SlideShare a Scribd company logo
1 of 56
Cẩm Nang Nhóm Nhỏ
Mục lục
Chương 1: NỀN TẢNG THÁNH KINH CỦA NHÓM NHỎ CƠ ĐỐC
Chương 2: NHÓM NHỎ CƠ ĐỐC
Chương 3: NHÓM VIÊN NHÓM NHỎ CƠ ĐỐC
Chương 4: NGƯỜI LÃNH ĐẠO NHÓM NHỎ CƠ ĐỐC
Chương 5: NHÓM NHỎ CƠ ĐỐC NĂNG ĐỘNG
Chương 6: LẬP CHƯƠNG TRÌNH SINH HOẠT NHÓM NHỎ CƠ ĐỐC
Chương 7: LƯỢNG GIÁ SINH HOẠT NHÓM
Chương 8: KẾT LUẬN
Phụ lục A: Ý TƯỞNG GÂY DỰNG NHÓM NHỎ CƠ ĐỐC
Chương 1: NỀN TẢNG THÁNH KINH CỦA NHÓM NHỎ CƠ ĐỐC
Nhóm nhỏ Cơ Đốc (NNCĐ) không chỉ là những nhóm nhỏ của Nhóm Thông
công học đường, và cũng không phải là một mô hình mới mẻ. Trong những
năm gần đây, NNCĐ đã thu hút sự chú ý của nhiều người vì càng ngày càng
có nhiều Hội Thánh đã và đang sử dụng mô hình NNCĐ để môn đệ hoá và
truyền giảng một cách có hiệu quả. Tín hữu của các Hội Thánh này kinh
nghiệm sự tăng trưởng khi tham gia vào những nhóm nhỏ.
Kinh Thánh ký thuật rất nhiều trường hợp Đức Chúa Trời đã dùng các nhóm
nhỏ để hoàn thành mục đích của Ngài ngay từ lúc khởi đầu nền văn minh
nhân loại cho đến thời của Chúa Cứu Thế và Hội Thánh đầu tiên. Đức Chúa
Trời đã dùng gia đình 8 người của ông Nô-ê. Ông Môi-se phân chia dân sự
Chúa thành từng nhóm theo lời khuyên của ông gia nhằm giảm bớt gánh
nặng lãnh đạo của ông. Chúa Giê-xu chọn 12 sứ đồ giữa vòng nhiều người
bày tỏ ước muốn và lòng nhiệt tình đi theo Ngài. Những tín hữu Hội Thánh
đầu tiên nhóm họp với nhau thành từng nhóm nhỏ trong những ngôi nhà
khác nhau. Qua các nhóm nhỏ này mà những tín hữu Hội Thánh đầu tiên đã
khiến cho toàn đế quốc La-mã biết đến thông điệp của Chúa Cứu Thế. Họ
không bỏ qua những buổi nhóm chung, nhưng hầu hết những lần thông công
thân mật của họ lại được thực hiện trong các nhóm nhỏ.
Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này kỹ hơn trong Cong Cv 2:42-47.
42 Vả, những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công
của anh em, lễ bẻ bánh, và sự cầu nguyện. 43 Mọi người đều kính sợ, vì có
nhiều sự kỳ phép lạ làm ra bởi các sứ đồ. 44 Phàm những người tin Chúa
đều hiệp lại với nhau, lấy mọi vật làm của chung. 45 Bán hết gia tài điền sản
mình mà phân phát cho nhau, tùy sự cần dùng của từng người. 46 Ngày nào
cũng vậy, cứ chăm chỉ đến đền thờ; còn ở nhà, thì bẻ bánh và dùng bữa
chung với nhau cách vui vẻ thật thà, 47 ngợi khen Đức Chúa Trời và được
đẹp lòng cả dân chúng. Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào
Hội thánh.
Phân đoạn Kinh Thánh trên đây giúp chúng ta xác định năm phương diện
trong đời sống Cơ Đốc của một người và trong sinh hoạt của cộng đồng Cơ
Đốc mà người ấy đang gắn bó. Đó là:
1. TIN CHÚA:
‘Những người ấy’ (câu 42) là những người tin Chúa Giê-xu (câu 44). Đây là
một trong những mục tiêu của cộng đồng Cơ Đốc. Nhiều người tham gia
sinh hoạt trong cộng đồng Cơ Đốc nhưng chưa xác định niềm tin của mình.
Khi bản thân chưa xác quyết là con của Chúa thì không thể trải nghiệm và
không thể trưởng thành trong Chúa.
Cộng đồng Cơ Đốc ít khi đề cập và ít nhấn mạnh đến vấn đề xác định niềm
tin vì ai cũng tưởng ‘mình đã tin rồi’. Vì không chú trọng đến vấn đề xác tín
niềm tin nên cộng đồng Cơ Đốc trở thành một câu lạc bộ tôn giáo không hơn
không kém.
Rất nhiều cá nhân đã làm chứng lại rằng thông qua những nhóm nhỏ họ có
cơ hội rà soát lại niềm tin và nhờ đó có cơ hội xác tín họ là con của Đức
Chúa Trời.
2. TƯƠNG GIAO VỚI CHÚA:
Các tín hữu có buổi nhóm thờ phượng trang trọng tại đền thờ và có buổi
nhóm thờ phượng thân mật tại nhà riêng. Các buổi nhóm đó không phải là
những buổi thờ phượng buồn tẻ hoặc hình thức nhưng được thực hiện một
cách vui vẻ và chân thành. Thờ phượng là đáp ứng tự nhiên của họ trước sự
vĩ đại và lòng nhân từ của Chúa.
Khi những người cùng niềm tin hiệp lại với nhau thì đầu tiên không phải họ
lo tìm ‘công việc’ nhưng họ tìm sự tương giao. Họ không thành lập một
‘công ty’ với công việc và tiền lương, nhưng họ hiệp lại với nhau để thiết lập
mối tương giao với Chúa và với nhau. Tương giao với Chúa là điều quan
trọng nhất, vì đây là mối liên hệ trước nhất (theo chiều thẳng đứng) và cũng
là mối liên hệ căn bản (theo chiều ngang). Nhiều người Cơ Đốc và cộng
đồng Cơ Đốc thất bại trong vấn đề này. Họ chỉ ngoan đạo và sùng đạo
nhưng không hề tương giao với Chúa. Gây dựng một cộng đồng Cơ Đốc là
gây dựng mối tương giao của từng cá nhân với Chúa.
3. THÔNG CÔNG VỚI NHAU:
Các tín hữu Hội thánh đầu tiên đã nhận thức rất rõ rằng họ thuộc về nhau và
cảm nhận được sự hiệp một trong tư cách dân sự của Đức Chúa Trời. Điều
này không chỉ được bày tỏ qua những buổi thông công thân mật và các bữa
ăn thân ái mà còn thể hiện qua việc họ chia sẻ cuộc sống với nhau. Những
mối quan hệ đó không phải là mối quan hệ hời hợt, nông cạn. Họ “bán hết
gia tài điền sản mình mà phân phát cho nhau, tùy sự cần dùng của từng
người” (c. 45). Họ bày tỏ tình yêu thương qua việc phục vụ nhau, đáp ứng
các nhu cầu của nhau.
Trong cộng đồng Cơ Đốc không nên có người sống như tại một ốc đảo cả.
Người tin Chúa giống như người xây dựng những cây cầu để nối liền sự cảm
thông. Đây là điều ông Phao-lô từng viết. Người tin Chúa là chi thể của nhau
và cần đến nhau. Tuy nhiên không phải người Cơ Đốc nào cũng được trải
nghiệm tình thân giữa những người trong Chúa. Cho nên cộng đồng Cơ Đốc
phải là môi trường gây dựng mối thông công với nhau . Cần lưu ý việc xây
dựng mối thông công với nhau là một quá trình đòi hỏi thời gian và thiện chí
của từng cá nhân cũng như toàn bộ cộng đồng. Chính nhờ thông công với
nhau chúng ta mới có thể yêu thương anh em mình và không bị kết án là kẻ
nói dối (IGi1Ga 4:20-21), qua đó xác lập tình yêu thương giữa chúng ta với
Đức Chúa Trời. Cũng nên lưu ý là không thể tách rời mối tương giao với
Chúa và mối thông công với nhau trong cộng đồng Cơ Đốc. Vì cả hai đều
cần thiết và không thể thiếu trong đời sống cá nhân lẫn trong sinh hoạt của
cộng đồng Cơ Đốc.
4. TRƯỞNG DƯỠNG THUỘC LINH
Những tín hữu Hội thánh đầu tiên nhóm lại với nhau để nuôi dưỡng niềm tin
non trẻ của mình. Họ nhận biết thẩm quyền của các sứ đồ, những người đã
từng ở với Chúa Giê-xu và giờ đây dạy họ những điều Chúa đã truyền. Vì
thế, lời giảng dạy của các sứ đồ là những lời chuẩn mực, có thẩm quyền -
tương đương với Kinh Thánh ngày nay. Các tín hữu “bền lòng giữ lời dạy
của các sứ đồ” - có nghĩa là họ tự nguyện vâng phục thẩm quyền trong lời
giảng dạy của các sứ đồ. Điều đó có nghĩa là họ đang nhận lãnh Lời Đức
Chúa Trời và đang được Lời đó nuôi dưỡng.
Trong cộng đồng Cơ Đốc, nhiều người sống theo kiểu chùm gởi, không chịu
tự đứng trên chân mình. Mục tiêu của cộng đồng Cơ Đốc là tạo cơ hội để
từng cá nhân tăng trưởng trở nên giống như hình ảnh Chúa Cứu Thế. Muốn
vậy mỗi cá nhân cần trưởng dưỡng thuộc linh qua việc sống với Lời Chúa
mỗi ngày. Cùng nhau học hỏi và khám phá Lời Chúa trong một cộng đồng
Cơ Đốc không dừng lại ở khâu nghe những bài giảng bồi linh, nhưng bản
thân và toàn bộ cộng đồng cần ‘bền lòng’ dành thời gian để khám phá Lời
Chúa và làm theo Lời Chúa.
5. TRÁCH NHIỆM CHỨNG NHÂN:
Lòng rộng rãi và mối quan tâm của các tín hữu Hội thánh đầu tiên không chỉ
giới hạn trong vòng các tín hữu. Họ “được đẹp lòng cả dân chúng.” Đời
sống chung của họ đã gây một ảnh hưởng mạnh mẽ lên cộng đồng. Kết quả
thật đáng kinh ngạc - “Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội
Thánh.” Chắc chắn rằng họ có chia sẻ rất nhiều điều về Chúa Giê-xu, Đấng
họ đang thờ phượng. Nhưng vượt lên trên hành động chia sẻ đó là tiêu chuẩn
sống mà họ bày tỏ ra cho người khác, cụ thể là họ vâng theo lời dạy của
Chúa Cứu Thế, có những phép lạ do các sứ đồ thực hiện, có sự thờ phượng
vui vẻ và mạnh mẽ, có mối thông công thân mật, tình yêu thương lẫn nhau
và lòng rộng rãi chia sớt của cải cho người có nhu cầu.
Cộng đồng Cơ Đốc cũng đưa các thành viên vào việc chia sẻ Phúc Âm và
phục vụ người nghèo khó. Nói cách khác cộng đồng Cơ Đốc phải vận dụng
Lời Chúa vào cuộc sống thường nhật trong môi trường Chúa muốn sử dụng
mình. Khi chỉ có vài thành viên trong cộng đồng Cơ Đốc biết lo phục vụ thì
cộng đồng đó chưa đạt đến trình độ cộng đồng Cơ Đốc có tinh thần trách
nhiệm chứng nhân. Mỗi thành viên đều được kêu gọi để làm việc lành, đều
có cơ hội để phát hiện và phát huy ân tứ Thánh Linh và đều phải hết lòng
phục vụ.
Các phương diện trên đây không phải là những khía cạnh rời rạc trong nếp
sống cá nhân lẫn trong sinh hoạt cộng đồng Cơ Đốc. Các phương diện này
hỗ tương mật thiết cho nhau và không thể tách rời nhau.
Dựa trên nền tảng Thánh Kinh, sinh hoạt nhóm nhỏ Cơ-đốc (những người đã
tin Chúa) cần quân bình giữa 4 yếu tố:
1. TRƯỞNG DƯỠNG THUỘC LINH: Nhóm viên xác quyết niềm tin và
trưởng thành đời sống Cơ-đốc.
2. TƯƠNG GIAO VỚI CHÚA: Nhóm viên nuôi dưỡng mối tương giao mật
thiết với Chúa qua đời sống thờ phượng Chúa.
3. THÔNG CÔNG VỚI NHAU: Nhóm viên bày tỏ tình yêu cho nhau một
cách cụ thể qua hành động phục vụ, đáp ứng nhu cầu của nhau.
4. TRÁCH NHIỆM CHỨNG NHÂN: Nhóm viên hướng đến cộng đồng,
chia sẻ tình yêu và Phúc âm qua đời sống, việc lành và lời chứng của mình.
Ghi chú: Bốn điều trên tóm tắt lại 5 yếu tố của NTC đã đề cập trong những
tài liệu trước đây, bao gồm: Thờ phượng, Gây dựng, Thông công, Phục vụ,
và Truyền giáo. Với cách trình bày trong tài liệu này, “Phục vụ” đã được
lồng vào trong hai yếu tố “Thông công với nhau” (phục vụ nhau) và “Trách
nhiệm chứng nhân” (phục vụ cộng đồng để qua đó chia sẻ tình yêu và Phúc
âm).
Tôi có thật sự cần thuộc về một NNCĐ không?
Chúng ta được tạo dựng để sống trong các mối quan hệ và chúng ta không
thể là những cá thể tồn tại một mình. Đức Chúa Trời đã thiết lập như thế.
Ngài tạo dựng nên con người có người nam và người nữ (SaSt 1:27). Một
cuộc sống chỉ trở nên trọn vẹn khi được nếm trải trong bối cảnh của một
cộng đồng, trong đó mỗi một người không phải là một phần hoàn toàn tách
biệt với người khác. Chúng ta thấy lẽ thật này rõ hơn trong Kinh Thánh Tân
Ước. Chúng ta là Thân Thể của Chúa Cứu Thế, và điều đó nói lên rằng
chúng ta phụ thuộc vào nhau (Eph Ep 4:1-32, ICo1Cr 12:1-31). Trong việc
chia sẻ cuộc sống của bản thân và cùng làm việc với nhau, chúng ta phản
ánh vinh hiển của Đức Chúa Trời cho thế gian này. Đức tin Cơ Đốc là của
riêng mỗi người, nhưng không bao giờ là vấn đề của chủ nghĩa cá nhân. Mục
đích chính của Đức Chúa Trời trong thế gian này là gây dựng một dân sự để
qua đó Ngài có thể bày tỏ bản tánh và mối quan tâm của Ngài đến với mọi
người. Tự cô lập mình có nghĩa là tự tách rời khỏi sức mạnh và sức sống của
gia đình Đức Chúa Trời.
Thế nhưng, trở thành thành viên của một NNCĐ không nên chỉ nhằm vào sự
tăng trưởng của riêng cá nhân đó. Lý do cơ bản cho việc nhóm họp với nhau
chắc chắn không phải để hình thành một “nhóm tâng bốc lẫn nhau”, mà là để
được trang bị và cùng nhau gây dựng cả Thân Thể Đấng Christ.
CÂU HỎI ÁP DỤNG
1. Bạn nhận thấy mô hình NNCĐ có những điểm thuận lợi nào trong việc
gây dựng nhóm thông công học đường của bạn?
2. Nghiên cứu thêm các phân đoạn Kinh Thánh sau đây:
Mac Mc 10:1-52, Cong Cv 4:32-37, RoRm 12:1-21, CoCl 3:12-17.
Chương 2:
NHÓM NHỎ CƠ ĐỐC
Một NNCĐ gồm 4-12 Cơ Đốc nhân có kết ước cùng nhau trưởng thành
trong Chúa và hướng đến người đang có nhu cầu. Nếu nhóm nào có hơn 12
thành viên thì nhóm đó sẽ có xu hướng làm cho việc chia sẻ trở nên ít sâu
sắc hơn, khiến nhóm mất dần chức năng là một đơn vị năng động.
Các NNCĐ nên học hỏi kinh nghiệm của các tín hữu thời Hội Thánh đầu
tiên. Việc áp dụng mô hình NNCĐ chưa phải là đủ - chẳng có phép mầu nào
trong bản thân tổ chức cả. Các nhóm nhỏ có thể hoạt động hài hoà hoặc thất
bại. Có nhóm có thể nhanh chóng làm việc chung với nhau, trong khi có
nhóm phải vật lộn một thời gian dài hơn, và cũng có nhóm “chết” dần. Vì
thế, các NNCĐ cần sự dẫn dắt và sự tác động của Đức Thánh Linh để làm
cho hài hoà những tính cách phức tạp khác nhau. Tăng trưởng với nhau
không phải là chuyện tự nhiên và cũng không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.
Dựa trên nền tảng Thánh Kinh như đã thảo luận trong chương 1, chúng ta
biết rằng có 4 lĩnhvực trong đời sống nhóm nhỏ như hình minh hoạ bên dưới
đây.
Cả bốn lĩnh vực này phối hợp với nhau làm vững mạnh một nhóm nhỏ. Các
nhóm nhỏ nên có cả bốn lĩnh vực này trong mọi buổi nhóm họp. Thông
thường, cả bốn lĩnh vực có thể liên quan đến chủ đề chính trong giờ học
Kinh Thánh. Thí dụ: nếu nhóm đang học Công vụ 4, nhóm có thể lập
chương trình xung quanh chủ đề Dạn Dĩ Ra Đi Làm Chứng. Nhóm được
trưởng dưỡng thuộc linh qua những giờ học Kinh Thánh. Tương giao với
nhau cũng trở nên khắng khít khi các nhóm viên chia sẻ nỗi sợ hoặc những
chống đối họ gặp phải trong lúc làm chứng. Mối tương giao giữa nhóm với
Chúa có thể bao gồm giờ cầu nguyện như trong Cong Cv 4:24-30. Trách
nhiệm chứng nhân của nhóm có thể là lời cầu nguyện xin Chúa cho dạn dĩ
làm chứng tại một số khu vực cụ thể (ký túc xá, lớp học, đội bóng, nhóm bạn
cùng sở thích,...) - nơi các nhóm viên có cơ hội chia sẻ về Chúa Cứu Thế.
Cầu nguyện kết nối cả 4 lĩnh vực trên. Cầu nguyện giúp tăng trưởng thuộc
linh vì đó là lúc chúng ta không chỉ thưa chuyện với Chúa mà còn lắng nghe
thông điệp Ngài dành cho chúng ta. Cầu nguyện giúp gây dựng mối tương
giao với nhau vì đó là lúc nhóm viên cầu thay cho nhau và trình dâng lên
Chúa nhu cầu của nhóm. Cầu nguyện là tương giao với Chúa vì đó là lúc
chúng ta ngợi khen Chúa. Cầu nguyện thể hiện trách nhiệm chứng nhân khi
chúng ta cầu thay cho nhiều người khắp nơi xa gần đang cần biết đến Chúa.
Bảng bên dưới đây định nghĩa từng lĩnh vực, xác định mục tiêu và gợi ý các
hoạt động cho từng lĩnh vực trong nhóm nhỏ:
Lĩnh vực
Trưởng dưỡng
thuộc linh
Tương giao
với Chúa
Thông công
với nhau
Trách n
chứng n
Định nghĩa
Được nuôi dưỡng
bởi quyền năng và
Lời của Chúa để
trưởng thành và
vững vàng trong
đức tin.
Ca ngợi, tôn vinh,
chiêm nghiệm Đức
Chúa Trời, biết
Chúa và gần Chúa
hơn mỗi ngày.
Mối thông công
được gây dựng và
nuôi dưỡng từ việc
chân thành yêu
nhau như Chúa đã
yêu chúng ta.
Mang tin vu
tình yêu thư
sự cứu chuộ
Chúa Cứu T
những ngườ
có cần.
Mục tiêu Làm cho tâm trí và Làm đẹp lòng Đức Để trở thành một Giúp người
tâm linh tăng
trưởng, ngày càng
trở nên giống Chúa
Cứu Thế hơn.
Chúa Trời. cộng đồng yêu
thương qua đó
người khác biết
chúng ta là môn đồ
của Chúa Giê-xu.
biết Chúa v
hội quyết đ
nên con Ch
Một số
sinh hoạt
gợi ý:
* Học Kinh Thánh
theo phương pháp
quy nạp
* Học thuộc lòng
Kinh Thánh.
* Đọc sách
* Nghe giảng qua
băng đĩa ghi âm.
* Chia sẻ với nhau.
* Cầu nguyện với
nhau
* Suy ngẫm
* Khích lệ, nhắc
nhở nhau giữ giờ
tĩnh nguyện
* Cầu nguyện
* Ca hát
* Hát có cử điệu.
* Đọc những phân
đoạn mang ý nghĩa
thờ phượng từ Kinh
Thánh hoặc từ các
sách khác.
* Soạn và đọc thơ.
* Viết thư dâng
Đức Chúa Trời.
* Chia sẻ với người
cùng cầu nguyện.
* Cầu thay cho
nhau.
* Giúp đỡ nhau
phát huy ân tứ.
* Cùng tham dự
một buổi bồi linh
hoặc hội thảo.
* Ăn uống với
nhau.
* Giải trí với nhau.
* Gây quỹ tiết kiệm
để giúp học phí cho
một bạn trong
nhóm đang có cần.
* Cùng tham gia
vào những dự án
phục vụ (Vd: Giúp
sửa chữa nhà cửa
cho người neo đơn,
dạy Thánh Kinh
mùa hè cho các HT
vùng sâu,...)
* Cầu nguy
bạn bè chưa
Chúa.
* Cầu nguy
những ngườ
ta chưa tiếp
được.
* Đọc các s
truyền giáo
* Sưu tập n
sách nhỏ ch
niềm tin để
bạn bè khi c
* Kết thân v
bạn sinh viê
từ tỉnh lẻ.
* Chia sẻ P
cho một bạn
bạn cụ thể t
trường học.
* Viết thư c
cô, bạn bè c
* Gây quỹ m
và đi thăm n
nghèo, các
tâm từ thiện
* Tham gia
tế - công tác
khi có dịp.
Cả 4 lĩnh vực nêu trên củng cố cho nhau chứ không phải là những khía cạnh
độc lập trong sinh hoạt nhóm. Chúng ta có thể rút ra được vài nguyên tắc từ
mối quan hệ hỗ tương giữa 4 lĩnh vực này:
1. Trưởng dưỡng thuộc linh à Trách nhiệm chứng nhân: Sự trưởng thành của
chúng ta trong đức tin cùng với sự nhận biết Chúa sẽ khiến chúng ta trở nên
những chứng nhân có tâm tình và được trang bị để chia sẻ Phúc âm có hiệu
quả.
2. Trưởng dưỡng thuộc linh à Tương giao với Chúa: Trưởng dưỡng thuộc
linh sẽ giúp chúng ta biết Chúa là ai và biết những việc Ngài đang hành
động trong đời sống chúng ta, vì vậy dẫn chúng ta đến đời sống biết ơn và
tôn thờ phượng Đức Chúa Trời.
3. Tương giao với Chúa à Thông công với nhau: Khi chúng ta cùng nhau tôn
thờ Chúa, chúng ta sẽ gặp nhau nơi chân Ngài và được thôi thúc để gây
dựng một mối quan hệ sâu sắc hơn với người khác.
4. Thông công với nhau à Tương giao với Chúa: Việc chia sẻ kinh nghiệm
sống với nhau khiến các thành viên xích lại gần nhau và hướng mọi người
đến việc ngợi khen Chúa nhiều hơn.
5. Thông công với nhau à Trách nhiệm chứng nhân: Đời sống tương giao với
nhau sẽ gây ảnh hưởng tích cực lên những người chưa tin; nhóm nhỏ khi có
sự thông công với nhau sẽ hiệp một với nhau trong những kế hoạch hướng
ngoại, phục vụ và chia sẻ niềm tin cho người có nhu cầu.
6. Trách nhiệm chứng nhân à Trưởng dưỡng thuộc linh: Cùng nhau chia sẻ
niềm tin sẽ tạo điều kiện cho nhóm viên lẫn cả nhóm được lớn lên trong đức
tin.
7. Trách nhiệm chứng nhân à các mặt khác: Sống làm chứng nhân là một
tiến trình phát triển tự nhiên của đời sống tăng trưởng, có mối tương giao với
Chúa và với nhau.
CÂU HỎI ÁP DỤNG
1. Nếu bạn đã từng tham gia một nhóm nhỏ trước đây thì theo bạn, đâu là lý
do chính khiến các bạn tham gia vào nhóm nhỏ đó? Còn bạn, vì sao bạn
tham gia? (Nếu bạn chưa bao giờ tham gia nhóm nhỏ thì bạn thử nghĩ xem
những điều nào có thể thuyết phục bạn tham gia vào một NNCĐ?)
2. Hãy liệt kê những điều bạn thích và không thích trong các kinh nghiệm
với NNCĐ.
VD: Điều tôi thích: Tôi đã học được cách cởi mở với người khác.
Điều tôi không thích: Nhóm trưởng nói suốt buổi.
3. Trước kia, bạn hiểu gì về NNCĐ? Hai chương đầu giúp bạn hiểu được
những vai trò cơ bản của NNCĐ như thế nào?
4. Bạn và các bạn của bạn có nhận thấy tầm quan trọng của NNCĐ không?
Lượng giá nhóm nhỏ của bạn theo nội dung chương này.
Chương 3:
NHÓM VIÊN NHÓM NHỎ CƠ ĐỐC
Nhóm viên NNCĐ là những ai? Là những người bằng lòng dâng đời sống
mình cho Cứu Chúa Giê-xu và để Chúa làm Chủ mọi lĩnh vực trong đời
sống mình.
Tuy nhiên, NNCĐ cũng cần hướng mối quan tâm của bạn bè chưa tin Chúa
để mời họ gia nhập nhóm khi có thể. Mỗi nhóm viên nên tạo cơ hội cho bạn
bè của mình tham gia các sinh hoạt nhóm. Nhóm nhỏ nên thường xuyên tổ
chức các buổi học Kinh Thánh truyền giảng với những bạn này. Chúng ta có
thể gọi những nhóm học Kinh Thánh truyền giảng này là nhóm Thảo luận để
phân biệt với NNCĐ.
VAI TRÒ NHÓM VIÊN NHÓM NHỎ CƠ ĐỐC
Nhiều người chỉ thích làm nhóm viên thôi vì họ tin rằng nhóm viên ít phải
đảm nhận trách nhiệm nhất. Nhưng để hoạt động có hiệu quả, mỗi nhóm đều
cần có các nhóm viên trung tín thực hiện vai trò của mình. Do đó, nếu một
người bằng lòng gia nhập nhóm nhỏ, người đó phải:
1. Tham gia sinh hoạt nhóm thường xuyên và đúng giờ.
2. Đến với nhóm trong tinh thần chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng chia sẻ và mong
muốn học tập nơi người khác.
3. Muốn chia sẻ với các nhóm viên khác trong nhóm về cuộc sống của mình.
4. Nhớ cầu nguyện cho nhóm trưởng và các nhóm viên khác.
5. Đảm nhận trách nhiệm được giao (thí dụ: hướng dẫn buổi học Kinh
Thánh, thăm viếng các nhóm viên, giới thiệu bài hát mới, bày trò chơi cho
nhóm...)
6. Giữ bí mật mọi vấn đề được chia sẻ trong nhóm.
7. Chấp nhận nhau và giúp đỡ nhau khi có nhu cầu.
LẬP KẾT ƯỚC
Mỗi nhóm viên cần quyết tâm gắn bó với nhóm và chia sẻ trách nhiệm với
nhau. Cảm giác ấm cúng khi thuộc về một nhóm không đến một cách tự
nhiên, mà phải được gieo trồng, nuôi dưỡng. Do đó, điều quan trọng là mỗi
nhóm viên phải có ước muốn thuộc về nhóm của mình.
Nhóm nhỏ nên vạch rõ những mong đợi từ các nhóm viên bằng cách cùng
soạn một kết ước của nhóm. Bản kết ước nên được viết ra rõ ràng, mỗi nhóm
viên đều ký tên vào và giữ một bản để ghi nhớ những điều mình đã kết ước.
Kinh nghiệm cho thấy rất nhiều nhóm nhỏ không giữ được kết ước. Một số
lý do dẫn đến tình trạng đó có thể là:
§ Nhóm viên chưa sẵn sàng kết ước với nhau và vì vậy những điều kết ước
không xuất phát từ tấm lòng.
§ Nhóm viên không hoặc không dám nhắc nhở nhau giữ kết ước; không chịu
trách nhiệm với nhau về kết ước của nhóm.
§ Kết ước chung chung, không rõ ràng, không có tiêu chí lượng giá.
§ Nhóm nhỏ quá cầu toàn, đặt ra quá nhiều kết ước nên không giữ được, dẫn
đến sự nản lòng rồi bỏ luôn.
Vì thế, đề nghị nhóm nhỏ của bạn nên kết ước với nhau theo những điều
kiện sau:
Chân thành
Cụ thể
Có thể thực hiện được (Khả thi)
1. Chân thành: Việc kết ước và những điều kết ước phải thật sự xuất phát từ
ước muốn của nhóm viên.
2. Cụ thể: Những điều kết ước phải thật cụ thể, rõ ràng và có tiêu chí để
lượng giá để dựa vào đó nhóm viên biết mình có đang giữ kết ước hay
không. Nên quy ước khi nào nhóm sẽ lượng giá việc thực hiện kết ước.
3. Có thể thực hiện được (khả thi): Tùy thuộc vào giai đoạn của nhóm và
mức độ cam kết của nhóm viên mà nhóm nên có kết ước vừa phải, đi từng
bước. Khi đã trưởng thành hơn, nhóm có thể chỉnh sửa, thêm vào bản kết
ước những kết ước mới.
Sau đây là những bước thực hiện việc lập kết ước
1. Chọn một buổi khi nhóm của bạn có đủ thì giờ thảo luận đủ và cầu
nguyện cùng nhau. Buổi tối ấy không sử dụng cho hoạt động nào khác.
2. Cùng cầu nguyện để Đức Chúa Trời hướng dẫn nhóm trong sự chân
thành, tin cậy và hiệp một. Và bắt đầu!
3. Yêu cầu từng nhóm viên liệt kê những mong đợi của mình đối với nhóm
lên một mảnh giấy lớn hoặc trên bảng để mọi người đều nhìn thấy.
4. Liệt kê những điều mà các nhóm viên thích ở các nhóm khác mà họ từng
tham gia hoặc từng nghe nói đến. Liệt kê một danh sách khác về những điều
họ không thích về các nhóm trong quá khứ.
5. Khi xem xét, đối chiếu tất cả những điều mà hầu hết các thành viên trong
nhóm mong muốn có được với mục tiêu của nhóm, những điều nào giúp
nhóm hướng đến mục tiêu? Những kết ước nào có thể giúp nhóm giảm thiểu
những điểm các bạn không thích?
6. Bây giờ nhóm cần thảo luận đôi điều: Nhóm bạn mong muốn kết ước với
nhau điều gì? Những điều nào là phù hợp với thực tế của nhóm? Những điều
nào là cần thiết, dù khá căng đối với bạn? Những điều nào nối kết các nhóm
viên lại với nhau để cùng thương yêu và làm việc? - Nhóm cần liệt kê những
điều đó ra, chọn lựa, điều chỉnh để có quyết định cuối cùng. Đó chính là bản
kết ước của nhóm.
Bản kết ước mẫu dưới đây chỉ mang tính chất gợi ý những điều bạn có thể
kết ước với nhau, bạn cần chỉnh sửa, thêm bớt cho phù hợp với từng giai
đoạn của nhóm nhỏ của bạn. Như bạn có thể thấy, kết ước này cho thấy trách
nhiệm của nhóm viên, vạch rõ những mong đợi, đặt ra những tiêu chí để
giúp cho việc lượng giá sinh hoạt của nhóm, và qua đó thúc đẩy sự cam kết
của nhóm viên. Cũng nên lưu ý rằng kết ước của nhóm không chỉ phù hợp
với kết ước của nhóm viên mà còn phải phù hợp với kết ước của nhóm thông
công chung, vì các nhóm nhỏ là những chi thể trong cùng một thân thể của
Đấng Christ.
KẾT ƯỚC NHÓM
Là thành viên của nhóm nhỏ Cơ-đốc XYZ, chúng tôi tình nguyện kết ước
với Chúa và với nhau thực hiện những điều sau đây:
Về mặt trưởng dưỡng thuộc linh
Dành thời gian để nghiên cứu bài học Kinh Thánh cẩn thận trước giờ học
Kinh Thánh nhóm.
Tích cực tham gia thảo luận trong những giờ họp nhóm.
Lớn lên trong việc hướng dẫn học Kinh Thánh qua việc:
- Tham gia khoá học Hướng dẫn Học Kinh Thánh Nhóm.
- Luân phiên hướng dẫn học Kinh Thánh nhóm và đóng góp ý kiến phản hồi
cho nhau sau mỗi giờ học.
Đọc sách bồi linh, mỗi tháng _____ quyển.
Tương giao với Chúa
Giữ giờ tĩnh nguyện ít nhất 5 lần một tuần, mỗi lần ít nhất 15 phút để suy
gẫm bài học, áp dụng cá nhân và cầu nguyện.
Dành 10-15 phút mỗi buổi nhóm cho việc thờ phượng, có chuẩn bị tinh thần
thờ phượng. Nếu là người hướng dẫn, sẽ chuẩn bị nội dung lẫn hình thức thờ
phượng chu đáo.
Trung tín tham gia thờ phượng chung với Hội thánh địa phương hàng tuần.
Thông công với nhau
Tham dự buổi sinh hoạt nhóm nhỏ đúng _____ giờ, mỗi tối thứ ________.
Chân thành chia sẻ trong nhóm và tuyệt đối giữ bí mật cho nhau những điều
đã được chia sẻ.
Cầu nguyện cho nhóm ít nhất ____ lần mỗi tuần.
Dành thì giờ cho người bạn đã kết ước cầu nguyện đều đặn hàng tuần.
Nhóm sẽ cùng ăn tối với nhau ít nhất _____ lần mỗi quý.
Có trách nhiệm khi được giao việc và sẵn sàng yêu cầu sự giúp đỡ thêm
hoặc cung cấp tài liệu khi cần.
Quan tâm đến nhu cầu các bạn và bày tỏ cho nhóm để nhóm cùng giúp đỡ
bằng những việc làm cụ thể.
Lượng giá kết ước mỗi 6 tuần và sửa đổi bổ sung nếu cần.
Trách nhiệm chứng nhân
Kết bạn và duy trì tình bạn với ___ bạn chưa tin Chúa. Bạn đó tên
là______________.
Cầu nguyện cho bạn đó mỗi tuần____ lần.
Đôi bạn cầu nguyện gặp nhau hàng tuần để cầu nguyện cho việc chứng đạo
cá nhân và công tác truyền giáo của nhóm và của Hội Thánh chung.
Nhóm nhỏ sẽ học Kinh Thánh truyền giảng _____ lần mỗi quý.
Có dự án tham gia công tác xã hội _____ lần mỗi quý.
Ký tên _______________ Ngày ________________
(từng thành viên nhóm)
CÂU HỎI ÁP DỤNG
1. Đánh giá mức độ sẵn sàng của bạn đối với việc chia sẻ với nhóm nhỏ và
kinh nghiệm những điều nhóm nhỏ có thể mang đến. Trước mỗi điều được
liệt kê bên dưới, bạn hãy tự đánh giá theo thang điểm sau:
1. Rất sẵn sàng.
2. Sẵn sàng.
3. Còn tùy.
4. Chưa sẵn sàng.
a. Tôi thành thật bày tỏ bản thân với nhóm, tin rằng các bạn trong nhóm
chấp nhận và quí mến tôi dù con người thật của tôi ra sao.
b. Tôi chấp nhận và quí trọng các bạn trong nhóm, dù họ có nhiều điểm khác
biệt với tôi.
c. Tôi có những người bạn luôn khích lệ và chịu trách nhiệm nhắc nhở, thúc
giục tôi giữ những điều tôi đã kết ước với Chúa và với nhóm.
d. Tôi trở thành công cụ của Chúa trong vai trò khích lệ và thúc giục người
khác sống theo sự dạy dỗ của Lời Ngài.
e. Tôi sẵn lòng chia sẻ cho các bạn trong nhóm biết những yếu đuối, lỗi lầm
của tôi.
f. Tôi sẵn lòng tha thứ cho người khác.
g. Tôi cầu nguyện cho những nan đề mà các bạn chia sẻ với nhóm.
h. Tôi sẵn lòng chia sẻ tiền bạc và vật dụng khác của tôi cho các bạn đang có
cần.
2. Nghiên cứu và thảo luận với nhóm của bạn những câu hỏi sau đây:
a. Những câu Kinh Thánh này nêu ra những nguyên tắc nào cho việc xây
dựng nhóm?
1) GiGa 13:34, IGi1Ga 4:7, 12
2) Gia Gc 5:16
3) Eph Ep 4:25
4) Eph Ep 4:32
5) RoRm 15:5
6) CoCl 3:13, Eph Ep 4:2
7) RoRm 15:14, ITe1Tx 4:18, HeDt 10:24
8) Eph Ep 5:21, GaGl 5:13, GaGl 6:2, ICo1Cr 12:25, IPhi 1Pr 4:9
b. Những yếu tố nào khiến cho nhóm bị tan rã?
1) RoRm 14:13
2) GaGl 5:15
3) CoCl 3:9
4) Gia Gc 4:11
5) Gia Gc 5:9
3. Nhóm nhỏ của bạn quyết định thực hành những nguyên tắc xây dựng
nhóm (câu hỏi 2a) như thế nào?
Chương 4:
NGƯỜI LÃNH ĐẠO NHÓM NHỎ CƠ ĐỐC
Người lãnh đạo nhóm nhỏ Cơ Đốc là ai?
Mặc dù mỗi tín hữu đều là một nhà lãnh đạo tiềm ẩn, nhưng không phải ai
cũng có thể lãnh đạo một NNCĐ. Lãnh đạo là một ân tứ Chúa ban, và vì vậy
cần được đánh giá cao. Tuy nhiên, đối với lãnh đạo thuộc linh, năng lực
thuộc linh phải được xem trọng hơn cả, dù các khả năng khác không phải là
không quan trọng.
Khả năng lãnh đạo được hình thành nhờ quá trình rèn luyện, trau dồi. Người
lãnh đạo được nhào nặn trở thành mẫu người chịu gánh vác trách nhiệm và
làm cho đến cùng. Đức Chúa Trời ban đặc ân lãnh đạo trên vai những ai
bằng lòng lãnh trách nhiệm, dù là nam hay nữ. Vì vậy, hãy tìm kiếm, tuyển
chọn và huấn luyện những người có trách nhiệm để sẵn sàng cho công tác
lãnh đạo.
ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI LÃNH ĐẠO NHÓM NHỎ CƠ ĐỐC
Một NNCĐ cần có mẫu người lãnh đạo có đặc điểm nào?
1. TẤM GƯƠNG: Người lãnh đạo là một tấm gương sống động về cuộc đời
tôn Chúa Cứu Thế làm Chủ. Người đó sống chân thật và thẳng thắn, trung
tín và tận hiến cho Chúa Cứu Thế và cho người khác. Trong môi trường học
đường, người đó là một sinh viên Cơ Đốc gương mẫu, chuyên cần, chăm chỉ
học tập nhằm đạt kết quả tốt nhất và biết tạo dựng những mối quan hệ tốt.
2. TRỢ LÝ (TRỢ GIÚP): Người lãnh đạo thường nhanh chóng giúp đỡ
người khác. Lãnh đạo không phải là chủ mà là người chăn bầy quan tâm
hướng dẫn, chăm sóc và bảo vệ bầy của mình. Người đó ý thức rằng mình
chỉ là quản gia có trách nhiệm giải trình với Chúa về các Cơ Đốc nhân đã
được giao phó cho mình.
3. THÂN THIỆN. Người lãnh đạo luôn luôn lắng nghe và thông cảm trong
tư cách của một người bạn chứ không phải tư cách của một “cấp trên”, đến
với người khác dựa trên mối liên hệ chứ không phải công việc.
4. TÔN TRỌNG: Người lãnh đạo tôn trọng nhóm viên như chính mình, sẵn
lòng chia sẻ những thành quả lẫn những điểm yếu kém của mình. Người đó
luôn luôn bày tỏ ước muốn được các thành viên khác trong nhóm giúp đỡ
mình. Người đó nhìn nhận mọi thành viên trong tập thể đều ngang bằng như
nhau trước ngôi ân điển của Đức Chúa Trời.
VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO NHÓM NHỎ CƠ ĐỐC.
Trách nhiệm của người lãnh đạo:
Khởi xướng
Khải đạo
Khơi nguồn
Kế thừa (đào tạo người lãnh đạo)
Kết nối
§ Khởi xướng: hướng dẫn nhóm thiết lập mục tiêu, kế hoạch và lượng giá.
§ Khải đạo: Quan tâm, chăm sóc các nhóm viên.
§ Khơi nguồn: Phát hiện khả năng, ân tứ nơi các nhóm viên và tạo điều kiện
cho các nhóm viên trau dồi, sử dụng chúng để giúp nhóm tăng trưởng.
§ Kế thừa: huấn luyện và tạo cơ hội cộng tác cho vài thành viên trong vai trò
“phụ tá” nhằm chuẩn bị cho vai trò lãnh đạo trong tương lai khi nhóm tăng
trưởng và phân chia thành những nhóm mới.
§ Kết nối: Liên kết nhóm nhỏ với nhóm lớn và với các anh chị hướng dẫn.
LÃNH ĐẠO THÔNG QUA CÁC CHỨC NĂNG
Thông thường, các nhóm nhỏ Cơ Đốc giới hạn công tác lãnh đạo vào một
vài chức vụ cụ thể (nhóm trưởng, nhóm phó...). Khi hệ thống lãnh đạo theo
đường lối này thất bại, nhóm cũng tan rã theo. Khi người lãnh đạo được bầu
của nhóm điều hành công việc kém thì nhóm đó suy thoái theo.
Vì thế cần dạy và thực hành nguyên tắc lãnh đạo nhóm thông công Cơ Đốc
theo “chức năng” hơn là theo “chức vụ”. Thay vì chú trọng thái quá vào cá
nhân một, hai người lãnh đạo, nhóm nên nhấn mạnh đến chức năng mà mỗi
nhóm viên có thể đảm nhận.
Muốn cho nhóm hoạt động hiệu quả, mỗi nhóm viên phải đảm nhận một vài
chức năng cụ thể. Các chức năng tích cực có thể được phân chia thành 2
loại: Chức năng “Vận hành” và Chức năng “Bảo trì”. Ngoài ra còn có các
chức năng tiêu cực thuộc loại Chức năng “Gây rối”. (Chú ý: Những phân
tích này chỉ nhằm giúp nhóm nhỏ nhận ra và phát huy vai trò của mình để
gây dựng nhóm. Nhóm nhỏ cần tuyệt đối tránh “dán nhãn” cho nhau hay có
định kiến với nhau).
CHỨC NĂNG “VẬN HÀNH” liên quan trực tiếp đến việc hoàn thành
nhiệm vụ, dự án hoặc công việc mà nhóm đang thực hiện trong quá trình
hướng đến mục tiêu. Những chức năng dạng này hướng đến CÔNG VIỆC,
thúc đẩy và bảo đảm công việc được thực hiện trôi chảy. Dưới đây là vài
chức năng cụ thể thuộc loại này:
1. Đề xướng và góp phần: Gợi ý hoặc đề xuất các sáng kiến hoặc phương
hướng khác để hoàn thành mục tiêu hay xử lý nan đề của nhóm. Luôn tìm
cách lèo lái hoạt động của nhóm hướng đến mục tiêu.
2. Thu thập thông tin, quan điểm: Đòi hỏi làm sáng tỏ những ý tưởng, đề
nghị; yêu cầu nêu ra dữ liệu và thông tin liên quan đến đề tài hoặc dự án
đang được thảo luận; tìm hiểu quan điểm, thái độ, cảm nghĩ đối với vấn đề,
dự án hoặc công việc đang được thực hiện.
3. Cung cấp thông tin, quan điểm: Cung cấp thông tin, dữ liệu, quan điểm
dựa trên những nguồn tài liệu “có uy tín”; liên hệ từng trải của bản thân đến
công tác hoặc sinh hoạt của nhóm; chia sẻ niềm tin, cảm nhận hoặc thái độ
của bản thân đối với công việc của nhóm.
4. Triển khai, làm sáng tỏ: Bàn sâu vào chi tiết chung quanh các ý kiến, nêu
ví dụ hoặc triển khai ý nghĩa cho đầy đủ hơn; cố gắng tiên liệu và thẩm định
hiệu quả hoặc kết quả; minh hoạ hoặc xác lập mối tương quan giữa các ý
kiến; tổng hợp các ý kiến để có một tầm nhìn đồng bộ, nhất quán hoặc thử
dung hoà ý của các nhóm viên.
5. Định hướng, tóm tắt, lượng giá: Tóm tắt quá trình hoạt động của nhóm, cố
gắng nhận định bước tiến của nhóm trong quá trình hướng đến mục tiêu; nêu
các câu hỏi liên quan đến hướng phát triển của nhóm, kiểm tra tính thực tế,
hợp lý của phương cách đang được áp dụng.
6. Ấn định chuẩn mực: Xác định những chuẩn mực mà nhóm cần nỗ lực đạt
đến hoặc thẩm định đà phát triển của nhóm so với chuẩn mực.
7. Quản trị hành chính: Giúp nhóm xúc tiến công việc bằng cách thực hiện
những việc hành chính, hậu cần để đảm bảo rằng mọi thứ đều ổn định, tiến
hành suôn sẻ; ghi chép vào sổ lưu quá trình thực hiện công việc, ghi lại
những sáng kiến, đề nghị,...
CHỨC NĂNG “BẢO TRÌ” liên hệ trực tiếp đến quá trình duy trì tinh thần
hiệp nhất của nhóm, giúp nhóm luôn làm việc trong tinh thần đồng đội trong
suốt quá trình giải quyết vấn đề và nhắm đến mục tiêu. Nói cách khác,
những chức năng loại này hướng đến yếu tố CON NGƯỜI của cả nhóm.
1. Ủng hộ, khích lệ: Khích lệ nhóm viên tham gia, đóng góp ý kiến, đề nghị;
tán thưởng đúng chỗ, biết trân trọng những đóng góp mặc dù không đồng ý
với nội dung đóng góp; bày tỏ sự niềm nở và đón nhận đối với các nhóm
viên.
2. Cầu nối, khai thông sự trao đổi ý tưởng: Khích lệ sự cởi mở trao đổi ý
kiến bằng cách đảm bảo rằng mọi người đều nghe rõ ý kiến của người khác
và đều có cơ hội tham gia phát biểu.
3. Dàn xếp, hoà giải: Dàn xếp những bất đồng ý kiến giữa hai hoặc các
nhóm viên; nỗ lực làm cầu nối giữa các ý kiến và giải toả bầu không khí
căng thẳng khi có mâu thuẫn; đưa ra lối thoát trung dung giữa các ý kiến
hoặc quan điểm của các nhóm viên nhằm duy trì bầu không khí hoà thuận.
4. Quan sát và phản hồi: Quan sát quá trình sinh hoạt của nhóm và nêu ra
nhận xét cho nhóm biết để thẩm định hiệu quả của quá trình hoạt động của
nhóm; bày tỏ những điều đã thấy cũng như phản ứng và cảm nghĩ của mình.
5. Giảm thiểu áp lực: Đề nghị trò chơi thư giãn, giải lao, kể chuyện tiếu
lâm,... đúng lúc đúng chỗ để giảm thiểu tình trạng căng thẳng, giúp nhóm có
thời gian “hạ nhiệt”.
Những nhóm chỉ thực hiện Chức năng “Vận hành” có thể đạt kết quả trong
khoảng thời gian ngắn nhưng dễ sa vào một loạt các nan đề hoặc các mâu
thuẫn nội bộ làm giảm sút tính hiệu quả và thường khiến cho nhóm tan rã.
Ngược lại, những nhóm chỉ chú trọng đến Chức năng “Bảo trì” có thể trở
thành một câu lạc bộ hài, có những sinh hoạt vui nhộn trong thời gian đầu
nhưng chắc chắn không có hiệu quả cao. Nhóm này có khuynh hướng dậm
chân tại chỗ hoặc cục bộ, có lẽ sẽ không tồn tại lâu vì chẳng có mục tiêu nào
để ràng buộc nhóm viên với nhóm.
Vì vậy, chỉ những nhóm có các nhóm viên thể hiện cả hai loại chức năng
trên đây mới có thể tồn tại và đạt kết quả tốt. Cho nên, áp dụng khái niệm
lãnh đạo nhóm Cơ Đốc vào thực tế có nghĩa là tạo môi trường cho mỗi
nhóm viên thực hiện một hoặc vài chức năng kể trên, theo khả năng của
mình. Như thế, mỗi thành viên trong nhóm đều có tiềm năng lãnh đạo đúng
nghĩa, đều góp phần “lãnh đạo” nhóm vì cùng giúp nhóm vui hưởng mọi
hoạt động và đạt được những mục tiêu.
Tuy nhiên, nên nhớ rằng còn có loại CHỨC NĂNG “GÂY RỐI” - những
chức năng ích kỷ, chỉ hướng về BẢN THÂN chứ không hướng đến nhóm
nhỏ, và vì vậy có thể làm cho nhóm trì trệ hoặc ngừng hoạt động. Nhóm nhỏ
cần nhận diện chính xác những “chức năng” này trong nhóm và giúp các bạn
đó giảm thiểu hoặc xoá sổ chúng. Sau đây là một số chức năng thuộc dạng
này:
1. Ăn theo: Thường lững lờ chuyển động theo các hoạt động của nhóm, chấp
nhận ý kiến của người khác cách thụ động, chẳng mấy khi góp ý kiến.
Thường đóng vai khán giả thay vì tham gia làm việc với nhóm.
2. Ngạo mạn: Tìm cách hạ uy tín của các nhóm viên khác bằng cách tỏ vẻ
xem thường, không tán thành, chế giễu, công kích các ý kiến, đùa cợt với
thâm ý, chanh chua và mỉa mai. Khi phát sinh mâu thuẫn thường chuyển
sang công kích cá nhân thay vì mổ xẻ vấn đề và phân tích những điểm bất
đồng một cách khách quan.
3. Ương bướng: Có xu hướng phản bác một cách tiêu cực và ương bướng;
ngụy biện và phản đối cách phi lý. Cứ tìm cách mổ xẻ lại vấn đề mà nhóm
đã bỏ qua. Chỉ trích và phủ n hận mục tiêu của nhóm.
4. Xoi mói: Có xu hướng phóng đại và day đi day lại những chi tiết vụn vặt
không quan trọng, hạ thấp những khía cạnh quan trọng khác của vấn đề đang
bàn.
5. Chi phối: Tìm cách chi phối toàn bộ nhóm viên hoặc một vài nhóm viên
bằng cách chèo kéo tinh vi, tạo áp lực, tâng bốc, thị uy, giành quyền lãnh
đạo,...
6. Tìm kiếm sự công nhận: Gây chú ý bằng mọi cách như khoác lác, khai
thác tối đa các mối quan hệ cá nhân và khoe khoang về các thành quả của
bản thân,... Phấn đấu để không bị liệt vào hạng kém cỏi, thấp kém. Làm mọi
cách để đảm bảo là những đề nghị và những đóng góp của mình được nhóm
khen ngợi hoặc tán thưởng.
7. Độc chiếm diễn đàn: Xem nhóm là diễn đàn để trút hết cảm nghĩ của
mình, ác cảm, bất mãn, bực bội, cay đắng, nghi ngờ, những điều nhìn thấy,
khen chê, ước đoán và các giải pháp đối với mọi việc và nan đề.
8. Tìm kiếm sự thương hại: Lạm dụng sự thông cảm của nhóm hoặc của một
vài nhóm viên bằng cách kể lể tình trạng bất định của bản thân, những gian
khổ phải trải qua, những hy sinh của bản thân, những nan đề, những vụ bắt
bớ hoặc cư xử kỳ thị...
9. Thu mình, an phận: Thường tỏ ra mình thiếu khả năng hoặc tỏ vẻ không
quan tâm, không muốn tham gia gắn bó với nhóm, thờ ơ, lãnh đạm và những
hành vi lạc lõng, lệch lạc khác.
CÂU HỎI ÁP DỤNG
1. Sau khi đọc qua bảng liệt kê các chức năng, bạn thử liệt kê hai chức năng
trong mỗi loại “vận hành” và “bảo trì” mà bạn cho là sở trường của mình.
(Nên nhớ rằng bạn cần đến các nhóm viên mạnh mẽ trong những phương
diện mà bạn yếu kém). Xét xem có chức năng “gây rối” nào đang tồn tại
trong bạn không? Liệt kê chúng ra nếu có, và xin Chúa giúp bạn chú ý tới
chúng để có thể dẹp bỏ chúng.
2. Để thực hành, trong lần nhóm sắp tới của nhóm, hãy cùng các nhóm viên
thảo luận về vai trò lãnh đạo của từng nhóm viên (nếu nhóm của bạn đã thân
nhau). Thân thiện, chân thành và cởi mở nhận định lẫn nhau và khích lệ
nhau tăng trưởng.
3. Thử xem xét lại cách thức nhóm của bạn đi đến những quyết định của
nhóm. Có những rào cản nào khiến các bạn không thể nhất trí với nhau
được?
4. Làm nhóm trưởng nhóm nhỏ Cơ Đốc chiếm nhiều thời gian của bạn. Hãy
dành thời gian xem xét lại những ưu tiên trong đời sống và thời khoá biểu
hằng ngày của bạn. Lập một biểu đồ làm việc cụ thể cho một tuần lễ điển
hình, ghi vào đó những công việc đang làm, đóng khung khoảng thời gian
bạn dành cho những hoạt động của nhóm.
Chương 5:
NHÓM NHỎ CƠ ĐỐC NĂNG ĐỘNG
NNCĐ hoạt động tốt không phải là chuyện ngẫu nhiên. Nên nhớ rằng
NNCĐ là một tập thể gồm những cá thể hiệp nhất với nhau, mỗi cá thể lại có
hoàn cảnh khác nhau và đến với nhóm nhỏ với những mong đợi cũng khác
nhau.
Do đó, ngay từ giai đoạn đầu của nhóm nhỏ, người lãnh đạo nhóm thường
muốn đặt ra thật nhiều công tác để các nhóm viên có thể gắn bó mật thiết với
nhau. Tuy nhiên, nói dễ hơn làm!
Làm cách nào để khích lệ CÁC CÁ THỂ NHÓM VIÊN
trở nên MỘT NHÓM GẮN BÓ?
Trước hết, chúng ta cần hiểu những gì đang diễn ra trong tâm trí các nhóm
viên khi họ tham gia nhóm nhỏ và bắt đầu tương tác với nhau. Để hiểu các
động lực bên trong nhóm nhỏ, hãy nêu những câu hỏi sau đây:
Chúng ta mong đợi một nhóm nhỏ sẽ trải qua những gì trong các giai đoạn
hoạt động của nhóm, từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc? Những tiến trình
và những mối liên hệ hỗ tương nào cần được hình thành giữa các nhóm viên
với nhau và với người lãnh đạo nhóm?
CÁC GIAI ĐOẠN CỦA MỘT NHÓM NHỎ
Có nhiều giai đoạn phát triển khác nhau trong một nhóm nhỏ Cơ-đốc. Tương
tự một tế bào sinh học, nhóm nhỏ có sức sống nên không phải lúc nào cũng
giống nhau. Nhóm sẽ trải qua nhiều thời kỳ khác nhau. Bây giờ chúng ta hãy
tìm hiểu từng giai đoạn:
KHÁM PHÁ
KHỦNG HOẢNG
KẾT QUẢ
KẾT THÚC
Giai đoạn 1: KHÁM PHÁ
Đây là giai đoạn tìm hiểu và làm quen. Các nhóm viên có thể vẫn còn cảm
giác ngập ngừng, dè dặt. Thông thường, những mối tương giao ban đầu chỉ
gói gọn trong việc tìm hiểu thông tin về nhau. Những cảm xúc và suy nghĩ
nội tâm hướng đến sự gắn bó với nhau tạm thời chưa bộc lộ ra, cho đến khi
các nhóm viên đã “biết đá biết vàng” mới thật sự bày tỏ bản thân.
Giai đoạn 2: KHỦNG HOẢNG
Giai đoạn này gần như là thời kỳ nửa trong nửa ngoài - chuyển tiếp từ giai
đoạn khám phá ban đầu vào giai đoạn gắn kết với nhau hơn. Sau những hào
hứng của buổi ban đầu, nhóm đang đi vào thời kỳ khủng hoảng khi những
khuôn mặt thật bắt đầu lộ ra và bất đồng quan điểm bắt đầu nẩy sinh. Đây là
khoảng thời gian các nhóm viên bắt đầu tự hỏi không biết nhóm nhỏ có thể
duy trì cho đến khi đạt được mục tiêu của nhóm không. Họ có thể trải qua
tiến trình quyết định tiếp tục hoặc không tiếp tục gắn bó với nhóm nhỏ.
Những nhóm viên vẫn tiếp tục gắn bó với nhóm trong giai đoạn này thường
là những người kết ước sống chết với nhóm.
Giai đoạn 3: KẾT QUẢ
Sau khi vượt qua giai đoạn khủng hoảng, nhóm nhỏ có thể phát triển một
tình thân đúng nghĩa. Họ bắt đầu “dính chặt” và “tâm đầu ý hiệp” với nhau.
Lúc này, họ muốn đặt ra những mục tiêu cụ thể cho cả nhóm. Họ sẵn sàng
hành động - và làm việc hiệu quả để nhóm đạt được mục tiêu.
Giai đoạn 4: KẾT THÚC
Đây là giai đoạn cuối của nhóm - thường là khi kết thúc một năm học hoặc
khi nhóm nhỏ tách nhóm. Sau một thời gian trải nghiệm với nhau nhiều
điều, các nhóm viên bây giờ có thể nhìn lại, suy ngẫm với nhau, và cảm tạ
Chúa về mọi điều Ngài đã làm cho nhóm nhỏ - cho từng nhóm viên và cho
cả nhóm. Có một niềm vui sâu lắng và lòng cảm kích về những điều mỗi
nhóm viên đã làm. Đây cũng là dịp lượng giá những điều nhóm nhỏ đạt
được. Có thể có những nuối tiếc về những điều chưa đạt được và một quyết
tâm sẽ làm tốt hơn ở lần sau. Kết thúc, nhưng cũng là một KHỞI ĐẦU MỚI
cho những nhóm nhỏ kế tiếp trong suốt cuộc đời theo Chúa của nhóm viên.
Nhóm trưởng nhóm nhỏ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho nhóm
dễ dàng tăng trưởng qua các giai đoạn sau đây bằng cách:
GIAI ĐOẠ
- Vạch ra rõ ràng những mong đợi cơ bản (thí dụ như: thời gian và địa điểm).
Đường lối cụ thể sẽ giúp ích cho việc tạo cảm giác an toàn thật sự trong
nhóm.
Khám phá
- Lắng nghe những gì được bày tỏ bằng lời nói và không bằng lời nói, giúp
nhóm viên hiểu rằng họ được chấp nhận và được thấu hiểu.
Khám phá
Khủng hoả
- Thiết lập tinh thần chung của nhóm, tạo bầu không khí để các nhóm viên
cởi mở hơn với nhau, làm gương trong việc cởi mở bày tỏ bản thân.
- Giúp nhóm luôn hướng đến một khải tượng rõ ràng, bám theo các mục tiêu
đã lập ban đầu, khích lệ nhóm tiếp tục dấn thân.
Kết quả
- Giúp các nhóm viên suy ngẫm những điều Chúa đã làm, tỏ lòng biết ơn và
khẳng định những ưu khuyết của nhau cũng như những đóng góp của nhau
đối với nhóm.
Kết thúc
MỨC ĐỘ CHỦ ĐỘNG CỦA NHÓM TRƯỞNG VÀ NHÓM VIÊN
Nên lưu ý rằng cả mức độ chủ động của nhóm trưởng (để bắt đầu, xúc tiến,
tạo cơ hội thảo luận và tiến tới hành động) lẫn mức độ chủ động của nhóm
viên (để hưởng ứng, thậm chí nắm quyền hướng dẫn) không phải lúc nào
cũng như nhau từ giai đoạn này sang giai đoạn kia. Sơ đồ trên đây đã minh
hoạ cho điều này.
CHỌN LỰA HOẠT ĐỘNG CHO TỪNG GIAI ĐOẠN
Để giúp nhóm nhỏ của bạn trải qua các giai đoạn, cần lập kế hoạch các hoạt
động phù hợp cho mỗi giai đoạn:
GIAI ĐOẠN: HOẠT ĐỘNG GỢI Ý:
KHÁM PHÁ
a. Lập kế hoạch cho các hoạt động tạo cơ hội cho nhóm
viên tìm hiểu nhau và thư giãn trong sự thân mật của
nhau.
b. Phác thảo mục đích hoặc mục tiêu của nhóm nhỏ, hoặc
nếu bạn đã biết từng nhóm viên, gợi ý cho các nhóm viên
thiết lập mục tiêu cho nhóm nhỏ. Yêu cầu nhóm viên
đóng góp ý kiến và đề nghị.
- Huy hiệu cá nhân; Đồ thị cá nhâ
20 điều đáng yêu hoặc Vẽ những b
tượng trong cuộc sống (Xem Phụ
A - Ý tưởng gây dựng nhóm nhỏ).
KHỦNG HOẢNG
a. Có những hoạt động tạo cơ hội chia sẻ khải tượng tăng
trưởng cho cả nhóm và cho từng nhóm viên.
b. Dành thời gian gặp riêng từng nhóm viên ngoài giờ
- Đôi bạn cầu nguyện (Phụ Lục A)
Học Kinh Thánh; Ngợi Khen và C
Nguyện; Học Kinh Thánh theo Sá
Học Kinh Thánh theo Nhân Vật...
nhóm, trong khung cảnh càng tự nhiên càng tốt.
c. Có thể lập những đôi bạn cầu nguyện trong nhóm nhỏ.
KẾT QUẢ
a. Xác định các ân tứ và kỹ năng của nhóm viên, khích lệ
họ vận dụng và trao dồi thêm trong nhóm nhóm cũng
như cho các công tác trong HT.
b. Tổ chức những chuyên đề huấn luyện để trang bị cho
họ những kỹ năng cơ bản như: học Kinh Thánh, chia sẻ
niềm tin, hướng dẫn chương trình, tư vấn,...
c. Khích lệ nhóm viên vận dụng các kỹ năng và các ân tứ
đó để phục vụ người khác, gây dựng một người nào đó,
thực hiện các hoạt động truyền giảng.
- Xác định các ân tứ của nhau - “T
khâm phục bạn lắm nhưng...” và
Khám phá các ân tứ thuộc linh, (P
Lục A); Chuyên đề: Phương pháp
Kinh Thánh và Hướng dẫn một bu
học Kinh Thánh; Phương pháp ch
sẻ niềm tin; Học Kinh Thánh truy
giảng nhóm nhỏ, Viết thư khích lệ
gửi quà cho một tôi tớ Chúa ở vùn
sâu, vùng xa; Tham gia các chuyế
công tác xã hội; Giúp nhau học tập
(Lập nhóm học tập).
KẾT THÚC
a. Dành thời gian ngợi khen và cảm tạ về mọi điều Chúa
đã làm!
b. Để thời gian suy ngẫm và suy niệm chung.
c. Xác nhận và cầu nguyện cho nhau, tặng quà hoặc đồ
lưu niệm cho nhau
Trao đổi quà (Phụ lục A), Ngợi kh
và cầu nguyện, Chia sẻ bài Thánh
yêu thích, Bồi linh, Cả nhóm đi ch
ngoài trời...
Để tóm tắt những phần trên, xem khung đầu tiên ở chương 6.
Bốn giai đoạn này mô tả một tiến trình phát triển chung của sinh hoạt nhóm
nhỏ. Tuy nhiên, một số nhóm nhỏ không phát triển theo đúng trình tự 4 giai
đoạn như trên và cũng không nhất thiết phải như vậy. Có một số nhóm nhỏ
cứ tiến rồi lùi giữa các giai đoạn. Có nhiều yếu tố bên trong lẫn bên ngoài
tác động đến tiến trình phát triển của nhóm. Cũng sẽ có những căng thẳng và
mâu thuẫn xảy ra trong nhóm. Nhóm trưởng khôn khéo là người chuẩn bị
tinh thần đối diện thực tế đó, vì suy cho cùng, chúng ta cần nhận ra những
khác biệt của nhau và không ai là người hoàn hảo cả. Điều quan trọng là
phải học cách xử lý những nan đề có thể nảy sinh bằng cách tỉnh táo nhận ra
những triệu chứng bề mặt của những căng thẳng và mâu thuẫn sâu xa. Dưới
đây là bảng liệt kê một số rắc rối, nguyên nhân và gợi ý cách chữa trị, hy
vọng rằng nó sẽ giúp ích cho nhóm trưởng trong lĩnh vực này.
NHẬN DIỆN NHỮNG RẮC RỐI TRONG NHÓM NHỎ
Triệu chứng Nguyên nhân Cách chữa trị
Nhóm viên đi
trễ
* Giờ nhóm bắt đầu trễ
* Giờ giấc không rõ ràng.
* Nhóm viên bận rộn, không sắp
xếp được
* Giờ nhóm nặng nề, nhóm viên
không hăng hái đến với nhóm.
* Quy định thời gian rõ ràng.
* Bắt đầu đúng giờ, dù ít người.
* Thảo luận với nhóm về nguyên nhân đi
để các nhóm viên phản hồi; nếu cần, thay
giờ hẹn và kết ước đúng giờ.
* Khởi động giờ nhóm sinh động để tránh
không khí ù lì, mệt mỏi trong tâm trạng c
đợi.
Đồng ý làm,
nhưng cuối
cùng không
hoàn tất.
* Quá cầu toàn.
* Không biết rõ mối liên hệ giữa
việc được giao và chuyện nhóm
sắp thực hiện.
* Thiếu cam kết (có thể do quá
bận rộn và có các ưu tiên khác).
* Hãy thực tế! Mức độ giao phó và công
giao phó nên tùy thuộc vào giai đoạn của
nhóm. Giảm bớt các mong đợi. Đừng tạo
lực quá lớn khi nhóm viên chưa đủ sức.
* Xem lại cách truyền thông để đảm bảo
nhóm viên hiểu rõ công tác mà họ đồng ý
tham gia.
* Theo dõi, khích lệ, kiểm tra tiến độ côn
việc, hỗ trợ khi có cần.
Nhóm viên
không chịu mở
miệng
* Ngại ngùng, thiếu cởi mở.
* Câu hỏi quá khó hoặc quá dễ
* Không đủ các câu hỏi quan sát
cần thiết.
* Không chuẩn bị.
* Người hướng dẫn và nhóm
viên khác không đủ kiên nhẫn,
kiềm chế, nhảy vào quá nhanh.
* Tạo bầu không khí cởi mở, thân thiện. G
dựng tình thân trước. Kiên nhẫn.
* Mời các nhóm viên ít nói đọc lớn tiếng
khúc Kinh Thánh.
* Đi theo trình tự quan sát trước khi giải
thích.
* Đặt câu hỏi trực tiếp (không phải là câu
hỏi không ai có thể trả lời) với người ít nó
* Đối với câu hỏi áp dụng, nên mời lần lư
từng người nói theo vòng tròn.
* Sau khi nêu câu hỏi nên dành thời gian
mọi người suy nghĩ.
* Nhắc các nhóm viên các nhóm viên nói
nhiều nên tạo cơ hội cho các bạn ít nói đó
góp ý kiến.
Nhóm viên * Hướng ngoại * Trao đổi riêng, cho người đó biết rằng
nhiều lời
* Không chịu được sự yên lặng.
* Nhạy bén, nhận ra vấn đề
nhanh chóng.
nhóm cần có thời gian yên lặng sau khi n
câu hỏi để có thể quan sát và suy ngẫm.
* Nhờ người đó giúp đỡ trong việc tạo cơ
hội cho người khác lên tiếng. Gợi ý ngườ
nên đặt câu hỏi: “Các bạn khác nghĩ sao?
Vấn đề gây ra
bất đồng ý
kiến
* Người nói nhiều thường lấn át.
* Thảo luận ngoài lề.
* Không chấp nhận khác biệt.
* Đặt những quy ước cơ bản về giải quyế
bất đồng ý kiến trong nhóm.
* Bằng mọi cách bám sát khúc Kinh Thán
hoặc chủ đề ngay lập tức. Đề nghị mọi ng
thảo luận chuyện đó sau buổi nhóm.
* Chấp nhận có những khác biệt ý kiến về
chuyện này; nhưng những điểm có thể đồ
ý là gì?
Người luôn
cho rằng mình
đúng
* Thường có câu trả lời đúng
trong nhiều lĩnh vực.
* Lý thuyết. Chỉ biết cách giải
nghĩa Kinh Thánh đúng.
* Tránh tranh luận chuyện đúng sai với
người này.
* Đặt trọng tâm vào khúc Kinh Thánh, để
thu thập thêm nhiều dữ kiện và tóm tắt.
* Bám sát những lẽ thật của Kinh Thánh,
giúp nhóm chọn lựa và nhận biết cơ sở lậ
luận của người đó. VD:“Trong trường hợ
nào thì lời giải thích của Minh vẫn đúng?
Những người
thích gây ra
bất đồng ý
kiến
* Hay lý lẽ, chi li quá mức.
“Nhưng” là từ thường dùng.
“Bạn nói đúng đó, nhưng...”
* Do dự, dè dặt, sợ thất bại.
* Bi quan
* Gởi phản hồi đến người bất đồng ý kiến
“Chính xác là điều gì khiến bạn ngần
ngại?”
* Thách thức nhóm lựa chọn hoặc là bướ
lui (không còn rủi ro, nhưng không trưởn
thành), hoặc là đi tới (sẽ có rủi ro nhưng
cũng sẽ trưởng thành): “Chúng ta có thể
như thế nào để đi đến mục tiêu này?”
Tiến triển quá
chậm hoặc quá
nhanh
* Phân bố thời gian cho các
phần không hợp lý.
* Ít có tương giao với nhau.
* Các câu hỏi quá đơn giản
(hoặc quá chung chung).
* Hạn định thời gian cho mỗi phần.
* Khéo léo chuyển từ phần này sang phần
khác.
* Trước giờ họp nhóm, kiểm tra các câu h
bài học với người cộng sự, đảm bảo câu h
* Không tìm tòi câu trả lời đầy
đủ tối đa.
* Áp dụng quá chung chung.
rõ ràng, cởi mở và không quá chung chun
* Đặt câu hỏi cụ thể để chia sẻ.
* Thúc đẩy mọi người trả lời bằng câu hỏ
“Còn ý kiến gì nữa không?”
Cầu nguyện
chung chung,
sáo rỗng
* Thiếu tin cậy.
* Nhóm viên chưa quen cầu
nguyện.
* Không biết hoặc chưa quan
tâm đến những vấn đề cụ thể
trong khi cầu nguyện.
* Dành nhiều thời gian hơn gây dựng cộn
đồng và cầu thay cho nhau.
* Tập cầu nguyện bằng những lời cầu xin
đơn giản và cụ thể.
* Chia sẻ và cầu nguyện đối thoại (luân
phiên), cầu nguyện cho một vấn đề trước
chuyển sang vấn đề khác.
* Đáp ứng sự dạy dỗ của Chúa qua bài họ
bằng lời cầu nguyện.
Nhóm thu
mình lại,
không tăng
trưởng hoặc
không truyền
giảng.
* Mục tiêu không rõ ràng.
* Lý thuyết suông. Bài học
không có động lực.
* Tinh thần cục bộ. Không nhận
thấy ý nghĩa của sự tăng trưởng
trong cái nhìn chung của Nước
Trời.
* Sợ hãi.
* Lập kế hoạch tổ chức những sinh hoạt “
toàn” để nhóm viên có thể mời bạn bè bê
ngoài tham dự.
* Chủ động truyền giảng để có thêm nhóm
viên mới và nhóm sẽ chăm sóc họ.
* Đặt trọng tâm bài học trên Kinh Thánh
ngợi khen hướng về các bản tính của Chú
mục đích và chương trình của Ngài đối vớ
con người, và đáp ứng của nhóm khi nhận
biết mình là một phần trong chương trình
của Ngài.
Chia sẻ hời
hợt, nông cạn
* Nhóm trưởng không làm
gương trong sự chia sẻ cởi mở,
thành thật.
* Áp dụng không cụ thể.
* Gây dựng tình thân chưa đủ để
thách thức nhóm viên chịu trách
nhiệm với nhau về sự tăng
trưởng của nhau.
* Cởi mở và cụ thể trong lời chia sẻ của
riêng bạn
* Khích lệ và khéo léo đặt câu hỏi để nhó
viên có thể chia sẻ một cách cụ thể.
* Gặp nhau từng đôi một sau giờ nhóm đ
chia sẻ và cầu nguyện.
* Lập kế hoạch cho nhóm cùng làm việc
nhau để gây dựng tình thân và sự tin cậy.
Các nhóm viên
liên tục có nan
* Bị nan đề chi phối, làm ảnh
hưởng đến sinh hoạt nhóm.
* Trò chuyện riêng với cá nhân đó, giúp b
tìm đến những nguồn trợ giúp hữu hiệu (t
đề * Lạm dụng sự cảm thông của
nhóm để độc chiếm diễn đàn, kể
lể những khủng hoảng cá nhân.
vấn).
* Giúp nhóm nhận ra mục đích, đặc điểm
của nhóm: Nhóm nhỏ không phải là nhóm
điều trị bệnh.
* Tiếp tục cầu nguyện và hỗ trợ trong tình
yêu thương.
CÁC GIAI ĐOẠN CỦA NNCĐ
& VAI TRÒ CỦA NHÓM TRƯỞNG VÀ NHÓM VIÊN
Giai đoạn Khám phá Khủng hoảng Kết quả Kết thúc
Nhóm viên
nghĩ gì?
* Nhóm này có
phải là nhóm của
tôi không?
* Các bạn trong
nhóm mong gì ở
tôi?
* Tôi mong gì ở
các bạn trong
nhóm?
* Tôi có thể tin cậy
nhóm này không
nhỉ?
* Nhóm này là
nhóm của ai?
* Chẳng biết nhóm
này có thể làm nên
trò trống gì không?
* Nào, hãy cùng
làm cái gì đó đi!
* Tôi sẵn sàng
phiêu lưu với
nhóm.
* Tôi sẵn sàng
phục vụ, ban cho.
* Thời gian gắ
với nhóm có g
thế nào?
* Tôi đã học đ
gì về mối tươn
giao với chính
mình? với Ch
với người khá
Nhóm viên
cảm thấy
thế nào?
* Dè dặt
* Hồi hộp
* Lo lắng
* Hào hứng
* Mất hứng thú
* Bắt đầu thấy căng
thẳng
* Lo lắng
* Mất kiên nhẫn
* Chấp nhận nhau
* Cương quyết,
mạnh mẽ
* Ấm áp
* Thoải mái
* Ấm áp
* Tôn trọng
* Biết ơn
* Buồn (vì sắp
chia tay)
Nhóm viên
đáp ứng /
phản ứng ra
sao?
* Cung cấp thông
tin.
* Bước đầu làm
quen và chấp nhận
nhau
* Bỏ họp nhóm
hoặc tham gia
không đều đặn
* Biểu lộ sự bất
bình
* Cung cấp thông
tin về bản thân
* Chia sẻ cảm xúc
tích cực.
* Cùng nhau lãnh
đạo nhóm.
* Dám phiêu lưu.
* Cung cấp thông
tin phản hồi.
* Bày tỏ tình
và sự quí trọn
* Biểu lộ lòng
ơn đối với nha
* Hứa hẹn / kế
ước cho tương
NLĐ nhóm
cần có thái
* Cảm thông
* Cởi mở
* Cảm thông
* Khích lệ
* Thách thức
* Hỗ trợ
* Củng cố
* Nhìn lại
độ & đáp
ứng gì?
* Quan tâm
* Cụ thể
* Giao tiếp tốt
* Bày tỏ bản thân
* Linh động
* Đối diện nan đề
* Cung cấp thông
tin phản hồi
* Dám phiêu lưu
* Luôn có mục tiêu
rõ ràng
* Cảm tạ
NLĐ
lên kế
hoạch sinh
hoạt nhóm
ra sao?
* Hoạt động tạo
tình thân
* Cơ hội để bày tỏ
bản thân
* Cơ hội chia sẻ cá
nhân (1-1)
* Gây dựng tình
thân & tin cậy
nhau.
* Bày tỏ bản thân
* Kết ước
* Đôi bạn cầu
nguyện
* Hoạt động hướng
ngoại (phục vụ)
* Khám phá cá
tính.
* Khám phá ân tứ.
* Chia sẻ thông tin
phản hồi.
* Ôn cố tri tân
* Cảm tạ
* Kỷ niệm
* Trao đổi quà
* Kết ước cho
những mối liê
tương lai
CÂU HỎI ÁP DỤNG
Hãy hồi tưởng các kinh nghiệm trong nhóm nhỏ của bạn.
a. Sau khi bạn tìm hiểu tiến trình của nhóm từ giai đoạn khám phá đến giai
đoạn kết thúc, bạn rút ra được điều quan trọng nào?
b. Đối với bạn, những căng thẳng hoặc mâu thuẫn nào khó giải quyết nhất?
Hãy chia sẻ với những nhóm trưởng đồng lao ở các nhóm khác và nhờ họ
giúp bạn giải quyết các khó khăn đó. Ngược lại, bạn cũng nên giúp họ trong
những khó khăn của họ.
Chương 6:
LẬP CHƯƠNG TRÌNH SINH HOẠT NHÓM NHỎ CƠ ĐỐC
Nếu chúng ta muốn các nhóm viên được nhiều ích lợi khi tham gia nhóm
nhỏ, chúng ta không thể không có kế hoạch. Một kế hoạch tốt sẽ đưa ra
phương hướng và nội dung cho sinh hoạt của nhóm.
Một nhóm tốt cần có sự cân bằng 4 lãnh vực sau: Tăng trưởng thuộc linh,
Tương giao với Chúa, Tương giao với nhau và Trách nhiệm chứng nhân. Để
mọi người tham gia hết mình, nên giúp nhóm cùng đi đến quyết định về
chương trình sinh hoạt. Sinh hoạt nhóm sẽ thật sự sống động nếu mỗi nhóm
viên cảm thấy đó là nhóm của mình chứ không phải là nhóm của nhóm
trưởng. Tuy nhiên, nhóm trưởng phải lập kế hoạch sơ bộ. Người đó có thể
hỏi ý kiến các anh chị hướng dẫn hoặc những người có kinh nghiệm để bổ
sung các chi tiết.
Khi lập kế hoạch, nên lưu ý đến những yếu tố sau đây:
1. THỜI GIAN. Nhóm phải ước lượng thời gian dành cho sinh hoạt nhóm
nhỏ. Một sinh viên Cơ Đốc tốt nên dành đủ thời gian cho mọi khía cạnh của
cuộc sống: học tập, sinh hoạt Hội Thánh, giải trí, gia đình, đời sống tình
cảm,... Các nhóm viên nên ước lượng một cách thực tế và tránh rơi vào cái
bẫy đánh giá tình trạng thuộc linh dựa vào mức độ thời gian tham gia các
sinh hoạt Cơ Đốc, trở thành những “Cơ Đốc Nhân đa năng” mà mất đi mối
tương giao thật với Chúa và với nhau.
2. NHU CẦU. Chương trình được định ra nên phục vụ cho nhu cầu chung
của nhóm viên. Dĩ nhiên không phải mọi nhu cầu đều được đáp ứng cùng
một lúc. Do đó, nhóm nên gợi ý cho nhóm viên biết những cách khác nhau
để đáp ứng nhu cầu. (Thí dụ như: Đọc các văn phẩm bổ ích, tham gia sinh
hoạt nhóm lớn, tham dự các kỳ trại,...).
3. NHỮNG NGUỒN TRỢ GIÚP CÓ GIÁ TRỊ. Nhóm nên tìm mọi nguồn
trợ giúp. Nên dành thời gian tìm và liệt kê những tài liệu hướng dẫn học
Kinh Thánh có giá trị, sách hoặc tư liệu, băng đĩa, báo chí,... Tuy nhiên,
không nên quá lệ thuộc vào tài liệu. Nên biết cách vận dụng sáng tạo để đạt
hiệu quả theo nhu cầu của nhóm. Nhóm cũng nên ghi nhận những người có
thể hỗ trợ được như: các anh chị hướng dẫn nhóm Thông công hoặc thành
viên nhóm cựu sinh viên, các mục sư, giáo viên Cơ Đốc...
4. LỊCH HỌC. Nhóm nên quan tâm đến lịch thi, các sự kiện đặc biệt trong
trường và các lễ hội trong nước. Nhóm sẽ quyết định có nên nhóm họp vào
những ngày này hay không. Lễ hội cũng là dịp nhóm có cơ hội tổ chức bồi
linh hoặc tổ chức vài sinh hoạt đặc biệt khác như: cắm trại, thi đua thể thao
với các nhóm khác,...
5. TRÁCH NHIỆM VÀ SINH HOẠT KHÁC CỦA NHÓM VIÊN. Để có
một chương trình và lịch sinh hoạt thực tế, các nhóm viên nên chia sẻ trọng
trách của họ với cả nhóm. Nhóm nhỏ nên cẩn thận đối với thời gian được
dùng cho những trọng trách khác (thí dụ như: trách nhiệm đối với Hội
Thánh, thì giờ dành cho gia đình, bạn bè chưa tin...) để sinh hoạt không bị
chồng chéo, gây thêm áp lực không đáng có.
Sinh hoạt của nhóm không nên chỉ giới hạn trong những buổi nhóm theo
nghi thức. Tình yêu thương và lòng quan tâm không chỉ được bày tỏ trong
buổi nhóm theo lịch trình, mà nhóm viên nên có thời gian gặp gỡ nhau sau
giờ nhóm.
Nhóm nhỏ nên lập mục tiêu để đạt được mục đích. Mục tiêu thúc đẩy nhóm
viên tăng trưởng và vạch ra phương hướng chung cho toàn nhóm. Nên thiết
lập mục tiêu cho từng lãnh vực để đảm bảo chương trình sinh hoạt nhóm
được cân bằng.
Khi đặt mục tiêu, cần ghi nhớ những lời hướng dẫn sau đây (4C)
Cầu nguyện
Có thể thực hiện
Cụ thể
Cầu tiến
1. Cầu nguyện. Cầu xin sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh. Như đã nhấn
mạnh trong chương 1, tự thân nhóm nhỏ chẳng có gì là thần thông cả.
2. Có thể thực hiện. Nhìn xa trông rộng là điều tốt nhưng phải cân bằng với
việc đánh giá đúng mức những gì có tính khả thi khi nhóm cùng làm việc
với nhau.
3. Cụ thể. Các mục tiêu quá chung chung sẽ không hiệu quả trong việc vạch
ra phương hướng. Lượng giá cũng sẽ khó khăn nếu các mục tiêu không rõ
ràng.
4. Cầu tiến. Công việc của Đức Chúa Trời đòi hỏi nỗ lực hết mức của bạn.
Đừng sống theo triết lý “ai sao tôi vậy”, tầm thường hóa chính mình, vì Đức
Chúa Trời có thể làm nhiều việc lớn lao trong và qua bạn. Hãy có ước vọng
cho nhóm thông công của bạn. Đừng bao giờ đánh giá thấp những triển vọng
của nhóm nhỏ của bạn.
Thí dụ: CHƯƠNG TRÌNH MỘT BUỔI NHÓM
§ Nối kết: Bài hát mới “Đón chào bạn mới” (10’)
§ Tương giao với Chúa: Ca ngợi - cảm tạ (15’)
§ Trưởng dưỡng thuộc linh: Chia sẻ: “Những điểm cơ bản của Cộng đồng
Cơ Đốc” (20’)
§ Thông công với nhau: “Vẽ những biểu tượng của đời sống” (15’)
Thông công với nhau - Trách nhiệm chứng nhân: Cầu nguyện từng đôi
(15’); ăn bánh kẹo, trò chuyện sau giờ nhóm (15’).
Khi thực hiện kế hoạch, có hai điều quan trọng cần nhớ:
1. Cần linh động. Đôi khi nhóm phát hiện ra một sinh hoạt nào đó trong
chương trình không phù hợp với nhóm. Nhiều lần lịch trình của bạn bị hoãn
bởi những chuyện bất ngờ (thí dụ như: những sinh hoạt Hội Thánh, lịch học
và lịch thi thay đổi, nan đề gia đình,...). Nên linh động thay đổi chương trình
và lịch trình. Có thể có vài nhu cầu phát sinh vào giữa học kỳ. Hãy sẵn sàng
đáp ứng những nhu cầu này nếu cần. Nếu các buổi nhóm nhóm bị hoãn lại,
hãy đảm bảo sẽ bắt đầu lại ngay lập tức khi lý do hoãn nhóm đã được giải
quyết.
2. Cần tập trung vào con người chứ không phải là chương trình. Nếu lịch
trình khiến các nhóm viên bị nhồi nhét quá mức, tốt hơn hết là bỏ các sinh
hoạt ấy đi. Cần nhạy cảm với cách các nhóm viên đang tiến triển cùng với
các sinh hoạt theo kế hoạch. Đôi khi bạn chỉ cần đơn giản hoá tiến trình hoặc
tạo môi trường sinh hoạt có sáng tạo, hứng thú hơn cho chương trình của
nhóm.
Dưới đây là một bảng liệt kê các mục tiêu gợi ý của nhóm nhỏ được soạn
theo 4 lĩnh vực của nhóm cho một chương trình sinh hoạt nhóm trong hai
năm, nhằm cung cấp cho bạn một số ý tưởng về cách thiết lập mục tiêu và
chương trình sinh hoạt. Những gợi ý này nhằm củng cố những điều đã được
nhấn mạnh từ trước: tầm quan trọng của việc cân bằng các lãnh vực trong
chương trình, đáp ứng nhu cầu của nhóm viên trong mọi lĩnh vực (không chỉ
trong những chuyện được gọi là “lĩnh vực thuộc linh”) và nhu cầu sáng tạo,
đa dạng trong việc lập kế hoạch sinh hoạt nhóm.
Mong rằng các nhóm chú trọng nhiều đến lãnh vực Thông công với nhau và
Trách nhiệm chứng nhân, vì thực tế cho thấy nhiều nhóm nhỏ Cơ Đốc ở các
nơi đã bỏ qua hai lãnh vực này.
BẢNG LIỆT KÊ CÁC MỤC TIÊU (GỢI Ý)
TRƯỞNG DƯỠNG THUỘC LINH
1. Mỗi bạn đều xác quyết mình đã là con của Chúa và mời Chúa Cứu Thế
làm Chủ trong mọi lãnh vực của cuộc sống.
2. Các nhóm viên đều tham dự các buổi nhóm của nhóm nhỏ (ít nhất 3/4
trong số các buổi nhóm).
3. Mỗi bạn biết và thực hành thường xuyên một phương pháp học KT cá
nhân (VD: 5 dấu, Quy nạp)
4. Mỗi bạn học thuộc lòng một câu gốc mỗi tuần.
5. Mỗi bạn đọc hai tựa sách bồi linh mỗi quý
6. Nhóm sẽ cùng đọc chung và thảo luận sách “Cuộc Chiến đấu” trong học
kỳ I.
7. Nhóm sẽ gây quỹ để đến hè cùng tham gia trại hè với nhau.
8. Nhóm sẽ mua hai tựa sách / văn phẩm Cơ-đốc mỗi tháng để gây dựng tủ
sách nhóm nhỏ.
9. Mỗi bạn sẽ cho nhóm mượn hai tựa sách để các bạn luân phiên nhau đọc
TƯƠNG GIAO VỚI CHÚA
1. Mỗi bạn trung tín giữ giờ tĩnh nguyện hằng ngày theo một tài liệu nhất
định.
2. Mỗi bạn đều biết cầu nguyện và dạn dĩ cầu nguyện lớn tiếng trong nhóm.
3. Mỗi bạn mạnh dạn ca ngợi Chúa, dù có hay không có giọng hát hay.
4. Mỗi bạn luôn sống trong tinh thần thờ phượng Chúa, sống với niềm tin
Chúa đang ở với mình trong từng suy nghĩ, lời nói, hành động hằng ngày.
5. Các nhóm viên đều đọc và suy gẫm hết sách Thi Thiên sau một năm học.
6. Nhóm viên sẽ biết hát hai bài thánh ca mới mỗi tháng.
THÔNG CÔNG VỚI NHAU
1. Mỗi bạn cảm nhận được tình thân, sự gắn bó của các bạn khác trong
nhóm, và đều cảm thấy “thoải mái như ở nhà” khi đến với nhóm.
2. Nhóm có những "đôi bạn" biết nhu cầu của nhau và trung tín cầu thay cho
nhau.
3. Các bạn tin cậy nhau và đều cởi mở bày tỏ những nhu cầu, cảm nghĩ, cảm
xúc cho nhau
4. Các bạn hiểu nhau và lo lắng, giúp đỡ nhau tùy theo nhu cầu của nhau.
5. Nhóm sẽ gây quỹ để hỗ trợ học phí cho một bạn sinh viên nghèo trong
nhóm.
6. Mỗi bạn sử dụng ân tứ của mình để làm tốt những vai trò trong nhóm và
góp phần phục vụ trong Hội Thánh địa phương.
7. Nhóm sẽ đi chơi ngoài trời với nhau hai lần mỗi học kỳ.
8. Nhóm sẽ tổ chức về quê thăm Hội Thánh và gia đình của một số bạn trong
nhóm một lần mỗi học kỳ.
TRÁCH NHIỆM CHỨNG NHÂN
1. Mỗi bạn đều nắm vững nội dung của Phúc Âm và biết ít nhất một phương
pháp chia sẻ Phúc Âm
2. Mỗi bạn chia sẻ niềm tin cho ít nhất một bạn học trong mỗi học kỳ.
3. Nhóm sẽ thực hiện hai chương trình truyền giảng nhóm nhỏ mỗi học kỳ.
4. Nhóm sẽ cầu thay và dâng hiến cho công tác Truyền giáo của NTC hoặc
của Hội Thánh tại…..
5. Nhóm sẽ giúp đỡ một sinh viên vùng sâu vùng xa chưa tin Chúa đang
cùng học trong trường một năm.
6. Nhóm sẽ dành hai tháng học Kinh Thánh chuyên đề truyền giáo trong tình
bạn.
7. Nhóm sẽ gởi ít nhất một đại diện đến tham dự khoá huấn luyện của Hội
Thánh về Truyền Giảng.
8. Nhóm sẽ thực hiện một (2,3…) dự án giúp đỡ người nghèo, người già
trong HT, đi thăm một trung tâm công tác XH.
Dưới đây là gợi ý chương trình sinh hoạt nhóm trong học kỳ I. Trọng tâm
sinh hoạt hướng về việc hiểu nhau và cởi mở với nhau để gây dựng tình thân
và bắt đầu làm việc với nhau. Mục tiêu chung là đến cuối học kỳ I nhóm có
thể vượt qua giai đoạn “Khủng hoảng” và bắt đầu làm việc ăn ý với nhau.
T
U
Ầ
N
Tương giao
với Chúa
Trưởng dưỡng
thuộc linh
Thông công
với nhau
Trách nhiệ
chứng nhâ
1 Ca ngợi. Cùng cảm
tạ Chúa vì bắt đầu
một năm học mới
Chia sẻ ngắn về tinh
thần cảm tạ hoặc đặc
ân & trách nhiệm
- Đón chào bạn mới.
- Trò chơi bom nổ:
kể về mùa hè của
mình
Cầu nguyện cho
bạn chưa tin mà
vừa gặp lại sau
nghỉ hè
- Dọn 'tiệc trái cây'
2 Mỗi người nói một
điều mình cảm tạ
Chúa trong tuần qua.
Đọc bài mở đầu Cẩm
nang NTC (dựa trên
Cong Cv 2:42-47).
Thảo luận: "Bàn tay
gây dựng" có thể
được phát triển trong
nhóm thế nào
- Trò chơi: điều độc
đáo nhất tôi có mà
bạn không có
- Gợi ý, chuẩn bị tinh
thần lên kế hoạch
sinh hoạt nhóm.
- Từng đôi một chia
sẻ về sinh hoạt / chỗ
ăn ở hiện tại; những
thuận lợi và thách
thức, rồi cầu nguyện
cho việc duy trì tình
bạn với những người
bạn chưa tin đang
sống gần mình.
3 Ca ngợi Chúa
Cầu nguyện
Suy gẫm một câu
Kinh Thánh
Thảo luận: Thống
nhất kế hoạch và lịch
sinh hoạt nhóm;
chuẩn bị tinh thần kết
ước với nhau trong
tuần sau.
4 Bài ca mới
Ca ngợi Chúa
10’ Chia sẻ: Nền
tảng Thánh Kinh của
việc Kết ước
Kết ước (hay soạn lại
kết ước) - Cầu
nguyện
5 Ca ngợi - Đọc đối
đáp một Thi Thiên
Học Kinh Thánh - Cầu nguyện từng
đôi theo sự dạy dỗ
của bài học; cầu thay
cho người thân chưa
tin Chúa
- Ăn uống nhẹ (nếu
có!)
6 Sinh hoạt ngoài trời
7 Ca ngợi Học Kinh Thánh - Cầu nguyện từng
đôi theo sự dạy dỗ
của bài học; cầu thay
cho những người bạn
chưa tin Chúa, nêu
đích danh.
- Ăn uống nhẹ (nếu
có!)
7 Mỗi người kể một
danh hiệu của Chúa,
cho biết danh hiệu đó
đã khích lệ mình thế
nào trong thời gian
qua
Xem phim
Trái tim Thiên thần
Chia sẻ:
- Bạn sẽ phản ứng /
sống như thế nào nếu
rơi vào trường hợp
của hai nhân vật
chính trong phim?
- Sống với niềm tin
nơi Chúa đã tạo nên
sự khác biệt nào nơi
hai nhân vật đó?
- Bạn có biết ai đang
có hoàn cảnh giống
với họ nhưng chưa
có được niềm tin như
họ?
8 Bài hát mới: Phân
tích ý nghĩa, tập hát,
hát nhiều cách…
Chia sẻ và cùng học
thuộc lòng một câu
KT
Tâm tình:
Dùng chocolate
M&M - mỗi màu
một chủ đề
CN cho một chư
trình truyền giá
HT mà bạn biết
9 Lắng nghe, suy gẫm
và hòa lòng với các
bài hát ca ngợi trừ
băng đĩa nhạc
Học Kinh Thánh - Cầu nguyện từng
đôi theo sự dạy dỗ
của bài học và cho
những nan đề của
nhau.
- Cầu nguyện cho
“mùa gặt” trong dịp
Giáng Sinh.
- Ăn uống nhẹ (nếu
có!)
10 Ca ngợi - Đọc đối
đáp & suy gẫm một
Thi thiên
Thảo luận: Những trở
ngại trong việc hiểu
người khác
Trò chơi:
Vẽ hình 4 giai đoạn
đời tôi
Từng đôi chia s
những người th
chưa tin Chúa c
mình rồi cùng c
nguyện cho họ.
11 Tìm hiểu ý nghĩa một
bài Thánh ca Giáng
Sinh. Hát và suy
gẫm, hòa lòng với lời
ca.
Chuẩn bị Truyền
Giảng Nhóm nhỏ
nhân mùa Giáng Sinh
- Tấm lòng
- Nội dung
- Hình thức
- Cầu nguyện đặc
biệt cho chương trình
và cho người tham
dự
12 Thờ phượng Chúa
bằng các loại hình
nghệ thuật
Học Kinh Thánh - Cầu nguyện theo
bài học
- Cầu nguyện đặc
biệt cho chương trình
truyền giảng nhóm
nhỏ
13 Truyền giảng Nhóm
Nhỏ
14 Kỷ niệm Chúa Giáng
Sinh trong nhóm
nhỏ/ hoặc cả nhóm
hẹn nhau tham dự
một lễ Giáng Sinh ở
một Hội Thánh địa
phương
15 Ca khúc Giáng Sinh - Chia sẻ phước hạnh
mùa Giáng Sinh.
- Lượng giá chương
trình truyền giảng
nhóm nhỏ. Cảm tạ &
cầu nguyện. Khẳng
định những ân tứ của
nhau, cho ý kiến
phản hồi về công tác
của nhau.
- Nếu có thể, đi ăn
chè / ăn kem với
nhau.
16 Bài hát mới
Ca ngợi
Học Kinh Thánh Cầu nguyện từng đôi
theo sự dạy dỗ của
bài học và cho những
nan đề của nhau (thi
cử?).
17 Bài hát mới
Ca ngợi
Chuyên đề: Kỷ luật
bản thân
Cầu nguyện từng đôi
cho vấn đề kỷ luật
bản thân và quản lý
thời gian của nhau.
18 Ca ngợi - Cảm tạ - Lượng giá sinh hoạt
nhóm dựa trên kết
ước.
- Cho ý kiến phản hồi
về nhau. Khẳng định
những đóng góp của
nhau vào sự trưởng
thành của nhóm.
- Bổ sung, sửa đổi
kết ước nếu cần.
- Cầu nguyện cho
việc học thi của các
bạn.
Tiếp tục cầu ng
cho các bạn đã
tham dự truyền
nhưng chưa tin
CÂU HỎI ÁP DỤNG
1. Nhóm của bạn nên đặt ra những mục tiêu nào trong các lĩnh vực sau:
Trưởng dưỡng thuộc linh, Tương giao với Chúa, Tương giao với nhau &
Trách nhiệm chứng nhân?
2. Tham khảo chương trình mẫu gợi ý nói trên và các gợi ý trong Phụ Lục A,
hãy lên kế hoạch sinh hoạt cho nhóm của bạn trong học kỳ II.
Chương 7:
LƯỢNG GIÁ SINH HOẠT NHÓM
Nhóm nhỏ nên tổ chức lượng giá định kỳ để gởi phản hồi cho nhóm trưởng
và cho cả nhóm. Các mục tiêu và kết ước của nhóm chính là tiêu chí để
lượng giá. Qua việc lượng giá, nhóm nhỏ sẽ có thể xác định được những
điểm mạnh, điểm yếu để từ đó quyết định những việc cần làm nhằm gây
dựng tình thân và nâng cao hiệu quả sinh hoạt nhóm.
Dưới đây là gợi ý 3 mẫu lượng giá nhóm nhỏ. Bạn có thể nghĩ ra một mẫu
lượng giá riêng hoặc điều chỉnh, bổ sung bất kỳ điểm nào trong những mẫu
này cho phù hợp với nhóm của bạn.
MẪU
LƯỢNG GIÁ
1
Những điều
liệt kê dưới
đây sẽ giúp bạn
suy nghĩ đến
những ưu và
khuyết điểm
trong nhóm
bằng cách cho
điểm từng
mục, sử dụng
thang điểm
đánh giá đã
cho. Sau khi đã
làm xong, đối
chiếu các kết
quả và thảo
luận với nhau.
Xin vui lòng hoàn tất các
câu sau:
1. Điểm mạnh của nhóm là:
a.
b.
c.
2. Những nan đề chúng ta
cần giải quyết chung với
nhau là:
a.
b.
c.
3. Nhóm đã giúp tôi:
a.
b.
c.
4. Ý kiến khác:
a.
b.
c.
1-
Rất tốt
2-
Tốt
3-
Khá
1. Số lượng
nhóm viên
2. Sử dụng thời
gian
3. Sự lãnh đạo
của NLĐ nhóm
4. Các tài liệu
sử dụng
1
1
1
1
3
3
3
3
4
4
4
4
5
5
5
5
5. Tình thân
giữa các nhóm
viên
6. Mức độ tin
cậy
7. Tự do bày tỏ
bản thân
8. Chấp nhận
lỗi lầm của
nhau
9. Quan tâm
đến những trăn
trở của nhau
1
1
1
1
1
3
3
3
3
3
4
4
4
4
4
5
5
5
5
5
10. Hiểu các
bài học Kinh
Thánh
11. Áp dụng
Kinh Thánh
vào cuộc sống
12. Cầu
nguyện
13. Sự thờ
phượng của
nhóm
1
1
1
1
1
1
1
1
1
3
3
3
3
3
3
3
3
3
4
4
4
4
4
4
4
4
4
5
5
5
5
5
5
5
5
5
14. Trao đổi ý
kiến
15. Chia sẻ
cảm xúc
16. Tương giao
với Chúa
17. Tăng
trưởng cá nhân
trong nhóm
18. Truyền
giảng
MẪU LƯỢNG GIÁ 2
Khoanh tròn con số trong
thang điểm tương ứng với
lượng giá của bạn về nhóm
theo những mục dưới đây.
Thí dụ: Câu A, nếu bạn thấy
rằng mình tham gia tích cực
vào việc đáp ứng nhu cầu
nhóm, hãy khoanh tròn số 7;
ngược lại, khoanh tròn số 1.
Nếu bạn nghĩ rằng mình có
dự phần trong chừng mực
nào đó thì khoanh tròn con
số tương xứng ở giữa.
A. Thiếu trách nhiệm dự
phần. Nhóm viên chỉ phục
vụ cho nhu cầu bản thân,
đến với nhóm giống như
những một khán giả.
1 2 3 4 5 6 7
Có trách nhiệm dự p
Nhóm viên nhạy cảm
nhu cầu của nhóm, đ
thấy mình thuộc về n
có đóng góp.
B. Quyền lãnh đạo chỉ nằm
trong tay một hai người. 1 2 3 4 5 6 7
Quyền lãnh đạo đượ
cho các nhóm viên, t
khả năng và ân tứ củ
C. Mức độ trao đổi ý kiến 1 2 3 4 5 6 7 Mức độ trao đổi ý ki
thấp. Nhóm viên thiếu lắng
nghe hoặc không chịu hiểu.
Các ý kiến đưa ra đều không
có giá trị và rất ít ý kiến
được thực hiện.
cao. Nhóm viên chịu
nghe và hiểu được ý
của nhau. Các ý kiến
trình bày và được ch
thuận nhiệt tình.
D. Mức độ chia sẻ cảm xúc
thấp. Nhóm viên không chịu
lắng nghe và không hiểu các
cảm xúc. Không ai quan tâm
đếm cảm xúc của nhau.
1 2 3 4 5 6 7
Mức độ trao đổi cảm
tốt. Nhóm viên lắng
thấu hiểu và quan tâm
các cảm xúc. Mọi ng
tỏ cảm xúc và được
nhận.
E. Thiếu chân thật. Nhóm
viên không bày tỏ bản thân,
đến với nhóm với bộ mặt giả
tạo.
1 2 3 4 5 6 7
Rất chân thật. Nhóm
chân thành bộc lộ bả
một cách trung thật.
F. Không chấp nhận lẫn
nhau. Các nhóm viên bị bỏ
mặc, không được yêu
thương, bị chỉ trích.
1 2 3 4 5 6 7
Nhóm viên chủ động
nhận lẫn nhau. Nhóm
nhận biết và hiểu rõ
cách riêng biệt của m
người.
G. Sự tự do của nhóm viên
bị hạn chế. Nhóm viên
không có cơ hội để biểu lộ
những đặc tính cá nhân của
mình.
1 2 3 4 5 6 7
Sự tự do của nhóm v
được quan tâm và đư
khuyến khích. Khả n
sáng tạo và tính cách
biệt của từng nhóm v
được nhóm đón nhận
H. Môi trường sinh hoạt là
một môi trường căng thẳng,
ngờ vực, khách sáo, lo sợ
hoặc nông cạn. Nhóm viên
không thể thư giãn được.
1 2 3 4 5 6 7
Môi trường sinh hoạ
môi trường tin cậy lẫ
thấy rõ bằng cớ của
thương dành cho nha
không khí thân thiện
xả.
I. Hiệu quả thấp. Nhóm viên
thiển cận mà lại tự mãn và
dễ dãi với bản thân. Các
1 2 3 4 5 6 7 Hiệu quả cao. Nhóm
việc chăm chỉ và ngh
túc. Nhóm cùng đạt
buổi nhóm không mang đến
kết quả gì.
đích
MẪU LƯỢNG GIÁ 3
ĐỒNG NHẤT HÓA VỚI NHÓM
1. Mọi người có cảm thấy mình thuộc về nhóm không?
2. Các nhóm viên có tự nhiên và chân thành chia sẻ các vấn đề về bản thân, nan đề, hy vọng v
vọng không?
3. Nhóm có thể cầu nguyện chân thành và sâu nhiệm cho nhau và với nhau không?
CÁC BUỔI NHÓM
1. Các buổi thảo luận có hữu ích không? Có tạo hứng thú cho người tham dự không?
2. Các nhóm viên có cảm thấy buổi nhóm quá dài hoặc quá ngắn không?
3. Nhóm có đeo đuổi theo kế hoạch đã vạch ra không? Có những điều gì cần thay đổi không?
MỐI QUAN HỆ VỚI NGƯỜI KHÁC
1. Cá nhân nhóm viên có mối quan hệ với những người ngoài nhóm như thế nào?
2. Nhóm có chiếm quá nhiều thời gian và sự quan tâm của nhóm viên đến nỗi làm ảnh hưởng
hệ với người ngoài nhóm không?
3. Nhóm có quan hệ như thế nào với Hội Thánh chung?
CÁ NHÂN
1. Bạn có sáng kiến gì để phát triển nhóm?
2. Các nhóm viên học được gì khi góp phần với nhóm?
Mối quan hệ là yếu tố sống còn để một nhóm nhỏ đạt được các mục tiêu. Là
một nhóm nhỏ, các mối quan hệ của nhóm viên cần phải được lưu tâm đặc
biệt. Với những hoạt động lượng giá như trên, bạn cần nhìn thấy chính bạn
trong mối quan hệ với từng tổ viên khác, xác định những vấn đề hay nan đề
trong nhóm, và giải quyết các mâu thuẫn khi chúng chỉ mới bắt đầu.
Đôi khi rắc rối xảy ra chỉ vì chúng ta do dự không chịu tiến hành những việc
cần làm để gây dựng tình thân. Chúng ta thà làm như là chẳng có gì vấn đề
gì xảy ra cả còn hơn là sẵn sàng đối đầu và chấp nhận rủi ro.
CÂU HỎI ÁP DỤNG
1. Việc lượng giá định kỳ sinh hoạt của nhóm thông công của bạn có tầm
quan trọng thế nào? Những buổi lượng giá như vậy mang đến những lợi ích
nào cho nhóm nhỏ?
2. Vận dụng một trong những mẫu lượng giá đề nghị trong chương này để
lượng giá những sinh hoạt gần đây nhất của nhóm của bạn.
Chương 8:
KẾT LUẬN
Nhóm nhỏ của bạn có thể tạo ra một khác biệt hết sức to lớn trong đời sống
của mỗi nhóm viên sau vài tuần hoặc vài tháng sinh hoạt với nhau. Gắn kết
với nhau trong một nhóm và hướng dẫn một nhóm có thể là một kinh
nghiệm rất phong phú và đầy thách thức cho đức tin.
Điều đó có nghĩa là rất nhiều công việc, rất nhiều lời cầu nguyện, việc lập kế
hoạch và khích lệ đủ để đi tới trước và áp dụng những điều chúng ta đã học
trong tập sách này.
Đôi khi, việc hướng dẫn một nhóm nhỏ một kinh nghiệm đau thương, mệt
mỏi, lao tâm lao lực, kèm theo những lần đau lòng. Nhưng nếu ai có ước
muốn thử lần đầu và kiên gan trì chí thì có những niềm vui sâu sắc, những
kỷ niệm dễ thương sẽ được chia sẻ với nhau sau khi đã gắn bó với nhau
trong cuộc sống, cũng như có Chúa hiện diện giữa vòng chúng ta, gây dựng
mối liên hệ với Ngài, với từng nhóm viên và với những người bên ngoài
nhóm.
Tham gia một nhóm nhỏ Cơ Đốc có nghĩa là một kết ước để khích lệ và gây
dựng lẫn nhau trở nên giống Chúa Cứu Thế hơn trong mọi lãnh vực của đời
sống chúng ta!
Và do đó, chúng ta tìm thấy mối thông công trong nhóm nhỏ Cơ Đốc, nơi
chúng ta học cách cho và nhận, nơi chúng ta tăng trưởng trong đức tin.
Nhóm nhỏ cũng là nơi chúng ta được thách thức để tiếp thu Lời Chúa một
cách nghiêm túc khi chúng ta quyết tâm làm theo Lời Chúa trong cuộc sống
chúng ta (mỗi cá nhân hoặc cả nhóm họp lại). Đây cũng là nơi chiếu sáng
cho những người xung quanh chúng ta, giúp họ nhìn thấy lời chứng về sự
nhân từ của Chúa đối với chúng ta và sự vinh hiển của Ngài.
Cám ơn Ngài vì ngày hôm nay đây chúng con quây quần luôn có nhau. Biết
bao hạnh phúc sớt chia cuộc sống mến thương nhau đây trọn tình thân.
Phụ lục A:
Ý TƯỞNG GÂY DỰNG NHÓM NHỎ CƠ ĐỐC
Đây là phần tập hợp các hoạt động được gợi ý để dùng cho 4 lãnh vực của
nhóm nhỏ: TRƯỞNG DƯỠNG THUỘC LINH, TƯƠNG GIAO VỚI
CHÚA, TƯƠNG GIAO VỚI NHAU, TRÁCH NHIỆM CHỨNG NHÂN
(Phần này sẽ cung cấp cho bạn nhiều ý tưởng hữu ích cho việc lập kế hoạch
và thực hiện chương trình cho nhóm nhỏ của bạn).
Ý TƯỞNG CHO LÃNH VỰC TRƯỞNG DƯỠNG THUỘC LINH
A. HỌC KINH THÁNH
Các nhóm viên sẽ được tăng trưởng qua giờ học Kinh Thánh. Khi học Kinh
Thánh, nhóm có thể áp dụng các cách học như sau: phương pháp quy nạp
(chọn một số đoạn Kinh Thánh phù hợp), nghiên cứu nhân vật, nghiên cứu
một sách trong Kinh Thánh, học theo các tài liệu soạn sẵn. Nên linh động
thay đổi cách học để tránh nhàm chán. Chương trình sinh hoạt nên xen kẽ
học Kinh Thánh với các hoạt động tăng trưởng khác.
B. NGHIÊN CỨU SÁCH
Nhóm nên dành thời gian tìm hiểu các sách trình bày những vấn đề cơ bản
của đời sống Cơ Đốc. Những quyển sách này có thể là nguồn tài liệu tham
khảo rất tốt cho mục tiêu tăng trưởng.
C. NGHIÊN CỨU CÁC SÁCH BỎ TÚI
Hoạt động này ít đáp ứng nhu cầu hơn hoạt động nghiên cứu sách, nhưng lại
ít tốn kém hơn.
D. CÁC BUỔI NHÓM LIÊN NHÓM (NHÓM CUỐI THÁNG)
Cả nhóm đến nghe giảng ở các buổi nhóm liên nhóm. Khi trở về nhóm, bạn
nên dành thời gian để thảo luận các quan điểm / ý kiến được chia sẻ. Đối với
các vấn đề hoặc các đề tài được trình bày trong những buổi nhóm liên nhóm,
bạn cũng có thể mở rộng để nghiên cứu thêm.
E. CÁC CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN
Đôi khi, nhóm nhân sự NTC và nhóm Cựu SV có thể hướng dẫn các chương
trình huấn luyện với các đề tài có thể là: “Phương pháp hướng dẫn học Kinh
Thánh, Các chuyên đề về Truyền giảng, Chiến lược nhóm nhỏ, Các vấn đề
của thời đại, Truyền giáo,...” Nhóm nhỏ của bạn có thể tận dụng các cơ hội
như vậy. Hãy là một người quản gia tốt của những buổi huấn luyện này để
vận dụng một cách sáng tạo và linh động trong nhóm. Tham khảo các anh
chị trong nhóm Cựu SV về phần thời khoá biểu các hoạt động.
F. CÁC KỲ TRẠI VÀ CÁC BUỔI HỘI THẢO
Các hoạt động này rất hiệu quả đối với việc học tập trung. Bạn sẽ có cơ hội
gặp gỡ nhiều sinh viên ở các khu vực khác. Bạn sẽ được mở rộng tầm nhìn
khi bạn chia sẻ nhận thức của bạn với các anh chị hướng dẫn và các sinh
viên khác. Sẽ là điều tốt khi tham dự các kỳ trại và các buổi hội thảo này để
chia sẻ các bài học từ các nhóm viên trong các nhóm nhỏ.
G. CHIA SẺ KINH NGHIỆM
Cam nan nhom nho
Cam nan nhom nho
Cam nan nhom nho
Cam nan nhom nho
Cam nan nhom nho
Cam nan nhom nho
Cam nan nhom nho
Cam nan nhom nho
Cam nan nhom nho
Cam nan nhom nho
Cam nan nhom nho
Cam nan nhom nho
Cam nan nhom nho
Cam nan nhom nho
Cam nan nhom nho

More Related Content

What's hot

Tại sao tôi theo đạo công giáo
Tại sao tôi theo đạo công giáoTại sao tôi theo đạo công giáo
Tại sao tôi theo đạo công giáoThịnh Vũ
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honco_doc_nhan
 
Cau hoi on tap glhn
Cau hoi on tap glhnCau hoi on tap glhn
Cau hoi on tap glhnmaituyen
 
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taHoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taco_doc_nhan
 
C7 gay dung hoi thanh moi
C7 gay dung hoi thanh moiC7 gay dung hoi thanh moi
C7 gay dung hoi thanh moico_doc_nhan
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suco_doc_nhan
 
Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienco_doc_nhan
 
Phuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-thePhuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-theco_doc_nhan
 
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmcToi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmcThịnh Vũ
 
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mauChua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mauco_doc_nhan
 
Nep song cong dong
Nep song cong dongNep song cong dong
Nep song cong dongco_doc_nhan
 
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôTông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôphanthitrucgiang82
 

What's hot (19)

Tại sao tôi theo đạo công giáo
Tại sao tôi theo đạo công giáoTại sao tôi theo đạo công giáo
Tại sao tôi theo đạo công giáo
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh hon
 
Cau hoi on tap glhn
Cau hoi on tap glhnCau hoi on tap glhn
Cau hoi on tap glhn
 
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taHoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
 
Thuat lanh dao
Thuat lanh daoThuat lanh dao
Thuat lanh dao
 
GIÁO LÝ HÔN NHÂN
GIÁO LÝ HÔN NHÂNGIÁO LÝ HÔN NHÂN
GIÁO LÝ HÔN NHÂN
 
C7 gay dung hoi thanh moi
C7 gay dung hoi thanh moiC7 gay dung hoi thanh moi
C7 gay dung hoi thanh moi
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich su
 
Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
 
Phuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-thePhuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-the
 
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmcToi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
 
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mauChua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
 
Nep song cong dong
Nep song cong dongNep song cong dong
Nep song cong dong
 
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôTông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
C3 nhom te bao
C3 nhom te baoC3 nhom te bao
C3 nhom te bao
 
B Tch Hon Phoi
B Tch Hon PhoiB Tch Hon Phoi
B Tch Hon Phoi
 
Bản tóm lược HTXHCG
Bản tóm lược HTXHCG Bản tóm lược HTXHCG
Bản tóm lược HTXHCG
 
So 145
So 145So 145
So 145
 

Similar to Cam nan nhom nho

GIÁO LÝ HÔN NHÂN CÔNG GIÁO
GIÁO LÝ HÔN NHÂN CÔNG GIÁOGIÁO LÝ HÔN NHÂN CÔNG GIÁO
GIÁO LÝ HÔN NHÂN CÔNG GIÁOJohn Nguyen
 
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhChuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhco_doc_nhan
 
Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuChuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuSilicon Straits Saigon
 
Kinh thanh va dao duc hoc
Kinh thanh va dao duc hocKinh thanh va dao duc hoc
Kinh thanh va dao duc hocco_doc_nhan
 
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.netSinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.nethtpsccbb159
 
Chien luot ht tang truong
Chien luot ht tang truongChien luot ht tang truong
Chien luot ht tang truongco_doc_nhan
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung thatco_doc_nhan
 
Huong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhomHuong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhomco_doc_nhan
 
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)gxduchoa
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day daoco_doc_nhan
 
Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhco_doc_nhan
 

Similar to Cam nan nhom nho (20)

GIÁO LÝ HÔN NHÂN CÔNG GIÁO
GIÁO LÝ HÔN NHÂN CÔNG GIÁOGIÁO LÝ HÔN NHÂN CÔNG GIÁO
GIÁO LÝ HÔN NHÂN CÔNG GIÁO
 
Nep song cong dong
Nep song cong dongNep song cong dong
Nep song cong dong
 
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhChuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
 
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhChuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
 
Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuChuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
 
Kinh thanh va dao duc hoc
Kinh thanh va dao duc hocKinh thanh va dao duc hoc
Kinh thanh va dao duc hoc
 
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.netSinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
 
So 179
So 179So 179
So 179
 
Chien luot ht tang truong
Chien luot ht tang truongChien luot ht tang truong
Chien luot ht tang truong
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung that
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung that
 
Huong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhomHuong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhom
 
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
 
True worship
True worshipTrue worship
True worship
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Ephata 612
Ephata 612Ephata 612
Ephata 612
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanh
 
Chung dao
Chung daoChung dao
Chung dao
 

More from co_doc_nhan

Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2co_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1co_doc_nhan
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaco_doc_nhan
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoco_doc_nhan
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducco_doc_nhan
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhco_doc_nhan
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongco_doc_nhan
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayco_doc_nhan
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day doco_doc_nhan
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caico_doc_nhan
 
Nghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayNghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayco_doc_nhan
 
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoNep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoco_doc_nhan
 
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chungLanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chungco_doc_nhan
 
Khuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tienKhuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tienco_doc_nhan
 

More from co_doc_nhan (20)

Truong nhan su
Truong nhan suTruong nhan su
Truong nhan su
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day do
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua cai
 
Nghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayNghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bay
 
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoNep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
 
Lanh dao
Lanh daoLanh dao
Lanh dao
 
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chungLanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
 
Lanh dao co doc
Lanh dao co docLanh dao co doc
Lanh dao co doc
 
Khuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tienKhuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tien
 

Cam nan nhom nho

  • 1. Cẩm Nang Nhóm Nhỏ Mục lục Chương 1: NỀN TẢNG THÁNH KINH CỦA NHÓM NHỎ CƠ ĐỐC Chương 2: NHÓM NHỎ CƠ ĐỐC Chương 3: NHÓM VIÊN NHÓM NHỎ CƠ ĐỐC Chương 4: NGƯỜI LÃNH ĐẠO NHÓM NHỎ CƠ ĐỐC Chương 5: NHÓM NHỎ CƠ ĐỐC NĂNG ĐỘNG Chương 6: LẬP CHƯƠNG TRÌNH SINH HOẠT NHÓM NHỎ CƠ ĐỐC Chương 7: LƯỢNG GIÁ SINH HOẠT NHÓM Chương 8: KẾT LUẬN Phụ lục A: Ý TƯỞNG GÂY DỰNG NHÓM NHỎ CƠ ĐỐC Chương 1: NỀN TẢNG THÁNH KINH CỦA NHÓM NHỎ CƠ ĐỐC Nhóm nhỏ Cơ Đốc (NNCĐ) không chỉ là những nhóm nhỏ của Nhóm Thông công học đường, và cũng không phải là một mô hình mới mẻ. Trong những năm gần đây, NNCĐ đã thu hút sự chú ý của nhiều người vì càng ngày càng có nhiều Hội Thánh đã và đang sử dụng mô hình NNCĐ để môn đệ hoá và truyền giảng một cách có hiệu quả. Tín hữu của các Hội Thánh này kinh nghiệm sự tăng trưởng khi tham gia vào những nhóm nhỏ. Kinh Thánh ký thuật rất nhiều trường hợp Đức Chúa Trời đã dùng các nhóm nhỏ để hoàn thành mục đích của Ngài ngay từ lúc khởi đầu nền văn minh nhân loại cho đến thời của Chúa Cứu Thế và Hội Thánh đầu tiên. Đức Chúa Trời đã dùng gia đình 8 người của ông Nô-ê. Ông Môi-se phân chia dân sự Chúa thành từng nhóm theo lời khuyên của ông gia nhằm giảm bớt gánh nặng lãnh đạo của ông. Chúa Giê-xu chọn 12 sứ đồ giữa vòng nhiều người bày tỏ ước muốn và lòng nhiệt tình đi theo Ngài. Những tín hữu Hội Thánh đầu tiên nhóm họp với nhau thành từng nhóm nhỏ trong những ngôi nhà khác nhau. Qua các nhóm nhỏ này mà những tín hữu Hội Thánh đầu tiên đã khiến cho toàn đế quốc La-mã biết đến thông điệp của Chúa Cứu Thế. Họ không bỏ qua những buổi nhóm chung, nhưng hầu hết những lần thông công thân mật của họ lại được thực hiện trong các nhóm nhỏ. Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này kỹ hơn trong Cong Cv 2:42-47. 42 Vả, những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh, và sự cầu nguyện. 43 Mọi người đều kính sợ, vì có nhiều sự kỳ phép lạ làm ra bởi các sứ đồ. 44 Phàm những người tin Chúa đều hiệp lại với nhau, lấy mọi vật làm của chung. 45 Bán hết gia tài điền sản
  • 2. mình mà phân phát cho nhau, tùy sự cần dùng của từng người. 46 Ngày nào cũng vậy, cứ chăm chỉ đến đền thờ; còn ở nhà, thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ thật thà, 47 ngợi khen Đức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng. Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội thánh. Phân đoạn Kinh Thánh trên đây giúp chúng ta xác định năm phương diện trong đời sống Cơ Đốc của một người và trong sinh hoạt của cộng đồng Cơ Đốc mà người ấy đang gắn bó. Đó là: 1. TIN CHÚA: ‘Những người ấy’ (câu 42) là những người tin Chúa Giê-xu (câu 44). Đây là một trong những mục tiêu của cộng đồng Cơ Đốc. Nhiều người tham gia sinh hoạt trong cộng đồng Cơ Đốc nhưng chưa xác định niềm tin của mình. Khi bản thân chưa xác quyết là con của Chúa thì không thể trải nghiệm và không thể trưởng thành trong Chúa. Cộng đồng Cơ Đốc ít khi đề cập và ít nhấn mạnh đến vấn đề xác định niềm tin vì ai cũng tưởng ‘mình đã tin rồi’. Vì không chú trọng đến vấn đề xác tín niềm tin nên cộng đồng Cơ Đốc trở thành một câu lạc bộ tôn giáo không hơn không kém. Rất nhiều cá nhân đã làm chứng lại rằng thông qua những nhóm nhỏ họ có cơ hội rà soát lại niềm tin và nhờ đó có cơ hội xác tín họ là con của Đức Chúa Trời. 2. TƯƠNG GIAO VỚI CHÚA: Các tín hữu có buổi nhóm thờ phượng trang trọng tại đền thờ và có buổi nhóm thờ phượng thân mật tại nhà riêng. Các buổi nhóm đó không phải là những buổi thờ phượng buồn tẻ hoặc hình thức nhưng được thực hiện một cách vui vẻ và chân thành. Thờ phượng là đáp ứng tự nhiên của họ trước sự vĩ đại và lòng nhân từ của Chúa. Khi những người cùng niềm tin hiệp lại với nhau thì đầu tiên không phải họ lo tìm ‘công việc’ nhưng họ tìm sự tương giao. Họ không thành lập một ‘công ty’ với công việc và tiền lương, nhưng họ hiệp lại với nhau để thiết lập mối tương giao với Chúa và với nhau. Tương giao với Chúa là điều quan trọng nhất, vì đây là mối liên hệ trước nhất (theo chiều thẳng đứng) và cũng là mối liên hệ căn bản (theo chiều ngang). Nhiều người Cơ Đốc và cộng đồng Cơ Đốc thất bại trong vấn đề này. Họ chỉ ngoan đạo và sùng đạo nhưng không hề tương giao với Chúa. Gây dựng một cộng đồng Cơ Đốc là gây dựng mối tương giao của từng cá nhân với Chúa. 3. THÔNG CÔNG VỚI NHAU: Các tín hữu Hội thánh đầu tiên đã nhận thức rất rõ rằng họ thuộc về nhau và cảm nhận được sự hiệp một trong tư cách dân sự của Đức Chúa Trời. Điều
  • 3. này không chỉ được bày tỏ qua những buổi thông công thân mật và các bữa ăn thân ái mà còn thể hiện qua việc họ chia sẻ cuộc sống với nhau. Những mối quan hệ đó không phải là mối quan hệ hời hợt, nông cạn. Họ “bán hết gia tài điền sản mình mà phân phát cho nhau, tùy sự cần dùng của từng người” (c. 45). Họ bày tỏ tình yêu thương qua việc phục vụ nhau, đáp ứng các nhu cầu của nhau. Trong cộng đồng Cơ Đốc không nên có người sống như tại một ốc đảo cả. Người tin Chúa giống như người xây dựng những cây cầu để nối liền sự cảm thông. Đây là điều ông Phao-lô từng viết. Người tin Chúa là chi thể của nhau và cần đến nhau. Tuy nhiên không phải người Cơ Đốc nào cũng được trải nghiệm tình thân giữa những người trong Chúa. Cho nên cộng đồng Cơ Đốc phải là môi trường gây dựng mối thông công với nhau . Cần lưu ý việc xây dựng mối thông công với nhau là một quá trình đòi hỏi thời gian và thiện chí của từng cá nhân cũng như toàn bộ cộng đồng. Chính nhờ thông công với nhau chúng ta mới có thể yêu thương anh em mình và không bị kết án là kẻ nói dối (IGi1Ga 4:20-21), qua đó xác lập tình yêu thương giữa chúng ta với Đức Chúa Trời. Cũng nên lưu ý là không thể tách rời mối tương giao với Chúa và mối thông công với nhau trong cộng đồng Cơ Đốc. Vì cả hai đều cần thiết và không thể thiếu trong đời sống cá nhân lẫn trong sinh hoạt của cộng đồng Cơ Đốc. 4. TRƯỞNG DƯỠNG THUỘC LINH Những tín hữu Hội thánh đầu tiên nhóm lại với nhau để nuôi dưỡng niềm tin non trẻ của mình. Họ nhận biết thẩm quyền của các sứ đồ, những người đã từng ở với Chúa Giê-xu và giờ đây dạy họ những điều Chúa đã truyền. Vì thế, lời giảng dạy của các sứ đồ là những lời chuẩn mực, có thẩm quyền - tương đương với Kinh Thánh ngày nay. Các tín hữu “bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ” - có nghĩa là họ tự nguyện vâng phục thẩm quyền trong lời giảng dạy của các sứ đồ. Điều đó có nghĩa là họ đang nhận lãnh Lời Đức Chúa Trời và đang được Lời đó nuôi dưỡng. Trong cộng đồng Cơ Đốc, nhiều người sống theo kiểu chùm gởi, không chịu tự đứng trên chân mình. Mục tiêu của cộng đồng Cơ Đốc là tạo cơ hội để từng cá nhân tăng trưởng trở nên giống như hình ảnh Chúa Cứu Thế. Muốn vậy mỗi cá nhân cần trưởng dưỡng thuộc linh qua việc sống với Lời Chúa mỗi ngày. Cùng nhau học hỏi và khám phá Lời Chúa trong một cộng đồng Cơ Đốc không dừng lại ở khâu nghe những bài giảng bồi linh, nhưng bản thân và toàn bộ cộng đồng cần ‘bền lòng’ dành thời gian để khám phá Lời Chúa và làm theo Lời Chúa. 5. TRÁCH NHIỆM CHỨNG NHÂN: Lòng rộng rãi và mối quan tâm của các tín hữu Hội thánh đầu tiên không chỉ
  • 4. giới hạn trong vòng các tín hữu. Họ “được đẹp lòng cả dân chúng.” Đời sống chung của họ đã gây một ảnh hưởng mạnh mẽ lên cộng đồng. Kết quả thật đáng kinh ngạc - “Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội Thánh.” Chắc chắn rằng họ có chia sẻ rất nhiều điều về Chúa Giê-xu, Đấng họ đang thờ phượng. Nhưng vượt lên trên hành động chia sẻ đó là tiêu chuẩn sống mà họ bày tỏ ra cho người khác, cụ thể là họ vâng theo lời dạy của Chúa Cứu Thế, có những phép lạ do các sứ đồ thực hiện, có sự thờ phượng vui vẻ và mạnh mẽ, có mối thông công thân mật, tình yêu thương lẫn nhau và lòng rộng rãi chia sớt của cải cho người có nhu cầu. Cộng đồng Cơ Đốc cũng đưa các thành viên vào việc chia sẻ Phúc Âm và phục vụ người nghèo khó. Nói cách khác cộng đồng Cơ Đốc phải vận dụng Lời Chúa vào cuộc sống thường nhật trong môi trường Chúa muốn sử dụng mình. Khi chỉ có vài thành viên trong cộng đồng Cơ Đốc biết lo phục vụ thì cộng đồng đó chưa đạt đến trình độ cộng đồng Cơ Đốc có tinh thần trách nhiệm chứng nhân. Mỗi thành viên đều được kêu gọi để làm việc lành, đều có cơ hội để phát hiện và phát huy ân tứ Thánh Linh và đều phải hết lòng phục vụ. Các phương diện trên đây không phải là những khía cạnh rời rạc trong nếp sống cá nhân lẫn trong sinh hoạt cộng đồng Cơ Đốc. Các phương diện này hỗ tương mật thiết cho nhau và không thể tách rời nhau. Dựa trên nền tảng Thánh Kinh, sinh hoạt nhóm nhỏ Cơ-đốc (những người đã tin Chúa) cần quân bình giữa 4 yếu tố: 1. TRƯỞNG DƯỠNG THUỘC LINH: Nhóm viên xác quyết niềm tin và trưởng thành đời sống Cơ-đốc. 2. TƯƠNG GIAO VỚI CHÚA: Nhóm viên nuôi dưỡng mối tương giao mật thiết với Chúa qua đời sống thờ phượng Chúa. 3. THÔNG CÔNG VỚI NHAU: Nhóm viên bày tỏ tình yêu cho nhau một cách cụ thể qua hành động phục vụ, đáp ứng nhu cầu của nhau. 4. TRÁCH NHIỆM CHỨNG NHÂN: Nhóm viên hướng đến cộng đồng, chia sẻ tình yêu và Phúc âm qua đời sống, việc lành và lời chứng của mình. Ghi chú: Bốn điều trên tóm tắt lại 5 yếu tố của NTC đã đề cập trong những tài liệu trước đây, bao gồm: Thờ phượng, Gây dựng, Thông công, Phục vụ, và Truyền giáo. Với cách trình bày trong tài liệu này, “Phục vụ” đã được lồng vào trong hai yếu tố “Thông công với nhau” (phục vụ nhau) và “Trách nhiệm chứng nhân” (phục vụ cộng đồng để qua đó chia sẻ tình yêu và Phúc âm). Tôi có thật sự cần thuộc về một NNCĐ không? Chúng ta được tạo dựng để sống trong các mối quan hệ và chúng ta không thể là những cá thể tồn tại một mình. Đức Chúa Trời đã thiết lập như thế.
  • 5. Ngài tạo dựng nên con người có người nam và người nữ (SaSt 1:27). Một cuộc sống chỉ trở nên trọn vẹn khi được nếm trải trong bối cảnh của một cộng đồng, trong đó mỗi một người không phải là một phần hoàn toàn tách biệt với người khác. Chúng ta thấy lẽ thật này rõ hơn trong Kinh Thánh Tân Ước. Chúng ta là Thân Thể của Chúa Cứu Thế, và điều đó nói lên rằng chúng ta phụ thuộc vào nhau (Eph Ep 4:1-32, ICo1Cr 12:1-31). Trong việc chia sẻ cuộc sống của bản thân và cùng làm việc với nhau, chúng ta phản ánh vinh hiển của Đức Chúa Trời cho thế gian này. Đức tin Cơ Đốc là của riêng mỗi người, nhưng không bao giờ là vấn đề của chủ nghĩa cá nhân. Mục đích chính của Đức Chúa Trời trong thế gian này là gây dựng một dân sự để qua đó Ngài có thể bày tỏ bản tánh và mối quan tâm của Ngài đến với mọi người. Tự cô lập mình có nghĩa là tự tách rời khỏi sức mạnh và sức sống của gia đình Đức Chúa Trời. Thế nhưng, trở thành thành viên của một NNCĐ không nên chỉ nhằm vào sự tăng trưởng của riêng cá nhân đó. Lý do cơ bản cho việc nhóm họp với nhau chắc chắn không phải để hình thành một “nhóm tâng bốc lẫn nhau”, mà là để được trang bị và cùng nhau gây dựng cả Thân Thể Đấng Christ. CÂU HỎI ÁP DỤNG 1. Bạn nhận thấy mô hình NNCĐ có những điểm thuận lợi nào trong việc gây dựng nhóm thông công học đường của bạn? 2. Nghiên cứu thêm các phân đoạn Kinh Thánh sau đây: Mac Mc 10:1-52, Cong Cv 4:32-37, RoRm 12:1-21, CoCl 3:12-17. Chương 2: NHÓM NHỎ CƠ ĐỐC Một NNCĐ gồm 4-12 Cơ Đốc nhân có kết ước cùng nhau trưởng thành trong Chúa và hướng đến người đang có nhu cầu. Nếu nhóm nào có hơn 12 thành viên thì nhóm đó sẽ có xu hướng làm cho việc chia sẻ trở nên ít sâu sắc hơn, khiến nhóm mất dần chức năng là một đơn vị năng động. Các NNCĐ nên học hỏi kinh nghiệm của các tín hữu thời Hội Thánh đầu tiên. Việc áp dụng mô hình NNCĐ chưa phải là đủ - chẳng có phép mầu nào trong bản thân tổ chức cả. Các nhóm nhỏ có thể hoạt động hài hoà hoặc thất bại. Có nhóm có thể nhanh chóng làm việc chung với nhau, trong khi có nhóm phải vật lộn một thời gian dài hơn, và cũng có nhóm “chết” dần. Vì thế, các NNCĐ cần sự dẫn dắt và sự tác động của Đức Thánh Linh để làm cho hài hoà những tính cách phức tạp khác nhau. Tăng trưởng với nhau không phải là chuyện tự nhiên và cũng không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Dựa trên nền tảng Thánh Kinh như đã thảo luận trong chương 1, chúng ta
  • 6. biết rằng có 4 lĩnhvực trong đời sống nhóm nhỏ như hình minh hoạ bên dưới đây. Cả bốn lĩnh vực này phối hợp với nhau làm vững mạnh một nhóm nhỏ. Các nhóm nhỏ nên có cả bốn lĩnh vực này trong mọi buổi nhóm họp. Thông thường, cả bốn lĩnh vực có thể liên quan đến chủ đề chính trong giờ học Kinh Thánh. Thí dụ: nếu nhóm đang học Công vụ 4, nhóm có thể lập chương trình xung quanh chủ đề Dạn Dĩ Ra Đi Làm Chứng. Nhóm được trưởng dưỡng thuộc linh qua những giờ học Kinh Thánh. Tương giao với nhau cũng trở nên khắng khít khi các nhóm viên chia sẻ nỗi sợ hoặc những chống đối họ gặp phải trong lúc làm chứng. Mối tương giao giữa nhóm với Chúa có thể bao gồm giờ cầu nguyện như trong Cong Cv 4:24-30. Trách nhiệm chứng nhân của nhóm có thể là lời cầu nguyện xin Chúa cho dạn dĩ làm chứng tại một số khu vực cụ thể (ký túc xá, lớp học, đội bóng, nhóm bạn cùng sở thích,...) - nơi các nhóm viên có cơ hội chia sẻ về Chúa Cứu Thế. Cầu nguyện kết nối cả 4 lĩnh vực trên. Cầu nguyện giúp tăng trưởng thuộc linh vì đó là lúc chúng ta không chỉ thưa chuyện với Chúa mà còn lắng nghe thông điệp Ngài dành cho chúng ta. Cầu nguyện giúp gây dựng mối tương giao với nhau vì đó là lúc nhóm viên cầu thay cho nhau và trình dâng lên Chúa nhu cầu của nhóm. Cầu nguyện là tương giao với Chúa vì đó là lúc chúng ta ngợi khen Chúa. Cầu nguyện thể hiện trách nhiệm chứng nhân khi chúng ta cầu thay cho nhiều người khắp nơi xa gần đang cần biết đến Chúa. Bảng bên dưới đây định nghĩa từng lĩnh vực, xác định mục tiêu và gợi ý các hoạt động cho từng lĩnh vực trong nhóm nhỏ: Lĩnh vực Trưởng dưỡng thuộc linh Tương giao với Chúa Thông công với nhau Trách n chứng n Định nghĩa Được nuôi dưỡng bởi quyền năng và Lời của Chúa để trưởng thành và vững vàng trong đức tin. Ca ngợi, tôn vinh, chiêm nghiệm Đức Chúa Trời, biết Chúa và gần Chúa hơn mỗi ngày. Mối thông công được gây dựng và nuôi dưỡng từ việc chân thành yêu nhau như Chúa đã yêu chúng ta. Mang tin vu tình yêu thư sự cứu chuộ Chúa Cứu T những ngườ có cần. Mục tiêu Làm cho tâm trí và Làm đẹp lòng Đức Để trở thành một Giúp người
  • 7. tâm linh tăng trưởng, ngày càng trở nên giống Chúa Cứu Thế hơn. Chúa Trời. cộng đồng yêu thương qua đó người khác biết chúng ta là môn đồ của Chúa Giê-xu. biết Chúa v hội quyết đ nên con Ch Một số sinh hoạt gợi ý: * Học Kinh Thánh theo phương pháp quy nạp * Học thuộc lòng Kinh Thánh. * Đọc sách * Nghe giảng qua băng đĩa ghi âm. * Chia sẻ với nhau. * Cầu nguyện với nhau * Suy ngẫm * Khích lệ, nhắc nhở nhau giữ giờ tĩnh nguyện * Cầu nguyện * Ca hát * Hát có cử điệu. * Đọc những phân đoạn mang ý nghĩa thờ phượng từ Kinh Thánh hoặc từ các sách khác. * Soạn và đọc thơ. * Viết thư dâng Đức Chúa Trời. * Chia sẻ với người cùng cầu nguyện. * Cầu thay cho nhau. * Giúp đỡ nhau phát huy ân tứ. * Cùng tham dự một buổi bồi linh hoặc hội thảo. * Ăn uống với nhau. * Giải trí với nhau. * Gây quỹ tiết kiệm để giúp học phí cho một bạn trong nhóm đang có cần. * Cùng tham gia vào những dự án phục vụ (Vd: Giúp sửa chữa nhà cửa cho người neo đơn, dạy Thánh Kinh mùa hè cho các HT vùng sâu,...) * Cầu nguy bạn bè chưa Chúa. * Cầu nguy những ngườ ta chưa tiếp được. * Đọc các s truyền giáo * Sưu tập n sách nhỏ ch niềm tin để bạn bè khi c * Kết thân v bạn sinh viê từ tỉnh lẻ. * Chia sẻ P cho một bạn bạn cụ thể t trường học. * Viết thư c cô, bạn bè c * Gây quỹ m và đi thăm n nghèo, các tâm từ thiện * Tham gia tế - công tác khi có dịp. Cả 4 lĩnh vực nêu trên củng cố cho nhau chứ không phải là những khía cạnh
  • 8. độc lập trong sinh hoạt nhóm. Chúng ta có thể rút ra được vài nguyên tắc từ mối quan hệ hỗ tương giữa 4 lĩnh vực này: 1. Trưởng dưỡng thuộc linh à Trách nhiệm chứng nhân: Sự trưởng thành của chúng ta trong đức tin cùng với sự nhận biết Chúa sẽ khiến chúng ta trở nên những chứng nhân có tâm tình và được trang bị để chia sẻ Phúc âm có hiệu quả. 2. Trưởng dưỡng thuộc linh à Tương giao với Chúa: Trưởng dưỡng thuộc linh sẽ giúp chúng ta biết Chúa là ai và biết những việc Ngài đang hành động trong đời sống chúng ta, vì vậy dẫn chúng ta đến đời sống biết ơn và tôn thờ phượng Đức Chúa Trời. 3. Tương giao với Chúa à Thông công với nhau: Khi chúng ta cùng nhau tôn thờ Chúa, chúng ta sẽ gặp nhau nơi chân Ngài và được thôi thúc để gây dựng một mối quan hệ sâu sắc hơn với người khác. 4. Thông công với nhau à Tương giao với Chúa: Việc chia sẻ kinh nghiệm sống với nhau khiến các thành viên xích lại gần nhau và hướng mọi người đến việc ngợi khen Chúa nhiều hơn. 5. Thông công với nhau à Trách nhiệm chứng nhân: Đời sống tương giao với nhau sẽ gây ảnh hưởng tích cực lên những người chưa tin; nhóm nhỏ khi có sự thông công với nhau sẽ hiệp một với nhau trong những kế hoạch hướng ngoại, phục vụ và chia sẻ niềm tin cho người có nhu cầu. 6. Trách nhiệm chứng nhân à Trưởng dưỡng thuộc linh: Cùng nhau chia sẻ niềm tin sẽ tạo điều kiện cho nhóm viên lẫn cả nhóm được lớn lên trong đức tin. 7. Trách nhiệm chứng nhân à các mặt khác: Sống làm chứng nhân là một tiến trình phát triển tự nhiên của đời sống tăng trưởng, có mối tương giao với Chúa và với nhau. CÂU HỎI ÁP DỤNG 1. Nếu bạn đã từng tham gia một nhóm nhỏ trước đây thì theo bạn, đâu là lý do chính khiến các bạn tham gia vào nhóm nhỏ đó? Còn bạn, vì sao bạn tham gia? (Nếu bạn chưa bao giờ tham gia nhóm nhỏ thì bạn thử nghĩ xem những điều nào có thể thuyết phục bạn tham gia vào một NNCĐ?) 2. Hãy liệt kê những điều bạn thích và không thích trong các kinh nghiệm với NNCĐ. VD: Điều tôi thích: Tôi đã học được cách cởi mở với người khác. Điều tôi không thích: Nhóm trưởng nói suốt buổi. 3. Trước kia, bạn hiểu gì về NNCĐ? Hai chương đầu giúp bạn hiểu được những vai trò cơ bản của NNCĐ như thế nào? 4. Bạn và các bạn của bạn có nhận thấy tầm quan trọng của NNCĐ không? Lượng giá nhóm nhỏ của bạn theo nội dung chương này.
  • 9. Chương 3: NHÓM VIÊN NHÓM NHỎ CƠ ĐỐC Nhóm viên NNCĐ là những ai? Là những người bằng lòng dâng đời sống mình cho Cứu Chúa Giê-xu và để Chúa làm Chủ mọi lĩnh vực trong đời sống mình. Tuy nhiên, NNCĐ cũng cần hướng mối quan tâm của bạn bè chưa tin Chúa để mời họ gia nhập nhóm khi có thể. Mỗi nhóm viên nên tạo cơ hội cho bạn bè của mình tham gia các sinh hoạt nhóm. Nhóm nhỏ nên thường xuyên tổ chức các buổi học Kinh Thánh truyền giảng với những bạn này. Chúng ta có thể gọi những nhóm học Kinh Thánh truyền giảng này là nhóm Thảo luận để phân biệt với NNCĐ. VAI TRÒ NHÓM VIÊN NHÓM NHỎ CƠ ĐỐC Nhiều người chỉ thích làm nhóm viên thôi vì họ tin rằng nhóm viên ít phải đảm nhận trách nhiệm nhất. Nhưng để hoạt động có hiệu quả, mỗi nhóm đều cần có các nhóm viên trung tín thực hiện vai trò của mình. Do đó, nếu một người bằng lòng gia nhập nhóm nhỏ, người đó phải: 1. Tham gia sinh hoạt nhóm thường xuyên và đúng giờ. 2. Đến với nhóm trong tinh thần chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng chia sẻ và mong muốn học tập nơi người khác. 3. Muốn chia sẻ với các nhóm viên khác trong nhóm về cuộc sống của mình. 4. Nhớ cầu nguyện cho nhóm trưởng và các nhóm viên khác. 5. Đảm nhận trách nhiệm được giao (thí dụ: hướng dẫn buổi học Kinh Thánh, thăm viếng các nhóm viên, giới thiệu bài hát mới, bày trò chơi cho nhóm...) 6. Giữ bí mật mọi vấn đề được chia sẻ trong nhóm. 7. Chấp nhận nhau và giúp đỡ nhau khi có nhu cầu. LẬP KẾT ƯỚC Mỗi nhóm viên cần quyết tâm gắn bó với nhóm và chia sẻ trách nhiệm với nhau. Cảm giác ấm cúng khi thuộc về một nhóm không đến một cách tự nhiên, mà phải được gieo trồng, nuôi dưỡng. Do đó, điều quan trọng là mỗi nhóm viên phải có ước muốn thuộc về nhóm của mình. Nhóm nhỏ nên vạch rõ những mong đợi từ các nhóm viên bằng cách cùng soạn một kết ước của nhóm. Bản kết ước nên được viết ra rõ ràng, mỗi nhóm viên đều ký tên vào và giữ một bản để ghi nhớ những điều mình đã kết ước. Kinh nghiệm cho thấy rất nhiều nhóm nhỏ không giữ được kết ước. Một số lý do dẫn đến tình trạng đó có thể là: § Nhóm viên chưa sẵn sàng kết ước với nhau và vì vậy những điều kết ước
  • 10. không xuất phát từ tấm lòng. § Nhóm viên không hoặc không dám nhắc nhở nhau giữ kết ước; không chịu trách nhiệm với nhau về kết ước của nhóm. § Kết ước chung chung, không rõ ràng, không có tiêu chí lượng giá. § Nhóm nhỏ quá cầu toàn, đặt ra quá nhiều kết ước nên không giữ được, dẫn đến sự nản lòng rồi bỏ luôn. Vì thế, đề nghị nhóm nhỏ của bạn nên kết ước với nhau theo những điều kiện sau: Chân thành Cụ thể Có thể thực hiện được (Khả thi) 1. Chân thành: Việc kết ước và những điều kết ước phải thật sự xuất phát từ ước muốn của nhóm viên. 2. Cụ thể: Những điều kết ước phải thật cụ thể, rõ ràng và có tiêu chí để lượng giá để dựa vào đó nhóm viên biết mình có đang giữ kết ước hay không. Nên quy ước khi nào nhóm sẽ lượng giá việc thực hiện kết ước. 3. Có thể thực hiện được (khả thi): Tùy thuộc vào giai đoạn của nhóm và mức độ cam kết của nhóm viên mà nhóm nên có kết ước vừa phải, đi từng bước. Khi đã trưởng thành hơn, nhóm có thể chỉnh sửa, thêm vào bản kết ước những kết ước mới. Sau đây là những bước thực hiện việc lập kết ước 1. Chọn một buổi khi nhóm của bạn có đủ thì giờ thảo luận đủ và cầu nguyện cùng nhau. Buổi tối ấy không sử dụng cho hoạt động nào khác. 2. Cùng cầu nguyện để Đức Chúa Trời hướng dẫn nhóm trong sự chân thành, tin cậy và hiệp một. Và bắt đầu! 3. Yêu cầu từng nhóm viên liệt kê những mong đợi của mình đối với nhóm lên một mảnh giấy lớn hoặc trên bảng để mọi người đều nhìn thấy. 4. Liệt kê những điều mà các nhóm viên thích ở các nhóm khác mà họ từng tham gia hoặc từng nghe nói đến. Liệt kê một danh sách khác về những điều họ không thích về các nhóm trong quá khứ. 5. Khi xem xét, đối chiếu tất cả những điều mà hầu hết các thành viên trong nhóm mong muốn có được với mục tiêu của nhóm, những điều nào giúp nhóm hướng đến mục tiêu? Những kết ước nào có thể giúp nhóm giảm thiểu những điểm các bạn không thích? 6. Bây giờ nhóm cần thảo luận đôi điều: Nhóm bạn mong muốn kết ước với nhau điều gì? Những điều nào là phù hợp với thực tế của nhóm? Những điều nào là cần thiết, dù khá căng đối với bạn? Những điều nào nối kết các nhóm viên lại với nhau để cùng thương yêu và làm việc? - Nhóm cần liệt kê những điều đó ra, chọn lựa, điều chỉnh để có quyết định cuối cùng. Đó chính là bản kết ước của nhóm.
  • 11. Bản kết ước mẫu dưới đây chỉ mang tính chất gợi ý những điều bạn có thể kết ước với nhau, bạn cần chỉnh sửa, thêm bớt cho phù hợp với từng giai đoạn của nhóm nhỏ của bạn. Như bạn có thể thấy, kết ước này cho thấy trách nhiệm của nhóm viên, vạch rõ những mong đợi, đặt ra những tiêu chí để giúp cho việc lượng giá sinh hoạt của nhóm, và qua đó thúc đẩy sự cam kết của nhóm viên. Cũng nên lưu ý rằng kết ước của nhóm không chỉ phù hợp với kết ước của nhóm viên mà còn phải phù hợp với kết ước của nhóm thông công chung, vì các nhóm nhỏ là những chi thể trong cùng một thân thể của Đấng Christ. KẾT ƯỚC NHÓM Là thành viên của nhóm nhỏ Cơ-đốc XYZ, chúng tôi tình nguyện kết ước với Chúa và với nhau thực hiện những điều sau đây: Về mặt trưởng dưỡng thuộc linh Dành thời gian để nghiên cứu bài học Kinh Thánh cẩn thận trước giờ học Kinh Thánh nhóm. Tích cực tham gia thảo luận trong những giờ họp nhóm. Lớn lên trong việc hướng dẫn học Kinh Thánh qua việc: - Tham gia khoá học Hướng dẫn Học Kinh Thánh Nhóm. - Luân phiên hướng dẫn học Kinh Thánh nhóm và đóng góp ý kiến phản hồi cho nhau sau mỗi giờ học. Đọc sách bồi linh, mỗi tháng _____ quyển. Tương giao với Chúa Giữ giờ tĩnh nguyện ít nhất 5 lần một tuần, mỗi lần ít nhất 15 phút để suy gẫm bài học, áp dụng cá nhân và cầu nguyện. Dành 10-15 phút mỗi buổi nhóm cho việc thờ phượng, có chuẩn bị tinh thần thờ phượng. Nếu là người hướng dẫn, sẽ chuẩn bị nội dung lẫn hình thức thờ phượng chu đáo. Trung tín tham gia thờ phượng chung với Hội thánh địa phương hàng tuần. Thông công với nhau Tham dự buổi sinh hoạt nhóm nhỏ đúng _____ giờ, mỗi tối thứ ________. Chân thành chia sẻ trong nhóm và tuyệt đối giữ bí mật cho nhau những điều đã được chia sẻ. Cầu nguyện cho nhóm ít nhất ____ lần mỗi tuần. Dành thì giờ cho người bạn đã kết ước cầu nguyện đều đặn hàng tuần. Nhóm sẽ cùng ăn tối với nhau ít nhất _____ lần mỗi quý. Có trách nhiệm khi được giao việc và sẵn sàng yêu cầu sự giúp đỡ thêm hoặc cung cấp tài liệu khi cần. Quan tâm đến nhu cầu các bạn và bày tỏ cho nhóm để nhóm cùng giúp đỡ bằng những việc làm cụ thể.
  • 12. Lượng giá kết ước mỗi 6 tuần và sửa đổi bổ sung nếu cần. Trách nhiệm chứng nhân Kết bạn và duy trì tình bạn với ___ bạn chưa tin Chúa. Bạn đó tên là______________. Cầu nguyện cho bạn đó mỗi tuần____ lần. Đôi bạn cầu nguyện gặp nhau hàng tuần để cầu nguyện cho việc chứng đạo cá nhân và công tác truyền giáo của nhóm và của Hội Thánh chung. Nhóm nhỏ sẽ học Kinh Thánh truyền giảng _____ lần mỗi quý. Có dự án tham gia công tác xã hội _____ lần mỗi quý. Ký tên _______________ Ngày ________________ (từng thành viên nhóm) CÂU HỎI ÁP DỤNG 1. Đánh giá mức độ sẵn sàng của bạn đối với việc chia sẻ với nhóm nhỏ và kinh nghiệm những điều nhóm nhỏ có thể mang đến. Trước mỗi điều được liệt kê bên dưới, bạn hãy tự đánh giá theo thang điểm sau: 1. Rất sẵn sàng. 2. Sẵn sàng. 3. Còn tùy. 4. Chưa sẵn sàng. a. Tôi thành thật bày tỏ bản thân với nhóm, tin rằng các bạn trong nhóm chấp nhận và quí mến tôi dù con người thật của tôi ra sao. b. Tôi chấp nhận và quí trọng các bạn trong nhóm, dù họ có nhiều điểm khác biệt với tôi. c. Tôi có những người bạn luôn khích lệ và chịu trách nhiệm nhắc nhở, thúc giục tôi giữ những điều tôi đã kết ước với Chúa và với nhóm. d. Tôi trở thành công cụ của Chúa trong vai trò khích lệ và thúc giục người khác sống theo sự dạy dỗ của Lời Ngài. e. Tôi sẵn lòng chia sẻ cho các bạn trong nhóm biết những yếu đuối, lỗi lầm của tôi. f. Tôi sẵn lòng tha thứ cho người khác. g. Tôi cầu nguyện cho những nan đề mà các bạn chia sẻ với nhóm. h. Tôi sẵn lòng chia sẻ tiền bạc và vật dụng khác của tôi cho các bạn đang có cần. 2. Nghiên cứu và thảo luận với nhóm của bạn những câu hỏi sau đây: a. Những câu Kinh Thánh này nêu ra những nguyên tắc nào cho việc xây dựng nhóm? 1) GiGa 13:34, IGi1Ga 4:7, 12 2) Gia Gc 5:16
  • 13. 3) Eph Ep 4:25 4) Eph Ep 4:32 5) RoRm 15:5 6) CoCl 3:13, Eph Ep 4:2 7) RoRm 15:14, ITe1Tx 4:18, HeDt 10:24 8) Eph Ep 5:21, GaGl 5:13, GaGl 6:2, ICo1Cr 12:25, IPhi 1Pr 4:9 b. Những yếu tố nào khiến cho nhóm bị tan rã? 1) RoRm 14:13 2) GaGl 5:15 3) CoCl 3:9 4) Gia Gc 4:11 5) Gia Gc 5:9 3. Nhóm nhỏ của bạn quyết định thực hành những nguyên tắc xây dựng nhóm (câu hỏi 2a) như thế nào? Chương 4: NGƯỜI LÃNH ĐẠO NHÓM NHỎ CƠ ĐỐC Người lãnh đạo nhóm nhỏ Cơ Đốc là ai? Mặc dù mỗi tín hữu đều là một nhà lãnh đạo tiềm ẩn, nhưng không phải ai cũng có thể lãnh đạo một NNCĐ. Lãnh đạo là một ân tứ Chúa ban, và vì vậy cần được đánh giá cao. Tuy nhiên, đối với lãnh đạo thuộc linh, năng lực thuộc linh phải được xem trọng hơn cả, dù các khả năng khác không phải là không quan trọng. Khả năng lãnh đạo được hình thành nhờ quá trình rèn luyện, trau dồi. Người lãnh đạo được nhào nặn trở thành mẫu người chịu gánh vác trách nhiệm và làm cho đến cùng. Đức Chúa Trời ban đặc ân lãnh đạo trên vai những ai bằng lòng lãnh trách nhiệm, dù là nam hay nữ. Vì vậy, hãy tìm kiếm, tuyển chọn và huấn luyện những người có trách nhiệm để sẵn sàng cho công tác lãnh đạo. ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI LÃNH ĐẠO NHÓM NHỎ CƠ ĐỐC Một NNCĐ cần có mẫu người lãnh đạo có đặc điểm nào? 1. TẤM GƯƠNG: Người lãnh đạo là một tấm gương sống động về cuộc đời tôn Chúa Cứu Thế làm Chủ. Người đó sống chân thật và thẳng thắn, trung tín và tận hiến cho Chúa Cứu Thế và cho người khác. Trong môi trường học đường, người đó là một sinh viên Cơ Đốc gương mẫu, chuyên cần, chăm chỉ học tập nhằm đạt kết quả tốt nhất và biết tạo dựng những mối quan hệ tốt. 2. TRỢ LÝ (TRỢ GIÚP): Người lãnh đạo thường nhanh chóng giúp đỡ người khác. Lãnh đạo không phải là chủ mà là người chăn bầy quan tâm
  • 14. hướng dẫn, chăm sóc và bảo vệ bầy của mình. Người đó ý thức rằng mình chỉ là quản gia có trách nhiệm giải trình với Chúa về các Cơ Đốc nhân đã được giao phó cho mình. 3. THÂN THIỆN. Người lãnh đạo luôn luôn lắng nghe và thông cảm trong tư cách của một người bạn chứ không phải tư cách của một “cấp trên”, đến với người khác dựa trên mối liên hệ chứ không phải công việc. 4. TÔN TRỌNG: Người lãnh đạo tôn trọng nhóm viên như chính mình, sẵn lòng chia sẻ những thành quả lẫn những điểm yếu kém của mình. Người đó luôn luôn bày tỏ ước muốn được các thành viên khác trong nhóm giúp đỡ mình. Người đó nhìn nhận mọi thành viên trong tập thể đều ngang bằng như nhau trước ngôi ân điển của Đức Chúa Trời. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO NHÓM NHỎ CƠ ĐỐC. Trách nhiệm của người lãnh đạo: Khởi xướng Khải đạo Khơi nguồn Kế thừa (đào tạo người lãnh đạo) Kết nối § Khởi xướng: hướng dẫn nhóm thiết lập mục tiêu, kế hoạch và lượng giá. § Khải đạo: Quan tâm, chăm sóc các nhóm viên. § Khơi nguồn: Phát hiện khả năng, ân tứ nơi các nhóm viên và tạo điều kiện cho các nhóm viên trau dồi, sử dụng chúng để giúp nhóm tăng trưởng. § Kế thừa: huấn luyện và tạo cơ hội cộng tác cho vài thành viên trong vai trò “phụ tá” nhằm chuẩn bị cho vai trò lãnh đạo trong tương lai khi nhóm tăng trưởng và phân chia thành những nhóm mới. § Kết nối: Liên kết nhóm nhỏ với nhóm lớn và với các anh chị hướng dẫn. LÃNH ĐẠO THÔNG QUA CÁC CHỨC NĂNG Thông thường, các nhóm nhỏ Cơ Đốc giới hạn công tác lãnh đạo vào một vài chức vụ cụ thể (nhóm trưởng, nhóm phó...). Khi hệ thống lãnh đạo theo đường lối này thất bại, nhóm cũng tan rã theo. Khi người lãnh đạo được bầu của nhóm điều hành công việc kém thì nhóm đó suy thoái theo. Vì thế cần dạy và thực hành nguyên tắc lãnh đạo nhóm thông công Cơ Đốc theo “chức năng” hơn là theo “chức vụ”. Thay vì chú trọng thái quá vào cá nhân một, hai người lãnh đạo, nhóm nên nhấn mạnh đến chức năng mà mỗi nhóm viên có thể đảm nhận. Muốn cho nhóm hoạt động hiệu quả, mỗi nhóm viên phải đảm nhận một vài chức năng cụ thể. Các chức năng tích cực có thể được phân chia thành 2 loại: Chức năng “Vận hành” và Chức năng “Bảo trì”. Ngoài ra còn có các chức năng tiêu cực thuộc loại Chức năng “Gây rối”. (Chú ý: Những phân
  • 15. tích này chỉ nhằm giúp nhóm nhỏ nhận ra và phát huy vai trò của mình để gây dựng nhóm. Nhóm nhỏ cần tuyệt đối tránh “dán nhãn” cho nhau hay có định kiến với nhau). CHỨC NĂNG “VẬN HÀNH” liên quan trực tiếp đến việc hoàn thành nhiệm vụ, dự án hoặc công việc mà nhóm đang thực hiện trong quá trình hướng đến mục tiêu. Những chức năng dạng này hướng đến CÔNG VIỆC, thúc đẩy và bảo đảm công việc được thực hiện trôi chảy. Dưới đây là vài chức năng cụ thể thuộc loại này: 1. Đề xướng và góp phần: Gợi ý hoặc đề xuất các sáng kiến hoặc phương hướng khác để hoàn thành mục tiêu hay xử lý nan đề của nhóm. Luôn tìm cách lèo lái hoạt động của nhóm hướng đến mục tiêu. 2. Thu thập thông tin, quan điểm: Đòi hỏi làm sáng tỏ những ý tưởng, đề nghị; yêu cầu nêu ra dữ liệu và thông tin liên quan đến đề tài hoặc dự án đang được thảo luận; tìm hiểu quan điểm, thái độ, cảm nghĩ đối với vấn đề, dự án hoặc công việc đang được thực hiện. 3. Cung cấp thông tin, quan điểm: Cung cấp thông tin, dữ liệu, quan điểm dựa trên những nguồn tài liệu “có uy tín”; liên hệ từng trải của bản thân đến công tác hoặc sinh hoạt của nhóm; chia sẻ niềm tin, cảm nhận hoặc thái độ của bản thân đối với công việc của nhóm. 4. Triển khai, làm sáng tỏ: Bàn sâu vào chi tiết chung quanh các ý kiến, nêu ví dụ hoặc triển khai ý nghĩa cho đầy đủ hơn; cố gắng tiên liệu và thẩm định hiệu quả hoặc kết quả; minh hoạ hoặc xác lập mối tương quan giữa các ý kiến; tổng hợp các ý kiến để có một tầm nhìn đồng bộ, nhất quán hoặc thử dung hoà ý của các nhóm viên. 5. Định hướng, tóm tắt, lượng giá: Tóm tắt quá trình hoạt động của nhóm, cố gắng nhận định bước tiến của nhóm trong quá trình hướng đến mục tiêu; nêu các câu hỏi liên quan đến hướng phát triển của nhóm, kiểm tra tính thực tế, hợp lý của phương cách đang được áp dụng. 6. Ấn định chuẩn mực: Xác định những chuẩn mực mà nhóm cần nỗ lực đạt đến hoặc thẩm định đà phát triển của nhóm so với chuẩn mực. 7. Quản trị hành chính: Giúp nhóm xúc tiến công việc bằng cách thực hiện những việc hành chính, hậu cần để đảm bảo rằng mọi thứ đều ổn định, tiến hành suôn sẻ; ghi chép vào sổ lưu quá trình thực hiện công việc, ghi lại những sáng kiến, đề nghị,... CHỨC NĂNG “BẢO TRÌ” liên hệ trực tiếp đến quá trình duy trì tinh thần hiệp nhất của nhóm, giúp nhóm luôn làm việc trong tinh thần đồng đội trong suốt quá trình giải quyết vấn đề và nhắm đến mục tiêu. Nói cách khác, những chức năng loại này hướng đến yếu tố CON NGƯỜI của cả nhóm. 1. Ủng hộ, khích lệ: Khích lệ nhóm viên tham gia, đóng góp ý kiến, đề nghị; tán thưởng đúng chỗ, biết trân trọng những đóng góp mặc dù không đồng ý
  • 16. với nội dung đóng góp; bày tỏ sự niềm nở và đón nhận đối với các nhóm viên. 2. Cầu nối, khai thông sự trao đổi ý tưởng: Khích lệ sự cởi mở trao đổi ý kiến bằng cách đảm bảo rằng mọi người đều nghe rõ ý kiến của người khác và đều có cơ hội tham gia phát biểu. 3. Dàn xếp, hoà giải: Dàn xếp những bất đồng ý kiến giữa hai hoặc các nhóm viên; nỗ lực làm cầu nối giữa các ý kiến và giải toả bầu không khí căng thẳng khi có mâu thuẫn; đưa ra lối thoát trung dung giữa các ý kiến hoặc quan điểm của các nhóm viên nhằm duy trì bầu không khí hoà thuận. 4. Quan sát và phản hồi: Quan sát quá trình sinh hoạt của nhóm và nêu ra nhận xét cho nhóm biết để thẩm định hiệu quả của quá trình hoạt động của nhóm; bày tỏ những điều đã thấy cũng như phản ứng và cảm nghĩ của mình. 5. Giảm thiểu áp lực: Đề nghị trò chơi thư giãn, giải lao, kể chuyện tiếu lâm,... đúng lúc đúng chỗ để giảm thiểu tình trạng căng thẳng, giúp nhóm có thời gian “hạ nhiệt”. Những nhóm chỉ thực hiện Chức năng “Vận hành” có thể đạt kết quả trong khoảng thời gian ngắn nhưng dễ sa vào một loạt các nan đề hoặc các mâu thuẫn nội bộ làm giảm sút tính hiệu quả và thường khiến cho nhóm tan rã. Ngược lại, những nhóm chỉ chú trọng đến Chức năng “Bảo trì” có thể trở thành một câu lạc bộ hài, có những sinh hoạt vui nhộn trong thời gian đầu nhưng chắc chắn không có hiệu quả cao. Nhóm này có khuynh hướng dậm chân tại chỗ hoặc cục bộ, có lẽ sẽ không tồn tại lâu vì chẳng có mục tiêu nào để ràng buộc nhóm viên với nhóm. Vì vậy, chỉ những nhóm có các nhóm viên thể hiện cả hai loại chức năng trên đây mới có thể tồn tại và đạt kết quả tốt. Cho nên, áp dụng khái niệm lãnh đạo nhóm Cơ Đốc vào thực tế có nghĩa là tạo môi trường cho mỗi nhóm viên thực hiện một hoặc vài chức năng kể trên, theo khả năng của mình. Như thế, mỗi thành viên trong nhóm đều có tiềm năng lãnh đạo đúng nghĩa, đều góp phần “lãnh đạo” nhóm vì cùng giúp nhóm vui hưởng mọi hoạt động và đạt được những mục tiêu. Tuy nhiên, nên nhớ rằng còn có loại CHỨC NĂNG “GÂY RỐI” - những chức năng ích kỷ, chỉ hướng về BẢN THÂN chứ không hướng đến nhóm nhỏ, và vì vậy có thể làm cho nhóm trì trệ hoặc ngừng hoạt động. Nhóm nhỏ cần nhận diện chính xác những “chức năng” này trong nhóm và giúp các bạn đó giảm thiểu hoặc xoá sổ chúng. Sau đây là một số chức năng thuộc dạng này: 1. Ăn theo: Thường lững lờ chuyển động theo các hoạt động của nhóm, chấp nhận ý kiến của người khác cách thụ động, chẳng mấy khi góp ý kiến. Thường đóng vai khán giả thay vì tham gia làm việc với nhóm. 2. Ngạo mạn: Tìm cách hạ uy tín của các nhóm viên khác bằng cách tỏ vẻ
  • 17. xem thường, không tán thành, chế giễu, công kích các ý kiến, đùa cợt với thâm ý, chanh chua và mỉa mai. Khi phát sinh mâu thuẫn thường chuyển sang công kích cá nhân thay vì mổ xẻ vấn đề và phân tích những điểm bất đồng một cách khách quan. 3. Ương bướng: Có xu hướng phản bác một cách tiêu cực và ương bướng; ngụy biện và phản đối cách phi lý. Cứ tìm cách mổ xẻ lại vấn đề mà nhóm đã bỏ qua. Chỉ trích và phủ n hận mục tiêu của nhóm. 4. Xoi mói: Có xu hướng phóng đại và day đi day lại những chi tiết vụn vặt không quan trọng, hạ thấp những khía cạnh quan trọng khác của vấn đề đang bàn. 5. Chi phối: Tìm cách chi phối toàn bộ nhóm viên hoặc một vài nhóm viên bằng cách chèo kéo tinh vi, tạo áp lực, tâng bốc, thị uy, giành quyền lãnh đạo,... 6. Tìm kiếm sự công nhận: Gây chú ý bằng mọi cách như khoác lác, khai thác tối đa các mối quan hệ cá nhân và khoe khoang về các thành quả của bản thân,... Phấn đấu để không bị liệt vào hạng kém cỏi, thấp kém. Làm mọi cách để đảm bảo là những đề nghị và những đóng góp của mình được nhóm khen ngợi hoặc tán thưởng. 7. Độc chiếm diễn đàn: Xem nhóm là diễn đàn để trút hết cảm nghĩ của mình, ác cảm, bất mãn, bực bội, cay đắng, nghi ngờ, những điều nhìn thấy, khen chê, ước đoán và các giải pháp đối với mọi việc và nan đề. 8. Tìm kiếm sự thương hại: Lạm dụng sự thông cảm của nhóm hoặc của một vài nhóm viên bằng cách kể lể tình trạng bất định của bản thân, những gian khổ phải trải qua, những hy sinh của bản thân, những nan đề, những vụ bắt bớ hoặc cư xử kỳ thị... 9. Thu mình, an phận: Thường tỏ ra mình thiếu khả năng hoặc tỏ vẻ không quan tâm, không muốn tham gia gắn bó với nhóm, thờ ơ, lãnh đạm và những hành vi lạc lõng, lệch lạc khác. CÂU HỎI ÁP DỤNG 1. Sau khi đọc qua bảng liệt kê các chức năng, bạn thử liệt kê hai chức năng trong mỗi loại “vận hành” và “bảo trì” mà bạn cho là sở trường của mình. (Nên nhớ rằng bạn cần đến các nhóm viên mạnh mẽ trong những phương diện mà bạn yếu kém). Xét xem có chức năng “gây rối” nào đang tồn tại trong bạn không? Liệt kê chúng ra nếu có, và xin Chúa giúp bạn chú ý tới chúng để có thể dẹp bỏ chúng. 2. Để thực hành, trong lần nhóm sắp tới của nhóm, hãy cùng các nhóm viên thảo luận về vai trò lãnh đạo của từng nhóm viên (nếu nhóm của bạn đã thân nhau). Thân thiện, chân thành và cởi mở nhận định lẫn nhau và khích lệ nhau tăng trưởng.
  • 18. 3. Thử xem xét lại cách thức nhóm của bạn đi đến những quyết định của nhóm. Có những rào cản nào khiến các bạn không thể nhất trí với nhau được? 4. Làm nhóm trưởng nhóm nhỏ Cơ Đốc chiếm nhiều thời gian của bạn. Hãy dành thời gian xem xét lại những ưu tiên trong đời sống và thời khoá biểu hằng ngày của bạn. Lập một biểu đồ làm việc cụ thể cho một tuần lễ điển hình, ghi vào đó những công việc đang làm, đóng khung khoảng thời gian bạn dành cho những hoạt động của nhóm. Chương 5: NHÓM NHỎ CƠ ĐỐC NĂNG ĐỘNG NNCĐ hoạt động tốt không phải là chuyện ngẫu nhiên. Nên nhớ rằng NNCĐ là một tập thể gồm những cá thể hiệp nhất với nhau, mỗi cá thể lại có hoàn cảnh khác nhau và đến với nhóm nhỏ với những mong đợi cũng khác nhau. Do đó, ngay từ giai đoạn đầu của nhóm nhỏ, người lãnh đạo nhóm thường muốn đặt ra thật nhiều công tác để các nhóm viên có thể gắn bó mật thiết với nhau. Tuy nhiên, nói dễ hơn làm! Làm cách nào để khích lệ CÁC CÁ THỂ NHÓM VIÊN trở nên MỘT NHÓM GẮN BÓ? Trước hết, chúng ta cần hiểu những gì đang diễn ra trong tâm trí các nhóm viên khi họ tham gia nhóm nhỏ và bắt đầu tương tác với nhau. Để hiểu các động lực bên trong nhóm nhỏ, hãy nêu những câu hỏi sau đây: Chúng ta mong đợi một nhóm nhỏ sẽ trải qua những gì trong các giai đoạn hoạt động của nhóm, từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc? Những tiến trình và những mối liên hệ hỗ tương nào cần được hình thành giữa các nhóm viên với nhau và với người lãnh đạo nhóm? CÁC GIAI ĐOẠN CỦA MỘT NHÓM NHỎ Có nhiều giai đoạn phát triển khác nhau trong một nhóm nhỏ Cơ-đốc. Tương tự một tế bào sinh học, nhóm nhỏ có sức sống nên không phải lúc nào cũng giống nhau. Nhóm sẽ trải qua nhiều thời kỳ khác nhau. Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu từng giai đoạn: KHÁM PHÁ KHỦNG HOẢNG KẾT QUẢ KẾT THÚC Giai đoạn 1: KHÁM PHÁ Đây là giai đoạn tìm hiểu và làm quen. Các nhóm viên có thể vẫn còn cảm
  • 19. giác ngập ngừng, dè dặt. Thông thường, những mối tương giao ban đầu chỉ gói gọn trong việc tìm hiểu thông tin về nhau. Những cảm xúc và suy nghĩ nội tâm hướng đến sự gắn bó với nhau tạm thời chưa bộc lộ ra, cho đến khi các nhóm viên đã “biết đá biết vàng” mới thật sự bày tỏ bản thân. Giai đoạn 2: KHỦNG HOẢNG Giai đoạn này gần như là thời kỳ nửa trong nửa ngoài - chuyển tiếp từ giai đoạn khám phá ban đầu vào giai đoạn gắn kết với nhau hơn. Sau những hào hứng của buổi ban đầu, nhóm đang đi vào thời kỳ khủng hoảng khi những khuôn mặt thật bắt đầu lộ ra và bất đồng quan điểm bắt đầu nẩy sinh. Đây là khoảng thời gian các nhóm viên bắt đầu tự hỏi không biết nhóm nhỏ có thể duy trì cho đến khi đạt được mục tiêu của nhóm không. Họ có thể trải qua tiến trình quyết định tiếp tục hoặc không tiếp tục gắn bó với nhóm nhỏ. Những nhóm viên vẫn tiếp tục gắn bó với nhóm trong giai đoạn này thường là những người kết ước sống chết với nhóm. Giai đoạn 3: KẾT QUẢ Sau khi vượt qua giai đoạn khủng hoảng, nhóm nhỏ có thể phát triển một tình thân đúng nghĩa. Họ bắt đầu “dính chặt” và “tâm đầu ý hiệp” với nhau. Lúc này, họ muốn đặt ra những mục tiêu cụ thể cho cả nhóm. Họ sẵn sàng hành động - và làm việc hiệu quả để nhóm đạt được mục tiêu. Giai đoạn 4: KẾT THÚC Đây là giai đoạn cuối của nhóm - thường là khi kết thúc một năm học hoặc khi nhóm nhỏ tách nhóm. Sau một thời gian trải nghiệm với nhau nhiều điều, các nhóm viên bây giờ có thể nhìn lại, suy ngẫm với nhau, và cảm tạ Chúa về mọi điều Ngài đã làm cho nhóm nhỏ - cho từng nhóm viên và cho cả nhóm. Có một niềm vui sâu lắng và lòng cảm kích về những điều mỗi nhóm viên đã làm. Đây cũng là dịp lượng giá những điều nhóm nhỏ đạt được. Có thể có những nuối tiếc về những điều chưa đạt được và một quyết tâm sẽ làm tốt hơn ở lần sau. Kết thúc, nhưng cũng là một KHỞI ĐẦU MỚI cho những nhóm nhỏ kế tiếp trong suốt cuộc đời theo Chúa của nhóm viên. Nhóm trưởng nhóm nhỏ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho nhóm dễ dàng tăng trưởng qua các giai đoạn sau đây bằng cách: GIAI ĐOẠ - Vạch ra rõ ràng những mong đợi cơ bản (thí dụ như: thời gian và địa điểm). Đường lối cụ thể sẽ giúp ích cho việc tạo cảm giác an toàn thật sự trong nhóm. Khám phá - Lắng nghe những gì được bày tỏ bằng lời nói và không bằng lời nói, giúp nhóm viên hiểu rằng họ được chấp nhận và được thấu hiểu. Khám phá Khủng hoả - Thiết lập tinh thần chung của nhóm, tạo bầu không khí để các nhóm viên
  • 20. cởi mở hơn với nhau, làm gương trong việc cởi mở bày tỏ bản thân. - Giúp nhóm luôn hướng đến một khải tượng rõ ràng, bám theo các mục tiêu đã lập ban đầu, khích lệ nhóm tiếp tục dấn thân. Kết quả - Giúp các nhóm viên suy ngẫm những điều Chúa đã làm, tỏ lòng biết ơn và khẳng định những ưu khuyết của nhau cũng như những đóng góp của nhau đối với nhóm. Kết thúc MỨC ĐỘ CHỦ ĐỘNG CỦA NHÓM TRƯỞNG VÀ NHÓM VIÊN Nên lưu ý rằng cả mức độ chủ động của nhóm trưởng (để bắt đầu, xúc tiến, tạo cơ hội thảo luận và tiến tới hành động) lẫn mức độ chủ động của nhóm viên (để hưởng ứng, thậm chí nắm quyền hướng dẫn) không phải lúc nào cũng như nhau từ giai đoạn này sang giai đoạn kia. Sơ đồ trên đây đã minh hoạ cho điều này. CHỌN LỰA HOẠT ĐỘNG CHO TỪNG GIAI ĐOẠN Để giúp nhóm nhỏ của bạn trải qua các giai đoạn, cần lập kế hoạch các hoạt động phù hợp cho mỗi giai đoạn: GIAI ĐOẠN: HOẠT ĐỘNG GỢI Ý: KHÁM PHÁ a. Lập kế hoạch cho các hoạt động tạo cơ hội cho nhóm viên tìm hiểu nhau và thư giãn trong sự thân mật của nhau. b. Phác thảo mục đích hoặc mục tiêu của nhóm nhỏ, hoặc nếu bạn đã biết từng nhóm viên, gợi ý cho các nhóm viên thiết lập mục tiêu cho nhóm nhỏ. Yêu cầu nhóm viên đóng góp ý kiến và đề nghị. - Huy hiệu cá nhân; Đồ thị cá nhâ 20 điều đáng yêu hoặc Vẽ những b tượng trong cuộc sống (Xem Phụ A - Ý tưởng gây dựng nhóm nhỏ). KHỦNG HOẢNG a. Có những hoạt động tạo cơ hội chia sẻ khải tượng tăng trưởng cho cả nhóm và cho từng nhóm viên. b. Dành thời gian gặp riêng từng nhóm viên ngoài giờ - Đôi bạn cầu nguyện (Phụ Lục A) Học Kinh Thánh; Ngợi Khen và C Nguyện; Học Kinh Thánh theo Sá Học Kinh Thánh theo Nhân Vật...
  • 21. nhóm, trong khung cảnh càng tự nhiên càng tốt. c. Có thể lập những đôi bạn cầu nguyện trong nhóm nhỏ. KẾT QUẢ a. Xác định các ân tứ và kỹ năng của nhóm viên, khích lệ họ vận dụng và trao dồi thêm trong nhóm nhóm cũng như cho các công tác trong HT. b. Tổ chức những chuyên đề huấn luyện để trang bị cho họ những kỹ năng cơ bản như: học Kinh Thánh, chia sẻ niềm tin, hướng dẫn chương trình, tư vấn,... c. Khích lệ nhóm viên vận dụng các kỹ năng và các ân tứ đó để phục vụ người khác, gây dựng một người nào đó, thực hiện các hoạt động truyền giảng. - Xác định các ân tứ của nhau - “T khâm phục bạn lắm nhưng...” và Khám phá các ân tứ thuộc linh, (P Lục A); Chuyên đề: Phương pháp Kinh Thánh và Hướng dẫn một bu học Kinh Thánh; Phương pháp ch sẻ niềm tin; Học Kinh Thánh truy giảng nhóm nhỏ, Viết thư khích lệ gửi quà cho một tôi tớ Chúa ở vùn sâu, vùng xa; Tham gia các chuyế công tác xã hội; Giúp nhau học tập (Lập nhóm học tập). KẾT THÚC a. Dành thời gian ngợi khen và cảm tạ về mọi điều Chúa đã làm! b. Để thời gian suy ngẫm và suy niệm chung. c. Xác nhận và cầu nguyện cho nhau, tặng quà hoặc đồ lưu niệm cho nhau Trao đổi quà (Phụ lục A), Ngợi kh và cầu nguyện, Chia sẻ bài Thánh yêu thích, Bồi linh, Cả nhóm đi ch ngoài trời... Để tóm tắt những phần trên, xem khung đầu tiên ở chương 6. Bốn giai đoạn này mô tả một tiến trình phát triển chung của sinh hoạt nhóm nhỏ. Tuy nhiên, một số nhóm nhỏ không phát triển theo đúng trình tự 4 giai đoạn như trên và cũng không nhất thiết phải như vậy. Có một số nhóm nhỏ cứ tiến rồi lùi giữa các giai đoạn. Có nhiều yếu tố bên trong lẫn bên ngoài tác động đến tiến trình phát triển của nhóm. Cũng sẽ có những căng thẳng và mâu thuẫn xảy ra trong nhóm. Nhóm trưởng khôn khéo là người chuẩn bị tinh thần đối diện thực tế đó, vì suy cho cùng, chúng ta cần nhận ra những khác biệt của nhau và không ai là người hoàn hảo cả. Điều quan trọng là phải học cách xử lý những nan đề có thể nảy sinh bằng cách tỉnh táo nhận ra những triệu chứng bề mặt của những căng thẳng và mâu thuẫn sâu xa. Dưới đây là bảng liệt kê một số rắc rối, nguyên nhân và gợi ý cách chữa trị, hy vọng rằng nó sẽ giúp ích cho nhóm trưởng trong lĩnh vực này. NHẬN DIỆN NHỮNG RẮC RỐI TRONG NHÓM NHỎ
  • 22. Triệu chứng Nguyên nhân Cách chữa trị Nhóm viên đi trễ * Giờ nhóm bắt đầu trễ * Giờ giấc không rõ ràng. * Nhóm viên bận rộn, không sắp xếp được * Giờ nhóm nặng nề, nhóm viên không hăng hái đến với nhóm. * Quy định thời gian rõ ràng. * Bắt đầu đúng giờ, dù ít người. * Thảo luận với nhóm về nguyên nhân đi để các nhóm viên phản hồi; nếu cần, thay giờ hẹn và kết ước đúng giờ. * Khởi động giờ nhóm sinh động để tránh không khí ù lì, mệt mỏi trong tâm trạng c đợi. Đồng ý làm, nhưng cuối cùng không hoàn tất. * Quá cầu toàn. * Không biết rõ mối liên hệ giữa việc được giao và chuyện nhóm sắp thực hiện. * Thiếu cam kết (có thể do quá bận rộn và có các ưu tiên khác). * Hãy thực tế! Mức độ giao phó và công giao phó nên tùy thuộc vào giai đoạn của nhóm. Giảm bớt các mong đợi. Đừng tạo lực quá lớn khi nhóm viên chưa đủ sức. * Xem lại cách truyền thông để đảm bảo nhóm viên hiểu rõ công tác mà họ đồng ý tham gia. * Theo dõi, khích lệ, kiểm tra tiến độ côn việc, hỗ trợ khi có cần. Nhóm viên không chịu mở miệng * Ngại ngùng, thiếu cởi mở. * Câu hỏi quá khó hoặc quá dễ * Không đủ các câu hỏi quan sát cần thiết. * Không chuẩn bị. * Người hướng dẫn và nhóm viên khác không đủ kiên nhẫn, kiềm chế, nhảy vào quá nhanh. * Tạo bầu không khí cởi mở, thân thiện. G dựng tình thân trước. Kiên nhẫn. * Mời các nhóm viên ít nói đọc lớn tiếng khúc Kinh Thánh. * Đi theo trình tự quan sát trước khi giải thích. * Đặt câu hỏi trực tiếp (không phải là câu hỏi không ai có thể trả lời) với người ít nó * Đối với câu hỏi áp dụng, nên mời lần lư từng người nói theo vòng tròn. * Sau khi nêu câu hỏi nên dành thời gian mọi người suy nghĩ. * Nhắc các nhóm viên các nhóm viên nói nhiều nên tạo cơ hội cho các bạn ít nói đó góp ý kiến. Nhóm viên * Hướng ngoại * Trao đổi riêng, cho người đó biết rằng
  • 23. nhiều lời * Không chịu được sự yên lặng. * Nhạy bén, nhận ra vấn đề nhanh chóng. nhóm cần có thời gian yên lặng sau khi n câu hỏi để có thể quan sát và suy ngẫm. * Nhờ người đó giúp đỡ trong việc tạo cơ hội cho người khác lên tiếng. Gợi ý ngườ nên đặt câu hỏi: “Các bạn khác nghĩ sao? Vấn đề gây ra bất đồng ý kiến * Người nói nhiều thường lấn át. * Thảo luận ngoài lề. * Không chấp nhận khác biệt. * Đặt những quy ước cơ bản về giải quyế bất đồng ý kiến trong nhóm. * Bằng mọi cách bám sát khúc Kinh Thán hoặc chủ đề ngay lập tức. Đề nghị mọi ng thảo luận chuyện đó sau buổi nhóm. * Chấp nhận có những khác biệt ý kiến về chuyện này; nhưng những điểm có thể đồ ý là gì? Người luôn cho rằng mình đúng * Thường có câu trả lời đúng trong nhiều lĩnh vực. * Lý thuyết. Chỉ biết cách giải nghĩa Kinh Thánh đúng. * Tránh tranh luận chuyện đúng sai với người này. * Đặt trọng tâm vào khúc Kinh Thánh, để thu thập thêm nhiều dữ kiện và tóm tắt. * Bám sát những lẽ thật của Kinh Thánh, giúp nhóm chọn lựa và nhận biết cơ sở lậ luận của người đó. VD:“Trong trường hợ nào thì lời giải thích của Minh vẫn đúng? Những người thích gây ra bất đồng ý kiến * Hay lý lẽ, chi li quá mức. “Nhưng” là từ thường dùng. “Bạn nói đúng đó, nhưng...” * Do dự, dè dặt, sợ thất bại. * Bi quan * Gởi phản hồi đến người bất đồng ý kiến “Chính xác là điều gì khiến bạn ngần ngại?” * Thách thức nhóm lựa chọn hoặc là bướ lui (không còn rủi ro, nhưng không trưởn thành), hoặc là đi tới (sẽ có rủi ro nhưng cũng sẽ trưởng thành): “Chúng ta có thể như thế nào để đi đến mục tiêu này?” Tiến triển quá chậm hoặc quá nhanh * Phân bố thời gian cho các phần không hợp lý. * Ít có tương giao với nhau. * Các câu hỏi quá đơn giản (hoặc quá chung chung). * Hạn định thời gian cho mỗi phần. * Khéo léo chuyển từ phần này sang phần khác. * Trước giờ họp nhóm, kiểm tra các câu h bài học với người cộng sự, đảm bảo câu h
  • 24. * Không tìm tòi câu trả lời đầy đủ tối đa. * Áp dụng quá chung chung. rõ ràng, cởi mở và không quá chung chun * Đặt câu hỏi cụ thể để chia sẻ. * Thúc đẩy mọi người trả lời bằng câu hỏ “Còn ý kiến gì nữa không?” Cầu nguyện chung chung, sáo rỗng * Thiếu tin cậy. * Nhóm viên chưa quen cầu nguyện. * Không biết hoặc chưa quan tâm đến những vấn đề cụ thể trong khi cầu nguyện. * Dành nhiều thời gian hơn gây dựng cộn đồng và cầu thay cho nhau. * Tập cầu nguyện bằng những lời cầu xin đơn giản và cụ thể. * Chia sẻ và cầu nguyện đối thoại (luân phiên), cầu nguyện cho một vấn đề trước chuyển sang vấn đề khác. * Đáp ứng sự dạy dỗ của Chúa qua bài họ bằng lời cầu nguyện. Nhóm thu mình lại, không tăng trưởng hoặc không truyền giảng. * Mục tiêu không rõ ràng. * Lý thuyết suông. Bài học không có động lực. * Tinh thần cục bộ. Không nhận thấy ý nghĩa của sự tăng trưởng trong cái nhìn chung của Nước Trời. * Sợ hãi. * Lập kế hoạch tổ chức những sinh hoạt “ toàn” để nhóm viên có thể mời bạn bè bê ngoài tham dự. * Chủ động truyền giảng để có thêm nhóm viên mới và nhóm sẽ chăm sóc họ. * Đặt trọng tâm bài học trên Kinh Thánh ngợi khen hướng về các bản tính của Chú mục đích và chương trình của Ngài đối vớ con người, và đáp ứng của nhóm khi nhận biết mình là một phần trong chương trình của Ngài. Chia sẻ hời hợt, nông cạn * Nhóm trưởng không làm gương trong sự chia sẻ cởi mở, thành thật. * Áp dụng không cụ thể. * Gây dựng tình thân chưa đủ để thách thức nhóm viên chịu trách nhiệm với nhau về sự tăng trưởng của nhau. * Cởi mở và cụ thể trong lời chia sẻ của riêng bạn * Khích lệ và khéo léo đặt câu hỏi để nhó viên có thể chia sẻ một cách cụ thể. * Gặp nhau từng đôi một sau giờ nhóm đ chia sẻ và cầu nguyện. * Lập kế hoạch cho nhóm cùng làm việc nhau để gây dựng tình thân và sự tin cậy. Các nhóm viên liên tục có nan * Bị nan đề chi phối, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt nhóm. * Trò chuyện riêng với cá nhân đó, giúp b tìm đến những nguồn trợ giúp hữu hiệu (t
  • 25. đề * Lạm dụng sự cảm thông của nhóm để độc chiếm diễn đàn, kể lể những khủng hoảng cá nhân. vấn). * Giúp nhóm nhận ra mục đích, đặc điểm của nhóm: Nhóm nhỏ không phải là nhóm điều trị bệnh. * Tiếp tục cầu nguyện và hỗ trợ trong tình yêu thương. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA NNCĐ & VAI TRÒ CỦA NHÓM TRƯỞNG VÀ NHÓM VIÊN Giai đoạn Khám phá Khủng hoảng Kết quả Kết thúc Nhóm viên nghĩ gì? * Nhóm này có phải là nhóm của tôi không? * Các bạn trong nhóm mong gì ở tôi? * Tôi mong gì ở các bạn trong nhóm? * Tôi có thể tin cậy nhóm này không nhỉ? * Nhóm này là nhóm của ai? * Chẳng biết nhóm này có thể làm nên trò trống gì không? * Nào, hãy cùng làm cái gì đó đi! * Tôi sẵn sàng phiêu lưu với nhóm. * Tôi sẵn sàng phục vụ, ban cho. * Thời gian gắ với nhóm có g thế nào? * Tôi đã học đ gì về mối tươn giao với chính mình? với Ch với người khá Nhóm viên cảm thấy thế nào? * Dè dặt * Hồi hộp * Lo lắng * Hào hứng * Mất hứng thú * Bắt đầu thấy căng thẳng * Lo lắng * Mất kiên nhẫn * Chấp nhận nhau * Cương quyết, mạnh mẽ * Ấm áp * Thoải mái * Ấm áp * Tôn trọng * Biết ơn * Buồn (vì sắp chia tay) Nhóm viên đáp ứng / phản ứng ra sao? * Cung cấp thông tin. * Bước đầu làm quen và chấp nhận nhau * Bỏ họp nhóm hoặc tham gia không đều đặn * Biểu lộ sự bất bình * Cung cấp thông tin về bản thân * Chia sẻ cảm xúc tích cực. * Cùng nhau lãnh đạo nhóm. * Dám phiêu lưu. * Cung cấp thông tin phản hồi. * Bày tỏ tình và sự quí trọn * Biểu lộ lòng ơn đối với nha * Hứa hẹn / kế ước cho tương NLĐ nhóm cần có thái * Cảm thông * Cởi mở * Cảm thông * Khích lệ * Thách thức * Hỗ trợ * Củng cố * Nhìn lại
  • 26. độ & đáp ứng gì? * Quan tâm * Cụ thể * Giao tiếp tốt * Bày tỏ bản thân * Linh động * Đối diện nan đề * Cung cấp thông tin phản hồi * Dám phiêu lưu * Luôn có mục tiêu rõ ràng * Cảm tạ NLĐ lên kế hoạch sinh hoạt nhóm ra sao? * Hoạt động tạo tình thân * Cơ hội để bày tỏ bản thân * Cơ hội chia sẻ cá nhân (1-1) * Gây dựng tình thân & tin cậy nhau. * Bày tỏ bản thân * Kết ước * Đôi bạn cầu nguyện * Hoạt động hướng ngoại (phục vụ) * Khám phá cá tính. * Khám phá ân tứ. * Chia sẻ thông tin phản hồi. * Ôn cố tri tân * Cảm tạ * Kỷ niệm * Trao đổi quà * Kết ước cho những mối liê tương lai CÂU HỎI ÁP DỤNG Hãy hồi tưởng các kinh nghiệm trong nhóm nhỏ của bạn. a. Sau khi bạn tìm hiểu tiến trình của nhóm từ giai đoạn khám phá đến giai đoạn kết thúc, bạn rút ra được điều quan trọng nào? b. Đối với bạn, những căng thẳng hoặc mâu thuẫn nào khó giải quyết nhất? Hãy chia sẻ với những nhóm trưởng đồng lao ở các nhóm khác và nhờ họ giúp bạn giải quyết các khó khăn đó. Ngược lại, bạn cũng nên giúp họ trong những khó khăn của họ. Chương 6: LẬP CHƯƠNG TRÌNH SINH HOẠT NHÓM NHỎ CƠ ĐỐC Nếu chúng ta muốn các nhóm viên được nhiều ích lợi khi tham gia nhóm nhỏ, chúng ta không thể không có kế hoạch. Một kế hoạch tốt sẽ đưa ra phương hướng và nội dung cho sinh hoạt của nhóm. Một nhóm tốt cần có sự cân bằng 4 lãnh vực sau: Tăng trưởng thuộc linh, Tương giao với Chúa, Tương giao với nhau và Trách nhiệm chứng nhân. Để mọi người tham gia hết mình, nên giúp nhóm cùng đi đến quyết định về chương trình sinh hoạt. Sinh hoạt nhóm sẽ thật sự sống động nếu mỗi nhóm viên cảm thấy đó là nhóm của mình chứ không phải là nhóm của nhóm trưởng. Tuy nhiên, nhóm trưởng phải lập kế hoạch sơ bộ. Người đó có thể hỏi ý kiến các anh chị hướng dẫn hoặc những người có kinh nghiệm để bổ sung các chi tiết. Khi lập kế hoạch, nên lưu ý đến những yếu tố sau đây: 1. THỜI GIAN. Nhóm phải ước lượng thời gian dành cho sinh hoạt nhóm
  • 27. nhỏ. Một sinh viên Cơ Đốc tốt nên dành đủ thời gian cho mọi khía cạnh của cuộc sống: học tập, sinh hoạt Hội Thánh, giải trí, gia đình, đời sống tình cảm,... Các nhóm viên nên ước lượng một cách thực tế và tránh rơi vào cái bẫy đánh giá tình trạng thuộc linh dựa vào mức độ thời gian tham gia các sinh hoạt Cơ Đốc, trở thành những “Cơ Đốc Nhân đa năng” mà mất đi mối tương giao thật với Chúa và với nhau. 2. NHU CẦU. Chương trình được định ra nên phục vụ cho nhu cầu chung của nhóm viên. Dĩ nhiên không phải mọi nhu cầu đều được đáp ứng cùng một lúc. Do đó, nhóm nên gợi ý cho nhóm viên biết những cách khác nhau để đáp ứng nhu cầu. (Thí dụ như: Đọc các văn phẩm bổ ích, tham gia sinh hoạt nhóm lớn, tham dự các kỳ trại,...). 3. NHỮNG NGUỒN TRỢ GIÚP CÓ GIÁ TRỊ. Nhóm nên tìm mọi nguồn trợ giúp. Nên dành thời gian tìm và liệt kê những tài liệu hướng dẫn học Kinh Thánh có giá trị, sách hoặc tư liệu, băng đĩa, báo chí,... Tuy nhiên, không nên quá lệ thuộc vào tài liệu. Nên biết cách vận dụng sáng tạo để đạt hiệu quả theo nhu cầu của nhóm. Nhóm cũng nên ghi nhận những người có thể hỗ trợ được như: các anh chị hướng dẫn nhóm Thông công hoặc thành viên nhóm cựu sinh viên, các mục sư, giáo viên Cơ Đốc... 4. LỊCH HỌC. Nhóm nên quan tâm đến lịch thi, các sự kiện đặc biệt trong trường và các lễ hội trong nước. Nhóm sẽ quyết định có nên nhóm họp vào những ngày này hay không. Lễ hội cũng là dịp nhóm có cơ hội tổ chức bồi linh hoặc tổ chức vài sinh hoạt đặc biệt khác như: cắm trại, thi đua thể thao với các nhóm khác,... 5. TRÁCH NHIỆM VÀ SINH HOẠT KHÁC CỦA NHÓM VIÊN. Để có một chương trình và lịch sinh hoạt thực tế, các nhóm viên nên chia sẻ trọng trách của họ với cả nhóm. Nhóm nhỏ nên cẩn thận đối với thời gian được dùng cho những trọng trách khác (thí dụ như: trách nhiệm đối với Hội Thánh, thì giờ dành cho gia đình, bạn bè chưa tin...) để sinh hoạt không bị chồng chéo, gây thêm áp lực không đáng có. Sinh hoạt của nhóm không nên chỉ giới hạn trong những buổi nhóm theo nghi thức. Tình yêu thương và lòng quan tâm không chỉ được bày tỏ trong buổi nhóm theo lịch trình, mà nhóm viên nên có thời gian gặp gỡ nhau sau giờ nhóm. Nhóm nhỏ nên lập mục tiêu để đạt được mục đích. Mục tiêu thúc đẩy nhóm viên tăng trưởng và vạch ra phương hướng chung cho toàn nhóm. Nên thiết lập mục tiêu cho từng lãnh vực để đảm bảo chương trình sinh hoạt nhóm được cân bằng. Khi đặt mục tiêu, cần ghi nhớ những lời hướng dẫn sau đây (4C) Cầu nguyện Có thể thực hiện
  • 28. Cụ thể Cầu tiến 1. Cầu nguyện. Cầu xin sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh. Như đã nhấn mạnh trong chương 1, tự thân nhóm nhỏ chẳng có gì là thần thông cả. 2. Có thể thực hiện. Nhìn xa trông rộng là điều tốt nhưng phải cân bằng với việc đánh giá đúng mức những gì có tính khả thi khi nhóm cùng làm việc với nhau. 3. Cụ thể. Các mục tiêu quá chung chung sẽ không hiệu quả trong việc vạch ra phương hướng. Lượng giá cũng sẽ khó khăn nếu các mục tiêu không rõ ràng. 4. Cầu tiến. Công việc của Đức Chúa Trời đòi hỏi nỗ lực hết mức của bạn. Đừng sống theo triết lý “ai sao tôi vậy”, tầm thường hóa chính mình, vì Đức Chúa Trời có thể làm nhiều việc lớn lao trong và qua bạn. Hãy có ước vọng cho nhóm thông công của bạn. Đừng bao giờ đánh giá thấp những triển vọng của nhóm nhỏ của bạn. Thí dụ: CHƯƠNG TRÌNH MỘT BUỔI NHÓM § Nối kết: Bài hát mới “Đón chào bạn mới” (10’) § Tương giao với Chúa: Ca ngợi - cảm tạ (15’) § Trưởng dưỡng thuộc linh: Chia sẻ: “Những điểm cơ bản của Cộng đồng Cơ Đốc” (20’) § Thông công với nhau: “Vẽ những biểu tượng của đời sống” (15’) Thông công với nhau - Trách nhiệm chứng nhân: Cầu nguyện từng đôi (15’); ăn bánh kẹo, trò chuyện sau giờ nhóm (15’). Khi thực hiện kế hoạch, có hai điều quan trọng cần nhớ: 1. Cần linh động. Đôi khi nhóm phát hiện ra một sinh hoạt nào đó trong chương trình không phù hợp với nhóm. Nhiều lần lịch trình của bạn bị hoãn bởi những chuyện bất ngờ (thí dụ như: những sinh hoạt Hội Thánh, lịch học và lịch thi thay đổi, nan đề gia đình,...). Nên linh động thay đổi chương trình và lịch trình. Có thể có vài nhu cầu phát sinh vào giữa học kỳ. Hãy sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu này nếu cần. Nếu các buổi nhóm nhóm bị hoãn lại, hãy đảm bảo sẽ bắt đầu lại ngay lập tức khi lý do hoãn nhóm đã được giải quyết. 2. Cần tập trung vào con người chứ không phải là chương trình. Nếu lịch trình khiến các nhóm viên bị nhồi nhét quá mức, tốt hơn hết là bỏ các sinh hoạt ấy đi. Cần nhạy cảm với cách các nhóm viên đang tiến triển cùng với các sinh hoạt theo kế hoạch. Đôi khi bạn chỉ cần đơn giản hoá tiến trình hoặc tạo môi trường sinh hoạt có sáng tạo, hứng thú hơn cho chương trình của nhóm. Dưới đây là một bảng liệt kê các mục tiêu gợi ý của nhóm nhỏ được soạn theo 4 lĩnh vực của nhóm cho một chương trình sinh hoạt nhóm trong hai
  • 29. năm, nhằm cung cấp cho bạn một số ý tưởng về cách thiết lập mục tiêu và chương trình sinh hoạt. Những gợi ý này nhằm củng cố những điều đã được nhấn mạnh từ trước: tầm quan trọng của việc cân bằng các lãnh vực trong chương trình, đáp ứng nhu cầu của nhóm viên trong mọi lĩnh vực (không chỉ trong những chuyện được gọi là “lĩnh vực thuộc linh”) và nhu cầu sáng tạo, đa dạng trong việc lập kế hoạch sinh hoạt nhóm. Mong rằng các nhóm chú trọng nhiều đến lãnh vực Thông công với nhau và Trách nhiệm chứng nhân, vì thực tế cho thấy nhiều nhóm nhỏ Cơ Đốc ở các nơi đã bỏ qua hai lãnh vực này. BẢNG LIỆT KÊ CÁC MỤC TIÊU (GỢI Ý) TRƯỞNG DƯỠNG THUỘC LINH 1. Mỗi bạn đều xác quyết mình đã là con của Chúa và mời Chúa Cứu Thế làm Chủ trong mọi lãnh vực của cuộc sống. 2. Các nhóm viên đều tham dự các buổi nhóm của nhóm nhỏ (ít nhất 3/4 trong số các buổi nhóm). 3. Mỗi bạn biết và thực hành thường xuyên một phương pháp học KT cá nhân (VD: 5 dấu, Quy nạp) 4. Mỗi bạn học thuộc lòng một câu gốc mỗi tuần. 5. Mỗi bạn đọc hai tựa sách bồi linh mỗi quý 6. Nhóm sẽ cùng đọc chung và thảo luận sách “Cuộc Chiến đấu” trong học kỳ I. 7. Nhóm sẽ gây quỹ để đến hè cùng tham gia trại hè với nhau. 8. Nhóm sẽ mua hai tựa sách / văn phẩm Cơ-đốc mỗi tháng để gây dựng tủ sách nhóm nhỏ. 9. Mỗi bạn sẽ cho nhóm mượn hai tựa sách để các bạn luân phiên nhau đọc TƯƠNG GIAO VỚI CHÚA 1. Mỗi bạn trung tín giữ giờ tĩnh nguyện hằng ngày theo một tài liệu nhất định. 2. Mỗi bạn đều biết cầu nguyện và dạn dĩ cầu nguyện lớn tiếng trong nhóm. 3. Mỗi bạn mạnh dạn ca ngợi Chúa, dù có hay không có giọng hát hay. 4. Mỗi bạn luôn sống trong tinh thần thờ phượng Chúa, sống với niềm tin Chúa đang ở với mình trong từng suy nghĩ, lời nói, hành động hằng ngày. 5. Các nhóm viên đều đọc và suy gẫm hết sách Thi Thiên sau một năm học. 6. Nhóm viên sẽ biết hát hai bài thánh ca mới mỗi tháng. THÔNG CÔNG VỚI NHAU 1. Mỗi bạn cảm nhận được tình thân, sự gắn bó của các bạn khác trong nhóm, và đều cảm thấy “thoải mái như ở nhà” khi đến với nhóm. 2. Nhóm có những "đôi bạn" biết nhu cầu của nhau và trung tín cầu thay cho nhau.
  • 30. 3. Các bạn tin cậy nhau và đều cởi mở bày tỏ những nhu cầu, cảm nghĩ, cảm xúc cho nhau 4. Các bạn hiểu nhau và lo lắng, giúp đỡ nhau tùy theo nhu cầu của nhau. 5. Nhóm sẽ gây quỹ để hỗ trợ học phí cho một bạn sinh viên nghèo trong nhóm. 6. Mỗi bạn sử dụng ân tứ của mình để làm tốt những vai trò trong nhóm và góp phần phục vụ trong Hội Thánh địa phương. 7. Nhóm sẽ đi chơi ngoài trời với nhau hai lần mỗi học kỳ. 8. Nhóm sẽ tổ chức về quê thăm Hội Thánh và gia đình của một số bạn trong nhóm một lần mỗi học kỳ. TRÁCH NHIỆM CHỨNG NHÂN 1. Mỗi bạn đều nắm vững nội dung của Phúc Âm và biết ít nhất một phương pháp chia sẻ Phúc Âm 2. Mỗi bạn chia sẻ niềm tin cho ít nhất một bạn học trong mỗi học kỳ. 3. Nhóm sẽ thực hiện hai chương trình truyền giảng nhóm nhỏ mỗi học kỳ. 4. Nhóm sẽ cầu thay và dâng hiến cho công tác Truyền giáo của NTC hoặc của Hội Thánh tại….. 5. Nhóm sẽ giúp đỡ một sinh viên vùng sâu vùng xa chưa tin Chúa đang cùng học trong trường một năm. 6. Nhóm sẽ dành hai tháng học Kinh Thánh chuyên đề truyền giáo trong tình bạn. 7. Nhóm sẽ gởi ít nhất một đại diện đến tham dự khoá huấn luyện của Hội Thánh về Truyền Giảng. 8. Nhóm sẽ thực hiện một (2,3…) dự án giúp đỡ người nghèo, người già trong HT, đi thăm một trung tâm công tác XH. Dưới đây là gợi ý chương trình sinh hoạt nhóm trong học kỳ I. Trọng tâm sinh hoạt hướng về việc hiểu nhau và cởi mở với nhau để gây dựng tình thân và bắt đầu làm việc với nhau. Mục tiêu chung là đến cuối học kỳ I nhóm có thể vượt qua giai đoạn “Khủng hoảng” và bắt đầu làm việc ăn ý với nhau. T U Ầ N Tương giao với Chúa Trưởng dưỡng thuộc linh Thông công với nhau Trách nhiệ chứng nhâ 1 Ca ngợi. Cùng cảm tạ Chúa vì bắt đầu một năm học mới Chia sẻ ngắn về tinh thần cảm tạ hoặc đặc ân & trách nhiệm - Đón chào bạn mới. - Trò chơi bom nổ: kể về mùa hè của mình Cầu nguyện cho bạn chưa tin mà vừa gặp lại sau nghỉ hè
  • 31. - Dọn 'tiệc trái cây' 2 Mỗi người nói một điều mình cảm tạ Chúa trong tuần qua. Đọc bài mở đầu Cẩm nang NTC (dựa trên Cong Cv 2:42-47). Thảo luận: "Bàn tay gây dựng" có thể được phát triển trong nhóm thế nào - Trò chơi: điều độc đáo nhất tôi có mà bạn không có - Gợi ý, chuẩn bị tinh thần lên kế hoạch sinh hoạt nhóm. - Từng đôi một chia sẻ về sinh hoạt / chỗ ăn ở hiện tại; những thuận lợi và thách thức, rồi cầu nguyện cho việc duy trì tình bạn với những người bạn chưa tin đang sống gần mình. 3 Ca ngợi Chúa Cầu nguyện Suy gẫm một câu Kinh Thánh Thảo luận: Thống nhất kế hoạch và lịch sinh hoạt nhóm; chuẩn bị tinh thần kết ước với nhau trong tuần sau. 4 Bài ca mới Ca ngợi Chúa 10’ Chia sẻ: Nền tảng Thánh Kinh của việc Kết ước Kết ước (hay soạn lại kết ước) - Cầu nguyện 5 Ca ngợi - Đọc đối đáp một Thi Thiên Học Kinh Thánh - Cầu nguyện từng đôi theo sự dạy dỗ của bài học; cầu thay cho người thân chưa tin Chúa - Ăn uống nhẹ (nếu có!) 6 Sinh hoạt ngoài trời 7 Ca ngợi Học Kinh Thánh - Cầu nguyện từng
  • 32. đôi theo sự dạy dỗ của bài học; cầu thay cho những người bạn chưa tin Chúa, nêu đích danh. - Ăn uống nhẹ (nếu có!) 7 Mỗi người kể một danh hiệu của Chúa, cho biết danh hiệu đó đã khích lệ mình thế nào trong thời gian qua Xem phim Trái tim Thiên thần Chia sẻ: - Bạn sẽ phản ứng / sống như thế nào nếu rơi vào trường hợp của hai nhân vật chính trong phim? - Sống với niềm tin nơi Chúa đã tạo nên sự khác biệt nào nơi hai nhân vật đó? - Bạn có biết ai đang có hoàn cảnh giống với họ nhưng chưa có được niềm tin như họ? 8 Bài hát mới: Phân tích ý nghĩa, tập hát, hát nhiều cách… Chia sẻ và cùng học thuộc lòng một câu KT Tâm tình: Dùng chocolate M&M - mỗi màu một chủ đề CN cho một chư trình truyền giá HT mà bạn biết 9 Lắng nghe, suy gẫm và hòa lòng với các bài hát ca ngợi trừ băng đĩa nhạc Học Kinh Thánh - Cầu nguyện từng đôi theo sự dạy dỗ của bài học và cho những nan đề của nhau. - Cầu nguyện cho “mùa gặt” trong dịp Giáng Sinh. - Ăn uống nhẹ (nếu
  • 33. có!) 10 Ca ngợi - Đọc đối đáp & suy gẫm một Thi thiên Thảo luận: Những trở ngại trong việc hiểu người khác Trò chơi: Vẽ hình 4 giai đoạn đời tôi Từng đôi chia s những người th chưa tin Chúa c mình rồi cùng c nguyện cho họ. 11 Tìm hiểu ý nghĩa một bài Thánh ca Giáng Sinh. Hát và suy gẫm, hòa lòng với lời ca. Chuẩn bị Truyền Giảng Nhóm nhỏ nhân mùa Giáng Sinh - Tấm lòng - Nội dung - Hình thức - Cầu nguyện đặc biệt cho chương trình và cho người tham dự 12 Thờ phượng Chúa bằng các loại hình nghệ thuật Học Kinh Thánh - Cầu nguyện theo bài học - Cầu nguyện đặc biệt cho chương trình truyền giảng nhóm nhỏ 13 Truyền giảng Nhóm Nhỏ 14 Kỷ niệm Chúa Giáng Sinh trong nhóm nhỏ/ hoặc cả nhóm hẹn nhau tham dự một lễ Giáng Sinh ở một Hội Thánh địa phương 15 Ca khúc Giáng Sinh - Chia sẻ phước hạnh mùa Giáng Sinh.
  • 34. - Lượng giá chương trình truyền giảng nhóm nhỏ. Cảm tạ & cầu nguyện. Khẳng định những ân tứ của nhau, cho ý kiến phản hồi về công tác của nhau. - Nếu có thể, đi ăn chè / ăn kem với nhau. 16 Bài hát mới Ca ngợi Học Kinh Thánh Cầu nguyện từng đôi theo sự dạy dỗ của bài học và cho những nan đề của nhau (thi cử?). 17 Bài hát mới Ca ngợi Chuyên đề: Kỷ luật bản thân Cầu nguyện từng đôi cho vấn đề kỷ luật bản thân và quản lý thời gian của nhau. 18 Ca ngợi - Cảm tạ - Lượng giá sinh hoạt nhóm dựa trên kết ước. - Cho ý kiến phản hồi về nhau. Khẳng định những đóng góp của nhau vào sự trưởng thành của nhóm. - Bổ sung, sửa đổi kết ước nếu cần. - Cầu nguyện cho việc học thi của các bạn. Tiếp tục cầu ng cho các bạn đã tham dự truyền nhưng chưa tin CÂU HỎI ÁP DỤNG 1. Nhóm của bạn nên đặt ra những mục tiêu nào trong các lĩnh vực sau:
  • 35. Trưởng dưỡng thuộc linh, Tương giao với Chúa, Tương giao với nhau & Trách nhiệm chứng nhân? 2. Tham khảo chương trình mẫu gợi ý nói trên và các gợi ý trong Phụ Lục A, hãy lên kế hoạch sinh hoạt cho nhóm của bạn trong học kỳ II. Chương 7: LƯỢNG GIÁ SINH HOẠT NHÓM Nhóm nhỏ nên tổ chức lượng giá định kỳ để gởi phản hồi cho nhóm trưởng và cho cả nhóm. Các mục tiêu và kết ước của nhóm chính là tiêu chí để lượng giá. Qua việc lượng giá, nhóm nhỏ sẽ có thể xác định được những điểm mạnh, điểm yếu để từ đó quyết định những việc cần làm nhằm gây dựng tình thân và nâng cao hiệu quả sinh hoạt nhóm. Dưới đây là gợi ý 3 mẫu lượng giá nhóm nhỏ. Bạn có thể nghĩ ra một mẫu lượng giá riêng hoặc điều chỉnh, bổ sung bất kỳ điểm nào trong những mẫu này cho phù hợp với nhóm của bạn. MẪU LƯỢNG GIÁ 1 Những điều liệt kê dưới đây sẽ giúp bạn suy nghĩ đến những ưu và khuyết điểm trong nhóm bằng cách cho điểm từng mục, sử dụng thang điểm đánh giá đã cho. Sau khi đã làm xong, đối chiếu các kết quả và thảo luận với nhau. Xin vui lòng hoàn tất các câu sau: 1. Điểm mạnh của nhóm là: a. b. c. 2. Những nan đề chúng ta cần giải quyết chung với nhau là: a. b. c. 3. Nhóm đã giúp tôi: a.
  • 36. b. c. 4. Ý kiến khác: a. b. c. 1- Rất tốt 2- Tốt 3- Khá 1. Số lượng nhóm viên 2. Sử dụng thời gian 3. Sự lãnh đạo của NLĐ nhóm 4. Các tài liệu sử dụng 1 1 1 1 3 3 3 3 4 4 4 4 5 5 5 5 5. Tình thân giữa các nhóm viên 6. Mức độ tin cậy 7. Tự do bày tỏ bản thân 8. Chấp nhận lỗi lầm của nhau 9. Quan tâm đến những trăn trở của nhau 1 1 1 1 1 3 3 3 3 3 4 4 4 4 4 5 5 5 5 5 10. Hiểu các bài học Kinh Thánh 11. Áp dụng Kinh Thánh vào cuộc sống 12. Cầu nguyện 13. Sự thờ phượng của nhóm 1 1 1 1 1 1 1 1 1 3 3 3 3 3 3 3 3 3 4 4 4 4 4 4 4 4 4 5 5 5 5 5 5 5 5 5
  • 37. 14. Trao đổi ý kiến 15. Chia sẻ cảm xúc 16. Tương giao với Chúa 17. Tăng trưởng cá nhân trong nhóm 18. Truyền giảng MẪU LƯỢNG GIÁ 2 Khoanh tròn con số trong thang điểm tương ứng với lượng giá của bạn về nhóm theo những mục dưới đây. Thí dụ: Câu A, nếu bạn thấy rằng mình tham gia tích cực vào việc đáp ứng nhu cầu nhóm, hãy khoanh tròn số 7; ngược lại, khoanh tròn số 1. Nếu bạn nghĩ rằng mình có dự phần trong chừng mực nào đó thì khoanh tròn con số tương xứng ở giữa. A. Thiếu trách nhiệm dự phần. Nhóm viên chỉ phục vụ cho nhu cầu bản thân, đến với nhóm giống như những một khán giả. 1 2 3 4 5 6 7 Có trách nhiệm dự p Nhóm viên nhạy cảm nhu cầu của nhóm, đ thấy mình thuộc về n có đóng góp. B. Quyền lãnh đạo chỉ nằm trong tay một hai người. 1 2 3 4 5 6 7 Quyền lãnh đạo đượ cho các nhóm viên, t khả năng và ân tứ củ C. Mức độ trao đổi ý kiến 1 2 3 4 5 6 7 Mức độ trao đổi ý ki
  • 38. thấp. Nhóm viên thiếu lắng nghe hoặc không chịu hiểu. Các ý kiến đưa ra đều không có giá trị và rất ít ý kiến được thực hiện. cao. Nhóm viên chịu nghe và hiểu được ý của nhau. Các ý kiến trình bày và được ch thuận nhiệt tình. D. Mức độ chia sẻ cảm xúc thấp. Nhóm viên không chịu lắng nghe và không hiểu các cảm xúc. Không ai quan tâm đếm cảm xúc của nhau. 1 2 3 4 5 6 7 Mức độ trao đổi cảm tốt. Nhóm viên lắng thấu hiểu và quan tâm các cảm xúc. Mọi ng tỏ cảm xúc và được nhận. E. Thiếu chân thật. Nhóm viên không bày tỏ bản thân, đến với nhóm với bộ mặt giả tạo. 1 2 3 4 5 6 7 Rất chân thật. Nhóm chân thành bộc lộ bả một cách trung thật. F. Không chấp nhận lẫn nhau. Các nhóm viên bị bỏ mặc, không được yêu thương, bị chỉ trích. 1 2 3 4 5 6 7 Nhóm viên chủ động nhận lẫn nhau. Nhóm nhận biết và hiểu rõ cách riêng biệt của m người. G. Sự tự do của nhóm viên bị hạn chế. Nhóm viên không có cơ hội để biểu lộ những đặc tính cá nhân của mình. 1 2 3 4 5 6 7 Sự tự do của nhóm v được quan tâm và đư khuyến khích. Khả n sáng tạo và tính cách biệt của từng nhóm v được nhóm đón nhận H. Môi trường sinh hoạt là một môi trường căng thẳng, ngờ vực, khách sáo, lo sợ hoặc nông cạn. Nhóm viên không thể thư giãn được. 1 2 3 4 5 6 7 Môi trường sinh hoạ môi trường tin cậy lẫ thấy rõ bằng cớ của thương dành cho nha không khí thân thiện xả. I. Hiệu quả thấp. Nhóm viên thiển cận mà lại tự mãn và dễ dãi với bản thân. Các 1 2 3 4 5 6 7 Hiệu quả cao. Nhóm việc chăm chỉ và ngh túc. Nhóm cùng đạt
  • 39. buổi nhóm không mang đến kết quả gì. đích MẪU LƯỢNG GIÁ 3 ĐỒNG NHẤT HÓA VỚI NHÓM 1. Mọi người có cảm thấy mình thuộc về nhóm không? 2. Các nhóm viên có tự nhiên và chân thành chia sẻ các vấn đề về bản thân, nan đề, hy vọng v vọng không? 3. Nhóm có thể cầu nguyện chân thành và sâu nhiệm cho nhau và với nhau không? CÁC BUỔI NHÓM 1. Các buổi thảo luận có hữu ích không? Có tạo hứng thú cho người tham dự không? 2. Các nhóm viên có cảm thấy buổi nhóm quá dài hoặc quá ngắn không? 3. Nhóm có đeo đuổi theo kế hoạch đã vạch ra không? Có những điều gì cần thay đổi không? MỐI QUAN HỆ VỚI NGƯỜI KHÁC 1. Cá nhân nhóm viên có mối quan hệ với những người ngoài nhóm như thế nào? 2. Nhóm có chiếm quá nhiều thời gian và sự quan tâm của nhóm viên đến nỗi làm ảnh hưởng hệ với người ngoài nhóm không? 3. Nhóm có quan hệ như thế nào với Hội Thánh chung? CÁ NHÂN 1. Bạn có sáng kiến gì để phát triển nhóm? 2. Các nhóm viên học được gì khi góp phần với nhóm? Mối quan hệ là yếu tố sống còn để một nhóm nhỏ đạt được các mục tiêu. Là một nhóm nhỏ, các mối quan hệ của nhóm viên cần phải được lưu tâm đặc biệt. Với những hoạt động lượng giá như trên, bạn cần nhìn thấy chính bạn trong mối quan hệ với từng tổ viên khác, xác định những vấn đề hay nan đề trong nhóm, và giải quyết các mâu thuẫn khi chúng chỉ mới bắt đầu. Đôi khi rắc rối xảy ra chỉ vì chúng ta do dự không chịu tiến hành những việc cần làm để gây dựng tình thân. Chúng ta thà làm như là chẳng có gì vấn đề gì xảy ra cả còn hơn là sẵn sàng đối đầu và chấp nhận rủi ro. CÂU HỎI ÁP DỤNG 1. Việc lượng giá định kỳ sinh hoạt của nhóm thông công của bạn có tầm quan trọng thế nào? Những buổi lượng giá như vậy mang đến những lợi ích
  • 40. nào cho nhóm nhỏ? 2. Vận dụng một trong những mẫu lượng giá đề nghị trong chương này để lượng giá những sinh hoạt gần đây nhất của nhóm của bạn. Chương 8: KẾT LUẬN Nhóm nhỏ của bạn có thể tạo ra một khác biệt hết sức to lớn trong đời sống của mỗi nhóm viên sau vài tuần hoặc vài tháng sinh hoạt với nhau. Gắn kết với nhau trong một nhóm và hướng dẫn một nhóm có thể là một kinh nghiệm rất phong phú và đầy thách thức cho đức tin. Điều đó có nghĩa là rất nhiều công việc, rất nhiều lời cầu nguyện, việc lập kế hoạch và khích lệ đủ để đi tới trước và áp dụng những điều chúng ta đã học trong tập sách này. Đôi khi, việc hướng dẫn một nhóm nhỏ một kinh nghiệm đau thương, mệt mỏi, lao tâm lao lực, kèm theo những lần đau lòng. Nhưng nếu ai có ước muốn thử lần đầu và kiên gan trì chí thì có những niềm vui sâu sắc, những kỷ niệm dễ thương sẽ được chia sẻ với nhau sau khi đã gắn bó với nhau trong cuộc sống, cũng như có Chúa hiện diện giữa vòng chúng ta, gây dựng mối liên hệ với Ngài, với từng nhóm viên và với những người bên ngoài nhóm. Tham gia một nhóm nhỏ Cơ Đốc có nghĩa là một kết ước để khích lệ và gây dựng lẫn nhau trở nên giống Chúa Cứu Thế hơn trong mọi lãnh vực của đời sống chúng ta! Và do đó, chúng ta tìm thấy mối thông công trong nhóm nhỏ Cơ Đốc, nơi chúng ta học cách cho và nhận, nơi chúng ta tăng trưởng trong đức tin. Nhóm nhỏ cũng là nơi chúng ta được thách thức để tiếp thu Lời Chúa một cách nghiêm túc khi chúng ta quyết tâm làm theo Lời Chúa trong cuộc sống chúng ta (mỗi cá nhân hoặc cả nhóm họp lại). Đây cũng là nơi chiếu sáng cho những người xung quanh chúng ta, giúp họ nhìn thấy lời chứng về sự nhân từ của Chúa đối với chúng ta và sự vinh hiển của Ngài. Cám ơn Ngài vì ngày hôm nay đây chúng con quây quần luôn có nhau. Biết bao hạnh phúc sớt chia cuộc sống mến thương nhau đây trọn tình thân. Phụ lục A: Ý TƯỞNG GÂY DỰNG NHÓM NHỎ CƠ ĐỐC Đây là phần tập hợp các hoạt động được gợi ý để dùng cho 4 lãnh vực của
  • 41. nhóm nhỏ: TRƯỞNG DƯỠNG THUỘC LINH, TƯƠNG GIAO VỚI CHÚA, TƯƠNG GIAO VỚI NHAU, TRÁCH NHIỆM CHỨNG NHÂN (Phần này sẽ cung cấp cho bạn nhiều ý tưởng hữu ích cho việc lập kế hoạch và thực hiện chương trình cho nhóm nhỏ của bạn). Ý TƯỞNG CHO LÃNH VỰC TRƯỞNG DƯỠNG THUỘC LINH A. HỌC KINH THÁNH Các nhóm viên sẽ được tăng trưởng qua giờ học Kinh Thánh. Khi học Kinh Thánh, nhóm có thể áp dụng các cách học như sau: phương pháp quy nạp (chọn một số đoạn Kinh Thánh phù hợp), nghiên cứu nhân vật, nghiên cứu một sách trong Kinh Thánh, học theo các tài liệu soạn sẵn. Nên linh động thay đổi cách học để tránh nhàm chán. Chương trình sinh hoạt nên xen kẽ học Kinh Thánh với các hoạt động tăng trưởng khác. B. NGHIÊN CỨU SÁCH Nhóm nên dành thời gian tìm hiểu các sách trình bày những vấn đề cơ bản của đời sống Cơ Đốc. Những quyển sách này có thể là nguồn tài liệu tham khảo rất tốt cho mục tiêu tăng trưởng. C. NGHIÊN CỨU CÁC SÁCH BỎ TÚI Hoạt động này ít đáp ứng nhu cầu hơn hoạt động nghiên cứu sách, nhưng lại ít tốn kém hơn. D. CÁC BUỔI NHÓM LIÊN NHÓM (NHÓM CUỐI THÁNG) Cả nhóm đến nghe giảng ở các buổi nhóm liên nhóm. Khi trở về nhóm, bạn nên dành thời gian để thảo luận các quan điểm / ý kiến được chia sẻ. Đối với các vấn đề hoặc các đề tài được trình bày trong những buổi nhóm liên nhóm, bạn cũng có thể mở rộng để nghiên cứu thêm. E. CÁC CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN Đôi khi, nhóm nhân sự NTC và nhóm Cựu SV có thể hướng dẫn các chương trình huấn luyện với các đề tài có thể là: “Phương pháp hướng dẫn học Kinh Thánh, Các chuyên đề về Truyền giảng, Chiến lược nhóm nhỏ, Các vấn đề của thời đại, Truyền giáo,...” Nhóm nhỏ của bạn có thể tận dụng các cơ hội như vậy. Hãy là một người quản gia tốt của những buổi huấn luyện này để vận dụng một cách sáng tạo và linh động trong nhóm. Tham khảo các anh chị trong nhóm Cựu SV về phần thời khoá biểu các hoạt động. F. CÁC KỲ TRẠI VÀ CÁC BUỔI HỘI THẢO Các hoạt động này rất hiệu quả đối với việc học tập trung. Bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều sinh viên ở các khu vực khác. Bạn sẽ được mở rộng tầm nhìn khi bạn chia sẻ nhận thức của bạn với các anh chị hướng dẫn và các sinh viên khác. Sẽ là điều tốt khi tham dự các kỳ trại và các buổi hội thảo này để chia sẻ các bài học từ các nhóm viên trong các nhóm nhỏ. G. CHIA SẺ KINH NGHIỆM