SlideShare a Scribd company logo
1 of 140
Download to read offline
1


Sách_Sự Lãnh Đạo Trong Tinh Thần Tôi Tớ




                 Những Phẩm Chất Quan Trọng Nhất Của
                           SỰ LÃNH ĐẠO
                     TRONG TINH THẦN TÔI TỚ
Phạm Hoàng, Ph.D.




Viện Thần Học Tin Lành Việt Nam

Bản dịch Việt Ngữ từ cuốn:
The Most Important Qualities of Servant Leadership
Phạm Hoàng, Ph.D
Copyright © 2005. Tác giả giữ bản quyền

Cuốn sách này được đề tặng cho
Michelle Hoàng Jr. & David




LỜI NÓI ĐẦU



       Để viết một cuốn sách về nghệ thuật quản trị và lãnh đạo, đặc biệt là sự lãnh đạo trong
tinh thần tôi tớ, trong khung cách thuộc linh theo sự dạy dỗ của Kinh Thánh đòi hỏi một
người phải có những khả năng khác thường.
       Để viết một cuốn sách như vậy, kiến thức chuyên môn về chủ đề là điều đương nhiên,
nhưng để viết nó từ những kinh nghiệm thương đau của một người và “từ tấm lòng” đòi hỏi
một người phải có một tấm lòng tràn đầy tình yêu và một đức tin mạnh mẽ. Vậy thì đâu là
những năng lực mà Tiến Sĩ Phạm Hoàng, tác giả của cuốn sách nầy, phải có để đảm nhận
điều mà thoạt đầu có thể làm độc giả ngượng ngùng với khối lượng công việc đồ sộ như vậy?
Trước hết, ông là một học sĩ, một nhà khoa học, một kỹ sư, một người viết lách, và là nhà
biên tập cho một tập san hàn lâm về khoa kỹ sư. Hơn nữa, ông là một người với đức tin có
ảnh hưởng lớn lao. Thế nhưng từ đâu có sự thuộc linh, khi mà thuật ngữ đó thường gợi ý đến
một người có đức tin, chứ không phải một nhà khoa học, và hiếm khi cả hai? Hết sức đặc
biệt, tác giả nằm ở lớp người “hiếm khi cả hai.”
       Suy nghĩ đến việc ông được sinh ra tại Việt Nam và sống ở đó chứng kiến quê hương bị
tàn phá bởi những sự tàn ác, kinh hoàng và khốc liệt chiến tranh, thì việc xem xét thời trai trẻ
2


của ông để thấy được nguồn gốc của sự thuộc linh và cơ sở luận lý cho việc viết cuốn sách
nầy sẽ là đều hợp lý và ích lợi.
      Miền Nam Việt Nam vào năm 1970 là một nơi vô cùng nguy hiểm cho cả việc cư ngụ
lẫn trốn chạy. Chàng trai trẻ Hoàng lúc bấy giờ đang ở tuổi thiếu niên, khi anh quyết tâm rời
gia đình đã nuôi mình lớn lên và bạn bè để cùng với những người có chí hướng như anh chấp
nhận một cuộc vượt biển đầy rủi ro nguy hiểm nhằm tìm kiếm một sự giúp đỡ và chỗ ẩn náu
tại Malaysia. Nếu chưa từng trải qua sự khó nhọc như vậy trong đời thì chỉ có thể hình dung
rằng cần phải có một sự quyết tâm và can đảm phi thường, thậm chí liều lĩnh, để rời khỏi Việt
Nam trên một chiếc thuyền bằng cỡ chiếc ghe nhỏ với cơ man là người và chỉ chở đủ nước và
một ít thức ăn. Chỉ cần lướt qua địa thế của vùng Đông Nam Á cũng có thể giải thích tại sao
những người từ Miền Nam Việt Nam tìm cách ẩn náu ở Malaysia phải lái chiếc thuyền qua
những dòng nước nguy hiểm bất thường của vùng biển Thái Bình Dương phía nam. Phải mất
đến mười hai ngày đau khổ để thuyền cập bến của Malaysia. Ta có thể hình dung rằng
chuyến đi dường như dài dằng dặc đối với những người đang rời đất nước. Báo chí Hoa Kỳ
tường thuật rằng chính quyền Malaysia không mấy hoan nghênh những người đang tìm chỗ
ẩn náu, mà giai thoại về chuyến đi của họ nói lên nỗi hãi hùng rằng: “Sau vài tháng, những
người cư ngụ tại trại tỵ nạn quá tải này bị nhét vào các con thuyền nhỏ buộc chặt với nhau và
bị hải quân Malaysia kéo đi ném ra ngoài biển cả bao la. Ở đó các thuyền nhỏ bị cắt rời ra.
Một số chiếc thuyền không còn đủ sức vượt biển, với số người quá tải, đã lật nhào và chìm
sâu trong biển cả hỗn loạn.” Đối với người thanh niên nhạy cảm như Hoàng, việc chứng kiến
sự tuyệt vọng của các thuyền nhân hẳn phải là kinh nghiệm đau thương nhất.
      Những chiếc thuyền lênh đênh còn sót lại không bao lâu đã cạn kiệt dầu máy và không
có sự giúp đỡ nào khác, đã trôi giạt trên biển với những thuyền nhân tuyệt vọng trong đó có
Hoàng, trong khoảng mười bốn ngày ngóng trông sự cứu giúp hoặc cái chết do phơi nắng,
mất nước và đói khát. Những người sống sót nửa sống nửa chết cuối cùng được đưa đến
Indonesia, nơi họ còn đủ may mắn để sống sót tiếp trong trại tị nạn đông nghịt dưới sự bảo
trợ của LHQ và một số hội từ thiện. Tại nơi đó, chàng thanh niên Hoàng đã tiếp tục cuộc
hành trình vô định của mình thêm năm tháng dập vùi nữa.
      Có một số người sẽ cho rằng những gì xảy ra kế tiếp là sự ngẫu nhiên, một số cho là
vận may, và một số cho rằng đó là sự can thiệp thần thượng. Thật tốt lành, giống như “bánh
ma-na từ trời”, một dòng tu truyền giáo người Công giáo, dòng Tôi Tớ của Người Nghèo,
dưới sự dẫn dắt của Linh mục Raymond Taylor, đã xúc tiến việc bảo trợ cho các thuyền nhân
Việt Nam đến Hoa Kỳ. Hoàng là một trong hai người đầu tiên được bảo trợ bởi tấm gương
của sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ rất đáng kính này. Thêm lần nữa, một người chỉ có thể
ức đoán lòng biết ơn sâu xa mà chàng trai trẻ Phạm Hoàng dành cho Đấng tạo dựng sự sống
đã cứu sống mình, và đối với món quà đức tin đã giữ vững anh trong suốt sự thử thách kinh
khiếp ấy.
      Phần kết cho sự phỏng đoán vắn tắt của điều có lẽ nằm dưới sự thuộc linh của Tiến Sĩ
Hoàng là phần mở đầu cho cuộc sống của anh ấy tại Hoa Kỳ, dẫn đến tác quyền cho quyển
Những Phẩm Chất Quan Trọng Nhất của Sự Lãnh Đạo Trong Tinh Thần Tôi Tớ.
      Cốt lõi của quyển sách thúc giục độc giả phản ánh cuộc sống tâm linh của chính họ và
nhẹ nhàng khơi gợi họ bước vào hành trình tâm linh với nhiều ví dụ của việc làm thế nào đan
kết sự tin kính vào trong những quyết định thường ngày, trong cương vị là những người lãnh
đạo, những người quản lý, và những thuộc cấp.
      Một số độc giả có thể do dự trong việc tìm hiểu sự phát triển mô hình toán học của
phần có đầu đề là Phân Tích Việc Học Liêm Chính (Integrity Learning Analysis). Đừng bỏ
qua điều này: nó là phần giá trị của quyển sách. Bạn có thể không biết về phương pháp có tên
gọi là “mô hình Markov về thời gian tiếp diễn-không gian riêng rẽ” (“time continuous-space
discrete Markow model”), nhưng trong những giao dịch của cuộc sống thường nhật, một
3


người có thể thực hành những nguyên tắc của nó mà không hề biết đến nhãn hiệu. Nếu bạn đã
từng có một quyết định mà trong đó, hành động tương lai của bạn chỉ dựa trên hiện thực lúc
ấy, không phải là quá khứ, bạn đã sử dụng mô hình Dây Chuyền Markov.Nhưng với bất cứ
khuôn mẫu nào cho việc đưa ra quyết định, thì trên hết độc giả sẽ phải đối diện với vấn đề
rằng liệu quyết định có được thực hiện trong sự hòa hợp với các thuộc tính quan trọng nhất
của người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ được tác giả mô tả. Mục tiêu của sự đạt được những
thuộc tính như vậy dường như có thể làm thoái chí, nhưng thách thức nầy sẽ đem lại nhiều sự
khôn ngoan: “Hãy để mục đích của bạn vượt quá tầm với, nếu không thì thiên đàng để làm
gì?” Tuy nhiên, một người có thể lập luận rằng thách thức này có thể đón nhận dễ dàng hơn
bởi chuyên luận rất hấp dẫn, sâu sắc, uyên bác và truyền cảm của tiến sĩ Phạm Hoàng.
      Phần III với tựa đề Lãnh đạo trong Tinh Thần Tôi Tớ là phần gây cảm hứng đặc biệt.
Một người có thể cảm nhận trong những trang của phần này tâm linh sống động của những
con người phi thường như Mahatma Gandhi, tiến sĩ Martin Luther King, và giáo hoàng John
Paul đệ nhị. Những người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ này chắc chắn sẽ hài lòng với cốt lõi
của sự trình bày một cách hệ thống của tiến sĩ Phạm Hoàng. Một người có thể trở nên phong
phú hơn về tâm linh và trí tuệ qua việc đọc và đọc lại quyển sách này.

Tiến Sĩ Thad L.D. Regulinski, IEEE Fellow


TỰA


     “Sự lãnh đạo: nghệ thuật hướng người khác làm điều bạn muốn bởi vì đó là điều người
ấy muốn làm.”
Dwight D. Eisenhower, Tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ

    “Thà người nghèo khổ ăn ở cách thanh liêm, còn hơn là kẻ giàu có theo đường tà vạy”
Châm Ngôn 28:6



      Sự lãnh đạo mang tính quyết định và được bàn thảo rất nhiều cả giữa vòng thế giới kinh
doanh lẫn chính quyền, và đặc biệt là trong các môi trường thay đổi nhanh chóng. Những giải
pháp lãnh đạo truyền thống, mà chúng được thực hành trong một môi trường tương đối đồng
nhất trong đó người ta cùng có chung một văn hoá và tập hợp các giá trị, dường như không
còn hữu hiệu trong các tổ chức phức tạp và đa dạng trong xã hội của chúng ta ngày hôm nay.
Sự lãnh đạo là một nhu cầu to lớn bởi vì sự thành công trong mỗi lãnh vực của một tổ chức
phần lớn phụ thuộc vào phẩm chất của sự lãnh đạo của nó.
      Còn trong hội thánh thì sao? Sự lãnh đạo có quan trọng trong môi trường tôn giáo
không? Người ta thường có khuynh hướng phân chia trong và ngoài hội thánh: một người
phải thật “thuộc linh” và người kia là “lớp thương nhân.” Trong khi chúng ta đang sống trong
một thời đại thông tin, trong một thế giới đang xa lánh chân lý Kinh Thánh, thì đây là lúc cao
điểm bởi vì nhiều người trong hội thánh bắt đầu cảm thấy rằng không chỉ ngoài xã hội nhưng
ngay cả trong hội thánh nhiều người đang ở trong tình trạng hỗn loạn.
      Ngày nay nhu cầu cần sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ càng trở nên cấp bách trong kỷ
nguyên Cơ Đốc. Cơ Đốc nhân cần nhận biết rằng mỗi người đều được kêu gọi đến mục vụ,
bao gồm chức vụ tế lễ, cũng như tiên tri và một cộng đồng xã hội (từ ngữ Hy Lạp
“Koinonia”) liên hệ đến mục vụ hướng dẫn người khác đến với Chúa Cứu Thế Giê-xu. Nói
cách khác, những người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ phải trả lời câu hỏi: “Khi Chúa Cứu
4


Thế Giê-xu trở lại, có phải Ngài sẽ tìm thấy những con người đạo đức trong một thế giới vô
đạo đức trên đất?” Do đó chúng ta cần phải mạnh dạn bày tỏ điều gì là đúng và điều gì là sai
trật theo sự dạy dỗ của Lời Đức Chúa Trời.
       Tôi tin rằng Đức Chúa Trời đặt để hội thánh của Ngài trong thế gian không phải để tách
biệt hoặc cô lập nhưng để có ảnh hưởng trên thế gian nói chung, và trên cộng đồng và những
người chung quanh chúng ta nói riêng. Điều này khích lệ tôi nghiên cứu cả về phẩm lượng
lẫn chất lượng và viết cuốn sách Những Phẩm Chất Quan Trọng Nhất của Sự Lãnh Đạo
Trong Tinh Thần Tôi Tớ từ quan điểm Cơ Đốc nhằm trả lời cho những câu hỏi sau:

·      Sự lãnh đạo quan trọng như thế nào?
·      Những đòi hỏi và đặc điểm của nó là gì?
·      Làm thế nào để một người có thể trở thành người lãnh đạo chân chính và thành công?
·      Có sự khác biệt nào giữa sự lãnh đạo và sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ?
·       Những nguyên tắc áp dụng cho môi trường kinh tế trái với môi trường tôn giáo như
thế nào?
·      Sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ là gì?
·      Sự liêm chính là gì?
·       Đâu là những phẩm chất quan trọng nhất mà chúng hình thành sự lãnh đạo và sự lãnh
đạo trong tinh thần tôi tớ trong bối cảnh mục vụ Cơ Đốc? Làm thế nào những phẩm chất nầy
có thể hữu dụng trong công sở và mục vụ Cơ Đốc?
·      Làm sao để trở thành một người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ?

      Trong sách này, tôi muốn khảo sát các phẩm chất của một người lãnh đạo thực sự cả
bên trong và bên ngoài hội thánh. Cộng với các kinh nghiệm của tôi, cả trong vai trò học
thuật lẫn trong ngành kỹ nghệ, và được trang bị bởi những nghiên cứu về sự lãnh đạo gần
đây, tôi sẽ thảo luận trong sách nầy năm phẩm chất quan trọng nhất của sự lãnh đạo và sự
lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ. Tôi hy vọng rằng các phương pháp của nó có thể giúp cho độc
giả làm sắc bén những kỹ năng lãnh đạo của họ trong khi cũng đem đến sự thay đổi cho Chúa
Cứu Thế Giê-xu trong các môi trường khác nhau.
      Kinh Thánh chứa đựng nhiều tấm gương lãnh đạo hoàn hảo mà nhiều người nhận thấy.
Bởi mục đích dạy dỗ (“didache”) nhằm hướng đến sự hiểu biết Chúa Cứu Thế của các sách
Phúc Âm mà Kinh Thánh trở thành một nguồn minh hoạ tuyệt vời về chủ đề lãnh đạo. Sách
sẽ trưng dẫn nhiều ví dụ rút ra từ Kinh Thánh.Mọi người đều có thể nhận thấy sách ích lợi
trong bất cứ lãnh vực nào về sự lãnh đạo, nhưng không bị hạn chế bởi, kinh doanh, học thuật,
chính trị, các cộng đồng xã hội, tôn giáo, các mục vụ của hội thánh, và các bối cảnh gia đình.




TRI ÂN

      Nhiều người đã ảnh hưởng trên sự phát triển cuốn sách nầy. Tôi thật tâm bày tỏ lòng
biết ơn đến những cá nhân bao gồm bạn hữu và đồng sự đã ân cần hỗ trợ, góp ý và phản hồi
cho cuốn sách bằng cách nầy hay cách khác. Tôi muốn cảm ơn Xiaolin Li đã tận tình giúp đỡ
tạo một trang mạng nhằm khảo cứu cách hiệu quả về sự lãnh đạo. Tôi cũng cảm ơn Dr. Nha
5


T. Tran, Dr. Ouk Sub Lee, và Bernistine Little bởi sự hỗ trợ, cùng những gợi ý và đóng góp
vô hình của họ. Tôi rất mang ơn Dr. Vivian Appiah đã đọc và hiệu đính toàn bộ bản văn.
      Lời tri ân đặc biệt của tôi dành cho Rita Tate, chủ bút của Nhà Xuất Bản Tate. Những
lời phê bình và gợi ý của bà đã giúp cho cuốn sách trở nên rõ ràng. Những người tại Nhà
Xuất Bản Tate bao gồm Dave Dolphin, Trinity Tate, Lindsay Boilla và những người khác rất
chuyên nghiệp, ân cần giúp đỡ, và rất dễ làm việc chung. Tôi cũng bày tỏ sự biết ơn sâu xa
đến Dr. Thad L.D. Regulinski đã cố gắng dành thì giờ để viết lời mở đầu cho cuốn sách nầy.
Tôi cũng cảm ơn Drs. Tai A Nguyen, Timothy Wei, Junfeng (Jim) Zhang, và Michael V.
McKay đã tán thành cuốn sách.Tôi cảm ơn các con tôi là Hoàng Jr. và David vì đã yêu
thương, kiên nhẫn, thông cảm và hỗ trợ. Cuối cùng, nhưng không phải ít nhất, tôi muốn cảm
ơn Michelle, là người bạn, người vợ, là người đã giúp tôi sắp xếp và giữ gìn các bản thảo,
cùng sự kiên nhẫn và nỗ lực không mệt mỏi của nàng khi đọc bản thảo cũng như không
ngừng động viên tôi cho đến khi hoàn thành cuốn sách. Tôi không thể viết xong cuốn sách
nếu không có tình yêu của nàng.
Phạm Hoàng
Piscataway, New Jersey


PHẦN I
NỀN TẢNG


      “Ông tôi đã từng nói với tôi rằng trên đời này có hai loại người: loại người làm việc và
loại người nhận công trạng. Ông khuyên tôi nên cố gắng làm người ở nhóm thứ nhất; trong
nhóm này không có nhiều sự cạnh tranh.”
Indira Ghandi

     “ Vì Chúa sửa phạt kẻ Ngài yêu, Hễ ai mà Ngài nhận làm con thì cho roi cho vọt ”

Hê-bơ-rơ 12:1



GIỚI THIỆU

CÁC KHÁI NIỆM LÃNH ĐẠO
SỰ LỘN XỘN VÀ NHỮNG THÁCH THỨC
LÝ THUYẾT LÃNH ĐẠO VÀ PHÂN TÍCH

      Trong những năm gần đây, thế giới thương nghiệp càng trở nên cạnh tranh nhiều hơn.
Ngày nay, nhiều tổ chức gồm các nhà thờ, trường học, bệnh viện đa dạng hơn và cũng mang
tính toàn cầu hơn trước. Người ta mang những đặc điểm nhân dạng nào đó như giới tính, sắc
tộc, nhân quyền, đẳng cấp kinh tế và tôn giáo, những đặc điểm này tạo nên một môi trường
phức tạp tại bất kỳ nơi làm việc nào, trong cộng đồng cũng như trong Hội Thánh.
      Thách thức then chốt đối với các nhà lãnh đạo không chỉ là đạt được một sự hiểu biết
về đặc tính xã hội của chính mình và sự thừa nhận và tôn trọng đặc tính xã hội của người
khác, mà còn là cách quản lý hiệu quả và giải quyết những xung đột có thể xảy ra trong cộng
đồng hay trong bối cảnh các giáo đoàn. Những xung đột này xuất phát từ những hoàn cảnh
xã hội khác nhau bày ra một thách thức độc nhất và khó khăn cho giới lãnh đạo bao gồm cả
các mục sư và các nhà lãnh đạo mục vụ: làm thế nào để có thể khiến những người có những
6


ác cảm sâu xa với nhau cùng làm việc và cùng giao tiếp với nhau cách hiệu quả, và mặt khác,
để gìn giữ những tiêu chuẩn đạo đức và luân lý trong một xã hội “thời đại thông tin” phức tạp
như hiện nay?
      Có rất nhiều mối quan tâm như: Ai là người sở hữu những yếu tố quan trọng trong
phương tiện liên lạc bằng thư điện tử, nghĩa là thông điệp, kênh chuyền và địa chỉ? Chúng ta
vẫn có quyền tự do cá nhân khi các dữ liệu có thể được lưu vào các con chip-vi-y tế hay
không? Phải chăng có rất nhiều các thông tin thuộc loại thông tin cá nhân giờ lại xuất hiện
trên mạng Internet? Đây thực sự là một sụp đổ trong xã hội thời đại thông tin phức tạp như
hiện nay. Và như một kết quả tất yếu, nó nảy sinh ra nhiều thách thức nghiêm trọng và các
vấn nạn đạo đức trong xã hội và phơi bày nhu cầu cấp bách đối với sự huấn luyện lãnh đạo
hiện đại trên phạm vi toàn thế giới hơn bao giờ hết.
      Như chúng ta biết, người lãnh đạo có thể xuất thân từ nhiều mức độ và lứa tuổi, từ
nhiều lĩnh vực gồm giới thương nhân trong cộng đồng, từ các trường học, các nhóm tôn giáo,
các giáo đoàn và ngay cả trong gia đình. Theo kinh nghiệm của tôi, khi cùng nói chuyện với
các đồng nghiệp và bạn bè về cách họ nhìn nhận người lãnh đạo, tôi thường nhận được những
quan điểm trả lời khác nhau về phẩm chất của người lãnh đạo. Vì thế, một trong những câu
hỏi rất quan trọng mà qua đó tôi rút ra một quan điểm đó là: Phẩm chất quan trọng nổi bật
nhất trong sự lãnh đạo là gì? Trong chương 4 chúng ta sẽ bàn luận chi tiết những kết quả và
những tài liệu dựa trên cuộc khảo sát gần đây về phẩm chất của sự lãnh đạo. Chúng ta có thể
cùng đồng ý rằng vị Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, Geoge Washington; người nhận giải
Nobel Hoà Bình và là Mục sư, Martin Luther King, Jr; Tổng thống Jonh F. Kennedy; người
nhận giải Nobel hoà bình và là Thủ tướng chính phủ Anh quốc, Winston Churchill; Tổng
thống Abraham Lincoln; Tiến sĩ Billy Graham; và người đoạt giải thưởng Nobel, Albert
Einstein tất cả đều là những nhà lãnh đạo trứ danh. Và rồi, phải chăng ít nhất cũng cần nên có
những phương cách chung để định nghĩa sự lãnh đạo? Sự lãnh đạo là một khái niệm mơ hồ
nhưng đem lại những kết quả rõ ràng. Đôi lúc nó được đề cập như là nghệ thuật nhưng lúc
khác lại giống như khoa học. Trong thực tế, lãnh đạo bao gồm cả ba-phương diện: nghệ thuật,
khoa học và thần học.
      Cuốn sách này có mười chương, chia làm ba phần:
      Phần I–Nền Tảng–gồm có bốn chương, tập trung vào những khái niệm lãnh đạo, định
nghĩa lãnh đạo, những sự khác biệt về vai trò giữa quản trị và lãnh đạo, những nguồn gốc của
các vấn đề tiềm ẩn và những sự lộn xộn dẫn đến sự bùng nổ ngọn lửa xung đột. Phần I cũng
bàn luận chi tiết những kết quả và những khám phá về một sự lãnh đạo kiểu mẫu, dựa trên
cuộc khảo sát gần đây do tác giả tổ chức về những phẩm chất quan trọng nhất tác động đến
sự lãnh đạo.
      Phần II–Sự Lãnh Đạo–gồm có ba chương, bàn về hai phẩm chất quan trọng nhất của sự
lãnh đạo: (1) Trung Thực và Tin Cậy, và (2) Sự truyền thông. Phần II cũng nói về khái niệm
làm việc đồng đội như là một nguyên tắc trọng tâm của sự lãnh đạo và các chiến lược cho
những người nhóm trưởng, cùng những bước thực hành để lãnh đạo hiệu quả hơn.
      Phần III–Lãnh Đạo Trong Tinh Thần Tôi Tớ–cũng có ba chương, mô tả chi tiết ba
phẩm chất quan trọng nhất của sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ: (3) Liêm Chính, (4) Đức
Tin, và (5) Cầu Nguyện. Những định nghĩa về người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ và sự
lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ cũng sẽ được bàn đến.
7


PHẦN II

LÃNH ĐẠO


     “Một nhà lãnh đạo giỏi là một người có khả năng khiến người khác làm điều họ không
muốn làm và yêu thích nó”
Harry S. Truman, Tổng thống thứ 33 của Hoa Kỳ

    “Người khôn ngoan có sức mạnh Và người tri thức có thêm năng lực”
Châm Ngôn 24:5



NHỮNG PHẨM CHẤT QUAN TRỌNG NHẤT

     Trung thực và Tin cậy
     Truyền thông
     Làm việc chung


      Mỗi người đều là một nhà lãnh đạo! Có thể bạn không phải là chủ tịch hội đồng quản
trị hay là nhà quản trị của một tổ chức, hoặc là một chấp sự trong hội thánh, nhưng bạn vẫn
được kêu gọi để lãnh đạo người khác. Bạn là một người cha/mẹ? Bạn là một nhà lãnh đạo. Có
một công việc? Bạn là một nhà lãnh đạo. Có bạn bè? Bạn là một người lãnh đạo. Bạn dạy
Trường Chúa Nhật? Bạn là một nhà lãnh đạo. Bất kể bạn là ai, người khác vẫn đang nhìn vào
bạn và chịu ảnh hưởng bởi tính cách của bạn. Vì thế, những phẩm chất để trở thành một nhà
lãnh đạo giỏi là gì?
      Từ điển của Webster định nghĩa “một nhà lãnh đạo là một người hướng dẫn, tổ chức,
quản lý; anh ta là người tiên phong hoặc là người thích hợp làm như thế”. Tổng thống Dwight
Eisenhower được khen với câu nói: “Lãnh đạo là nghệ thuật khiến người khác mong muốn
thực hiện việc mà bạn muốn làm” (Eisenhower, 1968). Một trong những thách thức của nhà
lãnh đạo hiệu quả là khuyến khích các công nhân và những người theo mình mong muốn
thực hiện nhiệm vụ của họ. Các kế hoạch được xếp đặt cách cẩn thận căn cứ trên các nhu cầu,
các mục tiêu rõ ràng và một sự tổ chức hiệu quả để các kế hoạch đi vào hoạt động là những
đòi hỏi của sự lãnh đạo hiệu quả. Nhà lãnh đạo cần phải kiểm soát tình huống để các nỗ lực
hướng đến những mục đích mong ước.

     Những phẩm chất của nhà lãnh đạo

      Cách đây hơn hai ngàn năm, lúc Đức Chúa Jêsus đi dọc theo bờ biển Ga-li-lê, Ngài
thấy hai người đàn ông bình thường tên là Anh-rê và Si-môn đang đánh cá. Ngài gọi họ,
“Hãy theo ta, ta sẽ khiến các ngươi nên tay đánh lưới người.” Họ lập tức bỏ thuyền mình mà
theo Ngài. Rồi ba người tiếp tục đi dọc theo bờ biển, thấy hai ngư phủ khác, là anh em nhà
Gia-cơ và Giăng, đang vá lưới. Chúa Jêsus cũng gọi hai người theo Ngài. Và cũng ngay lập
tức họ bỏ thuyền lưới mình mà theo Ngài (Ma-thi-ơ 4:18-22). Cùng với bốn ngư phủ, Chúa
Jêsus quay trở về thành Ca-bê-na-um. Vào ngày Sa-bát họ đi đến nhà hội. Rất nhiều người
cùng đến để nghe Đức Chúa Jêsus giảng đạo. Khi Ngài nói họ cảm nhận như là Đức Chúa
Trời đang nói với họ. Trong đám đông có một người đàn ông bị tà ma ám. Nó xui người này
8


kêu lên rằng, “Hỡi Jêsus người Na-xa-rét, chúng tôi với Ngài có sự gì chăng? Tôi biết Ngài là
ai: Là Đấng Thánh của Đức Chúa Trời.” Đức Chúa Jêsus phán cùng nó rằng, “Hãy nín đi, và
ra khỏi người nầy.” Tà ma bèn ra khỏi người. Dân chúng ngạc nhiên và nói cùng nhau, Chúa
Jêsus ra lệnh cùng ma quỉ và chúng phải vâng theo Ngài. Thật là một nhà lãnh đạo đại tài!
Ngay lập tức một số người đi theo Ngài vì họ tin Ngài chính là nhà lãnh đạo.
      Một ngày kia, Đức Chúa Jêsus đi dọc theo các đường phố Ca-bê-na-um và Ngài thấy
Ma-thi-ơ đang ngồi tại bàn thâu thuế của dân chúng. Mặc dầu rất nhiều người Giu-đa rất ghét
Ma-thi-ơ bởi nghề thâu thuế của ông nhưng Đức Chúa Jêsus biết ông có một tấm lòng tốt, vì
thế, ông có thể trở nên một môn đồ tốt. Đức Chúa Jêsus phán cùng Ma-thi-ơ như đã được
chép trong Tân ước: “Đức Chúa Jêsus đi khỏi nơi đó rồi, thấy một người tên là Ma-thi-ơ
đương ngồi tại sở thâu thuế, bèn phán cùng người rằng: Hãy theo ta. Người liền đứng dậy mà
theo Ngài.” Ma-thi-ơ 9:9
      Một nhà lãnh đạo giỏi tốn nhiều thời gian để truyền cảm hứng cho những người theo
mình thực hiện những việc cần được làm. Thế thì những phẩm chất nào sẽ khiến một người
trở thành một nhà lãnh đạo giỏi? Hai chương đến (5 và 6) sẽ bàn luận những phẩm chất quan
trọng nhất của sự lãnh đạo là những điều thiết yếu để truyền cảm hứng cho người khác: (1)
Trung thực và Tin cậy, (2) Truyền thông. Chương 7 cũng thảo luận các khái niệm về làm
việc chung cũng là một công cụ và chiến lược lãnh đạo cần thiết đối với những người nhóm
trưởng và các bước thực hành để lãnh đạo tốt hơn.




PHẦN III

SỰ LÃNH ĐẠO
TRONG TINH THẦN TÔI TỚ


     “Hãy làm những gì bạn nói!”

    “Người nóng nảy làm điều điên dại.”
Châm Ngôn 14:17



NHỮNG PHẨM CHẤT QUAN TRỌNG NHẤT:

Liêm chính
Đức tin
Cầu nguyện

      Nhu cầu lớn nhất của các tổ chức trong xã hội hiện đại bao gồm công nghiệp, sự quản
lý của chính quyền, học thuật, hội thánh, và các tổ chức tôn giáo, là sự lãnh đạo trong tinh
thần tôi tớ bởi vì sự thành công trong mỗi lĩnh vực của tổ chức phần lớn tuỳ thuộc vào phẩm
chất lãnh đạo của nó.
      Greenleaf (Greenleaf, 1970) đã mô tả lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ là “Người lãnh đạo
trong tinh thần tôi tớ trước hết là một người đầy tớ …Nó khởi đầu với cảm giác tự nhiên rằng
một người muốn phục vụ, phục vụ trước nhất…Người lãnh đạo được đặt lên đầu tiên và
9


người tôi tớ được đặt lên đầu tiên là hai thái cực hình thức. Giữa chúng có các sắc thái và
những thứ pha trộn xuất phát từ sự khác nhau vô hạn của bản chất con người. Những sự khác
nhau biểu thị chính nó qua mối quan tâm mà người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ thực hiện
để đảm bảo rằng những nhu cầu ưu tiên nhất của người khác được phục vụ. Thử nghiệm tốt
nhất, cũng là điều khó thực hiện nhất, là: những người được phục vụ có trưởng thành không;
khi được phục vụ, họ có lành mạnh hơn, khôn ngoan hơn, tự do hơn, tự chủ hơn, và chính họ
có đang trở thành những người phục vụ nhiều hơn không? Và, ảnh hưởng trên những kẻ bé
nhỏ nhất trong xã hội là gì; họ có được lợi ích gì, hoặc ít nhất là họ không bị tước đoạn hơn
nữa hay không?”
       Từ những năm đầu thập kỷ 1970, hàng trăm cuốn sách và bài báo viết về sự lãnh đạo
cũng như nhiều cuộc hội nghị và hội thảo tập trung vào sự lãnh đạo. Khá nhiều các trường đại
học hiện nay tập trung vào nghiên cứu lãnh đạo. Khái niệm lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
tiếp tục gia tăng trong sự ảnh hưởng của nó và có tác động trong nhiều tổ chức kinh doanh ở
thế kỷ hai mươi mốt. Nhiều trường đại học hiện nay đang khởi động thành lập Trường
Nghiên Cứu Lãnh Đạo (School of Leadership Studies) như trường đại học Richmond, Regent
University, v.v. cũng như những Trung Tâm Lãnh Đạo. Rất ít bài báo và sách vở, nếu có, bàn
về sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ dựa trên bối cảnh Cơ Đốc nhân. Điểm sau là trọng tâm
của cuốn sách này.

     Một người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ, có thể được định nghĩa như là một người sẵn
sàng phục vụ, có bổn phận thực hiện trách nhiệm và chân thành khao khát được phục vụ
Chúa. Warren (Warren 2002) đã từng nói, “Thế giới định nghĩa sự vĩ đại bằng những thuật
ngữ quyền lực, của cải, thân thế và địa vị. Nếu bạn có thể đòi hỏi được ai đó phục vụ, thì bạn
đã đến đích. Trong văn hoá tự phục vụ của chúng ta với trạng thái tâm trí tôi-là-trước-nhất
của nó, hành động như một người đầy tớ không phải là một khái niệm phổ biến.”

     Trường hạng nhất về lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ

       Hai ngàn năm qua, một trường đại học đã được thành lập tại bờ biển Ga-li-lê. Đức
Chúa Jêsus là người sáng lập, là thầy giáo và cũng là nhà lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ.
Mười hai học viên bình thường từ những hoàn cảnh khác nhau đã học ba năm để đạt được
một cấp độ về sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ. Mọi người có thể là một nhà lãnh đạo, nhưng
không phải tất cả đều trở thành một nhà lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ bởi vì mọi người đều
muốn lãnh đạo và đa số không muốn trở thành đầy tớ. Một ngày nọ, Đức Chúa Jêsus dạy các
học viên của mình rằng: “Hễ ai muốn làm lớn trong các ngươi, thì sẽ làm đầy tớ.” Mác 10:43
và vì thế, để trở thành một người tôi tớ thì phải có một tấm lòng của một tôi tớ.
       Jonh Wesley, một người của Đức Chúa Trời và là một nhà truyền giáo trứ danh, người
đã đi hơn 200,000 dặm - chặng đường hơn tám lần vòng quanh trái đất - để rao giảng sứ điệp
Phúc âm, từng là một nhà lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ lạ thường. Phương châm của ông là
“Hãy làm tất cả những điều tốt mà bạn có thể, bằng tất cả các phương tiện mà bạn có thể,
trong tất cả các phương cách mà bạn có thể, tại tất cả những nơi mà bạn có thể, vào mọi
những lúc mà bạn có thể, với tất cả những người mà bạn có thể, miễn là bạn có thể.” Phương
châm này ngụ ý rằng chúng ta không nên chờ đợi cho đến khi có điều kiện hoàn hảo, nhưng
nếu chúng ta có cơ hội hãy thực hiện một điều lành hay một điều đúng, vì thế bạn phải thực
hiện nhiệm vụ bởi vì bạn sẽ không bao giờ có được các điều kiện hoàn hảo.
       Vào cuối chức vụ của Đức Chúa Jêsus, khi thời điểm cuối cùng của vị Giáo Sư của
chúng ta đã đến, các môn đồ tranh cãi nhau xem ai là lớn nhất trong nước của Đức Chúa
Jêsus. Rõ ràng, họ vẫn còn nhiều điều cần học hỏi và như điều này cho thấy, họ đã hoàn toàn
không hiểu những gì Ngài dạy họ trong những năm qua. Đức Chúa Jêsus biết ý nghĩ của họ
và muốn dạy dỗ họ nhiều bài học hơn nữa về sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ trong nước
10


Ngài. Ngài đứng dậy khỏi bàn, cởi áo ngoài, và quấn một cái khăn quanh hông mình. Lấy
một chậu nước, Ngài bắt đầu rửa chân cho họ. Các môn đồ nhìn nhau ngạc nhiên. Tại sao
Chúa Jêsus lại làm điều này? Họ đã rửa chân trước khi vào phòng cao. Phi-e-rơ kéo chân khỏi
Chúa Jêsus và la lên, “Chúa sẽ chẳng rửa chân tôi bao giờ!” Chúa Jêsus đáp, “Nếu ta không
rửa cho ngươi, ngươi chẳng có phần chi với ta hết”. Tất nhiên, Phi-e-rơ muốn có một phần
trong nước Chúa Jêsus. Nên ông nói, “Lạy Chúa, chẳng những rửa chân mà thôi, lại cũng rửa
tay và đầu nữa.” Khi đã rửa xong, Đức Chúa Jêsus đặt chiếc khăn qua một bên, mặc áo lại.
Ngài giải thích, “Các ngươi gọi ta bằng Thầy bằng Chúa; các ngươi nói phải, vì ta thật vậy.
Vậy nếu ta là Chúa là Thầy, mà đã rửa chân cho các ngươi, thì các ngươi cũng nên rửa chân
lẫn cho nhau. Vì ta đã làm gương cho các ngươi, để các ngươi cũng làm như ta đã làm cho
các ngươi. Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, đầy tớ chẳng lớn hơn chủ mình, sứ giả
cũng chẳng lớn hơn kẻ sai mình. Ví bằng các ngươi biết những sự nầy, thì có phước, miễn là
các ngươi làm theo.” Giăng 13:13-17.
       Tuy nhiên, tất cả họ, ngoại trừ một người, tiếp tục học và tiếp tục theo đuổi sự nghiệp
tại nhiều nơi khác nhau trên thế giới và các quãng đường của cuộc đời. Và bất cứ nơi đâu họ
đến, họ đều mang theo những gì mình đã học. Họ áp dụng các nguyên tắc về sự lãnh đạo tới
tinh thần tôi tớ mà họ đã được học từ vị Thầy của mình là Đức Chúa Jêsus Christ cho đến hết
cuộc đời. Họ đã thay đổi thế giới mãi mãi qua Đức Chúa Jêsus Christ.
       Ngày nay rất nhiều nhà lãnh đạo vẫn còn xa lạ với cùng những vấn đề cơ bản mà Đức
Chúa Jêsus đã đối diện cách đây 2005 năm. Sẽ luôn có những con người đấu tranh cách ích
kỷ để trở nên lớn nhất trong giới kinh doanh, trong học thuật, và giữa những người ưu tú nhất
trong lãnh đạo hội thánh. Có một nhu cầu to lớn trong Hội thánh và các tổ chức mục vụ về
lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ.

2. Định nghĩa về sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ

      Gần đây, một số tác giả và sách báo được xuất bản về sự lãnh đạo và một số có cả sự
lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ. Nhiều định nghĩa về người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ và
sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ đã được bàn luận rộng rãi trong tài liệu của các cuộc hội
nghị và trong các nhóm hội thảo chuyên đề. Sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ là một dạng
đặc biệt của sự lãnh đạo trong một cách hết sức độc đáo. Nó có thể là một người phục vụ
trong hội thánh như mục sư, giáo sĩ, trưởng lão, một người trợ tế hay một địa vị khác hoặc
một giáo sĩ trong một sự kêu gọi trong cuộc đời, nhưng có thể không phải là một nhà lãnh
đạo trong tinh thần tôi tớ. Tương tự, một người có thể là CEO trong tổ chức tôn giáo hoặc
ngay cả một hiệu trưởng của Chủng viện Thần học nhưng không phải là một nhà lãnh đạo
trong tinh thần tôi tớ. Vậy thì Lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ là gì?

Trong cuốn sách này tôi định nghĩa

Định nghĩa 1. Lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ là bao gồm những phẩm chất cơ bản của sự
lãnh đạo, chẳng hạn như trung thực và tin cậy, với truyền thông không thay đổi, và một số
các phẩm chất cực kỳ quan trọng khác như liêm chính, đức tin, và cầu nguyện.

Định nghĩa 2: Một người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ là một nhà lãnh đạo (1) nhận biết
Đức Chúa Jêsus Christ là Cứu Chúa của cá nhân mình và cá nhân này không lệ thuộc vào
khả năng và tài cán của người đó trong sự lãnh đạo nhưng dựa vào Đức Chúa Jêsus Christ
là Đấng có thể ban sức cho mình trong bất cứ trách nhiệm nào, (2) tận tâm phục vụ người
khác với một tấm lòng của đầy tớ, và (3) tận tâm thực hiện không chỉ làm đúng (năng suất)
mà cũng thực hiện những việc đúng (hiệu quả).
11


     Đức Chúa Jêsus Christ đã từng phán, “Vì ngoài ta, các ngươi chẳng làm chi được.”
Giăng 15:5

      Thật đáng buồn, ngày nay trong một số hội thánh, người ta thường tập trung vào việc
làm đúng cách (năng suất) thay vì tập trung vào việc làm việc đúng (hiệu quả). Ví dụ, một vị
mục sư chỉ tập trung thực hiện đúng cách thì không phải là một nhà lãnh đạo, nhưng đúng
hơn là một nhà quản trị. Tương tự, nếu một mục sư tập trung vào việc thực hiện việc đúng thì
là một nhà lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ. Rất nhiều các hoạt động trong nhiều hội thánh
nhanh chóng trở thành những kế hoạch đẹp đẽ nhưng có thể có những mục đích hay những
kết quả không ổn. Nhiều điều xem ra như đang trôi chảy êm ả nhưng Đức Thánh Linh đã
bước ra khỏi và thậm chí không một ai để ý đến. Thực hiện những việc đúng là điều đem lại
sự tác động lớn nhất và hiệu quả nhất. Chúng ta nên tự hỏi điều gì đúng theo phương diện đạo
đức và đẹp lòng Đức Chúa Trời, còn hơn là làm điều sai quấy trong cách đạt năng suất?
      Một nhà lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ hướng dẫn người khác tin tưởng Thiên Chúa
dầu cho đang làm việc trong một tổ chức giáo hội hay tổ chức thế tục. Một nhà lãnh đạo trong
tinh thần tôi tớ quan tâm trước hết đến hạnh phúc của người khác, không phải vì sự an nhàn
hay thanh danh của riêng mình và thường quan sát trong mỗi tình trạng khẩn cấp, một cơ hội
mới để giúp đỡ.
      Chúng ta hãy nhìn xem ví dụ về Môi-se, một nhà lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ vĩ đại.
Khi Môi-se biết mình sắp chết, ông muốn biết chắc dân sự sẽ có một người lãnh đạo trong
tinh thần tôi tớ khác từ Đức Chúa Trời. Môi-se đã cầu xin Thiên Chúa, như đã được chép
trong Kinh Thánh:

      “Môi-se thưa cùng Đức Giê-hô-va rằng: Lạy Giê-hô-va là Đức Chúa Trời của thần linh
mọi xác thịt, xin Ngài lập trên hội chúng một người để vào ra trước mặt chúng nó, khiến
chúng nó ra vào, hầu cho hội chúng của Đức Giê-hô-va chớ như con chiên không người
chăn.” Dân Số Ký 27:15-17

Đức Giê-hô-va trả lời,

       “Hãy chọn lấy Giô-suê con trai của Nun, người có Thần cảm động; phải đặt tay trên
mình người; rồi đem người ra mắt Ê-lê-a-sa, thầy tế-lễ và cả hội chúng truyền lịnh cho người
trước mặt họ, và trao phần vinh hiển ngươi lại cho người, hầu cho hội chúng Y-sơ-ra-ên nghe
người. Người phải ra mắt Ê-lê-a-sa, thầy tế-lễ, rồi người sẽ vì Giô-suê cầu hỏi sự xét đoán
của U-rim trước mặt Đức Giê-hô-va; theo lịnh Ê-lê-a-sa, người và cả hội chúng Y-sơ-ra-ên sẽ
đi ra đi vào.” Dân-số ký 27:18-21

      Môi-se làm y theo lời Đức Giê-hô-va phán bảo. Cuối cùng, Môi-se tập hợp những
người theo mình lại. Ông nói cùng họ nhiều điều họ cần phải biết trước khi họ đến sống tại
xứ Ca-na-an. Dân sự lắng nghe Môi-se nói trong giờ phút cuối cùng của cuộc đồi ông, “Hãy
mạnh mẽ và khá đi lên cách cam đảm. Chớ sợ hãi, cũng đừng lo lắng. Vì Giê-hô-va Đức
Chúa Trời ngươi đi với ngươi. Ngài sẽ không bỏ ngươi và quên ngươi.” Môi-se yêu thương
dân sự theo mình như người cha yêu những đứa con của mình. Ông đã là người lãnh đạo của
họ trong một thời gian dài, rất dài. Thật Môi-se đã trung tín biết bao trong cương vị là một
nhà lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ của Đức Chúa Trời!

Có hai nhóm định nghĩa lãnh đạo:

(1)   Người đầu hàng cám dỗ để phục vụ bản thân
(2)   Người chào đón cơ hội để phục vụ người khác
12



      Để trở thành một nhà lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ, bạn phải nằm trong nhóm thứ hai
ở trên. Môi-se chọn cách trở thành một người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ, người phục vụ
người khác, và nó đã đem lại cho ông nhiều sự tôn trọng. Như đã được nhắc đến trước đây,
Indira Ghandi đã từng nói, “Ông tôi đã từng nói với tôi rằng trên đời này có hai loại người:
Loại người làm việc và loại người nhận công trạng. Ông khuyên tôi nên cố gắng làm người ở
nhóm thứ nhất; trong nhóm này không có nhiều sự cạnh tranh.”

     Những phẩm chất của một người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ

      Người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ là người được hướng dẫn bởi khải tượng gây biến
đổi, suy nghĩ cách cẩn thận và giải thích cách dễ hiểu. Người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
hướng dẫn người khác đến với khải tượng và biến đổi mỗi người qua những hành động dũng
cảm, gan dạ và quả quyết, và nên tránh sự không công khai công việc đối với nơi có những
nhu cầu lớn nhất và các phần thưởng làm hài lòng nhất. Tuy nhiên, người lãnh đạo trong tinh
thần tôi tớ cần phải sẵn sàng đi đầu và đứng thẳng lên khi đối diện với nguy hiểm và nghịch
cảnh. Chia sẻ những hoạn nạn và những nan đề thường nuôi dưỡng lòng tin cậy giữa người
lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ và những người đi theo. Trung thực và Liêm chính xác nhận uy
tín của người lãnh đạo, là điều khiến những người theo sẵn sàng gánh vác mạo hiểm và trung
thành với người lãnh đạo mình.
      Khi lãnh đạo một công việc Chúa, mục đích cuối cùng dường như rất mơ hồ, việc đạt
được nó thường nằm trong nỗi nghi ngờ. Tuy nhiên người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ giữ
vững được bởi đức tin trong Đức Chúa Trời. Đức tin đóng một vai trò xác định và quan trọng
bởi nó đảm bảo người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ thậm chí khi đang trong cơn sợ hãi và
bối rối, giữa sự lộn xộn và hay thay đổi, bằng cách này hay cách khác những hành động và
những sự đáp lời sẽ được bộc lộ ra. Người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ bước đi bằng đức
tin chứ không bằng mắt thấy. Điều này sẽ giúp người lãnh đạo giữ tập trung trong lúc khốn
khó. Khi xảy ra sự kiện bi thảm ngày 11 tháng 9, hàng triệu người Mỹ và trên khắp thế giới,
đặc biệt là hàng ngàn tín hữu, đặt ra một câu hỏi khó nhất: Đức Chúa Trời ở đâu giữa thảm
kịch vào Thứ Ba ngày 11 tháng 9 năm 2001? Cả thế giới, đặc biệt là nước Mỹ, đã thay đổi
đột ngột từ sau sự kiện ngày 11 tháng 9. Người Mỹ quan tâm nhiều hơn về những vấn đề
thuộc linh như: Sự cầu nguyện và đức tin bởi sự kiện ngày 11 tháng 9, và hết lòng kêu cầu
cùng Đức Chúa Trời trong cơn hỗn loạn đến mức độ chưa từng có trước khi sự kiện trên xảy
ra.


       Phần III thảo luận ba phẩm chất còn lại quan trọng nhất của người lãnh đạo trong
tinh thần tôi tớ (hai phẩm chất khác đã được nói đến trong phần II)
·       Liêm chính
·       Đức tin
·       Cầu nguyện
13


MỤC LỤC

I.        GIỚI THIỆU
II.       CÁC KHÁI NIỆM LÃNH ĐẠO
III.      SỰ HỖN LOẠN VÀ NHỮNG THÁCH THỨC
IV.       LÝ THUYẾT LÃNH ĐẠO VÀ SỰ PHÂN TÍCH
V.        TRUNG THỰC & TIN CẬY
VI.       TRUYỀN THÔNG
VII.      LÀM VIỆC ĐỒNG ĐỘI (TEAMWORK)
VIII.     LIÊM CHÍNH
IX.       ĐỨC TIN
X.        CẦU NGUYỆN
XI.       LỜI KẾT
XII.      SÁCH THAM KHẢO
XIII.     PHỤ LỤC

(c) 2004-2009 VietChristian.com and its software. All rights reserved



CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU


        “Không có hy vọng thì không có niềm tin!”

    “Sự kính sợ Đức Giê-hô-Va gia thêm ngày tháng, còn năm tuổi kẻ ác sẽ bị giảm bớt đi”
Châm Ngôn 10:27




       Trong những năm gần đây, thế giới kinh doanh trở nên cạnh tranh hơn nhưng lại không
ổn định. Những mối liên doanh và sát nhập, những sự thay đổi kỹ thuật nhanh hơn, cạnh
tranh mang tính quốc tế hơn và thương trường cũng mang tính toàn cầu hơn, vượt quá khả
năng của những ngành công nghiệp cần nhiều vốn, và tình trạng nhân lực thay đổi nhanh
chóng là những yếu tố góp phần vào sự thay đổi này. Lẽ tất yếu, những tổ chức ngày hôm nay
bao gồm cả nhà thờ, trường học, bệnh viện và thậm chí các cơ quan chính phủ đều đa dạng và
mang tính toàn cầu hơn. Người dân trong các tổ chức này có các đặc điểm nhân dạng nào đó
như giới tính, sắc tộc, nhân quyền, động lực văn hoá, tầng lớp kinh tế và tôn giáo, những đặc
điểm này tạo ra một môi trường phức tạp tại bất cứ nơi làm việc nào, cộng đồng xã hội, mục
vụ thị thành đương đại, cũng như trong nhà thờ.Những công nghệ mới thúc đẩy sự thay đổi
gần như trong mọi lĩnh vực và trong mọi hoạt động cuộc sống chúng ta như giao thông, thông
tin liên lạc, sản xuất, hệ thống theo dõi trong bệnh viện và ngân hàng. Theo dòng thời gian,
những thay đổi này tăng nhanh theo cấp số nhân. Chưa một người nào đưa ra được cách quản
lý nhân sự hiệu quả trong môi trường thay đổi nhanh chóng này. Xã hội chúng ta ngày nay
cần nhiều nhà lãnh đạo hơn trước đây. Lee Iacocca, cựu chủ tịch của Tập đoàn Chrysler, nói:
“Trong xã hội chúng ta hôm nay bạn cần phải hướng dẫn, tuân theo hoặc bước ra.” Điều đó
14


thật đúng. Và mặc dầu sự thay đổi có thể làm nản lòng đôi chút, chúng ta vẫn phải điều chỉnh
để thay đổi trong thế giới của chúng ta và để được lợi từ nó. Nếu không thế, những kẻ khác sẽ
làm và chúng ta sẽ bị loại ra khỏi cuộc đua.
       Những sự thay đổi công nghệ kéo theo chúng nhiều ích lợi và cũng lắm vấn đề. Trong
ngành công nghiệp, nó đem lại sự gia tăng sản xuất nhưng nó cũng đòi hỏi các kỹ năng, sự
khéo léo và nhiều công đoạn. Trong hội thánh, một mặt nó có thể đưa ra những công cụ tốt
hơn để làm việc có hiệu quả hơn, nhưng mặt khác nó cũng dẫn đến nhiều cuộc xung đột bởi
những khía cạnh và cấp độ khác nhau.Với tình trạng kinh tế gần đây, khi các công ty không
đạt được lợi nhuận (thậm chí trong cả chu kỳ ngắn hạn) họ thường cải tổ và phát triển một
chiến lược để có lợi nhuận. Nói cách khác, họ sẽ theo dõi nghiêm ngặt phương pháp họ đang
kinh doanh và sắp xếp nó theo cấp độ cần thiết nhằm đem lại lợi nhuận cho công ty. Một số
hội chúng đã áp dụng những chiến lược quản lý từ ngành công nghiệp vào môi trường hội
thánh. Và thường là nó không hiệu quả cho đến khi có người nhận ra rằng hai môi trường này
không giống nhau. Khi các công ty cải tổ, gần như các lớp trong khâu quản lý bị bỏ và thay
thế bởi các nhóm kỹ thuật và các trưởng nhóm. Thay vì ra lệnh và điều khiển mọi việc từ
trạng thái từ trên xuống, các nhóm và các đội sẽ được phép và được khuyến khích để đưa ra
nhiều quyết định tác động đến sản xuất và hiệu suất. Tương tự, các nhóm và các đội sẽ chịu
trách nhiệm giải quyết hầu hết các vấn đề nảy sinh trong bộ phận của mình hơn là ngồi chờ
quyết định của những nhà quản trị cấp trên. Phương cách này được biết đến như là một
phương thức từ dưới lên (“bottom-up”), thường đưa ra quyết định nhanh hơn và trả lời sớm
hơn cho khách hàng. Hãy nhớ, để cạnh tranh hay tồn tại được trong thị trường toàn cầu, các
doanh nghiệp hay các tập đoàn kinh doanh phải đáp ứng nhiều hơn với các đòi hỏi và môi
trường thay đổi, và theo luật: “Khách hàng trên hết!”
       Trong thời kỳ kinh tế phát triển một tập đoàn có thể tồn tại với một bộ phận hành chính
và quản trị tốt trên dưới một hệ thống cấp bậc, cùng với sự lãnh đạo giỏi tập trung ở đỉnh cao
nhất của hệ thống. Tuy nhiên khi nền kinh tế đi xuống, mỗi tập đoàn phải có sự lãnh đạo có
khả năng ở mỗi cấp độ. Vì thế, ngày nay để tồn tại và cạnh tranh hiệu quả trong các môi
trường kinh doanh toàn cầu với những con người đến từ nhiều hoàn cảnh xã hội khác nhau –
như giới tính, nhân quyền, tôn giáo, tuổi tác, văn hoá và sắc tộc – những cải thiện và thay đổi
cơ bản trở nên cấp thiết hơn và sẽ định hướng nơi làm việc trong tương lai. Tương tự, ngày
nay sự lãnh đạo ở mỗi cấp độ trong tổ chức và các hệ phái hội thánh được đòi hỏi nhiều hơn
bao giờ hết. Điều này trở nên một năng lực cốt lõi đối với mọi người trong ngành công
nghiệp và các tổ chức tôn giáo.Dường như có sự nhầm lẫn về sự khác nhau giữa lãnh đạo và
quản trị. Chúng có hai chức năng khác nhau: một bên là đối phó với tình trạng phức tạp, một
bên là giải quyết các sự thay đổi tương ứng, tiêu biểu cho các hoạt động đặc thù của quản trị
và lãnh đạo. Mỗi lĩnh vực liên quan đến việc quyết định điều gì cần làm, tạo ra một mạng
lưới nhân sự và các mối quan hệ có thể đạt được thành công trong chương trình nghị sự và
sau đó phải đảm bảo rằng những con người ấy hoàn thành công việc. Tuy nhiên, mỗi lĩnh vực
hoàn thành nhiệm vụ bằng những phương cách khác nhau.
       Một ví dụ về sự khác nhau giữa hai chức năng này có thể tìm thấy trong Kinh Thánh
Tân ước:
       Trong lúc đó, bởi số môn đồ càng thêm lên, nên người Hê-lê-nít phàn nàn nghịch cùng
người Hê-bơ-rơ, vì những người goá bụa của họ đã bị bỏ bê trong sự cấp phát hằng ngày.
Mười hai sứ đồ bèn gọi hết thảy môn đồ nhóm lại, mà nói rằng, “Bỏ sự dạy đạo Đức Chúa
Trời mà lo việc bàn tiệc thật chẳng xứng hợp. Vậy anh em hãy chọn trong bọn mình bảy
người có danh tốt, đầy dẫy Đức Thánh Linh và trí khôn rồi chúng ta sẽ giao việc này cho.
Còn chúng ta sẽ cứ chuyên lo về sự cầu nguyện và chức vụ giảng đạo. Công Vụ 6:1-4
       Mười hai sứ đồ là các “nhà lãnh đạo” và bảy người mới được chọn là những “nhà quản
trị.” Hai nhóm người này có các chức năng khác nhau nhưng cùng một mục đích. Vai trò lãnh
đạo không cần thiết phải tốt hơn quản trị và ngược lại. Nói chung, không phải ai cũng giỏi cả
15


hai lĩnh vực lãnh đạo và quản trị. Một vài người có khả năng để trở thành nhà quản trị giỏi
nhưng không thể là nhà lãnh đạo giỏi. Một số khác là nhà lãnh đạo tuyệt vời nhưng vì một số
lý do nào đó lại gặp khó khăn trong việc trở thành một nhà quản trị hiệu quả.Các tổ chức nên
trọng dụng cả hai loại người này và dùng họ làm một phần của nhóm. Các tổ chức cũng nên
nhớ rằng sự lãnh đạo vững vàng cùng với sự quản trị yếu kém không phải là lý tưởng, đôi lúc
nó lại thật sự tồi tệ hơn, hơn là điều ngược lại. Ví dụ trong nhiều hội chúng, mục sư và các
trưởng lão là những “nhà lãnh đạo,” ban trị sự là những “nhà quản trị.” Tương tự như thế,
theo quan điểm của tôi, người chồng nên là nhà lãnh đạo còn người vợ là nhà quản trị. Một
thách thức tồn tại ấy là kết hợp sự lãnh đạo vững vàng và sự quản trị hiệu quả trong một
nhóm và sử dụng lĩnh vực nầy làm cân bằng (không cạnh tranh nhau) lĩnh vực kia.
       Lãnh đạo khác với quản trị nhưng chức năng lại bổ sung cho nhau trong hành động.
Trong thế giới “thời đại thông tin” hiện đại thay đổi nhanh chóng, lĩnh vực này hoạt động
không thể thiếu lĩnh vực kia. Mỗi lĩnh vực có chức năng và những hoạt động đặc trưng riêng
biệt. Ví dụ, nhà lãnh đạo không lập kế hoạch và giải quyết vấn đề, nhưng họ chuẩn bị cho tổ
chức đối phó với những thay đổi và vượt qua nó.
       Quản trị đẩy mạnh tính bền vững trong khi nhà lãnh đạo thúc ép sự thay đổi. Trong bất
kỳ bộ phận nào, việc chỉ ra ai là người lãnh đạo là điều vô cùng dễ dàng. Ví dụ, chúng ta có
thể quan sát khi mọi người cùng ngồi lại với nhau. Nếu có một vấn đề được quyết định thì ai
là người đưa ra ý kiến quan trọng nhất? Ai là người khiến mọi người phải chăm chú lắng
nghe phát biểu? Và ai là người gợi ý để người khác tìm ra được phương sách trả lời cho vấn
đề? Thì đó là người lãnh đạo.
       Mọi người thật sự đều có ảnh hưởng đến một số người khác. Vì thế mọi người đều có
thể là một nhà lãnh đạo trong kinh doanh, trường học, chính phủ, các tổ chức trong cộng
đồng, trong bối cảnh gia đình, tôn giáo, hội thánh hay trong các nhóm bạn trẻ, và ít nhất có
năng lực ảnh hưởng đến một người. Không phải tất cả mọi người đều sẽ trở thành một nhà
lãnh đạo giỏi, nhưng mọi người đều có thể trở thành một nhà lãnh đạo giỏi hơn! Trong
chương đến chúng ta sẽ bàn về khái niệm lãnh đạo và quản trị, các chiến lược xây dựng kế
hoạch và phát triển cùng các nguyên tắc căn bản của vai trò lãnh đạo.



Ứng dụng và Thực hành/Chương 1


1.          Định nghĩa của bạn về sự lãnh đạo là gì? Định nghĩa của bạn về sự
quản trị là gì?
2.          Chia thành nhóm nhỏ từ ba đến bốn người. Mỗi nhóm hãy suy nghĩ và
liệt kê ra những sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản trị.
3.          Nếu bạn có thể thay đổi (giữ lại) một điều gì đó về kiểu mẫu lãnh
đạo trong hội thánh (tổ chức) ở địa phương bạn thì đó là gì? Tại sao?
4.          Nếu bạn có thể thay đổi (giữ lại) một điều gì đó về kiểu mẫu quản
trị ở hội thánh (hoặc tổ chức) ở địa phương bạn thì đó là gì? Tại sao?
16




CHƯƠNG 2

CÁC KHÁI NIỆM LÃNH ĐẠO


     “Vâng, tôi biết và tôi quyết định rằng tất cả năm tháng còn lại của đời tôi đều thuộc về
Ngài.”
Ronald Wilson Reagan, Tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ

     “Mọi sự đều có thì tiết, mọi việc dưới trời đều có kỳ định.”
Truyền Đạo 3:1


2.1 Các định nghĩa

      Lãnh đạo có thể được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau. Nó tuỳ thuộc vào quan
điểm của một người bao gồm môi trường, địa vị xã hội, nhân dạng xã hội (social identity),
tôn giáo và các tình huống của nó. Ngày nay có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về lãnh
đạo. Cựu tổng thống Hoa kỳ Dwight D. Eisenhower nói: “Lãnh đạo là một nghệ thuật khiến
một người khác mong muốn thực hiện điều mà người ấy đang muốn làm.” Thật sự lãnh đạo
là sự phản ảnh một người ảnh hưởng đến một người khác như thế nào. Cố vấn an ninh của
Tổng thống Bush, bà Condoleezza Rice nói: “Quyền lực không là gì cả trừ khi bạn biến nó
trở thành một sự tác động.”

     Trong cuốn sách này tôi định nghĩa:

Định nghĩa 2.1: Lãnh đạo, “một nghệ thuật, một khoa học và một quan điểm thần học”, là
khả năng truyền cảm hứng đến một người để người đó thực hiện việc mà bạn muốn được
thực hiện, một cách sẵn sàng và với một sự cam kết, để đạt được những mục đích cuối cùng.
      Truyền cảm hứng cho một người là một khái niệm quan trọng trong sự định nghĩa lãnh
đạo và một mức độ cao hơn trong sự tương tác của con người với nhau hơn sự động viên
người khác. Truyền cảm hứng có nghĩa là động cơ thúc đẩy được thân hoá và vì thế nó xuất
hiện từ bên trong người làm công hoặc tín hữu. Ngược lại sự động viên chỉ đơn giản là một
đáp ứng tạm thời với sự khuyến khích bên ngoài. Những công nhân được động viên thì cam
kết với những mục đích của tổ chức còn những công nhân được truyền cảm hứng thì biến
những mục đích ấy thành ra của mình.

2.2 Lãnh đạo đsv. (đối sánh với) Quản trị

      Theo truyền thống quản trị từng được xem như là một khoa học trong khi lãnh đạo
được xem như là một nghệ thuật. Nhưng nghệ thuật là gì? Khoa học là gì? Từ điển Webster
đưa ra một số định nghĩa thú vị về các từ ngữ “nghệ thuật” và “khoa học”. Một số định nghĩa
về nghệ thuật là: “là một công việc đòi hỏi kiến thức hay kỹ năng; kỹ năng có được do kinh
nghiệm, học hỏi và quan sát.” Định nghĩa về khoa học: “là một hệ thống hoặc phương pháp
kết hợp những mục đích thực tiễn với các qui tắc khoa học.”
      Kouzes và Pozner (1987) định nghĩa lãnh đạo như là “nghệ thuật động viên người khác
muốn gắng sức vì những khát vọng chung.” Một vài bài thực hành đơn giản giúp cho người
17


lãnh đạo đạt được những việc phi thường bao gồm việc thách thức tiến trình, truyền cảm
hứng về một khải tượng chung, và đặt ra khuôn mẫu trong cách đối xử phù hợp với những giá
trị chung. Lãnh đạo thật ra là sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học (Bennis, 1989). Nó là
khoa học bởi nó bao gồm những qui luật và nguyên tắc phổ thông và nhất quán. Tuy nhiên
những qui luật và nguyên tắc này phải được áp dụng cách sáng tạo với các tình huống lãnh
đạo, biến lãnh đạo thành một hình thức nghệ thuật.
      Về phương diện thần học, lãnh đạo là một cộng đồng học hỏi. Đôi khi chúng ta tách rời
lãnh đạo ra thành hai phạm trù, những nhà lãnh đạo như là những giáo viên và những người
đi theo là những học viên. Tuy nhiên, những nhà lãnh đạo và những người đi theo đều cần
nhau để hoàn thành trách nhiệm được giao phó.
      Everist (2002) cho rằng: “Bắt đầu biết đến nhau là đã sẵn sàng để trở thành một đối tác
trong sự học hỏi nhau, mà tự điều đó là một món quà.” Mỗi người là duy nhất và đều muốn
được đối xử cách tôn trọng và tin tưởng bởi vì toàn thể mọi người luôn mang tính đa dạng.
Do đó, những nhà lãnh đạo phải đối xử với mỗi cá nhân như là một cá nhân riêng biệt và duy
nhất bằng sự học hỏi.Ai cũng muốn được quan tâm, thông cảm và đánh giá cao. Ai cũng có
một giá trị cần thiết cho cộng đồng vì vậy họ muốn người lãnh đạo của mình giao cho họ
đúng lúc, kịp thời và hoàn tất thông tin về những điều ảnh hưởng đến họ. Họ cũng muốn
người lãnh đạo mình lắng nghe và tôn trọng ý kiến của họ. Kỹ năng lắng nghe là một trong
những nguyên tắc cần được vận dụng cách sáng tạo đối với tình huống lãnh đạo, “lắng nghe
để học và học để lắng nghe!” biến sự lãnh đạo thành một cộng đồng học hỏi.
      Lãnh đạo không phải là quản trị. Tương tự, quản trị cũng không phải là lãnh đạo. Cho
nên lãnh đạo và quản trị khác nhau nhưng bổ sung cho nhau. Trong thế giới thay đổi này, lĩnh
vực này không thể hoạt động mà thiếu lĩnh vực kia. Trong thực tế, lãnh đạo và quản trị đúng
hơn là hai hệ thống riêng biệt và bổ sung về các trách nhiệm.
      Lãnh đạo xử lý với một cấp độ từ cao đến thấp với mục đích: Những điều gì tôi muốn
đạt đến? Quản trị là một cấp độ từ thấp đến cao chú trọng đến đề tài: Làm thế nào tôi hoàn
thành công việc cách tốt nhất? Nói chung, lãnh đạo tập trung vào cách thực hiện những việc
đúng (tính hiệu quả). Quản trị tập trung vào cách thực hiện đúng việc (năng suất). Bennis
(1989) cho rằng: “Theo định nghĩa, một nhà lãnh đạo là một nhà cải cách. Anh ta làm những
việc mà người khác đã không làm. Anh ta làm nhiều việc trước người khác.”Để trở thành một
nhà lãnh đạo giỏi hay một quản trị vững vàng thì người ấy cần phải hiểu rõ sự khác nhau giữa
hai khái niệm này (Bennis, 1989, Covey, 1989).
      Những sự khác biệt rõ ràng giữa lãnh đạo và quản trị như sau:

   Nhà lãnh đạo        đsv

   ·   cách tân (đưa ra cái mới)
   ·   là những bản chính
   ·   phát triển
   ·   tập trung vào con người

   · truyền cảm hứng tin tưởng
   · có một cái nhìn về lâu dài

   · luôn hỏi cái gì và tại sao

   · thách thức hiện trạng
   · thực hiện những việc đúng
18



       Nhà quản trị

   ·   quản lý
   ·   là những bản sao
   ·   duy trì
   ·   tập trung vào hệ thống và cơ cấu
   ·   tuỳ thuộc vào kiểm soát
   ·   chỉ nhìn trong một tầm nhìn gần
   ·   luôn hỏi như thế nào và khi nào
   ·   chấp nhận nó
   ·   làm đúng việc


       Một bản liệt kê (của Covey, 1989; Kouzes và Pozner, 1987; Moxley, 2000), nhưng
không có nghĩa là hoàn chỉnh hết, về sự khác nhau lãnh đạo và quản trị như sau:

   Sự lãnh đạo          đsv

   ·   đương đầu với thay đổi
   ·   lập ra phương hướng thay đổi thông qua việc tạo ra một khải tượng
   ·   hướng nhân viên làm việc cho khải tượng ấy
   ·   động viên và truyền cảm hứng để người khác mong muốn hoàn thành kế hoạch
   ·   thuộc về tinh thần, là sự hoà hợp giữa nhân cách và khải tượng

    Sự quản trị

    · đương đầu với sự phức tạp
    · lập kế hoạch và ngân sách cho sự phức tạp
    · phát triển khả thực hiện kế hoạch qua việc tổ chức và bố trí nhân viên
    · bảo đảm sự thành công của kế hoạch qua việc kiểm soát và giải quyết vấn đề
    · thuộc về trí óc, nghiêng về vấn đề tính toán chính xác, thống kê, phương pháp, thời
gian biểu và thủ tục


2.3 Việc Đúng đsv. Đúng Việc

        Sự lãnh đạo quyết định rằng cái thang có dựa bức tường đúng hay không trong khi
quản trị là năng suất trèo trên sự thành công cái thang ấy. Bạn có thể nhanh chóng nắm bắt
được sự khác nhau quan trọng giữa hai lĩnh vực nếu bạn mường tượng một nhóm các nhà sản
xuất mở đường xuyên qua khu rừng với các chiếc rựa - được giải thích ở dưới (Covey, 1989).
Vì thế, lãnh đạo đối phó với các nhà sản xuất và quản trị là những nhà giải quyết nan đề.
        Trong trường hợp này, không phải lãnh đạo cần thiết hơn quản trị hoặc ngược lại.
Người lãnh đạo là người trèo lên ngọn cây và quan sát tổng thể, rồi quyết định nếu đây là một
“khu rừng không ổn!” Những nhà quản trị đang mở đường dưới mặt đất và ở dưới các nhà
lãnh đạo, mài cho sắc những chiếc rựa của mình, phát triển những kế hoạch và chương trình
làm việc, thảo ra các chính sách và thủ tục, và đưa vào những kỹ thuật công nghệ được cải
tiến. Nhìn chung, những nhà quản trị thường bận với các dự án, mở con đường dưới mặt đất
đến nỗi họ không thể nhận ra rằng họ đang ở trong một khu rừng không ổn. Trong môi
19


trường thay đổi nhanh chóng mà chúng ta đang sống hiện nay khiến cho sự lãnh đạo hiệu
quả quan trọng hơn bao giờ hết.
        Với công nghệ kỹ thuật hiện đại, chúng ta cần có một khải tượng và một la bàn (một
bộ những nguyên tắc và các hướng dẫn) và ít cần bản đồ chỉ đường. Chúng ta thường không
biết địa hình phía trước ra sao, chẳng hạn như sự cạnh tranh thị trường toàn cầu, hoặc cái
chúng ta cần vượt qua là gì; mà phần lớn chúng phụ thuộc vào những sự phán đoán của
chúng ta lúc ấy. Nhưng một la bàn bên trong sẽ luôn chỉ cho chúng ta một lối để thoát ra bên
ngoài.
        Ngày hôm nay, và cả sau này, chúng ta cần nhiều nhà lãnh đạo cả trong hội thánh và
ngoài hội thánh. Lãnh đạo là những người thực hiện những công việc đúng. Các nhà quản trị
là những người thực hiện đúng những công việc. Có một sự khác nhau sâu sắc. Khi bạn suy
nghĩ về việc làm những công việc đúng, ngay lập tức tâm trí bạn nghĩ ngay về tương lai, về
những giấc mơ, những sứ mạng, những khải tượng, các ý định chiến lược và các mục đích.
        Khi bạn suy nghĩ đến việc thực hiện đúng những công việc, bạn sẽ nghĩ ngay đến điều
khiển các cổ máy, các thủ tục, các tiến trình, và về “như thế nào”. Các nhà lãnh đạo chỉ đặt ra
các câu hỏi “cái gì và tại sao”, không đặt những câu hỏi “như thế nào”. Các nhà lãnh đạo nghĩ
đến sự trao quyền, không phải điều khiển và định nghĩa hay nhất về sự trao quyền ấy là
không tước mất trách nhiệm từ người khác. Cấp dưới mong muốn người lãnh đạo của mình
nói đúng sự thật, thực hiện những gì mình nói rằng sẽ làm, và nhất quán trong lời nói và hành
động.Những nhà quản trị có thể trở thành những nhà lãnh đạo giỏi nếu những người mà họ
hướng dẫn bằng lòng theo họ cách sẵn sàng và kiên định. Các nhà lãnh đạo xây dựng và duy
trì mối quan hệ với cấp dưới bằng sự tôn trọng của cấp dưới. Và lẽ tất nhiên, người ta sẽ
không đi theo một người lãnh đạo mà họ cho rằng người ấy không trung thực. Dwight
Eisenhower (1989) đã nói: “Để trở thành một nhà lãnh đạo thì một người cần phải có người
khác đi theo mình. Và để có người theo mình thì người ấy phải có lòng tin của họ.”

2.4 Phát triển và Lập chiến lược

        Hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào việc chúng ta đã bỏ ra bao nhiêu công sức, nhưng
là bỏ công sức mà chúng ta bỏ ra có đúng hướng và vào đúng việc hay không. Trong kinh
doanh, thị trường thay đổi nhanh chóng đến nỗi rất nhiều sản phẩm, ví dụ như hàng điện tử,
và các dịch vụ đã rất thành công trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng cách đây một
năm thì bây giờ lại thành ra lỗi thời. Lập kế hoạch là một tiến trình quản trị, mang tính suy
diễn, và được thiết kế để tạo ra những kết quả thứ tự, không thay đổi. Đặt phương hướng thì
mang tính quy nạp hơn. Những nhà lãnh đạo tập hợp một bảng dữ liệu và tìm kiếm đối tác,
các mối liên hệ và các liên kết nhằm giải thích vấn đề. Đặt ra một phương hướng không bao
giờ giống như lập kế hoạch hay thậm chí lập một kế hoạch lâu dài, mặc dầu người ta thường
nhầm lẫn cả hai. Dwight Eisenhower (1989) nói: “Kế hoạch không là gì cả, nhưng lập kế
hoạch lại là tất cả.”
        Việc đặt phương hướng (direction-setting) của sự lãnh đạo không tạo ra các kế hoạch
nhưng tạo ra các chiến lược và khải tượng. Việc lập kế hoạch hoạt động tốt nhất không với tư
cách như một phương tiện thay thế cho việc đặt phương hướng nhưng như một sự thực hiện
nó. Một tiến trình lập kế hoạch thành thạo phục vụ như một thực tế hữu ích dùng để kiểm tra
các hoạt động của phương hướng đã đặt ra. Tương tự, một tiến trình đặt ra phương hướng tốt
sẽ cung cấp một tiêu điểm mà trong đó việc kế hoạch có thể được thực hiện cách thực tế. Nó
giúp cho thấy rõ việc lập kế hoạch nào là thiết yếu và việc kế hoạch nào là không thích hợp.
Rất nhiều các trường hợp điển hình về cách lập kế hoạch không phù hợp đã được thực hiện.
Những tình huống dưới đây minh họa cho sự cần thiết cho việc lập kế hoạch được cải thiện.
20


·       Một công ty điện tử đang đối diện với sự phát triển hết sức nhanh chóng. Nhà quản trị
nhận được những đề xuất đòi hỏi ngân sách tương ứng cho hai kho chứa hàng lớn tại hai địa
điểm có cùng một sức chứa và số lượng vật liệu của qui trình. Nhà quản trị đặt câu hỏi đối
với cơ sở hợp lý cho một “giải pháp” về một kho chức hàng cao tầng tự động/những hệ thống
hiển thị hay một kho hàng thấp với máy tính điều khiển.
·       Ban trị sự một hội thánh lập kế hoạch tìm một địa điểm mới cho nhà thờ. Các kiến trúc
sư thiết kế một toà nhà trên vị trí đó.Không có đề án về không gian, hoạt động và vật liệu đòi
hỏi được triển khai bởi vì các quyết định đã không hề liên quan gì đến những người sử dụng
cơ sở cũng như những hoạt động và những mục đích dài hạn.

       Thông thường, một tiến trình lập kế hoạch bao gồm các bước:

1.     Xác định vấn đề
2.     Phân tích vấn đề
3.     Lập các kế hoạch
4.     Lượng giá các kế hoạch
5.     Chọn giải pháp tốt nhất
6.     Thực hiện giải pháp

        Theo lý thuyết quản trị, các cơ chế kiểm soát so sánh trạng thái của hệ thống với kế
hoạch cụ thể (bước 1 ở trên) và thực hiện các kết quả (bước 6) khi một sự sai lệch được chỉ
ra. Ví dụ, trong một tiến trình sản xuất được quản lý tốt, điều này có nghĩa là tiến trình lập kế
hoạch thiết lập những mục tiêu chất lượng rõ ràng, tiến trình cải tổ xây dựng một tổ chức có
thể đạt được những mục tiêu đó, và một tiến trình điều chỉnh bảo đảm rằng những sự lầm lẫn
chất lượng được phát hiện ra ngay lập tức, không phải trong 15 hay 30 ngày, và được điều
chỉnh cho đúng. Vì một số lý do tương tự rằng sự kiểm soát là trọng tâm của quản trị, nên
trạng thái được cảm hứng hoặc động viên cao thì hầu như không thích hợp.

       Truyền cảm hứng cho người khác

       Các tiến trình thuộc sự quản trị cần phải chặt chẽ đến tối đa để dự phòng bảo đảm an
toàn và khỏi nguy cơ rủi ro. Điều đó có nghĩa chúng không được dựa vào sự khác thường hay
cứng rắn để tồn tại. Mục đích tổng thể của các hệ thống và các cấu trúc là giúp những người
bình thường, người có cách cư xử bình thường, ngày nối ngày hoàn tất những công việc
thường nhật cách thành công. Nó chẳng có gì thú vị nhưng quản trị là như vậy.
       Lãnh đạo lại khác. Để đạt được khải tượng của tổ chức luôn đòi hỏi một sự gắng sức.
Động cơ thúc đẩy và sự truyền cảm hứng tiếp thêm năng lượng cho người khác, không bằng
cách đẩy họ theo hướng đúng như cách những cổ máy làm việc nhưng bằng việc làm cho
khải tượng của công ty trở thành khải tượng của họ và cung cấp một khả năng sống theo lý
tưởng của chính mình. Đôi khi một nhà lãnh đạo cũng cần phải điều chỉnh áp lực bằng cách
hâm nóng trong lúc đó cũng cho phép một số hơi thoát ra. Nếu áp lực vượt quá khả năng của
một nồi nấu, nó có thể vỡ tung. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều biết rằng, không có gì có thể
nấu được nếu không có sức nóng!
       Một người lãnh đạo giỏi động viên người khác qua nhiều phương cách. Đầu tiên, họ
phải luôn ăn khớp với khải tượng của tổ chức theo cách nhấn mạnh giá trị của người đang
nghe họ nói. Điều này khiến cho công việc trở nên quan trọng với các cá nhân đó. Các nhà
lãnh đạo cũng thường xuyên để thuộc cấp tham gia quyết định cách nào để đạt được khải
tượng của tổ chức (hoặc phần thích hợp nhất với một cá nhân đặc biệt). Điều này đưa ra cho
người khác một cảm thức phụ thuộc và thuộc về tổ chức.
21


       Một kỹ năng động viên quan trọng khác là ủng hộ công nhân nổ lực nhận ra khải
tượng bằng cách cung cấp những mục tiêu, thông tin phản hồi, và vai trò mô hình, vì thế giúp
người khác đạt đến trình độ chuyên môn và nâng cao lòng tự trọng của họ. Cuối cùng, những
nhà lãnh đạo giỏi nhận ra thành công và khen thưởng, điều này không chỉ đưa ra cho người
khác một ý thức hoàn thành công việc mà còn khiến cho họ có cảm giác họ đang làm việc
cho một tổ chức luôn quan tâm đến họ. Khi tất cả những điều này đã được thực hiện, chính
công việc sẽ trở thành động cơ thúc đẩy cần thiết.

2.5 Các Vai trò Lãnh đạo

       Mỗi một tổ chức phải có một người lãnh đạo. Nhưng thường thì những sự trông đợi
của chúng ta hiếm khi được đáp ứng bởi mỗi chúng ta đều có những cái nhìn khác nhau trong
những thuật ngữ về những phẩm chất đặc biệt. Bất kỳ người nào có trách nhiệm trong một
nhóm đều là nhà lãnh đạo. Người đó có thể hoặc không thể là một nhà lãnh đạo hiệu quả hay
là một nhà lãnh đạo vĩ đại. Rosalynn Carter cho rằng: “Một người lãnh đạo đem người ta đến
nơi họ muốn. Một người lãnh đạo vĩ đại đem người ta đến nơi mà người ta không nhất thiết
muốn đến, nhưng cần phải đến.”

       Những người lãnh đạo vĩ đại thường có năm kỹ năng và khả năng cơ bản như sau:

1.       Người lãnh đạo kéo hơn là đẩy. Những nhà lãnh đạo phải có nổ lực cá nhân. Nếu
không, bạn không thể lãnh đạo.
2.      Người lãnh đạo biết nơi mình muốn đến, đặt ra khải tượng cho tổ chức của họ, và đưa
ra các phương cách để đạt đến khải tượng đó. Họ đưa ra tính bền bĩ trong phương hướng và
mục đích cần thiết để thành công trong một thời gian dài. Nếu bạn không biết nơi mình sẽ
đến thì bạn không thể hướng dẫn một cuộc hành trình.
3.      Người lãnh đạo phải dũng cảm và đáng tin cậy, giữ vững mục đích và cứ ở đó – ngay
cả khi phải đối diện khó khăn dọc theo cuộc hành trình. Người lãnh đạo cần phải có sự tin
tưởng của những người đi theo mình và nếu có điều gì bất ổn xảy ra bạn phải bảo vệ họ. Nói
một cách khác, nếu bạn không có những người trung thành với mình, bạn không thể là nhà
lãnh đạo.
4.       Vai trò quan trọng nhất của người lãnh đạo là giúp đỡ những người theo mình thực
hiện công việc với lòng tự hào. Điều này nói về việc huấn luyện và ủng hộ, về việc cung cấp
cho công nhân những công cụ cần thiết, cả về thể chất và trí tuệ, và về việc khuyến khích khi
khó khăn, khen thưởng khi hoàn thành công việc.
5.     Vai trò của người lãnh đạo không phải là ra lệnh nhưng là tạo điều kiện thuận lợi. Một
nhóm người không được huấn luyện và trang bị cho nhiệm vụ của mình thì họ không thể
hoàn thành nó được. Người ta không thể đem lại nhiều hơn những gì họ đang có.

       Một số bài học lãnh đạo quan trọng từ Tướng Colin Powell (lời của Tướng Powell
được in nghiêng) (Harari, 2002) là:

1.      Chịu trách nhiệm đôi khi có nghĩa khiến người ta giận dữ (không chính xác là những
từ ngữ của Tướng Powell). Lãnh đạo giỏi có liên quan đến sự chịu trách nhiệm về một nhóm
người, điều này có nghĩa, đôi lúc có một vài người sẽ giận bạn vì những hành động và quyết
định của bạn.
2.      Cái ngày mà những người lính ngưng mang đến cho bạn những phiền toái của họ thì
cũng là ngày bạn kết thúc việc lãnh đạo họ. Họ hoặc đã mất lòng tin rằng bạn không thể giúp
họ hoặc có thể kết luận rằng bạn không quan tâm đến họ. Cả hai trường hợp đều là sự thất
bại của sự lãnh đạo.
22


3.     Đừng ngại thách thức những tay nhà nghề, ngay cả trong lãnh vực chuyên môn của họ.
Hãy học hỏi từ những người này, quan sát họ, khích lệ họ làm những nhà cố vấn kinh nghiệm
và những cộng sự. Nhưng hãy nhớ rằng ngay cả những tay nhà nghề này cũng có thời kỳ
khựng lại trong học hỏi và kỹ năng. Lãnh đạo giỏi là khuyến khích mọi người tiến triển.
4.      Bạn không thể biết bạn thoát khỏi điều gì trừ khi bạn cố gắng. Bạn có biết câu thành
ngữ “Có được sự tha thứ dễ dàng hơn có được sự cho phép”? Những nhà lãnh đạo giỏi không
ngồi chờ ơn mưa móc. Nếu bạn đòi hỏi sự cho phép của đầy đủ mọi người, chắc hẳn bạn sẽ
gặp người nào đó mà họ tin rằng công việc của họ là nói “không”.
5.       Tổ chức không hoàn thành điều gì cả. Các kế hoạch cũng không. Các lý thuyết về
quản trị cũng không quan trọng lắm. Sự cố gắng thành công hay thất bại là bởi những người
có liên quan. Chỉ bởi sự thu hút những con người giỏi nhất sẽ giúp bạn đạt được những kỳ
công lớn lao.

2. 6 Lãnh đạo theo cách Theo-đúng-Nguyên-tắc

        Nhà lãnh đạo có nhiều khải tượng và có ý thức mạnh mẽ về mục đích. Họ truyền cảm
hứng tin tưởng và làm việc vì sự thay đổi. Nhà lãnh đạo tạo ra một khải tượng và chia sẻ nó
với ý nghĩa và tầm quan trọng theo cách đặt con người vào vị trí trung tâm của công việc hơn
là đặt ra bên ngoài. Nếu các tổ chức có một khải tượng đầy ý nghĩa đối con người thì không
có gì có thể ngăn họ đi đến thành công. Ví dụ, Tổng thống John F. Kennedy đã có một khải
tượng rõ rệt bằng việc công bố mục đích của mình về sự đổ bộ của con người trên mặt trăng
vào cuối thập niên 1960.

       Khải tượng

        Một khải tượng có thể được chia sẻ chỉ khi nó có ý nghĩa đối với những con người có
liên quan với nó. Hãy nhớ rằng bạn không thể một mình đưa ra quyết định. Bạn cũng không
thể là nhà lãnh đạo duy nhất. Thay vào đó bạn nên tạo ra một môi trường mà tất cả mọi người
ở mọi cấp độ trong đó đều được trao quyền để trở thành những nhà lãnh đạo, để tập trung vào
khải tượng của công ty, và đưa ra những quyết định hiệu quả.
        Để truyền đạt một khải tượng, bạn cần nhiều công việc, nhiều khả năng nói, các bức
thư điện tử, và sổ ghi nhớ hơn. Bạn cần phải sống cho khải tượng, cả trong những ngày làm
việc lẫn ngày nghỉ – thể hiện nó ra và trao quyền cho tất cả mọi người khác thực hiện khải
tượng đó trong mọi việc họ làm, đến nổi nó trở thành một khuôn mẫu đối với quyết định
được đưa ra. Hành động có ý nghĩa hơn là lời nói. Người ta thường nói: “Một bức tranh có
thể nói lên nhiều hơn hàng ngàn ngôn từ.” Có lẽ khải tượng sống động đáng nhớ nhất về một
nhà lãnh đạo trong lịch sử Hoa Kỳ, người đã trao quyền cho những người theo mình, là Mục
sư Martin Luther King. Trong bài diễn văn nổi tiếng của ông “Tôi Có một Ước mơ” (“I Have
a Dream”) phát biểu tại Lễ kỷ niệm Lincoln vào ngày 28 tháng 8 năm 1963, Tiến sĩ King đã
minh hoạ khả năng giải thích những hoàn cảnh hiện tại, nỗi tuyệt vọng, sự chán nản và ngã
lòng song đã đưa ra một khải tượng to lớn hơn về hy vọng và cơ hội trong tương lai. Một
phần trong bài diễn văn của Mục sư King có đoạn như sau:
        “Vì thế, tôi muốn nói với các bạn, rằng cho dù là chúng ta phải đối diện với những
khó khăn của hôm nay và mai sau thì tôi vẫn có một ước mơ. Nó là một ước mơ có nguồn
gốc sâu xa trong ước mơ của người Mỹ, ấy là đến một ngày đất nước này sẽ đứng lên và sống
vì ý nghĩa thật trong niềm tin – ‘chúng ta tin vào sự thật hiển nhiên này, tất cả mọi người
được tạo dựng một cách công bằng’.
        Tôi có một ước mơ rằng đến một ngày trên những ngọn đồi ở Georgia, con trai của
những kẻ nô lệ và con trai của các ông chủ sẽ ngồi lại cùng một bàn như là anh em.
23


        Tôi có một ước mơ rằng một ngày, tại tiểu bang Mississippi, một tiểu bang ngột ngạt
với sự bất công, ngột ngạt với sự áp bức sẽ được biến đổi thành một ốc đảo
của tự do và công bằng.
        Tôi có một ước mơ rằng đến một ngày bốn đứa con của tôi sẽ sống trong một đất
nước nơi mà chúng không phải bị xét đoán bởi màu da của chúng nhưng bởi tính cánh của
chúng. Ngày nay tôi có một ước mơ!
        Tôi có một ước mơ rằng đến một ngày, tận trong sâu thẳm của Alabama với những kẻ
phân biệt chủng tộc độc ác của nó, với những kẻ thống trị có môi miệng nói ra những ngôn từ
nước đôi và vô nghĩa, đến một ngày, ngay tại Alabama, những cậu bé, cô bé da đen sẽ nắm
tay các cậu bé, cô bé da trắng như là anh chị em.
        Tôi có một ước mơ!Tôi có một ước mơ rằng đến một ngày mọi thung lũng sẽ được
lấp đầy, mọi đồi núi sẽ được san bằng, mọi nơi gồ ghề sẽ được làm cho bằng phẳng, mọi nơi
cong ghẹo sẽ được làm cho thẳng, và sự vinh hiển của Thượng Đế sẽ được lộ ra, và tất cả mọi
loài xác thịt sẽ nhìn thấy. Đây là hy vọng của chúng ta. Đây là niềm tin tôi sẽ trở lại miền
Nam.”
        Một người lãnh đạo cần có sự thẳng thắn để hành động hiệu quả. Thật đáng buồn, một
vài cuộc nghiên cứu cho thấy rằng tám trong số mười người trong các tổ chức sẽ không lên
tiếng nếu họ nghĩ rằng quan điểm của họ sẽ không được xem trọng, đặc biệt nếu quan điểm
của họ khác với quan điểm của các ông chủ mình–thậm chí ngay cả khi họ tin chắc rằng ông
chủ mình mắc phải sai lầm. Những môi trường như thế cũng có thể được nhận thấy trong
ngành công nghiệp, trong nền kinh tế và cũng như trong các nhà thờ. Những gì một người
lãnh đạo cần phát triển ấy là khả năng để được những người theo họ tin tưởng rằng họ là
người công bằng, trung thực, liêm chính.
        Người lãnh đạo cần trung thực trong các thông tin của mình và chứng tỏ họ quan tâm
thật sự. Họ phải được đánh giá là đáng tin cậy. Một trong các phương thức tốt nhất để xây
dựng lòng tin tưởng là việc lắng nghe chăm chú. Cảm giác của những người được lắng nghe
là động lực mạnh mẽ nhất của sự tác động con người. Lắng nghe không có nghĩa là đồng ý
nhưng nó có nghĩa là tìm kiếm sự thông cảm để hiểu người khác.
        Những gì mà những người theo muốn nhất từ người lãnh đạo của mình – là phương
hướng và ý nghĩa, là sự tin cậy và hy vọng. Mọi người lãnh đạo cần phải có một mục đích và
biết mình muốn tổ chức đạt được điều gì. Cựu Tổng thống Ronald Reagan là một người có
mục đích cao cả, niềm hy vọng và khải tượng lớn lao đối với nước Mỹ khi ông đến Nhà
Trắng năm 1980. Nguyên cựu tổng thống phu nhân Nancy Reagan đã viết ký ức của bà về
chồng mình trong tạp chí Time Magazine (Reagan, 2004): “Ronnie luôn tin rằng Thượng Đế
có một chương trình cho mỗi chúng ta và có thể bây giờ chúng ta không biết nó là gì, nhưng
đến cuối cùng chúng ta sẽ nhận thấy được điều ấy.”

       Câu mô tả Khải tượng (Vision Statements)

       Để phát triển một khải tượng, một người có thể đặt câu hỏi, “Tổ chức sẽ ở đâu trong 5
hay 10 năm đến?” Câu mô tả khải tượng là một mục đích lâu dài và không cần dài dòng; càng
ngắn, càng rõ ràng rành mạch càng tốt. Không có khải tượng, công ty sẽ lẩn quẩn trong một
đường vòng và đi chệch hướng. Điều nầy sẽ đánh đổ sự cố gắng. Tính kiên định là một câu
khẩu hiệu chính yếu. Một số ví dụ về “câu mô tả khải tượng” ở một số doanh nghiệp:

       “Là hãng xe hàng đầu thế giới.” Hãng xe Ford

         “Được thừa nhận là những sản phẩm gia dụng tốt nhất thế giới về kiểu dáng, chế tạo,
tiếp thị, và phục vụ.” Tập đoàn Maytag
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ

More Related Content

Similar to Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ

Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhco_doc_nhan
 
Krishnamurti là ai ? Review top 10 cuốn sách hay nhất của Krishnamurti.
Krishnamurti là ai ? Review top 10 cuốn sách hay nhất của Krishnamurti.Krishnamurti là ai ? Review top 10 cuốn sách hay nhất của Krishnamurti.
Krishnamurti là ai ? Review top 10 cuốn sách hay nhất của Krishnamurti.oh lalo
 
triết học và vai trò của triết học
triết học và vai trò của triết họctriết học và vai trò của triết học
triết học và vai trò của triết họcKhnhChiinh1
 
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoNep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoco_doc_nhan
 
thuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdf
thuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdfthuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdf
thuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdfNoprroT
 
Nghệ thuật lãnh đạo (380p)
Nghệ thuật lãnh đạo (380p)Nghệ thuật lãnh đạo (380p)
Nghệ thuật lãnh đạo (380p)Kiệm Phan
 
Nhân bản là gì
Nhân bản là gìNhân bản là gì
Nhân bản là gìĐan Giang
 
Hành trình phương đông08 10
Hành trình phương đông08 10Hành trình phương đông08 10
Hành trình phương đông08 10Vo Hieu Nghia
 
biet_nguoi_8959.pdf
biet_nguoi_8959.pdfbiet_nguoi_8959.pdf
biet_nguoi_8959.pdfHngVVn13
 
Review sách Nhà giả kim bởi Vương Quốc Huy
Review sách Nhà giả kim bởi Vương Quốc HuyReview sách Nhà giả kim bởi Vương Quốc Huy
Review sách Nhà giả kim bởi Vương Quốc HuyBoBoTiu3
 
Phuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanhPhuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanhco_doc_nhan
 
Loi ngo tu coi tam linh a5new
Loi ngo tu coi tam linh a5newLoi ngo tu coi tam linh a5new
Loi ngo tu coi tam linh a5newThe Golden Ages
 
Lời ngỏ từ cõi tâm linh
Lời ngỏ từ cõi tâm linhLời ngỏ từ cõi tâm linh
Lời ngỏ từ cõi tâm linhNguyen Ha Linh
 
Chuẩn Bị Cho Thành Công - Thích Thánh Nghiêm
Chuẩn Bị Cho Thành Công - Thích Thánh Nghiêm Chuẩn Bị Cho Thành Công - Thích Thánh Nghiêm
Chuẩn Bị Cho Thành Công - Thích Thánh Nghiêm Lê Cường
 
Nghi ve nhung_dieu_nay
Nghi ve nhung_dieu_nayNghi ve nhung_dieu_nay
Nghi ve nhung_dieu_nayQuoc Nguyen
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienLong Do Hoang
 

Similar to Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ (20)

Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanh
 
Krishnamurti là ai ? Review top 10 cuốn sách hay nhất của Krishnamurti.
Krishnamurti là ai ? Review top 10 cuốn sách hay nhất của Krishnamurti.Krishnamurti là ai ? Review top 10 cuốn sách hay nhất của Krishnamurti.
Krishnamurti là ai ? Review top 10 cuốn sách hay nhất của Krishnamurti.
 
triết học và vai trò của triết học
triết học và vai trò của triết họctriết học và vai trò của triết học
triết học và vai trò của triết học
 
Tro ve mai nha xua
Tro ve mai nha xuaTro ve mai nha xua
Tro ve mai nha xua
 
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoNep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
 
thuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdf
thuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdfthuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdf
thuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdf
 
Vong luan hoi
Vong luan hoiVong luan hoi
Vong luan hoi
 
Hieu nguoi
Hieu nguoiHieu nguoi
Hieu nguoi
 
Hieu nguoi
Hieu nguoiHieu nguoi
Hieu nguoi
 
Nghệ thuật lãnh đạo (380p)
Nghệ thuật lãnh đạo (380p)Nghệ thuật lãnh đạo (380p)
Nghệ thuật lãnh đạo (380p)
 
Nhân bản là gì
Nhân bản là gìNhân bản là gì
Nhân bản là gì
 
Hành trình phương đông08 10
Hành trình phương đông08 10Hành trình phương đông08 10
Hành trình phương đông08 10
 
biet_nguoi_8959.pdf
biet_nguoi_8959.pdfbiet_nguoi_8959.pdf
biet_nguoi_8959.pdf
 
Review sách Nhà giả kim bởi Vương Quốc Huy
Review sách Nhà giả kim bởi Vương Quốc HuyReview sách Nhà giả kim bởi Vương Quốc Huy
Review sách Nhà giả kim bởi Vương Quốc Huy
 
Phuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanhPhuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanh
 
Loi ngo tu coi tam linh a5new
Loi ngo tu coi tam linh a5newLoi ngo tu coi tam linh a5new
Loi ngo tu coi tam linh a5new
 
Lời ngỏ từ cõi tâm linh
Lời ngỏ từ cõi tâm linhLời ngỏ từ cõi tâm linh
Lời ngỏ từ cõi tâm linh
 
Chuẩn Bị Cho Thành Công - Thích Thánh Nghiêm
Chuẩn Bị Cho Thành Công - Thích Thánh Nghiêm Chuẩn Bị Cho Thành Công - Thích Thánh Nghiêm
Chuẩn Bị Cho Thành Công - Thích Thánh Nghiêm
 
Nghi ve nhung_dieu_nay
Nghi ve nhung_dieu_nayNghi ve nhung_dieu_nay
Nghi ve nhung_dieu_nay
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
 

Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ

  • 1. 1 Sách_Sự Lãnh Đạo Trong Tinh Thần Tôi Tớ Những Phẩm Chất Quan Trọng Nhất Của SỰ LÃNH ĐẠO TRONG TINH THẦN TÔI TỚ Phạm Hoàng, Ph.D. Viện Thần Học Tin Lành Việt Nam Bản dịch Việt Ngữ từ cuốn: The Most Important Qualities of Servant Leadership Phạm Hoàng, Ph.D Copyright © 2005. Tác giả giữ bản quyền Cuốn sách này được đề tặng cho Michelle Hoàng Jr. & David LỜI NÓI ĐẦU Để viết một cuốn sách về nghệ thuật quản trị và lãnh đạo, đặc biệt là sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ, trong khung cách thuộc linh theo sự dạy dỗ của Kinh Thánh đòi hỏi một người phải có những khả năng khác thường. Để viết một cuốn sách như vậy, kiến thức chuyên môn về chủ đề là điều đương nhiên, nhưng để viết nó từ những kinh nghiệm thương đau của một người và “từ tấm lòng” đòi hỏi một người phải có một tấm lòng tràn đầy tình yêu và một đức tin mạnh mẽ. Vậy thì đâu là những năng lực mà Tiến Sĩ Phạm Hoàng, tác giả của cuốn sách nầy, phải có để đảm nhận điều mà thoạt đầu có thể làm độc giả ngượng ngùng với khối lượng công việc đồ sộ như vậy? Trước hết, ông là một học sĩ, một nhà khoa học, một kỹ sư, một người viết lách, và là nhà biên tập cho một tập san hàn lâm về khoa kỹ sư. Hơn nữa, ông là một người với đức tin có ảnh hưởng lớn lao. Thế nhưng từ đâu có sự thuộc linh, khi mà thuật ngữ đó thường gợi ý đến một người có đức tin, chứ không phải một nhà khoa học, và hiếm khi cả hai? Hết sức đặc biệt, tác giả nằm ở lớp người “hiếm khi cả hai.” Suy nghĩ đến việc ông được sinh ra tại Việt Nam và sống ở đó chứng kiến quê hương bị tàn phá bởi những sự tàn ác, kinh hoàng và khốc liệt chiến tranh, thì việc xem xét thời trai trẻ
  • 2. 2 của ông để thấy được nguồn gốc của sự thuộc linh và cơ sở luận lý cho việc viết cuốn sách nầy sẽ là đều hợp lý và ích lợi. Miền Nam Việt Nam vào năm 1970 là một nơi vô cùng nguy hiểm cho cả việc cư ngụ lẫn trốn chạy. Chàng trai trẻ Hoàng lúc bấy giờ đang ở tuổi thiếu niên, khi anh quyết tâm rời gia đình đã nuôi mình lớn lên và bạn bè để cùng với những người có chí hướng như anh chấp nhận một cuộc vượt biển đầy rủi ro nguy hiểm nhằm tìm kiếm một sự giúp đỡ và chỗ ẩn náu tại Malaysia. Nếu chưa từng trải qua sự khó nhọc như vậy trong đời thì chỉ có thể hình dung rằng cần phải có một sự quyết tâm và can đảm phi thường, thậm chí liều lĩnh, để rời khỏi Việt Nam trên một chiếc thuyền bằng cỡ chiếc ghe nhỏ với cơ man là người và chỉ chở đủ nước và một ít thức ăn. Chỉ cần lướt qua địa thế của vùng Đông Nam Á cũng có thể giải thích tại sao những người từ Miền Nam Việt Nam tìm cách ẩn náu ở Malaysia phải lái chiếc thuyền qua những dòng nước nguy hiểm bất thường của vùng biển Thái Bình Dương phía nam. Phải mất đến mười hai ngày đau khổ để thuyền cập bến của Malaysia. Ta có thể hình dung rằng chuyến đi dường như dài dằng dặc đối với những người đang rời đất nước. Báo chí Hoa Kỳ tường thuật rằng chính quyền Malaysia không mấy hoan nghênh những người đang tìm chỗ ẩn náu, mà giai thoại về chuyến đi của họ nói lên nỗi hãi hùng rằng: “Sau vài tháng, những người cư ngụ tại trại tỵ nạn quá tải này bị nhét vào các con thuyền nhỏ buộc chặt với nhau và bị hải quân Malaysia kéo đi ném ra ngoài biển cả bao la. Ở đó các thuyền nhỏ bị cắt rời ra. Một số chiếc thuyền không còn đủ sức vượt biển, với số người quá tải, đã lật nhào và chìm sâu trong biển cả hỗn loạn.” Đối với người thanh niên nhạy cảm như Hoàng, việc chứng kiến sự tuyệt vọng của các thuyền nhân hẳn phải là kinh nghiệm đau thương nhất. Những chiếc thuyền lênh đênh còn sót lại không bao lâu đã cạn kiệt dầu máy và không có sự giúp đỡ nào khác, đã trôi giạt trên biển với những thuyền nhân tuyệt vọng trong đó có Hoàng, trong khoảng mười bốn ngày ngóng trông sự cứu giúp hoặc cái chết do phơi nắng, mất nước và đói khát. Những người sống sót nửa sống nửa chết cuối cùng được đưa đến Indonesia, nơi họ còn đủ may mắn để sống sót tiếp trong trại tị nạn đông nghịt dưới sự bảo trợ của LHQ và một số hội từ thiện. Tại nơi đó, chàng thanh niên Hoàng đã tiếp tục cuộc hành trình vô định của mình thêm năm tháng dập vùi nữa. Có một số người sẽ cho rằng những gì xảy ra kế tiếp là sự ngẫu nhiên, một số cho là vận may, và một số cho rằng đó là sự can thiệp thần thượng. Thật tốt lành, giống như “bánh ma-na từ trời”, một dòng tu truyền giáo người Công giáo, dòng Tôi Tớ của Người Nghèo, dưới sự dẫn dắt của Linh mục Raymond Taylor, đã xúc tiến việc bảo trợ cho các thuyền nhân Việt Nam đến Hoa Kỳ. Hoàng là một trong hai người đầu tiên được bảo trợ bởi tấm gương của sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ rất đáng kính này. Thêm lần nữa, một người chỉ có thể ức đoán lòng biết ơn sâu xa mà chàng trai trẻ Phạm Hoàng dành cho Đấng tạo dựng sự sống đã cứu sống mình, và đối với món quà đức tin đã giữ vững anh trong suốt sự thử thách kinh khiếp ấy. Phần kết cho sự phỏng đoán vắn tắt của điều có lẽ nằm dưới sự thuộc linh của Tiến Sĩ Hoàng là phần mở đầu cho cuộc sống của anh ấy tại Hoa Kỳ, dẫn đến tác quyền cho quyển Những Phẩm Chất Quan Trọng Nhất của Sự Lãnh Đạo Trong Tinh Thần Tôi Tớ. Cốt lõi của quyển sách thúc giục độc giả phản ánh cuộc sống tâm linh của chính họ và nhẹ nhàng khơi gợi họ bước vào hành trình tâm linh với nhiều ví dụ của việc làm thế nào đan kết sự tin kính vào trong những quyết định thường ngày, trong cương vị là những người lãnh đạo, những người quản lý, và những thuộc cấp. Một số độc giả có thể do dự trong việc tìm hiểu sự phát triển mô hình toán học của phần có đầu đề là Phân Tích Việc Học Liêm Chính (Integrity Learning Analysis). Đừng bỏ qua điều này: nó là phần giá trị của quyển sách. Bạn có thể không biết về phương pháp có tên gọi là “mô hình Markov về thời gian tiếp diễn-không gian riêng rẽ” (“time continuous-space discrete Markow model”), nhưng trong những giao dịch của cuộc sống thường nhật, một
  • 3. 3 người có thể thực hành những nguyên tắc của nó mà không hề biết đến nhãn hiệu. Nếu bạn đã từng có một quyết định mà trong đó, hành động tương lai của bạn chỉ dựa trên hiện thực lúc ấy, không phải là quá khứ, bạn đã sử dụng mô hình Dây Chuyền Markov.Nhưng với bất cứ khuôn mẫu nào cho việc đưa ra quyết định, thì trên hết độc giả sẽ phải đối diện với vấn đề rằng liệu quyết định có được thực hiện trong sự hòa hợp với các thuộc tính quan trọng nhất của người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ được tác giả mô tả. Mục tiêu của sự đạt được những thuộc tính như vậy dường như có thể làm thoái chí, nhưng thách thức nầy sẽ đem lại nhiều sự khôn ngoan: “Hãy để mục đích của bạn vượt quá tầm với, nếu không thì thiên đàng để làm gì?” Tuy nhiên, một người có thể lập luận rằng thách thức này có thể đón nhận dễ dàng hơn bởi chuyên luận rất hấp dẫn, sâu sắc, uyên bác và truyền cảm của tiến sĩ Phạm Hoàng. Phần III với tựa đề Lãnh đạo trong Tinh Thần Tôi Tớ là phần gây cảm hứng đặc biệt. Một người có thể cảm nhận trong những trang của phần này tâm linh sống động của những con người phi thường như Mahatma Gandhi, tiến sĩ Martin Luther King, và giáo hoàng John Paul đệ nhị. Những người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ này chắc chắn sẽ hài lòng với cốt lõi của sự trình bày một cách hệ thống của tiến sĩ Phạm Hoàng. Một người có thể trở nên phong phú hơn về tâm linh và trí tuệ qua việc đọc và đọc lại quyển sách này. Tiến Sĩ Thad L.D. Regulinski, IEEE Fellow TỰA “Sự lãnh đạo: nghệ thuật hướng người khác làm điều bạn muốn bởi vì đó là điều người ấy muốn làm.” Dwight D. Eisenhower, Tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ “Thà người nghèo khổ ăn ở cách thanh liêm, còn hơn là kẻ giàu có theo đường tà vạy” Châm Ngôn 28:6 Sự lãnh đạo mang tính quyết định và được bàn thảo rất nhiều cả giữa vòng thế giới kinh doanh lẫn chính quyền, và đặc biệt là trong các môi trường thay đổi nhanh chóng. Những giải pháp lãnh đạo truyền thống, mà chúng được thực hành trong một môi trường tương đối đồng nhất trong đó người ta cùng có chung một văn hoá và tập hợp các giá trị, dường như không còn hữu hiệu trong các tổ chức phức tạp và đa dạng trong xã hội của chúng ta ngày hôm nay. Sự lãnh đạo là một nhu cầu to lớn bởi vì sự thành công trong mỗi lãnh vực của một tổ chức phần lớn phụ thuộc vào phẩm chất của sự lãnh đạo của nó. Còn trong hội thánh thì sao? Sự lãnh đạo có quan trọng trong môi trường tôn giáo không? Người ta thường có khuynh hướng phân chia trong và ngoài hội thánh: một người phải thật “thuộc linh” và người kia là “lớp thương nhân.” Trong khi chúng ta đang sống trong một thời đại thông tin, trong một thế giới đang xa lánh chân lý Kinh Thánh, thì đây là lúc cao điểm bởi vì nhiều người trong hội thánh bắt đầu cảm thấy rằng không chỉ ngoài xã hội nhưng ngay cả trong hội thánh nhiều người đang ở trong tình trạng hỗn loạn. Ngày nay nhu cầu cần sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ càng trở nên cấp bách trong kỷ nguyên Cơ Đốc. Cơ Đốc nhân cần nhận biết rằng mỗi người đều được kêu gọi đến mục vụ, bao gồm chức vụ tế lễ, cũng như tiên tri và một cộng đồng xã hội (từ ngữ Hy Lạp “Koinonia”) liên hệ đến mục vụ hướng dẫn người khác đến với Chúa Cứu Thế Giê-xu. Nói cách khác, những người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ phải trả lời câu hỏi: “Khi Chúa Cứu
  • 4. 4 Thế Giê-xu trở lại, có phải Ngài sẽ tìm thấy những con người đạo đức trong một thế giới vô đạo đức trên đất?” Do đó chúng ta cần phải mạnh dạn bày tỏ điều gì là đúng và điều gì là sai trật theo sự dạy dỗ của Lời Đức Chúa Trời. Tôi tin rằng Đức Chúa Trời đặt để hội thánh của Ngài trong thế gian không phải để tách biệt hoặc cô lập nhưng để có ảnh hưởng trên thế gian nói chung, và trên cộng đồng và những người chung quanh chúng ta nói riêng. Điều này khích lệ tôi nghiên cứu cả về phẩm lượng lẫn chất lượng và viết cuốn sách Những Phẩm Chất Quan Trọng Nhất của Sự Lãnh Đạo Trong Tinh Thần Tôi Tớ từ quan điểm Cơ Đốc nhằm trả lời cho những câu hỏi sau: · Sự lãnh đạo quan trọng như thế nào? · Những đòi hỏi và đặc điểm của nó là gì? · Làm thế nào để một người có thể trở thành người lãnh đạo chân chính và thành công? · Có sự khác biệt nào giữa sự lãnh đạo và sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ? · Những nguyên tắc áp dụng cho môi trường kinh tế trái với môi trường tôn giáo như thế nào? · Sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ là gì? · Sự liêm chính là gì? · Đâu là những phẩm chất quan trọng nhất mà chúng hình thành sự lãnh đạo và sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ trong bối cảnh mục vụ Cơ Đốc? Làm thế nào những phẩm chất nầy có thể hữu dụng trong công sở và mục vụ Cơ Đốc? · Làm sao để trở thành một người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ? Trong sách này, tôi muốn khảo sát các phẩm chất của một người lãnh đạo thực sự cả bên trong và bên ngoài hội thánh. Cộng với các kinh nghiệm của tôi, cả trong vai trò học thuật lẫn trong ngành kỹ nghệ, và được trang bị bởi những nghiên cứu về sự lãnh đạo gần đây, tôi sẽ thảo luận trong sách nầy năm phẩm chất quan trọng nhất của sự lãnh đạo và sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ. Tôi hy vọng rằng các phương pháp của nó có thể giúp cho độc giả làm sắc bén những kỹ năng lãnh đạo của họ trong khi cũng đem đến sự thay đổi cho Chúa Cứu Thế Giê-xu trong các môi trường khác nhau. Kinh Thánh chứa đựng nhiều tấm gương lãnh đạo hoàn hảo mà nhiều người nhận thấy. Bởi mục đích dạy dỗ (“didache”) nhằm hướng đến sự hiểu biết Chúa Cứu Thế của các sách Phúc Âm mà Kinh Thánh trở thành một nguồn minh hoạ tuyệt vời về chủ đề lãnh đạo. Sách sẽ trưng dẫn nhiều ví dụ rút ra từ Kinh Thánh.Mọi người đều có thể nhận thấy sách ích lợi trong bất cứ lãnh vực nào về sự lãnh đạo, nhưng không bị hạn chế bởi, kinh doanh, học thuật, chính trị, các cộng đồng xã hội, tôn giáo, các mục vụ của hội thánh, và các bối cảnh gia đình. TRI ÂN Nhiều người đã ảnh hưởng trên sự phát triển cuốn sách nầy. Tôi thật tâm bày tỏ lòng biết ơn đến những cá nhân bao gồm bạn hữu và đồng sự đã ân cần hỗ trợ, góp ý và phản hồi cho cuốn sách bằng cách nầy hay cách khác. Tôi muốn cảm ơn Xiaolin Li đã tận tình giúp đỡ tạo một trang mạng nhằm khảo cứu cách hiệu quả về sự lãnh đạo. Tôi cũng cảm ơn Dr. Nha
  • 5. 5 T. Tran, Dr. Ouk Sub Lee, và Bernistine Little bởi sự hỗ trợ, cùng những gợi ý và đóng góp vô hình của họ. Tôi rất mang ơn Dr. Vivian Appiah đã đọc và hiệu đính toàn bộ bản văn. Lời tri ân đặc biệt của tôi dành cho Rita Tate, chủ bút của Nhà Xuất Bản Tate. Những lời phê bình và gợi ý của bà đã giúp cho cuốn sách trở nên rõ ràng. Những người tại Nhà Xuất Bản Tate bao gồm Dave Dolphin, Trinity Tate, Lindsay Boilla và những người khác rất chuyên nghiệp, ân cần giúp đỡ, và rất dễ làm việc chung. Tôi cũng bày tỏ sự biết ơn sâu xa đến Dr. Thad L.D. Regulinski đã cố gắng dành thì giờ để viết lời mở đầu cho cuốn sách nầy. Tôi cũng cảm ơn Drs. Tai A Nguyen, Timothy Wei, Junfeng (Jim) Zhang, và Michael V. McKay đã tán thành cuốn sách.Tôi cảm ơn các con tôi là Hoàng Jr. và David vì đã yêu thương, kiên nhẫn, thông cảm và hỗ trợ. Cuối cùng, nhưng không phải ít nhất, tôi muốn cảm ơn Michelle, là người bạn, người vợ, là người đã giúp tôi sắp xếp và giữ gìn các bản thảo, cùng sự kiên nhẫn và nỗ lực không mệt mỏi của nàng khi đọc bản thảo cũng như không ngừng động viên tôi cho đến khi hoàn thành cuốn sách. Tôi không thể viết xong cuốn sách nếu không có tình yêu của nàng. Phạm Hoàng Piscataway, New Jersey PHẦN I NỀN TẢNG “Ông tôi đã từng nói với tôi rằng trên đời này có hai loại người: loại người làm việc và loại người nhận công trạng. Ông khuyên tôi nên cố gắng làm người ở nhóm thứ nhất; trong nhóm này không có nhiều sự cạnh tranh.” Indira Ghandi “ Vì Chúa sửa phạt kẻ Ngài yêu, Hễ ai mà Ngài nhận làm con thì cho roi cho vọt ” Hê-bơ-rơ 12:1 GIỚI THIỆU CÁC KHÁI NIỆM LÃNH ĐẠO SỰ LỘN XỘN VÀ NHỮNG THÁCH THỨC LÝ THUYẾT LÃNH ĐẠO VÀ PHÂN TÍCH Trong những năm gần đây, thế giới thương nghiệp càng trở nên cạnh tranh nhiều hơn. Ngày nay, nhiều tổ chức gồm các nhà thờ, trường học, bệnh viện đa dạng hơn và cũng mang tính toàn cầu hơn trước. Người ta mang những đặc điểm nhân dạng nào đó như giới tính, sắc tộc, nhân quyền, đẳng cấp kinh tế và tôn giáo, những đặc điểm này tạo nên một môi trường phức tạp tại bất kỳ nơi làm việc nào, trong cộng đồng cũng như trong Hội Thánh. Thách thức then chốt đối với các nhà lãnh đạo không chỉ là đạt được một sự hiểu biết về đặc tính xã hội của chính mình và sự thừa nhận và tôn trọng đặc tính xã hội của người khác, mà còn là cách quản lý hiệu quả và giải quyết những xung đột có thể xảy ra trong cộng đồng hay trong bối cảnh các giáo đoàn. Những xung đột này xuất phát từ những hoàn cảnh xã hội khác nhau bày ra một thách thức độc nhất và khó khăn cho giới lãnh đạo bao gồm cả các mục sư và các nhà lãnh đạo mục vụ: làm thế nào để có thể khiến những người có những
  • 6. 6 ác cảm sâu xa với nhau cùng làm việc và cùng giao tiếp với nhau cách hiệu quả, và mặt khác, để gìn giữ những tiêu chuẩn đạo đức và luân lý trong một xã hội “thời đại thông tin” phức tạp như hiện nay? Có rất nhiều mối quan tâm như: Ai là người sở hữu những yếu tố quan trọng trong phương tiện liên lạc bằng thư điện tử, nghĩa là thông điệp, kênh chuyền và địa chỉ? Chúng ta vẫn có quyền tự do cá nhân khi các dữ liệu có thể được lưu vào các con chip-vi-y tế hay không? Phải chăng có rất nhiều các thông tin thuộc loại thông tin cá nhân giờ lại xuất hiện trên mạng Internet? Đây thực sự là một sụp đổ trong xã hội thời đại thông tin phức tạp như hiện nay. Và như một kết quả tất yếu, nó nảy sinh ra nhiều thách thức nghiêm trọng và các vấn nạn đạo đức trong xã hội và phơi bày nhu cầu cấp bách đối với sự huấn luyện lãnh đạo hiện đại trên phạm vi toàn thế giới hơn bao giờ hết. Như chúng ta biết, người lãnh đạo có thể xuất thân từ nhiều mức độ và lứa tuổi, từ nhiều lĩnh vực gồm giới thương nhân trong cộng đồng, từ các trường học, các nhóm tôn giáo, các giáo đoàn và ngay cả trong gia đình. Theo kinh nghiệm của tôi, khi cùng nói chuyện với các đồng nghiệp và bạn bè về cách họ nhìn nhận người lãnh đạo, tôi thường nhận được những quan điểm trả lời khác nhau về phẩm chất của người lãnh đạo. Vì thế, một trong những câu hỏi rất quan trọng mà qua đó tôi rút ra một quan điểm đó là: Phẩm chất quan trọng nổi bật nhất trong sự lãnh đạo là gì? Trong chương 4 chúng ta sẽ bàn luận chi tiết những kết quả và những tài liệu dựa trên cuộc khảo sát gần đây về phẩm chất của sự lãnh đạo. Chúng ta có thể cùng đồng ý rằng vị Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, Geoge Washington; người nhận giải Nobel Hoà Bình và là Mục sư, Martin Luther King, Jr; Tổng thống Jonh F. Kennedy; người nhận giải Nobel hoà bình và là Thủ tướng chính phủ Anh quốc, Winston Churchill; Tổng thống Abraham Lincoln; Tiến sĩ Billy Graham; và người đoạt giải thưởng Nobel, Albert Einstein tất cả đều là những nhà lãnh đạo trứ danh. Và rồi, phải chăng ít nhất cũng cần nên có những phương cách chung để định nghĩa sự lãnh đạo? Sự lãnh đạo là một khái niệm mơ hồ nhưng đem lại những kết quả rõ ràng. Đôi lúc nó được đề cập như là nghệ thuật nhưng lúc khác lại giống như khoa học. Trong thực tế, lãnh đạo bao gồm cả ba-phương diện: nghệ thuật, khoa học và thần học. Cuốn sách này có mười chương, chia làm ba phần: Phần I–Nền Tảng–gồm có bốn chương, tập trung vào những khái niệm lãnh đạo, định nghĩa lãnh đạo, những sự khác biệt về vai trò giữa quản trị và lãnh đạo, những nguồn gốc của các vấn đề tiềm ẩn và những sự lộn xộn dẫn đến sự bùng nổ ngọn lửa xung đột. Phần I cũng bàn luận chi tiết những kết quả và những khám phá về một sự lãnh đạo kiểu mẫu, dựa trên cuộc khảo sát gần đây do tác giả tổ chức về những phẩm chất quan trọng nhất tác động đến sự lãnh đạo. Phần II–Sự Lãnh Đạo–gồm có ba chương, bàn về hai phẩm chất quan trọng nhất của sự lãnh đạo: (1) Trung Thực và Tin Cậy, và (2) Sự truyền thông. Phần II cũng nói về khái niệm làm việc đồng đội như là một nguyên tắc trọng tâm của sự lãnh đạo và các chiến lược cho những người nhóm trưởng, cùng những bước thực hành để lãnh đạo hiệu quả hơn. Phần III–Lãnh Đạo Trong Tinh Thần Tôi Tớ–cũng có ba chương, mô tả chi tiết ba phẩm chất quan trọng nhất của sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ: (3) Liêm Chính, (4) Đức Tin, và (5) Cầu Nguyện. Những định nghĩa về người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ và sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ cũng sẽ được bàn đến.
  • 7. 7 PHẦN II LÃNH ĐẠO “Một nhà lãnh đạo giỏi là một người có khả năng khiến người khác làm điều họ không muốn làm và yêu thích nó” Harry S. Truman, Tổng thống thứ 33 của Hoa Kỳ “Người khôn ngoan có sức mạnh Và người tri thức có thêm năng lực” Châm Ngôn 24:5 NHỮNG PHẨM CHẤT QUAN TRỌNG NHẤT Trung thực và Tin cậy Truyền thông Làm việc chung Mỗi người đều là một nhà lãnh đạo! Có thể bạn không phải là chủ tịch hội đồng quản trị hay là nhà quản trị của một tổ chức, hoặc là một chấp sự trong hội thánh, nhưng bạn vẫn được kêu gọi để lãnh đạo người khác. Bạn là một người cha/mẹ? Bạn là một nhà lãnh đạo. Có một công việc? Bạn là một nhà lãnh đạo. Có bạn bè? Bạn là một người lãnh đạo. Bạn dạy Trường Chúa Nhật? Bạn là một nhà lãnh đạo. Bất kể bạn là ai, người khác vẫn đang nhìn vào bạn và chịu ảnh hưởng bởi tính cách của bạn. Vì thế, những phẩm chất để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi là gì? Từ điển của Webster định nghĩa “một nhà lãnh đạo là một người hướng dẫn, tổ chức, quản lý; anh ta là người tiên phong hoặc là người thích hợp làm như thế”. Tổng thống Dwight Eisenhower được khen với câu nói: “Lãnh đạo là nghệ thuật khiến người khác mong muốn thực hiện việc mà bạn muốn làm” (Eisenhower, 1968). Một trong những thách thức của nhà lãnh đạo hiệu quả là khuyến khích các công nhân và những người theo mình mong muốn thực hiện nhiệm vụ của họ. Các kế hoạch được xếp đặt cách cẩn thận căn cứ trên các nhu cầu, các mục tiêu rõ ràng và một sự tổ chức hiệu quả để các kế hoạch đi vào hoạt động là những đòi hỏi của sự lãnh đạo hiệu quả. Nhà lãnh đạo cần phải kiểm soát tình huống để các nỗ lực hướng đến những mục đích mong ước. Những phẩm chất của nhà lãnh đạo Cách đây hơn hai ngàn năm, lúc Đức Chúa Jêsus đi dọc theo bờ biển Ga-li-lê, Ngài thấy hai người đàn ông bình thường tên là Anh-rê và Si-môn đang đánh cá. Ngài gọi họ, “Hãy theo ta, ta sẽ khiến các ngươi nên tay đánh lưới người.” Họ lập tức bỏ thuyền mình mà theo Ngài. Rồi ba người tiếp tục đi dọc theo bờ biển, thấy hai ngư phủ khác, là anh em nhà Gia-cơ và Giăng, đang vá lưới. Chúa Jêsus cũng gọi hai người theo Ngài. Và cũng ngay lập tức họ bỏ thuyền lưới mình mà theo Ngài (Ma-thi-ơ 4:18-22). Cùng với bốn ngư phủ, Chúa Jêsus quay trở về thành Ca-bê-na-um. Vào ngày Sa-bát họ đi đến nhà hội. Rất nhiều người cùng đến để nghe Đức Chúa Jêsus giảng đạo. Khi Ngài nói họ cảm nhận như là Đức Chúa Trời đang nói với họ. Trong đám đông có một người đàn ông bị tà ma ám. Nó xui người này
  • 8. 8 kêu lên rằng, “Hỡi Jêsus người Na-xa-rét, chúng tôi với Ngài có sự gì chăng? Tôi biết Ngài là ai: Là Đấng Thánh của Đức Chúa Trời.” Đức Chúa Jêsus phán cùng nó rằng, “Hãy nín đi, và ra khỏi người nầy.” Tà ma bèn ra khỏi người. Dân chúng ngạc nhiên và nói cùng nhau, Chúa Jêsus ra lệnh cùng ma quỉ và chúng phải vâng theo Ngài. Thật là một nhà lãnh đạo đại tài! Ngay lập tức một số người đi theo Ngài vì họ tin Ngài chính là nhà lãnh đạo. Một ngày kia, Đức Chúa Jêsus đi dọc theo các đường phố Ca-bê-na-um và Ngài thấy Ma-thi-ơ đang ngồi tại bàn thâu thuế của dân chúng. Mặc dầu rất nhiều người Giu-đa rất ghét Ma-thi-ơ bởi nghề thâu thuế của ông nhưng Đức Chúa Jêsus biết ông có một tấm lòng tốt, vì thế, ông có thể trở nên một môn đồ tốt. Đức Chúa Jêsus phán cùng Ma-thi-ơ như đã được chép trong Tân ước: “Đức Chúa Jêsus đi khỏi nơi đó rồi, thấy một người tên là Ma-thi-ơ đương ngồi tại sở thâu thuế, bèn phán cùng người rằng: Hãy theo ta. Người liền đứng dậy mà theo Ngài.” Ma-thi-ơ 9:9 Một nhà lãnh đạo giỏi tốn nhiều thời gian để truyền cảm hứng cho những người theo mình thực hiện những việc cần được làm. Thế thì những phẩm chất nào sẽ khiến một người trở thành một nhà lãnh đạo giỏi? Hai chương đến (5 và 6) sẽ bàn luận những phẩm chất quan trọng nhất của sự lãnh đạo là những điều thiết yếu để truyền cảm hứng cho người khác: (1) Trung thực và Tin cậy, (2) Truyền thông. Chương 7 cũng thảo luận các khái niệm về làm việc chung cũng là một công cụ và chiến lược lãnh đạo cần thiết đối với những người nhóm trưởng và các bước thực hành để lãnh đạo tốt hơn. PHẦN III SỰ LÃNH ĐẠO TRONG TINH THẦN TÔI TỚ “Hãy làm những gì bạn nói!” “Người nóng nảy làm điều điên dại.” Châm Ngôn 14:17 NHỮNG PHẨM CHẤT QUAN TRỌNG NHẤT: Liêm chính Đức tin Cầu nguyện Nhu cầu lớn nhất của các tổ chức trong xã hội hiện đại bao gồm công nghiệp, sự quản lý của chính quyền, học thuật, hội thánh, và các tổ chức tôn giáo, là sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ bởi vì sự thành công trong mỗi lĩnh vực của tổ chức phần lớn tuỳ thuộc vào phẩm chất lãnh đạo của nó. Greenleaf (Greenleaf, 1970) đã mô tả lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ là “Người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ trước hết là một người đầy tớ …Nó khởi đầu với cảm giác tự nhiên rằng một người muốn phục vụ, phục vụ trước nhất…Người lãnh đạo được đặt lên đầu tiên và
  • 9. 9 người tôi tớ được đặt lên đầu tiên là hai thái cực hình thức. Giữa chúng có các sắc thái và những thứ pha trộn xuất phát từ sự khác nhau vô hạn của bản chất con người. Những sự khác nhau biểu thị chính nó qua mối quan tâm mà người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ thực hiện để đảm bảo rằng những nhu cầu ưu tiên nhất của người khác được phục vụ. Thử nghiệm tốt nhất, cũng là điều khó thực hiện nhất, là: những người được phục vụ có trưởng thành không; khi được phục vụ, họ có lành mạnh hơn, khôn ngoan hơn, tự do hơn, tự chủ hơn, và chính họ có đang trở thành những người phục vụ nhiều hơn không? Và, ảnh hưởng trên những kẻ bé nhỏ nhất trong xã hội là gì; họ có được lợi ích gì, hoặc ít nhất là họ không bị tước đoạn hơn nữa hay không?” Từ những năm đầu thập kỷ 1970, hàng trăm cuốn sách và bài báo viết về sự lãnh đạo cũng như nhiều cuộc hội nghị và hội thảo tập trung vào sự lãnh đạo. Khá nhiều các trường đại học hiện nay tập trung vào nghiên cứu lãnh đạo. Khái niệm lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ tiếp tục gia tăng trong sự ảnh hưởng của nó và có tác động trong nhiều tổ chức kinh doanh ở thế kỷ hai mươi mốt. Nhiều trường đại học hiện nay đang khởi động thành lập Trường Nghiên Cứu Lãnh Đạo (School of Leadership Studies) như trường đại học Richmond, Regent University, v.v. cũng như những Trung Tâm Lãnh Đạo. Rất ít bài báo và sách vở, nếu có, bàn về sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ dựa trên bối cảnh Cơ Đốc nhân. Điểm sau là trọng tâm của cuốn sách này. Một người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ, có thể được định nghĩa như là một người sẵn sàng phục vụ, có bổn phận thực hiện trách nhiệm và chân thành khao khát được phục vụ Chúa. Warren (Warren 2002) đã từng nói, “Thế giới định nghĩa sự vĩ đại bằng những thuật ngữ quyền lực, của cải, thân thế và địa vị. Nếu bạn có thể đòi hỏi được ai đó phục vụ, thì bạn đã đến đích. Trong văn hoá tự phục vụ của chúng ta với trạng thái tâm trí tôi-là-trước-nhất của nó, hành động như một người đầy tớ không phải là một khái niệm phổ biến.” Trường hạng nhất về lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ Hai ngàn năm qua, một trường đại học đã được thành lập tại bờ biển Ga-li-lê. Đức Chúa Jêsus là người sáng lập, là thầy giáo và cũng là nhà lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ. Mười hai học viên bình thường từ những hoàn cảnh khác nhau đã học ba năm để đạt được một cấp độ về sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ. Mọi người có thể là một nhà lãnh đạo, nhưng không phải tất cả đều trở thành một nhà lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ bởi vì mọi người đều muốn lãnh đạo và đa số không muốn trở thành đầy tớ. Một ngày nọ, Đức Chúa Jêsus dạy các học viên của mình rằng: “Hễ ai muốn làm lớn trong các ngươi, thì sẽ làm đầy tớ.” Mác 10:43 và vì thế, để trở thành một người tôi tớ thì phải có một tấm lòng của một tôi tớ. Jonh Wesley, một người của Đức Chúa Trời và là một nhà truyền giáo trứ danh, người đã đi hơn 200,000 dặm - chặng đường hơn tám lần vòng quanh trái đất - để rao giảng sứ điệp Phúc âm, từng là một nhà lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ lạ thường. Phương châm của ông là “Hãy làm tất cả những điều tốt mà bạn có thể, bằng tất cả các phương tiện mà bạn có thể, trong tất cả các phương cách mà bạn có thể, tại tất cả những nơi mà bạn có thể, vào mọi những lúc mà bạn có thể, với tất cả những người mà bạn có thể, miễn là bạn có thể.” Phương châm này ngụ ý rằng chúng ta không nên chờ đợi cho đến khi có điều kiện hoàn hảo, nhưng nếu chúng ta có cơ hội hãy thực hiện một điều lành hay một điều đúng, vì thế bạn phải thực hiện nhiệm vụ bởi vì bạn sẽ không bao giờ có được các điều kiện hoàn hảo. Vào cuối chức vụ của Đức Chúa Jêsus, khi thời điểm cuối cùng của vị Giáo Sư của chúng ta đã đến, các môn đồ tranh cãi nhau xem ai là lớn nhất trong nước của Đức Chúa Jêsus. Rõ ràng, họ vẫn còn nhiều điều cần học hỏi và như điều này cho thấy, họ đã hoàn toàn không hiểu những gì Ngài dạy họ trong những năm qua. Đức Chúa Jêsus biết ý nghĩ của họ và muốn dạy dỗ họ nhiều bài học hơn nữa về sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ trong nước
  • 10. 10 Ngài. Ngài đứng dậy khỏi bàn, cởi áo ngoài, và quấn một cái khăn quanh hông mình. Lấy một chậu nước, Ngài bắt đầu rửa chân cho họ. Các môn đồ nhìn nhau ngạc nhiên. Tại sao Chúa Jêsus lại làm điều này? Họ đã rửa chân trước khi vào phòng cao. Phi-e-rơ kéo chân khỏi Chúa Jêsus và la lên, “Chúa sẽ chẳng rửa chân tôi bao giờ!” Chúa Jêsus đáp, “Nếu ta không rửa cho ngươi, ngươi chẳng có phần chi với ta hết”. Tất nhiên, Phi-e-rơ muốn có một phần trong nước Chúa Jêsus. Nên ông nói, “Lạy Chúa, chẳng những rửa chân mà thôi, lại cũng rửa tay và đầu nữa.” Khi đã rửa xong, Đức Chúa Jêsus đặt chiếc khăn qua một bên, mặc áo lại. Ngài giải thích, “Các ngươi gọi ta bằng Thầy bằng Chúa; các ngươi nói phải, vì ta thật vậy. Vậy nếu ta là Chúa là Thầy, mà đã rửa chân cho các ngươi, thì các ngươi cũng nên rửa chân lẫn cho nhau. Vì ta đã làm gương cho các ngươi, để các ngươi cũng làm như ta đã làm cho các ngươi. Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, đầy tớ chẳng lớn hơn chủ mình, sứ giả cũng chẳng lớn hơn kẻ sai mình. Ví bằng các ngươi biết những sự nầy, thì có phước, miễn là các ngươi làm theo.” Giăng 13:13-17. Tuy nhiên, tất cả họ, ngoại trừ một người, tiếp tục học và tiếp tục theo đuổi sự nghiệp tại nhiều nơi khác nhau trên thế giới và các quãng đường của cuộc đời. Và bất cứ nơi đâu họ đến, họ đều mang theo những gì mình đã học. Họ áp dụng các nguyên tắc về sự lãnh đạo tới tinh thần tôi tớ mà họ đã được học từ vị Thầy của mình là Đức Chúa Jêsus Christ cho đến hết cuộc đời. Họ đã thay đổi thế giới mãi mãi qua Đức Chúa Jêsus Christ. Ngày nay rất nhiều nhà lãnh đạo vẫn còn xa lạ với cùng những vấn đề cơ bản mà Đức Chúa Jêsus đã đối diện cách đây 2005 năm. Sẽ luôn có những con người đấu tranh cách ích kỷ để trở nên lớn nhất trong giới kinh doanh, trong học thuật, và giữa những người ưu tú nhất trong lãnh đạo hội thánh. Có một nhu cầu to lớn trong Hội thánh và các tổ chức mục vụ về lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ. 2. Định nghĩa về sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ Gần đây, một số tác giả và sách báo được xuất bản về sự lãnh đạo và một số có cả sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ. Nhiều định nghĩa về người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ và sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ đã được bàn luận rộng rãi trong tài liệu của các cuộc hội nghị và trong các nhóm hội thảo chuyên đề. Sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ là một dạng đặc biệt của sự lãnh đạo trong một cách hết sức độc đáo. Nó có thể là một người phục vụ trong hội thánh như mục sư, giáo sĩ, trưởng lão, một người trợ tế hay một địa vị khác hoặc một giáo sĩ trong một sự kêu gọi trong cuộc đời, nhưng có thể không phải là một nhà lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ. Tương tự, một người có thể là CEO trong tổ chức tôn giáo hoặc ngay cả một hiệu trưởng của Chủng viện Thần học nhưng không phải là một nhà lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ. Vậy thì Lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ là gì? Trong cuốn sách này tôi định nghĩa Định nghĩa 1. Lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ là bao gồm những phẩm chất cơ bản của sự lãnh đạo, chẳng hạn như trung thực và tin cậy, với truyền thông không thay đổi, và một số các phẩm chất cực kỳ quan trọng khác như liêm chính, đức tin, và cầu nguyện. Định nghĩa 2: Một người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ là một nhà lãnh đạo (1) nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ là Cứu Chúa của cá nhân mình và cá nhân này không lệ thuộc vào khả năng và tài cán của người đó trong sự lãnh đạo nhưng dựa vào Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng có thể ban sức cho mình trong bất cứ trách nhiệm nào, (2) tận tâm phục vụ người khác với một tấm lòng của đầy tớ, và (3) tận tâm thực hiện không chỉ làm đúng (năng suất) mà cũng thực hiện những việc đúng (hiệu quả).
  • 11. 11 Đức Chúa Jêsus Christ đã từng phán, “Vì ngoài ta, các ngươi chẳng làm chi được.” Giăng 15:5 Thật đáng buồn, ngày nay trong một số hội thánh, người ta thường tập trung vào việc làm đúng cách (năng suất) thay vì tập trung vào việc làm việc đúng (hiệu quả). Ví dụ, một vị mục sư chỉ tập trung thực hiện đúng cách thì không phải là một nhà lãnh đạo, nhưng đúng hơn là một nhà quản trị. Tương tự, nếu một mục sư tập trung vào việc thực hiện việc đúng thì là một nhà lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ. Rất nhiều các hoạt động trong nhiều hội thánh nhanh chóng trở thành những kế hoạch đẹp đẽ nhưng có thể có những mục đích hay những kết quả không ổn. Nhiều điều xem ra như đang trôi chảy êm ả nhưng Đức Thánh Linh đã bước ra khỏi và thậm chí không một ai để ý đến. Thực hiện những việc đúng là điều đem lại sự tác động lớn nhất và hiệu quả nhất. Chúng ta nên tự hỏi điều gì đúng theo phương diện đạo đức và đẹp lòng Đức Chúa Trời, còn hơn là làm điều sai quấy trong cách đạt năng suất? Một nhà lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ hướng dẫn người khác tin tưởng Thiên Chúa dầu cho đang làm việc trong một tổ chức giáo hội hay tổ chức thế tục. Một nhà lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ quan tâm trước hết đến hạnh phúc của người khác, không phải vì sự an nhàn hay thanh danh của riêng mình và thường quan sát trong mỗi tình trạng khẩn cấp, một cơ hội mới để giúp đỡ. Chúng ta hãy nhìn xem ví dụ về Môi-se, một nhà lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ vĩ đại. Khi Môi-se biết mình sắp chết, ông muốn biết chắc dân sự sẽ có một người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ khác từ Đức Chúa Trời. Môi-se đã cầu xin Thiên Chúa, như đã được chép trong Kinh Thánh: “Môi-se thưa cùng Đức Giê-hô-va rằng: Lạy Giê-hô-va là Đức Chúa Trời của thần linh mọi xác thịt, xin Ngài lập trên hội chúng một người để vào ra trước mặt chúng nó, khiến chúng nó ra vào, hầu cho hội chúng của Đức Giê-hô-va chớ như con chiên không người chăn.” Dân Số Ký 27:15-17 Đức Giê-hô-va trả lời, “Hãy chọn lấy Giô-suê con trai của Nun, người có Thần cảm động; phải đặt tay trên mình người; rồi đem người ra mắt Ê-lê-a-sa, thầy tế-lễ và cả hội chúng truyền lịnh cho người trước mặt họ, và trao phần vinh hiển ngươi lại cho người, hầu cho hội chúng Y-sơ-ra-ên nghe người. Người phải ra mắt Ê-lê-a-sa, thầy tế-lễ, rồi người sẽ vì Giô-suê cầu hỏi sự xét đoán của U-rim trước mặt Đức Giê-hô-va; theo lịnh Ê-lê-a-sa, người và cả hội chúng Y-sơ-ra-ên sẽ đi ra đi vào.” Dân-số ký 27:18-21 Môi-se làm y theo lời Đức Giê-hô-va phán bảo. Cuối cùng, Môi-se tập hợp những người theo mình lại. Ông nói cùng họ nhiều điều họ cần phải biết trước khi họ đến sống tại xứ Ca-na-an. Dân sự lắng nghe Môi-se nói trong giờ phút cuối cùng của cuộc đồi ông, “Hãy mạnh mẽ và khá đi lên cách cam đảm. Chớ sợ hãi, cũng đừng lo lắng. Vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đi với ngươi. Ngài sẽ không bỏ ngươi và quên ngươi.” Môi-se yêu thương dân sự theo mình như người cha yêu những đứa con của mình. Ông đã là người lãnh đạo của họ trong một thời gian dài, rất dài. Thật Môi-se đã trung tín biết bao trong cương vị là một nhà lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ của Đức Chúa Trời! Có hai nhóm định nghĩa lãnh đạo: (1) Người đầu hàng cám dỗ để phục vụ bản thân (2) Người chào đón cơ hội để phục vụ người khác
  • 12. 12 Để trở thành một nhà lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ, bạn phải nằm trong nhóm thứ hai ở trên. Môi-se chọn cách trở thành một người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ, người phục vụ người khác, và nó đã đem lại cho ông nhiều sự tôn trọng. Như đã được nhắc đến trước đây, Indira Ghandi đã từng nói, “Ông tôi đã từng nói với tôi rằng trên đời này có hai loại người: Loại người làm việc và loại người nhận công trạng. Ông khuyên tôi nên cố gắng làm người ở nhóm thứ nhất; trong nhóm này không có nhiều sự cạnh tranh.” Những phẩm chất của một người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ Người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ là người được hướng dẫn bởi khải tượng gây biến đổi, suy nghĩ cách cẩn thận và giải thích cách dễ hiểu. Người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ hướng dẫn người khác đến với khải tượng và biến đổi mỗi người qua những hành động dũng cảm, gan dạ và quả quyết, và nên tránh sự không công khai công việc đối với nơi có những nhu cầu lớn nhất và các phần thưởng làm hài lòng nhất. Tuy nhiên, người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ cần phải sẵn sàng đi đầu và đứng thẳng lên khi đối diện với nguy hiểm và nghịch cảnh. Chia sẻ những hoạn nạn và những nan đề thường nuôi dưỡng lòng tin cậy giữa người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ và những người đi theo. Trung thực và Liêm chính xác nhận uy tín của người lãnh đạo, là điều khiến những người theo sẵn sàng gánh vác mạo hiểm và trung thành với người lãnh đạo mình. Khi lãnh đạo một công việc Chúa, mục đích cuối cùng dường như rất mơ hồ, việc đạt được nó thường nằm trong nỗi nghi ngờ. Tuy nhiên người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ giữ vững được bởi đức tin trong Đức Chúa Trời. Đức tin đóng một vai trò xác định và quan trọng bởi nó đảm bảo người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ thậm chí khi đang trong cơn sợ hãi và bối rối, giữa sự lộn xộn và hay thay đổi, bằng cách này hay cách khác những hành động và những sự đáp lời sẽ được bộc lộ ra. Người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ bước đi bằng đức tin chứ không bằng mắt thấy. Điều này sẽ giúp người lãnh đạo giữ tập trung trong lúc khốn khó. Khi xảy ra sự kiện bi thảm ngày 11 tháng 9, hàng triệu người Mỹ và trên khắp thế giới, đặc biệt là hàng ngàn tín hữu, đặt ra một câu hỏi khó nhất: Đức Chúa Trời ở đâu giữa thảm kịch vào Thứ Ba ngày 11 tháng 9 năm 2001? Cả thế giới, đặc biệt là nước Mỹ, đã thay đổi đột ngột từ sau sự kiện ngày 11 tháng 9. Người Mỹ quan tâm nhiều hơn về những vấn đề thuộc linh như: Sự cầu nguyện và đức tin bởi sự kiện ngày 11 tháng 9, và hết lòng kêu cầu cùng Đức Chúa Trời trong cơn hỗn loạn đến mức độ chưa từng có trước khi sự kiện trên xảy ra. Phần III thảo luận ba phẩm chất còn lại quan trọng nhất của người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ (hai phẩm chất khác đã được nói đến trong phần II) · Liêm chính · Đức tin · Cầu nguyện
  • 13. 13 MỤC LỤC I. GIỚI THIỆU II. CÁC KHÁI NIỆM LÃNH ĐẠO III. SỰ HỖN LOẠN VÀ NHỮNG THÁCH THỨC IV. LÝ THUYẾT LÃNH ĐẠO VÀ SỰ PHÂN TÍCH V. TRUNG THỰC & TIN CẬY VI. TRUYỀN THÔNG VII. LÀM VIỆC ĐỒNG ĐỘI (TEAMWORK) VIII. LIÊM CHÍNH IX. ĐỨC TIN X. CẦU NGUYỆN XI. LỜI KẾT XII. SÁCH THAM KHẢO XIII. PHỤ LỤC (c) 2004-2009 VietChristian.com and its software. All rights reserved CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU “Không có hy vọng thì không có niềm tin!” “Sự kính sợ Đức Giê-hô-Va gia thêm ngày tháng, còn năm tuổi kẻ ác sẽ bị giảm bớt đi” Châm Ngôn 10:27 Trong những năm gần đây, thế giới kinh doanh trở nên cạnh tranh hơn nhưng lại không ổn định. Những mối liên doanh và sát nhập, những sự thay đổi kỹ thuật nhanh hơn, cạnh tranh mang tính quốc tế hơn và thương trường cũng mang tính toàn cầu hơn, vượt quá khả năng của những ngành công nghiệp cần nhiều vốn, và tình trạng nhân lực thay đổi nhanh chóng là những yếu tố góp phần vào sự thay đổi này. Lẽ tất yếu, những tổ chức ngày hôm nay bao gồm cả nhà thờ, trường học, bệnh viện và thậm chí các cơ quan chính phủ đều đa dạng và mang tính toàn cầu hơn. Người dân trong các tổ chức này có các đặc điểm nhân dạng nào đó như giới tính, sắc tộc, nhân quyền, động lực văn hoá, tầng lớp kinh tế và tôn giáo, những đặc điểm này tạo ra một môi trường phức tạp tại bất cứ nơi làm việc nào, cộng đồng xã hội, mục vụ thị thành đương đại, cũng như trong nhà thờ.Những công nghệ mới thúc đẩy sự thay đổi gần như trong mọi lĩnh vực và trong mọi hoạt động cuộc sống chúng ta như giao thông, thông tin liên lạc, sản xuất, hệ thống theo dõi trong bệnh viện và ngân hàng. Theo dòng thời gian, những thay đổi này tăng nhanh theo cấp số nhân. Chưa một người nào đưa ra được cách quản lý nhân sự hiệu quả trong môi trường thay đổi nhanh chóng này. Xã hội chúng ta ngày nay cần nhiều nhà lãnh đạo hơn trước đây. Lee Iacocca, cựu chủ tịch của Tập đoàn Chrysler, nói: “Trong xã hội chúng ta hôm nay bạn cần phải hướng dẫn, tuân theo hoặc bước ra.” Điều đó
  • 14. 14 thật đúng. Và mặc dầu sự thay đổi có thể làm nản lòng đôi chút, chúng ta vẫn phải điều chỉnh để thay đổi trong thế giới của chúng ta và để được lợi từ nó. Nếu không thế, những kẻ khác sẽ làm và chúng ta sẽ bị loại ra khỏi cuộc đua. Những sự thay đổi công nghệ kéo theo chúng nhiều ích lợi và cũng lắm vấn đề. Trong ngành công nghiệp, nó đem lại sự gia tăng sản xuất nhưng nó cũng đòi hỏi các kỹ năng, sự khéo léo và nhiều công đoạn. Trong hội thánh, một mặt nó có thể đưa ra những công cụ tốt hơn để làm việc có hiệu quả hơn, nhưng mặt khác nó cũng dẫn đến nhiều cuộc xung đột bởi những khía cạnh và cấp độ khác nhau.Với tình trạng kinh tế gần đây, khi các công ty không đạt được lợi nhuận (thậm chí trong cả chu kỳ ngắn hạn) họ thường cải tổ và phát triển một chiến lược để có lợi nhuận. Nói cách khác, họ sẽ theo dõi nghiêm ngặt phương pháp họ đang kinh doanh và sắp xếp nó theo cấp độ cần thiết nhằm đem lại lợi nhuận cho công ty. Một số hội chúng đã áp dụng những chiến lược quản lý từ ngành công nghiệp vào môi trường hội thánh. Và thường là nó không hiệu quả cho đến khi có người nhận ra rằng hai môi trường này không giống nhau. Khi các công ty cải tổ, gần như các lớp trong khâu quản lý bị bỏ và thay thế bởi các nhóm kỹ thuật và các trưởng nhóm. Thay vì ra lệnh và điều khiển mọi việc từ trạng thái từ trên xuống, các nhóm và các đội sẽ được phép và được khuyến khích để đưa ra nhiều quyết định tác động đến sản xuất và hiệu suất. Tương tự, các nhóm và các đội sẽ chịu trách nhiệm giải quyết hầu hết các vấn đề nảy sinh trong bộ phận của mình hơn là ngồi chờ quyết định của những nhà quản trị cấp trên. Phương cách này được biết đến như là một phương thức từ dưới lên (“bottom-up”), thường đưa ra quyết định nhanh hơn và trả lời sớm hơn cho khách hàng. Hãy nhớ, để cạnh tranh hay tồn tại được trong thị trường toàn cầu, các doanh nghiệp hay các tập đoàn kinh doanh phải đáp ứng nhiều hơn với các đòi hỏi và môi trường thay đổi, và theo luật: “Khách hàng trên hết!” Trong thời kỳ kinh tế phát triển một tập đoàn có thể tồn tại với một bộ phận hành chính và quản trị tốt trên dưới một hệ thống cấp bậc, cùng với sự lãnh đạo giỏi tập trung ở đỉnh cao nhất của hệ thống. Tuy nhiên khi nền kinh tế đi xuống, mỗi tập đoàn phải có sự lãnh đạo có khả năng ở mỗi cấp độ. Vì thế, ngày nay để tồn tại và cạnh tranh hiệu quả trong các môi trường kinh doanh toàn cầu với những con người đến từ nhiều hoàn cảnh xã hội khác nhau – như giới tính, nhân quyền, tôn giáo, tuổi tác, văn hoá và sắc tộc – những cải thiện và thay đổi cơ bản trở nên cấp thiết hơn và sẽ định hướng nơi làm việc trong tương lai. Tương tự, ngày nay sự lãnh đạo ở mỗi cấp độ trong tổ chức và các hệ phái hội thánh được đòi hỏi nhiều hơn bao giờ hết. Điều này trở nên một năng lực cốt lõi đối với mọi người trong ngành công nghiệp và các tổ chức tôn giáo.Dường như có sự nhầm lẫn về sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản trị. Chúng có hai chức năng khác nhau: một bên là đối phó với tình trạng phức tạp, một bên là giải quyết các sự thay đổi tương ứng, tiêu biểu cho các hoạt động đặc thù của quản trị và lãnh đạo. Mỗi lĩnh vực liên quan đến việc quyết định điều gì cần làm, tạo ra một mạng lưới nhân sự và các mối quan hệ có thể đạt được thành công trong chương trình nghị sự và sau đó phải đảm bảo rằng những con người ấy hoàn thành công việc. Tuy nhiên, mỗi lĩnh vực hoàn thành nhiệm vụ bằng những phương cách khác nhau. Một ví dụ về sự khác nhau giữa hai chức năng này có thể tìm thấy trong Kinh Thánh Tân ước: Trong lúc đó, bởi số môn đồ càng thêm lên, nên người Hê-lê-nít phàn nàn nghịch cùng người Hê-bơ-rơ, vì những người goá bụa của họ đã bị bỏ bê trong sự cấp phát hằng ngày. Mười hai sứ đồ bèn gọi hết thảy môn đồ nhóm lại, mà nói rằng, “Bỏ sự dạy đạo Đức Chúa Trời mà lo việc bàn tiệc thật chẳng xứng hợp. Vậy anh em hãy chọn trong bọn mình bảy người có danh tốt, đầy dẫy Đức Thánh Linh và trí khôn rồi chúng ta sẽ giao việc này cho. Còn chúng ta sẽ cứ chuyên lo về sự cầu nguyện và chức vụ giảng đạo. Công Vụ 6:1-4 Mười hai sứ đồ là các “nhà lãnh đạo” và bảy người mới được chọn là những “nhà quản trị.” Hai nhóm người này có các chức năng khác nhau nhưng cùng một mục đích. Vai trò lãnh đạo không cần thiết phải tốt hơn quản trị và ngược lại. Nói chung, không phải ai cũng giỏi cả
  • 15. 15 hai lĩnh vực lãnh đạo và quản trị. Một vài người có khả năng để trở thành nhà quản trị giỏi nhưng không thể là nhà lãnh đạo giỏi. Một số khác là nhà lãnh đạo tuyệt vời nhưng vì một số lý do nào đó lại gặp khó khăn trong việc trở thành một nhà quản trị hiệu quả.Các tổ chức nên trọng dụng cả hai loại người này và dùng họ làm một phần của nhóm. Các tổ chức cũng nên nhớ rằng sự lãnh đạo vững vàng cùng với sự quản trị yếu kém không phải là lý tưởng, đôi lúc nó lại thật sự tồi tệ hơn, hơn là điều ngược lại. Ví dụ trong nhiều hội chúng, mục sư và các trưởng lão là những “nhà lãnh đạo,” ban trị sự là những “nhà quản trị.” Tương tự như thế, theo quan điểm của tôi, người chồng nên là nhà lãnh đạo còn người vợ là nhà quản trị. Một thách thức tồn tại ấy là kết hợp sự lãnh đạo vững vàng và sự quản trị hiệu quả trong một nhóm và sử dụng lĩnh vực nầy làm cân bằng (không cạnh tranh nhau) lĩnh vực kia. Lãnh đạo khác với quản trị nhưng chức năng lại bổ sung cho nhau trong hành động. Trong thế giới “thời đại thông tin” hiện đại thay đổi nhanh chóng, lĩnh vực này hoạt động không thể thiếu lĩnh vực kia. Mỗi lĩnh vực có chức năng và những hoạt động đặc trưng riêng biệt. Ví dụ, nhà lãnh đạo không lập kế hoạch và giải quyết vấn đề, nhưng họ chuẩn bị cho tổ chức đối phó với những thay đổi và vượt qua nó. Quản trị đẩy mạnh tính bền vững trong khi nhà lãnh đạo thúc ép sự thay đổi. Trong bất kỳ bộ phận nào, việc chỉ ra ai là người lãnh đạo là điều vô cùng dễ dàng. Ví dụ, chúng ta có thể quan sát khi mọi người cùng ngồi lại với nhau. Nếu có một vấn đề được quyết định thì ai là người đưa ra ý kiến quan trọng nhất? Ai là người khiến mọi người phải chăm chú lắng nghe phát biểu? Và ai là người gợi ý để người khác tìm ra được phương sách trả lời cho vấn đề? Thì đó là người lãnh đạo. Mọi người thật sự đều có ảnh hưởng đến một số người khác. Vì thế mọi người đều có thể là một nhà lãnh đạo trong kinh doanh, trường học, chính phủ, các tổ chức trong cộng đồng, trong bối cảnh gia đình, tôn giáo, hội thánh hay trong các nhóm bạn trẻ, và ít nhất có năng lực ảnh hưởng đến một người. Không phải tất cả mọi người đều sẽ trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, nhưng mọi người đều có thể trở thành một nhà lãnh đạo giỏi hơn! Trong chương đến chúng ta sẽ bàn về khái niệm lãnh đạo và quản trị, các chiến lược xây dựng kế hoạch và phát triển cùng các nguyên tắc căn bản của vai trò lãnh đạo. Ứng dụng và Thực hành/Chương 1 1. Định nghĩa của bạn về sự lãnh đạo là gì? Định nghĩa của bạn về sự quản trị là gì? 2. Chia thành nhóm nhỏ từ ba đến bốn người. Mỗi nhóm hãy suy nghĩ và liệt kê ra những sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản trị. 3. Nếu bạn có thể thay đổi (giữ lại) một điều gì đó về kiểu mẫu lãnh đạo trong hội thánh (tổ chức) ở địa phương bạn thì đó là gì? Tại sao? 4. Nếu bạn có thể thay đổi (giữ lại) một điều gì đó về kiểu mẫu quản trị ở hội thánh (hoặc tổ chức) ở địa phương bạn thì đó là gì? Tại sao?
  • 16. 16 CHƯƠNG 2 CÁC KHÁI NIỆM LÃNH ĐẠO “Vâng, tôi biết và tôi quyết định rằng tất cả năm tháng còn lại của đời tôi đều thuộc về Ngài.” Ronald Wilson Reagan, Tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ “Mọi sự đều có thì tiết, mọi việc dưới trời đều có kỳ định.” Truyền Đạo 3:1 2.1 Các định nghĩa Lãnh đạo có thể được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau. Nó tuỳ thuộc vào quan điểm của một người bao gồm môi trường, địa vị xã hội, nhân dạng xã hội (social identity), tôn giáo và các tình huống của nó. Ngày nay có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về lãnh đạo. Cựu tổng thống Hoa kỳ Dwight D. Eisenhower nói: “Lãnh đạo là một nghệ thuật khiến một người khác mong muốn thực hiện điều mà người ấy đang muốn làm.” Thật sự lãnh đạo là sự phản ảnh một người ảnh hưởng đến một người khác như thế nào. Cố vấn an ninh của Tổng thống Bush, bà Condoleezza Rice nói: “Quyền lực không là gì cả trừ khi bạn biến nó trở thành một sự tác động.” Trong cuốn sách này tôi định nghĩa: Định nghĩa 2.1: Lãnh đạo, “một nghệ thuật, một khoa học và một quan điểm thần học”, là khả năng truyền cảm hứng đến một người để người đó thực hiện việc mà bạn muốn được thực hiện, một cách sẵn sàng và với một sự cam kết, để đạt được những mục đích cuối cùng. Truyền cảm hứng cho một người là một khái niệm quan trọng trong sự định nghĩa lãnh đạo và một mức độ cao hơn trong sự tương tác của con người với nhau hơn sự động viên người khác. Truyền cảm hứng có nghĩa là động cơ thúc đẩy được thân hoá và vì thế nó xuất hiện từ bên trong người làm công hoặc tín hữu. Ngược lại sự động viên chỉ đơn giản là một đáp ứng tạm thời với sự khuyến khích bên ngoài. Những công nhân được động viên thì cam kết với những mục đích của tổ chức còn những công nhân được truyền cảm hứng thì biến những mục đích ấy thành ra của mình. 2.2 Lãnh đạo đsv. (đối sánh với) Quản trị Theo truyền thống quản trị từng được xem như là một khoa học trong khi lãnh đạo được xem như là một nghệ thuật. Nhưng nghệ thuật là gì? Khoa học là gì? Từ điển Webster đưa ra một số định nghĩa thú vị về các từ ngữ “nghệ thuật” và “khoa học”. Một số định nghĩa về nghệ thuật là: “là một công việc đòi hỏi kiến thức hay kỹ năng; kỹ năng có được do kinh nghiệm, học hỏi và quan sát.” Định nghĩa về khoa học: “là một hệ thống hoặc phương pháp kết hợp những mục đích thực tiễn với các qui tắc khoa học.” Kouzes và Pozner (1987) định nghĩa lãnh đạo như là “nghệ thuật động viên người khác muốn gắng sức vì những khát vọng chung.” Một vài bài thực hành đơn giản giúp cho người
  • 17. 17 lãnh đạo đạt được những việc phi thường bao gồm việc thách thức tiến trình, truyền cảm hứng về một khải tượng chung, và đặt ra khuôn mẫu trong cách đối xử phù hợp với những giá trị chung. Lãnh đạo thật ra là sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học (Bennis, 1989). Nó là khoa học bởi nó bao gồm những qui luật và nguyên tắc phổ thông và nhất quán. Tuy nhiên những qui luật và nguyên tắc này phải được áp dụng cách sáng tạo với các tình huống lãnh đạo, biến lãnh đạo thành một hình thức nghệ thuật. Về phương diện thần học, lãnh đạo là một cộng đồng học hỏi. Đôi khi chúng ta tách rời lãnh đạo ra thành hai phạm trù, những nhà lãnh đạo như là những giáo viên và những người đi theo là những học viên. Tuy nhiên, những nhà lãnh đạo và những người đi theo đều cần nhau để hoàn thành trách nhiệm được giao phó. Everist (2002) cho rằng: “Bắt đầu biết đến nhau là đã sẵn sàng để trở thành một đối tác trong sự học hỏi nhau, mà tự điều đó là một món quà.” Mỗi người là duy nhất và đều muốn được đối xử cách tôn trọng và tin tưởng bởi vì toàn thể mọi người luôn mang tính đa dạng. Do đó, những nhà lãnh đạo phải đối xử với mỗi cá nhân như là một cá nhân riêng biệt và duy nhất bằng sự học hỏi.Ai cũng muốn được quan tâm, thông cảm và đánh giá cao. Ai cũng có một giá trị cần thiết cho cộng đồng vì vậy họ muốn người lãnh đạo của mình giao cho họ đúng lúc, kịp thời và hoàn tất thông tin về những điều ảnh hưởng đến họ. Họ cũng muốn người lãnh đạo mình lắng nghe và tôn trọng ý kiến của họ. Kỹ năng lắng nghe là một trong những nguyên tắc cần được vận dụng cách sáng tạo đối với tình huống lãnh đạo, “lắng nghe để học và học để lắng nghe!” biến sự lãnh đạo thành một cộng đồng học hỏi. Lãnh đạo không phải là quản trị. Tương tự, quản trị cũng không phải là lãnh đạo. Cho nên lãnh đạo và quản trị khác nhau nhưng bổ sung cho nhau. Trong thế giới thay đổi này, lĩnh vực này không thể hoạt động mà thiếu lĩnh vực kia. Trong thực tế, lãnh đạo và quản trị đúng hơn là hai hệ thống riêng biệt và bổ sung về các trách nhiệm. Lãnh đạo xử lý với một cấp độ từ cao đến thấp với mục đích: Những điều gì tôi muốn đạt đến? Quản trị là một cấp độ từ thấp đến cao chú trọng đến đề tài: Làm thế nào tôi hoàn thành công việc cách tốt nhất? Nói chung, lãnh đạo tập trung vào cách thực hiện những việc đúng (tính hiệu quả). Quản trị tập trung vào cách thực hiện đúng việc (năng suất). Bennis (1989) cho rằng: “Theo định nghĩa, một nhà lãnh đạo là một nhà cải cách. Anh ta làm những việc mà người khác đã không làm. Anh ta làm nhiều việc trước người khác.”Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi hay một quản trị vững vàng thì người ấy cần phải hiểu rõ sự khác nhau giữa hai khái niệm này (Bennis, 1989, Covey, 1989). Những sự khác biệt rõ ràng giữa lãnh đạo và quản trị như sau: Nhà lãnh đạo đsv · cách tân (đưa ra cái mới) · là những bản chính · phát triển · tập trung vào con người · truyền cảm hứng tin tưởng · có một cái nhìn về lâu dài · luôn hỏi cái gì và tại sao · thách thức hiện trạng · thực hiện những việc đúng
  • 18. 18 Nhà quản trị · quản lý · là những bản sao · duy trì · tập trung vào hệ thống và cơ cấu · tuỳ thuộc vào kiểm soát · chỉ nhìn trong một tầm nhìn gần · luôn hỏi như thế nào và khi nào · chấp nhận nó · làm đúng việc Một bản liệt kê (của Covey, 1989; Kouzes và Pozner, 1987; Moxley, 2000), nhưng không có nghĩa là hoàn chỉnh hết, về sự khác nhau lãnh đạo và quản trị như sau: Sự lãnh đạo đsv · đương đầu với thay đổi · lập ra phương hướng thay đổi thông qua việc tạo ra một khải tượng · hướng nhân viên làm việc cho khải tượng ấy · động viên và truyền cảm hứng để người khác mong muốn hoàn thành kế hoạch · thuộc về tinh thần, là sự hoà hợp giữa nhân cách và khải tượng Sự quản trị · đương đầu với sự phức tạp · lập kế hoạch và ngân sách cho sự phức tạp · phát triển khả thực hiện kế hoạch qua việc tổ chức và bố trí nhân viên · bảo đảm sự thành công của kế hoạch qua việc kiểm soát và giải quyết vấn đề · thuộc về trí óc, nghiêng về vấn đề tính toán chính xác, thống kê, phương pháp, thời gian biểu và thủ tục 2.3 Việc Đúng đsv. Đúng Việc Sự lãnh đạo quyết định rằng cái thang có dựa bức tường đúng hay không trong khi quản trị là năng suất trèo trên sự thành công cái thang ấy. Bạn có thể nhanh chóng nắm bắt được sự khác nhau quan trọng giữa hai lĩnh vực nếu bạn mường tượng một nhóm các nhà sản xuất mở đường xuyên qua khu rừng với các chiếc rựa - được giải thích ở dưới (Covey, 1989). Vì thế, lãnh đạo đối phó với các nhà sản xuất và quản trị là những nhà giải quyết nan đề. Trong trường hợp này, không phải lãnh đạo cần thiết hơn quản trị hoặc ngược lại. Người lãnh đạo là người trèo lên ngọn cây và quan sát tổng thể, rồi quyết định nếu đây là một “khu rừng không ổn!” Những nhà quản trị đang mở đường dưới mặt đất và ở dưới các nhà lãnh đạo, mài cho sắc những chiếc rựa của mình, phát triển những kế hoạch và chương trình làm việc, thảo ra các chính sách và thủ tục, và đưa vào những kỹ thuật công nghệ được cải tiến. Nhìn chung, những nhà quản trị thường bận với các dự án, mở con đường dưới mặt đất đến nỗi họ không thể nhận ra rằng họ đang ở trong một khu rừng không ổn. Trong môi
  • 19. 19 trường thay đổi nhanh chóng mà chúng ta đang sống hiện nay khiến cho sự lãnh đạo hiệu quả quan trọng hơn bao giờ hết. Với công nghệ kỹ thuật hiện đại, chúng ta cần có một khải tượng và một la bàn (một bộ những nguyên tắc và các hướng dẫn) và ít cần bản đồ chỉ đường. Chúng ta thường không biết địa hình phía trước ra sao, chẳng hạn như sự cạnh tranh thị trường toàn cầu, hoặc cái chúng ta cần vượt qua là gì; mà phần lớn chúng phụ thuộc vào những sự phán đoán của chúng ta lúc ấy. Nhưng một la bàn bên trong sẽ luôn chỉ cho chúng ta một lối để thoát ra bên ngoài. Ngày hôm nay, và cả sau này, chúng ta cần nhiều nhà lãnh đạo cả trong hội thánh và ngoài hội thánh. Lãnh đạo là những người thực hiện những công việc đúng. Các nhà quản trị là những người thực hiện đúng những công việc. Có một sự khác nhau sâu sắc. Khi bạn suy nghĩ về việc làm những công việc đúng, ngay lập tức tâm trí bạn nghĩ ngay về tương lai, về những giấc mơ, những sứ mạng, những khải tượng, các ý định chiến lược và các mục đích. Khi bạn suy nghĩ đến việc thực hiện đúng những công việc, bạn sẽ nghĩ ngay đến điều khiển các cổ máy, các thủ tục, các tiến trình, và về “như thế nào”. Các nhà lãnh đạo chỉ đặt ra các câu hỏi “cái gì và tại sao”, không đặt những câu hỏi “như thế nào”. Các nhà lãnh đạo nghĩ đến sự trao quyền, không phải điều khiển và định nghĩa hay nhất về sự trao quyền ấy là không tước mất trách nhiệm từ người khác. Cấp dưới mong muốn người lãnh đạo của mình nói đúng sự thật, thực hiện những gì mình nói rằng sẽ làm, và nhất quán trong lời nói và hành động.Những nhà quản trị có thể trở thành những nhà lãnh đạo giỏi nếu những người mà họ hướng dẫn bằng lòng theo họ cách sẵn sàng và kiên định. Các nhà lãnh đạo xây dựng và duy trì mối quan hệ với cấp dưới bằng sự tôn trọng của cấp dưới. Và lẽ tất nhiên, người ta sẽ không đi theo một người lãnh đạo mà họ cho rằng người ấy không trung thực. Dwight Eisenhower (1989) đã nói: “Để trở thành một nhà lãnh đạo thì một người cần phải có người khác đi theo mình. Và để có người theo mình thì người ấy phải có lòng tin của họ.” 2.4 Phát triển và Lập chiến lược Hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào việc chúng ta đã bỏ ra bao nhiêu công sức, nhưng là bỏ công sức mà chúng ta bỏ ra có đúng hướng và vào đúng việc hay không. Trong kinh doanh, thị trường thay đổi nhanh chóng đến nỗi rất nhiều sản phẩm, ví dụ như hàng điện tử, và các dịch vụ đã rất thành công trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng cách đây một năm thì bây giờ lại thành ra lỗi thời. Lập kế hoạch là một tiến trình quản trị, mang tính suy diễn, và được thiết kế để tạo ra những kết quả thứ tự, không thay đổi. Đặt phương hướng thì mang tính quy nạp hơn. Những nhà lãnh đạo tập hợp một bảng dữ liệu và tìm kiếm đối tác, các mối liên hệ và các liên kết nhằm giải thích vấn đề. Đặt ra một phương hướng không bao giờ giống như lập kế hoạch hay thậm chí lập một kế hoạch lâu dài, mặc dầu người ta thường nhầm lẫn cả hai. Dwight Eisenhower (1989) nói: “Kế hoạch không là gì cả, nhưng lập kế hoạch lại là tất cả.” Việc đặt phương hướng (direction-setting) của sự lãnh đạo không tạo ra các kế hoạch nhưng tạo ra các chiến lược và khải tượng. Việc lập kế hoạch hoạt động tốt nhất không với tư cách như một phương tiện thay thế cho việc đặt phương hướng nhưng như một sự thực hiện nó. Một tiến trình lập kế hoạch thành thạo phục vụ như một thực tế hữu ích dùng để kiểm tra các hoạt động của phương hướng đã đặt ra. Tương tự, một tiến trình đặt ra phương hướng tốt sẽ cung cấp một tiêu điểm mà trong đó việc kế hoạch có thể được thực hiện cách thực tế. Nó giúp cho thấy rõ việc lập kế hoạch nào là thiết yếu và việc kế hoạch nào là không thích hợp. Rất nhiều các trường hợp điển hình về cách lập kế hoạch không phù hợp đã được thực hiện. Những tình huống dưới đây minh họa cho sự cần thiết cho việc lập kế hoạch được cải thiện.
  • 20. 20 · Một công ty điện tử đang đối diện với sự phát triển hết sức nhanh chóng. Nhà quản trị nhận được những đề xuất đòi hỏi ngân sách tương ứng cho hai kho chứa hàng lớn tại hai địa điểm có cùng một sức chứa và số lượng vật liệu của qui trình. Nhà quản trị đặt câu hỏi đối với cơ sở hợp lý cho một “giải pháp” về một kho chức hàng cao tầng tự động/những hệ thống hiển thị hay một kho hàng thấp với máy tính điều khiển. · Ban trị sự một hội thánh lập kế hoạch tìm một địa điểm mới cho nhà thờ. Các kiến trúc sư thiết kế một toà nhà trên vị trí đó.Không có đề án về không gian, hoạt động và vật liệu đòi hỏi được triển khai bởi vì các quyết định đã không hề liên quan gì đến những người sử dụng cơ sở cũng như những hoạt động và những mục đích dài hạn. Thông thường, một tiến trình lập kế hoạch bao gồm các bước: 1. Xác định vấn đề 2. Phân tích vấn đề 3. Lập các kế hoạch 4. Lượng giá các kế hoạch 5. Chọn giải pháp tốt nhất 6. Thực hiện giải pháp Theo lý thuyết quản trị, các cơ chế kiểm soát so sánh trạng thái của hệ thống với kế hoạch cụ thể (bước 1 ở trên) và thực hiện các kết quả (bước 6) khi một sự sai lệch được chỉ ra. Ví dụ, trong một tiến trình sản xuất được quản lý tốt, điều này có nghĩa là tiến trình lập kế hoạch thiết lập những mục tiêu chất lượng rõ ràng, tiến trình cải tổ xây dựng một tổ chức có thể đạt được những mục tiêu đó, và một tiến trình điều chỉnh bảo đảm rằng những sự lầm lẫn chất lượng được phát hiện ra ngay lập tức, không phải trong 15 hay 30 ngày, và được điều chỉnh cho đúng. Vì một số lý do tương tự rằng sự kiểm soát là trọng tâm của quản trị, nên trạng thái được cảm hứng hoặc động viên cao thì hầu như không thích hợp. Truyền cảm hứng cho người khác Các tiến trình thuộc sự quản trị cần phải chặt chẽ đến tối đa để dự phòng bảo đảm an toàn và khỏi nguy cơ rủi ro. Điều đó có nghĩa chúng không được dựa vào sự khác thường hay cứng rắn để tồn tại. Mục đích tổng thể của các hệ thống và các cấu trúc là giúp những người bình thường, người có cách cư xử bình thường, ngày nối ngày hoàn tất những công việc thường nhật cách thành công. Nó chẳng có gì thú vị nhưng quản trị là như vậy. Lãnh đạo lại khác. Để đạt được khải tượng của tổ chức luôn đòi hỏi một sự gắng sức. Động cơ thúc đẩy và sự truyền cảm hứng tiếp thêm năng lượng cho người khác, không bằng cách đẩy họ theo hướng đúng như cách những cổ máy làm việc nhưng bằng việc làm cho khải tượng của công ty trở thành khải tượng của họ và cung cấp một khả năng sống theo lý tưởng của chính mình. Đôi khi một nhà lãnh đạo cũng cần phải điều chỉnh áp lực bằng cách hâm nóng trong lúc đó cũng cho phép một số hơi thoát ra. Nếu áp lực vượt quá khả năng của một nồi nấu, nó có thể vỡ tung. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều biết rằng, không có gì có thể nấu được nếu không có sức nóng! Một người lãnh đạo giỏi động viên người khác qua nhiều phương cách. Đầu tiên, họ phải luôn ăn khớp với khải tượng của tổ chức theo cách nhấn mạnh giá trị của người đang nghe họ nói. Điều này khiến cho công việc trở nên quan trọng với các cá nhân đó. Các nhà lãnh đạo cũng thường xuyên để thuộc cấp tham gia quyết định cách nào để đạt được khải tượng của tổ chức (hoặc phần thích hợp nhất với một cá nhân đặc biệt). Điều này đưa ra cho người khác một cảm thức phụ thuộc và thuộc về tổ chức.
  • 21. 21 Một kỹ năng động viên quan trọng khác là ủng hộ công nhân nổ lực nhận ra khải tượng bằng cách cung cấp những mục tiêu, thông tin phản hồi, và vai trò mô hình, vì thế giúp người khác đạt đến trình độ chuyên môn và nâng cao lòng tự trọng của họ. Cuối cùng, những nhà lãnh đạo giỏi nhận ra thành công và khen thưởng, điều này không chỉ đưa ra cho người khác một ý thức hoàn thành công việc mà còn khiến cho họ có cảm giác họ đang làm việc cho một tổ chức luôn quan tâm đến họ. Khi tất cả những điều này đã được thực hiện, chính công việc sẽ trở thành động cơ thúc đẩy cần thiết. 2.5 Các Vai trò Lãnh đạo Mỗi một tổ chức phải có một người lãnh đạo. Nhưng thường thì những sự trông đợi của chúng ta hiếm khi được đáp ứng bởi mỗi chúng ta đều có những cái nhìn khác nhau trong những thuật ngữ về những phẩm chất đặc biệt. Bất kỳ người nào có trách nhiệm trong một nhóm đều là nhà lãnh đạo. Người đó có thể hoặc không thể là một nhà lãnh đạo hiệu quả hay là một nhà lãnh đạo vĩ đại. Rosalynn Carter cho rằng: “Một người lãnh đạo đem người ta đến nơi họ muốn. Một người lãnh đạo vĩ đại đem người ta đến nơi mà người ta không nhất thiết muốn đến, nhưng cần phải đến.” Những người lãnh đạo vĩ đại thường có năm kỹ năng và khả năng cơ bản như sau: 1. Người lãnh đạo kéo hơn là đẩy. Những nhà lãnh đạo phải có nổ lực cá nhân. Nếu không, bạn không thể lãnh đạo. 2. Người lãnh đạo biết nơi mình muốn đến, đặt ra khải tượng cho tổ chức của họ, và đưa ra các phương cách để đạt đến khải tượng đó. Họ đưa ra tính bền bĩ trong phương hướng và mục đích cần thiết để thành công trong một thời gian dài. Nếu bạn không biết nơi mình sẽ đến thì bạn không thể hướng dẫn một cuộc hành trình. 3. Người lãnh đạo phải dũng cảm và đáng tin cậy, giữ vững mục đích và cứ ở đó – ngay cả khi phải đối diện khó khăn dọc theo cuộc hành trình. Người lãnh đạo cần phải có sự tin tưởng của những người đi theo mình và nếu có điều gì bất ổn xảy ra bạn phải bảo vệ họ. Nói một cách khác, nếu bạn không có những người trung thành với mình, bạn không thể là nhà lãnh đạo. 4. Vai trò quan trọng nhất của người lãnh đạo là giúp đỡ những người theo mình thực hiện công việc với lòng tự hào. Điều này nói về việc huấn luyện và ủng hộ, về việc cung cấp cho công nhân những công cụ cần thiết, cả về thể chất và trí tuệ, và về việc khuyến khích khi khó khăn, khen thưởng khi hoàn thành công việc. 5. Vai trò của người lãnh đạo không phải là ra lệnh nhưng là tạo điều kiện thuận lợi. Một nhóm người không được huấn luyện và trang bị cho nhiệm vụ của mình thì họ không thể hoàn thành nó được. Người ta không thể đem lại nhiều hơn những gì họ đang có. Một số bài học lãnh đạo quan trọng từ Tướng Colin Powell (lời của Tướng Powell được in nghiêng) (Harari, 2002) là: 1. Chịu trách nhiệm đôi khi có nghĩa khiến người ta giận dữ (không chính xác là những từ ngữ của Tướng Powell). Lãnh đạo giỏi có liên quan đến sự chịu trách nhiệm về một nhóm người, điều này có nghĩa, đôi lúc có một vài người sẽ giận bạn vì những hành động và quyết định của bạn. 2. Cái ngày mà những người lính ngưng mang đến cho bạn những phiền toái của họ thì cũng là ngày bạn kết thúc việc lãnh đạo họ. Họ hoặc đã mất lòng tin rằng bạn không thể giúp họ hoặc có thể kết luận rằng bạn không quan tâm đến họ. Cả hai trường hợp đều là sự thất bại của sự lãnh đạo.
  • 22. 22 3. Đừng ngại thách thức những tay nhà nghề, ngay cả trong lãnh vực chuyên môn của họ. Hãy học hỏi từ những người này, quan sát họ, khích lệ họ làm những nhà cố vấn kinh nghiệm và những cộng sự. Nhưng hãy nhớ rằng ngay cả những tay nhà nghề này cũng có thời kỳ khựng lại trong học hỏi và kỹ năng. Lãnh đạo giỏi là khuyến khích mọi người tiến triển. 4. Bạn không thể biết bạn thoát khỏi điều gì trừ khi bạn cố gắng. Bạn có biết câu thành ngữ “Có được sự tha thứ dễ dàng hơn có được sự cho phép”? Những nhà lãnh đạo giỏi không ngồi chờ ơn mưa móc. Nếu bạn đòi hỏi sự cho phép của đầy đủ mọi người, chắc hẳn bạn sẽ gặp người nào đó mà họ tin rằng công việc của họ là nói “không”. 5. Tổ chức không hoàn thành điều gì cả. Các kế hoạch cũng không. Các lý thuyết về quản trị cũng không quan trọng lắm. Sự cố gắng thành công hay thất bại là bởi những người có liên quan. Chỉ bởi sự thu hút những con người giỏi nhất sẽ giúp bạn đạt được những kỳ công lớn lao. 2. 6 Lãnh đạo theo cách Theo-đúng-Nguyên-tắc Nhà lãnh đạo có nhiều khải tượng và có ý thức mạnh mẽ về mục đích. Họ truyền cảm hứng tin tưởng và làm việc vì sự thay đổi. Nhà lãnh đạo tạo ra một khải tượng và chia sẻ nó với ý nghĩa và tầm quan trọng theo cách đặt con người vào vị trí trung tâm của công việc hơn là đặt ra bên ngoài. Nếu các tổ chức có một khải tượng đầy ý nghĩa đối con người thì không có gì có thể ngăn họ đi đến thành công. Ví dụ, Tổng thống John F. Kennedy đã có một khải tượng rõ rệt bằng việc công bố mục đích của mình về sự đổ bộ của con người trên mặt trăng vào cuối thập niên 1960. Khải tượng Một khải tượng có thể được chia sẻ chỉ khi nó có ý nghĩa đối với những con người có liên quan với nó. Hãy nhớ rằng bạn không thể một mình đưa ra quyết định. Bạn cũng không thể là nhà lãnh đạo duy nhất. Thay vào đó bạn nên tạo ra một môi trường mà tất cả mọi người ở mọi cấp độ trong đó đều được trao quyền để trở thành những nhà lãnh đạo, để tập trung vào khải tượng của công ty, và đưa ra những quyết định hiệu quả. Để truyền đạt một khải tượng, bạn cần nhiều công việc, nhiều khả năng nói, các bức thư điện tử, và sổ ghi nhớ hơn. Bạn cần phải sống cho khải tượng, cả trong những ngày làm việc lẫn ngày nghỉ – thể hiện nó ra và trao quyền cho tất cả mọi người khác thực hiện khải tượng đó trong mọi việc họ làm, đến nổi nó trở thành một khuôn mẫu đối với quyết định được đưa ra. Hành động có ý nghĩa hơn là lời nói. Người ta thường nói: “Một bức tranh có thể nói lên nhiều hơn hàng ngàn ngôn từ.” Có lẽ khải tượng sống động đáng nhớ nhất về một nhà lãnh đạo trong lịch sử Hoa Kỳ, người đã trao quyền cho những người theo mình, là Mục sư Martin Luther King. Trong bài diễn văn nổi tiếng của ông “Tôi Có một Ước mơ” (“I Have a Dream”) phát biểu tại Lễ kỷ niệm Lincoln vào ngày 28 tháng 8 năm 1963, Tiến sĩ King đã minh hoạ khả năng giải thích những hoàn cảnh hiện tại, nỗi tuyệt vọng, sự chán nản và ngã lòng song đã đưa ra một khải tượng to lớn hơn về hy vọng và cơ hội trong tương lai. Một phần trong bài diễn văn của Mục sư King có đoạn như sau: “Vì thế, tôi muốn nói với các bạn, rằng cho dù là chúng ta phải đối diện với những khó khăn của hôm nay và mai sau thì tôi vẫn có một ước mơ. Nó là một ước mơ có nguồn gốc sâu xa trong ước mơ của người Mỹ, ấy là đến một ngày đất nước này sẽ đứng lên và sống vì ý nghĩa thật trong niềm tin – ‘chúng ta tin vào sự thật hiển nhiên này, tất cả mọi người được tạo dựng một cách công bằng’. Tôi có một ước mơ rằng đến một ngày trên những ngọn đồi ở Georgia, con trai của những kẻ nô lệ và con trai của các ông chủ sẽ ngồi lại cùng một bàn như là anh em.
  • 23. 23 Tôi có một ước mơ rằng một ngày, tại tiểu bang Mississippi, một tiểu bang ngột ngạt với sự bất công, ngột ngạt với sự áp bức sẽ được biến đổi thành một ốc đảo của tự do và công bằng. Tôi có một ước mơ rằng đến một ngày bốn đứa con của tôi sẽ sống trong một đất nước nơi mà chúng không phải bị xét đoán bởi màu da của chúng nhưng bởi tính cánh của chúng. Ngày nay tôi có một ước mơ! Tôi có một ước mơ rằng đến một ngày, tận trong sâu thẳm của Alabama với những kẻ phân biệt chủng tộc độc ác của nó, với những kẻ thống trị có môi miệng nói ra những ngôn từ nước đôi và vô nghĩa, đến một ngày, ngay tại Alabama, những cậu bé, cô bé da đen sẽ nắm tay các cậu bé, cô bé da trắng như là anh chị em. Tôi có một ước mơ!Tôi có một ước mơ rằng đến một ngày mọi thung lũng sẽ được lấp đầy, mọi đồi núi sẽ được san bằng, mọi nơi gồ ghề sẽ được làm cho bằng phẳng, mọi nơi cong ghẹo sẽ được làm cho thẳng, và sự vinh hiển của Thượng Đế sẽ được lộ ra, và tất cả mọi loài xác thịt sẽ nhìn thấy. Đây là hy vọng của chúng ta. Đây là niềm tin tôi sẽ trở lại miền Nam.” Một người lãnh đạo cần có sự thẳng thắn để hành động hiệu quả. Thật đáng buồn, một vài cuộc nghiên cứu cho thấy rằng tám trong số mười người trong các tổ chức sẽ không lên tiếng nếu họ nghĩ rằng quan điểm của họ sẽ không được xem trọng, đặc biệt nếu quan điểm của họ khác với quan điểm của các ông chủ mình–thậm chí ngay cả khi họ tin chắc rằng ông chủ mình mắc phải sai lầm. Những môi trường như thế cũng có thể được nhận thấy trong ngành công nghiệp, trong nền kinh tế và cũng như trong các nhà thờ. Những gì một người lãnh đạo cần phát triển ấy là khả năng để được những người theo họ tin tưởng rằng họ là người công bằng, trung thực, liêm chính. Người lãnh đạo cần trung thực trong các thông tin của mình và chứng tỏ họ quan tâm thật sự. Họ phải được đánh giá là đáng tin cậy. Một trong các phương thức tốt nhất để xây dựng lòng tin tưởng là việc lắng nghe chăm chú. Cảm giác của những người được lắng nghe là động lực mạnh mẽ nhất của sự tác động con người. Lắng nghe không có nghĩa là đồng ý nhưng nó có nghĩa là tìm kiếm sự thông cảm để hiểu người khác. Những gì mà những người theo muốn nhất từ người lãnh đạo của mình – là phương hướng và ý nghĩa, là sự tin cậy và hy vọng. Mọi người lãnh đạo cần phải có một mục đích và biết mình muốn tổ chức đạt được điều gì. Cựu Tổng thống Ronald Reagan là một người có mục đích cao cả, niềm hy vọng và khải tượng lớn lao đối với nước Mỹ khi ông đến Nhà Trắng năm 1980. Nguyên cựu tổng thống phu nhân Nancy Reagan đã viết ký ức của bà về chồng mình trong tạp chí Time Magazine (Reagan, 2004): “Ronnie luôn tin rằng Thượng Đế có một chương trình cho mỗi chúng ta và có thể bây giờ chúng ta không biết nó là gì, nhưng đến cuối cùng chúng ta sẽ nhận thấy được điều ấy.” Câu mô tả Khải tượng (Vision Statements) Để phát triển một khải tượng, một người có thể đặt câu hỏi, “Tổ chức sẽ ở đâu trong 5 hay 10 năm đến?” Câu mô tả khải tượng là một mục đích lâu dài và không cần dài dòng; càng ngắn, càng rõ ràng rành mạch càng tốt. Không có khải tượng, công ty sẽ lẩn quẩn trong một đường vòng và đi chệch hướng. Điều nầy sẽ đánh đổ sự cố gắng. Tính kiên định là một câu khẩu hiệu chính yếu. Một số ví dụ về “câu mô tả khải tượng” ở một số doanh nghiệp: “Là hãng xe hàng đầu thế giới.” Hãng xe Ford “Được thừa nhận là những sản phẩm gia dụng tốt nhất thế giới về kiểu dáng, chế tạo, tiếp thị, và phục vụ.” Tập đoàn Maytag