SlideShare a Scribd company logo
1 of 95
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
ĐỖ THỊ HUYỀN
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA NHĨ CHÂM KẾT
HỢP VIÊN ÍCH KHÍ AN THẦN – HVY TRONG
ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ THỂ TÂM TỲ HƯ
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
ĐỖ THỊ HUYỀN
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA NHĨ CHÂM KẾT HỢP
VIÊN ÍCH KHÍ AN THẦN – HVY TRONG ĐIỀU TRỊ
MẤT NGỦ THỂ TÂM TỲ HƯ
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Chuyên ngành: Y học cổ truyền
Mã số: 8720115
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Đức Hữu
HÀ NỘI - 2022
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc,
tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Đảng uỷ, Ban Giám đốc Học viện Y dược học
cổ truyền Việt Nam, Phòng đào tạo sau đại học, các Phòng ban, Bộ môn của
học viện, là nơi trực tiếp đào tạo và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn
khoa học TS. Trần Đức Hữu – Trưởng phòng Tổ chức Học viện Y dược học cổ
truyền Việt Nam, người đã tận tình, hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ, động viên tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này tôi xin được chân thành cảm ơn đến Hội đồng đề cương,
Hội đồng đạo đức đã đóng góp ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể thầy cô, đồng nghiệp tại
khoa Y dược cổ truyền, bệnh viện Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
đã luôn bên tôi, giúp đỡ tôi trong quá trình tôi thực hiện và nghiên cứu.
Tôi vô cùng biết ơn gia đình, bạn bè, anh chị em đồng nghiệp và tập thể
lớp cao học 12 khoá 2019-2021 chuyên ngành Y học cổ truyền đã động viên,
khích lệ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và hoàn thành
luận văn này.
Luận văn hoàn thành có nhiều tâm huyết của người viết, nhưng không
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp
ý kiến của các nhà khoa học, của quý thầy cô, và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Học viên
Đỗ Thị Huyền
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Đỗ Thị Huyền, học viên cao học khoá 12 Học viện Y dược Học
cổ truyền Việt Nam, chuyên ngành Y học cổ truyền, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Trần Đức Hữu.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu, thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết
này.
Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 2022
Tác giả
Đỗ Thị Huyền
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐC
BN
Đối chứng
Bệnh nhân
ICD International Classification of Diseases
(Phân loại quốc tế về bệnh tật)
NC Nghiên cứu
PSQI The Pittsburgh Sleep Quality Index
(Thang đánh giá chất lượng giấc ngủ)
TB Trung bình
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
YHCT Y học cổ truyền
YHHĐ Y học hiện đại
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………...………..…………..1
CHƯƠNG 1…………………………………………………………….……..3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………...……...…..……..3
1.1. Tổng quan về mất ngủ theo Y học hiện đại………………………....…….3
1.1.1. Khái niệm về mất ngủ…………………………………..…………..…..3
1.1.2. Phân loại……………………………...…………………........…………3
1.1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh………………………...……………..4
1.1.4. Lâm sàng……………………………….……………………..…..…….5
1.1.5. Chẩn đoán xác định mất ngủ không thực tổn……………………....…..6
1.1.6. Các phương pháp đánh giá rối loạn giấc ngủ trên lâm sàng và cận lâm
sàng……………………………………………………………………………6
1.1.7. Điều trị……………………………………………..…………...………7
1.2. Quan điểm của Y học cổ truyền về mất ngủ……………………….……..9
1.2.1. Bệnh danh………………………………….………………………..….9
1.2.2. Bệnh nguyên, bệnh cơ………………………………………..………..10
1.2.3. Phân thể lâm sàng và điều trị mất ngủ theo YHCT……………….……11
1.3. Tổng quan về viên nén Ích khí an thần – HVY sử dụng trong nghiên
cứu…………………………………………………………………………...13
1.4. Tổng quan về phương pháp nhĩ châm…………………………………..15
1.4.1. Quá trình hình thành và phát triển nhĩ châm…………………………..15
1.4.2. Cơ sở lý luận của nhĩ châm…………………………………...……….17
1.4.3. Phạm vi ứng dụng của nhĩ châm………………………………...…….20
1.5. Một số công trình nghiên cứu về điều trị mất ngủ không thực
tổn…………………………………………………………………………....22
1.5.1. Nghiên cứu về dịch tễ học……………..………………...…..…….…..22
1.5.2. Nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam………………..…………….....23
CHƯƠNG 2…………………………..…...…………………………………27
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…...………..……….....27
2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………....…...…….………………27
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu……………………………….27
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân khỏi nghiên cứu………………...…….28
2.2. Thời gian nghiên cứu…………………………..………………….…..…28
2.3. Địa điểm nghiên cứu………………………..……..………….…………28
2.4. Phương tiện nghiên cứu………………………………….....…………...28
2.5. Phương pháp nghiên cứu……………………….……..…..……………..29
2.5.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………….…………...…29
2.5.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu……………………………………….………….29
2.5.3. Các bước tiến hành nghiên cứu……………………………………..….30
2.5.4. Các biến số, chỉ số theo dõi……………………………………....…….31
2.5.5. Xử lý số liệu……………………………………….…………………..34
2.5.6. Sai số và cách xử lý sai số………………………………………….…..34
2.5.7. Đạo đức trong nghiên cứu……………………………………………..35
CHƯƠNG 3………………………………………….…………………...….37
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………….…….37
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu………………………….….37
3.1.1. Đặc điểm tuổi…………………………...…………..…………...…….37
3.1.2. Đặc điểm giới………………………………...……..……………...….37
3.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, xã hội…………………38
3.1.4. Đặc điểm tình trạng mất ngủ…………...……………………..…….….40
3.2. Hiệu quả điều trị mất ngủ………………………….………………..……41
3.2.1. Chất lượng giấc ngủ theo cảm giác chủ quan của người bệnh………...41
3.2.2. Thời lượng giấc ngủ…………...…………………………..….……….42
3.2.3. Các rối loạn giấc ngủ…………………...………………………...……42
3.2.4. Hiệu quả cải thiện các rối loạn trong ngày…………………..………...44
3.2.5. Đánh giá chung kết quả theo điểm PSQI trước và sau điều trị…………46
3.2.6. Đánh giá chỉ số huyết áp trước và sau điều trị………….………………47
3.3. Tác dụng không mong muốn……..…...……………………………...….48
3.3.1. Sự thay đổi về chỉ số sinh hoá máu trước và sau điều trị……...………48
3.3.2. Sự thay đổi về chỉ số huyết học………………..………………………48
3.3.3. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng…………………….……..49
CHƯƠNG 4………………………………..………………………………...50
BÀN LUẬN ………………………………………………..…………..……50
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu……………………………..50
4.1.1. Đặc điểm về tuổi………………………………………………....……50
4.1.2. Đặc điểm về giới tính………………………………………..………...51
4.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp………………………………..…………….52
4.1.4. Đặc điểm hôn nhân và tình trạng chung sống……………………….…52
4.1.5. Đặc điểm về thời gian mất ngủ……………………….……………….52
4.1.6. Tính chất xuất hiện mất ngủ…………………………………………..53
4.2. Hiệu quả điều trị………………………………………….……………..53
4.2.1. Chất lượng giấc ngủ chủ quan……………………………………..….53
4.2.2. Thời lượng giấc ngủ…………………………………………….…….54
4.2.3. Hiệu quả giấc ngủ trước và sau điều trị…………………….…………55
4.2.4. Các rối loạn giấc ngủ…………………………………………………..55
4.2.5. Cải thiện các triệu chứng thứ phát sau mất ngủ………………………...57
4.2.6. Kết quả cải thiện giấc ngủ theo thang điểm PSQI…………………….59
4.2.7. Tác dụng của nhĩ hoàn châm lên điều trị mất ngủ thể tâm tỳ hư……….60
4.2.8. Tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị………………62
KẾT LUẬN………………………………………..……………………...…64
KIẾN NGHỊ…………………………...……………………………...…...…66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Ký hiệu các huyệt vị trên loa tai…………………………..……......21
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu…………………….…37
Bảng 3.2.Phân bố bệnh nhân theo giới……………………….……………...37
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo đặc điểm xã hội học………………….…38
Bảng 3.4. Đặc điểm tình trạng mất ngủ………………………………..…….40
Bảng 3.5. Chất lượng giấc ngủ chủ quan trước và sau điều trị…………..…..41
Bảng 3.6. Thời lượng giấc ngủ trước và sau điều trị……………………… ..42
Bảng 3.7. Thời gian vào giấc ngủ trước và sau điều trị………………………42
Bảng 3.8. Tần suất thức giấc sớm trước và sau điều trị……………………...43
Bảng 3.9. Hiệu quả giấc ngủ trước và sau điều trị…………………………...44
Bảng 3.10. Hiệu quả cải thiện các triệu chứng thứ phát sau mất ngủ…….….44
Bảng 3.11. Tình trạng buổi sáng trước và sau điều trị…………………….....45
Bảng 3.12. Tỷ lệ biến đổi các điểm trong thang PSQI trước và sau điều trị…...46
Bảng 3.13. Sự biến đổi tổng điểm PSQI trước và sau điều trị……………......47
Bảng 3.14. Đánh giá chỉ số huyết áp của bệnh nhân trước và sau điều trị……..47
Bảng 3.14. Sự thay đổi chỉ số sinh hóa máu……………………………....….48
Bảng 3.15. Sự thay đổi về chỉ số huyết học……………………………..…....48
Bảng 3.16. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng………………..…......49
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu……………………………………..….……36
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Thần kinh liên quan tới tai…………………………………..…..…19
Hình 1.2. Các vùng huyệt chủ yếu trên loa tai theo quy ước quốc tế………….21
Hình 2.1. Kim nhĩ hoàn………………………………………..……………..28
Hình 2.2. Viên Ích khí an thần – HVY ……………………………….……..29
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Giấc ngủ là nhu cầu sinh lý bình thường của con người. Sự hoạt động của
não trong giấc ngủ là một hoạt động có hiệu quả nhằm đảm bảo sự sống và phục
hồi sức khỏe của cơ thể sau một thời gian hoạt động. Con người không thể thiếu
giấc ngủ. Nếu loại bỏ hoàn toàn giấc ngủ trong một thời gian nhất định thì hoạt
động cơ thể con người sẽ bị rối loạn và dẫn đến tử vong [1].
Mất ngủ không thực tổn (hay còn gọi là mất ngủ mạn tính) là trạng thái
không thỏa mãn về số lượng và chất lượng của giấc ngủ, rối loạn này tồn tại trong
một thời gian dài (ít nhất là 1 tháng), làm ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng làm
việc của người bệnh: Giảm sự tập trung, sự chú ý, hiệu quả học tập, làm việc, có
thể dẫn đến các rối loạn hành vi, ảo giác và hoang tưởng. Bệnh tình có thể nặng
nhẹ khác nhau, nhẹ thì khó vào giấc ngủ, có khi ngủ được nhưng dễ tỉnh và khó
ngủ lại, nặng thì trằn trọc suốt đêm không ngủ được.
Theo Tổ chức y tế Thế giới, rối loạn giấc ngủ là một vấn đề nghiêm trọng
của thế kỉ 21. Ở Việt Nam, rối loạn giấc ngủ chiếm tỉ lệ khá cao, 50-80%, thường
gặp rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu.
Theo Y học hiện đại thuốc điều trị mất ngủ hay dùng là nhóm
Benzodiazepin hoặc các thuốc chống trầm cảm an dịu như Doxepin, Trazodin,
Trimipramin. Tuy nhiên những thuốc này đa phần là điều trị triệu chứng, thuốc có
tác dụng giải lo âu, gây buồn ngủ nhanh giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ nhưng
nhược điểm là dễ gây quen thuốc, khi dùng kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng lệ thuộc
vào thuốc, cơ thể mệt mỏi.
Theo Y học cổ truyền mất ngủ thuộc phạm vi chứng “thất miên”, “bất mị”,
“bất đắc miên”,... Nguyên nhân gây ra bệnh khá phức tạp trong đó Tâm Tỳ hư là
thể bệnh thường gặp trên lâm sàng. Y học cổ truyền có nhiều phương pháp điều
2
trị mất ngủ không thực tổn: Dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, khí công
dưỡng sinh,… Mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng và mục đích cuối cùng là
đưa bệnh nhân đến giấc ngủ tự nhiên. Từ năm 1962 đến nay, ngoài phương pháp
điện châm, thủy châm, giáo sư Nguyễn Tài Thu đã nghiên cứu nhĩ châm – sử dụng
những huyệt trên loa tai để chữa bệnh [2]. Với ưu điểm tiện lợi, không tốn kém,
dễ ứng dụng ở các tuyến cơ sở, rút ngắn thời gian điều trị nên nhĩ châm đã được
ứng dụng rộng rãi, điều trị nhiều bệnh như liệt, các chứng đau,… đem lại kết quả
tốt.
Viên nén Ích khí an thần – HVY là chế phẩm y học cổ truyền có nguồn gốc
từ bài thuốc nam kinh nghiệm của lương y Nguyễn Kiều. Thuốc có tác dụng bổ
dương, ích khí, bổ huyết giải lo âu, an thần.
Nhằm góp phần đa dạng hoá phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền,
giúp người bệnh có thêm sự lựa chọn trong điều trị, nên chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài “Đánh giá tác dụng của nhĩ châm kết hợp viên Ích khí an thần –
HVY trong điều trị mất ngủ thể tâm tỳ hư” nhằm 2 mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng của nhĩ hoàn châm kết hợp viên Ích khí an thần – HVY
trong điều trị mất ngủ thể tâm tỳ hư trên lâm sàng.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về mất ngủ theo Y học hiện đại
1.1.1. Khái niệm về mất ngủ
Mất ngủ được định nghĩa là khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ hoặc
thức dậy quá sớm và không quay trở lại được giấc ngủ hoặc ngủ dậy có cảm giác
không ngon giấc và mệt mỏi [3].
1.1.2. Phân loại
* Mất ngủ cấp tính: Gọi là mất ngủ cấp tính khi kéo dài dưới 1 tháng và có
thể do nhiều nguyên nhân gây ra: Thay đổi múi giờ, thay đổi nghề nghiệp, mất
người thân, do môi trường quá ồn, hay do sử dụng quá nhiều chất kích thích như
cà phê, chè,…
* Mất ngủ mạn tính – Mất ngủ không thực tổn: Khái niệm mất ngủ không
thực tổn (Nonorgamic insomnia) hay còn gọi là trạng thái mất ngủ mạn tính, mất
ngủ nguyên phát và được định nghĩa: Đó là trạng thái không thỏa mãn về số lượng
và chất lượng giấc ngủ, tồn tại 1 thời gian dài, ít nhất 1 tháng, đặc trưng bằng các
đặc điểm sau:
- Khó đi vào giấc ngủ: Là than phiền thường gặp, có ở hầu hết các bệnh
nhân.
- Khó duy trì giấc ngủ và thức dậy sớm: Giấc ngủ bệnh nhân bị chia cắt ra,
trong đêm thức giấc nhiều lần và rất khó ngủ lại, hoặc không phục hồi sức khoẻ
sau ngủ dậy, chất lượng giấc ngủ kém.
- Mất ngủ có liên quan đến các stress đời sống, gặp nhiều ở phụ nữ, người
lớn tuổi, tâm lý bị rối loạn và những người bất lợi về kinh tế xã hội. Khi bệnh nhân
có cảm giác căng thẳng, lo âu, buồn phiền hoặc trầm cảm.
4
- Mất ngủ nhiều lần dẫn đến mối lo sợ mất ngủ tăng lên và bận tâm lo lắng
quá mức về hậu quả ban đêm và ban ngày của nó, tạo thành một vòng luẩn quẩn
có huynh hướng kéo dài.
- Hậu quả ban ngày: Cảm giác mệt mỏi, thiếu hụt giấc ngủ, ảnh hưởng đến
hoạt động xã hội và nghề nghiệp.
Theo sách hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các bệnh rối loạn tâm thần của
Mỹ năm 1994 (Diagnostic and statistical manual of mental disoder – 4th :
DMS –
IV,1994) tiêu chuẩn chẩn đoán mất ngủ tức thời gồm các triệu chứng: Khó ngủ,
ngủ không yên giấc, khó quay lại giấc ngủ nếu bị tỉnh giấc giữa chừng. Mất ngủ
mạn tính kéo dài trên 1 năm sẽ là yếu tố nguy cơ gây trầm cảm nặng [4].
1.1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mất ngủ như:
- Các bệnh lý gây đau như thoái hóa khớp, viêm khớp, loãng xương, đau do
thiểu năng động mạch vành,… Các bệnh gây tiểu đêm như u xơ tiền liệt tuyến, đái
tháo đường,… Các bệnh gây khó thở như suy tim, viêm phế quản, hen phế quản,…
thường xảy ra vào lúc nửa đêm về sáng làm cho người bệnh tỉnh giấc giữa chừng
sau đó rất khó ngủ lại.
- Các bệnh lý tâm thần kinh: Trầm cảm, hay lo âu, stress (về công tác xã
hội, công việc gia đình, tài chính, tình cảm,… ), sa sút trí tuệ là những bệnh thường
hay gây rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi.
- Có một số trường hợp bị mất ngủ mạn tính ngay từ khi còn nhỏ.
- Do thuốc: Một số loại thuốc khi sử dụng ảnh hưởng đến giấc ngủ như
thuốc mê, thuốc lợi tiểu, một số thuốc chống suy nhược, các thuốc loại steroid, các
thuốc loại chẹn beta giao cảm, thuốc giảm đau chứa caffeine, một số loại thuốc
ho, nếu đang sử dụng thuốc an thần hoặc thuốc ngủ mà đột ngột dừng có thể là
nguyên nhân gây mất ngủ trở lại.
5
- Sử dụng chất kích thích: Rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…
- Do rối loạn lịch thức ngủ trong ngày như lịch làm việc thay đổi thất
thường, làm việc theo ca không thường xuyên, do thay đổi múi giờ chênh lệch như
khi đi du lịch đến các vùng có mức chênh lệch múi giờ 6-24 giờ, thói quen của
người ngủ cùng như gáy,…
- Các yếu tố môi trường: Ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, nơi ngủ,…
1.1.4. Lâm sàng
* Các triệu chứng về giấc ngủ:
- Thời lượng giấc ngủ giảm: Tất cả các bệnh nhân đều giảm số lượng thời
gian ngủ, chỉ ngủ được 3-4 giờ/24 giờ, thậm chí có bệnh nhân còn thức trắng đêm.
- Khó đi vào giấc ngủ: Bệnh nhân không thấy có cảm giác buồn ngủ, trằn
trọc, căng thẳng lo âu, thường mất hơn 30p mới đi vào giấc ngủ.
- Hay tỉnh giấc ban đêm: Giấc ngủ của bệnh nhân bị chia cắt ra, giấc ngủ
chập chờn, không ngon giấc, khi tỉnh giấc rất khó ngủ lại.
- Hiệu quả giấc ngủ: Số giờ ngủ/Số giờ nằm trên giường x 100%
Ở người bình thường hiệu quả giấc ngủ từ 85% trở lên, còn người mất ngủ
hiệu quả giấc ngủ giảm đi nhiều tuỳ theo mức độ mất ngủ, nếu nặng có thể giảm
xuống dưới 65%.
- Thức giấc sớm: Phần lớn bệnh nhân phàn nàn là ngủ ít, tỉnh dậy sớm. Các
bệnh nhân thường có thói quen nằm lại trên giường để xem có thể ngủ lại được
không, vì vậy nhiều khi họ rời khỏi giường rất muộn so với lúc họ chưa bị mất
ngủ.
- Chất lượng giấc ngủ: Người ngủ tốt sau 1 đêm thấy cơ thể thoải mái, mọi
mệt nhọc biến mất, vẻ mặt tươi tỉnh.
6
Người mất ngủ sau một đêm không đem lại sức lực và sự tươi tỉnh, một giấc
ngủ chập chờn đôi khi khó xác định được là có ngủ hay không ngủ. Vẻ mặt mệt
mỏi, mắt thâm quầng, dáng vẻ chậm chạp, hay ngáp vặt.
* Các triệu chứng liên quan chức năng ban ngày:
- Trạng thái kém thoải mái, mệt mỏi vào ban ngày: Là hậu quả của trạng
thái thiếu hụt giấc ngủ. Bệnh nhân thụ động, ít quan tâm đến công việc, luôn suy
nghĩ tập trung vào sức khỏe giấc ngủ của họ.
- Tình trạng minh mẫn chủ quan vào ban ngày đặc biệt giảm hơn so với lúc
trưa, chiều. Ngủ gà nhiều vào buổi trưa, hoạt động kém vào lúc 20 giờ và lúc đi
ngủ. Sự minh mẫn cả ngày của họ kém hơn người bình thường.
* Các triệu chứng thứ phát sau mất ngủ: Đau đầu, cảm giác chóng mặt vào
buổi sáng; Giảm trí nhớ: Hay quên, giảm chức năng nhận thức; Khó tập trung
chú ý, hay quên, giảm hứng thú trong công việc; Lo âu; Dễ ức chế cảm xúc, cáu
gắt, bực tức.
1.1.5. Chẩn đoán xác định mất ngủ không thực tổn
Theo tiêu chuẩn ICD 10 mục F51.0:
- Phàn nàn cả về khó đi vào giấc ngủ hay khó duy trì giấc ngủ, hay chất
lượng giấc ngủ kém.
- Rối loạn giấc ngủ đã xảy ra ít nhất 3 lần/ tuần, kéo dài ít nhất trong 1 tháng.
- Rối loạn giấc ngủ gây nên sự mệt mỏi rõ rệt trên cơ thể hoặc gây khó khăn
trong hoạt động chức năng ban ngày.
- Không có nguyên nhân tổn thương thực thể, như là tổn thương hệ thần
kinh hoặc những bệnh lý khác, rối loạn hành vi hoặc do dùng thuốc.
1.1.6. Các phương pháp đánh giá rối loạn giấc ngủ trên lâm sàng và cận lâm sàng
* Lâm sàng: Đánh giá chất lượng giấc ngủ bằng thang điểm Pittsburgh
(PSQI) của Daniel J.Buyse 1989, nhằm để đánh giá các chỉ số về chất lượng giấc
7
ngủ [5]. Thang điểm này được các nhà lâm sàng nhìn nhận như 1 công cụ hữu hiệu
để đánh giá giấc ngủ, khắc phục được tính chất chủ quan trong các khám nghiệm
trước đây. Năm 2001 ở Việt Nam, PSQI đã được chuẩn hóa. Các tác giả nhận thấy
thang đo này có giá trị sử dụng đáng tin cậy trong lâm sàng để đánh giá mức độ
mất ngủ và có thể dùng nó để theo dõi tiến triển mất ngủ [6].
* Cận lâm sàng:
Điện não đồ: Điện thế pha chậm của giấc ngủ có sự tăng chậm và tới mức
thấp hơn trong các bản delta và theta.
Trong những năm gần đây, một số tác giả sử dụng điện não đồ như một
phương tiện để chẩn đoán, theo dõi diễn biến và điều trị bệnh tâm căn suy nhược.
Các sóng điện não là những dao động có tần số, biên độ, hình dáng khác nhau [7].
Để đánh giá 1 bản điện não đồ, người ta dựa vào một số tiêu chuẩn hoặc đặc tính
như sau:
- Tần số của mỗi sóng (tính bằng Hz)
- Biên độ của sóng (tính bằng µV)
- Hình dáng các sóng.
- Vị trí, điều kiện xuất hiện các sóng.
- Điều kiện làm thay đổi các sóng [8].
Hình ảnh điện não đồ trên bệnh nhân tâm căn suy nhược cho thấy giảm biên
độ và chỉ số nhịp alpha, sóng điện não dẹt, chỉ có 30-35% trường hợp có xuất hiện
từng đợt sóng alpha. Có sóng nhanh beta, sóng chậm theta, delta trên tất cả vùng
não [9].
1.1.7. Điều trị
Các phương pháp như điều trị bằng thuốc, can thiệp hành vi và thay đổi lối
sống có thể góp phần điều trị mất ngủ.
* Phương pháp không dùng thuốc:
8
- Vệ sinh giấc ngủ: Là phương pháp giáo dục được thiết kế cho những người
mất ngủ cũng như cho cộng đồng, bao gồm các hướng dẫn làm thế nào có được
nhịp thức ngủ lành mạnh, cố gắng duy trì đều thời gian ngủ và thức.
- Liệu pháp kiểm soát kích thích: Để cải thiện giấc ngủ, người ta thường
thay đổi môi trường phòng ngủ như đặt giường ngủ nơi thoáng mát, yên tĩnh.
Tránh bất kỳ mọi hoạt động kích thích và tăng độ tỉnh táo trước khi đi ngủ như
xem tivi, đọc các sách có tác dụng hưng phấn. Nếu bệnh nhân không ngủ được sau
20 phút họ nên rời khỏi giường, ra khỏi phòng ngủ và chỉ nên quay lại khi cảm
thấy đủ mệt để buồn ngủ trở lại, việc này có thể lặp đi lặp lại cho đến khi bệnh
nhân ngủ được.
- Liệu pháp hạn chế giấc ngủ, tăng xu hướng ngủ và dễ đi vào giấc ngủ: Để
hạn chế thời gian thức tỉnh trên giường và tăng hiệu quả của giấc ngủ, bệnh nhân
không nên đi ngủ quá sớm.
- Liệu pháp hành vi, nhận thức: Nội dung giáo dục là khuyến khích bệnh
nhân xác định rõ yếu tố nào là yếu tố thuận lợi, khởi phát của mất ngủ. Từ đó giải
quyết các suy nghĩ thích nghi kém hoặc sự tin tưởng không đúng về mất ngủ.
- Rèn luyện thư giãn: Bệnh nhân nên thực hiện giãn cơ bắp hàng ngày. Tập
các bài thư giãn vào buổi tối, không nên làm việc căng thẳng trong 60 phút trước
ngủ.
- Ngừng hoặc giảm sử dụng rượu, cà phê, thuốc lá và các chất cản trở giấc
ngủ.
- Xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, dưỡng sinh,… có tác dụng tốt điều trị mất
ngủ.
* Can thiệp thuốc:
- Sử dụng các loại thuốc có thời gian bán hủy ngắn, tác dụng nhanh và ít tác
dụng phụ cho những người mất ngủ tạm thời, những người khó đi vào giấc ngủ,
9
đặc biệt cho người có tuổi để tránh loạng choạng vào sáng hôm sau. Những loại
này tạo ra giấc ngủ nhanh sâu, tạo cảm giác dễ chịu thoải mái khi ngủ dậy. Nhưng
có nhược điểm gây hiện tượng tăng triệu chứng mất ngủ, đòi hỏi tăng liều ở ngày
kế tiếp [10].
- Sử dụng các loại thuốc có thời gian bán hủy vừa và chậm: Ưu điểm tác
dụng ổn định, ít làm tăng sự mất ngủ. Nhược điểm rất dễ bị lạm dụng và dễ gây
nghiện, ở người có tuổi phải lưu ý sự say thuốc, loạng choạng khi thức dậy và tác
dụng phụ kéo dài khô miệng sau giấc ngủ [11],[12].
- Các thuốc giải lo âu Benzodiazepines, khi sử dụng khởi đầu bằng liều thấp,
và chỉ dùng trong thời gian ngắn, không nên kéo dài vì sẽ gây lệ thuộc thuốc.
- Có thể sử dụng các thuốc gây ngủ, thuốc giải lo âu, thuốc chống trầm cảm
trong điều trị mất ngủ, vì mất ngủ liên quan mật thiết với lo âu và trầm cảm.
- Giáo dục phòng bệnh:
+ Làm việc có điều độ không thức đêm quá nhiều trong 1 thời gian lâu dễ
thành thói quen rồi thành bệnh.
+ Biện pháp tâm lý chủ yếu giáo dục người bệnh chú ý vệ sinh giấc ngủ tốt.
1.2. Quan điểm của Y học cổ truyền về mất ngủ
1.2.1. Bệnh danh
Mất ngủ (bất mị - thất miên) là một chứng bệnh trong YHCT có biểu hiện
đặc trưng là vào giấc ngủ khó khăn, trường hợp nhẹ thì bệnh nhân khó vào giấc
ngủ, khi đã ngủ lại dễ tỉnh giấc, tỉnh rồi khó ngủ lại, trường hợp nặng thì mất ngủ
cả đêm. Sách Nội kinh ghi “Mục bất thính”, “Bất đắc miên”, “Bất đắc ngọa”. Sách
Nạn kinh đầu tiên gọi là “Bất mị”, sách Trung tàng kinh gọi là “Vô miên”. Sách
Ngoại đài bí yếu gọi là “Bất miên”, sách Thánh tế tổng ghi “Thiều thụy”. Sách
10
Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương gọi là “Thiểu mị”. Thông thường gọi là thất
miên [13].
1.2.2. Bệnh nguyên, bệnh cơ
Chứng mất ngủ do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng liên quan đến tâm, tỳ,
can, thận, và âm huyết không đủ vì dương thịnh, âm suy, âm dương không giao
nhau [14]. Giận dữ lo nghĩ, lao động mệt nhọc hại đến các tạng, tinh huyết hao tổn
ở trong ảnh hưởng đến nhau, ảnh hưởng đến mất ngủ kéo dài, bệnh mất ngủ phần
nhiều do hư.
- Lo nghĩ mệt nhọc: Làm hại đến tâm, tỳ, tâm tổn thương thì âm huyết hao
dần, thần không ở yên 1 chỗ, huyết nóng gây loạn thần. Sách Cảnh nhạc nói: “Nhọc
mệt lo nghĩ quá, làm huyết dịch hao mòn, thần hồn không có chủ sinh ra không
ngủ”.
- Dương không giao với âm: Tâm thận không giao, người vốn suy nhược
hoặc người bị bệnh lâu, thận âm hao tổn không nuôi dưỡng được tâm, thủy không
giúp được hỏa thì tâm dương bốc lên, hoặc tình chí quá cực, tâm thận bất giao thì
tâm hỏa càng thịnh lên, thần chí không yên mà không ngủ được.
- Âm hư hỏa vượng: Can khí nhiễu động, tình chí tổn thương, can khí mất
điều đạt, khí uất không thông lợi được, uất lại hóa hỏa, hỏa bốc lên, âm hư dương
cang, nhiễu động tâm thần, thần không yên mà không ngủ được.
- Tâm hư đởm khiếp: Không quyết đoán được việc, gặp việc dễ sợ, tâm thần
không yên cũng sinh ra mất ngủ, trường hợp này do người yếu, tâm đởm vốn hư
dễ kinh, dễ sợ, đêm ngủ không yên.
- Vị khí không hòa: Ăn uống không điều hòa, trường vị bị tổn thương, thức
ăn đình trệ gây thành đờm nhiệt, úng tắc ở giữa, đờm nhiệt quấy lên, vị khí không
điều hòa, làm ngủ không yên.
11
1.2.3. Phân thể lâm sàng và điều trị mất ngủ theo YHCT
1.2.3.1. Thể tâm tỳ hư
Triệu chứng: Không dễ đi vào giấc ngủ, mơ nhiều dễ tỉnh, tinh thần mệt
mỏi, ăn kém, kèm theo hoa mắt chóng mặt, tứ chi mệt mỏi, bụng đầy tiện lỏng,
sắc mặt kém sáng, lưỡi đạm rêu mỏng, mạch tế vô lực.
Biện chứng: Tâm chủ huyết, tỳ sinh huyết, tâm tỳ hư suy huyết không dưỡng
được tâm, thần không yên vị nên gây mất ngủ, hay mơ, hay quên, tim hồi hộp, hay
tỉnh giấc. Khí huyết hư suy, não không được nuôi dưỡng, thanh dương bất thăng
gây đầu choáng, chóng mặt. Huyết hư làm sắc mặt không tươi sáng, lưỡi nhợt. Tỳ
không kiện vận nên ăn uống kém, huyết ít khí hư tinh thần không phấn chấn, tay
chân rã rời, mạch tế nhược.
Pháp điều trị: Bổ dưỡng tâm tỳ, sinh khí huyết
Phương dược: Quy tỳ thang
Phương huyệt: Tam âm giao, Thái bạch, Nội quan, Tâm du, Cách du, Túc
tam lý
1.2.3.2. Tâm thận bất giao
Triệu chứng: Hư phiền không ngủ, hay mê, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô,
ít tân dịch, váng đầu, ù tai, hồi hộp, lưỡi đỏ, mạch tế sác.
Biện chứng: Thận âm suy kém không giao được với tâm, tâm hỏa vượng
lên, hư nhiệt phiền nhiễu, tâm phiền ngủ kém, tâm quý không yên. Thận tinh suy
hao, bể tủy trống rỗng gây đầu choáng, tai ù, hay quên, thận âm hư làm lưng đau.
Tâm thận không giao, cửa tinh không kiên cố gây chiêm bao, di tinh. Miệng khô,
lòng bàn tay bàn chân nóng, lưỡi đỏ mạch sác là biểu hiện âm hư hỏa vượng.
Pháp điều trị: Tư âm giáng hỏa, dưỡng tâm an thần.
Phương dược: Hoàng liên a giao thang hoặc Chu sa an thần hoàn.
Phương huyệt: Tam âm giao, Quan nguyên, Khí hải, Thận du, Thái khê.
12
1.2.3.3. Tâm đởm khí hư
Triệu chứng: Khó ngủ, hay mơ, dễ hoảng hốt, kinh sợ, tim hồi hộp, thở
ngắn, mệt mỏi, tiểu tiện trong dài, lưỡi nhợt, mạch huyền tế.
Biện chứng: Tâm hư nên tâm thần không yên, hay hồi hộp. Đởm hư nên dễ
kinh sợ, hay mơ, dễ tỉnh giấc. Thở ngắn, khí đoản, mệt mỏi, tiểu tiện trong dài là
biểu hiện của khí hư. Sắc lưỡi nhợt, mạch huyền tế là biểu hiện khí huyết không
đủ.
Pháp: Ích khí trấn kinh, an thần định chí.
Phương dược: An thần định chí hoàn.
Phương huyệt: Tam âm giao, Quan nguyên, Khí hải, Thận du, Bách hội,
Thái xung, Khâu khư.
1.2.3.4. Can uất hóa hỏa
Triệu chứng: Không ngủ, tính tình nóng nảy, dễ tức giận, không muốn ăn,
khát nước, uống nước luôn, mặt, mắt đỏ, miệng đắng, tiểu tiện vàng đỏ, đại tiện bí
kết, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền sác.
Biện chứng: Giận dữ hại can, can mất điều đạt, khí uất hóa hỏa, nhiễu đến
tâm thần gây không ngủ. Can khí phạm vệ nên không muốn ăn. Can uất hóa hỏa,
can hỏa hại vị, vị nhiệt gây miệng khát, thích uống nước. Hỏa nhiệt nhiễu lên gây
mắt đỏ, miệng đắng. Tiểu vàng đỏ, đại tiện bí kết, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền
sác là biểu hiện của nhiệt.
Pháp: Sơ can tả nhiệt an thần
Phương dược: Long đởm tả can thang
Phương huyệt: Can du, Cách du, Tam âm giao, Huyết hải, Thái xung.
1.2.3.5. Đàm nhiệt nội nhiễu
13
Triệu chứng: Đầu nặng, mất ngủ, nhiều đờm, tức ngực, kém ăn, ợ hơi, nuốt
chua, buồn nôn, tâm phiền, miệng đắng, chóng mặt, rêu lưỡi nhờn vàng, mạch hoạt
sác.
Biện chứng: Do thức ăn đình trệ, thấp tích thành đờm, đờm sinh nhiệt, nhiệt
nhiễu lên tâm phiền không ngủ. Thức ăn hợp với đờm thấp trở trệ ở trung tiêu nên
ngực tức, thanh dương bị che mờ gây đầu nặng mắt hoa. Đờm thực đình trệ, khí
cơ không lưu lợi làm cho vị mấtt hòa giáng nên không muốn ăn, ợ hơi hoặc lợm
giọng nôn mửa. Rêu vàng mạch hoạt sác là triệu chứng đờm nhiệt và thức ăn bị
ngưng đọng ở trong.
Pháp: Hòa đàm thanh nhiệt, hòa trung an thần.
Phương dược: Ôn đởm thang.
Phương huyệt: Túc tam lý, Thái xung, Nội quan, Thần môn, Tam âm giao.
1.3. Tổng quan về viên nén Ích khí an thần – HVY sử dụng trong nghiên cứu
Viên nén Ích khí an thần – HVY có nguồn gốc từ bài thuốc nam kinh nghiệm
của lương y Nguyễn Kiều gồm: Đinh lăng 10g, Lạc tiên 10g, Bình vôi 5g, Ba kích
nam 10g, Vông nem 10g.
Phân tích bài thuốc: Đinh lăng có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí
huyết, tăng cường sinh lực là quân. Ba kích nam tác dụng trợ dương, bổ thận,
cường gân cốt, an ngũ tạng, bổ trung ích khí, dưỡng 2 kinh tỳ và thận là thần. Lạc
tiên có tác dụng an thần, thanh tâm, dưỡng can, thanh nhiệt; Bình vôi có tác dụng
an thần, dưỡng huyết, thanh nhiệt, giải độc là Tá. Vông nem tính bình vị đắng, vào
can tâm chữa mất ngủ do tâm can khí vượng là sứ.
Thành phần 1 viên nén Ích khí an thần – HVY 703 mg cao khô dược liệu:
14
TT
Tên
dược liệu Tên khoa học Khối lượng
Cao khô hỗn
hợp tương
ứng 1 viên
1 Đinh lăng Radix polysciacis 163mg
703 mg
2 Lạc tiên Herba passiflorae foetidae 147mg
3 Bình vôi Tuber stephaniae 81mg
4 Ba kích nam Radix morindae officinalis 167mg
5 Vông nem Folium erythrinae 145mg
Các vị thuốc được cung cấp bởi khoa Dược – Bệnh viện Tuệ Tĩnh, đạt tiêu
chuẩn dược điển Việt Nam 5.
- Công dụng: Trợ dương, ích khí, bổ huyết giải lo âu, an thần.
- Chủ trị: Điều trị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ nguyên nhân do khí huyết hư.
Chỉ định:
- Trị các chứng mất ngủ, giảm trí nhớ, tim đập hồi hộp, suy nhược thần kinh
do lo âu, căng thẳng, stress, làm việc quá sức.
- Trị suy nhược cơ thể, giúp ăn ngon.
- Trị chứng mất ngủ ở người cao tuổi.
Chống chỉ định: Người quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Nguyễn Ngọc Đăng (2020) đã nghiên cứu đề tài “Đánh giá độc tính cấp và tác
dụng điều trị mất ngủ không thực tổn của viên nén Ích khí an thần – HVY” cho
kết luận: Về độc tính cấp của viên Ích khí an thần – HVY với liều cao nhất chuột
có thể dung nạp 37,5 viên/kg (75mg/kg) nhưng không có chuột chết, không có
hiện tượng đi phân lỏng, chuột ngủ nhiều. Về kết quả điều trị mất ngủ không thực
tổn của bài thuốc: làm tăng thời lượng giấc ngủ của người bệnh, làm giảm thời
gian đi vào giấc ngủ, cải thiện chất lượng giấc ngủ [15].
15
Phạm Minh Tuấn (2020) nghiên cứu độc tính bán trường diễn và tác dụng
điều trị mất ngủ không thực tổn của viên nén Ích khí an thần – HVY, cho kết quả:
Viên nén Ích khí an thần – HVY khi dùng đường uống trong 4 tuần liên tục với 2
mức liều 0,51mg/kg/ngày (tương đương liều điều trị dự kiến trên người), và
1,52mg/kg/ngày (gấp 3 lần liều tương tương liều điều trị dự kiến trên người) không
gây độc tính bán trường diễn trên chuột cống trắng. Và viên nén có tác dụng làm
tăng thời lượng giấc ngủ, cải thiện chất lượng giấc ngủ giúp bệnh nhân ngủ ngon
giấc hơn [16].
1.4. Tổng quan về phương pháp nhĩ châm
Nhĩ châm (dùng kim châm vào những điểm mẫn cảm trên loa ) gồm nhiều
phương pháp như điện nhĩ châm, từ nhĩ châm, laser châm, ôn châm, nhĩ áp, dán
cao thuốc và gài kim. Trong đó nhĩ hoàn châm (gài nhĩ hoàn) là phương pháp
thường dùng với những bệnh mạn tính. Việc gài kim và lưu lại trên tai trong thời
gian dài là để duy trì kích thích vào huyệt và tăng tác dụng điều hòa chức năng các
tạng phủ. Thời gian lưu kim từ 3-5 ngày mới phải thay kim. Khi đắc khí, bệnh
nhân có cảm giác nóng bừng trên tai, thầy thuốc sẽ thấy đỏ ửng trên tai, sờ vào tai
thấy nóng hơn. Thủ thuật kích thích mạnh là tả, kích thích nhẹ là bổ [17].
1.4.1. Quá trình hình thành và phát triển nhĩ châm
Nhĩ châm là một di sản quý báu trong châm cứu học cổ truyền của nhân
loại. Nó có nguồn gốc rất xa xưa từ phương pháp chữa bệnh dân gian của nhiều
dân tộc thuộc vùng Địa Trung Hải vào thời đại văn minh cổ đại Ai Cập, đồng thời
cũng được nêu trong kho tàng y học cổ truyền Phương Đông [18].
Tại châu Âu: Thời Ai Cập cổ đại đã đề cập gây tuyệt sản ở phụ nữ bằng
cách châm trên loa tai, thời Hipocrate có nêu phương pháp gây vô sinh ở nam giới
bằng cách chích trên loa tai. Tác giả Lusitanus (Bồ Đào Nha – thế kỷ XVII) có đề
16
cao lợi ích của việc dí báng loa tai để chữa chứng đau thần kinh tọa, đau đầu, và
một số chứng sung huyết khác. Từ thế kỷ XVIII – XIX: Valsalva đã miêu tả trên
cùng một bản vẽ của loa tai, giải phẫu các dây thần kinh, các động mạch và một
phần tĩnh mạch của loa tai, ông cũng mô tả chính xác các vùng để chữa đau răng,
đau thần kinh hông. Đến giữa thế kỷ XIX, xuất hiện nhiều công trình trên các tạp
chí y học của Pháp về vấn đề châm loa tai chữa chứng đau thần kinh hông, đau
thần kinh mắt, đau răng. Thế kỷ XX, BS.P.Nogier (Pháp) đã xây dựng được bản
đồ đầu tiên về các khu vực phản ánh thân thể con người trên loa tai làm cơ sở quan
trọng cho nhĩ châm hiện đại ra đời, phương pháp nhĩ châm mới được hình thành
và áp dụng ở nhiều nước châu Âu [2],[18].
Tại các nước có nền YHCT và Việt Nam: Nhĩ châm là phương pháp trị liệu
có cở sở lý luận được đề cập trong các tài liệu kinh điển bởi các y gia từ thời cổ
đại. Trong Nội kinh và Nạn kinh, có nhiều đoạn kinh văn ghi chép về mối quan hệ
mật thiết giữa tai và toàn thân thông qua hệ thống kinh lạc, lục phủ ngũ tạng, với
toàn bộ cơ thể [18].
Tại Việt Nam, từ năm 1962, Viện nghiên cứu Đông y đã bắt đầu nghiên cứu
nhĩ châm. Năm 1968, Viện đã báo cáo tổng kết 5 năm nghiên cứu nhĩ châm thực
hiện trên 1923 đối tượng, khảo sát điểm đau trên loa tai, khảo sát sơ đồ loa tai để
chữa bệnh. Trong năm 1981-1984, Bộ môn YHCT trường Đại học Y Hà Nội đã
đạt một số kết quả ứng dụng châm loa tai. Từ năm 1990, Bệnh viện Châm cứu
Trung ương là một bệnh viện đầu ngành về châm cứu và các phương pháp không
dùng thuốc, GS.Nguyễn Tài Thu đã cho thành lập phòng nhĩ châm, chính thức áp
dụng châm loa tai vào trong điều trị và nghiên cứu khoa học các chứng bệnh thuộc
chuyên ngành thần kinh, tiêu hóa, sinh dục,… đạt nhiều kết quả tốt, từ đó đã có
những đánh giá kết luận:
- Châm loa tai có hiệu quả điều trị rõ rệt nhiều loại chứng bệnh.
17
- Số ngày điều trị không kéo dài, ít tai biến.
1.4.2. Cơ sở lý luận của nhĩ châm
1.4.2.1. Mối liên hệ giữa tai và các kinh mạch, tạng phủ theo YHCT
Trung y chẩn đoán học giảng nghĩa đã đề cập đến tai trong vọng chẩn:
“Người bình thường, tai dày thịt mà nhuận trạch đó là tiên thiên thận âm đầy đủ,
tai mỏng mà khô là tiên thiên thận âm không đủ. Tai thuộc kinh thiếu dương, là
nơi hội tụ của tông mạch. Nhĩ châm liệu pháp chữa các bệnh ở tạng phủ càng
chứng minh sự liên kết mật thiết giữa tai và toàn thân”.
Trong những tài liệu kinh điển của châm cứu đều có đề cập mối liên quan
giữa tai và các kinh mạch. Trong Linh khu có nêu “Tai là nơi hội tụ của tổng
mạch” hoặc “ Khí huyết của 12 kinh mạch, 365 lạc đều lên mặt để tưới cho 5 quan,
7 khiếu, não tủy ở đầu mặt,… trong đó có khí huyết tách ra để tưới nhuận cho tai”.
Sách Nội kinh mô tả rất rõ mối quan hệ giữa loa tai và tạng phủ “Thận khí
thông với tai, thận hòa thì tai nghe được”. Tố vấn ghi “Bệnh can hư thì tai không
nghe được, khí nghịch thì đau đầu, điếc tai”. Do đó, lục phủ ngũ tạng và 12 kinh
đều có quan hệ với nhau qua loa tai. Tai trực tiếp thông đạt với kinh Đởm, kinh
Bàng quang, kinh Vị, kinh Tam tiêu, kinh Tiểu trường, kinh Đại trường, gián tiếp
thông đạt với kinh Thận, kinh Phế, kinh Can, kinh Tâm bào. Như vậy có thể xem
tai như một điểm đồng quy của kinh lạc, “Thập nhị kinh mạch giả thượng lạc vu
nhĩ”. Cho nên các vùng huyệt phân bố ở tai là những đại biểu của 12 kinh mạch.
Khi phát sinh bệnh tật ở 1 tạng phủ nào đó thì sẽ có phản ứng trên loa tai và xuất
hiện một điểm đau tương ứng gọi là thống điểm. Nếu trên cơ thể có chỗ đau là tại
chỗ ấy kinh khí không thông đạt (thống tắc bất thông), khí huyết bị tắc nghẽn thì
tổ chức tương ứng ở chỗ đó bị bệnh. Do đó, khi có biểu hiện không thông ở 1 vùng
nào đó thì có thể trị liệu ở vùng ấy hoặc vùng tương đương trên loa tai.
18
Trên loa tai mỗi vùng huyệt là một vùng tương ứng với mỗi tạng phủ bên
trong. Theo Nogier dái tai liên hệ với Thận, lòng tai tương quan với Tỳ, phần trên
thuộc Tâm, nhĩ bình là vùng của Phế, vành tai là hành lang của Can. Tất cả những
lý luận trên đã đặt nền tảng cho cơ sở lý luận về mối liên quan giữa tai và lục phủ
ngũ tạng. Như vậy tai có quan hệ mật thiết với 12 kinh mạch và tất cả các tạng phủ
trong cơ thể. Đây cũng chính là cở sở lý luận về YHCT của phương pháp nhĩ
châm.
1.4.2.2. Theo giải phẫu, thần kinh, sinh lý học
Sự phân bố thần kinh ở tai rất phong phú gồm: Các nhánh chính của dây
thần kinh tai to và dây thần kinh chẩm nhỏ ở tiết đoạn thần kinh C2-C3, nhánh
thái dương của dây thần kinh V, nhánh tai sau của dây thần kinh mặt, nhánh tai
sau của dây thần kinh phế vị [19],[20],[21].
- Nhánh trước của dây thần kinh tai – thái dương: Nhánh này đi từ dây thần
kinh tai - thái dương của dây thần kinh V cho ra 3 đến 4 nhánh nhỏ.
- Dây thần kinh tai to: Xuất phát từ đám rối cổ, men theo bề mặt của cơ ức
đòn chũm, đi lên ngang dái tai, phân ra 2 nhánh, nhánh trước tai và nhánh sau tai.
- Nhánh tai của dây X: Nhánh này bắt đầu phát ra từ hạch thần kinh cảnh
của dây phế vị, ra phía trước hợp lại với sợi thần kinh VII trong ống của dây này,
men theo rãnh của mặt sau loa tai tách ra 2 nhánh phân bố tại xoắn tai dưới và ống
tai ngoài.
- Nhánh tai của thần kinh VII: Sau khi ra khỏi lỗ trâm chũm, dây VII cho ra
nhánh tai phân bố ở mặt sau tai và xoắn tai trên, tại chỗ dưới và sau rễ luân, nơi
giữa của chân đối luân và phần dưới của hố tam giác.
- Dây thần kinh chẩm nhỏ: Xuất phát từ đám rối cổ, đi lên theo cơ ức đòn
chũm, phân ra 1 số nhánh tới phần trên của loa tai; 1/3 da mặt sau loa tai, nhánh
19
trước tai và nhánh đâm xuyên phân bố ở luân tai, phần trên của thuyền tai, chân
trên của đối luân và một phần của hố tam giác.
Hình 1.1. Thần kinh liên quan tới tai
* Phân bố mạch máu và bạch mạch của loa tai: Loa tai được cung ứng máu
khá đầy đủ, chủ yếu dựa vào động mạch thái dương nông của động mạch cổ ngoài
và động mạch sau tai. Các tĩnh mạch nhỏ của mặt trước loa tai đổ vào tĩnh mạch
thái dương nông. Tĩnh mạch của mặt sau loa tai hợp lại thành 3-5 tĩnh mạch đổ
vào tĩnh mạch sau tai. Bạch mạch của loa tai khá phong phú, hình thành 1 mạng
lưới tại loa tai.
* Phân vùng loa tai và những thay đổi bệnh lý: Trên lâm sàng ta có thể quan
sát thấy các hiện tượng sau:
- Ở loa tai có vùng phản ứng hoặc điểm phản ứng trong khi ở đường kinh
tương ứng với vùng bệnh không tìm thấy điểm phản ứng hoặc vùng phản ứng.
- Ở loa tai không có vùng phản ứng hoặc điểm phản ứng trong khi ở đường
kinh tương ứng với vùng bệnh có điểm phản ứng hoặc vùng phản ứng.
20
- Ở loa tai và trên đường kinh tương ứng với vùng bệnh đều có điểm phản
ứng hoặc vùng phản ứng.
- Riêng loa tai: Điểm phản ứng hoặc vùng phản ứng có khi xuất hiện ở cả 2
loa tai, có khi chỉ có ở 1 loa tai, có khi 1 bệnh nhân có nhiều điểm phản ứng hoặc
vùng phản ứng, có khi cùng 1 bệnh trên các đối tượng khác nhau lại có những
vùng phản ứng hoặc điểm phản ứng ở cac vị trí khác nhau, không theo quy luật.
Thực tiễn lâm sàng cho thấy: Khi cơ thể có bệnh đa số trường hợp trên mặt
của loa tai, tại những vị trí của loa tai có quan hệ với nơi đang bị bệnh xuất hiện
những vùng phản ứng bệnh lý. Khi bệnh đỡ hoặc khỏi, cảm giác ấn đau ở điểm
này cũng giảm hoặc mất đi.
1.4.3. Phạm vi ứng dụng của nhĩ châm
- Các chứng thuộc hệ thần kinh: Đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, rối
loạn thần kinh thực vật, đau thần kinh tọa, đau thần kinh liên sườn,…
- Các chứng thuộc hệ vận động: Đau vai gáy, đau lưng, các chứng đau viêm
khớp cấp, mãn.
- Các chứng đau nhức: Viêm tuyến vú, tắc tia sữa, đau bụng kinh, rối loạn
kinh nguyệt, viêm amydan,…
- Các loại bệnh khác: Suyễn, đau dạ dày, bệnh ngoài da, đái dầm, tăng huyết
áp, huyết áp thấp,…
Để thống nhất vùng huyệt trong nhĩ châm, hội đồng châm cứu Tây Thái
Bình Dương họp tháng 6 năm 1987 tại Seoul (Hàn Quốc) đã lấy 3 sơ đồ loa tai
của 3 nước: Việt Nam (Nguyễn Tài Thu), Trung Quốc (Vương Thế Tài), Pháp
(P.Nogier) để so sánh, nghiên cứu và sơ bộ công nhận 44 vùng huyệt thống nhất
trên loa tai như sau:
21
Bảng 1.1. Ký hiệu các huyệt vị trên loa tai
A1 = mắt
A2 = miệng, lưỡi
A3 = trán
A4 = tai
A5 = gáy
A6 = răng, mũi
A7 = răng
A8 = thị giác
A9 = thị giác
B1 = cơ hoành
B2 = trực tràng
B3 = niệu đạo
B4 = sinh dục ngoài
B5 = can
B6 = thần kinh thực vật,
tâm bào
C1 = buồng trứng, tinh hoàn
C2 = cổ, giáp trạng
C3 = vai
C4 = đốt sống
C5 = ngực, vú
C6 = bụng
D1 = đầu gối
D2 = bánh chè, cẳng chân
E = đùi, chân, thần kinh tọa
F1 = mũi
F2 = thực quản, thanh quản, da
H1 = vai, cánh tay
H2 = khuỷu tay
H3 = cổ tay, bàn tay
G = não tủy
O1 = tâm, thần môn
O2 = tử cung, sinh dục
O3 = tâm bào
P1 = dạ dày, vị
P2 = tiểu trường
P3 = đại trường
P4 = buồn trứng, tinh hoàn
P5 = bàng quang, niệu đạo
P6 = thận
P7 = tỳ, can, đởm
Q1 = phổi, tâm bào
Q2 = tâm
Q3 = miệng, thực quản,
thanh quản
Q4 = tai, thính giác
Hình 1.2. Các vùng huyệt chủ yếu trên loa tai theo quy ước quốc tế
TK
THỰC
VẬT
THẦN
MÔN
TỲ
TÂM
22
1.5. Một số công trình nghiên cứu về điều trị mất ngủ không thực tổn
Trong những năm gần đây phương pháp châm loa tai được nhiều nhà y học
trên thế giới quan tâm. Trong nhiều công trình nghiên cứu đã công nhận phương
pháp Nhĩ châm có giá trị trong điều trị và chẩn đoán bệnh.
1.5.1. Nghiên cứu về dịch tễ học
Tỷ lệ mất ngủ trong cộng đồng theo nhiều nghiên cứu dao động từ 20-30%.
Theo số liệu công bố của viện Gallup (Mỹ) năm 1990 nghiên cứu ở 8 nước cho
thấy [22]:
Tên nước Tỷ lệ người mất ngủ
(%)
Tỷ lệ người mất ngủ mạn tính
(%)
Pháp 31 19
Ý 35 5
Anh 34 11
Đan Mạch 31 9
Bỉ 27 9
Tây Ban Nha 23 9
Đức 23 7
Mỹ 27 9
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện rằng tỷ lệ mắc các vấn đề về giấc ngủ
cao hơn ở phụ nữ và các nhóm tuổi cao [23],[24]. Các vấn đề về giấc ngủ không
liên quan nhiều đến sự đô thị hóa bởi phần lớn những người được khảo sát sống ở
khu vực nông thôn, ngoại ô. Và con số này có thể cao hơn ở khu vực thành thị.
Một trong những yếu tố đáng chú ý nhất trong phân tích này đó là sự khác biệt
giữa các quốc gia được tiến hành nghiên cứu [24].
23
- Trong các nước được phân tích , Bangladesh có tỷ lệ cao nhất số người
mắc các vấn đề về giấc ngủ 43,9% phụ nữ, 23,6% ở nam giới.
- Tỷ lệ mắc các vấn đề về giấc ngủ tăng lên nhanh chóng tại các nước đang
phát triển, gần bằng tỷ lệ được thấy ở các nước phát triển. Điều này là do sự gia
tăng tỷ lệ mắc các vấn đề như trầm cảm, lo âu.
- Các nước như Kenya, Ghana (châu Phi) có tỷ lệ từ 8,3%-28,5%.
- Theo số liệu thống kê có đến 4% dân số châu Á chịu ảnh hưởng của bệnh
rối loạn giấc ngủ.
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu khẳng định bệnh này rất phổ biến. Một
khảo sát mới đây tại thành phố Hồ Chí Minh trên 800 người cho thấy có 20% bị
mất ngủ. Báo cáo tại hội thảo “Vấn đề toàn cầu hóa, thành thị hóa và sức khỏe tâm
thần” ở Huế năm 2010 cho biết, hiện nay ở Việt Nam có 20% dân số đang mặc
bệnh “ tâm thần hiện đại” do ảnh hưởng của đô thị hóa. Rối loạn giấc ngủ là một
trong số những rối loạn tâm thần này [25],[26].
Kết quả 1 số nghiên cứu cũng cho thấy mất ngủ có liên quan tới giới và tuổi:
- Lagresi và cộng sự (1983) nhận thấy tỷ lệ mất ngủ tăng theo tuổi.
- Theo Mellinger và cộng sự (1989), Gislason và cộng sự (1987) tỷ lệ nam
nữ ½
- Theo Lương Hữu Thông (1995) ở Việt Nam tỷ lệ mất ngủ ở nam 34,5-
40%, ở nữ 60-65,5%. Trong đó phụ nữ trung niên chiếm đa số [11].
- Theo tổ chức y tế thế giới (1996): Số phụ nữ mất ngủ cao hơn 1,5 lần nam
giới dù không có sự gia tăng đáng kể về tuổi tác.
1.5.2. Nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
Chyi Lo (người Trung Quốc) và cộng sự tháng 3/2013 đăng trên viện quốc
gia Hoa Kỳ dùng viên từ nhân tạo dán trên huyệt ở loa tai, sau kích thích làm
bệnh nhân đi vào giấc ngủ sớm hơn 15 phút và cải thiện hiệu quả của thói quen
24
đi ngủ tăng lên đến 84,04%, thúc đẩy giấc ngủ sâu hơn trong nhóm thực nghiệm,
từ đó nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Từ năm 1992 đến nay, viện châm cứu Trung ương đã lập nhóm nghiên cứu
về nhĩ châm sau chuyển thành đơn vị nhĩ châm để ứng dụng hiệu quả và tiếp tục
đánh giá tác dụng của liệu pháp này.
Lưu Thị Hiệp (1999) “Bước đầu nghiên cứu nhĩ châm trên hai huyệt giao
cảm – thần môn để trị chứng mất ngủ thể tâm huyết bất túc”, kết quả công thức
đạt thành công 24/30 ca, bệnh nhân ngủ sâu hơn từ 20-25 phút/đêm, những ngày
điều trị cuối có thể ngủ thêm được 2 giờ. Các triệu chứng hồi hộp, lo âu giảm
khoảng 70% [27].
Lê Thị Hương giang (2002) Đã “Đánh giá hiệu quả lâm sàng điều trị mất
ngủ không thực tổn (thể tâm tỳ hư) bằng điện châm” và kết luận: Thời lượng giấc
ngủ sau điện châm tăng lên dần và kết thúc điều trị thời lượng giấc ngủ tăng lên
trung bình 3-4 tiếng. Hiệu quả giấc ngủ đạt loại tốt là 96,65% [28].
Nguyễn Bá Quang (2004) đánh giá tác dụng của điện nhĩ châm trong điều
trị đau đầu thể can hoả vượng, kết luận: Sau điều trị bệnh nhân đạt kết quả rất tốt
là 56,3%, tốt là 28,4%, trung bình 14,7%, không có trường hợp là không có kết
quả [29].
Đào Hữu Minh (2004) nghiên cứu lâm sàng điều trị béo phì bằng nhĩ châm
kết hợp với thể châm, kết quả sau điều trị thể trong, các thành phần mỡ máu như
cholesterol toàn phần, triglycerid đều giảm có ý nghĩa thống kê [30].
Đỗ Trí Đức (2005) đã “Đánh giá tác dụng điều trị đau và mất ngủ bằng điện
châm ở bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn muộn” và rút ra kết luận: Khi điện
châm huyệt Hợp cốc, Chi câu, Quyền liêu có tác dụng trong điều trị đau và mất
ngủ cho bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn muộn [31].
25
Đoàn Văn Minh (2009) đã đánh giá tác dụng điện châm huyệt Nội quan,
thần môn, tam âm giao trong điều trị mất ngủ không thực tổn, đã có kết luận: Tỷ
lệ bệnh nhân có thời gian đi vào giấc ngủ dưới 15 phút sau điều trị nhóm đối chứng
là 93,3%, nhóm nghiên cứu là 100%. Tỷ lệ bệnh nhân không còn triệu chứng thức
giấc sớm ở nhóm đối chứng là 70%, ở nhóm nghiên cứu là 76,7% [25].
Nguyễn Tuyết Trang (2010) đã đánh giá bài thuốc quy tỳ thang trong điều
trị chứng hư lao thể tâm tỳ hư và rút ra kết luận: Bài thuốc quy tỳ thang có tác
dụng cải thiện rõ rệt rối loạn giấc ngủ với tỷ lệ 63,33% [32].
Lê Thế Khoát (2014) đã đánh giá tác dụng của điện châm và cứu kết hợp
với xoa bóp bấm huyệt trong điều trị mất ngủ không thực tổn và đưa ra kết luận:
Thời lượng và hiệu quả giấc ngủ được tăng lên nhiều sau 10 ngày điều trị và tăng
lên nhiều sau 15 ngày điều trị, bệnh nhân đi vào giấc ngủ nhanh và êm dịu [33].
Trần Văn Thanh (2014) đã nghiên cứu tác dụng của nhĩ châm trên bệnh
nhân rối loạn giấc ngủ do Stress kết quả sau điều trị chất lương giấc ngủ cải thiện
rõ rệt [34].
Trần Thị Liên (2015) đã sử dụng điện nhĩ châm để điều trị mất ngủ thể tâm
thận bất giao, nâng cao hiệu quả của thói quen đi ngủ từ dưới 70% trước điều trị
lên trên 85% sau điều trị [35].
Nguyễn Đình Phát (2016) đã đánh giá hiệu quả của từ nhĩ châm điều trị mất
ngủ thể tâm tỳ hư, cho thấy hiệu quả giấc ngủ đã tăng đáng kể sau 15 ngày điều
trị [36].
Nguyễn Đức Minh (2018) đã đánh giá tác dụng của phương pháp điện châm
huyệt Nội quan, Thái xung trong điều trị rối loạn giấc ngủ thể can đởm hoả vượng,
kết quả hiệu quả giấc ngủ tăng lên rõ rệt sau điều trị 100% bệnh nhân có hiệu quả
giấc ngủ >85%. Tổng điểm PSQI trung bình giảm từ 18,69±0,711 xuống còn
3,89±0,531 điểm [37].
26
Ngô Quang Vinh (2019) đã nghiên cứu “Hiệu quả điều trị mất ngủ bằng
phương pháp nhĩ châm các huyệt Thần môn, Tâm, Tỳ, Thận, Vùng dưới đồi kết
hợp với thể châm trên bệnh nhân mất ngủ không thực tổn”, kết quả sau 28 ngày
điều trị PSQI trung bình giảm theo thời gian: trước điều trị là 12,3±1,2, sau 14
ngày điều trị 10,5±1,7, sau 28 ngày điều trị 6,9±2,4 [38].
Phùng Đức Đạt (2020) đánh giá tác dụng của nhĩ châm kết hợp với phương
pháp thở 4 thì của bác sỹ Nguyễn Văn Hưởng trong điều trị mất ngủ không thực
tổn, đã kết luận chất lượng và hiệu quả giấc ngủ cải thiện rõ rệt sau thời gian điều
trị [39].
Nguyễn Đức Minh (2021) đã nghiên cứu”Hiệu quả điều trị mất ngủ không
thực tổn thể tâm tỳ hư bằng phương pháp cấy chỉ kết hợp tập dưỡng sinh”, kết quả:
Thời gian vào giấc ngủ, tần suất rối loạn giấc ngủ ở nhóm nghiên cứu cải thiện rõ
rệt so với trước điều trị, tổng điểm PSQI trung bình giảm từ 13,97±3,01 trước điều
trị xuống còn 4,52±1,14 sau điều trị [40].
Nguyễn Thị Vui (2021) đã đánh giá tác dụng của nhĩ châm kết hợp cấy chỉ
trong điều trị rối loạn giấc ngủ không thực tổn và đưa ra kết luận: Thời lượng giấc
ngủ tăng từ 2,98 ± 0,52 giờ lên 6,31 ± 0,57 giờ, điểm PSQI giảm từ 14,65 ± 1,07
điểm xuống còn 4,83 ± 0,96 điểm [41].
27
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân được khám, chẩn đoán mất ngủ thể tâm tỳ hư điều trị ngoại trú,
nội trú tại bệnh viện trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu
Theo YHHĐ Theo YHCT
- Bệnh nhân tuổi từ 18-70, không phân biệt giới, tự
nguyện tham gia nghiên cứu.
- Bệnh nhân được chẩn đoán mất ngủ không thực tổn
theo tiêu chuẩn ICD 10 mục F51.0
 Phàn nàn cả về khó đi vào giấc ngủ hay khó duy
trì giấc ngủ, hay chất lượng giấc ngủ kém.
 Rối loạn giấc ngủ đã xảy ra ít nhất 3 lần/ tuần,
kéo dài ít nhất trong 1 tháng.
 Rối loạn giấc ngủ gây nên sự mệt mỏi rõ rệt trên
cơ thể hoặc gây khó khăn trong hoạt động chức
năng ban ngày.
 Không có nguyên nhân tổn thương thực thể, như
là tổn thương hệ thần kinh hoặc những bệnh lý
khác, rối loạn hành vi hoặc do dùng thuốc.
- Bệnh nhân tuân thủ quy trình điều trị.
Bệnh nhân thuộc thể
tâm tỳ hư:
- Vọng: Sắc mặt vàng,
chất lưỡi nhạt bệu, rêu
trắng.
- Văn: Tiếng nói nhỏ,
rõ, hơi thở ngắn,
không hôi.
- Vấn: Hồi hộp hay
quên, ít ngủ hay mê,
kém ăn, mệt mỏi, bụng
trướng đại tiện nhão,
kinh nguyệt không
đều (đối với phụ nữ).
- Thiết: Mạch tế
nhược.
28
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân khỏi nghiên cứu
- Bệnh nhân mất ngủ do nguyên nhân thực thể.
- Phụ nữ có thai/cho con bú.
- Bệnh nhân tự ý bỏ thuốc hoặc dùng thuốc khác trong quá trình điều trị.
- Bệnh nhân có biểu hiện cấp cứu nội, ngoại khoa, các bệnh mạn tính cần
sự can thiệp của YHHĐ, bệnh nhân suy gan, suy thận nặng hoặc suy giảm miễn
dịch (HIV/AIDS), sa sút trí tuệ người cao tuổi, bệnh lý tâm thần kinh.
- Bệnh nhân có biểu hiện dị ứng thuốc, dị ứng với kim nhĩ hoàn, dị ứng với
băng dính trên kim nhĩ hoàn, triệu chứng mất ngủ nặng lên. Cần phải thay đổi
phương pháp điều trị đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
- Bệnh nhân không muốn tiếp tục tham gia nghiên cứu.
2.2. Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 4/2021 đến hết tháng 12/2021.
2.3. Địa điểm nghiên cứu:
Bệnh viện trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.
2.4. Phương tiện nghiên cứu
* Chất liệu nghiên cứu:
- Kim châm cứu: Kim gài loa tai (Nhĩ hoàn) do công ty cổ phần xuất nhập
khẩu Khánh Phong sản xuất. Đường kính 0.22 mm, Độ dài 1.3 mm. Hộp 10 vỉ x
10 cây/ hộp
Hình 2.1. Kim nhĩ hoàn
29
- Viên nén Ích khí an thần – HVY
Hình 2.2. Viên Ích khí an thần – HVY
Liều lượng và cách dùng: Uống mỗi lần 3 viên, ngày 2 lần.
Ngày sản xuất: 29/3/2019. Hạn sử dụng: 3 năm kể từ ngày sản xuất.
Tiêu chuẩn áp dụng: TCCS
* Phương tiện nghiên cứu:
- Dụng cụ cơ bản châm cứu: Bông cồn, khay, panh kẹp
- Dụng cụ khác: Máy đo huyết áp, tai nghe, đồng hồ bấm giây.
- Bệnh án mẫu chuyên biệt phù hợp với mục tiêu, nội dung nghiên cứu.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp nghiên cứu tiến cứu, so sánh
kết quả trước - sau điều trị, có đối chứng.
2.5.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu
Chọn cỡ mẫu thuận tiện, 60 bệnh nhân chia 2 nhóm:
+ Nhóm I (nhóm nghiên cứu – Nhóm NC): Gồm 30 bệnh nhân được điều
trị bằng phương pháp nhĩ châm kết hợp viên Ích khí an thần - HVY. Ngày uống 6
viên, chia 2 lần lúc 11 giờ và 20 giờ trong 20 ngày.
30
+ Nhóm II (Nhóm đối chứng – Nhóm ĐC): Gồm 30 bệnh nhân được điều
trị bằng phương pháp nhĩ châm trong 20 ngày.
2.5.3. Các bước tiến hành nghiên cứu
2.5.3.1. Chọn bệnh nhân: Các bệnh nhân mất ngủ vào viện được thăm khám lâm
sàng toàn diện theo YHHĐ và YHCT để lựa chọn thể bệnh. Thông qua thăm khám
loại trừ những đối tượng không đủ tiêu chuẩn nghiên cứu.
- Đo mạch, huyết áp ở thời điểm khám, sau điều trị 20 ngày.
- Thực hiện test PSQI, được đánh giá trước và sau khi điều trị.
- Lập hồ sơ nghiên cứu (60 bệnh nhân): Làm bệnh án khám lâm sàng và cận
lâm sàng cần thiết.
2.5.3.2. Quy trình điều trị
Công thức huyệt: Theo phác đồ của Nguyễn Tài Thu [2].
Ký hiệu
vùng theo
quy ước
quốc tế
Tên cơ
quan, bộ
phận
Vị trí Tác dụng
Q2 Tâm Nằm ở chỗ trũng nhất xoắn
tai dưới
- Dưỡng huyết, an thần, giảm
đau.
P7 Tỳ Nằm ở vị trí tiếp giáp xoắn
tai dưới và đối bình tai.
- Chữa mất ngủ do tỳ hư, ăn
uống không ngon.
O1
Thần môn Nằm ở đỉnh hố tam giác của
loa tai
- Chữa nhức đầu, mất ngủ,
giảm đau.
B6
Thần kinh
thực vật
Nằm trên vành tai cạnh lồi
củ vành tai
- Điều tiết sự hưng phấn, an
thần, giảm đau.
Kỹ thuật gài kim:
- Chuẩn bị bệnh nhân: Tư thế ngồi.
31
- Giải thích cho bệnh nhân về mục đích điều trị và một số triệu chứng có thể
xuất hiện trong khi điều trị để bệnh nhân yên tâm như: Cảm giác nóng trên tai một
lúc sau điều trị sẽ hết.
- Thầy thuốc xác định vị trí huyệt.
- Sát khuẩn tai bằng bông cồn. Sát khuẩn tay.
- Gài kim vào đúng vị trí huyệt.
- Ngón tay cái day nhẹ để kim gắn chặt trên tai đồng thời kích thích vào
huyệt.
- Để bệnh nhân nghỉ ngơi 5 phút trước khi ra về.
- Liệu trình điều trị: Lưu kim 3 ngày/lần x 7lần/liệu trình.
2.5.3.3. Theo dõi sau điều trị
Bệnh nhân được theo dõi trong quá trình điều trị để phát hiện các bất thường.
Các bất thường sẽ được bác sĩ thăm khám đánh giá về mức độ và xử trí. Có thể
xem xét ngừng điều trị nếu các tác dụng không mong muốn làm ảnh hưởng nhiều
đến sức khỏe bệnh nhân, bệnh nhân khó chịu nhiều và từ chối tiếp tục tham gia
vào nghiên cứu.
- Các lượng giá về triệu chứng lâm sàng, các test đánh giá lâm sàng được
tiến hành tại thời điểm D₀ (trước khi điều trị), D₂₀ (sau điều trị 20 ngày).
2.5.4. Các biến số, chỉ số theo dõi
2.5.4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
- Tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, thời gian mắc bệnh, tính chất xuất hiện
bệnh.
2.5.4.2. Chỉ tiêu nghiên cứu
* Các triệu chứng về giấc ngủ được đánh giá tại thời điểm D₀ và D₂₀.
- Chất lượng giấc ngủ chủ quan của người bệnh.
+ Tốt: Dễ vào giấc, ngủ sâu, sảng khoái sau khi ngủ.
32
+ Khá: Dễ vào giấc, cảm thấy ngủ đủ giấc.
+ Trung bình: Vào giấc khó hơn, ngủ không sâu, dễ tỉnh giấc, ngủ lại ít.
+ Kém: Khó vào giấc, hay mê, hay tỉnh giấc, khó ngủ lại hoặc thức trắng
đêm.
- Thời lượng giấc ngủ mỗi đêm của bệnh nhân (giờ/đêm): Thời gian ngủ được
trung bình trong 1 đêm.
- Hiệu quả giấc ngủ ( = số giờ ngủ/ số giờ nằm trên giường x 100%)
Kết quả Hiệu quả giấc ngủ
Tốt ≥85%
Trung bình 75%-84%
Kém 65%-74%
Rất kém <65%
- Tần suất mất ngủ: Số đêm mất ngủ trong 1 tuần (lần/tuần)
- Thời gian vào giấc ngủ (phút): Sau khi đã nằm trên giường, mỗi đêm mất khoảng
bao lâu mới ngủ được.
- Tần suất thức giấc sớm (lần/tuần)
- Các triệu chứng cơ thể kèm theo: Mệt mỏi, giảm tập trung, hay quên, lo lắng,
cáu gắt, hoa mắt chóng mặt.
- Tình trạng buổi sáng của người bệnh được đánh giá theo các mức độ sau:
+ Tốt: Sau khi ngủ dậy, cơ thể thoải mái, mệt nhọc biến mất, vẻ mặt tươi
tỉnh.
+ Cải thiện: Sau khi ngủ dậy thấy cơ thể thoải mái nhưng vẻ mặt còn mệt
mỏi.
+ Không đổi: Sau khi ngủ dậy, không đem lại sức lực và sự tươi tỉnh, mệt
mỏi hay ngáp vặt.
33
+ Nặng hơn: Sau khi ngủ dậy, cơ thể mệt mỏi hơn, dáng vẻ chậm chạp hơn.
- Theo dõi một số tác dụng không mong muốn của nhĩ hoàn châm, tác dụng phụ
của thuốc sau điều trị ngày thứ 20 (D₂₀). Ảnh hưởng của thuốc trên một số chỉ số
cận lâm sàng: công thức máu (hồng cầu, bạch cầu, huyết sắc tố), chức năng gan
(ALT, AST), chức năng thận (ure, creatinin)
* Điểm đánh giá chung mức độ rối loạn giấc ngủ test PSQI:
Đánh giá chất lượng giấc ngủ bằng thang điểm Pittsburgh (PSQI) của Daniel
J.Buyse 1989, nhằm đánh giá các chỉ số về chất lượng giấc ngủ (Phụ lục 2). Test
PSQI là một công cụ đơn giản, hiệu quả, bao gồm 7 yếu tố của giấc ngủ:
+ Yếu tố 1: Chất lượng giấc ngủ theo cảm giác chủ quan của bệnh nhân (1 câu)
+ Yếu tố 2: Giai đoạn đi vào giấc ngủ (1 câu).
+ Yếu tố 3: Thời lượng giấc ngủ (1 câu).
+ Yếu tố 4: Hiệu quả của thói quen đi ngủ (2 câu).
+ Yếu tố 5: Các rối loạn giấc ngủ (10 câu).
+ Yếu tố 6: Sự sử dụng thuốc ngủ (1 câu).
+ Yếu tố 7: Rối loạn trong ngày. (2 câu)
2.5.4.3. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả
* Đánh giá mức độ mất ngủ tại thời điểm D₀ và D₂₀ theo PSQI
Mỗi yếu tố được đánh giá ở 4 mức độ:
Không có rối loạn 0 điểm
Rối loạn nhẹ 1 điểm
Rối loạn vừa 2 điểm
Rối loạn nặng 3 điểm
34
Tổng điểm PSQI Đánh giá
0 Tốt
1-7 Khá
8-14 Trung bình
15-21 Kém
So sánh điểm PSQI trung bình, mức độ về rối loạn giấc ngủ theo PSQI tại
thời điểm D₀, D₂₀ ở mỗi nhóm, và so sánh giữa 2 nhóm.
2.5.5. Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y sinh học với sự hỗ trợ của
phần mềm SPSS 20.0. Sử dụng các thuật toán thống kê: Tính X trung bình, tỷ lệ
phần trăm, độ lệch chuẩn, so sánh các tỷ lệ.
2.5.6. Sai số và cách xử lý sai số
- Các triệu chứng chủ quan khó đánh giá.
Khắc phục: Sử dụng bộ câu hỏi đã được chuẩn hóa, cho điểm dựa theo mức độ.
- Sai số khi nhớ lại các triệu chứng cần đánh giá sau 10 ngày, 20 ngày.
Khắc phục: Bệnh nhân ghi lại nhật ký giấc ngủ gồm: thời gian cần để vào giấc
ngủ, số giờ ngủ, số lần tỉnh trong đêm, chất lượng giấc ngủ.
- Bệnh nhân không tuân thủ điều trị
Khắc phục: Trình bày giải thích rõ cho đối tượng nghiên cứu về quá trình điều trị
và nghiên cứu, chỉ tiến hành nghiên cứu khi BN đồng ý và cam kết tham gia đầy
đủ.
- Bệnh nhân tự ý sử dụng phương pháp điều trị khác.
Khắc phục: Thường xuyên liên lạc hỏi bệnh nhân, người nhà bệnh nhân.
35
2.5.7. Đạo đức trong nghiên cứu
- Đề cương nghiên cứu đã được Hội đồng của Học viện Y dược học cổ
truyền Việt Nam thông qua.
- Khi tiến hành nghiên cứu được sự đồng ý của Ban Giám đốc Bệnh viện
Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương và Học viện Y dược học cổ truyền Việt
Nam.
- Mọi thông tin cá nhân của đối tượng tham gia nghiên cứu đều được giữ bí
mật tuyệt đối. Tất cả các bệnh nhân đều được giải thích rõ mục đích, ý nghĩa của
nghiên cứu và hoàn toàn tự nguyện tham gia. Nghiên cứu chỉ được tiến hành khi
được sự đồng ý của bệnh nhân và họ có quyền rút khỏi nghiên cứu với bất kỳ lý
do gì.
- Đề tài nghiên cứu được tiến hành hoàn toàn nhằm mục đích tìm ra thêm 1
phương pháp điều trị phối hợp trên bệnh nhân mất ngủ không thực tổn (cải thiện
tình trạng giấc ngủ, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân), ngoài ra không
có mục đích gì khác.
- Khách quan trong đánh giá và phân loại, trung thực trong xử lý số liệu.
36
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu
BN đến khám tại Bệnh viện Đại học Kỹ thuật Y tế Hải
Dương
Khám lâm sàng
(YHHĐ)
Khám lâm sàng
(YHCT)
Chẩn đoán mất ngủ
thể tâm tỳ hư
n=60
Đánh giá kết quả điều trị và so sánh giữa 2 nhóm
Kết luận
Thời điểm D₀, D₂₀
Chỉ tiêu lâm sàng
Test PSQI
Nhóm nghiên cứu (n=30)
-Nhĩ châm
- Uống Ích khí an thần -
HVY
Nhóm đối chứng (n=30)
-Nhĩ châm
37
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm tuổi
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu
Tuổi Nhóm NC (a) Nhóm ĐC (b) Tổng pa-b
n % n % n %
> 0,05
18-29 0 0 0 0 0 0
30-39 1 3,3 2 6,6 3 5,0
40-49 2 6,7 3 10,0 5 8,3
50-59 12 40,0 11 36,7 23 38,3
60-70 15 50,0 14 46,7 29 48,4
Tổng 30 100 30 100 60 100
Tuổi TB
( X ± SD)
58,23 ± 7,93 56,3 ± 8,74 57,27 ± 8,33
Nhận xét: Nhóm tuổi mắc mất ngủ cao nhất ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu có
độ tuổi từ 60-70 tuổi, và không xuất hiện triệu chứng mất ngủ ở nhóm tuổi 18-29
tuổi. Độ tuổi trung bình là 57,265 ± 8,331 tuổi. Không có sự khác biệt về độ tuổi
giữa 2 nhóm nghiên cứu với p > 0,05.
3.1.2. Đặc điểm giới
Bảng 3.2.Phân bố bệnh nhân theo giới
Giới Nhóm NC (a) Nhóm ĐC (b) Tổng số
n % n % n %
Nam 11 36,7 10 33,3 21 35,0
Nữ 19 63,3 20 66,7 39 65,0
Tổng 30 100 30 100 60 100
pa-b > 0,05
Nhận xét: Tỷ lệ mắc mất ngủ ở nữ cao hơn nam (nhóm nghiên cứu nam chiếm
36,7%, nữ chiếm 63,3%; Nhóm đối chứng nam chiếm 33,3%, nữ chiếm 66,7%).
38
- Không có sự khác biệt về phân bố theo giới giữa 2 nhóm nghiên cứu với
p>0,05.
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm về giới của đối tượng nghiên cứu
3.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, xã hội
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo đặc điểm xã hội học
Nhóm NC
(a)
Nhóm ĐC (b) Tổng số pa-b
n % n % n %
Nghề nghiệp
Hưu trí 5 16,7 4 13,3 9 15,0
> 0,05
LĐ trí óc 12 40,0 11 36,7 23 38,3
LĐ chân tay 13 43,3 15 50,0 28 46,7
Tổng 30 100 30 100 60 100
Trình độ học vấn
Trên THPT 8 26,7 9 30,0 17 28,3
> 0,05
THPT 4 13,3 5 16,7 9 15,0
THCS 11 36,7 10 33,3 21 35,0
Dưới THCS 7 23,3 6 20,0 13 21,7
Tổng 30 100 30 100 60 100
0.0%
10.0%
20.0%
30.0%
40.0%
50.0%
60.0%
70.0%
Nhóm nghiên cứu Nhóm đối chứng
63.3%
66.7%
36.7%
33.3%
Nữ Nam
39
Tình trạng hôn nhân
Có vợ/ chồng 25 83,3 26 86,7 51 85,0
> 0,05
Ly hôn/ góa 3 10,0 3 10,0 6 10,0
Khác 2 6,7 1 3,3 3 5,0
Tổng 30 100 30 100 60 100
Tình trạng chung sống
Cùng gia đình 30 100,0 30 100,0 60 100,0
> 0,05
Sống một mình 0 0 0 0 0 0
Khác 0 0 0 0 0 0
Tổng 30 100 30 100 60 100
Nhận xét:
Tỷ lệ mất ngủ mạn tính tập trung nhiều nhất ở nhóm lao động chân tay và
lao động trí óc. Không có sự khác biệt về học vấn giữa 2 nhóm với p > 0,05. Không
có sự khác biệt về tình trạng hôn nhân và tình trạng chung sống giữa 2 nhóm (p
>0,05). Đa số bệnh nhân đang có vợ/chồng và đang sống với gia đình.
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm về nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
16.7%
13.3%
15.0%
40.0%
36.7%
38.3%
43.3%
50.0%
46.7%
0.0%
10.0%
20.0%
30.0%
40.0%
50.0%
60.0%
Nhóm Nghiên Cứu Nhóm Chứng Tổng
Hưu trí Lao động trí óc Lao động chân tay
40
3.1.4. Đặc điểm tình trạng mất ngủ
Bảng 3.4. Đặc điểm tình trạng mất ngủ
Nhóm NC (a) Nhóm ĐC (b) Tổng số pa-b
n % n % n %
Thời lượng giấc ngủ
< 1 giờ 4 13,3 3 10,0 7 11,7
> 0,05
1-3 giờ 19 63,4 20 66,7 39 65,0
>3 giờ 7 23,3 7 23,3 14 23,3
Tổng 30 100 30 100 60 100
X ± SD (giờ) 2,48 ± 0,88 2,53 ± 0,99 2,51 ± 0,92
Thời gian mất ngủ
<3 tháng 1 3,33 2 6,67 3 5
> 0,05
3 tháng-1 năm 10 33,33 12 40 22 36,67
>1 năm 19 63,34 16 53,33 35 58,33
Tổng 30 100 30 100 60 100
X ± SD (tháng) 17,4 ± 8,78 18,07 ± 9,94 17,74 ± 9,31
Tính chất xuất hiện mất ngủ
Đột ngột 5 16,7 4 13,3 9 15,0
> 0,05
Từ từ 25 83,3 26 86,7 51 85,0
Tổng 30 100 30 100 60 100
Thời gian vào giấc
<30 phút 4 13,33 5 16,67 9 15
> 0,05
30-60 phút 14 46,67 18 60 32 53,33
≥60 phút 12 40 7 23,33 19 31,67
Tổng 30 100 30 100 60 100
X ± SD (giờ) 1,09 ± 0,67 1,13 ± 0,79 1,11 ± 0,72
Nhận xét:
Trước điều trị, đa số bệnh nhân mất ngủ từ từ, bệnh nhân ngủ từ 1-3h mỗi
đêm, thời gian vào giấc > 30 phút, tình trạng mất ngủ kéo dài trên 3 tháng. Sự khác
biệt về đặc điểm tình trạng mất ngủ giữa nhóm nghiên cứu và đối chứng là không
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
41
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh
3.2. Hiệu quả điều trị mất ngủ
3.2.1. Chất lượng giấc ngủ theo cảm giác chủ quan của người bệnh
Bảng 3.5. Chất lượng giấc ngủ chủ quan trước và sau điều trị
Mức độ Nhóm NC Nhóm ĐC pa-b
D₀ D₂₀ (a) D₀ D₂₀ (b)
n % n % n % n %
Tốt 0 0 4 13,33 0 0 2 6,67
>
0,05
Khá 0 0 23 76,67 0 0 20 66,67
Trung bình 3 10 3 10 2 6,67 8 26.66
Kém 27 90 0 0 28 93,33 0 0
Tổng 30 100 30 100 30 100 30 100
pD₂₀-D₀ < 0,05 < 0,05
Nhận xét: Trước điều trị, đa số người bệnh đánh giá chất lượng giấc ngủ kém
với tỷ lệ 93,33% ở nhóm chứng và 90% ở nhóm nghiên cứu, không có bệnh nhân
nào đánh giá chất lượng ngủ tốt. Sau điều trị, chất lượng giấc ngủ đã được cải
thiện đáng kể, không còn bệnh nhân nào có chất lượng giấc ngủ kém. Ở nhóm
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng Tổng
3.33%
6.67% 5.00%
33.33%
40.00%
36.67%
63.34%
53.33%
58.33%
< 3 tháng 3 tháng - 12 tháng > 12 tháng
42
nghiên cứu số người có chất lượng giấc ngủ khá là 76,67% và tốt là 13,33%. Tỷ
lệ này ở nhóm đối chứng là 66,67% khá và 6,67% tốt.
- Chất lượng giấc ngủ theo cảm giác chủ quan của bệnh nhân ở mỗi nhóm
không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
3.2.2. Thời lượng giấc ngủ
Bảng 3.6. Thời lượng giấc ngủ trước và sau điều trị
D₀ ( X ± SD) D₁₀ ( X ± SD) D₂₀ ( X ± SD) pD₂₀-D₀
Nhóm NC (a)
n=30
4,17 ± 0,55 5,62 ± 0,52 6,83 ± 0,62 < 0,05
Nhóm ĐC (b)
n=30
4,23 ± 0,63 5,33 ± 0,55 6,08 ± 0,51 < 0,05
pa-b > 0,05 > 0,05 < 0,05 < 0,05
Nhận xét: Sau 10 ngày điều trị, ở mỗi nhóm thời lượng giấc ngủ đều được cải
thiện hơn so với trước điều trị, sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống
kê với p > 0,05. Nhưng sau 20 ngày điều trị, thời lượng giấc ngủ trung bình ở
nhóm nghiên cứu là 6,83± 0,62 cao hơn so với nhóm đối chứng 6,08 ± 0,51. Sự
khác biệt giữa 2 nhóm lúc này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
3.2.3. Các rối loạn giấc ngủ
3.2.3.1. Thời lượng vào giấc ngủ
Bảng 3.7. Thời gian vào giấc ngủ trước và sau điều trị
Thời
gian
(phút)
Nhóm NC Nhóm ĐC pa-b
D₀ D₂₀ (a) D₀ D₂₀ (b)
n % n % n % n %
≤30 0 0 5 16,67 0 0 1 3,33
>
0,05
31-60 0 0 21 70 1 3,33 20 66,67
>60 30 100 4 13,33 29 96,67 9 30
Tổng 30 100 30 100 30 100 30 100
pD₂₀-D₀ < 0,05 < 0,05
Nhận xét:
43
- Trước điều trị, hầu hết bệnh nhân có thời gian đi vào giấc ngủ là hơn 60 phút.
- Sau điều trị 20 ngày, thời gian vào giấc ngủ ở mỗi nhóm đều cải thiện so
với trước điều trị. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
- Thời gian vào giấc ngủ tại thời điểm 20 ngày sau điều trị của nhóm chứng
và nhóm nghiên cứu khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
3.2.3.2. Tần suất thức giấc sớm
Bảng 3.8. Tần suất thức giấc sớm trước và sau điều trị
Tần suất thức
giấc sớm
Nhóm NC Nhóm ĐC pa-b
D₀ D₂₀ (a) D₀ D₂₀ (b)
n % n % n % n %
0 lần 0 0 2 6,67 0 0 2 6,67
>
0,05
1 lần 0 0 11 36,67 0 0 9 30
2-3 lần 2 6,67 17 56,66 1 3,33 19 63,33
>3 lần 28 93,33 0 0 29 96,67 0 0
Tổng 30 100 30 100 30 100 30 100
pD₂₀-D₀ < 0,05 < 0,05
Nhận xét:
- Tại thời điểm trước điều trị, phần lớn người bệnh thức giấc sớm hơn 3
lần/tuần (96,67% ở nhóm chứng và 93,33% ở nhóm nghiên cứu. Sau điều trị thì
không còn người bệnh thức giấc sớm trên 3 lần/tuần trở lên ở cả 2 nhóm.
- Sau điều trị 20 ngày, mức độ thức giấc sớm ở mỗi nhóm đều cải thiện tốt
có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị với p < 0,05, giữa nhóm chứng và nhóm
nghiên cứu khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
44
3.2.3.3. Hiệu quả giấc ngủ trước và sau điều trị
Bảng 3.9. Hiệu quả giấc ngủ trước và sau điều trị
Hiệu quả
giấc ngủ
Nhóm NC Nhóm ĐC pa-b
D₀ D₂₀ (a) D₀ D₂₀ (b)
n % n % n % n %
<65% 30 100 0 0 30 100 0 0
<
0,05
65-74% 0 0 0 0 0 0 1 3,33
75-84% 0 0 14 46,67 0 0 17 56,67
>85% 0 0 16 53,33 0 0 12 40
Tổng 30 100 30 100 30 100 30 100
pD₂₀-D₀ < 0,05 < 0,05
Nhận xét: Ở mỗi nhóm điều trị, hiệu quả giấc ngủ được cải thiện tốt hơn so với
trước điều trị. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Hiệu quả giấc ngủ
tại thời điểm 20 ngày sau điều trị của nhóm nghiên cứu cải thiện tốt hơn so với
nhóm đối chứng có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
3.2.4. Hiệu quả cải thiện các rối loạn trong ngày
3.2.4.1. Các triệu chứng thứ phát sau mất ngủ
Bảng 3.10. Hiệu quả cải thiện các triệu chứng thứ phát sau mất ngủ
Triệu chứng
thứ phát sau
mất ngủ
Nhóm NC Nhóm ĐC pa-b
D₀ D₂₀ (a) D₀ D₂₀ (b)
n % n % n % n %
Mệt mỏi 28 93,33 0 0 29 96,67 0 0
>
0,05
Giảm tập trung 20 66,67 6 20 21 70 10 33,33
Lo lắng 11 36,67 2 6,67 12 40 8 26,67
Hay quên 22 73,33 3 10 18 60 9 30
Hoa mắt, chóng
mặt
17 56,67 5 16,67 15 50 7 23,33
Sút cân 4 13,33 0 0 5 16,67 0 0
Ngủ gà 18 60 7 23,33 16 53,33 6 20
pD₂₀-D₀ < 0,05 < 0,05
Nhận xét: Trước điều trị, triệu chứng mệt mỏi chiếm tỷ lệ cao nhất (93,33% ở
nhóm nghiên cứu và 96,67% ở nhóm đối chứng). Sau điều trị, các triệu chứng thứ
45
phát được cải thiện tốt hơn ở cả 2 nhóm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <
0,05. Các triệu chứng thứ phát sau mất ngủ tại thời điểm sau điều trị 20 ngày giữa
nhóm nghiên cứu và nhóm chứng khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p <
0,05.
3.2.4.2. Tình trạng buổi sáng
Bảng 3.11. Tình trạng buổi sáng trước và sau điều trị
Tình
trạng
buổi sáng
Nhóm NC Nhóm Đc pa-b
D₀ D₂₀ (a) D₀ D₂₀ (b)
n % n % n % n %
Nặng 27 90 0 0 26 86,67 0 0
>
0,05
Không đổi 3 10 1 3,33 3 10 2 6,67
Cải thiện 0 0 15 50 1 3,33 17 56,67
Tốt 0 0 14 46,67 0 0 11 36,66
Tổng 30 100 30 100 30 100 30 100
pD₂₀-D₀ < 0,05 < 0,05
Nhận xét:
- Sau điều trị 20 ngày, tỷ lệ bệnh nhân có tình trạng buổi sáng nặng của 2
nhóm nghiên cứu đều giảm từ 90% xuống 0 % đối với bệnh nhân nhóm nghiên
cứu và từ 86,67 % xuống còn 0 %. Sau điều trị các bệnh nhân có tình trạng buổi
sáng cải thiện và tốt.
- Mức độ cải thiện tình trạng buổi sáng trước và sau điều trị ở mỗi nhóm
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
- Mức độ cải thiện tình trạng buổi sáng tại thời điểm sau điều trị của nhóm
nghiên cứu và nhóm chứng khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
46
3.2.5. Đánh giá chung kết quả theo điểm PSQI trước và sau điều trị
Bảng 3.12. Tỷ lệ biến đổi các điểm trong thang PSQI trước và sau điều trị
Yếu tố
Nhóm NC Nhóm ĐC
pa-b
D₀ D₂₀ (a) D₀ D₂₀ (b)
X ± SD X ± SD X ± SD X ± SD
Chất lượng
giấc ngủ
chủ quan
2,53 ± 0,51 0,73 ± 0,52 2,43 ± 0,57 1,03 ± 0,72
> 0,05
Giai đoạn
đi vào giấc
ngủ
2,63 ± 0,56 1,17 ± 0,7 2,73 ± 0,45 1,3 7± 0,67
Thời lượng
giấc ngủ
2,87 ± 0,35 1,13 ± 0,57 2,77 ± 0,43 1,53 ± 0,63
Hiệu quả
của thói
quen đi
ngủ
2,83 ± 0,38 1,23 ± 0,5 2,73 ± 0,45 1,53 ± 0,57
Các rối
loạn trong
giấc ngủ
1,93 ± 0,78 1,03 ± 0,75 2,07 ± 0,74 1,17 ± 0,65
Sự sử dụng
thuốc ngủ
1,47 ± 0,51 0 ± 0 1,53 ± 0,51 0 ± 0
Rối loạn
trong ngày
1,97 ± 0,72 1,07 ± 0,58 2,13 ± 0,68 1,27 ± 0,64
pD₂₀-D₀ < 0,05 < 0,05
Nhận xét:
- Tỷ lệ biến đổi các thành phần trong thang PSQI trước và sau điều trị ở
từng nhóm cải thiện rõ và có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Giữa 2 nhóm thì sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
- Sau 20 ngày điều trị, hiệu quả chất lượng giấc ngủ theo đánh giá chủ quan
của nhóm nghiên cứu là (0,73±0,52) thấp hơn so với nhóm chứng (1,03±0,72),
điều này chứng tỏ rằng chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân nhóm nghiên cứu tốt
hơn so với nhóm đối chứng.
47
Bảng 3.13. Sự biến đổi tổng điểm PSQI trước và sau điều trị
Điểm
PSQI
Nhóm NC Nhóm ĐC pa-b
D₀ D₂₀ (a) D₀ D₂₀ (b)
X ± SD X ± SD X ± SD X ± SD
PSQI 13,63 ±
2,37
4,77 ± 0,94 14,03 ± 2,81 5,17 ± 0,95 < 0,05
pD₂₀-D₀ < 0,05 < 0,05
Nhận xét:
- Tổng điểm PSQI trước và sau điều trị ở từng nhóm cải thiện rõ và có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05.
- Tỷ lệ điểm trung bình PSQI sau điều trị ở nhóm nghiên cứu là 4,77 ± 0,94
điểm, ở nhóm đối chứng là 5,17 ± 0,95 điểm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p < 0,05.
3.2.6. Đánh giá chỉ số huyết áp trước và sau điều trị
Bảng 3.14. Đánh giá chỉ số huyết áp của bệnh nhân trước và sau điều trị
Huyết áp Nhóm NC Nhóm ĐC pa-b
D₀ D₂₀ D₀ D₂₀
X ± SD X ± SD X ± SD X ± SD
Tâm thu 118,67
±8,6
120,33±6,15 117,67±10,06 120,67±6,91 > 0,05
Tâm
trương
70,67±5,83 72,33±5,04 71,33±8,6 71,67±5,31
pD₂₀-D₀ > 0,05 > 0,05
Nhận xét:
- Chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương ở từng nhóm đều năm trong giới
hạn bình thường trước và sau điều trị. Sự khác biệt huyết áp ở từng nhóm không
có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
48
3.3. Tác dụng không mong muốn
3.3.1. Sự thay đổi về chỉ số sinh hoá máu trước và sau điều trị
Bảng 3.14. Sự thay đổi chỉ số sinh hóa máu
Chỉ số
sinh hoá
máu
Nhóm NC (a) Nhóm ĐC (b) pD₂₀-D₀
X ± SD X ± SD X ± SD X ± SD
D₀ D₂₀ (a) D₀ D₂₀ (b)
Ure
(mmol/l)
5,71 ± 1,05 5,87 ± 1,02 6,25 ± 0,58 6,24 ± 0,52 > 0,05
> 0,05
> 0,05
> 0,05
Creatinin
(μmol/l)
84,03 ±
10,16
83,28 ±
9,68
84,61 ±
9,16
86,34 ±
7,65
AST
(U/L)
23,41 ± 4,25 23,12 ±
3,43
23,01 ±
3,24
22,52 ±
2,34
ALT
(U/L)
26,78 ± 4,57 26,68 ±
4,07
29,47 ±
3,91
28,63 ±
3,05
Nhận xét:
- Các chỉ số AST, ALT, Ure, Creatinin ở thời điểm trước và sau điều trị có
sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
3.3.2. Sự thay đổi về chỉ số huyết học
Bảng 3.15. Sự thay đổi về chỉ số huyết học
Chỉ số Nhóm NC Nhóm ĐC pa-b
D₀ D₂₀ (a) D₀ D₂₀ (b)
X ± SD X ± SD X ± SD X ± SD
Hồng
cầu (T/l)
4,85 ± 0,45 4,94 ± 0,36 4,79 ± 0,51 4,81 ± 0,3
> 0,05
Bạch cầu
(G/l)
6,46 ± 1,39 6,87 ± 1,44 6,86 ± 1,13 6,87 ± 0,92
Huyết
sắc tố
(gt/l)
140,77 ±
5,31
139,77 ±
4,96
139,23 ±6
,03
140,57 ±
9,15
pD₂₀-D₀ > 0,05 > 0,05
Nhận xét:
- Sự thay đổi về chỉ số Hồng cầu, Bạch cầu, Huyết sắc tố sau 20 ngày điều
trị không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
49
3.3.3. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng
Bảng 3.16. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng
Triệu chứng n %
Tác dụng không mong muốn của thuốc
Buồn nôn 0 0
Đầy bụng chán ăn 0 0
Đau bụng 0 0
Iả chảy 0 0
Táo bón 0 0
Sẩn ngứa 0 0
Tác dụng không mong muốn của nhĩ hoàn châm
Vựng châm 0 0
Chảy máu 0 0
Nhiễm khuẩn 0 0
Ngứa/đỏ tại vị trí châm 0 0
Nhận xét:
- Chưa thấy tác dụng không mong muốn của thuốc và của phương pháp nhĩ
châm trên lâm sàng trong thời gian điều trị.
50
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
4.1.1. Đặc điểm về tuổi
Trong nghiên cứu này của chúng tôi, người bệnh mất ngủ không thực tổn
đến khám và điều trị gặp ở nhiều nhóm tuổi khác nhau. Tuổi trung bình trong
nghiên cứu là 57,27 ± 8,33, nhỏ nhất là 35 tuổi, lớn nhất là 69 tuổi. Nhóm tuổi
hay gặp nhất là nhóm tuổi 60-70 tuổi với 29 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 48,33%.
Tiếp đến là nhóm tuổi 50-59 với 23 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 38,3%. Nhóm tuổi ít
có bệnh nhân mất ngủ là nhóm từ 40-49 tuổi và nhóm 30-39 tuổi với tỷ lệ lần
lượt là 8,3% và 5%. Trong đó không gặp bệnh nhân mất ngủ ở độ tuổi 18-29
tuổi.
Theo Quera – Salva (1991), Hahogen (1993) và Ohayon (1996) đã giải thích
sự gia tăng mất ngủ có liên quan đến tuổi tác. Sự thay đổi về kiểu giấc ngủ như là
giảm đáng kể giấc ngủ có sóng chậm, đó là do sự thoái hoá của cơ chế truyền sóng
chậm theo giải phẫu – thần kinh [42],[43],[44]. Theo nghiên cứu của Vũ Thị Châu
Loan (2016) nhóm 60-69 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất chiếm 37,9% [45]. Kết
quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu trên, lứa tuổi
trung niên từ 60-70 tuổi là lứa tuổi phổ biến nhất.
Ở lứa tuổi trung niên, áp lực từ công việc, trách nhiệm với gia đình và con
cái gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giấc ngủ. Mặt khác, lứa tuổi từ 35
đến 70 tuổi thì nữ đang ở trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, còn nam
trong giai đoạn tiền mãn tinh. Sự thay đổi hoocmon sinh dục, nội tiết cũng là một
trong những yếu tố gây ra mất ngủ [43]. Theo YHCT giấc ngủ vốn thuộc âm, do
51
thần làm chủ, thần yên thì ngủ được, thần không yên thì không ngủ được. Khí
huyết suy, dinh khí bất túc là nguyên nhân làm cho thần không được yên, dẫn đến
mất ngủ [20].
4.1.2. Đặc điểm về giới tính
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nữ giới là 65% cao hơn tỷ lệ nam giới
là 35%. Tỷ lệ nữ/nam tương ứng là 1,86/1. Tương đồng với các nghiên cứu của
Đoàn Văn Minh (2009) tỷ lệ nữ giới là 63,3%, nam giới là 36,7% [25]. Kết quả
nghiên cứu của Đinh Danh Sáng (2016) tỷ lệ nữ chiếm 67,33% [46]. Kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Thị Oanh (2017) tỷ lệ nữ/nam là 2,37/1 [47]. Kết quả
nghiên cứu của Phạm Minh Tuấn (2020) tỷ lệ nữ chiếm 63,3%, nam chiếm 36,7%
[16]. Trong nghiên cứu của Li R.H và cộng sự năm 2002 về sự khác biệt giới trong
chứng mất ngủ ở người trưởng thành Trung Quốc ở Hồng Kông cho thấy nữ giới
có nguy cơ bị mắc mất ngủ cao hơn nam giới 1,6 lần [48].
Lý giải về sự khác biệt giới tính có liên quan đến rối loạn giấc ngủ, nhiều
tác giả cho rằng nữ giới thường hay lo lắng, suy nghĩ nhiều hơn về mọi vấn đề, từ
áp lực công việc, hôn nhân gia đình, chăm sóc con cái, … Nhất là nữ giới trong
độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. Điều này gây nên tình trạng stress từ từ và kéo
dài. Lúc đầu nhẹ sau nặng dần đến mức gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt mới
đi điều trị. Mất ngủ có thể xuất hiện từ sau các stress. Mặt khác có thể nữ giới
chăm sóc sức khoẻ thường xuyên, tỷ lệ đến viện điều trị nhiều hơn nam giới. Sự
suy giảm hoocmon sinh dục nữ quanh giai đoạn mãn kinh gây ra các biến đổi thể
chất và làm rối loạn một số chức năng của cơ thể bao gồm: bốc hoả, mất ngủ, rối
loạn cảm xúc, mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng. Y học cổ truyền cho rằng ở người cao
tuổi “Khí huyết suy, cơ nhục bất hoạt, vinh vệ chi đạo sáp”. Âm huyết là phần vật
chất quan trọng tạo thành có thể con người. Dương khí có đầy đủ hay không cũng
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ

More Related Content

What's hot

Ulangan SBK kelas 3 semestet 2-www.mautidakmauharusmau.blogspot.com
Ulangan SBK kelas 3 semestet 2-www.mautidakmauharusmau.blogspot.comUlangan SBK kelas 3 semestet 2-www.mautidakmauharusmau.blogspot.com
Ulangan SBK kelas 3 semestet 2-www.mautidakmauharusmau.blogspot.comSekolah Dasar
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
soal persiapan UTS Matematika kelas 3 sd
soal persiapan UTS Matematika kelas 3 sdsoal persiapan UTS Matematika kelas 3 sd
soal persiapan UTS Matematika kelas 3 sdsanditaufik90
 
Matematika Kelas II : Membaca dan menentukan jam
Matematika Kelas II : Membaca dan menentukan jamMatematika Kelas II : Membaca dan menentukan jam
Matematika Kelas II : Membaca dan menentukan jamIngka MZz
 
Tableau synoptique formations stmg
Tableau synoptique formations stmgTableau synoptique formations stmg
Tableau synoptique formations stmgcoudon83957
 
Bài tập passive voice tiếng Anh.doc
Bài tập passive voice tiếng Anh.docBài tập passive voice tiếng Anh.doc
Bài tập passive voice tiếng Anh.docNguynHongXunChiu
 
1. Naskah Soal Tembang Jawa Kelas 1.doc
1. Naskah Soal Tembang Jawa Kelas 1.doc1. Naskah Soal Tembang Jawa Kelas 1.doc
1. Naskah Soal Tembang Jawa Kelas 1.docDiajeng Ulfa
 
Soal tematik kelas 3 tema 4 subtema 1 dan kunci jawaban
Soal tematik kelas 3 tema 4 subtema 1 dan kunci jawabanSoal tematik kelas 3 tema 4 subtema 1 dan kunci jawaban
Soal tematik kelas 3 tema 4 subtema 1 dan kunci jawabanPena Pengajar
 
Soal bahasa inggris kelas 8 kurikulum 2013
Soal bahasa inggris kelas 8 kurikulum 2013Soal bahasa inggris kelas 8 kurikulum 2013
Soal bahasa inggris kelas 8 kurikulum 2013Laili Rochmah
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

What's hot (20)

Ulangan SBK kelas 3 semestet 2-www.mautidakmauharusmau.blogspot.com
Ulangan SBK kelas 3 semestet 2-www.mautidakmauharusmau.blogspot.comUlangan SBK kelas 3 semestet 2-www.mautidakmauharusmau.blogspot.com
Ulangan SBK kelas 3 semestet 2-www.mautidakmauharusmau.blogspot.com
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
 
soal persiapan UTS Matematika kelas 3 sd
soal persiapan UTS Matematika kelas 3 sdsoal persiapan UTS Matematika kelas 3 sd
soal persiapan UTS Matematika kelas 3 sd
 
Matematika Kelas II : Membaca dan menentukan jam
Matematika Kelas II : Membaca dan menentukan jamMatematika Kelas II : Membaca dan menentukan jam
Matematika Kelas II : Membaca dan menentukan jam
 
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến ở Việt...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến ở Việt...Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến ở Việt...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến ở Việt...
 
Tableau synoptique formations stmg
Tableau synoptique formations stmgTableau synoptique formations stmg
Tableau synoptique formations stmg
 
Bài tập passive voice tiếng Anh.doc
Bài tập passive voice tiếng Anh.docBài tập passive voice tiếng Anh.doc
Bài tập passive voice tiếng Anh.doc
 
1. Naskah Soal Tembang Jawa Kelas 1.doc
1. Naskah Soal Tembang Jawa Kelas 1.doc1. Naskah Soal Tembang Jawa Kelas 1.doc
1. Naskah Soal Tembang Jawa Kelas 1.doc
 
Soal tematik kelas 3 tema 4 subtema 1 dan kunci jawaban
Soal tematik kelas 3 tema 4 subtema 1 dan kunci jawabanSoal tematik kelas 3 tema 4 subtema 1 dan kunci jawaban
Soal tematik kelas 3 tema 4 subtema 1 dan kunci jawaban
 
Soal matematika-1-12007
Soal matematika-1-12007Soal matematika-1-12007
Soal matematika-1-12007
 
Luận Văn Đãi Ngộ Tài Chính Cho Người Lao Động Tại Điện Lực Việt Nam
Luận Văn Đãi Ngộ Tài Chính Cho Người Lao Động Tại Điện Lực Việt NamLuận Văn Đãi Ngộ Tài Chính Cho Người Lao Động Tại Điện Lực Việt Nam
Luận Văn Đãi Ngộ Tài Chính Cho Người Lao Động Tại Điện Lực Việt Nam
 
Matematika kelas 1 semester 2
Matematika kelas 1 semester 2Matematika kelas 1 semester 2
Matematika kelas 1 semester 2
 
SOAL UTS 1 BTQ kelas 2
SOAL UTS 1 BTQ kelas 2SOAL UTS 1 BTQ kelas 2
SOAL UTS 1 BTQ kelas 2
 
Luận văn: Phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm, HOT
Luận văn: Phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm, HOTLuận văn: Phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm, HOT
Luận văn: Phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm, HOT
 
Sự hài lòng công việc người lao động
Sự hài lòng công việc người lao độngSự hài lòng công việc người lao động
Sự hài lòng công việc người lao động
 
Soal bahasa inggris kelas 8 kurikulum 2013
Soal bahasa inggris kelas 8 kurikulum 2013Soal bahasa inggris kelas 8 kurikulum 2013
Soal bahasa inggris kelas 8 kurikulum 2013
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
 
Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank
Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng AgribankChất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank
Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank
 
Luận văn: Sự thoả mãn trong công việc của nhân viên ngân hàng
Luận văn: Sự thoả mãn trong công việc của nhân viên ngân hàngLuận văn: Sự thoả mãn trong công việc của nhân viên ngân hàng
Luận văn: Sự thoả mãn trong công việc của nhân viên ngân hàng
 
Soal tema 6 a kelas 2
Soal tema 6 a kelas 2Soal tema 6 a kelas 2
Soal tema 6 a kelas 2
 

Similar to Luận văn thạc sĩ

Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị
Đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thịĐặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị
Đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thịDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wasselKết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wasselTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Quyet ha giang 23.9
Quyet ha giang 23.9Quyet ha giang 23.9
Quyet ha giang 23.9HngXuynHong
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệmđáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệmTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Luận văn thạc sĩ (20)

Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Luận văn: Hiệu quả của điện châm trong điều trị liệt ruột cơ năng
Luận văn: Hiệu quả của điện châm trong điều trị liệt ruột cơ năngLuận văn: Hiệu quả của điện châm trong điều trị liệt ruột cơ năng
Luận văn: Hiệu quả của điện châm trong điều trị liệt ruột cơ năng
 
Đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị
Đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thịĐặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị
Đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị
 
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...
 
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wasselKết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
 
Tác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
Tác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết ápTác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
Tác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
 
Tình hình sử dụng thuốc và nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút
Tình hình sử dụng thuốc và nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút Tình hình sử dụng thuốc và nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút
Tình hình sử dụng thuốc và nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút
 
Luận văn: Nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút tại Điện Biên
Luận văn: Nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút tại Điện BiênLuận văn: Nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút tại Điện Biên
Luận văn: Nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút tại Điện Biên
 
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...
 
Luận án: Huyệt Ủy trung và ảnh hưởng đến bệnh nhân thận hư
Luận án: Huyệt Ủy trung và ảnh hưởng đến bệnh nhân thận hưLuận án: Huyệt Ủy trung và ảnh hưởng đến bệnh nhân thận hư
Luận án: Huyệt Ủy trung và ảnh hưởng đến bệnh nhân thận hư
 
Quyet ha giang 23.9
Quyet ha giang 23.9Quyet ha giang 23.9
Quyet ha giang 23.9
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệmđáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
 
Luận án: Kết quả điều trị vi phẫu thuật u màng não trên yên, HAY
Luận án: Kết quả điều trị vi phẫu thuật u màng não trên yên, HAYLuận án: Kết quả điều trị vi phẫu thuật u màng não trên yên, HAY
Luận án: Kết quả điều trị vi phẫu thuật u màng não trên yên, HAY
 

More from ssuser499fca

Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.ssuser499fca
 
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.ssuser499fca
 

More from ssuser499fca (20)

Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.
 
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
 

Recently uploaded

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn thạc sĩ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM ĐỖ THỊ HUYỀN ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA NHĨ CHÂM KẾT HỢP VIÊN ÍCH KHÍ AN THẦN – HVY TRONG ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ THỂ TÂM TỲ HƯ LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM ĐỖ THỊ HUYỀN ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA NHĨ CHÂM KẾT HỢP VIÊN ÍCH KHÍ AN THẦN – HVY TRONG ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ THỂ TÂM TỲ HƯ LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Chuyên ngành: Y học cổ truyền Mã số: 8720115 Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Đức Hữu HÀ NỘI - 2022
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Đảng uỷ, Ban Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Phòng đào tạo sau đại học, các Phòng ban, Bộ môn của học viện, là nơi trực tiếp đào tạo và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học TS. Trần Đức Hữu – Trưởng phòng Tổ chức Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, người đã tận tình, hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Nhân dịp này tôi xin được chân thành cảm ơn đến Hội đồng đề cương, Hội đồng đạo đức đã đóng góp ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể thầy cô, đồng nghiệp tại khoa Y dược cổ truyền, bệnh viện Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương đã luôn bên tôi, giúp đỡ tôi trong quá trình tôi thực hiện và nghiên cứu. Tôi vô cùng biết ơn gia đình, bạn bè, anh chị em đồng nghiệp và tập thể lớp cao học 12 khoá 2019-2021 chuyên ngành Y học cổ truyền đã động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn này. Luận văn hoàn thành có nhiều tâm huyết của người viết, nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, của quý thầy cô, và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Học viên Đỗ Thị Huyền
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Đỗ Thị Huyền, học viên cao học khoá 12 Học viện Y dược Học cổ truyền Việt Nam, chuyên ngành Y học cổ truyền, xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Đức Hữu. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu, thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 2022 Tác giả Đỗ Thị Huyền
  • 5. CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐC BN Đối chứng Bệnh nhân ICD International Classification of Diseases (Phân loại quốc tế về bệnh tật) NC Nghiên cứu PSQI The Pittsburgh Sleep Quality Index (Thang đánh giá chất lượng giấc ngủ) TB Trung bình THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông YHCT Y học cổ truyền YHHĐ Y học hiện đại
  • 6. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………...………..…………..1 CHƯƠNG 1…………………………………………………………….……..3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………...……...…..……..3 1.1. Tổng quan về mất ngủ theo Y học hiện đại………………………....…….3 1.1.1. Khái niệm về mất ngủ…………………………………..…………..…..3 1.1.2. Phân loại……………………………...…………………........…………3 1.1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh………………………...……………..4 1.1.4. Lâm sàng……………………………….……………………..…..…….5 1.1.5. Chẩn đoán xác định mất ngủ không thực tổn……………………....…..6 1.1.6. Các phương pháp đánh giá rối loạn giấc ngủ trên lâm sàng và cận lâm sàng……………………………………………………………………………6 1.1.7. Điều trị……………………………………………..…………...………7 1.2. Quan điểm của Y học cổ truyền về mất ngủ……………………….……..9 1.2.1. Bệnh danh………………………………….………………………..….9 1.2.2. Bệnh nguyên, bệnh cơ………………………………………..………..10 1.2.3. Phân thể lâm sàng và điều trị mất ngủ theo YHCT……………….……11 1.3. Tổng quan về viên nén Ích khí an thần – HVY sử dụng trong nghiên cứu…………………………………………………………………………...13 1.4. Tổng quan về phương pháp nhĩ châm…………………………………..15 1.4.1. Quá trình hình thành và phát triển nhĩ châm…………………………..15 1.4.2. Cơ sở lý luận của nhĩ châm…………………………………...……….17 1.4.3. Phạm vi ứng dụng của nhĩ châm………………………………...…….20 1.5. Một số công trình nghiên cứu về điều trị mất ngủ không thực tổn…………………………………………………………………………....22
  • 7. 1.5.1. Nghiên cứu về dịch tễ học……………..………………...…..…….…..22 1.5.2. Nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam………………..…………….....23 CHƯƠNG 2…………………………..…...…………………………………27 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…...………..……….....27 2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………....…...…….………………27 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu……………………………….27 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân khỏi nghiên cứu………………...…….28 2.2. Thời gian nghiên cứu…………………………..………………….…..…28 2.3. Địa điểm nghiên cứu………………………..……..………….…………28 2.4. Phương tiện nghiên cứu………………………………….....…………...28 2.5. Phương pháp nghiên cứu……………………….……..…..……………..29 2.5.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………….…………...…29 2.5.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu……………………………………….………….29 2.5.3. Các bước tiến hành nghiên cứu……………………………………..….30 2.5.4. Các biến số, chỉ số theo dõi……………………………………....…….31 2.5.5. Xử lý số liệu……………………………………….…………………..34 2.5.6. Sai số và cách xử lý sai số………………………………………….…..34 2.5.7. Đạo đức trong nghiên cứu……………………………………………..35 CHƯƠNG 3………………………………………….…………………...….37 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………….…….37 3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu………………………….….37 3.1.1. Đặc điểm tuổi…………………………...…………..…………...…….37 3.1.2. Đặc điểm giới………………………………...……..……………...….37 3.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, xã hội…………………38
  • 8. 3.1.4. Đặc điểm tình trạng mất ngủ…………...……………………..…….….40 3.2. Hiệu quả điều trị mất ngủ………………………….………………..……41 3.2.1. Chất lượng giấc ngủ theo cảm giác chủ quan của người bệnh………...41 3.2.2. Thời lượng giấc ngủ…………...…………………………..….……….42 3.2.3. Các rối loạn giấc ngủ…………………...………………………...……42 3.2.4. Hiệu quả cải thiện các rối loạn trong ngày…………………..………...44 3.2.5. Đánh giá chung kết quả theo điểm PSQI trước và sau điều trị…………46 3.2.6. Đánh giá chỉ số huyết áp trước và sau điều trị………….………………47 3.3. Tác dụng không mong muốn……..…...……………………………...….48 3.3.1. Sự thay đổi về chỉ số sinh hoá máu trước và sau điều trị……...………48 3.3.2. Sự thay đổi về chỉ số huyết học………………..………………………48 3.3.3. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng…………………….……..49 CHƯƠNG 4………………………………..………………………………...50 BÀN LUẬN ………………………………………………..…………..……50 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu……………………………..50 4.1.1. Đặc điểm về tuổi………………………………………………....……50 4.1.2. Đặc điểm về giới tính………………………………………..………...51 4.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp………………………………..…………….52 4.1.4. Đặc điểm hôn nhân và tình trạng chung sống……………………….…52 4.1.5. Đặc điểm về thời gian mất ngủ……………………….……………….52 4.1.6. Tính chất xuất hiện mất ngủ…………………………………………..53 4.2. Hiệu quả điều trị………………………………………….……………..53 4.2.1. Chất lượng giấc ngủ chủ quan……………………………………..….53 4.2.2. Thời lượng giấc ngủ…………………………………………….…….54
  • 9. 4.2.3. Hiệu quả giấc ngủ trước và sau điều trị…………………….…………55 4.2.4. Các rối loạn giấc ngủ…………………………………………………..55 4.2.5. Cải thiện các triệu chứng thứ phát sau mất ngủ………………………...57 4.2.6. Kết quả cải thiện giấc ngủ theo thang điểm PSQI…………………….59 4.2.7. Tác dụng của nhĩ hoàn châm lên điều trị mất ngủ thể tâm tỳ hư……….60 4.2.8. Tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị………………62 KẾT LUẬN………………………………………..……………………...…64 KIẾN NGHỊ…………………………...……………………………...…...…66 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 10. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Ký hiệu các huyệt vị trên loa tai…………………………..……......21 Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu…………………….…37 Bảng 3.2.Phân bố bệnh nhân theo giới……………………….……………...37 Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo đặc điểm xã hội học………………….…38 Bảng 3.4. Đặc điểm tình trạng mất ngủ………………………………..…….40 Bảng 3.5. Chất lượng giấc ngủ chủ quan trước và sau điều trị…………..…..41 Bảng 3.6. Thời lượng giấc ngủ trước và sau điều trị……………………… ..42 Bảng 3.7. Thời gian vào giấc ngủ trước và sau điều trị………………………42 Bảng 3.8. Tần suất thức giấc sớm trước và sau điều trị……………………...43 Bảng 3.9. Hiệu quả giấc ngủ trước và sau điều trị…………………………...44 Bảng 3.10. Hiệu quả cải thiện các triệu chứng thứ phát sau mất ngủ…….….44 Bảng 3.11. Tình trạng buổi sáng trước và sau điều trị…………………….....45 Bảng 3.12. Tỷ lệ biến đổi các điểm trong thang PSQI trước và sau điều trị…...46 Bảng 3.13. Sự biến đổi tổng điểm PSQI trước và sau điều trị……………......47 Bảng 3.14. Đánh giá chỉ số huyết áp của bệnh nhân trước và sau điều trị……..47 Bảng 3.14. Sự thay đổi chỉ số sinh hóa máu……………………………....….48 Bảng 3.15. Sự thay đổi về chỉ số huyết học……………………………..…....48 Bảng 3.16. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng………………..…......49
  • 11. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu……………………………………..….……36
  • 12. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Thần kinh liên quan tới tai…………………………………..…..…19 Hình 1.2. Các vùng huyệt chủ yếu trên loa tai theo quy ước quốc tế………….21 Hình 2.1. Kim nhĩ hoàn………………………………………..……………..28 Hình 2.2. Viên Ích khí an thần – HVY ……………………………….……..29
  • 13. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Giấc ngủ là nhu cầu sinh lý bình thường của con người. Sự hoạt động của não trong giấc ngủ là một hoạt động có hiệu quả nhằm đảm bảo sự sống và phục hồi sức khỏe của cơ thể sau một thời gian hoạt động. Con người không thể thiếu giấc ngủ. Nếu loại bỏ hoàn toàn giấc ngủ trong một thời gian nhất định thì hoạt động cơ thể con người sẽ bị rối loạn và dẫn đến tử vong [1]. Mất ngủ không thực tổn (hay còn gọi là mất ngủ mạn tính) là trạng thái không thỏa mãn về số lượng và chất lượng của giấc ngủ, rối loạn này tồn tại trong một thời gian dài (ít nhất là 1 tháng), làm ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng làm việc của người bệnh: Giảm sự tập trung, sự chú ý, hiệu quả học tập, làm việc, có thể dẫn đến các rối loạn hành vi, ảo giác và hoang tưởng. Bệnh tình có thể nặng nhẹ khác nhau, nhẹ thì khó vào giấc ngủ, có khi ngủ được nhưng dễ tỉnh và khó ngủ lại, nặng thì trằn trọc suốt đêm không ngủ được. Theo Tổ chức y tế Thế giới, rối loạn giấc ngủ là một vấn đề nghiêm trọng của thế kỉ 21. Ở Việt Nam, rối loạn giấc ngủ chiếm tỉ lệ khá cao, 50-80%, thường gặp rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu. Theo Y học hiện đại thuốc điều trị mất ngủ hay dùng là nhóm Benzodiazepin hoặc các thuốc chống trầm cảm an dịu như Doxepin, Trazodin, Trimipramin. Tuy nhiên những thuốc này đa phần là điều trị triệu chứng, thuốc có tác dụng giải lo âu, gây buồn ngủ nhanh giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ nhưng nhược điểm là dễ gây quen thuốc, khi dùng kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng lệ thuộc vào thuốc, cơ thể mệt mỏi. Theo Y học cổ truyền mất ngủ thuộc phạm vi chứng “thất miên”, “bất mị”, “bất đắc miên”,... Nguyên nhân gây ra bệnh khá phức tạp trong đó Tâm Tỳ hư là thể bệnh thường gặp trên lâm sàng. Y học cổ truyền có nhiều phương pháp điều
  • 14. 2 trị mất ngủ không thực tổn: Dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, khí công dưỡng sinh,… Mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng và mục đích cuối cùng là đưa bệnh nhân đến giấc ngủ tự nhiên. Từ năm 1962 đến nay, ngoài phương pháp điện châm, thủy châm, giáo sư Nguyễn Tài Thu đã nghiên cứu nhĩ châm – sử dụng những huyệt trên loa tai để chữa bệnh [2]. Với ưu điểm tiện lợi, không tốn kém, dễ ứng dụng ở các tuyến cơ sở, rút ngắn thời gian điều trị nên nhĩ châm đã được ứng dụng rộng rãi, điều trị nhiều bệnh như liệt, các chứng đau,… đem lại kết quả tốt. Viên nén Ích khí an thần – HVY là chế phẩm y học cổ truyền có nguồn gốc từ bài thuốc nam kinh nghiệm của lương y Nguyễn Kiều. Thuốc có tác dụng bổ dương, ích khí, bổ huyết giải lo âu, an thần. Nhằm góp phần đa dạng hoá phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền, giúp người bệnh có thêm sự lựa chọn trong điều trị, nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác dụng của nhĩ châm kết hợp viên Ích khí an thần – HVY trong điều trị mất ngủ thể tâm tỳ hư” nhằm 2 mục tiêu: 1. Đánh giá tác dụng của nhĩ hoàn châm kết hợp viên Ích khí an thần – HVY trong điều trị mất ngủ thể tâm tỳ hư trên lâm sàng. 2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị.
  • 15. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về mất ngủ theo Y học hiện đại 1.1.1. Khái niệm về mất ngủ Mất ngủ được định nghĩa là khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ hoặc thức dậy quá sớm và không quay trở lại được giấc ngủ hoặc ngủ dậy có cảm giác không ngon giấc và mệt mỏi [3]. 1.1.2. Phân loại * Mất ngủ cấp tính: Gọi là mất ngủ cấp tính khi kéo dài dưới 1 tháng và có thể do nhiều nguyên nhân gây ra: Thay đổi múi giờ, thay đổi nghề nghiệp, mất người thân, do môi trường quá ồn, hay do sử dụng quá nhiều chất kích thích như cà phê, chè,… * Mất ngủ mạn tính – Mất ngủ không thực tổn: Khái niệm mất ngủ không thực tổn (Nonorgamic insomnia) hay còn gọi là trạng thái mất ngủ mạn tính, mất ngủ nguyên phát và được định nghĩa: Đó là trạng thái không thỏa mãn về số lượng và chất lượng giấc ngủ, tồn tại 1 thời gian dài, ít nhất 1 tháng, đặc trưng bằng các đặc điểm sau: - Khó đi vào giấc ngủ: Là than phiền thường gặp, có ở hầu hết các bệnh nhân. - Khó duy trì giấc ngủ và thức dậy sớm: Giấc ngủ bệnh nhân bị chia cắt ra, trong đêm thức giấc nhiều lần và rất khó ngủ lại, hoặc không phục hồi sức khoẻ sau ngủ dậy, chất lượng giấc ngủ kém. - Mất ngủ có liên quan đến các stress đời sống, gặp nhiều ở phụ nữ, người lớn tuổi, tâm lý bị rối loạn và những người bất lợi về kinh tế xã hội. Khi bệnh nhân có cảm giác căng thẳng, lo âu, buồn phiền hoặc trầm cảm.
  • 16. 4 - Mất ngủ nhiều lần dẫn đến mối lo sợ mất ngủ tăng lên và bận tâm lo lắng quá mức về hậu quả ban đêm và ban ngày của nó, tạo thành một vòng luẩn quẩn có huynh hướng kéo dài. - Hậu quả ban ngày: Cảm giác mệt mỏi, thiếu hụt giấc ngủ, ảnh hưởng đến hoạt động xã hội và nghề nghiệp. Theo sách hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các bệnh rối loạn tâm thần của Mỹ năm 1994 (Diagnostic and statistical manual of mental disoder – 4th : DMS – IV,1994) tiêu chuẩn chẩn đoán mất ngủ tức thời gồm các triệu chứng: Khó ngủ, ngủ không yên giấc, khó quay lại giấc ngủ nếu bị tỉnh giấc giữa chừng. Mất ngủ mạn tính kéo dài trên 1 năm sẽ là yếu tố nguy cơ gây trầm cảm nặng [4]. 1.1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mất ngủ như: - Các bệnh lý gây đau như thoái hóa khớp, viêm khớp, loãng xương, đau do thiểu năng động mạch vành,… Các bệnh gây tiểu đêm như u xơ tiền liệt tuyến, đái tháo đường,… Các bệnh gây khó thở như suy tim, viêm phế quản, hen phế quản,… thường xảy ra vào lúc nửa đêm về sáng làm cho người bệnh tỉnh giấc giữa chừng sau đó rất khó ngủ lại. - Các bệnh lý tâm thần kinh: Trầm cảm, hay lo âu, stress (về công tác xã hội, công việc gia đình, tài chính, tình cảm,… ), sa sút trí tuệ là những bệnh thường hay gây rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi. - Có một số trường hợp bị mất ngủ mạn tính ngay từ khi còn nhỏ. - Do thuốc: Một số loại thuốc khi sử dụng ảnh hưởng đến giấc ngủ như thuốc mê, thuốc lợi tiểu, một số thuốc chống suy nhược, các thuốc loại steroid, các thuốc loại chẹn beta giao cảm, thuốc giảm đau chứa caffeine, một số loại thuốc ho, nếu đang sử dụng thuốc an thần hoặc thuốc ngủ mà đột ngột dừng có thể là nguyên nhân gây mất ngủ trở lại.
  • 17. 5 - Sử dụng chất kích thích: Rượu, bia, cà phê, thuốc lá,… - Do rối loạn lịch thức ngủ trong ngày như lịch làm việc thay đổi thất thường, làm việc theo ca không thường xuyên, do thay đổi múi giờ chênh lệch như khi đi du lịch đến các vùng có mức chênh lệch múi giờ 6-24 giờ, thói quen của người ngủ cùng như gáy,… - Các yếu tố môi trường: Ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, nơi ngủ,… 1.1.4. Lâm sàng * Các triệu chứng về giấc ngủ: - Thời lượng giấc ngủ giảm: Tất cả các bệnh nhân đều giảm số lượng thời gian ngủ, chỉ ngủ được 3-4 giờ/24 giờ, thậm chí có bệnh nhân còn thức trắng đêm. - Khó đi vào giấc ngủ: Bệnh nhân không thấy có cảm giác buồn ngủ, trằn trọc, căng thẳng lo âu, thường mất hơn 30p mới đi vào giấc ngủ. - Hay tỉnh giấc ban đêm: Giấc ngủ của bệnh nhân bị chia cắt ra, giấc ngủ chập chờn, không ngon giấc, khi tỉnh giấc rất khó ngủ lại. - Hiệu quả giấc ngủ: Số giờ ngủ/Số giờ nằm trên giường x 100% Ở người bình thường hiệu quả giấc ngủ từ 85% trở lên, còn người mất ngủ hiệu quả giấc ngủ giảm đi nhiều tuỳ theo mức độ mất ngủ, nếu nặng có thể giảm xuống dưới 65%. - Thức giấc sớm: Phần lớn bệnh nhân phàn nàn là ngủ ít, tỉnh dậy sớm. Các bệnh nhân thường có thói quen nằm lại trên giường để xem có thể ngủ lại được không, vì vậy nhiều khi họ rời khỏi giường rất muộn so với lúc họ chưa bị mất ngủ. - Chất lượng giấc ngủ: Người ngủ tốt sau 1 đêm thấy cơ thể thoải mái, mọi mệt nhọc biến mất, vẻ mặt tươi tỉnh.
  • 18. 6 Người mất ngủ sau một đêm không đem lại sức lực và sự tươi tỉnh, một giấc ngủ chập chờn đôi khi khó xác định được là có ngủ hay không ngủ. Vẻ mặt mệt mỏi, mắt thâm quầng, dáng vẻ chậm chạp, hay ngáp vặt. * Các triệu chứng liên quan chức năng ban ngày: - Trạng thái kém thoải mái, mệt mỏi vào ban ngày: Là hậu quả của trạng thái thiếu hụt giấc ngủ. Bệnh nhân thụ động, ít quan tâm đến công việc, luôn suy nghĩ tập trung vào sức khỏe giấc ngủ của họ. - Tình trạng minh mẫn chủ quan vào ban ngày đặc biệt giảm hơn so với lúc trưa, chiều. Ngủ gà nhiều vào buổi trưa, hoạt động kém vào lúc 20 giờ và lúc đi ngủ. Sự minh mẫn cả ngày của họ kém hơn người bình thường. * Các triệu chứng thứ phát sau mất ngủ: Đau đầu, cảm giác chóng mặt vào buổi sáng; Giảm trí nhớ: Hay quên, giảm chức năng nhận thức; Khó tập trung chú ý, hay quên, giảm hứng thú trong công việc; Lo âu; Dễ ức chế cảm xúc, cáu gắt, bực tức. 1.1.5. Chẩn đoán xác định mất ngủ không thực tổn Theo tiêu chuẩn ICD 10 mục F51.0: - Phàn nàn cả về khó đi vào giấc ngủ hay khó duy trì giấc ngủ, hay chất lượng giấc ngủ kém. - Rối loạn giấc ngủ đã xảy ra ít nhất 3 lần/ tuần, kéo dài ít nhất trong 1 tháng. - Rối loạn giấc ngủ gây nên sự mệt mỏi rõ rệt trên cơ thể hoặc gây khó khăn trong hoạt động chức năng ban ngày. - Không có nguyên nhân tổn thương thực thể, như là tổn thương hệ thần kinh hoặc những bệnh lý khác, rối loạn hành vi hoặc do dùng thuốc. 1.1.6. Các phương pháp đánh giá rối loạn giấc ngủ trên lâm sàng và cận lâm sàng * Lâm sàng: Đánh giá chất lượng giấc ngủ bằng thang điểm Pittsburgh (PSQI) của Daniel J.Buyse 1989, nhằm để đánh giá các chỉ số về chất lượng giấc
  • 19. 7 ngủ [5]. Thang điểm này được các nhà lâm sàng nhìn nhận như 1 công cụ hữu hiệu để đánh giá giấc ngủ, khắc phục được tính chất chủ quan trong các khám nghiệm trước đây. Năm 2001 ở Việt Nam, PSQI đã được chuẩn hóa. Các tác giả nhận thấy thang đo này có giá trị sử dụng đáng tin cậy trong lâm sàng để đánh giá mức độ mất ngủ và có thể dùng nó để theo dõi tiến triển mất ngủ [6]. * Cận lâm sàng: Điện não đồ: Điện thế pha chậm của giấc ngủ có sự tăng chậm và tới mức thấp hơn trong các bản delta và theta. Trong những năm gần đây, một số tác giả sử dụng điện não đồ như một phương tiện để chẩn đoán, theo dõi diễn biến và điều trị bệnh tâm căn suy nhược. Các sóng điện não là những dao động có tần số, biên độ, hình dáng khác nhau [7]. Để đánh giá 1 bản điện não đồ, người ta dựa vào một số tiêu chuẩn hoặc đặc tính như sau: - Tần số của mỗi sóng (tính bằng Hz) - Biên độ của sóng (tính bằng µV) - Hình dáng các sóng. - Vị trí, điều kiện xuất hiện các sóng. - Điều kiện làm thay đổi các sóng [8]. Hình ảnh điện não đồ trên bệnh nhân tâm căn suy nhược cho thấy giảm biên độ và chỉ số nhịp alpha, sóng điện não dẹt, chỉ có 30-35% trường hợp có xuất hiện từng đợt sóng alpha. Có sóng nhanh beta, sóng chậm theta, delta trên tất cả vùng não [9]. 1.1.7. Điều trị Các phương pháp như điều trị bằng thuốc, can thiệp hành vi và thay đổi lối sống có thể góp phần điều trị mất ngủ. * Phương pháp không dùng thuốc:
  • 20. 8 - Vệ sinh giấc ngủ: Là phương pháp giáo dục được thiết kế cho những người mất ngủ cũng như cho cộng đồng, bao gồm các hướng dẫn làm thế nào có được nhịp thức ngủ lành mạnh, cố gắng duy trì đều thời gian ngủ và thức. - Liệu pháp kiểm soát kích thích: Để cải thiện giấc ngủ, người ta thường thay đổi môi trường phòng ngủ như đặt giường ngủ nơi thoáng mát, yên tĩnh. Tránh bất kỳ mọi hoạt động kích thích và tăng độ tỉnh táo trước khi đi ngủ như xem tivi, đọc các sách có tác dụng hưng phấn. Nếu bệnh nhân không ngủ được sau 20 phút họ nên rời khỏi giường, ra khỏi phòng ngủ và chỉ nên quay lại khi cảm thấy đủ mệt để buồn ngủ trở lại, việc này có thể lặp đi lặp lại cho đến khi bệnh nhân ngủ được. - Liệu pháp hạn chế giấc ngủ, tăng xu hướng ngủ và dễ đi vào giấc ngủ: Để hạn chế thời gian thức tỉnh trên giường và tăng hiệu quả của giấc ngủ, bệnh nhân không nên đi ngủ quá sớm. - Liệu pháp hành vi, nhận thức: Nội dung giáo dục là khuyến khích bệnh nhân xác định rõ yếu tố nào là yếu tố thuận lợi, khởi phát của mất ngủ. Từ đó giải quyết các suy nghĩ thích nghi kém hoặc sự tin tưởng không đúng về mất ngủ. - Rèn luyện thư giãn: Bệnh nhân nên thực hiện giãn cơ bắp hàng ngày. Tập các bài thư giãn vào buổi tối, không nên làm việc căng thẳng trong 60 phút trước ngủ. - Ngừng hoặc giảm sử dụng rượu, cà phê, thuốc lá và các chất cản trở giấc ngủ. - Xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, dưỡng sinh,… có tác dụng tốt điều trị mất ngủ. * Can thiệp thuốc: - Sử dụng các loại thuốc có thời gian bán hủy ngắn, tác dụng nhanh và ít tác dụng phụ cho những người mất ngủ tạm thời, những người khó đi vào giấc ngủ,
  • 21. 9 đặc biệt cho người có tuổi để tránh loạng choạng vào sáng hôm sau. Những loại này tạo ra giấc ngủ nhanh sâu, tạo cảm giác dễ chịu thoải mái khi ngủ dậy. Nhưng có nhược điểm gây hiện tượng tăng triệu chứng mất ngủ, đòi hỏi tăng liều ở ngày kế tiếp [10]. - Sử dụng các loại thuốc có thời gian bán hủy vừa và chậm: Ưu điểm tác dụng ổn định, ít làm tăng sự mất ngủ. Nhược điểm rất dễ bị lạm dụng và dễ gây nghiện, ở người có tuổi phải lưu ý sự say thuốc, loạng choạng khi thức dậy và tác dụng phụ kéo dài khô miệng sau giấc ngủ [11],[12]. - Các thuốc giải lo âu Benzodiazepines, khi sử dụng khởi đầu bằng liều thấp, và chỉ dùng trong thời gian ngắn, không nên kéo dài vì sẽ gây lệ thuộc thuốc. - Có thể sử dụng các thuốc gây ngủ, thuốc giải lo âu, thuốc chống trầm cảm trong điều trị mất ngủ, vì mất ngủ liên quan mật thiết với lo âu và trầm cảm. - Giáo dục phòng bệnh: + Làm việc có điều độ không thức đêm quá nhiều trong 1 thời gian lâu dễ thành thói quen rồi thành bệnh. + Biện pháp tâm lý chủ yếu giáo dục người bệnh chú ý vệ sinh giấc ngủ tốt. 1.2. Quan điểm của Y học cổ truyền về mất ngủ 1.2.1. Bệnh danh Mất ngủ (bất mị - thất miên) là một chứng bệnh trong YHCT có biểu hiện đặc trưng là vào giấc ngủ khó khăn, trường hợp nhẹ thì bệnh nhân khó vào giấc ngủ, khi đã ngủ lại dễ tỉnh giấc, tỉnh rồi khó ngủ lại, trường hợp nặng thì mất ngủ cả đêm. Sách Nội kinh ghi “Mục bất thính”, “Bất đắc miên”, “Bất đắc ngọa”. Sách Nạn kinh đầu tiên gọi là “Bất mị”, sách Trung tàng kinh gọi là “Vô miên”. Sách Ngoại đài bí yếu gọi là “Bất miên”, sách Thánh tế tổng ghi “Thiều thụy”. Sách
  • 22. 10 Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương gọi là “Thiểu mị”. Thông thường gọi là thất miên [13]. 1.2.2. Bệnh nguyên, bệnh cơ Chứng mất ngủ do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng liên quan đến tâm, tỳ, can, thận, và âm huyết không đủ vì dương thịnh, âm suy, âm dương không giao nhau [14]. Giận dữ lo nghĩ, lao động mệt nhọc hại đến các tạng, tinh huyết hao tổn ở trong ảnh hưởng đến nhau, ảnh hưởng đến mất ngủ kéo dài, bệnh mất ngủ phần nhiều do hư. - Lo nghĩ mệt nhọc: Làm hại đến tâm, tỳ, tâm tổn thương thì âm huyết hao dần, thần không ở yên 1 chỗ, huyết nóng gây loạn thần. Sách Cảnh nhạc nói: “Nhọc mệt lo nghĩ quá, làm huyết dịch hao mòn, thần hồn không có chủ sinh ra không ngủ”. - Dương không giao với âm: Tâm thận không giao, người vốn suy nhược hoặc người bị bệnh lâu, thận âm hao tổn không nuôi dưỡng được tâm, thủy không giúp được hỏa thì tâm dương bốc lên, hoặc tình chí quá cực, tâm thận bất giao thì tâm hỏa càng thịnh lên, thần chí không yên mà không ngủ được. - Âm hư hỏa vượng: Can khí nhiễu động, tình chí tổn thương, can khí mất điều đạt, khí uất không thông lợi được, uất lại hóa hỏa, hỏa bốc lên, âm hư dương cang, nhiễu động tâm thần, thần không yên mà không ngủ được. - Tâm hư đởm khiếp: Không quyết đoán được việc, gặp việc dễ sợ, tâm thần không yên cũng sinh ra mất ngủ, trường hợp này do người yếu, tâm đởm vốn hư dễ kinh, dễ sợ, đêm ngủ không yên. - Vị khí không hòa: Ăn uống không điều hòa, trường vị bị tổn thương, thức ăn đình trệ gây thành đờm nhiệt, úng tắc ở giữa, đờm nhiệt quấy lên, vị khí không điều hòa, làm ngủ không yên.
  • 23. 11 1.2.3. Phân thể lâm sàng và điều trị mất ngủ theo YHCT 1.2.3.1. Thể tâm tỳ hư Triệu chứng: Không dễ đi vào giấc ngủ, mơ nhiều dễ tỉnh, tinh thần mệt mỏi, ăn kém, kèm theo hoa mắt chóng mặt, tứ chi mệt mỏi, bụng đầy tiện lỏng, sắc mặt kém sáng, lưỡi đạm rêu mỏng, mạch tế vô lực. Biện chứng: Tâm chủ huyết, tỳ sinh huyết, tâm tỳ hư suy huyết không dưỡng được tâm, thần không yên vị nên gây mất ngủ, hay mơ, hay quên, tim hồi hộp, hay tỉnh giấc. Khí huyết hư suy, não không được nuôi dưỡng, thanh dương bất thăng gây đầu choáng, chóng mặt. Huyết hư làm sắc mặt không tươi sáng, lưỡi nhợt. Tỳ không kiện vận nên ăn uống kém, huyết ít khí hư tinh thần không phấn chấn, tay chân rã rời, mạch tế nhược. Pháp điều trị: Bổ dưỡng tâm tỳ, sinh khí huyết Phương dược: Quy tỳ thang Phương huyệt: Tam âm giao, Thái bạch, Nội quan, Tâm du, Cách du, Túc tam lý 1.2.3.2. Tâm thận bất giao Triệu chứng: Hư phiền không ngủ, hay mê, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô, ít tân dịch, váng đầu, ù tai, hồi hộp, lưỡi đỏ, mạch tế sác. Biện chứng: Thận âm suy kém không giao được với tâm, tâm hỏa vượng lên, hư nhiệt phiền nhiễu, tâm phiền ngủ kém, tâm quý không yên. Thận tinh suy hao, bể tủy trống rỗng gây đầu choáng, tai ù, hay quên, thận âm hư làm lưng đau. Tâm thận không giao, cửa tinh không kiên cố gây chiêm bao, di tinh. Miệng khô, lòng bàn tay bàn chân nóng, lưỡi đỏ mạch sác là biểu hiện âm hư hỏa vượng. Pháp điều trị: Tư âm giáng hỏa, dưỡng tâm an thần. Phương dược: Hoàng liên a giao thang hoặc Chu sa an thần hoàn. Phương huyệt: Tam âm giao, Quan nguyên, Khí hải, Thận du, Thái khê.
  • 24. 12 1.2.3.3. Tâm đởm khí hư Triệu chứng: Khó ngủ, hay mơ, dễ hoảng hốt, kinh sợ, tim hồi hộp, thở ngắn, mệt mỏi, tiểu tiện trong dài, lưỡi nhợt, mạch huyền tế. Biện chứng: Tâm hư nên tâm thần không yên, hay hồi hộp. Đởm hư nên dễ kinh sợ, hay mơ, dễ tỉnh giấc. Thở ngắn, khí đoản, mệt mỏi, tiểu tiện trong dài là biểu hiện của khí hư. Sắc lưỡi nhợt, mạch huyền tế là biểu hiện khí huyết không đủ. Pháp: Ích khí trấn kinh, an thần định chí. Phương dược: An thần định chí hoàn. Phương huyệt: Tam âm giao, Quan nguyên, Khí hải, Thận du, Bách hội, Thái xung, Khâu khư. 1.2.3.4. Can uất hóa hỏa Triệu chứng: Không ngủ, tính tình nóng nảy, dễ tức giận, không muốn ăn, khát nước, uống nước luôn, mặt, mắt đỏ, miệng đắng, tiểu tiện vàng đỏ, đại tiện bí kết, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền sác. Biện chứng: Giận dữ hại can, can mất điều đạt, khí uất hóa hỏa, nhiễu đến tâm thần gây không ngủ. Can khí phạm vệ nên không muốn ăn. Can uất hóa hỏa, can hỏa hại vị, vị nhiệt gây miệng khát, thích uống nước. Hỏa nhiệt nhiễu lên gây mắt đỏ, miệng đắng. Tiểu vàng đỏ, đại tiện bí kết, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền sác là biểu hiện của nhiệt. Pháp: Sơ can tả nhiệt an thần Phương dược: Long đởm tả can thang Phương huyệt: Can du, Cách du, Tam âm giao, Huyết hải, Thái xung. 1.2.3.5. Đàm nhiệt nội nhiễu
  • 25. 13 Triệu chứng: Đầu nặng, mất ngủ, nhiều đờm, tức ngực, kém ăn, ợ hơi, nuốt chua, buồn nôn, tâm phiền, miệng đắng, chóng mặt, rêu lưỡi nhờn vàng, mạch hoạt sác. Biện chứng: Do thức ăn đình trệ, thấp tích thành đờm, đờm sinh nhiệt, nhiệt nhiễu lên tâm phiền không ngủ. Thức ăn hợp với đờm thấp trở trệ ở trung tiêu nên ngực tức, thanh dương bị che mờ gây đầu nặng mắt hoa. Đờm thực đình trệ, khí cơ không lưu lợi làm cho vị mấtt hòa giáng nên không muốn ăn, ợ hơi hoặc lợm giọng nôn mửa. Rêu vàng mạch hoạt sác là triệu chứng đờm nhiệt và thức ăn bị ngưng đọng ở trong. Pháp: Hòa đàm thanh nhiệt, hòa trung an thần. Phương dược: Ôn đởm thang. Phương huyệt: Túc tam lý, Thái xung, Nội quan, Thần môn, Tam âm giao. 1.3. Tổng quan về viên nén Ích khí an thần – HVY sử dụng trong nghiên cứu Viên nén Ích khí an thần – HVY có nguồn gốc từ bài thuốc nam kinh nghiệm của lương y Nguyễn Kiều gồm: Đinh lăng 10g, Lạc tiên 10g, Bình vôi 5g, Ba kích nam 10g, Vông nem 10g. Phân tích bài thuốc: Đinh lăng có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực là quân. Ba kích nam tác dụng trợ dương, bổ thận, cường gân cốt, an ngũ tạng, bổ trung ích khí, dưỡng 2 kinh tỳ và thận là thần. Lạc tiên có tác dụng an thần, thanh tâm, dưỡng can, thanh nhiệt; Bình vôi có tác dụng an thần, dưỡng huyết, thanh nhiệt, giải độc là Tá. Vông nem tính bình vị đắng, vào can tâm chữa mất ngủ do tâm can khí vượng là sứ. Thành phần 1 viên nén Ích khí an thần – HVY 703 mg cao khô dược liệu:
  • 26. 14 TT Tên dược liệu Tên khoa học Khối lượng Cao khô hỗn hợp tương ứng 1 viên 1 Đinh lăng Radix polysciacis 163mg 703 mg 2 Lạc tiên Herba passiflorae foetidae 147mg 3 Bình vôi Tuber stephaniae 81mg 4 Ba kích nam Radix morindae officinalis 167mg 5 Vông nem Folium erythrinae 145mg Các vị thuốc được cung cấp bởi khoa Dược – Bệnh viện Tuệ Tĩnh, đạt tiêu chuẩn dược điển Việt Nam 5. - Công dụng: Trợ dương, ích khí, bổ huyết giải lo âu, an thần. - Chủ trị: Điều trị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ nguyên nhân do khí huyết hư. Chỉ định: - Trị các chứng mất ngủ, giảm trí nhớ, tim đập hồi hộp, suy nhược thần kinh do lo âu, căng thẳng, stress, làm việc quá sức. - Trị suy nhược cơ thể, giúp ăn ngon. - Trị chứng mất ngủ ở người cao tuổi. Chống chỉ định: Người quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc. Nguyễn Ngọc Đăng (2020) đã nghiên cứu đề tài “Đánh giá độc tính cấp và tác dụng điều trị mất ngủ không thực tổn của viên nén Ích khí an thần – HVY” cho kết luận: Về độc tính cấp của viên Ích khí an thần – HVY với liều cao nhất chuột có thể dung nạp 37,5 viên/kg (75mg/kg) nhưng không có chuột chết, không có hiện tượng đi phân lỏng, chuột ngủ nhiều. Về kết quả điều trị mất ngủ không thực tổn của bài thuốc: làm tăng thời lượng giấc ngủ của người bệnh, làm giảm thời gian đi vào giấc ngủ, cải thiện chất lượng giấc ngủ [15].
  • 27. 15 Phạm Minh Tuấn (2020) nghiên cứu độc tính bán trường diễn và tác dụng điều trị mất ngủ không thực tổn của viên nén Ích khí an thần – HVY, cho kết quả: Viên nén Ích khí an thần – HVY khi dùng đường uống trong 4 tuần liên tục với 2 mức liều 0,51mg/kg/ngày (tương đương liều điều trị dự kiến trên người), và 1,52mg/kg/ngày (gấp 3 lần liều tương tương liều điều trị dự kiến trên người) không gây độc tính bán trường diễn trên chuột cống trắng. Và viên nén có tác dụng làm tăng thời lượng giấc ngủ, cải thiện chất lượng giấc ngủ giúp bệnh nhân ngủ ngon giấc hơn [16]. 1.4. Tổng quan về phương pháp nhĩ châm Nhĩ châm (dùng kim châm vào những điểm mẫn cảm trên loa ) gồm nhiều phương pháp như điện nhĩ châm, từ nhĩ châm, laser châm, ôn châm, nhĩ áp, dán cao thuốc và gài kim. Trong đó nhĩ hoàn châm (gài nhĩ hoàn) là phương pháp thường dùng với những bệnh mạn tính. Việc gài kim và lưu lại trên tai trong thời gian dài là để duy trì kích thích vào huyệt và tăng tác dụng điều hòa chức năng các tạng phủ. Thời gian lưu kim từ 3-5 ngày mới phải thay kim. Khi đắc khí, bệnh nhân có cảm giác nóng bừng trên tai, thầy thuốc sẽ thấy đỏ ửng trên tai, sờ vào tai thấy nóng hơn. Thủ thuật kích thích mạnh là tả, kích thích nhẹ là bổ [17]. 1.4.1. Quá trình hình thành và phát triển nhĩ châm Nhĩ châm là một di sản quý báu trong châm cứu học cổ truyền của nhân loại. Nó có nguồn gốc rất xa xưa từ phương pháp chữa bệnh dân gian của nhiều dân tộc thuộc vùng Địa Trung Hải vào thời đại văn minh cổ đại Ai Cập, đồng thời cũng được nêu trong kho tàng y học cổ truyền Phương Đông [18]. Tại châu Âu: Thời Ai Cập cổ đại đã đề cập gây tuyệt sản ở phụ nữ bằng cách châm trên loa tai, thời Hipocrate có nêu phương pháp gây vô sinh ở nam giới bằng cách chích trên loa tai. Tác giả Lusitanus (Bồ Đào Nha – thế kỷ XVII) có đề
  • 28. 16 cao lợi ích của việc dí báng loa tai để chữa chứng đau thần kinh tọa, đau đầu, và một số chứng sung huyết khác. Từ thế kỷ XVIII – XIX: Valsalva đã miêu tả trên cùng một bản vẽ của loa tai, giải phẫu các dây thần kinh, các động mạch và một phần tĩnh mạch của loa tai, ông cũng mô tả chính xác các vùng để chữa đau răng, đau thần kinh hông. Đến giữa thế kỷ XIX, xuất hiện nhiều công trình trên các tạp chí y học của Pháp về vấn đề châm loa tai chữa chứng đau thần kinh hông, đau thần kinh mắt, đau răng. Thế kỷ XX, BS.P.Nogier (Pháp) đã xây dựng được bản đồ đầu tiên về các khu vực phản ánh thân thể con người trên loa tai làm cơ sở quan trọng cho nhĩ châm hiện đại ra đời, phương pháp nhĩ châm mới được hình thành và áp dụng ở nhiều nước châu Âu [2],[18]. Tại các nước có nền YHCT và Việt Nam: Nhĩ châm là phương pháp trị liệu có cở sở lý luận được đề cập trong các tài liệu kinh điển bởi các y gia từ thời cổ đại. Trong Nội kinh và Nạn kinh, có nhiều đoạn kinh văn ghi chép về mối quan hệ mật thiết giữa tai và toàn thân thông qua hệ thống kinh lạc, lục phủ ngũ tạng, với toàn bộ cơ thể [18]. Tại Việt Nam, từ năm 1962, Viện nghiên cứu Đông y đã bắt đầu nghiên cứu nhĩ châm. Năm 1968, Viện đã báo cáo tổng kết 5 năm nghiên cứu nhĩ châm thực hiện trên 1923 đối tượng, khảo sát điểm đau trên loa tai, khảo sát sơ đồ loa tai để chữa bệnh. Trong năm 1981-1984, Bộ môn YHCT trường Đại học Y Hà Nội đã đạt một số kết quả ứng dụng châm loa tai. Từ năm 1990, Bệnh viện Châm cứu Trung ương là một bệnh viện đầu ngành về châm cứu và các phương pháp không dùng thuốc, GS.Nguyễn Tài Thu đã cho thành lập phòng nhĩ châm, chính thức áp dụng châm loa tai vào trong điều trị và nghiên cứu khoa học các chứng bệnh thuộc chuyên ngành thần kinh, tiêu hóa, sinh dục,… đạt nhiều kết quả tốt, từ đó đã có những đánh giá kết luận: - Châm loa tai có hiệu quả điều trị rõ rệt nhiều loại chứng bệnh.
  • 29. 17 - Số ngày điều trị không kéo dài, ít tai biến. 1.4.2. Cơ sở lý luận của nhĩ châm 1.4.2.1. Mối liên hệ giữa tai và các kinh mạch, tạng phủ theo YHCT Trung y chẩn đoán học giảng nghĩa đã đề cập đến tai trong vọng chẩn: “Người bình thường, tai dày thịt mà nhuận trạch đó là tiên thiên thận âm đầy đủ, tai mỏng mà khô là tiên thiên thận âm không đủ. Tai thuộc kinh thiếu dương, là nơi hội tụ của tông mạch. Nhĩ châm liệu pháp chữa các bệnh ở tạng phủ càng chứng minh sự liên kết mật thiết giữa tai và toàn thân”. Trong những tài liệu kinh điển của châm cứu đều có đề cập mối liên quan giữa tai và các kinh mạch. Trong Linh khu có nêu “Tai là nơi hội tụ của tổng mạch” hoặc “ Khí huyết của 12 kinh mạch, 365 lạc đều lên mặt để tưới cho 5 quan, 7 khiếu, não tủy ở đầu mặt,… trong đó có khí huyết tách ra để tưới nhuận cho tai”. Sách Nội kinh mô tả rất rõ mối quan hệ giữa loa tai và tạng phủ “Thận khí thông với tai, thận hòa thì tai nghe được”. Tố vấn ghi “Bệnh can hư thì tai không nghe được, khí nghịch thì đau đầu, điếc tai”. Do đó, lục phủ ngũ tạng và 12 kinh đều có quan hệ với nhau qua loa tai. Tai trực tiếp thông đạt với kinh Đởm, kinh Bàng quang, kinh Vị, kinh Tam tiêu, kinh Tiểu trường, kinh Đại trường, gián tiếp thông đạt với kinh Thận, kinh Phế, kinh Can, kinh Tâm bào. Như vậy có thể xem tai như một điểm đồng quy của kinh lạc, “Thập nhị kinh mạch giả thượng lạc vu nhĩ”. Cho nên các vùng huyệt phân bố ở tai là những đại biểu của 12 kinh mạch. Khi phát sinh bệnh tật ở 1 tạng phủ nào đó thì sẽ có phản ứng trên loa tai và xuất hiện một điểm đau tương ứng gọi là thống điểm. Nếu trên cơ thể có chỗ đau là tại chỗ ấy kinh khí không thông đạt (thống tắc bất thông), khí huyết bị tắc nghẽn thì tổ chức tương ứng ở chỗ đó bị bệnh. Do đó, khi có biểu hiện không thông ở 1 vùng nào đó thì có thể trị liệu ở vùng ấy hoặc vùng tương đương trên loa tai.
  • 30. 18 Trên loa tai mỗi vùng huyệt là một vùng tương ứng với mỗi tạng phủ bên trong. Theo Nogier dái tai liên hệ với Thận, lòng tai tương quan với Tỳ, phần trên thuộc Tâm, nhĩ bình là vùng của Phế, vành tai là hành lang của Can. Tất cả những lý luận trên đã đặt nền tảng cho cơ sở lý luận về mối liên quan giữa tai và lục phủ ngũ tạng. Như vậy tai có quan hệ mật thiết với 12 kinh mạch và tất cả các tạng phủ trong cơ thể. Đây cũng chính là cở sở lý luận về YHCT của phương pháp nhĩ châm. 1.4.2.2. Theo giải phẫu, thần kinh, sinh lý học Sự phân bố thần kinh ở tai rất phong phú gồm: Các nhánh chính của dây thần kinh tai to và dây thần kinh chẩm nhỏ ở tiết đoạn thần kinh C2-C3, nhánh thái dương của dây thần kinh V, nhánh tai sau của dây thần kinh mặt, nhánh tai sau của dây thần kinh phế vị [19],[20],[21]. - Nhánh trước của dây thần kinh tai – thái dương: Nhánh này đi từ dây thần kinh tai - thái dương của dây thần kinh V cho ra 3 đến 4 nhánh nhỏ. - Dây thần kinh tai to: Xuất phát từ đám rối cổ, men theo bề mặt của cơ ức đòn chũm, đi lên ngang dái tai, phân ra 2 nhánh, nhánh trước tai và nhánh sau tai. - Nhánh tai của dây X: Nhánh này bắt đầu phát ra từ hạch thần kinh cảnh của dây phế vị, ra phía trước hợp lại với sợi thần kinh VII trong ống của dây này, men theo rãnh của mặt sau loa tai tách ra 2 nhánh phân bố tại xoắn tai dưới và ống tai ngoài. - Nhánh tai của thần kinh VII: Sau khi ra khỏi lỗ trâm chũm, dây VII cho ra nhánh tai phân bố ở mặt sau tai và xoắn tai trên, tại chỗ dưới và sau rễ luân, nơi giữa của chân đối luân và phần dưới của hố tam giác. - Dây thần kinh chẩm nhỏ: Xuất phát từ đám rối cổ, đi lên theo cơ ức đòn chũm, phân ra 1 số nhánh tới phần trên của loa tai; 1/3 da mặt sau loa tai, nhánh
  • 31. 19 trước tai và nhánh đâm xuyên phân bố ở luân tai, phần trên của thuyền tai, chân trên của đối luân và một phần của hố tam giác. Hình 1.1. Thần kinh liên quan tới tai * Phân bố mạch máu và bạch mạch của loa tai: Loa tai được cung ứng máu khá đầy đủ, chủ yếu dựa vào động mạch thái dương nông của động mạch cổ ngoài và động mạch sau tai. Các tĩnh mạch nhỏ của mặt trước loa tai đổ vào tĩnh mạch thái dương nông. Tĩnh mạch của mặt sau loa tai hợp lại thành 3-5 tĩnh mạch đổ vào tĩnh mạch sau tai. Bạch mạch của loa tai khá phong phú, hình thành 1 mạng lưới tại loa tai. * Phân vùng loa tai và những thay đổi bệnh lý: Trên lâm sàng ta có thể quan sát thấy các hiện tượng sau: - Ở loa tai có vùng phản ứng hoặc điểm phản ứng trong khi ở đường kinh tương ứng với vùng bệnh không tìm thấy điểm phản ứng hoặc vùng phản ứng. - Ở loa tai không có vùng phản ứng hoặc điểm phản ứng trong khi ở đường kinh tương ứng với vùng bệnh có điểm phản ứng hoặc vùng phản ứng.
  • 32. 20 - Ở loa tai và trên đường kinh tương ứng với vùng bệnh đều có điểm phản ứng hoặc vùng phản ứng. - Riêng loa tai: Điểm phản ứng hoặc vùng phản ứng có khi xuất hiện ở cả 2 loa tai, có khi chỉ có ở 1 loa tai, có khi 1 bệnh nhân có nhiều điểm phản ứng hoặc vùng phản ứng, có khi cùng 1 bệnh trên các đối tượng khác nhau lại có những vùng phản ứng hoặc điểm phản ứng ở cac vị trí khác nhau, không theo quy luật. Thực tiễn lâm sàng cho thấy: Khi cơ thể có bệnh đa số trường hợp trên mặt của loa tai, tại những vị trí của loa tai có quan hệ với nơi đang bị bệnh xuất hiện những vùng phản ứng bệnh lý. Khi bệnh đỡ hoặc khỏi, cảm giác ấn đau ở điểm này cũng giảm hoặc mất đi. 1.4.3. Phạm vi ứng dụng của nhĩ châm - Các chứng thuộc hệ thần kinh: Đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, rối loạn thần kinh thực vật, đau thần kinh tọa, đau thần kinh liên sườn,… - Các chứng thuộc hệ vận động: Đau vai gáy, đau lưng, các chứng đau viêm khớp cấp, mãn. - Các chứng đau nhức: Viêm tuyến vú, tắc tia sữa, đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, viêm amydan,… - Các loại bệnh khác: Suyễn, đau dạ dày, bệnh ngoài da, đái dầm, tăng huyết áp, huyết áp thấp,… Để thống nhất vùng huyệt trong nhĩ châm, hội đồng châm cứu Tây Thái Bình Dương họp tháng 6 năm 1987 tại Seoul (Hàn Quốc) đã lấy 3 sơ đồ loa tai của 3 nước: Việt Nam (Nguyễn Tài Thu), Trung Quốc (Vương Thế Tài), Pháp (P.Nogier) để so sánh, nghiên cứu và sơ bộ công nhận 44 vùng huyệt thống nhất trên loa tai như sau:
  • 33. 21 Bảng 1.1. Ký hiệu các huyệt vị trên loa tai A1 = mắt A2 = miệng, lưỡi A3 = trán A4 = tai A5 = gáy A6 = răng, mũi A7 = răng A8 = thị giác A9 = thị giác B1 = cơ hoành B2 = trực tràng B3 = niệu đạo B4 = sinh dục ngoài B5 = can B6 = thần kinh thực vật, tâm bào C1 = buồng trứng, tinh hoàn C2 = cổ, giáp trạng C3 = vai C4 = đốt sống C5 = ngực, vú C6 = bụng D1 = đầu gối D2 = bánh chè, cẳng chân E = đùi, chân, thần kinh tọa F1 = mũi F2 = thực quản, thanh quản, da H1 = vai, cánh tay H2 = khuỷu tay H3 = cổ tay, bàn tay G = não tủy O1 = tâm, thần môn O2 = tử cung, sinh dục O3 = tâm bào P1 = dạ dày, vị P2 = tiểu trường P3 = đại trường P4 = buồn trứng, tinh hoàn P5 = bàng quang, niệu đạo P6 = thận P7 = tỳ, can, đởm Q1 = phổi, tâm bào Q2 = tâm Q3 = miệng, thực quản, thanh quản Q4 = tai, thính giác Hình 1.2. Các vùng huyệt chủ yếu trên loa tai theo quy ước quốc tế TK THỰC VẬT THẦN MÔN TỲ TÂM
  • 34. 22 1.5. Một số công trình nghiên cứu về điều trị mất ngủ không thực tổn Trong những năm gần đây phương pháp châm loa tai được nhiều nhà y học trên thế giới quan tâm. Trong nhiều công trình nghiên cứu đã công nhận phương pháp Nhĩ châm có giá trị trong điều trị và chẩn đoán bệnh. 1.5.1. Nghiên cứu về dịch tễ học Tỷ lệ mất ngủ trong cộng đồng theo nhiều nghiên cứu dao động từ 20-30%. Theo số liệu công bố của viện Gallup (Mỹ) năm 1990 nghiên cứu ở 8 nước cho thấy [22]: Tên nước Tỷ lệ người mất ngủ (%) Tỷ lệ người mất ngủ mạn tính (%) Pháp 31 19 Ý 35 5 Anh 34 11 Đan Mạch 31 9 Bỉ 27 9 Tây Ban Nha 23 9 Đức 23 7 Mỹ 27 9 Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện rằng tỷ lệ mắc các vấn đề về giấc ngủ cao hơn ở phụ nữ và các nhóm tuổi cao [23],[24]. Các vấn đề về giấc ngủ không liên quan nhiều đến sự đô thị hóa bởi phần lớn những người được khảo sát sống ở khu vực nông thôn, ngoại ô. Và con số này có thể cao hơn ở khu vực thành thị. Một trong những yếu tố đáng chú ý nhất trong phân tích này đó là sự khác biệt giữa các quốc gia được tiến hành nghiên cứu [24].
  • 35. 23 - Trong các nước được phân tích , Bangladesh có tỷ lệ cao nhất số người mắc các vấn đề về giấc ngủ 43,9% phụ nữ, 23,6% ở nam giới. - Tỷ lệ mắc các vấn đề về giấc ngủ tăng lên nhanh chóng tại các nước đang phát triển, gần bằng tỷ lệ được thấy ở các nước phát triển. Điều này là do sự gia tăng tỷ lệ mắc các vấn đề như trầm cảm, lo âu. - Các nước như Kenya, Ghana (châu Phi) có tỷ lệ từ 8,3%-28,5%. - Theo số liệu thống kê có đến 4% dân số châu Á chịu ảnh hưởng của bệnh rối loạn giấc ngủ. Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu khẳng định bệnh này rất phổ biến. Một khảo sát mới đây tại thành phố Hồ Chí Minh trên 800 người cho thấy có 20% bị mất ngủ. Báo cáo tại hội thảo “Vấn đề toàn cầu hóa, thành thị hóa và sức khỏe tâm thần” ở Huế năm 2010 cho biết, hiện nay ở Việt Nam có 20% dân số đang mặc bệnh “ tâm thần hiện đại” do ảnh hưởng của đô thị hóa. Rối loạn giấc ngủ là một trong số những rối loạn tâm thần này [25],[26]. Kết quả 1 số nghiên cứu cũng cho thấy mất ngủ có liên quan tới giới và tuổi: - Lagresi và cộng sự (1983) nhận thấy tỷ lệ mất ngủ tăng theo tuổi. - Theo Mellinger và cộng sự (1989), Gislason và cộng sự (1987) tỷ lệ nam nữ ½ - Theo Lương Hữu Thông (1995) ở Việt Nam tỷ lệ mất ngủ ở nam 34,5- 40%, ở nữ 60-65,5%. Trong đó phụ nữ trung niên chiếm đa số [11]. - Theo tổ chức y tế thế giới (1996): Số phụ nữ mất ngủ cao hơn 1,5 lần nam giới dù không có sự gia tăng đáng kể về tuổi tác. 1.5.2. Nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam Chyi Lo (người Trung Quốc) và cộng sự tháng 3/2013 đăng trên viện quốc gia Hoa Kỳ dùng viên từ nhân tạo dán trên huyệt ở loa tai, sau kích thích làm bệnh nhân đi vào giấc ngủ sớm hơn 15 phút và cải thiện hiệu quả của thói quen
  • 36. 24 đi ngủ tăng lên đến 84,04%, thúc đẩy giấc ngủ sâu hơn trong nhóm thực nghiệm, từ đó nâng cao chất lượng giấc ngủ. Từ năm 1992 đến nay, viện châm cứu Trung ương đã lập nhóm nghiên cứu về nhĩ châm sau chuyển thành đơn vị nhĩ châm để ứng dụng hiệu quả và tiếp tục đánh giá tác dụng của liệu pháp này. Lưu Thị Hiệp (1999) “Bước đầu nghiên cứu nhĩ châm trên hai huyệt giao cảm – thần môn để trị chứng mất ngủ thể tâm huyết bất túc”, kết quả công thức đạt thành công 24/30 ca, bệnh nhân ngủ sâu hơn từ 20-25 phút/đêm, những ngày điều trị cuối có thể ngủ thêm được 2 giờ. Các triệu chứng hồi hộp, lo âu giảm khoảng 70% [27]. Lê Thị Hương giang (2002) Đã “Đánh giá hiệu quả lâm sàng điều trị mất ngủ không thực tổn (thể tâm tỳ hư) bằng điện châm” và kết luận: Thời lượng giấc ngủ sau điện châm tăng lên dần và kết thúc điều trị thời lượng giấc ngủ tăng lên trung bình 3-4 tiếng. Hiệu quả giấc ngủ đạt loại tốt là 96,65% [28]. Nguyễn Bá Quang (2004) đánh giá tác dụng của điện nhĩ châm trong điều trị đau đầu thể can hoả vượng, kết luận: Sau điều trị bệnh nhân đạt kết quả rất tốt là 56,3%, tốt là 28,4%, trung bình 14,7%, không có trường hợp là không có kết quả [29]. Đào Hữu Minh (2004) nghiên cứu lâm sàng điều trị béo phì bằng nhĩ châm kết hợp với thể châm, kết quả sau điều trị thể trong, các thành phần mỡ máu như cholesterol toàn phần, triglycerid đều giảm có ý nghĩa thống kê [30]. Đỗ Trí Đức (2005) đã “Đánh giá tác dụng điều trị đau và mất ngủ bằng điện châm ở bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn muộn” và rút ra kết luận: Khi điện châm huyệt Hợp cốc, Chi câu, Quyền liêu có tác dụng trong điều trị đau và mất ngủ cho bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn muộn [31].
  • 37. 25 Đoàn Văn Minh (2009) đã đánh giá tác dụng điện châm huyệt Nội quan, thần môn, tam âm giao trong điều trị mất ngủ không thực tổn, đã có kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân có thời gian đi vào giấc ngủ dưới 15 phút sau điều trị nhóm đối chứng là 93,3%, nhóm nghiên cứu là 100%. Tỷ lệ bệnh nhân không còn triệu chứng thức giấc sớm ở nhóm đối chứng là 70%, ở nhóm nghiên cứu là 76,7% [25]. Nguyễn Tuyết Trang (2010) đã đánh giá bài thuốc quy tỳ thang trong điều trị chứng hư lao thể tâm tỳ hư và rút ra kết luận: Bài thuốc quy tỳ thang có tác dụng cải thiện rõ rệt rối loạn giấc ngủ với tỷ lệ 63,33% [32]. Lê Thế Khoát (2014) đã đánh giá tác dụng của điện châm và cứu kết hợp với xoa bóp bấm huyệt trong điều trị mất ngủ không thực tổn và đưa ra kết luận: Thời lượng và hiệu quả giấc ngủ được tăng lên nhiều sau 10 ngày điều trị và tăng lên nhiều sau 15 ngày điều trị, bệnh nhân đi vào giấc ngủ nhanh và êm dịu [33]. Trần Văn Thanh (2014) đã nghiên cứu tác dụng của nhĩ châm trên bệnh nhân rối loạn giấc ngủ do Stress kết quả sau điều trị chất lương giấc ngủ cải thiện rõ rệt [34]. Trần Thị Liên (2015) đã sử dụng điện nhĩ châm để điều trị mất ngủ thể tâm thận bất giao, nâng cao hiệu quả của thói quen đi ngủ từ dưới 70% trước điều trị lên trên 85% sau điều trị [35]. Nguyễn Đình Phát (2016) đã đánh giá hiệu quả của từ nhĩ châm điều trị mất ngủ thể tâm tỳ hư, cho thấy hiệu quả giấc ngủ đã tăng đáng kể sau 15 ngày điều trị [36]. Nguyễn Đức Minh (2018) đã đánh giá tác dụng của phương pháp điện châm huyệt Nội quan, Thái xung trong điều trị rối loạn giấc ngủ thể can đởm hoả vượng, kết quả hiệu quả giấc ngủ tăng lên rõ rệt sau điều trị 100% bệnh nhân có hiệu quả giấc ngủ >85%. Tổng điểm PSQI trung bình giảm từ 18,69±0,711 xuống còn 3,89±0,531 điểm [37].
  • 38. 26 Ngô Quang Vinh (2019) đã nghiên cứu “Hiệu quả điều trị mất ngủ bằng phương pháp nhĩ châm các huyệt Thần môn, Tâm, Tỳ, Thận, Vùng dưới đồi kết hợp với thể châm trên bệnh nhân mất ngủ không thực tổn”, kết quả sau 28 ngày điều trị PSQI trung bình giảm theo thời gian: trước điều trị là 12,3±1,2, sau 14 ngày điều trị 10,5±1,7, sau 28 ngày điều trị 6,9±2,4 [38]. Phùng Đức Đạt (2020) đánh giá tác dụng của nhĩ châm kết hợp với phương pháp thở 4 thì của bác sỹ Nguyễn Văn Hưởng trong điều trị mất ngủ không thực tổn, đã kết luận chất lượng và hiệu quả giấc ngủ cải thiện rõ rệt sau thời gian điều trị [39]. Nguyễn Đức Minh (2021) đã nghiên cứu”Hiệu quả điều trị mất ngủ không thực tổn thể tâm tỳ hư bằng phương pháp cấy chỉ kết hợp tập dưỡng sinh”, kết quả: Thời gian vào giấc ngủ, tần suất rối loạn giấc ngủ ở nhóm nghiên cứu cải thiện rõ rệt so với trước điều trị, tổng điểm PSQI trung bình giảm từ 13,97±3,01 trước điều trị xuống còn 4,52±1,14 sau điều trị [40]. Nguyễn Thị Vui (2021) đã đánh giá tác dụng của nhĩ châm kết hợp cấy chỉ trong điều trị rối loạn giấc ngủ không thực tổn và đưa ra kết luận: Thời lượng giấc ngủ tăng từ 2,98 ± 0,52 giờ lên 6,31 ± 0,57 giờ, điểm PSQI giảm từ 14,65 ± 1,07 điểm xuống còn 4,83 ± 0,96 điểm [41].
  • 39. 27 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân được khám, chẩn đoán mất ngủ thể tâm tỳ hư điều trị ngoại trú, nội trú tại bệnh viện trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương. 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu Theo YHHĐ Theo YHCT - Bệnh nhân tuổi từ 18-70, không phân biệt giới, tự nguyện tham gia nghiên cứu. - Bệnh nhân được chẩn đoán mất ngủ không thực tổn theo tiêu chuẩn ICD 10 mục F51.0  Phàn nàn cả về khó đi vào giấc ngủ hay khó duy trì giấc ngủ, hay chất lượng giấc ngủ kém.  Rối loạn giấc ngủ đã xảy ra ít nhất 3 lần/ tuần, kéo dài ít nhất trong 1 tháng.  Rối loạn giấc ngủ gây nên sự mệt mỏi rõ rệt trên cơ thể hoặc gây khó khăn trong hoạt động chức năng ban ngày.  Không có nguyên nhân tổn thương thực thể, như là tổn thương hệ thần kinh hoặc những bệnh lý khác, rối loạn hành vi hoặc do dùng thuốc. - Bệnh nhân tuân thủ quy trình điều trị. Bệnh nhân thuộc thể tâm tỳ hư: - Vọng: Sắc mặt vàng, chất lưỡi nhạt bệu, rêu trắng. - Văn: Tiếng nói nhỏ, rõ, hơi thở ngắn, không hôi. - Vấn: Hồi hộp hay quên, ít ngủ hay mê, kém ăn, mệt mỏi, bụng trướng đại tiện nhão, kinh nguyệt không đều (đối với phụ nữ). - Thiết: Mạch tế nhược.
  • 40. 28 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân khỏi nghiên cứu - Bệnh nhân mất ngủ do nguyên nhân thực thể. - Phụ nữ có thai/cho con bú. - Bệnh nhân tự ý bỏ thuốc hoặc dùng thuốc khác trong quá trình điều trị. - Bệnh nhân có biểu hiện cấp cứu nội, ngoại khoa, các bệnh mạn tính cần sự can thiệp của YHHĐ, bệnh nhân suy gan, suy thận nặng hoặc suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS), sa sút trí tuệ người cao tuổi, bệnh lý tâm thần kinh. - Bệnh nhân có biểu hiện dị ứng thuốc, dị ứng với kim nhĩ hoàn, dị ứng với băng dính trên kim nhĩ hoàn, triệu chứng mất ngủ nặng lên. Cần phải thay đổi phương pháp điều trị đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. - Bệnh nhân không muốn tiếp tục tham gia nghiên cứu. 2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4/2021 đến hết tháng 12/2021. 2.3. Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương. 2.4. Phương tiện nghiên cứu * Chất liệu nghiên cứu: - Kim châm cứu: Kim gài loa tai (Nhĩ hoàn) do công ty cổ phần xuất nhập khẩu Khánh Phong sản xuất. Đường kính 0.22 mm, Độ dài 1.3 mm. Hộp 10 vỉ x 10 cây/ hộp Hình 2.1. Kim nhĩ hoàn
  • 41. 29 - Viên nén Ích khí an thần – HVY Hình 2.2. Viên Ích khí an thần – HVY Liều lượng và cách dùng: Uống mỗi lần 3 viên, ngày 2 lần. Ngày sản xuất: 29/3/2019. Hạn sử dụng: 3 năm kể từ ngày sản xuất. Tiêu chuẩn áp dụng: TCCS * Phương tiện nghiên cứu: - Dụng cụ cơ bản châm cứu: Bông cồn, khay, panh kẹp - Dụng cụ khác: Máy đo huyết áp, tai nghe, đồng hồ bấm giây. - Bệnh án mẫu chuyên biệt phù hợp với mục tiêu, nội dung nghiên cứu. 2.5. Phương pháp nghiên cứu 2.5.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp nghiên cứu tiến cứu, so sánh kết quả trước - sau điều trị, có đối chứng. 2.5.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu Chọn cỡ mẫu thuận tiện, 60 bệnh nhân chia 2 nhóm: + Nhóm I (nhóm nghiên cứu – Nhóm NC): Gồm 30 bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp nhĩ châm kết hợp viên Ích khí an thần - HVY. Ngày uống 6 viên, chia 2 lần lúc 11 giờ và 20 giờ trong 20 ngày.
  • 42. 30 + Nhóm II (Nhóm đối chứng – Nhóm ĐC): Gồm 30 bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp nhĩ châm trong 20 ngày. 2.5.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 2.5.3.1. Chọn bệnh nhân: Các bệnh nhân mất ngủ vào viện được thăm khám lâm sàng toàn diện theo YHHĐ và YHCT để lựa chọn thể bệnh. Thông qua thăm khám loại trừ những đối tượng không đủ tiêu chuẩn nghiên cứu. - Đo mạch, huyết áp ở thời điểm khám, sau điều trị 20 ngày. - Thực hiện test PSQI, được đánh giá trước và sau khi điều trị. - Lập hồ sơ nghiên cứu (60 bệnh nhân): Làm bệnh án khám lâm sàng và cận lâm sàng cần thiết. 2.5.3.2. Quy trình điều trị Công thức huyệt: Theo phác đồ của Nguyễn Tài Thu [2]. Ký hiệu vùng theo quy ước quốc tế Tên cơ quan, bộ phận Vị trí Tác dụng Q2 Tâm Nằm ở chỗ trũng nhất xoắn tai dưới - Dưỡng huyết, an thần, giảm đau. P7 Tỳ Nằm ở vị trí tiếp giáp xoắn tai dưới và đối bình tai. - Chữa mất ngủ do tỳ hư, ăn uống không ngon. O1 Thần môn Nằm ở đỉnh hố tam giác của loa tai - Chữa nhức đầu, mất ngủ, giảm đau. B6 Thần kinh thực vật Nằm trên vành tai cạnh lồi củ vành tai - Điều tiết sự hưng phấn, an thần, giảm đau. Kỹ thuật gài kim: - Chuẩn bị bệnh nhân: Tư thế ngồi.
  • 43. 31 - Giải thích cho bệnh nhân về mục đích điều trị và một số triệu chứng có thể xuất hiện trong khi điều trị để bệnh nhân yên tâm như: Cảm giác nóng trên tai một lúc sau điều trị sẽ hết. - Thầy thuốc xác định vị trí huyệt. - Sát khuẩn tai bằng bông cồn. Sát khuẩn tay. - Gài kim vào đúng vị trí huyệt. - Ngón tay cái day nhẹ để kim gắn chặt trên tai đồng thời kích thích vào huyệt. - Để bệnh nhân nghỉ ngơi 5 phút trước khi ra về. - Liệu trình điều trị: Lưu kim 3 ngày/lần x 7lần/liệu trình. 2.5.3.3. Theo dõi sau điều trị Bệnh nhân được theo dõi trong quá trình điều trị để phát hiện các bất thường. Các bất thường sẽ được bác sĩ thăm khám đánh giá về mức độ và xử trí. Có thể xem xét ngừng điều trị nếu các tác dụng không mong muốn làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe bệnh nhân, bệnh nhân khó chịu nhiều và từ chối tiếp tục tham gia vào nghiên cứu. - Các lượng giá về triệu chứng lâm sàng, các test đánh giá lâm sàng được tiến hành tại thời điểm D₀ (trước khi điều trị), D₂₀ (sau điều trị 20 ngày). 2.5.4. Các biến số, chỉ số theo dõi 2.5.4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu - Tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, thời gian mắc bệnh, tính chất xuất hiện bệnh. 2.5.4.2. Chỉ tiêu nghiên cứu * Các triệu chứng về giấc ngủ được đánh giá tại thời điểm D₀ và D₂₀. - Chất lượng giấc ngủ chủ quan của người bệnh. + Tốt: Dễ vào giấc, ngủ sâu, sảng khoái sau khi ngủ.
  • 44. 32 + Khá: Dễ vào giấc, cảm thấy ngủ đủ giấc. + Trung bình: Vào giấc khó hơn, ngủ không sâu, dễ tỉnh giấc, ngủ lại ít. + Kém: Khó vào giấc, hay mê, hay tỉnh giấc, khó ngủ lại hoặc thức trắng đêm. - Thời lượng giấc ngủ mỗi đêm của bệnh nhân (giờ/đêm): Thời gian ngủ được trung bình trong 1 đêm. - Hiệu quả giấc ngủ ( = số giờ ngủ/ số giờ nằm trên giường x 100%) Kết quả Hiệu quả giấc ngủ Tốt ≥85% Trung bình 75%-84% Kém 65%-74% Rất kém <65% - Tần suất mất ngủ: Số đêm mất ngủ trong 1 tuần (lần/tuần) - Thời gian vào giấc ngủ (phút): Sau khi đã nằm trên giường, mỗi đêm mất khoảng bao lâu mới ngủ được. - Tần suất thức giấc sớm (lần/tuần) - Các triệu chứng cơ thể kèm theo: Mệt mỏi, giảm tập trung, hay quên, lo lắng, cáu gắt, hoa mắt chóng mặt. - Tình trạng buổi sáng của người bệnh được đánh giá theo các mức độ sau: + Tốt: Sau khi ngủ dậy, cơ thể thoải mái, mệt nhọc biến mất, vẻ mặt tươi tỉnh. + Cải thiện: Sau khi ngủ dậy thấy cơ thể thoải mái nhưng vẻ mặt còn mệt mỏi. + Không đổi: Sau khi ngủ dậy, không đem lại sức lực và sự tươi tỉnh, mệt mỏi hay ngáp vặt.
  • 45. 33 + Nặng hơn: Sau khi ngủ dậy, cơ thể mệt mỏi hơn, dáng vẻ chậm chạp hơn. - Theo dõi một số tác dụng không mong muốn của nhĩ hoàn châm, tác dụng phụ của thuốc sau điều trị ngày thứ 20 (D₂₀). Ảnh hưởng của thuốc trên một số chỉ số cận lâm sàng: công thức máu (hồng cầu, bạch cầu, huyết sắc tố), chức năng gan (ALT, AST), chức năng thận (ure, creatinin) * Điểm đánh giá chung mức độ rối loạn giấc ngủ test PSQI: Đánh giá chất lượng giấc ngủ bằng thang điểm Pittsburgh (PSQI) của Daniel J.Buyse 1989, nhằm đánh giá các chỉ số về chất lượng giấc ngủ (Phụ lục 2). Test PSQI là một công cụ đơn giản, hiệu quả, bao gồm 7 yếu tố của giấc ngủ: + Yếu tố 1: Chất lượng giấc ngủ theo cảm giác chủ quan của bệnh nhân (1 câu) + Yếu tố 2: Giai đoạn đi vào giấc ngủ (1 câu). + Yếu tố 3: Thời lượng giấc ngủ (1 câu). + Yếu tố 4: Hiệu quả của thói quen đi ngủ (2 câu). + Yếu tố 5: Các rối loạn giấc ngủ (10 câu). + Yếu tố 6: Sự sử dụng thuốc ngủ (1 câu). + Yếu tố 7: Rối loạn trong ngày. (2 câu) 2.5.4.3. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả * Đánh giá mức độ mất ngủ tại thời điểm D₀ và D₂₀ theo PSQI Mỗi yếu tố được đánh giá ở 4 mức độ: Không có rối loạn 0 điểm Rối loạn nhẹ 1 điểm Rối loạn vừa 2 điểm Rối loạn nặng 3 điểm
  • 46. 34 Tổng điểm PSQI Đánh giá 0 Tốt 1-7 Khá 8-14 Trung bình 15-21 Kém So sánh điểm PSQI trung bình, mức độ về rối loạn giấc ngủ theo PSQI tại thời điểm D₀, D₂₀ ở mỗi nhóm, và so sánh giữa 2 nhóm. 2.5.5. Xử lý số liệu Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y sinh học với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0. Sử dụng các thuật toán thống kê: Tính X trung bình, tỷ lệ phần trăm, độ lệch chuẩn, so sánh các tỷ lệ. 2.5.6. Sai số và cách xử lý sai số - Các triệu chứng chủ quan khó đánh giá. Khắc phục: Sử dụng bộ câu hỏi đã được chuẩn hóa, cho điểm dựa theo mức độ. - Sai số khi nhớ lại các triệu chứng cần đánh giá sau 10 ngày, 20 ngày. Khắc phục: Bệnh nhân ghi lại nhật ký giấc ngủ gồm: thời gian cần để vào giấc ngủ, số giờ ngủ, số lần tỉnh trong đêm, chất lượng giấc ngủ. - Bệnh nhân không tuân thủ điều trị Khắc phục: Trình bày giải thích rõ cho đối tượng nghiên cứu về quá trình điều trị và nghiên cứu, chỉ tiến hành nghiên cứu khi BN đồng ý và cam kết tham gia đầy đủ. - Bệnh nhân tự ý sử dụng phương pháp điều trị khác. Khắc phục: Thường xuyên liên lạc hỏi bệnh nhân, người nhà bệnh nhân.
  • 47. 35 2.5.7. Đạo đức trong nghiên cứu - Đề cương nghiên cứu đã được Hội đồng của Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam thông qua. - Khi tiến hành nghiên cứu được sự đồng ý của Ban Giám đốc Bệnh viện Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương và Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. - Mọi thông tin cá nhân của đối tượng tham gia nghiên cứu đều được giữ bí mật tuyệt đối. Tất cả các bệnh nhân đều được giải thích rõ mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu và hoàn toàn tự nguyện tham gia. Nghiên cứu chỉ được tiến hành khi được sự đồng ý của bệnh nhân và họ có quyền rút khỏi nghiên cứu với bất kỳ lý do gì. - Đề tài nghiên cứu được tiến hành hoàn toàn nhằm mục đích tìm ra thêm 1 phương pháp điều trị phối hợp trên bệnh nhân mất ngủ không thực tổn (cải thiện tình trạng giấc ngủ, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân), ngoài ra không có mục đích gì khác. - Khách quan trong đánh giá và phân loại, trung thực trong xử lý số liệu.
  • 48. 36 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu BN đến khám tại Bệnh viện Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương Khám lâm sàng (YHHĐ) Khám lâm sàng (YHCT) Chẩn đoán mất ngủ thể tâm tỳ hư n=60 Đánh giá kết quả điều trị và so sánh giữa 2 nhóm Kết luận Thời điểm D₀, D₂₀ Chỉ tiêu lâm sàng Test PSQI Nhóm nghiên cứu (n=30) -Nhĩ châm - Uống Ích khí an thần - HVY Nhóm đối chứng (n=30) -Nhĩ châm
  • 49. 37 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Đặc điểm tuổi Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu Tuổi Nhóm NC (a) Nhóm ĐC (b) Tổng pa-b n % n % n % > 0,05 18-29 0 0 0 0 0 0 30-39 1 3,3 2 6,6 3 5,0 40-49 2 6,7 3 10,0 5 8,3 50-59 12 40,0 11 36,7 23 38,3 60-70 15 50,0 14 46,7 29 48,4 Tổng 30 100 30 100 60 100 Tuổi TB ( X ± SD) 58,23 ± 7,93 56,3 ± 8,74 57,27 ± 8,33 Nhận xét: Nhóm tuổi mắc mất ngủ cao nhất ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu có độ tuổi từ 60-70 tuổi, và không xuất hiện triệu chứng mất ngủ ở nhóm tuổi 18-29 tuổi. Độ tuổi trung bình là 57,265 ± 8,331 tuổi. Không có sự khác biệt về độ tuổi giữa 2 nhóm nghiên cứu với p > 0,05. 3.1.2. Đặc điểm giới Bảng 3.2.Phân bố bệnh nhân theo giới Giới Nhóm NC (a) Nhóm ĐC (b) Tổng số n % n % n % Nam 11 36,7 10 33,3 21 35,0 Nữ 19 63,3 20 66,7 39 65,0 Tổng 30 100 30 100 60 100 pa-b > 0,05 Nhận xét: Tỷ lệ mắc mất ngủ ở nữ cao hơn nam (nhóm nghiên cứu nam chiếm 36,7%, nữ chiếm 63,3%; Nhóm đối chứng nam chiếm 33,3%, nữ chiếm 66,7%).
  • 50. 38 - Không có sự khác biệt về phân bố theo giới giữa 2 nhóm nghiên cứu với p>0,05. Biểu đồ 3.1. Đặc điểm về giới của đối tượng nghiên cứu 3.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, xã hội Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo đặc điểm xã hội học Nhóm NC (a) Nhóm ĐC (b) Tổng số pa-b n % n % n % Nghề nghiệp Hưu trí 5 16,7 4 13,3 9 15,0 > 0,05 LĐ trí óc 12 40,0 11 36,7 23 38,3 LĐ chân tay 13 43,3 15 50,0 28 46,7 Tổng 30 100 30 100 60 100 Trình độ học vấn Trên THPT 8 26,7 9 30,0 17 28,3 > 0,05 THPT 4 13,3 5 16,7 9 15,0 THCS 11 36,7 10 33,3 21 35,0 Dưới THCS 7 23,3 6 20,0 13 21,7 Tổng 30 100 30 100 60 100 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% Nhóm nghiên cứu Nhóm đối chứng 63.3% 66.7% 36.7% 33.3% Nữ Nam
  • 51. 39 Tình trạng hôn nhân Có vợ/ chồng 25 83,3 26 86,7 51 85,0 > 0,05 Ly hôn/ góa 3 10,0 3 10,0 6 10,0 Khác 2 6,7 1 3,3 3 5,0 Tổng 30 100 30 100 60 100 Tình trạng chung sống Cùng gia đình 30 100,0 30 100,0 60 100,0 > 0,05 Sống một mình 0 0 0 0 0 0 Khác 0 0 0 0 0 0 Tổng 30 100 30 100 60 100 Nhận xét: Tỷ lệ mất ngủ mạn tính tập trung nhiều nhất ở nhóm lao động chân tay và lao động trí óc. Không có sự khác biệt về học vấn giữa 2 nhóm với p > 0,05. Không có sự khác biệt về tình trạng hôn nhân và tình trạng chung sống giữa 2 nhóm (p >0,05). Đa số bệnh nhân đang có vợ/chồng và đang sống với gia đình. Biểu đồ 3.2. Đặc điểm về nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu 16.7% 13.3% 15.0% 40.0% 36.7% 38.3% 43.3% 50.0% 46.7% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% Nhóm Nghiên Cứu Nhóm Chứng Tổng Hưu trí Lao động trí óc Lao động chân tay
  • 52. 40 3.1.4. Đặc điểm tình trạng mất ngủ Bảng 3.4. Đặc điểm tình trạng mất ngủ Nhóm NC (a) Nhóm ĐC (b) Tổng số pa-b n % n % n % Thời lượng giấc ngủ < 1 giờ 4 13,3 3 10,0 7 11,7 > 0,05 1-3 giờ 19 63,4 20 66,7 39 65,0 >3 giờ 7 23,3 7 23,3 14 23,3 Tổng 30 100 30 100 60 100 X ± SD (giờ) 2,48 ± 0,88 2,53 ± 0,99 2,51 ± 0,92 Thời gian mất ngủ <3 tháng 1 3,33 2 6,67 3 5 > 0,05 3 tháng-1 năm 10 33,33 12 40 22 36,67 >1 năm 19 63,34 16 53,33 35 58,33 Tổng 30 100 30 100 60 100 X ± SD (tháng) 17,4 ± 8,78 18,07 ± 9,94 17,74 ± 9,31 Tính chất xuất hiện mất ngủ Đột ngột 5 16,7 4 13,3 9 15,0 > 0,05 Từ từ 25 83,3 26 86,7 51 85,0 Tổng 30 100 30 100 60 100 Thời gian vào giấc <30 phút 4 13,33 5 16,67 9 15 > 0,05 30-60 phút 14 46,67 18 60 32 53,33 ≥60 phút 12 40 7 23,33 19 31,67 Tổng 30 100 30 100 60 100 X ± SD (giờ) 1,09 ± 0,67 1,13 ± 0,79 1,11 ± 0,72 Nhận xét: Trước điều trị, đa số bệnh nhân mất ngủ từ từ, bệnh nhân ngủ từ 1-3h mỗi đêm, thời gian vào giấc > 30 phút, tình trạng mất ngủ kéo dài trên 3 tháng. Sự khác biệt về đặc điểm tình trạng mất ngủ giữa nhóm nghiên cứu và đối chứng là không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
  • 53. 41 Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh 3.2. Hiệu quả điều trị mất ngủ 3.2.1. Chất lượng giấc ngủ theo cảm giác chủ quan của người bệnh Bảng 3.5. Chất lượng giấc ngủ chủ quan trước và sau điều trị Mức độ Nhóm NC Nhóm ĐC pa-b D₀ D₂₀ (a) D₀ D₂₀ (b) n % n % n % n % Tốt 0 0 4 13,33 0 0 2 6,67 > 0,05 Khá 0 0 23 76,67 0 0 20 66,67 Trung bình 3 10 3 10 2 6,67 8 26.66 Kém 27 90 0 0 28 93,33 0 0 Tổng 30 100 30 100 30 100 30 100 pD₂₀-D₀ < 0,05 < 0,05 Nhận xét: Trước điều trị, đa số người bệnh đánh giá chất lượng giấc ngủ kém với tỷ lệ 93,33% ở nhóm chứng và 90% ở nhóm nghiên cứu, không có bệnh nhân nào đánh giá chất lượng ngủ tốt. Sau điều trị, chất lượng giấc ngủ đã được cải thiện đáng kể, không còn bệnh nhân nào có chất lượng giấc ngủ kém. Ở nhóm 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng Tổng 3.33% 6.67% 5.00% 33.33% 40.00% 36.67% 63.34% 53.33% 58.33% < 3 tháng 3 tháng - 12 tháng > 12 tháng
  • 54. 42 nghiên cứu số người có chất lượng giấc ngủ khá là 76,67% và tốt là 13,33%. Tỷ lệ này ở nhóm đối chứng là 66,67% khá và 6,67% tốt. - Chất lượng giấc ngủ theo cảm giác chủ quan của bệnh nhân ở mỗi nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. 3.2.2. Thời lượng giấc ngủ Bảng 3.6. Thời lượng giấc ngủ trước và sau điều trị D₀ ( X ± SD) D₁₀ ( X ± SD) D₂₀ ( X ± SD) pD₂₀-D₀ Nhóm NC (a) n=30 4,17 ± 0,55 5,62 ± 0,52 6,83 ± 0,62 < 0,05 Nhóm ĐC (b) n=30 4,23 ± 0,63 5,33 ± 0,55 6,08 ± 0,51 < 0,05 pa-b > 0,05 > 0,05 < 0,05 < 0,05 Nhận xét: Sau 10 ngày điều trị, ở mỗi nhóm thời lượng giấc ngủ đều được cải thiện hơn so với trước điều trị, sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Nhưng sau 20 ngày điều trị, thời lượng giấc ngủ trung bình ở nhóm nghiên cứu là 6,83± 0,62 cao hơn so với nhóm đối chứng 6,08 ± 0,51. Sự khác biệt giữa 2 nhóm lúc này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 3.2.3. Các rối loạn giấc ngủ 3.2.3.1. Thời lượng vào giấc ngủ Bảng 3.7. Thời gian vào giấc ngủ trước và sau điều trị Thời gian (phút) Nhóm NC Nhóm ĐC pa-b D₀ D₂₀ (a) D₀ D₂₀ (b) n % n % n % n % ≤30 0 0 5 16,67 0 0 1 3,33 > 0,05 31-60 0 0 21 70 1 3,33 20 66,67 >60 30 100 4 13,33 29 96,67 9 30 Tổng 30 100 30 100 30 100 30 100 pD₂₀-D₀ < 0,05 < 0,05 Nhận xét:
  • 55. 43 - Trước điều trị, hầu hết bệnh nhân có thời gian đi vào giấc ngủ là hơn 60 phút. - Sau điều trị 20 ngày, thời gian vào giấc ngủ ở mỗi nhóm đều cải thiện so với trước điều trị. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. - Thời gian vào giấc ngủ tại thời điểm 20 ngày sau điều trị của nhóm chứng và nhóm nghiên cứu khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. 3.2.3.2. Tần suất thức giấc sớm Bảng 3.8. Tần suất thức giấc sớm trước và sau điều trị Tần suất thức giấc sớm Nhóm NC Nhóm ĐC pa-b D₀ D₂₀ (a) D₀ D₂₀ (b) n % n % n % n % 0 lần 0 0 2 6,67 0 0 2 6,67 > 0,05 1 lần 0 0 11 36,67 0 0 9 30 2-3 lần 2 6,67 17 56,66 1 3,33 19 63,33 >3 lần 28 93,33 0 0 29 96,67 0 0 Tổng 30 100 30 100 30 100 30 100 pD₂₀-D₀ < 0,05 < 0,05 Nhận xét: - Tại thời điểm trước điều trị, phần lớn người bệnh thức giấc sớm hơn 3 lần/tuần (96,67% ở nhóm chứng và 93,33% ở nhóm nghiên cứu. Sau điều trị thì không còn người bệnh thức giấc sớm trên 3 lần/tuần trở lên ở cả 2 nhóm. - Sau điều trị 20 ngày, mức độ thức giấc sớm ở mỗi nhóm đều cải thiện tốt có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị với p < 0,05, giữa nhóm chứng và nhóm nghiên cứu khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
  • 56. 44 3.2.3.3. Hiệu quả giấc ngủ trước và sau điều trị Bảng 3.9. Hiệu quả giấc ngủ trước và sau điều trị Hiệu quả giấc ngủ Nhóm NC Nhóm ĐC pa-b D₀ D₂₀ (a) D₀ D₂₀ (b) n % n % n % n % <65% 30 100 0 0 30 100 0 0 < 0,05 65-74% 0 0 0 0 0 0 1 3,33 75-84% 0 0 14 46,67 0 0 17 56,67 >85% 0 0 16 53,33 0 0 12 40 Tổng 30 100 30 100 30 100 30 100 pD₂₀-D₀ < 0,05 < 0,05 Nhận xét: Ở mỗi nhóm điều trị, hiệu quả giấc ngủ được cải thiện tốt hơn so với trước điều trị. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Hiệu quả giấc ngủ tại thời điểm 20 ngày sau điều trị của nhóm nghiên cứu cải thiện tốt hơn so với nhóm đối chứng có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 3.2.4. Hiệu quả cải thiện các rối loạn trong ngày 3.2.4.1. Các triệu chứng thứ phát sau mất ngủ Bảng 3.10. Hiệu quả cải thiện các triệu chứng thứ phát sau mất ngủ Triệu chứng thứ phát sau mất ngủ Nhóm NC Nhóm ĐC pa-b D₀ D₂₀ (a) D₀ D₂₀ (b) n % n % n % n % Mệt mỏi 28 93,33 0 0 29 96,67 0 0 > 0,05 Giảm tập trung 20 66,67 6 20 21 70 10 33,33 Lo lắng 11 36,67 2 6,67 12 40 8 26,67 Hay quên 22 73,33 3 10 18 60 9 30 Hoa mắt, chóng mặt 17 56,67 5 16,67 15 50 7 23,33 Sút cân 4 13,33 0 0 5 16,67 0 0 Ngủ gà 18 60 7 23,33 16 53,33 6 20 pD₂₀-D₀ < 0,05 < 0,05 Nhận xét: Trước điều trị, triệu chứng mệt mỏi chiếm tỷ lệ cao nhất (93,33% ở nhóm nghiên cứu và 96,67% ở nhóm đối chứng). Sau điều trị, các triệu chứng thứ
  • 57. 45 phát được cải thiện tốt hơn ở cả 2 nhóm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Các triệu chứng thứ phát sau mất ngủ tại thời điểm sau điều trị 20 ngày giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 3.2.4.2. Tình trạng buổi sáng Bảng 3.11. Tình trạng buổi sáng trước và sau điều trị Tình trạng buổi sáng Nhóm NC Nhóm Đc pa-b D₀ D₂₀ (a) D₀ D₂₀ (b) n % n % n % n % Nặng 27 90 0 0 26 86,67 0 0 > 0,05 Không đổi 3 10 1 3,33 3 10 2 6,67 Cải thiện 0 0 15 50 1 3,33 17 56,67 Tốt 0 0 14 46,67 0 0 11 36,66 Tổng 30 100 30 100 30 100 30 100 pD₂₀-D₀ < 0,05 < 0,05 Nhận xét: - Sau điều trị 20 ngày, tỷ lệ bệnh nhân có tình trạng buổi sáng nặng của 2 nhóm nghiên cứu đều giảm từ 90% xuống 0 % đối với bệnh nhân nhóm nghiên cứu và từ 86,67 % xuống còn 0 %. Sau điều trị các bệnh nhân có tình trạng buổi sáng cải thiện và tốt. - Mức độ cải thiện tình trạng buổi sáng trước và sau điều trị ở mỗi nhóm khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. - Mức độ cải thiện tình trạng buổi sáng tại thời điểm sau điều trị của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
  • 58. 46 3.2.5. Đánh giá chung kết quả theo điểm PSQI trước và sau điều trị Bảng 3.12. Tỷ lệ biến đổi các điểm trong thang PSQI trước và sau điều trị Yếu tố Nhóm NC Nhóm ĐC pa-b D₀ D₂₀ (a) D₀ D₂₀ (b) X ± SD X ± SD X ± SD X ± SD Chất lượng giấc ngủ chủ quan 2,53 ± 0,51 0,73 ± 0,52 2,43 ± 0,57 1,03 ± 0,72 > 0,05 Giai đoạn đi vào giấc ngủ 2,63 ± 0,56 1,17 ± 0,7 2,73 ± 0,45 1,3 7± 0,67 Thời lượng giấc ngủ 2,87 ± 0,35 1,13 ± 0,57 2,77 ± 0,43 1,53 ± 0,63 Hiệu quả của thói quen đi ngủ 2,83 ± 0,38 1,23 ± 0,5 2,73 ± 0,45 1,53 ± 0,57 Các rối loạn trong giấc ngủ 1,93 ± 0,78 1,03 ± 0,75 2,07 ± 0,74 1,17 ± 0,65 Sự sử dụng thuốc ngủ 1,47 ± 0,51 0 ± 0 1,53 ± 0,51 0 ± 0 Rối loạn trong ngày 1,97 ± 0,72 1,07 ± 0,58 2,13 ± 0,68 1,27 ± 0,64 pD₂₀-D₀ < 0,05 < 0,05 Nhận xét: - Tỷ lệ biến đổi các thành phần trong thang PSQI trước và sau điều trị ở từng nhóm cải thiện rõ và có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Giữa 2 nhóm thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. - Sau 20 ngày điều trị, hiệu quả chất lượng giấc ngủ theo đánh giá chủ quan của nhóm nghiên cứu là (0,73±0,52) thấp hơn so với nhóm chứng (1,03±0,72), điều này chứng tỏ rằng chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân nhóm nghiên cứu tốt hơn so với nhóm đối chứng.
  • 59. 47 Bảng 3.13. Sự biến đổi tổng điểm PSQI trước và sau điều trị Điểm PSQI Nhóm NC Nhóm ĐC pa-b D₀ D₂₀ (a) D₀ D₂₀ (b) X ± SD X ± SD X ± SD X ± SD PSQI 13,63 ± 2,37 4,77 ± 0,94 14,03 ± 2,81 5,17 ± 0,95 < 0,05 pD₂₀-D₀ < 0,05 < 0,05 Nhận xét: - Tổng điểm PSQI trước và sau điều trị ở từng nhóm cải thiện rõ và có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. - Tỷ lệ điểm trung bình PSQI sau điều trị ở nhóm nghiên cứu là 4,77 ± 0,94 điểm, ở nhóm đối chứng là 5,17 ± 0,95 điểm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 3.2.6. Đánh giá chỉ số huyết áp trước và sau điều trị Bảng 3.14. Đánh giá chỉ số huyết áp của bệnh nhân trước và sau điều trị Huyết áp Nhóm NC Nhóm ĐC pa-b D₀ D₂₀ D₀ D₂₀ X ± SD X ± SD X ± SD X ± SD Tâm thu 118,67 ±8,6 120,33±6,15 117,67±10,06 120,67±6,91 > 0,05 Tâm trương 70,67±5,83 72,33±5,04 71,33±8,6 71,67±5,31 pD₂₀-D₀ > 0,05 > 0,05 Nhận xét: - Chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương ở từng nhóm đều năm trong giới hạn bình thường trước và sau điều trị. Sự khác biệt huyết áp ở từng nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
  • 60. 48 3.3. Tác dụng không mong muốn 3.3.1. Sự thay đổi về chỉ số sinh hoá máu trước và sau điều trị Bảng 3.14. Sự thay đổi chỉ số sinh hóa máu Chỉ số sinh hoá máu Nhóm NC (a) Nhóm ĐC (b) pD₂₀-D₀ X ± SD X ± SD X ± SD X ± SD D₀ D₂₀ (a) D₀ D₂₀ (b) Ure (mmol/l) 5,71 ± 1,05 5,87 ± 1,02 6,25 ± 0,58 6,24 ± 0,52 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 Creatinin (μmol/l) 84,03 ± 10,16 83,28 ± 9,68 84,61 ± 9,16 86,34 ± 7,65 AST (U/L) 23,41 ± 4,25 23,12 ± 3,43 23,01 ± 3,24 22,52 ± 2,34 ALT (U/L) 26,78 ± 4,57 26,68 ± 4,07 29,47 ± 3,91 28,63 ± 3,05 Nhận xét: - Các chỉ số AST, ALT, Ure, Creatinin ở thời điểm trước và sau điều trị có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. 3.3.2. Sự thay đổi về chỉ số huyết học Bảng 3.15. Sự thay đổi về chỉ số huyết học Chỉ số Nhóm NC Nhóm ĐC pa-b D₀ D₂₀ (a) D₀ D₂₀ (b) X ± SD X ± SD X ± SD X ± SD Hồng cầu (T/l) 4,85 ± 0,45 4,94 ± 0,36 4,79 ± 0,51 4,81 ± 0,3 > 0,05 Bạch cầu (G/l) 6,46 ± 1,39 6,87 ± 1,44 6,86 ± 1,13 6,87 ± 0,92 Huyết sắc tố (gt/l) 140,77 ± 5,31 139,77 ± 4,96 139,23 ±6 ,03 140,57 ± 9,15 pD₂₀-D₀ > 0,05 > 0,05 Nhận xét: - Sự thay đổi về chỉ số Hồng cầu, Bạch cầu, Huyết sắc tố sau 20 ngày điều trị không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
  • 61. 49 3.3.3. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng Bảng 3.16. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng Triệu chứng n % Tác dụng không mong muốn của thuốc Buồn nôn 0 0 Đầy bụng chán ăn 0 0 Đau bụng 0 0 Iả chảy 0 0 Táo bón 0 0 Sẩn ngứa 0 0 Tác dụng không mong muốn của nhĩ hoàn châm Vựng châm 0 0 Chảy máu 0 0 Nhiễm khuẩn 0 0 Ngứa/đỏ tại vị trí châm 0 0 Nhận xét: - Chưa thấy tác dụng không mong muốn của thuốc và của phương pháp nhĩ châm trên lâm sàng trong thời gian điều trị.
  • 62. 50 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 4.1.1. Đặc điểm về tuổi Trong nghiên cứu này của chúng tôi, người bệnh mất ngủ không thực tổn đến khám và điều trị gặp ở nhiều nhóm tuổi khác nhau. Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 57,27 ± 8,33, nhỏ nhất là 35 tuổi, lớn nhất là 69 tuổi. Nhóm tuổi hay gặp nhất là nhóm tuổi 60-70 tuổi với 29 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 48,33%. Tiếp đến là nhóm tuổi 50-59 với 23 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 38,3%. Nhóm tuổi ít có bệnh nhân mất ngủ là nhóm từ 40-49 tuổi và nhóm 30-39 tuổi với tỷ lệ lần lượt là 8,3% và 5%. Trong đó không gặp bệnh nhân mất ngủ ở độ tuổi 18-29 tuổi. Theo Quera – Salva (1991), Hahogen (1993) và Ohayon (1996) đã giải thích sự gia tăng mất ngủ có liên quan đến tuổi tác. Sự thay đổi về kiểu giấc ngủ như là giảm đáng kể giấc ngủ có sóng chậm, đó là do sự thoái hoá của cơ chế truyền sóng chậm theo giải phẫu – thần kinh [42],[43],[44]. Theo nghiên cứu của Vũ Thị Châu Loan (2016) nhóm 60-69 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất chiếm 37,9% [45]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu trên, lứa tuổi trung niên từ 60-70 tuổi là lứa tuổi phổ biến nhất. Ở lứa tuổi trung niên, áp lực từ công việc, trách nhiệm với gia đình và con cái gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giấc ngủ. Mặt khác, lứa tuổi từ 35 đến 70 tuổi thì nữ đang ở trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, còn nam trong giai đoạn tiền mãn tinh. Sự thay đổi hoocmon sinh dục, nội tiết cũng là một trong những yếu tố gây ra mất ngủ [43]. Theo YHCT giấc ngủ vốn thuộc âm, do
  • 63. 51 thần làm chủ, thần yên thì ngủ được, thần không yên thì không ngủ được. Khí huyết suy, dinh khí bất túc là nguyên nhân làm cho thần không được yên, dẫn đến mất ngủ [20]. 4.1.2. Đặc điểm về giới tính Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nữ giới là 65% cao hơn tỷ lệ nam giới là 35%. Tỷ lệ nữ/nam tương ứng là 1,86/1. Tương đồng với các nghiên cứu của Đoàn Văn Minh (2009) tỷ lệ nữ giới là 63,3%, nam giới là 36,7% [25]. Kết quả nghiên cứu của Đinh Danh Sáng (2016) tỷ lệ nữ chiếm 67,33% [46]. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Oanh (2017) tỷ lệ nữ/nam là 2,37/1 [47]. Kết quả nghiên cứu của Phạm Minh Tuấn (2020) tỷ lệ nữ chiếm 63,3%, nam chiếm 36,7% [16]. Trong nghiên cứu của Li R.H và cộng sự năm 2002 về sự khác biệt giới trong chứng mất ngủ ở người trưởng thành Trung Quốc ở Hồng Kông cho thấy nữ giới có nguy cơ bị mắc mất ngủ cao hơn nam giới 1,6 lần [48]. Lý giải về sự khác biệt giới tính có liên quan đến rối loạn giấc ngủ, nhiều tác giả cho rằng nữ giới thường hay lo lắng, suy nghĩ nhiều hơn về mọi vấn đề, từ áp lực công việc, hôn nhân gia đình, chăm sóc con cái, … Nhất là nữ giới trong độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. Điều này gây nên tình trạng stress từ từ và kéo dài. Lúc đầu nhẹ sau nặng dần đến mức gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt mới đi điều trị. Mất ngủ có thể xuất hiện từ sau các stress. Mặt khác có thể nữ giới chăm sóc sức khoẻ thường xuyên, tỷ lệ đến viện điều trị nhiều hơn nam giới. Sự suy giảm hoocmon sinh dục nữ quanh giai đoạn mãn kinh gây ra các biến đổi thể chất và làm rối loạn một số chức năng của cơ thể bao gồm: bốc hoả, mất ngủ, rối loạn cảm xúc, mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng. Y học cổ truyền cho rằng ở người cao tuổi “Khí huyết suy, cơ nhục bất hoạt, vinh vệ chi đạo sáp”. Âm huyết là phần vật chất quan trọng tạo thành có thể con người. Dương khí có đầy đủ hay không cũng