc học Kinh Thánh. Mục tiêu 7 : Nhận diện 3 loại câu hỏi tư duy và liên hệ chúng với những bước cơ bản của việc học Kinh Thánh. Chúa Jêsus đã sử dụng các câu hỏi với một tài nghệ bậc thầy. Bạn có thể tìm thấy một ví dụ trong sách Mác chương 3. Trước khi Chúa Jêsus chữa lành người đàn ông bị teo tay. Ngài đã nói chuyện với những người đứng xem? Ngài biết rằng tại đó những người rình xem. Ngài đang chờ cơ hội để tố cáo Ngài phá vỡ ngày Sa bát. ngài hỏi “ Luật pháp cho phép chúng ta làm việc gì trong ngày Sa bát? Giúp đỡ hay làm hại, cứu mạng người hay tiêu diệt mạng người?” Những câu hỏi của Ngài đã làm được hai chuyện. Đầu tiên, chúng ta thấy luật pháp đã trở nên tồi tệ thế nào khi ngăn cấm giúp đỡ người khác trong ngày Sabát, Thứ hai là nó đưa ra một nguyên tắc vĩnh cửu : Giúp đỡ luôn luôn tốt hơn làm hại, cứu mạng tốt hơn là hủy diệt mạng người. Những người đã quá giận dữ đến nỗi không trả lời được câu hỏi của Chúa Jêsus. Ngài đã nói lên quan điểm của Ngài qua việc sử dụng những câu hỏi đó. Những câu hỏi tốt phải đi kèm với câu trả lời thích ứng. Một câu hỏi mà có thể trả lời được lòng hoặc “ không” thường không đem lại hiệu quả rất tốt trong việc học tập. “ Luật pháp của chúng ta đã cho phép chúng ta làm gì trong ngày Sa bát?” là loại câu hỏi đưa ra suy nghĩ con người bước về hàng trăm luật lệ phù phiếm đã được tạo nên từ nhiều năm qua. Những luật lệ đó dường như là của Đức Chúa Trời, nhưng thật ra nó chỉ là những lời truyền khẩu của con người và chẳng liên quan gì đến luật pháp của Đức Chúa Trời. Một câu hỏi hay của Chúa có hiệu quả bằng một lời giảng đạo. Bạn sẽ thâý 7 câu hỏi cơ bản ( 4 dữ kiện và 3 tư duy) xuyên suốt những bước cơ bản trong việc học Kinh Thánh tên chúng nó vẻ hơi lạ đối với bạn nhưng bạn sẽ khám phá chúng rất gần gũi với những nguyên tắc mà bạn đã học. Khi chúng ta bắt đầu phần đặt câu hỏi này và áp dụng nó vào Kinh Thánh. Bạn hãy dành một trang sự với những cột chia ra như sau. _Căn bản kỷ_thuật hỏi đáp___Loại câu hỏi_Tham khảo_Hỏi _Đáp_______ Trong những bài tập trong 7 bài dưới đây bạn sẽ được cung cấp một định nghĩa của từ loại câu hỏi, mẫu trưng dẫn cho từng loại câu hỏi, một hoặc những câu hỏi tham khảo và câu trả lời cho từng câu hỏi. Bạn hãy điền vào
  • 30. trang giấy trong sổ tay dùng những mẫu này làm hướng dẫn, và ghi vào các cột trên. Nhớ viết câu hỏi ra trước khi xem phần gợi ý trả lời. Loại câu hỏi dữ kiện nào là : (1) nhận diện ( 2) loại câu trạng thái ( 3) Loại câu thời gian ( 4) loại câu về nơi ch chốn. Những câu này dùng để hỏi, khi nào? và ở đâu? (1) Loại câu hỏi nhận diện : Hỏi AI và GÌ. Đây là những câu hỏi thuộc về quan sát chúng ta đã thâu thập những dữ kiện và giúp chúng ta nhớ, có thể biến thể trong mỗi câu tùy thuộc vào đoạn Kinh thánh mà bạn đang học. Ví dụ “ Ai” có thể trở thành Ai đang nói Ai” đang nghe “ Ai đang được nói đến? “ Ai sẽ chịu ảnh hưởng lời những điều đã nói” “ Cái gì đang được làm” “ Cái gì đang được hoàn thành” “ Từ ngữ nào đang được sử dụng”. Loại câu hỏi Ai trong Kinh Thánh không luôn giống nhau và cũng tương tự như loại câu hỏi “ cái gì” câu hỏi là những công cụ để thu thập sự kiện. Khi làm việc với công cụ bạn phải chọn những loại nào thích ứng cho công việc, Ví dụ khi cắt trái cây bạn dùng dao nhỏ. Khi đốn nhánh cây bạn dùng công cụ khác. Loại câu hỏi dữ kiện là công cụ thích hợp, nhưng không cần thiết sử dụng mỗi loại cho mỗi trường hợp. Ví dụ nếu chẳng có nơi chốn nào thì không cần dùng loại câu hỏi về nơi chốn. Bạn nên dùng cái gì thích hợp thôi. Mẫu câu tham khảo cho phần này là ở sách Phi Pl 1:12-14. Đoạn Kinh Thánh này được sử dụng vì nó có khả năng cho được 1 ví dụ đối với mỗi loại câu hỏi. 13. Dưới của PHẦN LOẠI CÂU HỎI trong sổ tay của bạn hãy viết nhận diện Ai và cái gì? Ở phần THAM KHẢO viết 1:12. Ở cột CÂU HỎI viết hai câu hỏi sau. Ai đang được đề cập đến? Người viết muốn họ viết điều gì? Bây giờ hãy đọc 1:12 và ghi câu trả lời của bạn ở cột TRẢ LỜI. (2) Loại câu hỏi trạng thái, HỎI NHƯ THẾ NÀO? “ Việc này được làm nên như thế nào? bằng cách nào?” 14. Dưới cột LOẠI CÂU HỎI trong sổ tay hãy viết Bằng cách nào? Ở cột THAM KHẢO bạn không cần phải viết Philíp từng phần sau khi đã viết nó ở trên đầu trang rồi. Từ đây cho đến đoạn khác ở sách khác, chỉ dùng đến ghi chú của chương và câu mà thôi. Cho nên chúng ta chỉ cần viết 1:12-14. Ở cột câu hỏi, hãy viết những câu hỏi nầy. Tin lành đã phát triển như thế nào? Bằng phương tiện nào? Nó rõ ràng ở mức nào? Bây giờ hãy xem xét sách 1:12-14 và viết câu của bạn vào cột TRẢ LỜI. (3)Loại câu hỏi thời gian. HỎI KHI NÀO? Việc này được hoàn thành khi nào? Việc này xảy ra khi nào? Khi nào không phải luôn được trả lời bằng một thời điểm nhất định. Đôi khi nó chỉ nhằm cung cấp sự việc quá khứ,
  • 31. mới xảy ra, tương lai sắp xảy ra, hoặc sự việc này đến trước hoặc sau sự việc khác mà thôi. 15. Dưới cột LOẠI CÂU HỎI trong sổ tay của bạn, hãy viết chữ thời gian khi nào? trong cột tham khảo ghi 1:12-14. Trong cột CÂU HỎI viết : Việc này đã xảy ra lúc nào? Đọc những câu Kinh Thánh trên. Bạn sẽ thấy không nói đến ngày tháng, nhưng có một manh mối cho biết việc xảy ra đã lâu hoặc mới vừa xảy ra. Trong cột TRẢ LỜI bạn hãy viết suy nghĩ của mình, và manh mối nào chỉ ra câu trả lời. (4) Loại câu hỏi vị trí. Hỏi Ở ĐÂU? Đây là câu hỏi về nơi chốn. Nơi chốn có thể bao gồm Quốc gia, cộng đồng, nhà cửa người nào đó, vị trí địa hình như là các ngọn núi, sa mạc v.v... _Kỷ thuật hỏi_đáp___Loại câu hỏi_Tham khảo_câu hỏi_trả lời__Nhận diện Ai, cái gì_1:12_Nói về Ai? Tác giả muốn biết điều gì?___ 16. Dưới cột LOẠI CÂU HỎI trong sổ tay của bạn, hãy viết nơi chốn ở đâu? Trong cột THAM KHẢO hãy viết 1:13-14. Ở cột CÂU HỎI ghi điều này xảy ra ở đâu? Ở cột TRẢ LỜI ghi “ Nơi chốn mà bạn nghĩ rằng đã xảy ra và lý do suy nghĩ của mình” Những câu hỏi tư duy liên hệ đến việc diễn giải các sự kiện, khi bạn đã nâng sự kiện đó lên ở mức độ nhận thức. Có 3 loại câu hỏi tư duy cơ bản, ( 1) Định nghĩa nhằm giải thích. (2) Biện giải nhằm trả lời lý do tại sao. (3) Am chỉ nhằm áp dụng cho đời sống hiện nay và nhằm tìm kiếm ra những gì được gợi ý từng văn bản và liên hệ chi tiết với tổng thể Kinh Thánh. Bạn sẽ thấy rằng những câu hỏi này đúng là một phần của những bước căn bản trong việc học Kinh thánh đã nói lên. (1) Câu hỏi đã để ý nhằm hỏi “ điều này có nghĩa gì”. Bạn để ý rằng một điều gì đã được đề cập đến. Câu hỏi kế tiếp “ Bây giờ tôi đã thấy điều gì đó đã được đề cập đến nhưng điều đó có nghĩa gì?”. Một câu hỏi định nghĩa yêu cầu một câu trả lời giải thích. Phần giải thích có thể rút ra bằng từ, câu nói, bằng ngữ pháp, bằng hình thức văn học bằng cách nói và bằng ngữ cảnh chung của bản văn. 17. Ở dưới cột LOẠI CÂU HỎI trong sổ tay của bạn, hãy viết định nghĩa ý nghĩa? ở phần cột THAM KHẢO viết 1:13, ở cột CÂU HỎI viết ý nghĩa của câu nhóm từ chốn công đường là gì? Bây giờ hãy đọc câu 13 và suy nghĩ xem nó có nghĩa gì? Viết phần TRẢ LỜI vào cột trả lời.
  • 32. (2) Câu hỏi biện giải, hỏi TẠI SAO? “ Tại sao điều đó được nói ra?” hoặc xa hơn “ Tại sao ************************************************************* ************************************************************* ************************************************************* ************************************************************* ************************************************************* ************************************************************* ************** ************************************************************* ************************************************************* ******** 12 -14. Ở cột CÂU HỎI bạn viết : Tại sao Phaolô lại nói với họ điều này? Hãy đọc câu 12 - - 14. Trả lời câu hỏi từ những câu Kinh Thánh này, viết vào cột TRẢ LỜI. Bạn hãy so sánh câu trả lời của mình với những điều đã được gợi ý, câu trả lời của bạn không cần phải hoàn toàn giống như điều được gợi ý nhưng cũng cần phải có sự tương tự. (3) Loại câu hỏi ám chi. Hỏi “ Điều này ngụ ý gì?” Ở đây có nguyên tắc nào cần phải được phát hiện không? Có một điều áp dụng nào không? Hãy lưu ý lại rằng những câu hỏi này quan hệ mật thiết với những bước cơ bản trong việc nghiên cứu Kinh Thánh; đánh giá, áp dụng và tương thông. Sự ngụ ý là những điều không được trực tiếp nói ra trong bản văn, nhưng có thể nhìn thấy được qua những điều được trực tiếp nói ra. 19. Dưới cột LOẠI CÂU HỎI trong sổ tay bạn, viết Am chỉ điều này ngụ ý gì? Trong cột THAM KHẢO viết 12 -14. Ở cột câu hỏi viết : Hai ngụ ý có thể được rút ra từ bản văn là gì? Suy nghĩ về văn bản và về những kết luận hoặc ngụ ý mà bạn có thể rút ra được.Viết chúng vào cột TRẢ LỜI. 20. Sắp xếp những câu hỏi ở cột bên trái theo loại câu hỏi ở cột bên phải. ...a. Việc này được thực hiện thế nào? ...b. Tại sao điều này được nói đến? ...c. Có một nguyên tắc nào không? ...d. Ai liên quan đến việc này? ...e. Điều này có nghĩa gì? ...f. Điều này được xảy ra lúc nào? ...g. Điều này được xảy ra ở đâu?_1. Nhận diện 2. Trạn thái 3. Thời gian
  • 33. 4. Vị trí 5. Định nghĩa 6. Biện giải 7. Am chỉ __ Bài trắc nghiệm 1. Tiêu chuẩn đầu tiên để học Kinh Thánh có hiệu quả là gì? a) Kiến thức b) Sự hiểu biết thuộc linh c) Sự thông minh 2. Hai yếu tố của sự sửa soạn cá nhân cần thiết để học Kinh Thánh có hiệu quả gì? a) Tâm linh và tinh thần b) Thể xác và tinh thần. c) Xã hội và tâm linh. 3. Điều nào sau đây không diễn đạt tiêu chuẩn tâm linh cần thiết cho việc học Kinh Thánh có hiệu quả? a) Sự tôn kính sâu xa Đức Chúa Trời b) Sự tuân theo lời Chúa c) Sự thoát khỏi hoàn toàn khỏi tội lỗi d) Sự xưng tội. 4. Sắp xếp mỗi phẩm chất (bên trái) với thái độ ( bên phải) cho phù hợp. ...a. Sự nhu mì ...b. Sự nhanh nhẹn ...c. Lòng đức tin ...e. Sự tôn kính 5. Đôi mắt và thời gian của bạn là hai trong 5 công cụ được đề cập đến để học Kinh Thánh có hiệu quả công cụ còn lại là gì? ............................................................................................... 6. Việc học Kinh Thánh theo phương pháp bao gồm một tiến trình ngăn nắp được sắp xếp để : a) Loại ra tất cả những phương pháp khác. b) Dẫn đến việc hiểu Kinh Thánh. c) Người bình thường không thể sử dụng được. 7. Điều nào sau đây bao gồm một số bước căn bản trong việc học Kinh Thánh? a) Tinh thần, tâm linh và thể chất. b) Tiến trình, phương pháp, điểm tập trung và mục tiêu.
  • 34. c) Quan sát, diễn giải, tóm lược và đánh giá. 8. Quan sát, hỏi. a) Điều này nói gì? b) Ở đây có một nguyên tắc bất biến nào không? c) Điều này nghĩa là gì? 9. Diễn giải, hỏi. a) Điều này nói gì? b) Ở đây có một nguyên tắc bất biến nào không? c) Điều này nghĩa là gì? 10. Sắp xếp cột bên trái cho phù hợp với cột bên phải. ...a. Định nghĩa, biện pháp, ám chỉ. ...b. Nhận diện, trạng thái, thời gian, vị trí._1. Loại câu hỏi sự kiện. 2. Loại câu hỏi tư__ GIẢI ĐÁP CÂU HỎI NGHIÊN CỨU. Ghi chú : Phần trả lời này không sắp theo số thứ tự bình thường, chúng được sắp xếp để bạn nếu tình cờ nhìn vào sẽ khó phát hiện câu trả lời khi bạn hoàn tất câu hỏi đó. Hãy tìm số thứ tự trước khi bạn đọc câu trả lời. 1.b. Một điều gì đó. 2.c. Đức Thánh Linh 3. 5 Trong 8 yếu tố sau. Sự tôn kính, sự nhạy cảm, đối với Thánh Linh. Sự nhu mình, lòng khiêm tốn, nhịn nhục, thành tín, sự xưng tội, sự tuân theo Đức Chúa Trời để cho họ biết rằng. 4.a. Thái độ tinh thần nhiều hơn thái độ tâm linh. 5.c. Những công cụ rất đơn sơ. 6. a. Một cách học theo thứ tự. b. Việc nghiên cứu hướng nổ lực của bạn vào mục tiêu. e. Một tiến trình dẫn đến kết thúc. 7. Quan sát, diễn giải, tóm lược, đánh giá, áp dụng, tương quan. 8. a.3. Quan sát b.4. Dữ kiện c. 2. Diễn giải 9. b. Tìm ra ý của tác giả muốn nói. 10.b. Phải luôn trình bày được những ý chính và những chi tiết kèm bổ sung. c. có thể được trình bày bằng biểu đồ hay sơ đồ. b. Đó là một toàn thể ở dạng cô đọng. 11.a. Ít áp dụng trực tiếp vào đời sống chúng ta bằng những nguyên tắc vĩnh cửu. 12 a. 3. Ap dụng
  • 35. b. 1. Tương quan c.1. Tương quan d.3. Ap dụng 13. Các anh em của Phaolô. Những điều xảy đến với ông đã thật sự tác động đến sự phát triển của Phúc âm ( từ dùng có thể thay đổi). 14. Qua việc Phaolô bị giam cấm; qua việc những người anh em đã tăng cường sự dũng cảm để rao giảng sứ điệp Phúc Am. 15. Quá khứ vừa xảy ra bởi vì một trong “ Những điều đã xảy ra” Mà Phaolô đang nói là hiển nhiên nói đến việc từ đầu và Ong đang còn bị giam cầm. 16. Ở trong nhà tù tại Rôma việc Ong Phaolô bị bỏ tù đã được tường thuật trực tiếp vị trí tại Rôma được thừa nhận vì đã ( kết luận này được xác nhận ở RoRm 4:22). 17. Phaolô tường thuật rằng Ong đang bị cầm tù. Nhà tù yêu cầu phải có lính gác. Những người lính gác này rõ ràng là thuộc lực lượng bảo vệ cho cung điện, và do đó họ biết được việc Phaolô bị giam cầm tại cung điệ. 18. Hầu cho họ sẽ được khuyến khích bởi cách phát triển của Phúc âm. Do đó họ có thể vui mừng với việc là lời làm chứng của Phaolô trong ngục đang khuyến khích tín đồ nơi Ong đang ở. 19. Phaolô đang làm chứng về Chúa Jêsus cho những người lính canh. Chúa Jêsus được tôn vinh ở bất cứ hoàn cảnh nào. Phúc âm được truyền bá ngay trong những tình huống rất khó khăn. Số phận không tốt đối với Phaolô lúc bấy giờ thật sự là theo ý muốn của Đức Chúa Trời. ( Còn có thể tìm ra những điều khác, nhưng những điều trên là có ý quan trọng nhất). 20.a. 2. Trạng thái b.6. Diễn giải c.7. Am chỉ d.1. Nhận diện e. 5. Định nghĩa f. 3. Thời gian g.4. Vị trí NGÔN NGỮ HÌNH BÓNG CỦA SỰ DIỄN GIẢI Đây là bài thứ hai về diễn giải Kinh Thánh. Bạn đã học được ngôn ngữ hình bóng nhằm giải thích một sự việc qua từ ngữ của một việc khác. Điều này đòi hỏi kỷ năng đặt biệt trong việc diễn giải! Bài 4 sẽ giúp bạn hiểu một số phương pháp chính yếu và ngôn ngữ hình bóng được sử dụng trong Kinh Thánh.
  • 36. Bài này sẽ cung cấp một cái nhìn mới về ngôn ngữ hình bóng như đã được sử dụng trong những câu chuyện ngụ ngôn của Chúa Jêsus, lời tiên tri, các điều này với biểu tượng, và thi ca của Kinh Thánh. Bốn loại này tiêu biểu cho phần lớn ngôn ngữ trong Kinh Thánh.Đầy là phần rất giá trị không thể bỏ quên được. Bạn không cần phải lo lắng gì khi học những phần này nếu bạn đã nắm được tính ưu việt của từng loại. Dàn ý bài học Ngụ ngôn ẩn dụ Định nghĩa Mục đích Những điều cần nhớ Hiểu các ẩn dụ Tiên tri Định nghĩa Những vướng mắc Kiểu mẫu và biểu tượng Định nghĩa Đặc trưng các ví dụ Ưng dụng các ví dụ Biểu tượng Thi ca Được tìm thấy ở đâu Đặc trưng của thi ca Hêbơrơ Các mục đích của bài học Học xong bài này bạn có thể : Nhận diện các điều trong một tiến trình hiểu các ngụ ngôn và lời tiên tri trong Kinh Thánh. Miêu tả được các đặc tính của ví dụ biểu tượng và Thi ca trong Kinh Thánh. Những hoạt động học tập . Đọc kỷ phần giới thiệu dàn bài và mục tiêu bài. Học biết ý nghĩa các từ mới mẽ với bạn Học tập phần triển khai bài học và trả lời các câu hỏi theo thông lệ. Làm bài tập trắc nghiệm ở cuối bài, xem lại phần giải đáp cẩn thận, xem lại những câu hình ảnh trả lời chưa đúng.
  • 37. Ôn lại đơn vị một ( bài 2-4) hoàn thành bản tường trình của đơn vị một, sau đó gửu về người hướng dẫn ICI của bạn. Từ ngữ Ngụ ngôn (Allegory) Tương đồng ( Analogy) Quyết đoán ( Dogmatíc) An dụ ( Paraple) Tính tương đương ( Parallelism) Lời tiên tri ( Prophecy) Biểu tượng ( Symbol) Kiểu mẫu ( Type). Triển khai bài học NHỮNG ẨN DỤ Mục tiêu 1 : Nhận diện 4 điều quan trọng để xem xét các ẩn dụ . Định nghĩa Một ẩn dụ là một câu chuyện ngắn rút ra từ thiên nhiên hay những hoàn cảnh của cuộc sống bình thường nhằm minh họa bài học luân lý hoặc tôn giáo. Các thầy thông giáo thời cổ đại sử dụng rất nhiều các ẩn dụ. Chúa Jêsus đã dùng nhiều ẩn dụ trong giảng dạy của Ngài trong ngôn ngữ của Ngài sử dụng trong rao giảng đã đạt sự dạy dỗ của vị giáo sư lớn, các ẩn dụ đã đạt đến đỉnh cao nhất của sự hoàn hảo. Hầu hết các ẩn dụ của Ngài đều nằm các sách Phúc âm. Không có một chiều dài nào được đặt ra; Nhiều ẩn dụ này có thể ngắn hoặc dài. Mục đích Chúa Jêsus đã dùng các ẩn dụ nhằm hai lý do : (1) Để dạy dỗ các môn đồ và những người nghe và đáp ứng theo Ngài ( với loại người này, ẩn dụ tỏa sáng chân lý). 2.2 Để che khuất chân lý đối với những người không muốn đến với Ngài. Các môn đồ hỏi Chúa Jêsus về điều này. Trong Mat Mt 13:10 “ Tại sao Ngài dùng ẩn dụ khi nói chuyện với người khác?” 1. Hãy đọc 13:11-17. Tìm câu trả lời cho những câu sau: a. Sự hiểu biết về sự mầu nhiệm của nước Thiên đàng được ban cho ai? ...............................................................................................
  • 38. b. Trong câu 13, Chúa Jêsus đã giải thích lý do Ngài sử dụng ẩn dụ trong việc hỏi chuyện với người khác như thế nào? ............................................................................................... ............................................................................................... Những điều cần nhớ Trước tiên ẩn dụ luôn minh họa sự việc theo một diễn biến hoặc một biến cố, việc mất một đồng bạc cắc, việc để cho ánh sáng soi sáng trong bóng đêm, một nông dân với hạt giống của mình, người giàu, nguời nghèo, việc cất một căn nhà.... tất cả đều là những chủ đề rất quen thuộc đối với đa số người. Nếu họ có tai để nghe thì việc hiểu các ẩn dụ luôn hàm chứa một bài học thuộc linh được mong muốn để dạy dỗ luôn luôn có một nét chung tương đồng giữa bài học thuộc linh với một minh họa bình thường. Sự tương đồng là “ sự giống nhau trong bài đặt điểm giữa việc này với việc khác”. Điều thứ 4 cả sự minh họa lẫn bài học hàm chứa điều phải được diễn giải một cách chính xác. Luôn có một lẽ thật trọng tâm ở mỗi ẩn dụ. Nhân vật yếu tố và các hành động đều cần có sự nhận diện, nhưng chúng sẽ là những điều biểu hiện trong đời sống thực tế của nó hơn là những biểu hiện khó hiểu, trừu tượng thường được sử dụng trong một truyện ngụ ngôn. 2. Từ cột ( bên phải) hãy chọn lựa từ nào hoàn thành mỗi câu văn với câu ( bên trái) Hiểu biết những ẩn dụ Chúng ta hãy nghiên cứu 4 điều để hiểu những ẩn dụ này. Trước tiên là, những ẩn dụ trong các sách Phúc âm liên quan đến Đấng Christ và vương quốc của Ngài. Câu hỏi đầu tiên bạn nên tự đặt khi học những ẩn dụ trên là : “ An dụ này liên quan đến Đấng Christ như thế nào?” Bạn còn nhớ ẩn dụ về cỏ lùng trong Mathiơ 13 hay không? Khi Chúa Jêsus giải thích ẩn dụ này Ngài phán rằng Ngài, con người, là Đấng đi gieo hạt giống tốt ( câu 37). Bạn tự đặt những câu hỏi như sau : “ Trong ẩn dụ này, có nhân vật nào biểu tượng cho Đấng Christ hay không?” “ trong ẩn dụ này có điều dạy dỗ nào về Đấng Christ hay về sứ mạng của Ngài trong thế gian này hay không?” “ An dụ này quan hệ với Nước Đức Chúa Trời như thế nào?” Các vương quốc của thế gian này dấy lên và sụp đổ. Về phần nhiều của các vương quốc này bạn có thể dùng từ “ đã từng” nghĩa là đã đến và đã chấm dứt. Nước của Đức Chúa Trời đã từng đến cho những người được tái sinh và