SlideShare a Scribd company logo
1 of 128
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
HỌC VIỆN Y DƢỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ HẬU
§¸NH GI¸ KÕT QU¶ CñA BéT THUèC §¾P HV
TRONG §IÒU TRÞ HéI CHøNG Cæ VAI C¸NH TAY
DO THO¸I HãA CéT SèNG Cæ
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
HÀ NỘI – 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
HỌC VIỆN Y DƢỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ HẬU
§¸NH GI¸ KÕT QU¶ CñA “BéT THUèC §¾P HV”
TRONG §IÒU TRÞ HéI CHøNG Cæ VAI C¸NH TAY
DO THO¸I HãA CéT SèNG Cæ
Chuyên ngành: Y học cổ truyền
Mã số: 872 0115
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. LÊ THỊ KIM DUNG
HÀ NỘI – 2022
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn này, với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc,
em xin được gửi lời cảm ơn đến TS. Lê Thị Kim Dung, người thầy hướng dẫn
đã cho em những ý kiến, kinh nghiệm quý báu và sát thực trong quá trình học
tập và nghiên cứu để hoàn thiện luận văn này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại
học và các Bộ môn, khoa phòng chức năng của Học viện Y dược học cổ
truyền Việt Nam, nơi em đang theo học, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em
trong quá trình học tập tại trường.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch tổng
hợp, tập thể cán bộ y bác sỹ, điều dưỡng, hộ lý Bệnh viện Châm cứu trung
ương đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi có thể được thu thập số liệu, làm
việc và học tập tại Bệnh viện một cách thuận lợi nhất.
Em xin được bày tỏ lòng kính trọng và tri ân sâu sắc đến các nhà khoa
học trong Hội đồng đề cương đã hướng dẫn, chỉ bảo chuyên môn cũng như
góp ý, nhận xét, sửa chữa để luận văn được hoàn thiện như ngày hôm nay.
Xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới các bệnh nhân đã tham gia
nghiên cứu và đóng góp một phần không nhỏ vào luận văn báo cáo.
Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến anh chị em đồng nghiệp, gia đình,
bạn bè, đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có cơ hội được học tập
và trau dồi chuyên môn.
Xin trân trọng cảm ơn.
Học viên
Nguyễn Thị Hậu
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Hậu, Học viên lớp Cao học khóa 12 chuyên ngành
Y học cổ truyền, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Lê Thị Kim Dung.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Ngƣời viết cam đoan
Nguyễn Thị Hậu
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh
BMI Chỉ số khối cơ thể Body Mass Index
CSC Cột sống cổ
NĐC Nhóm chứng
NDI Chỉ số giảm chức năng cột sống cổ
(điểm NDI)
Neck Disability Index
NNC Nhóm nghiên cứu
TB Trung bình
THCSC Thoái hóa cột sống cổ
TL Thắt lưng
WHO Tổ chức Y tế Thế giới World Health Organization
XBBH Xoa bóp bấm huyệt
YHCT Y học cổ truyền
YHHĐ Y học hiện đại
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………….…………...1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3
1.1. Hội chứng cổ vai cánh tay theo y học hiện đại ...................................... 3
1.1.1. Đại cương hội chứng cổ cánh tay do thoái hóa cột sống cổ............ 3
1.1.2. Nguyên nhân hội chứng cổ vai cánh tay ......................................... 3
1.1.3. Sơ lược về cấu tạo giải phẫu và chức năng của cột sống cổ ........... 3
1.1.4. Nguyên nhân của thoái hóa cột sống cổ.......................................... 7
1.1.5. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng. .......................................... 8
1.1.6. Chẩn đoán hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống ........10
1.1.7. Điều trị...........................................................................................10
1.2. Hội chứng cổ vai cánh tay theo y học cổ truyền..................................12
1.2.1. Bệnh danh ......................................................................................12
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh.................................................12
1.2.3. Các thể lâm sàng............................................................................13
1.3. Tổng quan về đắp thuốc và “bột đắp thuốc HV” .................................16
1.3.1. Phương pháp đắp thuốc .................................................................16
1.3.2. “Bột thuốc đắp HV”.......................................................................17
1.3.3. Phân tích bột thuốc đắp HV...........................................................17
1.3.4. Công dụng – chủ trị .......................................................................19
1.3.5. Cách dùng ......................................................................................20
1.4. Phương pháp xoa bóp bấm huyệt.........................................................20
1.4.1. Định nghĩa .....................................................................................20
1.4.2. Tác dụng của xoa bóp bấm huyệt..................................................20
1.4.3. Chỉ định và chống chỉ định............................................................21
1.4.4. Các thủ thuật xoa bóp bấm huyệt ..................................................21
1.5. Phương pháp chiếu đèn hồng ngoại .....................................................22
1.5.1. Định nghĩa hồng ngoại ..................................................................22
1.5.2. Cơ chế của tia hồng ngoại. ............................................................23
1.5.3. Tác dụng của tia hồng ngoại..........................................................23
1.5.4. Chỉ định và chống chỉ định............................................................23
1.5.5. Phương tiện và các bước tiến hành................................................23
1.6. Một số nghiên cứu về hội chứng cổ cánh tay.......................................24
1.6.1. Trên Thế giới .................................................................................24
1.6.2. Tại Việt Nam .................................................................................24
Chương 2 CHẤT LIỆU, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ......................................................................................................26
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................26
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân...........................................................26
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................27
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................28
2.3. Thiết kế nghiên cứu..............................................................................28
2.4. Cỡ mẫu .................................................................................................28
2.5. Chất liệu nghiên cứu.............................................................................28
2.5.1. “Bột thuốc đắp HV”.......................................................................28
2.5.2. Phương tiện nghiên cứu.................................................................30
2.6. Quy trình nghiên cứu............................................................................30
2.6.1. Các bước thực hiện........................................................................30
2.6.2. Quy trình thực hiện thủ thuật.........................................................31
2.7. Biến số và chỉ số nghiên cứu................................................................32
2.7.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu..................................32
2.7.2. Biến số, chỉ số lâm sàng ................................................................33
2.7.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị .................................36
2.7.4. Đánh giá tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị .36
2.8. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................36
2.9. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................37
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................................39
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.....................................................39
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ...............................................39
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới .........................................................40
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp............................................40
3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo thời gian bị bệnh.....................................41
3.1.5. Phân bố bệnh nhân theo bên bị bệnh.............................................41
3.1.6. Chỉ số lâm sàng trước điều trị........................................................42
3.1.7. Phân bố bệnh nhân theo triệu chứng y học cổ truyền ...................45
3.2. Kết quả điều trị.....................................................................................47
3.2.1. Sự thay đổi mức độ đau theo thang điểm VAS.............................47
3.2.2. Sự thay đổi mức độ hạn chế chức năng sinh hoạt hàng ngày........48
3.2.3. Sự thay đổi góc của tầm vận động ngửa........................................50
3.2.4. Sự thay đổi góc của tầm vận động cúi...........................................51
3.2.5. Sự thay đổi góc của tầm vận động quay........................................52
3.2.6. Sự thay đổi mức góc của tầm vận động nghiêng...........................54
3.2.7. Sự thay đổi triệu chứng theo y học cổ truyền................................55
3.2.8. Tác dụng không mong muốn.........................................................57
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị........................................58
3.3.1. Mối liên hệ giữa tuổi và đáp ứng điều trị ......................................58
3.3.2. Mối liên hệ giữa giới và đáp ứng điều trị......................................59
3.3.3. Mối liên hệ giữa nghề nghiệp và đáp ứng điều trị.........................60
3.3.4. Mối liên hệ giữa số bên bị bệnh và đáp ứng điều trị.....................61
3.3.5. Mối liên hệ giữa thời gian bị bệnh và đáp ứng điều trị .................62
Chương 4 BÀN LUẬN..................................................................................63
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.....................................................63
4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ...............................................63
4.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới .........................................................65
4.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp............................................66
4.1.4. Phân bố bệnh nhân theo thời gian bị bệnh.....................................67
4.1.5. Phân bố bệnh nhân theo bên bị bệnh.............................................68
4.1.6. Chỉ số lâm sàng trước điều trị........................................................68
4.1.7. Phân bố bệnh nhân theo triệu chứng y học cổ truyền ...................70
4.2. Kết quả điều trị.....................................................................................70
4.2.1. Sự thay đổi mức độ đau theo thang điểm VAS.............................70
4.2.2. Sự thay mức độ hạn chế chức năng sinh hoạt hàng ngày NDI......73
4.2.3. Sự thay đổi góc của tầm vận động.................................................74
4.2.4. Sự thay đổi triệu chứng theo y học cổ truyền................................78
4.2.5. Tác dụng không mong muốn.........................................................80
4.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị........................................80
4.3.1. Mối liên quan giữa tuổi với đáp ứng điều trị.................................80
4.3.2. Mối liên quan giữa giới và đáp ứng điều trị..................................80
4.3.3. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và đáp ứng điều trị.....................81
4.3.4. Mối liên quan giữa bên bị bệnh và đáp ứng điều trị......................82
4.3.5. Mối liên quan giữa thời gian bị bệnh và đáp ứng điều trị .............82
KẾT LUẬN…………………………………………………………….………….84
KIẾN NGHỊ………………………………………….……………………………86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần bài thuốc đắp HV....................................................17
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y học cổ truyền ......................27
Bảng 2.2. Công thức cho 50g “bột thuốc đắp HV”.....................................28
Bảng 2.3. Công thức huyệt nghiên cứu.......................................................29
Bảng 2.4. Phân loại kết quả điều trị theo thang điểm VAS ........................34
Bảng 2.5. Phân loại kết quả điều trị theo NDI ............................................34
Bảng 2.6. Phân loại kết quả điều trị theo tầm vận động cổ.........................36
Bảng 3.1. Mức đau theo thang điểm VAS ..................................................42
Bảng 3.2. Mức độ hạn chế chức năng sinh hoạt hàng ngày........................42
Bảng 3.3. Tầm vận động ngửa ....................................................................43
Bảng 3.4. Tầm vận động cúi .......................................................................43
Bảng 3.5. Tầm vận động quay.....................................................................44
Bảng 3.6. Tầm vận động nghiêng ...............................................................44
Bảng 3.7. Phân bố bệnh nhân theo triệu chứng y học cổ truyền.................45
Bảng 3.8. Sự thay đổi mức độ đau theo thang điểm VAS ..........................47
Bảng 3.9. Sự thay đổi mức độ hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày .....48
Bảng 3.10. Sự thay đổi góc của tầm vận động ngửa.....................................50
Bảng 3.11. Sự thay đổi góc của tầm vận động cúi........................................51
Bảng 3.12. Sự thay đổi góc của tầm vận động quay.....................................52
Bảng 3.13. Sự thay đổi góc của tầm vận động nghiêng................................54
Bảng 3.14. Sự thay đổi triệu chứng theo y học cổ truyền.............................55
Bảng 3.15. Một số tác dụng không mong muốn ...........................................57
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa tuổi và đáp ứng điều trị ...............................58
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa giới và đáp ứng điều trị ...............................59
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và đáp ứng điều trị..................60
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa số bên bị bệnh và đáp ứng điều trị ..............61
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa thời gian bị bệnh và đáp ứng điều trị ..........62
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ........................................39
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới...................................................40
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp.....................................40
Biểu đồ 3.4. Phân bố bệnh nhân theo thời gian bị bệnh..............................41
Biểu đồ 3.5. Phân bố bệnh nhân theo bên bị bệnh......................................41
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Giải phẫu cột sống cổ nhìn thẳng ............................................... 4
Hình 1.2. Giải phẫu cột sống cổ nhìn nghiêng ........................................... 4
Hình 1.3. Hình ảnh cột sống cổ trên phim Xquang thẳng và nghiêng ....... 5
Hình 1.4. Hình ảnh lỗ tiếp hợp trên phim Xquang tư thế chếch ¾ ............ 5
Hình 1.5. Địa liền......................................................................................18
Hình 1.6. Ngải cứu....................................................................................18
Hình 1.7. Quế chi......................................................................................19
Hình 2.1. “Bột thuốc đắp HV” sử dụng trong nghiên cứu .......................29
Hình 2.2. Đắp “bột thuốc HV” .................................................................32
Hình 2.3. Sơ đồ nghiên cứu ......................................................................38
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng cổ vai cánh tay (cervical scapulohumeral syndrome), còn gọi
là hội chứng vai cánh tay (scapulohumeral syndrome) hay bệnh lý rễ tủy cổ
(cervical radiculopathy), là một khái niệm để chỉ nhóm các triệu chứng lâm
sàng liên quan đến các bệnh lý cột sống cổ có kèm theo các rối loạn chức
năng rễ, dây thần kinh hoặc tủy cổ mà không liên quan tới bệnh lý viêm [1].
Tổ chức Nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật Toàn cầu ước tính 48,6% dân số
toàn cầu có ít nhất một lần mắc hội chứng này và nó cũng là một trong bốn
bệnh lý gây gánh nặng bệnh tật hàng đầu [2]. Biểu hiện lâm sàng thường gặp
là đau vùng cổ, vai và một bên tay, kèm theo một số rối loạn cảm giác, vận
động tương ứng với thần kinh chi phối [1], [3]. Thoái hóa cột sống cổ, thoái
hóa các khớp liên đốt và liên mỏm bên làm hẹp lỗ tiếp hợp đã được xác định
là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hội chứng này [1], [4].
Theo báo cáo của tác giả Kyung-Chung Kang năm 2020 sử dụng dữ liệu
theo dõi trong 10 năm từ những nghiên cứu cộng đồng lớn cho thấy tỷ lệ lưu
hành của hội chứng cổ vai dao động từ 0,83 đến 1,79 người trên mỗi 1.000
người trên mỗi năm [5].
Ngày nay trong xã hội hiện đại, cường độ lao động ngày càng tăng. Công
việc ngày càng được chuyên môn hóa đòi hỏi đầu cổ phải chịu một tư thế bắt
buộc kéo dài. Quá trình biến đổi sinh lý của cột sống cổ diễn ra sớm và nhanh
hơn. Do đó tỉ lệ mắc hội chứng cổ vai cánh tay không ngừng gia tăng [6], [7].
Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến
chất lượng cuộc sống, và là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm giảm
hoặc mất khả năng lao động, giảm hiệu quả công việc [7], [8]. Trong những
năm gần đây, nhiều phương pháp điều trị hội chứng cổ vai cánh tay đã được
phát triển và đem lại hiệu quả cao [9], [10]. Tuy nhiên, các phương pháp điều
2
trị phối hợp thường đem lại hiệu quả điều trị cao hơn so với phương pháp đơn
trị liệu [11].
Theo y học cổ truyền, hội chứng cổ vai cánh tay được xếp vào phạm vi
chứng tý. Nguyên nhân gây bệnh do phong hàn xâm phạm vào cơ thể, đóng
bít ngăn trở kinh lạc [12], [13], khí huyết vận hành không thông lợi mà gây ra
[14]. Phép chữa phải khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc nhằm
khôi phục lại sự cân bằng âm dương, nâng cao chính khí, đuổi tà khí làm cho
khí huyết lưu thông [12], [14].
Các phương pháp điều trị hội chứng cổ vai cánh tay như: Giảm đau,
giãn cơ, phong bế thần kinh, thuốc bôi, các phương pháp không dùng thuốc
vật lý trị liệu, điện châm, thủy châm, cứu ngải, xoa bóp bấm huyệt [15],
[16]. Đắp thuốc là phương pháp đặc trưng và nổi bật của YHCT đã được
ứng dụng từ lâu trong cuộc sống, là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và
có tính ứng dụng lâm sàng cao. Khi dùng tại chỗ thuốc thẩm thấu qua da tới
tổ chức còn thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch lưu thông khí huyết. “bột thuốc
đắp HV” là bài thuốc được tạo thành từ công thức nghiệm phương gồm 3 vị
thuốc có tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, đã được
sử dụng trên lâm sàng đem lại hiệu quả trong điều trị bệnh lý cơ xương
khớp. Với nguyện vọng phát triển và kế thừa y học cổ truyển, đồng thời góp
thêm một phương pháp điều trị cho người bệnh hội chứng cổ vai cánh tay,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả của “bột thuốc
đắp HV” trong điều trị hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống
cổ” với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả của “bột thuốc đắp HV” trong điều trị hội chứng
cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Hội chứng cổ vai cánh tay theo y học hiện đại
1.1.1. Đại cương hội chứng cổ cánh tay do thoái hóa cột sống cổ
- Hội chứng cổ cánh tay (Cervical scapulohumeral syndrome), còn gọi là
hội chứng cánh tay (Scapulohumeral syndrome) hay bệnh lý rễ tủy cổ
(Cervical radiculopathy), là một nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan đến
các bệnh lý cột sống cổ có kèm theo các rối loạn chức năng rễ, dây thần kinh
cột sống cổ và/hoặc tủy cổ, không liên quan tới bệnh lý viêm [1], [7].
- Biểu hiện lâm sàng thường gặp là đau vùng cổ, vai và một bên tay, kèm
theo một số rối loạn cảm giác và/hoặc vận động tại vùng chi phối của rễ, dây
thần kinh cột sống cổ bị ảnh hưởng [1], [8].
1.1.2. Nguyên nhân hội chứng cổ vai cánh tay
- Nguyên nhân thường gặp nhất (70 – 80%) là do thoái hóa cột sống cổ,
thoái hóa các khớp liên đốt và liên mỏm bên làm hẹp lỗ tiếp hợp, hậu quả là
gây chèn ép rễ/dây thần kinh cột sống cổ tại các lỗ tiếp hợp. Khoảng 20 –
25% nguyên nhân gây hội chứng cổ vai cánh tay là do thoát vị đĩa đệm cột
sống cổ đơn thuần hoặc phối hợp với thoái hóa cột sống cổ [9], [10].
- Một số nguyên nhân ít gặp hơn gồm chấn thương, khối u, nhiễm trùng,
loãng xương, bệnh lý viêm cột sống, bệnh lý phần mềm cạnh cột sống [11].
1.1.3. Sơ lược về cấu tạo giải phẫu và chức năng của cột sống cổ
1.1.3.1. Giải phẫu cột sống cổ
- Cột sống cổ là đoạn nối giữa lỗ chẩm tới cột sống lưng, là trụ cột để
giữ và vận động đầu. Cột sống cổ bao gồm 7 đốt sống từ C1 đến C7, C5 đĩa
đệm và 1 đĩa đệm chuyển đoạn giữa C7 và D1, giữa đốt sống C1 và C2 không
có đĩa đệm [18], [19].
4
- Cột sống cổ được chia làm 2 vùng: CSC trên bao gồm C1 – C2 và
CSC dưới bao gồm C3 – C7, hai vùng này có cấu trúc khác nhau do đó khả
năng chịu lực và vận động rất khác nhau. Cột sống cổ cong ra trước, di
động nhiều nên dễ bị tổn thương, các mỏm khớp hơi nghiêng nên dễ bị tổn
thương [18], [19].
Hình 1.1. Giải phẫu cột sống cổ nhìn thẳng
Hình 1.2. Giải phẫu cột sống cổ nhìn nghiêng
Các đốt sống cổ kể từ C2 trở xuống liên kết với nhau bởi ba khớp.
- Khớp đĩa đệm gian đốt: Đĩa đệm gian đốt luôn phải chịu áp lực tải
trọng lớn. Khi có sự cố định lâu trong một tư thế (do nghề nghiệp) hoặc do áp
lực trọng tải, sẽ dẫn đến thoái hóa đĩa đệm và hình thành các gai xương đĩa
đệm cổ thấp [18], [19].
5
- Khớp sống – sống (còn gọi là khớp mấu lồi đốt sống, khớp nhỏ): Tạo
nên bởi các mấu sống trên và mấu sống dưới của hai thân đốt kế cận và được
nhận biết trên phim chụp tư thế nghiêng (Hình 1.2) [19].
- Khớp bán nguyệt (khớp Luschka): Chỉ có duy nhất ở cột sống cổ. Mỗi
thân đốt sống có hai mấu bán nguyệt ở góc trên ngoài, hợp với hai góc dưới
ngoài của thân đốt trên để tạo nên hai khớp bán nguyệt ở mỗi khe gian đốt.
Khi khớp bán nguyệt bị thoái hóa dễ chèn ép động mạch thân nền [18], [19].
Hình 1.3. Hình ảnh cột sống cổ trên phim Xquang thẳng và nghiêng
- Lỗ tiếp hợp (còn gọi là lỗ ghép): Thành trong của lỗ tiếp hợp hình
thành bởi phía ngoài là thân đốt sống và khớp Luschka. Khớp mấu lồi đốt
sống hình thành bởi diện khớp mấu lồi đốt sống trên và diện khớp mấu lồi đốt
sống dưới, khớp được bao bọc bởi bao khớp ở phía ngoài [18], [19].
Lỗ tiếp hợp C3 – C4
Đĩa đệm C4 – C5
Cuống sống
Mấu khớp dưới C6
Mấu khớp trên C7
Hình 1.4. Hình ảnh lỗ tiếp hợp trên phim Xquang tư thế chếch ¾
6
- Dây thần kinh hỗn hợp: Chạy dọc theo lỗ tiếp hợp và tách ra thành
hai phần cảm giác và vận động riêng biệt. Phần vận động còn gọi là rễ
trước tiếp xúc với khớp bán nguyệt, rễ sau nằm ở phía bên trong mỏm khớp
và bao khớp. Rễ thần kinh bình thường chỉ chiếm khoảng 20 – 25% lỗ tiếp
hợp [19], [20].
- Đĩa đệm: Được cấu tạo bởi nhân nhày, vòng sợi và mâm sụn.
- Nhân nhày: Được cấu tạo bởi một màng liên kết. Bình thường nhân
nhày nằm ở trong vòng sợi, khi cột sống vận động về một phía thì nó bị đẩy
chuyển động dồn về phía đối diện [18], [19].
- Vòng sợi: Gồm những vòng sợi sụn (fibro – cartilage) rất chắc chắn và
đàn hồi đan vào nhau theo kiểu xắn ốc. Ở phía sau và sau bên của vòng sợi
tương đối mỏng, nơi dễ xảy ra lồi và thoát vị đĩa đệm [18], [19].
- Mâm sụn: Gắn chặt vào tấm cùng của đốt sống, nên còn có thể coi là
một phần của đốt sống. Chiều cao của đĩa đệm: ở đoạn đốt sống cổ khoảng
3mm. Dây chằng dọc trước bám ở mặt trước các đốt sống và đĩa đệm. Dây
chằng dọc sau bám vào mặt sau thân đốt và đĩa đệm. Ngoài ra còn dây chằng
vàng, dây chằng liên gai, dây chằng liên ngang [18], [19].
- Mạch máu, thần kinh: Từ đốt C2 đến C6 có động mạch đốt sống thân
nền, tĩnh mạch và một số nhánh thần kinh giao cảm cổ chạy trong lỗ động
mạch ở giữa mỏm ngang của mỗi đốt và ngay bên cạnh mỏm móc. Thần kinh
và vận động: các nhánh của đám rối cổ sâu: nhánh vận động cho cơ ở cột
sống, cơ thang, cơ ức đòn chũm. Nhánh C5 chi phối vận động cơ delta, cơ tròn
nhỏ, các cơ trên gai, dưới gai. Nhánh C6 chi phối vận động cơ nhị đầu, cơ
cánh tay trước. Nhánh C7 chi phối vận động cơ tam đầu. Nhánh C8 chi phối
vận động cơ gấp ngón tay [18], [19].
- Cảm giác: Nhánh C1, C2, C3 cho nửa sau đầu. Nhánh C4 cho vùng vai.
Nhánh C5, C6, C7 cho nửa quay cánh tay, cẳng tay, ngón 1, 2, 3. Nhánh C8, D1
cho nửa trụ cánh tay, cẳng tay, ngón 4, 5 [1], [19].
7
- Phản xạ gân xương: Nhánh C5 chi phối phản xạ gân xương cơ nhị đầu.
Nhánh C6 chi phối phản xạ gân xương cơ nhị đầu và trâm quay. Nhánh C7 chi
phối phản xạ gân xương cơ tam đầu [19].
1.1.3.2. Chức năng cột sống cổ
- Chức năng chịu tải trọng và bảo vệ tủy: Ở cột sống cổ các thân đốt
sống nhỏ, đĩa đệm không chiếm toàn bộ bề mặt thân đốt, do đó tải trọng tác
động phần lớn lên đĩa đệm dẫn tới sự giảm chiều cao gian đốt. Khoang gian
đốt C2 – C3, C5 – C6 là những nơi chịu tải trọng lớn nhất ở cột sống cổ, do đó
hay gặp thoái hóa ở những đoạn đốt sống cổ này. Cột sống cũng là nơi bảo vệ
tủy và các thành phần khác trong ống sống [1], [19].
- Chức năng vận động: Cột sống cổ có phạm vi vận động rất lớn. Đoạn
cổ trên (C1 – C3) đáp ứng cho chuyển động xoay, thường ít gặp thoái hóa ở
đoạn này. Các khớp đốt sống cổ cho phép chuyển động trượt giữa các thân
đốt sống tạo nên vận động duỗi và gấp cột sống cổ. Trong đó, 3 nhóm chức
năng vận động của cổ thường được đề cập bao gồm [10], [19]:
+ Cử động theo mặt phẳng trước sau: Cúi và ngửa cổ. Động tác này
được thực hiện ở ba phần, đơn thuần chỉ xảy ra ở xương chẩm và đốt đội. Còn
lại là vai trò của các khớp đốt sống khác từ C2 đến C7.
+ Cử động theo mặt phẳng ngang: Nghiêng sang hai bên phải, trái.
+ Cử động quay cổ: Động tác này chủ yếu do khớp trục đội (C1 – C2)
đảm nhiệm còn lại là sự tham gia của các đốt sống từ C2 đến C7 [20].
1.1.4. Nguyên nhân của thoái hóa cột sống cổ
Hội chứng cổ cánh tay còn gọi là hội chứng cánh tay là một nhóm các
triệu chứng lâm sàng liên quan đến bệnh lý cột sống cổ có kèm theo các rối
loạn chức năng rễ, dây thần kinh cột sống cổ và/hoặc tủy cổ, không liên quan
tới bệnh lý viêm [1], [19]. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó một
vài nhóm nguyên nhân gây bệnh phổ biến bao gồm:
8
Sự lão hóa: Lão hóa là quá trình diễn biến tự nhiên của cơ thể trong đó
quá trình thoái hóa xương, khớp là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các
bệnh lý cơ xương khớp đặc biệt là hội chứng cổ vai cánh tay.
Yếu tố cơ giới: Các dị dạng bẩm sinh, các biến dạng thứ phát sau chấn
thương, u, loạn sản, béo phì…
Các yếu tố khác: Cơ địa già sớm, phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh, đái
tháo đường, loãng xương do nội tiết, bệnh goute, bệnh da sạm màu nâu, thợ
may, lái xe [21].
1.1.5. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.
1.1.5.1. Lâm sàng
Hội chứng cổ vai cánh tay biểu hiện lâm sàng bằng các hội chứng chính
bao gồm: Hội chứng cột sống cổ, hội chứng rễ thần kinh, và hội chứng tủy cổ.
- Hội chứng cột sống cổ:
Đau vùng cổ gáy, có thể khởi phát cấp tính sau chấn thương, sau động
tác vận động cổ quá mức, hoặc tự nhiên như sau khi ngủ dậy. Đau cũng có thể
xuất hiện từ từ, âm ỉ, mạn tính.
Hạn chế vận động cột sống cổ, có thể kèm theo dấu hiệu vẹo cổ, hay gặp
trong đau cột sống cổ cấp tính.
Điểm đau cột sống cổ khi ấn vào các gai sau, cạnh cột sống cổ tương ứng
các rễ thần kinh [1].
- Hội chứng rễ thần kinh:
Đau vùng gáy lan lên vùng chẩm và xuống vai hoặc cánh tay, bàn tay,
biểu hiện lâm sàng là hội chứng vai gáy, hoặc hội chứng vai cánh tay. Đau
thường tăng lên khi xoay đầu hoặc gập cổ về phía bên đau.
Rối loạn vận động, cảm giác kiểu rễ: Yếu cơ và rối loạn cảm giác như rát
bỏng, kiến bò, tê bì ở vùng vai, cánh tay, hoặc ở bàn tay và các ngón tay.
Một số nghiệm pháp đánh giá tổn thương rễ thần kinh cổ:
9
+ Dấu hiệu chuông bấm: Ấn điểm cạnh sống tương ứng với lỗ tiếp hợp
thấy đau xuất hiện từ cổ lan xuống vai và cánh tay.
+ Nghiệm pháp Spurling: Bệnh nhân ngồi hoặc nằm nghiêng đầu về bên
đau, thầy thuốc dùng tay ép lên đỉnh đầu bệnh nhân, làm cho đau tăng lên.
+ Nghiệm pháp dạng vai: Bệnh nhân ngồi, cánh tay bên đau đưa lên trên
đầu và ra sau, các triệu chứng rễ giảm hoặc mất.
+ Nghiệm pháp kéo giãn cổ: Bệnh nhân nằm ngửa, thầy thuốc dùng tay
giữ chẩm và cằm và kéo từ từ theo trục dọc, làm giảm triệu chứng [21].
Hội chứng tủy cổ:
Nguyên nhân: Do phình, thoát vị đĩa đệm gây chèn ép tuỷ cổ tiến triển.
Biểu hiện sớm là dấu hiệu tê bì và mất sự khéo léo của hai bàn tay, teo
cơ hai tay, đi lại khó khăn, nhanh mỏi. Giai đoạn muộn tùy vị trí tổn thương
có thể thấy liệt trung ương tứ chi; liệt ngoại vi hai tay và liệt trung ương hai
chân; rối loạn phản xạ đại tiểu tiện [21].
- Các hội chứng khác:
+ Hội chứng động mạch sống nền: Đau đầu vùng chẩm, chóng mặt, ù
tai, mờ mắt, đôi khi có giảm thị lực thoáng qua, mất thăng bằng, mệt mỏi.
+ Rối loạn thần kinh thực vật: Đau kèm theo ù tai, rối loạn thị lực, rối
loạn vận mạch vùng chẩm vai hoặc tay.
+ Triệu chứng toàn thân: Sốt, rét run, vã mồ hôi vào ban đêm, sụt
cân, … có thể gặp trong bệnh với tỷ lệ rất thấp, khi có những dấu hiệu nêu
trên cần phải đặc biệt lưu ý chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý ác tính,
nhiễm trùng [22].
1.1.5.2. Cận lâm sàng
X-Quang cột sống cổ: Cho thấy các hình ảnh: gai xương; hẹp khoang
gian đốt sống, hẹp lỗ tiếp hợp (tư thế chếch ¾); đặc xương dưới sụn, phì đại
mấu bán nguyệt và mất đường cong sinh lý cột sống cổ.
10
Chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ: Trong THCS cổ cho thấy các
hình ảnh tổn thương như phim X-Quang; phì đại các dây chằng dọc, vị trí tổn
thương rễ thần kinh, hình ảnh thoát vị, mức độ thoát vị, khối u [22].
Chụp cắt lớp vi tính: Chụp cắt lớp vi tính đơn thuần có thể được chỉ định
khi không có MRI hoặc chống chỉ định chụp MRI [1].
1.1.6. Chẩn đoán hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống
Tùy thuộc nguyên nhân, mức độ và giai đoạn, bệnh nhân có thể có ít
nhiều có các triệu chứng và hội chứng sau đây:
- Biểu hiện lâm sàng của hội chứng cột sống: Đau cột sống cổ; điểm đau
cạnh sống cổ; hạn chế vận động cột sống cổ.
- Biểu hiện lâm sàng của hội chứng rễ thần kinh: Đau dọc theo rễ thần
kinh cổ; có một trong số các dấu hiệu kích thích rễ: bấm chuông; rối loạn cảm
giác dọc theo rễ thần kinh; rối loạn phản xạ gân xương [1].
- Biểu hiện lâm sàng của hội chứng tủy cổ: Biểu hiện sớm là dấu hiệu tê
bì và mất sự khéo léo của hai bàn tay; teo cơ hai tay… [1].
- Chụp X-quang cột sống cổ: Tư thế thẳng, nghiêng, chếch ¾ có hình ảnh
THCS cổ: Phì đại mấu bán nguyệt, gai xương thân đốt, hẹp lỗ tiếp hợp [1].
1.1.7. Điều trị
1.1.7.1. Nguyên tắc điều trị
Điều trị triệu chứng bệnh kết hợp với giải quyết nguyên nhân nếu có thể.
Kết hợp điều trị thuốc với các biện pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức
năng và các biện pháp không dùng thuốc khác.
Chỉ định điều trị ngoại khoa khi cần thiết.
1.1.7.2. Điều trị cụ thể
Tùy mức độ bệnh, có thể dùng đơn thuần hoặc phối hợp các nhóm thuốc:
- Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol viên 0,5-0,65g x 2-4
viên/24h (không dùng quá 4 gam paracetamol/24h).
11
- Thuốc giảm đau dạng phối hợp: Paracetamol kết hợp với một opiad nhẹ
như codein hoặc tramadol: 2-4 viên/24h.
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Lựa chọn một thuốc thích
hợp tùy cơ địa bệnh nhân và các nguy cơ tác dụng phụ. Liều thường dùng:
diclofenac 75-150 mg/ngày; piroxicam 20 mg/ngày; meloxicam 7,5-15
mg/ngày; celecoxib 100-200 mg/ngày; hoặc etoricoxib 30-60 mg/ngày. Nếu
bệnh nhân có nguy cơ tiêu hóa nên dùng nhóm ức chế chọn lọc COX-2 hoặc
phối hợp với một thuốc ức chế bơm proton[1], [22].
- Thuốc giãn cơ:
Thường dùng trong đợt đau cấp, đặc biệt khi có tình trạng co cứng cơ.
Các thuốc thường dùng: Epirisone 50 mg x 2-3 lần/ngày, hoặc
tolperisone 50-150 mg x 2-3 lần/ngày), hoặc mephenesine 250 mg x 2-4
lần/ngày, hoặc diazepam.
- Các thuốc khác:
Thuốc giảm đau thần kinh: Có thể chỉ định khi có bệnh lý rễ thần kinh
nặng hoặc dai dẳng, nên bắt đầu bằng liều thấp, sau đó tăng liều dần tùy theo
đáp ứng điều trị: gabapentin 600-1200 mg/ngày, hoặc pregabalin 150-300
mg/ngày [1], [22].
Thuốc chống trầm cảm ba vòng (liều thấp): amitriptyline hoặc nortriptyline
(10-25 mg/ngày) khi có biểu hiện đau thần kinh mạn tính hoặc khi có kèm rối
loạn giấc ngủ.
Vitamin nhóm B: Viên 3B (B1, B6, B12) hoặc dẫn chất B12 mecobalamin
(1000 -1500 mcg/ngày) [1], [22].
Corticosteroid: Trong một số trường hợp có biểu hiện chèn ép rễ nặng và
có tính chất cấp tính mà các thuốc khác ít hiệu quả, có thể xem xét dùng một
đợt ngắn hạn corticosteroid đường uống (prednisolone, methylprednisolone)
trong 1-2 tuần.[1].
12
1.1.7.3. Các phương pháp không dùng thuốc
Giáo dục bệnh nhân, thay đổi thói quen sinh hoạt, công việc (tư thế ngồi
làm việc, sử dụng máy tính, …).
Trong giai đoạn cấp khi có Đau nặng hoặc sau chấn thương có thể bất
động cột sống cổ tương đối bằng đai cổ mềm.
Tập vận động cột sống cổ, vai, cánh tay với các bài tập thích hợp.
Vật lý trị liệu: Liệu pháp nhiệt, kích thích điện, siêu âm liệu pháp, xoa
bóp bấm huyệt, châm cứu, kéo giãn cột sống (tại các cơ sở điều trị vật lý và
phục hồi chức năng [1].
- Phương pháp điều trị khác: Tiêm corticosteroid ngoài màng cứng hoặc
tiêm khớp liên mỏm sau (facet) cạnh cột sống cổ: Có thể được chỉ định và
thực hiện tại các cơ sở chuyên khoa.
Các thủ thuật giảm đau can thiệp: Phong bế rễ thần kinh chọn lọc; điều
trị đốt thần kinh cạnh hạch giao cảm cổ bằng sóng cao tần (radio frequency
ablation, RFA) [1].
1.1.7.4. Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa
Là phương pháp điều trị khi thoái hóa gây ra thoát vị đĩa đệm. Phương
pháp này được áp dụng khi điều trị nội khoa không đỡ, đau tăng lên, có triệu
chứng chèn ép tủy cổ đáng kể.
1.2. Hội chứng cổ vai cánh tay theo y học cổ truyền
1.2.1. Bệnh danh
Theo Y học cổ truyền, hội chứng cổ vai cánh tay được xếp vào phạm vi
chứng Tý. Tý có nghĩa là tắc, không thông. Chứng tý là do tà khí phong hàn
thấp nhiệt ở ngoài xâm nhập vào cơ thể, đóng bít ngăn trở kinh lạc, khí huyết
vận hành không thông lợi mà gây ra [23], [24].
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
- Do ngoại tà xâm nhập: Do vệ khí của cơ thể suy giảm, phong, hàn, thấp
13
tà xâm phạm vào cân cơ xương khớp kinh lạc làm cho vận hành của khí huyết
trong kinh mạch bị bế tắc gây đau. Tùy theo nguyên nhân mà biểu hiện ra
ngoài thành chứng phong tý, hành tý, thấp tý [12], [25].
- Khí trệ huyết ứ: Hay gặp do cân cơ bị tổn thương cấp tính làm cho khí
huyết trở trệ không thông mà gây đau [12], [13].
- Do can thận hư: Thận không chủ được cốt tủy, can huyết hư không
nuôi dưỡng được cân cơ, xương khớp bị thoái hóa, biến dạng, cơ bị teo, khớp
bị dính... Thường gặp ở người già hoặc người mắc bệnh lâu ngày [9], [16].
1.2.3. Các thể lâm sàng
1.2.3.1. Thể phong hàn
- Triệu chứng: Đau nhức vùng đầu, cổ, vai và ngực lưng, có điểm đau cố
định ở cổ, có thể sờ thấy co cơ ở cổ vai gáy, cứng cổ, hạn chế vận động. Đau,
tê, nhức tứ chi, có thể có cảm giác nặng và yếu hai chi trên, đau nặng đầu,
thích ấm, sợ lạnh, lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng, mạch khẩn hoặc trầm sáp [14].
- Chẩn đoán:
+ Bát cương: Biểu, thực, hàn.
+ Kinh lạc: Đại trường/tiểu trường/tam tiêu.
+ Nguyên nhân: Ngoại nhân (phong, hàn).
- Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh lạc.
- Phương thuốc: Quế chi gia Cát căn thang
- Điều trị không dùng thuốc:
+ Châm tả huyệt: Hậu khê (SI.3) Phong trì (GB.20) Đại chùy (GV.14)
Liệt khuyết (LU.7) Kiên tỉnh (GB.21) Hợp cốc (LI.4) Thủ tam lý (LI.10)
Thiên trụ (BL.10) Ngoại quan (TE.5) Giáp tích C4 – C7 A thị huyệt [14].
+ Liệu trình: Châm ngày một lần, mỗi lần chọn 8 – 12 huyệt, mỗi liệu
trình điều trị từ 20 - 30 ngày.
14
+ Xoa bóp bấm huyệt: Thực hiện các thủ thuật: xoa, xát, day, lăn, đấm,
chặt, bóp, ấn, bấm huyệt , vận động cột sống cổ (cúi, ngửa, nghiêng, quay),
phát điều hòa. Mỗi lần xoa bóp 15 – 30 phút. Ngày xoa bóp 1 lần. Một liệu
trình kéo dài từ 20 đến 30 ngày tùy theo mức độ bệnh. Chiếu đèn hồng ngoại
ngày 1 lần, mỗi lần 30 phút. Một liệu trình kéo dài từ 20 đến 30 ngày [14].
1.2.3.2. Thể phong thấp nhiệt tý
- Triệu chứng: Vùng cổ gáy sưng, nóng, đỏ, đau nhức vùng đầu, cổ, vai
và ngực lưng, đau đầu chóng mặt. Sốt cao, khát nước, nước tiểu đỏ, đại tiện
táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác [14].
- Chẩn đoán:
+ Chẩn đoán bát cương: Biểu, thực, nhiệt.
+ Chẩn đoán kinh lạc: Đại trường/tiểu trường/tam tiêu.
+ Chẩn đoán nguyên nhân: Ngoại nhân (phong, thấp, nhiệt).
- Pháp điều trị: Thanh nhiệt giải độc, khu phong, trừ thấp, thông lạc.
- Phương điều trị: Bài cổ phương: Bạch hổ gia quế chi thang [14].
- Điều trị không dùng thuốc:
+ Châm cứu: Châm tả các huyệt: Hậu khê (SI.3) Phong trì (GB.20) Đại
chùy (GV.14) Ngoại quan (TE.5) Kiên tỉnh (TE.21) Hợp cốc (LI.4) Thủ tam
lý (LI.10) A thị huyệt Thiên trụ (BL.10) Giáp tích C4 – C7.
+ Liệu trình: châm ngày một lần, mỗi lần 8 – 12 huyệt x 20 đến 30
ngày [14].
+ Xoa bóp bấm huyệt: Thực hiện các thủ thuật: Xoa, xát, day, lăn, đấm,
chặt bóp, ấn, bấm huyệt, vận động cột sống cổ (cúi, ngửa, nghiêng, quay),
phát điều hòa. Mỗi lần xoa bóp 15 – 20 phút. Một liệu trình kéo dài từ 20 đến
30 ngày, mỗi ngày thực hiện 01 lần tùy theo mức độ bệnh [14].
15
1.2.3.3. Thể huyết ứ
- Triệu chứng: Đau nhức, tê vùng đầu, cổ, vai và ngực lưng, tê, đau nhói
cố định, đau tăng về đêm, ban ngày đỡ đau, đau cự án, co cứng cơ tại chỗ,
kích thích khó chịu. Miệng khô, lưỡi tím, có thể có điểm ứ huyết, mạch huyền
hoặc sáp [14].
- Chẩn đoán:
+ Chẩn đoán bát cương: Biểu thực.
+ Chẩn đoán kinh lạc: Đại trường/Tiểu trường/ Tam tiêu.
+ Chẩn đoán nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân (Huyết ứ).
- Pháp điều trị: Hoạt huyết hóa ứ, lý khí chỉ thống, thông kinh hoạt lạc.
- Bài thuốc: Đào hồng ẩm [14].
- Điều trị không dùng thuốc:
+ Châm cứu: Châm tả các huyệt: Hậu khê (SI.3) Thân mạch (BL.62)
Hợp cốc (LI.4) Tam âm giao (SP.6) Kiên tỉnh (TE.21) Thủ tam lý (LI.10)
Thiên trụ (BL.10) Giáp tích C4 – C7 A thị huyệt. Điện châm ngày một lần, mỗi
lần chọn 8 – 12 huyệt, một liệu trình kéo dài 20 – 30 ngày [14].
+ Xoa bóp bấm huyệt: Tương tự như thể phong hàn, bấm các huyệt
tương tự như công thức huyệt trên.
1.2.3.4. Thể can thận hư
- Triệu chứng: Đau nhức vai gáy và ngực lưng, đau căng đầu, tê bì tay,
đau mỏi lưng gối, hoa mắt chóng mặt, nhìn mờ, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm,
miệng họng khô, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác [14].
- Chẩn đoán:
+ Chẩn đoán bát cương: Lý, hư, nhiệt.
+ Chẩn đoán tạng phủ: Can, thận hư.
+ Chẩn đoán nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân (nội thương).
16
- Pháp điều trị: Tư dưỡng can thận, hoạt huyết thông kinh lạc.
- Bài thuốc: Quyên tý thang gia giảm.
- Điều trị không dùng thuốc:
+ Châm cứu: Châm bổ các huyệt: Thái khê (KI.3) Đại trữ (BL.11)
Huyền chung (GB.39) Giáp tích C4 – C7 Thủ tam lý (LI.10) Thiên trụ (BL.10)
A thị huyệt Điện châm ngày một lần, mỗi lần chọn 8 – 12 huyệt. Một liệu
trình điều trị từ 20 đến 30 lần châm tuỳ theo mức độ bệnh [14].
+ Xoa bóp bấm huyệt: Tương tự như thể phong hàn, bấm các huyệt
tương tự như công thức huyệt trên [14].
1.3. Tổng quan về đắp thuốc và “bột đắp thuốc HV”
1.3.1. Phương pháp đắp thuốc
Đắp thuốc là phương pháp đã được dân gian ứng dụng từ xa xưa mang
lại hiệu quả cao trong điều trị. Cách thực hiện thường đơn giản mang tính ứng
dụng cao như dùng thuốc nam thuốc đông y giã nát, cắt vụn, hoặc nghiền
thành bột cho thêm nước thành dạng hồ làm nóng hoặc để lạnh đắp lên vị trị
đau của người bệnh, có tác dụng thư cân hoạt lạc, khứ ứ sinh tân, tiêu thũng
chỉ thống, thanh nhiệt giải độc, bài độc. Hiện nay, số lượng công trình nghiên
cứu về điều trị bệnh lý cơ xương khớp bằng thuốc đắp tại Việt Nam còn hạn
chế. Một vài công trình tiêu biểu như của tác giả Cẩm Thị Hương thực hiện
năm 2008 cho thấy bột thuốc đắp boneal cố thống linh có hiệu quả tốt trong
điều trị thoái hóa khớp gối [26]. Hiệu quả của phương pháp đắp thuốc có thể
được lý giải thông qua hai cơ chế:
Tác dụng trực tiếp là tác dụng của chính các vị thuốc, thuốc thông qua
da thẩm thấu hấp thu vào bên trong, đi vào trong cơ thể, theo đường máu
mà đi vào vị trí bị bệnh, phát huy công hiệu dược lí và có tác dụng phòng
trị bệnh [27].
17
Tác dụng gián tiếp là thông qua đắp thuốc liên tục trên bề mặt da, điều
tiết thần kinh, thể dịch, tổ chức, cơ quan cơ thể [27].
1.3.2. “Bột thuốc đắp HV”
1.3.2.1. Nguồn gốc xuất xứ
“Bột thuốc đắp HV” là bài thuốc nghiệm phương. Hiện được sử dụng
rộng rãi tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh để điều trị cho các bệnh nhân thoái hóa khớp
thu được hiệu quả tốt [27].
1.3.2.2. Thành phần
Bảng 1.1. Thành phần bài thuốc đắp HV
Tên thuốc Tên khoa học Hàm lƣợng dùng (gam)
Địa liền Kaempferia galanga L. 13g
Ngải cứu Herba Artemisiae vulgaris 18g
Quế chi Cinnamomum cassia Presl 9g
Các vị thuốc được sử dụng trong nghiên cứu được bào chế theo đúng
tiêu chuẩn Dược điển V và tiêu chuẩn cơ sở.
1.3.3. Phân tích bột thuốc đắp HV
1.3.3.1. Tác dụng dược lý theo y học hiện đại
- Địa liền: Chiết xuất nước của địa liền có tác dụng tương đương với các
thuốc giảm đau trung ương khi được nghiên cứu trên động vật [28].
- Ngải cứu: thành phần hoá học gồm tinh dầu, tanin, thành phần chủ yếu
trong tinh dầu là cineol và athymon, ngoài ra còn adenin, cholin. Dịch chiết
của Ngải cứu được chứng minh có tác dụng giảm đau tốt [29].
- Quế chi: Dịch chiết của Quế chi giúp tăng tuần hoàn máu, thúc đẩy bài
tiết, kích thích tiêu hóa, hỗ trợ hô hấp. Tăng cường nhu động ruột, kích thích
co mạch và co bóp tử cung. Ức chế vi nấm. Tiêu diệt các gốc tự do, chống xơ
vữa động mạch, đồng thời hạn chế hình thành khối u.
18
1.3.3.2. Tác dụng theo y học cổ truyền
“Bột thuốc đắp HV” có tác dụng khu phong, trừ thấp, tán hàn, thông
kinh lạc. “Thống thì bất thông, thông thì bất thống”. Hàn làm cho khí huyết
ngưng trệ, kinh mạch không thông mà sinh đau nhức. “Bột thuốc đắp HV”
thành phần gồm các vị thuốc có tác dụng trừ phong hàn thấp trị các chứng đau
nhức ở phần biểu, vệ.
Địa liền
Hình 1.5. Địa liền
Tên khoa học: Rhiioma Kaempferiae galanga.
Bộ phận dùng: Thân rễ.
Tính vị, quy kinh: Tân, ôn. Vào hai kinh tỳ, vị.
Tác dụng: Hành khí, ôn trung, tiêu thực, chỉ thống.
Ứng dụng lâm sàng: Tê thấp, đau nhức xương khớp, nhức đầu, răng đau,
ngực bụng lạnh đau. tiêu hóa kém.
Liều lượng: Ngày dùng từ 6g đến 9g, dạng thuốc sắc. Ngâm rượu trong 5
đến 7 ngày, lượng thích hợp, để xoa bóp [28].
Ngải cứu
Hình 1.6. Ngải cứu
19
Tên khoa học: Herba Artemisiae vulgaris.
Bộ phận dùng: Ngọn thân cả lá.
Tính vị, quy kinh: Khổ, tân, ôn. Vào các kinh can, tỳ, thận.
Tác dụng: Kinh nguyệt không đều, băng huyết, rong huyết, thổ huyết,
khí hư bạch đới, động thai, viêm ruột, lỵ.
Ứng dụng lâm sàng: Tê thấp, đau nhức xương khớp, nhức đầu, răng đau,
ngực bụng lạnh đau. tiêu hóa kém.
Liều lượng: Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị
đau do sang chấn: Lấy Ngải cứu tươi, rửa sạch, giã, đắp nơi đau [35].
Quế chi
Hình 1.7. Quế chi
Tên khoa học: Ramulus Cinnamomi.
Bộ phận dùng: Cành nhỏ của cây quế.
Tính vị, quy kinh: Tân, cam, ôn. Vào kinh phế, tâm, bàng quang.
Tác dụng: Giải biểu hàn, thông dương khí, ôn thông kinh mạch, hóa khí.
Ứng dụng lâm sàng: Cảm mạo phong hàn, khí huyết ứ trệ, phù.
Liều lượng: Dùng từ 6 g đến 12g, dạng thuốc sắc [29].
1.3.4. Công dụng – chủ trị
- Công dụng: Khu phong, trừ thấp, tán hàn, thông kinh lạc.
- Chủ trị: Đau lưng, viêm khớp, viêm quanh khớp vai, đau vai gáy, THK
gối, ...
20
1.3.5. Cách dùng
- Dùng 50g bột thuốc chế thêm 90 ml nước ở 1000
C khuấy đều được
một hỗn hợp bột mịn mềm dẻo. Đổ hỗn hợp lên tấm ly lông bọc thực phẩm
cán mỏng thành hình đĩa tròn đường kính 15cm dầy 0,5cm. Để nguội đến
nhiệt độ 400
C.
- Dán lên bộ phận bị đau như cổ, vai, cánh tay (có thể đắp liên tục cùng
một vị trí) ngày 01 lần, 30 phút/ lần.
1.4. Phƣơng pháp xoa bóp bấm huyệt
1.4.1. Định nghĩa
Xoa bóp là một loại kích thích vật lý, trực tiếp tác động vào da thịt và
các cơ quan cảm thụ của da và cơ, gây nên những thay đổi về thần kinh thể
dịch, nội tiết, từ đó ảnh hưởng đến toàn thân [15]. Xoa bóp bằng tay là những
thủ thuật xoa nắn các mô một cách có khoa học và hệ thống nhằm tác động
lên các cơ, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn. nhằm mục đích chữa bệnh, phòng bệnh
và nâng cao sức khỏe [23], [24].
1.4.2. Tác dụng của xoa bóp bấm huyệt
- Tác dụng đối với da: Da là cơ quan nhận cảm (nóng, lạnh), truyền kích
thích vào hệ thống thần kinh trung ương và tiếp nhận những đáp ứng của cơ
thể đối với kích thích đó. Vì vậy, khi xoa bóp có tác dụng trực tiếp đến da và
thông qua da ảnh hưởng đến toàn thân [23], [25].
- Tác dụng đối với hệ thần kinh: Rất nhiều tác giả cho rằng xoa bóp bấm
huyệt có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thần kinh thực vật, nhất là hệ giao cảm,
qua đó gây nên những thay đổi trong một số hoạt động nội tạng và mạch
máu [25].
- Tác dụng đối với cơ, gân, khớp: Làm tăng tính đàn hồi của cơ, tăng
dinh dưỡng cơ; tăng tính co giãn, tính hoạt động của gân, dây chằng, thúc đẩy
việc tiết dịch trong cơ khớp và tuần hoàn quanh khớp [23], [25].
21
- Tác dụng đối với hệ tuần hoàn: Làm giãn mạch, đẩy máu về tim do đó
làm giảm gánh nặng cho tim và giúp máu về tim tốt hơn; hạ huyết áp đối với
bệnh nhân tăng huyết áp [24], [25].
- Tác dụng đến hệ bạch huyết: Xoa bóp giúp cho việc vận chuyển bạch
huyết được tăng cường, tạo điều kiện giảm hiện tượng ngừng trệ và sự tiết
dịch ở vùng khớp và ổ bụng và có tác dụng tiêu sưng [24], [25].
- Tác dụng đối với các chức năng: Xoa bóp bấm huyệt có tác dụng kích
thích các chức năng hô hấp, tiêu hóa, trao đổi chất trong cơ thể [23], [25].
1.4.3. Chỉ định và chống chỉ định
- Chỉ định: Thường được áp dụng rộng rãi trên lâm sàng nội và ngoại
khoa: co cơ cấp tính trong luyện tập, hội chứng cổ vai cánh tay, hội chứng
thắt lưng- hông, đau do co thắt dạ dày, đại tràng, rối loạn thần kinh chức năng
các thể, liệt thần kinh trung ương và ngoại vi. Gần đây, nhiều công trình
nghiên cứu đã chứng minh được tác dụng của phương pháp trong bệnh suy
nhược thần kinh, đái tháo nhạt, tiểu đường và bệnh béo phì [23], [25].
- Chống chỉ định xoa bấm: Những bệnh thuộc cấp cứu ngoại khoa, bệnh
ưa chảy máu, truyền nhiễm, nhiễm trùng, bệnh ngoài da nặng. Không làm thủ
thuật xoa bấm tại vùng da đang viêm nhiễm. Thận trọng khi phụ nữ có thai và
người già có bệnh tim mạch nặng [23], [24].
1.4.4. Các thủ thuật xoa bóp bấm huyệt
- Một số thủ thuật thường dùng: Xoa, xát, day, lăn, bóp, chặt, bấm huyệt,
vận động cột sống cổ, phát [23], [25].
- Xoa: Dùng vân ngón tay, gốc bàn tay hoặc mô ngón tay út, ngón tay cái
xoa tròn trên da chỗ đau, tay của thầy thuốc di chuyển trên da người bệnh.
Tác dụng: Lý khí hòa trung, thông khí huyết, hết sưng, giảm đau.
- Xát: Dùng gốc gan bàn tay, mô ngón tay út hoặc mô ngón tay cái xát
lên da theo hướng thẳng (đi lên, đi xuống hoặc sang phải, sang trái). Tác
dụng: Thông kinh lạc, dẻo gân cốt, lý khí làm hết đau, hết sưng.
22
- Day: Dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út, mô ngón tay cái hơi dùng sức
ấn xuống da của người bệnh và di chuyển theo đường tròn. Tác dụng: Giảm
sưng đau, khu phong thanh nhiệt, giúp tiêu hóa.
- Lăn: Dùng mu bàn tay, ô mô út hoặc dùng các khớp giữa bàn tay và
ngón hoặc dùng các khớp ngón tay vận động nhẹ nhàng khớp cổ tay với
một sức ép nhất định lần lượt lăn trên da thịt bệnh nhân. Tác dụng: Khu
phong tán hàn, thông kinh lạc làm lưu thông khí huyết do đó giảm đau,
tăng vận động khớp.
- Bóp: Có thể dùng hai bàn tay hoặc các ngón tay để bóp vào các huyệt.
Tác dụng: Giải nhiệt, khai khiếu, khu phong, tán hàn, thông kinh lạc.
- Chặt: Duỗi thẳng bàn tay, dùng ô mô út chặt liên tiếp vào chỗ bị bệnh.
Tác dụng: Thông khí huyết, tán hàn, khu phong.
- Bấm huyệt: Cắt ngắn móng tay, dùng ngón tay để bấm vào các huyệt,
thường dùng ngón cái, bấm từ từ tăng dần đến khi bệnh nhân cảm thấy tức
nặng thì hãm lại khoảng một phút.
- Phát: Bàn tay hơi khum khum, giữa lòng bàn tay lõm, các ngón tay khít
lại với nhau, phát từ nhẹ đến nặng lên vùng vai gáy đau. Tác dụng: Thông
kinh lạc, mềm cơ, giảm sức căng
1.5. Phƣơng pháp chiếu đèn hồng ngoại
1.5.1. Định nghĩa hồng ngoại
Hồng ngoại nguồn nhân tạo do (các loại đèn hồng ngoại phát ra có công
suất khác nhau từ 100W đến 250W). Tia hồng ngoại là bức xạ ánh sáng
không nhìn thấy có bước sóng trong khoảng từ 400.000nm đến 760.000nm,
nguồn phát có nhiệt độ càng cao thì bức xạ ra tia hồng ngoại có bước sóng
càng nhỏ. Tia sáng hồng ngoại thấu nhiệt nông xuyên qua da và có tác dụng ở
khoảng 3mm dưới bề mặt da [30], [31].
23
1.5.2. Cơ chế của tia hồng ngoại.
- Tăng cường tuần hoàn mạch máu tại chỗ làm nhanh chóng hấp thu các
chất trung gian hóa học gây đâu như bradykinin, prostaglandin...
- Kích thích nhiệt nóng được dẫn truyền theo các sợi thần kinh to sẽ làm
ức chế cảm giác đau được dẫn truyền theo các sợi thần kinh nhỏ.
- Thư giãn cơ.
1.5.3. Tác dụng của tia hồng ngoại.
- Phản ứng vận mạch: gây giãn động mạch nhỏ và mao mạch tại chỗ, có
thể lan rộng ra một bộ phận hay toàn thân. Tác dụng giãn mạch làm tăng
cường tuần hoàn, tăng cường dinh dưỡng và chuyển hóa tại chỗ, từ đó có tác
dụng giảm đau đỗi với các chứng đau mạn tính.
- Với hệ thần kinh cơ: nhiệt nóng có tác dụng an thần, điều hòa chức
năng thần kinh, thư giãn cơ đang co thắt, điều hòa thần kinh thực vật. Do đó
có tác dụng đối với chứng đau mạn tính gây co cơ
1.5.4. Chỉ định và chống chỉ định
1.5.4.1. Chỉ định
Giảm đau, giảm co thắt cơ trong các chứng đau mạn tính: Đau lưng, đau
cổ vai cánh tay, đau thần kinh tọa, đau thần kinh liên sườn, đau khớp, đau cơ.
Lưu thông máu, ngoại vi tăng cường dinh dưỡng tại chỗ trong các trường hợp
vết thương, vết loét lâu liền, làm nhanh liền sẹo.
1.5.4.2. Chống chỉ định
Vùng da vô mạch, mất cảm giác, sẹo lồi, các bệnh ngoài da cấp tính.
1.5.5. Phương tiện và các bước tiến hành
1.5.5.1. Phương tiện
Đèn hồng ngoại trị liệu 250W, Model Medilamp, Nhãn hiệu TNE, Xuất
xứ Việt Nam, chiều cao 170cm, đuôi đèn Ceramic E27 sử dụng nhiều loại
24
bóng đèn. Người bệnh: Được giải thích rõ về phương pháp điều trị. Bộc lộ và
kiểm tra vùng điều trị, chọn tư thế thuận lợi.
1.5.5.2. Các bước tiến hành
Chiếu đèn theo các theo các thông số chỉ định. Kiểm tra da vùng điều trị,
thăm hỏi người bệnh, ghi chép hồ sơ. Theo dõi và xử trí: Cảm giác và phản
ứng người bệnh; Bỏng da xử trí theo phác đồ; Choáng váng: nằm nghỉ theo
dõi.
1.6. Một số nghiên cứu về hội chứng cổ cánh tay
1.6.1. Trên Thế giới
He.D. và cộng sự (2005) ở khoa Y, Đại học tổng hợp Olso, Nauy đã
nghiên cứu tác dụng giảm đau cột sống cổ và đau vai mạn tính của châm cứu
ở 24 phụ nữ làm công việc văn phòng (47 ± 9 tuổi) có thời gian đau từ 3 – 21
năm. Kết quả cho thấy châm cứu ngoài tác dụng giảm đau còn có tác dụng cải
thiện giấc ngủ, giảm các triệu chứng lo lắng, trầm uất và cải thiện chất lượng
cuộc sống. Theo dõi tiếp tục trong 6 tháng đến 3 năm các tác giả thấy các
triệu chứng được cải thiện hơn ở nhóm nghiên cứu so với nhóm chứng [32].
Witt C.M, và cộng sự (2006) đã tiến hành một thử nghiệm lâm sàng ngẫu
nhiên có chứng đa trung tâm và một nghiên cứu thuần tập trên hơn 14.161
bệnh nhân đau cổ gáy mạn tính trên 6 tháng. Bệnh nhân nhóm châm cứu được
châm 15 lần trong 3 tháng. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm châm cứu có
mức độ đau và hạn chế vận động ít hơn nhóm chứng (p < 0,01) và duy trì
trong suốt 6 tháng sau đó. Nhóm nghiên cứu thuần tập có mức độ đau trước
điều trị nặng hơn nhóm ngẫu nhiên, mức độ phục hồi sau điều trị tốt hơn [33].
1.6.2. Tại Việt Nam
Năm 2020, tác giả Nguyễn Tiến Chung đã thực hiện nghiên cứu độc tính
cấp của “bột thuốc đắp HV” trên động vật thực nghiệm. Kết quả nghiên cứu
cho thấy thuốc không gây kích ứng da trong suốt quá trình thử nghiệm [17].
25
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thắm (2008) cho thấy 70% người
bệnh đau cổ vai gáy do thoái hoá cột sống cổ đáp ứng điều trị ở mức tốt khi
được điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu kết hợp vận động trị liệu [34].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phương Thảo năm 2013 sử dụng thuốc
“Khu phong trừ thấp” với liệu trình 20 ngày trong điều trị hội chứng cổ vai
cánh tay do thoái hóa cột sống cổ. Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân
đáp ứng giảm đau ở mức tốt chiếm 58,3% [35].
Nghiên cứu của tác giả Đặng Trúc Quỳnh (2014) sử dụng bài thuốc “Cát
căn thang” trong điều trị thoái hóa cột sống cổ của cho thấy: Mức độ đau theo
thang điểm đau VAS của nhóm nghiên cứu giảm từ 6,00 ± 1,46 (điểm) xuống
còn 1,37 ± 1,16 (điểm). Kết quả điều trị chung tính trên các tiêu chí lâm sàng
cho thấy 80% bệnh nhân có kết quả điều trị tốt [36].
Mai Trung Dũng (2014) nghiên cứu tác dụng điều trị kết hợp vật lý trị
liệu và sử dụng con lăn Doctor100 trên bệnh nhân hội chứng cổ vai cánh tay
do thoái hóa cột sống cổ, sau 14 ngày bệnh nhân đáp ứng tốt đạt 56,67% [37].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hương Giang (2015) trên bệnh nhân
hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp điện
châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt. Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS
cho thấy mức điểm VAS trung bình trước điều trị là 4,69  0,93 (điểm) sau
điều trị chỉ số này giảm xuống 0,91  0,66 (điểm) [38].
Phạm Ngọc Hà (2018) đánh giá tác dụng của bài thuốc “Quyên tý thang”
kết hợp điện châm và kéo giãn cột sống trong điều trị hội chứng cổ vai cánh
tay do thoái hóa cột sống cổ. Đánh giá kết quả điều trị chung cho thấy thể can
thận hư đơn thuần đáp ứng điều trị tốt chiếm 60,0% cao hơn so với tỷ lệ đáp
ứng tốt trong thể can thận hư kết hợp phong hàn thấp đạt 56,7%, sự khác biệt
đáp ứng điều trị giữa thể can thận hư đơn thuần và thể can thận hư kết hợp
phong hàn thấp không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) [39].
26
Chương 2
CHẤT LIỆU, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Bệnh nhân trên 18 tuổi, không phân biệt giới và nghề nghiệp, được chẩn
đoán xác định hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ và điều trị
nội trú hoặc ngoại trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
2.1.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y học hiện đại
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định hội chứng cổ vai cánh tay trên các
tiêu chí lâm sàng và cận lâm sàng:
- Lâm sàng: Có ít nhất một trong các hội chứng sau:
+ Hội chứng cột sống: Cơ năng: Đau cột sống cổ, lan hoặc không lan lên
vùng chẩm, đau âm ỉ, đôi khi thấy lạo xạo khi quay cổ, khó vận động một số
động tác vì đau. Thực thể: Điểm đau cạnh cột sống cổ, hạn chế vận động cột
sống cổ, co cứng cơ cạnh cột sống cổ.
+ Hội chứng động mạch sống nền: Cơ năng: Đau đầu vùng chẩm, chóng
mặt, ù tai, mờ mắt và đôi khi có giảm thị lực thoáng qua, mệt mỏi, mất thăng
bằng khi quay cổ quá nhanh. Thực thể: Rung giật nhãn cầu, hội chứng tiểu
não, hội chứng giao bên.
+ Hội chứng chèn ép tủy cổ - mức độ nhẹ: Cơ năng: Tê bì, mất khéo kéo
hai bàn tay. Thực thể: Giảm cảm giác hai bàn tay.
- Bệnh nhân có mức độ đau theo thang điểm VAS nhỏ hơn 6 điểm.
- Cận lâm sàng: Chẩn đoán hình ảnh X-Quang:
Hình ảnh đặc xương dưới sụn, gai xương, chồi xương, hẹp khe khớp, hẹp
các lỗ tiếp hợp, phì đại mấu bán nguyệt.
27
2.1.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y học cổ truyền
Bệnh nhân có các biểu hiện của chứng tý thể phong hàn thấp và thể can
thận hư của y học cổ truyền.
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y học cổ truyền
Tứ chẩn Phong hàn thấp Can thận hƣ
Vọng Nước tiểu trong; Chất lưỡi nhợt,
rêu lưỡi trắng dính.
Nước tiểu trong; Rêu lưỡi trắng,
miệng họng khô, lưỡi đỏ ít rêu,
Văn Tiếng nói, hơi thở bình thường. Tiếng nói, hơi thở bình thường.
Vấn Đau nhức vùng đầu, cổ, vai và
ngực lưng, có điểm đau cố định
ở cổ; Có thể sờ thấy co cơ ở cổ
vai gáy, cứng cổ; Hạn chế vận
động; Đau, tê, nhức tứ chi, có
thể có tê lan xuống cánh tay.
Cảm giác nặng nề khó vận
động. Đau nặng đầu, thích ấm,
sợ lạnh, trời lạnh đau tăng.
Đau cổ, gáy, vai; Tê lan xuống
cánh tay; Đau lưng, mỏi gối; Ù tai;
Ngủ ít; Hoa mắt chóng mặt; Triều
nhiệt; Ra mồ hôi trộm.
Đau nhức vai gáy và ngực lưng,
đau căng đầu, tê bì tay, đau mỏi
lưng gối, hoa mắt chóng mặt, nhìn
mờ, triều nhiệt
Thiết Cơ nhục vùng vai gáy co cứng
Mạch khẩn hoặc trầm sáp.
Cơ nhục vùng vai gáy co cứng;
Mạch tế sác.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân hội chứng cổ vai cánh tay không do thoái hóa cột sống cổ
như: Viêm cột sống dính khớp, lao cột sống, ung thư, loãng xương nặng,
chèn ép tủy cổ mức độ nặng, chấn thương cột sống cổ.
- Bệnh nhân đã sử dụng một loại thuốc hoặc phương pháp điều trị khác
trong vòng 10 ngày trước khi tham gia nghiên cứu này;
- Bệnh nhân không tuân thủ điều trị .
28
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Từ tháng 06 đến tháng 12 năm 2021.
Địa điểm: Bệnh viện Châm cứu Trung ương.
(Địa chỉ: 49 Thái Thịnh, phường Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội)
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp can thiệp lâm sàng mở, có
chứng, so sánh với trước và sau điều trị.
2.4. Cỡ mẫu
Nghiên cứu được tiến hành chọn chủ đích 60 bệnh nhân, có độ tuổi trên
18, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp, được chẩn đoán mắc hội chứng cổ
vai cánh tay đáp ứng tiêu chuẩn tại mục 2.1.1 và không vi phạm tiêu chuẩn
nào trong mục 2.1.2.
Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn sẽ được chia đều về hai nhóm, mỗi nhóm 30
bệnh nhân bằng phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên (chẵn, lẻ).
Số chẵn vào nhóm nghiên cứu, số lẻ vào nhóm chứng.
- Nhóm nghiên cứu: Xoa bóp bấm huyệt kết hợp đắp “bột thuốc đắp HV”.
- Nhóm chứng: Xoa bóp bấm huyệt kết hợp với chiếu đèn hồng ngoại.
Liệu trình điều trị trong nhóm nghiên cứu và nhóm chứng đều là 20
ngày, mỗi ngày làm thủ thuật 01 lần
2.5. Chất liệu nghiên cứu
2.5.1. “Bột thuốc đắp HV”
Chất liệu nghiên cứu là “bột thuốc đắp HV” gồm 3 vị thuốc bao gồm:
Ngải cứu, Địa liền, Quế chi theo công thức sau:
Bảng 2.2. Công thức cho 50g “bột thuốc đắp HV”
Tên thuốc Hàm lƣợng dùng Tiêu chuẩn
Ngải cứu Herba Artemisiae vulgaris 18g
Dược điển
Việt Nam V
Địa liền Kaempferia galanga L. 13g
Quế chi Cinnamomum cassia Presl 9g
Tá dược 10g
29
Các vị thuốc được bào chế theo tiêu chuẩn Dược điển V (2018) [40],
- Quy trình bào chế “Bột thuốc đắp HV” (Phụ lục 4).
- Hạn sử dụng: 6 tháng từ ngày sản xuất.
- Công dụng: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc.
- Chủ trị: Đau lưng, viêm khớp, đau vai gáy do thoái hóa khớp…
- Dạng bào chế: Tất cả các vị thuốc được ghiền nhỏ thành dạng bột.
Đóng từng túi nhỏ 50g bột thuốc theo tiêu chuẩn tại BV Tuệ Tĩnh (có dán
hướng dẫn sử dụng).
Hình 2.1. “Bột thuốc đắp HV” sử dụng trong nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng công thức huyệt dựa trên phác đồ xoa bóp bấm
huyệt được được ban hành theo quyết định số 792/QĐ-BYT của Bộ Y tế “Về
việc ban hành Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên
ngành Châm cứu”, mục 418 gồm các huyệt [42]:
Bảng 2.3. Công thức huyệt nghiên cứu
Tên huyệt Tên huyệt Tên huyệt
Phong trì Phong phủ Thiên trụ
Giáp tích C4-C7 Đại chùy Kiên trung du
Kiên tỉnh Kiên ngung Kiên trinh
Thiên tông Khúc trì Tiểu hải
Ngoại quan Hợp cốc Lạc chẩm
Hậu khê A thị huyệt
30
Các thủ thuật gồm: Xoa, xát, miết, vờn cơ vai gáy, day, lăn, chặt, đấm
vùng vai gáy, bấm tất cả các huyệt ở trên.
2.5.2. Phương tiện nghiên cứu.
- Đèn hồng ngoại trị liệu 250W, Model Medilamp, Nhãn hiệu TNE, xuất
xứ Việt Nam, chiều cao 170cm, đuôi đèn Ceramic E27 sử dụng nhiều loại
bóng đèn.
- Bát inox, que phết thuốc, ni lông bọc thực phẩm.
- Ấm đun nước nóng, khay đựng dụng cụ.
- Thước đo thang điểm VAS.
- Thước đo tầm vận động cột sống cổ.
- Cân điện tử chia thuốc.
- Bệnh án nghiên cứu.
Tất cả các phương tiện và dụng cụ đưa vào nghiên cứu phải được
kiểm tra trước với yêu cầu là được phép sử dụng trong tình trạng đang
hoạt động tốt.
2.6. Quy trình nghiên cứu.
60 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu sẽ được thăm khám tỉ
mỉ theo một mẫu bệnh án thống nhất trước khi phân nhóm nghiên cứu.
2.6.1. Các bước thực hiện.
- Khám lâm sàng, xác định bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn ở mục 2.1.1 và
không vi phạm tiêu chuẩn mục 2.1.2.
- Bệnh nhận đủ tiêu chuẩn được chia thành 2 nhóm.
+ Nhóm nghiên cứu (NNC): 30 bệnh nhân được điều trị.
Xoa bóp bấm huyệt 30 phút/lần /ngày X 20 ngày.
Đắp bột thuốc HV 30 phút/lần /ngày X 20 ngày.
+ Nhóm chứng (NC): 30 bệnh nhân được điều trị
Xoa bóp bấm huyệt 30 phút/lần /ngày X 20 ngày.
Chiếu đèn hồng ngoại: 30 phút/lần /ngày X 20 ngày.
31
- Theo dõi đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu ở các thời điểm khác nhau:
Trước nghiên cứu (D0), sau 10 ngày (D10), sau 20 ngày (D20) điều trị.
- Phân tích dữ liệu và kết luận.
2.6.2. Quy trình thực hiện thủ thuật
2.6.2.1. Quy trình kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt
- Thủ thuật: Xoa, xát, miết nhào cơ vai, gáy day, lăn chặt đấm.
- Vận động khớp cổ: Bệnh nhân ngửa cổ kéo nhẹ và chậm ra trước, sau.
Trình tự xoa bóp:
Bệnh nhân ngồi, bộc lộ vùng vai gáy, xác định các huyệt cần can thiệp.
Sau đó tiến hành lần lượt các thủ thuật xoa bóp bấm huyệt sau đây: Xát vùng
cổ, vai, gáy; Lăn trên vùng cổ, vai, gáy; Day, ấn các huyệt theo công thức
huyệt nghiên cứu; Vỗ vùng vai gáy và vận động cột sống cổ.
Mỗi liệu trình xoa bóp kéo dài 30 phút, mỗi ngày tiến hành một lần [25].
Ghi phiếu theo dõi.
2.6.2.2. Quy trình kỹ thuật đắp thuốc:
- Kĩ thuận viên xác định vị trí đắp thuốc, để bệnh nhân ở tư thế nằm sấp
hoặc ngồi sao cho thoải mái nhất mà vẫn bộc lộ được vùng vai gáy đăp thuốc,
chọn tối đa từ 1 – 3 vị trí đắp thuốc.
- Dùng 50g bột thuốc (đã được đóng gói sẵn tại BV Tuệ Tĩnh) chế thêm
90 ml nước ở 1000
C khuấy đều được một hỗn hợp bột mịn mềm dẻo.
- Đổ hỗn hợp lên tấm ly lông bọc thực phẩm cán mỏng thành hình đĩa
dầy 0,5cm.
- Để nguội đến nhiệt độ 400
C.
- Dán miếng thuốc lên bộ phận bị đau như cổ, vai, cánh tay (có thể đắp
liên tục cùng một vị trí) 30 phút/ 01 lần, mỗi liệu trình kéo dài 20 ngày.
32
Hình 2.2. Đắp “bột thuốc HV”
Hết thời gian đắp, kỹ thuật viên bóc, làm sạch vùng đắp thuốc. Ghi phiếu
theo dõi.
Yêu cầu: bệnh nhân thấy nóng vừa phải, không đau ngứa, không rát da
vùng đắp thuốc. Trong thời gian đắp thầy thuốc theo dõi quan sát biểu hiện.
2.6.2.3. Quy trình kỹ thuật chiếu đèn hồng ngoại
Bộc lộ và kiểm tra vùng điều trị, chọn tư thế thuận lợi nằm hoặc ngồi sao
cho thoải mái nhất mà vẫn bộc lộ vùng điều trị [42].
Kỹ thuật viên tiến hành chiếu đèn và điều chỉnh khoảng cách phù hợp từ
đèn đến bề mặt da khoảng 40cm đến 90cm.
Lưu ý: Chiếu đèn vuông góc với bề mặt da thời gian chiếu 30 phút/ 1lần/
ngày trong 20 ngày.
Khi hết thời gian trị liệu phải tắt đèn và kiểm tra lại khu vực da đã chiếu.
Lưu ý: Đánh giá tình trạng đỏ da, bỏng, rát.
Ghi phiếu theo dõi.
2.7. Biến số và chỉ số nghiên cứu
2.7.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu
- Tuổi;
- Giới tính: Nam, nữ;
- Nghề nghiệp:
33
Bệnh nhân được phân loại theo 2 hình thức nghề nghiệp là lao động chân
tay và lao động trí óc. Lao động chân tay bao gồm: công nhân, nông dân, …
Lao động trí óc bao gồm: nhân viên văn phòng, giáo viên, …
(Đối với người đã về hưu thì nghề nghiệp được phân thành nhóm lao
động chân tay và lao động trí óc theo nghề mà bệnh nhân có thời gian làm
việc dài nhất).
- Thời gian mắc bệnh: thời gian tính theo tháng và các mức tương ứng:
Dưới 1 tháng và lớn hơn 3 tháng.
2.7.2. Biến số, chỉ số lâm sàng
2.7.2.1 Mức độ đau theo thang điểm VAS.
Mức độ đau của bệnh nhân được đánh giá theo thang điểm VAS từ 1 đến
10 bằng thước đo [43].
Hình 2.3. Thang đánh giá mức độ đau VAS
Kỹ thuật: Thang điểm số học đánh giá mức độ đau VAS là một thước có
hai mặt: Một mặt: chia thành 11 vạch đều nhau từ 0 đến 10 điểm; Một mặt: có
5 hình tượng, có thể quy ước và mô tả ra các mức để bệnh nhân tự lượng giá
cho đồng nhất độ đau [43].
Dựa trên bảng phân loại đã nêu trên chúng tôi xếp loại mức độ đau theo
thang điểm VAS cụ thể như sau:
34
Bảng 2.4. Phân loại kết quả điều trị theo thang điểm VAS
Điểm VAS Mức độ đau Đáp ứng điều trị
0 Không đau Tốt
1 – 3 Đau ít
Không tốt
4 – 6 Đau vừa
7 – 10 Đau nặng
2.7.2.2. Thang điểm đánh giá chức năng sinh hoạt hàng ngày – NDI
Thang điểm đánh giá chức năng sinh hoạt hàng ngày (NDI) là bộ công
cụ gồm 10 câu hỏi liên quan đến cường độ đau, sinh hoạt cá nhân, nâng đồ
vật, đọc, đau đầu, khả năng tập trung chú ý, làm việc, lái xe, ngủ và hoạt động
giải trí. Mỗi câu hỏi được phân thành 6 mức độ phụ thuộc tình trạng lâm sàng
của bệnh nhân [47], [48].
Bảng 2.5. Phân loại kết quả điều trị theo NDI
Mức điểm Mức hạn chế Đáp ứng điều trị
0 – 14 Không hạn chế, hạn chế nhẹ Tốt
15 – 24 Hạn chế trung bình
Không tốt
25 – 34 Hạn chế nặng
35 – 50 Hạn chế rất nặng
2.7.2.3. Tầm vận động cột sống cổ
Phương pháp đo tầm vận động cột sống cổ dựa trên phương pháp đo tầm
vận động khớp do Viện hàn lâm các nhà phẫu thuật chỉnh hình của Mỹ đề ra.
Tầm vận động khớp được đo chủ động hoặc thụ động.
35
Hình 2.4. Thước đo tầm vận động cột sống cổ
Tầm vận động khớp được đo bằng thước có gốc là mặt phẳng hình tròn,
chia độ từ 00
- 3600
, một cành di động và một cành cố định, dài 30cm. Bệnh
nhân được ngồi thẳng, tựa lưng ngang vai, khớp gối và háng gập vuông
góc, hai bàn chân đặt trên sàn nhà, hai tay xuôi khép sát dọc thân người.
Tầm vận động của cột sống cổ được đo ở các động tác gấp duỗi (cúi ngửa),
nghiêng bên và quay.
- Đo độ gấp duỗi: Người đo đứng phía bên bệnh nhân, hai cành của
thước đi qua đỉnh đầu, người bệnh ở tư thế thẳng góc với mặt đất (đứng hay
ngồi), lần lượt cúi ngửa cổ, cành cố định ở vị trí khởi điểm, cành di động theo
hướng đi của đỉnh đầu. Bình thường gấp có thể đạt đến cằm chạm vào ngực,
duỗi đến mức ụ chẩm nằm ngang [44], [45].
- Đo độ nghiêng bên: Người đo đứng phía sau bệnh nhân, gốc thước
đặt ở mỏm gai C7, cành cố định nằm ngang song song với mặt đất, cành di
động trùng với trục đứng của thân. Góc đo được là góc tạo giữa cành cố
định và cành di động đặt theo hướng đường nối từ điểm gốc C7 đến đỉnh
đầu bệnh nhân [45].
- Đo cử động quay: Người đo đứng ở phía sau, gốc thước là giao điểm
của đường nối đỉnh vành tai hai bên cắt đường giữa thân. Hai cành của thước
chập lại đặt theo hướng nối đỉnh đầu đi qua đỉnh mũi. Khi bệnh nhân xoay
đầu lần lượt sang từng bên, cành di động của thước xoay theo hướng đỉnh mũi
trong khi cành cố định ở lại vị trí cũ [45], [46].
36
Dựa trên các tiêu chí về tầm vận động cổ bình thường và bệnh lý chúng
tôi đưa ra mức phân loại kết quả điều trị cụ thể như sau:
Bảng 2.6. Phân loại kết quả điều trị theo tầm vận động cổ
Động tác
Đáp ứng điều trị
Không
hạn chế
Hạn chế ít
Hạn chế
trung bình
Hạn chế
nhiều
Tốt Không tốt
Cúi ≥ 450
400
- 440
350
- 390
< 340
Ngửa ≥ 550
500
- 540
450
- 490
< 450
Nghiêng bên đau ≥ 350
300
- 340
250
- 290
< 250
Quay bên đau ≥ 550
500
- 540
450
- 490
< 450
2.7.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị
- Tuổi;
- Giới tính: nam, nữ;
- Nghề nghiệp;
- Thời gian mắc bệnh.
2.7.4. Đánh giá tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị
Sẩn ngứa, dị ứng, đỏ da, sưng, nóng, đỏ, bỏng da, đau tăng sau tại chỗ.
2.8. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi được thu thập sẽ được tiến hành phân tích bằng phần mềm
SPSS phiên bản 20.0. Các thuật toán sử dụng trong nghiên cứu bao gồm:
T-Test Student để so sánh các giá trị trung bình, trong đó: Independent
T-Test Student được dùng để so sánh các giá trị trung bình giữa hai nhóm;
Dependent T-Test Student được sử dụng để so sánh giá trị trung bình tại các
thời điểm trước sau điều trị 10 ngày và 20 ngày;
37
Chi-Square được sử dụng để so sánh tỷ lệ phần trăm (%) của các biến
định tính giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng;
Odd Ratio test được sử dụng để ước tính mối liên quan giữa kết quả điều
trị với đặc điểm của đối tượng nghiên cứu;
Sign Test được sử dụng để so sánh kết quả trước và sau điều trị trong
mỗi nhóm riêng biệt.
Giá trị p được coi là có ý nghĩa thống kê khi nhỏ hơn 0,05.
2.9. Đạo đức nghiên cứu
- Nghiên cứu đã được thông qua, Hội đồng Đạo đức của Học viện Y
dược học cổ truyền Việt Nam, được sự chấp thuận của Bệnh viện Châm cứu
Trung ương trước khi tiến hành.
- Bệnh nhân được giải thích đầy đủ về lợi ích và nguy cơ khi tham gia
nghiên cứu và tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu. Bệnh nhân có thể rút
khỏi nghiên cứu bất kỳ thời điểm nào mà không cần đưa ra lý do.
- Nghiên cứu được tiến hành nhằm bổ sung thêm một loại thuốc mới
trong điều trị hội cổ vai cánh tay, ngoài ra không còn mục đích nào khác.
38
Hình 2.3. Sơ đồ nghiên cứu
Bệnh nhân hội chứng cổ vai cánh tay
Khám lâm sàng, cận lâm sàng, xác định bệnh nhân đáp
ứng tiêu 2.1.1 và không vi phạm tiêu chuẩn mục 2.1.2
Giải thích bệnh nhân trước khi tham gia nghiên cứu
Bốc thăm ngẫu nhiên
Nhóm chứng
XBBH – 30 phút/lần
Chiếu đèn hồng ngoại
– 30 phút/ lần
Nhóm nghiên cứu
XBBH – 30 phút/lần
Đắp bột thuốc HV
- 30 phút/lần
Đánh giá kết quả điều trị tại thời điểm D0; D10; D20
Phân tích dữ liệu
Báo cáo tổng kết
Liệu trình điều trị kéo dài 20 ngày
39
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi
Biểu đồ 3.1 cho thấy bệnh nhân trong nhóm từ 40 đến 60 tuổi chiếm tỷ lệ
cao nhất với 63,3% ở nhóm nghiên cứu và 50,0% ở nhóm chứng, sự khác biệt
giữa nhóm chứng và nhóm nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Trong đó, tuổi trung bình của bệnh nhân nhóm nghiên cứu là 43,93 ±
8,88 (tuổi) và độ tuổi trung bình của bệnh nhân nhóm chứng là 46,43 ± 11,90
(tuổi), sự khác biệt giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng theo độ tuổi không
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
0%
5%
10%
15%
20%
25%
30%
35%
40%
45%
< 30 30 - 39 40 - 49 50 - 59 ≥ 60
6,7%
23,3%
43,3%
20,0%
6,7%
10,0%
20,0%
26,7%
23,3%
20,0%
pNNC-NC > 0,05
Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng
40
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới
Biểu đồ 3.2 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nữ cả nhóm nghiên cứu vào nhóm
chứng đều cao gấp đôi so với nam giới với tỷ lệ lần lượt là 66,7% và 63,3%.
Sự khác biệt giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng theo giới tính không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05).
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp
Biểu đồ 3.3 cho thấy trong nhóm lao động trí óc tỷ lệ bệnh nhân nhóm
nghiên cứu là 33,3% thấp hơn so với nhóm chứng là 46,7%, nhưng trong
nhóm lao động chân tay bệnh nhân nhóm nghiên cứu là 46,7% cao hơn so với
nhóm chứng là 26,7%, sự khác biệt nghề nghiệp giữa nhóm nghiên cứu và
nhóm chứng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
33,3%
66,7%
Nhóm nghiên cứu
Nam Nữ
36,7%
63,3%
Nhóm chứng
Nam Nữ
0%
10%
20%
30%
40%
50%
Lao động trí óc Lao động chân tay Đối tượng khác
33,3%
46,7%
20,0%
46,7%
26,7% 26,7%
pNNC-NC > 0,05
Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng
41
3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo thời gian bị bệnh
Biểu đồ 3.4. Phân bố bệnh nhân theo thời gian bị bệnh
Biểu đồ 3.4 cho thấy đa số bệnh nhân tham gia nghiên cứu có thời gian
bị bệnh kéo dài dưới 3 tháng với tỷ lệ này là 53,3% ở nhóm nghiên cứu và
63,3% ở nhóm chứng. Sự khác biệt giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng
theo thời gian bị bệnh không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
3.1.5. Phân bố bệnh nhân theo bên bị bệnh
Biểu đồ 3.5. Phân bố bệnh nhân theo bên bị bệnh
0%
5%
10%
15%
20%
25%
30%
35%
40%
≤ 1 tháng 1 - 3 tháng 3 - 6 tháng > 6 tháng
36,7%
16,7%
26,7%
20,0%
36,7%
26,7% 26,7%
10,0%
pNNC-NC > 0,05
Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
Phải Trái Hai bên
60,0%
23,3%
16,7%
43,3%
36,7%
20,0%
pNNC-NC > 0,05
Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng
42
Biểu đồ 3.6 cho thấy bệnh nhân bị bệnh bên phải chiếm tỷ lệ cao nhất ở
cả nhóm nghiên cứu và nhóm chứng với kết quả lần lượt là 60,0% và 43,3%.
Sự khác biệt giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng không có ý nghĩa thống
kê (p > 0,05).
3.1.6. Chỉ số lâm sàng trước điều trị
Bảng 3.1. Mức đau theo thang điểm VAS
Nhóm
Thời điểm
Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng
pNNC-NC
n % n %
Không đau 0 0 0 0
> 0,05
Đau ít 4 13,33 3 10,00
Đau vừa 26 86,67 27 90,00
Đau nặng 0 0 0 0
Điểm trung bình
(̅ SD)
5,17 ± 0,65 5,10 ± 0,61 > 0,05
Bảng 3.1 cho thấy, tại thời điểm trước điều trị, phân loại và mức điểm
trung bình của mức độ đau theo thang điểm VAS của nhóm nghiên cứu và
nhóm chứng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 3.2. Mức độ hạn chế chức năng sinh hoạt hàng ngày (NDI)
Nhóm
Thời điểm
Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng pNNC-
NC
n % n %
Không hạn chế, hạn
chế nhẹ
0 0 0 0
> 0,05
Hạn chế trung bình 0 0 1 3,33
Hạn chế nặng 29 96,67 25 83,33
Hạn chế rất nặng 1 3,33 4 13,33
Điểm trung bình
(̅ SD)
20,60 ± 2,01 20,20 ± 3,19 > 0,05
43
Bảng 3.2 cho thấy, tại thời điểm trước điều trị, phân loại và mức điểm
trung bình của mức độ hạn chế chức năng sinh hoạt hàng ngày theo thang
điểm NDI của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05).
Bảng 3.3. Tầm vận động ngửa
Nhóm
Thời điểm
Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng pNNC-
NC
n % n %
Hạn chế nhiều 28 93,33 28 93,33
> 0,05
Hạn chế TB 2 6,67 2 6,67
Hạn chế ít 0 0 0 0
Không hạn chế 0 0 0 0
Điểm trung bình
(̅ SD)
34,13 ± 6,97 34,73 ± 6,79 > 0,05
Bảng 3.3 cho thấy, tại thời điểm trước điều trị, phân loại và mức điểm
trung bình của tầm vận động ngửa của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 3.4. Tầm vận động cúi
Nhóm
Thời điểm
Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng pNNC-
NC
n % n %
Hạn chế nhiều 26 86,67 24 80,00
> 0,05
Hạn chế TB 4 13,33 6 20,00
Hạn chế ít 0 0 0 0
Không hạn chế 0 0 0 0
Điểm trung bình
(̅ SD)
28,80 ± 4,69 30,03 ± 5,02 > 0,05
44
Bảng 3.4 cho thấy, tại thời điểm trước điều trị, phân loại và mức điểm
trung bình của tầm vận động cúi của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 3.5. Tầm vận động quay
Nhóm
Thời điểm
Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng
pNNC-
NC
n % n %
Hạn chế nhiều 25 83,33 24 80,00
> 0,05
Hạn chế TB 5 16,67 6 20,00
Hạn chế ít 0 0 0 0
Không hạn chế 0 0 0 0
Điểm trung bình
(̅ SD)
39,73 ± 5,43 40,37 ± 5,37 > 0,05
Bảng 3.5 cho thấy, tại thời điểm trước điều trị, phân loại và mức điểm
trung bình của tầm vận động quay của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 3.6. Tầm vận động nghiêng
Nhóm
Thời điểm
Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng pNNC-
NC
n % n %
Hạn chế nhiều 23 76,67 23 76,67
> 0,05
Hạn chế TB 6 20,00 7 23,33
Hạn chế ít 1 3,33 0 0
Không hạn chế 0 0 0 0
Điểm trung bình
(̅ SD)
19,87 ± 4,27 19,80 ± 5,49 > 0,05
45
Bảng 3.6 cho thấy, tại thời điểm trước điều trị, phân loại và mức điểm
trung bình của tầm vận động nghiêng của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
3.1.7. Phân bố bệnh nhân theo triệu chứng y học cổ truyền
Bảng 3.7. Phân bố bệnh nhân theo triệu chứng y học cổ truyền
Triệu chứng
YHCT
Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng
PNNC-NC
n % n %
Đau cổ, vai, gáy
Có 30 100 30 100
> 0,05
Không
Cảm giác nặng nề khó vận động
Có 18 60,00 18 60,00
> 0,05
Không 12 40,00 12 40,00
Đau đầu
Có 6 20,00 8 26,67
> 0,05
Không 24 80,00 22 73,33
Đau lƣng, mỏi gối
Có 15 50,00 17 56,67
Không 15 50,00 13 43,33
Ù tai
Có 8 26,67 11 36,67
> 0,05
Không 22 73,33 19 63,33
Ngủ ít
Có 13 43,33 12 40,00
> 0,05
Không 17 56,67 18 60,00
46
Triệu chứng
YHCT
Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng
PNNC-NC
n % n %
Co cơ
Có 23 76,67 24 80,00
> 0,05
Không 7 23,33 6 20,00
Nƣớc tiểu trong
Có 27 90,00 26 86,67
> 0,05
Không 3 10,00 4 13,33
Rêu trắng dính
Có 12 40,00 13 43,33
> 0,05
Không 18 60,00 17 56,67
Mạch khẩn
Có 10 33,33 9 30,00
> 0,05
Không 20 66,67 21 70,00
Mạch trầm sáp
Có 10 33,33 8 26,67
> 0,05
Không 20 66,67 22 73,33
Nhận xét:
Bảng 3.7 cho thấy triệu chứng y học cổ truyền bao gồm: Đau cổ vai gáy;
Cảm giác nặng nề khó vận động; Đau đầu; Đau lưng mỏi gối; Ù tai; Ngủ ít; Co
cơ; Nước tiểu trong; Rêu lưỡi trắng dính; Mạch khẩn; Mạch trầm sáp giữa nhóm
nghiên cứu và nhóm chứng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
47
3.2. Kết quả điều trị
3.2.1. Sự thay đổi mức độ đau theo thang điểm VAS
Bảng 3.8. Sự thay đổi mức độ đau theo thang điểm VAS
Nhóm
Thời điểm
Nhóm nghiên cứu
(̅ SD)
Nhóm chứng
(̅ SD)
pNNC-NC
D0 5,17 ± 0,65 5,10 ± 0,61 > 0,05
D10 2,30 ± 0,75 2,90 ± 0,96 < 0,05
D20 1,13 ± 1,03 1,80 ± 1,52 < 0,05
Hiệu suất
giảm điểm
D0-10 2,87 ± 0,97 2,20 ± 1,03 < 0,05
D10-20 1,27 ± 1,11 1,10 ± 1,24 > 0,05
D0-20 4,13 ± 1,33 3,30 ± 1,66 < 0,05
p0-10; p10-20; p0-20 < 0,05; < 0,05; < 0,05 < 0,05; < 0,05; < 0,05
D0
Không đau 0 0,00% 0 0,00%
> 0,05
Đau ít 4 13,33% 3 10,00%
Đau vừa 26 86,67% 27 90,00%
Đau nặng 0 0,00% 0 0,00%
D20
Không đau 27 90,00% 22 73,33%
< 0,05
Đau ít 3 10,00% 7 23,33%
Đau vừa 0 0,00% 1 3,33%
Đau nặng 0 0,00% 0 0,00%
p0-20 < 0,05 < 0,05
Bảng 3.8 cho thấy trước điều trị mức độ đau theo thang điểm VAS giữa
nhóm nghiên cứu và nhóm chứng khác biệt không có ý nghĩa thống kê với
5,17 ± 0,65 (điểm) ở nhóm nghiên cứu và 5,10 ± 0,61 (điểm) ở nhóm chứng.
Sau 10 ngày và 20 ngày điều trị chỉ số này ở nhóm nghiên cứu thấp hơn có ý
nghĩa thống kê so với nhóm chứng, theo đó tại thời điểm 20 ngày chỉ số này
lần lượt là 1,13 ± 1,03 (điểm) và 1,80 ± 1,52 (điểm). Hiệu suất giảm điểm
VAS tại thời điểm ngày 10 giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê, tại ngày
20 sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
48
Bảng 3.8 cũng cho thấy tại thời điểm trước điều trị 86,67% bệnh nhân
nhóm nghiên cứu và 90,00% bệnh nhân nhóm chứng ở mức đau vừa, sự khác
biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Sau điều trị 20 ngày
tỷ lệ không đau ở nhóm nghiên cứu là 90,0% cao hơn có ý nghĩa thống kê so
với nhóm chứng (73,33%).
3.2.2. Sự thay đổi mức độ hạn chế chức năng sinh hoạt hàng ngày (NDI)
Bảng 3.9. Sự thay đổi mức độ hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày
Nhóm
Thời điểm
Nhóm nghiên cứu
(̅ SD)
Nhóm chứng
(̅ SD)
pNNC-
NC
D0 20,60 ± 2,01 20,20 ± 3,19 > 0,05
D10 15,83 ± 2,79 17,57 ± 3,40 < 0,05
D20 7,17 ± 5,65 10,20 ± 4,64 < 0,05
Hiệu suất
giảm điểm
D0-10 4,77 ± 3,06 2,63 ± 4,65 < 0,05
D10-20 8,67 ± 5,86 7,37 ± 5,40 > 0,05
D0-20 13,43 ± 6,15 10,00 ± 5,81 < 0,05
p0-10; p10-20; p0-20 < 0,05; < 0,05; < 0,05 < 0,05; < 0,05; < 0,05
D0
Không hạn chế,
hạn chế nhẹ
0 0,00% 0 0,00%
> 0,05
Hạn chế trung bình 0 0,00% 1 3,33%
Hạn chế nặng 29 96,67% 25 83,33%
Hạn chế rất nặng 1 3,33% 4 13,33%
D20
Không hạn chế,
hạn chế nhẹ
22 73,33% 21 70,00%
> 0,05
Hạn chế trung bình 0 0,00% 0 0,00%
Hạn chế nặng 8 26,67% 9 30,00%
Hạn chế rất nặng 0 0,00% 0 0,00%
p0-20 < 0,05 < 0,05
49
Bảng 3.9 cho thấy trước điều trị mức độ hạn chế chức năng sinh hoạt
hàng ngày theo NDI giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng khác biệt không
có ý nghĩa thống kê với 20,60 ± 2,01 (điểm) ở nhóm nghiên cứu và 20,20 ±
3,19 (điểm) ở nhóm chứng. Sau 10 ngày và 20 ngày điều trị chỉ số này ở
nhóm nghiên cứu thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng, theo đó
tại thời điểm 20 ngày chỉ số này lần lượt là 7,17 ± 5,65 (điểm) và 10,20 ± 4,64
(điểm). Hiệu suất giảm điểm NDI tại ngày 10 và 20 giữa nhóm nghiên cứu và
nhóm chứng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 3.9 cũng cho thấy trước điều trị 96,67% bệnh nhân nhóm nghiên
cứu và 83,33% bệnh nhân nhóm chứng mức độ hạn chế chức năng sinh hoạt
hàng ngày ở mức độ nặng, sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05). Sau 20 ngày tỷ lệ không hạn chế sinh hoạt ở nhóm
nghiên cứu là 73,33% cao hơn không có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng
là 70,00%.
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ

More Related Content

Similar to Luận văn thạc sĩ

Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.ssuser499fca
 
Giá trị tiên lượng của hội chứng suy dinh dưỡng - viêm - xơ vữa ở bệnh nhân t...
Giá trị tiên lượng của hội chứng suy dinh dưỡng - viêm - xơ vữa ở bệnh nhân t...Giá trị tiên lượng của hội chứng suy dinh dưỡng - viêm - xơ vữa ở bệnh nhân t...
Giá trị tiên lượng của hội chứng suy dinh dưỡng - viêm - xơ vữa ở bệnh nhân t...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.ssuser499fca
 
đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...
đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...
đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...nataliej4
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị
Đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thịĐặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị
Đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thịDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to Luận văn thạc sĩ (20)

Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Luận văn: Điều trị bệnh lý bàn chân do đái tháo đường typ 2, HAY
Luận văn: Điều trị bệnh lý bàn chân do đái tháo đường typ 2, HAYLuận văn: Điều trị bệnh lý bàn chân do đái tháo đường typ 2, HAY
Luận văn: Điều trị bệnh lý bàn chân do đái tháo đường typ 2, HAY
 
Luận văn: Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, HAY
Luận văn: Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, HAYLuận văn: Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, HAY
Luận văn: Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, HAY
 
Hội chứng suy dinh dưỡng - viêm - xơ vữa ở bệnh nhân thận, HAY
Hội chứng suy dinh dưỡng - viêm - xơ vữa ở bệnh nhân thận, HAYHội chứng suy dinh dưỡng - viêm - xơ vữa ở bệnh nhân thận, HAY
Hội chứng suy dinh dưỡng - viêm - xơ vữa ở bệnh nhân thận, HAY
 
Giá trị tiên lượng của hội chứng suy dinh dưỡng - viêm - xơ vữa ở bệnh nhân t...
Giá trị tiên lượng của hội chứng suy dinh dưỡng - viêm - xơ vữa ở bệnh nhân t...Giá trị tiên lượng của hội chứng suy dinh dưỡng - viêm - xơ vữa ở bệnh nhân t...
Giá trị tiên lượng của hội chứng suy dinh dưỡng - viêm - xơ vữa ở bệnh nhân t...
 
Đặc điểm giá trị tiên lượng của hội chứng suy dinh dưỡng - viêm - xơ vữa
Đặc điểm giá trị tiên lượng của hội chứng suy dinh dưỡng - viêm - xơ vữaĐặc điểm giá trị tiên lượng của hội chứng suy dinh dưỡng - viêm - xơ vữa
Đặc điểm giá trị tiên lượng của hội chứng suy dinh dưỡng - viêm - xơ vữa
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm và giá trị tiên lượng của hội chứng suy dinh dưỡn...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm và giá trị tiên lượng của hội chứng suy dinh dưỡn...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm và giá trị tiên lượng của hội chứng suy dinh dưỡn...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm và giá trị tiên lượng của hội chứng suy dinh dưỡn...
 
Luận văn: Xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân đau cột sống thắt lưng
Luận văn: Xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân đau cột sống thắt lưngLuận văn: Xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân đau cột sống thắt lưng
Luận văn: Xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân đau cột sống thắt lưng
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...
đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...
đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...
 
Luận án: Đặc điểm di căn hạch, điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng
Luận án: Đặc điểm di căn hạch, điều trị phẫu thuật ung thư trực tràngLuận án: Đặc điểm di căn hạch, điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng
Luận án: Đặc điểm di căn hạch, điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...
 
Đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị
Đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thịĐặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị
Đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị
 
Tác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
Tác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết ápTác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
Tác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
 
Luận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAYLuận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAY
 
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
 
Phương pháp vi phẫu thắt giãn tĩnh mạch tinh trong điều trị vô sinh nam
Phương pháp vi phẫu thắt giãn tĩnh mạch tinh trong điều trị vô sinh namPhương pháp vi phẫu thắt giãn tĩnh mạch tinh trong điều trị vô sinh nam
Phương pháp vi phẫu thắt giãn tĩnh mạch tinh trong điều trị vô sinh nam
 
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp vi phẫu thắt giãn tĩnh mạch tinh tron...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp vi phẫu thắt giãn tĩnh mạch tinh tron...Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp vi phẫu thắt giãn tĩnh mạch tinh tron...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp vi phẫu thắt giãn tĩnh mạch tinh tron...
 
Tác dụng của bài thuốc Tiêu dao tán gia vị trên bệnh nhân viêm gan
Tác dụng của bài thuốc Tiêu dao tán gia vị trên bệnh nhân viêm ganTác dụng của bài thuốc Tiêu dao tán gia vị trên bệnh nhân viêm gan
Tác dụng của bài thuốc Tiêu dao tán gia vị trên bệnh nhân viêm gan
 

More from ssuser499fca

Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.ssuser499fca
 
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.ssuser499fca
 

More from ssuser499fca (20)

Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.
 
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
 

Recently uploaded

60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfAnPhngVng
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 

Luận văn thạc sĩ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ HỌC VIỆN Y DƢỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM NGUYỄN THỊ HẬU §¸NH GI¸ KÕT QU¶ CñA BéT THUèC §¾P HV TRONG §IÒU TRÞ HéI CHøNG Cæ VAI C¸NH TAY DO THO¸I HãA CéT SèNG Cæ LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC HÀ NỘI – 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ HỌC VIỆN Y DƢỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM NGUYỄN THỊ HẬU §¸NH GI¸ KÕT QU¶ CñA “BéT THUèC §¾P HV” TRONG §IÒU TRÞ HéI CHøNG Cæ VAI C¸NH TAY DO THO¸I HãA CéT SèNG Cæ Chuyên ngành: Y học cổ truyền Mã số: 872 0115 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ KIM DUNG HÀ NỘI – 2022
  • 3. LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn này, với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin được gửi lời cảm ơn đến TS. Lê Thị Kim Dung, người thầy hướng dẫn đã cho em những ý kiến, kinh nghiệm quý báu và sát thực trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thiện luận văn này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học và các Bộ môn, khoa phòng chức năng của Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, nơi em đang theo học, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình học tập tại trường. Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch tổng hợp, tập thể cán bộ y bác sỹ, điều dưỡng, hộ lý Bệnh viện Châm cứu trung ương đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi có thể được thu thập số liệu, làm việc và học tập tại Bệnh viện một cách thuận lợi nhất. Em xin được bày tỏ lòng kính trọng và tri ân sâu sắc đến các nhà khoa học trong Hội đồng đề cương đã hướng dẫn, chỉ bảo chuyên môn cũng như góp ý, nhận xét, sửa chữa để luận văn được hoàn thiện như ngày hôm nay. Xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới các bệnh nhân đã tham gia nghiên cứu và đóng góp một phần không nhỏ vào luận văn báo cáo. Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến anh chị em đồng nghiệp, gia đình, bạn bè, đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có cơ hội được học tập và trau dồi chuyên môn. Xin trân trọng cảm ơn. Học viên Nguyễn Thị Hậu
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Thị Hậu, Học viên lớp Cao học khóa 12 chuyên ngành Y học cổ truyền, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Thị Kim Dung. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Ngƣời viết cam đoan Nguyễn Thị Hậu
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh BMI Chỉ số khối cơ thể Body Mass Index CSC Cột sống cổ NĐC Nhóm chứng NDI Chỉ số giảm chức năng cột sống cổ (điểm NDI) Neck Disability Index NNC Nhóm nghiên cứu TB Trung bình THCSC Thoái hóa cột sống cổ TL Thắt lưng WHO Tổ chức Y tế Thế giới World Health Organization XBBH Xoa bóp bấm huyệt YHCT Y học cổ truyền YHHĐ Y học hiện đại
  • 6. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………….…………...1 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3 1.1. Hội chứng cổ vai cánh tay theo y học hiện đại ...................................... 3 1.1.1. Đại cương hội chứng cổ cánh tay do thoái hóa cột sống cổ............ 3 1.1.2. Nguyên nhân hội chứng cổ vai cánh tay ......................................... 3 1.1.3. Sơ lược về cấu tạo giải phẫu và chức năng của cột sống cổ ........... 3 1.1.4. Nguyên nhân của thoái hóa cột sống cổ.......................................... 7 1.1.5. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng. .......................................... 8 1.1.6. Chẩn đoán hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống ........10 1.1.7. Điều trị...........................................................................................10 1.2. Hội chứng cổ vai cánh tay theo y học cổ truyền..................................12 1.2.1. Bệnh danh ......................................................................................12 1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh.................................................12 1.2.3. Các thể lâm sàng............................................................................13 1.3. Tổng quan về đắp thuốc và “bột đắp thuốc HV” .................................16 1.3.1. Phương pháp đắp thuốc .................................................................16 1.3.2. “Bột thuốc đắp HV”.......................................................................17 1.3.3. Phân tích bột thuốc đắp HV...........................................................17 1.3.4. Công dụng – chủ trị .......................................................................19 1.3.5. Cách dùng ......................................................................................20 1.4. Phương pháp xoa bóp bấm huyệt.........................................................20 1.4.1. Định nghĩa .....................................................................................20 1.4.2. Tác dụng của xoa bóp bấm huyệt..................................................20 1.4.3. Chỉ định và chống chỉ định............................................................21 1.4.4. Các thủ thuật xoa bóp bấm huyệt ..................................................21
  • 7. 1.5. Phương pháp chiếu đèn hồng ngoại .....................................................22 1.5.1. Định nghĩa hồng ngoại ..................................................................22 1.5.2. Cơ chế của tia hồng ngoại. ............................................................23 1.5.3. Tác dụng của tia hồng ngoại..........................................................23 1.5.4. Chỉ định và chống chỉ định............................................................23 1.5.5. Phương tiện và các bước tiến hành................................................23 1.6. Một số nghiên cứu về hội chứng cổ cánh tay.......................................24 1.6.1. Trên Thế giới .................................................................................24 1.6.2. Tại Việt Nam .................................................................................24 Chương 2 CHẤT LIỆU, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................................26 2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................26 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân...........................................................26 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................27 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................28 2.3. Thiết kế nghiên cứu..............................................................................28 2.4. Cỡ mẫu .................................................................................................28 2.5. Chất liệu nghiên cứu.............................................................................28 2.5.1. “Bột thuốc đắp HV”.......................................................................28 2.5.2. Phương tiện nghiên cứu.................................................................30 2.6. Quy trình nghiên cứu............................................................................30 2.6.1. Các bước thực hiện........................................................................30 2.6.2. Quy trình thực hiện thủ thuật.........................................................31 2.7. Biến số và chỉ số nghiên cứu................................................................32 2.7.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu..................................32 2.7.2. Biến số, chỉ số lâm sàng ................................................................33 2.7.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị .................................36
  • 8. 2.7.4. Đánh giá tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị .36 2.8. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................36 2.9. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................37 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................................39 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.....................................................39 3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ...............................................39 3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới .........................................................40 3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp............................................40 3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo thời gian bị bệnh.....................................41 3.1.5. Phân bố bệnh nhân theo bên bị bệnh.............................................41 3.1.6. Chỉ số lâm sàng trước điều trị........................................................42 3.1.7. Phân bố bệnh nhân theo triệu chứng y học cổ truyền ...................45 3.2. Kết quả điều trị.....................................................................................47 3.2.1. Sự thay đổi mức độ đau theo thang điểm VAS.............................47 3.2.2. Sự thay đổi mức độ hạn chế chức năng sinh hoạt hàng ngày........48 3.2.3. Sự thay đổi góc của tầm vận động ngửa........................................50 3.2.4. Sự thay đổi góc của tầm vận động cúi...........................................51 3.2.5. Sự thay đổi góc của tầm vận động quay........................................52 3.2.6. Sự thay đổi mức góc của tầm vận động nghiêng...........................54 3.2.7. Sự thay đổi triệu chứng theo y học cổ truyền................................55 3.2.8. Tác dụng không mong muốn.........................................................57 3.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị........................................58 3.3.1. Mối liên hệ giữa tuổi và đáp ứng điều trị ......................................58 3.3.2. Mối liên hệ giữa giới và đáp ứng điều trị......................................59 3.3.3. Mối liên hệ giữa nghề nghiệp và đáp ứng điều trị.........................60 3.3.4. Mối liên hệ giữa số bên bị bệnh và đáp ứng điều trị.....................61 3.3.5. Mối liên hệ giữa thời gian bị bệnh và đáp ứng điều trị .................62
  • 9. Chương 4 BÀN LUẬN..................................................................................63 4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.....................................................63 4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ...............................................63 4.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới .........................................................65 4.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp............................................66 4.1.4. Phân bố bệnh nhân theo thời gian bị bệnh.....................................67 4.1.5. Phân bố bệnh nhân theo bên bị bệnh.............................................68 4.1.6. Chỉ số lâm sàng trước điều trị........................................................68 4.1.7. Phân bố bệnh nhân theo triệu chứng y học cổ truyền ...................70 4.2. Kết quả điều trị.....................................................................................70 4.2.1. Sự thay đổi mức độ đau theo thang điểm VAS.............................70 4.2.2. Sự thay mức độ hạn chế chức năng sinh hoạt hàng ngày NDI......73 4.2.3. Sự thay đổi góc của tầm vận động.................................................74 4.2.4. Sự thay đổi triệu chứng theo y học cổ truyền................................78 4.2.5. Tác dụng không mong muốn.........................................................80 4.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị........................................80 4.3.1. Mối liên quan giữa tuổi với đáp ứng điều trị.................................80 4.3.2. Mối liên quan giữa giới và đáp ứng điều trị..................................80 4.3.3. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và đáp ứng điều trị.....................81 4.3.4. Mối liên quan giữa bên bị bệnh và đáp ứng điều trị......................82 4.3.5. Mối liên quan giữa thời gian bị bệnh và đáp ứng điều trị .............82 KẾT LUẬN…………………………………………………………….………….84 KIẾN NGHỊ………………………………………….……………………………86 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 10. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Thành phần bài thuốc đắp HV....................................................17 Bảng 2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y học cổ truyền ......................27 Bảng 2.2. Công thức cho 50g “bột thuốc đắp HV”.....................................28 Bảng 2.3. Công thức huyệt nghiên cứu.......................................................29 Bảng 2.4. Phân loại kết quả điều trị theo thang điểm VAS ........................34 Bảng 2.5. Phân loại kết quả điều trị theo NDI ............................................34 Bảng 2.6. Phân loại kết quả điều trị theo tầm vận động cổ.........................36 Bảng 3.1. Mức đau theo thang điểm VAS ..................................................42 Bảng 3.2. Mức độ hạn chế chức năng sinh hoạt hàng ngày........................42 Bảng 3.3. Tầm vận động ngửa ....................................................................43 Bảng 3.4. Tầm vận động cúi .......................................................................43 Bảng 3.5. Tầm vận động quay.....................................................................44 Bảng 3.6. Tầm vận động nghiêng ...............................................................44 Bảng 3.7. Phân bố bệnh nhân theo triệu chứng y học cổ truyền.................45 Bảng 3.8. Sự thay đổi mức độ đau theo thang điểm VAS ..........................47 Bảng 3.9. Sự thay đổi mức độ hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày .....48 Bảng 3.10. Sự thay đổi góc của tầm vận động ngửa.....................................50 Bảng 3.11. Sự thay đổi góc của tầm vận động cúi........................................51 Bảng 3.12. Sự thay đổi góc của tầm vận động quay.....................................52 Bảng 3.13. Sự thay đổi góc của tầm vận động nghiêng................................54 Bảng 3.14. Sự thay đổi triệu chứng theo y học cổ truyền.............................55 Bảng 3.15. Một số tác dụng không mong muốn ...........................................57 Bảng 3.16. Mối liên quan giữa tuổi và đáp ứng điều trị ...............................58 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa giới và đáp ứng điều trị ...............................59 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và đáp ứng điều trị..................60 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa số bên bị bệnh và đáp ứng điều trị ..............61 Bảng 3.20. Mối liên quan giữa thời gian bị bệnh và đáp ứng điều trị ..........62
  • 11. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ........................................39 Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới...................................................40 Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp.....................................40 Biểu đồ 3.4. Phân bố bệnh nhân theo thời gian bị bệnh..............................41 Biểu đồ 3.5. Phân bố bệnh nhân theo bên bị bệnh......................................41
  • 12. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Giải phẫu cột sống cổ nhìn thẳng ............................................... 4 Hình 1.2. Giải phẫu cột sống cổ nhìn nghiêng ........................................... 4 Hình 1.3. Hình ảnh cột sống cổ trên phim Xquang thẳng và nghiêng ....... 5 Hình 1.4. Hình ảnh lỗ tiếp hợp trên phim Xquang tư thế chếch ¾ ............ 5 Hình 1.5. Địa liền......................................................................................18 Hình 1.6. Ngải cứu....................................................................................18 Hình 1.7. Quế chi......................................................................................19 Hình 2.1. “Bột thuốc đắp HV” sử dụng trong nghiên cứu .......................29 Hình 2.2. Đắp “bột thuốc HV” .................................................................32 Hình 2.3. Sơ đồ nghiên cứu ......................................................................38
  • 13. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hội chứng cổ vai cánh tay (cervical scapulohumeral syndrome), còn gọi là hội chứng vai cánh tay (scapulohumeral syndrome) hay bệnh lý rễ tủy cổ (cervical radiculopathy), là một khái niệm để chỉ nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan đến các bệnh lý cột sống cổ có kèm theo các rối loạn chức năng rễ, dây thần kinh hoặc tủy cổ mà không liên quan tới bệnh lý viêm [1]. Tổ chức Nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật Toàn cầu ước tính 48,6% dân số toàn cầu có ít nhất một lần mắc hội chứng này và nó cũng là một trong bốn bệnh lý gây gánh nặng bệnh tật hàng đầu [2]. Biểu hiện lâm sàng thường gặp là đau vùng cổ, vai và một bên tay, kèm theo một số rối loạn cảm giác, vận động tương ứng với thần kinh chi phối [1], [3]. Thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa các khớp liên đốt và liên mỏm bên làm hẹp lỗ tiếp hợp đã được xác định là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hội chứng này [1], [4]. Theo báo cáo của tác giả Kyung-Chung Kang năm 2020 sử dụng dữ liệu theo dõi trong 10 năm từ những nghiên cứu cộng đồng lớn cho thấy tỷ lệ lưu hành của hội chứng cổ vai dao động từ 0,83 đến 1,79 người trên mỗi 1.000 người trên mỗi năm [5]. Ngày nay trong xã hội hiện đại, cường độ lao động ngày càng tăng. Công việc ngày càng được chuyên môn hóa đòi hỏi đầu cổ phải chịu một tư thế bắt buộc kéo dài. Quá trình biến đổi sinh lý của cột sống cổ diễn ra sớm và nhanh hơn. Do đó tỉ lệ mắc hội chứng cổ vai cánh tay không ngừng gia tăng [6], [7]. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, và là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm giảm hoặc mất khả năng lao động, giảm hiệu quả công việc [7], [8]. Trong những năm gần đây, nhiều phương pháp điều trị hội chứng cổ vai cánh tay đã được phát triển và đem lại hiệu quả cao [9], [10]. Tuy nhiên, các phương pháp điều
  • 14. 2 trị phối hợp thường đem lại hiệu quả điều trị cao hơn so với phương pháp đơn trị liệu [11]. Theo y học cổ truyền, hội chứng cổ vai cánh tay được xếp vào phạm vi chứng tý. Nguyên nhân gây bệnh do phong hàn xâm phạm vào cơ thể, đóng bít ngăn trở kinh lạc [12], [13], khí huyết vận hành không thông lợi mà gây ra [14]. Phép chữa phải khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc nhằm khôi phục lại sự cân bằng âm dương, nâng cao chính khí, đuổi tà khí làm cho khí huyết lưu thông [12], [14]. Các phương pháp điều trị hội chứng cổ vai cánh tay như: Giảm đau, giãn cơ, phong bế thần kinh, thuốc bôi, các phương pháp không dùng thuốc vật lý trị liệu, điện châm, thủy châm, cứu ngải, xoa bóp bấm huyệt [15], [16]. Đắp thuốc là phương pháp đặc trưng và nổi bật của YHCT đã được ứng dụng từ lâu trong cuộc sống, là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và có tính ứng dụng lâm sàng cao. Khi dùng tại chỗ thuốc thẩm thấu qua da tới tổ chức còn thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch lưu thông khí huyết. “bột thuốc đắp HV” là bài thuốc được tạo thành từ công thức nghiệm phương gồm 3 vị thuốc có tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, đã được sử dụng trên lâm sàng đem lại hiệu quả trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp. Với nguyện vọng phát triển và kế thừa y học cổ truyển, đồng thời góp thêm một phương pháp điều trị cho người bệnh hội chứng cổ vai cánh tay, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả của “bột thuốc đắp HV” trong điều trị hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ” với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả của “bột thuốc đắp HV” trong điều trị hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị.
  • 15. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Hội chứng cổ vai cánh tay theo y học hiện đại 1.1.1. Đại cương hội chứng cổ cánh tay do thoái hóa cột sống cổ - Hội chứng cổ cánh tay (Cervical scapulohumeral syndrome), còn gọi là hội chứng cánh tay (Scapulohumeral syndrome) hay bệnh lý rễ tủy cổ (Cervical radiculopathy), là một nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan đến các bệnh lý cột sống cổ có kèm theo các rối loạn chức năng rễ, dây thần kinh cột sống cổ và/hoặc tủy cổ, không liên quan tới bệnh lý viêm [1], [7]. - Biểu hiện lâm sàng thường gặp là đau vùng cổ, vai và một bên tay, kèm theo một số rối loạn cảm giác và/hoặc vận động tại vùng chi phối của rễ, dây thần kinh cột sống cổ bị ảnh hưởng [1], [8]. 1.1.2. Nguyên nhân hội chứng cổ vai cánh tay - Nguyên nhân thường gặp nhất (70 – 80%) là do thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa các khớp liên đốt và liên mỏm bên làm hẹp lỗ tiếp hợp, hậu quả là gây chèn ép rễ/dây thần kinh cột sống cổ tại các lỗ tiếp hợp. Khoảng 20 – 25% nguyên nhân gây hội chứng cổ vai cánh tay là do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đơn thuần hoặc phối hợp với thoái hóa cột sống cổ [9], [10]. - Một số nguyên nhân ít gặp hơn gồm chấn thương, khối u, nhiễm trùng, loãng xương, bệnh lý viêm cột sống, bệnh lý phần mềm cạnh cột sống [11]. 1.1.3. Sơ lược về cấu tạo giải phẫu và chức năng của cột sống cổ 1.1.3.1. Giải phẫu cột sống cổ - Cột sống cổ là đoạn nối giữa lỗ chẩm tới cột sống lưng, là trụ cột để giữ và vận động đầu. Cột sống cổ bao gồm 7 đốt sống từ C1 đến C7, C5 đĩa đệm và 1 đĩa đệm chuyển đoạn giữa C7 và D1, giữa đốt sống C1 và C2 không có đĩa đệm [18], [19].
  • 16. 4 - Cột sống cổ được chia làm 2 vùng: CSC trên bao gồm C1 – C2 và CSC dưới bao gồm C3 – C7, hai vùng này có cấu trúc khác nhau do đó khả năng chịu lực và vận động rất khác nhau. Cột sống cổ cong ra trước, di động nhiều nên dễ bị tổn thương, các mỏm khớp hơi nghiêng nên dễ bị tổn thương [18], [19]. Hình 1.1. Giải phẫu cột sống cổ nhìn thẳng Hình 1.2. Giải phẫu cột sống cổ nhìn nghiêng Các đốt sống cổ kể từ C2 trở xuống liên kết với nhau bởi ba khớp. - Khớp đĩa đệm gian đốt: Đĩa đệm gian đốt luôn phải chịu áp lực tải trọng lớn. Khi có sự cố định lâu trong một tư thế (do nghề nghiệp) hoặc do áp lực trọng tải, sẽ dẫn đến thoái hóa đĩa đệm và hình thành các gai xương đĩa đệm cổ thấp [18], [19].
  • 17. 5 - Khớp sống – sống (còn gọi là khớp mấu lồi đốt sống, khớp nhỏ): Tạo nên bởi các mấu sống trên và mấu sống dưới của hai thân đốt kế cận và được nhận biết trên phim chụp tư thế nghiêng (Hình 1.2) [19]. - Khớp bán nguyệt (khớp Luschka): Chỉ có duy nhất ở cột sống cổ. Mỗi thân đốt sống có hai mấu bán nguyệt ở góc trên ngoài, hợp với hai góc dưới ngoài của thân đốt trên để tạo nên hai khớp bán nguyệt ở mỗi khe gian đốt. Khi khớp bán nguyệt bị thoái hóa dễ chèn ép động mạch thân nền [18], [19]. Hình 1.3. Hình ảnh cột sống cổ trên phim Xquang thẳng và nghiêng - Lỗ tiếp hợp (còn gọi là lỗ ghép): Thành trong của lỗ tiếp hợp hình thành bởi phía ngoài là thân đốt sống và khớp Luschka. Khớp mấu lồi đốt sống hình thành bởi diện khớp mấu lồi đốt sống trên và diện khớp mấu lồi đốt sống dưới, khớp được bao bọc bởi bao khớp ở phía ngoài [18], [19]. Lỗ tiếp hợp C3 – C4 Đĩa đệm C4 – C5 Cuống sống Mấu khớp dưới C6 Mấu khớp trên C7 Hình 1.4. Hình ảnh lỗ tiếp hợp trên phim Xquang tư thế chếch ¾
  • 18. 6 - Dây thần kinh hỗn hợp: Chạy dọc theo lỗ tiếp hợp và tách ra thành hai phần cảm giác và vận động riêng biệt. Phần vận động còn gọi là rễ trước tiếp xúc với khớp bán nguyệt, rễ sau nằm ở phía bên trong mỏm khớp và bao khớp. Rễ thần kinh bình thường chỉ chiếm khoảng 20 – 25% lỗ tiếp hợp [19], [20]. - Đĩa đệm: Được cấu tạo bởi nhân nhày, vòng sợi và mâm sụn. - Nhân nhày: Được cấu tạo bởi một màng liên kết. Bình thường nhân nhày nằm ở trong vòng sợi, khi cột sống vận động về một phía thì nó bị đẩy chuyển động dồn về phía đối diện [18], [19]. - Vòng sợi: Gồm những vòng sợi sụn (fibro – cartilage) rất chắc chắn và đàn hồi đan vào nhau theo kiểu xắn ốc. Ở phía sau và sau bên của vòng sợi tương đối mỏng, nơi dễ xảy ra lồi và thoát vị đĩa đệm [18], [19]. - Mâm sụn: Gắn chặt vào tấm cùng của đốt sống, nên còn có thể coi là một phần của đốt sống. Chiều cao của đĩa đệm: ở đoạn đốt sống cổ khoảng 3mm. Dây chằng dọc trước bám ở mặt trước các đốt sống và đĩa đệm. Dây chằng dọc sau bám vào mặt sau thân đốt và đĩa đệm. Ngoài ra còn dây chằng vàng, dây chằng liên gai, dây chằng liên ngang [18], [19]. - Mạch máu, thần kinh: Từ đốt C2 đến C6 có động mạch đốt sống thân nền, tĩnh mạch và một số nhánh thần kinh giao cảm cổ chạy trong lỗ động mạch ở giữa mỏm ngang của mỗi đốt và ngay bên cạnh mỏm móc. Thần kinh và vận động: các nhánh của đám rối cổ sâu: nhánh vận động cho cơ ở cột sống, cơ thang, cơ ức đòn chũm. Nhánh C5 chi phối vận động cơ delta, cơ tròn nhỏ, các cơ trên gai, dưới gai. Nhánh C6 chi phối vận động cơ nhị đầu, cơ cánh tay trước. Nhánh C7 chi phối vận động cơ tam đầu. Nhánh C8 chi phối vận động cơ gấp ngón tay [18], [19]. - Cảm giác: Nhánh C1, C2, C3 cho nửa sau đầu. Nhánh C4 cho vùng vai. Nhánh C5, C6, C7 cho nửa quay cánh tay, cẳng tay, ngón 1, 2, 3. Nhánh C8, D1 cho nửa trụ cánh tay, cẳng tay, ngón 4, 5 [1], [19].
  • 19. 7 - Phản xạ gân xương: Nhánh C5 chi phối phản xạ gân xương cơ nhị đầu. Nhánh C6 chi phối phản xạ gân xương cơ nhị đầu và trâm quay. Nhánh C7 chi phối phản xạ gân xương cơ tam đầu [19]. 1.1.3.2. Chức năng cột sống cổ - Chức năng chịu tải trọng và bảo vệ tủy: Ở cột sống cổ các thân đốt sống nhỏ, đĩa đệm không chiếm toàn bộ bề mặt thân đốt, do đó tải trọng tác động phần lớn lên đĩa đệm dẫn tới sự giảm chiều cao gian đốt. Khoang gian đốt C2 – C3, C5 – C6 là những nơi chịu tải trọng lớn nhất ở cột sống cổ, do đó hay gặp thoái hóa ở những đoạn đốt sống cổ này. Cột sống cũng là nơi bảo vệ tủy và các thành phần khác trong ống sống [1], [19]. - Chức năng vận động: Cột sống cổ có phạm vi vận động rất lớn. Đoạn cổ trên (C1 – C3) đáp ứng cho chuyển động xoay, thường ít gặp thoái hóa ở đoạn này. Các khớp đốt sống cổ cho phép chuyển động trượt giữa các thân đốt sống tạo nên vận động duỗi và gấp cột sống cổ. Trong đó, 3 nhóm chức năng vận động của cổ thường được đề cập bao gồm [10], [19]: + Cử động theo mặt phẳng trước sau: Cúi và ngửa cổ. Động tác này được thực hiện ở ba phần, đơn thuần chỉ xảy ra ở xương chẩm và đốt đội. Còn lại là vai trò của các khớp đốt sống khác từ C2 đến C7. + Cử động theo mặt phẳng ngang: Nghiêng sang hai bên phải, trái. + Cử động quay cổ: Động tác này chủ yếu do khớp trục đội (C1 – C2) đảm nhiệm còn lại là sự tham gia của các đốt sống từ C2 đến C7 [20]. 1.1.4. Nguyên nhân của thoái hóa cột sống cổ Hội chứng cổ cánh tay còn gọi là hội chứng cánh tay là một nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan đến bệnh lý cột sống cổ có kèm theo các rối loạn chức năng rễ, dây thần kinh cột sống cổ và/hoặc tủy cổ, không liên quan tới bệnh lý viêm [1], [19]. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó một vài nhóm nguyên nhân gây bệnh phổ biến bao gồm:
  • 20. 8 Sự lão hóa: Lão hóa là quá trình diễn biến tự nhiên của cơ thể trong đó quá trình thoái hóa xương, khớp là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các bệnh lý cơ xương khớp đặc biệt là hội chứng cổ vai cánh tay. Yếu tố cơ giới: Các dị dạng bẩm sinh, các biến dạng thứ phát sau chấn thương, u, loạn sản, béo phì… Các yếu tố khác: Cơ địa già sớm, phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh, đái tháo đường, loãng xương do nội tiết, bệnh goute, bệnh da sạm màu nâu, thợ may, lái xe [21]. 1.1.5. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng. 1.1.5.1. Lâm sàng Hội chứng cổ vai cánh tay biểu hiện lâm sàng bằng các hội chứng chính bao gồm: Hội chứng cột sống cổ, hội chứng rễ thần kinh, và hội chứng tủy cổ. - Hội chứng cột sống cổ: Đau vùng cổ gáy, có thể khởi phát cấp tính sau chấn thương, sau động tác vận động cổ quá mức, hoặc tự nhiên như sau khi ngủ dậy. Đau cũng có thể xuất hiện từ từ, âm ỉ, mạn tính. Hạn chế vận động cột sống cổ, có thể kèm theo dấu hiệu vẹo cổ, hay gặp trong đau cột sống cổ cấp tính. Điểm đau cột sống cổ khi ấn vào các gai sau, cạnh cột sống cổ tương ứng các rễ thần kinh [1]. - Hội chứng rễ thần kinh: Đau vùng gáy lan lên vùng chẩm và xuống vai hoặc cánh tay, bàn tay, biểu hiện lâm sàng là hội chứng vai gáy, hoặc hội chứng vai cánh tay. Đau thường tăng lên khi xoay đầu hoặc gập cổ về phía bên đau. Rối loạn vận động, cảm giác kiểu rễ: Yếu cơ và rối loạn cảm giác như rát bỏng, kiến bò, tê bì ở vùng vai, cánh tay, hoặc ở bàn tay và các ngón tay. Một số nghiệm pháp đánh giá tổn thương rễ thần kinh cổ:
  • 21. 9 + Dấu hiệu chuông bấm: Ấn điểm cạnh sống tương ứng với lỗ tiếp hợp thấy đau xuất hiện từ cổ lan xuống vai và cánh tay. + Nghiệm pháp Spurling: Bệnh nhân ngồi hoặc nằm nghiêng đầu về bên đau, thầy thuốc dùng tay ép lên đỉnh đầu bệnh nhân, làm cho đau tăng lên. + Nghiệm pháp dạng vai: Bệnh nhân ngồi, cánh tay bên đau đưa lên trên đầu và ra sau, các triệu chứng rễ giảm hoặc mất. + Nghiệm pháp kéo giãn cổ: Bệnh nhân nằm ngửa, thầy thuốc dùng tay giữ chẩm và cằm và kéo từ từ theo trục dọc, làm giảm triệu chứng [21]. Hội chứng tủy cổ: Nguyên nhân: Do phình, thoát vị đĩa đệm gây chèn ép tuỷ cổ tiến triển. Biểu hiện sớm là dấu hiệu tê bì và mất sự khéo léo của hai bàn tay, teo cơ hai tay, đi lại khó khăn, nhanh mỏi. Giai đoạn muộn tùy vị trí tổn thương có thể thấy liệt trung ương tứ chi; liệt ngoại vi hai tay và liệt trung ương hai chân; rối loạn phản xạ đại tiểu tiện [21]. - Các hội chứng khác: + Hội chứng động mạch sống nền: Đau đầu vùng chẩm, chóng mặt, ù tai, mờ mắt, đôi khi có giảm thị lực thoáng qua, mất thăng bằng, mệt mỏi. + Rối loạn thần kinh thực vật: Đau kèm theo ù tai, rối loạn thị lực, rối loạn vận mạch vùng chẩm vai hoặc tay. + Triệu chứng toàn thân: Sốt, rét run, vã mồ hôi vào ban đêm, sụt cân, … có thể gặp trong bệnh với tỷ lệ rất thấp, khi có những dấu hiệu nêu trên cần phải đặc biệt lưu ý chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý ác tính, nhiễm trùng [22]. 1.1.5.2. Cận lâm sàng X-Quang cột sống cổ: Cho thấy các hình ảnh: gai xương; hẹp khoang gian đốt sống, hẹp lỗ tiếp hợp (tư thế chếch ¾); đặc xương dưới sụn, phì đại mấu bán nguyệt và mất đường cong sinh lý cột sống cổ.
  • 22. 10 Chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ: Trong THCS cổ cho thấy các hình ảnh tổn thương như phim X-Quang; phì đại các dây chằng dọc, vị trí tổn thương rễ thần kinh, hình ảnh thoát vị, mức độ thoát vị, khối u [22]. Chụp cắt lớp vi tính: Chụp cắt lớp vi tính đơn thuần có thể được chỉ định khi không có MRI hoặc chống chỉ định chụp MRI [1]. 1.1.6. Chẩn đoán hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống Tùy thuộc nguyên nhân, mức độ và giai đoạn, bệnh nhân có thể có ít nhiều có các triệu chứng và hội chứng sau đây: - Biểu hiện lâm sàng của hội chứng cột sống: Đau cột sống cổ; điểm đau cạnh sống cổ; hạn chế vận động cột sống cổ. - Biểu hiện lâm sàng của hội chứng rễ thần kinh: Đau dọc theo rễ thần kinh cổ; có một trong số các dấu hiệu kích thích rễ: bấm chuông; rối loạn cảm giác dọc theo rễ thần kinh; rối loạn phản xạ gân xương [1]. - Biểu hiện lâm sàng của hội chứng tủy cổ: Biểu hiện sớm là dấu hiệu tê bì và mất sự khéo léo của hai bàn tay; teo cơ hai tay… [1]. - Chụp X-quang cột sống cổ: Tư thế thẳng, nghiêng, chếch ¾ có hình ảnh THCS cổ: Phì đại mấu bán nguyệt, gai xương thân đốt, hẹp lỗ tiếp hợp [1]. 1.1.7. Điều trị 1.1.7.1. Nguyên tắc điều trị Điều trị triệu chứng bệnh kết hợp với giải quyết nguyên nhân nếu có thể. Kết hợp điều trị thuốc với các biện pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và các biện pháp không dùng thuốc khác. Chỉ định điều trị ngoại khoa khi cần thiết. 1.1.7.2. Điều trị cụ thể Tùy mức độ bệnh, có thể dùng đơn thuần hoặc phối hợp các nhóm thuốc: - Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol viên 0,5-0,65g x 2-4 viên/24h (không dùng quá 4 gam paracetamol/24h).
  • 23. 11 - Thuốc giảm đau dạng phối hợp: Paracetamol kết hợp với một opiad nhẹ như codein hoặc tramadol: 2-4 viên/24h. - Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Lựa chọn một thuốc thích hợp tùy cơ địa bệnh nhân và các nguy cơ tác dụng phụ. Liều thường dùng: diclofenac 75-150 mg/ngày; piroxicam 20 mg/ngày; meloxicam 7,5-15 mg/ngày; celecoxib 100-200 mg/ngày; hoặc etoricoxib 30-60 mg/ngày. Nếu bệnh nhân có nguy cơ tiêu hóa nên dùng nhóm ức chế chọn lọc COX-2 hoặc phối hợp với một thuốc ức chế bơm proton[1], [22]. - Thuốc giãn cơ: Thường dùng trong đợt đau cấp, đặc biệt khi có tình trạng co cứng cơ. Các thuốc thường dùng: Epirisone 50 mg x 2-3 lần/ngày, hoặc tolperisone 50-150 mg x 2-3 lần/ngày), hoặc mephenesine 250 mg x 2-4 lần/ngày, hoặc diazepam. - Các thuốc khác: Thuốc giảm đau thần kinh: Có thể chỉ định khi có bệnh lý rễ thần kinh nặng hoặc dai dẳng, nên bắt đầu bằng liều thấp, sau đó tăng liều dần tùy theo đáp ứng điều trị: gabapentin 600-1200 mg/ngày, hoặc pregabalin 150-300 mg/ngày [1], [22]. Thuốc chống trầm cảm ba vòng (liều thấp): amitriptyline hoặc nortriptyline (10-25 mg/ngày) khi có biểu hiện đau thần kinh mạn tính hoặc khi có kèm rối loạn giấc ngủ. Vitamin nhóm B: Viên 3B (B1, B6, B12) hoặc dẫn chất B12 mecobalamin (1000 -1500 mcg/ngày) [1], [22]. Corticosteroid: Trong một số trường hợp có biểu hiện chèn ép rễ nặng và có tính chất cấp tính mà các thuốc khác ít hiệu quả, có thể xem xét dùng một đợt ngắn hạn corticosteroid đường uống (prednisolone, methylprednisolone) trong 1-2 tuần.[1].
  • 24. 12 1.1.7.3. Các phương pháp không dùng thuốc Giáo dục bệnh nhân, thay đổi thói quen sinh hoạt, công việc (tư thế ngồi làm việc, sử dụng máy tính, …). Trong giai đoạn cấp khi có Đau nặng hoặc sau chấn thương có thể bất động cột sống cổ tương đối bằng đai cổ mềm. Tập vận động cột sống cổ, vai, cánh tay với các bài tập thích hợp. Vật lý trị liệu: Liệu pháp nhiệt, kích thích điện, siêu âm liệu pháp, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, kéo giãn cột sống (tại các cơ sở điều trị vật lý và phục hồi chức năng [1]. - Phương pháp điều trị khác: Tiêm corticosteroid ngoài màng cứng hoặc tiêm khớp liên mỏm sau (facet) cạnh cột sống cổ: Có thể được chỉ định và thực hiện tại các cơ sở chuyên khoa. Các thủ thuật giảm đau can thiệp: Phong bế rễ thần kinh chọn lọc; điều trị đốt thần kinh cạnh hạch giao cảm cổ bằng sóng cao tần (radio frequency ablation, RFA) [1]. 1.1.7.4. Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa Là phương pháp điều trị khi thoái hóa gây ra thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này được áp dụng khi điều trị nội khoa không đỡ, đau tăng lên, có triệu chứng chèn ép tủy cổ đáng kể. 1.2. Hội chứng cổ vai cánh tay theo y học cổ truyền 1.2.1. Bệnh danh Theo Y học cổ truyền, hội chứng cổ vai cánh tay được xếp vào phạm vi chứng Tý. Tý có nghĩa là tắc, không thông. Chứng tý là do tà khí phong hàn thấp nhiệt ở ngoài xâm nhập vào cơ thể, đóng bít ngăn trở kinh lạc, khí huyết vận hành không thông lợi mà gây ra [23], [24]. 1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh - Do ngoại tà xâm nhập: Do vệ khí của cơ thể suy giảm, phong, hàn, thấp
  • 25. 13 tà xâm phạm vào cân cơ xương khớp kinh lạc làm cho vận hành của khí huyết trong kinh mạch bị bế tắc gây đau. Tùy theo nguyên nhân mà biểu hiện ra ngoài thành chứng phong tý, hành tý, thấp tý [12], [25]. - Khí trệ huyết ứ: Hay gặp do cân cơ bị tổn thương cấp tính làm cho khí huyết trở trệ không thông mà gây đau [12], [13]. - Do can thận hư: Thận không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân cơ, xương khớp bị thoái hóa, biến dạng, cơ bị teo, khớp bị dính... Thường gặp ở người già hoặc người mắc bệnh lâu ngày [9], [16]. 1.2.3. Các thể lâm sàng 1.2.3.1. Thể phong hàn - Triệu chứng: Đau nhức vùng đầu, cổ, vai và ngực lưng, có điểm đau cố định ở cổ, có thể sờ thấy co cơ ở cổ vai gáy, cứng cổ, hạn chế vận động. Đau, tê, nhức tứ chi, có thể có cảm giác nặng và yếu hai chi trên, đau nặng đầu, thích ấm, sợ lạnh, lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng, mạch khẩn hoặc trầm sáp [14]. - Chẩn đoán: + Bát cương: Biểu, thực, hàn. + Kinh lạc: Đại trường/tiểu trường/tam tiêu. + Nguyên nhân: Ngoại nhân (phong, hàn). - Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh lạc. - Phương thuốc: Quế chi gia Cát căn thang - Điều trị không dùng thuốc: + Châm tả huyệt: Hậu khê (SI.3) Phong trì (GB.20) Đại chùy (GV.14) Liệt khuyết (LU.7) Kiên tỉnh (GB.21) Hợp cốc (LI.4) Thủ tam lý (LI.10) Thiên trụ (BL.10) Ngoại quan (TE.5) Giáp tích C4 – C7 A thị huyệt [14]. + Liệu trình: Châm ngày một lần, mỗi lần chọn 8 – 12 huyệt, mỗi liệu trình điều trị từ 20 - 30 ngày.
  • 26. 14 + Xoa bóp bấm huyệt: Thực hiện các thủ thuật: xoa, xát, day, lăn, đấm, chặt, bóp, ấn, bấm huyệt , vận động cột sống cổ (cúi, ngửa, nghiêng, quay), phát điều hòa. Mỗi lần xoa bóp 15 – 30 phút. Ngày xoa bóp 1 lần. Một liệu trình kéo dài từ 20 đến 30 ngày tùy theo mức độ bệnh. Chiếu đèn hồng ngoại ngày 1 lần, mỗi lần 30 phút. Một liệu trình kéo dài từ 20 đến 30 ngày [14]. 1.2.3.2. Thể phong thấp nhiệt tý - Triệu chứng: Vùng cổ gáy sưng, nóng, đỏ, đau nhức vùng đầu, cổ, vai và ngực lưng, đau đầu chóng mặt. Sốt cao, khát nước, nước tiểu đỏ, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác [14]. - Chẩn đoán: + Chẩn đoán bát cương: Biểu, thực, nhiệt. + Chẩn đoán kinh lạc: Đại trường/tiểu trường/tam tiêu. + Chẩn đoán nguyên nhân: Ngoại nhân (phong, thấp, nhiệt). - Pháp điều trị: Thanh nhiệt giải độc, khu phong, trừ thấp, thông lạc. - Phương điều trị: Bài cổ phương: Bạch hổ gia quế chi thang [14]. - Điều trị không dùng thuốc: + Châm cứu: Châm tả các huyệt: Hậu khê (SI.3) Phong trì (GB.20) Đại chùy (GV.14) Ngoại quan (TE.5) Kiên tỉnh (TE.21) Hợp cốc (LI.4) Thủ tam lý (LI.10) A thị huyệt Thiên trụ (BL.10) Giáp tích C4 – C7. + Liệu trình: châm ngày một lần, mỗi lần 8 – 12 huyệt x 20 đến 30 ngày [14]. + Xoa bóp bấm huyệt: Thực hiện các thủ thuật: Xoa, xát, day, lăn, đấm, chặt bóp, ấn, bấm huyệt, vận động cột sống cổ (cúi, ngửa, nghiêng, quay), phát điều hòa. Mỗi lần xoa bóp 15 – 20 phút. Một liệu trình kéo dài từ 20 đến 30 ngày, mỗi ngày thực hiện 01 lần tùy theo mức độ bệnh [14].
  • 27. 15 1.2.3.3. Thể huyết ứ - Triệu chứng: Đau nhức, tê vùng đầu, cổ, vai và ngực lưng, tê, đau nhói cố định, đau tăng về đêm, ban ngày đỡ đau, đau cự án, co cứng cơ tại chỗ, kích thích khó chịu. Miệng khô, lưỡi tím, có thể có điểm ứ huyết, mạch huyền hoặc sáp [14]. - Chẩn đoán: + Chẩn đoán bát cương: Biểu thực. + Chẩn đoán kinh lạc: Đại trường/Tiểu trường/ Tam tiêu. + Chẩn đoán nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân (Huyết ứ). - Pháp điều trị: Hoạt huyết hóa ứ, lý khí chỉ thống, thông kinh hoạt lạc. - Bài thuốc: Đào hồng ẩm [14]. - Điều trị không dùng thuốc: + Châm cứu: Châm tả các huyệt: Hậu khê (SI.3) Thân mạch (BL.62) Hợp cốc (LI.4) Tam âm giao (SP.6) Kiên tỉnh (TE.21) Thủ tam lý (LI.10) Thiên trụ (BL.10) Giáp tích C4 – C7 A thị huyệt. Điện châm ngày một lần, mỗi lần chọn 8 – 12 huyệt, một liệu trình kéo dài 20 – 30 ngày [14]. + Xoa bóp bấm huyệt: Tương tự như thể phong hàn, bấm các huyệt tương tự như công thức huyệt trên. 1.2.3.4. Thể can thận hư - Triệu chứng: Đau nhức vai gáy và ngực lưng, đau căng đầu, tê bì tay, đau mỏi lưng gối, hoa mắt chóng mặt, nhìn mờ, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, miệng họng khô, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác [14]. - Chẩn đoán: + Chẩn đoán bát cương: Lý, hư, nhiệt. + Chẩn đoán tạng phủ: Can, thận hư. + Chẩn đoán nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân (nội thương).
  • 28. 16 - Pháp điều trị: Tư dưỡng can thận, hoạt huyết thông kinh lạc. - Bài thuốc: Quyên tý thang gia giảm. - Điều trị không dùng thuốc: + Châm cứu: Châm bổ các huyệt: Thái khê (KI.3) Đại trữ (BL.11) Huyền chung (GB.39) Giáp tích C4 – C7 Thủ tam lý (LI.10) Thiên trụ (BL.10) A thị huyệt Điện châm ngày một lần, mỗi lần chọn 8 – 12 huyệt. Một liệu trình điều trị từ 20 đến 30 lần châm tuỳ theo mức độ bệnh [14]. + Xoa bóp bấm huyệt: Tương tự như thể phong hàn, bấm các huyệt tương tự như công thức huyệt trên [14]. 1.3. Tổng quan về đắp thuốc và “bột đắp thuốc HV” 1.3.1. Phương pháp đắp thuốc Đắp thuốc là phương pháp đã được dân gian ứng dụng từ xa xưa mang lại hiệu quả cao trong điều trị. Cách thực hiện thường đơn giản mang tính ứng dụng cao như dùng thuốc nam thuốc đông y giã nát, cắt vụn, hoặc nghiền thành bột cho thêm nước thành dạng hồ làm nóng hoặc để lạnh đắp lên vị trị đau của người bệnh, có tác dụng thư cân hoạt lạc, khứ ứ sinh tân, tiêu thũng chỉ thống, thanh nhiệt giải độc, bài độc. Hiện nay, số lượng công trình nghiên cứu về điều trị bệnh lý cơ xương khớp bằng thuốc đắp tại Việt Nam còn hạn chế. Một vài công trình tiêu biểu như của tác giả Cẩm Thị Hương thực hiện năm 2008 cho thấy bột thuốc đắp boneal cố thống linh có hiệu quả tốt trong điều trị thoái hóa khớp gối [26]. Hiệu quả của phương pháp đắp thuốc có thể được lý giải thông qua hai cơ chế: Tác dụng trực tiếp là tác dụng của chính các vị thuốc, thuốc thông qua da thẩm thấu hấp thu vào bên trong, đi vào trong cơ thể, theo đường máu mà đi vào vị trí bị bệnh, phát huy công hiệu dược lí và có tác dụng phòng trị bệnh [27].
  • 29. 17 Tác dụng gián tiếp là thông qua đắp thuốc liên tục trên bề mặt da, điều tiết thần kinh, thể dịch, tổ chức, cơ quan cơ thể [27]. 1.3.2. “Bột thuốc đắp HV” 1.3.2.1. Nguồn gốc xuất xứ “Bột thuốc đắp HV” là bài thuốc nghiệm phương. Hiện được sử dụng rộng rãi tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh để điều trị cho các bệnh nhân thoái hóa khớp thu được hiệu quả tốt [27]. 1.3.2.2. Thành phần Bảng 1.1. Thành phần bài thuốc đắp HV Tên thuốc Tên khoa học Hàm lƣợng dùng (gam) Địa liền Kaempferia galanga L. 13g Ngải cứu Herba Artemisiae vulgaris 18g Quế chi Cinnamomum cassia Presl 9g Các vị thuốc được sử dụng trong nghiên cứu được bào chế theo đúng tiêu chuẩn Dược điển V và tiêu chuẩn cơ sở. 1.3.3. Phân tích bột thuốc đắp HV 1.3.3.1. Tác dụng dược lý theo y học hiện đại - Địa liền: Chiết xuất nước của địa liền có tác dụng tương đương với các thuốc giảm đau trung ương khi được nghiên cứu trên động vật [28]. - Ngải cứu: thành phần hoá học gồm tinh dầu, tanin, thành phần chủ yếu trong tinh dầu là cineol và athymon, ngoài ra còn adenin, cholin. Dịch chiết của Ngải cứu được chứng minh có tác dụng giảm đau tốt [29]. - Quế chi: Dịch chiết của Quế chi giúp tăng tuần hoàn máu, thúc đẩy bài tiết, kích thích tiêu hóa, hỗ trợ hô hấp. Tăng cường nhu động ruột, kích thích co mạch và co bóp tử cung. Ức chế vi nấm. Tiêu diệt các gốc tự do, chống xơ vữa động mạch, đồng thời hạn chế hình thành khối u.
  • 30. 18 1.3.3.2. Tác dụng theo y học cổ truyền “Bột thuốc đắp HV” có tác dụng khu phong, trừ thấp, tán hàn, thông kinh lạc. “Thống thì bất thông, thông thì bất thống”. Hàn làm cho khí huyết ngưng trệ, kinh mạch không thông mà sinh đau nhức. “Bột thuốc đắp HV” thành phần gồm các vị thuốc có tác dụng trừ phong hàn thấp trị các chứng đau nhức ở phần biểu, vệ. Địa liền Hình 1.5. Địa liền Tên khoa học: Rhiioma Kaempferiae galanga. Bộ phận dùng: Thân rễ. Tính vị, quy kinh: Tân, ôn. Vào hai kinh tỳ, vị. Tác dụng: Hành khí, ôn trung, tiêu thực, chỉ thống. Ứng dụng lâm sàng: Tê thấp, đau nhức xương khớp, nhức đầu, răng đau, ngực bụng lạnh đau. tiêu hóa kém. Liều lượng: Ngày dùng từ 6g đến 9g, dạng thuốc sắc. Ngâm rượu trong 5 đến 7 ngày, lượng thích hợp, để xoa bóp [28]. Ngải cứu Hình 1.6. Ngải cứu
  • 31. 19 Tên khoa học: Herba Artemisiae vulgaris. Bộ phận dùng: Ngọn thân cả lá. Tính vị, quy kinh: Khổ, tân, ôn. Vào các kinh can, tỳ, thận. Tác dụng: Kinh nguyệt không đều, băng huyết, rong huyết, thổ huyết, khí hư bạch đới, động thai, viêm ruột, lỵ. Ứng dụng lâm sàng: Tê thấp, đau nhức xương khớp, nhức đầu, răng đau, ngực bụng lạnh đau. tiêu hóa kém. Liều lượng: Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị đau do sang chấn: Lấy Ngải cứu tươi, rửa sạch, giã, đắp nơi đau [35]. Quế chi Hình 1.7. Quế chi Tên khoa học: Ramulus Cinnamomi. Bộ phận dùng: Cành nhỏ của cây quế. Tính vị, quy kinh: Tân, cam, ôn. Vào kinh phế, tâm, bàng quang. Tác dụng: Giải biểu hàn, thông dương khí, ôn thông kinh mạch, hóa khí. Ứng dụng lâm sàng: Cảm mạo phong hàn, khí huyết ứ trệ, phù. Liều lượng: Dùng từ 6 g đến 12g, dạng thuốc sắc [29]. 1.3.4. Công dụng – chủ trị - Công dụng: Khu phong, trừ thấp, tán hàn, thông kinh lạc. - Chủ trị: Đau lưng, viêm khớp, viêm quanh khớp vai, đau vai gáy, THK gối, ...
  • 32. 20 1.3.5. Cách dùng - Dùng 50g bột thuốc chế thêm 90 ml nước ở 1000 C khuấy đều được một hỗn hợp bột mịn mềm dẻo. Đổ hỗn hợp lên tấm ly lông bọc thực phẩm cán mỏng thành hình đĩa tròn đường kính 15cm dầy 0,5cm. Để nguội đến nhiệt độ 400 C. - Dán lên bộ phận bị đau như cổ, vai, cánh tay (có thể đắp liên tục cùng một vị trí) ngày 01 lần, 30 phút/ lần. 1.4. Phƣơng pháp xoa bóp bấm huyệt 1.4.1. Định nghĩa Xoa bóp là một loại kích thích vật lý, trực tiếp tác động vào da thịt và các cơ quan cảm thụ của da và cơ, gây nên những thay đổi về thần kinh thể dịch, nội tiết, từ đó ảnh hưởng đến toàn thân [15]. Xoa bóp bằng tay là những thủ thuật xoa nắn các mô một cách có khoa học và hệ thống nhằm tác động lên các cơ, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn. nhằm mục đích chữa bệnh, phòng bệnh và nâng cao sức khỏe [23], [24]. 1.4.2. Tác dụng của xoa bóp bấm huyệt - Tác dụng đối với da: Da là cơ quan nhận cảm (nóng, lạnh), truyền kích thích vào hệ thống thần kinh trung ương và tiếp nhận những đáp ứng của cơ thể đối với kích thích đó. Vì vậy, khi xoa bóp có tác dụng trực tiếp đến da và thông qua da ảnh hưởng đến toàn thân [23], [25]. - Tác dụng đối với hệ thần kinh: Rất nhiều tác giả cho rằng xoa bóp bấm huyệt có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thần kinh thực vật, nhất là hệ giao cảm, qua đó gây nên những thay đổi trong một số hoạt động nội tạng và mạch máu [25]. - Tác dụng đối với cơ, gân, khớp: Làm tăng tính đàn hồi của cơ, tăng dinh dưỡng cơ; tăng tính co giãn, tính hoạt động của gân, dây chằng, thúc đẩy việc tiết dịch trong cơ khớp và tuần hoàn quanh khớp [23], [25].
  • 33. 21 - Tác dụng đối với hệ tuần hoàn: Làm giãn mạch, đẩy máu về tim do đó làm giảm gánh nặng cho tim và giúp máu về tim tốt hơn; hạ huyết áp đối với bệnh nhân tăng huyết áp [24], [25]. - Tác dụng đến hệ bạch huyết: Xoa bóp giúp cho việc vận chuyển bạch huyết được tăng cường, tạo điều kiện giảm hiện tượng ngừng trệ và sự tiết dịch ở vùng khớp và ổ bụng và có tác dụng tiêu sưng [24], [25]. - Tác dụng đối với các chức năng: Xoa bóp bấm huyệt có tác dụng kích thích các chức năng hô hấp, tiêu hóa, trao đổi chất trong cơ thể [23], [25]. 1.4.3. Chỉ định và chống chỉ định - Chỉ định: Thường được áp dụng rộng rãi trên lâm sàng nội và ngoại khoa: co cơ cấp tính trong luyện tập, hội chứng cổ vai cánh tay, hội chứng thắt lưng- hông, đau do co thắt dạ dày, đại tràng, rối loạn thần kinh chức năng các thể, liệt thần kinh trung ương và ngoại vi. Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh được tác dụng của phương pháp trong bệnh suy nhược thần kinh, đái tháo nhạt, tiểu đường và bệnh béo phì [23], [25]. - Chống chỉ định xoa bấm: Những bệnh thuộc cấp cứu ngoại khoa, bệnh ưa chảy máu, truyền nhiễm, nhiễm trùng, bệnh ngoài da nặng. Không làm thủ thuật xoa bấm tại vùng da đang viêm nhiễm. Thận trọng khi phụ nữ có thai và người già có bệnh tim mạch nặng [23], [24]. 1.4.4. Các thủ thuật xoa bóp bấm huyệt - Một số thủ thuật thường dùng: Xoa, xát, day, lăn, bóp, chặt, bấm huyệt, vận động cột sống cổ, phát [23], [25]. - Xoa: Dùng vân ngón tay, gốc bàn tay hoặc mô ngón tay út, ngón tay cái xoa tròn trên da chỗ đau, tay của thầy thuốc di chuyển trên da người bệnh. Tác dụng: Lý khí hòa trung, thông khí huyết, hết sưng, giảm đau. - Xát: Dùng gốc gan bàn tay, mô ngón tay út hoặc mô ngón tay cái xát lên da theo hướng thẳng (đi lên, đi xuống hoặc sang phải, sang trái). Tác dụng: Thông kinh lạc, dẻo gân cốt, lý khí làm hết đau, hết sưng.
  • 34. 22 - Day: Dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út, mô ngón tay cái hơi dùng sức ấn xuống da của người bệnh và di chuyển theo đường tròn. Tác dụng: Giảm sưng đau, khu phong thanh nhiệt, giúp tiêu hóa. - Lăn: Dùng mu bàn tay, ô mô út hoặc dùng các khớp giữa bàn tay và ngón hoặc dùng các khớp ngón tay vận động nhẹ nhàng khớp cổ tay với một sức ép nhất định lần lượt lăn trên da thịt bệnh nhân. Tác dụng: Khu phong tán hàn, thông kinh lạc làm lưu thông khí huyết do đó giảm đau, tăng vận động khớp. - Bóp: Có thể dùng hai bàn tay hoặc các ngón tay để bóp vào các huyệt. Tác dụng: Giải nhiệt, khai khiếu, khu phong, tán hàn, thông kinh lạc. - Chặt: Duỗi thẳng bàn tay, dùng ô mô út chặt liên tiếp vào chỗ bị bệnh. Tác dụng: Thông khí huyết, tán hàn, khu phong. - Bấm huyệt: Cắt ngắn móng tay, dùng ngón tay để bấm vào các huyệt, thường dùng ngón cái, bấm từ từ tăng dần đến khi bệnh nhân cảm thấy tức nặng thì hãm lại khoảng một phút. - Phát: Bàn tay hơi khum khum, giữa lòng bàn tay lõm, các ngón tay khít lại với nhau, phát từ nhẹ đến nặng lên vùng vai gáy đau. Tác dụng: Thông kinh lạc, mềm cơ, giảm sức căng 1.5. Phƣơng pháp chiếu đèn hồng ngoại 1.5.1. Định nghĩa hồng ngoại Hồng ngoại nguồn nhân tạo do (các loại đèn hồng ngoại phát ra có công suất khác nhau từ 100W đến 250W). Tia hồng ngoại là bức xạ ánh sáng không nhìn thấy có bước sóng trong khoảng từ 400.000nm đến 760.000nm, nguồn phát có nhiệt độ càng cao thì bức xạ ra tia hồng ngoại có bước sóng càng nhỏ. Tia sáng hồng ngoại thấu nhiệt nông xuyên qua da và có tác dụng ở khoảng 3mm dưới bề mặt da [30], [31].
  • 35. 23 1.5.2. Cơ chế của tia hồng ngoại. - Tăng cường tuần hoàn mạch máu tại chỗ làm nhanh chóng hấp thu các chất trung gian hóa học gây đâu như bradykinin, prostaglandin... - Kích thích nhiệt nóng được dẫn truyền theo các sợi thần kinh to sẽ làm ức chế cảm giác đau được dẫn truyền theo các sợi thần kinh nhỏ. - Thư giãn cơ. 1.5.3. Tác dụng của tia hồng ngoại. - Phản ứng vận mạch: gây giãn động mạch nhỏ và mao mạch tại chỗ, có thể lan rộng ra một bộ phận hay toàn thân. Tác dụng giãn mạch làm tăng cường tuần hoàn, tăng cường dinh dưỡng và chuyển hóa tại chỗ, từ đó có tác dụng giảm đau đỗi với các chứng đau mạn tính. - Với hệ thần kinh cơ: nhiệt nóng có tác dụng an thần, điều hòa chức năng thần kinh, thư giãn cơ đang co thắt, điều hòa thần kinh thực vật. Do đó có tác dụng đối với chứng đau mạn tính gây co cơ 1.5.4. Chỉ định và chống chỉ định 1.5.4.1. Chỉ định Giảm đau, giảm co thắt cơ trong các chứng đau mạn tính: Đau lưng, đau cổ vai cánh tay, đau thần kinh tọa, đau thần kinh liên sườn, đau khớp, đau cơ. Lưu thông máu, ngoại vi tăng cường dinh dưỡng tại chỗ trong các trường hợp vết thương, vết loét lâu liền, làm nhanh liền sẹo. 1.5.4.2. Chống chỉ định Vùng da vô mạch, mất cảm giác, sẹo lồi, các bệnh ngoài da cấp tính. 1.5.5. Phương tiện và các bước tiến hành 1.5.5.1. Phương tiện Đèn hồng ngoại trị liệu 250W, Model Medilamp, Nhãn hiệu TNE, Xuất xứ Việt Nam, chiều cao 170cm, đuôi đèn Ceramic E27 sử dụng nhiều loại
  • 36. 24 bóng đèn. Người bệnh: Được giải thích rõ về phương pháp điều trị. Bộc lộ và kiểm tra vùng điều trị, chọn tư thế thuận lợi. 1.5.5.2. Các bước tiến hành Chiếu đèn theo các theo các thông số chỉ định. Kiểm tra da vùng điều trị, thăm hỏi người bệnh, ghi chép hồ sơ. Theo dõi và xử trí: Cảm giác và phản ứng người bệnh; Bỏng da xử trí theo phác đồ; Choáng váng: nằm nghỉ theo dõi. 1.6. Một số nghiên cứu về hội chứng cổ cánh tay 1.6.1. Trên Thế giới He.D. và cộng sự (2005) ở khoa Y, Đại học tổng hợp Olso, Nauy đã nghiên cứu tác dụng giảm đau cột sống cổ và đau vai mạn tính của châm cứu ở 24 phụ nữ làm công việc văn phòng (47 ± 9 tuổi) có thời gian đau từ 3 – 21 năm. Kết quả cho thấy châm cứu ngoài tác dụng giảm đau còn có tác dụng cải thiện giấc ngủ, giảm các triệu chứng lo lắng, trầm uất và cải thiện chất lượng cuộc sống. Theo dõi tiếp tục trong 6 tháng đến 3 năm các tác giả thấy các triệu chứng được cải thiện hơn ở nhóm nghiên cứu so với nhóm chứng [32]. Witt C.M, và cộng sự (2006) đã tiến hành một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có chứng đa trung tâm và một nghiên cứu thuần tập trên hơn 14.161 bệnh nhân đau cổ gáy mạn tính trên 6 tháng. Bệnh nhân nhóm châm cứu được châm 15 lần trong 3 tháng. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm châm cứu có mức độ đau và hạn chế vận động ít hơn nhóm chứng (p < 0,01) và duy trì trong suốt 6 tháng sau đó. Nhóm nghiên cứu thuần tập có mức độ đau trước điều trị nặng hơn nhóm ngẫu nhiên, mức độ phục hồi sau điều trị tốt hơn [33]. 1.6.2. Tại Việt Nam Năm 2020, tác giả Nguyễn Tiến Chung đã thực hiện nghiên cứu độc tính cấp của “bột thuốc đắp HV” trên động vật thực nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy thuốc không gây kích ứng da trong suốt quá trình thử nghiệm [17].
  • 37. 25 Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thắm (2008) cho thấy 70% người bệnh đau cổ vai gáy do thoái hoá cột sống cổ đáp ứng điều trị ở mức tốt khi được điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu kết hợp vận động trị liệu [34]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phương Thảo năm 2013 sử dụng thuốc “Khu phong trừ thấp” với liệu trình 20 ngày trong điều trị hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ. Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân đáp ứng giảm đau ở mức tốt chiếm 58,3% [35]. Nghiên cứu của tác giả Đặng Trúc Quỳnh (2014) sử dụng bài thuốc “Cát căn thang” trong điều trị thoái hóa cột sống cổ của cho thấy: Mức độ đau theo thang điểm đau VAS của nhóm nghiên cứu giảm từ 6,00 ± 1,46 (điểm) xuống còn 1,37 ± 1,16 (điểm). Kết quả điều trị chung tính trên các tiêu chí lâm sàng cho thấy 80% bệnh nhân có kết quả điều trị tốt [36]. Mai Trung Dũng (2014) nghiên cứu tác dụng điều trị kết hợp vật lý trị liệu và sử dụng con lăn Doctor100 trên bệnh nhân hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ, sau 14 ngày bệnh nhân đáp ứng tốt đạt 56,67% [37]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hương Giang (2015) trên bệnh nhân hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt. Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS cho thấy mức điểm VAS trung bình trước điều trị là 4,69  0,93 (điểm) sau điều trị chỉ số này giảm xuống 0,91  0,66 (điểm) [38]. Phạm Ngọc Hà (2018) đánh giá tác dụng của bài thuốc “Quyên tý thang” kết hợp điện châm và kéo giãn cột sống trong điều trị hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ. Đánh giá kết quả điều trị chung cho thấy thể can thận hư đơn thuần đáp ứng điều trị tốt chiếm 60,0% cao hơn so với tỷ lệ đáp ứng tốt trong thể can thận hư kết hợp phong hàn thấp đạt 56,7%, sự khác biệt đáp ứng điều trị giữa thể can thận hư đơn thuần và thể can thận hư kết hợp phong hàn thấp không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) [39].
  • 38. 26 Chương 2 CHẤT LIỆU, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Bệnh nhân trên 18 tuổi, không phân biệt giới và nghề nghiệp, được chẩn đoán xác định hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ và điều trị nội trú hoặc ngoại trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 2.1.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y học hiện đại Bệnh nhân được chẩn đoán xác định hội chứng cổ vai cánh tay trên các tiêu chí lâm sàng và cận lâm sàng: - Lâm sàng: Có ít nhất một trong các hội chứng sau: + Hội chứng cột sống: Cơ năng: Đau cột sống cổ, lan hoặc không lan lên vùng chẩm, đau âm ỉ, đôi khi thấy lạo xạo khi quay cổ, khó vận động một số động tác vì đau. Thực thể: Điểm đau cạnh cột sống cổ, hạn chế vận động cột sống cổ, co cứng cơ cạnh cột sống cổ. + Hội chứng động mạch sống nền: Cơ năng: Đau đầu vùng chẩm, chóng mặt, ù tai, mờ mắt và đôi khi có giảm thị lực thoáng qua, mệt mỏi, mất thăng bằng khi quay cổ quá nhanh. Thực thể: Rung giật nhãn cầu, hội chứng tiểu não, hội chứng giao bên. + Hội chứng chèn ép tủy cổ - mức độ nhẹ: Cơ năng: Tê bì, mất khéo kéo hai bàn tay. Thực thể: Giảm cảm giác hai bàn tay. - Bệnh nhân có mức độ đau theo thang điểm VAS nhỏ hơn 6 điểm. - Cận lâm sàng: Chẩn đoán hình ảnh X-Quang: Hình ảnh đặc xương dưới sụn, gai xương, chồi xương, hẹp khe khớp, hẹp các lỗ tiếp hợp, phì đại mấu bán nguyệt.
  • 39. 27 2.1.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y học cổ truyền Bệnh nhân có các biểu hiện của chứng tý thể phong hàn thấp và thể can thận hư của y học cổ truyền. Bảng 2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y học cổ truyền Tứ chẩn Phong hàn thấp Can thận hƣ Vọng Nước tiểu trong; Chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng dính. Nước tiểu trong; Rêu lưỡi trắng, miệng họng khô, lưỡi đỏ ít rêu, Văn Tiếng nói, hơi thở bình thường. Tiếng nói, hơi thở bình thường. Vấn Đau nhức vùng đầu, cổ, vai và ngực lưng, có điểm đau cố định ở cổ; Có thể sờ thấy co cơ ở cổ vai gáy, cứng cổ; Hạn chế vận động; Đau, tê, nhức tứ chi, có thể có tê lan xuống cánh tay. Cảm giác nặng nề khó vận động. Đau nặng đầu, thích ấm, sợ lạnh, trời lạnh đau tăng. Đau cổ, gáy, vai; Tê lan xuống cánh tay; Đau lưng, mỏi gối; Ù tai; Ngủ ít; Hoa mắt chóng mặt; Triều nhiệt; Ra mồ hôi trộm. Đau nhức vai gáy và ngực lưng, đau căng đầu, tê bì tay, đau mỏi lưng gối, hoa mắt chóng mặt, nhìn mờ, triều nhiệt Thiết Cơ nhục vùng vai gáy co cứng Mạch khẩn hoặc trầm sáp. Cơ nhục vùng vai gáy co cứng; Mạch tế sác. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân hội chứng cổ vai cánh tay không do thoái hóa cột sống cổ như: Viêm cột sống dính khớp, lao cột sống, ung thư, loãng xương nặng, chèn ép tủy cổ mức độ nặng, chấn thương cột sống cổ. - Bệnh nhân đã sử dụng một loại thuốc hoặc phương pháp điều trị khác trong vòng 10 ngày trước khi tham gia nghiên cứu này; - Bệnh nhân không tuân thủ điều trị .
  • 40. 28 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian: Từ tháng 06 đến tháng 12 năm 2021. Địa điểm: Bệnh viện Châm cứu Trung ương. (Địa chỉ: 49 Thái Thịnh, phường Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội) 2.3. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp can thiệp lâm sàng mở, có chứng, so sánh với trước và sau điều trị. 2.4. Cỡ mẫu Nghiên cứu được tiến hành chọn chủ đích 60 bệnh nhân, có độ tuổi trên 18, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp, được chẩn đoán mắc hội chứng cổ vai cánh tay đáp ứng tiêu chuẩn tại mục 2.1.1 và không vi phạm tiêu chuẩn nào trong mục 2.1.2. Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn sẽ được chia đều về hai nhóm, mỗi nhóm 30 bệnh nhân bằng phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên (chẵn, lẻ). Số chẵn vào nhóm nghiên cứu, số lẻ vào nhóm chứng. - Nhóm nghiên cứu: Xoa bóp bấm huyệt kết hợp đắp “bột thuốc đắp HV”. - Nhóm chứng: Xoa bóp bấm huyệt kết hợp với chiếu đèn hồng ngoại. Liệu trình điều trị trong nhóm nghiên cứu và nhóm chứng đều là 20 ngày, mỗi ngày làm thủ thuật 01 lần 2.5. Chất liệu nghiên cứu 2.5.1. “Bột thuốc đắp HV” Chất liệu nghiên cứu là “bột thuốc đắp HV” gồm 3 vị thuốc bao gồm: Ngải cứu, Địa liền, Quế chi theo công thức sau: Bảng 2.2. Công thức cho 50g “bột thuốc đắp HV” Tên thuốc Hàm lƣợng dùng Tiêu chuẩn Ngải cứu Herba Artemisiae vulgaris 18g Dược điển Việt Nam V Địa liền Kaempferia galanga L. 13g Quế chi Cinnamomum cassia Presl 9g Tá dược 10g
  • 41. 29 Các vị thuốc được bào chế theo tiêu chuẩn Dược điển V (2018) [40], - Quy trình bào chế “Bột thuốc đắp HV” (Phụ lục 4). - Hạn sử dụng: 6 tháng từ ngày sản xuất. - Công dụng: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc. - Chủ trị: Đau lưng, viêm khớp, đau vai gáy do thoái hóa khớp… - Dạng bào chế: Tất cả các vị thuốc được ghiền nhỏ thành dạng bột. Đóng từng túi nhỏ 50g bột thuốc theo tiêu chuẩn tại BV Tuệ Tĩnh (có dán hướng dẫn sử dụng). Hình 2.1. “Bột thuốc đắp HV” sử dụng trong nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng công thức huyệt dựa trên phác đồ xoa bóp bấm huyệt được được ban hành theo quyết định số 792/QĐ-BYT của Bộ Y tế “Về việc ban hành Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Châm cứu”, mục 418 gồm các huyệt [42]: Bảng 2.3. Công thức huyệt nghiên cứu Tên huyệt Tên huyệt Tên huyệt Phong trì Phong phủ Thiên trụ Giáp tích C4-C7 Đại chùy Kiên trung du Kiên tỉnh Kiên ngung Kiên trinh Thiên tông Khúc trì Tiểu hải Ngoại quan Hợp cốc Lạc chẩm Hậu khê A thị huyệt
  • 42. 30 Các thủ thuật gồm: Xoa, xát, miết, vờn cơ vai gáy, day, lăn, chặt, đấm vùng vai gáy, bấm tất cả các huyệt ở trên. 2.5.2. Phương tiện nghiên cứu. - Đèn hồng ngoại trị liệu 250W, Model Medilamp, Nhãn hiệu TNE, xuất xứ Việt Nam, chiều cao 170cm, đuôi đèn Ceramic E27 sử dụng nhiều loại bóng đèn. - Bát inox, que phết thuốc, ni lông bọc thực phẩm. - Ấm đun nước nóng, khay đựng dụng cụ. - Thước đo thang điểm VAS. - Thước đo tầm vận động cột sống cổ. - Cân điện tử chia thuốc. - Bệnh án nghiên cứu. Tất cả các phương tiện và dụng cụ đưa vào nghiên cứu phải được kiểm tra trước với yêu cầu là được phép sử dụng trong tình trạng đang hoạt động tốt. 2.6. Quy trình nghiên cứu. 60 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu sẽ được thăm khám tỉ mỉ theo một mẫu bệnh án thống nhất trước khi phân nhóm nghiên cứu. 2.6.1. Các bước thực hiện. - Khám lâm sàng, xác định bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn ở mục 2.1.1 và không vi phạm tiêu chuẩn mục 2.1.2. - Bệnh nhận đủ tiêu chuẩn được chia thành 2 nhóm. + Nhóm nghiên cứu (NNC): 30 bệnh nhân được điều trị. Xoa bóp bấm huyệt 30 phút/lần /ngày X 20 ngày. Đắp bột thuốc HV 30 phút/lần /ngày X 20 ngày. + Nhóm chứng (NC): 30 bệnh nhân được điều trị Xoa bóp bấm huyệt 30 phút/lần /ngày X 20 ngày. Chiếu đèn hồng ngoại: 30 phút/lần /ngày X 20 ngày.
  • 43. 31 - Theo dõi đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu ở các thời điểm khác nhau: Trước nghiên cứu (D0), sau 10 ngày (D10), sau 20 ngày (D20) điều trị. - Phân tích dữ liệu và kết luận. 2.6.2. Quy trình thực hiện thủ thuật 2.6.2.1. Quy trình kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt - Thủ thuật: Xoa, xát, miết nhào cơ vai, gáy day, lăn chặt đấm. - Vận động khớp cổ: Bệnh nhân ngửa cổ kéo nhẹ và chậm ra trước, sau. Trình tự xoa bóp: Bệnh nhân ngồi, bộc lộ vùng vai gáy, xác định các huyệt cần can thiệp. Sau đó tiến hành lần lượt các thủ thuật xoa bóp bấm huyệt sau đây: Xát vùng cổ, vai, gáy; Lăn trên vùng cổ, vai, gáy; Day, ấn các huyệt theo công thức huyệt nghiên cứu; Vỗ vùng vai gáy và vận động cột sống cổ. Mỗi liệu trình xoa bóp kéo dài 30 phút, mỗi ngày tiến hành một lần [25]. Ghi phiếu theo dõi. 2.6.2.2. Quy trình kỹ thuật đắp thuốc: - Kĩ thuận viên xác định vị trí đắp thuốc, để bệnh nhân ở tư thế nằm sấp hoặc ngồi sao cho thoải mái nhất mà vẫn bộc lộ được vùng vai gáy đăp thuốc, chọn tối đa từ 1 – 3 vị trí đắp thuốc. - Dùng 50g bột thuốc (đã được đóng gói sẵn tại BV Tuệ Tĩnh) chế thêm 90 ml nước ở 1000 C khuấy đều được một hỗn hợp bột mịn mềm dẻo. - Đổ hỗn hợp lên tấm ly lông bọc thực phẩm cán mỏng thành hình đĩa dầy 0,5cm. - Để nguội đến nhiệt độ 400 C. - Dán miếng thuốc lên bộ phận bị đau như cổ, vai, cánh tay (có thể đắp liên tục cùng một vị trí) 30 phút/ 01 lần, mỗi liệu trình kéo dài 20 ngày.
  • 44. 32 Hình 2.2. Đắp “bột thuốc HV” Hết thời gian đắp, kỹ thuật viên bóc, làm sạch vùng đắp thuốc. Ghi phiếu theo dõi. Yêu cầu: bệnh nhân thấy nóng vừa phải, không đau ngứa, không rát da vùng đắp thuốc. Trong thời gian đắp thầy thuốc theo dõi quan sát biểu hiện. 2.6.2.3. Quy trình kỹ thuật chiếu đèn hồng ngoại Bộc lộ và kiểm tra vùng điều trị, chọn tư thế thuận lợi nằm hoặc ngồi sao cho thoải mái nhất mà vẫn bộc lộ vùng điều trị [42]. Kỹ thuật viên tiến hành chiếu đèn và điều chỉnh khoảng cách phù hợp từ đèn đến bề mặt da khoảng 40cm đến 90cm. Lưu ý: Chiếu đèn vuông góc với bề mặt da thời gian chiếu 30 phút/ 1lần/ ngày trong 20 ngày. Khi hết thời gian trị liệu phải tắt đèn và kiểm tra lại khu vực da đã chiếu. Lưu ý: Đánh giá tình trạng đỏ da, bỏng, rát. Ghi phiếu theo dõi. 2.7. Biến số và chỉ số nghiên cứu 2.7.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu - Tuổi; - Giới tính: Nam, nữ; - Nghề nghiệp:
  • 45. 33 Bệnh nhân được phân loại theo 2 hình thức nghề nghiệp là lao động chân tay và lao động trí óc. Lao động chân tay bao gồm: công nhân, nông dân, … Lao động trí óc bao gồm: nhân viên văn phòng, giáo viên, … (Đối với người đã về hưu thì nghề nghiệp được phân thành nhóm lao động chân tay và lao động trí óc theo nghề mà bệnh nhân có thời gian làm việc dài nhất). - Thời gian mắc bệnh: thời gian tính theo tháng và các mức tương ứng: Dưới 1 tháng và lớn hơn 3 tháng. 2.7.2. Biến số, chỉ số lâm sàng 2.7.2.1 Mức độ đau theo thang điểm VAS. Mức độ đau của bệnh nhân được đánh giá theo thang điểm VAS từ 1 đến 10 bằng thước đo [43]. Hình 2.3. Thang đánh giá mức độ đau VAS Kỹ thuật: Thang điểm số học đánh giá mức độ đau VAS là một thước có hai mặt: Một mặt: chia thành 11 vạch đều nhau từ 0 đến 10 điểm; Một mặt: có 5 hình tượng, có thể quy ước và mô tả ra các mức để bệnh nhân tự lượng giá cho đồng nhất độ đau [43]. Dựa trên bảng phân loại đã nêu trên chúng tôi xếp loại mức độ đau theo thang điểm VAS cụ thể như sau:
  • 46. 34 Bảng 2.4. Phân loại kết quả điều trị theo thang điểm VAS Điểm VAS Mức độ đau Đáp ứng điều trị 0 Không đau Tốt 1 – 3 Đau ít Không tốt 4 – 6 Đau vừa 7 – 10 Đau nặng 2.7.2.2. Thang điểm đánh giá chức năng sinh hoạt hàng ngày – NDI Thang điểm đánh giá chức năng sinh hoạt hàng ngày (NDI) là bộ công cụ gồm 10 câu hỏi liên quan đến cường độ đau, sinh hoạt cá nhân, nâng đồ vật, đọc, đau đầu, khả năng tập trung chú ý, làm việc, lái xe, ngủ và hoạt động giải trí. Mỗi câu hỏi được phân thành 6 mức độ phụ thuộc tình trạng lâm sàng của bệnh nhân [47], [48]. Bảng 2.5. Phân loại kết quả điều trị theo NDI Mức điểm Mức hạn chế Đáp ứng điều trị 0 – 14 Không hạn chế, hạn chế nhẹ Tốt 15 – 24 Hạn chế trung bình Không tốt 25 – 34 Hạn chế nặng 35 – 50 Hạn chế rất nặng 2.7.2.3. Tầm vận động cột sống cổ Phương pháp đo tầm vận động cột sống cổ dựa trên phương pháp đo tầm vận động khớp do Viện hàn lâm các nhà phẫu thuật chỉnh hình của Mỹ đề ra. Tầm vận động khớp được đo chủ động hoặc thụ động.
  • 47. 35 Hình 2.4. Thước đo tầm vận động cột sống cổ Tầm vận động khớp được đo bằng thước có gốc là mặt phẳng hình tròn, chia độ từ 00 - 3600 , một cành di động và một cành cố định, dài 30cm. Bệnh nhân được ngồi thẳng, tựa lưng ngang vai, khớp gối và háng gập vuông góc, hai bàn chân đặt trên sàn nhà, hai tay xuôi khép sát dọc thân người. Tầm vận động của cột sống cổ được đo ở các động tác gấp duỗi (cúi ngửa), nghiêng bên và quay. - Đo độ gấp duỗi: Người đo đứng phía bên bệnh nhân, hai cành của thước đi qua đỉnh đầu, người bệnh ở tư thế thẳng góc với mặt đất (đứng hay ngồi), lần lượt cúi ngửa cổ, cành cố định ở vị trí khởi điểm, cành di động theo hướng đi của đỉnh đầu. Bình thường gấp có thể đạt đến cằm chạm vào ngực, duỗi đến mức ụ chẩm nằm ngang [44], [45]. - Đo độ nghiêng bên: Người đo đứng phía sau bệnh nhân, gốc thước đặt ở mỏm gai C7, cành cố định nằm ngang song song với mặt đất, cành di động trùng với trục đứng của thân. Góc đo được là góc tạo giữa cành cố định và cành di động đặt theo hướng đường nối từ điểm gốc C7 đến đỉnh đầu bệnh nhân [45]. - Đo cử động quay: Người đo đứng ở phía sau, gốc thước là giao điểm của đường nối đỉnh vành tai hai bên cắt đường giữa thân. Hai cành của thước chập lại đặt theo hướng nối đỉnh đầu đi qua đỉnh mũi. Khi bệnh nhân xoay đầu lần lượt sang từng bên, cành di động của thước xoay theo hướng đỉnh mũi trong khi cành cố định ở lại vị trí cũ [45], [46].
  • 48. 36 Dựa trên các tiêu chí về tầm vận động cổ bình thường và bệnh lý chúng tôi đưa ra mức phân loại kết quả điều trị cụ thể như sau: Bảng 2.6. Phân loại kết quả điều trị theo tầm vận động cổ Động tác Đáp ứng điều trị Không hạn chế Hạn chế ít Hạn chế trung bình Hạn chế nhiều Tốt Không tốt Cúi ≥ 450 400 - 440 350 - 390 < 340 Ngửa ≥ 550 500 - 540 450 - 490 < 450 Nghiêng bên đau ≥ 350 300 - 340 250 - 290 < 250 Quay bên đau ≥ 550 500 - 540 450 - 490 < 450 2.7.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị - Tuổi; - Giới tính: nam, nữ; - Nghề nghiệp; - Thời gian mắc bệnh. 2.7.4. Đánh giá tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị Sẩn ngứa, dị ứng, đỏ da, sưng, nóng, đỏ, bỏng da, đau tăng sau tại chỗ. 2.8. Phƣơng pháp xử lý số liệu Số liệu sau khi được thu thập sẽ được tiến hành phân tích bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0. Các thuật toán sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: T-Test Student để so sánh các giá trị trung bình, trong đó: Independent T-Test Student được dùng để so sánh các giá trị trung bình giữa hai nhóm; Dependent T-Test Student được sử dụng để so sánh giá trị trung bình tại các thời điểm trước sau điều trị 10 ngày và 20 ngày;
  • 49. 37 Chi-Square được sử dụng để so sánh tỷ lệ phần trăm (%) của các biến định tính giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng; Odd Ratio test được sử dụng để ước tính mối liên quan giữa kết quả điều trị với đặc điểm của đối tượng nghiên cứu; Sign Test được sử dụng để so sánh kết quả trước và sau điều trị trong mỗi nhóm riêng biệt. Giá trị p được coi là có ý nghĩa thống kê khi nhỏ hơn 0,05. 2.9. Đạo đức nghiên cứu - Nghiên cứu đã được thông qua, Hội đồng Đạo đức của Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, được sự chấp thuận của Bệnh viện Châm cứu Trung ương trước khi tiến hành. - Bệnh nhân được giải thích đầy đủ về lợi ích và nguy cơ khi tham gia nghiên cứu và tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu. Bệnh nhân có thể rút khỏi nghiên cứu bất kỳ thời điểm nào mà không cần đưa ra lý do. - Nghiên cứu được tiến hành nhằm bổ sung thêm một loại thuốc mới trong điều trị hội cổ vai cánh tay, ngoài ra không còn mục đích nào khác.
  • 50. 38 Hình 2.3. Sơ đồ nghiên cứu Bệnh nhân hội chứng cổ vai cánh tay Khám lâm sàng, cận lâm sàng, xác định bệnh nhân đáp ứng tiêu 2.1.1 và không vi phạm tiêu chuẩn mục 2.1.2 Giải thích bệnh nhân trước khi tham gia nghiên cứu Bốc thăm ngẫu nhiên Nhóm chứng XBBH – 30 phút/lần Chiếu đèn hồng ngoại – 30 phút/ lần Nhóm nghiên cứu XBBH – 30 phút/lần Đắp bột thuốc HV - 30 phút/lần Đánh giá kết quả điều trị tại thời điểm D0; D10; D20 Phân tích dữ liệu Báo cáo tổng kết Liệu trình điều trị kéo dài 20 ngày
  • 51. 39 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu 3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi Biểu đồ 3.1 cho thấy bệnh nhân trong nhóm từ 40 đến 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 63,3% ở nhóm nghiên cứu và 50,0% ở nhóm chứng, sự khác biệt giữa nhóm chứng và nhóm nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Trong đó, tuổi trung bình của bệnh nhân nhóm nghiên cứu là 43,93 ± 8,88 (tuổi) và độ tuổi trung bình của bệnh nhân nhóm chứng là 46,43 ± 11,90 (tuổi), sự khác biệt giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng theo độ tuổi không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% < 30 30 - 39 40 - 49 50 - 59 ≥ 60 6,7% 23,3% 43,3% 20,0% 6,7% 10,0% 20,0% 26,7% 23,3% 20,0% pNNC-NC > 0,05 Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng
  • 52. 40 3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới Biểu đồ 3.2 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nữ cả nhóm nghiên cứu vào nhóm chứng đều cao gấp đôi so với nam giới với tỷ lệ lần lượt là 66,7% và 63,3%. Sự khác biệt giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng theo giới tính không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp Biểu đồ 3.3 cho thấy trong nhóm lao động trí óc tỷ lệ bệnh nhân nhóm nghiên cứu là 33,3% thấp hơn so với nhóm chứng là 46,7%, nhưng trong nhóm lao động chân tay bệnh nhân nhóm nghiên cứu là 46,7% cao hơn so với nhóm chứng là 26,7%, sự khác biệt nghề nghiệp giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 33,3% 66,7% Nhóm nghiên cứu Nam Nữ 36,7% 63,3% Nhóm chứng Nam Nữ 0% 10% 20% 30% 40% 50% Lao động trí óc Lao động chân tay Đối tượng khác 33,3% 46,7% 20,0% 46,7% 26,7% 26,7% pNNC-NC > 0,05 Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng
  • 53. 41 3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo thời gian bị bệnh Biểu đồ 3.4. Phân bố bệnh nhân theo thời gian bị bệnh Biểu đồ 3.4 cho thấy đa số bệnh nhân tham gia nghiên cứu có thời gian bị bệnh kéo dài dưới 3 tháng với tỷ lệ này là 53,3% ở nhóm nghiên cứu và 63,3% ở nhóm chứng. Sự khác biệt giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng theo thời gian bị bệnh không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 3.1.5. Phân bố bệnh nhân theo bên bị bệnh Biểu đồ 3.5. Phân bố bệnh nhân theo bên bị bệnh 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% ≤ 1 tháng 1 - 3 tháng 3 - 6 tháng > 6 tháng 36,7% 16,7% 26,7% 20,0% 36,7% 26,7% 26,7% 10,0% pNNC-NC > 0,05 Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Phải Trái Hai bên 60,0% 23,3% 16,7% 43,3% 36,7% 20,0% pNNC-NC > 0,05 Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng
  • 54. 42 Biểu đồ 3.6 cho thấy bệnh nhân bị bệnh bên phải chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả nhóm nghiên cứu và nhóm chứng với kết quả lần lượt là 60,0% và 43,3%. Sự khác biệt giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 3.1.6. Chỉ số lâm sàng trước điều trị Bảng 3.1. Mức đau theo thang điểm VAS Nhóm Thời điểm Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng pNNC-NC n % n % Không đau 0 0 0 0 > 0,05 Đau ít 4 13,33 3 10,00 Đau vừa 26 86,67 27 90,00 Đau nặng 0 0 0 0 Điểm trung bình (̅ SD) 5,17 ± 0,65 5,10 ± 0,61 > 0,05 Bảng 3.1 cho thấy, tại thời điểm trước điều trị, phân loại và mức điểm trung bình của mức độ đau theo thang điểm VAS của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Bảng 3.2. Mức độ hạn chế chức năng sinh hoạt hàng ngày (NDI) Nhóm Thời điểm Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng pNNC- NC n % n % Không hạn chế, hạn chế nhẹ 0 0 0 0 > 0,05 Hạn chế trung bình 0 0 1 3,33 Hạn chế nặng 29 96,67 25 83,33 Hạn chế rất nặng 1 3,33 4 13,33 Điểm trung bình (̅ SD) 20,60 ± 2,01 20,20 ± 3,19 > 0,05
  • 55. 43 Bảng 3.2 cho thấy, tại thời điểm trước điều trị, phân loại và mức điểm trung bình của mức độ hạn chế chức năng sinh hoạt hàng ngày theo thang điểm NDI của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Bảng 3.3. Tầm vận động ngửa Nhóm Thời điểm Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng pNNC- NC n % n % Hạn chế nhiều 28 93,33 28 93,33 > 0,05 Hạn chế TB 2 6,67 2 6,67 Hạn chế ít 0 0 0 0 Không hạn chế 0 0 0 0 Điểm trung bình (̅ SD) 34,13 ± 6,97 34,73 ± 6,79 > 0,05 Bảng 3.3 cho thấy, tại thời điểm trước điều trị, phân loại và mức điểm trung bình của tầm vận động ngửa của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Bảng 3.4. Tầm vận động cúi Nhóm Thời điểm Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng pNNC- NC n % n % Hạn chế nhiều 26 86,67 24 80,00 > 0,05 Hạn chế TB 4 13,33 6 20,00 Hạn chế ít 0 0 0 0 Không hạn chế 0 0 0 0 Điểm trung bình (̅ SD) 28,80 ± 4,69 30,03 ± 5,02 > 0,05
  • 56. 44 Bảng 3.4 cho thấy, tại thời điểm trước điều trị, phân loại và mức điểm trung bình của tầm vận động cúi của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Bảng 3.5. Tầm vận động quay Nhóm Thời điểm Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng pNNC- NC n % n % Hạn chế nhiều 25 83,33 24 80,00 > 0,05 Hạn chế TB 5 16,67 6 20,00 Hạn chế ít 0 0 0 0 Không hạn chế 0 0 0 0 Điểm trung bình (̅ SD) 39,73 ± 5,43 40,37 ± 5,37 > 0,05 Bảng 3.5 cho thấy, tại thời điểm trước điều trị, phân loại và mức điểm trung bình của tầm vận động quay của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Bảng 3.6. Tầm vận động nghiêng Nhóm Thời điểm Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng pNNC- NC n % n % Hạn chế nhiều 23 76,67 23 76,67 > 0,05 Hạn chế TB 6 20,00 7 23,33 Hạn chế ít 1 3,33 0 0 Không hạn chế 0 0 0 0 Điểm trung bình (̅ SD) 19,87 ± 4,27 19,80 ± 5,49 > 0,05
  • 57. 45 Bảng 3.6 cho thấy, tại thời điểm trước điều trị, phân loại và mức điểm trung bình của tầm vận động nghiêng của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 3.1.7. Phân bố bệnh nhân theo triệu chứng y học cổ truyền Bảng 3.7. Phân bố bệnh nhân theo triệu chứng y học cổ truyền Triệu chứng YHCT Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng PNNC-NC n % n % Đau cổ, vai, gáy Có 30 100 30 100 > 0,05 Không Cảm giác nặng nề khó vận động Có 18 60,00 18 60,00 > 0,05 Không 12 40,00 12 40,00 Đau đầu Có 6 20,00 8 26,67 > 0,05 Không 24 80,00 22 73,33 Đau lƣng, mỏi gối Có 15 50,00 17 56,67 Không 15 50,00 13 43,33 Ù tai Có 8 26,67 11 36,67 > 0,05 Không 22 73,33 19 63,33 Ngủ ít Có 13 43,33 12 40,00 > 0,05 Không 17 56,67 18 60,00
  • 58. 46 Triệu chứng YHCT Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng PNNC-NC n % n % Co cơ Có 23 76,67 24 80,00 > 0,05 Không 7 23,33 6 20,00 Nƣớc tiểu trong Có 27 90,00 26 86,67 > 0,05 Không 3 10,00 4 13,33 Rêu trắng dính Có 12 40,00 13 43,33 > 0,05 Không 18 60,00 17 56,67 Mạch khẩn Có 10 33,33 9 30,00 > 0,05 Không 20 66,67 21 70,00 Mạch trầm sáp Có 10 33,33 8 26,67 > 0,05 Không 20 66,67 22 73,33 Nhận xét: Bảng 3.7 cho thấy triệu chứng y học cổ truyền bao gồm: Đau cổ vai gáy; Cảm giác nặng nề khó vận động; Đau đầu; Đau lưng mỏi gối; Ù tai; Ngủ ít; Co cơ; Nước tiểu trong; Rêu lưỡi trắng dính; Mạch khẩn; Mạch trầm sáp giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
  • 59. 47 3.2. Kết quả điều trị 3.2.1. Sự thay đổi mức độ đau theo thang điểm VAS Bảng 3.8. Sự thay đổi mức độ đau theo thang điểm VAS Nhóm Thời điểm Nhóm nghiên cứu (̅ SD) Nhóm chứng (̅ SD) pNNC-NC D0 5,17 ± 0,65 5,10 ± 0,61 > 0,05 D10 2,30 ± 0,75 2,90 ± 0,96 < 0,05 D20 1,13 ± 1,03 1,80 ± 1,52 < 0,05 Hiệu suất giảm điểm D0-10 2,87 ± 0,97 2,20 ± 1,03 < 0,05 D10-20 1,27 ± 1,11 1,10 ± 1,24 > 0,05 D0-20 4,13 ± 1,33 3,30 ± 1,66 < 0,05 p0-10; p10-20; p0-20 < 0,05; < 0,05; < 0,05 < 0,05; < 0,05; < 0,05 D0 Không đau 0 0,00% 0 0,00% > 0,05 Đau ít 4 13,33% 3 10,00% Đau vừa 26 86,67% 27 90,00% Đau nặng 0 0,00% 0 0,00% D20 Không đau 27 90,00% 22 73,33% < 0,05 Đau ít 3 10,00% 7 23,33% Đau vừa 0 0,00% 1 3,33% Đau nặng 0 0,00% 0 0,00% p0-20 < 0,05 < 0,05 Bảng 3.8 cho thấy trước điều trị mức độ đau theo thang điểm VAS giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng khác biệt không có ý nghĩa thống kê với 5,17 ± 0,65 (điểm) ở nhóm nghiên cứu và 5,10 ± 0,61 (điểm) ở nhóm chứng. Sau 10 ngày và 20 ngày điều trị chỉ số này ở nhóm nghiên cứu thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng, theo đó tại thời điểm 20 ngày chỉ số này lần lượt là 1,13 ± 1,03 (điểm) và 1,80 ± 1,52 (điểm). Hiệu suất giảm điểm VAS tại thời điểm ngày 10 giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê, tại ngày 20 sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
  • 60. 48 Bảng 3.8 cũng cho thấy tại thời điểm trước điều trị 86,67% bệnh nhân nhóm nghiên cứu và 90,00% bệnh nhân nhóm chứng ở mức đau vừa, sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Sau điều trị 20 ngày tỷ lệ không đau ở nhóm nghiên cứu là 90,0% cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (73,33%). 3.2.2. Sự thay đổi mức độ hạn chế chức năng sinh hoạt hàng ngày (NDI) Bảng 3.9. Sự thay đổi mức độ hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày Nhóm Thời điểm Nhóm nghiên cứu (̅ SD) Nhóm chứng (̅ SD) pNNC- NC D0 20,60 ± 2,01 20,20 ± 3,19 > 0,05 D10 15,83 ± 2,79 17,57 ± 3,40 < 0,05 D20 7,17 ± 5,65 10,20 ± 4,64 < 0,05 Hiệu suất giảm điểm D0-10 4,77 ± 3,06 2,63 ± 4,65 < 0,05 D10-20 8,67 ± 5,86 7,37 ± 5,40 > 0,05 D0-20 13,43 ± 6,15 10,00 ± 5,81 < 0,05 p0-10; p10-20; p0-20 < 0,05; < 0,05; < 0,05 < 0,05; < 0,05; < 0,05 D0 Không hạn chế, hạn chế nhẹ 0 0,00% 0 0,00% > 0,05 Hạn chế trung bình 0 0,00% 1 3,33% Hạn chế nặng 29 96,67% 25 83,33% Hạn chế rất nặng 1 3,33% 4 13,33% D20 Không hạn chế, hạn chế nhẹ 22 73,33% 21 70,00% > 0,05 Hạn chế trung bình 0 0,00% 0 0,00% Hạn chế nặng 8 26,67% 9 30,00% Hạn chế rất nặng 0 0,00% 0 0,00% p0-20 < 0,05 < 0,05
  • 61. 49 Bảng 3.9 cho thấy trước điều trị mức độ hạn chế chức năng sinh hoạt hàng ngày theo NDI giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng khác biệt không có ý nghĩa thống kê với 20,60 ± 2,01 (điểm) ở nhóm nghiên cứu và 20,20 ± 3,19 (điểm) ở nhóm chứng. Sau 10 ngày và 20 ngày điều trị chỉ số này ở nhóm nghiên cứu thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng, theo đó tại thời điểm 20 ngày chỉ số này lần lượt là 7,17 ± 5,65 (điểm) và 10,20 ± 4,64 (điểm). Hiệu suất giảm điểm NDI tại ngày 10 và 20 giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Bảng 3.9 cũng cho thấy trước điều trị 96,67% bệnh nhân nhóm nghiên cứu và 83,33% bệnh nhân nhóm chứng mức độ hạn chế chức năng sinh hoạt hàng ngày ở mức độ nặng, sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Sau 20 ngày tỷ lệ không hạn chế sinh hoạt ở nhóm nghiên cứu là 73,33% cao hơn không có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng là 70,00%.