SlideShare a Scribd company logo
1 of 196
Download to read offline
Đá Góc Nhà
Tác giả: Floyd C.Woodworth, Jr. D.Duncan
Giới thiệu chương trình học
Đơn vị: ĐỨC CHÚA TRỜI CHÍ CAO .
1. Đức Chúa Trời: Bản chất và những đặc tính tự nhiên của Ngài.
2. Đức Chúa Trời: Những đặc tính đạo đức và những công việc của Ngài.
3. Jêsus Christ: Biểu hiện thấy được của Đức Chúa Trời không thấy được.
4. Thánh Linh: Vị chỉ huy khôn ngoan.
Đơn vị II: THẦN DÂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
5. Thiên sứ: Đạo quân của bóng tối và đạo quân của sự sáng.
6. Loài người: Tạo vật của Đấng Tạo Hóa.
7. Tội lỗi và sự cứu chuộc: Nan đế và cách giải quyết.
Đơn vị III: HỆ THỐNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI .
8. Kinh Thánh: khải thị bằng văn tự của Đức Chúa Trời.
9. Hội Thánh: Cộng đồng dân sự Đức Chúa Trời
10. Tương lai: Mặc khải, ban thưởng và nghỉ ngơi.
Sách tham khảo.
Chú giải thuật ngữ.
Trả lời những câu hỏi trắc nghiệm.
Giới Thiệu Chương Trình Học
Nghiên cứu giáo lý là gì ?
Mahatma Gandhi, cha đẻ của Aán độ hiện đại nghĩ những điều xấu của thế
kỷ 20 là gì? Tại sao Benito Juarez chọn việc tách Hội Thánh ra khỏi chính
quyền của nước Mêxicô?
Để tìm hiểu những điều này là gì và những vĩ nhân khác dạy gì về đề tài nào,
thông thường chúng ta phải đọc hết những tác phẩm của họ. Trong trường
hợp của Gandhi, phải đọc tất cả 80 cuốn sách. Thật dễ dàng hơn cho chúng
ta nếu chỉ tìm được mốt cuốn sách phân loại tất cả những gì ông dạy theo
từng đề tài.
Chúng ta cũng gặp nan đề tương tự trong việc nghiên cứu nhiều chủ đề bao
trùm trong Kinh Thánh. Có lẽ bạn đã khám phá ra rằng những sự dạy dỗ
trong Kinh Thánh không giới thiệu theo đề tài. Chẳng hạn, sách Sáng thế
không đưa ra một sự giải thích đầy đủ về Đức Chúa Trời chí cao ( godhead),
hoặc bất kỳ sách nào cũng vậy.
Vì thế, cách quan trọng nhất để nghiên cứu Kinh Thánh là xuyên suốt cả
Kinh Thánh để tìm ra những sự dạy dỗ liên quan đến một đề tài nào đó. Điều
nầy sẽ giúp chúng ta toàn bộ ý tưởng, cũng như đưa ra những chi tiết theo
cách lý luận hợp lý. Đó là phương pháp thức tế cho việc định hướng sự suy
nghĩ của chúng ta và đưa vào cuộc sống chúng ta phù hợp nguyên tắc của
Kinh Thánh.
Thuật ngữ dùng cho loại nghiên cứu Kinh Thánh này là hệ thống thần học
(systommatic theology) trong loạt bài này chúng ta sẽ theo một dàn ý khi
nghiên cứu Kinh Thánh dạy gì về vụ trụ, si quản trị vũ trụ, thần dân và cấu
trúc Đức Chúa Trời chọn để phát triển. Chúng ta sẽ khám phá những gì Kinh
Thánh nói về tương lai.
Sự khảo sát có hệ thống về những gì Kinh Thánh dạy liên quan đến những
vấn đề quan trọng sẽ giúp chúng ta biết mình có thể mong đợi gì nơi Đức
Chúa Trời và Ngài mong đợi chúng ta những gì. Kết quả chúng ta sẽ trưởng
thành về mặt thuộc linh.
Mô tả các bài học .
ĐÁ GÓC NHÀ LẼ THẬT. Nghiên cứ về giáo lý Kinh Thánh là phần giới
thiệu hệ thống học tập về những giáo lý của Kinh Thánh. Những đề tài chính
bao gồm bản chất của Đức Chúa Trời, công việc của Đức Chúa Trời, những
hoạt động và những hạn chế của Thiên sứ, sự tạo dựng sự sa ngã của loài
người, kế hoạc cứu chuộc của Đức Chúa Trời, nguồn gốc của Kinh Thánh,
Hội Thánh và kế hoạch tối hậu của Đức Chúa Trời cho nhân loại. Loạt bài
học này là phần nghiên cứu sự dạy dỗ của Kinh Thánh có tính thực tế, căn
bản và ứng dụng cho cuộc sống của mọi tín hữu. Những chủ đề lớn của Kinh
Thánh được khám phá và được nhiều phần trích dẫn Kinh Thánh hỗ trợ.
Mục đích yêu cầu bài học .
Học xong loạt bài này bạn có thể
1. Liệt kê những thuộc tính thiêng liêng và cá nhân của những thành viên
của Đức Chúa Trời chí Cao.
2. Mô tả sự tạo dựng của con người, sự sa ngã của con người, và phương
cách giải quyết mà Đức Chúa Trời cung ứng để phục hồi sự tương giao của
con người với Ngài.
3. Mô tả những gì ta biết về thiên sư thiện và thiên sứ ác cùng những hoạt
động của họ.
4. Giải thích những mục đích và cách hoạt động của Hội Thánh và kế hoạch
của Đức Chúa Trời cho tương lai đời đời của Hội Thánh.
5. Quyết định để điều chỉnh đức tin và hướng tư cách đạo đức đưa trên lẽ
thật Kinh Thánh hướng dẫn mọi lãnh vực của cuộc sống mình.
Sách giáo khoa .
Bạn sẽ dùng cuốn ĐÁ GÓC NHÀ LẼ THẬT CỦA floyd C.Wood - worth,
và Đavít D. Duncan vừa là sách giáo khoa duy nhất để bạn nghiên cứu.
Trong loạt bài này. Kinh Thánh vẫn là sách giáo khoa duy nhất để bạn
nghiên cứu. Trong loạt bài này chúng tôi trích dẫn Kinh Thánh theo bản
New International version ( NIV), 1978, nếu trính từ bản dịch khác chúng tôi
sẽ ghi bên cạnh.
Thời gian học .
Thời gian học mỗi bài tùy vào kiến thức của bạn về đề tài cũng như sức học
cần thiết trong việc tự học. Hãy lập thời gian biểu để bạn đủ thời giờ đạt
được mục tiêu do tác giả loại bài đưa ra cũng như đạt được chỉ tiêu do bạn
đề xuất.
Đề cương bài học và cách học .
Mỗi bài gồm có:
1) Tựa đề.
2) Nhập đề.
3) Dàn ý.
4) Những mục tiêu của bài học.
5) Những hoạt động học tập
6) Những chữ chìa khóa ( căn bản)
7) Triển khai bài học bao gồm những câu hỏi nghiên cứu.
8) Trắc nghiệm cá nhân (cuối phần triển khai bài học)
9) Giải đáp những câu hỏi nghiên cứu.
Dàn ý và những mục tiêu bài học sẽ giúp bạn tổng lược đề tài, tập trung sự
chú ý vào những điểm chính khi bạn học và cho bạn biết về nội dung mình
sẽ học.
Đa số những câu hỏi nghiên cứu trong phần triển khai bài học đều có chừa
khoảng trống để bạn trả lời. Có những câu trả lời sài bạn phải viết vào sổ
tay. Khi ghi câu trả lời vào sổ tay, nhớ ghi số câu hỏi và tựa đề bài học. Điều
nầy sẽ giúp bạn ôn bài để làm bản tường trình học tập.
Đừng xem phần giải đáp trước khi bạn trả lời các câu hỏi. Nếu bạn tự trả lời,
bạn sẽ nhớ kỹ những gì mình đã học. Sau đó hãy tự, kiểm tra lại câu trả lời
của mình với phần giải đáp được đưa ra ở cuối bài học. Hãy sửa lại những
câu bạn trả lời chưa đúng. Những câu trả lời đó không sắp theo số thứ tự
bình thường nên bạn cũng không thấy trước phần trả lời của câu hỏi kế tiếp.
Làm thế nào để trả lời câu hỏi .
Có nhiều câu hỏi nghiên cứu và những câu hỏi trắc nghiệm trong phần
hướng dẫn thực tập này. Sau đây là vài câu hỏi cách thức trả lời. Sẽ có
hướng dẫn cụ thể có các loại câu hỏi khác.
CÂU TRẢ LỜI NGẮN: Câu hỏi yêu cầu bạn hoan chỉnh một lời diển đạt
hay một câu trả lời ngắn. Thường có chừa khoảng trống để bạn trả lời.
Ví dụ:
(1) Ai viết thư tín gởi cho người Galati?
...........................................................................................................................
...................................................................
Trong phần hướng dẫn học tập, hãy viết câu trả lời ngắn như trên.
CÂU HỎI LỰA CHỌN.
Từ những câu trả lời cho sẵn, bạn chọn câu trả lời đúng.
Ví dụ:
(2) Cựu ước có tổng số
a) 66 sách.
b) 39 sách.
c) 27 sách.
Câu trả lời đúng là b) 39 sách, trong phần bài làm của bạn, hãy dùng viết
khoanh tròn chư b)giống như sau:
(2) Cựu ước có tổng số.
a) 66 sách
b) 39 sách.
c) 27 sách.
(Có vai câu hỏi lựa chọn có thể có nhiều hơn 1 câu trả lời đúng. Trong
trường hợp này bạn có thể khoanh tròn mẫu tự ở đầu câu trả lời đúng)
CÂU HỎI ĐÚNG SAI.
Bạn chọn một hoặc vài câu trả lời ĐÚNG với câu hỏi
Ví dụ:
(3) Lời diễn đạt nào ĐÚNG?
a) Kinh Thánh có tất cả 1200 sách.
b) Kinh Thánh là sứ điệp dành cho tín hữu ngày nay.
c) Tất cả những trước giả của Kinh Thánh đều viết bằng tiếng Hybá lai.
d) Đức Thánh Linh cảm thúc cho các tác giả Kinh Thánh.
Những lời diễn đạt b)và d) đều đúng. Bạn cp1 thể khoanh tròn cả hai mẫu tự
dể chứng tỏ điều mình chọn.
CÂU HỎI TƯƠNG HỢP
Loại câu hỏi nay yêu cầu bạn chọn những câu trình bài phù hợp với câu hỏi,
chẳng hạn nhân vật với đặc tính nhân vật, hay các sách của Kinh Thánh với
trước giả của sách ấy.
Ví dụ:
(4) Viết số cho tên người lãnh đạo trước mỗi cụm tự mô tả một số việc
người ấy làm.
1a. Nhận lãnh luật pháp ở núi Sinai.
2b. Dẫn dân Ysơraên qua sống Giôđanh
2c. Diễn hành vòng quanh thành Giêricô
1d. Sống trong cung điện Pharaôn.
1)Môi se
2) Giôsuê
Cụm từ a) và d) chỉ về Môise, cụm từ b)và c) chỉ về Giôsuê. Bạn có thể viết
1)bên cạnh a và d. và 2) bên cạnh b và c. giống như trên ví dụ
Phương cách học loại bài nầy .
Nếu ban tự học loạt bai hàm thụ nầy, bạn hãy gởi phần làm bài bằng thư đến
văn phòng chúng tôi. Mặc dù bài hàm thụ này giúpbạn tự học, nhưng bạn
vẫn có thể học chung trong nhóm hay trong lớp học. Nếu thế người hướng
dẫn sẽ triển khai thêm một số điều dạy bảo khác song song với bài học. Do
đó bạn nên theo sự chỉ dẫn của vị ấy.
Bạn có thể sử dụng những bài học nầy trong các nhóm học Kinh Thánh tư
gia, trong lớp học ở nhà hoặc ở trường Kinh Thánh . Bạn sẽ thấy nội dung
của chủ đề và phương pháp học tập giúp ích rất nhiều cho các mục đích nầy.
Bản tường trình học tập .
Nếu bạn tự học bài hàm thụ nầy, hoặc học với nhóm hay trong lớp học, bạn
sẽ nhận thêm bảng tường trình học tập theo sự hướng dẫn trong loạt bài học
và torng bản tường trình, làm xong bạn gởi phần trả lời cho người hướng
dẫn để vị đó sửa bà và ghi phần nhận xét về bài làm của bạn.
Chứng chỉ
Sau khi bạn làm xong những câu hỏi nghiên cứu phần trắc nhiệm cá nhân và
bản tường trình học tập của bạn đạt được thành tích tốt theo sự nhận xét của
người hướng dẫn bạn, bạn sẽ nhận được chứng chỉ khen thưởng.
Những tác giả của loại bài học nầy .
FLOYD C. WOODWORTH. JR là mục sư thực thụ từ năm 1951. Hiện thời
ôn là chủ bút của những tài liệu học tập cho mạng lưới huấn luyện Cơ đốc
nhân và là giáo sư viện thần học cấp tiến ở Châu Mỹ Latinh. Oâng
Woodworth phục vụ Chúa tại Cuba cho đến Châu Mỹ latinh. Oâng
Woodworth phục vụ Chúa tại Cuba cho đến Cu ba cho đến năm 1963, Năm
1964, ông làm giám đốc trường Kinh Thánh Trung Tâm Côlômbia, Nam
Mỹ. Vào năm 1973, ông đổi sang Mêxicô, tại đây ông gắn bó với việc saọn
tài liệu giáo dục Cơ đốc qua chương trình giáo dục Cơ đốc Cấp tiến nỗi tiếng
là mạng lưới huấn luyện Cơ đốc nhân.
Oâng Woodworth tốt nhiệp trường Kinh Thánh Trung Ương ở Springfiel,
Missouri, và đại học Phêniên Bêtha ni (bethani Peniel College) ở Bethani,
American với bằng A.B Oâng tốt nghiệp cao học (M.B) về văn chương
Spanish Oklahoma ở đại học California ở Los Angles. La giáo sư trường
Kinh Thánh, mục sư và nhà truyền giảng ông viết với nhiều kinh nghiệm
phong phú khác nhau. Sự dạy dỗ của ông về nền văn hóa giao lưu tạo ra nết
đặc sắc và cái nhìn tươi mói trong lối viết của ông.
DAVID DUNCAN là giáo sĩ 17 năm và hiện nay ông là nhân viên của viện
hàm thụ quốc tế ( I C I) trước khi đn việc hàm thụ quốc tế, ông là hiệu
trưởng của trường Kinh Thánh Gôgôtha ở Majuro, đảo Marshall, ông ở đó
tám năm ông tốt nghiệp D.A và M.A đều ở đại học Fullerton của tiểu bang
California. Oâng hoàn tất học vị tiến sĩ tại viện thần học ở California (
California Graduate School of Theology) Vợ ông, bà Sondra cùng ông sống
tại rhode -Saint Genèse, Belgium. Oâng bà có bốn người con đã lập gia đình
và sống ở Hoa Kỳ.
Ngường hướng dẫn bạn học hàm thụ.
Người hướng dẫn bạn học chương trình hàm thụ.
(ICI) nầy sẵn lòng giúp đỡ bạn. Nếu bạncó bất lỳ thắc mắt nào về bài học
cũng như bản tường trình học tập, bạn cứ tự nhiên hỏi. Nếu vài ngườimuốn
học chung hãy xin vị ấy xếp đặt thì giờ thuận tiện cho cả nhóm.
Cầu xin Đức Chúa Trời ban phương cho bạn khi bắt đầu học loại bài ĐÁ
ĐÓC NHÀ LẼ THẬT: Nghiên cứ về giáo lý Kinh Thánh. Nguyên những bài
học nầy sẽ làm phong phú đời sớng bại, cùng sự phục vụ Chúa của bạn và
giúp bạn hoàn thành vai trò của mình trong thân thể Đấng Christ cách hiệu
quả.
ĐỨC CHÚA TRỜI: BẢN CHẤT VÀ NHỮNG ĐẶC TÍNH TỰ NHIÊN
CỦA NGÀI
( God: His Nature and Natural characteristics)
Bạn có thể dò thấu những sự huyền diệu của Đức Chúa Trời không?
Bạn có thể tìm thấy những giới hạn của Đấng Toàn Năng không? (Giop G
Giop11:7) Chúng ta chỉ có thể trả lời “Không” cho những câu hỏi cổ xưa
nầy. Nan đề lớn trong việc chúng ta cố công ra sức hiểu biết Đức Chúa Trời
ấy là con người hữu hạn không thể nào hiểu được Đấng Vô hạn.
Nếu không có sự mặc khải về bản chất và những đặc tính hay thuộc tính của
Đức Chúa Trời, thì chúng ta không có cách nào để được thực thể (Being)
của Đức Chúa Trời. Chỉ khi nào Ngài bày tỏ chính Ngài trong bản chất và
những đặc tính của Ngài, may ra chúng ta mới có đôi chút kiến thức về thực
thể thiêng liêng của Ngài. Như thế, những gì Ngài đã mặt khải về chính
mình Ngài thì chính xác nhưng chỉ hé mở phần nào về thực thể của Ngài.
Chúng ta cũng có thể biết Đức Chúa Trời khi chúng ta bước vào mối thông
công với Ngài. Chúng ta được sự hiểu biết về Ngài bằng sự nghiên cứu bản
chất và những đặc tính của Ngài, vì những điều nầy tiết lộ những khía cạnh
của thực thể của Ngài. Để đạt được kiến thức hoàn toàn đáng tin cậy về bản
chất và những đặc tính liêng liêng, chúng ta phả bắt đầu nghiên cứu về sự
mặt khãi của chính mình Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh. Trong lúc chúng
ta có thể thu đạt một kiến thức phổ thông về Đức Chúa Trời khi chúng ta
nhìn ngắm những công trình của Ngài trong thiên nhiên, thì chúng ta phải
quay về lời Chúa để tiếp nhận sự hiểu biết về bản chất và những đặc tính của
Ngài.
Khi bạn nghiên cứu về Đấng Tạo Hóa của chúng ta, bạn có thể đánh giá đầy
đủ hơn mối quan tâm của Ngài đối với bạn qua tiến trình Ngài bày tỏ chính
mình Ngài suốt mọi thời đại. Sự tự mặc khải nầy đạt đến tuyệt đỉnh khi Ngài
phán trong Con Ngài (HeDt 1:2)
DÀN Ý BÀI HỌC .
_ Bản chất của Đức Chúa Trời.
_ Những thuộc tính vốn có của Đức Chúa Trời.
NHỮNG MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC .
Học xong bài nầy bạn có thể:
Định nghĩa và thảo luận những phẩm chất của bản chất của Đức Chúa Trời
và những thuộc tính sẵn có (tự nhiên) của Ngài
Giải thích thế nào sự hiểu biết về những thuộc tính tự nhiên của Đức Chúa
Trời có thể tăng cường đức tin của con người nơi Đức Chúa Trời.
Nhận thức sâu sắc về những phẩm chất và những thuộc tính của Đức Chúa
Trời khiến chúng ta biết được Đấng có thể cung ứng cho mỗi nhu cầu của
chúng ta như thế nào.
NHỮNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Đọc kỹ phần giới thiệu và mục tiêu của bài học.
2. Nghiên cứu dàn ý và những mục tiêu của bài học. Những điều đó sẽ giúp
bạn nhận diện những điều cần học khi bạn nghiên cứu bài.
3. Đọc bài học và làm những cạu hỏi trong phần triển khai bài học. Kiểm tra
phần trả lời của mình với những lời giải đáp cuối bài học. Việc tìm và đọc
tất cả những câu Kinh Thánh nêu lên torng bài học rất quan trọng.
4. Trong bài học nầy có rất nhiều từ ngữ có thể mới lạ đối với bạn. Một số
chữ được liệt kê dưới đây, gọi là những chữ chìa khoá ( key words). Nếu từ
ngữ nào bạn không rõ ý nghĩa, hãy xem phần chú giải thuật ngũ ở cuối sách,
chúng tôi có ghi ra định nghĩa của những chữ ấy. Nhiều chữ được định nghĩa
trong bài học. Cũng có nhiều ghữ bạn phải dùng từ điển để tìm định nghĩa.
5. Hoàn tất phần trách nhiệm cá nhân ở cuối bài, rồi mới đối chiếu với phần
giải đáp cở cuối sách. Oân lại câu nào bạn trả lời chưa đúng.
THUẬT NGỮ . (Những chữ chìa khóa)
bản thể Bất tử
bất biến
biểu lộ
Ba ngôi
đơn nhất
hiệp nhất
phân biệt.
phi vật chất
thuộc tính
tối cao(tể trị)
thực chất
Vĩnh hằng, vĩnh cữu
Vôsở bất năng
vôsở bất tri
vôsở bất tại
vô song, vô hạn.
TRIỂN KHẢI BÀI HỌC
BẢN CHẤT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI ( God’Nature)
Khi những nhà khoa học nghiên cứu phần cầu trúc tạo máu, học khám phá ra
rằng máu được tạo nên do nhiều chất khác nhau và những thành phần li ti có
những nhiệm vụ riêng biệt trog việc duy trì sự sống. Loại chất lỏng tổng hợp
nầy được bơm qua một mạng lưới ống nhỏ phúc tạp suốt ngày và đêm do
một bộ máy rất cường tráng (quả tim) chỉ nghỉ sau mỗi vòng vận động. Máu
là dòng sự sống của thân thể. Máu mang khí Oâxy vào trong thức ăn cho
từng bộ phận cơ thể, máu chống cự những loại vi trùng xâm nhập cơ thể và
cũng giúp cho cơ thể thảy đi những chất dư thừa. Để thực hiện những công
tác nầy, hai quả thận và những bộ phận khác.
Đây chỉ là một trong nhiều ví dụ nói lên sự tổ chứa rất chẳt chẽ của những
hệ thống sinh họa để duy trì sự sống.Chắc chắn phải có một thực thể có sức
mạnh và thông minh vĩ đại mới thực hiện điều nầy. Chúng ta biết gì về thực
thể nầy? Hãy tìm hiểu một số sự kiện mà chúng ta biết về Đấng Tạo Hóa của
chúng ta, tức là Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời là một thực thể có thân vị.
( God’ Is Personal Being)
Mục tiêu: Chọn một lời diễn đạt đưa ra những phẩm chất của thân vị được
nhìn thấy nơi Đức Chúa Trời .
Xin bạn cho biết những phần chín yếu của một người là gì? Có phải hai cánh
tay không? Giọng nói không? Đ(ôi mắt không? Nếu một người bị mất bất cứ
cái nào trong những điều kể trên, người ấy vẫn còn là một con người. Có lẽ
chúng ta đồng ý rằng một người (thân vị - Person) Còn có cái gì khác hơn là
một thân thể (body). Người là loài có khả năng suy nghĩ, cảm biết và lý luận.
Kinh Thánh tiết lộ rằng Ngài truyền thông (communcates, cói chuyện, tâm
sự) với người khác (Thi Tv 15:14) Ngài bị tác động (be affected) do sự đáp
ứng của con người đối với Ngài (EsIs 1:14) Ngài suy nghĩ (EsIs 55:8) và
Ngài quyết định (SaSt 2:18) Những điều nầy là tất cả những đặc tính của
một con người. Vì vậy Đức Chúa Trời là thực thể có thật.
Chúng ta có thể học đôi điều về hân vị của Đức Chúa Trời khi chúng ta khảo
sát nhân tính (personality) của con người, vì con người được tạo dưng theo
hình ảnh của Đức Chúa Trời. Dĩ nhiên, sự gần giống như vầy vẫn có những
hạn chế của nó. Chúng ta không đưọc khảo sát nhân tính của con người làm
tiêu chuẩn để đo lường cá tính của Đức Chúa Trời. Vì khuôn mẫu nguyên
thủy của cá tính nằm trong Đức Chúa Trời, chứ không phải ở con người. Cá
tính của con người chỉ rập khuôn theo cái nguyên thủy. Cá tính của con
người không giống hệt như cá tính của Đức Chúa Trời nhưng chứa đựng
những dấu vết tương tự như cá tính con người vẫn tồn tại trog sự hoàn toàn
nơi cá tính của Đức Chúa Trời.
Nếu bạn làm quen với một người chẳng hề để bạn biết người ấy cảm nhận
thế nào, chẳng hề chia sẻ với bạn tư tưởng của người ấy, đồng thời cũng
chẳng bao giờ cho bạn biết người ấy có ưa thích bạn hay không, thì bạn có
thể bảo rằng người ấy không có cá tính (impersonal) Nghĩa là người ấy
không bày tỏ những đặc tính cá nhân của người đó cho bạn. Ngài có những
cảm xúc về dân sự của Ngài và Ngài quan tâm đến bạn. Ngài có những cảm
xúc về dân sự cuả Ngài và Ngài tương giao với họ. Hơn nữa, Ngài còn quyết
định nhiều việc liên quan đến họ.
Nhiều người nghĩ rằng Đấng tối cao ( Supreme Being) đã dựng nên trời đất
sống rất xa cách với những con việc của loài người, họ tin rằng linh của tổ
phụ họ (Spirits of ancestors) Đức Chúa Trời đang quan tâm đến những công
việc của loài người, và Ngài đối xử với chúng ta theo từng cá nhân.
(1) Con người sống trong cộng đồng chúng ta quan niệm gì về Đức Chúa
Trời?
...........................................................................................................................
...................................................................
(2) Nếu Đức Chúa Trời là một thân vị, làm thế nào để bạn biết Ngài theo
cách cá nhân? Dùng sổ tay ghi câu trả lời nầy.
(3) (Chọn phần hoàn chỉnh đúng cho câu) Những phẩm chất của Đức Chúa
Trời bày tỏ những cá tính của Ngài là
a) Vật lý, xã hội và những thuộc tính thuộc linh.
b) Khả năng suy nghĩ, cảm nhận và quyết định.
c) Khả năng tiếp xúc, nhìn thấy và hiểu tường tận.
Đức Chúa Trời là thần linh (God is Spirit)
Mục tiêu: Chọn những lời diễn đạt giải thích xác về bản chất thuộc linh của
Đức Chúa Trời
Bạn nghĩ gì khi bạn nhắm mắt và cố tưởng tượng Đức Chúa Trời như thế
nào? Nếu có vài hình ảnh hiện ra trong trí bạn, thì sự suy nghĩ của bạn
không hoàn giống như điều Kinh Thánh dạy. Đức Chúa Trời không có hình
thể của bấtcứ cái gì cả vì Ngài là thần linh (Spirit) (GiGa 4:24), và thần linh
thì không thể thấy được. 1:18 cho chúng ta biết “Chẳng hề có ai thấy Đức
Chúa Trời”
Đức Chúa Trời là thần linh: Ở chữ nầy chúng ta có một lời diễn đạt nói về
Đức Chúa Trời. Để hiểu lời diễn đạt nầy, chúng ta phải xem thần linh liên
quan đến điều gì? Giải thích ý niệm nầy không phải là dễ. Như chúng ta đã
nói trước Kinh Thánh đã tiết lộ cho chúng ta phần nào về bản tính của Đức
Chúa Trời. Khi chúng tôi cố sức mô tả bản tính về thần linh của Ngài, thì có
lẽ chúng tôi dùng nhiều thuật ngữ mới mẽ đối với bạn. Chúng tôi sẽ cố gắng
định nhĩa mỗi chữ khi chúng ta dùng chữ đó.
1. Khi nghiên cứu Kinh Thánh điều đầu tiên được bày tỏ cho chúng ta ấy là
Đức Chúa Trời có một thực thể duy nhất (a unique, substantial being) khác
biệt với thể giới (Eph Ep 4:6; CoCl 1:15-17) Duy nhất ( vô song) nghĩa là
chỉ có một mà thôi. Thực thể nghĩa là có một bản chất thiết yếu ( essential
nature) Những thuật ngữ thực thể và bản chất thiết yếu tương tự như nhau
khi dùng để chỉ về Đức Chúa Trời. Những chữ đó liên quan đến những phẩm
chất hay thuộc tính tạo nên bản tính của Ngài và là nền tảng của những biểu
hiện bên ngoài của Ngài.
2. Thực thể nầy của Đức Chúa Trời là không thấy được, phi vật chất và
không có những phần tử nào tạo thành. Chúng ta đã nói rằng Đức Chúa Trời
có thực thể, nhưng Ngài không phải là thực thể vật chất (materrial
substance) nghĩa là, Ngài không do vật chất tạo thành như tất cả chúng ta.
Đức Chúc Trời là một thực thể của thần linh. Chúng Jêsus phán “ Thần linh
thì không có thịt và xương như ác con thấy ta có” (LuLc 24:39) Vì Đức
Chúa Trời là thần linh trong ý nghĩa thuần khiết của chữ đó. Ngài không có
những giới hạn xuất hiện trong trí ta khi chúng ta nghĩ về con người. Ngài
không có những tính chất hay những đặc tính thuộc về vật chất. Phaolô mô
tả Ngài là “ Vua đời đời , bất tử và chẳng thấy được” (ITi1Tm 6:15-16)
Nếu Đức Chúa Trời thật sự là thần linh và không thấy được, thì chúng ta
hiểu thế nào về các trường hợp, như phần mô tả trong (XuXh 33:19-23,
trong đó chúng ta được nghe nói rằng Môise thấy Đức Chúa Trời? Thực sự
điều nầy không mâu thuẩn với sự kiện về Đức Chúa Trời không thấy được
và phi vật chất. Trong vài trường hợp con người xem thấy những phản chiếu
của vinh quang của Đức Chúa Trời, nhưng họ không thể bày tỏ những hình
thức thấy được. Đức Chúa Trời hoàn toàn có khả năng bày tỏ chính mình
Ngài qua một biểu hiện vật lý (physical manifestation) Điề u này xảy ra khi
Thánh Linh ngự xuống trên Chúa Jêsus như con chim bồ câu lúc Ngài chịu
báp têm trong nước (GiGa 1:32-34)
Khi Giăng Báp tít nhìn dấu hiệu thấy được nầy, ông bị thuyết phục để tin
rằng Chúa Jêsus thật sự là con Đức Chúa Trời. Thánh Linh không thấy được
của Đức Chúa Trời bày tỏ chính mình Ngài trong hình thức chim bồ câu để
Giăng biết chắc trong việc nhận diện Đấng ( Jêsus)sẽ làm báp têm bằng
Thánh Linh. Trong ví dụ ở (XuXh 33:1-23, Môise cũng cần sự bảo đảo thiên
thượng khi ông đương đầu với nhiệm vụ lãnh đạo mà Đức Chúa Trời giao
cho ông, vì vậy, Đức Chúa Trời ban cho ông một dấu hiệu vật lý (physical
sign)
Có lẽ bạn suy nghĩ “ Nếu Đức Chúa Trời phi vật chất, tại sao Kinh Thánh
nói về tay, chân, tai, miệnh, mũi hay mặt của Đức Chúa Trời? Tại sao có
những đoạn Kinh Thánh nói về Đức Chúa Trời làm việc giống như cách con
người làm? Chẳng hạn, Thi Tv 98:1-9 nói đến “ tay phải và cánh ta thánh
của Đức Chúa Trời” (c1) 99:5 nói về sự tôn thờ “ ở dước bệ chân của Ngài”
91:1-16 nói về “ Lông của Ngài” và “đôi cánh của Ngài” (c4)
Vì chúng ta thật sự không hiểu được bản thể (essence) của Đức Chúa Trời,
nên Ngài đã cảm thúc những tác giả của Kinh Thánh dùng những đối tượng
quen thuộc với chúng ta và áp dụng vài đặc tính của những vật cụ thể ấy để
chỉ về bản tính của Đức Chúa Trời. Bằng cách đó chúng ta hiểu được điều
không biết (unknown) bằng những gì biết được (known) Chúng ta gọi đây
ngôn ngữ tượng trưng hay nói theo nghĩa bóng ( flgurative language) Trong
những trường hợp đó ý tưởng không dùng theo nghĩa đen (literally) hay sự
kiên, nhưng theo tượng trưng để tiên biểu cho ý niệm nào đó. Điều nầy có
thể được minh họa trong các bài tập sau
(4) Đọc 34:15 và khoanh tròn mẫu tự đứng trước lời giải thích đúng về khúc
Kinh Thánh nầy
a) Sự diễn đạt về Đức Chúa Trời như có mắt, tai và mặt chứng tỏ Ngài nhìn
thấy nghe, theo nghĩa đen và có hình thể nhìn thấy được khi Ngài đối xử với
dân sự Chúa.
b) Đức Chúa Trời biết và chăm sóc nhu cầu của người công bình, và Ngài
biết chú ý đến tội lỗi của những kẻ làm điều ác. Câu nầy diễn đạt theo nghĩa
bóng.
(5) ( Chọn câu trả lời tốt nhất) Khi chúng ta đọc Kinh Thánh nói rằng Đức
Chúa Trời là thần linh, chúng ta hiểu rằng
a) Ngài không có thân thể vật lý.
b) Đức Chúa Trời không có hình thức thân thể vật lý, nhưng Ngài hoàn toàn
có khả năng bày tỏ chính minh Ngài qua một hình thức vật lý.
c) Những phần tham khảo trong Kinh Thánh chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời
làm một số điều mà con người có thể làm là sử dụng ngôn ngữ nghĩa bóng.
d) Tất cả những câu trên a),b) và c) đều đúng.
e) Chỉ cau a) và c) là đúng.
Đức Chúa Trời là độc nhất ( God is One)
Mục tiêu: Xếp cho phù hợp những chữ đã dùng để mô tả sự hiệp nhất hay sự
độc nhất của Đức Chúa Trời với những định nghĩa của mỗi chữ .
Khi chúng ta nói Đúc Chúa Trời là độc nhất, chúng ta nói đến ý niệm:
1) Sự hiệp nhất về số lược của Đức Chúa Trời.
2) Sự độc nhất ( vô song) của Đức Chúa Trời, và
3) Sự đơn giản (simplcity) của Đức Chúa Trời.
Sự hiệp nhất về số lượng của Đức Chúa Trời.
Trước hết, khi chúng ta nó về sự hiệp nhất của Đức Chúa Trời chúng ta liên
tưởng đến sự kiện ngài là một thực thể.Vì chỉ một thực thể thiêng liêng (
Divine Being), tất cả những thực thể khác tồn tại quan Ngài, của Ngài và
hướng về Ngài. Phaolô nói trong ICo1Cr 8:6, “ nhưng đối với chúng ta chỉ
có một Đức Chúa Trời là Cha, muôn vật bởi Ngài mà ra, và chúng ta hướng
về Ngài, lại chỉ có một Cứu Chúa mà thôi, tức là Jêsus Christ, muôn vật đều
nhờ Ngài mà có và chúng ta cũng vậy” Phần thứ hai của câu nầy dường như
mâu thuân với ý niệm cho rằng Đức Chúa Trời độc nhất. Chúng ta sẽ giải
thích vấn đề này trong phần thảo luận về Ba ngôi.
Salômôn nói sự hiệp nhất về số lượng của Đức Chúa Trời (numerical unity
of God) trong IVua 1V 8:60 khi ông cầu khuẩn “ để mọi dân tộc trên thế giới
có thể biết rằng Chúa là Đức Chúa Tời và không có ai khác” B5 bao bọc tứ
phía là những dân tộc thần đa thần giáo, Đôi khi dân Ysơraên thấy khó giữ
vững lập trước để chọn thực thể thiêng liêng ( Divine Being) là Đấng duy
nhất. Thường thường các tiên tri đã kêu lớn, thách thức mạnh mẽ, để nhắc
nhở dân sự nhớ rằng Đức GiêHô Va ( Đấng Hằng Hữu) là Đức Chúa Trời
độc nhất ( Phục truyền 4: 35- 39)
Có tín ngưỡng nào bảo rằng có nhiều thần tạo nên bộ phận của xã hội bạn
không? Bạn có thể biết những sự dạy dỗ nào liên quan đến những vị thần giả
định nầy và mối quan hệ của thần tượng đối với dân chúng không? Tôi đã
ghi nhận rằng có nhiều quốc gia người ta thờ phượng rất nhiều thần, hoặc
những gì họ coi như những vị thần. Đôi khi những vị thần nầy dường như
tồn cại trong nền văn hóa dành riêng cho dân tộc và cho nếp sống cách biệt
của họ, họ thờ đa thần. Nhưng Kinh Thánh dạy rằng chỉ có một Đức Chúa
Trời, Đức Chúa Trời Độc nhất.
Sự độc nhất của Đức Chúa Trời
Những câu Kinh Thánh khác trong Kinh Thánh, như PhuDnl 6:4 nói về sự
vô song của Đức Chúa Trời: Đấng Hằng Hữu là Đức Chúa Trời của chúng
ta, Đấng Hằng Hữu có một. Tiếng Hybálai ở đây chữ một có thể dịnh là chỉ
một ( an only), đó là cách dịnh tốt nhất. Vậy, chỉ có Đấng Hằng Hữu là Đức
Chúa Trời duy nhất được mang danh xưng là Đấng Hằng Hữu ( Đức Giê Hô
Va) Đây là sứ đidp của XaDr 14:9 “Trong Ngày đó sẽ có một Chúa, và danh
Ngài là duy nhất” Ý tưởng tương tự nầy cũng được diễn đạt rất rõ ràng trong
XuXh 15:11 “ Hỡi Đức Giê Hô Va, torng vòng cá thần, ai giống như Ngài?
Trong sự thánh khiết, ai được vinh hiển như Ngài, Đáng sợ, đáng khen, hay
làm phép lạ?” Dĩ nhiên, câu trả lời là không có ai. Ngài là Đức Chúa Trời
độc nhất và chỉ có một mà thôi.
Chắc chắn những câu phản đối tư tưởng cho rằng Đức Chúa Trời là một
trong nhiều vị thần. Ngài là Đấng cao trị tôí cao của vụ trụ, và bên cạnh Ngài
có thần nào khác. Suốt cả những lời ký thuật trong Cựu ước Đức Chúa Trời
luôn luôn nhắc nhở dân sự của Ngài rằng Ngài là Đức Chúa Trời độc nhất (
the only God)
(6) Đọc những phần Kinh Thánh sau và cho biết Đức Chúa Trời nói gì về
chính mình Ngài.
a. SaSt 17:1 “Ta là”
b. XuXh 20:2-3, “ ta là” “Các ngươi”
c. 20:22, “ Chớ làm”
d. EsIs 43:10-11; 44:6, 8; 45:5, 21. Sứ điệp của mỗi phân đoạn nầy là
...........................................................................................................................
...................................................................
Khi tôi yêu cầu những sinh viên của tôi nêu lên định nghĩa nguyên thủy về
Đức Chúa Trời, thường thường họ bắt đầu bắng cách nói như sau: “ Đức
Chúa Trời là một thần linh đời đời, Đấng đã tạo dựng trời đất” Dù họ dùng
danh từ gì để định nghĩa Đức Chúa Trời. thì đa số sinh viên đều đặt mạo từ
bất định ( indefinie article: a) ở phía trước. Họ nói: “ Đức Chúa Trời là một
(a) linh” (God is a spirit). Điều đó gợi ý rằng có thể co1 nhiều linh khác ở
cùng đẳng cấp. Hãy xem sự khác biết biết bao về định nghĩa nầy khi đặt mạo
từ xác định ( definite article: the ) Thay thế cho mạo từ bất định (a): “Đức
Chúa Trời là thần linh đời đời, Đấng đã tạo dựng trời và đất” Theo cách định
nghĩa nầy, thì không một người nào hay quyền bính nào thích hợp cho phạm
trù nầy. Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời độc nhất ( God is thê only God)
Sự đơn nhất của Đức Chúa Trời ( The simplicty of God)
Thêm vào sự hiệp nhất về số (numberical unity) và sự độc nhất (uniqueness),
sự hiệp nhất của Đức Chúa Trời đều là những sự trọn vẹn của Ngài (Hia
Perfections) Ý niệm về sự hiệp nhất bên trong hay sự đơn nhất phát sinh từ
vài sự trọn lành khác của Đức Chúa Trời. Chẳng hạn, sự tồn tại của Đức
Chúa Trời không tùy thuộc vào điều gì bên ngoài Ngài. Ngài tự tồn tại (Self
- existant), nghĩa là tồn tại đời đời là phần của bản chất thật của Ngài
(aternal existence is part of His very nature) Như vậy, sự tồn tại của Ngài
loại trừ ý tưởng cho rằng có điều gì đó ở trước Ngài, giống như trường hợp
có những thực thể kết hợp (compound beings) như con người. Sự đơn nhất
của Đức Chúa Trời ám chỉ về con số của những sự vật (anumber of things).
Độc nhất có nghĩa là ba thân bị của Đức Chúa Trời chủ tể không chỉ là số
lượng của những phần bao gồm tất cả để tạo thành bản thể thiêng liêng. Nó
còn loại trừ khả năng chia rẽ những sự trọn vẹn của Đức Chúa Tròi khỏi bản
thể của Ngài hoặc thêm những đặc tính của Ngài vào bản thể của Ngài. Bản
thể của Đức Chúa Trời và những sự trọn vẹn của Ngài là một và cùng một
điều ( One is that the three Persons of the God head are not just a number of
parts which all together make up the Divine Essence. It also rules out the
possibility of dividing God’s perfections from His essence or adding His
charac-teeristics to His essence. God’s essence and His perfections are one
and the same thing) Vì thế, Kinh Thánh nói Đức Chúa Trời vừa là sự dống,
vừa là công bình vưa là tình yêu, và theo cách đó đồng nhất hóa Ngài với
những sự trọn vẹn của Ngài. Nói cách khác, chúng ta không nói Đức Chúa
Trời có sự công bình ( God has rihteousness), nhưng chúng ta nói Ngài là sự
công bình. Ngài là sự trọn vẹn (God is Righteousness He is perfection)
(7) Xết đặt cho phù hợp với những ý niệm dùng để mô tả sự hiệp nhất của
Đức Chúa Trời với những định nghĩa của mỗi ý niệm
.....a. Ngài là Đức Chúa Trời duy nhất và ngoài Ngài không có thần nào
khác.
.......b Chỉ một Đức Chúa Trời và tất cả những thực thể khác tồn tại qua
Ngài.
.......c Điều này loại bỏ khả năng có nhiều thần/
.......d. Sụ tồn tại của Đức Chúa Trời không tùy thuộc vào bất cứ điều gì ở
bên ngoài Ngài
....... e. Đây là cách mô tả khác về sự hiệp nhất bên trong của Đức Chúa
Trời.
....... f. Con người là sự kết hợp - nghĩa là con người vừa là thân thể, vừa là
linh, trái với Đức Chúa Trời.
....... g. Đức Chúa Trời là linh đời đời.
1) Hieäp nhaát veá soá.
2) Ñoäc nhaát.
3) Ñôn nhaát.
Đức Chúa Trời là Tam nhất ( God is Triune)
Mục tiêu: Chọn những lòi diễn đạt đưa ra sự dạy dỗ của Kinh Thánh về Ba
Ngôi (Trinity )
Chúng ta thấy Đức Chúa Trời là thần linh, Ngài có cá tính và Ngài là một.
Bây giờ chúng ta khảo sát khía cạnh thứ tư của bản chất của Ngài, đó là Ba
ngôi Đức Chúa Tròi tam nhất (triune). Điều này dường như lộn xộn đối với
bạn. Đức Chúa Trời là độc nhất và cũng là tam nhất có nghĩa gì. Những chữ
tam nhất (triune) và ba ngôi (trinity) chứa đựng ý niệm của sự độc nhất hay
tam (tri :ba) và nhất ( một ) hay là hiệp làm một (tree in one) Khi chúng ta
tiếp cận để tài quan trọng này, chúng ta nhìn nhận rằng chỉ do sự mặc khải
mới biết được chân lý nầy. Vậy, chúng ta hãy quay lại nhìn xem những gì
Đức Chúa Trời đã tiết lộ trong Kinh Thánh để làm nền tảng cho sự học hỏi
của chúng ta về những vấn đề liên quan đến ba ngôi.
1. Ba ngôi là gì? Như chúng ta đã thấy chỉ có một bản thể trong thực thể
thiêng liêng. Tuy nhiên, thực thể thiêng liêng nầy là tam thân vị ( tri
personal) hay là ba ngôi. Trong Ngài có ba thân vị (person): Cha, Con và
Thánh Linh. Nhưng học giả có tìm cách mô tả chính xác ba sự phân biệt này
trong Đức Chúa Trời chủ tể (godhead) đã sử dụng nhiều thuật ngữ khác
nhau. Sự khác biệt về từ ngự họ dùng chứng tỏ rằng những học giả nầy nhìn
nhận sự khó khăn trong việc mô tả Ba ngôi như thế nàu. Chúng ta đã định
nghĩa chữ thân vị (person) hay ngôi. Một thân bị là chủ thể mà người ấy biết,
cảm nhận và quyết định ( A person is one who know, feels and decides)
Kinh nghiệm con người dạy chúng ta rằng ở đâu có thân vị ( người) ở đó có
bản thể phân biệt. Như vậy mỗi người là một cá nhân riêng biệt mà trong
chính người ấy bày tỏ bản chất con người (human nature) Tuy nhiên trong
Đức Chúa Trời tam nhất thì không có ba cá nhân riêng biệt đồng tồn tại với
nhau và riêng rẽ. Hơn nữa chỉ có những gì mà chúng ta gọi là tự phân biệt
(selfdistinctions) ở trong thực thể thiêng liêng. Từ ngử này sẽ giải thích
trong phần kế tiếp.
2. Những thân vị là ai? Như chúng ta đã ghi nhậ, có ba thân vị hay ba thực
hữu (subsistencas - sự tồn tại) trong thực tể thiêng liêng (Divine Essence):
Cha, Con và Thánh Linh. Mỗi thân vị trong những thân vị nầy được nhận
diện do những tính chất (properties) riêng biệt ( nghĩa là những phẩm chất
hay nét chính thuộc về hay đặc biệt (nghĩa là những phẩm chất hay nét chính
thuộc về hay đặc biệt dành cho từng cá nhân) Trong Kinh Thánh, những tính
chất (properties) nầy được nhận diện bằng những danh xưng, những đại từ,
những phẩm chất và những hoạt động thích hhợp cho sự lý luận, trí tuệ (
thông thái) và những thân vị riêng biệt. Những tính chất của thân vị (these
personal) và những thân vị riêng biệt. Những tính chất, trí tuệ ( thông thái)
và những thân vị riêng biệt. Những tính chất cuả thân vị ( these personal
propeties) được phân biệt cho mỗi thân bị ( những tính chất ấy là những sự
tự phân biệt) vá các tính chất nầy biể lộ mối quan hệ giữa thân vị nầy với
những thân vị khác. Đồng thời, mỗi thân vị trong chính Ngài (Himself) cũng
biểu lộ thực thể thiêng liêng.
Vậy có ba thân vị trong Đức Chúa Trời Chủ tể: Đức Chúa Trời, Cha, Đức
Chúa Con, Đức Chúa Trời Thánh Linh (God the Father, God the Son and
God the Holy Spirit). Ba thân vị có cùng thực thể, cả ba đồng đẳng trong sự
vinh hiển, quyền năng, oai nghi và vĩnh cữu, và cả ba là một.
(8) Đọc những đoạn Kinh Thán sau đây và cung cấp câu trả lời đúng để hoàn
chỉnh mỗi câu
a. Trong GiGa 6:27 Chúa Jêsus ám chỉ Đức Chúa Trời là
...........................................................................................................................
...................................................................
b. Trong HeDt 1:8 Đức Chúa Cha ám chỉ Con là
...........................................................................................................................
...................................................................
c. Cong Cv 5:3-4 công bố rằng tôi chống nghịch Thánh Linh cũng giống như
tội chống nghịch.
...........................................................................................................................
...................................................................
d. Từ những câu Kinh Thánh này chúng ta có thể kết luận rằng Đức Chúa
Trời chủ tể có
...........................................................................................................................
...................................................................
3. bằng có nào chỉ về ba ngôi ? Trong khi chữ ba ngôi không được tìm thấy
trong Kinh Thánh, thì giáo lý về Ba ngôi lại được mặc khải cả trong Cựu
ước lẫn Tân ước. Chúng ta hãy khảo sát những bằng cớ được tìm thấy trong
Kinh Thánh
Cựu ước được viết bằng ngôn ngữ Hybálai (Hebrew) Trong tiếng Hybálai,
elohim, một trong những danh xưng của Đức Chúa Trời, được dùng ở hình
thức số nhiều - ví dụ, ở SaSt 1:26 “ Bây giờ Đức Chúa Trời phán rằng,
chúng ta hãy làm loài người theo hình ảnh chúng ta, trong sự giống như
chúng ta” (Then God said, Let us make man in our image). Câu nài chỉ về
những phân biệt của thân vị trong Đức Chúa Trời chủ tể ( This verse point to
personal distinctions in God, to a plurality of persons in the Godhead) Chúng
ta tìm thấy những sự ngụ ý rõ ràng hơn về những phân biệt thân vị trong
Kinh Thánh Cựu ước ám chỉ về thiên sứ của Đức Giê Hô Va. Trong vài
trường hợp thiên sứ của Chúa có thể chỉ về những thực thể được tạo dựng
(created being) được sai đi làm sứ giả của Chúa, còn trong những trường
hợp khác thiên sứ của Đức Giê Hô Va được chúng ta tin ấy là con Đức Chúa
Trời (xem 16:7-13; 18:1-11; 19:1-28) Như thế, thiên sứ này được đồng nhất
với Giê Hô Va, và mặc khác Ngài được xem và phân biệt hay khác với Đức
Giê Hô Va.
Trong vài khúc Kinh Thánh, tất cả ba thân vị của Đức Chúa Trời chủ tể
được đề cập. Tại sự chịu báp têm của Con (Mat Mt 3:16-17) Cha phán từ
Trời và Thánh Linh giáng xuống trong hình thể của chim bồ câu trong sứ
mạng trọng đại, Chúa Jêsus nêu rõ ba thân bị. “ Vậy hãy đi và tạo môn đệ
thuộc về mọi dân tộc, làm báp têm cho họ trong danh của Cha và của con và
của Thánh Linh” Ba thân bị nầy được nêu danh bên cạnh nhau trong danh
của Cha và của con và của Thánh Linh” Ba thân bị nầy được nêu danh bên
cạnh nhau trong ICo1Cr 12:4-5; IICo 2Cr 13:14 và IPhi 1Pr 2:2. Tử những
ví dụ này trong Kinh Thánh, chúng ta có thể rút ra nhiều bằng chứng về giáo
lý ba ngôi.
(9) Xếp đặc cho phù hợp phần hoàn chỉnh với phần tham khảo Kinh Thánh
.......a. SaSt 1:26 chỉ về một
....... b. EsIs 63:9-10 cho biết Đức GiêHôVa có mối quan hệ với.
....... c. GiGa 3:16 tiết lộ rằng Đức Chúa Trời đã sai con làm
............................ của chúng ta.
....... d. 14:26 và 15:26 cho biết rằng cả Cha và Con sai............................. nội
trú trong tín hữu
......... e. Mat Mt 3:16-17 và 28:19 tiết lộ và nói lên
1) Thánh Linh
2) Đấng CỨu Chuộc hay Cứu Chúa.
3) Đấng Mêsi và Đức Thánh Linh
4) Những thân vị của ba ngôi
5) Số nhiều của những thân vị.
4. Những điều khó khăn phức tạp trong giáo lý nầy là gì? Tại sao sự dạy dỗ
về Ba ngôi quá khó khiến chúng ta kh6ng thể hiểu được trong kinh nghiệm
con người chúng ta không có điều gì để so sánh vói ba ngôi trong sự hiệp
nhất trong ba ngôi ( trinity in unity and unity in trinity) Chúng ta biết rằng
chẳng có ba con người nào được cấu tạo thành một con người. Chẳng có ba
con người nào có kiến thức trọn vẹn nà về những gì mà mỗi một trong
nhựng người khác đang làm và đang suy nghĩ. Mỗi người bao bọc quanh
mính bằng hành rào riêng tư. Không con người nào só sự phân biệt nhóm ba
( threesomeness) như cách mô tả về Đức Chúa Trời. Đơn giản là con người
không thể dựa vào kiến thức và kinh nghiệm phàm nhân mà hiểu những sự
dạy dỗ liên quan đến Ba ngôi.
5. Làm thế nào để giải quyết những khó khăn nầy? Nan đề căn bản trong nổ
lực giải thích Ba ngôi nằm ở trong mối quan hệ của hững thân vị trong Đức
Chúa Trời chủ tể với thực thể thiêng liêng và đối với nhau. Đây là nan đề mà
Hội Thánh không thể giải quyết. Chỉ có thể giảm bớt sự phức tạp bằng định
nghĩa chính xác về từ ngữ. Mặc dù Hội Thánh đã không cố gắng giải thích
sự mầu nhiệm (mystery) của Ba ngôi, nhưng HỘi Thánh đã cố tạo thành
giáo lý của Kinh Thánh về điều đó (it has tried to formulate a biblical
doctrine of it) nên lại gây ra những sai lầm tai hại có nguy cơ đe dọa sự sống
thật của Hội Thánh. bằng việc so sánh Kinh Thánh với Kinh Thánh, ch1ung
ta có thể thấy giáo lý ba ngôi ở mức độ mà Đức Chúa Trời đã bày tỏ trong
lời của Ngài, ngay cả khi chúng ta chưa hiểu đầy đủ.
Trong sự hữu hạn của chúng ta (finite existence) chúng ta không bao giờ có
thể hiểu đầy đủ sự vô hạn (không có sự hạn chế nào) Phaolô mô tả sự hạn
chế của con người trong thư thứ nhất cho người Côrinhtô
Ngày nay chúng ta chỉ xem thấy sự phản chiếu lờ mờ, bây giờ, khi chúng ta
đứng trong sự biến hóa trong sự hiện diện của Đấng Christ chúng ta sẽ thấy
mặt đối mặt. Bây giờ tôi biết phần nào, bấy giờ tôi biết đầy đủ, như tôi được
Chúa biết đầy đủ vậy (ICo1Cr 13:12)
(10) Từ những lời diễn đạt sau đây hãy chọn lời diễn đạt nào đúng trong việc
nói về Ba ngôi và sựhiểu biết của chúng ta về điều ấy.
a. Kinh Thánh tiết lộ rằng thực thể thiêng liêng có ba thân vị.
b. Mỗi một trong ba thân vị _ Cha, Con và Thánh Linh có những tính chất
riêng biệt, được mô tả bằng những danh xưng đại từ những phẩm chất bà
những hoạt động khi áp dụng cho từng thân vị riêng biệt.
c. Cựu ước không ám chỉ về một số nhiều của các thân vị ( aplurality of
persons) trong Đức Chúa Trời chủ tể _ Cựu ước chỉ nói về Đức Giê Hô Va
Đức Chúa Trời.
d. Tân ước tiết lộ vềnhững thân bị của Ba ngôi đầy đủ hơn Cựu ước.
f. Nan đề chính trong sự hiểu biết của chúng ta về ba thân bị tính (tri
personality) của Đức Chúa Trời ấy là chúng ta không có kinh nghiệm gì khi
so sánh với nhóm ba riêng rẽ (distinct threesomaness) của thực thể thiêng
liêng.
g. Cách giải quyết nan đề Ba ngôi tốt nhất là ý thức rằng vì điều này không
thể giải thích đầy đủ nên chúng ta không cố công tạo ra một giáo lý liên
quan đến điều đó.
Sự nghiên cứu cẩn thận lời Đức Chúa Trời sẽ tiết lộ nhiều về tam thân vị
tính ( tri - personality) của Đức Chúa Trời. Nghiên cứu trong sự cầu nguyện
về giáo lý nầy sẽ cho phép chúng ta hiểu biết nhiều hơn về sự tự mặc khải
của Đức Chúa Trời ( God’s sefl - revelation) Điều đó cũng giúng chúng ta
đánh giá đầy đủ hơn về bản chất Đức Chúa Trời và những phương tiện Ngài
cung ứng cho chúng ta để đến gần Ngài trong tình yêu kính, tôn thờ và tự
nguyện phục vụ.
Đức Chúa Trời thì vĩnh cửu ( God is Enternal)
Mục tiêu5:họn những lời diễn đạt đúng mô tả mối quan hệ mật thiết dành
cho Cơ đốc nhân về sự vĩnh cữu (đời đời ) của Đức Chúa Trời
Nhiều người quan tâm đến việc truy nguyên ngồn gốc của tổ tiên họ. Bạn sẽ
nói gì khi tôi nói rằng tôi không có tổ tiên? Bạn sẽ không chấp nhận đó là sự
thực, và bạn có lý. Tôi phải có tổ tiên giống như mọi người đều có tổ tiên.
Tôi nói mọi người đều có tổ tiên, nhưng tôi kh6ng thể kể Đức Chúa Trời vào
trong câu nói này, Ngài không có tổ tiên. Như vậy làm thế nào để Ngài trở
thành thực thể? Câu hỏi nầy có một câu trả lời rất đơn giản. Ngài đã không
trở thành thực thể: Ngài luôn luôn hiện hữu, từ cõi đời đời. Đó là lý do vì
sao chúng ta nói Đức Chúa Trời thì vĩnh cữu.
1. Vĩnh cửu (đời đời) là gì. Khó cho chúng ta tưởng tượng về tương lai chưa
biết gì cả, nhưng tâm trí của cta có thể tưởng tượng lui về quá khứ để nghĩ
về cõi vĩnh hằng. Chúng tơi muốn nói đến sách Sáng thế ký là sách của
những sự bắt đầu. Trong sách Sáng Thế Ký chúng ta nghiên cứu về sự bắt
đầu công cuộc tạo hóa, sự bắt đầu của loài người, và sự bắt đầu của những
quốc gia. Tuy nhiên, những sự bắt đầu xa vời nầy không phải là khởi thủy (
the begining)
Ngay cả việc chúng ta có thể đi xa hơn vào thời các thiên sứ được tạo dựng -
những con trai của Đức Chúa Trời cât tiếng reo mừng khi nền trái đất được
lập nên - trước bìnhminh củalịch sử (Giop G 38:4-7) Bấy giờ cũng chưa phải
là khởi đầu. Trong tâm trí chúng ta, chúng ta chỉ thấy cõi vĩnh hằng như là
sự phi thờ gian vô tận ( infinite timelessness) khi mọi tạo vật còn nằm trong
tư tưởng của Đức Chúa Trời. Ở đây trí óc tưởng về sự vô hạn hay không có
giới hạn nào cho thời gian.
2. Ai cư ngụ trong cõi vĩnh hằng? Con người và những thiên sứ là tạo vật,
nhưng chỉ một mình Đức Chúa Trời thì không có khởi thủy. Như vậy, Ngài
là Đấng duy nhất trong cõi vĩnh hằng. Con người có một quá khứ, một hiện
tại và một tương lai, nhưng Đức Chúa Trời chỉ có hiện tại. Cả quá khứ và
tương lai cũng như bây giờ đối với Ngài.
Đức Chúa Trời hằng còn đời đời ở hai cách:
1) Ngài chẳng bao giờ bắt đầu trở thành, Ngài luôn luôn có (Thi Tv 90:2)
2) Sự tồn tại của Người chẳng bao giờ chất dứt (PhuDnl 32:42; Thi Tv
102:27)
Là đời đời, Đức Chúa Trời không vướng mắc mọi sự diễn biến của thời gian.
3. Làm thế nào để chúng ta hiểu được ý niệm về sự đời đời của Đức Chúa
Trời.
Ngoại từ Kinh Thánh, chúng ta có thể kết luận rằng Đức Chúa Trời luôn
luôn có theo cách lập luận của ý tưởng. Bất cứ người nào cũng biết rằng
không có vật nào xuất phát từ số không cả. Một khoảng chân không chẳng
có thể tạo ra một vật. Vì thế nếu lúc khởi thủy của vũ trụ không có vật gì là
hiện hữu, và nếu chỉ có một khoảng chân không, thì có cứ vẫn y nguyên như
thế. Nhưng vì chúng ta nhìn thấy một vụ trụ vô cùng rộng lớn ba bọc chung
quanh chúng ta, thì lý luận bắt buộc chúng ta phải chất nhận rằng có điều gì
đó ở trong quá khứ mà điều đó chẳng bao giờ có một khởi thủy - điều đó
luôn luôn có. Điều gì đó chính là Đức Chúa Trời.
Sự vĩnh cữu của Đức Chúa Trời được mặc khải suốt Kinh Thánh. Đức Chúa
Trời được gọi là Đức Chúa Trời Hằng Hữu (SaSt 21:33) tác giả Thi thiên
nói, “ Từ trước vô cùng cho đến đời đời ( từ cõi vĩnh hằng) Chúa là Đức
Chúa Trời” (Thi Tv 90:2) và “ Ngài vẫn y nguyên và những năm của Ngài
chẳng hề chấm dứt” (102:27) Eâsai được cảm thúc để công bố rằng Đức
Chúa Trời là Đấng “ sống đời đời” (EsIs 57:15) trong khi Phaolô xác nhận
với Timôthê rằng chỉ một mình Đức Chúa Trời là căn nguyên của sự bất tử
(ITi1Tm 6:16)
(11) Khoanh tròn những mẫu tự đứng trước lời diễn đạt đúng.
a. Sự hằng hữu của Đức Chúa Trời cho chúng ta sự tín quyết để biết rằng
Đấng chúng ta tin cậy chẳng baogiờ biến mất.
b.Sự hằng hữu của Đức Chúa Trời khích lệ chúng ta mỗi khi chúng ta gặp
khó khăn. Chúng ta ý thức rằng những mục đích của Đức Chúa Trời, đã và
đang đứng vững, sẽ còn đứng vững cho đến đời đời. Những mục đích đó bao
gồm những gì liên quan đến chúng ta.
c. Sự hiểu biết về sự vô hạn của Đức Chúa Trời liên quan đến thời gian làm
cho chúng ta ý thức rằng những quyết định riêng tư của mình không quan
trọng vì những điều đó chỉ liên hệ với thời gian.
Đức Chúa Trời bất biến ( God is Inmuntable)
Mục tiêu6: tả sự bất biến ( khôn thay đổi ) của Đức Chúa Trời có ý nghĩa gì
cho kinh nghiệm Cơ đốc thực tế của bạn .
Tất cả chúng ta đều phạm những lỗilầm nên cần sự sữa đổi hay điề chỉng,
nhưng Đức Chúa Trời thì không. Ngài không cần thêm hay bổ túc việc gì
vào đặc tính hay thuộc tính của Ngài. Ngàitrọn vẹn trong mọi khía cạnh.
(12) Đọc những phần Kinh Thánh trích dẫn sau và hoàn tất câ văn
a) Trong Thi Tv 102:25-27................................. không bao giờ thay đổi của
chúng ta trái ngược với sự luôn luôn thay
đổi..........................................................................
b) EsIs 46:9-10; Thi Tv 33:11 và 119:160 tiết lộ rằng Đức Chúa Trời không
hay đổi trong
..........................................................và.............................................................
.... của Ngài
c) MaMl 3:6 cho biết rằng vì Đức Chúa Trời không thay đổi, nên Ngài sẽ
còn thương xót hậu tự của Gia cốp để họ
không................................................
d) 103:17 Nói về sự ............................ và ...............................................
không thay đổi của Đức Chúa Trời.
Kinh Thánh nói về sự bất biến (immutabinity) hay sự không thay đổi của
Đức Chúa Trời, dạy cho chúng ta những nguyên tắc cố định về Đức Chúa
Trời chúng ta phục vụ. Học giả Thiessen trình bày những nguyên tắc này
trong sách của ông in năm 1979, trang 83, và chúng tôi liêt kê ra đây để bạn
xem rỏ ràng hơn.
1. Vì Đức Chúa Trời là vô hạn, tự tồn tại và độc lập nên Ngài vượt trên mọi
nguyên do và những điều đó có thể thay đổi.
2. Đức Chúa Trời không thể tăng lên hay giảm xuống, và Ngài không phải là
đối tượng để phát triển thêm.
3. Quyền năng của Đức Chúa Trời không bao giờ lớn hơn hay ít hơn và Ngài
không bao giờ có thể khôn ngoan hơn hay thánh khiết hơn.
4. Đức Chúa Trời không thể công bình hơn, thương xót hơn hay yêu thương
hơn, Ngài đã là và vẫn sẽ là như thế.
5. Ngài không thể thay đổi trong mối quan hệ của Ngài đối với dân sự. Ngài
hành động theo những nguyên tắc đời đời không thay đổi theo sự thay đổi
của thời gian.
Vì Đức Chúa Trời không thay đổi nên chúng ta có thể tự nguyện dâng đời
sống mình cho Ngài cách trọn vẹn khi chúng ta nương cậy lời của Ngài.
Chúng ta có thể đương đầu với mọi hoàn cảnh của cuộc sống với sự tin
quyết rằng, biết chắc rằng trong mọi sự Ngài hành động đều mang lại lợi ích
cho chúng ta (RoRm 8:28)
Có lẽ bạn đã chú ý những phân đoạn Kinh Thánh như XuXh 23:19 và
ISa1Sm 15:29 nói rằng Đức Chúa Trời không thay đổi tâm trí Ngài và
những phân đoạn Kinh Thánh khác ại nói Ngài hối tiếc vì Ngài đã làm điều
đó (5:11; Gion Gn 3:9-11) Thái độ này của Đức Chúa Trời không ám chỉ bất
cứ sự thay đổi căn bản nào trong đặc tính hay mục đích của Ngài. Ngaì luôn
luôn ghét tội lỗi, và Ngài luôn luôn yêu thương tội nhân. Thái độ này chỉ
đúng trước khi cũng như sau khi tội nhận ăn năn. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời
có thể thay đổi cách đố xử của Ngài vì sự thay đổi của dân sự Ngài.
Có một ví dụ về điều nầy, chúng ta thấy rằng thái độ của Đức Chúa Trời đối
với tội lỗi của dân Ysơraên không thay đổi. Ngài ghét tội lỗi của quốc gia
ấy. Vì dân sự của Ngài cứ miệt mài trong tội lỗi, nên tự nhiên họ phải chịu
sự hình phạt của tội lỗi. Tuy nhiên, khi họ ăn năn và từ bỏ tội lỗi, kết quả là
sự đối xử của Đức Chúa Trời đối với họ cũng thay đổi.
Có người nói rằng mặt trời không thay đổi gì có khi nó làm cho sáp chảy ra
và làm đất sét cứng lại, vì sự thay đổi không ở nơi mặt trời nhưng nơi vật
chất mà mặt trời chiếu vào. Chúng ta có thể nương cậy trên sự bất biến hay
sự không thay đổi của mục đích của Đức Chúa Trời, Lời của Ngài và bản
chất của Ngài. Như mặt trời làm sáp chảy ra và làm đất sét cứng lại, thì sự
không thay đổi của Đức Chúa Trời chỉ đem lại thuận lợi cho những tấm lòng
mềm mại đáp ứng nồng nhiệt với Ngài, và đem sự hủy diệt cho những tấm
lòng không đáp ứng và trở thành cứng ngắc.
(13) Để cũng cố lại những phẩm chất của bản chất Đức Chúa Trời trong tiểu
mục nầy, bạy hãy xếp phù hợp mỗi phẩm chất với lòng mô tả phẩm chất
......a. La một thực thể và bản thể.
...... b. Phi thời gian không có bắt đầu và kết thúc.
......c. Không bị hạn chế do hình thái hay thực thể vật chất.
......d. Số nhiều của những thân vị.
......e. Như nhau khi liên quan đến mục đích, lời nói và đặc tính.
.....f. Có thể suy nghĩ, cảm nhận và quyết định
1) Thân vị tính
2) Thuộc về linh
3) Hiệp nhất.
4) Ba ngôi
5) Vĩnh cữu
6) Bất biến
NHỮNG THUỘC TÍNH TỰ NHIÊN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Mục tiêu7: Xếp cho phù hợp bốn thuộc tính của Đức Chúa Trời với một
định nghĩa của mỗi thuộc tính .
Chúng ta gọi những ai đặc biệt nghiên cứu về Đức Chúa Trời là những nhà
thần học ( theologiens) Bạn và tôi có thể không được coi như những nhà
thần học, những chúng ta vẫn có quyền nghiên cứu và phân tích những giáo
lý hay những sự dạy dỗ về Đức Chúa Trời. Để chúng ta có thể hiểu Ngài
nhiều hơn và yêu quí Ngài nhiều hơn, điều quan trọng là không những tìm
kiếm bản chất của Ngài nhưng điều quan trọng là không những tìm hiển bản
chất của Ngài nhưng còn tìm hiểu những đặc tính của Ngài nữa. Những nhà
thần học gọi những đặc tính nầy là những thuôïc tính (asttribute) Thuộc tính
chỉ ngụ ý về hững tính chất gắn liền với hoặc mô tả người nào đó hay vật gì
đó. Đức Chúa Trời ở trong trường hợp nầy. thuộc tính của Đức Chúa Trời
giải thích tại sao Ngài hành động như thế, và vì vậy chúng ta biết mình
mong đợi gì từ nơi Ngài. Những thuộc tính của Ngào bao gồm vô sở bất tri (
omniscience) và khôn ngoan (wisdom). Trước hết chúng ta tìm hiểm sự vô
sở bất năg của Đức Chúa Trời.
Sự vô sở bất năng của Đức Chúa Trời.
Sara, vợ Aùpraham, đã đi đây đó suốc cuộc đời bà. Bà đã chứng kiến Đức
Giê Hô Va làm những điều lớn lao và kỳ diệu cho vợ chồng bà. Nhớ lại ngày
nào khoác áo cô dâu, bây giờ là bà lão già lưng còng. Bà cười khi nghe một
khách lạ nói với chống bà rằng bà sắp mang thai. Không thể được: Bạn có
trách Sara vì bà cười không? Nhưng, vị khách lạ thưỡng giới hỏi, “ Có điều
gì quá khó cho Đức Chúa Trời chăng?” (SaSt 18:1-15)
Chúa đã nhắc nhhở cho Aùpraham và Sara đặc tính thiêng thượng nào của
Ngài? Sự vô sở bất năng của Ngài, tức là Ngài có toàn quyền, rất mạnh sức.
Ngài có thể làm bất kỳ việc vì: Quyền năng trọn vẹn của Đức Chúa Trời
được bày tỏ cho chúng ta trong Kinh Thánh qua
1. Sự tạo dựng (1:1)
2. Sự duy trì muôn vật do lời phán quyền năng của Ngài (HeDt 1:3)
3. Sự cứu chuộc con người (LuLc 1:35, 37)
4. Những phép lạ.
5. Sự cứu rỗi tội nhân.
6. Sự hoàn thành mục đích của Ngài cho vương quốc của Ngài (IPhi 1Pr 1:5)
Dầu vậy, chúng ta phải nhớ rằng Đức Chúa Trời không thể làm những gì vô
lý, như làm cho nước khô chẳng hạn. Và Ngài cũng không làm nhữn gì mâu
thuẩn với bản chất riêng của Ngài.
Một thực thể rất phù hợp với bản chất của Đức Chúa Trời ấy là Ngài có thể
hạn chế hành động của quyền năng của Ngài nếu Ngài muốn. Chẳng hạn,
Đức Chúa Trời ban cho mỗi con ngườ quyền tự do chọn giữa Ngài và satan.
Đừc Chúa Trời không bắt ép bất cứ người nào tin nhận Ngài ngượi lại với ý
muối của người ấy. Ngài hạn chế chính mình Ngài để cho phép mỗi cá nhân
làm theo điều người ấy quyết định.
Gie Gr 32:17 công bố với Chúa, “ Ngàu dùng quyền năng vĩ đại và cánh tay
mạnh sức của Ngài mà tạo thành trời đất. Chẳng điều gì khó quá cho Ngài”
Sau đó Chúa hỏi Giêrêmi, “ Có điều gì khó quá cho ta chăng?” (6:27) Khi
chúng ta hiểu được quyền năng vĩ đại của Đức Chúa Trời chúng ta, thì
chúng ta chẳng bao giờ lưỡng lự khi cầu xin Ngài giúp đỡ khi dối diện bất
cứ hoàn cảnh nào.
(14) Đọc XuXh 3:11-12 Đức Chúa Trời nói năm chữa nào để nhắc nhở
Môise về sự cp6 sở bất năng của Ngài?
Sự vô sở bất tại của Đức Chúa Trời.
Một cậu bé muốn làm một điều sai quấy, nhưng cậu ta quyết định rằng mình
nên vào nhà làm điều ấy để Đức Chúa Trời từ trên trời khỏi nhìn thấy. Đặc
tính thiêng liêng nào mà cậu bé này không hiểu? Đó là Đức Chúa Trời hiện
diện khắp mọi nơi vào một thời điểm. tác giả Thi thiên nói điều nầy trong
Thi Tv 139:7-10.
Tôi sẽ đi đâu khỏi xa thần Chúa? Tôi sẽ trốn đâu khỏi mặt Chúa? Nếu tôi lên
trời, Chúa ở tại đó, ví tôi ở dưới âm phủ, kìa, Chúa cũng ở đó. Nhược bằng
tôi lấy cánh hừng đông bay qua ở tại cuối cùng biển, tại đó tay Chúa cũng sẽ
dẫn dắt tôi, tay hữu Chúa sẽ nắm giữ tôi.
Sự vô sở bất tại của Đức Chúa Trời không có nghĩa là Đức Chúa Trời có
cùng một mối quan hệ đối với mỗi người. Ngài sẽ bày tỏ chính mình Ngài,
ban phước và khuyến khích những ai yêu mến và phục vụ cho Ngài, nhưng
Ngài sẽ quở trách và trừng phạt những ai chống đối Ngài. Ngài cũng ở trong
cơn bão nhưng không cùng một cách với lúc Ngài ở cùng 2 con cái của Ngài
đang chân thành cầu xin Ngài dẫn dắt (NaNk 1:3; Mat Mt 18:20)
Biết rằng Đức Chúa Trời luôn luôn hiện diện giúp chúng ta can đảm trong
những thử thàch vì chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời có ở đấy để thêm sức
và dẫn dắt chúng ta. Đồng thời điều nầy cũng luôn nhắc nhở chúng ta phải
cẩn thận trong cách sống của mình vì Đức Chúa Trời nhìn thấy mọi sự
chúng ta làm, dù tốt hay xấu cũng vậy. Chúng ta có trách nhiệm phục vụ
Đức Chúa Trời cách thỏa lòng ở bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào, vì Ngài có ở
đấy.
Chúng ta phải tự nhắc nhở rằng chúng ta không nên dùng cảm xúc riêng của
mình mà làm thước đo sự hiện diện của Đức Chúa Trời ở với chúng ta. Dù
chúng ta cảm thấy như thế nào thì Đức Chúa Trời vẫn cứ ở với chúng ta. Giả
sử một em bé gái khóc lớn trong đêm tối và mẹ em bé lên tiếng dỗ em mà
nói rằng mẹ vẫn ở với em. em bé gái có thể nghĩ rằng mình phải thấy mẹ dể
biết rằng mẹ ở với em. Dù nó có thấy mẹ hay không thì sự kiện mẹ ở đó vẫn
không thay đổi. Đối với chúng ta cũng vậy. Dù chúng ta cảm thấy có sự hiện
diện của Đức Chúa Trời hay không thì Kinh Thánh vẫn bảo chúng ta rằng
Ngài ở khắp mọi nơi. Biết như vậy cũng đủ để chúng ta giữ thái độ ca ngợi
và được khích lệ trong mọi lúc.
(15) Torng sổ tay của bạn, hãy ghi hai lý do tại sao sự nhìn biết về sự vô sở
bất tại của Đức Chúa Trời ảnh hưởng đến cách sống của chúng ta.
Sự vô sở bất tri của Đức Chúa Trời.
Chỉ cần một bước từ sự vô sở bất tại của Đức Chúa Trời đến sự vô sở bất tri
của Ngài - sự hiể biết của Ngài về mọi sự. Con người thường phải làm việc
rất chăm chỉ mới khám phá được nhiều sự kiện. Khi chúng ta học tập để thu
đạt kiến thức, thì chúng ta dồn chứa những sự kiện, nhưng dường như càng
học biết nhiều chứng nào thì thường thường chúng ta lại ý thức rằng chính
mình biết ít quá ít.
Đức Chúa Trời không có nan đề ấy. Ngài biết tất cả mọi sự. Đấng Cai trị
toàn cả vũ trụ có sự hiểu biết không hạn chế. SưÏ kiện này làm cho chúng ta
khó hiểu cách đầy đủ, nhưng đo lại là điều thiết yếu để đức tin chúng ta tin
nơi sự trọn vẹn của Đức Chúa Trời. Nói cách hợp lý, thì Ngài phải biết tất cả
những gì có thực và tất cả những gì có thể làm được, nếu không, thì Ngài
phải liên tục học những gì Ngài không biết trước đó, và Ngài phảiliên tục
họi hỏi những gì Ngài không biết trước đó, và Ngài cần phải điều chỉnh
những kế hoạch và mục đích của Ngài cho phù hợp (Logi- cally, He must
know all that is actual and all that is possible. Otherwise, He would
constantly learn things. He did not know before, and he would need to adjust
his purposes accord -ingly)
Vì Đức Chúa Trời biết tất cả mọi sự, nên Ngài có thể nói trước về những gì
sẽ xảy ra trong tương lai. Vì vậy chúng ta thấy nhiều biến cố được nói trước
trong Kinh Thánh. Điều nầy không có nghĩa là Đức Vĩnh Hằng quyết định
về những gì sẽ xảy ra cho chúng ta. Ngài chỉ biết chúng ta sẽ quyết định gì
trước khi chúng ta đưa những quyết định ấy ra. Vì Ngài thấy trước, nên Ngài
có thể nói trước, hoặc nói những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Sự tiên báo này
không có nghĩa là tiền định (predetermineđ( hay quyết định trước những gì
sẽ xảy ra.
SỰ kiện Đức Chúa Trời biết tất cả mọi sự sẽ tăng cường đức tin cho chúng
ta khi chúng ta đang ở giữa sự thử thách ngặt nghèo vì Ngài biết nhiều hơn
chúng ta về nan đề của chúng ta. Ngài biết những lý do và những gì sẽ xảy
ra với mỗi cách giải quyết mà chúng ta có thể xem xét. Từ sự kiện này
chúng ta có thể rút ra sự bảo đảm chắc chắn khi chúng ta tìm kiếm sự hướng
dẫn của Ngài cho những cách giải quyết đúng đắng cho những nan đề của
chúng ta.
(16) Đọc Thi Tv 139:1-19 và hoàn chỉnh những lời diễn đạt sau:
a.Những câu......................................................... nói về sự vô sở bất tri của
Đức Chúa Trời.
b. Những câu.......................................................... nói về sự vô sở bất năng
của Đức Chúa Trời.
c. Những câu .......................................................... nói về sự vô sở bất tại của
Đức Chúa Trời
(17) Lời diễn đạt nào ĐÚNG noí về sự vô dở bất tri của Đức Chúa Trời?
a. Vì Đức Chúa Trời biết những gì tôi sẽ quyết định, nên mọi quyết định của
tôi thực sự là những quyết định của Ngài.
b. Biết rằng Đức Chúa Trời biết tất cả mọi sự sẽ đưa tôi quay lại với Ngài để
xin Ngài hướng dẫn khi tôi phải quyết định điều gì.
c. Nói trước có nghĩa là tiền định.
d. Nếu Đ(ức Chúa Trời không biết tất cả (not all knowing), thì Ngài không
phải là trọn vẹn.
e. Vô sở bất tri nghĩa là biết mọi sư có để biết, bao gồm sự hiểu biết trọn vẹn
về quá khứ, hiện tại và tương lai.
Sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.
Nhiều nhà khoa học biết được vô số sự kiện, nhưng tất cả kiến thức của trần
gian nầy đã không giải quyết những nan đề của xã hội. Người ta chỉ không
có sự khôn ngoan cần thiết để biết cách áp dụng kiến thức của họ vào nhưng
nan đề như thế nào để mọi người có thể chung sống trong hòa bình và thịnh
vượng.
Sự khôn ngoan không giống như kiến thức. Qua kiến thức sự khôn ngoan
tìm dược mục đích cao nhất có thể thực hiện được và rồi sử dụng cách tốt
nhất dể hoàn thành mục đích đó. Vì Đức Chúa Trời là sự toàn khôn ngoan (
all wise) nên Ngai làm mọi sự điều tốt đẹp. trong sự khôn ngoan trọn vẹn
của Ngài. Ngài ban cho chúng ta Kinh Thánh, lời của Ngài hướng dẫn chúng
ta trong mọi việc chúng ta làm. Nếu chúng ta sống theo sự hướng dẫn của
Ngài như đã ghi lại trong lời Ngài, thì chúng ta sẽ hưởng lợi ích từ sự khôn
ngoan của Ngài và được Ngài ban phước.
Đôi khi chúng ta không nhìn thấy sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời trong
việc Ngài cho phép một số diều xảy ra trong cuộc sống chúng ta. Trước hết
chúng ta phải nhớ rằng Đức Chúa Trời cho phép chúng ta tự chọn, và nếu
những sự chọn lựa ấy không phù hợp với ý muốn của Ngài thì chúng ta có
thể mang những nan đề lại cho mình. Đồng thời, chúng ta phải nhớ rằng
chúng ta đang sống trong thấ giới tội lỗi và Cơ đốc nhân như người ngoại
đôi khi là nạn nhân của những thiên tai hay chịu những hành động gian ác
của kẻ khác trong thế giới tội lỗi bại hoại nầy. Đức Chúa Trời không bị buộc
phải đến với chúng ta và giải thích cặn kẽ vì sao mọi sự lại xảy ra và những
lý do mà chúng ta không biết gì cả. Nhưng IGi1Ga 4:8 chép, “ tình yêu
thương trọn vẹn xua đuổi mọi sự sợ hãi” , chúng ta có thể tin cậy trọn vẹn
nơi Đức Chúa Trời trong mọi hoàn cảnh, biết rằng trong sự khôn ngoan vô
hạn của Ngài sẽ khiến mọi sự hiệp lại làm ích lợi cho chúng ta và làm vinh
hiển danh Ngài (RoRm 8:28)
Những phân đoạn Kinh Thánh như Thi Tv 104:24-30 và Gie Gr 10:12 nhắc
cho chúng ta thấy rằng sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời được bày tỏ qua
tạo vật của Ngài. Phải rất khéo léo mới hoàn tất những sắp ếp phúc tạp của
thiên nhiên. Không nói lên lời khi tôi quan sát một lông chim. Từng phần
nhỏ li ti dược phát họa cho một chức năng riêng biệt hoặc trong sự bay lượn
hay che chở chim khỏi mọi yếu tố. Khi tôi quan sát bộ ưong của con chim,
tôi thấy rằng những xương lớn hơn thì trống rỗng và đầy không khí để giữ
cho tạo vật bé nhỏ ấy ở trên không. Hậu tự loại chim cũng có cách cấu tạo
như thế. Đây chỉ là một thí dụ nhỏ về sự khôn ngoan vĩ đại của Đức Chúa
Trời chúng ta/
Tôi rất được phước khi nhớ rằng Đức Chúa Trời cũng khiến sự khôn ngoan
của Ngài mang lợi ích cho chúng ta khi chúng ta cần đến. Dù bất kỳ điều gì
mà chúng ta gặp hôm nay, ngày mai, tuần tới, tháng tới, thì Gia Gc 1:5 bảo
chúng ta chớ ngh ngờ, nhưng hãy cầu xin sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời
rộng lượng và khoang dung trong việc ban sự khôn ngoan cho dân sự Ngài.
18) Dựa vào phần thảo luận của chúng ta về sự khôn ngoan của Đức Chúa
Trời, trong những điều sau đây điều nào bạn xem là những ví dụ tôùt về sự
khôn ngoan của Đức Chúa Trời.
a.Nếu tôi có những khoản tiền lớn bất ngờ và không biết cách làm thế nào để
bảo quản, tôi có thể cầu xin Đức Chúa Trời hướng dẫn và biết rằng Ngài có
thể ban cho tôi sự khôn ngoan tôi cần để qiải quyết công việc.
b. Một thiếu nữ Cơ đốc có nếp sống tốt và làm chứng về tình yêu của Đấng
Christ bị chết bất ngờ trong một tai nạn. Vì cái chết của cô ấy nên nhiều
người trong cộng đồng ấy đến với Chúa nên chúng ta biết rằng trong sự
khôn ngoan của Ngài. Ngài đã có kế hoạch định điều đó để đem lại điều tốt
hơn.
c. Lời Đức Chúa Trời. Kinh Thánh, là kim chỉ Nam chỉ cho tôi biết cách
sống cuộc đời tốt đẹp và có kết quả.
d. Đức Chúa Trời ban cho những nhà lãnh đạo Hội Thánh sự khôn ngoan để
chỉ đạo những vấn đề thuộc linh cho Hội Thánh phù hợp vói ý muốn của
Ngài.
e. Sự cấu tạo của cơ thể con người bày tỏ sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.
f. Sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời không cho phép Cơ đốc nhân phạm lỗi
lầm để chịu hình phạt.
(19) Để ôn lại tiêu mục nầ, hay xếp bốn thuộc tính của Đức Chúa Trời cho
phù hợp với định nghĩa của mỗi thuộc tính.
......a. Phẩm chất của Đức Chúa Trời là hiện diện khắp mọi nơi.
......b. Cách Đức Chúa Trời hành động để đem lại mục đích cao cả nhất cho
tạo vật và tất cả loài thọ tạo của Ngài.
......c. Phẩm chất biết tất cả mọi sự của Đức Chúa Trời.
.....d. Phẩm chất có toàn quyền năng của Đức Chúa Trời
1) VÔ sở bất năng
2) VÔ sở bất tri
3) Vô sở bất tại
4) Sự khôn ngoan.
Trong bài học nầy chúng ta ôn lại những bản chất của Đức Chúa Trời và
những thuộc tính tự nhiên của Ngài. Trong bài kế chúng ta sẽ nhìn về những
đặc tính đạo đức của Đức Chúa Trời và những công việc quyền năng của
Ngài. Điều nầy sẽ chuẩn bị chúng ta học tập về Đức Chúa Con và Đức Chúa
Thánh Linh. Khi bạn đạt được sự hiểu biết nhiều hơn về Đấng tạo hóa
Thiêng Liêng ( Divine Creator) và mối quan hệ của chúng ta đối với Ngài,
thì bạn có thể phục vụ Ngài tốt hơn và làm chứng cho những người khác về
tình yêu vĩ đại của Ngài.
TRẮC NGHIỆM CÁ NHÂN
CÂN HỎI LỰA CHỌN. Chọn một câu trả lời tốt nhất cho mỗi lời diễn dạt.
1. Cơ Đốc Nhân thờ phượng ngay trong chỗ của họ thay vì tại những nơi thờ
phượng, nghi lễ hay những hạn chế khác, vì Đức Chúa Trời là
a) thần linh
b) một sự hiệp nhất
c) vô sở bất năng.
d) vĩnh cửu.
2. Nếu tôi thật sự ý thức rằng Đức Chúa Trời là Đấng toàn tri (all - knowing)
toàn năng ( all -prouerful) và hiện diện khắp mọi nơi, thì tôi sẽ.
a) Hướng cuộc sống mình vào đường lối đẹp lòng Ngài và tin cậy Ngài giúp
tôi trong mọi thử thách tôi gặp phải.
b) Ý thức rằng dù bất cứ điều gì tôi quyết định, thì đó cũng là những gì Ngaì
đã chọn cho tôi, và tôi không thể thay đổi cuộc sống mình theo cách khác.
c. Giải quyết nan đề hàng ngày và những nhu cầu của tôi theo cách riêng của
mình vì chỉ có thể kêu cầu Đức Chúa Trời giải quyết những nan đề lớn của
cuộc sống.
3. Vì bản chất của Đức Chúa Trời và những thuộc tính của Ngài, không
những Ngài có khả năng biết những nhu cầu chúng ta là gì những Ngài còn.
a) Xa cách quá đến nỗi không đến gần để giải quyết những điều đó.
b) Ý thức rằng vì chúng ta không có cùng bản chất và thuộc tính nên Ngài
không thể thực sự thông công với chúng ta trong phương cách có ý nghĩa.
c) Có thể cung ứng mọi nhu cầu của chúng ta/
4. Khi chúng ta tin quyết rằng Đức Chúa Trời khiến mọi sự hiệp lài mang lợi
ích chúng ta, và làm vinh hiển danh Ngài, thì chúng ta đang công nhận.
CÂU HỎI ĐÚNG SAI Ghi chữ Đ trước những lời diễn đạt đúng, và S trước
những lời diễn đạt sai. ........5. Phẩm chất của Đức Chúa Trời chứng tỏ rằng
chúng ta có thể đến với Đức Chúa Trời và việc Ngài quan tâm đến những
nhu cầu của chúng ta là sự hiệp nhất.
.........6. Cơ đốc giáo khác với sự thờ phượng nhiều thần vì Đức Chúa Trời là
thần linh.
........7. Kính Thánh dạy rằng có ba thân vị trong thực thể thiêng thượng:
Cha, Con và Thánh Linh. Chúng ta gọi phẩm chất nầy là bô ngôi Đức Chúa
Trời.
.........8. Những phẩm chất của Đức Chúa Trời được mô tả sự tồn tại không
có bắt đầu hay chấm dứt của Ngài và phẩm chất không thay đổi của Ngài là
sự vĩnh cữu và sự bất biến của Ngài.
.........9. Một người không có khả năng nhìn thấy mục đích trong sự thử thách
của mình thì không thể biết đầu đủ sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.
........10. Số lượng lớn nhất về sự kiện giáo lý ba ngôi được tìm thấy trong
Cựu ước.
GIẢI ĐÁP CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Câu trả lời của bạn
(2) Câu trả lời của bạn, tôi đã ghi nhận rằng chúng ta biết người khác nhờ
việc nói chuyện, lắng nghe và học hỏi nơi họ. Muốn biết Đức Chúa Trời,
chúng ta phải dành thì giờ để lam những điều đó.
(3) b. Khả năng suy nghĩ, cảm nhận và quyết định.
(4) b) Đức Chúa Trời biết và chăm sóc. . . . . . . . theo nghĩa bóng.
(5) d) Tất cả những câu trên a),b), c) đều đúng.
(6) a. Đức Chúa Trời toàn năng.
b. Giê Hô Và Đức Chúa Trời người, chớ có các thần khác.
c. Bất cứ thần tượng nào để bên cạnh ta.
d. Giê Hô Va Đức Chúa Trời ngươi là Đức Chúa Trời duy nhất, ngoài Ngài
không có Đức Chúa Trời nào khác.
(7) Dĩ nhiên tất cả những ý niệm nầy đều liên hệ lẫn nhau khi chúng mô tả
sự duy nhất của Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể xếp đặt thế này:
a. 2) độc nhất.
b. 1) Hiệp nhất về số
c. 2) Độc nhất.
d. 3) Đơn nhất
e. 3) đơn nhất
f. 3) đơn nhất.
g. 1) hay 2) Hiệp nhất về số hay độc hất.
(8) Những câu trả lời a,c,d và e là những thí vụ tốt về sự khôn ngoan của
Đức Chúa Trời.
- Câu trả lời b không phải là ví dụ tốt vì cô gái gặp tai nạn có thể là kết quả
của sự sai trật của con người và không phải là sự hướng dẫn của Đức Chúa
Trời. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã làm lợi ích cho hoàn cảnh ấy bằng cách
sử dụng điều đó để đem người ta đến với Ngài và trong điều này sự khôn
ngoan của Đức Chúa Trời được bày tỏ.
- Câu trả lời f không phải là ví dụ tốt vì Đức Chúa Trời trong sự khôn ngoan
của Ngài cho phép chúng ta lựa chọn. Chúng ta có thể chọn việc cầu xin
Ngài ban cho chúng ta sự khôn ngoan trong việc quyết định.
(9) a. 5) số nhiều của những vị thân vị ( plurality of Persons)
b. 3) Đấng Mêsi và Đức Thánh Linh.
c. 2) Đấng Cứu Chuộc hay Cứu Chúa.
d. 1) Đức Thánh Linh.
e. 4) Những thân vị của Ba ngôi.
(10) a,c,d, e và f đều đúng.
(11) a. Đúng
b. Đúng
c. Sai
(12) a. Đức Chúa Trời, thế gian
b. Mục đích , Lời
c. bị hủy diệt
d. Tình yêu, sự công bình.
(13) a. 3) Hiệp nhất.
b. 5) Vĩnh cữu
c. 2) Thuộc về linh
d. 4) Ba ngôi
e. 6) Bất biến
f. 1) Thân vị tính.
(14) “ Ta sẽ ở với ngươi”
(15) Chúng ta biết Đức Chúa Trời luôn luôn ở đấy để tăng cường sức lực và
khích lệ chúng ta trong cơn thử thách. Chúng biết rằng Ngài thấy mọi sự
chúng ta làm. Dù tốt hay xấu, và chúng ta có trách nhiệm phục vụ Ngài
trong mọi thời điểm, thì giờ.
(16) a. Câu 1-6
b. Câu 13-19
c. Câu 7-12.
(17) a. Sai
b. Đúng
c. Sai
d. Đúng
e. Đúng
(18) a. Đức Chúa Cha.
b. Đức Chúa Trời
c. Đức Chúa Trời
d. Ba thân vị riêng biệt (Cha, Con và Thánh Linh)
(19) a. 3) vô sỏ bất tại,
b. 4) Sự khôn ngoan
c. 2) Vô sở bất tri
d. 1) Vô sở bất năng
ĐỨC CHÚA TRỜI: NHỮNG ĐẶC TÍNH ĐẠO ĐỨC VÀ NHỮNG CÔNG
VIỆC CỦA NGÀI
(God: His Moral Characteristics and works)
Có lúc nào bạn tràn ngập những câu hỏi khi đọc một tờ báo nói về bi kịch
lớn xảy ra cho đờisống của một Cơ đốc nhân hay không. Bạn có nhìn thấy
một con người gian ác lại thánh công rực rỡ và giàu có qua sự không thành
thật và ngạc nhiên tại sao Đức Chúa Trời lại để những điều như thế xảy ra
không? Thông thường tâm trí chúng ta rất bực bội khi thấy những điều bất
công xảy ra, và chúng ta đặt vấn đề với Đức Chúa Trời.
Khi chúng ta hiểu rõ hơn về những đặc tính đạo đức của Đức Chúa Trời _
Sự yêu thương và thánh khiết của Ngài - và Ngài hành động trên thế giới
ngay nay như thế nào, thì chúng ta khám phá rằng mọi sự xảy ra cho chúng
ta đều có mục đích cả. Mục đích của Đức Chúa Trời là sửa soạn chúng ta
cho vương quốc đời đời của Ngài, và ngày hôm nay Ngài hoạt động trong
chúng ta để đạt được mục đích ấy.
Trong bài này chúng ta sẽ học tập về những đặc tính đạo đức của Đức Chúa
Trời và chúng ta sẽ thấy Đức Chúa Trời, Đấng tạo dựng chúng ta, vẫn sốn
động trong việc bảo tồn vật của Ngài và cung ứng mọi nhu cầu để đưa chúng
ta vào vương quốc của Ngài. Nhưng Ngài cho phép chúng ta tự chọn và chịu
trách nhiệm về sự lựa chọn của mình. Khi học bài nầy, hãy mở lòng ra để
thấy Ngày yêu mến chúng ta biết dường nào và Ngài quản trị tạo vật của
Ngài như thế nào.
DÀN Ý BÀI HỌC .
Những đặc tính đạo đức của Đức Chúa Trời.
Công tác tạo dựng của Đức Chúa Trời.
Công tác cai tri tối cao của Đức Chúa Trời
NHỮNG MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC .
Học xong bài này bạn có thể:
Thảo luận những đặc tính đạo đức của Đức Chúa Trời và sự quan trọng của
những đặc tính ấy đối với tạo vật của Ngài.
Mô tả hoạt động của Đức Chúa Trời torng sự tạo sự bảo tồn và quyền lực tối
cao của vũ trụ.
Giải thích lý do tại sao những Cơ đốc nhân đôi khi đau khổ trong sự quan
phòng của Đức Chúa Trời trong lúc sự gian ác dường như cứ tiến triển mà
không bị trừng phạt.
Kết quả của sự hiểu biết rõ ràng hơn về những đặc tính và công việc của
Ngài là yêu mến và đánh giá Đức Chúa Trời chính xác hơn.
NHỮNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1.Nghiên cứu kỹ phần triển khai bài học, dùng những cách thức nhu bạn đã
áp dụng trong bài 1. Khi trả lời câu hỏi nghiên cứu phải trả lời câu hỏi của
bạn trước khi xem câu trả lời ở cuối bài học.
2. Học xong bài, nhớ làm phần trắc nhiệm cá nhân và ki63m tra phần trả lời
của mình với phần trả lời ghi ở cuối sách. Nhớ ôn lại phần nào bạn trả lời
không đúng
THUẬT NGỮ ( những chữ chìa khóa)
bảo tồn
bảo quản, duy trì
chính trực
can thiệp
công bình
công tác
đền tội chuộc tội
đạo đức.
làm hại, làm tổn thương
ngay thẳng
nhấc lên
quan phòng.
sáng tạo
tạo dựng
tối cao
thương xót.
thánh khiết
TRIỂN KHAI BÀI HỌC
NHỮNG MỤC ĐÍCH ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Trong bài 1, chúngta nghiên cứ về những đặc tính của bản chất của Đức
Chúa trời và những thuộc tính tự nhiên của Ngài. Bây giờ, chúng ta hãy
khảo sát những đặc tính đạo đức (moral characteristics) của Ngài. Đây là
những đặc tính được bày tỏ trong việc Đức Chúa Trời đối xử với loài người,
nam cũng như nữ. Những đặc tính đó gồm có sự thánh khiết của Đức Chúa
Trời và tình yêu của Ngài. Tr7ớc hết hãy xem xét sự thánh khiết của Đức
Chúa Trời
Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời
Mục tiêu1: Nhận diện những lời diễn đạt chân chính giải thích ý nghia của
sự thánh khiết của Đức Chúa Trời .
Bạn muốn làm người nổi tiếng trong xóm giềng bạn bạn thì phải có đặc tính
gì? Một người keo kiết chăng? Một người ưa nguồi lê đôi mách chăng? Một
người tốt chăng? Một người bạn chăng? Đức Chúa Trời quan tâm đến việc
Ngài được nổi tiếng trong vòng các dân tộc bằng một đặc tính riêng biệt.
Ngài muốn được gọi là Đấng Thánh (Eâxêchiên 39:7;)
Chúng ta đã biết rằng Đức Chúa Trời không thể nào phạm một lỗi lầm nào
về trí tuệ vì Ngài là Đấng toàn tri. Vì sự thánh khiết của Ngài, nên Ngài
không thể phạm một lỗi lầm đạo đức nào. Thánh khiết là đặc tính của Đức
Chúa Trời mà nó biểu lộ sự trọn vẹn của tất cả những gì thuộc về Ngài.
Thánh khiết là nền tảng cho mọi hành động cuả Ngài. Vậy, mọi sự Ngaì làm
điều đúng và tốt lành.
Chữ thánh khiết chứa đựng ý nghĩa phân rẽ (separation) Thựa thể thiêng
liêng trọn vẹn phân rẽ khỏi và nhấc lên trên con người tội lỗi và gian ác.
Nhưng, cho dù Ngào hoàn toàn thánh khiết và tách ra khỏi những tạo vật của
Ngài, thì Ngài vẫn còn duy trì một mối quan hệ với con người trong đó Ngài
rất gần gũi với họ. Phần sau chúng ta sẽ thấy điều nầy xảy ra như thế nào.
Chúng ta có thể quan sát sự thánh khiết của Đức Chúa Trời trong mỗi thái
độ và hành động của Ngài. Bao gồm trong sự thánh khiết của Ngài có sự yêu
những gì thiện hảo và ghét những gì gian ác. Vì thế Đức Chúa Trời yêu thích
sự ngay thẳng và tốt lành và Ngài phân cách khỏi điều ác và kết án điều ác.
Sự tự phân rẽ của Đức Chúa Trời khỏi con người rất cần thiết vì tội lỗi của
loài người. Chân lý nầy được chỉ tỏ rất nhiều lần trong Cựu ước. Đức Chúa
Trời bảo Môi se dụng một hàng rào chung quanh núi Sinai (XuXh 19:12, 13,
21-25) Ngài muốn quốc gia Ysơraên ý thức rằng dân sự tội lỗi phải bị phân
cách khỏi Đức Chúa Trời thánh khiết.
Sự phân rẽ của Đức Chúa Trời khỏi dân sự tội lỗi cũng được nhìn thất trong
ý nghĩa tượng trưng của ngài trại hay đền tại mà Đức Chúa Trời dạy bảo
MÔi se xây dựng torng sa mạc. Phần rất đặc biệt của đền tạm được che bằng
các tấm màn ( xem 26:33) Chỉ có một con người được phép vào phần đặc
biệt của đền tạm. đó là thầy tế lễ được thánh hóa, là người mỗi năm được
phép vào một lần để rưới huyết trên ngôi thi ân (xem LeLv 16:1-34). Người
ấy làm như vậy để chuộc tội lỗi cho dân sự trong sự hiện diện của Đấng
thánh. Như thế, dân sự của Đức Chúa Trời phải thấy được rằng Đức Chúa
Trời ghét tội lỗi của họ đến bao nhiêu.
Có nhiều phần trích dẫn khác trong Cựu ước nhấn mạnh sư thánh khiết của
Đức Chúa Trời. EsIs 59:2 và HaKb 1:13 dạy rằng tội lỗi làm phân rẽ Đức
Chúa Trời với dân sự phạm tội, và có phân cách dân sự phạm tội với Đ(ức
Chúa Trời. Giop G 40:3-5 và EsIs 6:5-7 cho chúng ta thấy rằng nếu chúng ta
có sự hiểu biết đúng đán về sự thánh khiết của Đ(ức Chúa Trời, thì chúng ta
cũng sẽ ý thức tội lỗi ghê rợn biết bao nhiêu. Khi chúng ta thấy sự thánh
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha
Da goc nha

More Related Content

What's hot

Con nguoi cong tac va muc dich
Con nguoi cong tac va muc dichCon nguoi cong tac va muc dich
Con nguoi cong tac va muc dichco_doc_nhan
 
Sach da ni-en va khai huyen
Sach da ni-en va khai huyenSach da ni-en va khai huyen
Sach da ni-en va khai huyenco_doc_nhan
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienco_doc_nhan
 
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daiDao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daico_doc_nhan
 
Tuyen giang su diep kinh thanh
Tuyen giang su diep kinh thanhTuyen giang su diep kinh thanh
Tuyen giang su diep kinh thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1co_doc_nhan
 
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)co_doc_nhan
 
Huong dan hoc cong vu cac xu do
Huong dan hoc cong vu cac xu doHuong dan hoc cong vu cac xu do
Huong dan hoc cong vu cac xu doco_doc_nhan
 
TSONG KHA PA TINH HOA CỦA MỌI DIỆU THUYẾT (THE ESSENCE OF ALL FINE SPEECH)
TSONG KHA PA TINH HOA CỦA MỌI DIỆU THUYẾT (THE ESSENCE OF ALL FINE SPEECH)TSONG KHA PA TINH HOA CỦA MỌI DIỆU THUYẾT (THE ESSENCE OF ALL FINE SPEECH)
TSONG KHA PA TINH HOA CỦA MỌI DIỆU THUYẾT (THE ESSENCE OF ALL FINE SPEECH)Trong Hoang
 
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhtoChu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhtoco_doc_nhan
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanco_doc_nhan
 
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớSách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớNguyen Kim Son
 
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcSách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcNguyen Kim Son
 

What's hot (14)

Con nguoi cong tac va muc dich
Con nguoi cong tac va muc dichCon nguoi cong tac va muc dich
Con nguoi cong tac va muc dich
 
Sach da ni-en va khai huyen
Sach da ni-en va khai huyenSach da ni-en va khai huyen
Sach da ni-en va khai huyen
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
 
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daiDao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
 
Tuyen giang su diep kinh thanh
Tuyen giang su diep kinh thanhTuyen giang su diep kinh thanh
Tuyen giang su diep kinh thanh
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
 
Huong dan hoc cong vu cac xu do
Huong dan hoc cong vu cac xu doHuong dan hoc cong vu cac xu do
Huong dan hoc cong vu cac xu do
 
TSONG KHA PA TINH HOA CỦA MỌI DIỆU THUYẾT (THE ESSENCE OF ALL FINE SPEECH)
TSONG KHA PA TINH HOA CỦA MỌI DIỆU THUYẾT (THE ESSENCE OF ALL FINE SPEECH)TSONG KHA PA TINH HOA CỦA MỌI DIỆU THUYẾT (THE ESSENCE OF ALL FINE SPEECH)
TSONG KHA PA TINH HOA CỦA MỌI DIỆU THUYẾT (THE ESSENCE OF ALL FINE SPEECH)
 
Thuat lanh dao
Thuat lanh daoThuat lanh dao
Thuat lanh dao
 
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhtoChu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớSách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
 
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcSách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
 

Viewers also liked

ABC de la acción y participación de las OBF y ER
ABC de la acción y participación de las OBF y ERABC de la acción y participación de las OBF y ER
ABC de la acción y participación de las OBF y ERAdrian Ramirez
 
Diapositivas de los ciclos
Diapositivas de los ciclosDiapositivas de los ciclos
Diapositivas de los ciclos003490
 
Infografía asuntos religioso
Infografía asuntos religioso  Infografía asuntos religioso
Infografía asuntos religioso Adrian Ramirez
 
Lam the nao de nhan duoc phep la
Lam the nao de nhan duoc phep laLam the nao de nhan duoc phep la
Lam the nao de nhan duoc phep laLong Do Hoang
 
Revamping the tribal community with pra sample v01
Revamping the tribal community with pra sample v01Revamping the tribal community with pra sample v01
Revamping the tribal community with pra sample v01Vikram Rana
 
Autonomous Hacking: The New Frontiers of Attack and Defense
Autonomous Hacking: The New Frontiers of Attack and DefenseAutonomous Hacking: The New Frontiers of Attack and Defense
Autonomous Hacking: The New Frontiers of Attack and DefensePriyanka Aash
 
Paso a paso elección consejo nacional
Paso a paso elección consejo nacionalPaso a paso elección consejo nacional
Paso a paso elección consejo nacionalAdrian Ramirez
 
MONY_20150401_70_1066845_ARTICLE
MONY_20150401_70_1066845_ARTICLEMONY_20150401_70_1066845_ARTICLE
MONY_20150401_70_1066845_ARTICLEIan Salisbury
 

Viewers also liked (15)

Ensayo
EnsayoEnsayo
Ensayo
 
Prueba II_Luis Alvarado
Prueba II_Luis AlvaradoPrueba II_Luis Alvarado
Prueba II_Luis Alvarado
 
ABC de la acción y participación de las OBF y ER
ABC de la acción y participación de las OBF y ERABC de la acción y participación de las OBF y ER
ABC de la acción y participación de las OBF y ER
 
Eu Escolh[1]..
Eu Escolh[1]..Eu Escolh[1]..
Eu Escolh[1]..
 
Final ingles
Final inglesFinal ingles
Final ingles
 
Diapositivas de los ciclos
Diapositivas de los ciclosDiapositivas de los ciclos
Diapositivas de los ciclos
 
FGauthResume2
FGauthResume2FGauthResume2
FGauthResume2
 
Infografía asuntos religioso
Infografía asuntos religioso  Infografía asuntos religioso
Infografía asuntos religioso
 
Lam the nao de nhan duoc phep la
Lam the nao de nhan duoc phep laLam the nao de nhan duoc phep la
Lam the nao de nhan duoc phep la
 
Revamping the tribal community with pra sample v01
Revamping the tribal community with pra sample v01Revamping the tribal community with pra sample v01
Revamping the tribal community with pra sample v01
 
Autonomous Hacking: The New Frontiers of Attack and Defense
Autonomous Hacking: The New Frontiers of Attack and DefenseAutonomous Hacking: The New Frontiers of Attack and Defense
Autonomous Hacking: The New Frontiers of Attack and Defense
 
Quy luat tien bac
Quy luat tien bacQuy luat tien bac
Quy luat tien bac
 
Paso a paso elección consejo nacional
Paso a paso elección consejo nacionalPaso a paso elección consejo nacional
Paso a paso elección consejo nacional
 
MONY_20150401_70_1066845_ARTICLE
MONY_20150401_70_1066845_ARTICLEMONY_20150401_70_1066845_ARTICLE
MONY_20150401_70_1066845_ARTICLE
 
Ciclo del nitrógeno y el oxigeno
Ciclo del nitrógeno y el oxigenoCiclo del nitrógeno y el oxigeno
Ciclo del nitrógeno y el oxigeno
 

Similar to Da goc nha

Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daiDao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daiLong Do Hoang
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoco_doc_nhan
 
Chien luot ht tang truong
Chien luot ht tang truongChien luot ht tang truong
Chien luot ht tang truongco_doc_nhan
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoco_doc_nhan
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoLong Do Hoang
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienLong Do Hoang
 
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2co_doc_nhan
 
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2Long Do Hoang
 
Kinh thanh va dao duc hoc
Kinh thanh va dao duc hocKinh thanh va dao duc hoc
Kinh thanh va dao duc hocco_doc_nhan
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanLong Do Hoang
 
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)co_doc_nhan
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung thatco_doc_nhan
 
Phuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanhPhuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanhco_doc_nhan
 

Similar to Da goc nha (20)

Chia xe tin mung
Chia xe tin mungChia xe tin mung
Chia xe tin mung
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daiDao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Chien luot ht tang truong
Chien luot ht tang truongChien luot ht tang truong
Chien luot ht tang truong
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giao
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giao
 
Su song du dat
Su song du datSu song du dat
Su song du dat
 
Su song du dat
Su song du datSu song du dat
Su song du dat
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
 
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
 
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
Ke hoach pho bien tin lanh cua chua jesus 2
 
Kinh thanh va dao duc hoc
Kinh thanh va dao duc hocKinh thanh va dao duc hoc
Kinh thanh va dao duc hoc
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung that
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung that
 
Phuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanhPhuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanh
 
Biet kinh thanh
Biet kinh thanhBiet kinh thanh
Biet kinh thanh
 

More from Long Do Hoang

More from Long Do Hoang (20)

Y cha duoc nen
Y cha duoc nenY cha duoc nen
Y cha duoc nen
 
Ve dau
Ve dauVe dau
Ve dau
 
Tu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christTu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christ
 
Tro ve mai nha xua
Tro ve mai nha xuaTro ve mai nha xua
Tro ve mai nha xua
 
Trai tim bang gia
Trai tim bang giaTrai tim bang gia
Trai tim bang gia
 
Tong hop
Tong hopTong hop
Tong hop
 
Tinh yeu va hon nhan
Tinh yeu va hon nhanTinh yeu va hon nhan
Tinh yeu va hon nhan
 
Tinh yeu nao
Tinh yeu naoTinh yeu nao
Tinh yeu nao
 
Thu quy
Thu quyThu quy
Thu quy
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copeland
 
Thien dang thuot ve ai
Thien dang thuot ve aiThien dang thuot ve ai
Thien dang thuot ve ai
 
Theo dau chan chua
Theo dau chan chuaTheo dau chan chua
Theo dau chan chua
 
Thay doi dieu ky
Thay doi dieu kyThay doi dieu ky
Thay doi dieu ky
 
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troiTam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
 
Su binh an that
Su binh an thatSu binh an that
Su binh an that
 
Song voi cam xuc
Song voi cam xucSong voi cam xuc
Song voi cam xuc
 
Sinh ra de huong phuoc hanh
Sinh ra de huong phuoc hanhSinh ra de huong phuoc hanh
Sinh ra de huong phuoc hanh
 
Sau dieu doi tra
Sau dieu doi traSau dieu doi tra
Sau dieu doi tra
 
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaQuyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
 
Quan ly tien bac
Quan ly tien bacQuan ly tien bac
Quan ly tien bac
 

Da goc nha

  • 1. Đá Góc Nhà Tác giả: Floyd C.Woodworth, Jr. D.Duncan Giới thiệu chương trình học Đơn vị: ĐỨC CHÚA TRỜI CHÍ CAO . 1. Đức Chúa Trời: Bản chất và những đặc tính tự nhiên của Ngài. 2. Đức Chúa Trời: Những đặc tính đạo đức và những công việc của Ngài. 3. Jêsus Christ: Biểu hiện thấy được của Đức Chúa Trời không thấy được. 4. Thánh Linh: Vị chỉ huy khôn ngoan. Đơn vị II: THẦN DÂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI 5. Thiên sứ: Đạo quân của bóng tối và đạo quân của sự sáng. 6. Loài người: Tạo vật của Đấng Tạo Hóa. 7. Tội lỗi và sự cứu chuộc: Nan đế và cách giải quyết. Đơn vị III: HỆ THỐNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI . 8. Kinh Thánh: khải thị bằng văn tự của Đức Chúa Trời. 9. Hội Thánh: Cộng đồng dân sự Đức Chúa Trời 10. Tương lai: Mặc khải, ban thưởng và nghỉ ngơi. Sách tham khảo. Chú giải thuật ngữ. Trả lời những câu hỏi trắc nghiệm. Giới Thiệu Chương Trình Học Nghiên cứu giáo lý là gì ? Mahatma Gandhi, cha đẻ của Aán độ hiện đại nghĩ những điều xấu của thế kỷ 20 là gì? Tại sao Benito Juarez chọn việc tách Hội Thánh ra khỏi chính quyền của nước Mêxicô? Để tìm hiểu những điều này là gì và những vĩ nhân khác dạy gì về đề tài nào, thông thường chúng ta phải đọc hết những tác phẩm của họ. Trong trường hợp của Gandhi, phải đọc tất cả 80 cuốn sách. Thật dễ dàng hơn cho chúng ta nếu chỉ tìm được mốt cuốn sách phân loại tất cả những gì ông dạy theo từng đề tài. Chúng ta cũng gặp nan đề tương tự trong việc nghiên cứu nhiều chủ đề bao trùm trong Kinh Thánh. Có lẽ bạn đã khám phá ra rằng những sự dạy dỗ trong Kinh Thánh không giới thiệu theo đề tài. Chẳng hạn, sách Sáng thế không đưa ra một sự giải thích đầy đủ về Đức Chúa Trời chí cao ( godhead), hoặc bất kỳ sách nào cũng vậy.
  • 2. Vì thế, cách quan trọng nhất để nghiên cứu Kinh Thánh là xuyên suốt cả Kinh Thánh để tìm ra những sự dạy dỗ liên quan đến một đề tài nào đó. Điều nầy sẽ giúp chúng ta toàn bộ ý tưởng, cũng như đưa ra những chi tiết theo cách lý luận hợp lý. Đó là phương pháp thức tế cho việc định hướng sự suy nghĩ của chúng ta và đưa vào cuộc sống chúng ta phù hợp nguyên tắc của Kinh Thánh. Thuật ngữ dùng cho loại nghiên cứu Kinh Thánh này là hệ thống thần học (systommatic theology) trong loạt bài này chúng ta sẽ theo một dàn ý khi nghiên cứu Kinh Thánh dạy gì về vụ trụ, si quản trị vũ trụ, thần dân và cấu trúc Đức Chúa Trời chọn để phát triển. Chúng ta sẽ khám phá những gì Kinh Thánh nói về tương lai. Sự khảo sát có hệ thống về những gì Kinh Thánh dạy liên quan đến những vấn đề quan trọng sẽ giúp chúng ta biết mình có thể mong đợi gì nơi Đức Chúa Trời và Ngài mong đợi chúng ta những gì. Kết quả chúng ta sẽ trưởng thành về mặt thuộc linh. Mô tả các bài học . ĐÁ GÓC NHÀ LẼ THẬT. Nghiên cứ về giáo lý Kinh Thánh là phần giới thiệu hệ thống học tập về những giáo lý của Kinh Thánh. Những đề tài chính bao gồm bản chất của Đức Chúa Trời, công việc của Đức Chúa Trời, những hoạt động và những hạn chế của Thiên sứ, sự tạo dựng sự sa ngã của loài người, kế hoạc cứu chuộc của Đức Chúa Trời, nguồn gốc của Kinh Thánh, Hội Thánh và kế hoạch tối hậu của Đức Chúa Trời cho nhân loại. Loạt bài học này là phần nghiên cứu sự dạy dỗ của Kinh Thánh có tính thực tế, căn bản và ứng dụng cho cuộc sống của mọi tín hữu. Những chủ đề lớn của Kinh Thánh được khám phá và được nhiều phần trích dẫn Kinh Thánh hỗ trợ. Mục đích yêu cầu bài học . Học xong loạt bài này bạn có thể 1. Liệt kê những thuộc tính thiêng liêng và cá nhân của những thành viên của Đức Chúa Trời chí Cao. 2. Mô tả sự tạo dựng của con người, sự sa ngã của con người, và phương cách giải quyết mà Đức Chúa Trời cung ứng để phục hồi sự tương giao của con người với Ngài. 3. Mô tả những gì ta biết về thiên sư thiện và thiên sứ ác cùng những hoạt động của họ. 4. Giải thích những mục đích và cách hoạt động của Hội Thánh và kế hoạch của Đức Chúa Trời cho tương lai đời đời của Hội Thánh. 5. Quyết định để điều chỉnh đức tin và hướng tư cách đạo đức đưa trên lẽ thật Kinh Thánh hướng dẫn mọi lãnh vực của cuộc sống mình. Sách giáo khoa . Bạn sẽ dùng cuốn ĐÁ GÓC NHÀ LẼ THẬT CỦA floyd C.Wood - worth,
  • 3. và Đavít D. Duncan vừa là sách giáo khoa duy nhất để bạn nghiên cứu. Trong loạt bài này. Kinh Thánh vẫn là sách giáo khoa duy nhất để bạn nghiên cứu. Trong loạt bài này chúng tôi trích dẫn Kinh Thánh theo bản New International version ( NIV), 1978, nếu trính từ bản dịch khác chúng tôi sẽ ghi bên cạnh. Thời gian học . Thời gian học mỗi bài tùy vào kiến thức của bạn về đề tài cũng như sức học cần thiết trong việc tự học. Hãy lập thời gian biểu để bạn đủ thời giờ đạt được mục tiêu do tác giả loại bài đưa ra cũng như đạt được chỉ tiêu do bạn đề xuất. Đề cương bài học và cách học . Mỗi bài gồm có: 1) Tựa đề. 2) Nhập đề. 3) Dàn ý. 4) Những mục tiêu của bài học. 5) Những hoạt động học tập 6) Những chữ chìa khóa ( căn bản) 7) Triển khai bài học bao gồm những câu hỏi nghiên cứu. 8) Trắc nghiệm cá nhân (cuối phần triển khai bài học) 9) Giải đáp những câu hỏi nghiên cứu. Dàn ý và những mục tiêu bài học sẽ giúp bạn tổng lược đề tài, tập trung sự chú ý vào những điểm chính khi bạn học và cho bạn biết về nội dung mình sẽ học. Đa số những câu hỏi nghiên cứu trong phần triển khai bài học đều có chừa khoảng trống để bạn trả lời. Có những câu trả lời sài bạn phải viết vào sổ tay. Khi ghi câu trả lời vào sổ tay, nhớ ghi số câu hỏi và tựa đề bài học. Điều nầy sẽ giúp bạn ôn bài để làm bản tường trình học tập. Đừng xem phần giải đáp trước khi bạn trả lời các câu hỏi. Nếu bạn tự trả lời, bạn sẽ nhớ kỹ những gì mình đã học. Sau đó hãy tự, kiểm tra lại câu trả lời của mình với phần giải đáp được đưa ra ở cuối bài học. Hãy sửa lại những câu bạn trả lời chưa đúng. Những câu trả lời đó không sắp theo số thứ tự bình thường nên bạn cũng không thấy trước phần trả lời của câu hỏi kế tiếp. Làm thế nào để trả lời câu hỏi . Có nhiều câu hỏi nghiên cứu và những câu hỏi trắc nghiệm trong phần hướng dẫn thực tập này. Sau đây là vài câu hỏi cách thức trả lời. Sẽ có hướng dẫn cụ thể có các loại câu hỏi khác. CÂU TRẢ LỜI NGẮN: Câu hỏi yêu cầu bạn hoan chỉnh một lời diển đạt hay một câu trả lời ngắn. Thường có chừa khoảng trống để bạn trả lời. Ví dụ:
  • 4. (1) Ai viết thư tín gởi cho người Galati? ........................................................................................................................... ................................................................... Trong phần hướng dẫn học tập, hãy viết câu trả lời ngắn như trên. CÂU HỎI LỰA CHỌN. Từ những câu trả lời cho sẵn, bạn chọn câu trả lời đúng. Ví dụ: (2) Cựu ước có tổng số a) 66 sách. b) 39 sách. c) 27 sách. Câu trả lời đúng là b) 39 sách, trong phần bài làm của bạn, hãy dùng viết khoanh tròn chư b)giống như sau: (2) Cựu ước có tổng số. a) 66 sách b) 39 sách. c) 27 sách. (Có vai câu hỏi lựa chọn có thể có nhiều hơn 1 câu trả lời đúng. Trong trường hợp này bạn có thể khoanh tròn mẫu tự ở đầu câu trả lời đúng) CÂU HỎI ĐÚNG SAI. Bạn chọn một hoặc vài câu trả lời ĐÚNG với câu hỏi Ví dụ: (3) Lời diễn đạt nào ĐÚNG? a) Kinh Thánh có tất cả 1200 sách. b) Kinh Thánh là sứ điệp dành cho tín hữu ngày nay. c) Tất cả những trước giả của Kinh Thánh đều viết bằng tiếng Hybá lai. d) Đức Thánh Linh cảm thúc cho các tác giả Kinh Thánh. Những lời diễn đạt b)và d) đều đúng. Bạn cp1 thể khoanh tròn cả hai mẫu tự dể chứng tỏ điều mình chọn. CÂU HỎI TƯƠNG HỢP Loại câu hỏi nay yêu cầu bạn chọn những câu trình bài phù hợp với câu hỏi, chẳng hạn nhân vật với đặc tính nhân vật, hay các sách của Kinh Thánh với trước giả của sách ấy. Ví dụ: (4) Viết số cho tên người lãnh đạo trước mỗi cụm tự mô tả một số việc người ấy làm. 1a. Nhận lãnh luật pháp ở núi Sinai. 2b. Dẫn dân Ysơraên qua sống Giôđanh 2c. Diễn hành vòng quanh thành Giêricô
  • 5. 1d. Sống trong cung điện Pharaôn. 1)Môi se 2) Giôsuê Cụm từ a) và d) chỉ về Môise, cụm từ b)và c) chỉ về Giôsuê. Bạn có thể viết 1)bên cạnh a và d. và 2) bên cạnh b và c. giống như trên ví dụ Phương cách học loại bài nầy . Nếu ban tự học loạt bai hàm thụ nầy, bạn hãy gởi phần làm bài bằng thư đến văn phòng chúng tôi. Mặc dù bài hàm thụ này giúpbạn tự học, nhưng bạn vẫn có thể học chung trong nhóm hay trong lớp học. Nếu thế người hướng dẫn sẽ triển khai thêm một số điều dạy bảo khác song song với bài học. Do đó bạn nên theo sự chỉ dẫn của vị ấy. Bạn có thể sử dụng những bài học nầy trong các nhóm học Kinh Thánh tư gia, trong lớp học ở nhà hoặc ở trường Kinh Thánh . Bạn sẽ thấy nội dung của chủ đề và phương pháp học tập giúp ích rất nhiều cho các mục đích nầy. Bản tường trình học tập . Nếu bạn tự học bài hàm thụ nầy, hoặc học với nhóm hay trong lớp học, bạn sẽ nhận thêm bảng tường trình học tập theo sự hướng dẫn trong loạt bài học và torng bản tường trình, làm xong bạn gởi phần trả lời cho người hướng dẫn để vị đó sửa bà và ghi phần nhận xét về bài làm của bạn. Chứng chỉ Sau khi bạn làm xong những câu hỏi nghiên cứu phần trắc nhiệm cá nhân và bản tường trình học tập của bạn đạt được thành tích tốt theo sự nhận xét của người hướng dẫn bạn, bạn sẽ nhận được chứng chỉ khen thưởng. Những tác giả của loại bài học nầy . FLOYD C. WOODWORTH. JR là mục sư thực thụ từ năm 1951. Hiện thời ôn là chủ bút của những tài liệu học tập cho mạng lưới huấn luyện Cơ đốc nhân và là giáo sư viện thần học cấp tiến ở Châu Mỹ Latinh. Oâng Woodworth phục vụ Chúa tại Cuba cho đến Châu Mỹ latinh. Oâng Woodworth phục vụ Chúa tại Cuba cho đến Cu ba cho đến năm 1963, Năm 1964, ông làm giám đốc trường Kinh Thánh Trung Tâm Côlômbia, Nam Mỹ. Vào năm 1973, ông đổi sang Mêxicô, tại đây ông gắn bó với việc saọn tài liệu giáo dục Cơ đốc qua chương trình giáo dục Cơ đốc Cấp tiến nỗi tiếng là mạng lưới huấn luyện Cơ đốc nhân. Oâng Woodworth tốt nhiệp trường Kinh Thánh Trung Ương ở Springfiel, Missouri, và đại học Phêniên Bêtha ni (bethani Peniel College) ở Bethani, American với bằng A.B Oâng tốt nghiệp cao học (M.B) về văn chương Spanish Oklahoma ở đại học California ở Los Angles. La giáo sư trường Kinh Thánh, mục sư và nhà truyền giảng ông viết với nhiều kinh nghiệm phong phú khác nhau. Sự dạy dỗ của ông về nền văn hóa giao lưu tạo ra nết
  • 6. đặc sắc và cái nhìn tươi mói trong lối viết của ông. DAVID DUNCAN là giáo sĩ 17 năm và hiện nay ông là nhân viên của viện hàm thụ quốc tế ( I C I) trước khi đn việc hàm thụ quốc tế, ông là hiệu trưởng của trường Kinh Thánh Gôgôtha ở Majuro, đảo Marshall, ông ở đó tám năm ông tốt nghiệp D.A và M.A đều ở đại học Fullerton của tiểu bang California. Oâng hoàn tất học vị tiến sĩ tại viện thần học ở California ( California Graduate School of Theology) Vợ ông, bà Sondra cùng ông sống tại rhode -Saint Genèse, Belgium. Oâng bà có bốn người con đã lập gia đình và sống ở Hoa Kỳ. Ngường hướng dẫn bạn học hàm thụ. Người hướng dẫn bạn học chương trình hàm thụ. (ICI) nầy sẵn lòng giúp đỡ bạn. Nếu bạncó bất lỳ thắc mắt nào về bài học cũng như bản tường trình học tập, bạn cứ tự nhiên hỏi. Nếu vài ngườimuốn học chung hãy xin vị ấy xếp đặt thì giờ thuận tiện cho cả nhóm. Cầu xin Đức Chúa Trời ban phương cho bạn khi bắt đầu học loại bài ĐÁ ĐÓC NHÀ LẼ THẬT: Nghiên cứ về giáo lý Kinh Thánh. Nguyên những bài học nầy sẽ làm phong phú đời sớng bại, cùng sự phục vụ Chúa của bạn và giúp bạn hoàn thành vai trò của mình trong thân thể Đấng Christ cách hiệu quả. ĐỨC CHÚA TRỜI: BẢN CHẤT VÀ NHỮNG ĐẶC TÍNH TỰ NHIÊN CỦA NGÀI ( God: His Nature and Natural characteristics) Bạn có thể dò thấu những sự huyền diệu của Đức Chúa Trời không? Bạn có thể tìm thấy những giới hạn của Đấng Toàn Năng không? (Giop G Giop11:7) Chúng ta chỉ có thể trả lời “Không” cho những câu hỏi cổ xưa nầy. Nan đề lớn trong việc chúng ta cố công ra sức hiểu biết Đức Chúa Trời ấy là con người hữu hạn không thể nào hiểu được Đấng Vô hạn. Nếu không có sự mặc khải về bản chất và những đặc tính hay thuộc tính của Đức Chúa Trời, thì chúng ta không có cách nào để được thực thể (Being) của Đức Chúa Trời. Chỉ khi nào Ngài bày tỏ chính Ngài trong bản chất và những đặc tính của Ngài, may ra chúng ta mới có đôi chút kiến thức về thực thể thiêng liêng của Ngài. Như thế, những gì Ngài đã mặt khải về chính mình Ngài thì chính xác nhưng chỉ hé mở phần nào về thực thể của Ngài. Chúng ta cũng có thể biết Đức Chúa Trời khi chúng ta bước vào mối thông công với Ngài. Chúng ta được sự hiểu biết về Ngài bằng sự nghiên cứu bản chất và những đặc tính của Ngài, vì những điều nầy tiết lộ những khía cạnh
  • 7. của thực thể của Ngài. Để đạt được kiến thức hoàn toàn đáng tin cậy về bản chất và những đặc tính liêng liêng, chúng ta phả bắt đầu nghiên cứu về sự mặt khãi của chính mình Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh. Trong lúc chúng ta có thể thu đạt một kiến thức phổ thông về Đức Chúa Trời khi chúng ta nhìn ngắm những công trình của Ngài trong thiên nhiên, thì chúng ta phải quay về lời Chúa để tiếp nhận sự hiểu biết về bản chất và những đặc tính của Ngài. Khi bạn nghiên cứu về Đấng Tạo Hóa của chúng ta, bạn có thể đánh giá đầy đủ hơn mối quan tâm của Ngài đối với bạn qua tiến trình Ngài bày tỏ chính mình Ngài suốt mọi thời đại. Sự tự mặc khải nầy đạt đến tuyệt đỉnh khi Ngài phán trong Con Ngài (HeDt 1:2) DÀN Ý BÀI HỌC . _ Bản chất của Đức Chúa Trời. _ Những thuộc tính vốn có của Đức Chúa Trời. NHỮNG MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC . Học xong bài nầy bạn có thể: Định nghĩa và thảo luận những phẩm chất của bản chất của Đức Chúa Trời và những thuộc tính sẵn có (tự nhiên) của Ngài Giải thích thế nào sự hiểu biết về những thuộc tính tự nhiên của Đức Chúa Trời có thể tăng cường đức tin của con người nơi Đức Chúa Trời. Nhận thức sâu sắc về những phẩm chất và những thuộc tính của Đức Chúa Trời khiến chúng ta biết được Đấng có thể cung ứng cho mỗi nhu cầu của chúng ta như thế nào. NHỮNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Đọc kỹ phần giới thiệu và mục tiêu của bài học. 2. Nghiên cứu dàn ý và những mục tiêu của bài học. Những điều đó sẽ giúp bạn nhận diện những điều cần học khi bạn nghiên cứu bài. 3. Đọc bài học và làm những cạu hỏi trong phần triển khai bài học. Kiểm tra phần trả lời của mình với những lời giải đáp cuối bài học. Việc tìm và đọc tất cả những câu Kinh Thánh nêu lên torng bài học rất quan trọng. 4. Trong bài học nầy có rất nhiều từ ngữ có thể mới lạ đối với bạn. Một số chữ được liệt kê dưới đây, gọi là những chữ chìa khoá ( key words). Nếu từ ngữ nào bạn không rõ ý nghĩa, hãy xem phần chú giải thuật ngũ ở cuối sách, chúng tôi có ghi ra định nghĩa của những chữ ấy. Nhiều chữ được định nghĩa trong bài học. Cũng có nhiều ghữ bạn phải dùng từ điển để tìm định nghĩa. 5. Hoàn tất phần trách nhiệm cá nhân ở cuối bài, rồi mới đối chiếu với phần giải đáp cở cuối sách. Oân lại câu nào bạn trả lời chưa đúng. THUẬT NGỮ . (Những chữ chìa khóa) bản thể Bất tử bất biến
  • 8. biểu lộ Ba ngôi đơn nhất hiệp nhất phân biệt. phi vật chất thuộc tính tối cao(tể trị) thực chất Vĩnh hằng, vĩnh cữu Vôsở bất năng vôsở bất tri vôsở bất tại vô song, vô hạn. TRIỂN KHẢI BÀI HỌC BẢN CHẤT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI ( God’Nature) Khi những nhà khoa học nghiên cứu phần cầu trúc tạo máu, học khám phá ra rằng máu được tạo nên do nhiều chất khác nhau và những thành phần li ti có những nhiệm vụ riêng biệt trog việc duy trì sự sống. Loại chất lỏng tổng hợp nầy được bơm qua một mạng lưới ống nhỏ phúc tạp suốt ngày và đêm do một bộ máy rất cường tráng (quả tim) chỉ nghỉ sau mỗi vòng vận động. Máu là dòng sự sống của thân thể. Máu mang khí Oâxy vào trong thức ăn cho từng bộ phận cơ thể, máu chống cự những loại vi trùng xâm nhập cơ thể và cũng giúp cho cơ thể thảy đi những chất dư thừa. Để thực hiện những công tác nầy, hai quả thận và những bộ phận khác. Đây chỉ là một trong nhiều ví dụ nói lên sự tổ chứa rất chẳt chẽ của những hệ thống sinh họa để duy trì sự sống.Chắc chắn phải có một thực thể có sức mạnh và thông minh vĩ đại mới thực hiện điều nầy. Chúng ta biết gì về thực thể nầy? Hãy tìm hiểu một số sự kiện mà chúng ta biết về Đấng Tạo Hóa của chúng ta, tức là Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là một thực thể có thân vị. ( God’ Is Personal Being) Mục tiêu: Chọn một lời diễn đạt đưa ra những phẩm chất của thân vị được nhìn thấy nơi Đức Chúa Trời . Xin bạn cho biết những phần chín yếu của một người là gì? Có phải hai cánh tay không? Giọng nói không? Đ(ôi mắt không? Nếu một người bị mất bất cứ cái nào trong những điều kể trên, người ấy vẫn còn là một con người. Có lẽ chúng ta đồng ý rằng một người (thân vị - Person) Còn có cái gì khác hơn là
  • 9. một thân thể (body). Người là loài có khả năng suy nghĩ, cảm biết và lý luận. Kinh Thánh tiết lộ rằng Ngài truyền thông (communcates, cói chuyện, tâm sự) với người khác (Thi Tv 15:14) Ngài bị tác động (be affected) do sự đáp ứng của con người đối với Ngài (EsIs 1:14) Ngài suy nghĩ (EsIs 55:8) và Ngài quyết định (SaSt 2:18) Những điều nầy là tất cả những đặc tính của một con người. Vì vậy Đức Chúa Trời là thực thể có thật. Chúng ta có thể học đôi điều về hân vị của Đức Chúa Trời khi chúng ta khảo sát nhân tính (personality) của con người, vì con người được tạo dưng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời. Dĩ nhiên, sự gần giống như vầy vẫn có những hạn chế của nó. Chúng ta không đưọc khảo sát nhân tính của con người làm tiêu chuẩn để đo lường cá tính của Đức Chúa Trời. Vì khuôn mẫu nguyên thủy của cá tính nằm trong Đức Chúa Trời, chứ không phải ở con người. Cá tính của con người chỉ rập khuôn theo cái nguyên thủy. Cá tính của con người không giống hệt như cá tính của Đức Chúa Trời nhưng chứa đựng những dấu vết tương tự như cá tính con người vẫn tồn tại trog sự hoàn toàn nơi cá tính của Đức Chúa Trời. Nếu bạn làm quen với một người chẳng hề để bạn biết người ấy cảm nhận thế nào, chẳng hề chia sẻ với bạn tư tưởng của người ấy, đồng thời cũng chẳng bao giờ cho bạn biết người ấy có ưa thích bạn hay không, thì bạn có thể bảo rằng người ấy không có cá tính (impersonal) Nghĩa là người ấy không bày tỏ những đặc tính cá nhân của người đó cho bạn. Ngài có những cảm xúc về dân sự của Ngài và Ngài quan tâm đến bạn. Ngài có những cảm xúc về dân sự cuả Ngài và Ngài tương giao với họ. Hơn nữa, Ngài còn quyết định nhiều việc liên quan đến họ. Nhiều người nghĩ rằng Đấng tối cao ( Supreme Being) đã dựng nên trời đất sống rất xa cách với những con việc của loài người, họ tin rằng linh của tổ phụ họ (Spirits of ancestors) Đức Chúa Trời đang quan tâm đến những công việc của loài người, và Ngài đối xử với chúng ta theo từng cá nhân. (1) Con người sống trong cộng đồng chúng ta quan niệm gì về Đức Chúa Trời? ........................................................................................................................... ................................................................... (2) Nếu Đức Chúa Trời là một thân vị, làm thế nào để bạn biết Ngài theo cách cá nhân? Dùng sổ tay ghi câu trả lời nầy. (3) (Chọn phần hoàn chỉnh đúng cho câu) Những phẩm chất của Đức Chúa Trời bày tỏ những cá tính của Ngài là a) Vật lý, xã hội và những thuộc tính thuộc linh. b) Khả năng suy nghĩ, cảm nhận và quyết định. c) Khả năng tiếp xúc, nhìn thấy và hiểu tường tận.
  • 10. Đức Chúa Trời là thần linh (God is Spirit) Mục tiêu: Chọn những lời diễn đạt giải thích xác về bản chất thuộc linh của Đức Chúa Trời Bạn nghĩ gì khi bạn nhắm mắt và cố tưởng tượng Đức Chúa Trời như thế nào? Nếu có vài hình ảnh hiện ra trong trí bạn, thì sự suy nghĩ của bạn không hoàn giống như điều Kinh Thánh dạy. Đức Chúa Trời không có hình thể của bấtcứ cái gì cả vì Ngài là thần linh (Spirit) (GiGa 4:24), và thần linh thì không thể thấy được. 1:18 cho chúng ta biết “Chẳng hề có ai thấy Đức Chúa Trời” Đức Chúa Trời là thần linh: Ở chữ nầy chúng ta có một lời diễn đạt nói về Đức Chúa Trời. Để hiểu lời diễn đạt nầy, chúng ta phải xem thần linh liên quan đến điều gì? Giải thích ý niệm nầy không phải là dễ. Như chúng ta đã nói trước Kinh Thánh đã tiết lộ cho chúng ta phần nào về bản tính của Đức Chúa Trời. Khi chúng tôi cố sức mô tả bản tính về thần linh của Ngài, thì có lẽ chúng tôi dùng nhiều thuật ngữ mới mẽ đối với bạn. Chúng tôi sẽ cố gắng định nhĩa mỗi chữ khi chúng ta dùng chữ đó. 1. Khi nghiên cứu Kinh Thánh điều đầu tiên được bày tỏ cho chúng ta ấy là Đức Chúa Trời có một thực thể duy nhất (a unique, substantial being) khác biệt với thể giới (Eph Ep 4:6; CoCl 1:15-17) Duy nhất ( vô song) nghĩa là chỉ có một mà thôi. Thực thể nghĩa là có một bản chất thiết yếu ( essential nature) Những thuật ngữ thực thể và bản chất thiết yếu tương tự như nhau khi dùng để chỉ về Đức Chúa Trời. Những chữ đó liên quan đến những phẩm chất hay thuộc tính tạo nên bản tính của Ngài và là nền tảng của những biểu hiện bên ngoài của Ngài. 2. Thực thể nầy của Đức Chúa Trời là không thấy được, phi vật chất và không có những phần tử nào tạo thành. Chúng ta đã nói rằng Đức Chúa Trời có thực thể, nhưng Ngài không phải là thực thể vật chất (materrial substance) nghĩa là, Ngài không do vật chất tạo thành như tất cả chúng ta. Đức Chúc Trời là một thực thể của thần linh. Chúng Jêsus phán “ Thần linh thì không có thịt và xương như ác con thấy ta có” (LuLc 24:39) Vì Đức Chúa Trời là thần linh trong ý nghĩa thuần khiết của chữ đó. Ngài không có những giới hạn xuất hiện trong trí ta khi chúng ta nghĩ về con người. Ngài không có những tính chất hay những đặc tính thuộc về vật chất. Phaolô mô tả Ngài là “ Vua đời đời , bất tử và chẳng thấy được” (ITi1Tm 6:15-16) Nếu Đức Chúa Trời thật sự là thần linh và không thấy được, thì chúng ta hiểu thế nào về các trường hợp, như phần mô tả trong (XuXh 33:19-23, trong đó chúng ta được nghe nói rằng Môise thấy Đức Chúa Trời? Thực sự điều nầy không mâu thuẩn với sự kiện về Đức Chúa Trời không thấy được và phi vật chất. Trong vài trường hợp con người xem thấy những phản chiếu
  • 11. của vinh quang của Đức Chúa Trời, nhưng họ không thể bày tỏ những hình thức thấy được. Đức Chúa Trời hoàn toàn có khả năng bày tỏ chính mình Ngài qua một biểu hiện vật lý (physical manifestation) Điề u này xảy ra khi Thánh Linh ngự xuống trên Chúa Jêsus như con chim bồ câu lúc Ngài chịu báp têm trong nước (GiGa 1:32-34) Khi Giăng Báp tít nhìn dấu hiệu thấy được nầy, ông bị thuyết phục để tin rằng Chúa Jêsus thật sự là con Đức Chúa Trời. Thánh Linh không thấy được của Đức Chúa Trời bày tỏ chính mình Ngài trong hình thức chim bồ câu để Giăng biết chắc trong việc nhận diện Đấng ( Jêsus)sẽ làm báp têm bằng Thánh Linh. Trong ví dụ ở (XuXh 33:1-23, Môise cũng cần sự bảo đảo thiên thượng khi ông đương đầu với nhiệm vụ lãnh đạo mà Đức Chúa Trời giao cho ông, vì vậy, Đức Chúa Trời ban cho ông một dấu hiệu vật lý (physical sign) Có lẽ bạn suy nghĩ “ Nếu Đức Chúa Trời phi vật chất, tại sao Kinh Thánh nói về tay, chân, tai, miệnh, mũi hay mặt của Đức Chúa Trời? Tại sao có những đoạn Kinh Thánh nói về Đức Chúa Trời làm việc giống như cách con người làm? Chẳng hạn, Thi Tv 98:1-9 nói đến “ tay phải và cánh ta thánh của Đức Chúa Trời” (c1) 99:5 nói về sự tôn thờ “ ở dước bệ chân của Ngài” 91:1-16 nói về “ Lông của Ngài” và “đôi cánh của Ngài” (c4) Vì chúng ta thật sự không hiểu được bản thể (essence) của Đức Chúa Trời, nên Ngài đã cảm thúc những tác giả của Kinh Thánh dùng những đối tượng quen thuộc với chúng ta và áp dụng vài đặc tính của những vật cụ thể ấy để chỉ về bản tính của Đức Chúa Trời. Bằng cách đó chúng ta hiểu được điều không biết (unknown) bằng những gì biết được (known) Chúng ta gọi đây ngôn ngữ tượng trưng hay nói theo nghĩa bóng ( flgurative language) Trong những trường hợp đó ý tưởng không dùng theo nghĩa đen (literally) hay sự kiên, nhưng theo tượng trưng để tiên biểu cho ý niệm nào đó. Điều nầy có thể được minh họa trong các bài tập sau (4) Đọc 34:15 và khoanh tròn mẫu tự đứng trước lời giải thích đúng về khúc Kinh Thánh nầy a) Sự diễn đạt về Đức Chúa Trời như có mắt, tai và mặt chứng tỏ Ngài nhìn thấy nghe, theo nghĩa đen và có hình thể nhìn thấy được khi Ngài đối xử với dân sự Chúa. b) Đức Chúa Trời biết và chăm sóc nhu cầu của người công bình, và Ngài biết chú ý đến tội lỗi của những kẻ làm điều ác. Câu nầy diễn đạt theo nghĩa bóng. (5) ( Chọn câu trả lời tốt nhất) Khi chúng ta đọc Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Trời là thần linh, chúng ta hiểu rằng a) Ngài không có thân thể vật lý. b) Đức Chúa Trời không có hình thức thân thể vật lý, nhưng Ngài hoàn toàn
  • 12. có khả năng bày tỏ chính minh Ngài qua một hình thức vật lý. c) Những phần tham khảo trong Kinh Thánh chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời làm một số điều mà con người có thể làm là sử dụng ngôn ngữ nghĩa bóng. d) Tất cả những câu trên a),b) và c) đều đúng. e) Chỉ cau a) và c) là đúng. Đức Chúa Trời là độc nhất ( God is One) Mục tiêu: Xếp cho phù hợp những chữ đã dùng để mô tả sự hiệp nhất hay sự độc nhất của Đức Chúa Trời với những định nghĩa của mỗi chữ . Khi chúng ta nói Đúc Chúa Trời là độc nhất, chúng ta nói đến ý niệm: 1) Sự hiệp nhất về số lược của Đức Chúa Trời. 2) Sự độc nhất ( vô song) của Đức Chúa Trời, và 3) Sự đơn giản (simplcity) của Đức Chúa Trời. Sự hiệp nhất về số lượng của Đức Chúa Trời. Trước hết, khi chúng ta nó về sự hiệp nhất của Đức Chúa Trời chúng ta liên tưởng đến sự kiện ngài là một thực thể.Vì chỉ một thực thể thiêng liêng ( Divine Being), tất cả những thực thể khác tồn tại quan Ngài, của Ngài và hướng về Ngài. Phaolô nói trong ICo1Cr 8:6, “ nhưng đối với chúng ta chỉ có một Đức Chúa Trời là Cha, muôn vật bởi Ngài mà ra, và chúng ta hướng về Ngài, lại chỉ có một Cứu Chúa mà thôi, tức là Jêsus Christ, muôn vật đều nhờ Ngài mà có và chúng ta cũng vậy” Phần thứ hai của câu nầy dường như mâu thuân với ý niệm cho rằng Đức Chúa Trời độc nhất. Chúng ta sẽ giải thích vấn đề này trong phần thảo luận về Ba ngôi. Salômôn nói sự hiệp nhất về số lượng của Đức Chúa Trời (numerical unity of God) trong IVua 1V 8:60 khi ông cầu khuẩn “ để mọi dân tộc trên thế giới có thể biết rằng Chúa là Đức Chúa Tời và không có ai khác” B5 bao bọc tứ phía là những dân tộc thần đa thần giáo, Đôi khi dân Ysơraên thấy khó giữ vững lập trước để chọn thực thể thiêng liêng ( Divine Being) là Đấng duy nhất. Thường thường các tiên tri đã kêu lớn, thách thức mạnh mẽ, để nhắc nhở dân sự nhớ rằng Đức GiêHô Va ( Đấng Hằng Hữu) là Đức Chúa Trời độc nhất ( Phục truyền 4: 35- 39) Có tín ngưỡng nào bảo rằng có nhiều thần tạo nên bộ phận của xã hội bạn không? Bạn có thể biết những sự dạy dỗ nào liên quan đến những vị thần giả định nầy và mối quan hệ của thần tượng đối với dân chúng không? Tôi đã ghi nhận rằng có nhiều quốc gia người ta thờ phượng rất nhiều thần, hoặc những gì họ coi như những vị thần. Đôi khi những vị thần nầy dường như tồn cại trong nền văn hóa dành riêng cho dân tộc và cho nếp sống cách biệt của họ, họ thờ đa thần. Nhưng Kinh Thánh dạy rằng chỉ có một Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời Độc nhất.
  • 13. Sự độc nhất của Đức Chúa Trời Những câu Kinh Thánh khác trong Kinh Thánh, như PhuDnl 6:4 nói về sự vô song của Đức Chúa Trời: Đấng Hằng Hữu là Đức Chúa Trời của chúng ta, Đấng Hằng Hữu có một. Tiếng Hybálai ở đây chữ một có thể dịnh là chỉ một ( an only), đó là cách dịnh tốt nhất. Vậy, chỉ có Đấng Hằng Hữu là Đức Chúa Trời duy nhất được mang danh xưng là Đấng Hằng Hữu ( Đức Giê Hô Va) Đây là sứ đidp của XaDr 14:9 “Trong Ngày đó sẽ có một Chúa, và danh Ngài là duy nhất” Ý tưởng tương tự nầy cũng được diễn đạt rất rõ ràng trong XuXh 15:11 “ Hỡi Đức Giê Hô Va, torng vòng cá thần, ai giống như Ngài? Trong sự thánh khiết, ai được vinh hiển như Ngài, Đáng sợ, đáng khen, hay làm phép lạ?” Dĩ nhiên, câu trả lời là không có ai. Ngài là Đức Chúa Trời độc nhất và chỉ có một mà thôi. Chắc chắn những câu phản đối tư tưởng cho rằng Đức Chúa Trời là một trong nhiều vị thần. Ngài là Đấng cao trị tôí cao của vụ trụ, và bên cạnh Ngài có thần nào khác. Suốt cả những lời ký thuật trong Cựu ước Đức Chúa Trời luôn luôn nhắc nhở dân sự của Ngài rằng Ngài là Đức Chúa Trời độc nhất ( the only God) (6) Đọc những phần Kinh Thánh sau và cho biết Đức Chúa Trời nói gì về chính mình Ngài. a. SaSt 17:1 “Ta là” b. XuXh 20:2-3, “ ta là” “Các ngươi” c. 20:22, “ Chớ làm” d. EsIs 43:10-11; 44:6, 8; 45:5, 21. Sứ điệp của mỗi phân đoạn nầy là ........................................................................................................................... ................................................................... Khi tôi yêu cầu những sinh viên của tôi nêu lên định nghĩa nguyên thủy về Đức Chúa Trời, thường thường họ bắt đầu bắng cách nói như sau: “ Đức Chúa Trời là một thần linh đời đời, Đấng đã tạo dựng trời đất” Dù họ dùng danh từ gì để định nghĩa Đức Chúa Trời. thì đa số sinh viên đều đặt mạo từ bất định ( indefinie article: a) ở phía trước. Họ nói: “ Đức Chúa Trời là một (a) linh” (God is a spirit). Điều đó gợi ý rằng có thể co1 nhiều linh khác ở cùng đẳng cấp. Hãy xem sự khác biết biết bao về định nghĩa nầy khi đặt mạo từ xác định ( definite article: the ) Thay thế cho mạo từ bất định (a): “Đức Chúa Trời là thần linh đời đời, Đấng đã tạo dựng trời và đất” Theo cách định nghĩa nầy, thì không một người nào hay quyền bính nào thích hợp cho phạm trù nầy. Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời độc nhất ( God is thê only God) Sự đơn nhất của Đức Chúa Trời ( The simplicty of God) Thêm vào sự hiệp nhất về số (numberical unity) và sự độc nhất (uniqueness), sự hiệp nhất của Đức Chúa Trời đều là những sự trọn vẹn của Ngài (Hia
  • 14. Perfections) Ý niệm về sự hiệp nhất bên trong hay sự đơn nhất phát sinh từ vài sự trọn lành khác của Đức Chúa Trời. Chẳng hạn, sự tồn tại của Đức Chúa Trời không tùy thuộc vào điều gì bên ngoài Ngài. Ngài tự tồn tại (Self - existant), nghĩa là tồn tại đời đời là phần của bản chất thật của Ngài (aternal existence is part of His very nature) Như vậy, sự tồn tại của Ngài loại trừ ý tưởng cho rằng có điều gì đó ở trước Ngài, giống như trường hợp có những thực thể kết hợp (compound beings) như con người. Sự đơn nhất của Đức Chúa Trời ám chỉ về con số của những sự vật (anumber of things). Độc nhất có nghĩa là ba thân bị của Đức Chúa Trời chủ tể không chỉ là số lượng của những phần bao gồm tất cả để tạo thành bản thể thiêng liêng. Nó còn loại trừ khả năng chia rẽ những sự trọn vẹn của Đức Chúa Tròi khỏi bản thể của Ngài hoặc thêm những đặc tính của Ngài vào bản thể của Ngài. Bản thể của Đức Chúa Trời và những sự trọn vẹn của Ngài là một và cùng một điều ( One is that the three Persons of the God head are not just a number of parts which all together make up the Divine Essence. It also rules out the possibility of dividing God’s perfections from His essence or adding His charac-teeristics to His essence. God’s essence and His perfections are one and the same thing) Vì thế, Kinh Thánh nói Đức Chúa Trời vừa là sự dống, vừa là công bình vưa là tình yêu, và theo cách đó đồng nhất hóa Ngài với những sự trọn vẹn của Ngài. Nói cách khác, chúng ta không nói Đức Chúa Trời có sự công bình ( God has rihteousness), nhưng chúng ta nói Ngài là sự công bình. Ngài là sự trọn vẹn (God is Righteousness He is perfection) (7) Xết đặt cho phù hợp với những ý niệm dùng để mô tả sự hiệp nhất của Đức Chúa Trời với những định nghĩa của mỗi ý niệm .....a. Ngài là Đức Chúa Trời duy nhất và ngoài Ngài không có thần nào khác. .......b Chỉ một Đức Chúa Trời và tất cả những thực thể khác tồn tại qua Ngài. .......c Điều này loại bỏ khả năng có nhiều thần/ .......d. Sụ tồn tại của Đức Chúa Trời không tùy thuộc vào bất cứ điều gì ở bên ngoài Ngài ....... e. Đây là cách mô tả khác về sự hiệp nhất bên trong của Đức Chúa Trời. ....... f. Con người là sự kết hợp - nghĩa là con người vừa là thân thể, vừa là linh, trái với Đức Chúa Trời. ....... g. Đức Chúa Trời là linh đời đời. 1) Hieäp nhaát veá soá. 2) Ñoäc nhaát. 3) Ñôn nhaát.
  • 15. Đức Chúa Trời là Tam nhất ( God is Triune) Mục tiêu: Chọn những lòi diễn đạt đưa ra sự dạy dỗ của Kinh Thánh về Ba Ngôi (Trinity ) Chúng ta thấy Đức Chúa Trời là thần linh, Ngài có cá tính và Ngài là một. Bây giờ chúng ta khảo sát khía cạnh thứ tư của bản chất của Ngài, đó là Ba ngôi Đức Chúa Tròi tam nhất (triune). Điều này dường như lộn xộn đối với bạn. Đức Chúa Trời là độc nhất và cũng là tam nhất có nghĩa gì. Những chữ tam nhất (triune) và ba ngôi (trinity) chứa đựng ý niệm của sự độc nhất hay tam (tri :ba) và nhất ( một ) hay là hiệp làm một (tree in one) Khi chúng ta tiếp cận để tài quan trọng này, chúng ta nhìn nhận rằng chỉ do sự mặc khải mới biết được chân lý nầy. Vậy, chúng ta hãy quay lại nhìn xem những gì Đức Chúa Trời đã tiết lộ trong Kinh Thánh để làm nền tảng cho sự học hỏi của chúng ta về những vấn đề liên quan đến ba ngôi. 1. Ba ngôi là gì? Như chúng ta đã thấy chỉ có một bản thể trong thực thể thiêng liêng. Tuy nhiên, thực thể thiêng liêng nầy là tam thân vị ( tri personal) hay là ba ngôi. Trong Ngài có ba thân vị (person): Cha, Con và Thánh Linh. Nhưng học giả có tìm cách mô tả chính xác ba sự phân biệt này trong Đức Chúa Trời chủ tể (godhead) đã sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau. Sự khác biệt về từ ngự họ dùng chứng tỏ rằng những học giả nầy nhìn nhận sự khó khăn trong việc mô tả Ba ngôi như thế nàu. Chúng ta đã định nghĩa chữ thân vị (person) hay ngôi. Một thân bị là chủ thể mà người ấy biết, cảm nhận và quyết định ( A person is one who know, feels and decides) Kinh nghiệm con người dạy chúng ta rằng ở đâu có thân vị ( người) ở đó có bản thể phân biệt. Như vậy mỗi người là một cá nhân riêng biệt mà trong chính người ấy bày tỏ bản chất con người (human nature) Tuy nhiên trong Đức Chúa Trời tam nhất thì không có ba cá nhân riêng biệt đồng tồn tại với nhau và riêng rẽ. Hơn nữa chỉ có những gì mà chúng ta gọi là tự phân biệt (selfdistinctions) ở trong thực thể thiêng liêng. Từ ngử này sẽ giải thích trong phần kế tiếp. 2. Những thân vị là ai? Như chúng ta đã ghi nhậ, có ba thân vị hay ba thực hữu (subsistencas - sự tồn tại) trong thực tể thiêng liêng (Divine Essence): Cha, Con và Thánh Linh. Mỗi thân vị trong những thân vị nầy được nhận diện do những tính chất (properties) riêng biệt ( nghĩa là những phẩm chất hay nét chính thuộc về hay đặc biệt (nghĩa là những phẩm chất hay nét chính thuộc về hay đặc biệt dành cho từng cá nhân) Trong Kinh Thánh, những tính chất (properties) nầy được nhận diện bằng những danh xưng, những đại từ, những phẩm chất và những hoạt động thích hhợp cho sự lý luận, trí tuệ ( thông thái) và những thân vị riêng biệt. Những tính chất của thân vị (these personal) và những thân vị riêng biệt. Những tính chất, trí tuệ ( thông thái)
  • 16. và những thân vị riêng biệt. Những tính chất cuả thân vị ( these personal propeties) được phân biệt cho mỗi thân bị ( những tính chất ấy là những sự tự phân biệt) vá các tính chất nầy biể lộ mối quan hệ giữa thân vị nầy với những thân vị khác. Đồng thời, mỗi thân vị trong chính Ngài (Himself) cũng biểu lộ thực thể thiêng liêng. Vậy có ba thân vị trong Đức Chúa Trời Chủ tể: Đức Chúa Trời, Cha, Đức Chúa Con, Đức Chúa Trời Thánh Linh (God the Father, God the Son and God the Holy Spirit). Ba thân vị có cùng thực thể, cả ba đồng đẳng trong sự vinh hiển, quyền năng, oai nghi và vĩnh cữu, và cả ba là một. (8) Đọc những đoạn Kinh Thán sau đây và cung cấp câu trả lời đúng để hoàn chỉnh mỗi câu a. Trong GiGa 6:27 Chúa Jêsus ám chỉ Đức Chúa Trời là ........................................................................................................................... ................................................................... b. Trong HeDt 1:8 Đức Chúa Cha ám chỉ Con là ........................................................................................................................... ................................................................... c. Cong Cv 5:3-4 công bố rằng tôi chống nghịch Thánh Linh cũng giống như tội chống nghịch. ........................................................................................................................... ................................................................... d. Từ những câu Kinh Thánh này chúng ta có thể kết luận rằng Đức Chúa Trời chủ tể có ........................................................................................................................... ................................................................... 3. bằng có nào chỉ về ba ngôi ? Trong khi chữ ba ngôi không được tìm thấy trong Kinh Thánh, thì giáo lý về Ba ngôi lại được mặc khải cả trong Cựu ước lẫn Tân ước. Chúng ta hãy khảo sát những bằng cớ được tìm thấy trong Kinh Thánh Cựu ước được viết bằng ngôn ngữ Hybálai (Hebrew) Trong tiếng Hybálai, elohim, một trong những danh xưng của Đức Chúa Trời, được dùng ở hình thức số nhiều - ví dụ, ở SaSt 1:26 “ Bây giờ Đức Chúa Trời phán rằng, chúng ta hãy làm loài người theo hình ảnh chúng ta, trong sự giống như chúng ta” (Then God said, Let us make man in our image). Câu nài chỉ về những phân biệt của thân vị trong Đức Chúa Trời chủ tể ( This verse point to personal distinctions in God, to a plurality of persons in the Godhead) Chúng ta tìm thấy những sự ngụ ý rõ ràng hơn về những phân biệt thân vị trong Kinh Thánh Cựu ước ám chỉ về thiên sứ của Đức Giê Hô Va. Trong vài trường hợp thiên sứ của Chúa có thể chỉ về những thực thể được tạo dựng (created being) được sai đi làm sứ giả của Chúa, còn trong những trường
  • 17. hợp khác thiên sứ của Đức Giê Hô Va được chúng ta tin ấy là con Đức Chúa Trời (xem 16:7-13; 18:1-11; 19:1-28) Như thế, thiên sứ này được đồng nhất với Giê Hô Va, và mặc khác Ngài được xem và phân biệt hay khác với Đức Giê Hô Va. Trong vài khúc Kinh Thánh, tất cả ba thân vị của Đức Chúa Trời chủ tể được đề cập. Tại sự chịu báp têm của Con (Mat Mt 3:16-17) Cha phán từ Trời và Thánh Linh giáng xuống trong hình thể của chim bồ câu trong sứ mạng trọng đại, Chúa Jêsus nêu rõ ba thân bị. “ Vậy hãy đi và tạo môn đệ thuộc về mọi dân tộc, làm báp têm cho họ trong danh của Cha và của con và của Thánh Linh” Ba thân bị nầy được nêu danh bên cạnh nhau trong danh của Cha và của con và của Thánh Linh” Ba thân bị nầy được nêu danh bên cạnh nhau trong ICo1Cr 12:4-5; IICo 2Cr 13:14 và IPhi 1Pr 2:2. Tử những ví dụ này trong Kinh Thánh, chúng ta có thể rút ra nhiều bằng chứng về giáo lý ba ngôi. (9) Xếp đặc cho phù hợp phần hoàn chỉnh với phần tham khảo Kinh Thánh .......a. SaSt 1:26 chỉ về một ....... b. EsIs 63:9-10 cho biết Đức GiêHôVa có mối quan hệ với. ....... c. GiGa 3:16 tiết lộ rằng Đức Chúa Trời đã sai con làm ............................ của chúng ta. ....... d. 14:26 và 15:26 cho biết rằng cả Cha và Con sai............................. nội trú trong tín hữu ......... e. Mat Mt 3:16-17 và 28:19 tiết lộ và nói lên 1) Thánh Linh 2) Đấng CỨu Chuộc hay Cứu Chúa. 3) Đấng Mêsi và Đức Thánh Linh 4) Những thân vị của ba ngôi 5) Số nhiều của những thân vị. 4. Những điều khó khăn phức tạp trong giáo lý nầy là gì? Tại sao sự dạy dỗ về Ba ngôi quá khó khiến chúng ta kh6ng thể hiểu được trong kinh nghiệm con người chúng ta không có điều gì để so sánh vói ba ngôi trong sự hiệp nhất trong ba ngôi ( trinity in unity and unity in trinity) Chúng ta biết rằng chẳng có ba con người nào được cấu tạo thành một con người. Chẳng có ba con người nào có kiến thức trọn vẹn nà về những gì mà mỗi một trong nhựng người khác đang làm và đang suy nghĩ. Mỗi người bao bọc quanh mính bằng hành rào riêng tư. Không con người nào só sự phân biệt nhóm ba ( threesomeness) như cách mô tả về Đức Chúa Trời. Đơn giản là con người không thể dựa vào kiến thức và kinh nghiệm phàm nhân mà hiểu những sự dạy dỗ liên quan đến Ba ngôi. 5. Làm thế nào để giải quyết những khó khăn nầy? Nan đề căn bản trong nổ
  • 18. lực giải thích Ba ngôi nằm ở trong mối quan hệ của hững thân vị trong Đức Chúa Trời chủ tể với thực thể thiêng liêng và đối với nhau. Đây là nan đề mà Hội Thánh không thể giải quyết. Chỉ có thể giảm bớt sự phức tạp bằng định nghĩa chính xác về từ ngữ. Mặc dù Hội Thánh đã không cố gắng giải thích sự mầu nhiệm (mystery) của Ba ngôi, nhưng HỘi Thánh đã cố tạo thành giáo lý của Kinh Thánh về điều đó (it has tried to formulate a biblical doctrine of it) nên lại gây ra những sai lầm tai hại có nguy cơ đe dọa sự sống thật của Hội Thánh. bằng việc so sánh Kinh Thánh với Kinh Thánh, ch1ung ta có thể thấy giáo lý ba ngôi ở mức độ mà Đức Chúa Trời đã bày tỏ trong lời của Ngài, ngay cả khi chúng ta chưa hiểu đầy đủ. Trong sự hữu hạn của chúng ta (finite existence) chúng ta không bao giờ có thể hiểu đầy đủ sự vô hạn (không có sự hạn chế nào) Phaolô mô tả sự hạn chế của con người trong thư thứ nhất cho người Côrinhtô Ngày nay chúng ta chỉ xem thấy sự phản chiếu lờ mờ, bây giờ, khi chúng ta đứng trong sự biến hóa trong sự hiện diện của Đấng Christ chúng ta sẽ thấy mặt đối mặt. Bây giờ tôi biết phần nào, bấy giờ tôi biết đầy đủ, như tôi được Chúa biết đầy đủ vậy (ICo1Cr 13:12) (10) Từ những lời diễn đạt sau đây hãy chọn lời diễn đạt nào đúng trong việc nói về Ba ngôi và sựhiểu biết của chúng ta về điều ấy. a. Kinh Thánh tiết lộ rằng thực thể thiêng liêng có ba thân vị. b. Mỗi một trong ba thân vị _ Cha, Con và Thánh Linh có những tính chất riêng biệt, được mô tả bằng những danh xưng đại từ những phẩm chất bà những hoạt động khi áp dụng cho từng thân vị riêng biệt. c. Cựu ước không ám chỉ về một số nhiều của các thân vị ( aplurality of persons) trong Đức Chúa Trời chủ tể _ Cựu ước chỉ nói về Đức Giê Hô Va Đức Chúa Trời. d. Tân ước tiết lộ vềnhững thân bị của Ba ngôi đầy đủ hơn Cựu ước. f. Nan đề chính trong sự hiểu biết của chúng ta về ba thân bị tính (tri personality) của Đức Chúa Trời ấy là chúng ta không có kinh nghiệm gì khi so sánh với nhóm ba riêng rẽ (distinct threesomaness) của thực thể thiêng liêng. g. Cách giải quyết nan đề Ba ngôi tốt nhất là ý thức rằng vì điều này không thể giải thích đầy đủ nên chúng ta không cố công tạo ra một giáo lý liên quan đến điều đó. Sự nghiên cứu cẩn thận lời Đức Chúa Trời sẽ tiết lộ nhiều về tam thân vị tính ( tri - personality) của Đức Chúa Trời. Nghiên cứu trong sự cầu nguyện về giáo lý nầy sẽ cho phép chúng ta hiểu biết nhiều hơn về sự tự mặc khải của Đức Chúa Trời ( God’s sefl - revelation) Điều đó cũng giúng chúng ta đánh giá đầy đủ hơn về bản chất Đức Chúa Trời và những phương tiện Ngài
  • 19. cung ứng cho chúng ta để đến gần Ngài trong tình yêu kính, tôn thờ và tự nguyện phục vụ. Đức Chúa Trời thì vĩnh cửu ( God is Enternal) Mục tiêu5:họn những lời diễn đạt đúng mô tả mối quan hệ mật thiết dành cho Cơ đốc nhân về sự vĩnh cữu (đời đời ) của Đức Chúa Trời Nhiều người quan tâm đến việc truy nguyên ngồn gốc của tổ tiên họ. Bạn sẽ nói gì khi tôi nói rằng tôi không có tổ tiên? Bạn sẽ không chấp nhận đó là sự thực, và bạn có lý. Tôi phải có tổ tiên giống như mọi người đều có tổ tiên. Tôi nói mọi người đều có tổ tiên, nhưng tôi kh6ng thể kể Đức Chúa Trời vào trong câu nói này, Ngài không có tổ tiên. Như vậy làm thế nào để Ngài trở thành thực thể? Câu hỏi nầy có một câu trả lời rất đơn giản. Ngài đã không trở thành thực thể: Ngài luôn luôn hiện hữu, từ cõi đời đời. Đó là lý do vì sao chúng ta nói Đức Chúa Trời thì vĩnh cữu. 1. Vĩnh cửu (đời đời) là gì. Khó cho chúng ta tưởng tượng về tương lai chưa biết gì cả, nhưng tâm trí của cta có thể tưởng tượng lui về quá khứ để nghĩ về cõi vĩnh hằng. Chúng tơi muốn nói đến sách Sáng thế ký là sách của những sự bắt đầu. Trong sách Sáng Thế Ký chúng ta nghiên cứu về sự bắt đầu công cuộc tạo hóa, sự bắt đầu của loài người, và sự bắt đầu của những quốc gia. Tuy nhiên, những sự bắt đầu xa vời nầy không phải là khởi thủy ( the begining) Ngay cả việc chúng ta có thể đi xa hơn vào thời các thiên sứ được tạo dựng - những con trai của Đức Chúa Trời cât tiếng reo mừng khi nền trái đất được lập nên - trước bìnhminh củalịch sử (Giop G 38:4-7) Bấy giờ cũng chưa phải là khởi đầu. Trong tâm trí chúng ta, chúng ta chỉ thấy cõi vĩnh hằng như là sự phi thờ gian vô tận ( infinite timelessness) khi mọi tạo vật còn nằm trong tư tưởng của Đức Chúa Trời. Ở đây trí óc tưởng về sự vô hạn hay không có giới hạn nào cho thời gian. 2. Ai cư ngụ trong cõi vĩnh hằng? Con người và những thiên sứ là tạo vật, nhưng chỉ một mình Đức Chúa Trời thì không có khởi thủy. Như vậy, Ngài là Đấng duy nhất trong cõi vĩnh hằng. Con người có một quá khứ, một hiện tại và một tương lai, nhưng Đức Chúa Trời chỉ có hiện tại. Cả quá khứ và tương lai cũng như bây giờ đối với Ngài. Đức Chúa Trời hằng còn đời đời ở hai cách: 1) Ngài chẳng bao giờ bắt đầu trở thành, Ngài luôn luôn có (Thi Tv 90:2) 2) Sự tồn tại của Người chẳng bao giờ chất dứt (PhuDnl 32:42; Thi Tv 102:27) Là đời đời, Đức Chúa Trời không vướng mắc mọi sự diễn biến của thời gian. 3. Làm thế nào để chúng ta hiểu được ý niệm về sự đời đời của Đức Chúa Trời.
  • 20. Ngoại từ Kinh Thánh, chúng ta có thể kết luận rằng Đức Chúa Trời luôn luôn có theo cách lập luận của ý tưởng. Bất cứ người nào cũng biết rằng không có vật nào xuất phát từ số không cả. Một khoảng chân không chẳng có thể tạo ra một vật. Vì thế nếu lúc khởi thủy của vũ trụ không có vật gì là hiện hữu, và nếu chỉ có một khoảng chân không, thì có cứ vẫn y nguyên như thế. Nhưng vì chúng ta nhìn thấy một vụ trụ vô cùng rộng lớn ba bọc chung quanh chúng ta, thì lý luận bắt buộc chúng ta phải chất nhận rằng có điều gì đó ở trong quá khứ mà điều đó chẳng bao giờ có một khởi thủy - điều đó luôn luôn có. Điều gì đó chính là Đức Chúa Trời. Sự vĩnh cữu của Đức Chúa Trời được mặc khải suốt Kinh Thánh. Đức Chúa Trời được gọi là Đức Chúa Trời Hằng Hữu (SaSt 21:33) tác giả Thi thiên nói, “ Từ trước vô cùng cho đến đời đời ( từ cõi vĩnh hằng) Chúa là Đức Chúa Trời” (Thi Tv 90:2) và “ Ngài vẫn y nguyên và những năm của Ngài chẳng hề chấm dứt” (102:27) Eâsai được cảm thúc để công bố rằng Đức Chúa Trời là Đấng “ sống đời đời” (EsIs 57:15) trong khi Phaolô xác nhận với Timôthê rằng chỉ một mình Đức Chúa Trời là căn nguyên của sự bất tử (ITi1Tm 6:16) (11) Khoanh tròn những mẫu tự đứng trước lời diễn đạt đúng. a. Sự hằng hữu của Đức Chúa Trời cho chúng ta sự tín quyết để biết rằng Đấng chúng ta tin cậy chẳng baogiờ biến mất. b.Sự hằng hữu của Đức Chúa Trời khích lệ chúng ta mỗi khi chúng ta gặp khó khăn. Chúng ta ý thức rằng những mục đích của Đức Chúa Trời, đã và đang đứng vững, sẽ còn đứng vững cho đến đời đời. Những mục đích đó bao gồm những gì liên quan đến chúng ta. c. Sự hiểu biết về sự vô hạn của Đức Chúa Trời liên quan đến thời gian làm cho chúng ta ý thức rằng những quyết định riêng tư của mình không quan trọng vì những điều đó chỉ liên hệ với thời gian. Đức Chúa Trời bất biến ( God is Inmuntable) Mục tiêu6: tả sự bất biến ( khôn thay đổi ) của Đức Chúa Trời có ý nghĩa gì cho kinh nghiệm Cơ đốc thực tế của bạn . Tất cả chúng ta đều phạm những lỗilầm nên cần sự sữa đổi hay điề chỉng, nhưng Đức Chúa Trời thì không. Ngài không cần thêm hay bổ túc việc gì vào đặc tính hay thuộc tính của Ngài. Ngàitrọn vẹn trong mọi khía cạnh. (12) Đọc những phần Kinh Thánh trích dẫn sau và hoàn tất câ văn a) Trong Thi Tv 102:25-27................................. không bao giờ thay đổi của chúng ta trái ngược với sự luôn luôn thay đổi.......................................................................... b) EsIs 46:9-10; Thi Tv 33:11 và 119:160 tiết lộ rằng Đức Chúa Trời không hay đổi trong
  • 21. ..........................................................và............................................................. .... của Ngài c) MaMl 3:6 cho biết rằng vì Đức Chúa Trời không thay đổi, nên Ngài sẽ còn thương xót hậu tự của Gia cốp để họ không................................................ d) 103:17 Nói về sự ............................ và ............................................... không thay đổi của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh nói về sự bất biến (immutabinity) hay sự không thay đổi của Đức Chúa Trời, dạy cho chúng ta những nguyên tắc cố định về Đức Chúa Trời chúng ta phục vụ. Học giả Thiessen trình bày những nguyên tắc này trong sách của ông in năm 1979, trang 83, và chúng tôi liêt kê ra đây để bạn xem rỏ ràng hơn. 1. Vì Đức Chúa Trời là vô hạn, tự tồn tại và độc lập nên Ngài vượt trên mọi nguyên do và những điều đó có thể thay đổi. 2. Đức Chúa Trời không thể tăng lên hay giảm xuống, và Ngài không phải là đối tượng để phát triển thêm. 3. Quyền năng của Đức Chúa Trời không bao giờ lớn hơn hay ít hơn và Ngài không bao giờ có thể khôn ngoan hơn hay thánh khiết hơn. 4. Đức Chúa Trời không thể công bình hơn, thương xót hơn hay yêu thương hơn, Ngài đã là và vẫn sẽ là như thế. 5. Ngài không thể thay đổi trong mối quan hệ của Ngài đối với dân sự. Ngài hành động theo những nguyên tắc đời đời không thay đổi theo sự thay đổi của thời gian. Vì Đức Chúa Trời không thay đổi nên chúng ta có thể tự nguyện dâng đời sống mình cho Ngài cách trọn vẹn khi chúng ta nương cậy lời của Ngài. Chúng ta có thể đương đầu với mọi hoàn cảnh của cuộc sống với sự tin quyết rằng, biết chắc rằng trong mọi sự Ngài hành động đều mang lại lợi ích cho chúng ta (RoRm 8:28) Có lẽ bạn đã chú ý những phân đoạn Kinh Thánh như XuXh 23:19 và ISa1Sm 15:29 nói rằng Đức Chúa Trời không thay đổi tâm trí Ngài và những phân đoạn Kinh Thánh khác ại nói Ngài hối tiếc vì Ngài đã làm điều đó (5:11; Gion Gn 3:9-11) Thái độ này của Đức Chúa Trời không ám chỉ bất cứ sự thay đổi căn bản nào trong đặc tính hay mục đích của Ngài. Ngaì luôn luôn ghét tội lỗi, và Ngài luôn luôn yêu thương tội nhân. Thái độ này chỉ đúng trước khi cũng như sau khi tội nhận ăn năn. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời có thể thay đổi cách đố xử của Ngài vì sự thay đổi của dân sự Ngài. Có một ví dụ về điều nầy, chúng ta thấy rằng thái độ của Đức Chúa Trời đối với tội lỗi của dân Ysơraên không thay đổi. Ngài ghét tội lỗi của quốc gia ấy. Vì dân sự của Ngài cứ miệt mài trong tội lỗi, nên tự nhiên họ phải chịu sự hình phạt của tội lỗi. Tuy nhiên, khi họ ăn năn và từ bỏ tội lỗi, kết quả là
  • 22. sự đối xử của Đức Chúa Trời đối với họ cũng thay đổi. Có người nói rằng mặt trời không thay đổi gì có khi nó làm cho sáp chảy ra và làm đất sét cứng lại, vì sự thay đổi không ở nơi mặt trời nhưng nơi vật chất mà mặt trời chiếu vào. Chúng ta có thể nương cậy trên sự bất biến hay sự không thay đổi của mục đích của Đức Chúa Trời, Lời của Ngài và bản chất của Ngài. Như mặt trời làm sáp chảy ra và làm đất sét cứng lại, thì sự không thay đổi của Đức Chúa Trời chỉ đem lại thuận lợi cho những tấm lòng mềm mại đáp ứng nồng nhiệt với Ngài, và đem sự hủy diệt cho những tấm lòng không đáp ứng và trở thành cứng ngắc. (13) Để cũng cố lại những phẩm chất của bản chất Đức Chúa Trời trong tiểu mục nầy, bạy hãy xếp phù hợp mỗi phẩm chất với lòng mô tả phẩm chất ......a. La một thực thể và bản thể. ...... b. Phi thời gian không có bắt đầu và kết thúc. ......c. Không bị hạn chế do hình thái hay thực thể vật chất. ......d. Số nhiều của những thân vị. ......e. Như nhau khi liên quan đến mục đích, lời nói và đặc tính. .....f. Có thể suy nghĩ, cảm nhận và quyết định 1) Thân vị tính 2) Thuộc về linh 3) Hiệp nhất. 4) Ba ngôi 5) Vĩnh cữu 6) Bất biến NHỮNG THUỘC TÍNH TỰ NHIÊN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI Mục tiêu7: Xếp cho phù hợp bốn thuộc tính của Đức Chúa Trời với một định nghĩa của mỗi thuộc tính . Chúng ta gọi những ai đặc biệt nghiên cứu về Đức Chúa Trời là những nhà thần học ( theologiens) Bạn và tôi có thể không được coi như những nhà thần học, những chúng ta vẫn có quyền nghiên cứu và phân tích những giáo lý hay những sự dạy dỗ về Đức Chúa Trời. Để chúng ta có thể hiểu Ngài nhiều hơn và yêu quí Ngài nhiều hơn, điều quan trọng là không những tìm kiếm bản chất của Ngài nhưng điều quan trọng là không những tìm hiển bản chất của Ngài nhưng còn tìm hiểu những đặc tính của Ngài nữa. Những nhà thần học gọi những đặc tính nầy là những thuôïc tính (asttribute) Thuộc tính chỉ ngụ ý về hững tính chất gắn liền với hoặc mô tả người nào đó hay vật gì đó. Đức Chúa Trời ở trong trường hợp nầy. thuộc tính của Đức Chúa Trời giải thích tại sao Ngài hành động như thế, và vì vậy chúng ta biết mình mong đợi gì từ nơi Ngài. Những thuộc tính của Ngào bao gồm vô sở bất tri (
  • 23. omniscience) và khôn ngoan (wisdom). Trước hết chúng ta tìm hiểm sự vô sở bất năg của Đức Chúa Trời. Sự vô sở bất năng của Đức Chúa Trời. Sara, vợ Aùpraham, đã đi đây đó suốc cuộc đời bà. Bà đã chứng kiến Đức Giê Hô Va làm những điều lớn lao và kỳ diệu cho vợ chồng bà. Nhớ lại ngày nào khoác áo cô dâu, bây giờ là bà lão già lưng còng. Bà cười khi nghe một khách lạ nói với chống bà rằng bà sắp mang thai. Không thể được: Bạn có trách Sara vì bà cười không? Nhưng, vị khách lạ thưỡng giới hỏi, “ Có điều gì quá khó cho Đức Chúa Trời chăng?” (SaSt 18:1-15) Chúa đã nhắc nhhở cho Aùpraham và Sara đặc tính thiêng thượng nào của Ngài? Sự vô sở bất năng của Ngài, tức là Ngài có toàn quyền, rất mạnh sức. Ngài có thể làm bất kỳ việc vì: Quyền năng trọn vẹn của Đức Chúa Trời được bày tỏ cho chúng ta trong Kinh Thánh qua 1. Sự tạo dựng (1:1) 2. Sự duy trì muôn vật do lời phán quyền năng của Ngài (HeDt 1:3) 3. Sự cứu chuộc con người (LuLc 1:35, 37) 4. Những phép lạ. 5. Sự cứu rỗi tội nhân. 6. Sự hoàn thành mục đích của Ngài cho vương quốc của Ngài (IPhi 1Pr 1:5) Dầu vậy, chúng ta phải nhớ rằng Đức Chúa Trời không thể làm những gì vô lý, như làm cho nước khô chẳng hạn. Và Ngài cũng không làm nhữn gì mâu thuẩn với bản chất riêng của Ngài. Một thực thể rất phù hợp với bản chất của Đức Chúa Trời ấy là Ngài có thể hạn chế hành động của quyền năng của Ngài nếu Ngài muốn. Chẳng hạn, Đức Chúa Trời ban cho mỗi con ngườ quyền tự do chọn giữa Ngài và satan. Đừc Chúa Trời không bắt ép bất cứ người nào tin nhận Ngài ngượi lại với ý muối của người ấy. Ngài hạn chế chính mình Ngài để cho phép mỗi cá nhân làm theo điều người ấy quyết định. Gie Gr 32:17 công bố với Chúa, “ Ngàu dùng quyền năng vĩ đại và cánh tay mạnh sức của Ngài mà tạo thành trời đất. Chẳng điều gì khó quá cho Ngài” Sau đó Chúa hỏi Giêrêmi, “ Có điều gì khó quá cho ta chăng?” (6:27) Khi chúng ta hiểu được quyền năng vĩ đại của Đức Chúa Trời chúng ta, thì chúng ta chẳng bao giờ lưỡng lự khi cầu xin Ngài giúp đỡ khi dối diện bất cứ hoàn cảnh nào. (14) Đọc XuXh 3:11-12 Đức Chúa Trời nói năm chữa nào để nhắc nhở Môise về sự cp6 sở bất năng của Ngài? Sự vô sở bất tại của Đức Chúa Trời. Một cậu bé muốn làm một điều sai quấy, nhưng cậu ta quyết định rằng mình nên vào nhà làm điều ấy để Đức Chúa Trời từ trên trời khỏi nhìn thấy. Đặc
  • 24. tính thiêng liêng nào mà cậu bé này không hiểu? Đó là Đức Chúa Trời hiện diện khắp mọi nơi vào một thời điểm. tác giả Thi thiên nói điều nầy trong Thi Tv 139:7-10. Tôi sẽ đi đâu khỏi xa thần Chúa? Tôi sẽ trốn đâu khỏi mặt Chúa? Nếu tôi lên trời, Chúa ở tại đó, ví tôi ở dưới âm phủ, kìa, Chúa cũng ở đó. Nhược bằng tôi lấy cánh hừng đông bay qua ở tại cuối cùng biển, tại đó tay Chúa cũng sẽ dẫn dắt tôi, tay hữu Chúa sẽ nắm giữ tôi. Sự vô sở bất tại của Đức Chúa Trời không có nghĩa là Đức Chúa Trời có cùng một mối quan hệ đối với mỗi người. Ngài sẽ bày tỏ chính mình Ngài, ban phước và khuyến khích những ai yêu mến và phục vụ cho Ngài, nhưng Ngài sẽ quở trách và trừng phạt những ai chống đối Ngài. Ngài cũng ở trong cơn bão nhưng không cùng một cách với lúc Ngài ở cùng 2 con cái của Ngài đang chân thành cầu xin Ngài dẫn dắt (NaNk 1:3; Mat Mt 18:20) Biết rằng Đức Chúa Trời luôn luôn hiện diện giúp chúng ta can đảm trong những thử thàch vì chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời có ở đấy để thêm sức và dẫn dắt chúng ta. Đồng thời điều nầy cũng luôn nhắc nhở chúng ta phải cẩn thận trong cách sống của mình vì Đức Chúa Trời nhìn thấy mọi sự chúng ta làm, dù tốt hay xấu cũng vậy. Chúng ta có trách nhiệm phục vụ Đức Chúa Trời cách thỏa lòng ở bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào, vì Ngài có ở đấy. Chúng ta phải tự nhắc nhở rằng chúng ta không nên dùng cảm xúc riêng của mình mà làm thước đo sự hiện diện của Đức Chúa Trời ở với chúng ta. Dù chúng ta cảm thấy như thế nào thì Đức Chúa Trời vẫn cứ ở với chúng ta. Giả sử một em bé gái khóc lớn trong đêm tối và mẹ em bé lên tiếng dỗ em mà nói rằng mẹ vẫn ở với em. em bé gái có thể nghĩ rằng mình phải thấy mẹ dể biết rằng mẹ ở với em. Dù nó có thấy mẹ hay không thì sự kiện mẹ ở đó vẫn không thay đổi. Đối với chúng ta cũng vậy. Dù chúng ta cảm thấy có sự hiện diện của Đức Chúa Trời hay không thì Kinh Thánh vẫn bảo chúng ta rằng Ngài ở khắp mọi nơi. Biết như vậy cũng đủ để chúng ta giữ thái độ ca ngợi và được khích lệ trong mọi lúc. (15) Torng sổ tay của bạn, hãy ghi hai lý do tại sao sự nhìn biết về sự vô sở bất tại của Đức Chúa Trời ảnh hưởng đến cách sống của chúng ta. Sự vô sở bất tri của Đức Chúa Trời. Chỉ cần một bước từ sự vô sở bất tại của Đức Chúa Trời đến sự vô sở bất tri của Ngài - sự hiể biết của Ngài về mọi sự. Con người thường phải làm việc rất chăm chỉ mới khám phá được nhiều sự kiện. Khi chúng ta học tập để thu đạt kiến thức, thì chúng ta dồn chứa những sự kiện, nhưng dường như càng học biết nhiều chứng nào thì thường thường chúng ta lại ý thức rằng chính mình biết ít quá ít.
  • 25. Đức Chúa Trời không có nan đề ấy. Ngài biết tất cả mọi sự. Đấng Cai trị toàn cả vũ trụ có sự hiểu biết không hạn chế. SưÏ kiện này làm cho chúng ta khó hiểu cách đầy đủ, nhưng đo lại là điều thiết yếu để đức tin chúng ta tin nơi sự trọn vẹn của Đức Chúa Trời. Nói cách hợp lý, thì Ngài phải biết tất cả những gì có thực và tất cả những gì có thể làm được, nếu không, thì Ngài phải liên tục học những gì Ngài không biết trước đó, và Ngài phảiliên tục họi hỏi những gì Ngài không biết trước đó, và Ngài cần phải điều chỉnh những kế hoạch và mục đích của Ngài cho phù hợp (Logi- cally, He must know all that is actual and all that is possible. Otherwise, He would constantly learn things. He did not know before, and he would need to adjust his purposes accord -ingly) Vì Đức Chúa Trời biết tất cả mọi sự, nên Ngài có thể nói trước về những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Vì vậy chúng ta thấy nhiều biến cố được nói trước trong Kinh Thánh. Điều nầy không có nghĩa là Đức Vĩnh Hằng quyết định về những gì sẽ xảy ra cho chúng ta. Ngài chỉ biết chúng ta sẽ quyết định gì trước khi chúng ta đưa những quyết định ấy ra. Vì Ngài thấy trước, nên Ngài có thể nói trước, hoặc nói những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Sự tiên báo này không có nghĩa là tiền định (predetermineđ( hay quyết định trước những gì sẽ xảy ra. SỰ kiện Đức Chúa Trời biết tất cả mọi sự sẽ tăng cường đức tin cho chúng ta khi chúng ta đang ở giữa sự thử thách ngặt nghèo vì Ngài biết nhiều hơn chúng ta về nan đề của chúng ta. Ngài biết những lý do và những gì sẽ xảy ra với mỗi cách giải quyết mà chúng ta có thể xem xét. Từ sự kiện này chúng ta có thể rút ra sự bảo đảm chắc chắn khi chúng ta tìm kiếm sự hướng dẫn của Ngài cho những cách giải quyết đúng đắng cho những nan đề của chúng ta. (16) Đọc Thi Tv 139:1-19 và hoàn chỉnh những lời diễn đạt sau: a.Những câu......................................................... nói về sự vô sở bất tri của Đức Chúa Trời. b. Những câu.......................................................... nói về sự vô sở bất năng của Đức Chúa Trời. c. Những câu .......................................................... nói về sự vô sở bất tại của Đức Chúa Trời (17) Lời diễn đạt nào ĐÚNG noí về sự vô dở bất tri của Đức Chúa Trời? a. Vì Đức Chúa Trời biết những gì tôi sẽ quyết định, nên mọi quyết định của tôi thực sự là những quyết định của Ngài. b. Biết rằng Đức Chúa Trời biết tất cả mọi sự sẽ đưa tôi quay lại với Ngài để xin Ngài hướng dẫn khi tôi phải quyết định điều gì. c. Nói trước có nghĩa là tiền định. d. Nếu Đ(ức Chúa Trời không biết tất cả (not all knowing), thì Ngài không
  • 26. phải là trọn vẹn. e. Vô sở bất tri nghĩa là biết mọi sư có để biết, bao gồm sự hiểu biết trọn vẹn về quá khứ, hiện tại và tương lai. Sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Nhiều nhà khoa học biết được vô số sự kiện, nhưng tất cả kiến thức của trần gian nầy đã không giải quyết những nan đề của xã hội. Người ta chỉ không có sự khôn ngoan cần thiết để biết cách áp dụng kiến thức của họ vào nhưng nan đề như thế nào để mọi người có thể chung sống trong hòa bình và thịnh vượng. Sự khôn ngoan không giống như kiến thức. Qua kiến thức sự khôn ngoan tìm dược mục đích cao nhất có thể thực hiện được và rồi sử dụng cách tốt nhất dể hoàn thành mục đích đó. Vì Đức Chúa Trời là sự toàn khôn ngoan ( all wise) nên Ngai làm mọi sự điều tốt đẹp. trong sự khôn ngoan trọn vẹn của Ngài. Ngài ban cho chúng ta Kinh Thánh, lời của Ngài hướng dẫn chúng ta trong mọi việc chúng ta làm. Nếu chúng ta sống theo sự hướng dẫn của Ngài như đã ghi lại trong lời Ngài, thì chúng ta sẽ hưởng lợi ích từ sự khôn ngoan của Ngài và được Ngài ban phước. Đôi khi chúng ta không nhìn thấy sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời trong việc Ngài cho phép một số diều xảy ra trong cuộc sống chúng ta. Trước hết chúng ta phải nhớ rằng Đức Chúa Trời cho phép chúng ta tự chọn, và nếu những sự chọn lựa ấy không phù hợp với ý muốn của Ngài thì chúng ta có thể mang những nan đề lại cho mình. Đồng thời, chúng ta phải nhớ rằng chúng ta đang sống trong thấ giới tội lỗi và Cơ đốc nhân như người ngoại đôi khi là nạn nhân của những thiên tai hay chịu những hành động gian ác của kẻ khác trong thế giới tội lỗi bại hoại nầy. Đức Chúa Trời không bị buộc phải đến với chúng ta và giải thích cặn kẽ vì sao mọi sự lại xảy ra và những lý do mà chúng ta không biết gì cả. Nhưng IGi1Ga 4:8 chép, “ tình yêu thương trọn vẹn xua đuổi mọi sự sợ hãi” , chúng ta có thể tin cậy trọn vẹn nơi Đức Chúa Trời trong mọi hoàn cảnh, biết rằng trong sự khôn ngoan vô hạn của Ngài sẽ khiến mọi sự hiệp lại làm ích lợi cho chúng ta và làm vinh hiển danh Ngài (RoRm 8:28) Những phân đoạn Kinh Thánh như Thi Tv 104:24-30 và Gie Gr 10:12 nhắc cho chúng ta thấy rằng sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời được bày tỏ qua tạo vật của Ngài. Phải rất khéo léo mới hoàn tất những sắp ếp phúc tạp của thiên nhiên. Không nói lên lời khi tôi quan sát một lông chim. Từng phần nhỏ li ti dược phát họa cho một chức năng riêng biệt hoặc trong sự bay lượn hay che chở chim khỏi mọi yếu tố. Khi tôi quan sát bộ ưong của con chim, tôi thấy rằng những xương lớn hơn thì trống rỗng và đầy không khí để giữ cho tạo vật bé nhỏ ấy ở trên không. Hậu tự loại chim cũng có cách cấu tạo
  • 27. như thế. Đây chỉ là một thí dụ nhỏ về sự khôn ngoan vĩ đại của Đức Chúa Trời chúng ta/ Tôi rất được phước khi nhớ rằng Đức Chúa Trời cũng khiến sự khôn ngoan của Ngài mang lợi ích cho chúng ta khi chúng ta cần đến. Dù bất kỳ điều gì mà chúng ta gặp hôm nay, ngày mai, tuần tới, tháng tới, thì Gia Gc 1:5 bảo chúng ta chớ ngh ngờ, nhưng hãy cầu xin sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời rộng lượng và khoang dung trong việc ban sự khôn ngoan cho dân sự Ngài. 18) Dựa vào phần thảo luận của chúng ta về sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, trong những điều sau đây điều nào bạn xem là những ví dụ tôùt về sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. a.Nếu tôi có những khoản tiền lớn bất ngờ và không biết cách làm thế nào để bảo quản, tôi có thể cầu xin Đức Chúa Trời hướng dẫn và biết rằng Ngài có thể ban cho tôi sự khôn ngoan tôi cần để qiải quyết công việc. b. Một thiếu nữ Cơ đốc có nếp sống tốt và làm chứng về tình yêu của Đấng Christ bị chết bất ngờ trong một tai nạn. Vì cái chết của cô ấy nên nhiều người trong cộng đồng ấy đến với Chúa nên chúng ta biết rằng trong sự khôn ngoan của Ngài. Ngài đã có kế hoạch định điều đó để đem lại điều tốt hơn. c. Lời Đức Chúa Trời. Kinh Thánh, là kim chỉ Nam chỉ cho tôi biết cách sống cuộc đời tốt đẹp và có kết quả. d. Đức Chúa Trời ban cho những nhà lãnh đạo Hội Thánh sự khôn ngoan để chỉ đạo những vấn đề thuộc linh cho Hội Thánh phù hợp vói ý muốn của Ngài. e. Sự cấu tạo của cơ thể con người bày tỏ sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. f. Sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời không cho phép Cơ đốc nhân phạm lỗi lầm để chịu hình phạt. (19) Để ôn lại tiêu mục nầ, hay xếp bốn thuộc tính của Đức Chúa Trời cho phù hợp với định nghĩa của mỗi thuộc tính. ......a. Phẩm chất của Đức Chúa Trời là hiện diện khắp mọi nơi. ......b. Cách Đức Chúa Trời hành động để đem lại mục đích cao cả nhất cho tạo vật và tất cả loài thọ tạo của Ngài. ......c. Phẩm chất biết tất cả mọi sự của Đức Chúa Trời. .....d. Phẩm chất có toàn quyền năng của Đức Chúa Trời 1) VÔ sở bất năng 2) VÔ sở bất tri 3) Vô sở bất tại 4) Sự khôn ngoan. Trong bài học nầy chúng ta ôn lại những bản chất của Đức Chúa Trời và những thuộc tính tự nhiên của Ngài. Trong bài kế chúng ta sẽ nhìn về những
  • 28. đặc tính đạo đức của Đức Chúa Trời và những công việc quyền năng của Ngài. Điều nầy sẽ chuẩn bị chúng ta học tập về Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Linh. Khi bạn đạt được sự hiểu biết nhiều hơn về Đấng tạo hóa Thiêng Liêng ( Divine Creator) và mối quan hệ của chúng ta đối với Ngài, thì bạn có thể phục vụ Ngài tốt hơn và làm chứng cho những người khác về tình yêu vĩ đại của Ngài. TRẮC NGHIỆM CÁ NHÂN CÂN HỎI LỰA CHỌN. Chọn một câu trả lời tốt nhất cho mỗi lời diễn dạt. 1. Cơ Đốc Nhân thờ phượng ngay trong chỗ của họ thay vì tại những nơi thờ phượng, nghi lễ hay những hạn chế khác, vì Đức Chúa Trời là a) thần linh b) một sự hiệp nhất c) vô sở bất năng. d) vĩnh cửu. 2. Nếu tôi thật sự ý thức rằng Đức Chúa Trời là Đấng toàn tri (all - knowing) toàn năng ( all -prouerful) và hiện diện khắp mọi nơi, thì tôi sẽ. a) Hướng cuộc sống mình vào đường lối đẹp lòng Ngài và tin cậy Ngài giúp tôi trong mọi thử thách tôi gặp phải. b) Ý thức rằng dù bất cứ điều gì tôi quyết định, thì đó cũng là những gì Ngaì đã chọn cho tôi, và tôi không thể thay đổi cuộc sống mình theo cách khác. c. Giải quyết nan đề hàng ngày và những nhu cầu của tôi theo cách riêng của mình vì chỉ có thể kêu cầu Đức Chúa Trời giải quyết những nan đề lớn của cuộc sống. 3. Vì bản chất của Đức Chúa Trời và những thuộc tính của Ngài, không những Ngài có khả năng biết những nhu cầu chúng ta là gì những Ngài còn. a) Xa cách quá đến nỗi không đến gần để giải quyết những điều đó. b) Ý thức rằng vì chúng ta không có cùng bản chất và thuộc tính nên Ngài không thể thực sự thông công với chúng ta trong phương cách có ý nghĩa. c) Có thể cung ứng mọi nhu cầu của chúng ta/ 4. Khi chúng ta tin quyết rằng Đức Chúa Trời khiến mọi sự hiệp lài mang lợi ích chúng ta, và làm vinh hiển danh Ngài, thì chúng ta đang công nhận. CÂU HỎI ĐÚNG SAI Ghi chữ Đ trước những lời diễn đạt đúng, và S trước những lời diễn đạt sai. ........5. Phẩm chất của Đức Chúa Trời chứng tỏ rằng chúng ta có thể đến với Đức Chúa Trời và việc Ngài quan tâm đến những nhu cầu của chúng ta là sự hiệp nhất. .........6. Cơ đốc giáo khác với sự thờ phượng nhiều thần vì Đức Chúa Trời là thần linh. ........7. Kính Thánh dạy rằng có ba thân vị trong thực thể thiêng thượng: Cha, Con và Thánh Linh. Chúng ta gọi phẩm chất nầy là bô ngôi Đức Chúa
  • 29. Trời. .........8. Những phẩm chất của Đức Chúa Trời được mô tả sự tồn tại không có bắt đầu hay chấm dứt của Ngài và phẩm chất không thay đổi của Ngài là sự vĩnh cữu và sự bất biến của Ngài. .........9. Một người không có khả năng nhìn thấy mục đích trong sự thử thách của mình thì không thể biết đầu đủ sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. ........10. Số lượng lớn nhất về sự kiện giáo lý ba ngôi được tìm thấy trong Cựu ước. GIẢI ĐÁP CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (1) Câu trả lời của bạn (2) Câu trả lời của bạn, tôi đã ghi nhận rằng chúng ta biết người khác nhờ việc nói chuyện, lắng nghe và học hỏi nơi họ. Muốn biết Đức Chúa Trời, chúng ta phải dành thì giờ để lam những điều đó. (3) b. Khả năng suy nghĩ, cảm nhận và quyết định. (4) b) Đức Chúa Trời biết và chăm sóc. . . . . . . . theo nghĩa bóng. (5) d) Tất cả những câu trên a),b), c) đều đúng. (6) a. Đức Chúa Trời toàn năng. b. Giê Hô Và Đức Chúa Trời người, chớ có các thần khác. c. Bất cứ thần tượng nào để bên cạnh ta. d. Giê Hô Va Đức Chúa Trời ngươi là Đức Chúa Trời duy nhất, ngoài Ngài không có Đức Chúa Trời nào khác. (7) Dĩ nhiên tất cả những ý niệm nầy đều liên hệ lẫn nhau khi chúng mô tả sự duy nhất của Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể xếp đặt thế này: a. 2) độc nhất. b. 1) Hiệp nhất về số c. 2) Độc nhất. d. 3) Đơn nhất e. 3) đơn nhất f. 3) đơn nhất. g. 1) hay 2) Hiệp nhất về số hay độc hất. (8) Những câu trả lời a,c,d và e là những thí vụ tốt về sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. - Câu trả lời b không phải là ví dụ tốt vì cô gái gặp tai nạn có thể là kết quả của sự sai trật của con người và không phải là sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã làm lợi ích cho hoàn cảnh ấy bằng cách sử dụng điều đó để đem người ta đến với Ngài và trong điều này sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời được bày tỏ. - Câu trả lời f không phải là ví dụ tốt vì Đức Chúa Trời trong sự khôn ngoan của Ngài cho phép chúng ta lựa chọn. Chúng ta có thể chọn việc cầu xin
  • 30. Ngài ban cho chúng ta sự khôn ngoan trong việc quyết định. (9) a. 5) số nhiều của những vị thân vị ( plurality of Persons) b. 3) Đấng Mêsi và Đức Thánh Linh. c. 2) Đấng Cứu Chuộc hay Cứu Chúa. d. 1) Đức Thánh Linh. e. 4) Những thân vị của Ba ngôi. (10) a,c,d, e và f đều đúng. (11) a. Đúng b. Đúng c. Sai (12) a. Đức Chúa Trời, thế gian b. Mục đích , Lời c. bị hủy diệt d. Tình yêu, sự công bình. (13) a. 3) Hiệp nhất. b. 5) Vĩnh cữu c. 2) Thuộc về linh d. 4) Ba ngôi e. 6) Bất biến f. 1) Thân vị tính. (14) “ Ta sẽ ở với ngươi” (15) Chúng ta biết Đức Chúa Trời luôn luôn ở đấy để tăng cường sức lực và khích lệ chúng ta trong cơn thử thách. Chúng biết rằng Ngài thấy mọi sự chúng ta làm. Dù tốt hay xấu, và chúng ta có trách nhiệm phục vụ Ngài trong mọi thời điểm, thì giờ. (16) a. Câu 1-6 b. Câu 13-19 c. Câu 7-12. (17) a. Sai b. Đúng c. Sai d. Đúng e. Đúng (18) a. Đức Chúa Cha. b. Đức Chúa Trời c. Đức Chúa Trời d. Ba thân vị riêng biệt (Cha, Con và Thánh Linh) (19) a. 3) vô sỏ bất tại, b. 4) Sự khôn ngoan
  • 31. c. 2) Vô sở bất tri d. 1) Vô sở bất năng ĐỨC CHÚA TRỜI: NHỮNG ĐẶC TÍNH ĐẠO ĐỨC VÀ NHỮNG CÔNG VIỆC CỦA NGÀI (God: His Moral Characteristics and works) Có lúc nào bạn tràn ngập những câu hỏi khi đọc một tờ báo nói về bi kịch lớn xảy ra cho đờisống của một Cơ đốc nhân hay không. Bạn có nhìn thấy một con người gian ác lại thánh công rực rỡ và giàu có qua sự không thành thật và ngạc nhiên tại sao Đức Chúa Trời lại để những điều như thế xảy ra không? Thông thường tâm trí chúng ta rất bực bội khi thấy những điều bất công xảy ra, và chúng ta đặt vấn đề với Đức Chúa Trời. Khi chúng ta hiểu rõ hơn về những đặc tính đạo đức của Đức Chúa Trời _ Sự yêu thương và thánh khiết của Ngài - và Ngài hành động trên thế giới ngay nay như thế nào, thì chúng ta khám phá rằng mọi sự xảy ra cho chúng ta đều có mục đích cả. Mục đích của Đức Chúa Trời là sửa soạn chúng ta cho vương quốc đời đời của Ngài, và ngày hôm nay Ngài hoạt động trong chúng ta để đạt được mục đích ấy. Trong bài này chúng ta sẽ học tập về những đặc tính đạo đức của Đức Chúa Trời và chúng ta sẽ thấy Đức Chúa Trời, Đấng tạo dựng chúng ta, vẫn sốn động trong việc bảo tồn vật của Ngài và cung ứng mọi nhu cầu để đưa chúng ta vào vương quốc của Ngài. Nhưng Ngài cho phép chúng ta tự chọn và chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình. Khi học bài nầy, hãy mở lòng ra để thấy Ngày yêu mến chúng ta biết dường nào và Ngài quản trị tạo vật của Ngài như thế nào. DÀN Ý BÀI HỌC . Những đặc tính đạo đức của Đức Chúa Trời. Công tác tạo dựng của Đức Chúa Trời. Công tác cai tri tối cao của Đức Chúa Trời NHỮNG MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC . Học xong bài này bạn có thể: Thảo luận những đặc tính đạo đức của Đức Chúa Trời và sự quan trọng của những đặc tính ấy đối với tạo vật của Ngài. Mô tả hoạt động của Đức Chúa Trời torng sự tạo sự bảo tồn và quyền lực tối cao của vũ trụ. Giải thích lý do tại sao những Cơ đốc nhân đôi khi đau khổ trong sự quan phòng của Đức Chúa Trời trong lúc sự gian ác dường như cứ tiến triển mà không bị trừng phạt. Kết quả của sự hiểu biết rõ ràng hơn về những đặc tính và công việc của
  • 32. Ngài là yêu mến và đánh giá Đức Chúa Trời chính xác hơn. NHỮNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1.Nghiên cứu kỹ phần triển khai bài học, dùng những cách thức nhu bạn đã áp dụng trong bài 1. Khi trả lời câu hỏi nghiên cứu phải trả lời câu hỏi của bạn trước khi xem câu trả lời ở cuối bài học. 2. Học xong bài, nhớ làm phần trắc nhiệm cá nhân và ki63m tra phần trả lời của mình với phần trả lời ghi ở cuối sách. Nhớ ôn lại phần nào bạn trả lời không đúng THUẬT NGỮ ( những chữ chìa khóa) bảo tồn bảo quản, duy trì chính trực can thiệp công bình công tác đền tội chuộc tội đạo đức. làm hại, làm tổn thương ngay thẳng nhấc lên quan phòng. sáng tạo tạo dựng tối cao thương xót. thánh khiết TRIỂN KHAI BÀI HỌC NHỮNG MỤC ĐÍCH ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI Trong bài 1, chúngta nghiên cứ về những đặc tính của bản chất của Đức Chúa trời và những thuộc tính tự nhiên của Ngài. Bây giờ, chúng ta hãy khảo sát những đặc tính đạo đức (moral characteristics) của Ngài. Đây là những đặc tính được bày tỏ trong việc Đức Chúa Trời đối xử với loài người, nam cũng như nữ. Những đặc tính đó gồm có sự thánh khiết của Đức Chúa Trời và tình yêu của Ngài. Tr7ớc hết hãy xem xét sự thánh khiết của Đức Chúa Trời Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời Mục tiêu1: Nhận diện những lời diễn đạt chân chính giải thích ý nghia của sự thánh khiết của Đức Chúa Trời .
  • 33. Bạn muốn làm người nổi tiếng trong xóm giềng bạn bạn thì phải có đặc tính gì? Một người keo kiết chăng? Một người ưa nguồi lê đôi mách chăng? Một người tốt chăng? Một người bạn chăng? Đức Chúa Trời quan tâm đến việc Ngài được nổi tiếng trong vòng các dân tộc bằng một đặc tính riêng biệt. Ngài muốn được gọi là Đấng Thánh (Eâxêchiên 39:7;) Chúng ta đã biết rằng Đức Chúa Trời không thể nào phạm một lỗi lầm nào về trí tuệ vì Ngài là Đấng toàn tri. Vì sự thánh khiết của Ngài, nên Ngài không thể phạm một lỗi lầm đạo đức nào. Thánh khiết là đặc tính của Đức Chúa Trời mà nó biểu lộ sự trọn vẹn của tất cả những gì thuộc về Ngài. Thánh khiết là nền tảng cho mọi hành động cuả Ngài. Vậy, mọi sự Ngaì làm điều đúng và tốt lành. Chữ thánh khiết chứa đựng ý nghĩa phân rẽ (separation) Thựa thể thiêng liêng trọn vẹn phân rẽ khỏi và nhấc lên trên con người tội lỗi và gian ác. Nhưng, cho dù Ngào hoàn toàn thánh khiết và tách ra khỏi những tạo vật của Ngài, thì Ngài vẫn còn duy trì một mối quan hệ với con người trong đó Ngài rất gần gũi với họ. Phần sau chúng ta sẽ thấy điều nầy xảy ra như thế nào. Chúng ta có thể quan sát sự thánh khiết của Đức Chúa Trời trong mỗi thái độ và hành động của Ngài. Bao gồm trong sự thánh khiết của Ngài có sự yêu những gì thiện hảo và ghét những gì gian ác. Vì thế Đức Chúa Trời yêu thích sự ngay thẳng và tốt lành và Ngài phân cách khỏi điều ác và kết án điều ác. Sự tự phân rẽ của Đức Chúa Trời khỏi con người rất cần thiết vì tội lỗi của loài người. Chân lý nầy được chỉ tỏ rất nhiều lần trong Cựu ước. Đức Chúa Trời bảo Môi se dụng một hàng rào chung quanh núi Sinai (XuXh 19:12, 13, 21-25) Ngài muốn quốc gia Ysơraên ý thức rằng dân sự tội lỗi phải bị phân cách khỏi Đức Chúa Trời thánh khiết. Sự phân rẽ của Đức Chúa Trời khỏi dân sự tội lỗi cũng được nhìn thất trong ý nghĩa tượng trưng của ngài trại hay đền tại mà Đức Chúa Trời dạy bảo MÔi se xây dựng torng sa mạc. Phần rất đặc biệt của đền tạm được che bằng các tấm màn ( xem 26:33) Chỉ có một con người được phép vào phần đặc biệt của đền tạm. đó là thầy tế lễ được thánh hóa, là người mỗi năm được phép vào một lần để rưới huyết trên ngôi thi ân (xem LeLv 16:1-34). Người ấy làm như vậy để chuộc tội lỗi cho dân sự trong sự hiện diện của Đấng thánh. Như thế, dân sự của Đức Chúa Trời phải thấy được rằng Đức Chúa Trời ghét tội lỗi của họ đến bao nhiêu. Có nhiều phần trích dẫn khác trong Cựu ước nhấn mạnh sư thánh khiết của Đức Chúa Trời. EsIs 59:2 và HaKb 1:13 dạy rằng tội lỗi làm phân rẽ Đức Chúa Trời với dân sự phạm tội, và có phân cách dân sự phạm tội với Đ(ức Chúa Trời. Giop G 40:3-5 và EsIs 6:5-7 cho chúng ta thấy rằng nếu chúng ta có sự hiểu biết đúng đán về sự thánh khiết của Đ(ức Chúa Trời, thì chúng ta cũng sẽ ý thức tội lỗi ghê rợn biết bao nhiêu. Khi chúng ta thấy sự thánh