SlideShare a Scribd company logo
1 of 59
Lãnh đạo thuộc linh và Hội chúng
Tác giả: Xuân Thu
· Tựa
· Lãnh Đạo Thuộc Linh và Sự Cứu Rỗi
· Lãnh Đạo và Khải Tượng
· Người Lãnh Đạo
· Bàn Tay Lãnh Đạo
· Đánh giá mối quan hệ
· Người Lãnh Đạo Thuộc Linh Và Nhu Cầu của Hội Chúng
· Người Lãnh Đạo Biết Nhìn Nhận
Lời tựa
“Thưa Thầy, Thầy kể ẩn dụ này cho riêng chúng tôi hay cho tất cả mọi người?”
(LuLc 12:41)
Chúa dạy tôi hay dạy người khác? Chúa khuyên tôi hay khuyên người khác? Chúa
dùng tôi hay người khác? Chúa tính sổ với tôi hay với người khác? Chúng ta cũng
thường thắc mắc như vậy.
Khi đứng trước trách nhiệm, chúng ta thường nói: “Sao lại là tôi!” Còn khi đứng
trước quyền lợi, chúng ta đòi: “Phải dành cho tôi chớ!” Khi Chúa khuyến cáo,
chúng ta nói: “Đây là khuyến cáo dành cho người này người kia - không phải là
tôi.”
Liệu có ai trong chúng ta hỏi Chúa như ông Phi-e-rơ từng hỏi Chúa không? “Thưa
Thầy, Thầy kể ẩn dụ này cho riêng chúng tôi hay cho tất cả mọi người?”
Mỗi người chúng ta hãy thưa với Chúa: “Lạy Chúa, Chúa kể ẩn dụ này cho con.”
LÃNH ĐẠO THUỘC LINH VÀ SỰ CỨU RỖI
1. Nhà lãnh đạo thuộc linh cũng là người.
P hải chăng người lãnh đạo thuộc linh là Cơ Đốc nhân siêu phàm, hoặc là Cơ Đốc
nhân super siêu hạng? Nhiều người nghĩ lãnh đạo thuộc linh là những bậc ‘á thánh’
ở trên cao, có trình độ thuộc linh ở đẳng cấp dưới Đức Chúa Trời nhưng trên con
người một bậc, là người có nếp sống đạo không thể chê trách được, có lời nói chắc
như đinh đóng cột, có thể hô phong hoán vũ… Rồi nhiều người lãnh đạo thuộc linh
cứ tưởng mình ‘ngon’ lắm, bây giờ mình đã là ‘ông này bà kia’ đã có tên tuổi trong
giới lãnh đạo thuộc linh và nghĩ rằng có thể một mình tả xung hữu độttrong hội
chúng.
Nếu giới lãnh đạo thuộc linh thành tâm tự rà soát bản thân, có thể họ không hài
lòng về tình trạng thuộc linh của họ. Chẳng những họ không hài lòng mà hội chúng
cũng không hài lòng về họ. Hội chúng nói chung có thể bày tỏ những thất vọng của
mình đối với người lãnh đạo thuộc linh qua nhiều cách: Thiếu niên có thể không
nói ra ý nghĩ của chúng, nhưng trong thâm tâm các em chẳng bao giờ tin lời giáo
viên lớp Kinh Thánh. Thanh niên có thể bày tỏ nỗi bất mãn đốivới các anh chị
hướng dẫn bằng cách bỏ nhóm, hoặc đến nhóm mà không thèm nghe, hoặc chỉ lo
nói chuyện với nhau. Vì sao? Khi buộc lòng phải nói lên suy nghĩ, có thể các bạn
thanh niên sẽ nói: “Anh ấy chỉ nói giỏi thôi, chứ sống thì không đúng với lời anh
ấy dạy.” Còn tín hữu phản ứng đối với các vị lãnh đạo thì nhiều cách lắm. Một tín
hữu hoặc một người cộng sự sẽ thổ lộ nhiều điều bất ngờ nếu họ có cơ hội nói lên
những thất vọng đốivới người lãnh đạo thuộc linh.
Nói ra không phải là làm tình làm tội người lãnh đạo thuộc linh, nhưng để tìm cách
cảm thông và tha thứ những bất toàn của người lãnh đạo thuộc linh. Chắc chắn sẽ
có nhiều câu trả lời khác nhau khi vấn đề sau đây được đặt ra: Ông bà có thể cảm
thông và tha thứ những bất toàn nào của người lãnh đạo thuộc linh; và không thể
chấp nhận những sai lầm nào của người lãnh đạo thuộc linh?
Cả thành phần lãnh đạo lẫn thành phần bị chi phối bởi nhà lãnh đạo cần nhớ rằng
người lãnh đạo thuộc linh cũng chỉ là người phàm
2. Là người ra sao?
T hử xét xem biểu đồ dưới đây là của ai. Của người lãnh đạo thuộc linh hoặc của
người được lãnh đạo?
Hình 1
Có lần một người lãnh đạo thuộc linh nọ chia sẻ cho hội chúng về đời sống Cơ Đốc
mạnh mẽ và tăng trưởng. Ông vẽ biểu đồ này (hình 1) và nói rằng đời sống người
Cơ Đốc bình thường phải luôn luôn tiến theo đường thẳng đi lên. Phải luôn luôn
mạnh mẽ trong đức tin, luôn luôn đắc thắng… Rồi ông ví sánh đời sống giống Cơ
Đốc nhân như cái máy điều hoà không khí, và nói rằng Cơ Đốc nhân mạnh mẽ thì
không thay đổi trước nghịch cảnh, dù mưa gió bão bùng hoặc nắng nóng khô hạn
thì luôn luôn giữ được sự tươi mới trong đời sống.
Thật ra từ người lãnh đạo cho đến tín hữu nào có ai không mơ ước một đời sống
Cơ Đốc thẳng tiến lên chốn cao hơn! Nhưng Kinh Thánh cũng nhận định rằng khi
chúng ta yếu đuối là lúc chúng ta mạnh mẽ. Người Cơ Đốc không phải lúc nào
cũng mạnh mẽ, không phải lúc nào cũng tươi mới. Nếu bảo giống cái máy điều hoà
không khí thì không sai, nhưng cái máy điều hoà không khí đôi khi cũng bị hỏng
và làm cho căn phòng nóng hơn thay vì mát mẻ.
Chẳng trách gì hội chúng mà ngay cả người lãnh đạo thuộc linh đôi khi cũng giống
như cái máy điều hoà không khí bị hỏng. Ông Mô-se nổi nóng trước dân chúng bội
nghịch, quan xét Sam-sôn sa ngã, vua Đa-vít, vua Sa-lô-môn phạm tội, tiên tri Ê-li
ngã lòng, tiên tri Giô-na không vâng lời… Người lãnh đạo thuộc linh cũng là
những con người bất toàn. Tuy nhiên, bất toàn của họ không dẫn đến sự diệt vong
và vô vọng, vì họ đang trên conđường tiến đến sự trọn lành. Những bất toàn của
họ vẫn gọi là tội lỗi, nhưng tiên tri Na-than vẫn có thể báo cho vua Đa-vít rằng:
“… vua không chết đâu” khi vua xưng nhận vua đã phạm tội với Chúa.
Có thể biểu thị đời sống thực tế của một Cơ Đốc nhân bằng biểu đồ dưới đây:
Hình 2
Sau khi được cứu, họ rất hăng hái phấn khởi theo Chúa, phần thuộc linh tiến bộ rất
nhanh, nhưng chẳng bao lâu thì xẹp xuống, nguội dần; đời sống thuộc linh bắt đầu
kém cỏi. Có thể họ vấp ngã trong nghề nghiệp, trong tình yêu và trong gia đình,
thậm chí họ có thể mất đức tin, rời khỏi Hội Thánh, oán trách con người, oán trách
Chúa thay vì ca ngợi Ngài. Nếu được bồi dưỡng thuộc linh (như là được bồilinh,
học Kinh Thánh thường xuyên với một nhóm bạn…) họ có cơ may sực tỉnh, phần
thuộc linh có thể tiến bộ trở lại, tuy chậm chạp và có thể là không đạt đến độ cao
như thời gian đầu. Nhưng những đợt bồi dưỡng thuộc linh đó đôikhi như đám mây
mau tan, nên sau đó đời thuộc linh họ lại sa sút. Nói chung là đời sống thuộc linh
của đại đa số tín hữu không tăng trưởng, thậm chí có thể lùi, cùng lắm là chỉ ở một
mức độ nhất định, không mạnh, không yếu, không chết nhưng không kết quả.
Vì hội chúng gồm những con người ‘thất thường’ như thế cho nên người lãnh đạo
thuộc linh muốn họ trở thành những conngười ‘phi thường’ như trong hình 1, dù
rằng ngay bản thân người lãnh đạo cũng không thể đạt được. Nếu mỗi người (kể cả
người lãnh đạo thuộc linh) thành thật vẽ biểu đồ về cuộc đời theo Chúa của mình
chắc chắn cũng có những chặng đường lên, đường xuống và đường ngang. Lên thì
chậm, xuống thì nhanh và ngang thì tà tà.
Người lãnh đạo thuộc linh cũng là con người. Nếp sống đạo, mối quan hệ của
người lãnh đạo đôi khi cũng có những bước trồi sụt. Đôi khi rất đáng khích lệ, đôi
khi thì kém hào hứng, đôikhi thì thật tồi tệ. Vấn đề là: Người lãnh đạo thuộc linh
có nhận ra mình là ai không? Có nhận biết những người mình đang lãnh đạo là ai
không? Không phải thiên sứ, cũng chẳng phải quỉ dữ, mà là conngười. Cònhội
chúng có biết rằng người lãnh đạo của mình là ai không? Họ chẳng qua cũng là con
người mà thôi.
Nhận biết mình là ai, biết công nhận thực trạng của mình sẽ giúp chúng ta khiêm
nhường hơn, biết nhờ cậy Chúa hơn và biết cảm thông với người khác hơn.
3. Được cứu chưa?
V ề nguyên tắc người lãnh đạo thuộc linh là người nắm giữ chìa khoá của Nước
Trời. Chính vì đặc quyền này mà chẳng mấy khi người ta nêu ra vấn đề “được cứu
chưa?” đối với người lãnh đạo thuộc linh. Chúng ta cho rằng hễ là người lãnh đạo
thuộc linh thì đương nhiên là phải được cứu rồi. Nhưng sự thật không phải như
vậy.
Chúa Giê-xu từng đặt vấn đề: “Người mù có thể dẫn người mù không?” (LuLc
6:39) Đương nhiên là không, tuy nhiên khi Chúa nói như vậy nghĩa là trong thực tế
vẫn có người mù dẫn người mù. Không thiếu gì những người lãnh đạo thuộc linh
mù về nhiều lãnh vực, kể cả lãnh vực cứu rỗi mà vẫn dẫn dắt nhiều người khác.
Nhiều người trong chúng ta biết câu chuyện của ông John Wesley, người sáng lập
Giáo Hội Giám lý, từng làm giáo sĩ ba năm ở Mỹ. Một ngày kia ông gặp một người
cũng đi giảng Tin Lành. Người đó đã hỏi ông John Wesley là ông thật sự có “được
cứu, và trở nên con của Chúa” chưa. Khi ông John Wesley trở về Anh quốc, ông
viết trong nhật ký của mình như thế này: “Tôihọc được điều gì? Tôi học được điều
mà chính tôi không hề ngờ đến, đó là tôi, một người đến Mỹ quốc với mục đích
thay đổinhững người khác, nhưng bản thân tôi chưa hề được Đức Chúa Trời thay
đổi.”
Được cứu, trở nên con của Chúa là vấn đề tối quan trọng và thiết yếu đốivới người
lãnh đạo thuộc linh cấp gia đình lẫn người lãnh đạo thuộc linh cấp Hội Thánh .
Trong gia đình, cha mẹ lãnh đạo concái; tại lớp học Kinh Thánh, các giáo viên
lãnh đạo học viên; trong Hội Thánh, lãnh đạo thuộc linh là những người mà hội
chúng luôn luôn tin cậy, lắng nghe và trông đợi. Chuyện gì sẽ xảy ra, nếu những
người lãnh đạo thuộc linh từ cấp gia đình đến cấp Hội Thánh đều chưa được cứu?
Nhiều khi chúng ta lo cứu những tội nhân hư mất ở ngoài đời trong khi ngay tại
trong Hội Thánh có vô số người hư mất. Rồi chúng ta kêu gọi đám người hư mất
trong hội chúng nói về Chúa Cứu Thế cho những người hư mất ngoài đời. Cuộc
sống ‘theo đạo’ và ‘vào đạo’ làm cho nhiều người hiểu sai, nghĩ lầm và không bao
giờ tự rà soát xem họ có phải là con của Chúa hoặc chưa.
4. Được cứu như thế nào?
K inh Thánh có ghi lại những trường hợp được cứu đáng cho cả người lãnh đạo
thuộc linh và tín hữu suy ngẫm.
(1) Được cứu một cách may mắn.
39 Một trong hai phạm nhân bị treo trên cây thập tự cũng mắng nhiếc Chúa: “Chú
mày là Đấng Cứu Thế à? Hãy tự cứu mình đi, rồi cứu tụi tao nữa!” 40Nhưng anh
kia trách hắn: “Cậu đang chịu cùng một án phạt, thế mà cậu cũng không sợ Đức
Chúa Trời sao? 41Cậu và tớ cùng chịu án phạt này là phải rồi, tụi mình gieo gió thì
phải gặt bão, nhưng người này không làm việc gì ác cả.” 42Rồi anh thưa: “Lạy
Thầy Giê-xu! Khi Thầy đến trong Nước Thầy, xin nhớ đến tôi!” 43Chúa Giê-xu
bảo anh: “Tôihứa với anh: Hôm nay anh sẽ ở với tôi trong Ba-ra-đi”
(LuLc 23:39-43)
Đây là câu chuyện về hai phạm nhân bị đóng đinh bên cạnh Chúa Giê-xu. Suốt cả
đời hai phạm nhân này chuyên làm điều ác, đến khi sắp chết thì một trong hai
người thưa với Chúa: “Xin nhớ đến tôi!” và lập tức được Chúa hứa: “Hôm nay anh
sẽ ở với tôi…”
Được Chúa cứu là điều chắc chắn, tuy nhiên phạm nhân được cứu không còn cơ
hội để sống cho Chúa. Anh ta có muốn làm gì cho Chúa thì cũng không còn cơ hội
vì hai tay đang bị đinh đóng chặt vào cây thập tự; anh muốn đi đâu vì Chúa cũng
không được vì hai chân đang bị đinh đóng chặt vào cây thập tự. Anh chỉ còn vài
giờ đồng hồ hấp hối rồi tắt thở, nhưng anh ta được cứu, được cứu vào giây phút
cuối cùng một cáchbất ngờ.
Giữa chúng ta và phạm nhân này có điểm khác nhau và giống nhau. Khác nhau ở
chỗ trong khi phạm nhân này không còn có cơ hội để sống phục vụ Chúa thì chúng
ta lại là những người có rất nhiều cơ hội để sống phục vụ Chúa. Giống nhau ở chỗ
suốt cuộc đời chúng ta sống cho bản thân, chúng ta theo ý riêng, theo thế gian vì
chúng ta không muốn sống cho Chúa. Chúng ta không chịu sống cho Chúa, không
có kết quả cho Chúa và không là chứng nhân tốt cho Ngài dù đã tin Chúa.
Khi còntrẻ chúng ta phân trần: “Tôicòn trẻ, chưa đủ tài năng, tôi không làm
được.”Khi trưởng thành chúng ta thoái thác viện cớ: “Viêc này tôi có khả năng
làm, nhưng tôi bận rộn, không có thì giờ.” Đến lúc tuổi già chúng ta đùn đẩy: “Để
người khác làm, tôi già rồi, mệt lắm.” Tất nhiên trong ngày cuối cùng chúng ta vẫn
được cứu. Nhưng thật tiếc cho bao nhiêu năm tháng và cơ hội đã trôi qua.
Thật đáng thương và đáng trách cho những người lãnh đạo và hội chúng đang ‘ngơ
ngẩn nhìn nhau’ trong khi họ biết rất rõ nhu cầu của mình và của người xung
quanh (SaSt 42:1).
(2) Được cứu một cách đáng sợ.
1Có tin đồn ra khắp nơi rằng trong anh em có sự dâm loạn, dâm loạn đến thế, dẫu
người ngoại đạo cũng chẳng có giống như vậy: là đến nỗi trong anh em có kẻ lấy
vợ của cha mình. 2Anh em còn lên mình kiêu ngạo! Anh em chẳng từng buồn rầu,
hầu cho kẻ phạm tội đó bị trừ bỏ khỏi vòng anh em thì hơn! 3Về phần tôi, thân dầu
xa cách mà lòng ở tại đó, (vì anh em và lòng tôi được hội hiệp với quyền phép của
Đức Chúa Giê-xu là Chúa chúng ta), 4nên tôi đã dường như có mặt ở đó, nhân
danh Đức Chúa Giê-xu là Chúa chúng ta, tuyên án kẻ phạm tội đó 5rằng, một
người như thế phải phó cho quỷ Sa-tan, để huỷ hoại phần xác thịt, hầu cho linh hồn
được cứu trong ngày Đức Chúa Giê-xu. ( ICo1Cr5:1-5)
Khi viết thư cho Hội Thánh ở Cô-rinh-tô ông Phao-lô trách Hội Thánh vì họ không
có thái độ đúng đắn đối với tội lỗi của một thành viên trong Hội Thánh. Sau đó,
ông Phao-lô nhân danh Chúa Giê-xu tuyên án người đã tin Chúa mà phạm tội, ông
viết: “một người như thế phải phó cho quỉ Sa-tan, để huỷ hoại phần xác thịt, hầu
cho linh hồn được cứu trong ngày Đức Chúa Giê-xu (ICo1Cr 5:1-5).
Việc ‘phó cho quỷ Sa-tan, để huỷ hoại phần xác thịt’ làm chúng ta liên tưởng và so
sánh với trường hợp ông Gióp. “Đức Giê-hô-va phán với Sa-tan rằng: Kìa, người ở
trong tay ngươi; nhưng chỉ hãy giữ mạng sống người” (Giop G 2:6). Ở đây chúng
ta thấy Đức Chúa Trời đã phó ông Gióp cho Sa-tan và Sa-tan đã “hành hại Gióp
một bịnh ung độc, từ bàn chân cho đến chót đầu” (Giop G 2:7).
Việc ông Gióp là một người ‘vốn trọn vẹn và ngay thẳng, kính sợ Đức Chúa Trời
và lánh khỏi điều ác’ (Giop G 1:1) được phó cho Sa-tan khác hẳn một tín hữu
phạm tội vô luân, không chịu ăn năn và bị phó cho Sa-tan.
Người phạm tội bị tuyên án và phó cho Sa-tan khác với người được Chúa kể là
công nghĩa dù đang bị Sa-tan hành hạ dày vò. Người thứ nhất bị loại ra khỏi mối
thông công với Chúa và với Hội Thánh, nhưng người thứ hai vẫn còngiữ nguyên
mối tương giao với Chúa và sự thông công với anh em mình. Người thứ nhất
không ở với Chúa, không được Chúa bảo vệ, còn người thứ hai được Chúa ở cùng
và bảo vệ. Người thứ nhất không được Chúa an ủi khích lệ, không còn hy vọng nào
cả khi khổ đau, cònngười thứ hai được an ủi vỗ về và vẫn còn niềm tin và hy vọng
dù đang khổ đau.
Dù ông Gióp bị Sa-tan hành hạ, đày đoạ nhưng Chúa không bỏ rơi ông, ông khóc
nhưng Chúa lau nước mắt cho ông, ông đau đớn Chúa vỗ về an ủi ông, ông thắc
mắc, Chúa giải đáp cho ông… Cuối cùng Chúa phục hồi và ban phước gấp bộicho
ông. Còn người bị Đức Chúa Trời loại bỏ, suốtcuộc đời không có vui mừng, mà
khổ đau triền miên dù chung cuộc được cứu, nhưng được cứu như thế thật đáng sợ.
Người lãnh đạo thuộc linh cần tỉnh thức để không rơi vào tình trạng bị Đức Chúa
Trời ruồng bỏ.
(3) Được cứu một cách đáng thương.
9Vả, chúng tôi là bạn cùng làm việc với Đức Chúa Trời; anh em là ruộng của Đức
Chúa Trời cày, nhà của Đức Chúa Trời xây. 10Theo ơn Đức Chúa Trời ban cho
tôi, tôi đã lập nền như một tay thợ khéo, mà có kẻ khác cất lên trên; nhưng ai nấy
phải cẩn thận về sự mình xây trên nền đó. 11Vì, chẳng ai có thể lập một nền khác
ngoài nền đã lập, là Đức Chúa Giê-xu Cứu Thế. 12Nếu có kẻ lấy vàng, bạc, bửu
thạch, gỗ, cỏ khô, rơm rạ mà xây trên nền ấy, 13thì công việc của mỗi người sẽ bày
tỏ ra. Ngày đến sẽ tỏ tường công việc đó; nó sẽ trình ra trong lửa, và công việc của
mỗi người đáng giá nào, lửa sẽ chỉ ra. 14Vì bằng công việc của ai xây trên nền
được còn lại, thì thợ đó sẽ lãnh phần thưởng mình. 15Nếu công việc họ bị thiêu
huỷ, thì mất phần thưởng. Còn về phần người đó, sẽ được cứu, song dường như
qua lửa vậy. (ICo1Cr 3:9-15)
Gây dựng đời sống bản thân và gây dựng đời sống người khác là trách nhiệm của
mỗi Cơ Đốc nhân. Tuy nhiên chúng ta phục vụ như thế nào? Khi đọc ICo1Cr
3:9-15 chúng ta liên tưởng đến những người xây nhà trên những cái nền giống
nhau. Ai nấy đều lo chọn lựa vật liệu, tốn thì giờ côngsức để thiết kế và xây dựng
ngôi nhà của mình. Rồisự thử nghiệm đến. Những ngôi nhà xây bằng vật liệu
vàng, bạc và bửu thạch thì còn nguyên; những ngôi nhà lấy gỗ, cỏ khô rơm rạ làm
vật liệu thì chỉ còn trơ lại cái nền mà thôi.
Ông Phao-lô kết luận về chủ nhân của những ngôi nhà chỉ cònsót lại cái nền trơ
trụi: “Nếu công việc họ bị thiêu huỷ, thì mất phần thưởng. Còn về phần người đó,
sẽ được cứu, song dường như qua lửa” (ICo1Cr 3:15).
Thử hình dung về tình trạng của hai người sau một trận hoả hoạn: một người mất
tất cả và ‘suýt’ mất mạng; còn một người thì cả tánh mạng lẫn nhà cửa đều an toàn.
Cả hai đều toàn mạng, nhưng khác nhau về thành quả có cònhoặc mất.
Ông Phao-lô nói: “Ai nấy phải cẩn thận về sự mình xây trên nền đó” (Câu 10b).
Người lãnh đạo là người đang xây dựng một công trình. Công trình này có thể nhìn
thấy trong hiện tại, nhưng còn tồn tại trong đời sau hoặc không lại là một chuyện
khác. Tuy nhiên, ngay trong hiện tại bản thân người lãnh đạo có thể biết trong cõi
đời sau công trình của mình có tồn tại hoặc không, vì ông biết mình đang dùng vật
liệu gì để xây dựng công trình.
(4) Được cứu một cách sung mãn.
6Về phần ta, ta đang bị đổ ra làm lễ quán, kỳ qua đời của ta gần rồi. 7Ta đã đánh
trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin. 8Hiện nay mão triều thiên của
sự công bình đã để dành cho ta; Chúa là quan án công bình, sẽ ban mão ấy cho ta
trong ngày đó, không những cho ta mà thôi, nhưng cũng cho mọi kẻ yêu mến sự
hiện đến của Ngài. (IITi 2Tm 4:6-8)
Tất nhiên không phải chỉ có ba trường hợp được cứu như trên. Vì sự cứu rỗi là mầu
nhiệm, những kinh nghiệm được cứu là vô cùng. Ông Phao-lô cũng có thể nhận
mình được cứu một cách lạ lùng trên con đường Đa-mách, nhưng điểm mấu chốt là
diễn trình của sự cứu chuộc không dừng lại ở chỗ được cứu song dường như qua
lửa. Ông Phao-lô đã kết luận về đời sốngcủa mình sau những năm tháng được
Chúa cứu chuộc:“Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin.
Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta...” (IITi 2Tm 4:7,8a)
Trong câu 6, ông Phao-lô nói về hiện tại của ông. Đó là thời điểm cuối cùng, thời
điểm mà với phạm nhân bị đóng đinh trong Lu-ca thì không còncơ hội nữa, còn
đối với ông Phao-lô thời điểm cuối cùng vẫn là cơ hội. Chúa Giê-xu đã cứu ông
cho ông có cơ hội sống cho Chúa, và bây giờ đến thời điểm cuối cùng ông cũng có
cơ hội chết cho Chúa.
Trong câu 7, nhà lãnh đạo thuộc linh Phao-lô ôn lại và đúc kết quá trình theo Chúa
của mình và ông thấy đó là một cuộc chiến đấu thắng lợi, là một cuộc chạy đua
được hoàn tất tốt và một mối quan hệ được duy trì toàn vẹn.
Ông Phao-lô dám hướng về tương lai của mình và khẳng định ngay trong hiện tại
rằng ‘mão triều thiên của sự công bình’ đã để dành cho ông. Ông Phao-lô được
cứu, nhưng được cứu cách dư dật.
5. Nóng - Hâm hẩm - Lạnh
14Ngươi cũng hãy viết cho thiên sứ của Hội Thánh Lao-đi-xê rằng:
Này là lời phán của Đấng A-men, Đấng làm chứng thành tín chân thật, Đấng làm
đầu cộirễ cuộc sáng thế của Đức Chúa Trời: 15Ta biết công việc của ngươi; ngươi
không lạnh cũng không nóng. Ước gì ngươi lạnh hoặc nóng thì hay! 16Vậy, vì
ngươi hâm hẩm, không nóng cũng không lạnh, nên ta sẽ nhả ngươi ra khỏi miệng
ta. 17 Vả, ngươi nói: Ta giàu, ta nên giàu có rồi, không cần chi nữa; song ngươi
không biết rằng mình khổ sở, khốn khó, nghèo ngặt, đui mù và loã lồ. 18Ta khuyên
ngươi hãy mua vàng thử lửa của ta, hầu cho ngươi trở nên giàu có, mua những áo
trắng, hầu cho ngươi được mặc vào và điều xấu hổ về sự trần truồng ngươi khỏi lộ
ra; lại mua thuốc xức mắt đặng thoa mắt ngươi, hầu cho ngươi thấy được. 19Phàm
những kẻ ta yêu thì ta quở trách sửa phạt; vậy hãy có lòng sốtsắng, và ăn năn đi.
20Này, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào
cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta.
(KhKh 3:14-20)
Lời cảnh tỉnh trong KhKh 3:14-20l nhắc đến ba loại Hội Thánh, ba loại tín hữu:
(1) Nóng,
(2) Hâm hẩm,
và (3) Lạnh.
Từ vị trí lãnh đạo thuộc linh, chúng ta thường đánh giá một cách khái quát về hội
chúng qua hai biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ về tình trạng thuộc linh
Biểu đồ về tình trạng phục vụ.
Làm việc Nhìn người làm Bỏ dở
- Biểu đồ mô tả về tình trạng thuộc linh của hội chúng. Có 10% tín hữu thuộc loại
tích cực hăng hái; 80% hâm hẩm và 10% nguội lạnh.
Thế nào là tích cực hăng hái, thế nào là hâm hẩm và thế nào là nguội lạnh?
- Biểu đồ mô tả về tình trạng phục vụ của hội chúng. Trong Hội Thánh có 10% tín
hữu làm việc, 80% nhìn người khác làm việc, và 10% còn lại thì bỏ việc (bỏ dở
không làm)
Căn cứ vào đâu để có những biểu đồ này? Điều nguy hiểm là khi tự xét mình hoặc
nhận xét về người khác, chúng ta thường đặt hai biểu đồ chồng lên nhau.
Chúng ta cho rằng người hăng say hoạt động, nói nhiều… là người tíchcực hăng
hái, yêu mến Chúa. Còn người thụ động, ít phát biểu, không cống hiến gì cho Hội
Thánh là người hâm hẩm. Người không đi nhà thờ là người nguội lạnh.
Chúng ta thường nhận xét và đánh giá một người có hoạt động trong Hội Thánh là
người sốtsắng. Có thể họ đạt được một số thành quả nhất định, thế là chúng ta cho
rằng họ sung mãn về phần thuộc linh nên có thể giao cho họ chăm lo cứu giúp
người khác.
Cách con người nhìn nhận và đánh giá khác với cách Đức Chúa Trời nhìn nhận và
đánh giá. Đối với Chúa, người hoạt động trong Hội Thánh chưa hẳn là người sốt
sắng, tất nhiên người đó không phải là loại nguội lạnh, nhưng họ có thể bị xếp vào
loại hâm hẩm. Đó là trường hợp của Hội Thánh ở Lao-đi-xê. Hội Thánh có những
công việc, nghĩa là họ không phải là những người ngồi không mà nhìn người khác
làm việc.
Chẳng những họ có công việc mà họ còncho rằng họ có thành quả nữa: “Ta giàu,
ta nên giàu có rồi, không cần chi nữa”. Người có công việc, có thành quả vẫn có
thể là loại người hâm hẩm.
Lại càng nguy hiểm hơn nữa khi người có côngviệc, có thành quả lại là người
không biết rõ thực trạng đáng tồi tệ của mình, là người “không biết mình khổ sở,
khốn khó, nghèo ngặt, đui mù và loã lồ”. Đây có phải là tình trạng mà chúng ta
thường cho là người nguội lạnh đang phải chịu không?
Người có công việc rất dễ có ảo tưởng cho rằng họ là người hăng say năng nổ và
mạnh mẽ, trong khi thật ra họ thuộc loại hâm hẩm và có đặc điểm của người nguội
lạnh.
Cho dù rõ ràng là trong Hội Thánh ngày này chỉ có 10% tín hữu làm công việc của
Hội Thánh, 90% tín hữu còn lại không làm gì cả và chỉ nhìn người khác làm công
việc. Dù biểu hiện của con người là ba mức độ: nóng - lạnh - hâm hẩm, nhưng đối
với Chúa, Ngài chỉ phân làm hai loại người: giàu và nghèo, thấy được và đui mù
(câu 18-19), và hai thái độ tiếp nhận hoặc từ chối tiếng gọi của Ngài (câu 20).
Là người lãnh đạo Cơ Đốc bạn cần nhìn vào bản thân trước khi giúp người khác.
Bạn đang ở trong tình trạng nào? Liệu Đức Chúa Trời có kêu gọi một người như
bạn vào việc lãnh đạo thuộc linh không?
Đúng là nhà lãnh đạo thuộc linh cũng chỉ là con người yếu đuối, thậm chí có thể dở
hơn người mình lãnh đạo về nhiều phương diện, nhưng về phương diện thuộc linh
người lãnh đạo không thể thiếu sótvà bỏ qua bước cứu rỗi được. Vì bạn là một nhà
lãnh đạo thuộc linh.
LÃNH ĐẠO & KHẢI TƯỢNG
1 Lời của Giê-rê-mi, contrai Hinh-kia, một trong các thầy tế lễ ở A-na-tốt, xứ
Bên-gia-min. 2 Có lời Đức Giê-hô-va phán cùng người trong đời Giô-si-a, con trai
A-môn, vua Giu-đa, năm thứ mười ba đời vua ấy; 3 lại có phán cùng người trong
đời Giê-hô-gia-kim, contrai Giô-si-a, vua Giu-đa, vua Giu-đa, cho đến năm thứ
mười một đời vua Sê-đê-kia, contrai Giô-si-a, vua Giu-đa, tức là năm mà
Giê-ru-sa-lem bị bắt làm phu tù trong tháng thứ năm.
4 Có lời Đức Giê-hô-va phán cùng tôi như vầy: “Trước khi tạo nên con trong lòng
mẹ, ta đã biết con rồi; 5 trước khi con sinh ra, ta đã biệt riêng con, lập conlàm kẻ
tiên tri cho các nước.”
6 Tôi thưa rằng: “Ôi! Hỡi Chúa Giê-hô-va, này con chẳng biết nói chi, vì conlà
con trẻ.” 7 Nhưng Đức Giê-hô-va lại phán: “Chớ nói: ‘Conlà con trẻ’; vì consẽ đi
khắp nơi nào ta sai con đi, và sẽ nói mọi điều ta truyền cho nói. 8 Đừng sợ vì cớ
chúng nó; vì ta ở với conđặng giải cứu con.” Đức Giê-hô-va phán vậy.
9 Đoạn Đức Giê-hô-va dang tay ra rờ miệng tôi. Đức Giê-hô-va phán cùng tôi
rằng: “Này, ta đặt những lời ta trong miệng con. 10 Hãy xem, ngày nay ta đã lập
con trên các dân các nước, đặng con hoặc nhổ, hoặc phá, hoặc diệt, hoặc đổ, hoặc
dựng, hoặc trồng.”
11 Lại có lời Đức Giê-hô-va phán cùng tôi rằng: “Hỡi Giê-rê-mi, con thấy gì?” Tôi
thưa rằng: “Conthấy một gậy bằng cây hạnh.” 12 Đức Giê-hô-va bèn phán: “Con
thấy phải đó;ta sẽ tỉnh thức, giữ lời phán ta đặng làm trọn.”
13 Lại có lời Đức Giê-hô-va phán cùng tôi lần thứ hai mà rằng: “Conthấy gì?” Tôi
thưa: “Conthấy một nồi nước sôi từ phương bắc bắn ra.” 14 Đức Giê-hô-va phán:
“Ấy là hoạn nạn từ phương bắc sẽ giáng cho hết thảy dân cư trên đất này. 15 Vậy,
ta sẽ gọi mọi họ hàng của các nước phương bắc, Đức Giê-hô-va phán vậy. Chúng
nó sẽ đến, và ai nấy đặt ngôi mình nơi cửa thành Giê-ru-sa-lem, vây đánh các vách
thành ấy, và các thành của Giu-đa. 16 Ta sẽ rao sự xét đoán ta nghịch cùng chúng
nó, vì điều ác chúng nó đã làm; bởi chưng chúng nó đã lìa bỏ ta, đốthương cho các
thần, và thờ lạy việc tay mình làm ra.
17 “Vậy, con hãy thắt lưng, chờ dậy, bảo cho chúng nó mọi sự mà ta truyền cho
con. Đừng sợ sệt vì cớ chúng nó, kẻo ta làm cho con sợ sệt trước mặt chúng nó
chăng. 18 Này, ngày nay, ta lập conlên làm thành vững bền, làm cột bằng sắt, làm
tường bằng đồng, nghịch cùng cả đất này, nghịch cùng các vua Giu-đa, các quan
trưởng nó, các thầy tế lễ, và dân trong đất. 19 Họ sẽ đánh nhau với con, nhưng
không thắng con;vì ta ở cùng con đặng giải cứu con.”Đức Giê-hô-va phán vậy.
Gie Gr 1:1-19
C húng ta thường nghe nói người lãnh đạo thuộc linh phải có khải tượng. Khải
tượng làm nên nhà lãnh đạo thuộc linh có kết quả.
Rồi chúng ta cũng nghe nhiều người nói: “Tôicó khải tượng…” này nọ, nhưng thật
sự là thế nào? Có thể nhiều người ngộ ra cùng một vấn đề nhưng không nói ra. Còn
có người lại nói ra, bàn luận về những vấn đề đó; nhưng những điều người này ngộ
ra chưa hẳn là khải tượng của Chúa. Vì sao?
1. Khải tượng - bắt đầu từ người lãnh đạo thuộc linh.
“L ời của Giê-rê-mi, contrai Hinh-kia, một trong các thầy tế lễ ở A-na-tốt, xứ
Bên-gia-min” (câu 1). Ông Giê-rê-mi là một trong các thầy tế lễ ở A-na-tốt, xứ
Bên-gia-min. Làm thầy tế lễ là giữ một chức vụ, nhưng đừng nghĩ rằng có chức vụ
là sẽ có khải tượng. Chức vụ tạo cho đương sự một địa vị đặc biệt, cho đương sự
cơ hội để nhận được khải tượng, nhưng cần biết rằng rất nhiều người có chức vụ,
mà không hề nhận được bất cứ khải tượng nào trong quá trình thi hành chức vụ.
Một người có chức vụ mà không có khải tượng có bị mất chức không? Khi có chức
vụ, có nhiệm vụ đương sự nghiễm nhiên trở thành lãnh đạo thuộc linh. Nếu không
có khải tượng đương sự vẫn lãnh đạo thuộc linh. Tuy nhiên trong trường hợp này
điều gì sẽ xảy ra? Đương sự chỉ là một “công-chức-của-Hội-Thánh” sáng vác ô đi,
tối vác ô về, không có chất lượng, không có gì mới mẻ, thiếu hào hứng, thiếu thách
thức, không có kết quả thuộc linh thật sự.
Người lãnh đạo có thể ngủ quên trong chức vụ và công việc bề bộn của Hội Thánh
mà không khao khát khải tượng. Cho nên bạn cần cẩn thận, nhận được chức vụ và
trở nên một người lãnh đạo thuộc linh là một chuyện, còn có khải tượng hoặc
không lại là một chuyện khác.
Bạn có đang khao khát được Chúa ban cho một khải tượng nào không?
2. Khải tượng - kết quả của mối tương giao giữa người lãnh đạo thuộc linh với
Chúa -Đấng ban khải tượng.
“C ó lời Đức Giê-hô-va phán cùng người (Giê-rê-mi) trong đời Giô-si-a …; lại có
lời Đức Giê-hô-va phán cùng người trong đời Giê-hô-gia-kim …, cho đến năm thứ
mười một đời vua Sê-đê-kia …, tức là năm Giê-ru-sa-lem bị bắt làm phu tù trong
tháng thứ năm” (Câu 2-3).
2 Các Vua từ 22-25 mô tả bối cảnh xã hội và tình trạng thuộc linh của các đời vua
Giu-đa: Vua Gô-si-a, vua Giê-hô-gia-kim, vua Sê-đê-kia (vua Giô-a-cha và vua
Giê-hô-gia-kin không được nêu danh trong Giê-rê-mi vì mỗi người trị vì chỉ 3
tháng). Có vua làm điều thiện, có vua làm điều ác; có thời kỳ phục hưng niềm tin,
rồi đến thời kỳ suy bại; có phước hạnh mà cũng có bất hạnh.
Trong bối cảnh như vậy, ông Giê-rê-mi là người có chức vụ tế lễ, là nhà lãnh đạo
thuộc linh, luôn luôn giữ mối tương giao với Chúa. Vì vậy ở nhiều thời điểm, ở
nhiều giai đoạn thăng trầm của xã hội, Chúa luôn luôn phán dạy ông Giê-rê-mi.
Cụm từ “có lời Đức Giê-hô-va phán cùng người” và “phán cùng tôi” được lặp đi
lặp lại nhiều lần.
Đây là điểm khác biệt quan trọng giữa người lãnh đạo thuộc linh với hội chúng là
dân của Chúa. Hội chúng rất dễ theo thời, dễ bị hoàn cảnh và con người tác động
và chi phối. Thấy vua làm điều tốt, dân chúng làm điều tốt; nhưng khi thấy vua làm
điều xấu thì dân chúng cũng chẳng ngần ngại làm điều xấu. Hội chúng làm điều
thiện hoặc điều ác tuỳ theo tác động của người lãnh đạo và sự chi phối của hoàn
cảnh.
Nếu người lãnh đạo thuộc linh giống như hội chúng, tốt thì theo (là đúng), mà xấu
cũng theo; hoàn cảnh thuận tiện thì tương giao tốt với Chúa, hoàn cảnh khó khăn
lại bỏ đi; nói cáchkhác nếu đời sống thuộc linh cứ trồi sụt như hội chúng thì người
lãnh đạo thuộc linh đó khó lòng phục vụ kết quả vì không nhận được từ nơi Chúa
một điều gì cả.
Nói như vậy không có nghĩa là người lãnh đạo thuộc linh không có những lúc
lưỡng lự, buồn chán, ngã lòng… Nhưng vần đề là bất chấp những hoàn cảnh đó
mối tương giao giữa người đó với Chúa không hề gián đoạn. Cho nên trước khi
thấy khải tượng, trước khi nghe được sứ điệp của Chúa, người lãnh đạo thuộc linh
cần có một quá trình tương giao với Chúa .
Tương giao ở đây nói lên mối quan hệ giữa người lãnh đạo thuộc linh với Chúa.
Tương giao ở đây cũng nói lên tình trạng bền bỉ, liên tục, không gián đoạn.
Tương giao ở đây cũng nói lên sự trưởng thành theo năm tháng của người lãnh đạo
thuộc linh.
Tương giao ở đây cũng là biểu hiện của lòng trung thành không gì lay chuyển của
người lãnh đạo thuộc linh đốivới Chúa.
Đây là mối tương giao lâu dài, là một quá trình chớ không phải là một thời điểm
đột xuất. Nhiều người trông đợi có một biến cố siêu việt xảy ra trong cuộc đời của
mình để tương giao với Chúa - nhưng chờ đợi hoài mà chẳng thấy gì cả.
Tương giao giữa người lãnh đạo thuộc linh với Chúa là một vấn đề và đã trở thành
nan đề, vì nhiều người chỉ chú trọng vào công việc mà không chú trọng đến mối
tương giao giữa mình với Chúa.
Người lãnh đạo thuộc linh lo sắp xếp chương trình, mời diễn giả, tổ chức học Kinh
Thánh, cầu nguyện, để làm gì? Để đưa hội chúng vào mối tương giao và trưởng
thành trong tương giao với Chúa. Thế còn nhà lãnh đạo thuộc linh thì sao? Ông ta
lo tổ chức, lo điều hành… nhưng những điều đó lại không đưa ông ta vào mối
tương giao với Chúa. Vì khi hội chúng học Kinh Thánh ông ta ngồi với họ chỉ với
mục đíchlà quan sát; khi hội chúng cầu nguyện ông ta có mặt chỉ là để kiểm soát,
khi hội chúng nghe giảng dạy Lời Chúa, ông ta cũng có mặt, nhưng chỉ để xem
buổi nhóm bồi linh kết quả ra sao. Khi hội chúng được huấn luyện, ông ta cũng có
mặt, nhưng chỉ lo việc ở vòng ngoài. Nói cách khác, người lãnh đạo thuộc linh cố
gắng đưa hội chúng vào quĩ đạo, trong khi bản thân chỉ đứng ở bệ phóng để quan
sát.
Đó là chưa kể đến những chương trình, những công việc của người lãnh đạo thuộc
linh làm cản trở mối tương giao giữa người ấy với Chúa. Thì giờ lo làm việc chiếm
hết thời gian tương giao với Chúa. Người lãnh đạo thuộc linh kêu gọi hội chúng
đọc Kinh Thánh, cầu nguyện, cònbản thân lại không học Kinh Thánh, không cầu
nguyện, không suy ngẫm. Không có cơ hội ở riêng với Chúa nên tự bản thân người
lãnh đạo thuộc linh đánh mất mối tương giao với Chúa.
Thật là nguy hiểm khi người lãnh đạo thuộc linh tìm đủ mọi cách để đưa quần
chúng vào trong mối tương giao với Chúa, còn chính nhà lãnh đạo thuộc linh lại
đánh mất mối tương giao đó. Cho nên chúng ta không nên ngạc nhiên khi ở nhiều
nơi, người lãnh đạo thuộc linh không thấy những điều hội chúng thấy, không làm
được những việc hội chúng làm. Nói cách khác, khải tượng của Chúa thay vì được
bày tỏ cho các nhà lãnh đạo thuộc linh thì nay lại được bày tỏ cho dân của Chúa.
Người lãnh đạo thuộc linh bị tụt hậu, phải chạy theo quần chúng, đó là chưa kể đến
những biểu hiện tiêu cực như là mặc cảm, độc đoán, lấy thịt (chức vụ) đè người…
Bạn có cần xem xét lại mối tương giao giữa bạn với Chúa không? Chúa cho bạn
thấy những gì, hoặc là bạn chỉ thấy nhờ người khác?
Khải tượng của một người lãnh đạo tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa người đó với
Chúa.
Mối tương giao với Chúa dẫn bạn đi từ đâu đến đâu?
3. Khải tượng phải bắt đầu từ bản thân (câu 4-11).
C húa nói cùng ông Giê-rê-mi: “Ta đã biết con - Ta đã biệt riêng con - Ta lập con”.
Chúa cho ông Giê-rê-mi biết mối quan hệ giữa Ngài với ông như vậy để làm gì?
Để ông Giê-rê-mi nhận biết rằng Chúa muốn dùng cuộc đời của ông.
Chúa nói với ông Giê-rê-mi: “Ta đã biết con,” bao hàm ý nghĩa conlà đối tượng
Ta dựng nên và lựa chọn, Ta biết con và lựa chọn con.
Chúa nói với ông Giê-rê-mi: “Ta đã biệt riêng con.”Trong GaGl 1:15: “…Đức
Chúa Trời là Đấng đã để riêng tôi ra từ lúc còn trong lòng mẹ, và lấy ân điển gọi
tôi…”
Chúa nói với ông Giê-rê-mi: “Ta lập con,” cũng có nghĩa là Ta chỉ định con, ta bổ
nhiệm con.
Chúa biết convì Ngài tạo dựng nên con, Ngài biết ưu điểm và nhược điểm của
con, Ngài biết cái tốt và cái xấu trong con. Tác giả Thi Thiên 139 nói về Chúa biết
con người của ông như thế nào. Chúa biết con là điều kỳ diệu về tình yêu của
Chúa. Nhưng Chúa biệt riêng conlại càng kỳ diệu hơn. Đây là chương trình và ý
định đặc biệt của Chúa cho con. Chúa biệt riêng conkhông có nghĩa là Ngài loại
bỏ người khác. Mỗi người được Chúa biệt riêng cho một công việc.
Chúa lập con, Ngài tin dùng con. Ngài lập con, muốn connhận trách nhiệm Ngài
giao.
Ông Phao-lô trong ITi1Tm 1:12-17 nói về Chúa đối với bản thân ông như thế nào.
“Ngài đã xét ta trung thành, lập ta làm kẻ giúp việc.”
Trong mối tương giao với Chúa người lãnh đạo thuộc linh nghe tiếng phán của
Chúa, biết chương trình và ý định của Chúa đối với cuộc đời mình, nhận biết Chúa
một cách mới mẻ, một cách riêng tư: Ta với con; nhận biết Chúa theo như cách
Chúa bày tỏ chớ không như cách suy nghĩ chủ quan của bản thân.
Chúa nói về ông Giê-rê-mi như thế, cònông Giê-rê-mi nói về chính ông như thế
nào? “Conchẳng biết nói chi, vì concòn là con trẻ.” Vì cớ còn trẻ, nghĩa là vì còn
non nớt, vì cònthiếu kinh nghiệm, chưa đủ tư cáchvà chưa có khả năng cho nên
ông Giê-rê-mi:
- Không dám nói vì chưa có tư cách và khả năng.
- Không dám ra đi vì cònnon nớt.
- Sợ conngười.
Không dám nói dù có sứ điệp Chúa cho. Nhiều người không nói được vì không có
sứ điệp. Ông Giê-rê-mi có sứ điệp “Chúa truyền cho nói” nhưng lại không dám nói
(câu 6).
Không dám ra đi dù được Chúa sai phái. Nhiều người ra đi khi Chúa không hề sai
phái. Còn Giê-rê-mi được Chúa sai phái lại không dám ra đi (câu 7).
Không dám… vì sợ con người, vì chưa biết là Chúa sẽ ở với và giải cứu ông (câu
8).
Ông Giê-rê-mi nhận định về bản thân ông có chính xác không? Ông nói đúng,
nhưng chỉ đúng một phần, nói cáchkhác, ông chưa nhận định đầy đủ về ông.
Ông Giê-rê-mi thưa: “Ôi! Hỡi Chúa Giê-hô-va, nay conchẳng biết nói chi, vì con
là con trẻ.” Thật ra ông Giê-rê-mi nên nói:
-Con chẳng biết nói chi, vì conlà contrẻ, nhưng Lời Chúa ở trong miệng convà
Chúa truyền cho con nói. Như vậy mới đầy đủ.
-Con còn trẻ, conkhông đủ tư cách, nhưng Chúa biết con, đã biệt riêng con, đã lập
con và đã chỉ định con.
-Con còn trẻ, conkhông dám ra đi, không dám dấn thân, nhưng Chúa sai conđi.
-Con còn trẻ, consợ hãi, nhưng Chúa ở với con và giải cứu con.
Làm sao ông Giê-rê-mi có thể nhận ra tình trạng của mình vừa trẻ tuổi, sợ hãi, vừa
non nớt, không có khả năng mà lại có thể nhận biết Chúa gọi ông đứng ra đảm
nhiệm công việc của Ngài? Câu trả lời vẫn là mối tương giao với Chúa. Tương
giao với Chúa dẫn người lãnh đạo thuộc linh đến chỗ nhận biết chính Chúa là ai,
nhận biết mình là ai, nhận biết điều Chúa muốn đối với đời sống mình.
Qua mối tương giao với Chúa, người lãnh đạo thuộc linh nhận biết Chúa tể trị trên
đời sống mình, Chúa chọn lựa mình để làm việc cho Ngài.
Hơn thế nữa, trong mối tương giao với Chúa, không phải chỉ có việc Chúa phán
với ông Giê-rê-mi. Tương giao còn có việc Chúa dang tay rờ miệng ông nữa. Chúa
chạm đến, sờ đến môi miệng của ông Giê-rê-mi. Vì là một tiên tri nên Chúa ‘rờ
miệng’ ông Giê-rê-mi và ‘đặt lời Chúa trong miệng ông’ (câu 9).
Cần lưu ý điểm này trong qui luật tương giao. Nếu không nhận lời thì Chúa không
chạm đến.
Giữa ông Giê-rê-mi với Chúa có một mối tương giao.
Chúa đã bày tỏ ý định của Ngài cho ông Giê-rê-mi.
Ông Giê-rê-mi trả lời: Chúa ơi, con không thể.
Chúa trả lời, Ta là Đấng có thể, cho nên con có thể.
Ông Giê-rê-mi tự do chấp nhận hoặc không.
Khi ông chấp nhận thì Chúa đụng đến ông, đặt lời Ngài trong miệng ông. Đồng
thời Ngài xác nhận Ngài đã lập ông (câu 10).
4. Đấng ban cho khải tượng và nội dung của khải tượng.
N hờ mối tương giao người lãnh đạo thuộc linh nhìn biết Chúa, nhìn biết chính
mình. Khi thuận phục ý muốn Chúa trên cuộc đời mình, khi nhận lấy trách nhiệm,
người lãnh đạo thuộc linh sẽ nghe Chúa hỏi: “Conthấy gì?”
Chúa hỏi ông Giê-rê-mi câu này đến hai lần. Không phải để ông trả lời đại khái
như là: Con thấy con còn trẻ; con thấy đông người con sợ… Những chuyện đó
Chúa đã giải quyết với ông rồi.
Ông Giê-rê-mi đã thấy chính mình, cũng đã thấy điều Chúa đã làm và sẽ làm cho
mình. Bây giờ Chúa hỏi ông: “Conthấy gì?”
Người lãnh đạo thuộc linh cần thấy gì nữa?
Ông Giê-rê-mi thưa với Chúa, (1) ông thấy cây hạnh, ‘cây thức’ hoặc thấy sự tỉnh
thức của Đức Chúa Trời. (2) Rồi ông thấy một nồi nước sôitừ phương bắc bắn ra,
tức là thấy nội dung của khải tượng.
Thứ nhất, người lãnh đạo thuộc linh cần thấy sự tỉnh thức của Đức Chúa Trời.
Chúa là Đấng tỉnh thức - Ngài là Đấng không hề nhắp mắt, cũng không buồn ngủ -
để lời Ngài nói, chương trình, ý định và khải tượng Ngài đã và sẽ bày tỏ sẽ được
hoàn thành.
Thấy sự tỉnh thức của Đức Chúa Trời rất có ý nghĩa đốivới người lãnh đạo thuộc
linh. Vừa có ý nghĩa khích lệ và cũng có ý nghĩa cảnh cáo.
Khích lệ: khi một người lãnh đạo nhận trách nhiệm, ông nhìn thấy Chúa là Đấng
tỉnh thức. Ngài sẽ hoàn thành những điều Ngài bày tỏ cho ông. Đó là sự khích lệ,
sự thành tín của Đức Chúa Trời.
Cảnh báo: khi từ chối nhận trách nhiệm người lãnh đạo phải biết rằng Chúa là
Đấng tỉnh thức. Chúa đã chọn, biệt riêng và lập đương sự. Rồi Ngài bày tỏ về
chính mình Ngài lẫn công tác của đương sự, nhưng đương sự từ chối. Chẳng phải
vì cớ đương sự từ chối mà công việc của Chúa, chương trình và ý định của Ngài sẽ
bị lở dở. Đương sự phải biết rằng Đức Chúa Trời là Đấng tỉnh thức, Ngài vẫn có
thể hoàn thành công việc của Ngài. Nhưng người lãnh đạo nào từ chối nhận công
tác thì người ấy đánh mất cơ hội tham gia trong chương trình của Đức Chúa Trời.
Thử hỏi là người lãnh đạo thuộc linh sau khi thấy cây hạnh - ‘cây thức’, thấy sự
tỉnh thức của Đức Chúa Trời, liệu bạn có thái độ thế nào đối với khải tượng Chúa
đã và sẽ bày tỏ?
Thứ hai, người lãnh đạo thuộc linh cần thấy nội dung sứ điệp Chúa muốn ông ta
làm. (Câu 13-16)
Khải tượng về chức vụ của mình là bước khởi đầu của người lãnh đạo thuộc linh.
Nhìn biết Đấng ban khải tượng là Đấng tỉnh thức sẽ khích lệ người lãnh đạo thuộc
linh. Sau đó là được tiếp tục nhìn thấy, nghe thấy những điều Chúa muốn mình
thực hiện trong từng chặng đường của chức vu.
Ông Giê-rê-mi không thấy hết, không nghe hết những điều ông sẽ nói, sẽ làm trong
cùng một thời điểm. Nội dung của sứ điệp sẽ tiếp tục được bày tỏ cho ông
Giê-rê-mi trong từng chặng đường.
5. Khải tượng sẽ dẫn nhà lãnh đạo thuộc linh đến đâu? (Câu 17-19)
N ội dung lời Chúa phán với ông Giê-rê-mi:
• Chúa khích lệ - làm điều tích cực:Hãy thắt lưng, chờ dậy. Hãy bảo (nói) - hành
động
• Chúa khuyên - bỏ điều tiêu cực:Đừng sợ con người.
• Chúa xác định: Ta lập con.
• Chúa báo trước: Sẽ gặp khó khăn. Sẽ đánh nhau. Sẽ gian khổ.
• Chúa hứa: Họ không thắng con. Ta ở cùng con. Ta giải cứu con.
Chúa muốn người nhận được khải tượng của Ngài phải sẵn sàng, sẵn sàng hành
động, sẵn sàng dấn thân vào lãnh vực mà Chúa bày tỏ cho mình. Nhiều người có
khải tượng nhưng lại trốn tránh, không chịu dấn thân. Ông Giô-na là một bằng
chứng.
Khi nhận được khải tượng của Chúa, thì đồng thời người lãnh đạo thuộc linh cũng
đối diện với hai cái bóng khổng lồ: Cái bóng thứ nhất ngăn trở việc thực hiện khải
tượng là chính bản thân người lãnh đạo thuộc linh. Con người này đưa ra những lý
do để trốn tránh nhiệm vụ (ông Giê-rê-mi trốn tránh bằng câu nói: Con chẳng biết
nói chi, vì con là contrẻ). Cái bóng thứ hai ngăn trở người lãnh đạo thuộc linh là
con người sẽ nghe sứ điệp. Vì sao lại sợ con người? Vì conngười không ủng hộ,
con người ngăn trở, conngười làm khó dễ… Nhiều nhà lãnh đạo thuộc linh nói áp
lực từ con người còn nặng nề hơn là áp lực từ hoàn cảnh. Chúa bảo “đừng sợ sệt vì
cớ chúng nó kẻo ta làm cho consợ sệt trước mặt chúng nó chăng” Người lãnh đạo
thuộc linh phản ứng trước áp lực của conngười như thế nào thì Chúa sẽ làm như
vậy với người đó. Người đó e ngại, Chúa sẽ e ngại; người đó chạy trốn, Chúa
không thể xuất đầu lộ diện; người đó yếu đuối, Chúa không thể làm cho mạnh mẽ.
Chúa xác định “Talập conlên”, làm thành vững bền, làm cột bằng sắt, làm tường
bằng đồng. Chúa dùng người lãnh đạo thuộc linh như cái thành bền vững, có sự an
ninh và vững vàng nơi con người đó; dân Chúa trông cậy vào cái thành bền vững
đó.
Chúa cũng cho người lãnh đạo thuộc linh vừa có phẩm giá (giá trị) vừa có sức
mạnh như cộtbằng sắt. Một cộttrụ có khả năng giữ vững công trình.
Chúa cho người lãnh đạo thuộc linh như tường bằng đồng (Việt Nam ta có câu
‘mình đồng da sắt’ nói lên sức chịu đựng, khả năng đứng vững trước mọi áp lực).
Gie Gr 15:20 “Ta sẽ khiến con làm tường đồng vững bền cho dân này, họ sẽ đánh
với con, nhưng không thắng con được, vì ta ở cùng con đặng cứu convà giải thoát
con. Đức Giê-hô-va phán vậy”
Chúa báo trước với người chịu dấn thân về những khó khăn: “Họ sẽ đánh nhau với
con”. Chúa không hứa với người lãnh đạo thuộc linh là sẽ không bị bách hại,
không gặp khó khăn.
Vấn đề là người lãnh đạo thuộc linh có chấp nhận những điều sẽ xảy ra và tin vào
kết quả Chúa nói với mình không? Nhiều nhà lãnh đạo thuộc linh không muốn gặp
những khó khăn khi dấn thân vào chức vụ.
Rồi một số người khi dấn thân chỉ kinh nghiệm lời Chúa ở phần đầu là “họ sẽ đánh
nhau với con”. Nhưng họ không kinh nghiệm đúng như điều Chúa hứa trong phần
sau “nhưng họ không thắng con”. Vì sao? Vì người lãnh đạo thuộc linh thất bại,
không thắng như Chúa nói. Cho nên họ khổ sở, cay đắng, buồn phiền trong chức
vụ, họ than van và hoàn toàn không có niềm vui sau khi dấn thân.
Chúa hứa ở cùng và giải cứu.
“Ta ở cùng con để giải cứu con.” Nhìn đến Chúa, người lãnh đạo thấy Ngài là sức
mạnh và là niềm hi vọng. Chúa không bỏ mặc người lãnh đạo sau khi bày tỏ và bảo
ông ta dấn thân. Ngài ở cùng ông ta. Thậm chí ngay cả khi người lãnh đạo bị mọi
người lìa bỏ và chống lại, ông ta cũng không cô đơn.
“Ta ở cùng con để giải cứu con.” Người lãnh đạo thuộc linh cần thấy mình chỉ là
con người bất tài, yếu đuối, cho nên người lãnh đạo thuộc linh luôn luôn cần Chúa
giúp đỡ và giải cứu.
Tóm tắt
Người lãnh đạo thuộc linh
1. Cần có khải tượng. Người lãnh đạo thuộc linh là người đầu tiên phải có khải
tượng.
2. Cần có mối tương giao với Chúa. Mối tương giao giữa người lãnh đạo thuộc linh
với Chúa đem đến kết quả là khải tượng.
3. Cần thấy mình là một phần của khải tượng. Người lãnh đạo nhận biết Chúa
muốn dùng mình.
4. Cần thấy Chúa và nội dung của khải tượng. Chúa khích lệ, cảnh báo và ban sứ
điệp trong từng chặng đường.
5. Cần sẵn sàng dấn thân sống cho khải tượng. Dù sẽ gặp khó khăn nhưng luôn
luôn có Chúa ở cùng và giải cứu.
NGƯỜI LÃNH ĐẠO
1 Khi đã định rằng chúng ta phải đi đàng biển qua nước I-ta-li, họ bèn giao Phao-lô
và mấy tên phạm nhân khác cho người thầy độitên là Giu-lơ, về độiquân
Âu-gu-ta. 2 Chúng ta xuống một chiếc tàu ở A-tra-mít phải trẩy đi dọc bờ biển
A-si, đoạnthì ra đi. A-ri-tạc, là người Ma-xê-đoan, về thành Tê-sa-lô-ni-ca, cùng
đi với chúng ta. 3 Đến ngày sau, chúng ta tới thành Xi-đôn, thì Giu-lơ đãi Phao-lô
cách nhân từ, cho phép người đi thăm bạn hữu mình, và được họ lo việc mình. 4
Đoạn, từ nơi đó, chúng ta theo mé bờ đảo Chíp-rơ, vì bấy giờ ngược gió. 5 Sau khi
vượt qua biển Si-li-si và Bam-phi-ly, thì chúng ta đến thành My-ra, trong xứ Ly-si.
6 Ở đó, thầy đội thấy có một chiếc tàu ở A-léc-xan-tri sẽ đi qua I-ta-li, bèn cho
chúng ta xuống tàu đó. 7 Tàu chạy chậm lắm, mất nhiều ngày khó nhọc mới tới
ngang thành Cơ-nít. Vì gió quá, tàu không thể ghé bến được, nên chúng ta lại men
theo mé bờ đảo Cơ-rết, qua Sa-môn. 8 Khi đã chịu khó đi dọc theo nơi đó, chúng ta
mới đến một nơi gọi là Mỹ-cảng, gần thành La-sê.
9 Trải lâu ngày, tàu chạy phải nguy hiểm (vì kỳ Kiêng ăn đã qua rồi), Phao-lô bảo
trước cho những người trong tàu, 10 rằng: “Tôithấy sự vượt biển này chắc sẽ phải
nguy hiểm và hư hại, chẳng những cho hàng hoá và chiếc tàu mà thôi, lại đến thân
chúng ta nữa.” 11 Nhưng thầy đội tin lời người lái tàu và chủ tàu hơn là lời Phao-lô
nói. 12 Vì cảng đó không tiện cho tàu đậu lúc mùa đông, nên phần nhiều người đều
bàn rằng phải lìa khỏi đó và ráng sức đến cảng Phê-nít, là cảng của đảo Cơ-rết,
hướng phía tây nam và phía tây bắc, đặng qua mùa đông ở đó. 13 Vừa có gió nam
non bắt đầu thổi, họ tưởng rằng có thể tới nơi mình đã định, thì kéo neo mà đi dọc
theo gần đảo Cơ-rết,
14 Nhưng cách ít lâu có trận gió dữ tợn gọi là gió Ơ-ra-qui-lôn thổi lên vật vào
đảo. 15 Tàu đã phải bạt đi, chống lại gió chẳng nổi, nên chúng ta để mặc cho theo
chiều gió. 16 Tàu bị bạt đến dưới một hòn đảo kia gọi là Cơ-lô-đa, chúng ta khó
nhọc lắm mới cầm được chiếc thuyền. 17 Sau khi trục lên, họ dùng phương thế làm
cho chắc chắn: Lấy dây ràng phía dưới chiếc tàu lại; đoạn lại sợ mắc cạn trên bãi
Si-rơ-tơ, thì hạ buồm xuống, để mặc gió đưa trôi đi. 18 Đến ngày mai, vì bão cứ
thổi cũng mạnh như vậy luôn, họ bèn quăng hàng hoá xuống biển. 19 Ngày thứ ba,
chúng ta dùng chính tay mình quăng đồ đạc trong tàu xuống biển. 20 Trong mấy
ngày, mặt trời chẳng có, ngôi sao cũng không, mà bão thì vẫn thổi ào ào luôn, đến
nỗi chúng ta chẳng còn trông cậy được cứu nữa.
21 Vì họ không ăn đã lâu, nên Phao-lô đứng dậy giữa đám họ, mà nói rằng: “Hỡi
bạn hữu ta, chớ chi bữa trước tin lời ta mà chẳng rời khỏi đảo Cơ-rết, thì chúng ta
đã chẳng mắc cơn nguy hiểm và tổn hại này. 22 Nhưng bây giờ, ta khuyên các
ngươi hãy vững lòng; trong các ngươi chẳng mất ai hết, chỉ mất chiếc tàu mà thôi.
23 Vì đêm nay, một thiên sứ của Đức Chúa Trời, là Đấng ta thuộc về và hầu việc,
có hiện đến cùng ta mà phán rằng: 24 ‘Hỡi Phao-lô, đừng sợ chi hết; ngươi phải
ứng hầu trước mặt Xê-xa; và này, Đức Chúa Trời đã ban cho ngươi hết thảy những
kẻ cùng đi biển với ngươi.’ 25 Vậy, hỡi các ông, hãy vững lòng, vì ta có lòng tin
cậy Đức Chúa Trời rằng sẽ xảy ra như lời Ngài phán vậy; 26 nhưng chúng ta chắc
sẽ bị tấp lên một hòn đảo nào.”
27 Đã đến đêm thứ mười bốn mà chúng ta cứ trôi nổi trên biển A-đờ-ria-tích, lúc
nửa đêm, các bạn tàu ngờ đang đến gần một đất nào. 28 Họ thả trái dò xuống, thì
thấy sâu hai chục sải; hơi xa một ít, lại thả nữa, thì thấy hai mươi lăm sải. 29 Bấy
giờ, sợ đụng rạn, họ bèn từ trên đầu lái tàu quăng bốn neo xuống và ước ao đến
sáng. 30 Nhưng bạn tàu tìm phương lánh khỏi chiếc tàu và thả chiếc tam bản
xuống biển, giả đò đi thả neo đằng trước mũi, 31 thì Phao-lô nói với thầy độivà
lính rằng: “Nếu những người này chẳng cứ ở trong tàu, thì các ông chẳng được
cứu.” 32 Bọn lính bèn cắt dây buộc tam bản, làm cho rớt xuống. 33 Đoạn, trong
khi đợi trời sáng, Phao-lô khuyên ai nấy hãy ăn.. Người nói: “Hôm nay là ngày thứ
mười bốn mà các ngươi đang trông đợi, nhịn đói chẳng ăn chút nào. 34 Vậy, ta
khuyên các ngươi hãy ăn, vì thật là rất cần cho sự cứu của các ngươi và chẳng ai
trong vòng các ngươi sẽ mất một sợi tóc trên đầu mình.” 35 Nói như vậy rồi, người
bèn lấy bánh, đứng trước mặt mọi người, tạ ơn Đức Chúa Trời rồi, thì bẻ ra, và ăn.
36 Bấy giờ ai nấy đều giục lòng, và ăn. 37 Vả, số chúng ta hết thảy ở trong tàu
được hai trăm bảy mươi sáu người. 38 Họ đã ăn vừa no nê, bèn quăng đồ lương
thực xuống biển, làm cho nhẹ tàu đi.
39 Đến sáng ngày, họ chẳng nhận biết là đất nào, nhưng thấy có cái vịnh và bờ,
bèn định đỗ tàu vào đó và núp, xem có thể được chăng. 40 Vậy, họ dứt dây bỏ neo
xuống biển, tháo dây bánh lái; đoạn, xổ buồm sau lái thuận theo gió, tìm lối chạy
vào bờ. 41 Song chạy nhầm chỗ hai ngọn nước biển xáp nhau, thì họ làm cho tàu bị
cạn tại đó;đầu mũi cắm xuống không động đậy được, còn đầu lái bị sóng đánh dữ
lắm nên nát hết. 42 Bấy giờ quân lính bàn định giết các tù phạm, e có người nào
trong bọn họ lội thoát khỏi chăng. 43 Nhưng thầy độimuốn cứu Phao-lô, nên ngăn
trở nghị định đó. Người truyền cho ai biết lội thì nhảy xuống nước trước đi mà lội
vào bờ, 44 và truyền cho những kẻ còn lại, người thì cỡi trên ván, kẻ thì cỡi trên
miếng vách nát của chiếc tàu. Thế là ai nấy đều được lên bờ vô sự vậy. (Cong Cv
27:1-44)
C ông Vụ Các Sứ Đồ chương 27 ghi lại chuyến đi qua I-ta-li của ông Phao-lô trong
tư cách một tù nhân. Cùng đi với ông là những cộng sự trung thành.
Chặng đầu tiên là chuyến đi từ A-ra-mít đến thành My-ra trong xứ Ly-si (câu 2-5).
Con tàu phải trải qua biển A-si (câu 2), biển Si-li-si và biển Bam-phi-ly. Đây là
chuyến đi ngược gió.
Trong chặng tiếp theo họ phải chuyển sang một con tàu khác, đó là contàu ở
A-léc-xan-tri sẽ đi qua I-ta-li (câu 6). Trước hết là từ thành My-ra cho đến Mỹ
Cảng, gần thành La-sê. Đây là chuyến đi nhiều ngày, khó nhọc và nguy hiểm.
Chặng thứ ba dự định từ Mỹ Cảng đi Phê-nít (câu 12). Chuyến hải hành phát xuất
từ Mỹ Cảng gồm có 276 người, gồm chủ tàu, người lái tàu và thuỷ thủ đoàn; hành
khách gồm có thầy đội Giu-lơ và toán lính thuộc quyền, các phạm nhân trong đó
có ông Phao-lô (kể cả ông A-ri-tạc), và những bạn tàu.
Những con người trên tàu mong mỏi điều gì trong chuyến ra khơi lần này? Họ đã
trải qua nhiều gian nan khó nhọc rồi, mong rằng lần này sẽ thuận buồm xuôi gió.
Ai có thể lãnh đạo ?
C huyến đi này có nhiều điểm lý thú. (1) Trong chuyến đi có hành khách thuộc
nhiều tầng lớp, nhiều dân tộc (Hy Lạp, Do Thái và La Mã) và (2) có những người
lãnh đạo cùng đi với nhau, cùng sống với nhau, cùng đốidiện và giải quyết những
nan đề chung, bên cạnh những nan đề cá nhân.
Ông Phao-lô vốn là người lãnh đạo của những chuyến đi truyền giáo. Vào thời
điểm này ông là một tù nhân đang bị giải đến La-mã. Thầy độiGiu-lơ, là người
La-mã, thuộc tiểu đoàn Âu-gu-tơ, là người chỉ huy toán lính áp giải tù nhân. Chủ
tàu là người sở hữu con tàu, người lái tàu có kiến thức chuyên môn về hàng hải.
Hai người này cũng có thuỷ thủ làm việc cho họ. Họ là những người chỉ huy con
tàu
Những người lãnh đạo này không những đi cùng với nhau mà họ còn tỏ ra thân
thiện với nhau. Họ có thể đề xuất ý kiến của mình, góp ý cho nhau cáchgiải quyết
nan đề, dường như họ không cãi lộn với nhau hoặc giận nhau. Có lẽ lý do đơn giản
là vì họ có chung một mục tiêu, đối phó chung một nan đề và cùng ở trên một con
tàu. Cho nên họ buộc phải chung sức để sống chết với nhau.
Thế nhưng người lãnh đạo là ai? Phải chăng người lãnh đạo là người nói nhiều
nhất ? Nếu vậy thì lãnh đạo chắc là ông Phao-lô, vì qua cách ông Lu-ca ghi lại thì
ông Phao-lô là người nói nhiều nhất trong chuyến đi này.
Hoặc người lãnh đạo là người có quyền nhất ? Thầy đội kể như có quyền nhất.
Quyết định tối hậu là ở thầy đội. Quyền sinh sát nằm trong tay thầy đội.
Hoặc người lãnh đạo là người có kiến thức và trình độ chuyên môn, người nắm
vững khoa học kỹ thuật ? Chủ tàu và người lái tàu có thể đáp ứng vấn đề này.
Ai cũng có thể lãnh đạo, nhưng muốn lãnh đạo cho có hiệu quả thì cần gì? Để
không đưa contàu vào nơi nguy hiểm người lãnh đạo cần gì? Hãy lên tàu cùng đi
với họ để qua những con người đó chúng ta có thể tìm ra những yếu tố cần thiết
cho một người lãnh đạo.
Người lãnh đạo với tầm nhìn xa trông rộng.
T rong câu 10, ông Phao-lô báo trước cho những người trong tàu: “Tôithấy sự
vượt biển này chắc sẽ phải nguy hiểm và hư hại, chẳng những cho hàng hoá và
chiếc tàu mà thôi, lại đến thân chúng ta nữa.” Khi nói những lời này, ông Phao-lô
không phải là người chỉ huy con tàu - ông đang là một tù nhân, nhưng là một tù
nhân được kính trọng. Tuy nhiên lời nói của ông Phao-lô cho thấy một đặc điểm
của người lãnh đạo.
Người lãnh đạo phải là người biết nhìn xa trông rộng, phải dự báo những điều có
thể xảy ra . Nói như vậy phải chăng người chủ tàu và người lái tàu không có dự
báo. Thật ra họ có dự báo, nhưng dự báo của họ không giống với dự báo của ông
Phao-lô. Ông Phao-lô bảo sẽ gặp nguy hiểm và nguy hại, còn chủ tàu và lái tàu cho
rằng sẽ vượt qua nguy hiểm và sẽ được an toàn.
Dự báo của ông Phao-lô nhằm bảo vệ toàn bộ con tàu và conngười trong chuyến
đi. Cho nên ông chủ trương cứ ở lại, khoan nhổ neo. Còn chủ tàu không phải là
người xem thường tài sản của mình, người lái tàu cũng không phải là người xem
thường uy tín nghề nghiệp của mình; họ cũng không phải là những người xem
thường của cải và sinh mạng của hành khách. Cả hai là những người hết lòng trong
công việc và muốn mọi người ‘điđến nơi về đến chốn’. Dự báo của họ là với khả
năng của contàu và khả năng của người lái tàu, con tàu có thể vượt qua biển để
đến cảng Phê-nít. Cho nên họ chủ trương cứ nhổ neo.
Căn cứ vào đâu để cho rằng cứ ra khơi, sẽ đến nơi bình an? Người chủ tàu và
người lái tàu là người từng trải trong kinh nghiệm đi biển, biết nhìn thời tiết, có
kinh nghiệm trong chuyên môn…
Người chủ tàu có thể nghĩ: Đây là tàu của tôi, nếu có gió bão, tàu của tôi sẽ chịu
nổi. Sao lại nói tàu của tôi bị hư hại? Người lái tàu có thể nghĩ: Tôilà người lái tàu
kinh nghiệm đầy mình, từng bao nhiêu lần vượt biển. Đúng là thời tiết rất xấu,
nhưng nếu không dám ra khơi thì khi nào mới đến nơi? Khi đã lấy tài sản của mình
làm cơ sở, lấy kinh nghiệm chuyên môn mà quả quyết thì thật khó cho những con
người này chấp nhận góp ý của người khác, hoặc để cho người khác làm chỉ huy
hoặc góp ý hướng dẫn trong lãnh vực chuyên môn của họ.
Còn ông Phao-lô căn cứ vào đâu mà ‘đòigóp ý’ (nói nhẹ) hoặc ‘đòilàm chỉ huy’
(nói nặng) trong việc này? Trong cuộc sống phục vụ, ông Phao-lô luôn luôn được
Chúa hướng dẫn qua nhiều cách khác nhau.
Trong Cong Cv 16:6-8, Thánh Linh của Chúa đã cản trở đoàn truyền giáo do ông
Phao-lô lãnh đạo khi họ muốn vào truyền giảng tại xứ A-si. Thánh Linh cản trở
cách nào thì ông Lu-ca không ghi lại cách cụ thể, nhưng đây là cơ sở cho những
quyết định của ông Phao-lô.
Chương Cong Cv 16:9, ghi lại sự kiện trong ban đêm ông Phao-lô thấy sự hiện
thấy. Ông thấy một người Ma-xê-đoan đứng trước mặt ông mà nài xin ông qua
Ma-xê-đoan để cứu giúp họ. Và ông Phao-lô đã qua xứ Ma-xê-đoan.
Chương Cong Cv 21:7-14, cho biết ông Phao-lô quyết định căn cứ vào sự bày tỏ
cách gián tiếp của Chúa qua môi miệng người khác. Một tiên tri tên là A-ga-bút
đến thăm đoàn truyền giáo của ông Phao-lô. Ông A-ga-bút đã dùng dây lưng của
ông Phao-lô trói tay chân mình và nói trước việc ông Phao-lô phải chịu khổ vì
Chúa tại thành Giê-ru-sa-lem.
Chương Cong Cv 23:11 ghi: “Qua đêm sau, Chúa hiện đến cùng người mà phán
rằng: Hãy giục lòng mạnh mẽ, ngươi đã làm chứng cho ta tại thành phố
Giê-ru-sa-lem thể nào, thì cũng phải làm chứng cho ta tại thành Rô-ma thể ấy.”
Ông Phao-lô từng vượt biển để đi truyền giáo, không phải chỉ một lần, mà nhiều
lần. Ông cũng là người có kinh nghiệm đi biển, nhưng chỉ dựa vào kinh nghiệm cá
nhân thì chưa đủ, hoặc dựa vào kiến thức học hỏi lâu năm cũng chưa đủ. Ông
Phao-lô còndựa vào mối tương giao giữa ông với Chúa và giữa Chúa với ông. Tin
ở mình hoặc tin ở Chúa? Nói đúng hơn là tin vào kinh nghiệm của mình với Chúa.
Đây có phải là phẩm chất của người lãnh đạo không? Người tin vào sự tương giao
giữa bản thân với Chúa chắc chắn đã lo xây dựng mối tương giao đó và tiếp tục
duy trì mối tương giao đó. Đây là đặc điểm của người lãnh đạo Cơ Đốc.
Người lãnh đạo cần tin vào kinh nghiệm, tin vào kiến thức của bản thân, nếu không
thêm kinh nghiệm, không thêm kiến thức thì sẽ bị lạc hậu và bị đào thải. Tuy nhiên
bên cạnh nỗ lực thêm lên trong kinh nghiệm, thêm kiến thức người lãnh đạo không
được xem thường và bỏ qua mối tương giao giữa mình với Chúa.
Yếu tố quyết định là kinh nghiệm bản thân, là kiến thức chuyên môn hoặc là kinh
nghiệm với Chúa? Làm thế nào để có thể xác định đúng? Làm thế nào để những dự
kiến tương lai rõ ràng? Khi đứng trước một nan đề, dĩ nhiên là cần xem kiến thức
chỉ dẫn hướng xử lý nào, kinh nghiệm bản thân thúc giục nên tháo gỡ ra sao, người
xung quanh khuyên nên chọn biện pháp nào… Nhưng quan trọng hơn hết, trước
hết và cuối cùng cần cân nhắc xem Chúa có lên tiếng, có phán dạy về nan đề này
không? Chúa bảo phải giải quyết ra sao?
Chúa có lên tiếng hoặc không còn tuỳ thuộc vào sự kiện bản thân có duy trì mối
tương giao với Chúa như thế nào. Rồicũng tuỳ thuộc vào thái độ coitrọng hoặc
xem nhẹ của đương sự đốivới mối quan hệ với Chúa. Nhiều người chỉ chú trọng
đến chuyện tương giao với conngười, lo chu toàn công việc, nhưng xem nhẹ hoặc
rất hời hợt trong tương giao với Chúa, cho nên không nhìn thấy gì hoặc chỉ biết
nhìn vấn đề theo ý mình.
Nói như vậy không có nghĩa là nhờ nhìn xa trông rộng mà người lãnh đạo tránh
được tai ương. Chúa Giê-xu nhìn thấy trước con đường thập tự, ông Phao-lô biết
trước việc gì sẽ xảy đến cho ông khi ông đến Giê-ru-sa-lem.
Người lãnh đạo với quyết định.
L ời bàn của ông Phao-lô, rồi lời bàn của chủ tàu và người lái tàu đặt thầy đội
Giu-lơ vào tình thế khó xử. Nên nghe theo ông Phao-lô hoặc nghe theo chủ tàu và
người lái tàu? Quyết định của người lãnh đạo là làm sao đem lại điều tốt nhất cho
những người trong phạm vi trách nhiệm của mình. Không một người nào muốn
đưa con tàu mình chịu trách nhiệm vào sự nguy hiểm.
Trong câu 11: “Nhưng thầy độitin lời người chủ tàu và người lái tàu hơn là lời
Phao-lô nói.” Câu Kinh Thánh vừa cho chúng ta thấy thầy độilà người có quyền
nhất ở đây. Ông có quyền tiếp tục chuyến đi hoặc ở lại chờ đợi. Trong câu 12 cho
thấy cònmột yếu tố nữa ảnh hưởng đến quyết định của thầy độiđó là “nhiều người
đều bàn rằng phải lìa khỏi đó và ráng sức đến cảng Phê-nít”. Kèm theo đó là thời
tiết có vẻ thuận lợi: “gió nam non bắt đầu thổi” (Câu 13). Quyết định của thầy đội
dựa vào (1) kinh nghiệm chuyên môn, (2) theo đa số và (3) theo ngoại cảnh hơn là
dựa vào thiểu số và lời nói của Phao-lô (mặc dù thầy độirất kính trọng ông
Phao-lô).
Thầy đội quyết định bằng cáchnhìn vào con tàu có chủ tàu cùng đi, nhìn vào kinh
nghiệm của người lái tàu, nhìn vào số đông người cùng một ý, nhìn vào thời tiết có
vẻ khả quan, thuận lợi. Nhưng tất cả chỉ là yếu tố bên ngoài, còn bản thân thầy đội
thì sao?
Có người cho rằng người lãnh đạo khôn khéo là người không đưa ra quan điểm của
mình trước, mà để cho mọi người nêu ý kiến của họ. Cuối cùng người lãnh đạo
mới tổng hợp ý kiến của mọi người lại thành một quan điểm dung hoà, hoặc theo
nguyên tắc thiểu số phải phục tùng đa số. Như vậy mới có thể lãnh đạo lâu dài.
Trong thực tế đôi khi chúng ta quyết định theo lời khuyên của một số người, nhưng
vẫn cần xét xem ai dẫn dắt họ. Suy nghĩ của họ, ý kiến của họ phát xuất từ đâu? Và
đương nhiên phải thấy rõ là lời khuyên của họ không trái với lời Kinh Thánh
Thầy đội tin lời người chủ tàu và người lái tàu hơn là tin lời của ông Phao-lô có thể
là chuyện thường tình. Vì nếu làm theo đa số, nếu làm theo người có chuyên môn
mà lỡ có chuyện không hay xảy ra thì không ai ‘đổ hô’. Tin người chủ tàu hơn là
tin hành khách. Tin lời người có chuyên môn (người lái tàu) hơn là tin lời nhà
truyền giáo.
Tuy nhiên chúng ta cần biết người lãnh đạo khôn ngoan không bao giờ chỉ căn cứ
trên sự hiểu biết về chuyên môn; cũng không để cho số đông điều khiển quyết định
của mình.
Đứng về phương diện của ông Phao-lô, ông không phải là chủ tàu, cũng không có
chuyên môn trong việc lái tàu, ông chỉ là hành khách, là tù nhân, chẳng có quyền
hành gì cả. Thông thường chẳng mấy ai chịu làm theo lời nói của người lãnh đạo
đíchthực trong buổiđầu cả. Vì đối với nhận xét của họ thì người đó chẳng có tiền,
chẳng có quyền, chẳng có uy tín, chẳng có vây cánh. Tóm lại chẳng có gì đáng cho
họ khâm phục trọng vọng cả.
Một phương thức lãnh đạo
T rong một cộng đoàn, khi bạn đưa ra một dự kiến đúng, nhưng bạn lại thuộc về
thiểu số, chẳng ai chấp nhận đề xuất của bạn, bạn làm gì? Nếu bạn là một hành
khách tự do, không bị ai áp giải. Bạn nói tàu sẽ gặp nguy hiểm vì bão, nhưng họ cứ
ra khơi, liệu bạn có cùng đi với họ không?
Điểm lý thú trong câu chuyện này là thiểu số đúng mà vẫn phải phục tùng đa số
sai. Ông Phao-lô không muốn gặp bão, nhưng vì là một tù nhân nên ông phải lên
tàu cùng đi với họ.
Phẩm chất tốt của người lãnh đạo đôikhi nằm ở chỗ sống chết với cộng đoàn để
sửa cái sai của cộng đoàn. Cùng đi với họ để uốn nắn họ, điều chỉnh suy nghĩ, hành
vi của họ cho đúng. Chúa Giê-xu đi với các môn đệ, ăn uống với người tội lỗi và
phường thâu thuế để thay đổisuy nghĩ và hành vi của họ. Nói như thế không có
nghĩa là khi thấy cái sai của người khác, người lãnh đạo phải sai giống như họ. Có
những trường hợp người lãnh đạo cần phải có biện pháp mạnh mẽ và dứt khoát
ngay từ đầu đốivới những sai trật.
Điều chính yếu ở đây là không rời bỏ contàu, không bỏ rơi cộng đoàn mới có thể
giúp cho cộngđoàn được. Đây là điều khó nhất của nhiều người. Trong gia đình thì
người chồng có thể bỏ gia đình khi chỉ lo bù khú với bạn bè, hoặc bà vợ chỉ lê la ở
ngoài chợ hoặc nhà láng giềng, còncon cái thì bỏ nhà ra đi. Không ai chịu gắn bó,
sống với con tàu gia đìnhcủa mình.
Ngày nay nhiều người lãnh đạo cũng như tín hữu, khi gặp chuyện bất đồng, ngoài
việc bơi vào bờ (rút lui) họ còn có thể nhảy từ tàu này sang tàu khác, họ để mặc
cho người khác trong cảnh ‘sốngchết mặc bay’. Đó là chưa nói đến chuyện trước
khi bỏ tàu họ có thể khủng bố hoặc cho nổ con tàu trong tinh thần ‘được ăn cả ngã
về tay không’.
Thật ra có một số trường hợp người lãnh đạo phải rời con tàu, vì nơi đó không phải
là chỗ của ông ta. Đây là trường hợp ông Giô-na. Ông Giô-na có những điều kiện
cho phép trở thành người chỉ huy, đặc biệt là chỉ huy trên những contàu gặp bão
tố. Ông biết nguyên nhân của cơn bão, ông cũng biết nhìn xa trông rộng, có thể dự
đoán khi nào thì bão tan, biết cách giải quyết vấn đề để vượt qua khó khăn, đặc biệt
là ông biết rằng khi ông rời tàu thì bão tan, sóng yên biển lặng. Ông lên con tàu
nào thì trước sau gì cũng sinh chuyện vì mặc dù ông có thể nhìn xa trông rộng, lại
biết cả cách giải quyết vấn đề nhưng ông đang ở trong một vị trí không dành cho
ông.
Chúa Giê-xu thì ngược lại, Ngài đến với con tàu đang gặp sóng gió dữ dội, với
những con người đang chèo chống vất vả để làm gió yên biển lặng và đưa contàu
đến nơi đến chốn. Người lãnh đạo là người cần đến với cộng đoàn, gắn bó với họ,
sống chết với họ để giúp đỡ họ hoặc để sửa sai khi cần.
Làm gì trong nghịch cảnh?
N gười lãnh đạo nên làm gì trong nghịch cảnh? Phải chăng ta nên bắt chước ông
Giô-na đề xuất biện pháp là chính mình phải rời khỏi tàu thay vì chờ cho người ta
đề xuất một cách xử lý khác không thoả đáng. Còn nếu cứ ở lại trong tàu thì ta nên
làm gì?
Trước hết ta cần biết qua về con tàu mà 276 người đang ở trong đó là loại tàu nào?
Đây là con tàu từ A-léc-xan-tri đến thành My-ra và đang trên đường đi đến I-ta-li
(La Mã). Có thể đây là một con tàu chở hàng hoá từ Ai-cập đến La Mã.
Con tàu vừa chở hàng hoá vừa chở 276 người không phải là contàu nhỏ. Thời đó
một contàu loại lớn dài khoảng 45m, rộng 11m, và cao 10m. Phần đuôi tàu giống
như một cánh cung vươn cao và cong như cổ ngỗng. Bánh lái tàu làm bằng hai tấm
ván lớn, đặt ở hai bên ở phần đuôi. Tàu chỉ có một cộtbuồm với một cánh buồm
lớn hình vuông may bằng vải gai hoặc bằng da thú. Nhược điểm của contàu này là
dàn buồm. Vì chỉ có một cột buồm nên cánh buồm rất lớn khiến cho việc điều
khiển con tàu rất khó khăn. Khi gặp bão một lực rất lớn đập vào thân tàu làm cho
tàu rất dễ vỡ tan.
Người chỉ huy một contàu đại loại như vậy sẽ làm gì để đối phó với cơn bão? Nếu
là người chỉ huy, bạn sẽ áp dụng những biện pháp nào khi tàu gặp bão? Công Vụ
27 có ghi lại vài biện pháp đốiphó với cơn bão.
Cách thứ nhất là “chống lại ” (câu 15a). Đây là phản ứng tất nhiên của con người
khi gặp nghịch cảnh. Kinh Thánh Tân Ước có ghi lại việc các môn đệ của Chúa
Giê-xu gặp sóng gió trên hồ Ga-li-lê. Trong cả hai lần (Mac Mc 4:35-41 6:45-52)
họ đều gắng sức chèo chống cực nhọc hy vọng đến bờ sớm để cho mọi người được
an toàn. Chống lại hoàn cảnh là phản ứng tất nhiên khi đối diện với nghịch cảnh.
Công việc này chẳng những tốn nhiều sức lực mà cũng cần làm cho đúng. Đây là
sự phối hợp giữa những con người trong tàu với nhau. Người thì lo lái tàu, người
thì hạ buồm, người thì tát nước…
Cách thứ nhì là “để mặc cho theo chiều gió ” (câu 15b). Vì sao phải theo cách này?
Vì “chống lại gió chẳng nổi” (câu 15a). Đây là phản ứng tiếp theo của conngười
khi bó tay trước nghịch cảnh. Chống không nổi thì phải chìu theo. Theo cách này
thì chỉ có người lái tàu làm việc, cònnhững người khác thì buông xuôi phó mặc
may rủi. Kết quả là đến nơi mình không muốn đến “tàu bị bạt đến dưới một hòn
đảo nhỏ kia gọi là Cơ-lô-đa” (câu 16). Chìu theo hoàn cảnh là cách ít tốn sức lực
nhất, vì buông xuôi ngồi đó hoặc đứng đó mà nhìn sự việc diễn tiến. Xấu hơn hoặc
tốt hơn không do nỗ lực của chúng ta mà hoàn toàn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh.
Cách thứ ba là “cầm được chiếc thuyền” (câu 16b). Nghĩa là làm chủ, điều khiển
con thuyền. Giữ nó đứng vững tại chỗ. Cố gắng điều khiển nó. Với cáchnày thì đòi
hỏi nỗ lực của cả tàu. Đây là phản ứng sau khi suy nghĩ lại. Không thể chìu theo
hoàn cảnh, cũng khó chống lại hoàn cảnh, phải làm sao giữ contàu không bị trôi
đi, cũng không bị bão đánh bể.
Cách thứ ba kèm theo phương cách thứ tư đó là dùng chuyên môn kỹ thuật để giữ
con tàu “lấy dây ràng phía dưới chiếc tàu lại”. Dùng kỹ thuật để bảo vệ con tàu, để
tàu không bị bể ra, sau đó là cách để mặc gió đưa trôi đi (câu 17). Đây cũng là cách
chìu theo hoàn cảnh, nhưng có vẻ khôn ngoan hơn, đó là bên cạnh việc phó mặc
cho gió và nước đưa đẩy thì cũng chuẩn bị trước để không bị thiệt hại. Trong
trường hợp này cho thấy kỹ thuật cũng chỉ nhằm giảm thiểu thiệt hại chứ không
giải quyết được nghịch cảnh.
Cách thứ năm là chọn lựa , ‘bỏ của lấy người’. Trước hết là quăng hàng hoá xuống
biển, sau đó là quăng đồ đạc trong tàu xuống biển. Trong nghịch cảnh, conngười
quan trọng hoặc vật chất quan trọng? Đây cũng là điều chúng ta cần suy nghĩ. Vì
trong thuật lãnh đạo, đôi khi người ta lại ‘giữ của’ mà ‘quăng người’ khỏi con tàu
khi gặp phải khó khăn. Thậm chí có người khi đã sắp chết đuối rồi mà vẫn còn khư
khư nắm chặt lấy ba đồng bạc cắc, không chịu bỏ của để giữ lấy người.
Cũng có trường hợp phải ‘bỏ một người để lấy nhiều người’, đây là trường hợp mà
chính người chăn phải hi sinh để cứu bầy chiên. Điều này cho thấy nếu cần hi sinh
thì người lãnh đạo phải hi sinh chớ không phải bắt con chiên phải hi sinh. Cũng có
trường hợp ‘bỏ nhiều người để lấy một người’, đây là trường hợp hi sinh con chiên
để giữ thể diện cho người chăn. Nếu sửa dạy khi con chiên sai, thì không có gì sai
lầm; nhưng tiếc là có khi cả đàn chiên không có gì sai cả, nhưng cả đàn bị bán,
hoặc bị tan đàn xẻ nghé chỉ vì người chăn cứ duy trì cách làm việc sai trật của
mình.
Người lãnh đạo luôn luôn phải đốidiện với sự chọn lựa và quyết định. Dưới đây là
những cách mà người lãnh đạo và cộng đoàn dùng để đối phó với hoàn cảnh:
1. Đốiphó bằng sức mình. Ch ống lại nghịch cảnh
2. Đốiphó bằng cách buông trôi.Ch ìu theo hoàn cảnh.
3. Đốiphó bằng cách khống chế.Ch ế ngự contàu.
4. Đốiphó bằng kỹ thuật.Ch uyên môn kỹ thuật.
5. Đốiphó bằng cách bỏ của lấy người.Ch ọn lựa
Những phương cách trên đây có gì sai trật không? Người lãnh đạo có nên dùng
những phương cách đó không? Nếu chúng ta ở trên contàu đó thì chắc cũng làm
như vậy thôi.
Sau khi áp dụng kết quả cuốicùng của mấy biện pháp chống bão này là gì? Kết
quả có khả quan không? Câu 29 “Mặt trời chẳng có, ngôi sao cũng không, mà bão
thì vẫn thổi ào ào luôn, đến nỗi chúng ta chẳng còntrông cậy được cứu nữa.”
Lãnh đạo bất đắc dĩ !
Ô ng Phao-lô làm gì trong nghịch cảnh? Ông buộc phải chấp nhận một chuyến đi
mà ông biết sẽ gặp nhiều khó khăn. Ông làm gì? Chắc chắn như bao con người
khác trên tàu, ông Phao-lô đã làm tất cả những việc người ta bảo ông làm. Đến câu
21 ông Lu-ca mới để cho ông Phao-lô xuất hiện, và ông ‘soánquyền lãnh đạo’,
hoặc trở nên người chỉ huy trong một tình cảnh dường như không ai muốn chỉ huy,
ai cũng muốn rút lui hoặc từ chức, vì chẳng ai muốn đứng mũi chịu sào trong cảnh
dầu sôilửa bỏng như thế này.
Thật ra khi ông Phao-lô nói những lời này, người lái tàu vẫn lái tàu, chủ tàu vẫn
làm chủ tàu, thầy đội vẫn là người chỉ huy trên con tàu, và ông Phao-lô cũng vẫn là
một hành khách tù nhân trên contàu. Nhưng lời nói của ông trở thành lời nói có
trọng lượng và đáng để cho giới lãnh đạo suy nghĩ và học tập.
Qua cách nói của ông Phao-lô: “Hỡi bạn hữu ta, chớ chi bữa trước tin lời ta mà
chẳng rời khỏi đảo Cơ-rết, thì chúng ta đã chẳng mắc cơn nguy hiểm và tổn hại
này.” Câu nói của ông Phao-lô ám chỉ ba vấn đề:
(1) Ông Phao-lô gọi những người từng không nghe lời ông là bạn hữu. Ông không
coihọ là đối thủ, là kẻ thù của ông.
(2) Người lãnh đạo đừng bao giờ đưa contàu vào cơn bão để rồi gặp nguy hiểm và
tổn hại.
(3) Tiếc rằng trước đây các bạn đã không tin lời tôi, bây giờ các bạn nên tin lời của
tôi.
Chẳng những tin vào lời ông nói mà còn làm theo lời ông.
Một điều rất quan trọng mà người lãnh đạo cần có là lời nói đáng tin cậy có sức
thuyết phục người khác. Khi hội chúng không tin, không chịu tin, không còn tin,
không thèm tin vào lời nói của người lãnh đạo nữa, nghĩa là uy tín của người lãnh
đạo chưa có hoặc không còn nữa; nghĩa là khó có thể lãnh đạo được ai; và nghĩa là
nếu cònlãnh đạo thì hội chúng chỉ còn là những con người lãnh đạm gượng gạo,
còn công việc thì chán ngắt buồn tẻ.
Tất nhiên người lãnh đạo không thể cứ nhắc mãi đến chuyện thất bại, chuyện quá
khứ, chuyện không chịu nghe lời… Ông Phao-lô chỉ nhắc nhở bài học quá khứ một
cách nhẹ nhàng cònbây giờ trong thực tại nguy khốn, mất hi vọng, người lãnh đạo
cần làm gì?
Thầy đội, người chủ tàu, người lái tàu đều mất hi vọng, không có sự bình an.
Người lãnh đạo không có hi vọng gì, liệu có thể làm được gì cho con tàu đây? Có
thể họ chỉ ra lệnh cho người này làm việc này, làm việc kia… Người trên tàu có
thể vâng lời làm việc này, làm việc kia và hoàn thành công việc, nhưng cuối cùng
cả người lãnh đạo và người được lãnh đạo đều không có hi vọng.
Ông Phao-lô nói: “Nhưng bây giờ, ta khuyên các ngươi hãy vững lòng; trong các
ngươi chẳng mất ai hết, chỉ mất chiếc tàu mà thôi” (Câu 22). Người lãnh đạo phải
đem hi vọng đến cho người cộng sự . Lãnh đạo không phải chỉ bắt con người thực
hiện phương thức này, công việc kia… rồi sau đó thất vọng. Nhưng cần nhìn thấy
khía cạnh tíchcực là đằng sau những công việc đó conngười có hi vọng? Muốn
vậy, bản thân người lãnh đạo phải có hi vọng, phải có lòng bình an. Bản thân ông
Phao-lô vẫn giữ được niềm hi vọng và lòng bình an trong khi mọi người hầu như
hoàn toàn tuyệt vọng và bất an.
Lời nói đáng tin, niềm hi vọng và lòng bình an của ông Phao-lô đến từ đâu? Trong
câu 23-26 cho chúng ta biết. “Vì đêm nay, một thiên sứ của Đức Chúa Trời, là
Đấng ta thuộc về và hầu việc, có hiện đến cùng ta mà phán rằng….” Chúng ta có
bàn về người lãnh đạo với khả năng nhìn xa trông rộng, khả năng nhìn xa trông
rộng đó đến từ mối tương giao giữa đương sự với Đấng mà đương sự thuộc về và
hầu việc . Nhờ mối tương giao với Chúa mà người lãnh đạo có khải tượng, có tầm
nhìn xa trông rộng, có niềm hi vọng và lòng bìnhan.
Nếu sắp xếp lại chúng ta sẽ thấy trật tự sau đây:
(1) Người lãnh đạo duy trì mối tương giao với Chúa.
(2) Người lãnh đạo được Chúa bày tỏ để có thể nhìn xa trông rộng.
(3) Người lãnh đạo sống trong mối quan hệ với conngười. Cùng làm việc với con
người, đem hi vọng đến cho conngười.
Trong số 276 người nghe ông Phao-lô nói: “trong các ngươi chẳng mất ai hết, chỉ
mất chiếc tàu mà thôi” có thể có một người rất thất vọng, đó là ai? Đó là chủ tàu vì
bị tán gia bại sản. Nhưng có thể người chủ tàu cũng vui. Vui vì tuy mất tàu nhưng
những người đi trên contàu của mình được toàn mạng thì cũng thoả lòng rồi. Hoá
ra lãnh đạo không phải chỉ là giữ conthuyền trong cơn bão, không phải chỉ là làm
sao điều khiển và kiểm soát contàu, cũng không phải chỉ dùng kỹ thuật để bảo vệ
con tàu… mặc dù còn tàu là còn người. Nhưng lãnh đạo trên hết là hướng đến con
người, chớ không phải đơn thuần là bảo vệ tổ chức hoặc duy trì công việc. Lãnh
đạo lấy con người làm mục đíchchính chứ không phải lấy tổ chức và công việc
làm mục đíchchính.
Tuy nhiên không phải ai cũng toàn tâm toàn ý tin vào lời người lãnh đạo, cũng
không phải ai cũng trung thành với contàu. Sẽ có một số người tìm cách đào ngũ,
lén lút rời bỏ cộng đoàn. Đây là trường hợp trong câu 27-30, trong đêm thứ mười
bốn một số người tìm cách rời bỏ con tàu.
Những người tìm cách rời tàu là ai? Chắc chắn không phải là chủ tàu, cũng không
phải là người lái tàu, cũng không phải là thầy đội hoặc lính tráng, lại càng không
phải là tù nhân. Vậy những người đó là ai? Ông Lu-ca gọi họ là những ‘bạn tàu’.
“Bạn tàu tìm phương lánh khỏi chiếc tàu” (Câu 30). Đám hành khách này không
muốn gắn bó với những người khác vì họ không có trách nhiệm gì trên con tàu này
cả. Tàu không phải là của họ, họ cũng chẳng có cổ phần nào trên con tàu; họ cũng
không phải là người chỉ huy; họ cũng không phải là tù nhân; cũng không có trách
nhiệm gì với ai và với con tàu. Đối với họ con tàu chỉ là phương tiện, còn người
khác không phải đối tượng để họ phải gắn bó hoặc sốngchết với nhau. Đối với
đám người này thì bản thân của họ, toan tính cho riêng họ là quan trọng hơn cả. Họ
tính chuyện trốn khỏi tàu vì nghĩ rằng ít người thì họ có thể tự lo cho sự an nguy
của họ.
Rời bỏ cộng đoànmột cách công khai hoà thuận và minh bạch thì không ai chê
trách. Nhưng khi con tàu lâm cảnh nguy nan bão tố, đang có những vấn đề cần
phải giải quyết mà một nhóm người lại bỏ trốn đi thì thật là đáng chê trách và
không đẹp chút nào. Về sau chính những người toan tính lén lút rời bỏ tàu chắc
chắn sẽ cám ơn ông Phao-lô, vì nếu không có ý kiến của ông chưa chắc họ đã toàn
mạng. Nhưng vấn đề chính là tinh thần những người cònlại trên tàu sẽ bị rúng
động như thế nào khi biết một số người đã bỏ tàu trốn đi. Việc này gây rối loạn
làm cho lòng tin của một số người sẽ bị lung lay, và một số nhóm người khác sẽ
lần lượt tìm cách bỏ tàu (mà không hề nghĩ đến chuyện sống chết thế nào).
Trước đó ông đã lên tiếng để đem đến hi vọng, đừng sợ ; bây giờ ông cần lên tiếng
để những người trên tàu đừng bỏ đi . Người lãnh đạo cần đem đến sự an tâm cho
từng cá nhân, nhưng người lãnh đạo cũng làm sao để an dân . Cá nhân được an tâm
nhưng nếu cộng đoàn không an dân thì cộng đoàn mất bình an, mà cộng đoàn mất
bình an thì cá nhân cũng mất bình an.
Bạn sẽ làm gì khi biết trong cộng đoàn mình có người tính chuyện bỏ đi? Bạn sẽ
làm cách nào để ngăn lại?
Ông Phao-lô không tố cáo họ, không làm họ xấu hổ. Ông chỉ nói với người có thể
giải quyết được vấn đề là thầy đội và toán lính, và họ đã giải quyết được vấn đề.
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung

More Related Content

What's hot

Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honco_doc_nhan
 
Doi song thuot linh
Doi song thuot linhDoi song thuot linh
Doi song thuot linhco_doc_nhan
 
D2 phat trien nguoi lanh dao
D2 phat trien nguoi lanh daoD2 phat trien nguoi lanh dao
D2 phat trien nguoi lanh daoco_doc_nhan
 
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmcToi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmcThịnh Vũ
 
Phuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-thePhuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-theco_doc_nhan
 
C8 duoc soi dan boi duc thanh linh
C8 duoc soi dan boi duc thanh linhC8 duoc soi dan boi duc thanh linh
C8 duoc soi dan boi duc thanh linhco_doc_nhan
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songco_doc_nhan
 
Hành trình phương đông08 10
Hành trình phương đông08 10Hành trình phương đông08 10
Hành trình phương đông08 10Vo Hieu Nghia
 

What's hot (13)

Giới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại ĐạoGiới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh hon
 
Doi song thuot linh
Doi song thuot linhDoi song thuot linh
Doi song thuot linh
 
D2 phat trien nguoi lanh dao
D2 phat trien nguoi lanh daoD2 phat trien nguoi lanh dao
D2 phat trien nguoi lanh dao
 
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmcToi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
 
Giup niem tin
Giup niem tinGiup niem tin
Giup niem tin
 
Phuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-thePhuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-the
 
C8 duoc soi dan boi duc thanh linh
C8 duoc soi dan boi duc thanh linhC8 duoc soi dan boi duc thanh linh
C8 duoc soi dan boi duc thanh linh
 
Su Ton Quy Cua Dao
Su Ton Quy Cua DaoSu Ton Quy Cua Dao
Su Ton Quy Cua Dao
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
 
So 118
So 118So 118
So 118
 
Nghi ngo
Nghi ngoNghi ngo
Nghi ngo
 
Hành trình phương đông08 10
Hành trình phương đông08 10Hành trình phương đông08 10
Hành trình phương đông08 10
 

Similar to Lanh dao thuot linh va goi chung

Similar to Lanh dao thuot linh va goi chung (20)

Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớSách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
 
Thuat lanh dao
Thuat lanh daoThuat lanh dao
Thuat lanh dao
 
Lời ngỏ từ cõi tâm linh
Lời ngỏ từ cõi tâm linhLời ngỏ từ cõi tâm linh
Lời ngỏ từ cõi tâm linh
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
 
5 điều tu luyện của sinh mạng
5 điều tu luyện của sinh mạng5 điều tu luyện của sinh mạng
5 điều tu luyện của sinh mạng
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhan
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhan
 
Tro ve mai nha xua
Tro ve mai nha xuaTro ve mai nha xua
Tro ve mai nha xua
 
Vong luan hoi
Vong luan hoiVong luan hoi
Vong luan hoi
 
Nhân bản là gì
Nhân bản là gìNhân bản là gì
Nhân bản là gì
 
So 181
So 181So 181
So 181
 
So 181
So 181So 181
So 181
 
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG
 
Nghệ thuật lãnh đạo (380p)
Nghệ thuật lãnh đạo (380p)Nghệ thuật lãnh đạo (380p)
Nghệ thuật lãnh đạo (380p)
 
Biet kinh thanh
Biet kinh thanhBiet kinh thanh
Biet kinh thanh
 
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doiDan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
 
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doiDan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
 
Bên kia cửa tử charles leadbeater
Bên kia cửa tử   charles leadbeaterBên kia cửa tử   charles leadbeater
Bên kia cửa tử charles leadbeater
 
LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT
LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬTLỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT
LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT
 
Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanh
 

More from co_doc_nhan

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienco_doc_nhan
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christco_doc_nhan
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau denco_doc_nhan
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2co_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1co_doc_nhan
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day daoco_doc_nhan
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaco_doc_nhan
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoco_doc_nhan
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoco_doc_nhan
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducco_doc_nhan
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhco_doc_nhan
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongco_doc_nhan
 

More from co_doc_nhan (20)

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
 
Truong nhan su
Truong nhan suTruong nhan su
Truong nhan su
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
 

Lanh dao thuot linh va goi chung

  • 1. Lãnh đạo thuộc linh và Hội chúng Tác giả: Xuân Thu · Tựa · Lãnh Đạo Thuộc Linh và Sự Cứu Rỗi · Lãnh Đạo và Khải Tượng · Người Lãnh Đạo · Bàn Tay Lãnh Đạo · Đánh giá mối quan hệ · Người Lãnh Đạo Thuộc Linh Và Nhu Cầu của Hội Chúng · Người Lãnh Đạo Biết Nhìn Nhận Lời tựa “Thưa Thầy, Thầy kể ẩn dụ này cho riêng chúng tôi hay cho tất cả mọi người?” (LuLc 12:41) Chúa dạy tôi hay dạy người khác? Chúa khuyên tôi hay khuyên người khác? Chúa dùng tôi hay người khác? Chúa tính sổ với tôi hay với người khác? Chúng ta cũng thường thắc mắc như vậy. Khi đứng trước trách nhiệm, chúng ta thường nói: “Sao lại là tôi!” Còn khi đứng trước quyền lợi, chúng ta đòi: “Phải dành cho tôi chớ!” Khi Chúa khuyến cáo, chúng ta nói: “Đây là khuyến cáo dành cho người này người kia - không phải là tôi.” Liệu có ai trong chúng ta hỏi Chúa như ông Phi-e-rơ từng hỏi Chúa không? “Thưa Thầy, Thầy kể ẩn dụ này cho riêng chúng tôi hay cho tất cả mọi người?” Mỗi người chúng ta hãy thưa với Chúa: “Lạy Chúa, Chúa kể ẩn dụ này cho con.” LÃNH ĐẠO THUỘC LINH VÀ SỰ CỨU RỖI 1. Nhà lãnh đạo thuộc linh cũng là người. P hải chăng người lãnh đạo thuộc linh là Cơ Đốc nhân siêu phàm, hoặc là Cơ Đốc nhân super siêu hạng? Nhiều người nghĩ lãnh đạo thuộc linh là những bậc ‘á thánh’ ở trên cao, có trình độ thuộc linh ở đẳng cấp dưới Đức Chúa Trời nhưng trên con người một bậc, là người có nếp sống đạo không thể chê trách được, có lời nói chắc như đinh đóng cột, có thể hô phong hoán vũ… Rồi nhiều người lãnh đạo thuộc linh
  • 2. cứ tưởng mình ‘ngon’ lắm, bây giờ mình đã là ‘ông này bà kia’ đã có tên tuổi trong giới lãnh đạo thuộc linh và nghĩ rằng có thể một mình tả xung hữu độttrong hội chúng. Nếu giới lãnh đạo thuộc linh thành tâm tự rà soát bản thân, có thể họ không hài lòng về tình trạng thuộc linh của họ. Chẳng những họ không hài lòng mà hội chúng cũng không hài lòng về họ. Hội chúng nói chung có thể bày tỏ những thất vọng của mình đối với người lãnh đạo thuộc linh qua nhiều cách: Thiếu niên có thể không nói ra ý nghĩ của chúng, nhưng trong thâm tâm các em chẳng bao giờ tin lời giáo viên lớp Kinh Thánh. Thanh niên có thể bày tỏ nỗi bất mãn đốivới các anh chị hướng dẫn bằng cách bỏ nhóm, hoặc đến nhóm mà không thèm nghe, hoặc chỉ lo nói chuyện với nhau. Vì sao? Khi buộc lòng phải nói lên suy nghĩ, có thể các bạn thanh niên sẽ nói: “Anh ấy chỉ nói giỏi thôi, chứ sống thì không đúng với lời anh ấy dạy.” Còn tín hữu phản ứng đối với các vị lãnh đạo thì nhiều cách lắm. Một tín hữu hoặc một người cộng sự sẽ thổ lộ nhiều điều bất ngờ nếu họ có cơ hội nói lên những thất vọng đốivới người lãnh đạo thuộc linh. Nói ra không phải là làm tình làm tội người lãnh đạo thuộc linh, nhưng để tìm cách cảm thông và tha thứ những bất toàn của người lãnh đạo thuộc linh. Chắc chắn sẽ có nhiều câu trả lời khác nhau khi vấn đề sau đây được đặt ra: Ông bà có thể cảm thông và tha thứ những bất toàn nào của người lãnh đạo thuộc linh; và không thể chấp nhận những sai lầm nào của người lãnh đạo thuộc linh? Cả thành phần lãnh đạo lẫn thành phần bị chi phối bởi nhà lãnh đạo cần nhớ rằng người lãnh đạo thuộc linh cũng chỉ là người phàm 2. Là người ra sao? T hử xét xem biểu đồ dưới đây là của ai. Của người lãnh đạo thuộc linh hoặc của người được lãnh đạo? Hình 1 Có lần một người lãnh đạo thuộc linh nọ chia sẻ cho hội chúng về đời sống Cơ Đốc mạnh mẽ và tăng trưởng. Ông vẽ biểu đồ này (hình 1) và nói rằng đời sống người Cơ Đốc bình thường phải luôn luôn tiến theo đường thẳng đi lên. Phải luôn luôn mạnh mẽ trong đức tin, luôn luôn đắc thắng… Rồi ông ví sánh đời sống giống Cơ Đốc nhân như cái máy điều hoà không khí, và nói rằng Cơ Đốc nhân mạnh mẽ thì không thay đổi trước nghịch cảnh, dù mưa gió bão bùng hoặc nắng nóng khô hạn thì luôn luôn giữ được sự tươi mới trong đời sống. Thật ra từ người lãnh đạo cho đến tín hữu nào có ai không mơ ước một đời sống Cơ Đốc thẳng tiến lên chốn cao hơn! Nhưng Kinh Thánh cũng nhận định rằng khi chúng ta yếu đuối là lúc chúng ta mạnh mẽ. Người Cơ Đốc không phải lúc nào cũng mạnh mẽ, không phải lúc nào cũng tươi mới. Nếu bảo giống cái máy điều hoà không khí thì không sai, nhưng cái máy điều hoà không khí đôi khi cũng bị hỏng và làm cho căn phòng nóng hơn thay vì mát mẻ.
  • 3. Chẳng trách gì hội chúng mà ngay cả người lãnh đạo thuộc linh đôi khi cũng giống như cái máy điều hoà không khí bị hỏng. Ông Mô-se nổi nóng trước dân chúng bội nghịch, quan xét Sam-sôn sa ngã, vua Đa-vít, vua Sa-lô-môn phạm tội, tiên tri Ê-li ngã lòng, tiên tri Giô-na không vâng lời… Người lãnh đạo thuộc linh cũng là những con người bất toàn. Tuy nhiên, bất toàn của họ không dẫn đến sự diệt vong và vô vọng, vì họ đang trên conđường tiến đến sự trọn lành. Những bất toàn của họ vẫn gọi là tội lỗi, nhưng tiên tri Na-than vẫn có thể báo cho vua Đa-vít rằng: “… vua không chết đâu” khi vua xưng nhận vua đã phạm tội với Chúa. Có thể biểu thị đời sống thực tế của một Cơ Đốc nhân bằng biểu đồ dưới đây: Hình 2 Sau khi được cứu, họ rất hăng hái phấn khởi theo Chúa, phần thuộc linh tiến bộ rất nhanh, nhưng chẳng bao lâu thì xẹp xuống, nguội dần; đời sống thuộc linh bắt đầu kém cỏi. Có thể họ vấp ngã trong nghề nghiệp, trong tình yêu và trong gia đình, thậm chí họ có thể mất đức tin, rời khỏi Hội Thánh, oán trách con người, oán trách Chúa thay vì ca ngợi Ngài. Nếu được bồi dưỡng thuộc linh (như là được bồilinh, học Kinh Thánh thường xuyên với một nhóm bạn…) họ có cơ may sực tỉnh, phần thuộc linh có thể tiến bộ trở lại, tuy chậm chạp và có thể là không đạt đến độ cao như thời gian đầu. Nhưng những đợt bồi dưỡng thuộc linh đó đôikhi như đám mây mau tan, nên sau đó đời thuộc linh họ lại sa sút. Nói chung là đời sống thuộc linh của đại đa số tín hữu không tăng trưởng, thậm chí có thể lùi, cùng lắm là chỉ ở một mức độ nhất định, không mạnh, không yếu, không chết nhưng không kết quả. Vì hội chúng gồm những con người ‘thất thường’ như thế cho nên người lãnh đạo thuộc linh muốn họ trở thành những conngười ‘phi thường’ như trong hình 1, dù rằng ngay bản thân người lãnh đạo cũng không thể đạt được. Nếu mỗi người (kể cả người lãnh đạo thuộc linh) thành thật vẽ biểu đồ về cuộc đời theo Chúa của mình chắc chắn cũng có những chặng đường lên, đường xuống và đường ngang. Lên thì chậm, xuống thì nhanh và ngang thì tà tà. Người lãnh đạo thuộc linh cũng là con người. Nếp sống đạo, mối quan hệ của người lãnh đạo đôi khi cũng có những bước trồi sụt. Đôi khi rất đáng khích lệ, đôi khi thì kém hào hứng, đôikhi thì thật tồi tệ. Vấn đề là: Người lãnh đạo thuộc linh có nhận ra mình là ai không? Có nhận biết những người mình đang lãnh đạo là ai không? Không phải thiên sứ, cũng chẳng phải quỉ dữ, mà là conngười. Cònhội chúng có biết rằng người lãnh đạo của mình là ai không? Họ chẳng qua cũng là con người mà thôi. Nhận biết mình là ai, biết công nhận thực trạng của mình sẽ giúp chúng ta khiêm nhường hơn, biết nhờ cậy Chúa hơn và biết cảm thông với người khác hơn. 3. Được cứu chưa? V ề nguyên tắc người lãnh đạo thuộc linh là người nắm giữ chìa khoá của Nước
  • 4. Trời. Chính vì đặc quyền này mà chẳng mấy khi người ta nêu ra vấn đề “được cứu chưa?” đối với người lãnh đạo thuộc linh. Chúng ta cho rằng hễ là người lãnh đạo thuộc linh thì đương nhiên là phải được cứu rồi. Nhưng sự thật không phải như vậy. Chúa Giê-xu từng đặt vấn đề: “Người mù có thể dẫn người mù không?” (LuLc 6:39) Đương nhiên là không, tuy nhiên khi Chúa nói như vậy nghĩa là trong thực tế vẫn có người mù dẫn người mù. Không thiếu gì những người lãnh đạo thuộc linh mù về nhiều lãnh vực, kể cả lãnh vực cứu rỗi mà vẫn dẫn dắt nhiều người khác. Nhiều người trong chúng ta biết câu chuyện của ông John Wesley, người sáng lập Giáo Hội Giám lý, từng làm giáo sĩ ba năm ở Mỹ. Một ngày kia ông gặp một người cũng đi giảng Tin Lành. Người đó đã hỏi ông John Wesley là ông thật sự có “được cứu, và trở nên con của Chúa” chưa. Khi ông John Wesley trở về Anh quốc, ông viết trong nhật ký của mình như thế này: “Tôihọc được điều gì? Tôi học được điều mà chính tôi không hề ngờ đến, đó là tôi, một người đến Mỹ quốc với mục đích thay đổinhững người khác, nhưng bản thân tôi chưa hề được Đức Chúa Trời thay đổi.” Được cứu, trở nên con của Chúa là vấn đề tối quan trọng và thiết yếu đốivới người lãnh đạo thuộc linh cấp gia đình lẫn người lãnh đạo thuộc linh cấp Hội Thánh . Trong gia đình, cha mẹ lãnh đạo concái; tại lớp học Kinh Thánh, các giáo viên lãnh đạo học viên; trong Hội Thánh, lãnh đạo thuộc linh là những người mà hội chúng luôn luôn tin cậy, lắng nghe và trông đợi. Chuyện gì sẽ xảy ra, nếu những người lãnh đạo thuộc linh từ cấp gia đình đến cấp Hội Thánh đều chưa được cứu? Nhiều khi chúng ta lo cứu những tội nhân hư mất ở ngoài đời trong khi ngay tại trong Hội Thánh có vô số người hư mất. Rồi chúng ta kêu gọi đám người hư mất trong hội chúng nói về Chúa Cứu Thế cho những người hư mất ngoài đời. Cuộc sống ‘theo đạo’ và ‘vào đạo’ làm cho nhiều người hiểu sai, nghĩ lầm và không bao giờ tự rà soát xem họ có phải là con của Chúa hoặc chưa. 4. Được cứu như thế nào? K inh Thánh có ghi lại những trường hợp được cứu đáng cho cả người lãnh đạo thuộc linh và tín hữu suy ngẫm. (1) Được cứu một cách may mắn. 39 Một trong hai phạm nhân bị treo trên cây thập tự cũng mắng nhiếc Chúa: “Chú mày là Đấng Cứu Thế à? Hãy tự cứu mình đi, rồi cứu tụi tao nữa!” 40Nhưng anh kia trách hắn: “Cậu đang chịu cùng một án phạt, thế mà cậu cũng không sợ Đức Chúa Trời sao? 41Cậu và tớ cùng chịu án phạt này là phải rồi, tụi mình gieo gió thì phải gặt bão, nhưng người này không làm việc gì ác cả.” 42Rồi anh thưa: “Lạy Thầy Giê-xu! Khi Thầy đến trong Nước Thầy, xin nhớ đến tôi!” 43Chúa Giê-xu
  • 5. bảo anh: “Tôihứa với anh: Hôm nay anh sẽ ở với tôi trong Ba-ra-đi” (LuLc 23:39-43) Đây là câu chuyện về hai phạm nhân bị đóng đinh bên cạnh Chúa Giê-xu. Suốt cả đời hai phạm nhân này chuyên làm điều ác, đến khi sắp chết thì một trong hai người thưa với Chúa: “Xin nhớ đến tôi!” và lập tức được Chúa hứa: “Hôm nay anh sẽ ở với tôi…” Được Chúa cứu là điều chắc chắn, tuy nhiên phạm nhân được cứu không còn cơ hội để sống cho Chúa. Anh ta có muốn làm gì cho Chúa thì cũng không còn cơ hội vì hai tay đang bị đinh đóng chặt vào cây thập tự; anh muốn đi đâu vì Chúa cũng không được vì hai chân đang bị đinh đóng chặt vào cây thập tự. Anh chỉ còn vài giờ đồng hồ hấp hối rồi tắt thở, nhưng anh ta được cứu, được cứu vào giây phút cuối cùng một cáchbất ngờ. Giữa chúng ta và phạm nhân này có điểm khác nhau và giống nhau. Khác nhau ở chỗ trong khi phạm nhân này không còn có cơ hội để sống phục vụ Chúa thì chúng ta lại là những người có rất nhiều cơ hội để sống phục vụ Chúa. Giống nhau ở chỗ suốt cuộc đời chúng ta sống cho bản thân, chúng ta theo ý riêng, theo thế gian vì chúng ta không muốn sống cho Chúa. Chúng ta không chịu sống cho Chúa, không có kết quả cho Chúa và không là chứng nhân tốt cho Ngài dù đã tin Chúa. Khi còntrẻ chúng ta phân trần: “Tôicòn trẻ, chưa đủ tài năng, tôi không làm được.”Khi trưởng thành chúng ta thoái thác viện cớ: “Viêc này tôi có khả năng làm, nhưng tôi bận rộn, không có thì giờ.” Đến lúc tuổi già chúng ta đùn đẩy: “Để người khác làm, tôi già rồi, mệt lắm.” Tất nhiên trong ngày cuối cùng chúng ta vẫn được cứu. Nhưng thật tiếc cho bao nhiêu năm tháng và cơ hội đã trôi qua. Thật đáng thương và đáng trách cho những người lãnh đạo và hội chúng đang ‘ngơ ngẩn nhìn nhau’ trong khi họ biết rất rõ nhu cầu của mình và của người xung quanh (SaSt 42:1). (2) Được cứu một cách đáng sợ. 1Có tin đồn ra khắp nơi rằng trong anh em có sự dâm loạn, dâm loạn đến thế, dẫu người ngoại đạo cũng chẳng có giống như vậy: là đến nỗi trong anh em có kẻ lấy vợ của cha mình. 2Anh em còn lên mình kiêu ngạo! Anh em chẳng từng buồn rầu, hầu cho kẻ phạm tội đó bị trừ bỏ khỏi vòng anh em thì hơn! 3Về phần tôi, thân dầu xa cách mà lòng ở tại đó, (vì anh em và lòng tôi được hội hiệp với quyền phép của Đức Chúa Giê-xu là Chúa chúng ta), 4nên tôi đã dường như có mặt ở đó, nhân danh Đức Chúa Giê-xu là Chúa chúng ta, tuyên án kẻ phạm tội đó 5rằng, một người như thế phải phó cho quỷ Sa-tan, để huỷ hoại phần xác thịt, hầu cho linh hồn được cứu trong ngày Đức Chúa Giê-xu. ( ICo1Cr5:1-5) Khi viết thư cho Hội Thánh ở Cô-rinh-tô ông Phao-lô trách Hội Thánh vì họ không có thái độ đúng đắn đối với tội lỗi của một thành viên trong Hội Thánh. Sau đó,
  • 6. ông Phao-lô nhân danh Chúa Giê-xu tuyên án người đã tin Chúa mà phạm tội, ông viết: “một người như thế phải phó cho quỉ Sa-tan, để huỷ hoại phần xác thịt, hầu cho linh hồn được cứu trong ngày Đức Chúa Giê-xu (ICo1Cr 5:1-5). Việc ‘phó cho quỷ Sa-tan, để huỷ hoại phần xác thịt’ làm chúng ta liên tưởng và so sánh với trường hợp ông Gióp. “Đức Giê-hô-va phán với Sa-tan rằng: Kìa, người ở trong tay ngươi; nhưng chỉ hãy giữ mạng sống người” (Giop G 2:6). Ở đây chúng ta thấy Đức Chúa Trời đã phó ông Gióp cho Sa-tan và Sa-tan đã “hành hại Gióp một bịnh ung độc, từ bàn chân cho đến chót đầu” (Giop G 2:7). Việc ông Gióp là một người ‘vốn trọn vẹn và ngay thẳng, kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác’ (Giop G 1:1) được phó cho Sa-tan khác hẳn một tín hữu phạm tội vô luân, không chịu ăn năn và bị phó cho Sa-tan. Người phạm tội bị tuyên án và phó cho Sa-tan khác với người được Chúa kể là công nghĩa dù đang bị Sa-tan hành hạ dày vò. Người thứ nhất bị loại ra khỏi mối thông công với Chúa và với Hội Thánh, nhưng người thứ hai vẫn còngiữ nguyên mối tương giao với Chúa và sự thông công với anh em mình. Người thứ nhất không ở với Chúa, không được Chúa bảo vệ, còn người thứ hai được Chúa ở cùng và bảo vệ. Người thứ nhất không được Chúa an ủi khích lệ, không còn hy vọng nào cả khi khổ đau, cònngười thứ hai được an ủi vỗ về và vẫn còn niềm tin và hy vọng dù đang khổ đau. Dù ông Gióp bị Sa-tan hành hạ, đày đoạ nhưng Chúa không bỏ rơi ông, ông khóc nhưng Chúa lau nước mắt cho ông, ông đau đớn Chúa vỗ về an ủi ông, ông thắc mắc, Chúa giải đáp cho ông… Cuối cùng Chúa phục hồi và ban phước gấp bộicho ông. Còn người bị Đức Chúa Trời loại bỏ, suốtcuộc đời không có vui mừng, mà khổ đau triền miên dù chung cuộc được cứu, nhưng được cứu như thế thật đáng sợ. Người lãnh đạo thuộc linh cần tỉnh thức để không rơi vào tình trạng bị Đức Chúa Trời ruồng bỏ. (3) Được cứu một cách đáng thương. 9Vả, chúng tôi là bạn cùng làm việc với Đức Chúa Trời; anh em là ruộng của Đức Chúa Trời cày, nhà của Đức Chúa Trời xây. 10Theo ơn Đức Chúa Trời ban cho tôi, tôi đã lập nền như một tay thợ khéo, mà có kẻ khác cất lên trên; nhưng ai nấy phải cẩn thận về sự mình xây trên nền đó. 11Vì, chẳng ai có thể lập một nền khác ngoài nền đã lập, là Đức Chúa Giê-xu Cứu Thế. 12Nếu có kẻ lấy vàng, bạc, bửu thạch, gỗ, cỏ khô, rơm rạ mà xây trên nền ấy, 13thì công việc của mỗi người sẽ bày tỏ ra. Ngày đến sẽ tỏ tường công việc đó; nó sẽ trình ra trong lửa, và công việc của mỗi người đáng giá nào, lửa sẽ chỉ ra. 14Vì bằng công việc của ai xây trên nền được còn lại, thì thợ đó sẽ lãnh phần thưởng mình. 15Nếu công việc họ bị thiêu huỷ, thì mất phần thưởng. Còn về phần người đó, sẽ được cứu, song dường như qua lửa vậy. (ICo1Cr 3:9-15) Gây dựng đời sống bản thân và gây dựng đời sống người khác là trách nhiệm của
  • 7. mỗi Cơ Đốc nhân. Tuy nhiên chúng ta phục vụ như thế nào? Khi đọc ICo1Cr 3:9-15 chúng ta liên tưởng đến những người xây nhà trên những cái nền giống nhau. Ai nấy đều lo chọn lựa vật liệu, tốn thì giờ côngsức để thiết kế và xây dựng ngôi nhà của mình. Rồisự thử nghiệm đến. Những ngôi nhà xây bằng vật liệu vàng, bạc và bửu thạch thì còn nguyên; những ngôi nhà lấy gỗ, cỏ khô rơm rạ làm vật liệu thì chỉ còn trơ lại cái nền mà thôi. Ông Phao-lô kết luận về chủ nhân của những ngôi nhà chỉ cònsót lại cái nền trơ trụi: “Nếu công việc họ bị thiêu huỷ, thì mất phần thưởng. Còn về phần người đó, sẽ được cứu, song dường như qua lửa” (ICo1Cr 3:15). Thử hình dung về tình trạng của hai người sau một trận hoả hoạn: một người mất tất cả và ‘suýt’ mất mạng; còn một người thì cả tánh mạng lẫn nhà cửa đều an toàn. Cả hai đều toàn mạng, nhưng khác nhau về thành quả có cònhoặc mất. Ông Phao-lô nói: “Ai nấy phải cẩn thận về sự mình xây trên nền đó” (Câu 10b). Người lãnh đạo là người đang xây dựng một công trình. Công trình này có thể nhìn thấy trong hiện tại, nhưng còn tồn tại trong đời sau hoặc không lại là một chuyện khác. Tuy nhiên, ngay trong hiện tại bản thân người lãnh đạo có thể biết trong cõi đời sau công trình của mình có tồn tại hoặc không, vì ông biết mình đang dùng vật liệu gì để xây dựng công trình. (4) Được cứu một cách sung mãn. 6Về phần ta, ta đang bị đổ ra làm lễ quán, kỳ qua đời của ta gần rồi. 7Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin. 8Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta; Chúa là quan án công bình, sẽ ban mão ấy cho ta trong ngày đó, không những cho ta mà thôi, nhưng cũng cho mọi kẻ yêu mến sự hiện đến của Ngài. (IITi 2Tm 4:6-8) Tất nhiên không phải chỉ có ba trường hợp được cứu như trên. Vì sự cứu rỗi là mầu nhiệm, những kinh nghiệm được cứu là vô cùng. Ông Phao-lô cũng có thể nhận mình được cứu một cách lạ lùng trên con đường Đa-mách, nhưng điểm mấu chốt là diễn trình của sự cứu chuộc không dừng lại ở chỗ được cứu song dường như qua lửa. Ông Phao-lô đã kết luận về đời sốngcủa mình sau những năm tháng được Chúa cứu chuộc:“Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin. Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta...” (IITi 2Tm 4:7,8a) Trong câu 6, ông Phao-lô nói về hiện tại của ông. Đó là thời điểm cuối cùng, thời điểm mà với phạm nhân bị đóng đinh trong Lu-ca thì không còncơ hội nữa, còn đối với ông Phao-lô thời điểm cuối cùng vẫn là cơ hội. Chúa Giê-xu đã cứu ông cho ông có cơ hội sống cho Chúa, và bây giờ đến thời điểm cuối cùng ông cũng có cơ hội chết cho Chúa. Trong câu 7, nhà lãnh đạo thuộc linh Phao-lô ôn lại và đúc kết quá trình theo Chúa của mình và ông thấy đó là một cuộc chiến đấu thắng lợi, là một cuộc chạy đua được hoàn tất tốt và một mối quan hệ được duy trì toàn vẹn.
  • 8. Ông Phao-lô dám hướng về tương lai của mình và khẳng định ngay trong hiện tại rằng ‘mão triều thiên của sự công bình’ đã để dành cho ông. Ông Phao-lô được cứu, nhưng được cứu cách dư dật. 5. Nóng - Hâm hẩm - Lạnh 14Ngươi cũng hãy viết cho thiên sứ của Hội Thánh Lao-đi-xê rằng: Này là lời phán của Đấng A-men, Đấng làm chứng thành tín chân thật, Đấng làm đầu cộirễ cuộc sáng thế của Đức Chúa Trời: 15Ta biết công việc của ngươi; ngươi không lạnh cũng không nóng. Ước gì ngươi lạnh hoặc nóng thì hay! 16Vậy, vì ngươi hâm hẩm, không nóng cũng không lạnh, nên ta sẽ nhả ngươi ra khỏi miệng ta. 17 Vả, ngươi nói: Ta giàu, ta nên giàu có rồi, không cần chi nữa; song ngươi không biết rằng mình khổ sở, khốn khó, nghèo ngặt, đui mù và loã lồ. 18Ta khuyên ngươi hãy mua vàng thử lửa của ta, hầu cho ngươi trở nên giàu có, mua những áo trắng, hầu cho ngươi được mặc vào và điều xấu hổ về sự trần truồng ngươi khỏi lộ ra; lại mua thuốc xức mắt đặng thoa mắt ngươi, hầu cho ngươi thấy được. 19Phàm những kẻ ta yêu thì ta quở trách sửa phạt; vậy hãy có lòng sốtsắng, và ăn năn đi. 20Này, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta. (KhKh 3:14-20) Lời cảnh tỉnh trong KhKh 3:14-20l nhắc đến ba loại Hội Thánh, ba loại tín hữu: (1) Nóng, (2) Hâm hẩm, và (3) Lạnh. Từ vị trí lãnh đạo thuộc linh, chúng ta thường đánh giá một cách khái quát về hội chúng qua hai biểu đồ dưới đây: Biểu đồ về tình trạng thuộc linh Biểu đồ về tình trạng phục vụ. Làm việc Nhìn người làm Bỏ dở - Biểu đồ mô tả về tình trạng thuộc linh của hội chúng. Có 10% tín hữu thuộc loại tích cực hăng hái; 80% hâm hẩm và 10% nguội lạnh. Thế nào là tích cực hăng hái, thế nào là hâm hẩm và thế nào là nguội lạnh? - Biểu đồ mô tả về tình trạng phục vụ của hội chúng. Trong Hội Thánh có 10% tín hữu làm việc, 80% nhìn người khác làm việc, và 10% còn lại thì bỏ việc (bỏ dở không làm) Căn cứ vào đâu để có những biểu đồ này? Điều nguy hiểm là khi tự xét mình hoặc
  • 9. nhận xét về người khác, chúng ta thường đặt hai biểu đồ chồng lên nhau. Chúng ta cho rằng người hăng say hoạt động, nói nhiều… là người tíchcực hăng hái, yêu mến Chúa. Còn người thụ động, ít phát biểu, không cống hiến gì cho Hội Thánh là người hâm hẩm. Người không đi nhà thờ là người nguội lạnh. Chúng ta thường nhận xét và đánh giá một người có hoạt động trong Hội Thánh là người sốtsắng. Có thể họ đạt được một số thành quả nhất định, thế là chúng ta cho rằng họ sung mãn về phần thuộc linh nên có thể giao cho họ chăm lo cứu giúp người khác. Cách con người nhìn nhận và đánh giá khác với cách Đức Chúa Trời nhìn nhận và đánh giá. Đối với Chúa, người hoạt động trong Hội Thánh chưa hẳn là người sốt sắng, tất nhiên người đó không phải là loại nguội lạnh, nhưng họ có thể bị xếp vào loại hâm hẩm. Đó là trường hợp của Hội Thánh ở Lao-đi-xê. Hội Thánh có những công việc, nghĩa là họ không phải là những người ngồi không mà nhìn người khác làm việc. Chẳng những họ có công việc mà họ còncho rằng họ có thành quả nữa: “Ta giàu, ta nên giàu có rồi, không cần chi nữa”. Người có công việc, có thành quả vẫn có thể là loại người hâm hẩm. Lại càng nguy hiểm hơn nữa khi người có côngviệc, có thành quả lại là người không biết rõ thực trạng đáng tồi tệ của mình, là người “không biết mình khổ sở, khốn khó, nghèo ngặt, đui mù và loã lồ”. Đây có phải là tình trạng mà chúng ta thường cho là người nguội lạnh đang phải chịu không? Người có công việc rất dễ có ảo tưởng cho rằng họ là người hăng say năng nổ và mạnh mẽ, trong khi thật ra họ thuộc loại hâm hẩm và có đặc điểm của người nguội lạnh. Cho dù rõ ràng là trong Hội Thánh ngày này chỉ có 10% tín hữu làm công việc của Hội Thánh, 90% tín hữu còn lại không làm gì cả và chỉ nhìn người khác làm công việc. Dù biểu hiện của con người là ba mức độ: nóng - lạnh - hâm hẩm, nhưng đối với Chúa, Ngài chỉ phân làm hai loại người: giàu và nghèo, thấy được và đui mù (câu 18-19), và hai thái độ tiếp nhận hoặc từ chối tiếng gọi của Ngài (câu 20). Là người lãnh đạo Cơ Đốc bạn cần nhìn vào bản thân trước khi giúp người khác. Bạn đang ở trong tình trạng nào? Liệu Đức Chúa Trời có kêu gọi một người như bạn vào việc lãnh đạo thuộc linh không? Đúng là nhà lãnh đạo thuộc linh cũng chỉ là con người yếu đuối, thậm chí có thể dở hơn người mình lãnh đạo về nhiều phương diện, nhưng về phương diện thuộc linh người lãnh đạo không thể thiếu sótvà bỏ qua bước cứu rỗi được. Vì bạn là một nhà lãnh đạo thuộc linh. LÃNH ĐẠO & KHẢI TƯỢNG 1 Lời của Giê-rê-mi, contrai Hinh-kia, một trong các thầy tế lễ ở A-na-tốt, xứ
  • 10. Bên-gia-min. 2 Có lời Đức Giê-hô-va phán cùng người trong đời Giô-si-a, con trai A-môn, vua Giu-đa, năm thứ mười ba đời vua ấy; 3 lại có phán cùng người trong đời Giê-hô-gia-kim, contrai Giô-si-a, vua Giu-đa, vua Giu-đa, cho đến năm thứ mười một đời vua Sê-đê-kia, contrai Giô-si-a, vua Giu-đa, tức là năm mà Giê-ru-sa-lem bị bắt làm phu tù trong tháng thứ năm. 4 Có lời Đức Giê-hô-va phán cùng tôi như vầy: “Trước khi tạo nên con trong lòng mẹ, ta đã biết con rồi; 5 trước khi con sinh ra, ta đã biệt riêng con, lập conlàm kẻ tiên tri cho các nước.” 6 Tôi thưa rằng: “Ôi! Hỡi Chúa Giê-hô-va, này con chẳng biết nói chi, vì conlà con trẻ.” 7 Nhưng Đức Giê-hô-va lại phán: “Chớ nói: ‘Conlà con trẻ’; vì consẽ đi khắp nơi nào ta sai con đi, và sẽ nói mọi điều ta truyền cho nói. 8 Đừng sợ vì cớ chúng nó; vì ta ở với conđặng giải cứu con.” Đức Giê-hô-va phán vậy. 9 Đoạn Đức Giê-hô-va dang tay ra rờ miệng tôi. Đức Giê-hô-va phán cùng tôi rằng: “Này, ta đặt những lời ta trong miệng con. 10 Hãy xem, ngày nay ta đã lập con trên các dân các nước, đặng con hoặc nhổ, hoặc phá, hoặc diệt, hoặc đổ, hoặc dựng, hoặc trồng.” 11 Lại có lời Đức Giê-hô-va phán cùng tôi rằng: “Hỡi Giê-rê-mi, con thấy gì?” Tôi thưa rằng: “Conthấy một gậy bằng cây hạnh.” 12 Đức Giê-hô-va bèn phán: “Con thấy phải đó;ta sẽ tỉnh thức, giữ lời phán ta đặng làm trọn.” 13 Lại có lời Đức Giê-hô-va phán cùng tôi lần thứ hai mà rằng: “Conthấy gì?” Tôi thưa: “Conthấy một nồi nước sôi từ phương bắc bắn ra.” 14 Đức Giê-hô-va phán: “Ấy là hoạn nạn từ phương bắc sẽ giáng cho hết thảy dân cư trên đất này. 15 Vậy, ta sẽ gọi mọi họ hàng của các nước phương bắc, Đức Giê-hô-va phán vậy. Chúng nó sẽ đến, và ai nấy đặt ngôi mình nơi cửa thành Giê-ru-sa-lem, vây đánh các vách thành ấy, và các thành của Giu-đa. 16 Ta sẽ rao sự xét đoán ta nghịch cùng chúng nó, vì điều ác chúng nó đã làm; bởi chưng chúng nó đã lìa bỏ ta, đốthương cho các thần, và thờ lạy việc tay mình làm ra. 17 “Vậy, con hãy thắt lưng, chờ dậy, bảo cho chúng nó mọi sự mà ta truyền cho con. Đừng sợ sệt vì cớ chúng nó, kẻo ta làm cho con sợ sệt trước mặt chúng nó chăng. 18 Này, ngày nay, ta lập conlên làm thành vững bền, làm cột bằng sắt, làm tường bằng đồng, nghịch cùng cả đất này, nghịch cùng các vua Giu-đa, các quan trưởng nó, các thầy tế lễ, và dân trong đất. 19 Họ sẽ đánh nhau với con, nhưng không thắng con;vì ta ở cùng con đặng giải cứu con.”Đức Giê-hô-va phán vậy. Gie Gr 1:1-19 C húng ta thường nghe nói người lãnh đạo thuộc linh phải có khải tượng. Khải tượng làm nên nhà lãnh đạo thuộc linh có kết quả. Rồi chúng ta cũng nghe nhiều người nói: “Tôicó khải tượng…” này nọ, nhưng thật sự là thế nào? Có thể nhiều người ngộ ra cùng một vấn đề nhưng không nói ra. Còn có người lại nói ra, bàn luận về những vấn đề đó; nhưng những điều người này ngộ
  • 11. ra chưa hẳn là khải tượng của Chúa. Vì sao? 1. Khải tượng - bắt đầu từ người lãnh đạo thuộc linh. “L ời của Giê-rê-mi, contrai Hinh-kia, một trong các thầy tế lễ ở A-na-tốt, xứ Bên-gia-min” (câu 1). Ông Giê-rê-mi là một trong các thầy tế lễ ở A-na-tốt, xứ Bên-gia-min. Làm thầy tế lễ là giữ một chức vụ, nhưng đừng nghĩ rằng có chức vụ là sẽ có khải tượng. Chức vụ tạo cho đương sự một địa vị đặc biệt, cho đương sự cơ hội để nhận được khải tượng, nhưng cần biết rằng rất nhiều người có chức vụ, mà không hề nhận được bất cứ khải tượng nào trong quá trình thi hành chức vụ. Một người có chức vụ mà không có khải tượng có bị mất chức không? Khi có chức vụ, có nhiệm vụ đương sự nghiễm nhiên trở thành lãnh đạo thuộc linh. Nếu không có khải tượng đương sự vẫn lãnh đạo thuộc linh. Tuy nhiên trong trường hợp này điều gì sẽ xảy ra? Đương sự chỉ là một “công-chức-của-Hội-Thánh” sáng vác ô đi, tối vác ô về, không có chất lượng, không có gì mới mẻ, thiếu hào hứng, thiếu thách thức, không có kết quả thuộc linh thật sự. Người lãnh đạo có thể ngủ quên trong chức vụ và công việc bề bộn của Hội Thánh mà không khao khát khải tượng. Cho nên bạn cần cẩn thận, nhận được chức vụ và trở nên một người lãnh đạo thuộc linh là một chuyện, còn có khải tượng hoặc không lại là một chuyện khác. Bạn có đang khao khát được Chúa ban cho một khải tượng nào không? 2. Khải tượng - kết quả của mối tương giao giữa người lãnh đạo thuộc linh với Chúa -Đấng ban khải tượng. “C ó lời Đức Giê-hô-va phán cùng người (Giê-rê-mi) trong đời Giô-si-a …; lại có lời Đức Giê-hô-va phán cùng người trong đời Giê-hô-gia-kim …, cho đến năm thứ mười một đời vua Sê-đê-kia …, tức là năm Giê-ru-sa-lem bị bắt làm phu tù trong tháng thứ năm” (Câu 2-3). 2 Các Vua từ 22-25 mô tả bối cảnh xã hội và tình trạng thuộc linh của các đời vua Giu-đa: Vua Gô-si-a, vua Giê-hô-gia-kim, vua Sê-đê-kia (vua Giô-a-cha và vua Giê-hô-gia-kin không được nêu danh trong Giê-rê-mi vì mỗi người trị vì chỉ 3 tháng). Có vua làm điều thiện, có vua làm điều ác; có thời kỳ phục hưng niềm tin, rồi đến thời kỳ suy bại; có phước hạnh mà cũng có bất hạnh. Trong bối cảnh như vậy, ông Giê-rê-mi là người có chức vụ tế lễ, là nhà lãnh đạo thuộc linh, luôn luôn giữ mối tương giao với Chúa. Vì vậy ở nhiều thời điểm, ở nhiều giai đoạn thăng trầm của xã hội, Chúa luôn luôn phán dạy ông Giê-rê-mi. Cụm từ “có lời Đức Giê-hô-va phán cùng người” và “phán cùng tôi” được lặp đi lặp lại nhiều lần. Đây là điểm khác biệt quan trọng giữa người lãnh đạo thuộc linh với hội chúng là dân của Chúa. Hội chúng rất dễ theo thời, dễ bị hoàn cảnh và con người tác động và chi phối. Thấy vua làm điều tốt, dân chúng làm điều tốt; nhưng khi thấy vua làm điều xấu thì dân chúng cũng chẳng ngần ngại làm điều xấu. Hội chúng làm điều
  • 12. thiện hoặc điều ác tuỳ theo tác động của người lãnh đạo và sự chi phối của hoàn cảnh. Nếu người lãnh đạo thuộc linh giống như hội chúng, tốt thì theo (là đúng), mà xấu cũng theo; hoàn cảnh thuận tiện thì tương giao tốt với Chúa, hoàn cảnh khó khăn lại bỏ đi; nói cáchkhác nếu đời sống thuộc linh cứ trồi sụt như hội chúng thì người lãnh đạo thuộc linh đó khó lòng phục vụ kết quả vì không nhận được từ nơi Chúa một điều gì cả. Nói như vậy không có nghĩa là người lãnh đạo thuộc linh không có những lúc lưỡng lự, buồn chán, ngã lòng… Nhưng vần đề là bất chấp những hoàn cảnh đó mối tương giao giữa người đó với Chúa không hề gián đoạn. Cho nên trước khi thấy khải tượng, trước khi nghe được sứ điệp của Chúa, người lãnh đạo thuộc linh cần có một quá trình tương giao với Chúa . Tương giao ở đây nói lên mối quan hệ giữa người lãnh đạo thuộc linh với Chúa. Tương giao ở đây cũng nói lên tình trạng bền bỉ, liên tục, không gián đoạn. Tương giao ở đây cũng nói lên sự trưởng thành theo năm tháng của người lãnh đạo thuộc linh. Tương giao ở đây cũng là biểu hiện của lòng trung thành không gì lay chuyển của người lãnh đạo thuộc linh đốivới Chúa. Đây là mối tương giao lâu dài, là một quá trình chớ không phải là một thời điểm đột xuất. Nhiều người trông đợi có một biến cố siêu việt xảy ra trong cuộc đời của mình để tương giao với Chúa - nhưng chờ đợi hoài mà chẳng thấy gì cả. Tương giao giữa người lãnh đạo thuộc linh với Chúa là một vấn đề và đã trở thành nan đề, vì nhiều người chỉ chú trọng vào công việc mà không chú trọng đến mối tương giao giữa mình với Chúa. Người lãnh đạo thuộc linh lo sắp xếp chương trình, mời diễn giả, tổ chức học Kinh Thánh, cầu nguyện, để làm gì? Để đưa hội chúng vào mối tương giao và trưởng thành trong tương giao với Chúa. Thế còn nhà lãnh đạo thuộc linh thì sao? Ông ta lo tổ chức, lo điều hành… nhưng những điều đó lại không đưa ông ta vào mối tương giao với Chúa. Vì khi hội chúng học Kinh Thánh ông ta ngồi với họ chỉ với mục đíchlà quan sát; khi hội chúng cầu nguyện ông ta có mặt chỉ là để kiểm soát, khi hội chúng nghe giảng dạy Lời Chúa, ông ta cũng có mặt, nhưng chỉ để xem buổi nhóm bồi linh kết quả ra sao. Khi hội chúng được huấn luyện, ông ta cũng có mặt, nhưng chỉ lo việc ở vòng ngoài. Nói cách khác, người lãnh đạo thuộc linh cố gắng đưa hội chúng vào quĩ đạo, trong khi bản thân chỉ đứng ở bệ phóng để quan sát. Đó là chưa kể đến những chương trình, những công việc của người lãnh đạo thuộc linh làm cản trở mối tương giao giữa người ấy với Chúa. Thì giờ lo làm việc chiếm hết thời gian tương giao với Chúa. Người lãnh đạo thuộc linh kêu gọi hội chúng đọc Kinh Thánh, cầu nguyện, cònbản thân lại không học Kinh Thánh, không cầu nguyện, không suy ngẫm. Không có cơ hội ở riêng với Chúa nên tự bản thân người
  • 13. lãnh đạo thuộc linh đánh mất mối tương giao với Chúa. Thật là nguy hiểm khi người lãnh đạo thuộc linh tìm đủ mọi cách để đưa quần chúng vào trong mối tương giao với Chúa, còn chính nhà lãnh đạo thuộc linh lại đánh mất mối tương giao đó. Cho nên chúng ta không nên ngạc nhiên khi ở nhiều nơi, người lãnh đạo thuộc linh không thấy những điều hội chúng thấy, không làm được những việc hội chúng làm. Nói cách khác, khải tượng của Chúa thay vì được bày tỏ cho các nhà lãnh đạo thuộc linh thì nay lại được bày tỏ cho dân của Chúa. Người lãnh đạo thuộc linh bị tụt hậu, phải chạy theo quần chúng, đó là chưa kể đến những biểu hiện tiêu cực như là mặc cảm, độc đoán, lấy thịt (chức vụ) đè người… Bạn có cần xem xét lại mối tương giao giữa bạn với Chúa không? Chúa cho bạn thấy những gì, hoặc là bạn chỉ thấy nhờ người khác? Khải tượng của một người lãnh đạo tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa người đó với Chúa. Mối tương giao với Chúa dẫn bạn đi từ đâu đến đâu? 3. Khải tượng phải bắt đầu từ bản thân (câu 4-11). C húa nói cùng ông Giê-rê-mi: “Ta đã biết con - Ta đã biệt riêng con - Ta lập con”. Chúa cho ông Giê-rê-mi biết mối quan hệ giữa Ngài với ông như vậy để làm gì? Để ông Giê-rê-mi nhận biết rằng Chúa muốn dùng cuộc đời của ông. Chúa nói với ông Giê-rê-mi: “Ta đã biết con,” bao hàm ý nghĩa conlà đối tượng Ta dựng nên và lựa chọn, Ta biết con và lựa chọn con. Chúa nói với ông Giê-rê-mi: “Ta đã biệt riêng con.”Trong GaGl 1:15: “…Đức Chúa Trời là Đấng đã để riêng tôi ra từ lúc còn trong lòng mẹ, và lấy ân điển gọi tôi…” Chúa nói với ông Giê-rê-mi: “Ta lập con,” cũng có nghĩa là Ta chỉ định con, ta bổ nhiệm con. Chúa biết convì Ngài tạo dựng nên con, Ngài biết ưu điểm và nhược điểm của con, Ngài biết cái tốt và cái xấu trong con. Tác giả Thi Thiên 139 nói về Chúa biết con người của ông như thế nào. Chúa biết con là điều kỳ diệu về tình yêu của Chúa. Nhưng Chúa biệt riêng conlại càng kỳ diệu hơn. Đây là chương trình và ý định đặc biệt của Chúa cho con. Chúa biệt riêng conkhông có nghĩa là Ngài loại bỏ người khác. Mỗi người được Chúa biệt riêng cho một công việc. Chúa lập con, Ngài tin dùng con. Ngài lập con, muốn connhận trách nhiệm Ngài giao. Ông Phao-lô trong ITi1Tm 1:12-17 nói về Chúa đối với bản thân ông như thế nào. “Ngài đã xét ta trung thành, lập ta làm kẻ giúp việc.” Trong mối tương giao với Chúa người lãnh đạo thuộc linh nghe tiếng phán của Chúa, biết chương trình và ý định của Chúa đối với cuộc đời mình, nhận biết Chúa một cách mới mẻ, một cách riêng tư: Ta với con; nhận biết Chúa theo như cách Chúa bày tỏ chớ không như cách suy nghĩ chủ quan của bản thân.
  • 14. Chúa nói về ông Giê-rê-mi như thế, cònông Giê-rê-mi nói về chính ông như thế nào? “Conchẳng biết nói chi, vì concòn là con trẻ.” Vì cớ còn trẻ, nghĩa là vì còn non nớt, vì cònthiếu kinh nghiệm, chưa đủ tư cáchvà chưa có khả năng cho nên ông Giê-rê-mi: - Không dám nói vì chưa có tư cách và khả năng. - Không dám ra đi vì cònnon nớt. - Sợ conngười. Không dám nói dù có sứ điệp Chúa cho. Nhiều người không nói được vì không có sứ điệp. Ông Giê-rê-mi có sứ điệp “Chúa truyền cho nói” nhưng lại không dám nói (câu 6). Không dám ra đi dù được Chúa sai phái. Nhiều người ra đi khi Chúa không hề sai phái. Còn Giê-rê-mi được Chúa sai phái lại không dám ra đi (câu 7). Không dám… vì sợ con người, vì chưa biết là Chúa sẽ ở với và giải cứu ông (câu 8). Ông Giê-rê-mi nhận định về bản thân ông có chính xác không? Ông nói đúng, nhưng chỉ đúng một phần, nói cáchkhác, ông chưa nhận định đầy đủ về ông. Ông Giê-rê-mi thưa: “Ôi! Hỡi Chúa Giê-hô-va, nay conchẳng biết nói chi, vì con là con trẻ.” Thật ra ông Giê-rê-mi nên nói: -Con chẳng biết nói chi, vì conlà contrẻ, nhưng Lời Chúa ở trong miệng convà Chúa truyền cho con nói. Như vậy mới đầy đủ. -Con còn trẻ, conkhông đủ tư cách, nhưng Chúa biết con, đã biệt riêng con, đã lập con và đã chỉ định con. -Con còn trẻ, conkhông dám ra đi, không dám dấn thân, nhưng Chúa sai conđi. -Con còn trẻ, consợ hãi, nhưng Chúa ở với con và giải cứu con. Làm sao ông Giê-rê-mi có thể nhận ra tình trạng của mình vừa trẻ tuổi, sợ hãi, vừa non nớt, không có khả năng mà lại có thể nhận biết Chúa gọi ông đứng ra đảm nhiệm công việc của Ngài? Câu trả lời vẫn là mối tương giao với Chúa. Tương giao với Chúa dẫn người lãnh đạo thuộc linh đến chỗ nhận biết chính Chúa là ai, nhận biết mình là ai, nhận biết điều Chúa muốn đối với đời sống mình. Qua mối tương giao với Chúa, người lãnh đạo thuộc linh nhận biết Chúa tể trị trên đời sống mình, Chúa chọn lựa mình để làm việc cho Ngài. Hơn thế nữa, trong mối tương giao với Chúa, không phải chỉ có việc Chúa phán với ông Giê-rê-mi. Tương giao còn có việc Chúa dang tay rờ miệng ông nữa. Chúa chạm đến, sờ đến môi miệng của ông Giê-rê-mi. Vì là một tiên tri nên Chúa ‘rờ miệng’ ông Giê-rê-mi và ‘đặt lời Chúa trong miệng ông’ (câu 9). Cần lưu ý điểm này trong qui luật tương giao. Nếu không nhận lời thì Chúa không chạm đến. Giữa ông Giê-rê-mi với Chúa có một mối tương giao. Chúa đã bày tỏ ý định của Ngài cho ông Giê-rê-mi. Ông Giê-rê-mi trả lời: Chúa ơi, con không thể.
  • 15. Chúa trả lời, Ta là Đấng có thể, cho nên con có thể. Ông Giê-rê-mi tự do chấp nhận hoặc không. Khi ông chấp nhận thì Chúa đụng đến ông, đặt lời Ngài trong miệng ông. Đồng thời Ngài xác nhận Ngài đã lập ông (câu 10). 4. Đấng ban cho khải tượng và nội dung của khải tượng. N hờ mối tương giao người lãnh đạo thuộc linh nhìn biết Chúa, nhìn biết chính mình. Khi thuận phục ý muốn Chúa trên cuộc đời mình, khi nhận lấy trách nhiệm, người lãnh đạo thuộc linh sẽ nghe Chúa hỏi: “Conthấy gì?” Chúa hỏi ông Giê-rê-mi câu này đến hai lần. Không phải để ông trả lời đại khái như là: Con thấy con còn trẻ; con thấy đông người con sợ… Những chuyện đó Chúa đã giải quyết với ông rồi. Ông Giê-rê-mi đã thấy chính mình, cũng đã thấy điều Chúa đã làm và sẽ làm cho mình. Bây giờ Chúa hỏi ông: “Conthấy gì?” Người lãnh đạo thuộc linh cần thấy gì nữa? Ông Giê-rê-mi thưa với Chúa, (1) ông thấy cây hạnh, ‘cây thức’ hoặc thấy sự tỉnh thức của Đức Chúa Trời. (2) Rồi ông thấy một nồi nước sôitừ phương bắc bắn ra, tức là thấy nội dung của khải tượng. Thứ nhất, người lãnh đạo thuộc linh cần thấy sự tỉnh thức của Đức Chúa Trời. Chúa là Đấng tỉnh thức - Ngài là Đấng không hề nhắp mắt, cũng không buồn ngủ - để lời Ngài nói, chương trình, ý định và khải tượng Ngài đã và sẽ bày tỏ sẽ được hoàn thành. Thấy sự tỉnh thức của Đức Chúa Trời rất có ý nghĩa đốivới người lãnh đạo thuộc linh. Vừa có ý nghĩa khích lệ và cũng có ý nghĩa cảnh cáo. Khích lệ: khi một người lãnh đạo nhận trách nhiệm, ông nhìn thấy Chúa là Đấng tỉnh thức. Ngài sẽ hoàn thành những điều Ngài bày tỏ cho ông. Đó là sự khích lệ, sự thành tín của Đức Chúa Trời. Cảnh báo: khi từ chối nhận trách nhiệm người lãnh đạo phải biết rằng Chúa là Đấng tỉnh thức. Chúa đã chọn, biệt riêng và lập đương sự. Rồi Ngài bày tỏ về chính mình Ngài lẫn công tác của đương sự, nhưng đương sự từ chối. Chẳng phải vì cớ đương sự từ chối mà công việc của Chúa, chương trình và ý định của Ngài sẽ bị lở dở. Đương sự phải biết rằng Đức Chúa Trời là Đấng tỉnh thức, Ngài vẫn có thể hoàn thành công việc của Ngài. Nhưng người lãnh đạo nào từ chối nhận công tác thì người ấy đánh mất cơ hội tham gia trong chương trình của Đức Chúa Trời. Thử hỏi là người lãnh đạo thuộc linh sau khi thấy cây hạnh - ‘cây thức’, thấy sự tỉnh thức của Đức Chúa Trời, liệu bạn có thái độ thế nào đối với khải tượng Chúa đã và sẽ bày tỏ? Thứ hai, người lãnh đạo thuộc linh cần thấy nội dung sứ điệp Chúa muốn ông ta làm. (Câu 13-16) Khải tượng về chức vụ của mình là bước khởi đầu của người lãnh đạo thuộc linh. Nhìn biết Đấng ban khải tượng là Đấng tỉnh thức sẽ khích lệ người lãnh đạo thuộc
  • 16. linh. Sau đó là được tiếp tục nhìn thấy, nghe thấy những điều Chúa muốn mình thực hiện trong từng chặng đường của chức vu. Ông Giê-rê-mi không thấy hết, không nghe hết những điều ông sẽ nói, sẽ làm trong cùng một thời điểm. Nội dung của sứ điệp sẽ tiếp tục được bày tỏ cho ông Giê-rê-mi trong từng chặng đường. 5. Khải tượng sẽ dẫn nhà lãnh đạo thuộc linh đến đâu? (Câu 17-19) N ội dung lời Chúa phán với ông Giê-rê-mi: • Chúa khích lệ - làm điều tích cực:Hãy thắt lưng, chờ dậy. Hãy bảo (nói) - hành động • Chúa khuyên - bỏ điều tiêu cực:Đừng sợ con người. • Chúa xác định: Ta lập con. • Chúa báo trước: Sẽ gặp khó khăn. Sẽ đánh nhau. Sẽ gian khổ. • Chúa hứa: Họ không thắng con. Ta ở cùng con. Ta giải cứu con. Chúa muốn người nhận được khải tượng của Ngài phải sẵn sàng, sẵn sàng hành động, sẵn sàng dấn thân vào lãnh vực mà Chúa bày tỏ cho mình. Nhiều người có khải tượng nhưng lại trốn tránh, không chịu dấn thân. Ông Giô-na là một bằng chứng. Khi nhận được khải tượng của Chúa, thì đồng thời người lãnh đạo thuộc linh cũng đối diện với hai cái bóng khổng lồ: Cái bóng thứ nhất ngăn trở việc thực hiện khải tượng là chính bản thân người lãnh đạo thuộc linh. Con người này đưa ra những lý do để trốn tránh nhiệm vụ (ông Giê-rê-mi trốn tránh bằng câu nói: Con chẳng biết nói chi, vì con là contrẻ). Cái bóng thứ hai ngăn trở người lãnh đạo thuộc linh là con người sẽ nghe sứ điệp. Vì sao lại sợ con người? Vì conngười không ủng hộ, con người ngăn trở, conngười làm khó dễ… Nhiều nhà lãnh đạo thuộc linh nói áp lực từ con người còn nặng nề hơn là áp lực từ hoàn cảnh. Chúa bảo “đừng sợ sệt vì cớ chúng nó kẻo ta làm cho consợ sệt trước mặt chúng nó chăng” Người lãnh đạo thuộc linh phản ứng trước áp lực của conngười như thế nào thì Chúa sẽ làm như vậy với người đó. Người đó e ngại, Chúa sẽ e ngại; người đó chạy trốn, Chúa không thể xuất đầu lộ diện; người đó yếu đuối, Chúa không thể làm cho mạnh mẽ. Chúa xác định “Talập conlên”, làm thành vững bền, làm cột bằng sắt, làm tường bằng đồng. Chúa dùng người lãnh đạo thuộc linh như cái thành bền vững, có sự an ninh và vững vàng nơi con người đó; dân Chúa trông cậy vào cái thành bền vững đó. Chúa cũng cho người lãnh đạo thuộc linh vừa có phẩm giá (giá trị) vừa có sức mạnh như cộtbằng sắt. Một cộttrụ có khả năng giữ vững công trình. Chúa cho người lãnh đạo thuộc linh như tường bằng đồng (Việt Nam ta có câu ‘mình đồng da sắt’ nói lên sức chịu đựng, khả năng đứng vững trước mọi áp lực). Gie Gr 15:20 “Ta sẽ khiến con làm tường đồng vững bền cho dân này, họ sẽ đánh với con, nhưng không thắng con được, vì ta ở cùng con đặng cứu convà giải thoát
  • 17. con. Đức Giê-hô-va phán vậy” Chúa báo trước với người chịu dấn thân về những khó khăn: “Họ sẽ đánh nhau với con”. Chúa không hứa với người lãnh đạo thuộc linh là sẽ không bị bách hại, không gặp khó khăn. Vấn đề là người lãnh đạo thuộc linh có chấp nhận những điều sẽ xảy ra và tin vào kết quả Chúa nói với mình không? Nhiều nhà lãnh đạo thuộc linh không muốn gặp những khó khăn khi dấn thân vào chức vụ. Rồi một số người khi dấn thân chỉ kinh nghiệm lời Chúa ở phần đầu là “họ sẽ đánh nhau với con”. Nhưng họ không kinh nghiệm đúng như điều Chúa hứa trong phần sau “nhưng họ không thắng con”. Vì sao? Vì người lãnh đạo thuộc linh thất bại, không thắng như Chúa nói. Cho nên họ khổ sở, cay đắng, buồn phiền trong chức vụ, họ than van và hoàn toàn không có niềm vui sau khi dấn thân. Chúa hứa ở cùng và giải cứu. “Ta ở cùng con để giải cứu con.” Nhìn đến Chúa, người lãnh đạo thấy Ngài là sức mạnh và là niềm hi vọng. Chúa không bỏ mặc người lãnh đạo sau khi bày tỏ và bảo ông ta dấn thân. Ngài ở cùng ông ta. Thậm chí ngay cả khi người lãnh đạo bị mọi người lìa bỏ và chống lại, ông ta cũng không cô đơn. “Ta ở cùng con để giải cứu con.” Người lãnh đạo thuộc linh cần thấy mình chỉ là con người bất tài, yếu đuối, cho nên người lãnh đạo thuộc linh luôn luôn cần Chúa giúp đỡ và giải cứu. Tóm tắt Người lãnh đạo thuộc linh 1. Cần có khải tượng. Người lãnh đạo thuộc linh là người đầu tiên phải có khải tượng. 2. Cần có mối tương giao với Chúa. Mối tương giao giữa người lãnh đạo thuộc linh với Chúa đem đến kết quả là khải tượng. 3. Cần thấy mình là một phần của khải tượng. Người lãnh đạo nhận biết Chúa muốn dùng mình. 4. Cần thấy Chúa và nội dung của khải tượng. Chúa khích lệ, cảnh báo và ban sứ điệp trong từng chặng đường. 5. Cần sẵn sàng dấn thân sống cho khải tượng. Dù sẽ gặp khó khăn nhưng luôn luôn có Chúa ở cùng và giải cứu. NGƯỜI LÃNH ĐẠO 1 Khi đã định rằng chúng ta phải đi đàng biển qua nước I-ta-li, họ bèn giao Phao-lô và mấy tên phạm nhân khác cho người thầy độitên là Giu-lơ, về độiquân Âu-gu-ta. 2 Chúng ta xuống một chiếc tàu ở A-tra-mít phải trẩy đi dọc bờ biển A-si, đoạnthì ra đi. A-ri-tạc, là người Ma-xê-đoan, về thành Tê-sa-lô-ni-ca, cùng đi với chúng ta. 3 Đến ngày sau, chúng ta tới thành Xi-đôn, thì Giu-lơ đãi Phao-lô
  • 18. cách nhân từ, cho phép người đi thăm bạn hữu mình, và được họ lo việc mình. 4 Đoạn, từ nơi đó, chúng ta theo mé bờ đảo Chíp-rơ, vì bấy giờ ngược gió. 5 Sau khi vượt qua biển Si-li-si và Bam-phi-ly, thì chúng ta đến thành My-ra, trong xứ Ly-si. 6 Ở đó, thầy đội thấy có một chiếc tàu ở A-léc-xan-tri sẽ đi qua I-ta-li, bèn cho chúng ta xuống tàu đó. 7 Tàu chạy chậm lắm, mất nhiều ngày khó nhọc mới tới ngang thành Cơ-nít. Vì gió quá, tàu không thể ghé bến được, nên chúng ta lại men theo mé bờ đảo Cơ-rết, qua Sa-môn. 8 Khi đã chịu khó đi dọc theo nơi đó, chúng ta mới đến một nơi gọi là Mỹ-cảng, gần thành La-sê. 9 Trải lâu ngày, tàu chạy phải nguy hiểm (vì kỳ Kiêng ăn đã qua rồi), Phao-lô bảo trước cho những người trong tàu, 10 rằng: “Tôithấy sự vượt biển này chắc sẽ phải nguy hiểm và hư hại, chẳng những cho hàng hoá và chiếc tàu mà thôi, lại đến thân chúng ta nữa.” 11 Nhưng thầy đội tin lời người lái tàu và chủ tàu hơn là lời Phao-lô nói. 12 Vì cảng đó không tiện cho tàu đậu lúc mùa đông, nên phần nhiều người đều bàn rằng phải lìa khỏi đó và ráng sức đến cảng Phê-nít, là cảng của đảo Cơ-rết, hướng phía tây nam và phía tây bắc, đặng qua mùa đông ở đó. 13 Vừa có gió nam non bắt đầu thổi, họ tưởng rằng có thể tới nơi mình đã định, thì kéo neo mà đi dọc theo gần đảo Cơ-rết, 14 Nhưng cách ít lâu có trận gió dữ tợn gọi là gió Ơ-ra-qui-lôn thổi lên vật vào đảo. 15 Tàu đã phải bạt đi, chống lại gió chẳng nổi, nên chúng ta để mặc cho theo chiều gió. 16 Tàu bị bạt đến dưới một hòn đảo kia gọi là Cơ-lô-đa, chúng ta khó nhọc lắm mới cầm được chiếc thuyền. 17 Sau khi trục lên, họ dùng phương thế làm cho chắc chắn: Lấy dây ràng phía dưới chiếc tàu lại; đoạn lại sợ mắc cạn trên bãi Si-rơ-tơ, thì hạ buồm xuống, để mặc gió đưa trôi đi. 18 Đến ngày mai, vì bão cứ thổi cũng mạnh như vậy luôn, họ bèn quăng hàng hoá xuống biển. 19 Ngày thứ ba, chúng ta dùng chính tay mình quăng đồ đạc trong tàu xuống biển. 20 Trong mấy ngày, mặt trời chẳng có, ngôi sao cũng không, mà bão thì vẫn thổi ào ào luôn, đến nỗi chúng ta chẳng còn trông cậy được cứu nữa. 21 Vì họ không ăn đã lâu, nên Phao-lô đứng dậy giữa đám họ, mà nói rằng: “Hỡi bạn hữu ta, chớ chi bữa trước tin lời ta mà chẳng rời khỏi đảo Cơ-rết, thì chúng ta đã chẳng mắc cơn nguy hiểm và tổn hại này. 22 Nhưng bây giờ, ta khuyên các ngươi hãy vững lòng; trong các ngươi chẳng mất ai hết, chỉ mất chiếc tàu mà thôi. 23 Vì đêm nay, một thiên sứ của Đức Chúa Trời, là Đấng ta thuộc về và hầu việc, có hiện đến cùng ta mà phán rằng: 24 ‘Hỡi Phao-lô, đừng sợ chi hết; ngươi phải ứng hầu trước mặt Xê-xa; và này, Đức Chúa Trời đã ban cho ngươi hết thảy những kẻ cùng đi biển với ngươi.’ 25 Vậy, hỡi các ông, hãy vững lòng, vì ta có lòng tin cậy Đức Chúa Trời rằng sẽ xảy ra như lời Ngài phán vậy; 26 nhưng chúng ta chắc sẽ bị tấp lên một hòn đảo nào.” 27 Đã đến đêm thứ mười bốn mà chúng ta cứ trôi nổi trên biển A-đờ-ria-tích, lúc nửa đêm, các bạn tàu ngờ đang đến gần một đất nào. 28 Họ thả trái dò xuống, thì thấy sâu hai chục sải; hơi xa một ít, lại thả nữa, thì thấy hai mươi lăm sải. 29 Bấy
  • 19. giờ, sợ đụng rạn, họ bèn từ trên đầu lái tàu quăng bốn neo xuống và ước ao đến sáng. 30 Nhưng bạn tàu tìm phương lánh khỏi chiếc tàu và thả chiếc tam bản xuống biển, giả đò đi thả neo đằng trước mũi, 31 thì Phao-lô nói với thầy độivà lính rằng: “Nếu những người này chẳng cứ ở trong tàu, thì các ông chẳng được cứu.” 32 Bọn lính bèn cắt dây buộc tam bản, làm cho rớt xuống. 33 Đoạn, trong khi đợi trời sáng, Phao-lô khuyên ai nấy hãy ăn.. Người nói: “Hôm nay là ngày thứ mười bốn mà các ngươi đang trông đợi, nhịn đói chẳng ăn chút nào. 34 Vậy, ta khuyên các ngươi hãy ăn, vì thật là rất cần cho sự cứu của các ngươi và chẳng ai trong vòng các ngươi sẽ mất một sợi tóc trên đầu mình.” 35 Nói như vậy rồi, người bèn lấy bánh, đứng trước mặt mọi người, tạ ơn Đức Chúa Trời rồi, thì bẻ ra, và ăn. 36 Bấy giờ ai nấy đều giục lòng, và ăn. 37 Vả, số chúng ta hết thảy ở trong tàu được hai trăm bảy mươi sáu người. 38 Họ đã ăn vừa no nê, bèn quăng đồ lương thực xuống biển, làm cho nhẹ tàu đi. 39 Đến sáng ngày, họ chẳng nhận biết là đất nào, nhưng thấy có cái vịnh và bờ, bèn định đỗ tàu vào đó và núp, xem có thể được chăng. 40 Vậy, họ dứt dây bỏ neo xuống biển, tháo dây bánh lái; đoạn, xổ buồm sau lái thuận theo gió, tìm lối chạy vào bờ. 41 Song chạy nhầm chỗ hai ngọn nước biển xáp nhau, thì họ làm cho tàu bị cạn tại đó;đầu mũi cắm xuống không động đậy được, còn đầu lái bị sóng đánh dữ lắm nên nát hết. 42 Bấy giờ quân lính bàn định giết các tù phạm, e có người nào trong bọn họ lội thoát khỏi chăng. 43 Nhưng thầy độimuốn cứu Phao-lô, nên ngăn trở nghị định đó. Người truyền cho ai biết lội thì nhảy xuống nước trước đi mà lội vào bờ, 44 và truyền cho những kẻ còn lại, người thì cỡi trên ván, kẻ thì cỡi trên miếng vách nát của chiếc tàu. Thế là ai nấy đều được lên bờ vô sự vậy. (Cong Cv 27:1-44) C ông Vụ Các Sứ Đồ chương 27 ghi lại chuyến đi qua I-ta-li của ông Phao-lô trong tư cách một tù nhân. Cùng đi với ông là những cộng sự trung thành. Chặng đầu tiên là chuyến đi từ A-ra-mít đến thành My-ra trong xứ Ly-si (câu 2-5). Con tàu phải trải qua biển A-si (câu 2), biển Si-li-si và biển Bam-phi-ly. Đây là chuyến đi ngược gió. Trong chặng tiếp theo họ phải chuyển sang một con tàu khác, đó là contàu ở A-léc-xan-tri sẽ đi qua I-ta-li (câu 6). Trước hết là từ thành My-ra cho đến Mỹ Cảng, gần thành La-sê. Đây là chuyến đi nhiều ngày, khó nhọc và nguy hiểm. Chặng thứ ba dự định từ Mỹ Cảng đi Phê-nít (câu 12). Chuyến hải hành phát xuất từ Mỹ Cảng gồm có 276 người, gồm chủ tàu, người lái tàu và thuỷ thủ đoàn; hành khách gồm có thầy đội Giu-lơ và toán lính thuộc quyền, các phạm nhân trong đó có ông Phao-lô (kể cả ông A-ri-tạc), và những bạn tàu. Những con người trên tàu mong mỏi điều gì trong chuyến ra khơi lần này? Họ đã trải qua nhiều gian nan khó nhọc rồi, mong rằng lần này sẽ thuận buồm xuôi gió. Ai có thể lãnh đạo ?
  • 20. C huyến đi này có nhiều điểm lý thú. (1) Trong chuyến đi có hành khách thuộc nhiều tầng lớp, nhiều dân tộc (Hy Lạp, Do Thái và La Mã) và (2) có những người lãnh đạo cùng đi với nhau, cùng sống với nhau, cùng đốidiện và giải quyết những nan đề chung, bên cạnh những nan đề cá nhân. Ông Phao-lô vốn là người lãnh đạo của những chuyến đi truyền giáo. Vào thời điểm này ông là một tù nhân đang bị giải đến La-mã. Thầy độiGiu-lơ, là người La-mã, thuộc tiểu đoàn Âu-gu-tơ, là người chỉ huy toán lính áp giải tù nhân. Chủ tàu là người sở hữu con tàu, người lái tàu có kiến thức chuyên môn về hàng hải. Hai người này cũng có thuỷ thủ làm việc cho họ. Họ là những người chỉ huy con tàu Những người lãnh đạo này không những đi cùng với nhau mà họ còn tỏ ra thân thiện với nhau. Họ có thể đề xuất ý kiến của mình, góp ý cho nhau cáchgiải quyết nan đề, dường như họ không cãi lộn với nhau hoặc giận nhau. Có lẽ lý do đơn giản là vì họ có chung một mục tiêu, đối phó chung một nan đề và cùng ở trên một con tàu. Cho nên họ buộc phải chung sức để sống chết với nhau. Thế nhưng người lãnh đạo là ai? Phải chăng người lãnh đạo là người nói nhiều nhất ? Nếu vậy thì lãnh đạo chắc là ông Phao-lô, vì qua cách ông Lu-ca ghi lại thì ông Phao-lô là người nói nhiều nhất trong chuyến đi này. Hoặc người lãnh đạo là người có quyền nhất ? Thầy đội kể như có quyền nhất. Quyết định tối hậu là ở thầy đội. Quyền sinh sát nằm trong tay thầy đội. Hoặc người lãnh đạo là người có kiến thức và trình độ chuyên môn, người nắm vững khoa học kỹ thuật ? Chủ tàu và người lái tàu có thể đáp ứng vấn đề này. Ai cũng có thể lãnh đạo, nhưng muốn lãnh đạo cho có hiệu quả thì cần gì? Để không đưa contàu vào nơi nguy hiểm người lãnh đạo cần gì? Hãy lên tàu cùng đi với họ để qua những con người đó chúng ta có thể tìm ra những yếu tố cần thiết cho một người lãnh đạo. Người lãnh đạo với tầm nhìn xa trông rộng. T rong câu 10, ông Phao-lô báo trước cho những người trong tàu: “Tôithấy sự vượt biển này chắc sẽ phải nguy hiểm và hư hại, chẳng những cho hàng hoá và chiếc tàu mà thôi, lại đến thân chúng ta nữa.” Khi nói những lời này, ông Phao-lô không phải là người chỉ huy con tàu - ông đang là một tù nhân, nhưng là một tù nhân được kính trọng. Tuy nhiên lời nói của ông Phao-lô cho thấy một đặc điểm của người lãnh đạo. Người lãnh đạo phải là người biết nhìn xa trông rộng, phải dự báo những điều có thể xảy ra . Nói như vậy phải chăng người chủ tàu và người lái tàu không có dự báo. Thật ra họ có dự báo, nhưng dự báo của họ không giống với dự báo của ông Phao-lô. Ông Phao-lô bảo sẽ gặp nguy hiểm và nguy hại, còn chủ tàu và lái tàu cho rằng sẽ vượt qua nguy hiểm và sẽ được an toàn. Dự báo của ông Phao-lô nhằm bảo vệ toàn bộ con tàu và conngười trong chuyến
  • 21. đi. Cho nên ông chủ trương cứ ở lại, khoan nhổ neo. Còn chủ tàu không phải là người xem thường tài sản của mình, người lái tàu cũng không phải là người xem thường uy tín nghề nghiệp của mình; họ cũng không phải là những người xem thường của cải và sinh mạng của hành khách. Cả hai là những người hết lòng trong công việc và muốn mọi người ‘điđến nơi về đến chốn’. Dự báo của họ là với khả năng của contàu và khả năng của người lái tàu, con tàu có thể vượt qua biển để đến cảng Phê-nít. Cho nên họ chủ trương cứ nhổ neo. Căn cứ vào đâu để cho rằng cứ ra khơi, sẽ đến nơi bình an? Người chủ tàu và người lái tàu là người từng trải trong kinh nghiệm đi biển, biết nhìn thời tiết, có kinh nghiệm trong chuyên môn… Người chủ tàu có thể nghĩ: Đây là tàu của tôi, nếu có gió bão, tàu của tôi sẽ chịu nổi. Sao lại nói tàu của tôi bị hư hại? Người lái tàu có thể nghĩ: Tôilà người lái tàu kinh nghiệm đầy mình, từng bao nhiêu lần vượt biển. Đúng là thời tiết rất xấu, nhưng nếu không dám ra khơi thì khi nào mới đến nơi? Khi đã lấy tài sản của mình làm cơ sở, lấy kinh nghiệm chuyên môn mà quả quyết thì thật khó cho những con người này chấp nhận góp ý của người khác, hoặc để cho người khác làm chỉ huy hoặc góp ý hướng dẫn trong lãnh vực chuyên môn của họ. Còn ông Phao-lô căn cứ vào đâu mà ‘đòigóp ý’ (nói nhẹ) hoặc ‘đòilàm chỉ huy’ (nói nặng) trong việc này? Trong cuộc sống phục vụ, ông Phao-lô luôn luôn được Chúa hướng dẫn qua nhiều cách khác nhau. Trong Cong Cv 16:6-8, Thánh Linh của Chúa đã cản trở đoàn truyền giáo do ông Phao-lô lãnh đạo khi họ muốn vào truyền giảng tại xứ A-si. Thánh Linh cản trở cách nào thì ông Lu-ca không ghi lại cách cụ thể, nhưng đây là cơ sở cho những quyết định của ông Phao-lô. Chương Cong Cv 16:9, ghi lại sự kiện trong ban đêm ông Phao-lô thấy sự hiện thấy. Ông thấy một người Ma-xê-đoan đứng trước mặt ông mà nài xin ông qua Ma-xê-đoan để cứu giúp họ. Và ông Phao-lô đã qua xứ Ma-xê-đoan. Chương Cong Cv 21:7-14, cho biết ông Phao-lô quyết định căn cứ vào sự bày tỏ cách gián tiếp của Chúa qua môi miệng người khác. Một tiên tri tên là A-ga-bút đến thăm đoàn truyền giáo của ông Phao-lô. Ông A-ga-bút đã dùng dây lưng của ông Phao-lô trói tay chân mình và nói trước việc ông Phao-lô phải chịu khổ vì Chúa tại thành Giê-ru-sa-lem. Chương Cong Cv 23:11 ghi: “Qua đêm sau, Chúa hiện đến cùng người mà phán rằng: Hãy giục lòng mạnh mẽ, ngươi đã làm chứng cho ta tại thành phố Giê-ru-sa-lem thể nào, thì cũng phải làm chứng cho ta tại thành Rô-ma thể ấy.” Ông Phao-lô từng vượt biển để đi truyền giáo, không phải chỉ một lần, mà nhiều lần. Ông cũng là người có kinh nghiệm đi biển, nhưng chỉ dựa vào kinh nghiệm cá nhân thì chưa đủ, hoặc dựa vào kiến thức học hỏi lâu năm cũng chưa đủ. Ông Phao-lô còndựa vào mối tương giao giữa ông với Chúa và giữa Chúa với ông. Tin ở mình hoặc tin ở Chúa? Nói đúng hơn là tin vào kinh nghiệm của mình với Chúa.
  • 22. Đây có phải là phẩm chất của người lãnh đạo không? Người tin vào sự tương giao giữa bản thân với Chúa chắc chắn đã lo xây dựng mối tương giao đó và tiếp tục duy trì mối tương giao đó. Đây là đặc điểm của người lãnh đạo Cơ Đốc. Người lãnh đạo cần tin vào kinh nghiệm, tin vào kiến thức của bản thân, nếu không thêm kinh nghiệm, không thêm kiến thức thì sẽ bị lạc hậu và bị đào thải. Tuy nhiên bên cạnh nỗ lực thêm lên trong kinh nghiệm, thêm kiến thức người lãnh đạo không được xem thường và bỏ qua mối tương giao giữa mình với Chúa. Yếu tố quyết định là kinh nghiệm bản thân, là kiến thức chuyên môn hoặc là kinh nghiệm với Chúa? Làm thế nào để có thể xác định đúng? Làm thế nào để những dự kiến tương lai rõ ràng? Khi đứng trước một nan đề, dĩ nhiên là cần xem kiến thức chỉ dẫn hướng xử lý nào, kinh nghiệm bản thân thúc giục nên tháo gỡ ra sao, người xung quanh khuyên nên chọn biện pháp nào… Nhưng quan trọng hơn hết, trước hết và cuối cùng cần cân nhắc xem Chúa có lên tiếng, có phán dạy về nan đề này không? Chúa bảo phải giải quyết ra sao? Chúa có lên tiếng hoặc không còn tuỳ thuộc vào sự kiện bản thân có duy trì mối tương giao với Chúa như thế nào. Rồicũng tuỳ thuộc vào thái độ coitrọng hoặc xem nhẹ của đương sự đốivới mối quan hệ với Chúa. Nhiều người chỉ chú trọng đến chuyện tương giao với conngười, lo chu toàn công việc, nhưng xem nhẹ hoặc rất hời hợt trong tương giao với Chúa, cho nên không nhìn thấy gì hoặc chỉ biết nhìn vấn đề theo ý mình. Nói như vậy không có nghĩa là nhờ nhìn xa trông rộng mà người lãnh đạo tránh được tai ương. Chúa Giê-xu nhìn thấy trước con đường thập tự, ông Phao-lô biết trước việc gì sẽ xảy đến cho ông khi ông đến Giê-ru-sa-lem. Người lãnh đạo với quyết định. L ời bàn của ông Phao-lô, rồi lời bàn của chủ tàu và người lái tàu đặt thầy đội Giu-lơ vào tình thế khó xử. Nên nghe theo ông Phao-lô hoặc nghe theo chủ tàu và người lái tàu? Quyết định của người lãnh đạo là làm sao đem lại điều tốt nhất cho những người trong phạm vi trách nhiệm của mình. Không một người nào muốn đưa con tàu mình chịu trách nhiệm vào sự nguy hiểm. Trong câu 11: “Nhưng thầy độitin lời người chủ tàu và người lái tàu hơn là lời Phao-lô nói.” Câu Kinh Thánh vừa cho chúng ta thấy thầy độilà người có quyền nhất ở đây. Ông có quyền tiếp tục chuyến đi hoặc ở lại chờ đợi. Trong câu 12 cho thấy cònmột yếu tố nữa ảnh hưởng đến quyết định của thầy độiđó là “nhiều người đều bàn rằng phải lìa khỏi đó và ráng sức đến cảng Phê-nít”. Kèm theo đó là thời tiết có vẻ thuận lợi: “gió nam non bắt đầu thổi” (Câu 13). Quyết định của thầy đội dựa vào (1) kinh nghiệm chuyên môn, (2) theo đa số và (3) theo ngoại cảnh hơn là dựa vào thiểu số và lời nói của Phao-lô (mặc dù thầy độirất kính trọng ông Phao-lô). Thầy đội quyết định bằng cáchnhìn vào con tàu có chủ tàu cùng đi, nhìn vào kinh
  • 23. nghiệm của người lái tàu, nhìn vào số đông người cùng một ý, nhìn vào thời tiết có vẻ khả quan, thuận lợi. Nhưng tất cả chỉ là yếu tố bên ngoài, còn bản thân thầy đội thì sao? Có người cho rằng người lãnh đạo khôn khéo là người không đưa ra quan điểm của mình trước, mà để cho mọi người nêu ý kiến của họ. Cuối cùng người lãnh đạo mới tổng hợp ý kiến của mọi người lại thành một quan điểm dung hoà, hoặc theo nguyên tắc thiểu số phải phục tùng đa số. Như vậy mới có thể lãnh đạo lâu dài. Trong thực tế đôi khi chúng ta quyết định theo lời khuyên của một số người, nhưng vẫn cần xét xem ai dẫn dắt họ. Suy nghĩ của họ, ý kiến của họ phát xuất từ đâu? Và đương nhiên phải thấy rõ là lời khuyên của họ không trái với lời Kinh Thánh Thầy đội tin lời người chủ tàu và người lái tàu hơn là tin lời của ông Phao-lô có thể là chuyện thường tình. Vì nếu làm theo đa số, nếu làm theo người có chuyên môn mà lỡ có chuyện không hay xảy ra thì không ai ‘đổ hô’. Tin người chủ tàu hơn là tin hành khách. Tin lời người có chuyên môn (người lái tàu) hơn là tin lời nhà truyền giáo. Tuy nhiên chúng ta cần biết người lãnh đạo khôn ngoan không bao giờ chỉ căn cứ trên sự hiểu biết về chuyên môn; cũng không để cho số đông điều khiển quyết định của mình. Đứng về phương diện của ông Phao-lô, ông không phải là chủ tàu, cũng không có chuyên môn trong việc lái tàu, ông chỉ là hành khách, là tù nhân, chẳng có quyền hành gì cả. Thông thường chẳng mấy ai chịu làm theo lời nói của người lãnh đạo đíchthực trong buổiđầu cả. Vì đối với nhận xét của họ thì người đó chẳng có tiền, chẳng có quyền, chẳng có uy tín, chẳng có vây cánh. Tóm lại chẳng có gì đáng cho họ khâm phục trọng vọng cả. Một phương thức lãnh đạo T rong một cộng đoàn, khi bạn đưa ra một dự kiến đúng, nhưng bạn lại thuộc về thiểu số, chẳng ai chấp nhận đề xuất của bạn, bạn làm gì? Nếu bạn là một hành khách tự do, không bị ai áp giải. Bạn nói tàu sẽ gặp nguy hiểm vì bão, nhưng họ cứ ra khơi, liệu bạn có cùng đi với họ không? Điểm lý thú trong câu chuyện này là thiểu số đúng mà vẫn phải phục tùng đa số sai. Ông Phao-lô không muốn gặp bão, nhưng vì là một tù nhân nên ông phải lên tàu cùng đi với họ. Phẩm chất tốt của người lãnh đạo đôikhi nằm ở chỗ sống chết với cộng đoàn để sửa cái sai của cộng đoàn. Cùng đi với họ để uốn nắn họ, điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của họ cho đúng. Chúa Giê-xu đi với các môn đệ, ăn uống với người tội lỗi và phường thâu thuế để thay đổisuy nghĩ và hành vi của họ. Nói như thế không có nghĩa là khi thấy cái sai của người khác, người lãnh đạo phải sai giống như họ. Có những trường hợp người lãnh đạo cần phải có biện pháp mạnh mẽ và dứt khoát ngay từ đầu đốivới những sai trật.
  • 24. Điều chính yếu ở đây là không rời bỏ contàu, không bỏ rơi cộng đoàn mới có thể giúp cho cộngđoàn được. Đây là điều khó nhất của nhiều người. Trong gia đình thì người chồng có thể bỏ gia đình khi chỉ lo bù khú với bạn bè, hoặc bà vợ chỉ lê la ở ngoài chợ hoặc nhà láng giềng, còncon cái thì bỏ nhà ra đi. Không ai chịu gắn bó, sống với con tàu gia đìnhcủa mình. Ngày nay nhiều người lãnh đạo cũng như tín hữu, khi gặp chuyện bất đồng, ngoài việc bơi vào bờ (rút lui) họ còn có thể nhảy từ tàu này sang tàu khác, họ để mặc cho người khác trong cảnh ‘sốngchết mặc bay’. Đó là chưa nói đến chuyện trước khi bỏ tàu họ có thể khủng bố hoặc cho nổ con tàu trong tinh thần ‘được ăn cả ngã về tay không’. Thật ra có một số trường hợp người lãnh đạo phải rời con tàu, vì nơi đó không phải là chỗ của ông ta. Đây là trường hợp ông Giô-na. Ông Giô-na có những điều kiện cho phép trở thành người chỉ huy, đặc biệt là chỉ huy trên những contàu gặp bão tố. Ông biết nguyên nhân của cơn bão, ông cũng biết nhìn xa trông rộng, có thể dự đoán khi nào thì bão tan, biết cách giải quyết vấn đề để vượt qua khó khăn, đặc biệt là ông biết rằng khi ông rời tàu thì bão tan, sóng yên biển lặng. Ông lên con tàu nào thì trước sau gì cũng sinh chuyện vì mặc dù ông có thể nhìn xa trông rộng, lại biết cả cách giải quyết vấn đề nhưng ông đang ở trong một vị trí không dành cho ông. Chúa Giê-xu thì ngược lại, Ngài đến với con tàu đang gặp sóng gió dữ dội, với những con người đang chèo chống vất vả để làm gió yên biển lặng và đưa contàu đến nơi đến chốn. Người lãnh đạo là người cần đến với cộng đoàn, gắn bó với họ, sống chết với họ để giúp đỡ họ hoặc để sửa sai khi cần. Làm gì trong nghịch cảnh? N gười lãnh đạo nên làm gì trong nghịch cảnh? Phải chăng ta nên bắt chước ông Giô-na đề xuất biện pháp là chính mình phải rời khỏi tàu thay vì chờ cho người ta đề xuất một cách xử lý khác không thoả đáng. Còn nếu cứ ở lại trong tàu thì ta nên làm gì? Trước hết ta cần biết qua về con tàu mà 276 người đang ở trong đó là loại tàu nào? Đây là con tàu từ A-léc-xan-tri đến thành My-ra và đang trên đường đi đến I-ta-li (La Mã). Có thể đây là một con tàu chở hàng hoá từ Ai-cập đến La Mã. Con tàu vừa chở hàng hoá vừa chở 276 người không phải là contàu nhỏ. Thời đó một contàu loại lớn dài khoảng 45m, rộng 11m, và cao 10m. Phần đuôi tàu giống như một cánh cung vươn cao và cong như cổ ngỗng. Bánh lái tàu làm bằng hai tấm ván lớn, đặt ở hai bên ở phần đuôi. Tàu chỉ có một cộtbuồm với một cánh buồm lớn hình vuông may bằng vải gai hoặc bằng da thú. Nhược điểm của contàu này là dàn buồm. Vì chỉ có một cột buồm nên cánh buồm rất lớn khiến cho việc điều khiển con tàu rất khó khăn. Khi gặp bão một lực rất lớn đập vào thân tàu làm cho tàu rất dễ vỡ tan.
  • 25. Người chỉ huy một contàu đại loại như vậy sẽ làm gì để đối phó với cơn bão? Nếu là người chỉ huy, bạn sẽ áp dụng những biện pháp nào khi tàu gặp bão? Công Vụ 27 có ghi lại vài biện pháp đốiphó với cơn bão. Cách thứ nhất là “chống lại ” (câu 15a). Đây là phản ứng tất nhiên của con người khi gặp nghịch cảnh. Kinh Thánh Tân Ước có ghi lại việc các môn đệ của Chúa Giê-xu gặp sóng gió trên hồ Ga-li-lê. Trong cả hai lần (Mac Mc 4:35-41 6:45-52) họ đều gắng sức chèo chống cực nhọc hy vọng đến bờ sớm để cho mọi người được an toàn. Chống lại hoàn cảnh là phản ứng tất nhiên khi đối diện với nghịch cảnh. Công việc này chẳng những tốn nhiều sức lực mà cũng cần làm cho đúng. Đây là sự phối hợp giữa những con người trong tàu với nhau. Người thì lo lái tàu, người thì hạ buồm, người thì tát nước… Cách thứ nhì là “để mặc cho theo chiều gió ” (câu 15b). Vì sao phải theo cách này? Vì “chống lại gió chẳng nổi” (câu 15a). Đây là phản ứng tiếp theo của conngười khi bó tay trước nghịch cảnh. Chống không nổi thì phải chìu theo. Theo cách này thì chỉ có người lái tàu làm việc, cònnhững người khác thì buông xuôi phó mặc may rủi. Kết quả là đến nơi mình không muốn đến “tàu bị bạt đến dưới một hòn đảo nhỏ kia gọi là Cơ-lô-đa” (câu 16). Chìu theo hoàn cảnh là cách ít tốn sức lực nhất, vì buông xuôi ngồi đó hoặc đứng đó mà nhìn sự việc diễn tiến. Xấu hơn hoặc tốt hơn không do nỗ lực của chúng ta mà hoàn toàn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh. Cách thứ ba là “cầm được chiếc thuyền” (câu 16b). Nghĩa là làm chủ, điều khiển con thuyền. Giữ nó đứng vững tại chỗ. Cố gắng điều khiển nó. Với cáchnày thì đòi hỏi nỗ lực của cả tàu. Đây là phản ứng sau khi suy nghĩ lại. Không thể chìu theo hoàn cảnh, cũng khó chống lại hoàn cảnh, phải làm sao giữ contàu không bị trôi đi, cũng không bị bão đánh bể. Cách thứ ba kèm theo phương cách thứ tư đó là dùng chuyên môn kỹ thuật để giữ con tàu “lấy dây ràng phía dưới chiếc tàu lại”. Dùng kỹ thuật để bảo vệ con tàu, để tàu không bị bể ra, sau đó là cách để mặc gió đưa trôi đi (câu 17). Đây cũng là cách chìu theo hoàn cảnh, nhưng có vẻ khôn ngoan hơn, đó là bên cạnh việc phó mặc cho gió và nước đưa đẩy thì cũng chuẩn bị trước để không bị thiệt hại. Trong trường hợp này cho thấy kỹ thuật cũng chỉ nhằm giảm thiểu thiệt hại chứ không giải quyết được nghịch cảnh. Cách thứ năm là chọn lựa , ‘bỏ của lấy người’. Trước hết là quăng hàng hoá xuống biển, sau đó là quăng đồ đạc trong tàu xuống biển. Trong nghịch cảnh, conngười quan trọng hoặc vật chất quan trọng? Đây cũng là điều chúng ta cần suy nghĩ. Vì trong thuật lãnh đạo, đôi khi người ta lại ‘giữ của’ mà ‘quăng người’ khỏi con tàu khi gặp phải khó khăn. Thậm chí có người khi đã sắp chết đuối rồi mà vẫn còn khư khư nắm chặt lấy ba đồng bạc cắc, không chịu bỏ của để giữ lấy người. Cũng có trường hợp phải ‘bỏ một người để lấy nhiều người’, đây là trường hợp mà chính người chăn phải hi sinh để cứu bầy chiên. Điều này cho thấy nếu cần hi sinh thì người lãnh đạo phải hi sinh chớ không phải bắt con chiên phải hi sinh. Cũng có
  • 26. trường hợp ‘bỏ nhiều người để lấy một người’, đây là trường hợp hi sinh con chiên để giữ thể diện cho người chăn. Nếu sửa dạy khi con chiên sai, thì không có gì sai lầm; nhưng tiếc là có khi cả đàn chiên không có gì sai cả, nhưng cả đàn bị bán, hoặc bị tan đàn xẻ nghé chỉ vì người chăn cứ duy trì cách làm việc sai trật của mình. Người lãnh đạo luôn luôn phải đốidiện với sự chọn lựa và quyết định. Dưới đây là những cách mà người lãnh đạo và cộng đoàn dùng để đối phó với hoàn cảnh: 1. Đốiphó bằng sức mình. Ch ống lại nghịch cảnh 2. Đốiphó bằng cách buông trôi.Ch ìu theo hoàn cảnh. 3. Đốiphó bằng cách khống chế.Ch ế ngự contàu. 4. Đốiphó bằng kỹ thuật.Ch uyên môn kỹ thuật. 5. Đốiphó bằng cách bỏ của lấy người.Ch ọn lựa Những phương cách trên đây có gì sai trật không? Người lãnh đạo có nên dùng những phương cách đó không? Nếu chúng ta ở trên contàu đó thì chắc cũng làm như vậy thôi. Sau khi áp dụng kết quả cuốicùng của mấy biện pháp chống bão này là gì? Kết quả có khả quan không? Câu 29 “Mặt trời chẳng có, ngôi sao cũng không, mà bão thì vẫn thổi ào ào luôn, đến nỗi chúng ta chẳng còntrông cậy được cứu nữa.” Lãnh đạo bất đắc dĩ ! Ô ng Phao-lô làm gì trong nghịch cảnh? Ông buộc phải chấp nhận một chuyến đi mà ông biết sẽ gặp nhiều khó khăn. Ông làm gì? Chắc chắn như bao con người khác trên tàu, ông Phao-lô đã làm tất cả những việc người ta bảo ông làm. Đến câu 21 ông Lu-ca mới để cho ông Phao-lô xuất hiện, và ông ‘soánquyền lãnh đạo’, hoặc trở nên người chỉ huy trong một tình cảnh dường như không ai muốn chỉ huy, ai cũng muốn rút lui hoặc từ chức, vì chẳng ai muốn đứng mũi chịu sào trong cảnh dầu sôilửa bỏng như thế này. Thật ra khi ông Phao-lô nói những lời này, người lái tàu vẫn lái tàu, chủ tàu vẫn làm chủ tàu, thầy đội vẫn là người chỉ huy trên con tàu, và ông Phao-lô cũng vẫn là một hành khách tù nhân trên contàu. Nhưng lời nói của ông trở thành lời nói có trọng lượng và đáng để cho giới lãnh đạo suy nghĩ và học tập. Qua cách nói của ông Phao-lô: “Hỡi bạn hữu ta, chớ chi bữa trước tin lời ta mà chẳng rời khỏi đảo Cơ-rết, thì chúng ta đã chẳng mắc cơn nguy hiểm và tổn hại này.” Câu nói của ông Phao-lô ám chỉ ba vấn đề: (1) Ông Phao-lô gọi những người từng không nghe lời ông là bạn hữu. Ông không coihọ là đối thủ, là kẻ thù của ông. (2) Người lãnh đạo đừng bao giờ đưa contàu vào cơn bão để rồi gặp nguy hiểm và tổn hại. (3) Tiếc rằng trước đây các bạn đã không tin lời tôi, bây giờ các bạn nên tin lời của tôi.
  • 27. Chẳng những tin vào lời ông nói mà còn làm theo lời ông. Một điều rất quan trọng mà người lãnh đạo cần có là lời nói đáng tin cậy có sức thuyết phục người khác. Khi hội chúng không tin, không chịu tin, không còn tin, không thèm tin vào lời nói của người lãnh đạo nữa, nghĩa là uy tín của người lãnh đạo chưa có hoặc không còn nữa; nghĩa là khó có thể lãnh đạo được ai; và nghĩa là nếu cònlãnh đạo thì hội chúng chỉ còn là những con người lãnh đạm gượng gạo, còn công việc thì chán ngắt buồn tẻ. Tất nhiên người lãnh đạo không thể cứ nhắc mãi đến chuyện thất bại, chuyện quá khứ, chuyện không chịu nghe lời… Ông Phao-lô chỉ nhắc nhở bài học quá khứ một cách nhẹ nhàng cònbây giờ trong thực tại nguy khốn, mất hi vọng, người lãnh đạo cần làm gì? Thầy đội, người chủ tàu, người lái tàu đều mất hi vọng, không có sự bình an. Người lãnh đạo không có hi vọng gì, liệu có thể làm được gì cho con tàu đây? Có thể họ chỉ ra lệnh cho người này làm việc này, làm việc kia… Người trên tàu có thể vâng lời làm việc này, làm việc kia và hoàn thành công việc, nhưng cuối cùng cả người lãnh đạo và người được lãnh đạo đều không có hi vọng. Ông Phao-lô nói: “Nhưng bây giờ, ta khuyên các ngươi hãy vững lòng; trong các ngươi chẳng mất ai hết, chỉ mất chiếc tàu mà thôi” (Câu 22). Người lãnh đạo phải đem hi vọng đến cho người cộng sự . Lãnh đạo không phải chỉ bắt con người thực hiện phương thức này, công việc kia… rồi sau đó thất vọng. Nhưng cần nhìn thấy khía cạnh tíchcực là đằng sau những công việc đó conngười có hi vọng? Muốn vậy, bản thân người lãnh đạo phải có hi vọng, phải có lòng bình an. Bản thân ông Phao-lô vẫn giữ được niềm hi vọng và lòng bình an trong khi mọi người hầu như hoàn toàn tuyệt vọng và bất an. Lời nói đáng tin, niềm hi vọng và lòng bình an của ông Phao-lô đến từ đâu? Trong câu 23-26 cho chúng ta biết. “Vì đêm nay, một thiên sứ của Đức Chúa Trời, là Đấng ta thuộc về và hầu việc, có hiện đến cùng ta mà phán rằng….” Chúng ta có bàn về người lãnh đạo với khả năng nhìn xa trông rộng, khả năng nhìn xa trông rộng đó đến từ mối tương giao giữa đương sự với Đấng mà đương sự thuộc về và hầu việc . Nhờ mối tương giao với Chúa mà người lãnh đạo có khải tượng, có tầm nhìn xa trông rộng, có niềm hi vọng và lòng bìnhan. Nếu sắp xếp lại chúng ta sẽ thấy trật tự sau đây: (1) Người lãnh đạo duy trì mối tương giao với Chúa. (2) Người lãnh đạo được Chúa bày tỏ để có thể nhìn xa trông rộng. (3) Người lãnh đạo sống trong mối quan hệ với conngười. Cùng làm việc với con người, đem hi vọng đến cho conngười. Trong số 276 người nghe ông Phao-lô nói: “trong các ngươi chẳng mất ai hết, chỉ mất chiếc tàu mà thôi” có thể có một người rất thất vọng, đó là ai? Đó là chủ tàu vì bị tán gia bại sản. Nhưng có thể người chủ tàu cũng vui. Vui vì tuy mất tàu nhưng những người đi trên contàu của mình được toàn mạng thì cũng thoả lòng rồi. Hoá
  • 28. ra lãnh đạo không phải chỉ là giữ conthuyền trong cơn bão, không phải chỉ là làm sao điều khiển và kiểm soát contàu, cũng không phải chỉ dùng kỹ thuật để bảo vệ con tàu… mặc dù còn tàu là còn người. Nhưng lãnh đạo trên hết là hướng đến con người, chớ không phải đơn thuần là bảo vệ tổ chức hoặc duy trì công việc. Lãnh đạo lấy con người làm mục đíchchính chứ không phải lấy tổ chức và công việc làm mục đíchchính. Tuy nhiên không phải ai cũng toàn tâm toàn ý tin vào lời người lãnh đạo, cũng không phải ai cũng trung thành với contàu. Sẽ có một số người tìm cách đào ngũ, lén lút rời bỏ cộng đoàn. Đây là trường hợp trong câu 27-30, trong đêm thứ mười bốn một số người tìm cách rời bỏ con tàu. Những người tìm cách rời tàu là ai? Chắc chắn không phải là chủ tàu, cũng không phải là người lái tàu, cũng không phải là thầy đội hoặc lính tráng, lại càng không phải là tù nhân. Vậy những người đó là ai? Ông Lu-ca gọi họ là những ‘bạn tàu’. “Bạn tàu tìm phương lánh khỏi chiếc tàu” (Câu 30). Đám hành khách này không muốn gắn bó với những người khác vì họ không có trách nhiệm gì trên con tàu này cả. Tàu không phải là của họ, họ cũng chẳng có cổ phần nào trên con tàu; họ cũng không phải là người chỉ huy; họ cũng không phải là tù nhân; cũng không có trách nhiệm gì với ai và với con tàu. Đối với họ con tàu chỉ là phương tiện, còn người khác không phải đối tượng để họ phải gắn bó hoặc sốngchết với nhau. Đối với đám người này thì bản thân của họ, toan tính cho riêng họ là quan trọng hơn cả. Họ tính chuyện trốn khỏi tàu vì nghĩ rằng ít người thì họ có thể tự lo cho sự an nguy của họ. Rời bỏ cộng đoànmột cách công khai hoà thuận và minh bạch thì không ai chê trách. Nhưng khi con tàu lâm cảnh nguy nan bão tố, đang có những vấn đề cần phải giải quyết mà một nhóm người lại bỏ trốn đi thì thật là đáng chê trách và không đẹp chút nào. Về sau chính những người toan tính lén lút rời bỏ tàu chắc chắn sẽ cám ơn ông Phao-lô, vì nếu không có ý kiến của ông chưa chắc họ đã toàn mạng. Nhưng vấn đề chính là tinh thần những người cònlại trên tàu sẽ bị rúng động như thế nào khi biết một số người đã bỏ tàu trốn đi. Việc này gây rối loạn làm cho lòng tin của một số người sẽ bị lung lay, và một số nhóm người khác sẽ lần lượt tìm cách bỏ tàu (mà không hề nghĩ đến chuyện sống chết thế nào). Trước đó ông đã lên tiếng để đem đến hi vọng, đừng sợ ; bây giờ ông cần lên tiếng để những người trên tàu đừng bỏ đi . Người lãnh đạo cần đem đến sự an tâm cho từng cá nhân, nhưng người lãnh đạo cũng làm sao để an dân . Cá nhân được an tâm nhưng nếu cộng đoàn không an dân thì cộng đoàn mất bình an, mà cộng đoàn mất bình an thì cá nhân cũng mất bình an. Bạn sẽ làm gì khi biết trong cộng đoàn mình có người tính chuyện bỏ đi? Bạn sẽ làm cách nào để ngăn lại? Ông Phao-lô không tố cáo họ, không làm họ xấu hổ. Ông chỉ nói với người có thể giải quyết được vấn đề là thầy đội và toán lính, và họ đã giải quyết được vấn đề.