SlideShare a Scribd company logo
1 of 46
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ - LUẬT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
GIA DỤNG AN PHÁT
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập
Họ và tên: TS. Nguyễn Minh Phương Họ và tên: Phạm Thị Diệu Linh
Bộ môn: Quản lý kinh tế Lớp: K54F5
HÀ NỘI, 2021
1
TÓM LƯỢC
Nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh
nghiệp. Có nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp mới tồn tại và phát
triển, qua đó mở rộng thị trường hoạt động, nâng cao đời sống nhân viên và tạo sự phát
triển vững chắc cho doanh nghiệp. Công ty Cổ phần gia dụng An Phát là một doanh
nghiệp hoạt động dựa trên các lĩnh vực chính là phân đồ gia dụng. Nhận thấy vai trò
quan trọng của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, đặc biệt trong thời kỳ kinh tế mở cửa
hội nhập và áp lực cạnh tranh ngày càng lớn nên em đã lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu
quả kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Về lý thuyết, đề tài nêu nổi bật các vấn đề lý thuyết cơ bản về hiệu quả kinh doanh, các
yếu tố ảnh hưởng và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Về thực tiễn, đề tài nghiên cứu thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Cổ phần gia dụng An Phát. Qua đó đưa ra được những thành công trong hiệu quả hoạt
động kinh doanh của công ty, cũng như những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động kinh
doanh. Từ đó tìm nguyên nhân và đưa ra những giải pháp giúp Công ty khắc phục được
những hạn chế đó, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty An Phát.
2
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, dưới sự hướng dẫn tận tình
của giáo viên hướng dẫn, được phía Nhà trường cũng như Công ty tạo điều kiện thuận
lợi, em đã có một quá trình nghiên cứu tìm hiểu và học tập nghiêm túc để hoàn thành đề
tài. Kết quả thu được không chỉ do nỗ lực của cá nhân mà còn có sự giúp đỡ của Quý
thầy cô, Công ty, gia đình và bạn bè.
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban Giám hiệu nhà trường,
Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Thương Mại đã quan tâm, tạo điều
kiện giúp em hoàn thành khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo, TS. Nguyễn Minh Phương đã dành
rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn, giúp đỡ em về mặt phương pháp, lý luận và
nội dung trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, giúp em hoàn thành bài
khóa luận một cách tốt nhất.
Đồng thời, em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh chị trong Phòng Kinh
Doanh - Công ty Cổ phần gia dụng An Phát đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình
thực tập, thu thập tài liệu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Mặc dù có nhiều cố gắng song với sự hạn chế kiến thức cũng như thời
gian tiếp cận với thực tế chưa nhiều, bài luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong các thầy cô có những ý kiến đóng góp để chuyên đề được hoàn thiện và đạt
kết quả tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2021
Sinh viên
Linh
Phạm Thị Diệu Linh
3
MỤC LỤC
TÓM LƯỢC ..................................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................2
MỤC LỤC......................................................................................................................3
DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................................6
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................8
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài .......................................................................8
2. Tổng quan các chương trình nghiên cứu có liên quan ..........................................9
3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................10
3.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................10
3.2 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................10
3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................11
4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................11
4.1 Phạm vi về thời gian..............................................................................................11
4.2 Phạm vi về không gian..........................................................................................11
4.3 Phạm vi về nội dung nghiên cứu..........................................................................11
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................12
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu .............................................................................12
5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu ..................................................................................12
6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp .................................................................................12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG
DOANH NGHIỆP .......................................................................................................14
1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến hiệu quả kinh doanh trong doanh
nghiệp ...........................................................................................................................14
1.1.1 Khái niệm kinh doanh .......................................................................................14
1.1.2 Khái niệm hiệu quả............................................................................................14
1.1.3 Khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ........................................15
1.2 Một số lý thuyết về hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp .........................16
1.2.1 Khái quát một số lý thuyết về hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp ....16
1.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp ..16
1.3 Nội dung nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp..........................17
1.3.1 Hiệu quả kinh doanh tổng hợp .........................................................................17
1.3.2 Hiệu quả kinh doanh bộ phận...........................................................................18
1.4 Các nguyên tắc công cụ giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế .............20
1.4.1 Các nguyên tắc giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế ........................20
1.4.2 Các công cụ giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế..............................21
4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN GIA DỤNG AN PHÁT GIAI ĐOẠN 2018-2020 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM
2021...............................................................................................................................23
2.1Tổng quan tình hình kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
doanh của Công ty cổ phần gia dụng An Phát .........................................................23
2.1.1 Tổng quan tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát..23
2..1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần gia
dụng An Phát...............................................................................................................25
2.2 Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần gia dụng An
Phát...............................................................................................................................28
2.2.1 Phân tích hiệu quả kinh doanh qua các chỉ tiêu tổng hợp của Công ty Cổ
phần gia dụng An Phát ...............................................................................................28
2.2.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh qua các chỉ tiêu bộ phận của Công ty cổ
phần gia dụng An Phát ...............................................................................................29
2.3 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh của
Công ty cổ phần gia dụng An Phát............................................................................33
2.3.1 Các kết luận qua nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ
phần gia dụng An Phát ...............................................................................................33
2.3.1 Các phát hiện qua nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty
cổ phần gia dụng An Phát ..........................................................................................35
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIA DỤNG AN PHÁT...............................................37
3.1 Quan điểm đinh hướng và mục tiêu phát triển Công ty phần gia dụng An
Phát...............................................................................................................................37
3.1.1 Quan điểm đinh hướng phát triển Công ty .....................................................37
3.1.2 Mục tiêu kinh doanh ..........................................................................................37
3.2 Các đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty phần
gia dụng An Phát.........................................................................................................40
3.2.1 Tiết kiệm chi phí trong quá trình kinh doanh.................................................40
3.2.2 Giải pháp nâng cao công tác sử dụng vốn .......................................................40
3.2.3 Xây dựng hệ thống giám sát, quản lý chất lượng sản phẩm và nghe ý kiến
của khách hàng............................................................................................................41
3.2.4. Tăng cường hoạt động marketing...........................................................41
3.2.5 Giải pháp về nguồn nhân lực ............................................................................41
3.3 Các kiến nghị đối với cơ quan hữu quan nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
của Công ty cổ phần gia dụng An Phát.....................................................................42
5
3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước.....................................................................................42
3.3.2 Kiến nghị với Bộ, Ban ngành ............................................................................43
3.4 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh của Công ty cổ phần gia dụng An Phát .........................................................43
KẾT LUẬN..................................................................................................................43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................44
6
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên Nội dung Trang
Bảng 2.1
Doanh thu tiêu thụ dịch vụ và sản phẩm của Công ty Cổ
phần gia dụng An Phát giai đoạn 2018-2020 và 6 tháng đầu
năm 2021
23
Bảng 2.2
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần gia
dụng An Phát giai đoạn 2018-2020 và 6 tháng đầu năm
2021
24
Bảng 2.3
Bảng chỉ tiêu tổng hợp của Công ty Cổ phần gia dụng An
Phát giai đoạn 2018-2020 và 6 tháng đầu năm 2021
28
Bảng 2.4
Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần gia dụng An
Phát giai đoạn 2018-2020 và 6 tháng đầu năm 2021
29
Bảng 2.5
Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Cổ phần gia dụng
An Phát giai đoạn 2018-2020 và 6 tháng đầu năm 2021
31
Bảng 2.6:
Hiệu quả sử dụng tiền lương của Công ty Cổ phần gia dụng
An Phát giai đoạn 2018-2020 và 6 tháng đầu năm 2021
32
Bảng 3.1
Mục tiêu hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần gia
dụng An Phát 2022-2024
39
7
DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt
NSLĐ Năng suất lao động
KQSX Kết quả sản xuất
LNBQ Lợi nhuận bình quân
VCĐ Vốn cố định
VLĐ Vốn lưu động
TSCĐ Tài sản cố định
TSLĐ Tài sản lưu động
8
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Hiện nay nền kinh tế nước ta đang phát triển, ngày càng mở rộng với khu vực và
quốc tế tạo ra tiền đề cho các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập kinh tế với quốc tế. Bên
cạnh những cơ hội đó doanh nghiệp cũng không gặp ít những khó khăn và thách thức.
Để tồn tại và phát triển trên thị trường cạnh tranh đầy gay gắt này đòi hỏi các doanh
nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Hiệu quả kinh
doanh càng cao sẽ giúp các doanh nghiệp đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh
với những doanh nghiệp khác, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ cao
vào hoạt động kinh doanh có điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh, cải thiện được
đời sống cho cán bộ, lao động trong công ty. Do đó nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn
đề cần thiết của bất cứ doanh nghiệp nào cũng quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Tuy
nhiên môi trường kinh doanh luôn biến đổi, doanh nghiệp thì còn nhiều giới hạn nên
nâng cao hiệu quả luôn là bài toán khó cần được giải quyết nhất là trong thời điểm dịch
covid diễn ra vô cùng phức tạp và chưa có dấu hiệu giảm. Nhiều doanh nghiệp phải tìm
cách để việc đầu tư kinh doanh của mình có lãi, phải bỏ ra chi phí như thế nào lợi ích
thu được về là bao nhiêu, hoạt động kinh doanh đó có đạt hiệu quả hay không, từ đó đưa
ra các biện pháp, chính sách quản lý phù hợp…Hiệu quả kinh doanh có được cải thiện
nhưng bên cạnh đó còn không ít những vấn đề về vốn cũng như nguồn lực lao động và
doanh nghiệp chưa khai thác được tối đa thế mạnh của công ty cũng như sản phẩm mà
công ty đang hướng tới.
Công ty Cổ phần gia dụng An Phát là một doanh nghiệp hoạt động dựa trên các
lĩnh vực chính truyền tải, phân phối đồ dùng và thiết bị gia dụng cho gia đình. Là một
doanh nghiệp mới, được thành lập từ năm 2016, cho đến nay Công ty đã có những bước
chuyển đổi không ngừng, luôn tìm những biện pháp để nâng cao hiệu quả trên từng sản
phẩm đến các khách hàng. Công ty đã đạt được những thành công nhất định, tuy nhiên
vẫn còn những thách thức khó khăn trong việc tối thiểu hóa chi phí làm ảnh hưởng đến
việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Đặc biệt, chính sách quản lý và biện
pháp của công ty đặt ra chưa thực sự hiệu quả, chưa phát huy hết được tiềm năng của
mình. Công ty chưa có biện pháp để giảm chi phí tăng, công tác quản lý nguồn vốn lỏng
lẻo và việc phân bổ nguồn vốn chưa hợp lý. Hơn nữa Công ty kinh doanh về mặt hàng
gia dụng mà gia đình nào cũng có nhu cầu mua sắm sử dụng mà doanh thu bán hàng
chưa cao hẳn, doanh thu chưa thực sự đột phá. Đó là điều em thấy chưa thuyết phục tại
sao kinh doanh mặt hàng mà gia đình nào cũng có nhu cầu mua sắm mà doanh thu lại
không cao so với những công ty cũng kinh daonh mặt hàng tương tự. Vì vậy việc nghiên
9
cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh nhằm tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả
kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát là một vấn đề đặt ra hết sức cấp thiết.
Do đó em đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần gia
dụng An Phát” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tổng quan các chương trình nghiên cứu có liên quan
Trong những năm gần đây, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về nâng cao hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi đề tài đều có nét riêng, khác nhau về đối tượng
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và góc độ tiếp cận vấn đề
cũng khác nhau. Có thể kể đến những công trình nghiên cứu sau:
(1) Trần Thị Hân (2017), “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Cổ phần
may xuất khẩu Vĩnh Thịnh”, Khóa luận tốt nghiệp sinh viên khoa Kinh tế- Luật, Đại
học Thương Mại.
Trong bài khóa luận tác giả đã chỉ ra lý thuyết về hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu
quả kinh doanh. Tác giả cũng chỉ ra thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty Cổ phần
may xuất khẩu Vĩnh Thịnh thông qua các nhóm chỉ tiêu về kết quả đầu ra, nhóm chỉ tiêu
tổng hợp, nhóm chỉ tiêu đánh giá sử dụng các yếu tố đầu vào và nhóm chỉ tiêu xét về
mặt sử dụng yếu tố đầu vào đã cho thấy công ty đang kinh doanh có hiệu quả. Tác giả
có những kết luận và phát hiện về thực trạng kinh doanh của Công ty và đưa ra những
giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Cổ phần may xuất khẩu
Vĩnh Thịnh.
(2) Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2018), “Phương hướng và những giải pháp nâng cao
hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại các cảng hàng không quốc tế ở Việt Nam” đề cập đến
các vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ và kinh doanh dịch vụ tại các cảng hàng không
quốc tế.
Tác giả đi khảo sát thực trạng về vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh tại các cảng hàng
không quốc tế Việt Nam. Từ thực trạng khảo sát được, tác giả đánh giá thành công đã
đạt được cũng như phát hiện ra những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân của những tồn
tại và một số vấn đề đặt ra trong thời gian tới đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
tại các cảng hàng không quốc tế. Sau đó thông qua việc nghiên cứu thực trạng phát phát
triển kinh doanh dịch vụ, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch
vụ tại các cảng hàng không quốc tế.
(3) Phạm Thị Vi (2019), “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH
Thương mại và Xuất nhập khẩu Nam Hoa”, khóa luận tốt nghiệp sinh viên khoa Kinh
tế - Luật, Đại học Thương Mại.
Tác giả dựa trên cơ sở những lý luận cơ bản về hoạt động kinh doanh kết hợp phương
pháp nghiên cứu để phân tích về thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty TNHH
10
Thương mại và Xuất nhập khẩu Nam Hoa trong giai đoạn 2016 – 2019. Thông qua việc
đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty, khóa luận đã chỉ ra được những
thành công và hạn chế của doanh nghiệp, dự báo về triển vọng, định hướng cho việc
nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Nam
Hoa trong giai đoạn 2019 – 2025.
(4) Nguyễn Thị Bích (2020) “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH
Sản xuất và Thương mại Mavina”, khóa luận tốt nghiệp sinh viên khoa Kinh tế - Luật,
Đại học Thương Mại.
Tác giả đã phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2017 –
2019 và 6 tháng đầu năm 2020. Trong bài khóa luận, tác giả đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích thống kê, so sánh,
quan sát để đưa ra được những đánh giá xác thực về hiệu quả của hoạt động kinh doanh
của Công ty, phân tích được những thành công đã đạt được cũng như những vấn đề còn
tồn tại cần giải quyết để từ đó có thể đề xuất ra những giải pháp để khắc phục những
hạn chế đó, giúp Công ty nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Nhận xét:
Nhìn chung các công trình nghiên cứu nêu trên đều đã làm nổi bật được vấn đề
chính cần nghiên cứu “nâng cao hiệu quả kinh doanh”, đều đi đúng theo trình tự quy
luật của nó, đi từ cái cá biệt tới cái tổng thể, từ lý luận tới thực tiễn, tận dụng các thông
tin sẵn có để phân tích thực trạng và đưa ra được các giải pháp kịp thời. Tuy nhiên lý
luận còn thiếu sự liên kết giữa các phần, chưa đánh giá chung được tình hình hoạt động
hiệu quả kinh doanh của riêng doanh nghiệp trên toàn địa bàn tỉnh hay thành phố mà
doanh nghiệp đang hoạt động. Từ những thiếu sót còn tồn tại, thông qua đề tài: “Nâng
cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát”, đề tài không trùng
lặp với các nghiên cứu trước đó, em sẽ đi sâu nghiên cứu trên các mảng lý luận tới thực
tiễn, tiến hành đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty. Từ đó đề xuất các giải pháp
để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2022 và các
năm tiếp theo.
3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng tập trung nghiên cứu là hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Cổ phần gia dụng An Phát.
3.2 Mục tiêu nghiên cứu
a, Mục tiêu tổng quát
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần gia
dụng An Phát
11
b, Mục tiêu cụ thể:
Thứ nhất, hệ thống hóa các lý thuyết về doanh nghiệp như khái niệm, khái niệm
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần
gai dụng An Phát.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ
phần gia dụng An Phát.
3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận tập trung trả lời các câu hỏi:
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là gì? Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá của
hiệu quả kinh doanh? Nội dung của nâng cao hiệu quả kinh doanh? Các công cụ và
nguyên tắc giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế.
Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty ty Cổ phần gia dụng An Phát trong
giai đoạn 2018-2020 và 6 tháng đầu năm 2021 diễn ra như thế nào và những yếu tố nào
tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh đó?
Những thành công mà Công ty Cổ phần gia dụng An Phát đã đạt được cũng như
các hạn chế mà doanh nghiệp gặp phải và cần khắc phục trong giai đoạn 2018-2020 và
6 tháng đầu năm 2021 là gì? Đâu là nguyên nhân dẫn đến việc kinh doanh của Công ty
chưa đạt hiệu quả cao là gì?
Những đề xuất và kiến nghị cần được đề ra đối với cơ quan quản lý nhà nước để
nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát trong những năm
tiếp theo.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1 Phạm vi về thời gian
Đề tài nghiên cứu sử dụng số liệu giai đoạn 2018 –2021 và đề xuất ra những giải
pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo.
4.2 Phạm vi về không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần gia
dụng An Phát.
4.3 Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung phân tích các chỉ số hiệu quả tổng hợp và hiệu quả
bộ phận gồm hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng tiền
lương của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát giai đoạn 2018-2020 và 6 tháng đầu năm
2021.
12
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Nguồn bên trong doanh nghiệp: các tài liệu lưu hành nội bộ của Công ty Cổ phần
gia dụng An Phát, các báo cáo, số liệu tình hình hoạt động kinh doanh của công ty được
sử dụng trong chương 2 để phân tích thực trạng kinh doanh của công ty.
Nguồn bên ngoài doanh nghiệp: tài liệu chuyên ngành, tài liệu tham khảo, giáo
trình, bài giảng của trường đại học Thương mại; các số liệu đã được công bố, các công
trình nghiên cứu có liên quan; các văn kiện, văn bản pháp lý, chính sách… của các cơ
quan quản lý Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, được sử dụng trong chương 1 và
chương 2 để hệ thống lại lý luận về hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh
doanh, phân tích tác động của các nhân tố vi mô, vĩ mô ảnh hưởng đến thực trạng kinh
doanh của Công ty CP An Phát.
5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
Xử lý dữ liệu là phương pháp thường xuyên được sử dụng trong nghiên cứu. Vì
dữ liệu thu thập được đang ở dạng thô nên cần thiết phải thực hiện khâu xử lý dữ liệu
nhằm chuyển hóa dữ liệu thành thông tin cần thiết theo mục tiêu nghiên cứu cụ thể.
Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp xử lý dữ liệu chính như sau:
Phương pháp mô hình hóa: Phương pháp mô hình hóa là một phương pháp khoa
học bằng việc xây dựng mô hình của đối tượng nghiên cứu, sao cho việc nghiên cứu mô
hình cho ta những thông tin tương tự đối tượng nghiên cứu đó. Đề tài sử dụng bảng và
biểu đồ giúp cho hệ thống hóa dữ liệu sinh động và logic hơn.
Phương pháp lượng hóa: Là phương pháp sử dụng phần mềm excel, word… để
tổng hợp, phân tích các dữ liệu thu thập được.
Phương pháp phân tích cơ bản, tổng hợp: Là phương pháp được sử dụng nhằm
phân tích những ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả kinh doanh của Công ty gia
dụng An Phát.
Phương pháp sơ đồ, bảng biều: Sử dụng các bảng biểu để thể hiện số liệu thu thập
được và sử dụng biểu đồ đánh giá so sánh các chỉ tiêu trong nghiên cứu về hiệu quả kinh
doanh dịch vụ của Công ty An Phát.
6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh
mục bảng biểu và danh mục tài liệu tham khảo thì khóa luận được kết cấu gồm 03
chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát.
13
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần gia
dụng An Phát.
14
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm kinh doanh
Luật Doanh nghiệp năm 2014 của Việt Nam quy định về việc thành lập, tổ chức
quản lý và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp gồm công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.
Khái niệm kinh doanh trong Luật doanh nghiệp theo Điều 4 Luật doanh nghiệp
(2014) giải thích: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các
công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch
vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.” Như vậy, tiến hành bất cứ hoạt động kinh
doanh nào cũng đều có nghĩa là tập hợp các phương tiện, con người đưa vào hoạt động
để mang lại lợi nhuận cho chủ thể. Hoạt động kinh doanh thường được thông qua các
thể chế kinh doanh như công ty, tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân,... nhưng cũng có thể
là hoạt động tự thân của các cá nhân. Người ta gọi chung các thể chế kinh doanh này là
doanh nghiệp. Doanh nghiệp được hiểu là những pháp nhân hay thể nhân thực hiện trên
thực tế những hoạt động kinh doanh.
Theo một khía cạnh khác có thể hiểu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là
toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp, nó được phản ánh qua các chỉ tiêu kinh tế của doanh nghiệp, qua báo cáo tài
chính....
1.1.2 Khái niệm hiệu quả
Hiệu quả luôn là vấn đề được các nhà nghiên cứu kinh tế cũng như nhà quản lý
kinh doanh quan tâm hàng đầu. Hiệu quả được hiểu đơn giản là một chỉ tiêu chất lượng
phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Nếu chi phí bỏ ra càng ít,
kết quả mang lại càng nhiều thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.
Theo nhà kinh tế học người Anh, Adam Smith, cho rằng: “Hiệu quả là kết quả đạt
được trong nền kinh tế, doanh thu tiêu thụ hàng hóa”. Theo quan điểm này, Adam Smith
đã đồng nhất hiệu quả với chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên,
quan điểm này chỉ đúng khi kết quả sản xuất kinh doanh tăng với tốc độ nhanh hơn tốc
độ tăng của chi phí đầu vào của sản xuất.
Theo PGS.TS Phạm Công Đoàn, TS Nguyễn Cảnh Lịch, Kinh tế doanh nghiệp
thương mại (2012), Nhà xuất bản thống nhất, Hà Nội: “Hiệu quả là một phạm trụ kinh
tế, nó xuất hiện và tồn tại từ xã hội chiếm hữu nô lệ đến xã hội chủ nghĩa. Hiệu quả được
coi là khái niệm để chỉ mối quan hệ giữa các kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động
15
của chủ thể và chi phí chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định.
Hiệu quả kinh doanh thể hiện trình độ sử dụng các yếu tố cần thiết tham gia vào các hoạt
động sản xuất kinh doanh theo một mục đích nhất định.” Thực chất của quan điểm này
hiệu quả chính là sự thể hiện tương quan giữa sự hao phí nguồn lực xác định và kết quả
thu được từ sự hao phí đó.
Như vậy, mặc dù còn nhiều quan niệm khác nhau nhưng có thể hiểu khái quát hiệu
quả là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động, thể hiện mối quan hệ giữa
kết quả đạt được và sự hao phí nguồn lực xác định để tạo ra kết quả đó. Nói cách khác,
hiệu quả là phạm trù phản ánh mức độ đạt được kết quả tương ứng với một hao phí
nguồn lực nhất định để thực hiện kết quả đó.
1.1.3 Khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm hiệu quả kinh doanh. Có quan điểm
cho rằng: "Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng của một lượng
hàng hoá mà không cắt giảm sản lượng của một loại hàng hoá khác. Một nền kinh tế có
hiệu quả nằm trong giới hạn khả năng sản xuất của nó". Thực chất quan điểm này đã đề
cập tới khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Trên góc
độ này rõ ràng phân bổ các nguồn lực kinh tế sao cho đạt được việc sử dụng mọi nguồn
lực trên đường giới hạn khả năng sản xuất làm cho nền kinh tế có hiệu quả và rõ ràng
xét trên phương diện lý thuyết thì đây là mức hiệu quả cao nhất mà mỗi nền kinh tế có
thể đạt được trên giới hạn năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Một số nhà quản trị học lại quan niệm hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỷ
số giữa kết quả đạt được và chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả kinh
doanh thể hiện trình độ sử dụng các yếu tố cần thiết tham gia vào hoạt động sản xuất
kinh doanh theo mục đích nhất định.
Theo Phan Quang Niệm (2008): “Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh
tế, gắn với cơ chế thị trường có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất
hay kinh doanh như: lao động, vốn, tài sản, nguyên vật liệu...nên doanh nghiệp chỉ có
thể đạt hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản quá trình kinh doanh có hiệu
quả.”
Như vậy, hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh: So sánh giữa đầu vào và
đầu ra, so sánh giữa chi phí kinh doanh bỏ ra và kết quả kinh doanh thu được. Đứng trên
góc độ xã hội, chi phí xem xét phải là chi phí xã hội, do có sự kết hợp của các yếu tố lao
động, tư liệu lao động và đối tượng lao động theo một tương quan cả về lượng và chất
trong quá trình kinh doanh để tạo ra sản phẩm đủ tiêu chuẩn cho tiêu dùng.
16
1.2 Một số lý thuyết về hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp
1.2.1 Khái quát một số lý thuyết về hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp
Khi nghiên cứu về lý thuyết hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp có rất nhiều
quan điểm được đưa ra:
Theo P. Samerelson và W. Nordhaus thì : “ Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội
không thể tăng sản lượng một loạt hàng hoá mà không cắt giảm một loạt sản lượng hàng
hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó ”.
Thực chất của quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn
lực của nền sản xuất xã hội. Việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực sản xuất trên đường
giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả cao. Có thể nói mức hiệu
quả ở đây mà tác giả đưa ra là cao nhất, là lý tưởng và không thể có mức hiệu quả nào
cao hơn nữa.
Có một số tác giả lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi quan hệ tỷ lệ
giữa sự tăng lên của hai đại lượng kết quả và chi phí. Các quan điểm này mới chỉ đề cập
đến hiệu quả của phần tăng thêm chứ không phải của toàn bộ phần tham gia vào quy
trình kinh tế.
Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết
quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Điển hình cho quan điểm này là: “
Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi
phí kinh doanh” Đây là quan điểm được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp
dụng vào tính hiệu quả kinh tế của các qúa trình kinh tế.
Để hiểu rõ hơn về hiệu quả kinh doanh, ta cần phân biệt được kết quả kinh doanh
và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Kết quả là những gì doanh nghiệp đạt được sau một
kỳ kinh doanh. Kết quả có thể là kết quả của từng khâu, từng giai đoạn kinh doanh hoặc
cũng có thể là kết quả tổng hợp của toàn quá trình kinh doanh. Kết quả kinh doanh bao
giờ cũng là mục tiêu cần đạt được của mỗi doanh nghiệp. Trong khi đó hiệu quả kinh
doanh là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực của toàn doanh nghiệp,
là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh một cách khái quát nhất kết quả kinh doanh và
lợi ích thu được của doanh nghiệp. Kết quả chỉ phản ánh con số chính xác về mức tăng
giảm còn hiệu quả lại phản ánh được chất lượng của quá trình tổ chức hoạt động kinh
doanh. Với nền kinh tế ngày càng phát triển doanh nghiệp không chỉ quan tâm kết quả
mà còn phải quan tâm đến hiệu quả kinh doanh, nhưng không có nghĩa là doanh nghiệp
sẽ tách rời kết quả và hiệu quả. Có kết quả thì mới có hiệu quả kinh doanh, dùng kết quả
để đánh giá hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp.
1.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp
a, Hiệu quả kinh doanh tổng hợp
17
Hiệu quả kinh doanh tổng hợp phản ánh khái quát và cho phép kết luận về hiệu
quả kinh doanh của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay một
đơn vị bộ phận của doanh nghiệp trong một thời kỳ xác định.
b, Hiệu quả kinh doanh bộ phận
Hiệu quả kinh doanh bộ phận đánh giá trình độ sử dụng nguồn lực cụ thể như lao
động, vốn máy móc thiết bị, nguyên vật liệu... theo mục tiêu đã xác định. Nó ảnh hưởng
trực tiếp tới hiệu quả chung về kinh tế - xã hội. Vì tính chất này mà hiệu quả ở từng lĩnh
vực hoạt động không đại diện cho tính hiệu quả của toàn bộ doanh nghiệp, chỉ phản ánh
tính hiệu quả sử dụng một nguồn lực các biệt cụ thể. Việc phân tích hiệu quả trong từng
lĩnh vực cụ thể là để xác định nguyên nhân và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn lực, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3 Nội dung nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp
1.3.1 Hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh tế của toàn bộ quá trình sản
xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Hiệu quả tổng hợp được xác định thông qua
việc tính toán, so sánh giữa các chỉ tiêu kết quả kinh doanh và chi phí sản xuất.
a, Lợi nhuận
Lợi nhuận là phần chênh lệch dương giữa tổng thu nhập và tổng chi phí của doanh
nghiệp trong một thời lỳ nhất định. Lợi nhuận được xác định như sau:
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
Lợi nhuận là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhà
quản trị quan tâm tới chỉ tiêu này vì lợi nhuận là điều kiện để phát triển và tồn tại của
doanh nghiệp. Càng tạo ra nhiều lợi nhuận doanh nghiệp càng phát triển vững mạnh,
đời sống người lao động càng được nâng cao.
b, Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí =
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ
𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì
Hiệu quả chi phí: Chi phí doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của việc sử dụng các
yếu tố của quá trình kinh doanh mà qua đó doanh nghiệp tạo ra được sản phẩm và thực
hiện được sản phẩm trên thị trường. Để biết một doanh nghiệp sử dụng chi phí có hiệu
quả hay không, ta phải xét tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí của doanh nghiệp. Nếu chỉ
tiêu này cao và tăng qua các năm chứng tỏ trình độ sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp
ngày càng cao. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí kinh doanh trong kỳ tạo ra được
bao nhiêu đồng lợi nhuận
18
Ý nghĩa: Nếu trong cùng một doanh nghiệp, giữa hai thời kỳ kinh doanh như nhau,
thời kỳ nào có tỷ suất lợi nhuận trên chi phí cao hơn thì hiệu quả chung về kinh doanh
của doanh nghiệp sẽ cao hơn và ngược lại.
c, Hiệu quả sử dụng các nguồn lực
Hiệu quả sử dụng các nguồn lực =
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢
𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ
Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị chi phí bỏ ra trong kinh doanh của doanh nghiệp
thu về bao nhiêu đơn vị doanh thu.
Ý nghĩa: Nếu trong cùng một doanh nghiệp, giữa hai thời kỳ kinh doanh như nhau,
thời kỳ nào có hiệu quả sử dụng các nguồn lực cao hơn thì hiệu quả chung tính theo
doanh thu sẽ cao hơn và ngược lại.
1.3.2 Hiệu quả kinh doanh bộ phận
a, Hiệu quả sử dụng vốn
Vốn là điều kiện không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất, là tiền đề, là
phương tiện của quá trình sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn là một phần chính
yếu trong hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, nó phản ánh hoạt động kinh doanh trên
góc độ vốn. Đối với hoạt động kinh doanh thương mại thì vốn hoạt động hầu hết các
quá trình nghiệp vụ. Vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn cố định và vốn lưu động.
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ:
VCĐ là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ, mà đặc điểm của nó là
luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu ký sản xuất và hoàn thành một vòng
tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng. Quan niệm về tính hiệu quả sử dụng VCĐ
được hiểu theo hai khía cạnh.
Với số vốn hiện có, có thể sản xuất thêm một số lượng sản phẩm với chất lượng
tốt, giá thành hạ để tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đầu tư thêm vốn một cách
hợp lý nhằm mở rộng quy mô sảm xuất để tăng doanh số với yêu cầu nhằm đảm bảo tốc
độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vốn.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định phải phản ánh cứ một đồng VCĐ tham gia sản xuất
sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chi tiêu hiệu quả sử dụng VCĐ được coi là chi tiêu
quan trọng để đánh giá chất lượng sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Sức sản xuất của VCĐ:
Sức sản xuất của VCĐ =
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡𝑖ê𝑢 𝑡ℎụ 𝑠ả𝑛 𝑝ℎẩ𝑚 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì
𝑉𝐶Đ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì
 Chỉ tiêu này cho biết một đồng VCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Sức sinh lời của VCĐ:
19
Sức sinh lời của VCĐ =
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì
𝑉𝐶Đ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì
 Chỉ tiêu này cho biết một đồng VCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ
VLĐ là số tiền ứng trước về TSLĐ nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của
doanh nghiệp được hoạt động thường xuyên, liên tục. Hiệu quả sử dụng VLĐ đóng vai
trò quan trọng, mang tính quyết định trong hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nó
được xác định thông qua mối quan hệ giữa kết quả thu được về lượng vốn bỏ ra.
Chỉ tiêu này cho biết một đồng VLĐ bỏ vào kinh doanh sẽ thu được bao nhiêu
đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mức doanh lợi vốn càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn
càng cao, để thực hiện khả năng phản ánh sự cố gắng của doanh nghiệp trong sự hợp lý
hóa hoạt động kinh doanh của mình và đảm bảo tiết kiệm chi phí.
Sức sản xuất của VLĐ:
Sức sản xuất của VLĐ =
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑔𝑖á 𝑣ố𝑛
𝑉𝐿Đ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì
 Chỉ tiêu này cho biết một đồng VLĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Số vòng quay của VLĐ:
Số vòng quay của VLĐ =
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑔𝑖á 𝑣ố𝑛
𝑉𝐿Đ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì
 Chỉ tiêu này cho biết trong thời kỳ kinh doanh đó, vốn lưu động quay được bao nhiêu
vòng.
Ý nghĩa: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ nêu trên thường được so
sánh với nhau giữa các thời kỳ. Các chỉ tiêu này tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng các yếu
tố thuộc VLĐ tăng và ngược lại. Mặt khác, nguồn VLĐ thường xuyên vận động không
ngừng và tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, có khi là tiền, có khi là hàng hóa để đảm bảo
cho quá trình tái sản xuất. Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển VLĐ sẽ góp phần giải quyết
nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
b, Hiệu quả sử dụng lao động
Hiệu quả sử dụng lao động chính là một chỉ tiêu quan trọng trong quá trính sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh kết quả và trình độ sử dụng lao động
của từng lao động trong doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả lao động trong các doanh
nghiệp là rất cần thiết, giúp cho doanh nghiệp thấy rõ khả năng của mình, đồng thời
khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý sử dụng lao động nhằm đạt tới mục tiêu
đề ra.
Năng suất lao động của một nhân viên:
20
NSLĐ của một nhân viên trong kì =
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡𝑖ê𝑢 𝑡ℎụ 𝑠ả𝑛 𝑝ℎẩ𝑚 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑙𝑎𝑜 độ𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì
 Chỉ tiêu này cho biết một nhân viên trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Kết quả sản xuất trên một đồng chi phí tiền lương:
KQSX trên một đồng chi phí tiền lương =
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡𝑖ê𝑢 𝑡ℎụ 𝑠ả𝑛 𝑝ℎẩ𝑚 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑡𝑖ề𝑛 𝑙ươ𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì
 Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí tiền lương trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng
lợi nhuận.
Lợi nhuận bình quân tính cho một lao động:
LNBQ tính cho một lao động =
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑙𝑎𝑜 độ𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì
 Chỉ tiêu này cho biết bình quân tính cho một lao động trong kỳ làm ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận.
Ý nghĩa: Hiệu quả sử dụng lao động đạt hiệu quả tốt nhất khi cả ba chỉ tiêu trên
đều tăng. Vì vậy, trong doanh nghiệp để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất cần có
giải pháp nhằm không ngừng tăng năng suất lao động vừa phải cân đối với chi phí tiền
lương trả cho lao động để đạt hiệu quả tối ưu.
1.4 Các nguyên tắc công cụ giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế
1.4.1 Các nguyên tắc giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế
a, Giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả tổng hợp
Để tối đa hóa lợi nhuận các doanh nghiệp cần tăng doanh thu và giảm chi phí.
Theo nguyên tắc này, thay vì các doanh nghiệp tăng giá sản phẩm để khắc phục hoàn
cảnh khó khăn như hiện nay, cần phải đẩy mạnh tiết kiệm chi phí tối đa hóa lợi nhuận,
tạo hiệu quả trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hiện một số biện pháp
khác như chiến lược giảm chi phí các nguồn lực đầu vào, sử dụng các công cụ tiết kiệm
chi tiêu ở mức tối thiểu. Kiểm soát chi phí hợp lý là việc làm có tổ chức, linh hoạt và
được điều chỉnh thường xuyên để chi phí hoạt động của doanh nghiệp được giảm bớt
nhưng không làm ảnh hưởng đến hiệu quả và cơ hội kinh doanh.
Tăng cường hoạt động marketing, đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các phòng
ban, đòi hỏi mỗi nhân viên phải nắm được nhiệm vụ của mình cũng như trách nhiệm
cuả mình, điều đó đòi hỏi mỗi nhân viên phải có trình độ hiểu biết cũng như có kinh
nghiệm trong việc nghiên cứu thị trường hiểu biết về thị trường.
b, Giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả bộ phận
Nâng cao hiệu quả kinh doanh phải dựa trên cơ sở sử dụng vốn có hiệu quả. Theo
nguyên tắc này, vốn là nhân tố quyết định trực tiếp đến sự tồn tại của doanh nghiệp, vì
thế doanh nghiệp cần sử dụng nguồn vốn một cách khoa học. Trước những cạnh tranh
21
gay gắt như hiện nay, các thành phần kinh tế song song cùng tồn tại. Chính vì vậy, các
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong thị trường này cần phải đặc biệt quan tâm
đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh nhằm mang lại lợi
nhuận cao cho doanh nghiệp, trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính và chấp hành
đúng pháp luật của nhà nước.
Nâng cao chất lượng lao động dựa trên mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực là cốt lõi của công ty, căn cứ vào từng bộ phận mà có những yêu cầu
riêng. Cần đảm bảo nguồn nhân lực có tay nghề cao tự giác sáng tạo, biết vận dụng máy
móc hiện đại khoa học công nghệ vào ứng dụng kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế.
Các doanh nghiệp phải quan tâm đến chính sách vể giá. Giá cả sản phẩm không
chỉ là phương tiện tính toán mà còn là công cụ bán hàng. Chính vì lý do đó, giá cả là
yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp. Doanh
nghiệp có thể đưa ra một mức giá cao hơn khi mà sản phẩm đã đứng vững trên thị trường.
Hay hạ giá với những sản phẩm đang gia nhập thị trường hay doanh ghiệp đang chạy về
mặt doanh số. Ngoài ra còn rất nhiều ưu đãi như quà tặng đính kèm khi mua sả phẩm…
1.4.2 Các công cụ giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế
a, Công cụ pháp luật
Công cụ pháp luật là công cụ mà nhà nước sử dụng để hướng dẫn điều chỉnh các
hành vi chủ thể tham gia hoạt động mua bán trên thị trường. Công cụ pháp luật thể hiện
ở chỗ Nhà nước ban hành và sử dụng các loại luật và văn bản cụ thể hoá luật để quản lý
thương mại dịch vụ như các văn bản về doanh nghiệp, luật đầu tư, luật thương mại, các
văn bản khác về vận tải, ngân hàng, bảo hiểm, môi trường.... Công cụ này vừa tạo sự
bình đẳng cho các thành phần kinh tế vừa để điều chỉnh, hạn chế những mặt trái của
kinh tế thị trường. Quản lý nhà nước bằng công cụ pháp luật thay dần quản lý bằng các
quy định hành chính, nó có vai trò điều chỉnh hướng dẫn các dịch vụ trên thị trường.
Để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh các doanh nghiệp cần tận dụng sự tác
động của công cụ pháp luật để có thể tính toán những điều kiện khách quan và hiệu quả
kinh tế và xây dựng mục tiêu phát triển cho chính doanh nghiệp mình.
b, Công cụ kế hoạch
Kế hoạch là tập hợp các mục tiêu và phương thức để đạt được mục tiêu. Lập kế
hoạch là quyết định trước xem trong tương lai phải làm gì, làm như thế nào, khi nào làm
và ai làm, đạt được gì. Công cụ kế hoạch giúp thúc đẩy nhanh chóng quá trình phân
công lao động, tạo điều kiện vật chất cho sự vận động thị trường, tạo điều kiện cho cung
cầu gặp nhau.
22
Chiến lược: là hệ thống các đường lối và biện pháp chủ yếu nhằm đưa hệ thống
đến những mục tiêu dài hạn.
Kế hoạch trung hạn: là kế hoạch 5 năm để cụ thể hoá các mục tiêu, giải pháp
được lựa chọn trong chiến lược. Các chiến lược được cụ thê hoá ở trong bản kế hoạch 5
năm của công ty giúp cho công ty có định hướng rõ ràng để phát triển, tránh trường hợp
đi lệch so với định hướng chiến lược ban đầu.
23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN GIA DỤNG AN PHÁT GIAI ĐOẠN 2018-2020 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM
2021
2.1. Tổng quan tình hình kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
doanh của Công ty cổ phần gia dụng An Phát
2.1.1 Tổng quan tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát
Từ năm thành lập 2016 đến nay, Công ty luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu đã đề ra,
vượt kế hoạch và doanh thu không ngừng tăng mang lại nhiều công ăn việc làm tạo điều
kiện phát triển đời sống vật chất cũng như tinh thần cho nhân viên. Tình hình hoạt động
kinh doanh của Công ty từ năm 2018-2020 và 6 tháng đầu năm 2021 kinh doanh khá
tốt.
Công ty An Phát từ khi kinh doanh tập trung một số sản phẩm chủ yếu được minh
họa qua bảng sau:
Bảng 2.1: Doanh thu tiêu thụ dịch vụ và sản phẩm của Công ty Cổ phần gia dụng
An Phát giai đoạn 2018-2020 và 6 tháng đầu năm 2021
Đơn vị: Triệu đồng
Sản
phẩm,
dịch vụ
Năm Chênh lệch
2018 2019 2020
6 tháng
đầu
2021
2019/2018 2020/2019
Tuyệt
đối
%
Tuyệt
đối
%
Bếp điện
từ
308.024 67.724 371.210 189.715 -280.3 -90.99 303.486 448.122
Chảo
nồi
nhôm
198.717 489.134 935.905 271.320 299.417 150.675 446.771 91.339
Máy xay
sinh tố
54.175 146.786 115.804 190.693 92.611 176.485 -30.982 -21.107
Nồi cơm 431.894 179.188 1460.632 938.145 -252.706 -58.511 1281.444 715.139
Ấm đun
nước
55.641 41.230 274.823 127.175 -14.411 -25.899 233.593 566.561
Tủ sấy
quần áo
89.231 76.931 239.163 115.971 -12.3 -13.784 252.232 327.868
Máy đèn
sưởi
45.696 39.630 635.501 321.311 -6.066 -13.275 595.871 1503.586
24
Máy hút
mùi
80.220 65.220 136.290 82.670 -15 -18.699 71.07 108.969
Máy làm
mát
không
khí
332.850 209.750 909.335 569.832 -132.1 -36.984 699.585 334.194
Sản
phẩm
khác
27.228 18.678 330.008 153.626 -8.552 -31.409 311.33 1667.016
Tổng 1623.676 1334.271 5498.671 2960.368 -289.405 -17.824 4164.4 312.111
Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán Công ty Cổ phần gia dụng An Phát
Nhận xét: Nhìn chung doanh thu của Công ty giai đoạn 2018-2021 đều tăng lên
từng năm tuy nhiên có năm 2019 giảm nhẹ. Doanh thu chủ yếu đến từ sản phẩm thiết bị
đồ gia dụng của công ty. Cụ thể vào năm 2018 doanh thu là 1623,676 triệu đồng, năm
2019 doanh thu là 1334,271 triệu đồng giảm 289,405 triệu đồng, tương ứng giảm 17,824
% so với năm 2018. Đến năm 2020, doanh thu đạt 5498,671 triệu đồng, tăng 4164,4
triệu đồng, tương ứng tăng 312,111% so với năm 2019. Một số sản phẩm như nồi chảo
nhôm, nồi cơm, máy làm mát không khí là nhóm sản phẩm mang lại nguồn thu khá ổn
định.
Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát
giai đoạn 2018-2020 và 6 tháng đầu năm 2021
Đơn vị: Triệu đồng
Stt
Các chỉ
tiêu
Năm 2019/2018 2020/2019
2018 2019 2020
6 tháng
2021
Chênh
lệch
%
Chênh
lệch
%
1
Doanh thu
thuần
1609.257 1316.831 5456.414 2941.754 -292.426 -18.171 4139.583 314.359
2 Chi phí 1079.367 959.864 3900.22 2171.047 -119.503 -11.072 2940.356 306.330
3
Lợi nhuận
sau thuế
435.447 307.526 1278.761 631.435 -127.921 -29.377 971.2335 315.822
Nguồn: Tài chính- Kế toán Công ty Cổ phần gia dụng An Phát
Nhận xét: Tổng doanh thu của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát trong giai đoạn
từ năm 2018-2021 có xu hướng tăng, tuy nhiên năm 2019 giảm nhẹ, năm 2020 doanh
thu tăng mạnh. Từ năm 2018 đến năm 2019 doanh thu giảm 289.405 triệu đồng tương
25
ứng giảm 17.824%. Năm 2020 tăng 4164.4 triệu đồng tương ứng tăng 312.111% so với
năm 2019. Nhìn chung tổng doanh thu tăng đáng kể nhưng không đồng đều đặc biệt vào
giai đoạn 2018-2019.
Năm 2020 chứng kiến sự tiến bộ rõ rệt trong gia tăng doanh thu khi doanh nghiệp
quyết định đầu tư nhập khẩu thêm nhiều mặt hàng để da dạng các đồ dùng gia dụng
nhưng do dịch covid 19 mất khoảng thời gian giãn cách, cộng thêm ảnh hưởng của dịch
nên chi phí bán hàng cũng như chi phí quản lý cũng tăng lên đáng kể đặc biệt là chi phí
thuế nhập khẩu cũng tăng lên rất nhiều. Nhưng lợi nhuận thực tế lại tăng 4,16 lần, tương
ứng với 1278,761 triệu đồng so với 2019 do công ty tăng vốn bán hàng mở rộng mặt
hàng
2..1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần gia dụng
An Phát
a, Yếu tố bên ngoài
- Môi trường kinh tế
Các nhân tố kinh tế có vai trò hàng đầu và ảnh hưởng có tính quyết định đến hoạt
động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Các nhân tố tác động trực tiếp tới cung cầu của
từng doanh nghiệp thường là các chính sách kinh tế của nhà nước, tốc độ tăng trưởng
nền kinh tế quốc dân, tốc độ lạm phát, thu nhập bình quân trên đầu người. Nếu tốc độ
tăng trưởng nền kinh tế quốc dân cao, các chính sách của Chính phủ khuyến khích các
doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, sự biến động tiền tệ là không đáng kể, lạm phát
được giữ mức hợp lý, thu nhập bình quân đầu người tăng... sẽ tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và ngược lại.
Môi trường luật pháp
Theo luật số 32/2013/QH13 ban hành ngày 19/06/2013 của Quốc hội khoá XIII:
từ 01/01/2014 thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được giảm về mức 22% thay cho
mức 25% như hiện hành. Và kể từ ngày 01/01/2016, những trường hợp thuộc diện áp
dụng thuế suất 22% quy định tại khoản này chuyển sang thuế suất 20%. Luật sửa đổi
này là một dấu hiệu đáng mừng cho công ty, được xem là tác động tích cực tới hoạt
động kinh doanh của công ty. Thuế suất phù hợp sẽ đảm bảo cả quyền lợi của Nhà nước
và công ty, từ đó khuyến khích công ty phát triển kinh doanh. Thuế suất giảm đã tạo
điều kiện để công ty có nguồn lực tài chính tốt, đứng vững trong cạnh tranh một cách
lâu dài, tiết kiệm chi phí liên quan đến viêc nộp thuế, tiết kiệm chi phí hoạt động kinh
doanh, lợi nhuận sau thuế lớn hơn.
- Môi trường khoa học - công nghệ - kỹ thuật
Sự phát triển công nghệ vượt bậc ở nước ta trong những năm gần đây giúp hoạt động
kinh doanh của Công ty trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Sự phát triển của công nghệ hiện
26
nay gắn chặt với sự phát triển của công nghệ thông tin. Việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào lĩnh vực quản lý sẽ góp phần nâng cao khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin, đặc biệt
là những thông tin về thị trường, xóa bỏ các hạn chế về không gian, tăng năng suất lao động,
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Song bên cạnh đó cũng gây ra không
ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh của công ty khi các đối thủ cạnh tranh cũng áp dụng
khoa học kĩ thuật- công nghệ thông tin tiên tiến vào kinh doanh.
Khách hàng và tiềm năng thị trường: Hiện tại các sản phẩm, dịch vụ của Công ty
chủ yếu tại thị trường miền Bắc, tập chung chủ yếu là Hà Nội chiếm gần 75% doanh
thu. Tuy nhiên, Công ty cũng đang trên đà mở rộng thị trường vào miền Trung và miền
Nam. Mục tiêu sắp tới của Công ty đang hướng đến khách hàng tại miền Trung. Áp
dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào các hoạt động quảng cáo của mình từ tư
vấn giải pháp truyền thông, quảng cáo trên trang báo mạng, Đài phát thanh, truyền hình,
thiết kế thương hiệu cho đến nghiên cứu thị trường đều được Công ty thực hiện một
cách bài bản, độ phủ sóng rộng khắp chỉ cần khách hàng có nhu cầu.
- Đối thủ cạnh tranh
Đối với một doanh nghiệp có đối thủ cạnh tranh mạnh thì việc nâng cao hiệu quả
kinh doanh sẽ gặp khó khăn hơn do doanh nghiệp lúc này chỉ có thể nâng cao chất lượng,
giảm giá sản phẩm để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, tăng vòng
quay của vốn, yêu cầu doanh nghiệp phải tổ chức lại bộ máy hoạt động phù hợp, tối ưu
hơn, hiệu quả hơn để tại cho doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao hơn. Từ đó, đối
thủ cạnh tranh cũng tạo ra sự tiến bộ trong kinh doanh tạo ra động lực phát triển cho
doanh nghiệp.
b, Yếu tố bên trong
- Yếu tố vốn
Vốn là một yếu tố phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng
nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng quản lý có hiệu
quả các nguồn vốn kinh doanh. Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định đến quy mô
của doanh nghiệp, đồng thời phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là sự đánh giá
về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kinh doanh. Vốn trong doanh nghiệp
được hình thành từ 4 nguồn chính: Vốn tự có, vốn ngân sách nhà nước cấp, vốn huy
động từ phát hành cổ phiếu và vốn vay. Vốn được phân bổ dưới hai hình thức là vốn cố
định và vốn lưu động. Tuỳ đặc điểm của từng doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì
vốn ngân sách nhà nước cấp là chủ yếu; Công ty cổ phần thì vốn góp của các cổ đông,
các nhà đầu tư và vốn vay là chủ yếu, doanh nghiệp tư nhân vốn chủ sở hữu và vốn vay
là chủ yếu.
- Lực lượng lao động:
27
Lực lượng lao động của Công ty là lực lượng trẻ, có vốn hiểu biết, có tinh thần
ham học hỏi, có tinh trách nhiệm cao. Từ đó giúp cho Công ty có được nguồn lao động
nhiệt huyết, tăng cao doanh số, nhờ vậy hiệu quả kinh doanh cũng được tăng lên. Tuy
nhiên nguồn nhân lực của Công ty vẫn thiếu sự liên kết, hợp tác giữa các phòng ban,
tinh thần hỗ trợ còn hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm và chưa chủ động trong công
việc. Đội ngũ người lao động với trình độ chuyên môn chưa cao, có nhiều nhân viên
đang làm trái nghề, số lượng nhân viên có chứng chỉ nghề nghiệp là khá ít. Việc đào tạo
nhân sự mới chỉ tập trung vào các khoá huấn luyện ngắn hạn, tạm thời mà chưa chú
trọng đến đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai nhất là về năng lực quản lý. Chính vì
thế mà nguồn nhân lực vẫn chưa giúp Công ty giải quyết được những vấn đề khó khăn
một cách hiệu quả nhất. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ giúp cho hiệu quả
kinh doanh của công ty được cải thiện khi năng suất lao động tăng.
- Bộ máy quản trị doanh nghiệp
Hoạt động quản lý bao gồm các khâu cơ bản sau: định hướng chiến lược cơ bản
phát triển doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định, tuân chỉ mục tiêu đề ra, xây
dựng kế hoạch phương án kinh doanh, tổ chức hoạt động kinh doanh, đánh giá kiểm tra
các hoạt động kinh doanh. Các khâu của quá trình này làm tốt sẽ tăng năng suất lao
động, giảm chi phí kinh doanh từ đó làm tăng hiệu quả kinh doanh.
Bộ máy quản trị của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát thực hiện các nhiệm vụ:
Xây dựng chiến lược kinh doanh và phát triển công ty phù hợp với môi trường
kinh doanh và khả năng của công ty, đây là cơ sở định hướng tốt để công ty tiến hành
các hoạt động kinh doanh dịch vụ có hiệu quả.
Xây dựng các kế hoạch kinh doanh các phương án hoạt động kinh doanh và kế
hoạch hoá các hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở chiến lược kinh doanh và phát
triển của công ty đã xây dựng.
Tổ chức và điều động nhân sự hợp lý.
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật của doanh nghiệp
Cơ sở vật chất, kỹ thuật có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động
kinh doanh, nó đem lại sức mạnh kinh doanh cho doanh nghiệp trên cơ sở sinh lời của
tài sản. Đồng thời nó thể hiện bộ mặt kinh doanh của doanh nghiệp thông qua hệ thống
nhà xưởng, kho hàng, cửa hàng…Nó là nền tảng quan trọng để doanh nghiệp tiến hành
các hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ sở vật chất đem lại sức mạnh kinh doanh cho
doanh nghiệp trên cơ sở sức sinh lời của tài sản. Bên cạnh đó, trình độ kỹ thuật và công
nghệ sản xuất của doanh nghiệp ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm, ảnh
hưởng tới mức độ tiết kiệm, tăng chi phí nguyên vật liệu do đó ảnh hưởng tới hiệu quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
28
2.2 Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần gia dụng An
Phát
2.2.1 Phân tích hiệu quả kinh doanh qua các chỉ tiêu tổng hợp của Công ty Cổ phần
gia dụng An Phát
Dưới đây là bảng chỉ tiêu tổng hợp của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát được
minh họa qua bảng sau:
Bảng 2.3 : Bảng chỉ tiêu tổng hợp của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát giai
đoạn 2018-2020 và 6 tháng đầu năm 2021
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Các
chỉ
tiêu
Thực hiện So sánh
Năm 2019/2018 2020/2019
2018 2019 2020
6 tháng
2021
Chênh
lệch
Tỷ lệ
(%)
Chênh
lệch
Tỷ lệ
(%)
1
Doanh
thu
thuần
(M)
1609.257 1316.831 5456.414 2941.754 -292.426 -18.171 4139.583 314.359
2
Tổng
chi phí 1079.367 959.864 3900.22 2171.047 -119.503 -11.072 2940.356 306.330
3
Lợi
nhuận
435.447 307.526 1278.761 631.435 -127.921 -29.377 971.235 315.822
4
Hiệu
quả sử
dụng
các
nguồn
lực
1.49 1.37 1.4 1.36 -0.12 -8.054 0.03 2.189
5
Tỷ
suất
lợi
nhuận
27.06 23.35 23.44 21.46 -3.71 -0.137 0.09 0.385
6
Tỷ
suất
lợi
nhận
trên
chi phí
40.34 32.04 32.78 29.08 -8.3 -0.206 0.74 2.309
29
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty Cổ phần gia dụng An Phát
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên chi phí:
Năm 2018 chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh của Công ty là
40.34% tức là Công ty bỏ ra 1 triệu đồng chi phí kinh doanh sẽ tạo ra 4034000 đồng lợi
nhuận cho Công ty. Tuy nhiên năm 2019 chỉ tiêu lợi nhuận trên chi phí kinh doanh của
Công ty là 32.04 % chênh lệch -8.3% so với năm 2018. Mức chênh lệch có phần giảm
nhẹ do công ty mới đi vào hoạt động, chưa đứng vững, cộng thêm yếu tố tác động của
dịch covid 19. Đến năm 2020 chỉ tiêu này tăng đạt 29.08% tương ứng tăng 2.039% so
với năm 2019. Đến năm 2021 chỉ tiêu của 6 tháng đầu năm cũng khá cao đạt 29.08%.Qua
bảng số liệu cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh của Công ty đang có xu
hướng đi lên nhưng chưa ổn định.
- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các nguồn lực:
Năm 2018 hiệu quả sử dụng các nguồn lực của Công ty là 1.49 tức là công ty bỏ
ra 1 triệu đồng chi phí kinh doanh sẽ thu về 1490000 đồng như vậy doanh thu Công ty
đạt được là khá cao so với chi phí bỏ ra. Hiệu quả sử dụng các nguồn lực có xu hướng
trong các năm tiếp theo cụ thể: năm 2019 hiệu quả sử dụng nguồn lực là 137% giảm
8,054% so với năm 2018 và đến năm 2020 là 140% tăng 2,189 so với năm 2019.
Tỷ suất lợi nhuận: qua các năm 2018-2021 tỷ suất lợi nhuận năm 2018 tỷ suất lợi
nhuận cao nhất đạt là 27.06%, đến năm 2019 mức tỷ suất là 23.35% giảm 3.71% so với
năm 2018. Sau đó tỷ suất lợi nhuận có xu hướng tăng nhẹ vào năm 2020 đạt 23.44%
tương ứng tăng 0.09% so với năm 2019. Tỷ suất lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2021 là
21.46%.
2.2.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh qua các chỉ tiêu bộ phận của Công ty cổ phần
gia dụng An Phát
Hiệu quả sử dụng vốn: Đối với một doanh nghiệp hoạt động dưới loại hình Công
ty cổ phần thì hiệu quả sử dụng đồng vốn nhất là hiệu quả sử dụng vốn luôn được các
nhà đầu tư rất quan tâm. Sử dụng vốn có hiệu quả là một yêu cầu tất yếu để đẩy mạnh
hiệu quả hoạt động của Công ty.
Bảng 2.4 : Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát giai
đoạn 2018-2020 và 6 tháng đầu năm 2021
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Các
chỉ
tiêu
Thực hiện So sánh
Năm 2019/2018 2020/2019
2018 2019 2020
6 tháng
2021
Chênh
lệch
Tỷ lệ
(%)
Chênh
lệch
Tỷ lệ
(%)
30
1
Doanh
thu
thuần
(M)
1609.257 1316.831 5456.414 2941.754 -292.426 -18.171 4139.583 314.359
2
Lợi
nhuận 435.447 307.526 1278.761 631.435 -127.921 -29.377 971.235 315.822
3
Tổng
số vốn
19311.084 21112.321 28540.17 29130.132 1801.237 9.327 7427.849 35.183
4
Vốn cố
định
4723.20 4960.111 6311.720 6413.752 136.911 2.898 1351.609 27.250
4
Sức
sản
xuất
VCĐ
0.34 0.27 1.16 0.45 -0.07 -20.588 0.89 329.630
5
Tỷ
suất
lợi
nhuận
trên
VCĐ
9.22 6.21 20.26 9.85 -3.01 -32.646 14.05 226.248
6
Vốn
lưu
động
14587.884 16152.21 22228.45 22716.38 1564.326 10.723 6076.24 37.619
7
Số lần
luân
chuyển
VLĐ
0.11 0.08 0.25 0.13 -0.03 -27.273 0.17 212.5
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty Cổ phần gia dụng An Phát
- Sức sản xuất của vốn cố định:
Sức sản xuất của vốn cố định trong giai đoạn 2018 – 2021 giảm dần từ 0,34 năm
2018 xuống 0,27 năm 2019 giảm 0,07 tương ứng giảm 20.588 %. Đến năm 2020 sức
sản xuất của vốn cố định lại tăng lên là 1,16 tăng 0.89 so với năm 2019 tương ứng tăng
329,620%. 6 tháng đầu năm 2021 sức sản xuất của vốn cố định là 0,45, như vậy sức sản
xuất của vốn cố định đến thời điểm hiện tại cho thấy doanh thu qua các năm đang đi lên
và sức sản xuất tăng dần qua các năm.
+ Hiệu quả sử dụng vốn cố định (tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định):
31
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định của Công ty có xu hướng tăng nhưng chưa ổn
định do năm 2019 gặp biến cố của đại dịch covid cùng với công ty chưa đứng vững trên
thị trường khi gặp phải những khó khăn. Năm 2018 chỉ tiêu này là 9,22%, năm 2019 chỉ
tiêu này giảm xuống là 6,21% sau đó tiếp tục tăng mạnh vào năm 2020 là 20,26% tăng
14,05% tương ứng tăng 226,248%. 6 tháng đầu năm 2021 theo báo cáo thì chỉ tiêu này
là 9,85% cho thấy chỉ tiêu giữ ổn định và đồng đều so với năm 2020. Có thể thấy năm
2020 là năm công ty có nhiều sự thay đổi vượt bậc, là bước đệm thay đổi của công ty,
khẳng định vị thế trên thị trường.
- Hiệu quả sử dụng lao động:
Bảng 2.5: Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát giai
đoạn 2018-2020 và 6 tháng đầu năm 2021
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Các
chỉ
tiêu
Thực hiện So sánh
Năm 2019/2018 2020/2019
2018 2019 2020
6 tháng
2021
Chênh
lệch
Tỷ lệ
(%)
Chênh
lệch
Tỷ lệ
(%)
1
Doanh
thu
thuần
(M)
1609.257 1316.831 5456.414 2941.754 -292.426 -18.171 4139.583 314.359
2
Lợi
nhuận 435.447 307.526 1278.761 631.435 -127.921 -29.377 971.235 315.822
3
Tổng
số lao
động
21 25 28 29 4 19.048 3 12
4
Năng
suất
lao
động
76.631 52.673 194.872 101.439 -23.958 -31.264 142.199 269.966
5
Hiệu
suất
sử
dụng
lao
động
0.34 0.27 1.16 0.45 -0.07 -20.588 0.89 76.724
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty Cổ phần gia dụng An Phát
32
Trong giai đoạn 2018 – 2021, mức lợi nhuận bình quân của một lao động tăng
dần qua các năm: năm 2018 lợi nhuận bình quân trên 1 lao động đạt 0,34 tuy nhiên năm
2019 lợi nhuận bình quân trên một lao động là 0,27 giảm 20,588% so với năm 2018,
con số này đã tăng mạnh vào năm 2020 tăng 76,724% so với năm 2019. Điều này chứng
tỏ rằng Công ty đang sử dụng lao động một cách hiệu quả và cải tiến vượt bậc vào năm
2020. Năm 2021 đánh giá 6 tháng đầu năm hiệu suất sử dụng lao động là 0,45 cao hơn
so với cả năm 2018 và 2019.
Chỉ tiêu năng suất lao động: Năng suất lao động tăng dần tuy nhiên có năm 2019
là giảm nhẹ. Từ năm 2018 năng suất lao động bình quân là 76,631. Năm 2019 năng suất
lao động là 52,673 giảm 23,958 tương ứng giảm 31,264% so với năm 2018, đến năm
2020 tăng mạnh là 194,872 tương ứng tăng 269,966 % so với năm 2019. Năm 2021
đánh giá theo kết quả 6 tháng đầu năm là 101,439 cao hơn so với cả năm 2018 và 2019,
tương đối ổn định so với cùng kì năm 2020.
- Hiệu quả sử dụng tiền lương:
Bảng 2.6: Hiệu quả sử dụng tiền lương của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát giai
đoạn 2018-2020 và 6 tháng đầu năm 2021
Đơn vị: Triệu đồng
TT
Các
chỉ
tiêu
Thực hiện So sánh
Năm 2019/2018 2020/2019
2018 2019 2020
6 tháng
2021
Chênh
lệch
Tỷ lệ
(%)
Chênh
lệch
Tỷ lệ
(%)
1
Doanh
thu
thuần
(M)
1609.257 1316.831 5456.414 2941.754 -292.426 -18.171 4139.583 314.359
2
Tổng
chi
phí
tiền
lương
456.590 560.931 650.367 340.565 104.341 22.852 89.436 15.944
Tổng
số lao
động
21 25 28 29 4 19.048 3 12
3
Lợi
nhuận 435.447 307.526 1278.761 631.435 -127.921 -29.377 971.235 315.822
33
4
Hiệu
quả sử
dụng
chi
phí
tiền
lương
3.52 2.35 8.38 8.63 -1.17 -33.239 5.85 248.936
5
Hiệu
suất
sử
dụng
chi
phí
tiền
0.95 0.55 1.97 1.85 -0.4 -42.105 1.42 258.182
6
Tiền
lương
bình
quân
21.47 22.44 23.22 11.74 0.97 4.518 0.78 3.476
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty Cổ phần gia dụng An Phát
Qua bảng số liệu có thể thấy: tổng chi phí cho tiền lương của Công ty tăng qua
các năm. Năm 2018 tổng chi phí cho tiền lương là 456,590 triệu đồng, năm 2019 con số
này tăng 104,341 triệu đồng tương ứng tăng 22,852% so với năm 2018 và năm 2020
tăng 89,436 triệu đồng, tương ứng tăng 15,944% so với năm 2019. Năm 2021 tổng chi
phí lương của 6 tháng đầu năm là 340,565 triệu đồng.Tiền lương bình quân tăng trong
giai đoạn 2018-2019 cụ thể năm 2019 tăng 0,97 triệu đồng tương ứng tăng 4,518% .
Năm 2020, con số này tăng 0,78 triệu tương ứng tăng 3,476%. Hiệu suất sử dụng chi
phí tiền lương năm 2019 giảm 0,4 tương ứng giảm 42,105 % so với năm 2018, năm
2020 có xu hướng tăng1,42 tương ứng tăng 258,182% so với năm 2019. Năm 2021 hiệu
suất sử dụng chi phí tiền lương là 11,47 cao hơn cùng kì của năm 2020.
2.3 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh của
Công ty cổ phần gia dụng An Phát
2.3.1 Các kết luận qua nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ
phần gia dụng An Phát
a, Thành công đạt được và nguyên nhân
Từ khi thành lập, để có được quy mô kinh doanh và trình độ quản lý như hiện
nay là cả một quá trình phấn đấu của toàn bộ cán bộ, công nhân viên của Công ty. Trong
nền kinh tế cạnh tranh mạnh mẽ, Công ty đã cố gắng tìm ra các biện pháp để hòa nhập
34
với sự phát triển không ngừng của đất nước. Công ty đã đạt được một số thành công
nhất định:
Doanh thu tiêu thụ các sản phẩm dịch vụ của công ty từ năm 2018-2021 ngày
càng tăng chứng tỏ công ty đang được khách hàng tin tưởng và sử dụng dịch vụ lâu năm,
thị trường càng được mở rộng.
- Nguồn vốn của công ty liên tục tăng qua các năm:
Nguồn vốn của công ty liên tục tăng qua các năm, Công ty đã chủ động trong
việc duy trì, huy động thêm vốn kinh doanh. Do dòng vốn từ trong nội bộ của Công ty
nên không phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn vốn từ ngân hàng, khả năng tự chủ vốn
của Công ty khá tốt do thu hút được nhiều vốn của các cổ đông góp vốn vào Công ty.
Lợi nhuận của Công ty không ngừng tăng qua các năm gần đây 2018-2021 tuy
nhiên có năm 2019 giảm nhẹ so với năm 2018, Công ty đang không ngừng cố gắng để
mở rộng mạng lưới kinh doanh, xây dựng đội ngũ công nhân tiên tiến, hiệu quả cao.
Đội ngũ cán bộ của Công ty tăng lên cả về số lượng và chất lượng nhiều cán bộ có
trình độ chuyên môn cao hơn.
b, Những tồn tại và nguyên nhân
b.1 Tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động kinh doanh của công ty vẫn còn một
số những mặt hạn chế nhất định. Các hạn chế này có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của công ty. Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh chưa hiệu quả.
Cụ thể, vốn lưu động tăng qua các năm song tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định lại
biến động không ổn định. từ chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động ta có thể thấy
rằng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty là chưa cao. Đây chính là một hạn chế
cần phải quan tâm của công ty, công ty cần có các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn lưu động bởi đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong công ty.
b.2 Nguyên nhân
- Từ phía doanh nghiệp
Công ty chưa có những biện pháp quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn kinh doanh,
hạn chế những lãng phí về vốn khiến cho việc sử dụng vốn chưa thực sự hiệu quả. Công
tác quản lý nguồn vốn chưa thực sự được chú trọng, vẫn còn lỏng lẻo, phân bổ nguồn
vốn chưa hợp lý. Số lượng hàng tồn kho nhiều gây ra hiện tượng ứ đọng trong khâu
thanh toán và dự trữ, làm ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn.
Năng lực quản lý chi phí của công ty chưa tốt, còn nhiều bất cập, chưa có biện
pháp cụ thể để tiết kiệm chi phí kinh doanh. Lượng hàng tồn kho còn khá nhiều làm cho
chi phí hàng tồn kho tăng, làm tăng tổng chi phí. Điều này làm cho việc mở rộng quy
mô kinh doanh không đạt được hiệu quả như mong muốn.
35
Việc sử dụng lao động của công ty chưa hợp lý là do công tác tuyển dụng vẫn
chưa gắn sát với thực tế. Công tác đào tạo và giám sát lao động vẫn còn nhiều hạn chế,
không đánh giá đúng được trình độ chuyên môn của từng lao động dẫn đến việc sắp xếp
bố trí không đúng chức năng, lĩnh vực chuyên môn, làm cho hiệu quả sử dụng lao động
không cao.
Chưa có chính sách Marketing phù hợp. Công tác nghiên cứu và dự báo thị
trường của công ty vẫn còn nhiều bất cập, chưa phản ánh được về nhu cầu sản phẩm của
công ty, chưa có những chính sách phát triển sản phẩm một cách phù hợp. Công ty chưa
hiểu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường nên chưa có mức đầu tư hợp
lý. Các chính sách về bán hàng chưa có sự đặc biệt để thu hút khách hàng, dịch vụ chăm
sóc khách hàng chưa thực sự tốt.
- Từ phía nhà nước
Doanh nghiệp tư nhân hiện nay phát triển khá phổ biến ở nước ta, chiếm tỷ trọng
cao hơn doanh nghiệp nhà nước. Vì thế nhà nước cần quan tâm đến doanh nghiệp tư
nhân nhiều hơn. Quá trình hội nhập của Việt Nam đem lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp
nhưng đồng thời cũng có những thách thức, khó khăn. Trong giai đoạn này, công ty phải
hoạt động trong môi trường cạnh tranh vô cùng gay gắt, không chỉ phải đối mặt với các
doanh nghiệp trong nước mà còn cả các doanh nghiệp nước ngoài.
Chính sách tiền tệ, tỷ giá, chính sách thuế có tác động không nhỏ đến tình hình
hoạt động kinh doanh của Công ty. Chế độ quản lý thuế, tỉ giá hối đoái, việc hoàn thuế
chậm… của nước ta còn quá nhiều bất cập, thay đổi cơ chế liên tục khiến cho doanh
nghiệp chưa kịp thích ứng, điều chỉnh chính sách này thì đã chuyển sang cơ chế, chính
sách mới.
Thủ tục hành chính còn rườm rà làm chậm tiến độ kinh doanh của doanh nghiệp,
làm tăng chi phí hoạt động kinh doanh, làm mất cơ hội kinh doanh của Công ty.
2.3.1 Các phát hiện qua nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ
phần gia dụng An Phát
Nhìn chung hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát trong
gia đoạn 2018-2021 là tốt với đội ngũ cán bộ được nâng cao về số lượng và trình độ
chuyên môn, doanh thu qua các năm từ 2018-2021 tăng nhẹ làm lợi nhuân của công ty
cũng tăng lên nhưng chưa đồng đều do năm 2019 chưa đứng vững trên thị trường. Tuy
nhiên nguồn nhân sự của Công ty vẫn còn bị lãng phí, chưa khai thác hết tiềm năng và
trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực vì vậy Công ty cần có chính sách quản trị
nguồn nhân lực hợp lí để tạo ra hiệu quả kinh doanh cao hơn. Trình độ quản lý, chuyên
môn còn chưa đồng đều, một số nhân viên ít kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực
hiện các dự án, hợp đồng kinh doanh còn lúng túng dẫn đến việc phối hợp giữa các
36
phòng ban không được hiệu quả. Điều này phần nào làm ảnh hưởng đến hiệu quả công
việc trong toàn Công ty. Nguồn vốn của Công ty không ngừng được mở rộng tuy nhiên
Công ty vẫn còn thiếu sót trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn của mình. Công ty
chưa kịp thời nắm bắt thông tin về những hư hao của tài sản cố định của mình để nâng
cấp sửa chữa dẫn đến hiệu hiệu quả sử dụng nguồn vốn cố định giảm xuống. Bên cạnh
đó Công ty chưa quản lý tốt những khoản phải thu của mình khiến hiệu quả sử dụng vốn
lưu động chưa cao. Công ty cần khắc phục những hạn chế này để nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh.
37
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIA DỤNG AN PHÁT
3.1 Quan điểm đinh hướng và mục tiêu phát triển Công ty phần gia dụng An Phát
3.1.1 Quan điểm đinh hướng phát triển Công ty
Về thị trường: tiếp tục duy trì và phát triển thị trường tại khu vực thành phố Hà
Nội, lên kế hoạch mở rộng ra nhiều thị trường tiềm năng khác như thị trường miền Trung
và thị trường miền Nam, đa dạng hóa mối quan hệ thị trường đối với các đối tác. Nâng
cao vị thế của doanh nghiệp cả về chất lượng lẫn số lượng sản phẩm dịch vụ trên thị
trường kinh doanh.
Về cơ cấu tổ chức và quản lý Công ty: hoàn thiện bộ máy quản lý doanh nghiệp
các cấp, nâng cao trình độ quản lý chuyên môn , tăng cường các khóa đào tạo chuyên
sâu cho đội ngũ kỹ thuật, nâng cao kỹ thuật làm việc trong môi trường quốc tế.
Về nguồn lực tài chính: trên cơ sở đa dạng hóa mối quan hệ thị trường đối với
các đối tác, tận dụng được các nguồn lực sẵn có để nâng cao hiệu quả kinh doanh, bên
cạnh đó có thể huy động thêm nguồn vốn qua các hình thức vốn góp, tìm kiếm nhà đầu
tư,…nhằm huy động và luôn chuyển nguồn vốn trong doanh nghiệp
Về lao động: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, huy động nguồn lao động trẻ
có tiềm năng, cải tiến nguồn lao động cũ cho thích ghi với môi trường làm việc hiện
đại, rèn luyện kỹ năng sử dụng máy móc, công nghệ hiện đại, có tình thần trách nhiệm
và cầu tiến trong công việc.
3.1.2 Mục tiêu kinh doanh
Với sự xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường ,Công ty Cổ
phần gia dụng An Phát đã nhìn nhận được vấn đề cấp bách trước mắt, từ đó đề ra những
mục tiêu chung cho toàn thể hoạt động kinh doanh của Công ty, cũng như mục tiêu cụ
thể cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2022 và các năm tiếp theo.
a, Mục tiêu chung
Cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào trên thị trường, mục tiêu hàng đầu của
công ty là tối đa hoá lợi nhuận. Để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp
phải có chiến lược kinh doanh hiệu quả, nhằm phát huy các nguồn lực sẵn có, sự dụng
hiệu quả nguồn vốn, tiết kiệm được mức chi phí bỏ ra trong quá kinh hoạt động kinh
doanh. Như: mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sử
dụng lao động, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, nâng cao chất lượng sản
phẩm,…chung quy lại tất cả các hoạt động trên đều hướng về một mục tiêu chung và
quan trọng nhất của doanh nghiệp đó là tối đa hóa lợi nhuận.
b, Mục tiêu cụ thể
38
Trong giai đoạn tới, mục tiêu của Công ty là tăng cường nguồn vốn, không ngừng
nâng cao chất lượng làm việc của nhân viên, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho
người lao động. Đẩy nhanh quá trình luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh
của Công ty, giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Cụ thể như sau:
Mục tiêu mở rộng thị trường: Trước nền kinh tế trong nước đang trong thời kỳ
hội nhập quốc tế, Công ty Cổ phần gia dụng An Phát cần thúc đẩy các hoạt động kinh
doanh nhằm tận dụng thời cơ hội nhập, tăng khả năng tiếp cận thị trường. Cần có kế
hoạch tác chiến kinh doanh, hiện đại hóa thiết bị sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm
nhằm mở rộng sang các thị trường lớn không chỉ riêng Hà Nội,… mà còn mở rộng hợp
tác phát triển sang cả các tỉnh miền Trung và miền Nam.
Mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng lao động: như phân tích ở phần trên chúng
ta có thể nhận thấy rõ nguồn lao động có tầm quan trọng như thế nào trong quá trình
kinh doanh của doanh nghiệp từ tổ chức phân bổ nguồn lực hợp lí đến nhân sự đi công
tác kinh doanh, nhân viên đi thị trường khảo sát đến nhân viên làm việc tại văn phòng.
Vì vậy, sử dụng hiệu quả nguồn lao động là một bài toán khó cho các nhà quản trị, nó
là nhân tố quyết định tới sự tồn tại, phát triển bền vững của doanh nghiệp. Nguồn nhân
lực mạnh sẽ là tiền đề các doanh nghiệp thực hiện các bước kinh doanh hiệu quả tiếp
theo.
Tiến hành hoàn thiện đội ngũ nhận lực, nâng cao mức lợi nhuận bình quân mỗi
lao động làm ra, trên cơ sở đào tạo, huấn luyện đội ngũ lao động chuyên nghiệp, chuyên
đảm nhiệm các khâu chủ chốt trong chuỗi sản xuất, đem lại hiệu quả cao cho doanh
nghiệp. Cải thiện quỹ tiền lương, nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ tiền lương trong doanh
nghiệp, trên cơ sở nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên, khuyến khích tinh thần
cầu tiến, tạo cơ hội cho người lao động phát triển.
Mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Với tổng nguồn vốn của Công ty, Công
ty phải sử dụng làm sao cho hiệu quả, phải làm như thế nào đế tận dụng tối đa được từng
đồng vốn bỏ ra vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà thu được mức lợi nhuận cao nhất,
tận dụng nguồn vốn hiệu quả thúc đẩy quá trình tối đa hóa lợi nhuận được diễn ra thuận
lợi hơn.
Đa dạng hóa nguồn vốn kinh doanh, tăng tốc độ lưu chuyển của đồng vốn lưu
động trên trị trường, tăng mức lợi nhuận và doanh thu sẽ thu được từ việc sử dụng có
hiệu quả nguồn vốn kinh doanh, bao gồm: nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, mức
doanh lợi của đồng vốn lưu động, cũng như của toàn bộ số vốn kinh doanh được đem
vào sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
39
Bảng 3.1: Mục tiêu hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát
2022-2024
Đơn vị: Triệu đồng
TT
Các chỉ
tiêu
Thực hiện So sánh
Năm 2023/2022 2024/2023
2022 2023 2024
Chênh
lệch
Tỷ lệ
(%)
Chênh
lệch
Tỷ lệ
(%)
1
Doanh thu
thuần (M)
9856.121 14181.25 21015.18 4325.129 43.883 6833.93 48.19
2
Tổng chi
phí tiền
lương
936.123 1342.154 1976.232 406.031 43.374 514.078 35.159
Tổng số
lao động
38 51 68 13 34.211 17 33.34
3 Lợi nhuận
2878.912 5089.323 9156.256 2210.411 76.779 4066.933 79.911
4
Hiệu quả
sử dụng
chi phí
tiền lương
10.529 10.566 10.634 0.037 0.351 0.068 0.644
5
Hiệu suất
sử dụng
chi phí
tiền
3.08 3.79 4.63 0.71 23.052 0.84 22.164
6
Tiền
lương
bình quân
27.27 28.66 29.06 1.39 5.097 0.4 1.396
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty Cổ phần gia dụng An Phát
Theo mục tiêu kinh doanh của Công ty hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương cũng
có xu hướng tăng. Năm 2022, mục tiêu hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương là 10,529,
đến năm 2023 con số này là 10,566, tăng 0,037 tương ứng tăng 0,351 % so với năm
2022. Năm 2024 hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương là 10,634 tăng 0.068 tương ứng
tăng 0.644% so với năm 2023. Tiền lương bình quân của lao động cũng tăng, đời sống
của nhân viên được cải thiện. Năm 2022 mục tiêu tiền lương bình quân là 27,27, đến
năm 2023 con số này tăng lên là 28.66 tăng 1.39 tương ứng 5.097% so với năm 2022.
Năm 2024 tiền lương bình quân là 29.06 tăng 0,4 tương ứng tăng 1.396% so với năm
2023.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Gia dụng An Phát.pdf
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Gia dụng An Phát.pdf
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Gia dụng An Phát.pdf
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Gia dụng An Phát.pdf
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Gia dụng An Phát.pdf
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Gia dụng An Phát.pdf

More Related Content

Similar to Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Gia dụng An Phát.pdf

Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH ISO Green giai đoạn 2021- 2025
 Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH ISO Green giai đoạn 2021- 2025  Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH ISO Green giai đoạn 2021- 2025
Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH ISO Green giai đoạn 2021- 2025 luanvantrust
 
Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biên
Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biênMột số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biên
Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biênhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biên
Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biênMột số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biên
Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biênNOT
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Báo cáo tttn lê thị xuân lan 081445
Báo cáo tttn lê thị xuân lan 081445Báo cáo tttn lê thị xuân lan 081445
Báo cáo tttn lê thị xuân lan 081445Lan Nguyễn
 
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh ...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...
Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...
Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...luanvantrust
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Quốc tế Delta.pdf
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Quốc tế Delta.pdfNâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Quốc tế Delta.pdf
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Quốc tế Delta.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Gia dụng An Phát.pdf (20)

Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH ISO Green giai đoạn 2021- 2025
 Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH ISO Green giai đoạn 2021- 2025  Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH ISO Green giai đoạn 2021- 2025
Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH ISO Green giai đoạn 2021- 2025
 
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựngĐề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng
 
Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biên
Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biênMột số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biên
Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biên
 
Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biên
Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biênMột số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biên
Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biên
 
Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu
Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Xuất Nhập KhẩuKế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu
Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty sản xuất kinh doanh
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty sản xuất kinh doanhĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty sản xuất kinh doanh
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty sản xuất kinh doanh
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại công ty kinh doanh, khai thác
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại công ty kinh doanh, khai thácĐề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại công ty kinh doanh, khai thác
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại công ty kinh doanh, khai thác
 
Đề tài: Tình hình tiêu thụ sản phẩm và Marketing của công ty dịch vụ
Đề tài: Tình hình tiêu thụ sản phẩm và Marketing của công ty dịch vụĐề tài: Tình hình tiêu thụ sản phẩm và Marketing của công ty dịch vụ
Đề tài: Tình hình tiêu thụ sản phẩm và Marketing của công ty dịch vụ
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ...
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Báo cáo tttn lê thị xuân lan 081445
Báo cáo tttn lê thị xuân lan 081445Báo cáo tttn lê thị xuân lan 081445
Báo cáo tttn lê thị xuân lan 081445
 
Đề tài: Kế toán quản lý nguyên vật liệu tại Công ty Gốm, HAY
Đề tài: Kế toán quản lý nguyên vật liệu tại Công ty Gốm, HAYĐề tài: Kế toán quản lý nguyên vật liệu tại Công ty Gốm, HAY
Đề tài: Kế toán quản lý nguyên vật liệu tại Công ty Gốm, HAY
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...
 
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Nước sạch, 9đ
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Nước sạch, 9đNâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Nước sạch, 9đ
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Nước sạch, 9đ
 
Đề tài: Kế toán doanh thu tại Công ty cổ phần xây dựng, HAY
Đề tài: Kế toán doanh thu tại Công ty cổ phần xây dựng, HAYĐề tài: Kế toán doanh thu tại Công ty cổ phần xây dựng, HAY
Đề tài: Kế toán doanh thu tại Công ty cổ phần xây dựng, HAY
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh ...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh ...
 
Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...
Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...
Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Quốc tế Delta.pdf
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Quốc tế Delta.pdfNâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Quốc tế Delta.pdf
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Quốc tế Delta.pdf
 
Đề tài: Dự án đầu tư mở trung tâm đào tạo và kết nối việc làm, HOT
Đề tài: Dự án đầu tư mở trung tâm đào tạo và kết nối việc làm, HOTĐề tài: Dự án đầu tư mở trung tâm đào tạo và kết nối việc làm, HOT
Đề tài: Dự án đầu tư mở trung tâm đào tạo và kết nối việc làm, HOT
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Recently uploaded

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 

Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Gia dụng An Phát.pdf

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ - LUẬT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIA DỤNG AN PHÁT Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập Họ và tên: TS. Nguyễn Minh Phương Họ và tên: Phạm Thị Diệu Linh Bộ môn: Quản lý kinh tế Lớp: K54F5 HÀ NỘI, 2021
  • 2. 1 TÓM LƯỢC Nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Có nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển, qua đó mở rộng thị trường hoạt động, nâng cao đời sống nhân viên và tạo sự phát triển vững chắc cho doanh nghiệp. Công ty Cổ phần gia dụng An Phát là một doanh nghiệp hoạt động dựa trên các lĩnh vực chính là phân đồ gia dụng. Nhận thấy vai trò quan trọng của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, đặc biệt trong thời kỳ kinh tế mở cửa hội nhập và áp lực cạnh tranh ngày càng lớn nên em đã lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Về lý thuyết, đề tài nêu nổi bật các vấn đề lý thuyết cơ bản về hiệu quả kinh doanh, các yếu tố ảnh hưởng và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Về thực tiễn, đề tài nghiên cứu thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát. Qua đó đưa ra được những thành công trong hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, cũng như những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh. Từ đó tìm nguyên nhân và đưa ra những giải pháp giúp Công ty khắc phục được những hạn chế đó, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty An Phát.
  • 3. 2 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, dưới sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn, được phía Nhà trường cũng như Công ty tạo điều kiện thuận lợi, em đã có một quá trình nghiên cứu tìm hiểu và học tập nghiêm túc để hoàn thành đề tài. Kết quả thu được không chỉ do nỗ lực của cá nhân mà còn có sự giúp đỡ của Quý thầy cô, Công ty, gia đình và bạn bè. Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Thương Mại đã quan tâm, tạo điều kiện giúp em hoàn thành khóa luận. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo, TS. Nguyễn Minh Phương đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn, giúp đỡ em về mặt phương pháp, lý luận và nội dung trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, giúp em hoàn thành bài khóa luận một cách tốt nhất. Đồng thời, em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh chị trong Phòng Kinh Doanh - Công ty Cổ phần gia dụng An Phát đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình thực tập, thu thập tài liệu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Mặc dù có nhiều cố gắng song với sự hạn chế kiến thức cũng như thời gian tiếp cận với thực tế chưa nhiều, bài luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô có những ý kiến đóng góp để chuyên đề được hoàn thiện và đạt kết quả tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2021 Sinh viên Linh Phạm Thị Diệu Linh
  • 4. 3 MỤC LỤC TÓM LƯỢC ..................................................................................................................1 LỜI CẢM ƠN................................................................................................................2 MỤC LỤC......................................................................................................................3 DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................................6 LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................8 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài .......................................................................8 2. Tổng quan các chương trình nghiên cứu có liên quan ..........................................9 3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................10 3.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................10 3.2 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................10 3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................11 4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................11 4.1 Phạm vi về thời gian..............................................................................................11 4.2 Phạm vi về không gian..........................................................................................11 4.3 Phạm vi về nội dung nghiên cứu..........................................................................11 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................12 5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu .............................................................................12 5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu ..................................................................................12 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp .................................................................................12 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP .......................................................................................................14 1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp ...........................................................................................................................14 1.1.1 Khái niệm kinh doanh .......................................................................................14 1.1.2 Khái niệm hiệu quả............................................................................................14 1.1.3 Khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ........................................15 1.2 Một số lý thuyết về hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp .........................16 1.2.1 Khái quát một số lý thuyết về hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp ....16 1.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp ..16 1.3 Nội dung nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp..........................17 1.3.1 Hiệu quả kinh doanh tổng hợp .........................................................................17 1.3.2 Hiệu quả kinh doanh bộ phận...........................................................................18 1.4 Các nguyên tắc công cụ giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế .............20 1.4.1 Các nguyên tắc giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế ........................20 1.4.2 Các công cụ giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế..............................21
  • 5. 4 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIA DỤNG AN PHÁT GIAI ĐOẠN 2018-2020 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2021...............................................................................................................................23 2.1Tổng quan tình hình kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần gia dụng An Phát .........................................................23 2.1.1 Tổng quan tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát..23 2..1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần gia dụng An Phát...............................................................................................................25 2.2 Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần gia dụng An Phát...............................................................................................................................28 2.2.1 Phân tích hiệu quả kinh doanh qua các chỉ tiêu tổng hợp của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát ...............................................................................................28 2.2.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh qua các chỉ tiêu bộ phận của Công ty cổ phần gia dụng An Phát ...............................................................................................29 2.3 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần gia dụng An Phát............................................................................33 2.3.1 Các kết luận qua nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần gia dụng An Phát ...............................................................................................33 2.3.1 Các phát hiện qua nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần gia dụng An Phát ..........................................................................................35 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIA DỤNG AN PHÁT...............................................37 3.1 Quan điểm đinh hướng và mục tiêu phát triển Công ty phần gia dụng An Phát...............................................................................................................................37 3.1.1 Quan điểm đinh hướng phát triển Công ty .....................................................37 3.1.2 Mục tiêu kinh doanh ..........................................................................................37 3.2 Các đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty phần gia dụng An Phát.........................................................................................................40 3.2.1 Tiết kiệm chi phí trong quá trình kinh doanh.................................................40 3.2.2 Giải pháp nâng cao công tác sử dụng vốn .......................................................40 3.2.3 Xây dựng hệ thống giám sát, quản lý chất lượng sản phẩm và nghe ý kiến của khách hàng............................................................................................................41 3.2.4. Tăng cường hoạt động marketing...........................................................41 3.2.5 Giải pháp về nguồn nhân lực ............................................................................41 3.3 Các kiến nghị đối với cơ quan hữu quan nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần gia dụng An Phát.....................................................................42
  • 6. 5 3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước.....................................................................................42 3.3.2 Kiến nghị với Bộ, Ban ngành ............................................................................43 3.4 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần gia dụng An Phát .........................................................43 KẾT LUẬN..................................................................................................................43 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................44
  • 7. 6 DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên Nội dung Trang Bảng 2.1 Doanh thu tiêu thụ dịch vụ và sản phẩm của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát giai đoạn 2018-2020 và 6 tháng đầu năm 2021 23 Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát giai đoạn 2018-2020 và 6 tháng đầu năm 2021 24 Bảng 2.3 Bảng chỉ tiêu tổng hợp của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát giai đoạn 2018-2020 và 6 tháng đầu năm 2021 28 Bảng 2.4 Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát giai đoạn 2018-2020 và 6 tháng đầu năm 2021 29 Bảng 2.5 Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát giai đoạn 2018-2020 và 6 tháng đầu năm 2021 31 Bảng 2.6: Hiệu quả sử dụng tiền lương của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát giai đoạn 2018-2020 và 6 tháng đầu năm 2021 32 Bảng 3.1 Mục tiêu hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát 2022-2024 39
  • 8. 7 DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt NSLĐ Năng suất lao động KQSX Kết quả sản xuất LNBQ Lợi nhuận bình quân VCĐ Vốn cố định VLĐ Vốn lưu động TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động
  • 9. 8 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Hiện nay nền kinh tế nước ta đang phát triển, ngày càng mở rộng với khu vực và quốc tế tạo ra tiền đề cho các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập kinh tế với quốc tế. Bên cạnh những cơ hội đó doanh nghiệp cũng không gặp ít những khó khăn và thách thức. Để tồn tại và phát triển trên thị trường cạnh tranh đầy gay gắt này đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Hiệu quả kinh doanh càng cao sẽ giúp các doanh nghiệp đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh với những doanh nghiệp khác, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ cao vào hoạt động kinh doanh có điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh, cải thiện được đời sống cho cán bộ, lao động trong công ty. Do đó nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề cần thiết của bất cứ doanh nghiệp nào cũng quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên môi trường kinh doanh luôn biến đổi, doanh nghiệp thì còn nhiều giới hạn nên nâng cao hiệu quả luôn là bài toán khó cần được giải quyết nhất là trong thời điểm dịch covid diễn ra vô cùng phức tạp và chưa có dấu hiệu giảm. Nhiều doanh nghiệp phải tìm cách để việc đầu tư kinh doanh của mình có lãi, phải bỏ ra chi phí như thế nào lợi ích thu được về là bao nhiêu, hoạt động kinh doanh đó có đạt hiệu quả hay không, từ đó đưa ra các biện pháp, chính sách quản lý phù hợp…Hiệu quả kinh doanh có được cải thiện nhưng bên cạnh đó còn không ít những vấn đề về vốn cũng như nguồn lực lao động và doanh nghiệp chưa khai thác được tối đa thế mạnh của công ty cũng như sản phẩm mà công ty đang hướng tới. Công ty Cổ phần gia dụng An Phát là một doanh nghiệp hoạt động dựa trên các lĩnh vực chính truyền tải, phân phối đồ dùng và thiết bị gia dụng cho gia đình. Là một doanh nghiệp mới, được thành lập từ năm 2016, cho đến nay Công ty đã có những bước chuyển đổi không ngừng, luôn tìm những biện pháp để nâng cao hiệu quả trên từng sản phẩm đến các khách hàng. Công ty đã đạt được những thành công nhất định, tuy nhiên vẫn còn những thách thức khó khăn trong việc tối thiểu hóa chi phí làm ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Đặc biệt, chính sách quản lý và biện pháp của công ty đặt ra chưa thực sự hiệu quả, chưa phát huy hết được tiềm năng của mình. Công ty chưa có biện pháp để giảm chi phí tăng, công tác quản lý nguồn vốn lỏng lẻo và việc phân bổ nguồn vốn chưa hợp lý. Hơn nữa Công ty kinh doanh về mặt hàng gia dụng mà gia đình nào cũng có nhu cầu mua sắm sử dụng mà doanh thu bán hàng chưa cao hẳn, doanh thu chưa thực sự đột phá. Đó là điều em thấy chưa thuyết phục tại sao kinh doanh mặt hàng mà gia đình nào cũng có nhu cầu mua sắm mà doanh thu lại không cao so với những công ty cũng kinh daonh mặt hàng tương tự. Vì vậy việc nghiên
  • 10. 9 cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh nhằm tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát là một vấn đề đặt ra hết sức cấp thiết. Do đó em đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần gia dụng An Phát” cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tổng quan các chương trình nghiên cứu có liên quan Trong những năm gần đây, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi đề tài đều có nét riêng, khác nhau về đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và góc độ tiếp cận vấn đề cũng khác nhau. Có thể kể đến những công trình nghiên cứu sau: (1) Trần Thị Hân (2017), “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Cổ phần may xuất khẩu Vĩnh Thịnh”, Khóa luận tốt nghiệp sinh viên khoa Kinh tế- Luật, Đại học Thương Mại. Trong bài khóa luận tác giả đã chỉ ra lý thuyết về hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tác giả cũng chỉ ra thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty Cổ phần may xuất khẩu Vĩnh Thịnh thông qua các nhóm chỉ tiêu về kết quả đầu ra, nhóm chỉ tiêu tổng hợp, nhóm chỉ tiêu đánh giá sử dụng các yếu tố đầu vào và nhóm chỉ tiêu xét về mặt sử dụng yếu tố đầu vào đã cho thấy công ty đang kinh doanh có hiệu quả. Tác giả có những kết luận và phát hiện về thực trạng kinh doanh của Công ty và đưa ra những giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Cổ phần may xuất khẩu Vĩnh Thịnh. (2) Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2018), “Phương hướng và những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại các cảng hàng không quốc tế ở Việt Nam” đề cập đến các vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ và kinh doanh dịch vụ tại các cảng hàng không quốc tế. Tác giả đi khảo sát thực trạng về vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh tại các cảng hàng không quốc tế Việt Nam. Từ thực trạng khảo sát được, tác giả đánh giá thành công đã đạt được cũng như phát hiện ra những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại và một số vấn đề đặt ra trong thời gian tới đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh tại các cảng hàng không quốc tế. Sau đó thông qua việc nghiên cứu thực trạng phát phát triển kinh doanh dịch vụ, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại các cảng hàng không quốc tế. (3) Phạm Thị Vi (2019), “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Nam Hoa”, khóa luận tốt nghiệp sinh viên khoa Kinh tế - Luật, Đại học Thương Mại. Tác giả dựa trên cơ sở những lý luận cơ bản về hoạt động kinh doanh kết hợp phương pháp nghiên cứu để phân tích về thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty TNHH
  • 11. 10 Thương mại và Xuất nhập khẩu Nam Hoa trong giai đoạn 2016 – 2019. Thông qua việc đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty, khóa luận đã chỉ ra được những thành công và hạn chế của doanh nghiệp, dự báo về triển vọng, định hướng cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Nam Hoa trong giai đoạn 2019 – 2025. (4) Nguyễn Thị Bích (2020) “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Mavina”, khóa luận tốt nghiệp sinh viên khoa Kinh tế - Luật, Đại học Thương Mại. Tác giả đã phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2017 – 2019 và 6 tháng đầu năm 2020. Trong bài khóa luận, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích thống kê, so sánh, quan sát để đưa ra được những đánh giá xác thực về hiệu quả của hoạt động kinh doanh của Công ty, phân tích được những thành công đã đạt được cũng như những vấn đề còn tồn tại cần giải quyết để từ đó có thể đề xuất ra những giải pháp để khắc phục những hạn chế đó, giúp Công ty nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nhận xét: Nhìn chung các công trình nghiên cứu nêu trên đều đã làm nổi bật được vấn đề chính cần nghiên cứu “nâng cao hiệu quả kinh doanh”, đều đi đúng theo trình tự quy luật của nó, đi từ cái cá biệt tới cái tổng thể, từ lý luận tới thực tiễn, tận dụng các thông tin sẵn có để phân tích thực trạng và đưa ra được các giải pháp kịp thời. Tuy nhiên lý luận còn thiếu sự liên kết giữa các phần, chưa đánh giá chung được tình hình hoạt động hiệu quả kinh doanh của riêng doanh nghiệp trên toàn địa bàn tỉnh hay thành phố mà doanh nghiệp đang hoạt động. Từ những thiếu sót còn tồn tại, thông qua đề tài: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát”, đề tài không trùng lặp với các nghiên cứu trước đó, em sẽ đi sâu nghiên cứu trên các mảng lý luận tới thực tiễn, tiến hành đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty. Từ đó đề xuất các giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2022 và các năm tiếp theo. 3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng tập trung nghiên cứu là hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát. 3.2 Mục tiêu nghiên cứu a, Mục tiêu tổng quát Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát
  • 12. 11 b, Mục tiêu cụ thể: Thứ nhất, hệ thống hóa các lý thuyết về doanh nghiệp như khái niệm, khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần gai dụng An Phát. Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát. 3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận tập trung trả lời các câu hỏi: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là gì? Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá của hiệu quả kinh doanh? Nội dung của nâng cao hiệu quả kinh doanh? Các công cụ và nguyên tắc giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty ty Cổ phần gia dụng An Phát trong giai đoạn 2018-2020 và 6 tháng đầu năm 2021 diễn ra như thế nào và những yếu tố nào tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh đó? Những thành công mà Công ty Cổ phần gia dụng An Phát đã đạt được cũng như các hạn chế mà doanh nghiệp gặp phải và cần khắc phục trong giai đoạn 2018-2020 và 6 tháng đầu năm 2021 là gì? Đâu là nguyên nhân dẫn đến việc kinh doanh của Công ty chưa đạt hiệu quả cao là gì? Những đề xuất và kiến nghị cần được đề ra đối với cơ quan quản lý nhà nước để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát trong những năm tiếp theo. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1 Phạm vi về thời gian Đề tài nghiên cứu sử dụng số liệu giai đoạn 2018 –2021 và đề xuất ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo. 4.2 Phạm vi về không gian Đề tài tập trung nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát. 4.3 Phạm vi về nội dung nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tập trung phân tích các chỉ số hiệu quả tổng hợp và hiệu quả bộ phận gồm hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng tiền lương của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát giai đoạn 2018-2020 và 6 tháng đầu năm 2021.
  • 13. 12 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu Nguồn bên trong doanh nghiệp: các tài liệu lưu hành nội bộ của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát, các báo cáo, số liệu tình hình hoạt động kinh doanh của công ty được sử dụng trong chương 2 để phân tích thực trạng kinh doanh của công ty. Nguồn bên ngoài doanh nghiệp: tài liệu chuyên ngành, tài liệu tham khảo, giáo trình, bài giảng của trường đại học Thương mại; các số liệu đã được công bố, các công trình nghiên cứu có liên quan; các văn kiện, văn bản pháp lý, chính sách… của các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, được sử dụng trong chương 1 và chương 2 để hệ thống lại lý luận về hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh, phân tích tác động của các nhân tố vi mô, vĩ mô ảnh hưởng đến thực trạng kinh doanh của Công ty CP An Phát. 5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu Xử lý dữ liệu là phương pháp thường xuyên được sử dụng trong nghiên cứu. Vì dữ liệu thu thập được đang ở dạng thô nên cần thiết phải thực hiện khâu xử lý dữ liệu nhằm chuyển hóa dữ liệu thành thông tin cần thiết theo mục tiêu nghiên cứu cụ thể. Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp xử lý dữ liệu chính như sau: Phương pháp mô hình hóa: Phương pháp mô hình hóa là một phương pháp khoa học bằng việc xây dựng mô hình của đối tượng nghiên cứu, sao cho việc nghiên cứu mô hình cho ta những thông tin tương tự đối tượng nghiên cứu đó. Đề tài sử dụng bảng và biểu đồ giúp cho hệ thống hóa dữ liệu sinh động và logic hơn. Phương pháp lượng hóa: Là phương pháp sử dụng phần mềm excel, word… để tổng hợp, phân tích các dữ liệu thu thập được. Phương pháp phân tích cơ bản, tổng hợp: Là phương pháp được sử dụng nhằm phân tích những ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả kinh doanh của Công ty gia dụng An Phát. Phương pháp sơ đồ, bảng biều: Sử dụng các bảng biểu để thể hiện số liệu thu thập được và sử dụng biểu đồ đánh giá so sánh các chỉ tiêu trong nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh dịch vụ của Công ty An Phát. 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Ngoài phần mở đầu, tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu và danh mục tài liệu tham khảo thì khóa luận được kết cấu gồm 03 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát.
  • 14. 13 Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát.
  • 15. 14 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm kinh doanh Luật Doanh nghiệp năm 2014 của Việt Nam quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Khái niệm kinh doanh trong Luật doanh nghiệp theo Điều 4 Luật doanh nghiệp (2014) giải thích: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.” Như vậy, tiến hành bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng đều có nghĩa là tập hợp các phương tiện, con người đưa vào hoạt động để mang lại lợi nhuận cho chủ thể. Hoạt động kinh doanh thường được thông qua các thể chế kinh doanh như công ty, tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân,... nhưng cũng có thể là hoạt động tự thân của các cá nhân. Người ta gọi chung các thể chế kinh doanh này là doanh nghiệp. Doanh nghiệp được hiểu là những pháp nhân hay thể nhân thực hiện trên thực tế những hoạt động kinh doanh. Theo một khía cạnh khác có thể hiểu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, nó được phản ánh qua các chỉ tiêu kinh tế của doanh nghiệp, qua báo cáo tài chính.... 1.1.2 Khái niệm hiệu quả Hiệu quả luôn là vấn đề được các nhà nghiên cứu kinh tế cũng như nhà quản lý kinh doanh quan tâm hàng đầu. Hiệu quả được hiểu đơn giản là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Nếu chi phí bỏ ra càng ít, kết quả mang lại càng nhiều thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Theo nhà kinh tế học người Anh, Adam Smith, cho rằng: “Hiệu quả là kết quả đạt được trong nền kinh tế, doanh thu tiêu thụ hàng hóa”. Theo quan điểm này, Adam Smith đã đồng nhất hiệu quả với chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, quan điểm này chỉ đúng khi kết quả sản xuất kinh doanh tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí đầu vào của sản xuất. Theo PGS.TS Phạm Công Đoàn, TS Nguyễn Cảnh Lịch, Kinh tế doanh nghiệp thương mại (2012), Nhà xuất bản thống nhất, Hà Nội: “Hiệu quả là một phạm trụ kinh tế, nó xuất hiện và tồn tại từ xã hội chiếm hữu nô lệ đến xã hội chủ nghĩa. Hiệu quả được coi là khái niệm để chỉ mối quan hệ giữa các kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động
  • 16. 15 của chủ thể và chi phí chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định. Hiệu quả kinh doanh thể hiện trình độ sử dụng các yếu tố cần thiết tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh theo một mục đích nhất định.” Thực chất của quan điểm này hiệu quả chính là sự thể hiện tương quan giữa sự hao phí nguồn lực xác định và kết quả thu được từ sự hao phí đó. Như vậy, mặc dù còn nhiều quan niệm khác nhau nhưng có thể hiểu khái quát hiệu quả là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động, thể hiện mối quan hệ giữa kết quả đạt được và sự hao phí nguồn lực xác định để tạo ra kết quả đó. Nói cách khác, hiệu quả là phạm trù phản ánh mức độ đạt được kết quả tương ứng với một hao phí nguồn lực nhất định để thực hiện kết quả đó. 1.1.3 Khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm hiệu quả kinh doanh. Có quan điểm cho rằng: "Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng của một lượng hàng hoá mà không cắt giảm sản lượng của một loại hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trong giới hạn khả năng sản xuất của nó". Thực chất quan điểm này đã đề cập tới khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Trên góc độ này rõ ràng phân bổ các nguồn lực kinh tế sao cho đạt được việc sử dụng mọi nguồn lực trên đường giới hạn khả năng sản xuất làm cho nền kinh tế có hiệu quả và rõ ràng xét trên phương diện lý thuyết thì đây là mức hiệu quả cao nhất mà mỗi nền kinh tế có thể đạt được trên giới hạn năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Một số nhà quản trị học lại quan niệm hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả kinh doanh thể hiện trình độ sử dụng các yếu tố cần thiết tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo mục đích nhất định. Theo Phan Quang Niệm (2008): “Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế, gắn với cơ chế thị trường có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất hay kinh doanh như: lao động, vốn, tài sản, nguyên vật liệu...nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản quá trình kinh doanh có hiệu quả.” Như vậy, hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh: So sánh giữa đầu vào và đầu ra, so sánh giữa chi phí kinh doanh bỏ ra và kết quả kinh doanh thu được. Đứng trên góc độ xã hội, chi phí xem xét phải là chi phí xã hội, do có sự kết hợp của các yếu tố lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động theo một tương quan cả về lượng và chất trong quá trình kinh doanh để tạo ra sản phẩm đủ tiêu chuẩn cho tiêu dùng.
  • 17. 16 1.2 Một số lý thuyết về hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp 1.2.1 Khái quát một số lý thuyết về hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp Khi nghiên cứu về lý thuyết hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp có rất nhiều quan điểm được đưa ra: Theo P. Samerelson và W. Nordhaus thì : “ Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hoá mà không cắt giảm một loạt sản lượng hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó ”. Thực chất của quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực sản xuất trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả cao. Có thể nói mức hiệu quả ở đây mà tác giả đưa ra là cao nhất, là lý tưởng và không thể có mức hiệu quả nào cao hơn nữa. Có một số tác giả lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi quan hệ tỷ lệ giữa sự tăng lên của hai đại lượng kết quả và chi phí. Các quan điểm này mới chỉ đề cập đến hiệu quả của phần tăng thêm chứ không phải của toàn bộ phần tham gia vào quy trình kinh tế. Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Điển hình cho quan điểm này là: “ Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh” Đây là quan điểm được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng vào tính hiệu quả kinh tế của các qúa trình kinh tế. Để hiểu rõ hơn về hiệu quả kinh doanh, ta cần phân biệt được kết quả kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Kết quả là những gì doanh nghiệp đạt được sau một kỳ kinh doanh. Kết quả có thể là kết quả của từng khâu, từng giai đoạn kinh doanh hoặc cũng có thể là kết quả tổng hợp của toàn quá trình kinh doanh. Kết quả kinh doanh bao giờ cũng là mục tiêu cần đạt được của mỗi doanh nghiệp. Trong khi đó hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực của toàn doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh một cách khái quát nhất kết quả kinh doanh và lợi ích thu được của doanh nghiệp. Kết quả chỉ phản ánh con số chính xác về mức tăng giảm còn hiệu quả lại phản ánh được chất lượng của quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh. Với nền kinh tế ngày càng phát triển doanh nghiệp không chỉ quan tâm kết quả mà còn phải quan tâm đến hiệu quả kinh doanh, nhưng không có nghĩa là doanh nghiệp sẽ tách rời kết quả và hiệu quả. Có kết quả thì mới có hiệu quả kinh doanh, dùng kết quả để đánh giá hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp. 1.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp a, Hiệu quả kinh doanh tổng hợp
  • 18. 17 Hiệu quả kinh doanh tổng hợp phản ánh khái quát và cho phép kết luận về hiệu quả kinh doanh của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay một đơn vị bộ phận của doanh nghiệp trong một thời kỳ xác định. b, Hiệu quả kinh doanh bộ phận Hiệu quả kinh doanh bộ phận đánh giá trình độ sử dụng nguồn lực cụ thể như lao động, vốn máy móc thiết bị, nguyên vật liệu... theo mục tiêu đã xác định. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả chung về kinh tế - xã hội. Vì tính chất này mà hiệu quả ở từng lĩnh vực hoạt động không đại diện cho tính hiệu quả của toàn bộ doanh nghiệp, chỉ phản ánh tính hiệu quả sử dụng một nguồn lực các biệt cụ thể. Việc phân tích hiệu quả trong từng lĩnh vực cụ thể là để xác định nguyên nhân và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3 Nội dung nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp 1.3.1 Hiệu quả kinh doanh tổng hợp Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh tế của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Hiệu quả tổng hợp được xác định thông qua việc tính toán, so sánh giữa các chỉ tiêu kết quả kinh doanh và chi phí sản xuất. a, Lợi nhuận Lợi nhuận là phần chênh lệch dương giữa tổng thu nhập và tổng chi phí của doanh nghiệp trong một thời lỳ nhất định. Lợi nhuận được xác định như sau: Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí Lợi nhuận là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhà quản trị quan tâm tới chỉ tiêu này vì lợi nhuận là điều kiện để phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Càng tạo ra nhiều lợi nhuận doanh nghiệp càng phát triển vững mạnh, đời sống người lao động càng được nâng cao. b, Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì Hiệu quả chi phí: Chi phí doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của việc sử dụng các yếu tố của quá trình kinh doanh mà qua đó doanh nghiệp tạo ra được sản phẩm và thực hiện được sản phẩm trên thị trường. Để biết một doanh nghiệp sử dụng chi phí có hiệu quả hay không, ta phải xét tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí của doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này cao và tăng qua các năm chứng tỏ trình độ sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp ngày càng cao. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí kinh doanh trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận
  • 19. 18 Ý nghĩa: Nếu trong cùng một doanh nghiệp, giữa hai thời kỳ kinh doanh như nhau, thời kỳ nào có tỷ suất lợi nhuận trên chi phí cao hơn thì hiệu quả chung về kinh doanh của doanh nghiệp sẽ cao hơn và ngược lại. c, Hiệu quả sử dụng các nguồn lực Hiệu quả sử dụng các nguồn lực = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị chi phí bỏ ra trong kinh doanh của doanh nghiệp thu về bao nhiêu đơn vị doanh thu. Ý nghĩa: Nếu trong cùng một doanh nghiệp, giữa hai thời kỳ kinh doanh như nhau, thời kỳ nào có hiệu quả sử dụng các nguồn lực cao hơn thì hiệu quả chung tính theo doanh thu sẽ cao hơn và ngược lại. 1.3.2 Hiệu quả kinh doanh bộ phận a, Hiệu quả sử dụng vốn Vốn là điều kiện không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất, là tiền đề, là phương tiện của quá trình sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn là một phần chính yếu trong hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, nó phản ánh hoạt động kinh doanh trên góc độ vốn. Đối với hoạt động kinh doanh thương mại thì vốn hoạt động hầu hết các quá trình nghiệp vụ. Vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ: VCĐ là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ, mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu ký sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng. Quan niệm về tính hiệu quả sử dụng VCĐ được hiểu theo hai khía cạnh. Với số vốn hiện có, có thể sản xuất thêm một số lượng sản phẩm với chất lượng tốt, giá thành hạ để tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đầu tư thêm vốn một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sảm xuất để tăng doanh số với yêu cầu nhằm đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn cố định phải phản ánh cứ một đồng VCĐ tham gia sản xuất sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chi tiêu hiệu quả sử dụng VCĐ được coi là chi tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng sử dụng vốn của doanh nghiệp. Sức sản xuất của VCĐ: Sức sản xuất của VCĐ = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡𝑖ê𝑢 𝑡ℎụ 𝑠ả𝑛 𝑝ℎẩ𝑚 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì 𝑉𝐶Đ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì  Chỉ tiêu này cho biết một đồng VCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Sức sinh lời của VCĐ:
  • 20. 19 Sức sinh lời của VCĐ = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì 𝑉𝐶Đ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì  Chỉ tiêu này cho biết một đồng VCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ VLĐ là số tiền ứng trước về TSLĐ nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được hoạt động thường xuyên, liên tục. Hiệu quả sử dụng VLĐ đóng vai trò quan trọng, mang tính quyết định trong hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nó được xác định thông qua mối quan hệ giữa kết quả thu được về lượng vốn bỏ ra. Chỉ tiêu này cho biết một đồng VLĐ bỏ vào kinh doanh sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mức doanh lợi vốn càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao, để thực hiện khả năng phản ánh sự cố gắng của doanh nghiệp trong sự hợp lý hóa hoạt động kinh doanh của mình và đảm bảo tiết kiệm chi phí. Sức sản xuất của VLĐ: Sức sản xuất của VLĐ = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑔𝑖á 𝑣ố𝑛 𝑉𝐿Đ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì  Chỉ tiêu này cho biết một đồng VLĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Số vòng quay của VLĐ: Số vòng quay của VLĐ = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑔𝑖á 𝑣ố𝑛 𝑉𝐿Đ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì  Chỉ tiêu này cho biết trong thời kỳ kinh doanh đó, vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng. Ý nghĩa: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ nêu trên thường được so sánh với nhau giữa các thời kỳ. Các chỉ tiêu này tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng các yếu tố thuộc VLĐ tăng và ngược lại. Mặt khác, nguồn VLĐ thường xuyên vận động không ngừng và tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, có khi là tiền, có khi là hàng hóa để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất. Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển VLĐ sẽ góp phần giải quyết nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. b, Hiệu quả sử dụng lao động Hiệu quả sử dụng lao động chính là một chỉ tiêu quan trọng trong quá trính sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh kết quả và trình độ sử dụng lao động của từng lao động trong doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả lao động trong các doanh nghiệp là rất cần thiết, giúp cho doanh nghiệp thấy rõ khả năng của mình, đồng thời khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý sử dụng lao động nhằm đạt tới mục tiêu đề ra. Năng suất lao động của một nhân viên:
  • 21. 20 NSLĐ của một nhân viên trong kì = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡𝑖ê𝑢 𝑡ℎụ 𝑠ả𝑛 𝑝ℎẩ𝑚 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑙𝑎𝑜 độ𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì  Chỉ tiêu này cho biết một nhân viên trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Kết quả sản xuất trên một đồng chi phí tiền lương: KQSX trên một đồng chi phí tiền lương = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡𝑖ê𝑢 𝑡ℎụ 𝑠ả𝑛 𝑝ℎẩ𝑚 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑡𝑖ề𝑛 𝑙ươ𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì  Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí tiền lương trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận bình quân tính cho một lao động: LNBQ tính cho một lao động = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑙𝑎𝑜 độ𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì  Chỉ tiêu này cho biết bình quân tính cho một lao động trong kỳ làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Ý nghĩa: Hiệu quả sử dụng lao động đạt hiệu quả tốt nhất khi cả ba chỉ tiêu trên đều tăng. Vì vậy, trong doanh nghiệp để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất cần có giải pháp nhằm không ngừng tăng năng suất lao động vừa phải cân đối với chi phí tiền lương trả cho lao động để đạt hiệu quả tối ưu. 1.4 Các nguyên tắc công cụ giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế 1.4.1 Các nguyên tắc giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế a, Giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả tổng hợp Để tối đa hóa lợi nhuận các doanh nghiệp cần tăng doanh thu và giảm chi phí. Theo nguyên tắc này, thay vì các doanh nghiệp tăng giá sản phẩm để khắc phục hoàn cảnh khó khăn như hiện nay, cần phải đẩy mạnh tiết kiệm chi phí tối đa hóa lợi nhuận, tạo hiệu quả trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hiện một số biện pháp khác như chiến lược giảm chi phí các nguồn lực đầu vào, sử dụng các công cụ tiết kiệm chi tiêu ở mức tối thiểu. Kiểm soát chi phí hợp lý là việc làm có tổ chức, linh hoạt và được điều chỉnh thường xuyên để chi phí hoạt động của doanh nghiệp được giảm bớt nhưng không làm ảnh hưởng đến hiệu quả và cơ hội kinh doanh. Tăng cường hoạt động marketing, đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các phòng ban, đòi hỏi mỗi nhân viên phải nắm được nhiệm vụ của mình cũng như trách nhiệm cuả mình, điều đó đòi hỏi mỗi nhân viên phải có trình độ hiểu biết cũng như có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu thị trường hiểu biết về thị trường. b, Giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả bộ phận Nâng cao hiệu quả kinh doanh phải dựa trên cơ sở sử dụng vốn có hiệu quả. Theo nguyên tắc này, vốn là nhân tố quyết định trực tiếp đến sự tồn tại của doanh nghiệp, vì thế doanh nghiệp cần sử dụng nguồn vốn một cách khoa học. Trước những cạnh tranh
  • 22. 21 gay gắt như hiện nay, các thành phần kinh tế song song cùng tồn tại. Chính vì vậy, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong thị trường này cần phải đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh nhằm mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính và chấp hành đúng pháp luật của nhà nước. Nâng cao chất lượng lao động dựa trên mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực là cốt lõi của công ty, căn cứ vào từng bộ phận mà có những yêu cầu riêng. Cần đảm bảo nguồn nhân lực có tay nghề cao tự giác sáng tạo, biết vận dụng máy móc hiện đại khoa học công nghệ vào ứng dụng kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Các doanh nghiệp phải quan tâm đến chính sách vể giá. Giá cả sản phẩm không chỉ là phương tiện tính toán mà còn là công cụ bán hàng. Chính vì lý do đó, giá cả là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể đưa ra một mức giá cao hơn khi mà sản phẩm đã đứng vững trên thị trường. Hay hạ giá với những sản phẩm đang gia nhập thị trường hay doanh ghiệp đang chạy về mặt doanh số. Ngoài ra còn rất nhiều ưu đãi như quà tặng đính kèm khi mua sả phẩm… 1.4.2 Các công cụ giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế a, Công cụ pháp luật Công cụ pháp luật là công cụ mà nhà nước sử dụng để hướng dẫn điều chỉnh các hành vi chủ thể tham gia hoạt động mua bán trên thị trường. Công cụ pháp luật thể hiện ở chỗ Nhà nước ban hành và sử dụng các loại luật và văn bản cụ thể hoá luật để quản lý thương mại dịch vụ như các văn bản về doanh nghiệp, luật đầu tư, luật thương mại, các văn bản khác về vận tải, ngân hàng, bảo hiểm, môi trường.... Công cụ này vừa tạo sự bình đẳng cho các thành phần kinh tế vừa để điều chỉnh, hạn chế những mặt trái của kinh tế thị trường. Quản lý nhà nước bằng công cụ pháp luật thay dần quản lý bằng các quy định hành chính, nó có vai trò điều chỉnh hướng dẫn các dịch vụ trên thị trường. Để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh các doanh nghiệp cần tận dụng sự tác động của công cụ pháp luật để có thể tính toán những điều kiện khách quan và hiệu quả kinh tế và xây dựng mục tiêu phát triển cho chính doanh nghiệp mình. b, Công cụ kế hoạch Kế hoạch là tập hợp các mục tiêu và phương thức để đạt được mục tiêu. Lập kế hoạch là quyết định trước xem trong tương lai phải làm gì, làm như thế nào, khi nào làm và ai làm, đạt được gì. Công cụ kế hoạch giúp thúc đẩy nhanh chóng quá trình phân công lao động, tạo điều kiện vật chất cho sự vận động thị trường, tạo điều kiện cho cung cầu gặp nhau.
  • 23. 22 Chiến lược: là hệ thống các đường lối và biện pháp chủ yếu nhằm đưa hệ thống đến những mục tiêu dài hạn. Kế hoạch trung hạn: là kế hoạch 5 năm để cụ thể hoá các mục tiêu, giải pháp được lựa chọn trong chiến lược. Các chiến lược được cụ thê hoá ở trong bản kế hoạch 5 năm của công ty giúp cho công ty có định hướng rõ ràng để phát triển, tránh trường hợp đi lệch so với định hướng chiến lược ban đầu.
  • 24. 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIA DỤNG AN PHÁT GIAI ĐOẠN 2018-2020 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2021 2.1. Tổng quan tình hình kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần gia dụng An Phát 2.1.1 Tổng quan tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát Từ năm thành lập 2016 đến nay, Công ty luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu đã đề ra, vượt kế hoạch và doanh thu không ngừng tăng mang lại nhiều công ăn việc làm tạo điều kiện phát triển đời sống vật chất cũng như tinh thần cho nhân viên. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2018-2020 và 6 tháng đầu năm 2021 kinh doanh khá tốt. Công ty An Phát từ khi kinh doanh tập trung một số sản phẩm chủ yếu được minh họa qua bảng sau: Bảng 2.1: Doanh thu tiêu thụ dịch vụ và sản phẩm của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát giai đoạn 2018-2020 và 6 tháng đầu năm 2021 Đơn vị: Triệu đồng Sản phẩm, dịch vụ Năm Chênh lệch 2018 2019 2020 6 tháng đầu 2021 2019/2018 2020/2019 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Bếp điện từ 308.024 67.724 371.210 189.715 -280.3 -90.99 303.486 448.122 Chảo nồi nhôm 198.717 489.134 935.905 271.320 299.417 150.675 446.771 91.339 Máy xay sinh tố 54.175 146.786 115.804 190.693 92.611 176.485 -30.982 -21.107 Nồi cơm 431.894 179.188 1460.632 938.145 -252.706 -58.511 1281.444 715.139 Ấm đun nước 55.641 41.230 274.823 127.175 -14.411 -25.899 233.593 566.561 Tủ sấy quần áo 89.231 76.931 239.163 115.971 -12.3 -13.784 252.232 327.868 Máy đèn sưởi 45.696 39.630 635.501 321.311 -6.066 -13.275 595.871 1503.586
  • 25. 24 Máy hút mùi 80.220 65.220 136.290 82.670 -15 -18.699 71.07 108.969 Máy làm mát không khí 332.850 209.750 909.335 569.832 -132.1 -36.984 699.585 334.194 Sản phẩm khác 27.228 18.678 330.008 153.626 -8.552 -31.409 311.33 1667.016 Tổng 1623.676 1334.271 5498.671 2960.368 -289.405 -17.824 4164.4 312.111 Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán Công ty Cổ phần gia dụng An Phát Nhận xét: Nhìn chung doanh thu của Công ty giai đoạn 2018-2021 đều tăng lên từng năm tuy nhiên có năm 2019 giảm nhẹ. Doanh thu chủ yếu đến từ sản phẩm thiết bị đồ gia dụng của công ty. Cụ thể vào năm 2018 doanh thu là 1623,676 triệu đồng, năm 2019 doanh thu là 1334,271 triệu đồng giảm 289,405 triệu đồng, tương ứng giảm 17,824 % so với năm 2018. Đến năm 2020, doanh thu đạt 5498,671 triệu đồng, tăng 4164,4 triệu đồng, tương ứng tăng 312,111% so với năm 2019. Một số sản phẩm như nồi chảo nhôm, nồi cơm, máy làm mát không khí là nhóm sản phẩm mang lại nguồn thu khá ổn định. Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát giai đoạn 2018-2020 và 6 tháng đầu năm 2021 Đơn vị: Triệu đồng Stt Các chỉ tiêu Năm 2019/2018 2020/2019 2018 2019 2020 6 tháng 2021 Chênh lệch % Chênh lệch % 1 Doanh thu thuần 1609.257 1316.831 5456.414 2941.754 -292.426 -18.171 4139.583 314.359 2 Chi phí 1079.367 959.864 3900.22 2171.047 -119.503 -11.072 2940.356 306.330 3 Lợi nhuận sau thuế 435.447 307.526 1278.761 631.435 -127.921 -29.377 971.2335 315.822 Nguồn: Tài chính- Kế toán Công ty Cổ phần gia dụng An Phát Nhận xét: Tổng doanh thu của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát trong giai đoạn từ năm 2018-2021 có xu hướng tăng, tuy nhiên năm 2019 giảm nhẹ, năm 2020 doanh thu tăng mạnh. Từ năm 2018 đến năm 2019 doanh thu giảm 289.405 triệu đồng tương
  • 26. 25 ứng giảm 17.824%. Năm 2020 tăng 4164.4 triệu đồng tương ứng tăng 312.111% so với năm 2019. Nhìn chung tổng doanh thu tăng đáng kể nhưng không đồng đều đặc biệt vào giai đoạn 2018-2019. Năm 2020 chứng kiến sự tiến bộ rõ rệt trong gia tăng doanh thu khi doanh nghiệp quyết định đầu tư nhập khẩu thêm nhiều mặt hàng để da dạng các đồ dùng gia dụng nhưng do dịch covid 19 mất khoảng thời gian giãn cách, cộng thêm ảnh hưởng của dịch nên chi phí bán hàng cũng như chi phí quản lý cũng tăng lên đáng kể đặc biệt là chi phí thuế nhập khẩu cũng tăng lên rất nhiều. Nhưng lợi nhuận thực tế lại tăng 4,16 lần, tương ứng với 1278,761 triệu đồng so với 2019 do công ty tăng vốn bán hàng mở rộng mặt hàng 2..1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần gia dụng An Phát a, Yếu tố bên ngoài - Môi trường kinh tế Các nhân tố kinh tế có vai trò hàng đầu và ảnh hưởng có tính quyết định đến hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Các nhân tố tác động trực tiếp tới cung cầu của từng doanh nghiệp thường là các chính sách kinh tế của nhà nước, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân, tốc độ lạm phát, thu nhập bình quân trên đầu người. Nếu tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân cao, các chính sách của Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, sự biến động tiền tệ là không đáng kể, lạm phát được giữ mức hợp lý, thu nhập bình quân đầu người tăng... sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và ngược lại. Môi trường luật pháp Theo luật số 32/2013/QH13 ban hành ngày 19/06/2013 của Quốc hội khoá XIII: từ 01/01/2014 thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được giảm về mức 22% thay cho mức 25% như hiện hành. Và kể từ ngày 01/01/2016, những trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% quy định tại khoản này chuyển sang thuế suất 20%. Luật sửa đổi này là một dấu hiệu đáng mừng cho công ty, được xem là tác động tích cực tới hoạt động kinh doanh của công ty. Thuế suất phù hợp sẽ đảm bảo cả quyền lợi của Nhà nước và công ty, từ đó khuyến khích công ty phát triển kinh doanh. Thuế suất giảm đã tạo điều kiện để công ty có nguồn lực tài chính tốt, đứng vững trong cạnh tranh một cách lâu dài, tiết kiệm chi phí liên quan đến viêc nộp thuế, tiết kiệm chi phí hoạt động kinh doanh, lợi nhuận sau thuế lớn hơn. - Môi trường khoa học - công nghệ - kỹ thuật Sự phát triển công nghệ vượt bậc ở nước ta trong những năm gần đây giúp hoạt động kinh doanh của Công ty trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Sự phát triển của công nghệ hiện
  • 27. 26 nay gắn chặt với sự phát triển của công nghệ thông tin. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý sẽ góp phần nâng cao khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin, đặc biệt là những thông tin về thị trường, xóa bỏ các hạn chế về không gian, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Song bên cạnh đó cũng gây ra không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh của công ty khi các đối thủ cạnh tranh cũng áp dụng khoa học kĩ thuật- công nghệ thông tin tiên tiến vào kinh doanh. Khách hàng và tiềm năng thị trường: Hiện tại các sản phẩm, dịch vụ của Công ty chủ yếu tại thị trường miền Bắc, tập chung chủ yếu là Hà Nội chiếm gần 75% doanh thu. Tuy nhiên, Công ty cũng đang trên đà mở rộng thị trường vào miền Trung và miền Nam. Mục tiêu sắp tới của Công ty đang hướng đến khách hàng tại miền Trung. Áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào các hoạt động quảng cáo của mình từ tư vấn giải pháp truyền thông, quảng cáo trên trang báo mạng, Đài phát thanh, truyền hình, thiết kế thương hiệu cho đến nghiên cứu thị trường đều được Công ty thực hiện một cách bài bản, độ phủ sóng rộng khắp chỉ cần khách hàng có nhu cầu. - Đối thủ cạnh tranh Đối với một doanh nghiệp có đối thủ cạnh tranh mạnh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh sẽ gặp khó khăn hơn do doanh nghiệp lúc này chỉ có thể nâng cao chất lượng, giảm giá sản phẩm để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, tăng vòng quay của vốn, yêu cầu doanh nghiệp phải tổ chức lại bộ máy hoạt động phù hợp, tối ưu hơn, hiệu quả hơn để tại cho doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao hơn. Từ đó, đối thủ cạnh tranh cũng tạo ra sự tiến bộ trong kinh doanh tạo ra động lực phát triển cho doanh nghiệp. b, Yếu tố bên trong - Yếu tố vốn Vốn là một yếu tố phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh. Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định đến quy mô của doanh nghiệp, đồng thời phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là sự đánh giá về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kinh doanh. Vốn trong doanh nghiệp được hình thành từ 4 nguồn chính: Vốn tự có, vốn ngân sách nhà nước cấp, vốn huy động từ phát hành cổ phiếu và vốn vay. Vốn được phân bổ dưới hai hình thức là vốn cố định và vốn lưu động. Tuỳ đặc điểm của từng doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì vốn ngân sách nhà nước cấp là chủ yếu; Công ty cổ phần thì vốn góp của các cổ đông, các nhà đầu tư và vốn vay là chủ yếu, doanh nghiệp tư nhân vốn chủ sở hữu và vốn vay là chủ yếu. - Lực lượng lao động:
  • 28. 27 Lực lượng lao động của Công ty là lực lượng trẻ, có vốn hiểu biết, có tinh thần ham học hỏi, có tinh trách nhiệm cao. Từ đó giúp cho Công ty có được nguồn lao động nhiệt huyết, tăng cao doanh số, nhờ vậy hiệu quả kinh doanh cũng được tăng lên. Tuy nhiên nguồn nhân lực của Công ty vẫn thiếu sự liên kết, hợp tác giữa các phòng ban, tinh thần hỗ trợ còn hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm và chưa chủ động trong công việc. Đội ngũ người lao động với trình độ chuyên môn chưa cao, có nhiều nhân viên đang làm trái nghề, số lượng nhân viên có chứng chỉ nghề nghiệp là khá ít. Việc đào tạo nhân sự mới chỉ tập trung vào các khoá huấn luyện ngắn hạn, tạm thời mà chưa chú trọng đến đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai nhất là về năng lực quản lý. Chính vì thế mà nguồn nhân lực vẫn chưa giúp Công ty giải quyết được những vấn đề khó khăn một cách hiệu quả nhất. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ giúp cho hiệu quả kinh doanh của công ty được cải thiện khi năng suất lao động tăng. - Bộ máy quản trị doanh nghiệp Hoạt động quản lý bao gồm các khâu cơ bản sau: định hướng chiến lược cơ bản phát triển doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định, tuân chỉ mục tiêu đề ra, xây dựng kế hoạch phương án kinh doanh, tổ chức hoạt động kinh doanh, đánh giá kiểm tra các hoạt động kinh doanh. Các khâu của quá trình này làm tốt sẽ tăng năng suất lao động, giảm chi phí kinh doanh từ đó làm tăng hiệu quả kinh doanh. Bộ máy quản trị của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát thực hiện các nhiệm vụ: Xây dựng chiến lược kinh doanh và phát triển công ty phù hợp với môi trường kinh doanh và khả năng của công ty, đây là cơ sở định hướng tốt để công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh dịch vụ có hiệu quả. Xây dựng các kế hoạch kinh doanh các phương án hoạt động kinh doanh và kế hoạch hoá các hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở chiến lược kinh doanh và phát triển của công ty đã xây dựng. Tổ chức và điều động nhân sự hợp lý. - Cơ sở vật chất, kỹ thuật của doanh nghiệp Cơ sở vật chất, kỹ thuật có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, nó đem lại sức mạnh kinh doanh cho doanh nghiệp trên cơ sở sinh lời của tài sản. Đồng thời nó thể hiện bộ mặt kinh doanh của doanh nghiệp thông qua hệ thống nhà xưởng, kho hàng, cửa hàng…Nó là nền tảng quan trọng để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ sở vật chất đem lại sức mạnh kinh doanh cho doanh nghiệp trên cơ sở sức sinh lời của tài sản. Bên cạnh đó, trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất của doanh nghiệp ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới mức độ tiết kiệm, tăng chi phí nguyên vật liệu do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 29. 28 2.2 Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần gia dụng An Phát 2.2.1 Phân tích hiệu quả kinh doanh qua các chỉ tiêu tổng hợp của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát Dưới đây là bảng chỉ tiêu tổng hợp của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát được minh họa qua bảng sau: Bảng 2.3 : Bảng chỉ tiêu tổng hợp của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát giai đoạn 2018-2020 và 6 tháng đầu năm 2021 Đơn vị: Triệu đồng STT Các chỉ tiêu Thực hiện So sánh Năm 2019/2018 2020/2019 2018 2019 2020 6 tháng 2021 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1 Doanh thu thuần (M) 1609.257 1316.831 5456.414 2941.754 -292.426 -18.171 4139.583 314.359 2 Tổng chi phí 1079.367 959.864 3900.22 2171.047 -119.503 -11.072 2940.356 306.330 3 Lợi nhuận 435.447 307.526 1278.761 631.435 -127.921 -29.377 971.235 315.822 4 Hiệu quả sử dụng các nguồn lực 1.49 1.37 1.4 1.36 -0.12 -8.054 0.03 2.189 5 Tỷ suất lợi nhuận 27.06 23.35 23.44 21.46 -3.71 -0.137 0.09 0.385 6 Tỷ suất lợi nhận trên chi phí 40.34 32.04 32.78 29.08 -8.3 -0.206 0.74 2.309
  • 30. 29 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty Cổ phần gia dụng An Phát - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên chi phí: Năm 2018 chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh của Công ty là 40.34% tức là Công ty bỏ ra 1 triệu đồng chi phí kinh doanh sẽ tạo ra 4034000 đồng lợi nhuận cho Công ty. Tuy nhiên năm 2019 chỉ tiêu lợi nhuận trên chi phí kinh doanh của Công ty là 32.04 % chênh lệch -8.3% so với năm 2018. Mức chênh lệch có phần giảm nhẹ do công ty mới đi vào hoạt động, chưa đứng vững, cộng thêm yếu tố tác động của dịch covid 19. Đến năm 2020 chỉ tiêu này tăng đạt 29.08% tương ứng tăng 2.039% so với năm 2019. Đến năm 2021 chỉ tiêu của 6 tháng đầu năm cũng khá cao đạt 29.08%.Qua bảng số liệu cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh của Công ty đang có xu hướng đi lên nhưng chưa ổn định. - Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các nguồn lực: Năm 2018 hiệu quả sử dụng các nguồn lực của Công ty là 1.49 tức là công ty bỏ ra 1 triệu đồng chi phí kinh doanh sẽ thu về 1490000 đồng như vậy doanh thu Công ty đạt được là khá cao so với chi phí bỏ ra. Hiệu quả sử dụng các nguồn lực có xu hướng trong các năm tiếp theo cụ thể: năm 2019 hiệu quả sử dụng nguồn lực là 137% giảm 8,054% so với năm 2018 và đến năm 2020 là 140% tăng 2,189 so với năm 2019. Tỷ suất lợi nhuận: qua các năm 2018-2021 tỷ suất lợi nhuận năm 2018 tỷ suất lợi nhuận cao nhất đạt là 27.06%, đến năm 2019 mức tỷ suất là 23.35% giảm 3.71% so với năm 2018. Sau đó tỷ suất lợi nhuận có xu hướng tăng nhẹ vào năm 2020 đạt 23.44% tương ứng tăng 0.09% so với năm 2019. Tỷ suất lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2021 là 21.46%. 2.2.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh qua các chỉ tiêu bộ phận của Công ty cổ phần gia dụng An Phát Hiệu quả sử dụng vốn: Đối với một doanh nghiệp hoạt động dưới loại hình Công ty cổ phần thì hiệu quả sử dụng đồng vốn nhất là hiệu quả sử dụng vốn luôn được các nhà đầu tư rất quan tâm. Sử dụng vốn có hiệu quả là một yêu cầu tất yếu để đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của Công ty. Bảng 2.4 : Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát giai đoạn 2018-2020 và 6 tháng đầu năm 2021 Đơn vị: Triệu đồng STT Các chỉ tiêu Thực hiện So sánh Năm 2019/2018 2020/2019 2018 2019 2020 6 tháng 2021 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%)
  • 31. 30 1 Doanh thu thuần (M) 1609.257 1316.831 5456.414 2941.754 -292.426 -18.171 4139.583 314.359 2 Lợi nhuận 435.447 307.526 1278.761 631.435 -127.921 -29.377 971.235 315.822 3 Tổng số vốn 19311.084 21112.321 28540.17 29130.132 1801.237 9.327 7427.849 35.183 4 Vốn cố định 4723.20 4960.111 6311.720 6413.752 136.911 2.898 1351.609 27.250 4 Sức sản xuất VCĐ 0.34 0.27 1.16 0.45 -0.07 -20.588 0.89 329.630 5 Tỷ suất lợi nhuận trên VCĐ 9.22 6.21 20.26 9.85 -3.01 -32.646 14.05 226.248 6 Vốn lưu động 14587.884 16152.21 22228.45 22716.38 1564.326 10.723 6076.24 37.619 7 Số lần luân chuyển VLĐ 0.11 0.08 0.25 0.13 -0.03 -27.273 0.17 212.5 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty Cổ phần gia dụng An Phát - Sức sản xuất của vốn cố định: Sức sản xuất của vốn cố định trong giai đoạn 2018 – 2021 giảm dần từ 0,34 năm 2018 xuống 0,27 năm 2019 giảm 0,07 tương ứng giảm 20.588 %. Đến năm 2020 sức sản xuất của vốn cố định lại tăng lên là 1,16 tăng 0.89 so với năm 2019 tương ứng tăng 329,620%. 6 tháng đầu năm 2021 sức sản xuất của vốn cố định là 0,45, như vậy sức sản xuất của vốn cố định đến thời điểm hiện tại cho thấy doanh thu qua các năm đang đi lên và sức sản xuất tăng dần qua các năm. + Hiệu quả sử dụng vốn cố định (tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định):
  • 32. 31 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định của Công ty có xu hướng tăng nhưng chưa ổn định do năm 2019 gặp biến cố của đại dịch covid cùng với công ty chưa đứng vững trên thị trường khi gặp phải những khó khăn. Năm 2018 chỉ tiêu này là 9,22%, năm 2019 chỉ tiêu này giảm xuống là 6,21% sau đó tiếp tục tăng mạnh vào năm 2020 là 20,26% tăng 14,05% tương ứng tăng 226,248%. 6 tháng đầu năm 2021 theo báo cáo thì chỉ tiêu này là 9,85% cho thấy chỉ tiêu giữ ổn định và đồng đều so với năm 2020. Có thể thấy năm 2020 là năm công ty có nhiều sự thay đổi vượt bậc, là bước đệm thay đổi của công ty, khẳng định vị thế trên thị trường. - Hiệu quả sử dụng lao động: Bảng 2.5: Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát giai đoạn 2018-2020 và 6 tháng đầu năm 2021 Đơn vị: Triệu đồng STT Các chỉ tiêu Thực hiện So sánh Năm 2019/2018 2020/2019 2018 2019 2020 6 tháng 2021 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1 Doanh thu thuần (M) 1609.257 1316.831 5456.414 2941.754 -292.426 -18.171 4139.583 314.359 2 Lợi nhuận 435.447 307.526 1278.761 631.435 -127.921 -29.377 971.235 315.822 3 Tổng số lao động 21 25 28 29 4 19.048 3 12 4 Năng suất lao động 76.631 52.673 194.872 101.439 -23.958 -31.264 142.199 269.966 5 Hiệu suất sử dụng lao động 0.34 0.27 1.16 0.45 -0.07 -20.588 0.89 76.724 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty Cổ phần gia dụng An Phát
  • 33. 32 Trong giai đoạn 2018 – 2021, mức lợi nhuận bình quân của một lao động tăng dần qua các năm: năm 2018 lợi nhuận bình quân trên 1 lao động đạt 0,34 tuy nhiên năm 2019 lợi nhuận bình quân trên một lao động là 0,27 giảm 20,588% so với năm 2018, con số này đã tăng mạnh vào năm 2020 tăng 76,724% so với năm 2019. Điều này chứng tỏ rằng Công ty đang sử dụng lao động một cách hiệu quả và cải tiến vượt bậc vào năm 2020. Năm 2021 đánh giá 6 tháng đầu năm hiệu suất sử dụng lao động là 0,45 cao hơn so với cả năm 2018 và 2019. Chỉ tiêu năng suất lao động: Năng suất lao động tăng dần tuy nhiên có năm 2019 là giảm nhẹ. Từ năm 2018 năng suất lao động bình quân là 76,631. Năm 2019 năng suất lao động là 52,673 giảm 23,958 tương ứng giảm 31,264% so với năm 2018, đến năm 2020 tăng mạnh là 194,872 tương ứng tăng 269,966 % so với năm 2019. Năm 2021 đánh giá theo kết quả 6 tháng đầu năm là 101,439 cao hơn so với cả năm 2018 và 2019, tương đối ổn định so với cùng kì năm 2020. - Hiệu quả sử dụng tiền lương: Bảng 2.6: Hiệu quả sử dụng tiền lương của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát giai đoạn 2018-2020 và 6 tháng đầu năm 2021 Đơn vị: Triệu đồng TT Các chỉ tiêu Thực hiện So sánh Năm 2019/2018 2020/2019 2018 2019 2020 6 tháng 2021 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1 Doanh thu thuần (M) 1609.257 1316.831 5456.414 2941.754 -292.426 -18.171 4139.583 314.359 2 Tổng chi phí tiền lương 456.590 560.931 650.367 340.565 104.341 22.852 89.436 15.944 Tổng số lao động 21 25 28 29 4 19.048 3 12 3 Lợi nhuận 435.447 307.526 1278.761 631.435 -127.921 -29.377 971.235 315.822
  • 34. 33 4 Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương 3.52 2.35 8.38 8.63 -1.17 -33.239 5.85 248.936 5 Hiệu suất sử dụng chi phí tiền 0.95 0.55 1.97 1.85 -0.4 -42.105 1.42 258.182 6 Tiền lương bình quân 21.47 22.44 23.22 11.74 0.97 4.518 0.78 3.476 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty Cổ phần gia dụng An Phát Qua bảng số liệu có thể thấy: tổng chi phí cho tiền lương của Công ty tăng qua các năm. Năm 2018 tổng chi phí cho tiền lương là 456,590 triệu đồng, năm 2019 con số này tăng 104,341 triệu đồng tương ứng tăng 22,852% so với năm 2018 và năm 2020 tăng 89,436 triệu đồng, tương ứng tăng 15,944% so với năm 2019. Năm 2021 tổng chi phí lương của 6 tháng đầu năm là 340,565 triệu đồng.Tiền lương bình quân tăng trong giai đoạn 2018-2019 cụ thể năm 2019 tăng 0,97 triệu đồng tương ứng tăng 4,518% . Năm 2020, con số này tăng 0,78 triệu tương ứng tăng 3,476%. Hiệu suất sử dụng chi phí tiền lương năm 2019 giảm 0,4 tương ứng giảm 42,105 % so với năm 2018, năm 2020 có xu hướng tăng1,42 tương ứng tăng 258,182% so với năm 2019. Năm 2021 hiệu suất sử dụng chi phí tiền lương là 11,47 cao hơn cùng kì của năm 2020. 2.3 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần gia dụng An Phát 2.3.1 Các kết luận qua nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần gia dụng An Phát a, Thành công đạt được và nguyên nhân Từ khi thành lập, để có được quy mô kinh doanh và trình độ quản lý như hiện nay là cả một quá trình phấn đấu của toàn bộ cán bộ, công nhân viên của Công ty. Trong nền kinh tế cạnh tranh mạnh mẽ, Công ty đã cố gắng tìm ra các biện pháp để hòa nhập
  • 35. 34 với sự phát triển không ngừng của đất nước. Công ty đã đạt được một số thành công nhất định: Doanh thu tiêu thụ các sản phẩm dịch vụ của công ty từ năm 2018-2021 ngày càng tăng chứng tỏ công ty đang được khách hàng tin tưởng và sử dụng dịch vụ lâu năm, thị trường càng được mở rộng. - Nguồn vốn của công ty liên tục tăng qua các năm: Nguồn vốn của công ty liên tục tăng qua các năm, Công ty đã chủ động trong việc duy trì, huy động thêm vốn kinh doanh. Do dòng vốn từ trong nội bộ của Công ty nên không phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn vốn từ ngân hàng, khả năng tự chủ vốn của Công ty khá tốt do thu hút được nhiều vốn của các cổ đông góp vốn vào Công ty. Lợi nhuận của Công ty không ngừng tăng qua các năm gần đây 2018-2021 tuy nhiên có năm 2019 giảm nhẹ so với năm 2018, Công ty đang không ngừng cố gắng để mở rộng mạng lưới kinh doanh, xây dựng đội ngũ công nhân tiên tiến, hiệu quả cao. Đội ngũ cán bộ của Công ty tăng lên cả về số lượng và chất lượng nhiều cán bộ có trình độ chuyên môn cao hơn. b, Những tồn tại và nguyên nhân b.1 Tồn tại Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động kinh doanh của công ty vẫn còn một số những mặt hạn chế nhất định. Các hạn chế này có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh chưa hiệu quả. Cụ thể, vốn lưu động tăng qua các năm song tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định lại biến động không ổn định. từ chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động ta có thể thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty là chưa cao. Đây chính là một hạn chế cần phải quan tâm của công ty, công ty cần có các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động bởi đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong công ty. b.2 Nguyên nhân - Từ phía doanh nghiệp Công ty chưa có những biện pháp quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn kinh doanh, hạn chế những lãng phí về vốn khiến cho việc sử dụng vốn chưa thực sự hiệu quả. Công tác quản lý nguồn vốn chưa thực sự được chú trọng, vẫn còn lỏng lẻo, phân bổ nguồn vốn chưa hợp lý. Số lượng hàng tồn kho nhiều gây ra hiện tượng ứ đọng trong khâu thanh toán và dự trữ, làm ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn. Năng lực quản lý chi phí của công ty chưa tốt, còn nhiều bất cập, chưa có biện pháp cụ thể để tiết kiệm chi phí kinh doanh. Lượng hàng tồn kho còn khá nhiều làm cho chi phí hàng tồn kho tăng, làm tăng tổng chi phí. Điều này làm cho việc mở rộng quy mô kinh doanh không đạt được hiệu quả như mong muốn.
  • 36. 35 Việc sử dụng lao động của công ty chưa hợp lý là do công tác tuyển dụng vẫn chưa gắn sát với thực tế. Công tác đào tạo và giám sát lao động vẫn còn nhiều hạn chế, không đánh giá đúng được trình độ chuyên môn của từng lao động dẫn đến việc sắp xếp bố trí không đúng chức năng, lĩnh vực chuyên môn, làm cho hiệu quả sử dụng lao động không cao. Chưa có chính sách Marketing phù hợp. Công tác nghiên cứu và dự báo thị trường của công ty vẫn còn nhiều bất cập, chưa phản ánh được về nhu cầu sản phẩm của công ty, chưa có những chính sách phát triển sản phẩm một cách phù hợp. Công ty chưa hiểu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường nên chưa có mức đầu tư hợp lý. Các chính sách về bán hàng chưa có sự đặc biệt để thu hút khách hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng chưa thực sự tốt. - Từ phía nhà nước Doanh nghiệp tư nhân hiện nay phát triển khá phổ biến ở nước ta, chiếm tỷ trọng cao hơn doanh nghiệp nhà nước. Vì thế nhà nước cần quan tâm đến doanh nghiệp tư nhân nhiều hơn. Quá trình hội nhập của Việt Nam đem lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng có những thách thức, khó khăn. Trong giai đoạn này, công ty phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh vô cùng gay gắt, không chỉ phải đối mặt với các doanh nghiệp trong nước mà còn cả các doanh nghiệp nước ngoài. Chính sách tiền tệ, tỷ giá, chính sách thuế có tác động không nhỏ đến tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Chế độ quản lý thuế, tỉ giá hối đoái, việc hoàn thuế chậm… của nước ta còn quá nhiều bất cập, thay đổi cơ chế liên tục khiến cho doanh nghiệp chưa kịp thích ứng, điều chỉnh chính sách này thì đã chuyển sang cơ chế, chính sách mới. Thủ tục hành chính còn rườm rà làm chậm tiến độ kinh doanh của doanh nghiệp, làm tăng chi phí hoạt động kinh doanh, làm mất cơ hội kinh doanh của Công ty. 2.3.1 Các phát hiện qua nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần gia dụng An Phát Nhìn chung hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát trong gia đoạn 2018-2021 là tốt với đội ngũ cán bộ được nâng cao về số lượng và trình độ chuyên môn, doanh thu qua các năm từ 2018-2021 tăng nhẹ làm lợi nhuân của công ty cũng tăng lên nhưng chưa đồng đều do năm 2019 chưa đứng vững trên thị trường. Tuy nhiên nguồn nhân sự của Công ty vẫn còn bị lãng phí, chưa khai thác hết tiềm năng và trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực vì vậy Công ty cần có chính sách quản trị nguồn nhân lực hợp lí để tạo ra hiệu quả kinh doanh cao hơn. Trình độ quản lý, chuyên môn còn chưa đồng đều, một số nhân viên ít kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện các dự án, hợp đồng kinh doanh còn lúng túng dẫn đến việc phối hợp giữa các
  • 37. 36 phòng ban không được hiệu quả. Điều này phần nào làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc trong toàn Công ty. Nguồn vốn của Công ty không ngừng được mở rộng tuy nhiên Công ty vẫn còn thiếu sót trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn của mình. Công ty chưa kịp thời nắm bắt thông tin về những hư hao của tài sản cố định của mình để nâng cấp sửa chữa dẫn đến hiệu hiệu quả sử dụng nguồn vốn cố định giảm xuống. Bên cạnh đó Công ty chưa quản lý tốt những khoản phải thu của mình khiến hiệu quả sử dụng vốn lưu động chưa cao. Công ty cần khắc phục những hạn chế này để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
  • 38. 37 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIA DỤNG AN PHÁT 3.1 Quan điểm đinh hướng và mục tiêu phát triển Công ty phần gia dụng An Phát 3.1.1 Quan điểm đinh hướng phát triển Công ty Về thị trường: tiếp tục duy trì và phát triển thị trường tại khu vực thành phố Hà Nội, lên kế hoạch mở rộng ra nhiều thị trường tiềm năng khác như thị trường miền Trung và thị trường miền Nam, đa dạng hóa mối quan hệ thị trường đối với các đối tác. Nâng cao vị thế của doanh nghiệp cả về chất lượng lẫn số lượng sản phẩm dịch vụ trên thị trường kinh doanh. Về cơ cấu tổ chức và quản lý Công ty: hoàn thiện bộ máy quản lý doanh nghiệp các cấp, nâng cao trình độ quản lý chuyên môn , tăng cường các khóa đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ kỹ thuật, nâng cao kỹ thuật làm việc trong môi trường quốc tế. Về nguồn lực tài chính: trên cơ sở đa dạng hóa mối quan hệ thị trường đối với các đối tác, tận dụng được các nguồn lực sẵn có để nâng cao hiệu quả kinh doanh, bên cạnh đó có thể huy động thêm nguồn vốn qua các hình thức vốn góp, tìm kiếm nhà đầu tư,…nhằm huy động và luôn chuyển nguồn vốn trong doanh nghiệp Về lao động: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, huy động nguồn lao động trẻ có tiềm năng, cải tiến nguồn lao động cũ cho thích ghi với môi trường làm việc hiện đại, rèn luyện kỹ năng sử dụng máy móc, công nghệ hiện đại, có tình thần trách nhiệm và cầu tiến trong công việc. 3.1.2 Mục tiêu kinh doanh Với sự xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường ,Công ty Cổ phần gia dụng An Phát đã nhìn nhận được vấn đề cấp bách trước mắt, từ đó đề ra những mục tiêu chung cho toàn thể hoạt động kinh doanh của Công ty, cũng như mục tiêu cụ thể cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2022 và các năm tiếp theo. a, Mục tiêu chung Cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào trên thị trường, mục tiêu hàng đầu của công ty là tối đa hoá lợi nhuận. Để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh hiệu quả, nhằm phát huy các nguồn lực sẵn có, sự dụng hiệu quả nguồn vốn, tiết kiệm được mức chi phí bỏ ra trong quá kinh hoạt động kinh doanh. Như: mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm,…chung quy lại tất cả các hoạt động trên đều hướng về một mục tiêu chung và quan trọng nhất của doanh nghiệp đó là tối đa hóa lợi nhuận. b, Mục tiêu cụ thể
  • 39. 38 Trong giai đoạn tới, mục tiêu của Công ty là tăng cường nguồn vốn, không ngừng nâng cao chất lượng làm việc của nhân viên, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Đẩy nhanh quá trình luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty, giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Cụ thể như sau: Mục tiêu mở rộng thị trường: Trước nền kinh tế trong nước đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Công ty Cổ phần gia dụng An Phát cần thúc đẩy các hoạt động kinh doanh nhằm tận dụng thời cơ hội nhập, tăng khả năng tiếp cận thị trường. Cần có kế hoạch tác chiến kinh doanh, hiện đại hóa thiết bị sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm mở rộng sang các thị trường lớn không chỉ riêng Hà Nội,… mà còn mở rộng hợp tác phát triển sang cả các tỉnh miền Trung và miền Nam. Mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng lao động: như phân tích ở phần trên chúng ta có thể nhận thấy rõ nguồn lao động có tầm quan trọng như thế nào trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp từ tổ chức phân bổ nguồn lực hợp lí đến nhân sự đi công tác kinh doanh, nhân viên đi thị trường khảo sát đến nhân viên làm việc tại văn phòng. Vì vậy, sử dụng hiệu quả nguồn lao động là một bài toán khó cho các nhà quản trị, nó là nhân tố quyết định tới sự tồn tại, phát triển bền vững của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực mạnh sẽ là tiền đề các doanh nghiệp thực hiện các bước kinh doanh hiệu quả tiếp theo. Tiến hành hoàn thiện đội ngũ nhận lực, nâng cao mức lợi nhuận bình quân mỗi lao động làm ra, trên cơ sở đào tạo, huấn luyện đội ngũ lao động chuyên nghiệp, chuyên đảm nhiệm các khâu chủ chốt trong chuỗi sản xuất, đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Cải thiện quỹ tiền lương, nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ tiền lương trong doanh nghiệp, trên cơ sở nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên, khuyến khích tinh thần cầu tiến, tạo cơ hội cho người lao động phát triển. Mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Với tổng nguồn vốn của Công ty, Công ty phải sử dụng làm sao cho hiệu quả, phải làm như thế nào đế tận dụng tối đa được từng đồng vốn bỏ ra vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà thu được mức lợi nhuận cao nhất, tận dụng nguồn vốn hiệu quả thúc đẩy quá trình tối đa hóa lợi nhuận được diễn ra thuận lợi hơn. Đa dạng hóa nguồn vốn kinh doanh, tăng tốc độ lưu chuyển của đồng vốn lưu động trên trị trường, tăng mức lợi nhuận và doanh thu sẽ thu được từ việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh, bao gồm: nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, mức doanh lợi của đồng vốn lưu động, cũng như của toàn bộ số vốn kinh doanh được đem vào sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 40. 39 Bảng 3.1: Mục tiêu hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát 2022-2024 Đơn vị: Triệu đồng TT Các chỉ tiêu Thực hiện So sánh Năm 2023/2022 2024/2023 2022 2023 2024 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1 Doanh thu thuần (M) 9856.121 14181.25 21015.18 4325.129 43.883 6833.93 48.19 2 Tổng chi phí tiền lương 936.123 1342.154 1976.232 406.031 43.374 514.078 35.159 Tổng số lao động 38 51 68 13 34.211 17 33.34 3 Lợi nhuận 2878.912 5089.323 9156.256 2210.411 76.779 4066.933 79.911 4 Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương 10.529 10.566 10.634 0.037 0.351 0.068 0.644 5 Hiệu suất sử dụng chi phí tiền 3.08 3.79 4.63 0.71 23.052 0.84 22.164 6 Tiền lương bình quân 27.27 28.66 29.06 1.39 5.097 0.4 1.396 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty Cổ phần gia dụng An Phát Theo mục tiêu kinh doanh của Công ty hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương cũng có xu hướng tăng. Năm 2022, mục tiêu hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương là 10,529, đến năm 2023 con số này là 10,566, tăng 0,037 tương ứng tăng 0,351 % so với năm 2022. Năm 2024 hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương là 10,634 tăng 0.068 tương ứng tăng 0.644% so với năm 2023. Tiền lương bình quân của lao động cũng tăng, đời sống của nhân viên được cải thiện. Năm 2022 mục tiêu tiền lương bình quân là 27,27, đến năm 2023 con số này tăng lên là 28.66 tăng 1.39 tương ứng 5.097% so với năm 2022. Năm 2024 tiền lương bình quân là 29.06 tăng 0,4 tương ứng tăng 1.396% so với năm 2023.