SlideShare a Scribd company logo
1 of 47
Nguyên Tắc Của Cải
Tác giả: Randy Alcorn
Giới thiệu
Chương I: Của Cải Chôn Giấu
Chương II: Vui Mừng Kép
Chương III: Chăm Sự Đời Đời
Chương IV: Những Rào Chắn Ban Cho
Chương V: Khởi Đầu
Chương VI: Vì cơ hội hiện lúc này
Chú Giải
GIỚI THIỆU
Suốt đời bạn đã săn tìm của cải. Bạn đã và đang lục tìm một người hoàn thiện và
một nơi hoàn hảo. Chúa Jesus là người đó;thiên đàng là nơi đó. Vậy, nếu bạn là
một Cơ Đốc Nhân, bạn đã gặp người đó rồi và bạn đã hướng tới đó rồi.
Nhưng có một vấn đề. Bạn chưa đang sống với người đó và chưa đang sống trong
nơi đó!
Bạn có lẽ tham dự hội thánh đều đặn, cầu nguyện và đọc Kinh Thánh. Nhưng cuộc
sống vẫn cứ khó nhọc kham khổ, phải không? Vì trách nhiệm, bạn lê những bước
chân nặng nhọc trên mặt đất khô cằn không cây cỏ, mong ước được vui mừng mà
bạn không thể tìm được, và của cải lẩn tránh bạn.
Chúa Jesus thuật lại một câu chuyện như thế. Câu chuyện nói về một của cải chôn
giấu, một khi khám phá, sẽ mang lại niềm vui đổi đời. Nhưng trước khi chúng ta
khởi hành cuộc hành trình ngắn này, tôi muốn bạn biết một điều. Có một số sách
cố giục bạn ban cho trong tội lỗi. Đây không phải là một trong những sáchđó.
Sách này nói về một điều khác - vui mừng ban cho. Nguyên tắc Của Cải lâu nay đã
bị chôn vùi và đến lúc chúng ta khai quật nó. Đó là một ý tưởng đơn giản nhưng
sâu sắc - với những ngụ ý cấp tiến. Một khi bạn nắm lấy và thực hành, thì mọi thứ
sẽ chẳng bao giờ như xưa nữa. Và hãy tin tôi, bạn sẽ không muốn mọi thứ như cũ.
Khi bạn khám phá niềm vui bí mật của Nguyên Tắc Của Cải, Tôibảo đảm rằng
bạn sẽ không bao giờ hài lòng với số ít.
CỦA CẢI CHÔN GIẤU
Nguời khôn là người cho những gì mình không thể giữ để được những gì mình
không thể mất.
Jim Ellot
Vào một chiều nóng bức, có một người Hê-bơ-rơ một mình bách bộ với cây gậy
trong tay. Vai anh chùn xuống, đôigiày thì phủ đầy bụi bẩn, và áo dài đẫm ướt mồ
hôi. Nhưng anh không dừng lại nghỉ chân. Anh có công việc khẩn trong thành phố.
Anh rẽ khỏi đường vào một cánh đồng, tìm một conđường tắt. Chủ điền chắc
không để ý - khách bộ hành được sự cho phép của người chủ này. Cánh đồng chỗ
cao chỗ thấp. Để giữ thăng bằng, anh chọc gậy xuống đất bẩn.
Đùng. Cây gây đụng phải cái gì cứng
Anh dừng lại, chau mày và lại chọc.
Đùng. Có cái gì dưới đó, không phải đá.
Người lữ khách mệt nhọc tự nhủ mình không thể chần chừ được. Nhưng sự hiếu kỳ
không để anh đi. Anh chọc mạnh vào đất. Có cái gì phản chiếu một miếng gì đó
dưới cái nắng mặt trời. Anh qùi xuống và bắt đầu đào.
Năm phút sau, anh đào thấy nó, đó là một cái thùng có viền bằng vàng. Chỉ nhìn
thôi cũng biết nó đã ở đó nhiều thập kỷ. Tim đập mạnh, anh đập vỡ ổ khóa đã rỉ sắt
và mở nắp.
Oi! Những đồng tiền vàng! Vàng bạc! Đá quý đủ mọi sắc màu! Một kho báu quý
giá hơn hết thảy những gì anh từng mơ tưởng.
Tay run run, người lữ khách kiểm tra những đồng tiền, chúng được phát hành tại
Rô-ma hơn bảy mươi năm về trước. Người giàu nào đó chắc đã chôn cái hộp này ở
đây nhưng lại qua đời độingột, và thế là bí mật nơi chôn giấu của cải đồng chết
luôn với người giàu này. Chẳng có một bóng nhà nào gần đó. Chắc là chủ điền
hiện nay không có đầu mối chỉ ra của cải này ở đây.
Người lữ khách đóng nắp, chôn cái rương và làm dấu nơi cất giấu. Anh quay lại
hướng về nhà - bây giờ anh không còn đi nặng nề nữa. Anh nhảy tung tăng như
một chú bé, cười rạng rỡ.
Thật là một sự tìm kiếm kỳ diệu! Không thể tin nổi! Mình phải có của cải đó!
Nhưng mình không thể đơn giản lấy nó - như thế là ăn cắp. Bất cứ ai sở hữu cánh
đồng sở hữu mọi thứ trong đó. Nhưng làm sao mình có đủ tiền mua nó? Mình sẽ
bán nông trại…, mùa vụ…, tất cả nông cụ… và cả con bò đạt giải của mình. Vâng,
nếu mình bán tất cả, chắc đủ!
Từ lúc khám phá, đời sống người lữ khách thay đổi. Của cải chi phối suy nghĩ của
anh và trở thành những gì anh thấy trong những giấc mơ. Đó là điều anh hay nói
đến và trung tâm lực hút mới của anh. Của cải này luôn đeo bám mọi bước đường
mới của người lữ khách trong tâm trí. Anh kinh nghiệm một sự thay đổi cấp tiến và
sự thay đổinày là mẫu sống mới của anh.
Câu chuyện này được Chúa Jesus tóm gọn bằng một câu đơn giản: “Nước thiên
đàng giống như của báu chôn trong một đám ruộng kia. Một người kia tìm được thì
giấu đi, vui mừng mà trở về, bán hết gia tài mình, mua đám ruộng đó. (Mat Mt
13:44).
KẾT NỐI TIỀN BẠC
Câu chuyện ngụ ngôn về của báu giấu kín trên là một trong nhiều sự trưng dẫn của
Chúa Jesus liên quan đến tiền bạc và tài sản. Thực ra, 15 phần trăm những gì Đấng
Christ truyền dạy liên quan đến chủ đề này - hơn cả những bài giảng của Ngài về
Thiên Đàng và địa ngục cộng lại.
Tại sao Chúa Jesus nhấn mạnh đến tiền bạc và tài sản nhiều như thế?
Vì có một sự kết nối cơ bản giữa đời sống thuộc linh và cách chúng ta suy nghĩ và
xử lý tiền bạc như thế nào. Có thể chúng ta chia tách đức tin và tài chính của chúng
ta, nhưng Đức Chúa Trời xem chúng là bất phân li.
Đức Chúa Trời xem đức tin và tài chánh của chúng ta là bất phân li.
Cách đây nhiều năm, trên một chuyến bay tôi đã nhận ra điều này trong khi đọc
Lu-ca 3. Giăng Báp-tít đang giảng cho những đoàn dân, tụ lại nghe giảng và chịu
báp-têm. Ba nhóm người khác nhau hỏi ông rằng họ nên làm gì để kết trái của sự
ăn năn. Giăng đưa ra ba đáp án.
Mọi người nên chia sẻ quần áo và lương thực với những người nghèo (c. 11).
Những người thâu thuế không nên bỏ túi tiền đóng thêm (c. 13).
Quân lính nên bằng lòng với đồng lương mình và không hà hiếp để có tiền (c. 14).
Mỗi lời giải đáp liên hệ đến tiền và tài sản. Nhưng không ai hỏi Giăng về điều đó!
Họ hỏi nên làm gì để chứng tỏ trái của sự biến cải thuộc linh. Vậy, tại sao Giăng
không thảo luận những chuyện này?
Đang ngồi trên máy bay, tôi nhận ra rằng cách tiếp cận tiền và của cải của chúng ta
không chỉ quan trọng, mà còn là trung tâm đời sống thuộc linh của chúng ta. Với
Đức Chúa Trời nó có quyền ưu tiên cao đến nỗi Giăng Báp-tít không thể thảo luận
vấn đề thuộc linh mà không nói đến cách quản lý tiền bạc và tài sản như thế nào.
Cũng ý tưởng đó đã nảy ra trong tôi trong một phân đoạn khác. Xa-chê thưa Chúa
Jesus: “Lạy Chúa, nầy, tôi lấy nửa gia tài mình mà cho kẻ nghèo và nếu có làm
thiệt hại ai, bất kỳ việc gì, tôi sẽ đền gấp tư” (LuLc 19:8).
Chúa Jesus đáp: “Hôm nay sự cưú rỗi đã vào nhà nầy” (c. 9). Cách tiếp cận tiền
bạc mới và cấp tiến của Xa-chê chứng minh rằng lòng ông đã được biến cải.
Rồi, lại có những người cải đạo tại Giê-ru-sa-lem sốt sắng bán tài sản để giúp
những người thiếu thốn (Cong Cv 2:45, 4:32-35). Và những người Ê-phê-sô theo
thuyết huyền bí chứng minh sự họ cải đạo là chân thật khi thiêu đốthết sách ma
thuật mà trị giá ngày nay đến hàng triệu đô-la (19:19).
Người đàn bà goá nghèo dâng hai đồng tiền. Chúa Jesus khen ngợi bà: “Người goá
nghèo nầy đã bỏ hết của mình có, là hết của có để nuôi mình” (Mac Mc 12:44).
Trong một sự tương phản rõ nét nhất, Chúa Jesus đã nói về một người giàu tiêu xài
tài sản cho mình. Người nầy kế hoạch đập phá những kho chứa cũ và xây lại những
kho lớn hơn để chứa của cải hầu cho ông có thể về hưu non và hưởng thụ cuộc
sống.
Nhưng Đức Chúa Trời gọi người trai trẻ giàu là ngu, nói rằng: “Chính đêm nay
linh hồn ngươi sẽ bị đòi lại, vậy những của cải ngươi đã sắm sẵn sẽ thuộc về ai?”
(LuLc 12:20).
Một bản án lớn nhất chống lại ông - và bằng chứng về tình trạng thuộc linh của
ông - rằng ông giàu với chính mình, nhưng không giàu vơí Đức Chúa Trời.
Khi người trai trẻ hỏi ép Chúa Jesus làm cách nào để hưởng sự sống đời đời, Chúa
Jesus phán bảo: “Hãy đi bán hết gia tài mà bố thí cho kẻ nghèo, thì ngươi sẽ có của
qúi ở trên trời; rồi hãy đến mà theo ta” (Mat Mt 19:21). Người trai trẻ này bị ám
ảnh của cải dưới đất. Chúa Jesus kêu gọi người này đến một điều cao hơn - tài sản
trên trời.
Chúa Jesus biết rằng tiền và tài sản là chúa của loài người. Ngài biết rằng con
người sẽ không phụng sự Ngài trừ khi họ hạ bệ thần tài của mình. Nhưng người
trai trẻ xem giá đó quá lớn. Buồn bã, anh ta bước khỏi của cải thật.
KHÔN HAY DẠI?
Người trai trẻ này không sẵn lòng từ bỏ mọi sự để có của qúi lớn hơn, nhưng người
lữ khách của chúng ta trong đám ruộng thì lại sẵn lòng. Tại sao? Vì người lữ khách
hiểu những gì mình sẽ được.
Bạn có cảm thấy hối tiếc cho người lữ khách không? Sự khám phá làm ông hao tốn
hết tiền bạc. Nhưng chúng ta không xót thương cho người này, chúng ta ganh tị vơí
người này! Sự hy sinh của anh mờ nhạt khi so sánh với phần thưởng của anh. Hãy
suy xét tỉ lệ được-mất - được trội nhiều hơn mất.
Người lữ khách hy sinh tạm thời để được phần thưởng đời đời. “Ông mất hết tất
cả,” bạn có lẽ than vãn cho ông. Vâng, nhưng ông được mọi sự hữu dụng.
Nếu chúng ta bỏ qua cụm từ “trong sự vui mừng,” chúng ta đánh mất tất cả. Người
trai trẻ không hoán đổi của cải ít hơn để được của cải nhiều hơn trong sự khốn khổ
vì trách nhiệm nhưng trong sự vui mừng. Ông chắc đã trở thành một kẻ dại nếu
không làm đúng như những gì ông đã làm.
Câu chuyện của Chúa Jesus về của cải trong đám ruộng là một bài học hữu hình về
của qúi trên trời. Dĩ nhiên, bất kể giá trị tài sản trên đất lớn cỡ nào, thì cũng vô giá
trị trong cõi đời đời. Thực chất, chính đây là loại của cải này mà conngười đánh
mất một đời theo đuổi. Chúa Jesus kêu gọi chúng ta đổinhững gì chúng ta cho là
có giá trị - của cải dưới đất tạm bợ - để đổi lấy những gì có giá trị thật - của cải trên
trời đời đời.
Đa-vít nói về của cải này: “Tôivui vẻ về lời (lời hứa) Chúa, khác nào kẻ tìm được
mồi lớn” (Thi Tv 119:162). Hứa ngôn của Đức Chúa Trời là của cải đời đời, và
khám phá chúng mang lại niềm vui lớn.
Trong Ma-thi-ơ 6, Chúa Jesus hoàn toàn mở ra một nền tảng của điều tôi gọi là
Nguyên Tắc Của Cải. Đây là một trong những lời dạy của Ngài mà chúng ta
thường bỏ qua nhất.
“Các ngươi chớ chứa của cải ở dưới đất, là nơi có sâu mối, ten rét làm hư, và kẻ
trộm đào ngạch khoét vách mà lấy; nhưng phải chứa của cải ở trên trời, là nơi
chẳng có sâu mối, ten rét làm hư, cũng chẳng có kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà
lấy. Vì chưng của cải ngươi ở đâu, thì lòng ngươi cũng ở đó.” (Mat Mt 6:19-21)
Hãy suy xét điều Chúa Jesus nói: “Các ngươi chớ chứa của cải ở dưới đất.” Tại sao
không? Vì của cải dưới đất là xấu, phải không? Không, vì chúng không tồn tại mãi.
Kinh Thánh nói: “Conhá liếc mắt vào sự giàu có sao?Nó chẳng còn nữa rồi; vì nó
quá hẳn có mọc cánh, và bay lên trên trời như chim ưng vậy” (ChCn 23:5). Đây
thật là câu nói hình bóng. Lần tới bạn có mua một tài sản trúng giải nào, thì hãy
tưởng tượng nó mọc cánh và vụt mất. Chẳng chóng thì chầy, nó sẽ biến mất.
Nhưng khi Chúa Jesus cảnh báo chúng ta đừng thâu trữ của cải trên đất vì tiền tài
không chỉ có thể mất, mà còn luôn luôn mất. Hoặc nó lìa chúng ta đang khi chúng
ta sống, hoặc chúng ta lìa nó khi chúng ta qua đời. Không ngoại lệ nào.
Hãy tưởng tượng bạn sống vào cuối cuộc Nội Chiến. Bạn đang sống ở miền Nam,
nhưng bạn là một người miền Bắc. Bạn dự tính chuyển nhà ngay sau khi chiến
tranh kết thúc. Trong khi ở miền Nam, bạn tíchlũy nhiều tiền của liên minh miền
Nam (Confederate). Bây giờ, giả sử bạn biết sự thật là miền Bắc sẽ chiến thắng và
kết thúc chiến tranh đang cận kề, thì bạn sẽ làm gì với số tiền của liên minh Miền
Nam?
Thâu trữ của cải dưới đất không chỉ đơn thuần sai mà dại.
Nếu bạn khôn khéo, chỉ có một giải đáp. Bạn nên đổitiền liên minh Miền Nam để
lấy tiền Mỹ - đồng tiền duy nhất có giá trị một khi chiến tranh qua đi. Chỉ giữ đủ
tiền liên minh miền Nam để đáp ứng nhu cầu tạm thời của bạn.
Là một Cơ đốc nhân, bạn biết chuyện nội bộ mang tính sự kiện về một sự đảo lộn
gây chấn động toàn cầu khi Chúa Jesus trở lại. Sau đây là lời mách nhỏ làm ăn tối
hậu cho những người trong cuộc. Tiền dưới đất sẽ thành vô giá khi Đấng Christ trở
lại - hoặc khi bạn chết, bất kể sự kiện nào xảy ra trước. (Và một trong hai sự kiện
đó có thể xảy ra bất cứ lúc nào.)
Những chuyên gia về đầu tư được biết đến như những người báo giờ thị trường; họ
đọc hiểu những dấu chỉ thị trường chứng khoán sẽ tụt dốc, thế là họ đề nghị chuyển
ngay lập tức tiền qũi vào những bộ máy giữ tiền đánh tin cậy hơn như thị trường
tiền tệ, trái phiếu kho bạc hay chứng chỉ ký thác.
Chúa Jesus thi hành chức năng ở đây như một người định giờ cao cấp cho thị
trường. Ngài bảo chúng ta chuyển đổi tất cả bộ máy đầu tư của chúng ta một lần đủ
cả. Ngài dạy chúng ta chuyển tiền qũi từ đất (là của cải tan biến và sẵn sàng lặn
mất mãi mãi) lên trời (là của cải hoàn toàn đáng tin cậy và được Đức Chúa Trời
bảo đảm và của cải này sẽ đến sớm để mãi mãi thay thế nền kinh tế dưới đất). Sự
tiên báo tài chánh của Đấng Christ cho thế gian thật ảm đạm - Nhưng Ngài không
ngần ngại cho biết đầu tư trên trời, nơi mọi chỉ số thị trường đều dương đời đời và
có chiều hướng lên giá. Chẳng có gì sai với tiền miền Nam miễn là bạn hiểu được
giới hạn của nó. Nhận biết giá trị tạm bợ của nó chắc có ảnh hưởng cấp tiến đến
chiến lược đầu tư của bạn. Tíchlũy tài sản kếch sù dưới đất mà bạn không thể cầm
giữ lâu được là đồng nghĩa với việc trữ tiền miền Nam mặc dù bạn biết tiền đó sẽ
ra vô giá.
Theo Chúa Jesus, thâu trữ của cải dưới đất không chỉ đơn thuần sai mà dại.
MỘT TÂM TRÍ CỦA CẢI
Chúa Jesus không chỉ cho chúng ta biết chỗ không nên trữ của cải. Ngài còn cho
lời khuyên đầu tư tốt nhất mà bạn đã từng nghe: “Các ngươi hãy thâu trữ của cải
trên trời” (Mat Mt 6:20).
Nếu bạn ngưng đọc sớm quá, bạn sẽ cho rằng Đấng Christ chống lại việc chúng ta
thâu trữ của cải cho chính chúng ta. Không, Ngài hoàn toàn tán thành! Đúng ra,
Ngài mệnh lệnh điều đó. Chúa Jesus có toan tính của cải. Ngài muốn chúng ta thâu
trữ của cải. Ngài chỉ bảo chúng ta thôi trữ của cải ở chỗ sai và nên bắt đầu tích của
cải đúng chỗ!
“Thâu trữ cho chính các ngươi. ” Điều đó há không có vẻ lạ sao khi Chúa Jesus
lệnh chúng ta làm điều đó cho lợi íchtốt nhất của chúng ta? Đó không íchkỷ sao?
Không. Đức Chúa Trời trông mong và mạng lệnh chúng ta hành động cho lợi ich
riêng nhưng được soi dẫn. Ngài muốn chúng ta sống làm vinh hiển Ngài, và điều gì
vinh hiển Ngài là tốt cho chúng ta. Như John Piper đã nói: “Đức Chúa Trời vinh
hiển nhất trong chúng ta khi chúng ta thỏa lòng nhất trong Ngài.”
Đức Chúa Trời trông đợi chúng ta hành động cho lợi ích riêng nhưng được soi dẫn
Khi chúng ta theo đuổi lợi riêng trên chi phí của người khác là vị kỷ. Nhưng Đức
Chúa Trời không có số của cải giới hạn để phân phát. Khi bạn trữ của cải cho
chính bạn trên trời thì sẽ không giảm của cải có sẵn cho những người khác. Thực
ra, nhờ hầu việc Đức Chúa Trời và những người khác mà chúng ta thâu trữ của cải
trên trời. Mọi người đều được; không ai mất.
Chúa Jesus đang nói đến vui mừng bị hoãn lại. Người lữ khách tìm được của cải
trong đám ruộng trả một giá cao hiện tại bằng cách trút bỏ tất cả có được - nhưng
chẳng bao lâu anh lại được của cải quá chừng. Hễ chừng nào mắt anh cònchăm
xem của cải đó, thì chừng đó anh còn vui mừng hy sinh một thời gian gắn. Sự vui
mừng hiện diện, vì thế sự sung sướng hoàn toàn không cònhoãn lại. Vui mừng
hiện tại đến từ việc trông đợi vui mừng ở tương lai.
“Của cải trên trời” là gì? Nó bao gồm quyền hành (LuLc 19:15-19), gia tài (Mat
Mt 19:21), và khoái lạc (Thi Tv 16:11). Chúa Jesus hứa rằng hễ ai hy sinh trên đất
sẽ nhận “trăm lần hơn” trên trời (Mat Mt 19:29). Nghĩa là 10.000 phần trăm - thật
một sự đổilại quá mức!
Dĩ nhiên, Đấng Christ là tài sản cao qúi nhất của chúng ta. Mọi thứ khác mờ nhạt
khi so sánh với Ngài và với sự vui mừng nhận biết Ngài (Phi Pl 3:7-11). Về con
người, Chúa Jesus là tài sản hàng đầu của chúng ta. Về địa danh, thiên đàng là tài
sản hàng thứ hai của chúng ta. Tài sản và những phần thưởng đời đời là tài sản
hàng ba của chúng ta. (Bạn sống cho ai? Bạn sống vì nơi nào? Bạn sống vì tài sản
nào?)
“Hãy thâu trữ cho bạn của cải trên trời.” Tại sao? Vì đó là đúng? Không chỉ thế mà
còn khôn vì những của cải này tồn tại. Chúa Jesus tranh luận đến điều tận cùng
nhất. Lời Chúa Jesus không phải là một sự kêu gọi cảm xúc; mà đó là một sự kêu
gọi hợp lý: Hãy đầu tư vào những gì có giá trị đời đời.
Bạn sẽ không bao giờ thấy người chết mang theo vật dụng gia đình? Tại sao? Vì
bạn không thể đem chúng đi cùng.
Chớ sợ khi người nào trở nên giàu có,
Lúc sự vinh hiển nhà người ấy tăng lên;
Vì khi ngươi chết chẳng đem đi gì được,
Sự vinh hiển cũng không theo ngươi xuống mồ mả đâu.
(Thi Tv 49:16-17)
John D. Rockerfeller là một trong những người đàn ông giàu có nhất đã từng sống.
Sau khi ông qua đời, có người hỏi nhân viên kế toán của ông: “Ong John D.
Rockerfeller để lại bao nhiêu tiền?” Lời đáp lại lấy làm khuôn mẫu: “Ong để
lại…tất cả. ”
Bạn không thể mang của cải theo.
Nếu quan điểm này rõ ràng trong trí bạn, thì bạn sẵn sàng lắng nghe bí quyết
Nguyên Tắc Của Cải.
NGUYÊN TẮC CỦA CẢI
Chúa Jesus nhận lẽ thật sâu nhiệm đó “Bạn không thể mang của cải theo” và thêm
phần bổ nghĩa ấn tượng vào. Bằng cách bảo chúng ta thâu trữ của cải cho chúng ta
trên trời, Ngài đem lại cho chúng ta một luận đề nín thở, cái mà tôi gọi là Nguyên
Tắc Của Cải:
Bạn không thể mang của cải theo cùng -
Nhưng bạn có thể gửi nó đi trước
Thật đơn giản. Và nếu luận đề đó không làm bạn ngạt thở, bạn chắc không hiểu
rồi! Mọi thứ chúng ta cố giữ trên đất sẽ bị mất. Nhưng những gì chúng ta đặt vào
tay Đức Chúa Trời sẽ là của chúng ta đời đời (bảo đảm đời đời với giá hơn
100.000 đô la bởi Tập Đoàn Công Ty Bảo Hiểm Tài Chính của Đức Chúa Cha,
FDIC).
Nếu chúng ta cho thay vì giữ, nếu chúng ta đầu tư vào việc đời đời thay vì việc tạm
thời, thì chúng ta tíchlũy của cải trên trời, là nơi không bao giờ thôi trả lãi. Bất cứ
của cải nào chúng ta thâu góp đưới đất sẽ bị bỏ lại khi chúng ta ra đi. Bất cứ của
cải nào chúng ta thâu trữ trên trời sẽ đang chờ chúng ta khi chúng ta đến.
Những nhà hoạch định tài chính cho chúng ta biết: “Khi nói về tiền bạc, đừng nghĩ
trước ba tháng hay ba năm thôi. Hãy nghĩ trước ba mươi năm.” Đấng Christ, nhà tư
vấn đầu từ hàng đầu, nghĩ xa hơn thế. Ngài nói: “Đừng hỏi làm thế nào việc đầu tư
của bạn sẽ được trả xong trong ba mươi năm thôi. Hãy hỏi làm thế nào việc đầu tư
đó được trả xong trong ba mươi triệu năm.”
Giả sử tôi tặng cho bạn một ngàn đô-la hôm nay để bạn tuỳ ý chi tiêu. Không phải
là một việc xấu. Nhưng giả như tôi cho bạn một chọn lựa - hoặc bạn có thể có một
ngàn đô-la đó hôm nay, hoặc bạn có thể có mười triệu đô-la trong năm năm kể từ
hôm nay. Chỉ có người dại mới nhận một ngàn đô-la hôm nay. Tuy nhiên, đây là
những gì chúng ta thường làm mọi khi chúng ta tóm được điều gì đó mà chỉ tồn tại
trong chốc lát mà quên đi những gì có giá trị hơn nhiều, là điều chúng ta có thể thụ
hưởng lâu hơn sau này.
Tiền Đức Chúa Trời ủy thác cho chúng ta trên đất là vốn đầu tư đời đời. Mỗi ngày
là một cơ hội mua thêm nhiều cổ phần trong vương quốc Ngài.
Bạn không thể mang của cải theo, nhưng bạn có thể gửi nó đi trước.
Đây là một khái niệm mang tính cách mạng. Nếu bạn ôm lấy khái niệm này, tôi
cam đoan nó sẽ thay đổi cuộc sống bạn. Khi bạn thâu trữ của cải thiên đàng, bạn sẽ
có khải tượng đời đời về những gì mà người lữ khách đã tìm được trong câu
chuyện của cải chôn giấu trong đám ruộng.
Hãy vui mừng.
VUI MỪNG KÉP
Tôi càng ít tiêu xài cho mình và tôi càng cho người khác nhiều hơn, thì linh hồn tôi
càng tràn đầy hạnh phúc và phước hạnh hơn.
Hudson Taylor
Năm 1990, tôi làm mục sư một hội thánh lớn, hưởng lương cao và có tiền nhuận
bút. Tôi làm mục sư mười ba năm kể từ khi hội thánh thành lập và tôi không muốn
làm gì khác hơn.
Rồi, có chuyện xảy ra làm đảo lộn đời sống các thành viên trong gia đình tôi. Tôi ở
trong ban điều hành của trung tâm chăm sóc phụ nữ mang thai bị khủng hoảng và
chúng tôi mở nhà đón tiếp một thiếu nữ mang thai, khuyên bảo em từ bỏ việc cho
con mình làm con nuôi. Chúng tôi cũng vui mừng thấy em đến với Đấng Christ.
Tôi cảm thấy một gánh nặng lớn hơn cho cháu bé chưa sanh. Sau khi tìm tòi Thánh
Kinh và cầu nguyện thật nhiều, tôi bắt đầu tham gia vào việc giải cứu bìnhan
không gây bạo loạn tại bệnh xá nạo thai. Vì điều này mà tôi bị bắt bỏ tù. Bệnh xá
nạo thai đã thắng kiện và toà án phán quyết chống lại một nhóm chúng tôi. Tôinói
với chánh án rằng tôi sẽ trả hết thảy những gì tôi thiếu, nhưng tôi không thể trao
tiền cho những người dùng nó giết trẻ sơ sinh.
Rồi, tôi khám phá rằng hội thánh tôi nhận giấy báo yêu cầu nộp một phần tư tiền
lương mỗi tháng của tôi cho trạm xá nạo thai. Hội thánh sẽ phải trả cho bệnh xá
nạo thai hoặc phải chống lệnh tòa án. Để ngăn việc này xảy ra, tôi xin từ chức.
Tôi đã từ bỏ tiền nhuận bút của mình. Cách duy nhất tôi có thể tránh điều này phô
bày là không kiếm tiền hơn mức tối thiểu. May thay, gia đìnhtôi lâu nay đã sống
chỉ nhờ một phần tiền lương hội thánh của tôi, và chúng tôi vừa mới thanh toán
xong số tiền lần cuối mua nhà của chúng tôi, vậy là chúng tôi hết nợ.
Sau đó lại có một sự phán quyết khác của tòa án liên quan đến một bệnh xá nạo
thai khác. Dẫu rằng những hành động của chúng tôi là không bạo loạn, nhưng bệnh
xá lại được ban thưởng phần phán xét 8.4 triệu đô-la chống lại ngay cả một nhóm
người biểu tình ôn hoà chúng tôi. Lần này có thể lắm chúng tôi sẽ mất nhà. Theo
mọi vẻ bề ngoài và đặc biệt là theo những tiêu chuẩn thế gian, thì đời sốngchúng
tôi đang trải qua một ngã rẽ hủy diệt. Đúng không? Sai. Sự phán quyết đó té ra là
một trong những điều tốt nhất đã từng xảy ra cho chúng tôi.
Sự phán quyết đó té ra là một trong những điều tốt nhất đã từng xảy ra cho chúng
tôi.
Những gì người khác toan làm ác, thì Đức Chúa Trời toan làm lành (SaSt 50:20).
Chúng tôi bắt đầu một chức vụ mới. Vợ tôi, Nanci, làm việc hưởng lương của một
thư ký, bổ túc cho tiền lương ít ỏi của tôi. Mọi tài sản của chúng tôi, có cả ngôi
nhà, là của vợ tôi. Tên của tôi không có trong tài khoản hay tập ngân phiếu. Về
pháp lý, tôi hoàn toàn không sở hữu tí gì cả (và tôi vẫn không). Tôi bắt đầu hiểu ra
điều Đức Chúa Trời muốn nói khi Ngài phán: “Mọi thứ dưới trời đều thuộc về ta”
(Giop G 41:2).
Đây không phải là lần đầu tiên Đức Chúa Trời dạy tôi về quyền sở hữu của Ngài.
Nhiều năm trước đây, tôi có cho một nhóm học sinh trường trung học của hội
thánh mượn một chiếc máy hát sách tay mới của tôi. Khi trả lại, nó bị hư hỏng
nhiều và tôi thừa nhận là mình thật bực mình. Nhưng Chúa cáo trách tôi, nhắc lại
cho tôi nó không phải là máy hát của tôi - nó là của Ngài. Và nó đã được sử dụng
để chinh phục những thanh thiếu niên. Tôi là ai mà dám phàn nàn về những gì
thuộc về Đức Chúa Trời?
Trở lại tài sản vật chất tôi xem trọng nhất là những quyển sách của tôi. Tiền tôi có
là cho ngay vào việc mua nhiều sách hay. Hàng ngàn cuốn. Những tập sách này có
nghĩa nhiều đối với tôi. Tôi cho mượn nhưng làm cho tôi bực mình khi người ta
không hoàn lại cho tôi hay trả chúng lại rách nát.
Rồi, tôi cảm nhận sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời là tặng hết thảy đầu sách - tất cả -
để lập một thư viện. Tôi bắt đầu quan sát tên của những người đăng ký mượn sách,
có lúc hàng chục tên trên một cuốn sách. Tôi nhận ra rằng bằng cách phóng thích
hết sách này, tôi đã đầu tư vào đời sống của những người khác. Đột nhiên, cuốn
sách nào càng rách nát, thì tôi lại càng vui sướng. Cái nhìn của tôi hoàn toàn thay
đổi.
Cho đến đầu thập niên 1990, Đức Chúa Trời đã dùng những phán quyết đó của tòa
án để đem tôi đến sự hiểu biết về quyền sở hữu của Ngài lên một tầm cao mới.
Kinh Thánh thật ăn ý.
Đất và muôn vật trên đất, thế gian và những kẻ ở trong đó, đều thuộc về Đức
Giê-hô-va. (Thi Tv 24:1).
“Bạc là của ta, vàng là của ta,” Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy. (AgKg 2:8).
Hãy nhớ lại Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, vì ấy là Ngài ban cho ngươi sức lực
đoạt được những sản nghiệp. (PhuDnl 8:18).
Anh em chẳng thuộc về mình; vì chưng anh em đã được chuộc bằng giá cao rồi.
(ICo1Cr 6:19-20).
Đức Chúa Trời dạy tôi chìa khóa thứ nhất trong sáu chìakhóa mở ra sự hiểu biết
Nguyên Tắc Của Cải:
CHÌA KHÓA NGUYÊN TẮC CỦA CẢI 1
Đức Chúa Trời sở hữu muôn vật
Tôi là người quản lý tiền của Ngài
Đức Chúa Trời đã và đang là chủ sở hữu muôn vật, kể cả sáchvà máy hát. Ngài
ngay cả sở hữu tôi. Đức Chúa Trời không bao giờ thu hồi quyền sở hữu của Ngài,
Ngài không bao giờ đầu hàng tuyên bố mọi của cải là của Ngài. Ngài không chết
và để trái đất lại cho tôi và cho người khác.
Mỉa mai thay, tôi đã viết rất nhiều về quyền sở hữu của Đức Chúa Trời trong
quyển sách của tôi có tựa đề Tiền, Của Cải và Cõi Đời Đời. Trong vòng một năm
xuất bản, tôi không còn sở hữu thứ gì nữa. Đức Chúa Trời dạy tôi ẩn ý lẽ thật đó
trong nghịch cảnh, làm thay đổiđời sống tôi.
Tôi nhận ra rằng nhà của chúng tôi thuộc Đức Chúa Trời, không phải chúng tôi.
Tại sao phải lo lắng về việc chúng ta giữ nhà hay không nếu dù gì đi nữa nó cũng
của Ngài? Ngài không thiếu tài nguyên. Ngài có thể dễ dàng cung ứng một chỗ ở
khác cho chúng ta.
Nhưng hiểu được quyền sở hữu là chỉ một nữa của bài học. Nếu Đức Chúa Trời là
chủ sở hữu, tôi là người quản lý. Tôi cần áp dụng tâm trí của một quản gia vào tài
sản mà Ngài đã giao phó - không phải cho - tôi.
Người quản gia quản lý tài sản vì lợi ích của chủ mình. Người quản gia không có
quyền nào trên tài sản mình quản lý. Công việc của một quản gia là tìm biết chủ
muốn làm gì với tài sản, rồi thực hiện ý muốn chủ.
VUI MỪNG BAN CHO
Jerry Caven có một nhà hàng dây chuyền thành công, hai ngân hàng, một trang
trại, một nông trại và nhiều công ty bất động sản. Bây giờ, ở tuổi năm mươi chín,
Jerry đang tìm kiếm một ngôi nhà đẹp bên sông để về hưu. Nhưng Chủ có những
kế hoạch khác.
Jerry nói: “Đức Chúa Trời dẫn dắt chúng tôi đầu tư tiền và thời gian ở hải ngoại,
thật là phấn khởi. Trước đây, chúng tôi chỉ dâng số tiền không đáng kể. Bây giờ,
chúng tôi đầu tư số tiền lớn vào việc truyền giáo. Chúng tôi thường đi An độ.”
Điều gì đã thay đổi thái độ dâng hiến của gia đình Caven?
Jerry giải thích: “Đó là nhận biết quyền sở hữu của Đức Chúa trời. Một khi chúng
tôi hiểu rằng chúng tôi dâng tiền của Đức Chúa Trời để làm công việc Ngài, chúng
tôi tìm được bình an và vui mừng mà trước đây chúng tôi chưa bao giờ có khi
chúng tôi cònnghĩ tiền là của chúng tôi!”
Một lần nọ, có một gã giận phát điên cưỡi ngựa đến bên John Wesley, la lớn: “Ong
Wesley, có việc kinh khủng đã xảy ra! Nhà ông bị cháy tàn rồi!”
Wesley cân nhắc tin hung, rồi thản nhiên trả lời: “Không, nhà của Chúa bị cháy
tàn. Điều đó có nghĩa là trách nhiệm cho tôi nhẹ hơn.”
Sự phản ứng của Wesly không phải từ chối, nhưng đó là lời xác định can đảm một
thực tế - Đức Chúa Trời là Chủ của mọi vật, và chúng ta đơn giản là những quản
gia của Ngài.
Hễ khi nào chúng ta nghĩ mình là chủ, đó là một cảnh báo. Chúng ta nên nghĩ mình
như những quản gia, những người quản lý đầu tư luôn luôn tìm kiếm nơi tốt nhất
đầu tư tiền của Chủ mình. Sau khi mãn nhiệm chức vụ, chúng ta sẽ định giá thành
qủa công việc: “Vì tất cả chúng ta sẽ đứng trứớc ngôi phán xét của Đức Chúa
Trời… Vì thế, mỗi chúng ta sẽ khai trình chính mình với Đức Chúa Trời (RoRm
14:10, 12).
Tên chúng ta có trong tài khỏan của Đức Chúa Trời. Chúng ta được truy cập không
giới hạn, một đặc ân hay bị lạm dụng. Là những người quản lý tiền của Ngài, Đức
Chúa Trời tin cậy chúng ta để riêng tiền lương của chúng ta. Chúng ta rút tiền qũy
cần dùng từ kho báu của Ngài để trả mọi chi phí sinh hoạt của chúng ta. Một trong
những quyết định thuộc linh quan trọng của chúng ta là xác định khoản tiền bao
nhiêu là sống hợp lý. Bất kể khoản đó là bao - và nó sẽ thay đổi chính đáng tùy
từng người - chúng ta không nên trữ hay tiêu xài số tiền dư thừa. Dù sao đi nữa, nó
là của Ngài, không phải chúng ta. Và Ngài có điều muốn nói về nơi cất giữ.
Mùa Xuân nào cũng vậy, vợ tôi và tôi thường đọc nhanh hàng tá thư từ gửi từ
những người trong hội thánh sắp đi truyền giáo mùa hè. Năm nay chúng tôi nhận
bốn mươi lăm lời yêu cầu xin cầu nguyện và quyên góp tài chánh. Khi lúc này
trong năm lại đến, tôi giống như đứa trẻ trong quầy bánh kẹo - một quầy bánh kẹo
lớn bằng thế giới, lớn bằng tấm lòng của Đức Chúa Trời.
Tại sao phấn khởi như thế?
Vì chúng tôi được nghe những câu chuyện và đọc những điện thư. Chúng tôi nhìn
thấy lòng sốtsắng, phát triển và tâm trí hướng thiên, và những quyền ưu tiên đã
thay đổithứ tự. Chúng tôi được mọi quyền lợi trong nhiều lĩnh vực hơn trong công
việc Đức Chúa Trời trên thế giới. Chúng tôi cầu nguyện rằng những ai ra đi - cũng
như những người họ đến - sẽ không bao giờ như xưa nữa. Và chúng tôi sẽ có phần
trong đó!
Gần đây, tôi có tham dự một buổi gặp mặt của những người dâng hiến. Chúng tôi
đi quanh phòng và thuật lại những câu chuyện của chúng tôi. Những từ như vui,
vui mừng, phấn khích và tuyệt vời cứ nổi lên. Có nhiều tiếng cười to nhỏ xen lẫn
với nước mắt vui mừng. Có một cặp vợ chồng thâm niên hăng say chia sẻ cáchthể
nào họ đã đi vòng quanh thế giới tham gia vào những chức vụ mà họ dâng hiến.
Trong khi đó nhà họ tại Mỹ lại xuống cấp. Họ nói: “Conchúng tôi cứ bảo chúng
tôi: Ba má nên sửa nhà lại hay mua nhà mới thôi. Ba má có đủ tiền mua nhà mới
mà. Chúng tôi bảo chúng: tại sao ba má phải làm vậy? Đó không phải những gì
làm ba má phấn chấn!”’
Ray Berryman, Tổng Giám Đốc Điều Hành (CEO) cho một công ty dịch vụ tầm cỡ
quốc gia nói rằng anh và vợ dâng hiến ít nhất là nửa số tiền thu nhập cho công việc
Đức Chúa Trời mỗi năm.
Ray nói: “Niềm vui ban cho của tôi đến từ việc phụng sự Đức Chúa Trời theo cách
tôi biết Đức Chúa Trời kêu gọi tôi và nhờ nhận biết rằng những gì tôi cho có ảnh
hưởng nhiều người đến Đấng Christ. Thật là phấn khởi biết rằng chúng tôi có phần
trong việc truyền giáo, môn đồ hóa, giúp đỡ và nuôi người nghèo. Điều đó thật
tuyệt vời và làm thành luật pháp.”
Chúng ta càng cho, chúng ta càng vui mừng trong sự ban cho - và Đức Chúa Trời
càng vui thích chúng ta. Sự ban cho làm vui lòng chúng ta. Nhưng quan trọng hơn
là làm hài lòng Đức Chúa Trời.
“Đức Chúa Trời yêu thích kẻ dâng của cách vui lòng” (IICo 2Cr 9:7). Đây không
có nghĩa chúng ta nên ban cho khi chúng ta cảm thấy vui. Cảm giác vui mừng
thường đến trong và sau hành động vâng lời, không phải trước đó. Vậy, đừng đợi
cho đến khi bạn cảm thấy muốn ban cho - đó có thể là chờ đợi sai! Chỉ ban cho và
xem niềm vui đến sau.
Đức Chúa Trời vui thích sự vui lòng ban cho của chúng ta. Ngài muốn chúng ta
tìm thấy niềm vui. Ngài thậm chí còn mệnh lệnh chúng ta vui mừng (Phi Pl 4:4).
Có mệnh lệnh nào vui mừng lớn hơn mệnh lệnh này nữa không để chúng ta vâng
lời? Nhưng nếu chúng ta không ban cho, thì chúng ta bị cướp mất nguồn vui mà
Đức Chúa trời bảo chúng ta tìm kiếm!
Tôi biết một người đàn ông độc thân đến với Đấng Christ ở tuổi hai mươi. Người
này đọc Kinh Thánh và vô cùng phấn khích đến nỗi anh ta quyết định bán nhà
mình và dâng tiền cho Đức Chúa Trời. Nhưng khi anh chia sẻ dự tính này với
những người tín hữu thâm niên cao hơn trong nhóm học Kinh Thánh, thì có việc bi
kịch xảy ra: Họ bàn anh thối lui.
Nếu bạn cảm thấy phải nói chuyện với một tín hữu non trẻ (kể cả con bạn) về việc
dâng hiến, thì hãy giữ mình. Đừng làm buồn Thánh Linh Đức Chúa Trời và đừng
cướp mất vui mừng hiện tại của người khác và phần thưởng ban cho tương lai. Tốt
hơn là quan sát và học hỏi. Rồi, để tài sản của Đức Chúa Trời lên bàn và cầu hỏi
Ngài điều Ngài muốn bạn ban ra.
SẤM, SÉT VÀ ÂN ĐIỂN
Những Cơ Đốc Nhân Ma-xê-đoan hiểu niềm vui ban cho: “Đang khi họ chịu nhiều
hoạn nạn thử thách, thì lòng quá vui mừng, và cơn rất nghèo khó của họ đã rải rộng
ra sự dư dật của lòng rộng rãi mình” (IICo 2Cr 8:2).
Làm sao mà “hoạn nạn thử thách,” “lòng quá vui mừng,” “cơnrất nghèo khó” và
“sựdư dật rộng rãi” tất cả đều thích hợp nhau trong một câu? Ban cho không phải
là sự xa-xỉ của người giàu. Đó là một đặc ân cho người nghèo. Tôi đã khám phá
rằng những Cơ Đốc Nhân nghèo khó không tìm thấy vui mừng nào lớn hơn tìm
thấy trong sự ban cho.
Những người Ma-xê-đoan từ chối không để những hoàn cảnh khó khăn ngăn cản
họ vui mừng: “Họ nài xin chúng tôi làm ơn cho họ có phần vào sự giùm giúp các
thánh đồ” (c. 4). Họ phải nài xin như thể vì Phao-lô và những người khác bảo họ
rằng cơn đói kém miễn giảm họ ban cho.
Ban cho không phải là sự xa-xỉ của người giàu. Đó là một đặc ân cho người nghèo.
Những Cơ-đốc-nhân đầu tiền này nghèo hèn nhưng đưa ra mọi lý do họ có thể ban
cho. Họ nài xin được đặc ân ban cho!Thật là một sự đối nghịch với chúng ta, là
những người có nhiều hơn họ, nhưng lại xoay xở tìm cách đưa ra vô số lời biện
minh để không ban cho!
Thật khiêm nhường khi nhận quà của những người đang gặp nhiều khó khăn hơn
bạn. Tôi đã kinh nghiệm điều này trên những hành trình truyền giáo, đó là người
nghèo phục vụ thức ăn ngon nhất cho những người Mỹ đến thăm viếng và phục vụ
họ với những nụ cười vui mừng lớn. Họ không giả vờ vui mừng trong sự hy sinh
của họ. Đây thật là một sự vui mừng thật.
Khi đền tạm xây cất, dân sự vô cùng phấn khích đến nỗi họ phải bị “kìm chế” ban
ra nhiều hơn (XuXh 36:5-7). Đó là điều ban cho mang lại cho bạn.
Đa-vít nhìn những gì ông và dân sự ông dâng cho Chúa. Sự đó làm ông khiêm
nhường: “Nhưng tôi là ai và dân sự tôi là gì, mà chúng tôi có sức dâng cách vui
lòng như vậy? Vì mọi vật đều do nơi Chúa mà đến; và những vật chúng tôi đã dâng
cho Chúa chẳng qua là đã thuộc về Chúa” (ISu1Sb 29:14).
Bạn tôi, Dixie Fraley nói với tôi: “Chúng ta hầu như giống Đức Chúa Trời khi
chúng ta ban cho.” Chăm xem Đấng Christ đủ lâu thì bạn sẽ trở thành người ban
cho nhiều hơn. Ban cho lâu hơn, thì bạn sẽ trở thành giống Đấng Christ nhiều hơn.
Phao-lô nói trong IICo 2Cr 8:6 “Chúng tôi muốn anh chị em biết về ân điển mà
Đức Chúa Trời đã ban cho những hội thánh Ma-xê-đoan.” Làm thế nào ân điển của
Đức Chúa Trời được bày tỏ? Bằng hành động họ ban cho những Cơ đốc nhân túng
thiếu. Trong câu 6, Phao-lô gọi sự ban cho của người Ma-xê-đoan để giúp đỡ
những người đóikém tại Giê-ru-sa-lem là “hành động ân điển.” Từ Hy-lạp dùng để
chỉ sự ban cho Cơ đốc nhân giống từ ân điển Đức Chúa Trời.
An điển của Đấng Christ hình thành, thúc đẩy và định hình cái nhìn ban cho của
chúng ta: “Vì anh em biết ơn của Đức Chúa Jesus Christ chúng ta, Ngài vốn giàu,
vì anh em mà tự làm nên nghèo, hầu cho bởi sự nghèo của Ngài, anh em được nên
giàu” (c. 9).
Sự chúng ta ban cho là đáp lại ân điển Đức Chúa Trời trong cuộc sống chúng ta.
Điều này không đến từ lòng vị tha của chúng ta hay lòng nhân đức chúng ta - nó
nhờ công việc biến đổicủa Đấng Christ trong chúng ta. An điển này là hành động;
sự ban cho của chúng ta là phản ứng. Chúng ta ban cho vì Ngài trước hết đã ban
cho chúng ta. Phân đoạn vĩ đại nhất về sự ban cho trong cả Kinh Thánh không kết
thúc bằng “Chúc mừng sự rộng rãi của bạn,” nhưng “Tạơn Đức Chúa Trời vì sự
ban cho của Ngài không xiết kể!” (IICo 2Cr 9:15).
Như theo sau sét là sấm, thì theo sau ân điển là ban cho.
Khi ân điển của Đức Chúa Trời chạm đến bạn, bạn không thể không giúp đỡ mà
còn đáp trả bằng sự ban cho rộng rãi. Và như những gì người Ma-xê-đoan biết: ban
cho đơn giản là sự đầy tràn vui mừng.
NHỮNG LỢI TỨC BAN CHO
Mark, một luật sư tại Kentucky, dâng nửa tiền thu nhập của anh mỗi năm.
Mark nói: “Việc tôi theo đuổi đồng tiền đẩy tôi xa Đức Chúa Trời. Nhưng từ khi
tôi dâng nó cho Ngài, thì mọi thứ đã thay đổi. Thực ra, ban cho đã mang tôi lại gần
Đức Chúa Trời hơn mọi thứ khác.”
Trong bộ phim Những Dũng Sĩ Lửa, Olympian Eric Liddell nói: “Tôitin Đức
Chúa Trời tạo dựng tôi vì một mục đích…vàkhi tôi chạy, tôi cảm nhận sự vui
sướng của Ngài.” Những người đã khám phá Nguyên Tắc Của Cải sẽ chứng thực
rằng: “Lúc tôi ban cho, là lúc tôi cảm nhận sự vui sướng của Ngài.”
Đã có những ngày tôi đánh mất tiêu điểm, và rồi nhu cầu nổi lên và Đức Chúa Trời
dẫn tôi dâng hiến. Thình lình, tôi được rót đầy năng lực, mục đíchvà vui mừng.
Tôi cảm nhận sự vui sướng của Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời phán: “Vì ta đã ban cho người Lê-vi làm cơ nghiệp, những thuế
một phần mười của dân Y-sơ-ra-ên dâng giơ lên cho Đức Giê-hô-va” (Dan Ds
18:24). Để ý dân sự dâng tiền cho Đức Chúa Trời, không phải người Lê-vi. Trông
như thể dân sự dâng cho những người lãnh đạo thuộc linh của họ, nhưng thực ra họ
dâng cho Đức Chúa Trời, và chính Ngài chỉ định số ngân qũy cho người Lê-vi.
Những Cơ đốc nhân nên yêu thương các mục sư và nên hỗ trợ họ tài chính (GaGl
6:6), nhưng trước hết và trên hết chúng ta dâng cho Đức Chúa Trời (IICo 2Cr 8:5).
Dâng hiến là một hành động thờ phượng trước mọi việc khác.
Ban cho làm nhảy vọt mối tương giao của chúng ta với Đức Chúa Trời. Ban cho
làm mở rộng bàn tay chúng ta ra hầu cho chúng ta có thể nhận những gì Đức Chúa
Trời dành cho chúng ta. Khi chúng ta chứng khiến sự ban cho mang lại cho người
khác và cho chúng ta, thì chúng ta sẽ mở rộng bàn tay chúng ta lớn và nhanh hơn
khi cơ hội khác đến.
Đức Chúa Trời phán: “Ai bưng tai không nghe tiếng kêu của người nghèo khổ,
người đó cũng sẽ kêu la mà sẽ chẳng có ai đáp lại” (ChCn 21:13). Trong EsIs
58:6-10, Đức Chúa Trời phán rằng chúng ta có chăm sóc người nghèo đói, túng
quẩn và bị chèn ép hay không đều có ảnh hưởng trực tiếp đến sự Đức Chúa Trời
sẵn lòng đáp lời cầu xin của chúng ta. Bạn có muốn lời cầu nguyện có quyền năng
không? Hãy ban cho.
Có lời phán với Giô-si-a: “Người đã làm ra lẽ thẳng cho kẻ nghèo và thiếu thốn,
cho nên được phước. Đức giê-hô-va phán: Như vậy há chẳng phải biết ta sao? (Gie
Gr 22:16). Chăm lo người nghèo làm tuôn chảy sự nhận biết Đức Chúa Trời và kéo
chúng ta gần Ngài hơn.
Hal Thomas, một thương nhân, nói với tôi: “Khi tôi ban cho, thì tôi nói: Lạy Chúa,
con yêu Ngài.” Phao-lô nói với người Cô-rinh-tô về những sự ban cho tài chính
của họ là “xui nhiều người càng thêm lòng tạ ơn Đức Chúa Trời” (IICo 2Cr 9:12).
Một lợi tức nữa của sự ban cho là tự do. Ban cho là một vấn đề vật lý học căn bản.
Vật càng lớn, thì sức mà vật nâng lên càng lớn. Chúng ta càng sở hữu nhiều chừng
nào - khối vật thể càng lớn - thì chúng càng bám víu chúng ta càng nhiều, đặt
chúng ta trong qũi đạo quay quanh chúng. Cuối cùng, chúng cuốn chúng ta vào
như một lỗ đen.
Ban cho thay đổi tất cả. Nó bẻ gãy chúng ta khỏi qũi đạo quay quanh của cải chúng
ta. Chúng ta thoát khỏi trọng lực, bước vào một qũy đạo mới xoay quanh của cải
chúng ta trên trời.
Dẫu toà án phán quyết phạt chúng tôi 8.4 triệu đô-la cách đây mười một năm,
chúng tôi cũng không bao giờ mất nhà. Trong khi chức vụ trả cho tôi số tiền lương
tối thiểu, thì chức vụ lại sở hữu nhiều sách tôi viết. Và đột nhiên, số tiền nhuận bút
tăng lên. Chức vụ của chúng tôi đã có thể ban ra 90 phần trăm tiền nhuận bút cho
những tổ chức truyền giáo, cứu tế gia đình và công việc hỗ trợ đời sống. Trong ba
năm cuối, bởi ân điển Đức Chúa Trời, chúng tôi đã ban ra hơn 500.000 đô-la. Đôi
khi tôi nghĩ Đức Chúa Trời bán sách chỉ để gây quỹ cho những chức vụ xứng hợp
với lòng Ngài!
Đêm đến, tôi đi ngủ nhưng không cảm thấy mình đã “hy sinh” số tiền đó. Tôilên
giường và cảm nhận vui mừng vì không có gì giống như ban cho. Đối với tôi, cảm
giác duy nhất có thể so sánh với sự ban cho là sự vui mừng dẫn một người đến
Đấng Christ.
Ban cho rót vào đời sốngsự vui mừng. Nó thêm chiều kích đời đời vào một ngày
thậm chí bình thường nhất. Đây chỉ là một lý do bạn không thể trả đủ cho tôi dâng
hiến.
Bạn không thể trả đủ cho tôi dâng hiến
Nhưng đợi đã - ban cho cònlớn hơn nữa. Vui mừng hiện tại của chúng ta không
phải là phần tốt nhất của Nguyên Tắc Của Cải.
CHĂM SỰ ĐỜI ĐỜI
“Vì Conngười sẽ ngự trong sự vinh hiển của Cha mình mà giáng xuống cùng các
thiên sứ, lúc đó, Ngài sẽ thưởng cho từng người, tùy việc họ làm. ”
Mat Mt 16:27
Đường phố Cairo nóng và phủ đầy bụi. Pat và Rakel Thurman đưa chúng tôi xuống
một lối nhỏ. Chúng tôi lái xe băng qua một biển báo bằng tiếng Á-rập đến một
cánh cổng mở ra một bãi đất cỏ. Đó là một nghĩa trang dành cho những giáo sĩ Mỹ.
Khi gia đình và tôi theo Pat, anh chỉ tay về phíamột bia mộ ghi: “William Border,
1887 - 1913.”
Border, một sinh viên tốt nghiệp trường Yale và người sở hữu một gia sản lớn, từ
bỏ một đời sống sung sướng để mang tin lành đến những người Hồi Giáo. Ngay cả
từ chối mua cho mình một chiếc xe hơi, Borden hiến tặng hàng trăm ngàn đô-la
cho các tổ chức truyền giáo. Sau chỉ bốn tháng hầu việc nhiệt quyết tại Ai-cập, anh
bị nhiễm bệnh sưng cột sống và ra đi ở tuổi hai mươi lăm.
Tôi phủi hết lớp bụi trên dòng chữ khắc ở mộ Borden. Sau khi mô tả tình yêu và sự
hy sinh của anh cho vương quốc Đức Chúa Trời và người Hồi Giáo, dòng chữ kết
thúc bằng một câu mà tôi không sao quên được:“Ngoài đức tin trong Đấng Christ,
không có lời giải thích nào xứng cho một cuộc đời như thế.”
Từ mộ Borden, gia đìnhThurmans đưa chúng tôi đến Bảo Tàng Quốc Gia Ai-cập.
Hiện vật của Vua Tut làm tâm trí bối rối
Tutankhanmen, vị vua trẻ, chỉ mười bảy tuổi lúc băng hà. Vua được chôn cất với
những dũng sĩ bằng vàng ròng và hàng ngàn cổ vật bằng vàng. Người ta tìm thấy
quan tài bằng vàng của vua trong những lăng tẩm bằng vàng được che bọc bởi
những lăng tẩm bằng vàng khác. Nơi chôn cất đầy dẫy hàng tấn vàng.
Người Ai-cập tin vào sự sống sau khi chết - một sự sống mà họ có thể đem theo
những của cải thuộc về đất. Nhưng hết thảy của cải để dành cho Vua Tut tận hưởng
đời đời vẫn nằm ngay chỗ đó cho đến năm 1922 khi Howard Carter phát hiện nơi
chôn cất vua. Không một ai chạm đến chúng hơn ba ngàn năm.
Tôi sững sờ bởi sự tương phản giữa những ngôi mộ này. Mộ của Borden thì tối
tăm, đầy bụi bẩn và khuất trong một lối nhỏ phía sau một conphố xả đầy rác. Lăng
tẩm của Tutankamen thì lại lấp lánh với vô số của cải. Nhưng, hai người trẻ này
bây giờ đang ở đâu? Một người, sống trong sự giàu có xa hoa và tự xưng là vua, lại
ở trong sự khổ đau đời đời không có Đấng Christ. Một người, sống một cuộc đời
khiêm tốn trên đất phụng sự một vị Vua chân thật, đang hưởng phần thưởng đời
đời của mình trong sự hiện diện của Chúa mình.
Đời sống của vua Tut là một bi kịch vì một sự thật kinh hoàng phát hiện quá trễ, đó
là ông không thể mang của cải theo mình. Đời sống của William Borden là khải
hoàn. Tại sao? Vì ông gửi của cải mình đi trước thay vì bỏ chúng lại đằng sau.
PHẦN THƯỞNG ĐỜI ĐỜI
Nếu bạn hình dung thiên đàng là một nơi mà bạn sẽ gảy đàn trong sự buồn thảm
khôn nguôi, thì chắc bạn kinh sợ nó. Nhưng nếu bạn tin Thánh Kinh, bạn sẽ tràn
đầy vui mừng và phấn khích khi tưởng đến quê hương trên trời của mình. Như tôi
đã từng viết trong những sách khác, thiên đàng là một nơi yên nghĩ và nhẹ nhàng
khỏi những gánh nặng tội lỗi và khổ đau; nhưng đó cũng là một nơi học hỏi, hoạt
động, bày tỏ nghệ thuật, khai thác, khám phá, bày tỏ tình đồng bạn và hầu việc1.
Một số người trong chúng ta sẽ cai trị với Đấng Christ (KhKh 20:6). Những đầy tớ
ngay lành sẽ được giao “quản lý nhiều thứ” (Mat Mt 25:21, 13). Đấng Christ sẽ
trao cho một số người theo Ngài quyền lãnh đạo trên nhiều thành, theo lượng
phụng sự của họ trên đất (LuLc 19:12-19). Thánh Kinh nói đến năm mão triều
thiên khác nhau, muốn nói đến những địa vị lãnh đạo. Chúng ta ngay cả ra lệnh
thiên sứ (ICo1Cr 6:3).
Chúng ta được ban cho những phần thưởng đời đời này vì làm những việc lành
(Eph Ep 6:8; RoRm 2:6, 10), nhịn nhục dưới sự bách hại (LuLc 6:22-23), bày tỏ
lòng trắc ẩn với người túng thiếu (LuLc 14:13-14), và đốiđãi tử tế với kẻ thù mình
(LuLc 6:35).
Đức Chúa Trời cũng tặng chúng ta những phần thưởng vì sự ban cho rộng lượng:
“Hãy đi, bán hết gia tài của ngươi và cho người nghèo, thì ngươi sẽ có của cải trên
trời” (Mat Mt 19:21).
Chúa Jesus ghi lại những hành động tốt bụng nhỏ nhất của chúng ta: “Ai sẽ cho
một người trong bọn nhỏ nầy chỉ uống một chén nước lạnh, vì người nhỏ đó là
môn đồ ta, quả thật, ta nói cùng các ngươi, kẻ ấy sẽ chẳng mất phần thưởng của
mình đâu” (Mat Mt 10:42).
Chúa Jesus ghi lại hững hành động tốt bụng nhỏ nhất của chúng ta
Đức Chúa Trời đang lưu giữ mộ sổ ghi chép tất cả những gì chúng ta làm cho
Ngài, kể cả việc dâng hiến của chúng ta: “Một sách để ghi nhớ được chép trước
mặt Ngài cho những kẻ kính sợ Đức Giê-hô-va và tưởng đến danh Ngài” (MaMl
3:16).
Hãy hình dung một thơ ký trên trời đang ghi chép mỗi một sự ban cho của bạn vào
sách đó. Chiếc xe đạp bạn tặng cho chú bé hàng xóm, sáchcho tù nhân, ngân phiếu
hằng tháng cho nhà thờ, giáo sĩ và trung tâm chăm sóc thai phụ - tất cả đều được
ghi chép lại. Sách làm ra để đọc cho người ta nghe. Tôi mong đợi nghe những câu
chuyện ban cho của bạn và đáp ứng nhu cầu của nhiều người, là những người được
đụng chạm nhờ sự ban cho.
Chúa Jesus phán: “Nếu các ngươi không trung tín về của bất nghĩa, có ai đem của
thật giao cho các ngươi? Nếu các ngươi không trung tín về của người khác, thì ai
sẽ cho các ngươi được của riêng mình?” (LuLc 16:11-12). Nếu bạn trung tín coi
giữ tiền của Ngài, Đấng Christ sẽ ban cho bạn sự giàu có thật - sự giàu có đời đời.
Vì bám víu những gì không thuộc chúng ta, chúng ta lãng quên cơ hội để được ban
cho quyền sở hữu trên trời. Nhưng nhờ phân phát tài sản của Đức Chúa Trời trên
đất, chúng ta sẽ trở thành những người sở hữu tài sản trên trời!
Việc ban cho hiện tại của bạn sẽ đem lại nhiều lợi tức trên trời. Sau khi nói về ước
muốn của người đầy tớ gian ác dùng tài sản thuộc về đất để “được tiếp đón vào
nhà” (LuLc 16:4), Chúa Jesus dùng “của cải thế gian” (tài nguyên thuộc về đất) nói
với môn đồ Ngài để “được bạn” (bằng cách tạo ra một sự khác biệt trong đời sống
của họ trên đất). Lý do? “Để mà khi đời sống qua đi, (khi sự sống trên đất kết thúc)
bạn sẽ được chào đón vào sự cư ngụ đời đời” (c. 9).
“Bạn” của chúng ta trên trời sẽ là những người mà đời sống họ chúng ta đã đụng
chạm đến trên đất, là những người sẽ có “nhà đời đời” riêng mình. 16:9 dường như
nói nhà đời đời của những người bạn chúng ta là những nơi chúng ta có thể ở và
thông công khi chúng ta đi dạo trong thiên quốc. Tiền chúng ta cho để giúp đỡ
những người khác trên đất sẽ mở ra những cánh cửa thông công với họ trên trời.
Đó là điều chúng ta lấy làm phấn khích!
John Bunyan viết cuốn Pilgrim’s Progress trong một nhà tù Anh quốc, nói:
Bất cứ điều gì bạn làm cho Ngài, nếu làm theo Lời, thì được chất thành đống của
cải cho bạn trong tủ và lương để mang ra thưởng cho bạn trước mặt loài người và
thiên sứ khi bạn bước vào sự an ủi đời đời.
Đây có phải là khái niệm thánh kinh? Chắc chắn. Phao-lô nói về sự ban cho tài
chính của những người Phi-líp và cắt nghĩa: “Ay không phải tôi cầu lễ vật, nhưng
cầu sự kết qủa nhiều bởi lễ vật đến cho anh em.” (Phi Pl 4:17). Đức Chúa Trời để
tài khoản mở cho chúng ta trên trời và mọi của dâng chúng ta ban cho vì vinh hiển
Ngài là tiền gửi vào tài khoản đó. Không chỉ Đức Chúa Trời, không chỉ những
người khác, mà còncó chúng ta là những người thừa hưởng đời đời sự ban cho của
chúng ta. (Bạn đã và đang gửi tiền tiết kiệm chưa?)
Nhưng có sai không khi được phần thưởng thôi thúc sao?Không, không phải. Nếu
sai, Đấng Christ hẳn không trình nó cho chúng ta như một động cơ. Phần thưởng là
ý của Ngài, không phải chúng ta.
Thói quen chúng ta là cho người nào trả lại chúng ta. Nhưng Chúa Jesus bảo chúng
ta cho “người nghèo khó, tàn tật, qùe, đui…, thì ngươi sẽ được phước, vì họ không
có thể trả lại cho ngươi; đến kỳ người công bình sống lại, ngươi sẽ được trả.”
(LuLc 14:12-14). Nếu chúng ta cho những người không có khả năng thưởng lại
chúng ta, Đấng Christ bảo đảm Ngài sẽ đíchthân thưởng chúng ta trên trời.
Ban cho là một đòn bẩy đặt trên trục thế gian này, cho phép chúng ta dời núi trong
thế giới đến. Vì chúng ta cho, sự đời đời sẽ khác - vì người khác và chúng ta.
MỘT TẤM LÒNG ĐẶT ĐÚNG CHỖ
Bạn có từng nghe Ray Boltz hát bài “Cảm Ơn (vì Ban cho Chúa) chưa? Bài hát đó
phác họa chúng ta gặp những người trên trời và họ giải thích cách thể nào sự ban
cho của chúng ta thay đổi đời sống họ. Hoặc chúng ta là giáo viên trường Chúa
Nhật của họ hoặc chúng ta là những người dâng hiến, thì những người nầy một
ngày nào đó sẽ bày tỏ lòng cảm ơn với chúng ta vì chúng ta ban cho.
Đức Chúa Trời hứa ban những phần thưởng thiên đàng rộng rãi ở Trời Mới Đất
Mới nguy nga tráng lệ, không còn dưới sự rủa sả và không còn đau khổ nữa (KhKh
21:1-6). Chúng ta sẽ ở với người mà vì người đó chúng ta được dựng nên trong
một nơi tạo dựng cho chúng ta.
Tuy nhiên, nhiều Cơ đốc nhân sợ ý tưởng lìa bỏ đời nầy.
Tại sao?Vì có quá nhiều người tích lũy của cải trên đất, không phải trên trời. Mỗi
ngày mang chúng ta gần hơn với sự chết. Nếu của cải của bạn trên đất, nghĩa là
mỗi ngày bạn gần hơn với việc bạn mất trắng của cải.
Nhiều Cơ đốc nhân kinh sợ ý tưởng lià bỏ đời nầy
John Wesley đi xem một cơ ngơi rộng lớn với một chủ điền kiêu hãnh. Họ cưỡi
ngựa nhiều tiếng đồng hồ mà chỉ đi được một phần đất của chủ điền. Cuối ngày, họ
ngồi dùng bữa chiều. Người chủ điền hăng hái hỏi: “Thưa ông Wesley, thế ông
nghĩ gì?”
Wesley đáp lời: “Tôinghĩ sẽ có lúc ông khó từ bỏ tất cả những thứ nầy.”
Mới đây tôi có nói chuyện với Laverne, một phụ nữ bị bệnh ung thư nan y. Bà ta
khóc - không phải vì bà sẽ chết, nhưng vì tôi xin bà nói về sự ban cho. Bà nói trong
nước mắt: “Ban cho làm tan chảy tôi. Nó làm tôi sung sướng khi biết rằng Đức
Chúa Trời đã chọn tôi ban cho. Chẳng bao lâu nữa tôi sẽ thấy Ngài mặt đối mặt.
Tôi chỉ muốn Ngài nói: “Hỡi đầy tớ ngay lành và trung thành ta, tốt lắm.”
Đột nhiên, Laverne cười nói. “Tôimuốn nói: Có điều nào khác quan trọng hơn. Tại
sao tôi lại quan tâm đến những việc khác?”
Lòng Laverne hướng đến của cải thiên đàng. Vì bà đang tíchlũy của cải trên trời,
mỗi ngày đưa bà gần hơn với những của cải nầy.
Chúa Jesus phán: “Của cải ngươi ở đâu, thì lòng ngươi cũng ở đó”(Mat Mt 6:21).
Đó là chìakhóa thứ hai mở ra Nguyên Tắc Của Cải.
CHÌA KHÓA NGUYÊN TẮC CỦA CẢI 2
Lòng tôi luôn ở nơi để tiền của Đức Chúa ở đâu.
Nói rằng lòng chúng ta theo của cải chúng ta, Chúa Jesus đang phán: “Hãy chỉ cho
ta xem sổ ngân phiếu của ngươi, VISA và những biên lai của ngươi, thì ta sẽ cho
ngươi biết lòng ngươi ở đâu.”
Giả sử bạn mua cổ phần công ty xe hơi General Motors. Điều gì xảy ra? Ngay lập
tức bạn có lãi trong GM. Bạn kiểm tra những trang tài chính. Bạn tìm thấy mục
báo về GM và đọc từng chữ một, mặc dầu một tháng trước đây có lẽ bạn đã bỏ qua
không đụng gì tới nó.
Giả sử bạn đang dâng hiến giúp đỡ trẻ em Châu Phi mắc bệnh AIDS. Khi nhìn thấy
mục báo về chủ đề này, bạn sẽ bị cuốn hút. Nếu bạn đang gửi tiền để mở hội thánh
tại An độ và một cơn động đất đụng đến An độ, thì bạn sẽ xem tin tức và sốt sắng
cầu nguyện.
Như kim chỉ nam dịch theo hướng Bắc thể nào, thì lòng của bạn dịch theo của cải
thể ấy. Tiền cầm lái; lòng hướng theo.
Tôi từng nghe nhiều người nói: “Tôimuốn có tấm lòng truyền giáo nhiều hơn.”
Tôi luôn đáp lại: “Chúa Jesus cho bạn biết chính xác cách thể nào nhận nó. Hãy
dâng tiền cho việc truyền giáo - cho hội thánh và cho người nghèo - thì lòng bạn sẽ
hướng theo.”
Như kim chỉ nam dịch theo hướng Bắc thể nào, thì lòng của bạn dịch theo của cải
thể ấy.
Bạn có ao ước chăm lo nhiều hơn về những gì đời đời? Thế thì hãy chuyển một
phần tiền của bạn từ hữu hạn sang đời đời, có lẽ là cả phần tiền của bạn. Hãy xem
điều gì xảy ra.
Đức Chúa Trời muốn tấm lòng bạn. Ngài không chỉ tìm kiếm những “nhà hảo tâm”
cho vương quốc Ngài, là những người đứng ngoài cuộc và vô tư không màng đến
tình yêu nhân loại. Ngài đang tìm kiếm những môn đồ đắm chìm trong sự nghiệp
mình cống hiến. Ngài muốn những conngười đầy dẫy một khải tượng về sự đời
đời đến nỗi họ luôn mơ ước đầu tư tiền, thời gian và lời cầu nguyện vào nơi quan
trọng hơn hết.
Dĩ nhiên, ban cho không phải là một điều hay duy nhất chúng ta có thể làm bằng
tiền. Chúng ta cần chăm sóc gia đình chúng ta bằng thức ăn, quần áo, nhà ở và
phương tiện đi lại. Nhưng khi chúng ta lo đủ những nhu yếu phẩm, thì tại sao số
còn lại không nên cho vào của cải trên trời?
Môi-se lìa bỏ của cải Ai-cập “vì ông trông đợi phần thưởng phía trước” (HeDt
11:26).
Ai thâu trữ của cải trên đất thì sẽ sống xa cách của cải mình. Đối với người đó,
chết là sự mất mát.
Ai thâu trữ của cải trên trời thì trông đợi sự đời đời. Đốivới người đó, chết là
được.
Ai sống xa dần của cải mình thì có lý do tuyệt vọng. Ai sống đến dần của cải mình
thì có lý do vui mừng.
Bạn đang tuyệt vọng hay vui mừng?
NHỮNG RÀO CẢN BAN CHO
“Hãy giữ cẩn thận chớ hà tiện gì hết; vì sự sống người ta không phải cốttại của cải
mình dư dật đâu. ”
LuLc 12:15
Chúng ta biết Đấng Christ mệnh lệnh chúng ta ban cho. Và chúng ta biết Ngài ban
thưởng lớn chúng ta vì ban cho. Thế thì tại sao lại khó ban cho?
Có nhiều rào cản ban cho: vô tín, không an toàn, kiêu ngạo, thờ hình tượng, ham
quyền hành và quyền kiểm soát. Luồng văn hóa của chúng ta - và thường là hội
thánh chúng ta - làm cho sự ban cho khó bơi ngược dòng. Người ta xem việc giữ
nhiều hơn cho là chuyện “thường”
Nhưng tôi chắc rằng cản trở ban cho lớn nhất là như thế này: ảo tưởng cho rằng đất
là nhà chúng ta. Điều này dẫn chúng ta đến chìa khóa kế tiếp mở ra Nguyên Tắc
Của Cải:
CHÌA KHÓA NGUYÊN TẮC CỦA CẢI 3
Trời, không phải đất, là nhà chúng ta.
Kinh Thánh nói chúng ta là những khách hành hương, khách lạ, người ngoại trên
đất (HeDt 11:13). Chúng ta là những đại sứ đại diện cho đất nước thật của chúng ta
(IICo 2Cr 5:20). “Quyền công dân của chúng ta ở trên trời” (Phi Pl 3:20). Chúng ta
là công dân của “một nước tốt hơn - một thiên quốc”(HeDt 11:16).
Nơi chúng ta chọn tíchlũy của cải phụ thuộc lớn vào nơi chúng ta cho là nhà
chúng ta.
Giả sử nhà của bạn tại Pháp và bạn đang thăm Mỹ ba tháng, sống trong một khách
sạn. Người ta bảo bạn không thể đem bất cứ cái gì về lại Pháp trên chuyến bay về
nhà. Nhưng bạn có thể kiếm tiền và gửi tiết kiệm vào ngân hàng tại Pháp.
Bạn có sẵn lòng chất đầy phòng khách sạn vô số bàn ghế và vật dán tường đắt tiền
không? Dĩ nhiên là không. Bạn chắc sẽ gửi tiền đến nơi có nhà của bạn. Bạn chỉ
tiêu xài những gì cần ở nơi tạm trú, và gửi của cải bạn về trước để chúng sẽ đợi bạn
khi bạn về nhà.
Cả hai con gái của tôi lập gia đình gần đây. Bạn bè và thân quyến gác lại mọi công
việc bận rộn và đến từ từ khắp nơi trên đất nước. Khi ngày cưới của Vua đến, cả vũ
trụ sẽ vội vã dừng lại (KhKh 19:7-9). Không có gì khác xảy ra vào ngày đó. Tân
Lang từ Na-xa-ret và Tân Nương yêu dấu của Ngài sẽ nắm vị trí trung tâm.
Mỗi ngày trong đời sống chúng ta, chúng ta đang tiến về lễ cưới đó - lễ cưới của
chúng ta! Hôm nay việc đó gần hơn hôm qua. Tân Lang của chúng ta, người Thợ
Mộc, đang xây dựng một nơi cho chúng ta trên trời. Mọi thứ chúng ta gửi đi trước
sẽ đợi chúng ta ở đó. Đó là quà của chúng ta cho Ngài, nhưng vì sự rộng rãi của
Ngài, Ngài sẽ trả lại những của cải đó cho chúng ta.
Nhà chúng ta là nơi chúng ta chưa bao giờ đến.
Trong thương trường Chúa Jesus là người thợ xây. Ngài cũng là toàn tri và toàn
năng, vì thế chất lượng dự án xây dựng thật tốt! Há bạn không nghĩ ngôi nhà Ngài
đã và đang xây dựng hai ngàn năm qua là cái gì đó tuyệt vời sao?
Nghịch lý thay, nhà của chúng ta là nơi chúng ta chưa hề đặt chân đến. Nhưng đó
là nơi tạo dựng cho chúng ta và vì nó mà chúng ta được tạo dựng
Nếu chúng ta để thực tế này ăn sâu trong chúng ta, nó sẽ mãi mãi thay đổicách
chúng ta sống và suy nghĩ. Chúng ta sẽ thôi thâu trữ của cải trong phòng khách sạn
trên đất của chúng ta và bắt đầu gửi trước nhiều hơn về nhà thật của chúng ta.
ĐỒ CHƠI #
Hãy cùng lái xe với tôi. Sau khi đi được nhiều dặm, chúng ta rẽ khỏi đường chính,
băng qua một cánh cổng và xe chúng ta nằm xếp hàng đằng sau một số xe tải chở
đồ nặng. Những xe cộ phía trước chở đầy máy tính, hệ thống âm thanh, bàn ghế,
trang thiết bị, dụng cụ đánh cá và đồ chơi.
Chúng ta chạy lên càng lúc càng cao cho đến khi chúng ta tới một bãi đậu xe. Tại
đó, tài xế dở bỏ hàng. Tò mò bạn quan sát thấy một người đàn ông kéo lê một
chiếc máy vi tính. Anh loạng choạng đến góc bãi đậu xe, rồi liệng máy tính xuống
lề.
Bấy giờ bạn phải tìm hiểu điều gì đang xảy ra. Bạn cố chui ra khỏi xe và liếc nhìn
xuống một dốc thẳng đứng. Tại chân dốc là một đống khổng hồ chất đầy mọi thứ.
Cuối cùng bạn hiểu ra rằng đây là một nơi đổ rác, một chỗ chất đồ bỏ - nơi an nghỉ
cuối cùng của những vật dụng trong đời sống chúng ta.
Không sớm thì chầy, mọi thứ chúng ta sở hữu sẽ có kết cuộc ở đây. Những quà
tặng Giáng Sinh và sinh nhật. Xe hơi, tàu thuyền và bồn tắm nóng. Quần áo, máy
hát và barbecues. Đồ chơi trẻ em hay tranh giành, tình bạn bị đánh mất, lòng chân
thật và hôn nhân tan vỡ - mọi thứ đều kết thúc ở đây. (Tôi đề nghị nên đưa gia bạn
đi một chuyến kiến tập tại bãi đỗ này. Đây là một bài học thực tế sống động.)
Bạn có từng thấy anh đồ tể “anh chàng chết bởi thắng nhiều đồ chơi”? Hàng triệu
người hành động như thể đó là thật. Câu nói chính xác hơn là “Ai chết mà có nhiều
đồ chơi vẫn phải chết - và không bao giờ đem đồ chơi theo mình.” Khi chúng ta
chết sau khi đã hiến đời sống chúng ta tìm kiếm mọi thứ, chúng ta không thắng -
chúng ta bại. Chúng ta vào cõi đời đời, nhưng đồ chơi của chúng ta ở lại phiá sau
chất đầy bãi rác. Anh chàng đồ tể còngì sai hơn thế.
Tôi nghĩ đến điều đó theo cách một điểm và một đường thẳng. Đời sống của chúng
ta có hai gia đoạn: một là điểm, hai là một đường thẳng kéo dài từ điểm đó.
Đời sống hiện tại của chúng ta trên đất là điểm đó. Đó bắt đầu. Nó kết thúc. Nó
thật ngắn. Nhưng từ điểm đó kéo dài một đường thẳng vô tận. Đường thẳng đó là
cõiđời đời, nghĩa là Cơ đốc nhân sẽ ở thiên đàng.
Điểm Đường thẳng
Đời sống trên đất Đời sống trên trời
Ngay bây giờ chúng ta đang sống trong điểm đó. Nhưng chúng ta đang sống vì
điều gì? Người thiển cận sống vì điểm đó. Người viễn cảnh sống vì đường thẳng.
Trái đất này (và thời gian của tôi ở đây) là một điểm. Vị Tân Lang của tôi, lễ cưới
sắp đến, sự Đoàn Tụ Vĩ Đại, và nhà đời đời của tôi tại Trời Mới Đất Mới - Tất cả ở
trên đường thẳng đó. Đó là chìa khoá kế tiếp của chúng ta.
CHÌA KHÓA NGUYÊN TẮC CỦA CẢI 4
Tôi sống không nên vì điểm mà vì đường thẳng
Ai sống vì điểm đó sống vì của cải trên đất với kết cuộc tại bãi đổ rác. Ai sống vì
đường thẳng đó sống vì của cải trên trời không bao giờ kết thúc.
Ban cho là sốngvì đường thẳng.
Chúng ta mỗi người sẽ chia tay tiền của. Câu hỏi đặt ra là khi nào. Chúng ta không
có lựa chọn nào khác ngoài việc chúng ta lìa nó sau này. Nhưng chúng ta thật có
một chọn lựa lìa nó bây giờ hay không. Chúng ta có thể giữ của cải hiện tại trên
đất, và có lẽ chúng ta được sự vui thỏa tạm thời nhờ nó. Nhưng nếu chúng ta phân
phát chúng, thì chúng ta sẽ vui hưởng của cải đời đời không bao giờ cất khỏi chúng
ta.
Đây là ý của Jim Elliot khi ông nói: “Người khôn ban cho những gì mình không
thể giữ để được những gì mình không thể mất.” Nếu bạn nghe những lời này và
nghĩ: À, ông ta là một trong những loại giáo sĩ siêu thuộc linh không quan tâm đến
sự được, thế là bạn bỏ ý ở đây. Hãy đọc lại lần nữa. Được chính là những gì Jim
Elliot nghĩ đến! Ong chỉ muốn được những gì ông không thể mất. Ong muốn của
cải ông trên trời.
Hãy sống vì đường thẳng, đừng vì điểm.
ÁM ẢNH SỞ HỮU
Một chương trình truyền hình PBS gọi là Affluenza diễn thuyết những gì mà
chương trình gọi là “tại hoại hiện đại của chủ nghĩa duy vật chất.” Chương trình
tuyên báo:
Một người Mỹ có mức lương trung bình mua sắm sáu tiếng một tuần trong khi chỉ
dành bốn mươi phút chơi với con.
Đến hai mươi tuổi, chúng ta đã xem tới một triệu chương trình quảng cáo.
Gần đây, càng nhiều người Mỹ tuyên bố phá sản hơn tuyên bố tốt nghiệp đại học.
Trong 90 phần trăm trường hợp li hôn thì tranh cãi về tiền bạc đóng vai trò nổi cộm
hơn hết.
Điều đánh động tôi trong chương trình này là không phải nó tranh luận chống lại
chủ nghĩa duy vật trên nguyên tắc đạo đức mà trên nguyên tắc thực dụng: Giàu vật
chất không làm cho chúng ta hạnh phúc.
Hãy lắng nghe một số người giàu có nhất trong thời của họ:
“200 triệu đô la đủ có thế giết chết bất cứ ai. Chẳng vui sướng chút nào trong số
tiền đó.”W. H. Vanderbilt
“Tôilà người khổ nhất trần gian.” John Jacob Astor
“Tôiđã kiếm được nhiều triệu đô-la, nhưng chúng không đem lại cho tôi hạnh
phúc” John D. Rockerfeller
“Những nhà triệu phú hiếm khi cười.” Andrew Carnegie
“Tôihạnh phúc hơn khi làm việc của một thợ máy.” Henry Ford
Chắc bạn đã đọc những câu chuyện về những gã trúng vé số, là những người khổ
hơn trước chỉ sau vài năm trúng vế số. Giàu có chẳng mang cho họ hạnh phúc như
họ hằng mơ ước, ngay cả gần với hạnh phúc cũng chẳng có.
Tại phi trường, Hugh Maclellan Jr. nhìn thấy một người qua đường trông vẻ lo
lắng.
“Có chuyện gì thế?” Hugh hỏi.
Nguời này thở dài: “Tôinghĩ cuối cùng rồi tôi sẽ có một ngày nghỉ cuối tuần cho
mình. Nhưng bây giờ tôi phải đi giám sát việc sửa nhà của tôi ở Florida.” Sầu não,
anh ngồi chờ cất cánh trên chiếc máy bay phản lực tư.
Đó là người có mọi sự, là điều hầu hết mọi người mơ ước; nhưng anh không thể
hưởng thụ ngày cuối tuần của mình. Anh bị nô lệ bởi tài sản mình. Chúng ta nghĩ
chúng ta sở hữu tài sản, nhưng thực ra chúng sở hữu quá nhiều chúng ta.
Chúng ta nghĩ chúng ta sở hữu tài sản, nhưng thực ra chúng sở hữu quá nhiều
chúng ta.
Không gì làm cho hành trình khó nhọc hơn bằng một túi ba lô nặng trịch đầy ắp
những thứ tốt nhưng không cần thiết. Những người hành hương đi mà không mang
theo nhiều.
ĐỘC TÀI VẬT CHẤT
Nanci và tôi đã sống trong ngôi nhà chúng tôi hai mươi ba năm. Trong chín năm
đầu, chúng tôi có tấm thảm màu cam xấu xí. Chúng tôi không bao giờ quan tâm
điều gì xảy ra với nó. Vào ngày chúng tôi lót tấm thảm mới, ai đó đã thắp một
ngọn nến. Đầu que diêm rơi xuống và đốt cháy một lỗ ở tấm thảm mới.
Ngày trước đó, chúng tôi chẳng hề bận tâm. Bây giờ chúng tôi lại giận dữ. Chúng
ta có tốt đẹp hơn khi có tài sản mới đẹp không?
Mỗi thứ chúng ta mua là thêm một thứ chúng ta bận tâm, thảo luận, lau chùi, sửa
chữa, sắp xếp lại, lo lắng và thay đổikhi nó hư.
Giả sử tôi có một máy truyền hình miễn phí. Bây giờ là gì đây? Tôi phải gắn nó với
ăn-ten hay đăng ký mua dịch vụ truyền hình cáp. Tôimua một bộ VCD mới hoặc
DVD. Tôithuê phim. Tôi phải mua dàn âm thanh. Tôi phải mua một bộ ghế tựa để
có thể xem chương trình thỏa mái. Mọi thứ này đều tốn kém và cũng mất nhiều
thời gian, năng lực và chú ý.
Thời gian tôi cống hiến cho TV và những tiện nghi phụ của nó nghĩa là tôi có ít
thời gian hơn thông côngvới gia đình, đọc Lời Chúa, cầu nguyện, và tiếp khách
hay giúp đỡ người túng thiếu.
Thế thì, giá thật của máy truyền hình “miễn phí” của tôi là bao nhiêu?
Đạt được tài sản có thể thúc đẩy tôi thay đổi quyền ưu tiên. Nếu tôi mua một chiếc
thuyền, thì tôi muốn biện minh chính đáng việc mua thuyền của tôi bằng cách sử
dụng chiếc thuyền và nó có thể đưa tôi xa gia đìnhhay hội thánh tôi thường xuyên,
khiến cho tôi không có mặt tham dự cuộc thi đấu bóng rổ của con gái tôi hoặc dạy
trường Chúa Nhật hoặc làm việc ở nhà trẻ.
Vấn đề không tại conthuyền hay truyền hình. Vấn đề là tôi. Đó là luật sống, chế độ
độc tài của vật sở hữu.
ĐUỔI GIÓ
Sa-lô-môn sáng tác hàng loạt câu nói khôn ngoan trong TrGv 5:10-15. Tôisẽ trích
từng câu với sự diễn ý của tôi:
“Kẻ ham tiền bạc chẳng hề chán lắc tiền bạc.” (c. 10). Bạn có càng nhiều, bạn
muốn càng nhiều.
“Kẻ ham của cải chẳng hề chán về huê lợi” (c.10). Bạn càng có, bạn càng ít thỏa
lòng.
“Hễ của cải thêm nhiều chừng nào, kẻ ăn cũng thêm nhiều chừng ấy” (c. 11).
Chúng ta có nhiều chừng nào, thì càng có nhiều người (kể cả chính phủ ) ăn theo.
“Chủ của cải được ích gì hơn là xem thấy nó trước mặt chăng?” (c. 11). Bạn có
nhiều chừng nào, bạn càng nhận biết nó chẳng ích gì cho bạn chừng ấy.
“Giấc ngủ của người làm việc là ngon, mặc dầu người ăn ít hay nhiều, nhưng sự dư
dật làm cho người giàu không ngủ được” (c. 12). Bạn càng có nhiều, bạn càng lo
lắng nhiều.
“Có một tai nạn dữ mà ta thấy dưới mặt trời: Ay là của cải nhà người chủ dành
chứa lại, trở làm hại cho mình” (c. 13). Bạn có chừng nào, bạn có thể hại mình
càng nhiều do nắm giữ nó.
“Hoặc vì cớ tai họa gì, cả của cải nầy sẽ mất hết” (c. 14). Bạn có càng nhiều, bạn
phải mất càng nhiều.
“Mình lọt ra khỏi lòng mẹ trần truồng thể nào, ắt sẽ trở về thế ấy, và về của huê lợi
của sự lao khổ mình, chẳng có vật gì tay mình đem theo được” (c. 15). Bạn có càng
nhiều, bạn bỏ lại càng nhiều.
Là một người giàu có nhất trên đời, Sa-lô-mô học biết rằng giàu không thỏa mãn.
Tất cả những gì giàu có thể làm là cho ông cơ hội lớn hơn để đuổi gió. Nhiều
người biết trước mình sẽ hết tiền trước khi tan thành mây khói, vì thế họ tìm đến
phép thuật để những gì họ không đủ khả năng chi trả làm họ thỏa lòng. Tiền của
Sa-lô-môn không bao giờ cạn. Ong thử mọi thứ, nói rằng: “Ta chẳng trừ điều gì
mắt mình ước ao, cũng chẳng cấm điều gì lòng mình ưa thích” (2:10).
Sa-lô-mô kết luận: “Đoạnta xem xét các công việc tay mình đã làm, và sự lao khổ
đã chịu để làm nó; kìa, mọi điều đó là sự hư không và theo luồng gió thổi, chẳng
có ích lợi gì hết dưới mặt trời” (c. 11).
Tại sao chúng ta cứ ngu dại mãi? Vì lòng chúng ta luôn đeo theo của cải. Chúng ta
bị cám dỗ tưởng rằng của cải dưới đất mà chúng ta thấy quanh chúng ta là của cải
thật thay vì là cái bóng của cải thật.
Nhưng của cải dưới đất có thể trở thành của cải trên trời. Q. W. Tozer nói:
Tiền cũng giống như thứ khác có thể biến dạng thành của cải đời đời. Tiền có thể
đổi thành thức ăn cho người đóivà quần áo cho người nghèo; tiền có thể giữ một
giáo sĩ năng nổ chinh phục những conngười hư mất đến ánh sáng phúc âm và cuối
cùng biến thành những giá trị thiên đàng. Bất kể tài sản tạm thời nào cũng có thể
chuyển thành của cải đời đời. Bất kể những gì dâng cho Đấng Christ thì ngay lập
tức biến thành của cải không bất tử.3
Nếu giàu có là một conbệnh, thì đâu là thuốc chữa? Nếu vật chất là chất độc, thì
đâu là thuốc giải độc?Phao-lô đưa ra một giải đáp:
Hãy răn bảo kẻ giàu ở thế gian nầy đừng kiêu ngạo và đừng để lòng trông cậy nơi
của cải không chắc chắn, nhưng hãy để lòng trông cậy nơi Đức Chúa Trời, là Đấng
mỗi ngày ban sự dư dật cho chúng ta được hưởng. Hãy răn bảo họ làm điều lành,
làm nhiều việc phước đức, kíp phân phát và phân chia của mình có, vậy thì dồn
chứa về ngày sau một cái nền tốt và bền vững cho mình, để cầm lấy sự sống thật.
(ITi1Tm 6:17-19)
Chú ý cách thể nào Phao-lô đưa chúng ta trở lại ngay với Nguyên Tắc Của Cải.
Khi ông nói ban cho để “dồnchứa về ngày sau một cái nền tốt và bền vững cho
mình,” ông chắc đang suy nghĩ trực tiếp đến lời Đấng Christ trong Mat Mt 6:1-34.
Tôi có mang theo một danh thiếp trong ví. Một mặt của danh thiếp có ghi “Đức
Chúa Trời sở hữu mọi của cải. Tôi là người quản trị đầu tư của Ngài.” Dưới dòng
chữ này là ba câu Kinh Thánh. Mặt bên kia ghi: “Đức Chúa Trời muốn tôi dùng
của cải thế gian nầy để thâu trữ của cải trên trời.” Bên đưới nữa là những lời của
Đấng Christ trong 6:1-34 và của Phao-lô trong ITi1Tm 6:1-21. Để danh thiếp gần
với tiền mặt của tôi là một sự nhắc nhở lớn về cái gì là thật. 4 Phao-lô nói rằng
“rộng rãi” và “sẵn lòng chia sẻ” và “dư dật trong mọi việc lành” cho phép chúng ta
“nắm giữ sự sống.” Cái gì đối nghịch với nó? Đời sống thứ cấp gọi là “đờisống”
duy vật chất.
Điều đó dẫn chúng ta đến chìa khóa thứ năm mở ra Nguyên Tắc Của Cải:
CHÌA KHÓA NGUYÊN TẮC CỦA CẢI 5
Ban cho là thuốc trị duy nhất chủ nghĩa duy vật.
Hành động ban cho là một sự nhắc nhở rõ ràng rằng tất cả là của Đức Chúa Trời,
không phải chúng ta. Đó là nói rằng tôi không phải là điểm chính, Ngài là điểm
chính. Ngài không hiện hữu vì tôi. Tôi hiện hữu vì Ngài. Tiền Đức Chúa Trời có
một mục đíchcao hơn sự giàu có của tôi. Ban cho là vui mừng đầu phục người lớn
hơn và cho lịch trình quan trọng hơn. Ban cho xác quyết quyền chúa tể của Đấng
Christ. Ban cho hạ bệ tôi và tôn cao Ngài. Ban cho bẻ gãy xiềng xích Ma-môn bắt
tôi làm nô lệ.
Bao lâu tôi càng giữ điều gì, thì tôi tin tôi càng sở hữu bấy lâu. Nhưng khi tôi cho,
tôi từ bỏ quyền kiểm soát, quyền hành và danh tiếng nhờ giàu có. Ngay lúc tôi giải
phóng nó, đèn bật lên. Bùa chú bị bẻ gãy. Tâm trí tôi trong sáng và tôi nhận biết
Đức Chúa Trời là chủ sở hữu, tôi là đầy tớ và người khác là những người thừa
hưởng những gì Đức Chúa Trời giao cho tôi.
Ban cho không tước lấy đặc quyền đặc lợi của tôi; nhưng ban cho chuyển đặc
quyền đặc lợi của tôi từ đất lên trời - từ cái tôi đến Đức Chúa Trời.
Chỉ có ban cho mới bẻ gãy cơn sốtgiàu có. Chỉ có ban cho mới tước bỏ tinh thần
cho mình có quyền tự quyết. Chỉ có ban cho mới bẻ gãy tôi khỏi lực hút trọng lực
của tiền và tài sản. Ban cho chuyển tôi đến tâm trọng lực mới - thiên đàng.
BÁNH BÙN Ở NƠI DƠ DÁY.
Sau khi phơi bày nghèo nàn thuộc linh của hội thánh Lao-đi-xê, ẩn dưới sự giàu có
của cải, Chúa Jesus chào mời của cải thật: “Ta khuyên ngươi hãy mua vàng thử lửa
của ta, hầu cho ngươi trở nên giàu có”(KhKh 3:17-18).
Phi-e-rơ cho chúng ta biết khi Đấng Christ trở lại, thế giới “sẽbị lửa hủy diệt” và
“thế gian và mọi sự trong thế gian sẽ bày ra” (IIPhi 2Pr 3:10). Điều đó nghe có sầu
não không? Không nên như thế. Thật là sầu não nếu thế gian là nhà của chúng ta.
Nhưng không như thế! Thật là sầu não nếu chúng ta không dùng đời sống hiện tại
và vật lực của chúng ta tạo sự khác biệt cho sự đời đời. Nhưng chúng ta có thể!
S. Lewis diễn ý thế này:
Chúng ta là tạo vật nửa lòng, ngu dại trước chè chén, tình dục và tham vọng khi
người ta tặng niềm vui hữu hạn cho chúng ta, như một chú bé khờ dại muốn đi làm
những chiếc bánh bùn ở nơi dơ dáy vì cậu không thể hình dung được mời đi biển
có nghĩa gì. Chúng ta quá dễ dàng thỏa mãn. 5
Ngay cả nhiều Cơ đốc nhân đã mãn nguyện một đời sống vật chất không làm mình
thỏa lòng, như việc làm bánh đất nơi bùn lầy.
Có một thứ tốt hơn nhiều mọi thứ thế gian có thể ban tặng - của cải đời đời và vui
mừng khôn xiết.
Bạn muốn của cải và vui mừng này, phải không? Nhưng có lẽ bạn có một số thắc
mắc thực tiễn về sự ban cho, hoặc bạn không chắc khởi đầu từ đâu.
Hãy đọc tiếp.
KHỞI ĐẦU
Tôi đã từng giữ nhiều thứ trong tay và tôi đã mất chúng tất cả. Nhưng hễ thứ gì tôi
đặt trong tay Đức Chúa Trời, thì tôi vẫn sở hữu nó.
Martin Luther
Đối với nhiều người, việc Sam Houston, một quân nhân và một chính trị gia sáng
ngời, đến với Đấng Christ là một sự ngạc nhiên. Sau khi nhận lễ báp-tem, Houston
nói ông muốn trả một nửa tiền lương cho mục sư địa phương. Khi có người hỏi
ông tại sao, ông liền trả lời “Túi tiền của tôi cũng được báp-tem.”
Giống như Sam Houston, bạn có lẽ hiểu rằng đời sống Cơ đốc nhân là không thể
tách khỏi sự ban cho. Nhưng bạn có lẽ hoang mang: Tôikhởi đầu từ đâu?
Nơi thích hợp là nơi Đức Chúa Trời khởi đầu với condân Ngài trong Cựu Ước:
“Phàm thuế một phần mười thổ sản, bất kỳ vật gieo hay là hoa quả của cây, đều
thuộc về Đức Giê-hô-va; ấy là một vật thánh, biệt riêng ra cho Đức Giê-hô-va”
(LeLv 27:30).
Nghĩa của từ phần mười là “một phần mười”. Mười phần trăm phải được dâng lại
cho Đức Chúa Trời. Cũng có những của dâng tự ý, nhưng 10 phần trăm là bắt
buộc.
ChCn 3:9 cho biết: “Hãy lấy tài vật và huê lợi đầu mùa của con, mà tôn vinh Đức
Giê-hô-va” (nhấn mạnh của con). Con dân Đức Chúa Trời dâng cho Ngài trước
hết, không phải sau cùng.
Khi condân Ngài không dâng như họ phải làm, Ngài phán: “Người ta có thể ăn
trộm Đức Chúa Trời sao? Mà các ngươi ăn trộm ta. Các ngươi nói rằng: chúng tôi
ăn trộm Chúa ở đâu? Các ngươi đã ăn trộm trong các phần mười và trong các của
dâng. Các ngươi bị rủa sả, vì các ngươi, thảy đều ăn trộm ta. Các ngươi hãy đem
hết thảy phần mười vào kho, hầu cho có lương thực trong nhà ta” (MaMl 3:10).
Chúa Jesus phê duyệt một phần mười bắt buộc, ngay cả những việc nhỏ (Mat Mt
23:23). Nhưng không có đề cập đến một phần mười sau các sách Phúc Am. Không
thấy mạng lịnh hay bãi bỏ nào liên quan đến một phần mười và thế là có sự tranh
cãi nóng bỏng giữa những Cơ đốc nhân về việc có phải dâng một phần mười vẫn là
điểm khởi đầu dâng hiến hay không.
Tôi có những cảm giác pha trộn vấn đề này. Tôi ghét nghi lễ giáo điều. Tôi thật sự
không muốn cố đổ rượu mới vào bình da cũ, áp đặt những giới hạn của Giao Ước
Đầu Tiên đã được thay thế trên Cơ đốc nhân. Mọi gương dâng hiến trong Tân Ước
vượt xa một phần mười. Tuy nhiên, không ai lại không thiếu sót.
Có một chân lý bất di bất dịch đằng sau khái niệm dâng cho Đức Chúa Trời những
huê lợi đầu mùa. Dẫu một phần mười vẫn là thước đo của những huê lợi này hay
không, thì tôi tự hỏi: Đức Chúa Trời có trông mong con dân Ngài trong Giao Ước
Mới dâng ít hay nhiều không? Chúa Jesus nâng cao mức độ thuộc linh; Ngài không
bao giờ hạ thấp (Mat Mt 5:27-28).
NHỮNG BÁNH TẬP LUYỆN
Có lẽ bạn tin duy nhất vào “ban cho ân điển” và bất đồng với những tổ phụ hội
thánh như Origen, Jerome và Augustine. Những người này dạy rằng một phần
mười là yêu cầu dâng hiến tối thiểu cho Cơ đốc nhân. 6 Nhưng ổn không khi hỏi
rằng: “Lạy Chúa, Ngài thật trông đợi ít ở con - là người có Thánh Linh Ngài bên
trong và sống trong một xã hội giàu có nhất trong lịch sử nhân loại - hơn là Ngài
đòi hỏi người Y-sơ-ra-ên nghèo nhất không?
Hầu hết mọi nghiên cứu chỉ rằng Cơ đốc nhân Mỹ dâng trung bình2 và 3 phần
trăm thu nhập của họ. Một báo cáo Nghiên Cứu của Barna năm 2001 cho thấy:
Trong số những người lớn tái sinh thì có tăng 44 phần trăm số người không dâng gì
năm ngoái. So với năm 1999, dâng hiến trên đầu người cho hội thánh năm 2000
giảm 19 phần trăm. Một phần ba người lớn tái sinh nói họ dâng một phần mười
năm 2000, nhưng đốichiếu với sự dâng hiến đúng mức, thì thu nhập cả gia đình
cho thấy chỉ một phần tám dâng hiến như thế. 7
Sống trong một xã hội giàu có mà “dâng hiến ân điển” chỉ là một phần nhỏ so với
tiêu chuẩn Giao Ước Đầu Tiên thì có ổn không? Bất kể điều gì chúng ta đang dạy
về dâng hiến hôm nay, hoặc không đúng với Thánh Kinh hoặc chúng ta không
vâng lời, thì sứ điệp cũng không thể nào thông suốt được.
Một phần mười là phương pháp lịch sử của Đức Chúa Trời để đưa chúng ta vào
con đường dâng hiến. Theo nghĩa đó, dâng hiến có thể xem như một cánh cổngmở
ra vui mừng ban cho ân điển. Cho rằng dâng một phần mười là điểm đíchlà không
đúng, nhưng nó có thể vẫn là điểm xuất phát tốt. (Ngay cả dưới Giao Ước Đầu
Tiên, nó không phải là điểm dừng - đừng quên những của dâng tự ý.)
Dâng một phần mười không phải là trần ban cho; nó chỉ là sàn ban cho. Nó không
phải là đường về đíchban cho; nó chỉ là bàn đạp khởi đầu. Một phần mười có thể
là những bánh xe tập luyện để đưa chúng ta vào khuôn khổ, khả năng và thói quen
ban cho.
Ma-la-chi nói rằng dân Y-sơ-ra-ên ăn trộm Đức Chúa Trời không chỉ bằng việc giữ
lại một phần mười bắt buộc mà còn những “của dâng” tự nguyện. Họ ăn trộm Đức
Chúa Trời vì dâng ít của dâng hơn Ngài mong đợi. Nếu họ có thể ăn trộm Đức
Chúa Trời bằng những của dâng thiếu, chúng ta ngày nay không thể làm thế sao?
Phao-lô khuyến khích ban cho tự nguyện, nhưng cũng mô tả sự ban cho như thế là
“vâng lời” (IICo 2Cr 9:13). Đức Chúa Trời mong đợi nhiều nơi chúng ta. Dẫu rằng
các của dâng là tự nguyện, nhưng dâng ít hơn Ngài mong đợi là ăn trộm Ngài.
Dĩ nhiên, Đức Chúa Trời không mong đợi hết thảy chúng ta dâng một khoản giống
nhau. Chúng ta nên dâng theo tỉ lệ Ngài ban phước cho chúng ta (PhuDnl 16:10,
16-17).
Một số người nói: “Chúng ta dâng cao dần. Chúng ta khởi đầu 5 phần trăm.” Điều
đó giống như nói rằng: “Trước đây tôi ăn trộm sáu tiệm bán đồ tiện nghi một năm.
Năm nay, bởi ân điển, tôi sẽ ăn trộm chỉ ba thôi.”
Điểm chính ở đây không phải ăn trộm Đức Chúa Trời ít - đó là đừng ăn trộm Đức
Chúa Trời gì cả.
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua cai

More Related Content

Similar to Nguyen tac cua cai

40 dieutamniemmuachay1
40 dieutamniemmuachay140 dieutamniemmuachay1
40 dieutamniemmuachay1
Winter Sea
 
40 dieutamniemmuachay1
40 dieutamniemmuachay140 dieutamniemmuachay1
40 dieutamniemmuachay1
Tuyet Tran
 
Nhà giả kim
Nhà giả kimNhà giả kim
Nhà giả kim
knet1304
 
Bí mật Phan Thiên Ân
Bí mật Phan Thiên ÂnBí mật Phan Thiên Ân
Bí mật Phan Thiên Ân
Hieu Phong
 
Chu Nhat 28 Thuong Nien B
Chu Nhat 28 Thuong Nien BChu Nhat 28 Thuong Nien B
Chu Nhat 28 Thuong Nien B
ledinhthienan
 
Chu Nhat 28 Thuong Nien B
Chu Nhat 28 Thuong Nien BChu Nhat 28 Thuong Nien B
Chu Nhat 28 Thuong Nien B
ledinhthienan
 
Chua nhat 18 qn c- 4aug2013
Chua nhat 18 qn   c- 4aug2013Chua nhat 18 qn   c- 4aug2013
Chua nhat 18 qn c- 4aug2013
thuy_mk
 

Similar to Nguyen tac cua cai (20)

40 dieutamniemmuachay1
40 dieutamniemmuachay140 dieutamniemmuachay1
40 dieutamniemmuachay1
 
40 dieutamniemmuachay1
40 dieutamniemmuachay140 dieutamniemmuachay1
40 dieutamniemmuachay1
 
So 185
So 185So 185
So 185
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copeland
 
So 152
So 152So 152
So 152
 
So 152
So 152So 152
So 152
 
Nhà giả kim
Nhà giả kimNhà giả kim
Nhà giả kim
 
So 117
So 117So 117
So 117
 
So 117
So 117So 117
So 117
 
Mẫu cầu nguyện Taize 4: Chờ Chúa đến
Mẫu cầu nguyện Taize 4: Chờ Chúa đếnMẫu cầu nguyện Taize 4: Chờ Chúa đến
Mẫu cầu nguyện Taize 4: Chờ Chúa đến
 
Ton giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong deTon giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong de
 
Ton giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong deTon giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong de
 
CUỘC SỐNG THÚ VỊ.docx
CUỘC SỐNG THÚ VỊ.docxCUỘC SỐNG THÚ VỊ.docx
CUỘC SỐNG THÚ VỊ.docx
 
Bí mật Phan Thiên Ân
Bí mật Phan Thiên ÂnBí mật Phan Thiên Ân
Bí mật Phan Thiên Ân
 
So 156
So 156So 156
So 156
 
Chu Nhat 28 Thuong Nien B
Chu Nhat 28 Thuong Nien BChu Nhat 28 Thuong Nien B
Chu Nhat 28 Thuong Nien B
 
Chu Nhat 28 Thuong Nien B
Chu Nhat 28 Thuong Nien BChu Nhat 28 Thuong Nien B
Chu Nhat 28 Thuong Nien B
 
Chua nhat 18 qn c- 4aug2013
Chua nhat 18 qn   c- 4aug2013Chua nhat 18 qn   c- 4aug2013
Chua nhat 18 qn c- 4aug2013
 
So 175
So 175So 175
So 175
 
So 175
So 175So 175
So 175
 

More from co_doc_nhan (20)

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
 
Truong nhan su
Truong nhan suTruong nhan su
Truong nhan su
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
 
Thuat lanh dao
Thuat lanh daoThuat lanh dao
Thuat lanh dao
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 

Nguyen tac cua cai

  • 1. Nguyên Tắc Của Cải Tác giả: Randy Alcorn Giới thiệu Chương I: Của Cải Chôn Giấu Chương II: Vui Mừng Kép Chương III: Chăm Sự Đời Đời Chương IV: Những Rào Chắn Ban Cho Chương V: Khởi Đầu Chương VI: Vì cơ hội hiện lúc này Chú Giải GIỚI THIỆU Suốt đời bạn đã săn tìm của cải. Bạn đã và đang lục tìm một người hoàn thiện và một nơi hoàn hảo. Chúa Jesus là người đó;thiên đàng là nơi đó. Vậy, nếu bạn là một Cơ Đốc Nhân, bạn đã gặp người đó rồi và bạn đã hướng tới đó rồi. Nhưng có một vấn đề. Bạn chưa đang sống với người đó và chưa đang sống trong nơi đó! Bạn có lẽ tham dự hội thánh đều đặn, cầu nguyện và đọc Kinh Thánh. Nhưng cuộc sống vẫn cứ khó nhọc kham khổ, phải không? Vì trách nhiệm, bạn lê những bước chân nặng nhọc trên mặt đất khô cằn không cây cỏ, mong ước được vui mừng mà bạn không thể tìm được, và của cải lẩn tránh bạn. Chúa Jesus thuật lại một câu chuyện như thế. Câu chuyện nói về một của cải chôn giấu, một khi khám phá, sẽ mang lại niềm vui đổi đời. Nhưng trước khi chúng ta khởi hành cuộc hành trình ngắn này, tôi muốn bạn biết một điều. Có một số sách cố giục bạn ban cho trong tội lỗi. Đây không phải là một trong những sáchđó. Sách này nói về một điều khác - vui mừng ban cho. Nguyên tắc Của Cải lâu nay đã bị chôn vùi và đến lúc chúng ta khai quật nó. Đó là một ý tưởng đơn giản nhưng sâu sắc - với những ngụ ý cấp tiến. Một khi bạn nắm lấy và thực hành, thì mọi thứ sẽ chẳng bao giờ như xưa nữa. Và hãy tin tôi, bạn sẽ không muốn mọi thứ như cũ. Khi bạn khám phá niềm vui bí mật của Nguyên Tắc Của Cải, Tôibảo đảm rằng bạn sẽ không bao giờ hài lòng với số ít. CỦA CẢI CHÔN GIẤU Nguời khôn là người cho những gì mình không thể giữ để được những gì mình không thể mất.
  • 2. Jim Ellot Vào một chiều nóng bức, có một người Hê-bơ-rơ một mình bách bộ với cây gậy trong tay. Vai anh chùn xuống, đôigiày thì phủ đầy bụi bẩn, và áo dài đẫm ướt mồ hôi. Nhưng anh không dừng lại nghỉ chân. Anh có công việc khẩn trong thành phố. Anh rẽ khỏi đường vào một cánh đồng, tìm một conđường tắt. Chủ điền chắc không để ý - khách bộ hành được sự cho phép của người chủ này. Cánh đồng chỗ cao chỗ thấp. Để giữ thăng bằng, anh chọc gậy xuống đất bẩn. Đùng. Cây gây đụng phải cái gì cứng Anh dừng lại, chau mày và lại chọc. Đùng. Có cái gì dưới đó, không phải đá. Người lữ khách mệt nhọc tự nhủ mình không thể chần chừ được. Nhưng sự hiếu kỳ không để anh đi. Anh chọc mạnh vào đất. Có cái gì phản chiếu một miếng gì đó dưới cái nắng mặt trời. Anh qùi xuống và bắt đầu đào. Năm phút sau, anh đào thấy nó, đó là một cái thùng có viền bằng vàng. Chỉ nhìn thôi cũng biết nó đã ở đó nhiều thập kỷ. Tim đập mạnh, anh đập vỡ ổ khóa đã rỉ sắt và mở nắp. Oi! Những đồng tiền vàng! Vàng bạc! Đá quý đủ mọi sắc màu! Một kho báu quý giá hơn hết thảy những gì anh từng mơ tưởng. Tay run run, người lữ khách kiểm tra những đồng tiền, chúng được phát hành tại Rô-ma hơn bảy mươi năm về trước. Người giàu nào đó chắc đã chôn cái hộp này ở đây nhưng lại qua đời độingột, và thế là bí mật nơi chôn giấu của cải đồng chết luôn với người giàu này. Chẳng có một bóng nhà nào gần đó. Chắc là chủ điền hiện nay không có đầu mối chỉ ra của cải này ở đây. Người lữ khách đóng nắp, chôn cái rương và làm dấu nơi cất giấu. Anh quay lại hướng về nhà - bây giờ anh không còn đi nặng nề nữa. Anh nhảy tung tăng như một chú bé, cười rạng rỡ. Thật là một sự tìm kiếm kỳ diệu! Không thể tin nổi! Mình phải có của cải đó! Nhưng mình không thể đơn giản lấy nó - như thế là ăn cắp. Bất cứ ai sở hữu cánh đồng sở hữu mọi thứ trong đó. Nhưng làm sao mình có đủ tiền mua nó? Mình sẽ bán nông trại…, mùa vụ…, tất cả nông cụ… và cả con bò đạt giải của mình. Vâng, nếu mình bán tất cả, chắc đủ! Từ lúc khám phá, đời sống người lữ khách thay đổi. Của cải chi phối suy nghĩ của anh và trở thành những gì anh thấy trong những giấc mơ. Đó là điều anh hay nói đến và trung tâm lực hút mới của anh. Của cải này luôn đeo bám mọi bước đường mới của người lữ khách trong tâm trí. Anh kinh nghiệm một sự thay đổi cấp tiến và sự thay đổinày là mẫu sống mới của anh. Câu chuyện này được Chúa Jesus tóm gọn bằng một câu đơn giản: “Nước thiên đàng giống như của báu chôn trong một đám ruộng kia. Một người kia tìm được thì giấu đi, vui mừng mà trở về, bán hết gia tài mình, mua đám ruộng đó. (Mat Mt
  • 3. 13:44). KẾT NỐI TIỀN BẠC Câu chuyện ngụ ngôn về của báu giấu kín trên là một trong nhiều sự trưng dẫn của Chúa Jesus liên quan đến tiền bạc và tài sản. Thực ra, 15 phần trăm những gì Đấng Christ truyền dạy liên quan đến chủ đề này - hơn cả những bài giảng của Ngài về Thiên Đàng và địa ngục cộng lại. Tại sao Chúa Jesus nhấn mạnh đến tiền bạc và tài sản nhiều như thế? Vì có một sự kết nối cơ bản giữa đời sống thuộc linh và cách chúng ta suy nghĩ và xử lý tiền bạc như thế nào. Có thể chúng ta chia tách đức tin và tài chính của chúng ta, nhưng Đức Chúa Trời xem chúng là bất phân li. Đức Chúa Trời xem đức tin và tài chánh của chúng ta là bất phân li. Cách đây nhiều năm, trên một chuyến bay tôi đã nhận ra điều này trong khi đọc Lu-ca 3. Giăng Báp-tít đang giảng cho những đoàn dân, tụ lại nghe giảng và chịu báp-têm. Ba nhóm người khác nhau hỏi ông rằng họ nên làm gì để kết trái của sự ăn năn. Giăng đưa ra ba đáp án. Mọi người nên chia sẻ quần áo và lương thực với những người nghèo (c. 11). Những người thâu thuế không nên bỏ túi tiền đóng thêm (c. 13). Quân lính nên bằng lòng với đồng lương mình và không hà hiếp để có tiền (c. 14). Mỗi lời giải đáp liên hệ đến tiền và tài sản. Nhưng không ai hỏi Giăng về điều đó! Họ hỏi nên làm gì để chứng tỏ trái của sự biến cải thuộc linh. Vậy, tại sao Giăng không thảo luận những chuyện này? Đang ngồi trên máy bay, tôi nhận ra rằng cách tiếp cận tiền và của cải của chúng ta không chỉ quan trọng, mà còn là trung tâm đời sống thuộc linh của chúng ta. Với Đức Chúa Trời nó có quyền ưu tiên cao đến nỗi Giăng Báp-tít không thể thảo luận vấn đề thuộc linh mà không nói đến cách quản lý tiền bạc và tài sản như thế nào. Cũng ý tưởng đó đã nảy ra trong tôi trong một phân đoạn khác. Xa-chê thưa Chúa Jesus: “Lạy Chúa, nầy, tôi lấy nửa gia tài mình mà cho kẻ nghèo và nếu có làm thiệt hại ai, bất kỳ việc gì, tôi sẽ đền gấp tư” (LuLc 19:8). Chúa Jesus đáp: “Hôm nay sự cưú rỗi đã vào nhà nầy” (c. 9). Cách tiếp cận tiền bạc mới và cấp tiến của Xa-chê chứng minh rằng lòng ông đã được biến cải. Rồi, lại có những người cải đạo tại Giê-ru-sa-lem sốt sắng bán tài sản để giúp những người thiếu thốn (Cong Cv 2:45, 4:32-35). Và những người Ê-phê-sô theo thuyết huyền bí chứng minh sự họ cải đạo là chân thật khi thiêu đốthết sách ma thuật mà trị giá ngày nay đến hàng triệu đô-la (19:19). Người đàn bà goá nghèo dâng hai đồng tiền. Chúa Jesus khen ngợi bà: “Người goá nghèo nầy đã bỏ hết của mình có, là hết của có để nuôi mình” (Mac Mc 12:44).
  • 4. Trong một sự tương phản rõ nét nhất, Chúa Jesus đã nói về một người giàu tiêu xài tài sản cho mình. Người nầy kế hoạch đập phá những kho chứa cũ và xây lại những kho lớn hơn để chứa của cải hầu cho ông có thể về hưu non và hưởng thụ cuộc sống. Nhưng Đức Chúa Trời gọi người trai trẻ giàu là ngu, nói rằng: “Chính đêm nay linh hồn ngươi sẽ bị đòi lại, vậy những của cải ngươi đã sắm sẵn sẽ thuộc về ai?” (LuLc 12:20). Một bản án lớn nhất chống lại ông - và bằng chứng về tình trạng thuộc linh của ông - rằng ông giàu với chính mình, nhưng không giàu vơí Đức Chúa Trời. Khi người trai trẻ hỏi ép Chúa Jesus làm cách nào để hưởng sự sống đời đời, Chúa Jesus phán bảo: “Hãy đi bán hết gia tài mà bố thí cho kẻ nghèo, thì ngươi sẽ có của qúi ở trên trời; rồi hãy đến mà theo ta” (Mat Mt 19:21). Người trai trẻ này bị ám ảnh của cải dưới đất. Chúa Jesus kêu gọi người này đến một điều cao hơn - tài sản trên trời. Chúa Jesus biết rằng tiền và tài sản là chúa của loài người. Ngài biết rằng con người sẽ không phụng sự Ngài trừ khi họ hạ bệ thần tài của mình. Nhưng người trai trẻ xem giá đó quá lớn. Buồn bã, anh ta bước khỏi của cải thật. KHÔN HAY DẠI? Người trai trẻ này không sẵn lòng từ bỏ mọi sự để có của qúi lớn hơn, nhưng người lữ khách của chúng ta trong đám ruộng thì lại sẵn lòng. Tại sao? Vì người lữ khách hiểu những gì mình sẽ được. Bạn có cảm thấy hối tiếc cho người lữ khách không? Sự khám phá làm ông hao tốn hết tiền bạc. Nhưng chúng ta không xót thương cho người này, chúng ta ganh tị vơí người này! Sự hy sinh của anh mờ nhạt khi so sánh với phần thưởng của anh. Hãy suy xét tỉ lệ được-mất - được trội nhiều hơn mất. Người lữ khách hy sinh tạm thời để được phần thưởng đời đời. “Ông mất hết tất cả,” bạn có lẽ than vãn cho ông. Vâng, nhưng ông được mọi sự hữu dụng. Nếu chúng ta bỏ qua cụm từ “trong sự vui mừng,” chúng ta đánh mất tất cả. Người trai trẻ không hoán đổi của cải ít hơn để được của cải nhiều hơn trong sự khốn khổ vì trách nhiệm nhưng trong sự vui mừng. Ông chắc đã trở thành một kẻ dại nếu không làm đúng như những gì ông đã làm. Câu chuyện của Chúa Jesus về của cải trong đám ruộng là một bài học hữu hình về của qúi trên trời. Dĩ nhiên, bất kể giá trị tài sản trên đất lớn cỡ nào, thì cũng vô giá trị trong cõi đời đời. Thực chất, chính đây là loại của cải này mà conngười đánh mất một đời theo đuổi. Chúa Jesus kêu gọi chúng ta đổinhững gì chúng ta cho là có giá trị - của cải dưới đất tạm bợ - để đổi lấy những gì có giá trị thật - của cải trên trời đời đời. Đa-vít nói về của cải này: “Tôivui vẻ về lời (lời hứa) Chúa, khác nào kẻ tìm được mồi lớn” (Thi Tv 119:162). Hứa ngôn của Đức Chúa Trời là của cải đời đời, và
  • 5. khám phá chúng mang lại niềm vui lớn. Trong Ma-thi-ơ 6, Chúa Jesus hoàn toàn mở ra một nền tảng của điều tôi gọi là Nguyên Tắc Của Cải. Đây là một trong những lời dạy của Ngài mà chúng ta thường bỏ qua nhất. “Các ngươi chớ chứa của cải ở dưới đất, là nơi có sâu mối, ten rét làm hư, và kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy; nhưng phải chứa của cải ở trên trời, là nơi chẳng có sâu mối, ten rét làm hư, cũng chẳng có kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy. Vì chưng của cải ngươi ở đâu, thì lòng ngươi cũng ở đó.” (Mat Mt 6:19-21) Hãy suy xét điều Chúa Jesus nói: “Các ngươi chớ chứa của cải ở dưới đất.” Tại sao không? Vì của cải dưới đất là xấu, phải không? Không, vì chúng không tồn tại mãi. Kinh Thánh nói: “Conhá liếc mắt vào sự giàu có sao?Nó chẳng còn nữa rồi; vì nó quá hẳn có mọc cánh, và bay lên trên trời như chim ưng vậy” (ChCn 23:5). Đây thật là câu nói hình bóng. Lần tới bạn có mua một tài sản trúng giải nào, thì hãy tưởng tượng nó mọc cánh và vụt mất. Chẳng chóng thì chầy, nó sẽ biến mất. Nhưng khi Chúa Jesus cảnh báo chúng ta đừng thâu trữ của cải trên đất vì tiền tài không chỉ có thể mất, mà còn luôn luôn mất. Hoặc nó lìa chúng ta đang khi chúng ta sống, hoặc chúng ta lìa nó khi chúng ta qua đời. Không ngoại lệ nào. Hãy tưởng tượng bạn sống vào cuối cuộc Nội Chiến. Bạn đang sống ở miền Nam, nhưng bạn là một người miền Bắc. Bạn dự tính chuyển nhà ngay sau khi chiến tranh kết thúc. Trong khi ở miền Nam, bạn tíchlũy nhiều tiền của liên minh miền Nam (Confederate). Bây giờ, giả sử bạn biết sự thật là miền Bắc sẽ chiến thắng và kết thúc chiến tranh đang cận kề, thì bạn sẽ làm gì với số tiền của liên minh Miền Nam? Thâu trữ của cải dưới đất không chỉ đơn thuần sai mà dại. Nếu bạn khôn khéo, chỉ có một giải đáp. Bạn nên đổitiền liên minh Miền Nam để lấy tiền Mỹ - đồng tiền duy nhất có giá trị một khi chiến tranh qua đi. Chỉ giữ đủ tiền liên minh miền Nam để đáp ứng nhu cầu tạm thời của bạn. Là một Cơ đốc nhân, bạn biết chuyện nội bộ mang tính sự kiện về một sự đảo lộn gây chấn động toàn cầu khi Chúa Jesus trở lại. Sau đây là lời mách nhỏ làm ăn tối hậu cho những người trong cuộc. Tiền dưới đất sẽ thành vô giá khi Đấng Christ trở lại - hoặc khi bạn chết, bất kể sự kiện nào xảy ra trước. (Và một trong hai sự kiện đó có thể xảy ra bất cứ lúc nào.) Những chuyên gia về đầu tư được biết đến như những người báo giờ thị trường; họ đọc hiểu những dấu chỉ thị trường chứng khoán sẽ tụt dốc, thế là họ đề nghị chuyển ngay lập tức tiền qũi vào những bộ máy giữ tiền đánh tin cậy hơn như thị trường tiền tệ, trái phiếu kho bạc hay chứng chỉ ký thác. Chúa Jesus thi hành chức năng ở đây như một người định giờ cao cấp cho thị
  • 6. trường. Ngài bảo chúng ta chuyển đổi tất cả bộ máy đầu tư của chúng ta một lần đủ cả. Ngài dạy chúng ta chuyển tiền qũi từ đất (là của cải tan biến và sẵn sàng lặn mất mãi mãi) lên trời (là của cải hoàn toàn đáng tin cậy và được Đức Chúa Trời bảo đảm và của cải này sẽ đến sớm để mãi mãi thay thế nền kinh tế dưới đất). Sự tiên báo tài chánh của Đấng Christ cho thế gian thật ảm đạm - Nhưng Ngài không ngần ngại cho biết đầu tư trên trời, nơi mọi chỉ số thị trường đều dương đời đời và có chiều hướng lên giá. Chẳng có gì sai với tiền miền Nam miễn là bạn hiểu được giới hạn của nó. Nhận biết giá trị tạm bợ của nó chắc có ảnh hưởng cấp tiến đến chiến lược đầu tư của bạn. Tíchlũy tài sản kếch sù dưới đất mà bạn không thể cầm giữ lâu được là đồng nghĩa với việc trữ tiền miền Nam mặc dù bạn biết tiền đó sẽ ra vô giá. Theo Chúa Jesus, thâu trữ của cải dưới đất không chỉ đơn thuần sai mà dại. MỘT TÂM TRÍ CỦA CẢI Chúa Jesus không chỉ cho chúng ta biết chỗ không nên trữ của cải. Ngài còn cho lời khuyên đầu tư tốt nhất mà bạn đã từng nghe: “Các ngươi hãy thâu trữ của cải trên trời” (Mat Mt 6:20). Nếu bạn ngưng đọc sớm quá, bạn sẽ cho rằng Đấng Christ chống lại việc chúng ta thâu trữ của cải cho chính chúng ta. Không, Ngài hoàn toàn tán thành! Đúng ra, Ngài mệnh lệnh điều đó. Chúa Jesus có toan tính của cải. Ngài muốn chúng ta thâu trữ của cải. Ngài chỉ bảo chúng ta thôi trữ của cải ở chỗ sai và nên bắt đầu tích của cải đúng chỗ! “Thâu trữ cho chính các ngươi. ” Điều đó há không có vẻ lạ sao khi Chúa Jesus lệnh chúng ta làm điều đó cho lợi íchtốt nhất của chúng ta? Đó không íchkỷ sao? Không. Đức Chúa Trời trông mong và mạng lệnh chúng ta hành động cho lợi ich riêng nhưng được soi dẫn. Ngài muốn chúng ta sống làm vinh hiển Ngài, và điều gì vinh hiển Ngài là tốt cho chúng ta. Như John Piper đã nói: “Đức Chúa Trời vinh hiển nhất trong chúng ta khi chúng ta thỏa lòng nhất trong Ngài.” Đức Chúa Trời trông đợi chúng ta hành động cho lợi ích riêng nhưng được soi dẫn Khi chúng ta theo đuổi lợi riêng trên chi phí của người khác là vị kỷ. Nhưng Đức Chúa Trời không có số của cải giới hạn để phân phát. Khi bạn trữ của cải cho chính bạn trên trời thì sẽ không giảm của cải có sẵn cho những người khác. Thực ra, nhờ hầu việc Đức Chúa Trời và những người khác mà chúng ta thâu trữ của cải trên trời. Mọi người đều được; không ai mất. Chúa Jesus đang nói đến vui mừng bị hoãn lại. Người lữ khách tìm được của cải trong đám ruộng trả một giá cao hiện tại bằng cách trút bỏ tất cả có được - nhưng chẳng bao lâu anh lại được của cải quá chừng. Hễ chừng nào mắt anh cònchăm xem của cải đó, thì chừng đó anh còn vui mừng hy sinh một thời gian gắn. Sự vui
  • 7. mừng hiện diện, vì thế sự sung sướng hoàn toàn không cònhoãn lại. Vui mừng hiện tại đến từ việc trông đợi vui mừng ở tương lai. “Của cải trên trời” là gì? Nó bao gồm quyền hành (LuLc 19:15-19), gia tài (Mat Mt 19:21), và khoái lạc (Thi Tv 16:11). Chúa Jesus hứa rằng hễ ai hy sinh trên đất sẽ nhận “trăm lần hơn” trên trời (Mat Mt 19:29). Nghĩa là 10.000 phần trăm - thật một sự đổilại quá mức! Dĩ nhiên, Đấng Christ là tài sản cao qúi nhất của chúng ta. Mọi thứ khác mờ nhạt khi so sánh với Ngài và với sự vui mừng nhận biết Ngài (Phi Pl 3:7-11). Về con người, Chúa Jesus là tài sản hàng đầu của chúng ta. Về địa danh, thiên đàng là tài sản hàng thứ hai của chúng ta. Tài sản và những phần thưởng đời đời là tài sản hàng ba của chúng ta. (Bạn sống cho ai? Bạn sống vì nơi nào? Bạn sống vì tài sản nào?) “Hãy thâu trữ cho bạn của cải trên trời.” Tại sao? Vì đó là đúng? Không chỉ thế mà còn khôn vì những của cải này tồn tại. Chúa Jesus tranh luận đến điều tận cùng nhất. Lời Chúa Jesus không phải là một sự kêu gọi cảm xúc; mà đó là một sự kêu gọi hợp lý: Hãy đầu tư vào những gì có giá trị đời đời. Bạn sẽ không bao giờ thấy người chết mang theo vật dụng gia đình? Tại sao? Vì bạn không thể đem chúng đi cùng. Chớ sợ khi người nào trở nên giàu có, Lúc sự vinh hiển nhà người ấy tăng lên; Vì khi ngươi chết chẳng đem đi gì được, Sự vinh hiển cũng không theo ngươi xuống mồ mả đâu. (Thi Tv 49:16-17) John D. Rockerfeller là một trong những người đàn ông giàu có nhất đã từng sống. Sau khi ông qua đời, có người hỏi nhân viên kế toán của ông: “Ong John D. Rockerfeller để lại bao nhiêu tiền?” Lời đáp lại lấy làm khuôn mẫu: “Ong để lại…tất cả. ” Bạn không thể mang của cải theo. Nếu quan điểm này rõ ràng trong trí bạn, thì bạn sẵn sàng lắng nghe bí quyết Nguyên Tắc Của Cải. NGUYÊN TẮC CỦA CẢI Chúa Jesus nhận lẽ thật sâu nhiệm đó “Bạn không thể mang của cải theo” và thêm phần bổ nghĩa ấn tượng vào. Bằng cách bảo chúng ta thâu trữ của cải cho chúng ta trên trời, Ngài đem lại cho chúng ta một luận đề nín thở, cái mà tôi gọi là Nguyên Tắc Của Cải: Bạn không thể mang của cải theo cùng -
  • 8. Nhưng bạn có thể gửi nó đi trước Thật đơn giản. Và nếu luận đề đó không làm bạn ngạt thở, bạn chắc không hiểu rồi! Mọi thứ chúng ta cố giữ trên đất sẽ bị mất. Nhưng những gì chúng ta đặt vào tay Đức Chúa Trời sẽ là của chúng ta đời đời (bảo đảm đời đời với giá hơn 100.000 đô la bởi Tập Đoàn Công Ty Bảo Hiểm Tài Chính của Đức Chúa Cha, FDIC). Nếu chúng ta cho thay vì giữ, nếu chúng ta đầu tư vào việc đời đời thay vì việc tạm thời, thì chúng ta tíchlũy của cải trên trời, là nơi không bao giờ thôi trả lãi. Bất cứ của cải nào chúng ta thâu góp đưới đất sẽ bị bỏ lại khi chúng ta ra đi. Bất cứ của cải nào chúng ta thâu trữ trên trời sẽ đang chờ chúng ta khi chúng ta đến. Những nhà hoạch định tài chính cho chúng ta biết: “Khi nói về tiền bạc, đừng nghĩ trước ba tháng hay ba năm thôi. Hãy nghĩ trước ba mươi năm.” Đấng Christ, nhà tư vấn đầu từ hàng đầu, nghĩ xa hơn thế. Ngài nói: “Đừng hỏi làm thế nào việc đầu tư của bạn sẽ được trả xong trong ba mươi năm thôi. Hãy hỏi làm thế nào việc đầu tư đó được trả xong trong ba mươi triệu năm.” Giả sử tôi tặng cho bạn một ngàn đô-la hôm nay để bạn tuỳ ý chi tiêu. Không phải là một việc xấu. Nhưng giả như tôi cho bạn một chọn lựa - hoặc bạn có thể có một ngàn đô-la đó hôm nay, hoặc bạn có thể có mười triệu đô-la trong năm năm kể từ hôm nay. Chỉ có người dại mới nhận một ngàn đô-la hôm nay. Tuy nhiên, đây là những gì chúng ta thường làm mọi khi chúng ta tóm được điều gì đó mà chỉ tồn tại trong chốc lát mà quên đi những gì có giá trị hơn nhiều, là điều chúng ta có thể thụ hưởng lâu hơn sau này. Tiền Đức Chúa Trời ủy thác cho chúng ta trên đất là vốn đầu tư đời đời. Mỗi ngày là một cơ hội mua thêm nhiều cổ phần trong vương quốc Ngài. Bạn không thể mang của cải theo, nhưng bạn có thể gửi nó đi trước. Đây là một khái niệm mang tính cách mạng. Nếu bạn ôm lấy khái niệm này, tôi cam đoan nó sẽ thay đổi cuộc sống bạn. Khi bạn thâu trữ của cải thiên đàng, bạn sẽ có khải tượng đời đời về những gì mà người lữ khách đã tìm được trong câu chuyện của cải chôn giấu trong đám ruộng. Hãy vui mừng. VUI MỪNG KÉP Tôi càng ít tiêu xài cho mình và tôi càng cho người khác nhiều hơn, thì linh hồn tôi càng tràn đầy hạnh phúc và phước hạnh hơn. Hudson Taylor Năm 1990, tôi làm mục sư một hội thánh lớn, hưởng lương cao và có tiền nhuận
  • 9. bút. Tôi làm mục sư mười ba năm kể từ khi hội thánh thành lập và tôi không muốn làm gì khác hơn. Rồi, có chuyện xảy ra làm đảo lộn đời sống các thành viên trong gia đình tôi. Tôi ở trong ban điều hành của trung tâm chăm sóc phụ nữ mang thai bị khủng hoảng và chúng tôi mở nhà đón tiếp một thiếu nữ mang thai, khuyên bảo em từ bỏ việc cho con mình làm con nuôi. Chúng tôi cũng vui mừng thấy em đến với Đấng Christ. Tôi cảm thấy một gánh nặng lớn hơn cho cháu bé chưa sanh. Sau khi tìm tòi Thánh Kinh và cầu nguyện thật nhiều, tôi bắt đầu tham gia vào việc giải cứu bìnhan không gây bạo loạn tại bệnh xá nạo thai. Vì điều này mà tôi bị bắt bỏ tù. Bệnh xá nạo thai đã thắng kiện và toà án phán quyết chống lại một nhóm chúng tôi. Tôinói với chánh án rằng tôi sẽ trả hết thảy những gì tôi thiếu, nhưng tôi không thể trao tiền cho những người dùng nó giết trẻ sơ sinh. Rồi, tôi khám phá rằng hội thánh tôi nhận giấy báo yêu cầu nộp một phần tư tiền lương mỗi tháng của tôi cho trạm xá nạo thai. Hội thánh sẽ phải trả cho bệnh xá nạo thai hoặc phải chống lệnh tòa án. Để ngăn việc này xảy ra, tôi xin từ chức. Tôi đã từ bỏ tiền nhuận bút của mình. Cách duy nhất tôi có thể tránh điều này phô bày là không kiếm tiền hơn mức tối thiểu. May thay, gia đìnhtôi lâu nay đã sống chỉ nhờ một phần tiền lương hội thánh của tôi, và chúng tôi vừa mới thanh toán xong số tiền lần cuối mua nhà của chúng tôi, vậy là chúng tôi hết nợ. Sau đó lại có một sự phán quyết khác của tòa án liên quan đến một bệnh xá nạo thai khác. Dẫu rằng những hành động của chúng tôi là không bạo loạn, nhưng bệnh xá lại được ban thưởng phần phán xét 8.4 triệu đô-la chống lại ngay cả một nhóm người biểu tình ôn hoà chúng tôi. Lần này có thể lắm chúng tôi sẽ mất nhà. Theo mọi vẻ bề ngoài và đặc biệt là theo những tiêu chuẩn thế gian, thì đời sốngchúng tôi đang trải qua một ngã rẽ hủy diệt. Đúng không? Sai. Sự phán quyết đó té ra là một trong những điều tốt nhất đã từng xảy ra cho chúng tôi. Sự phán quyết đó té ra là một trong những điều tốt nhất đã từng xảy ra cho chúng tôi. Những gì người khác toan làm ác, thì Đức Chúa Trời toan làm lành (SaSt 50:20). Chúng tôi bắt đầu một chức vụ mới. Vợ tôi, Nanci, làm việc hưởng lương của một thư ký, bổ túc cho tiền lương ít ỏi của tôi. Mọi tài sản của chúng tôi, có cả ngôi nhà, là của vợ tôi. Tên của tôi không có trong tài khoản hay tập ngân phiếu. Về pháp lý, tôi hoàn toàn không sở hữu tí gì cả (và tôi vẫn không). Tôi bắt đầu hiểu ra điều Đức Chúa Trời muốn nói khi Ngài phán: “Mọi thứ dưới trời đều thuộc về ta” (Giop G 41:2). Đây không phải là lần đầu tiên Đức Chúa Trời dạy tôi về quyền sở hữu của Ngài. Nhiều năm trước đây, tôi có cho một nhóm học sinh trường trung học của hội thánh mượn một chiếc máy hát sách tay mới của tôi. Khi trả lại, nó bị hư hỏng nhiều và tôi thừa nhận là mình thật bực mình. Nhưng Chúa cáo trách tôi, nhắc lại
  • 10. cho tôi nó không phải là máy hát của tôi - nó là của Ngài. Và nó đã được sử dụng để chinh phục những thanh thiếu niên. Tôi là ai mà dám phàn nàn về những gì thuộc về Đức Chúa Trời? Trở lại tài sản vật chất tôi xem trọng nhất là những quyển sách của tôi. Tiền tôi có là cho ngay vào việc mua nhiều sách hay. Hàng ngàn cuốn. Những tập sách này có nghĩa nhiều đối với tôi. Tôi cho mượn nhưng làm cho tôi bực mình khi người ta không hoàn lại cho tôi hay trả chúng lại rách nát. Rồi, tôi cảm nhận sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời là tặng hết thảy đầu sách - tất cả - để lập một thư viện. Tôi bắt đầu quan sát tên của những người đăng ký mượn sách, có lúc hàng chục tên trên một cuốn sách. Tôi nhận ra rằng bằng cách phóng thích hết sách này, tôi đã đầu tư vào đời sống của những người khác. Đột nhiên, cuốn sách nào càng rách nát, thì tôi lại càng vui sướng. Cái nhìn của tôi hoàn toàn thay đổi. Cho đến đầu thập niên 1990, Đức Chúa Trời đã dùng những phán quyết đó của tòa án để đem tôi đến sự hiểu biết về quyền sở hữu của Ngài lên một tầm cao mới. Kinh Thánh thật ăn ý. Đất và muôn vật trên đất, thế gian và những kẻ ở trong đó, đều thuộc về Đức Giê-hô-va. (Thi Tv 24:1). “Bạc là của ta, vàng là của ta,” Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy. (AgKg 2:8). Hãy nhớ lại Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, vì ấy là Ngài ban cho ngươi sức lực đoạt được những sản nghiệp. (PhuDnl 8:18). Anh em chẳng thuộc về mình; vì chưng anh em đã được chuộc bằng giá cao rồi. (ICo1Cr 6:19-20). Đức Chúa Trời dạy tôi chìa khóa thứ nhất trong sáu chìakhóa mở ra sự hiểu biết Nguyên Tắc Của Cải: CHÌA KHÓA NGUYÊN TẮC CỦA CẢI 1 Đức Chúa Trời sở hữu muôn vật Tôi là người quản lý tiền của Ngài Đức Chúa Trời đã và đang là chủ sở hữu muôn vật, kể cả sáchvà máy hát. Ngài ngay cả sở hữu tôi. Đức Chúa Trời không bao giờ thu hồi quyền sở hữu của Ngài, Ngài không bao giờ đầu hàng tuyên bố mọi của cải là của Ngài. Ngài không chết và để trái đất lại cho tôi và cho người khác. Mỉa mai thay, tôi đã viết rất nhiều về quyền sở hữu của Đức Chúa Trời trong quyển sách của tôi có tựa đề Tiền, Của Cải và Cõi Đời Đời. Trong vòng một năm xuất bản, tôi không còn sở hữu thứ gì nữa. Đức Chúa Trời dạy tôi ẩn ý lẽ thật đó trong nghịch cảnh, làm thay đổiđời sống tôi.
  • 11. Tôi nhận ra rằng nhà của chúng tôi thuộc Đức Chúa Trời, không phải chúng tôi. Tại sao phải lo lắng về việc chúng ta giữ nhà hay không nếu dù gì đi nữa nó cũng của Ngài? Ngài không thiếu tài nguyên. Ngài có thể dễ dàng cung ứng một chỗ ở khác cho chúng ta. Nhưng hiểu được quyền sở hữu là chỉ một nữa của bài học. Nếu Đức Chúa Trời là chủ sở hữu, tôi là người quản lý. Tôi cần áp dụng tâm trí của một quản gia vào tài sản mà Ngài đã giao phó - không phải cho - tôi. Người quản gia quản lý tài sản vì lợi ích của chủ mình. Người quản gia không có quyền nào trên tài sản mình quản lý. Công việc của một quản gia là tìm biết chủ muốn làm gì với tài sản, rồi thực hiện ý muốn chủ. VUI MỪNG BAN CHO Jerry Caven có một nhà hàng dây chuyền thành công, hai ngân hàng, một trang trại, một nông trại và nhiều công ty bất động sản. Bây giờ, ở tuổi năm mươi chín, Jerry đang tìm kiếm một ngôi nhà đẹp bên sông để về hưu. Nhưng Chủ có những kế hoạch khác. Jerry nói: “Đức Chúa Trời dẫn dắt chúng tôi đầu tư tiền và thời gian ở hải ngoại, thật là phấn khởi. Trước đây, chúng tôi chỉ dâng số tiền không đáng kể. Bây giờ, chúng tôi đầu tư số tiền lớn vào việc truyền giáo. Chúng tôi thường đi An độ.” Điều gì đã thay đổi thái độ dâng hiến của gia đình Caven? Jerry giải thích: “Đó là nhận biết quyền sở hữu của Đức Chúa trời. Một khi chúng tôi hiểu rằng chúng tôi dâng tiền của Đức Chúa Trời để làm công việc Ngài, chúng tôi tìm được bình an và vui mừng mà trước đây chúng tôi chưa bao giờ có khi chúng tôi cònnghĩ tiền là của chúng tôi!” Một lần nọ, có một gã giận phát điên cưỡi ngựa đến bên John Wesley, la lớn: “Ong Wesley, có việc kinh khủng đã xảy ra! Nhà ông bị cháy tàn rồi!” Wesley cân nhắc tin hung, rồi thản nhiên trả lời: “Không, nhà của Chúa bị cháy tàn. Điều đó có nghĩa là trách nhiệm cho tôi nhẹ hơn.” Sự phản ứng của Wesly không phải từ chối, nhưng đó là lời xác định can đảm một thực tế - Đức Chúa Trời là Chủ của mọi vật, và chúng ta đơn giản là những quản gia của Ngài. Hễ khi nào chúng ta nghĩ mình là chủ, đó là một cảnh báo. Chúng ta nên nghĩ mình như những quản gia, những người quản lý đầu tư luôn luôn tìm kiếm nơi tốt nhất đầu tư tiền của Chủ mình. Sau khi mãn nhiệm chức vụ, chúng ta sẽ định giá thành qủa công việc: “Vì tất cả chúng ta sẽ đứng trứớc ngôi phán xét của Đức Chúa Trời… Vì thế, mỗi chúng ta sẽ khai trình chính mình với Đức Chúa Trời (RoRm 14:10, 12). Tên chúng ta có trong tài khỏan của Đức Chúa Trời. Chúng ta được truy cập không giới hạn, một đặc ân hay bị lạm dụng. Là những người quản lý tiền của Ngài, Đức Chúa Trời tin cậy chúng ta để riêng tiền lương của chúng ta. Chúng ta rút tiền qũy
  • 12. cần dùng từ kho báu của Ngài để trả mọi chi phí sinh hoạt của chúng ta. Một trong những quyết định thuộc linh quan trọng của chúng ta là xác định khoản tiền bao nhiêu là sống hợp lý. Bất kể khoản đó là bao - và nó sẽ thay đổi chính đáng tùy từng người - chúng ta không nên trữ hay tiêu xài số tiền dư thừa. Dù sao đi nữa, nó là của Ngài, không phải chúng ta. Và Ngài có điều muốn nói về nơi cất giữ. Mùa Xuân nào cũng vậy, vợ tôi và tôi thường đọc nhanh hàng tá thư từ gửi từ những người trong hội thánh sắp đi truyền giáo mùa hè. Năm nay chúng tôi nhận bốn mươi lăm lời yêu cầu xin cầu nguyện và quyên góp tài chánh. Khi lúc này trong năm lại đến, tôi giống như đứa trẻ trong quầy bánh kẹo - một quầy bánh kẹo lớn bằng thế giới, lớn bằng tấm lòng của Đức Chúa Trời. Tại sao phấn khởi như thế? Vì chúng tôi được nghe những câu chuyện và đọc những điện thư. Chúng tôi nhìn thấy lòng sốtsắng, phát triển và tâm trí hướng thiên, và những quyền ưu tiên đã thay đổithứ tự. Chúng tôi được mọi quyền lợi trong nhiều lĩnh vực hơn trong công việc Đức Chúa Trời trên thế giới. Chúng tôi cầu nguyện rằng những ai ra đi - cũng như những người họ đến - sẽ không bao giờ như xưa nữa. Và chúng tôi sẽ có phần trong đó! Gần đây, tôi có tham dự một buổi gặp mặt của những người dâng hiến. Chúng tôi đi quanh phòng và thuật lại những câu chuyện của chúng tôi. Những từ như vui, vui mừng, phấn khích và tuyệt vời cứ nổi lên. Có nhiều tiếng cười to nhỏ xen lẫn với nước mắt vui mừng. Có một cặp vợ chồng thâm niên hăng say chia sẻ cáchthể nào họ đã đi vòng quanh thế giới tham gia vào những chức vụ mà họ dâng hiến. Trong khi đó nhà họ tại Mỹ lại xuống cấp. Họ nói: “Conchúng tôi cứ bảo chúng tôi: Ba má nên sửa nhà lại hay mua nhà mới thôi. Ba má có đủ tiền mua nhà mới mà. Chúng tôi bảo chúng: tại sao ba má phải làm vậy? Đó không phải những gì làm ba má phấn chấn!”’ Ray Berryman, Tổng Giám Đốc Điều Hành (CEO) cho một công ty dịch vụ tầm cỡ quốc gia nói rằng anh và vợ dâng hiến ít nhất là nửa số tiền thu nhập cho công việc Đức Chúa Trời mỗi năm. Ray nói: “Niềm vui ban cho của tôi đến từ việc phụng sự Đức Chúa Trời theo cách tôi biết Đức Chúa Trời kêu gọi tôi và nhờ nhận biết rằng những gì tôi cho có ảnh hưởng nhiều người đến Đấng Christ. Thật là phấn khởi biết rằng chúng tôi có phần trong việc truyền giáo, môn đồ hóa, giúp đỡ và nuôi người nghèo. Điều đó thật tuyệt vời và làm thành luật pháp.” Chúng ta càng cho, chúng ta càng vui mừng trong sự ban cho - và Đức Chúa Trời càng vui thích chúng ta. Sự ban cho làm vui lòng chúng ta. Nhưng quan trọng hơn là làm hài lòng Đức Chúa Trời. “Đức Chúa Trời yêu thích kẻ dâng của cách vui lòng” (IICo 2Cr 9:7). Đây không có nghĩa chúng ta nên ban cho khi chúng ta cảm thấy vui. Cảm giác vui mừng thường đến trong và sau hành động vâng lời, không phải trước đó. Vậy, đừng đợi
  • 13. cho đến khi bạn cảm thấy muốn ban cho - đó có thể là chờ đợi sai! Chỉ ban cho và xem niềm vui đến sau. Đức Chúa Trời vui thích sự vui lòng ban cho của chúng ta. Ngài muốn chúng ta tìm thấy niềm vui. Ngài thậm chí còn mệnh lệnh chúng ta vui mừng (Phi Pl 4:4). Có mệnh lệnh nào vui mừng lớn hơn mệnh lệnh này nữa không để chúng ta vâng lời? Nhưng nếu chúng ta không ban cho, thì chúng ta bị cướp mất nguồn vui mà Đức Chúa trời bảo chúng ta tìm kiếm! Tôi biết một người đàn ông độc thân đến với Đấng Christ ở tuổi hai mươi. Người này đọc Kinh Thánh và vô cùng phấn khích đến nỗi anh ta quyết định bán nhà mình và dâng tiền cho Đức Chúa Trời. Nhưng khi anh chia sẻ dự tính này với những người tín hữu thâm niên cao hơn trong nhóm học Kinh Thánh, thì có việc bi kịch xảy ra: Họ bàn anh thối lui. Nếu bạn cảm thấy phải nói chuyện với một tín hữu non trẻ (kể cả con bạn) về việc dâng hiến, thì hãy giữ mình. Đừng làm buồn Thánh Linh Đức Chúa Trời và đừng cướp mất vui mừng hiện tại của người khác và phần thưởng ban cho tương lai. Tốt hơn là quan sát và học hỏi. Rồi, để tài sản của Đức Chúa Trời lên bàn và cầu hỏi Ngài điều Ngài muốn bạn ban ra. SẤM, SÉT VÀ ÂN ĐIỂN Những Cơ Đốc Nhân Ma-xê-đoan hiểu niềm vui ban cho: “Đang khi họ chịu nhiều hoạn nạn thử thách, thì lòng quá vui mừng, và cơn rất nghèo khó của họ đã rải rộng ra sự dư dật của lòng rộng rãi mình” (IICo 2Cr 8:2). Làm sao mà “hoạn nạn thử thách,” “lòng quá vui mừng,” “cơnrất nghèo khó” và “sựdư dật rộng rãi” tất cả đều thích hợp nhau trong một câu? Ban cho không phải là sự xa-xỉ của người giàu. Đó là một đặc ân cho người nghèo. Tôi đã khám phá rằng những Cơ Đốc Nhân nghèo khó không tìm thấy vui mừng nào lớn hơn tìm thấy trong sự ban cho. Những người Ma-xê-đoan từ chối không để những hoàn cảnh khó khăn ngăn cản họ vui mừng: “Họ nài xin chúng tôi làm ơn cho họ có phần vào sự giùm giúp các thánh đồ” (c. 4). Họ phải nài xin như thể vì Phao-lô và những người khác bảo họ rằng cơn đói kém miễn giảm họ ban cho. Ban cho không phải là sự xa-xỉ của người giàu. Đó là một đặc ân cho người nghèo. Những Cơ-đốc-nhân đầu tiền này nghèo hèn nhưng đưa ra mọi lý do họ có thể ban cho. Họ nài xin được đặc ân ban cho!Thật là một sự đối nghịch với chúng ta, là những người có nhiều hơn họ, nhưng lại xoay xở tìm cách đưa ra vô số lời biện minh để không ban cho! Thật khiêm nhường khi nhận quà của những người đang gặp nhiều khó khăn hơn bạn. Tôi đã kinh nghiệm điều này trên những hành trình truyền giáo, đó là người
  • 14. nghèo phục vụ thức ăn ngon nhất cho những người Mỹ đến thăm viếng và phục vụ họ với những nụ cười vui mừng lớn. Họ không giả vờ vui mừng trong sự hy sinh của họ. Đây thật là một sự vui mừng thật. Khi đền tạm xây cất, dân sự vô cùng phấn khích đến nỗi họ phải bị “kìm chế” ban ra nhiều hơn (XuXh 36:5-7). Đó là điều ban cho mang lại cho bạn. Đa-vít nhìn những gì ông và dân sự ông dâng cho Chúa. Sự đó làm ông khiêm nhường: “Nhưng tôi là ai và dân sự tôi là gì, mà chúng tôi có sức dâng cách vui lòng như vậy? Vì mọi vật đều do nơi Chúa mà đến; và những vật chúng tôi đã dâng cho Chúa chẳng qua là đã thuộc về Chúa” (ISu1Sb 29:14). Bạn tôi, Dixie Fraley nói với tôi: “Chúng ta hầu như giống Đức Chúa Trời khi chúng ta ban cho.” Chăm xem Đấng Christ đủ lâu thì bạn sẽ trở thành người ban cho nhiều hơn. Ban cho lâu hơn, thì bạn sẽ trở thành giống Đấng Christ nhiều hơn. Phao-lô nói trong IICo 2Cr 8:6 “Chúng tôi muốn anh chị em biết về ân điển mà Đức Chúa Trời đã ban cho những hội thánh Ma-xê-đoan.” Làm thế nào ân điển của Đức Chúa Trời được bày tỏ? Bằng hành động họ ban cho những Cơ đốc nhân túng thiếu. Trong câu 6, Phao-lô gọi sự ban cho của người Ma-xê-đoan để giúp đỡ những người đóikém tại Giê-ru-sa-lem là “hành động ân điển.” Từ Hy-lạp dùng để chỉ sự ban cho Cơ đốc nhân giống từ ân điển Đức Chúa Trời. An điển của Đấng Christ hình thành, thúc đẩy và định hình cái nhìn ban cho của chúng ta: “Vì anh em biết ơn của Đức Chúa Jesus Christ chúng ta, Ngài vốn giàu, vì anh em mà tự làm nên nghèo, hầu cho bởi sự nghèo của Ngài, anh em được nên giàu” (c. 9). Sự chúng ta ban cho là đáp lại ân điển Đức Chúa Trời trong cuộc sống chúng ta. Điều này không đến từ lòng vị tha của chúng ta hay lòng nhân đức chúng ta - nó nhờ công việc biến đổicủa Đấng Christ trong chúng ta. An điển này là hành động; sự ban cho của chúng ta là phản ứng. Chúng ta ban cho vì Ngài trước hết đã ban cho chúng ta. Phân đoạn vĩ đại nhất về sự ban cho trong cả Kinh Thánh không kết thúc bằng “Chúc mừng sự rộng rãi của bạn,” nhưng “Tạơn Đức Chúa Trời vì sự ban cho của Ngài không xiết kể!” (IICo 2Cr 9:15). Như theo sau sét là sấm, thì theo sau ân điển là ban cho. Khi ân điển của Đức Chúa Trời chạm đến bạn, bạn không thể không giúp đỡ mà còn đáp trả bằng sự ban cho rộng rãi. Và như những gì người Ma-xê-đoan biết: ban cho đơn giản là sự đầy tràn vui mừng. NHỮNG LỢI TỨC BAN CHO Mark, một luật sư tại Kentucky, dâng nửa tiền thu nhập của anh mỗi năm. Mark nói: “Việc tôi theo đuổi đồng tiền đẩy tôi xa Đức Chúa Trời. Nhưng từ khi tôi dâng nó cho Ngài, thì mọi thứ đã thay đổi. Thực ra, ban cho đã mang tôi lại gần Đức Chúa Trời hơn mọi thứ khác.” Trong bộ phim Những Dũng Sĩ Lửa, Olympian Eric Liddell nói: “Tôitin Đức
  • 15. Chúa Trời tạo dựng tôi vì một mục đích…vàkhi tôi chạy, tôi cảm nhận sự vui sướng của Ngài.” Những người đã khám phá Nguyên Tắc Của Cải sẽ chứng thực rằng: “Lúc tôi ban cho, là lúc tôi cảm nhận sự vui sướng của Ngài.” Đã có những ngày tôi đánh mất tiêu điểm, và rồi nhu cầu nổi lên và Đức Chúa Trời dẫn tôi dâng hiến. Thình lình, tôi được rót đầy năng lực, mục đíchvà vui mừng. Tôi cảm nhận sự vui sướng của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời phán: “Vì ta đã ban cho người Lê-vi làm cơ nghiệp, những thuế một phần mười của dân Y-sơ-ra-ên dâng giơ lên cho Đức Giê-hô-va” (Dan Ds 18:24). Để ý dân sự dâng tiền cho Đức Chúa Trời, không phải người Lê-vi. Trông như thể dân sự dâng cho những người lãnh đạo thuộc linh của họ, nhưng thực ra họ dâng cho Đức Chúa Trời, và chính Ngài chỉ định số ngân qũy cho người Lê-vi. Những Cơ đốc nhân nên yêu thương các mục sư và nên hỗ trợ họ tài chính (GaGl 6:6), nhưng trước hết và trên hết chúng ta dâng cho Đức Chúa Trời (IICo 2Cr 8:5). Dâng hiến là một hành động thờ phượng trước mọi việc khác. Ban cho làm nhảy vọt mối tương giao của chúng ta với Đức Chúa Trời. Ban cho làm mở rộng bàn tay chúng ta ra hầu cho chúng ta có thể nhận những gì Đức Chúa Trời dành cho chúng ta. Khi chúng ta chứng khiến sự ban cho mang lại cho người khác và cho chúng ta, thì chúng ta sẽ mở rộng bàn tay chúng ta lớn và nhanh hơn khi cơ hội khác đến. Đức Chúa Trời phán: “Ai bưng tai không nghe tiếng kêu của người nghèo khổ, người đó cũng sẽ kêu la mà sẽ chẳng có ai đáp lại” (ChCn 21:13). Trong EsIs 58:6-10, Đức Chúa Trời phán rằng chúng ta có chăm sóc người nghèo đói, túng quẩn và bị chèn ép hay không đều có ảnh hưởng trực tiếp đến sự Đức Chúa Trời sẵn lòng đáp lời cầu xin của chúng ta. Bạn có muốn lời cầu nguyện có quyền năng không? Hãy ban cho. Có lời phán với Giô-si-a: “Người đã làm ra lẽ thẳng cho kẻ nghèo và thiếu thốn, cho nên được phước. Đức giê-hô-va phán: Như vậy há chẳng phải biết ta sao? (Gie Gr 22:16). Chăm lo người nghèo làm tuôn chảy sự nhận biết Đức Chúa Trời và kéo chúng ta gần Ngài hơn. Hal Thomas, một thương nhân, nói với tôi: “Khi tôi ban cho, thì tôi nói: Lạy Chúa, con yêu Ngài.” Phao-lô nói với người Cô-rinh-tô về những sự ban cho tài chính của họ là “xui nhiều người càng thêm lòng tạ ơn Đức Chúa Trời” (IICo 2Cr 9:12). Một lợi tức nữa của sự ban cho là tự do. Ban cho là một vấn đề vật lý học căn bản. Vật càng lớn, thì sức mà vật nâng lên càng lớn. Chúng ta càng sở hữu nhiều chừng nào - khối vật thể càng lớn - thì chúng càng bám víu chúng ta càng nhiều, đặt chúng ta trong qũi đạo quay quanh chúng. Cuối cùng, chúng cuốn chúng ta vào như một lỗ đen. Ban cho thay đổi tất cả. Nó bẻ gãy chúng ta khỏi qũi đạo quay quanh của cải chúng ta. Chúng ta thoát khỏi trọng lực, bước vào một qũy đạo mới xoay quanh của cải chúng ta trên trời.
  • 16. Dẫu toà án phán quyết phạt chúng tôi 8.4 triệu đô-la cách đây mười một năm, chúng tôi cũng không bao giờ mất nhà. Trong khi chức vụ trả cho tôi số tiền lương tối thiểu, thì chức vụ lại sở hữu nhiều sách tôi viết. Và đột nhiên, số tiền nhuận bút tăng lên. Chức vụ của chúng tôi đã có thể ban ra 90 phần trăm tiền nhuận bút cho những tổ chức truyền giáo, cứu tế gia đình và công việc hỗ trợ đời sống. Trong ba năm cuối, bởi ân điển Đức Chúa Trời, chúng tôi đã ban ra hơn 500.000 đô-la. Đôi khi tôi nghĩ Đức Chúa Trời bán sách chỉ để gây quỹ cho những chức vụ xứng hợp với lòng Ngài! Đêm đến, tôi đi ngủ nhưng không cảm thấy mình đã “hy sinh” số tiền đó. Tôilên giường và cảm nhận vui mừng vì không có gì giống như ban cho. Đối với tôi, cảm giác duy nhất có thể so sánh với sự ban cho là sự vui mừng dẫn một người đến Đấng Christ. Ban cho rót vào đời sốngsự vui mừng. Nó thêm chiều kích đời đời vào một ngày thậm chí bình thường nhất. Đây chỉ là một lý do bạn không thể trả đủ cho tôi dâng hiến. Bạn không thể trả đủ cho tôi dâng hiến Nhưng đợi đã - ban cho cònlớn hơn nữa. Vui mừng hiện tại của chúng ta không phải là phần tốt nhất của Nguyên Tắc Của Cải. CHĂM SỰ ĐỜI ĐỜI “Vì Conngười sẽ ngự trong sự vinh hiển của Cha mình mà giáng xuống cùng các thiên sứ, lúc đó, Ngài sẽ thưởng cho từng người, tùy việc họ làm. ” Mat Mt 16:27 Đường phố Cairo nóng và phủ đầy bụi. Pat và Rakel Thurman đưa chúng tôi xuống một lối nhỏ. Chúng tôi lái xe băng qua một biển báo bằng tiếng Á-rập đến một cánh cổng mở ra một bãi đất cỏ. Đó là một nghĩa trang dành cho những giáo sĩ Mỹ. Khi gia đình và tôi theo Pat, anh chỉ tay về phíamột bia mộ ghi: “William Border, 1887 - 1913.” Border, một sinh viên tốt nghiệp trường Yale và người sở hữu một gia sản lớn, từ bỏ một đời sống sung sướng để mang tin lành đến những người Hồi Giáo. Ngay cả từ chối mua cho mình một chiếc xe hơi, Borden hiến tặng hàng trăm ngàn đô-la cho các tổ chức truyền giáo. Sau chỉ bốn tháng hầu việc nhiệt quyết tại Ai-cập, anh bị nhiễm bệnh sưng cột sống và ra đi ở tuổi hai mươi lăm. Tôi phủi hết lớp bụi trên dòng chữ khắc ở mộ Borden. Sau khi mô tả tình yêu và sự hy sinh của anh cho vương quốc Đức Chúa Trời và người Hồi Giáo, dòng chữ kết thúc bằng một câu mà tôi không sao quên được:“Ngoài đức tin trong Đấng Christ, không có lời giải thích nào xứng cho một cuộc đời như thế.”
  • 17. Từ mộ Borden, gia đìnhThurmans đưa chúng tôi đến Bảo Tàng Quốc Gia Ai-cập. Hiện vật của Vua Tut làm tâm trí bối rối Tutankhanmen, vị vua trẻ, chỉ mười bảy tuổi lúc băng hà. Vua được chôn cất với những dũng sĩ bằng vàng ròng và hàng ngàn cổ vật bằng vàng. Người ta tìm thấy quan tài bằng vàng của vua trong những lăng tẩm bằng vàng được che bọc bởi những lăng tẩm bằng vàng khác. Nơi chôn cất đầy dẫy hàng tấn vàng. Người Ai-cập tin vào sự sống sau khi chết - một sự sống mà họ có thể đem theo những của cải thuộc về đất. Nhưng hết thảy của cải để dành cho Vua Tut tận hưởng đời đời vẫn nằm ngay chỗ đó cho đến năm 1922 khi Howard Carter phát hiện nơi chôn cất vua. Không một ai chạm đến chúng hơn ba ngàn năm. Tôi sững sờ bởi sự tương phản giữa những ngôi mộ này. Mộ của Borden thì tối tăm, đầy bụi bẩn và khuất trong một lối nhỏ phía sau một conphố xả đầy rác. Lăng tẩm của Tutankamen thì lại lấp lánh với vô số của cải. Nhưng, hai người trẻ này bây giờ đang ở đâu? Một người, sống trong sự giàu có xa hoa và tự xưng là vua, lại ở trong sự khổ đau đời đời không có Đấng Christ. Một người, sống một cuộc đời khiêm tốn trên đất phụng sự một vị Vua chân thật, đang hưởng phần thưởng đời đời của mình trong sự hiện diện của Chúa mình. Đời sống của vua Tut là một bi kịch vì một sự thật kinh hoàng phát hiện quá trễ, đó là ông không thể mang của cải theo mình. Đời sống của William Borden là khải hoàn. Tại sao? Vì ông gửi của cải mình đi trước thay vì bỏ chúng lại đằng sau. PHẦN THƯỞNG ĐỜI ĐỜI Nếu bạn hình dung thiên đàng là một nơi mà bạn sẽ gảy đàn trong sự buồn thảm khôn nguôi, thì chắc bạn kinh sợ nó. Nhưng nếu bạn tin Thánh Kinh, bạn sẽ tràn đầy vui mừng và phấn khích khi tưởng đến quê hương trên trời của mình. Như tôi đã từng viết trong những sách khác, thiên đàng là một nơi yên nghĩ và nhẹ nhàng khỏi những gánh nặng tội lỗi và khổ đau; nhưng đó cũng là một nơi học hỏi, hoạt động, bày tỏ nghệ thuật, khai thác, khám phá, bày tỏ tình đồng bạn và hầu việc1. Một số người trong chúng ta sẽ cai trị với Đấng Christ (KhKh 20:6). Những đầy tớ ngay lành sẽ được giao “quản lý nhiều thứ” (Mat Mt 25:21, 13). Đấng Christ sẽ trao cho một số người theo Ngài quyền lãnh đạo trên nhiều thành, theo lượng phụng sự của họ trên đất (LuLc 19:12-19). Thánh Kinh nói đến năm mão triều thiên khác nhau, muốn nói đến những địa vị lãnh đạo. Chúng ta ngay cả ra lệnh thiên sứ (ICo1Cr 6:3). Chúng ta được ban cho những phần thưởng đời đời này vì làm những việc lành (Eph Ep 6:8; RoRm 2:6, 10), nhịn nhục dưới sự bách hại (LuLc 6:22-23), bày tỏ lòng trắc ẩn với người túng thiếu (LuLc 14:13-14), và đốiđãi tử tế với kẻ thù mình (LuLc 6:35). Đức Chúa Trời cũng tặng chúng ta những phần thưởng vì sự ban cho rộng lượng: “Hãy đi, bán hết gia tài của ngươi và cho người nghèo, thì ngươi sẽ có của cải trên
  • 18. trời” (Mat Mt 19:21). Chúa Jesus ghi lại những hành động tốt bụng nhỏ nhất của chúng ta: “Ai sẽ cho một người trong bọn nhỏ nầy chỉ uống một chén nước lạnh, vì người nhỏ đó là môn đồ ta, quả thật, ta nói cùng các ngươi, kẻ ấy sẽ chẳng mất phần thưởng của mình đâu” (Mat Mt 10:42). Chúa Jesus ghi lại hững hành động tốt bụng nhỏ nhất của chúng ta Đức Chúa Trời đang lưu giữ mộ sổ ghi chép tất cả những gì chúng ta làm cho Ngài, kể cả việc dâng hiến của chúng ta: “Một sách để ghi nhớ được chép trước mặt Ngài cho những kẻ kính sợ Đức Giê-hô-va và tưởng đến danh Ngài” (MaMl 3:16). Hãy hình dung một thơ ký trên trời đang ghi chép mỗi một sự ban cho của bạn vào sách đó. Chiếc xe đạp bạn tặng cho chú bé hàng xóm, sáchcho tù nhân, ngân phiếu hằng tháng cho nhà thờ, giáo sĩ và trung tâm chăm sóc thai phụ - tất cả đều được ghi chép lại. Sách làm ra để đọc cho người ta nghe. Tôi mong đợi nghe những câu chuyện ban cho của bạn và đáp ứng nhu cầu của nhiều người, là những người được đụng chạm nhờ sự ban cho. Chúa Jesus phán: “Nếu các ngươi không trung tín về của bất nghĩa, có ai đem của thật giao cho các ngươi? Nếu các ngươi không trung tín về của người khác, thì ai sẽ cho các ngươi được của riêng mình?” (LuLc 16:11-12). Nếu bạn trung tín coi giữ tiền của Ngài, Đấng Christ sẽ ban cho bạn sự giàu có thật - sự giàu có đời đời. Vì bám víu những gì không thuộc chúng ta, chúng ta lãng quên cơ hội để được ban cho quyền sở hữu trên trời. Nhưng nhờ phân phát tài sản của Đức Chúa Trời trên đất, chúng ta sẽ trở thành những người sở hữu tài sản trên trời! Việc ban cho hiện tại của bạn sẽ đem lại nhiều lợi tức trên trời. Sau khi nói về ước muốn của người đầy tớ gian ác dùng tài sản thuộc về đất để “được tiếp đón vào nhà” (LuLc 16:4), Chúa Jesus dùng “của cải thế gian” (tài nguyên thuộc về đất) nói với môn đồ Ngài để “được bạn” (bằng cách tạo ra một sự khác biệt trong đời sống của họ trên đất). Lý do? “Để mà khi đời sống qua đi, (khi sự sống trên đất kết thúc) bạn sẽ được chào đón vào sự cư ngụ đời đời” (c. 9). “Bạn” của chúng ta trên trời sẽ là những người mà đời sống họ chúng ta đã đụng chạm đến trên đất, là những người sẽ có “nhà đời đời” riêng mình. 16:9 dường như nói nhà đời đời của những người bạn chúng ta là những nơi chúng ta có thể ở và thông công khi chúng ta đi dạo trong thiên quốc. Tiền chúng ta cho để giúp đỡ những người khác trên đất sẽ mở ra những cánh cửa thông công với họ trên trời. Đó là điều chúng ta lấy làm phấn khích! John Bunyan viết cuốn Pilgrim’s Progress trong một nhà tù Anh quốc, nói: Bất cứ điều gì bạn làm cho Ngài, nếu làm theo Lời, thì được chất thành đống của cải cho bạn trong tủ và lương để mang ra thưởng cho bạn trước mặt loài người và
  • 19. thiên sứ khi bạn bước vào sự an ủi đời đời. Đây có phải là khái niệm thánh kinh? Chắc chắn. Phao-lô nói về sự ban cho tài chính của những người Phi-líp và cắt nghĩa: “Ay không phải tôi cầu lễ vật, nhưng cầu sự kết qủa nhiều bởi lễ vật đến cho anh em.” (Phi Pl 4:17). Đức Chúa Trời để tài khoản mở cho chúng ta trên trời và mọi của dâng chúng ta ban cho vì vinh hiển Ngài là tiền gửi vào tài khoản đó. Không chỉ Đức Chúa Trời, không chỉ những người khác, mà còncó chúng ta là những người thừa hưởng đời đời sự ban cho của chúng ta. (Bạn đã và đang gửi tiền tiết kiệm chưa?) Nhưng có sai không khi được phần thưởng thôi thúc sao?Không, không phải. Nếu sai, Đấng Christ hẳn không trình nó cho chúng ta như một động cơ. Phần thưởng là ý của Ngài, không phải chúng ta. Thói quen chúng ta là cho người nào trả lại chúng ta. Nhưng Chúa Jesus bảo chúng ta cho “người nghèo khó, tàn tật, qùe, đui…, thì ngươi sẽ được phước, vì họ không có thể trả lại cho ngươi; đến kỳ người công bình sống lại, ngươi sẽ được trả.” (LuLc 14:12-14). Nếu chúng ta cho những người không có khả năng thưởng lại chúng ta, Đấng Christ bảo đảm Ngài sẽ đíchthân thưởng chúng ta trên trời. Ban cho là một đòn bẩy đặt trên trục thế gian này, cho phép chúng ta dời núi trong thế giới đến. Vì chúng ta cho, sự đời đời sẽ khác - vì người khác và chúng ta. MỘT TẤM LÒNG ĐẶT ĐÚNG CHỖ Bạn có từng nghe Ray Boltz hát bài “Cảm Ơn (vì Ban cho Chúa) chưa? Bài hát đó phác họa chúng ta gặp những người trên trời và họ giải thích cách thể nào sự ban cho của chúng ta thay đổi đời sống họ. Hoặc chúng ta là giáo viên trường Chúa Nhật của họ hoặc chúng ta là những người dâng hiến, thì những người nầy một ngày nào đó sẽ bày tỏ lòng cảm ơn với chúng ta vì chúng ta ban cho. Đức Chúa Trời hứa ban những phần thưởng thiên đàng rộng rãi ở Trời Mới Đất Mới nguy nga tráng lệ, không còn dưới sự rủa sả và không còn đau khổ nữa (KhKh 21:1-6). Chúng ta sẽ ở với người mà vì người đó chúng ta được dựng nên trong một nơi tạo dựng cho chúng ta. Tuy nhiên, nhiều Cơ đốc nhân sợ ý tưởng lìa bỏ đời nầy. Tại sao?Vì có quá nhiều người tích lũy của cải trên đất, không phải trên trời. Mỗi ngày mang chúng ta gần hơn với sự chết. Nếu của cải của bạn trên đất, nghĩa là mỗi ngày bạn gần hơn với việc bạn mất trắng của cải. Nhiều Cơ đốc nhân kinh sợ ý tưởng lià bỏ đời nầy John Wesley đi xem một cơ ngơi rộng lớn với một chủ điền kiêu hãnh. Họ cưỡi ngựa nhiều tiếng đồng hồ mà chỉ đi được một phần đất của chủ điền. Cuối ngày, họ ngồi dùng bữa chiều. Người chủ điền hăng hái hỏi: “Thưa ông Wesley, thế ông nghĩ gì?”
  • 20. Wesley đáp lời: “Tôinghĩ sẽ có lúc ông khó từ bỏ tất cả những thứ nầy.” Mới đây tôi có nói chuyện với Laverne, một phụ nữ bị bệnh ung thư nan y. Bà ta khóc - không phải vì bà sẽ chết, nhưng vì tôi xin bà nói về sự ban cho. Bà nói trong nước mắt: “Ban cho làm tan chảy tôi. Nó làm tôi sung sướng khi biết rằng Đức Chúa Trời đã chọn tôi ban cho. Chẳng bao lâu nữa tôi sẽ thấy Ngài mặt đối mặt. Tôi chỉ muốn Ngài nói: “Hỡi đầy tớ ngay lành và trung thành ta, tốt lắm.” Đột nhiên, Laverne cười nói. “Tôimuốn nói: Có điều nào khác quan trọng hơn. Tại sao tôi lại quan tâm đến những việc khác?” Lòng Laverne hướng đến của cải thiên đàng. Vì bà đang tíchlũy của cải trên trời, mỗi ngày đưa bà gần hơn với những của cải nầy. Chúa Jesus phán: “Của cải ngươi ở đâu, thì lòng ngươi cũng ở đó”(Mat Mt 6:21). Đó là chìakhóa thứ hai mở ra Nguyên Tắc Của Cải. CHÌA KHÓA NGUYÊN TẮC CỦA CẢI 2 Lòng tôi luôn ở nơi để tiền của Đức Chúa ở đâu. Nói rằng lòng chúng ta theo của cải chúng ta, Chúa Jesus đang phán: “Hãy chỉ cho ta xem sổ ngân phiếu của ngươi, VISA và những biên lai của ngươi, thì ta sẽ cho ngươi biết lòng ngươi ở đâu.” Giả sử bạn mua cổ phần công ty xe hơi General Motors. Điều gì xảy ra? Ngay lập tức bạn có lãi trong GM. Bạn kiểm tra những trang tài chính. Bạn tìm thấy mục báo về GM và đọc từng chữ một, mặc dầu một tháng trước đây có lẽ bạn đã bỏ qua không đụng gì tới nó. Giả sử bạn đang dâng hiến giúp đỡ trẻ em Châu Phi mắc bệnh AIDS. Khi nhìn thấy mục báo về chủ đề này, bạn sẽ bị cuốn hút. Nếu bạn đang gửi tiền để mở hội thánh tại An độ và một cơn động đất đụng đến An độ, thì bạn sẽ xem tin tức và sốt sắng cầu nguyện. Như kim chỉ nam dịch theo hướng Bắc thể nào, thì lòng của bạn dịch theo của cải thể ấy. Tiền cầm lái; lòng hướng theo. Tôi từng nghe nhiều người nói: “Tôimuốn có tấm lòng truyền giáo nhiều hơn.” Tôi luôn đáp lại: “Chúa Jesus cho bạn biết chính xác cách thể nào nhận nó. Hãy dâng tiền cho việc truyền giáo - cho hội thánh và cho người nghèo - thì lòng bạn sẽ hướng theo.” Như kim chỉ nam dịch theo hướng Bắc thể nào, thì lòng của bạn dịch theo của cải thể ấy. Bạn có ao ước chăm lo nhiều hơn về những gì đời đời? Thế thì hãy chuyển một phần tiền của bạn từ hữu hạn sang đời đời, có lẽ là cả phần tiền của bạn. Hãy xem
  • 21. điều gì xảy ra. Đức Chúa Trời muốn tấm lòng bạn. Ngài không chỉ tìm kiếm những “nhà hảo tâm” cho vương quốc Ngài, là những người đứng ngoài cuộc và vô tư không màng đến tình yêu nhân loại. Ngài đang tìm kiếm những môn đồ đắm chìm trong sự nghiệp mình cống hiến. Ngài muốn những conngười đầy dẫy một khải tượng về sự đời đời đến nỗi họ luôn mơ ước đầu tư tiền, thời gian và lời cầu nguyện vào nơi quan trọng hơn hết. Dĩ nhiên, ban cho không phải là một điều hay duy nhất chúng ta có thể làm bằng tiền. Chúng ta cần chăm sóc gia đình chúng ta bằng thức ăn, quần áo, nhà ở và phương tiện đi lại. Nhưng khi chúng ta lo đủ những nhu yếu phẩm, thì tại sao số còn lại không nên cho vào của cải trên trời? Môi-se lìa bỏ của cải Ai-cập “vì ông trông đợi phần thưởng phía trước” (HeDt 11:26). Ai thâu trữ của cải trên đất thì sẽ sống xa cách của cải mình. Đối với người đó, chết là sự mất mát. Ai thâu trữ của cải trên trời thì trông đợi sự đời đời. Đốivới người đó, chết là được. Ai sống xa dần của cải mình thì có lý do tuyệt vọng. Ai sống đến dần của cải mình thì có lý do vui mừng. Bạn đang tuyệt vọng hay vui mừng? NHỮNG RÀO CẢN BAN CHO “Hãy giữ cẩn thận chớ hà tiện gì hết; vì sự sống người ta không phải cốttại của cải mình dư dật đâu. ” LuLc 12:15 Chúng ta biết Đấng Christ mệnh lệnh chúng ta ban cho. Và chúng ta biết Ngài ban thưởng lớn chúng ta vì ban cho. Thế thì tại sao lại khó ban cho? Có nhiều rào cản ban cho: vô tín, không an toàn, kiêu ngạo, thờ hình tượng, ham quyền hành và quyền kiểm soát. Luồng văn hóa của chúng ta - và thường là hội thánh chúng ta - làm cho sự ban cho khó bơi ngược dòng. Người ta xem việc giữ nhiều hơn cho là chuyện “thường” Nhưng tôi chắc rằng cản trở ban cho lớn nhất là như thế này: ảo tưởng cho rằng đất là nhà chúng ta. Điều này dẫn chúng ta đến chìa khóa kế tiếp mở ra Nguyên Tắc Của Cải: CHÌA KHÓA NGUYÊN TẮC CỦA CẢI 3 Trời, không phải đất, là nhà chúng ta.
  • 22. Kinh Thánh nói chúng ta là những khách hành hương, khách lạ, người ngoại trên đất (HeDt 11:13). Chúng ta là những đại sứ đại diện cho đất nước thật của chúng ta (IICo 2Cr 5:20). “Quyền công dân của chúng ta ở trên trời” (Phi Pl 3:20). Chúng ta là công dân của “một nước tốt hơn - một thiên quốc”(HeDt 11:16). Nơi chúng ta chọn tíchlũy của cải phụ thuộc lớn vào nơi chúng ta cho là nhà chúng ta. Giả sử nhà của bạn tại Pháp và bạn đang thăm Mỹ ba tháng, sống trong một khách sạn. Người ta bảo bạn không thể đem bất cứ cái gì về lại Pháp trên chuyến bay về nhà. Nhưng bạn có thể kiếm tiền và gửi tiết kiệm vào ngân hàng tại Pháp. Bạn có sẵn lòng chất đầy phòng khách sạn vô số bàn ghế và vật dán tường đắt tiền không? Dĩ nhiên là không. Bạn chắc sẽ gửi tiền đến nơi có nhà của bạn. Bạn chỉ tiêu xài những gì cần ở nơi tạm trú, và gửi của cải bạn về trước để chúng sẽ đợi bạn khi bạn về nhà. Cả hai con gái của tôi lập gia đình gần đây. Bạn bè và thân quyến gác lại mọi công việc bận rộn và đến từ từ khắp nơi trên đất nước. Khi ngày cưới của Vua đến, cả vũ trụ sẽ vội vã dừng lại (KhKh 19:7-9). Không có gì khác xảy ra vào ngày đó. Tân Lang từ Na-xa-ret và Tân Nương yêu dấu của Ngài sẽ nắm vị trí trung tâm. Mỗi ngày trong đời sống chúng ta, chúng ta đang tiến về lễ cưới đó - lễ cưới của chúng ta! Hôm nay việc đó gần hơn hôm qua. Tân Lang của chúng ta, người Thợ Mộc, đang xây dựng một nơi cho chúng ta trên trời. Mọi thứ chúng ta gửi đi trước sẽ đợi chúng ta ở đó. Đó là quà của chúng ta cho Ngài, nhưng vì sự rộng rãi của Ngài, Ngài sẽ trả lại những của cải đó cho chúng ta. Nhà chúng ta là nơi chúng ta chưa bao giờ đến. Trong thương trường Chúa Jesus là người thợ xây. Ngài cũng là toàn tri và toàn năng, vì thế chất lượng dự án xây dựng thật tốt! Há bạn không nghĩ ngôi nhà Ngài đã và đang xây dựng hai ngàn năm qua là cái gì đó tuyệt vời sao? Nghịch lý thay, nhà của chúng ta là nơi chúng ta chưa hề đặt chân đến. Nhưng đó là nơi tạo dựng cho chúng ta và vì nó mà chúng ta được tạo dựng Nếu chúng ta để thực tế này ăn sâu trong chúng ta, nó sẽ mãi mãi thay đổicách chúng ta sống và suy nghĩ. Chúng ta sẽ thôi thâu trữ của cải trong phòng khách sạn trên đất của chúng ta và bắt đầu gửi trước nhiều hơn về nhà thật của chúng ta. ĐỒ CHƠI # Hãy cùng lái xe với tôi. Sau khi đi được nhiều dặm, chúng ta rẽ khỏi đường chính, băng qua một cánh cổng và xe chúng ta nằm xếp hàng đằng sau một số xe tải chở đồ nặng. Những xe cộ phía trước chở đầy máy tính, hệ thống âm thanh, bàn ghế, trang thiết bị, dụng cụ đánh cá và đồ chơi.
  • 23. Chúng ta chạy lên càng lúc càng cao cho đến khi chúng ta tới một bãi đậu xe. Tại đó, tài xế dở bỏ hàng. Tò mò bạn quan sát thấy một người đàn ông kéo lê một chiếc máy vi tính. Anh loạng choạng đến góc bãi đậu xe, rồi liệng máy tính xuống lề. Bấy giờ bạn phải tìm hiểu điều gì đang xảy ra. Bạn cố chui ra khỏi xe và liếc nhìn xuống một dốc thẳng đứng. Tại chân dốc là một đống khổng hồ chất đầy mọi thứ. Cuối cùng bạn hiểu ra rằng đây là một nơi đổ rác, một chỗ chất đồ bỏ - nơi an nghỉ cuối cùng của những vật dụng trong đời sống chúng ta. Không sớm thì chầy, mọi thứ chúng ta sở hữu sẽ có kết cuộc ở đây. Những quà tặng Giáng Sinh và sinh nhật. Xe hơi, tàu thuyền và bồn tắm nóng. Quần áo, máy hát và barbecues. Đồ chơi trẻ em hay tranh giành, tình bạn bị đánh mất, lòng chân thật và hôn nhân tan vỡ - mọi thứ đều kết thúc ở đây. (Tôi đề nghị nên đưa gia bạn đi một chuyến kiến tập tại bãi đỗ này. Đây là một bài học thực tế sống động.) Bạn có từng thấy anh đồ tể “anh chàng chết bởi thắng nhiều đồ chơi”? Hàng triệu người hành động như thể đó là thật. Câu nói chính xác hơn là “Ai chết mà có nhiều đồ chơi vẫn phải chết - và không bao giờ đem đồ chơi theo mình.” Khi chúng ta chết sau khi đã hiến đời sống chúng ta tìm kiếm mọi thứ, chúng ta không thắng - chúng ta bại. Chúng ta vào cõi đời đời, nhưng đồ chơi của chúng ta ở lại phiá sau chất đầy bãi rác. Anh chàng đồ tể còngì sai hơn thế. Tôi nghĩ đến điều đó theo cách một điểm và một đường thẳng. Đời sống của chúng ta có hai gia đoạn: một là điểm, hai là một đường thẳng kéo dài từ điểm đó. Đời sống hiện tại của chúng ta trên đất là điểm đó. Đó bắt đầu. Nó kết thúc. Nó thật ngắn. Nhưng từ điểm đó kéo dài một đường thẳng vô tận. Đường thẳng đó là cõiđời đời, nghĩa là Cơ đốc nhân sẽ ở thiên đàng. Điểm Đường thẳng Đời sống trên đất Đời sống trên trời Ngay bây giờ chúng ta đang sống trong điểm đó. Nhưng chúng ta đang sống vì điều gì? Người thiển cận sống vì điểm đó. Người viễn cảnh sống vì đường thẳng. Trái đất này (và thời gian của tôi ở đây) là một điểm. Vị Tân Lang của tôi, lễ cưới sắp đến, sự Đoàn Tụ Vĩ Đại, và nhà đời đời của tôi tại Trời Mới Đất Mới - Tất cả ở trên đường thẳng đó. Đó là chìa khoá kế tiếp của chúng ta. CHÌA KHÓA NGUYÊN TẮC CỦA CẢI 4 Tôi sống không nên vì điểm mà vì đường thẳng Ai sống vì điểm đó sống vì của cải trên đất với kết cuộc tại bãi đổ rác. Ai sống vì đường thẳng đó sống vì của cải trên trời không bao giờ kết thúc. Ban cho là sốngvì đường thẳng.
  • 24. Chúng ta mỗi người sẽ chia tay tiền của. Câu hỏi đặt ra là khi nào. Chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc chúng ta lìa nó sau này. Nhưng chúng ta thật có một chọn lựa lìa nó bây giờ hay không. Chúng ta có thể giữ của cải hiện tại trên đất, và có lẽ chúng ta được sự vui thỏa tạm thời nhờ nó. Nhưng nếu chúng ta phân phát chúng, thì chúng ta sẽ vui hưởng của cải đời đời không bao giờ cất khỏi chúng ta. Đây là ý của Jim Elliot khi ông nói: “Người khôn ban cho những gì mình không thể giữ để được những gì mình không thể mất.” Nếu bạn nghe những lời này và nghĩ: À, ông ta là một trong những loại giáo sĩ siêu thuộc linh không quan tâm đến sự được, thế là bạn bỏ ý ở đây. Hãy đọc lại lần nữa. Được chính là những gì Jim Elliot nghĩ đến! Ong chỉ muốn được những gì ông không thể mất. Ong muốn của cải ông trên trời. Hãy sống vì đường thẳng, đừng vì điểm. ÁM ẢNH SỞ HỮU Một chương trình truyền hình PBS gọi là Affluenza diễn thuyết những gì mà chương trình gọi là “tại hoại hiện đại của chủ nghĩa duy vật chất.” Chương trình tuyên báo: Một người Mỹ có mức lương trung bình mua sắm sáu tiếng một tuần trong khi chỉ dành bốn mươi phút chơi với con. Đến hai mươi tuổi, chúng ta đã xem tới một triệu chương trình quảng cáo. Gần đây, càng nhiều người Mỹ tuyên bố phá sản hơn tuyên bố tốt nghiệp đại học. Trong 90 phần trăm trường hợp li hôn thì tranh cãi về tiền bạc đóng vai trò nổi cộm hơn hết. Điều đánh động tôi trong chương trình này là không phải nó tranh luận chống lại chủ nghĩa duy vật trên nguyên tắc đạo đức mà trên nguyên tắc thực dụng: Giàu vật chất không làm cho chúng ta hạnh phúc. Hãy lắng nghe một số người giàu có nhất trong thời của họ: “200 triệu đô la đủ có thế giết chết bất cứ ai. Chẳng vui sướng chút nào trong số tiền đó.”W. H. Vanderbilt “Tôilà người khổ nhất trần gian.” John Jacob Astor “Tôiđã kiếm được nhiều triệu đô-la, nhưng chúng không đem lại cho tôi hạnh phúc” John D. Rockerfeller “Những nhà triệu phú hiếm khi cười.” Andrew Carnegie “Tôihạnh phúc hơn khi làm việc của một thợ máy.” Henry Ford Chắc bạn đã đọc những câu chuyện về những gã trúng vé số, là những người khổ hơn trước chỉ sau vài năm trúng vế số. Giàu có chẳng mang cho họ hạnh phúc như
  • 25. họ hằng mơ ước, ngay cả gần với hạnh phúc cũng chẳng có. Tại phi trường, Hugh Maclellan Jr. nhìn thấy một người qua đường trông vẻ lo lắng. “Có chuyện gì thế?” Hugh hỏi. Nguời này thở dài: “Tôinghĩ cuối cùng rồi tôi sẽ có một ngày nghỉ cuối tuần cho mình. Nhưng bây giờ tôi phải đi giám sát việc sửa nhà của tôi ở Florida.” Sầu não, anh ngồi chờ cất cánh trên chiếc máy bay phản lực tư. Đó là người có mọi sự, là điều hầu hết mọi người mơ ước; nhưng anh không thể hưởng thụ ngày cuối tuần của mình. Anh bị nô lệ bởi tài sản mình. Chúng ta nghĩ chúng ta sở hữu tài sản, nhưng thực ra chúng sở hữu quá nhiều chúng ta. Chúng ta nghĩ chúng ta sở hữu tài sản, nhưng thực ra chúng sở hữu quá nhiều chúng ta. Không gì làm cho hành trình khó nhọc hơn bằng một túi ba lô nặng trịch đầy ắp những thứ tốt nhưng không cần thiết. Những người hành hương đi mà không mang theo nhiều. ĐỘC TÀI VẬT CHẤT Nanci và tôi đã sống trong ngôi nhà chúng tôi hai mươi ba năm. Trong chín năm đầu, chúng tôi có tấm thảm màu cam xấu xí. Chúng tôi không bao giờ quan tâm điều gì xảy ra với nó. Vào ngày chúng tôi lót tấm thảm mới, ai đó đã thắp một ngọn nến. Đầu que diêm rơi xuống và đốt cháy một lỗ ở tấm thảm mới. Ngày trước đó, chúng tôi chẳng hề bận tâm. Bây giờ chúng tôi lại giận dữ. Chúng ta có tốt đẹp hơn khi có tài sản mới đẹp không? Mỗi thứ chúng ta mua là thêm một thứ chúng ta bận tâm, thảo luận, lau chùi, sửa chữa, sắp xếp lại, lo lắng và thay đổikhi nó hư. Giả sử tôi có một máy truyền hình miễn phí. Bây giờ là gì đây? Tôi phải gắn nó với ăn-ten hay đăng ký mua dịch vụ truyền hình cáp. Tôimua một bộ VCD mới hoặc DVD. Tôithuê phim. Tôi phải mua dàn âm thanh. Tôi phải mua một bộ ghế tựa để có thể xem chương trình thỏa mái. Mọi thứ này đều tốn kém và cũng mất nhiều thời gian, năng lực và chú ý. Thời gian tôi cống hiến cho TV và những tiện nghi phụ của nó nghĩa là tôi có ít thời gian hơn thông côngvới gia đình, đọc Lời Chúa, cầu nguyện, và tiếp khách hay giúp đỡ người túng thiếu. Thế thì, giá thật của máy truyền hình “miễn phí” của tôi là bao nhiêu? Đạt được tài sản có thể thúc đẩy tôi thay đổi quyền ưu tiên. Nếu tôi mua một chiếc thuyền, thì tôi muốn biện minh chính đáng việc mua thuyền của tôi bằng cách sử dụng chiếc thuyền và nó có thể đưa tôi xa gia đìnhhay hội thánh tôi thường xuyên, khiến cho tôi không có mặt tham dự cuộc thi đấu bóng rổ của con gái tôi hoặc dạy
  • 26. trường Chúa Nhật hoặc làm việc ở nhà trẻ. Vấn đề không tại conthuyền hay truyền hình. Vấn đề là tôi. Đó là luật sống, chế độ độc tài của vật sở hữu. ĐUỔI GIÓ Sa-lô-môn sáng tác hàng loạt câu nói khôn ngoan trong TrGv 5:10-15. Tôisẽ trích từng câu với sự diễn ý của tôi: “Kẻ ham tiền bạc chẳng hề chán lắc tiền bạc.” (c. 10). Bạn có càng nhiều, bạn muốn càng nhiều. “Kẻ ham của cải chẳng hề chán về huê lợi” (c.10). Bạn càng có, bạn càng ít thỏa lòng. “Hễ của cải thêm nhiều chừng nào, kẻ ăn cũng thêm nhiều chừng ấy” (c. 11). Chúng ta có nhiều chừng nào, thì càng có nhiều người (kể cả chính phủ ) ăn theo. “Chủ của cải được ích gì hơn là xem thấy nó trước mặt chăng?” (c. 11). Bạn có nhiều chừng nào, bạn càng nhận biết nó chẳng ích gì cho bạn chừng ấy. “Giấc ngủ của người làm việc là ngon, mặc dầu người ăn ít hay nhiều, nhưng sự dư dật làm cho người giàu không ngủ được” (c. 12). Bạn càng có nhiều, bạn càng lo lắng nhiều. “Có một tai nạn dữ mà ta thấy dưới mặt trời: Ay là của cải nhà người chủ dành chứa lại, trở làm hại cho mình” (c. 13). Bạn có chừng nào, bạn có thể hại mình càng nhiều do nắm giữ nó. “Hoặc vì cớ tai họa gì, cả của cải nầy sẽ mất hết” (c. 14). Bạn có càng nhiều, bạn phải mất càng nhiều. “Mình lọt ra khỏi lòng mẹ trần truồng thể nào, ắt sẽ trở về thế ấy, và về của huê lợi của sự lao khổ mình, chẳng có vật gì tay mình đem theo được” (c. 15). Bạn có càng nhiều, bạn bỏ lại càng nhiều. Là một người giàu có nhất trên đời, Sa-lô-mô học biết rằng giàu không thỏa mãn. Tất cả những gì giàu có thể làm là cho ông cơ hội lớn hơn để đuổi gió. Nhiều người biết trước mình sẽ hết tiền trước khi tan thành mây khói, vì thế họ tìm đến phép thuật để những gì họ không đủ khả năng chi trả làm họ thỏa lòng. Tiền của Sa-lô-môn không bao giờ cạn. Ong thử mọi thứ, nói rằng: “Ta chẳng trừ điều gì mắt mình ước ao, cũng chẳng cấm điều gì lòng mình ưa thích” (2:10). Sa-lô-mô kết luận: “Đoạnta xem xét các công việc tay mình đã làm, và sự lao khổ đã chịu để làm nó; kìa, mọi điều đó là sự hư không và theo luồng gió thổi, chẳng có ích lợi gì hết dưới mặt trời” (c. 11). Tại sao chúng ta cứ ngu dại mãi? Vì lòng chúng ta luôn đeo theo của cải. Chúng ta bị cám dỗ tưởng rằng của cải dưới đất mà chúng ta thấy quanh chúng ta là của cải thật thay vì là cái bóng của cải thật. Nhưng của cải dưới đất có thể trở thành của cải trên trời. Q. W. Tozer nói:
  • 27. Tiền cũng giống như thứ khác có thể biến dạng thành của cải đời đời. Tiền có thể đổi thành thức ăn cho người đóivà quần áo cho người nghèo; tiền có thể giữ một giáo sĩ năng nổ chinh phục những conngười hư mất đến ánh sáng phúc âm và cuối cùng biến thành những giá trị thiên đàng. Bất kể tài sản tạm thời nào cũng có thể chuyển thành của cải đời đời. Bất kể những gì dâng cho Đấng Christ thì ngay lập tức biến thành của cải không bất tử.3 Nếu giàu có là một conbệnh, thì đâu là thuốc chữa? Nếu vật chất là chất độc, thì đâu là thuốc giải độc?Phao-lô đưa ra một giải đáp: Hãy răn bảo kẻ giàu ở thế gian nầy đừng kiêu ngạo và đừng để lòng trông cậy nơi của cải không chắc chắn, nhưng hãy để lòng trông cậy nơi Đức Chúa Trời, là Đấng mỗi ngày ban sự dư dật cho chúng ta được hưởng. Hãy răn bảo họ làm điều lành, làm nhiều việc phước đức, kíp phân phát và phân chia của mình có, vậy thì dồn chứa về ngày sau một cái nền tốt và bền vững cho mình, để cầm lấy sự sống thật. (ITi1Tm 6:17-19) Chú ý cách thể nào Phao-lô đưa chúng ta trở lại ngay với Nguyên Tắc Của Cải. Khi ông nói ban cho để “dồnchứa về ngày sau một cái nền tốt và bền vững cho mình,” ông chắc đang suy nghĩ trực tiếp đến lời Đấng Christ trong Mat Mt 6:1-34. Tôi có mang theo một danh thiếp trong ví. Một mặt của danh thiếp có ghi “Đức Chúa Trời sở hữu mọi của cải. Tôi là người quản trị đầu tư của Ngài.” Dưới dòng chữ này là ba câu Kinh Thánh. Mặt bên kia ghi: “Đức Chúa Trời muốn tôi dùng của cải thế gian nầy để thâu trữ của cải trên trời.” Bên đưới nữa là những lời của Đấng Christ trong 6:1-34 và của Phao-lô trong ITi1Tm 6:1-21. Để danh thiếp gần với tiền mặt của tôi là một sự nhắc nhở lớn về cái gì là thật. 4 Phao-lô nói rằng “rộng rãi” và “sẵn lòng chia sẻ” và “dư dật trong mọi việc lành” cho phép chúng ta “nắm giữ sự sống.” Cái gì đối nghịch với nó? Đời sống thứ cấp gọi là “đờisống” duy vật chất. Điều đó dẫn chúng ta đến chìa khóa thứ năm mở ra Nguyên Tắc Của Cải: CHÌA KHÓA NGUYÊN TẮC CỦA CẢI 5 Ban cho là thuốc trị duy nhất chủ nghĩa duy vật. Hành động ban cho là một sự nhắc nhở rõ ràng rằng tất cả là của Đức Chúa Trời, không phải chúng ta. Đó là nói rằng tôi không phải là điểm chính, Ngài là điểm chính. Ngài không hiện hữu vì tôi. Tôi hiện hữu vì Ngài. Tiền Đức Chúa Trời có một mục đíchcao hơn sự giàu có của tôi. Ban cho là vui mừng đầu phục người lớn hơn và cho lịch trình quan trọng hơn. Ban cho xác quyết quyền chúa tể của Đấng Christ. Ban cho hạ bệ tôi và tôn cao Ngài. Ban cho bẻ gãy xiềng xích Ma-môn bắt tôi làm nô lệ.
  • 28. Bao lâu tôi càng giữ điều gì, thì tôi tin tôi càng sở hữu bấy lâu. Nhưng khi tôi cho, tôi từ bỏ quyền kiểm soát, quyền hành và danh tiếng nhờ giàu có. Ngay lúc tôi giải phóng nó, đèn bật lên. Bùa chú bị bẻ gãy. Tâm trí tôi trong sáng và tôi nhận biết Đức Chúa Trời là chủ sở hữu, tôi là đầy tớ và người khác là những người thừa hưởng những gì Đức Chúa Trời giao cho tôi. Ban cho không tước lấy đặc quyền đặc lợi của tôi; nhưng ban cho chuyển đặc quyền đặc lợi của tôi từ đất lên trời - từ cái tôi đến Đức Chúa Trời. Chỉ có ban cho mới bẻ gãy cơn sốtgiàu có. Chỉ có ban cho mới tước bỏ tinh thần cho mình có quyền tự quyết. Chỉ có ban cho mới bẻ gãy tôi khỏi lực hút trọng lực của tiền và tài sản. Ban cho chuyển tôi đến tâm trọng lực mới - thiên đàng. BÁNH BÙN Ở NƠI DƠ DÁY. Sau khi phơi bày nghèo nàn thuộc linh của hội thánh Lao-đi-xê, ẩn dưới sự giàu có của cải, Chúa Jesus chào mời của cải thật: “Ta khuyên ngươi hãy mua vàng thử lửa của ta, hầu cho ngươi trở nên giàu có”(KhKh 3:17-18). Phi-e-rơ cho chúng ta biết khi Đấng Christ trở lại, thế giới “sẽbị lửa hủy diệt” và “thế gian và mọi sự trong thế gian sẽ bày ra” (IIPhi 2Pr 3:10). Điều đó nghe có sầu não không? Không nên như thế. Thật là sầu não nếu thế gian là nhà của chúng ta. Nhưng không như thế! Thật là sầu não nếu chúng ta không dùng đời sống hiện tại và vật lực của chúng ta tạo sự khác biệt cho sự đời đời. Nhưng chúng ta có thể! S. Lewis diễn ý thế này: Chúng ta là tạo vật nửa lòng, ngu dại trước chè chén, tình dục và tham vọng khi người ta tặng niềm vui hữu hạn cho chúng ta, như một chú bé khờ dại muốn đi làm những chiếc bánh bùn ở nơi dơ dáy vì cậu không thể hình dung được mời đi biển có nghĩa gì. Chúng ta quá dễ dàng thỏa mãn. 5 Ngay cả nhiều Cơ đốc nhân đã mãn nguyện một đời sống vật chất không làm mình thỏa lòng, như việc làm bánh đất nơi bùn lầy. Có một thứ tốt hơn nhiều mọi thứ thế gian có thể ban tặng - của cải đời đời và vui mừng khôn xiết. Bạn muốn của cải và vui mừng này, phải không? Nhưng có lẽ bạn có một số thắc mắc thực tiễn về sự ban cho, hoặc bạn không chắc khởi đầu từ đâu. Hãy đọc tiếp. KHỞI ĐẦU Tôi đã từng giữ nhiều thứ trong tay và tôi đã mất chúng tất cả. Nhưng hễ thứ gì tôi đặt trong tay Đức Chúa Trời, thì tôi vẫn sở hữu nó. Martin Luther
  • 29. Đối với nhiều người, việc Sam Houston, một quân nhân và một chính trị gia sáng ngời, đến với Đấng Christ là một sự ngạc nhiên. Sau khi nhận lễ báp-tem, Houston nói ông muốn trả một nửa tiền lương cho mục sư địa phương. Khi có người hỏi ông tại sao, ông liền trả lời “Túi tiền của tôi cũng được báp-tem.” Giống như Sam Houston, bạn có lẽ hiểu rằng đời sống Cơ đốc nhân là không thể tách khỏi sự ban cho. Nhưng bạn có lẽ hoang mang: Tôikhởi đầu từ đâu? Nơi thích hợp là nơi Đức Chúa Trời khởi đầu với condân Ngài trong Cựu Ước: “Phàm thuế một phần mười thổ sản, bất kỳ vật gieo hay là hoa quả của cây, đều thuộc về Đức Giê-hô-va; ấy là một vật thánh, biệt riêng ra cho Đức Giê-hô-va” (LeLv 27:30). Nghĩa của từ phần mười là “một phần mười”. Mười phần trăm phải được dâng lại cho Đức Chúa Trời. Cũng có những của dâng tự ý, nhưng 10 phần trăm là bắt buộc. ChCn 3:9 cho biết: “Hãy lấy tài vật và huê lợi đầu mùa của con, mà tôn vinh Đức Giê-hô-va” (nhấn mạnh của con). Con dân Đức Chúa Trời dâng cho Ngài trước hết, không phải sau cùng. Khi condân Ngài không dâng như họ phải làm, Ngài phán: “Người ta có thể ăn trộm Đức Chúa Trời sao? Mà các ngươi ăn trộm ta. Các ngươi nói rằng: chúng tôi ăn trộm Chúa ở đâu? Các ngươi đã ăn trộm trong các phần mười và trong các của dâng. Các ngươi bị rủa sả, vì các ngươi, thảy đều ăn trộm ta. Các ngươi hãy đem hết thảy phần mười vào kho, hầu cho có lương thực trong nhà ta” (MaMl 3:10). Chúa Jesus phê duyệt một phần mười bắt buộc, ngay cả những việc nhỏ (Mat Mt 23:23). Nhưng không có đề cập đến một phần mười sau các sách Phúc Am. Không thấy mạng lịnh hay bãi bỏ nào liên quan đến một phần mười và thế là có sự tranh cãi nóng bỏng giữa những Cơ đốc nhân về việc có phải dâng một phần mười vẫn là điểm khởi đầu dâng hiến hay không. Tôi có những cảm giác pha trộn vấn đề này. Tôi ghét nghi lễ giáo điều. Tôi thật sự không muốn cố đổ rượu mới vào bình da cũ, áp đặt những giới hạn của Giao Ước Đầu Tiên đã được thay thế trên Cơ đốc nhân. Mọi gương dâng hiến trong Tân Ước vượt xa một phần mười. Tuy nhiên, không ai lại không thiếu sót. Có một chân lý bất di bất dịch đằng sau khái niệm dâng cho Đức Chúa Trời những huê lợi đầu mùa. Dẫu một phần mười vẫn là thước đo của những huê lợi này hay không, thì tôi tự hỏi: Đức Chúa Trời có trông mong con dân Ngài trong Giao Ước Mới dâng ít hay nhiều không? Chúa Jesus nâng cao mức độ thuộc linh; Ngài không bao giờ hạ thấp (Mat Mt 5:27-28). NHỮNG BÁNH TẬP LUYỆN Có lẽ bạn tin duy nhất vào “ban cho ân điển” và bất đồng với những tổ phụ hội thánh như Origen, Jerome và Augustine. Những người này dạy rằng một phần mười là yêu cầu dâng hiến tối thiểu cho Cơ đốc nhân. 6 Nhưng ổn không khi hỏi
  • 30. rằng: “Lạy Chúa, Ngài thật trông đợi ít ở con - là người có Thánh Linh Ngài bên trong và sống trong một xã hội giàu có nhất trong lịch sử nhân loại - hơn là Ngài đòi hỏi người Y-sơ-ra-ên nghèo nhất không? Hầu hết mọi nghiên cứu chỉ rằng Cơ đốc nhân Mỹ dâng trung bình2 và 3 phần trăm thu nhập của họ. Một báo cáo Nghiên Cứu của Barna năm 2001 cho thấy: Trong số những người lớn tái sinh thì có tăng 44 phần trăm số người không dâng gì năm ngoái. So với năm 1999, dâng hiến trên đầu người cho hội thánh năm 2000 giảm 19 phần trăm. Một phần ba người lớn tái sinh nói họ dâng một phần mười năm 2000, nhưng đốichiếu với sự dâng hiến đúng mức, thì thu nhập cả gia đình cho thấy chỉ một phần tám dâng hiến như thế. 7 Sống trong một xã hội giàu có mà “dâng hiến ân điển” chỉ là một phần nhỏ so với tiêu chuẩn Giao Ước Đầu Tiên thì có ổn không? Bất kể điều gì chúng ta đang dạy về dâng hiến hôm nay, hoặc không đúng với Thánh Kinh hoặc chúng ta không vâng lời, thì sứ điệp cũng không thể nào thông suốt được. Một phần mười là phương pháp lịch sử của Đức Chúa Trời để đưa chúng ta vào con đường dâng hiến. Theo nghĩa đó, dâng hiến có thể xem như một cánh cổngmở ra vui mừng ban cho ân điển. Cho rằng dâng một phần mười là điểm đíchlà không đúng, nhưng nó có thể vẫn là điểm xuất phát tốt. (Ngay cả dưới Giao Ước Đầu Tiên, nó không phải là điểm dừng - đừng quên những của dâng tự ý.) Dâng một phần mười không phải là trần ban cho; nó chỉ là sàn ban cho. Nó không phải là đường về đíchban cho; nó chỉ là bàn đạp khởi đầu. Một phần mười có thể là những bánh xe tập luyện để đưa chúng ta vào khuôn khổ, khả năng và thói quen ban cho. Ma-la-chi nói rằng dân Y-sơ-ra-ên ăn trộm Đức Chúa Trời không chỉ bằng việc giữ lại một phần mười bắt buộc mà còn những “của dâng” tự nguyện. Họ ăn trộm Đức Chúa Trời vì dâng ít của dâng hơn Ngài mong đợi. Nếu họ có thể ăn trộm Đức Chúa Trời bằng những của dâng thiếu, chúng ta ngày nay không thể làm thế sao? Phao-lô khuyến khích ban cho tự nguyện, nhưng cũng mô tả sự ban cho như thế là “vâng lời” (IICo 2Cr 9:13). Đức Chúa Trời mong đợi nhiều nơi chúng ta. Dẫu rằng các của dâng là tự nguyện, nhưng dâng ít hơn Ngài mong đợi là ăn trộm Ngài. Dĩ nhiên, Đức Chúa Trời không mong đợi hết thảy chúng ta dâng một khoản giống nhau. Chúng ta nên dâng theo tỉ lệ Ngài ban phước cho chúng ta (PhuDnl 16:10, 16-17). Một số người nói: “Chúng ta dâng cao dần. Chúng ta khởi đầu 5 phần trăm.” Điều đó giống như nói rằng: “Trước đây tôi ăn trộm sáu tiệm bán đồ tiện nghi một năm. Năm nay, bởi ân điển, tôi sẽ ăn trộm chỉ ba thôi.” Điểm chính ở đây không phải ăn trộm Đức Chúa Trời ít - đó là đừng ăn trộm Đức Chúa Trời gì cả.