SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
Download to read offline
Tuyên Giảng Sứ Điệp Kinh Thánh
Tác giả: Dennis J.Mock
Tác giả
Lời Tựa .
· Giáo án.
· Thời khoá biểu môn học
· Các chỉ dẫn cho việc giảng dạy.
· Bố cục
Nội dung môn học
I. Giới thiệu
II. Chuẩn bị cho một Sứ điệp Kinh Thánh
III. Những ví dụ cho Sứ điệp Kinh Thánh
IV. Trình bày sứ điệp
Tác Giả
Tiến sĩ Dennis J.Mock là một mục sư đã hầu việc Chúa tại Hội Thánh First
Baptist ở Atlanta, Georgia, Hoa kỳ, từ tháng giêng, 1985 đến tháng 10 năm
1995 như là mục sư đặc trách giáo dục và giảng dạy, huấn luyện Kinh
Thánh. Từ tháng Giêng, 1989 chức vụ của ông hầu như tập trung cho Trung
tâm Huấn luyện Kinh Thánh cho Quản nhiệm Hội Thánh (Bible Training
centre for pastor) mà ông đã sáng lập và là giám đốc điều hành. Hiện nay
ông cũng là mục sư của Hội Thánh Genesis Bible, Atlanta. Trước khi bước
vào chức vụ năm 1982, tiến sĩ Mock đã hành nghề luật sư 13 năm ở Atlanta.
Ong lập gia đình lúc hơn 32 tuổi và hiện có 3 con.
Tiến sĩ Mock đã viết nhiều sách nghiên cứu Kinh Thánh được sử dụng cho
Trường Chúa Nhật và là giáo sư cho các khoa bổ túc và mở rộng của trường
Cao Đẳng Kinh Thánh Columbia (S.C) từ 1985-1990. Ong đã có các bằng
cấp sau: Cử nhân (B.A. 1966) của trường đại học Samford; tiến sĩ luật khoa,
J.D (1969) của trường đại học Emory; Cao học thần học về nghiên cứu Kinh
Thánh (M.A. 1966) tại chủng viện thần học Dallas. Ong hoạt động trong
lãnh vực giảng dạy Kinh Thánh, đào tạo giáo sư, phát triển giáo án và viết
sách; ông cũng là diễn giả của các Đại hội, hội thảo.
Lời Cảm Tạ
Mặc dù Đức Chúa Trời đã đặt vào lòng tôi khải tượng về việc khai triển các
sách giáo khoa và khái niệm về Trung tâm Huấn luyện Kinh Thánh cho các
quản nhiệm Hội Thánh, các tác phẩm này sẽ không được thực hiện nếu
không có:
· Sự giúp đỡ của Đức Thánh Linh
· Sự khích lệ, tình yêu bền bỉ và kiên nhẫn của vợ tôi, Pat.
· Sự hậu thuẫn và hổ trợ vô điều kiện của ông Georgia Morgan, Giám đốc
Truyền giáo thế giới của Hội Thánh First Baptist, Atlanta, Georgia, Hoa kỳ.
· Công việc nhất quán của người phụ tá của tôi, Karen Bryan
· Sự chia sẻ khải tượng chung của Chuck Kinzer, Hội Thánh AIC Kibera,
Nairobi, Kenya.
Dennis J.Mock
Atlanta, Georgia
Tháng 4, 1989.
Lời Tựa
Tài liệu trong sách này được soạn theo quan điểm thần học Cơ Đốc truyền
thống và thực tiển, vì thế nên:
· Bảo thủ · Tin lành · Kinh Thánh là trọng tâm
Giáo khoa của môn học này là một phần của một học trình thống nhất cho
một năm, bao gồm 10 môn học căn bản được soạn thảo để cung cấp cho
quản nhiệm biết nói tiếng Anh trên thế giới những tri thức và kỹ năng căn
bản cần thiết cho việc thực thi hiệu quả trách nhiệm giảng dạy Kinh Thánh
như một người quản nhiệm. Tài liệu này có một đặc điểm chung nên có thể
được dùng trong hầu hết các nền văn hoá. Vấn đề bối cảnh hay văn hoá chỉ
liên hệ trước tiên đến vấn đề truyền thông hơn là nội dung, giảng viên cần
phải thêm vào những hình ảnh, thí dụ cần thiết thích hợp để truyền đạt hiệu
quả hơn nội dung căn bản.
Sách giáo khoa của 10 môn học này, cùng với cuốn Kinh Thánh theo bản
dịch NIV (New International English Version, Zondervan Corporation,
1985), sẽ là tài liệu dùng cho việc giảng huấn của Trung Tâm Huấn Luyện
Kinh Thánh cho Quản Nhiệm . Phương cách này được soạn thảo để đáp ứng
các thách thức thực tiển , đầy đủ và hiệu quả cho việc trang bị những quản
nhiệm nào có rất ít hoặc chưa có cơ hội được huấn luyện trong các trường
Kinh Thánh hoặc chủng viện.
Những sách giáo khoa này không thể được dùng cho việc tự học hoặc được
dạy bởi một giảng viên không đủ trình độ. Mỗi môn học được soạn cho ít
nhất là 40 giờ học tại lớp học cộng thêm 30 giờ cho việc ôn bài, làm bài tập,
tiêu hoá nội dung và các kỹ năng được trình bày trong sách giáo khoa. Một
số môn học dòi hỏi phải có 60 giờ học tại lớp hoặc nhiều hơn. Sách giáo
khoa các môn học dài từ 100 đến 300 trang tùy theo đề tài. Một khi việc
huấn luyện được hoàn tất, các sách giáo khoa của 10 môn học này sẽ trở nên
một “thư viện để nghiên cứu và là tài liệu tham khảo ” cho người quản
nhiệm. Các giáo khoa này sẽ là nguồn tài liệu về Kinh Thánh mà các quản
nhiệm sẽ nhờ đó giảng và dạy trong nhiều năm.
Tiền đề Kinh Thánh cơ bản cho phương cách này có thể được tìm thấy trong
phần Kinh văn khuyên nhủ người quản nhiệm về việc đào tạo môn đồ bằng
cách giảng và dạy Lời Đức Chúa Trời (ITi1Tm 6:2; IITi 2Tm 2:2; Mat Mt
28:18-20), nên hiểu rằng Kinh Thánh là nội dung bắt buộc cho học trình.
“Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ
trách, sủa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức
Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành” (IITi 2Tm 3:16-
17).
Mục đích của tài liệu trong học trình này là để trang bị người, hầu họ có thể
“làm mục sư và giáo sư, để các thánh đồ được trọn vẹn về công việc của
chức dịch và sự gây dựng thân thể Đấng Christ” (Eph Ep 4:11-12), để Đức
Chúa Trời được vinh hiển và để mở mang mục đích của Ngài trong thế gian.
CÁC MÔN HỌC
1. Phương pháp Học Kinh Thánh và Giải kinh
2. Cựu ước Lược Khảo
3. Tân ước Lược Khảo
4. Tuyên giảng Sứ điệp Kinh Thánh
5. Giáo lý Kinh Thánh Lược khảo
6. Nếp sống thuộc linh cá nhân, mục vụ quản nhiệm
7. Hội Thánh, mục vụ, quản trị, giáo dục
8. Nguyên tắc và phương pháp giảng huấn
9. Lịch sử Hội Thánh lược khảo
10.Truyền giáo, chứng đạo và đào tạo môn đồ
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC của TTHLKTQN
Để dạy kịp thời và hiệu quả phần tài liệu chỉ định cho mỗi lớp mà không bị
đình trệ hoặc lạc đề, giả viên huấn luyện khi dạy nên chú ý đến những đề
nghị sau:
giới thiệu qua nội dung bài học
hỏi những câu hỏi gợi ý, hướng tới bài học
nhấn mạnh và giải thích các khái niệm quan trọng
chú trọng và xử dụng những phần Kinh Văn căn bản đã được chọn
làm sáng tỏ các phần tài liệu quan yếu
kích thích sự thích thú của học viên
giúp học viên suy nghĩ theo một chiều hướng đặc biệt
trả lời các câu hỏi trực tiếp, ngắn gọn và để những câu hỏi khác và phần vấn
đáp ở phần sau giờ học
đừng dạy tài liệu trong giáo khoa quá chi tiết hoặc “từng lời từng chữ” học
viên sẽ có cơ hội đọc và học giáo khoa của họ sau
các chi tiết và phân đoạn nên được giải đúng theo nội dung và liên quan đến
bài học
ôn, nhắc lại những chân lý và nguyên tắc đã học trong các bài trước
tóm gọn và thuật lại các ý tưởng chính.. v....v...
nhắc lại và liên hệ với những tài liệu trong sách giáo khoa của các môn học
khác
xử dụng cách thuyết trình, thảo luận, trao đổi và câu hỏi/trả lời trong việc
dạy
dùng các câu hỏi dọ để lường tiến trình học tập của học viên có hiệu quả
không
lượng giá sự tiến bộ căn cứ vào các trang và phần đã được dạy mỗi ngày
cũng như trao đổi với các giảng huấn viên khác khi có cơ hội
Môn học: TUYÊN GIẢNG SỨ ĐIỆP KINH THÁNH
Giáo án
Mô tả
Được soạn để trang bị và huấn luyện các quản nhiệm Hội thánh kiến thức
vànhững kỹ năng cần thiết hầu chuẩn bị và trình bày cách hiệu quả các sứ
điệp giải kinh từ lời Đức Chúa Trời dựa trên Kinh Thánh để đáp ứng nhu
cầu của hội chúng. Giáo trình đặc biệt nhấn mạnh đến sự chuẩn bị thiết thực
của người giảng và sứ điệp với nhiều ví dụ và bài tập thực tiễn.
Mục đích
1) Chứng minh từ Kinh Thánh sự cấp thiết của việc giảng giải lời Đức Chúa
Trời
2) Giúp người giảng nhìn thấy chính họ theo quan điểm của Đức Chúa Trời
3) Nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc chuẩn bị thuộc linh của người
giảng.
4) Huấn luyện thực tiễn các mục sư những kỹ năng căn bản cho việc chuẩn
bị sứ điệp giải kinh
5) Nhấn mạnh đến nhu cầu để bản văn Kinh Thánh quyết định cả nội dung
lẫn cấu trúc của sứ điệp.
6) Dạy các quản nhiệm hội thánh cách trình bày sứ điệp Kinh Thánh có hiệu
quả.
7) Chỉ ra mục tiêu của việc giảng dạy là thay đổi đời sống - Càng trở nên
giống Chúa Giê-xu Christ hơn.
Rao giảng lời Chúa để mọi
người có thể hiểu và vâng giữ
Tài liệu giảng huấn
(1) Sách giáo khoa môn học này
(2) Cuốn Kinh Thánh NIV tiếng Anh, Zondervan Bible Publisher, 1985
(3) Cuốn Kinh Thánh tiếng Việt.
Điều kiện lớp học
1. Hoạt động lớp. Chuẩn bị để ghi chú vào sách giáo khoa khi nghe giảng bài
và thảo luận tại lớp, và tham gia trong việc thảo luận
2. Bài tập hằng ngày (vào buổi chiều): Đọc và ôn cẩn thận phần tài liệu đã
được dạy trong lớp buổi sáng bao gồm việc đọc các phần Kinh Thánh trích
dẫn và làm các bài tập. Biết chắc là bạn hiểu rõ nội dung, quan niệm và áp
dụng của tài liệu (khoảng 4-10 trang mỗi lớp học). Khi đã hoàn tất bài tập,
học viên nên dành thì giờ để đọc Kinh Thánh như được ghi ở cuối
trang.Phần câu hỏi và trả lời có thể được thực hiện vào phần cuối của một
ngày.
3. Hiện diện tại lớp. Hiện diện trong lớp là một việc bắt buộc. Nếu học viên
khiếm diện nhiều lần sẽ đưa đến việc cho nghỉ học.Nếu học viên nào vắng
mặt trong một lớp học, học viên đó phải dành thì thì giờ để nghe cuộn băng
đã được ghi âm và hoàn tất phần bài tập.
4. Lượng giá: Để có thể tiếp tục học các môn học khác với TTHLKTQN,
bạn phải chứng tỏ rằng mình hiểu rõ nội dung và khả năng thực hành những
điều mình đã học . Đừng ngại hỏi giảng viên những câu hỏi cần thiết hoặc
xin làm sáng tỏ những gì mình còn mù mờ. Giảng viên sẽ xem lại những bài
tập trong sách giáo khoa của bạn, lượng giá sự tham gia của bạn trong lớp,
việc tham gia thực hành mục vụ và tiếp xúc với bạn thường xuyên để bảo
đảm rằng việc học của bạn có tiến bộ.
5. Các điều kiện khác:
a. Trước lớp học cuối, bạn phải nộp một bài viết một trang mô tả lẽ thật,
nguyên tắc, quan niệm hoặc một nhân vật Kinh Thánh đã tác động trên đời
sống bạn nhiều hơn hết qua môn học này.
b. Trong giờ tự học buổi chiều và các tuần nghỉ giữa các môn học, bạn cần
phải hoàn tất các đòi hỏi như phía dưới trước khi bạn được phép tiếp tục học
môn kế tiếp.
· Đọc lại và ôn cẩn thận giáo khoa của môn học này
· Đọc các phần Kinh Thánh như sau:
Trước khi bắt đầu môn học 3 Sáng - I Vua (522 trang)
Trước khi bắt đầu môn học 5 II Vua - Nhã ca (491 trang)
Trước khi bắt đầu môn học 7 Esai - Ma-la-chi (425 trang)
Trước khi bắt đầu môn học 10 Ma-thi-ơ - Khải (512 trang)
* Đọc 25 trang mỗi ngày (chỉ đọc phần Kinh văn, không cần đọc phần chú
giải..v..v..)
· Mỗi lần đọc xong, nên ghi vào một tờ giấy rằng bạn đã đọc xong phần
Kinh văn đòi hỏi và nộp cho giảng huấn viên.
Thời khóa biểu môn học
Buổi học Ngày Số trang Đề tài
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Ghi chú: Giảng viên có thể điền vào thời khoá biểu này và cho học viên biết
phần tài liệu sẽ dự định học trong mỗi buổi (khoảng 4-10 trang tùy theo môn
học. Giảng viên có thể bắt đầu với phần Các Gợi Ý Thực Tiễn cho việc sử
dụng cuốn Kinh Thánh theo bản dịch NIV trong phần Phụ lục.
Thời khoá biểu hằng ngày
Thứ hai - Thứ sáu
Lớp 1 9:00 - 10:30 sáng
Nghỉ 10:00 - 11:00 sáng
Thờ phượng 11:00 - 11:30 sáng
Lớp 2 11:30 sáng - 1:00 chiều
An trưa 1:00 - 1:45 chiều
Tự học 1:45 - 4:00 chiều
Câu hỏi/trả lời 4:00 - 4:30 chiều
Ghi chú : Giờ thờ phượng có thể bao gồm một thì giờ ngắn dành cho việc
ngợi khen, cầu nguyện và khoảng 15 phút để nghe giảng theo cách giải kinh
bởi một giảng viên hoặc một học viên.
Chương trình trọn ngày
Trong chương trình học trọn ngày, học trình 10 môn học của TTHLKQN
được thực hiện bằng cách chia làm năm (5) lần mỗi lần hai (2) môn trong
sáu (6) tuần lễ với 3 tuần nghĩ giữa các khoá. Như vậy 10 môn học có thể
được thực hiện trong vòng 10 tháng.
Thí dụ : Ngày
Khoá học 1 Môn học 1
(6 tuần) Môn học 2
Nghỉ (3 tuần)
Khoá học 2 Môn học 3
(6 tuần) Môn học 4
Nghỉ (3 tuần)
v.....v.......
Ghi chú: Các môn học sau đây có thể đòi hỏi nhiều giờ học tại lớp, các lớp
cần được điều chỉnh để mỗi buổi học có ít nhất là 2 giờ thay vì chỉ có 1-1/2
giờ
2 Cựu ước Lược khảo
3 Tân ước Lược khảo
5 Giáo lý Kinh Thánh Lược khảo
9 Lịch sử Hội Thánh Lược khảo
Chương trình lớp đêm
Mỗi lần dạy một môn học với một tuần nghỉ giữa 2 môn học. 3 tối mỗi tuần
(2 giờ tại lớp, 1 giờ tự học). Cộng thêm 4 giờ vào ngày thứ Bảy với một giờ
dành để nghỉ và thờ phượng. Các môn học 2, 3, 5, 6, 9, 10 mỗi môn học có
thể được hoàn tất trong vòng 18 tháng.
Các chỉ dẫn cho việc giáo huấn
Triết lý giáo dục phía sau các môn học này là trang bị cách thực tiễn - giúp
tiêu hoá những căn bản, tri thức hữu ích và khả năng. Các bài tập được soạn
thảo để giúp cá nhân học viên tham dự vào việc thực hành những nguyên tắc
đã được dạy. Phần lớn ôn lại là để biết chắc học viên hiểu rõ và có thể tóm
lại những lẽ thật quan yếu. Giảng viên có thể dùng cách thuyết trình, câu hỏi
và trả lời và thảo luận để bảo đảm việc trao đổi và lượng giá trong tiến trình
học tập. Giảng viên cũng nên dùng những hình ảnh hoặc thí dụ hợp với văn
hoá cho bài học.
Tài liệu được soạn để dạy nhưng không cần phải dùng đến việc thi cử hoặc
bài thảo luận hoặc các giáo khoa nào khác ngoại trừ giáo khoa môn học và
cuốn Kinh Thánh toàn bộ. Một số giấy trong suốt dùng để rọi hình sẽ được
cung cấp cho giảng viên. Mỗi khi ôn hoặc dạy bài trong lớp,dùng máy rọi
hình với giấy trong suốt sẽ giúp học viên tham gia học tập. Học viên nên
dùng thì giờ tự học để:
· đọc lại phần tài liệu đã học tại lớp trong buổi sáng
· làm hết các bài tập trong ngày
· xin giảng viên giúp thêm nếu cần
· đọc Kinh Thánh theo thời dụng biểu
Giáo khoa của môn học được soạn để khuyến khích học viên tiếp tục xử
dụng giáo khoa chính - Kinh Thánh. Các phần Kinh Thánh trích dẫn trong
giáo khoa cần được đọc trong lớp học và dùng như là một điểm nhấn mạnh.
Thay đổi cách xử dụng giáo khoa
Trong những nơi mà TTHLKTQN không thể được thành lập và tài trợ, một
giảng viên, một quản nhiệm hay giáo sĩ có thể dùng các giáo khoa và cuốn
Kinh Thánh NIV để huấn luyện một nhóm quản nhiệm trong một thời gian.
Trong trường hợp này, thời khoá biểu có thể thay đổi để thích hợpvới hoàn
cảnh. Trong một số trường hợp giáo khoa của vài môn học có thể thích hợp
cho việc giáo dục tổng quát trong các Hội Thánh. Các sự thay đổi của
chương trình như thế cần phải được viết thư xin phép trước.
Trong vài trường hợp, một lần nên dạy một môn học cho đến khi hoàn tất
trước khi bắt đầu môn học khác. Thí dụ, môn học 1 được dạy trong 2 tuần
sau đó môn học 2 trong 4 tuần. Một số nên học chiếm ít nhất là 35 giờ học
và một số khác khoảng 60 giờ.
Bố cục: Môn Tuyên giảng Sứ điệp Kinh Thánh
I. Giới thiệu
A. Trách nhiệm giảng dạy của Mục sư
B. Giảng giải kinh - Mô tả từ Kinh Thánh
1. Tính chất
2. Gương mẫu từ Nê-hê-mi
3. Sự cần thiết
· Những lý do tiêu cực
· Những lý do tích cực
· Những chân lý quan trọng cần nhớ
C. Những định nghĩa quan trọng khác
1. Chú giải Kinh Thánh
2. Giảng giải kinh
3. Tuyên đạo pháp
II. Chuẩn bị cho một số sứ điệp Kinh Thánh
A. Chuẩn bị con người
1. Bí quyết của sự chuẩn bị hiệu quả
· Tư cách
· Cầu nguyện
· Quyền năng
· Niềm say mê
2. Người giảng được nhìn thấy từ nhãn quan của Đức Chúa Trời
· Như một sứ giả
· Như một tôi tớ
· Như một đại sứ
B. Chuẩn bị sứ điệp
1. Những công việc mở đầu
2. Xác định ý chính
· Ví dụ
· Bài tập
3. Xây dựng Sứ điệp
· Tiến trình
Bước 1 Xác định ý chính
Bước 2 Bố cục nội dung
* Suy gẫm Sứ điệp *
Bước 3 Thêm vào những minh hoạ, ví dụ, áp dụng
Bước 4 Thêm phần giới thiệu
Bước 5 Thêm phần kết luận
· Hình thức được đề nghị cho bố cục sứ điệp
III. Những ví dụ cho Sứ điệp Kinh Thánh
A. Những Sứ điệp mẫu
B. Bài tập thực tiễn
C. Giảng suốt một sách hay một phần của Kinh Thánh
· Phi-líp
· Đời sống Ê-li
· Cô-lô-se
· Phúc âm Mác
IV. Trình bày sứ điệp
A. Những điều cần nhớ
B. Những gợi ý cho việc rao giảng hiệu quả.
· Những nguyên tắc chung cho việc truyền thông hiệu quả
· Những lời khuyên cho cụ thể cho các Sứ điệp Thánh Kinh
· Kêu gọi
· Thời lượng của Sứ điệp
· Dáng điệu và phong cách giảng
NỘI DUNG MÔN HỌC
I. GIỚI THIỆU
A. Trách nhiệm giảng dạy của Quản nhiệm Hội thánh
Với tư cách là một quản nhiệm hội thánh bạn chính là người chăn bầy với
vai trò:
· Chăm sóc, nuôi nấng, dưỡng dục, khích lệ.
· Bảo vệ
· Hướng dẫn
· Dạy và huấn luyện (trang bị)
bầy chiên mà Đức Chúa Trời đã giao phó cho bạn (IPhi 1Pr 5:1-4)
1. Nuôi dân sự bằng lời Đức Chúa Trời
GiGa 21:17 IPhi 1Pr 2:2
Lời Đức Chúa Trời là thức ăn thuộc linh duy nhất bạn phải cung cấp để bầy
chiên lớn lên, trưởng thành.
2. Giảng dạy lời Chúa
IITi 2Tm 4:2
“Hãy giảng đạo, cố khuyên, bất luận gặp thời hay không gặp thời; hãy đem
lòng rất nhịn nhục mà bẻ trách, nài khuyên, sửa trị, cứ dạy dỗ chẳng thôi”
ITi1Tm 4:13
“Hãy chăm chỉ...... khuyên bảo, dạy dỗ..... “
* Quản nhiệm Hội thánh phải giảng dạy lời Chúa *
(Chúng ta không có Sứ điệp nào khác ngoại trừ Lời Đức Chúa Trời)
Giảng - Công bố , giải nghĩa, động viên và áp dụng lời Đức Chúa Trời
Dạy - Hướng dẫn , giải nghĩa và áp dụng lời Đức Chúa Trời
Trong CoCl 1:28, giảng (công bố) và dạy (chỉ dẫn) được dùng có thể thay
thế cho nhau. Nhưng nhiều quản nhiệm hội thánh không quan tâm đến trách
nhiệm dạy Kinh Thánh của họ.
* Có thể dạy mà không giảng, nhưng không thể giảng Kinh Thánh mà không
dạy. Bạn thật sự không có bất cứ điều gì để giảng (động viên) cho đến khi
bạn đã dạy.
Lưu ý: Hầu như không có ngoại lệ trong Tân ước, giảng đề cập đến việc
công bố phúc âm cho người chưa tin và dạy đề cập đến việc chỉ dẫn lời Chúa
cho tín hữu.
3. Phục vụ Hội Thánh bằng việc trang bị cho các thánh đồ
Eph Ep 4:11-13
IPhi 1Pr 4:10-11
IITi 2Tm 3:16-17
* Đức Chúa Trời muốn bạn rèn tập các ân tứ thuộc linh (các khả năng thuộc
linh được Chúa ban cho) để trang bị và huấn luyện các thánh đồ cho công
tác mục vụ *
Cũng hãy xem về các ân tứ thuộc linh : ICo1Cr 12:1-11
RoRm 12:6-8
4. Nêu gương tin kính như một người trung trực
ITi1Tm 4:12
“Làm gương cho các tín đồ” trong
· Lời nói
· Nết làm
· Tình yêu thương
· Đức tin
· Sự tinh sạch
Trong tất cả những điều này, cách mau nhất hủy phá lời chứng của bạn là
bằng những gì bạn nói:
Eph Ep 4:29
5. Đề phòng sự dạy dỗ giả dối
Cong Cv 20:28-31 ITi1Tm 1:3-4
Hãy giữ lấy mình và bầy chiên của bạn. Hãy đề phòng giáo huấn giả dối.
IITi 2Tm 1:13 Tit Tt 1:9; 2:1
Các tốt nhất để phòng chống giáo huấn giả dối là dạy các giáo lý chân chính
từ Lời Đức Chúa Trời. Giáo lý chân chính là giáo huấn lành mạnh.
B. Giảng giải kinh - Mô tả của Kinh Thánh
1. Tính chất của việc giảng giải Kinh
Trong môn học này chúng ta sẽ cố gắng sử dụng thuật ngữ sứ điệp Kinh
Thánh thay cho từ ngữ “bài giảng”. Từ ngữ “bài giảng” không có trong
Thánh Kinh và hầu hết các bài giảng được giảng trong thời của chúng ta
không thật sự là giảng Kinh Thánh. Thông thường, “bài giảng” được định
nghĩa như sau: “Một bài phát biểu về tôn giáo hay một cuộc nói chuyện
trong cộng đồng của một mục sư”. Đó không phải là điều Đức Chúa Trời
kêu gọi chúng ta làm với tư cách là mục sư. Mục tiêu cho một sứ điệp được
nói hay viết ra là từ Kinh Thánh, sứ điệp đó phải phát nguồn từ lời của Đức
Chúa Trời.
Công tác của chúng ta với tư cách là những người truyền đạo không phải là
ban phát một bài giảng mà là trình bày một sứ điệp đến từ Lời Đức Chúa
Trời cho hội chúng .
Vậy Giảng giải kinh là gì?
Giảng giải kinh bao gồm:
· Công bố bản văn của lời Đức Chúa Trời có hệ thống
· Giải nghĩa để mọi người có thể hiểu được
· Động viên mọi người vâng giữ và áp dụng chân lý
Trong cách giảng giải kinh, người giảng đơn thuần chỉ là công cụ qua đó lời
Đức Chúa Trời (sứ điệp) được chuyển giao cho dân sự. Đó là một tiến trình
giải bày lời Đức Chúa Trời và để lời Chúa phán với dân sự.
Những đặc điểm của việc giảng giải kinh thật sự:
· Lấy ra và giải nghĩa có hệ thống bản văn Kinh Thánh theo những phân
đoạn trong thứ tự chung và theo thượng hạ văn
· Giảng qua nhiều chương, nhiều phần hay nhiều sách trong Thánh kinh
· Để bản văn Kinh Thánh quyết định cả nội dung lẫn cấu trúc của sứ điệp
được rút ra từ đó
· Không phải một đề tài nhưng nhiều đề tài sẽ được đề cập trong thời gian
thích hợp như là lời Chúa được giải bày.
· Thật sự là ý nghĩa nguyên thủy của bản văn
· Sử dụng minh hoạ và ví dụ từ trong Kinh Thánh và liên quan đến Kinh
Thánh
· Tìm cách áp dụng những nguyên tắc và lẽ thật đã được rút ra từ bản văn
Kinh Thánh cho những nhu cầu của xã hội đương thời.
· Thúc giục và thách thức dân sự đáp ứng bằng sự vâng theo sứ điệp lời
Chúa
2. Một gương mẫu Kinh thánh về giảng/dạy giải kinh
NeNe 8:1-6, 8-9, 12, 15
“Họ đọc rõ ràng trong sách luật pháp của Đức Chúa Trời, rồi giải nghĩa nó
ra, làm cho người ta hiểu lời họ đọc (câu 8)
Nêhêmi và Exơra “dạy dỗ dân sự ”(câu 9)
(giải nghĩa )
“Dân sự đều khóc khi nghe đọc các lời luật pháp”(câu 9)
(đáp ứng )
“...... vì chúng có hiểu các lời người ta đã truyền dạy cho mình”(câu 12)
(hiểu biết )
“Hãy đi kiếm trong núi.... đặng làm những nhà lều, y như đã chép” (câu 15)
(vâng lời )
Các yếu tố của việc giảng giải kinh:
1. Giải nghĩa để hiểu biết
2. Chỉ dẫn - dạy dỗ
3. Cáo trách dân sự
4. Đáp ứng chân lý bằng sự vâng lời
Dân sự bị cáo trách khi đối diện với lẽ thật của lời Đức Chúa Trời và đời
sống họ thay đổi nhờ sự vâng lời .
Đó là tất cả những gì gọi là Giảng giải kinh !
Chính bài giảng đầu tiên của Phi-e-rơ được ký thuật lại trong sách Công vụ
tập trung vào việc đọc bản văn Kinh Thánh và giải nghĩa ra bằng cách liên
hệ với những điều họ đã thấy, vì thế dân chúng đã đáp ứng
Bài tập
Đọc Cong Cv 2:14-41
Câu hỏi: Phân đoạn này minh hoạ các yếu tố của việc giảng giải kinh như
thế nào?
3.Sự cần thiết của việc giảng giải Kinh
AmAm 8:11 mô tả chính xác tình cảnh thời đó và ngày nay.
Có “một sự đói kém về lời của Đức Giê-hô-va”
Nan đề thực sự trong nhiều bài giảng được giảng ngày nay, là hầu như chứa
đựng lời của con người nhiều hơn là lời của Đức Chúa Trời.
*Đức Chúa Trời hứa ban phước cho lời Ngài ,chứ không phải lời của chúng
ta *
EsIs 55:10-11
Những lý do tiêu cực cho việc giảng giải Kinh:
Đặc điểm của nhiều bài giảng ngày nay là
· Sử dụng rất ít lời Chúa - đề cập sơ qua hay chỉ dùng lời Chúa như một lời
giới thiệu hay như một “bệ phóng” (Spring board = tấm ván nhún để nhảy)
· Diễn đạt ý tưởng, truyền thống và triết lý của con người
· Khuyến khích quan niệm thế tục về sự thành đạt dựa trên những con số,
kích cỡ, bề ngoài....v.....v..
· Để giải trí nhiều hơn là giáo huấn
· Hứa hẹn sức khoẻ, giàu có và thịnh vượng vật chất (một phúc âm giả)
· Giới thiệu một hình ảnh thiếu trung thực, không hoàn hảo về Chúa Giê-xu
Christ và Cơ-đốc giáo.
· Đề ra những giải pháp phi Kinh Thánh (như Tâm lý học thế tục) cho những
nan đề thuộc linh
· Chứng tỏ một quan niệm yếu ớt, thấp thỏi về sự đầy đủ của Kinh Thánh
· Lôi kéo sự hưởng ứng bằng sự hấp dẫn, nghệ thuật quảng cáo và cách diễn
thuyết khéo léo
· Cho rằng sự ăn năn và tái sinh là không cần thiết, chỉ có sự hối tiếc và cải
thiện
· Nói với hội chúng những gì họ muốn nghe và những điều khiến họ cảm
thấy hài lòng.
· Nói những chuyện thời sự, thường xuyên sử dụng thơ ca ngoài bản văn
Kinh Thánh
Làm sao các loại bài giảng này có thể sánh ngang với Lời của Đức Chúa
Trời?
Lý do tích cực cho việc giảng giải Kinh:
· Uy quyền của Lời Chúa - khi chúng ta tuyên giảng Lời Chúa, chúng ta ở
dưới uy quyền của lời ấy (“Đức Chúa Trời phán.....” không phải dưới ý
tưởng hoặc địa vị riêng của chúng ta) ITe1Tx 2:13
· Dân chúng cần được nghe lẽ thật - Hầu hết dân chúng ngày nay, ngay cả
các Cơ-đốc nhân - đều thiếu hiểu biết Kinh Thánh . GiGa 8:31-32.
· Lời Chúa có quyền năng cáo trách và thay đổi con người - Lời của chúng ta
thì không có quyền năng ấy - HeDt 4:12
· Đề cập đến những nan đề thực sự của con người - Giảng giải kinh qua các
sách của Kinh Thánh sẽ dạy dân sự toàn bộ giáo huấn của Đức Chúa Trời.
Cong Cv 18:11; 20:20, 27
· Chứng minh được sự đầy đủ của Lời Chúa. Thi Tv 19:7-11.
*Lời của Đức Chúa Trời không cần được củng cố thêm bởi âm nhạc thế tục
,giải trí ,tranh luận ,các giải thưởng ,thức ăn ,v...v ...*
Những lẽ thật nổi bật cần ghi nhớ:
Chúng ta nhận lịnh “Hãy truyền giảng (Lời Chúa)”..... Vì sẽ có một thời kia,
người ta không chịu nghe đạo lành (giáo huấn chân chính). Nhưng vì họ ham
nghe những lời êm tai, theo tư dục mà nhóm họp các giáo sư xung quanh
mình, bịt tai không nghe lẽ thật, mà xây hướng về chuyện huyễn.”
IITi 2Tm 4:2-4
Phao-lô trong IICo 2Cr 4:2 đưa ra một tiêu chuẩn chính xác
“Nhưng chúng tôi từ bỏ mọi điều hổ thẹn giấu kín; chúng tôi chẳng theo sự
dối gạt và chẳng giả mạo lời Đức Chúa Trời. Nhưng trước mặt Đức Chúa
Trời chúng tôi tỏ bày lẽ thật , khiến lương tâm mọi người cho chúng tôi là
đáng chuộng”
“Hơn nữa chúng tôi từ khước những điều giấu giếm đáng hổ thẹn, không
hành đông xảo quyệt, không giả mạo lời Đức Chúa Trời, trái lại trong khi
công khai trình bày chân lý , chúng tôi được lương tâm mọi người ca ngợi
trước mặt Đức Chúa Trời” (bản dịch mới)
Đừng:
Pha trộn lời Đức Chúa Trời (làm giảm nhẹ hoặc yếu đi)
Giả mạo lời Đức Chúa Trời (nói Kinh Thánh nói mà kỳ thực Kinh Thánh
không nói)
Làm nghiêng lệch lời Đức Chúa Trời (Thêm vào hay bớt đi)
(xem ICo1Cr 4:6-7)
Trong I Côr Phao-lô nhắc nhở chúng ta về những lẽ thật quan trọng trong sự
giảng dạy
· Đừng giảng với lời khôn ngoan của loài người
- Bạn sẽ làm thập tự giá của Đấng Christ ra vô ích
1:17-19 cũng xem RoRm 1:16-17
· Đừng lo lắng về việc thiếu tài hùng biện hoặc khôn sáng
ICo1Cr 2:1.
· Công bố chứng cớ về Đức Chúa Trời
2:1
· Tập trung về Chúa Giê-xu Christ và thập tự giá của Ngài
2:2
· Giảng trong sự khiêm nhường và kính sợ vì nhận biết sự yếu đuối của bạn
và bạn đang tuyên giảng Lời của Đức Chúa Trời.
2:3
· Hãy cẩn thận về việc nhờ cậy nơi lời nói khéo léo và có sức thuyết phục
2:4
· Bởi đức tin hãy để Đức Thánh Linh chứng tỏ quyền năng của Ngài khi bạn
nhờ cậy nơi Lời Đức Chúa Trời chứ không phải lời của bạn.
2:5.
Dân sự phải được tác động bởi lời Đức Chúa Trời , chứ không phải bởi lời
của người giảng
C. Những định nghĩa quan trọng khác
Trong sự giảng dạy nên tập chú vào việc giải kinh có hệ thống, có một số
các thuật ngữ khác bạn cần biết.
Chú giải - Tiến trình nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng bản văn Kinh Thánh
để xác định ý nghĩa nguyên thủy của nó (một cách khác để mô tả phương
pháp căn bản khảo học Kinh Thánh)
Giải kinh - Những quy luật giải nghĩa để áp dụng bản văn Kinh Thánh trong
việc khảo học Kinh Thánh
Tuyên đạo pháp - Tiến trình thu thập các kết quả của việc khảo học Kinh
Thánh (chú giải) và khai triển thành một sứ điệp Kinh Thánh (“bài giảng”)
để truyền đạt cho những người khác.
* Nghiên cứu Kinh Thánh kỹ lưỡng , có hệ thống , đồng thời sử dụng các
quy luật giải nghĩa sẽ giúp người giảng khai triển được các sứ điệp Kinh
Thánh chân chính trong việc giảng giải kinh hiệu quả *
Người giảng phải hiểu biết Lời Chúa để dạy cho người khác - cần có thời
gian để nghiên cứu (xem Exo Er 7:10-11).
Ôn tập
1. Trách nhiệm chính của quản nhiệm hội thánh là gì?
2. Sự khác nhau giữa giảng và dạy là gì?
3. Giảng và dạy - Điều nào quan trọng hơn trong Hội Thánh? Tại sao?
4. Định nghĩa giảng giải Kinh
5. Tại sao việc giảng giải kinh là rất cần thiết?
6. Những lẽ thật quan trọng nào người giảng cần phải nhớ?
II. CHUẨN BỊ CHO MỘT SỨ ĐIỆP KINH THÁNH
Có hai phương diện cần thiết của việc chuẩn bị
1) Chuẩn bị người giảng
2) Chuẩn bị sứ điệp
*Xao lãng một trong hai sự chuẩn bị ấy sẽ dẫn đến kết quả việc giảng dạy
thiếu hiệu quả *
A. Chuẩn bị con người
1. Những bí quyết của sự chuẩn bị con người hiệu quả
Có một mối liên hệ trực tiếp giữa hiệu quả của việc giảng dạy và chất lượng
củaviệc đồng đi với Đức Chúa Trời
Nhà truyền giảng vĩ đại người Tô-cách-lan trong thế kỷ 19 là Robert Murray
M’Cheyne có lần đã nói:
“Nhu cầu lớn nhất của dân sự tôi là sự thánh khiết của cá nhân tôi”
John Owen, một mục sư người Anh trong thế kỷ 17, đã định vị Lời Chúa
trong cách này:
“Lời Chúa phải ở trong chúng ta với quyền năng trước khi lời ấy có thể xuất
ra từ chúng ta với quyền năng”
Đời sống cá nhân Toà giảng
Cầu nguyện ® Quyền năng
Tư cách ® Sự tín nhiệm
*Sự cầu nguyện và tư cách tốt trong đời sống cá nhân của chúng ta mới sản
sinh được quyền năng và sự tín nhiệm trên toà giảng *
Quản nhiệm Hội thánh phải chú ý cẩn thận đến chính mình (ITi1Tm 4:16)
trong 4 lãnh vực chính:
· Tư cách - Sự trung trực
Phao-lô nói: “Hãy bắt chước tôi cũng như chính mình tôi bắt chước Đấng
Christ vậy” ICo1Cr 11:1
Người giảng dạy phải:
· Không chỗ trách được ITi1Tm 3:1-2
· Có tiếng tốt 3:7
· Phải ăn ở ngay lành giữa dân ngoại IPhi 1Pr 2:12
*Xem biểu đồ các phẩm chất của các trưởng lão/lãnh đạo/chấp sự trong
Thánh Kinh khảo học IV*
Hành vi không tin kính và không xứng hợp sẽ phủ nhận và vô hiệu hoá
những gì bạn truyền đạt từ toà giảng
Sự tín nhiệm trên toà giảng liên quan trực tiếp đến tư cách người giảng
· Cầu nguyện - Thông công với Đức Chúa Trời
Các sứ đồ nói:
“Còn chúng ta sẽ cứ chuyên lo về sự cầu nguyện và chức vụ giảng đạo”
Cong Cv 6:2-4
Cầu nguyện không chỉ là cầu xin Chúa điều gì đó ; mà còn là thừa nhận
chúng ta cần Chúa và nhờ cậy Ngài. Sự cầu nguyện làm cho việc chuẩn bị
được kết quả.
CẦU NGUYỆN
· Trước khi bạn chuẩn bị sứ điệp
· Khi bạn chuẩn bị sứ điệp
· Trong khi bạn trình bày sứ điệp
· Trong lúc kêu gọi sự đáp ứng
· Để Đức Chúa Trời tiếp tục hành động khi Ngài bắt đầu với những người
đáp ứng sứ điệp.
· Quyền năng - Năng lực của Lời Chúa và Người giảng
Người giảng hay lời người giảng không thể có quyền năng (khả năng cáo
trách và thay đổi) nếu không có sự giúp đỡ của Đức Thánh Linh
- Công bố về Chúa Cứu Thế trong quyền năng của Thánh Linh, không bởi
năng lực riêng của chúng ta. CoCl 1:28, 29
- Quyết định yên nghỉ trong quyền năng của Đức Chúa Trời để trình bày sứ
điệp lời Chúa. ICo1Cr 2:4, 5
- Được đầy dẫy (được hướng dẫn, kiểm soát và tác động) bởi Đức Thánh
Linh. Eph Ep 5:18
· Niềm say mê Lòng nhiệt thành và khát vọng rao giảng Lời Chúa
Hai yếu tố của niềm say mê:
- Lòng nhiệt thành : Thiết tha, nhiệt tình, thích thú vì Đức Chúa Trời và Lời
của Ngài
Vui thích trong Lời Chúa Thi Tv 1:1-2
Yêu mến luật pháp Chúa 119:97
Khát vọng rao giảng RoRm 15:20
Sẵn lòng rao giảng 1:15
Người truyền đạo nên được khuyến khích nghiên cứu và chia sẽ lời Đức
Chúa Trời
- Khát vọng : Tin cậy Đức Chúa Trời để có kết quả
1) Rằng dân sự sẽ nghe lời Đức Chúa Trời phán qua bạn như là người rao
giảng
ITe1Tx 2:13
2) Rằng dân sự sẽ đáp ứng và thay đổi
1:5-7
3) Rằng nhiều người sẽ được cứu
RoRm 1:16
4) Rằng dân sự sẽ được hướng dẫn và khích lệ bởi Lời Chúa
15:4
2. Người truyền đạo (người giảng) được nhìn thấy từ nhãn quan của Đức
Chúa Trời
· Như một sứ giả của Phúc âm
IITi 2Tm 1:11
Người truyền đạo được Đức Chúa Trời kêu gọi để loan báo, công bố và
giảng dạy Phúc âm của Chúa Cứu Thế. Một sứ giả hướng sự chú ý của
người ta vào một người khác (Chúa Cứu Thế) và trình bày sứ điệp của Đấng
đã sai người đó (Đức Chúa Trời)
*Một sứ giả nói thay cho Đức Chúa Trời*
· Như một tôi tớ
ICo1Cr 4:1 IICo 2Cr 4:5
Người truyền đạo phải nhìn thấy chính mình là tôi tớ của Chúa Cứu Thế
được Đức Chúa Trời ủy thác với lời quý báu của Ngài. Yêu cầu của một
người quản trị lời Chúa là phục vụ người khác, trung tín và rao giảng về
Chúa Cứu Thế chứ không phải về mình.
*Một tôi tớ chịu trách nhiệm với chủ mình và phải khai trình mọi việc*
· Như một đại sứ
5:18-20
Người truyền đạo là đại diện được Đức Chúa Trời bổ nhiệm đến với loài
người để nói về sự cứu rỗi (sự giảng hoà); kêu nài họ tiếp nhận Chúa Cứu
Thế. Những gì người khác thấy về Chúa Cứu Thế họ sẽ thấy nơi người
truyền đạo.
*Một đại sứ là đại diện của Chúa Cứu Thế ở thế gian*
Vì thế người truyền đạo phải là:
· một sứ giả
công bố sứ điệp của Đức Chúa Trời, không phải sứ điệp của mình
· Một tôi tớ
rao giảng và tôn cao Chúa Cứu Thế, không phải tôn cao chính mình
· Một đại sứ
đại diện cho Chúa Cứu Thế, không phải chính mình
*Một khi chính bản thân được chuẩn bị về mặt thuộc linh , thì người truyền
đạo mới sẵn sàng chuẩn bị sứ điệp của Đức Chúa Trời để trình bày cho dân
sự *
On tập
1. Mối liên hệ giữa việc chuẩn bị thuộc linh và việc giảng dạy hiệu quả là
gì?
2. Trong cách nào thì quan điểm thế gian của người giảng khác với quan
điểm của Đức Chúa Trời?
B. Chuẩn bị sứ điệp
*Quyết định trở thành một mục sư, người được giao phó:
Giảng giải lời Đức Chúa Trời qua việc tìm kiếm giải nghĩa Kinh Thánh để
dân sự có thể hiểu và vâng theo
Như một qui luật chung, bạn và Hội Thánh của bạn sẽ được ích lợi lớn nếu
bạn giảng và dạy theo thứ tự các sách trong Kinh Thánh hơn là giảng dạy sứ
điệp theo chủ đề.
· Hội Thánh của bạn sẽ nhận được nhiều ích lợi từ việc nhìn thấy sự hiệp
nhất và không thay đổi của Kinh Thánh và được dạy “toàn bộ giáo huấn”
của Đức Chúa Trời.
· Bạn sẽ nhận được nhiều ích lợi bởi việc không phải quyết định những gì
bạn sẽ giảng trong lần tới - đơn giản là bạn chỉ giảng phần tiếp theo của
Kinh Thánh. Hầu hết những người không giảng theo lối giải kinh đều thừa
nhận rằng họ phải mất 80% thì giờ để quyết định xem sẽ giảng gì và 20% thì
giờ để chuẩn bị. Tại sao lại không dành 80% thì giờ để chuẩn bị cho bản văn
có sẵn?
1. Những công việc mở đầu
a. Cầu xin sự khôn ngoan và dẫn dắt để Đức Chúa Trời chỉ cho bạn phần nào
được dùng hầu đáp ứng nhu cầu của Hội Thánh bạn hoặc của cử toạ.
b. Đọc qua trọn sách mà bạn chọn giảng trước khi bạn giảng sứ điệp đầu tiên
từ sách đó. Đọc phần giới thiệu và bố cục ở phần mở đầu của sách (bản
NIV).
c. Bạn phải chắc chắn hiểu được chủ đề căn bản và mục đích của sách
d. Bắt đầu phần thứ nhất của sách và chọn một phần Kinh Thánh chứa đựng
từ một vài câu đến cả đoạn tùy thuộc vào đề tài. Dĩ nhiên, sứ điệp giải Kinh
có thể được giảng dựa trên bất cứ phân đoạn thích hợp nào (đoạn, câu
...v.......v.... ).
e. Nghiên cứu từng phân đoạn . Một phân đoạn gồm một hay nhiều câu liên
quan đến cùng đề tài hay có ý tưởng giống nhau. Trong NIV Study Bible các
phân đoạn mới được chỉ ra bởi “chổ thụt vào đầu hàng”.
f. Đọc đi đọc lại phân đoạn đó cho đến khi bạn hiểu rõ hoàn toàn, rồi suy
gẫm những lẽ thật được dạy dỗ.
g. Đọc những câu hoặc đoạn ở trước và sau phân đoạn bạn chọn để củng cố
cho bản văn. Đọc bất cứ phân đoạn đối chiếu hay liên hệ. Dùng Thánh Kinh
phù dẫn , mục lục chú giải , mục lục chủ đề , hệ thống tham khảo và chú giải
khảo học .
h. Nghiên cứu cẩn thận phân đoạn Kinh Thánh đó rồi sử dụng 3 bước bạn đã
học:
Quan sát bản văn (phân đoạn Kinh Thánh nầy nói gì)
Giải nghĩa bản văn (Phân đoạn Kinh Thánh này có ý nghĩa gì)
Ap dụng bản văn (Tôi phải làm gì)
Hãy suy nghĩ cách vận dụng qua phân đoạn này.
i. Xác định ý chính , ý tưởng, khái niệm hay lẽ thật từ phân đoạn này. Nếu
bạn không hoàn toàn biết chắc phân đoạn Kinh Thánh này thực sự nói gì,
hãy suy gẫm và cầu nguyện để Chúa chỉ cho bạn sứ điệp căn bản cần giảng.
Hãy xây dựng sứ điệp xoay quanh ý chính để sứ điệp của bạn có một trọng
tâm, trọng điểm hay chủ đề. Sự truyền đạt hiệu quả đòi hỏi người giảng phải
giảng một khái niệm riêng rẽ (ý chính) bởi vì thính giả sẽ không lãnh hội
được, hiểu được hay có thể áp dụng nhiều hơn một lẽ thật trong một thời
điểm. Bí quyết để giảng giải kinh hiệu quả là tìm được ý chính của phân
đoạn Kinh Thánh và xây dựng sứ điệp xoay quanh ý chính đó .
Ý chính = Tóm tắt của lẽ thật căn bản được dạy dỗ
qua phân đoạn Kinh Thánh
j. Trung bình bạn nên chuẩn bị một sứ điệp giải kinh từ 4 đến 6 giờ.
2. Xác định ý chính
Tiến trình xác định ý chính của một phân đoạn Kinh Thánh liên quan đến 2
câu hỏi căn bản:
Đề mục của phân đoạn này là gì ?
Phân đoạn Kinh Thánh này nói gì về đề mục ?
Hãy nhớ
1) Chính phân đoạn Kinh Thánh quyết định nội dung cả sứ điệp
2) Nội dung của cả sứ điệp phải được xây dựng xoay quanh ý chính, khái
niệp hay lẽ thật.
Một sứ điệp Kinh Thánh nên tập trung hay nhấn mạnh một ý chính và sau
đó:
· trình bày lại
· giải thích
· minh hoạ
· xác nhận
· chứng minh
· làm cho đầy đủ
· khai triển
· áp dụng
ý chính đó
Vì thế, trước hết chúng ta phải tìm ra đề mục của phân đoạn Kinh Thánh và
rồi xác định phân đoạn đó nói gì về đề mục đó (dàn ý)
Lời cảm tạ : Tôi đã học khái niệm về ý chính hay “ý lớn” trong khi theo học
tại Chủng viện Thần học Dallas, nơi chúng tôi sử dụng sách giáo khoa:
Tuyên giảng Kinh Thánh của Haddon W. Robinson (Baker Book house,
1980). Đó là quyển sách tốt nhất cho môn học này.
Bây giờ, chúng ta hãy xem một số ví dụ về ý chính của các phân đoạn Kinh
Thánh được chọn.
VÍ DỤ VỀ NHỮNG Ý CHÍNH
(1) Thi Tv 100:1-3
Đề mục: Tại sao chúng ta nên thờ phượng Chúa cách vui mừng
Dàn ý: Ngài là Đức Chúa Trời
· Ngài đã dựng nên chúng ta
· Chúng ta thuộc về Ngài
· Chúng ta là dân sự Ngài
Ý chính : Chúng ta nên thờ phượng Chúa cách vui mừng bởi vì Ngài là Đức
Chúa Trời - Ngài đã dựng nên chúng ta; chúng ta là dân sự Ngài và Ngài là
Đức Chúa Trời của chúng ta.
(2) 100:4-5
Đề mục: Tại sao chúng ta nên ngợi khen và cảm tạ Chúa
Dàn ý: Đức Giê-hô-va là thiện
· Sự nhơn từ Ngài hằng có mãi mãi
· Sự thành tín Ngài còn đến đời đời
Ý chính : Chúng ta nên ngợi khen, cảm ta Chúa vì Ngài là tốt lành - Tình
yêu và sự thành tín của Ngài đối với chúng ta không bao giờ cắt đứt.
Lưu ý: Thi 100 đủ ngắn để sử dụng cho một sứ điệp. Có một sự hiệp nhất ý
chính (chủ đề) và 2 ý tưởng hổ trợ, ví dụ:
(3) 100:1-5
Đề mục:
Dàn ý:
Ý chính : Bởi vì Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời, Ngài xứng đáng để chúng
ta vui mừng thờ phượng và cảm tạ ngợi khen.
I. Đức Chúa Trời vĩ đại (câu 1-3)
“Phải biết rằng GIÊ-HÔ-VA là Đức Chúa Trời”
a) Ngài là Đấng tạo hoá
b) Ngài là Đức Chúa Trời của chúng ta.
c) Chúng ta là dân sự Ngài
II. Đức Chúa Trời là tốt lành (câu 4-5)
“Vì ĐỨC GIÊ-HÔ-VA là thiện”
a) Sự nhơn từ Ngài hằng có mãi mãi
b) Sự thành tín Chúa còn đến đời đời
Ap dụng: Chúng ta có thể bày tỏ sự tôn kính Đức Chúa Trời như thế nào?
Chúng ta có thể:
· Hát những bài hát vui mừng cho Ngài
· Cảm tạ Ngài
· Đến Hội Thánh với lòng biết ơn
· Ngợi khen danh của Ngài
· Cảm tạ Ngài vì tình yêu và sự thành tín của Ngài
· Vâng lời và phục sự Ngài
(4) SaSt 9:3-6
Đề mục: Tại sao việc giết người là sai trái
Dàn ý:
· Sự sống ở trong huyết
· Đức Chúa Trời truyền lịnh mỗi đời sống phải khai trình
· Con người được tạo dựng theo hình ảnh Đức Chúa Trời
Ý chính : Kinh Thánh phán rằng giết người là sai trật và phải bị trừng phạt
bởi con người được dựng nên theo hình ảnh Đức Chúa Trời và sự sống là
đặc biệt và thánh khiết đối với Đức Chúa Trời.
Lưu ý: Đọc kỹ chú giải khảo học và tham khảo NIV về 9:3-6.
(5) ChCn 3:3-4.
Đề mục: Làm thế nào để được tôn trọng và có tiếng tốt trước mặt Đức Chúa
Trời và con người.
Dàn ý: Duy trì tâm tính và hành vi tin kính
· “Ghi sự nhơn từ và sự chơn thật (trung tín) nơi bia lòng con”
(thái độ)
(Tâm tính ở bên trong)
· “Đeo sự nhơn từ và sự chơn thật (trung tín) vào cổ”
(hành động)
(hành vi bên ngoài)
Ý chính : Khi chúng ta biểu lộ sự nhơn từ và chân thật đối với người khác,
chúng ta sẽ được cả sự tôn trọng lẫn danh tiếng tốt và Đức Chúa Trời sẽ hài
lòng.
Lưu ý: Khi bạn học sách Châm ngôn hãy nhớ rằng dạy những nguyên tắc
chung, chứ không phải bảo đảm những lời hứa (điều này nghĩa là làm sao
đời sống có kết quả luôn).
(6) Gios Gs 1:6-9
Đề mục: Làm thế nào để tin cậy và thành công trong đời sống từ quan điểm
của Đức Chúa Trời
Dàn ý: Đức Chúa Trời ở với chúng ta và chúng ta phải vâng lời Ngài.
· Chúng ta có thể tin cậy
- Chớ run sợ
- Chớ kinh khủng
- Hãy vững lòng
- Hãy bền chí
- Đức Chúa Trời vẫn ở cùng chúng ta
· Chúng ta có thể thành công
- Vâng giữ tất cả lời Đức Chúa Trời
- Chớ xây qua bên hữu hoặc bên tả
- Suy gẫm lời Chúa
- Cẩn thận làm theo mọi điều đã chép ở trong.
Ý chính : Chúng ta có thể sống tin cậy vì Đức Chúa Trời ở với chúng ta và
chúng ta có thể thành công khi chúng ta vâng giữ trọn vẹn Lời của Ngài.
Chú ý: Khi bạn dùng đoạn văn này để khai triển một sứ điệp, bên nên minh
hoạ qua cuộc đời của Giô-suê ông đã tin cậy Chúa và thành công như thế
nào. Bạn cũng nên định nghĩa các khái niệm đó. Theo Kinh Thánh, thành
công và thịnh vượng không ám chỉ đến danh tiếng và sự giàu có nhưng là
bằng lòng để Đức Chúa Trời hoàn thành mục đích của Ngài cho cuộc đời
bạn (xem Thi Tv 1:1-8 và Cong Cv 13:21-22, 36; GiGa 17:4 và 19:30) Đa-
vít là một người thất bại trong nhiều phương diện nhưng lại “thành công”
trong nhãn quan của Đức Chúa Trời. Chức vụ trên đất của Chúa Giê-xu
chấm dứt với việc Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá và theo cách mới của
Con người Chúa Giê-xu dường như thất bại trong việc trở nên “Vua dân Do
thái”. Nhưng, Ngài đã thành công trong quan điểm của Đức Chúa
Trời.“Thành công ” theo như đánh giá của Đức Chúa Trời là mong muốn
làm theo ý Ngài và trung tín vâng giữ lời Ngài.
Lưu ý: Khi bạn đọc qua phân đoạn để tìm ý chính, lưu ý những thay đổi
trong đoạn văn thường là dấu hiệu cho việc thay đổi chủ đề (ví dụ như tác
giả bắt đầu nói về một điều khác hay một khía cạnh khác của cùng chủ đề).
(7) MaMl 2:13-16
Đề mục: Tại sao Đức Chúa Trời ghét sự ly dị
Dàn ý: Hôn nhân là một giao ước trước mặt Chúa
· Ly dị ngăn trở sự thông công của chúng ta với Đức Chúa Trời
“Ngài không nhìn đến của lễ nữa” ( câu 13)
· Hôn nhân là một giao ước (hiệp ước/hợp đồng) đồng hành trọn đời giữa
một người nam và một người nữ trước mặt sự chứng kiến của Đức Chúa
Trời (câu 14)
· Ly dị bày tỏ sự không trung thành trong giao ước với người bạn đời (câu
14)
· Đức Chúa Trời kết hợp người nam và nữ thành một (thân thể và tâm linh)
để sản sinh ra con cái tin kính (câu 15)
· Tự bảo vệ tâm linh của bạn và phải trung thành
· Hôn nhân mô tả mối liên hệ của Đức Chúa Trời với dân Y-sơ-ra-ên của
Ngài và mối liên hê của Đấng Christ và Hội Thánh, vì thế thờ hình tượng
được xem như tà dâm thuộc linh.
Ý chính : Đức Chúa Trời ghét ly dị và khuyên dạy không được ly dị bởi vì
phá vỡ hôn nhân là vi phạm giao ước thánh đã thiết lập trước sự chứng kiến
của Ngài; Điều đó kết thúc mối thông công của chúng ta với Đức Chúa Trời
và ngăn trở mục đích của Ngài dành cho hôn nhân.
Lưu ý: Trước khi khai triển phần Kinh Thánh này thành một sứ điệp, bạn
cần phải nghiên cứu những đoạn văn Kinh thánh liên hê khác như SaSt 2:20-
25; PhuDnl 24:1-4; Mat Mt 19:1-12; ICo1Cr 7:1-40; Eph Ep 5:22-23. Kiểm
tra phần về ly dị và hôn nhân trong Thánh Kinh khảo theo học NIV mục lục
chú thích, mục lục đề mục và Thánh Kinh phù dẫn .
(8) GiGa 9:1-5
Đề mục: Tại sao tất cả bịnh tật không phải đều do một số tội lỗi đặc biệt.
Dàn ý:
· Tội lỗi của cha mẹ không phải là nguyên nhân của sự mù loà
· Tội lỗi của người mù không phải là nguyên nhân của sự mù lòa
· Đức Chúa Trời cho phép người này bị mù từ thuở sinh ra để bày tỏ công
việc lạ lùng của Ngài trước mắt con người.
Ý chính : Không phải tất cả bịnh tật đều có nguyên nhân bởi một số tội lỗi
đặc biệt - Đức Chúa Trời cho phép một số tội lỗi với mục đích bày tỏ chính
Ngài ra với loài người.
(9) IPhi 1Pr 3:7
Đề mục: Tại sao người chồng phải ân cần và tôn trọng vợ mình
Dàn ý:
· Người chồng phải ân cần
· Người chồng phải tôn trọng vợ mình
· Người vợ là “người đồng hành yếu đuối hơn”
· Người vợ là người đồng thừa hưởng sự cứu rỗi
· Không làm như thế sẽ cản trở đời sống cầu nguyện của người chồng.
Ý chính : Đối với Đức Chúa Trời, người vợ cũng có giá trị như người chồng
và người chồng không ân cần và tôn trọng vợ mình sẽ bị ngăn trở trong đời
sống cầu nguyện.
Lưu ý: Giáo viên có thể chọn một số trong các bài tập này để thực tập trong
nhóm và thảo luận.
Bài tập
Trong mỗi một phân đoạn sau đây, hãy viết ra dàn ý và ý chính. Khi bạn tìm
ý chính, hãy nhớ rằng đó là một câu tóm tắt bằng lời riêng của bạn dựa trên
lẽ thật căn bản, nguyên tắc hay khái niệm được dạy trong phân đoạn đó.
Càng đơn giản, rõ ràng, ngắn gọn càng tốt. Hãy dùng chú thích trong Thánh
Kinh Khảo học NIV.
*Đừng chỉ viết lại các câu Kinh Thánh*
*Hãy nhớ đọc kỹ thượng hạ văn*
1) Phân đoạn Kinh Thánh: GaGl 6:7-10
Đề mục:
Dàn ý:
Ý chính
2) Phân đoạn Kinh Thánh GiGa 13:34-35
Đề mục
Dàn ý
Ý chính
3) Phân đoạn Kinh Thánh EsIs 59:1-2
Đề mục
Dàn ý
Ý chính
4) Phân đoạn Kinh Thánh ChCn 3:5-6
Đề mục
Dàn ý
Ý chính
5) Phân đoạn Kinh Thánh Mat Mt 12:46-50
Đề mục
Dàn ý
Ý chính
6) Phân đoạn Kinh Thánh XuXh 4:10-11
Đề mục
Dàn ý
Ý chính
7) Phân đoạn Kinh Thánh Mac Mc 7:1-13
Đề mục
Dàn ý
Ý chính
Ôn lại - Ý chính là gì và tại sao ý chính là quan trọng?
3. Xây dựng sứ điệp
· Tiến trình: Giảng giải kinh đơn giản hoá rất nhiều tiến trình chuẩn bị một
sứ điệp Kinh Thánh bởi vì:
- Bản văn Kinh Thánh quyết định nội dung sứ điệp
- Bản văn Kinh Thánh định hướng cấu trúc của sứ điệp
Lưu ý: Với tư cách là một truyền đạo (người giảng), trách nhiệm chính của
bạn là giải nghĩa Lời Đức Chúa Trời sao cho dân sự có thể hiểu được và
vâng theo.
*Tham khảo trang 28 phần Những công việc mở đầu cho những bước tiếp
theo
Sau khi bạn đã:
· Chọn một phân đoạn Kinh Thánh
· Nghiên cứu phân đoạn Kinh Thánh đó cách cẩn thận
· Đọc phần giới thiệu, bố cục.....v....v.... trong chú thích Thánh Kinh khảo
học NIV
· Xem xét những nhu cầu của Hội chúng
· Cầu nguyện để được soi sáng và hiểu rõ ý nghĩa phân đoạn Kinh Thánh đó.
Bạn sẵn sàng bắt đầu cho việc xây dựng sứ điệp
Hình thức cuối cùng cho mỗi sứ điệp phải gồm có phần sau:
1) Giới thiệu
2) Ý chính
3) Phần chính của sứ điệp (nội dung)
Giải nghĩa
Minh hoạ
Ví dụ
Ap dụng
4) Kết luận
Lưu ý: Nội dung (phần chính của sứ điệp) không gì khác hơn là ý chính
được mở rộng thành một sứ điệp và ý chính chỉ là tóm tắt của nội dung sứ
điệp.
Khi bạn xây dựng sứ điệp, hãy làm theo thứ tự sau đây:
Tiến trình
Bước 1 Ý chính
Bước 2 Bố cục nội dung
*Suy gẫm sứ điệp *
Bước 3 Minh hoạ, ví dụ, áp dụng
Bước 4 Giới thiệu (nhập đề)
Bước 5 Kết luận
Phần giới thiệu và kết luận được thực hiện sau khi đã hoàn tất ý chính và nội
dung sứ điệp. Phần minh hoạ và ví dụ có thể được thêm vào các phần giới
thiệu, nội dung hay kết luận. Thứ tự của các bước 3, 4 và 5 không quan
trọng mấy và có thể thay đổi tùy sở thích của từng người.
Bước 1: Xác định ý chính
· Viết ra đề mục , dàn ý và ý chính của sứ điệp
Khi bạn xây dựng sứ điệp xoay quanh ý chính, sứ điệp phải được:
Thống nhất: Mỗi phần của sứ điệp phải phù hợp, hổ trợ hay bổ sung cho ý
chính
Thứ tự: Khi rao giảng bạn phải biết những gì mình sẽ nói, lúc nào nên nói
điều gì để thính giả có thể theo kịp và hiểu được sứ điệp
Tập trung: Bạn có thể sử dụng ý chính để hoàn thành mục tiêu của sứ điệp
Lưu ý:
Đề mục : Phải chắc chắn rằng đề mục của bạn không quá tổng quát (chung
chung) hay quá riêng biệt (hẹp hòi). Hãy nghiên cứu Thượng hạ văn cho đến
khi bạn biết chắc đề mục được viết về điều gì.
Dàn ý : Một lần nữa bạn phải biết được ý chính, viết ra những gì trong phân
đoạn Kinh Thánh nói về ý chính. Có thể có nhiều hơn là một ý tưởng nói về
chủ đề (ví dụ như phân đoạn Kinh Thánh có thể có nhiều điều quan trọng
nói về đề mục).
Thứ nhứt, sử dụng ngôn từ của bản văn Kinh Thánh, liệt kê mọi điều nói về
đề mục.
Thứ hai, xách định xem những câu trong bản liệt kê của bạn thực sự là
những ý tưởng nói về chủ đề hay chỉ là những câu hổ trợ cho những ý tưởng
đó. Xem xét mỗi ý tưởng nói về chủ đề có thể trở thành một điểm chính của
sứ điệp.
Chú ý: Những điểm chính đơn giản chỉ là trình bày lại những ý tưởng của
toàn đoạn văn nói về chủ đề.
Thứ ba, sắp xếp các điểm chính theo thứ tự mà bạn nghĩ là bạn muốn truyền
đạt cho hội chúng và đặt dưới mỗi điểm những câu hổ trợ cho điều bạn
muốn truyền đạt.
Bước 2: Bố cục nội dung
· Soạn bố cục
Hãy viết ra ý chính, đặt những điểm chính yếu và những câu hổ trợ vào một
bố cục sẽ phản ảnh được chủ đích hay mục tiêu của sứ điệp
*Đây là lúc bắt đầu tự hỏi câu hỏi: Chủ đích hay mục tiêu của tôi trong sứ
điệp này là gì? Khi xem xét chủ đích hay mục tiêu để “rình bày sứ điệp”,
trước hết bạn phải lập bố cục để xác định mục tiêu của bạn dành cho hội
chúng.
1) Gia tăng kiến thức
2) Thay đổi hành vi
Đáp ứng được khao khát
3) Khác biệt trong thái độ hay cảm xúc
Có mục tiêu trong trí khởi sự sẽ giúp bạn hình thành được bố cục của sứ
điệp
Hình thức bố cục
Ý chính: Đây là tóm tắt sứ điệp của tôi (đề mục + những điểm chính yếu)
I. Đây là phần chính trước nhất của tôi (hổ trợ ý chính)
A. Điều này hổ trợ, chứng minh, giải thích, làm rõ hơn hay minh hoạ cho
phần chính trước hết của tôi
B. Điều này hổ trợ, chứng minh, giải thích, làm rõ hơn hay minh hoạ cho
phần chính trước hết của tôi
II. Đây là phần chính thứ hai của tôi (hổ trợ ý chính)
A. Điều này hổ trợ, chứng minh, giải thích, làm rõ hơn hay minh hoạ cho
phần chính thứ hai của tôi.
B. Điều này hổ trợ chứng minh, giải thích, làm rõ hơn hay minh hoạ cho
phần chính thứ hai của tôi
III. Đây là phần chính thứ ba của tôi (hổi trợ ý chính)
A. Điều này hổ trợ chứng minh, giải thích, làm rõ hơn hay minh hoạ cho
phần chính thứ ba của tôi
B. Điều này hổ trợ chứng minh, giải thích, làm rõ hơn hay minh hoạ cho
phần chính thứ ba của tôi
Chú ý: Mọi sứ điệp nên có một ý chính và có thể có từ một đến ba hay thậm
chí đến 4 phần chính. Nhưng hãy cố gắng giữ sứ điệp của bạn đơn giản hơn
với tối đa là 3 phần chính. Hãy nhớ rằng bạn muốn thính giả có thể nhớ và
áp dụng ý chính của bạn. Các phần chính chỉ hổ trợ , chứng minh , giải thích
minh hoạ hay làm rõ hơn ý chính của bạn và là phần trình bày lại dàn ý bạn
đã tìm thấy trong phân đoạn Kinh Thánh.
Đây là tóm lược của bố cục:
Ý chính: Đây là ý chính của tôi
I. Phần chính Thứ Nhất (Ý nói về chủ đề )
A) Phần hổ trợ
B) Phần hổ trợ
II. Phần chính thứ hai (Ý nói về chủ đề)
A) Phần hổ trợ
B) Phần hổ trợ
*Nếu bạn gặp khó khăn khi soạn bố cục , chỉ hãy viết ra ý chính và liệt kê
những điều bạn muốn nói về ý chính đó dựa trên những gì bản văn Kinh
Thánh nói về nó *
Ví dụ: (Xem Thi thiên 100, trang 31)
Ý chính: Đức Chúa Trời tốt lành bởi vì sự nhơn từ và thành tín của Ngài
Làm thế nào Đức Chúa Trời bày tỏ cho chúng ta Ngài là tốt lành?
1. Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta
Hổ trợ:
· Sự nhơn từ Ngài hằng có mãi mãi (ý nói về chủ đề)
· Đức Chúa Trời ban cho chúng ta Con Ngài là Chúa Giê-xu
2. Đức Chúa Trời thành tín đối với chúng ta
Hổ trợ: (Ý nói về chủ đề)
· Đức Chúa Trời giữ lời hứa của Ngài
· Đức Chúa Trời cung ứng cho chúng ta
· Cung cấp chi tiết cho bố cục
_ Đọc lại phân đoạn Kinh Thánh và quyết định những gì bạn muốn trình bày
về từng phần chính và phần hổ trợ.
_ Viết ra bố cục dưới mỗi phần chính và/hay phần hổ trợ một ý tưởng đầy đủ
bằng hình thức một cục từ hay một câu văn để có thể diễn đạt hiệu quả.
Ví dụ, để minh hoạ cho ví dụ ở trên, bạn có thể trình bày dưới câu “Đức
Chúa Trời cung ứng cho chúng ta”.
Thi thiên này mô tả Đức Chúa Trời như là một người chăn chiên bảo vệ và
chăm sóc chiên của mình
Lưu ý: Đừng cố gắng viết hết toàn bộ sứ điệp từng lời từng chữ, nhưng hãy
cung cấp thêm chi tiết cho bố cục của bạn đủ để bạn biết những điều căn bản
định trình bày là gì. Để thực tập giảng bạn có thể chỉ dùng một bố cục ngắn
và đừng quên sứ điệp của bạn bởi vì sứ điệp đến từ phân đoạn Kinh Thánh
mà bạn đã đọc
* Suy gẫm sứ điệp *
Giữa bước 2 và 3 là phần suy gẫm (cân nhắc, suy nghĩ, xem xét, cầu nguyện)
và cầu hỏi Đức Chúa Trời ban cho bạn hiểu thấu đáo phân đoạn Kinh Thánh
đó và giúp đỡ bạn xây dựng sứ điệp như ý Ngài muốn.
Gios Gs 1:8
Thi Tv 119:15, 16, 24, 97-99
IITi 2Tm 2:7
Bước 3: Thêm vào các minh hoạ ví dụ và áp dụng; xem xét mục tiêu
Những minh hoạ và ví dụ
Qui luật chung: Hãy sử dụng một vài minh hoạ và ví dụ như là điều cần thiết
để diễn đạt cách hiệu quả sứ điệp.
Mục đích của minh hoạ và giới thiệu
· Sử dụng để làm sáng tỏ các chân lý trừu tượng
· Sử dụng để liên hệ giữa chân lý và kinh nghiệm sống hằng ngày
· Sử dụng để giải thích một khái niệm hay chân lý hầu thính giả có thể hiểu
rõ.
· Sử dụng để nhấn mạnh một phần chính hay một chân lý quan trọng
Hướng dẫn cách sử dụng minh hoạ và ví dụ
1. Chọn minh hoạ hay ví dụ từ Kinh Thánh nếu được - Dùng Kinh Thánh để
giải nghĩa, hổ trợ Kinh Thánh
2. Phải chính xác và súc tích
3. Phải chắc chắn rằng những minh hoạ có liên quan với sứ điệp
4. Phải chắc chắn chúng thích hợp và không gây khó chịu cho thính giả.
5. Sử dụng chúng khi bạn muốn kể một câu chuyện nhằm gây ấn tượng ảnh
hưởng
6. Đừng sử dụng nhiều các minh hoạ có tính cách cá nhân hầu bạn không
gây bối rối, xúc phạm hoặc vi phạm sự tín nhiệm đối với thính giả.
Hãy đọc các sách phúc âm để thấy Chúa Giê-xu sử dụng minh hoạ và ví dụ
(những ẩn dụ)
Những dẫn chứng và hài hước
Qui tắc chung là hãy (giữ hạn chế) việc dẫn chứng và hài hước (những
chuyện đùa). Hãy tập trung vào việc đọc và giải nghĩa những gì Đức Chúa
Trời phán trong lời Ngài và làm thế nào để áp dụng vào hội chúng.
*Đừng cố công giải trí cho mọi người *
· Ap dụng: Hãy nhớ những ý tưởng để áp dụng sau đây:
Tôi sẽ làm gì?
Làm thế nào để thực hiện việc này?
Làm sao tôi có thể rèn luyện điều này?
Ap dụng là: Vâng lời
_ Chỉ cho thính giả biết cách vâng lời Đức Chúa Trời
_ Gợi cho thính giả biết cách đáp ứng sứ điệp để tìm được lợi ích nhiều nhất
cho cá nhân họ
_ Chứng minh sự thay đổi đời sống sẽ xảy ra như là kết quả của sự vâng lời
(càng trở nên giống Chúa Giê-xu Christ hơn)
*Không có sự áp dụng - việc giảng dạy là vô nghĩa *
LuLc 6:46-49 và Gia Gc 1:22-25
Sau đây là một số các câu hỏi áp dụng đặc biệt để suy xét: Có một:
· Nguyên tắc để áp dụng không?
· Mạng lịnh để vâng giữ không?
· Tội cần xưng thú và từ bỏ không?
· Thói quen cần thay đổi hay chấm dứt không?
· Thái độ cần sửa đổi không?
· Lẽ thật phải tin nhận không?
· Lời hứa cần công bố không?
· Gương mẫu để noi theo không?
· Điều gì cần Chúa giải cứu không?
· Hành vi đặc biệt phải đối phó không?
· Hoàn cảnh phải đối diện không?
· Người cần tha thứ không?
· Nguy hiểm hay sai lầm cần tránh không?
· Thay đổi để thực hành trong cá tính, hành vi hay đối thoại không?
Những gợi ý cho việc áp dụng đôi khi bao gồm như một phần của kết luận,
nhưng để đạt hiệu quả cao nhất nên sắp xếp các gợi ý áp dụng này vào toàn
bộ sứ điệp.
Ví dụ: Trong phần giới thiệu cũng có thể trình bày áp dụng Đức Chúa Trời
mong muốn người nghe thực hiện. Sự áp dụng cũng có thể được diễn đạt
hiệu quả những minh hoạ và ví dụ. Phần áp dụng cũng liên hệ với mục đích
của sứ điệp của bạn.
Hãy nhớ: Việc học tập đòi hỏi sự thay đổi và sự thay đổi là kết quả của hành
vi. Không có giảng dạy nên không có học tập và không có học tập nếu
không có sự thay đổi .
· Xem xét mục đích hay mục tiêu của sứ điệp và nhận diện nhu cầu của thính
giả.
Gia tăng kiến thức
· Mục tiêu giáo dục
Mat Mt 5:1, 27
Tit Tt 2:1
Câu hỏi : Có phải mục đích chính của tôi là để thông tin hay dạy dỗ không?
Chú ý:
_ Phải chắc chắn lẽ thật hay nguyên tắc bạn đang được đặt nền vững chắc
trên Kinh Thánh.
_ Đừng chỉ giảng về các sự kiện; hãy giảng về các nguyên tắc, khái niệm, lẽ
thật về Đức Chúa Trời và mối liên hệ giữa chúng ta với Ngài.
_ Sự hiểu biết lẽ thật này có thay đổi được đời sống người nghe không?
_ Tri thức thì tốt nhưng sự hiểu biết lẽ thật phải dẫn đến sự vâng lời. GiGa
7:17
Thay đổi hành vi
· Mục tiêu thực hành
HeDt 5:14
GiGa 8:32
Câu hỏi : Có phải mục đích chính của tôi là khích lệ sự thay đổi trong thói
quen, cách sống hay lệ thường của một người không? IPhi 1Pr 1:14-16
Chú ý:
_ Bạn phải trình bày rõ ràng về kết quả mong muốn và làm thế nào để hoàn
thành điều đó cách thực tiễn
_ Một phần của chức vụ rao giảng lời Chúa của bạn là chuẩn bị dân sự Chúa
cho công tác phục vụ (Eph Ep 4:11-13) và huấn luyện họ trong sự công bình
(IITi 2Tm 3:16-17)
Thái độ Cảm xúc Khác nhau
· Mục tiêu thái độ
Eph Ep 4:22-24
RoRm 12:2
Phi Pl 2:5
Câu hỏi : Mục đích chính của tôi có phải là thuyết phục người nghe thay đổi
cách họ cảm xúc hay suy nghĩ về những điều gì đó chăng?
Chú ý:
_ Sự khác biệt được ghi nhận trong thái độ hay cảm xúc phải chắc chắn phù
hợp với Kinh Thánh.
_ Phải trình bày rõ ràng lý do sự thay đổi là cần thiết và ảnh hưởng nào sẽ
xảy ra trong đời sống người nghe.
Ap dụng là chỉ cho người nghe cách vâng lời Đức Chúa Trời và chứng minh
sự thay đổi sẽ xảy ra như là kết quả của sự vâng lời .
Bước 4: Thêm vào lời giới thiệu (nhập đề)
Mục tiêu căn bản của lời giới thiệu là để:
· Thu hút sự chú ý của thính giả.
· Giải thích lý do họ cần phải lắng nghe
· Trình bày trước ý chính của sứ điệp
· Gây một ấn tượng tích cực
Lời giới thiệu phải:
· Ngắn gọn (tối đa 3 phút)
· Có liên quan đến sứ điệp
· Thích hợp với thính giả
Những đề nghị cho lời giới thiệu thích hợp, hiệu quả
1. Bắt đầu với 1 phát biểu mạnh mẽ
“Tín đồ không còn tiếp tục phạm tội nữa” (xem RoRm 6:1-12)
“Thánh Kinh phán rằng.....”
2. Bắt đầu với một câu hỏi .
“Quí vị có nhận thức được rằng Đức Chúa Trời biết rõ những gì quí vị sắp
nói trước khi quí vị nói ra không? (xem Thi Tv 139:1-6)
“Tại sao quí vị lại nghĩ rằng hiện nay có quá nhiều Cơ-đốc nhân ngã lòng
thối chí? (xem GaGl 6:7-10)
*3. Bắt đầu với việc đọc Kinh Thánh
Bạn sẽ chẳng bao giờ sai lầm khi bắt đầu sứ điệp với:
“Khúc Kinh Thánh nền tảng cho sứ điệp này ở trong “
Và rồi đọc đoạn Kinh Thánh đó, hay
“Đề tài của sứ điệp là ,
Và phân đoạn Kinh Thánh nền tảng là “
*Khởi động với lời Đức Chúa Trời càng nhanh càng tốt để thiết lập uy
quyền cho những gì bạn sắp trình bày *
Bước 4: Thêm vào lơì kết luận
Mục đích của lời kết luận là
· Nhắc lại ý chính
· Tóm lược ngắn gọn sứ điệp
· Kêu gọi
· Nhắc nhở thính giả về nhu cầu vâng lời và áp dụng.
Một kết luận tốt phải:
· Ngắn gọn (tối đa 3 phút)
· Thực sự chấm dứt sứ điệp
· Không trình bày thêm ý tưởng mới
Những đề nghị
1. Kết thúc với một tóm tắt ý chính
2. Kết thúc với một câu hỏi
“Quí vị sẽ làm gì để đáp ứng lẽ thật này?”
3. Kết thúc với một thách thức vâng lời.
4. Kết thúc với một lời cảnh cáo về nguy cơ của sự không vâng lời
5. Kết thúc với một lời cầu nguyện .
Đề tài của sứ điệp
Một sứ điệp Kinh Thánh không nhất thiết phải cần có một đề mục , nhưng
bắt buộc phải có một phân đoạn Kinh Thánh !
Các đề mục thường có ích, nhất là đối với một loạt các sứ điệp dài. Sau đây
là một vài đề nghị:
· Đề mục phải ngắn gọn và đơn giản
· Đặt đề mục để tạo nên sự quan tâm
· Sử dụng đề mục để thu hút sự chú ý
· Nếu có thể được lấy đề mục từ bản văn Kinh Thánh
· Phải chắc chắn đề mục thích hợp với sứ điệp.
Hình thức đề nghị cho
Bố cục sứ điệp
Kinh thánh: . Đề mục: .
Giới thiệu:
Ý chính:
Nội dung:
I. Phần chính thứ nhất (Tham khảo Kinh Thánh)
giải nghĩa
A. Phần hổ trợ thứ nhất
giải nghĩa/minh hoạ/ví dụ/áp dụng
B. Phần hổ trợ thứ hai
giải nghĩa/minh hoạ/ví dụ/áp dụng
II. Phần chính thứ hai (Tham khảo Kinh Thánh)
giải nghĩa
A. Phần hổ trợ thứ nhất
giải nghĩa/minh hoạ/ví dụ/áp dụng
B. Phần hổ trợ thứ hai
giải nghĩa/minh hoạ/ví dụ/áp dụng
Kết luận
Tóm tắt
thách thức
Cầu nguyện
*Hãy nhớ : Không phải mọi điều bạn sẽ trình bày là ở trong bố cục -
Hãy để Đức Thánh Linh dẫn dắt bạn !*
Ôn tập
1. Mục tiêu căn bản cho việc soạn bố cục sứ điệp của bạn là gì?
2. Mục đích của các minh hoạ và ví dụ là gì và chúng phải được chọn lọc
như thế nào?
3. Mục đích của lời giới thiệu (nhập đề) là gì?
4. Phần kết luận phải được sử dụng như thế nào?
5. Mối liên hệ giữa phần áp dụng và mục đích của sứ điệp là gì?
III. NHỮNG VÍ DỤ VỀ SỨ ĐIỆP KINH THÁNH
A. Những sứ điệp mẫu
Những ví dụ của bố cục sứ điệp giải kinh rút ra từ Kinh Thánh
·Ví dụ 1: Ký thuật Cựu ước (câu chuyện)
Kinh Thánh: SaSt 3:1-7
Giới thiệu: Sa-tan cám dỗ chúng ta phạm tội như thế nào?
Làm sao chúng ta chống cự lại sự cám dỗ?
Ý chính: Sa-tan cám dỗ chúng ta phạm tội bằng việc tấn công và lẽ thật của
lời Đức Chúa Trời và khơi dậy dục vọng tự nhiên của chúng ta.
Nội dung:
Sa-tan lừa dối để chúng ta không vâng giữ Lời Đức Chúa Trời bằng cách:
I. Tấn công lẽ thật của lời Đức Chúa Trời 3:1-5
A. Thách thức Lời Đức Chúa Trời (3:1)
Trong 2:15-17 Đức Chúa Trời đã ban cho A-đam một giới hạn rõ ràng. Sa-
tan gieo sự nghi ngờ lời Chúa và lý do Đức Chúa Trời cho A-đam một giới
hạn.
B. Phải nhận lời Đức Chúa Trời (3:4)
Sa-tan nói với Ê-va rằng Đức Chúa Trời đã nói dối. Ê-va phải chọn lựa chọn
hoặc tin lời Đức Chúa Trời hoặc tin lời Sa-tan. Chúng ta cũng có sự lựa chọn
tương tự.
C. Xuyên tạc lời Đức Chúa Trời (3:5)
Sa-tan bóp méo lẽ thật của lời Đức Chúa Trời - bằng những lời nửa thật, nửa
dối.
Sa-tan cám dỗ chúng ta phạm tội bằng cách:
II. Khơi dậy dục vọng tự nhiên của con người (3:6)
A. Sự mê tham của xác thịt - Trái của cây đó “bộ ăn ngon”
B. Sự tham mê của mắt (sự tham muốn): Trái cây đó “lại đẹp mắt”
C. Sự kiêu ngạo của đời: Trái cây đó “quí vì để mở trí khôn”
Phân đoạn Kinh Thánh liên hệ đến 3 loại cám dỗ căn bản này là: IGi1Ga
2:15-16
Bản chất của tội lỗi và sự cám dỗ thực sự của Sa-tan là vì A-đam và Ê-va tự
trở nên Đức Chúa Trời cho chính họ: họ tự quyết định những gì là đúng hay
sai, tốt hay xấu.
Làm sao chúng ta có thể chống cự lại sự cám dỗ?
III. Chúng ta chống cự sự cám dỗ bằng cách đứng vững trên lẽ thật của Lời
Chúa
Tất cả những gì A-đam và Ê-va đang phải làm là hãy nhớ lại mạng lịnh của
Đức Chúa Trời và lựa chọn tin cậy Ngài thay vì tin cậy Sa-tan.
Những phân đoạn Kinh Thánh liên hệ về việc chống cự sự cám dỗ là:
ICo1Cr 10:11-13 và Gia Gc 1:13-18
Kết luận: Chúng ta phải đứng vững bởi đức tin trên lẽ thật của Lời Đức
Chúa Trời để chống cự lại sự cám dỗ của Sa-tan. Chúng ta sẽ sa ngã hay
đứng vững? Sự chọn lựa thuộc về chúng ta!
Ôn tập
1. Nếu bạn đang giảng giải kinh, phần Kinh Thánh cho sứ điệp kế tiếp của
bạn là gì?
2. Mục đích của sứ điệp này là gì?
3. Bản văn Kinh Thánh quyết định cho n của sứ điệp
4. Bản văn Kinh Thánh định hướng cho c của sứ điệp
·Ví dụ 2: Thi thiên
Kinh Thánh: Thi Tv 146:1-10
Dẫn nhập: Tại sao chỉ tin cậy Đức Chúa Trời và không tin cậy loài người là
khôn ngoan?
Ý chính: Đức Chúa Trời xứng đáng để chúng ta tin cậy, còn loài người thì
không.
Nội dung: Ngợi khen Đức Giê-hô-va (c.1 -2) “Ha-lê-lu-gia ”
I. Chớ tin cậy loài người ( c.3-4)
A. Loài người hay hư nát (Tin cậy = Tin nơi)
B. Loài người không có năng quyền để cứu vớt (Nhờ cậy vào)
C. Kế hoạch của loài người chấm dứt khi qua đời (Tin tưởng vào)
Tất cả loài người đều mong manh và một lúc nào đó sẽ làm bạn thất vọng và
ngã lòng.
II. Hãy tin cậy Đức Chúa Trời ( c.5-10)
A. Đức Chúa Trời ban phước cho những ai tin cậy Ngài (c.5)
B. Đức Chúa Trời là Đấng Tạo hoá toàn năng của mọi vật (c.6)
C. Đức Chúa Trời là thành tín đời đời (c.6)
D. Đức Chúa Trời chăm sóc từng cá nhân và giúp đỡ con người (c.7-9)
1. Đoán xét công bình kẻ bị hà hiếp
2. Ban bánh cho người đói
3. Giải phóng cho người bị tù
4. Mở mắt cho người đui (ban sự sáng)
5. Sửa ngay lại những kẻ cong khom (nâng đỡ người đang gánh nặng)
6. Yêu mến người công bình
7. Bảo hộ khách lạ
8. Nâng đỡ kẻ mồ côi và người goá bụa
9. Làm cong quẹo con đường kẻ ác
E. Đức Chúa Trời sẽ cai trị đời đời (c.10)
Đức Chúa Trời không làm bạn ngã lòng hay thất vọng bởi vì Ngài là Đức
Chúa Trời
Ngợi khen Chúa “Ha-lê-lu-gia ”
Kết luận: Thật ngu dại để tin cậy loài người trong khi bạn có thể chọn lựa tin
cậy Đức Chúa Trời - Đức Chúa Trời là mọi sự còn loài người chỉ là hư
không.
*Đặt sự tin cậy vào loài người thay vì Đức Chúa Trời là đặt nhầm chổ *
·Ví dụ 3: Các sách phúc âm
Kinh thánh: Mac Mc 6:33-44
Dẫn nhập: Làm sao chúng ta có thể đáp ứng nhu cầu của người khác trong
khi cũng gặp hoàn cảnh khó khăn thiếu khả năng và các nguồn hổ trợ.
Ý chính: Chúng ta chỉ có thể đáp ứng nhu cầu của người khác khi chúng ta
nương dựa vào Đấng Christ và vâng giữ lời Ngài.
Nội dung:
I. Thách thức của hoàn cảnh khó khăn (câu 30-38)
A. Đoàn dân đông đúc
B. Nơi vắng vẻ
C. Trời đã xế chiều
D. Không có tiền bạc
E. Thiếu các nguồn tài trợ
Khi các môn đồ nhìn vào hoàn cảnh họ kết luận rằng họ không thể đáp ứng
nhu cầu của đoàn dân. Làm sao hoàn cảnh của quí vị có thể so sánh phải
không?
II. Mạng lịnh của Chúa Giê-xu (câu 37-40)
A. “Chính các ngươi phải ăn năn”
B. Bảo dân chúng ngồi thành từng nhóm.
C. Phân phát bánh cho đoàn dân
Đơn giản Chúa Giê-xu muốn các môn đồ vâng theo mạng lịnh của Ngài và
trao nan đề của họ cho Ngài. Sự vâng lời là tất cả những gì Đấng Christ đòi
hỏi ở chúng ta.
III. Năng quyền của Chúa Giê-xu đáp ứng nhu cầu (câu 40-44)
Chúa Giê-xu lấy 5 cái bánh và 2 con cá, chúc tạ rồi hoá ra nhiều để cung cấp
cho nhu cầu của đoàn dân
Kết luận: Chúng ta phải tập trung vào Đấng Christ, không nhìn vào hoàn
cảnh khó khăn hay sự thiếu thốn khả năng và các nguồn tài trợ. Đấng Christ
đơn thuần kêu gọi chúng ta trung tín và vâng lời. Ngài hứa sẽ làm phần còn
lại. (xem Phi Pl 4:13, 19)
·Ví dụ 4: Một ví dụ khác từ các sách Phúc âm
Đây là một loại sứ điệp giải kinh theo đề tài nhưng được lấy ra trực tiếp từ
bản văn Kinh Thánh. Chú ý rằng mỗi câu hay mỗi phần chính của ý chính
được tóm tắt trong hình thức của một nguyên tắc.
Kinh Thánh: LuLc 9:1-50
Dẫn nhập: Quí vị muốn có một chức vụ kết quả và làm Đức Chúa Trời hài
lòng không? Sau đây là mười nguyên tắc cho một chức vụ thành công được
rút ra từ phúc âm Lu-ca.
Nội dung:
1. Không nương nhờ nơi tài lực của riêng bạn nhưng thi hành chức vụ với
năng lực và uy quyền đã được ủy thác của Đấng Christ (9:1-3)
2. Xác định chức vụ để Đức Chúa Trời đáp ứng nhu cầu của dân sự qua bạn
khi bạn phục vụ.
3. Quyết định để Đức Chúa Trời đáp ứng nhu cầu của dân sự qua bạn khi
bạn phục vụ.
4. Xây dựng sứ điệp tập trung vào Chúa Giê-xu Christ và Ngài là ai ? (9:18-
20)
5. Từ chối quyền sử dụng ý muốn riêng của bạn và giống như một môn đồ
đầu phục ý muốn Đức Chúa Trời và bước theo Chúa Giê-xu.
6. Mạnh dạn làm chứng cho Đấng Christ (9:26)
7. Tự hạ mình nhanh chóng khỏi bất cứ kinh nghiệm thuộc linh đỉnh cao nào
đối với thực tế của chức vụ (9:27-36)
8. Từ bỏ bất cứ xu hướng nào quên rằng Chúa Giê-xu là nguồn giúp đỡ cho
chức vụ (9:37-43)
9. Khá phá bí quyết của sự vĩ đại thật sự: Chức vụ tôi tớ (9:46-48)
10. Loại bỏ mọi nhóm độc quyền về thuộc linh (9:49-50)
Kết luận: Sự vâng giữ các nguyên tắc của Lời Chúa sẽ bảo đảm cho một
chức vụ thành công.
·Ví dụ 5: Những thư tín Tân ước
Kinh Thánh: IICo 2Cr 1:3-9
Dẫn nhập: Làm thế nào Đức Chúa Trời giúp đỡ chúng ta khi chúng ta gặp
phải những nan đề trong đời sống? Tất cả chúng ta đều sẽ phải đối diện với
nan đề và khó khăn trong đời sống - vấn đề ở đây là chúng ta đối phó với
chúng như thế nào? Chúng ta có thể bị chúng khuất phục hay chúng ta có thể
tăng trưởng qua những nan đề khó khăn đó. Sự chọn lựa là của chúng ta.
Ý chính: Đức Chúa Trời an ủi chúng ta khi đối diện với những nan đề trong
đời sống hầu khích lệ và trang bị cho chúng ta để thi hành chức vụ đối với
người khác.
Nội dung:
I. Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của mọi nguồn an ủi (c.3)
Mọi nguồn an ủi và thương xót đến từ Đức Chúa Trời
II. Đức Chúa Trời an ủi trong mọi nan đề của chúng ta (c.4-7)
A. Đức Chúa Trời khích lệ và an ủi chúng ta (c.4)
B. Đức Chúa Trời giúp đỡ chúng ta chịu đựng hoạn nạn và đau đớn (c.5-7).
Không có hoạn nạn thử thách nào chúng ta gặp phải mà Đức Chúa Trời
không thể giúp đỡ an ủi chúng ta.
III. Đức Chúa Trời dùng hoạn nạn để giúp chúng ta trưởng thành (c.4, 8-9)
A. Đức Chúa Trời trang bị cho chúng ta để an ủi người khác khi họ gặp hoạn
nạn (c.4)
B. Đức Chúa Trời khiến chúng ta nương cậy nơi Ngài trong hoạn nạn thử
thách (c.8-9)
C. Đức Chúa Trời luôn có mục đích tốt lành để hoàn thiện chúng ta qua
những khó khăn hoạn nạn trong đời sống.
Kết luận: Sự an ủi của Đức Chúa Trời luôn sẵn được ban cho chúng ta và
chúng ta nên chấp nhận những hoạn nạn thử thách trong đời sống như là
những cơ hội Đức Chúa Trời cho phép để tin cậy Ngài và được trang bị để
thi hành chức vụ, đáp ứng nhu cầu cho người khác trong hoạn nạn của họ.
Nhìn thấy những hoạn nạn thử thách trong đời sống từ nhãn quan của Đức
Chúa Trời như những cơ hội thay vì là những nan đề sẽ giúp chúng ta chịu
đựng chúng và trưởng thành trong sự trở nên giống như Đấng Christ.
Chú ý : Người dạy nên cho học viên cơ hội để chia sẽ bài tập trong lớp học
là nơi thích hợp nhất.
B. Làm bài tập
*Phương pháp tốt nhất để học biết
chuẩn bị sứ điệp Kinh Thánh là làm bài tập *
Bài tập 1:
Kinh Thánh: HeDt 12:1-3
Dẫn nhập:
Ý chính:
Nội dung:
I. Những mạng lịnh (c.1-2)
A. Chúng ta hãy (c.1 )
1.
2.
B. Chúng ta hãy (c.1)
C. Chúng ta hãy (c.2)
II. Những kết quả (c.3) “hầu cho ”
A. Anh em sẽ không…………..
B. Anh em sẽ không…………..
Kết luận:
Ghi chú : Tại sao sứ điệp nầy lại thích hợp?
Chương 11 của sách Hê-bơ-rơ liên hệ với 12:1-3 như thế nào?
Bài tập 2:
Kinh Thánh: ITi1Tm 4:12-16
Dẫn nhập:
Ý chính:
Nội dung:
I. Hãy làm một tín đồ gương mẫu trước sự chứng kiến của mọi người (c.12)
A. Chớ để .
B. Nhưng phải .
· Trong .
· Trong .
· Trong .
· Trong .
· Trong .
II. Hãy tận tâm với chức vụ (c.13-14)
A. Dâng mình cho việc
· Chăm chỉ .
· Khuyên bảo và .
B. Đừng bỏ quên .
III. Hãy siêng năng trong đời sống cá nhân (c.15-16)
A. Dâng mình chuyên lo
B. Hãy giữ
· mình con
· của con
C. Phải bền đổ
Kết luận
Ghi chú : Xem phần “Cá tính” trong trang 24 của sách giáo khoa này.
Bài tập 3:
Kinh thánh: CoCl 1:25-29
Dẫn nhập:
Ý chính:
Nội dung:
I. Chúng tôi rao giảng về (c.28) (Truyền giảng )
A. Chức của chúng tôi (c.25)
B. Sự mầu nhiệm .
II. Chúng tôi bày tỏ mọi người trong Đấng Christ (trang bị )
A. Sự răn mọi .
B. Bởi sự dạy với mọi sự .
III. Chúng tôi thi hành chức vụ nhờ của Đức Chúa Trời (c.29 )
A. Chúng tôi làm (nổ lực của con người)
B. Nhờ tất cả quyền của Ngài (Sự giúp đỡ của Chúa)
Kết luận:
Ghi chú : Dùng Kinh Thánh đối chiếu để tìm CoCl 3:16. Tại sao bây giờ
chúng ta không thấy năng quyền nhiều hơn trong chức vụ? (Xem Cong Cv
1:8; Eph Ep 5:18; Phi Pl 2:13)
Bài tập 4:
Kinh Thánh: Mat Mt 28:16-20
Dẫn nhập:
Ý chính:
Nội dung:
I. Uy quyền
Hết cả đã giao cho ta, vậy......
II. Mạng lịnh
Hãy đi d d muôn dân
Hãy nhơn danh Đ C , Đ C và Đ T L .
mà làm b t cho họ, và d họ g mọi điều mà
t đã .
III. Lời hứa
Và nầy các ngươi luôn .
Kết luận:
Ghi chú : Dùng mục lục chú thích NIV , mục lục chủ đề và Thánh Kinh phù
dẫn phần “môn đồ hoá” để tham khảo thêm. Mạng lịnh Chính của phân đoạn
Kinh Thánh này là gì? (xem Cong Cv 14:21-25). Bạn có thể môn đồ hoá mà
không cần dạy không? Xem Phi Pl 4:9, IITi 2Tm 2:2; 3:15-17).
Bài tập 5:
Kinh Thánh: Khải huyền
Dẫn nhập:
Ý chính:
Nội dung:
I. Đấng Christ khen ngợi Hội Thánh vì
A. C v .
B. Sự k nh .
C. Sự n n .
D. Vạch mặt s đ g (các giáo sư).
E. Chịu k vì danh Ta
F. Không m nh chút nào
II. Đấng Christ quở trách Hội Thánh vì
Ngươi đã lòng ban đầu
III. Đấng Christ đề nghị chữa trị
A. Hãy n .
B. Hãy ă n .
C. Làm lại ban đầu của mình.
IV. Đấng Christ báo trước kết quả
Ta sẽ đến và của ngươi khỏi chổ nó.
Kết luận:
Ghi chú : Tại sao lá thư này có thể áp dụng cho mọi Hội Thánh?
Đấng Christ đánh giá mỗi Hội Thánh theo tiêu chuẩn nào?
Bài tập 6:
Kinh Thánh: XuXh 20:1-17
Dẫn nhập:
Ý chính:
Nội dung:
“Bấy giờ, Đức Chúa Trời phán mọi lời nầy” (10 điều răn)
Những điều răn liên quan đến Đức Chúa Trời
1. Ngươi có các thần khác
2. Ngươi chớ làm cho mình
3. Ngươi chớ lấy Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi mà làm chơi
4. Hãy nhớ đặng làm nên .
Những điều răn liên quan đến con người
5. cha mẹ ngươi
6. Ngươi chớ .
7. Ngươi chớ .
8. Ngươi chớ .
9. Ngươi chớ cho .
10. Ngươi chớ .
Kết luận:
Ghi chú : Mat Mt 22:34-40 liên hệ với phân đoạn Kinh Thánh nầy như thế
nào?
*Trong bài tập này bạn phải quyết định có bao nhiêu phần và những gì cần
nói*
Bài tập 7:
Kinh Thánh: IICo 2Cr 3:12-18
Dẫn nhập:
Ý chính:
Nội dung:
Kết luận:
Ghi chú : Đây là một biến cố chỉ xảy ra một lần hay là một tiến trình?
Những phần nào chúng ta có trong phân đoạn này?
*Trong bài tập này bạn phải quyết định có bao nhiêu phần và những gì cần
nói*
Bài tập 8:
Kinh Thánh: IISu 2Sb 7:13-15
Dẫn nhập:
Ý chính:
Nội dung:
Kết luận:
Ghi chú : “Điều kiện” trong phân đoạn Kinh Thánh này như thế nào?
Trong số các điều kiện, điều kiện nào đang thiếu nhiều nhất ngày nay?
*Trong bài tập này bạn phải quyết định có bao nhiêu phần và những gì cần
nói*
Bài tập 9:
Kinh Thánh: ISa1Sm 16:1-13
Dẫn nhập:
Ý chính:
Nội dung:
Kết luận:
Ghi chú : Liệt kê càng nhiều tiêu chuẩn càng tốt mà bởi các tiêu chuẩn đó
ngày nay chúng ta lựa chọn lãnh đạo. Những tiêu chuẩn đó khác hơn tiêu
chuẩn của Đức Chúa Trời như thế nào?
*Trong bài tập này bạn phải quyết định có bao nhiêu phần và những gì cần
nói*
Bài tập 10:
Kinh Thánh: PhuDnl 8:1-6
Dẫn nhập:
Ý chính:
Nội dung:
Kết luận:
Ghi chú : Mục đích của Đức Chúa Trời kỷ luật chúng ta là gì? (xem HeDt
12:5-11). Làm sao chúng ta tránh được sự sửa phạt của Đức Chúa Trời?
*Trong bài tập này bạn phải quyết định có bao nhiêu phần và những gì cần
nói*
Bài tập 11:
Kinh Thánh: LeLv 18:1-5
Dẫn nhập:
Ý chính:
Nội dung:
Kết luận:
Ghi chú : Ngày nay phân đoạn Kinh Thánh này có thể được áp dụng như thế
nào? (xem EsIs 55:8-9; RoRm 12:2; IICo 2Cr 10:2-3; IGi1Ga 2:13-17).
Ôn tập
Bản văn Kinh Thánh :
quyết định
định hướng
của sứ điệp
C. Giảng suốt một sách hay một phần của Kinh Thánh
Hãy bắt đầu với một trong những sách ngắn (các thư tín Tân ước các tiểu
tiên tri) và dần dần tiến đến các sách dài hơn.
Những bước gợi ý
1. Đọc phần giới thiệu và bố cục trong Thánh Kinh khảo học NIV
2. Đọc nhanh trọn sách để nhận biết chủ đề, một hay nhiều câu gốc và các
khái niệm.
3. Cẩn thận đọc trọn sách để khám phá chủ đề được khai triển, giải nghĩa, áp
dụng như thế nào.
4. Quyết định xem bạn có thể chia sách thành nhiều phần như thế nào để
giảng.
· Xem xét sự phân chia và các tiểu đề của từng đoạn
· Xem xét sự phân chia của những phân đoạn trong những đoạn mà chủ đề
thay đổi
· Xác định bao nhiêu câu bạn có thể thoải mái đề cập đến trong một sứ điệp
có độ dài bình thường
· Quyết định bạn muốn loạt bài giảng kéo dài bao lâu.
· Viết ra mục đích hay mục tiêu cho loạt sứ điệp mà bạn sắp giảng
· Định rõ một tựa đề hay chủ đề cho loạt bài giảng
· Trước khi bạn bắt đầu một loạt bài giảng hay khi khai triển mỗi sứ điệp,
cần định rõ một tựa đề hay chủ đề của mỗi sứ điệp.
· Thông báo loạt bài giảng cho hội chúng của bạn và khích lệ họ bắt đầu đọc
qua trọn sách và cầu nguyện cho bạn khi bạn chuẩn bị.
Ghi chú: Bạn quyết định xem loạt bài giảng dài và chi tiết như thế nào là
thích hợp hay nó có thể là một khái quát ngắn hay tóm tắt.
Kế hoạch:
Lần đầu tiên bạn giảng suốt một sách, hãy thực hiện ngắn gọn, tập trung vào
các lẽ thật căn bản tóm tắt của sách - Đề cập một đoạn hay nửa đoạn mỗi sứ
điệp. Trong sứ điệp đầu tiên ban có thể tóm tắt bối cảnh và mục đích của
sách - sau đó bạn có thể trở lại và chia sách ra làm nhiều phần nhỏ hơn, rồi
giảng các chi tiết, sử dụng một loạt các tóm tắt lúc đầu khi thông báo về loạt
bài giảng đó.
Ví dụ về một loạt sứ điệp
Ví dụ 1 Phi-líp
*Sau đây chỉ là những gợi ý. Hãy nghiên cứu và quyết định cho chính bạn
làm thế nào để giảng suốt một sách *
Chủ đề: “Hãy có đồng một tâm tình (thái độ) như Đấng Christ”
Ghi chú: Từ ngữ “tâm tình” là chữ dùng chỉ về tâm trí.
Mục đích:
Chứng minh từ thư Phi-líp loại tâm tình hay thái độ mà mỗi tín đồ cần phải
có.
Câu gốc: Phi Pl 2:5
“Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có”
Độ dài của loạt bài giảng: Bốn sứ điệp (mỗi sứ điệp 30-35 phút), một sứ điệp
cho một đoạn .
Sứ điệp 1 - “Cơ-đốc nhân có tâm trí minh mẫn” (không nên phân tâm)
Câu gốc: 1:21
Các câu khác được đề cập đến: 1:12 1:27
1:18 1:29
1:20
Sứ điệp 2 - “Cơ-đốc nhân phải có tâm trí của một tôi tớ” (không có tâm trí
ích kỷ)
Câu gốc: 2:5
Các câu khác được đề cập đến: 2:3-4
2:5-11
2:19-21
Sứ điệp 3 - “Cơ-đốc phải có tâm trí thuộc linh” (không có tâm trí thế tục)
Câu gốc: 3:3-9
Các câu khác được đề cập đến: 3:17-19
Sứ điệp 4 - “Cơ-đốc nhân phải có tâm tình bình an” (Không có tâm trí bối
rối, tranh chiến)
Câu gốc: 4:6-7
Các câu khác được đề cập đến: 4:8
4:11-12
4:13
Ghi chú: Có nhiều cách khác nhau để giảng suốt một sách. Thậm chí bạn có
thể giới thiệu toàn bộ một sách trong một số sứ điệp với trên 4 phần và rồi
bắt đầu giảng qua một sách với một hay hai phân đoạn cùng một lúc.
Ví dụ 2 Cuộc đời Ê-li
Chủ đề: “Ê-li cũng là một con người như chúng ta”
Mục đích: Chỉ ra chúng ta có thể được Đức Chúa Trời sử dụng như Ê-li như
thế nào - Một con người cầu nguyện và quyền năng.
Câu gốc: Gia Gc 5:16-18
Lưu ý: Trước khi bạn giảng về một nhân vật trong Kinh Thánh, hãy dùng
Thánh Kinh phù dẫn , mục lục chú thích NIV , mục lục chủ đề NIV , Thánh
Kinh đối chiếu và chú thích khảo học NIV để tìm hiểu những điều Kinh
Thánh nói về nhân vật đó.
Ví dụ sau đây chỉ rõ cách chia bản văn Kinh Thánh cho một loạt 6 phần của
sứ điệp về Ê-li. Bạn có thể có nhiều hoặc ít sứ điệp tùy thuộc vào cách bạn
chia các phân đoạn Kinh Thánh.
Sứ điệp 1 - “Con người Cầu nguyện và Đức tin”
5:16-18; IVua 1V 17:1-16
Sứ điệp 2 - “Con người có mục đích và đầy quyền năng”
17:17-24; 18:1-16
Sứ điệp 3 - “Con người có động cơ trong sạch”
18:17-40
Sứ điệp 4 - “Con người có đức tin yếu ớt”
18:41-19:18
Sứ điệp 5 - “Con người đầu phục và kiên định”
19:15-21; 21:17-23; IIVua 2V 1:1-17
Sứ điệp 6 - “Con người đi môn đồ hoá”
IVua 1V 2:1-15
Ví dụ 3 Thư Cô-lô-se
Chủ đề: “Sống xứng đáng với Chúa”
Tuyen giang su diep kinh thanh
Tuyen giang su diep kinh thanh
Tuyen giang su diep kinh thanh
Tuyen giang su diep kinh thanh
Tuyen giang su diep kinh thanh
Tuyen giang su diep kinh thanh

More Related Content

Similar to Tuyen giang su diep kinh thanh

Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoco_doc_nhan
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducco_doc_nhan
 
Co van day do va dan dat
Co van day do va dan datCo van day do va dan dat
Co van day do va dan datco_doc_nhan
 
Con nguoi cong tac va muc dich
Con nguoi cong tac va muc dichCon nguoi cong tac va muc dich
Con nguoi cong tac va muc dichco_doc_nhan
 
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhtoChu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhtoco_doc_nhan
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoco_doc_nhan
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoLong Do Hoang
 
Sach da ni-en va khai huyen
Sach da ni-en va khai huyenSach da ni-en va khai huyen
Sach da ni-en va khai huyenco_doc_nhan
 
Chien luot ht tang truong
Chien luot ht tang truongChien luot ht tang truong
Chien luot ht tang truongco_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2co_doc_nhan
 
Suphamgiaoly
SuphamgiaolySuphamgiaoly
SuphamgiaolyNguyen
 
Huong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhomHuong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhomco_doc_nhan
 

Similar to Tuyen giang su diep kinh thanh (20)

Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Phuc am giang
Phuc am giangPhuc am giang
Phuc am giang
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Chia xe tin mung
Chia xe tin mungChia xe tin mung
Chia xe tin mung
 
Co van day do va dan dat
Co van day do va dan datCo van day do va dan dat
Co van day do va dan dat
 
Con nguoi cong tac va muc dich
Con nguoi cong tac va muc dichCon nguoi cong tac va muc dich
Con nguoi cong tac va muc dich
 
Da goc nha
Da goc nhaDa goc nha
Da goc nha
 
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhtoChu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giao
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giao
 
Sach da ni-en va khai huyen
Sach da ni-en va khai huyenSach da ni-en va khai huyen
Sach da ni-en va khai huyen
 
Chien luot ht tang truong
Chien luot ht tang truongChien luot ht tang truong
Chien luot ht tang truong
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Suphamgiaoly
SuphamgiaolySuphamgiaoly
Suphamgiaoly
 
Lời phật dạy trong kinh tạng nikaya tập 1
Lời phật dạy trong kinh tạng nikaya tập 1Lời phật dạy trong kinh tạng nikaya tập 1
Lời phật dạy trong kinh tạng nikaya tập 1
 
Huong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhomHuong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhom
 
Su song du dat
Su song du datSu song du dat
Su song du dat
 

More from co_doc_nhan

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienco_doc_nhan
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christco_doc_nhan
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau denco_doc_nhan
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day daoco_doc_nhan
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaco_doc_nhan
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoco_doc_nhan
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhco_doc_nhan
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongco_doc_nhan
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayco_doc_nhan
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day doco_doc_nhan
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caico_doc_nhan
 
Nghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayNghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayco_doc_nhan
 
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoNep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoco_doc_nhan
 
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chungLanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chungco_doc_nhan
 

More from co_doc_nhan (20)

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
 
Thuat lanh dao
Thuat lanh daoThuat lanh dao
Thuat lanh dao
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day do
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua cai
 
Nghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayNghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bay
 
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoNep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
 
Lanh dao
Lanh daoLanh dao
Lanh dao
 
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chungLanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
 

Tuyen giang su diep kinh thanh

  • 1. Tuyên Giảng Sứ Điệp Kinh Thánh Tác giả: Dennis J.Mock Tác giả Lời Tựa . · Giáo án. · Thời khoá biểu môn học · Các chỉ dẫn cho việc giảng dạy. · Bố cục Nội dung môn học I. Giới thiệu II. Chuẩn bị cho một Sứ điệp Kinh Thánh III. Những ví dụ cho Sứ điệp Kinh Thánh IV. Trình bày sứ điệp Tác Giả Tiến sĩ Dennis J.Mock là một mục sư đã hầu việc Chúa tại Hội Thánh First Baptist ở Atlanta, Georgia, Hoa kỳ, từ tháng giêng, 1985 đến tháng 10 năm 1995 như là mục sư đặc trách giáo dục và giảng dạy, huấn luyện Kinh Thánh. Từ tháng Giêng, 1989 chức vụ của ông hầu như tập trung cho Trung tâm Huấn luyện Kinh Thánh cho Quản nhiệm Hội Thánh (Bible Training centre for pastor) mà ông đã sáng lập và là giám đốc điều hành. Hiện nay ông cũng là mục sư của Hội Thánh Genesis Bible, Atlanta. Trước khi bước vào chức vụ năm 1982, tiến sĩ Mock đã hành nghề luật sư 13 năm ở Atlanta. Ong lập gia đình lúc hơn 32 tuổi và hiện có 3 con. Tiến sĩ Mock đã viết nhiều sách nghiên cứu Kinh Thánh được sử dụng cho Trường Chúa Nhật và là giáo sư cho các khoa bổ túc và mở rộng của trường Cao Đẳng Kinh Thánh Columbia (S.C) từ 1985-1990. Ong đã có các bằng cấp sau: Cử nhân (B.A. 1966) của trường đại học Samford; tiến sĩ luật khoa, J.D (1969) của trường đại học Emory; Cao học thần học về nghiên cứu Kinh Thánh (M.A. 1966) tại chủng viện thần học Dallas. Ong hoạt động trong lãnh vực giảng dạy Kinh Thánh, đào tạo giáo sư, phát triển giáo án và viết sách; ông cũng là diễn giả của các Đại hội, hội thảo. Lời Cảm Tạ
  • 2. Mặc dù Đức Chúa Trời đã đặt vào lòng tôi khải tượng về việc khai triển các sách giáo khoa và khái niệm về Trung tâm Huấn luyện Kinh Thánh cho các quản nhiệm Hội Thánh, các tác phẩm này sẽ không được thực hiện nếu không có: · Sự giúp đỡ của Đức Thánh Linh · Sự khích lệ, tình yêu bền bỉ và kiên nhẫn của vợ tôi, Pat. · Sự hậu thuẫn và hổ trợ vô điều kiện của ông Georgia Morgan, Giám đốc Truyền giáo thế giới của Hội Thánh First Baptist, Atlanta, Georgia, Hoa kỳ. · Công việc nhất quán của người phụ tá của tôi, Karen Bryan · Sự chia sẻ khải tượng chung của Chuck Kinzer, Hội Thánh AIC Kibera, Nairobi, Kenya. Dennis J.Mock Atlanta, Georgia Tháng 4, 1989. Lời Tựa Tài liệu trong sách này được soạn theo quan điểm thần học Cơ Đốc truyền thống và thực tiển, vì thế nên: · Bảo thủ · Tin lành · Kinh Thánh là trọng tâm Giáo khoa của môn học này là một phần của một học trình thống nhất cho một năm, bao gồm 10 môn học căn bản được soạn thảo để cung cấp cho quản nhiệm biết nói tiếng Anh trên thế giới những tri thức và kỹ năng căn bản cần thiết cho việc thực thi hiệu quả trách nhiệm giảng dạy Kinh Thánh như một người quản nhiệm. Tài liệu này có một đặc điểm chung nên có thể được dùng trong hầu hết các nền văn hoá. Vấn đề bối cảnh hay văn hoá chỉ liên hệ trước tiên đến vấn đề truyền thông hơn là nội dung, giảng viên cần phải thêm vào những hình ảnh, thí dụ cần thiết thích hợp để truyền đạt hiệu quả hơn nội dung căn bản. Sách giáo khoa của 10 môn học này, cùng với cuốn Kinh Thánh theo bản dịch NIV (New International English Version, Zondervan Corporation, 1985), sẽ là tài liệu dùng cho việc giảng huấn của Trung Tâm Huấn Luyện Kinh Thánh cho Quản Nhiệm . Phương cách này được soạn thảo để đáp ứng các thách thức thực tiển , đầy đủ và hiệu quả cho việc trang bị những quản nhiệm nào có rất ít hoặc chưa có cơ hội được huấn luyện trong các trường Kinh Thánh hoặc chủng viện. Những sách giáo khoa này không thể được dùng cho việc tự học hoặc được dạy bởi một giảng viên không đủ trình độ. Mỗi môn học được soạn cho ít nhất là 40 giờ học tại lớp học cộng thêm 30 giờ cho việc ôn bài, làm bài tập,
  • 3. tiêu hoá nội dung và các kỹ năng được trình bày trong sách giáo khoa. Một số môn học dòi hỏi phải có 60 giờ học tại lớp hoặc nhiều hơn. Sách giáo khoa các môn học dài từ 100 đến 300 trang tùy theo đề tài. Một khi việc huấn luyện được hoàn tất, các sách giáo khoa của 10 môn học này sẽ trở nên một “thư viện để nghiên cứu và là tài liệu tham khảo ” cho người quản nhiệm. Các giáo khoa này sẽ là nguồn tài liệu về Kinh Thánh mà các quản nhiệm sẽ nhờ đó giảng và dạy trong nhiều năm. Tiền đề Kinh Thánh cơ bản cho phương cách này có thể được tìm thấy trong phần Kinh văn khuyên nhủ người quản nhiệm về việc đào tạo môn đồ bằng cách giảng và dạy Lời Đức Chúa Trời (ITi1Tm 6:2; IITi 2Tm 2:2; Mat Mt 28:18-20), nên hiểu rằng Kinh Thánh là nội dung bắt buộc cho học trình. “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sủa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành” (IITi 2Tm 3:16- 17). Mục đích của tài liệu trong học trình này là để trang bị người, hầu họ có thể “làm mục sư và giáo sư, để các thánh đồ được trọn vẹn về công việc của chức dịch và sự gây dựng thân thể Đấng Christ” (Eph Ep 4:11-12), để Đức Chúa Trời được vinh hiển và để mở mang mục đích của Ngài trong thế gian. CÁC MÔN HỌC 1. Phương pháp Học Kinh Thánh và Giải kinh 2. Cựu ước Lược Khảo 3. Tân ước Lược Khảo 4. Tuyên giảng Sứ điệp Kinh Thánh 5. Giáo lý Kinh Thánh Lược khảo 6. Nếp sống thuộc linh cá nhân, mục vụ quản nhiệm 7. Hội Thánh, mục vụ, quản trị, giáo dục 8. Nguyên tắc và phương pháp giảng huấn 9. Lịch sử Hội Thánh lược khảo 10.Truyền giáo, chứng đạo và đào tạo môn đồ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC của TTHLKTQN Để dạy kịp thời và hiệu quả phần tài liệu chỉ định cho mỗi lớp mà không bị đình trệ hoặc lạc đề, giả viên huấn luyện khi dạy nên chú ý đến những đề nghị sau: giới thiệu qua nội dung bài học hỏi những câu hỏi gợi ý, hướng tới bài học nhấn mạnh và giải thích các khái niệm quan trọng chú trọng và xử dụng những phần Kinh Văn căn bản đã được chọn
  • 4. làm sáng tỏ các phần tài liệu quan yếu kích thích sự thích thú của học viên giúp học viên suy nghĩ theo một chiều hướng đặc biệt trả lời các câu hỏi trực tiếp, ngắn gọn và để những câu hỏi khác và phần vấn đáp ở phần sau giờ học đừng dạy tài liệu trong giáo khoa quá chi tiết hoặc “từng lời từng chữ” học viên sẽ có cơ hội đọc và học giáo khoa của họ sau các chi tiết và phân đoạn nên được giải đúng theo nội dung và liên quan đến bài học ôn, nhắc lại những chân lý và nguyên tắc đã học trong các bài trước tóm gọn và thuật lại các ý tưởng chính.. v....v... nhắc lại và liên hệ với những tài liệu trong sách giáo khoa của các môn học khác xử dụng cách thuyết trình, thảo luận, trao đổi và câu hỏi/trả lời trong việc dạy dùng các câu hỏi dọ để lường tiến trình học tập của học viên có hiệu quả không lượng giá sự tiến bộ căn cứ vào các trang và phần đã được dạy mỗi ngày cũng như trao đổi với các giảng huấn viên khác khi có cơ hội Môn học: TUYÊN GIẢNG SỨ ĐIỆP KINH THÁNH Giáo án Mô tả Được soạn để trang bị và huấn luyện các quản nhiệm Hội thánh kiến thức vànhững kỹ năng cần thiết hầu chuẩn bị và trình bày cách hiệu quả các sứ điệp giải kinh từ lời Đức Chúa Trời dựa trên Kinh Thánh để đáp ứng nhu cầu của hội chúng. Giáo trình đặc biệt nhấn mạnh đến sự chuẩn bị thiết thực của người giảng và sứ điệp với nhiều ví dụ và bài tập thực tiễn. Mục đích 1) Chứng minh từ Kinh Thánh sự cấp thiết của việc giảng giải lời Đức Chúa Trời 2) Giúp người giảng nhìn thấy chính họ theo quan điểm của Đức Chúa Trời 3) Nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc chuẩn bị thuộc linh của người giảng. 4) Huấn luyện thực tiễn các mục sư những kỹ năng căn bản cho việc chuẩn bị sứ điệp giải kinh 5) Nhấn mạnh đến nhu cầu để bản văn Kinh Thánh quyết định cả nội dung lẫn cấu trúc của sứ điệp.
  • 5. 6) Dạy các quản nhiệm hội thánh cách trình bày sứ điệp Kinh Thánh có hiệu quả. 7) Chỉ ra mục tiêu của việc giảng dạy là thay đổi đời sống - Càng trở nên giống Chúa Giê-xu Christ hơn. Rao giảng lời Chúa để mọi người có thể hiểu và vâng giữ Tài liệu giảng huấn (1) Sách giáo khoa môn học này (2) Cuốn Kinh Thánh NIV tiếng Anh, Zondervan Bible Publisher, 1985 (3) Cuốn Kinh Thánh tiếng Việt. Điều kiện lớp học 1. Hoạt động lớp. Chuẩn bị để ghi chú vào sách giáo khoa khi nghe giảng bài và thảo luận tại lớp, và tham gia trong việc thảo luận 2. Bài tập hằng ngày (vào buổi chiều): Đọc và ôn cẩn thận phần tài liệu đã được dạy trong lớp buổi sáng bao gồm việc đọc các phần Kinh Thánh trích dẫn và làm các bài tập. Biết chắc là bạn hiểu rõ nội dung, quan niệm và áp dụng của tài liệu (khoảng 4-10 trang mỗi lớp học). Khi đã hoàn tất bài tập, học viên nên dành thì giờ để đọc Kinh Thánh như được ghi ở cuối trang.Phần câu hỏi và trả lời có thể được thực hiện vào phần cuối của một ngày. 3. Hiện diện tại lớp. Hiện diện trong lớp là một việc bắt buộc. Nếu học viên khiếm diện nhiều lần sẽ đưa đến việc cho nghỉ học.Nếu học viên nào vắng mặt trong một lớp học, học viên đó phải dành thì thì giờ để nghe cuộn băng đã được ghi âm và hoàn tất phần bài tập. 4. Lượng giá: Để có thể tiếp tục học các môn học khác với TTHLKTQN, bạn phải chứng tỏ rằng mình hiểu rõ nội dung và khả năng thực hành những điều mình đã học . Đừng ngại hỏi giảng viên những câu hỏi cần thiết hoặc xin làm sáng tỏ những gì mình còn mù mờ. Giảng viên sẽ xem lại những bài tập trong sách giáo khoa của bạn, lượng giá sự tham gia của bạn trong lớp, việc tham gia thực hành mục vụ và tiếp xúc với bạn thường xuyên để bảo đảm rằng việc học của bạn có tiến bộ. 5. Các điều kiện khác: a. Trước lớp học cuối, bạn phải nộp một bài viết một trang mô tả lẽ thật, nguyên tắc, quan niệm hoặc một nhân vật Kinh Thánh đã tác động trên đời sống bạn nhiều hơn hết qua môn học này. b. Trong giờ tự học buổi chiều và các tuần nghỉ giữa các môn học, bạn cần phải hoàn tất các đòi hỏi như phía dưới trước khi bạn được phép tiếp tục học môn kế tiếp. · Đọc lại và ôn cẩn thận giáo khoa của môn học này
  • 6. · Đọc các phần Kinh Thánh như sau: Trước khi bắt đầu môn học 3 Sáng - I Vua (522 trang) Trước khi bắt đầu môn học 5 II Vua - Nhã ca (491 trang) Trước khi bắt đầu môn học 7 Esai - Ma-la-chi (425 trang) Trước khi bắt đầu môn học 10 Ma-thi-ơ - Khải (512 trang) * Đọc 25 trang mỗi ngày (chỉ đọc phần Kinh văn, không cần đọc phần chú giải..v..v..) · Mỗi lần đọc xong, nên ghi vào một tờ giấy rằng bạn đã đọc xong phần Kinh văn đòi hỏi và nộp cho giảng huấn viên. Thời khóa biểu môn học Buổi học Ngày Số trang Đề tài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
  • 7. 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Ghi chú: Giảng viên có thể điền vào thời khoá biểu này và cho học viên biết phần tài liệu sẽ dự định học trong mỗi buổi (khoảng 4-10 trang tùy theo môn học. Giảng viên có thể bắt đầu với phần Các Gợi Ý Thực Tiễn cho việc sử dụng cuốn Kinh Thánh theo bản dịch NIV trong phần Phụ lục. Thời khoá biểu hằng ngày Thứ hai - Thứ sáu Lớp 1 9:00 - 10:30 sáng Nghỉ 10:00 - 11:00 sáng Thờ phượng 11:00 - 11:30 sáng Lớp 2 11:30 sáng - 1:00 chiều An trưa 1:00 - 1:45 chiều Tự học 1:45 - 4:00 chiều Câu hỏi/trả lời 4:00 - 4:30 chiều Ghi chú : Giờ thờ phượng có thể bao gồm một thì giờ ngắn dành cho việc ngợi khen, cầu nguyện và khoảng 15 phút để nghe giảng theo cách giải kinh bởi một giảng viên hoặc một học viên. Chương trình trọn ngày
  • 8. Trong chương trình học trọn ngày, học trình 10 môn học của TTHLKQN được thực hiện bằng cách chia làm năm (5) lần mỗi lần hai (2) môn trong sáu (6) tuần lễ với 3 tuần nghĩ giữa các khoá. Như vậy 10 môn học có thể được thực hiện trong vòng 10 tháng. Thí dụ : Ngày Khoá học 1 Môn học 1 (6 tuần) Môn học 2 Nghỉ (3 tuần) Khoá học 2 Môn học 3 (6 tuần) Môn học 4 Nghỉ (3 tuần) v.....v....... Ghi chú: Các môn học sau đây có thể đòi hỏi nhiều giờ học tại lớp, các lớp cần được điều chỉnh để mỗi buổi học có ít nhất là 2 giờ thay vì chỉ có 1-1/2 giờ 2 Cựu ước Lược khảo 3 Tân ước Lược khảo 5 Giáo lý Kinh Thánh Lược khảo 9 Lịch sử Hội Thánh Lược khảo Chương trình lớp đêm Mỗi lần dạy một môn học với một tuần nghỉ giữa 2 môn học. 3 tối mỗi tuần (2 giờ tại lớp, 1 giờ tự học). Cộng thêm 4 giờ vào ngày thứ Bảy với một giờ dành để nghỉ và thờ phượng. Các môn học 2, 3, 5, 6, 9, 10 mỗi môn học có thể được hoàn tất trong vòng 18 tháng. Các chỉ dẫn cho việc giáo huấn Triết lý giáo dục phía sau các môn học này là trang bị cách thực tiễn - giúp tiêu hoá những căn bản, tri thức hữu ích và khả năng. Các bài tập được soạn thảo để giúp cá nhân học viên tham dự vào việc thực hành những nguyên tắc đã được dạy. Phần lớn ôn lại là để biết chắc học viên hiểu rõ và có thể tóm lại những lẽ thật quan yếu. Giảng viên có thể dùng cách thuyết trình, câu hỏi và trả lời và thảo luận để bảo đảm việc trao đổi và lượng giá trong tiến trình học tập. Giảng viên cũng nên dùng những hình ảnh hoặc thí dụ hợp với văn hoá cho bài học. Tài liệu được soạn để dạy nhưng không cần phải dùng đến việc thi cử hoặc bài thảo luận hoặc các giáo khoa nào khác ngoại trừ giáo khoa môn học và cuốn Kinh Thánh toàn bộ. Một số giấy trong suốt dùng để rọi hình sẽ được cung cấp cho giảng viên. Mỗi khi ôn hoặc dạy bài trong lớp,dùng máy rọi hình với giấy trong suốt sẽ giúp học viên tham gia học tập. Học viên nên
  • 9. dùng thì giờ tự học để: · đọc lại phần tài liệu đã học tại lớp trong buổi sáng · làm hết các bài tập trong ngày · xin giảng viên giúp thêm nếu cần · đọc Kinh Thánh theo thời dụng biểu Giáo khoa của môn học được soạn để khuyến khích học viên tiếp tục xử dụng giáo khoa chính - Kinh Thánh. Các phần Kinh Thánh trích dẫn trong giáo khoa cần được đọc trong lớp học và dùng như là một điểm nhấn mạnh. Thay đổi cách xử dụng giáo khoa Trong những nơi mà TTHLKTQN không thể được thành lập và tài trợ, một giảng viên, một quản nhiệm hay giáo sĩ có thể dùng các giáo khoa và cuốn Kinh Thánh NIV để huấn luyện một nhóm quản nhiệm trong một thời gian. Trong trường hợp này, thời khoá biểu có thể thay đổi để thích hợpvới hoàn cảnh. Trong một số trường hợp giáo khoa của vài môn học có thể thích hợp cho việc giáo dục tổng quát trong các Hội Thánh. Các sự thay đổi của chương trình như thế cần phải được viết thư xin phép trước. Trong vài trường hợp, một lần nên dạy một môn học cho đến khi hoàn tất trước khi bắt đầu môn học khác. Thí dụ, môn học 1 được dạy trong 2 tuần sau đó môn học 2 trong 4 tuần. Một số nên học chiếm ít nhất là 35 giờ học và một số khác khoảng 60 giờ. Bố cục: Môn Tuyên giảng Sứ điệp Kinh Thánh I. Giới thiệu A. Trách nhiệm giảng dạy của Mục sư B. Giảng giải kinh - Mô tả từ Kinh Thánh 1. Tính chất 2. Gương mẫu từ Nê-hê-mi 3. Sự cần thiết · Những lý do tiêu cực · Những lý do tích cực · Những chân lý quan trọng cần nhớ C. Những định nghĩa quan trọng khác 1. Chú giải Kinh Thánh 2. Giảng giải kinh 3. Tuyên đạo pháp II. Chuẩn bị cho một số sứ điệp Kinh Thánh A. Chuẩn bị con người 1. Bí quyết của sự chuẩn bị hiệu quả
  • 10. · Tư cách · Cầu nguyện · Quyền năng · Niềm say mê 2. Người giảng được nhìn thấy từ nhãn quan của Đức Chúa Trời · Như một sứ giả · Như một tôi tớ · Như một đại sứ B. Chuẩn bị sứ điệp 1. Những công việc mở đầu 2. Xác định ý chính · Ví dụ · Bài tập 3. Xây dựng Sứ điệp · Tiến trình Bước 1 Xác định ý chính Bước 2 Bố cục nội dung * Suy gẫm Sứ điệp * Bước 3 Thêm vào những minh hoạ, ví dụ, áp dụng Bước 4 Thêm phần giới thiệu Bước 5 Thêm phần kết luận · Hình thức được đề nghị cho bố cục sứ điệp III. Những ví dụ cho Sứ điệp Kinh Thánh A. Những Sứ điệp mẫu B. Bài tập thực tiễn C. Giảng suốt một sách hay một phần của Kinh Thánh · Phi-líp · Đời sống Ê-li · Cô-lô-se · Phúc âm Mác IV. Trình bày sứ điệp A. Những điều cần nhớ B. Những gợi ý cho việc rao giảng hiệu quả. · Những nguyên tắc chung cho việc truyền thông hiệu quả · Những lời khuyên cho cụ thể cho các Sứ điệp Thánh Kinh · Kêu gọi · Thời lượng của Sứ điệp · Dáng điệu và phong cách giảng
  • 11. NỘI DUNG MÔN HỌC I. GIỚI THIỆU A. Trách nhiệm giảng dạy của Quản nhiệm Hội thánh Với tư cách là một quản nhiệm hội thánh bạn chính là người chăn bầy với vai trò: · Chăm sóc, nuôi nấng, dưỡng dục, khích lệ. · Bảo vệ · Hướng dẫn · Dạy và huấn luyện (trang bị) bầy chiên mà Đức Chúa Trời đã giao phó cho bạn (IPhi 1Pr 5:1-4) 1. Nuôi dân sự bằng lời Đức Chúa Trời GiGa 21:17 IPhi 1Pr 2:2 Lời Đức Chúa Trời là thức ăn thuộc linh duy nhất bạn phải cung cấp để bầy chiên lớn lên, trưởng thành. 2. Giảng dạy lời Chúa IITi 2Tm 4:2 “Hãy giảng đạo, cố khuyên, bất luận gặp thời hay không gặp thời; hãy đem lòng rất nhịn nhục mà bẻ trách, nài khuyên, sửa trị, cứ dạy dỗ chẳng thôi” ITi1Tm 4:13 “Hãy chăm chỉ...... khuyên bảo, dạy dỗ..... “ * Quản nhiệm Hội thánh phải giảng dạy lời Chúa * (Chúng ta không có Sứ điệp nào khác ngoại trừ Lời Đức Chúa Trời) Giảng - Công bố , giải nghĩa, động viên và áp dụng lời Đức Chúa Trời Dạy - Hướng dẫn , giải nghĩa và áp dụng lời Đức Chúa Trời Trong CoCl 1:28, giảng (công bố) và dạy (chỉ dẫn) được dùng có thể thay thế cho nhau. Nhưng nhiều quản nhiệm hội thánh không quan tâm đến trách nhiệm dạy Kinh Thánh của họ. * Có thể dạy mà không giảng, nhưng không thể giảng Kinh Thánh mà không dạy. Bạn thật sự không có bất cứ điều gì để giảng (động viên) cho đến khi bạn đã dạy. Lưu ý: Hầu như không có ngoại lệ trong Tân ước, giảng đề cập đến việc công bố phúc âm cho người chưa tin và dạy đề cập đến việc chỉ dẫn lời Chúa cho tín hữu. 3. Phục vụ Hội Thánh bằng việc trang bị cho các thánh đồ
  • 12. Eph Ep 4:11-13 IPhi 1Pr 4:10-11 IITi 2Tm 3:16-17 * Đức Chúa Trời muốn bạn rèn tập các ân tứ thuộc linh (các khả năng thuộc linh được Chúa ban cho) để trang bị và huấn luyện các thánh đồ cho công tác mục vụ * Cũng hãy xem về các ân tứ thuộc linh : ICo1Cr 12:1-11 RoRm 12:6-8 4. Nêu gương tin kính như một người trung trực ITi1Tm 4:12 “Làm gương cho các tín đồ” trong · Lời nói · Nết làm · Tình yêu thương · Đức tin · Sự tinh sạch Trong tất cả những điều này, cách mau nhất hủy phá lời chứng của bạn là bằng những gì bạn nói: Eph Ep 4:29 5. Đề phòng sự dạy dỗ giả dối Cong Cv 20:28-31 ITi1Tm 1:3-4 Hãy giữ lấy mình và bầy chiên của bạn. Hãy đề phòng giáo huấn giả dối. IITi 2Tm 1:13 Tit Tt 1:9; 2:1 Các tốt nhất để phòng chống giáo huấn giả dối là dạy các giáo lý chân chính từ Lời Đức Chúa Trời. Giáo lý chân chính là giáo huấn lành mạnh. B. Giảng giải kinh - Mô tả của Kinh Thánh 1. Tính chất của việc giảng giải Kinh Trong môn học này chúng ta sẽ cố gắng sử dụng thuật ngữ sứ điệp Kinh Thánh thay cho từ ngữ “bài giảng”. Từ ngữ “bài giảng” không có trong Thánh Kinh và hầu hết các bài giảng được giảng trong thời của chúng ta không thật sự là giảng Kinh Thánh. Thông thường, “bài giảng” được định nghĩa như sau: “Một bài phát biểu về tôn giáo hay một cuộc nói chuyện trong cộng đồng của một mục sư”. Đó không phải là điều Đức Chúa Trời
  • 13. kêu gọi chúng ta làm với tư cách là mục sư. Mục tiêu cho một sứ điệp được nói hay viết ra là từ Kinh Thánh, sứ điệp đó phải phát nguồn từ lời của Đức Chúa Trời. Công tác của chúng ta với tư cách là những người truyền đạo không phải là ban phát một bài giảng mà là trình bày một sứ điệp đến từ Lời Đức Chúa Trời cho hội chúng . Vậy Giảng giải kinh là gì? Giảng giải kinh bao gồm: · Công bố bản văn của lời Đức Chúa Trời có hệ thống · Giải nghĩa để mọi người có thể hiểu được · Động viên mọi người vâng giữ và áp dụng chân lý Trong cách giảng giải kinh, người giảng đơn thuần chỉ là công cụ qua đó lời Đức Chúa Trời (sứ điệp) được chuyển giao cho dân sự. Đó là một tiến trình giải bày lời Đức Chúa Trời và để lời Chúa phán với dân sự. Những đặc điểm của việc giảng giải kinh thật sự: · Lấy ra và giải nghĩa có hệ thống bản văn Kinh Thánh theo những phân đoạn trong thứ tự chung và theo thượng hạ văn · Giảng qua nhiều chương, nhiều phần hay nhiều sách trong Thánh kinh · Để bản văn Kinh Thánh quyết định cả nội dung lẫn cấu trúc của sứ điệp được rút ra từ đó · Không phải một đề tài nhưng nhiều đề tài sẽ được đề cập trong thời gian thích hợp như là lời Chúa được giải bày. · Thật sự là ý nghĩa nguyên thủy của bản văn · Sử dụng minh hoạ và ví dụ từ trong Kinh Thánh và liên quan đến Kinh Thánh · Tìm cách áp dụng những nguyên tắc và lẽ thật đã được rút ra từ bản văn Kinh Thánh cho những nhu cầu của xã hội đương thời. · Thúc giục và thách thức dân sự đáp ứng bằng sự vâng theo sứ điệp lời Chúa 2. Một gương mẫu Kinh thánh về giảng/dạy giải kinh NeNe 8:1-6, 8-9, 12, 15 “Họ đọc rõ ràng trong sách luật pháp của Đức Chúa Trời, rồi giải nghĩa nó ra, làm cho người ta hiểu lời họ đọc (câu 8) Nêhêmi và Exơra “dạy dỗ dân sự ”(câu 9)
  • 14. (giải nghĩa ) “Dân sự đều khóc khi nghe đọc các lời luật pháp”(câu 9) (đáp ứng ) “...... vì chúng có hiểu các lời người ta đã truyền dạy cho mình”(câu 12) (hiểu biết ) “Hãy đi kiếm trong núi.... đặng làm những nhà lều, y như đã chép” (câu 15) (vâng lời ) Các yếu tố của việc giảng giải kinh: 1. Giải nghĩa để hiểu biết 2. Chỉ dẫn - dạy dỗ 3. Cáo trách dân sự 4. Đáp ứng chân lý bằng sự vâng lời Dân sự bị cáo trách khi đối diện với lẽ thật của lời Đức Chúa Trời và đời sống họ thay đổi nhờ sự vâng lời . Đó là tất cả những gì gọi là Giảng giải kinh ! Chính bài giảng đầu tiên của Phi-e-rơ được ký thuật lại trong sách Công vụ tập trung vào việc đọc bản văn Kinh Thánh và giải nghĩa ra bằng cách liên hệ với những điều họ đã thấy, vì thế dân chúng đã đáp ứng Bài tập Đọc Cong Cv 2:14-41 Câu hỏi: Phân đoạn này minh hoạ các yếu tố của việc giảng giải kinh như thế nào? 3.Sự cần thiết của việc giảng giải Kinh AmAm 8:11 mô tả chính xác tình cảnh thời đó và ngày nay. Có “một sự đói kém về lời của Đức Giê-hô-va” Nan đề thực sự trong nhiều bài giảng được giảng ngày nay, là hầu như chứa đựng lời của con người nhiều hơn là lời của Đức Chúa Trời. *Đức Chúa Trời hứa ban phước cho lời Ngài ,chứ không phải lời của chúng ta * EsIs 55:10-11 Những lý do tiêu cực cho việc giảng giải Kinh: Đặc điểm của nhiều bài giảng ngày nay là · Sử dụng rất ít lời Chúa - đề cập sơ qua hay chỉ dùng lời Chúa như một lời giới thiệu hay như một “bệ phóng” (Spring board = tấm ván nhún để nhảy)
  • 15. · Diễn đạt ý tưởng, truyền thống và triết lý của con người · Khuyến khích quan niệm thế tục về sự thành đạt dựa trên những con số, kích cỡ, bề ngoài....v.....v.. · Để giải trí nhiều hơn là giáo huấn · Hứa hẹn sức khoẻ, giàu có và thịnh vượng vật chất (một phúc âm giả) · Giới thiệu một hình ảnh thiếu trung thực, không hoàn hảo về Chúa Giê-xu Christ và Cơ-đốc giáo. · Đề ra những giải pháp phi Kinh Thánh (như Tâm lý học thế tục) cho những nan đề thuộc linh · Chứng tỏ một quan niệm yếu ớt, thấp thỏi về sự đầy đủ của Kinh Thánh · Lôi kéo sự hưởng ứng bằng sự hấp dẫn, nghệ thuật quảng cáo và cách diễn thuyết khéo léo · Cho rằng sự ăn năn và tái sinh là không cần thiết, chỉ có sự hối tiếc và cải thiện · Nói với hội chúng những gì họ muốn nghe và những điều khiến họ cảm thấy hài lòng. · Nói những chuyện thời sự, thường xuyên sử dụng thơ ca ngoài bản văn Kinh Thánh Làm sao các loại bài giảng này có thể sánh ngang với Lời của Đức Chúa Trời? Lý do tích cực cho việc giảng giải Kinh: · Uy quyền của Lời Chúa - khi chúng ta tuyên giảng Lời Chúa, chúng ta ở dưới uy quyền của lời ấy (“Đức Chúa Trời phán.....” không phải dưới ý tưởng hoặc địa vị riêng của chúng ta) ITe1Tx 2:13 · Dân chúng cần được nghe lẽ thật - Hầu hết dân chúng ngày nay, ngay cả các Cơ-đốc nhân - đều thiếu hiểu biết Kinh Thánh . GiGa 8:31-32. · Lời Chúa có quyền năng cáo trách và thay đổi con người - Lời của chúng ta thì không có quyền năng ấy - HeDt 4:12 · Đề cập đến những nan đề thực sự của con người - Giảng giải kinh qua các sách của Kinh Thánh sẽ dạy dân sự toàn bộ giáo huấn của Đức Chúa Trời. Cong Cv 18:11; 20:20, 27 · Chứng minh được sự đầy đủ của Lời Chúa. Thi Tv 19:7-11. *Lời của Đức Chúa Trời không cần được củng cố thêm bởi âm nhạc thế tục ,giải trí ,tranh luận ,các giải thưởng ,thức ăn ,v...v ...* Những lẽ thật nổi bật cần ghi nhớ:
  • 16. Chúng ta nhận lịnh “Hãy truyền giảng (Lời Chúa)”..... Vì sẽ có một thời kia, người ta không chịu nghe đạo lành (giáo huấn chân chính). Nhưng vì họ ham nghe những lời êm tai, theo tư dục mà nhóm họp các giáo sư xung quanh mình, bịt tai không nghe lẽ thật, mà xây hướng về chuyện huyễn.” IITi 2Tm 4:2-4 Phao-lô trong IICo 2Cr 4:2 đưa ra một tiêu chuẩn chính xác “Nhưng chúng tôi từ bỏ mọi điều hổ thẹn giấu kín; chúng tôi chẳng theo sự dối gạt và chẳng giả mạo lời Đức Chúa Trời. Nhưng trước mặt Đức Chúa Trời chúng tôi tỏ bày lẽ thật , khiến lương tâm mọi người cho chúng tôi là đáng chuộng” “Hơn nữa chúng tôi từ khước những điều giấu giếm đáng hổ thẹn, không hành đông xảo quyệt, không giả mạo lời Đức Chúa Trời, trái lại trong khi công khai trình bày chân lý , chúng tôi được lương tâm mọi người ca ngợi trước mặt Đức Chúa Trời” (bản dịch mới) Đừng: Pha trộn lời Đức Chúa Trời (làm giảm nhẹ hoặc yếu đi) Giả mạo lời Đức Chúa Trời (nói Kinh Thánh nói mà kỳ thực Kinh Thánh không nói) Làm nghiêng lệch lời Đức Chúa Trời (Thêm vào hay bớt đi) (xem ICo1Cr 4:6-7) Trong I Côr Phao-lô nhắc nhở chúng ta về những lẽ thật quan trọng trong sự giảng dạy · Đừng giảng với lời khôn ngoan của loài người - Bạn sẽ làm thập tự giá của Đấng Christ ra vô ích 1:17-19 cũng xem RoRm 1:16-17 · Đừng lo lắng về việc thiếu tài hùng biện hoặc khôn sáng ICo1Cr 2:1. · Công bố chứng cớ về Đức Chúa Trời 2:1 · Tập trung về Chúa Giê-xu Christ và thập tự giá của Ngài 2:2 · Giảng trong sự khiêm nhường và kính sợ vì nhận biết sự yếu đuối của bạn và bạn đang tuyên giảng Lời của Đức Chúa Trời. 2:3 · Hãy cẩn thận về việc nhờ cậy nơi lời nói khéo léo và có sức thuyết phục 2:4 · Bởi đức tin hãy để Đức Thánh Linh chứng tỏ quyền năng của Ngài khi bạn nhờ cậy nơi Lời Đức Chúa Trời chứ không phải lời của bạn. 2:5.
  • 17. Dân sự phải được tác động bởi lời Đức Chúa Trời , chứ không phải bởi lời của người giảng C. Những định nghĩa quan trọng khác Trong sự giảng dạy nên tập chú vào việc giải kinh có hệ thống, có một số các thuật ngữ khác bạn cần biết. Chú giải - Tiến trình nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng bản văn Kinh Thánh để xác định ý nghĩa nguyên thủy của nó (một cách khác để mô tả phương pháp căn bản khảo học Kinh Thánh) Giải kinh - Những quy luật giải nghĩa để áp dụng bản văn Kinh Thánh trong việc khảo học Kinh Thánh Tuyên đạo pháp - Tiến trình thu thập các kết quả của việc khảo học Kinh Thánh (chú giải) và khai triển thành một sứ điệp Kinh Thánh (“bài giảng”) để truyền đạt cho những người khác. * Nghiên cứu Kinh Thánh kỹ lưỡng , có hệ thống , đồng thời sử dụng các quy luật giải nghĩa sẽ giúp người giảng khai triển được các sứ điệp Kinh Thánh chân chính trong việc giảng giải kinh hiệu quả * Người giảng phải hiểu biết Lời Chúa để dạy cho người khác - cần có thời gian để nghiên cứu (xem Exo Er 7:10-11). Ôn tập 1. Trách nhiệm chính của quản nhiệm hội thánh là gì? 2. Sự khác nhau giữa giảng và dạy là gì? 3. Giảng và dạy - Điều nào quan trọng hơn trong Hội Thánh? Tại sao? 4. Định nghĩa giảng giải Kinh 5. Tại sao việc giảng giải kinh là rất cần thiết? 6. Những lẽ thật quan trọng nào người giảng cần phải nhớ? II. CHUẨN BỊ CHO MỘT SỨ ĐIỆP KINH THÁNH Có hai phương diện cần thiết của việc chuẩn bị 1) Chuẩn bị người giảng 2) Chuẩn bị sứ điệp *Xao lãng một trong hai sự chuẩn bị ấy sẽ dẫn đến kết quả việc giảng dạy thiếu hiệu quả * A. Chuẩn bị con người 1. Những bí quyết của sự chuẩn bị con người hiệu quả
  • 18. Có một mối liên hệ trực tiếp giữa hiệu quả của việc giảng dạy và chất lượng củaviệc đồng đi với Đức Chúa Trời Nhà truyền giảng vĩ đại người Tô-cách-lan trong thế kỷ 19 là Robert Murray M’Cheyne có lần đã nói: “Nhu cầu lớn nhất của dân sự tôi là sự thánh khiết của cá nhân tôi” John Owen, một mục sư người Anh trong thế kỷ 17, đã định vị Lời Chúa trong cách này: “Lời Chúa phải ở trong chúng ta với quyền năng trước khi lời ấy có thể xuất ra từ chúng ta với quyền năng” Đời sống cá nhân Toà giảng Cầu nguyện ® Quyền năng Tư cách ® Sự tín nhiệm *Sự cầu nguyện và tư cách tốt trong đời sống cá nhân của chúng ta mới sản sinh được quyền năng và sự tín nhiệm trên toà giảng * Quản nhiệm Hội thánh phải chú ý cẩn thận đến chính mình (ITi1Tm 4:16) trong 4 lãnh vực chính: · Tư cách - Sự trung trực Phao-lô nói: “Hãy bắt chước tôi cũng như chính mình tôi bắt chước Đấng Christ vậy” ICo1Cr 11:1 Người giảng dạy phải: · Không chỗ trách được ITi1Tm 3:1-2 · Có tiếng tốt 3:7 · Phải ăn ở ngay lành giữa dân ngoại IPhi 1Pr 2:12 *Xem biểu đồ các phẩm chất của các trưởng lão/lãnh đạo/chấp sự trong Thánh Kinh khảo học IV* Hành vi không tin kính và không xứng hợp sẽ phủ nhận và vô hiệu hoá những gì bạn truyền đạt từ toà giảng Sự tín nhiệm trên toà giảng liên quan trực tiếp đến tư cách người giảng · Cầu nguyện - Thông công với Đức Chúa Trời
  • 19. Các sứ đồ nói: “Còn chúng ta sẽ cứ chuyên lo về sự cầu nguyện và chức vụ giảng đạo” Cong Cv 6:2-4 Cầu nguyện không chỉ là cầu xin Chúa điều gì đó ; mà còn là thừa nhận chúng ta cần Chúa và nhờ cậy Ngài. Sự cầu nguyện làm cho việc chuẩn bị được kết quả. CẦU NGUYỆN · Trước khi bạn chuẩn bị sứ điệp · Khi bạn chuẩn bị sứ điệp · Trong khi bạn trình bày sứ điệp · Trong lúc kêu gọi sự đáp ứng · Để Đức Chúa Trời tiếp tục hành động khi Ngài bắt đầu với những người đáp ứng sứ điệp. · Quyền năng - Năng lực của Lời Chúa và Người giảng Người giảng hay lời người giảng không thể có quyền năng (khả năng cáo trách và thay đổi) nếu không có sự giúp đỡ của Đức Thánh Linh - Công bố về Chúa Cứu Thế trong quyền năng của Thánh Linh, không bởi năng lực riêng của chúng ta. CoCl 1:28, 29 - Quyết định yên nghỉ trong quyền năng của Đức Chúa Trời để trình bày sứ điệp lời Chúa. ICo1Cr 2:4, 5 - Được đầy dẫy (được hướng dẫn, kiểm soát và tác động) bởi Đức Thánh Linh. Eph Ep 5:18 · Niềm say mê Lòng nhiệt thành và khát vọng rao giảng Lời Chúa Hai yếu tố của niềm say mê: - Lòng nhiệt thành : Thiết tha, nhiệt tình, thích thú vì Đức Chúa Trời và Lời của Ngài Vui thích trong Lời Chúa Thi Tv 1:1-2 Yêu mến luật pháp Chúa 119:97 Khát vọng rao giảng RoRm 15:20 Sẵn lòng rao giảng 1:15 Người truyền đạo nên được khuyến khích nghiên cứu và chia sẽ lời Đức Chúa Trời
  • 20. - Khát vọng : Tin cậy Đức Chúa Trời để có kết quả 1) Rằng dân sự sẽ nghe lời Đức Chúa Trời phán qua bạn như là người rao giảng ITe1Tx 2:13 2) Rằng dân sự sẽ đáp ứng và thay đổi 1:5-7 3) Rằng nhiều người sẽ được cứu RoRm 1:16 4) Rằng dân sự sẽ được hướng dẫn và khích lệ bởi Lời Chúa 15:4 2. Người truyền đạo (người giảng) được nhìn thấy từ nhãn quan của Đức Chúa Trời · Như một sứ giả của Phúc âm IITi 2Tm 1:11 Người truyền đạo được Đức Chúa Trời kêu gọi để loan báo, công bố và giảng dạy Phúc âm của Chúa Cứu Thế. Một sứ giả hướng sự chú ý của người ta vào một người khác (Chúa Cứu Thế) và trình bày sứ điệp của Đấng đã sai người đó (Đức Chúa Trời) *Một sứ giả nói thay cho Đức Chúa Trời* · Như một tôi tớ ICo1Cr 4:1 IICo 2Cr 4:5 Người truyền đạo phải nhìn thấy chính mình là tôi tớ của Chúa Cứu Thế được Đức Chúa Trời ủy thác với lời quý báu của Ngài. Yêu cầu của một người quản trị lời Chúa là phục vụ người khác, trung tín và rao giảng về Chúa Cứu Thế chứ không phải về mình. *Một tôi tớ chịu trách nhiệm với chủ mình và phải khai trình mọi việc* · Như một đại sứ 5:18-20 Người truyền đạo là đại diện được Đức Chúa Trời bổ nhiệm đến với loài người để nói về sự cứu rỗi (sự giảng hoà); kêu nài họ tiếp nhận Chúa Cứu Thế. Những gì người khác thấy về Chúa Cứu Thế họ sẽ thấy nơi người truyền đạo.
  • 21. *Một đại sứ là đại diện của Chúa Cứu Thế ở thế gian* Vì thế người truyền đạo phải là: · một sứ giả công bố sứ điệp của Đức Chúa Trời, không phải sứ điệp của mình · Một tôi tớ rao giảng và tôn cao Chúa Cứu Thế, không phải tôn cao chính mình · Một đại sứ đại diện cho Chúa Cứu Thế, không phải chính mình *Một khi chính bản thân được chuẩn bị về mặt thuộc linh , thì người truyền đạo mới sẵn sàng chuẩn bị sứ điệp của Đức Chúa Trời để trình bày cho dân sự * On tập 1. Mối liên hệ giữa việc chuẩn bị thuộc linh và việc giảng dạy hiệu quả là gì? 2. Trong cách nào thì quan điểm thế gian của người giảng khác với quan điểm của Đức Chúa Trời? B. Chuẩn bị sứ điệp *Quyết định trở thành một mục sư, người được giao phó: Giảng giải lời Đức Chúa Trời qua việc tìm kiếm giải nghĩa Kinh Thánh để dân sự có thể hiểu và vâng theo Như một qui luật chung, bạn và Hội Thánh của bạn sẽ được ích lợi lớn nếu bạn giảng và dạy theo thứ tự các sách trong Kinh Thánh hơn là giảng dạy sứ điệp theo chủ đề. · Hội Thánh của bạn sẽ nhận được nhiều ích lợi từ việc nhìn thấy sự hiệp nhất và không thay đổi của Kinh Thánh và được dạy “toàn bộ giáo huấn” của Đức Chúa Trời. · Bạn sẽ nhận được nhiều ích lợi bởi việc không phải quyết định những gì bạn sẽ giảng trong lần tới - đơn giản là bạn chỉ giảng phần tiếp theo của Kinh Thánh. Hầu hết những người không giảng theo lối giải kinh đều thừa nhận rằng họ phải mất 80% thì giờ để quyết định xem sẽ giảng gì và 20% thì giờ để chuẩn bị. Tại sao lại không dành 80% thì giờ để chuẩn bị cho bản văn có sẵn? 1. Những công việc mở đầu
  • 22. a. Cầu xin sự khôn ngoan và dẫn dắt để Đức Chúa Trời chỉ cho bạn phần nào được dùng hầu đáp ứng nhu cầu của Hội Thánh bạn hoặc của cử toạ. b. Đọc qua trọn sách mà bạn chọn giảng trước khi bạn giảng sứ điệp đầu tiên từ sách đó. Đọc phần giới thiệu và bố cục ở phần mở đầu của sách (bản NIV). c. Bạn phải chắc chắn hiểu được chủ đề căn bản và mục đích của sách d. Bắt đầu phần thứ nhất của sách và chọn một phần Kinh Thánh chứa đựng từ một vài câu đến cả đoạn tùy thuộc vào đề tài. Dĩ nhiên, sứ điệp giải Kinh có thể được giảng dựa trên bất cứ phân đoạn thích hợp nào (đoạn, câu ...v.......v.... ). e. Nghiên cứu từng phân đoạn . Một phân đoạn gồm một hay nhiều câu liên quan đến cùng đề tài hay có ý tưởng giống nhau. Trong NIV Study Bible các phân đoạn mới được chỉ ra bởi “chổ thụt vào đầu hàng”. f. Đọc đi đọc lại phân đoạn đó cho đến khi bạn hiểu rõ hoàn toàn, rồi suy gẫm những lẽ thật được dạy dỗ. g. Đọc những câu hoặc đoạn ở trước và sau phân đoạn bạn chọn để củng cố cho bản văn. Đọc bất cứ phân đoạn đối chiếu hay liên hệ. Dùng Thánh Kinh phù dẫn , mục lục chú giải , mục lục chủ đề , hệ thống tham khảo và chú giải khảo học . h. Nghiên cứu cẩn thận phân đoạn Kinh Thánh đó rồi sử dụng 3 bước bạn đã học: Quan sát bản văn (phân đoạn Kinh Thánh nầy nói gì) Giải nghĩa bản văn (Phân đoạn Kinh Thánh này có ý nghĩa gì) Ap dụng bản văn (Tôi phải làm gì) Hãy suy nghĩ cách vận dụng qua phân đoạn này. i. Xác định ý chính , ý tưởng, khái niệm hay lẽ thật từ phân đoạn này. Nếu bạn không hoàn toàn biết chắc phân đoạn Kinh Thánh này thực sự nói gì, hãy suy gẫm và cầu nguyện để Chúa chỉ cho bạn sứ điệp căn bản cần giảng. Hãy xây dựng sứ điệp xoay quanh ý chính để sứ điệp của bạn có một trọng tâm, trọng điểm hay chủ đề. Sự truyền đạt hiệu quả đòi hỏi người giảng phải giảng một khái niệm riêng rẽ (ý chính) bởi vì thính giả sẽ không lãnh hội được, hiểu được hay có thể áp dụng nhiều hơn một lẽ thật trong một thời điểm. Bí quyết để giảng giải kinh hiệu quả là tìm được ý chính của phân đoạn Kinh Thánh và xây dựng sứ điệp xoay quanh ý chính đó .
  • 23. Ý chính = Tóm tắt của lẽ thật căn bản được dạy dỗ qua phân đoạn Kinh Thánh j. Trung bình bạn nên chuẩn bị một sứ điệp giải kinh từ 4 đến 6 giờ. 2. Xác định ý chính Tiến trình xác định ý chính của một phân đoạn Kinh Thánh liên quan đến 2 câu hỏi căn bản: Đề mục của phân đoạn này là gì ? Phân đoạn Kinh Thánh này nói gì về đề mục ? Hãy nhớ 1) Chính phân đoạn Kinh Thánh quyết định nội dung cả sứ điệp 2) Nội dung của cả sứ điệp phải được xây dựng xoay quanh ý chính, khái niệp hay lẽ thật. Một sứ điệp Kinh Thánh nên tập trung hay nhấn mạnh một ý chính và sau đó: · trình bày lại · giải thích · minh hoạ · xác nhận · chứng minh · làm cho đầy đủ · khai triển · áp dụng ý chính đó Vì thế, trước hết chúng ta phải tìm ra đề mục của phân đoạn Kinh Thánh và rồi xác định phân đoạn đó nói gì về đề mục đó (dàn ý) Lời cảm tạ : Tôi đã học khái niệm về ý chính hay “ý lớn” trong khi theo học tại Chủng viện Thần học Dallas, nơi chúng tôi sử dụng sách giáo khoa: Tuyên giảng Kinh Thánh của Haddon W. Robinson (Baker Book house, 1980). Đó là quyển sách tốt nhất cho môn học này. Bây giờ, chúng ta hãy xem một số ví dụ về ý chính của các phân đoạn Kinh Thánh được chọn. VÍ DỤ VỀ NHỮNG Ý CHÍNH (1) Thi Tv 100:1-3 Đề mục: Tại sao chúng ta nên thờ phượng Chúa cách vui mừng
  • 24. Dàn ý: Ngài là Đức Chúa Trời · Ngài đã dựng nên chúng ta · Chúng ta thuộc về Ngài · Chúng ta là dân sự Ngài Ý chính : Chúng ta nên thờ phượng Chúa cách vui mừng bởi vì Ngài là Đức Chúa Trời - Ngài đã dựng nên chúng ta; chúng ta là dân sự Ngài và Ngài là Đức Chúa Trời của chúng ta. (2) 100:4-5 Đề mục: Tại sao chúng ta nên ngợi khen và cảm tạ Chúa Dàn ý: Đức Giê-hô-va là thiện · Sự nhơn từ Ngài hằng có mãi mãi · Sự thành tín Ngài còn đến đời đời Ý chính : Chúng ta nên ngợi khen, cảm ta Chúa vì Ngài là tốt lành - Tình yêu và sự thành tín của Ngài đối với chúng ta không bao giờ cắt đứt. Lưu ý: Thi 100 đủ ngắn để sử dụng cho một sứ điệp. Có một sự hiệp nhất ý chính (chủ đề) và 2 ý tưởng hổ trợ, ví dụ: (3) 100:1-5 Đề mục: Dàn ý: Ý chính : Bởi vì Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời, Ngài xứng đáng để chúng ta vui mừng thờ phượng và cảm tạ ngợi khen. I. Đức Chúa Trời vĩ đại (câu 1-3) “Phải biết rằng GIÊ-HÔ-VA là Đức Chúa Trời” a) Ngài là Đấng tạo hoá b) Ngài là Đức Chúa Trời của chúng ta. c) Chúng ta là dân sự Ngài II. Đức Chúa Trời là tốt lành (câu 4-5) “Vì ĐỨC GIÊ-HÔ-VA là thiện”
  • 25. a) Sự nhơn từ Ngài hằng có mãi mãi b) Sự thành tín Chúa còn đến đời đời Ap dụng: Chúng ta có thể bày tỏ sự tôn kính Đức Chúa Trời như thế nào? Chúng ta có thể: · Hát những bài hát vui mừng cho Ngài · Cảm tạ Ngài · Đến Hội Thánh với lòng biết ơn · Ngợi khen danh của Ngài · Cảm tạ Ngài vì tình yêu và sự thành tín của Ngài · Vâng lời và phục sự Ngài (4) SaSt 9:3-6 Đề mục: Tại sao việc giết người là sai trái Dàn ý: · Sự sống ở trong huyết · Đức Chúa Trời truyền lịnh mỗi đời sống phải khai trình · Con người được tạo dựng theo hình ảnh Đức Chúa Trời Ý chính : Kinh Thánh phán rằng giết người là sai trật và phải bị trừng phạt bởi con người được dựng nên theo hình ảnh Đức Chúa Trời và sự sống là đặc biệt và thánh khiết đối với Đức Chúa Trời. Lưu ý: Đọc kỹ chú giải khảo học và tham khảo NIV về 9:3-6. (5) ChCn 3:3-4. Đề mục: Làm thế nào để được tôn trọng và có tiếng tốt trước mặt Đức Chúa Trời và con người. Dàn ý: Duy trì tâm tính và hành vi tin kính · “Ghi sự nhơn từ và sự chơn thật (trung tín) nơi bia lòng con” (thái độ) (Tâm tính ở bên trong) · “Đeo sự nhơn từ và sự chơn thật (trung tín) vào cổ” (hành động) (hành vi bên ngoài)
  • 26. Ý chính : Khi chúng ta biểu lộ sự nhơn từ và chân thật đối với người khác, chúng ta sẽ được cả sự tôn trọng lẫn danh tiếng tốt và Đức Chúa Trời sẽ hài lòng. Lưu ý: Khi bạn học sách Châm ngôn hãy nhớ rằng dạy những nguyên tắc chung, chứ không phải bảo đảm những lời hứa (điều này nghĩa là làm sao đời sống có kết quả luôn). (6) Gios Gs 1:6-9 Đề mục: Làm thế nào để tin cậy và thành công trong đời sống từ quan điểm của Đức Chúa Trời Dàn ý: Đức Chúa Trời ở với chúng ta và chúng ta phải vâng lời Ngài. · Chúng ta có thể tin cậy - Chớ run sợ - Chớ kinh khủng - Hãy vững lòng - Hãy bền chí - Đức Chúa Trời vẫn ở cùng chúng ta · Chúng ta có thể thành công - Vâng giữ tất cả lời Đức Chúa Trời - Chớ xây qua bên hữu hoặc bên tả - Suy gẫm lời Chúa - Cẩn thận làm theo mọi điều đã chép ở trong. Ý chính : Chúng ta có thể sống tin cậy vì Đức Chúa Trời ở với chúng ta và chúng ta có thể thành công khi chúng ta vâng giữ trọn vẹn Lời của Ngài. Chú ý: Khi bạn dùng đoạn văn này để khai triển một sứ điệp, bên nên minh hoạ qua cuộc đời của Giô-suê ông đã tin cậy Chúa và thành công như thế nào. Bạn cũng nên định nghĩa các khái niệm đó. Theo Kinh Thánh, thành công và thịnh vượng không ám chỉ đến danh tiếng và sự giàu có nhưng là bằng lòng để Đức Chúa Trời hoàn thành mục đích của Ngài cho cuộc đời bạn (xem Thi Tv 1:1-8 và Cong Cv 13:21-22, 36; GiGa 17:4 và 19:30) Đa- vít là một người thất bại trong nhiều phương diện nhưng lại “thành công” trong nhãn quan của Đức Chúa Trời. Chức vụ trên đất của Chúa Giê-xu chấm dứt với việc Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá và theo cách mới của Con người Chúa Giê-xu dường như thất bại trong việc trở nên “Vua dân Do thái”. Nhưng, Ngài đã thành công trong quan điểm của Đức Chúa
  • 27. Trời.“Thành công ” theo như đánh giá của Đức Chúa Trời là mong muốn làm theo ý Ngài và trung tín vâng giữ lời Ngài. Lưu ý: Khi bạn đọc qua phân đoạn để tìm ý chính, lưu ý những thay đổi trong đoạn văn thường là dấu hiệu cho việc thay đổi chủ đề (ví dụ như tác giả bắt đầu nói về một điều khác hay một khía cạnh khác của cùng chủ đề). (7) MaMl 2:13-16 Đề mục: Tại sao Đức Chúa Trời ghét sự ly dị Dàn ý: Hôn nhân là một giao ước trước mặt Chúa · Ly dị ngăn trở sự thông công của chúng ta với Đức Chúa Trời “Ngài không nhìn đến của lễ nữa” ( câu 13) · Hôn nhân là một giao ước (hiệp ước/hợp đồng) đồng hành trọn đời giữa một người nam và một người nữ trước mặt sự chứng kiến của Đức Chúa Trời (câu 14) · Ly dị bày tỏ sự không trung thành trong giao ước với người bạn đời (câu 14) · Đức Chúa Trời kết hợp người nam và nữ thành một (thân thể và tâm linh) để sản sinh ra con cái tin kính (câu 15) · Tự bảo vệ tâm linh của bạn và phải trung thành · Hôn nhân mô tả mối liên hệ của Đức Chúa Trời với dân Y-sơ-ra-ên của Ngài và mối liên hê của Đấng Christ và Hội Thánh, vì thế thờ hình tượng được xem như tà dâm thuộc linh. Ý chính : Đức Chúa Trời ghét ly dị và khuyên dạy không được ly dị bởi vì phá vỡ hôn nhân là vi phạm giao ước thánh đã thiết lập trước sự chứng kiến của Ngài; Điều đó kết thúc mối thông công của chúng ta với Đức Chúa Trời và ngăn trở mục đích của Ngài dành cho hôn nhân. Lưu ý: Trước khi khai triển phần Kinh Thánh này thành một sứ điệp, bạn cần phải nghiên cứu những đoạn văn Kinh thánh liên hê khác như SaSt 2:20- 25; PhuDnl 24:1-4; Mat Mt 19:1-12; ICo1Cr 7:1-40; Eph Ep 5:22-23. Kiểm tra phần về ly dị và hôn nhân trong Thánh Kinh khảo theo học NIV mục lục chú thích, mục lục đề mục và Thánh Kinh phù dẫn . (8) GiGa 9:1-5
  • 28. Đề mục: Tại sao tất cả bịnh tật không phải đều do một số tội lỗi đặc biệt. Dàn ý: · Tội lỗi của cha mẹ không phải là nguyên nhân của sự mù loà · Tội lỗi của người mù không phải là nguyên nhân của sự mù lòa · Đức Chúa Trời cho phép người này bị mù từ thuở sinh ra để bày tỏ công việc lạ lùng của Ngài trước mắt con người. Ý chính : Không phải tất cả bịnh tật đều có nguyên nhân bởi một số tội lỗi đặc biệt - Đức Chúa Trời cho phép một số tội lỗi với mục đích bày tỏ chính Ngài ra với loài người. (9) IPhi 1Pr 3:7 Đề mục: Tại sao người chồng phải ân cần và tôn trọng vợ mình Dàn ý: · Người chồng phải ân cần · Người chồng phải tôn trọng vợ mình · Người vợ là “người đồng hành yếu đuối hơn” · Người vợ là người đồng thừa hưởng sự cứu rỗi · Không làm như thế sẽ cản trở đời sống cầu nguyện của người chồng. Ý chính : Đối với Đức Chúa Trời, người vợ cũng có giá trị như người chồng và người chồng không ân cần và tôn trọng vợ mình sẽ bị ngăn trở trong đời sống cầu nguyện. Lưu ý: Giáo viên có thể chọn một số trong các bài tập này để thực tập trong nhóm và thảo luận. Bài tập Trong mỗi một phân đoạn sau đây, hãy viết ra dàn ý và ý chính. Khi bạn tìm ý chính, hãy nhớ rằng đó là một câu tóm tắt bằng lời riêng của bạn dựa trên lẽ thật căn bản, nguyên tắc hay khái niệm được dạy trong phân đoạn đó. Càng đơn giản, rõ ràng, ngắn gọn càng tốt. Hãy dùng chú thích trong Thánh Kinh Khảo học NIV. *Đừng chỉ viết lại các câu Kinh Thánh* *Hãy nhớ đọc kỹ thượng hạ văn* 1) Phân đoạn Kinh Thánh: GaGl 6:7-10
  • 29. Đề mục: Dàn ý: Ý chính 2) Phân đoạn Kinh Thánh GiGa 13:34-35 Đề mục Dàn ý Ý chính 3) Phân đoạn Kinh Thánh EsIs 59:1-2 Đề mục Dàn ý Ý chính 4) Phân đoạn Kinh Thánh ChCn 3:5-6 Đề mục Dàn ý Ý chính 5) Phân đoạn Kinh Thánh Mat Mt 12:46-50 Đề mục Dàn ý Ý chính 6) Phân đoạn Kinh Thánh XuXh 4:10-11 Đề mục Dàn ý Ý chính 7) Phân đoạn Kinh Thánh Mac Mc 7:1-13 Đề mục
  • 30. Dàn ý Ý chính Ôn lại - Ý chính là gì và tại sao ý chính là quan trọng? 3. Xây dựng sứ điệp · Tiến trình: Giảng giải kinh đơn giản hoá rất nhiều tiến trình chuẩn bị một sứ điệp Kinh Thánh bởi vì: - Bản văn Kinh Thánh quyết định nội dung sứ điệp - Bản văn Kinh Thánh định hướng cấu trúc của sứ điệp Lưu ý: Với tư cách là một truyền đạo (người giảng), trách nhiệm chính của bạn là giải nghĩa Lời Đức Chúa Trời sao cho dân sự có thể hiểu được và vâng theo. *Tham khảo trang 28 phần Những công việc mở đầu cho những bước tiếp theo Sau khi bạn đã: · Chọn một phân đoạn Kinh Thánh · Nghiên cứu phân đoạn Kinh Thánh đó cách cẩn thận · Đọc phần giới thiệu, bố cục.....v....v.... trong chú thích Thánh Kinh khảo học NIV · Xem xét những nhu cầu của Hội chúng · Cầu nguyện để được soi sáng và hiểu rõ ý nghĩa phân đoạn Kinh Thánh đó. Bạn sẵn sàng bắt đầu cho việc xây dựng sứ điệp Hình thức cuối cùng cho mỗi sứ điệp phải gồm có phần sau: 1) Giới thiệu 2) Ý chính 3) Phần chính của sứ điệp (nội dung) Giải nghĩa Minh hoạ Ví dụ Ap dụng 4) Kết luận Lưu ý: Nội dung (phần chính của sứ điệp) không gì khác hơn là ý chính được mở rộng thành một sứ điệp và ý chính chỉ là tóm tắt của nội dung sứ điệp.
  • 31. Khi bạn xây dựng sứ điệp, hãy làm theo thứ tự sau đây: Tiến trình Bước 1 Ý chính Bước 2 Bố cục nội dung *Suy gẫm sứ điệp * Bước 3 Minh hoạ, ví dụ, áp dụng Bước 4 Giới thiệu (nhập đề) Bước 5 Kết luận Phần giới thiệu và kết luận được thực hiện sau khi đã hoàn tất ý chính và nội dung sứ điệp. Phần minh hoạ và ví dụ có thể được thêm vào các phần giới thiệu, nội dung hay kết luận. Thứ tự của các bước 3, 4 và 5 không quan trọng mấy và có thể thay đổi tùy sở thích của từng người. Bước 1: Xác định ý chính · Viết ra đề mục , dàn ý và ý chính của sứ điệp Khi bạn xây dựng sứ điệp xoay quanh ý chính, sứ điệp phải được: Thống nhất: Mỗi phần của sứ điệp phải phù hợp, hổ trợ hay bổ sung cho ý chính Thứ tự: Khi rao giảng bạn phải biết những gì mình sẽ nói, lúc nào nên nói điều gì để thính giả có thể theo kịp và hiểu được sứ điệp Tập trung: Bạn có thể sử dụng ý chính để hoàn thành mục tiêu của sứ điệp Lưu ý: Đề mục : Phải chắc chắn rằng đề mục của bạn không quá tổng quát (chung chung) hay quá riêng biệt (hẹp hòi). Hãy nghiên cứu Thượng hạ văn cho đến khi bạn biết chắc đề mục được viết về điều gì. Dàn ý : Một lần nữa bạn phải biết được ý chính, viết ra những gì trong phân đoạn Kinh Thánh nói về ý chính. Có thể có nhiều hơn là một ý tưởng nói về chủ đề (ví dụ như phân đoạn Kinh Thánh có thể có nhiều điều quan trọng nói về đề mục). Thứ nhứt, sử dụng ngôn từ của bản văn Kinh Thánh, liệt kê mọi điều nói về đề mục.
  • 32. Thứ hai, xách định xem những câu trong bản liệt kê của bạn thực sự là những ý tưởng nói về chủ đề hay chỉ là những câu hổ trợ cho những ý tưởng đó. Xem xét mỗi ý tưởng nói về chủ đề có thể trở thành một điểm chính của sứ điệp. Chú ý: Những điểm chính đơn giản chỉ là trình bày lại những ý tưởng của toàn đoạn văn nói về chủ đề. Thứ ba, sắp xếp các điểm chính theo thứ tự mà bạn nghĩ là bạn muốn truyền đạt cho hội chúng và đặt dưới mỗi điểm những câu hổ trợ cho điều bạn muốn truyền đạt. Bước 2: Bố cục nội dung · Soạn bố cục Hãy viết ra ý chính, đặt những điểm chính yếu và những câu hổ trợ vào một bố cục sẽ phản ảnh được chủ đích hay mục tiêu của sứ điệp *Đây là lúc bắt đầu tự hỏi câu hỏi: Chủ đích hay mục tiêu của tôi trong sứ điệp này là gì? Khi xem xét chủ đích hay mục tiêu để “rình bày sứ điệp”, trước hết bạn phải lập bố cục để xác định mục tiêu của bạn dành cho hội chúng. 1) Gia tăng kiến thức 2) Thay đổi hành vi Đáp ứng được khao khát 3) Khác biệt trong thái độ hay cảm xúc Có mục tiêu trong trí khởi sự sẽ giúp bạn hình thành được bố cục của sứ điệp Hình thức bố cục Ý chính: Đây là tóm tắt sứ điệp của tôi (đề mục + những điểm chính yếu) I. Đây là phần chính trước nhất của tôi (hổ trợ ý chính) A. Điều này hổ trợ, chứng minh, giải thích, làm rõ hơn hay minh hoạ cho phần chính trước hết của tôi B. Điều này hổ trợ, chứng minh, giải thích, làm rõ hơn hay minh hoạ cho phần chính trước hết của tôi II. Đây là phần chính thứ hai của tôi (hổ trợ ý chính)
  • 33. A. Điều này hổ trợ, chứng minh, giải thích, làm rõ hơn hay minh hoạ cho phần chính thứ hai của tôi. B. Điều này hổ trợ chứng minh, giải thích, làm rõ hơn hay minh hoạ cho phần chính thứ hai của tôi III. Đây là phần chính thứ ba của tôi (hổi trợ ý chính) A. Điều này hổ trợ chứng minh, giải thích, làm rõ hơn hay minh hoạ cho phần chính thứ ba của tôi B. Điều này hổ trợ chứng minh, giải thích, làm rõ hơn hay minh hoạ cho phần chính thứ ba của tôi Chú ý: Mọi sứ điệp nên có một ý chính và có thể có từ một đến ba hay thậm chí đến 4 phần chính. Nhưng hãy cố gắng giữ sứ điệp của bạn đơn giản hơn với tối đa là 3 phần chính. Hãy nhớ rằng bạn muốn thính giả có thể nhớ và áp dụng ý chính của bạn. Các phần chính chỉ hổ trợ , chứng minh , giải thích minh hoạ hay làm rõ hơn ý chính của bạn và là phần trình bày lại dàn ý bạn đã tìm thấy trong phân đoạn Kinh Thánh. Đây là tóm lược của bố cục: Ý chính: Đây là ý chính của tôi I. Phần chính Thứ Nhất (Ý nói về chủ đề ) A) Phần hổ trợ B) Phần hổ trợ II. Phần chính thứ hai (Ý nói về chủ đề) A) Phần hổ trợ B) Phần hổ trợ *Nếu bạn gặp khó khăn khi soạn bố cục , chỉ hãy viết ra ý chính và liệt kê những điều bạn muốn nói về ý chính đó dựa trên những gì bản văn Kinh Thánh nói về nó * Ví dụ: (Xem Thi thiên 100, trang 31) Ý chính: Đức Chúa Trời tốt lành bởi vì sự nhơn từ và thành tín của Ngài Làm thế nào Đức Chúa Trời bày tỏ cho chúng ta Ngài là tốt lành? 1. Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta Hổ trợ:
  • 34. · Sự nhơn từ Ngài hằng có mãi mãi (ý nói về chủ đề) · Đức Chúa Trời ban cho chúng ta Con Ngài là Chúa Giê-xu 2. Đức Chúa Trời thành tín đối với chúng ta Hổ trợ: (Ý nói về chủ đề) · Đức Chúa Trời giữ lời hứa của Ngài · Đức Chúa Trời cung ứng cho chúng ta · Cung cấp chi tiết cho bố cục _ Đọc lại phân đoạn Kinh Thánh và quyết định những gì bạn muốn trình bày về từng phần chính và phần hổ trợ. _ Viết ra bố cục dưới mỗi phần chính và/hay phần hổ trợ một ý tưởng đầy đủ bằng hình thức một cục từ hay một câu văn để có thể diễn đạt hiệu quả. Ví dụ, để minh hoạ cho ví dụ ở trên, bạn có thể trình bày dưới câu “Đức Chúa Trời cung ứng cho chúng ta”. Thi thiên này mô tả Đức Chúa Trời như là một người chăn chiên bảo vệ và chăm sóc chiên của mình Lưu ý: Đừng cố gắng viết hết toàn bộ sứ điệp từng lời từng chữ, nhưng hãy cung cấp thêm chi tiết cho bố cục của bạn đủ để bạn biết những điều căn bản định trình bày là gì. Để thực tập giảng bạn có thể chỉ dùng một bố cục ngắn và đừng quên sứ điệp của bạn bởi vì sứ điệp đến từ phân đoạn Kinh Thánh mà bạn đã đọc * Suy gẫm sứ điệp * Giữa bước 2 và 3 là phần suy gẫm (cân nhắc, suy nghĩ, xem xét, cầu nguyện) và cầu hỏi Đức Chúa Trời ban cho bạn hiểu thấu đáo phân đoạn Kinh Thánh đó và giúp đỡ bạn xây dựng sứ điệp như ý Ngài muốn. Gios Gs 1:8 Thi Tv 119:15, 16, 24, 97-99 IITi 2Tm 2:7 Bước 3: Thêm vào các minh hoạ ví dụ và áp dụng; xem xét mục tiêu Những minh hoạ và ví dụ Qui luật chung: Hãy sử dụng một vài minh hoạ và ví dụ như là điều cần thiết để diễn đạt cách hiệu quả sứ điệp. Mục đích của minh hoạ và giới thiệu
  • 35. · Sử dụng để làm sáng tỏ các chân lý trừu tượng · Sử dụng để liên hệ giữa chân lý và kinh nghiệm sống hằng ngày · Sử dụng để giải thích một khái niệm hay chân lý hầu thính giả có thể hiểu rõ. · Sử dụng để nhấn mạnh một phần chính hay một chân lý quan trọng Hướng dẫn cách sử dụng minh hoạ và ví dụ 1. Chọn minh hoạ hay ví dụ từ Kinh Thánh nếu được - Dùng Kinh Thánh để giải nghĩa, hổ trợ Kinh Thánh 2. Phải chính xác và súc tích 3. Phải chắc chắn rằng những minh hoạ có liên quan với sứ điệp 4. Phải chắc chắn chúng thích hợp và không gây khó chịu cho thính giả. 5. Sử dụng chúng khi bạn muốn kể một câu chuyện nhằm gây ấn tượng ảnh hưởng 6. Đừng sử dụng nhiều các minh hoạ có tính cách cá nhân hầu bạn không gây bối rối, xúc phạm hoặc vi phạm sự tín nhiệm đối với thính giả. Hãy đọc các sách phúc âm để thấy Chúa Giê-xu sử dụng minh hoạ và ví dụ (những ẩn dụ) Những dẫn chứng và hài hước Qui tắc chung là hãy (giữ hạn chế) việc dẫn chứng và hài hước (những chuyện đùa). Hãy tập trung vào việc đọc và giải nghĩa những gì Đức Chúa Trời phán trong lời Ngài và làm thế nào để áp dụng vào hội chúng. *Đừng cố công giải trí cho mọi người * · Ap dụng: Hãy nhớ những ý tưởng để áp dụng sau đây: Tôi sẽ làm gì? Làm thế nào để thực hiện việc này? Làm sao tôi có thể rèn luyện điều này? Ap dụng là: Vâng lời _ Chỉ cho thính giả biết cách vâng lời Đức Chúa Trời _ Gợi cho thính giả biết cách đáp ứng sứ điệp để tìm được lợi ích nhiều nhất
  • 36. cho cá nhân họ _ Chứng minh sự thay đổi đời sống sẽ xảy ra như là kết quả của sự vâng lời (càng trở nên giống Chúa Giê-xu Christ hơn) *Không có sự áp dụng - việc giảng dạy là vô nghĩa * LuLc 6:46-49 và Gia Gc 1:22-25 Sau đây là một số các câu hỏi áp dụng đặc biệt để suy xét: Có một: · Nguyên tắc để áp dụng không? · Mạng lịnh để vâng giữ không? · Tội cần xưng thú và từ bỏ không? · Thói quen cần thay đổi hay chấm dứt không? · Thái độ cần sửa đổi không? · Lẽ thật phải tin nhận không? · Lời hứa cần công bố không? · Gương mẫu để noi theo không? · Điều gì cần Chúa giải cứu không? · Hành vi đặc biệt phải đối phó không? · Hoàn cảnh phải đối diện không? · Người cần tha thứ không? · Nguy hiểm hay sai lầm cần tránh không? · Thay đổi để thực hành trong cá tính, hành vi hay đối thoại không? Những gợi ý cho việc áp dụng đôi khi bao gồm như một phần của kết luận, nhưng để đạt hiệu quả cao nhất nên sắp xếp các gợi ý áp dụng này vào toàn bộ sứ điệp. Ví dụ: Trong phần giới thiệu cũng có thể trình bày áp dụng Đức Chúa Trời mong muốn người nghe thực hiện. Sự áp dụng cũng có thể được diễn đạt hiệu quả những minh hoạ và ví dụ. Phần áp dụng cũng liên hệ với mục đích của sứ điệp của bạn. Hãy nhớ: Việc học tập đòi hỏi sự thay đổi và sự thay đổi là kết quả của hành vi. Không có giảng dạy nên không có học tập và không có học tập nếu không có sự thay đổi . · Xem xét mục đích hay mục tiêu của sứ điệp và nhận diện nhu cầu của thính giả. Gia tăng kiến thức · Mục tiêu giáo dục Mat Mt 5:1, 27 Tit Tt 2:1 Câu hỏi : Có phải mục đích chính của tôi là để thông tin hay dạy dỗ không? Chú ý:
  • 37. _ Phải chắc chắn lẽ thật hay nguyên tắc bạn đang được đặt nền vững chắc trên Kinh Thánh. _ Đừng chỉ giảng về các sự kiện; hãy giảng về các nguyên tắc, khái niệm, lẽ thật về Đức Chúa Trời và mối liên hệ giữa chúng ta với Ngài. _ Sự hiểu biết lẽ thật này có thay đổi được đời sống người nghe không? _ Tri thức thì tốt nhưng sự hiểu biết lẽ thật phải dẫn đến sự vâng lời. GiGa 7:17 Thay đổi hành vi · Mục tiêu thực hành HeDt 5:14 GiGa 8:32 Câu hỏi : Có phải mục đích chính của tôi là khích lệ sự thay đổi trong thói quen, cách sống hay lệ thường của một người không? IPhi 1Pr 1:14-16 Chú ý: _ Bạn phải trình bày rõ ràng về kết quả mong muốn và làm thế nào để hoàn thành điều đó cách thực tiễn _ Một phần của chức vụ rao giảng lời Chúa của bạn là chuẩn bị dân sự Chúa cho công tác phục vụ (Eph Ep 4:11-13) và huấn luyện họ trong sự công bình (IITi 2Tm 3:16-17) Thái độ Cảm xúc Khác nhau · Mục tiêu thái độ Eph Ep 4:22-24 RoRm 12:2 Phi Pl 2:5 Câu hỏi : Mục đích chính của tôi có phải là thuyết phục người nghe thay đổi cách họ cảm xúc hay suy nghĩ về những điều gì đó chăng? Chú ý: _ Sự khác biệt được ghi nhận trong thái độ hay cảm xúc phải chắc chắn phù hợp với Kinh Thánh. _ Phải trình bày rõ ràng lý do sự thay đổi là cần thiết và ảnh hưởng nào sẽ xảy ra trong đời sống người nghe. Ap dụng là chỉ cho người nghe cách vâng lời Đức Chúa Trời và chứng minh sự thay đổi sẽ xảy ra như là kết quả của sự vâng lời . Bước 4: Thêm vào lời giới thiệu (nhập đề) Mục tiêu căn bản của lời giới thiệu là để: · Thu hút sự chú ý của thính giả. · Giải thích lý do họ cần phải lắng nghe · Trình bày trước ý chính của sứ điệp · Gây một ấn tượng tích cực
  • 38. Lời giới thiệu phải: · Ngắn gọn (tối đa 3 phút) · Có liên quan đến sứ điệp · Thích hợp với thính giả Những đề nghị cho lời giới thiệu thích hợp, hiệu quả 1. Bắt đầu với 1 phát biểu mạnh mẽ “Tín đồ không còn tiếp tục phạm tội nữa” (xem RoRm 6:1-12) “Thánh Kinh phán rằng.....” 2. Bắt đầu với một câu hỏi . “Quí vị có nhận thức được rằng Đức Chúa Trời biết rõ những gì quí vị sắp nói trước khi quí vị nói ra không? (xem Thi Tv 139:1-6) “Tại sao quí vị lại nghĩ rằng hiện nay có quá nhiều Cơ-đốc nhân ngã lòng thối chí? (xem GaGl 6:7-10) *3. Bắt đầu với việc đọc Kinh Thánh Bạn sẽ chẳng bao giờ sai lầm khi bắt đầu sứ điệp với: “Khúc Kinh Thánh nền tảng cho sứ điệp này ở trong “ Và rồi đọc đoạn Kinh Thánh đó, hay “Đề tài của sứ điệp là , Và phân đoạn Kinh Thánh nền tảng là “ *Khởi động với lời Đức Chúa Trời càng nhanh càng tốt để thiết lập uy quyền cho những gì bạn sắp trình bày * Bước 4: Thêm vào lơì kết luận Mục đích của lời kết luận là · Nhắc lại ý chính · Tóm lược ngắn gọn sứ điệp · Kêu gọi · Nhắc nhở thính giả về nhu cầu vâng lời và áp dụng. Một kết luận tốt phải: · Ngắn gọn (tối đa 3 phút) · Thực sự chấm dứt sứ điệp · Không trình bày thêm ý tưởng mới Những đề nghị 1. Kết thúc với một tóm tắt ý chính 2. Kết thúc với một câu hỏi
  • 39. “Quí vị sẽ làm gì để đáp ứng lẽ thật này?” 3. Kết thúc với một thách thức vâng lời. 4. Kết thúc với một lời cảnh cáo về nguy cơ của sự không vâng lời 5. Kết thúc với một lời cầu nguyện . Đề tài của sứ điệp Một sứ điệp Kinh Thánh không nhất thiết phải cần có một đề mục , nhưng bắt buộc phải có một phân đoạn Kinh Thánh ! Các đề mục thường có ích, nhất là đối với một loạt các sứ điệp dài. Sau đây là một vài đề nghị: · Đề mục phải ngắn gọn và đơn giản · Đặt đề mục để tạo nên sự quan tâm · Sử dụng đề mục để thu hút sự chú ý · Nếu có thể được lấy đề mục từ bản văn Kinh Thánh · Phải chắc chắn đề mục thích hợp với sứ điệp. Hình thức đề nghị cho Bố cục sứ điệp Kinh thánh: . Đề mục: . Giới thiệu: Ý chính: Nội dung: I. Phần chính thứ nhất (Tham khảo Kinh Thánh) giải nghĩa A. Phần hổ trợ thứ nhất giải nghĩa/minh hoạ/ví dụ/áp dụng B. Phần hổ trợ thứ hai giải nghĩa/minh hoạ/ví dụ/áp dụng II. Phần chính thứ hai (Tham khảo Kinh Thánh) giải nghĩa A. Phần hổ trợ thứ nhất giải nghĩa/minh hoạ/ví dụ/áp dụng B. Phần hổ trợ thứ hai giải nghĩa/minh hoạ/ví dụ/áp dụng
  • 40. Kết luận Tóm tắt thách thức Cầu nguyện *Hãy nhớ : Không phải mọi điều bạn sẽ trình bày là ở trong bố cục - Hãy để Đức Thánh Linh dẫn dắt bạn !* Ôn tập 1. Mục tiêu căn bản cho việc soạn bố cục sứ điệp của bạn là gì? 2. Mục đích của các minh hoạ và ví dụ là gì và chúng phải được chọn lọc như thế nào? 3. Mục đích của lời giới thiệu (nhập đề) là gì? 4. Phần kết luận phải được sử dụng như thế nào? 5. Mối liên hệ giữa phần áp dụng và mục đích của sứ điệp là gì? III. NHỮNG VÍ DỤ VỀ SỨ ĐIỆP KINH THÁNH A. Những sứ điệp mẫu Những ví dụ của bố cục sứ điệp giải kinh rút ra từ Kinh Thánh ·Ví dụ 1: Ký thuật Cựu ước (câu chuyện) Kinh Thánh: SaSt 3:1-7 Giới thiệu: Sa-tan cám dỗ chúng ta phạm tội như thế nào? Làm sao chúng ta chống cự lại sự cám dỗ? Ý chính: Sa-tan cám dỗ chúng ta phạm tội bằng việc tấn công và lẽ thật của lời Đức Chúa Trời và khơi dậy dục vọng tự nhiên của chúng ta. Nội dung: Sa-tan lừa dối để chúng ta không vâng giữ Lời Đức Chúa Trời bằng cách: I. Tấn công lẽ thật của lời Đức Chúa Trời 3:1-5 A. Thách thức Lời Đức Chúa Trời (3:1) Trong 2:15-17 Đức Chúa Trời đã ban cho A-đam một giới hạn rõ ràng. Sa- tan gieo sự nghi ngờ lời Chúa và lý do Đức Chúa Trời cho A-đam một giới hạn.
  • 41. B. Phải nhận lời Đức Chúa Trời (3:4) Sa-tan nói với Ê-va rằng Đức Chúa Trời đã nói dối. Ê-va phải chọn lựa chọn hoặc tin lời Đức Chúa Trời hoặc tin lời Sa-tan. Chúng ta cũng có sự lựa chọn tương tự. C. Xuyên tạc lời Đức Chúa Trời (3:5) Sa-tan bóp méo lẽ thật của lời Đức Chúa Trời - bằng những lời nửa thật, nửa dối. Sa-tan cám dỗ chúng ta phạm tội bằng cách: II. Khơi dậy dục vọng tự nhiên của con người (3:6) A. Sự mê tham của xác thịt - Trái của cây đó “bộ ăn ngon” B. Sự tham mê của mắt (sự tham muốn): Trái cây đó “lại đẹp mắt” C. Sự kiêu ngạo của đời: Trái cây đó “quí vì để mở trí khôn” Phân đoạn Kinh Thánh liên hệ đến 3 loại cám dỗ căn bản này là: IGi1Ga 2:15-16 Bản chất của tội lỗi và sự cám dỗ thực sự của Sa-tan là vì A-đam và Ê-va tự trở nên Đức Chúa Trời cho chính họ: họ tự quyết định những gì là đúng hay sai, tốt hay xấu. Làm sao chúng ta có thể chống cự lại sự cám dỗ? III. Chúng ta chống cự sự cám dỗ bằng cách đứng vững trên lẽ thật của Lời Chúa Tất cả những gì A-đam và Ê-va đang phải làm là hãy nhớ lại mạng lịnh của Đức Chúa Trời và lựa chọn tin cậy Ngài thay vì tin cậy Sa-tan. Những phân đoạn Kinh Thánh liên hệ về việc chống cự sự cám dỗ là: ICo1Cr 10:11-13 và Gia Gc 1:13-18 Kết luận: Chúng ta phải đứng vững bởi đức tin trên lẽ thật của Lời Đức Chúa Trời để chống cự lại sự cám dỗ của Sa-tan. Chúng ta sẽ sa ngã hay đứng vững? Sự chọn lựa thuộc về chúng ta! Ôn tập 1. Nếu bạn đang giảng giải kinh, phần Kinh Thánh cho sứ điệp kế tiếp của bạn là gì? 2. Mục đích của sứ điệp này là gì? 3. Bản văn Kinh Thánh quyết định cho n của sứ điệp 4. Bản văn Kinh Thánh định hướng cho c của sứ điệp
  • 42. ·Ví dụ 2: Thi thiên Kinh Thánh: Thi Tv 146:1-10 Dẫn nhập: Tại sao chỉ tin cậy Đức Chúa Trời và không tin cậy loài người là khôn ngoan? Ý chính: Đức Chúa Trời xứng đáng để chúng ta tin cậy, còn loài người thì không. Nội dung: Ngợi khen Đức Giê-hô-va (c.1 -2) “Ha-lê-lu-gia ” I. Chớ tin cậy loài người ( c.3-4) A. Loài người hay hư nát (Tin cậy = Tin nơi) B. Loài người không có năng quyền để cứu vớt (Nhờ cậy vào) C. Kế hoạch của loài người chấm dứt khi qua đời (Tin tưởng vào) Tất cả loài người đều mong manh và một lúc nào đó sẽ làm bạn thất vọng và ngã lòng. II. Hãy tin cậy Đức Chúa Trời ( c.5-10) A. Đức Chúa Trời ban phước cho những ai tin cậy Ngài (c.5) B. Đức Chúa Trời là Đấng Tạo hoá toàn năng của mọi vật (c.6) C. Đức Chúa Trời là thành tín đời đời (c.6) D. Đức Chúa Trời chăm sóc từng cá nhân và giúp đỡ con người (c.7-9) 1. Đoán xét công bình kẻ bị hà hiếp 2. Ban bánh cho người đói 3. Giải phóng cho người bị tù 4. Mở mắt cho người đui (ban sự sáng) 5. Sửa ngay lại những kẻ cong khom (nâng đỡ người đang gánh nặng) 6. Yêu mến người công bình 7. Bảo hộ khách lạ 8. Nâng đỡ kẻ mồ côi và người goá bụa 9. Làm cong quẹo con đường kẻ ác E. Đức Chúa Trời sẽ cai trị đời đời (c.10) Đức Chúa Trời không làm bạn ngã lòng hay thất vọng bởi vì Ngài là Đức Chúa Trời Ngợi khen Chúa “Ha-lê-lu-gia ” Kết luận: Thật ngu dại để tin cậy loài người trong khi bạn có thể chọn lựa tin cậy Đức Chúa Trời - Đức Chúa Trời là mọi sự còn loài người chỉ là hư không. *Đặt sự tin cậy vào loài người thay vì Đức Chúa Trời là đặt nhầm chổ * ·Ví dụ 3: Các sách phúc âm Kinh thánh: Mac Mc 6:33-44 Dẫn nhập: Làm sao chúng ta có thể đáp ứng nhu cầu của người khác trong
  • 43. khi cũng gặp hoàn cảnh khó khăn thiếu khả năng và các nguồn hổ trợ. Ý chính: Chúng ta chỉ có thể đáp ứng nhu cầu của người khác khi chúng ta nương dựa vào Đấng Christ và vâng giữ lời Ngài. Nội dung: I. Thách thức của hoàn cảnh khó khăn (câu 30-38) A. Đoàn dân đông đúc B. Nơi vắng vẻ C. Trời đã xế chiều D. Không có tiền bạc E. Thiếu các nguồn tài trợ Khi các môn đồ nhìn vào hoàn cảnh họ kết luận rằng họ không thể đáp ứng nhu cầu của đoàn dân. Làm sao hoàn cảnh của quí vị có thể so sánh phải không? II. Mạng lịnh của Chúa Giê-xu (câu 37-40) A. “Chính các ngươi phải ăn năn” B. Bảo dân chúng ngồi thành từng nhóm. C. Phân phát bánh cho đoàn dân Đơn giản Chúa Giê-xu muốn các môn đồ vâng theo mạng lịnh của Ngài và trao nan đề của họ cho Ngài. Sự vâng lời là tất cả những gì Đấng Christ đòi hỏi ở chúng ta. III. Năng quyền của Chúa Giê-xu đáp ứng nhu cầu (câu 40-44) Chúa Giê-xu lấy 5 cái bánh và 2 con cá, chúc tạ rồi hoá ra nhiều để cung cấp cho nhu cầu của đoàn dân Kết luận: Chúng ta phải tập trung vào Đấng Christ, không nhìn vào hoàn cảnh khó khăn hay sự thiếu thốn khả năng và các nguồn tài trợ. Đấng Christ đơn thuần kêu gọi chúng ta trung tín và vâng lời. Ngài hứa sẽ làm phần còn lại. (xem Phi Pl 4:13, 19) ·Ví dụ 4: Một ví dụ khác từ các sách Phúc âm Đây là một loại sứ điệp giải kinh theo đề tài nhưng được lấy ra trực tiếp từ bản văn Kinh Thánh. Chú ý rằng mỗi câu hay mỗi phần chính của ý chính được tóm tắt trong hình thức của một nguyên tắc. Kinh Thánh: LuLc 9:1-50 Dẫn nhập: Quí vị muốn có một chức vụ kết quả và làm Đức Chúa Trời hài lòng không? Sau đây là mười nguyên tắc cho một chức vụ thành công được rút ra từ phúc âm Lu-ca.
  • 44. Nội dung: 1. Không nương nhờ nơi tài lực của riêng bạn nhưng thi hành chức vụ với năng lực và uy quyền đã được ủy thác của Đấng Christ (9:1-3) 2. Xác định chức vụ để Đức Chúa Trời đáp ứng nhu cầu của dân sự qua bạn khi bạn phục vụ. 3. Quyết định để Đức Chúa Trời đáp ứng nhu cầu của dân sự qua bạn khi bạn phục vụ. 4. Xây dựng sứ điệp tập trung vào Chúa Giê-xu Christ và Ngài là ai ? (9:18- 20) 5. Từ chối quyền sử dụng ý muốn riêng của bạn và giống như một môn đồ đầu phục ý muốn Đức Chúa Trời và bước theo Chúa Giê-xu. 6. Mạnh dạn làm chứng cho Đấng Christ (9:26) 7. Tự hạ mình nhanh chóng khỏi bất cứ kinh nghiệm thuộc linh đỉnh cao nào đối với thực tế của chức vụ (9:27-36) 8. Từ bỏ bất cứ xu hướng nào quên rằng Chúa Giê-xu là nguồn giúp đỡ cho chức vụ (9:37-43) 9. Khá phá bí quyết của sự vĩ đại thật sự: Chức vụ tôi tớ (9:46-48) 10. Loại bỏ mọi nhóm độc quyền về thuộc linh (9:49-50) Kết luận: Sự vâng giữ các nguyên tắc của Lời Chúa sẽ bảo đảm cho một chức vụ thành công. ·Ví dụ 5: Những thư tín Tân ước Kinh Thánh: IICo 2Cr 1:3-9 Dẫn nhập: Làm thế nào Đức Chúa Trời giúp đỡ chúng ta khi chúng ta gặp phải những nan đề trong đời sống? Tất cả chúng ta đều sẽ phải đối diện với nan đề và khó khăn trong đời sống - vấn đề ở đây là chúng ta đối phó với chúng như thế nào? Chúng ta có thể bị chúng khuất phục hay chúng ta có thể tăng trưởng qua những nan đề khó khăn đó. Sự chọn lựa là của chúng ta. Ý chính: Đức Chúa Trời an ủi chúng ta khi đối diện với những nan đề trong đời sống hầu khích lệ và trang bị cho chúng ta để thi hành chức vụ đối với người khác. Nội dung: I. Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của mọi nguồn an ủi (c.3) Mọi nguồn an ủi và thương xót đến từ Đức Chúa Trời II. Đức Chúa Trời an ủi trong mọi nan đề của chúng ta (c.4-7) A. Đức Chúa Trời khích lệ và an ủi chúng ta (c.4) B. Đức Chúa Trời giúp đỡ chúng ta chịu đựng hoạn nạn và đau đớn (c.5-7). Không có hoạn nạn thử thách nào chúng ta gặp phải mà Đức Chúa Trời không thể giúp đỡ an ủi chúng ta.
  • 45. III. Đức Chúa Trời dùng hoạn nạn để giúp chúng ta trưởng thành (c.4, 8-9) A. Đức Chúa Trời trang bị cho chúng ta để an ủi người khác khi họ gặp hoạn nạn (c.4) B. Đức Chúa Trời khiến chúng ta nương cậy nơi Ngài trong hoạn nạn thử thách (c.8-9) C. Đức Chúa Trời luôn có mục đích tốt lành để hoàn thiện chúng ta qua những khó khăn hoạn nạn trong đời sống. Kết luận: Sự an ủi của Đức Chúa Trời luôn sẵn được ban cho chúng ta và chúng ta nên chấp nhận những hoạn nạn thử thách trong đời sống như là những cơ hội Đức Chúa Trời cho phép để tin cậy Ngài và được trang bị để thi hành chức vụ, đáp ứng nhu cầu cho người khác trong hoạn nạn của họ. Nhìn thấy những hoạn nạn thử thách trong đời sống từ nhãn quan của Đức Chúa Trời như những cơ hội thay vì là những nan đề sẽ giúp chúng ta chịu đựng chúng và trưởng thành trong sự trở nên giống như Đấng Christ. Chú ý : Người dạy nên cho học viên cơ hội để chia sẽ bài tập trong lớp học là nơi thích hợp nhất. B. Làm bài tập *Phương pháp tốt nhất để học biết chuẩn bị sứ điệp Kinh Thánh là làm bài tập * Bài tập 1: Kinh Thánh: HeDt 12:1-3 Dẫn nhập: Ý chính: Nội dung: I. Những mạng lịnh (c.1-2) A. Chúng ta hãy (c.1 ) 1. 2. B. Chúng ta hãy (c.1) C. Chúng ta hãy (c.2) II. Những kết quả (c.3) “hầu cho ” A. Anh em sẽ không………….. B. Anh em sẽ không…………..
  • 46. Kết luận: Ghi chú : Tại sao sứ điệp nầy lại thích hợp? Chương 11 của sách Hê-bơ-rơ liên hệ với 12:1-3 như thế nào? Bài tập 2: Kinh Thánh: ITi1Tm 4:12-16 Dẫn nhập: Ý chính: Nội dung: I. Hãy làm một tín đồ gương mẫu trước sự chứng kiến của mọi người (c.12) A. Chớ để . B. Nhưng phải . · Trong . · Trong . · Trong . · Trong . · Trong . II. Hãy tận tâm với chức vụ (c.13-14) A. Dâng mình cho việc · Chăm chỉ . · Khuyên bảo và . B. Đừng bỏ quên . III. Hãy siêng năng trong đời sống cá nhân (c.15-16) A. Dâng mình chuyên lo B. Hãy giữ · mình con · của con C. Phải bền đổ Kết luận Ghi chú : Xem phần “Cá tính” trong trang 24 của sách giáo khoa này. Bài tập 3: Kinh thánh: CoCl 1:25-29
  • 47. Dẫn nhập: Ý chính: Nội dung: I. Chúng tôi rao giảng về (c.28) (Truyền giảng ) A. Chức của chúng tôi (c.25) B. Sự mầu nhiệm . II. Chúng tôi bày tỏ mọi người trong Đấng Christ (trang bị ) A. Sự răn mọi . B. Bởi sự dạy với mọi sự . III. Chúng tôi thi hành chức vụ nhờ của Đức Chúa Trời (c.29 ) A. Chúng tôi làm (nổ lực của con người) B. Nhờ tất cả quyền của Ngài (Sự giúp đỡ của Chúa) Kết luận: Ghi chú : Dùng Kinh Thánh đối chiếu để tìm CoCl 3:16. Tại sao bây giờ chúng ta không thấy năng quyền nhiều hơn trong chức vụ? (Xem Cong Cv 1:8; Eph Ep 5:18; Phi Pl 2:13) Bài tập 4: Kinh Thánh: Mat Mt 28:16-20 Dẫn nhập: Ý chính: Nội dung: I. Uy quyền Hết cả đã giao cho ta, vậy...... II. Mạng lịnh Hãy đi d d muôn dân Hãy nhơn danh Đ C , Đ C và Đ T L . mà làm b t cho họ, và d họ g mọi điều mà t đã . III. Lời hứa Và nầy các ngươi luôn .
  • 48. Kết luận: Ghi chú : Dùng mục lục chú thích NIV , mục lục chủ đề và Thánh Kinh phù dẫn phần “môn đồ hoá” để tham khảo thêm. Mạng lịnh Chính của phân đoạn Kinh Thánh này là gì? (xem Cong Cv 14:21-25). Bạn có thể môn đồ hoá mà không cần dạy không? Xem Phi Pl 4:9, IITi 2Tm 2:2; 3:15-17). Bài tập 5: Kinh Thánh: Khải huyền Dẫn nhập: Ý chính: Nội dung: I. Đấng Christ khen ngợi Hội Thánh vì A. C v . B. Sự k nh . C. Sự n n . D. Vạch mặt s đ g (các giáo sư). E. Chịu k vì danh Ta F. Không m nh chút nào II. Đấng Christ quở trách Hội Thánh vì Ngươi đã lòng ban đầu III. Đấng Christ đề nghị chữa trị A. Hãy n . B. Hãy ă n . C. Làm lại ban đầu của mình. IV. Đấng Christ báo trước kết quả Ta sẽ đến và của ngươi khỏi chổ nó. Kết luận: Ghi chú : Tại sao lá thư này có thể áp dụng cho mọi Hội Thánh? Đấng Christ đánh giá mỗi Hội Thánh theo tiêu chuẩn nào? Bài tập 6: Kinh Thánh: XuXh 20:1-17
  • 49. Dẫn nhập: Ý chính: Nội dung: “Bấy giờ, Đức Chúa Trời phán mọi lời nầy” (10 điều răn) Những điều răn liên quan đến Đức Chúa Trời 1. Ngươi có các thần khác 2. Ngươi chớ làm cho mình 3. Ngươi chớ lấy Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi mà làm chơi 4. Hãy nhớ đặng làm nên . Những điều răn liên quan đến con người 5. cha mẹ ngươi 6. Ngươi chớ . 7. Ngươi chớ . 8. Ngươi chớ . 9. Ngươi chớ cho . 10. Ngươi chớ . Kết luận: Ghi chú : Mat Mt 22:34-40 liên hệ với phân đoạn Kinh Thánh nầy như thế nào? *Trong bài tập này bạn phải quyết định có bao nhiêu phần và những gì cần nói* Bài tập 7: Kinh Thánh: IICo 2Cr 3:12-18 Dẫn nhập: Ý chính: Nội dung: Kết luận: Ghi chú : Đây là một biến cố chỉ xảy ra một lần hay là một tiến trình? Những phần nào chúng ta có trong phân đoạn này?
  • 50. *Trong bài tập này bạn phải quyết định có bao nhiêu phần và những gì cần nói* Bài tập 8: Kinh Thánh: IISu 2Sb 7:13-15 Dẫn nhập: Ý chính: Nội dung: Kết luận: Ghi chú : “Điều kiện” trong phân đoạn Kinh Thánh này như thế nào? Trong số các điều kiện, điều kiện nào đang thiếu nhiều nhất ngày nay? *Trong bài tập này bạn phải quyết định có bao nhiêu phần và những gì cần nói* Bài tập 9: Kinh Thánh: ISa1Sm 16:1-13 Dẫn nhập: Ý chính: Nội dung: Kết luận: Ghi chú : Liệt kê càng nhiều tiêu chuẩn càng tốt mà bởi các tiêu chuẩn đó ngày nay chúng ta lựa chọn lãnh đạo. Những tiêu chuẩn đó khác hơn tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời như thế nào? *Trong bài tập này bạn phải quyết định có bao nhiêu phần và những gì cần nói* Bài tập 10: Kinh Thánh: PhuDnl 8:1-6 Dẫn nhập: Ý chính:
  • 51. Nội dung: Kết luận: Ghi chú : Mục đích của Đức Chúa Trời kỷ luật chúng ta là gì? (xem HeDt 12:5-11). Làm sao chúng ta tránh được sự sửa phạt của Đức Chúa Trời? *Trong bài tập này bạn phải quyết định có bao nhiêu phần và những gì cần nói* Bài tập 11: Kinh Thánh: LeLv 18:1-5 Dẫn nhập: Ý chính: Nội dung: Kết luận: Ghi chú : Ngày nay phân đoạn Kinh Thánh này có thể được áp dụng như thế nào? (xem EsIs 55:8-9; RoRm 12:2; IICo 2Cr 10:2-3; IGi1Ga 2:13-17). Ôn tập Bản văn Kinh Thánh : quyết định định hướng của sứ điệp C. Giảng suốt một sách hay một phần của Kinh Thánh Hãy bắt đầu với một trong những sách ngắn (các thư tín Tân ước các tiểu tiên tri) và dần dần tiến đến các sách dài hơn. Những bước gợi ý 1. Đọc phần giới thiệu và bố cục trong Thánh Kinh khảo học NIV 2. Đọc nhanh trọn sách để nhận biết chủ đề, một hay nhiều câu gốc và các khái niệm. 3. Cẩn thận đọc trọn sách để khám phá chủ đề được khai triển, giải nghĩa, áp dụng như thế nào.
  • 52. 4. Quyết định xem bạn có thể chia sách thành nhiều phần như thế nào để giảng. · Xem xét sự phân chia và các tiểu đề của từng đoạn · Xem xét sự phân chia của những phân đoạn trong những đoạn mà chủ đề thay đổi · Xác định bao nhiêu câu bạn có thể thoải mái đề cập đến trong một sứ điệp có độ dài bình thường · Quyết định bạn muốn loạt bài giảng kéo dài bao lâu. · Viết ra mục đích hay mục tiêu cho loạt sứ điệp mà bạn sắp giảng · Định rõ một tựa đề hay chủ đề cho loạt bài giảng · Trước khi bạn bắt đầu một loạt bài giảng hay khi khai triển mỗi sứ điệp, cần định rõ một tựa đề hay chủ đề của mỗi sứ điệp. · Thông báo loạt bài giảng cho hội chúng của bạn và khích lệ họ bắt đầu đọc qua trọn sách và cầu nguyện cho bạn khi bạn chuẩn bị. Ghi chú: Bạn quyết định xem loạt bài giảng dài và chi tiết như thế nào là thích hợp hay nó có thể là một khái quát ngắn hay tóm tắt. Kế hoạch: Lần đầu tiên bạn giảng suốt một sách, hãy thực hiện ngắn gọn, tập trung vào các lẽ thật căn bản tóm tắt của sách - Đề cập một đoạn hay nửa đoạn mỗi sứ điệp. Trong sứ điệp đầu tiên ban có thể tóm tắt bối cảnh và mục đích của sách - sau đó bạn có thể trở lại và chia sách ra làm nhiều phần nhỏ hơn, rồi giảng các chi tiết, sử dụng một loạt các tóm tắt lúc đầu khi thông báo về loạt bài giảng đó. Ví dụ về một loạt sứ điệp Ví dụ 1 Phi-líp *Sau đây chỉ là những gợi ý. Hãy nghiên cứu và quyết định cho chính bạn làm thế nào để giảng suốt một sách * Chủ đề: “Hãy có đồng một tâm tình (thái độ) như Đấng Christ” Ghi chú: Từ ngữ “tâm tình” là chữ dùng chỉ về tâm trí.
  • 53. Mục đích: Chứng minh từ thư Phi-líp loại tâm tình hay thái độ mà mỗi tín đồ cần phải có. Câu gốc: Phi Pl 2:5 “Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có” Độ dài của loạt bài giảng: Bốn sứ điệp (mỗi sứ điệp 30-35 phút), một sứ điệp cho một đoạn . Sứ điệp 1 - “Cơ-đốc nhân có tâm trí minh mẫn” (không nên phân tâm) Câu gốc: 1:21 Các câu khác được đề cập đến: 1:12 1:27 1:18 1:29 1:20 Sứ điệp 2 - “Cơ-đốc nhân phải có tâm trí của một tôi tớ” (không có tâm trí ích kỷ) Câu gốc: 2:5 Các câu khác được đề cập đến: 2:3-4 2:5-11 2:19-21 Sứ điệp 3 - “Cơ-đốc phải có tâm trí thuộc linh” (không có tâm trí thế tục) Câu gốc: 3:3-9 Các câu khác được đề cập đến: 3:17-19 Sứ điệp 4 - “Cơ-đốc nhân phải có tâm tình bình an” (Không có tâm trí bối rối, tranh chiến) Câu gốc: 4:6-7 Các câu khác được đề cập đến: 4:8 4:11-12 4:13
  • 54. Ghi chú: Có nhiều cách khác nhau để giảng suốt một sách. Thậm chí bạn có thể giới thiệu toàn bộ một sách trong một số sứ điệp với trên 4 phần và rồi bắt đầu giảng qua một sách với một hay hai phân đoạn cùng một lúc. Ví dụ 2 Cuộc đời Ê-li Chủ đề: “Ê-li cũng là một con người như chúng ta” Mục đích: Chỉ ra chúng ta có thể được Đức Chúa Trời sử dụng như Ê-li như thế nào - Một con người cầu nguyện và quyền năng. Câu gốc: Gia Gc 5:16-18 Lưu ý: Trước khi bạn giảng về một nhân vật trong Kinh Thánh, hãy dùng Thánh Kinh phù dẫn , mục lục chú thích NIV , mục lục chủ đề NIV , Thánh Kinh đối chiếu và chú thích khảo học NIV để tìm hiểu những điều Kinh Thánh nói về nhân vật đó. Ví dụ sau đây chỉ rõ cách chia bản văn Kinh Thánh cho một loạt 6 phần của sứ điệp về Ê-li. Bạn có thể có nhiều hoặc ít sứ điệp tùy thuộc vào cách bạn chia các phân đoạn Kinh Thánh. Sứ điệp 1 - “Con người Cầu nguyện và Đức tin” 5:16-18; IVua 1V 17:1-16 Sứ điệp 2 - “Con người có mục đích và đầy quyền năng” 17:17-24; 18:1-16 Sứ điệp 3 - “Con người có động cơ trong sạch” 18:17-40 Sứ điệp 4 - “Con người có đức tin yếu ớt” 18:41-19:18 Sứ điệp 5 - “Con người đầu phục và kiên định” 19:15-21; 21:17-23; IIVua 2V 1:1-17 Sứ điệp 6 - “Con người đi môn đồ hoá” IVua 1V 2:1-15 Ví dụ 3 Thư Cô-lô-se Chủ đề: “Sống xứng đáng với Chúa”