SlideShare a Scribd company logo
1 of 129
Download to read offline
Chứng Đạo
Tác giả: Viện Thần Học Việt Nam
Tựa
PHẦN THỨ NHẤT
THÁNH KINH DẠY VỀ CHỨNG ĐẠO
Chương I - Cựu Ước Dạy Về Chứng Đạo
1. Các từ và thành ngữ diễn đạt về chứng đạo trong Cựu Ước
2. Ý niệm về chứng đạo trong Cựu Ước
Chương II - Tân Ước Dạy Về Chứng Đạo
1. Các từ và thành ngữ diễn đạt về chứng đạo trong Tân Ước
2. Ý niệm về chứng đạo trong Tân Ước
PHẦN THỨ NHÌ - THẦN HỌC VỀ CHỨNG ĐẠO
Chương I - Chứng Đạo Là Gì?
1. Đặc tính thật của chứng đạo
2. Những quan niệm khác nhau về chứng đạo
Chương II - Tại Sao Chứng Đạo?
1. Kế họach cứu chuộc của Đức Chúa Trời
2. Tình yêu Đức Chúa Trời cảm thúc
3. Yêu thương người lân cận
4. Vâng theo mạng lịnh trọng yếu của Chúa Cứu Thế
5. Sự vinh quang của Đức Chúa Trời
Chương III - Tội Lỗi Là Gì?
1. Thần học minh giải về tội lỗi
2. Thánh Kinh minh giải về tội lỗi
3. Áp dụng vào việc chứng đạo
Chương IV - Phúc Âm Là Gì?
1. Ý nghĩa từ liệu “Phúc Âm”
2. Sự biểu lộ của Phúc Âm
3. Giải Nghĩa Phúc Âm
Chương V - Ăn Năn Là Gì?
1. Lịch sử của từ liệu “ăn năn”
2. Mối liên hệ giữa ăn năn và đức tin
Chương VI - Đức Tin Là Gì?
1. Ý nghĩa từ liệu “đức tin”
2. Các yếu tố của đức tin
3. Phân loại đức tin
Chương VII - Sự Cứu Rỗi là gì?
1. Cứu rỗi là được giải thoát khỏi tội lỗi
2. Cứu rỗi là được tái sinh
3. Cứu rỗi là được sở hữu sự sống đời đời
PHẦN THỨ BA. - TÍN NGƯỠNG CỦA DÂN VIỆT
TRONG SỰ CHỨNG ĐẠO
Chương I -Thờ Cúng Tổ Tiên
1. Ý niệm về sự chết
2. Ý niệm về cuộc sống hiện tại
3. Ý niệm về đời sau
4. Ý niệm về năng quyền
5. Ý niệm về sự cứu rỗi
6. Ý niệm về sự hiếu kính cha mẹ, ông bà
7. Ý niệm về việc liên lạc với người chết.
Chương II - Nho giáo
1. Nguồn gốc
2. Ý niệm về cõi đời đời
3. Ý niệm về con người
4. Ý niệm về sự cứu rỗi
5. Ý niệm về đạo hiếu
Chương III - Lão Giáo
1. Nguồn gốc
2. Ý niệm về Thượng Đế
3. Ý niệm về con người
4. Ý niệm về sự cứu rỗi.
Chương IV - Phật Giáo
1.-Nguồn gốc
2.-Ý niệm về Thượng Đế
3.-Ý niệm về con người
4.-Ý niệm về sự cứu rỗi
Chương V-Muốn Chứng Đạo cho Dân Việt
1. Chấp nhận dân Việt với bối cảnh tôn giáo sẵn có
2. Khởi đầu từ một nhu cầu
3. Cởi mở ngay thật
4. Tránh tranh biện
5. Sử dụng từ ngữ thích hợp với bối cảnh tôn giáo của Việt tộc
PHẦN THỨ TƯ
VĂN HÓA CỦA DÂN VIỆT TRONG SỰ CHỨNG ĐẠO
Chương I-Các Đặc Tính Văn Hóa Độc Đáo Của Dân Việt
1. Gắn bó với tôn giáo
2. Tính cần cù
Chương II - Niềm Tin Nơi Thượng Đế của Văn Hóa Việt Tộc
1. Qua tục ngữ, ca dao
2. Qua thi văn
PHẦN THỨ NĂM
NHỮNG NGUYÊN TẮC CHỨNG ĐẠO
Chương I - Để Thành Công Trong Việc Chứng Đạo
1. Chứng đạo viên phải biết chắc đã được sự cứu rỗi
2. Chứng đạo viên phải thông biết Kinh Thánh
3. Chứng đạo viên phải có lòng yêu thương linh hồn hư mất.
4. Chứng đạo viên phải là người cầu nguyện
Chương II - Vai Trò Của Thánh Linh Trong Việc Chứng Đạo
1. Lới hứa ban Thánh Linh
2. Sự đầy dẫy Thánh Linh
3. Sự hướng dẫn của Thánh Linh
4. Bí quyết được đầy dẫy Thánh Linh
PHẦN THỨ SÁU - THỰC HÀNH CHỨNG ĐẠO
Chương I - Trình Bày Phúc Âm
1. Tuyển chọn phương pháp chứng đạo
2. Căn bản Phúc Âm
Chương II - Phương Pháp Chứng Đạo Của C. S. Lovett
1. RoRm 3:23
2. 6:23
3. GiGa 1:12
4. KhKh 3:20
5. Nhận định về phương pháp chứng đạo của Lovett
Chương III - Kế Họach Cứu Rỗi Qua Những Câu Kinh Thánh
1. Thượng Đế là Tình Yêu (GiGa 3:16)
2. Tội lỗi là vấn đề nan giải (RoRm 3:23)
3. Tội lỗi phải bị hình phạt (6:23)
4. Chúa Cứu Thế đã gánh lấy án phạt tội lỗi (5:8)
5. Chỉ có Chúa Cứu Thế ban ơn cứu rỗi (Cong Cv 4:12)
6. Chúa Cứu Thế đang chờ đợi bạn tiếp nhận Ngài (KhKh 3:20)
7. Bạn phải tiếp nhận Chúa cách cá nhân (GiGa 1:12)
8. Nhận định về phương pháp “Kế Họach Cứu Rỗi Qua Những câu Kinh
Thánh”
Chương IV - Bốn Định Luật Thuộc Linh Của Bill Bright
1. Định luật một
2. Định luật hai
3. Định luật ba
4. Định luật bốn
5. Phương pháp sử dụng tài liệu “Bốn Định Luật Thuộc Linh”
6. Nhận định về phương pháp “Bốn Định Luật Thuộc Linh”
Chương V - Nỗ Lực Truyền Bá Phúc Âm Của D.James Kennedy
1. Lời mở đầu
2. Phúc Âm
3. Sự tín thác
4. Chăm sóc trực tiếp
5. Trình bày Phúc Âm vắn tắt
6. Nhận định về phương pháp “Nỗ Lực Truyền Bá Phúc Âm”
PHẦN THỨ BẢY
GƯƠNG CHỨNG ĐẠO TRONG THÁNH KINH
Chương I - Chúa Giê-xu Làm Chứng Cho Giáo Sư Ni-cô-đem
1. Chúa hoan nghênh người đến thăm Ngài bất cứ lúc nào và đối đãi chân
thành với người.
2. Ngài hướng dẫn tội nhân chú ý đến trọng tâm của vấn đề càng sớm càng
tốt.
3. Ngài gợi sự thích thú ngay lúc bắt đầu làm chứng
4. Ngài nhấn mạnh về sự tái sinh, chớ không phải cải cách xã hội
5. Ngài không cố gắng giải thích mọi sự cho tội nhân, song quả quyết rằng
đó là sự thật.
6. Ngài ngụ ý rằng nếu tội nhân tìm kiếm chân lý, chắc sẽ được
Chương II - Chúa Giê-xu Làm Chứng Cho Thiếu Phụ Sa-ma-ri
1. Chúa đi đến nơi tội nhân ở, thay vì chờ tội nhân đến với Ngài.
2. Chúa không cảm thấy phẩm giá bị hạ thấp do việc tiếp xúc với người tội
lỗi xấu xa.
3. Chúa gợi nhu cầu thuộc linh bằng cách đề cập các vấn đề liên quan đến
cuộc sống thường nhật.
4. Chúa bày tỏ cho người nghe biết tội lỗi mình qua việc để họ tự nhìn nhận,
chớ không lên án
5. Chúa tránh tranh biện
6. Chúa giới thiệu Ngài là Đấng Cứu Thế và kêu gọi sự đáp ứng bởi đức tin.
Chương III - Phi-líp Làm Chứng Cho Thái Giám Ê-thi-ô-bi
1. Phi-líp, là người bận rộn với công việc Chúa, vì người chẳng những có tài
năng mà còn mong muốn được phục vụ Chúa.
2. Phi-líp có sự tương giao mật thiết với Chúa, nhờ đó đã được Thánh Linh
hướng dẫn trong mọi công tác phục vụ Ngài.
3. Phi-líp vâng theo sự hướng dẫn của Thánh Linh, không thắc mắc cũng
chẳng trễ nải.
4. Phi-líp mở đầu việc làm chứng bằng cách gợi sự thích thú cho người
nghe.
5. Phi-líp am hiểu Kinh Thánh và sử dụng Kinh Thánh trong lúc Truyền bá
Phúc Âm
6. Phi-líp trung tín thực thi công tác truyền bá Phúc Âm cho đến lúc hoàn tất
7. Phi-líp tỏ ra nóng cháy trong sự phục vụ Chúa, qua hành động chạy theo
xe thái giám
8. Phi-líp tỏ ra kiên nhẫn qua việc giảng giải từ đầu về bối cảnh và sự ứng
nghiệm của đoạn Kinh Thánh cho thái giám hiểu.
Chương IV - Phi-e-rơ Làm Chứng Cho Đại Cọt-nây
1. Phi-e-rơ để cho Đức Chúa Trời chuẩn bị tấm lòng trước khi ra đi truyền
bá Phúc Âm
2. Phi-e-rơ ngăn cản người ta thờ lạy mình
3. Phi-e-rơ lắng nghe để hiểu rõ tình trạng thuộc linh của người hư mất trước
khi đưa ra phương thuốc cứu chữa
4. Phi-e-rơ hiểu rằng cuộc sống đạo đức của người ngoài Chúa chưa đủ để
phục hòa với Đức Chúa Trời
5. Phi-e-rơ trung tín giảng giải sự cứu rỗi qua Chúa Cứu Thế Giê-xu
6. Phi-e-rơ vâng lời Đức Chúa Trời
7. Phi-e-rơ áp dụng từ từ từng bước về phương pháp truyền bá Phúc Âm của
Chúa Cứu Thế Giê-xu
8. Phi-e-rơ giảng giải Phúc Âm rất đầy đủ và kết thúc bài làm chứng với lời
mời gọi tiếp nhận Chúa.
9. Phi-e-rơ có hành động và lời nói khiêm tốn, biết nhường sự vinh hiển cho
Đức Chúa Trời
10. Phi-e-rơ dành thì giờ cầu nguyện với Chúa mỗi ngày.
PHẦN THỨ TÁM - CHĂM SÓC TÂN TÍN HỮU
Chương I - Trong Ngày Quyết Định Tin Chúa
1. Sau khi thân hữu cầu nguyện tiếp nhận Chúa
2. Điều chứng đạo viên cần thực hiện sau khi cầu nguyện cho thân hữu tin
Chúa.
Chương II - Các Lần Thăm Viếng Chăm Sóc
1. Lần thăm viếng thứ nhất
2. Lần thăm viếng thứ hai
3. Lần thăm viếng thứ ba
4. Lần thăm viếng thứ tư
PHẦN THỨ CHÍN - GIẢI ĐÁP CHO NHỮNG LỜI BÀO CHỮA VÀ
CHỐNG ĐỐI
Chương I - Về Đức Chúa Trời
1. “Tôi không tin Thượng Đế Thực hữu”
2. “Thượng Đế không công bình”
3. “Nếu Thượng Đế thật lòng yêu thương tôi, thì tôi không cần phải lo gì cả”
4. “Nếu Thượng Đế muốn cứu tối thì cần gì đến huyết Chúa Cứu Thế”
Chương II-Về Chúa Cứu Thế Giê-xu
1. “Tôi không cần một Cứu Chúa”
2. “Tôi không tin Chúa Giê-xu là Con Thượng Đế
Chương III-Về Thánh Kinh
1. “Tôi không tin Thánh Kinh được Thượng Đế cảm ứng”
2. “Có nhiều điều trong Thánh Kinh tôi không hiểu”
3. “Thánh Kinh đầy mẫu thuẫn”
4. “Thánh Kinh là lời của con người”
Chương IV-Về Hội Thánh
1. “Tôi thấy có quá nhiều giáo phái”
2. “Tôi thấy có nhiều người giả hình trong Hội Thánh”
3. “Hội Thánh quyên tiền nhiều quá”
4. “Tôi có thể là một người Cơ Đốc mà không cần đi lễ ở nhà thờ.
Chương V-Về Các Vấn Đề Khác
1. “Tôi bận rộn quá”
2. “Tôi muốn dành thì giờ cho công việc làm ăn trước, sau đó tôi sẽ tin
Chúa”
3. “Tin Chúa tôi sẽ bị bắt bớ”
4. “Tin Chúa bạn hữu sẽ chê cười tôi”
5. “Tôi không từ bỏ được những thú vui trần gian”
6. “Tin Chúa phải từ bỏ nhiều điều quá”
7. “Tôi không thích thú về những việc thuộc linh”
8. “Tôi không tin có đời sau”
9. “Tôi không tin có sự đoán phạt ngày sau”
10. “Tôi không thắng được tội lỗi”
11. “Tôi phải trở thành người tốt hơn trước khi tiếp nhận Chúa Cứu Thế’
12. “Tôi sẽ tin Chúa nhưng không phải lúc này vì còn nhiều thì giờ”
13. “Quá trễ cho tôi tin Chúa”
14. “Không còn có hy vọng cho tôi”
PHẦN PHỤ LỤC
Phụ Lục 1-Phương Pháp Phân Phát Truyền Đạo Đơn
Phụ Lục 2-Các Câu Thánh Kinh Cần Ghi Nhớ cho việc Chứng Đạo
Tựa
Thời đại chinh phục linh hồn người hư mất cho Chúa Cứu Thế chưa chấm
dứt. Đức Chúa Trời vẫn hành động để dắt đưa người khác đến sự cứu rỗi
trong Chúa Cứu Thế Giê-xu. Vấn đề quan trọng ngày nay là làm sao để đem
Phúc Âm cho người hư mất? Làm cách nào để đưa dắt họ đến với Chúa Cứu
Thế? Câu trả lời vẫn không thay đổi: Qua việc cá nhân chứng đạo.
Mục sư Billy Graham là người được Chúa dùng dắt đưa hàng vạn người về
với Chúa Cứu Thế qua các chiến dịch truyền giảng khắp thế giới. Tuy nhiên,
khi nhận định về việc cá nhân chứng đạo, Mục sư đã viết: “Dù đôi khi chính
tôi tự cảm thấy mình không xứng đáng, nhưng Chúa đã ban cho tôi đặc ân
trình bày về Chúa Cứu Thế trong Thánh Kinh cho số người đông đúc tại các
vận động trường lớn nhất trong suốt hai mươi năm qua. Tuy nhiên, cá nhân
chứng đạo là phương thức truyền bá Phúc Âm trong Tân Ước cũng quan
trọng không kém ”.
Nhiều Mục sư và tín hữu cũng đã nhận biết tầm quan trọng của việc cá nhân
chứng đạo và muốn thực hiện công tác đó. Tuy nhiên có vấn đề khó khăn ở
đây. Phần lớn các tín hữu trong Hội Thánh vẫn cho rằng công tác cá nhân
chứng đạo là của Mục sư vì người được kêu gọi để làm công việc ấy; hoặc vì
chúng tôi trả lương, để Mục sư làm công tác đó.
Thái độ trên chẳng những nhìn thấy giữa vòng tín hữu mà còn thấy nơi các
vị Mục sư. Nhiều tôi tớ Chúa cảm thấy rằng các tín hữu không đủ khả năng
để đi ra chinh phục tội nhân cho Chúa Cứu Thế. Những vị ấy sợ rằng thay vì
các tín hữu đưa dắt người hư mất đến với Chúa, thì lại làm cho họ càng xa
cách Chúa. Bởi thế nhiều Hội Thánh vẫn chưa thực hiện việc cá nhân chứng
đạo; hoặc nếu có cũng chỉ là công tác rời rạc, lẻ loi, không tổ chức. Trong
khi đó, hầu hết các đầy tớ Chúa và Hội Thánh nào tin nơi việc cá nhân
chứng đạo và nghiêm chỉnh thực hành công tác đó, đều công nhận đã đạt
được nhiều thành quả “quá sự cầu xin và suy tưởng”.
Cá nhân chứng đạo vẫn là phương pháp thích hợp cho mọi thời đại, xưa
cũng như nay, để dắt người khác đến với Chúa Cứu Thế. Tuy nhiên câu hỏi
đặt ra trước nhất cho người Cơ Đốc là: “Làm sao tôi biết được cách thức
chinh phục tội nhân cho Chúa?”
Quyển sách này, về căn bản là một tài liệu giảng dạy cho môn học Chứng
Đạo ở Viện Thần Học Tin Lành Việt Nam (Vietnamese Theological
College), Garden Grove, California. Do lời yêu cầu của nhiều học viên và
con cái Chúa, tôi đã lấy lại sửa chữa và bổ túc thêm để trình bày cho mọi tín
hữu. Gửi nó tới các con cái Chúa tôi không coi nó như một khảo luận đầy đủ
về cá nhân chứng đạo, nhưng để giới thiệu một phác họa về việc thực hành
công tác chứng đạo. Trong đó tôi sẽ đề cập: (1) Thánh Kinh dạy về chứng
đạo; (2) Thần học về chứng đạo; (3) Tín ngưỡng của dân Việt trong sử dụng
chứng đạo; (4) Văn hóa của dân Việt trong sự chứng đạo; (5) Những nguyên
tắc chứng đạo; (6) Phương cách thực hành việc chứng đạo; (7) Gương chứng
đạo trong Thánh Kinh; (8) Phương pháp chăm sóc tân tín hữu; và (9) Trả lời
cho những chống đối trong khi chứng đạo. Phần phụ lục gồm có: (1) Phương
pháp phân phát truyền đạo đơn; và (2) Các câu Thánh Kinh cần ghi nhớ cho
việc chứng đạo.
Hy vọng quyển sách nhỏ này khích lệ nhiều con cái Chúa quyết tâm thực
hiện mạng lịnh trọng yếu của Chúa Cứu Thế: “Nhưng khi Thánh Linh giáng
trên các con, các con sẽ nhận được quyền năng làm chứng cho ta tại Giê-ru-
sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, và khắp thế giới” (Cong Cv 1:8 BDY).
Mục sư Tô Văn Út
CỰU ƯỚC DẠY VỀ CHỨNG ĐẠO
1.-Các từ và thành ngữ diễn đạt về chứng đạo trong Cựu Ước
2.-Ý niệm về chứng đạo trong Cựu Ước
CÁC TỪ VÀ THÀNH NGỮ DIỄN ĐẠT CHỨNG ĐẠO
Trong Cựu Ước có nhiều từ và thành ngữ diễn đạt về chứng đạo. Ở Exe Ed
33:7-9 ta đọc được những lời này:
“Hỡi con người, ta đã lập ngươi đặng làm kẻ canh giữ cho nhà Y-sơ-ra-ên;
nên hãy nghe lời từ miệng ta, và thay ta răn bảo trước cho chúng nó. Khi ta
phán cùng kẻ dữ rằng: Hỡi kẻ dữ, mầy chắc chết! Nếu ngươi không răn bảo
để cho kẻ dữ xây bỏ đường lối xấu của nó, thì kẻ dữ ấy sẽ chết trong sự gian
ác mình; nhưng ta sẽ đòi máu nó nơi tay ngươi. Nếu trái lại, ngươi đãrăn bảo
kẻ dữ đặng xây bỏ đường lối xấu của nó mà nó không xây bỏ, thì nó sẽ chết
trong sự gian ác nó, còn ngươi giải cứu mạng sống mình. ”
Tiên tri Ê-xê-chi-ên được dạy phải răn bảo kẻ dữ. Động từ “răn bảo” trong
nguyên văn Hy-bá nghĩa là “dẫn đạo, khuyên răn, chỉ dẫn”. Từ liệu “răn
bảo” bày tỏ về việc chứng đạo, đưa dẫn tội nhân đến sự hối cải qua sứ điệp
của Đức Chúa Trời.
Thành ngữ khác trong Cựu Ước diễn đạt về chứng đạo: “đặng giảng tin lành
cho kẻ khiêm nhường” (EsIs 61:1). Nguyên văn là “mang tin tức”, “công bố
tin mừng: Giảng sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời”. Từ ngữ này cũng tìm thấy
trong Thi Tv 96:2, “từng ngày hãy truyền ra sự cứu rỗi của Ngài”.
ChCn 11:30 cho ta thấy thêm một thành ngữ diễn đạt về chứng đạo, “người
khôn ngoan có tài được linh hồn người ta.” Từ liệu “có tài được” theo nghĩa
đen là “lấy”, mang theo với mình “lấy ra”, “lấy đi, mang đi”. Từ liệu này nói
lên sự chinh phục hoặc chiếm lấy linh hồn người ta. Việc chứng đạo vì vậy
đã bày tỏ qua việc “được linh hồn”, hay sự hối cải của người chưa được cứu.
Ý NIỆM VỀ CHỨNG ĐẠO TRONG CỰU ƯỚC
Cùng với các từ và thành ngữ diễn đạt việc chứng đạo, ta cũng thấy ý niệm
về chứng đạo được tỏ bày trong hầu hết các sách của Cựu Ước.
Sáng thế ký chương 1 biểu lộ kế họach chứng đạo toàn cầu của Đức Chúa
Trời qua người nam và người nữ đầu tiên. Ngài phán với họ: “Hãy sanh sản,
thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất” (SaSt 1:23). Về sau Đức Chúa Trời lập lại
lời đó cho Nô-ê. “Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy trên mặt đất”
(9:1).
Tiếp theo Đức Chúa Trời chọn Áp-ra-ham và dòng dõi người để lập thành
quốc gia Y-sơ-ra-ên. Ngài phán cùng Áp-ra-ham: “Các chi tộc nơi thế gian
sẽ nhờ người mà được phước” (1:23). Kế họach chứng đạo toàn cầu tiếp tục
trong thời đại tộc trưởng với lời hứa cho Y-sác:
“Ta sẽ thêm dòng dõi ngươi nhiều như sao trên trời, sẽ cho họ các xứ này;
hết thảy dân thế gian đều sẽ nhờ dòng dõi ngươi mà được phước ” (26:4).
Với lời hứa cho Gia-cốp:
“Dòng dõi ngươi sẽ đông như cát bụi trên mặt đất, tràn ra đến đông tây nam
bắc, và các chi họ thế gian sẽ nhờ ngươi và dòng dõi ngươi mà được phước ”
(28:14).
Qua thời đại Môi-se, kế họach chứng đạo toàn cầu vẫn không gián đoạn. Khi
Môi-se dẫn dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập, có một số đông khách kiều ngụ
giữa họ, được phép gia nhập vào hội chúng Y-sơ-ra-ên (XuXh 12:38). Rồi
người Y-sơ-ra-ên làm chứng cho dân ngoại và dạy họ giữ lễ Vượt-qua (Dan
Ds 9:14), dạy họ biết riêng ngày nghỉ đặng làm nên ngày Thánh (XuXh
20:10), dạy dâng của lễ thiêu (LeLv 17:8). Thiên Chúa cũng chỉ dẫn tuyển
dân Ngài làm chứng qua nếp sống đạo:
“Khi kẻ khách nào kiều ngụ trong xứ các ngươi, thì chớ hà hiếp người. Kẻ
khách kiều ngụ giữa các ngươi sẽ kể như kẻ đã sanh đẻ giữa các ngươi: hãy
thương yêu người như mình, vì các ngươi đã làm khách kiều ngụ trong xứ Ê-
díp-tô ” (19:33, 34).
Lúc Môi-se đến cùng Đức Chúa Trời ở trên núi, Ngài lập giao ước cùng ông
và phán rằng:
“Vậy, bây giờ, nếu các ngươi vâng lời ta và giữ sự giao ước ta, thì trong
muôn dân, các ngươi sẽ thuộc riêng về ta. Các ngươi sẽ thành một nước thầy
tế lễ, cùng một dân tộc Thánh cho ta ” (XuXh 19:5-6).
Sách Ru-tơ làm nổi bật kế họach chứng đạo toàn cầu của Đức Chúa Trời. Ru
tơ, một quả phụ Mô-áp, đã làm cho mẹ chồng cảm động qua những lời chân
thành này:
“Xin chớ nài tôi phân rẽ mẹ: vì mẹ đi đâu, tôi sẽ theo đó; mẹ ở nơi nào, tôi
sẽ ở nơi đó. Dân sự của mẹ, tức là dân sự của tôi: Đức Chúa Trời của mẹ,
tức là Đức Chúa Trời của tôi; mẹ thác nơi nào tôi muốn thác và được chôn
nơi đó ” (Ru R 1:16-17).
Khi Na-ô-mi và Ru-tơ về đến Bết-lê-hem, “cả thành đều cảm động” (1:19).
Ru-tơ - người ngoại bang - được nhập vào thành viên chính thức trong hội
chúng Y-sơ-ra-ên. Về sau, Ru-tơ trở thành tổ mẫu của vua Đa-vít (4:21-22)
và Chúa Giê-xu (Mat Mt 1:5).
Đến thời đại Đa-vít, nhiều Thi thiên được sáng tác bày tỏ kế họach chứng
đạo toàn cầu của Đức Chúa Trời. Đa-vít đã nói trong Thi Tv 86:9 “Hết thảy
các dân mà Chúa đã dựng nên sẽ đến thờ lạy trước mặt Chúa, và tôn vinh
danh Chúa. Và, bốn phương thế gian sẽ nhớ và trở lại cùng Đức Giê-hô-và;
các họ hàng muôn dân sẽ thờ lạy trước mặt Ngài” (Thi Tv 22:27).
Vua Sa-lô-môn, trong khi cầu nguyện cung hiến đền thờ, cũng nói lên kế
họach chứng đạo toàn cầu của Đức Chúa Trời, “để cho muôn dân của thế
gian nhận biết danh Chúa, kính sợ Chúa, y như dân Y-sơ-ra-ên của Ngài, và
cho biết rằng danh Chúa xưng ra trên đền này mà tôi đã xây cất” (IVua 1V
8:43).
“Vả lại, về người ngoại bang là người chẳng thuộc về dân Y-sơ-ra-ên của
Chúa, nhưng vì danh lớn Chúa, vì cánh tay quyền năng giơ thẳng ra của
Ngài, họ sẽ từ xứ xa đi đến hướng về đền này mà cầu nguyện, thì xin Chúa
từ trên trời, là nơi ngự của Chúa, hãy dủ nghe, và làm theo mọi đều người
ngoại bang ấy cầu xin Chúa: hầu cho muôn dân trên đất nhận biết danh
Chúa, kính sợ Ngài như dây Y-sơ-ra-ên của Chúa, và biết rằng cái đền này
mà tôi đã xây cất, được gọi bằng danh Chúa ” (IISu 2Sb 6:32, 33).
Trong Cựu Ước, có lẽ thời đại tiên tri, bày tỏ ý niệm về chứng đạo nhiều
nhất và rõ ràng nhất. Ngay cả trong các sứ điệp dành riêng cho dân Y-sơ-ra-
ên, ta cũng nhận ra kế họach chứng đạo toàn cầu của Đức Chúa Trời. Trước
hết, qua tiên tri Ê-sai, Đức Chúa Trời công bố kế họach chứng đạo của Ngài.
“Ngoài ta chẳng có Đức Chúa Trời nào khác! Chẳng có Đức Chúa Trời nào
khác là công bình và là Cứu Chúa ngoài ta. Hỡi các ngươi hết thảy ở các nơi
đầu cùng đất, hãy nhìn xem ta và được cứu! Vì ngoài ta là Đức Chúa Trời,
chẳng có Chúa nào khác ” (EsIs 45:21, 22).
Đức Giê-hô-va phán những lời này qua Ê-sai:
“Các người dân ngoại về cùng Đức Giê-hô-va, đặng hầu việc Ngài, đặng yêu
mến danh Đức Giê-hô-va, đặng làm tôi tớ Ngài; tức là hết thảy những kẻ giữ
ngày Sa-bát cho khỏi làm ô uế, và cầm vững lời giao ước ta, thì ta sẽ đem họ
lên trên núi Thánh ta, làm cho họ vui mừng trong nhà cầu nguyện ta. Của lễ
thiêu và hi sinh họ dâng trên bàn thờ ta, sẽ được nhận lấy; vì nhà ta sẽ gọi là
nhà cầu nguyện cho mọi dân tộc ” (56:6, 7).
Tiên tri Giê-rê-mi rao truyền kế họach chứng đạo của Đức Chúa Trời cho
dân Y-sơ-ra-ên: “Trong thời đó người ta sẽ gọi Giê-ru-sa-lem là ngôi của
Đức Giê-hô-va, và hết thảy các nước đều nhóm về Giê-ru-sa-lem, về danh
Đức Giê-hô-va” (Gie Gr 3:17).
Tiên tri Ha-ba-cúc dự ngôn về kế họach chứng đạo toàn cầu của Đức Chúa
Trời: “Vì sự nhận biết vinh quang Đức Giê-hô-va sẽ đầy dẫy khắp đất như
nước đầy tràn bờ biển” (HaKb 2:14).
Tiên tri Ma-la-chi bày tỏ kế họach chứng đạo toàn cầu của Đức Chúa Trời:
“Vì từ nơi mặt trời mọc cho đến nơi mặt trời lặn, danh ta sẽ lớn giữa các dân
ngoại. Trong khắp mọi nơi, người ta sẽ dâng hương của lễ Thánh sạch cho
danh ta; vì danh ta sẽ lớn giữa các dân ngoại, Đức Giê-hô-va vạn quân phán
vậy” (MaMl 1:11).
Đức Giê-hô-va phán bảo Giô-na thực thi kế họach chứng đạo của Ngài:
“Người khá chờ dậy! Hãy đi đến thành lớn Ni-ni-ve, và rao cho nó lời của ta
đã dạy cho ngươi”. Tiên tri Giô-na đi vào thành rao giảng sứ điệp Đức Chúa
Trời và “dân thành Ni-ni-ve tin Đức Chúa Trời” (Gion Gn 3:2, 5).
Đa-ni-ên cũng áp dụng kế họach chứng đạo toàn cầu của Đức Chúa Trời tại
đất khách quê người. Nhà tiên tri làm chứng cho các quan, cho các vua, cho
mọi người. Kết quả khiến cho vua Nê-bu-cát-nết-sa truyền cho các dân tộc,
các nước, các thứ tiếng ở khắp mặt đất phải ngợi khen Đức Chúa Trời rất
cao: “Ôi Những dấu lạ của Ngài lớn lao là dường nào! Những sự lạ của Ngài
mạnh sức là dường nào! Nước Ngài là nước còn mãi mãi, và quyền thế Ngài
từ đời nọ đến đời kia” (DaDn 4:3).
Các từ và thành ngữ trong Cựu Ước đã diễn đạt rõ ràng ý niệm về chứng đạo
và tỏ ra rằng Đức Chúa Trời mong muốn con dân Ngài công bố sứ điệp cứu
rỗi của Ngài cho thế nhân. Kế họach chứng đạo cho muôn dân trên đất nước
tỏ bày qua các sách Ngũ kinh, sách Lịch sử, Thi-thiên và các sách Tiên tri.
Dân của Đức Chúa Trời ngày xưa đã “răn bảo” “giảng tin lành cho kẻ khiêm
nhường”, “truyền ra sự cứu rỗi của Ngài”, và “được linh hồn người ta”.
Ngày nay Đức Chúa Trời cũng mong muốn con dân Ngài trở thành những
chứng nhân để công bố sứ điệp cứu rỗi của Ngài cho thế gian hư mất. Mong
ước chúng ta sẽ không bỏ qua đặc quyền và trách nhiệm là chứng nhân cho
Đấng đã yêu thương và cứu rỗi chúng ta, để bắt đầu từ đây đời sống chúng ta
sẽ trở thành nguồn phước cho muôn dân trên đất, đặc biệt cho dân tộc Việt
Nam thân yêu của chúng ta.
TÂN ƯỚC DẠY VỀ CHỨNG ĐẠO
1.-Các từ và thành ngữ ngữ diễn đạt về chứng đạo trong Tân Ước
2.-Ý niệm về chứng đạo trong Tân Ước
CÁC TỪ VÀ THÀNH NGỮ DIỄN ĐẠT VỀ CHỨNG ĐẠO
Trong Tân Ước có nhiều từ và thành ngữ được dùng để nói đến việc chứng
đạo. Một hôm, Chúa Cứu Thế Giê-xu đang đi ven bờ biển Ga-li-lê, gặp hai
anh em Si-môn Phi-e-rơ và Anh-rê đang thả lưới đánh cá. Chúa gọi: “Các
ngươi hãy theo ta, ta sẽ cho các ngươi nên tay đánh lưới người” (Mat Mt
4:19). Họ bèn bỏ cả lưới chài, đi theo Ngài, Chúa Cứu Thế Giê-xu đi khắp
xứ Ga-li-lê, “dạy dỗ trong các nhà hội, giảng tin lành của nước Đức Chúa
Trời” (Mat Mt 4:23).
Văn mạch của câu Thánh Kinh trên cho thấy cách dùng của từ liệu “tay đánh
lưới người”, và nói lên rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu muốn những người này
phụ giúp Ngài trong việc công bố Phúc Âm cho nhân dân.
Ở 28:19, Chúa Cứu Thế Giê-xu phán cùng các môn đệ: “Vậy, hãy đi khiến
muôn dân trở nên môn đồ ta, làm báp têm cho họ nhơn danh Cha, Con, và
Thánh Linh”. Từ liệu “khiến trở nên môn đồ” là một chữ rất thông dụng
trong Tân Ước và xuất hiện 250 lần. Cách dùng của từ liệu nói lên trách
nhiệm cá nhân của môn đệ Chúa Cứu Thế Giê-xu trong sự công bố Phúc Âm
cho tất cả các dân tộc. Chữ này diễn đạt rõ ràng về việc chứng đạo.
Chúa Cứu Thế Giê-xu trong ngày được rước lên trời, đã phán cùng các môn
đệ: “Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngơi sẽ nhận
lấy quyền phép và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đêâ,
xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất” (Cong Cv 1:8). Từ liệu “chứng tá của ta”
được dùng 168 lần trong Tân Ước. Bác sĩ Lu-ca dùng từ liệu này để nói lên
việc phối hợp của sự làm chứng về các sự kiện và sự làm chứng trong ý
nghĩa của việc xưng nhận Phúc Âm. Lu-ca trình bày cách dùng đặc biệt này
trong sách Công-vụ các sứ-đồ và LuLc 24:48, “Các ngươi làm chứng về việc
đó”. Những sự kiện Lu-ca nói đến là sự kiện lịch sử về Chúa Cứu Thế Giê-
xu, đặc biệt là sự sống lại của Ngài.
Một từ ngữ khác được dùng trong Tân Ước để diễn đạt về việc chứng đạo là
“giảng Tin lành”. Từ liệu này được tìm thấy 127 lần trong Tân Ước. Nó có
nghĩa là “công bố tin mừng, chỉ dẫn (con người) về những điều có liên quan
đến sự cứu rỗi Cơ Đốc”.
Ý NIỆM VỀ CHỨNG ĐẠO TRONG TÂN ƯỚC
Cùng với các từ và thành ngữ diễn đạt cho việc chứng đạo, ta cũng thấy ý
niệm về chứng đạo được biểu lộ trong các sách của Tân Ước.
Phúc Âm Ma-thi-ơ
Sách này bắt đầu với lời rao giảng Phúc Âm: “Hãy ăn năn tội lỗi, quay về
với Thượng Đế, vì Nước Trời gần đến!”. Chương bốn cho ta thấy việc Chúa
Cứu Thế Giê-xu kêu gọi các môn đệ đầu tiên. Chương chín tường thuật rằng
khi đi qua thành Ca-bê-na-um, Chúa Cứu Thế Giê-xu thấy một người tên
Ma-thi-ơ đang làm việc tại sở thu thuế. Chúa gọi: “Con hãy theo Ta!” Ma-
thi-ơ liền đứng dậy theo Ngài.
“Chúa Giê-xu từ đó đi qua”. Đây là những chữ rất quan trọng, luôn được
nhắc đến trong suốt những năm chức vụ của Chúa Cứu Thế. Những chữ đó
cũng nói lên rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu luôn tận dụng cơ hội để chứng đạo.
Câu 9 ghi lại mấy chữ đáng chú ý: “Ngài thấy một người”. Chúa Cứu Thế
Giê-xu nhìn thấy mọi người quanh Ngài hoặc thấy cả một đám đông. Đường
phố vào thời Tân Ước chật hẹp và đông đúc người qua lại. Ở đó có một
người, một nhân viên thu thuế, đang làm việc cho chính quyền La-Mã. Ông
thuộc về giai cấp bị xã hội ruồng bỏ. Trước khi chinh phục người, Chúa Cứu
Thế Giê-xu đã thấy người.
Chương mười bày tỏ Đấng chinh phục linh hồn tội nhân, chẳng những đã
động lòng thương xót trước đoàn dân đông, mà còn “sai phái” mười hai môn
đệ đi ra truyền giảng Phúc Âm. Chương mười một cho thấy sau khi dặn bảo
mười hai môn đệ xong, Chúa Cứu Thế Giê-xu đi vào các thành phố miền đó
giảng dạy. Chương cuối của sách Ma-thi-ơ đã ghi chép mạng lịnh trọng yếu
của Chúa Cứu Thế: “Tất cả uy quyền trên trời dưới đất đều về tay ta. Vậy,
các con hãy đi dìu dắt tất cả cá dân tộc làm môn đệ ta, làm báp têm cho họ
nhân danh Cha, Con, và Thánh Linh, và dạy họ vâng giữ mọi mệnh lệnh ta!
Chắc chắn ta ở với các con luôn luôn, từ nay cho đến ngày tận thế!” (Mat Mt
28:18-20).
Phúc Âm Mác
Sách này mở đầu với câu chuyện Lê-vi theo Chúa. Chương sáu ghi chép
việc Chúa gọi mười hai sứ-đồ, sai đi từng đôi truyền giảng Phúc Âm,
khuyến giục mọi người ăn năn tội lỗi.
Phần cuối của sách Mác cũng ghi chép mạng lịnh trọng yếu của Chúa Cứu
Thế: “Hãy đi khắp thế giới, công bố Phúc Âm cho cả nhân loại. Ai tin và
chịu báp têm sẽ được cứu, còn ai không tin sẽ bị kết tội” (Mac Mc 16:15
BDY)
Phúc Âm Lu-ca
Trong sách Lu-ca, Chúa Cứu Thế phán cùng các môn đệ: “Từ nay trở đi,
ngươi sẽ trở nên tay đánh lưới người ”. Sau đó, Chúa chọn thêm bảy mươi
môn đệ sai từng đôi đi truyền bá Phúc Âm.
Các ngụ ngôn “Tiệc Lớn”, “Chiên Thất lạc”, “Đồng bạc mất”, và “Người
con lưu lạc trở về” cũng diễn đạt việc chứng đạo. Khi các người Biệt lâïp
chế giễu Chúa, Ngài khuyến cáo họ về sự ăn năn qua ngụ ngôn “Người giàu
và La-xa-rơ”. Lúc đó một nhà lãnh đạo Do Thái hỏi Chúa. “Tôi phải làm gì
để được sống vĩnh viễn? ” Khi nghe Chúa trả lời là bán hết tài sản lấy tiền
phân phát cho người nghèo, ông buồn rũ rượi vì tài sản quá nhiều.
Kế đó, Chúa Giê-xu đi ngang qua thành phố Giê-ri-cô kêu gọi Xa-chê. Ngài
đến thăm ông tại nhà và dìu dắt cả gia đình tin nhận Ngài. Phần cuối của
sách Lu-ca thuật lại việc một tên cướp tin Chúa trong giờ hấp hối trên thập
tự giá.
Phúc Âm Giăng
Sách này trước hết ghi chép về công việc truyền bá Phúc Âm của Giăng
Báp-tít. Kế đó, khi thấy Chúa Cứu Thế Giê-xu đi ngang qua, Giăng đã giới
thiệu Chúa cho các môn đệ, lập tức Anh-rê và một môn đệ khác theo Chúa.
Anh-rê đưa anh mình là Si-môn Phi-e-rơ đến tin Chúa. Sáng hôm sau, Chúa
Cứu Thế Giê-xu đi lên xứ Ga-li-lê làm chứng cho Phi-líp. Phi-líp làm chứng
cho Na-tha-na-ên và mời bạn đến gặp Chúa. Khi Ngài ở Giê-ru-sa-lem dự lễ
Vượt qua, nhiều người tin Chúa, vì thấy các phép lạ Ngài làm.
Chương ba của sách Giăng thuật lại việc Chúa Cứu Thế Giê-xu chứng đạo
cho giáo sư Ni-cô-đem. Sau đó, Chúa và các môn đệ qua xứ Ga-li-lê. Theo
lộ trình, Chúa phải đi ngang qua xứ Sa-ma-ri. Gần đến thành Si-kha, Chúa
dừng chân bên giếng Gia-cốp. Nơi đây Chúa làm chứng cho thiếu phụ Sa-
ma-ri. Sau khi tin Chúa, thiếu phụ bỏ vò nước bên giếng, chạy vào thành
phố, hăng say nói về Chúa cho mọi người. Dân chúng kéo nhau đến gặp
Chúa.
Sau đó, Chúa giảng cho các môn đệ về cánh đồng truyền giáo:
“Các con nói còn bốn tháng nữa mới đến mùa gặt nhưng các con cứ phóng
rộng tầm mắt xem khắp cánh đồng! Lúa đã chín vàng, sẵn chờ gặt hái. Thợ
gặt được thưởng công để đưa nhiều linh hồn vào cõi sống vĩnh viễn, nên
người gieo kẻ gặt đều vui mừng. Thật đúng với câu:
“Người này gieo, kẻ khác gặt ”. Ta sai các con gặt hái ở những cánh đồng
các con chưa gieo trồng; người khác đã gieo, nay các con gặt hái ” (GiGa
4:35-38).
Hai ngày sau, Chúa lên đường về xứ Ga-li-lê. Chúa lại vào làng Ca-na, là
nơi Ngài đã biến nước thành rượu. Một viên chức có con trai đau nặng gần
chết, nghe tin Chúa Cứu Thế Giê-xu đã từ Giu-đêâ về Ga-li-lê, vội vã đến
năn nỉ Chúa xuống thành Ca-bê-na-um chữa bệnh cho con. Chúa đáp: “Ông
đi về đi! Con ông lành bệnh rồi!” Ông tin lời Chúa nên con ông đã được
chữa lành. Ông và cả gia đình đều tin Chúa Cứu Thế.
Đến giữa kỳ lễ Lều tạm, Chúa Cứu Thế Giê-xu xuất hiện trong đền thờ và
bắt đầu giảng dạy. Ngày chót trong kỳ lễ là ngày long trọng nhất, Chúa Cứu
Thế Giê-xu đứng lên, lớn tiếng kêu gọi: “Người nào khát hãy đến với tôi mà
uống. Người nào tin tôi, các mạch nước hằng sống sẽ tuôn trào không dứt
trong lòng”. Nghe Chúa kêu gọi, trong dân chúng có nhiều người nhìn nhận
Ngài là nhà tiên tri. Có người quả quyết: “Đây là Chúa Cứu Thế!” Nhưng
một số người khác thắc mắc: “Chúa Cứu Thế sao quê quán ở Ga-li-lê? Dân
chúng chia rẽ nhau vì Chúa. Có mấy người định bắt Chúa nhưng không ai
đụng đến Ngài được.”
Chương chín tường thuật việc Chúa chữa lành cho người mù từ lúc sơ sinh.
Qua phép lạ đó, người mù tin Ngài là Chúa Cứu Thế. Chúa giảng giải cho
các thầy Biệt lập về người chăn từ ái trong chương mười. Ngài nhấn mạnh:
“Ta là người chăn từ ái. Người chăn từ ái sẵn lòng hy sinh tính mạng vì đàn
chiên”.
Chúa vượt sông Giô-đanh đến ngụ tại nơi Giăng làm báp têm khi trước.
Nhiều người đi theo Chúa và nhìn nhận: “Dù Giăng (Báp-tít) không làm
phép lạ, nhưng mọi điều Giăng nói về Ngài đều đúng cả. Tại đây có nhiều
người tin Ngài là Chúa Cứu Thế.”
Ở làng Bê-tha-ni, nhiều người Do Thái đến thăm chị em Ma-ri, chứng kiến
phép lạ Chúa kêu La-xa-rơ từ kẻ chết sống lại liền tin Ngài. Sứ điệp chót của
Chúa Cứu Thế Giê-xu cho dân Do Thái cũng là sứ điệp về Phúc Âm cứu rỗi.
Dù Chúa đã làm bao nhiêu phép lạ trước mắt, dân Do Thái vẫn không tin
Ngài. Tuy nhiên, có nhiều người trong giới lãnh đạo Do Thái tin Chúa Giê-
xu không dám công nhận, vì sợ phái Biệt lập khai trừ.
Sách Công-Vụ Các Sứ-Đồ
Sách này mở đầu với mạng lịnh: “Nhưng khi Thánh Linh giáng trên các con,
các con sẽ nhận được quyền năng làm chứng cho ta tại Giê-ru-sa-lem, cả xứ
Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, và khắp thế giới”. Biến cố quan trọng kế tiếp là Phi-e-
rơ đứng ra giảng giải Phúc Âm, có ba ngàn người tin Chúa. Tất cả các tín
hữu đều sống gần nhau và góp tài sản làm của chung. Hằng ngày nhóm họp
tại Đền thờ, rồi về nhà bẻ bánh tưởng niệm Chúa. Mỗi ngày Chúa cứ tăng
thêm số người được cứu.
Chương ba thuật việc Phi-e-rơ và Giăng công bố Phúc Âm. Chương năm
cho biết có đông người tin Chúa vì thấy các sứ-đồ làm nhiều phép lạ và việc
kỳ diệu giữa nhân dân. Chương sáu kể lại việc Ê-tiên bị bắt, bị thảm sát vì
công bố Phúc Âm. Lúc ấy Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem bị khủng bố dữ dội.
Trừ các sứ-đồ, tất cả tín hữu đều đi tản mác các nơi trong xứ Giu-đêâ và Sa-
ma-ri, đi đâu cũng truyền bá Phúc Âm. Phi-líp đến thành Sa-ma-ri truyền
giảng về Chúa Cứu Thế và thực hiện nhiều phép lạ. Các sứ-đồ tại Giê-ru-sa-
lem nghe tin xứ Sa-ma-ri đã tiếp nhận Đạo Chúa, liền sai Phi-e-rơ và Giăng
đến thăm. Tới nơi hai ông cầu nguyện cho tín hữu Sa-ma-ri được nhận lãnh
Thánh Linh. Sau khi làm chứng và công bố Lời Chúa. Phi-e-rơ và Giăng trở
về Giê-ru-sa-lem. Trên đường về, họ truyền bá Phúc Âm tại nhiều làng mạc
Sa-ma-ri.
Chương chín cho biết Sau-lơ vẫn tiếp tục đe dọa giết hại các tín đồ của
Chúa. Sau khi khủng bố Hội Thánh ở Giê-ru-sa-lem, ông lên đường đi Đa-
mách để lùng bắt những tín đồ trốn tránh ở đó. Dọc đường Chúa hiện ra
cùng Sau-lơ và ông tin Chúa. Sau-lơ ở lại Đa-mách, kế đó đến Giê-ru-sa-lem
nhân Danh Chúa truyền giảng Phúc Âm cách dạn dĩ. Ông tranh luận với
nhóm người Do Thái theo văn hóa Hy-lạp, nên họ tìm cách giết ông. Anh
em tín hữu được tin ấy, liền đem ông xuống hải cảng Sê-sa-rê, rồi đưa đi
Tạt-sơ. Mấy năm sau, Ba-na-ba đưa ông đến truyền bá Phúc Âm ở An-ti-ốt.
Chương mười cho thấy Phúc Âm lan truyền đến các dân ngoại. Cọt-nây là
người ngoại bang đầu tiên tin Chúa. Phi-e-rơ tiếp nhận Cọt-nây vào Hội
Thánh mà không đòi ông phải chịu cắt bì. Qua đến chương mười một thì có
rất đông người ngoại gia nhập Hội Thánh An-ti-ốt. Từ đó An-ti-ốt trở thành
tổng hành dinh cho công cuộc truyền giáo của Phao-lô.
Chương mười hai và mười ba ghi chép hành trình truyền giáo thứ nhất của
Phao-lô. Ông đi qua xứ Ga-la-ti, ghé các thành An-ti-ốt, Y-cô-ni, Lít-trơ,
Đẹt-bơ, rồi trở về An-ti-ốt.
Chương mười lăm đến mười tám nói về hành trình truyền giáo thứ hai của
Phao-lô. Ông đi qua xứ Hy-lạp, ghé các thành Phi-líp, Tê-sa-lô-ni-ca, Bê-rê,
A-thên, Cô-rinh-tô, rồi trở về Giê-ru-sa-lem và An-ti-ốt.
Chương mười tám đến hai mươi ghi chép vòng truyền giáo thứ ba của Phao-
lô. Ông ghé thăm Ê-phê-sô và đi qua xứ Hy-lạp.
Các chương cuối của sách Công-vụ các sứ-đồ cho biết Phao-lô đi Giê-ru-sa-
lem đem theo số tiền lớn. Tại Sê-sa-rê, ông là tù nhân trong dinh quan
Thống Đốc. Tại La-mã, ông vẫn là tù nhân, Phao-lô công bố Phúc Âm rất
nhiều năm. Trong thời gian ấy, ông dắt đem vô số người đến cùng Chúa Cứu
Thế và thành lập Hội Thánh ở phần nhiều đô thị trọng yếu.
Kane cho rằng ý niệm về chứng đạo trong Tân Ước bao gồm hai khía cạnh:
phép lạ và mệnh lệnh. Ông viết: “Phép lạ là công việc của Đức Chúa Trời và
mệnh lệnh là công việc của loài người”.
Phép lạ bao hàm sự nhập thể, sự chết và sự sống lại của Ngài. Chúa Cứu Thế
Giê-xu đã thực hiện phần của Ngài. Bây giờ các môn đệ phải thực hiện phần
của họ. Phần của Chúa Cứu Thế Giê-xu là cung cấp Phúc Âm, phần của họ
là công bố Phúc Âm. Các môn đệ nhận biết rằng sự cuối cùng của phép lạ là
sự bắt đầu của mệnh lệnh. Chúa Cứu Thế Giê-xu đã thăng thiên, nhưng
Thánh linh đã đến, và trong quyền năng Ngài họ được trang bị để đem Phúc
Âm khắp thế gian, Kane tuyên bố:
Tân Ước- qua lời khuyên răn và gương mẫu--đã dạy rằng mệnh lệnh truyền
bá Phúc Âm và khiến muôn dân trở nên môn đồ đã được ban cho Hội Thánh,
và chỉ Hội Thánh mới có thể đảm đương và hoàn thành mệnh lệnh đó.
Packer xác nhận:
Cũng tương tự như vậy, chính chúng ta có trách nhiệm công bố Phúc Âm.
Mạng lịnh của Chúa Cứu Thế Giê-xu cho các môn đệ Ngài “Hãy đi khiến
muôn dân trở nên môn đồ ta. ..” (Mat Mt 28:19 BNC) đã được truyền phán
cho họ trong tư cách đại diện: đây là mạng lịnh của Christ, không chỉ dành
riêng cho các sứ-đồ mà còn chung cho cả Hội Thánh. Chứng đạo là trách
nhiệm không thể nhượng lại của mỗi cộng đồng Cơ Đốc và mỗi Cơ Đốc
nhân Chúng ta tất cả đều được lệnh hiến dâng đời mình để rao truyền Phúc
Âm, và sử dụng hết tài trí cùng tinh thần gan dạ để mang Phúc Âm khắp thế
gian.
CHỨNG ĐẠO LÀ GÌ?
1.-Đặc tính thật của chứng đạo
2.-Những quan niệm khác nhau về chứng đạo
Chứng đạo là “trình bày về Chúa Giê-xu trong quyền năng của Thánh Linh
hầu con người có thể đến đặt lòng tin cậy nơi Ngài, tiếp nhận Ngài làm Cứu
Chúa và phục sự Ngài như là Vua của mình trong sự thông công với Hội
Thánh Ngài” Schelling cho rằng: “Chứng đạo là công bố tin mừng về Chúa
Cứu Thế Giê-xu qua lời nói và hành động, với mục đích chinh phục một sự
đáp ứng tích cực.” Sweazey nói: “Chứng đạo là sự rao giảng bằng mọi cách
có thể được, để dẫn đưa người ta đến đức tin trong Đấng Christ và trở nên
thuộc viên của Hội Thánh Ngài.”
Tuy nhiên, ta cần xét qua vài từ liệu trong Thánh Kinh để hiểu đặc tính thật
của việc chứng đạo như được bày tỏ trong Tân Ước.
ĐẶC TÍNH THẬT CỦA VIỆC CHỨNG ĐẠO
“Thuyết Phục, Làm Cho Tin, Hoặc Khuyên Dỗ” (peitho). Từ liệu này có
nghĩa là “cố gắng để thúc đẩy một người chấp nhận một hành động hay thái
độ đặc biệt.” Dưới đây là cách dùng từ liệu này.
“Hễ đến ngày Sa-bát, thì Phao-lô giảng luận trong nhà hội, khuyên dỗ người
Giu-đa và người Gờ-réc ” (Cong Cv 18:4).
“Phao-lô vào nhà hội, và trong ba tháng giảng luận một cách dạn dĩ ở đó:
giải bày những điều về nước Đức Chúa Trời mà khuyên dỗ các kẻ nghe
mình ” (19:8).
“Các ngươi lại thấy và nghe nói, không những tại thành Ê-phê-sô thôi, gần
suốt hết cõi A-si nữa, rằng tên Phao-lô này đã khuyên dỗ và trở lòng nhiều
người, mà nói rằng các thần bởi tay người ta làm ra chẳng phải là Chúa ”
(19:26).
“Vua Ạc-ríp-ba phán cùng Phao-lô rằng: Thiếu chút nữa ngươi khuyên ta trở
nên tín đồ Đấng Christ ” (Cong Cv 26:28).
“Họ đã hẹn ngày với người, bèn đến thăm tại nhà trọ rất đông; từ buổi sáng
đến chiều, người cứ làm chứng và giảng giải với họ về nước Đức Chúa Trời.
Lấy luật pháp Môi-se và các Đấng tiên tri mà gắng sức khuyên bảo họ về
Đức Chúa Giê-xu ” (28:23).
“Vậy chúng tôi biết Chúa đáng kính sợ, nên tìm cách làm cho người ta đều
tin; Đức Chúa Trời biết chúng tôi, và tôi mong anh em cũng biết chúng tôi
trong lương tâm mình ” (IICo 2Cr 5:11).
“Ép Mời” (anagkazo). Từ liệu này có nghĩa là “bắt phải, hoặc ép mời do
quyền lực hay sự thuyết phục.”
“Chủ nhà lại biểu rằng: Hãy ra ngoài đường và dọc hàng rào, gặp ai thì ép
mời vào, cho được đầy nhà ta ” (LuLc 14:23).
Đây là ngụ ngôn về Nước Nghìn Năm. Người được dự tiệc cũng được vào
Nước Trời. Được vào Nước Trời bao hàm sự cứu rỗi. Bạn để ý Chúa muốn
đầy tớ Ngài ép mời họ đến.
“Hoán cải” (epistrepho). Từ liệu này có nghĩa là “xây khỏi, hoặc khiến cho
ai trở về”.
“Ta cũng sẽ giải cứu ngươi khỏi dân này và người Ngoại-bang mà ta sai
ngươi đến để mở mắt họ, khiến họ xây khỏi tối tăm mà hướng về sự sáng,
khỏi quyền bính của Sa-tan mà hướng về Đức Chúa Trời, hầu cho họ nhận
được sự tha tội và cơ nghiệp trong vòng những kẻ được nên Thánh bởi đức
tin đến ta ” (Cong Cv 26:17-18 NBC).
Phao-lô nói mục đích của việc Đức Chúa Trời sai ông đến là để khiến cho
người ta trở về cùng Ngài. Theo LuLc 1:16-17, đây cũng là lý do tại sao Đức
Chúa Trời sai Con Ngài đến thế gian.
“Thuyết phục, Xúi giục ” (anapeitho )
“...Người Giu-da đồng lòng nổi lên nghịch cùng Phao-lô và kéo người đến
tòa án, mà nói rằng: Người này xui dân thờ Đức Chúa Trời một cách trái luật
pháp ” (Cong Cv 18:13).
NHỮNG QUAN NIỆM KHÁC NHAU VỀ CHỨNG ĐẠO
“Chứng đạo” đã từng là một khẩu hiệu chính yếu trong đời sống người tín
hữu Tin Lành Việt Nam. Tuy nhiên, những người Cơ Đốc hiểu từ liệu này
không giống nhau.
Chứng Đạo Là Sự Hiện Diện Của Cơ Đốc Nhân
Đối với một số người, chứng đạo là “sự hiện diện của Cơ Đốc nhân”. Điều
đó có nghĩa là các tín hữu sống giữa đồng bào mình và các chủng tộc khác
để thiết lập mối quan hệ với họ qua những việc lành và sự cứu giúp, nhưng
không bao giờ chia sẻ niềm tin do việc nói cho họ biết Đức Chúa Trời
thương yêu họ (GiGa 3:16); hoặc tỏ bày cho họ thấy tội lỗi làm cho con
người xa cách Đức Chúa Trời và trở nên thù nghịch cùng Ngài (RoRm
5:10), và Đức Chúa Trời đòi hỏi mọi người phải hối cải, phải tin Chúa Giê-
xu để được tha tội (Cong Cv 2:21, 38; 4:12).
Chứng Đạo Là Công Bố Sứ Điệp Phúc Âm
Một số người khác quan niệm rằng chứng đạo là công bố sứ điệp Phúc Âm
cho mọi người, chỉ bấy nhiêu mà thôi. Họ căn cứ trên lời Chúa: “Hãy đi
khắp thế gian giảng Tin Lành cho mọi người. Ai tin và chịu phép báp têm, sẽ
được rỗi; nhưng ai chẳng tin sẽ bị đoán phạt ” (Mac Mc 16:15, 16). Các tín
hữu này nhấn mạnh ở những chữ “cho mọi người”. Họ quan niệm rằng công
việc của mình là gieo hạt giống Phúc Âm qua vô tuyến truyền hình, truyền
thanh, sách vở, báo chí và truyền đạo đơn cho mọi người. Một khi người ta
được nghe Phúc Âm qua các hình thức này là đã hoàn tất việc chứng đạo,
chẳng cần biết người ta có quan tâm hoặc đáp ứng hay không.
Chứng Đạo Là Trình Bày Phúc Âm Và Khuyên Mời Tội Nhân Đặt Đức Tin
Nơi Chúa Cứu Thế.
Nhóm người sau cùng thì không thoả mãn với việc “chinh phục tội nhân do
sự hiện diện,” hoặc không dừng lại qua việc “chinh phục tội nhân do sự công
bố Phúc Âm.” Đối với những người này, chứng đạo là đưa dẫn một người
nam hoặc một người nữ đến mối liên hệ mới với Chúa Cứu Thế -một kinh
nghiệm hóan cải. Thiếu những yếu tố này thì chưa phải là chứng đạo.
Phần lớn tín hữu Tin Lành Việt Nam áp dụng loại thứ nhất và thứ hai trong
việc chứng đạo. Theo văn hóa Việt tộc, chứng đạo theo hai lối trên là bày tỏ
sự kính trọng đối với người khác. Dân Việt luôn tỏ ra khiêm tốn trước mặt
người giỏi, người khá hơn mình và vì vậy rất khó để đứng ra khuyên mời
người khác tin Chúa. Tuy nhiên, nếu muốn có kết quả trong việc chinh phục
linh hồn người Việt cho Chúa Cứu Thế, các tín hữu phải tin tưởng và áp
dụng loại thứ ba. Ta phải hăng hái đi ra đem người khác đến với Chúa Cứu
Thế và nhất quyết đặt mục tiêu rõ ràng cho việc chinh phục linh hồn tội
nhân, đặc biệt cho dân Việt, là người đang tìm kiếm sự bình an nội tâm và
đang chờ đợi lời giải đáp về ý nghĩa của cuộc sống.
Vậy nếu bạn muốn làm chứng nhân cho Chúa, xin nhớ định nghĩa này:
Chứng đạo là trình bày Phúc Âm và khuyên mời tội nhân đặt đức tin nơi
Chúa Cứu Thế.
TẠI SAO CHỨNG ĐẠO?
1.-Kế họach cứu chuộc của Đức Chúa Trời.
2.-Tình yêu Đức Chúa Trời cảm thúc
3.-Yêu thương người lân cận
4.-Vâng theo mạng lịnh trọng yếu của Chúa Cứu Thế
5.-Sự vinh quang của Đức Chúa Trời
Một số tín hữu đi chứng đạo vì sợ tội. Họ nghe vị Mục sư quản nhiệm nói
rằng nếu không chứng đạo, họ sẽ bị mất phần thưởng trên thiên đàng nên họ
đi chứng đạo. Chứng đạo vì sợ tội là cớ tích thuộc mức độ thấp nhất.
Một số người khác đi chứng đạo vì phải theo những chương trình của Hội
Thánh. Nếu họ không đi làm chứng, mọi người sẽ cho họ không thiêng
liêng. Nhưng nếu họ tham gia chương trình của Hội Thánh để đi làm chứng
và mời nhiều khách đến dự lễ thờ phượng, họ sẽ là tín hữu sốt sắng. Họ sẽ
được nhiều người khen ngợi và... biết đâu sẽ được đề cử vào Ban Chấp Sự
hoặc Ban Điều Hành!
Người khác nữa đi chứng đạo vì áp lực bạn hữu. Bạn mình đi làm chứng còn
mình ngồi nhà coi sao được. Huống chi ta sẽ được tiếng khen nếu dắt đưa
được người khác đến với Chúa, đặc biệt là lúc ta tường trình việc chứng đạo.
Mọi người sẽ khen ngợi, cảm phục và kính trọng ta biết dường bao! Tuy
nhiên, nếu bạn đi chứng đạo vì cớ tích này thì sẽ không lâu bền. Bởi lẽ khi
bạn thoát khỏi áp lực đó, bạn sẽ không còn muốn làm một chứng nhân cho
Chúa nữa.
Các cớ tích trên không ra từ Thánh Kinh và vì vậy nó không đem lại lợi ích
hoặc phước hạnh gì cho bạn và người khác. Trong khi đó có nhiều cớ tích
chính đáng thúc đẩy người Cơ Đốc đi truyền bá Phúc Âm. Các tín hữu đầu
tiên đã nhận biết điều ấy và được thúc đẩy đi làm chứng vì những cớ tích đó.
Green cho rằng: “Trong hai thế kỷ đầu, dường như có ba cớ tích chính yếu
thúc đẩy các Cơ Đốc nhân đi chứng đạo: để bày tỏ lòng tri ân, tinh thần trách
nhiệm và sự quan tâm.” Thánh Kinh cũng cho thấy có nhiều cớ tích quan
trọng thúc đẩy ta truyền bá Phúc Âm.
KẾ HỌACH CỨU CHUỘC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Động cơ thúc đẩy ta chứng đạo là vì Đức Chúa Trời đã bày tỏ cho con người
kế họach cứu chuộc do tình thương qua Chúa Cứu Thế Giê-xu. “Vì Đức
Chúa Trời yêu thương thế gian; đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho
hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời” (GiGa 3:16).
Lời Đức Chúa Trời cho biết rằng mọi người cần được cứu khỏi tội lỗi và án
phạt của tội lỗi. Nhưng con người không thể tự cứu lấy mình (RoRm 1:18-
20; 3:10-26; 6:23; Eph Ep 2:1-9). Việc giải cứu khỏi tội lỗi và sự chết chỉ
được thực hiện qua Chúa Cứu Thế Giê-xu. Bởi lẽ “chẳng có sự cứu rỗi trong
đấng nào khác; vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người,
để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu ” (Cong Cv 4:12). Chúa Cứu Thế Giê-
xu là “đường đi, lẽ thật, và sự sống” chẳng bởi Ngài thì không ai được đến
cùng Đức Chúa Cha (GiGa 14:6). Chỉ do đức tin nơi sự chết và sống lại của
Chúa Cứu Thế mà ta được tha thứ tội và được sự sống vĩnh cữu (RoRm
3:22-26; 6:23; Eph Ep 1:7; IGi1Ga 5:10-13; Tit Tt 3:4-7).
TÌNH YÊU CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI CẢM THÚC
Thánh Kinh bày tỏ do cớ tích tình yêu mà chứng đạo viên Giê-xu đã động
lòng thương xót người hư mất.
“Ngài đang đi, có một người chạy lại, quì trước mặt Ngài, mà hỏi rằng: Thưa
Thầy nhơn lành, tôi phải làm chi cho được hưởng sự sống đời đời? Đức
Chúa Giê-xu phán rằng: Sao ngươi gọi ta là nhơn lành? Chỉ có một Đấng
nhơn lành, là Đức Chúa Trời. Người biết các điều răn: Đừng phạm tội tà
dâm; đừng giết người; đừng trộm cướp; đừng làm chứng dối; đừng làm gian;
hãy hiếu kính cha mẹ. Người thưa rằng: Lạy Thầy, tôi đã giữ mọi điều đó từ
khi còn nhỏ. Đức Chúa Giê-xu ngó người mà yêu, nên phán rằng: Ngươi còn
thiếu một điều. Hãy đi, bán hết gia tài mình, đem bố thí cho kẻ nghèo khổ,
chắc sẽ được của báu ở trên trời, rồi hãy đến mà theo ta ” (Mac Mc 10:17-
21).
Về sau Phao-lô viết: “Vì tình yêu thương của Đấng Christ cảm động chúng
tôi” (IICo 2Cr 5:14). Từ liệu “cảm động” là một chữ rất hay đã được dùng
nhiều lần trong Tân Ước. Tình yêu Chúa Cứu Thế thúc ép Phao-lô, đến nỗi
ông thấy như bị tình yêu này bao quanh và vây lấy, rồi nó cảm thúc ông đi
chứng đạo. Chúa Cứu Thế đã yêu thương và chết thay cho ta. Tình yêu diệu
kỳ này cảm động và ràng buộc ta lại với Ngài, đến nỗi ta muốn hiến dâng
đời sống phục vụ Ngài.
Trong sự phục vụ Chúa, không có công việc nào quan trọng hơn việc truyền
bá Phúc Âm. Thánh Kinh Tân Ước có nhiều lần nhấn mạnh rằng cớ tích thúc
đẩy các Cơ Đốc nhân đi chứng đạo là vì tình yêu của Đức Chúa Trời trong
Chúa Cứu Thế cảm thúc họ.
Vì yêu Đức Chúa Trời và Chúa Cứu Thế Giê-xu mà các Cơ Đốc nhân kiên
gan, bền chí khi đi chứng đạo; dù gặp thời hay không, họ vẫn giảng đạo, cố
khuyên.
“Ngài dùng thí dụ mà giảng nhiều điều cùng họ. Ngài phán như vầy: Có
người gieo giống đi ra đặng gieo. Khi đương gieo, một phần giống rơi dọc
đường, chim bay xuống và ăn. Một phần khác rơi nhằm chỗ đất đá sỏi, chỉ
có ít đất thịt, bị lấp không sâu, liền mọc lên; song khi mặt trời mọc lên, thì bị
đốt, và vì không có rễ, nên phải héo. Một phần khác rơi nhằm bụi gai, gai
mọc rậm lên, phải ngẹt ngòi. Một phần khác nữa rơi nhằm chỗ đất tốt, thì
sanh trái; hoặc một hột ra được một trăm, hoặc một hột sáu chục, hoặc một
hột ba chục ” (Mat Mt 13:3-8).
Vì yêu Đức Chúa Trời và Chúa Cứu Thế Giê-xu mà các tín hữu có thể đứng
vững trước sự bắt bớ trong khi đi làm chứng.
“Vậy, các sứ-đồ từ tòa công luận ra, đều hớn hở về mình đã được kể là xứng
đáng chịu nhục vì danh Đức Chúa Giê-xu ” (Cong Cv 5:41).
Vì yêu Đức Chúa Trời và Chúa Cứu Thế Giê-xu mà người Cơ Đốc mạnh
dạn đi truyền bá Phúc Âm, để dù ai ở nơi nào mỗi khi nghe danh Chúa Cứu
Thế, đều tuyên xưng Ngài là Chúa Tể vũ trụ và tôn vinh Thượng Đế là Cha.
“Và mọi lưỡi thảy đều xưng Giê-xu Christ là Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa
Trời là Đức Chúa Cha ” (Phi Pl 2:11).
YÊU THƯƠNG NGƯỜI LÂN CẬN
Thánh Kinh Tân Cựu Ước đều đề cập đến cớ tích quan trọng này trong việc
chứng đạo. Chúa Giê-xu dạy trong điều răn lớn nhất: “Ngươi hãy yêu kẻ lân
cận như mình” (Mat Mt 22:37-39). Trong LuLc 10:29-39, Chúa Cứu Thế
Giê-xu, qua ngụ ngôn “Người Sa-ma-ri nhân từ”, đã cho biết tất cả người
đồng loại là kẻ lân cận của ta, không phân biệt văn hóa, địa dư và tín
ngưỡng.
Nhưng thầy dạy luật muốn tự bào chữa, nên hỏi lại: Ai là người lân cận tôi?
Để trả lời, Chúa Giê-xu kể chuyện này: Một người Do Thái đi từ Giê-ru-sa-
lem xuống Giê-ri-cô, giữa đường bị cướp. Chúng lột hết quần áo, tiền bạc,
đánh đập tàn nhẫn rỗi bỏ nằm dở sống dở chết bên vệ đường. Tình cờ, một
thầy tế lễ đi ngang qua, thấy nạn nhân liền tránh sang bên kia đường, đi
luôn. Một thầy phó tế đi qua trông thấy, cũng bỏ đi. Đến lượt một người Sa-
ma-ri qua đường nhìn thấy nạn nhân thì động lòng trắc ẩn, nên lại gần, lấy
thuốc thoa bóp và băng bó các vết thương, rồi đỡ nạn nhân lên lưng lừa
mình chở đến quán trọ cấp cứu. Hôm sau, người ấy trao cho chủ quán một số
tiền bảo lo săn sóc nạn nhân và dặn: Nếu còn thiếu, khi trở về tôi sẽ trả thêm.
Vậy trong ba người đó, ai là người lân cận với kẻ bị cướp? Thầy dạy luật
đáp: Người đã cứu giúp nạn nhân. Chúa dạy: Ông hãy thi hành đúng như
thế.
Phao-lô bày tỏ sự quan tâm mình đối với đồng bào ruột thịt Do Thái và
mong ước dân tộc mình được sự cứu rỗi. Tình yêu đó ngày một nhiều hơn
qua việc chân thành bộc bạch là ông sẵn lòng chịu Chúa Cứu Thế khai trừ và
bị khổ hình vĩnh viễn miễn là cứu vớt được người đồng chủng mình.
“Tôi nói thật trong Đấng Christ, tôi không nói dối, lương tâm tôi làm chứng
cho tôi bởi Đức Thánh Linh: tôi buồn bực lắm, lòng tôi hằng đau đớn. Bởi
tôi ước ao có thể chính mình bị dứt bỏ, lìa khỏi Christ, vì anh em bà con tôi
theo phần xác ” (RoRm 9:1-3). “Hỡi anh em, sự ước ao trong lòng tôi và lời
tôi vì dân vì dân Y-sơ-ra-ên cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời, ấy là cho họ
được cứu ” (RoRm 10:1).
Tình yêu thương người lân cận của Phao-lô không dừng lại tại đó mà còn
đến với tất cả người đồng loại.
“Tôi có bổn phận nặng nề với các dân tộc, thông minh lẫn dã man, tri thức
lẫn thất học. Vì thế, tôi thiết tha mong ước đi La-mã truyền giảng Phúc Âm
của Thượng Đế cho anh em ” (1:14, 15BDY).
Chúng ta đã hằng ao ước và luôn cầu xin Đức Chúa Trời cứu dân tôïc Việt
Nam thân yêu, thì chúng ta phải mang Phúc Âm đến cho họ. Giống như
Phao-lô, ta phải yêu thương dân tộc mình, buồn rầu và đau xót đêm ngày vì
cớ họ. Ta phải “sẵn lòng chịu Chúa Cứu Thế khai trừ và bị khổ hình vĩnh
viễn, miễn là cứu vớt được anh em đồng bào ruột thịt” (9:2, 3 BDY). Tại hải
ngoại có gần hai triệu người Việt đang bị hư mất và “sống xa cách Chúa
Cứu Thế ... không hy vọng, không Thượng Đế” (Eph Ep 2:12 BDY). Nhu
cầu lớn nhất của họ là biết đến tình yêu thương của Đức Chúa Trời và được
hướng dẫn đến sự cứu rỗi trong Chúa Cứu Thế. Đây là trách nhiệm và đặc
quyền của người Việt Cơ Đốc.
VÂNG THEO MẠNG LỊNH TRỌNG YẾU CỦA CHÚA CỨU THẾ
Sau khi hoàn tất kế hoạch cứu chuộc nhân loại, Chúa Cứu Thế truyền bảo
các môn đệ:
“Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhơn danh Đức Cha, Đức Con, và Đức
Thánh Linh mà làm phép báp têm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà
ta đã truyền cho các ngươi. Và này, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến
ngày tận thế ” (Mat Mt 28:19, 20).
“Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin lành cho mọi người. Ai tin và chịu phép
báp têm, sẽ được cứu rỗi; nhưng ai chẳng tin, sẽ bị đoán phạt ” (Mac Mc
16:15, 16).
“Các ngươi làm chứng về mọi việc đó; ta đây, ta sẽ ban cho các ngươi điều
Cha ta đã hứa, còn về phần các ngươi, hãy đợi trong thành cho đến khi được
mặc lấy quyền phép từ trên cao ” (LuLc 24:44-49).
“Ngài lại phán cùng môn đồ rằng: Bình an cho các ngươi! Cha đã sai ta thể
nào, ta cũng sai các ngươi thể ấy” (GiGa 20:21).
“Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy
quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đêâ, xứ
Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất ” (Cong Cv 1:8).
Theo mạng lịnh của Chúa Cứu Thế, sự truyền bá Phúc Âm là một diễn tiến
không ngừng đến khi nào sứ mạng được hoàn tất trọn vẹn “... cho đến cùng
trái đất”_nghĩa là mọi người trên đất đều được nghe Phúc Âm. Như thế công
cuộc truyền bá Phúc Âm là một chương trình dài hạn, đặt trên bình diện rộng
lớn cho “cả thế giới”, đòi hỏi Cơ Đốc nhân ở mọi thời đại cứ tiếp tục đến khi
Chúa Cứu Thế trở lại thế gian.
Hiện nay dân số trên thế giới ước lượng hơn năm tỉ, trong đó khoảng một tỉ
người thuộc Cơ Đốc giáo. Như vậy còn hơn bốn tỉ người cần nghe Phúc Âm.
Thêm vào đó trên thế giới mỗi năm có hàng triệu hài nhi chào đời. Đây là
một thách thức lớn cho người Cơ Đốc trong công tác đem ơn cứu rỗi của
Chúa Cứu Thế cho thế giới mà dân số mỗi ngày một gia tăng.
Ta phải khẩn cấp đi ra nói cho mọi người biết “ai tin Con, thì được sống đời
đời; ai không chịu tin Con, thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ
của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó ” (GiGa 3:36). Trong tình yêu Thiên
Chúa, ta phải mạnh dạn đi ra mang Phúc Âm đến cho con người hư mất
trước khi quá trễ.
SỰ VINH QUANG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Sự vinh quang của Đức Chúa Trời là cớ tích khác được tìm thấy trong Tân
Ước thúc đẩy ta đi chứng đạo. Mặc dù Chúa Giê-xu động lòng thương xót
muốn cứu vớt con người, song động cơ quan trọng cảm thúc Ngài đi ra là sự
vinh quang của Đức Chúa Cha. Các sách Phúc Âm cho ta thấy mục đích
chính yếu trong mọi công việc của Chúa Giê-xu là làm theo ý chỉ Đức Chúa
Cha và tôn vinh Cha trên đất. Chúa nói, “Hỡi Đức Chúa Trời, này tôi đến-
trong sách có chép về tôi-Tôi đến để làm theo ý muốn Chúa” (HeDt 10:7).
Và rằng “Tôi luôn làm đẹp lòng Ngài” (GiGa 8:29 BDY). Khi sắp tình
nguyện bước lên thập tự giá. Chúa Giê-xu đã tổng kết chức vụ Ngài bằng
những lời này: “Con đã tôn vinh Cha trên đất, làm xong công việc Cha giao
cho làm” (17:4).
Phao-lô cũng bị thúc đẩy bởi cớ tích trên trong việc truyền bá Phúc Âm. Ông
nói với các tín hữu tại Tê-sa-lô-ni-ca: “Hỡi anh em, hãy cầu nguyện cho
chúng tôi, hầu cho đạo Chúa được đồn ra và được sáng danh,” để cho “mọi
lưỡi thảy đều xưng Giê-xu Christ là Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa Trời, là
Đức Chúa Cha” (IITe 2Tx 3:1; Phi Pl 2:11).
TỘI LỖI LÀ GÌ?
1.-Thần học minh giải về tội lỗi
2.-Thánh Kinh minh giải về tội lỗi
3.-Áp dụng vào việc chứng đạo
Kinh nghiệm sống dạy ta biết, không chuyện gì có thể làm ta xúc động cho
đến khi ta chú ý đến nó. Và khi ta quan tâm đến một điều gì đó, là vì điều ấy
có liên hệ đến nhu cầu, hoặc tình cảm của ta. Bạn có thể nghe hàng chục lần
trên máy vô tuyến truyền hình về lời kêu gọi đóng góp cho các nhà chuyên
môn để họ nghiên cứu chống lại bệnh “Cơ Thể Mất Sức Tự Kháng” (bệnh
“Aids”), song bạn không để nó vào tai. Tuy nhiên, khi ta biết bạn hữu hoặc
người thân mắc bệnh ấy, ta sẽ không còn làm ngơ trước lời kêu gọi đó. Tại
sao? Vì nó có liên quan đến người nhà của ta, hoặc nói khác đi, nó có quan
hệ đến nhu cầu của ta.
Cũng thế, người ta sẽ không bao giờ đặt niềm tin nơi Chúa Giê-xu cho đến
khi họ thấy có nhu cầu. Nhiều Cơ Đốc nhân đã thực thi bí quyết này và lạm
dụng nó. Nếu thấy ai sống cô đơn, họ sẽ khuyên người ấy nên đặt đức tin nơi
Chúa Cứu Thế vì Ngài là người bạn thân thiết. Nếu biết ai đang có người
thân qua đời, họ sẽ mời gọi người ấy đặt đức tin nơi Chúa Cứu Thế vì Ngài
có thể mang đến sự an ủi. Nếu thấy gia đình nào đang đổ vỡ, họ sẽ cố gắng
thuyết phục những người ấy đặt niềm tin nơi Chúa Cứu Thế vì Ngài là Đấng
thiết lập hôn nhân và có thể ban cho hạnh phúc.
Các việc làm trên có đúng không? Dĩ nhiên là đúng. Tuy nhiên, có hai điều
bạn cần để ý: (1) Thánh Kinh không dạy ta làm chứng theo lối đó, (2) Nó
khiến người ta hiểu sai về Phúc Âm. Do đó, nếu đây không phải là động cơ
thúc đẩy chính đáng khiến người ta đặt niềm tin nơi Chúa Cứu Thế, vậy như
thế nào mới là đúng đắn? Khi một người nhận thức được rằng chỉ có phương
cách duy nhất để được tha tội là đặt niềm tin nơi Chúa Cứu Thế, thì đó mới
là động cơ chính đáng theo lời Thánh Kinh dạy. Câu hỏi đặt ra ở đây: Tội lỗi
là gì?
THẦN HỌC MINH GIẢI VỀ TỘI LỖI
Ta nên phân biệt sự khác nhau của ý nghĩa thần học và ý nghĩa Thánh Kinh
về tội lỗi. Ý nghĩa thần học nhắm vào sự tương quan giữa sự dạy dỗ của Lời
Chúa và kinh nghiệm; trong khi ý nghĩa Thánh Kinh dựa vào cách dùng từ
ngữ.
Vậy nếu ta hiểu theo nghĩa thần học, thì tội lỗi là bất cứ điều gì trong một
tạo vật có lý trí mà không biểu lộ bản chất Thánh khiết của Đức Chúa Trời.
THÁNH KINH MINH GIẢI VỀ TỘI LỖI
Cựu Ước
Trong chuyên văn Hy-bá của Cựu Ước, Thánh Linh thườøng dùng nhiều
chữ khác nhau để tỏ ra quan niệm của tội lỗi rất rõ rệt.
1. Tội là phản loạn (pasha ) cùng Đức Giê-hô-va
Ngài đã lập giao ước với dân sự Ngài. Tội là sự chống lại với giao ước đó.
Trong bản văn Việt Ngữ, từ liệu pasha được dịch ra nhiều cách:
“Xin Chúa ở trên trời, tức nơi Chúa ngự, hãy dủ nghe lời cầu nguyện nài xin
của họ, và binh vực quyền lợi của họ; tha cho dân Chúa tội lỗi và các sự trái
mạng mà họ đã phạm cùng Ngài ” (IVua 1V 8:50).
“Vì tôi nhận biết các sự vi phạm tôi, tội lỗi hằng trước mặt tôi ” (Thi Tv
51:3).
2. Tội là sai trật mục đích (chatta’ah ) của Đức Chúa Trời
Chữ này gồm cả ý nghĩa tẻ tách, xây bỏ mục đích của Đức Chúa Trời. Nó
không những chỉ về sự phạm tội, mà còn chỉ về địa vị hư họai, bản tánh gian
ác của tâm trí do tội lỗi mà ra.
“Tôi đã phạm tội cùng Chúa, chỉ cùng một mình Chúa thôi, và làm điều ác
trước mặt Chúa ” (Thi Tv 51:4).
“Chúng nó sanh sản nhiều ra bao nhiêu, thì chúng nó phạm tội nghịch cùng
ta bấy nhiêu ” (OsHs 4:7).
3. Tội là vặn cong (avah ) điều ngay thẳng.
Chữ này không tả ra chính việc phạm tội, nhưng tả ra chính việc đặc tánh
của việc ấy là cong quẹo, quanh co, gian tà và bại họai.
“Người nói cùng vua rằng; Cầu xin chúa tôi chớ kể tội ác cho tôi và đừng
nhớ đến sự gian tà mà kẻ tôi tớ vua đã phạm trong ngày vua chúa tôi đi ra
khỏi Giê-ru-sa-lem ” (IISa 2Sm 19:19).
“Nếu trong xứ mà họ bị dẫn đến làm phu tù, họ suy nghĩ lại, ăn năn, và cầu
khẩn Chúa, mà rằng: Chúng tôi có phạm tội, làm điều gian ác và cư xử cách
dữ tợn ” (IISu 2Sb 6:37).
4. Tội là sự cứng lòng (chazaq ).
Chữ này nghiã là “cứng lòng, cố chấp”.
“Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Khi trở về xứ Ê-díp-tô, hãy cẩn
thận về các dấu lạ của ta đã giao nơi tay ngươi mà làm trước mặt Pha-ra-ôn:
nhưng ta sẽ khiến người cứng lòng chẳng cho dân sự đi ” (XuXh 4:21).
5. Tội là lừa dối (ma’al ) Đức Chúa Trời
Nghĩa đen của chữ này là “che đậy” còn nghĩa bóng là phạm tội rồi che đậy
tội ấy, cốt ý là lừa dối Đức Chúa Trời.
“Nhưng theo cách người ta, chúng nó đã phạm lời giao ước, và ở đó chúng
nó đã phỉnh dối ta ” (OsHs 6:7).
Còn ít nhất ba chữ căn bản khác minh giải về tội lỗi. Dân Y-sơ-ra-ên có thể
phạm tội qua nhiều cách, mỗi cách được diễn đạt bằng một chữ khác nhau.
Đồng thời, ta cũng nên biết rằng dưới ánh sáng của Cựu Ước thì “không có
người chẳng phạm tội ” (IVua 1V 8:46). “Không ai có thể nói: Ta đã luyện
sạch lòng mình, ta đã trong sạch tội ta rồi ” (ChCn 20:9). Và “Chẳng có
người công bình ở trên đất làm điều thiện, mà không hề phạm tội ” (TrGv
7:20).
Tân Ước
Có rất nhiều từ ngữ trong Tân Ước diễn đạt về tội lỗi. Tuy nhiên, ta chỉ xét
qua bốn chữ chính yếu dưới đây:
1. Tội lỗi (hamartia )
Chữ này có nghĩa là “thiếu hụt tiêu chuẩn”. Nó đồng nghĩa với chữ chatta’ah
trong Cựu Ước, và được dùng nhiều hơn hết trong Tân Ước-275lần-để nói
về tội lỗi. Tội là không biểu lộ tiêu chuẩn, vì chính Ngài là tiêu chuẩn. Nói
cách khác, bất cứ điều gì trái ngược với Đức Chúa Trời là tội.
“Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời ”
(RoRm 3:23).
2. Vi phạm (paraptoma )
Nghĩa đen của chữ này là “trợt chân”, “vấp ngã” trong chỗ mình đáng nên
đứng vững. Giống như một người đang đi trên đường, đột nhiên trợt chân té
vào hầm và bị đau đớn. Cũng vậy, mỗi khi tội nhân trái ý Đức Chúa Trời thì
vấp ngã, sa vào tội lỗi và bị thiệt hại.
“Tôi lại hỏi rằng: Có phải dân Y-sơ-ra-ên vấp chơn dường ấy hầu cho té
xuống chăng? Chẳng hề như vậy ” (RoRm 11:11).
3. Phạm pháp (parabasis )
Chữ này có nghĩa là “vượt quá”. Tân Ước dùng chữ này để tỏ ra tội của kẻ
phạm mạng lịnh Đức Chúa Trời.
“Vì pháp luật sanh ra sự giận; song đâu không có luật pháp, thì đó cũng
không có sự phạm luật pháp ” (RoRm 4:15).
4. Bất pháp (anomos )
Tân Ước dùng chữ này để minh giải chân tánh của tội phản loạn. Nghĩa đen
là “trái luật”, “không có luật pháp”.
“Vì người công bình này (ông Lót ) ở giữa họ, mỗi ngày nghe thấy việc trái
phép của họ, bèn cảm biết đau xót trong lòng công bình mình ” (IPhi 1Pr
2:8)
ÁP DỤNG VÀO VIỆC CHỨNG ĐẠO
Xác Minh Rằng Mọi Người Đều Phạm Tội
1. Cho người chưa từng đến nhà thờ
Những người này không biết nhiều về Cơ Đốc Giáo, ta cần giúp họ hiểu về
thân vị của Đức Chúa Trời. Nói cho họ biết bản chất của Đức Chúa Trời
chẳng những là Thánh khiết và công bình, mà còn toàn năng và toàn tri. Con
người là tội nhân trước một Đức Chúa Trời Thánh khiết (Cong Cv 17:1-34).
2. Cho người mộ đạo
Những người này rất quen thuộc với lời Thánh Kinh dạy về Đức Chúa Trời,
vì thế ta nên dùng luật Thánh Kinh để tỏ cho họ biết mọi người đều đã phạm
tội. Ta nói rằng “người nào giữ toàn bộ luật pháp nhưng chỉ phạm một điều
là coi như đã phạm tất cả” (Gia Gc 2:10 BDY).
3. Cho người vô đạo (người hay chống đối)
Ta khuyếân cáo họ và... đi khỏi đó! Theo Giu-đe những người này “cứ sống
mãi cuộc đời gian ác, làm nhơ nhuốc thân thể, khinh bỉ mọi uy quyền... hễ
điều gì không hiểu cũng đem ra nhạo cười chế giễu hết... để rồi hủy họai linh
hồn mình. Thật khốn cho họ! Họ đã đi con đường sa đoạ của Ca-in, vì ham
lợi mà theo vết xe đổ của Ba-la-am, và phản nghịch như Cô-rê để rồi bị tiêu
diệt” (Giu Gd 1:7-8 BDY). Ta nên khuyên răn họ và rời xa họ.
Xác Minh Rằng Tội Lỗi Đã bị Xét Đoán
Án phạt của tội lỗi là sự chết. Thánh Kinh thường dùng chữ “chết”
(“thanatos”) theo ba cách:
1. Sự chết thể xác
Sự chết này là một phần của tội lỗi bị trừng phạt. Nếu không có tội lỗi, thì
chẳng có sự chết của thể xác. Thánh Kinh chép, khi con người đầu tiên phạm
tội tại vườn E-đen, thì họ nghe một lời phán kinh khiếp này: “Vì ngươi là
bụi, ngươi sẽ trở về bụi” (SaSt 3:19). Từ đó đến nay, sự chết đã ngự trị ở thế
gian. Thánh Phao-lô khẳng định rằng sự chết của thể xác là sự đoán phạt của
Đức Chúa Trời đối với tội lỗi (RoRm 8:10, 11).
2. Sự chết thuộc linh
Chết thuộc linh không phải là sự tắt nghỉ, mà là linh hồn bị phân rẽ với Đức
Chúa Trời, chẳng còn được giao thông với Ngài. Do tội lỗi của A-đam, tất cả
mọi người đều bị án chết này. Hết thảy đều “chết vì lầm lỗi và tội ác mình”
và “tự nhiên làm con của sự thạnh nộ” (Eph Ep 2:1, 3). Tâm trí con người
“hư họai, lòng họ vô cùng đen tối, xa cách hẳn sự sống của Thượng Đế, tâm
hồn họ đóng kín, không thể nhận biết Ngài” (Eph Ep 4:17, 19 BDY). Chỉ do
sự ăn năn tội, sự tái sanh bởi quyền năng Thánh Linh mới có thể cứu linh
hồn “vượt khỏi sự chết mà đến sự sống”.
3. Sự chết đời đời
Chết đời đời là sự xa cách Đức Chúa Trời mãi mãi, sự tiêu diệt vĩnh viễn của
linh hồn. “Chúa sẽ báo ứng những người không muốn biết Thượng Đế và
khước từ Phúc Âm của Chúa Giê-xu chúng ta. Họ sẽ bị hình phạt đời đời
trong địa ngục, vĩnh viễn xa cách mặt Chúa, không còn thấy vinh quang và
quyền năng Ngài” (IITe 2Tx 1:8, 9 BDY).
Thánh Kinh cũng coi sự chết đời đời là sự chết thứ hai: “Những người được
dự phần trong cuộc sống lại thứ nhất thật hạnh phúc và Thánh thiện biết bao!
Vì sự chết thứ hai chẳng có quyền gì trên họ. ” (KhKh 20:6 DBY). “Còn
những kẻ hèn nhát, vô tín, hư hỏng, sát nhân, gian dâm, tà thuật, thờ thần
tượng và dối trá, đều phải vào hồ lửa diêm sinh. Đó là chết lần thứ hai ”
(21:8 BDY).
PHÚC ÂM LÀ GÌ?
1.-Ý nghĩa từ liệu Phúc Âm
2.-Sự biểu lộ của Phúc Âm
3.-Giải nghĩa Phúc Âm
Khi bạn nghe những nhà truyền đạo giảng Thánh Kinh hoặc khi đọc các
sách truyền đạo đơn, có lẽ bạn sẽ nhận thấy nghĩa của chữ “Phúc Âm”
không giống nhau. Phúc Âm là “sự ăn năn tội” và “mời Chúa Cứu Thế vào
đời sống”. Phúc Âm là “thừa nhận Chúa Cứu Thế là con đường duy nhất” và
“đầu phục Ngài”. Sau đó bạn sẽ được dạy là phải bước đi trên đường hẹp và
chịu Thánh lễ báp têm để được nhận vào đại gia đình Cơ Đốc.
Nếu bạn muốn trở thành chứng nhân của Chúa Cứu Thế, bạn phải biết rõ
Phúc Âm là gì, nhiên hậu bạn mới có thể chia sẻ Phúc Âm cho người khác.
Ý NGHĨA TỪ LIỆU PHÚC ÂM
Từ liệu “Phúc Âm” xuất hiện 77 lần trong Tân Ước với nhiều nghĩa khác
nhau: nghĩa thông thường, nghĩa chịu ảnh hưởng của văn hóa và nghĩa cứu
thục.
Nghĩa Thông Thường
“Phúc Âm” hiểu theo nghĩa này là “tin mừng”. Đây là ý nghĩa rất thông
dụng vào thời Chúa Cứu Thế. Bạn được điểm “A” trong bài khảo thí là “tin
mừng”. Bạn thi đỗ là “tin mừng” vv... Phúc Âm có nghĩa đơn giản là “tin
mừng”. Thánh Kinh đã dùng nó nhiều lần với nghĩa đó.
“Thiên sứ đáp: Tôi là Gáp-ri-ên, thường đứng trước mặt Thượng Đế. Chính
Ngài sai tôi đến báo tin mừng cho ông ” (LuLc 1:19 BDY).
“Thiên sứ liền trấn an: Đừng sợ, tôi đến báo cho các anh một tin mừng. Tin
này sẽ đem lại niềm vui lớn cho mọi người ” (2:10 BDY).
Nghĩa Chịu Ảnh Hưởng Của Văn Hóa
Theo văn hóa Hy-lạp, dân chúng sùng bái hoàng đế như thần Thánh. Các
thông điệp, chiếu chỉ của hoàng đế hay những việc làm nào có liên quan đến
hòa bình đều được mang nhãn hiệu “tin mừng”. Bất luận biến cố nào xảy ra
với lời hứa đem lại hòa bình cho thế giới, đều được gọi là “tin mừng”. Chúa
Cứu Thế Giê-xu truyền giảng Phúc Âm của Thượng Đế với mục đích mang
lại bình an và hạnh phúc cho dân chúng, nên cũng được gọi là “Tin mừng”.
Nghĩa Cứu Thục
Nghĩa này có quan hệ đến sự giải cứu thuộc linh và liên quan đến chúng ta.
Phao-lô dùng từ liệu “Phúc Âm” theo nghĩa này. Ta có thể tóm tắt như vầy:
Phúc Âm là Tin mừng về Thân vị và Công vụ của Chúa Cứu Thế.
SỰ BIỂU LỘ CỦA PHÚC ÂM
Phao-lô bày tỏ Phúc Âm mà ông đã rao giảng: “Thưa anh em, tôi xin nhắc
lại Phúc Âm tôi đã công bố; anh em đã tin nhận và đứng vững cho đến ngày
nay. Nhờ Phúc Âm đó, anh em được cứu rỗi, nếu cứ giữ vững đức tin trừ phi
anh em không thực lòng” (ICo1Cr 15:1-2 BDY). Phao-lô định rõ Phúc Âm
qua các bước sau:
- Tôi công bố Phúc Âm cho anh em
- Anh em đã tin nhận Phúc Âm
- Anh em đứng vững trong Phúc Âm
- Nhờ Phúc Âm anh em được cứu rỗi
Các ý trên có thể tóm tắt như vầy: Tôi công bố Phúc Âm để nhờ đó anh em
được cứu rỗi.
GIẢI NGHĨA PHÚC ÂM
15:3-8 là lời giải nghĩa Phúc Âm đầy đủ và đúng đắn nhất: “Trước hết, tôi
truyền lại cho anh em những chân lý tôi đã tin nhận: Chúa Cứu Thế chịu
chết vì tội chúng ta theo lời Thánh Kinh. Chúa được mai táng, qua ngày thứ
ba Ngài sống lại theo lời Thánh Kinh. Chúa hiện ra cho Phi-e-rơ, rồi cho các
sứ-đồ. Ngài lại hiện ra cho hơn 500 anh em xem thấy cùng một lúc, phần
đông vẫn còn sống, nhưng một vài người đã qua đời. Sau đó Chúa hiện ra
cho Gia-cơ, rồi cho tất cả các sứ-đồ. Sau hết, Ngài cũng hiện ra cho tôi, như
một hài nhi sinh non”.
CHÚA CỨU THẾ CHỊU CHẾT
Phúc Âm không chỉ là Chúa Cứu Thế chịu chết, vì như vậy chẳng có tin
mừng trong đó. Tin mừng là Chúa Cứu Thế chịu chết vì tội chúng ta.
Vì tội chúng ta
Ta không cần phải làm gì để trả giá cho tội lỗi, Chúa Cứu Thế đã chịu chết
và trả xong nợ tội cho ta.
Theo lời Thánh Kinh
Thực sự này làm nổi bật lẽ thật đã được công bố. Sự chết của Chúa Cứu Thế
trên thập tự giá không phải tình cờ, ngẫu nhiên, bèn là sự ứng nghiệm lời
Thánh Kinh Cựu Ước.
Chúa Được Mai Táng
Đây là bằng cớ Chúa Cứu Thế đã chết thật
CHÚA CỨU THẾ SỐNG LẠI
Sự sống lại là giấy biên nhận có dấu ấn của Đức Chúa Trời chứng rằng sự
chết của Chúa Cứu Thế đã đủ.
Qua ngày thứ Ba
Theo lời Kinh Thánh
Sự sống lại của Chúa Cứu Thế đã làm ứng nghiệm Thánh Kinh Cựu Ước
Chúa hiện ra
Đây là chứng cớ Ngài đã sống lại
- Yếu tố thứ nhất của Phúc Âm: Chúa Cứu Thế chịu chết vì tội lỗi chúng ta.
- Yếu tố thứ hai của Phúc Âm: Chúa Cứu Thế đã từ kẻ chết sống lại.
ĂN NĂN LÀ GÌ?
1.-Lịch sử của từ liệu “ăn năn”
2.-Mối liên hệ giữa ăn năn và đức tin
Giăng Báp-tít, khi bắt đầu chức vụ trong đồng vắng Giu-de, đã rao giảng:
“Các ngươi phải ăn năn, vì nước thiên đàng đã đến gần” (Mat Mt 3:2) Chúa
Cứu Thế Giê-xu, lúc khởi đầu chức vụ công khai trên đất, đã tuyên giảng:
“Các ngươi hãy ăn năn, vì nước Thiên đàng đã đến gần” (4:17). Phi-e-rơ,
trong ngày lễ Ngũ tuần, đã đứng lên giảng giải: “Hãy ăn năn, ai nấy phải
nhơn danh Giê-xu Christ chịu phép báp têm, để tội mình được tha, rồi sẽ
nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh” (Cong Cv 2:38 BNC).
Ngày nay nếu bạn nghe các chương trình phát thanh hoặc xem các buổi
truyền giảng trên vô tuyến truyền hình, bạn cũng thấy các nhà truyền đạo
luôn rao giảng về lẽ cần của sự ăn năn. “Quý vị phải ăn năn để được cứu
rỗi”. “Quý vị cần khóc lóc cho tội lỗi mình, đồng thời ăn năn và đặt đức tin
nơi Chúa Cứu Thế để được cứu rỗi”.
Ta được nghe nói nhiều về sự ăn năn, và cũng biết lẽ đạo ăn năn rất quan
trọng. Nhưng ăn năn là gì? Có nhiều sự lầm lẫn về phương diện lịch sử của
các chữ được phiên dịch là “ăn năn” trong các bản Kinh Thánh Anh và Việt
ngữ. Vậy, trước hết ta cần xét qua lịch sử của từ liệu này.
LỊCH SỬ CỦA TỪ LIỆU “ĂN NĂN”
Thời Cựu Ước
Chữ “sub”, được dùng vào thời Cựu Ước, nghĩa là “quay lại hoặc trở lại
cùng Đức Chúa Trời” bao hàm một sự thay đổi ý chí. Trong khi chữ
“nàham” dịch là “ăn năn” bao hàm ý niệm buồn rầu.
Giai đoạn năm 100 Trước Chúa Cứu Thế (Giai Đoạn Bản Bảy Mươi-LXX)
Trong thời kỳ này, bản Bảy Mươi (LXX)-bản dịch Kinh Thánh từ tiếng Hy-
bá ra tiếng Hy-lạp-dùng chữ “metanoeòøø’ với nghĩa đen là “cảm thấy đau
buồn”.
Thời Tân Ước
Qua giai đoạn này chữ “metanoeòøø” đã biến nghĩa thành “thay đổi thái độ”,
chớ không còn là “cảm thấy đau buồn”.
Giai đoạn Bản Dịch Kinh Thánh La-tinh
Trong thời kỳ này, các dịch giả thay vì chọn chữ “metanoeòøø” với nghĩa
của thời Tân Ước “thay đổi thái độ”, họ lại chọn chữ “metanoeòøø” với
nghĩa của bản Bảy Mươi “cảm thấy đau buồn”. Vì thế, các vị ấy dịch chữ
“ăn năn” là “hành xác để hối lỗi”.
Thời Kỳ Các Bản Dịch Kinh Thánh Anh và Việt Ngữ
Trong giai đoạn này, các bản dịch Kinh Thánh Anh và Việt Ngữ lại dựa vào
bản La-tinh để chọn và dịch chữ “ăn năn” với nghĩa “cảm thấy đau buồn”.
Chữ “metanoeòø” được dịch là “cảm thấy đau buồn”, thì chưa lột hết được
nghĩa của nó. Khi bạn đọc Thánh Kinh, ngoại trừ năm lần không kể, còn lại
tất cả thì phải hiểu chữ “ăn năn” là “thay đổi thái độ” hoặc “đổi ý”.
Điều quan trọng kế tiếp, trong thời Tân Ước có hai chữ Hy-lạp khác nhau
được dịch là “ăn năn”. Chữ “metanoeòø”-thay đổi thái độ, và
“metamelomai-cảm thấy đau buồn”. “Cảm thấy đau buồn” không giống như
“thay đổi thái độ”. Ta có thể “cảm thấy đau buồn” về tội lỗi mình nhưng vẫn
không có ý định từ bỏ phạm tội. Đó không phải là ăn năn. Ăn năn là hành
động do đó một người nhận biết tội lỗi mình, xưng nó ra với Đức Chúa Trời
và xây khỏi tội lỗi ấy (thay đổi thái độ khác hoặc đổi ý).
Dưới đây là những tội nhân chỉ cảm thấy đau buồn về tội lỗi mình chứ
không ăn năn:
1. Pha-ra-ôn: Khi Pha-ra-ôn cứng lòng không cho tuyển dân Đức Chúa Trời
ra khỏi xứ nô lệ Ai-cập để đến đất hứa Ca-na-an thì Ngài giáng tại họa
xuống. Pha-ra-ôn run sợ và trong hãi hùng đã thốt ra: “Trẫm đã phạm tội”
nhưng không hề ăn năn (XuXh 9:27).
2. Ba-la-am: Trong Dan Ds 22:34, Ba-la-am đã thưa cùng thiên sứ của Đức
Giê-hô-va: “Tôi có phạm tội.” Song sự đau buồn nông cạn như thế không
ích lợi gì cả.
3. A-can: Giô-suê chương 7 ghi chép lời A-can nói với Giô-suê: “Phải, tôi đã
phạm tội cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên” nhưng không hề
ăn năn.
4. Sau-lơ: Sa-mu-ên nhìn thấy Sau-lơ phạm tội và bảo cho vua biết rằng sẽ
chẳng được làm vua nữa. Sau-lơ bèn nói: “Tôi có phạm tội,” song chẳng bày
tỏ sự ăn năn.
5. Giu-đa Ích-ca-ri-ốt: Sau khi nộp Thầy mình cho thầy tế lễ và các trưởng
lão. Giu-đa cảm thấy hối tiếc về việc làm mình, và nói “Tôi đã phạm tội vì
nộp huyết vô tội.” Ông không hề ăn năn.
Và đây là những tội nhân đã bày tỏ sự ăn năn thật:
1. Đa-vít: Đa-vít đã phạm tội tà dâm và giết người. Sau đó ông xưng tội,
than khóc cầu xin sự tha thứ và ăn năn. Từ đó Đa-vít không bao giờ tái
phạm. Ông đã thật lòng ăn năn.
2. Đứa con phóng đãng: Ngụ ngôn này cho thấy sự đổi ý. Ta hãy nghe lời
xưng tội của người con này: “Cha ơi, con đã phạm tội với Trời và với cha”
(LuLc 15:21). Đứa con phóng đãng đã sống hư hỏng. Khi anh nhâïn thức
điều ấy, anh hạ mình trong tro bụi và sẵn sàng quay về cùng cha mình. Nói
cách khác, người ấy còn đổi ý về địa vị mình nên quyết định đứng dậy trở về
nhà cha.
3. Phi-e-rơ: LuLc 22:54-62 ghi chép việc Phi-e-rơ chối Chúa ba lần. Nhưng
khi được Chúa thức tỉnh, ông bước ra ngoài khóc lóc đắng cay, cầu xin sự
tha thứ và ăn năn. Về sau, Phi-e-rơ không hề tái phạm tội ấy.
MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĂN NĂN VÀ ĐỨC TIN
Sự ăn năn đối với Đức Chúa Trời và đức tin đến Chúa Giê-xu cần phải đi
đôi với nhau. Cong Cv 20:21 bày tỏ mối liên hệ đó: “Tôi kêu gọi cả người
Do Thái lẫn Hy-lạp ăn năn quay về Thượng Đế và tin cậy Chúa Cứu Thế
Giê-xu là Chúa chúng ta.”
Calvin cho rằng ăn năn và đức tin là hai hành động không thể tách rời nhau,
tuy nhiên chúng có sự khác biệt về ý nghĩa.
Hastings, khi bàn về mối liên quan giữa đức tin và ăn năn, đã nói: “Chúng là
vòng xích không thể tách rời được... đức tin thuộc về phía tích cực, và ăn
năn thuộc về phía tiêu cực”.
Thiessen tuyên bố: “... sự ăn năn thật không bao tách rời khỏi đức tin... đức
tin thật không bao giờ thiếu sự ăn năn. Cả hai ràng buộc nhau đến độ không
thể chia lìa”.
Strong viết: “... đức tin không thể tách rời với sự ăn năn cũng như sự ăn năn
không thể tách rời với đức tin” .
Loài người chẳng khác gì đứa con phóng đãng đã bỏ nhà cha mẹ mà đi
phương xa sống đời hư hỏng. Khi người con tỉnh ngộ, nói rằng: “Ta sẽ đứng
dậy trở về cùng cha” (LuLc 15:11-24). Hành động đó chứng tỏ người con tin
nơi cha có sự tha thứ và sự cứu rỗi mới dám quyết định như vậy. Cũng thế,
khi tội nhân cảm biết Chúa Cứu Thế có quyền cứu rỗi mình, mới dám quyết
định đến cùng Chúa, đặt đức tin nơi Ngài, cầu khẩn Ngài thương xót mà cứu
vớt mình.
Tóm lại, khi ta nói về sự ăn năn để được cứu rỗi, ta phải hiểu đó là một sự
thay đổi thái độ đối với tội lỗi và đối với Đức Chúa Trời. Khi một người nói
rằng muốn tin nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu, nhưng không chịu từ bỏ tội lỗi,
thì đó không phải là sự ăn năn, và người ấy không thể được cứu rỗi.
ĐỨC TIN LÀ GÌ?
1.-Ý nghĩa từ liệu “đức tin”
2.-Các yếu tố của đức tin
3.-Phân loại đức tin
Bạn có bao giờ làm chứng cho một người nào đó, mà người ấy tỏ ra biết
nhiều sự việc và đồng ý với mọi điều bạn nói, song bạn không cảm thấy
người đó đã được cứu? Trong tận nơi sâu thẳm của linh hồn, bạn sợ cho số
phận đời đời của người ấy. Bạn càng làm chứng cho người đó nhiều chừng
nào, bạn càng cảm thấy dường như người ấy chưa được cứu. Tuy nhiên, bạn
không thể khẳng định cách chính xác tại sao bạn có cảm nghĩ như thế.
Nếu điều đó đã từng xảy ra cho bạn trong lúc chứng đạo, hy vọng bài này sẽ
là lời giải đáp cho bạn.
Ý NGHĨA TỪ LIỆU “ĐỨC TIN”
Từ liệu “pisteuo” của tiếng Hy-lạp được dịch là “tin cậy”. Chữ ấy có nghĩa
là “tùy thuộc vào”, “dựa vào”, hoặc “tin cậy vào”. Một người đã được cứu là
người đặt sự tin cậy vào Chúa Cứu Thế Giê-xu chớ không phải vào chính
mình, gia đình, Hội Thánh hoặc vào việc làm.
Bạn có bao giờ nhìn thấy những người nhảy dù chưa? Họ đứng trên chiếc
máy bay cho nó cất cánh khỏi mặt đất và họ... nhảy dù xuống! Những người
này tin rằng chiếc dù sẽ cứu mình. Họ tin cậy đến độ biết rằng nếu chiếc dù
không mở ra, họ sẽ chết. Đó là ví dụ về đức tin theo Thánh Kinh. Con người
để được cứu rỗi, phải tin cậy Chúa Cứu Thế và chỉ tin một mình Ngài thôi.
CÁC YẾU TỐ CỦA ĐỨC TIN
Berkhof cho rằng đức tin có ba yếu tố. Thiessen cũng đồng ý như thế. Ba
yếu tố đó là: Trí năng, cảm tình và ý chí.
Yếu Tố Quan Hệ Với Trí Năng
Cách dùng từ liệu “đức tin” của Tân Ước bao hàm sự nhận biết. Trước khi
có đức tin thật, tội nhân phải nhận biết:
1. Chúa Cứu Thế là Con Thượng Đế
“Đức Chúa Giê-xu đã làm trước mặt môn đồ Ngài nhiều phép lạ khác nữa
mà không có chép trong sách này. Nhưng các việc này đã chép, để cho các
ngươi tin rằng Đức Chúa Giê-xu là Đấng Christ, tức là con Đức Chúa Trời,
và để khi các ngươi tin, thì nhờ danh Ngài mà được sự sống ” (GiGa 20:30-
31).
2. Sự trở thành người, mang thân thể phàm nhân của Chúa Cứu Thế
“Anh em thân yêu, đừng vội tin những người tự cho mình được thần linh
cảm ứng, trước hết phải thử xem có thật không. Vì hiện nay nhiều nơi đã có
giáo sư giả xuất hiện. Muốn biết điều họ giảng dạy có thật do Thánh Linh
cảm ứng không, chỉ cần xem nó có phù hợp với giáo lý Chúa Cứu Thế Giê-
xu, Con Thượng Đế, đã trở thành người, mang thân thể phàm nhân hay
không. Nếu có, đó là do Thượng Đế. Nếu không, lời giảng dạy họ không do
Thượng Đế, nhưng do thần linh Kẻ Phản Chúa, như anh em đã nghe nó xuất
hiện. Hiện nay, tinh thần phản Chúa đã biểu lộ trên thế giới ” (IGi1Ga 4:1-3
BDY).
3. Sự chết của Chúa Cứu Thế
“Thượng Đế đã cho Chúa Giê-xu hi sinh chuộc tội chúng ta, những người tin
cậy huyết Ngài. Việc cứu chuộc này chứng tỏ đức công chính của Thượng
Đế đối với loài người trong quá khứ và hiện tại. Trong quá khứ, Ngài nhẫn
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao
Chung dao

More Related Content

What's hot

Mot linh hon nhieu the xac a5
Mot linh hon nhieu the xac a5Mot linh hon nhieu the xac a5
Mot linh hon nhieu the xac a5The Golden Ages
 
Phương pháp phát triển tâm linh
Phương pháp phát triển tâm linh   Phương pháp phát triển tâm linh
Phương pháp phát triển tâm linh Little Daisy
 
Sự thật về hiện tượng nói tiếng lạ
Sự thật về hiện tượng nói tiếng lạSự thật về hiện tượng nói tiếng lạ
Sự thật về hiện tượng nói tiếng lạAndy Truong
 
Bi phepluyendao 
Bi phepluyendao Bi phepluyendao 
Bi phepluyendao lyquochoang
 
B2 chuc vu giup do
B2 chuc vu giup doB2 chuc vu giup do
B2 chuc vu giup doco_doc_nhan
 
C1 huy dong de nhan cap
C1 huy dong de nhan capC1 huy dong de nhan cap
C1 huy dong de nhan capco_doc_nhan
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanco_doc_nhan
 
Thay doi dieu ky
Thay doi dieu kyThay doi dieu ky
Thay doi dieu kyco_doc_nhan
 
Tan uoc( gian luot)
Tan uoc( gian luot)Tan uoc( gian luot)
Tan uoc( gian luot)co_doc_nhan
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suco_doc_nhan
 
Thanh kinh nhap mon(gian luot)
Thanh kinh nhap mon(gian luot)Thanh kinh nhap mon(gian luot)
Thanh kinh nhap mon(gian luot)co_doc_nhan
 
Chuyen tinh qua nhieu kiep luan hoi a5 new
Chuyen tinh qua nhieu kiep luan hoi a5 newChuyen tinh qua nhieu kiep luan hoi a5 new
Chuyen tinh qua nhieu kiep luan hoi a5 newThe Golden Ages
 

What's hot (14)

Mot linh hon nhieu the xac a5
Mot linh hon nhieu the xac a5Mot linh hon nhieu the xac a5
Mot linh hon nhieu the xac a5
 
Phương pháp phát triển tâm linh
Phương pháp phát triển tâm linh   Phương pháp phát triển tâm linh
Phương pháp phát triển tâm linh
 
Sự thật về hiện tượng nói tiếng lạ
Sự thật về hiện tượng nói tiếng lạSự thật về hiện tượng nói tiếng lạ
Sự thật về hiện tượng nói tiếng lạ
 
Bi phepluyendao 
Bi phepluyendao Bi phepluyendao 
Bi phepluyendao 
 
B2 chuc vu giup do
B2 chuc vu giup doB2 chuc vu giup do
B2 chuc vu giup do
 
C1 huy dong de nhan cap
C1 huy dong de nhan capC1 huy dong de nhan cap
C1 huy dong de nhan cap
 
Tao duyengiaohoa 10428_updt
Tao duyengiaohoa 10428_updtTao duyengiaohoa 10428_updt
Tao duyengiaohoa 10428_updt
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
C3 nhom te bao
C3 nhom te baoC3 nhom te bao
C3 nhom te bao
 
Thay doi dieu ky
Thay doi dieu kyThay doi dieu ky
Thay doi dieu ky
 
Tan uoc( gian luot)
Tan uoc( gian luot)Tan uoc( gian luot)
Tan uoc( gian luot)
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich su
 
Thanh kinh nhap mon(gian luot)
Thanh kinh nhap mon(gian luot)Thanh kinh nhap mon(gian luot)
Thanh kinh nhap mon(gian luot)
 
Chuyen tinh qua nhieu kiep luan hoi a5 new
Chuyen tinh qua nhieu kiep luan hoi a5 newChuyen tinh qua nhieu kiep luan hoi a5 new
Chuyen tinh qua nhieu kiep luan hoi a5 new
 

Viewers also liked

Social psy
Social psySocial psy
Social psyjiyann
 
Ensayo sistemas operativos
Ensayo  sistemas operativosEnsayo  sistemas operativos
Ensayo sistemas operativosJACIERCAS
 
Module 3- Poster Presentation
Module 3- Poster PresentationModule 3- Poster Presentation
Module 3- Poster PresentationUrja Bhatt
 
Blue Team MCDB 150AL-Poster Presentation (2)
Blue Team MCDB 150AL-Poster Presentation (2)Blue Team MCDB 150AL-Poster Presentation (2)
Blue Team MCDB 150AL-Poster Presentation (2)Hung Dang
 
Redes sociales para_profesores_de_ele
Redes sociales para_profesores_de_eleRedes sociales para_profesores_de_ele
Redes sociales para_profesores_de_eleclaragrip
 
Sintesis informativa 24 de noviembre de 2016
Sintesis informativa 24 de noviembre de 2016Sintesis informativa 24 de noviembre de 2016
Sintesis informativa 24 de noviembre de 2016megaradioexpress
 

Viewers also liked (11)

Gsk
GskGsk
Gsk
 
CV
CVCV
CV
 
Social psy
Social psySocial psy
Social psy
 
Ensayo sistemas operativos
Ensayo  sistemas operativosEnsayo  sistemas operativos
Ensayo sistemas operativos
 
Module 3- Poster Presentation
Module 3- Poster PresentationModule 3- Poster Presentation
Module 3- Poster Presentation
 
Blue Team MCDB 150AL-Poster Presentation (2)
Blue Team MCDB 150AL-Poster Presentation (2)Blue Team MCDB 150AL-Poster Presentation (2)
Blue Team MCDB 150AL-Poster Presentation (2)
 
Redes sociales para_profesores_de_ele
Redes sociales para_profesores_de_eleRedes sociales para_profesores_de_ele
Redes sociales para_profesores_de_ele
 
Trening interpersonalny
Trening interpersonalnyTrening interpersonalny
Trening interpersonalny
 
Medios de transmision
Medios  de  transmisionMedios  de  transmision
Medios de transmision
 
Sintesis informativa 24 de noviembre de 2016
Sintesis informativa 24 de noviembre de 2016Sintesis informativa 24 de noviembre de 2016
Sintesis informativa 24 de noviembre de 2016
 
.Vuelo clase
.Vuelo clase.Vuelo clase
.Vuelo clase
 

Similar to Chung dao

Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuChuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuSilicon Straits Saigon
 
E3 lam chung cho the he tre
E3 lam chung cho the he treE3 lam chung cho the he tre
E3 lam chung cho the he treco_doc_nhan
 
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)co_doc_nhan
 
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)co_doc_nhan
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honLong Do Hoang
 
Doi song thuot linh
Doi song thuot linhDoi song thuot linh
Doi song thuot linhco_doc_nhan
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanLong Do Hoang
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christco_doc_nhan
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon ( gian luot)
Nghe thuat chinh phuc linh hon ( gian luot)Nghe thuat chinh phuc linh hon ( gian luot)
Nghe thuat chinh phuc linh hon ( gian luot)Long Do Hoang
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon ( gian luot)
Nghe thuat chinh phuc linh hon ( gian luot)Nghe thuat chinh phuc linh hon ( gian luot)
Nghe thuat chinh phuc linh hon ( gian luot)co_doc_nhan
 
Cam nan nhom nho
Cam nan nhom nhoCam nan nhom nho
Cam nan nhom nhoco_doc_nhan
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung thatco_doc_nhan
 
Pháp bảo của sự giải thoát
Pháp bảo của sự giải thoátPháp bảo của sự giải thoát
Pháp bảo của sự giải thoátlyquochoang
 
Nhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh congNhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh congco_doc_nhan
 
D6 cong tac truyen giao va mua gat
D6 cong tac truyen giao va mua gatD6 cong tac truyen giao va mua gat
D6 cong tac truyen giao va mua gatco_doc_nhan
 
Guong chuagiesu+muluc
Guong chuagiesu+mulucGuong chuagiesu+muluc
Guong chuagiesu+mulucTam Jos
 
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhChuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhco_doc_nhan
 

Similar to Chung dao (20)

Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuChuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
 
E3 lam chung cho the he tre
E3 lam chung cho the he treE3 lam chung cho the he tre
E3 lam chung cho the he tre
 
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
 
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh hon
 
Doi song thuot linh
Doi song thuot linhDoi song thuot linh
Doi song thuot linh
 
Doi song thuot linh
Doi song thuot linhDoi song thuot linh
Doi song thuot linh
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon ( gian luot)
Nghe thuat chinh phuc linh hon ( gian luot)Nghe thuat chinh phuc linh hon ( gian luot)
Nghe thuat chinh phuc linh hon ( gian luot)
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon ( gian luot)
Nghe thuat chinh phuc linh hon ( gian luot)Nghe thuat chinh phuc linh hon ( gian luot)
Nghe thuat chinh phuc linh hon ( gian luot)
 
Cam nan nhom nho
Cam nan nhom nhoCam nan nhom nho
Cam nan nhom nho
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung that
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung that
 
Pháp bảo của sự giải thoát
Pháp bảo của sự giải thoátPháp bảo của sự giải thoát
Pháp bảo của sự giải thoát
 
Nhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh congNhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh cong
 
D6 cong tac truyen giao va mua gat
D6 cong tac truyen giao va mua gatD6 cong tac truyen giao va mua gat
D6 cong tac truyen giao va mua gat
 
Guong chuagiesu+muluc
Guong chuagiesu+mulucGuong chuagiesu+muluc
Guong chuagiesu+muluc
 
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhChuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
 
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhChuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
 

More from co_doc_nhan

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienco_doc_nhan
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2co_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1co_doc_nhan
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day daoco_doc_nhan
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaco_doc_nhan
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoco_doc_nhan
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoco_doc_nhan
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducco_doc_nhan
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhco_doc_nhan
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongco_doc_nhan
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayco_doc_nhan
 

More from co_doc_nhan (20)

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
 
Truong nhan su
Truong nhan suTruong nhan su
Truong nhan su
 
Thuat lanh dao
Thuat lanh daoThuat lanh dao
Thuat lanh dao
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
 

Chung dao

  • 1. Chứng Đạo Tác giả: Viện Thần Học Việt Nam Tựa PHẦN THỨ NHẤT THÁNH KINH DẠY VỀ CHỨNG ĐẠO Chương I - Cựu Ước Dạy Về Chứng Đạo 1. Các từ và thành ngữ diễn đạt về chứng đạo trong Cựu Ước 2. Ý niệm về chứng đạo trong Cựu Ước Chương II - Tân Ước Dạy Về Chứng Đạo 1. Các từ và thành ngữ diễn đạt về chứng đạo trong Tân Ước 2. Ý niệm về chứng đạo trong Tân Ước PHẦN THỨ NHÌ - THẦN HỌC VỀ CHỨNG ĐẠO Chương I - Chứng Đạo Là Gì? 1. Đặc tính thật của chứng đạo 2. Những quan niệm khác nhau về chứng đạo Chương II - Tại Sao Chứng Đạo? 1. Kế họach cứu chuộc của Đức Chúa Trời 2. Tình yêu Đức Chúa Trời cảm thúc 3. Yêu thương người lân cận 4. Vâng theo mạng lịnh trọng yếu của Chúa Cứu Thế 5. Sự vinh quang của Đức Chúa Trời Chương III - Tội Lỗi Là Gì? 1. Thần học minh giải về tội lỗi 2. Thánh Kinh minh giải về tội lỗi 3. Áp dụng vào việc chứng đạo Chương IV - Phúc Âm Là Gì? 1. Ý nghĩa từ liệu “Phúc Âm” 2. Sự biểu lộ của Phúc Âm 3. Giải Nghĩa Phúc Âm Chương V - Ăn Năn Là Gì? 1. Lịch sử của từ liệu “ăn năn” 2. Mối liên hệ giữa ăn năn và đức tin Chương VI - Đức Tin Là Gì? 1. Ý nghĩa từ liệu “đức tin” 2. Các yếu tố của đức tin 3. Phân loại đức tin Chương VII - Sự Cứu Rỗi là gì? 1. Cứu rỗi là được giải thoát khỏi tội lỗi 2. Cứu rỗi là được tái sinh
  • 2. 3. Cứu rỗi là được sở hữu sự sống đời đời PHẦN THỨ BA. - TÍN NGƯỠNG CỦA DÂN VIỆT TRONG SỰ CHỨNG ĐẠO Chương I -Thờ Cúng Tổ Tiên 1. Ý niệm về sự chết 2. Ý niệm về cuộc sống hiện tại 3. Ý niệm về đời sau 4. Ý niệm về năng quyền 5. Ý niệm về sự cứu rỗi 6. Ý niệm về sự hiếu kính cha mẹ, ông bà 7. Ý niệm về việc liên lạc với người chết. Chương II - Nho giáo 1. Nguồn gốc 2. Ý niệm về cõi đời đời 3. Ý niệm về con người 4. Ý niệm về sự cứu rỗi 5. Ý niệm về đạo hiếu Chương III - Lão Giáo 1. Nguồn gốc 2. Ý niệm về Thượng Đế 3. Ý niệm về con người 4. Ý niệm về sự cứu rỗi. Chương IV - Phật Giáo 1.-Nguồn gốc 2.-Ý niệm về Thượng Đế 3.-Ý niệm về con người 4.-Ý niệm về sự cứu rỗi Chương V-Muốn Chứng Đạo cho Dân Việt 1. Chấp nhận dân Việt với bối cảnh tôn giáo sẵn có 2. Khởi đầu từ một nhu cầu 3. Cởi mở ngay thật 4. Tránh tranh biện 5. Sử dụng từ ngữ thích hợp với bối cảnh tôn giáo của Việt tộc PHẦN THỨ TƯ VĂN HÓA CỦA DÂN VIỆT TRONG SỰ CHỨNG ĐẠO Chương I-Các Đặc Tính Văn Hóa Độc Đáo Của Dân Việt 1. Gắn bó với tôn giáo 2. Tính cần cù Chương II - Niềm Tin Nơi Thượng Đế của Văn Hóa Việt Tộc 1. Qua tục ngữ, ca dao
  • 3. 2. Qua thi văn PHẦN THỨ NĂM NHỮNG NGUYÊN TẮC CHỨNG ĐẠO Chương I - Để Thành Công Trong Việc Chứng Đạo 1. Chứng đạo viên phải biết chắc đã được sự cứu rỗi 2. Chứng đạo viên phải thông biết Kinh Thánh 3. Chứng đạo viên phải có lòng yêu thương linh hồn hư mất. 4. Chứng đạo viên phải là người cầu nguyện Chương II - Vai Trò Của Thánh Linh Trong Việc Chứng Đạo 1. Lới hứa ban Thánh Linh 2. Sự đầy dẫy Thánh Linh 3. Sự hướng dẫn của Thánh Linh 4. Bí quyết được đầy dẫy Thánh Linh PHẦN THỨ SÁU - THỰC HÀNH CHỨNG ĐẠO Chương I - Trình Bày Phúc Âm 1. Tuyển chọn phương pháp chứng đạo 2. Căn bản Phúc Âm Chương II - Phương Pháp Chứng Đạo Của C. S. Lovett 1. RoRm 3:23 2. 6:23 3. GiGa 1:12 4. KhKh 3:20 5. Nhận định về phương pháp chứng đạo của Lovett Chương III - Kế Họach Cứu Rỗi Qua Những Câu Kinh Thánh 1. Thượng Đế là Tình Yêu (GiGa 3:16) 2. Tội lỗi là vấn đề nan giải (RoRm 3:23) 3. Tội lỗi phải bị hình phạt (6:23) 4. Chúa Cứu Thế đã gánh lấy án phạt tội lỗi (5:8) 5. Chỉ có Chúa Cứu Thế ban ơn cứu rỗi (Cong Cv 4:12) 6. Chúa Cứu Thế đang chờ đợi bạn tiếp nhận Ngài (KhKh 3:20) 7. Bạn phải tiếp nhận Chúa cách cá nhân (GiGa 1:12) 8. Nhận định về phương pháp “Kế Họach Cứu Rỗi Qua Những câu Kinh Thánh” Chương IV - Bốn Định Luật Thuộc Linh Của Bill Bright 1. Định luật một 2. Định luật hai 3. Định luật ba 4. Định luật bốn 5. Phương pháp sử dụng tài liệu “Bốn Định Luật Thuộc Linh” 6. Nhận định về phương pháp “Bốn Định Luật Thuộc Linh”
  • 4. Chương V - Nỗ Lực Truyền Bá Phúc Âm Của D.James Kennedy 1. Lời mở đầu 2. Phúc Âm 3. Sự tín thác 4. Chăm sóc trực tiếp 5. Trình bày Phúc Âm vắn tắt 6. Nhận định về phương pháp “Nỗ Lực Truyền Bá Phúc Âm” PHẦN THỨ BẢY GƯƠNG CHỨNG ĐẠO TRONG THÁNH KINH Chương I - Chúa Giê-xu Làm Chứng Cho Giáo Sư Ni-cô-đem 1. Chúa hoan nghênh người đến thăm Ngài bất cứ lúc nào và đối đãi chân thành với người. 2. Ngài hướng dẫn tội nhân chú ý đến trọng tâm của vấn đề càng sớm càng tốt. 3. Ngài gợi sự thích thú ngay lúc bắt đầu làm chứng 4. Ngài nhấn mạnh về sự tái sinh, chớ không phải cải cách xã hội 5. Ngài không cố gắng giải thích mọi sự cho tội nhân, song quả quyết rằng đó là sự thật. 6. Ngài ngụ ý rằng nếu tội nhân tìm kiếm chân lý, chắc sẽ được Chương II - Chúa Giê-xu Làm Chứng Cho Thiếu Phụ Sa-ma-ri 1. Chúa đi đến nơi tội nhân ở, thay vì chờ tội nhân đến với Ngài. 2. Chúa không cảm thấy phẩm giá bị hạ thấp do việc tiếp xúc với người tội lỗi xấu xa. 3. Chúa gợi nhu cầu thuộc linh bằng cách đề cập các vấn đề liên quan đến cuộc sống thường nhật. 4. Chúa bày tỏ cho người nghe biết tội lỗi mình qua việc để họ tự nhìn nhận, chớ không lên án 5. Chúa tránh tranh biện 6. Chúa giới thiệu Ngài là Đấng Cứu Thế và kêu gọi sự đáp ứng bởi đức tin. Chương III - Phi-líp Làm Chứng Cho Thái Giám Ê-thi-ô-bi 1. Phi-líp, là người bận rộn với công việc Chúa, vì người chẳng những có tài năng mà còn mong muốn được phục vụ Chúa. 2. Phi-líp có sự tương giao mật thiết với Chúa, nhờ đó đã được Thánh Linh hướng dẫn trong mọi công tác phục vụ Ngài. 3. Phi-líp vâng theo sự hướng dẫn của Thánh Linh, không thắc mắc cũng chẳng trễ nải. 4. Phi-líp mở đầu việc làm chứng bằng cách gợi sự thích thú cho người nghe. 5. Phi-líp am hiểu Kinh Thánh và sử dụng Kinh Thánh trong lúc Truyền bá Phúc Âm
  • 5. 6. Phi-líp trung tín thực thi công tác truyền bá Phúc Âm cho đến lúc hoàn tất 7. Phi-líp tỏ ra nóng cháy trong sự phục vụ Chúa, qua hành động chạy theo xe thái giám 8. Phi-líp tỏ ra kiên nhẫn qua việc giảng giải từ đầu về bối cảnh và sự ứng nghiệm của đoạn Kinh Thánh cho thái giám hiểu. Chương IV - Phi-e-rơ Làm Chứng Cho Đại Cọt-nây 1. Phi-e-rơ để cho Đức Chúa Trời chuẩn bị tấm lòng trước khi ra đi truyền bá Phúc Âm 2. Phi-e-rơ ngăn cản người ta thờ lạy mình 3. Phi-e-rơ lắng nghe để hiểu rõ tình trạng thuộc linh của người hư mất trước khi đưa ra phương thuốc cứu chữa 4. Phi-e-rơ hiểu rằng cuộc sống đạo đức của người ngoài Chúa chưa đủ để phục hòa với Đức Chúa Trời 5. Phi-e-rơ trung tín giảng giải sự cứu rỗi qua Chúa Cứu Thế Giê-xu 6. Phi-e-rơ vâng lời Đức Chúa Trời 7. Phi-e-rơ áp dụng từ từ từng bước về phương pháp truyền bá Phúc Âm của Chúa Cứu Thế Giê-xu 8. Phi-e-rơ giảng giải Phúc Âm rất đầy đủ và kết thúc bài làm chứng với lời mời gọi tiếp nhận Chúa. 9. Phi-e-rơ có hành động và lời nói khiêm tốn, biết nhường sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời 10. Phi-e-rơ dành thì giờ cầu nguyện với Chúa mỗi ngày. PHẦN THỨ TÁM - CHĂM SÓC TÂN TÍN HỮU Chương I - Trong Ngày Quyết Định Tin Chúa 1. Sau khi thân hữu cầu nguyện tiếp nhận Chúa 2. Điều chứng đạo viên cần thực hiện sau khi cầu nguyện cho thân hữu tin Chúa. Chương II - Các Lần Thăm Viếng Chăm Sóc 1. Lần thăm viếng thứ nhất 2. Lần thăm viếng thứ hai 3. Lần thăm viếng thứ ba 4. Lần thăm viếng thứ tư PHẦN THỨ CHÍN - GIẢI ĐÁP CHO NHỮNG LỜI BÀO CHỮA VÀ CHỐNG ĐỐI Chương I - Về Đức Chúa Trời 1. “Tôi không tin Thượng Đế Thực hữu” 2. “Thượng Đế không công bình” 3. “Nếu Thượng Đế thật lòng yêu thương tôi, thì tôi không cần phải lo gì cả” 4. “Nếu Thượng Đế muốn cứu tối thì cần gì đến huyết Chúa Cứu Thế” Chương II-Về Chúa Cứu Thế Giê-xu
  • 6. 1. “Tôi không cần một Cứu Chúa” 2. “Tôi không tin Chúa Giê-xu là Con Thượng Đế Chương III-Về Thánh Kinh 1. “Tôi không tin Thánh Kinh được Thượng Đế cảm ứng” 2. “Có nhiều điều trong Thánh Kinh tôi không hiểu” 3. “Thánh Kinh đầy mẫu thuẫn” 4. “Thánh Kinh là lời của con người” Chương IV-Về Hội Thánh 1. “Tôi thấy có quá nhiều giáo phái” 2. “Tôi thấy có nhiều người giả hình trong Hội Thánh” 3. “Hội Thánh quyên tiền nhiều quá” 4. “Tôi có thể là một người Cơ Đốc mà không cần đi lễ ở nhà thờ. Chương V-Về Các Vấn Đề Khác 1. “Tôi bận rộn quá” 2. “Tôi muốn dành thì giờ cho công việc làm ăn trước, sau đó tôi sẽ tin Chúa” 3. “Tin Chúa tôi sẽ bị bắt bớ” 4. “Tin Chúa bạn hữu sẽ chê cười tôi” 5. “Tôi không từ bỏ được những thú vui trần gian” 6. “Tin Chúa phải từ bỏ nhiều điều quá” 7. “Tôi không thích thú về những việc thuộc linh” 8. “Tôi không tin có đời sau” 9. “Tôi không tin có sự đoán phạt ngày sau” 10. “Tôi không thắng được tội lỗi” 11. “Tôi phải trở thành người tốt hơn trước khi tiếp nhận Chúa Cứu Thế’ 12. “Tôi sẽ tin Chúa nhưng không phải lúc này vì còn nhiều thì giờ” 13. “Quá trễ cho tôi tin Chúa” 14. “Không còn có hy vọng cho tôi” PHẦN PHỤ LỤC Phụ Lục 1-Phương Pháp Phân Phát Truyền Đạo Đơn Phụ Lục 2-Các Câu Thánh Kinh Cần Ghi Nhớ cho việc Chứng Đạo Tựa Thời đại chinh phục linh hồn người hư mất cho Chúa Cứu Thế chưa chấm dứt. Đức Chúa Trời vẫn hành động để dắt đưa người khác đến sự cứu rỗi trong Chúa Cứu Thế Giê-xu. Vấn đề quan trọng ngày nay là làm sao để đem Phúc Âm cho người hư mất? Làm cách nào để đưa dắt họ đến với Chúa Cứu Thế? Câu trả lời vẫn không thay đổi: Qua việc cá nhân chứng đạo. Mục sư Billy Graham là người được Chúa dùng dắt đưa hàng vạn người về
  • 7. với Chúa Cứu Thế qua các chiến dịch truyền giảng khắp thế giới. Tuy nhiên, khi nhận định về việc cá nhân chứng đạo, Mục sư đã viết: “Dù đôi khi chính tôi tự cảm thấy mình không xứng đáng, nhưng Chúa đã ban cho tôi đặc ân trình bày về Chúa Cứu Thế trong Thánh Kinh cho số người đông đúc tại các vận động trường lớn nhất trong suốt hai mươi năm qua. Tuy nhiên, cá nhân chứng đạo là phương thức truyền bá Phúc Âm trong Tân Ước cũng quan trọng không kém ”. Nhiều Mục sư và tín hữu cũng đã nhận biết tầm quan trọng của việc cá nhân chứng đạo và muốn thực hiện công tác đó. Tuy nhiên có vấn đề khó khăn ở đây. Phần lớn các tín hữu trong Hội Thánh vẫn cho rằng công tác cá nhân chứng đạo là của Mục sư vì người được kêu gọi để làm công việc ấy; hoặc vì chúng tôi trả lương, để Mục sư làm công tác đó. Thái độ trên chẳng những nhìn thấy giữa vòng tín hữu mà còn thấy nơi các vị Mục sư. Nhiều tôi tớ Chúa cảm thấy rằng các tín hữu không đủ khả năng để đi ra chinh phục tội nhân cho Chúa Cứu Thế. Những vị ấy sợ rằng thay vì các tín hữu đưa dắt người hư mất đến với Chúa, thì lại làm cho họ càng xa cách Chúa. Bởi thế nhiều Hội Thánh vẫn chưa thực hiện việc cá nhân chứng đạo; hoặc nếu có cũng chỉ là công tác rời rạc, lẻ loi, không tổ chức. Trong khi đó, hầu hết các đầy tớ Chúa và Hội Thánh nào tin nơi việc cá nhân chứng đạo và nghiêm chỉnh thực hành công tác đó, đều công nhận đã đạt được nhiều thành quả “quá sự cầu xin và suy tưởng”. Cá nhân chứng đạo vẫn là phương pháp thích hợp cho mọi thời đại, xưa cũng như nay, để dắt người khác đến với Chúa Cứu Thế. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra trước nhất cho người Cơ Đốc là: “Làm sao tôi biết được cách thức chinh phục tội nhân cho Chúa?” Quyển sách này, về căn bản là một tài liệu giảng dạy cho môn học Chứng Đạo ở Viện Thần Học Tin Lành Việt Nam (Vietnamese Theological College), Garden Grove, California. Do lời yêu cầu của nhiều học viên và con cái Chúa, tôi đã lấy lại sửa chữa và bổ túc thêm để trình bày cho mọi tín hữu. Gửi nó tới các con cái Chúa tôi không coi nó như một khảo luận đầy đủ về cá nhân chứng đạo, nhưng để giới thiệu một phác họa về việc thực hành công tác chứng đạo. Trong đó tôi sẽ đề cập: (1) Thánh Kinh dạy về chứng đạo; (2) Thần học về chứng đạo; (3) Tín ngưỡng của dân Việt trong sử dụng chứng đạo; (4) Văn hóa của dân Việt trong sự chứng đạo; (5) Những nguyên tắc chứng đạo; (6) Phương cách thực hành việc chứng đạo; (7) Gương chứng đạo trong Thánh Kinh; (8) Phương pháp chăm sóc tân tín hữu; và (9) Trả lời cho những chống đối trong khi chứng đạo. Phần phụ lục gồm có: (1) Phương pháp phân phát truyền đạo đơn; và (2) Các câu Thánh Kinh cần ghi nhớ cho việc chứng đạo. Hy vọng quyển sách nhỏ này khích lệ nhiều con cái Chúa quyết tâm thực
  • 8. hiện mạng lịnh trọng yếu của Chúa Cứu Thế: “Nhưng khi Thánh Linh giáng trên các con, các con sẽ nhận được quyền năng làm chứng cho ta tại Giê-ru- sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, và khắp thế giới” (Cong Cv 1:8 BDY). Mục sư Tô Văn Út CỰU ƯỚC DẠY VỀ CHỨNG ĐẠO 1.-Các từ và thành ngữ diễn đạt về chứng đạo trong Cựu Ước 2.-Ý niệm về chứng đạo trong Cựu Ước CÁC TỪ VÀ THÀNH NGỮ DIỄN ĐẠT CHỨNG ĐẠO Trong Cựu Ước có nhiều từ và thành ngữ diễn đạt về chứng đạo. Ở Exe Ed 33:7-9 ta đọc được những lời này: “Hỡi con người, ta đã lập ngươi đặng làm kẻ canh giữ cho nhà Y-sơ-ra-ên; nên hãy nghe lời từ miệng ta, và thay ta răn bảo trước cho chúng nó. Khi ta phán cùng kẻ dữ rằng: Hỡi kẻ dữ, mầy chắc chết! Nếu ngươi không răn bảo để cho kẻ dữ xây bỏ đường lối xấu của nó, thì kẻ dữ ấy sẽ chết trong sự gian ác mình; nhưng ta sẽ đòi máu nó nơi tay ngươi. Nếu trái lại, ngươi đãrăn bảo kẻ dữ đặng xây bỏ đường lối xấu của nó mà nó không xây bỏ, thì nó sẽ chết trong sự gian ác nó, còn ngươi giải cứu mạng sống mình. ” Tiên tri Ê-xê-chi-ên được dạy phải răn bảo kẻ dữ. Động từ “răn bảo” trong nguyên văn Hy-bá nghĩa là “dẫn đạo, khuyên răn, chỉ dẫn”. Từ liệu “răn bảo” bày tỏ về việc chứng đạo, đưa dẫn tội nhân đến sự hối cải qua sứ điệp của Đức Chúa Trời. Thành ngữ khác trong Cựu Ước diễn đạt về chứng đạo: “đặng giảng tin lành cho kẻ khiêm nhường” (EsIs 61:1). Nguyên văn là “mang tin tức”, “công bố tin mừng: Giảng sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời”. Từ ngữ này cũng tìm thấy trong Thi Tv 96:2, “từng ngày hãy truyền ra sự cứu rỗi của Ngài”. ChCn 11:30 cho ta thấy thêm một thành ngữ diễn đạt về chứng đạo, “người khôn ngoan có tài được linh hồn người ta.” Từ liệu “có tài được” theo nghĩa đen là “lấy”, mang theo với mình “lấy ra”, “lấy đi, mang đi”. Từ liệu này nói lên sự chinh phục hoặc chiếm lấy linh hồn người ta. Việc chứng đạo vì vậy đã bày tỏ qua việc “được linh hồn”, hay sự hối cải của người chưa được cứu. Ý NIỆM VỀ CHỨNG ĐẠO TRONG CỰU ƯỚC Cùng với các từ và thành ngữ diễn đạt việc chứng đạo, ta cũng thấy ý niệm về chứng đạo được tỏ bày trong hầu hết các sách của Cựu Ước. Sáng thế ký chương 1 biểu lộ kế họach chứng đạo toàn cầu của Đức Chúa Trời qua người nam và người nữ đầu tiên. Ngài phán với họ: “Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất” (SaSt 1:23). Về sau Đức Chúa Trời lập lại lời đó cho Nô-ê. “Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy trên mặt đất” (9:1).
  • 9. Tiếp theo Đức Chúa Trời chọn Áp-ra-ham và dòng dõi người để lập thành quốc gia Y-sơ-ra-ên. Ngài phán cùng Áp-ra-ham: “Các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ người mà được phước” (1:23). Kế họach chứng đạo toàn cầu tiếp tục trong thời đại tộc trưởng với lời hứa cho Y-sác: “Ta sẽ thêm dòng dõi ngươi nhiều như sao trên trời, sẽ cho họ các xứ này; hết thảy dân thế gian đều sẽ nhờ dòng dõi ngươi mà được phước ” (26:4). Với lời hứa cho Gia-cốp: “Dòng dõi ngươi sẽ đông như cát bụi trên mặt đất, tràn ra đến đông tây nam bắc, và các chi họ thế gian sẽ nhờ ngươi và dòng dõi ngươi mà được phước ” (28:14). Qua thời đại Môi-se, kế họach chứng đạo toàn cầu vẫn không gián đoạn. Khi Môi-se dẫn dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập, có một số đông khách kiều ngụ giữa họ, được phép gia nhập vào hội chúng Y-sơ-ra-ên (XuXh 12:38). Rồi người Y-sơ-ra-ên làm chứng cho dân ngoại và dạy họ giữ lễ Vượt-qua (Dan Ds 9:14), dạy họ biết riêng ngày nghỉ đặng làm nên ngày Thánh (XuXh 20:10), dạy dâng của lễ thiêu (LeLv 17:8). Thiên Chúa cũng chỉ dẫn tuyển dân Ngài làm chứng qua nếp sống đạo: “Khi kẻ khách nào kiều ngụ trong xứ các ngươi, thì chớ hà hiếp người. Kẻ khách kiều ngụ giữa các ngươi sẽ kể như kẻ đã sanh đẻ giữa các ngươi: hãy thương yêu người như mình, vì các ngươi đã làm khách kiều ngụ trong xứ Ê- díp-tô ” (19:33, 34). Lúc Môi-se đến cùng Đức Chúa Trời ở trên núi, Ngài lập giao ước cùng ông và phán rằng: “Vậy, bây giờ, nếu các ngươi vâng lời ta và giữ sự giao ước ta, thì trong muôn dân, các ngươi sẽ thuộc riêng về ta. Các ngươi sẽ thành một nước thầy tế lễ, cùng một dân tộc Thánh cho ta ” (XuXh 19:5-6). Sách Ru-tơ làm nổi bật kế họach chứng đạo toàn cầu của Đức Chúa Trời. Ru tơ, một quả phụ Mô-áp, đã làm cho mẹ chồng cảm động qua những lời chân thành này: “Xin chớ nài tôi phân rẽ mẹ: vì mẹ đi đâu, tôi sẽ theo đó; mẹ ở nơi nào, tôi sẽ ở nơi đó. Dân sự của mẹ, tức là dân sự của tôi: Đức Chúa Trời của mẹ, tức là Đức Chúa Trời của tôi; mẹ thác nơi nào tôi muốn thác và được chôn nơi đó ” (Ru R 1:16-17). Khi Na-ô-mi và Ru-tơ về đến Bết-lê-hem, “cả thành đều cảm động” (1:19). Ru-tơ - người ngoại bang - được nhập vào thành viên chính thức trong hội chúng Y-sơ-ra-ên. Về sau, Ru-tơ trở thành tổ mẫu của vua Đa-vít (4:21-22) và Chúa Giê-xu (Mat Mt 1:5). Đến thời đại Đa-vít, nhiều Thi thiên được sáng tác bày tỏ kế họach chứng đạo toàn cầu của Đức Chúa Trời. Đa-vít đã nói trong Thi Tv 86:9 “Hết thảy các dân mà Chúa đã dựng nên sẽ đến thờ lạy trước mặt Chúa, và tôn vinh
  • 10. danh Chúa. Và, bốn phương thế gian sẽ nhớ và trở lại cùng Đức Giê-hô-và; các họ hàng muôn dân sẽ thờ lạy trước mặt Ngài” (Thi Tv 22:27). Vua Sa-lô-môn, trong khi cầu nguyện cung hiến đền thờ, cũng nói lên kế họach chứng đạo toàn cầu của Đức Chúa Trời, “để cho muôn dân của thế gian nhận biết danh Chúa, kính sợ Chúa, y như dân Y-sơ-ra-ên của Ngài, và cho biết rằng danh Chúa xưng ra trên đền này mà tôi đã xây cất” (IVua 1V 8:43). “Vả lại, về người ngoại bang là người chẳng thuộc về dân Y-sơ-ra-ên của Chúa, nhưng vì danh lớn Chúa, vì cánh tay quyền năng giơ thẳng ra của Ngài, họ sẽ từ xứ xa đi đến hướng về đền này mà cầu nguyện, thì xin Chúa từ trên trời, là nơi ngự của Chúa, hãy dủ nghe, và làm theo mọi đều người ngoại bang ấy cầu xin Chúa: hầu cho muôn dân trên đất nhận biết danh Chúa, kính sợ Ngài như dây Y-sơ-ra-ên của Chúa, và biết rằng cái đền này mà tôi đã xây cất, được gọi bằng danh Chúa ” (IISu 2Sb 6:32, 33). Trong Cựu Ước, có lẽ thời đại tiên tri, bày tỏ ý niệm về chứng đạo nhiều nhất và rõ ràng nhất. Ngay cả trong các sứ điệp dành riêng cho dân Y-sơ-ra- ên, ta cũng nhận ra kế họach chứng đạo toàn cầu của Đức Chúa Trời. Trước hết, qua tiên tri Ê-sai, Đức Chúa Trời công bố kế họach chứng đạo của Ngài. “Ngoài ta chẳng có Đức Chúa Trời nào khác! Chẳng có Đức Chúa Trời nào khác là công bình và là Cứu Chúa ngoài ta. Hỡi các ngươi hết thảy ở các nơi đầu cùng đất, hãy nhìn xem ta và được cứu! Vì ngoài ta là Đức Chúa Trời, chẳng có Chúa nào khác ” (EsIs 45:21, 22). Đức Giê-hô-va phán những lời này qua Ê-sai: “Các người dân ngoại về cùng Đức Giê-hô-va, đặng hầu việc Ngài, đặng yêu mến danh Đức Giê-hô-va, đặng làm tôi tớ Ngài; tức là hết thảy những kẻ giữ ngày Sa-bát cho khỏi làm ô uế, và cầm vững lời giao ước ta, thì ta sẽ đem họ lên trên núi Thánh ta, làm cho họ vui mừng trong nhà cầu nguyện ta. Của lễ thiêu và hi sinh họ dâng trên bàn thờ ta, sẽ được nhận lấy; vì nhà ta sẽ gọi là nhà cầu nguyện cho mọi dân tộc ” (56:6, 7). Tiên tri Giê-rê-mi rao truyền kế họach chứng đạo của Đức Chúa Trời cho dân Y-sơ-ra-ên: “Trong thời đó người ta sẽ gọi Giê-ru-sa-lem là ngôi của Đức Giê-hô-va, và hết thảy các nước đều nhóm về Giê-ru-sa-lem, về danh Đức Giê-hô-va” (Gie Gr 3:17). Tiên tri Ha-ba-cúc dự ngôn về kế họach chứng đạo toàn cầu của Đức Chúa Trời: “Vì sự nhận biết vinh quang Đức Giê-hô-va sẽ đầy dẫy khắp đất như nước đầy tràn bờ biển” (HaKb 2:14). Tiên tri Ma-la-chi bày tỏ kế họach chứng đạo toàn cầu của Đức Chúa Trời: “Vì từ nơi mặt trời mọc cho đến nơi mặt trời lặn, danh ta sẽ lớn giữa các dân ngoại. Trong khắp mọi nơi, người ta sẽ dâng hương của lễ Thánh sạch cho danh ta; vì danh ta sẽ lớn giữa các dân ngoại, Đức Giê-hô-va vạn quân phán
  • 11. vậy” (MaMl 1:11). Đức Giê-hô-va phán bảo Giô-na thực thi kế họach chứng đạo của Ngài: “Người khá chờ dậy! Hãy đi đến thành lớn Ni-ni-ve, và rao cho nó lời của ta đã dạy cho ngươi”. Tiên tri Giô-na đi vào thành rao giảng sứ điệp Đức Chúa Trời và “dân thành Ni-ni-ve tin Đức Chúa Trời” (Gion Gn 3:2, 5). Đa-ni-ên cũng áp dụng kế họach chứng đạo toàn cầu của Đức Chúa Trời tại đất khách quê người. Nhà tiên tri làm chứng cho các quan, cho các vua, cho mọi người. Kết quả khiến cho vua Nê-bu-cát-nết-sa truyền cho các dân tộc, các nước, các thứ tiếng ở khắp mặt đất phải ngợi khen Đức Chúa Trời rất cao: “Ôi Những dấu lạ của Ngài lớn lao là dường nào! Những sự lạ của Ngài mạnh sức là dường nào! Nước Ngài là nước còn mãi mãi, và quyền thế Ngài từ đời nọ đến đời kia” (DaDn 4:3). Các từ và thành ngữ trong Cựu Ước đã diễn đạt rõ ràng ý niệm về chứng đạo và tỏ ra rằng Đức Chúa Trời mong muốn con dân Ngài công bố sứ điệp cứu rỗi của Ngài cho thế nhân. Kế họach chứng đạo cho muôn dân trên đất nước tỏ bày qua các sách Ngũ kinh, sách Lịch sử, Thi-thiên và các sách Tiên tri. Dân của Đức Chúa Trời ngày xưa đã “răn bảo” “giảng tin lành cho kẻ khiêm nhường”, “truyền ra sự cứu rỗi của Ngài”, và “được linh hồn người ta”. Ngày nay Đức Chúa Trời cũng mong muốn con dân Ngài trở thành những chứng nhân để công bố sứ điệp cứu rỗi của Ngài cho thế gian hư mất. Mong ước chúng ta sẽ không bỏ qua đặc quyền và trách nhiệm là chứng nhân cho Đấng đã yêu thương và cứu rỗi chúng ta, để bắt đầu từ đây đời sống chúng ta sẽ trở thành nguồn phước cho muôn dân trên đất, đặc biệt cho dân tộc Việt Nam thân yêu của chúng ta. TÂN ƯỚC DẠY VỀ CHỨNG ĐẠO 1.-Các từ và thành ngữ ngữ diễn đạt về chứng đạo trong Tân Ước 2.-Ý niệm về chứng đạo trong Tân Ước CÁC TỪ VÀ THÀNH NGỮ DIỄN ĐẠT VỀ CHỨNG ĐẠO Trong Tân Ước có nhiều từ và thành ngữ được dùng để nói đến việc chứng đạo. Một hôm, Chúa Cứu Thế Giê-xu đang đi ven bờ biển Ga-li-lê, gặp hai anh em Si-môn Phi-e-rơ và Anh-rê đang thả lưới đánh cá. Chúa gọi: “Các ngươi hãy theo ta, ta sẽ cho các ngươi nên tay đánh lưới người” (Mat Mt 4:19). Họ bèn bỏ cả lưới chài, đi theo Ngài, Chúa Cứu Thế Giê-xu đi khắp xứ Ga-li-lê, “dạy dỗ trong các nhà hội, giảng tin lành của nước Đức Chúa Trời” (Mat Mt 4:23). Văn mạch của câu Thánh Kinh trên cho thấy cách dùng của từ liệu “tay đánh lưới người”, và nói lên rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu muốn những người này phụ giúp Ngài trong việc công bố Phúc Âm cho nhân dân.
  • 12. Ở 28:19, Chúa Cứu Thế Giê-xu phán cùng các môn đệ: “Vậy, hãy đi khiến muôn dân trở nên môn đồ ta, làm báp têm cho họ nhơn danh Cha, Con, và Thánh Linh”. Từ liệu “khiến trở nên môn đồ” là một chữ rất thông dụng trong Tân Ước và xuất hiện 250 lần. Cách dùng của từ liệu nói lên trách nhiệm cá nhân của môn đệ Chúa Cứu Thế Giê-xu trong sự công bố Phúc Âm cho tất cả các dân tộc. Chữ này diễn đạt rõ ràng về việc chứng đạo. Chúa Cứu Thế Giê-xu trong ngày được rước lên trời, đã phán cùng các môn đệ: “Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngơi sẽ nhận lấy quyền phép và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đêâ, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất” (Cong Cv 1:8). Từ liệu “chứng tá của ta” được dùng 168 lần trong Tân Ước. Bác sĩ Lu-ca dùng từ liệu này để nói lên việc phối hợp của sự làm chứng về các sự kiện và sự làm chứng trong ý nghĩa của việc xưng nhận Phúc Âm. Lu-ca trình bày cách dùng đặc biệt này trong sách Công-vụ các sứ-đồ và LuLc 24:48, “Các ngươi làm chứng về việc đó”. Những sự kiện Lu-ca nói đến là sự kiện lịch sử về Chúa Cứu Thế Giê- xu, đặc biệt là sự sống lại của Ngài. Một từ ngữ khác được dùng trong Tân Ước để diễn đạt về việc chứng đạo là “giảng Tin lành”. Từ liệu này được tìm thấy 127 lần trong Tân Ước. Nó có nghĩa là “công bố tin mừng, chỉ dẫn (con người) về những điều có liên quan đến sự cứu rỗi Cơ Đốc”. Ý NIỆM VỀ CHỨNG ĐẠO TRONG TÂN ƯỚC Cùng với các từ và thành ngữ diễn đạt cho việc chứng đạo, ta cũng thấy ý niệm về chứng đạo được biểu lộ trong các sách của Tân Ước. Phúc Âm Ma-thi-ơ Sách này bắt đầu với lời rao giảng Phúc Âm: “Hãy ăn năn tội lỗi, quay về với Thượng Đế, vì Nước Trời gần đến!”. Chương bốn cho ta thấy việc Chúa Cứu Thế Giê-xu kêu gọi các môn đệ đầu tiên. Chương chín tường thuật rằng khi đi qua thành Ca-bê-na-um, Chúa Cứu Thế Giê-xu thấy một người tên Ma-thi-ơ đang làm việc tại sở thu thuế. Chúa gọi: “Con hãy theo Ta!” Ma- thi-ơ liền đứng dậy theo Ngài. “Chúa Giê-xu từ đó đi qua”. Đây là những chữ rất quan trọng, luôn được nhắc đến trong suốt những năm chức vụ của Chúa Cứu Thế. Những chữ đó cũng nói lên rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu luôn tận dụng cơ hội để chứng đạo. Câu 9 ghi lại mấy chữ đáng chú ý: “Ngài thấy một người”. Chúa Cứu Thế Giê-xu nhìn thấy mọi người quanh Ngài hoặc thấy cả một đám đông. Đường phố vào thời Tân Ước chật hẹp và đông đúc người qua lại. Ở đó có một người, một nhân viên thu thuế, đang làm việc cho chính quyền La-Mã. Ông thuộc về giai cấp bị xã hội ruồng bỏ. Trước khi chinh phục người, Chúa Cứu Thế Giê-xu đã thấy người.
  • 13. Chương mười bày tỏ Đấng chinh phục linh hồn tội nhân, chẳng những đã động lòng thương xót trước đoàn dân đông, mà còn “sai phái” mười hai môn đệ đi ra truyền giảng Phúc Âm. Chương mười một cho thấy sau khi dặn bảo mười hai môn đệ xong, Chúa Cứu Thế Giê-xu đi vào các thành phố miền đó giảng dạy. Chương cuối của sách Ma-thi-ơ đã ghi chép mạng lịnh trọng yếu của Chúa Cứu Thế: “Tất cả uy quyền trên trời dưới đất đều về tay ta. Vậy, các con hãy đi dìu dắt tất cả cá dân tộc làm môn đệ ta, làm báp têm cho họ nhân danh Cha, Con, và Thánh Linh, và dạy họ vâng giữ mọi mệnh lệnh ta! Chắc chắn ta ở với các con luôn luôn, từ nay cho đến ngày tận thế!” (Mat Mt 28:18-20). Phúc Âm Mác Sách này mở đầu với câu chuyện Lê-vi theo Chúa. Chương sáu ghi chép việc Chúa gọi mười hai sứ-đồ, sai đi từng đôi truyền giảng Phúc Âm, khuyến giục mọi người ăn năn tội lỗi. Phần cuối của sách Mác cũng ghi chép mạng lịnh trọng yếu của Chúa Cứu Thế: “Hãy đi khắp thế giới, công bố Phúc Âm cho cả nhân loại. Ai tin và chịu báp têm sẽ được cứu, còn ai không tin sẽ bị kết tội” (Mac Mc 16:15 BDY) Phúc Âm Lu-ca Trong sách Lu-ca, Chúa Cứu Thế phán cùng các môn đệ: “Từ nay trở đi, ngươi sẽ trở nên tay đánh lưới người ”. Sau đó, Chúa chọn thêm bảy mươi môn đệ sai từng đôi đi truyền bá Phúc Âm. Các ngụ ngôn “Tiệc Lớn”, “Chiên Thất lạc”, “Đồng bạc mất”, và “Người con lưu lạc trở về” cũng diễn đạt việc chứng đạo. Khi các người Biệt lâïp chế giễu Chúa, Ngài khuyến cáo họ về sự ăn năn qua ngụ ngôn “Người giàu và La-xa-rơ”. Lúc đó một nhà lãnh đạo Do Thái hỏi Chúa. “Tôi phải làm gì để được sống vĩnh viễn? ” Khi nghe Chúa trả lời là bán hết tài sản lấy tiền phân phát cho người nghèo, ông buồn rũ rượi vì tài sản quá nhiều. Kế đó, Chúa Giê-xu đi ngang qua thành phố Giê-ri-cô kêu gọi Xa-chê. Ngài đến thăm ông tại nhà và dìu dắt cả gia đình tin nhận Ngài. Phần cuối của sách Lu-ca thuật lại việc một tên cướp tin Chúa trong giờ hấp hối trên thập tự giá. Phúc Âm Giăng Sách này trước hết ghi chép về công việc truyền bá Phúc Âm của Giăng Báp-tít. Kế đó, khi thấy Chúa Cứu Thế Giê-xu đi ngang qua, Giăng đã giới thiệu Chúa cho các môn đệ, lập tức Anh-rê và một môn đệ khác theo Chúa. Anh-rê đưa anh mình là Si-môn Phi-e-rơ đến tin Chúa. Sáng hôm sau, Chúa Cứu Thế Giê-xu đi lên xứ Ga-li-lê làm chứng cho Phi-líp. Phi-líp làm chứng cho Na-tha-na-ên và mời bạn đến gặp Chúa. Khi Ngài ở Giê-ru-sa-lem dự lễ Vượt qua, nhiều người tin Chúa, vì thấy các phép lạ Ngài làm.
  • 14. Chương ba của sách Giăng thuật lại việc Chúa Cứu Thế Giê-xu chứng đạo cho giáo sư Ni-cô-đem. Sau đó, Chúa và các môn đệ qua xứ Ga-li-lê. Theo lộ trình, Chúa phải đi ngang qua xứ Sa-ma-ri. Gần đến thành Si-kha, Chúa dừng chân bên giếng Gia-cốp. Nơi đây Chúa làm chứng cho thiếu phụ Sa- ma-ri. Sau khi tin Chúa, thiếu phụ bỏ vò nước bên giếng, chạy vào thành phố, hăng say nói về Chúa cho mọi người. Dân chúng kéo nhau đến gặp Chúa. Sau đó, Chúa giảng cho các môn đệ về cánh đồng truyền giáo: “Các con nói còn bốn tháng nữa mới đến mùa gặt nhưng các con cứ phóng rộng tầm mắt xem khắp cánh đồng! Lúa đã chín vàng, sẵn chờ gặt hái. Thợ gặt được thưởng công để đưa nhiều linh hồn vào cõi sống vĩnh viễn, nên người gieo kẻ gặt đều vui mừng. Thật đúng với câu: “Người này gieo, kẻ khác gặt ”. Ta sai các con gặt hái ở những cánh đồng các con chưa gieo trồng; người khác đã gieo, nay các con gặt hái ” (GiGa 4:35-38). Hai ngày sau, Chúa lên đường về xứ Ga-li-lê. Chúa lại vào làng Ca-na, là nơi Ngài đã biến nước thành rượu. Một viên chức có con trai đau nặng gần chết, nghe tin Chúa Cứu Thế Giê-xu đã từ Giu-đêâ về Ga-li-lê, vội vã đến năn nỉ Chúa xuống thành Ca-bê-na-um chữa bệnh cho con. Chúa đáp: “Ông đi về đi! Con ông lành bệnh rồi!” Ông tin lời Chúa nên con ông đã được chữa lành. Ông và cả gia đình đều tin Chúa Cứu Thế. Đến giữa kỳ lễ Lều tạm, Chúa Cứu Thế Giê-xu xuất hiện trong đền thờ và bắt đầu giảng dạy. Ngày chót trong kỳ lễ là ngày long trọng nhất, Chúa Cứu Thế Giê-xu đứng lên, lớn tiếng kêu gọi: “Người nào khát hãy đến với tôi mà uống. Người nào tin tôi, các mạch nước hằng sống sẽ tuôn trào không dứt trong lòng”. Nghe Chúa kêu gọi, trong dân chúng có nhiều người nhìn nhận Ngài là nhà tiên tri. Có người quả quyết: “Đây là Chúa Cứu Thế!” Nhưng một số người khác thắc mắc: “Chúa Cứu Thế sao quê quán ở Ga-li-lê? Dân chúng chia rẽ nhau vì Chúa. Có mấy người định bắt Chúa nhưng không ai đụng đến Ngài được.” Chương chín tường thuật việc Chúa chữa lành cho người mù từ lúc sơ sinh. Qua phép lạ đó, người mù tin Ngài là Chúa Cứu Thế. Chúa giảng giải cho các thầy Biệt lập về người chăn từ ái trong chương mười. Ngài nhấn mạnh: “Ta là người chăn từ ái. Người chăn từ ái sẵn lòng hy sinh tính mạng vì đàn chiên”. Chúa vượt sông Giô-đanh đến ngụ tại nơi Giăng làm báp têm khi trước. Nhiều người đi theo Chúa và nhìn nhận: “Dù Giăng (Báp-tít) không làm phép lạ, nhưng mọi điều Giăng nói về Ngài đều đúng cả. Tại đây có nhiều người tin Ngài là Chúa Cứu Thế.” Ở làng Bê-tha-ni, nhiều người Do Thái đến thăm chị em Ma-ri, chứng kiến
  • 15. phép lạ Chúa kêu La-xa-rơ từ kẻ chết sống lại liền tin Ngài. Sứ điệp chót của Chúa Cứu Thế Giê-xu cho dân Do Thái cũng là sứ điệp về Phúc Âm cứu rỗi. Dù Chúa đã làm bao nhiêu phép lạ trước mắt, dân Do Thái vẫn không tin Ngài. Tuy nhiên, có nhiều người trong giới lãnh đạo Do Thái tin Chúa Giê- xu không dám công nhận, vì sợ phái Biệt lập khai trừ. Sách Công-Vụ Các Sứ-Đồ Sách này mở đầu với mạng lịnh: “Nhưng khi Thánh Linh giáng trên các con, các con sẽ nhận được quyền năng làm chứng cho ta tại Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, và khắp thế giới”. Biến cố quan trọng kế tiếp là Phi-e- rơ đứng ra giảng giải Phúc Âm, có ba ngàn người tin Chúa. Tất cả các tín hữu đều sống gần nhau và góp tài sản làm của chung. Hằng ngày nhóm họp tại Đền thờ, rồi về nhà bẻ bánh tưởng niệm Chúa. Mỗi ngày Chúa cứ tăng thêm số người được cứu. Chương ba thuật việc Phi-e-rơ và Giăng công bố Phúc Âm. Chương năm cho biết có đông người tin Chúa vì thấy các sứ-đồ làm nhiều phép lạ và việc kỳ diệu giữa nhân dân. Chương sáu kể lại việc Ê-tiên bị bắt, bị thảm sát vì công bố Phúc Âm. Lúc ấy Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem bị khủng bố dữ dội. Trừ các sứ-đồ, tất cả tín hữu đều đi tản mác các nơi trong xứ Giu-đêâ và Sa- ma-ri, đi đâu cũng truyền bá Phúc Âm. Phi-líp đến thành Sa-ma-ri truyền giảng về Chúa Cứu Thế và thực hiện nhiều phép lạ. Các sứ-đồ tại Giê-ru-sa- lem nghe tin xứ Sa-ma-ri đã tiếp nhận Đạo Chúa, liền sai Phi-e-rơ và Giăng đến thăm. Tới nơi hai ông cầu nguyện cho tín hữu Sa-ma-ri được nhận lãnh Thánh Linh. Sau khi làm chứng và công bố Lời Chúa. Phi-e-rơ và Giăng trở về Giê-ru-sa-lem. Trên đường về, họ truyền bá Phúc Âm tại nhiều làng mạc Sa-ma-ri. Chương chín cho biết Sau-lơ vẫn tiếp tục đe dọa giết hại các tín đồ của Chúa. Sau khi khủng bố Hội Thánh ở Giê-ru-sa-lem, ông lên đường đi Đa- mách để lùng bắt những tín đồ trốn tránh ở đó. Dọc đường Chúa hiện ra cùng Sau-lơ và ông tin Chúa. Sau-lơ ở lại Đa-mách, kế đó đến Giê-ru-sa-lem nhân Danh Chúa truyền giảng Phúc Âm cách dạn dĩ. Ông tranh luận với nhóm người Do Thái theo văn hóa Hy-lạp, nên họ tìm cách giết ông. Anh em tín hữu được tin ấy, liền đem ông xuống hải cảng Sê-sa-rê, rồi đưa đi Tạt-sơ. Mấy năm sau, Ba-na-ba đưa ông đến truyền bá Phúc Âm ở An-ti-ốt. Chương mười cho thấy Phúc Âm lan truyền đến các dân ngoại. Cọt-nây là người ngoại bang đầu tiên tin Chúa. Phi-e-rơ tiếp nhận Cọt-nây vào Hội Thánh mà không đòi ông phải chịu cắt bì. Qua đến chương mười một thì có rất đông người ngoại gia nhập Hội Thánh An-ti-ốt. Từ đó An-ti-ốt trở thành tổng hành dinh cho công cuộc truyền giáo của Phao-lô. Chương mười hai và mười ba ghi chép hành trình truyền giáo thứ nhất của Phao-lô. Ông đi qua xứ Ga-la-ti, ghé các thành An-ti-ốt, Y-cô-ni, Lít-trơ,
  • 16. Đẹt-bơ, rồi trở về An-ti-ốt. Chương mười lăm đến mười tám nói về hành trình truyền giáo thứ hai của Phao-lô. Ông đi qua xứ Hy-lạp, ghé các thành Phi-líp, Tê-sa-lô-ni-ca, Bê-rê, A-thên, Cô-rinh-tô, rồi trở về Giê-ru-sa-lem và An-ti-ốt. Chương mười tám đến hai mươi ghi chép vòng truyền giáo thứ ba của Phao- lô. Ông ghé thăm Ê-phê-sô và đi qua xứ Hy-lạp. Các chương cuối của sách Công-vụ các sứ-đồ cho biết Phao-lô đi Giê-ru-sa- lem đem theo số tiền lớn. Tại Sê-sa-rê, ông là tù nhân trong dinh quan Thống Đốc. Tại La-mã, ông vẫn là tù nhân, Phao-lô công bố Phúc Âm rất nhiều năm. Trong thời gian ấy, ông dắt đem vô số người đến cùng Chúa Cứu Thế và thành lập Hội Thánh ở phần nhiều đô thị trọng yếu. Kane cho rằng ý niệm về chứng đạo trong Tân Ước bao gồm hai khía cạnh: phép lạ và mệnh lệnh. Ông viết: “Phép lạ là công việc của Đức Chúa Trời và mệnh lệnh là công việc của loài người”. Phép lạ bao hàm sự nhập thể, sự chết và sự sống lại của Ngài. Chúa Cứu Thế Giê-xu đã thực hiện phần của Ngài. Bây giờ các môn đệ phải thực hiện phần của họ. Phần của Chúa Cứu Thế Giê-xu là cung cấp Phúc Âm, phần của họ là công bố Phúc Âm. Các môn đệ nhận biết rằng sự cuối cùng của phép lạ là sự bắt đầu của mệnh lệnh. Chúa Cứu Thế Giê-xu đã thăng thiên, nhưng Thánh linh đã đến, và trong quyền năng Ngài họ được trang bị để đem Phúc Âm khắp thế gian, Kane tuyên bố: Tân Ước- qua lời khuyên răn và gương mẫu--đã dạy rằng mệnh lệnh truyền bá Phúc Âm và khiến muôn dân trở nên môn đồ đã được ban cho Hội Thánh, và chỉ Hội Thánh mới có thể đảm đương và hoàn thành mệnh lệnh đó. Packer xác nhận: Cũng tương tự như vậy, chính chúng ta có trách nhiệm công bố Phúc Âm. Mạng lịnh của Chúa Cứu Thế Giê-xu cho các môn đệ Ngài “Hãy đi khiến muôn dân trở nên môn đồ ta. ..” (Mat Mt 28:19 BNC) đã được truyền phán cho họ trong tư cách đại diện: đây là mạng lịnh của Christ, không chỉ dành riêng cho các sứ-đồ mà còn chung cho cả Hội Thánh. Chứng đạo là trách nhiệm không thể nhượng lại của mỗi cộng đồng Cơ Đốc và mỗi Cơ Đốc nhân Chúng ta tất cả đều được lệnh hiến dâng đời mình để rao truyền Phúc Âm, và sử dụng hết tài trí cùng tinh thần gan dạ để mang Phúc Âm khắp thế gian. CHỨNG ĐẠO LÀ GÌ? 1.-Đặc tính thật của chứng đạo 2.-Những quan niệm khác nhau về chứng đạo Chứng đạo là “trình bày về Chúa Giê-xu trong quyền năng của Thánh Linh
  • 17. hầu con người có thể đến đặt lòng tin cậy nơi Ngài, tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa và phục sự Ngài như là Vua của mình trong sự thông công với Hội Thánh Ngài” Schelling cho rằng: “Chứng đạo là công bố tin mừng về Chúa Cứu Thế Giê-xu qua lời nói và hành động, với mục đích chinh phục một sự đáp ứng tích cực.” Sweazey nói: “Chứng đạo là sự rao giảng bằng mọi cách có thể được, để dẫn đưa người ta đến đức tin trong Đấng Christ và trở nên thuộc viên của Hội Thánh Ngài.” Tuy nhiên, ta cần xét qua vài từ liệu trong Thánh Kinh để hiểu đặc tính thật của việc chứng đạo như được bày tỏ trong Tân Ước. ĐẶC TÍNH THẬT CỦA VIỆC CHỨNG ĐẠO “Thuyết Phục, Làm Cho Tin, Hoặc Khuyên Dỗ” (peitho). Từ liệu này có nghĩa là “cố gắng để thúc đẩy một người chấp nhận một hành động hay thái độ đặc biệt.” Dưới đây là cách dùng từ liệu này. “Hễ đến ngày Sa-bát, thì Phao-lô giảng luận trong nhà hội, khuyên dỗ người Giu-đa và người Gờ-réc ” (Cong Cv 18:4). “Phao-lô vào nhà hội, và trong ba tháng giảng luận một cách dạn dĩ ở đó: giải bày những điều về nước Đức Chúa Trời mà khuyên dỗ các kẻ nghe mình ” (19:8). “Các ngươi lại thấy và nghe nói, không những tại thành Ê-phê-sô thôi, gần suốt hết cõi A-si nữa, rằng tên Phao-lô này đã khuyên dỗ và trở lòng nhiều người, mà nói rằng các thần bởi tay người ta làm ra chẳng phải là Chúa ” (19:26). “Vua Ạc-ríp-ba phán cùng Phao-lô rằng: Thiếu chút nữa ngươi khuyên ta trở nên tín đồ Đấng Christ ” (Cong Cv 26:28). “Họ đã hẹn ngày với người, bèn đến thăm tại nhà trọ rất đông; từ buổi sáng đến chiều, người cứ làm chứng và giảng giải với họ về nước Đức Chúa Trời. Lấy luật pháp Môi-se và các Đấng tiên tri mà gắng sức khuyên bảo họ về Đức Chúa Giê-xu ” (28:23). “Vậy chúng tôi biết Chúa đáng kính sợ, nên tìm cách làm cho người ta đều tin; Đức Chúa Trời biết chúng tôi, và tôi mong anh em cũng biết chúng tôi trong lương tâm mình ” (IICo 2Cr 5:11). “Ép Mời” (anagkazo). Từ liệu này có nghĩa là “bắt phải, hoặc ép mời do quyền lực hay sự thuyết phục.” “Chủ nhà lại biểu rằng: Hãy ra ngoài đường và dọc hàng rào, gặp ai thì ép mời vào, cho được đầy nhà ta ” (LuLc 14:23). Đây là ngụ ngôn về Nước Nghìn Năm. Người được dự tiệc cũng được vào Nước Trời. Được vào Nước Trời bao hàm sự cứu rỗi. Bạn để ý Chúa muốn đầy tớ Ngài ép mời họ đến. “Hoán cải” (epistrepho). Từ liệu này có nghĩa là “xây khỏi, hoặc khiến cho ai trở về”.
  • 18. “Ta cũng sẽ giải cứu ngươi khỏi dân này và người Ngoại-bang mà ta sai ngươi đến để mở mắt họ, khiến họ xây khỏi tối tăm mà hướng về sự sáng, khỏi quyền bính của Sa-tan mà hướng về Đức Chúa Trời, hầu cho họ nhận được sự tha tội và cơ nghiệp trong vòng những kẻ được nên Thánh bởi đức tin đến ta ” (Cong Cv 26:17-18 NBC). Phao-lô nói mục đích của việc Đức Chúa Trời sai ông đến là để khiến cho người ta trở về cùng Ngài. Theo LuLc 1:16-17, đây cũng là lý do tại sao Đức Chúa Trời sai Con Ngài đến thế gian. “Thuyết phục, Xúi giục ” (anapeitho ) “...Người Giu-da đồng lòng nổi lên nghịch cùng Phao-lô và kéo người đến tòa án, mà nói rằng: Người này xui dân thờ Đức Chúa Trời một cách trái luật pháp ” (Cong Cv 18:13). NHỮNG QUAN NIỆM KHÁC NHAU VỀ CHỨNG ĐẠO “Chứng đạo” đã từng là một khẩu hiệu chính yếu trong đời sống người tín hữu Tin Lành Việt Nam. Tuy nhiên, những người Cơ Đốc hiểu từ liệu này không giống nhau. Chứng Đạo Là Sự Hiện Diện Của Cơ Đốc Nhân Đối với một số người, chứng đạo là “sự hiện diện của Cơ Đốc nhân”. Điều đó có nghĩa là các tín hữu sống giữa đồng bào mình và các chủng tộc khác để thiết lập mối quan hệ với họ qua những việc lành và sự cứu giúp, nhưng không bao giờ chia sẻ niềm tin do việc nói cho họ biết Đức Chúa Trời thương yêu họ (GiGa 3:16); hoặc tỏ bày cho họ thấy tội lỗi làm cho con người xa cách Đức Chúa Trời và trở nên thù nghịch cùng Ngài (RoRm 5:10), và Đức Chúa Trời đòi hỏi mọi người phải hối cải, phải tin Chúa Giê- xu để được tha tội (Cong Cv 2:21, 38; 4:12). Chứng Đạo Là Công Bố Sứ Điệp Phúc Âm Một số người khác quan niệm rằng chứng đạo là công bố sứ điệp Phúc Âm cho mọi người, chỉ bấy nhiêu mà thôi. Họ căn cứ trên lời Chúa: “Hãy đi khắp thế gian giảng Tin Lành cho mọi người. Ai tin và chịu phép báp têm, sẽ được rỗi; nhưng ai chẳng tin sẽ bị đoán phạt ” (Mac Mc 16:15, 16). Các tín hữu này nhấn mạnh ở những chữ “cho mọi người”. Họ quan niệm rằng công việc của mình là gieo hạt giống Phúc Âm qua vô tuyến truyền hình, truyền thanh, sách vở, báo chí và truyền đạo đơn cho mọi người. Một khi người ta được nghe Phúc Âm qua các hình thức này là đã hoàn tất việc chứng đạo, chẳng cần biết người ta có quan tâm hoặc đáp ứng hay không. Chứng Đạo Là Trình Bày Phúc Âm Và Khuyên Mời Tội Nhân Đặt Đức Tin Nơi Chúa Cứu Thế. Nhóm người sau cùng thì không thoả mãn với việc “chinh phục tội nhân do sự hiện diện,” hoặc không dừng lại qua việc “chinh phục tội nhân do sự công bố Phúc Âm.” Đối với những người này, chứng đạo là đưa dẫn một người
  • 19. nam hoặc một người nữ đến mối liên hệ mới với Chúa Cứu Thế -một kinh nghiệm hóan cải. Thiếu những yếu tố này thì chưa phải là chứng đạo. Phần lớn tín hữu Tin Lành Việt Nam áp dụng loại thứ nhất và thứ hai trong việc chứng đạo. Theo văn hóa Việt tộc, chứng đạo theo hai lối trên là bày tỏ sự kính trọng đối với người khác. Dân Việt luôn tỏ ra khiêm tốn trước mặt người giỏi, người khá hơn mình và vì vậy rất khó để đứng ra khuyên mời người khác tin Chúa. Tuy nhiên, nếu muốn có kết quả trong việc chinh phục linh hồn người Việt cho Chúa Cứu Thế, các tín hữu phải tin tưởng và áp dụng loại thứ ba. Ta phải hăng hái đi ra đem người khác đến với Chúa Cứu Thế và nhất quyết đặt mục tiêu rõ ràng cho việc chinh phục linh hồn tội nhân, đặc biệt cho dân Việt, là người đang tìm kiếm sự bình an nội tâm và đang chờ đợi lời giải đáp về ý nghĩa của cuộc sống. Vậy nếu bạn muốn làm chứng nhân cho Chúa, xin nhớ định nghĩa này: Chứng đạo là trình bày Phúc Âm và khuyên mời tội nhân đặt đức tin nơi Chúa Cứu Thế. TẠI SAO CHỨNG ĐẠO? 1.-Kế họach cứu chuộc của Đức Chúa Trời. 2.-Tình yêu Đức Chúa Trời cảm thúc 3.-Yêu thương người lân cận 4.-Vâng theo mạng lịnh trọng yếu của Chúa Cứu Thế 5.-Sự vinh quang của Đức Chúa Trời Một số tín hữu đi chứng đạo vì sợ tội. Họ nghe vị Mục sư quản nhiệm nói rằng nếu không chứng đạo, họ sẽ bị mất phần thưởng trên thiên đàng nên họ đi chứng đạo. Chứng đạo vì sợ tội là cớ tích thuộc mức độ thấp nhất. Một số người khác đi chứng đạo vì phải theo những chương trình của Hội Thánh. Nếu họ không đi làm chứng, mọi người sẽ cho họ không thiêng liêng. Nhưng nếu họ tham gia chương trình của Hội Thánh để đi làm chứng và mời nhiều khách đến dự lễ thờ phượng, họ sẽ là tín hữu sốt sắng. Họ sẽ được nhiều người khen ngợi và... biết đâu sẽ được đề cử vào Ban Chấp Sự hoặc Ban Điều Hành! Người khác nữa đi chứng đạo vì áp lực bạn hữu. Bạn mình đi làm chứng còn mình ngồi nhà coi sao được. Huống chi ta sẽ được tiếng khen nếu dắt đưa được người khác đến với Chúa, đặc biệt là lúc ta tường trình việc chứng đạo. Mọi người sẽ khen ngợi, cảm phục và kính trọng ta biết dường bao! Tuy nhiên, nếu bạn đi chứng đạo vì cớ tích này thì sẽ không lâu bền. Bởi lẽ khi bạn thoát khỏi áp lực đó, bạn sẽ không còn muốn làm một chứng nhân cho Chúa nữa. Các cớ tích trên không ra từ Thánh Kinh và vì vậy nó không đem lại lợi ích hoặc phước hạnh gì cho bạn và người khác. Trong khi đó có nhiều cớ tích
  • 20. chính đáng thúc đẩy người Cơ Đốc đi truyền bá Phúc Âm. Các tín hữu đầu tiên đã nhận biết điều ấy và được thúc đẩy đi làm chứng vì những cớ tích đó. Green cho rằng: “Trong hai thế kỷ đầu, dường như có ba cớ tích chính yếu thúc đẩy các Cơ Đốc nhân đi chứng đạo: để bày tỏ lòng tri ân, tinh thần trách nhiệm và sự quan tâm.” Thánh Kinh cũng cho thấy có nhiều cớ tích quan trọng thúc đẩy ta truyền bá Phúc Âm. KẾ HỌACH CỨU CHUỘC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI Động cơ thúc đẩy ta chứng đạo là vì Đức Chúa Trời đã bày tỏ cho con người kế họach cứu chuộc do tình thương qua Chúa Cứu Thế Giê-xu. “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian; đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời” (GiGa 3:16). Lời Đức Chúa Trời cho biết rằng mọi người cần được cứu khỏi tội lỗi và án phạt của tội lỗi. Nhưng con người không thể tự cứu lấy mình (RoRm 1:18- 20; 3:10-26; 6:23; Eph Ep 2:1-9). Việc giải cứu khỏi tội lỗi và sự chết chỉ được thực hiện qua Chúa Cứu Thế Giê-xu. Bởi lẽ “chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác; vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu ” (Cong Cv 4:12). Chúa Cứu Thế Giê- xu là “đường đi, lẽ thật, và sự sống” chẳng bởi Ngài thì không ai được đến cùng Đức Chúa Cha (GiGa 14:6). Chỉ do đức tin nơi sự chết và sống lại của Chúa Cứu Thế mà ta được tha thứ tội và được sự sống vĩnh cữu (RoRm 3:22-26; 6:23; Eph Ep 1:7; IGi1Ga 5:10-13; Tit Tt 3:4-7). TÌNH YÊU CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI CẢM THÚC Thánh Kinh bày tỏ do cớ tích tình yêu mà chứng đạo viên Giê-xu đã động lòng thương xót người hư mất. “Ngài đang đi, có một người chạy lại, quì trước mặt Ngài, mà hỏi rằng: Thưa Thầy nhơn lành, tôi phải làm chi cho được hưởng sự sống đời đời? Đức Chúa Giê-xu phán rằng: Sao ngươi gọi ta là nhơn lành? Chỉ có một Đấng nhơn lành, là Đức Chúa Trời. Người biết các điều răn: Đừng phạm tội tà dâm; đừng giết người; đừng trộm cướp; đừng làm chứng dối; đừng làm gian; hãy hiếu kính cha mẹ. Người thưa rằng: Lạy Thầy, tôi đã giữ mọi điều đó từ khi còn nhỏ. Đức Chúa Giê-xu ngó người mà yêu, nên phán rằng: Ngươi còn thiếu một điều. Hãy đi, bán hết gia tài mình, đem bố thí cho kẻ nghèo khổ, chắc sẽ được của báu ở trên trời, rồi hãy đến mà theo ta ” (Mac Mc 10:17- 21). Về sau Phao-lô viết: “Vì tình yêu thương của Đấng Christ cảm động chúng tôi” (IICo 2Cr 5:14). Từ liệu “cảm động” là một chữ rất hay đã được dùng nhiều lần trong Tân Ước. Tình yêu Chúa Cứu Thế thúc ép Phao-lô, đến nỗi ông thấy như bị tình yêu này bao quanh và vây lấy, rồi nó cảm thúc ông đi chứng đạo. Chúa Cứu Thế đã yêu thương và chết thay cho ta. Tình yêu diệu kỳ này cảm động và ràng buộc ta lại với Ngài, đến nỗi ta muốn hiến dâng
  • 21. đời sống phục vụ Ngài. Trong sự phục vụ Chúa, không có công việc nào quan trọng hơn việc truyền bá Phúc Âm. Thánh Kinh Tân Ước có nhiều lần nhấn mạnh rằng cớ tích thúc đẩy các Cơ Đốc nhân đi chứng đạo là vì tình yêu của Đức Chúa Trời trong Chúa Cứu Thế cảm thúc họ. Vì yêu Đức Chúa Trời và Chúa Cứu Thế Giê-xu mà các Cơ Đốc nhân kiên gan, bền chí khi đi chứng đạo; dù gặp thời hay không, họ vẫn giảng đạo, cố khuyên. “Ngài dùng thí dụ mà giảng nhiều điều cùng họ. Ngài phán như vầy: Có người gieo giống đi ra đặng gieo. Khi đương gieo, một phần giống rơi dọc đường, chim bay xuống và ăn. Một phần khác rơi nhằm chỗ đất đá sỏi, chỉ có ít đất thịt, bị lấp không sâu, liền mọc lên; song khi mặt trời mọc lên, thì bị đốt, và vì không có rễ, nên phải héo. Một phần khác rơi nhằm bụi gai, gai mọc rậm lên, phải ngẹt ngòi. Một phần khác nữa rơi nhằm chỗ đất tốt, thì sanh trái; hoặc một hột ra được một trăm, hoặc một hột sáu chục, hoặc một hột ba chục ” (Mat Mt 13:3-8). Vì yêu Đức Chúa Trời và Chúa Cứu Thế Giê-xu mà các tín hữu có thể đứng vững trước sự bắt bớ trong khi đi làm chứng. “Vậy, các sứ-đồ từ tòa công luận ra, đều hớn hở về mình đã được kể là xứng đáng chịu nhục vì danh Đức Chúa Giê-xu ” (Cong Cv 5:41). Vì yêu Đức Chúa Trời và Chúa Cứu Thế Giê-xu mà người Cơ Đốc mạnh dạn đi truyền bá Phúc Âm, để dù ai ở nơi nào mỗi khi nghe danh Chúa Cứu Thế, đều tuyên xưng Ngài là Chúa Tể vũ trụ và tôn vinh Thượng Đế là Cha. “Và mọi lưỡi thảy đều xưng Giê-xu Christ là Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha ” (Phi Pl 2:11). YÊU THƯƠNG NGƯỜI LÂN CẬN Thánh Kinh Tân Cựu Ước đều đề cập đến cớ tích quan trọng này trong việc chứng đạo. Chúa Giê-xu dạy trong điều răn lớn nhất: “Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình” (Mat Mt 22:37-39). Trong LuLc 10:29-39, Chúa Cứu Thế Giê-xu, qua ngụ ngôn “Người Sa-ma-ri nhân từ”, đã cho biết tất cả người đồng loại là kẻ lân cận của ta, không phân biệt văn hóa, địa dư và tín ngưỡng. Nhưng thầy dạy luật muốn tự bào chữa, nên hỏi lại: Ai là người lân cận tôi? Để trả lời, Chúa Giê-xu kể chuyện này: Một người Do Thái đi từ Giê-ru-sa- lem xuống Giê-ri-cô, giữa đường bị cướp. Chúng lột hết quần áo, tiền bạc, đánh đập tàn nhẫn rỗi bỏ nằm dở sống dở chết bên vệ đường. Tình cờ, một thầy tế lễ đi ngang qua, thấy nạn nhân liền tránh sang bên kia đường, đi luôn. Một thầy phó tế đi qua trông thấy, cũng bỏ đi. Đến lượt một người Sa- ma-ri qua đường nhìn thấy nạn nhân thì động lòng trắc ẩn, nên lại gần, lấy thuốc thoa bóp và băng bó các vết thương, rồi đỡ nạn nhân lên lưng lừa
  • 22. mình chở đến quán trọ cấp cứu. Hôm sau, người ấy trao cho chủ quán một số tiền bảo lo săn sóc nạn nhân và dặn: Nếu còn thiếu, khi trở về tôi sẽ trả thêm. Vậy trong ba người đó, ai là người lân cận với kẻ bị cướp? Thầy dạy luật đáp: Người đã cứu giúp nạn nhân. Chúa dạy: Ông hãy thi hành đúng như thế. Phao-lô bày tỏ sự quan tâm mình đối với đồng bào ruột thịt Do Thái và mong ước dân tộc mình được sự cứu rỗi. Tình yêu đó ngày một nhiều hơn qua việc chân thành bộc bạch là ông sẵn lòng chịu Chúa Cứu Thế khai trừ và bị khổ hình vĩnh viễn miễn là cứu vớt được người đồng chủng mình. “Tôi nói thật trong Đấng Christ, tôi không nói dối, lương tâm tôi làm chứng cho tôi bởi Đức Thánh Linh: tôi buồn bực lắm, lòng tôi hằng đau đớn. Bởi tôi ước ao có thể chính mình bị dứt bỏ, lìa khỏi Christ, vì anh em bà con tôi theo phần xác ” (RoRm 9:1-3). “Hỡi anh em, sự ước ao trong lòng tôi và lời tôi vì dân vì dân Y-sơ-ra-ên cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời, ấy là cho họ được cứu ” (RoRm 10:1). Tình yêu thương người lân cận của Phao-lô không dừng lại tại đó mà còn đến với tất cả người đồng loại. “Tôi có bổn phận nặng nề với các dân tộc, thông minh lẫn dã man, tri thức lẫn thất học. Vì thế, tôi thiết tha mong ước đi La-mã truyền giảng Phúc Âm của Thượng Đế cho anh em ” (1:14, 15BDY). Chúng ta đã hằng ao ước và luôn cầu xin Đức Chúa Trời cứu dân tôïc Việt Nam thân yêu, thì chúng ta phải mang Phúc Âm đến cho họ. Giống như Phao-lô, ta phải yêu thương dân tộc mình, buồn rầu và đau xót đêm ngày vì cớ họ. Ta phải “sẵn lòng chịu Chúa Cứu Thế khai trừ và bị khổ hình vĩnh viễn, miễn là cứu vớt được anh em đồng bào ruột thịt” (9:2, 3 BDY). Tại hải ngoại có gần hai triệu người Việt đang bị hư mất và “sống xa cách Chúa Cứu Thế ... không hy vọng, không Thượng Đế” (Eph Ep 2:12 BDY). Nhu cầu lớn nhất của họ là biết đến tình yêu thương của Đức Chúa Trời và được hướng dẫn đến sự cứu rỗi trong Chúa Cứu Thế. Đây là trách nhiệm và đặc quyền của người Việt Cơ Đốc. VÂNG THEO MẠNG LỊNH TRỌNG YẾU CỦA CHÚA CỨU THẾ Sau khi hoàn tất kế hoạch cứu chuộc nhân loại, Chúa Cứu Thế truyền bảo các môn đệ: “Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhơn danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp têm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và này, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến ngày tận thế ” (Mat Mt 28:19, 20). “Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin lành cho mọi người. Ai tin và chịu phép báp têm, sẽ được cứu rỗi; nhưng ai chẳng tin, sẽ bị đoán phạt ” (Mac Mc 16:15, 16).
  • 23. “Các ngươi làm chứng về mọi việc đó; ta đây, ta sẽ ban cho các ngươi điều Cha ta đã hứa, còn về phần các ngươi, hãy đợi trong thành cho đến khi được mặc lấy quyền phép từ trên cao ” (LuLc 24:44-49). “Ngài lại phán cùng môn đồ rằng: Bình an cho các ngươi! Cha đã sai ta thể nào, ta cũng sai các ngươi thể ấy” (GiGa 20:21). “Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đêâ, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất ” (Cong Cv 1:8). Theo mạng lịnh của Chúa Cứu Thế, sự truyền bá Phúc Âm là một diễn tiến không ngừng đến khi nào sứ mạng được hoàn tất trọn vẹn “... cho đến cùng trái đất”_nghĩa là mọi người trên đất đều được nghe Phúc Âm. Như thế công cuộc truyền bá Phúc Âm là một chương trình dài hạn, đặt trên bình diện rộng lớn cho “cả thế giới”, đòi hỏi Cơ Đốc nhân ở mọi thời đại cứ tiếp tục đến khi Chúa Cứu Thế trở lại thế gian. Hiện nay dân số trên thế giới ước lượng hơn năm tỉ, trong đó khoảng một tỉ người thuộc Cơ Đốc giáo. Như vậy còn hơn bốn tỉ người cần nghe Phúc Âm. Thêm vào đó trên thế giới mỗi năm có hàng triệu hài nhi chào đời. Đây là một thách thức lớn cho người Cơ Đốc trong công tác đem ơn cứu rỗi của Chúa Cứu Thế cho thế giới mà dân số mỗi ngày một gia tăng. Ta phải khẩn cấp đi ra nói cho mọi người biết “ai tin Con, thì được sống đời đời; ai không chịu tin Con, thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó ” (GiGa 3:36). Trong tình yêu Thiên Chúa, ta phải mạnh dạn đi ra mang Phúc Âm đến cho con người hư mất trước khi quá trễ. SỰ VINH QUANG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI Sự vinh quang của Đức Chúa Trời là cớ tích khác được tìm thấy trong Tân Ước thúc đẩy ta đi chứng đạo. Mặc dù Chúa Giê-xu động lòng thương xót muốn cứu vớt con người, song động cơ quan trọng cảm thúc Ngài đi ra là sự vinh quang của Đức Chúa Cha. Các sách Phúc Âm cho ta thấy mục đích chính yếu trong mọi công việc của Chúa Giê-xu là làm theo ý chỉ Đức Chúa Cha và tôn vinh Cha trên đất. Chúa nói, “Hỡi Đức Chúa Trời, này tôi đến- trong sách có chép về tôi-Tôi đến để làm theo ý muốn Chúa” (HeDt 10:7). Và rằng “Tôi luôn làm đẹp lòng Ngài” (GiGa 8:29 BDY). Khi sắp tình nguyện bước lên thập tự giá. Chúa Giê-xu đã tổng kết chức vụ Ngài bằng những lời này: “Con đã tôn vinh Cha trên đất, làm xong công việc Cha giao cho làm” (17:4). Phao-lô cũng bị thúc đẩy bởi cớ tích trên trong việc truyền bá Phúc Âm. Ông nói với các tín hữu tại Tê-sa-lô-ni-ca: “Hỡi anh em, hãy cầu nguyện cho chúng tôi, hầu cho đạo Chúa được đồn ra và được sáng danh,” để cho “mọi
  • 24. lưỡi thảy đều xưng Giê-xu Christ là Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha” (IITe 2Tx 3:1; Phi Pl 2:11). TỘI LỖI LÀ GÌ? 1.-Thần học minh giải về tội lỗi 2.-Thánh Kinh minh giải về tội lỗi 3.-Áp dụng vào việc chứng đạo Kinh nghiệm sống dạy ta biết, không chuyện gì có thể làm ta xúc động cho đến khi ta chú ý đến nó. Và khi ta quan tâm đến một điều gì đó, là vì điều ấy có liên hệ đến nhu cầu, hoặc tình cảm của ta. Bạn có thể nghe hàng chục lần trên máy vô tuyến truyền hình về lời kêu gọi đóng góp cho các nhà chuyên môn để họ nghiên cứu chống lại bệnh “Cơ Thể Mất Sức Tự Kháng” (bệnh “Aids”), song bạn không để nó vào tai. Tuy nhiên, khi ta biết bạn hữu hoặc người thân mắc bệnh ấy, ta sẽ không còn làm ngơ trước lời kêu gọi đó. Tại sao? Vì nó có liên quan đến người nhà của ta, hoặc nói khác đi, nó có quan hệ đến nhu cầu của ta. Cũng thế, người ta sẽ không bao giờ đặt niềm tin nơi Chúa Giê-xu cho đến khi họ thấy có nhu cầu. Nhiều Cơ Đốc nhân đã thực thi bí quyết này và lạm dụng nó. Nếu thấy ai sống cô đơn, họ sẽ khuyên người ấy nên đặt đức tin nơi Chúa Cứu Thế vì Ngài là người bạn thân thiết. Nếu biết ai đang có người thân qua đời, họ sẽ mời gọi người ấy đặt đức tin nơi Chúa Cứu Thế vì Ngài có thể mang đến sự an ủi. Nếu thấy gia đình nào đang đổ vỡ, họ sẽ cố gắng thuyết phục những người ấy đặt niềm tin nơi Chúa Cứu Thế vì Ngài là Đấng thiết lập hôn nhân và có thể ban cho hạnh phúc. Các việc làm trên có đúng không? Dĩ nhiên là đúng. Tuy nhiên, có hai điều bạn cần để ý: (1) Thánh Kinh không dạy ta làm chứng theo lối đó, (2) Nó khiến người ta hiểu sai về Phúc Âm. Do đó, nếu đây không phải là động cơ thúc đẩy chính đáng khiến người ta đặt niềm tin nơi Chúa Cứu Thế, vậy như thế nào mới là đúng đắn? Khi một người nhận thức được rằng chỉ có phương cách duy nhất để được tha tội là đặt niềm tin nơi Chúa Cứu Thế, thì đó mới là động cơ chính đáng theo lời Thánh Kinh dạy. Câu hỏi đặt ra ở đây: Tội lỗi là gì? THẦN HỌC MINH GIẢI VỀ TỘI LỖI Ta nên phân biệt sự khác nhau của ý nghĩa thần học và ý nghĩa Thánh Kinh về tội lỗi. Ý nghĩa thần học nhắm vào sự tương quan giữa sự dạy dỗ của Lời Chúa và kinh nghiệm; trong khi ý nghĩa Thánh Kinh dựa vào cách dùng từ ngữ. Vậy nếu ta hiểu theo nghĩa thần học, thì tội lỗi là bất cứ điều gì trong một tạo vật có lý trí mà không biểu lộ bản chất Thánh khiết của Đức Chúa Trời. THÁNH KINH MINH GIẢI VỀ TỘI LỖI
  • 25. Cựu Ước Trong chuyên văn Hy-bá của Cựu Ước, Thánh Linh thườøng dùng nhiều chữ khác nhau để tỏ ra quan niệm của tội lỗi rất rõ rệt. 1. Tội là phản loạn (pasha ) cùng Đức Giê-hô-va Ngài đã lập giao ước với dân sự Ngài. Tội là sự chống lại với giao ước đó. Trong bản văn Việt Ngữ, từ liệu pasha được dịch ra nhiều cách: “Xin Chúa ở trên trời, tức nơi Chúa ngự, hãy dủ nghe lời cầu nguyện nài xin của họ, và binh vực quyền lợi của họ; tha cho dân Chúa tội lỗi và các sự trái mạng mà họ đã phạm cùng Ngài ” (IVua 1V 8:50). “Vì tôi nhận biết các sự vi phạm tôi, tội lỗi hằng trước mặt tôi ” (Thi Tv 51:3). 2. Tội là sai trật mục đích (chatta’ah ) của Đức Chúa Trời Chữ này gồm cả ý nghĩa tẻ tách, xây bỏ mục đích của Đức Chúa Trời. Nó không những chỉ về sự phạm tội, mà còn chỉ về địa vị hư họai, bản tánh gian ác của tâm trí do tội lỗi mà ra. “Tôi đã phạm tội cùng Chúa, chỉ cùng một mình Chúa thôi, và làm điều ác trước mặt Chúa ” (Thi Tv 51:4). “Chúng nó sanh sản nhiều ra bao nhiêu, thì chúng nó phạm tội nghịch cùng ta bấy nhiêu ” (OsHs 4:7). 3. Tội là vặn cong (avah ) điều ngay thẳng. Chữ này không tả ra chính việc phạm tội, nhưng tả ra chính việc đặc tánh của việc ấy là cong quẹo, quanh co, gian tà và bại họai. “Người nói cùng vua rằng; Cầu xin chúa tôi chớ kể tội ác cho tôi và đừng nhớ đến sự gian tà mà kẻ tôi tớ vua đã phạm trong ngày vua chúa tôi đi ra khỏi Giê-ru-sa-lem ” (IISa 2Sm 19:19). “Nếu trong xứ mà họ bị dẫn đến làm phu tù, họ suy nghĩ lại, ăn năn, và cầu khẩn Chúa, mà rằng: Chúng tôi có phạm tội, làm điều gian ác và cư xử cách dữ tợn ” (IISu 2Sb 6:37). 4. Tội là sự cứng lòng (chazaq ). Chữ này nghiã là “cứng lòng, cố chấp”. “Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Khi trở về xứ Ê-díp-tô, hãy cẩn thận về các dấu lạ của ta đã giao nơi tay ngươi mà làm trước mặt Pha-ra-ôn: nhưng ta sẽ khiến người cứng lòng chẳng cho dân sự đi ” (XuXh 4:21). 5. Tội là lừa dối (ma’al ) Đức Chúa Trời Nghĩa đen của chữ này là “che đậy” còn nghĩa bóng là phạm tội rồi che đậy tội ấy, cốt ý là lừa dối Đức Chúa Trời. “Nhưng theo cách người ta, chúng nó đã phạm lời giao ước, và ở đó chúng nó đã phỉnh dối ta ” (OsHs 6:7). Còn ít nhất ba chữ căn bản khác minh giải về tội lỗi. Dân Y-sơ-ra-ên có thể phạm tội qua nhiều cách, mỗi cách được diễn đạt bằng một chữ khác nhau.
  • 26. Đồng thời, ta cũng nên biết rằng dưới ánh sáng của Cựu Ước thì “không có người chẳng phạm tội ” (IVua 1V 8:46). “Không ai có thể nói: Ta đã luyện sạch lòng mình, ta đã trong sạch tội ta rồi ” (ChCn 20:9). Và “Chẳng có người công bình ở trên đất làm điều thiện, mà không hề phạm tội ” (TrGv 7:20). Tân Ước Có rất nhiều từ ngữ trong Tân Ước diễn đạt về tội lỗi. Tuy nhiên, ta chỉ xét qua bốn chữ chính yếu dưới đây: 1. Tội lỗi (hamartia ) Chữ này có nghĩa là “thiếu hụt tiêu chuẩn”. Nó đồng nghĩa với chữ chatta’ah trong Cựu Ước, và được dùng nhiều hơn hết trong Tân Ước-275lần-để nói về tội lỗi. Tội là không biểu lộ tiêu chuẩn, vì chính Ngài là tiêu chuẩn. Nói cách khác, bất cứ điều gì trái ngược với Đức Chúa Trời là tội. “Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời ” (RoRm 3:23). 2. Vi phạm (paraptoma ) Nghĩa đen của chữ này là “trợt chân”, “vấp ngã” trong chỗ mình đáng nên đứng vững. Giống như một người đang đi trên đường, đột nhiên trợt chân té vào hầm và bị đau đớn. Cũng vậy, mỗi khi tội nhân trái ý Đức Chúa Trời thì vấp ngã, sa vào tội lỗi và bị thiệt hại. “Tôi lại hỏi rằng: Có phải dân Y-sơ-ra-ên vấp chơn dường ấy hầu cho té xuống chăng? Chẳng hề như vậy ” (RoRm 11:11). 3. Phạm pháp (parabasis ) Chữ này có nghĩa là “vượt quá”. Tân Ước dùng chữ này để tỏ ra tội của kẻ phạm mạng lịnh Đức Chúa Trời. “Vì pháp luật sanh ra sự giận; song đâu không có luật pháp, thì đó cũng không có sự phạm luật pháp ” (RoRm 4:15). 4. Bất pháp (anomos ) Tân Ước dùng chữ này để minh giải chân tánh của tội phản loạn. Nghĩa đen là “trái luật”, “không có luật pháp”. “Vì người công bình này (ông Lót ) ở giữa họ, mỗi ngày nghe thấy việc trái phép của họ, bèn cảm biết đau xót trong lòng công bình mình ” (IPhi 1Pr 2:8) ÁP DỤNG VÀO VIỆC CHỨNG ĐẠO Xác Minh Rằng Mọi Người Đều Phạm Tội 1. Cho người chưa từng đến nhà thờ Những người này không biết nhiều về Cơ Đốc Giáo, ta cần giúp họ hiểu về thân vị của Đức Chúa Trời. Nói cho họ biết bản chất của Đức Chúa Trời chẳng những là Thánh khiết và công bình, mà còn toàn năng và toàn tri. Con người là tội nhân trước một Đức Chúa Trời Thánh khiết (Cong Cv 17:1-34).
  • 27. 2. Cho người mộ đạo Những người này rất quen thuộc với lời Thánh Kinh dạy về Đức Chúa Trời, vì thế ta nên dùng luật Thánh Kinh để tỏ cho họ biết mọi người đều đã phạm tội. Ta nói rằng “người nào giữ toàn bộ luật pháp nhưng chỉ phạm một điều là coi như đã phạm tất cả” (Gia Gc 2:10 BDY). 3. Cho người vô đạo (người hay chống đối) Ta khuyếân cáo họ và... đi khỏi đó! Theo Giu-đe những người này “cứ sống mãi cuộc đời gian ác, làm nhơ nhuốc thân thể, khinh bỉ mọi uy quyền... hễ điều gì không hiểu cũng đem ra nhạo cười chế giễu hết... để rồi hủy họai linh hồn mình. Thật khốn cho họ! Họ đã đi con đường sa đoạ của Ca-in, vì ham lợi mà theo vết xe đổ của Ba-la-am, và phản nghịch như Cô-rê để rồi bị tiêu diệt” (Giu Gd 1:7-8 BDY). Ta nên khuyên răn họ và rời xa họ. Xác Minh Rằng Tội Lỗi Đã bị Xét Đoán Án phạt của tội lỗi là sự chết. Thánh Kinh thường dùng chữ “chết” (“thanatos”) theo ba cách: 1. Sự chết thể xác Sự chết này là một phần của tội lỗi bị trừng phạt. Nếu không có tội lỗi, thì chẳng có sự chết của thể xác. Thánh Kinh chép, khi con người đầu tiên phạm tội tại vườn E-đen, thì họ nghe một lời phán kinh khiếp này: “Vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi” (SaSt 3:19). Từ đó đến nay, sự chết đã ngự trị ở thế gian. Thánh Phao-lô khẳng định rằng sự chết của thể xác là sự đoán phạt của Đức Chúa Trời đối với tội lỗi (RoRm 8:10, 11). 2. Sự chết thuộc linh Chết thuộc linh không phải là sự tắt nghỉ, mà là linh hồn bị phân rẽ với Đức Chúa Trời, chẳng còn được giao thông với Ngài. Do tội lỗi của A-đam, tất cả mọi người đều bị án chết này. Hết thảy đều “chết vì lầm lỗi và tội ác mình” và “tự nhiên làm con của sự thạnh nộ” (Eph Ep 2:1, 3). Tâm trí con người “hư họai, lòng họ vô cùng đen tối, xa cách hẳn sự sống của Thượng Đế, tâm hồn họ đóng kín, không thể nhận biết Ngài” (Eph Ep 4:17, 19 BDY). Chỉ do sự ăn năn tội, sự tái sanh bởi quyền năng Thánh Linh mới có thể cứu linh hồn “vượt khỏi sự chết mà đến sự sống”. 3. Sự chết đời đời Chết đời đời là sự xa cách Đức Chúa Trời mãi mãi, sự tiêu diệt vĩnh viễn của linh hồn. “Chúa sẽ báo ứng những người không muốn biết Thượng Đế và khước từ Phúc Âm của Chúa Giê-xu chúng ta. Họ sẽ bị hình phạt đời đời trong địa ngục, vĩnh viễn xa cách mặt Chúa, không còn thấy vinh quang và quyền năng Ngài” (IITe 2Tx 1:8, 9 BDY). Thánh Kinh cũng coi sự chết đời đời là sự chết thứ hai: “Những người được dự phần trong cuộc sống lại thứ nhất thật hạnh phúc và Thánh thiện biết bao! Vì sự chết thứ hai chẳng có quyền gì trên họ. ” (KhKh 20:6 DBY). “Còn
  • 28. những kẻ hèn nhát, vô tín, hư hỏng, sát nhân, gian dâm, tà thuật, thờ thần tượng và dối trá, đều phải vào hồ lửa diêm sinh. Đó là chết lần thứ hai ” (21:8 BDY). PHÚC ÂM LÀ GÌ? 1.-Ý nghĩa từ liệu Phúc Âm 2.-Sự biểu lộ của Phúc Âm 3.-Giải nghĩa Phúc Âm Khi bạn nghe những nhà truyền đạo giảng Thánh Kinh hoặc khi đọc các sách truyền đạo đơn, có lẽ bạn sẽ nhận thấy nghĩa của chữ “Phúc Âm” không giống nhau. Phúc Âm là “sự ăn năn tội” và “mời Chúa Cứu Thế vào đời sống”. Phúc Âm là “thừa nhận Chúa Cứu Thế là con đường duy nhất” và “đầu phục Ngài”. Sau đó bạn sẽ được dạy là phải bước đi trên đường hẹp và chịu Thánh lễ báp têm để được nhận vào đại gia đình Cơ Đốc. Nếu bạn muốn trở thành chứng nhân của Chúa Cứu Thế, bạn phải biết rõ Phúc Âm là gì, nhiên hậu bạn mới có thể chia sẻ Phúc Âm cho người khác. Ý NGHĨA TỪ LIỆU PHÚC ÂM Từ liệu “Phúc Âm” xuất hiện 77 lần trong Tân Ước với nhiều nghĩa khác nhau: nghĩa thông thường, nghĩa chịu ảnh hưởng của văn hóa và nghĩa cứu thục. Nghĩa Thông Thường “Phúc Âm” hiểu theo nghĩa này là “tin mừng”. Đây là ý nghĩa rất thông dụng vào thời Chúa Cứu Thế. Bạn được điểm “A” trong bài khảo thí là “tin mừng”. Bạn thi đỗ là “tin mừng” vv... Phúc Âm có nghĩa đơn giản là “tin mừng”. Thánh Kinh đã dùng nó nhiều lần với nghĩa đó. “Thiên sứ đáp: Tôi là Gáp-ri-ên, thường đứng trước mặt Thượng Đế. Chính Ngài sai tôi đến báo tin mừng cho ông ” (LuLc 1:19 BDY). “Thiên sứ liền trấn an: Đừng sợ, tôi đến báo cho các anh một tin mừng. Tin này sẽ đem lại niềm vui lớn cho mọi người ” (2:10 BDY). Nghĩa Chịu Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Theo văn hóa Hy-lạp, dân chúng sùng bái hoàng đế như thần Thánh. Các thông điệp, chiếu chỉ của hoàng đế hay những việc làm nào có liên quan đến hòa bình đều được mang nhãn hiệu “tin mừng”. Bất luận biến cố nào xảy ra với lời hứa đem lại hòa bình cho thế giới, đều được gọi là “tin mừng”. Chúa Cứu Thế Giê-xu truyền giảng Phúc Âm của Thượng Đế với mục đích mang lại bình an và hạnh phúc cho dân chúng, nên cũng được gọi là “Tin mừng”. Nghĩa Cứu Thục Nghĩa này có quan hệ đến sự giải cứu thuộc linh và liên quan đến chúng ta. Phao-lô dùng từ liệu “Phúc Âm” theo nghĩa này. Ta có thể tóm tắt như vầy: Phúc Âm là Tin mừng về Thân vị và Công vụ của Chúa Cứu Thế.
  • 29. SỰ BIỂU LỘ CỦA PHÚC ÂM Phao-lô bày tỏ Phúc Âm mà ông đã rao giảng: “Thưa anh em, tôi xin nhắc lại Phúc Âm tôi đã công bố; anh em đã tin nhận và đứng vững cho đến ngày nay. Nhờ Phúc Âm đó, anh em được cứu rỗi, nếu cứ giữ vững đức tin trừ phi anh em không thực lòng” (ICo1Cr 15:1-2 BDY). Phao-lô định rõ Phúc Âm qua các bước sau: - Tôi công bố Phúc Âm cho anh em - Anh em đã tin nhận Phúc Âm - Anh em đứng vững trong Phúc Âm - Nhờ Phúc Âm anh em được cứu rỗi Các ý trên có thể tóm tắt như vầy: Tôi công bố Phúc Âm để nhờ đó anh em được cứu rỗi. GIẢI NGHĨA PHÚC ÂM 15:3-8 là lời giải nghĩa Phúc Âm đầy đủ và đúng đắn nhất: “Trước hết, tôi truyền lại cho anh em những chân lý tôi đã tin nhận: Chúa Cứu Thế chịu chết vì tội chúng ta theo lời Thánh Kinh. Chúa được mai táng, qua ngày thứ ba Ngài sống lại theo lời Thánh Kinh. Chúa hiện ra cho Phi-e-rơ, rồi cho các sứ-đồ. Ngài lại hiện ra cho hơn 500 anh em xem thấy cùng một lúc, phần đông vẫn còn sống, nhưng một vài người đã qua đời. Sau đó Chúa hiện ra cho Gia-cơ, rồi cho tất cả các sứ-đồ. Sau hết, Ngài cũng hiện ra cho tôi, như một hài nhi sinh non”. CHÚA CỨU THẾ CHỊU CHẾT Phúc Âm không chỉ là Chúa Cứu Thế chịu chết, vì như vậy chẳng có tin mừng trong đó. Tin mừng là Chúa Cứu Thế chịu chết vì tội chúng ta. Vì tội chúng ta Ta không cần phải làm gì để trả giá cho tội lỗi, Chúa Cứu Thế đã chịu chết và trả xong nợ tội cho ta. Theo lời Thánh Kinh Thực sự này làm nổi bật lẽ thật đã được công bố. Sự chết của Chúa Cứu Thế trên thập tự giá không phải tình cờ, ngẫu nhiên, bèn là sự ứng nghiệm lời Thánh Kinh Cựu Ước. Chúa Được Mai Táng Đây là bằng cớ Chúa Cứu Thế đã chết thật CHÚA CỨU THẾ SỐNG LẠI Sự sống lại là giấy biên nhận có dấu ấn của Đức Chúa Trời chứng rằng sự chết của Chúa Cứu Thế đã đủ. Qua ngày thứ Ba Theo lời Kinh Thánh Sự sống lại của Chúa Cứu Thế đã làm ứng nghiệm Thánh Kinh Cựu Ước Chúa hiện ra
  • 30. Đây là chứng cớ Ngài đã sống lại - Yếu tố thứ nhất của Phúc Âm: Chúa Cứu Thế chịu chết vì tội lỗi chúng ta. - Yếu tố thứ hai của Phúc Âm: Chúa Cứu Thế đã từ kẻ chết sống lại. ĂN NĂN LÀ GÌ? 1.-Lịch sử của từ liệu “ăn năn” 2.-Mối liên hệ giữa ăn năn và đức tin Giăng Báp-tít, khi bắt đầu chức vụ trong đồng vắng Giu-de, đã rao giảng: “Các ngươi phải ăn năn, vì nước thiên đàng đã đến gần” (Mat Mt 3:2) Chúa Cứu Thế Giê-xu, lúc khởi đầu chức vụ công khai trên đất, đã tuyên giảng: “Các ngươi hãy ăn năn, vì nước Thiên đàng đã đến gần” (4:17). Phi-e-rơ, trong ngày lễ Ngũ tuần, đã đứng lên giảng giải: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Giê-xu Christ chịu phép báp têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh” (Cong Cv 2:38 BNC). Ngày nay nếu bạn nghe các chương trình phát thanh hoặc xem các buổi truyền giảng trên vô tuyến truyền hình, bạn cũng thấy các nhà truyền đạo luôn rao giảng về lẽ cần của sự ăn năn. “Quý vị phải ăn năn để được cứu rỗi”. “Quý vị cần khóc lóc cho tội lỗi mình, đồng thời ăn năn và đặt đức tin nơi Chúa Cứu Thế để được cứu rỗi”. Ta được nghe nói nhiều về sự ăn năn, và cũng biết lẽ đạo ăn năn rất quan trọng. Nhưng ăn năn là gì? Có nhiều sự lầm lẫn về phương diện lịch sử của các chữ được phiên dịch là “ăn năn” trong các bản Kinh Thánh Anh và Việt ngữ. Vậy, trước hết ta cần xét qua lịch sử của từ liệu này. LỊCH SỬ CỦA TỪ LIỆU “ĂN NĂN” Thời Cựu Ước Chữ “sub”, được dùng vào thời Cựu Ước, nghĩa là “quay lại hoặc trở lại cùng Đức Chúa Trời” bao hàm một sự thay đổi ý chí. Trong khi chữ “nàham” dịch là “ăn năn” bao hàm ý niệm buồn rầu. Giai đoạn năm 100 Trước Chúa Cứu Thế (Giai Đoạn Bản Bảy Mươi-LXX) Trong thời kỳ này, bản Bảy Mươi (LXX)-bản dịch Kinh Thánh từ tiếng Hy- bá ra tiếng Hy-lạp-dùng chữ “metanoeòøø’ với nghĩa đen là “cảm thấy đau buồn”. Thời Tân Ước Qua giai đoạn này chữ “metanoeòøø” đã biến nghĩa thành “thay đổi thái độ”, chớ không còn là “cảm thấy đau buồn”. Giai đoạn Bản Dịch Kinh Thánh La-tinh Trong thời kỳ này, các dịch giả thay vì chọn chữ “metanoeòøø” với nghĩa của thời Tân Ước “thay đổi thái độ”, họ lại chọn chữ “metanoeòøø” với nghĩa của bản Bảy Mươi “cảm thấy đau buồn”. Vì thế, các vị ấy dịch chữ “ăn năn” là “hành xác để hối lỗi”.
  • 31. Thời Kỳ Các Bản Dịch Kinh Thánh Anh và Việt Ngữ Trong giai đoạn này, các bản dịch Kinh Thánh Anh và Việt Ngữ lại dựa vào bản La-tinh để chọn và dịch chữ “ăn năn” với nghĩa “cảm thấy đau buồn”. Chữ “metanoeòø” được dịch là “cảm thấy đau buồn”, thì chưa lột hết được nghĩa của nó. Khi bạn đọc Thánh Kinh, ngoại trừ năm lần không kể, còn lại tất cả thì phải hiểu chữ “ăn năn” là “thay đổi thái độ” hoặc “đổi ý”. Điều quan trọng kế tiếp, trong thời Tân Ước có hai chữ Hy-lạp khác nhau được dịch là “ăn năn”. Chữ “metanoeòø”-thay đổi thái độ, và “metamelomai-cảm thấy đau buồn”. “Cảm thấy đau buồn” không giống như “thay đổi thái độ”. Ta có thể “cảm thấy đau buồn” về tội lỗi mình nhưng vẫn không có ý định từ bỏ phạm tội. Đó không phải là ăn năn. Ăn năn là hành động do đó một người nhận biết tội lỗi mình, xưng nó ra với Đức Chúa Trời và xây khỏi tội lỗi ấy (thay đổi thái độ khác hoặc đổi ý). Dưới đây là những tội nhân chỉ cảm thấy đau buồn về tội lỗi mình chứ không ăn năn: 1. Pha-ra-ôn: Khi Pha-ra-ôn cứng lòng không cho tuyển dân Đức Chúa Trời ra khỏi xứ nô lệ Ai-cập để đến đất hứa Ca-na-an thì Ngài giáng tại họa xuống. Pha-ra-ôn run sợ và trong hãi hùng đã thốt ra: “Trẫm đã phạm tội” nhưng không hề ăn năn (XuXh 9:27). 2. Ba-la-am: Trong Dan Ds 22:34, Ba-la-am đã thưa cùng thiên sứ của Đức Giê-hô-va: “Tôi có phạm tội.” Song sự đau buồn nông cạn như thế không ích lợi gì cả. 3. A-can: Giô-suê chương 7 ghi chép lời A-can nói với Giô-suê: “Phải, tôi đã phạm tội cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên” nhưng không hề ăn năn. 4. Sau-lơ: Sa-mu-ên nhìn thấy Sau-lơ phạm tội và bảo cho vua biết rằng sẽ chẳng được làm vua nữa. Sau-lơ bèn nói: “Tôi có phạm tội,” song chẳng bày tỏ sự ăn năn. 5. Giu-đa Ích-ca-ri-ốt: Sau khi nộp Thầy mình cho thầy tế lễ và các trưởng lão. Giu-đa cảm thấy hối tiếc về việc làm mình, và nói “Tôi đã phạm tội vì nộp huyết vô tội.” Ông không hề ăn năn. Và đây là những tội nhân đã bày tỏ sự ăn năn thật: 1. Đa-vít: Đa-vít đã phạm tội tà dâm và giết người. Sau đó ông xưng tội, than khóc cầu xin sự tha thứ và ăn năn. Từ đó Đa-vít không bao giờ tái phạm. Ông đã thật lòng ăn năn. 2. Đứa con phóng đãng: Ngụ ngôn này cho thấy sự đổi ý. Ta hãy nghe lời xưng tội của người con này: “Cha ơi, con đã phạm tội với Trời và với cha” (LuLc 15:21). Đứa con phóng đãng đã sống hư hỏng. Khi anh nhâïn thức điều ấy, anh hạ mình trong tro bụi và sẵn sàng quay về cùng cha mình. Nói
  • 32. cách khác, người ấy còn đổi ý về địa vị mình nên quyết định đứng dậy trở về nhà cha. 3. Phi-e-rơ: LuLc 22:54-62 ghi chép việc Phi-e-rơ chối Chúa ba lần. Nhưng khi được Chúa thức tỉnh, ông bước ra ngoài khóc lóc đắng cay, cầu xin sự tha thứ và ăn năn. Về sau, Phi-e-rơ không hề tái phạm tội ấy. MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĂN NĂN VÀ ĐỨC TIN Sự ăn năn đối với Đức Chúa Trời và đức tin đến Chúa Giê-xu cần phải đi đôi với nhau. Cong Cv 20:21 bày tỏ mối liên hệ đó: “Tôi kêu gọi cả người Do Thái lẫn Hy-lạp ăn năn quay về Thượng Đế và tin cậy Chúa Cứu Thế Giê-xu là Chúa chúng ta.” Calvin cho rằng ăn năn và đức tin là hai hành động không thể tách rời nhau, tuy nhiên chúng có sự khác biệt về ý nghĩa. Hastings, khi bàn về mối liên quan giữa đức tin và ăn năn, đã nói: “Chúng là vòng xích không thể tách rời được... đức tin thuộc về phía tích cực, và ăn năn thuộc về phía tiêu cực”. Thiessen tuyên bố: “... sự ăn năn thật không bao tách rời khỏi đức tin... đức tin thật không bao giờ thiếu sự ăn năn. Cả hai ràng buộc nhau đến độ không thể chia lìa”. Strong viết: “... đức tin không thể tách rời với sự ăn năn cũng như sự ăn năn không thể tách rời với đức tin” . Loài người chẳng khác gì đứa con phóng đãng đã bỏ nhà cha mẹ mà đi phương xa sống đời hư hỏng. Khi người con tỉnh ngộ, nói rằng: “Ta sẽ đứng dậy trở về cùng cha” (LuLc 15:11-24). Hành động đó chứng tỏ người con tin nơi cha có sự tha thứ và sự cứu rỗi mới dám quyết định như vậy. Cũng thế, khi tội nhân cảm biết Chúa Cứu Thế có quyền cứu rỗi mình, mới dám quyết định đến cùng Chúa, đặt đức tin nơi Ngài, cầu khẩn Ngài thương xót mà cứu vớt mình. Tóm lại, khi ta nói về sự ăn năn để được cứu rỗi, ta phải hiểu đó là một sự thay đổi thái độ đối với tội lỗi và đối với Đức Chúa Trời. Khi một người nói rằng muốn tin nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu, nhưng không chịu từ bỏ tội lỗi, thì đó không phải là sự ăn năn, và người ấy không thể được cứu rỗi. ĐỨC TIN LÀ GÌ? 1.-Ý nghĩa từ liệu “đức tin” 2.-Các yếu tố của đức tin 3.-Phân loại đức tin Bạn có bao giờ làm chứng cho một người nào đó, mà người ấy tỏ ra biết nhiều sự việc và đồng ý với mọi điều bạn nói, song bạn không cảm thấy người đó đã được cứu? Trong tận nơi sâu thẳm của linh hồn, bạn sợ cho số phận đời đời của người ấy. Bạn càng làm chứng cho người đó nhiều chừng
  • 33. nào, bạn càng cảm thấy dường như người ấy chưa được cứu. Tuy nhiên, bạn không thể khẳng định cách chính xác tại sao bạn có cảm nghĩ như thế. Nếu điều đó đã từng xảy ra cho bạn trong lúc chứng đạo, hy vọng bài này sẽ là lời giải đáp cho bạn. Ý NGHĨA TỪ LIỆU “ĐỨC TIN” Từ liệu “pisteuo” của tiếng Hy-lạp được dịch là “tin cậy”. Chữ ấy có nghĩa là “tùy thuộc vào”, “dựa vào”, hoặc “tin cậy vào”. Một người đã được cứu là người đặt sự tin cậy vào Chúa Cứu Thế Giê-xu chớ không phải vào chính mình, gia đình, Hội Thánh hoặc vào việc làm. Bạn có bao giờ nhìn thấy những người nhảy dù chưa? Họ đứng trên chiếc máy bay cho nó cất cánh khỏi mặt đất và họ... nhảy dù xuống! Những người này tin rằng chiếc dù sẽ cứu mình. Họ tin cậy đến độ biết rằng nếu chiếc dù không mở ra, họ sẽ chết. Đó là ví dụ về đức tin theo Thánh Kinh. Con người để được cứu rỗi, phải tin cậy Chúa Cứu Thế và chỉ tin một mình Ngài thôi. CÁC YẾU TỐ CỦA ĐỨC TIN Berkhof cho rằng đức tin có ba yếu tố. Thiessen cũng đồng ý như thế. Ba yếu tố đó là: Trí năng, cảm tình và ý chí. Yếu Tố Quan Hệ Với Trí Năng Cách dùng từ liệu “đức tin” của Tân Ước bao hàm sự nhận biết. Trước khi có đức tin thật, tội nhân phải nhận biết: 1. Chúa Cứu Thế là Con Thượng Đế “Đức Chúa Giê-xu đã làm trước mặt môn đồ Ngài nhiều phép lạ khác nữa mà không có chép trong sách này. Nhưng các việc này đã chép, để cho các ngươi tin rằng Đức Chúa Giê-xu là Đấng Christ, tức là con Đức Chúa Trời, và để khi các ngươi tin, thì nhờ danh Ngài mà được sự sống ” (GiGa 20:30- 31). 2. Sự trở thành người, mang thân thể phàm nhân của Chúa Cứu Thế “Anh em thân yêu, đừng vội tin những người tự cho mình được thần linh cảm ứng, trước hết phải thử xem có thật không. Vì hiện nay nhiều nơi đã có giáo sư giả xuất hiện. Muốn biết điều họ giảng dạy có thật do Thánh Linh cảm ứng không, chỉ cần xem nó có phù hợp với giáo lý Chúa Cứu Thế Giê- xu, Con Thượng Đế, đã trở thành người, mang thân thể phàm nhân hay không. Nếu có, đó là do Thượng Đế. Nếu không, lời giảng dạy họ không do Thượng Đế, nhưng do thần linh Kẻ Phản Chúa, như anh em đã nghe nó xuất hiện. Hiện nay, tinh thần phản Chúa đã biểu lộ trên thế giới ” (IGi1Ga 4:1-3 BDY). 3. Sự chết của Chúa Cứu Thế “Thượng Đế đã cho Chúa Giê-xu hi sinh chuộc tội chúng ta, những người tin cậy huyết Ngài. Việc cứu chuộc này chứng tỏ đức công chính của Thượng Đế đối với loài người trong quá khứ và hiện tại. Trong quá khứ, Ngài nhẫn