SlideShare a Scribd company logo
1 of 99
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
HỌC VIỆN Y DƢỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
LÊ THU HIỀN
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN SỬ DỤNG Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA NGƢỜI DÂN
TẠI TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2021
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
HỌC VIỆN Y DƢỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
LÊ THU HIỀN
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN SỬ DỤNG Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA NGƢỜI DÂN
TẠI TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2021
Chuyên ngành : Y học cổ truyền
Mã số : 8720115
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Đoàn Quang Huy
HÀ NỘI - 2022
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám đốc, Phòng
Đào tạo Sau đại học, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học thạc sĩ tại Học viện.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy/cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy,
hướng dẫn cho tôi trong quá trình học tập để hoàn thành phần học các chứng
chỉ thạc sĩ.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Đoàn Quang Huy –
người thầy đã dành nhiều tâm huyết của mình giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Chính quyền địa phương, lãnh đạo ngành y tế
tỉnh Nam Định, thành phố Nam Định, huyện Nghĩa Hưng, huyện Nam Trực
và 9 xã/ phường Thống Nhất, Lộc Hạ, Hạ Long, Nghĩa Minh, Nghĩa Sơn,
Nghĩa Thịnh, Nam Cường, Nam Toàn, Bình Minh cùng toàn thể người dân tại
9 xã/phường đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thu thập
số liệu tại thực địa.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những
người đã luôn ở bên tôi, động viên và khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận văn
Lê Thu Hiền
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Lê Thu Hiền, học viên cao học khóa 12 Học viện Y Dược học cổ
truyền Việt Nam, chuyên ngành Y học cổ truyền, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Đoàn Quang Huy.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố.
3. Các số liệu, thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực
và khách quan.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận văn
Lê Thu Hiền
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVĐK Bệnh viện đa khoa
BYT Bộ Y tế
CAM Omplementary and Alternative Medicine
(Thuốc bổ trợ và thay thế)
CBYT Cán bộ y tế
CI Confidence Interval (Khoảng tin cậy)
CSSK Chăm sóc sức khỏe
HGĐ Hộ gia đình
KCB Khám chữa bệnh
NCSK Nâng cao sức khỏe
OR Odds Ratio (Tỷ suất chênh)
TT Thị trấn
WHO Tổ chức Y tế thế giới
YDCT Y dược cổ truyền
YDHCT Y Dược học cổ truyền
YHCT Y học cổ truyền
YHHĐ Y học hiện đại
YTTN Y tế tư nhân
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 3
1.1. Sơ lược quá trình phát triển của y học cổ truyền Việt Nam và hệ thống
y học cổ truyền Việt Nam..............................................................................................3
1.1.1. Sơ lược quá trình phát triển của y học cổ truyền Việt Nam...............3
1.1.2. Hệ thống y học cổ truyền Việt Nam......................................................8
1.2. Thực trạng và nhu cầu sử dụng y học cổ truyền của người dân................11
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................11
1.2.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam..........................................................14
1.3. Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng thuốc y học cổ truyền của
người dân............................................................................................................................18
1.4. Giới thiệu vài nét về địa bàn nghiên cứu............................................................21
1.4.1. Khái quát về đặc điểm địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Nam
Định.............................................................................................................21
1.4.2. Khái quát về hệ thống y tế tại Nam Định ...........................................22
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................24
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn..............................................................................24
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ.................................................................................24
2.2. Địa điểm nghiên cứu...................................................................................................24
2.3. Thời gian nghiên cứu..................................................................................................24
2.4. Thiết kế nghiên cứu.....................................................................................................25
2.5. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ......................................................................25
2.5.1. Cỡ mẫu....................................................................................................25
2.5.2. Phương pháp chọn mẫu.........................................................................25
2.6. Các chỉ số và biến số trong nghiên cứu...............................................................26
2.7. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ................................................................28
2.7.1. Kỹ thuật thu thập số liệu.......................................................................28
2.7.2. Kỹ thuật xử lý số liệu............................................................................28
2.8. Các loại sai số và các biện pháp khắc phục sai số ..........................................29
2.9. Hạn chế của nghiên cứu.............................................................................................29
2.10. Đạo đức của nghiên cứu..........................................................................................29
2.11. Một số khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá được sử dụng trong nghiên
cứu.........................................................................................................................................30
2.11.1. Một số khái niệm.................................................................................30
2.11.2. Tiêu chuẩn nghèo sử dụng trong nghiên cứu...................................30
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 32
3.1. Thực trạng sử dụng y học cổ truyền của người dân.......................................32
3.1.1. Thông tin chung về đối tượng phỏng vấn...........................................32
3.1.2. Tình hình mắc bệnh và điều trị trong cộng đồng...............................39
3.1.3. Thực trạng sử dụng y học cổ truyền của người dân..........................44
3.2. Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng YHCT của người dân.............59
3.2.1. Liên quan giữa việc trồng thuốc nam với sử dụng YHCT ...............59
3.2.2. Liên quan giữa việc được cán bộ y tế hướng dẫn sử dụng YHCT với
sử dụng YHCT...........................................................................................59
3.2.3. Liên quan giữa địa điểm cung cấp dịch vụ YHCT gần nhà với sử
dụng YHCT ................................................................................................60
3.2.4. Liên quan giữa khả năng chi trả của người bệnh trong hộ gia đình
với sử dụng YHCT ....................................................................................60
3.2.5. Liên quan giữa nhóm tuổi với sử dụng YHCT ..................................61
3.2.6. Liên quan giữa giới với sử dụng YHCT.............................................61
3.2.7. Liên quan giữa trình độ văn hóa với sử dụng YHCT........................61
3.2.9. Liên quan giữa thu nhập bình quân hộ gia đình với sử dụng YHCT62
3.2.10. Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu sử dụng YHCT nhiều hơn
nữa trong khám và điều trị........................................................................62
Chƣơng 4. BÀN LUẬN .............................................................................. 63
4.1. Thực trạng sử dụng y học cổ truyền của người dân.......................................63
4.1.1. Thông tin chung về quần thể nghiên cứu............................................63
4.1.2. Tình hình mắc bệnh và điều trị trong cộng đồng...............................64
4.1.3. Thực trạng sử dụng YHCT của người dân .........................................65
4.2. Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng y học cổ truyền của người dân 71
4.2.1. Liên quan giữa việc trồng thuốc nam tại nhà với sử dụng YHCT của
người dân ....................................................................................................71
4.2.2. Liên quan giữa việc được CBYT tư vấn với sử dụng YHCT của
người dân ....................................................................................................72
4.2.3. Liên quan giữa việc địa điểm cung cấp dịch vụ YHCT gần nhà với
sử dụng YHCT...........................................................................................73
4.2.4. Liên quan giữa một số đặc điểm người dân với việc sử dụng YHCT73
KẾT LUẬN................................................................................................. 74
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tuổi trung bình của đối tượng được phỏng vấn ....................... 33
Bảng 3.2. Đặc điểm giới tính của đối tượng được phỏng vấn.................... 34
Bảng 3.3. Phân bố nghề nghiệp của đối tượng được phỏng vấn................ 35
Bảng 3.4. Đặc điểm trình độ học vấn của đối tượng được phỏng vấn ....... 36
Bảng 3.5. Số thành viên của HGĐ ............................................................ 37
Bảng 3.6. Thu nhập bình quân hộ gia đình................................................ 38
Bảng 3.7. Tỷ lệ mắc bệnh theo nhóm tuổi................................................. 40
Bảng 3.8. Nhóm bệnh thường mắc của người dân .................................... 41
Bảng 3.9. Phương thức điều trị khi mắc bệnh của người dân .................... 42
Bảng 3.10. Phương pháp điều trị khi mắc bệnh của người dân năm............ 43
Bảng 3.11. Tỷ lệ các nhóm bệnh được điều trị bằng YHCT........................ 44
Bảng 3.12. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng YHCT năm ..................................... 45
Bảng 3.13. Mục đích sử dụng YHCT của người dân .................................. 45
Bảng 3.14. Hình thức sử dụng YHCT của người dân.................................. 46
Bảng 3.15. Dạng thuốc khi sử dụng YHCT của người dân ......................... 47
Bảng 3.16. Nguồn thuốc YHCT khi sử dụng của người dân ....................... 48
Bảng 3.17. Phương pháp không dùng thuốc được sử dụng ......................... 49
Bảng 3.18. Lý do sử dụng YHCT của người dân........................................ 50
Bảng 3.19. Lý do không sử dụng YHCT của người dân ............................. 51
Bảng 3.20. Nguồn học cách chữa bệnh, nâng cao sức khỏe của người dân . 52
Bảng 3.21. Tỷ lệ trồng thuốc nam trong vườn nhà...................................... 53
Bảng 3.22. Quan điểm về việc nên trồng và sử dụng cây thuốc nam tại nhà54
Bảng 3.23. Tỷ lệ người dân được CBYT hướng dẫn sử dụng YHCT.......... 55
Bảng 3.24. Địa điểm được hướng dẫn sử dụng YHCT của người dân......... 56
Bảng 3.25. Mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng YHCT.................. 57
Bảng 3.26. Liên quan giữa việc trồng cây thuốc nam tại nhà với sử dụng
YHCT....................................................................................... 59
Bảng 3.27. Liên quan giữa việc được cán bộ y tế hướng dẫn sử dụng YHCT
với sử dụng YHCT ................................................................... 59
Bảng 3.28. Liên quan giữa địa điểm cung cấp dịch vụ YHCT gần nhà với sử
dụng YHCT.............................................................................. 60
Bảng 3.29. Liên quan giữa khả năng chi trả của người mắc bệnh trong hộ gia
đình với sử dụng YHCT ........................................................... 60
Bảng 3.30. Liên quan giữa tuổi với sử dụng YHCT.................................... 61
Bảng 3.31. Liên quan giữa giới với sử dụng YHCT.................................... 61
Bảng 3.32. Liên quan giữa trình độ văn hóa với sử dụng YHCT ................ 61
Bảng 3.33. Liên quan giữa thu nhập bình quân hộ gia đình với sử dụng
YHCT....................................................................................... 62
Bảng 3.34. Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu sử dụng YHCT nhiều hơn
nữa trong khám và điều trị bằng mô hình hồi quy logistic ........ 62
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố độ tuổi của đối tượng được phỏng vấn .................. 32
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ mắc bệnh của người dân năm 2021 theo giới............. 39
Biều đồ 3.3. Quan điểm về việc sử dụng YHCT nhiều hơn nữa trong gia
đình .................................................................................... 58
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Y học cổ truyền là nền y học sớm nhất của loài người. Từ xa xưa, con
người đã biết dùng các loại cây, cỏ, bộ phận động vật, khoáng chất,v.v…để
tăng cường và bảo vệ sức khỏe. Mặc dù có những thăng trầm theo lịch sử phát
triển của nền chính trị - kinh tế, văn hóa, y tế mỗi quốc gia nhưng sự đóng
góp to lớn của y học cổ truyền đối với sức khỏe nhân loại ngày càng được
thừa nhận [1]. Trong xã hội ngày nay, y học cổ truyền ngày càng phát triển do
nhu cầu của người dân trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe [2].
Việt Nam là một trong những quốc gia có truyền thống lâu đời về y học
cổ truyền. Nền y học cổ truyền Việt Nam đã trải dài theo lịch sử dựng nước
và giữ nước của dân tộc.Trên cơ sở tiếp thu và phát triển tinh hoa y học
phương Đông, cụ thể là từ y học cổ truyền Trung Quốc, cha ông ta đã xây
dựng các phương pháp chẩn đoán và điều trị để vận dụng trong việc khám,
chữa bệnh cũng như phòng bệnh phù hợp với người dân [3]. Nhận thức rõ vai
trò của YHCT (Y học cổ truyền), Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chủ trương,
đường lối, chính sách để kết hợp YHCT với YHHĐ nhằm chăm sóc, bảo vệ
sức khỏe cho nhân dân, coi YHCT là y học cách mạng đã được khẳng định
trong suốt quá trình hình thành, phát triển y học Việt Nam. Gần đây ngày
25/12/2019 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1893/QĐ – TTg
về chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y
dược hiện đại đến năm 2030.
Nam Định ở nam vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, là vùng đất hình
thành sớm và ở vị trí trung chuyển, giữa các tỉnh phía Nam đồng bằng sông
Hồng với các tỉnh Bắc Trung Bộ, lại ở trong tam giác châu thổ Bắc Bộ (Hà-
Nam- Ninh) nên luôn được coi là trọng điểm chiến lược về kinh tế, văn hóa và
quân sự quốc phòng trong mọi thời đại lịch sử quốc gia. Cùng với sự trưởng
thành của nền y- dược dân tộc, Nam Định cũng sớm lưu truyền kinh nghiệm
phòng bệnh, chữa bệnh dân gian phong phú, công hiệu. Là nơi có nhiều danh
2
y, y sư tài giỏi cả về y lý, y thuật, chẳng những trị bệnh cứu người, để lại tiếng
thơm, mà nhiều danh y còn tổng kết tâm đắc, để lại cho muôn đời kinh
nghiệm, những bộ sách quý làm nền tảng cho khoa y- dược Việt Nam phát
triển như: Phan Kế Bính, Bùi Thúc Trinh, Nguyễn Định…Nam Định không
những có tiềm năng du lịch mà còn có nguồn dược liệu đa dạng phong phú;
nơi có thế mạnh để phát triển YDCT.
Trong những năm gần đây, y học cổ truyền Nam Định đã có những bước
phát triển lớn về chất lượng khám chữa bệnh. Các cơ sở y tế trong tỉnh đã
thực hiện tốt việc hướng dẫn, tuyên truyền, tư vấn nhân dân thực hiện điều trị
bệnh bằng tây y kết hợp đông y. Qua đó đã tập trung điều trị bằng thuốc tây y
để ngăn chặn bệnh kịp thời sau đó chuyển sang điều trị bằng đông y để giải
quyết dứt điểm bệnh. Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được YHCT Nam Định
còn nhiều khó khăn, hạn chế như hệ thống quản lý và khám chữa bệnh bằng
y, dược cổ truyền còn mỏng, quy mô chưa phù hợp. Một số bài thuốc, vị
thuốc có tại địa phương chưa được sử dụng, công tác bảo tồn, kế thừa, sưu
tầm các bài thuốc hay, gia truyền còn hạn chế [4]. Do đó, việc nghiên cứu về
thực trạng sử dụng YHCT trong cộng đồng dân cư ở Nam Định sẽ cung cấp
cho chúng ta những thông tin quý báu về tình hình sử dụng và thái độ, kiến
thức của người dân đối với YHCT. Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp can
thiệp phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương góp phần nâng cao chất
lượng khám chữa bệnh bằng YHCT. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và một số yếu tố liên
quan đến sử dụng y học cổ truyền của người dân tại tỉnh Nam Định năm
2021” được thực hiện với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng sử dụng y học cổ truyền của người dân tỉnh Nam
Định từ năm 2019 - 2021.
2. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến sử dụng y học cổ truyền của
người dân tỉnh Nam Định.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lƣợc quá trình phát triển của y học cổ truyền Việt Nam và hệ thống y
học cổ truyền Việt Nam
1.1.1. Sơ lược quá trình phát triển của y học cổ truyền Việt Nam
Việt Nam là một nước có nền y học cổ truyền (YHCT) lâu đời và phát
triển. YHCT Việt Nam là một bộ phận của hệ thống y tế Việt Nam, là một di
sản văn hóa của dân tộc, đã tồn tại phát triển song song với công cuộc xây
dựng và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, một bộ phận không thể thiếu
trong sự nghiệp CSSK nhân dân [5].
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, YHCT Việt Nam đã đúc rút được nhiều
kinh nghiệm phòng bệnh và chữa bệnh có hiệu quả, từ đơn giản đến phức tạp,
từng bước nâng dần lên thành lý luận, kết hợp với tiến bộ của nhân loại, nhất
là triết học, y lý của của phương Đông để hình thành một bản sắc YHCT Việt
Nam. Nhiều danh y lớn về YHCT đã xuất hiện như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng
Lãn Ông, Nguyễn Đại Năng, Hoàng Đôn Hòa. YHCT Việt Nam không chỉ là
một nền y học kinh nghiệm đơn thuần mà còn phát triển về mặt lý luận. Các
tác phẩm YHCT Việt Nam không những có giá trị to lớn trong y học mà còn
là những tác phẩm có giá trị trong văn hóa dân tộc [6].
Thời kỳ Hồng Bàng và các Vua Hùng dựng nước, nhân dân ta đã biết ăn
trầu, trầu có tác dụng làm ấm người, chống sốt rét cơn, ngã nước. Người dân
còn biết nhuộm răng làm chặt chân răng, ăn kèm gừng, tỏi với thịt cá cho dễ
tiêu đã trở thành tập quán dùng gia vị trong bữa ăn hàng ngày. Người dân
miền núi có tập quán ăn hạt ngải, uống nước riềng, chấm muối sả... để phòng
thấp khí, chống sốt rét rừng, dân miền trung du biết uống chè vối, miền xuôi
uống chè xanh, ăn rau diếp cá giúp tiêu hóa tốt...Những phong tục tập quán đó
4
đã tạo ra các phương pháp vệ sinh, thực dưỡng có hiệu quả trong phòng bệnh
và chữa bệnh của nhân dân.
Thiền sư Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV), đã được nhân dân ta suy tôn là vị "Đại
danh y – vị thánh thuốc Nam”. Quan điểm “Nam dược trị Nam nhân" là một
quan điểm vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nhân văn, vừa thể hiện
được ý chí độc lập tự chủ, lòng tự hào dân tộc và tiềm năng trí tuệ của người
Việt Nam trong phòng bệnh và chữa bệnh. Tuệ Tĩnh ý thức rõ ràng là con
người Việt Nam sinh sống trên đất nước mình phải chịu ảnh hưởng của thổ
nhưỡng, khí hậu, nước ăn, cây cỏ động vật muôn loài tại nơi mình sinh sống.
Để cho dân dễ hiểu, dễ nhớ các phương pháp chữa bệnh bằng thuốc Nam, Tuệ
Tĩnh đã soạn sách bằng thơ phú để truyền bá YHCT với tác phẩm nổi tiếng là
“Nam dược thần hiệu”, trong đó có 499 vị thuốc Nam, 3873 phương thuốc
dân tộc điều trị 184 loại bệnh trong 10 khoa lâm sàng nhằm phổ biến kinh
nghiệm sử dụng thuốc Nam trong việc phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân
dân. Ông còn có tác phẩm nổi tiếng khác là "Hồng nghĩa Giác tư Y thư" hai
quyển Thượng và Hạ,bao gồm lý luận YHCT và quá trình biện chứng luận trị
của YHCT, ông là người đầu tiên đặt nền móng cho nền YHCT một cách toàn
diện bao gồm Lý, Pháp, Phương, Dược [7].
Nếu Tuệ Tĩnh được nhân dân suy tôn là "vị thánh thuốc Nam" thì có thể
xem Lê Hữu Trác (1724-1791) là nhà bác học đầu tiên của nền YHCT của
nước ta. Ông đã đúc kết được nhiều qui tắc chẩn đoán, biện chứng, luận trị,
cách dùng thuốc chữa bệnh và đạo đức người thầy thuốc. Ông còn soạn ra bộ
sách nổi tiếng “Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh” với 28 tập gồm 66 quyển,
được coi như là bách khoa toàn thư của YHCT Việt Nam [8]. Về Dược học,
ông thừa kế “Nam dược thần hiệu” của Tuệ Tĩnh đồng thời bổ sung 300 vị
thuốc trong tập “Lĩnh nam bản thảo” bao gồm gần 2000 phương thuốc gia
truyền kinh nghiệm vào các tập Bách gia Trân tàng, Hành giả trân nhu. Về
5
phòng bệnh, có quyển “Vệ sinh yếu quyết” đã chỉ dẫn cụ thể cách giữ gìn
vệ sinh theo từng hoàn cảnh sinh hoạt của nhân dân ta, từ vệ sinh cá nhân
đến vệ sinh môi trường với cách tu dưỡng tinh thần, rèn luyện thân thể để
tăng cường sức khỏe. Ông còn rất chú trọng đến các điều kiện môi trường,
khí hậu, phong tục tập quán khác nhau để có cách chữa bệnh phù hợp với
các điều kiện đó [9].
Dưới triều Nguyễn (1802-1905) khi có dịch bệnh, Viện Thái Y đã mời
các thầy thuốc ở địa phương tham gia chống dịch và quy định cụ thể các
phương thức phục vụ thuốc men.
Dưới thời Pháp thuộc, do ảnh hưởng của phong trào Tây hóa chế độ thực
dân thuộc địa đã kìm hãm ngành YHCT, nhưng chủ yếu tại các thành phố lớn,
các đô thị. Còn tuyệt đại đa số nhân dân lao động nghèo nhất là ở nông thôn
và miền núi vẫn tin dùng YHCT trong phòng và chữa bệnh. Nhờ đó nền
YHCT Việt Nam vẫn được bảo tồn, duy trì và phát triển.
Ngày 27 tháng 2 năm 1957 trong bức thư gửi cho cán bộ ngành Y tế,
Bác Hồ có viết: “Y học phải dựa trên nguyên tắc: Dân tộc, Khoa học, Đại
chúng. Ông cha ta đã có nhiều kinh nghiệm quý báu chữa bệnh bằng thuốc ta,
thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng
nghiên cứu phối hợp thuốc Đông và thuốc Tây…”.
Ngày 7/6/1957, Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị quyết số 237/TTg
và 238/TTg về việc thành lập vụ Đông Y và viện nghiên cứu Đông Y với
mục tiêu đoàn kết giới lương y và những người hành nghề Y Dược Đông y và
Tây y, đồng thời phát huy các cơ sở YHCT, tạo điều kiện kết hợp YHCT với
YHHĐ. Đến năm 1978 đã có 33/34 tỉnh thành đã có bệnh viện YHCT, hầu
hết các cơ sở y tế đều có sự kết hợp YHCT và YHHĐ trong phòng và chữa
bệnh. Phong trào trồng thuốc Nam chữa bệnh phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ
hết, đến giữa những năm 80 số xã phường sử dụng thuốc Nam lên đến 7000
6
xã, phường, chiếm 80% số xã phường trong cả nước. Nhiều xã phường có tới
70% đến 80% số gia đình có "Khóm thuốc gia đình". Hàng ngàn cán bộ y tế
được học và bồi dưỡng những kiến thức sử dụng thuốc Nam và châm cứu.
Trong thời kỳ này, thuốc Nam và châm cứu đã góp phần không nhỏ trong
việc CSSK nhân dân tại cộng đồng [10].
Ngoài các cơ sở y tế nhà nước còn có nhiều phòng chẩn trị, nhà thuốc
YHCT tư nhân được mở khắp nơi để phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh
của nhân dân.
Từ sau cuối thập kỷ 80 đến nay, đất nước ta thực hiện công cuộc đổi
mới, mô hình sử dụng thuốc nam và châm cứu đã bị thay đổi nhanh chóng. do
tác động của nền kinh tế thị trường, hàng loạt các cơ sở thuốc nam và châm
cứu ở trạm y tế xã, phường không hoạt động, nhiều lương y ra khỏi các trạm y
tế, chỉ còn khoảng 10-12% số trạm y tế xã, phường còn hoạt động YHCT,
nguốn thuốc YHCT và hoạt động bào chế YHCT cung cấp cho cộng đồng
trong CSSK nhân dân cũng giảm sút. Cán bộ được đào tạo YHCT ít muốn trở
về y tế cơ sở để phục vụ. Những biến động này ảnh hưởng đến chất lượng
CSSK ban đầu cho nhân dân cũng như việc thực hiện các mục tiêu của
chương trình CSSK cộng đồng.
Trước tình hình đó, một loạt chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và các văn bản
hướng dẫn nhằm khôi phục và đẩy mạnh hơn nữa việc sử dụng YHCT trong
CSSK nhân dân cụ thể như:
Nghị quyết 46 NQ/TW của Bộ chính trị về Công tác bảo vệ chăm sóc và
nâng cao sức khóe nhân dân trong tình hình mới đã ghi: “Đẩy mạnh việc
nghiên cứu thừa kế, bảo tồn và phát triển Y - Dược học cổ truyền thành một
ngành khoa học… vận động khuyến khích và hướng dẫn nhân dân nuôi, trồng
và sử dụng các cây con làm thuốc…”[11].
7
Thể hiện đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển
YHCT trong công tác CSSK nhân dân, ngành Y tế Việt nam đã có những việc
làm thiết thực và hiệu quả. Một loạt các chính sách, quy định, nghị định, văn
bản hướng dẫn đã được ban hành để đẩy mạnh phát triển YHCT trong CSSK
như:
* Chỉ thị 03-BYT/TT ngày 01/03/ 1996 về việc khôi phục vườn thuốc
Nam, tăng cường sử dụng xoa bóp, day, bấm huyệt, châm cứu, thuốc YHCT
trong CSSK ban đầu.
* Tháng 10 năm 1999 Bộ Y tế có văn bản số 97/ YT-YH về việc “Phối
kết hợp với chi Hội Đông Y xã triển khai khám chữa bệnh bằng YHCT tại các
TYT xã, phường”.
* Quyết định số 222/2003/QĐ-TTg ngày 03/22/2003 của Thủ tướng
chính phủ về việc phê duyệt chính sách Quốc gia về Y dược học cổ truyền
đến năm 2010.
* Ngày 2 tháng 2 năm 2005, BYT đã công bố quyết định số
30/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập Học viện Y
dược học cổ truyền Việt Nam.
* Ngày 3 tháng 2 năm 2006 thành lập bệnh viện Tuệ Tĩnh và tháng 6
năm 2006, Viện Nghiên cứu Y dược học cổ truyền cũng được thành lập.
* Quan điểm chỉ đạo của Ban Bí thư TW Đảng tại chỉ thị số 24 - CT/TW
ngày 4/7/2008 đã khẳng định phát triển nền Đông y Việt Nam là góp phần
bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
* Quyết định số 647/QĐ-BYT ngày 14/02/2015 của BYT về việc ban
hành tiêu chí xác định xã tiên tiến về y dược cổ truyền.
* Quyết định số 4467/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của BYT về việc ban
hành tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020.
8
* Quyết định số 4464/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của BYT về việc ban
hành bộ tranh cây thuốc.
* Quyết định số 4671/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của BYT về việc ban
hành bộ tranh châm cứu.
* Quyết định số 1893/QĐ- TTg ngày 25/12/2019 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y
dược cổ truyền với y dược hiện đại đến năm 2030.
* Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung
ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe nhân dân trong tình hình mới.
1.1.2. Hệ thống y học cổ truyền Việt Nam
Bộ Y tế khẳng định: "Phát triển và sử dụng thuốc Nam và các phương
pháp chữa bệnh không dùng thuốc của YHCT tại cơ sở y tế và cộng đồng vẫn
là mục tiêu chiến lược của ngành Y tế trong những thập kỷ tới để báo vệ sức
khỏe cho nhân dân”.
Với những động thái đó, YHCT Việt Nam ngày càng phát triển, đóng
góp một phần to lớn trong hệ thống y tế. Việc sử dụng YHCT trong nhân dân
được nâng cao, công tác khám chữa bệnh bằng YHCT tại các cơ sở y tế, đặc
biệt là tuyến cơ sở, tại các TYT xã, thôn bản được cải thiện và đã đạt dược
những thành quả nhất định [11], [12], [13]. [14].
Mạng lưới YHCT nước ta được hình thành và phát triển ở cả 4 cấp từ
Trung ương đến địa phương. Bên cạnh các cơ sở công lập, hệ thống ngoài
công lập cũng ngày càng phát triển với sự ra đời của hàng loạt các cơ sở y tế
tư nhân (YTTN). Hệ thống này được sự quản lý và giám sát chặt chẽ của Nhà
nước và các Bộ ngành liên quan. Nhà nước quản lý Bộ Y tế Bộ quản lý các
Cục, Vụ và các Sở Y tế, Sở có trách nhiệm quản lý các TTYT và PYT. Tại
PYT và TTYT có cán bộ chuyên trách YHCT quản lý các TYT xã, phường,
9
thị trấn. Ngoài ra, Bộ Y tế còn phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng mở
rộng phạm vi KCB và CSSK nhân dân.
Tính đến năm 2021, trên cả nước có 65 bệnh viện y dược cổ truyền.
Trong đó có 5 bệnh viện tuyến trung ương: 02 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế là
bệnh viện y học cổ truyền Trung ương và bệnh viện Châm cứu Trung ương;
01 bệnh viện y học cổ truyền trực thuộc Bộ công an (02 cơ sở tại Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh) và 01 Viện y học cổ truyền thuộc Bộ Quốc phòng
(02 cơ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh); ngoài ra còn có Bệnh viện
Tuệ Tĩnh là bệnh viện thực hành của Học viện y dược học cổ truyền Việt
Nam. Các bệnh viện này là các bệnh viện đầu ngành y học cổ truyền , là đơn
vị có kĩ thuật cao nhất, có chức năng chỉ đạo tuyến cho các bệnh viện trong
toàn quốc và chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới [15].
Tại tuyến tỉnh và tuyến huyện, các bệnh viện y học cổ truyền đã cung
cấp dịch vụ y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về cơ cấu bệnh tật của nhân dân.
Tuy nhiên số giường bệnh của y học cổ truyền còn thấp, chỉ chiểm 13,3% so
với tổng số giường bệnh chung, trong đó tuyến tỉnh chiếm 19,2%, tuyến
huyện chiếm 10,8%. Bên cạnh sự phát triển của Bệnh viện y học cổ truyền,
các bệnh viện đa khoa và một số bệnh viện chuyên khoa đã thành lập khoa y
học cổ truyền/ tổ y học cổ truyền chiếm khoảng 87,6%, giảm 1,9% (năm 2010
là 89,5%), trong đó khoa y học cổ truyền chiếm 69%, tăng 26,7% (năm 2010
là 42,3%), tổ y học cổ truyền chiếm 18,5% [15].
Tại tuyến xã, mạng lưới khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tăng
trong những năm qua khẳng định ưu thế của y học cổ truyền trong phòng
bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng. Tỷ lệ xã triển
khai khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền đạt 78,2%. Tỷ lệ xã có vườn
thuốc y học cổ truyền mẫu chiếm 92,6%. [15].
10
Bên cạnh sự quan tâm chỉ đạo đầu tư phát triển mạng lưới khám chữa
bệnh y học cổ truyền công lập thì mạng lưới khám chữa bệnh bằng y học cổ
truyền ngoài công lập cũng được các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng và tổ
chức thực hiện. Tính đến năm 2021, có 5.269 phòng chẩn trị/phòng khám
chuyên khoa y học cổ truyền (14 phòng có yếu tố nước ngoài); 334 phòng
chẩn trị sử dụng phương pháp, bài thuốc gia truyền và 1.769 loại hình ngành
nghề khác. Ngoài ra còn có Hội Đông y phát triển mạnh mẽ cả ở 4 cấp, Hội
Châm cứu, Hội Nam y, Hội Laze Châm…với gần 100.000 hội viên tham gia
[15].
Về nhân lực YHCT, trong giai đoạn 2003 - 2010 tỷ lệ cán bộ YHCT trên
tổng số cán bộ ngành y tế tăng dần từ 3,4% đến 5,3%, tuy nhiên trình độ cán
bộ không tăng, trình độ cán bộ sau đại học chiếm 4,01%, trình độ đại học
chiếm 10,2 % trong số cán bộ YHCT. Trong giai đoạn 2003-2010, Bộ Y tế đã
chú trọng phát triển nguồn nhân lực dành cho lĩnh vực y dược cổ truyền
(YDCT) năm 2010 tăng 1,9% so với năm 2003. Năm 2012, Bộ y tế đã có
quyết định 816/QĐ-BYT ngày 16/3/2012 về quy hoạch phát triển nhân lực y
tế đến giai đoạn 2020. Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ cán bộ hoạt động trong lĩnh
vực YHCT còn rất thấp so với tổng số CBYT. Số lượng cán bộ trình độ sau
đại học tăng, nhưng tỷ lệ cán bộ sau đại học trên tổng số cán bộ YDCT là
không tăng. Tình trạng dịch chuyển nhân lực y tế từ tuyến dưới lên tuyến trên,
từ địa phương về các thành phố lớn và từ y tế công sang y tế tư nhân là báo
động, ảnh hưởng đến việc đảm bảo số lượng nhân lực y tế cầu thiết ở các cơ
sở y tế. Sự dịch chuyển này khiến cho tình hình phân bố nhân lực y tế ngày
càng chênh lệch giữa các tuyến [16]. Tính đến năm 2021, tỷ lệ cán bộ y học
cổ truyền/tổng số cán bộ ngành y tế chiếm 9,8%, trong khi đó chỉ tiêu khám
bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền các tuyến theo mục tiêu của Chính phủ
yêu cầu đạt 10% tuyến trung ương, 15% tuyến tỉnh, 20% tuyến huyện và 30%
11
tuyến xã; điều này thể hiện bất cập trong quá trình phát triển nguồn nhân lực
trong triển khai thực hiện công tác khám bệnh, chữa bệnh. Trong tổng số cán
bộ công tác trong lĩnh vực y, dược cổ truyền thì trình độ nhân lực ở các tuyến
không đồng đều, nhân lực trình độ chuyên môn cao tập trung ở tuyến trung
ương, thành phố lớn [15].
Trước tình hình thực tế và nhu cầu khám chữa bệnh bằng YHCT ngày
càng cao của người dân, năm 2019 Chính phủ đã ban hành chương trình phát
triển y dược cổ truyền mục tiêu đến năm 2030, 100% tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương có bệnh viện đa khoa y dược cổ truyền hoặc bệnh viện đa
khoa y học cổ truyền – phục hồi chức năng tuyến tỉnh, 95% bệnh viện đa
khoa có giường bệnh, bệnh viện chuyên khoa có khoa y, dược cổ truyền,
100% trạm y tế xã, phường, thị trấn và tương đương có triển khai hoạt động
tư vấn sử dụng y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe hoặc tổ chức khám,
chữa bệnh y dược cổ truyền [17].
1.2. Thực trạng và nhu cầu sử dụng y học cổ truyền của ngƣời dân
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Vai trò và giá trị sử dụng YHCT trên thế giới ngày càng được thừa nhận
rộng rãi bởi YHCT có một lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, có thể nói
là cùng với sự tồn tại của con người. Hiện nay rất nhiều nước sử dụng y học
cổ truyền trong phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng cũng như nâng
cao sức khỏe và xác định y học cổ truyền như là một nhân tố quan trọng đảm
bảo sự thành công của chiến lược chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tại các nước
đang phát triển một tỷ lệ lớn dân số vẫn tin tưởng vào những thấy thuốc
YHCT chữa bệnh bằng cách sử dụng các loại thảo dược. Bởi vậy, thuốc
YHCT đang giữ vai trò rất quan trọng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu của
cá nhân và cộng đồng ở nhiều nước đang phát triển [18].
12
Theo số liệu ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có tới 80% dân
số thế giới dùng YHCT để trị liệu. Trong những thập kỷ qua, cùng với sự phát
triển của thế giới, xu hướng sử dụng CAM ngày càng tăng, đặc biệt là các
biện pháp chữa bệnh bằng thảo dược [19].
Tại Ethiopia, 90% dân số sử dụng các liệu pháp thảo dược để chăm sóc
sức khỏe ban đầu. Các cuộc khảo sát tương tự được thực hiện ở các nước phát
triển như Đức và Canada cho thấy ít nhất 70% dân số đã sử dụng CAM ít nhất
1 lần. [20]
Kết quả điều tra trên 306 bệnh nhân đã từng sử dụng dịch vụ tại các
phòng khám chữa bệnh cổ truyền ở Addis Ababa, Ethiopia cho thấy các bệnh
chủ yếu đến điều trị là vết thương, viêm, bệnh trĩ, gãy xương, tê liệt, đau lưng,
bệnh gan, ung thư,v.v... Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng 52% bệnh nhân báo
cáo rằng phòng khám chữa bệnh cổ truyền là lựa chọn đầu tiên của họ khi gặp
vấn đề về sức khỏe điều này cho thấy các phòng khám chữa bệnh cổ truyền đã
góp phần đáng kể trong công tác chăm sóc sức khỏe của người dân. Những lý
do chính lựa chọn y học cổ truyền được người dân đưa ra là do tính hiệu quả
(57,2%), không hài lòng với y học hiện đại (35,6%) [2].
Số liệu các nghiên cứu, báo cáo cho thấy phần lớn dân số ở các nước
Nam Á cũng đã sử dụng y học cổ truyền. Tại Ấn Độ, 65% dân số ở nông thôn
sử dụng y học truyền thống Ấn Độ và cây thuốc để chăm sóc sức khỏe ban
dầu. Ở Nepal, có trên 75% dân số đã từng sử dụng y học cổ truyền trong khi
chỉ có khoảng 15% dân số được tiếp cận với y học hiện đại. Tương tự, có tỷ lệ
đáng kể người dân ở Bhutan thực hành chăm sóc sức khỏe bằng phương pháp
truyền thống bằng việc sử dụng các loại dược liệu khác nhau được tìm thấy
trong rừng [21].
Ở nhiều vùng của châu Phi, cây thuốc là nguồn tài nguyên sức khỏe dễ
dàng tiếp cận nhất cho cộng đồng. Ngoài ra, chúng thường là lựa chọn ưu tiên
13
cho bệnh nhân. Hầu hết các thầy lang cung cấp thông tin, tư vấn, điều trị cho
bệnh nhân và gia đình họ theo cách cá nhân cũng như hiểu biết về môi trường
sống của bệnh nhân [22].
Tại châu Á – Thái Bình Dương, mỗi quốc gia đã phát triển các hệ thống
y học cổ truyền riêng: y học cổ truyền Trung Quốc (TCM) cho Trung Quốc, y
học cổ truyền Triều Tiên (TKM) cho Hàn Quốc, y học phương Đông cho
Nhật Bản…TCM chiếm khoảng 40% tổng số dịch vụ sức khỏe được cung cấp
và được sử dụng để điều trị cho khoảng 200 triệu bệnh nhân hàng năm ở
Trung Quốc. Ngoài ra 69% dân số Hàn Quốc đã trải qua TKM. 60 – 70% bác
sĩ điều trị dị ứng ở Nhật Bản kê đơn thuốc thảo dược cho bệnh nhân của họ. Y
học cổ truyền được đưa vào hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia của ba
nước và được phát triển trong các chính sách quốc gia dựa trên nền tảng lịch
sử và văn hóa khác với nền tảng y học bổ sung và thay thế (CAM) ở phương
Tây [23].
Tháng 12/2019, Corona virus mới (nCov – 2019) lần đầu tiên được báo
cáo từ Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc gây nhiều rối loạn nghiêm trọng bao
gồm bệnh hô hấp, ruột, gan, thần kinh [24]. Tháng 1/2020, WHO đã tuyên bố
tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng được quốc tế quan tâm đối với
Covid – 19 [25]. Y học cổ truyền Trung Quốc đã cung cấp những kinh
nghiệm lâm sàng tuyệt vời, các công thức thảo dược hiệu quả có thể áp dụng
trong việc ức chế virus và điều trị các bệnh đường hô hấp. Thuốc thảo dược
Trung Quốc kết hợp với Tây y đã đưa ra phác đồ làm giảm các biến chứng do
virus gây ra. Ngày 24/1/2020, bệnh nhân đầu tiên có các triệu chứng của viêm
phổi Covid 19 đã được phục hồi tại bệnh viện sau khi điều trị bằng thuốc thảo
dược cổ truyền Trung Quốc [26].
Các nghiên cứu gần đây cũng đã chỉ ra rằng, gần 70% dân số tại
Australia sử dụng ít nhất một loại thuốc bổ sung và thay thế và 44,1% đã sử
dụng trong năm 2011. Tại châu Âu có 60% người ở Hà Lan và 74% người ở
14
Anh khi được hỏi cho biết họ ủng hộ việc đưa thuốc bổ sung và thay thế vào
hệ thống cung ứng dịch vụ y tế quốc gia [27].
Kết quả khảo sát tại Singapore cho thấy có 76% người dân đã sử dụng
thuốc bổ sung và thay thế trong khoảng thời gian 12 tháng trong đó y học cổ
truyền Trung Quốc là hình thức sử dụng rộng rãi nhất (88%), tiếp theo y học
truyền thống Malay (8%) và y học truyền thống Ấn Độ (3%) [28].
Thống kê về tình hình sử dụng y học cổ truyền của người dân tại Đài
Loan trong giai đoạn từ 1996 đến 2001 cho thấy thuốc thảo dược là phương
thức được người dân sử dụng phổ biến nhất (85,9%), tiếp theo là châm cứu
(11,0%) [29]. Một nghiên cứu khác tại Đài Loan cũng cho thấy đa số các
bệnh nhân ung thư gan sử dụng dịch vụ y học cổ truyền ngoại trú tại phòng
khám tư nhân (52,7%) và bệnh viện tư nhân (31,0%) [30].
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy y học cổ truyền cũng đóng vai trò
quan trọng trong việc điều trị các bệnh ung thư. Nghiên cứu của các nhà khoa
học Nhật Bản cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc bổ sung và thay thế trong những
bệnh nhân ung thư là 44,6% (1.382/3.100) so với 25,5% bệnh nhân không ung
thư có khối u lành tính (92/361) [31]. Một khảo sát khác tại một số nước châu
Âu cũng cho thấy tỷ lệ sử dụng CAM khá phổ biến ở những bệnh nhân ung
thư (35,9%) với mức dao động từ 14,8% đến 73,1%, tỷ lệ cụ thể đối với một
số loại ung thư: 22,7% ở những bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ, 26,6% đối
với bệnh nhân ung thư phổi và 56,3% ở những bệnh nhân ung thư tuyến tụy
[30]. Nghiên cứu hồi cứu trong giai đoạn từ 1996-2010 tại Đài Loan cho thấy
tỷ lệ sử dụng y học cổ truyền Trung Quốc ở nhóm bệnh nhân ung thư phổi là
31,17% [32].
1.2.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam
Các nghiên cứu trong thời gian gần đây về nhu cầu và thực trạng sử dụng
YHCT nói chung và thuốc y học cổ truyền nói riêng ở cộng đồng tại các địa
15
phương khác nhau đều chỉ ra rằng việc chăm sóc sức khỏe trong nhân dân
bằng y học cổ truyền là cần thiết và có hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng
YHCT trong cộng đồng dân cư ở các nghiên cứu này cho thấy có sự khác biệt
rõ rệt giữa các vùng miền.
Tác giả Nguyễn Thị Thu Trang năm 2014 đã tiến hành nghiên cứu đề tài
“Thực trạng khám chữa bệnh bằng YHCT tại huyện Lang Chánh tỉnh Thanh
Hóa năm 2014”, kết quả cho thấy: có 36,1% trong số 899 người dân được
phỏng vấn có mong muốn được sử dụng y học cổ truyền để khám chữa bệnh;
91,9% có nhu cầu muốn được sử dụng thuốc y học cổ truyền nhiều hơn;
72,3% mong muốn được nói chuyện về chủ đề y học cổ truyền. Về thực trạng
sử dụng thuốc y học cổ truyền, có 26,9% trong số 869 hộ gia đình có người
ốm trong 6 tháng qua có sử dụng thuốc YHCT để điều trị bệnh và 53,5% sử
dụng kết hợp thuốc YHCT với thuốc tây y (tỷ lệ sử dụng thuốc YHCT tỉnh
chung là 80,4%); hình thức chế phẩm có sẵn được người dân sử dụng phổ
biến hơn cả (chiếm 75,3%). Về lý do sử dụng thuốc YHCT, đa số người dân
sử dụng thuốc YHCT là do bổ (chiếm 51,2%), rẻ tiền, tiết kiệm chi phí (chiếm
47,2%), do sẵn có trên địa bàn (chiếm 22,7%), do bệnh mãn tính (21,5%), do
bệnh nhẹ (18,7%). Mục đích chính sử dụng thuốc YHCT là để chữa bệnh
(66,5%), bồi bổ cơ thể (24,6%) [33].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Nga (2014) về tình hình bệnh
tật và thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền của huyện Như Xuân
tỉnh Thanh Hóa cho thấy người dân có nhu cầu cao về khám chữa bệnh bằng
thuốc y học cổ truyền. Có 58,3% người dân mong muốn dùng thuốc YHCT
để khám chữa bệnh và nâng cao sức khỏe trong đó 37,1% muốn sử dụng
thuốc YHCT đơn thuần và 21,2% muốn dùng kết hợp thuốc YHCT với thuốc
tây y. Địa điểm người dân muốn khám chữa bệnh bằng thuốc YHCT tại TYT
(40,6%), tại nhà các ông làng, bà mế (19,5%), tại khoa YHCT bệnh viện
huyện (14,6%), tự chữa (15%), BV chuyên khoa YHCT (11,4%) [34].
16
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trung Kiên năm 2014 về thực trạng
khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền của người dân tại 3 xã huyện Can Lộc
tỉnh Hà Tĩnh cho thấy: tỷ lệ HGĐ có sử dụng thuốc YHCT trong 6 tháng qua
là 81,4%. Có 61,9% người dân điều trị kết hợp thuốc tây y và thuốc YHCT,
trong đó tỷ lệ khá cao đối với các bệnh cơ xương khớp (94,5%), thần kinh
(86,8%), tiết niệu (88,2%) và các chứng đau (76,2%). Đa số (61,9%-100%)
người dân lựa chọn bệnh viện để điều trị bệnh, tỷ lệ thấp điều trị tại TYT và
tại nhà. Mục đích chính người dân sử dụng thuốc YHCT là để chữa bệnh
(85,5%), tỷ lệ thấp dùng để bồi bổ sức khỏe (8,6%) hoặc kết hợp chữa bệnh
và bồi bổ sức khỏe (5 9%). Các lý do chính người dân lựa chọn thuốc YHCT
để điều trị bệnh là do bổ (64,8%), rẻ tiền (57,2%), do bệnh mãn tính (48,0%),
theo y lệnh của cán bộ y tế (41,1%) và sẵn có dễ kiếm (24,7%). Lý do người
dân không dùng thuốc YHCT là do bệnh nặng (70,9%). Có 45,7% người dân
ở xã Tùng Lộc đưa ra lý do là thiếu kiến thức [35].
Nghiên cứu về thực trạng sử dụng YHCT trong chăm sóc sức khỏe tại
cộng đồng tại tỉnh Hải Dương, tác giả Phạm Vũ Khánh đã cho thấy trong số
801 hộ gia đình tham gia phỏng vấn, trong thời gian một tháng tại thời điểm
nghiên cứu, tỷ lệ hộ có người ốm chiếm 41% với nhiều dạng bệnh khác nhau.
Tỷ lệ bệnh mắc cao: sốt do virut 25,7%; viêm họng 15%; đau lưng 8,5%; hội
chứng dạ dày tá tràng 8,1%, suy nhược cơ thể 6,04% và viêm phế quản- phổi
5,43%,v.v... Tỷ lệ hộ gia đình ở thành phố Hải Dương có trồng cây thuốc là
36%; huyện Cẩm Giàng là 11,8%; huyện Ninh Giang là 34%. Hình thức sử
dụng: tỷ lệ sử dụng kết hợp cả hai phương pháp dùng thuốc và không dùng
thuốc (42,9%) cao hơn so với các phương pháp đơn thuần (24,8% sử dụng
phương pháp dùng thuốc YHCT và 1,6% sử dụng phương pháp không dùng
thuốc). Về địa điểm sử dụng khi người dân có nhu cầu về sử dụng YHCT thì
17
họ đến với các thầy lang 4,1%; tự chữa 9,5%; thầy thuốc tư nhân 30%; trạm y
tế 44%; bệnh viện chuyên khoa về YHCT 41% [1].
Tác giả Trần Thủy Sóng nghiên cứu tại Hà Nội năm 2013 cho thấy, tỷ lệ
sử dụng thuốc YHCT là nhiều nhất ở cơ sở y tế công lập (68%) và CSYT
ngoài công lập (95,7%). Châm cứu được sử dụng với tỷ lệ 76,0% ở cơ sở y tế
công lập và 85,1% ở cơ sở y tế ngoài công lập. Lý do được người dân lựa
chọn khi sử dụng y học cổ truyền là quen dùng với 35,4%. Có 61,9% người
dân được cán bộ y tế hướng dẫn sử dụng y học cổ truyền. Lý do chính người
dân không lựa chọn phương pháp y học cổ truyền là tác dụng không tốt với tỷ
lệ 35,7% [36].
Nghiên cứu về thực trạng sử dụng y học cổ truyền của người dân tỉnh Hà
Tây (cũ) của tác giả Trần Văn Khanh cho thấy tỷ lệ sử dụng YHCT trong
cộng đồng là 72.9%, trong đó điều trị kết hợp YHCT với YHHĐ là 36,3%,
YHHĐ đơn thuần là 34% và y học cổ truyền đơn thuần là 29,7%. Về phương
pháp điều trị thuốc YHCT đơn thuần là 34,8%; phương pháp kết hợp thuốc y
học cổ truyền và không dùng thuốc là 63,2%; phương pháp không dùng thuốc
đơn thuần là 2,1%. Về mục đích sử dụng: để chữa bệnh 61,3%, vừa để chữa
bệnh đồng thời làm thuốc bổ 27,3%, để chữa bệnh sau khi chữa bệnh bằng y
học hiện đại không khỏi 3,4% [37].
Nghiên cứu của tác giả Trần Đức Tuấn năm 2011 ở tỉnh Hải Dương cho
thấy tỷ lệ sử dụng y học cổ truyền là 69,4% trong đó điều trị bằng YHCT đơn
thuần là 25,7%, điều trị bằng YHCT kết hợp YHHĐ là 29,3%, điều trị YHHĐ
đơn thuần là 34,8%, phương pháp kết hợp thuốc và không dùng thuốc là
63,2%, phương pháp không dùng thuốc đơn thuần là 2,1% [38]. Nghiên cứu
của Tôn Mạnh Cường năm 2013 ở tỉnh Vĩnh Phúc thì tỷ lệ sử dụng YHCT
trong cộng đồng là 77,1%, trong đó chữa bằng YHCT đơn thuần là 26,2%, kết
hợp YHHĐ với YHCT là 25,8% và y học hiện đại đơn thuần là 48% [39].
18
1.3. Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng thuốc y học cổ truyền của ngƣời
dân
Kết quả tổng hợp một số nghiên cứu ở các nước và các khu vực khác
nhau trên thế giới cho thấy các yếu tố có ảnh hưởng/liên quan đến hành vi lựa
chọn y học cổ truyền của người dân nói chung và thuốc y học cổ truyền nói
riêng bao gồm: yếu tố về văn hóa, trình độ nhận thức, khả năng chi trả, khả
năng tiếp cận và mức độ hài lòng. Các yếu tố khác bao gồm không thể tiếp
cận với các dịch vụ y tế hiện đại về mặt địa lý, chi phí, thời gian hoặc thiếu
đội ngũ cán bộ y tế được đào tạo [21].
Tác giả Chun-Chuan Shih và cộng sự đã nghiên cứu mối liên quan giữa
một số yếu tố điều kiện kinh tế xã hội (bao gồm tình trạng giáo dục, nghề
nghiệp của chủ hộ và thu nhập của hộ gia đình) với hành vi sử dụng y học cổ
truyền Trung Quốc ở 5.971 trẻ em tại Đài Loan. Kết quả cho thấy trẻ em sống
trong các HGĐ thuộc nhóm có điều kiện kinh tế xã hội cao nhất (nhóm thứ 4)
có số lần sử dụng YHCT Trung Quốc cao hơn so với nhóm thứ 2 (nhóm thứ
2) với tỷ lệ lần lượt là 0,12 lần và 0,06 lần, (p<0,05) và cao hơn 1,49 lần so
với nhóm có điều kiện kinh tế xã hội thấp nhất (nhóm thứ 1) với 95%CI:
1,02-2,17 [40]. Tuy nhiên nghiên cứu của tác giả Nonhlanhla Nxumalo (2011)
trên 4.762 hộ gia đình ở Nam Phi lại cho kết quả ngược lại trong đó nhóm
nghèo nhất (nhóm 1) lại có xu hướng khám chữa bệnh ở thầy lang cao hơn
nhiều so với nhóm giàu nhất (nhóm 5) với tỷ lệ tương ứng là 0,03 lượt/ người
và 0,002 lượt/ người [41].
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nonblanhla Nxumalo cũng cho thấy các
yếu tố khác có liên quan đến việc sử dụng dịch vụ từ thầy lang bao gồm:
nhóm độc thân có xu hướng sử dụng dịch vụ từ thầy lang cao hơn 1,75 lần so
với nhóm đã có gia đình (95%CI: 1,21-2,53); nhóm có trình độ học vấn từ
phổ thông trung học trở lên thấp hơn so với nhóm không đi học (OR=0,27;
19
95% CI: 0,13-0,59); nhóm sống ở nông thôn cao hơn nhóm sống ở đô thị
(OR=2,93; 95%CI: 2,04-4,21).
Nghiên cứu của tác giả Mehta và cộng sự (2007) ở nhóm người Mỹ gốc
Á cho thấy nữ giới có xu hướng sử dụng CAM cao hơn 1,24 lần so với năm
giới (95%CI:1,04-1,46); nhóm có trình độ học vấn từ trung học phổ thông
(THPT) cao hơn 1,40 lần nhóm có trình độ trung học cơ sở (THCS) trở xuống
(95% CI: 1,08-1,81); nhóm có trình độ từ đại học trở lên cao hơn 140 lần so
với nhóm còn lại (95%CI: 1,32-1,49); người mắc một bệnh mãn tính và mắc ít
nhất hai bệnh mãn tính có xu hướng sử dụng thuốc bổ sung và thay thế cao
hơn 1,26 lần (95% CI: 1,20-1,32) và 1,29 lần (95% CI: 1,00-1,65) theo thứ tự
so với nhóm không mắc bệnh mãn tính [42].
Kết quả một nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy động cơ thúc đẩy đối với
phần lớn những người sử dụng thuốc bổ sung và thay thế là từ sự giới
thiệu của gia đình hoặc bạn bè (77,7%), tự cá nhân lựa chọn (23,3%) [43].
Tại Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Trần Văn Khanh tại tỉnh Hà Tây
cho thấy các yếu tố thúc đẩy người dân sử dụng YHCT nhiều hơn bao gồm
người có kiến thức về y học cổ truyền, người biết chữa bệnh bằng YHCT,
người nghèo, người cao tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình có trồng
cây thuốc tại vườn. Bên cạnh đó, vấn đề chi phí thấp, chuyên môn của thầy
thuốc giỏi, dịch vụ YHCT gần nhà là những lý do người dân lựa chọn dịch vụ
y học cổ truyền để chữa bệnh. Trái lại, những yếu tố khiến người dân ít/không
sử dụng YHCT bao gồm thiếu kiến thức về y học cổ truyền, sự sẵn có của
thuốc tây y, sự bất tiện khi sử dụng y học cổ truyền, thiếu thầy thuốc chuyên
khoa y học cổ truyền, tình trạng thiếu trang thiết bị và thiếu cán bộ chuyên
khoa y học cổ truyền tại tuyến y tế cơ sở [38].
Nghiên cứu tác giả Phạm Vũ Khánh và cộng sự: Phần lớn số thành viên
tham gia thảo luận nhóm đều cho rằng giới trẻ ngày nay ít hiểu biết và quan
20
tâm đến thuốc YHCT và các phương pháp phòng và điều trị bệnh trong dân
gian, hầu như họ chỉ quen dùng thuốc YHHĐ vì theo họ thuốc YHHĐ tiện
dụng, nhanh khỏi. Một số cho rằng nhiều khi họ cũng muốn sử dụng thuốc
YHCT trong điều trị một số chứng bệnh thông thường để ít có tác dụng phụ,
nhưng do họ thiếu kiến thức về YHCT mà không biết hỏi ai và cũng không có
tài liệu về y học cổ truyền. Kết quả phân tích còn cho thấy việc trồng cây
thuốc tại vườn có tác động đến việc người dân lựa chọn YHCT để điều trị với
p<0,001; người biết chữa bệnh bằng y học cổ truyền sử dụng YHCT nhiều
hơn với p<0,01 [1].
Tác giả Nguyễn Trung Kiên khi phân tích các yếu tố liên quan đến thực
trạng sử dụng thuốc y học cổ truyền của người dân tại huyện Can Lộc tỉnh Hà
Tĩnh cũng đã chỉ ra các yếu tố có liên quan đó là loại bệnh, địa bàn điều tra,
trình độ học vấn của chủ hộ gia đình, việc trồng thuốc nam tại gia đình và
việc được cán bộ y tế hướng dẫn sử dụng thuốc YHCT. Cụ thể: Người dân có
xu hướng ít sử dụng thuốc YHCT hơn khi điều trị các bệnh hô hấp (26,9%) và
các chứng đau (76,2%) so với các bệnh cơ xương khớp, thần kinh, phụ khoa
và các chứng đau (97,8%-100,0%); Các HGĐ ở thị trấn Nghèn có xu hướng
sử dụng thuốc YHCT cao hơn 2,78 lần (95%CI: 1,51-5,09) và các HGĐ ở xã
Thuận Thiện cao hơn 2,57 lần (95% CI: 1,34-4,91) so với các HGĐ ở xã
Tùng Lộc, nhóm HGĐ có chủ hộ có trình độ học vấn từ PTTH trở lên có xu
hướng sử dụng thuốc YHCT nhiều hơn (OR=2,17; 95%CI: 1,09-4,31;
p<0,05); Nhóm HGĐ có trồng thuốc nam sử dụng thuốc YHCT cao hơn 3,84
lần so với nhóm không trồng thuốc nam (95%CI: 1,16-12,75); và Nhóm HGĐ
được cán bộ y tế hướng dẫn sử dụng thuốc YHCT cao hơn với OR=1,74
(95%CI: 1,05- 2,89), p<0,05 [35].
21
1.4. Giới thiệu vài nét về địa bàn nghiên cứu
1.4.1. Khái quát về đặc điểm địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Nam Định
Nam Định là một tỉnh nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ. Nam Định
tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía Bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía Nam, tỉnh Hà
Nam ở phía Tây Bắc, giáp biển (vịnh bắc bộ) ở phía Đông. Diện tích là 1,669
km2. Tỉnh có 10 đơn vị hành chính gồm 9 huyện và TP Nam Định (đô thị loại
I). Dân số năm 2016 có 1,85 triệu người với mật độ dân số 1,109 người/ km2.
Là một vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm của đồng bằng Bắc
Bộ. Nam Định có ba vùng sinh thái là vùng đô thị, vùng đồng bằng thấp trũng
và vùng đồng bằng ven biển. Đồng thời có nền công nghiệp phát triển tương
đối sớm với nhiều ngành nghề truyền thống, là một trong những trung tâm dệt
may hàng đầu của cả nước.
Thành phố Nam Định: là tỉnh lỵ của Nam Định, nằm ở khu vực phía Bắc
tỉnh, cách Hà Nội 90km về phía đông nam. Là nơi hội tụ các tuyến đường 10,
12, 21, 38, có đường sắt Bắc- Nam chạy qua, sông Đào chảy qua giữa lòng
thành phố, điều kiện giao thông thuận lợi. Diện tích: 46,25 km2; Dân số:
249534 người (2010); Bao gồm 20 phường và 5 xã ngoại thành. Ngày 28 -11-
2011 thành phố được nâng cấp lên đô thị loại I trực thuộc tỉnh, đồng thời
được xác định là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng nam đồng bằng
sông Hồng.
Huyện Nam Trực thuộc vùng đồng bằng thấp trũng, nằm ở cửa ngõ phía
Nam của thành phố Nam Định, phía Bắc tiếp giáp thành phố Nam Định, phía
Nam giáp huyện Trực Ninh, phía Đông giáp huyện Vũ Thư (Thái Bình), phía
Tây giáp huyện Vụ Bản và Nghĩa Hưng. Nơi đây có địa hình rất thuận lợi cho
sự phát triển của ngành nông nghiệp. Phía Bắc và phía Nam thuận lợi cho
việc trồng lúa nước, vùng giữa huyện từ Tây sang Đông thuận lợi cho việc
22
phát triển hoa màu và cây công nghiệp. Huyện có diện tích 163,89 km2, dân
số 194,112 người (2017), bao gồm 19 xã và 1 thị trấn.
Huyện Nghĩa Hưng thuộc vùng đồng bằng ven biển, nằm ở phía Nam
của tỉnh Nam Định, phía Đông giáp các huyện Hải Hậu, Trực Ninh, phía Bắc
giáp huyện Nam Trực, Ý Yên, phía Tây giáp Kim Sơn (Ninh Bình). Nghĩa
Hưng có chiều dài bờ biển 12 km, phía Tây giới hạn bởi sông Đáy, ranh giới
phía Đông là sông Ninh Cơ. Phía ngoài con đê chính có các bãi ngập triều có
diện tích khoảng 3.500 ha. Huyện có diện tích 250,47 km2, dân số 202,81
người (2011), bao gồm 22 xã và 3 thị trấn.
1.4.2. Khái quát về hệ thống y tế tại Nam Định
Toàn tỉnh hiện nay có 7 BV tuyến tỉnh, 11 BV huyện, 10 TTYT huyện,
thành phố phụ trách 229 TYT xã, phường, thị trấn (100% số xã có trạm y tế).
Cứ 1 vạn dân thì có khoảng 10 y, bác sĩ và 18 giường bệnh. Нệ thống tổ chức
về YHCT có từ tuyến tỉnh tới tuyến xã. Tính đến năm 2020, Nam Định có 01
Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh với quy mô 200 giường bệnh được trang bị cơ
sở, vật chất, thiết bị hiện đại phục vụ chẩn đoán, điều trị bệnh cho nhân dân.
Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện công an tỉnh và 07 Trung tâm y tế huyện,
thành phố có khoa YHCT hoạt động độc lập, 03 Trung tâm y tế huyện có tổ
YHCT lồng ghép với khoa nội, phục hồi chức năng, hệ thống bệnh viện ngoài
công lập như Bệnh viên đa khoa Sài Gòn – Nam Định, các phòng khám đa
khoa khu vực cũng có khoa/bộ phận đông y. Các phòng, trung tâm y tế huyện,
thành phố đều bố trí cán bộ theo dõi công tác y, dược cổ truyền trên địa bàn.
Tuyến y tế cơ sở có 222/229 trạm y tế xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia
về y tế giai đoạn đến năm 2020, có vườn thuốc nam mẫu và có hoạt động
khám chữa bệnh bằng y, dược cổ truyền. Đối với những nơi không có cán bộ
y, dược cổ truyền, trạm y tế có trách nhiệm bố trí cho chi hội đông y một diện
tích thích hợp, trang bị dụng cụ, tủ ô bàn quầy để chiển khai phòng chẩn trị y,
23
dược cổ truyền. Trong công tác khám chữa bệnh, các cơ sở y tế trong tỉnh đã
thực hiện tốt việc hướng dẫn, tuyên truyền, tư vấn nhân dân thực hiện việc
điều trị bằng tây y kết hợp đông y. Qua đó tập trung điều trị bằng thuốc tây y
để ngăn chặn bệnh kịp thời sau đó chuyển sang điều trị đông y để giải quyết
dứt điểm bệnh [4].
Bên cạnh kết quả đạt được y, dược cổ truyền Nam Định còn một số khó
khăn, hạn chế. Hệ thống quản lý và khám chữa bệnh bằng y, dược cổ truyền
còn mỏng, quy mô chưa phù hợp, một số trung tâm y tế huyện chỉ có tổ y,
dược cổ truyền lồng ghép trong khoa nội hoặc phục hồi chức năng do y bác sỹ
y, dược cổ truyền phụ trách. Đồng thời việc kết hợp giữa đông y và tây y
trong điều trị bệnh cho nhân dân chưa được quan tâm đúng mức. Một số bài
thuốc, vị thuốc có tại địa phương chưa được sử dụng do không được thanh
quyết toán bảo hiểm y tế. Công tác nuôi trồng, phát triển nguồn dược liệu
chưa rộng khắp. Công tác bảo tồn, kế thừa, sưu tầm các bài thuốc hay, gia
truyền còn hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, hạ tầng kĩ thuật, chi thường
xuyên cho công tác y, dược cổ truyền còn thấp so với nhu cầu khám, chữa
bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân [4].
24
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Người dân tại TP Nam Định, huyện Nam Trực, huyện Nghĩa Hưng tỉnh
Nam Định.
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn.
+ Đại diện hộ gia đình nắm vững các thông tin về tình trạng sức khỏe và
chăm sóc sức khỏe của các thành viên trong hộ gia đình.
+ Thời gian cư trú tại Nam Định từ 3 năm trở lên.
+ Tiếp cận được tại thời điểm điều tra và đồng ý tham gia nghiên cứu.
+ Có khả năng nghe và trả lời câu hỏi.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
+ Người dưới 18 tuổi.
+ Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
+ Người có tình trạng sức khỏe không thể trả lời phỏng vấn.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại 3 huyện/ thị của tỉnh Nam Định: huyện
Nam Trực, huyện Nghĩa Hưng và thành phố Nam Định. Trong đó:
+ Thành phố Nam Định: đại diện cho khu vực thành thị.
+ Huyện Nam Trực: đại diện cho khu vực đồng bằng thấp trũng.
+ Huyện Nghĩa Hưng: đại diện cho khu vực đồng bằng ven biển.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 06 năm 2021 đến tháng 10 năm 2021.
25
2.4. Thiết kế nghiên cứu
Đề tài được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả
cắt ngang.
2.5. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu
2.5.1. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu áp dụng cho đối tượng người dân sử dụng YHCT tại các xã
nghiên cứu. Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ngẫu nhiên đơn:
n = Z2
(1-α/2) x x DE
Trong đó:
- n là cỡ mẫu cần cho nghiên cứu
- Z là hệ số tin cậy được lấy dựa vào ngưỡng xác suất α. Trong đề tài này
ngưỡng xác suất α được lấy là 0,05 -> Z= 1,96.
- P là tỷ lệ sử dụng thuốc YHCT của hộ gia đình (ước tính p=0,43) [44].
- d là sai số cho phép (ở đây chọn 0,05).
- DE: hệ số thiết kế, chọn DE=1,2
Tính ra cỡ mẫu là 452 hộ. Đây là cỡ mẫu cho mỗi huyện được chọn. Như
vậy tổng số hộ gia đình được điều tra tại 3 huyện là 1356 hộ. Để tăng thêm độ
chính xác chúng tôi tiến hành điều tra 1440 hộ gia đình.
2.5.2. Phương pháp chọn mẫu
+ Chọn chủ đích tỉnh Nam Định.
+ Chọn 3 huyện đại diện cho khu vực thành thị, khu vực đồng bằng ven
biển, khu vực đồng bằng thấp trũng.
+ Trong mỗi huyện được chọn, lập danh sách các xã. Bốc thăm ngẫu
nhiên lấy 3 xã. Như vậy có 9 xã, mỗi xã có 160 hộ được đưa vào để lấy ý kiến
của người dân về tình hình sử dụng YHCT.
26
+ Tại mỗi xã chọn 8 thôn bất kỳ bằng phương pháp bốc thăm ngẫu
nhiên. Việc chọn thôn có sự chứng kiến của học viên, điều tra viên, lãnh đạo
TYT và được tiến hành tại trạm y tế trước khi bắt đầu phỏng vấn. Cỡ mẫu
điều tra tại mỗi thôn là 20 HGĐ.
2.6. Các chỉ số và biến số trong nghiên cứu
Mục tiêu
nghiên cứu
Tên các biến số/ chỉ số Phƣơng pháp
thu thập
Thực trạng
sử dụng
YHCT của
người dân
tại tỉnh Nam
Định từ
năm 2019-
2021
-Thông tin chung về đối tượng được phỏng vấn:
+ Độ tuổi
+ Giới tính
+ Dân tộc
+ Trình độ học vấn
+ Nghề nghiệp
+ Kinh tế hộ gia đình
Phiếu phỏng
vấn người dân
(phụ lục)
- Tình hình mắc bệnh và điều trị trong cộng đồng:
+ Tỷ lệ mắc bệnh hộ gia đình
+ Tỷ lệ mắc bệnh theo giới
+ Tỷ lệ mắc bệnh theo độ tuổi
+ Tỷ lệ nhóm bệnh thường gặp
+ Phương thức điều trị
+ Phương pháp điều trị
Phiếu phỏng
vấn người dân
(phụ lục)
-Thực trạng sử dụng YHCT của người dân:
+ Tỷ lệ sử dụng YHCT của hộ gia đình
+ Hình thức sử dụng YHCT
+ Lý do sử dụng YHCT
+ Lý do không sử dụng YHCT
Phiếu phỏng
vấn người dân
(phụ lục)
27
+ Mục đích sử dung YHCT
+ Dạng thuốc YHCT được sử dụng
+ Nguồn thuốc YHCT được sử dụng
+ Các phương pháp không dùng thuốc được sử
dụng
+ Nguồn học cách chữa bệnh và nâng cao sức
khỏe bằng YHCT
+ Tỷ lệ người dân trồng cây thuốc nam tại nhà
+ Tỷ lệ được cán bộ y tế hướng dẫn sử dụng
YHCT
+ Sự sẵn có của các cơ sở cung cấp dịch vụ YHCT
+ Quan điểm về việc trồng và sử dụng thuốc nam
tại nhà
+ Mức độ hài lòng khi sử dụng dịch vụ YHCT
+ Quan điểm của chủ hộ về việc sử dụng YHCT
trong phòng và điều trị
Một số yếu
tố liên quan
đến việc sử
dụng YHCT
của người
dân
- Liên quan giữa việc trồng thuốc nam với sử
dụng YHCT.
- Liên quan giữa việc được CBYT tư vấn với sử
dụng YHCT.
- Liên quan giữa địa điểm cung cấp dịch vụ
YHCT gần nhà với sử dụng YHCT.
- Liên quan giữa sử dụng YHCT với một số đặc
điểm của đại diện hộ gia đình.
- Liên quan giữa sử dụng YHCT với một số đặc
điểm của người mắc bệnh trong hộ gia đình.
Phiếu phỏng
vấn người dân
(Phụ lục)
28
2.7. Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu
2.7.1. Kỹ thuật thu thập số liệu
Thu thập số liệu bằng phương pháp phỏng vấn có cấu trúc (phụ lục).
Cách chọn điều tra viên: điều tra viên là bác sỹ, y sỹ YHCT có kinh
nghiệm điều tra cộng đồng. Các điều tra viên đều sẽ được tập huấn và phát tài
liệu trước khi tiến hành điều tra. Nội dung tập huấn cho điều tra viên là kỹ
năng phỏng vấn đối tượng nghiên cứu, cách thức điền phiếu theo phiếu phỏng
vấn đã được chuẩn bị sẵn.
Điều tra hộ gia đình theo phương pháp tiếp cận xã hội học, sau khi chào
hỏi, giới thiệu mục đích của cuộc phỏng vấn và hỏi họ xem có tự nguyện
đồng ý phỏng vấn hay không? Nếu đồng ý mới bắt đầu phỏng vấn. Trong
trường hợp đối tượng phỏng vấn đi vắng, điều tra viên phải hẹn gia đình quay
lại để phỏng vấn nếu đối tượng không đi xa, nếu quay lại lần thứ 3 vẫn không
gặp thì phải phỏng vấn thêm đối tượng mới cho đủ cỡ mẫu theo quy định.
Trong trường hợp đối tượng từ chối hợp tác trả lời thì điều tra viên chuyển
sang đối tượng khác để phỏng vấn.
Toàn bộ quá trình điều tra sẽ được giám sát và theo dõi chặt chẽ.
2.7.2. Kỹ thuật xử lý số liệu
Toàn bộ số phiếu phỏng vấn định lượng hộ gia đình được làm sạch trước
khi nhập số liệu vào máy tính.
- Số liệu được nhập vào máy tính bằng chương trình Epidata 3.1. Sau
đó sử dụng chương trình kiểm tra phát hiện và sửa chữa những sai sót do nhập
số liệu.
- Sử dụng chương trình SPSS 20.0 để phân tích số liệu.
- Các thông số được tính toán và trình bày bằng các bảng, biểu đồ bao
gồm: số lượng, giá trị %, giá trị p và tỷ suất chênh (OR).
29
2.8. Các loại sai số và các biện pháp khắc phục sai số
Do nghiên cứu phỏng vấn về thực trạng sử dụng YHCT của người dân
trong vòng 3 năm nên có thể có sai số nhớ lại.
Để hạn chế sai số trong quá trình thu thập số liệu. Cần có một số biện
pháp khắc phục như sau:
+ Thiết kế công cụ thu nhập số liệu đầy đủ, thực hiện điều tra thử sau đó
chỉnh phiếu phỏng vấn cho phù hợp.
+ Các điều tra viên được lựa chọn là những người có trình độ, có
kinh nghiệm điều tra thực tế, thống nhất phương pháp và kỹ năng điều tra
phỏng vấn.
+ Toàn bộ quá trình điều tra được kiểm tra và giám sát bởi học viên. Học
viên vừa phỏng vấn, vừa giám sát và kiểm tra sai sót.
2.9. Hạn chế của nghiên cứu
Do điều kiện nguồn lực có hạn, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức đánh
giá trên đối tượng là người dân sử dụng dịch vụ YHCT là chính mà chưa đi
sâu tìm hiểu phía cung cấp dịch vụ.
Mặt khác, do hạn chế về thời gian và nguồn lực nên không thể tiến hành
nghiên cứu ở nhiều khu vực khác nhau trong tỉnh/huyện và với số mẫu lớn hơn.
Bên cạnh đó nghiên cứu thực hiện trong một khoảng thời gian nên chưa
xác định được rõ các yếu tố liên quan với thời gian như yếu tố mùa trong
năm.
2.10. Đạo đức của nghiên cứu
Nghiên cứu được sự đồng ý của Hội đồng thông qua đề cương của Học
viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam và sự chấp thuận của chính quyền
xã/phường tại địa bàn nghiên cứu.
Nghiên cứu được tiến hành nghiêm túc, trung thực, khách quan ở tất cả
các giai đoạn.
30
Tất cả đối tượng nghiên cứu đều được điều tra viên giải thích cụ thể về
mục đích, nội dung nghiên cứu để tự nguyện tham gia và hợp tác tốt trong quá
trình nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu có quyền từ chối tham gia nghiên cứu
bất cứ lúc nào.
Nghiên cứu không gây ảnh hưởng gì xấu, bất lợi đến việc khám chữa
bệnh, điều trị đối với tất cả các đối tượng nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu cũng sẽ cam kết các số liệu, thông tin thu thập được
chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác.
Điều này giúp cho thông tin thu thập có độ chính xác cao.
2.11. Một số khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá đƣợc sử dụng trong nghiên
cứu
2.11.1. Một số khái niệm
- YHCT: đó là một số phương pháp chữa bệnh bằng cách dùng thuốc
nam, thuốc bắc hoặc các phương pháp không dùng thuốc của YHCT.
- Sử dụng YHCT: là dùng thuốc YHCT hoặc các phương pháp không
dùng thuốc hoặc sử dụng kết hợp giữa dùng thuốc và các phương pháp không
dùng thuốc (kết hợp cả hai) để chữa bệnh, nâng cao sức khỏe hoặc kết hợp cả
hai mục đích.
2.11.2. Tiêu chuẩn nghèo sử dụng trong nghiên cứu
Chúng tôi căn cứ theo Quyết định tại Nghị định số 07/2021NĐ-CP ngày
27/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai
đoạn 2021 – 2025. Trong nghiên cứu này:
+ Chuẩn hộ nghèo là những hộ gia đình:
- Tại khu vực nông thôn: có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ
1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt
dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
31
- Tại khu vực thành thị: có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ
2.00.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt
dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
+ Chuẩn hộ có mức sống trung bình (đủ ăn) là những hộ gia đình:
- Tại khu vực nông thôn: có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
1.500.000 đồng đến 2.250.000 đồng.
- Tại khu vực thành thị: có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
32
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng sử dụng y học cổ truyền của ngƣời dân
3.1.1. Thông tin chung về đối tượng phỏng vấn
Biểu đồ 3.1. Phân bố độ tuổi của đối tượng được phỏng vấn (n =1440)
Nhận xét:
Biểu đồ 3.1 cho thấy đối tượng được phỏng vấn tại các HGĐ chủ yếu ở
độ tuổi từ 40-49 tuổi, tiếp đến độ tuổi từ 30-39 tuổi, thấp nhất ở độ tuổi dưới
30 tuổi.
- Huyện Nghĩa Hưng: tỷ lệ người tham gia phỏng vấn ở độ tuổi từ 40-49
tuổi là cao nhất, thấp nhất là nhóm dưới 30 tuổi.
- TP. Nam Định: tỷ lệ người trong độ tuổi từ 40-49 tham gia phỏng vấn
cao nhất, tỷ lệ người trong độ tuổi dưới 30 tham gia ít nhất.
- Huyện Nam Trực: số người ở độ tuổi từ 30-39 tham gia phỏng vấn với
tỷ lệ cao nhất, thấp nhất là nhóm tuổi trên 70 tuổi.
000%
005%
010%
015%
020%
025%
030%
035%
Dưới 30 Từ 30 - 39 Từ 40 - 49 Từ 50 - 59 Từ 60 - 69 Trên 70
Tỷ
lệ
%
Huyện
TUỔI ĐẠI DIỆN HGĐ
Nghĩa Hưng TP. Nam Định Nam Trực
33
Bảng 3.1. Tuổi trung bình của đối tượng được phỏng vấn
Huyện Xã
Nam
n = 707
Nữ
n = 733
Chung
n = 1440
SD SD SD
Nghĩa Hưng
Nghĩa Minh 43,4±3,45 45,8±2,01 44,7±2,05
Nghĩa Thịnh 43,5±2,11 44,6±5,67 44,3±6,70
Nghĩa Sơn 50,7±5,00 49,6±3,78 48,5±3,44
TP. Nam Định
Thống Nhất 54,5±3,00 53,4±2,96 53,0±4,50
Lộc Hạ 48,3±4,09 47,6±2,11 47,2±2,09
Hạ Long 51,7±2,98 51,2±1,09 51,0±3,00
Nam Trực
Nam Cường 48,7±1,09 46,7±2,00 48,2±3,00
Bình Minh 52,8±1,20 50,1±3,87 50,7±2,78
Nam Toàn 50,5±2,09 45,0±3,21 47,1±3,65
Nhận xét:
- Phường Thống Nhất, TP. Nam Định có độ tuổi trung bình của người
tham gia phỏng vấn cao nhất 53 tuổi, xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng là
nơi có độ tuổi trung bình của người tham gia phỏng vấn thấp nhất là 44,3 tuổi.
- Phường Thống Nhất, TP. Nam Định cũng là nơi có tỷ độ tuổi trung
bình của Nam giới cao nhất 54,5 tuổi. Độ tuổi trung bình thấp nhất của Nam
giới tham gia phỏng vấn là 43,4 tuổi tại xã Nghĩa Minh, huyện Nghĩa Hưng.
- Độ tuổi trung bình cao nhất của Nữ giới là 53,4 tuổi, phường Thống
Nhất là nơi có độ tuổi trung bình của Nữ giới cao nhất. Độ tuổi trung bình
thấp nhất của nữ giới là 44,3 tại xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng.
34
Bảng 3.2. Đặc điểm giới tính của đối tượng được phỏng vấn
Huyện Xã
Nam Nữ Tổng
(n) (%) (n) (%) (n)
Nghĩa
Hưng
Nghĩa Minh 70 43,8 90 56,3 160
Nghĩa Thịnh 79 49,4 81 50,6 160
Nghĩa Sơn 81 50,6 79 49,4 160
TP. Nam
Định
Thống Nhất 68 42,5 92 57,5 160
Lộc Hạ 76 47,5 84 52,5 160
Hạ Long 81 50,6 79 49,4 160
Nam Trực
Nam Cường 80 50,0 80 50,0 160
Bình Minh 95 59,4 65 40,6 160
Nam Toàn 77 48,1 83 51,9 160
Tổng cộng 707 49,1 733 50,9 1.440
Nhận xét:
- Số lượng nam giới tham gia phỏng vấn là 707 người, chiếm 49,1%, nữ
giới tham gia phỏng vấn là 733 người chiếm tỷ lệ 50,9%.
- Xã Bình Minh, huyện Nam Trực có số lượng nam giới tham gia lớn
nhất, chiếm 59,4% số người tham gia phỏng vấn của toàn xã, trong khi
phường Thống Nhất, TP. Nam định có số lượng nam giới tham gia phỏng vấn
ít nhất với 68 người, chiếm tỷ lệ 42,5% số người tham gia phỏng vấn của
phường.
- Số lượng nữ giới tham gia phỏng vấn lớn nhất thuộc phường Thống
Nhất với 92 người tham gia, chiếm 57,5% số người tham gia phỏng vấn của
Phường, trong khi đó xã Bình Minh là nơi có số lượng nữ giới tham gia phỏng
vấn thấp nhất là 65 người, chiếm 40,6% tổng số người tham gia phỏng vấn
của xã.
35
Bảng 3.3. Phân bố nghề nghiệp của đối tượng được phỏng vấn
Nghề
nghiệp
Nghĩa Hƣng TP. Nam Định Nam Trực Tổng cộng
(n) (%) (n) (%) (n) (%) (n) (%)
Làm
ruộng
315 65,6 157 32,7 237 49,4 709 49,2
Tự do 95 19,8 179 37,3 110 22,9 384 26,7
Cán bộ 63 13,1 133 27,7 117 24,4 313 21,7
Khác 7 1,50 11 2,30 16 3,30 34 2,40
Tổng 480 100 480 100 480 100 1.440 100
Nhận xét:
- Nghề nghiệp chủ yếu của đại diện HGĐ là làm ruộng chiếm 49,2%,
tiếp đến là ngành nghề tự do (26,7%), ngành nghề khác như các đối tượng
mất sức lao động, tạm thời chưa có việc làm chiếm tỷ lệ nhỏ nhất 2,4% tổng
số người tham gia phỏng vấn.
- Huyện Nghĩa Hưng có số người làm ruộng tham gia phỏng vấn cao
nhất với tỷ lệ 65,6%, thấp nhất là ngành nghề khác với tỷ lệ 1,5%.
- TP. Nam Định số người tham gia phỏng vấn cao nhất thuộc ngành nghề
Tự do chiếm 37,3%, thấp nhất là người thuộc ngành nghề khác chiếm 2,3%.
- Huyện Nam Trực có số người làm ruộng tham gia phỏng vấn chiếm tỷ
lệ cao nhất 49,2%, thấp nhất là những người thuộc ngành nghề khác với 2,4%.
36
Bảng 3.4. Đặc điểm trình độ học vấn của đối tượng được phỏng vấn
Học vấn
Nghĩa Hƣng TP.Nam Định Nam Trực Tổng cộng
(n) (%) (n) (%) (n) (%) (n) (%)
Không
biết chữ
2 0,40 2 0,42 4 0,83 8 0,56
Cấp I 38 7,90 11 2,29 24 5,00 73 5,07
Cấp II 211 44,0 66 13,8 186 38,8 463 32,2
Cấp III 111 23,1 205 42,7 141 29,4 457 31,7
THCN
trở lên
118 24,6 196 40,8 125 26,0 439 30,5
Tổng 480 100 480 100 480 100 1440 100
Nhận xét:
- Số người tham gia phỏng vấn có trình độ học vấn cấp II là cao nhất với
32,2%, tiếp đến là trình độ cấp III (31,7%), thấp nhất là trình độ không biết
chữ với 0,6% số người tham gia.
- Huyện Nghĩa Hưng: Số người tham gia phỏng vấn có trình độ cấp II là
cao nhất chiếm tỷ lệ 44% trong khi số người có trình độ không biết chữ là
thấp nhất chiếm 0,4%.
- TP. Nam Định: Số người có trình độ cấp III tham gia phỏng vấn là
nhiều nhất chiếm tỷ lệ 42,7% trong khi số người có trình độ không biết chữ
tham gia phỏng vấn là thấp nhất chiếm tỷ lệ 0,42%.
- Huyện Nam Trực: Số người có trình độ cấp II tham gia phỏng vấn
nhiều nhất chiếm 38,8% trong khi số người có trình độ không biết chữ tham
gia nghiên cứu là 0,83%.
37
Bảng 3.5. Số thành viên của HGĐ
Số ngƣời
Nghĩa Hƣng TP.Nam Định Nam Trực Tổng cộng
(n) (%) (n) (%) (n) (%) (n) (%)
2 người 17 3,54 17 3,54 18 3,75 52 3,61
3 người 34 7,08 34 7,08 34 7,08 102 7,08
4 người 195 40,6 253 52,7 211 44,0 659 45,8
5 người 169 35,2 168 35,0 167 34,8 504 35,0
Từ 6 người 65 13,5 8 1,67 50 10,42 123 8,54
Tổng 480 100 480 100 480 100 1.440 100
Nhận xét:
- Những người tham gia phỏng vấn trong gia đình có 4 người chiếm tỷ lệ
cao nhất 45,8%, tiếp đến là nhóm gia đình có 5 người 35% thấp nhất là những
gia đình có từ 6 người trở lên chiếm tỷ lệ 8,54%.
- Huyện Nghĩa Hưng: Số người tham gia thuộc gia đình có 4 người
chiếm tỷ lệ cao nhất 40,6% trong khi số người tham gia thuộc gia đình có 3
người chiếm tỷ lệ thấp nhất 7,08%.
- TP. Nam Định: Số người tham gia phỏng vấn trong gia đình có 4 người
chiếm tỷ lệ cao nhất 52,7% trong khi những người trong gia đình có từ 6
người trở lên chiếm tỷ lệ thấp nhất 1,67%.
- Huyện Nam Trực: Số người tham gia phỏng vấn trong gia đình có 4
người chiếm tỷ lệ cao nhất 52,7% trong khi những người trong gia đình có 3
người chiếm tỷ lệ thấp nhất 7,08%.
38
Bảng 3.6. Thu nhập bình quân hộ gia đình
Kinh tế
HGĐ
Nghĩa Hƣng TP.Nam Định Nam Trực Tổng cộng
(n) (%) (n) (%) (n) (%) (n) (%)
Nghèo 11 2,29 9 1,88 6 1,25 26 1,8
Đủ ăn 327 68,1 315 65,6 334 69,6 976 67,8
Khá
trở lên
142 29,6 156 32,5 140 29,2 438 30,4
Tổng 480 100 480 100 480 100 1.440 100
Nhận xét:
- Những hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đủ ăn chiếm tỷ lệ cao
nhất 67,8%, thấp nhất là những gia đình có thu nhập bình quân ở mức nghèo
chiếm 1,8%, HGĐ có thu nhập khá trở lên chiếm 30,4%.
- Huyện Nghĩa Hưng: HGĐ có thu nhập bình quân ở mức đủ ăn chiếm tỷ
lệ cao nhất 68,1% trong khi những HGĐ có thu nhập bình quân ở mức nghèo
chiếm tỷ lệ thấp nhất là 2,29%.
- TP. Nam Định: HGĐ có thu nhập bình quân ở mức đủ ăn chiếm tỷ lệ
cao nhất là 65,6% trong khi HGĐ có thu nhập bình quân ở mức nghèo chiếm
tỷ lệ thấp nhất là 1,88%.
- Huyện Nam Trực: HGĐ có thu nhập bình quân ở mức đủ ăn chiếm tỷ
lệ cao nhất là 69,6% trong khi HGĐ có thu nhập bình quân ở mức nghèo
chiếm tỷ lệ thấp nhất là 1,25%.
39
3.1.2. Tình hình mắc bệnh và điều trị trong cộng đồng
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ mắc bệnh của người dân theo giới
Nhận xét:
- Tỷ lệ mắc bệnh của nam giới thấp hơn tỷ lệ mắc bệnh của nữ giới với
48,6% người mắc bệnh là nam giới và 51,4% người mắc bệnh là nữ giới.
- Huyện Nghĩa Hưng có tỷ lệ nam giới mắc bệnh chiếm 48,1% và nữ
giới là 51,9%.
- TP. Nam Định có tỷ lệ nam giới mắc bệnh thấp hơn nữ giới với 49,4%
nam giới mắc bệnh và 50,6% nữ giới mắc bệnh.
- Huyện Nam Trực có tỷ lệ nam giới mắc bệnh thấp hơn nữ giới với
48,3% nam giới mắc bệnh và 51,7% nữ giới mắc bệnh.
48%
49%
48%
49%
52%
51%
52%
51%
46%
47%
48%
49%
50%
51%
52%
53%
Nghĩa Hưng TP. Nam Định Nam Trực Tổng
Tỷ
lệ
%
Huyện
Nam Nữ
40
Bảng 3.7. Tỷ lệ mắc bệnh theo nhóm tuổi
Tỷ lệ ốm
trong 3 năm
gần nhất
Nghĩa Hƣng TP. Nam Định Nam Trực Tổng cộng
(n) (%) (n) (%) (n) (%) (n) (%)
Dưới 10 tuổi 216 13,9 228 15,3 290 18,2 734 15,8
Từ 10 -19 tuổi 197 12,6 133 8,9 117 7,34 447 9,63
Từ 20-29 tuổi 158 10,1 102 6,9 85 5,33 345 7,43
Từ 30-39 191 12,3 145 9,7 178 11,2 514 11,1%
Từ 40-49 190 12,2 224 15,0 215 13,5 629 13,6
Từ 50-59 195 12,5 207 13,9 267 16,8 669 14,4
Từ 60-69 288 18,5 292 19,6 293 18,4 873 18,8
Trên 70 123 7,89 158 10,6 149 9,35 430 9,27
Tổng cộng 1,558 100 1,489 100 1,594 100 4,641 100
Nhận xét:
- Nhóm tuổi từ 60-69 tuổi có số người mắc bệnh nhiều nhất (18,8%), tiếp
đến là nhóm dưới 10 tuổi (15,8%), nhóm tuổi có số người mắc bệnh ít nhất là
độ tuổi từ 20-29 tuổi chiếm tỷ lệ 7,43%.
- Huyện Nghĩa Hưng: Nhóm tuổi có số người mắc bệnh trong 3 năm qua
lớn nhất là từ 60-69 tuổi với tỷ lệ 18,5%, nhóm có ít người mắc bệnh nhất là
nhóm trên 70 tuổi với tỷ lệ 7,89%.
- TP. Nam Định: Nhóm tuổi có số người mắc bệnh trong 3 năm qua lớn
nhất là từ 60-69 tuổi với tỷ lệ 19,6%, nhóm có ít người mắc bệnh nhất là
nhóm từ 20-29 tuổi với tỷ lệ 6,9%.
- Huyện Nam Trực: Nhóm tuổi có số người mắc bệnh trong 3 năm qua
lớn nhất là từ 60-69 tuổi với tỷ lệ 18,4%, nhóm có ít người mắc bệnh nhất là
nhóm từ 20-29 tuổi với tỷ lệ 5,33%.
41
Bảng 3.8. Nhóm bệnh thường mắc của người dân
Nhóm bệnh
thƣờng mắc
Nghĩa Hƣng TP.Nam Định Nam Trực Tổng cộng
(n) (%) (n) (%) (n) (%) (n) (%)
Bệnh hệ tuần hoàn 180 11,6 201 13,5 242 15,2 623 13,4
Hệ hô hấp 399 25,6 340 22,8 398 23,1 1107 23,9
Hệ tiêu hóa 204 13,1 208 14,0 183 11,5 595 12,8
Hệ sinh dục tiết niệu 28 1,8 23 1,54 38 2,38 89 1,9
Hệ xương khớp và
mô liên kết
394 25,3 350 23,5 376 23,6 1120 24,1
Hệ thần kinh 134 8,6 161 10,8 173 10,9 468 10,1
Bệnh nội tiết, dinh
dưỡng và rối loạn
chuyển hóa
158 10,1 133 8,93 135 8,47 426 9,2
Bệnh nhiễm trùng
và ký sinh trùng
44 2,8 57 3,83 68 4,27 169 3,6
Bệnh khác 17 1,1 16 1,07 11 0,69 44 0,9
Tổng 1.558 100 1.489 100 1.594 100 4.641 100
Nhận xét:
- Nhóm bệnh hệ xương khớp và mô liên kết có số người mắc cao nhất
với tỷ lệ 24,1%, tiếp đến là nhóm bệnh hệ hô hấp (23,9%), nhóm bệnh hệ tuần
hoàn (13,4%), nhóm bệnh hệ tiêu hóa (12,8%), nhóm bệnh hệ thần kinh
(10,1%). Nhóm có tỷ lệ mắc thấp nhất là nhóm bệnh khác với tỷ lệ người
mắc là 0,9%.
- Huyện Nghĩa Hưng: nhóm bệnh về hệ hô hấp có số người mắc cao nhất
với tỷ lệ 25,6% trong khi nhóm bệnh khác tỷ lệ mắc thấp nhất đều là 1,1%.
- TP. Nam Định: nhóm bệnh hệ xương khớp và mô liên kết có số người
mắc lớn nhất chiếm tỷ lệ 23,5%, nhóm bệnh có số người mắc ít nhất là nhóm
bệnh khác với tỷ lệ mắc 1,07%.
42
- Huyện Nam Trực: Nhóm bệnh có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là bệnh hệ
xương khớp và mô liên kết với tỷ lệ 23,6% trong khi nhóm bệnh khác có số
người mắc bệnh ít nhất với tỷ lệ 0,69%.
Bảng 3.9. Phương thức điều trị khi mắc bệnh của người dân
(n = 4641)
Nơi khám
Nghĩa Hƣng
n=1558
TP. Nam Định
n=1489
Nam Trực
n=1594
Tổng
n=4641
TS % TS % TS % TS %
Bệnh viện 651 41,8 681 45,7 621 38,9 1.953 42,1
TYT 341 21,9 451 30,3 421 26,4 1.213 26,1
YT Tư nhân 400 25,7 320 21,5 323 20,3 1.043 22,7
Khác 352 10,6 210 2,5 421 14,4 983 21,2
Nhận xét:
Từ kết quả trên cho thấy, đa số người dân chọn địa điểm khám bệnh là
bệnh viện (42,1%) và TYT (26,1%), tỷ lệ thấp người dân lựa chọn phương
thức khác (9,1%).
- Huyện Nghĩa Hưng: Số người đến khám tại bệnh viện là cao nhất
chiếm tỷ lệ 41,8% trong khi số người chọn phương thức khác chiếm tỷ lệ thấp
nhất 10,6%.
- TP. Nam Định: Số người đến khám tại các bệnh viện là cao nhất chiếm
tỷ lệ 45,7% trong khi số người chọn phương thức khác chiếm tỷ lệ thấp nhất
2,5%.
- Huyện Nam Trực: Số người đến khám tại bệnh viện là cao nhất chiếm
tỷ lệ 38,9% trong khi số người chọn phương thức khác chiếm tỷ lệ thấp nhất
14,4%.
43
Bảng 3.7. Phương pháp điều trị khi mắc bệnh của người dân
Phƣơng pháp
điều trị
Nghĩa Hƣng TP. Nam Định Nam Trực Tổng
(n) (%) (n) (%) (n) (%) (n) (%)
YHCT 414 26,6 402 26,9 440 27,6 1256 27,1
YHHĐ 693 44,5 656 44,1 691 43,4 2040 43,9
Kết hợp 451 28,9 431 29,0 463 29,0 1345 29,0
Tổng 1.558 100 1.489 100 1.594 100 4641 100
Nhận xét:
- Phương pháp YHHĐ được lựa chọn nhiều nhất với 43,9% người lựa
chọn, tiếp đến là phương pháp kết hợp YHCT và YHHĐ với 29,0% người lựa
chọn, chỉ điều trị theo phương pháp YHCT được ít người chọn nhất với
27,1% người lựa chọn.
- Huyện Nghĩa Hưng: Số người lựa chọn điều trị theo phương pháp
YHHĐ trong điều trị bệnh là cao nhất với 44,5% người lựa chọn. Phương
pháp điều trị theo YHCT có số người lựa chọn ít nhất với 26,6% người lựa
chọn.
- TP. Nam Định: Số người lựa chọn điều trị theo phương pháp YHHĐ
trong điều trị bệnh là cao nhất với 44,1% người lựa chọn. Phương pháp điều
trị theo YHCT có số người lựa chọn ít nhất với 26,9% người lựa chọn.
- Huyện Nam Trực: Số người lựa chọn điều trị theo phương pháp
YHHĐ là cao nhất với 43,4% người lựa chọn. Phương pháp điều trị theo
YHCT có số người lựa chọn ít nhất với 27,6% người lựa chọn.
44
3.1.3. Thực trạng sử dụng y học cổ truyền của người dân
Bảng 3.11. Tỷ lệ các nhóm bệnh được điều trị bằng YHCT
Nhóm bệnh
thƣờng mắc
Nghĩa Hƣng TP.Nam Định Nam Trực Tổng cộng
(n) (%) (n) (%) (n) (%) (n) (%)
Bệnh hệ tuần hoàn 50 5,8 90 10,8 121 13,4 261 10,0
Hệ hô hấp 100 11,6 132 15,8 90 10,0 322 12,4
Hệ tiêu hóa 138 16,0 37 4,4 86 9,5 261 10,0
Hệ sinh dục tiết niệu 10 1,2 16 1,9 24 2,7 50 1,9
Hệ xương khớp và
mô liên kết
375 43,4 340 40,8 353 39,1 1068 41,1
Hệ thần kinh 98 11,3 153 18,4 150 16,6 401 15,4
Bệnh nội tiết, dinh
dưỡng và rối loạn
chuyển hóa
58 6,7 31 3,7 35 3,9 124 4,8
Bệnh nhiễm trùng
và ký sinh trùng
21 2,4 12 1,4 23 2,5 56 2,2
Bệnh khác 15 1,7 22 2,6 21 2,3 58 2,2
Tổng 865 100 833 100 903 100 2601 100
Nhận xét:
Nhóm bệnh được điều trị bằng YHCT nhiều nhất là nhóm bệnh hệ
xương khớp và mô liên kết chiếm 41,1%, tiếp đến là nhóm bệnh hệ thần kinh
chiếm 15,4%, thấp nhất là nhóm hệ sinh dục tiết niệu chiếm 1,9%.
Nghĩa Hưng: Nhóm bệnh được điều trị bằng YHCT nhiều nhất là nhóm
bệnh hệ xương khớp và mô liên kết chiếm 43,4%, thấp nhất là nhóm hệ sinh
dục tiết niệu chiếm 1,2%.
TP. Nam Định: Nhóm bệnh được điều trị bằng YHCT nhiều nhất là
nhóm bệnh hệ xương khớp và mô liên kết chiếm 40,8%, thấp nhất là nhóm hệ
sinh dục tiết niệu chiếm 1,9%.
Nam Trực: Nhóm bệnh được điều trị bằng YHCT nhiều nhất là nhóm
bệnh hệ xương khớp và mô liên kết chiếm 39,1%, thấp nhất là nhóm bệnh
khác chiếm 2,3%.
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ

More Related Content

Similar to Luận văn thạc sĩ

THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...nataliej4
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.ssuser499fca
 
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ thángNghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ thánghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.ssuser499fca
 
Đề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 tháng
Đề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 thángĐề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 tháng
Đề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 thángDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...
đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...
đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...nataliej4
 
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận văn thạc sĩ (20)

THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...
 
Xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý khoa xương khớp
Xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý khoa xương khớpXây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý khoa xương khớp
Xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý khoa xương khớp
 
Đề tài: Danh mục tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành, 9đ
Đề tài: Danh mục tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành, 9đĐề tài: Danh mục tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành, 9đ
Đề tài: Danh mục tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành, 9đ
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
 
Luận án: Đặc điểm di căn hạch, điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng
Luận án: Đặc điểm di căn hạch, điều trị phẫu thuật ung thư trực tràngLuận án: Đặc điểm di căn hạch, điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng
Luận án: Đặc điểm di căn hạch, điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...
 
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ thángNghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
 
Tác dụng của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đay
Tác dụng của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đayTác dụng của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đay
Tác dụng của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đay
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Y dược, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Y dược, HAYBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Y dược, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Y dược, HAY
 
Tác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
Tác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết ápTác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
Tác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
 
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Đề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 tháng
Đề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 thángĐề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 tháng
Đề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 tháng
 
đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...
đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...
đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...
 
Luận văn: Phân tích sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật
Luận văn: Phân tích sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuậtLuận văn: Phân tích sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật
Luận văn: Phân tích sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật
 
Luận văn: Phận tích sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân phẫu thuật
Luận văn: Phận tích sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân phẫu thuậtLuận văn: Phận tích sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân phẫu thuật
Luận văn: Phận tích sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân phẫu thuật
 
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
 

More from ssuser499fca

Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.ssuser499fca
 
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.ssuser499fca
 

More from ssuser499fca (20)

Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.
 
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
 

Recently uploaded

các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfAnPhngVng
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn thạc sĩ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ HỌC VIỆN Y DƢỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM LÊ THU HIỀN THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA NGƢỜI DÂN TẠI TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2021 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ HỌC VIỆN Y DƢỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM LÊ THU HIỀN THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA NGƢỜI DÂN TẠI TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2021 Chuyên ngành : Y học cổ truyền Mã số : 8720115 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Đoàn Quang Huy HÀ NỘI - 2022
  • 3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám đốc, Phòng Đào tạo Sau đại học, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học thạc sĩ tại Học viện. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy/cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn cho tôi trong quá trình học tập để hoàn thành phần học các chứng chỉ thạc sĩ. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Đoàn Quang Huy – người thầy đã dành nhiều tâm huyết của mình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Chính quyền địa phương, lãnh đạo ngành y tế tỉnh Nam Định, thành phố Nam Định, huyện Nghĩa Hưng, huyện Nam Trực và 9 xã/ phường Thống Nhất, Lộc Hạ, Hạ Long, Nghĩa Minh, Nghĩa Sơn, Nghĩa Thịnh, Nam Cường, Nam Toàn, Bình Minh cùng toàn thể người dân tại 9 xã/phường đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thu thập số liệu tại thực địa. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những người đã luôn ở bên tôi, động viên và khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận văn Lê Thu Hiền
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Lê Thu Hiền, học viên cao học khóa 12 Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, chuyên ngành Y học cổ truyền, xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đoàn Quang Huy. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố. 3. Các số liệu, thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận văn Lê Thu Hiền
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVĐK Bệnh viện đa khoa BYT Bộ Y tế CAM Omplementary and Alternative Medicine (Thuốc bổ trợ và thay thế) CBYT Cán bộ y tế CI Confidence Interval (Khoảng tin cậy) CSSK Chăm sóc sức khỏe HGĐ Hộ gia đình KCB Khám chữa bệnh NCSK Nâng cao sức khỏe OR Odds Ratio (Tỷ suất chênh) TT Thị trấn WHO Tổ chức Y tế thế giới YDCT Y dược cổ truyền YDHCT Y Dược học cổ truyền YHCT Y học cổ truyền YHHĐ Y học hiện đại YTTN Y tế tư nhân
  • 6. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 3 1.1. Sơ lược quá trình phát triển của y học cổ truyền Việt Nam và hệ thống y học cổ truyền Việt Nam..............................................................................................3 1.1.1. Sơ lược quá trình phát triển của y học cổ truyền Việt Nam...............3 1.1.2. Hệ thống y học cổ truyền Việt Nam......................................................8 1.2. Thực trạng và nhu cầu sử dụng y học cổ truyền của người dân................11 1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................11 1.2.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam..........................................................14 1.3. Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng thuốc y học cổ truyền của người dân............................................................................................................................18 1.4. Giới thiệu vài nét về địa bàn nghiên cứu............................................................21 1.4.1. Khái quát về đặc điểm địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Nam Định.............................................................................................................21 1.4.2. Khái quát về hệ thống y tế tại Nam Định ...........................................22 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 24 2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................24 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................24 2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn..............................................................................24 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ.................................................................................24 2.2. Địa điểm nghiên cứu...................................................................................................24 2.3. Thời gian nghiên cứu..................................................................................................24 2.4. Thiết kế nghiên cứu.....................................................................................................25 2.5. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ......................................................................25 2.5.1. Cỡ mẫu....................................................................................................25
  • 7. 2.5.2. Phương pháp chọn mẫu.........................................................................25 2.6. Các chỉ số và biến số trong nghiên cứu...............................................................26 2.7. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ................................................................28 2.7.1. Kỹ thuật thu thập số liệu.......................................................................28 2.7.2. Kỹ thuật xử lý số liệu............................................................................28 2.8. Các loại sai số và các biện pháp khắc phục sai số ..........................................29 2.9. Hạn chế của nghiên cứu.............................................................................................29 2.10. Đạo đức của nghiên cứu..........................................................................................29 2.11. Một số khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá được sử dụng trong nghiên cứu.........................................................................................................................................30 2.11.1. Một số khái niệm.................................................................................30 2.11.2. Tiêu chuẩn nghèo sử dụng trong nghiên cứu...................................30 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 32 3.1. Thực trạng sử dụng y học cổ truyền của người dân.......................................32 3.1.1. Thông tin chung về đối tượng phỏng vấn...........................................32 3.1.2. Tình hình mắc bệnh và điều trị trong cộng đồng...............................39 3.1.3. Thực trạng sử dụng y học cổ truyền của người dân..........................44 3.2. Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng YHCT của người dân.............59 3.2.1. Liên quan giữa việc trồng thuốc nam với sử dụng YHCT ...............59 3.2.2. Liên quan giữa việc được cán bộ y tế hướng dẫn sử dụng YHCT với sử dụng YHCT...........................................................................................59 3.2.3. Liên quan giữa địa điểm cung cấp dịch vụ YHCT gần nhà với sử dụng YHCT ................................................................................................60 3.2.4. Liên quan giữa khả năng chi trả của người bệnh trong hộ gia đình với sử dụng YHCT ....................................................................................60 3.2.5. Liên quan giữa nhóm tuổi với sử dụng YHCT ..................................61 3.2.6. Liên quan giữa giới với sử dụng YHCT.............................................61
  • 8. 3.2.7. Liên quan giữa trình độ văn hóa với sử dụng YHCT........................61 3.2.9. Liên quan giữa thu nhập bình quân hộ gia đình với sử dụng YHCT62 3.2.10. Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu sử dụng YHCT nhiều hơn nữa trong khám và điều trị........................................................................62 Chƣơng 4. BÀN LUẬN .............................................................................. 63 4.1. Thực trạng sử dụng y học cổ truyền của người dân.......................................63 4.1.1. Thông tin chung về quần thể nghiên cứu............................................63 4.1.2. Tình hình mắc bệnh và điều trị trong cộng đồng...............................64 4.1.3. Thực trạng sử dụng YHCT của người dân .........................................65 4.2. Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng y học cổ truyền của người dân 71 4.2.1. Liên quan giữa việc trồng thuốc nam tại nhà với sử dụng YHCT của người dân ....................................................................................................71 4.2.2. Liên quan giữa việc được CBYT tư vấn với sử dụng YHCT của người dân ....................................................................................................72 4.2.3. Liên quan giữa việc địa điểm cung cấp dịch vụ YHCT gần nhà với sử dụng YHCT...........................................................................................73 4.2.4. Liên quan giữa một số đặc điểm người dân với việc sử dụng YHCT73 KẾT LUẬN................................................................................................. 74 KHUYẾN NGHỊ......................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tuổi trung bình của đối tượng được phỏng vấn ....................... 33 Bảng 3.2. Đặc điểm giới tính của đối tượng được phỏng vấn.................... 34 Bảng 3.3. Phân bố nghề nghiệp của đối tượng được phỏng vấn................ 35 Bảng 3.4. Đặc điểm trình độ học vấn của đối tượng được phỏng vấn ....... 36 Bảng 3.5. Số thành viên của HGĐ ............................................................ 37 Bảng 3.6. Thu nhập bình quân hộ gia đình................................................ 38 Bảng 3.7. Tỷ lệ mắc bệnh theo nhóm tuổi................................................. 40 Bảng 3.8. Nhóm bệnh thường mắc của người dân .................................... 41 Bảng 3.9. Phương thức điều trị khi mắc bệnh của người dân .................... 42 Bảng 3.10. Phương pháp điều trị khi mắc bệnh của người dân năm............ 43 Bảng 3.11. Tỷ lệ các nhóm bệnh được điều trị bằng YHCT........................ 44 Bảng 3.12. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng YHCT năm ..................................... 45 Bảng 3.13. Mục đích sử dụng YHCT của người dân .................................. 45 Bảng 3.14. Hình thức sử dụng YHCT của người dân.................................. 46 Bảng 3.15. Dạng thuốc khi sử dụng YHCT của người dân ......................... 47 Bảng 3.16. Nguồn thuốc YHCT khi sử dụng của người dân ....................... 48 Bảng 3.17. Phương pháp không dùng thuốc được sử dụng ......................... 49 Bảng 3.18. Lý do sử dụng YHCT của người dân........................................ 50 Bảng 3.19. Lý do không sử dụng YHCT của người dân ............................. 51 Bảng 3.20. Nguồn học cách chữa bệnh, nâng cao sức khỏe của người dân . 52 Bảng 3.21. Tỷ lệ trồng thuốc nam trong vườn nhà...................................... 53 Bảng 3.22. Quan điểm về việc nên trồng và sử dụng cây thuốc nam tại nhà54 Bảng 3.23. Tỷ lệ người dân được CBYT hướng dẫn sử dụng YHCT.......... 55 Bảng 3.24. Địa điểm được hướng dẫn sử dụng YHCT của người dân......... 56 Bảng 3.25. Mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng YHCT.................. 57
  • 10. Bảng 3.26. Liên quan giữa việc trồng cây thuốc nam tại nhà với sử dụng YHCT....................................................................................... 59 Bảng 3.27. Liên quan giữa việc được cán bộ y tế hướng dẫn sử dụng YHCT với sử dụng YHCT ................................................................... 59 Bảng 3.28. Liên quan giữa địa điểm cung cấp dịch vụ YHCT gần nhà với sử dụng YHCT.............................................................................. 60 Bảng 3.29. Liên quan giữa khả năng chi trả của người mắc bệnh trong hộ gia đình với sử dụng YHCT ........................................................... 60 Bảng 3.30. Liên quan giữa tuổi với sử dụng YHCT.................................... 61 Bảng 3.31. Liên quan giữa giới với sử dụng YHCT.................................... 61 Bảng 3.32. Liên quan giữa trình độ văn hóa với sử dụng YHCT ................ 61 Bảng 3.33. Liên quan giữa thu nhập bình quân hộ gia đình với sử dụng YHCT....................................................................................... 62 Bảng 3.34. Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu sử dụng YHCT nhiều hơn nữa trong khám và điều trị bằng mô hình hồi quy logistic ........ 62
  • 11. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố độ tuổi của đối tượng được phỏng vấn .................. 32 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ mắc bệnh của người dân năm 2021 theo giới............. 39 Biều đồ 3.3. Quan điểm về việc sử dụng YHCT nhiều hơn nữa trong gia đình .................................................................................... 58
  • 12. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Y học cổ truyền là nền y học sớm nhất của loài người. Từ xa xưa, con người đã biết dùng các loại cây, cỏ, bộ phận động vật, khoáng chất,v.v…để tăng cường và bảo vệ sức khỏe. Mặc dù có những thăng trầm theo lịch sử phát triển của nền chính trị - kinh tế, văn hóa, y tế mỗi quốc gia nhưng sự đóng góp to lớn của y học cổ truyền đối với sức khỏe nhân loại ngày càng được thừa nhận [1]. Trong xã hội ngày nay, y học cổ truyền ngày càng phát triển do nhu cầu của người dân trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe [2]. Việt Nam là một trong những quốc gia có truyền thống lâu đời về y học cổ truyền. Nền y học cổ truyền Việt Nam đã trải dài theo lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.Trên cơ sở tiếp thu và phát triển tinh hoa y học phương Đông, cụ thể là từ y học cổ truyền Trung Quốc, cha ông ta đã xây dựng các phương pháp chẩn đoán và điều trị để vận dụng trong việc khám, chữa bệnh cũng như phòng bệnh phù hợp với người dân [3]. Nhận thức rõ vai trò của YHCT (Y học cổ truyền), Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chủ trương, đường lối, chính sách để kết hợp YHCT với YHHĐ nhằm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, coi YHCT là y học cách mạng đã được khẳng định trong suốt quá trình hình thành, phát triển y học Việt Nam. Gần đây ngày 25/12/2019 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1893/QĐ – TTg về chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại đến năm 2030. Nam Định ở nam vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, là vùng đất hình thành sớm và ở vị trí trung chuyển, giữa các tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng với các tỉnh Bắc Trung Bộ, lại ở trong tam giác châu thổ Bắc Bộ (Hà- Nam- Ninh) nên luôn được coi là trọng điểm chiến lược về kinh tế, văn hóa và quân sự quốc phòng trong mọi thời đại lịch sử quốc gia. Cùng với sự trưởng thành của nền y- dược dân tộc, Nam Định cũng sớm lưu truyền kinh nghiệm phòng bệnh, chữa bệnh dân gian phong phú, công hiệu. Là nơi có nhiều danh
  • 13. 2 y, y sư tài giỏi cả về y lý, y thuật, chẳng những trị bệnh cứu người, để lại tiếng thơm, mà nhiều danh y còn tổng kết tâm đắc, để lại cho muôn đời kinh nghiệm, những bộ sách quý làm nền tảng cho khoa y- dược Việt Nam phát triển như: Phan Kế Bính, Bùi Thúc Trinh, Nguyễn Định…Nam Định không những có tiềm năng du lịch mà còn có nguồn dược liệu đa dạng phong phú; nơi có thế mạnh để phát triển YDCT. Trong những năm gần đây, y học cổ truyền Nam Định đã có những bước phát triển lớn về chất lượng khám chữa bệnh. Các cơ sở y tế trong tỉnh đã thực hiện tốt việc hướng dẫn, tuyên truyền, tư vấn nhân dân thực hiện điều trị bệnh bằng tây y kết hợp đông y. Qua đó đã tập trung điều trị bằng thuốc tây y để ngăn chặn bệnh kịp thời sau đó chuyển sang điều trị bằng đông y để giải quyết dứt điểm bệnh. Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được YHCT Nam Định còn nhiều khó khăn, hạn chế như hệ thống quản lý và khám chữa bệnh bằng y, dược cổ truyền còn mỏng, quy mô chưa phù hợp. Một số bài thuốc, vị thuốc có tại địa phương chưa được sử dụng, công tác bảo tồn, kế thừa, sưu tầm các bài thuốc hay, gia truyền còn hạn chế [4]. Do đó, việc nghiên cứu về thực trạng sử dụng YHCT trong cộng đồng dân cư ở Nam Định sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin quý báu về tình hình sử dụng và thái độ, kiến thức của người dân đối với YHCT. Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp can thiệp phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng YHCT. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sử dụng y học cổ truyền của người dân tại tỉnh Nam Định năm 2021” được thực hiện với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng sử dụng y học cổ truyền của người dân tỉnh Nam Định từ năm 2019 - 2021. 2. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến sử dụng y học cổ truyền của người dân tỉnh Nam Định.
  • 14. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Sơ lƣợc quá trình phát triển của y học cổ truyền Việt Nam và hệ thống y học cổ truyền Việt Nam 1.1.1. Sơ lược quá trình phát triển của y học cổ truyền Việt Nam Việt Nam là một nước có nền y học cổ truyền (YHCT) lâu đời và phát triển. YHCT Việt Nam là một bộ phận của hệ thống y tế Việt Nam, là một di sản văn hóa của dân tộc, đã tồn tại phát triển song song với công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, một bộ phận không thể thiếu trong sự nghiệp CSSK nhân dân [5]. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, YHCT Việt Nam đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm phòng bệnh và chữa bệnh có hiệu quả, từ đơn giản đến phức tạp, từng bước nâng dần lên thành lý luận, kết hợp với tiến bộ của nhân loại, nhất là triết học, y lý của của phương Đông để hình thành một bản sắc YHCT Việt Nam. Nhiều danh y lớn về YHCT đã xuất hiện như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông, Nguyễn Đại Năng, Hoàng Đôn Hòa. YHCT Việt Nam không chỉ là một nền y học kinh nghiệm đơn thuần mà còn phát triển về mặt lý luận. Các tác phẩm YHCT Việt Nam không những có giá trị to lớn trong y học mà còn là những tác phẩm có giá trị trong văn hóa dân tộc [6]. Thời kỳ Hồng Bàng và các Vua Hùng dựng nước, nhân dân ta đã biết ăn trầu, trầu có tác dụng làm ấm người, chống sốt rét cơn, ngã nước. Người dân còn biết nhuộm răng làm chặt chân răng, ăn kèm gừng, tỏi với thịt cá cho dễ tiêu đã trở thành tập quán dùng gia vị trong bữa ăn hàng ngày. Người dân miền núi có tập quán ăn hạt ngải, uống nước riềng, chấm muối sả... để phòng thấp khí, chống sốt rét rừng, dân miền trung du biết uống chè vối, miền xuôi uống chè xanh, ăn rau diếp cá giúp tiêu hóa tốt...Những phong tục tập quán đó
  • 15. 4 đã tạo ra các phương pháp vệ sinh, thực dưỡng có hiệu quả trong phòng bệnh và chữa bệnh của nhân dân. Thiền sư Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV), đã được nhân dân ta suy tôn là vị "Đại danh y – vị thánh thuốc Nam”. Quan điểm “Nam dược trị Nam nhân" là một quan điểm vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nhân văn, vừa thể hiện được ý chí độc lập tự chủ, lòng tự hào dân tộc và tiềm năng trí tuệ của người Việt Nam trong phòng bệnh và chữa bệnh. Tuệ Tĩnh ý thức rõ ràng là con người Việt Nam sinh sống trên đất nước mình phải chịu ảnh hưởng của thổ nhưỡng, khí hậu, nước ăn, cây cỏ động vật muôn loài tại nơi mình sinh sống. Để cho dân dễ hiểu, dễ nhớ các phương pháp chữa bệnh bằng thuốc Nam, Tuệ Tĩnh đã soạn sách bằng thơ phú để truyền bá YHCT với tác phẩm nổi tiếng là “Nam dược thần hiệu”, trong đó có 499 vị thuốc Nam, 3873 phương thuốc dân tộc điều trị 184 loại bệnh trong 10 khoa lâm sàng nhằm phổ biến kinh nghiệm sử dụng thuốc Nam trong việc phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân. Ông còn có tác phẩm nổi tiếng khác là "Hồng nghĩa Giác tư Y thư" hai quyển Thượng và Hạ,bao gồm lý luận YHCT và quá trình biện chứng luận trị của YHCT, ông là người đầu tiên đặt nền móng cho nền YHCT một cách toàn diện bao gồm Lý, Pháp, Phương, Dược [7]. Nếu Tuệ Tĩnh được nhân dân suy tôn là "vị thánh thuốc Nam" thì có thể xem Lê Hữu Trác (1724-1791) là nhà bác học đầu tiên của nền YHCT của nước ta. Ông đã đúc kết được nhiều qui tắc chẩn đoán, biện chứng, luận trị, cách dùng thuốc chữa bệnh và đạo đức người thầy thuốc. Ông còn soạn ra bộ sách nổi tiếng “Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh” với 28 tập gồm 66 quyển, được coi như là bách khoa toàn thư của YHCT Việt Nam [8]. Về Dược học, ông thừa kế “Nam dược thần hiệu” của Tuệ Tĩnh đồng thời bổ sung 300 vị thuốc trong tập “Lĩnh nam bản thảo” bao gồm gần 2000 phương thuốc gia truyền kinh nghiệm vào các tập Bách gia Trân tàng, Hành giả trân nhu. Về
  • 16. 5 phòng bệnh, có quyển “Vệ sinh yếu quyết” đã chỉ dẫn cụ thể cách giữ gìn vệ sinh theo từng hoàn cảnh sinh hoạt của nhân dân ta, từ vệ sinh cá nhân đến vệ sinh môi trường với cách tu dưỡng tinh thần, rèn luyện thân thể để tăng cường sức khỏe. Ông còn rất chú trọng đến các điều kiện môi trường, khí hậu, phong tục tập quán khác nhau để có cách chữa bệnh phù hợp với các điều kiện đó [9]. Dưới triều Nguyễn (1802-1905) khi có dịch bệnh, Viện Thái Y đã mời các thầy thuốc ở địa phương tham gia chống dịch và quy định cụ thể các phương thức phục vụ thuốc men. Dưới thời Pháp thuộc, do ảnh hưởng của phong trào Tây hóa chế độ thực dân thuộc địa đã kìm hãm ngành YHCT, nhưng chủ yếu tại các thành phố lớn, các đô thị. Còn tuyệt đại đa số nhân dân lao động nghèo nhất là ở nông thôn và miền núi vẫn tin dùng YHCT trong phòng và chữa bệnh. Nhờ đó nền YHCT Việt Nam vẫn được bảo tồn, duy trì và phát triển. Ngày 27 tháng 2 năm 1957 trong bức thư gửi cho cán bộ ngành Y tế, Bác Hồ có viết: “Y học phải dựa trên nguyên tắc: Dân tộc, Khoa học, Đại chúng. Ông cha ta đã có nhiều kinh nghiệm quý báu chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu phối hợp thuốc Đông và thuốc Tây…”. Ngày 7/6/1957, Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị quyết số 237/TTg và 238/TTg về việc thành lập vụ Đông Y và viện nghiên cứu Đông Y với mục tiêu đoàn kết giới lương y và những người hành nghề Y Dược Đông y và Tây y, đồng thời phát huy các cơ sở YHCT, tạo điều kiện kết hợp YHCT với YHHĐ. Đến năm 1978 đã có 33/34 tỉnh thành đã có bệnh viện YHCT, hầu hết các cơ sở y tế đều có sự kết hợp YHCT và YHHĐ trong phòng và chữa bệnh. Phong trào trồng thuốc Nam chữa bệnh phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, đến giữa những năm 80 số xã phường sử dụng thuốc Nam lên đến 7000
  • 17. 6 xã, phường, chiếm 80% số xã phường trong cả nước. Nhiều xã phường có tới 70% đến 80% số gia đình có "Khóm thuốc gia đình". Hàng ngàn cán bộ y tế được học và bồi dưỡng những kiến thức sử dụng thuốc Nam và châm cứu. Trong thời kỳ này, thuốc Nam và châm cứu đã góp phần không nhỏ trong việc CSSK nhân dân tại cộng đồng [10]. Ngoài các cơ sở y tế nhà nước còn có nhiều phòng chẩn trị, nhà thuốc YHCT tư nhân được mở khắp nơi để phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Từ sau cuối thập kỷ 80 đến nay, đất nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, mô hình sử dụng thuốc nam và châm cứu đã bị thay đổi nhanh chóng. do tác động của nền kinh tế thị trường, hàng loạt các cơ sở thuốc nam và châm cứu ở trạm y tế xã, phường không hoạt động, nhiều lương y ra khỏi các trạm y tế, chỉ còn khoảng 10-12% số trạm y tế xã, phường còn hoạt động YHCT, nguốn thuốc YHCT và hoạt động bào chế YHCT cung cấp cho cộng đồng trong CSSK nhân dân cũng giảm sút. Cán bộ được đào tạo YHCT ít muốn trở về y tế cơ sở để phục vụ. Những biến động này ảnh hưởng đến chất lượng CSSK ban đầu cho nhân dân cũng như việc thực hiện các mục tiêu của chương trình CSSK cộng đồng. Trước tình hình đó, một loạt chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và các văn bản hướng dẫn nhằm khôi phục và đẩy mạnh hơn nữa việc sử dụng YHCT trong CSSK nhân dân cụ thể như: Nghị quyết 46 NQ/TW của Bộ chính trị về Công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khóe nhân dân trong tình hình mới đã ghi: “Đẩy mạnh việc nghiên cứu thừa kế, bảo tồn và phát triển Y - Dược học cổ truyền thành một ngành khoa học… vận động khuyến khích và hướng dẫn nhân dân nuôi, trồng và sử dụng các cây con làm thuốc…”[11].
  • 18. 7 Thể hiện đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển YHCT trong công tác CSSK nhân dân, ngành Y tế Việt nam đã có những việc làm thiết thực và hiệu quả. Một loạt các chính sách, quy định, nghị định, văn bản hướng dẫn đã được ban hành để đẩy mạnh phát triển YHCT trong CSSK như: * Chỉ thị 03-BYT/TT ngày 01/03/ 1996 về việc khôi phục vườn thuốc Nam, tăng cường sử dụng xoa bóp, day, bấm huyệt, châm cứu, thuốc YHCT trong CSSK ban đầu. * Tháng 10 năm 1999 Bộ Y tế có văn bản số 97/ YT-YH về việc “Phối kết hợp với chi Hội Đông Y xã triển khai khám chữa bệnh bằng YHCT tại các TYT xã, phường”. * Quyết định số 222/2003/QĐ-TTg ngày 03/22/2003 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chính sách Quốc gia về Y dược học cổ truyền đến năm 2010. * Ngày 2 tháng 2 năm 2005, BYT đã công bố quyết định số 30/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. * Ngày 3 tháng 2 năm 2006 thành lập bệnh viện Tuệ Tĩnh và tháng 6 năm 2006, Viện Nghiên cứu Y dược học cổ truyền cũng được thành lập. * Quan điểm chỉ đạo của Ban Bí thư TW Đảng tại chỉ thị số 24 - CT/TW ngày 4/7/2008 đã khẳng định phát triển nền Đông y Việt Nam là góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. * Quyết định số 647/QĐ-BYT ngày 14/02/2015 của BYT về việc ban hành tiêu chí xác định xã tiên tiến về y dược cổ truyền. * Quyết định số 4467/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của BYT về việc ban hành tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020.
  • 19. 8 * Quyết định số 4464/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của BYT về việc ban hành bộ tranh cây thuốc. * Quyết định số 4671/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của BYT về việc ban hành bộ tranh châm cứu. * Quyết định số 1893/QĐ- TTg ngày 25/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại đến năm 2030. * Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. 1.1.2. Hệ thống y học cổ truyền Việt Nam Bộ Y tế khẳng định: "Phát triển và sử dụng thuốc Nam và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc của YHCT tại cơ sở y tế và cộng đồng vẫn là mục tiêu chiến lược của ngành Y tế trong những thập kỷ tới để báo vệ sức khỏe cho nhân dân”. Với những động thái đó, YHCT Việt Nam ngày càng phát triển, đóng góp một phần to lớn trong hệ thống y tế. Việc sử dụng YHCT trong nhân dân được nâng cao, công tác khám chữa bệnh bằng YHCT tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tuyến cơ sở, tại các TYT xã, thôn bản được cải thiện và đã đạt dược những thành quả nhất định [11], [12], [13]. [14]. Mạng lưới YHCT nước ta được hình thành và phát triển ở cả 4 cấp từ Trung ương đến địa phương. Bên cạnh các cơ sở công lập, hệ thống ngoài công lập cũng ngày càng phát triển với sự ra đời của hàng loạt các cơ sở y tế tư nhân (YTTN). Hệ thống này được sự quản lý và giám sát chặt chẽ của Nhà nước và các Bộ ngành liên quan. Nhà nước quản lý Bộ Y tế Bộ quản lý các Cục, Vụ và các Sở Y tế, Sở có trách nhiệm quản lý các TTYT và PYT. Tại PYT và TTYT có cán bộ chuyên trách YHCT quản lý các TYT xã, phường,
  • 20. 9 thị trấn. Ngoài ra, Bộ Y tế còn phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng mở rộng phạm vi KCB và CSSK nhân dân. Tính đến năm 2021, trên cả nước có 65 bệnh viện y dược cổ truyền. Trong đó có 5 bệnh viện tuyến trung ương: 02 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế là bệnh viện y học cổ truyền Trung ương và bệnh viện Châm cứu Trung ương; 01 bệnh viện y học cổ truyền trực thuộc Bộ công an (02 cơ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) và 01 Viện y học cổ truyền thuộc Bộ Quốc phòng (02 cơ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh); ngoài ra còn có Bệnh viện Tuệ Tĩnh là bệnh viện thực hành của Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam. Các bệnh viện này là các bệnh viện đầu ngành y học cổ truyền , là đơn vị có kĩ thuật cao nhất, có chức năng chỉ đạo tuyến cho các bệnh viện trong toàn quốc và chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới [15]. Tại tuyến tỉnh và tuyến huyện, các bệnh viện y học cổ truyền đã cung cấp dịch vụ y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về cơ cấu bệnh tật của nhân dân. Tuy nhiên số giường bệnh của y học cổ truyền còn thấp, chỉ chiểm 13,3% so với tổng số giường bệnh chung, trong đó tuyến tỉnh chiếm 19,2%, tuyến huyện chiếm 10,8%. Bên cạnh sự phát triển của Bệnh viện y học cổ truyền, các bệnh viện đa khoa và một số bệnh viện chuyên khoa đã thành lập khoa y học cổ truyền/ tổ y học cổ truyền chiếm khoảng 87,6%, giảm 1,9% (năm 2010 là 89,5%), trong đó khoa y học cổ truyền chiếm 69%, tăng 26,7% (năm 2010 là 42,3%), tổ y học cổ truyền chiếm 18,5% [15]. Tại tuyến xã, mạng lưới khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tăng trong những năm qua khẳng định ưu thế của y học cổ truyền trong phòng bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng. Tỷ lệ xã triển khai khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền đạt 78,2%. Tỷ lệ xã có vườn thuốc y học cổ truyền mẫu chiếm 92,6%. [15].
  • 21. 10 Bên cạnh sự quan tâm chỉ đạo đầu tư phát triển mạng lưới khám chữa bệnh y học cổ truyền công lập thì mạng lưới khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền ngoài công lập cũng được các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng và tổ chức thực hiện. Tính đến năm 2021, có 5.269 phòng chẩn trị/phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền (14 phòng có yếu tố nước ngoài); 334 phòng chẩn trị sử dụng phương pháp, bài thuốc gia truyền và 1.769 loại hình ngành nghề khác. Ngoài ra còn có Hội Đông y phát triển mạnh mẽ cả ở 4 cấp, Hội Châm cứu, Hội Nam y, Hội Laze Châm…với gần 100.000 hội viên tham gia [15]. Về nhân lực YHCT, trong giai đoạn 2003 - 2010 tỷ lệ cán bộ YHCT trên tổng số cán bộ ngành y tế tăng dần từ 3,4% đến 5,3%, tuy nhiên trình độ cán bộ không tăng, trình độ cán bộ sau đại học chiếm 4,01%, trình độ đại học chiếm 10,2 % trong số cán bộ YHCT. Trong giai đoạn 2003-2010, Bộ Y tế đã chú trọng phát triển nguồn nhân lực dành cho lĩnh vực y dược cổ truyền (YDCT) năm 2010 tăng 1,9% so với năm 2003. Năm 2012, Bộ y tế đã có quyết định 816/QĐ-BYT ngày 16/3/2012 về quy hoạch phát triển nhân lực y tế đến giai đoạn 2020. Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực YHCT còn rất thấp so với tổng số CBYT. Số lượng cán bộ trình độ sau đại học tăng, nhưng tỷ lệ cán bộ sau đại học trên tổng số cán bộ YDCT là không tăng. Tình trạng dịch chuyển nhân lực y tế từ tuyến dưới lên tuyến trên, từ địa phương về các thành phố lớn và từ y tế công sang y tế tư nhân là báo động, ảnh hưởng đến việc đảm bảo số lượng nhân lực y tế cầu thiết ở các cơ sở y tế. Sự dịch chuyển này khiến cho tình hình phân bố nhân lực y tế ngày càng chênh lệch giữa các tuyến [16]. Tính đến năm 2021, tỷ lệ cán bộ y học cổ truyền/tổng số cán bộ ngành y tế chiếm 9,8%, trong khi đó chỉ tiêu khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền các tuyến theo mục tiêu của Chính phủ yêu cầu đạt 10% tuyến trung ương, 15% tuyến tỉnh, 20% tuyến huyện và 30%
  • 22. 11 tuyến xã; điều này thể hiện bất cập trong quá trình phát triển nguồn nhân lực trong triển khai thực hiện công tác khám bệnh, chữa bệnh. Trong tổng số cán bộ công tác trong lĩnh vực y, dược cổ truyền thì trình độ nhân lực ở các tuyến không đồng đều, nhân lực trình độ chuyên môn cao tập trung ở tuyến trung ương, thành phố lớn [15]. Trước tình hình thực tế và nhu cầu khám chữa bệnh bằng YHCT ngày càng cao của người dân, năm 2019 Chính phủ đã ban hành chương trình phát triển y dược cổ truyền mục tiêu đến năm 2030, 100% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có bệnh viện đa khoa y dược cổ truyền hoặc bệnh viện đa khoa y học cổ truyền – phục hồi chức năng tuyến tỉnh, 95% bệnh viện đa khoa có giường bệnh, bệnh viện chuyên khoa có khoa y, dược cổ truyền, 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn và tương đương có triển khai hoạt động tư vấn sử dụng y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe hoặc tổ chức khám, chữa bệnh y dược cổ truyền [17]. 1.2. Thực trạng và nhu cầu sử dụng y học cổ truyền của ngƣời dân 1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới Vai trò và giá trị sử dụng YHCT trên thế giới ngày càng được thừa nhận rộng rãi bởi YHCT có một lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, có thể nói là cùng với sự tồn tại của con người. Hiện nay rất nhiều nước sử dụng y học cổ truyền trong phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng cũng như nâng cao sức khỏe và xác định y học cổ truyền như là một nhân tố quan trọng đảm bảo sự thành công của chiến lược chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tại các nước đang phát triển một tỷ lệ lớn dân số vẫn tin tưởng vào những thấy thuốc YHCT chữa bệnh bằng cách sử dụng các loại thảo dược. Bởi vậy, thuốc YHCT đang giữ vai trò rất quan trọng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu của cá nhân và cộng đồng ở nhiều nước đang phát triển [18].
  • 23. 12 Theo số liệu ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có tới 80% dân số thế giới dùng YHCT để trị liệu. Trong những thập kỷ qua, cùng với sự phát triển của thế giới, xu hướng sử dụng CAM ngày càng tăng, đặc biệt là các biện pháp chữa bệnh bằng thảo dược [19]. Tại Ethiopia, 90% dân số sử dụng các liệu pháp thảo dược để chăm sóc sức khỏe ban đầu. Các cuộc khảo sát tương tự được thực hiện ở các nước phát triển như Đức và Canada cho thấy ít nhất 70% dân số đã sử dụng CAM ít nhất 1 lần. [20] Kết quả điều tra trên 306 bệnh nhân đã từng sử dụng dịch vụ tại các phòng khám chữa bệnh cổ truyền ở Addis Ababa, Ethiopia cho thấy các bệnh chủ yếu đến điều trị là vết thương, viêm, bệnh trĩ, gãy xương, tê liệt, đau lưng, bệnh gan, ung thư,v.v... Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng 52% bệnh nhân báo cáo rằng phòng khám chữa bệnh cổ truyền là lựa chọn đầu tiên của họ khi gặp vấn đề về sức khỏe điều này cho thấy các phòng khám chữa bệnh cổ truyền đã góp phần đáng kể trong công tác chăm sóc sức khỏe của người dân. Những lý do chính lựa chọn y học cổ truyền được người dân đưa ra là do tính hiệu quả (57,2%), không hài lòng với y học hiện đại (35,6%) [2]. Số liệu các nghiên cứu, báo cáo cho thấy phần lớn dân số ở các nước Nam Á cũng đã sử dụng y học cổ truyền. Tại Ấn Độ, 65% dân số ở nông thôn sử dụng y học truyền thống Ấn Độ và cây thuốc để chăm sóc sức khỏe ban dầu. Ở Nepal, có trên 75% dân số đã từng sử dụng y học cổ truyền trong khi chỉ có khoảng 15% dân số được tiếp cận với y học hiện đại. Tương tự, có tỷ lệ đáng kể người dân ở Bhutan thực hành chăm sóc sức khỏe bằng phương pháp truyền thống bằng việc sử dụng các loại dược liệu khác nhau được tìm thấy trong rừng [21]. Ở nhiều vùng của châu Phi, cây thuốc là nguồn tài nguyên sức khỏe dễ dàng tiếp cận nhất cho cộng đồng. Ngoài ra, chúng thường là lựa chọn ưu tiên
  • 24. 13 cho bệnh nhân. Hầu hết các thầy lang cung cấp thông tin, tư vấn, điều trị cho bệnh nhân và gia đình họ theo cách cá nhân cũng như hiểu biết về môi trường sống của bệnh nhân [22]. Tại châu Á – Thái Bình Dương, mỗi quốc gia đã phát triển các hệ thống y học cổ truyền riêng: y học cổ truyền Trung Quốc (TCM) cho Trung Quốc, y học cổ truyền Triều Tiên (TKM) cho Hàn Quốc, y học phương Đông cho Nhật Bản…TCM chiếm khoảng 40% tổng số dịch vụ sức khỏe được cung cấp và được sử dụng để điều trị cho khoảng 200 triệu bệnh nhân hàng năm ở Trung Quốc. Ngoài ra 69% dân số Hàn Quốc đã trải qua TKM. 60 – 70% bác sĩ điều trị dị ứng ở Nhật Bản kê đơn thuốc thảo dược cho bệnh nhân của họ. Y học cổ truyền được đưa vào hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia của ba nước và được phát triển trong các chính sách quốc gia dựa trên nền tảng lịch sử và văn hóa khác với nền tảng y học bổ sung và thay thế (CAM) ở phương Tây [23]. Tháng 12/2019, Corona virus mới (nCov – 2019) lần đầu tiên được báo cáo từ Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc gây nhiều rối loạn nghiêm trọng bao gồm bệnh hô hấp, ruột, gan, thần kinh [24]. Tháng 1/2020, WHO đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng được quốc tế quan tâm đối với Covid – 19 [25]. Y học cổ truyền Trung Quốc đã cung cấp những kinh nghiệm lâm sàng tuyệt vời, các công thức thảo dược hiệu quả có thể áp dụng trong việc ức chế virus và điều trị các bệnh đường hô hấp. Thuốc thảo dược Trung Quốc kết hợp với Tây y đã đưa ra phác đồ làm giảm các biến chứng do virus gây ra. Ngày 24/1/2020, bệnh nhân đầu tiên có các triệu chứng của viêm phổi Covid 19 đã được phục hồi tại bệnh viện sau khi điều trị bằng thuốc thảo dược cổ truyền Trung Quốc [26]. Các nghiên cứu gần đây cũng đã chỉ ra rằng, gần 70% dân số tại Australia sử dụng ít nhất một loại thuốc bổ sung và thay thế và 44,1% đã sử dụng trong năm 2011. Tại châu Âu có 60% người ở Hà Lan và 74% người ở
  • 25. 14 Anh khi được hỏi cho biết họ ủng hộ việc đưa thuốc bổ sung và thay thế vào hệ thống cung ứng dịch vụ y tế quốc gia [27]. Kết quả khảo sát tại Singapore cho thấy có 76% người dân đã sử dụng thuốc bổ sung và thay thế trong khoảng thời gian 12 tháng trong đó y học cổ truyền Trung Quốc là hình thức sử dụng rộng rãi nhất (88%), tiếp theo y học truyền thống Malay (8%) và y học truyền thống Ấn Độ (3%) [28]. Thống kê về tình hình sử dụng y học cổ truyền của người dân tại Đài Loan trong giai đoạn từ 1996 đến 2001 cho thấy thuốc thảo dược là phương thức được người dân sử dụng phổ biến nhất (85,9%), tiếp theo là châm cứu (11,0%) [29]. Một nghiên cứu khác tại Đài Loan cũng cho thấy đa số các bệnh nhân ung thư gan sử dụng dịch vụ y học cổ truyền ngoại trú tại phòng khám tư nhân (52,7%) và bệnh viện tư nhân (31,0%) [30]. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy y học cổ truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị các bệnh ung thư. Nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc bổ sung và thay thế trong những bệnh nhân ung thư là 44,6% (1.382/3.100) so với 25,5% bệnh nhân không ung thư có khối u lành tính (92/361) [31]. Một khảo sát khác tại một số nước châu Âu cũng cho thấy tỷ lệ sử dụng CAM khá phổ biến ở những bệnh nhân ung thư (35,9%) với mức dao động từ 14,8% đến 73,1%, tỷ lệ cụ thể đối với một số loại ung thư: 22,7% ở những bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ, 26,6% đối với bệnh nhân ung thư phổi và 56,3% ở những bệnh nhân ung thư tuyến tụy [30]. Nghiên cứu hồi cứu trong giai đoạn từ 1996-2010 tại Đài Loan cho thấy tỷ lệ sử dụng y học cổ truyền Trung Quốc ở nhóm bệnh nhân ung thư phổi là 31,17% [32]. 1.2.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam Các nghiên cứu trong thời gian gần đây về nhu cầu và thực trạng sử dụng YHCT nói chung và thuốc y học cổ truyền nói riêng ở cộng đồng tại các địa
  • 26. 15 phương khác nhau đều chỉ ra rằng việc chăm sóc sức khỏe trong nhân dân bằng y học cổ truyền là cần thiết và có hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng YHCT trong cộng đồng dân cư ở các nghiên cứu này cho thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng miền. Tác giả Nguyễn Thị Thu Trang năm 2014 đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng khám chữa bệnh bằng YHCT tại huyện Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa năm 2014”, kết quả cho thấy: có 36,1% trong số 899 người dân được phỏng vấn có mong muốn được sử dụng y học cổ truyền để khám chữa bệnh; 91,9% có nhu cầu muốn được sử dụng thuốc y học cổ truyền nhiều hơn; 72,3% mong muốn được nói chuyện về chủ đề y học cổ truyền. Về thực trạng sử dụng thuốc y học cổ truyền, có 26,9% trong số 869 hộ gia đình có người ốm trong 6 tháng qua có sử dụng thuốc YHCT để điều trị bệnh và 53,5% sử dụng kết hợp thuốc YHCT với thuốc tây y (tỷ lệ sử dụng thuốc YHCT tỉnh chung là 80,4%); hình thức chế phẩm có sẵn được người dân sử dụng phổ biến hơn cả (chiếm 75,3%). Về lý do sử dụng thuốc YHCT, đa số người dân sử dụng thuốc YHCT là do bổ (chiếm 51,2%), rẻ tiền, tiết kiệm chi phí (chiếm 47,2%), do sẵn có trên địa bàn (chiếm 22,7%), do bệnh mãn tính (21,5%), do bệnh nhẹ (18,7%). Mục đích chính sử dụng thuốc YHCT là để chữa bệnh (66,5%), bồi bổ cơ thể (24,6%) [33]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Nga (2014) về tình hình bệnh tật và thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền của huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa cho thấy người dân có nhu cầu cao về khám chữa bệnh bằng thuốc y học cổ truyền. Có 58,3% người dân mong muốn dùng thuốc YHCT để khám chữa bệnh và nâng cao sức khỏe trong đó 37,1% muốn sử dụng thuốc YHCT đơn thuần và 21,2% muốn dùng kết hợp thuốc YHCT với thuốc tây y. Địa điểm người dân muốn khám chữa bệnh bằng thuốc YHCT tại TYT (40,6%), tại nhà các ông làng, bà mế (19,5%), tại khoa YHCT bệnh viện huyện (14,6%), tự chữa (15%), BV chuyên khoa YHCT (11,4%) [34].
  • 27. 16 Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trung Kiên năm 2014 về thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền của người dân tại 3 xã huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh cho thấy: tỷ lệ HGĐ có sử dụng thuốc YHCT trong 6 tháng qua là 81,4%. Có 61,9% người dân điều trị kết hợp thuốc tây y và thuốc YHCT, trong đó tỷ lệ khá cao đối với các bệnh cơ xương khớp (94,5%), thần kinh (86,8%), tiết niệu (88,2%) và các chứng đau (76,2%). Đa số (61,9%-100%) người dân lựa chọn bệnh viện để điều trị bệnh, tỷ lệ thấp điều trị tại TYT và tại nhà. Mục đích chính người dân sử dụng thuốc YHCT là để chữa bệnh (85,5%), tỷ lệ thấp dùng để bồi bổ sức khỏe (8,6%) hoặc kết hợp chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe (5 9%). Các lý do chính người dân lựa chọn thuốc YHCT để điều trị bệnh là do bổ (64,8%), rẻ tiền (57,2%), do bệnh mãn tính (48,0%), theo y lệnh của cán bộ y tế (41,1%) và sẵn có dễ kiếm (24,7%). Lý do người dân không dùng thuốc YHCT là do bệnh nặng (70,9%). Có 45,7% người dân ở xã Tùng Lộc đưa ra lý do là thiếu kiến thức [35]. Nghiên cứu về thực trạng sử dụng YHCT trong chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng tại tỉnh Hải Dương, tác giả Phạm Vũ Khánh đã cho thấy trong số 801 hộ gia đình tham gia phỏng vấn, trong thời gian một tháng tại thời điểm nghiên cứu, tỷ lệ hộ có người ốm chiếm 41% với nhiều dạng bệnh khác nhau. Tỷ lệ bệnh mắc cao: sốt do virut 25,7%; viêm họng 15%; đau lưng 8,5%; hội chứng dạ dày tá tràng 8,1%, suy nhược cơ thể 6,04% và viêm phế quản- phổi 5,43%,v.v... Tỷ lệ hộ gia đình ở thành phố Hải Dương có trồng cây thuốc là 36%; huyện Cẩm Giàng là 11,8%; huyện Ninh Giang là 34%. Hình thức sử dụng: tỷ lệ sử dụng kết hợp cả hai phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc (42,9%) cao hơn so với các phương pháp đơn thuần (24,8% sử dụng phương pháp dùng thuốc YHCT và 1,6% sử dụng phương pháp không dùng thuốc). Về địa điểm sử dụng khi người dân có nhu cầu về sử dụng YHCT thì
  • 28. 17 họ đến với các thầy lang 4,1%; tự chữa 9,5%; thầy thuốc tư nhân 30%; trạm y tế 44%; bệnh viện chuyên khoa về YHCT 41% [1]. Tác giả Trần Thủy Sóng nghiên cứu tại Hà Nội năm 2013 cho thấy, tỷ lệ sử dụng thuốc YHCT là nhiều nhất ở cơ sở y tế công lập (68%) và CSYT ngoài công lập (95,7%). Châm cứu được sử dụng với tỷ lệ 76,0% ở cơ sở y tế công lập và 85,1% ở cơ sở y tế ngoài công lập. Lý do được người dân lựa chọn khi sử dụng y học cổ truyền là quen dùng với 35,4%. Có 61,9% người dân được cán bộ y tế hướng dẫn sử dụng y học cổ truyền. Lý do chính người dân không lựa chọn phương pháp y học cổ truyền là tác dụng không tốt với tỷ lệ 35,7% [36]. Nghiên cứu về thực trạng sử dụng y học cổ truyền của người dân tỉnh Hà Tây (cũ) của tác giả Trần Văn Khanh cho thấy tỷ lệ sử dụng YHCT trong cộng đồng là 72.9%, trong đó điều trị kết hợp YHCT với YHHĐ là 36,3%, YHHĐ đơn thuần là 34% và y học cổ truyền đơn thuần là 29,7%. Về phương pháp điều trị thuốc YHCT đơn thuần là 34,8%; phương pháp kết hợp thuốc y học cổ truyền và không dùng thuốc là 63,2%; phương pháp không dùng thuốc đơn thuần là 2,1%. Về mục đích sử dụng: để chữa bệnh 61,3%, vừa để chữa bệnh đồng thời làm thuốc bổ 27,3%, để chữa bệnh sau khi chữa bệnh bằng y học hiện đại không khỏi 3,4% [37]. Nghiên cứu của tác giả Trần Đức Tuấn năm 2011 ở tỉnh Hải Dương cho thấy tỷ lệ sử dụng y học cổ truyền là 69,4% trong đó điều trị bằng YHCT đơn thuần là 25,7%, điều trị bằng YHCT kết hợp YHHĐ là 29,3%, điều trị YHHĐ đơn thuần là 34,8%, phương pháp kết hợp thuốc và không dùng thuốc là 63,2%, phương pháp không dùng thuốc đơn thuần là 2,1% [38]. Nghiên cứu của Tôn Mạnh Cường năm 2013 ở tỉnh Vĩnh Phúc thì tỷ lệ sử dụng YHCT trong cộng đồng là 77,1%, trong đó chữa bằng YHCT đơn thuần là 26,2%, kết hợp YHHĐ với YHCT là 25,8% và y học hiện đại đơn thuần là 48% [39].
  • 29. 18 1.3. Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng thuốc y học cổ truyền của ngƣời dân Kết quả tổng hợp một số nghiên cứu ở các nước và các khu vực khác nhau trên thế giới cho thấy các yếu tố có ảnh hưởng/liên quan đến hành vi lựa chọn y học cổ truyền của người dân nói chung và thuốc y học cổ truyền nói riêng bao gồm: yếu tố về văn hóa, trình độ nhận thức, khả năng chi trả, khả năng tiếp cận và mức độ hài lòng. Các yếu tố khác bao gồm không thể tiếp cận với các dịch vụ y tế hiện đại về mặt địa lý, chi phí, thời gian hoặc thiếu đội ngũ cán bộ y tế được đào tạo [21]. Tác giả Chun-Chuan Shih và cộng sự đã nghiên cứu mối liên quan giữa một số yếu tố điều kiện kinh tế xã hội (bao gồm tình trạng giáo dục, nghề nghiệp của chủ hộ và thu nhập của hộ gia đình) với hành vi sử dụng y học cổ truyền Trung Quốc ở 5.971 trẻ em tại Đài Loan. Kết quả cho thấy trẻ em sống trong các HGĐ thuộc nhóm có điều kiện kinh tế xã hội cao nhất (nhóm thứ 4) có số lần sử dụng YHCT Trung Quốc cao hơn so với nhóm thứ 2 (nhóm thứ 2) với tỷ lệ lần lượt là 0,12 lần và 0,06 lần, (p<0,05) và cao hơn 1,49 lần so với nhóm có điều kiện kinh tế xã hội thấp nhất (nhóm thứ 1) với 95%CI: 1,02-2,17 [40]. Tuy nhiên nghiên cứu của tác giả Nonhlanhla Nxumalo (2011) trên 4.762 hộ gia đình ở Nam Phi lại cho kết quả ngược lại trong đó nhóm nghèo nhất (nhóm 1) lại có xu hướng khám chữa bệnh ở thầy lang cao hơn nhiều so với nhóm giàu nhất (nhóm 5) với tỷ lệ tương ứng là 0,03 lượt/ người và 0,002 lượt/ người [41]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Nonblanhla Nxumalo cũng cho thấy các yếu tố khác có liên quan đến việc sử dụng dịch vụ từ thầy lang bao gồm: nhóm độc thân có xu hướng sử dụng dịch vụ từ thầy lang cao hơn 1,75 lần so với nhóm đã có gia đình (95%CI: 1,21-2,53); nhóm có trình độ học vấn từ phổ thông trung học trở lên thấp hơn so với nhóm không đi học (OR=0,27;
  • 30. 19 95% CI: 0,13-0,59); nhóm sống ở nông thôn cao hơn nhóm sống ở đô thị (OR=2,93; 95%CI: 2,04-4,21). Nghiên cứu của tác giả Mehta và cộng sự (2007) ở nhóm người Mỹ gốc Á cho thấy nữ giới có xu hướng sử dụng CAM cao hơn 1,24 lần so với năm giới (95%CI:1,04-1,46); nhóm có trình độ học vấn từ trung học phổ thông (THPT) cao hơn 1,40 lần nhóm có trình độ trung học cơ sở (THCS) trở xuống (95% CI: 1,08-1,81); nhóm có trình độ từ đại học trở lên cao hơn 140 lần so với nhóm còn lại (95%CI: 1,32-1,49); người mắc một bệnh mãn tính và mắc ít nhất hai bệnh mãn tính có xu hướng sử dụng thuốc bổ sung và thay thế cao hơn 1,26 lần (95% CI: 1,20-1,32) và 1,29 lần (95% CI: 1,00-1,65) theo thứ tự so với nhóm không mắc bệnh mãn tính [42]. Kết quả một nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy động cơ thúc đẩy đối với phần lớn những người sử dụng thuốc bổ sung và thay thế là từ sự giới thiệu của gia đình hoặc bạn bè (77,7%), tự cá nhân lựa chọn (23,3%) [43]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Trần Văn Khanh tại tỉnh Hà Tây cho thấy các yếu tố thúc đẩy người dân sử dụng YHCT nhiều hơn bao gồm người có kiến thức về y học cổ truyền, người biết chữa bệnh bằng YHCT, người nghèo, người cao tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình có trồng cây thuốc tại vườn. Bên cạnh đó, vấn đề chi phí thấp, chuyên môn của thầy thuốc giỏi, dịch vụ YHCT gần nhà là những lý do người dân lựa chọn dịch vụ y học cổ truyền để chữa bệnh. Trái lại, những yếu tố khiến người dân ít/không sử dụng YHCT bao gồm thiếu kiến thức về y học cổ truyền, sự sẵn có của thuốc tây y, sự bất tiện khi sử dụng y học cổ truyền, thiếu thầy thuốc chuyên khoa y học cổ truyền, tình trạng thiếu trang thiết bị và thiếu cán bộ chuyên khoa y học cổ truyền tại tuyến y tế cơ sở [38]. Nghiên cứu tác giả Phạm Vũ Khánh và cộng sự: Phần lớn số thành viên tham gia thảo luận nhóm đều cho rằng giới trẻ ngày nay ít hiểu biết và quan
  • 31. 20 tâm đến thuốc YHCT và các phương pháp phòng và điều trị bệnh trong dân gian, hầu như họ chỉ quen dùng thuốc YHHĐ vì theo họ thuốc YHHĐ tiện dụng, nhanh khỏi. Một số cho rằng nhiều khi họ cũng muốn sử dụng thuốc YHCT trong điều trị một số chứng bệnh thông thường để ít có tác dụng phụ, nhưng do họ thiếu kiến thức về YHCT mà không biết hỏi ai và cũng không có tài liệu về y học cổ truyền. Kết quả phân tích còn cho thấy việc trồng cây thuốc tại vườn có tác động đến việc người dân lựa chọn YHCT để điều trị với p<0,001; người biết chữa bệnh bằng y học cổ truyền sử dụng YHCT nhiều hơn với p<0,01 [1]. Tác giả Nguyễn Trung Kiên khi phân tích các yếu tố liên quan đến thực trạng sử dụng thuốc y học cổ truyền của người dân tại huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh cũng đã chỉ ra các yếu tố có liên quan đó là loại bệnh, địa bàn điều tra, trình độ học vấn của chủ hộ gia đình, việc trồng thuốc nam tại gia đình và việc được cán bộ y tế hướng dẫn sử dụng thuốc YHCT. Cụ thể: Người dân có xu hướng ít sử dụng thuốc YHCT hơn khi điều trị các bệnh hô hấp (26,9%) và các chứng đau (76,2%) so với các bệnh cơ xương khớp, thần kinh, phụ khoa và các chứng đau (97,8%-100,0%); Các HGĐ ở thị trấn Nghèn có xu hướng sử dụng thuốc YHCT cao hơn 2,78 lần (95%CI: 1,51-5,09) và các HGĐ ở xã Thuận Thiện cao hơn 2,57 lần (95% CI: 1,34-4,91) so với các HGĐ ở xã Tùng Lộc, nhóm HGĐ có chủ hộ có trình độ học vấn từ PTTH trở lên có xu hướng sử dụng thuốc YHCT nhiều hơn (OR=2,17; 95%CI: 1,09-4,31; p<0,05); Nhóm HGĐ có trồng thuốc nam sử dụng thuốc YHCT cao hơn 3,84 lần so với nhóm không trồng thuốc nam (95%CI: 1,16-12,75); và Nhóm HGĐ được cán bộ y tế hướng dẫn sử dụng thuốc YHCT cao hơn với OR=1,74 (95%CI: 1,05- 2,89), p<0,05 [35].
  • 32. 21 1.4. Giới thiệu vài nét về địa bàn nghiên cứu 1.4.1. Khái quát về đặc điểm địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Nam Định Nam Định là một tỉnh nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ. Nam Định tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía Bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía Nam, tỉnh Hà Nam ở phía Tây Bắc, giáp biển (vịnh bắc bộ) ở phía Đông. Diện tích là 1,669 km2. Tỉnh có 10 đơn vị hành chính gồm 9 huyện và TP Nam Định (đô thị loại I). Dân số năm 2016 có 1,85 triệu người với mật độ dân số 1,109 người/ km2. Là một vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm của đồng bằng Bắc Bộ. Nam Định có ba vùng sinh thái là vùng đô thị, vùng đồng bằng thấp trũng và vùng đồng bằng ven biển. Đồng thời có nền công nghiệp phát triển tương đối sớm với nhiều ngành nghề truyền thống, là một trong những trung tâm dệt may hàng đầu của cả nước. Thành phố Nam Định: là tỉnh lỵ của Nam Định, nằm ở khu vực phía Bắc tỉnh, cách Hà Nội 90km về phía đông nam. Là nơi hội tụ các tuyến đường 10, 12, 21, 38, có đường sắt Bắc- Nam chạy qua, sông Đào chảy qua giữa lòng thành phố, điều kiện giao thông thuận lợi. Diện tích: 46,25 km2; Dân số: 249534 người (2010); Bao gồm 20 phường và 5 xã ngoại thành. Ngày 28 -11- 2011 thành phố được nâng cấp lên đô thị loại I trực thuộc tỉnh, đồng thời được xác định là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng nam đồng bằng sông Hồng. Huyện Nam Trực thuộc vùng đồng bằng thấp trũng, nằm ở cửa ngõ phía Nam của thành phố Nam Định, phía Bắc tiếp giáp thành phố Nam Định, phía Nam giáp huyện Trực Ninh, phía Đông giáp huyện Vũ Thư (Thái Bình), phía Tây giáp huyện Vụ Bản và Nghĩa Hưng. Nơi đây có địa hình rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành nông nghiệp. Phía Bắc và phía Nam thuận lợi cho việc trồng lúa nước, vùng giữa huyện từ Tây sang Đông thuận lợi cho việc
  • 33. 22 phát triển hoa màu và cây công nghiệp. Huyện có diện tích 163,89 km2, dân số 194,112 người (2017), bao gồm 19 xã và 1 thị trấn. Huyện Nghĩa Hưng thuộc vùng đồng bằng ven biển, nằm ở phía Nam của tỉnh Nam Định, phía Đông giáp các huyện Hải Hậu, Trực Ninh, phía Bắc giáp huyện Nam Trực, Ý Yên, phía Tây giáp Kim Sơn (Ninh Bình). Nghĩa Hưng có chiều dài bờ biển 12 km, phía Tây giới hạn bởi sông Đáy, ranh giới phía Đông là sông Ninh Cơ. Phía ngoài con đê chính có các bãi ngập triều có diện tích khoảng 3.500 ha. Huyện có diện tích 250,47 km2, dân số 202,81 người (2011), bao gồm 22 xã và 3 thị trấn. 1.4.2. Khái quát về hệ thống y tế tại Nam Định Toàn tỉnh hiện nay có 7 BV tuyến tỉnh, 11 BV huyện, 10 TTYT huyện, thành phố phụ trách 229 TYT xã, phường, thị trấn (100% số xã có trạm y tế). Cứ 1 vạn dân thì có khoảng 10 y, bác sĩ và 18 giường bệnh. Нệ thống tổ chức về YHCT có từ tuyến tỉnh tới tuyến xã. Tính đến năm 2020, Nam Định có 01 Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh với quy mô 200 giường bệnh được trang bị cơ sở, vật chất, thiết bị hiện đại phục vụ chẩn đoán, điều trị bệnh cho nhân dân. Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện công an tỉnh và 07 Trung tâm y tế huyện, thành phố có khoa YHCT hoạt động độc lập, 03 Trung tâm y tế huyện có tổ YHCT lồng ghép với khoa nội, phục hồi chức năng, hệ thống bệnh viện ngoài công lập như Bệnh viên đa khoa Sài Gòn – Nam Định, các phòng khám đa khoa khu vực cũng có khoa/bộ phận đông y. Các phòng, trung tâm y tế huyện, thành phố đều bố trí cán bộ theo dõi công tác y, dược cổ truyền trên địa bàn. Tuyến y tế cơ sở có 222/229 trạm y tế xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn đến năm 2020, có vườn thuốc nam mẫu và có hoạt động khám chữa bệnh bằng y, dược cổ truyền. Đối với những nơi không có cán bộ y, dược cổ truyền, trạm y tế có trách nhiệm bố trí cho chi hội đông y một diện tích thích hợp, trang bị dụng cụ, tủ ô bàn quầy để chiển khai phòng chẩn trị y,
  • 34. 23 dược cổ truyền. Trong công tác khám chữa bệnh, các cơ sở y tế trong tỉnh đã thực hiện tốt việc hướng dẫn, tuyên truyền, tư vấn nhân dân thực hiện việc điều trị bằng tây y kết hợp đông y. Qua đó tập trung điều trị bằng thuốc tây y để ngăn chặn bệnh kịp thời sau đó chuyển sang điều trị đông y để giải quyết dứt điểm bệnh [4]. Bên cạnh kết quả đạt được y, dược cổ truyền Nam Định còn một số khó khăn, hạn chế. Hệ thống quản lý và khám chữa bệnh bằng y, dược cổ truyền còn mỏng, quy mô chưa phù hợp, một số trung tâm y tế huyện chỉ có tổ y, dược cổ truyền lồng ghép trong khoa nội hoặc phục hồi chức năng do y bác sỹ y, dược cổ truyền phụ trách. Đồng thời việc kết hợp giữa đông y và tây y trong điều trị bệnh cho nhân dân chưa được quan tâm đúng mức. Một số bài thuốc, vị thuốc có tại địa phương chưa được sử dụng do không được thanh quyết toán bảo hiểm y tế. Công tác nuôi trồng, phát triển nguồn dược liệu chưa rộng khắp. Công tác bảo tồn, kế thừa, sưu tầm các bài thuốc hay, gia truyền còn hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, hạ tầng kĩ thuật, chi thường xuyên cho công tác y, dược cổ truyền còn thấp so với nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân [4].
  • 35. 24 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Người dân tại TP Nam Định, huyện Nam Trực, huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định. 2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn. + Đại diện hộ gia đình nắm vững các thông tin về tình trạng sức khỏe và chăm sóc sức khỏe của các thành viên trong hộ gia đình. + Thời gian cư trú tại Nam Định từ 3 năm trở lên. + Tiếp cận được tại thời điểm điều tra và đồng ý tham gia nghiên cứu. + Có khả năng nghe và trả lời câu hỏi. 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ + Người dưới 18 tuổi. + Không đồng ý tham gia nghiên cứu. + Người có tình trạng sức khỏe không thể trả lời phỏng vấn. 2.2. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại 3 huyện/ thị của tỉnh Nam Định: huyện Nam Trực, huyện Nghĩa Hưng và thành phố Nam Định. Trong đó: + Thành phố Nam Định: đại diện cho khu vực thành thị. + Huyện Nam Trực: đại diện cho khu vực đồng bằng thấp trũng. + Huyện Nghĩa Hưng: đại diện cho khu vực đồng bằng ven biển. 2.3. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 06 năm 2021 đến tháng 10 năm 2021.
  • 36. 25 2.4. Thiết kế nghiên cứu Đề tài được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả cắt ngang. 2.5. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu 2.5.1. Cỡ mẫu Cỡ mẫu áp dụng cho đối tượng người dân sử dụng YHCT tại các xã nghiên cứu. Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ngẫu nhiên đơn: n = Z2 (1-α/2) x x DE Trong đó: - n là cỡ mẫu cần cho nghiên cứu - Z là hệ số tin cậy được lấy dựa vào ngưỡng xác suất α. Trong đề tài này ngưỡng xác suất α được lấy là 0,05 -> Z= 1,96. - P là tỷ lệ sử dụng thuốc YHCT của hộ gia đình (ước tính p=0,43) [44]. - d là sai số cho phép (ở đây chọn 0,05). - DE: hệ số thiết kế, chọn DE=1,2 Tính ra cỡ mẫu là 452 hộ. Đây là cỡ mẫu cho mỗi huyện được chọn. Như vậy tổng số hộ gia đình được điều tra tại 3 huyện là 1356 hộ. Để tăng thêm độ chính xác chúng tôi tiến hành điều tra 1440 hộ gia đình. 2.5.2. Phương pháp chọn mẫu + Chọn chủ đích tỉnh Nam Định. + Chọn 3 huyện đại diện cho khu vực thành thị, khu vực đồng bằng ven biển, khu vực đồng bằng thấp trũng. + Trong mỗi huyện được chọn, lập danh sách các xã. Bốc thăm ngẫu nhiên lấy 3 xã. Như vậy có 9 xã, mỗi xã có 160 hộ được đưa vào để lấy ý kiến của người dân về tình hình sử dụng YHCT.
  • 37. 26 + Tại mỗi xã chọn 8 thôn bất kỳ bằng phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên. Việc chọn thôn có sự chứng kiến của học viên, điều tra viên, lãnh đạo TYT và được tiến hành tại trạm y tế trước khi bắt đầu phỏng vấn. Cỡ mẫu điều tra tại mỗi thôn là 20 HGĐ. 2.6. Các chỉ số và biến số trong nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Tên các biến số/ chỉ số Phƣơng pháp thu thập Thực trạng sử dụng YHCT của người dân tại tỉnh Nam Định từ năm 2019- 2021 -Thông tin chung về đối tượng được phỏng vấn: + Độ tuổi + Giới tính + Dân tộc + Trình độ học vấn + Nghề nghiệp + Kinh tế hộ gia đình Phiếu phỏng vấn người dân (phụ lục) - Tình hình mắc bệnh và điều trị trong cộng đồng: + Tỷ lệ mắc bệnh hộ gia đình + Tỷ lệ mắc bệnh theo giới + Tỷ lệ mắc bệnh theo độ tuổi + Tỷ lệ nhóm bệnh thường gặp + Phương thức điều trị + Phương pháp điều trị Phiếu phỏng vấn người dân (phụ lục) -Thực trạng sử dụng YHCT của người dân: + Tỷ lệ sử dụng YHCT của hộ gia đình + Hình thức sử dụng YHCT + Lý do sử dụng YHCT + Lý do không sử dụng YHCT Phiếu phỏng vấn người dân (phụ lục)
  • 38. 27 + Mục đích sử dung YHCT + Dạng thuốc YHCT được sử dụng + Nguồn thuốc YHCT được sử dụng + Các phương pháp không dùng thuốc được sử dụng + Nguồn học cách chữa bệnh và nâng cao sức khỏe bằng YHCT + Tỷ lệ người dân trồng cây thuốc nam tại nhà + Tỷ lệ được cán bộ y tế hướng dẫn sử dụng YHCT + Sự sẵn có của các cơ sở cung cấp dịch vụ YHCT + Quan điểm về việc trồng và sử dụng thuốc nam tại nhà + Mức độ hài lòng khi sử dụng dịch vụ YHCT + Quan điểm của chủ hộ về việc sử dụng YHCT trong phòng và điều trị Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng YHCT của người dân - Liên quan giữa việc trồng thuốc nam với sử dụng YHCT. - Liên quan giữa việc được CBYT tư vấn với sử dụng YHCT. - Liên quan giữa địa điểm cung cấp dịch vụ YHCT gần nhà với sử dụng YHCT. - Liên quan giữa sử dụng YHCT với một số đặc điểm của đại diện hộ gia đình. - Liên quan giữa sử dụng YHCT với một số đặc điểm của người mắc bệnh trong hộ gia đình. Phiếu phỏng vấn người dân (Phụ lục)
  • 39. 28 2.7. Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu 2.7.1. Kỹ thuật thu thập số liệu Thu thập số liệu bằng phương pháp phỏng vấn có cấu trúc (phụ lục). Cách chọn điều tra viên: điều tra viên là bác sỹ, y sỹ YHCT có kinh nghiệm điều tra cộng đồng. Các điều tra viên đều sẽ được tập huấn và phát tài liệu trước khi tiến hành điều tra. Nội dung tập huấn cho điều tra viên là kỹ năng phỏng vấn đối tượng nghiên cứu, cách thức điền phiếu theo phiếu phỏng vấn đã được chuẩn bị sẵn. Điều tra hộ gia đình theo phương pháp tiếp cận xã hội học, sau khi chào hỏi, giới thiệu mục đích của cuộc phỏng vấn và hỏi họ xem có tự nguyện đồng ý phỏng vấn hay không? Nếu đồng ý mới bắt đầu phỏng vấn. Trong trường hợp đối tượng phỏng vấn đi vắng, điều tra viên phải hẹn gia đình quay lại để phỏng vấn nếu đối tượng không đi xa, nếu quay lại lần thứ 3 vẫn không gặp thì phải phỏng vấn thêm đối tượng mới cho đủ cỡ mẫu theo quy định. Trong trường hợp đối tượng từ chối hợp tác trả lời thì điều tra viên chuyển sang đối tượng khác để phỏng vấn. Toàn bộ quá trình điều tra sẽ được giám sát và theo dõi chặt chẽ. 2.7.2. Kỹ thuật xử lý số liệu Toàn bộ số phiếu phỏng vấn định lượng hộ gia đình được làm sạch trước khi nhập số liệu vào máy tính. - Số liệu được nhập vào máy tính bằng chương trình Epidata 3.1. Sau đó sử dụng chương trình kiểm tra phát hiện và sửa chữa những sai sót do nhập số liệu. - Sử dụng chương trình SPSS 20.0 để phân tích số liệu. - Các thông số được tính toán và trình bày bằng các bảng, biểu đồ bao gồm: số lượng, giá trị %, giá trị p và tỷ suất chênh (OR).
  • 40. 29 2.8. Các loại sai số và các biện pháp khắc phục sai số Do nghiên cứu phỏng vấn về thực trạng sử dụng YHCT của người dân trong vòng 3 năm nên có thể có sai số nhớ lại. Để hạn chế sai số trong quá trình thu thập số liệu. Cần có một số biện pháp khắc phục như sau: + Thiết kế công cụ thu nhập số liệu đầy đủ, thực hiện điều tra thử sau đó chỉnh phiếu phỏng vấn cho phù hợp. + Các điều tra viên được lựa chọn là những người có trình độ, có kinh nghiệm điều tra thực tế, thống nhất phương pháp và kỹ năng điều tra phỏng vấn. + Toàn bộ quá trình điều tra được kiểm tra và giám sát bởi học viên. Học viên vừa phỏng vấn, vừa giám sát và kiểm tra sai sót. 2.9. Hạn chế của nghiên cứu Do điều kiện nguồn lực có hạn, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức đánh giá trên đối tượng là người dân sử dụng dịch vụ YHCT là chính mà chưa đi sâu tìm hiểu phía cung cấp dịch vụ. Mặt khác, do hạn chế về thời gian và nguồn lực nên không thể tiến hành nghiên cứu ở nhiều khu vực khác nhau trong tỉnh/huyện và với số mẫu lớn hơn. Bên cạnh đó nghiên cứu thực hiện trong một khoảng thời gian nên chưa xác định được rõ các yếu tố liên quan với thời gian như yếu tố mùa trong năm. 2.10. Đạo đức của nghiên cứu Nghiên cứu được sự đồng ý của Hội đồng thông qua đề cương của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam và sự chấp thuận của chính quyền xã/phường tại địa bàn nghiên cứu. Nghiên cứu được tiến hành nghiêm túc, trung thực, khách quan ở tất cả các giai đoạn.
  • 41. 30 Tất cả đối tượng nghiên cứu đều được điều tra viên giải thích cụ thể về mục đích, nội dung nghiên cứu để tự nguyện tham gia và hợp tác tốt trong quá trình nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu có quyền từ chối tham gia nghiên cứu bất cứ lúc nào. Nghiên cứu không gây ảnh hưởng gì xấu, bất lợi đến việc khám chữa bệnh, điều trị đối với tất cả các đối tượng nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu cũng sẽ cam kết các số liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác. Điều này giúp cho thông tin thu thập có độ chính xác cao. 2.11. Một số khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá đƣợc sử dụng trong nghiên cứu 2.11.1. Một số khái niệm - YHCT: đó là một số phương pháp chữa bệnh bằng cách dùng thuốc nam, thuốc bắc hoặc các phương pháp không dùng thuốc của YHCT. - Sử dụng YHCT: là dùng thuốc YHCT hoặc các phương pháp không dùng thuốc hoặc sử dụng kết hợp giữa dùng thuốc và các phương pháp không dùng thuốc (kết hợp cả hai) để chữa bệnh, nâng cao sức khỏe hoặc kết hợp cả hai mục đích. 2.11.2. Tiêu chuẩn nghèo sử dụng trong nghiên cứu Chúng tôi căn cứ theo Quyết định tại Nghị định số 07/2021NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025. Trong nghiên cứu này: + Chuẩn hộ nghèo là những hộ gia đình: - Tại khu vực nông thôn: có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
  • 42. 31 - Tại khu vực thành thị: có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.00.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. + Chuẩn hộ có mức sống trung bình (đủ ăn) là những hộ gia đình: - Tại khu vực nông thôn: có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.500.000 đồng đến 2.250.000 đồng. - Tại khu vực thành thị: có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
  • 43. 32 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng sử dụng y học cổ truyền của ngƣời dân 3.1.1. Thông tin chung về đối tượng phỏng vấn Biểu đồ 3.1. Phân bố độ tuổi của đối tượng được phỏng vấn (n =1440) Nhận xét: Biểu đồ 3.1 cho thấy đối tượng được phỏng vấn tại các HGĐ chủ yếu ở độ tuổi từ 40-49 tuổi, tiếp đến độ tuổi từ 30-39 tuổi, thấp nhất ở độ tuổi dưới 30 tuổi. - Huyện Nghĩa Hưng: tỷ lệ người tham gia phỏng vấn ở độ tuổi từ 40-49 tuổi là cao nhất, thấp nhất là nhóm dưới 30 tuổi. - TP. Nam Định: tỷ lệ người trong độ tuổi từ 40-49 tham gia phỏng vấn cao nhất, tỷ lệ người trong độ tuổi dưới 30 tham gia ít nhất. - Huyện Nam Trực: số người ở độ tuổi từ 30-39 tham gia phỏng vấn với tỷ lệ cao nhất, thấp nhất là nhóm tuổi trên 70 tuổi. 000% 005% 010% 015% 020% 025% 030% 035% Dưới 30 Từ 30 - 39 Từ 40 - 49 Từ 50 - 59 Từ 60 - 69 Trên 70 Tỷ lệ % Huyện TUỔI ĐẠI DIỆN HGĐ Nghĩa Hưng TP. Nam Định Nam Trực
  • 44. 33 Bảng 3.1. Tuổi trung bình của đối tượng được phỏng vấn Huyện Xã Nam n = 707 Nữ n = 733 Chung n = 1440 SD SD SD Nghĩa Hưng Nghĩa Minh 43,4±3,45 45,8±2,01 44,7±2,05 Nghĩa Thịnh 43,5±2,11 44,6±5,67 44,3±6,70 Nghĩa Sơn 50,7±5,00 49,6±3,78 48,5±3,44 TP. Nam Định Thống Nhất 54,5±3,00 53,4±2,96 53,0±4,50 Lộc Hạ 48,3±4,09 47,6±2,11 47,2±2,09 Hạ Long 51,7±2,98 51,2±1,09 51,0±3,00 Nam Trực Nam Cường 48,7±1,09 46,7±2,00 48,2±3,00 Bình Minh 52,8±1,20 50,1±3,87 50,7±2,78 Nam Toàn 50,5±2,09 45,0±3,21 47,1±3,65 Nhận xét: - Phường Thống Nhất, TP. Nam Định có độ tuổi trung bình của người tham gia phỏng vấn cao nhất 53 tuổi, xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng là nơi có độ tuổi trung bình của người tham gia phỏng vấn thấp nhất là 44,3 tuổi. - Phường Thống Nhất, TP. Nam Định cũng là nơi có tỷ độ tuổi trung bình của Nam giới cao nhất 54,5 tuổi. Độ tuổi trung bình thấp nhất của Nam giới tham gia phỏng vấn là 43,4 tuổi tại xã Nghĩa Minh, huyện Nghĩa Hưng. - Độ tuổi trung bình cao nhất của Nữ giới là 53,4 tuổi, phường Thống Nhất là nơi có độ tuổi trung bình của Nữ giới cao nhất. Độ tuổi trung bình thấp nhất của nữ giới là 44,3 tại xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng.
  • 45. 34 Bảng 3.2. Đặc điểm giới tính của đối tượng được phỏng vấn Huyện Xã Nam Nữ Tổng (n) (%) (n) (%) (n) Nghĩa Hưng Nghĩa Minh 70 43,8 90 56,3 160 Nghĩa Thịnh 79 49,4 81 50,6 160 Nghĩa Sơn 81 50,6 79 49,4 160 TP. Nam Định Thống Nhất 68 42,5 92 57,5 160 Lộc Hạ 76 47,5 84 52,5 160 Hạ Long 81 50,6 79 49,4 160 Nam Trực Nam Cường 80 50,0 80 50,0 160 Bình Minh 95 59,4 65 40,6 160 Nam Toàn 77 48,1 83 51,9 160 Tổng cộng 707 49,1 733 50,9 1.440 Nhận xét: - Số lượng nam giới tham gia phỏng vấn là 707 người, chiếm 49,1%, nữ giới tham gia phỏng vấn là 733 người chiếm tỷ lệ 50,9%. - Xã Bình Minh, huyện Nam Trực có số lượng nam giới tham gia lớn nhất, chiếm 59,4% số người tham gia phỏng vấn của toàn xã, trong khi phường Thống Nhất, TP. Nam định có số lượng nam giới tham gia phỏng vấn ít nhất với 68 người, chiếm tỷ lệ 42,5% số người tham gia phỏng vấn của phường. - Số lượng nữ giới tham gia phỏng vấn lớn nhất thuộc phường Thống Nhất với 92 người tham gia, chiếm 57,5% số người tham gia phỏng vấn của Phường, trong khi đó xã Bình Minh là nơi có số lượng nữ giới tham gia phỏng vấn thấp nhất là 65 người, chiếm 40,6% tổng số người tham gia phỏng vấn của xã.
  • 46. 35 Bảng 3.3. Phân bố nghề nghiệp của đối tượng được phỏng vấn Nghề nghiệp Nghĩa Hƣng TP. Nam Định Nam Trực Tổng cộng (n) (%) (n) (%) (n) (%) (n) (%) Làm ruộng 315 65,6 157 32,7 237 49,4 709 49,2 Tự do 95 19,8 179 37,3 110 22,9 384 26,7 Cán bộ 63 13,1 133 27,7 117 24,4 313 21,7 Khác 7 1,50 11 2,30 16 3,30 34 2,40 Tổng 480 100 480 100 480 100 1.440 100 Nhận xét: - Nghề nghiệp chủ yếu của đại diện HGĐ là làm ruộng chiếm 49,2%, tiếp đến là ngành nghề tự do (26,7%), ngành nghề khác như các đối tượng mất sức lao động, tạm thời chưa có việc làm chiếm tỷ lệ nhỏ nhất 2,4% tổng số người tham gia phỏng vấn. - Huyện Nghĩa Hưng có số người làm ruộng tham gia phỏng vấn cao nhất với tỷ lệ 65,6%, thấp nhất là ngành nghề khác với tỷ lệ 1,5%. - TP. Nam Định số người tham gia phỏng vấn cao nhất thuộc ngành nghề Tự do chiếm 37,3%, thấp nhất là người thuộc ngành nghề khác chiếm 2,3%. - Huyện Nam Trực có số người làm ruộng tham gia phỏng vấn chiếm tỷ lệ cao nhất 49,2%, thấp nhất là những người thuộc ngành nghề khác với 2,4%.
  • 47. 36 Bảng 3.4. Đặc điểm trình độ học vấn của đối tượng được phỏng vấn Học vấn Nghĩa Hƣng TP.Nam Định Nam Trực Tổng cộng (n) (%) (n) (%) (n) (%) (n) (%) Không biết chữ 2 0,40 2 0,42 4 0,83 8 0,56 Cấp I 38 7,90 11 2,29 24 5,00 73 5,07 Cấp II 211 44,0 66 13,8 186 38,8 463 32,2 Cấp III 111 23,1 205 42,7 141 29,4 457 31,7 THCN trở lên 118 24,6 196 40,8 125 26,0 439 30,5 Tổng 480 100 480 100 480 100 1440 100 Nhận xét: - Số người tham gia phỏng vấn có trình độ học vấn cấp II là cao nhất với 32,2%, tiếp đến là trình độ cấp III (31,7%), thấp nhất là trình độ không biết chữ với 0,6% số người tham gia. - Huyện Nghĩa Hưng: Số người tham gia phỏng vấn có trình độ cấp II là cao nhất chiếm tỷ lệ 44% trong khi số người có trình độ không biết chữ là thấp nhất chiếm 0,4%. - TP. Nam Định: Số người có trình độ cấp III tham gia phỏng vấn là nhiều nhất chiếm tỷ lệ 42,7% trong khi số người có trình độ không biết chữ tham gia phỏng vấn là thấp nhất chiếm tỷ lệ 0,42%. - Huyện Nam Trực: Số người có trình độ cấp II tham gia phỏng vấn nhiều nhất chiếm 38,8% trong khi số người có trình độ không biết chữ tham gia nghiên cứu là 0,83%.
  • 48. 37 Bảng 3.5. Số thành viên của HGĐ Số ngƣời Nghĩa Hƣng TP.Nam Định Nam Trực Tổng cộng (n) (%) (n) (%) (n) (%) (n) (%) 2 người 17 3,54 17 3,54 18 3,75 52 3,61 3 người 34 7,08 34 7,08 34 7,08 102 7,08 4 người 195 40,6 253 52,7 211 44,0 659 45,8 5 người 169 35,2 168 35,0 167 34,8 504 35,0 Từ 6 người 65 13,5 8 1,67 50 10,42 123 8,54 Tổng 480 100 480 100 480 100 1.440 100 Nhận xét: - Những người tham gia phỏng vấn trong gia đình có 4 người chiếm tỷ lệ cao nhất 45,8%, tiếp đến là nhóm gia đình có 5 người 35% thấp nhất là những gia đình có từ 6 người trở lên chiếm tỷ lệ 8,54%. - Huyện Nghĩa Hưng: Số người tham gia thuộc gia đình có 4 người chiếm tỷ lệ cao nhất 40,6% trong khi số người tham gia thuộc gia đình có 3 người chiếm tỷ lệ thấp nhất 7,08%. - TP. Nam Định: Số người tham gia phỏng vấn trong gia đình có 4 người chiếm tỷ lệ cao nhất 52,7% trong khi những người trong gia đình có từ 6 người trở lên chiếm tỷ lệ thấp nhất 1,67%. - Huyện Nam Trực: Số người tham gia phỏng vấn trong gia đình có 4 người chiếm tỷ lệ cao nhất 52,7% trong khi những người trong gia đình có 3 người chiếm tỷ lệ thấp nhất 7,08%.
  • 49. 38 Bảng 3.6. Thu nhập bình quân hộ gia đình Kinh tế HGĐ Nghĩa Hƣng TP.Nam Định Nam Trực Tổng cộng (n) (%) (n) (%) (n) (%) (n) (%) Nghèo 11 2,29 9 1,88 6 1,25 26 1,8 Đủ ăn 327 68,1 315 65,6 334 69,6 976 67,8 Khá trở lên 142 29,6 156 32,5 140 29,2 438 30,4 Tổng 480 100 480 100 480 100 1.440 100 Nhận xét: - Những hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đủ ăn chiếm tỷ lệ cao nhất 67,8%, thấp nhất là những gia đình có thu nhập bình quân ở mức nghèo chiếm 1,8%, HGĐ có thu nhập khá trở lên chiếm 30,4%. - Huyện Nghĩa Hưng: HGĐ có thu nhập bình quân ở mức đủ ăn chiếm tỷ lệ cao nhất 68,1% trong khi những HGĐ có thu nhập bình quân ở mức nghèo chiếm tỷ lệ thấp nhất là 2,29%. - TP. Nam Định: HGĐ có thu nhập bình quân ở mức đủ ăn chiếm tỷ lệ cao nhất là 65,6% trong khi HGĐ có thu nhập bình quân ở mức nghèo chiếm tỷ lệ thấp nhất là 1,88%. - Huyện Nam Trực: HGĐ có thu nhập bình quân ở mức đủ ăn chiếm tỷ lệ cao nhất là 69,6% trong khi HGĐ có thu nhập bình quân ở mức nghèo chiếm tỷ lệ thấp nhất là 1,25%.
  • 50. 39 3.1.2. Tình hình mắc bệnh và điều trị trong cộng đồng Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ mắc bệnh của người dân theo giới Nhận xét: - Tỷ lệ mắc bệnh của nam giới thấp hơn tỷ lệ mắc bệnh của nữ giới với 48,6% người mắc bệnh là nam giới và 51,4% người mắc bệnh là nữ giới. - Huyện Nghĩa Hưng có tỷ lệ nam giới mắc bệnh chiếm 48,1% và nữ giới là 51,9%. - TP. Nam Định có tỷ lệ nam giới mắc bệnh thấp hơn nữ giới với 49,4% nam giới mắc bệnh và 50,6% nữ giới mắc bệnh. - Huyện Nam Trực có tỷ lệ nam giới mắc bệnh thấp hơn nữ giới với 48,3% nam giới mắc bệnh và 51,7% nữ giới mắc bệnh. 48% 49% 48% 49% 52% 51% 52% 51% 46% 47% 48% 49% 50% 51% 52% 53% Nghĩa Hưng TP. Nam Định Nam Trực Tổng Tỷ lệ % Huyện Nam Nữ
  • 51. 40 Bảng 3.7. Tỷ lệ mắc bệnh theo nhóm tuổi Tỷ lệ ốm trong 3 năm gần nhất Nghĩa Hƣng TP. Nam Định Nam Trực Tổng cộng (n) (%) (n) (%) (n) (%) (n) (%) Dưới 10 tuổi 216 13,9 228 15,3 290 18,2 734 15,8 Từ 10 -19 tuổi 197 12,6 133 8,9 117 7,34 447 9,63 Từ 20-29 tuổi 158 10,1 102 6,9 85 5,33 345 7,43 Từ 30-39 191 12,3 145 9,7 178 11,2 514 11,1% Từ 40-49 190 12,2 224 15,0 215 13,5 629 13,6 Từ 50-59 195 12,5 207 13,9 267 16,8 669 14,4 Từ 60-69 288 18,5 292 19,6 293 18,4 873 18,8 Trên 70 123 7,89 158 10,6 149 9,35 430 9,27 Tổng cộng 1,558 100 1,489 100 1,594 100 4,641 100 Nhận xét: - Nhóm tuổi từ 60-69 tuổi có số người mắc bệnh nhiều nhất (18,8%), tiếp đến là nhóm dưới 10 tuổi (15,8%), nhóm tuổi có số người mắc bệnh ít nhất là độ tuổi từ 20-29 tuổi chiếm tỷ lệ 7,43%. - Huyện Nghĩa Hưng: Nhóm tuổi có số người mắc bệnh trong 3 năm qua lớn nhất là từ 60-69 tuổi với tỷ lệ 18,5%, nhóm có ít người mắc bệnh nhất là nhóm trên 70 tuổi với tỷ lệ 7,89%. - TP. Nam Định: Nhóm tuổi có số người mắc bệnh trong 3 năm qua lớn nhất là từ 60-69 tuổi với tỷ lệ 19,6%, nhóm có ít người mắc bệnh nhất là nhóm từ 20-29 tuổi với tỷ lệ 6,9%. - Huyện Nam Trực: Nhóm tuổi có số người mắc bệnh trong 3 năm qua lớn nhất là từ 60-69 tuổi với tỷ lệ 18,4%, nhóm có ít người mắc bệnh nhất là nhóm từ 20-29 tuổi với tỷ lệ 5,33%.
  • 52. 41 Bảng 3.8. Nhóm bệnh thường mắc của người dân Nhóm bệnh thƣờng mắc Nghĩa Hƣng TP.Nam Định Nam Trực Tổng cộng (n) (%) (n) (%) (n) (%) (n) (%) Bệnh hệ tuần hoàn 180 11,6 201 13,5 242 15,2 623 13,4 Hệ hô hấp 399 25,6 340 22,8 398 23,1 1107 23,9 Hệ tiêu hóa 204 13,1 208 14,0 183 11,5 595 12,8 Hệ sinh dục tiết niệu 28 1,8 23 1,54 38 2,38 89 1,9 Hệ xương khớp và mô liên kết 394 25,3 350 23,5 376 23,6 1120 24,1 Hệ thần kinh 134 8,6 161 10,8 173 10,9 468 10,1 Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và rối loạn chuyển hóa 158 10,1 133 8,93 135 8,47 426 9,2 Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng 44 2,8 57 3,83 68 4,27 169 3,6 Bệnh khác 17 1,1 16 1,07 11 0,69 44 0,9 Tổng 1.558 100 1.489 100 1.594 100 4.641 100 Nhận xét: - Nhóm bệnh hệ xương khớp và mô liên kết có số người mắc cao nhất với tỷ lệ 24,1%, tiếp đến là nhóm bệnh hệ hô hấp (23,9%), nhóm bệnh hệ tuần hoàn (13,4%), nhóm bệnh hệ tiêu hóa (12,8%), nhóm bệnh hệ thần kinh (10,1%). Nhóm có tỷ lệ mắc thấp nhất là nhóm bệnh khác với tỷ lệ người mắc là 0,9%. - Huyện Nghĩa Hưng: nhóm bệnh về hệ hô hấp có số người mắc cao nhất với tỷ lệ 25,6% trong khi nhóm bệnh khác tỷ lệ mắc thấp nhất đều là 1,1%. - TP. Nam Định: nhóm bệnh hệ xương khớp và mô liên kết có số người mắc lớn nhất chiếm tỷ lệ 23,5%, nhóm bệnh có số người mắc ít nhất là nhóm bệnh khác với tỷ lệ mắc 1,07%.
  • 53. 42 - Huyện Nam Trực: Nhóm bệnh có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là bệnh hệ xương khớp và mô liên kết với tỷ lệ 23,6% trong khi nhóm bệnh khác có số người mắc bệnh ít nhất với tỷ lệ 0,69%. Bảng 3.9. Phương thức điều trị khi mắc bệnh của người dân (n = 4641) Nơi khám Nghĩa Hƣng n=1558 TP. Nam Định n=1489 Nam Trực n=1594 Tổng n=4641 TS % TS % TS % TS % Bệnh viện 651 41,8 681 45,7 621 38,9 1.953 42,1 TYT 341 21,9 451 30,3 421 26,4 1.213 26,1 YT Tư nhân 400 25,7 320 21,5 323 20,3 1.043 22,7 Khác 352 10,6 210 2,5 421 14,4 983 21,2 Nhận xét: Từ kết quả trên cho thấy, đa số người dân chọn địa điểm khám bệnh là bệnh viện (42,1%) và TYT (26,1%), tỷ lệ thấp người dân lựa chọn phương thức khác (9,1%). - Huyện Nghĩa Hưng: Số người đến khám tại bệnh viện là cao nhất chiếm tỷ lệ 41,8% trong khi số người chọn phương thức khác chiếm tỷ lệ thấp nhất 10,6%. - TP. Nam Định: Số người đến khám tại các bệnh viện là cao nhất chiếm tỷ lệ 45,7% trong khi số người chọn phương thức khác chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,5%. - Huyện Nam Trực: Số người đến khám tại bệnh viện là cao nhất chiếm tỷ lệ 38,9% trong khi số người chọn phương thức khác chiếm tỷ lệ thấp nhất 14,4%.
  • 54. 43 Bảng 3.7. Phương pháp điều trị khi mắc bệnh của người dân Phƣơng pháp điều trị Nghĩa Hƣng TP. Nam Định Nam Trực Tổng (n) (%) (n) (%) (n) (%) (n) (%) YHCT 414 26,6 402 26,9 440 27,6 1256 27,1 YHHĐ 693 44,5 656 44,1 691 43,4 2040 43,9 Kết hợp 451 28,9 431 29,0 463 29,0 1345 29,0 Tổng 1.558 100 1.489 100 1.594 100 4641 100 Nhận xét: - Phương pháp YHHĐ được lựa chọn nhiều nhất với 43,9% người lựa chọn, tiếp đến là phương pháp kết hợp YHCT và YHHĐ với 29,0% người lựa chọn, chỉ điều trị theo phương pháp YHCT được ít người chọn nhất với 27,1% người lựa chọn. - Huyện Nghĩa Hưng: Số người lựa chọn điều trị theo phương pháp YHHĐ trong điều trị bệnh là cao nhất với 44,5% người lựa chọn. Phương pháp điều trị theo YHCT có số người lựa chọn ít nhất với 26,6% người lựa chọn. - TP. Nam Định: Số người lựa chọn điều trị theo phương pháp YHHĐ trong điều trị bệnh là cao nhất với 44,1% người lựa chọn. Phương pháp điều trị theo YHCT có số người lựa chọn ít nhất với 26,9% người lựa chọn. - Huyện Nam Trực: Số người lựa chọn điều trị theo phương pháp YHHĐ là cao nhất với 43,4% người lựa chọn. Phương pháp điều trị theo YHCT có số người lựa chọn ít nhất với 27,6% người lựa chọn.
  • 55. 44 3.1.3. Thực trạng sử dụng y học cổ truyền của người dân Bảng 3.11. Tỷ lệ các nhóm bệnh được điều trị bằng YHCT Nhóm bệnh thƣờng mắc Nghĩa Hƣng TP.Nam Định Nam Trực Tổng cộng (n) (%) (n) (%) (n) (%) (n) (%) Bệnh hệ tuần hoàn 50 5,8 90 10,8 121 13,4 261 10,0 Hệ hô hấp 100 11,6 132 15,8 90 10,0 322 12,4 Hệ tiêu hóa 138 16,0 37 4,4 86 9,5 261 10,0 Hệ sinh dục tiết niệu 10 1,2 16 1,9 24 2,7 50 1,9 Hệ xương khớp và mô liên kết 375 43,4 340 40,8 353 39,1 1068 41,1 Hệ thần kinh 98 11,3 153 18,4 150 16,6 401 15,4 Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và rối loạn chuyển hóa 58 6,7 31 3,7 35 3,9 124 4,8 Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng 21 2,4 12 1,4 23 2,5 56 2,2 Bệnh khác 15 1,7 22 2,6 21 2,3 58 2,2 Tổng 865 100 833 100 903 100 2601 100 Nhận xét: Nhóm bệnh được điều trị bằng YHCT nhiều nhất là nhóm bệnh hệ xương khớp và mô liên kết chiếm 41,1%, tiếp đến là nhóm bệnh hệ thần kinh chiếm 15,4%, thấp nhất là nhóm hệ sinh dục tiết niệu chiếm 1,9%. Nghĩa Hưng: Nhóm bệnh được điều trị bằng YHCT nhiều nhất là nhóm bệnh hệ xương khớp và mô liên kết chiếm 43,4%, thấp nhất là nhóm hệ sinh dục tiết niệu chiếm 1,2%. TP. Nam Định: Nhóm bệnh được điều trị bằng YHCT nhiều nhất là nhóm bệnh hệ xương khớp và mô liên kết chiếm 40,8%, thấp nhất là nhóm hệ sinh dục tiết niệu chiếm 1,9%. Nam Trực: Nhóm bệnh được điều trị bằng YHCT nhiều nhất là nhóm bệnh hệ xương khớp và mô liên kết chiếm 39,1%, thấp nhất là nhóm bệnh khác chiếm 2,3%.