SlideShare a Scribd company logo
1 of 123
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU VỀ THU HỒI NỢ CỦA CÁC
CÔNG TY TÀI CHÍNH TẠI HỒ CHÍ MINH
Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN LÊ HOÀNG VỸ
Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU VỀ THU HỒI NỢ CỦA CÁC
CÔNG TY TÀI CHÍNH TẠI HỒ CHÍ MINH
Ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số: 8340101
Họ và tên học viên: Nguyễn Lê Hoàng Vỹ
Ngườihướng dẫn: PGS, TS Trần Quốc Trung
Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan luận văn về đề tài “NGHIÊN CỨU VỀ THU HỒI NỢ
CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TẠI HỒ CHÍ MINH” là công trình nghiên cứu
cá nhân của học viên trong thời gian qua. Mọi số liệu sử dụng phân tích trong luận
văn và kết quả nghiên cứu là do học viên tự tìm hiểu, phân tích một cách khách
quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hoàn toàn không sao chép và sử dụng kết
quả của đề tài nghiên cứu nào tương tự. Học viên xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về
sự trung thực của các thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu này.
Học viên thực hiện
Nguyễn Lê Hoàng Vỹ
ii
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, học viên xin được gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô giáo của trường
Đại học Ngoại Thương đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức, kỹ năng và tạo
nhiều thuận lợi cho học viên trong suốt quá trình học tập theo chương trình nghiên
cứu và cả quá trình làm Luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS, TS Trần Quốc
Trung đã tận tình hướng dẫn giúp học viên nhận ra các sai sót và hỗ trợ sửa chữa
những lỗi mắc phải trong quá trình học tập nghiên cứu, đồng thời giúp cho học viên
có thêm ý tưởng và phương án mới để giải quyết vấn đề hiệu quả và hợp lý hơn.
Trong quá trình làm luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, học viên
mong sự góp ý từ phía Quý thầy, cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
Học viên xin chân thành cảm ơn!
Học viên thực hiện
Nguyễn Lê Hoàng Vỹ
iii
DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT
Số thứ
tự
Thuật ngữ Nội dung Nghĩa tiếng Việt
1 NPL Non-Performing
Loan
Nợ xấu
2 WO Written Off Loan Khoản nợ đã trích lập dự phòng
rủi ro
3 DPD Day Pass Due Ngày quá hạn
4 RFR Roll Forward Rates Tỷ lệ dịch chuyển nhóm nợ lên
nhóm cao hơn
5 ROR Rate of Recovery Chỉ tiêu thu hồi nợ theo số thu
tiền mặt
6 POS Dư nợ tại ngày giao của khoản
vay
7 Due Due date Ngày đến hạn thanh toán theo
điều khoản đã ký kết trong hợp
đồng tín dụng giữa Khách hàng
và Công ty
8 Predue Trước kỳ trả nợ
9 B Bucket Nhóm nợ
10 Saving rate Tỉ lệ ngăn chặn được nợ chuyển
sang nhóm cao hơn
11 Target Chỉ tiêu hoàn thành
iv
DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT
12 B0 Là các khoản vay có DPD = 0
tại thời điểm đầu tháng.
13 B1 NEW Là các khoản vay có DPD = 0
(B0) tại thời điểm đầu tháng và
trở thành 1 - 30 DPD (B1)
trong tháng.
14 B1 Là các khoản vay có DPD từ
1-30 tại thời điểm đầu tháng.
15 B2 Là các khoản vay có DPD từ
31 - 60 tại thời điểm đầu
tháng.
16 B3,B4,B5,B6,B7… Mỗi Bucket (B) tương ứng với
DPD 30 tại thời điểm đầu
tháng.
17 KPI Key Performance
Indicator
Chỉ số đo lường năng suất lao
động
18 Benchmark Điểm chuẩn tính năng suất lao
động
v
TỪ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt
1 NHNN Ngân hàng nhà nước
2 TCTD Tổ chức tín dụng
3 QLNX Quản lý nợ xấu
4 THN Thu hồi nợ
5 KH Khách hàng
6 CTTC Công ty tài chính
7 AI Trí tuệ nhân tạo
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
1. DANH MỤC BẢNG Trang
Bảng 2.1 Thị phần cho vay tiêu dùng các CTTC 42
Bảng 2.2 Số liệu bình quân ngành 42
Bảng 2.3
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) của một số
CTTC
43
Bảng 2.4
Phân loại nhóm nợ tại các công ty tài chính theo quy định
của NHNN Việt Nam
45
Bảng 2.5 Tổng quan hoạt động THN tại các công ty tài chính 47
Bảng 2.6 Chương trình hành động trọng tâm năm 2019 49
Bảng 2.7 Chỉ tiêu thu hồi nợ theo định biên nhân sự nhóm B0 – B1 50
Bảng 2.8 Bảng chỉ tiêu thu hồi nợ theo định biên nhân sự nhóm B2 51
Bảng 2.9 Bảng chỉ tiêu thu hồi nợ theo định biên nhân sự nhóm B3 53
Bảng 2.10 Chỉ tiêu thu hồi nợ theo định biên nhân sự nhóm B4 – B6 55
Bảng 2.11
Chỉ tiêu thu hồi nợ theo định biên nhân sự nhóm B7 –
B10 (WO)
56
Bảng 2.12 Kế hoạch hoạt động THN năm 2021 59
Bảng 2.13 Bảng hiệu suất THN cho từng nhân viên tại các nhóm nợ 59
Bảng 2.14 Tỉ lệ phân bổ hợp đồng tại các nhóm nợ và khu vực 60
Bảng 2.15
Số lượng nhân viên Khối THN công ty Shinhan cuối năm
2021 và dự trù 2022
60
Bảng 2.16
Bảng số lượng Hợp đồng vay quá hạn tại công ty
Shinhan năm 2021
61
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.17 Đánh giá kết quả hoàn thành KPI năm 2019 64
Bảng 2.18
Năng suất thu hồi nợ giai đoạn 2017 đến bán niên
2020 (Productivity)
65
Bảng 2.19
Kết quả chỉ tiêu thu hồi tiền mặt từ giai đoạn 2018 đến
giữa năm 2020
65
Bảng 2.20
Nợ xấu phát sinh theo nhóm nợ giai đoạn 2017 đến
giữa năm 2020
66
Bảng 2.21
Nợ xấu lũy kế theo nhóm nợ của Mcredit giai đoạn
2017 đến giữa năm 2020
67
Bảng 2.22
Tỉ lệ %Saving Rate và %ROR của nhóm B1-B6 trong
giai đoạn 2018-2019
73
Bảng 2.23
Kết quả thu hồi tiền mặt của nhóm nợ WO (DPD >
180) năm 2018
74
Bảng 2.24
Bảng kết quả tỉ lệ nợ quá hạn 30+ và 90+ tính đến
9/2021
79
Bảng 2.25
Báo cáo tiền mặt thu hồi theo khu vực tại nhóm nợ
WO năm 2021
80
Bảng 2.26
Báo cáo kết quả hoạt động THN của công ty Shinhan
năm 2021
81
Bảng 2.27
Báo cáo tình trạng nợ quá hạn của sản phẩm Easy
Loan năm 2021
82
Bảng 2.28
Báo cáo tình trạng nợ quá hạn của sản phẩm Living
needs năm 2021
83
Bảng 2.29 Báo cáo tình trạng nợ quá hạn của sản phẩm Insurance
Loan năm 2021
83
Bảng 2.30 Báo cáo tình trạng nợ quá hạn của sản phẩm Salaried
năm 2021
84
Bảng 2.31
Báo cáo tình trạng nợ quá hạn của sản phẩm Top-up
năm 2021
84
viii
Bảng 2.32 Báo cáo kết quả THN của công ty từ năm 2018-2021 86
Bảng 2.33
Tỷ lệ cho vay tiêu dung giải ngân trực tiếp cho khách
hàng theo lộ trình
97
Bảng 2.34 Bộ tiêu chí đánh giá đối tác thuê ngoài 100
2. DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1
Tỷ trọng các sản phẩm cho vay trung bình ngành 2018
của các CTTC .
43
Biểu đồ 2.2
Tỷ lệ dịch chuyển nợ theo số hợp đồng mỗi tháng theo
giải pháp B0 – B1 năm 2019.
50
Biểu đồ 2.3
Số hợp đồng phân bổ từng tháng/số nhân viên thu hồi
nợ theo giải pháp B0 – B1 năm 2019
51
Biểu đồ 2.4
Biểu đồ thể hiện tỷ lệ dịch chuyển nợ theo số hợp
đồng mỗi tháng theo giải pháp B2 năm 2019.
52
Biểu đồ 2.5
Biểu đồ thể hiện số nhân viên thu hồi nợ Call và Field
phân bổ từng tháng theo giải pháp B2 năm 2019
52
Biểu đồ 2.6
Tỷ lệ dịch chuyển nợ theo số hợp đồng mỗi tháng theo
giải pháp B3 năm 2019
53
Biểu đồ 2.7
Tỷ lệ dịch chuyển nợ theo số hợp đồng mỗi tháng theo
giải pháp B3 năm 2019
54
Biểu đồ 2.8
Số lượng nhân viên thu hồi nợ Call và Field phân bổ
từng tháng theo giải pháp B3 năm 2019
54
Biểu đồ 2.9
Biểu đồ thể hiện số hồ sơ nợ giao/FC phân bổ từng
tháng theo giải pháp B4 - B6 năm 2019
55
Biểu đồ 2.10
Nợ xấu lũy kế theo nhóm nợ giai đoạn 2017 đến bán
niên 2020
68
Biểu đồ 2.11
Tỷ lệ dịch chuyển dịch chuyển sang nhóm nợ cao hơn
của sản phẩm CS giai đoạn 2018 - 2019
69
Biểu đồ 2.12
Tỷ lệ dịch chuyển dịch chuyển sang nhóm nợ cao hơn
của sản phẩm CD giai đoạn 2018 – 2018
70
Biểu đồ 2.13 Tỷ lệ dịch chuyển dịch chuyển sang nhóm nợ cao hơn 71
ix
của sản phẩm TW giai đoạn 2018 – 2019
Biểu đồ 2.14
Tỷ lệ %Saving rate tại các khu vực thuộc nhóm nợ B1-
New trong năm 2020
75
Biểu đồ 2.15
Tỷ lệ %Saving rate tại các khu vực thuộc nhóm nợ B1-
Bom trong năm 2020
75
Biểu đồ 2.16
Tỷ lệ %Saving rate tại các khu vực thuộc nhóm nợ B2
trong năm 2020
76
Biểu đồ 2.17
Tỷ lệ %Saving rate tại các khu vực thuộc nhóm nợ B3
trong năm 2020
77
Biểu đồ 2.18
Tỷ lệ %Saving rate tại các khu vực thuộc nhóm nợ B4
trong năm 2020
77
Biểu đồ 2.19
Tỷ lệ %Saving rate tại các khu vực thuộc nhóm nợ B5
trong năm 2020
78
Biểu đồ 2.20
Tỷ lệ %Saving rate tại các khu vực thuộc nhóm nợ B6
trong năm 2020
78
x
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trong hoạt động THN và quản lý nợ xấu của các
công ty tài chính, tác giả đã lựa chọn đề tài: “NGHIÊN CỨU VỀ THU HỒI NỢ
CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TẠI HỒ CHÍ MINH” để thực hiện luận văn tốt
nghiệp của mình. Luận văn nghiên cứu một số vấn đề về cơ sơ lý luận về hoạt động
thu hồi nợ và quản lý nợ xấu của các TCTD tại Việt Nam nói chung và thực trạng
hoạt động, kết quả THN tại hai Công ty tài chính TNHH MB Shinsei và Công ty tài
chính TNHH MTV Shinhan Việt Nam.
Luận văn đã nêu rõ được các khái niệm về cơ cấu tổ chức, mô hình hoạt động
THN, chức năng của các bộ phận THN và hỗ trợ THN tại các CTTC, đồng thời nêu
lên khái niệm về nợ xấu ở Việt Nam, cachs phân loại về nợ xấu, cùng với các tiêu
chí và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động THN và quản lý nợ xấu. Ngoài ra, Luận
văn cũng đã nêu rõ được thực trạng hoạt động THN và quản lý nợ xấu tại Công ty
tài chính TNHH MB Shinsei trong giai đoạn từ năm 2017 đến giữa năm 2020, và tại
Công ty tài chính TNHH MTV Shinhan Việt Nam trong giai đoạn từ 2018 đến
2021.
Luận văn đã nêu rõ sự tác động đến tỷ lệ nợ xấu NPL của chỉ tiêu là tỷ lệ dịch
chuyển nhóm nợ và cách mô hình THN vận hành phù hợp với từng giai đoạn để
kiểm soát tỉ lệ nợ NPL. Luận văn cũng đưa ra sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19
đối với hoạt động THN và những giải pháp xử lý các khó khăn trong gia, bất cập về
chiến lược THN, mô hình vận hành, cơ chế thưởng, xây dựng nguồn nhân lực, hệ
thống phục vụ cho hoạt động THN để đảm bảo được tỉ lệ nợ NPL trong ngưỡng cho
phép.
xi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................ii
DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT............................................................iii
DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT............................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ .............................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................. vi
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN...................................................... x
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THU HỒI NỢ CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH .... 6
1.1. Thu hồi nợ......................................................................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm................................................................................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm.................................................................................................................... 6
1.1.3. Vai trò và lợi ích của thu hồi nợ.................................................................................. 6
1.1.4. Quy định pháp lý về thu hồi nợ............................................................................... 6
1.2. Thu hồi nợ của công ty tài chính .................................................................................... 7
1.2.1. Giới thiệu........................................................................................................................ 7
1.2.2. Các mô hình thu hồi nợ................................................................................................ 7
1.2.3. Cơ cấu tổ chức thu hồi nợ.......................................................................................... 10
1.2.4. Nội dung của hoạt động thu hồi nợ........................................................................... 17
1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động thu hồi nợ................................................ 24
1.2.6. Tổng quan chung về các quy trình cho vay CTTC.................................................. 26
1.3. Kinh nghiệm của các công ty tài chính lớn trên thế giới về thu hồi nợ................... 28
TÓM TẮT CHƯƠNG 1..................................................................................................... 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU HỒI NỢ CỦA CÁC CÔNG
TY TÀI CHÍNH TẠI TPHCM.......................................................................................... 31
2.1. Giới thiệu về các công ty tài chính tại TPHCM.......................................................... 31
2.2. Tình hình thực hiện thu hồi nợ của các công ty tài chính tại TPHCM..................... 32
2.2.1. Hoạt động của các công ty tài chính......................................................................... 32
2.2.2 Tình hình thực hiện thu hồi nợ tại các công ty tài chính......................................... 35
xii
2.3. Đánh giá kết quả thu hồi nợ của công ty tài chính tại TPHCM................................ 54
2.3.1.Đánh giá kết quả THN của Công ty Tài chính TNHH MB SHINSEI (Mcredit) 54
2.3.2. Đánh giá kết quả THN của Công ty Tài chính Shinhan Việt Nam (Shinhan
Finance)................................................................................................................................... 63
2.4. Nhận xét chung về thực trạng thu hồi nợ của các công ty tài chính tại TPHCM ... 77
2.3.1. Những điểm mạnh....................................................................................................... 77
2.3.2. Những điểm yếu.......................................................................................................... 78
2.3.2.1. Hạn chế trong việc triển khai công tác THN trong giai đoạn dịch Covid-19... 78
2.3.2.2. Hạn chế về chính sách thưởng và chiến lược THN.............................................. 79
2.3.2.3. Hạn chế về hệ thống hỗ trợ hạch toán thu nợ....................................................... 80
2.3.2.1. Hạn chế về đối tác thuê ngoài................................................................................. 81
TÓM TẮT CHƯƠNG 2..................................................................................................... 81
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN THU HỒI NỢ
TẠI CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TẠI TPHCM......................................................... 82
3.1. Định hướng phát triển đối với hoạt động thu hồi nợ của các công ty tài chính...... 82
3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay tài chính................................................ 82
3.1.2. Định hướng quản lý thu hồi nợ đối với hoạt động cho vay tài chính................... 87
3.2. Giải pháp hoàn thiện thu hồi nợ của các công ty tài chính tại TPHCM................... 89
3.2.1. Hoàn thiện các quy trình vận hành công tác THN qua điện thoại ........................ 89
3.2.2 Hoàn thiện các quy trình vận hành công tác THN trực tiếp................................... 89
3.2.3. Hoàn thiện hoạt động THN nợ xấu của nhóm nợ trên 180 ngày........................... 90
3.2.4. Điều chỉnh cơ chế thưởng hiệu suất thu nợ phù hợp với chỉ tiêu theo từng
nhóm nợ:................................................................................................................................. 93
3.2.5. Xây dựng đội ngũ nhân lực thu hồi nợ gắn liền với định hướng kinh doanh
của công ty.............................................................................................................................. 94
3.2.6.Phát triển hệ thống công nghệ hỗ trợ công tác THN ở gốc độ chiến lược THN:94
3.2.7. Thực hiện việc chuyển đổi số.................................................................................... 95
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ....................................................................................................... 96
KẾT LUẬN............................................................................................................................ 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 98
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng đang phát triển nhanh và lan rộng khắp
tất cả nước nhằm đáp ứng tất cả các nhu cầu tiêu dùng của người dân. Cho nên vay
tiêu dùng tín chấp là hoạt động kinh doanh mang lại nguồn thu chính và lợi nhuận
chủ yếu cho các TCTC, tuy nhiên hoạt động vay tiêu dùng này cũng mang lại rất
nhiều rủi roc ho các công ty. Vì vậy, việc vận hành hoạt động thu hồi nợ và quản lý
nợ xấu là rất quan trọng của các CTTC nhằm đảm bảo cho hoạt động tín dụng an
toàn, hiệu quả.
Việc xây dựng được mô hình THN hiệu quả và phân tích được các nguyên
nhân dẫn đến nợ xấu mới thì các CTTC mới hoàn thiện được chất lượng sản phẩm
vay và phòng ngừa được tỷ lệ nợ xấu ở mức cho phép theo quy định của Ngân hàng
nhà nước và mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty. Trường hợp không kiểm soát
được tỉ lệ nợ xấu thì việc trích lập dự phòng rủi ro của các CTTC sẽ tăng cao làm
giảm lợi nhuận công ty, và một số trường hợp sẽ gây âm vốn dẫn đến các CTTC có
thể bị phá sản và ngưng hoạt động cho vay.
Xuất phát từ các lý do nêu trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “NGHIÊN CỨU VỀ
THU HỒI NỢ CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TẠI HỒ CHÍ MINH”. Qua đề
tài này, tôi mong muốn góp phần nhỏ giúp người đọc có thêm định hướng về mô
hình hoạt động THN và quản lý nợ xấu tại các CTTC bằng những kiến thức đã được
học cùng với thực tiễn tại nơi công tác của học viên. Đồng thời tôi cũng mong muốn
thông qua nghiên cứu này chứng minh hoạt động THN và quản lý nợ xấu là yếu tố
rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Qua tham khảo các bài viết nghiên cứu chung về quản lý nợ xáu trong hoạt
động tín dụng, qua thực tiễn tại các TCTD tại Việt Nam và pháp luật về hoạt động
THN và quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng, các nghiên cứu về nợ xấu và giải
pháp xử lý nợ xấu đã làm được những vấn đề sau:
Thứ nhất, các công trình, bài viết…đã đưa ra được khái niệm về cơ cấu tổ
2
chức, mô hình hoạt động THN tại các CTTC và các hoạt động xử lý nợ xấu trong
hoạt động tín dụng, qua thực tiễn tại các TCTD tại Việt Nam và Thế giới. Ở góc độ
nhất định cũng đã nêu và phân tích được các đặc điểm của nợ xấu và đề xuất các
biện pháp xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng gắn với thực tiễn tại các TCTD tại
Việt Nam và Thế giới; PGS, TS. Nguyễn Thị Mùi (2012), Thực trạng nợ xấu trong
hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại tại các ngân hàng Việt Nam và giải
pháp tháo gỡ, Tạp chí Tài chính, số 11, 2012,, tr.7-9.
Thứ hai, các công trình, bài viết, luận án, giáo trình đã phần nào phân tích làm
rõ được các quy định pháp luật về xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng, qua thực
tiễn tại các TCTD tại Việt Nam; qua đó chỉ ra thực trạng và đề xuất giải pháp để xử
lý nợ xấu tại Việt Nam hiện nay, Thu Thủy (2017), Nợ xấu trong hoạt động tín
dụng của ngân hàng thương mại tại các NHTM Việt Nam cần những giải pháp xử lý
đồng bộ, Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ, số 10, 2017, tr.21-23. Do vậy, trong
quá trình nghiên cứu đề tài luận văn, tác giả sẽ có sự tiếp thu, kế thừa những thành
quả, các giá trị mà các nghiên cứu đã chỉ ra làm nền móng cho việc tiếp tục nghiên
cứu đề tài của mình của về lý luận cũng như thực tiễn. Có rất nhiều nghiên cứu
trước đó đề cập đến nhiều khía cạnh của hoạt động kiểm soát nợ xấu tại các ngân
hàng, tuy nhiên rất ít bất cứ nghiên cứu và báo cáo nào đề cập đến hoạt động kiểm
soát nợ xấu tại các CTTC tại Việt Nam, đặc biệt là các CTTC có vốn đầu tư nước
ngoài như 02 Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei, Công ty Tài chính TNHH
Shinhan Việt Nam.
Thứ ba, thông qua việc đánh giá thực trạng và kết quả THN của hai công ty
Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei và Công ty Tài chính TNHH Shinhan Việt
Nam, chúng ta sẽ có thêm góc nhìn về tình trạng THN của các CTTC trong giai
đoạn vừa qua và sự tác động mạnh mẽ của dịch bệnh Covid-19 và giãn cách xã hội;
buộc các CTTC phải xây dựng nguồn lực nhân lực và một chiến lược THN mới để
thích ứng trong giai đoạn bình thường mới.
Do vậy, trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn, tác giả sẽ có sự tiếp thu, kế
thừa những thành quả, các giá trị mà các nghiên cứu đã chỉ ra làm nền móng cho
việc tiếp tục nghiên cứu đề tài của mình của về lý luận cũng như thực tiễn.
3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu của đề tài
Thứ nhất, nghiên cứu một số vấn đề về cơ cấu tổ chức, mô hình hoạt động
THN và quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng thực tế tại 02 có vốn đầu tư nước
ngoài là Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei, Công ty Tài chính TNHH Shinhan
Việt Nam.
Thứ hai, phân tích đánh giá thực trạng nợ xấu và hoạt động quản lý nợ xấu tại
Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei giai đoạn từ 2017 đến bán niên 2020 và tại
Công ty Tài chính TNHH Shinhan Việt Nam từ năm 2018 đến 2021.
Thứ ba, từ thực tiễn làm việc tại các TCTD học viên đưa ra các ý kiến, thực
trạng và các giải pháp cơ bản để cải thiện một số thực trạng bất cập trong hoạt động
THN tại các CTTC.
3.2 Nhiệm vụ của đề tài
Phù hợp với mục tiêu nêu trên, đồng thời nhằm đạt được mục đích nghiên cứu,
Luận văn có những nhiệm vụ cụ thể như sau: Trình bày nhằm làm rõ những khái
niệm cơ bản về mô hình THN và nợ xấu bao gồm các khái niệm, tầm quan trọng,
vai trò và các nội dung chính trong hoạt động THN và quản lý nợ xấu. Dựa trên các
hoạt động thực tiễn từ hai công ty MCredit và Shinhan để đưa ra những bấp cập, tồn
đọng trong công tác THN và quản lý nợ xấu để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải
pháp nhằm cải thiện hoạt động THN và quản lý nợ tại các CTTC.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động THN và quản lý nợ xấu, các
nguyên nhân dẫn đến nợ xấu trong hoạt động vay tiêu dùng tín chấp và các giải
pháp quản lý nợ xấu nhằm đảm bảo tỉ lệ nợ xấu tai 02 công ty có vốn đầu tư nước
ngoài là Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei, Công ty Tài chính TNHH Shinhan
Việt Nam.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
4
Phạm vi về không gian: Luận văn tập chung nghiên cứu về nợ xấu, các hoạt
động THN và quản lý nợ xấu đã áp dụng thực tế tại 02 CTTC có vốn đầu tư nước
ngoài là Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei và Công ty Tài chính TNHH
Shinhan Việt Nam.
Phạm vi về thời gian: Dữ liệu nghiên cứ từ năm 2017 đến năm 2021. Đánh giá
kết quả THN của 02 đối tượng nghiên cứu theo mốc 2018-2020.
Phạm vi nội dung: hoạt động THN và quản lý nợ xấu là đề tài có nhiều nội
dung và phạm vi nghiên cứu khác nhau. Trong giới hạn của Luận văn này, tác giả
chỉ tập chung chủ yếu vào phân tích thực trạng nợ xấu và công tác quản lý nợ xấu
nhằm kiểm soát nợ xấu ở ngưỡng cho phép theo quy định của Ngân hàng nhà nước
Việt Nam tại Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei và Công ty Tài chính TNHH
Shinhan Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích thống kê mô tả thông qua phân tích dữ liệu thứ cấp và
quan sát thực tiễn. Dữ liệu thứ cấp được thu tập thông qua hai kênh:
Một là, những tài liệu về quy trình hiện hữu quản lý nợ xấu được cung cấp bởi
Phòng Chiến lược Thu hồi nợ và Quản lý Thu hồi nợ của Mcredit và Shinhan Việt
Nam. Các dữ liệu này có độ chính xác cao, được lưu giữ như là những tài liệu nội
bộ phục vụ cho hoạt động của Công ty.
Hai là, những bài báo, tạp chí, nghiên cứu khoa học liên quan đến vấn đề kiểm
soát và xử lý nợ xấu đã được công bố. Các dữ liệu này có nguồn tham khảo đáng tin
cậy là cơ sở cho những lý luận cơ bản về kiểm soát nợ xấu.
6. Những đóng góp của đề tài
Một là, Luận văn đã khái quát các khái niệm liên quan đến hoạt động thu hồi
nợ và quản lý nợ xấu gắn với các biện pháp phòng ngừa, xử lý nợ xấu nhằm kiểm
soát nợ xấu của nghành tài chính tiêu dùng nói riêng và các Tổ chức tín dụng nói
chung.
Hai là, Luận văn đã tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng nợ xấu và công
5
tác quản lý nợ xấu nhằm kiểm soát nợ xấu tại Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei
và Công ty Tài chính TNHH Shinhan Việt Nam, đánh giá những kết quả đạt được
và những hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong hoạt động thu hồi nợ của hai công ty
này nói riêng và toàn bộ các công ty tài chính nói chung
Ba là, đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hoạt động thu hồi nợ và quản lý
nợ xấu tại các công ty tài chính
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Mục lục, Danh mục các định nghĩa, chữ viết tắt, biểu đồ,
hình, bảng, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn được kết cấu theo 3 chương
như sau:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THU HỒI NỢ CỦA CÔNG TY TÀI
CHÍNH.
Nêu rõ các đặc điểm và quy định trong hoạt động thu hồi nợ , cùng với các
tiêu chí đánh giá hoạt động thu hồi nợ nhằm kiểm soát nợ xấu ở các TCTD tại Việt
Nam dựa trên việc áp dụng các mô hình thu hồi nợ hiện tại.
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU HỒI NỢ CỦA CÁC CÔNG
TY TÀI CHÍNH TẠI TPHCM.
Tổng quát về hoạt động thu hồi nợ của các công ty tài chính, cùng với công tác
thu hồi và quản lý nợ xấu ở một số công ty tài chính nhằm kiểm soát tỉ lệ nợ xấu ở
ngưõng cho phép.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN THU HỒI NỢ
TẠI CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TẠI TPHCM.
Định hướng phát triển về hoạt động cho vay theo quy định của NHNN để
kiểm soát tốt tỉ lệ nợ xấu của các công ty tài chính. Đồng thời đề xuất các giải pháp
cần cải thiện để nâng cao hiệu quả thu hồi nợ tại các công ty tài chính
6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THU HỒI NỢ CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH
1.1. Thu hồi nợ
1.1.1. Khái niệm
Thu hồi nợ: là việc chủ nợ yêu cầu khách nợ thanh toán các khoản tiền, tài sản
khác đến hạn hoặc quá hạn theo hợp đồng/thỏa thuận giữa chủ nợ và khách nợ; hoặc
theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp khởi kiện ra
Tòa án và đã có bản án hoặc quyết định.
1.1.2. Đặc điểm
Thu hồi nợ là một trong phần quan trọng và thiết yếu của chu kì tín dụng. Mục
đích nhằm thiết lập sự hiểu biết rõ ràng về các chính sách THN nội bộ và xác định
các nguyên tác THN thông nhất trong quy trình được được đưa ra dựa trên nền tảng
của sự hiểu biết về văn hóa vùng miền và địa lý. Điều này cũng nhằm đảm bảo tất
cả các khoản nợ được xử lý thống nhất với thời gian và hiệu quả theo mục tiêu của
công ty tài chính
Hơn nữa, mục đich cốt lõi của Thu hồi nợ chính là việc quản lý nhóm nợ quá
hạn và giảm thiểu rủi ro thất thoát về tài chính. Chính sách Thu hồi nợ của công ty
đưa ra các nhóm nợ quá hạn dựa trên từng hợp đồng
1.1.3. Vai trò và lợi ích của thu hồi nợ
 Đảm bảo sự lành mạnh và an toàn về tài chính của doanh nghiệp,
 Đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp, tài chính của cá nhân
 Quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, cá nhân và tránh rủi ro trong hoạt
động kinh doanh
 Giúp vận hành bộ máy hoạt động hiệu quả và tránh rủi ro trong hoạt động
kinh doanh.
1.1.4. Quy định pháp lývề thu hồi nợ
Các công ty tài chính cần phải tuân thủ các quy định và thông tư do Ngân hàng
nhà nước Việt Nam(NHNN) ban hành và các cơ quan thẩm quyền địa phương khác
ban hành từng thời điểm
7
 Luật các tổ chức tín dụng Số 47/2010/QH12 (được sửa đổi, bổ sung năm
2017)
 Thông tư 43/2016/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư
18/2019/TT-NHNN) về hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính
 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng
 Thông tư 43/2011/TT-NHNN quy định thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu lưu
trữ trong ngành ngân hàng
1.2. Thu hồi nợ của công ty tài chính
1.2.1. Giới thiệu
Khối THN được thành lập để thiết lập các quy tắc, hướng dẫn và vận hành
hoạt động THN một cách nhất quán và chi tiết cho tất cả các bên tham gia trong quá
trình THN dựa trên tính đặc thù vùng miền tại từng địa phương, nhằm đảm bảo tất
cả khoản nợ quá hạn đều được xử lý với tốc độ và hiệu quả, thống nhất mục tiêu do
công ty đưa ra và đảm bảo phù hợp với các chính sách thu hồi nợ nội bộ
1.2.2. Các mô hình thu hồi nợ
Các định nghĩa trong THN:
Nợ quá hạn: khoản vay được ghi nhận là nợ quá hạn khi khách hàng không
thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn, từ đó phát
sinh số ngày quá hạn thanh toán; số ngày nợ gia tăng được phân tách thành các
nhóm nợ. Các nhóm nợ này thường được gọi là nhóm nợ quá hạn theo như phân
loại nợ quá hạn số 493/2005/QĐ-NHNN
Ngày đến hạn là ngày phải thanh toán tiền kỳ quy định trên hợp đồng. Các
ngày đến hạn thanh toán được quy định và cập nhập, thay đổi tùy theo chiến lược và
sản phẩm của công ty theo từng thời điểm
Thời gian ân hạn là khoản thời gian gia hạn mà công ty cung cấp cho người
vay khi thực hiện thanh toán khoản vay. Các đặc quyền sẽ được áp dụng trong suốt
khoảng thời gian đó, chẳng hạn không bị phạt vì chậm thanh toán và tài khoản sẽ
8
không bị xem là quá hạn.
Các khách hàng có nợ quá hạn chính là các KH không thực hiện nghĩa vụ HĐ
và không thực hiện thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng tại lúc giải ngân
khoản vay. Điều này nhằm đánh giá hiệu quả và chất lượng của danh mục đầu tư
cũng như tuân thủ các chỉ dẫn thất thoát phù hợp với hướng dẫn và yêu cầu quản lý
của bộ phận THN.
Mô hình Thu Hồi Nợ
Dựa vào ngày nợ và nhóm nợ của các khoản vay quá để Khối, Phòng THN của
công ty tài chính áp dụng linh hoạt các mô hình THN để mang đến hiệu quả cao
nhất trong việc thu hồi nợ
a) Mô hình THN gián tiếp:
Hình thức THN thông qua các tin nhắn nhắc nợ, thư điện tử, các loại thư nhắc
nợ/thu hồi nợ được gửi đến khách hàng để thông báo về việc nhắc nợ sớm, số tiền
cần phải thanh toán, ngày đến hạn thanh toán… cũng như thông báo, nhắc nhở
khách hàng về ảnh hưởng xấu của lịch sử tín dụng cũng như các quy định, biện
pháp thu hồi/xử lý nợ trong trường hợp KH vẫn còn nợ quá hạn
Ưu điểm:
- Tiết kiệm được chi phí vận hành, thời gian xử lý nhắc nợ
- Thông tin khoản vay/chi tiết nợ quá hạn được chuyển đến KH một cách
nhanh chóng
- Hạn chế được việc khách hàng phàn nàn khi bị tác động nhắc nợ trực tiếp
(thông qua gọi điện thoại/viếng thăm) đối với những KH có lịch sử thanh toán tốt
- Thể hiện sự chuyên nghiệp của công ty đối với dịch vụ chăm sóc khách hàng
- Việc các gửi thông tin qua tin nhắn, thư điện tử, các loại thư nhắc nợ/thu hồi
nợ… sẽ được lưu lại trên hệ thống lịch sử làm việc với KH và sẽ được sử dụng để
cung cấp cho Tòa án nếu xảy ra các trường hợp THN qua tố tụng
Nhược điểm:
- Trong trường hợp KH thay đổi thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ mail,
địa chỉ nhà, công ty, nơi nhận thư thông báo… mà KH không thông báo yêu cầu
9
thay đổi thông tin cho phòng dịch vụ KH của các công ty tài chính, dẫn đến việc
thông báo nhắc nợ/thu hồi nợ không được gửi đến KH đúng thời điểm
- Quản lý không hiệu quả chi phí in thư, chi phí gửi thư… nếu thông tin KH đã
thay đổi
- Thông tin nợ quá hạn của KH có thể bị tiết lộ nếu việc gửi thư không đến
được KH.
- Một số trường hợp tin nhắn nhắc nợ, thư nhắc nợ/thu hồi nợ điện tử không
thể gửi đến KH vì lí do lỗi hệ thống, hoặc dữ liệu thông tin KH không chính xác…
- Việc THN gián tiếp sẽ không hiệu quả đối với các khoản vay thuộc nhóm nợ
xấu.
b) Mô hình THN trực tiếp:
Nhân viên THN trực tiếp thông báo về thông tin nợ quá hạn và trao đổi về kế
hoạch thanh toán nợ quá hạn thông qua hình thức liên lạc với KH qua điện thoại và
trực tiếp làm việc với KH tại nhà/cơ quan hoặc thực hiện THN thông qua hình thức
tố tụng, khởi kiện.
Mô hình THN này vẫn áp dụng cho việc nhắc nợ sớm qua việc gọi điện thoại
thông báo nhắc nợ sớm đối với những khoản vay chưa bị quá hạn.
Sau thời gian ân hạn khoản vay, nếu KH vẫn chưa thanh toán các kỳ nợ quá
hạn thì nhân viên THN sẽ tiến hành thực hiện các nghiệp vụ THN theo quy định của
từng công ty.
Mô hình THN trực tiếp đều được áp dụng phổ biến ở các Khối, phòng THN
của các tổ chức tài chính và tại các công ty Luật có đăng kí dịch vụ tư vấn tài chính
pháp lý & tố tụng, cung cấp dịch vụ thu hồi nợ.
Ưu điểm:
- Thông báo kịp thời đến KH đối với các khoản nợ mới quá hạn và đảm bảo
việc THN một cách hiệu quả,
- Nắm rõ tình trạng, lí do quá hạn của các khoản vay từ đó đưa ra hướng giải
quyết phù hợp
- Thông qua các thông tin phản hồi từ KH và hoạt động THN trực tiếp, các
10
phòng nghiệp vụ thu hồi nợ/rủi ro tín dụng dùng để phân tích đánh giá chất lượng
KH, sản phẩm cho vay và thủ tục vay.
- Giải quyết được nhóm nợ xấu (đặc biệt từ nhóm 3-5) bằng nhiều hình thức
THN trực tiếp.
- Kiểm soát được tỉ lệ nợ quá hạn đối với từng nhóm từng nhóm nợ và tổn thất
rủi ro tín dụng
Nhược điểm:
- Phải đầu tư nhiều thời gian, chi phí xây dựng, vận hành các hệ thống hỗ trợ
THN và huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên THN.
- Chi phí trả lương/thưởng cho nhân lực THN cao.
- Dễ xảy ra các phàn nàn từ KH trong khi suốt quá trình thương lượng.
- Tốn nhiều thời gian, nhân lực trong suốt quá trình thu hồi 1 khoản nợ xấu.
c) Mô hình THN tự động thông qua hệ thống Autocall
Đối với việc gọi điện thoại thu nợ trực tiếp đang gặp một số vấn đề gián đoạn
thời gian do thực hiện nhiều thao tác: quay số, chờ cuộc gọi, bấm sai số điện thoại,
khách hàng không nghe máy, từ chối cuộc gọi, dễ phát sinh mẫu thuẫn do vấn đề
bất đồng quan điểm, mất kiểm soát ngôn ngữ và tỉ lệ thực hiện số lượng cuộc gọi
không cao.
Mô hình gọi tự động hoàn toàn thông báo các thông tin chi tiết về khoản quá
hạn, xác nhận về thời gian thanh toán, thay đổi thông tin cá nhân của KH. Giúp các
công ty giải quyết được bài toán chi phí nhân sự, chi phí cho thời gian của một cuộc
gọi THN, tăng tỉ lệ số lượng gọi nhắc nợ.
Đồng thời mô hình này có thể soạn thảo nhiều kịch bản THN phù hợp với
từng nhóm KH nợ, cài đặt được số lượng cuộc gọi ra cho theo từng thời điểm và
phù hợp với yêu cầu pháp luật.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức thu hồi nợ
11
Bộ phận phân tích và
chiến lược THN
Bộ phận hỗ trợ THN
Tổng giám đốc
Giám Đốc Khối Thu hồi nợ
1.2.3.1 Sơ đồ tổ chức
1.2.3.2 Chức năng và trách nhiệm
Khối Thu hồi nợ là một phần của hoạt động kinh doanh cốt lỗi của công ty
Giám Đốc Khối Thu hồi nợ
 Là người đứng đầu của Khối thu hồi nợ, là người chịu trách nhiệm đầu tiên
và cao nhất cho tất cả hoạt động THN tập trung
 Kiểm soát và giám sát hiệu suất của KTHN để đảm bảo hiệu quả nhằm giảm
thiểu tỷ lệ nợ quá hạn, tổn thất tín dụng gộp và các trường hợp nợ xấu
 Liên tục hướng dẫn, chỉ đạo cải tiến tất cả các chức năng và quy trình của bộ
phận THN
 Hỗ trợ Tổng giám đốc trong việc xây dựng những mục tiêu và chiến lược
THN cụ thể và đạt được hiệu quả THN
 Thường xuyên xem xét, báo cáo các vấn đề/phản hồi liên quan đến tình trạng
THN của toàn danh mục cho Tổng giám đốc, đặc biệt là tổn thất tín dụng gộp
Bộ phận vận hành
THN
Phòng THN qua điện
thoại
Phòng THN tại địa
bàn
Phòng THN xấu
12
Giám đốc Bộ phận
vận hành THN
Phòng THN qua điện
thoại
Phòng THN tại địa
bàn
Phòng THN xấu
 Phối hợp chặt chẽ với Khối, Bộ phận liên quan (Phòng chống gian lận, Quản
lý Rủi ro tín dụng, Tuân Thủ & Pháp Chế, Chuyển đổi số và Truyền thông…) để
trực tiếp kiểm soát và quản lý các phát hiện vi phạm tài chính/danh tiếng, điều tra
để giảm tổn hại về mặt tài chính/danh tiếng và tối đa hóa việc THN
 Liên hệ Khối công nghệ thông tin để phát triển hệ thống theo cách hiệu quả
 Phát triển, cập nhập và định kỳ đánh giá lại các quy trình hoạt động THN để
đảm bảo tuân thủ các chính sách/quy định của công ty và đảm bảo tất cả nhân viên
THN đều phải tuân thủ
 Đảm bảo chính sách và quy trình hướng dẫn THN liên quan được thường
xuyên cập nhập và nhân viên trong Khối đều có nhận thức tốt về việc cập nhập, sửa
đổi
 Cung cấp kế hoạch chiến lược để cải tiến hiệu suất THN mỗi tháng
 Lãnh đạo các bộ phận, nhóm của Khối THN để thực hiện việc đánh giá và tự
đánh giá theo yêu cầu của công ty và định kỳ báo cáo cho Giám đốc về các hoạt
động thu hồi nợ
 Hỗ trợ hoặc chỉ định người cung cấp thông tin cho các Khối, Bộ Phận, Phòng
nhóm liên quan phối hợp nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty được
vận hành tốt nhất
1.2.3.3 Bộ phận Vận Hành Thu Hồi Nợ
 Vận hành công tác THN và cố gắng nhằm đảm bảo đạt chỉ tiêu công ty
 Quản lý khách hàng có nợ quá hạn và thực thi các hoạt động THN theo
hướng dẫn thu hồi nợ chi tiết, các điều khoản liên quan trên Hợp đồng tín dụng/Cho
13
vay đã ký với KH và các quy định của pháp luật liên quan
 Theo dõi các khoản vay được phân bổ và tìm hiểu nguyên nhân quá hạn
 Có kế hoạch cụ thể nhằm đảm bảo công tác THN
 Quản lý và kiểm soát nguồn nhân lực nhằm đảm bảo đáp ứng chiến lược
phân bổ
 Đàm phán về hạn thanh toán, tất toán, kế hoạch thanh toán
 Đảm nhận và phản hồi các thắc mắc, khiếu nại KH
 Hỗ trợ KH trong trường hợp khó khăn tài chính và tuân thủ Chương trình Hỗ
trợ thanh toán và miễn giảm của công ty
 Xem xét, đánh giá và đề xuất giải pháp cho các trường hợp tố tụng hoặc xử
lý đặc biệt (khách hàng qua đời, đi tù, bệnh nặng…)
 Quản lý, cộng tác với đối tác bên ngoài để thực thi các công tác pháp lý trên
các hợp đồng được giao
Bộ phận bao gồm 3 hoạt động chính thức được vận hành bởi Giám đốc Vận
hành THN và các trưởng phòng THN
 Phòng THN qua điện thoại
 Theo dõi các tài khoản nợ được phân bổ từ nhóm nợ 1 đến nhóm 3 (ngày nợ
từ 1 đến 90)
 Lên kế hoạch và tiến hành thực hiện các hoạt động thu hồi nợ qua điện thoại
trên khoản nợ quá hạn được phân bổ
 Quản lý hoạt động và hiệu quả thu hồi nợ qua điện thoại
 Đảm bảo sự nỗ lực phấn đấu để đáp ứng các chỉ tiêu được đặt ra trong chính
sách trả thưởng được ban hành theo từng thời điểm
 Đàm phán với KH có nợ quá hạn để đảm bảo việc thanh toán, tất toán để đưa
khoản vay không còn nợ quá hạn
 Ghi nhận, nêu lên và đảm nhận các thắc mắc, khiếu nại (nếu có) liên quan
đến THN
 Phòng THN tại địa bàn
14
 Theo dõi các tài khoản nợ được phân bổ từ nhóm nợ 3 đến nhóm 5 (ngày nợ
từ 91 đến 180)
 Lên kế hoạch và tiến hành thực hiện các hoạt động liên quan đến thu hồi các
khoản/dư nợ quá hạn
 Quản lý hoạt động và hiệu quả thu hồi nợ qua công tác THN tại địa bàn
 Nỗ lực nhằm đạt các chỉ tiêu theo chiến lược và chính sách của Công ty tại
từng thời điểm
 Đàm phán với KH có nợ quá hạn để đảm bảo việc thanh toán, tất toán để đưa
khoản vay không còn nợ quá hạn
 Ghi nhận, nêu lên và đảm nhận các thắc mắc, khiếu nại (nếu có) liên quan
đến THN
 Phòng THN xấu
 Theo dõi các khách hàng có nợ quá hạn được phân bổ đến các Đối tác bên
ngoài (sau đây gọi là Đối tác)- là bên sẽ thực hiện các hoạt động pháp lý trên danh
sách được phân bổ đó
 Quản lý các công tác THN xấu và hiệu quả
 Tìm kiếm và chuẩn bị cộng tác với các Đối tác tiềm năng trong các trường
hợp thay thế hoặc tìm mới
1.2.3.4 Bộ phận Phân tích và chiến lược THN
 Quản lý hệ thông thông tin THN
 Chịu trách nhiệm cho công tác quản lý và phát triển thông tin số liệu của
Khối thu nợ
 Làm việc với các Khối, Bộ phận liên quan(Công nghệ thông tin, Quản lý rủi
ro tín dụng…) để đảm bảo tính hiệu quả và đầy đủ thông tin THN để phòng hoạt
động thu nợ tác nghiệp với KH
 Chủ động phát triển và cải tiến các hệ thống báo cáo tự động để tạo mới hoặc
những báo cáo nghiệp vụ cho các cấp quản lý thuộc Khối THN
 Đảm tính đúng thời hạn và chính xác của báo cáo và gửi đến các cấp quản lý
chiến lược của Công ty bao gồm báo cáo tín dụng, nợ và tỉ lệ THN, dự báo tỉ lệ nợ
15
ngắn hạn và dài hạn, đo lường tỉ lệ lỗ và nợ thu hồi
 Quản lý danh mục tín dụng và đề xuất chiến lược
 Xây dụng mô hình dự báo danh mục ngắn hạn và dài hạn
 Xây dựng các mô hình phân tích nâng cao để phân khúc KH, đánh giá khả
năng trả nợ của từng KH, đồng thời phân nhóm nhân viên thu hồi nợ theo nhiều tiêu
chí khác nhau
 Quản lý chi phí biến đổi của Khối THN
 Phối hợp với các Khối, bộ phận liên quan để đưa ra những kế hoạch quản lý
danh mục hiệu quả
 Phân tích hiệu suất THN và hành vi KH để đề xuất giải pháp và kế hoạch
hành động kịp thời
 Xây dựng kế hoạch nhân sự cho Khối THN
 Đề xuất thay đổi trong chiến lược THN đến Giám đốc Khối TNH để xin phê
duyệt từ Tổng Giám Đốc hoặc người được Tổng Giám Đốc ủy quyền
 Quản lý việc phân bổ hồ sơ THN
 Đánh giá và phân tích chiến lược phân bổ hồ sơ THN khi cần thiết
 Đánh giá năng lực Đối tác và danh mục KH trễ hạn > 180 ngày đề xuất chiến
lược phân bổ hồ sơ hiệu quả
 Thực hiện phân bổ hồ sơ THN cho nhân viên
 Phát triển chương trình thưởng của Khối THN
 Đề xuất kế hoạch trả thưởng cho Bộ phận THN dựa trên phân tích số liệu,
chỉ tiêu va các thông số liên quan khác đến Giám đốc khối THN để xin phê duyệt từ
Tổng Giám đốc hoặc người được Tổng giám đốc ủy quyền
 Phụ trách tính toán hiệu suất, tiền thưởng và các chính sách thi đua cho Khối
THN mỗi tháng
1.2.3.4. Bộ phận Hỗ trợ THN
 Bộ phận Hỗ trợ, quản lý quy trình, chính sách của Khối THN
 Phối hợp với các Khối, Bộ phận liên quan trong và ngoài Khối THN để ghi
16
nhận, cập nhập, soạn thảo quy trình, đảm bảo tiến độ, lời thoại nội dung tin nhắn,
thư gửi KH
 Đều đặn kiểm tra, rà soát quy chuẩn của Công ty, đảm bảo quy trình, chính
sách được cập nhập, cải tiến để thực hiện đúng công việc vận hành hiện tại của
Khối THN
 Đảm bảo quy trình được lưu trữ và truyền thông đầy đủ đến các Khối, Bộ
phận liên quan nhằm hỗ trợ việc vận hành được tiến hành đồng bộ
 Bộ phận hỗ trợ phát triển, phối hợp, quản lý các dự án liên quan đến
Khối THN
 Phối hợp với các Phòng, Bộ phận của Khối THN để ghi nhận, cập nhập, phát
triển (nếu có) các yêu cầu liên quan đến hệ thống, ứng dụng thuộc Khối TNH
 Đối soát, kiểm tra đảm bảo các yêu cầu không trùng lặp, ảnh hưởng lẫn nhau
 Theo dõi chặt chẽ, cập nhập và đảm bảo tiến độ, thử nghiệm cùng người yêu
cầu
 Hỗ trợ, kết hợp các phòng, bộ phận liên quan đến xử lý các vấn đề về hệ
thống… xảy ra trong Khối THN
THN
 Bộ phận hỗ trợ hoạt động vận hành, kiểm soát vận hành của Khối
 Hỗ trợ tập hợp, cập nhập, ghi nhận, đối soát các thay đổi danh sách phân bổ
KH, đồng thời thông báo các trường hợp đặc biệt cho các nhóm quản lý KH để giải
pháp xử lý
 Hỗ trợ công tác tổng hơp, đối soát, cập nhập dữ liệu chi trả thưởng hàng
tháng cho nhân viên thời vụ thuộc Khối THN
 Theo dõi, phân bổ tình trạng, hỗ trợ giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của
KH
 Đảm nhận việc kiểm soát các nội dung, tiến hành tin nhắn nhắc nợ (hàng loạt
theo hệ thống) gửi đến KH, đảm bảo đúng quy trình của công ty và phải được thông
17
qua các bộ phận có chức năng, thẩm quyền
 Kết hợp với các Khối, bộ phận liên quan( bao gồm: phòng quản lý chất
lượng, phòng chống gian lân) để ghi nhận, theo dõi, phân loại, báo cáo nhằm đảm
bảo Khung xử lý kỉ luật, tuân thủ quy trình, hỗ trợ vận hành
 Kiểm soát số lượng tiêu chí đáp ứng của nhân viên đối tác đang cung cấp
dịch vụ cho công ty
 Hỗ trợ cập nhập, soạn thảo theo dõi hợp đồng với các Đối tác của Khối THN
1.2.4. Nội dung của hoạt động thu hồi nợ
1.2.4.1 Nguyên tắc chung
Tuân thủ theo Thông tư 43/2016/TT-NHNN(sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư
18/2019/TT-NHNN) về hoạt động cho vay tiêu dùng, biện pháp đôn đốc, thu hồi
nợ, phù hợp với đặc thù của KH và quy định của pháp luật, trong đó các biện pháp
đe dọa, quấy nhiễu, hăm dọa bị nghiêm cấm và tổng số lần nhắc tối đa là 05 lần
trong 01 ngày, hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong
hợp đồng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 giờ sang đến 9 giờ tối; nghiêm
cấm nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin thu hồi nợ của KH đến tổ chức, cá nhân không
có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, ngoại trừ theo yêu cầu của các cơ quan có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật; phải giữ bí mật thông tin của KH theo quy
định của pháp luật & luật định
 Cuộc gọi có ghi âm
 Các tin nhắn, thư gửi được lưu trữ lịch sử
 Công tác đi địa bàn được lưu trữ kết quả
 Không thảo luận về KH ở nơi công cộng
 Tuân thủ quy định về bảo mật thông tin KH
 Khi chưa có ủy quyền bằng văn bản, không được phép trao đổi, trả lời các
báo đài hoặc cơ quan công quyền về bất cứ vấn đề gì liên quan đến KH, công ty
 Trả lại các tài liệu và thông tin giấy tờ của K, máy tính hoặc thiết bị lưu trữ
khác sau khi thôi việc
 Việc vận hành thu hồi nợ phải đảm bảo bám sát chiến lược của Khối THN và
18
công ty theo từng thời điểm
Định nghĩa
 Việc nhắc nợ: là việc sử dụng các biện pháp tương tác đã được quy định
trong Chính sách Thu hồi nợ để tương tác, làm việc với KH hoặc bên liên quan từ
đó hướng đến việc thu hồi các khoản quá hạn thanh toán theo Hợp đồng tín dụng và
tuân thủ các quy định nội bộ và các quy định liên quan đến pháp luật
 Nhắc nợ: là có tương tác với KH & có trao đổi trả lời, phản hồi, thảo luận rõ
ràng 1 trong các nội dung với KH liên quan đến nợ, việc thanh toán khoản vay,
ngày thanh toán, số tiền thanh toán
1.2.4.2 Phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể:
Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài (gọi chung là TCTD) thực hiện phân loại nợ theo như sau:
a) Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu
hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn;
- Nợ đủ tiêu chuẩn là các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được tổ chức tín
dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày;
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo
thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai
- Nợ được miễn, giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo
19
hợp đồng tín dụng
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến 90
ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn dưới 30 ngày
theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn
trả nợ được cơ cấu lại lần đầu
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn từ 30 ngày trở lên theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc
đã quá hạn
Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định tại Khoản 1
Điều này như sau:
a) Nhóm 1: 0%
b) Nhóm 2: 5%
c) Nhóm 3: 20%
d) Nhóm 4: 50%
đ) Nhóm 5: 100%. Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý
thì được trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng.
1.2.4.3 Các hoạt động thu hồi nợ theo từng nhóm nợ:
Tại các tổ chức tín dụng dựa trên từng nhóm nợ của khoản vay sẽ được thực
20
hiện các biện pháp thu hồi nợ khác nhau phù hợp theo yêu cầu pháp luật và chính
sách riêng của từng công ty
Hoạt động nhắc nợ trước hạn:
Việc nhắc nợ trước hạn đối với các khoản vay chưa tới hạn thanh toán được
thực hiện bằng cách gửi tin nhắn, thư điện tử, thư thông báo đến khách hàng; hoặc
nhân viên nhắc nợ sớm qua điện thoại; hoặc bằng cuộc gọi tự động. Khách hàng có
thể tùy chọn các hình thức nhận thông báo nhắc nợ sớm tùy theo nhu cầu từng KH
và các bộ phận THN vẫn có thể gửi các hình thức thông báo khác theo từng thời
điểm và mục đích.
Nội dung của việc nhắc nợ sớm để thông báo khách hàng về ngày đến hạn
thanh toán; số tiền cần thanh toán để không bị quá hạn và tránh bị ảnh hưởng đến
thông tin lịch sử tín dụng của khách hàng nếu bị nợ quá hạn. Việc này giúp khách
hàng tạo thói quen chuẩn bị tài chính và thanh toán đúng hạn, ngăn ngừa sớm các
rủi ro phát sinh nợ quá hạn cho các tổ chức tín dụng.
Phòng phân tích chiến lược THN chịu trách nhiệm phân tích hành vi thanh
toán của khách hàng để đưa ra được thời điểm gửi các thông báo nhắc nợ sớm:
- Khách hàng chưa bị trễ hẹn thanh toán
- Hoặc nhắc nợ sớm đối với nhóm khách hàng thói quen thanh toán chậm
- Các thời điểm đặc biệt trong năm mà ngày đến hạn thanh toán của KH trùng
với lịch nghỉ lễ…
Hoạt động thu hồi nợ quá hạn:
Tương ứng từng nhóm nợ sẽ áp dụng linh hoạt riêng lẽ hoặc kết hợp chung
các hoạt động thu hồi nợ khác nhau, nhằm mục đích ngăn chặn các khoản nợ
chuyển sang các nhóm nợ cao hơn, giảm thiểu rủi ro tín dụng cho các công ty.
Hoạt động Thu hồi nợ quá hạn qua điện thoại:
Hoạt động THN thường hiệu quả đối với các khoản vay có nợ quá hạn từ 1-
10 ngày (nhóm 1, nhóm nợ đủ tiêu chuẩn) và khoản vay trễ hẹn từ 11-90 ngày
(nhóm 2, nhóm nợ cần chú ý). Nhiệm vụ chính của công tác thu hồi nợ qua điện
21
thoại là thông báo chi tiết về thông tin quá hạn thông qua việc liên lạc với KH, để
nắm rõ tình trạng tài chính, giải quyết các thắc mắc, khó khăn, lí do của việc chậm
trễ thanh toán của khách hàng. Bằng các nghiệp vụ lắng nghe và ghi nhận thông tin,
từ đó nhân viên THN qua điện thoại đánh giá được tình trạng khoản vay và đưa ra
các giải pháp, giải thích các bất lợi của việc thanh toán trễ hẹn và hướng khách hàng
đến lịch hẹn thanh toán.
Trong giai đoạn đầu của nợ quá hạn, tỉ lệ kết nối thành công với khách hàng
cao, khách hàng chủ động được tài chính, thiện chí trong việc tương tác trao đổi về
kế hoạch thanh toán. Vì thế tỉ lệ ngăn chuyển sang nhóm nợ 2 trong giai đoạn nợ
đang trễ hẹn từ 1-10 ngày rất quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro nợ xấu trong
chiến lược THN tại các tổ chức tín dụng. Giai đoạn này cách thức thu hồi nợ hướng
về hướng nhắc nhở khách hàng, mang đến sự thiện cảm, tin tưởng của khách hàng
về việc thực hiện thanh toán nợ quá hạn sớm nhất.
Tần suất số lượng cuộc gọi thu hồi nợ theo điện thoại và thời gian tương tác
với khách hàng sẽ gia tăng tương ứng với độ trễ hẹn của khoản vay. Tại mỗi bộ
phận THN qua điện thoại sẽ phân cấp thành nhiều nhóm THN khác nhau dựa trên
số ngày trễ hẹn của khoản vay. Điều này giúp tăng áp lực thu hồi nợ đối với các
nhóm khách hàng có dấu hiệu sắp chuyển sang nhóm nợ cao hơn. Trong những giai
đoạn này, ngoài việc tương tác khách hàng qua điện thoại, hoạt động THN bao gồm
thêm các việc xác minh lại công việc, địa chỉ công tác, địa chỉ nhà, liên lạc tìm hiểu
thông tin khách hàng… thông qua các thông tin tham chiếu.
Đối với các khoản vay sau khi xác minh không thể liên lạc hoặc khó thu hồi
nợ qua điện thoại, có thể xem xét chuyển sang hướng thu hồi nợ trực tiếp.
Hoạt động Thu hồi nợ quá hạn tại địa bàn:
Đối với các khoản nợ có số ngày quá hạn từ 91-180 ngày (nhóm 3, nợ dưới
tiêu chuẩn) hoặc một phần nợ nhóm 4 (nợ nghi nghờ) sẽ được tiến hành thu hồi nợ
trực tiếp bằng cách viếng thăm các địa chỉ tham chiếu (địa chỉ hộ khẩu, tạm trú, địa
chỉ công ty) để xác minh tình trạng cư trú, công việc, khả năng thanh toán khoản
vay và thực hiện thêm các công tác truy tìm thông tin mới của khách hàng trong
22
trường hợp mất dấu thông tin.
Rủi ro nợ chuyển sang nhóm nợ cao hơn tại giai đoạn này rất cao do các yếu
tố khách quan ảnh hưởng đến tài chính của khách hàng và các yếu tố chủ quan đến
từ khách hàng; và khách hàng đã quen với áp lực chỉ bị THN qua điện thoại.
Việc kiểm soát tỉ lệ nợ nhảy nhóm sang nhóm nợ cao hơn giúp hạn chế rủi ro
trong việc tăng tỉ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng đồng thời giảm thiểu được việc
trích lập dự phòng cho các khoản vay có nhóm nợ cao hơn.
Tùy theo số ngày trễ hạn của khoản vay cũng được phân bổ cho các nhóm
THN trực tiếp khác nhau để tận dụng được nguồn nhân lực thu hồi nợ và đánh giá
được chất lượng nợ tại mỗi khu vực, mỗi nhóm nợ.
Kết hợp với các công tác thu hồi nợ tại địa bàn là bộ phận hỗ trợ THN qua
điện thoại đối với các trường hợp đã xác minh được thông tin, lịch hẹn thanh toán từ
các cuộc viếng thăm trước đó. Hoạt động THN trực tiếp tại địa bàn bao gồm thêm
các việc gửi các loại thư nhắc nợ, thư thông báo nợ quá hạn và các loại thư xác
minh công ty đến các địa chỉ khách hàng đăng kí hoặc làm việc với cán bộ địa
phương để xác minh, tìm hiểu rõ về các thông tin cư trú của các trường hợp mất dấu
vết.
Hoạt động Thu hồi nợ bằng biện pháp Tố tụng hoặc chuyển nợ cho các
đối tác thuê ngoài xử lý
Với các nhóm nợ 4 (nợ nghi ngờ) và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) có
thể sẽ được chuyển qua THN bằng việc tố tụng dân sự bởi các bộ phận THN pháp
chế tại các công ty tài chính hoặc tại các đối tác thuê ngoài. Trường hợp chuyển nợ
cho các đối tác thuê ngoài xử lý tùy theo độ tuổi nhóm nợ, tình trạng của các khoản
vay mà các đối tác thuê ngoài vẫn có thể tiếp tục các hoạt động THN qua điện thoại
và tại địa bàn…, trước khi thực hiện THN bằng biện pháp Tố tụng.
Mục tiêu THN trong giai đoạn này là thu hồi lại vốn đã mất cho các công ty,
bổ sung vào lợi nhuận công ty sau khi công ty đã tính chi phí trích lập dự phòng vào
chi phí hoạt động.
23
Các khoản vay tại các nhóm nợ này vẫn có thể được luân chuyển qua các đối
tác thuê ngoài khác nhau nhằm mục đích thu hồi thành công và đánh giá được hiệu
quả làm việc của các đối tác thuê ngoài; đồng thời so sánh được năng lưc THN giữa
các bộ phận THN nội bộ và đối tác thuê ngoài.
1.2.4.4 Kiểm soát và xử lý nợ xấu:
Hoạt động cho vay tiêu dùng tín chấp là mảng hoạt động kinh doanh chính
của các công ty tài chính tại Việt Nam và mang lại nguồn thu và lợi nhuận chủ yếu
cho công ty. Vì thế, việc kiểm soát tỉ lệ nợ xấu ở ngưỡng cho phép theo yêu cầu từ
ngân hàng nhà nước là mục tiêu quan trọng trong các hoạt động quản trị tại các
công ty tài chính nhằm đảm bảo sự an toàn, hiệu quả cho hoạt động tín dụng.
Kiểm soát nợ xấu hay Quản lý nợ xấu xuất phát tại Việt Nam từ giai đoạn
2010 – 2015, do khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007 xuất phát từ hoạt động cho
vay thế chấp dưới chuẩn của Mỹ đã có tác động đến hoạt động của các TCTD tại
Việt Nam. Sự tác động này ngày càng mạnh hơn theo thời gian, đặc biệt, trong giai
đoạn 2008-2010, tuy nhiên đây lại là giai đoạn các TCTD ở Việt Nam loay hoay
không tìm ra biện pháp khắc phục khi tỷ lệ nợ xấu có thời điểm lên cao trên mức
3%.
Tình hình nợ xấu có thể xem xét theo từng giai đoạn sau:
- Giai đoạn 2006-2009: Giai đoạn này, Quốc hội, Chính phủ và Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam (NHNN) không có văn bản về nợ xấu cũng như quản lý nợ xấu
(QLNX) một cách cụ thể. Việc phân loại nhóm nợ vẫn chủ yếu theo Quyết định số
493/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng (RRTD) trong hoạt động ngân hàng của tổ
chức tín dụng (TCTD), vốn đã quá lỗi thời và bộc lộ nhiều hạn chế. Điểm sáng
trong giai đoạn này, Chính phủ ban hành Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày
29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, làm cơ sở cho việc xử lý các tài sản bảo đảm của
người vay vốn. Tuy nhiên, văn bản này vẫn chưa đủ mạnh để các ngân hàng thực
hiện xử lý các khoản nợ xấu phát sinh.
- Giai đoạn 2010-2015: Giai đoạn này có hai văn bản luật ra đời đó là Luật
24
TCTD và Luật NHNN. Bắt đầu từ giai đoạn này, các văn bản liên quan đến QLNX
cũng được ban hành nhiều hơn, cụ thể như: Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày
01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống
các TCTD giai đoạn 2011-2015” và Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các
TCTD” và Đề án “Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam -
VAMC"... Trong giai đoạn này, NHNN cũng ban hành hàng loạt thông tư hướng
dẫn triển khai chi tiết các văn bản từ Quốc hội và Chính phủ, nhằm kiểm soát chặt
tình hình nợ xấu trong hệ thống.
- Giai đoạn 2016 đến nay: Trong giai đoạn này bên cạnh việc tái cấu trúc các
TCTD thì việc xử lý nợ xấu được đặt lên cao nhất khi hàng loạt văn bản có cụm từ
“xử lý nợ xấu” được Quốc hội ban hành. Tiêu biểu là Nghị quyết số 42/2017/QH14
về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD được ban hành nhằm tháo gỡ các vướng
mắc khó khăn pháp lý hiện hành liên quan đến xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm các
khoản nợ của TCTD, tạo cơ chế xử lý đồng bộ, thúc đẩy xử lý nhanh, dứt điểm nợ
xấu để các TCTD tiếp tục phát huy tốt vai trò trong sự phát triển của nền kinh tế...
Do đó phải kết hợp việc kiểm soát nợ xấu; tăng trích lập dự phòng cho các
khoản vay có thuộc nhóm nợ xấu; thực hiện tái cơ cấu khoản vay, áp dụng các
chính sách miễn giảm lãi, phí; thúc đẩy các hoạt động thu hồi nợ… mới đảm bảo
đươc việc xử lý nợ xấu nằm ở ngưỡng cho phép theo quy định của Ngân hàng nhà
nước Việt Nam tại các tổ chức tín dụng ở mức <= 3%.
1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động thu hồi nợ
Tại Việt Nam, Theo khoản 6 Điều 2 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và
sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức
tín dụng (TCTD) ban hành kèm theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày
22/4/2005 của Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam, nợ xấu “là các khoản nợ
thuộc các nhóm nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4) và nợ có khả
năng mất vốn (nhóm 5)”.
Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ nợ xấu so với tổng các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5.
25
NPL là thuật ngữ dùng để chỉ các khoản nợ cho vay khách hàng đang đối diện với
rủi ro cao trong việc thu hồi nợ gốc và lãi
Tác động của nợ xấu là rất lớn và ảnh hướng đến mọi vấn đề từ công ty tài
chính, khách hàng đi vay và đặc biệt ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế
- Ảnh hưởng tới công ty tài chính: lợi nhuận bị giảm sút, nguồn vốn cho vay bị
thất thoát trong khi công ty vẫn phải chi trả lãi cho nguồn vốn hoạt động. Mặt khác,
tỷ lệ nợ xấu cao ảnh hưởng đến uy tín và niềm tin về nguồn lực tài chính và khả
năng vay vốn của các công ty tài chính đối với các đối tác cho vay dẫn đến rủi ro
phá sản và sự ổn định của các công ty tài chính
- Ảnh hưởng tới khách hàng: khi khoản vay của khách hàng bị quá hạn và mất
khả năng thanh toán thì sẽ bị ảnh hưởng đến điểm tín dụng, lịch sử tín dụng xấu của
khách hàng sẽ bị cập nhập lên Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng (gọi tắt CIC) và
khách hàng khó tiếp cận tới các nguồn vay vốn trong tương lai. Đồng thời, trong
thời gian khách hàng đang sử dụng thẻ tín dụng mà tổ chức phát hành thẻ tín dụng
kiểm tra phát hiện khách hàng đang có nợ xấu tại tổ chức tín dụng khác thì ngay lập
tức thẻ tín dụng của KH sẽ bị khóa (tạm thời hoặc vĩnh viễn)
- Ảnh hưởng đến nền kinh tế: các công ty tài chính có mối quan hệ chặt chẽ
đối với nền kinh tế, là nơi đầu tư vốn, cho vay đối với các doanh nghiệp, tổ chức và
cá nhân trong nền kinh tế. Vì thế, tỷ lệ nợ xấu tăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến nền
kinh tế chung
Để kiểm soát tỷ lệ nợ xấu theo như chiến lược kinh doanh và tuân thủ theo quy
định của ngân hàng nhà nước, Khối THN của các công ty tài chính sẽ vận hành hoạt
động THN để đảm bảo các chỉ số nợ như sau:
- Tỉ lệ nợ NPL = (Tổng nợ nhóm 3-5)/Tổng dư nợ x 100%
- Tại từng nhóm nợ theo số ngày trễ hẹn 10+, 30+, 60+, 90+, 120+, 180+… sẽ
phân bổ từng tỉ lệ THN để hạn chế các dư nợ chuyển sang nhóm nợ tiếp theo
Đối với 01 HĐ thường sẽ có 03 trạng thái:
o Thanh toán để về chuyển nhóm nợ thấp hơn: khách hàng thanh toán
26
cho 02 kì quá hạn trở lên.
o Thanh toán giữ nguyên nhóm nợ: khách hàng chỉ thanh toán đủ 01 kì
quá hạn.
o Thanh toán không đủ số tiền tối thiêủ 01 kì và dư nợ chuyển sang
nhóm tiếp theo.
Từ đó xác định được các chỉ tiêu THN tại từng nhóm nợ để đảm bảo kiểm soát
được tỉ lệ nợ nhảy nhóm sang nhóm nợ tiếp theo vào cuối tháng.
- Chỉ số ROR(rate of recovery) = Số tiền đã thu tại từng nhóm nợ/Tổng dư nợ
tại từng nhóm nợ
- %ROR cho biết tỉ lệ % số tiền đã thu trên tổng số tiền đã phân đã phân bổ
Mục đích của 02 chỉ số % Tỉ lệ nợ nhảy nhóm (dành cho khoản nợ quá từ 0-
180 ngày) và %ROR (dành cho khoản nợ quá hạn trên 180 ngày) là làm giảm tổn
thất rủi ro tín dụng và đảm bảo lợi nhuận của công ty
- % Tỉ lệ nợ nhảy nhóm tại từng nhóm nợ đạt được càng cao thì công ty giảm
thiểu được việc trích lập dự phòng cho các khoản vay có nhóm nợ cao
- % ROR (khoản nợ sau 180 ngày) càng tăng thì sẽ kiểm soát tốt việc thu hồi
tiền mặt đối với nhóm nợ có nguy cơ mất vốn cao, phần này được tính vào lợi
nhuận của công ty, vì trích nguồn trích lập dự phòng được tính vào chi phí vận hành
của công ty
1.2.6. Tổng quan chung về các quy trình cho vay CTTC
Cho vay tiêu dùng của CTTC là hình thức cấp tín dụng của CTTC đối với
khách hàng cá nhân là người tiêu dùng dưới các hình thức cho vay trả góp, cho vay
thấu chi qua thẻ tín dụng, phát hành thẻ mua hàng nhằm mục đích tài trợ cho nhu
cầu tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình. Đây là một nguồn tài chính giúp người
tiêu dùng có thể sử dụng hàng hóa và dịch vụ mà họ mong muốn trước khi họ có
khả năng chi trả, tạo điều kiện cho họ có thể hưởng một cuộc sống tốt hơn.
- Cho vay trả góp là hình thức cấp tín dụng theo đó tiền nợ gốc được trả thành
nhiều kỳ bằng nhau, tiền trả nợ lãi được tính trên dư nợ gốc còn lại và số ngày thực
tế của kỳ hạn trả nợ và trả cùng kỳ với kỳ trả nợ gốc
27
- Cho vay thấu chi qua thẻ tín dụng là hình thức cấp tín dụng, theo đó CTTC
phát hành thẻ tín dụng cho KH tiêu dùng để mua hàng hóa tiêu dùng, dịch vụ tại các
địa điểm cung ứng hàng hóa tiêu dùng, dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng
trong phạm vi hạn mức tín dụng được xác định trên cơ sở khả năng trả nợ của KH.
- Hàng hóa tiêu dùng bao gồm phương tiện đi lại (xe đạp, xe máy, ô tô), các
thiết bị điện tử ( ti vi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, điện thoại) và các loại vật dụng
nội thất, vật dụng gia đình. Dịch vụ tiêu dùng khác như dịch vụ khám chữa bệnh,
học tập, du lịch…
Cho vay tiêu dùng được thực hiện tại các điểm bán hàng, giới thiệu dịch vụ
của bên cung ứng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, thời hạn cho vay không quá 05 năm.
Khách hàng trả tiền vay (bao gồm cả gốc và lãi) theo định kỳ quy định hợp đồng
cho vay tiêu dùng.
Về đối tượng KH: khách hàng đại chúng (phi chuẩn) có thu nhập trung bình, thấp,
chưa có lịch sử tín dụng hoặc điểm tín dụng thấp, khó tiếp cận dịch vụ ngân hàng…
Đây là phân khúc KH mà ngân hàng không hướng tới.
Hạn mức: Đối với xe máy, ô tô từ 110.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; đối
với thẻ tín dụng, cho vay trả góp, thấu chi thì hạn mức từ 5.000.000 đến
300.000.000 đồng.
Thời hạn cho vay: tối đa là 5 năm.
Lãi suất: lãi suất cho vay tiêu dùng của các CTTC khá cao vì chi phí vốn của
CTTC cao hơn chi phí vốn của ngân hàng.
Cách thức giải ngân: giải ngân trực tiếp cho nhà cung ứng hàng hóa, dịch vụ.
Kênh phân phối: chủ yếu qua hệ thống cửa hàng bán lẻ/điểm giới thiệu dịch vụ
Mức độ rủi ro: để phù hợp với đối tượng KH đại chúng và phương thức tiếp cận
đơn giản, nhanh chóng nên mức độ rủi ro cao.
Cho vay tiêu dùng gián tiếp: là hình thức cho vay trong đó CTTC mua các khoản
nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa dịch vụ cho người tiêu
dùng. Hình thức này thông qua TCTD cho vay thông qua các doanh nghiệp bán
28
hàng hoặc làm các dịch vụ mà không trực tiếp tiếp xúc với KH. Thông thường cho
vay tiêu dùng gián tiếp thực hiện qua các bước sau:
- Bước 1: TCTD ký hợp đồng mua bán nợ với công ty bán lẻ thỏa thuận các
điều kiện
- Bước 2: Công ty bán lẻ kí hợp đồng bán trả chậm với người tiêu dùng
- Bước 3: Công ty bán lẻ giao tài sản, hàng hóa cho người tiêu dùng
- Bước 4: Công ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán trả chậm cho TCTD
- Bước 5: TCTD thanh toán tiền cho công ty bán lẻ
- Bước 6: Người tiêu dùng trả góp cho TCTD
Cho vay tiêu dùng trực tiếp: TCTD và khách hàng sẽ trực tiếp gặp nhau để tiến
hành đàm phán, ký hợp đồng tín dụng; khách hàng sẽ nhận tiền vay từ TCTD hoặc
chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp mà họ sẽ mua hàng hóa, dịch hoặc các chủ
nợ của họ… Thông thường cho vay tiêu dùng gián tiếp thực hiện qua các bước sau:
- Bước 1: TCTD và người tiêu dùng ký hợp đồng tín dụng
- Bước 2: Người tiêu dùng trả trước một phần tiền mua hàng cho công ty bán
lẻ
- Bước 3: TCTD thanh toán số tiền còn lại cho công ty bán lẻ
- Bước 4: Công ty bán lẻ giao hàng hóa tài sản cho người tiêu dùng
- Bước 5: Người tiêu dùng trả góp cho TCTD
1.3. Kinh nghiệm của các công ty tài chính lớn trên thế giới về thu hồi nợ
Theo nghiên cứu của MPI, thời điểm khủng tài chính Châu Á năm 1997 xảy
ra, Hàn Quốc bị ảnh hưởng rất nặng nề. Lãi suất cao, đồng nội tệ suy yếu đã đẩy
phần lớn các ngân hàng và rất nhiều doanh nghiệp đến bờ vực phá sản. Để thực hiện
quá trình xử lý nợ xấu, Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng tiêu chuẩn phân loại nợ
quốc tế để đánh giá thực trạng nợ xấu của các TCTC. Liên tiếp trong khoản thời
gian từ tháng 3/1998 đến tháng 3/2000, tiêu chuẩn phân loại nợ được thắt chặt, theo
đó, các TCTC được yêu cầu phân loại nợ quá hạn từ 3 tháng trở lên là nợ xấu, đến
phân loại những khoản nợ dựa trên khả năng tài chính của khách hàng vay vốn
trong tương lai đối với việc hoàn thành nghĩa vụ với ngân hàng, và ở mức độ thắt
29
chặt hơn nữa khi phân loại các khoản vay có mức độ rủi ro lớn ngay cả khi khách
hàng trả được lãi vào nhóm nợ xấu. Theo tiêu chí phân loại nợ, 68 nghìn tỷ Won nợ
xấu quá hạn trên 6 tháng đã tăng lên 88 nghìn tỷ Won vào cuối năm 1999. Nhờ sử
dụng đồng loạt các biện pháp xử lý nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu đã giảm từ 17,7% vào năm
1998 xuống còn 14,9%, 10,4%, 5,6%, và 3,9% vào các năm 1999, 2000, 2001 và
2002. Hàn Quốc đã thực hiện thành công việc giải quyết nợ xấu, tái cơ cấu doanh
nghiệp, tái cơ cấu khu vực tài chính góp phần ổn định nền kinh tế là do Chính phủ
Hàn Quốc đã có những can thiệp nhanh chóng, kịp thời và toàn diện, triển khai các
biện pháp xử lý nợ xấu hợp lý.
Tại một số quốc gia Châu Âu và Mỹ, phương pháp trích lập dự phòng là công
cụ được sử dụng nhiều nhất. Như ở Anh, Cơ quan giám sát không đề ra chính sách
chung mà từng ngân hàng quy định chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng
phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về kế toán (IAS 39) với mục tiêu là phân loại
nợ và trích lập dự phòng phản ánh đúng chất lượng tín dụng và khả năng tổn thất
mà ngân hàng gặp phải trên cơ sở phân tích tình trạng lưu chuyển tiền tệ của khách
hàng. Với biện pháp tương đồng, các ngân hàng ở Pháp luôn dự phòng rủi ro cho tất
cả các khoản tín dụng. Các chuẩn mực quản trị rủi ro đo lường rủi ro tín dụng theo
hướng luôn tồn tại rủi ro trong các khoản cấp tín dụng, cho dù khoản vay đó có suy
giảm hay chưa suy giảm khả năng thanh toán. Phương pháp trích lập dự phòng của
các Ngân hàng ở Mỹ hơi có sự khác biệt, bởi vì theo các chuẩn mực kế toán tại Mỹ
“Không công nhận các khoản tổn thất trước khi cho rằng chúng có thể đã xảy ra, kể
cả khi dựa vào kinh nghiệm quá khứ để có thể cho rằng các khoản tổn thất sẽ phát
sinh trong tương lai”. Tuy nhiên, các ngân hàng Mỹ trích lập dự phòng để bù đắp
cho các khoản tổn thất tín dụng dự tính hiện có dù cho những tổn thất này phụ thuộc
nhiều vào đánh giá chủ quan của các ngân hàng.
Qua kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, bài học kinh nghiệm kiểm
soát nợ xấu đạt kết quả cao nhất đối với các TCTD trong nước được rút ra là tập
chung ở hai công tác trọng tâm: Phân loại nợ theo chuẩn Quốc tế và Trích lập dự
phòng rủi ro nợ xấu là yếu tố tiên quyết. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng có thể sử
dụng biện pháp chuyển các khoản nợ xấu của khách hàng sang Công ty mua bán nợ
30
và tài sản tồn đọng để tiếp tục theo dõi xử lý theo thẩm quyền theo quy định của
Nghị định 69/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 về mua bán nợ của Chính phủ.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Các vấn đề về lý thuyết, lý luận cơ bản của đề tài đã được nêu rõ ở trong
Chương 1 giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về cơ cấu tổ chức và chức năng của
các bộ phận trong hoạt động thu hồi nợ của các công ty tài chính. Đồng thời hiểu
thêm về khái niệm, đặc điểm của nợ xấu đến phân loại nợ xấu, các chỉ tiêu để đánh
giá về nợ xấu. Đặc biệt là mối liên quan giữa nợ xấu và công tác quản lý nợ xấu.
Qua đó chúng thấy được sự cần thiết hoạt động THN và quản lý nợ xấu của các tổ
chức tín dụng trong nước theo quy định NHNN cũng như kinh nghiệm quản lý nợ
xấu ở các nước khác trên thế giới. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về các hoạt
động xử lý nợ của các CTTC.
31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU HỒI NỢ CỦA CÁC CÔNG
TY TÀI CHÍNH TẠI TPHCM
2.1. Giới thiệu về các công ty tài chính tại TPHCM
Lợi thế của các công ty tài chính mang đến cho khách hàng là dịch vụ cho vay,
đa dạng các sản phẩm tín chấp và điều kiện vay đơn giản, thủ tục cho vay nhanh
gọn, do đó có rất nhiều tổ chức tín dụng đang hoạt động trên thị trường tại Việt
Nam
Tính đến Quý II năm 2020, theo thống kê của Ngân hàng nhà nước có 16 công
ty tài chính đã được cấp phép và đang hoạt động tại thị trường Việt Nam
Bảng xếp hạng 16 công ty tài chính theo vốn điều lệ:
Tên các công ty tài chính Tên viết tắt Vốn điều lệ (tỉ
đồng)
Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng
Việt Nam Thịnh Vượng
Fe Credit 7,328
Công ty tài chính TNHH MTV Công nghiệp
Tàu thuỷ
SBIC 2,523
Công ty tài chính cổ phần Điện Lực EVN Finance 2,500
Công ty tài chính TNHH HD Saison HD Saison 1,400
Công ty tài chính TNHH MTV Bưu điện PTF 1,050
Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng
TMCP Sài Gòn – Hà Nội
SHB Finance 1,000
Công ty tài chính TNHH MB Shinsei Mcredit 800
Công ty tài chính TNHH MTV Mirae Asset Mirae Asset 700
Công ty tài chính TNHH MTV Toyota Việt
Nam
Toyota Finance 700
Công ty tài chính cổ phần Tín Việt Viet Credit 687,9
Công ty tài chính TNHH MTV Shinhan Việt
Nam
Shinhan
Finance
615
Công ty tài chính TNHH MTV Lotte Việt
Nam
Lotte Finance 600
Công ty tài chính TNHH MTV Home credit
Việt Nam
Home Credit 550
Công ty tài chính TNHH MTV Quốc tế Việt
Nam JACCS
Jaccs 550
Công ty tài chính cổ phần Handico - 550
Công ty tài chính TNHH một thành viên
Cộng Đồng
- 500
32
Hiện tại ngoài 2 CTTC đang tiếp tục tái cấu trúc, toàn hệ thống có 12 CTTC
đang hoạt động trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng và 2 công ty tài chính chuyên
ngành. Cấu trúc sở hữu của các CTTC bao gồm: sở hữu nước ngoài - 100% hoặc
một phần, thuộc sở hữu của NHTM và sở hữu đại chúng. Các CTTC nước ngoài
ngày càng gia tăng hiện diện trong hệ thống, bao gồm: 6 công ty 100% vốn nước
ngoài (Mirae Asset, Shinhan, Toyota, Lotte, Jaccs và Home Credit) và 2 công ty có
vốn nước ngoài (MB Shinsei và HD Saison) chưa kể giao dịch bán cổ phần của
công ty tài chính cộng đồng Fccom thuộc ngân hàng Hàng Hải cho Công ty
Hyundai đang được cơ quan có thẩm quyền xem xét. Sở hữu 100% bởi NHTM có 4
công ty: SHB FC, FE Credit (thuộc sở hữu của VP Bank), Tài chính Bưu điện - PTF
(thuộc sở hữu của SeABank) và Tài chính cộng đồng. EVN Finance và VietCredit
là 2 công ty đại chúng. Thêm nữa, vào 04/2021 CTTC Fe Credit cũng đã kí kết
chuyển nhượng 49% vốn góp của FE Credit cho Tập đoàn SMBC (Tập đoàn SMBC
là một trong ba tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất tại Nhật Bản, với tổng tài
sản trên 2.100 tỉ USD tại thời điểm 31-12-2020, đồng thời là công ty tài chính tiêu
dùng dẫn đầu thị trường Nhật Bản với hơn 900 chi nhánh trên toàn quốc) sẽ tạo cơ
hội để hai bên kết hợp thế mạnh của nhau, trong đó FE Credit có cơ hội tiếp cận
nguồn vốn giá rẻ và kinh nghiệm điều hành từ SMBC, qua đó nâng cao chất lượng
dịch vụ đối với khách hàng trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, đồng thời góp phần
đẩy lùi tín dụng đen tại Việt Nam
CTTC có vốn nước ngoài cạnh tranh mạnh với các công ty trong nước nhờ lợi
thế về nguồn vốn giá rẻ, công nghệ và kinh nghiệm cho vay tiêu dùng từ các thị
trường đi trước, đặc biệt là các công ty từ Hàn Quốc và Nhật.
2.2. Tình hình thực hiện thu hồi nợ của các công ty tài chính tại TPHCM
2.2.1. Hoạt động của các công ty tài chính
Thị phần
Trong giai đoạn trước năm 2018 công ty FE Credit, Home Credit, HD SaiSon
và Shinhan Finance (tên gọi trước là Prudential Finance) luôn nằm trong top các
công ty có thị phần cho vay lớn, tuy nhiên trong năm 2018 thì thị phần cho vay của
33
các công ty này có phần giảm nhẹ so với năm 2017. Từ năm 2018 MB Shinsei đã
mạnh mẽ gia tăng thị phần nhanh gấp gần 5 lần so với năm 2017. Thị phần cho vay
trong giai đoạn gần đây của 02 công ty của MAFC và SHB Finance cũng đang tăng
nhanh.
Bảng 2.1: Thị phần cho vay tiêu dùng các CTTC
(Nguồn: FiinGroup (2019). Vietnam Consumer Finance Report 2019 - Issue 7)
Hiệu quả hoạt động
Bình quân ngành của CTTC về tỷ lệ thu nhập lãi thuần NIM (Net Interest
Margin) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE qua các năm đều cao hơn 20%.
Các tỷ lệ này của các CTTC cao hơn rất nhiều so với của các ngân hàng. Trong khi
đó, tỷ lệ nợ xấu của CTTC vẫn ở trong tầm kiểm soát và thấp hơn so với tỷ lệ nợ
xấu gộp của ngành ngân hàng (nợ xấu-NPL có tính đến nợ tái cơ cấu và trái phiếu
VAMC). Dù đang phát triển tốt, hoạt động tài chính tiêu dùng đã xuất hiện các dấu
hiệu cần chú ý. ROE của các CTTC đã bắt đầu giảm sau khi đạt đỉnh năm 2016. Tỷ
lệ nợ xấu dù vẫn trong tầm kiểm soát đã tăng dần qua các năm. ROE của các CTTC
hàng đầu như FE Credit, MB Shinsei, HomeCredit có xu hướng giảm.
34
Bảng 2.2: Số liệu bình quân ngành
(Nguồn: FiinGroup (2019). Vietnam Consumer Finance Report 2019 - Issue 7)
Các sản phẩm chủ yếu: Các CTTC hoạt động cho vay mạnh tại mảng cho vay
tiền mặt đối với phân khúc KH không đáp ứng được điều kiện vay tín dụng tại các
tổ chức ngân hàng trong nước. Đặc biệt việc đẩy mạnh cho vay trả góp các sản
phẩm tiêu dùng luôn là một lợi thế cạnh tranh của CTTC trong phân khúc vay tiêu
dùng so với các ngân hàng.
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng các sản phẩm cho vay trung bình ngành 2018 của
các CTTC
(Nguồn: FiinGroup (2019)
35
Bảng 2.3: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) của một số CTTC
(Nguồn: tính toán từ báo cáo tài chính của các CTTC)
Một điểm cần lưu ý là tỷ lệ NPL năm 2019 của các CTTC hàng đầu đang ở
mức khá cao: FE Credit (5.97%), MB Shinsei (6.5%) và HD Saison (5.44%). Home
Credit (2.51%) là công ty trong top đầu duy nhất có tỷ lệ NPL dưới 3%. Thêm vào
đó, các công ty có tăng trưởng tín dụng lớn trong thời gian trước năm 2020 đều có
nợ xấu tăng nhanh như SHB Finance và MB Shinsei. Cơ quan quản lý nhìn nhận
cho vay tiền mặt tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng. Hoạt động này đã tăng mạnh trong
thời gian qua và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của nhiều công ty. Lợi ích của
cho vay tiền mặt là dễ dàng tăng dư nợ, tuy nhiên chất lượng tín dụng của các khoản
vay này đang là nguy cơ đối với hiệu quả hoạt động của các CTTC.
Dựa theo tỉ lệ tăng mạnh thị phần cho vay và tỉ lệ NPL nằm ở mức cao của
công ty tài chính MB Shinsei và đánh giá chất lượng thu hồi nợ của công ty tài
chính Shinhan sau khi mua lại một trong các công ty tài chính lớn tại Việt Nam là
Prudential Việt Nam thì trong nội dung luận văn này học viên ngoài các tìm hiểu
chung về hoạt động thu hồi nợ tại các công ty tài chính; thì học viên sẽ tập trung
phân tích sâu về hai hoạt động thu hồi nợ tại 02 công ty tài chính MB Shinsei và
Shinhan.
2.2.2 Tình hình thực hiện thu hồi nợ tại các công ty tài chính
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, các công ty tài chính áp dụng việc
36
phân loại các nhóm nợ theo như số ngày trễ hẹn của khoản vay như sau:
- B0: Là các khoản vay có DPD = 0 tại thời điểm đầu tháng
- B1 New: Là các khoản vay có DPD = 0 (B0) tại thời điểm đầu tháng và trở
thành 1 - 30 DPD (B1) trong tháng.
- B1: Là các khoản vay có DPD từ 1-30 tại thời điểm đầu tháng
- B2: Là các khoản vay có DPD từ 31 - 60 tại thời điểm đầu tháng
- B3, B4, B5…: Mỗi Bucket (B) tương ứng với DPD 30 tại thời điểm đầu
tháng
Tùy theo định hướng của mỗi CTTC có thể điều chỉnh tỉ lệ trích lập dự phòng
từ nhóm nợ dưới tiêu chuẩn trở lên, tại CTCC FeCredit khi khoản vay bị trễ hẹn rơi
vào nhóm nợ nghi ngờ thì tỉ lệ trích lập dự phòng là 100%. Tuy nhiên cần phải tuân
thủ theo mức tỉ lệ trích lập dự phòng tối thiểu của từng nhóm nợ theo quy định của
NHNH Việt Nam
Bảng 2.4: Phân loại nhóm nợ tại các công ty tài chính theo quy định của
NHNN Việt Nam
Nhóm nợ
Phân
khúc
Ngày trễ
hẹn
Tỉ lệtrích
lập dự
phòng
Nợ đủ tiêu chuẩn B1 1-10 0%
Nợ cần chú ý B1 11-30 5%
B2 31-60 5%
B3 61-90 5%
Nợ dưới tiêu
chuẩn
B4 91-120 20%
B5 121-150 20%
B6 151-180 20%
Nợ nghi ngờ B7 181-210 50%
B8 241-270 50%
B9 271-300 50%
B10 301-330 50%
B11 331-360 50%
Nợ có khả năng
mất vốn
B12 361-390 100%
B13 391-420 100%
Tương ứng với các phân khúc nợ mà hoạt động thu hồi nợ được áp dụng tại
37
công ty các công ty tài chính như sau:
- Gọi nhắc nợ sớm hoặc gửi tin nhắn sms, email nhắc nợ sớm đối với các
khoản vay chưa trễ hẹn
- Tùy theo chiến lược THN tại từng công ty thì hoạt động THN qua điện thoại
tại từng phân khúc nợ riêng biệt từ B1-B3 như tại công ty MCredit, FE Credit,
Home Credit, sau đó mới chuyển sang hoạt động THN tại địa bàn tại các phân khúc
nợ > B4
- Hầu hết bộ phận THN của tất cả các CTTC hiện tại đều xây dựng hệ thống
Auto Dialler & AutoCall để tăng năng suất làm việc của nhân viên THN qua điện
thoại từ 100-120 phút thời lượng gọi điện thoại lên 150-180 phút/ngày.
- Một số công ty thì kết hợp cả hai hình thức THN qua điện thoại và THN tại
địa bàn để tăng hiệu quả THN như tại công ty tài chính Shinhan,VietCredit, Mirae
Asset, HD Saison đối với các khoản vay bắt đầu nợ quá hạn từ 1- 180 ngày; đối với
công ty Mirae Asset thì việc kết hợp 2 hoạt động THN này kéo dài tới 360 ngày,
sau đó mới bắt đầu chuyển sang phòng THN pháp lý hoặc chuyển sang đối tác thuê
ngoài
- Đối với các khoản vay nợ quá hạn > 180 ngày ( nhóm WO) thì sẽ được
chuyển sang các đối tác thuê ngoài để xử lý, các công ty tài chính đang áp dụng
hình thức này là Shinhan,VietCredit, Mirae Asset, HD Saison. Hoặc một số công ty
vẫn tiếp tục chuyển sang phòng THN pháp lý của công ty tiếp tục xử lý tiếp và nếu
các khoản vay đó không thể thu hồi được thì mới chuyển sang đối tác thu nợ ngoài;
các công ty tài chính đang áp dụng là MCredit, FE Credit, Home Credit.
Theo như mô tả tổng quan hoạt động THN của các công ty tài chính thì 02
công ty Mcredit và Shinhan đều đại diện cho các hình thức hoạt động THN riêng lẽ
hoặc kết hợp chung đối với từng phân khúc nợ. Vì vậy, trong nội dung đề tài này và
dựa trên các số liệu thu thập được từ 02 công ty tài chính Mcredit và Shinhan, học
viên sẽ đánh giá về thực trạng và kết quả của hoạt động thu hồi nợ của 02 công ty
này từ đó có nhận xét chung về việc THN của các công ty tài chính.
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công ThươngBáo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công ThươngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng
Báo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàngBáo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng
Báo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàngOnTimeVitThu
 
Acb nhóm 01- marketing ngân hàng
Acb nhóm 01- marketing ngân hàngAcb nhóm 01- marketing ngân hàng
Acb nhóm 01- marketing ngân hàngBinh Minh
 
Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng HDbank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng HDbank, 9đ - Gửi miễn phí q...Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng HDbank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng HDbank, 9đ - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU TRONG...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU TRONG...MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU TRONG...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU TRONG...vietlod.com
 
Báo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
Báo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương TínBáo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
Báo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tínluanvantrust
 
Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)
Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)
Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)dissapointed
 
Quy trình mở thẻ tín dụng tại Sacombank
Quy trình mở thẻ tín dụng tại SacombankQuy trình mở thẻ tín dụng tại Sacombank
Quy trình mở thẻ tín dụng tại Sacombankluanvantrust
 
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...MiNhon Nguyễn
 

What's hot (20)

Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân ĐộiSơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công ThươngBáo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
 
Báo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng
Báo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàngBáo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng
Báo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng
 
Acb nhóm 01- marketing ngân hàng
Acb nhóm 01- marketing ngân hàngAcb nhóm 01- marketing ngân hàng
Acb nhóm 01- marketing ngân hàng
 
Đề tài hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY, BỔ ÍCH
Đề tài  hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY, BỔ ÍCHĐề tài  hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY, BỔ ÍCH
Đề tài hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY, BỔ ÍCH
 
Báo Cáo Thực Tập Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng BIDV.docx
Báo Cáo Thực Tập Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng BIDV.docxBáo Cáo Thực Tập Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng BIDV.docx
Báo Cáo Thực Tập Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng BIDV.docx
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAYLuận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
 
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng HDbank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng HDbank, 9đ - Gửi miễn phí q...Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng HDbank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng HDbank, 9đ - Gửi miễn phí q...
 
Đề tài nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng, ĐIỂM 8
Đề tài  nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng, ĐIỂM 8Đề tài  nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng, ĐIỂM 8
Đề tài nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng, ĐIỂM 8
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU TRONG...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU TRONG...MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU TRONG...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU TRONG...
 
Báo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
Báo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương TínBáo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
Báo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
 
Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)
Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)
Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)
 
Quy trình mở thẻ tín dụng tại Sacombank
Quy trình mở thẻ tín dụng tại SacombankQuy trình mở thẻ tín dụng tại Sacombank
Quy trình mở thẻ tín dụng tại Sacombank
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANKĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
 
Thẩm định khách hàng trong cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank, 9đ
Thẩm định khách hàng trong cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank, 9đThẩm định khách hàng trong cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank, 9đ
Thẩm định khách hàng trong cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank, 9đ
 
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
 

Similar to Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh

Bai thi cuoi khoa lop 2 quan trong tan_xuan.pptx [autosaved].33
Bai thi cuoi khoa lop 2 quan trong tan_xuan.pptx [autosaved].33Bai thi cuoi khoa lop 2 quan trong tan_xuan.pptx [autosaved].33
Bai thi cuoi khoa lop 2 quan trong tan_xuan.pptx [autosaved].33xuannguyen275
 
CTG-Cap nhat ket qua KD quy 1.2023_final_31.05.2023.pptx
CTG-Cap nhat ket qua KD quy 1.2023_final_31.05.2023.pptxCTG-Cap nhat ket qua KD quy 1.2023_final_31.05.2023.pptx
CTG-Cap nhat ket qua KD quy 1.2023_final_31.05.2023.pptxngothithungan1
 
CTG-Cap nhat ket qua KD quy 1.2023_final.pptx
CTG-Cap nhat ket qua KD quy 1.2023_final.pptxCTG-Cap nhat ket qua KD quy 1.2023_final.pptx
CTG-Cap nhat ket qua KD quy 1.2023_final.pptxngothithungan1
 
CTG-Cap nhat ket qua KD Quy 4.2023_final.pptx
CTG-Cap nhat ket qua KD Quy 4.2023_final.pptxCTG-Cap nhat ket qua KD Quy 4.2023_final.pptx
CTG-Cap nhat ket qua KD Quy 4.2023_final.pptxngothithungan1
 
Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...
Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...
Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...luanvantrust.com DV viết bài trọn gói: 0917193864
 
Luận văn: Giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và phát t...
Luận văn: Giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và phát t...Luận văn: Giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và phát t...
Luận văn: Giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và phát t...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT ...
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT ...GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT ...
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT ...vietlod.com
 
Quản lý nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương m...
Quản lý nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương m...Quản lý nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương m...
Quản lý nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương m...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đề Tài nghiên cứu khoa học hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng t...
đề Tài nghiên cứu khoa học hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng t...đề Tài nghiên cứu khoa học hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng t...
đề Tài nghiên cứu khoa học hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phan tich tai chinh ngan hang quan doi (MBB)
Phan tich tai chinh ngan hang quan doi (MBB)Phan tich tai chinh ngan hang quan doi (MBB)
Phan tich tai chinh ngan hang quan doi (MBB)thesharingbankers
 
Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án vốn vay adb
Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án vốn vay adbSổ tay hướng dẫn thực hiện dự án vốn vay adb
Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án vốn vay adbnataliej4
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại th...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại th...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại th...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại th...luanvantrust
 
Kế toán công nợ và phân tích khả năng thanh toán tại công ty tnhh triệu an
Kế toán công nợ và phân tích khả năng thanh toán tại công ty tnhh triệu anKế toán công nợ và phân tích khả năng thanh toán tại công ty tnhh triệu an
Kế toán công nợ và phân tích khả năng thanh toán tại công ty tnhh triệu anhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh (20)

Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh.doc
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh.docNghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh.doc
Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh.doc
 
Bai thi cuoi khoa lop 2 quan trong tan_xuan.pptx [autosaved].33
Bai thi cuoi khoa lop 2 quan trong tan_xuan.pptx [autosaved].33Bai thi cuoi khoa lop 2 quan trong tan_xuan.pptx [autosaved].33
Bai thi cuoi khoa lop 2 quan trong tan_xuan.pptx [autosaved].33
 
CTG-Cap nhat ket qua KD quy 1.2023_final_31.05.2023.pptx
CTG-Cap nhat ket qua KD quy 1.2023_final_31.05.2023.pptxCTG-Cap nhat ket qua KD quy 1.2023_final_31.05.2023.pptx
CTG-Cap nhat ket qua KD quy 1.2023_final_31.05.2023.pptx
 
CTG-Cap nhat ket qua KD quy 1.2023_final.pptx
CTG-Cap nhat ket qua KD quy 1.2023_final.pptxCTG-Cap nhat ket qua KD quy 1.2023_final.pptx
CTG-Cap nhat ket qua KD quy 1.2023_final.pptx
 
CTG-Cap nhat ket qua KD Quy 4.2023_final.pptx
CTG-Cap nhat ket qua KD Quy 4.2023_final.pptxCTG-Cap nhat ket qua KD Quy 4.2023_final.pptx
CTG-Cap nhat ket qua KD Quy 4.2023_final.pptx
 
Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...
Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...
Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...
 
Chuyên đề mẫu
Chuyên đề mẫuChuyên đề mẫu
Chuyên đề mẫu
 
Luận văn: Giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và phát t...
Luận văn: Giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và phát t...Luận văn: Giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và phát t...
Luận văn: Giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và phát t...
 
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT ...
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT ...GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT ...
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT ...
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Huy Động Vốn Của Ngân Hàng ACB.
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Huy Động Vốn Của Ngân Hàng ACB.Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Huy Động Vốn Của Ngân Hàng ACB.
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Huy Động Vốn Của Ngân Hàng ACB.
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Huy Động Vốn Của Ngân Hàng ACB.
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Huy Động Vốn Của Ngân Hàng ACB.Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Huy Động Vốn Của Ngân Hàng ACB.
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Huy Động Vốn Của Ngân Hàng ACB.
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Phát Triển Hoạt Động Thanh Toán Liên Ngân Hàng Tại Ngân Hà...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Phát Triển Hoạt Động Thanh Toán Liên Ngân Hàng Tại Ngân Hà...Báo Cáo Tốt Nghiệp Phát Triển Hoạt Động Thanh Toán Liên Ngân Hàng Tại Ngân Hà...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Phát Triển Hoạt Động Thanh Toán Liên Ngân Hàng Tại Ngân Hà...
 
Quản lý nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương m...
Quản lý nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương m...Quản lý nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương m...
Quản lý nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương m...
 
đề Tài nghiên cứu khoa học hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng t...
đề Tài nghiên cứu khoa học hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng t...đề Tài nghiên cứu khoa học hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng t...
đề Tài nghiên cứu khoa học hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng t...
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
 
Phan tich tai chinh ngan hang quan doi (MBB)
Phan tich tai chinh ngan hang quan doi (MBB)Phan tich tai chinh ngan hang quan doi (MBB)
Phan tich tai chinh ngan hang quan doi (MBB)
 
Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án vốn vay adb
Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án vốn vay adbSổ tay hướng dẫn thực hiện dự án vốn vay adb
Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án vốn vay adb
 
Đề tài: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng Á Châu ACB
Đề tài: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng Á Châu ACBĐề tài: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng Á Châu ACB
Đề tài: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng Á Châu ACB
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại th...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại th...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại th...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại th...
 
Kế toán công nợ và phân tích khả năng thanh toán tại công ty tnhh triệu an
Kế toán công nợ và phân tích khả năng thanh toán tại công ty tnhh triệu anKế toán công nợ và phân tích khả năng thanh toán tại công ty tnhh triệu an
Kế toán công nợ và phân tích khả năng thanh toán tại công ty tnhh triệu an
 

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149 (20)

Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du LịchLuận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
 
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng KhoánLuận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước NgoàiLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
 
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh NghiệpLuận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài ChínhLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh NghiệpLuận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung CưCác Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi PhíCác Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh NghiệpCác Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrsCác Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài ChínhẢnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác SĩLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội BộLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
 
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện TửLuận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng KhoánLuận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
 
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công NghiệpGiải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại DomenalGiải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
 

Recently uploaded

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 

Nghiên Cứu Về Thu Hồi Nợ Của Các Công Ty Tài Chính Tại Hồ Chí Minh

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU VỀ THU HỒI NỢ CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TẠI HỒ CHÍ MINH Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149 NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN LÊ HOÀNG VỸ Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU VỀ THU HỒI NỢ CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TẠI HỒ CHÍ MINH Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã số: 8340101 Họ và tên học viên: Nguyễn Lê Hoàng Vỹ Ngườihướng dẫn: PGS, TS Trần Quốc Trung Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2022
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Học viên xin cam đoan luận văn về đề tài “NGHIÊN CỨU VỀ THU HỒI NỢ CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TẠI HỒ CHÍ MINH” là công trình nghiên cứu cá nhân của học viên trong thời gian qua. Mọi số liệu sử dụng phân tích trong luận văn và kết quả nghiên cứu là do học viên tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hoàn toàn không sao chép và sử dụng kết quả của đề tài nghiên cứu nào tương tự. Học viên xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự trung thực của các thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu này. Học viên thực hiện Nguyễn Lê Hoàng Vỹ
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, học viên xin được gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô giáo của trường Đại học Ngoại Thương đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức, kỹ năng và tạo nhiều thuận lợi cho học viên trong suốt quá trình học tập theo chương trình nghiên cứu và cả quá trình làm Luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS, TS Trần Quốc Trung đã tận tình hướng dẫn giúp học viên nhận ra các sai sót và hỗ trợ sửa chữa những lỗi mắc phải trong quá trình học tập nghiên cứu, đồng thời giúp cho học viên có thêm ý tưởng và phương án mới để giải quyết vấn đề hiệu quả và hợp lý hơn. Trong quá trình làm luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, học viên mong sự góp ý từ phía Quý thầy, cô để luận văn được hoàn thiện hơn. Học viên xin chân thành cảm ơn! Học viên thực hiện Nguyễn Lê Hoàng Vỹ
  • 5. iii DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT Số thứ tự Thuật ngữ Nội dung Nghĩa tiếng Việt 1 NPL Non-Performing Loan Nợ xấu 2 WO Written Off Loan Khoản nợ đã trích lập dự phòng rủi ro 3 DPD Day Pass Due Ngày quá hạn 4 RFR Roll Forward Rates Tỷ lệ dịch chuyển nhóm nợ lên nhóm cao hơn 5 ROR Rate of Recovery Chỉ tiêu thu hồi nợ theo số thu tiền mặt 6 POS Dư nợ tại ngày giao của khoản vay 7 Due Due date Ngày đến hạn thanh toán theo điều khoản đã ký kết trong hợp đồng tín dụng giữa Khách hàng và Công ty 8 Predue Trước kỳ trả nợ 9 B Bucket Nhóm nợ 10 Saving rate Tỉ lệ ngăn chặn được nợ chuyển sang nhóm cao hơn 11 Target Chỉ tiêu hoàn thành
  • 6. iv DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT 12 B0 Là các khoản vay có DPD = 0 tại thời điểm đầu tháng. 13 B1 NEW Là các khoản vay có DPD = 0 (B0) tại thời điểm đầu tháng và trở thành 1 - 30 DPD (B1) trong tháng. 14 B1 Là các khoản vay có DPD từ 1-30 tại thời điểm đầu tháng. 15 B2 Là các khoản vay có DPD từ 31 - 60 tại thời điểm đầu tháng. 16 B3,B4,B5,B6,B7… Mỗi Bucket (B) tương ứng với DPD 30 tại thời điểm đầu tháng. 17 KPI Key Performance Indicator Chỉ số đo lường năng suất lao động 18 Benchmark Điểm chuẩn tính năng suất lao động
  • 7. v TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt 1 NHNN Ngân hàng nhà nước 2 TCTD Tổ chức tín dụng 3 QLNX Quản lý nợ xấu 4 THN Thu hồi nợ 5 KH Khách hàng 6 CTTC Công ty tài chính 7 AI Trí tuệ nhân tạo
  • 8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ 1. DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1 Thị phần cho vay tiêu dùng các CTTC 42 Bảng 2.2 Số liệu bình quân ngành 42 Bảng 2.3 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) của một số CTTC 43 Bảng 2.4 Phân loại nhóm nợ tại các công ty tài chính theo quy định của NHNN Việt Nam 45 Bảng 2.5 Tổng quan hoạt động THN tại các công ty tài chính 47 Bảng 2.6 Chương trình hành động trọng tâm năm 2019 49 Bảng 2.7 Chỉ tiêu thu hồi nợ theo định biên nhân sự nhóm B0 – B1 50 Bảng 2.8 Bảng chỉ tiêu thu hồi nợ theo định biên nhân sự nhóm B2 51 Bảng 2.9 Bảng chỉ tiêu thu hồi nợ theo định biên nhân sự nhóm B3 53 Bảng 2.10 Chỉ tiêu thu hồi nợ theo định biên nhân sự nhóm B4 – B6 55 Bảng 2.11 Chỉ tiêu thu hồi nợ theo định biên nhân sự nhóm B7 – B10 (WO) 56 Bảng 2.12 Kế hoạch hoạt động THN năm 2021 59 Bảng 2.13 Bảng hiệu suất THN cho từng nhân viên tại các nhóm nợ 59 Bảng 2.14 Tỉ lệ phân bổ hợp đồng tại các nhóm nợ và khu vực 60 Bảng 2.15 Số lượng nhân viên Khối THN công ty Shinhan cuối năm 2021 và dự trù 2022 60 Bảng 2.16 Bảng số lượng Hợp đồng vay quá hạn tại công ty Shinhan năm 2021 61
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 2.17 Đánh giá kết quả hoàn thành KPI năm 2019 64 Bảng 2.18 Năng suất thu hồi nợ giai đoạn 2017 đến bán niên 2020 (Productivity) 65 Bảng 2.19 Kết quả chỉ tiêu thu hồi tiền mặt từ giai đoạn 2018 đến giữa năm 2020 65 Bảng 2.20 Nợ xấu phát sinh theo nhóm nợ giai đoạn 2017 đến giữa năm 2020 66 Bảng 2.21 Nợ xấu lũy kế theo nhóm nợ của Mcredit giai đoạn 2017 đến giữa năm 2020 67 Bảng 2.22 Tỉ lệ %Saving Rate và %ROR của nhóm B1-B6 trong giai đoạn 2018-2019 73 Bảng 2.23 Kết quả thu hồi tiền mặt của nhóm nợ WO (DPD > 180) năm 2018 74 Bảng 2.24 Bảng kết quả tỉ lệ nợ quá hạn 30+ và 90+ tính đến 9/2021 79 Bảng 2.25 Báo cáo tiền mặt thu hồi theo khu vực tại nhóm nợ WO năm 2021 80 Bảng 2.26 Báo cáo kết quả hoạt động THN của công ty Shinhan năm 2021 81 Bảng 2.27 Báo cáo tình trạng nợ quá hạn của sản phẩm Easy Loan năm 2021 82 Bảng 2.28 Báo cáo tình trạng nợ quá hạn của sản phẩm Living needs năm 2021 83 Bảng 2.29 Báo cáo tình trạng nợ quá hạn của sản phẩm Insurance Loan năm 2021 83 Bảng 2.30 Báo cáo tình trạng nợ quá hạn của sản phẩm Salaried năm 2021 84 Bảng 2.31 Báo cáo tình trạng nợ quá hạn của sản phẩm Top-up năm 2021 84
  • 10. viii Bảng 2.32 Báo cáo kết quả THN của công ty từ năm 2018-2021 86 Bảng 2.33 Tỷ lệ cho vay tiêu dung giải ngân trực tiếp cho khách hàng theo lộ trình 97 Bảng 2.34 Bộ tiêu chí đánh giá đối tác thuê ngoài 100 2. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng các sản phẩm cho vay trung bình ngành 2018 của các CTTC . 43 Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ dịch chuyển nợ theo số hợp đồng mỗi tháng theo giải pháp B0 – B1 năm 2019. 50 Biểu đồ 2.3 Số hợp đồng phân bổ từng tháng/số nhân viên thu hồi nợ theo giải pháp B0 – B1 năm 2019 51 Biểu đồ 2.4 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ dịch chuyển nợ theo số hợp đồng mỗi tháng theo giải pháp B2 năm 2019. 52 Biểu đồ 2.5 Biểu đồ thể hiện số nhân viên thu hồi nợ Call và Field phân bổ từng tháng theo giải pháp B2 năm 2019 52 Biểu đồ 2.6 Tỷ lệ dịch chuyển nợ theo số hợp đồng mỗi tháng theo giải pháp B3 năm 2019 53 Biểu đồ 2.7 Tỷ lệ dịch chuyển nợ theo số hợp đồng mỗi tháng theo giải pháp B3 năm 2019 54 Biểu đồ 2.8 Số lượng nhân viên thu hồi nợ Call và Field phân bổ từng tháng theo giải pháp B3 năm 2019 54 Biểu đồ 2.9 Biểu đồ thể hiện số hồ sơ nợ giao/FC phân bổ từng tháng theo giải pháp B4 - B6 năm 2019 55 Biểu đồ 2.10 Nợ xấu lũy kế theo nhóm nợ giai đoạn 2017 đến bán niên 2020 68 Biểu đồ 2.11 Tỷ lệ dịch chuyển dịch chuyển sang nhóm nợ cao hơn của sản phẩm CS giai đoạn 2018 - 2019 69 Biểu đồ 2.12 Tỷ lệ dịch chuyển dịch chuyển sang nhóm nợ cao hơn của sản phẩm CD giai đoạn 2018 – 2018 70 Biểu đồ 2.13 Tỷ lệ dịch chuyển dịch chuyển sang nhóm nợ cao hơn 71
  • 11. ix của sản phẩm TW giai đoạn 2018 – 2019 Biểu đồ 2.14 Tỷ lệ %Saving rate tại các khu vực thuộc nhóm nợ B1- New trong năm 2020 75 Biểu đồ 2.15 Tỷ lệ %Saving rate tại các khu vực thuộc nhóm nợ B1- Bom trong năm 2020 75 Biểu đồ 2.16 Tỷ lệ %Saving rate tại các khu vực thuộc nhóm nợ B2 trong năm 2020 76 Biểu đồ 2.17 Tỷ lệ %Saving rate tại các khu vực thuộc nhóm nợ B3 trong năm 2020 77 Biểu đồ 2.18 Tỷ lệ %Saving rate tại các khu vực thuộc nhóm nợ B4 trong năm 2020 77 Biểu đồ 2.19 Tỷ lệ %Saving rate tại các khu vực thuộc nhóm nợ B5 trong năm 2020 78 Biểu đồ 2.20 Tỷ lệ %Saving rate tại các khu vực thuộc nhóm nợ B6 trong năm 2020 78
  • 12. x TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Xuất phát từ yêu cầu thực tế trong hoạt động THN và quản lý nợ xấu của các công ty tài chính, tác giả đã lựa chọn đề tài: “NGHIÊN CỨU VỀ THU HỒI NỢ CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TẠI HỒ CHÍ MINH” để thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình. Luận văn nghiên cứu một số vấn đề về cơ sơ lý luận về hoạt động thu hồi nợ và quản lý nợ xấu của các TCTD tại Việt Nam nói chung và thực trạng hoạt động, kết quả THN tại hai Công ty tài chính TNHH MB Shinsei và Công ty tài chính TNHH MTV Shinhan Việt Nam. Luận văn đã nêu rõ được các khái niệm về cơ cấu tổ chức, mô hình hoạt động THN, chức năng của các bộ phận THN và hỗ trợ THN tại các CTTC, đồng thời nêu lên khái niệm về nợ xấu ở Việt Nam, cachs phân loại về nợ xấu, cùng với các tiêu chí và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động THN và quản lý nợ xấu. Ngoài ra, Luận văn cũng đã nêu rõ được thực trạng hoạt động THN và quản lý nợ xấu tại Công ty tài chính TNHH MB Shinsei trong giai đoạn từ năm 2017 đến giữa năm 2020, và tại Công ty tài chính TNHH MTV Shinhan Việt Nam trong giai đoạn từ 2018 đến 2021. Luận văn đã nêu rõ sự tác động đến tỷ lệ nợ xấu NPL của chỉ tiêu là tỷ lệ dịch chuyển nhóm nợ và cách mô hình THN vận hành phù hợp với từng giai đoạn để kiểm soát tỉ lệ nợ NPL. Luận văn cũng đưa ra sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đối với hoạt động THN và những giải pháp xử lý các khó khăn trong gia, bất cập về chiến lược THN, mô hình vận hành, cơ chế thưởng, xây dựng nguồn nhân lực, hệ thống phục vụ cho hoạt động THN để đảm bảo được tỉ lệ nợ NPL trong ngưỡng cho phép.
  • 13. xi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................ii DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT............................................................iii DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT............................................................ iv DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ .............................................................................. vi DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................. vi TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN...................................................... x MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THU HỒI NỢ CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH .... 6 1.1. Thu hồi nợ......................................................................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm................................................................................................................... 6 1.1.2. Đặc điểm.................................................................................................................... 6 1.1.3. Vai trò và lợi ích của thu hồi nợ.................................................................................. 6 1.1.4. Quy định pháp lý về thu hồi nợ............................................................................... 6 1.2. Thu hồi nợ của công ty tài chính .................................................................................... 7 1.2.1. Giới thiệu........................................................................................................................ 7 1.2.2. Các mô hình thu hồi nợ................................................................................................ 7 1.2.3. Cơ cấu tổ chức thu hồi nợ.......................................................................................... 10 1.2.4. Nội dung của hoạt động thu hồi nợ........................................................................... 17 1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động thu hồi nợ................................................ 24 1.2.6. Tổng quan chung về các quy trình cho vay CTTC.................................................. 26 1.3. Kinh nghiệm của các công ty tài chính lớn trên thế giới về thu hồi nợ................... 28 TÓM TẮT CHƯƠNG 1..................................................................................................... 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU HỒI NỢ CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TẠI TPHCM.......................................................................................... 31 2.1. Giới thiệu về các công ty tài chính tại TPHCM.......................................................... 31 2.2. Tình hình thực hiện thu hồi nợ của các công ty tài chính tại TPHCM..................... 32 2.2.1. Hoạt động của các công ty tài chính......................................................................... 32 2.2.2 Tình hình thực hiện thu hồi nợ tại các công ty tài chính......................................... 35
  • 14. xii 2.3. Đánh giá kết quả thu hồi nợ của công ty tài chính tại TPHCM................................ 54 2.3.1.Đánh giá kết quả THN của Công ty Tài chính TNHH MB SHINSEI (Mcredit) 54 2.3.2. Đánh giá kết quả THN của Công ty Tài chính Shinhan Việt Nam (Shinhan Finance)................................................................................................................................... 63 2.4. Nhận xét chung về thực trạng thu hồi nợ của các công ty tài chính tại TPHCM ... 77 2.3.1. Những điểm mạnh....................................................................................................... 77 2.3.2. Những điểm yếu.......................................................................................................... 78 2.3.2.1. Hạn chế trong việc triển khai công tác THN trong giai đoạn dịch Covid-19... 78 2.3.2.2. Hạn chế về chính sách thưởng và chiến lược THN.............................................. 79 2.3.2.3. Hạn chế về hệ thống hỗ trợ hạch toán thu nợ....................................................... 80 2.3.2.1. Hạn chế về đối tác thuê ngoài................................................................................. 81 TÓM TẮT CHƯƠNG 2..................................................................................................... 81 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN THU HỒI NỢ TẠI CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TẠI TPHCM......................................................... 82 3.1. Định hướng phát triển đối với hoạt động thu hồi nợ của các công ty tài chính...... 82 3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay tài chính................................................ 82 3.1.2. Định hướng quản lý thu hồi nợ đối với hoạt động cho vay tài chính................... 87 3.2. Giải pháp hoàn thiện thu hồi nợ của các công ty tài chính tại TPHCM................... 89 3.2.1. Hoàn thiện các quy trình vận hành công tác THN qua điện thoại ........................ 89 3.2.2 Hoàn thiện các quy trình vận hành công tác THN trực tiếp................................... 89 3.2.3. Hoàn thiện hoạt động THN nợ xấu của nhóm nợ trên 180 ngày........................... 90 3.2.4. Điều chỉnh cơ chế thưởng hiệu suất thu nợ phù hợp với chỉ tiêu theo từng nhóm nợ:................................................................................................................................. 93 3.2.5. Xây dựng đội ngũ nhân lực thu hồi nợ gắn liền với định hướng kinh doanh của công ty.............................................................................................................................. 94 3.2.6.Phát triển hệ thống công nghệ hỗ trợ công tác THN ở gốc độ chiến lược THN:94 3.2.7. Thực hiện việc chuyển đổi số.................................................................................... 95 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ....................................................................................................... 96 KẾT LUẬN............................................................................................................................ 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 98
  • 15. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng đang phát triển nhanh và lan rộng khắp tất cả nước nhằm đáp ứng tất cả các nhu cầu tiêu dùng của người dân. Cho nên vay tiêu dùng tín chấp là hoạt động kinh doanh mang lại nguồn thu chính và lợi nhuận chủ yếu cho các TCTC, tuy nhiên hoạt động vay tiêu dùng này cũng mang lại rất nhiều rủi roc ho các công ty. Vì vậy, việc vận hành hoạt động thu hồi nợ và quản lý nợ xấu là rất quan trọng của các CTTC nhằm đảm bảo cho hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả. Việc xây dựng được mô hình THN hiệu quả và phân tích được các nguyên nhân dẫn đến nợ xấu mới thì các CTTC mới hoàn thiện được chất lượng sản phẩm vay và phòng ngừa được tỷ lệ nợ xấu ở mức cho phép theo quy định của Ngân hàng nhà nước và mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty. Trường hợp không kiểm soát được tỉ lệ nợ xấu thì việc trích lập dự phòng rủi ro của các CTTC sẽ tăng cao làm giảm lợi nhuận công ty, và một số trường hợp sẽ gây âm vốn dẫn đến các CTTC có thể bị phá sản và ngưng hoạt động cho vay. Xuất phát từ các lý do nêu trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “NGHIÊN CỨU VỀ THU HỒI NỢ CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TẠI HỒ CHÍ MINH”. Qua đề tài này, tôi mong muốn góp phần nhỏ giúp người đọc có thêm định hướng về mô hình hoạt động THN và quản lý nợ xấu tại các CTTC bằng những kiến thức đã được học cùng với thực tiễn tại nơi công tác của học viên. Đồng thời tôi cũng mong muốn thông qua nghiên cứu này chứng minh hoạt động THN và quản lý nợ xấu là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Qua tham khảo các bài viết nghiên cứu chung về quản lý nợ xáu trong hoạt động tín dụng, qua thực tiễn tại các TCTD tại Việt Nam và pháp luật về hoạt động THN và quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng, các nghiên cứu về nợ xấu và giải pháp xử lý nợ xấu đã làm được những vấn đề sau: Thứ nhất, các công trình, bài viết…đã đưa ra được khái niệm về cơ cấu tổ
  • 16. 2 chức, mô hình hoạt động THN tại các CTTC và các hoạt động xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng, qua thực tiễn tại các TCTD tại Việt Nam và Thế giới. Ở góc độ nhất định cũng đã nêu và phân tích được các đặc điểm của nợ xấu và đề xuất các biện pháp xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng gắn với thực tiễn tại các TCTD tại Việt Nam và Thế giới; PGS, TS. Nguyễn Thị Mùi (2012), Thực trạng nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại tại các ngân hàng Việt Nam và giải pháp tháo gỡ, Tạp chí Tài chính, số 11, 2012,, tr.7-9. Thứ hai, các công trình, bài viết, luận án, giáo trình đã phần nào phân tích làm rõ được các quy định pháp luật về xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng, qua thực tiễn tại các TCTD tại Việt Nam; qua đó chỉ ra thực trạng và đề xuất giải pháp để xử lý nợ xấu tại Việt Nam hiện nay, Thu Thủy (2017), Nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại tại các NHTM Việt Nam cần những giải pháp xử lý đồng bộ, Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ, số 10, 2017, tr.21-23. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn, tác giả sẽ có sự tiếp thu, kế thừa những thành quả, các giá trị mà các nghiên cứu đã chỉ ra làm nền móng cho việc tiếp tục nghiên cứu đề tài của mình của về lý luận cũng như thực tiễn. Có rất nhiều nghiên cứu trước đó đề cập đến nhiều khía cạnh của hoạt động kiểm soát nợ xấu tại các ngân hàng, tuy nhiên rất ít bất cứ nghiên cứu và báo cáo nào đề cập đến hoạt động kiểm soát nợ xấu tại các CTTC tại Việt Nam, đặc biệt là các CTTC có vốn đầu tư nước ngoài như 02 Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei, Công ty Tài chính TNHH Shinhan Việt Nam. Thứ ba, thông qua việc đánh giá thực trạng và kết quả THN của hai công ty Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei và Công ty Tài chính TNHH Shinhan Việt Nam, chúng ta sẽ có thêm góc nhìn về tình trạng THN của các CTTC trong giai đoạn vừa qua và sự tác động mạnh mẽ của dịch bệnh Covid-19 và giãn cách xã hội; buộc các CTTC phải xây dựng nguồn lực nhân lực và một chiến lược THN mới để thích ứng trong giai đoạn bình thường mới. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn, tác giả sẽ có sự tiếp thu, kế thừa những thành quả, các giá trị mà các nghiên cứu đã chỉ ra làm nền móng cho việc tiếp tục nghiên cứu đề tài của mình của về lý luận cũng như thực tiễn.
  • 17. 3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu của đề tài Thứ nhất, nghiên cứu một số vấn đề về cơ cấu tổ chức, mô hình hoạt động THN và quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng thực tế tại 02 có vốn đầu tư nước ngoài là Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei, Công ty Tài chính TNHH Shinhan Việt Nam. Thứ hai, phân tích đánh giá thực trạng nợ xấu và hoạt động quản lý nợ xấu tại Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei giai đoạn từ 2017 đến bán niên 2020 và tại Công ty Tài chính TNHH Shinhan Việt Nam từ năm 2018 đến 2021. Thứ ba, từ thực tiễn làm việc tại các TCTD học viên đưa ra các ý kiến, thực trạng và các giải pháp cơ bản để cải thiện một số thực trạng bất cập trong hoạt động THN tại các CTTC. 3.2 Nhiệm vụ của đề tài Phù hợp với mục tiêu nêu trên, đồng thời nhằm đạt được mục đích nghiên cứu, Luận văn có những nhiệm vụ cụ thể như sau: Trình bày nhằm làm rõ những khái niệm cơ bản về mô hình THN và nợ xấu bao gồm các khái niệm, tầm quan trọng, vai trò và các nội dung chính trong hoạt động THN và quản lý nợ xấu. Dựa trên các hoạt động thực tiễn từ hai công ty MCredit và Shinhan để đưa ra những bấp cập, tồn đọng trong công tác THN và quản lý nợ xấu để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện hoạt động THN và quản lý nợ tại các CTTC. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động THN và quản lý nợ xấu, các nguyên nhân dẫn đến nợ xấu trong hoạt động vay tiêu dùng tín chấp và các giải pháp quản lý nợ xấu nhằm đảm bảo tỉ lệ nợ xấu tai 02 công ty có vốn đầu tư nước ngoài là Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei, Công ty Tài chính TNHH Shinhan Việt Nam. 4.2 Phạm vi nghiên cứu
  • 18. 4 Phạm vi về không gian: Luận văn tập chung nghiên cứu về nợ xấu, các hoạt động THN và quản lý nợ xấu đã áp dụng thực tế tại 02 CTTC có vốn đầu tư nước ngoài là Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei và Công ty Tài chính TNHH Shinhan Việt Nam. Phạm vi về thời gian: Dữ liệu nghiên cứ từ năm 2017 đến năm 2021. Đánh giá kết quả THN của 02 đối tượng nghiên cứu theo mốc 2018-2020. Phạm vi nội dung: hoạt động THN và quản lý nợ xấu là đề tài có nhiều nội dung và phạm vi nghiên cứu khác nhau. Trong giới hạn của Luận văn này, tác giả chỉ tập chung chủ yếu vào phân tích thực trạng nợ xấu và công tác quản lý nợ xấu nhằm kiểm soát nợ xấu ở ngưỡng cho phép theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam tại Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei và Công ty Tài chính TNHH Shinhan Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích thống kê mô tả thông qua phân tích dữ liệu thứ cấp và quan sát thực tiễn. Dữ liệu thứ cấp được thu tập thông qua hai kênh: Một là, những tài liệu về quy trình hiện hữu quản lý nợ xấu được cung cấp bởi Phòng Chiến lược Thu hồi nợ và Quản lý Thu hồi nợ của Mcredit và Shinhan Việt Nam. Các dữ liệu này có độ chính xác cao, được lưu giữ như là những tài liệu nội bộ phục vụ cho hoạt động của Công ty. Hai là, những bài báo, tạp chí, nghiên cứu khoa học liên quan đến vấn đề kiểm soát và xử lý nợ xấu đã được công bố. Các dữ liệu này có nguồn tham khảo đáng tin cậy là cơ sở cho những lý luận cơ bản về kiểm soát nợ xấu. 6. Những đóng góp của đề tài Một là, Luận văn đã khái quát các khái niệm liên quan đến hoạt động thu hồi nợ và quản lý nợ xấu gắn với các biện pháp phòng ngừa, xử lý nợ xấu nhằm kiểm soát nợ xấu của nghành tài chính tiêu dùng nói riêng và các Tổ chức tín dụng nói chung. Hai là, Luận văn đã tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng nợ xấu và công
  • 19. 5 tác quản lý nợ xấu nhằm kiểm soát nợ xấu tại Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei và Công ty Tài chính TNHH Shinhan Việt Nam, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong hoạt động thu hồi nợ của hai công ty này nói riêng và toàn bộ các công ty tài chính nói chung Ba là, đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hoạt động thu hồi nợ và quản lý nợ xấu tại các công ty tài chính 7. Bố cục của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Mục lục, Danh mục các định nghĩa, chữ viết tắt, biểu đồ, hình, bảng, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn được kết cấu theo 3 chương như sau: CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THU HỒI NỢ CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH. Nêu rõ các đặc điểm và quy định trong hoạt động thu hồi nợ , cùng với các tiêu chí đánh giá hoạt động thu hồi nợ nhằm kiểm soát nợ xấu ở các TCTD tại Việt Nam dựa trên việc áp dụng các mô hình thu hồi nợ hiện tại. Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU HỒI NỢ CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TẠI TPHCM. Tổng quát về hoạt động thu hồi nợ của các công ty tài chính, cùng với công tác thu hồi và quản lý nợ xấu ở một số công ty tài chính nhằm kiểm soát tỉ lệ nợ xấu ở ngưõng cho phép. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN THU HỒI NỢ TẠI CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TẠI TPHCM. Định hướng phát triển về hoạt động cho vay theo quy định của NHNN để kiểm soát tốt tỉ lệ nợ xấu của các công ty tài chính. Đồng thời đề xuất các giải pháp cần cải thiện để nâng cao hiệu quả thu hồi nợ tại các công ty tài chính
  • 20. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THU HỒI NỢ CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH 1.1. Thu hồi nợ 1.1.1. Khái niệm Thu hồi nợ: là việc chủ nợ yêu cầu khách nợ thanh toán các khoản tiền, tài sản khác đến hạn hoặc quá hạn theo hợp đồng/thỏa thuận giữa chủ nợ và khách nợ; hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp khởi kiện ra Tòa án và đã có bản án hoặc quyết định. 1.1.2. Đặc điểm Thu hồi nợ là một trong phần quan trọng và thiết yếu của chu kì tín dụng. Mục đích nhằm thiết lập sự hiểu biết rõ ràng về các chính sách THN nội bộ và xác định các nguyên tác THN thông nhất trong quy trình được được đưa ra dựa trên nền tảng của sự hiểu biết về văn hóa vùng miền và địa lý. Điều này cũng nhằm đảm bảo tất cả các khoản nợ được xử lý thống nhất với thời gian và hiệu quả theo mục tiêu của công ty tài chính Hơn nữa, mục đich cốt lõi của Thu hồi nợ chính là việc quản lý nhóm nợ quá hạn và giảm thiểu rủi ro thất thoát về tài chính. Chính sách Thu hồi nợ của công ty đưa ra các nhóm nợ quá hạn dựa trên từng hợp đồng 1.1.3. Vai trò và lợi ích của thu hồi nợ  Đảm bảo sự lành mạnh và an toàn về tài chính của doanh nghiệp,  Đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp, tài chính của cá nhân  Quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, cá nhân và tránh rủi ro trong hoạt động kinh doanh  Giúp vận hành bộ máy hoạt động hiệu quả và tránh rủi ro trong hoạt động kinh doanh. 1.1.4. Quy định pháp lývề thu hồi nợ Các công ty tài chính cần phải tuân thủ các quy định và thông tư do Ngân hàng nhà nước Việt Nam(NHNN) ban hành và các cơ quan thẩm quyền địa phương khác ban hành từng thời điểm
  • 21. 7  Luật các tổ chức tín dụng Số 47/2010/QH12 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017)  Thông tư 43/2016/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 18/2019/TT-NHNN) về hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính  Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng  Thông tư 43/2011/TT-NHNN quy định thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu lưu trữ trong ngành ngân hàng 1.2. Thu hồi nợ của công ty tài chính 1.2.1. Giới thiệu Khối THN được thành lập để thiết lập các quy tắc, hướng dẫn và vận hành hoạt động THN một cách nhất quán và chi tiết cho tất cả các bên tham gia trong quá trình THN dựa trên tính đặc thù vùng miền tại từng địa phương, nhằm đảm bảo tất cả khoản nợ quá hạn đều được xử lý với tốc độ và hiệu quả, thống nhất mục tiêu do công ty đưa ra và đảm bảo phù hợp với các chính sách thu hồi nợ nội bộ 1.2.2. Các mô hình thu hồi nợ Các định nghĩa trong THN: Nợ quá hạn: khoản vay được ghi nhận là nợ quá hạn khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn, từ đó phát sinh số ngày quá hạn thanh toán; số ngày nợ gia tăng được phân tách thành các nhóm nợ. Các nhóm nợ này thường được gọi là nhóm nợ quá hạn theo như phân loại nợ quá hạn số 493/2005/QĐ-NHNN Ngày đến hạn là ngày phải thanh toán tiền kỳ quy định trên hợp đồng. Các ngày đến hạn thanh toán được quy định và cập nhập, thay đổi tùy theo chiến lược và sản phẩm của công ty theo từng thời điểm Thời gian ân hạn là khoản thời gian gia hạn mà công ty cung cấp cho người vay khi thực hiện thanh toán khoản vay. Các đặc quyền sẽ được áp dụng trong suốt khoảng thời gian đó, chẳng hạn không bị phạt vì chậm thanh toán và tài khoản sẽ
  • 22. 8 không bị xem là quá hạn. Các khách hàng có nợ quá hạn chính là các KH không thực hiện nghĩa vụ HĐ và không thực hiện thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng tại lúc giải ngân khoản vay. Điều này nhằm đánh giá hiệu quả và chất lượng của danh mục đầu tư cũng như tuân thủ các chỉ dẫn thất thoát phù hợp với hướng dẫn và yêu cầu quản lý của bộ phận THN. Mô hình Thu Hồi Nợ Dựa vào ngày nợ và nhóm nợ của các khoản vay quá để Khối, Phòng THN của công ty tài chính áp dụng linh hoạt các mô hình THN để mang đến hiệu quả cao nhất trong việc thu hồi nợ a) Mô hình THN gián tiếp: Hình thức THN thông qua các tin nhắn nhắc nợ, thư điện tử, các loại thư nhắc nợ/thu hồi nợ được gửi đến khách hàng để thông báo về việc nhắc nợ sớm, số tiền cần phải thanh toán, ngày đến hạn thanh toán… cũng như thông báo, nhắc nhở khách hàng về ảnh hưởng xấu của lịch sử tín dụng cũng như các quy định, biện pháp thu hồi/xử lý nợ trong trường hợp KH vẫn còn nợ quá hạn Ưu điểm: - Tiết kiệm được chi phí vận hành, thời gian xử lý nhắc nợ - Thông tin khoản vay/chi tiết nợ quá hạn được chuyển đến KH một cách nhanh chóng - Hạn chế được việc khách hàng phàn nàn khi bị tác động nhắc nợ trực tiếp (thông qua gọi điện thoại/viếng thăm) đối với những KH có lịch sử thanh toán tốt - Thể hiện sự chuyên nghiệp của công ty đối với dịch vụ chăm sóc khách hàng - Việc các gửi thông tin qua tin nhắn, thư điện tử, các loại thư nhắc nợ/thu hồi nợ… sẽ được lưu lại trên hệ thống lịch sử làm việc với KH và sẽ được sử dụng để cung cấp cho Tòa án nếu xảy ra các trường hợp THN qua tố tụng Nhược điểm: - Trong trường hợp KH thay đổi thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ mail, địa chỉ nhà, công ty, nơi nhận thư thông báo… mà KH không thông báo yêu cầu
  • 23. 9 thay đổi thông tin cho phòng dịch vụ KH của các công ty tài chính, dẫn đến việc thông báo nhắc nợ/thu hồi nợ không được gửi đến KH đúng thời điểm - Quản lý không hiệu quả chi phí in thư, chi phí gửi thư… nếu thông tin KH đã thay đổi - Thông tin nợ quá hạn của KH có thể bị tiết lộ nếu việc gửi thư không đến được KH. - Một số trường hợp tin nhắn nhắc nợ, thư nhắc nợ/thu hồi nợ điện tử không thể gửi đến KH vì lí do lỗi hệ thống, hoặc dữ liệu thông tin KH không chính xác… - Việc THN gián tiếp sẽ không hiệu quả đối với các khoản vay thuộc nhóm nợ xấu. b) Mô hình THN trực tiếp: Nhân viên THN trực tiếp thông báo về thông tin nợ quá hạn và trao đổi về kế hoạch thanh toán nợ quá hạn thông qua hình thức liên lạc với KH qua điện thoại và trực tiếp làm việc với KH tại nhà/cơ quan hoặc thực hiện THN thông qua hình thức tố tụng, khởi kiện. Mô hình THN này vẫn áp dụng cho việc nhắc nợ sớm qua việc gọi điện thoại thông báo nhắc nợ sớm đối với những khoản vay chưa bị quá hạn. Sau thời gian ân hạn khoản vay, nếu KH vẫn chưa thanh toán các kỳ nợ quá hạn thì nhân viên THN sẽ tiến hành thực hiện các nghiệp vụ THN theo quy định của từng công ty. Mô hình THN trực tiếp đều được áp dụng phổ biến ở các Khối, phòng THN của các tổ chức tài chính và tại các công ty Luật có đăng kí dịch vụ tư vấn tài chính pháp lý & tố tụng, cung cấp dịch vụ thu hồi nợ. Ưu điểm: - Thông báo kịp thời đến KH đối với các khoản nợ mới quá hạn và đảm bảo việc THN một cách hiệu quả, - Nắm rõ tình trạng, lí do quá hạn của các khoản vay từ đó đưa ra hướng giải quyết phù hợp - Thông qua các thông tin phản hồi từ KH và hoạt động THN trực tiếp, các
  • 24. 10 phòng nghiệp vụ thu hồi nợ/rủi ro tín dụng dùng để phân tích đánh giá chất lượng KH, sản phẩm cho vay và thủ tục vay. - Giải quyết được nhóm nợ xấu (đặc biệt từ nhóm 3-5) bằng nhiều hình thức THN trực tiếp. - Kiểm soát được tỉ lệ nợ quá hạn đối với từng nhóm từng nhóm nợ và tổn thất rủi ro tín dụng Nhược điểm: - Phải đầu tư nhiều thời gian, chi phí xây dựng, vận hành các hệ thống hỗ trợ THN và huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên THN. - Chi phí trả lương/thưởng cho nhân lực THN cao. - Dễ xảy ra các phàn nàn từ KH trong khi suốt quá trình thương lượng. - Tốn nhiều thời gian, nhân lực trong suốt quá trình thu hồi 1 khoản nợ xấu. c) Mô hình THN tự động thông qua hệ thống Autocall Đối với việc gọi điện thoại thu nợ trực tiếp đang gặp một số vấn đề gián đoạn thời gian do thực hiện nhiều thao tác: quay số, chờ cuộc gọi, bấm sai số điện thoại, khách hàng không nghe máy, từ chối cuộc gọi, dễ phát sinh mẫu thuẫn do vấn đề bất đồng quan điểm, mất kiểm soát ngôn ngữ và tỉ lệ thực hiện số lượng cuộc gọi không cao. Mô hình gọi tự động hoàn toàn thông báo các thông tin chi tiết về khoản quá hạn, xác nhận về thời gian thanh toán, thay đổi thông tin cá nhân của KH. Giúp các công ty giải quyết được bài toán chi phí nhân sự, chi phí cho thời gian của một cuộc gọi THN, tăng tỉ lệ số lượng gọi nhắc nợ. Đồng thời mô hình này có thể soạn thảo nhiều kịch bản THN phù hợp với từng nhóm KH nợ, cài đặt được số lượng cuộc gọi ra cho theo từng thời điểm và phù hợp với yêu cầu pháp luật. 1.2.3. Cơ cấu tổ chức thu hồi nợ
  • 25. 11 Bộ phận phân tích và chiến lược THN Bộ phận hỗ trợ THN Tổng giám đốc Giám Đốc Khối Thu hồi nợ 1.2.3.1 Sơ đồ tổ chức 1.2.3.2 Chức năng và trách nhiệm Khối Thu hồi nợ là một phần của hoạt động kinh doanh cốt lỗi của công ty Giám Đốc Khối Thu hồi nợ  Là người đứng đầu của Khối thu hồi nợ, là người chịu trách nhiệm đầu tiên và cao nhất cho tất cả hoạt động THN tập trung  Kiểm soát và giám sát hiệu suất của KTHN để đảm bảo hiệu quả nhằm giảm thiểu tỷ lệ nợ quá hạn, tổn thất tín dụng gộp và các trường hợp nợ xấu  Liên tục hướng dẫn, chỉ đạo cải tiến tất cả các chức năng và quy trình của bộ phận THN  Hỗ trợ Tổng giám đốc trong việc xây dựng những mục tiêu và chiến lược THN cụ thể và đạt được hiệu quả THN  Thường xuyên xem xét, báo cáo các vấn đề/phản hồi liên quan đến tình trạng THN của toàn danh mục cho Tổng giám đốc, đặc biệt là tổn thất tín dụng gộp Bộ phận vận hành THN Phòng THN qua điện thoại Phòng THN tại địa bàn Phòng THN xấu
  • 26. 12 Giám đốc Bộ phận vận hành THN Phòng THN qua điện thoại Phòng THN tại địa bàn Phòng THN xấu  Phối hợp chặt chẽ với Khối, Bộ phận liên quan (Phòng chống gian lận, Quản lý Rủi ro tín dụng, Tuân Thủ & Pháp Chế, Chuyển đổi số và Truyền thông…) để trực tiếp kiểm soát và quản lý các phát hiện vi phạm tài chính/danh tiếng, điều tra để giảm tổn hại về mặt tài chính/danh tiếng và tối đa hóa việc THN  Liên hệ Khối công nghệ thông tin để phát triển hệ thống theo cách hiệu quả  Phát triển, cập nhập và định kỳ đánh giá lại các quy trình hoạt động THN để đảm bảo tuân thủ các chính sách/quy định của công ty và đảm bảo tất cả nhân viên THN đều phải tuân thủ  Đảm bảo chính sách và quy trình hướng dẫn THN liên quan được thường xuyên cập nhập và nhân viên trong Khối đều có nhận thức tốt về việc cập nhập, sửa đổi  Cung cấp kế hoạch chiến lược để cải tiến hiệu suất THN mỗi tháng  Lãnh đạo các bộ phận, nhóm của Khối THN để thực hiện việc đánh giá và tự đánh giá theo yêu cầu của công ty và định kỳ báo cáo cho Giám đốc về các hoạt động thu hồi nợ  Hỗ trợ hoặc chỉ định người cung cấp thông tin cho các Khối, Bộ Phận, Phòng nhóm liên quan phối hợp nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty được vận hành tốt nhất 1.2.3.3 Bộ phận Vận Hành Thu Hồi Nợ  Vận hành công tác THN và cố gắng nhằm đảm bảo đạt chỉ tiêu công ty  Quản lý khách hàng có nợ quá hạn và thực thi các hoạt động THN theo hướng dẫn thu hồi nợ chi tiết, các điều khoản liên quan trên Hợp đồng tín dụng/Cho
  • 27. 13 vay đã ký với KH và các quy định của pháp luật liên quan  Theo dõi các khoản vay được phân bổ và tìm hiểu nguyên nhân quá hạn  Có kế hoạch cụ thể nhằm đảm bảo công tác THN  Quản lý và kiểm soát nguồn nhân lực nhằm đảm bảo đáp ứng chiến lược phân bổ  Đàm phán về hạn thanh toán, tất toán, kế hoạch thanh toán  Đảm nhận và phản hồi các thắc mắc, khiếu nại KH  Hỗ trợ KH trong trường hợp khó khăn tài chính và tuân thủ Chương trình Hỗ trợ thanh toán và miễn giảm của công ty  Xem xét, đánh giá và đề xuất giải pháp cho các trường hợp tố tụng hoặc xử lý đặc biệt (khách hàng qua đời, đi tù, bệnh nặng…)  Quản lý, cộng tác với đối tác bên ngoài để thực thi các công tác pháp lý trên các hợp đồng được giao Bộ phận bao gồm 3 hoạt động chính thức được vận hành bởi Giám đốc Vận hành THN và các trưởng phòng THN  Phòng THN qua điện thoại  Theo dõi các tài khoản nợ được phân bổ từ nhóm nợ 1 đến nhóm 3 (ngày nợ từ 1 đến 90)  Lên kế hoạch và tiến hành thực hiện các hoạt động thu hồi nợ qua điện thoại trên khoản nợ quá hạn được phân bổ  Quản lý hoạt động và hiệu quả thu hồi nợ qua điện thoại  Đảm bảo sự nỗ lực phấn đấu để đáp ứng các chỉ tiêu được đặt ra trong chính sách trả thưởng được ban hành theo từng thời điểm  Đàm phán với KH có nợ quá hạn để đảm bảo việc thanh toán, tất toán để đưa khoản vay không còn nợ quá hạn  Ghi nhận, nêu lên và đảm nhận các thắc mắc, khiếu nại (nếu có) liên quan đến THN  Phòng THN tại địa bàn
  • 28. 14  Theo dõi các tài khoản nợ được phân bổ từ nhóm nợ 3 đến nhóm 5 (ngày nợ từ 91 đến 180)  Lên kế hoạch và tiến hành thực hiện các hoạt động liên quan đến thu hồi các khoản/dư nợ quá hạn  Quản lý hoạt động và hiệu quả thu hồi nợ qua công tác THN tại địa bàn  Nỗ lực nhằm đạt các chỉ tiêu theo chiến lược và chính sách của Công ty tại từng thời điểm  Đàm phán với KH có nợ quá hạn để đảm bảo việc thanh toán, tất toán để đưa khoản vay không còn nợ quá hạn  Ghi nhận, nêu lên và đảm nhận các thắc mắc, khiếu nại (nếu có) liên quan đến THN  Phòng THN xấu  Theo dõi các khách hàng có nợ quá hạn được phân bổ đến các Đối tác bên ngoài (sau đây gọi là Đối tác)- là bên sẽ thực hiện các hoạt động pháp lý trên danh sách được phân bổ đó  Quản lý các công tác THN xấu và hiệu quả  Tìm kiếm và chuẩn bị cộng tác với các Đối tác tiềm năng trong các trường hợp thay thế hoặc tìm mới 1.2.3.4 Bộ phận Phân tích và chiến lược THN  Quản lý hệ thông thông tin THN  Chịu trách nhiệm cho công tác quản lý và phát triển thông tin số liệu của Khối thu nợ  Làm việc với các Khối, Bộ phận liên quan(Công nghệ thông tin, Quản lý rủi ro tín dụng…) để đảm bảo tính hiệu quả và đầy đủ thông tin THN để phòng hoạt động thu nợ tác nghiệp với KH  Chủ động phát triển và cải tiến các hệ thống báo cáo tự động để tạo mới hoặc những báo cáo nghiệp vụ cho các cấp quản lý thuộc Khối THN  Đảm tính đúng thời hạn và chính xác của báo cáo và gửi đến các cấp quản lý chiến lược của Công ty bao gồm báo cáo tín dụng, nợ và tỉ lệ THN, dự báo tỉ lệ nợ
  • 29. 15 ngắn hạn và dài hạn, đo lường tỉ lệ lỗ và nợ thu hồi  Quản lý danh mục tín dụng và đề xuất chiến lược  Xây dụng mô hình dự báo danh mục ngắn hạn và dài hạn  Xây dựng các mô hình phân tích nâng cao để phân khúc KH, đánh giá khả năng trả nợ của từng KH, đồng thời phân nhóm nhân viên thu hồi nợ theo nhiều tiêu chí khác nhau  Quản lý chi phí biến đổi của Khối THN  Phối hợp với các Khối, bộ phận liên quan để đưa ra những kế hoạch quản lý danh mục hiệu quả  Phân tích hiệu suất THN và hành vi KH để đề xuất giải pháp và kế hoạch hành động kịp thời  Xây dựng kế hoạch nhân sự cho Khối THN  Đề xuất thay đổi trong chiến lược THN đến Giám đốc Khối TNH để xin phê duyệt từ Tổng Giám Đốc hoặc người được Tổng Giám Đốc ủy quyền  Quản lý việc phân bổ hồ sơ THN  Đánh giá và phân tích chiến lược phân bổ hồ sơ THN khi cần thiết  Đánh giá năng lực Đối tác và danh mục KH trễ hạn > 180 ngày đề xuất chiến lược phân bổ hồ sơ hiệu quả  Thực hiện phân bổ hồ sơ THN cho nhân viên  Phát triển chương trình thưởng của Khối THN  Đề xuất kế hoạch trả thưởng cho Bộ phận THN dựa trên phân tích số liệu, chỉ tiêu va các thông số liên quan khác đến Giám đốc khối THN để xin phê duyệt từ Tổng Giám đốc hoặc người được Tổng giám đốc ủy quyền  Phụ trách tính toán hiệu suất, tiền thưởng và các chính sách thi đua cho Khối THN mỗi tháng 1.2.3.4. Bộ phận Hỗ trợ THN  Bộ phận Hỗ trợ, quản lý quy trình, chính sách của Khối THN  Phối hợp với các Khối, Bộ phận liên quan trong và ngoài Khối THN để ghi
  • 30. 16 nhận, cập nhập, soạn thảo quy trình, đảm bảo tiến độ, lời thoại nội dung tin nhắn, thư gửi KH  Đều đặn kiểm tra, rà soát quy chuẩn của Công ty, đảm bảo quy trình, chính sách được cập nhập, cải tiến để thực hiện đúng công việc vận hành hiện tại của Khối THN  Đảm bảo quy trình được lưu trữ và truyền thông đầy đủ đến các Khối, Bộ phận liên quan nhằm hỗ trợ việc vận hành được tiến hành đồng bộ  Bộ phận hỗ trợ phát triển, phối hợp, quản lý các dự án liên quan đến Khối THN  Phối hợp với các Phòng, Bộ phận của Khối THN để ghi nhận, cập nhập, phát triển (nếu có) các yêu cầu liên quan đến hệ thống, ứng dụng thuộc Khối TNH  Đối soát, kiểm tra đảm bảo các yêu cầu không trùng lặp, ảnh hưởng lẫn nhau  Theo dõi chặt chẽ, cập nhập và đảm bảo tiến độ, thử nghiệm cùng người yêu cầu  Hỗ trợ, kết hợp các phòng, bộ phận liên quan đến xử lý các vấn đề về hệ thống… xảy ra trong Khối THN THN  Bộ phận hỗ trợ hoạt động vận hành, kiểm soát vận hành của Khối  Hỗ trợ tập hợp, cập nhập, ghi nhận, đối soát các thay đổi danh sách phân bổ KH, đồng thời thông báo các trường hợp đặc biệt cho các nhóm quản lý KH để giải pháp xử lý  Hỗ trợ công tác tổng hơp, đối soát, cập nhập dữ liệu chi trả thưởng hàng tháng cho nhân viên thời vụ thuộc Khối THN  Theo dõi, phân bổ tình trạng, hỗ trợ giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của KH  Đảm nhận việc kiểm soát các nội dung, tiến hành tin nhắn nhắc nợ (hàng loạt theo hệ thống) gửi đến KH, đảm bảo đúng quy trình của công ty và phải được thông
  • 31. 17 qua các bộ phận có chức năng, thẩm quyền  Kết hợp với các Khối, bộ phận liên quan( bao gồm: phòng quản lý chất lượng, phòng chống gian lân) để ghi nhận, theo dõi, phân loại, báo cáo nhằm đảm bảo Khung xử lý kỉ luật, tuân thủ quy trình, hỗ trợ vận hành  Kiểm soát số lượng tiêu chí đáp ứng của nhân viên đối tác đang cung cấp dịch vụ cho công ty  Hỗ trợ cập nhập, soạn thảo theo dõi hợp đồng với các Đối tác của Khối THN 1.2.4. Nội dung của hoạt động thu hồi nợ 1.2.4.1 Nguyên tắc chung Tuân thủ theo Thông tư 43/2016/TT-NHNN(sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 18/2019/TT-NHNN) về hoạt động cho vay tiêu dùng, biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ, phù hợp với đặc thù của KH và quy định của pháp luật, trong đó các biện pháp đe dọa, quấy nhiễu, hăm dọa bị nghiêm cấm và tổng số lần nhắc tối đa là 05 lần trong 01 ngày, hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 giờ sang đến 9 giờ tối; nghiêm cấm nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin thu hồi nợ của KH đến tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, ngoại trừ theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; phải giữ bí mật thông tin của KH theo quy định của pháp luật & luật định  Cuộc gọi có ghi âm  Các tin nhắn, thư gửi được lưu trữ lịch sử  Công tác đi địa bàn được lưu trữ kết quả  Không thảo luận về KH ở nơi công cộng  Tuân thủ quy định về bảo mật thông tin KH  Khi chưa có ủy quyền bằng văn bản, không được phép trao đổi, trả lời các báo đài hoặc cơ quan công quyền về bất cứ vấn đề gì liên quan đến KH, công ty  Trả lại các tài liệu và thông tin giấy tờ của K, máy tính hoặc thiết bị lưu trữ khác sau khi thôi việc  Việc vận hành thu hồi nợ phải đảm bảo bám sát chiến lược của Khối THN và
  • 32. 18 công ty theo từng thời điểm Định nghĩa  Việc nhắc nợ: là việc sử dụng các biện pháp tương tác đã được quy định trong Chính sách Thu hồi nợ để tương tác, làm việc với KH hoặc bên liên quan từ đó hướng đến việc thu hồi các khoản quá hạn thanh toán theo Hợp đồng tín dụng và tuân thủ các quy định nội bộ và các quy định liên quan đến pháp luật  Nhắc nợ: là có tương tác với KH & có trao đổi trả lời, phản hồi, thảo luận rõ ràng 1 trong các nội dung với KH liên quan đến nợ, việc thanh toán khoản vay, ngày thanh toán, số tiền thanh toán 1.2.4.2 Phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể: Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là TCTD) thực hiện phân loại nợ theo như sau: a) Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn; - Nợ đủ tiêu chuẩn là các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày; - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. - Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai - Nợ được miễn, giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo
  • 33. 19 hợp đồng tín dụng d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; - Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu - Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn từ 30 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai - Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định tại Khoản 1 Điều này như sau: a) Nhóm 1: 0% b) Nhóm 2: 5% c) Nhóm 3: 20% d) Nhóm 4: 50% đ) Nhóm 5: 100%. Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì được trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng. 1.2.4.3 Các hoạt động thu hồi nợ theo từng nhóm nợ: Tại các tổ chức tín dụng dựa trên từng nhóm nợ của khoản vay sẽ được thực
  • 34. 20 hiện các biện pháp thu hồi nợ khác nhau phù hợp theo yêu cầu pháp luật và chính sách riêng của từng công ty Hoạt động nhắc nợ trước hạn: Việc nhắc nợ trước hạn đối với các khoản vay chưa tới hạn thanh toán được thực hiện bằng cách gửi tin nhắn, thư điện tử, thư thông báo đến khách hàng; hoặc nhân viên nhắc nợ sớm qua điện thoại; hoặc bằng cuộc gọi tự động. Khách hàng có thể tùy chọn các hình thức nhận thông báo nhắc nợ sớm tùy theo nhu cầu từng KH và các bộ phận THN vẫn có thể gửi các hình thức thông báo khác theo từng thời điểm và mục đích. Nội dung của việc nhắc nợ sớm để thông báo khách hàng về ngày đến hạn thanh toán; số tiền cần thanh toán để không bị quá hạn và tránh bị ảnh hưởng đến thông tin lịch sử tín dụng của khách hàng nếu bị nợ quá hạn. Việc này giúp khách hàng tạo thói quen chuẩn bị tài chính và thanh toán đúng hạn, ngăn ngừa sớm các rủi ro phát sinh nợ quá hạn cho các tổ chức tín dụng. Phòng phân tích chiến lược THN chịu trách nhiệm phân tích hành vi thanh toán của khách hàng để đưa ra được thời điểm gửi các thông báo nhắc nợ sớm: - Khách hàng chưa bị trễ hẹn thanh toán - Hoặc nhắc nợ sớm đối với nhóm khách hàng thói quen thanh toán chậm - Các thời điểm đặc biệt trong năm mà ngày đến hạn thanh toán của KH trùng với lịch nghỉ lễ… Hoạt động thu hồi nợ quá hạn: Tương ứng từng nhóm nợ sẽ áp dụng linh hoạt riêng lẽ hoặc kết hợp chung các hoạt động thu hồi nợ khác nhau, nhằm mục đích ngăn chặn các khoản nợ chuyển sang các nhóm nợ cao hơn, giảm thiểu rủi ro tín dụng cho các công ty. Hoạt động Thu hồi nợ quá hạn qua điện thoại: Hoạt động THN thường hiệu quả đối với các khoản vay có nợ quá hạn từ 1- 10 ngày (nhóm 1, nhóm nợ đủ tiêu chuẩn) và khoản vay trễ hẹn từ 11-90 ngày (nhóm 2, nhóm nợ cần chú ý). Nhiệm vụ chính của công tác thu hồi nợ qua điện
  • 35. 21 thoại là thông báo chi tiết về thông tin quá hạn thông qua việc liên lạc với KH, để nắm rõ tình trạng tài chính, giải quyết các thắc mắc, khó khăn, lí do của việc chậm trễ thanh toán của khách hàng. Bằng các nghiệp vụ lắng nghe và ghi nhận thông tin, từ đó nhân viên THN qua điện thoại đánh giá được tình trạng khoản vay và đưa ra các giải pháp, giải thích các bất lợi của việc thanh toán trễ hẹn và hướng khách hàng đến lịch hẹn thanh toán. Trong giai đoạn đầu của nợ quá hạn, tỉ lệ kết nối thành công với khách hàng cao, khách hàng chủ động được tài chính, thiện chí trong việc tương tác trao đổi về kế hoạch thanh toán. Vì thế tỉ lệ ngăn chuyển sang nhóm nợ 2 trong giai đoạn nợ đang trễ hẹn từ 1-10 ngày rất quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro nợ xấu trong chiến lược THN tại các tổ chức tín dụng. Giai đoạn này cách thức thu hồi nợ hướng về hướng nhắc nhở khách hàng, mang đến sự thiện cảm, tin tưởng của khách hàng về việc thực hiện thanh toán nợ quá hạn sớm nhất. Tần suất số lượng cuộc gọi thu hồi nợ theo điện thoại và thời gian tương tác với khách hàng sẽ gia tăng tương ứng với độ trễ hẹn của khoản vay. Tại mỗi bộ phận THN qua điện thoại sẽ phân cấp thành nhiều nhóm THN khác nhau dựa trên số ngày trễ hẹn của khoản vay. Điều này giúp tăng áp lực thu hồi nợ đối với các nhóm khách hàng có dấu hiệu sắp chuyển sang nhóm nợ cao hơn. Trong những giai đoạn này, ngoài việc tương tác khách hàng qua điện thoại, hoạt động THN bao gồm thêm các việc xác minh lại công việc, địa chỉ công tác, địa chỉ nhà, liên lạc tìm hiểu thông tin khách hàng… thông qua các thông tin tham chiếu. Đối với các khoản vay sau khi xác minh không thể liên lạc hoặc khó thu hồi nợ qua điện thoại, có thể xem xét chuyển sang hướng thu hồi nợ trực tiếp. Hoạt động Thu hồi nợ quá hạn tại địa bàn: Đối với các khoản nợ có số ngày quá hạn từ 91-180 ngày (nhóm 3, nợ dưới tiêu chuẩn) hoặc một phần nợ nhóm 4 (nợ nghi nghờ) sẽ được tiến hành thu hồi nợ trực tiếp bằng cách viếng thăm các địa chỉ tham chiếu (địa chỉ hộ khẩu, tạm trú, địa chỉ công ty) để xác minh tình trạng cư trú, công việc, khả năng thanh toán khoản vay và thực hiện thêm các công tác truy tìm thông tin mới của khách hàng trong
  • 36. 22 trường hợp mất dấu thông tin. Rủi ro nợ chuyển sang nhóm nợ cao hơn tại giai đoạn này rất cao do các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến tài chính của khách hàng và các yếu tố chủ quan đến từ khách hàng; và khách hàng đã quen với áp lực chỉ bị THN qua điện thoại. Việc kiểm soát tỉ lệ nợ nhảy nhóm sang nhóm nợ cao hơn giúp hạn chế rủi ro trong việc tăng tỉ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng đồng thời giảm thiểu được việc trích lập dự phòng cho các khoản vay có nhóm nợ cao hơn. Tùy theo số ngày trễ hạn của khoản vay cũng được phân bổ cho các nhóm THN trực tiếp khác nhau để tận dụng được nguồn nhân lực thu hồi nợ và đánh giá được chất lượng nợ tại mỗi khu vực, mỗi nhóm nợ. Kết hợp với các công tác thu hồi nợ tại địa bàn là bộ phận hỗ trợ THN qua điện thoại đối với các trường hợp đã xác minh được thông tin, lịch hẹn thanh toán từ các cuộc viếng thăm trước đó. Hoạt động THN trực tiếp tại địa bàn bao gồm thêm các việc gửi các loại thư nhắc nợ, thư thông báo nợ quá hạn và các loại thư xác minh công ty đến các địa chỉ khách hàng đăng kí hoặc làm việc với cán bộ địa phương để xác minh, tìm hiểu rõ về các thông tin cư trú của các trường hợp mất dấu vết. Hoạt động Thu hồi nợ bằng biện pháp Tố tụng hoặc chuyển nợ cho các đối tác thuê ngoài xử lý Với các nhóm nợ 4 (nợ nghi ngờ) và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) có thể sẽ được chuyển qua THN bằng việc tố tụng dân sự bởi các bộ phận THN pháp chế tại các công ty tài chính hoặc tại các đối tác thuê ngoài. Trường hợp chuyển nợ cho các đối tác thuê ngoài xử lý tùy theo độ tuổi nhóm nợ, tình trạng của các khoản vay mà các đối tác thuê ngoài vẫn có thể tiếp tục các hoạt động THN qua điện thoại và tại địa bàn…, trước khi thực hiện THN bằng biện pháp Tố tụng. Mục tiêu THN trong giai đoạn này là thu hồi lại vốn đã mất cho các công ty, bổ sung vào lợi nhuận công ty sau khi công ty đã tính chi phí trích lập dự phòng vào chi phí hoạt động.
  • 37. 23 Các khoản vay tại các nhóm nợ này vẫn có thể được luân chuyển qua các đối tác thuê ngoài khác nhau nhằm mục đích thu hồi thành công và đánh giá được hiệu quả làm việc của các đối tác thuê ngoài; đồng thời so sánh được năng lưc THN giữa các bộ phận THN nội bộ và đối tác thuê ngoài. 1.2.4.4 Kiểm soát và xử lý nợ xấu: Hoạt động cho vay tiêu dùng tín chấp là mảng hoạt động kinh doanh chính của các công ty tài chính tại Việt Nam và mang lại nguồn thu và lợi nhuận chủ yếu cho công ty. Vì thế, việc kiểm soát tỉ lệ nợ xấu ở ngưỡng cho phép theo yêu cầu từ ngân hàng nhà nước là mục tiêu quan trọng trong các hoạt động quản trị tại các công ty tài chính nhằm đảm bảo sự an toàn, hiệu quả cho hoạt động tín dụng. Kiểm soát nợ xấu hay Quản lý nợ xấu xuất phát tại Việt Nam từ giai đoạn 2010 – 2015, do khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007 xuất phát từ hoạt động cho vay thế chấp dưới chuẩn của Mỹ đã có tác động đến hoạt động của các TCTD tại Việt Nam. Sự tác động này ngày càng mạnh hơn theo thời gian, đặc biệt, trong giai đoạn 2008-2010, tuy nhiên đây lại là giai đoạn các TCTD ở Việt Nam loay hoay không tìm ra biện pháp khắc phục khi tỷ lệ nợ xấu có thời điểm lên cao trên mức 3%. Tình hình nợ xấu có thể xem xét theo từng giai đoạn sau: - Giai đoạn 2006-2009: Giai đoạn này, Quốc hội, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) không có văn bản về nợ xấu cũng như quản lý nợ xấu (QLNX) một cách cụ thể. Việc phân loại nhóm nợ vẫn chủ yếu theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng (RRTD) trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (TCTD), vốn đã quá lỗi thời và bộc lộ nhiều hạn chế. Điểm sáng trong giai đoạn này, Chính phủ ban hành Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, làm cơ sở cho việc xử lý các tài sản bảo đảm của người vay vốn. Tuy nhiên, văn bản này vẫn chưa đủ mạnh để các ngân hàng thực hiện xử lý các khoản nợ xấu phát sinh. - Giai đoạn 2010-2015: Giai đoạn này có hai văn bản luật ra đời đó là Luật
  • 38. 24 TCTD và Luật NHNN. Bắt đầu từ giai đoạn này, các văn bản liên quan đến QLNX cũng được ban hành nhiều hơn, cụ thể như: Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” và Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD” và Đề án “Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam - VAMC"... Trong giai đoạn này, NHNN cũng ban hành hàng loạt thông tư hướng dẫn triển khai chi tiết các văn bản từ Quốc hội và Chính phủ, nhằm kiểm soát chặt tình hình nợ xấu trong hệ thống. - Giai đoạn 2016 đến nay: Trong giai đoạn này bên cạnh việc tái cấu trúc các TCTD thì việc xử lý nợ xấu được đặt lên cao nhất khi hàng loạt văn bản có cụm từ “xử lý nợ xấu” được Quốc hội ban hành. Tiêu biểu là Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD được ban hành nhằm tháo gỡ các vướng mắc khó khăn pháp lý hiện hành liên quan đến xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm các khoản nợ của TCTD, tạo cơ chế xử lý đồng bộ, thúc đẩy xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu để các TCTD tiếp tục phát huy tốt vai trò trong sự phát triển của nền kinh tế... Do đó phải kết hợp việc kiểm soát nợ xấu; tăng trích lập dự phòng cho các khoản vay có thuộc nhóm nợ xấu; thực hiện tái cơ cấu khoản vay, áp dụng các chính sách miễn giảm lãi, phí; thúc đẩy các hoạt động thu hồi nợ… mới đảm bảo đươc việc xử lý nợ xấu nằm ở ngưỡng cho phép theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam tại các tổ chức tín dụng ở mức <= 3%. 1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động thu hồi nợ Tại Việt Nam, Theo khoản 6 Điều 2 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (TCTD) ban hành kèm theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam, nợ xấu “là các khoản nợ thuộc các nhóm nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5)”. Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ nợ xấu so với tổng các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5.
  • 39. 25 NPL là thuật ngữ dùng để chỉ các khoản nợ cho vay khách hàng đang đối diện với rủi ro cao trong việc thu hồi nợ gốc và lãi Tác động của nợ xấu là rất lớn và ảnh hướng đến mọi vấn đề từ công ty tài chính, khách hàng đi vay và đặc biệt ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế - Ảnh hưởng tới công ty tài chính: lợi nhuận bị giảm sút, nguồn vốn cho vay bị thất thoát trong khi công ty vẫn phải chi trả lãi cho nguồn vốn hoạt động. Mặt khác, tỷ lệ nợ xấu cao ảnh hưởng đến uy tín và niềm tin về nguồn lực tài chính và khả năng vay vốn của các công ty tài chính đối với các đối tác cho vay dẫn đến rủi ro phá sản và sự ổn định của các công ty tài chính - Ảnh hưởng tới khách hàng: khi khoản vay của khách hàng bị quá hạn và mất khả năng thanh toán thì sẽ bị ảnh hưởng đến điểm tín dụng, lịch sử tín dụng xấu của khách hàng sẽ bị cập nhập lên Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng (gọi tắt CIC) và khách hàng khó tiếp cận tới các nguồn vay vốn trong tương lai. Đồng thời, trong thời gian khách hàng đang sử dụng thẻ tín dụng mà tổ chức phát hành thẻ tín dụng kiểm tra phát hiện khách hàng đang có nợ xấu tại tổ chức tín dụng khác thì ngay lập tức thẻ tín dụng của KH sẽ bị khóa (tạm thời hoặc vĩnh viễn) - Ảnh hưởng đến nền kinh tế: các công ty tài chính có mối quan hệ chặt chẽ đối với nền kinh tế, là nơi đầu tư vốn, cho vay đối với các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế. Vì thế, tỷ lệ nợ xấu tăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế chung Để kiểm soát tỷ lệ nợ xấu theo như chiến lược kinh doanh và tuân thủ theo quy định của ngân hàng nhà nước, Khối THN của các công ty tài chính sẽ vận hành hoạt động THN để đảm bảo các chỉ số nợ như sau: - Tỉ lệ nợ NPL = (Tổng nợ nhóm 3-5)/Tổng dư nợ x 100% - Tại từng nhóm nợ theo số ngày trễ hẹn 10+, 30+, 60+, 90+, 120+, 180+… sẽ phân bổ từng tỉ lệ THN để hạn chế các dư nợ chuyển sang nhóm nợ tiếp theo Đối với 01 HĐ thường sẽ có 03 trạng thái: o Thanh toán để về chuyển nhóm nợ thấp hơn: khách hàng thanh toán
  • 40. 26 cho 02 kì quá hạn trở lên. o Thanh toán giữ nguyên nhóm nợ: khách hàng chỉ thanh toán đủ 01 kì quá hạn. o Thanh toán không đủ số tiền tối thiêủ 01 kì và dư nợ chuyển sang nhóm tiếp theo. Từ đó xác định được các chỉ tiêu THN tại từng nhóm nợ để đảm bảo kiểm soát được tỉ lệ nợ nhảy nhóm sang nhóm nợ tiếp theo vào cuối tháng. - Chỉ số ROR(rate of recovery) = Số tiền đã thu tại từng nhóm nợ/Tổng dư nợ tại từng nhóm nợ - %ROR cho biết tỉ lệ % số tiền đã thu trên tổng số tiền đã phân đã phân bổ Mục đích của 02 chỉ số % Tỉ lệ nợ nhảy nhóm (dành cho khoản nợ quá từ 0- 180 ngày) và %ROR (dành cho khoản nợ quá hạn trên 180 ngày) là làm giảm tổn thất rủi ro tín dụng và đảm bảo lợi nhuận của công ty - % Tỉ lệ nợ nhảy nhóm tại từng nhóm nợ đạt được càng cao thì công ty giảm thiểu được việc trích lập dự phòng cho các khoản vay có nhóm nợ cao - % ROR (khoản nợ sau 180 ngày) càng tăng thì sẽ kiểm soát tốt việc thu hồi tiền mặt đối với nhóm nợ có nguy cơ mất vốn cao, phần này được tính vào lợi nhuận của công ty, vì trích nguồn trích lập dự phòng được tính vào chi phí vận hành của công ty 1.2.6. Tổng quan chung về các quy trình cho vay CTTC Cho vay tiêu dùng của CTTC là hình thức cấp tín dụng của CTTC đối với khách hàng cá nhân là người tiêu dùng dưới các hình thức cho vay trả góp, cho vay thấu chi qua thẻ tín dụng, phát hành thẻ mua hàng nhằm mục đích tài trợ cho nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình. Đây là một nguồn tài chính giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hóa và dịch vụ mà họ mong muốn trước khi họ có khả năng chi trả, tạo điều kiện cho họ có thể hưởng một cuộc sống tốt hơn. - Cho vay trả góp là hình thức cấp tín dụng theo đó tiền nợ gốc được trả thành nhiều kỳ bằng nhau, tiền trả nợ lãi được tính trên dư nợ gốc còn lại và số ngày thực tế của kỳ hạn trả nợ và trả cùng kỳ với kỳ trả nợ gốc
  • 41. 27 - Cho vay thấu chi qua thẻ tín dụng là hình thức cấp tín dụng, theo đó CTTC phát hành thẻ tín dụng cho KH tiêu dùng để mua hàng hóa tiêu dùng, dịch vụ tại các địa điểm cung ứng hàng hóa tiêu dùng, dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng trong phạm vi hạn mức tín dụng được xác định trên cơ sở khả năng trả nợ của KH. - Hàng hóa tiêu dùng bao gồm phương tiện đi lại (xe đạp, xe máy, ô tô), các thiết bị điện tử ( ti vi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, điện thoại) và các loại vật dụng nội thất, vật dụng gia đình. Dịch vụ tiêu dùng khác như dịch vụ khám chữa bệnh, học tập, du lịch… Cho vay tiêu dùng được thực hiện tại các điểm bán hàng, giới thiệu dịch vụ của bên cung ứng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, thời hạn cho vay không quá 05 năm. Khách hàng trả tiền vay (bao gồm cả gốc và lãi) theo định kỳ quy định hợp đồng cho vay tiêu dùng. Về đối tượng KH: khách hàng đại chúng (phi chuẩn) có thu nhập trung bình, thấp, chưa có lịch sử tín dụng hoặc điểm tín dụng thấp, khó tiếp cận dịch vụ ngân hàng… Đây là phân khúc KH mà ngân hàng không hướng tới. Hạn mức: Đối với xe máy, ô tô từ 110.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; đối với thẻ tín dụng, cho vay trả góp, thấu chi thì hạn mức từ 5.000.000 đến 300.000.000 đồng. Thời hạn cho vay: tối đa là 5 năm. Lãi suất: lãi suất cho vay tiêu dùng của các CTTC khá cao vì chi phí vốn của CTTC cao hơn chi phí vốn của ngân hàng. Cách thức giải ngân: giải ngân trực tiếp cho nhà cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Kênh phân phối: chủ yếu qua hệ thống cửa hàng bán lẻ/điểm giới thiệu dịch vụ Mức độ rủi ro: để phù hợp với đối tượng KH đại chúng và phương thức tiếp cận đơn giản, nhanh chóng nên mức độ rủi ro cao. Cho vay tiêu dùng gián tiếp: là hình thức cho vay trong đó CTTC mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa dịch vụ cho người tiêu dùng. Hình thức này thông qua TCTD cho vay thông qua các doanh nghiệp bán
  • 42. 28 hàng hoặc làm các dịch vụ mà không trực tiếp tiếp xúc với KH. Thông thường cho vay tiêu dùng gián tiếp thực hiện qua các bước sau: - Bước 1: TCTD ký hợp đồng mua bán nợ với công ty bán lẻ thỏa thuận các điều kiện - Bước 2: Công ty bán lẻ kí hợp đồng bán trả chậm với người tiêu dùng - Bước 3: Công ty bán lẻ giao tài sản, hàng hóa cho người tiêu dùng - Bước 4: Công ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán trả chậm cho TCTD - Bước 5: TCTD thanh toán tiền cho công ty bán lẻ - Bước 6: Người tiêu dùng trả góp cho TCTD Cho vay tiêu dùng trực tiếp: TCTD và khách hàng sẽ trực tiếp gặp nhau để tiến hành đàm phán, ký hợp đồng tín dụng; khách hàng sẽ nhận tiền vay từ TCTD hoặc chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp mà họ sẽ mua hàng hóa, dịch hoặc các chủ nợ của họ… Thông thường cho vay tiêu dùng gián tiếp thực hiện qua các bước sau: - Bước 1: TCTD và người tiêu dùng ký hợp đồng tín dụng - Bước 2: Người tiêu dùng trả trước một phần tiền mua hàng cho công ty bán lẻ - Bước 3: TCTD thanh toán số tiền còn lại cho công ty bán lẻ - Bước 4: Công ty bán lẻ giao hàng hóa tài sản cho người tiêu dùng - Bước 5: Người tiêu dùng trả góp cho TCTD 1.3. Kinh nghiệm của các công ty tài chính lớn trên thế giới về thu hồi nợ Theo nghiên cứu của MPI, thời điểm khủng tài chính Châu Á năm 1997 xảy ra, Hàn Quốc bị ảnh hưởng rất nặng nề. Lãi suất cao, đồng nội tệ suy yếu đã đẩy phần lớn các ngân hàng và rất nhiều doanh nghiệp đến bờ vực phá sản. Để thực hiện quá trình xử lý nợ xấu, Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng tiêu chuẩn phân loại nợ quốc tế để đánh giá thực trạng nợ xấu của các TCTC. Liên tiếp trong khoản thời gian từ tháng 3/1998 đến tháng 3/2000, tiêu chuẩn phân loại nợ được thắt chặt, theo đó, các TCTC được yêu cầu phân loại nợ quá hạn từ 3 tháng trở lên là nợ xấu, đến phân loại những khoản nợ dựa trên khả năng tài chính của khách hàng vay vốn trong tương lai đối với việc hoàn thành nghĩa vụ với ngân hàng, và ở mức độ thắt
  • 43. 29 chặt hơn nữa khi phân loại các khoản vay có mức độ rủi ro lớn ngay cả khi khách hàng trả được lãi vào nhóm nợ xấu. Theo tiêu chí phân loại nợ, 68 nghìn tỷ Won nợ xấu quá hạn trên 6 tháng đã tăng lên 88 nghìn tỷ Won vào cuối năm 1999. Nhờ sử dụng đồng loạt các biện pháp xử lý nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu đã giảm từ 17,7% vào năm 1998 xuống còn 14,9%, 10,4%, 5,6%, và 3,9% vào các năm 1999, 2000, 2001 và 2002. Hàn Quốc đã thực hiện thành công việc giải quyết nợ xấu, tái cơ cấu doanh nghiệp, tái cơ cấu khu vực tài chính góp phần ổn định nền kinh tế là do Chính phủ Hàn Quốc đã có những can thiệp nhanh chóng, kịp thời và toàn diện, triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu hợp lý. Tại một số quốc gia Châu Âu và Mỹ, phương pháp trích lập dự phòng là công cụ được sử dụng nhiều nhất. Như ở Anh, Cơ quan giám sát không đề ra chính sách chung mà từng ngân hàng quy định chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về kế toán (IAS 39) với mục tiêu là phân loại nợ và trích lập dự phòng phản ánh đúng chất lượng tín dụng và khả năng tổn thất mà ngân hàng gặp phải trên cơ sở phân tích tình trạng lưu chuyển tiền tệ của khách hàng. Với biện pháp tương đồng, các ngân hàng ở Pháp luôn dự phòng rủi ro cho tất cả các khoản tín dụng. Các chuẩn mực quản trị rủi ro đo lường rủi ro tín dụng theo hướng luôn tồn tại rủi ro trong các khoản cấp tín dụng, cho dù khoản vay đó có suy giảm hay chưa suy giảm khả năng thanh toán. Phương pháp trích lập dự phòng của các Ngân hàng ở Mỹ hơi có sự khác biệt, bởi vì theo các chuẩn mực kế toán tại Mỹ “Không công nhận các khoản tổn thất trước khi cho rằng chúng có thể đã xảy ra, kể cả khi dựa vào kinh nghiệm quá khứ để có thể cho rằng các khoản tổn thất sẽ phát sinh trong tương lai”. Tuy nhiên, các ngân hàng Mỹ trích lập dự phòng để bù đắp cho các khoản tổn thất tín dụng dự tính hiện có dù cho những tổn thất này phụ thuộc nhiều vào đánh giá chủ quan của các ngân hàng. Qua kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, bài học kinh nghiệm kiểm soát nợ xấu đạt kết quả cao nhất đối với các TCTD trong nước được rút ra là tập chung ở hai công tác trọng tâm: Phân loại nợ theo chuẩn Quốc tế và Trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu là yếu tố tiên quyết. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng có thể sử dụng biện pháp chuyển các khoản nợ xấu của khách hàng sang Công ty mua bán nợ
  • 44. 30 và tài sản tồn đọng để tiếp tục theo dõi xử lý theo thẩm quyền theo quy định của Nghị định 69/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 về mua bán nợ của Chính phủ. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Các vấn đề về lý thuyết, lý luận cơ bản của đề tài đã được nêu rõ ở trong Chương 1 giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về cơ cấu tổ chức và chức năng của các bộ phận trong hoạt động thu hồi nợ của các công ty tài chính. Đồng thời hiểu thêm về khái niệm, đặc điểm của nợ xấu đến phân loại nợ xấu, các chỉ tiêu để đánh giá về nợ xấu. Đặc biệt là mối liên quan giữa nợ xấu và công tác quản lý nợ xấu. Qua đó chúng thấy được sự cần thiết hoạt động THN và quản lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng trong nước theo quy định NHNN cũng như kinh nghiệm quản lý nợ xấu ở các nước khác trên thế giới. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về các hoạt động xử lý nợ của các CTTC.
  • 45. 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU HỒI NỢ CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TẠI TPHCM 2.1. Giới thiệu về các công ty tài chính tại TPHCM Lợi thế của các công ty tài chính mang đến cho khách hàng là dịch vụ cho vay, đa dạng các sản phẩm tín chấp và điều kiện vay đơn giản, thủ tục cho vay nhanh gọn, do đó có rất nhiều tổ chức tín dụng đang hoạt động trên thị trường tại Việt Nam Tính đến Quý II năm 2020, theo thống kê của Ngân hàng nhà nước có 16 công ty tài chính đã được cấp phép và đang hoạt động tại thị trường Việt Nam Bảng xếp hạng 16 công ty tài chính theo vốn điều lệ: Tên các công ty tài chính Tên viết tắt Vốn điều lệ (tỉ đồng) Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Fe Credit 7,328 Công ty tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thuỷ SBIC 2,523 Công ty tài chính cổ phần Điện Lực EVN Finance 2,500 Công ty tài chính TNHH HD Saison HD Saison 1,400 Công ty tài chính TNHH MTV Bưu điện PTF 1,050 Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội SHB Finance 1,000 Công ty tài chính TNHH MB Shinsei Mcredit 800 Công ty tài chính TNHH MTV Mirae Asset Mirae Asset 700 Công ty tài chính TNHH MTV Toyota Việt Nam Toyota Finance 700 Công ty tài chính cổ phần Tín Việt Viet Credit 687,9 Công ty tài chính TNHH MTV Shinhan Việt Nam Shinhan Finance 615 Công ty tài chính TNHH MTV Lotte Việt Nam Lotte Finance 600 Công ty tài chính TNHH MTV Home credit Việt Nam Home Credit 550 Công ty tài chính TNHH MTV Quốc tế Việt Nam JACCS Jaccs 550 Công ty tài chính cổ phần Handico - 550 Công ty tài chính TNHH một thành viên Cộng Đồng - 500
  • 46. 32 Hiện tại ngoài 2 CTTC đang tiếp tục tái cấu trúc, toàn hệ thống có 12 CTTC đang hoạt động trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng và 2 công ty tài chính chuyên ngành. Cấu trúc sở hữu của các CTTC bao gồm: sở hữu nước ngoài - 100% hoặc một phần, thuộc sở hữu của NHTM và sở hữu đại chúng. Các CTTC nước ngoài ngày càng gia tăng hiện diện trong hệ thống, bao gồm: 6 công ty 100% vốn nước ngoài (Mirae Asset, Shinhan, Toyota, Lotte, Jaccs và Home Credit) và 2 công ty có vốn nước ngoài (MB Shinsei và HD Saison) chưa kể giao dịch bán cổ phần của công ty tài chính cộng đồng Fccom thuộc ngân hàng Hàng Hải cho Công ty Hyundai đang được cơ quan có thẩm quyền xem xét. Sở hữu 100% bởi NHTM có 4 công ty: SHB FC, FE Credit (thuộc sở hữu của VP Bank), Tài chính Bưu điện - PTF (thuộc sở hữu của SeABank) và Tài chính cộng đồng. EVN Finance và VietCredit là 2 công ty đại chúng. Thêm nữa, vào 04/2021 CTTC Fe Credit cũng đã kí kết chuyển nhượng 49% vốn góp của FE Credit cho Tập đoàn SMBC (Tập đoàn SMBC là một trong ba tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất tại Nhật Bản, với tổng tài sản trên 2.100 tỉ USD tại thời điểm 31-12-2020, đồng thời là công ty tài chính tiêu dùng dẫn đầu thị trường Nhật Bản với hơn 900 chi nhánh trên toàn quốc) sẽ tạo cơ hội để hai bên kết hợp thế mạnh của nhau, trong đó FE Credit có cơ hội tiếp cận nguồn vốn giá rẻ và kinh nghiệm điều hành từ SMBC, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ đối với khách hàng trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, đồng thời góp phần đẩy lùi tín dụng đen tại Việt Nam CTTC có vốn nước ngoài cạnh tranh mạnh với các công ty trong nước nhờ lợi thế về nguồn vốn giá rẻ, công nghệ và kinh nghiệm cho vay tiêu dùng từ các thị trường đi trước, đặc biệt là các công ty từ Hàn Quốc và Nhật. 2.2. Tình hình thực hiện thu hồi nợ của các công ty tài chính tại TPHCM 2.2.1. Hoạt động của các công ty tài chính Thị phần Trong giai đoạn trước năm 2018 công ty FE Credit, Home Credit, HD SaiSon và Shinhan Finance (tên gọi trước là Prudential Finance) luôn nằm trong top các công ty có thị phần cho vay lớn, tuy nhiên trong năm 2018 thì thị phần cho vay của
  • 47. 33 các công ty này có phần giảm nhẹ so với năm 2017. Từ năm 2018 MB Shinsei đã mạnh mẽ gia tăng thị phần nhanh gấp gần 5 lần so với năm 2017. Thị phần cho vay trong giai đoạn gần đây của 02 công ty của MAFC và SHB Finance cũng đang tăng nhanh. Bảng 2.1: Thị phần cho vay tiêu dùng các CTTC (Nguồn: FiinGroup (2019). Vietnam Consumer Finance Report 2019 - Issue 7) Hiệu quả hoạt động Bình quân ngành của CTTC về tỷ lệ thu nhập lãi thuần NIM (Net Interest Margin) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE qua các năm đều cao hơn 20%. Các tỷ lệ này của các CTTC cao hơn rất nhiều so với của các ngân hàng. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu của CTTC vẫn ở trong tầm kiểm soát và thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu gộp của ngành ngân hàng (nợ xấu-NPL có tính đến nợ tái cơ cấu và trái phiếu VAMC). Dù đang phát triển tốt, hoạt động tài chính tiêu dùng đã xuất hiện các dấu hiệu cần chú ý. ROE của các CTTC đã bắt đầu giảm sau khi đạt đỉnh năm 2016. Tỷ lệ nợ xấu dù vẫn trong tầm kiểm soát đã tăng dần qua các năm. ROE của các CTTC hàng đầu như FE Credit, MB Shinsei, HomeCredit có xu hướng giảm.
  • 48. 34 Bảng 2.2: Số liệu bình quân ngành (Nguồn: FiinGroup (2019). Vietnam Consumer Finance Report 2019 - Issue 7) Các sản phẩm chủ yếu: Các CTTC hoạt động cho vay mạnh tại mảng cho vay tiền mặt đối với phân khúc KH không đáp ứng được điều kiện vay tín dụng tại các tổ chức ngân hàng trong nước. Đặc biệt việc đẩy mạnh cho vay trả góp các sản phẩm tiêu dùng luôn là một lợi thế cạnh tranh của CTTC trong phân khúc vay tiêu dùng so với các ngân hàng. Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng các sản phẩm cho vay trung bình ngành 2018 của các CTTC (Nguồn: FiinGroup (2019)
  • 49. 35 Bảng 2.3: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) của một số CTTC (Nguồn: tính toán từ báo cáo tài chính của các CTTC) Một điểm cần lưu ý là tỷ lệ NPL năm 2019 của các CTTC hàng đầu đang ở mức khá cao: FE Credit (5.97%), MB Shinsei (6.5%) và HD Saison (5.44%). Home Credit (2.51%) là công ty trong top đầu duy nhất có tỷ lệ NPL dưới 3%. Thêm vào đó, các công ty có tăng trưởng tín dụng lớn trong thời gian trước năm 2020 đều có nợ xấu tăng nhanh như SHB Finance và MB Shinsei. Cơ quan quản lý nhìn nhận cho vay tiền mặt tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng. Hoạt động này đã tăng mạnh trong thời gian qua và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của nhiều công ty. Lợi ích của cho vay tiền mặt là dễ dàng tăng dư nợ, tuy nhiên chất lượng tín dụng của các khoản vay này đang là nguy cơ đối với hiệu quả hoạt động của các CTTC. Dựa theo tỉ lệ tăng mạnh thị phần cho vay và tỉ lệ NPL nằm ở mức cao của công ty tài chính MB Shinsei và đánh giá chất lượng thu hồi nợ của công ty tài chính Shinhan sau khi mua lại một trong các công ty tài chính lớn tại Việt Nam là Prudential Việt Nam thì trong nội dung luận văn này học viên ngoài các tìm hiểu chung về hoạt động thu hồi nợ tại các công ty tài chính; thì học viên sẽ tập trung phân tích sâu về hai hoạt động thu hồi nợ tại 02 công ty tài chính MB Shinsei và Shinhan. 2.2.2 Tình hình thực hiện thu hồi nợ tại các công ty tài chính Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, các công ty tài chính áp dụng việc
  • 50. 36 phân loại các nhóm nợ theo như số ngày trễ hẹn của khoản vay như sau: - B0: Là các khoản vay có DPD = 0 tại thời điểm đầu tháng - B1 New: Là các khoản vay có DPD = 0 (B0) tại thời điểm đầu tháng và trở thành 1 - 30 DPD (B1) trong tháng. - B1: Là các khoản vay có DPD từ 1-30 tại thời điểm đầu tháng - B2: Là các khoản vay có DPD từ 31 - 60 tại thời điểm đầu tháng - B3, B4, B5…: Mỗi Bucket (B) tương ứng với DPD 30 tại thời điểm đầu tháng Tùy theo định hướng của mỗi CTTC có thể điều chỉnh tỉ lệ trích lập dự phòng từ nhóm nợ dưới tiêu chuẩn trở lên, tại CTCC FeCredit khi khoản vay bị trễ hẹn rơi vào nhóm nợ nghi ngờ thì tỉ lệ trích lập dự phòng là 100%. Tuy nhiên cần phải tuân thủ theo mức tỉ lệ trích lập dự phòng tối thiểu của từng nhóm nợ theo quy định của NHNH Việt Nam Bảng 2.4: Phân loại nhóm nợ tại các công ty tài chính theo quy định của NHNN Việt Nam Nhóm nợ Phân khúc Ngày trễ hẹn Tỉ lệtrích lập dự phòng Nợ đủ tiêu chuẩn B1 1-10 0% Nợ cần chú ý B1 11-30 5% B2 31-60 5% B3 61-90 5% Nợ dưới tiêu chuẩn B4 91-120 20% B5 121-150 20% B6 151-180 20% Nợ nghi ngờ B7 181-210 50% B8 241-270 50% B9 271-300 50% B10 301-330 50% B11 331-360 50% Nợ có khả năng mất vốn B12 361-390 100% B13 391-420 100% Tương ứng với các phân khúc nợ mà hoạt động thu hồi nợ được áp dụng tại
  • 51. 37 công ty các công ty tài chính như sau: - Gọi nhắc nợ sớm hoặc gửi tin nhắn sms, email nhắc nợ sớm đối với các khoản vay chưa trễ hẹn - Tùy theo chiến lược THN tại từng công ty thì hoạt động THN qua điện thoại tại từng phân khúc nợ riêng biệt từ B1-B3 như tại công ty MCredit, FE Credit, Home Credit, sau đó mới chuyển sang hoạt động THN tại địa bàn tại các phân khúc nợ > B4 - Hầu hết bộ phận THN của tất cả các CTTC hiện tại đều xây dựng hệ thống Auto Dialler & AutoCall để tăng năng suất làm việc của nhân viên THN qua điện thoại từ 100-120 phút thời lượng gọi điện thoại lên 150-180 phút/ngày. - Một số công ty thì kết hợp cả hai hình thức THN qua điện thoại và THN tại địa bàn để tăng hiệu quả THN như tại công ty tài chính Shinhan,VietCredit, Mirae Asset, HD Saison đối với các khoản vay bắt đầu nợ quá hạn từ 1- 180 ngày; đối với công ty Mirae Asset thì việc kết hợp 2 hoạt động THN này kéo dài tới 360 ngày, sau đó mới bắt đầu chuyển sang phòng THN pháp lý hoặc chuyển sang đối tác thuê ngoài - Đối với các khoản vay nợ quá hạn > 180 ngày ( nhóm WO) thì sẽ được chuyển sang các đối tác thuê ngoài để xử lý, các công ty tài chính đang áp dụng hình thức này là Shinhan,VietCredit, Mirae Asset, HD Saison. Hoặc một số công ty vẫn tiếp tục chuyển sang phòng THN pháp lý của công ty tiếp tục xử lý tiếp và nếu các khoản vay đó không thể thu hồi được thì mới chuyển sang đối tác thu nợ ngoài; các công ty tài chính đang áp dụng là MCredit, FE Credit, Home Credit. Theo như mô tả tổng quan hoạt động THN của các công ty tài chính thì 02 công ty Mcredit và Shinhan đều đại diện cho các hình thức hoạt động THN riêng lẽ hoặc kết hợp chung đối với từng phân khúc nợ. Vì vậy, trong nội dung đề tài này và dựa trên các số liệu thu thập được từ 02 công ty tài chính Mcredit và Shinhan, học viên sẽ đánh giá về thực trạng và kết quả của hoạt động thu hồi nợ của 02 công ty này từ đó có nhận xét chung về việc THN của các công ty tài chính.