SlideShare a Scribd company logo
1 of 63
NHÓM THÔNG CÔNG
Tại sao nhóm thông công là phương cách hữu hiệu nhấtt để tăng trưởng Hội
Thánh?
Nói đến sự tăng trưởng Hội thánh, hình ảnh lý tưởng bao giờ cũng là Hội
thánh đầu tiên mà Lu-ca đã mô tả một cách sinh động trong Cong Cv 2:41b-
47.
Trong ngày ấy có độ ba ngàn người thêm vào Hội thánh. Và những người ấy
bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh, và
sự cầu nguyện. Mọi người đều kính sợ vì có nhiều sự kỳ phép lạ làm ra bởi
các sứ đồ. Phàm những người tin Chúa đều hiệp lại với nhau, lấy mọi vật
làm của chung. Bán hết gia tài điền sản mình mà phân phát cho nhau, tuỳ
theo sự cầu dùng của từng người. Ngày nào cũng vật, cứ chăm chỉ đến đền
thờ, còn ở nhà thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ thật thà,
ngợi khen Đức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng. Mỗi ngày Chúa
lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội thánh.
Qua hình ảnh trên, ta thấy rõ phẩm chất tốt đẹp của các tín hữu đầu tiên. Họ
đã sống đúng theo ý Chúa khi Ngài thành lập Hội thánh: hiệp lại với nhau,
chia xẻ cho nhau theo nhu cầu từng người, chăm chỉ đi nhà thờ, thông công
với nhau cách đầy tinh thần và vui vẻ qua các bữa ăn. Tình đoàn kết và yêu
thương chân thật của các tín đồ đầu tiên đã làm đẹp lòng Chúa và đẹp lòng
cả dân chúng. Cách sống tốt đẹp này của họ đã dẫn đến một kết quả phi
thường: Hội thánh tăng trưởng cách lạ lùng.
- Mỗi ngày Chúa lấy những người được cứu thêm vào Hội thánh (2:47b)
- Có nhiều người đã nghe đạo thì tin, số tín đồ lên đến độ năm ngàn (4:4b)
- Vả, người tin theo đông lắm, cứ một lòng một ý cùng nhau (4:32)
- Số những người tin Chúa càng ngày càng thêm lên, nam nữ đều đông lắm
(5:14)
- Lúc đó, số môn đồ càng thêm lên (6:1)
- Đạo Đức Chúa Trời càng ngày càng tràn ra, số môn đồ tại thành Giê-ru-sa-
lem thêm lên nhiều lắm (6:7)
- Hội thánh trong cả xứ Giu-đê, xứ Ga-li-lê và xứ Sa-ma-ri được hưởng sự
bình an, gây dựng và đi trong đường kính sợ Chúa, lại nhờ Đức Thánh Linh
vừa giúp, số của Hội được tăng thêm (9:31)
- Việc đó đồn ra khắp thành Gióp-bê, nên có nhiều người tin Chúa (9:42)
- Tay Chúa ở cùng mấy người đó, nên số người tin và trở lại cùng Chúa rất
nhiều (11:21)
- Bấy giờ, đạo Đức Chúa Trời tấn tới rất nhiều, càng ngày càng tràn thêm ra
(12:24)
- Đạo Chúa tràn ra khắp trong xứ đó (13:49)
- Các Hội thánh được vững vàng trong đức tin, và số người càng ngày càng
thêm lên (16:5)
- Nhờ quyền phép của Chúa, đạo bèn đồn ra, càng ngày càng được thắng
(19:20)
Câu chuyện đẹp đẽ trên không chỉ là “chuyện xưa tích cữ” đã xảy ra gần hai
ngàn năm trước, nhưng có hàng ngàn câu chuyện đẹp đẽ tương tự đã và đang
xảy ra khắp đó đây trên thế giới ngày nay. Bất luận ở đâu hoặc thời nào, khi
một số nhỏ con cái bắt đầu tin và sống đúng như khuôn mẫu của Hội thánh
đầu tiên kinh nghiệm được phước hạnh này.
Chúa Giê-xu đã bắt đầu chức vụ của Ngài bằng nhóm thông công 12 sứ đồ.
Ngài đã để lại cho những kẻ theo Ngài một kiểu mẫu phục vụ lý tưởng. Hội
thánh đầu tiên đã theo đó để nhận được biết bao phước hạnh. Ngày nay, sự
phục hưng mạnh mẽ của Hội thánh Đại Hàn, sự phát triển lạ lùng của đạo
Chúa ở Phi Châu, Châu Mỹ La-tinh, sự tồn tại và tăng trưởng của hàng triệu
tín hữu dướo sự bắt bớ của Cộng sản tại Trung Hoa, tất cả đều bắt đầu bằng
nhóm thông công. Vài năm gần đây phong trào nhóm thông công trong cộng
đồng Công Giáo cũng như Tin Lành đang được sống lại ngày càng mạnh tại
các Hội thánh ở Anh và Hoa Kỳ. Cũng chưa bao giờ bằng lúc này tại quê
nhà chúng ta, trong vòng các con cái Chúa từ Bắc tới Nam, nhóm thông
công cũng đang phát triển mạnh mẽ hơn ba giờ hết. Tại sao chìa khoá của sự
phục hưng và tăng trưởng của Hội thánh lại là nhóm thông công?
Những ích lợi và ảnh hưởng mạnh mẽ của nhóm thông công
Nhóm thông công không những đáp ứng hầu hết những nhu cầu về sự tăng
trưởng trong đời sống tâm linh riêng của mỗi cá nhân tín hữu, mà nhóm nhỏ
còn là phương cách hữu hiệu nhất giúp cho Hội thánh tăng trưởng. Khi đời
sống tâm linh tín hữu mạnh mẽ sẽ làm cho Hội thánh tăng trưởng.
Đời sống người Cơ-đốc không phải là một hành trình cô đơn, nhưng là một
thành viên trong một đội ngũ có cùng một Cha, một niềm tin, một mục đích;
một đội ngũ được ràng buộc với nhau lớn lên trong sự hiểu biết Cha chung
và cùng nâng đỡ nhau chống trả với kẻ thù chung là vua của thế gian mờ tối.
Không có một Cơ-đốc nhân nào có thể nói mình đã làm tròn điều răn của
Chúa nếu chỉ đứng một mình mà yêu Chúa vì chúng ta là những chi thể
trong cùng một thân với một sự liên hệ bất khả chia lìa (ICo1Cr 12:12-27).
Giăng nhắn nhở chúng ta, “Nếu chúng ta đi trong sự sáng cũng như chính
mình Ngài đi trong sự sáng, thì chúng ta giao thông cùng nhau” (IGi1Ga
1:7a). Bản Kinh Thánh tiếng Anh dùng từ fellowship, nguyên bản Hi-lạp
dùng chữ koinonia, có ý nghĩa sâu sắc hơn bất luận các liên hệ xã hội nào đã
có. Nhà thần học Hans Kung nhấn mạnh, “koinonia is at the heart of
community”. Trong Tân ước, chữ koinonia mang một ý nghĩa độc đáo diễn
tả bất cứ nơi đâu khác trên trần gian. Chúa muốn thấy những con cái Ngài
yêu nhau vì: “Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tai điều đó mà thiên hạ sẽ
nhận biết các ngươi là môn đồ ta” (GiGa 13:35), “ai yêu kẻ lân cận mình ấy
là kẻ đã làm trọn luật pháp” (RoRm 13:8b)
Nhóm thông công cung ứng đủ các loại nhu cầu tâm linh từ thấp đến cao cho
tất cả tín đồ từ chập chững theo Chúa cho đến khi trưởng thành. Ngay cả các
Mục sư, ban chấp hành hoặc những người đang giữ các vai trò lãnh đạo các
ban ngành đều cần đến nhóm thông công. Người ta thường nói, “cô đơn khi
ở trên đỉnh”. Chính vì thế mà các nhà lãnh đạo, các vi Mục sư đều cần có
những nhóm nhỏ gồm những người cùng một tâm tình để nâng đỡ nhau. Các
Mục sư Mỹ luôn có những nhóm gọi là “Care Group Leaders”. Việt Nam ta
cũng có những nhóm cầu nguyện của các Mục sư.
Nhóm thông công là nơi đáp ứng những nhu cầu thiết thực cho đời sống
người Cơ-đốc như:
1. Giúp đời sống tâm linh ta tăng trưởng qua việc cùng nhau học lời Chúa
(ITi1Tm 3:14-16)
2. Giúp ta tìm được mối tương giao thân thiết trong gia đình Cơ-đốc. Trong
nhóm nhỏ, anh chị em chia xẻ nhưng vui buồn, thất bại thành công trong nếp
sống đạo hằng ngày để có thể nâng đỡ, an ủi, khuyến khích và gây dựng đức
tin cho nhau trên bước đường theo Chúa (ITe1Tx 5:11)
3. Giúp ta thêm sức mạnh qua sự cảm thông và cầu thay của anh em trong
lúc ta đương đầu với những cám dỗ và thử thàch trong đời sống hằng ngày
(ITi1Tm 2:1). Nơi tốt nhất cho ta thực ành hành và kinh nghiệm năng quyền
của sự cầu nguyện (Gia Gc 5:16)
4. Là nơi ta CHO và NHẬN tình yêu thương (RoRm 13:10)
5. Nơi tốt nhất cho ta cơ hội phụng sự, phục vụ người khác như lời Chúa dạy
(GiGa 13:14-15)
6. Nơi ấm cùng và thân mật nhất để ta giới thiệu về Chúa cho những người
thân trong gia đình và thân hữu (RoRm 10:13-15)
7. Nơi ta có những giờ phút vui đùa, giãn xả tâm trí cách hồn nhiên, thanh
sạch bên các anh chị trong gia đình Cơ-đốc (Phi Pl 4:4-7)
8. Nơi giúp ta nhận ra và phát huy những khả năng và ân tứ Chúa ban cho ta
để vui hưởng trong tâm tình biết ơn Chúa và sử dụng nó cách đúng để làm
sáng danh Chúa (ICo1Cr 15:58)
Những điều trên đây không phải là lý thuyết không tưởng, nhưng nó là
những ích lợi thiết thực mà bất cứ nhóm nhỏ Cơ-đốc nào cũng có thể đạt
được nếu như ta biết tổ chức và điều hành nhóm thông công đúng cách. Kỳ
tới ta sẽ bàn đến làm sao để bắt đầu hay nói một cách khác, cách thành lập
nhóm thông công trong Hội thánh.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Bạn đã từng tham dự nhóm thông công chưa? So sánh với những ích lợi
nêu trên, nhóm của bạn đã và chưa đạt được những điểm nào? Tìm nguyên
nhân.
2. Chia xẻ quan niệm và kinh nghiệm riêng của bạn về nhóm thông công
trước và sau giờ học.
CÁCH THÀNH LẬP CÁC NHÓM THÔNG CÔNG TRONG HỘI THÁNH
Sự phát triển của tập thể Cơ-đốc qua nhóm thông công là trung tâm điểm
của Hội thánh. Điều này bày tỏ rõ nét trong ý định của Chúa Giê-xu khi
Ngài thành lập Hội thánh. Ngài phán vì tình yêu của các tín hữu đối với
nhau mà mọi người sẽ biết đến Ngài (GiGa 13:15). Chúa chúng ta muốn
rằng cách đối xử lẫn nhau của những người Cơ-đốc sẽ là một lời chứng tốt
nhất về Tin Lành. Thật thế, trong Hội thánh, mọi tương giao giữa các tín hữu
với Chúa và với nhau là điều tối cần thiết. Có tình yêu thương thật mới nẩy
sinh biết bao điều tốt khác như tha thứ, chấp nhận, nâng đỡ và chăm sóc
nhau như con cùng một Cha, chiên cùng một bầy. Khi nhìn thấy một tập thể
khắng khít nhau bằng sợi dây tình yêu “chặt không đứt, bứt không rời đó,
mọi người sẽ tìm đến để muốn tham gia. Yêu và được yêu vẫn là nhu cầu
muôn đời của con người muôn thuở muôn nơi. Mỗi sáng Chúa nhật đến nhà
thờ ài tiếng đồng hồ trong giờ thờ phượng không thể đem chúng ta đến tình
yêu thân thiết ấy. Chỉ có trong nhóm thông công, mỗi tín hữu mới có dịp
được quan tâm cách cá nhân, được bày tỏ tâm tư mình cách dễ dàng và cũng
có nhiều cơ hội phục vụ Chúa.
Giáo sư Thần học Robert Leslie tóm tắt cách quả quyết điều nhóm nhỏ có
thể đem đến cho Hội thánh qua những lời sau: “Chúa không được tìm thấy
trong những luật pháp khách quan, những thế thức khó khăn, hay trong
những quy luật vô hồn. Chúa được tìm thấy trong sự tham gia, góp phần
trong mối tương giao, trong sự gặp gỡ trong niềm vui nỗi buồn của kinh
nghiệm con người, trong sự co và nhận của những lời đàm thoại. Trong phép
lạ của những mối liên hệ, chúng ta sẽ khám phá rằng chúng ta không còn là
những khách lạ, nhưng là những thành viên trong cùng một nhà, được ràng
buộc chặt chẽ với nhau trong niềm trung thành với Cha yêu dấu” (Leslie,
Sharing Groups in the Church, p.185)
Như đôi cánh của một chiếc phi cơ, kế hoạch và huấn luyện là hai điểm cốt
yếu để thành lập các nhóm thông công thành công trong Hội thánh. Một kế
hoạch được chuẩn bị chu đáo cho nhóm thông công sẽ thất bại nếu nhóm
trưởng thiếu huấn luyện. Trái lại, nhóm trưởng kinh nghiệm nhưng không có
một kế hoạch tốt cũng sẽ thất bại vì trong quá trình thành lập và duy trì
nhóm thông công có nhiều phức tạp và đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo. Trong
chương này, ta sẽ xét qua điểm quan trọng thứ nhất trong việc thành lập
nhóm thông công: Kế hoạch tổ chức.
1. Thành lập một ban đặc trách nhóm thông công
Từ lâu trong Hội thánh đã có những nhóm thông công như nhóm cầu nguyện
tuần hoàn, hoặc nhóm học Kinh Thánh. Tuy nhiên, đó thường chỉ là những
nhóm tự phát hoặc chỉ được sự tham dự của một số ít người trong Hội thánh.
Để tổ chức nhóm thông công cho toàn thể con cái Chúa trong Hội thánh có
cơ hội tham dự, ta cần thành lập một Ban Đặc Trách Nhóm Thông Công.
Bạn này sẽ có trách nhiệm tổ chức các nhóm thông công soạn thảo kế hoạch
chương trình huấn luyện cho các trưởng nhóm, làm sao để thực hiện các
nhóm nhỏ cho toàn thể Hội thánh. Hơn thế nữa, ban đặc trách nhóm thông
công không cần đông, chỉ độ khoảng 3,4 người có tâm tình, khả năng và
kinh nghiệm trong vấn đề tổ chức nhóm thông công. Ban này sẽ do ban chấp
hành đề cử hoặc có thể phổ biến giữa Hội thánh để tìm người ứng cử và sau
đó Hội thánh hoặc ban chấp hành sẽ đề cử.
2. Xác định mục đích và kế hoạch
Ban đặc trách nhóm thông công sẽ soạn thảo một mục đích và kế hoạch rõ
ràng cho các nhóm thông công. Thí dụ Hội thánh thứ nhất có thể đạt mục
đích và kế hoạch cho nhóm thônt công như sau: “Nhóm thông công tạo cơ
hội cho tất cả con cái Chúa trong Hội thánh được tham gia để đời sống tâm
linh cũng được nuôi dưỡng và lớn lên. Qua đó ý nghĩa thật của tập thể Cơ-
đốc được phát triển và bày tỏ, hầu cho danh Chúa được rao ra trong đời sống
của chúng ta”. Hội thánh thứ hai có thể xây dựng mục đích và kết hoạch
như: “Nhóm thông công là một phương tiện cho toàn thể con cái Chúa sử
dụng để tham dự vào sự tăng trưởng đức tin chung, nuôi dưỡng tâm linh cho
tập thể Cơ-đốc và mở mang công việc Chúa”.
Định rõ mục đích và kế hoạch sẽ giúp cho nhóm thông công vượt qua mọi
trở ngại để đạt đến đích mà không bị lệch lạc hoặc bỏ cuộc nửa chừng. Sau
khi xác định mục đích, ban đặc trách sẽ bàn đến phương cách thực hiện mục
đích ấy. Có bốn sinh hoạt chính trong nhóm thông công: học tập, chia xẻ,
cầu nguyện và truyền giảng. Ngoài ra, còn những sinh hoạt khác như ca hát,
điểm sách, điểm phim, thảo luận những nan đề trong gia đình, nghề nghiệp,
cuộc sống và giải trí. Thường các nhóm thông công thường thay đổi các mục
tiêu nhấn mạnh tuỳ từng thời điểm cho thích hợp nhu cầu của nhóm.
Sau đây là những mục tiêu để thực hiện kế hoạch nhóm thông công của Hội
thánh bạn:
a/ Cung cấp những cơ hội cho các nhóm viên khám phá và học tập cách bày
tỏ những khả năng, và ơn tứ Chúa cho mình.
b/ Cung cấp những cơ hội cho các nhóm viên chia xẻ cho nhau những niềm
vui nỗi buồn của cuộc sống hằng ngày trong không khí đều cởi mở, cảm
thông, quan tâm và hết lòng nâng đỡ nhau của nhóm.
c/ Cung cấp những cơ hội cho các nhóm viên học tập để tăng lên sự hiểu biết
lời Chúa và cách thực hành những điều đã học trong nếp sống đạo hằng
ngày.
d/ Cung cấp những cơ hội để kinh nghiệm về năng quyền của Chúa trong đời
sống hằng ngày qua sự cầu thay cho nhau.
e/ Cung cấp những cơ hội tốt nhất để bày tỏ niềm tin đến những thân hữu.
Bạn cũng có thể dùng cách dưới đây để bày tỏ những mục tiêu để thực hiện
kế hoạch nhóm thông công của Hội thánh bạn:
- Học tập: Học biết nhiều hơn về lời Chúa, về đời sống đức tin và phục vụ
của người Cơ-đốc.
- Hiểu biết chính mình: Để khám phá và học tập thêm về những ca3m xúc,
suy nghĩ cùng những tiềm năng, ân tứ Chúa cho để vui sống và phục vụ.
- Hiểu biết thêm về Chúa: Kinh nghiệm thế nào Chúa đã đáp lời cầu nguyện
của các nhóm viên một cách đầy ngạc nhiên và khích lệ.
- Nâng đỡ: Làm tăng trưởng đức tin lẫn nhau bằng những kinh nghiệm theo
Chúa qua những lời tâm tình chia xẻ những vui buồn trong cuộc sống hằng
ngày của các nhóm viên.
- Truyền giáo: Là cơ hội cho các nhóm viên được bày tỏ niềm tin cho thân
hữu ngoài Hội thánh.
3. Xác định phương cách thực hiện
Sau khi ban đặc trách nhóm thông co6ng được thành lập, ban này ngồi lại
với nhau bàn thảo để tìm ra mục tiêu kế hoạch cho các nhóm nhỏ trong Hội
thánh. Tuỳ theo hoàn cảnh, trình độ thuộc linh của các tín hữu trong Hội
thánh để có một kế hoạch chương trình nhóm thông công sao cho thích hợp
với nhu cầu thiết thực nhất của Hội thánh.
Có rất nhiều cách phân nhóm: Có thể tuỳ theo lứa tuổi, sở thích, nhu cầu,
trình độ, nghề nghiệp, địa phương. Thí dụ nhóm thông công thiếu niên,
thanh niên, sinh viên, các ông, các bà, hoặc nhóm thông công tâm tình, chăm
sóc, học tập, cầu nguyện, truyền giảng, ca hát. Ở nhiều Hội thánh, ban đặc
rách liệt kê ra tất cả các loại nhóm thông công trong Hội thánh với các mục
tiêu khác nhau rồi khuyến khích các tín hữu trong Hội thánh tự chọn ít nhất
là một nhóm để tham gia. Tuy nhiên, để đạt đến mục tiêu Hội thánh tăng
trưởng, cách phổ biến nhất vẫn là cách chia theo địa phương, những người
cư ngụ cùng một vùng sẽ lập thành một nhóm. Cách này mục tiêu của nhóm
sẽ chú trọng đến bốn mặt: chia xẻ, học tập, cầu nguyện và truyền giảng.
Thông thường, ban đặc trách sẽ có những thay đổi về cách tổ chức nhóm
thông công mỗi sáu tháng để các tín hữu có dịp thay đổi nhóm nếu họ muốn.
4. Nhiệm vụ cụ thể của ban đặc trách
Ban đặc trách hết sức quan trọng vì là những người chịu trách nhiệm toàn bộ
về tổ chức cũng như duy trì và phát triển các nhóm thông công trong Hội
thánh. Nhiệm vụ chính của ban đặc trách gồm những điểm chính sau đây:
a/ Phân nhóm
b/ Tìm, chọn và huấn luyện các trưởng nhóm
c/ Cung cấp tài liệu học tập cho các nhóm. Nếu có thể đựơc tất cả các nhóm
sẽ cùng học mộ tài liệu. Tùy theo hoàn cảnh thực tế từng Hội thánh, nếu đa
số những nhóm trưởng còn mới thì Mục sư hoặc ban đặc trách sẽ hướng dẫn
trước cho các trưởng nhóm về những điểm chính trong bài học Kinh Thánh
để các trưởng nhóm có thể tự tin hơn trong việc hướng dẫn nhóm của mình.
Hoặc trong quá trình hướng dẫn nhóm, nếu trong nhóm có những câu hỏi mà
trong nhóm không thể giải đáp thì có thể đem ra thảo luận trong giờ họp mặt
hằng tháng các nhóm trưởng với ban đặc trách. Đây là điều hết sức quan
trọng không thể thiếu. Ban đặc trách và các trưởng nhóm có buổi họp hằng
tháng để chia xẻ về tình hình của từng nhóm hầu có kết hoạch giúp đỡ nhau
kịp lúc, chớ không phải mình chỉ biết vận mệnh của nhóm mình mà thôi.
Buổi họp hằng tháng này của ban đặc trách và các trưởng nhóm cũng để có
thì giờ cầu nguyện đặc biệt cho những nan đề và nhu cầu trong các nhóm.
Buổi họp này cũng có mục đích hâm nóng tinh thần hăng say cho các trưởng
nhóm.
d/ Tổ chức chương trình họp mặt các nhóm vào mỗi đầu tháng với mục đích
họp mặt, bồi linh, chia xẻ cho nhau những ơn phước cũng như những khó
khăn của các nhóm để được khích lệ và cầu thay cho nhau, và cũng để có sự
tương giao giữa các nhóm. Trao cờ danh dự cho nhóm nào dẫn đầu về số
người trung tín nhóm lại. Chương trình họp mặt hằng tháng này sẽ do ban
đặc trách tổ chức với sự đóng góp của các nhóm. Thí dụ, tháng Giêng, nhóm
một chịu trách nhiệm phần hướng dẫn chương trình, nhóm hai phần tôn
vinh, nhóm ba chia xẻ ơn phước Chúa, nhóm bốn phần chuẩn bị phòng
nhóm, nhóm năm phần bánh nước thông công trước hoặc sau giờ nhóm. Ban
đặc trách có thể mời diễn giả bồi linh đặc biệt là tiết mục chính cho chương
trình hoặc đôi khi thảo luận về một vấn đề nào đó liên quan đến nhóm thông
công. Một phần quan trọng trong buổi nhóm chung hằng tháng là phần báo
cáo của ban đặc trách về tình hình chung của các nhóm trong tháng để khích
lệ lẫn nhau. Ba hoặc sáu tháng một lần tổ chức đi công viên hay đi biển cắm
trại một buổi. Tất cả đều dưới sự điều động của ban đặc trách và sự góp phần
tích cực của các nhóm.
e/ Thường xuyên theo dõi sinh hoạt các nhóm bằng cách ban đặc trách chia
nhau đi thăm các nhóm để khích lệ và để nắm tình hình từng nhóm ngõ hầu
có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
f/ Thường xuyên gặp gỡ hoặc gọi phone đôn đốc, khích lệ các trưởng nhóm
để họ không cảm thấy bị “khoáng trắng”, hay mệt mỏi, sờn lòng vì công việc
và trách nhiệm quá nặng nề: chăm sóc bầy nhỏ cho Chúa.
Tuần tới, chúng ta sẽ bàn đến cách tìm, chọn và huấn luyện các trưởng
nhóm.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Theo như bài học, bạn nghĩ thế nào về tầm quan trọng của ban đặc trách
nhóm thông công? Dựa vào thực tế của Hội thánh bạn, đưa ra những thuận
lợi và khó khăn trong việc thành lập ban đặc trách nhóm thông công? Cũng
theo thực tế Hội thánh bạn, bạn nghĩ cách chia nhóm nào thích hợp nhất?
2. Bạn nghĩ gì về câu nói, “Hội thánh không có nan đề là Hội thánh không
tăng trưởng”?
CÁCH TÌM, CHỌN VÀ HUẤN LUYỆN CÁC TRƯỞNG NHÓM
Người trưởng nhóm hết sức quan trọng vì là người chịu trách nhiệm klèo lái
vận mệnh của nhóm, người đóng vai chính để tạo không khí cho buổi nhóm.
Có thể nói người trưởng nhóm là một người chăn bầy nhỏ. Vì thế, nếu ban
đặc trách có chương trình kế hoạch thật hay, có phương pháp huấn luyện
nhóm trưởng thật chu đáo, nhưng chọn sai người trưởng nhóm, thì nhóm đó
vẫn không thể thành công như đáng phải có. Vì thế, trước khi đưa vấn đề ra
cả Hội thánh để mời mọi người tham gia, ban đặc trách cần hết sức cẩn thận
trong cách tìm, chọn và huấn luyện các trưởng nhóm.
1. Có sự tương giao thật với Chúa:
- Tự xác nhận Đấng Christ là Chúa là Đấng Cứu Rỗi của đời mình
- Có đời sống tương giao mật thiết với Chúa qua việc tĩnh nguyện với Chúa
hằng ngày, thích nói về Chúa và ơn phước Chúa cho người khác.
- Thể hiện đời sống dấn thân theo Chúa qua việc trung tín đi nhà thờ và sẵn
sàng xem việc phục vụ Chúa qua những công việc Hội thánh như một đặc
ân. Điều này thể hiện rất rõ ở một con cái Chúa thật, như bônng hoa toả mùi
hương tự nhiên ai cũng có thể nhận ra.
2. Có sự tương giao mật thiết với anh em:
- Nhóm trưởng hoàn toàn không phải là vì giáo sư, chỉ xuất hiện trong giờ
học. Trái lại người nhóm trưởng phải là người có tấm lòng yêu mến mọi
người như anh em cùng một Cha.
- Có lòng quan tâm đến đời sống của anh em với lòng thành thật ao ước anh
em mình được lớn lên trong Chúa.
- Cởi mở, luôn có tâm tình sẵn sàng chia xẻ những vui buồn và kinh nghiệm
đi với Chúa của mình cho mọi người.
- Chấp nhận cá tính và ý kiến của người khác mà không có sự phê bình hay
xét đoán.
- Là người biết và thích lắng nghe người khác.
- Là người có tâm tình khiêm nhường, sẵn lòng học hỏi từ anh em để đời
sống chính mình cùng được lớn lên qua anh em.
- Chấp nhận lời phê bình của người khác mà không mất bình tĩnh, hay ngã
lòng.
3. Đặc tính cần có để là người lãnh đạo tốt:
- Có tinh thần trách nhiệm
- Có tâm tình dấn thân vì nhóm
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN VIÊN HỮU
HIỆU
Chắc chắn bạn sẽ trở thành người hướng dẫn viên thành công nếu bạn theo
đúng 7 nguyên tắc sau đây:
1. Lúc nào cũng để lòng hăng say nhiệt thành vì Chúa; luôn cởi mở bạo dạn
làm chứng về đức tin Cơ-đốc của mình, bạn sẽ là người dạy dỗ hữu hiệu.
2. Biết Kinh Thánh, đọc và suy gẫm Kinh Thánh mỗi ngày. Không chỉ đọc
và học khi nào thuận tiện. Luôn để Kinh Thánh là sự sống và câu giải đáo
cho cuộc sống hằng ngày. Trung tín làm như thế cho đến khi Kinh Thánh
thấm sâu vào hồn, linh, cốt, tuỷ bạn; trở thành chính con người bạn trong
suy nghĩ, lời nói, hành động.
3. Hoàn toàn hiến mình sống cho chân lý. Đời sống của bạn phản ánh sự
chân thậtvà chính trực. Luôn làm gương cho anh em trong việc làm theo lời
Chúa trong mọi sinh hoạt của cuộc sống.
4. Luôn cố gắng tiến lên trình độ tâm linh cao đẹp hơn. Chúa đòi hỏi ta luôn
khao khát và học hỏi đe không ngừng tăng trưởng tâm linh. Chúa không
bằng lòng nhìn thấy kẻ thoả lòng thuộc linh, “Ngươi nói ta giàu có rồi, ta
không cần chi nữa; song ngươi không biết rằng mình khổ sở, khốn khó,
nghèo ngặt, đui mù, loã lồ”. (KhKh 3:17), “hãy tấn tới trong ân điển và trong
sự thông biết Chúa” (IIPhi 2Pr 3:18).
5. Yêu thương người khác, chăm sóc, quý trọng họ như chính Chúa đã yêu
thương, chăm sóc, quý trọng họ vậy. “coi người khác như tôn trọng hơn
mình” (Phi Pl 2:3).
6. Hoàn toàn đầu phục Chúa. Rất nhiều người muốn hầu việc Chúa chứ
không muốn đầu phục Ngài. Họ thích hầu việc Chúa theo ý của mình, chứ
không theo ý Chúa. Những người này bị ma quỷ đánh lừa rằng họ vẫn sống
đẹp lòng Chúa vì họ đang dự phần hầu việc Chúa.
7. Luôn có tinh thần trách nhiệm, chấp nhận người khác và chấp nhận sự phê
bình của người khác với thái độ hoà nhã, chậm nóng giận.
NGUYÊN TẮC LÃNH ĐẠO CỦA CHÚA CỨU THẾ
1/ Uy uyền của Kinh Thánh:
Lấy Kinh Thánh làm nền tảng cho mọi nguyên tắc lãnh đạo. Điều quan trọng
là không giải thích và áp dụng Kinh Thánh theo cách “đoạn chương chủ
nghĩa” hay theo ý riêng. Câu hỏi thường xuyên của chúng ta trong công tác
lãnh đạo là: “Kinh Thánh dạy gì trong trường hợp này?”. Nếu ta trung tín và
cương quyết làm theo sự hướng dẫn của Kinh Thánh, ta sẽ ngạc nhiên về kết
quả của sự vâng phục.
2/ Tầm quan trọng của từng cá nhân một:
Ai cũng là người Chúa yêu và bằng lòng chết thế cho. Vậy chúng ta phải
xem trọng từng cá nhân như nhau. Không ai quá lớn để ta tôn kính, quỳ lụy,
cũng không ai quá nhỏ để ta bỏ qua, xem thường. Chúa dành thì giờ cho
người đàn bà Sa-ma-ri nhiều tai tiếng cũng y như cho vị giáo sư đầy uy tín
Ni-cô-đem. Mọi người đều đáng quý như nhau và cần đựơc đối xử như
nhau.
3/ Đặc điểm của người lãnh đạo Cơ-đốc:
a. Tinh thần tôi tớ:
Học theo Chúa: “Trong các ngươi, kẻ nào muốn làm lớn, thì sẽ làm đầy tớ
các ngươi, còn kẻ nào muốn làm đầu, thì sẽ làm tôi mọi các ngươi. Ấy vậy,
Con người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để mình hầu
việc người ta, và phó sự sống mình làm giá cứu chuộc nhiều người” (Mat Mt
20:27, 28). Người lãnh đạo đứng ngang hàng anh em, không đứng trên anh
em. “Kẻ nào tôn mình lên thì sẽ bị hạ xuống, còn kẻ nào hạ mình xuống sẽ
được tôn lên” (23:12)
b. Tinh thần phục vụ:
Noi theo gương lãnh đạo của Chúa Cứu Thế: “Nếu ta đã là Chúa là Thầy, mà
đã rửa chơn cho các ngươi, thì các ngươi cũng nên rửa chơn lẫn cho nhau.
Vì ta đã làm gương cho các ngươi, để các ngươi cũng làm như ta đã làm cho
các ngươi” (GiGa 13:14-15). Người lãnh đạo Cơ-đốc không chỉ tay năm
ngón, nhưng luôn có tinh thần phục vụ anh em như là một cơ hội tốt cho
mình phục vụ Chúa. “Hễ làm việc gì, hãy hết lòng mà làm, như làm cho
Chúa, chớ không phải làm cho người ta” (CoCl 3:23)
c. Quan tâm chăm sóc:
Nhạy bén trước nhu cầu của anh em. Bày tỏ lòng quan tâm cách thành thật
đối với anh em là phương pháp tốt nhất thể hiện tâm tình người lãnh đạo Cơ-
đốc. Đặc nhu cầu của anh em trước nhu cầu của mình. “Chớ yêu mến bằng
lời nói và lưỡi, nhưng bằng việc làm và lẽ thật” (IGi1Ga 3:18). “Hãy chăn
bầy của Đức Chúa Trời đã giao phó cho anh em; làm việc đó chẳng phải bởi
ép tình, bèn là bởi vui lòng, chẳng phải vì lợi dơ bẩn, bèn là hết lòng mà làm
(IPhi 1Pr 5:2).
d. Uỷ quyền:
Biết chọn người để gánh vác tiếp công việc, “vì việc đó nặng nề quá sức
con, mỗi mình gánh chẳng nổi” (XuXh 18:18) theo cách sau đây:
- Tìm người thay mặt mình làm một số công việc.
- Chỉ vẽ cho họ cách rõ ràng đường nào phải đi, điều chi phải làm.
- Chọn người kính sợ Chúa, chân thật và có khả năng để giao việc.
Điều này hết sức cần theít trong nguyên tắc lanh đạo: chia xẻ với anh em
công tác hầu việc Chúa để ta cùng lớn lên trong Chúa.
e. Khuyến khích:
Biết tận dụng năng lực của lời nói để khích lệ nhau. Luôn thậnt rọng và khéo
léo trong lời nói để gây dựng lẫn nhau:
- Cám ơn bạn đã giúp tôi rất nhiều
- Sự giúp đỡ của bạn đã khích lệ tôi rất nhiều
- Rất cám ơn bạn đã làm việc đó giúp tôi
Hãy thử tận dụng sức mạnh của lời nói:
- “Lưỡi người khôn ngoan vốn là thuốc hay. Lời lành giống như tàng ong,
ngon ngọt cho tâm hồn và khoẻ mạnh cho xương cốt” (ChCn 12:18b; 16:24)
- “Hằng chậm nóng giận mới khuyên được lòng quan trưởng; còn lưỡi mềm
dịu bẻ gãy các xương” (25:15)
- “Dầu và thuốc thơn làm khoan khoái linh hồn; lời khuyên do lòng bạn hữu
ra cũng êm dịu dường ấy” (27:9)
- “Con c1o thấy kẻ hốp tốp trong lời nói của mình chăng? Một kẻ ngu muội
còn có sự trông cậy hơn hắn” (29:20)
- “Chúa Giê-hô-va đã ban cho ta cái lưỡi của người được dạy dỗ, hầu cho ta
biết dùng lời nói nâng đỡ kẻ mệt mỏi” (EsIs 50:4)
- “Chớ để người ta khinh con vì trẻ tuổi, nhưng phải lấy lời nói, nết làm, sự
yêu thương, đức tin và sự tinh sạch mà làm gương cho các tín đồ” (ITi1Tm
4:12)
- “Vậy thì anh em hãy khuyên bảo nhau, gây dựng cho nhau như anh em vẫn
thường làm” (ITe1Tx 5:11)
KHÁM PHÁ NHỮNG NGƯỜI CÓ THỂ LÀM TRƯỞNG NHÓM
Một trong những cách tốt nhất để khám phá những người có thể làm trưởng
nhóm là ta dùng danh sách Hội thánh. Điều này giúp ta nghĩ tới từng người
trong Hội thánh chứ không chỉ là những người hiện lên trong tâm trí chúng
ta, hay chỉ là những người đã từng giữ chức vụ trưởng nhóm. Khi duyệt qua
từng tên trong danh sách Hội thánh, chúng ta sẽ khám phá ra có những
người có đủ những tiêu chuẩn ta đặt ra, thế nhưng chính bản thân họ cũng
như những người khác chưa hề nghĩ rằng họ sẽ là những trưởng nhóm.
Chúng ta nên nhớ rằng bất cứ nhưng ai có đủ các tiêu chuẩn ta đặt ra đều có
thể trở thành nhóm trưởng dù rằng họ chưa bao giờ giữ chức vụ này.
Ban đặc trách nhóm nhỏ sẽ viết tên những người có thể làm trưởng nhóm lên
bảng đen để cùng thảo luận, cân nhắc để chọn ra những người thích hợp nhất
đe mời họ tham dự chương trình huấn luyện trưởng nóm. Việc chọn bao
nhiêu trưởng nhóm sẽ tuỳ thuộc số tín hữu trong Hội thánh nhiều hay ít. Thí
dụ Hội thánh có khoảng 50 tín hữu (không kể thanh thiếu niên nhi đồng), ta
cần 4 trưởng nhóm vì sẽ có khoảng bốn nhóm được thành lập. Trung bình
mỗi nhóm có chừng 8-12 nhóm viên là lý tưởng nhất. Sau khi thành lập một
thời gian, nếu số nhóm viên tăng lên quá 12, ta sẽ cắt ra làm hai để nhóm có
cơ hội phát triển và cũng để cho nhóm dễ dàng đạt được mục đích đã đề ra.
Nếu lọc qua danh sách Hội thánh, ta tìm thấy số người có khả năng làm
trưởng nhóm vượt qua số nhóm ta định thành lập, ta cũng cứ mời tất cả tham
gia chương trình huấn luyện trưởng nhóm, để trong tương lai, khi nhóm thôn
công phát triển thêm, ta sẽ có sẵn những trưởng nhóm đã được huấn luyện.
Nếu trong trường hợp ta không tìm được đủ số người có đủ tiêu chuẩn làm
trưởng nhóm để đáp ứng số nhóm ta định thành lập thì những người trong
ban đặc trách sẽ tạm thời kiêm nhiệm chức vụ trưởng nhóm cho đến khi tìm
được người.
Sau khi đã chọn được số người có thể làm trưởng nhóm, ban đặc trách sẽ
cùng Mục sư chủ toạ dành thì giờ cầu nguyện đặc biệt cho những người này
để Chúa cảm động lòng họ trước khi gởi thư mời. Bên cạnh việc gởi thư,
Mục sư hoặc ban đặc trách cần gặp gỡ trực tiếp hoặc gọi phone cho những
người này để bày tỏ thêm về nhu cau công việc Chúa qua nhóm thông công
cũng như để khuyến khích họ mạnh dạn dấn thân nhận trách nhiệm. Trên
thực tế, những lần gặp gỡ cùng những lời khuyến khích cá nhân này có tác
dụng hết sức mạnh mẽ, nhất là đối với những người mới, chưa có kinh
nghiệm lãnh đạo.
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KHÔNG NHẤT THIẾT NGƯỜI TRƯỞNG NHÓM
CẦN PHẢI CÓ:
1. Không cần phải là người biết Kinh Thánh sâu nhiệm để có thể trả lời tất
cả các câu hỏi về Kinh Thánh của nhóm đưa ra.
2. Không cần phải có kinh nghiệm đã từng làm trưởng nhóm.
3. Không cần phải có học vấn cao hơn tất cả những người trong nhóm.
4. Không cần phải có địa vị cao mới tạo được uy tín trong nhóm.
5. Không cần phải là người tin Chúa lâu năm nhất trong nhóm.
6. Không ca8n phải là người lớn tuổi nhất trong nhóm mới có thể hướng dẫn
nhóm.
CÂU HỎI THẢO LUẬN:
Với tư cách là một trưởng nhóm, bạn hãy viết những thất bại của mình so
với những tiêu chuẩn phải có trong bài học, bạn thấy điều chi đối với bạn
khó thực hiện nhất.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ CÁCH HUẤN LUYỆN TRƯỞNG
NHÓM THÔNG CÔNG
Để chuẩn bị cho chương trình huấn luyện trưởng nhóm, đặc trách cần ngồi
lại để soạn thảo cách rõ ràng: mục đích, thời gian, phương pháp, và chủ đề
của chương trình huấn luyện.
MỤC ĐÍCH
Chương trình huấn luyện sẽ giúp cho người tham dự có những lý thuyết,
kinh nghiệm và thực tập để họ làm quen với những kiến thức cũng như
chuyên môn cần thiết để trở thành người trưởng nhóm thành công. Lớp học
này không chỉ rất có ích cho những ai có chút ít huấn luyện hoặc kinh
nghiệm nhưng có tâm tình muốn dự phần hầu việc Chúa qua việc lãnh đạo
nhóm thông công trong tương lai sẽ mạnh dạn, và tự tin hơn: lớp cũng sẽ rất
hữu ích cho những ai đã từng là trưởng nhóm nhưng chưa bao giờ có cơ hội
được huấn luyện, qua lớp này sẽ giúp họ biết thêm về những nguyên tắc để
hướng dẫn nhóm của mình thành công hơn.
THỜI GIAN
Lờp học từ 7 đến 10 tuần, mỗi tuần từ 2 đến 3 giờ (tổng cộng từ 14 đến 30
giờ). Tuỳ theo hoàn cảnh của từng Hội thánh, ta cũng có thể tổ chức lớp
trong vòng một tuần, học mỗi đêm, hoặc trong vòng 2 tuần, nếu học mỗi
tuần 3 đêm. Làm thế nào để người tham dự nắm vững phần lý thuyết cũng
như có thời gian quan sát và thực hành vài điều căn bản nhất.
PHƯƠNG PHÁP
Tuỳ theo nội dung từng bài học mà áp dụng phương pháp thích hợp. Lớp học
kết hợp nhiều phương pháp như: thuyết trình, thảo luận, thực tập để đạt được
mục đích đề ra.
CHỦ ĐỀ
Lớp sẽ được học những chủ đề chính sau đây theo trình tự thời gian:
- Bài 1: Nhóm thông công là gì, mục đích ra sao và ích lợi của nhóm thông
công trong việc giúp Hội thánh tăng trưởng.
- Bài 2: Các kiểu trưởng nhóm và tiêu chuẩn của người trưởng nhóm thành
công.
- Bài 3: Phương pháp hướng dẫn nhóm thông công qua sự chia xẻ, làm sao
tạo được bầu không khí cởi mở, thân mật để mọi người đều cảm thấy nhóm
thông công là nơi họ muốn chia xẻ những vui, buồn, ưu tư trong cuộc sống
hằng ngày.
- Bài 4: Các phương pháp hướng dẫn học Kinh Thánh, cách chọn tài liệu
học, làm sao biết cách đặt câu hỏi thảo luận và cách điều động thế nào để
mọi người đóng góp ý kiến cách tích cực xây dựng bài học.
- Bài 5: Phương pháp hướng dẫn cầu nguyện. Làm sao để một người chưa
từng cầu nguyện trước đám đông có thể mạnh dạn cầu nguyện và muốn cầu
ngyện. Những chủ đề cầu nguyện nào thích hợp trong nhóm thông công.
- Bài 6: Phương pháp truyền giảng trong nhóm thông công cách kết quả.
- Bài 7: Cách giải quyết những nan đề thường gặp trong nhóm thông công.
- Bài 8: Cách tạo mối thông công mật thiết giữa trưởng nhóm và nhóm viên,
và giữa nhóm viên với nhau.
- Bài 9: Sự cần thiết của việc thành lập nhóm thông công của trưởng nhóm.
- Bài 10: Bản giao ước của nhóm thông công. Cách duy trì và phát triển
nhóm thông công trong Hội thánh.
CÁCH HƯỚNG DẪN NHÓM THÔNG CÔNG CHIA XẺ VÀ HỌC TẬP
Như đã học, chia xẻ và học tập là hai trong bốn mục đích chính của nhóm
thông công. Mục đích quan trọng nhất là chia xẻ, vì khi nhóm thông công đã
đạt được mục đích này, sẽ rất dễ đạt đến ba mục tiêu còn lại.
I. CÁCH HƯỚNG DẪN NHÓM THÔNG CÔNG CHIA XẺ
1. Tạo một không khí đầy tình thân:
Làm sao để mỗi nhóm viên đều cảm thấy thoải mái, thân mật và hết sức tự
nhiên. Luôn giữ cho bầu không khí được cởi mở, mọi người đều có cảm giác
mình bình đẳng, yêu thương và được chấp nhận. Từ đó, mọi người sẽ cảm
thấy an tâm và tự nguyện chia xẻ những vui buồn của họ trong cuộc sống
hằng ngày.
Muốn đạt được điều này, đòi hỏi rất nhiều công sức, thời gian. Trong buổi
họp mặt đầu tiên, trưởng nhóm cần giải thích thật rõ ràng và nhấn mạnh mục
đích của nhóm để mọi người nắm vững và góp phần tích cực để nhóm sớm
đạt được mục đích, vì nhóm là của chung mọi người và tất cả đều có tinh
thần trách nhiệm như trưởng nhóm.
2. Xây dựng và phát triển tâm tình chia xẻ theo trình tự thời gian:
Không thể đòi hỏi có ngay được không khí cởi mở và đầy tình thân trong
một vài buổi nhóm đầu. Nhưng với sự hướng dẫn khéo léo và kiên nhẫn,
nhóm trưởng sẽ dần dần đưa nhóm đạt đến mục đích bằng những phương
pháp sau đây:
A. Sửa soạn thật kỹ buổi nhóm đầu:
- Điều quan trọng nhất, trước tất cả mọi sự chuẩn bị, người trưởng nhóm cần
dành thì giờ cầu nguyện thật nhiều cho chính mình có ơn của Chúa trong
việc hướng dẫn nhóm. Sau đó, cầu nguyện đặc biệt cho từng người trong tổ
để Chúa cảm động lòng họ và giúp họ thấy được những ích lợi thết thực nhất
mà nhóm thông công sẽ đem đến cho họ để họ tình nguyện và hăng hái tham
gia.
- Viết thơ mời và gọi phone cho từng nhóm viên nhắc nhở họ về ngày, giờ,
địa điểm của buổi họp đầu, khuyến khích họ cách đầy nhiệt tình. Nhiều
người sẽ đến buổi họp đầu chỉ vì cả nể tấm lòng quá thiết tha, ân cần của
nhóm trưởng hơn là vì họ đã hiểu được tầm quan trọng của nhóm thông
công cho đời sống họ. Ta sẽ giúp họ hiểu được điều này theo thời gian.
- Nhóm trưởng đến nơi họp sớm hơn mọi người. Sắp xếp ghế sao cho tất cả
mọi người đều có thể thấy mặt nhau. Nếu không có đủ ghế cho mọi người
thì tất cả sẽ cùng ngồi vòng tròn dưới thảm. Cố gắng tránh để người ngồi
trên ghế, kẻ ngồi dưới thảm. Nếu buổi nhóm không phải tại nhà mình thì
nhóm trưởng cũng vẫn cần đến sớm để xem xét mọi sự và để tỏ tinh thần
trách nhiệm cùng tấm lòng sốt sắng, tận tuỵ và thích thú của mình đối với tổ.
Đến sớm để có dịp chào mừng từng nhóm viên, tạo không khí đầy tình thân
ngay từ giây phút đầu tiên khi mà mọi ngời còn đầy e dè với nhau. Nhóm
trưởng phải làm thế nào để mỗi người đến thấy rõ rằng họ được hoan
nghênh. Một lời chào hỏi, một nụ cười, một ánh mắt thân thiện hay một cái
bắt tay thật lòng cũng có thể đánh tan sự căng thẳng hoặc mối âu lo kín dấu.
“Rất vui được gặp ban”, “Anh khoẻ chứ?”, “Cảm ơn chị đã cố gắng dành thì
giờ đến với chúng tôi”, “sự có mặt của anh đã khích lệ chúng tôi nhiều”.
Hãy suy nghĩ trước cách chào đón từng người. Công khó của bạn sẽ đạt
được kết quả không ngờ. Nếu có vài người khác trong nhóm đến chở dùng,
cố gắng tối đa để buổi họp mặt không thiếu một ai trong nhóm vì buổi nhóm
đầu tiên rất quan trọng.
- Chuẩn bị kỹ chương trình họp mặt:
* Vài bài hát quen thuộc có âm điệu vui tươi để ca ngợi Chúa và cũng để tạo
không khí phấn khởi cho những giây phút đầu của buổi nhóm. Những buổi
nhóm sau có thể tập những bài hát mới cho nhóm. Nếu trưởng nhóm không
có khả năng âm nhạc, có thể mời ai đó trong nhóm có khả năng phục trách
phần hướng dẫn hát. Còn nếu như trong nhóm không ai có khả năng này, ta
có thể nhờ một thanh niên trong Hội thánh đến giúp cho, có đàn càng tốt.
Đừng quên rằng còn nhiều thanh niên rất vui thích có những cơ hội phục vụ
Chúa qua khả năng Chúa ban cho. Nên nhớ rằng sự ca hát tôn vinh Chúa
trong hóm nhỏ hết sức quan trọng, tạo không khí vui tươi, và giúp cho mọi
người hiểu và có cơ hội bày tỏ lòng biết ơn Chúa qua giờ ca hát ngợi khen
Ngài. Trong thực tế, nhiều nhóm thông công đã hát nhủ một “thủ tục”,
không có một chút sức sống từ những trái tim đầy niềm vui trong Chúa. Đây
cũng là một trong những mục đích của nhóm thông công: dạy cho mọi ngời
biết rằng ca hát là một trong những cách bày tỏ lòng biết ơn Chúa mà Ngài
đẹp lòng nhất: “Trọn đời sống tôi sẽ ngợi khen Đức Giê-hô-va. Hễ tôi còn
sống đến chừng nào, tôi sẽ hát xướng cho Đức Chúa Trời tôi chừng nấy”
(Thi Tv 146:2).
* Soạn những câu hỏi để hiểu biết nhau, tạo sự cảm thông nhau, và để “xích
lại gần nhau” ngày càng hơn. Sau đây là một số câu hỏi gợi ý, bạn có thể
linh động xử dụng tuỳ theo hoàn cảnh từng nhóm sao cho thích hợp nhất:
1. Dùng từ ngữ thời tiết để mô tả tâm trạng bạn ngày hôm nay.
2. Điều gì quan trọng nhất, vui nhất hoặc buồn nhất vừa xảy đến với bạn
trong tuần qua.
3. Kể ra ba điều bạn thích làm nhưng vì lý do nào đó chưa thực hiện được
trong đời sống của mình.
4. Chia xẻ 24 giờ của bạn trong nếp sống hằng ngày: Bao nhiêu giờ ngủ,
việc học, việc làm, gia đình, bạn bè, riêng mình.
5. Những điều làm bạn tốn hao sinh lực và những cách nào giúp bạn lấy lại
sinh lực?
6. Điều vào chỗ trống các câu sau đây:
- Điều tôi muốn xảy ra là...
- Một điều mà tôi muốn thay đổi trong cuộc sống của tôi là...
- Một điều tôi đã học được trong trường đời là....
- Một điều vui tôi đã làm trong tuần qua là...
- Khi ở nhà một mình, tôi....
- Điều tôi muốn nhất trong đời là.....
- Tôi nổi giận khi....
- Điều yếu nhất của tôi là...
- Khi người khác bực mình, tôi...
- Điều tôi muốn nhìn thấy nhất trong nhóm thông công này là....
- Điều tôi ghét nhìn thấy nhất trong nhóm thông công này là....
- Điều tôi chưa bao giờ nói cho ai biết trước đây là.....
- Tôi cần....
- Màu tôi thích nhất là....
- Điều tôi muốn nó qua đi là....
- Ba hay bốn chữ mô tả đúng nhất về tôi là....
- Điều tôi không chắc là.....
- Vài điều có ý nghĩa nhất mà tôi muốn đạt được trong đời sống tôi là....
- Kỷ niệm vui nhất hay một biến cố đặc biệt nhất trong đời tôi là....
- Hai điều tôi làm rất thành thạo là.....
- Điều tôi thất bại hằng ngày là....
- Điều tôi tin chắc nhất là....
- Người trên thế giới mà tôi muốn gặp nhất là.....
- Điều tôi thích làm nhất tronv òng 5 năm tới, nếu tôi biết chắc là mình sẽ
không thất bại là....
- Nơi vui đối với tôi là.......
- Món quà tôi thích được nhận nhất là....
- Điều làm tôi vui nhất là........
- Điều làm tôi buồn nhất là.....
- Một trong những điều làm tôi bực mình trong đời sống hằng ngày là.....
- Người, việc hay nơi có ảnh hưởng đặc biệt nhất đã giúp tạo cuộc đời tôi
là...
Để hiểu nhau hơn, ta cũng có thể dùng những câu hỏi về quá khứ, hiện tại và
tương lai như sau:
Những câu hỏi về quá khứ:
- Điều đáng nhớ nhất mà bạn đã làm cùng gia đình khi bạn còn bé là gì?
- Nơi nào khiến bạn cảm thấy gần với Chúa nhất?
- Điều gì trong quá khứ đã làm bạn cảm thấy mắc cỡ nhất?
- Nơi nào đã từng đi qua làm bạn thích nhất?
- Bạn ở đâu lúc 10 tuổi?
- Khi còn bé, điều gì bạn thích làm nhất?
- Món quà quý nhất mà bạn đã nhận được khi còn bé là gì?
- Bạn là con thứ mấy trong gia đình?
- Lần đầu tiên bạn nghe về Chúa là khi nào?
- Ai đã dạy bạn cầu nguyện lần đầu tiên? Họ đã dạy điều gì?
- Khi nào là lần đầu tiên bạn nghe về Chúa?
- Khi nào là lần đầu tiên bạn nhận ra tình yêu của Chúa đối với bạn?
- Điều gì của Chúa đã chinh phục bạn mạnh mẽ nhất?
- Điều gì Chúa đã nhậm lời cầu xin của bạn?
Những câu hỏi về hiện tại:
- Bạn thích làm gì chio vui?
- Đặc tính mà bạn thích nhất ở một người bạn là gì?
- Nơi nào bạn thích nhất trong nhà bạn và nói tại sao?
- Khi có chút giờ rảnh, bạn thích làm gì?
- Điều gì làm bạn lo nghĩ trong tuần này?
- Điều gì làm bạn vui trong tuần này
- Công việc bạn thích làm ở nhà nhất là gì?
- Nếu bạn có thể nghe Chúa nói một điều với bạn, bạn nghĩ Chúa sẽ nói gì?
- Nếu bạn có thể nói một điều với Chúa, bạn sẽ nói gì?
- Nếu bạn có thể làm sống lại một người thì người đó là ai và tại sao bạn
chọn người đó?
- Khi có điều nặng nề ngột ngạt trong tâm hồn, bạn muốn đi đâu? Tại sao?
Những câu hỏi về tương lai:
- Nơi nào ở Mỹ mà bạn ao ước được đến thăm nhất?
- Phạm vi nào trong đời sống Cơ-đốc mà bạn muốn tăng trưởng nhiều nhất?
- Lên Thiên đàng, ngời bạn muốn gặp thứ nhì là ai?
- Nếu bạn có thể xây ngôi nhà riêng cho mình, nó sẽ như thế nào?
- Một ngày nào đó, bạn thích người ta sẽ nói thế nào về bạn trong ngày tang
lễ của bạn?
- Nếu Chúa cho bạn một điều, bạn sẽ xin gì?
* Chuẩn bị thật kỹ mục đích cùng bản giao ước của nhóm để trình bày cách
thật rõ ràng cho mọi người hiểu, đóng góp thêm ý kiến trước khi tất cả đồng
ý quyết tâm thực hiện. Đây là điều quan trọng nhất của buổi họp mặt đầu
tiên. Nếu mọi người biết rõ họ sẽ nhận được gì từ nhóm thông công cũng
như biết rõ nhóm thông công cần họ làm những gì, mọi ngời sẽ cảm thấy an
tâm, phấn khởi thêm. Những e dè, băn khoăn sẽ sớm được dẹp tan. Bạn có
thể soạn phần mục đích của nhóm dựa theo chương một đã học, thêm bởi
chút đỉnh sao cho thật phù hợp với tình hình thực tế của nhóm. Về bản giao
ước của nhóm, ban có thể dựa theo lời đề nghị của tiến sị Leuis H.Evans sau
đây như một bí quyết thành công trong nhóm thông công, mời gọi mọi người
cùng quyết tâm hưởng ứng:
Bản Giao Ước Của Nhóm Thông Công
. Giao ước yêu thương (Tình yêu không điều kiện):
Không vì bất cứ điều gì bạn làm khiến cho tôi ngưng yêu bạn. Có thể tôi
không đồng ý việc làm của bạn, nhưng tôi vẫn yêu thương bạn như một anh
em trong Chúa và tôi sẽ làm tất cả những gì tôi có thể để giữ bạn trong tình
yêu Chúa dạy chúng ta.
2. Giao ước ban cho:
Bất cứ những gì tôi có: thì giờ, năng lực, sự sáng suốt, hay chuyên môn, tôi
sẵn lòng giúp một khi bạn cần đến. Tôi vui lòng giúp bạn những gì có trong
khả năng tôi như một cơ hội Chúa cho để phục sự lẫn nhau.
3. Giao ước cầu thay:
Tôi hứa sẽ cầu thay thường xuyên cho bạn về những nhu cầu thuộc thể lẫn
thuộc linh, như Chúa muốn chúng ta cầu thay cho nhau nhất là sẽ trung tín
cầu nguyện cho những nhu cầu bạn đã bày tỏ trong nhóm.
4. Giao ước cởi mở:
Tôi hứa sẽ cố gắng trở nên một người cởi mở hơn. Không dấu kín những
cảm xúc, những tranh chiến, những niềm vui cũng như những nỗi buồn của
tôi. Tôi tin cậy bạn để chia xẻ những nan đề cùng những ước mơ của tôi, tôi
cần các bạn trong đời sống theo Chúa.
5. Giao ước thành thật:
Tôi sẽ hết sức cố gắng nhìn lại những gì tôi đã nhe bạn nói và bạn cảm xúc
về tôi. Dù điều đó có thể làm buồn lòng tôi đôi chút, nhưng tôi tin cậy vào
mối liên hệ giữa chúng ta trong Chúa để nhận ra rằng “chúng ta lấy lòng yêu
thương nói ra lẽ chân thật, để trong mọi việc chúng ta đều được thêm lên
trong Đấng làm đầu, tức là Đấng Christ” (Eph Ep 4:15). Tôi sẽ cố gắng bày
tỏ sự thành thật này trong sự nhạy cảm và thái độ tự chủ.
6. Giao ước nhạy cảm và tế nhị:
Dù tôi rất ao ước có được sự cảm thông của bạn, tôi hứa sẽ lưu ý và tế nhị
với bạn cùng nhưng nhu cầu của bạn bằng tất cả khả năng của tôi. Tôi sẽ cố
gắng lắng nghe bạn, để ý đến bạn, và cảm thấy bạn đang ra sao để kéo bạn ra
khỏi nhưng giây phút ngã lòng.
7. Giao ước giữ bí mật:
Tôi hứa sẽ giữ kín tất cả những gì đã được nghe chia xẻ trong nhóm, hầu
luôn giữ được sự cởi mở và tin cậy trong nhóm.
8. Giao ước trách nhiệm:
Tôi thật sự nghĩ rằng những ân tứ, khả năng Chúa cho tôi là dùng để phục sự
lẫn nhau. Nếu tôi cần nên khám phá ra những phương diện nào trong đời
sống tôi cần đựơc tỉa sửa để tránh sự đụng chạm với anh em, tôi sẽ tìm kiếm
sự giúp đỡ của Chúa Thánh Linh hầu cho tôi có thể hiến dâng, từ bỏ chính
mình nhiều hơn nữa. Tôi có trách nhiệm với các bạn trong nhóm để suy
nghĩ, lời nói, và hành động của tôi ngày một nên giống như Chúa.
Trong buổi họp mặt đầu tiên, bạn cần làm những điều sau đây (thời gian:
2giờ)
1. Hát vài bài ca ngợi Chúa và tạo không khí vui tươi cho giờ nhóm
(15phút).
2. Cầu nguyện ngắn xin Chúa hiện diện và ban phước cho giờ nhóm (5phút)
3. Giới thiệu lẫn nhau (10phút)
4. Để hiểu nhau hơn và tạo sự cởi mở qua một số câu hỏi đã gợi ý trên đây
(20-30phút)
5. Trình bày mục đích của nhóm và xin ý kiến đóng góp của mọi người làm
sao để nhóm sớm đạt được mục đích đề ra (20-30phút)
6. Thảo luận về giờ giấc, địa điểm nhóm thế nào là thuận tiện nhất cho mọi
người. Khuyến khích mọi người nêu ra những khó khăn để cả nhóm cùng
tìm cách giải quyết (10-15phút)
7. Đọc chung với nhau vài câu Kinh Thánh khuyên dạy về sự gắn bó lẫn
nhau như trong Cong Cv 2:42-47; RoRm 12:1-8, 9-21; 13:8-10; 15:1-7;
ICo1Cr 12:12-26; Eph Ep 4:1-16; 5:1-21; Phi Pl 2:1-11; CoCl 1:21-23; 3:1-
17; ITe1Tx 5:5-11; IPhi 1Pr 4:7-11; IGi1Ga 3:11-24; 4:7-21. Trưởng nhóm
chọn lấy một đoạn trong những khúc Kinh Thánh đã đề nghị trên đây, cùng
đọc chung. Trưởng nhóm đừng giảng dạy gì về đoạn Kinh Thánh vừa đọc,
chỉ nên dùng nó để nhấn mạnh một lần nữa về mục đích của nhóm là kết
chặt chúng ta lại với nhau trong tình yêu thương, chia xẻ và nâng đỡ nhau
cùng lớn lên trong Chúa. Vì đây là tuần đầu, mục đích chính là giúp mọi
người hiểu rõ mục đích của nhóm và tạo không khí cởi mở nên tốt nhất là
chưa bước vào giờ học Kinh Thánh vội (10phút).
8. Cầu nguyện với nhau. Đây là điều cũng vô cùng quan trọng. Ngay từ buổi
đầu, nhóm trưởng đã nhấn mạnh sự hiện diện của Chúa, để mọi người nhận
ra và tin chắc rằng chẳng phải chỉ có sự họp mặt của chúng ta với nhau mà
luôn có sự hiện diện và làm chủ của Chúa, để mọi người, “hoặc ăn, hoặc
uống, hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh hiển Chúa mà làm” (ICo1Cr
10:31), và cũng để ghi nhớ rằng trên hết mọi cố gắng, mọi nỗ lực của chúng
ta làm cho nhóm, thì trên hết vẫn là sự thương xót giúp đỡ của Chúa, vì
“ngoài ta, các ngươi không làm chi được” (GiGa 15:5b) (10phút).
9. Giờ trà nước thông công. Tuỳ theo ý thích và hoàn cảnh của từng nhóm
mà thực hiện vấn đề này. Tuy nhiên xin hết sức cẩn thận, đừng biến việc phụ
thành việc chính như thực tế một số nhóm thông công trong Hội thánh đang
mắc phải: xem việc ăn uống là chủ yếu, tuy không nói ra thành lời nhưng
thực tế đã dùng quá nhiều thì giờ cho việc ăn uống mỗi lần họp, không còn
là “trà nước” mà là “dưa hành củ kiệu” rất là linh đình. Sau đó thì việc nhóm
lại chỉ cònlà sơ sài chiếu lệ. Đó là chưa kể đến việc gây vấp phạm, mặc cảm
cho một số nhóm viên thấy việc khoản đãi như là “món nợ” vì những người
khác trong nhóm đã đãi quá “đậm đà”, mà mình không có tài khéo hoặc
không đu khả năng. Tốt nhất vẫn là ưu tiên một cho “bữa ăn thuộc linh”, còn
thuộc thể thì càng nhẹ nhàng càng tốt. Còn muốn có bữa ăn thông công thì
làm giờ khác hoặc tối đa là mỗi tháng một lần là đủ (10phút).
B. Trong những buổi nhóm kế tiếp: (Thời gian 2giờ)
1. Ca ngợi Chúa (15 phút)
2. Cầu nguyện ngắn xin sự hiện diện và ban phước của Chúa (5 phút)
3. Chia xẻ: Đây là giờ rất quan trọng, mọi người chia xẻ cho nhau những vui
buồn trong tuần để cùng vui chung trong sự cảm tạ Chúa cũng như cùng
quan tâm và cầu thay cho những anh chị em đang gặp khó khăn. Trưởng
nhóm luôn nhắc lại cách thường xyên mục đích của nhóm song song với thái
độ đầy yêu thương, ân cần quan tâm đến tất cả mọi người cách đồng đều để
ai nấy đều cảm thay an tâm và được khích lệ để mạnh dạn chia xẻ tâm tình
của mình trong nhóm. Nhóm trưởng cần có sự khôn ngoan và khéo léo trong
lúc hướng dẫn giờ chia xẻ. Tỏ ra chú ý lắng nghe bằng những bày tỏ tích cực
như mắt nhìn, đôi khi gật đầu hay mỉm cười, đừng làm chuyện khác như
xem lại bài hớng dẫn Kinh Thánh hay thì thầm với người bên cạnh. Thái độ
này gây tổn thương rất lớn đối với người bên cạnh. Thái độ này gây tổn
thương rất lớn đối với người đang chia xẻ. Không những một mình nhóm
trưởng bày tỏ lòng quan tâm nhưng kêu gọi mọi người cùng quan tâm chung
nghe anh chị em mình tâm sự. Ngoài ra nhóm trưởng cũng là người biết cắt
bớt những người nói dài hoặc đi quá xa tinh thần chia xẻ vui buồn trong tuần
qua của họ bằng nụ cười dịu dàng và lời nói tế nhị: “Dạ, cảm ơn anh Hùng
đã chia xẻ, thế còn chị Đào thì sao, kể cho anh em nghe tuần lễ của chị ai”.
Trong giờ chia xẻ, ngoài câu hỏi căn bản “những vui buồn tuần qua” ta nên
tiếp tục dùng những câu hỏi đã gợi ý đã nêu trên để không ngừng xây dựng
không khí vui tươi cởi mở và cũng giúp nhóm hiểu nhau ngày càng hơn (30
phút hoặc hơn tuỳ từng buổi).
4. Học Kinh Thánh (30-40 phút)
5. Cầu nguyện theo sự dạy dỗ của bài học Kinh Thánh và cầu thay cho nhau
về những vấn đề đã được nghe trong giờ chia xẻ. Cũng có thể cầu thay cho
những vấn đề khác của Hội thánh mình hoặc Hội thánh chung, nhưng bao
giờ cũng ưu tiên cho đời sống vật chất lẫn tâm linh của anh em trong tổ
trước. Chủ đề cầu nguyện của nhóm sẽ thay đổi tuỳ theo sự tăng trưởng tâm
linh của những thành viên trong nhóm (20-30 phút)
6. Thông công trà nước (15 phút)
7. Thông báo địa điểm họp tuần sau và chia tay.
ĐIỀU GHI NHỚ
1. Những câu hỏi trong giờ chia xẻ tâm linh không bao giờ là những câu có
lời giải đáp “đúng sai”. Đây là những câu hỏi khuyến khích mọi người kể lại
những kinh nghiệm của họ trong quá khứ, những cảm xúc, suy tư trong hiện
tại, cũng như niềm mơ ước, hy vọng cho tương lai; những sợ hãi băn khoăn
cũng như những thích thú vui mừng; những trôi nổi trong đời sống đức tin,
những sinh hoạt cùng những cảnh ngộ trong đời sống hằng ngày; những điều
thích hay không thích, những niềm vui nỗi buồn... Điểm chính không phải là
những ý nghĩ hay khái niệm, mà là chính mỗi con người. Kết quả của sự thố
lộ tâm tình này là ta cảm thấy gần gũi nhau hơn, thông cảm và chấp nhận
nhau trong tình yêu của Cha chung. Một chút liều lĩnh trong việc chia xẻ tâm
tình này là nếu ta thố lộ chính hoàn cảnh và con người thật của ta, sợ e sẽ có
những người không thích ta. Nhưng nếu ta từ chối chia xẻ tâm tình có vẻ
liều lĩnh này, ta sẽ không bao giờ nhận được niềm cảm thông cùng tình yêu
thương, là điều mà mỗi chúng ta đều rất cần có trong cuộc sống. Những câu
hỏi chia xẻ nên được đặt ra trong tâm tình cởi mở và đầy khuyến khích, rồi
tuỳ thuộc vào sự tự ý tự nguyện chia xẻ cách nông cạn hay sâu đậm của từng
người chớ không có sự bắt buộc hay nài ép quá mức độ của tình ý tự nguyện
của mỗi người. Có người dễ dàng chia xẻ, có người dè dặt khó khăn.
KHUYẾN KHÍCH, KHÔNG NÀI ÉP.
2. Có 5 mức độ chia xẻ: từ nông cạn đến sâu sắc.
a. Những mẫu chuyện khách sáo: thời tiết, chính trị.
b. Những sự việc đang xảy ra khắp nơi trên thế giới qua báo chí, TV, Radio.
c. Những ý kiến cá nhân
d. Những cảm xúc cá nhân
e. Những tâm sự cá nhân
Thí dụ: Mẫu đối thoại sau đây:
- Lệ: Hello Thơ, nghe nói chị mới đi Florida về phải không, thời tiết bên đó
thế nào chị?
- Thơ: Đẹp lắm, khoảng chừng 70 độ
- Lệ: Chắc là chị đã có những ngày nghỉ ngơi tuyệt lắm nhỉ (mức độ a)
- Thơ: Đúng đó, nhưng mà mình mới đọc qua cái vụ chết đói ở Phi Châu làm
mình cứ nghĩ ngợi mãi. Có bao giờ bồ nghĩ đến những người đang đói
không Lệ? (mức độ b)
- Lệ: Có chị ạ, đói là một nỗi buồn thật sự trong em. Khi em nhìn thấy
những trẻ em đang bị đói ở Phi Châu, lòng em thật đau xót chị ạ. Em buồn
khi chúng ta không hể làm được gì hơn cho họ (mức độ c và d)
- Thơ: Lệ biết không, chết đói không chỉ có trên TV thôi đâu. Hồi mình đi
vượt biên, bị kẹt trên đảo hoang, chính đứa em trai của mình cũng đã chết vì
đói (mức độ c)
3. Sự chia xẻ không chỉ bày tỏ trong giờ nhóm, nhưng rất nhiều tâm tình đã
được thổ lộ qua phone cách cá nhân. Vì thế, để tạo và không ngừng phát
triển tình thân trong nhóm ngày càng sâu đậm hơn, trong tuần, trưởng nhóm
cần vô cùng việc gọi phone thăm hỏi riêng từng thành viên trong nhóm, ít
nhất là một lần. Sau này, khi nhóm đã đủ thân, nhóm trưởng có thể chia
thành từng đôi bạn trong nhóm, hai người sẽ chăm sóc lẫn nhau, cầu nguyện
với nhau.
BỔ TÚC THÊM MỘT SỐ CÂU HỎI CHIA XẺ
Nên nhớ là mục đích của sự chia sẻ trong nhóm là để giúp mọi người hiểu
nhau hơn, cùng cảm thông, yêu thương, nâng đỡ và an uỉ nhau trên bước
đường theo Chúa. Vì thế, điều chúng ta muốn tìm biết lẫn nhau không phải
là về kiến thức, dữ kiện, hay quan niệm về những biến cố của cuộc đời, mà
là chính mỗi cá nhân. Vì thế, những câu hỏi đặt ra trong giờ chia xẻ phải là
những câu khuyến khích mọi người nói về chính mình: những kinh nghiệm
trong quá khứ, hoàn cảnh hiện tại, những dự định cùng niềm hy vọng và mơ
ước trong tương lai, những niềm vui, nỗi buồn, những tranh chiến cùng
những thành công hay thất bại. Những câu hỏi không đề cập tới những ý
tưởng hay khái niệm trừu tượng, nhưng là chia xẻ trực tiếp về chính mỗi
người. Có 5 loại câu hỏi chia xẻ:
1. Những câu hỏi về quá khứ:
- Kỷ niệm nào bạn ghi nhớ nhất khi bạn 12 tuổi?
- Ai là người có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với bạn trong thời thơ ấu?
- Biến cố nào khiến bạn thật sự tin vào sự hiện diện của Chúa trong đời bạn?
- Kể lại một kỷ niệm về sự thành công của bạn và cho biết kỷ niệm đó có ý
nghĩa đối với bạn?
- Một điểm son nào từ cha mẹ truyền lại mà bạn muốn giữ? Và có bấ cứ
điểm gì di truyền lại mà bạn ao ước được thay đổi không?
- Kể lại lần đầu tiên bạn gặp người bạn trăm năm của bạn, bạn nhớ điều gì
nhất?
- Lễ Giáng Sinh năm nào vui và có ý nghĩa nhất đối với bạn?
- Kinh nghiệm thuộc linh nào quan trọng nhất đối với bạn?
- Kể lại một điều vui (buồn, thách thức, khó khăn, dễ sợ, hạnh phúc) nhất
trong đời bạn và cho biết tại sao?
Những câu hỏi về quá khứ đặc biệt thích hợp trong những buổi đầu trong
nhóm thông công; khi mọi người chưa có dịp biết rõ nhau. Khi mời mọi
người chia xẻ những điều trong quá khứ, ta sẽ hiểu được những gì đã ảnh
hưởng trên đời sống của nhau, và những kinh nghiệm này sẽ giúp ta rõ hơn
về nhau.
2. Những câu hỏi về hiện tại:
Đây là những câu hỏi thiết thực nhất để biết những gì đang xảy ra trong hiện
tại, trong đời sống hằng ngày của mỗi nhóm viên để cảm thông và cầu thay
cho nhau:
- Bạn làm gì ngày thứ bảy?
- Điều gì làm bạn vui và điều gì khó khăn trong nếp sống hằng ngày?
- Một điều vui và một điều buồn trong tuần qua của bạn là gì?
- Có điều gì khiến bạn phải lo nghĩ trong tuần qua không?
- Điều khó khăn nhất đối với bạn trong vấn đề giao tế hằng ngày là gì?
- Khi nào bạn tranh chiến với chính bạn và bạn thắng và khi nào bạn thua?
Bạn cảm thấy thế nào về việc đó?
- Điều gì quan trọng nhất, có ý nghĩa nhất, bạn thoả lòng nhất trong tuần
qua?
- Một điều bạn cảm thấy hãnh diện về chính mình?
- Điều kỷ luật tâm linh nào dễ nhất và điều nào là khó nhất đối với bạn?
- Việc làm trong tuần qua của bạn thế nào? Có gì vui, buồn hay chán?
3. Câu hỏi về tương lai:
Những câu hỏi ve tương lai giúp chúng ta hiểu được những ước mơ, hy vọng
được thay đổi điều gì đó, những mong chờ cũng những điều có hể xảy tới
trong đời sống mỗi người. Câu hỏi về tương lai nên đặt ra khi đã quen biết
nhau một thời gian.
- Điều bạn muốn thực hiện trong 5 năm tới là gì?
- Nếu bạn có thể thấ đổi một điều về chính bạn và muốn có một khả năng
hay đức tính nào bạn đang không có, thì đó là gì?
- Một điều bạn muốn học tập trong thời gian tới là gì?
- Nơi nghỉ phép nào bạn muốn đến nhất? Tại sao?
- Nếu như bạn có thể thay đổi một điều trên thế giới, thì đó là gì? Tại sao?
- Nếu bạn có thể làm một điều bạn muốn trong vòng 2 năm tới, điều đó là
gì?
- Nếu bạn có thể xạy dựng hoặc thay đổi một điều trong Hội thánh, đó là gì?
- Nếu bạn có 1 triệu đồng, bạn sẽ làm gì với số tiền đó?
- Một điều bạn muốn con cái bạn nhớ đến bạn, đó là gì?
- Giấc mơ cho năm nay của bạn là gì?
4. Câu hỏi xác định:
Đây là loại câu hỏi mời mọi người nói về những điểm tốt về nhau. Thường
ta nhận biết tình bạn quý báu lắm, thế nhưng ta ít có dịp bày tỏ cho nhau
biết. Những câu hỏi xác định này thích hợp vào những ngày cuối của nhóm:
- Điều bạn đánh giá cao và cam3 phục đối với một hay vài người trong
nhóm là gì?
- Nếu bạn có thể gởi đến một món quà đặc biệt cho từng người trong nhóm,
thì đó là gì và tại sao?
- Những ân tứ thuộc linh nào mà bạn thấy có trong một hoặc vài người trong
nhóm?
- Điều gì có ý nghĩa đối với bạn trong nhóm?
- Nhóm đã thật sự quan trọng và gíp đợ bạn như thế nào?
- Điểm đặc biệt nhất mà bạn nhận thấy trong nhóm là gì?
- Nếu bạn được mời chia xẻ về nhóm, bạn sẽ nói gì?
Khi ta nìn lại và nói lên những điểm tốt trong nhóm, ta sẽ giúp nhau nhận ra
sự hiện diện cùng sự ban phước của Chúa trên từng người trong nhóm.
Những câu hỏi xác định này rất quan trọng trong việc bày tỏ cảm nghĩ và
xây dựng mối thông công, chăm sóc và liên hệ lẫn nhau.
5. Câu hỏi về trách nhiệm:
Những câu hỏi này được đặt ra để nhắc nhở những nhóm viên những gì ta đã
cùng nhau hứa thực hành trong đời sống đức tin hằng ngày. Những câu hỏi
này chỉ nên đặt ra khi mọi ngừi trong nhóm đều có tinh thần dấn thân, ý thức
trách nhiệm của mình đối với Chúa và đối với nhóm. Khi trình độ thuộc linh
củ anóm ở mức độ trưởng thành, những câu hỏi này được đặt ra như một
khích lệ, nhắc nhở và cầu thay cho nhau để cùng thực hiện. Đây là mục đích
tối hậu của nhóm thông công; Sống theo lời Chúa để đời sống tâm linh thực
sự được lớn lên.
- Điều bạn tin rằng Chúa muốn bạn thực hiện trong tuần này là gì? Khi nào
bạn định làm và sẽ làm ra sao?
- Những thay đổi nào trong thói quen hoặc hành động mà bạn tin rằng Chúa
muốn bạn thực hiện trong tuần này? Bạn sẽ thực hiện thế nào?
- Hành động Cơ-đốc nào mà bạn sẽ cố gắng thự chiện trong tuần này và điều
gì sẽ giúp bạn đạt được điều đó?
- Những kỷ luật thuộc linh nào bạn muốn theo trong tuần này? Tại sao?
- Những thành công cùng thất bại nào bạn đã gặt hái được trong tuần qua
trong việc cố gắng bước theo Chúa?
- Mối tương giao nào bạn muốn thực hiện trong tuần này? Và bạn sẽ làm thế
nào để thự chiện nó?
- Bạn sẽ thực hành lòng biết ơn Chúa của bạn trng tuần này như thế nào?
- Thánh Linh đã nhắc nhở bạn ra sao về những gì vừa học được trong giờ
học Kinh Thánh? Bạn sẽ lam gì và khi nào?
- Bạn có dự định gì trong việc chia xẻ lời Chúa trong tuần này? Với ai?
- Kỷ luật cầu nguyện nào bạn dự định thực hiện và kiểm điểm lại trong tuần
này?
- Một trách nhiệm mà bạn phải hoàn tất trong tuần này là gì? Và bạn nghĩ
thế nào về việc việc này?
CÁCH HƯỚNG DẪN NHỮNG CÂU HỎI CHIA XẺ:
1. Người hướng dẫn đặt ra câu hỏi nếu cần, trả lời trước nhất về phần của
chính mình như là một thí dụ cho mọi người hiểu câu hỏi. Nếu vài người bắt
đầu nói dài quá, người hướng dẫn phải đề nghị những người còn lại chia xẻ
ngắn gọn hơn để ai nấy đều có cơ hội chia xẻ.
Thí dụ: Xem cách trả lời dưới đây: ngắn, gọn nhưng cũng đã đủ để biết nhau
qua câu 1 và đủ thông tin cho nhau qua câu 2.
Câu hỏi 1: Ai là người ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong thời thơ ấu của bạn?
Trả lời: Má, Ông nội, Ba, Thầy giáo, v.v..
Câu hỏi 2: Chia xẻ một niềm vui và một nỗi buồn trong tuần qua
Trả lời:
- Vui vì có người bạn ở xa đến thăm, buồn vì xe hư.
- Vui vì được tăng lương, buồn vì bị bịnh hết mấy ngày.
- Vui vì nhận thư nhà bên VN, không có gì buồn
- Không có gì vui đặc biệt, còn buồn thì mới bị thất nghiệp. v.v...
2. Cho phép mọi người thông qua nếu có ai đó không thể hoặc là không
muốn trả lời câu hỏi. Tuy nhiên, sau khi qua hết vòng, ta sẽ trở lại với người
chưa nói và hỏi nếu như họ muốn chia xẻ. Nhiều lần họ sẽ nói. Đừng bỏ
quên họ để họ có cảm giác bị loại trừ. Cũng đừng bao giờ ép uổng người
khác phải trả lời. Đừng làm người ta xấu hổ hay có cảm giác như đang bị
điều khiển. Tong khi khuyến khích mọi người tham gia trả lời, chấp nhận
cho họ sửa lại câu hỏi một chút sao cho họ cảm thấy thoải mái khi trả lời.
Thông qua cách nhanh chóng đến người kế tiếp hay tiết mục kế tiếp.
3. Những câu hỏi chia xẻ đều có mục đích cho tất cả mọi người. Vì thế, nên
đi qua một vòng từng người một, mỗi người chỉ có độ vài phút để chia xẻ.
Đừng hỏi những câu đòi hỏi sự trả lời dài hoặc khó. Mục đích là giúp mọi
người trong nhóm hiểu nhau hơn, chứ không có ý đi sâu vào chi tiết của một
chủ đề nào.
4. Luôn bắt đầu với những câu hỏi có tính cách “vô thưởng vô phạt”, có tính
cách tổng quát để ai cũng cảm thấy thoải mái trả lời cách dễ dàng chứ không
cần phải suy nghĩ sâu sắc, hay trả lời cách khó khăn. Lâu dần khi đã quen
thân nhau, ta sẽ đi vào những câu hỏi có tính cách chi tiết và sâu sắc hơn.
Thí dụ: Sau đây là những câu hỏi tổng quát, ai cũng có thể trả lời mà không
thấy khó khăn:
- Bạn là con thứ mấy trong gia đình?
- Nếu có chút giờ rãnh, bạn thích làm gì?
- Nơi nào đã từng đi qua làm bạn thích nhất?
- Đặc tính mà bạn thích nhất ở một người bạn là gì?
- Lên Thiên đàng, người bạn muốn gặp thứ nhì là ai?
5. Đừng đặt những câu hỏi mà có những người không thể trả lời được. Thí
dụ, đừng hỏi: “Bạn học trường đại học nào và ngành học của bạn là gì?” nếu
trong nhóm có những ngời chưa từng là sinh viên. Đừng hỏi về vấn đề con
cái nếu có một số người trong nhóm chưa có gia đình. Tóm lại, cần nhạy bén
về quá khứ của những nhóm viên, đừng bao giờ đặt những câu hỏi mà chỉ có
một số người trong nhóm có thể trả lời được. Mục đích của những câu hỏi
chia xẻ là để cho tất cả mọi người đều nói một chút về chính họ.
6. Tuyệt đối không hỏi những câu có tính cách tranh luận về một quan điểm,
một biến cố hay nan đề một nào đó torng giờ chia xẻ. Trong giờ học Kinh
Thánh, ta sẽ có nhiều thì giờ hơn để mổ xẻ về những ý kiến. Giờ chia xẻ là
thì giờ nói về cá nhân và không có sự tranh luận.
7. Đừng hỏi những câu hỏi đòi hỏi mọi người phải xưng nhận tôị lỗi của họ
hay là chỉ nói về khuyết điểm của họ. Nếu có ai nói về khuyết điểm, đó là tự
ý họ thích bày tỏ chứ không yêu cầu. Đừng hỏi câu: “Lầm lỗi lớn nhất trong
đời bạn là gì?” Cố gắng quân bình sự chia xẻ những điều tích cực cũng như
những điều khó khăn.
Những câu hỏi chia xẻ là công cụ thiết thực nhất để xây dựng niềm cảm
thông và hiểu biết lẫn nhau mà bất cứ nhóm thông công nào cũng đều dùng
đến trong hầu hết tất cả mọi buổi họp mặt. Có những nhóm vẫn tiếp tục dùng
một cách hết sức tốt đẹp dù họ đã cùng ở chung một nhóm một thời gian thật
lâu rồi. Những lời mời gọi chia xẻ hết sức đơn giản vẫn có tác dụng rất tốt
như:
- Có ai có điều gì muốn chia xẻ không?
- Hãy để chút thì giờ chia xẻ những điều xảy ra trong tuần của mỗi chúng ta.
Tuỳ theo từng hoàn cảnh của từng nhóm mà ta linh động áp dụng các câu
hỏi chia xẻ. Vấn đề nên tránh là đừng lặp lại như bài học thuộc lòng mỗi
tuần nhưng hãy tìm cách làm giờ chia xẻ được tươi mới luôn.
NHỮNG TRÒ CHƠI TRONG MỤC ĐÍCH CHIA XẺ
Ta có thể những trò chơi này trong giờ sinh hoạt nhóm hay đi chơi ngoài
trời.
1. Tôi là ai?
a. Phát cho mỗi người một tờ giấy, dành vài phút cho tất cả nhóm viên liệt kê
20 điều họ thích làm. Một số có thể thích nhiều hơn là 20 việc: một số khác
có thể khó khăn lắm mới tìm ra được 15. Khuyến khích mọi người suy nghĩ
đến việc họ thích làm hơn hết. Với một số ít người,c ó thể đó là chuyện mơ
mộng vẩn vơ.
b. Sau khi mọi người liệt kê xong, bảo mỗi người ghi như sau đây vào mỗi
việc tương ứng:
(MM) Những việc mà bạn thích làm một mình
(NK) Những việc mà bạn thích làm chung với người khác
($) Những việc làm cần phải tốn tiền (trên 50 đồng)
(L) Những việc làm đòi hỏi chút ít liều lĩnh
(N) Những công việc nhàn hạ, trầm lặng hay thụ động
(T) Những công việc tích cực, chủ động
(CG) Những công việc mà bạn cố gắng học tập hoặc rèn luyện mới có được
(TC) Những công việc mà bạn làm hồi còn trẻ con
(CM) Những hoạt động mà cha mẹ bạn đã từng làm
c. Xem lại bảng liệt kê của bạn và xếp lại theo thứ tự các việc bạn thích làm
nhất. Bạn nhận thấy được gì về chính mình? Chú ý đến 5 việc bạn thích làm
nhất để hiểu rõ hơn về chính mình. Bây giờ bạn tự hỏi bằng những câu cụ
thể hơn:
- Bạn thích làm việc một mình hay với người khác?
- Những điều bạn thích làm thường tốn nhiều tiền không?
- Bạn có thích liều lĩnh không, loại nào?
- Bạn thuộc về mẫu người hiếu động hay thụ động hay trung dung?
- Những việc bạn thích có đòi hỏi sự tiếp xúc với người khác không?
- Bạn có cần khéo tay để làm những việc bạn thích không?
- Bạn có thích làm những việc cha mẹ bạn đã từng làm không?
- Hãy nhìn lại bảng liệt kê, nếu phải từ bỏ đi thì việc nào là khó khăn nhất
đối với bạn? Bạn sẽ tiếc rẻ việc nào nhất nếu bạn không được làm nữa.
d. Dành khoảng 10 phút để thảo luận về những gì bạn đã tìm ra với một
người khác trong tổ. (nếu những người trong tổ đã thật biết rõ nhau, ta có thể
thảo luận chung) Sau đó họp lại cả tổ và chia xẻ những gì mỗi người đã nhận
ra về bản thân mà trước đây họ chưa từng nhận ra hoặc nghĩ đến. Để cho
mỗi ngời nói ít nhất là một điều mình đã thích thứ được học hỏi nơi người
bạn của mình.
Chú ý: Trong trò chơi này, không có những câu trả lời nào tốt hặc xấu cả.
Chủ đích chỉ đơn giản là giúp các bạn tự thấy chính mình rõ hơn và chia xẻ
những gì mình thấy với các bạn khác mà thôi.
2. “Chạy lửa”
Nhà bạn bị cháy. Mọi người trong nhà đều an toàn. Bạn còn được một phút
để chạy khắp nhà quơ vội 3 hoặc 4 món. Dành đúng một phút cho mỗi người
ghi ra 4 món ấy là gì. Sau đó mỗi người kể lại những món họ đã liệt kê ra và
cho biết tại sao họ chọn những món đó. Sau khi mọi người đã chia xẻ, cả
nhóm sẽ thảo luiận về những gì mọi người học biết từ các vật mà họ cho là
có giá trị đó.
3. Đúng/Sai
Tất cả nhóm viên viết ra 4 câu về bản thân họ trên một tờ giấy, trong đó có 3
câu đúng và 1 câu sai. Nhớ là mỗi câu đều phải hợp lý. Dĩ nhiên là đừng nói
trước câu nào là đúng và câu nào là sai. Thí dụ:
- Tôi nghĩ là mình thiếu kiên nhẫn
- Tôi từng đi nghỉ hề bên Nhật
- Tôi ghét bạo lực
- Điều tôi mơ ước là trở thành hiệu trưởng một trường trung học
Sau khi mọi người đã viết xong, bảo mỗi người đọc lên các câu của mình đã
viết, rồi để mọi người cùng cố đoán điều gì là sai và nói lên tại sao họ chọn
câu ấy. Xem cả nhóm có đồng ý không. Sau vài phút, để chính ngời viết nói
ra câu nào đúng câu nào sai.
II. CÁCH HƯỚNG DẪN NHÓM THÔNG CÔNG HỌC TẬP
Những phương pháp và tài liệu học Kinh Thánh ta sẽ bàn đến trong tuần thứ
9 của khoá học. Ở đây, ta chỉ bàn đến cách hướng dẫn giờ học Kinh Thánh.
Dù áp dụng bất cứ phương pháp hay tài liệu học Kinh Thánh nào, bạn cũng
cần luôn ghi nhớ những điểm vô cùng quan trọng sau đây, là bí quyết của
buổi học Kinh Thánh trong nhóm thông công thành công:
1. Thảo luận chứ không phải thuyết trình:
Niềm vui của sự khám phá trong giờ học Kinh Thánh đến từ mỗi người
trong nhóm tìm kiếm ra ý nghĩa của đoạn Kinh Thánh đang học một cách cá
nhân và có cơ hội thảo luận để cùng học hỏi lẫn nhau. Điều này biến mỗi
nhóm viên từ thụ động nên chủ động và việc học Kinh Thánh trở thành một
kinh nghiệm của đời sống. Vì thế, người hướng dẫn nhóm học Kinh Thánh
giỏi không bao giờ nên khống chế giờ thảo luận bằng cách phô trương sự
hiểu biết và ý kiến của những nhóm viên về ý nghĩa đoạn Kinh Thánh cũng
như phần áp dụng vào đời sống.
2. Chìa khoá của người hướng dẫn buổi học Kinh Thánh thành công là biết
đặt những câu hỏi đúng:
Những câu hỏi luôn xoay quanh 3 điểm căn bản:
- Phần quan sát: Đoạn Kinh Thánh NÓI gì? Những sự kiện gì được ghi nhận
qua khúc Kinh Thánh? (Ai viết, viết cho ai, nhân vật trong đoạn Kinh
Thánh? Chuyện xảy ra tại đâu? Khi nào? Về điều gì đang xảy ra hay tư
tưởng nào được nói đến? Tại sao? Diễn tiến của sự việc hay tư tưởng ra
sao?)
- Phần giải thích: Đoạn Kinh Thánh có Ý NGHĨA gì? Tác giả viết đoạn Kinh
Thánh này với mục đích gì? (Định nghĩa các chữ khó, liệt kê những tư tưởng
lớn, những điểm nào không hiểu, so sánh với các chú giải).
- Phần áp dụng: Đoạn Kinh Thánh DẠY TÔI điều gì? Tôi nhận được sự dạy
dỗ nào cho đời sống tôi ngày nay? (nguyên tắc học được là gì? Áp dụng thế
nào cho cuộc sống ngày nay? Mệnh lệnh nào tôi cần giữ? Lời hứa nào cho
tôi? Gương mẫu nào cần noi theo? Tội lỗi nào cần tránh? Lý do nào cần cảm
tạ? Khúc Kinh Thánh dạy gì về Đức Chúa Trời, Chúa Giê-xu, người khác và
chính tôi?)
Một số điểm gợi ý khi soạn câu hỏi thảo luận:
- Những câu hỏi nên đi xa hơn câu trả lời “có, không”.
- Những câu hỏi nên có hơn một lời giải đáp duy nhất.
- Những câu hỏi nên xoáy vào trọng tâm của chủ đề đoạn Kinh Thánh đề cập
- Tuỳ nội dung của từng đoạn Kinh Thánh mà sắp xếp các câu hỏi: Có khi
cần đi qua tất cả các câu hỏi quan sát, rồi đến các câu hỏi giải thích và cuối
cùng là những câu hỏi áp dụng; nhưng cũng có nhưng đoạn Kinh Thánh cần
xen kẽ những câu hỏi quan sát, giải thích, và áp dụng trong quá trình học
tập.
- Không nên lập lại những câu hỏi mà mọi người đều nắm vững câu trả lời.
- Nên lập lại những câu hỏi nào cần thiết cho một khám phá mới hay một
chủ đề đang được thảo luận cách sâu sắc và thiết thực.
- Những câu hỏi áp dụng chủ nên đưa ra khi mọi người đều thông hiểu ý
nghĩa đoạn Kinh Thánh qua các câu hỏi quan sát và gia3i thích.
- Khuyến khích và hướng dẫn mọi người trả lời câu hỏi áp dụng cách cụ thể
qua từng hoàn cảnh thực tế chứ không hời hợt, tổng quát.
3. Mục đích tối hậu của việc học Kinh Thánh là áp dụng vào đời sống, chứ
không phải là tích luỹ kiến thức.
Mục đích không phải là giải quyết từng câu hỏi hay là đương đầu với những
biến cố mà đoạn Kinh Thánh mô tả, nhưng chính là sự đáp ứng trong tâm
tình vâng phục và làm theo những gì đã ọc được từ đoạn Kinh Thánh. Điều
nguy hiểm là có những nhóm học Kinh Thánh chấm dứt ở điểm cố gắng giải
quyết tất cả những nan đe trong đoạn Kinh Thánh đề cập, và đã thiếu mất
phần đáp ứng và áp dụng những điều đã học được vào đời sống thực tế.
Nhấn mạnh điểm nào trong bài học ta cần áp dụng vào đời sống hôm nay và
bàn luận cách áp dụng như thế nào cho thành công nhất.
XÂY DỰNG, DUY TRÌ VÀ KHÔNG NGỪNG PHÁT TRIỂN MỐI
THÔNG CÔNG TRONG HỌC TẬP:
Đừng bao giờ quên rằng đối tượng và mục tiêu của noh1m thông công là
những nhóm viên chư1 không phải là công việc hay đoạn Kinh Thánh. Sau
đạy là một số điểm căn bản nhắc nhở bạn trong việc xây dựng mối thông
công trong học tập của nhóm thông công:
1. Trước giờ nhóm: Nhóm trưởng cần đích thân (lúc đầu) hoặc nhờ nhóm
viên (về sau) gọi phone nhắc nhở, khích lệ từng người noh1m viên về buổi
học. Vì thế, nếu có ai vắng mặt trong giờ nhóm thì mọi người đều biết rõ lý
do để cầu thay. trưởng nhóm đến trước giờ, đặc biệt thăm hỏi những ngời
mới đến với nhóm và người ít nói. Trưởng nhóm cần tỏ ra thái độ chân thành
quan tâm đến từng cá nhân, đừng để một ai đến với nhóm, ra về trong âm
thầm, buồn chán như tâm trạng lúc mới đến.
2. Bắt đầu đúng giờ: Sau khi đã thảo luận và biểu quyết giờ nhóm trong buổi
họp đầu, ta nên giữ đúng giờ nhóm mặc dù nhóm viên đến chưa đông đủ.
Đối với những người đến trễ, ta đã dành sẵn ghế trống, để không ai phải
đứng dậy lo tìm chỗ cho họ khi đang giờ học. Người hướng dẫn sẽ chào
mừng người vừa đến trễ một cách ngắn gọn như: “Chào bạn, chúng ta chỉ
mới bắt đầu...” và rồi tiếp tục chương trình. Nên tránh thái độ làm ngơ hoặc
săn đón thái quá đến nỗi việc học bị ngưng trệ. Cũng nên tránh giải thích bài
học lại từ đầu. Giữ đúng giờ là một điều quan trọng vì làm như thế là ta tôn
trọng người đến đúng giờ, và cố gắng khuyến khích người đến trễ lần sau
đến đúng giờ hơn.
3. Trong giờ học tập: Một trong những điều khó nhất cho người hướng dẫn
giờ học Kinh Thánh là làm sao cho việc phát biểu được sôi nổi và đồng đều.
Không ai là ngời khống chế buổi học, cũng không ai bị bỏ quên. Trong
nhóm bao giờ cũng có người nói nhiều và có người thật lặng lẽ. Người
hướng dẫn cần nhạy bén trong việc quan sát và điều khiển buổi thảo luận để
khéo léo cắt bớt những ngời nói nhiều và luôn khuyến khích người ít nói sao
cho mọi người đều góp phần phát biểu một cách đồng đều, nhất là ngay
trong buổi học đầu tiên, đã chủ ý nhấn mạnh ngay việc kêu gọi mọi người
tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bài học, sẽ tạo được không khí cởi mở từ
ban đầu. Điều này áp dụng ngay từ giây phút chia xẻ vui buồn trong tuần
trước giờ học Kinh Thánh, làm sao để mọi ngời đến dự đều có cơ hội nói ra
những điều xảy ra cùng những suy nghĩ và cảm xúc của họ trong giờ chia
xẻ, thì họ sẽ phát biểu tự nhiên hơn trong giờ học tập.
4. Sau giờ nhóm: Bạn có nhận thấy là sự chia xẻ trở nên sâu đậm nhất
thường xảy ra khi giờ nhóm đã kết thúc không? Người trưởng nhóm nên cố
gắng ở lại và trò chuyện với mọi người cho đến khi mình là người sau cùng
ra về. Đôi khi câu hỏi hoặc điều băn khoăn đã không được bày tỏ ra trong
giờ nhóm nhưng là sau giờ nhóm. Ai đó có câu hỏi về sự tương giao giữa họ
với Chúa, muốn được chia xẻ cách cá nhân với trưởng nhóm để chờ đợi một
lời khuyên. Cũng có thể là một quyết định, một nan đề trong gia đình hoặc
cá nhân mà họ muốn nhờ bạn đặc biệt cầu nguyện thay cho hoặc giúp đỡ họ.
Trong những trường hợp này, bạn phải nhận ra tầm quan trọng của lòng tin
cậy của người chia xẻ đối với bạn, hầu cho bạn hết sức chú tâm lắng nghe.
Nhưng giây phút này có tác dụng vô cùng mạnh mẽ đến đời sống họ. Một lời
cầu nguyện, mộ lời khích lệ, một sự hướng dẫn, hay sự giúp đỡ của bạn
trong lúc này sẽ làm thay đổi hoàn cảnh, tâm trạng của người đó mà bạn
không bao giờ ngờ được. Nhớ hãy hết sức hết lòng quan tâm và giúp đỡ
trong những trường hợp này.
Nhắc lại bạn một lần nữa là sự liên lạc trong tuần hết sức cần thiết trong việc
xây dựng và phát triển mối tương giao trong nhóm. Có nhiều người dù mình
khích lệ họ mấy đi nữa trong nhóm. họ vẫn giữa thái độ im lặng, nhưng họ
sẽ dễ dàng tâm sự nhiều điều bạn không thể ngờ được trong lúc bạn gọi
phone hỏi han họ một cách cá nhân. Nhớ dành thì giờ đặc biệt ngoài giờ
nhóm, công khó của bạn sẽ không bao giờ vô ích đâu.
NHỮNG KỶ LUẬT CĂN BẢN TRONG PHẦN HƯỚNG DẪN THẢO
LUẬN:
Sau đây là một số điều giúp bạn thành công trong phần hướng dẫn thảo luận:
1. Chú ý lắng nghe: Trong khi có người chia xẻ, người hướng dẫn cần phải
tỏ ra sự quan tâm của mình như:
- nhìn thẳng vào người đang nói tỏ ý mình đang chăm chú nghe
- không đọc, không viết, không nghĩ ngợi vẩn vơ cũng không nói chuyện với
người khác
- nên đáp lại lời chia xẻ của họ bằng những dấu hiệu thật khích lệ như mỉm
cười, gật đầu, nói đệm theo nhưng chữ ngắn như: Ố,ồ vậy sao, thật hở? cái
gì? thế nào, rồi sao nữa? Nói thêm một chút đi!
Trong khi có một người đang nói, có thể có vài người trong nhóm không chú
tâm lắng nghe, có lẽ họ đang lo chuẩn bị cho sự chia xẻ của họ. Nghệ thuật
lắng nghe đòi hỏi tình yêu thương và sự cảm thông sâu sắc đối với nhau.
Trưởng nhóm cần nhắc nhở thường xuyên điều này để mọi người trong
nhóm học tập cách tôn trọng, yêu thương và quan tâm lẫn nhau bằng cách
tập lắng nghe nhau và khích lệ mọi ngơừi chia xẻ. (Thực tập: chia nhóm
thông công thành từng ba người: một nói, một nghe và một quan sát. Cứ 3
phút thì đổi phiên. Có thể thực tập đề tài: “Một điều làm tôi phấn khởi và
một điều làm tôi lo lắng... Cuối cùng thảo luận với nhau đề tài: làm sao
chúng ta phát huy khả năng lắng nghe)
2. Tìm ý kiến: Đây là cách đơn giản nhưng hữu hiệu nhất dùng để mời gọi
những người ít nói trong nhóm tham gia ý kiến trong giờ thảo luận. Đối với
những người ít phát biểu, bạn đừng chờ cho đến khi họ tự ý nói lên nhữn ý
nghĩ hoặc cảm xúc của họ. Bạn có thể hỏi họ cách trực tiếp:
- Mai, Bạn nghĩ thế nào về câu Kinh Thánh này?
- Lan, ý kiến chị về vấn đề này ra sao?
- Thông, xin anh cho biết quan niệm của anh?
- Dũng, anh hiểu thế nào về câu này?
- Ngọc, theo bạn thì điều quan trọng nhất trong câu Kinh Thánh này là gì?
Hỏi thẳng tên có lợi là khích lệ những người ít nói tham gia, đem họ vào sự
thảo luận, đồng thời cũng cắt bớt được những người nói nhiều. Tuy nhiên,
cần cẩn thận trong khi đặt câu hỏi “đich danh” này. Đừng bao giờ đặt những
câu hỏi mà người ta không thể trả lời hay những câu làm người ta hổ thẹn.
3. Làm sáng tỏ: Thường trong khi thảo luận, những người nghe không hiểu
cách trọn vẹn, thường là đoán ra ý của người phát biểu rồi tiếp tục thảo luận.
Việc hiểu lầm, hiểu lờ mờ, hoặc thiếu rõ ràng rất thường xảy ra, và dù không
chắc lắm như thế, mọi người cứ hay bỏ qua và tiếp tục câu kế tiếp. Đôi khi
ta cần đi chậm lại để tìm hiểu cách chắc chắn ý kiến của ngời vừa phát biểu.
Giờ thảo luận chỉ đạt kết quả cao khi người nghe hiểu rõ ý người nói. Điều
thường gặp phải nhất là người nói không diễn đạt ý mình cách rõ ràng, hoặc
có khi vì người nghe không hết sức chú tâm. Câu hỏi làm sáng tỏ sẽ gúp giải
quyết vấn đề này và cũng giúp cho những người phát biểu cố gắng diễn đạt ý
mình cách rõ ràng hơn. Những câu hỏi làm sáng tỏ có thể là:
- Tôi không hiểu chắc ý bạn muốn nói là sao
- Xin bạn nói rõ hơn
- Ý của anh là sao?
- Chị có thể cho một thí dụ được không?
- Bạn vui lòng lập lại và nói thêm một chút ý bạn được không?
- Anh có ý gì, muốn nói gì khi anh dùng chữ...
- Tại sao điều này đối với anh là quan trọng?
- Chị có thấy là câu hỏi của chị đã được giải đáp rồi chưa?
- Bạn nghĩ là bạn đã nắm vững điều bạn hỏi chưa?
- Chúng ta đồng ý cả chứ?
(Thực tập: trong giờ huấn luyện trưởng nhóm, chia mỗi toán 3 người: 1 nói,
1 đặt câu hỏi và 1 quan sát. Sau 5 phút thì đổi phiên cho nhau. Cuối cùng
nhận xét giúp nhau rút ưu khuyết điểm)
4. Diễn đạt lại: Đây là một trong điểm khó nhất trong nghệ thuật lắng nghe:
xác định lại ý mình vừa được nghe bằng ngôn ngữ của mình. Để làm gì? Để
xác định lại những gì mình nghe là đúng với ý của người nói. Một lỗi thường
mắc phải nhất là ta tỏ ý cảm thông bằng cách nói: “Tôi biết chị đang mang
tâm trạng nào rồi vì tôi cũng đã từng trải qua kinh nghiệm giống như chị
vậy”. Lời phát biểu này không thích hợp vì 2 lý do sau đây:
- Thứ nhất: Làm thay đổi đối tượng chú ý từ người đang chia xẻ qua người
vừa góp ý. Mọi người sẽ quay ra lắng nghe kinh nghiệm của người góp ý
thay vì chú tâm đến người đang chia xẻ.
- Thứ nhì: Dù rằng kinh nghiệm có tương t5, cũng không thể nào y hệt nhau.
Người đang chia xẻ sẽ cảm thấy bị “cụt hứng"nếu nghe ta nói: “Tôi biết chị
Nhom thanh cong
Nhom thanh cong
Nhom thanh cong
Nhom thanh cong
Nhom thanh cong
Nhom thanh cong
Nhom thanh cong
Nhom thanh cong
Nhom thanh cong
Nhom thanh cong
Nhom thanh cong
Nhom thanh cong
Nhom thanh cong
Nhom thanh cong
Nhom thanh cong
Nhom thanh cong
Nhom thanh cong
Nhom thanh cong
Nhom thanh cong
Nhom thanh cong
Nhom thanh cong
Nhom thanh cong
Nhom thanh cong
Nhom thanh cong
Nhom thanh cong
Nhom thanh cong
Nhom thanh cong
Nhom thanh cong
Nhom thanh cong
Nhom thanh cong
Nhom thanh cong

More Related Content

What's hot

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienco_doc_nhan
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoco_doc_nhan
 
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)co_doc_nhan
 
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.netSinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.nethtpsccbb159
 
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taHoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taco_doc_nhan
 
C7 gay dung hoi thanh moi
C7 gay dung hoi thanh moiC7 gay dung hoi thanh moi
C7 gay dung hoi thanh moico_doc_nhan
 
Banaba con trai của sự yên ủi
Banaba   con trai của sự yên ủiBanaba   con trai của sự yên ủi
Banaba con trai của sự yên ủiPhuoc Nguyen
 
Nhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh congNhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh congco_doc_nhan
 
Sách YOUCAT - Giáo lý Công giáo cho người trẻ
Sách YOUCAT - Giáo lý Công giáo cho người trẻSách YOUCAT - Giáo lý Công giáo cho người trẻ
Sách YOUCAT - Giáo lý Công giáo cho người trẻgxduchoa
 
Cau hoi on tap glhn
Cau hoi on tap glhnCau hoi on tap glhn
Cau hoi on tap glhnmaituyen
 
Hoi thanh theo dung muc dinh
Hoi thanh theo dung muc dinhHoi thanh theo dung muc dinh
Hoi thanh theo dung muc dinhco_doc_nhan
 
Phuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-thePhuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-theco_doc_nhan
 
100117 Tuan Le Hiep Nhat
100117 Tuan Le Hiep Nhat100117 Tuan Le Hiep Nhat
100117 Tuan Le Hiep NhatNguyen
 
Nep song cong dong
Nep song cong dongNep song cong dong
Nep song cong dongco_doc_nhan
 
Tại sao tôi theo đạo công giáo
Tại sao tôi theo đạo công giáoTại sao tôi theo đạo công giáo
Tại sao tôi theo đạo công giáoThịnh Vũ
 
A4 ngoi khen va tho phuong
A4 ngoi khen va tho phuongA4 ngoi khen va tho phuong
A4 ngoi khen va tho phuongco_doc_nhan
 
C4 truyen giang phuc am trong quyen nang
C4 truyen giang phuc am trong quyen nangC4 truyen giang phuc am trong quyen nang
C4 truyen giang phuc am trong quyen nangco_doc_nhan
 
B4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc amB4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc amco_doc_nhan
 

What's hot (20)

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
 
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
 
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.netSinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
 
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taHoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
 
C7 gay dung hoi thanh moi
C7 gay dung hoi thanh moiC7 gay dung hoi thanh moi
C7 gay dung hoi thanh moi
 
Banaba con trai của sự yên ủi
Banaba   con trai của sự yên ủiBanaba   con trai của sự yên ủi
Banaba con trai của sự yên ủi
 
Thuat lanh dao
Thuat lanh daoThuat lanh dao
Thuat lanh dao
 
Nhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh congNhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh cong
 
Sách YOUCAT - Giáo lý Công giáo cho người trẻ
Sách YOUCAT - Giáo lý Công giáo cho người trẻSách YOUCAT - Giáo lý Công giáo cho người trẻ
Sách YOUCAT - Giáo lý Công giáo cho người trẻ
 
Cau hoi on tap glhn
Cau hoi on tap glhnCau hoi on tap glhn
Cau hoi on tap glhn
 
Hoi thanh theo dung muc dinh
Hoi thanh theo dung muc dinhHoi thanh theo dung muc dinh
Hoi thanh theo dung muc dinh
 
Phuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-thePhuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-the
 
100117 Tuan Le Hiep Nhat
100117 Tuan Le Hiep Nhat100117 Tuan Le Hiep Nhat
100117 Tuan Le Hiep Nhat
 
Nep song cong dong
Nep song cong dongNep song cong dong
Nep song cong dong
 
GIÁO LÝ HÔN NHÂN
GIÁO LÝ HÔN NHÂNGIÁO LÝ HÔN NHÂN
GIÁO LÝ HÔN NHÂN
 
Tại sao tôi theo đạo công giáo
Tại sao tôi theo đạo công giáoTại sao tôi theo đạo công giáo
Tại sao tôi theo đạo công giáo
 
A4 ngoi khen va tho phuong
A4 ngoi khen va tho phuongA4 ngoi khen va tho phuong
A4 ngoi khen va tho phuong
 
C4 truyen giang phuc am trong quyen nang
C4 truyen giang phuc am trong quyen nangC4 truyen giang phuc am trong quyen nang
C4 truyen giang phuc am trong quyen nang
 
B4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc amB4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc am
 

Similar to Nhom thanh cong

Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôTông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôphanthitrucgiang82
 
Loi song thang 01.2009
Loi song thang 01.2009Loi song thang 01.2009
Loi song thang 01.2009La Ga
 
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)co_doc_nhan
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suco_doc_nhan
 
C1 huy dong de nhan cap
C1 huy dong de nhan capC1 huy dong de nhan cap
C1 huy dong de nhan caphhdzungamway
 
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhChuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhco_doc_nhan
 
Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuChuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuSilicon Straits Saigon
 
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)gxduchoa
 
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótTông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótphanthitrucgiang82
 
Chữ hiếu trong cơ đốc giáo
Chữ hiếu trong cơ đốc giáoChữ hiếu trong cơ đốc giáo
Chữ hiếu trong cơ đốc giáoEsther Huynh Bich
 
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietMau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietTung Thanh
 
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietMau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietTung Thanh
 
GIÁO LÝ HÔN NHÂN CÔNG GIÁO
GIÁO LÝ HÔN NHÂN CÔNG GIÁOGIÁO LÝ HÔN NHÂN CÔNG GIÁO
GIÁO LÝ HÔN NHÂN CÔNG GIÁOJohn Nguyen
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaco_doc_nhan
 
Dan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot quaDan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot quaHa Dat
 

Similar to Nhom thanh cong (20)

Nep song cong dong
Nep song cong dongNep song cong dong
Nep song cong dong
 
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôTông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
 
Loi song thang 01.2009
Loi song thang 01.2009Loi song thang 01.2009
Loi song thang 01.2009
 
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich su
 
C1 huy dong de nhan cap
C1 huy dong de nhan capC1 huy dong de nhan cap
C1 huy dong de nhan cap
 
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhChuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
 
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhChuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
 
Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuChuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
 
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
 
So 179
So 179So 179
So 179
 
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótTông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
 
Chữ hiếu trong cơ đốc giáo
Chữ hiếu trong cơ đốc giáoChữ hiếu trong cơ đốc giáo
Chữ hiếu trong cơ đốc giáo
 
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietMau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
 
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietMau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
 
GIÁO LÝ HÔN NHÂN CÔNG GIÁO
GIÁO LÝ HÔN NHÂN CÔNG GIÁOGIÁO LÝ HÔN NHÂN CÔNG GIÁO
GIÁO LÝ HÔN NHÂN CÔNG GIÁO
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
Dan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot quaDan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot qua
 
So 170
So 170So 170
So 170
 
Ttdc 5 2021
Ttdc 5 2021Ttdc 5 2021
Ttdc 5 2021
 

More from co_doc_nhan

Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2co_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1co_doc_nhan
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day daoco_doc_nhan
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoco_doc_nhan
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducco_doc_nhan
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhco_doc_nhan
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongco_doc_nhan
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayco_doc_nhan
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day doco_doc_nhan
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caico_doc_nhan
 
Nghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayNghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayco_doc_nhan
 
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoNep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoco_doc_nhan
 

More from co_doc_nhan (20)

Truong nhan su
Truong nhan suTruong nhan su
Truong nhan su
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day do
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua cai
 
Nghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayNghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bay
 
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoNep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
 
Lanh dao
Lanh daoLanh dao
Lanh dao
 

Nhom thanh cong

  • 1. NHÓM THÔNG CÔNG Tại sao nhóm thông công là phương cách hữu hiệu nhấtt để tăng trưởng Hội Thánh? Nói đến sự tăng trưởng Hội thánh, hình ảnh lý tưởng bao giờ cũng là Hội thánh đầu tiên mà Lu-ca đã mô tả một cách sinh động trong Cong Cv 2:41b- 47. Trong ngày ấy có độ ba ngàn người thêm vào Hội thánh. Và những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh, và sự cầu nguyện. Mọi người đều kính sợ vì có nhiều sự kỳ phép lạ làm ra bởi các sứ đồ. Phàm những người tin Chúa đều hiệp lại với nhau, lấy mọi vật làm của chung. Bán hết gia tài điền sản mình mà phân phát cho nhau, tuỳ theo sự cầu dùng của từng người. Ngày nào cũng vật, cứ chăm chỉ đến đền thờ, còn ở nhà thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ thật thà, ngợi khen Đức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng. Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội thánh. Qua hình ảnh trên, ta thấy rõ phẩm chất tốt đẹp của các tín hữu đầu tiên. Họ đã sống đúng theo ý Chúa khi Ngài thành lập Hội thánh: hiệp lại với nhau, chia xẻ cho nhau theo nhu cầu từng người, chăm chỉ đi nhà thờ, thông công với nhau cách đầy tinh thần và vui vẻ qua các bữa ăn. Tình đoàn kết và yêu thương chân thật của các tín đồ đầu tiên đã làm đẹp lòng Chúa và đẹp lòng cả dân chúng. Cách sống tốt đẹp này của họ đã dẫn đến một kết quả phi thường: Hội thánh tăng trưởng cách lạ lùng. - Mỗi ngày Chúa lấy những người được cứu thêm vào Hội thánh (2:47b) - Có nhiều người đã nghe đạo thì tin, số tín đồ lên đến độ năm ngàn (4:4b) - Vả, người tin theo đông lắm, cứ một lòng một ý cùng nhau (4:32) - Số những người tin Chúa càng ngày càng thêm lên, nam nữ đều đông lắm (5:14) - Lúc đó, số môn đồ càng thêm lên (6:1) - Đạo Đức Chúa Trời càng ngày càng tràn ra, số môn đồ tại thành Giê-ru-sa- lem thêm lên nhiều lắm (6:7) - Hội thánh trong cả xứ Giu-đê, xứ Ga-li-lê và xứ Sa-ma-ri được hưởng sự bình an, gây dựng và đi trong đường kính sợ Chúa, lại nhờ Đức Thánh Linh vừa giúp, số của Hội được tăng thêm (9:31) - Việc đó đồn ra khắp thành Gióp-bê, nên có nhiều người tin Chúa (9:42) - Tay Chúa ở cùng mấy người đó, nên số người tin và trở lại cùng Chúa rất nhiều (11:21) - Bấy giờ, đạo Đức Chúa Trời tấn tới rất nhiều, càng ngày càng tràn thêm ra (12:24) - Đạo Chúa tràn ra khắp trong xứ đó (13:49)
  • 2. - Các Hội thánh được vững vàng trong đức tin, và số người càng ngày càng thêm lên (16:5) - Nhờ quyền phép của Chúa, đạo bèn đồn ra, càng ngày càng được thắng (19:20) Câu chuyện đẹp đẽ trên không chỉ là “chuyện xưa tích cữ” đã xảy ra gần hai ngàn năm trước, nhưng có hàng ngàn câu chuyện đẹp đẽ tương tự đã và đang xảy ra khắp đó đây trên thế giới ngày nay. Bất luận ở đâu hoặc thời nào, khi một số nhỏ con cái bắt đầu tin và sống đúng như khuôn mẫu của Hội thánh đầu tiên kinh nghiệm được phước hạnh này. Chúa Giê-xu đã bắt đầu chức vụ của Ngài bằng nhóm thông công 12 sứ đồ. Ngài đã để lại cho những kẻ theo Ngài một kiểu mẫu phục vụ lý tưởng. Hội thánh đầu tiên đã theo đó để nhận được biết bao phước hạnh. Ngày nay, sự phục hưng mạnh mẽ của Hội thánh Đại Hàn, sự phát triển lạ lùng của đạo Chúa ở Phi Châu, Châu Mỹ La-tinh, sự tồn tại và tăng trưởng của hàng triệu tín hữu dướo sự bắt bớ của Cộng sản tại Trung Hoa, tất cả đều bắt đầu bằng nhóm thông công. Vài năm gần đây phong trào nhóm thông công trong cộng đồng Công Giáo cũng như Tin Lành đang được sống lại ngày càng mạnh tại các Hội thánh ở Anh và Hoa Kỳ. Cũng chưa bao giờ bằng lúc này tại quê nhà chúng ta, trong vòng các con cái Chúa từ Bắc tới Nam, nhóm thông công cũng đang phát triển mạnh mẽ hơn ba giờ hết. Tại sao chìa khoá của sự phục hưng và tăng trưởng của Hội thánh lại là nhóm thông công? Những ích lợi và ảnh hưởng mạnh mẽ của nhóm thông công Nhóm thông công không những đáp ứng hầu hết những nhu cầu về sự tăng trưởng trong đời sống tâm linh riêng của mỗi cá nhân tín hữu, mà nhóm nhỏ còn là phương cách hữu hiệu nhất giúp cho Hội thánh tăng trưởng. Khi đời sống tâm linh tín hữu mạnh mẽ sẽ làm cho Hội thánh tăng trưởng. Đời sống người Cơ-đốc không phải là một hành trình cô đơn, nhưng là một thành viên trong một đội ngũ có cùng một Cha, một niềm tin, một mục đích; một đội ngũ được ràng buộc với nhau lớn lên trong sự hiểu biết Cha chung và cùng nâng đỡ nhau chống trả với kẻ thù chung là vua của thế gian mờ tối. Không có một Cơ-đốc nhân nào có thể nói mình đã làm tròn điều răn của Chúa nếu chỉ đứng một mình mà yêu Chúa vì chúng ta là những chi thể trong cùng một thân với một sự liên hệ bất khả chia lìa (ICo1Cr 12:12-27). Giăng nhắn nhở chúng ta, “Nếu chúng ta đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài đi trong sự sáng, thì chúng ta giao thông cùng nhau” (IGi1Ga 1:7a). Bản Kinh Thánh tiếng Anh dùng từ fellowship, nguyên bản Hi-lạp dùng chữ koinonia, có ý nghĩa sâu sắc hơn bất luận các liên hệ xã hội nào đã có. Nhà thần học Hans Kung nhấn mạnh, “koinonia is at the heart of community”. Trong Tân ước, chữ koinonia mang một ý nghĩa độc đáo diễn tả bất cứ nơi đâu khác trên trần gian. Chúa muốn thấy những con cái Ngài
  • 3. yêu nhau vì: “Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tai điều đó mà thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ ta” (GiGa 13:35), “ai yêu kẻ lân cận mình ấy là kẻ đã làm trọn luật pháp” (RoRm 13:8b) Nhóm thông công cung ứng đủ các loại nhu cầu tâm linh từ thấp đến cao cho tất cả tín đồ từ chập chững theo Chúa cho đến khi trưởng thành. Ngay cả các Mục sư, ban chấp hành hoặc những người đang giữ các vai trò lãnh đạo các ban ngành đều cần đến nhóm thông công. Người ta thường nói, “cô đơn khi ở trên đỉnh”. Chính vì thế mà các nhà lãnh đạo, các vi Mục sư đều cần có những nhóm nhỏ gồm những người cùng một tâm tình để nâng đỡ nhau. Các Mục sư Mỹ luôn có những nhóm gọi là “Care Group Leaders”. Việt Nam ta cũng có những nhóm cầu nguyện của các Mục sư. Nhóm thông công là nơi đáp ứng những nhu cầu thiết thực cho đời sống người Cơ-đốc như: 1. Giúp đời sống tâm linh ta tăng trưởng qua việc cùng nhau học lời Chúa (ITi1Tm 3:14-16) 2. Giúp ta tìm được mối tương giao thân thiết trong gia đình Cơ-đốc. Trong nhóm nhỏ, anh chị em chia xẻ nhưng vui buồn, thất bại thành công trong nếp sống đạo hằng ngày để có thể nâng đỡ, an ủi, khuyến khích và gây dựng đức tin cho nhau trên bước đường theo Chúa (ITe1Tx 5:11) 3. Giúp ta thêm sức mạnh qua sự cảm thông và cầu thay của anh em trong lúc ta đương đầu với những cám dỗ và thử thàch trong đời sống hằng ngày (ITi1Tm 2:1). Nơi tốt nhất cho ta thực ành hành và kinh nghiệm năng quyền của sự cầu nguyện (Gia Gc 5:16) 4. Là nơi ta CHO và NHẬN tình yêu thương (RoRm 13:10) 5. Nơi tốt nhất cho ta cơ hội phụng sự, phục vụ người khác như lời Chúa dạy (GiGa 13:14-15) 6. Nơi ấm cùng và thân mật nhất để ta giới thiệu về Chúa cho những người thân trong gia đình và thân hữu (RoRm 10:13-15) 7. Nơi ta có những giờ phút vui đùa, giãn xả tâm trí cách hồn nhiên, thanh sạch bên các anh chị trong gia đình Cơ-đốc (Phi Pl 4:4-7) 8. Nơi giúp ta nhận ra và phát huy những khả năng và ân tứ Chúa ban cho ta để vui hưởng trong tâm tình biết ơn Chúa và sử dụng nó cách đúng để làm sáng danh Chúa (ICo1Cr 15:58) Những điều trên đây không phải là lý thuyết không tưởng, nhưng nó là những ích lợi thiết thực mà bất cứ nhóm nhỏ Cơ-đốc nào cũng có thể đạt được nếu như ta biết tổ chức và điều hành nhóm thông công đúng cách. Kỳ tới ta sẽ bàn đến làm sao để bắt đầu hay nói một cách khác, cách thành lập nhóm thông công trong Hội thánh. CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. Bạn đã từng tham dự nhóm thông công chưa? So sánh với những ích lợi
  • 4. nêu trên, nhóm của bạn đã và chưa đạt được những điểm nào? Tìm nguyên nhân. 2. Chia xẻ quan niệm và kinh nghiệm riêng của bạn về nhóm thông công trước và sau giờ học. CÁCH THÀNH LẬP CÁC NHÓM THÔNG CÔNG TRONG HỘI THÁNH Sự phát triển của tập thể Cơ-đốc qua nhóm thông công là trung tâm điểm của Hội thánh. Điều này bày tỏ rõ nét trong ý định của Chúa Giê-xu khi Ngài thành lập Hội thánh. Ngài phán vì tình yêu của các tín hữu đối với nhau mà mọi người sẽ biết đến Ngài (GiGa 13:15). Chúa chúng ta muốn rằng cách đối xử lẫn nhau của những người Cơ-đốc sẽ là một lời chứng tốt nhất về Tin Lành. Thật thế, trong Hội thánh, mọi tương giao giữa các tín hữu với Chúa và với nhau là điều tối cần thiết. Có tình yêu thương thật mới nẩy sinh biết bao điều tốt khác như tha thứ, chấp nhận, nâng đỡ và chăm sóc nhau như con cùng một Cha, chiên cùng một bầy. Khi nhìn thấy một tập thể khắng khít nhau bằng sợi dây tình yêu “chặt không đứt, bứt không rời đó, mọi người sẽ tìm đến để muốn tham gia. Yêu và được yêu vẫn là nhu cầu muôn đời của con người muôn thuở muôn nơi. Mỗi sáng Chúa nhật đến nhà thờ ài tiếng đồng hồ trong giờ thờ phượng không thể đem chúng ta đến tình yêu thân thiết ấy. Chỉ có trong nhóm thông công, mỗi tín hữu mới có dịp được quan tâm cách cá nhân, được bày tỏ tâm tư mình cách dễ dàng và cũng có nhiều cơ hội phục vụ Chúa. Giáo sư Thần học Robert Leslie tóm tắt cách quả quyết điều nhóm nhỏ có thể đem đến cho Hội thánh qua những lời sau: “Chúa không được tìm thấy trong những luật pháp khách quan, những thế thức khó khăn, hay trong những quy luật vô hồn. Chúa được tìm thấy trong sự tham gia, góp phần trong mối tương giao, trong sự gặp gỡ trong niềm vui nỗi buồn của kinh nghiệm con người, trong sự co và nhận của những lời đàm thoại. Trong phép lạ của những mối liên hệ, chúng ta sẽ khám phá rằng chúng ta không còn là những khách lạ, nhưng là những thành viên trong cùng một nhà, được ràng buộc chặt chẽ với nhau trong niềm trung thành với Cha yêu dấu” (Leslie, Sharing Groups in the Church, p.185) Như đôi cánh của một chiếc phi cơ, kế hoạch và huấn luyện là hai điểm cốt yếu để thành lập các nhóm thông công thành công trong Hội thánh. Một kế hoạch được chuẩn bị chu đáo cho nhóm thông công sẽ thất bại nếu nhóm trưởng thiếu huấn luyện. Trái lại, nhóm trưởng kinh nghiệm nhưng không có một kế hoạch tốt cũng sẽ thất bại vì trong quá trình thành lập và duy trì nhóm thông công có nhiều phức tạp và đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo. Trong
  • 5. chương này, ta sẽ xét qua điểm quan trọng thứ nhất trong việc thành lập nhóm thông công: Kế hoạch tổ chức. 1. Thành lập một ban đặc trách nhóm thông công Từ lâu trong Hội thánh đã có những nhóm thông công như nhóm cầu nguyện tuần hoàn, hoặc nhóm học Kinh Thánh. Tuy nhiên, đó thường chỉ là những nhóm tự phát hoặc chỉ được sự tham dự của một số ít người trong Hội thánh. Để tổ chức nhóm thông công cho toàn thể con cái Chúa trong Hội thánh có cơ hội tham dự, ta cần thành lập một Ban Đặc Trách Nhóm Thông Công. Bạn này sẽ có trách nhiệm tổ chức các nhóm thông công soạn thảo kế hoạch chương trình huấn luyện cho các trưởng nhóm, làm sao để thực hiện các nhóm nhỏ cho toàn thể Hội thánh. Hơn thế nữa, ban đặc trách nhóm thông công không cần đông, chỉ độ khoảng 3,4 người có tâm tình, khả năng và kinh nghiệm trong vấn đề tổ chức nhóm thông công. Ban này sẽ do ban chấp hành đề cử hoặc có thể phổ biến giữa Hội thánh để tìm người ứng cử và sau đó Hội thánh hoặc ban chấp hành sẽ đề cử. 2. Xác định mục đích và kế hoạch Ban đặc trách nhóm thông công sẽ soạn thảo một mục đích và kế hoạch rõ ràng cho các nhóm thông công. Thí dụ Hội thánh thứ nhất có thể đạt mục đích và kế hoạch cho nhóm thônt công như sau: “Nhóm thông công tạo cơ hội cho tất cả con cái Chúa trong Hội thánh được tham gia để đời sống tâm linh cũng được nuôi dưỡng và lớn lên. Qua đó ý nghĩa thật của tập thể Cơ- đốc được phát triển và bày tỏ, hầu cho danh Chúa được rao ra trong đời sống của chúng ta”. Hội thánh thứ hai có thể xây dựng mục đích và kết hoạch như: “Nhóm thông công là một phương tiện cho toàn thể con cái Chúa sử dụng để tham dự vào sự tăng trưởng đức tin chung, nuôi dưỡng tâm linh cho tập thể Cơ-đốc và mở mang công việc Chúa”. Định rõ mục đích và kế hoạch sẽ giúp cho nhóm thông công vượt qua mọi trở ngại để đạt đến đích mà không bị lệch lạc hoặc bỏ cuộc nửa chừng. Sau khi xác định mục đích, ban đặc trách sẽ bàn đến phương cách thực hiện mục đích ấy. Có bốn sinh hoạt chính trong nhóm thông công: học tập, chia xẻ, cầu nguyện và truyền giảng. Ngoài ra, còn những sinh hoạt khác như ca hát, điểm sách, điểm phim, thảo luận những nan đề trong gia đình, nghề nghiệp, cuộc sống và giải trí. Thường các nhóm thông công thường thay đổi các mục tiêu nhấn mạnh tuỳ từng thời điểm cho thích hợp nhu cầu của nhóm. Sau đây là những mục tiêu để thực hiện kế hoạch nhóm thông công của Hội thánh bạn: a/ Cung cấp những cơ hội cho các nhóm viên khám phá và học tập cách bày tỏ những khả năng, và ơn tứ Chúa cho mình. b/ Cung cấp những cơ hội cho các nhóm viên chia xẻ cho nhau những niềm vui nỗi buồn của cuộc sống hằng ngày trong không khí đều cởi mở, cảm
  • 6. thông, quan tâm và hết lòng nâng đỡ nhau của nhóm. c/ Cung cấp những cơ hội cho các nhóm viên học tập để tăng lên sự hiểu biết lời Chúa và cách thực hành những điều đã học trong nếp sống đạo hằng ngày. d/ Cung cấp những cơ hội để kinh nghiệm về năng quyền của Chúa trong đời sống hằng ngày qua sự cầu thay cho nhau. e/ Cung cấp những cơ hội tốt nhất để bày tỏ niềm tin đến những thân hữu. Bạn cũng có thể dùng cách dưới đây để bày tỏ những mục tiêu để thực hiện kế hoạch nhóm thông công của Hội thánh bạn: - Học tập: Học biết nhiều hơn về lời Chúa, về đời sống đức tin và phục vụ của người Cơ-đốc. - Hiểu biết chính mình: Để khám phá và học tập thêm về những ca3m xúc, suy nghĩ cùng những tiềm năng, ân tứ Chúa cho để vui sống và phục vụ. - Hiểu biết thêm về Chúa: Kinh nghiệm thế nào Chúa đã đáp lời cầu nguyện của các nhóm viên một cách đầy ngạc nhiên và khích lệ. - Nâng đỡ: Làm tăng trưởng đức tin lẫn nhau bằng những kinh nghiệm theo Chúa qua những lời tâm tình chia xẻ những vui buồn trong cuộc sống hằng ngày của các nhóm viên. - Truyền giáo: Là cơ hội cho các nhóm viên được bày tỏ niềm tin cho thân hữu ngoài Hội thánh. 3. Xác định phương cách thực hiện Sau khi ban đặc trách nhóm thông co6ng được thành lập, ban này ngồi lại với nhau bàn thảo để tìm ra mục tiêu kế hoạch cho các nhóm nhỏ trong Hội thánh. Tuỳ theo hoàn cảnh, trình độ thuộc linh của các tín hữu trong Hội thánh để có một kế hoạch chương trình nhóm thông công sao cho thích hợp với nhu cầu thiết thực nhất của Hội thánh. Có rất nhiều cách phân nhóm: Có thể tuỳ theo lứa tuổi, sở thích, nhu cầu, trình độ, nghề nghiệp, địa phương. Thí dụ nhóm thông công thiếu niên, thanh niên, sinh viên, các ông, các bà, hoặc nhóm thông công tâm tình, chăm sóc, học tập, cầu nguyện, truyền giảng, ca hát. Ở nhiều Hội thánh, ban đặc rách liệt kê ra tất cả các loại nhóm thông công trong Hội thánh với các mục tiêu khác nhau rồi khuyến khích các tín hữu trong Hội thánh tự chọn ít nhất là một nhóm để tham gia. Tuy nhiên, để đạt đến mục tiêu Hội thánh tăng trưởng, cách phổ biến nhất vẫn là cách chia theo địa phương, những người cư ngụ cùng một vùng sẽ lập thành một nhóm. Cách này mục tiêu của nhóm sẽ chú trọng đến bốn mặt: chia xẻ, học tập, cầu nguyện và truyền giảng. Thông thường, ban đặc trách sẽ có những thay đổi về cách tổ chức nhóm thông công mỗi sáu tháng để các tín hữu có dịp thay đổi nhóm nếu họ muốn. 4. Nhiệm vụ cụ thể của ban đặc trách Ban đặc trách hết sức quan trọng vì là những người chịu trách nhiệm toàn bộ
  • 7. về tổ chức cũng như duy trì và phát triển các nhóm thông công trong Hội thánh. Nhiệm vụ chính của ban đặc trách gồm những điểm chính sau đây: a/ Phân nhóm b/ Tìm, chọn và huấn luyện các trưởng nhóm c/ Cung cấp tài liệu học tập cho các nhóm. Nếu có thể đựơc tất cả các nhóm sẽ cùng học mộ tài liệu. Tùy theo hoàn cảnh thực tế từng Hội thánh, nếu đa số những nhóm trưởng còn mới thì Mục sư hoặc ban đặc trách sẽ hướng dẫn trước cho các trưởng nhóm về những điểm chính trong bài học Kinh Thánh để các trưởng nhóm có thể tự tin hơn trong việc hướng dẫn nhóm của mình. Hoặc trong quá trình hướng dẫn nhóm, nếu trong nhóm có những câu hỏi mà trong nhóm không thể giải đáp thì có thể đem ra thảo luận trong giờ họp mặt hằng tháng các nhóm trưởng với ban đặc trách. Đây là điều hết sức quan trọng không thể thiếu. Ban đặc trách và các trưởng nhóm có buổi họp hằng tháng để chia xẻ về tình hình của từng nhóm hầu có kết hoạch giúp đỡ nhau kịp lúc, chớ không phải mình chỉ biết vận mệnh của nhóm mình mà thôi. Buổi họp hằng tháng này của ban đặc trách và các trưởng nhóm cũng để có thì giờ cầu nguyện đặc biệt cho những nan đề và nhu cầu trong các nhóm. Buổi họp này cũng có mục đích hâm nóng tinh thần hăng say cho các trưởng nhóm. d/ Tổ chức chương trình họp mặt các nhóm vào mỗi đầu tháng với mục đích họp mặt, bồi linh, chia xẻ cho nhau những ơn phước cũng như những khó khăn của các nhóm để được khích lệ và cầu thay cho nhau, và cũng để có sự tương giao giữa các nhóm. Trao cờ danh dự cho nhóm nào dẫn đầu về số người trung tín nhóm lại. Chương trình họp mặt hằng tháng này sẽ do ban đặc trách tổ chức với sự đóng góp của các nhóm. Thí dụ, tháng Giêng, nhóm một chịu trách nhiệm phần hướng dẫn chương trình, nhóm hai phần tôn vinh, nhóm ba chia xẻ ơn phước Chúa, nhóm bốn phần chuẩn bị phòng nhóm, nhóm năm phần bánh nước thông công trước hoặc sau giờ nhóm. Ban đặc trách có thể mời diễn giả bồi linh đặc biệt là tiết mục chính cho chương trình hoặc đôi khi thảo luận về một vấn đề nào đó liên quan đến nhóm thông công. Một phần quan trọng trong buổi nhóm chung hằng tháng là phần báo cáo của ban đặc trách về tình hình chung của các nhóm trong tháng để khích lệ lẫn nhau. Ba hoặc sáu tháng một lần tổ chức đi công viên hay đi biển cắm trại một buổi. Tất cả đều dưới sự điều động của ban đặc trách và sự góp phần tích cực của các nhóm. e/ Thường xuyên theo dõi sinh hoạt các nhóm bằng cách ban đặc trách chia nhau đi thăm các nhóm để khích lệ và để nắm tình hình từng nhóm ngõ hầu có biện pháp giúp đỡ kịp thời. f/ Thường xuyên gặp gỡ hoặc gọi phone đôn đốc, khích lệ các trưởng nhóm để họ không cảm thấy bị “khoáng trắng”, hay mệt mỏi, sờn lòng vì công việc
  • 8. và trách nhiệm quá nặng nề: chăm sóc bầy nhỏ cho Chúa. Tuần tới, chúng ta sẽ bàn đến cách tìm, chọn và huấn luyện các trưởng nhóm. CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. Theo như bài học, bạn nghĩ thế nào về tầm quan trọng của ban đặc trách nhóm thông công? Dựa vào thực tế của Hội thánh bạn, đưa ra những thuận lợi và khó khăn trong việc thành lập ban đặc trách nhóm thông công? Cũng theo thực tế Hội thánh bạn, bạn nghĩ cách chia nhóm nào thích hợp nhất? 2. Bạn nghĩ gì về câu nói, “Hội thánh không có nan đề là Hội thánh không tăng trưởng”? CÁCH TÌM, CHỌN VÀ HUẤN LUYỆN CÁC TRƯỞNG NHÓM Người trưởng nhóm hết sức quan trọng vì là người chịu trách nhiệm klèo lái vận mệnh của nhóm, người đóng vai chính để tạo không khí cho buổi nhóm. Có thể nói người trưởng nhóm là một người chăn bầy nhỏ. Vì thế, nếu ban đặc trách có chương trình kế hoạch thật hay, có phương pháp huấn luyện nhóm trưởng thật chu đáo, nhưng chọn sai người trưởng nhóm, thì nhóm đó vẫn không thể thành công như đáng phải có. Vì thế, trước khi đưa vấn đề ra cả Hội thánh để mời mọi người tham gia, ban đặc trách cần hết sức cẩn thận trong cách tìm, chọn và huấn luyện các trưởng nhóm. 1. Có sự tương giao thật với Chúa: - Tự xác nhận Đấng Christ là Chúa là Đấng Cứu Rỗi của đời mình - Có đời sống tương giao mật thiết với Chúa qua việc tĩnh nguyện với Chúa hằng ngày, thích nói về Chúa và ơn phước Chúa cho người khác. - Thể hiện đời sống dấn thân theo Chúa qua việc trung tín đi nhà thờ và sẵn sàng xem việc phục vụ Chúa qua những công việc Hội thánh như một đặc ân. Điều này thể hiện rất rõ ở một con cái Chúa thật, như bônng hoa toả mùi hương tự nhiên ai cũng có thể nhận ra. 2. Có sự tương giao mật thiết với anh em: - Nhóm trưởng hoàn toàn không phải là vì giáo sư, chỉ xuất hiện trong giờ học. Trái lại người nhóm trưởng phải là người có tấm lòng yêu mến mọi người như anh em cùng một Cha. - Có lòng quan tâm đến đời sống của anh em với lòng thành thật ao ước anh em mình được lớn lên trong Chúa. - Cởi mở, luôn có tâm tình sẵn sàng chia xẻ những vui buồn và kinh nghiệm đi với Chúa của mình cho mọi người. - Chấp nhận cá tính và ý kiến của người khác mà không có sự phê bình hay xét đoán.
  • 9. - Là người biết và thích lắng nghe người khác. - Là người có tâm tình khiêm nhường, sẵn lòng học hỏi từ anh em để đời sống chính mình cùng được lớn lên qua anh em. - Chấp nhận lời phê bình của người khác mà không mất bình tĩnh, hay ngã lòng. 3. Đặc tính cần có để là người lãnh đạo tốt: - Có tinh thần trách nhiệm - Có tâm tình dấn thân vì nhóm LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN VIÊN HỮU HIỆU Chắc chắn bạn sẽ trở thành người hướng dẫn viên thành công nếu bạn theo đúng 7 nguyên tắc sau đây: 1. Lúc nào cũng để lòng hăng say nhiệt thành vì Chúa; luôn cởi mở bạo dạn làm chứng về đức tin Cơ-đốc của mình, bạn sẽ là người dạy dỗ hữu hiệu. 2. Biết Kinh Thánh, đọc và suy gẫm Kinh Thánh mỗi ngày. Không chỉ đọc và học khi nào thuận tiện. Luôn để Kinh Thánh là sự sống và câu giải đáo cho cuộc sống hằng ngày. Trung tín làm như thế cho đến khi Kinh Thánh thấm sâu vào hồn, linh, cốt, tuỷ bạn; trở thành chính con người bạn trong suy nghĩ, lời nói, hành động. 3. Hoàn toàn hiến mình sống cho chân lý. Đời sống của bạn phản ánh sự chân thậtvà chính trực. Luôn làm gương cho anh em trong việc làm theo lời Chúa trong mọi sinh hoạt của cuộc sống. 4. Luôn cố gắng tiến lên trình độ tâm linh cao đẹp hơn. Chúa đòi hỏi ta luôn khao khát và học hỏi đe không ngừng tăng trưởng tâm linh. Chúa không bằng lòng nhìn thấy kẻ thoả lòng thuộc linh, “Ngươi nói ta giàu có rồi, ta không cần chi nữa; song ngươi không biết rằng mình khổ sở, khốn khó, nghèo ngặt, đui mù, loã lồ”. (KhKh 3:17), “hãy tấn tới trong ân điển và trong sự thông biết Chúa” (IIPhi 2Pr 3:18). 5. Yêu thương người khác, chăm sóc, quý trọng họ như chính Chúa đã yêu thương, chăm sóc, quý trọng họ vậy. “coi người khác như tôn trọng hơn mình” (Phi Pl 2:3). 6. Hoàn toàn đầu phục Chúa. Rất nhiều người muốn hầu việc Chúa chứ không muốn đầu phục Ngài. Họ thích hầu việc Chúa theo ý của mình, chứ không theo ý Chúa. Những người này bị ma quỷ đánh lừa rằng họ vẫn sống đẹp lòng Chúa vì họ đang dự phần hầu việc Chúa. 7. Luôn có tinh thần trách nhiệm, chấp nhận người khác và chấp nhận sự phê bình của người khác với thái độ hoà nhã, chậm nóng giận. NGUYÊN TẮC LÃNH ĐẠO CỦA CHÚA CỨU THẾ 1/ Uy uyền của Kinh Thánh: Lấy Kinh Thánh làm nền tảng cho mọi nguyên tắc lãnh đạo. Điều quan trọng
  • 10. là không giải thích và áp dụng Kinh Thánh theo cách “đoạn chương chủ nghĩa” hay theo ý riêng. Câu hỏi thường xuyên của chúng ta trong công tác lãnh đạo là: “Kinh Thánh dạy gì trong trường hợp này?”. Nếu ta trung tín và cương quyết làm theo sự hướng dẫn của Kinh Thánh, ta sẽ ngạc nhiên về kết quả của sự vâng phục. 2/ Tầm quan trọng của từng cá nhân một: Ai cũng là người Chúa yêu và bằng lòng chết thế cho. Vậy chúng ta phải xem trọng từng cá nhân như nhau. Không ai quá lớn để ta tôn kính, quỳ lụy, cũng không ai quá nhỏ để ta bỏ qua, xem thường. Chúa dành thì giờ cho người đàn bà Sa-ma-ri nhiều tai tiếng cũng y như cho vị giáo sư đầy uy tín Ni-cô-đem. Mọi người đều đáng quý như nhau và cần đựơc đối xử như nhau. 3/ Đặc điểm của người lãnh đạo Cơ-đốc: a. Tinh thần tôi tớ: Học theo Chúa: “Trong các ngươi, kẻ nào muốn làm lớn, thì sẽ làm đầy tớ các ngươi, còn kẻ nào muốn làm đầu, thì sẽ làm tôi mọi các ngươi. Ấy vậy, Con người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để mình hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá cứu chuộc nhiều người” (Mat Mt 20:27, 28). Người lãnh đạo đứng ngang hàng anh em, không đứng trên anh em. “Kẻ nào tôn mình lên thì sẽ bị hạ xuống, còn kẻ nào hạ mình xuống sẽ được tôn lên” (23:12) b. Tinh thần phục vụ: Noi theo gương lãnh đạo của Chúa Cứu Thế: “Nếu ta đã là Chúa là Thầy, mà đã rửa chơn cho các ngươi, thì các ngươi cũng nên rửa chơn lẫn cho nhau. Vì ta đã làm gương cho các ngươi, để các ngươi cũng làm như ta đã làm cho các ngươi” (GiGa 13:14-15). Người lãnh đạo Cơ-đốc không chỉ tay năm ngón, nhưng luôn có tinh thần phục vụ anh em như là một cơ hội tốt cho mình phục vụ Chúa. “Hễ làm việc gì, hãy hết lòng mà làm, như làm cho Chúa, chớ không phải làm cho người ta” (CoCl 3:23) c. Quan tâm chăm sóc: Nhạy bén trước nhu cầu của anh em. Bày tỏ lòng quan tâm cách thành thật đối với anh em là phương pháp tốt nhất thể hiện tâm tình người lãnh đạo Cơ- đốc. Đặc nhu cầu của anh em trước nhu cầu của mình. “Chớ yêu mến bằng lời nói và lưỡi, nhưng bằng việc làm và lẽ thật” (IGi1Ga 3:18). “Hãy chăn bầy của Đức Chúa Trời đã giao phó cho anh em; làm việc đó chẳng phải bởi ép tình, bèn là bởi vui lòng, chẳng phải vì lợi dơ bẩn, bèn là hết lòng mà làm (IPhi 1Pr 5:2). d. Uỷ quyền: Biết chọn người để gánh vác tiếp công việc, “vì việc đó nặng nề quá sức con, mỗi mình gánh chẳng nổi” (XuXh 18:18) theo cách sau đây:
  • 11. - Tìm người thay mặt mình làm một số công việc. - Chỉ vẽ cho họ cách rõ ràng đường nào phải đi, điều chi phải làm. - Chọn người kính sợ Chúa, chân thật và có khả năng để giao việc. Điều này hết sức cần theít trong nguyên tắc lanh đạo: chia xẻ với anh em công tác hầu việc Chúa để ta cùng lớn lên trong Chúa. e. Khuyến khích: Biết tận dụng năng lực của lời nói để khích lệ nhau. Luôn thậnt rọng và khéo léo trong lời nói để gây dựng lẫn nhau: - Cám ơn bạn đã giúp tôi rất nhiều - Sự giúp đỡ của bạn đã khích lệ tôi rất nhiều - Rất cám ơn bạn đã làm việc đó giúp tôi Hãy thử tận dụng sức mạnh của lời nói: - “Lưỡi người khôn ngoan vốn là thuốc hay. Lời lành giống như tàng ong, ngon ngọt cho tâm hồn và khoẻ mạnh cho xương cốt” (ChCn 12:18b; 16:24) - “Hằng chậm nóng giận mới khuyên được lòng quan trưởng; còn lưỡi mềm dịu bẻ gãy các xương” (25:15) - “Dầu và thuốc thơn làm khoan khoái linh hồn; lời khuyên do lòng bạn hữu ra cũng êm dịu dường ấy” (27:9) - “Con c1o thấy kẻ hốp tốp trong lời nói của mình chăng? Một kẻ ngu muội còn có sự trông cậy hơn hắn” (29:20) - “Chúa Giê-hô-va đã ban cho ta cái lưỡi của người được dạy dỗ, hầu cho ta biết dùng lời nói nâng đỡ kẻ mệt mỏi” (EsIs 50:4) - “Chớ để người ta khinh con vì trẻ tuổi, nhưng phải lấy lời nói, nết làm, sự yêu thương, đức tin và sự tinh sạch mà làm gương cho các tín đồ” (ITi1Tm 4:12) - “Vậy thì anh em hãy khuyên bảo nhau, gây dựng cho nhau như anh em vẫn thường làm” (ITe1Tx 5:11) KHÁM PHÁ NHỮNG NGƯỜI CÓ THỂ LÀM TRƯỞNG NHÓM Một trong những cách tốt nhất để khám phá những người có thể làm trưởng nhóm là ta dùng danh sách Hội thánh. Điều này giúp ta nghĩ tới từng người trong Hội thánh chứ không chỉ là những người hiện lên trong tâm trí chúng ta, hay chỉ là những người đã từng giữ chức vụ trưởng nhóm. Khi duyệt qua từng tên trong danh sách Hội thánh, chúng ta sẽ khám phá ra có những người có đủ những tiêu chuẩn ta đặt ra, thế nhưng chính bản thân họ cũng như những người khác chưa hề nghĩ rằng họ sẽ là những trưởng nhóm. Chúng ta nên nhớ rằng bất cứ nhưng ai có đủ các tiêu chuẩn ta đặt ra đều có thể trở thành nhóm trưởng dù rằng họ chưa bao giờ giữ chức vụ này. Ban đặc trách nhóm nhỏ sẽ viết tên những người có thể làm trưởng nhóm lên bảng đen để cùng thảo luận, cân nhắc để chọn ra những người thích hợp nhất đe mời họ tham dự chương trình huấn luyện trưởng nóm. Việc chọn bao
  • 12. nhiêu trưởng nhóm sẽ tuỳ thuộc số tín hữu trong Hội thánh nhiều hay ít. Thí dụ Hội thánh có khoảng 50 tín hữu (không kể thanh thiếu niên nhi đồng), ta cần 4 trưởng nhóm vì sẽ có khoảng bốn nhóm được thành lập. Trung bình mỗi nhóm có chừng 8-12 nhóm viên là lý tưởng nhất. Sau khi thành lập một thời gian, nếu số nhóm viên tăng lên quá 12, ta sẽ cắt ra làm hai để nhóm có cơ hội phát triển và cũng để cho nhóm dễ dàng đạt được mục đích đã đề ra. Nếu lọc qua danh sách Hội thánh, ta tìm thấy số người có khả năng làm trưởng nhóm vượt qua số nhóm ta định thành lập, ta cũng cứ mời tất cả tham gia chương trình huấn luyện trưởng nhóm, để trong tương lai, khi nhóm thôn công phát triển thêm, ta sẽ có sẵn những trưởng nhóm đã được huấn luyện. Nếu trong trường hợp ta không tìm được đủ số người có đủ tiêu chuẩn làm trưởng nhóm để đáp ứng số nhóm ta định thành lập thì những người trong ban đặc trách sẽ tạm thời kiêm nhiệm chức vụ trưởng nhóm cho đến khi tìm được người. Sau khi đã chọn được số người có thể làm trưởng nhóm, ban đặc trách sẽ cùng Mục sư chủ toạ dành thì giờ cầu nguyện đặc biệt cho những người này để Chúa cảm động lòng họ trước khi gởi thư mời. Bên cạnh việc gởi thư, Mục sư hoặc ban đặc trách cần gặp gỡ trực tiếp hoặc gọi phone cho những người này để bày tỏ thêm về nhu cau công việc Chúa qua nhóm thông công cũng như để khuyến khích họ mạnh dạn dấn thân nhận trách nhiệm. Trên thực tế, những lần gặp gỡ cùng những lời khuyến khích cá nhân này có tác dụng hết sức mạnh mẽ, nhất là đối với những người mới, chưa có kinh nghiệm lãnh đạo. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KHÔNG NHẤT THIẾT NGƯỜI TRƯỞNG NHÓM CẦN PHẢI CÓ: 1. Không cần phải là người biết Kinh Thánh sâu nhiệm để có thể trả lời tất cả các câu hỏi về Kinh Thánh của nhóm đưa ra. 2. Không cần phải có kinh nghiệm đã từng làm trưởng nhóm. 3. Không cần phải có học vấn cao hơn tất cả những người trong nhóm. 4. Không cần phải có địa vị cao mới tạo được uy tín trong nhóm. 5. Không cần phải là người tin Chúa lâu năm nhất trong nhóm. 6. Không ca8n phải là người lớn tuổi nhất trong nhóm mới có thể hướng dẫn nhóm. CÂU HỎI THẢO LUẬN: Với tư cách là một trưởng nhóm, bạn hãy viết những thất bại của mình so với những tiêu chuẩn phải có trong bài học, bạn thấy điều chi đối với bạn khó thực hiện nhất.
  • 13. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ CÁCH HUẤN LUYỆN TRƯỞNG NHÓM THÔNG CÔNG Để chuẩn bị cho chương trình huấn luyện trưởng nhóm, đặc trách cần ngồi lại để soạn thảo cách rõ ràng: mục đích, thời gian, phương pháp, và chủ đề của chương trình huấn luyện. MỤC ĐÍCH Chương trình huấn luyện sẽ giúp cho người tham dự có những lý thuyết, kinh nghiệm và thực tập để họ làm quen với những kiến thức cũng như chuyên môn cần thiết để trở thành người trưởng nhóm thành công. Lớp học này không chỉ rất có ích cho những ai có chút ít huấn luyện hoặc kinh nghiệm nhưng có tâm tình muốn dự phần hầu việc Chúa qua việc lãnh đạo nhóm thông công trong tương lai sẽ mạnh dạn, và tự tin hơn: lớp cũng sẽ rất hữu ích cho những ai đã từng là trưởng nhóm nhưng chưa bao giờ có cơ hội được huấn luyện, qua lớp này sẽ giúp họ biết thêm về những nguyên tắc để hướng dẫn nhóm của mình thành công hơn. THỜI GIAN Lờp học từ 7 đến 10 tuần, mỗi tuần từ 2 đến 3 giờ (tổng cộng từ 14 đến 30 giờ). Tuỳ theo hoàn cảnh của từng Hội thánh, ta cũng có thể tổ chức lớp trong vòng một tuần, học mỗi đêm, hoặc trong vòng 2 tuần, nếu học mỗi tuần 3 đêm. Làm thế nào để người tham dự nắm vững phần lý thuyết cũng như có thời gian quan sát và thực hành vài điều căn bản nhất. PHƯƠNG PHÁP Tuỳ theo nội dung từng bài học mà áp dụng phương pháp thích hợp. Lớp học kết hợp nhiều phương pháp như: thuyết trình, thảo luận, thực tập để đạt được mục đích đề ra. CHỦ ĐỀ Lớp sẽ được học những chủ đề chính sau đây theo trình tự thời gian: - Bài 1: Nhóm thông công là gì, mục đích ra sao và ích lợi của nhóm thông công trong việc giúp Hội thánh tăng trưởng. - Bài 2: Các kiểu trưởng nhóm và tiêu chuẩn của người trưởng nhóm thành công. - Bài 3: Phương pháp hướng dẫn nhóm thông công qua sự chia xẻ, làm sao tạo được bầu không khí cởi mở, thân mật để mọi người đều cảm thấy nhóm thông công là nơi họ muốn chia xẻ những vui, buồn, ưu tư trong cuộc sống hằng ngày. - Bài 4: Các phương pháp hướng dẫn học Kinh Thánh, cách chọn tài liệu học, làm sao biết cách đặt câu hỏi thảo luận và cách điều động thế nào để mọi người đóng góp ý kiến cách tích cực xây dựng bài học. - Bài 5: Phương pháp hướng dẫn cầu nguyện. Làm sao để một người chưa
  • 14. từng cầu nguyện trước đám đông có thể mạnh dạn cầu nguyện và muốn cầu ngyện. Những chủ đề cầu nguyện nào thích hợp trong nhóm thông công. - Bài 6: Phương pháp truyền giảng trong nhóm thông công cách kết quả. - Bài 7: Cách giải quyết những nan đề thường gặp trong nhóm thông công. - Bài 8: Cách tạo mối thông công mật thiết giữa trưởng nhóm và nhóm viên, và giữa nhóm viên với nhau. - Bài 9: Sự cần thiết của việc thành lập nhóm thông công của trưởng nhóm. - Bài 10: Bản giao ước của nhóm thông công. Cách duy trì và phát triển nhóm thông công trong Hội thánh. CÁCH HƯỚNG DẪN NHÓM THÔNG CÔNG CHIA XẺ VÀ HỌC TẬP Như đã học, chia xẻ và học tập là hai trong bốn mục đích chính của nhóm thông công. Mục đích quan trọng nhất là chia xẻ, vì khi nhóm thông công đã đạt được mục đích này, sẽ rất dễ đạt đến ba mục tiêu còn lại. I. CÁCH HƯỚNG DẪN NHÓM THÔNG CÔNG CHIA XẺ 1. Tạo một không khí đầy tình thân: Làm sao để mỗi nhóm viên đều cảm thấy thoải mái, thân mật và hết sức tự nhiên. Luôn giữ cho bầu không khí được cởi mở, mọi người đều có cảm giác mình bình đẳng, yêu thương và được chấp nhận. Từ đó, mọi người sẽ cảm thấy an tâm và tự nguyện chia xẻ những vui buồn của họ trong cuộc sống hằng ngày. Muốn đạt được điều này, đòi hỏi rất nhiều công sức, thời gian. Trong buổi họp mặt đầu tiên, trưởng nhóm cần giải thích thật rõ ràng và nhấn mạnh mục đích của nhóm để mọi người nắm vững và góp phần tích cực để nhóm sớm đạt được mục đích, vì nhóm là của chung mọi người và tất cả đều có tinh thần trách nhiệm như trưởng nhóm. 2. Xây dựng và phát triển tâm tình chia xẻ theo trình tự thời gian: Không thể đòi hỏi có ngay được không khí cởi mở và đầy tình thân trong một vài buổi nhóm đầu. Nhưng với sự hướng dẫn khéo léo và kiên nhẫn, nhóm trưởng sẽ dần dần đưa nhóm đạt đến mục đích bằng những phương pháp sau đây: A. Sửa soạn thật kỹ buổi nhóm đầu: - Điều quan trọng nhất, trước tất cả mọi sự chuẩn bị, người trưởng nhóm cần dành thì giờ cầu nguyện thật nhiều cho chính mình có ơn của Chúa trong việc hướng dẫn nhóm. Sau đó, cầu nguyện đặc biệt cho từng người trong tổ để Chúa cảm động lòng họ và giúp họ thấy được những ích lợi thết thực nhất mà nhóm thông công sẽ đem đến cho họ để họ tình nguyện và hăng hái tham gia.
  • 15. - Viết thơ mời và gọi phone cho từng nhóm viên nhắc nhở họ về ngày, giờ, địa điểm của buổi họp đầu, khuyến khích họ cách đầy nhiệt tình. Nhiều người sẽ đến buổi họp đầu chỉ vì cả nể tấm lòng quá thiết tha, ân cần của nhóm trưởng hơn là vì họ đã hiểu được tầm quan trọng của nhóm thông công cho đời sống họ. Ta sẽ giúp họ hiểu được điều này theo thời gian. - Nhóm trưởng đến nơi họp sớm hơn mọi người. Sắp xếp ghế sao cho tất cả mọi người đều có thể thấy mặt nhau. Nếu không có đủ ghế cho mọi người thì tất cả sẽ cùng ngồi vòng tròn dưới thảm. Cố gắng tránh để người ngồi trên ghế, kẻ ngồi dưới thảm. Nếu buổi nhóm không phải tại nhà mình thì nhóm trưởng cũng vẫn cần đến sớm để xem xét mọi sự và để tỏ tinh thần trách nhiệm cùng tấm lòng sốt sắng, tận tuỵ và thích thú của mình đối với tổ. Đến sớm để có dịp chào mừng từng nhóm viên, tạo không khí đầy tình thân ngay từ giây phút đầu tiên khi mà mọi ngời còn đầy e dè với nhau. Nhóm trưởng phải làm thế nào để mỗi người đến thấy rõ rằng họ được hoan nghênh. Một lời chào hỏi, một nụ cười, một ánh mắt thân thiện hay một cái bắt tay thật lòng cũng có thể đánh tan sự căng thẳng hoặc mối âu lo kín dấu. “Rất vui được gặp ban”, “Anh khoẻ chứ?”, “Cảm ơn chị đã cố gắng dành thì giờ đến với chúng tôi”, “sự có mặt của anh đã khích lệ chúng tôi nhiều”. Hãy suy nghĩ trước cách chào đón từng người. Công khó của bạn sẽ đạt được kết quả không ngờ. Nếu có vài người khác trong nhóm đến chở dùng, cố gắng tối đa để buổi họp mặt không thiếu một ai trong nhóm vì buổi nhóm đầu tiên rất quan trọng. - Chuẩn bị kỹ chương trình họp mặt: * Vài bài hát quen thuộc có âm điệu vui tươi để ca ngợi Chúa và cũng để tạo không khí phấn khởi cho những giây phút đầu của buổi nhóm. Những buổi nhóm sau có thể tập những bài hát mới cho nhóm. Nếu trưởng nhóm không có khả năng âm nhạc, có thể mời ai đó trong nhóm có khả năng phục trách phần hướng dẫn hát. Còn nếu như trong nhóm không ai có khả năng này, ta có thể nhờ một thanh niên trong Hội thánh đến giúp cho, có đàn càng tốt. Đừng quên rằng còn nhiều thanh niên rất vui thích có những cơ hội phục vụ Chúa qua khả năng Chúa ban cho. Nên nhớ rằng sự ca hát tôn vinh Chúa trong hóm nhỏ hết sức quan trọng, tạo không khí vui tươi, và giúp cho mọi người hiểu và có cơ hội bày tỏ lòng biết ơn Chúa qua giờ ca hát ngợi khen Ngài. Trong thực tế, nhiều nhóm thông công đã hát nhủ một “thủ tục”, không có một chút sức sống từ những trái tim đầy niềm vui trong Chúa. Đây cũng là một trong những mục đích của nhóm thông công: dạy cho mọi ngời biết rằng ca hát là một trong những cách bày tỏ lòng biết ơn Chúa mà Ngài đẹp lòng nhất: “Trọn đời sống tôi sẽ ngợi khen Đức Giê-hô-va. Hễ tôi còn sống đến chừng nào, tôi sẽ hát xướng cho Đức Chúa Trời tôi chừng nấy” (Thi Tv 146:2).
  • 16. * Soạn những câu hỏi để hiểu biết nhau, tạo sự cảm thông nhau, và để “xích lại gần nhau” ngày càng hơn. Sau đây là một số câu hỏi gợi ý, bạn có thể linh động xử dụng tuỳ theo hoàn cảnh từng nhóm sao cho thích hợp nhất: 1. Dùng từ ngữ thời tiết để mô tả tâm trạng bạn ngày hôm nay. 2. Điều gì quan trọng nhất, vui nhất hoặc buồn nhất vừa xảy đến với bạn trong tuần qua. 3. Kể ra ba điều bạn thích làm nhưng vì lý do nào đó chưa thực hiện được trong đời sống của mình. 4. Chia xẻ 24 giờ của bạn trong nếp sống hằng ngày: Bao nhiêu giờ ngủ, việc học, việc làm, gia đình, bạn bè, riêng mình. 5. Những điều làm bạn tốn hao sinh lực và những cách nào giúp bạn lấy lại sinh lực? 6. Điều vào chỗ trống các câu sau đây: - Điều tôi muốn xảy ra là... - Một điều mà tôi muốn thay đổi trong cuộc sống của tôi là... - Một điều tôi đã học được trong trường đời là.... - Một điều vui tôi đã làm trong tuần qua là... - Khi ở nhà một mình, tôi.... - Điều tôi muốn nhất trong đời là..... - Tôi nổi giận khi.... - Điều yếu nhất của tôi là... - Khi người khác bực mình, tôi... - Điều tôi muốn nhìn thấy nhất trong nhóm thông công này là.... - Điều tôi ghét nhìn thấy nhất trong nhóm thông công này là.... - Điều tôi chưa bao giờ nói cho ai biết trước đây là..... - Tôi cần.... - Màu tôi thích nhất là.... - Điều tôi muốn nó qua đi là.... - Ba hay bốn chữ mô tả đúng nhất về tôi là.... - Điều tôi không chắc là..... - Vài điều có ý nghĩa nhất mà tôi muốn đạt được trong đời sống tôi là.... - Kỷ niệm vui nhất hay một biến cố đặc biệt nhất trong đời tôi là.... - Hai điều tôi làm rất thành thạo là..... - Điều tôi thất bại hằng ngày là.... - Điều tôi tin chắc nhất là.... - Người trên thế giới mà tôi muốn gặp nhất là..... - Điều tôi thích làm nhất tronv òng 5 năm tới, nếu tôi biết chắc là mình sẽ không thất bại là.... - Nơi vui đối với tôi là....... - Món quà tôi thích được nhận nhất là....
  • 17. - Điều làm tôi vui nhất là........ - Điều làm tôi buồn nhất là..... - Một trong những điều làm tôi bực mình trong đời sống hằng ngày là..... - Người, việc hay nơi có ảnh hưởng đặc biệt nhất đã giúp tạo cuộc đời tôi là... Để hiểu nhau hơn, ta cũng có thể dùng những câu hỏi về quá khứ, hiện tại và tương lai như sau: Những câu hỏi về quá khứ: - Điều đáng nhớ nhất mà bạn đã làm cùng gia đình khi bạn còn bé là gì? - Nơi nào khiến bạn cảm thấy gần với Chúa nhất? - Điều gì trong quá khứ đã làm bạn cảm thấy mắc cỡ nhất? - Nơi nào đã từng đi qua làm bạn thích nhất? - Bạn ở đâu lúc 10 tuổi? - Khi còn bé, điều gì bạn thích làm nhất? - Món quà quý nhất mà bạn đã nhận được khi còn bé là gì? - Bạn là con thứ mấy trong gia đình? - Lần đầu tiên bạn nghe về Chúa là khi nào? - Ai đã dạy bạn cầu nguyện lần đầu tiên? Họ đã dạy điều gì? - Khi nào là lần đầu tiên bạn nghe về Chúa? - Khi nào là lần đầu tiên bạn nhận ra tình yêu của Chúa đối với bạn? - Điều gì của Chúa đã chinh phục bạn mạnh mẽ nhất? - Điều gì Chúa đã nhậm lời cầu xin của bạn? Những câu hỏi về hiện tại: - Bạn thích làm gì chio vui? - Đặc tính mà bạn thích nhất ở một người bạn là gì? - Nơi nào bạn thích nhất trong nhà bạn và nói tại sao? - Khi có chút giờ rảnh, bạn thích làm gì? - Điều gì làm bạn lo nghĩ trong tuần này? - Điều gì làm bạn vui trong tuần này - Công việc bạn thích làm ở nhà nhất là gì? - Nếu bạn có thể nghe Chúa nói một điều với bạn, bạn nghĩ Chúa sẽ nói gì? - Nếu bạn có thể nói một điều với Chúa, bạn sẽ nói gì? - Nếu bạn có thể làm sống lại một người thì người đó là ai và tại sao bạn chọn người đó? - Khi có điều nặng nề ngột ngạt trong tâm hồn, bạn muốn đi đâu? Tại sao? Những câu hỏi về tương lai: - Nơi nào ở Mỹ mà bạn ao ước được đến thăm nhất? - Phạm vi nào trong đời sống Cơ-đốc mà bạn muốn tăng trưởng nhiều nhất? - Lên Thiên đàng, ngời bạn muốn gặp thứ nhì là ai? - Nếu bạn có thể xây ngôi nhà riêng cho mình, nó sẽ như thế nào?
  • 18. - Một ngày nào đó, bạn thích người ta sẽ nói thế nào về bạn trong ngày tang lễ của bạn? - Nếu Chúa cho bạn một điều, bạn sẽ xin gì? * Chuẩn bị thật kỹ mục đích cùng bản giao ước của nhóm để trình bày cách thật rõ ràng cho mọi người hiểu, đóng góp thêm ý kiến trước khi tất cả đồng ý quyết tâm thực hiện. Đây là điều quan trọng nhất của buổi họp mặt đầu tiên. Nếu mọi người biết rõ họ sẽ nhận được gì từ nhóm thông công cũng như biết rõ nhóm thông công cần họ làm những gì, mọi ngời sẽ cảm thấy an tâm, phấn khởi thêm. Những e dè, băn khoăn sẽ sớm được dẹp tan. Bạn có thể soạn phần mục đích của nhóm dựa theo chương một đã học, thêm bởi chút đỉnh sao cho thật phù hợp với tình hình thực tế của nhóm. Về bản giao ước của nhóm, ban có thể dựa theo lời đề nghị của tiến sị Leuis H.Evans sau đây như một bí quyết thành công trong nhóm thông công, mời gọi mọi người cùng quyết tâm hưởng ứng: Bản Giao Ước Của Nhóm Thông Công . Giao ước yêu thương (Tình yêu không điều kiện): Không vì bất cứ điều gì bạn làm khiến cho tôi ngưng yêu bạn. Có thể tôi không đồng ý việc làm của bạn, nhưng tôi vẫn yêu thương bạn như một anh em trong Chúa và tôi sẽ làm tất cả những gì tôi có thể để giữ bạn trong tình yêu Chúa dạy chúng ta. 2. Giao ước ban cho: Bất cứ những gì tôi có: thì giờ, năng lực, sự sáng suốt, hay chuyên môn, tôi sẵn lòng giúp một khi bạn cần đến. Tôi vui lòng giúp bạn những gì có trong khả năng tôi như một cơ hội Chúa cho để phục sự lẫn nhau. 3. Giao ước cầu thay: Tôi hứa sẽ cầu thay thường xuyên cho bạn về những nhu cầu thuộc thể lẫn thuộc linh, như Chúa muốn chúng ta cầu thay cho nhau nhất là sẽ trung tín cầu nguyện cho những nhu cầu bạn đã bày tỏ trong nhóm. 4. Giao ước cởi mở: Tôi hứa sẽ cố gắng trở nên một người cởi mở hơn. Không dấu kín những cảm xúc, những tranh chiến, những niềm vui cũng như những nỗi buồn của tôi. Tôi tin cậy bạn để chia xẻ những nan đề cùng những ước mơ của tôi, tôi cần các bạn trong đời sống theo Chúa. 5. Giao ước thành thật: Tôi sẽ hết sức cố gắng nhìn lại những gì tôi đã nhe bạn nói và bạn cảm xúc về tôi. Dù điều đó có thể làm buồn lòng tôi đôi chút, nhưng tôi tin cậy vào mối liên hệ giữa chúng ta trong Chúa để nhận ra rằng “chúng ta lấy lòng yêu thương nói ra lẽ chân thật, để trong mọi việc chúng ta đều được thêm lên trong Đấng làm đầu, tức là Đấng Christ” (Eph Ep 4:15). Tôi sẽ cố gắng bày tỏ sự thành thật này trong sự nhạy cảm và thái độ tự chủ.
  • 19. 6. Giao ước nhạy cảm và tế nhị: Dù tôi rất ao ước có được sự cảm thông của bạn, tôi hứa sẽ lưu ý và tế nhị với bạn cùng nhưng nhu cầu của bạn bằng tất cả khả năng của tôi. Tôi sẽ cố gắng lắng nghe bạn, để ý đến bạn, và cảm thấy bạn đang ra sao để kéo bạn ra khỏi nhưng giây phút ngã lòng. 7. Giao ước giữ bí mật: Tôi hứa sẽ giữ kín tất cả những gì đã được nghe chia xẻ trong nhóm, hầu luôn giữ được sự cởi mở và tin cậy trong nhóm. 8. Giao ước trách nhiệm: Tôi thật sự nghĩ rằng những ân tứ, khả năng Chúa cho tôi là dùng để phục sự lẫn nhau. Nếu tôi cần nên khám phá ra những phương diện nào trong đời sống tôi cần đựơc tỉa sửa để tránh sự đụng chạm với anh em, tôi sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ của Chúa Thánh Linh hầu cho tôi có thể hiến dâng, từ bỏ chính mình nhiều hơn nữa. Tôi có trách nhiệm với các bạn trong nhóm để suy nghĩ, lời nói, và hành động của tôi ngày một nên giống như Chúa. Trong buổi họp mặt đầu tiên, bạn cần làm những điều sau đây (thời gian: 2giờ) 1. Hát vài bài ca ngợi Chúa và tạo không khí vui tươi cho giờ nhóm (15phút). 2. Cầu nguyện ngắn xin Chúa hiện diện và ban phước cho giờ nhóm (5phút) 3. Giới thiệu lẫn nhau (10phút) 4. Để hiểu nhau hơn và tạo sự cởi mở qua một số câu hỏi đã gợi ý trên đây (20-30phút) 5. Trình bày mục đích của nhóm và xin ý kiến đóng góp của mọi người làm sao để nhóm sớm đạt được mục đích đề ra (20-30phút) 6. Thảo luận về giờ giấc, địa điểm nhóm thế nào là thuận tiện nhất cho mọi người. Khuyến khích mọi người nêu ra những khó khăn để cả nhóm cùng tìm cách giải quyết (10-15phút) 7. Đọc chung với nhau vài câu Kinh Thánh khuyên dạy về sự gắn bó lẫn nhau như trong Cong Cv 2:42-47; RoRm 12:1-8, 9-21; 13:8-10; 15:1-7; ICo1Cr 12:12-26; Eph Ep 4:1-16; 5:1-21; Phi Pl 2:1-11; CoCl 1:21-23; 3:1- 17; ITe1Tx 5:5-11; IPhi 1Pr 4:7-11; IGi1Ga 3:11-24; 4:7-21. Trưởng nhóm chọn lấy một đoạn trong những khúc Kinh Thánh đã đề nghị trên đây, cùng đọc chung. Trưởng nhóm đừng giảng dạy gì về đoạn Kinh Thánh vừa đọc, chỉ nên dùng nó để nhấn mạnh một lần nữa về mục đích của nhóm là kết chặt chúng ta lại với nhau trong tình yêu thương, chia xẻ và nâng đỡ nhau cùng lớn lên trong Chúa. Vì đây là tuần đầu, mục đích chính là giúp mọi người hiểu rõ mục đích của nhóm và tạo không khí cởi mở nên tốt nhất là chưa bước vào giờ học Kinh Thánh vội (10phút). 8. Cầu nguyện với nhau. Đây là điều cũng vô cùng quan trọng. Ngay từ buổi
  • 20. đầu, nhóm trưởng đã nhấn mạnh sự hiện diện của Chúa, để mọi người nhận ra và tin chắc rằng chẳng phải chỉ có sự họp mặt của chúng ta với nhau mà luôn có sự hiện diện và làm chủ của Chúa, để mọi người, “hoặc ăn, hoặc uống, hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh hiển Chúa mà làm” (ICo1Cr 10:31), và cũng để ghi nhớ rằng trên hết mọi cố gắng, mọi nỗ lực của chúng ta làm cho nhóm, thì trên hết vẫn là sự thương xót giúp đỡ của Chúa, vì “ngoài ta, các ngươi không làm chi được” (GiGa 15:5b) (10phút). 9. Giờ trà nước thông công. Tuỳ theo ý thích và hoàn cảnh của từng nhóm mà thực hiện vấn đề này. Tuy nhiên xin hết sức cẩn thận, đừng biến việc phụ thành việc chính như thực tế một số nhóm thông công trong Hội thánh đang mắc phải: xem việc ăn uống là chủ yếu, tuy không nói ra thành lời nhưng thực tế đã dùng quá nhiều thì giờ cho việc ăn uống mỗi lần họp, không còn là “trà nước” mà là “dưa hành củ kiệu” rất là linh đình. Sau đó thì việc nhóm lại chỉ cònlà sơ sài chiếu lệ. Đó là chưa kể đến việc gây vấp phạm, mặc cảm cho một số nhóm viên thấy việc khoản đãi như là “món nợ” vì những người khác trong nhóm đã đãi quá “đậm đà”, mà mình không có tài khéo hoặc không đu khả năng. Tốt nhất vẫn là ưu tiên một cho “bữa ăn thuộc linh”, còn thuộc thể thì càng nhẹ nhàng càng tốt. Còn muốn có bữa ăn thông công thì làm giờ khác hoặc tối đa là mỗi tháng một lần là đủ (10phút). B. Trong những buổi nhóm kế tiếp: (Thời gian 2giờ) 1. Ca ngợi Chúa (15 phút) 2. Cầu nguyện ngắn xin sự hiện diện và ban phước của Chúa (5 phút) 3. Chia xẻ: Đây là giờ rất quan trọng, mọi người chia xẻ cho nhau những vui buồn trong tuần để cùng vui chung trong sự cảm tạ Chúa cũng như cùng quan tâm và cầu thay cho những anh chị em đang gặp khó khăn. Trưởng nhóm luôn nhắc lại cách thường xyên mục đích của nhóm song song với thái độ đầy yêu thương, ân cần quan tâm đến tất cả mọi người cách đồng đều để ai nấy đều cảm thay an tâm và được khích lệ để mạnh dạn chia xẻ tâm tình của mình trong nhóm. Nhóm trưởng cần có sự khôn ngoan và khéo léo trong lúc hướng dẫn giờ chia xẻ. Tỏ ra chú ý lắng nghe bằng những bày tỏ tích cực như mắt nhìn, đôi khi gật đầu hay mỉm cười, đừng làm chuyện khác như xem lại bài hớng dẫn Kinh Thánh hay thì thầm với người bên cạnh. Thái độ này gây tổn thương rất lớn đối với người bên cạnh. Thái độ này gây tổn thương rất lớn đối với người đang chia xẻ. Không những một mình nhóm trưởng bày tỏ lòng quan tâm nhưng kêu gọi mọi người cùng quan tâm chung nghe anh chị em mình tâm sự. Ngoài ra nhóm trưởng cũng là người biết cắt bớt những người nói dài hoặc đi quá xa tinh thần chia xẻ vui buồn trong tuần qua của họ bằng nụ cười dịu dàng và lời nói tế nhị: “Dạ, cảm ơn anh Hùng đã chia xẻ, thế còn chị Đào thì sao, kể cho anh em nghe tuần lễ của chị ai”. Trong giờ chia xẻ, ngoài câu hỏi căn bản “những vui buồn tuần qua” ta nên
  • 21. tiếp tục dùng những câu hỏi đã gợi ý đã nêu trên để không ngừng xây dựng không khí vui tươi cởi mở và cũng giúp nhóm hiểu nhau ngày càng hơn (30 phút hoặc hơn tuỳ từng buổi). 4. Học Kinh Thánh (30-40 phút) 5. Cầu nguyện theo sự dạy dỗ của bài học Kinh Thánh và cầu thay cho nhau về những vấn đề đã được nghe trong giờ chia xẻ. Cũng có thể cầu thay cho những vấn đề khác của Hội thánh mình hoặc Hội thánh chung, nhưng bao giờ cũng ưu tiên cho đời sống vật chất lẫn tâm linh của anh em trong tổ trước. Chủ đề cầu nguyện của nhóm sẽ thay đổi tuỳ theo sự tăng trưởng tâm linh của những thành viên trong nhóm (20-30 phút) 6. Thông công trà nước (15 phút) 7. Thông báo địa điểm họp tuần sau và chia tay. ĐIỀU GHI NHỚ 1. Những câu hỏi trong giờ chia xẻ tâm linh không bao giờ là những câu có lời giải đáp “đúng sai”. Đây là những câu hỏi khuyến khích mọi người kể lại những kinh nghiệm của họ trong quá khứ, những cảm xúc, suy tư trong hiện tại, cũng như niềm mơ ước, hy vọng cho tương lai; những sợ hãi băn khoăn cũng như những thích thú vui mừng; những trôi nổi trong đời sống đức tin, những sinh hoạt cùng những cảnh ngộ trong đời sống hằng ngày; những điều thích hay không thích, những niềm vui nỗi buồn... Điểm chính không phải là những ý nghĩ hay khái niệm, mà là chính mỗi con người. Kết quả của sự thố lộ tâm tình này là ta cảm thấy gần gũi nhau hơn, thông cảm và chấp nhận nhau trong tình yêu của Cha chung. Một chút liều lĩnh trong việc chia xẻ tâm tình này là nếu ta thố lộ chính hoàn cảnh và con người thật của ta, sợ e sẽ có những người không thích ta. Nhưng nếu ta từ chối chia xẻ tâm tình có vẻ liều lĩnh này, ta sẽ không bao giờ nhận được niềm cảm thông cùng tình yêu thương, là điều mà mỗi chúng ta đều rất cần có trong cuộc sống. Những câu hỏi chia xẻ nên được đặt ra trong tâm tình cởi mở và đầy khuyến khích, rồi tuỳ thuộc vào sự tự ý tự nguyện chia xẻ cách nông cạn hay sâu đậm của từng người chớ không có sự bắt buộc hay nài ép quá mức độ của tình ý tự nguyện của mỗi người. Có người dễ dàng chia xẻ, có người dè dặt khó khăn. KHUYẾN KHÍCH, KHÔNG NÀI ÉP. 2. Có 5 mức độ chia xẻ: từ nông cạn đến sâu sắc. a. Những mẫu chuyện khách sáo: thời tiết, chính trị. b. Những sự việc đang xảy ra khắp nơi trên thế giới qua báo chí, TV, Radio. c. Những ý kiến cá nhân d. Những cảm xúc cá nhân e. Những tâm sự cá nhân Thí dụ: Mẫu đối thoại sau đây:
  • 22. - Lệ: Hello Thơ, nghe nói chị mới đi Florida về phải không, thời tiết bên đó thế nào chị? - Thơ: Đẹp lắm, khoảng chừng 70 độ - Lệ: Chắc là chị đã có những ngày nghỉ ngơi tuyệt lắm nhỉ (mức độ a) - Thơ: Đúng đó, nhưng mà mình mới đọc qua cái vụ chết đói ở Phi Châu làm mình cứ nghĩ ngợi mãi. Có bao giờ bồ nghĩ đến những người đang đói không Lệ? (mức độ b) - Lệ: Có chị ạ, đói là một nỗi buồn thật sự trong em. Khi em nhìn thấy những trẻ em đang bị đói ở Phi Châu, lòng em thật đau xót chị ạ. Em buồn khi chúng ta không hể làm được gì hơn cho họ (mức độ c và d) - Thơ: Lệ biết không, chết đói không chỉ có trên TV thôi đâu. Hồi mình đi vượt biên, bị kẹt trên đảo hoang, chính đứa em trai của mình cũng đã chết vì đói (mức độ c) 3. Sự chia xẻ không chỉ bày tỏ trong giờ nhóm, nhưng rất nhiều tâm tình đã được thổ lộ qua phone cách cá nhân. Vì thế, để tạo và không ngừng phát triển tình thân trong nhóm ngày càng sâu đậm hơn, trong tuần, trưởng nhóm cần vô cùng việc gọi phone thăm hỏi riêng từng thành viên trong nhóm, ít nhất là một lần. Sau này, khi nhóm đã đủ thân, nhóm trưởng có thể chia thành từng đôi bạn trong nhóm, hai người sẽ chăm sóc lẫn nhau, cầu nguyện với nhau. BỔ TÚC THÊM MỘT SỐ CÂU HỎI CHIA XẺ Nên nhớ là mục đích của sự chia sẻ trong nhóm là để giúp mọi người hiểu nhau hơn, cùng cảm thông, yêu thương, nâng đỡ và an uỉ nhau trên bước đường theo Chúa. Vì thế, điều chúng ta muốn tìm biết lẫn nhau không phải là về kiến thức, dữ kiện, hay quan niệm về những biến cố của cuộc đời, mà là chính mỗi cá nhân. Vì thế, những câu hỏi đặt ra trong giờ chia xẻ phải là những câu khuyến khích mọi người nói về chính mình: những kinh nghiệm trong quá khứ, hoàn cảnh hiện tại, những dự định cùng niềm hy vọng và mơ ước trong tương lai, những niềm vui, nỗi buồn, những tranh chiến cùng những thành công hay thất bại. Những câu hỏi không đề cập tới những ý tưởng hay khái niệm trừu tượng, nhưng là chia xẻ trực tiếp về chính mỗi người. Có 5 loại câu hỏi chia xẻ: 1. Những câu hỏi về quá khứ: - Kỷ niệm nào bạn ghi nhớ nhất khi bạn 12 tuổi? - Ai là người có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với bạn trong thời thơ ấu? - Biến cố nào khiến bạn thật sự tin vào sự hiện diện của Chúa trong đời bạn? - Kể lại một kỷ niệm về sự thành công của bạn và cho biết kỷ niệm đó có ý nghĩa đối với bạn? - Một điểm son nào từ cha mẹ truyền lại mà bạn muốn giữ? Và có bấ cứ điểm gì di truyền lại mà bạn ao ước được thay đổi không?
  • 23. - Kể lại lần đầu tiên bạn gặp người bạn trăm năm của bạn, bạn nhớ điều gì nhất? - Lễ Giáng Sinh năm nào vui và có ý nghĩa nhất đối với bạn? - Kinh nghiệm thuộc linh nào quan trọng nhất đối với bạn? - Kể lại một điều vui (buồn, thách thức, khó khăn, dễ sợ, hạnh phúc) nhất trong đời bạn và cho biết tại sao? Những câu hỏi về quá khứ đặc biệt thích hợp trong những buổi đầu trong nhóm thông công; khi mọi người chưa có dịp biết rõ nhau. Khi mời mọi người chia xẻ những điều trong quá khứ, ta sẽ hiểu được những gì đã ảnh hưởng trên đời sống của nhau, và những kinh nghiệm này sẽ giúp ta rõ hơn về nhau. 2. Những câu hỏi về hiện tại: Đây là những câu hỏi thiết thực nhất để biết những gì đang xảy ra trong hiện tại, trong đời sống hằng ngày của mỗi nhóm viên để cảm thông và cầu thay cho nhau: - Bạn làm gì ngày thứ bảy? - Điều gì làm bạn vui và điều gì khó khăn trong nếp sống hằng ngày? - Một điều vui và một điều buồn trong tuần qua của bạn là gì? - Có điều gì khiến bạn phải lo nghĩ trong tuần qua không? - Điều khó khăn nhất đối với bạn trong vấn đề giao tế hằng ngày là gì? - Khi nào bạn tranh chiến với chính bạn và bạn thắng và khi nào bạn thua? Bạn cảm thấy thế nào về việc đó? - Điều gì quan trọng nhất, có ý nghĩa nhất, bạn thoả lòng nhất trong tuần qua? - Một điều bạn cảm thấy hãnh diện về chính mình? - Điều kỷ luật tâm linh nào dễ nhất và điều nào là khó nhất đối với bạn? - Việc làm trong tuần qua của bạn thế nào? Có gì vui, buồn hay chán? 3. Câu hỏi về tương lai: Những câu hỏi ve tương lai giúp chúng ta hiểu được những ước mơ, hy vọng được thay đổi điều gì đó, những mong chờ cũng những điều có hể xảy tới trong đời sống mỗi người. Câu hỏi về tương lai nên đặt ra khi đã quen biết nhau một thời gian. - Điều bạn muốn thực hiện trong 5 năm tới là gì? - Nếu bạn có thể thấ đổi một điều về chính bạn và muốn có một khả năng hay đức tính nào bạn đang không có, thì đó là gì? - Một điều bạn muốn học tập trong thời gian tới là gì? - Nơi nghỉ phép nào bạn muốn đến nhất? Tại sao? - Nếu như bạn có thể thay đổi một điều trên thế giới, thì đó là gì? Tại sao? - Nếu bạn có thể làm một điều bạn muốn trong vòng 2 năm tới, điều đó là gì?
  • 24. - Nếu bạn có thể xạy dựng hoặc thay đổi một điều trong Hội thánh, đó là gì? - Nếu bạn có 1 triệu đồng, bạn sẽ làm gì với số tiền đó? - Một điều bạn muốn con cái bạn nhớ đến bạn, đó là gì? - Giấc mơ cho năm nay của bạn là gì? 4. Câu hỏi xác định: Đây là loại câu hỏi mời mọi người nói về những điểm tốt về nhau. Thường ta nhận biết tình bạn quý báu lắm, thế nhưng ta ít có dịp bày tỏ cho nhau biết. Những câu hỏi xác định này thích hợp vào những ngày cuối của nhóm: - Điều bạn đánh giá cao và cam3 phục đối với một hay vài người trong nhóm là gì? - Nếu bạn có thể gởi đến một món quà đặc biệt cho từng người trong nhóm, thì đó là gì và tại sao? - Những ân tứ thuộc linh nào mà bạn thấy có trong một hoặc vài người trong nhóm? - Điều gì có ý nghĩa đối với bạn trong nhóm? - Nhóm đã thật sự quan trọng và gíp đợ bạn như thế nào? - Điểm đặc biệt nhất mà bạn nhận thấy trong nhóm là gì? - Nếu bạn được mời chia xẻ về nhóm, bạn sẽ nói gì? Khi ta nìn lại và nói lên những điểm tốt trong nhóm, ta sẽ giúp nhau nhận ra sự hiện diện cùng sự ban phước của Chúa trên từng người trong nhóm. Những câu hỏi xác định này rất quan trọng trong việc bày tỏ cảm nghĩ và xây dựng mối thông công, chăm sóc và liên hệ lẫn nhau. 5. Câu hỏi về trách nhiệm: Những câu hỏi này được đặt ra để nhắc nhở những nhóm viên những gì ta đã cùng nhau hứa thực hành trong đời sống đức tin hằng ngày. Những câu hỏi này chỉ nên đặt ra khi mọi ngừi trong nhóm đều có tinh thần dấn thân, ý thức trách nhiệm của mình đối với Chúa và đối với nhóm. Khi trình độ thuộc linh củ anóm ở mức độ trưởng thành, những câu hỏi này được đặt ra như một khích lệ, nhắc nhở và cầu thay cho nhau để cùng thực hiện. Đây là mục đích tối hậu của nhóm thông công; Sống theo lời Chúa để đời sống tâm linh thực sự được lớn lên. - Điều bạn tin rằng Chúa muốn bạn thực hiện trong tuần này là gì? Khi nào bạn định làm và sẽ làm ra sao? - Những thay đổi nào trong thói quen hoặc hành động mà bạn tin rằng Chúa muốn bạn thực hiện trong tuần này? Bạn sẽ thực hiện thế nào? - Hành động Cơ-đốc nào mà bạn sẽ cố gắng thự chiện trong tuần này và điều gì sẽ giúp bạn đạt được điều đó? - Những kỷ luật thuộc linh nào bạn muốn theo trong tuần này? Tại sao? - Những thành công cùng thất bại nào bạn đã gặt hái được trong tuần qua trong việc cố gắng bước theo Chúa?
  • 25. - Mối tương giao nào bạn muốn thực hiện trong tuần này? Và bạn sẽ làm thế nào để thự chiện nó? - Bạn sẽ thực hành lòng biết ơn Chúa của bạn trng tuần này như thế nào? - Thánh Linh đã nhắc nhở bạn ra sao về những gì vừa học được trong giờ học Kinh Thánh? Bạn sẽ lam gì và khi nào? - Bạn có dự định gì trong việc chia xẻ lời Chúa trong tuần này? Với ai? - Kỷ luật cầu nguyện nào bạn dự định thực hiện và kiểm điểm lại trong tuần này? - Một trách nhiệm mà bạn phải hoàn tất trong tuần này là gì? Và bạn nghĩ thế nào về việc việc này? CÁCH HƯỚNG DẪN NHỮNG CÂU HỎI CHIA XẺ: 1. Người hướng dẫn đặt ra câu hỏi nếu cần, trả lời trước nhất về phần của chính mình như là một thí dụ cho mọi người hiểu câu hỏi. Nếu vài người bắt đầu nói dài quá, người hướng dẫn phải đề nghị những người còn lại chia xẻ ngắn gọn hơn để ai nấy đều có cơ hội chia xẻ. Thí dụ: Xem cách trả lời dưới đây: ngắn, gọn nhưng cũng đã đủ để biết nhau qua câu 1 và đủ thông tin cho nhau qua câu 2. Câu hỏi 1: Ai là người ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong thời thơ ấu của bạn? Trả lời: Má, Ông nội, Ba, Thầy giáo, v.v.. Câu hỏi 2: Chia xẻ một niềm vui và một nỗi buồn trong tuần qua Trả lời: - Vui vì có người bạn ở xa đến thăm, buồn vì xe hư. - Vui vì được tăng lương, buồn vì bị bịnh hết mấy ngày. - Vui vì nhận thư nhà bên VN, không có gì buồn - Không có gì vui đặc biệt, còn buồn thì mới bị thất nghiệp. v.v... 2. Cho phép mọi người thông qua nếu có ai đó không thể hoặc là không muốn trả lời câu hỏi. Tuy nhiên, sau khi qua hết vòng, ta sẽ trở lại với người chưa nói và hỏi nếu như họ muốn chia xẻ. Nhiều lần họ sẽ nói. Đừng bỏ quên họ để họ có cảm giác bị loại trừ. Cũng đừng bao giờ ép uổng người khác phải trả lời. Đừng làm người ta xấu hổ hay có cảm giác như đang bị điều khiển. Tong khi khuyến khích mọi người tham gia trả lời, chấp nhận cho họ sửa lại câu hỏi một chút sao cho họ cảm thấy thoải mái khi trả lời. Thông qua cách nhanh chóng đến người kế tiếp hay tiết mục kế tiếp. 3. Những câu hỏi chia xẻ đều có mục đích cho tất cả mọi người. Vì thế, nên đi qua một vòng từng người một, mỗi người chỉ có độ vài phút để chia xẻ. Đừng hỏi những câu đòi hỏi sự trả lời dài hoặc khó. Mục đích là giúp mọi người trong nhóm hiểu nhau hơn, chứ không có ý đi sâu vào chi tiết của một chủ đề nào. 4. Luôn bắt đầu với những câu hỏi có tính cách “vô thưởng vô phạt”, có tính cách tổng quát để ai cũng cảm thấy thoải mái trả lời cách dễ dàng chứ không
  • 26. cần phải suy nghĩ sâu sắc, hay trả lời cách khó khăn. Lâu dần khi đã quen thân nhau, ta sẽ đi vào những câu hỏi có tính cách chi tiết và sâu sắc hơn. Thí dụ: Sau đây là những câu hỏi tổng quát, ai cũng có thể trả lời mà không thấy khó khăn: - Bạn là con thứ mấy trong gia đình? - Nếu có chút giờ rãnh, bạn thích làm gì? - Nơi nào đã từng đi qua làm bạn thích nhất? - Đặc tính mà bạn thích nhất ở một người bạn là gì? - Lên Thiên đàng, người bạn muốn gặp thứ nhì là ai? 5. Đừng đặt những câu hỏi mà có những người không thể trả lời được. Thí dụ, đừng hỏi: “Bạn học trường đại học nào và ngành học của bạn là gì?” nếu trong nhóm có những ngời chưa từng là sinh viên. Đừng hỏi về vấn đề con cái nếu có một số người trong nhóm chưa có gia đình. Tóm lại, cần nhạy bén về quá khứ của những nhóm viên, đừng bao giờ đặt những câu hỏi mà chỉ có một số người trong nhóm có thể trả lời được. Mục đích của những câu hỏi chia xẻ là để cho tất cả mọi người đều nói một chút về chính họ. 6. Tuyệt đối không hỏi những câu có tính cách tranh luận về một quan điểm, một biến cố hay nan đề một nào đó torng giờ chia xẻ. Trong giờ học Kinh Thánh, ta sẽ có nhiều thì giờ hơn để mổ xẻ về những ý kiến. Giờ chia xẻ là thì giờ nói về cá nhân và không có sự tranh luận. 7. Đừng hỏi những câu hỏi đòi hỏi mọi người phải xưng nhận tôị lỗi của họ hay là chỉ nói về khuyết điểm của họ. Nếu có ai nói về khuyết điểm, đó là tự ý họ thích bày tỏ chứ không yêu cầu. Đừng hỏi câu: “Lầm lỗi lớn nhất trong đời bạn là gì?” Cố gắng quân bình sự chia xẻ những điều tích cực cũng như những điều khó khăn. Những câu hỏi chia xẻ là công cụ thiết thực nhất để xây dựng niềm cảm thông và hiểu biết lẫn nhau mà bất cứ nhóm thông công nào cũng đều dùng đến trong hầu hết tất cả mọi buổi họp mặt. Có những nhóm vẫn tiếp tục dùng một cách hết sức tốt đẹp dù họ đã cùng ở chung một nhóm một thời gian thật lâu rồi. Những lời mời gọi chia xẻ hết sức đơn giản vẫn có tác dụng rất tốt như: - Có ai có điều gì muốn chia xẻ không? - Hãy để chút thì giờ chia xẻ những điều xảy ra trong tuần của mỗi chúng ta. Tuỳ theo từng hoàn cảnh của từng nhóm mà ta linh động áp dụng các câu hỏi chia xẻ. Vấn đề nên tránh là đừng lặp lại như bài học thuộc lòng mỗi tuần nhưng hãy tìm cách làm giờ chia xẻ được tươi mới luôn. NHỮNG TRÒ CHƠI TRONG MỤC ĐÍCH CHIA XẺ Ta có thể những trò chơi này trong giờ sinh hoạt nhóm hay đi chơi ngoài trời. 1. Tôi là ai?
  • 27. a. Phát cho mỗi người một tờ giấy, dành vài phút cho tất cả nhóm viên liệt kê 20 điều họ thích làm. Một số có thể thích nhiều hơn là 20 việc: một số khác có thể khó khăn lắm mới tìm ra được 15. Khuyến khích mọi người suy nghĩ đến việc họ thích làm hơn hết. Với một số ít người,c ó thể đó là chuyện mơ mộng vẩn vơ. b. Sau khi mọi người liệt kê xong, bảo mỗi người ghi như sau đây vào mỗi việc tương ứng: (MM) Những việc mà bạn thích làm một mình (NK) Những việc mà bạn thích làm chung với người khác ($) Những việc làm cần phải tốn tiền (trên 50 đồng) (L) Những việc làm đòi hỏi chút ít liều lĩnh (N) Những công việc nhàn hạ, trầm lặng hay thụ động (T) Những công việc tích cực, chủ động (CG) Những công việc mà bạn cố gắng học tập hoặc rèn luyện mới có được (TC) Những công việc mà bạn làm hồi còn trẻ con (CM) Những hoạt động mà cha mẹ bạn đã từng làm c. Xem lại bảng liệt kê của bạn và xếp lại theo thứ tự các việc bạn thích làm nhất. Bạn nhận thấy được gì về chính mình? Chú ý đến 5 việc bạn thích làm nhất để hiểu rõ hơn về chính mình. Bây giờ bạn tự hỏi bằng những câu cụ thể hơn: - Bạn thích làm việc một mình hay với người khác? - Những điều bạn thích làm thường tốn nhiều tiền không? - Bạn có thích liều lĩnh không, loại nào? - Bạn thuộc về mẫu người hiếu động hay thụ động hay trung dung? - Những việc bạn thích có đòi hỏi sự tiếp xúc với người khác không? - Bạn có cần khéo tay để làm những việc bạn thích không? - Bạn có thích làm những việc cha mẹ bạn đã từng làm không? - Hãy nhìn lại bảng liệt kê, nếu phải từ bỏ đi thì việc nào là khó khăn nhất đối với bạn? Bạn sẽ tiếc rẻ việc nào nhất nếu bạn không được làm nữa. d. Dành khoảng 10 phút để thảo luận về những gì bạn đã tìm ra với một người khác trong tổ. (nếu những người trong tổ đã thật biết rõ nhau, ta có thể thảo luận chung) Sau đó họp lại cả tổ và chia xẻ những gì mỗi người đã nhận ra về bản thân mà trước đây họ chưa từng nhận ra hoặc nghĩ đến. Để cho mỗi ngời nói ít nhất là một điều mình đã thích thứ được học hỏi nơi người bạn của mình. Chú ý: Trong trò chơi này, không có những câu trả lời nào tốt hặc xấu cả. Chủ đích chỉ đơn giản là giúp các bạn tự thấy chính mình rõ hơn và chia xẻ những gì mình thấy với các bạn khác mà thôi. 2. “Chạy lửa” Nhà bạn bị cháy. Mọi người trong nhà đều an toàn. Bạn còn được một phút
  • 28. để chạy khắp nhà quơ vội 3 hoặc 4 món. Dành đúng một phút cho mỗi người ghi ra 4 món ấy là gì. Sau đó mỗi người kể lại những món họ đã liệt kê ra và cho biết tại sao họ chọn những món đó. Sau khi mọi người đã chia xẻ, cả nhóm sẽ thảo luiận về những gì mọi người học biết từ các vật mà họ cho là có giá trị đó. 3. Đúng/Sai Tất cả nhóm viên viết ra 4 câu về bản thân họ trên một tờ giấy, trong đó có 3 câu đúng và 1 câu sai. Nhớ là mỗi câu đều phải hợp lý. Dĩ nhiên là đừng nói trước câu nào là đúng và câu nào là sai. Thí dụ: - Tôi nghĩ là mình thiếu kiên nhẫn - Tôi từng đi nghỉ hề bên Nhật - Tôi ghét bạo lực - Điều tôi mơ ước là trở thành hiệu trưởng một trường trung học Sau khi mọi người đã viết xong, bảo mỗi người đọc lên các câu của mình đã viết, rồi để mọi người cùng cố đoán điều gì là sai và nói lên tại sao họ chọn câu ấy. Xem cả nhóm có đồng ý không. Sau vài phút, để chính ngời viết nói ra câu nào đúng câu nào sai. II. CÁCH HƯỚNG DẪN NHÓM THÔNG CÔNG HỌC TẬP Những phương pháp và tài liệu học Kinh Thánh ta sẽ bàn đến trong tuần thứ 9 của khoá học. Ở đây, ta chỉ bàn đến cách hướng dẫn giờ học Kinh Thánh. Dù áp dụng bất cứ phương pháp hay tài liệu học Kinh Thánh nào, bạn cũng cần luôn ghi nhớ những điểm vô cùng quan trọng sau đây, là bí quyết của buổi học Kinh Thánh trong nhóm thông công thành công: 1. Thảo luận chứ không phải thuyết trình: Niềm vui của sự khám phá trong giờ học Kinh Thánh đến từ mỗi người trong nhóm tìm kiếm ra ý nghĩa của đoạn Kinh Thánh đang học một cách cá nhân và có cơ hội thảo luận để cùng học hỏi lẫn nhau. Điều này biến mỗi nhóm viên từ thụ động nên chủ động và việc học Kinh Thánh trở thành một kinh nghiệm của đời sống. Vì thế, người hướng dẫn nhóm học Kinh Thánh giỏi không bao giờ nên khống chế giờ thảo luận bằng cách phô trương sự hiểu biết và ý kiến của những nhóm viên về ý nghĩa đoạn Kinh Thánh cũng như phần áp dụng vào đời sống. 2. Chìa khoá của người hướng dẫn buổi học Kinh Thánh thành công là biết đặt những câu hỏi đúng: Những câu hỏi luôn xoay quanh 3 điểm căn bản: - Phần quan sát: Đoạn Kinh Thánh NÓI gì? Những sự kiện gì được ghi nhận qua khúc Kinh Thánh? (Ai viết, viết cho ai, nhân vật trong đoạn Kinh Thánh? Chuyện xảy ra tại đâu? Khi nào? Về điều gì đang xảy ra hay tư tưởng nào được nói đến? Tại sao? Diễn tiến của sự việc hay tư tưởng ra sao?)
  • 29. - Phần giải thích: Đoạn Kinh Thánh có Ý NGHĨA gì? Tác giả viết đoạn Kinh Thánh này với mục đích gì? (Định nghĩa các chữ khó, liệt kê những tư tưởng lớn, những điểm nào không hiểu, so sánh với các chú giải). - Phần áp dụng: Đoạn Kinh Thánh DẠY TÔI điều gì? Tôi nhận được sự dạy dỗ nào cho đời sống tôi ngày nay? (nguyên tắc học được là gì? Áp dụng thế nào cho cuộc sống ngày nay? Mệnh lệnh nào tôi cần giữ? Lời hứa nào cho tôi? Gương mẫu nào cần noi theo? Tội lỗi nào cần tránh? Lý do nào cần cảm tạ? Khúc Kinh Thánh dạy gì về Đức Chúa Trời, Chúa Giê-xu, người khác và chính tôi?) Một số điểm gợi ý khi soạn câu hỏi thảo luận: - Những câu hỏi nên đi xa hơn câu trả lời “có, không”. - Những câu hỏi nên có hơn một lời giải đáp duy nhất. - Những câu hỏi nên xoáy vào trọng tâm của chủ đề đoạn Kinh Thánh đề cập - Tuỳ nội dung của từng đoạn Kinh Thánh mà sắp xếp các câu hỏi: Có khi cần đi qua tất cả các câu hỏi quan sát, rồi đến các câu hỏi giải thích và cuối cùng là những câu hỏi áp dụng; nhưng cũng có nhưng đoạn Kinh Thánh cần xen kẽ những câu hỏi quan sát, giải thích, và áp dụng trong quá trình học tập. - Không nên lập lại những câu hỏi mà mọi người đều nắm vững câu trả lời. - Nên lập lại những câu hỏi nào cần thiết cho một khám phá mới hay một chủ đề đang được thảo luận cách sâu sắc và thiết thực. - Những câu hỏi áp dụng chủ nên đưa ra khi mọi người đều thông hiểu ý nghĩa đoạn Kinh Thánh qua các câu hỏi quan sát và gia3i thích. - Khuyến khích và hướng dẫn mọi người trả lời câu hỏi áp dụng cách cụ thể qua từng hoàn cảnh thực tế chứ không hời hợt, tổng quát. 3. Mục đích tối hậu của việc học Kinh Thánh là áp dụng vào đời sống, chứ không phải là tích luỹ kiến thức. Mục đích không phải là giải quyết từng câu hỏi hay là đương đầu với những biến cố mà đoạn Kinh Thánh mô tả, nhưng chính là sự đáp ứng trong tâm tình vâng phục và làm theo những gì đã ọc được từ đoạn Kinh Thánh. Điều nguy hiểm là có những nhóm học Kinh Thánh chấm dứt ở điểm cố gắng giải quyết tất cả những nan đe trong đoạn Kinh Thánh đề cập, và đã thiếu mất phần đáp ứng và áp dụng những điều đã học được vào đời sống thực tế. Nhấn mạnh điểm nào trong bài học ta cần áp dụng vào đời sống hôm nay và bàn luận cách áp dụng như thế nào cho thành công nhất. XÂY DỰNG, DUY TRÌ VÀ KHÔNG NGỪNG PHÁT TRIỂN MỐI THÔNG CÔNG TRONG HỌC TẬP: Đừng bao giờ quên rằng đối tượng và mục tiêu của noh1m thông công là những nhóm viên chư1 không phải là công việc hay đoạn Kinh Thánh. Sau đạy là một số điểm căn bản nhắc nhở bạn trong việc xây dựng mối thông
  • 30. công trong học tập của nhóm thông công: 1. Trước giờ nhóm: Nhóm trưởng cần đích thân (lúc đầu) hoặc nhờ nhóm viên (về sau) gọi phone nhắc nhở, khích lệ từng người noh1m viên về buổi học. Vì thế, nếu có ai vắng mặt trong giờ nhóm thì mọi người đều biết rõ lý do để cầu thay. trưởng nhóm đến trước giờ, đặc biệt thăm hỏi những ngời mới đến với nhóm và người ít nói. Trưởng nhóm cần tỏ ra thái độ chân thành quan tâm đến từng cá nhân, đừng để một ai đến với nhóm, ra về trong âm thầm, buồn chán như tâm trạng lúc mới đến. 2. Bắt đầu đúng giờ: Sau khi đã thảo luận và biểu quyết giờ nhóm trong buổi họp đầu, ta nên giữ đúng giờ nhóm mặc dù nhóm viên đến chưa đông đủ. Đối với những người đến trễ, ta đã dành sẵn ghế trống, để không ai phải đứng dậy lo tìm chỗ cho họ khi đang giờ học. Người hướng dẫn sẽ chào mừng người vừa đến trễ một cách ngắn gọn như: “Chào bạn, chúng ta chỉ mới bắt đầu...” và rồi tiếp tục chương trình. Nên tránh thái độ làm ngơ hoặc săn đón thái quá đến nỗi việc học bị ngưng trệ. Cũng nên tránh giải thích bài học lại từ đầu. Giữ đúng giờ là một điều quan trọng vì làm như thế là ta tôn trọng người đến đúng giờ, và cố gắng khuyến khích người đến trễ lần sau đến đúng giờ hơn. 3. Trong giờ học tập: Một trong những điều khó nhất cho người hướng dẫn giờ học Kinh Thánh là làm sao cho việc phát biểu được sôi nổi và đồng đều. Không ai là ngời khống chế buổi học, cũng không ai bị bỏ quên. Trong nhóm bao giờ cũng có người nói nhiều và có người thật lặng lẽ. Người hướng dẫn cần nhạy bén trong việc quan sát và điều khiển buổi thảo luận để khéo léo cắt bớt những ngời nói nhiều và luôn khuyến khích người ít nói sao cho mọi người đều góp phần phát biểu một cách đồng đều, nhất là ngay trong buổi học đầu tiên, đã chủ ý nhấn mạnh ngay việc kêu gọi mọi người tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bài học, sẽ tạo được không khí cởi mở từ ban đầu. Điều này áp dụng ngay từ giây phút chia xẻ vui buồn trong tuần trước giờ học Kinh Thánh, làm sao để mọi ngời đến dự đều có cơ hội nói ra những điều xảy ra cùng những suy nghĩ và cảm xúc của họ trong giờ chia xẻ, thì họ sẽ phát biểu tự nhiên hơn trong giờ học tập. 4. Sau giờ nhóm: Bạn có nhận thấy là sự chia xẻ trở nên sâu đậm nhất thường xảy ra khi giờ nhóm đã kết thúc không? Người trưởng nhóm nên cố gắng ở lại và trò chuyện với mọi người cho đến khi mình là người sau cùng ra về. Đôi khi câu hỏi hoặc điều băn khoăn đã không được bày tỏ ra trong giờ nhóm nhưng là sau giờ nhóm. Ai đó có câu hỏi về sự tương giao giữa họ với Chúa, muốn được chia xẻ cách cá nhân với trưởng nhóm để chờ đợi một lời khuyên. Cũng có thể là một quyết định, một nan đề trong gia đình hoặc cá nhân mà họ muốn nhờ bạn đặc biệt cầu nguyện thay cho hoặc giúp đỡ họ. Trong những trường hợp này, bạn phải nhận ra tầm quan trọng của lòng tin
  • 31. cậy của người chia xẻ đối với bạn, hầu cho bạn hết sức chú tâm lắng nghe. Nhưng giây phút này có tác dụng vô cùng mạnh mẽ đến đời sống họ. Một lời cầu nguyện, mộ lời khích lệ, một sự hướng dẫn, hay sự giúp đỡ của bạn trong lúc này sẽ làm thay đổi hoàn cảnh, tâm trạng của người đó mà bạn không bao giờ ngờ được. Nhớ hãy hết sức hết lòng quan tâm và giúp đỡ trong những trường hợp này. Nhắc lại bạn một lần nữa là sự liên lạc trong tuần hết sức cần thiết trong việc xây dựng và phát triển mối tương giao trong nhóm. Có nhiều người dù mình khích lệ họ mấy đi nữa trong nhóm. họ vẫn giữa thái độ im lặng, nhưng họ sẽ dễ dàng tâm sự nhiều điều bạn không thể ngờ được trong lúc bạn gọi phone hỏi han họ một cách cá nhân. Nhớ dành thì giờ đặc biệt ngoài giờ nhóm, công khó của bạn sẽ không bao giờ vô ích đâu. NHỮNG KỶ LUẬT CĂN BẢN TRONG PHẦN HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN: Sau đây là một số điều giúp bạn thành công trong phần hướng dẫn thảo luận: 1. Chú ý lắng nghe: Trong khi có người chia xẻ, người hướng dẫn cần phải tỏ ra sự quan tâm của mình như: - nhìn thẳng vào người đang nói tỏ ý mình đang chăm chú nghe - không đọc, không viết, không nghĩ ngợi vẩn vơ cũng không nói chuyện với người khác - nên đáp lại lời chia xẻ của họ bằng những dấu hiệu thật khích lệ như mỉm cười, gật đầu, nói đệm theo nhưng chữ ngắn như: Ố,ồ vậy sao, thật hở? cái gì? thế nào, rồi sao nữa? Nói thêm một chút đi! Trong khi có một người đang nói, có thể có vài người trong nhóm không chú tâm lắng nghe, có lẽ họ đang lo chuẩn bị cho sự chia xẻ của họ. Nghệ thuật lắng nghe đòi hỏi tình yêu thương và sự cảm thông sâu sắc đối với nhau. Trưởng nhóm cần nhắc nhở thường xuyên điều này để mọi người trong nhóm học tập cách tôn trọng, yêu thương và quan tâm lẫn nhau bằng cách tập lắng nghe nhau và khích lệ mọi ngơừi chia xẻ. (Thực tập: chia nhóm thông công thành từng ba người: một nói, một nghe và một quan sát. Cứ 3 phút thì đổi phiên. Có thể thực tập đề tài: “Một điều làm tôi phấn khởi và một điều làm tôi lo lắng... Cuối cùng thảo luận với nhau đề tài: làm sao chúng ta phát huy khả năng lắng nghe) 2. Tìm ý kiến: Đây là cách đơn giản nhưng hữu hiệu nhất dùng để mời gọi những người ít nói trong nhóm tham gia ý kiến trong giờ thảo luận. Đối với những người ít phát biểu, bạn đừng chờ cho đến khi họ tự ý nói lên nhữn ý nghĩ hoặc cảm xúc của họ. Bạn có thể hỏi họ cách trực tiếp: - Mai, Bạn nghĩ thế nào về câu Kinh Thánh này? - Lan, ý kiến chị về vấn đề này ra sao? - Thông, xin anh cho biết quan niệm của anh?
  • 32. - Dũng, anh hiểu thế nào về câu này? - Ngọc, theo bạn thì điều quan trọng nhất trong câu Kinh Thánh này là gì? Hỏi thẳng tên có lợi là khích lệ những người ít nói tham gia, đem họ vào sự thảo luận, đồng thời cũng cắt bớt được những người nói nhiều. Tuy nhiên, cần cẩn thận trong khi đặt câu hỏi “đich danh” này. Đừng bao giờ đặt những câu hỏi mà người ta không thể trả lời hay những câu làm người ta hổ thẹn. 3. Làm sáng tỏ: Thường trong khi thảo luận, những người nghe không hiểu cách trọn vẹn, thường là đoán ra ý của người phát biểu rồi tiếp tục thảo luận. Việc hiểu lầm, hiểu lờ mờ, hoặc thiếu rõ ràng rất thường xảy ra, và dù không chắc lắm như thế, mọi người cứ hay bỏ qua và tiếp tục câu kế tiếp. Đôi khi ta cần đi chậm lại để tìm hiểu cách chắc chắn ý kiến của ngời vừa phát biểu. Giờ thảo luận chỉ đạt kết quả cao khi người nghe hiểu rõ ý người nói. Điều thường gặp phải nhất là người nói không diễn đạt ý mình cách rõ ràng, hoặc có khi vì người nghe không hết sức chú tâm. Câu hỏi làm sáng tỏ sẽ gúp giải quyết vấn đề này và cũng giúp cho những người phát biểu cố gắng diễn đạt ý mình cách rõ ràng hơn. Những câu hỏi làm sáng tỏ có thể là: - Tôi không hiểu chắc ý bạn muốn nói là sao - Xin bạn nói rõ hơn - Ý của anh là sao? - Chị có thể cho một thí dụ được không? - Bạn vui lòng lập lại và nói thêm một chút ý bạn được không? - Anh có ý gì, muốn nói gì khi anh dùng chữ... - Tại sao điều này đối với anh là quan trọng? - Chị có thấy là câu hỏi của chị đã được giải đáp rồi chưa? - Bạn nghĩ là bạn đã nắm vững điều bạn hỏi chưa? - Chúng ta đồng ý cả chứ? (Thực tập: trong giờ huấn luyện trưởng nhóm, chia mỗi toán 3 người: 1 nói, 1 đặt câu hỏi và 1 quan sát. Sau 5 phút thì đổi phiên cho nhau. Cuối cùng nhận xét giúp nhau rút ưu khuyết điểm) 4. Diễn đạt lại: Đây là một trong điểm khó nhất trong nghệ thuật lắng nghe: xác định lại ý mình vừa được nghe bằng ngôn ngữ của mình. Để làm gì? Để xác định lại những gì mình nghe là đúng với ý của người nói. Một lỗi thường mắc phải nhất là ta tỏ ý cảm thông bằng cách nói: “Tôi biết chị đang mang tâm trạng nào rồi vì tôi cũng đã từng trải qua kinh nghiệm giống như chị vậy”. Lời phát biểu này không thích hợp vì 2 lý do sau đây: - Thứ nhất: Làm thay đổi đối tượng chú ý từ người đang chia xẻ qua người vừa góp ý. Mọi người sẽ quay ra lắng nghe kinh nghiệm của người góp ý thay vì chú tâm đến người đang chia xẻ. - Thứ nhì: Dù rằng kinh nghiệm có tương t5, cũng không thể nào y hệt nhau. Người đang chia xẻ sẽ cảm thấy bị “cụt hứng"nếu nghe ta nói: “Tôi biết chị