SlideShare a Scribd company logo
1 of 54
Khuôn Mẫu Hội Thánh Đầu Tiên
Bài 1:SỨ MẠNG CỦA HỘI THÁNH
I. CHỨNG NHÂN CHO CHÚA
1. Đại mạng lệnh: Cong Cv 1:8 cho chúng ta biết mạng lệnh Chúa truyền cho môn
đồ trước khi về cùng Cha là : “Các ngươi sẽ làm chứng về Ta tại thành Giêrusalem,
cả xứ Giuđê, xứ Samari cho đến cùng trái đất”. Đây chính là diễn giải Đại mạng
lệnh cuối sáchMathiơ, mạng lệnh xuất quân dành cho HT: “Hãy đi khiến muôn
dân trở nên môn đệ Ta” (Mat Mt 28:20).
2. Chứng nhân là gì ? : Như thế, môn đồ Chúa Jesus phải làm chứng nhân cho
Ngài. Nhưng, “chứng nhân”là gì ? Chứng nhân là người nói rằng: “Điều nầy là
thật, tôi biết rõ lắm. . ”. Chứng nhân phải nói điều mình biết rộ, biết chắc. Chứng
nhân trước tòa án chỉ nói những gì mình thấy tận mắt, nghe tận tai và những gì
mình biết chắc bằng từng trải cá nhân.
Vì thế, là chứng nhân cho Chúa, điều quan trọng đầu tiên chúng ta cần phải có là
phải thật sự biết Chúa và biết Chúa thật rõ ràng.
Muốn có sự hiểu biết đầu tiên ấy, chúng ta cần có hai điều: Suy luận và Kinh
nghiệm.
II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI SUY LUẬN
1. Suy luận như thế nào ?: Chúng ta phải có sự suy nghĩ cho riêng mình. Muốn thế,
chúng ta phải luôn đặt câu hỏi “Điều ấy có nghĩa gì ? Nó có ý nghĩa gì đối với tôi ?
Tôi phải làm gì ?”.
. Kipling cho biết ông có sáu người làm công trung tín. Đó là “Ai? Việc gì? Ở đâu?
Khi nào? Thế nào? và Tại sao?”.
2. Tầm quan trọng: Chúng ta tin điều nầy, điều khác không phải chỉ vì ai đó đã nói
với chúng ta như thế, nhưng vì chúng ta đã suy xét kỹ lưỡng vấn đề đó.
. Có lần Chúa đã hỏi các môn đồ “Người ta nói ConNgười là Ai?”. Môn đồ kể lại
cho Ngài những ý kiến cùng lời phỏng đoán của dân chúng lúc bấy giờ, nhưng sau
đó Chúa đã hỏi họ một câu hỏi vô cùng quan trọng : “Các ngươi nói Ta là ai?”.
. Chỉ nói lại những gì người khác suy nghĩ thì chưa đủ, phải có sự suy nghĩ của
riêng mình sau khi suy xét để mạnh dạn nói rằng “Tôibiết điều ấy là thật”.
III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỪNG TRẢI
1. Từng trải điều gì ? Ngoài việc suy xét vấn đề, chúng ta cần có kinh nghiệm
nghiệm biết Chúa và gặp Chúa.
2. Tầm quan trọng: Thật là sai lầm khi xem Chúa Jesus chỉ là một nhân vật có thật
đã từng sống, đã chết, đã ra đi . . . được sách vở ghi chép.
. Trái lại, chúng ta phải biết rằng Chúa Jesus vẫn cònsống mãi và chúng ta có thể
gặp Ngài như gặp một người Bạn. Biết Chúa như thế chúng ta mới có thể tin Ngài
một cách chắc chắn và hoàn toàn.
. Nhưng nếu Ngài đang sống, tại sao chúng ta lại không thường xuyên gặp Ngài ?
Lý do hẳn là vì chúng ta không tìm cơ hội gặp Ngài hoặc không cho Ngài cơ hội để
gặp chúng ta.
. Trong vở kịch “Thánh Jeanne của George Bernard Shaw, khi Thái tử Pháp bực
mình hỏi cô Jeanne “Tại sao tiếng phán lúc nào cũng đến với ngươi mà không đến
với ta ? Ta là vua chứ không phải là ngươi ?”. Cô Jeanne trả lời : “Tiếng phán có
đến với ngài nhưng ngài không hề nghe vì ngài không hề ra đồng vào buổichiều để
lắng tai nghe. Ngài chỉ làm dấu thánh giá mà không cầu nguyện bằng tấm lòng.
Ngài đã không cho mình một cơ hội để nghe”.
3. Mối tương giao: Amốt đặt vấn đề về Đức Chúa Trời với loài người. Ông hỏi:
“Hai người há có thể đi chung với nhau mà không đồng ý với nhau được sao ?”
. Người ta khó có thể tìm gặp nhau trừ phi họ đồng ý trước để gặp nhau. Chúng ta
cũng nên biệt riêng một thì giờ mỗi ngày để nghĩ về Chúa Jesus, nói chuyện với
Ngài, chờ đợi sự hiện diện của Ngài. Đừng quá chú trọng thời lượng, địa điểm hay
thời gian trong ngày. Hãy bước vào mối tương giao thật sự với Chúa mỗi ngày, để
bạn có thể làm chứng rằng “Tôibiết”.
IV. LÀM CHỨNG Ở NHÀ
1. Bắt đầu tại Giêrusalem: Theo Cong Cv 1:8, Giêrusalem phải là trung tâm rồi từ
đó vẽ ra một loạt vòng tròn đồng tâm lớn dần cho đến khi vòng
tròn lớn nhất bao phủ cả thế giới. Vì thế, phải bắt đầu tại Giêrusalem.
2. Ý nghĩa: Giêrusalem tượng trưng cho nhà chúng ta. Người ta nói rằng “Lòng bác
ái bắt đầu từ nhà mình trước”, sự làm chứng về Chúa cũng vậy.
. Tại Giêrasê, người bị quân độiquỉ ám được Chúa chữa lành đã biết ơn Chúa, xin
được theo Chúa để hầu hạ Ngài, nhưng Chúa phán rằng: “Hãy về nhà ngươi, nơi
bạn hữu ngươi mà thuật lại cho họ điều lớn lao thể nào Chúa đã làm cho ngươi và
Ngài đã thương xót ngươi cách nào” Mac Mc 5:19.
. Không nơi nào tốt hơn cho chúng ta là nhà mình để tập sự trở nên Cơ Đốc nhân.
Nhưng nhiều người lại không biết sử dụng nhà mình. Họ xem nhà mình là nơi
mình có quyền sống thật với chính mình như gian dối, nóng nảy, ích kỷ. . . , đốixử
với người thân thiết nhất bằng thái độ bất lịch sự mà họ không bao giờ dám tỗ ra
với người lạ hay ít quen biết !
. Chúng ta phải và có thể bắt đầu chứng minh đời sống Cơ Đốc ngay tại nhà mình.
Ở đó có đu cơ hội để chúng ta có thể tỏ ra vị tha, mềm mại, tha thứ, chia xẻ. . . một
cách đứng đắn như một Cơ Đốc nhân đáng phải có.
V. LÀM CHỨNG TRONG NƯỚC
1. Xứ Giuđê: Môn đồ Chúa phải tiếp tục truyền giảng khắp Giuđê là phần cònlại
của quốc gia mình.
. Gilbert bảo rằng “Kẻ ngu dại thường sôi nổi ca ngợi mọi thế kỷ ngoại trừ thế kỷ
mình đang sống, ca ngợi mọi quốc gia ngoại trừ quốc gia mình”.
. Hãy nhớ: Nhiệm vụ chúng ta là phải biến đất nước mình trở nên một quốc gia đẹp
đẽ , đó chính là một quốc gia Cơ Đốc.
2. Phương pháp: Trước tiên, phải đem Cơ Đốc giáo vào mọi lãnh vực trong đời
sống mình. Thật là sai lầm khi chia đời sống làm hai ngăn “Đạo”và “Đời”để rồi chỉ
hầu việc Chúa khi ở trong Hội Thánh, còn khi đi vào cuộc sống hằng ngày thì quên
Chúa, bỏ Ngài lại đằng sau.
. Mỗi giây phút đều có Chúa hiện diện, vì thế mỗi giây phút đều là giờ thờ phượng.
Châm ngôn La Tinh nói rằng “Làm việc là cầu nguyện”.
. Một người mua nhà của một thợ xây là một Cơ Đốc nhân mà không cần xem nhà.
Có người trách như thế là liều lĩnh. Anh liền trả lời là: “Không đâu, người ấy đã
xây ngôi nhà mình bằng Cơ Đốc giáo”.
. Bắt đầu bằng việc kiên tâm thực hiện những nguyên tắc Cơ Đốc trong mọi lãnh
vực với nhận thức Đức Chúa Trời đang nhìn xem mỗi giây phút trong cuộc đời và
tiếp tục với việc rao truyền Phúc Âm cho dân tộc mình, chúng ta sẽ tiến bước trên
đường biến xứ sở mình trở nên quốc gia Cơ Đốc, quốc gia được Đức Chúa Trời
ban phước.
VI. LÀM CHỨNG CHO KẺ THÙ
1. Samari: Môn đồ Chúa phải tiếp tục với Samari. Thật đáng kinh ngạc vì Do Thái
là kẻ thù không đội trời chung với Samari. “Dân Giuđa chẳng hề giao thiệp với dân
Samari”( GiGa 4:9). Nhưng Tin lành phải được đem đến cho chính những người bị
xem như thù địch, nghĩa là Cơ Đốc nhân thật sự không xem người nào là kẻ thù cả
.
2. Gây chiến hay truyền giảng ?: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu các dân tộc Tây phương
gửi đi nước ngoài những đoàn truyền giảng Tin Lành thay vì gửi đi những đạo
quân gây chiến ?
. Tiến sĩ John Foster trong quyển sách “Lúc ấy và bây giờ”đã đề cập đến điều mà
người ta gọi là “Cái đáng lẽ phải xảy ra lớn nhất trong lịch sử Hội Thánh”: Năm
1271, Kublai Khan cai trị một đế quốc rộng lớn kéo dài từ núi Uran đến
Hymãlạpsơn, từ biển đông đến sông Danube. Năm ấy Vua gửi cho Giáo hoàng
Gregory X một bức thư: “Xin Ngài gửi cho tôi 100 người chuyên môn về tôn giáo
và tôi sẽ chịu báptem, tất cả triều thần và vương hầu sẽ chịu báp tem rồi mọi thần
dân sẽ nhận báptem và như thế ở đây sẽ có nhiều Cơ Đốc nhân hơn là ở nước của
Ngài”. Bức thư được gửi qua tay của Nicolo và Maffeo Pelo, tuy nhiên Giáo hoàng
đã không làm chi cả. Mười tám năm sau mới có một đoàn truyền giáo ít ỏi nhưng
lúc đó tình thế đã đổi khác : Hội Thánh đã thất bại .
VII. LÀM CHỨNG KHẮP THẾ GIỚI
1. Mục tiêu cuối cùng: Môn đồ Chúa Jesus phải đi ra đến tận cùng trái đất, vì Chúa
Jesus đã phán: “CònTa, khi Ta đã được treo lên khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người đến
cùng Ta”( GiGa 12:32). Phaolô đã mơ tưởng đến ngày “Mọi đâìu gối trên trời,
dưới đất. . . thảy đều quỳ xuống và mọi lưỡi phải xưng nhận Đức Chúa Jesus là
Chúa”( Phi Pl 2:11).
. Thánh ý Đức Chúa Trời là mọi người phải biết Ngài. Trách nhiệm đó được giao
cho chúng ta là môn đệ Ngài, sứ giả của Ngài.
2. Thể hiện: Cần phải có những đoàn truyền giáo đi khắp tận cùng trái đất để nói
cho mọi người biết Chúa Jesus. Có người bảo rằng: “Chúa không có bàn tay nào
khác hơn là bàn tay của chúng ta để làm công việc Ngài hôm nay. Chúa không có
bàn chân nào khác hơn bàn chân của chúng ta để đưa người ta vào đường lối Ngài.
Chúa không có giọng nói nào khác hơn giọng nói của chúng ta để nói cho mọi
người về Ngài. . . ”
. Chúng ta không bao giờ được thỏa lòng cho đến khi người cuối cùng trên đất biết
được Chúa Jesus. Vì thế, phải làm hết khả năng trong mọi lãnh vực cầu nguyện ,
dâng hiến, ra đi. . . để hoàn tất sứ mạng phải hoàn tất.
Mỗi chúng ta phải là chứng nhân cho Chúa Jesus. Muốn được như thế, chúng ta
phải nghiên cứu kỹ Lời Chúa, phải thật sự gặp gỡ Chúa cách cá nhân cho đến khi
có thể nói rằng: “Tôibiết điều ấy là thật”.
Sự làm chứng phải bắt đầu tại nhà mình, rồi lan rộng ra trong xứ sở mình, phải
được thực hiện cho chính những người được xem như thù địch và cuối cùng phải
đem Tin Lành đến tận cùng trái đất.
CÂU HỎI
1. Chúng ta phải suy nghĩ và nói về vấn đề gì nhiều nhất ? Tại sao ?
2. Bạn có thể làm chứng cho Chúa trong việc làm hằng ngày như thế nào ?
3. Tại sao cần có đoàn truyền giáo cho cả thế giới ?
Bài 2: ĐẶC TÍNH CỦA HỘI THÁNH
“Vậy, những kẻ nhận lời đó đều chịu phép báptem, và trong ngày ấy có đô ba ngàn
người thêm vào Hội Thánh. Vả, những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ
đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh và sự cầu nguyện. Mọi người đều kính
sợ, vì có nhiều sự kỳ phép lạ làm ra bởi các sứ đồ. Phàm những người tin Chúa đều
hiệp lại với nhau, lấy mọi vật làm của chung; bán hết gia tài điền sản mình mà
phân phát cho nhau tùy sự cần dùng của từng người. Ngày nào cũng vậy, cứ chăm
chỉ đến đền thờ; còn ở nhà thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cáchvui vẻ
thật thà. Ngợi khen Đức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng. Mỗi ngày,
Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội Thánh”. Cong Cv 2:41-47
2:41-47 là một trong những phân đoạn hay nhất, quan trọng nhất trong cả Tân Ước.
Bởi vì trong đó tóm tắt những đặc tánh tiêu biểu của Hội Thánh đầu tiên đáng cho
chúng ta học hỏi và áp dụng cho mình.
I. MỘT HỘI THÁNH HỌC HỎI
1. Tổ chức: Trước hết và trên hết, Hội Thánh đầu tiên là một Hội Thánh học hỏi.
Lúc ấy, không có nhà thờ và Hội Thánh chưa được tổ chức chu đáo như hôm nay.
Vì thế, phần lớn sự giảng dạy của các sứ đồ được thực hiện ngoài trời, ở các ngả
đường hay các công viên thành phố. Nếu ai có nhà tương đốilớn thì cho mượn một
phòng để các tín hữu nhóm lại.
2. Khi nào ngưng học hỏi ?: Thảm kịch là có nhiều người ngưng học hỏi quá sớm !
Colloe Knox đã từ chối câu hỏi “Bạn đã kết thúc việc học vấn của mình ở tuổi
nào?”, bởi việc học vấn của ông không hề kết thúc, vì một conngười chân chính
không bao giờ ngưng việc học hỏi. Một họa sĩ nổi tiếng đã gần 70 tuổi nói rằng
“Nếu Chúa cho tôi sống thêm 10 năm nữa, tôi sẽ học được cách vẽ tranh”trong khi
mọi người nghĩ là ông đậ là họa sĩ chuyên nghiệp không còngì để học nữa.
3. Nhu cầu học hỏi: Hội Thánh thật, là Hội Thánh học hỏi và Cơ Đốc nhân thật,
luôn là Cơ Đốc nhân học hỏi. Phaolô đã đề cập đến sự giàu có vô hạn của Đấng
Christ và ông sẵn sàng đánh đổimọi sự để học cho biết Đấng Christ. Vì thế nếu
sống đến 1000 năm, chúng ta vẫn chưa thể nào biết hết những điều kỳ diệu trong
Đấng Christ. Chúng ta phải xem một ngày như bỏ phí nếu ngày ấy chúng ta không
học được gì mới về Chúa chúng ta. Hãy nhớ học về Chúa là học suốt cuộc đời.
II. MỘT HỘI THÁNH CẦU NGUYÊN
1. Bối cảnh Hội Thánh đầu tiên: Các Cơ Đốc nhân đầu tiên đã trải qua một thời kỳ
vô cùng khó khăn. Họ phải gánh chịu sự thù địch và ghen ghét của dân ngoại, của
chính quyền và giáo quyền. Họ thường phải chịu đựng những lời chưởi rủa, sỉ
nhục, bắt bớ, tù đày và ngay cả sự chết.
2. Ý nghĩa sự cầu nguyện: Họ biết rõ mình không thể đương đầu nổi với những bắt
bớ, khổ nạn đó nếu không có sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời. Họ đã cầu nguyện.
Họ đã đặt mình vào mối tương giao với Đức Chúa Trời quyền năng khi sống mỗi
ngày trên đất.
. Chúa Jesus là Đấng cầu nguyện. Ngài đã từng lên núi, thức thâu đêm cầu nguyện
cùng Cha. Francois d ‘Anise được gọi là “người yêu núi”Abraham Lincohn nói về
chức vụ mình rằng: “Tôisẽ là kẻ điên lớn nhất thế giới nếu tôi nghĩ rằng mình có
thể chịu đựng một mình những khó khăn của chức vụ nầy trong một ngày mà
không nhờ sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời, một Đấng lớn và mạnh hơn tôi”.
. Nếu chúng ta muốn có một cuộc sống tốt lành thì phải cần có năng lực nhiều hơn
sức mạnh của chúng ta. Vì thế, chúng ta cần sự tương giao liên tục, thông suốt với
Đức Chúa Trời qua sự cầu nguyện để nhận sức mạnh cần thiết.
III. MỘT HỘI THÁNH KỈNH KIỀN
1. Ý nghĩa: “Mọi người đều kính sợ”không phải là dân chúng kinh hoàng sợ hãi,
mà là các tín hữu bày tỏ sự run sợ vì kính nể Đức Chúa Trời. Họ luôn cảm nhận sự
hiện diện của Đức Chúa Trời vì thật ra Ngài hiện diện khắp nơi, nhưng nhất là giữa
Hội Thánh.
2. Ap dụng: Nếu chúng ta được yết kiến Nữ Hoàng nước Anh tại điện Buckingham
chúng ta còn phải rất trang trọng thay; huống chi đứng trước sự hiện diện của Đức
Chúa Trời là Vua muôn vua, Chúa muôn chúa, chúng ta cần phải kỉnh kiền là thể
nào. Táy máy, bồn chồn, lơ đãng, nói chuyện. . . trong giờ thờ phượng, không chỉ
là sự nhục mạ đốivới người đang nói hay đang giảng, mà đó cònlà sự nhục mạ đối
với Đức Chúa Trời. Vì thế, chúng ta phải rất cẩn thận cư xử trong nhâ Đức Chúa
Trời sao cho phù hợp với sự hiện diện của Ngài.
IV. MỘT HỘI THÁNH QUYỀN NĂNG
1. Quyền năng ngày xưa: Có rất nhiều điều kỳ diệu và dấu lạ thực hiện bởi các sứ
đồ. Hội Thánh đầu tiên là Hội Thánh có nhiều phép lạ: Những kẻ bệnh được chữa
lành, kẻ xấu xa trở nên tốt lành, kẻ chết được sốnglại. . .
2. Quyền năng ngày nay: Đức Chúa Jesus hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời
không hề thay đổi. Vì thế quyền năng của Chúa cũng không thay đổi. Một người
nghiện rượu được chữa lành bị trêu chọc về niềm tin nơi phép lạ đã trả lời rằng:
“Tôikhông cần biết Chúa Jesus có biến nước thành rượu không, nhưng trong nhà
tôi, tôi đã thấy Ngài biến rượu thành bàn ghế, tài sản và hạnh phúc”.
3. Tại sao ngày nay ít có phép lạ hơn ?: Chúa Jesus vẫn đang hành động, nhưng
một trong những lý do có ít phép lạ là vì chúng ta không chờ đợi nó xảy ra. “Hãy
chờ đợi những việc lớn nơi Đức Chúa Trời và hãy để Đức Chúa Trời làm việc lớn
cho bạn, qua bạn vì cớ Đức Chúa Trời”. Chúa đang chờ những người như Mari
thưa rằng “Con đây là tôi tớ Chúa, con xin dâng trọn đời con cho Ngài. Xin việc ấy
xảy đến cho con”. Để rồi chúng ta cũng có thể nói rằng: “Đức Giêhôva đã làm các
việc lớn cho tôi”.
V. MỘT HỘI THÁNH YÊU THƯƠNG
1. Chia xẻ cho nhau: Những người giàu chia xẻ phần họ có cho kẻ nghèo. Họ cảm
thấy mình không thể có nhiều quá trong khi anh em mình quá thiếu thốn. Đó là kết
quả của tâm tình Đấng Christ.
2. Bữa ăn yêu thương: Hội Thánh đầu tiên có một tập quán dễ thương là mỗi Chúa
nhật họ tổ chức một bửa ăn yêu thương. Trong bữa ăn ấy, mọi người, đủ mọi thành
phần đem đến thức ăn tùy khẫ năng rồi mọi người sẽ ăn chung với nhau. Đốivới
các tín hữu nô lệ thì đây là bữa ăn thịnh soạn nhất trong tuần.
VI. MỘT HỘI THÁNH THỜ PHƯỢNG
1. Siêng năngđến đền thờ: Hằng ngày các tín hữu đầu tiên đều đến đền thơ chung
với nhau. Họ không bao giờ quên sự thờ phượng Chúa.
2. Lý do: Có thể có nhiều lý do, nhưng sau đây là hai lý do chính
a. Đi nhà thờ để bày tỏ lòng trung thànhvới Chúa. Họ muốn công khai đứng về
phía Chúa Jesus.
b. Đi nhà thờ để thờ phượngChúa chung như một phần tử trong Hội Thánh. Họ sẽ
cùng hát Thánh ca với nhau, cầu nguyện và nghe Lời Chúa chung với nhau trong
mối thông công với Chúa và với nhau.
Bài 3: ĐẶC TÍNH CỦA HỘI THÁNH
“Vậy, những kẻ nhận lời đó đều chịu phép báptem, và trong ngày ấy có đô ba ngàn
người thêm vào Hội Thánh. Vả, những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ
đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh và sự cầu nguyện. Mọi người đều kính
sợ, vì có nhiều sự kỳ phép lạ làm ra bởi các sứ đồ. Phàm những người tin Chúa đều
hiệp lại với nhau, lấy mọi vật làm của chung; bán hết gia tài điền sản mình mà
phân phát cho nhau tùy sự cần dùng của từng người. Ngày nào cũng vậy, cứ chăm
chỉ đến đền thờ; còn ở nhà thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cáchvui vẻ
thật thà. Ngợi khen Đức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng. Mỗi ngày,
Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội Thánh”. 2:41-47
VII. MỘT HỘI THÁNH THÔNG CÔNG
1. Tinh thần tập thể: Hằng ngày các tín hữu bẻ bánh tại nhà. Họ có một mối liên hệ
thân thiết thật sự, Họ ăn chung, thông công và vui mừng cùng nhau trong một tinh
thần tập thể cao độ.
2. Một nhómanh em: Họ là con của cùng một Cha, được Đức Thánh Linh tái sanh
trong cùng một dòng huyết của Chúa Cứu Thế. Họ luôn lo nghĩ đến nhau. Những
khác biệt về chức vị, tiền tài, học vấn, địa vị. . . không thành vấn đề.
3. Sự thật đáng buồn hôm nay: Hội Thánh có khi lại là nơi tranh luận, gây gổ hay
xung đột. Nó không còn là Hội Thánh đúng nghĩa. Vì thế có lần John Wesley
muốn tách mình ra khỏi Hội Thánh, tìm một nơi hoang vắng để chuyên tâm cầu
nguyện, suy gẫm Lời Chúa.
. Tuy nhiên, Cơ Đốc giáo không phải là tôn giáo của sự ẩn dật. Phải tìm bạn hữu
hoặc tạo ra tình bằng hữu, vì Hội Thánh là nơi phải có mối tương giao thân hữu
thật sự trong tình anh em gắn bó.
VIII. MỘT HỘI THÁNH VUI MỪNG
1. Nhân sinh quan Cơ Đốc:Nhiều người nghĩ theo Chúa là một cuộc sống kỷ luật
ảm đạm và nhà truyền đạo được ví như cái máy vô tuyến đang loan tin động đất
hay núi lửa . Nhưng theo Chúa thật sự là đời sống tự do, vui thỏa. Các tín hữu đầu
tiên đã dùng bữa chung với nhau cách vui mừng. Họ muốn nói cho mọi người biết
theo Chúa là sống vui.
2. Gương Chúa Jesus: Chúa thường nói trong nụ cười và nhiều khi Ngài làm người
ta phải bật cười. Ví dụ hình ảnh châm biếm của một người thấy cái rác trong mắt
anh em mà không thấy cả một cây đà trong mắt mình. Vì thế, “Nếu đời sống Cơ
Đốc không làm cho chúng ta vui vẻ, hạnh phúc thì nó cũng sẽ chẳng cho chúng ta
được gì cả. ”
IX. MỘT HỘI THÁNH CẢM TẠ
1. Ngợi khen Đức Chúa Trời: Hội Thánh đầu tiên đã ngợi khen Đức Chúa Trời khi
đếm lại những ơn lành mà Chúa đã làm cho mình. Như thế Ngợi khen Chúa chính
là cảm tạ Chúa. Ngợi khen, cảm tạ Chúa chính là làm vinh hiển Danh Chúa, vì
cuộc đời buồn chán, lằm bằm, không thỏa lòng, chỉ làm buồn lòng Chúa, làm ô
Danh Chúa thôi. (Như dân Ysơraên trong đồng vắng).
2. Lý do cảm tạ Chúa:
. Chúng ta có thể cảm tạ Chúa về những ơn phước Chúa ban. Điều trục trặc là ở
chỗ chúng ta xem những ơn phước ấy như là điều đương nhiên phải có. Chúng ta
nhận lãnh như thể mình có toàn quyền được hưởng mà quên rằng đó là bởi lòng
nhơn từ thương xót của Chúa trên chúng ta.
. Chúng ta có thể cảm tạ Chúa về vẻ đẹp thiên nhiên Chúa ban (Thi Tv 19:1).
. Chúng ta có thể cảm tạ Chúa vì cớ chính chúng ta. Chúng ta thường chỉ thấy giá
trị những gì mình có sau khi đã đánh mất nó. Vì thế, hãy cảm tạ Đức Chúa Trời vì
mình đang có những điều tốt lành chưa bị đánh mất như sức khoẻ, trí khôn, sự
minh mẫn, tay, chân, tai, mắt. . . .
“Tôikhông hiểu đi đứng là một đặc ân, cho tới khi tôi thấy một người què đi qua. .
. ”.
Đôi khi chúng ta cũng nên thử tưởng tượng nếu mình không thể đi, thấy, nghe. . .
để biết cảm tạ Đức Chúa Trời vì Chúa tạo dựng chúng ta tốt đẹp.
. Nhất là chúng ta phải cảm tạ Đức Chúa Trời vì Chúa Jesus, Món Quà vô giá, kỳ
diệu của Ngài ban cho chúng ta.
X. MỘT HỘI THÁNH ĐƯỢC YÊU THÍCH
1. Được đẹp lòng cả dân chúng: Hội Thánh đầu tiên đã chiếm được cảm tình của
đồng bào mình. Mọi ngươi đều yêu mến họ hay nói một cách khác, họ đã làm cho
Cơ Đốc giáo trở nên hấp dẫn.
2. Lý do : Chúng ta không thể chiếm tình cảm người khác nếu chúng ta không bày
tỏ sự quan tâm đến nhu cầu của họ, lịch sự, tử tế trong đối xử. . Giáo sĩ Struthers ở
Scotland thường hái hoa trong vườn kết thành bó nhỏ treo trên tường rào để tặng
các cặp thanh niên thiếu nữ đi dạo chơi trên đường ngang qua nhà ông và nhiều
người rất yêu mến ông chính vì sự quan tâm nhỏ bé đó.
. Nếu giáo phái nào chỉ biết nghiêm khắc, kiêu căng lên án, chỉ trích, khiến người
ta cứng cỏingã lòng thì đó không phải là Cơ Đốc giáo.
. Nếu người nào mà ta không bao giờ dám nghĩ đến việc cầu xin giúp đỡ thì người
đó không phải là Cơ Đôc nhân. Vì thế hãy nhờ Đức Thánh Linh để sống cuộc đời
thế nào hầu cho người ta có thể yêu thích chúng ta và nghĩ tốt về Chúa là Đấng đã
làm nên chúng ta như vậy.
XI. HỘI THÁNH KẾT QUẢ
1. Kết quả mỗi ngày: Bài giảng đầu tiên của Phierơ đã đem 3. 000 người thêm vào
Hội Thánh trong ngày Lễ Ngũ tuần. Nhưng đó không phải chỉ là một biến cố bất
thường. Hội Thánh thật không phải chỉ kết quả trong một thời điểm nào đó mà phải
liên tục kết quả.
2. Bí quyết: Đây không phải do nổ lực cá nhân mà là sự sống tràn ra như Chúa
Jesus đã hứa “Nước Ta cho sẽ trở thành một mạch nước trong người đó, văng ra
cho đến sự sống đời đời”. Vì thế, mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào
Hội Thánh, vì mỗi ngày Đức Thánh Linh vẫn đang hành động trong cả người
giảng, người làm chứng lẫn người nghe.
. Hơn nữa, Hội Thánh cần ý thức mục tiêu cuốicùng phải là mọi người trên thế
giới đều được nghe Tin Lành của Chúa Cứu Thế Jesus. Vì “Tin Lành nầy về Nước
Đức Chúa Trời phải được giảng ra khắp đất để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ,
cuối cùng sẽ đến. ”
. Chúa Jesus sẽ lấy đại quyền, đại vinh, ngự trên mây trời mà đến để thưởng cho
mỗi người tùy theo công việc họ làm. Công việc của mỗi người sẽ được trình ra
trong lửa. Lúc ấy chúng ta sẽ còngì để dâng lên Chúa như một của lễ bày tỏ lòng
biết ơn chân thành đốivới Đấng đã sống vì chúng ta, chết vì chúng ta và đang ban
cho chúng ta được đặc ân sống với Ngài và sống cho Ngài tại trần gian nầy chăng ?
CÂU HỎI
1. Phải dùng phương pháp nào để tiếp tục học mãi ?
2. Phải học tập cư xử một cáchkỉnh kiền trong nhà thờ như thế nào ?
3. Tham gia một tổ chức HT có thể thay thế việc đi nhà thờ không ? TS ?
4. Những gì thường gây xíchmích giữa các HT và các tín hữu với nhau ?
5. Hãy liệt kê những điều bạn có thể cảm tạ Đức Chúa Trời.
6. Làm sao để chúng ta có thể có kết quả liên tục cho Chúa ?
Bài 4: SỰ CAN ĐẢM CỦA CƠ ĐỐC NHÂN
Kinh Thánh: Công Vụ 3 -4.
“Họ bèn đòi hai người vào, rồi cấm tiệt, chẳng cho nhơn Danh Đức Chúa Jesus mà
nói hay là dạy. Nhưng Phierơ và Giăng trả lời rằng: Chính các ông hãy suy xét,
trước mặt Đức Chúa Trời, có nên vâng lời các ông, hơn là vâng lời Đức chúa Trời
chăng. Vì, về phần chúng tôi, không có thể chẳng nói về những điều mình đã thấy
và nghe”. Cong Cv 4:18-20
Câu Gốc:IITi 2Tm 1:7.
Công vụ đoạn 3 và 4 là một trong những câu chuyện lớn về lòng can đảm trong
lịch sử Hội Thánh Cơ Đốc.
I. LÒNG CAN ĐẢM CỦA PHIERƠ VÀ GIĂNG
1. Câu chuyện tại Cửa Đẹp: Phierơ vâ Giăng lên đền thờ dự buổi cầu nguyện lúc 3
giờ chiều. Trước cửa đền thờ thường có những hành khất chờ đợi những người có
lòng thương xót và rộng rãi khi đến nhà Đức Chúa Trời.
2. Điều quý hơnvàng bạc: Có một người quê từ lúc mới sanh. Được người ta đem
đến ngồi tại Cửa Đẹp. Khi Phierơ và Giăng đi ngang qua, người què liền cầu xin
giúp đỡ. Phierơ cho người què biết rằng ông không có vàng bạc chi hết, nhưng ông
sẵn sàng cho người què điều ông đang có. Phierơ đã nhơn Danh Chúa Jesus truyền
lệnh và giúp người què đứng dậy bước đi. Ông đã cho người què điều quý hơn
vàng bạc, đó là sự chữa lành và sức mạnh mà người ấy chưa từng có.
3. Cơ hội giảng Tin Lành: Một việc lớn lao như thế đã không thể giấu kín được,
nhất là khi niềm vui thôi thúc khiến người què đã vừa đi, vừa nhảy, vừa hát ngợi
khen Chúa. Thế là, chẳng mấy chốc, dân chúng tụ tập rất đông. Phierơ đã nắm
ngay lấy cơ hội nầy để giảng cho họ một cáchquyền năng và kết quẫ.
4. Đốidiện bắt bớ: Các chức sắc của đền thờ, cùng với người cầm đầu Vệ Binh của
đền thờ, chịu trách nhiệm về trật tự, thấy đám đông tụ tập, liền cầm gậy tiến tới,
mau mắn bắt Phierơ và Giăng bỗ vào ngục (Cong Cv 4:1). Sáng hôm sau, hai sứ đồ
bị giải đến TòaCông luận.
. Tòa Công luận vô cùng căm tức: Chỉ hơn 7 tuần trước, họ đã xét xử Chúa Jesus,
lên án Ngài và dàn xếp để đóng đinh Ngài. Họ tin rằng họ đã lọai trừ “kẻ gây
rối”Jesus một lần đủ cả và mọi sự đâu đã vào đấy. Nhưng bây giờ, họ khám phá
rằng cẫ thành phố đều vang dộiDanh Ngài, và các môn đồ Ngài đã thu hút được
nhiều người bằng những việc làm và lời giảng đầy quyền năng, công bố sự phục
sinh vinh quang của Chúa.
5. Nên vâng lời ai?: Phierơ và Giăng đã đứng trước Tòa Công luận với một sự can
đảm không hề nao núng. Tòa Công luận đã lâm vào ngõ bí:
. Họ không thể phủ nhận việc người què được chữa lành, vì người ấy đang đứng
trước mặt họ.
. Họ không thể xử tử Phierơ và Giăng vì hai người đã đem lại sức khoẻ cùng sự
chữa lành cho một người quê. Không có vấn đề kết án về tội ác.
. Họ đành đề nghị sự thỏa hiệp: Cho hai sứ đồ tự do, nhưng với điều kiện là hai
người không bao giờ được rao giảng hay dạy dỗ gì về Chúa Jesus.
Chính lúc đó, Phierơ và Giăng đã có một câu trả lời nổi tiếng: “Chính các ông hãy
suy xét: Trước mặt Đức Chúa Trời, có nên vâng lời các ông hơn là vâng lời Đức
Chúa Trời chăng ? (4:19-20). Hai ông đã nhơn Danh Cứu Chúa của mình để thách
thức cả Tòa Công luận.
II. ĐẶC TÍNH SỰ CAN ĐẢM CỦA CƠ ĐỐC NHÂN
1. Sự can đảm có ý thức: Sự can đảm của Phierơ và Giăng là sự can đảm ở trình độ
cao nhất. Bởi đó là sự can đảm biết rõ hoàn toàn những gì phải xảy ra nếu cứ tiếp
tục đi conđường mình đã chọn. Phierơ và Giăng biết rất rõ rằng họ đang đứng
trươc Tòa Công luận, là chính tòa án đã kết án và dàn xếp giết Chúa thì họ cũng có
thể làm y như thế đối với hai sứ đồ.
a. Hailoại can đảm: Cần tránh loại can đảm táo bạo: Làm một việc mà không biết
trước hậu quả sẽ ra sao. Cần có sự can đảm có ý thức: Biết rõ những hậu quả
nhưng cứ nhờ Chúa bước thẳng tới vì biết rõ đó là ý muốn Chúa. Nếu các tín hữu
của Chúa Jesus đã không có cái can đảm ấy, thì chắc chắn chúng ta không thể có
được Hội Thánh Cơ Đốc ngày nay.
b. Dẫn chứng: Những người tuận đạo ở thế kỷ đầu tiên biết rõ sự tuận đạo có ý
nghĩa gì. Nhiều lần họ phải nhìn bạn bè và những người thân yêu nhất của họ bị xét
xử, tra tấn, và bị giết ngay trước mắt họ. Họ biết sự gì sắp xảy đến với họ, nhưng
họ quyết không chối bỏ Chúa của mình.
c. Ap dụng: Ngày nay, chúng ta không phải tuận đạo, nhưng lắm lúc, chúng ta biết
rõ một số hậu quả nào đó sẽ xảy ra khi chúng ta làm điều lành Chúa muốn, và
nhiều khi chúng ta cảm thấy thật khố mà bước tới. Nhưng đó chính là sự can đảm
nhất, sự can đảm mà mỗi Cơ Đốc nhân phải có.
2. Sự can đảm khôngsợ hãi : Hơn nữa, Phierơ và Giăng đã có một sự can đảm
không hề biết khiếp sợ: Họ chỉ là người dân chài ở tận Galilê, không có học vị hay
địa vị cao trong xã hội. Họ bị TòaCông luận khinh bỉ gọi họ là “Người dốtnát,
không học”( 4:13). Tuy nhiên, đốiđầu với những người có trình độ tột đỉnh về học
vấn, tri thức, những người giàu sang nhất và có địa vị cao nhất cả về xã hội lẫn tôn
giáo, Phierơ và Giăng vẫn không hề nao núng. Hai ông không màng đến những gì
người ta suy nghĩ về mình, ngoài lòng trung thành với Chúa Jesus.
a. Gương Martin Luther: Trong cuộc cải chánh, Martin Luther bị triệu hồi về thành
Worms để trả lời về các vấn đề đức tin. Lúc ấy, ông chỉ là một tu sĩ tầm thường,
không địa vị, không quyền lực hay thanh thế gì. Có người cảnh cáo rằng ông sẽ
đụng độ với những nhân vật cao cấp nhất của giáo hội Lamã, và ông sẽ khốn đốn
không ít nếu bị họ bắt. Ông trả lời rằng: “Tôisẽ đi Worms dù ở đó có ma quỷ
nhiều như ngói trên nóc nhà”.
. Có người cảnh cáo rằng nếu ông đi thì Công tước George sẽ chống đối và bỏ tù
ông, Ông trả lời rằng: “Dù cho có mưa xuống hàng vạn Công tước George, tôi
cũng đi”.
b. Áp dụng: Đôi khi muốn trung thành với những nguyên tắc Cơ Đốc, chúng ta sẽ
trở nên đốikháng với nhiều thế lực quan trọng, nhiều nhân vật có uy thế. Ví dụ:
Một người công nhân có thể phải lựa chọn giữa những nguyên tắc Cơ Đốc với sự
đối đầu với người chu, hoặc lựa chọn giữa nguyên tắc Cơ Đốc với một số việc
không đứng đắn để có lợi, có việc làm bảo đảm kinh tế. . . Trong những trường hợp
như thế, đừng để mình bị nao núng trước bất cứ ai, để dứt khoất lựa chọn Chúa và
ý muốn Ngài.
Bài 5: SỰ CAN ĐẢM CỦA CƠ ĐỐC NHÂN (tt)
Kinh Thánh: Công Vụ 3 -4.
II. ĐẶC TÍNH SỰ CAN ĐẢM CỦA CƠ ĐỐC NHÂN
1. Sự can đảm có ý thức.
2. Sự can đảm không sợ hãi.
3. Sự can đảm khônghề Thỏa hiệp: Hơn nữa, Phierơ và Giăng đã thể hiện một sự
can đảm không hề nhượng bộ để thỏa hiệp. Họ có thể bị cám dỗ lùi một bước để
Hội Thánh non trẻ sẽ tránh được bắt bớ. Nhưng họ biết rõ con đường đức tin không
thể là conđường thỏa hiệp.
a. Người chiến thắng: Nếu một người thật sự đứng vững trong đức tin và kiên
quyết không nhượng bộ, không lùi bước, thì người ấy thật sự đã là người chiến
thắng.
. Trong một cuộc hải chiến, Tướng Hà Lan là De Witt đã bày tỏ sự ngưỡng mộ đối
với các thủy thủ Hải quân Anh rằng: “Thủy thủ Anh sẵn sàng bị giết chứ không
muốn bị bắt phục”.
b. Ap dụng: Nếu chúng ta đứng vững trên những nguyên tắc Cơ Đốc của mình, có
lẽ chúng ta sẽ phải chịu nhiều đau đớn, hoạn nạn. . . Nhưng, dù có chịu đau đớn,
chúng ta vẫn thật sự là kẻ chiến thắng.
4. Sự can đảm nhờ xác quyết:Phierơ và Giăng có được sự can đảm ấy vì hai ông
biết chắc mình là đúng. “Chúng tôi không thể không nói những điều mình đã thấy
và nghe”( 4:20).
a. Xác quyết nhờ biết Chúa, tin cậyChúa: Phierơ và Giăng biết chắc rằng mình
đúng, không phải chỉ là những cái “có lẽ”hay “có thể”để rồi phó mặc cho may rủi.
Nhưng họ biết rõ những gì Chúa đã làm cũng như chắc chắn sẽ làm, nên tin cậy
Chúa mà tiến tới, không hề lay chuyển.
b. Justin và Junius Rusticus: Trong những thế kỷ đầu tiên, tín hữu Justin đã cương
quyết không chốibỏ đức tin trước những lời đe dọa của thẩm phán Lamã Junius
Rusticus. Thẩm phán hỏi: “Ngươi có nghĩ rằng mình sẽ lên Thiên đàng và nhận
phần thưởng ở đó không ?”. Justin trả lời rằng: “Tôikhông nghĩ như vậy. Tôi biết
và tin chắc như vậy”.
c. Ap dụng: Chỉ khi nào chúng ta thật sự biết Chúa Jesus và thật sự hiểu rằng Ngài
có lý đến mức nào thì chúng ta mới can đảm thật sự. Phương cách tốt nhất để được
can đảm và tập tành đứng về phía Chúa Jesus như đáng phải làm, đó là phải biết
Ngài mỗi ngày càng hơn.
5. Sự can đảm đến từ Đức Chúa Trời: Nguồn gốc thật sự của lòng can đảm ở
Phierơ và Giăng là bởi họ biết mình đang thực hiện điều Đức Chúa Trời muốn
mình phải làm.
a. Một sự cân nhắccác giá trị: Tòa Công luận có thể gồm nhiều người rất thông
thái, rất quyền uy. Nhưng những mạng lệnh của họ chẳng ra gì khi so sánh với
những mạng lệnh của Đức Chúa Trời.
. Mỗi phần thưởng hay hình phạt của Tòa Công luận chỉ tồn tại trong cuộc sống
chóng qua, nhưng phần thưởng hay hình phạt của Đức Chúa Trời tồn tại đến đời
đời.
. Vì thế, thà công bình với Đức Chúa Trời để rồi phải chịu đau khổ trong đời nầy,
hơn là công bình đối với loài người mà sai quấy với Đức Chúa Trời.
b. Rút lạilời tuyên bố ?: Khi Martin Luther được cho cơ hội để rút lại những lời
tuyên bố, và từ bỏ đức tin của mình, ông nói: “Tôicứ đứng trên lập trường nầy, tôi
không thể làm khác hơn. Nguyền Đức Chúa Trời giúp đỡ tôi”. Không có chỗ nào
phước hạnh hơn là đứng về phía Đức Chúa Trời.
c. Sự đơn độclà sức mạnh ?: Trong vở kịch của George Bernard Shaw, có cảnh
Jeane d ’Arc bị bỏ rơi bởi những người đáng lẽ phải ủng hộ cô. Cô từ giã họ và
nói: “Bây giờ tôi biết sự đơn độc của Đức Chúa Jesus là chính sức mạnh của Ngài.
Ngài sẽ ra sao nếu Ngài nghe những lời khuyên nhủ thấp hèn của các ông ? Vâng,
sự đơn độc của tôi cũng chính là sức mạnh của tôi. Thà ở một mình với Đức Chúa
Trời thì tốt hơn. Tình bạn của Ngài sẽ không bỏ tôi, cả Lời dạy và tình yêu của
Ngài nữa. Bằng sức mạnh của Ngài, tôi sẽ dám làm, dám làm, dám làm cho đến
khi chết”.
d. Áp dụng: Thà luôn luôn công bình với Đức Chúa Trời: Khi chúng ta biết mình
đang ở về phía Đức Chúa Trời thì cũng biết rằng mọi sự khốn khó có thể xảy đến
với chúng ta. Nhưng chúng ta biết chắc rằng cuối cùng mọi sự sẽ trở nên tốt đẹp.
. Lắm khi trong thế gian nầy, chúng ta phải lựa chọn giữa, một là làm những gì thế
gian cho phép để tránh được khó khăn, hai là đứng về phía Đức Chúa Trời cùng
những nguyên tắc của Ngài để phải gặp khó khăn. Nhưng, Cơ Đốc nhân thật thì
không có một sự lựa chọn nào khác hơn là đứng về phía Đức Chúa Trời.
e. Sức mạnh từ nơiĐức Chúa Trời: Thật ra, việc đối diện khốn khổ nầy không khó
khăn như chúng ta tưởng. Vào thế kỷ 16, tại Anh Quốc, khi Kogers, bạn của
Tyndale bị hỏa thiêu trên cột, những người chứng kiến kể lại rằng: “Ông đặt tay
mình trong lửa như thể trong nước lạnh”.
. Chúng ta sẽ có thể xác quyết điều nầy, nếu Chúa giao cho chúng ta một việc khó
khăn, và nếu chúng ta phải trải qua sự khó khăn vì sự công bình, thì chính Đức
Chúa Trời sẽ giúp đỡ chúng ta. Điều lớn lao mà chúng ta biết về Đức Chúa Trời,
ấy là Ngài có thể và chắc chắn sẽ ban cho những người trung tín với Ngài sức
mạnh để vượt qua điểm quyết định mà không gục ngã.
III. KẾT LUẬN
. Khi Phierơ và Giăng đứng trước TòaCông luận, hai ông đã tỏ ra mình là những
người can đảm. Hai ông biết rõ những gì có thể xảy đến, nhưng không chịu xây
bỏsựcông bình. Đây là sự can đảm, khônghề khiếp sợtrước bất cứ ai. Đây là sự can
đảm khônghề chịu khuất phục.
. Sự can đảm ấy đến từ niềm tin chắc chắn rằng mình đang làm đúng, và cái bí
quyết của lòng can đảm là chính Đức Chúa Trời đã giúp đỡ và ban cho hai ông sự
gan dạ.
CÂU HỎI
1. Những loại cám dỗ nào khiến chúng ta không giữ những nguyên tắc Cơ Đốc của
mình ?
2. Làm thế nào biết được rằng chúng ta đang đứng về phía Đức Chúa Trời
3. Đốivới những vấn đề nào, chúng ta phải tuyệt đối không khoan nhượng
Bài 6: BAN CHẤP SỰ ĐẦU TIÊN
Kinh Thánh: Cong Cv 6:1-7
Công vụ đoạn 6 là một trong những đoạn Kinh thánh hay nhất trong Tân Ước.
Đoạn nầy kể lại việc đề cử Ban Trị sự đầu tiên của Hội thánh.
I. BỐI CẢNH SINH HOẠT HỘI THÁNH ĐẦU TIÊN
1. Tinh thần tương trợtruyền thống: Hội thánh đầu tiên có nhiều sinh hoạt theo
truyền thống nhà Hội Do Thái. Một trong những đặc điểm tốt đẹp nhất của nhà Hội
Do Thái (hiện nay vẫn còn) là tinh thần trách nhiệm sâu xa đối với các anh em
nghèo khó. Hội thánh đầu tiên đã có hai thói quen liên hệ gần gũi với vấn đề nầy:
a. Quỹ Kuppah: Mỗi sáng thứ sáu, hai người nhận tiền dâng đi rảo quanh các chợ,
cửa hàng, nhà riêng để nhận tiền dâng và thực phẩm để giúp đỡ kẻ nghèo. Chiều
đến, một số người sẽ đi một vòng phân phối thực phẩm và tiền bạc cho người
nghèo. Mỗi nhà sẽ nhận thực phẩm đủ cho 14 bữa ăn trong tuần. Đó là quỹ Kuppah
(nghĩa là cái giỏ).
b. Quỹ Tamhui: Mỗi ngày, mỗi nhà của thành viên nhà Hội cũng lạc quyên để chu
cấp cho những nhu cầu độtxuất, những nhu cầu bức thiết, giúp đỡ những người
đột ngột phá sản. Đây là quỹ Tamhui (cái mâm).
2. Nan đề trong Hội thánh: Việc thực hiện hai quỹ trên đã gặp trở ngại vì trong Hội
thánh có hai nhóm người Do Thái:
a. Nhóm Hêbơrơ: Là người Do Thái chưa từng ra khỏi Palestine, nói tiếng Aram,
được xem là người Do Thái chính thống.
b. Nhóm Hêlênít: Là người Do Thái từ nước ngoài trở về, nhiều người quên hẳn
tiếng mẹ đẻ, chỉ nói tiếng Hy Lạp. Họ bị người Do Thái chính thống khinh ghét, vì
có liên hệ với ngoại bang.
Nan đề xảy ra là có lời phàn nàn rằng quỹ Kuppah và Tamhui đã không được phân
phát đồng đều cho các góa phụ Hêlênít.
3. Giải quyết: Các sứ đồ quá bận rộn trong công tác giảng dạy, chữa bệnh. . .
không thể điều tra hư thật về lời phàn nàn, nên họ chỉ định bảy người, có nêu tên
trong 6:5; để dàn xếp vấn đề sao cho côngbình. Chúng ta thường gọi họ là bảy
chấp sự, dù chữ "chấp sự" không có trong đoạn nầy. Họ chỉ là bảy người có trách
nhiệm bảo đảm cho người nghèo được đốixử tử tê.
. Tuy nhiên, cần lưu ý những đức tính đòi hỏi họ phải có: Đó là có danh tốt về sự
đầy dẫy Đức Thánh Linh và trí khôn (tài quản trị).
II. NHỮNG BÀI HỌC TỪ BAN CHẤP SỰ ĐẦU TIÊN
1. Cần những sự ban chokhác nhau: Ân tứ chính của các sứ đồ là truyền giáo, dạy
dỗ, gây dựng Hội thánh. Ân tứ của bảy chấp sự là quản trị các công việc Hội thánh.
Hội thánh cần cả hai loại ân tứ nầy.
. Thật đáng tiếc khi chúng ta thường giới hạn từ "tôi tớ Chúa" cho các Mục sư,
Truyền Đạo. Mọi người được cứu để hầu việc Chúa, và mọi người hầu việc Chúa
đều là "tôi tớ Chúa", dù người đó phục vụ Chúa bằng côngviệc chân tay hay bằng
tài ăn nói.
. Mỗi người nên tự hỏi "Tôicó thể làm được việc gì cho Hội thánh Chúa ?". Thật là
quan trọng khi được vinh hạnh lớn lao làm tôi tớ của Đức Chúa Trời, khi góp chính
tay mình vào công việc xây cất, tu bổí nhà thơì vật chất cũng như nhà thờ thiêng
liêng.
2. Cần hành độngchứ không phải chỉ lời nói: Những người trong Ban Trị sự đầu
tiên không phải chỉ là những người ngồi quanh bàn để nói chuyện, mà là những
người làm việc gì đó thực tiển để giúp đỡ anh chị em mình. Đức Chúa Trời không
phải chỉ muốn chúng ta nói những lời đẹp đẽ, mà Ngài cònmuốn chúng ta thật sự
bắt tay vào việc giúp đỡ người khác (Mat Mt 25:40).
. Leslie Weatherhead có kể một câu chuyện như sau: Một vị quan khách đến thăm
một bệnh viện, thấy một cô gái trẻ sắp chết vì kiệt sức khi phải làm lụng cực nhọc
để chăm sóc đàn em dại của mình. Vị khách nói: "Tôithiết tưởng em sắp chết, em
sẽ nói gì khi đối diện với Đức Chúa Trời ?" Cô gái chưa hiểu. Vị khách tiếp: "Em
đã làm Báptem chưa ? Em có học Trương Chúa nhật không ?" Cô gái trả lời:
"Chưa, em quá bận rộn chăm sóc đàn em nhỏ". Vị khách kết luận: "Thế thì, em sẽ
dâng lên gì cho Chúa?" Cô gái yên lặng trong giây lát rồi trả lời: "Chắc em sẽ đưa
cho Chúa xem đôitay chai cứng của em" ! Theo lời của Vị Vua trong Ma 25, đôi
bàn tay đó là giấy thông hành đưa cô vào sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Vua
không đánh giá chúng ta bằng những lời nói suông đẹp đẽ, mà bằng những gì
chúng ta đã làm cho anh chị em mình.
3. Sẵn sàngcho mọicông việc: Ban Trị sự đầu tiên đã sẵn sàng bắt tay vào bất cứ
công tác nào. Họ có thể nói: "Chúng tôi là người đầy dẫy Đức Thánh Linh, chúng
tôi phải là người giảng dạy, điều khiển Hội thánh. Sao quý vị lại bắt chúng tôi làm
việc đời, việc nhỏ mọn, việc phân phát lương thực ?". Nhưng họ đã không nói thế,
chắc hẳn họ đã nói: "Đây là công việc Chúa giao cho tôi. Đây là công việc cần phải
có người làm. Tôi sẽ nhận ngay". Hội thánh cần những người sẵn sàng với mọi
công tác.
. Luôn luôn có thể kiếm được những người làm những việc đem lại tiếng tăm, uy
thế, lời khen ngợi, cảm ơn. . nhưng kiếm được người làm những việc không ai biết
đến, không ai cám ơn thì không dễ như thế !
. Cần biết rằng mọi công tác trong Hội thánh đều phải được làm cho Đức Chúa
Trời, và chính vì thế, công việc hèn mọn nhất cũng được mặc lấy vinh quang
(CoCl3:23).
4. Những bậc đáđểlên chốn cao hơn: Những sự ban đầu khiêm tốn đã là những bậc
đá để bước lên chốn cao hơn, dù người hầu việc Chúa không có tham vọng đó. Có
ít nhất hai trong bảy chấp sự đã trở nên những nhân vật quan trọng trong Hội
thánh:
a. Êtiên: Đã trở thành một trong những nhà truyền giáo đầu tiên vĩ đại nhất và là tín
hữu Cơ Đốc đầu tiên chịu tuận đạo (Cong Cv 6:9-7, 60).
b. Philíp: Đã trở thành người đáng nhận danh hiệu "nhà truyền giáo đầu tiên"
(Công 8).
. Họ bắt đầu bằng một việc làm khiêm tốn. Họ đã thực hiện tốt việc làm ấy, đến nỗi
có thể tiến lên những công tác lớn lao hơn nhiều.
. Booker Washington là một trong những nhân vật vĩ đại nhất thế giới, một người
da đen làm Viện trưởng Đại học Tuskegce. Khi còn trẻ, ông đã đi bộ hàng trăm
dặm để đến được một trường chịu nhận người da đen. Nhưng khi đến nơi thì
trường đã hết chỗ. Ông được nhận vào trường để làm người quét sàn nhà và trải
giường. Ông làm việc quá chu đáo đến nỗi nhà trường bằng lòng nhận ông vào
học. Ông đã làm trọn việc nhỏ và cơ hội lớn đã đến với ông.
Phương thức duy nhất để tiến tới và tiến bộ cao hơn là phải hết lòng làm việc, làm
cho trọn phần việc của mình. Sự phục vụ trung tín sẽ luôn kèm theo phần thưởng.
Phần thưởng của sự làm trọn một công việc nhỗ là cơ hội để làm một việc lớn hơn
!
CÂU HỎI
1. Bạn có nghĩ rằng Hội thánh đã sử dụng đúng đắn và đúng mức những tài năng
cùng tay nghề của tín đồ không ?
2. Hãy nghĩ ra một vài công việc mà bạn và các bạn hữu khác có thể làm cho Hội
thánh của mình.
3. Bạn sẽ nói gì với một người không hài lòng với công việc làm của mình ?
Bài 7: BỨC TƯỜNG NGĂN CÁCH SỤP ĐỔ
Kinh Thánh: Công vụ 10
Đoạn 10 sách Công vụ mô tả điều có lẽ là khúc quanh lớn nhất của lịch sử Hội
thánh Cơ Đốc.
I. DỊ TƯỢNG TRÊN MÁI NHÀ
1. Phierơ cầu nguyện : Người Do Thái tin kính cầu nguyện mỗi ngày ba lần.
Những giờ cầu nguyện là giờ thứ 3, 6, 9, tức là 9 giờ sáng, 12 giờ trưa và 3 giờ
chiều. Giờ Phierơ cầu nguyện lúc ấy là 12 giờ trưa.
. Cần lưu ý nhà của người Do Thái thường chỉ có một phòng, và trong một nhà như
thế, với một số người đông đúc, thật không thể có giờ ở riêng tư. Tuy nhiên, nhà
của người Do Thái có mái bằng, với một cầu thang bên ngoài. Xung quanh mái nhà
là một khoảng trống thấp, là nơi người ta có thể tìm được một nơi ở riêng. Vì thế,
Phierơ đã đi lên mái nhà để cầu nguyện.
2. Dị tượng: Ở đây, Phierơ thấy một dị tượng: Ông thấy một cái gì như miếng vải
lớn từ trên trời hạ xuống, trên đó có đủ loài thu vật. Ông nghe có tiếng phán từ trời
bảo ông hãy làm thịt mà ăn. Nhưng Phierơ là một người Do Thái tin kính. Đốivới
ông, có một số thú vật bị xem là ô uế, ăn những con vật ấy kể như đã phạm tội (Lê
11). Do đó, Phierơ lấy làm kinh ngạc trước mạng lệnh nầy: "Tôikhông thể nào làm
như thế được. Tôi chưa hề ăn những vật ô uế bao giờ".
3. Mạng lệnh của Chúa: Lời của Đức Chúa Trời đã đến với Phierơ: "Chớ gọi vật gì
Ta đã dựng nên là tầm thường hay ô uế". Sự ấy diễn ra ba lần khiến Phierơ không
thể nghi ngờ gì về sứ điệp nầy của Chúa.
II. MỘT THẾ GIỚI CÓ NHỮNG HÀNG RÀO
Chúng ta hãy tìm xem vì sao Phierơ cần nhận khải tượng ấy. Ông cần điều ấy vì
ông đang sống trong một thế giới đầy những hàng rào ngăn cách, một thế giới mà
nửa nầy khinh miệt nửa kia, nơi không ai nghĩ rằng Đức Chúa Trời là của mọi
người. Thế giới thời bấy giờ có nhiều hàng rào ngăn cách:
1. Hàng rào giữa Do Tháivà Dân Ngoại: Dân Do Thái tự nhận mình là dân được
chọn. Họ diễn giải rằng, ngoài họ ra, Đức Chúa Trời chẳng cần đến một dân tộc
nào khác. Dân ngoại được tồn tại, chẳng qua là để một ngày kia, sẽ làm nô lệ cho
họ, hoặc tệ hơn nữa, ấy là, Đức Chúa Trời đã dựng nên dân ngoại để làm nhiên liệu
cho lửa địa ngục !
2. Hàng rào giữa namvà nư trong xã hội Do Thái: Thời đó, phụ nữ bị khinh miệt.
Người ta coiviệc giáo dục phụ nữ như thể ném hạt trai cho heo. Không một giáo
sư nghiêm chỉnh nào nói chuyện với một phụ nữ ngoài đường phố, dù cho người
ấy là mẹ, là vợ, hay là chị em của ông ta.
. Trong bài cầu nguyện của người Do Thái buổi sáng, có một câu cảm tạ Chúa như
sau:"Lạy Đức Chúa Trời, tôi cảm tạ Ngài vì Ngài đã dựng nên tôi không phải là
một người ngoại, một người nô lệ hay một người phụ nư!".
3. Hàng rào giữa người Lamãvà người khôngphải là Lamã: Người Lamã khinh khi
mọi dân tộc khác. Họ coicác dân tộc ấy như những chủng tộc thấp kém hơn mình.
Người Lamã miệt thị người khác và coihọ chỉ xứng đáng làm dân bị trị của người
Lamã mà thôi !
4. Ba bức tường trong xã hội Hylạp:
a. Người Hylạp và người không phải Hylạp: Họ xem các dân tộc khác là mọi rợ
(barbarian: chỉ biết nói baba). Người nào chưa nói được tiếng Hylạp thì chưa phải
là người.
b. Người tự chủ và người nô lệ: Aristote chủ trương rằng văn minh được đặt trên
căn bản chế độ nô lệ. Có một số người chỉ đáng làm nô lệ, được sinh ra chỉ để chẻ
củi, gánh nước cho giai cấp trí thức. Vì thế, dạy dỗỵ hay cố gắng nâng đỡ những
hạng người nô lệ là sai lầm, vì họ là nô lệ thì cứ phải là nô lệ !
c. Người dốt và người thông thái: Trước cửa Hàn lâm viện là trường triết học
Hylạp nổi tiếng nhất, có hàng chữ: "Người nào không biết hình học thì đừng vào
đây". Đối với những giáo sư Hylạp thì người vô học chẳng có giá trị gì cả.
III. NGƯỜI NHÀ CỌT NÂY ĐẾN NƠI
1. Khám phá của Phierơ: Phierơ là một người Giuđa tin kính. Cho đến lúc ấy, ông
vẫn tưởng rằng chỉ dân Giuđa là tuyển dân và Đức Chúa Trời không cần một dân
tộc nào khác. Chắc chắn ông sẽ không tin nếu có ai bảo ông rằng Đưc Chúa Trời
yêu thương dân ngoại và muốn họ được cứu.
. Tuy nhiên, dị tượng đã dạy Phierơ rằng ông hoàn toàn sai lầm khi gọi bất cứ điều
gì Đức Chúa Trời dựng nên là tầm thường, ô uế, rằng Đức Chúa Trời không cần
đến một dân tộc nào khác.
2. Thử nghiệm: Khám phá mới của Phierơ được thử nghiệm ngay, khi người ta bảo
với ông rằng có sứ giả của Đội trưởng Cọtnây muốn tìm ông để được nghe về
Chúa. Trước đó vài giờ, chắc hẳn ông đã đóng chặt cửa và nói rằng Đức Chúa Trời
chẳng cần đến họ. Nhưng bây giờ, Phierơ đã hiểu biết. Kết quả là gia đình Cọtnây
được tiếp nhận vào Hội thánh Cơ Đốc, và khi ông kể lại điều đó, anh em ngạc
nhiên và tôn vinh Đức Chúa Trời rằng:"Vậy, Đức Chúa Trời cũng ban sự ăn năn
cho người ngoại để họ được sự sống (Cong Cv 11:18).
. Đây là khám phá lớn nhất mà Hội thánh đầu tiên đã có. Nếu không, Cơ Đốc giáo
chỉ là một giáo phái của người Do Thái !
IV. MỌI NGƯỜI MỌI DÂN TỘC
1. Không phân biệt chủng tộc: Đức Chúa Trời cần đến mọi người, thuộc mọi chủng
tộc. Vì thế, không thể có sự phân biệt chủng tộc trong Hội thánh Cơ Đốc.
. Một lãnh tụ Phi Châu bày tỏ lòng biết ơn đối với Vua George VI rằng: Đa số
người da trắng nói chuyện với tôi như với một dân bản xứ, cònĐức Vua đã nói
chuyện với tôi như thể tôi cũng là người da trắng".
2. Thực trạng: Còn lâu thế giới chúng ta mới có thể đạt được lý tưởng không phân
biệt màu da, rằng mọi người ngang nhau ở trước mặt Đức Chúa Trời. Nhiều nơi,
người da đen không thể có những tiện nghi về giáo dục, nhà ở như dân da trắng.
Trước đây, chính quyền Da trắng Nam phi cố gắng kiềm hãm dân da đen và tại
Anh quốc, một số khách sạn không tiếp người da đen.
3. Sứ mạng: Nghĩ rằng tổ quốc mình có một vị trí đặc biệt trong chương trình của
Đức Chúa Trời là tốt. Nhưng ưu điểm đó không đưa dân tộc nào làm bá chủ thế
giới, mà là đem các dân tộc vào sự hiểu biết về tình yêu Đức Chúa Trời .
V. MỌI NGƯỜI MỌI GIAI CẤP
1. Không phânbiệt giai cấp: Đức Chúa Trời cần đến mọi giai cấp và trong Hội
thánh không có phân biệt giai cấp. Hội thánh đầu tiên là nơi duy nhất mà mọi thành
phần giai cấp có thể nhóm chung với nhau.
. Thông thường, một người chủ không hề giao thiệp với các nô lệ của mình, ngoại
trừ việc giám sát việc làm của họ để hình phạt nặng nề những kẻ không làm tròn
công việc. Tuy nhiên, trong Hội thánh đầu tiên, mọi người thuộc mọi giai cấp đã
ngồi bên cạnh nhau.
2. Trường hợp Ônêsim: Có lần Phaolô đã gửi thư cho bạn mình là Philêmôn để trả
cho Philêmôn một người nô lệ đã đào tẩu tên là Ônêsim. Phaolô đã yêu cầu
Philêmôn tiếp nhận Ônêsim "không coinhư tôi mọi nữa, mà như anh em yêu dấu".
. Khi chúng ta nghĩ mình cao trọng và khinh miệt kẻ khác thì lúc ấy, chúng ta
không phải là Cơ Đốc nhân. Vì thế, đừng để tinh thần kỳ thị, miệt thị người khác
xâm nhập vào Hội thánh Cơ Đốc.
VI. KẺ TỐT VÀ NGƯỜI XẤU
1. Quan niệm Do Tháigiáo: Đức Chúa Trời muốn cứu người tốt cũng như kẻ xấu,
là quan niệm không thể chấp nhận đốivới người Do Thái giáo. Thi thiên 24 đưa ra
câu hỏi: Ai sẽ lên núi của Đức Giêhôva ? Rồi trả lời rằng" Đó là người có tay trong
sạch, lòng thanh khiết. . . Nghĩa là mọi người có tội đều bị loại ra.
. Người Do Thái còn nói rằng: Trên trời vui mừng khi một tội nhân bị tiêu diệt.
2. Quan điểm Cơ Đốc giáo: Đức Chúa Jesus phán rằng "Trên trời vui mừng khi
một kẻ có tội ăn năn". Đức Chúa Trời yêu thương mọi người Ngài yêu người lành
khiến Ngài sung sướng và Ngài yêu người dữ khiến Ngài đau buồn. Ngài sai Con
Ngài đến thế gian để khiến kẻ dữ trở nên tốt lành. Thật ra, không ai tốt hơn người
khác để được Đức Chúa Trời tiếp nhận. Tất cả đều là tội nhân. Vì thế, chúng ta
không được phép khinh dễ ai cả, vì đó là một trong những tội xấu xa nhất.
VII. HÈN MỌN HAY Ô UẾ
1. Bài học cho Phierơ: Phierơ phải học biết rằng Đức Chúa Trời yêu thương mọi
người, không phân biệt chủng tộc, giai cấp, hay sự sa sút thuộc linh của họ.
2. Ap dụng: Chúng ta cũng cần nhận biết rằng chẳng người nào là quá hèn mọn ô
uế để không thểí được cứu, không thể được biến đổitrở nên công cụ trong tay
Chúa. Hãy đem tình yêu Chúa đến với mọi người.
CÂU HỎI
1. Chúng ta có thể làm gì để loại trừ sự phân biệt chủng tộc ?
2. Bạn có nghĩ rằng Hội thánh ngày nay còn phân biệt giai cấp không ?
3. Giả sử có một người đến nhóm với Hội thánh, mà trước đó đã có án tù hoặc
phạm một tội lỗi đạo đức nghiêm trọng nào đó. Thử nghĩ xem người đó sẽ được
tiếp đónnhư thế nào ? Bạn sẽ tiếp đónngười đó ra sao ?
Bài 8: NGƯỜI LÍNH GIỎI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Kinh Thánh: IITi 2Tm 2:1-7
PhaoLô đã khuyên Timôthê phải làm và trở nên như thế nào để thật sự sống đời
sống Cơ Đốc và hầu việc Chúa trong Hội Thánh : “Hãy cùng ta chịu khổ như một
người lính giỏi của Đức Chúa Jesus Christ”.
Danh hiệu “Người lính giỏi”rất quen thuộc với tín hữu với những bài ca “Tinh binh
Jesus mau tiến lên”, “Tinh binh thập tự”. . . Tuy nhiên, đâu là đặc điểm của một
người lính giỏi của Đức Chúa Trời ?
I. ĐẶC TÍNH VÂNG PHỤC CỦA NGƯỜI LÍNH
1. Một người dưới quyền: Trước hết và trên hết, người lính là một người dưới
quyền cần phải vâng phục thượng cấp. Mọi sự huấn luyện trong quân trường về kỹ
thuật cùng kỷ luật đều nhằm mục đíchđào tạo một người lính luôn luôn vâng phục
thượng cấp, nhất là trong trường hợp khẩn cấp.
2. Không làm theo ý riêng: Vâng phục không phải là điều dễ làm vì ai cũng có
khuynh hướng thích làm theo ý riêng. Ngươi lính giỏi không bao giờ làm theo ý
riêng. Người lính giỏi của Chúa không bao giờ được hỏi “Tôimuốn làm gì ?”mà
phải hỏi “Chúa muốn tôi làm gì ?”.
3. Kính trọngthượng cấp: Thật khó vâng lời nếu thượng cấp chỉ ra lệnh rồi khoanh
tay nhìn chúng ta làm hết gánh nặng nầy đến gánh nặng khác. Nhưng nếu thượng
cấp sẵn sàng vui lòng thực hiện chính mệnh lệnh của mình thì thuộc hạ sẽ kính
trọng mà sẵn sàng vâng phục.
. Đề đốc Nelson của nước Anh đã được các thuỷ thủ yêu mến vì ông sẵn sàng thực
hiện chính mệnh lệnh của mình: Khi còn là sĩ quan trẻ có nhiệm vụ nhận các tân
binh, ông ra lệnh cho họ leo lên cột buồm chính và khi thấy họ sợ hãi e dè, ông liền
thách anh ta leo đua với ông để cuối cùng hai người gặp nhau trên đỉnh cột buồm,
khiến người lính không cònsợ.
. Đây chính là một trong những lý do khiến chúng ta dễ vâng phục mạng lệnh của
Chúa vì không bao giờ Ngài bảo chúng ta làm điều gì mà chính Ngài không sẵn
sàng để làm. Trong Chúa Jesus, Đức Chúa Trời đã đến thế gian, sống cuộc đời con
người, đối diện với mọi cám dỗ, khó khăn, khốn khổ của kiếp người như chúng ta
vậy.
. Như thế, người lính giỏi của Đấng Christ trước hết và trên hết là một người biết
vâng lời, vâng lời Đấng sẵn sàng làm mọi mạng lệnh của Ngài.
II. ĐẶC TÍNH CAN ĐẢM CỦA NGƯỜILÍNH
1. Can đảm là gì ?: Can đảm không có nghĩa là không bao giờ thấy sợ dù làm một
việc chúng ta không sợ thì thật dễ làm. Nhưng can đảm thật là vẫn làm một việc
phải mà chúng ta rất sợ hãi.
. Sợ hãi không phải là điều đáng xấu hổ. Điều đáng xấu hổ là khi để sự sợ hãi ngăn
cản chúng ta làm một việc mà chúng ta biết là đúng.
2. Can đảm và liều lĩnh: Có một sự khác biệt lớn giữa can đảm và liều lĩnh, giữa
gan dạ và điên rồ. Sự khác biệt đó là “biết chọn cái nguy hiểm nào”Liều lĩnh uống
rượu không phải là can đảm. Liều đánh bạc không phải là gan dạ.
3. Sẵn sàng trả giá: Can đảm là sẵn sàng trả giá để làm một việc lành dù giá phải
trả có thể là khó khăn, bị ghét bỏ. . . Dù hoàn cảnh có ra sao, người can đảm luôn
đứng đúng phía.
. Trong thế chiến thứ nhất, một nhóm tuần thám người Gurkha bị quân Thổ bắt. Họ
bị buộc đứng hàng ngang và lựa chọn giữa việc đầu hàng và việc bị xử bắn. Viên sĩ
quan chỉ huy mĩm cười và vẫy nón ra lệnh hoan hô vua George ba lần. Tiếng hoan
hô chưa dứt thì họ đã ngã quỵ trước lằn đạn của quân Thổ. Họ đã can đảm bày tỏ
mình đứng về phía nào dù biết chắc điều đó đồng nghĩa với lựa chọn cái chết.
. Chúng ta phải luôn luôn can đảm để làm việc lành và bày tỏ mình đứng về phía
nào nếu chúng ta muốn làm người lính giỏi của Đấng Christ.
III. ĐẶC TÍNH NHẪN NHỤC CỦA NGƯỜI LÍNH
1. Nhẫn nhục chịu đựng: Thử nghiệm của người lính là “chiến đấu thế nào khi mệt
mõi và đói khát”. Khi mọi sự dễ dàng thì chẳng gì đáng nói. Đứng vững được
trong nghịch cảnh mới là thử thách thật sự. Thử thách thật sự là khi một độibanh
đang thua và hầu như hết hy vọng chiến thắng.
. Trong đệ nhị thế chiến, hai tiểu đoàn Coldstream bị bao vây ở Tebruk. Họ đã mở
đường máu thoát ra và chỉ còn 200 trong số 2. 000 ngươi. Họ đã theo truyền thống
của Lữ đoàn Vệ binh là phải tiến tới bất luận gặp tình huống nào.
2. Giữ vững vị trí: Thống thế Foch, Tổngtư lệnh Đồng minh trong thế chiến thứ
nhất ra lệnh cho sĩ quan : “Không được rút lui. Phải bám vị trí với bất cứ giá nào”.
Viên sĩ quan trả lời: “Điều đó có nghĩa là chúng tôi phải chết ?”. Fochtrả lời:
“Chính thế”.
3. Chịu đựng bền bĩ:Cuộc đời không phải là cuộc đua tốc lực mà là một cuộc chạy
Maratong. Nó đòi hỏi sự kiên trì tiến tới vượt qua mọi chướng ngại để đạt đến mục
đíchcuối cùng.
. Chính cái khả năng chịu đựng mọi sự, đốidiện mọi khó khăn, vượt thắng mọi trở
ngại. . . làm nên sự khác biệt giữa một con người thật sự với một kẻ yếu hèn.
. Hai người bị cưa tay như nhau trong cùng một ngày đã có những nhận xét hoàn
toàn trái ngược sau hai năm. Một người chán nản, than thở mình chẳng làm được
chi. Người kia sung sướng thấy mình có thể sốngvui với một cánh tay và còntự
nhủ tại sao Chúa cho mình có hai tay trong khi chỉ cần một cánh tay là đu. Một
người nằm trên nỗi bất hạnh và người kia chịu đựng và chiến thắng nó.
. Chúng ta không có quyền chờ đợi cuộc sống luôn luôn dễ dãi. Nếu muốn trở nên
người lính giỏi của Đấng Christ, chúng ta phải nhẫn nhục chịu đựng và đốidiện
nghịch cảnh, không nằm một chỗ cũng không lùi bước.
IV. ĐẶC TÍNH HY SINH CỦA NGƯỜI LÍNH
1. Xác định lý tưởng: Người lính sẵn sàng phó mình vì lý tưởng nhưng trước tiên
phải xác định đúng lý tưởng. Người lính không sống vì mình mà sống để bảo vệ tổ
quốc và những người mình yêu mến. Người lính làm việc không phải để nhận điều
gì cho mình mà làm vì cớ người khác.
2. Hai lối sống: Trên đời có hai nhóm người: Nhóm nầy chỉ nghĩ đến những gì
mình sẽ nhận được để tận hương, để sống thoải mái, tốt đẹp. Nhóm kia luôn nghĩ
đến những gì mình có thể ban cho. Đây chính là cách một Cơ Đốc Nhân phải sống.
Tuy nhiên, càng ban cho, chúng ta sẽ nhận được nhiều hơn từ nơi Chúa là mẫu
mực và gương sáng cho chúng ta trong sự ban cho (Phi Pl 2:5-8 ).
Một trong những danh hiệu lớn nhất của Cơ Đốc nhân là “Người lính giỏi của Đức
Chúa Jesus Christ”.
. Người lính giỏi phải biết vâng lời Đức Chúa Trời và phải luôn nhớ rằng Ngài
không bao giờ đòi hỏi chúng ta làm điều gì mà chính Ngài không sẵn sàng làm.
. Người lính giỏi phải can đảm để làm việc lành và tỏ ra mình đứng về phía nào
chứ không liều lĩnh làm những điều nguy hiểm sai trái bừa bãi.
. Người lính giỏi phải sẵn sàng hy sinh mạng sống vì lý tưởng đúng đắn.
. Người lính giỏi phải biết chịu đựng để tiến tới bất chấp nghịch cảnh.
CÂU HỎI
1. Chúng ta thường không vâng lời Chúa trong những lãnh vực nào ?
2. Chúng ta có những dịp nào để bày tỏ lập trường của chúng ta ?
3. Chúng ta có thể sẽ gặp những khó khăn nào ?
4. Chúng ta có thể sống ích kỷ hay phục vụ người khác như thế nào ?
Bài 9: HÃY LÀM NGƯỜI HÀNH HƯƠNG
Kinh Thánh: HeDt 11:13-16. IPhi 1Pr 2:11-12
Trong thế giới ngày nay, hành hương là một hình ảnh quen thuộc. Người ta thương
“thắt lưng, buộc bụng”nhiều năm trời để có tiền đi thăm một vùng “đất thánh”dù
nơi ấy xa đến nửa vòng trái đất.
Người Do Thái tản lạc khắp thế giới đều có một ước mơ. Đó là được ăn lễ Vượt
qua tại Giêrusalem trước khi chết. Vì thế hằng năm người Do Thái từ khắp nơi trên
thế giới hành hương về Giêrusalem để dự lễ Vươt qua.
Thi thiên 120-134 mang chủ đề “Bài ca lên núi”, còngọi là “Bài ca hành
hương”được hát lên khi hành hương về Giêrusalem.
Mọi tín đồ Hồi giáo đều mơ ước thăm Mecca, nơi Mahômet sinh ra. Nón Fez màu
lục lâ dấu hiệu chỉ một ngươi đã hành hương đến Mecca.
Nhiều Cơ Đốc nhân Anh cũng mơ ước thăm Giêrusalem cũng như Canterbury, nơi
Cơ Đốc giáo lần đầu tiên du nhập vào nước Anh là trung tâm hành hương lớn.
I. MỘT NGƯỜI TRÊN ĐƯỜNG ĐI
Đặc tính của người hành hương là luôn luôn trên đường đi. Người đó luôn tự nhủ
“Tôiđã đi được bao xa ? Cònbao lâu mới đến đích?”. Chúng ta cũng luôn nhắm
đến mục đíchđể hành hương trên ba lãnh vực :
1. Hành hương trong sự học hỏi: Mỗi đêm, chúng ta phải ngồi lại tự hỏi: “Tôi đã
học được điều gì mới mà ban sáng tôi chưa biết không ?”.
. Trong lãnh vực ngoại ngữ, nếu mỗi ngày ta học 10 chữ mới thì một năm chúng ta
sẽ biết được 3650 chữ là vốn từ vựng khá đủ để dùng cho bất cứ một ngôn ngữ
nào.
. Phải tiếp tục học hỏi suốtđời. Tốt nghiệp một đại học không có nghĩa là chúng ta
đã hoàn tất việc học mà chỉ là bàn đạp để bắt đầu học hỏi.
. Cato học tiếng Hylạp khi đã 80 tuổi. Mozart bắt đầu học hòa âm khi ông bắt đầu
nổi tiếng. Muốn sốngý nghĩa, chúng ta phải hành hương trong lãnh vực học hỏi,
phải thêm vào số vốn hiểu biết của mình một điều gì mới mỗi ngày.
2. Hành hương trong sự nhân từ: Chúng ta phải tự hỏi: “Hôm nay tôi có sốngtốt
hơn hôm qua không? Tôi có loại trừ được những lỗi lầm phá hoại đời sống tôi và
người khác không? Tôi có đạt được đức tính nào mới để giúp tôi tử tế hơn, ích lợi
hơn, ân cần hơn không ?”
. Điều đáng buồn là đa số chúng ta chẳng tiến được bước nào cả. Chúng ta tự hài
lòng về quá khứ thay vì “quên lững sự đằng sau mà bươn theo sự ở đằng trước,
nhắm mục đíchmà chạy”.
3. Hành hương trong sự phục vụ: Một số người quan niệm thành công là nhận
được nhiều hơn cho mình, chi phốiđược nhiều người hơn, thực hiện được nhiều
điều theo ý mình hơn. Người Cơ Đốc trái lại phải quan niệm thành công là làm
được nhiều điều cho người khác, thích ứng hơn để có thể làm tôi tớ người khác,
không phải chỉ huy mà phục vụ người khác.
. Phương châm chúng ta phải là: “Hôm nay tôi có làm được điều tốt chi cho người
khác không?”. Một ngày sống ích kỷ đúng là một ngày hoang phí.
II. MỘT NGƯỜI KHÔNG ĐỊNH CƯ TRONG THẾ GIAN
1. Luôn đitới đích:Kinh Thánh gọi chúng ta là người ngoại quốc trong trần gian
nầy, nghĩa là chúng ta chỉ là một khách bộ hành, một người tạm trú, không định cư
nhàn hạ ở nơi nào trong trần gian. Phải nhắm mục đíchđể luôn đi tới.
2. Quê hương thật: Từ ngữ Hylạp gọi ta là “người khách lạ”khác hẳn với người
thường trú. Thế gian không phải là nơi ở vĩnh cữu của chúng ta. Chúng ta chỉ đi
ngang qua đó để đến quê hương thật là thiên đàng. Phải tâm niệm rằng: “Thế gian
chỉ là một cái cầu. Người khôn ngoan sẽ đi qua đó nhưng không cất nhà trên đó”.
3. Lưu ý: Đừng nghĩ rằng thế gian chẳng quan trọng gì để rồi xem nhẹ nó. Trái lại
khi sốngtrong trần gian dù ở trường, ở sở làm hay trong mọi sinh hoạt khác, chúng
ta phải trung tín làm trọn mọi nhiệm vụ, mọi công tác. Dù không quá bận rộn và
đắm chìm trong thế gian nhưng hãy xem thế gian như một lớp dự bị, một trường
huấn luyện, một môi trường thử thách mà chúng ta phải thi đậu, phải vượt qua
trước khi vào giai đoạn mới.
III. MỘT NGƯỜI CÓ HÀNH TRANG NHẸ NHÀNG
1. Chỉ đemnhững điều thiết yếu: Ngày xưa người hành hương chỉ đi bộ. Vì thế họ
phải cân nhắc cẩn thận phải bỏ lại những gì và phải đem theo
những gì để rồi chỉ đem những điều thật sự cần thiết.
2. Quyết định điều cầnyếu nhất: Vấn đề quan trọng là phải biết quyết định đâu là
điều thiết yếu để bám chặt lấy nó. Nếu không sẽ phí sức vào những điều không cần
thiết để rồi đánh mất điều quan trọng nhất.
. E. M. Stanley đi bộ xuyên PhiChâu với một đoàn người bốc vác rất nhiều hành lý.
Nhưng đoàn bốc vác giảm dần vì bệnh, vì chết hoặc vì đào ngũ khiến ông phải bỏ
bớt những vật dụng không cần thiết. Đến được bờ bên kia, ông chỉ còn lại hai bộ
sách. Đó là Kinh Thánh và tác phẩm của Shakespeare và ông nói: “Giá mà Phi
châu rộng lớn hơn nữa thì bộ sách của Shakespeare cũng đi luôn, chỉ còn bộ sách
cần nhất là Kinh Thánh.
3. Tập trungvào những điều thiết yếu trong 3phần của con người:
. Chúng ta có một thân thể: Phải luyện cho thân thể hài hòa, mạnh khỏe.
. Chúng ta có một tâm thần: Phải cho nó thanh thản bằng sự nghỉ ngơi, giải trí
nhưng không để lấn vào thời gian của công việc và học tập.
. Chúng ta có một linh hồn là phần vẫn sống khi thân thể chết đi nên nó là phần
quan trọng nhất. Vì thế phải làm sao mỗi ngày càng gần gũi, hiểu biết Đức Chúa
Trời càng hơn.
IV. MỘT NGƯỜI GIỮ VỮNG CON ĐƯỜNG
1. Đến nơi càng sớmcàng tốt: Chúng ta hành hương đến một mục đíchchứ không
phải đi dạo chơi. Vì thế, không phí sức lực vào những con đường phụ mà phải bám
vào đường chính để đến đíchcàng sớm càng tốt.
2. Chỉ có mộtconđường sống: Chúa Jesus phán “Ta là Đường đi, Chân lý và Sự
Sống, chẳng bởi Ta thì không ai được đến cùng Cha”. Ngài là Con Đường duy nhất
mà chúng ta phải bước đi. Ngài là Đấng duy nhất mà chúng ta phải nhìn xem, phải
hướng đến (HeDt 12:2).
. Tóm lại, người hành hương phải luôn ở trên đường đi. Phải tiến tới trong lãnh vực
học hỏi, nhân từ và phục vụ để mỗi ngày khôn ngoan hơn, trong sạch hơn, hiền
lành hơn.
. Người hành hương không thể định cư ở trên đường. Phải hướng về quê hương
thật và nhớ rằng những gì xảy đến cho chúng ta ở đó tùy thuộc vào cách chúng ta
xử sự ở thế gian nầy.
. Người hành hương phải có hành trang nhẹ nhàng. Phải xác định điều gì là thiết
yếu cho đời mình để tập trung vào đó.
. Người hành hương là người bám lấy đường đi của mình. Không tẻ tách khỏi
đường chính khi mỗi ngày bước đi với Chúa và nhìn xem Ngài.
CÂU HỎI
1. Muốn biết mình còntrên đường hay không, chúng ta phải dành thì giờ như thế
nào để tự xét mình ?
2. Chúng ta có thể tự nhắc nhở mình rằng cuộc đời là một chiếc cầu dẫn đến thế
giới khác bằng cách nào ?
3. Đâu là những điều thật sự thiết yếu trong đời ?
4. Bước đi một mình, chúng ta có thể lạc vào những đường vòng nào ?
Bài 10: HÃY LÀM ÁNH SÁNG CỦA THẾ GIAN
Kinh Thánh : Mat Mt 5:13-16
Chúa Jesus dạy môn đồ rằng: Các ngươi là ánh sáng của thế gian. Phao Lô cũng
nói với các tín hữu Philíp sống trong một thành phố ngoại đạo rằng: Anh em phải
chiếu sáng như đuốc trong thế gian (Phi Pl 2:15). Như thế, rõ ràng Tân Ước dạy
người nào muốn sống làm Cơ Đốc nhân thì phải nên như ánh sáng của thế gian.
I. MỘT ÁNH SÁNG CÓ THỂ THẤY ĐƯỢC
1. Khôngthể giấu kín: Sau khi dạy môn đồ phải làm ánh sáng của thế gian, Chúa
Jesus tiếp rằng một cái thành ở trên núi thì không bao giờ bị khuất được. Thành
phố ấy sẽ đập ngay vào mắt mọi người vì nó vượt trổi hơn mọi vật chung quanh.
Một que diêm bật sáng trong đêm tối cũng vậy, nó sẽ được thấy từ rất xa. Vì thế
Chúa muốn chúng ta phải cho người khác thấy đời sống Cơ Đốc nhân của mình.
2. Sống kháchơn người thế gian: Cơ Đốc nhân không sống đời sống dễ dãi là sống
giống như người khác. Chúng ta phải đứng riêng khỏi giòng đời tội lỗi đó, ít ra là
trong ba phương diện:
a. Cơ Đốc nhân phải can đảmhơn người khác: Tướng Gordonlà một Cơ Đốc nhân
vĩ đại. Ông đã sẵn sàng đi trong những tình thế nguy hiểm nhất và không hề biết
sơ. Lý do Cơ Đốc nhân can đảm là vì biết mình không bao giờ cô đơn, bởi Chúa
Jesus luôn luôn ở cùng, và dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, ngay cả sự chết cũng
không thể phân rẽ chúng ta ra khỏi Chúa.
. John Pennington đang lái máy bay Lancaster 4 động cơ trên vùng trời nước Pháp
thì một động cơ bốc cháy, anh nói trong đài liên lạc như sau : “Lạy Chúa, chúng
con cầu xin Ngài chiếu sáng trên sự tối tăm của chúng con, và bởi sự thương xót
lớn lao của Ngài, xin hãy gìn giữ chúng con khỏi nguy hiểm đêm nay. Amen”. Vì
thế, nhận biết Chúa luôn ở bên cạnh chính là bí quyết sốngcan đảm.
b. Cơ Đốc nhân phải sung sướnghơn người khác: Nhiều người nghĩ rằng Cơ Đốc
giáo là một cái gì ảm đạm, nhưng khi Chúa Jesus sống ở trần gian, Ngài bị chỉ trích
là quá sung sướng “ham ăn, mê uống, bạn của kẻ thâu thuế và người có tội”( Mat
Mt 11:19 ).
. Hiển nhiên Chúa Jesus là người yêu đời. Chúa nhiều lần nói về đám cưới và đám
tiệc. Ngài cho biết ở trong nước trời cũng sung sướng như thể tham dự tiệc cưới.
. Tin Lành có nghĩa là Tin Mừng. Cơ Đốc nhân là người nhận tin mừng từ nơi Đức
CHúa Trời. Vui mừng vì khám phá Đức Chúa Trời yêu mình, chăm sóc, lo liệu
mọi sự cho mình ngay cả hy sinh mọi sự vì cớ mình. . .
. Một em bé trong bệnh viện lần đầu tiên nghe Tin Lành đã hỏi thăm cô y tá đã
nghe Tin Lành chưa. Khi cô trả lời rằng đã nghe nhiều lần thì em bé ngạc nhiên
hỏi: “Tại sao cô không có vẻ gì là đã nghe Tin Lành cả ?”.
c. Cơ Đốc nhân phải được kính trọnghơn người khác: Tommy Walker là một cầu
thủ Scotland nổi tiếng thế giới đã được trọng tài nói về anh như sau: “Trongtrận
đấu có Tommy Walker, tôi chỉ cần canh chừng 21 cầu thủ chứ không phải 22, vì
Tommy không bao giờ chơi xấu”.
. Làm Cơ Đốc nhân không phải chỉ là một cái gì chỉ liên quan đến nhà thơ. Cơ Đốc
nhân phải là một học giả siêng năng hơn, một công nhân giỏi hơn, một thương gia
có lương tâm hơn, một vận động viên trong sạch và đáng kính hơn những người
không tin Chúa.
. Cơ Đốc nhân phải được nhận ra ngay trong công việc, trong nhà trường hay trên
sân thể thao cũng như trong nhà thờ vậy.
II. MỘT ÁNH SÁNG DẪN ĐƯỜNG
1. Sự cần thiếtcủa ánh sáng dẫn đường: Trong thời gian đệ nhị thế chiến, khi phải
tắt hết đèn thì màu của ngọn đèn sẽ hướng dẫn lộ trình trong xe điện ngầm. Thuyền
bè đi trong đêm tối cần hàng đèn để lái tàu an toàn. Hải đăng vô cùng cần thiết cho
những đêm mưa bão thì Cơ Đốc nhân cũng vô cùng cần thiết để hướng dẫn nhân
loại đi đúng đường.
. Anh sáng thường là vật chỉ đường để giữ chúng ta khỏi bị đi lạc. Cơ Đốc nhân
phải chỉ cho nhân loại conđường đúng và giư họ khỏi lạc đường.
2. Một gương tốt: Thế giới có nhiều người đang chờ đợi một gương tốt. Chỉ cần có
ai đó mở đầu là họ sẽ làm đúng và bước đi đúng đường. Họ không có can đảm và
nghị lực để tự quyết định cho mình. Nếu bỏ mặc họ, họ sẽ chọn con đường dễ dãi
và theo đuôi quần chúng. Chúng ta phải làm gương tốt đó.
. Phierơ nói rằng: Chúa Jesus đã để lại một gương hầu cho anh em noi dấu chơn
Ngài (IPhi 1Pr 2:21 ). Từ ngữ “Gương”Phierơ dùng có nghĩa là hàng chữ khắc trên
tấm đồng trên đầu quyển tập để người ta học chép theo hàng chữ ấy. Chúa đã để lại
cho chúng ta một gương hầu cho khi chúng ta noi dấu chân Ngài, chúng ta cũng sẽ
trở nên gương tốt cho đồng bào đồng loại của mình.
. Luôn luôn có những người đang nhìn xem chúng ta. Chúng ta phải là ánh sáng
dẫn đường, là gương tốt để giúp họ thấy conđường đúng qua đời sống, lời nói,
cách cư xử của mình. . .
III. MỘT ÁNH SÁNG CẢNH CÁO
1. Ngọn đèn đỏcần thiết: Ngọn đèn đỏ sẽ báo hiệu cho người lữ hành biết nơi nguy
hiểm để dừng lại. Xe hay tàu thấy đèn đỏ phải dừng lại, nếu không, sẽ gặp tai nạn.
2. Báo hiệuvà giải cứu: Cơ Đốc nhân phải cảnh cáo những người đang lao vào
nguy hiểm để cứu họ thoát chết. Một lời cảnh cáo đúng lúc giải quyết biết bao rắc
rối về sau.
3. Thái độcảnhcáo: Không phải chỉ trích, trách móc hay giận dữ mà chính là
những lời hiền hòa thân thiện sẽ cảm hóa người đang sai phạm.
CÂU HỎI
1. Chúng ta có những cơ hội nào để bày tỏ cho người khác thấy chúng ta thuộc về
Chúa Jesus và chúng ta đang đi theo đường Ngài ?
2. Chúng ta có thể làm gương cho người khác trong những lãnh vực nào ? Trong
lãnh vực nào, chúng ta có thể dẫn đường cho những người không có nghị lực và
quyết tâm để làm điều công nghĩa ?
3. Chúng ta có thể cảnh cáo người khác về những việc như thế nào ? Chúng ta có
thể cảnh cáo họ bằng cách nào ? (Để họ nghe mà không tức giận).
Bài 11: NGƯỜI CỘNG SỰ VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI
Kinh Thánh: ICo1Cr3:6-11
Một trong những vinh dự và đặc ân lớn nhất là giúp đỡ một nhân vật quan trọng
trong một công việc quan trọng.
Khi cònnhỏ, việc giúp đỡ cha mẹ là một thú vui và chúng ta cảm thấy mình thật
quan trọng khi được tín nhiệm làm việc ấy.
Phaolô đã cho mình và các Cơ Đốc nhân khác một danh hiệu lớn nhất mà một Cơ
Đốc nhân có thể có được : Đó là BẠN cùng làm việc với Đức Chúa Trời (3:9).
Nghĩa là chúng ta là người phụ tá cho Đức Chúa Trời, là bạn cùng cày ruộng với
Đức Chúa Trời . . . Chắc chắn không có vinh dự nào lớn hơn thế.
I. CÙNG LÀM VIỆC VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI
1. Chúa cầnnhững người bạn: Đức Chúa Trời ít khi can thiệp trực tiếp vào thế gian
nầy. Nếu Ngài muốn làm một điều gì, thì Ngài sai phái một người để làm điều đó
cho Ngài. Ngài cần những người bạn cùng làm việc với Ngài.
2. Thí dụ minh họa của Ms Dick Sheppard: Có một tín hữu mua một thửa đất
hoang mọc đầy cỏ dại. Anh dọn dẹp, bón phân, trồng hoa. . . biến thửa đất thành
mảnh vườn xinh đẹp. Một ngày kia, anh mời một người bạn tin kính của mình
thăm khu vườn. Người bạn trầm trồ: "Những gì Chúa làm trên mảnh đất nầy thật
kỳ diệu". Anh ôn tồn trả lời: "Đúng thế, nhưng phải chi anh nhìn thấy mảnh đất
nầy lúc ban đầu".
3. Chúa tìmngười làm thaycho Ngài: Phaolô mô tả Hội Thánh là thân thể Đấng
Christ. Tuy nhiên, Đấng Christ không còn ở đây trong thân xác, Ngài chỉ ở đây
trong tâm linh. Vì thế, nếu Ngài muốn làm điều gì thì Ngài cần một người trong
chúng ta làm điều ấy thay cho Ngài. Nếu Ngài muốn một người buồn rầu được an
ủi, một người cô đơn được thăm viếng, một người khó khăn được giúp đỡ. . . thì
Ngài tìm một người nào đó trong chúng ta để làm điều đó thay cho Ngài.
4. Đặc ânvĩ đại: Tóm lại, chúng ta phải là những bàn tay để làm việc cho Chúa
Jesus, những bàn chân chạy lo công việc Ngài. . Đây là một trong những đặc ân to
lớn nhất, niềm vui vĩ đại nhất trong đời, khi nghĩ rằng chúng ta có thể làm người
giúp đỡ, người cộng sự của Đức Chúa Trời.
II. GIÚP ĐEM VỀ NHIỀU NGƯỜIKHÁC
1. Nhu cầu truyền giảng: Chúa cần chúng ta để nói cho người khác biết về Ngài,
đưa người khác đến với Ngài. Phaolô nói lên nhu cầu nầy khi ông nói: Họ chưa
nghe nói về Ngài thì thể nào mà tin ? Nếu chẳng ai rao giảng thì nghe làm sao ?
(RoRm 10:14).
. Nhân loại vẫn đang cần những người truyền giáo nội địa cũng như những giáo sĩ
hải ngoại để nói về Chúa cho họ.
2. Tâm tình người dắt đưa người khác đến với Chúa:
. Người tạo cơ hội: Khi đưa người khác đến nhà thờ là chúng ta đã tạo cơ hội để
người đó nghe về Chúa Jesus và tiếp nhận cuộc sống mới Chúa ban cho họ.
. Người nối liên lạc: Như người điện thoại viên ở tổng đài giúp chúng ta bắt liên
lạc với người chúng ta muốn gọi, thì chúng ta cũng làm người liên lạc để đưa
người khác vào mối tương giao với Chúa Jesus.
. Người chia sẻ ơn phước: Chúng ta phải làm người san sẻ cho người khác những
ơn phước mà Chúa đã ban cho mình khi nói về Chúa cho họ.
. Người cộng sự với Đức Chúa Trời: Khi tạo cho người khác cơ hội để nghe về
Chúa Jesus, ấy là chúng ta đang làm người cộng sự của Đức Chúa Trời.
III. GIÚP NGƯỜI KHÁC HIỂU VỀ CHÚA
1. Người ta cần ngheđể hiểu: Đức Chúa Trời cần chúng ta để nói cho người khác
biết làm tín đôì Đấng Christ có nghĩa gì. Họ cần hiểu về Cơ Đốc giáo cũng như nếp
sống Cơ Đốc.
. Khi Philíp gặp hoạn quan Êthiôpi trên đường xuống Gaxa, ông nghe hoạn quan
đọc Êsai 53. Ông liền hỏi: Ông hiểu lời mình đọc đó chăng ? Ông được trả lời
rằng: Nếu chẳng ai dạy cho tôi thì thể nào tôi hiểu được ? Hoạn quan cần một
người giúp đỡ để hiểu thế nào là Cơ Đốc nhân.
2. Người ta cần thấyđể hiểu: Một công ty muốn người ta mua hàng của mình thì
phải để người ta xem thấy sản phẩm của mình tại phòng trưng bày. Cơ Đốc nhân
phải là sản phẩm của Chúa để người ta có thể thấy nơi chúng ta thế nào là một Cơ
Đốc nhân.
. B. L. Gee kể lại rằng trong đệ nhị thế chiến, ông sống với một gia đình nông gia
là John và Mary. Họ sống đời sống Cơ Đốc cao đẹp đến nỗi đã bắt phục người
khác bằng đời sống của mình. Một cô thiếu nữ nói: Tôi thấy khó đọc Kinh Thánh,
vì khó hiểu. Tôi thấy khó cầu nguyện, vì chưa ai dạy tôi cầu nguyện. Nhưng tôi
không sợ vì tôi biết rằng tôi sẽ tìm được Đức Chúa Trời khi tôi noi theo gương của
Mary.
3. Môi trường hoạt động: Chúng ta phải không những nói về Chúa mà cũng phải
bày tỏ Chúa qua đời sống của mình. Chúng ta phải sống đời sống Cơ Đốc, không
những ở nhà thờ hay những môi trường Cơ Đốc khác, mà phải bày tỏ Chúa ở nhà,
ở trường, nơi làm việc, trên sân chơi. . .
. Đây là lời giải thích tốt nhất về Cơ Đốc giáo. Như thế, chúng ta đang làm người
cộng sự của Đức Chúa Trời.
IV. GIÚP ĐỠ CHÚA BẰNG CÁCH GIÚP ĐỠ NGƯỜIKHÁC
1. Đức Chúa Trời quan tâmgiúp đỡ: Đức Chúa Trời cần chúng ta để giúp đỡ người
khác. Ngài quan tâm đến từng nhu cầu của con cái Ngài: Ngài buồn rầu khi thấy họ
buồn khổ, gặp nan đề, không đủ ăn, kiệt sức, cô đơn, nặng gánh. . . Ngài tìm những
người trong chúng ta để giúp đỡ họ.
. Khi chúng ta giúp đỡ nhau chính là chúng ta đang giúp đỡ Đức Chúa Trời, chúng
ta đang làm người cộng sự của Ngài.
2. Truyền thuyết Christopher: Thánh Christopher được coi là thánh giúp đỡ người
lữ hành. Ông được sinh ra với tên là Opherus, có nghĩa là mang. Ông lớn lên là
một người khổng lồ, mạnh khỏe. Lúc đầu, ông phục vụ vua, nhưng thấy vua sợ ma
quỷ nên ông phục vụ ma quỷ. Nhưng thấy ma quỷ sợ thập tự giá nên ông tìm hiểu
thập tự giá của ai. Được biết Chúa Jesus, ông đã nhất định hầu việc Ngài. Vị tu sĩ
Babylas khuyên ông hầu việc Chúa Jesus bằng cách dùng sức mạnh phi thường của
mình để đưa người ta qua sông lớn gần đó. Ông sung sướng làm điều đó. Nhưng
một đêm mưa bão, có một em bé xin qua sông, Opherus không muốn đi nhưng
cuối cùng bảo em bé leo lên lưng mình. Càng đi opherus thấy em bé càng nặng
khiến ông vất vả lắm mới qua được bờ bên kia. Khi đặt em bé xuống, ông thấy
không phải em bé nữa mà là một ngươi đàn ông, Opherus hỏi: Ngài là ai? Người
kia trả lời: "Ta là Đấng Christ. Ngươi đã chở Ta nên ngươi không còn là Opherus
(người mang gánh nặng), mà là Chistopherus (người mang Đấng Christ) bởi vì
ngươi đã giúp đỡ Ta".
. Opherus tưởng mình đã giúp đỡ một em bé, nhưng ông đã thật sự giúp đỡ Chúa
Jesus. Đây chính là điều Chúa Jesus đã nói trong Mat Mt 25:40: "Các ngươi làm
việc đó cho một người rất hèn mọn nầy của anh em Ta, ấy là đã làm cho chính
mình Ta vậy".
3. Theo gương Chúa Jesus: Chúa Jesus đến thế gian, không phải để người ta phục
vụ Ngài, nhưng để phục vụ người ta (20:28). Ngài đến để giúp đỡ, chữa lành, an ủi
và giải cứu. . . Bây giờ, Ngài đang tìm những ngươi để tiếp tục công tác Ngài đã
khởi công. Vì thế, khi phục vụ người khác, ấy là chúng ta đang làm người cộng sự
của Đức Chúa Trời.
Hãy nắm lấy vinh dự làm người cộng sự của Đức Chúa Trời.
CÂU HỎI
1. Có ai trong khu vực chúng ta bằng lòng theo chúng ta đến nhà thờ không ?
Chúng ta thuyết phục họ bằng cách nào ?
2. Nếu nhiệm vụ của chúng ta là tỏ cho người khác thấy thế nào là đời sống Cơ
Đốc , thì chúng ta phải sống ra sao ?
3. Bằng những phương pháp nào, chúng ta có thể giúp đỡ người khác đúng theo ý
của Chúa Jesus ?
Bài 12: HÃY LÀM MUỐI CỦA ĐẤT
Đức Chúa Jesus phán dạy các môn đồ Ngài rằng: Các ngươi là muối của đất. Ngài
muốn môn đồ Ngài sống một cuộc sống cao đẹp và hữu ích. Khi nói: Các ngươi là
muối của đất, Ngài đòihỏi điều gì nơi môn đồ Ngài ?
I. ĐÒIHỎI PHẢI THANH KHIẾT
Trong thời Chúa Jesus, người ta bảo rằng muối đến từ hai vật tinh khiết nhất là mặt
trời và nước biển. Vì thế muối tượng trưng cho sự thanh khiết. Muối là của lễ đầu
nhất cho các vị thần. Người Do Thái luôn tẩm muối vào của lễ mình trước khi dâng
cho Đức Chúa Trời.
Có ba lãnh vực lớn trong đời sống con người. Chúng ta phải thanh khiết trong cả
ba lãnh vực đó:
1. Chúng ta phải thanh khiết trong hành động:
a. Thí dụ minh họa: Nhà điêu khắc Đan Mạch nổi tiếng là Thorwaldsen đã tạc bức
tượng Chúa Jesus. Chính quyền đề nghị ông tạc tượng thần Vệ Nữ Lamã với thù
lao rất lớn. Ông trả lời rằng: "Bàn tay đã tạc hình ảnh Chúa Jesus không bao giờ có
thể tạc hình ảnh một thần ngoại giáo". Ông không muốn làm ô uế bàn tay mình
bằng những việc thấp hèn.
b. Nền tảng Kinh Thánh: Thi Tv 24:4 nói rằng muốn đến gần Đức Chúa Trời,
chúng ta phải có đôitay trong sạch.
c. Bí quyết: Một nhà truyền đạo nổi tiếng dạy rằng: Sau khi viết xong bài giảng thì
điều tốt nhất là cầm nó trong tay, rồi quỳ xuống mà dâng cho Đức Chúa Trời. Như
thế, chúng ta phải làm mọi sự sao cho mình có thể cầm lấy nó mà dâng lên cho
Đức Chúa Trời. Đó là bí quyết thanh khiết trong hành động.
2. Chúng ta phải thanh khiết trong lời nói:
a. Thực trạng đáng buồn: Gần như đi đâu, chúng ta cũng nghe những lời thiếu
thanh khiết, những câu chuyện không thanh sạch hay những lời chửi thề. . . Chúng
ta rất dễ bị nhiễm dấu vết của những sự ấy.
b. Nghe giọng nói mình: Một trong những kinh nghiệm lạ lùng là nghe lại giọng
nói mình và thường người ta khó nhận ra giọng nói của mình ! Một trường thần
học đã bắt sinh viên ghi âm bài giảng rồi mở máy nghe lại. Qua đó, họ thấy được
những khuyết điểm, những cố tật cần sửa lại.
c. Bí quyết: Một trong những cách hay nhất là phải luôn nhớ rằng Đức Chúa Trời
đang nghe chúng ta nói dù chúng ta đang ở bất cứ nơi nào. 139:4 nói rằng "Lời
chưa ở trên miệng lưỡi tôi thì Chúa đã biết rồi".
Khuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tien

More Related Content

What's hot

Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020Tien Nguyen
 
Gkpv cn 34 tn (tv 2)
Gkpv   cn 34 tn (tv 2)Gkpv   cn 34 tn (tv 2)
Gkpv cn 34 tn (tv 2)gremy2013
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhco_doc_nhan
 
ôN tập các kinh xưng tội
ôN tập các kinh xưng tộiôN tập các kinh xưng tội
ôN tập các kinh xưng tộiCngTrn675453
 
Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuChuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuSilicon Straits Saigon
 
Sach sang the-ky
Sach sang the-kySach sang the-ky
Sach sang the-kyco_doc_nhan
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suco_doc_nhan
 
Sách Chặng đàng Thánh Giá - chủ đề gia đình
Sách Chặng đàng Thánh Giá - chủ đề gia đìnhSách Chặng đàng Thánh Giá - chủ đề gia đình
Sách Chặng đàng Thánh Giá - chủ đề gia đìnhgxduchoa
 
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmcToi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmcThịnh Vũ
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caico_doc_nhan
 
Nội san So 114
Nội san So 114Nội san So 114
Nội san So 114HuynhHungDN
 

What's hot (20)

Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
 
Gkpv cn 34 tn (tv 2)
Gkpv   cn 34 tn (tv 2)Gkpv   cn 34 tn (tv 2)
Gkpv cn 34 tn (tv 2)
 
Sach loi hua
Sach loi huaSach loi hua
Sach loi hua
 
Bimat fatima
Bimat fatimaBimat fatima
Bimat fatima
 
So 147
So 147So 147
So 147
 
So 183
So 183So 183
So 183
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 
Cnps3a
Cnps3aCnps3a
Cnps3a
 
ôN tập các kinh xưng tội
ôN tập các kinh xưng tộiôN tập các kinh xưng tội
ôN tập các kinh xưng tội
 
So 143
So 143So 143
So 143
 
Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuChuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
 
So 128
So 128So 128
So 128
 
Sach sang the-ky
Sach sang the-kySach sang the-ky
Sach sang the-ky
 
Ttdc 5 2021
Ttdc 5 2021Ttdc 5 2021
Ttdc 5 2021
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich su
 
Sách Chặng đàng Thánh Giá - chủ đề gia đình
Sách Chặng đàng Thánh Giá - chủ đề gia đìnhSách Chặng đàng Thánh Giá - chủ đề gia đình
Sách Chặng đàng Thánh Giá - chủ đề gia đình
 
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmcToi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
 
So 173
So 173So 173
So 173
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua cai
 
Nội san So 114
Nội san So 114Nội san So 114
Nội san So 114
 

Viewers also liked

Viewers also liked (9)

Cavendish Maxwell_Abu Dhabi Residential Market Report_Q3 2015
Cavendish Maxwell_Abu Dhabi Residential Market Report_Q3 2015Cavendish Maxwell_Abu Dhabi Residential Market Report_Q3 2015
Cavendish Maxwell_Abu Dhabi Residential Market Report_Q3 2015
 
E4 muc vu cho tuoi tre
E4 muc vu cho tuoi treE4 muc vu cho tuoi tre
E4 muc vu cho tuoi tre
 
El sistema solar
El sistema solarEl sistema solar
El sistema solar
 
Venus
VenusVenus
Venus
 
sm - cv
sm - cvsm - cv
sm - cv
 
3.01 ppt
3.01 ppt3.01 ppt
3.01 ppt
 
Macquarie Park Dentistry: Is Brushing Enough?
Macquarie Park Dentistry: Is Brushing Enough?Macquarie Park Dentistry: Is Brushing Enough?
Macquarie Park Dentistry: Is Brushing Enough?
 
Eventpost
EventpostEventpost
Eventpost
 
iDreamCareer.com
iDreamCareer.comiDreamCareer.com
iDreamCareer.com
 

Similar to Khuon mau ht dau tien

Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandLong Do Hoang
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandco_doc_nhan
 
Dam song tren bo vuc
Dam song tren bo vucDam song tren bo vuc
Dam song tren bo vucLong Do Hoang
 
Dam song tren bo vuc
Dam song tren bo vucDam song tren bo vuc
Dam song tren bo vucco_doc_nhan
 
Ton giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong deTon giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong deco_doc_nhan
 
Ton giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong deTon giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong deLong Do Hoang
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honLong Do Hoang
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honco_doc_nhan
 
40 dieutamniemmuachay1
40 dieutamniemmuachay140 dieutamniemmuachay1
40 dieutamniemmuachay1Tuyet Tran
 
40 dieutamniemmuachay1
40 dieutamniemmuachay140 dieutamniemmuachay1
40 dieutamniemmuachay1Winter Sea
 
D4 truyen giang ca nhan
D4 truyen giang ca nhanD4 truyen giang ca nhan
D4 truyen giang ca nhanco_doc_nhan
 
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.netSinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.nethtpsccbb159
 

Similar to Khuon mau ht dau tien (20)

Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copeland
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copeland
 
So 170
So 170So 170
So 170
 
Ephata 612
Ephata 612Ephata 612
Ephata 612
 
So 181
So 181So 181
So 181
 
So 181
So 181So 181
So 181
 
Dam song tren bo vuc
Dam song tren bo vucDam song tren bo vuc
Dam song tren bo vuc
 
Dam song tren bo vuc
Dam song tren bo vucDam song tren bo vuc
Dam song tren bo vuc
 
Ton giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong deTon giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong de
 
Ton giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong deTon giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong de
 
So 145
So 145So 145
So 145
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh hon
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh hon
 
So 177
So 177So 177
So 177
 
40 dieutamniemmuachay1
40 dieutamniemmuachay140 dieutamniemmuachay1
40 dieutamniemmuachay1
 
40 dieutamniemmuachay1
40 dieutamniemmuachay140 dieutamniemmuachay1
40 dieutamniemmuachay1
 
D4 truyen giang ca nhan
D4 truyen giang ca nhanD4 truyen giang ca nhan
D4 truyen giang ca nhan
 
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.netSinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
 
So 185
So 185So 185
So 185
 
So 147
So 147So 147
So 147
 

More from co_doc_nhan

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienco_doc_nhan
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christco_doc_nhan
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau denco_doc_nhan
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2co_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1co_doc_nhan
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day daoco_doc_nhan
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaco_doc_nhan
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoco_doc_nhan
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoco_doc_nhan
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducco_doc_nhan
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongco_doc_nhan
 

More from co_doc_nhan (20)

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
 
Truong nhan su
Truong nhan suTruong nhan su
Truong nhan su
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
 
Thuat lanh dao
Thuat lanh daoThuat lanh dao
Thuat lanh dao
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
 

Khuon mau ht dau tien

  • 1. Khuôn Mẫu Hội Thánh Đầu Tiên Bài 1:SỨ MẠNG CỦA HỘI THÁNH I. CHỨNG NHÂN CHO CHÚA 1. Đại mạng lệnh: Cong Cv 1:8 cho chúng ta biết mạng lệnh Chúa truyền cho môn đồ trước khi về cùng Cha là : “Các ngươi sẽ làm chứng về Ta tại thành Giêrusalem, cả xứ Giuđê, xứ Samari cho đến cùng trái đất”. Đây chính là diễn giải Đại mạng lệnh cuối sáchMathiơ, mạng lệnh xuất quân dành cho HT: “Hãy đi khiến muôn dân trở nên môn đệ Ta” (Mat Mt 28:20). 2. Chứng nhân là gì ? : Như thế, môn đồ Chúa Jesus phải làm chứng nhân cho Ngài. Nhưng, “chứng nhân”là gì ? Chứng nhân là người nói rằng: “Điều nầy là thật, tôi biết rõ lắm. . ”. Chứng nhân phải nói điều mình biết rộ, biết chắc. Chứng nhân trước tòa án chỉ nói những gì mình thấy tận mắt, nghe tận tai và những gì mình biết chắc bằng từng trải cá nhân. Vì thế, là chứng nhân cho Chúa, điều quan trọng đầu tiên chúng ta cần phải có là phải thật sự biết Chúa và biết Chúa thật rõ ràng. Muốn có sự hiểu biết đầu tiên ấy, chúng ta cần có hai điều: Suy luận và Kinh nghiệm. II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI SUY LUẬN 1. Suy luận như thế nào ?: Chúng ta phải có sự suy nghĩ cho riêng mình. Muốn thế, chúng ta phải luôn đặt câu hỏi “Điều ấy có nghĩa gì ? Nó có ý nghĩa gì đối với tôi ? Tôi phải làm gì ?”. . Kipling cho biết ông có sáu người làm công trung tín. Đó là “Ai? Việc gì? Ở đâu? Khi nào? Thế nào? và Tại sao?”. 2. Tầm quan trọng: Chúng ta tin điều nầy, điều khác không phải chỉ vì ai đó đã nói với chúng ta như thế, nhưng vì chúng ta đã suy xét kỹ lưỡng vấn đề đó. . Có lần Chúa đã hỏi các môn đồ “Người ta nói ConNgười là Ai?”. Môn đồ kể lại cho Ngài những ý kiến cùng lời phỏng đoán của dân chúng lúc bấy giờ, nhưng sau đó Chúa đã hỏi họ một câu hỏi vô cùng quan trọng : “Các ngươi nói Ta là ai?”. . Chỉ nói lại những gì người khác suy nghĩ thì chưa đủ, phải có sự suy nghĩ của riêng mình sau khi suy xét để mạnh dạn nói rằng “Tôibiết điều ấy là thật”. III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỪNG TRẢI 1. Từng trải điều gì ? Ngoài việc suy xét vấn đề, chúng ta cần có kinh nghiệm nghiệm biết Chúa và gặp Chúa. 2. Tầm quan trọng: Thật là sai lầm khi xem Chúa Jesus chỉ là một nhân vật có thật đã từng sống, đã chết, đã ra đi . . . được sách vở ghi chép.
  • 2. . Trái lại, chúng ta phải biết rằng Chúa Jesus vẫn cònsống mãi và chúng ta có thể gặp Ngài như gặp một người Bạn. Biết Chúa như thế chúng ta mới có thể tin Ngài một cách chắc chắn và hoàn toàn. . Nhưng nếu Ngài đang sống, tại sao chúng ta lại không thường xuyên gặp Ngài ? Lý do hẳn là vì chúng ta không tìm cơ hội gặp Ngài hoặc không cho Ngài cơ hội để gặp chúng ta. . Trong vở kịch “Thánh Jeanne của George Bernard Shaw, khi Thái tử Pháp bực mình hỏi cô Jeanne “Tại sao tiếng phán lúc nào cũng đến với ngươi mà không đến với ta ? Ta là vua chứ không phải là ngươi ?”. Cô Jeanne trả lời : “Tiếng phán có đến với ngài nhưng ngài không hề nghe vì ngài không hề ra đồng vào buổichiều để lắng tai nghe. Ngài chỉ làm dấu thánh giá mà không cầu nguyện bằng tấm lòng. Ngài đã không cho mình một cơ hội để nghe”. 3. Mối tương giao: Amốt đặt vấn đề về Đức Chúa Trời với loài người. Ông hỏi: “Hai người há có thể đi chung với nhau mà không đồng ý với nhau được sao ?” . Người ta khó có thể tìm gặp nhau trừ phi họ đồng ý trước để gặp nhau. Chúng ta cũng nên biệt riêng một thì giờ mỗi ngày để nghĩ về Chúa Jesus, nói chuyện với Ngài, chờ đợi sự hiện diện của Ngài. Đừng quá chú trọng thời lượng, địa điểm hay thời gian trong ngày. Hãy bước vào mối tương giao thật sự với Chúa mỗi ngày, để bạn có thể làm chứng rằng “Tôibiết”. IV. LÀM CHỨNG Ở NHÀ 1. Bắt đầu tại Giêrusalem: Theo Cong Cv 1:8, Giêrusalem phải là trung tâm rồi từ đó vẽ ra một loạt vòng tròn đồng tâm lớn dần cho đến khi vòng tròn lớn nhất bao phủ cả thế giới. Vì thế, phải bắt đầu tại Giêrusalem. 2. Ý nghĩa: Giêrusalem tượng trưng cho nhà chúng ta. Người ta nói rằng “Lòng bác ái bắt đầu từ nhà mình trước”, sự làm chứng về Chúa cũng vậy. . Tại Giêrasê, người bị quân độiquỉ ám được Chúa chữa lành đã biết ơn Chúa, xin được theo Chúa để hầu hạ Ngài, nhưng Chúa phán rằng: “Hãy về nhà ngươi, nơi bạn hữu ngươi mà thuật lại cho họ điều lớn lao thể nào Chúa đã làm cho ngươi và Ngài đã thương xót ngươi cách nào” Mac Mc 5:19. . Không nơi nào tốt hơn cho chúng ta là nhà mình để tập sự trở nên Cơ Đốc nhân. Nhưng nhiều người lại không biết sử dụng nhà mình. Họ xem nhà mình là nơi mình có quyền sống thật với chính mình như gian dối, nóng nảy, ích kỷ. . . , đốixử với người thân thiết nhất bằng thái độ bất lịch sự mà họ không bao giờ dám tỗ ra với người lạ hay ít quen biết ! . Chúng ta phải và có thể bắt đầu chứng minh đời sống Cơ Đốc ngay tại nhà mình. Ở đó có đu cơ hội để chúng ta có thể tỏ ra vị tha, mềm mại, tha thứ, chia xẻ. . . một cách đứng đắn như một Cơ Đốc nhân đáng phải có. V. LÀM CHỨNG TRONG NƯỚC 1. Xứ Giuđê: Môn đồ Chúa phải tiếp tục truyền giảng khắp Giuđê là phần cònlại
  • 3. của quốc gia mình. . Gilbert bảo rằng “Kẻ ngu dại thường sôi nổi ca ngợi mọi thế kỷ ngoại trừ thế kỷ mình đang sống, ca ngợi mọi quốc gia ngoại trừ quốc gia mình”. . Hãy nhớ: Nhiệm vụ chúng ta là phải biến đất nước mình trở nên một quốc gia đẹp đẽ , đó chính là một quốc gia Cơ Đốc. 2. Phương pháp: Trước tiên, phải đem Cơ Đốc giáo vào mọi lãnh vực trong đời sống mình. Thật là sai lầm khi chia đời sống làm hai ngăn “Đạo”và “Đời”để rồi chỉ hầu việc Chúa khi ở trong Hội Thánh, còn khi đi vào cuộc sống hằng ngày thì quên Chúa, bỏ Ngài lại đằng sau. . Mỗi giây phút đều có Chúa hiện diện, vì thế mỗi giây phút đều là giờ thờ phượng. Châm ngôn La Tinh nói rằng “Làm việc là cầu nguyện”. . Một người mua nhà của một thợ xây là một Cơ Đốc nhân mà không cần xem nhà. Có người trách như thế là liều lĩnh. Anh liền trả lời là: “Không đâu, người ấy đã xây ngôi nhà mình bằng Cơ Đốc giáo”. . Bắt đầu bằng việc kiên tâm thực hiện những nguyên tắc Cơ Đốc trong mọi lãnh vực với nhận thức Đức Chúa Trời đang nhìn xem mỗi giây phút trong cuộc đời và tiếp tục với việc rao truyền Phúc Âm cho dân tộc mình, chúng ta sẽ tiến bước trên đường biến xứ sở mình trở nên quốc gia Cơ Đốc, quốc gia được Đức Chúa Trời ban phước. VI. LÀM CHỨNG CHO KẺ THÙ 1. Samari: Môn đồ Chúa phải tiếp tục với Samari. Thật đáng kinh ngạc vì Do Thái là kẻ thù không đội trời chung với Samari. “Dân Giuđa chẳng hề giao thiệp với dân Samari”( GiGa 4:9). Nhưng Tin lành phải được đem đến cho chính những người bị xem như thù địch, nghĩa là Cơ Đốc nhân thật sự không xem người nào là kẻ thù cả . 2. Gây chiến hay truyền giảng ?: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu các dân tộc Tây phương gửi đi nước ngoài những đoàn truyền giảng Tin Lành thay vì gửi đi những đạo quân gây chiến ? . Tiến sĩ John Foster trong quyển sách “Lúc ấy và bây giờ”đã đề cập đến điều mà người ta gọi là “Cái đáng lẽ phải xảy ra lớn nhất trong lịch sử Hội Thánh”: Năm 1271, Kublai Khan cai trị một đế quốc rộng lớn kéo dài từ núi Uran đến Hymãlạpsơn, từ biển đông đến sông Danube. Năm ấy Vua gửi cho Giáo hoàng Gregory X một bức thư: “Xin Ngài gửi cho tôi 100 người chuyên môn về tôn giáo và tôi sẽ chịu báptem, tất cả triều thần và vương hầu sẽ chịu báp tem rồi mọi thần dân sẽ nhận báptem và như thế ở đây sẽ có nhiều Cơ Đốc nhân hơn là ở nước của Ngài”. Bức thư được gửi qua tay của Nicolo và Maffeo Pelo, tuy nhiên Giáo hoàng đã không làm chi cả. Mười tám năm sau mới có một đoàn truyền giáo ít ỏi nhưng lúc đó tình thế đã đổi khác : Hội Thánh đã thất bại . VII. LÀM CHỨNG KHẮP THẾ GIỚI
  • 4. 1. Mục tiêu cuối cùng: Môn đồ Chúa Jesus phải đi ra đến tận cùng trái đất, vì Chúa Jesus đã phán: “CònTa, khi Ta đã được treo lên khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người đến cùng Ta”( GiGa 12:32). Phaolô đã mơ tưởng đến ngày “Mọi đâìu gối trên trời, dưới đất. . . thảy đều quỳ xuống và mọi lưỡi phải xưng nhận Đức Chúa Jesus là Chúa”( Phi Pl 2:11). . Thánh ý Đức Chúa Trời là mọi người phải biết Ngài. Trách nhiệm đó được giao cho chúng ta là môn đệ Ngài, sứ giả của Ngài. 2. Thể hiện: Cần phải có những đoàn truyền giáo đi khắp tận cùng trái đất để nói cho mọi người biết Chúa Jesus. Có người bảo rằng: “Chúa không có bàn tay nào khác hơn là bàn tay của chúng ta để làm công việc Ngài hôm nay. Chúa không có bàn chân nào khác hơn bàn chân của chúng ta để đưa người ta vào đường lối Ngài. Chúa không có giọng nói nào khác hơn giọng nói của chúng ta để nói cho mọi người về Ngài. . . ” . Chúng ta không bao giờ được thỏa lòng cho đến khi người cuối cùng trên đất biết được Chúa Jesus. Vì thế, phải làm hết khả năng trong mọi lãnh vực cầu nguyện , dâng hiến, ra đi. . . để hoàn tất sứ mạng phải hoàn tất. Mỗi chúng ta phải là chứng nhân cho Chúa Jesus. Muốn được như thế, chúng ta phải nghiên cứu kỹ Lời Chúa, phải thật sự gặp gỡ Chúa cách cá nhân cho đến khi có thể nói rằng: “Tôibiết điều ấy là thật”. Sự làm chứng phải bắt đầu tại nhà mình, rồi lan rộng ra trong xứ sở mình, phải được thực hiện cho chính những người được xem như thù địch và cuối cùng phải đem Tin Lành đến tận cùng trái đất. CÂU HỎI 1. Chúng ta phải suy nghĩ và nói về vấn đề gì nhiều nhất ? Tại sao ? 2. Bạn có thể làm chứng cho Chúa trong việc làm hằng ngày như thế nào ? 3. Tại sao cần có đoàn truyền giáo cho cả thế giới ? Bài 2: ĐẶC TÍNH CỦA HỘI THÁNH “Vậy, những kẻ nhận lời đó đều chịu phép báptem, và trong ngày ấy có đô ba ngàn người thêm vào Hội Thánh. Vả, những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh và sự cầu nguyện. Mọi người đều kính sợ, vì có nhiều sự kỳ phép lạ làm ra bởi các sứ đồ. Phàm những người tin Chúa đều hiệp lại với nhau, lấy mọi vật làm của chung; bán hết gia tài điền sản mình mà phân phát cho nhau tùy sự cần dùng của từng người. Ngày nào cũng vậy, cứ chăm chỉ đến đền thờ; còn ở nhà thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cáchvui vẻ thật thà. Ngợi khen Đức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng. Mỗi ngày, Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội Thánh”. Cong Cv 2:41-47 2:41-47 là một trong những phân đoạn hay nhất, quan trọng nhất trong cả Tân Ước. Bởi vì trong đó tóm tắt những đặc tánh tiêu biểu của Hội Thánh đầu tiên đáng cho chúng ta học hỏi và áp dụng cho mình.
  • 5. I. MỘT HỘI THÁNH HỌC HỎI 1. Tổ chức: Trước hết và trên hết, Hội Thánh đầu tiên là một Hội Thánh học hỏi. Lúc ấy, không có nhà thờ và Hội Thánh chưa được tổ chức chu đáo như hôm nay. Vì thế, phần lớn sự giảng dạy của các sứ đồ được thực hiện ngoài trời, ở các ngả đường hay các công viên thành phố. Nếu ai có nhà tương đốilớn thì cho mượn một phòng để các tín hữu nhóm lại. 2. Khi nào ngưng học hỏi ?: Thảm kịch là có nhiều người ngưng học hỏi quá sớm ! Colloe Knox đã từ chối câu hỏi “Bạn đã kết thúc việc học vấn của mình ở tuổi nào?”, bởi việc học vấn của ông không hề kết thúc, vì một conngười chân chính không bao giờ ngưng việc học hỏi. Một họa sĩ nổi tiếng đã gần 70 tuổi nói rằng “Nếu Chúa cho tôi sống thêm 10 năm nữa, tôi sẽ học được cách vẽ tranh”trong khi mọi người nghĩ là ông đậ là họa sĩ chuyên nghiệp không còngì để học nữa. 3. Nhu cầu học hỏi: Hội Thánh thật, là Hội Thánh học hỏi và Cơ Đốc nhân thật, luôn là Cơ Đốc nhân học hỏi. Phaolô đã đề cập đến sự giàu có vô hạn của Đấng Christ và ông sẵn sàng đánh đổimọi sự để học cho biết Đấng Christ. Vì thế nếu sống đến 1000 năm, chúng ta vẫn chưa thể nào biết hết những điều kỳ diệu trong Đấng Christ. Chúng ta phải xem một ngày như bỏ phí nếu ngày ấy chúng ta không học được gì mới về Chúa chúng ta. Hãy nhớ học về Chúa là học suốt cuộc đời. II. MỘT HỘI THÁNH CẦU NGUYÊN 1. Bối cảnh Hội Thánh đầu tiên: Các Cơ Đốc nhân đầu tiên đã trải qua một thời kỳ vô cùng khó khăn. Họ phải gánh chịu sự thù địch và ghen ghét của dân ngoại, của chính quyền và giáo quyền. Họ thường phải chịu đựng những lời chưởi rủa, sỉ nhục, bắt bớ, tù đày và ngay cả sự chết. 2. Ý nghĩa sự cầu nguyện: Họ biết rõ mình không thể đương đầu nổi với những bắt bớ, khổ nạn đó nếu không có sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời. Họ đã cầu nguyện. Họ đã đặt mình vào mối tương giao với Đức Chúa Trời quyền năng khi sống mỗi ngày trên đất. . Chúa Jesus là Đấng cầu nguyện. Ngài đã từng lên núi, thức thâu đêm cầu nguyện cùng Cha. Francois d ‘Anise được gọi là “người yêu núi”Abraham Lincohn nói về chức vụ mình rằng: “Tôisẽ là kẻ điên lớn nhất thế giới nếu tôi nghĩ rằng mình có thể chịu đựng một mình những khó khăn của chức vụ nầy trong một ngày mà không nhờ sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời, một Đấng lớn và mạnh hơn tôi”. . Nếu chúng ta muốn có một cuộc sống tốt lành thì phải cần có năng lực nhiều hơn sức mạnh của chúng ta. Vì thế, chúng ta cần sự tương giao liên tục, thông suốt với Đức Chúa Trời qua sự cầu nguyện để nhận sức mạnh cần thiết. III. MỘT HỘI THÁNH KỈNH KIỀN 1. Ý nghĩa: “Mọi người đều kính sợ”không phải là dân chúng kinh hoàng sợ hãi, mà là các tín hữu bày tỏ sự run sợ vì kính nể Đức Chúa Trời. Họ luôn cảm nhận sự hiện diện của Đức Chúa Trời vì thật ra Ngài hiện diện khắp nơi, nhưng nhất là giữa
  • 6. Hội Thánh. 2. Ap dụng: Nếu chúng ta được yết kiến Nữ Hoàng nước Anh tại điện Buckingham chúng ta còn phải rất trang trọng thay; huống chi đứng trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời là Vua muôn vua, Chúa muôn chúa, chúng ta cần phải kỉnh kiền là thể nào. Táy máy, bồn chồn, lơ đãng, nói chuyện. . . trong giờ thờ phượng, không chỉ là sự nhục mạ đốivới người đang nói hay đang giảng, mà đó cònlà sự nhục mạ đối với Đức Chúa Trời. Vì thế, chúng ta phải rất cẩn thận cư xử trong nhâ Đức Chúa Trời sao cho phù hợp với sự hiện diện của Ngài. IV. MỘT HỘI THÁNH QUYỀN NĂNG 1. Quyền năng ngày xưa: Có rất nhiều điều kỳ diệu và dấu lạ thực hiện bởi các sứ đồ. Hội Thánh đầu tiên là Hội Thánh có nhiều phép lạ: Những kẻ bệnh được chữa lành, kẻ xấu xa trở nên tốt lành, kẻ chết được sốnglại. . . 2. Quyền năng ngày nay: Đức Chúa Jesus hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời không hề thay đổi. Vì thế quyền năng của Chúa cũng không thay đổi. Một người nghiện rượu được chữa lành bị trêu chọc về niềm tin nơi phép lạ đã trả lời rằng: “Tôikhông cần biết Chúa Jesus có biến nước thành rượu không, nhưng trong nhà tôi, tôi đã thấy Ngài biến rượu thành bàn ghế, tài sản và hạnh phúc”. 3. Tại sao ngày nay ít có phép lạ hơn ?: Chúa Jesus vẫn đang hành động, nhưng một trong những lý do có ít phép lạ là vì chúng ta không chờ đợi nó xảy ra. “Hãy chờ đợi những việc lớn nơi Đức Chúa Trời và hãy để Đức Chúa Trời làm việc lớn cho bạn, qua bạn vì cớ Đức Chúa Trời”. Chúa đang chờ những người như Mari thưa rằng “Con đây là tôi tớ Chúa, con xin dâng trọn đời con cho Ngài. Xin việc ấy xảy đến cho con”. Để rồi chúng ta cũng có thể nói rằng: “Đức Giêhôva đã làm các việc lớn cho tôi”. V. MỘT HỘI THÁNH YÊU THƯƠNG 1. Chia xẻ cho nhau: Những người giàu chia xẻ phần họ có cho kẻ nghèo. Họ cảm thấy mình không thể có nhiều quá trong khi anh em mình quá thiếu thốn. Đó là kết quả của tâm tình Đấng Christ. 2. Bữa ăn yêu thương: Hội Thánh đầu tiên có một tập quán dễ thương là mỗi Chúa nhật họ tổ chức một bửa ăn yêu thương. Trong bữa ăn ấy, mọi người, đủ mọi thành phần đem đến thức ăn tùy khẫ năng rồi mọi người sẽ ăn chung với nhau. Đốivới các tín hữu nô lệ thì đây là bữa ăn thịnh soạn nhất trong tuần. VI. MỘT HỘI THÁNH THỜ PHƯỢNG 1. Siêng năngđến đền thờ: Hằng ngày các tín hữu đầu tiên đều đến đền thơ chung với nhau. Họ không bao giờ quên sự thờ phượng Chúa. 2. Lý do: Có thể có nhiều lý do, nhưng sau đây là hai lý do chính a. Đi nhà thờ để bày tỏ lòng trung thànhvới Chúa. Họ muốn công khai đứng về phía Chúa Jesus.
  • 7. b. Đi nhà thờ để thờ phượngChúa chung như một phần tử trong Hội Thánh. Họ sẽ cùng hát Thánh ca với nhau, cầu nguyện và nghe Lời Chúa chung với nhau trong mối thông công với Chúa và với nhau. Bài 3: ĐẶC TÍNH CỦA HỘI THÁNH “Vậy, những kẻ nhận lời đó đều chịu phép báptem, và trong ngày ấy có đô ba ngàn người thêm vào Hội Thánh. Vả, những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh và sự cầu nguyện. Mọi người đều kính sợ, vì có nhiều sự kỳ phép lạ làm ra bởi các sứ đồ. Phàm những người tin Chúa đều hiệp lại với nhau, lấy mọi vật làm của chung; bán hết gia tài điền sản mình mà phân phát cho nhau tùy sự cần dùng của từng người. Ngày nào cũng vậy, cứ chăm chỉ đến đền thờ; còn ở nhà thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cáchvui vẻ thật thà. Ngợi khen Đức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng. Mỗi ngày, Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội Thánh”. 2:41-47 VII. MỘT HỘI THÁNH THÔNG CÔNG 1. Tinh thần tập thể: Hằng ngày các tín hữu bẻ bánh tại nhà. Họ có một mối liên hệ thân thiết thật sự, Họ ăn chung, thông công và vui mừng cùng nhau trong một tinh thần tập thể cao độ. 2. Một nhómanh em: Họ là con của cùng một Cha, được Đức Thánh Linh tái sanh trong cùng một dòng huyết của Chúa Cứu Thế. Họ luôn lo nghĩ đến nhau. Những khác biệt về chức vị, tiền tài, học vấn, địa vị. . . không thành vấn đề. 3. Sự thật đáng buồn hôm nay: Hội Thánh có khi lại là nơi tranh luận, gây gổ hay xung đột. Nó không còn là Hội Thánh đúng nghĩa. Vì thế có lần John Wesley muốn tách mình ra khỏi Hội Thánh, tìm một nơi hoang vắng để chuyên tâm cầu nguyện, suy gẫm Lời Chúa. . Tuy nhiên, Cơ Đốc giáo không phải là tôn giáo của sự ẩn dật. Phải tìm bạn hữu hoặc tạo ra tình bằng hữu, vì Hội Thánh là nơi phải có mối tương giao thân hữu thật sự trong tình anh em gắn bó. VIII. MỘT HỘI THÁNH VUI MỪNG 1. Nhân sinh quan Cơ Đốc:Nhiều người nghĩ theo Chúa là một cuộc sống kỷ luật ảm đạm và nhà truyền đạo được ví như cái máy vô tuyến đang loan tin động đất hay núi lửa . Nhưng theo Chúa thật sự là đời sống tự do, vui thỏa. Các tín hữu đầu tiên đã dùng bữa chung với nhau cách vui mừng. Họ muốn nói cho mọi người biết theo Chúa là sống vui. 2. Gương Chúa Jesus: Chúa thường nói trong nụ cười và nhiều khi Ngài làm người ta phải bật cười. Ví dụ hình ảnh châm biếm của một người thấy cái rác trong mắt anh em mà không thấy cả một cây đà trong mắt mình. Vì thế, “Nếu đời sống Cơ Đốc không làm cho chúng ta vui vẻ, hạnh phúc thì nó cũng sẽ chẳng cho chúng ta được gì cả. ”
  • 8. IX. MỘT HỘI THÁNH CẢM TẠ 1. Ngợi khen Đức Chúa Trời: Hội Thánh đầu tiên đã ngợi khen Đức Chúa Trời khi đếm lại những ơn lành mà Chúa đã làm cho mình. Như thế Ngợi khen Chúa chính là cảm tạ Chúa. Ngợi khen, cảm tạ Chúa chính là làm vinh hiển Danh Chúa, vì cuộc đời buồn chán, lằm bằm, không thỏa lòng, chỉ làm buồn lòng Chúa, làm ô Danh Chúa thôi. (Như dân Ysơraên trong đồng vắng). 2. Lý do cảm tạ Chúa: . Chúng ta có thể cảm tạ Chúa về những ơn phước Chúa ban. Điều trục trặc là ở chỗ chúng ta xem những ơn phước ấy như là điều đương nhiên phải có. Chúng ta nhận lãnh như thể mình có toàn quyền được hưởng mà quên rằng đó là bởi lòng nhơn từ thương xót của Chúa trên chúng ta. . Chúng ta có thể cảm tạ Chúa về vẻ đẹp thiên nhiên Chúa ban (Thi Tv 19:1). . Chúng ta có thể cảm tạ Chúa vì cớ chính chúng ta. Chúng ta thường chỉ thấy giá trị những gì mình có sau khi đã đánh mất nó. Vì thế, hãy cảm tạ Đức Chúa Trời vì mình đang có những điều tốt lành chưa bị đánh mất như sức khoẻ, trí khôn, sự minh mẫn, tay, chân, tai, mắt. . . . “Tôikhông hiểu đi đứng là một đặc ân, cho tới khi tôi thấy một người què đi qua. . . ”. Đôi khi chúng ta cũng nên thử tưởng tượng nếu mình không thể đi, thấy, nghe. . . để biết cảm tạ Đức Chúa Trời vì Chúa tạo dựng chúng ta tốt đẹp. . Nhất là chúng ta phải cảm tạ Đức Chúa Trời vì Chúa Jesus, Món Quà vô giá, kỳ diệu của Ngài ban cho chúng ta. X. MỘT HỘI THÁNH ĐƯỢC YÊU THÍCH 1. Được đẹp lòng cả dân chúng: Hội Thánh đầu tiên đã chiếm được cảm tình của đồng bào mình. Mọi ngươi đều yêu mến họ hay nói một cách khác, họ đã làm cho Cơ Đốc giáo trở nên hấp dẫn. 2. Lý do : Chúng ta không thể chiếm tình cảm người khác nếu chúng ta không bày tỏ sự quan tâm đến nhu cầu của họ, lịch sự, tử tế trong đối xử. . Giáo sĩ Struthers ở Scotland thường hái hoa trong vườn kết thành bó nhỏ treo trên tường rào để tặng các cặp thanh niên thiếu nữ đi dạo chơi trên đường ngang qua nhà ông và nhiều người rất yêu mến ông chính vì sự quan tâm nhỏ bé đó. . Nếu giáo phái nào chỉ biết nghiêm khắc, kiêu căng lên án, chỉ trích, khiến người ta cứng cỏingã lòng thì đó không phải là Cơ Đốc giáo. . Nếu người nào mà ta không bao giờ dám nghĩ đến việc cầu xin giúp đỡ thì người đó không phải là Cơ Đôc nhân. Vì thế hãy nhờ Đức Thánh Linh để sống cuộc đời thế nào hầu cho người ta có thể yêu thích chúng ta và nghĩ tốt về Chúa là Đấng đã làm nên chúng ta như vậy. XI. HỘI THÁNH KẾT QUẢ 1. Kết quả mỗi ngày: Bài giảng đầu tiên của Phierơ đã đem 3. 000 người thêm vào
  • 9. Hội Thánh trong ngày Lễ Ngũ tuần. Nhưng đó không phải chỉ là một biến cố bất thường. Hội Thánh thật không phải chỉ kết quả trong một thời điểm nào đó mà phải liên tục kết quả. 2. Bí quyết: Đây không phải do nổ lực cá nhân mà là sự sống tràn ra như Chúa Jesus đã hứa “Nước Ta cho sẽ trở thành một mạch nước trong người đó, văng ra cho đến sự sống đời đời”. Vì thế, mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội Thánh, vì mỗi ngày Đức Thánh Linh vẫn đang hành động trong cả người giảng, người làm chứng lẫn người nghe. . Hơn nữa, Hội Thánh cần ý thức mục tiêu cuốicùng phải là mọi người trên thế giới đều được nghe Tin Lành của Chúa Cứu Thế Jesus. Vì “Tin Lành nầy về Nước Đức Chúa Trời phải được giảng ra khắp đất để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ, cuối cùng sẽ đến. ” . Chúa Jesus sẽ lấy đại quyền, đại vinh, ngự trên mây trời mà đến để thưởng cho mỗi người tùy theo công việc họ làm. Công việc của mỗi người sẽ được trình ra trong lửa. Lúc ấy chúng ta sẽ còngì để dâng lên Chúa như một của lễ bày tỏ lòng biết ơn chân thành đốivới Đấng đã sống vì chúng ta, chết vì chúng ta và đang ban cho chúng ta được đặc ân sống với Ngài và sống cho Ngài tại trần gian nầy chăng ? CÂU HỎI 1. Phải dùng phương pháp nào để tiếp tục học mãi ? 2. Phải học tập cư xử một cáchkỉnh kiền trong nhà thờ như thế nào ? 3. Tham gia một tổ chức HT có thể thay thế việc đi nhà thờ không ? TS ? 4. Những gì thường gây xíchmích giữa các HT và các tín hữu với nhau ? 5. Hãy liệt kê những điều bạn có thể cảm tạ Đức Chúa Trời. 6. Làm sao để chúng ta có thể có kết quả liên tục cho Chúa ? Bài 4: SỰ CAN ĐẢM CỦA CƠ ĐỐC NHÂN Kinh Thánh: Công Vụ 3 -4. “Họ bèn đòi hai người vào, rồi cấm tiệt, chẳng cho nhơn Danh Đức Chúa Jesus mà nói hay là dạy. Nhưng Phierơ và Giăng trả lời rằng: Chính các ông hãy suy xét, trước mặt Đức Chúa Trời, có nên vâng lời các ông, hơn là vâng lời Đức chúa Trời chăng. Vì, về phần chúng tôi, không có thể chẳng nói về những điều mình đã thấy và nghe”. Cong Cv 4:18-20 Câu Gốc:IITi 2Tm 1:7. Công vụ đoạn 3 và 4 là một trong những câu chuyện lớn về lòng can đảm trong lịch sử Hội Thánh Cơ Đốc. I. LÒNG CAN ĐẢM CỦA PHIERƠ VÀ GIĂNG 1. Câu chuyện tại Cửa Đẹp: Phierơ vâ Giăng lên đền thờ dự buổi cầu nguyện lúc 3 giờ chiều. Trước cửa đền thờ thường có những hành khất chờ đợi những người có lòng thương xót và rộng rãi khi đến nhà Đức Chúa Trời.
  • 10. 2. Điều quý hơnvàng bạc: Có một người quê từ lúc mới sanh. Được người ta đem đến ngồi tại Cửa Đẹp. Khi Phierơ và Giăng đi ngang qua, người què liền cầu xin giúp đỡ. Phierơ cho người què biết rằng ông không có vàng bạc chi hết, nhưng ông sẵn sàng cho người què điều ông đang có. Phierơ đã nhơn Danh Chúa Jesus truyền lệnh và giúp người què đứng dậy bước đi. Ông đã cho người què điều quý hơn vàng bạc, đó là sự chữa lành và sức mạnh mà người ấy chưa từng có. 3. Cơ hội giảng Tin Lành: Một việc lớn lao như thế đã không thể giấu kín được, nhất là khi niềm vui thôi thúc khiến người què đã vừa đi, vừa nhảy, vừa hát ngợi khen Chúa. Thế là, chẳng mấy chốc, dân chúng tụ tập rất đông. Phierơ đã nắm ngay lấy cơ hội nầy để giảng cho họ một cáchquyền năng và kết quẫ. 4. Đốidiện bắt bớ: Các chức sắc của đền thờ, cùng với người cầm đầu Vệ Binh của đền thờ, chịu trách nhiệm về trật tự, thấy đám đông tụ tập, liền cầm gậy tiến tới, mau mắn bắt Phierơ và Giăng bỗ vào ngục (Cong Cv 4:1). Sáng hôm sau, hai sứ đồ bị giải đến TòaCông luận. . Tòa Công luận vô cùng căm tức: Chỉ hơn 7 tuần trước, họ đã xét xử Chúa Jesus, lên án Ngài và dàn xếp để đóng đinh Ngài. Họ tin rằng họ đã lọai trừ “kẻ gây rối”Jesus một lần đủ cả và mọi sự đâu đã vào đấy. Nhưng bây giờ, họ khám phá rằng cẫ thành phố đều vang dộiDanh Ngài, và các môn đồ Ngài đã thu hút được nhiều người bằng những việc làm và lời giảng đầy quyền năng, công bố sự phục sinh vinh quang của Chúa. 5. Nên vâng lời ai?: Phierơ và Giăng đã đứng trước Tòa Công luận với một sự can đảm không hề nao núng. Tòa Công luận đã lâm vào ngõ bí: . Họ không thể phủ nhận việc người què được chữa lành, vì người ấy đang đứng trước mặt họ. . Họ không thể xử tử Phierơ và Giăng vì hai người đã đem lại sức khoẻ cùng sự chữa lành cho một người quê. Không có vấn đề kết án về tội ác. . Họ đành đề nghị sự thỏa hiệp: Cho hai sứ đồ tự do, nhưng với điều kiện là hai người không bao giờ được rao giảng hay dạy dỗ gì về Chúa Jesus. Chính lúc đó, Phierơ và Giăng đã có một câu trả lời nổi tiếng: “Chính các ông hãy suy xét: Trước mặt Đức Chúa Trời, có nên vâng lời các ông hơn là vâng lời Đức Chúa Trời chăng ? (4:19-20). Hai ông đã nhơn Danh Cứu Chúa của mình để thách thức cả Tòa Công luận. II. ĐẶC TÍNH SỰ CAN ĐẢM CỦA CƠ ĐỐC NHÂN 1. Sự can đảm có ý thức: Sự can đảm của Phierơ và Giăng là sự can đảm ở trình độ cao nhất. Bởi đó là sự can đảm biết rõ hoàn toàn những gì phải xảy ra nếu cứ tiếp tục đi conđường mình đã chọn. Phierơ và Giăng biết rất rõ rằng họ đang đứng trươc Tòa Công luận, là chính tòa án đã kết án và dàn xếp giết Chúa thì họ cũng có thể làm y như thế đối với hai sứ đồ. a. Hailoại can đảm: Cần tránh loại can đảm táo bạo: Làm một việc mà không biết
  • 11. trước hậu quả sẽ ra sao. Cần có sự can đảm có ý thức: Biết rõ những hậu quả nhưng cứ nhờ Chúa bước thẳng tới vì biết rõ đó là ý muốn Chúa. Nếu các tín hữu của Chúa Jesus đã không có cái can đảm ấy, thì chắc chắn chúng ta không thể có được Hội Thánh Cơ Đốc ngày nay. b. Dẫn chứng: Những người tuận đạo ở thế kỷ đầu tiên biết rõ sự tuận đạo có ý nghĩa gì. Nhiều lần họ phải nhìn bạn bè và những người thân yêu nhất của họ bị xét xử, tra tấn, và bị giết ngay trước mắt họ. Họ biết sự gì sắp xảy đến với họ, nhưng họ quyết không chối bỏ Chúa của mình. c. Ap dụng: Ngày nay, chúng ta không phải tuận đạo, nhưng lắm lúc, chúng ta biết rõ một số hậu quả nào đó sẽ xảy ra khi chúng ta làm điều lành Chúa muốn, và nhiều khi chúng ta cảm thấy thật khố mà bước tới. Nhưng đó chính là sự can đảm nhất, sự can đảm mà mỗi Cơ Đốc nhân phải có. 2. Sự can đảm khôngsợ hãi : Hơn nữa, Phierơ và Giăng đã có một sự can đảm không hề biết khiếp sợ: Họ chỉ là người dân chài ở tận Galilê, không có học vị hay địa vị cao trong xã hội. Họ bị TòaCông luận khinh bỉ gọi họ là “Người dốtnát, không học”( 4:13). Tuy nhiên, đốiđầu với những người có trình độ tột đỉnh về học vấn, tri thức, những người giàu sang nhất và có địa vị cao nhất cả về xã hội lẫn tôn giáo, Phierơ và Giăng vẫn không hề nao núng. Hai ông không màng đến những gì người ta suy nghĩ về mình, ngoài lòng trung thành với Chúa Jesus. a. Gương Martin Luther: Trong cuộc cải chánh, Martin Luther bị triệu hồi về thành Worms để trả lời về các vấn đề đức tin. Lúc ấy, ông chỉ là một tu sĩ tầm thường, không địa vị, không quyền lực hay thanh thế gì. Có người cảnh cáo rằng ông sẽ đụng độ với những nhân vật cao cấp nhất của giáo hội Lamã, và ông sẽ khốn đốn không ít nếu bị họ bắt. Ông trả lời rằng: “Tôisẽ đi Worms dù ở đó có ma quỷ nhiều như ngói trên nóc nhà”. . Có người cảnh cáo rằng nếu ông đi thì Công tước George sẽ chống đối và bỏ tù ông, Ông trả lời rằng: “Dù cho có mưa xuống hàng vạn Công tước George, tôi cũng đi”. b. Áp dụng: Đôi khi muốn trung thành với những nguyên tắc Cơ Đốc, chúng ta sẽ trở nên đốikháng với nhiều thế lực quan trọng, nhiều nhân vật có uy thế. Ví dụ: Một người công nhân có thể phải lựa chọn giữa những nguyên tắc Cơ Đốc với sự đối đầu với người chu, hoặc lựa chọn giữa nguyên tắc Cơ Đốc với một số việc không đứng đắn để có lợi, có việc làm bảo đảm kinh tế. . . Trong những trường hợp như thế, đừng để mình bị nao núng trước bất cứ ai, để dứt khoất lựa chọn Chúa và ý muốn Ngài. Bài 5: SỰ CAN ĐẢM CỦA CƠ ĐỐC NHÂN (tt) Kinh Thánh: Công Vụ 3 -4. II. ĐẶC TÍNH SỰ CAN ĐẢM CỦA CƠ ĐỐC NHÂN
  • 12. 1. Sự can đảm có ý thức. 2. Sự can đảm không sợ hãi. 3. Sự can đảm khônghề Thỏa hiệp: Hơn nữa, Phierơ và Giăng đã thể hiện một sự can đảm không hề nhượng bộ để thỏa hiệp. Họ có thể bị cám dỗ lùi một bước để Hội Thánh non trẻ sẽ tránh được bắt bớ. Nhưng họ biết rõ con đường đức tin không thể là conđường thỏa hiệp. a. Người chiến thắng: Nếu một người thật sự đứng vững trong đức tin và kiên quyết không nhượng bộ, không lùi bước, thì người ấy thật sự đã là người chiến thắng. . Trong một cuộc hải chiến, Tướng Hà Lan là De Witt đã bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với các thủy thủ Hải quân Anh rằng: “Thủy thủ Anh sẵn sàng bị giết chứ không muốn bị bắt phục”. b. Ap dụng: Nếu chúng ta đứng vững trên những nguyên tắc Cơ Đốc của mình, có lẽ chúng ta sẽ phải chịu nhiều đau đớn, hoạn nạn. . . Nhưng, dù có chịu đau đớn, chúng ta vẫn thật sự là kẻ chiến thắng. 4. Sự can đảm nhờ xác quyết:Phierơ và Giăng có được sự can đảm ấy vì hai ông biết chắc mình là đúng. “Chúng tôi không thể không nói những điều mình đã thấy và nghe”( 4:20). a. Xác quyết nhờ biết Chúa, tin cậyChúa: Phierơ và Giăng biết chắc rằng mình đúng, không phải chỉ là những cái “có lẽ”hay “có thể”để rồi phó mặc cho may rủi. Nhưng họ biết rõ những gì Chúa đã làm cũng như chắc chắn sẽ làm, nên tin cậy Chúa mà tiến tới, không hề lay chuyển. b. Justin và Junius Rusticus: Trong những thế kỷ đầu tiên, tín hữu Justin đã cương quyết không chốibỏ đức tin trước những lời đe dọa của thẩm phán Lamã Junius Rusticus. Thẩm phán hỏi: “Ngươi có nghĩ rằng mình sẽ lên Thiên đàng và nhận phần thưởng ở đó không ?”. Justin trả lời rằng: “Tôikhông nghĩ như vậy. Tôi biết và tin chắc như vậy”. c. Ap dụng: Chỉ khi nào chúng ta thật sự biết Chúa Jesus và thật sự hiểu rằng Ngài có lý đến mức nào thì chúng ta mới can đảm thật sự. Phương cách tốt nhất để được can đảm và tập tành đứng về phía Chúa Jesus như đáng phải làm, đó là phải biết Ngài mỗi ngày càng hơn. 5. Sự can đảm đến từ Đức Chúa Trời: Nguồn gốc thật sự của lòng can đảm ở Phierơ và Giăng là bởi họ biết mình đang thực hiện điều Đức Chúa Trời muốn mình phải làm. a. Một sự cân nhắccác giá trị: Tòa Công luận có thể gồm nhiều người rất thông thái, rất quyền uy. Nhưng những mạng lệnh của họ chẳng ra gì khi so sánh với những mạng lệnh của Đức Chúa Trời. . Mỗi phần thưởng hay hình phạt của Tòa Công luận chỉ tồn tại trong cuộc sống chóng qua, nhưng phần thưởng hay hình phạt của Đức Chúa Trời tồn tại đến đời đời.
  • 13. . Vì thế, thà công bình với Đức Chúa Trời để rồi phải chịu đau khổ trong đời nầy, hơn là công bình đối với loài người mà sai quấy với Đức Chúa Trời. b. Rút lạilời tuyên bố ?: Khi Martin Luther được cho cơ hội để rút lại những lời tuyên bố, và từ bỏ đức tin của mình, ông nói: “Tôicứ đứng trên lập trường nầy, tôi không thể làm khác hơn. Nguyền Đức Chúa Trời giúp đỡ tôi”. Không có chỗ nào phước hạnh hơn là đứng về phía Đức Chúa Trời. c. Sự đơn độclà sức mạnh ?: Trong vở kịch của George Bernard Shaw, có cảnh Jeane d ’Arc bị bỏ rơi bởi những người đáng lẽ phải ủng hộ cô. Cô từ giã họ và nói: “Bây giờ tôi biết sự đơn độc của Đức Chúa Jesus là chính sức mạnh của Ngài. Ngài sẽ ra sao nếu Ngài nghe những lời khuyên nhủ thấp hèn của các ông ? Vâng, sự đơn độc của tôi cũng chính là sức mạnh của tôi. Thà ở một mình với Đức Chúa Trời thì tốt hơn. Tình bạn của Ngài sẽ không bỏ tôi, cả Lời dạy và tình yêu của Ngài nữa. Bằng sức mạnh của Ngài, tôi sẽ dám làm, dám làm, dám làm cho đến khi chết”. d. Áp dụng: Thà luôn luôn công bình với Đức Chúa Trời: Khi chúng ta biết mình đang ở về phía Đức Chúa Trời thì cũng biết rằng mọi sự khốn khó có thể xảy đến với chúng ta. Nhưng chúng ta biết chắc rằng cuối cùng mọi sự sẽ trở nên tốt đẹp. . Lắm khi trong thế gian nầy, chúng ta phải lựa chọn giữa, một là làm những gì thế gian cho phép để tránh được khó khăn, hai là đứng về phía Đức Chúa Trời cùng những nguyên tắc của Ngài để phải gặp khó khăn. Nhưng, Cơ Đốc nhân thật thì không có một sự lựa chọn nào khác hơn là đứng về phía Đức Chúa Trời. e. Sức mạnh từ nơiĐức Chúa Trời: Thật ra, việc đối diện khốn khổ nầy không khó khăn như chúng ta tưởng. Vào thế kỷ 16, tại Anh Quốc, khi Kogers, bạn của Tyndale bị hỏa thiêu trên cột, những người chứng kiến kể lại rằng: “Ông đặt tay mình trong lửa như thể trong nước lạnh”. . Chúng ta sẽ có thể xác quyết điều nầy, nếu Chúa giao cho chúng ta một việc khó khăn, và nếu chúng ta phải trải qua sự khó khăn vì sự công bình, thì chính Đức Chúa Trời sẽ giúp đỡ chúng ta. Điều lớn lao mà chúng ta biết về Đức Chúa Trời, ấy là Ngài có thể và chắc chắn sẽ ban cho những người trung tín với Ngài sức mạnh để vượt qua điểm quyết định mà không gục ngã. III. KẾT LUẬN . Khi Phierơ và Giăng đứng trước TòaCông luận, hai ông đã tỏ ra mình là những người can đảm. Hai ông biết rõ những gì có thể xảy đến, nhưng không chịu xây bỏsựcông bình. Đây là sự can đảm, khônghề khiếp sợtrước bất cứ ai. Đây là sự can đảm khônghề chịu khuất phục. . Sự can đảm ấy đến từ niềm tin chắc chắn rằng mình đang làm đúng, và cái bí quyết của lòng can đảm là chính Đức Chúa Trời đã giúp đỡ và ban cho hai ông sự gan dạ. CÂU HỎI
  • 14. 1. Những loại cám dỗ nào khiến chúng ta không giữ những nguyên tắc Cơ Đốc của mình ? 2. Làm thế nào biết được rằng chúng ta đang đứng về phía Đức Chúa Trời 3. Đốivới những vấn đề nào, chúng ta phải tuyệt đối không khoan nhượng Bài 6: BAN CHẤP SỰ ĐẦU TIÊN Kinh Thánh: Cong Cv 6:1-7 Công vụ đoạn 6 là một trong những đoạn Kinh thánh hay nhất trong Tân Ước. Đoạn nầy kể lại việc đề cử Ban Trị sự đầu tiên của Hội thánh. I. BỐI CẢNH SINH HOẠT HỘI THÁNH ĐẦU TIÊN 1. Tinh thần tương trợtruyền thống: Hội thánh đầu tiên có nhiều sinh hoạt theo truyền thống nhà Hội Do Thái. Một trong những đặc điểm tốt đẹp nhất của nhà Hội Do Thái (hiện nay vẫn còn) là tinh thần trách nhiệm sâu xa đối với các anh em nghèo khó. Hội thánh đầu tiên đã có hai thói quen liên hệ gần gũi với vấn đề nầy: a. Quỹ Kuppah: Mỗi sáng thứ sáu, hai người nhận tiền dâng đi rảo quanh các chợ, cửa hàng, nhà riêng để nhận tiền dâng và thực phẩm để giúp đỡ kẻ nghèo. Chiều đến, một số người sẽ đi một vòng phân phối thực phẩm và tiền bạc cho người nghèo. Mỗi nhà sẽ nhận thực phẩm đủ cho 14 bữa ăn trong tuần. Đó là quỹ Kuppah (nghĩa là cái giỏ). b. Quỹ Tamhui: Mỗi ngày, mỗi nhà của thành viên nhà Hội cũng lạc quyên để chu cấp cho những nhu cầu độtxuất, những nhu cầu bức thiết, giúp đỡ những người đột ngột phá sản. Đây là quỹ Tamhui (cái mâm). 2. Nan đề trong Hội thánh: Việc thực hiện hai quỹ trên đã gặp trở ngại vì trong Hội thánh có hai nhóm người Do Thái: a. Nhóm Hêbơrơ: Là người Do Thái chưa từng ra khỏi Palestine, nói tiếng Aram, được xem là người Do Thái chính thống. b. Nhóm Hêlênít: Là người Do Thái từ nước ngoài trở về, nhiều người quên hẳn tiếng mẹ đẻ, chỉ nói tiếng Hy Lạp. Họ bị người Do Thái chính thống khinh ghét, vì có liên hệ với ngoại bang. Nan đề xảy ra là có lời phàn nàn rằng quỹ Kuppah và Tamhui đã không được phân phát đồng đều cho các góa phụ Hêlênít. 3. Giải quyết: Các sứ đồ quá bận rộn trong công tác giảng dạy, chữa bệnh. . . không thể điều tra hư thật về lời phàn nàn, nên họ chỉ định bảy người, có nêu tên trong 6:5; để dàn xếp vấn đề sao cho côngbình. Chúng ta thường gọi họ là bảy chấp sự, dù chữ "chấp sự" không có trong đoạn nầy. Họ chỉ là bảy người có trách nhiệm bảo đảm cho người nghèo được đốixử tử tê. . Tuy nhiên, cần lưu ý những đức tính đòi hỏi họ phải có: Đó là có danh tốt về sự đầy dẫy Đức Thánh Linh và trí khôn (tài quản trị).
  • 15. II. NHỮNG BÀI HỌC TỪ BAN CHẤP SỰ ĐẦU TIÊN 1. Cần những sự ban chokhác nhau: Ân tứ chính của các sứ đồ là truyền giáo, dạy dỗ, gây dựng Hội thánh. Ân tứ của bảy chấp sự là quản trị các công việc Hội thánh. Hội thánh cần cả hai loại ân tứ nầy. . Thật đáng tiếc khi chúng ta thường giới hạn từ "tôi tớ Chúa" cho các Mục sư, Truyền Đạo. Mọi người được cứu để hầu việc Chúa, và mọi người hầu việc Chúa đều là "tôi tớ Chúa", dù người đó phục vụ Chúa bằng côngviệc chân tay hay bằng tài ăn nói. . Mỗi người nên tự hỏi "Tôicó thể làm được việc gì cho Hội thánh Chúa ?". Thật là quan trọng khi được vinh hạnh lớn lao làm tôi tớ của Đức Chúa Trời, khi góp chính tay mình vào công việc xây cất, tu bổí nhà thơì vật chất cũng như nhà thờ thiêng liêng. 2. Cần hành độngchứ không phải chỉ lời nói: Những người trong Ban Trị sự đầu tiên không phải chỉ là những người ngồi quanh bàn để nói chuyện, mà là những người làm việc gì đó thực tiển để giúp đỡ anh chị em mình. Đức Chúa Trời không phải chỉ muốn chúng ta nói những lời đẹp đẽ, mà Ngài cònmuốn chúng ta thật sự bắt tay vào việc giúp đỡ người khác (Mat Mt 25:40). . Leslie Weatherhead có kể một câu chuyện như sau: Một vị quan khách đến thăm một bệnh viện, thấy một cô gái trẻ sắp chết vì kiệt sức khi phải làm lụng cực nhọc để chăm sóc đàn em dại của mình. Vị khách nói: "Tôithiết tưởng em sắp chết, em sẽ nói gì khi đối diện với Đức Chúa Trời ?" Cô gái chưa hiểu. Vị khách tiếp: "Em đã làm Báptem chưa ? Em có học Trương Chúa nhật không ?" Cô gái trả lời: "Chưa, em quá bận rộn chăm sóc đàn em nhỏ". Vị khách kết luận: "Thế thì, em sẽ dâng lên gì cho Chúa?" Cô gái yên lặng trong giây lát rồi trả lời: "Chắc em sẽ đưa cho Chúa xem đôitay chai cứng của em" ! Theo lời của Vị Vua trong Ma 25, đôi bàn tay đó là giấy thông hành đưa cô vào sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Vua không đánh giá chúng ta bằng những lời nói suông đẹp đẽ, mà bằng những gì chúng ta đã làm cho anh chị em mình. 3. Sẵn sàngcho mọicông việc: Ban Trị sự đầu tiên đã sẵn sàng bắt tay vào bất cứ công tác nào. Họ có thể nói: "Chúng tôi là người đầy dẫy Đức Thánh Linh, chúng tôi phải là người giảng dạy, điều khiển Hội thánh. Sao quý vị lại bắt chúng tôi làm việc đời, việc nhỏ mọn, việc phân phát lương thực ?". Nhưng họ đã không nói thế, chắc hẳn họ đã nói: "Đây là công việc Chúa giao cho tôi. Đây là công việc cần phải có người làm. Tôi sẽ nhận ngay". Hội thánh cần những người sẵn sàng với mọi công tác. . Luôn luôn có thể kiếm được những người làm những việc đem lại tiếng tăm, uy thế, lời khen ngợi, cảm ơn. . nhưng kiếm được người làm những việc không ai biết đến, không ai cám ơn thì không dễ như thế ! . Cần biết rằng mọi công tác trong Hội thánh đều phải được làm cho Đức Chúa Trời, và chính vì thế, công việc hèn mọn nhất cũng được mặc lấy vinh quang
  • 16. (CoCl3:23). 4. Những bậc đáđểlên chốn cao hơn: Những sự ban đầu khiêm tốn đã là những bậc đá để bước lên chốn cao hơn, dù người hầu việc Chúa không có tham vọng đó. Có ít nhất hai trong bảy chấp sự đã trở nên những nhân vật quan trọng trong Hội thánh: a. Êtiên: Đã trở thành một trong những nhà truyền giáo đầu tiên vĩ đại nhất và là tín hữu Cơ Đốc đầu tiên chịu tuận đạo (Cong Cv 6:9-7, 60). b. Philíp: Đã trở thành người đáng nhận danh hiệu "nhà truyền giáo đầu tiên" (Công 8). . Họ bắt đầu bằng một việc làm khiêm tốn. Họ đã thực hiện tốt việc làm ấy, đến nỗi có thể tiến lên những công tác lớn lao hơn nhiều. . Booker Washington là một trong những nhân vật vĩ đại nhất thế giới, một người da đen làm Viện trưởng Đại học Tuskegce. Khi còn trẻ, ông đã đi bộ hàng trăm dặm để đến được một trường chịu nhận người da đen. Nhưng khi đến nơi thì trường đã hết chỗ. Ông được nhận vào trường để làm người quét sàn nhà và trải giường. Ông làm việc quá chu đáo đến nỗi nhà trường bằng lòng nhận ông vào học. Ông đã làm trọn việc nhỏ và cơ hội lớn đã đến với ông. Phương thức duy nhất để tiến tới và tiến bộ cao hơn là phải hết lòng làm việc, làm cho trọn phần việc của mình. Sự phục vụ trung tín sẽ luôn kèm theo phần thưởng. Phần thưởng của sự làm trọn một công việc nhỗ là cơ hội để làm một việc lớn hơn ! CÂU HỎI 1. Bạn có nghĩ rằng Hội thánh đã sử dụng đúng đắn và đúng mức những tài năng cùng tay nghề của tín đồ không ? 2. Hãy nghĩ ra một vài công việc mà bạn và các bạn hữu khác có thể làm cho Hội thánh của mình. 3. Bạn sẽ nói gì với một người không hài lòng với công việc làm của mình ? Bài 7: BỨC TƯỜNG NGĂN CÁCH SỤP ĐỔ Kinh Thánh: Công vụ 10 Đoạn 10 sách Công vụ mô tả điều có lẽ là khúc quanh lớn nhất của lịch sử Hội thánh Cơ Đốc. I. DỊ TƯỢNG TRÊN MÁI NHÀ 1. Phierơ cầu nguyện : Người Do Thái tin kính cầu nguyện mỗi ngày ba lần. Những giờ cầu nguyện là giờ thứ 3, 6, 9, tức là 9 giờ sáng, 12 giờ trưa và 3 giờ chiều. Giờ Phierơ cầu nguyện lúc ấy là 12 giờ trưa. . Cần lưu ý nhà của người Do Thái thường chỉ có một phòng, và trong một nhà như thế, với một số người đông đúc, thật không thể có giờ ở riêng tư. Tuy nhiên, nhà của người Do Thái có mái bằng, với một cầu thang bên ngoài. Xung quanh mái nhà
  • 17. là một khoảng trống thấp, là nơi người ta có thể tìm được một nơi ở riêng. Vì thế, Phierơ đã đi lên mái nhà để cầu nguyện. 2. Dị tượng: Ở đây, Phierơ thấy một dị tượng: Ông thấy một cái gì như miếng vải lớn từ trên trời hạ xuống, trên đó có đủ loài thu vật. Ông nghe có tiếng phán từ trời bảo ông hãy làm thịt mà ăn. Nhưng Phierơ là một người Do Thái tin kính. Đốivới ông, có một số thú vật bị xem là ô uế, ăn những con vật ấy kể như đã phạm tội (Lê 11). Do đó, Phierơ lấy làm kinh ngạc trước mạng lệnh nầy: "Tôikhông thể nào làm như thế được. Tôi chưa hề ăn những vật ô uế bao giờ". 3. Mạng lệnh của Chúa: Lời của Đức Chúa Trời đã đến với Phierơ: "Chớ gọi vật gì Ta đã dựng nên là tầm thường hay ô uế". Sự ấy diễn ra ba lần khiến Phierơ không thể nghi ngờ gì về sứ điệp nầy của Chúa. II. MỘT THẾ GIỚI CÓ NHỮNG HÀNG RÀO Chúng ta hãy tìm xem vì sao Phierơ cần nhận khải tượng ấy. Ông cần điều ấy vì ông đang sống trong một thế giới đầy những hàng rào ngăn cách, một thế giới mà nửa nầy khinh miệt nửa kia, nơi không ai nghĩ rằng Đức Chúa Trời là của mọi người. Thế giới thời bấy giờ có nhiều hàng rào ngăn cách: 1. Hàng rào giữa Do Tháivà Dân Ngoại: Dân Do Thái tự nhận mình là dân được chọn. Họ diễn giải rằng, ngoài họ ra, Đức Chúa Trời chẳng cần đến một dân tộc nào khác. Dân ngoại được tồn tại, chẳng qua là để một ngày kia, sẽ làm nô lệ cho họ, hoặc tệ hơn nữa, ấy là, Đức Chúa Trời đã dựng nên dân ngoại để làm nhiên liệu cho lửa địa ngục ! 2. Hàng rào giữa namvà nư trong xã hội Do Thái: Thời đó, phụ nữ bị khinh miệt. Người ta coiviệc giáo dục phụ nữ như thể ném hạt trai cho heo. Không một giáo sư nghiêm chỉnh nào nói chuyện với một phụ nữ ngoài đường phố, dù cho người ấy là mẹ, là vợ, hay là chị em của ông ta. . Trong bài cầu nguyện của người Do Thái buổi sáng, có một câu cảm tạ Chúa như sau:"Lạy Đức Chúa Trời, tôi cảm tạ Ngài vì Ngài đã dựng nên tôi không phải là một người ngoại, một người nô lệ hay một người phụ nư!". 3. Hàng rào giữa người Lamãvà người khôngphải là Lamã: Người Lamã khinh khi mọi dân tộc khác. Họ coicác dân tộc ấy như những chủng tộc thấp kém hơn mình. Người Lamã miệt thị người khác và coihọ chỉ xứng đáng làm dân bị trị của người Lamã mà thôi ! 4. Ba bức tường trong xã hội Hylạp: a. Người Hylạp và người không phải Hylạp: Họ xem các dân tộc khác là mọi rợ (barbarian: chỉ biết nói baba). Người nào chưa nói được tiếng Hylạp thì chưa phải là người. b. Người tự chủ và người nô lệ: Aristote chủ trương rằng văn minh được đặt trên căn bản chế độ nô lệ. Có một số người chỉ đáng làm nô lệ, được sinh ra chỉ để chẻ củi, gánh nước cho giai cấp trí thức. Vì thế, dạy dỗỵ hay cố gắng nâng đỡ những
  • 18. hạng người nô lệ là sai lầm, vì họ là nô lệ thì cứ phải là nô lệ ! c. Người dốt và người thông thái: Trước cửa Hàn lâm viện là trường triết học Hylạp nổi tiếng nhất, có hàng chữ: "Người nào không biết hình học thì đừng vào đây". Đối với những giáo sư Hylạp thì người vô học chẳng có giá trị gì cả. III. NGƯỜI NHÀ CỌT NÂY ĐẾN NƠI 1. Khám phá của Phierơ: Phierơ là một người Giuđa tin kính. Cho đến lúc ấy, ông vẫn tưởng rằng chỉ dân Giuđa là tuyển dân và Đức Chúa Trời không cần một dân tộc nào khác. Chắc chắn ông sẽ không tin nếu có ai bảo ông rằng Đưc Chúa Trời yêu thương dân ngoại và muốn họ được cứu. . Tuy nhiên, dị tượng đã dạy Phierơ rằng ông hoàn toàn sai lầm khi gọi bất cứ điều gì Đức Chúa Trời dựng nên là tầm thường, ô uế, rằng Đức Chúa Trời không cần đến một dân tộc nào khác. 2. Thử nghiệm: Khám phá mới của Phierơ được thử nghiệm ngay, khi người ta bảo với ông rằng có sứ giả của Đội trưởng Cọtnây muốn tìm ông để được nghe về Chúa. Trước đó vài giờ, chắc hẳn ông đã đóng chặt cửa và nói rằng Đức Chúa Trời chẳng cần đến họ. Nhưng bây giờ, Phierơ đã hiểu biết. Kết quả là gia đình Cọtnây được tiếp nhận vào Hội thánh Cơ Đốc, và khi ông kể lại điều đó, anh em ngạc nhiên và tôn vinh Đức Chúa Trời rằng:"Vậy, Đức Chúa Trời cũng ban sự ăn năn cho người ngoại để họ được sự sống (Cong Cv 11:18). . Đây là khám phá lớn nhất mà Hội thánh đầu tiên đã có. Nếu không, Cơ Đốc giáo chỉ là một giáo phái của người Do Thái ! IV. MỌI NGƯỜI MỌI DÂN TỘC 1. Không phân biệt chủng tộc: Đức Chúa Trời cần đến mọi người, thuộc mọi chủng tộc. Vì thế, không thể có sự phân biệt chủng tộc trong Hội thánh Cơ Đốc. . Một lãnh tụ Phi Châu bày tỏ lòng biết ơn đối với Vua George VI rằng: Đa số người da trắng nói chuyện với tôi như với một dân bản xứ, cònĐức Vua đã nói chuyện với tôi như thể tôi cũng là người da trắng". 2. Thực trạng: Còn lâu thế giới chúng ta mới có thể đạt được lý tưởng không phân biệt màu da, rằng mọi người ngang nhau ở trước mặt Đức Chúa Trời. Nhiều nơi, người da đen không thể có những tiện nghi về giáo dục, nhà ở như dân da trắng. Trước đây, chính quyền Da trắng Nam phi cố gắng kiềm hãm dân da đen và tại Anh quốc, một số khách sạn không tiếp người da đen. 3. Sứ mạng: Nghĩ rằng tổ quốc mình có một vị trí đặc biệt trong chương trình của Đức Chúa Trời là tốt. Nhưng ưu điểm đó không đưa dân tộc nào làm bá chủ thế giới, mà là đem các dân tộc vào sự hiểu biết về tình yêu Đức Chúa Trời . V. MỌI NGƯỜI MỌI GIAI CẤP 1. Không phânbiệt giai cấp: Đức Chúa Trời cần đến mọi giai cấp và trong Hội thánh không có phân biệt giai cấp. Hội thánh đầu tiên là nơi duy nhất mà mọi thành
  • 19. phần giai cấp có thể nhóm chung với nhau. . Thông thường, một người chủ không hề giao thiệp với các nô lệ của mình, ngoại trừ việc giám sát việc làm của họ để hình phạt nặng nề những kẻ không làm tròn công việc. Tuy nhiên, trong Hội thánh đầu tiên, mọi người thuộc mọi giai cấp đã ngồi bên cạnh nhau. 2. Trường hợp Ônêsim: Có lần Phaolô đã gửi thư cho bạn mình là Philêmôn để trả cho Philêmôn một người nô lệ đã đào tẩu tên là Ônêsim. Phaolô đã yêu cầu Philêmôn tiếp nhận Ônêsim "không coinhư tôi mọi nữa, mà như anh em yêu dấu". . Khi chúng ta nghĩ mình cao trọng và khinh miệt kẻ khác thì lúc ấy, chúng ta không phải là Cơ Đốc nhân. Vì thế, đừng để tinh thần kỳ thị, miệt thị người khác xâm nhập vào Hội thánh Cơ Đốc. VI. KẺ TỐT VÀ NGƯỜI XẤU 1. Quan niệm Do Tháigiáo: Đức Chúa Trời muốn cứu người tốt cũng như kẻ xấu, là quan niệm không thể chấp nhận đốivới người Do Thái giáo. Thi thiên 24 đưa ra câu hỏi: Ai sẽ lên núi của Đức Giêhôva ? Rồi trả lời rằng" Đó là người có tay trong sạch, lòng thanh khiết. . . Nghĩa là mọi người có tội đều bị loại ra. . Người Do Thái còn nói rằng: Trên trời vui mừng khi một tội nhân bị tiêu diệt. 2. Quan điểm Cơ Đốc giáo: Đức Chúa Jesus phán rằng "Trên trời vui mừng khi một kẻ có tội ăn năn". Đức Chúa Trời yêu thương mọi người Ngài yêu người lành khiến Ngài sung sướng và Ngài yêu người dữ khiến Ngài đau buồn. Ngài sai Con Ngài đến thế gian để khiến kẻ dữ trở nên tốt lành. Thật ra, không ai tốt hơn người khác để được Đức Chúa Trời tiếp nhận. Tất cả đều là tội nhân. Vì thế, chúng ta không được phép khinh dễ ai cả, vì đó là một trong những tội xấu xa nhất. VII. HÈN MỌN HAY Ô UẾ 1. Bài học cho Phierơ: Phierơ phải học biết rằng Đức Chúa Trời yêu thương mọi người, không phân biệt chủng tộc, giai cấp, hay sự sa sút thuộc linh của họ. 2. Ap dụng: Chúng ta cũng cần nhận biết rằng chẳng người nào là quá hèn mọn ô uế để không thểí được cứu, không thể được biến đổitrở nên công cụ trong tay Chúa. Hãy đem tình yêu Chúa đến với mọi người. CÂU HỎI 1. Chúng ta có thể làm gì để loại trừ sự phân biệt chủng tộc ? 2. Bạn có nghĩ rằng Hội thánh ngày nay còn phân biệt giai cấp không ? 3. Giả sử có một người đến nhóm với Hội thánh, mà trước đó đã có án tù hoặc phạm một tội lỗi đạo đức nghiêm trọng nào đó. Thử nghĩ xem người đó sẽ được tiếp đónnhư thế nào ? Bạn sẽ tiếp đónngười đó ra sao ? Bài 8: NGƯỜI LÍNH GIỎI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI Kinh Thánh: IITi 2Tm 2:1-7
  • 20. PhaoLô đã khuyên Timôthê phải làm và trở nên như thế nào để thật sự sống đời sống Cơ Đốc và hầu việc Chúa trong Hội Thánh : “Hãy cùng ta chịu khổ như một người lính giỏi của Đức Chúa Jesus Christ”. Danh hiệu “Người lính giỏi”rất quen thuộc với tín hữu với những bài ca “Tinh binh Jesus mau tiến lên”, “Tinh binh thập tự”. . . Tuy nhiên, đâu là đặc điểm của một người lính giỏi của Đức Chúa Trời ? I. ĐẶC TÍNH VÂNG PHỤC CỦA NGƯỜI LÍNH 1. Một người dưới quyền: Trước hết và trên hết, người lính là một người dưới quyền cần phải vâng phục thượng cấp. Mọi sự huấn luyện trong quân trường về kỹ thuật cùng kỷ luật đều nhằm mục đíchđào tạo một người lính luôn luôn vâng phục thượng cấp, nhất là trong trường hợp khẩn cấp. 2. Không làm theo ý riêng: Vâng phục không phải là điều dễ làm vì ai cũng có khuynh hướng thích làm theo ý riêng. Ngươi lính giỏi không bao giờ làm theo ý riêng. Người lính giỏi của Chúa không bao giờ được hỏi “Tôimuốn làm gì ?”mà phải hỏi “Chúa muốn tôi làm gì ?”. 3. Kính trọngthượng cấp: Thật khó vâng lời nếu thượng cấp chỉ ra lệnh rồi khoanh tay nhìn chúng ta làm hết gánh nặng nầy đến gánh nặng khác. Nhưng nếu thượng cấp sẵn sàng vui lòng thực hiện chính mệnh lệnh của mình thì thuộc hạ sẽ kính trọng mà sẵn sàng vâng phục. . Đề đốc Nelson của nước Anh đã được các thuỷ thủ yêu mến vì ông sẵn sàng thực hiện chính mệnh lệnh của mình: Khi còn là sĩ quan trẻ có nhiệm vụ nhận các tân binh, ông ra lệnh cho họ leo lên cột buồm chính và khi thấy họ sợ hãi e dè, ông liền thách anh ta leo đua với ông để cuối cùng hai người gặp nhau trên đỉnh cột buồm, khiến người lính không cònsợ. . Đây chính là một trong những lý do khiến chúng ta dễ vâng phục mạng lệnh của Chúa vì không bao giờ Ngài bảo chúng ta làm điều gì mà chính Ngài không sẵn sàng để làm. Trong Chúa Jesus, Đức Chúa Trời đã đến thế gian, sống cuộc đời con người, đối diện với mọi cám dỗ, khó khăn, khốn khổ của kiếp người như chúng ta vậy. . Như thế, người lính giỏi của Đấng Christ trước hết và trên hết là một người biết vâng lời, vâng lời Đấng sẵn sàng làm mọi mạng lệnh của Ngài. II. ĐẶC TÍNH CAN ĐẢM CỦA NGƯỜILÍNH 1. Can đảm là gì ?: Can đảm không có nghĩa là không bao giờ thấy sợ dù làm một việc chúng ta không sợ thì thật dễ làm. Nhưng can đảm thật là vẫn làm một việc phải mà chúng ta rất sợ hãi. . Sợ hãi không phải là điều đáng xấu hổ. Điều đáng xấu hổ là khi để sự sợ hãi ngăn cản chúng ta làm một việc mà chúng ta biết là đúng. 2. Can đảm và liều lĩnh: Có một sự khác biệt lớn giữa can đảm và liều lĩnh, giữa gan dạ và điên rồ. Sự khác biệt đó là “biết chọn cái nguy hiểm nào”Liều lĩnh uống
  • 21. rượu không phải là can đảm. Liều đánh bạc không phải là gan dạ. 3. Sẵn sàng trả giá: Can đảm là sẵn sàng trả giá để làm một việc lành dù giá phải trả có thể là khó khăn, bị ghét bỏ. . . Dù hoàn cảnh có ra sao, người can đảm luôn đứng đúng phía. . Trong thế chiến thứ nhất, một nhóm tuần thám người Gurkha bị quân Thổ bắt. Họ bị buộc đứng hàng ngang và lựa chọn giữa việc đầu hàng và việc bị xử bắn. Viên sĩ quan chỉ huy mĩm cười và vẫy nón ra lệnh hoan hô vua George ba lần. Tiếng hoan hô chưa dứt thì họ đã ngã quỵ trước lằn đạn của quân Thổ. Họ đã can đảm bày tỏ mình đứng về phía nào dù biết chắc điều đó đồng nghĩa với lựa chọn cái chết. . Chúng ta phải luôn luôn can đảm để làm việc lành và bày tỏ mình đứng về phía nào nếu chúng ta muốn làm người lính giỏi của Đấng Christ. III. ĐẶC TÍNH NHẪN NHỤC CỦA NGƯỜI LÍNH 1. Nhẫn nhục chịu đựng: Thử nghiệm của người lính là “chiến đấu thế nào khi mệt mõi và đói khát”. Khi mọi sự dễ dàng thì chẳng gì đáng nói. Đứng vững được trong nghịch cảnh mới là thử thách thật sự. Thử thách thật sự là khi một độibanh đang thua và hầu như hết hy vọng chiến thắng. . Trong đệ nhị thế chiến, hai tiểu đoàn Coldstream bị bao vây ở Tebruk. Họ đã mở đường máu thoát ra và chỉ còn 200 trong số 2. 000 ngươi. Họ đã theo truyền thống của Lữ đoàn Vệ binh là phải tiến tới bất luận gặp tình huống nào. 2. Giữ vững vị trí: Thống thế Foch, Tổngtư lệnh Đồng minh trong thế chiến thứ nhất ra lệnh cho sĩ quan : “Không được rút lui. Phải bám vị trí với bất cứ giá nào”. Viên sĩ quan trả lời: “Điều đó có nghĩa là chúng tôi phải chết ?”. Fochtrả lời: “Chính thế”. 3. Chịu đựng bền bĩ:Cuộc đời không phải là cuộc đua tốc lực mà là một cuộc chạy Maratong. Nó đòi hỏi sự kiên trì tiến tới vượt qua mọi chướng ngại để đạt đến mục đíchcuối cùng. . Chính cái khả năng chịu đựng mọi sự, đốidiện mọi khó khăn, vượt thắng mọi trở ngại. . . làm nên sự khác biệt giữa một con người thật sự với một kẻ yếu hèn. . Hai người bị cưa tay như nhau trong cùng một ngày đã có những nhận xét hoàn toàn trái ngược sau hai năm. Một người chán nản, than thở mình chẳng làm được chi. Người kia sung sướng thấy mình có thể sốngvui với một cánh tay và còntự nhủ tại sao Chúa cho mình có hai tay trong khi chỉ cần một cánh tay là đu. Một người nằm trên nỗi bất hạnh và người kia chịu đựng và chiến thắng nó. . Chúng ta không có quyền chờ đợi cuộc sống luôn luôn dễ dãi. Nếu muốn trở nên người lính giỏi của Đấng Christ, chúng ta phải nhẫn nhục chịu đựng và đốidiện nghịch cảnh, không nằm một chỗ cũng không lùi bước. IV. ĐẶC TÍNH HY SINH CỦA NGƯỜI LÍNH 1. Xác định lý tưởng: Người lính sẵn sàng phó mình vì lý tưởng nhưng trước tiên phải xác định đúng lý tưởng. Người lính không sống vì mình mà sống để bảo vệ tổ
  • 22. quốc và những người mình yêu mến. Người lính làm việc không phải để nhận điều gì cho mình mà làm vì cớ người khác. 2. Hai lối sống: Trên đời có hai nhóm người: Nhóm nầy chỉ nghĩ đến những gì mình sẽ nhận được để tận hương, để sống thoải mái, tốt đẹp. Nhóm kia luôn nghĩ đến những gì mình có thể ban cho. Đây chính là cách một Cơ Đốc Nhân phải sống. Tuy nhiên, càng ban cho, chúng ta sẽ nhận được nhiều hơn từ nơi Chúa là mẫu mực và gương sáng cho chúng ta trong sự ban cho (Phi Pl 2:5-8 ). Một trong những danh hiệu lớn nhất của Cơ Đốc nhân là “Người lính giỏi của Đức Chúa Jesus Christ”. . Người lính giỏi phải biết vâng lời Đức Chúa Trời và phải luôn nhớ rằng Ngài không bao giờ đòi hỏi chúng ta làm điều gì mà chính Ngài không sẵn sàng làm. . Người lính giỏi phải can đảm để làm việc lành và tỏ ra mình đứng về phía nào chứ không liều lĩnh làm những điều nguy hiểm sai trái bừa bãi. . Người lính giỏi phải sẵn sàng hy sinh mạng sống vì lý tưởng đúng đắn. . Người lính giỏi phải biết chịu đựng để tiến tới bất chấp nghịch cảnh. CÂU HỎI 1. Chúng ta thường không vâng lời Chúa trong những lãnh vực nào ? 2. Chúng ta có những dịp nào để bày tỏ lập trường của chúng ta ? 3. Chúng ta có thể sẽ gặp những khó khăn nào ? 4. Chúng ta có thể sống ích kỷ hay phục vụ người khác như thế nào ? Bài 9: HÃY LÀM NGƯỜI HÀNH HƯƠNG Kinh Thánh: HeDt 11:13-16. IPhi 1Pr 2:11-12 Trong thế giới ngày nay, hành hương là một hình ảnh quen thuộc. Người ta thương “thắt lưng, buộc bụng”nhiều năm trời để có tiền đi thăm một vùng “đất thánh”dù nơi ấy xa đến nửa vòng trái đất. Người Do Thái tản lạc khắp thế giới đều có một ước mơ. Đó là được ăn lễ Vượt qua tại Giêrusalem trước khi chết. Vì thế hằng năm người Do Thái từ khắp nơi trên thế giới hành hương về Giêrusalem để dự lễ Vươt qua. Thi thiên 120-134 mang chủ đề “Bài ca lên núi”, còngọi là “Bài ca hành hương”được hát lên khi hành hương về Giêrusalem. Mọi tín đồ Hồi giáo đều mơ ước thăm Mecca, nơi Mahômet sinh ra. Nón Fez màu lục lâ dấu hiệu chỉ một ngươi đã hành hương đến Mecca. Nhiều Cơ Đốc nhân Anh cũng mơ ước thăm Giêrusalem cũng như Canterbury, nơi Cơ Đốc giáo lần đầu tiên du nhập vào nước Anh là trung tâm hành hương lớn. I. MỘT NGƯỜI TRÊN ĐƯỜNG ĐI Đặc tính của người hành hương là luôn luôn trên đường đi. Người đó luôn tự nhủ “Tôiđã đi được bao xa ? Cònbao lâu mới đến đích?”. Chúng ta cũng luôn nhắm đến mục đíchđể hành hương trên ba lãnh vực :
  • 23. 1. Hành hương trong sự học hỏi: Mỗi đêm, chúng ta phải ngồi lại tự hỏi: “Tôi đã học được điều gì mới mà ban sáng tôi chưa biết không ?”. . Trong lãnh vực ngoại ngữ, nếu mỗi ngày ta học 10 chữ mới thì một năm chúng ta sẽ biết được 3650 chữ là vốn từ vựng khá đủ để dùng cho bất cứ một ngôn ngữ nào. . Phải tiếp tục học hỏi suốtđời. Tốt nghiệp một đại học không có nghĩa là chúng ta đã hoàn tất việc học mà chỉ là bàn đạp để bắt đầu học hỏi. . Cato học tiếng Hylạp khi đã 80 tuổi. Mozart bắt đầu học hòa âm khi ông bắt đầu nổi tiếng. Muốn sốngý nghĩa, chúng ta phải hành hương trong lãnh vực học hỏi, phải thêm vào số vốn hiểu biết của mình một điều gì mới mỗi ngày. 2. Hành hương trong sự nhân từ: Chúng ta phải tự hỏi: “Hôm nay tôi có sốngtốt hơn hôm qua không? Tôi có loại trừ được những lỗi lầm phá hoại đời sống tôi và người khác không? Tôi có đạt được đức tính nào mới để giúp tôi tử tế hơn, ích lợi hơn, ân cần hơn không ?” . Điều đáng buồn là đa số chúng ta chẳng tiến được bước nào cả. Chúng ta tự hài lòng về quá khứ thay vì “quên lững sự đằng sau mà bươn theo sự ở đằng trước, nhắm mục đíchmà chạy”. 3. Hành hương trong sự phục vụ: Một số người quan niệm thành công là nhận được nhiều hơn cho mình, chi phốiđược nhiều người hơn, thực hiện được nhiều điều theo ý mình hơn. Người Cơ Đốc trái lại phải quan niệm thành công là làm được nhiều điều cho người khác, thích ứng hơn để có thể làm tôi tớ người khác, không phải chỉ huy mà phục vụ người khác. . Phương châm chúng ta phải là: “Hôm nay tôi có làm được điều tốt chi cho người khác không?”. Một ngày sống ích kỷ đúng là một ngày hoang phí. II. MỘT NGƯỜI KHÔNG ĐỊNH CƯ TRONG THẾ GIAN 1. Luôn đitới đích:Kinh Thánh gọi chúng ta là người ngoại quốc trong trần gian nầy, nghĩa là chúng ta chỉ là một khách bộ hành, một người tạm trú, không định cư nhàn hạ ở nơi nào trong trần gian. Phải nhắm mục đíchđể luôn đi tới. 2. Quê hương thật: Từ ngữ Hylạp gọi ta là “người khách lạ”khác hẳn với người thường trú. Thế gian không phải là nơi ở vĩnh cữu của chúng ta. Chúng ta chỉ đi ngang qua đó để đến quê hương thật là thiên đàng. Phải tâm niệm rằng: “Thế gian chỉ là một cái cầu. Người khôn ngoan sẽ đi qua đó nhưng không cất nhà trên đó”. 3. Lưu ý: Đừng nghĩ rằng thế gian chẳng quan trọng gì để rồi xem nhẹ nó. Trái lại khi sốngtrong trần gian dù ở trường, ở sở làm hay trong mọi sinh hoạt khác, chúng ta phải trung tín làm trọn mọi nhiệm vụ, mọi công tác. Dù không quá bận rộn và đắm chìm trong thế gian nhưng hãy xem thế gian như một lớp dự bị, một trường huấn luyện, một môi trường thử thách mà chúng ta phải thi đậu, phải vượt qua trước khi vào giai đoạn mới. III. MỘT NGƯỜI CÓ HÀNH TRANG NHẸ NHÀNG
  • 24. 1. Chỉ đemnhững điều thiết yếu: Ngày xưa người hành hương chỉ đi bộ. Vì thế họ phải cân nhắc cẩn thận phải bỏ lại những gì và phải đem theo những gì để rồi chỉ đem những điều thật sự cần thiết. 2. Quyết định điều cầnyếu nhất: Vấn đề quan trọng là phải biết quyết định đâu là điều thiết yếu để bám chặt lấy nó. Nếu không sẽ phí sức vào những điều không cần thiết để rồi đánh mất điều quan trọng nhất. . E. M. Stanley đi bộ xuyên PhiChâu với một đoàn người bốc vác rất nhiều hành lý. Nhưng đoàn bốc vác giảm dần vì bệnh, vì chết hoặc vì đào ngũ khiến ông phải bỏ bớt những vật dụng không cần thiết. Đến được bờ bên kia, ông chỉ còn lại hai bộ sách. Đó là Kinh Thánh và tác phẩm của Shakespeare và ông nói: “Giá mà Phi châu rộng lớn hơn nữa thì bộ sách của Shakespeare cũng đi luôn, chỉ còn bộ sách cần nhất là Kinh Thánh. 3. Tập trungvào những điều thiết yếu trong 3phần của con người: . Chúng ta có một thân thể: Phải luyện cho thân thể hài hòa, mạnh khỏe. . Chúng ta có một tâm thần: Phải cho nó thanh thản bằng sự nghỉ ngơi, giải trí nhưng không để lấn vào thời gian của công việc và học tập. . Chúng ta có một linh hồn là phần vẫn sống khi thân thể chết đi nên nó là phần quan trọng nhất. Vì thế phải làm sao mỗi ngày càng gần gũi, hiểu biết Đức Chúa Trời càng hơn. IV. MỘT NGƯỜI GIỮ VỮNG CON ĐƯỜNG 1. Đến nơi càng sớmcàng tốt: Chúng ta hành hương đến một mục đíchchứ không phải đi dạo chơi. Vì thế, không phí sức lực vào những con đường phụ mà phải bám vào đường chính để đến đíchcàng sớm càng tốt. 2. Chỉ có mộtconđường sống: Chúa Jesus phán “Ta là Đường đi, Chân lý và Sự Sống, chẳng bởi Ta thì không ai được đến cùng Cha”. Ngài là Con Đường duy nhất mà chúng ta phải bước đi. Ngài là Đấng duy nhất mà chúng ta phải nhìn xem, phải hướng đến (HeDt 12:2). . Tóm lại, người hành hương phải luôn ở trên đường đi. Phải tiến tới trong lãnh vực học hỏi, nhân từ và phục vụ để mỗi ngày khôn ngoan hơn, trong sạch hơn, hiền lành hơn. . Người hành hương không thể định cư ở trên đường. Phải hướng về quê hương thật và nhớ rằng những gì xảy đến cho chúng ta ở đó tùy thuộc vào cách chúng ta xử sự ở thế gian nầy. . Người hành hương phải có hành trang nhẹ nhàng. Phải xác định điều gì là thiết yếu cho đời mình để tập trung vào đó. . Người hành hương là người bám lấy đường đi của mình. Không tẻ tách khỏi đường chính khi mỗi ngày bước đi với Chúa và nhìn xem Ngài. CÂU HỎI 1. Muốn biết mình còntrên đường hay không, chúng ta phải dành thì giờ như thế
  • 25. nào để tự xét mình ? 2. Chúng ta có thể tự nhắc nhở mình rằng cuộc đời là một chiếc cầu dẫn đến thế giới khác bằng cách nào ? 3. Đâu là những điều thật sự thiết yếu trong đời ? 4. Bước đi một mình, chúng ta có thể lạc vào những đường vòng nào ? Bài 10: HÃY LÀM ÁNH SÁNG CỦA THẾ GIAN Kinh Thánh : Mat Mt 5:13-16 Chúa Jesus dạy môn đồ rằng: Các ngươi là ánh sáng của thế gian. Phao Lô cũng nói với các tín hữu Philíp sống trong một thành phố ngoại đạo rằng: Anh em phải chiếu sáng như đuốc trong thế gian (Phi Pl 2:15). Như thế, rõ ràng Tân Ước dạy người nào muốn sống làm Cơ Đốc nhân thì phải nên như ánh sáng của thế gian. I. MỘT ÁNH SÁNG CÓ THỂ THẤY ĐƯỢC 1. Khôngthể giấu kín: Sau khi dạy môn đồ phải làm ánh sáng của thế gian, Chúa Jesus tiếp rằng một cái thành ở trên núi thì không bao giờ bị khuất được. Thành phố ấy sẽ đập ngay vào mắt mọi người vì nó vượt trổi hơn mọi vật chung quanh. Một que diêm bật sáng trong đêm tối cũng vậy, nó sẽ được thấy từ rất xa. Vì thế Chúa muốn chúng ta phải cho người khác thấy đời sống Cơ Đốc nhân của mình. 2. Sống kháchơn người thế gian: Cơ Đốc nhân không sống đời sống dễ dãi là sống giống như người khác. Chúng ta phải đứng riêng khỏi giòng đời tội lỗi đó, ít ra là trong ba phương diện: a. Cơ Đốc nhân phải can đảmhơn người khác: Tướng Gordonlà một Cơ Đốc nhân vĩ đại. Ông đã sẵn sàng đi trong những tình thế nguy hiểm nhất và không hề biết sơ. Lý do Cơ Đốc nhân can đảm là vì biết mình không bao giờ cô đơn, bởi Chúa Jesus luôn luôn ở cùng, và dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, ngay cả sự chết cũng không thể phân rẽ chúng ta ra khỏi Chúa. . John Pennington đang lái máy bay Lancaster 4 động cơ trên vùng trời nước Pháp thì một động cơ bốc cháy, anh nói trong đài liên lạc như sau : “Lạy Chúa, chúng con cầu xin Ngài chiếu sáng trên sự tối tăm của chúng con, và bởi sự thương xót lớn lao của Ngài, xin hãy gìn giữ chúng con khỏi nguy hiểm đêm nay. Amen”. Vì thế, nhận biết Chúa luôn ở bên cạnh chính là bí quyết sốngcan đảm. b. Cơ Đốc nhân phải sung sướnghơn người khác: Nhiều người nghĩ rằng Cơ Đốc giáo là một cái gì ảm đạm, nhưng khi Chúa Jesus sống ở trần gian, Ngài bị chỉ trích là quá sung sướng “ham ăn, mê uống, bạn của kẻ thâu thuế và người có tội”( Mat Mt 11:19 ). . Hiển nhiên Chúa Jesus là người yêu đời. Chúa nhiều lần nói về đám cưới và đám tiệc. Ngài cho biết ở trong nước trời cũng sung sướng như thể tham dự tiệc cưới. . Tin Lành có nghĩa là Tin Mừng. Cơ Đốc nhân là người nhận tin mừng từ nơi Đức CHúa Trời. Vui mừng vì khám phá Đức Chúa Trời yêu mình, chăm sóc, lo liệu
  • 26. mọi sự cho mình ngay cả hy sinh mọi sự vì cớ mình. . . . Một em bé trong bệnh viện lần đầu tiên nghe Tin Lành đã hỏi thăm cô y tá đã nghe Tin Lành chưa. Khi cô trả lời rằng đã nghe nhiều lần thì em bé ngạc nhiên hỏi: “Tại sao cô không có vẻ gì là đã nghe Tin Lành cả ?”. c. Cơ Đốc nhân phải được kính trọnghơn người khác: Tommy Walker là một cầu thủ Scotland nổi tiếng thế giới đã được trọng tài nói về anh như sau: “Trongtrận đấu có Tommy Walker, tôi chỉ cần canh chừng 21 cầu thủ chứ không phải 22, vì Tommy không bao giờ chơi xấu”. . Làm Cơ Đốc nhân không phải chỉ là một cái gì chỉ liên quan đến nhà thơ. Cơ Đốc nhân phải là một học giả siêng năng hơn, một công nhân giỏi hơn, một thương gia có lương tâm hơn, một vận động viên trong sạch và đáng kính hơn những người không tin Chúa. . Cơ Đốc nhân phải được nhận ra ngay trong công việc, trong nhà trường hay trên sân thể thao cũng như trong nhà thờ vậy. II. MỘT ÁNH SÁNG DẪN ĐƯỜNG 1. Sự cần thiếtcủa ánh sáng dẫn đường: Trong thời gian đệ nhị thế chiến, khi phải tắt hết đèn thì màu của ngọn đèn sẽ hướng dẫn lộ trình trong xe điện ngầm. Thuyền bè đi trong đêm tối cần hàng đèn để lái tàu an toàn. Hải đăng vô cùng cần thiết cho những đêm mưa bão thì Cơ Đốc nhân cũng vô cùng cần thiết để hướng dẫn nhân loại đi đúng đường. . Anh sáng thường là vật chỉ đường để giữ chúng ta khỏi bị đi lạc. Cơ Đốc nhân phải chỉ cho nhân loại conđường đúng và giư họ khỏi lạc đường. 2. Một gương tốt: Thế giới có nhiều người đang chờ đợi một gương tốt. Chỉ cần có ai đó mở đầu là họ sẽ làm đúng và bước đi đúng đường. Họ không có can đảm và nghị lực để tự quyết định cho mình. Nếu bỏ mặc họ, họ sẽ chọn con đường dễ dãi và theo đuôi quần chúng. Chúng ta phải làm gương tốt đó. . Phierơ nói rằng: Chúa Jesus đã để lại một gương hầu cho anh em noi dấu chơn Ngài (IPhi 1Pr 2:21 ). Từ ngữ “Gương”Phierơ dùng có nghĩa là hàng chữ khắc trên tấm đồng trên đầu quyển tập để người ta học chép theo hàng chữ ấy. Chúa đã để lại cho chúng ta một gương hầu cho khi chúng ta noi dấu chân Ngài, chúng ta cũng sẽ trở nên gương tốt cho đồng bào đồng loại của mình. . Luôn luôn có những người đang nhìn xem chúng ta. Chúng ta phải là ánh sáng dẫn đường, là gương tốt để giúp họ thấy conđường đúng qua đời sống, lời nói, cách cư xử của mình. . . III. MỘT ÁNH SÁNG CẢNH CÁO 1. Ngọn đèn đỏcần thiết: Ngọn đèn đỏ sẽ báo hiệu cho người lữ hành biết nơi nguy hiểm để dừng lại. Xe hay tàu thấy đèn đỏ phải dừng lại, nếu không, sẽ gặp tai nạn. 2. Báo hiệuvà giải cứu: Cơ Đốc nhân phải cảnh cáo những người đang lao vào nguy hiểm để cứu họ thoát chết. Một lời cảnh cáo đúng lúc giải quyết biết bao rắc
  • 27. rối về sau. 3. Thái độcảnhcáo: Không phải chỉ trích, trách móc hay giận dữ mà chính là những lời hiền hòa thân thiện sẽ cảm hóa người đang sai phạm. CÂU HỎI 1. Chúng ta có những cơ hội nào để bày tỏ cho người khác thấy chúng ta thuộc về Chúa Jesus và chúng ta đang đi theo đường Ngài ? 2. Chúng ta có thể làm gương cho người khác trong những lãnh vực nào ? Trong lãnh vực nào, chúng ta có thể dẫn đường cho những người không có nghị lực và quyết tâm để làm điều công nghĩa ? 3. Chúng ta có thể cảnh cáo người khác về những việc như thế nào ? Chúng ta có thể cảnh cáo họ bằng cách nào ? (Để họ nghe mà không tức giận). Bài 11: NGƯỜI CỘNG SỰ VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI Kinh Thánh: ICo1Cr3:6-11 Một trong những vinh dự và đặc ân lớn nhất là giúp đỡ một nhân vật quan trọng trong một công việc quan trọng. Khi cònnhỏ, việc giúp đỡ cha mẹ là một thú vui và chúng ta cảm thấy mình thật quan trọng khi được tín nhiệm làm việc ấy. Phaolô đã cho mình và các Cơ Đốc nhân khác một danh hiệu lớn nhất mà một Cơ Đốc nhân có thể có được : Đó là BẠN cùng làm việc với Đức Chúa Trời (3:9). Nghĩa là chúng ta là người phụ tá cho Đức Chúa Trời, là bạn cùng cày ruộng với Đức Chúa Trời . . . Chắc chắn không có vinh dự nào lớn hơn thế. I. CÙNG LÀM VIỆC VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI 1. Chúa cầnnhững người bạn: Đức Chúa Trời ít khi can thiệp trực tiếp vào thế gian nầy. Nếu Ngài muốn làm một điều gì, thì Ngài sai phái một người để làm điều đó cho Ngài. Ngài cần những người bạn cùng làm việc với Ngài. 2. Thí dụ minh họa của Ms Dick Sheppard: Có một tín hữu mua một thửa đất hoang mọc đầy cỏ dại. Anh dọn dẹp, bón phân, trồng hoa. . . biến thửa đất thành mảnh vườn xinh đẹp. Một ngày kia, anh mời một người bạn tin kính của mình thăm khu vườn. Người bạn trầm trồ: "Những gì Chúa làm trên mảnh đất nầy thật kỳ diệu". Anh ôn tồn trả lời: "Đúng thế, nhưng phải chi anh nhìn thấy mảnh đất nầy lúc ban đầu". 3. Chúa tìmngười làm thaycho Ngài: Phaolô mô tả Hội Thánh là thân thể Đấng Christ. Tuy nhiên, Đấng Christ không còn ở đây trong thân xác, Ngài chỉ ở đây trong tâm linh. Vì thế, nếu Ngài muốn làm điều gì thì Ngài cần một người trong chúng ta làm điều ấy thay cho Ngài. Nếu Ngài muốn một người buồn rầu được an ủi, một người cô đơn được thăm viếng, một người khó khăn được giúp đỡ. . . thì Ngài tìm một người nào đó trong chúng ta để làm điều đó thay cho Ngài. 4. Đặc ânvĩ đại: Tóm lại, chúng ta phải là những bàn tay để làm việc cho Chúa
  • 28. Jesus, những bàn chân chạy lo công việc Ngài. . Đây là một trong những đặc ân to lớn nhất, niềm vui vĩ đại nhất trong đời, khi nghĩ rằng chúng ta có thể làm người giúp đỡ, người cộng sự của Đức Chúa Trời. II. GIÚP ĐEM VỀ NHIỀU NGƯỜIKHÁC 1. Nhu cầu truyền giảng: Chúa cần chúng ta để nói cho người khác biết về Ngài, đưa người khác đến với Ngài. Phaolô nói lên nhu cầu nầy khi ông nói: Họ chưa nghe nói về Ngài thì thể nào mà tin ? Nếu chẳng ai rao giảng thì nghe làm sao ? (RoRm 10:14). . Nhân loại vẫn đang cần những người truyền giáo nội địa cũng như những giáo sĩ hải ngoại để nói về Chúa cho họ. 2. Tâm tình người dắt đưa người khác đến với Chúa: . Người tạo cơ hội: Khi đưa người khác đến nhà thờ là chúng ta đã tạo cơ hội để người đó nghe về Chúa Jesus và tiếp nhận cuộc sống mới Chúa ban cho họ. . Người nối liên lạc: Như người điện thoại viên ở tổng đài giúp chúng ta bắt liên lạc với người chúng ta muốn gọi, thì chúng ta cũng làm người liên lạc để đưa người khác vào mối tương giao với Chúa Jesus. . Người chia sẻ ơn phước: Chúng ta phải làm người san sẻ cho người khác những ơn phước mà Chúa đã ban cho mình khi nói về Chúa cho họ. . Người cộng sự với Đức Chúa Trời: Khi tạo cho người khác cơ hội để nghe về Chúa Jesus, ấy là chúng ta đang làm người cộng sự của Đức Chúa Trời. III. GIÚP NGƯỜI KHÁC HIỂU VỀ CHÚA 1. Người ta cần ngheđể hiểu: Đức Chúa Trời cần chúng ta để nói cho người khác biết làm tín đôì Đấng Christ có nghĩa gì. Họ cần hiểu về Cơ Đốc giáo cũng như nếp sống Cơ Đốc. . Khi Philíp gặp hoạn quan Êthiôpi trên đường xuống Gaxa, ông nghe hoạn quan đọc Êsai 53. Ông liền hỏi: Ông hiểu lời mình đọc đó chăng ? Ông được trả lời rằng: Nếu chẳng ai dạy cho tôi thì thể nào tôi hiểu được ? Hoạn quan cần một người giúp đỡ để hiểu thế nào là Cơ Đốc nhân. 2. Người ta cần thấyđể hiểu: Một công ty muốn người ta mua hàng của mình thì phải để người ta xem thấy sản phẩm của mình tại phòng trưng bày. Cơ Đốc nhân phải là sản phẩm của Chúa để người ta có thể thấy nơi chúng ta thế nào là một Cơ Đốc nhân. . B. L. Gee kể lại rằng trong đệ nhị thế chiến, ông sống với một gia đình nông gia là John và Mary. Họ sống đời sống Cơ Đốc cao đẹp đến nỗi đã bắt phục người khác bằng đời sống của mình. Một cô thiếu nữ nói: Tôi thấy khó đọc Kinh Thánh, vì khó hiểu. Tôi thấy khó cầu nguyện, vì chưa ai dạy tôi cầu nguyện. Nhưng tôi không sợ vì tôi biết rằng tôi sẽ tìm được Đức Chúa Trời khi tôi noi theo gương của Mary. 3. Môi trường hoạt động: Chúng ta phải không những nói về Chúa mà cũng phải
  • 29. bày tỏ Chúa qua đời sống của mình. Chúng ta phải sống đời sống Cơ Đốc, không những ở nhà thờ hay những môi trường Cơ Đốc khác, mà phải bày tỏ Chúa ở nhà, ở trường, nơi làm việc, trên sân chơi. . . . Đây là lời giải thích tốt nhất về Cơ Đốc giáo. Như thế, chúng ta đang làm người cộng sự của Đức Chúa Trời. IV. GIÚP ĐỠ CHÚA BẰNG CÁCH GIÚP ĐỠ NGƯỜIKHÁC 1. Đức Chúa Trời quan tâmgiúp đỡ: Đức Chúa Trời cần chúng ta để giúp đỡ người khác. Ngài quan tâm đến từng nhu cầu của con cái Ngài: Ngài buồn rầu khi thấy họ buồn khổ, gặp nan đề, không đủ ăn, kiệt sức, cô đơn, nặng gánh. . . Ngài tìm những người trong chúng ta để giúp đỡ họ. . Khi chúng ta giúp đỡ nhau chính là chúng ta đang giúp đỡ Đức Chúa Trời, chúng ta đang làm người cộng sự của Ngài. 2. Truyền thuyết Christopher: Thánh Christopher được coi là thánh giúp đỡ người lữ hành. Ông được sinh ra với tên là Opherus, có nghĩa là mang. Ông lớn lên là một người khổng lồ, mạnh khỏe. Lúc đầu, ông phục vụ vua, nhưng thấy vua sợ ma quỷ nên ông phục vụ ma quỷ. Nhưng thấy ma quỷ sợ thập tự giá nên ông tìm hiểu thập tự giá của ai. Được biết Chúa Jesus, ông đã nhất định hầu việc Ngài. Vị tu sĩ Babylas khuyên ông hầu việc Chúa Jesus bằng cách dùng sức mạnh phi thường của mình để đưa người ta qua sông lớn gần đó. Ông sung sướng làm điều đó. Nhưng một đêm mưa bão, có một em bé xin qua sông, Opherus không muốn đi nhưng cuối cùng bảo em bé leo lên lưng mình. Càng đi opherus thấy em bé càng nặng khiến ông vất vả lắm mới qua được bờ bên kia. Khi đặt em bé xuống, ông thấy không phải em bé nữa mà là một ngươi đàn ông, Opherus hỏi: Ngài là ai? Người kia trả lời: "Ta là Đấng Christ. Ngươi đã chở Ta nên ngươi không còn là Opherus (người mang gánh nặng), mà là Chistopherus (người mang Đấng Christ) bởi vì ngươi đã giúp đỡ Ta". . Opherus tưởng mình đã giúp đỡ một em bé, nhưng ông đã thật sự giúp đỡ Chúa Jesus. Đây chính là điều Chúa Jesus đã nói trong Mat Mt 25:40: "Các ngươi làm việc đó cho một người rất hèn mọn nầy của anh em Ta, ấy là đã làm cho chính mình Ta vậy". 3. Theo gương Chúa Jesus: Chúa Jesus đến thế gian, không phải để người ta phục vụ Ngài, nhưng để phục vụ người ta (20:28). Ngài đến để giúp đỡ, chữa lành, an ủi và giải cứu. . . Bây giờ, Ngài đang tìm những ngươi để tiếp tục công tác Ngài đã khởi công. Vì thế, khi phục vụ người khác, ấy là chúng ta đang làm người cộng sự của Đức Chúa Trời. Hãy nắm lấy vinh dự làm người cộng sự của Đức Chúa Trời. CÂU HỎI 1. Có ai trong khu vực chúng ta bằng lòng theo chúng ta đến nhà thờ không ? Chúng ta thuyết phục họ bằng cách nào ?
  • 30. 2. Nếu nhiệm vụ của chúng ta là tỏ cho người khác thấy thế nào là đời sống Cơ Đốc , thì chúng ta phải sống ra sao ? 3. Bằng những phương pháp nào, chúng ta có thể giúp đỡ người khác đúng theo ý của Chúa Jesus ? Bài 12: HÃY LÀM MUỐI CỦA ĐẤT Đức Chúa Jesus phán dạy các môn đồ Ngài rằng: Các ngươi là muối của đất. Ngài muốn môn đồ Ngài sống một cuộc sống cao đẹp và hữu ích. Khi nói: Các ngươi là muối của đất, Ngài đòihỏi điều gì nơi môn đồ Ngài ? I. ĐÒIHỎI PHẢI THANH KHIẾT Trong thời Chúa Jesus, người ta bảo rằng muối đến từ hai vật tinh khiết nhất là mặt trời và nước biển. Vì thế muối tượng trưng cho sự thanh khiết. Muối là của lễ đầu nhất cho các vị thần. Người Do Thái luôn tẩm muối vào của lễ mình trước khi dâng cho Đức Chúa Trời. Có ba lãnh vực lớn trong đời sống con người. Chúng ta phải thanh khiết trong cả ba lãnh vực đó: 1. Chúng ta phải thanh khiết trong hành động: a. Thí dụ minh họa: Nhà điêu khắc Đan Mạch nổi tiếng là Thorwaldsen đã tạc bức tượng Chúa Jesus. Chính quyền đề nghị ông tạc tượng thần Vệ Nữ Lamã với thù lao rất lớn. Ông trả lời rằng: "Bàn tay đã tạc hình ảnh Chúa Jesus không bao giờ có thể tạc hình ảnh một thần ngoại giáo". Ông không muốn làm ô uế bàn tay mình bằng những việc thấp hèn. b. Nền tảng Kinh Thánh: Thi Tv 24:4 nói rằng muốn đến gần Đức Chúa Trời, chúng ta phải có đôitay trong sạch. c. Bí quyết: Một nhà truyền đạo nổi tiếng dạy rằng: Sau khi viết xong bài giảng thì điều tốt nhất là cầm nó trong tay, rồi quỳ xuống mà dâng cho Đức Chúa Trời. Như thế, chúng ta phải làm mọi sự sao cho mình có thể cầm lấy nó mà dâng lên cho Đức Chúa Trời. Đó là bí quyết thanh khiết trong hành động. 2. Chúng ta phải thanh khiết trong lời nói: a. Thực trạng đáng buồn: Gần như đi đâu, chúng ta cũng nghe những lời thiếu thanh khiết, những câu chuyện không thanh sạch hay những lời chửi thề. . . Chúng ta rất dễ bị nhiễm dấu vết của những sự ấy. b. Nghe giọng nói mình: Một trong những kinh nghiệm lạ lùng là nghe lại giọng nói mình và thường người ta khó nhận ra giọng nói của mình ! Một trường thần học đã bắt sinh viên ghi âm bài giảng rồi mở máy nghe lại. Qua đó, họ thấy được những khuyết điểm, những cố tật cần sửa lại. c. Bí quyết: Một trong những cách hay nhất là phải luôn nhớ rằng Đức Chúa Trời đang nghe chúng ta nói dù chúng ta đang ở bất cứ nơi nào. 139:4 nói rằng "Lời chưa ở trên miệng lưỡi tôi thì Chúa đã biết rồi".