SlideShare a Scribd company logo
1 of 94
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

HỒ CHÍ CÔNG
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI
BẰNG PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP
ĐIỆN CHÂM VÀ SÓNG XUNG KÍCH
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Hà Nội - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

HỒ CHÍ CÔNG
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI
BẰNG PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP
ĐIỆN CHÂM VÀ SÓNG XUNG KÍCH
Chuyên ngành: Y học cổ truyền
Mã số: 87 20 115
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Phạm Hồng Vân
Hà Nội - 2022
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và
sâu sắc tới:
Ban Giám Đốc, phòng đào tạo sau đại học Học viện Y Dược học cổ
truyền Việt Nam; Ban Giám Đốc – Bệnh viện Châm Cứu Trung ương đã tạo
điều kiện cho tôi được học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Lời cảm ơn tiếp theo, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tôi
xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô PGS.TS.BS. Phạm Hồng Vân
là người thầy tâm huyết đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tận tình, đóng góp
nhiều ý kiến cũng như động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể các Thầy thuốc, nhân viên Y tế tại
Bệnh viện Châm Cứu Trung Ương đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả các Thầy, những nhà khoa
học là Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ trong Hội đồng, đã đóng góp cho tôi
những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành và bảo vệ thành công luận văn này.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các nhà khoa học, các tác giả những
công trình nghiên cứu mà tôi đã tham khảo và sử dụng các số liệu trong quá
trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.
Sau cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ, người thân và bạn bè đã
luôn bên cạnh ủng hộ, động viên tôi trong cuộc sống cũng như trong thời gian
hoàn thành luận văn thạc sĩ.
Xin được trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Hồ Chí Công
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Hồ Chí Công học viên lớp Cao học khóa 11 Học viện Y Dược học
cổ truyền Việt Nam, chuyên ngành Y học cổ truyền, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của cô PGS.TS. Phạm Hồng Vân
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2022
Người viết cam đoan
Hồ Chí Công
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ACR : Hội khớp học Mỹ (American College of
Rheumatology)
ALT : Alanine Aminotransferase
AST : Aspartate Aminotransferase
BN : Bệnh nhân
D0 : Thời gian bắt đầu điều trị
D10 : Sau 10 ngày điều trị
D20 : Sau 20 ngày điều trị
HGB : Hemoglobin
MRI : Chụp cộng hưởng từ
ĐC : Đối chứng
NC : Nghiên cứu
NSAIDs : Thuốc chống viêm không steroid
THK : Thoái hóa khớp
THKG : Thoái hoá khớp gối
VAS : Thang điểm nhìn (Visual Analog Scale)
WOMAC : Western Ontario and McMaster Universities
YHCT :Y học cổ truyền
YHHĐ :Y học hiện đại
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................. 3
1.1. THOÁI HÓA KHỚP GỐI.......................................................................... 3
1.1.1. Thoái hóa khớp gối theo Y học hiện đại................................................. 3
1.1.2. Thoái hóa khớp gối theo Y học cổ truyền............................................... 9
1.2. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU........11
1.2.1. Phƣơng pháp điện châm........................................................................11
1.2.2. Phƣơng pháp sóng xung kích................................................................14
1.3. TỔNG QUAN VỀ THUỐC GLUCOSAMINE SULFAT ......................17
1.3.1. Nguồn gốc .............................................................................................17
1.3.2. Tính hiệu quả trong điều trị bệnh lý xƣơng khớp của glucosamine sulfat .....18
1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI ...........18
1.4.1. Trên thế giới..........................................................................................18
1.4.2. Tại Việt Nam.........................................................................................19
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............21
2.1 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ..................................................................21
2.1.1 Đối tƣợng nghiên cứu.............................................................................21
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................22
2.1.3. Cỡ mẫu nghiên cứu và phân nhóm .......................................................22
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................24
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu...............................................................................24
2.2.2. Phƣơng tiện nghiên cứu ........................................................................24
2.2.3. Phƣơng pháp tiến hành..........................................................................26
2.2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu ...............................................................................29
2.2.5. Cách xác định chỉ tiêu nghiên cứu........................................................29
2.2.6. Đánh giá kết quả điều trị.......................................................................32
2.2.7. Tác dụng không mong muốn ................................................................32
2.2.8. Phƣơng pháp xử lý số liệu.....................................................................33
2.2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu .........................................................33
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu ...........................................................................34
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................35
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU...................................35
3.1.1. Một số đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu...............................35
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của đối tƣợng nghiên cứu......................................37
3.1.3. Đặc điểm tổn thƣơng khớp gối trên phim chụp X quang .....................39
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI CỦA PHƢƠNG PHÁP KẾT
HỢP ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP SÓNG XUNG KÍCH.........................................39
3.2.1. Kết quả giảm đau theo thang điểm VAS ..............................................39
3.2.2. Kết quả cải thiện chức năng khớp gối theo thang điểm WOMAC.......41
3.2.3. Kết quả phục hồi tầm vận động khớp gối theo chỉ số gót - mông........42
3.2.4. Kết quả điều trị chung...........................................................................44
3.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ .44
Chƣơng 4: BÀN LUẬN.................................................................................46
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU...................................46
4.1.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu ..........................................46
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng của đối tƣợng nghiên cứu......................................49
4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI CỦA PHƢƠNG PHÁP KẾT
HỢP ĐIỆN CHÂM VÀ SÓNG XUNG KÍCH ...................................................55
4.2.1. Kết quả điều trị giảm đau theo thang điểm VAS..................................55
4.2.2. Kết quả điều trị theo thang điểm WOMAC..........................................56
4.2.3. Kết quả phục hồi tầm vận động khớp gối.............................................57
4.2.4. Kết quả điều trị......................................................................................59
4.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ ..62
4.3.1. Trên lâm sàng........................................................................................62
4.3.2. Trên cận lâm sàng .................................................................................64
KẾT LUẬN....................................................................................................66
KIẾN NGHỊ...................................................................................................67
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS................ 30
Bảng 2.2. Đánh giá mức độ rối loạn vận động chức năng khớp gối theo
thang điểm WOMAC ...................................................................................... 31
Bảng 2.3. Đánh giá mức độ hạn chế vận động theo chỉ số gót mông............. 31
Bảng 2.4. Đánh giá kết quả điều trị................................................................. 32
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi......................................... 35
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới......................................... 35
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp........................... 36
Bảng 3.4. Thời gian mắc bệnh trung bình....................................................... 36
Bảng 3.5. Đặc điểm vị trí khớp bị tổn thương ................................................ 36
Bảng 3.6. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng tại khớp thoái hóa........................ 37
Bảng 3.7. Đặc điểm mức độ đau theo thang điểm VAS................................. 37
Bảng 3.8. Mức độ rối loạn chức năng vận động theo thang điểm WOMAC . 38
Bảng 3.9. Mức độ tổn thương khớp gối trên phim chụp X quang theo
Kellgren và Lawrence ..................................................................................... 39
Bảng 3.10. Sự cải thiện mức độ đau theo thang điểm VAS ........................... 39
Bảng 3.11. So sánh hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS ....................... 40
Bảng 3.12. Thay đổi mức độ rối loạn chức năng khớp gối theo WOMAC.... 41
Bảng 3.13. So sánh hiệu quả cải thiện chức năng khớp gối theo thang điểm
WOMAC ......................................................................................................... 41
Bảng 3.14. Mức độ cải thiện tầm vận động khớp gối qua sự cải thiện chỉ số
gót - mông ....................................................................................................... 42
Bảng 3.15. So sánh hiệu quả phục hồi tầm vận động khớp gối qua sự cải
thiện chỉ số gót - mông.................................................................................... 43
Bảng 3.16. Kết quả chung sau điều trị............................................................ 44
Bảng 3.17. Theo dõi một số tác dụng không mong muốn trên lâm sàng ....... 44
Bảng 3.18. Biến đổi một số chỉ số dấu hiệu sinh tồn...................................... 45
Bảng 3.19. Biến đổi một số chỉ số huyết học và hóa sinh .............................. 45
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Mức độ hạn chế vận động khớp gối theo chỉ số gót - mông ..............38
Biểu đồ 3.2. Biến đổi giá trị trung bình của điểm đau theo thang điểm VAS ........40
Biểu đồ 3.3. Biến đổi chỉ số WOMAC tại các thời điểm nghiên cứu.....................42
Biểu đồ 3.4. Biến đổi giá trị trung bình chỉ số gót - mông tại các thời điểm NC...43
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình ảnh 2.1. Máy điện châm M8..........................................................................24
Hình ảnh 2.2. Máy phát sóng xung kích Radial Spec............................................24
Hình ảnh 2.3. Thước đánh giá thang điểm VAS....................................................25
Hình ảnh 2.4. Thuốc Vitril-S..................................................................................25
Hình ảnh 2.5. Hình ảnh điện châm khớp gối .........................................................27
Hình ảnh 2.6. Thực hiện sóng xung kích khớp gối................................................28
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thoái hóa khớp gối (THKG) là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học
làm mất cân bằng giữa sự tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn.
Khớp gối là khớp lớn chịu sức nặng và hoạt động nhiều, do đó tỷ lệ THKG
khá cao [1] [2].
Ở Việt Nam, theo thống kê của khoa cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai
từ 1991 - 2000 cho thấy THK đứng hàng thứ ba (4,66%) trong các bệnh có
tổn thương khớp, trong đó THKG chiếm 56,5% tổng số các bệnh khớp do
thoái hóa cần điều trị nội trú. Ở Mỹ hàng năm có 21 triệu người mắc bệnh
THK gối, với 4 triệu người phải nằm viện, khoảng 100.000 bệnh nhân không
thể đi lại được do THK gối nặng. THK gối là nguyên nhân gây tàn tật cho
người có tuổi đứng thứ hai sau bệnh tim mạch [3][4].
Để điều trị THKG, Y học hiện đại (YHHĐ) có nhiều phương pháp khác
nhau. Điều trị nội khoa bảo tồn, sử dụng các thuốc giảm đau, thuốc chống
viêm không steroid, steroid nội khớp tuy có tác dụng giảm đau hiệu quả
nhưng nhóm thuốc này thường gây ra các tác dụng ngoại ý như viêm loét dạ
dày hành tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, tăng huyết áp, tổn thương gan
thận…[5]. Các phương pháp điều trị không dùng thuốc với ưu thế ít tác dụng
không mong muốn, phù hợp với tính chất bệnh lý THK mạn tính, hay tái phát
của người lớn tuổi đang ngày càng được đánh giá caotrong đó điều trị bằng
sóng xung kích là phương pháp được ưu tiên lựa chọn. Sóng xung kích là
sóng âm cơ học mang năng lượng cao biến đổi đột ngột, biên độ lớn và ngắt
quãng, một trong những ứng dụng khoa học mới trong điều trị có hiệu quả.
Theo Y học cổ truyền (YHCT), thoái hóa khớp gối thuộc phạm vi chứng
Tý và nguyên nhân chủ yếu do tuổi cao, chính khí suy giảm, tà khí xâm nhập
gây bệnh. Việc điều trị THKG ,YHCT có nhiều phương pháp như châm cứu,
xoa bóp, thuốc đắp ngoài, uống thuốc thang... [6], [7]. Trong đó điện châm là
2
phương pháp đã được nhiều nghiên cứu chứng minh có hiệu quả trong điều
trị.
Kế thừa tinh hoa của hai nền y học, phát huy ưu điểm và hạn chế các
được các tác dụng không mong muốn, việc điều trị kết hợp phương pháp
YHCT với YHHĐ ngày càng được các thầy thuốc lâm sàng lựa chọn. Vì vậy
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá kết quả điều trị thoái hóa
khớp gối bằng phương pháp kết hợp điện châm và sóng xung kích” với hai
mục tiêu :
1. Đánh giá kết quả điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp kết
hợp điện châm và sóng xung kích trên một số chỉ số lâm sàng và cận lâm
sàng.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. THOÁI HÓA KHỚP GỐI
1.1.1. Thoái hóa khớp gối theo Y học hiện đại
1.1.1.1 Định nghĩa
Thoái hóa khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm
mất cân bằng giữa sự tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn. Sự
mất cân bằng này có thể được bắt đầu bằng nhiều yếu tố: di truyền, phát triển,
chuyển hóa và chấn thương, biểu hiện cuối cùng của thoái hóa khớp là các
thay đổi hình thái, sinh hóa, phân tử và cơ sinh học của tế bào và các chất cơ
bản của sụn dẫn đến nhuyễn hóa, nứt loét và mất sụn khớp, xơ hóa xương
dưới sụn. Bệnh thường gặp ở nữ giới, chiếm 80% trường hợp thoái hóa khớp
gối [8].
1.1.1.2. Nguyên nhân của thoái hóa khớp gối
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh người ta chia THKG được phân làm
hai loại, THKG nguyên phát và THKG thứ phát [9].
THKG nguyên phát: Sự lão hóa là nguyên nhân chính, bệnh thường
xuất hiện muộn ở người trên 60 tuổi, nhiều vị trí, tiến triển chậm, tăng dần
theo tuổi. Nguyên nhân lão hóa theo tuổi được giải thích do các tế bào sụn
thời gian lâu sẽ già, khả năng tổng hợp các chất tạo nên sợi collagen và
mucopolysacharid sẽ giảm sút và rối loạn, chất lượng sụn kém dần đặc biệt là
tính đàn hồi và chịu lực, hơn nữa các tế bào sụn của người trưởng thành
không có khả năng sinh sản và tái tạo[9].
THKG thứ phát: Phần lớn do các nguyên nhân cơ giới, gặp ở mọi lứa
tuổi (thường là dưới 40 tuổi), khu trú ở một vài vị trí. Có thể gặp:
- Sau chấn thương: Gãy xương gây lệch trục, can lệch, tổn thương sụn
chêm sau chấn thương hoặc sau cắt sụn chêm, các vi chấn thương liên tiếp do
4
nghề nghiệp. Các tổn thương này dẫn đến rối loạn phân bố lực làm tổn thương
sụn khớp sớm.
- Sau các bệnh lý xương sụn: Hoại tử xương, hoại tử sụn do viêm, viêm
khớp dạng thấp, bệnh Goute…
- Các bệnh nội tiết (Đái tháo đường, to viễn cực…), rối loạn đông máu
(bệnh Hemophilie) cũng là nguyên nhân gây THK gối thứ phát [9].
1.1.1.3. Cơ chế bệnh sinh và các yếu tố liên quan
- Cơ chế bệnh sinh của thoái hoá khớp
Nhiều thuyết giải thích sự thoái hoá sụn trong bệnh thoái hoá khớp.
Nhưng chủ yếu là thuyết cơ học khi có sự quá tải cơ học làm thay đổi chuyển
hoá của các tế bào sụn, hình thành các men proteolytic gây phá vỡ các chất
căn bản của sụn. Hiện tượng bệnh lý đầu tiên là những mảnh gãy nhỏ nhiều
cỡ khác nhau; sau đó gây thoái hoá và mất dần sụn khớp, biến đổi cấu trúc
của khớp và hình thành gai xương.
Giai đoạn sớm các tế bào sụn có biểu hiện phì đại, tăng tiết các cytokin
như Interleukin I (IL-1); yếu tố hoại tử u (TNFα) và các yếu tố tăng trưởng
khác, các men làm tiêu các chất căn bản như: các collgenases, gelatinase,
stromolysin, các men khác như lysosyme và cathepsin. TL-1 và TNFα gây
thoái hoá sụn bằng cách kích thích tiết các men gây phá hủy collagen và
proteoglycan, đồng thời ức chế tổng hợp các protein của chất căn bản của sụn.
Các men kể trên bị ức chế bởi một protein có trọng lượng phân tử nhỏ,
gọi là chất ức chế tổ chức của metalloproteinase. Sự cân bằng giữa các chất
kích thích và ức chế hoạt tính của các men đảm bảo sự chuyển hoá sụn bình
thường. Khi tăng yếu tố kích thích hoạt tính men dẫn đến thoái hoá sụn khớp.
Quá trình thoái hoá khớp không kiểm soát được, vì khi có biến đổi cấu trúc
sụn thì tác động cơ học lên khớp cũng thay đổi, dẫn đến những quá tải nặng
hơn, làm giải phóng nhiều men gây thoái hoá hơn và tiếp tục như vậy quá
trình thoái hoá liên tục xảy ra [10].
5
- Một số yếu tố nguy cơ liên quan với thoái hoá khớp
+ Chấn thương và vi chấn thương có vai trò quan trọng làm thay đổi bề
mặt sụn, những chấn thương lớn gây gãy xương, trật khớp kèm theo tổn
thương sụn hoặc phân bố lại áp lực trên bề mặt sụn khớp.
+ Yếu tố nội tiết và chuyển hoá: bệnh to đầu chi, suy chức năng tuyến
giáp, phụ nữ sau mãn kinh. Các dị tật bẩm sinh, khớp lỏng lẻo.
+ Viêm khớp nhiễm khuẩn cấp tính, hoặc mạn tính (viêm mủ khớp, lao
khớp…).Thiếu máu, hoại tử xương. Loạn dưỡng xương, rối loạn dinh dưỡng
sau các bệnh thần kinh. Bệnh rối loạn đông chảy máu ,u máu [10].
1.1.1.4. Triệu chứng của thoái hóa khớp gối
- Đau: Đây là triệu chứng chủ đạo khiến bệnh nhân phải đi khám, đau
tại vị trí khớp, ít lan xa. Đau kiểu cơ học tăng khi vận động (đi lại, lên xuống
dốc, ngồi xổm…), đau giảm khi nghỉ ngơi, đau với tính chất âm ỉ, có thể đau
nhiều về chiều (sau một ngày lao động). Đau diễn tiến thành từng đợt ngắn
tùy trường hợp, hết đợt có thể đau, sau đó tái phát đợt khác [8][11].
- Dấu hiệu “phá gỉ khớp”: Là dấu hiệu cứng khớp buổi sáng kéo dài
- Hạn chế vận động (khó khăn với một vài động tác), đi lại khó khăn.
- Tiếng động bất thường tại khớp xuất hiện khi vận động: Nghe thấy
tiếng “lắc lắc”, “lục cục” tại khớp khi đi lại.
- Dấu hiệu bào gỗ: Di động bánh chè trên ròng rọc như kiểu bào gỗ
thấy tiếng lạo xạo, gây đau tại khớp gối.
- Một số bệnh nhân xuất hiện khớp sưng to do các gai xương và phì đại
mỡ quanh khớp, tràn dịch khớp gối, thoát vị bao hoạt dịch [8] [11].
1.1.1.5. Các phương pháp thăm dò trong chẩn đoán thoái hóa khớp gối
* Chụp XQ khớp gối thường quy: Được sử dụng để đánh giá mức độ
tổn thương và THK gối trong nhiều năm nay. Có 3 dấu hiệu cơ bản :
- Hẹp khe khớp không đồng đều, hẹp không hoàn toàn, ít khi dính khớp
hoàn toàn trừ THK giai đoạn cuối.
6
- Đặc xương ở phần đầu xương dưới sụn, phần xương đặc có thể thấy
một số hốc nhỏ sáng hơn.
- Gai xương tân tạo ở phần tiếp giáp xương và sụn, gai thô, đậm đặc[8]
[11]..
Phân loại giai đoạn THK trên XQ theo Kellgren và Lawrence
(1987) [11]
Hình 1.1. Hình ảnh XQ 4 giai đoạn THK gối theo Kellgren & Lawrence
* Các phương pháp chẩn đoán khác:
- Siêu âm khớp gối: đánh giá được bề dày sụn, tình trạng viêm màng
hoạt dịch, tràn dịch khớp, kén khoeo chân...
- Nội soi khớp gối: thường được sử dụng trong phối hợp điều trị hay để
chẩn đoán ở các trường hợp sớm, khó, cần chẩn đoán phân biệt.
7
- Chụp cộng hưởng từ khớp gối (MRI): phương pháp này phát hiện
được các tổn thương sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch.
- OCT (Optical coherence tomography): là phương pháp chụp sụn khớp
bằng tia hồng ngoại qua nội soi khớp, có thể đánh giá chất lượng sụn khớp.
Các xét nghiệm cơ bản khác nói chung bình thường, có giá trị chẩn đoán
loại trừ [8].
1.1.1.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối
Chẩn đoán THK gối nguyên phát theo tiêu chuẩn ACR 1991 (American
College of Rheumatology) [8].
1. Đau khớp gối.
2. Gai xương ở rìa khớp trên Xquang.
3. Dịch khớp là dịch thoái hóa.
4. Tuổi ≥ 38.
5. Cứng khớp buổi sáng dưới 30 phút.
6. Lạo xạo ở khớp khi cử động.
Chẩn đoán xác định khi có yếu tố 1,2 hoặc 1,3,5,6 hoặc 1,4,5,6.
Tiêu chuẩn này có độ nhạy > 94%, độ đặc hiệu > 88% và là tiêu chuẩn
phù hợp nhất với điều kiện Việt Nam.
1.1.1.7. Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối
* Nguyên tắc điều trị
- Kiểm soát đau trong các đợt tiến triển.
- Phục hồi chức năng vận động , hạn chế, ngăn ngừa biến dạng khớp.
- Tránh các tác dụng không mong muốn của thuốc, lưu ý tương tác
thuốc và các bệnh kết hợp ở người cao tuổi.
- Nâng cao chất lượng sống cho người bệnh [9] [11].
* Điều trị không dùng thuốc
- Tư vấn giáo dục kiến thức cho bệnh nhân về THK gối.
- Điều trị vật lý trị liệu: Chiếu đèn hồng ngoại, siêu âm…
8
- Cung cấp các thiết bị trợ giúp như nẹp chỉnh hình, đai cố định khớp…
* Điều trị thuốc
- Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng nhanh
+ Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): NSAIDs có tác dụng
giảm đau và kháng viêm tốt trong THK [9].
+ Thuốc giảm đau thông thường: Các thuốc như Paracetamol, nhóm
thuốc này được EULAR và ACR khuyến cáo là thuốc được lựa chọn hàng
đầu trong điều trị THK [9].
+ Thuốc glucocorticoid
Đường tiêm nội khớp: chỉ định trong đau khớp gối do thoái hóa không
đáp ứng hoặc có chống chỉ định với thuốc chống viêm không steroid.
- Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm
+ Các thuốc chống THK tác dụng chậm (SYSADOA – Symptomatic
Slow Acting Drugs for OA): Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm bao gồm
Glucosamine sulfat, Diacerein, Chondroitin và các chất không xà phòng hóa
của quả bơ và đậu nành [9].
+ Hyaluronic Acid là một thuốc được dùng đường nội khớp. Có vai trò
bôi trơn ổ khớp ma sát, bôi trơn bề mặt và dinh dưỡng cho khớp.
* Cấy ghép tế bào gốc
- Từ huyết tương tự thân giàu tiểu cầu (PRP) [12].
- Tế bào gốc chiết xuất từ mô mỡ tự thân (ADSCs) [13].
- Tế bào gốc từ nguồn gốc tủy xương tự thân.
* Điều trị ngoại khoa
Được chỉ định khi điều trị nội khoa thất bại
- Điều trị dưới nội soi khớp
- Phẫu thuật thay khớp nhân tạo
1.1.1.8. Dự phòng thoái hóa khớp
9
- Giáo dục, hướng dẫn BN tránh các tư thế xấu, không hợp lý trong lao
động và sinh hoạt hàng ngày, có chế độ vận động thể dục thể thao hợp lý, bảo
vệ khớp, tránh quá tải.
- Chống béo phì.
- Phát hiện điều trị chỉnh hình sớm các dị tật khớp (lệch trục khớp,
khớp gối vẹo trong, vẹo ngoài [8] [11].
1.1.2. Thoái hóa khớp gối theo Y học cổ truyền
Y học cổ truyền (YHCT) không có bệnh danh của THK gối, tuy nhiên
hầu hết các bệnh nhân đến khám và điều trị THK gối thường có các triệu
chứng là đau khớp và hạn chế vận động khớp gối nên THK gối được mô tả
trong chứng tý của YHCT bệnh danh Hạc tất phong .Nguyên nhân là do vệ
khí không đầy đủ, các tà khí như phong, hàn, thấp, nhiệt xâm phạm vào cân,
cơ, xương, khớp làm sự vận hành của khí huyết tắc lại gây các chứng sưng,
nóng, đỏ, đau các khớp. Do người già can thận bị hư, hoặc bệnh lâu ngày làm
khí huyết bị giảm sút, dẫn đến can thận hư, thận hư không chủ được cốt tủy,
can huyết hư không nuôi dưỡng được cân làm xương, khớp bị thoái hóa, biến
dạng, cơ bị teo và khớp bị dính…và được chia thành 2 thể: Thể phong hàn
thấp tý và thể phong thấp nhiệt tý [6], [7].
1.1.2.1. Thể phong hàn thấp tý
Triệu chứng chung: Đau mỏi các khớp, lạnh, mưa, ẩm thấp đau tăng
hoặc tái phát, bệnh mạn tính. Do thể chất mỗi người khác nhau nên sự cảm thụ
tà khí gây bệnh cũng khác nhau, nên trên lâm sàng phân thành 3 thể [6], [7].
* Nếu do phong là chính gọi là phong tý (hành tý):
- Triệu chứng: Các khớp đau di chuyển, co duỗi khó, sợ gió, rêu lưỡi
trắng mỏng, mạch phù.
- Pháp điều trị: Khu phong là chính, tán hàn, hành khí hoạt huyết, trừ thấp
- Bài thuốc: Phòng phong thang gia giảm
- Châm cứu: Châm các huyệt
10
Độc Tỵ, Tất Nhãn, Lương Khâu, Huyết Hải, Túc Tam Lý, Dương Lăng
Tuyền, Ủy Trung kết hợp với châm Hợp cốc, Phong môn, Phong trì.
* Nếu do hàn là chính gọi là hàn tý (thống tý):
- Triệu chứng: Đau dữ dội một khớp, trời lạnh đau tăng, chườm nóng đỡ
đau, tay chân lạnh, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền khẩn hoặc nhu hoãn.
- Pháp điều trị: Tán hàn, khu phong, trừ thấp, hành khí hoạt huyết.
- Bài thuốc: Ô đầu thang gia giảm
- Châm cứu: Châm tả ôn châm các huyệt Độc tỵ, Tất nhãn, Ủy trung,
Lương khâu, Huyết hải, Dương lăng tuyền kết hợp với các huyệt Quan
nguyên, Khí hải, Túc tam lý.
* Nếu do thấp là chính gọi là thấp tý (trước tý):
- Triệu chứng: Các khớp nhức mỏi, đau một chỗ, tê bì, đau các cơ,
bệnh lâu ngày, vận động khó, miệng nhạt, rêu lưỡi trắng dính, mạch nhu hoãn,
người nặng nề, mệt mỏi.
- Pháp điều trị: Trừ thấp là chính, tán hàn khu phong, hành khí hoạt huyết.
- Bài thuốc: Ý dĩ nhân thang gia giảm
- Châm cứu: Châm tả các huyệt Độc tỵ, Tất nhãn, Lương khâu, Huyết
hải, Dương lăng tuyền, Ủy trung kết hợp với châm bổ Túc tam lý, Tam âm
giao, Tỳ du, Thái khê [6], [7].
1.1.2.2. Thể phong thấp nhiệt tý
- Triệu chứng: Các khớp đau, chỗ đau có cảm giác nóng rát, sưng, đỏ.
Co duỗi các khớp khó khăn, khớp đau chườm lạnh có cảm giác dễ chịu. Các
khớp sưng đau làm cho vận động khó khăn. Toàn thân thường phát sốt, miệng
khô, tâm phiền, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch hoạt sác .
- Pháp điều trị: Thanh nhiệt trừ thấp, sơ phong thông lạc.
- Bài thuốc
+ Nếu các khớp đang sưng, đau, nóng đỏ, sốt dùng bài Bạch hổ quế chi
thang
11
+ Nếu các khớp đã bớt sưng, đau, nóng đỏ, sốt nhẹ : Quế chi thược
dược tri mẫu thang
Châm cứu: Châm các huyệt Độc tỵ, Tất nhãn, Lương khâu, Huyết hải,
Dương lăng tuyền, Tam âm giao, Ủy trung, Hợp cốc, Phong môn…[6], [7].
1.2. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU
1.2.1. Phƣơng pháp điện châm
1.2.1.1. Khái niệm châm và điện châm
Chữa bệnh bằng phương pháp châm là di sản lâu đời trong y học phương
Đông. Mục đích của châm là điều khí, tạo ra một kích thích vào huyệt để tạo
nên trạng thái cân bằng âm - dương, nghĩa là phục hồi trạng thái sinh lý, loại
trừ trạng thái bệnh lý, đưa cơ thể trở lại hoạt động của chức năng bình thường
[14], [17]
Điện châm là phương pháp dùng dòng điện tác động lên các huyệt qua
các kim châm. Điện châm là một phát triển mới của châm và là phương pháp
kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền, phát huy được cả tác dụng của
dòng điện điều trị lẫn tác dụng của huyệt châm với ưu điểm của điện châm là
rung kim đều kết hợp với tác dụng của dòng điện như không gây đau, tạo cảm
giác dễ chịu, do vậy điện châm ra đời đã đáp ứng được mục đích điều khí của
châm cứu nhanh mạnh lại không gây đau đớn và đã trở thành phương pháp
chủ yếu trong châm hiện nay [15], [16].
1.2.1.2. Cơ chế tác dụng của châm theo Y học hiện đại
* Cơ chế tác dụng của châm cứu theo học thuyết Thần kinh - Nội tiết -
Thể dịch
- Châm là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới. Tại nơi châm có
những biến đổi, tổ chức tại nơi châm bị tổn thương sẽ tiết Histamin,
Aceticholin, Cathecholamin… nhiệt độ ở da thay đổi, bạch cầu tập trung, phù
nề tại chỗ, các phản xạ do đột trục làm cho giãn mạch máu.vv… Tất cả những
kích thích trên tạo thành một kích thích chung của châm. Các luồng xung
12
động của các kích thích trên tạo thành một kích thích được truyền vào não, từ
não xung động chuyển tới các cơ quan đáp ứng hình thành một cung phản xạ
mới [14], [15], [16].
* Hiện tượng chiếm ưu thế Utomski
- Theo nguyên lý của hiện tượng chiếm ưu thế của Utomski thì trong cùng
một thời gian, ở một nơi nào đó của hệ thần kinh trung ương (vỏ não), nếu có hai
luồng xung động của hai kích thích khác nhau đưa tới, kích thích nào có cường
độ mạnh và liên tục hơn sẽ có tác dụng kéo theo các xung động của kích thích
kia tới nó và kìm hãm, tiến tới dập tắt kích thích kia [14], [15], [16].
* Sự phân chia tiết đoạn thần kinh và sự liên quan giữa các tạng phủ đối
với các vùng cơ thể do tiết đoạn chi phối.
Thần kinh tủy sống có 31 đôi dây, mỗi đôi dây chia ra làm hai ngành
trước và sau chi phối vận động và cảm giác một vùng cơ thể gọi là tiết đoạn.
Sự cấu tạo thần kinh này gọi là sự cấu tạo tiết đoạn .
* Nguyên lý về cơ năng sinh lý linh hoạt của hệ thần kinh Widekski
Theo nguyên lý này trong trường hợp thần kinh ở trạng thái yên tĩnh,
một kích thích nhẹ thường gây ra một phản ứng hưng phấn nhẹ, kích thích
mạnh thường hay gây ra một phản ứng hưng phấn mạnh, nhưng nếu thần kinh
ở trạng thái bị hưng phấn do bệnh kích thích mạnh chẳng những ko gây ra
mạnh mà trái lại, nó làm cho hoạt động thần kinh chuyển sang quá trình ức
chế nên bớt đau.
* Lý thuyết về đau của Melzak và Wall (Cửa kiểm soát – 1965)
Cơ sở của thuyết này là dựa trên tương quan tốc độ lan truyền xung động
xuất hiện khi châm kim vào các điểm có hoạt tính cao và gây hoạt hóa các cơ
quan thụ cảm của da và tổ chức trên đường kim châm. Xung động lan truyền
theo các sợi thần kinh lớn có myelin (sợi A) có tốc độ lan truyền lớn, gây hoạt
hóa các tổ chức gelatin ở tủy sống, làm xung đau lan truyền theo dây C (mảnh
không có myelin) bị ức chế. Kết quả của ức chế này là làm mất cảm giác đau.
13
Trên cơ sở lý thuyết kiểm soát của Melzak và Wall, năm 1971 Shealy
chế tạo được một máy luôn kích thích cột sau tủy sống để làm giảm đau trong
các bệnh ung thư [15].
* Vai trò thể dịch, nội tiết và các chất trung gian thần kinh
Nhiều thực nghiệm đã chứng minh được trong châm cứu và đỉnh cao của
nó là châm tê, ngoài vai trò của thần kinh còn có vai trò của thể dịch tham gia
trong quá trình làm giảm đau .
1.2.1.3. Cơ chế tác dụng của châm theo Y học cổ truyền
Bệnh tật phát sinh ra do sự mất cân bằng âm dương. Sự mất cân bằng
gây nên bởi các tác nhân gây bệnh bên ngoài (tà khí lục dâm) hoặc do thể
trạng suy yếu, sức đề kháng yếu (chính khí hư) hoặc do sự biến đổi bất
thường về mặt tình cảm, tinh thần (nội nhân), hoặc cũng có khi do những
nguyên nhân khác như thể chất của người bệnh quá kém, sự ăn uống, nghỉ
ngơi không hợp lý... Châm có tác dụng điều hòa âm dương, đó chính là mục
đích cuối cùng của việc chữa bệnh trong Y học cổ truyền [15].
Bệnh tật sinh ra do nguyên nhân bên ngoài (ngoại nhân- tà khí) hoặc
nguyên nhân bên trong (nội nhân- chính khí hư) đưa đến sự bế tắc vận hành
kinh khí trong đường kinh. Châm có tác dụng điều hòa cơ năng của hệ kinh
lạc. Nếu tà khí thịnh thì phải loại bỏ tà khí ra ngoài (dùng phương pháp tả),
nếu chính khí hư thì phải bồi bổ cho chính khí đầy đủ (dùng phương pháp bổ).
Một khi chính khí của cơ thể được nâng cao, kinh khí trong các đường vận
hành được thông suốt thì tà khí sẽ bị đẩy lùi, bệnh tật ắt sẽ tiêu tan [15].
1.2.1.4. Chỉ định và chống chỉ định của châm
* Chỉ định
- Dùng để cắt chứng đau cấp và mạn tính trong một số bệnh: đau khớp,
đau răng, đau dây thần kinh, đau sau mổ, sau chấn thương, đau đầu, đau
lưng…
14
- Chữa tê liệt, teo cơ trong các chứng liệt: liệt nửa người, liệt dây thần
kinh ngoại biên…
- Chữa tê liệt, teo cơ trong các chứng liệt: liệt nửa người, liệt dây thần
kinh ngoại biên…
- Bệnh cơ năng như rối loạn thần kinh thực vật, mất ngủ, táo bón,…
- Bệnh ngũ quan: như giảm thị lực, giảm thính lực, thất ngôn…
- Một số bệnh viêm nhiễm: như viêm tuyến vú, chắp lẹo…
- Châm tê để tiến hành phẫu thuật [17].
* Chống chỉ định:
- Cơ thể suy kiệt, sức đề kháng giảm, phụ nữ có thai.
- Tránh châm vào những vùng huyệt có viêm nhiễm, lở loét ngoài da.
- Các trường hợp bệnh lý thuộc cấp cứu: Viêm ruột thừa…[17].
1.2.2. Phƣơng pháp sóng xung kích
Sóng xung kích (Sockwave) bản chất là loại sóng âm cơ học mang năng
lượng cao với các đặc tính như chứa các áp lực thay đổi theo bước nhảy, biên
độ cao và không có tính chu kỳ. Sóng xung kích được tạo ra bởi sự nén khí và
dẫn truyền qua cơ thể bằng những đầu dò.
Phương pháp sóng xung kích là phương pháp tạo ra sóng âm năng lượng
cao tác động đến những điểm đau, phần mềm bị tổn thương qua đó thúc đẩy
quá trình làm lành một số rối loạn cơ xương khớp mạn tính, tiền mạn tính
hoặc bán cấp. Phương pháp điều trị này giúp cải thiện hệ thống vi mạch máu,
thúc đẩy quá trình trao đổi chất, có tác dụng giảm đau cũng như phân hủy vôi
hóa gân cơ [18].
1.2.2.1. Nguyên lý và hiệu ứng sinh học của sóng xung kích trong y học
Có rất nhiều nguyên lý tạo sóng xung kích như nguyên lý điện từ
trường, nguyên lý thủy điện, nguyên lý áp điện và nguyên lý khí nén. Trong
các thiết bị vật lý trị liệu hiện nay thường sử dụng nguyên lý khí nén. Viên
đạn được gia tốc bằng áp lực khí nén (5-10m/s), giảm tốc đột ngột do va chạm
15
với khối chất rắn, động năng của viên đạn truyền qua khối va chạm truyền
vào mô tại điểm tiếp xúc, từ đó truyền phân kỳ như sóng áp suất dạng tỏa tròn
(Radial shockwave therapy). Do đó về bản chất đây là phương pháp điều trị
sóng áp suất [18].
Các tế bào, mô trong cơ thể tại vùng chịu tác động kích thích của sóng
xung kích sẽ gây nên các hiện tượng phản xạ, khúc xạ, hấp thụ, truyền qua
giống với các tác động cơ học khác. Năng lượng sóng xung kích được hấp thụ
trong mô sẽ gây nên các phản ứng sinh học. Tùy thuộc vào các loại mô khác
nhau mà đáp ứng sinh học có khác nhau, do đó, hiệu quả điều trị khác nhau.
Người ta sử dụng sóng âm có năng lượng cao này tác động vào các
điểm đau, mô xơ hoặc cơ xương bị tổn thương. Năng lượng sóng âm kích
thích lành thương, tái tạo gân và mô mềm, giảm đau [18].
Sóng xung kích gây tác động áp lực cơ học trực tiếp lên mô hoặc tác
động gián tiếp qua việc tạo các bóng năng lượng, sau đó, các bóng năng
lượng bị vỡ ra tạo áp lực tới mô, tế bào. Tùy thuộc vào mật độ năng lượng của
sóng xung kích tác động tới mô, có thể gây ra các hiệu ứng khác nhau.
Hình 1.2 . Hiệu ứng sinh học của sóng xung kích phụ thuộc vào mức năng
lượng của sóng.
16
1.2.2.2. Tác dụng sinh học của sóng xung kích
 Hiệu quả giảm đau và loại trừ cơn đau
- Giảm căng cơ, ức chế sự co thắt: Xung huyết là một trong những hiệu
ứng cơ bản của liệu pháp điều trị bằng sóng xung kích cơ thể, nó cung cấp
nguồn năng lượng bổ sung cho các cơ bị tăng trương lực và cấu trúc dây
chằng của cơ đó. Ngoài ra nó còn làm giảm thiểu tương tác bệnh lý giữa các
sợi actin và myosin, làm giảm sự căng cơ (nguyên nhân gây đau cho bệnh
nhân).
- Tăng cường phân tán chất P: Hoạt hóa chất P (chất trung gian dẫn
truyền đau và yếu tố tăng trưởng) kích thích các sợi thần kinh hướng tâm,
đồng thời làm phát triển phù nề và tăng bài tiết histamine. Nồng độ chất P
giảm sẽ làm giảm đau và làm giảm nguy cơ phát triển phù nề.
 Thúc đẩy phục hồi vết thương
- Tăng cường sản xuất collagen : Sản xuất đủ số lượng collagen là điều
kiện tiên quyết cần thiết cho quy trình sửa chữa các cấu trúc bị hư hỏng của
hệ thống xương và dây chằng. Công nghệ sóng xung kích thúc đẩy quá trình
tái tạo collagen ở các mô nằm trong sâu.
- Cải thiện chuyển hóa và vi tuần hoàn: Sóng xung kích làm tăng mức độ
loại bỏ chất chuyển hóa gây đau, tăng cường oxy hóa và bổ xung nguồn năng
lượng cho các cơ bị tổn thương, hỗ trợ việc loại bỏ histamine và các tác nhân
gây kích thích khác có bản chất axit.
 Hồi phục vận động
- Làm tan sự vôi hóa của nguyên bào sợi: Sóng xung kích làm tan sự vôi
hóa các nguyên bào sợi và khởi động quá trình loại bỏ tình trạng vôi hóa sinh
học trong các trường hợp vôi hóa nguyên phát hay thứ phát của các khớp.
1.2.2.3. Chỉ định, chống chỉ định của sóng xung kích
 Chỉ định
- Đau cân, gân chi thể, đau cơ khớp không do chấn thương hoặc viêm
17
cấp.
 Chống chỉ định
- Dạng chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu, chấn thương cấp, khối u
ác tính. Trực tiếp lên đầu xương trẻ em, gẫy xương, thai nhi [19].
1.3. TỔNG QUAN VỀ THUỐC GLUCOSAMINE SULFAT
1.3.1. Nguồn gốc
Glucosamine là một amino – mono - saccharid có nguồn gốc nội sinh, là
một thành phần giúp tổng hợp glycosaminoglycan cấu tạo nên mô sụn trong
cơ thể. Glucosamin được tổng hợp bởi cơ thể nhưng khả năng đó giảm đi theo
tuổi tác. Glucosamine trên thị trường có nguồn gốc từ vỏ tôm cua, động vật
biển và có 3 dạng glucosamin dùng trong điều trị là glucosamin sulfat,
glucosamin hydrochorid và N-Acetylglucosamin, trong đó dạng muối sulfat
được cho là có hiệu quả nhất [20].
Glucosamine sulfat thuộc nhóm thuốc chống THK tác dụng chậm
(SYSADOA – Symptomatic Slow Acting Drugs for OA) và đang được sử
dụng rộng rãi để hỗ trợ tình trạng thoái hóa xương khớp nguyên phát hay thứ
phát, viêm khớp cấp hay mạn tính và một số bệnh lý khác.
Glucosamine sulfat có biệt được là Viatril-S
1.3.2. Cơ chế tác dụng
Glucosamine tham gia quá trình chuyển hóa tổng hợp nên thành phần của
sụn khớp. Nó là một amino-monosaccharide, nguyên liệu để tổng hợp
proteoglycan, khi vào trong cơ thể nó kích thích tế bào ở sụn khớp tăng tổng
hợp và trùng hợp nên cấu trúc proteoglycan bình thường. Kết quả của quá
trình trùng hợp là muco-polysaccharide, thành phần cơ bản cấu tạo nên đầu
sụn khớp. Glusamine sulfate đồng thời ức chế các enzym phá hủy sụn khớp
như collagenase, phospholinase A2 và giảm các gốc tự do superoxide phá hủy
các tế bào sinh sụn. Glucosamine còn kích thích sinh sản mô liên kết của
xương, giảm quá trình mất calci của xương. Do glucosamine làm tăng sản
18
xuất chất nhầy dịch khớp nên tăng độ nhớt, tăng khả năng bôi trơn của dịch
khớp. Vì thế glucosamine không những giảm triệu chứng của thoái khớp (đau,
khó vận động) mà còn ngăn chặn quá trình thoái hóa khớp, ngăn chặn bệnh
tiến triển. Đó là thuốc tác dụng vào cơ chế bệnh sinh của thoái khớp, điều trị
các bệnh thoái hóa xương khớp cả cấp và mãn tính, có đau hay không có đau,
cải thiện chức năng khớp và ngăn chặn bệnh tiến triển, phục hồi cấu trúc sụn
khớp.
1.3.3. Chỉ định, chống chỉ định
 Chỉ định
- Giảm triệu chứng của thoái hóa khớp gối nhẹ và trung bình.
 Chống chỉ định
- Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em, trẻ vị thành niên ≤18 tuổi.
1.3.4. Liều dùng và cách dùng
- Dạng thuốc và hàm lượng : Gói 1500mg, viên nén 250mg; 750mg,
viên nang 1000mg
- Liều lượng và cách dùng : uống 1500mg/ngày.
1.3.5. Tính hiệu quả trong điều trị bệnh lý xƣơng khớp của glucosamine
sulfat
Thie NM và cộng sự (2011) đã nghiên cứu đánh giá glucosamine sulfat
so với ibuprofen trong điều trị viêm khớp thái dương hàm đã kết luận
Glucosamine sulfat có tác dụng trong việc giảm đau, sau 60 ngày điều trị
thang điểm VAS giảm từ 4,71±2,11 xuống còn 1,61±1,45 [21].
1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI
1.4.1. Trên thế giới
E. Tukmachi và cộng sự (2004) tiến hành NC hiệu quả của điện châm trên
30 bệnh nhân THK gối, cho kết quả giảm đau và cải thiện chức năng khớp gối
tốt qua 2 thang điểm VAS và WOMAC [22].
19
Rutjes AWS, Nüesch E, Sterchi R và Jüni P (2010) đã nghiên cứu đánh
giá hiệu quả của siêu âm điều trị cho 341 bệnh nhân THK gối trong vòng 2
đến 8 tháng. Qua đó cho thấy kết quả khả quan của phương pháp trị liệu về
khả năng giảm đau và cải thiện chức năng khớp gối [23].
Jean-Yves R và cộng sự (2012) bài viết Vai trò của glucosamine trong
điều trị viêm khớp đăng trên Tạp chí thấp khớp quốc tế kết luận Glucosamine
có tác động tích cực đến kết quả triệu chứng và cấu trúc của khớp gối [24].
Mascarin NC cùng cộng sự (2012) đã NC trên 40 bệnh nhân nữ THK gối
được chia làm 3 nhóm: nhóm điều trị bằng phương pháp điện xung, vận động
trị liệu và siêu âm trị liệu trong vòng 12 tuần, mỗi tuần 2 lần. Kết quả thu
được cả ba nhóm NC đều có sự cải thiện rõ rệt về chỉ số VAS, tầm vận động
khớp gối và chỉ số WOMAC [25].
S. Yildiz và cộng sự (2015) NC trên 90 bệnh nhân THK gối bằng với
nhóm siêu âm điều trị chế độ liên tục, chế độ xung và giả siêu âm, kết quả cho
thấy siêu âm có tác dụng tốt trong giảm đau, cải thiện vận động và chất lượng
cuộc sống ở bệnh nhân THK gối [26].
Sahar Ahmed Abdalbary (2016) NC so sánh đánh giá hiệu quả của siêu
âm điều trị qua môi trường nước khoáng và môi trường gel để điều trị THK
gối, dựa trên các thang điểm VAS và WOMAC qua 4 tuần điều trị với tần
suất 3 lần/tuần, kết quả cho thấy siêu âm điều trị có tác dụng tốt [27].
Toru Ogata và cộng sự (2018) đã nghiên cứu ảnh tác dụng của
glucosamie đối với bệnh nhân thoái hóa khớp gối và có cải thiện về chỉ số
VAS và thang điểm WOMAC [28].
1.4.2. Tại Việt Nam
Nguyễn Thị Ngọc Lan và cộng sự (2009) đã nghiên cứu hiệu quả của
glucosamine sulfat (Viatril-S) trong điều trị thoái hóa khớp gối tại Bênh Viện
Bạch Mai và bệnh xá Bộ Quốc Phòng trong vòng 3 tháng có kết quả cải thiện
20
về chỉ số VAS từ 5,72 xuống 0,68 và thang điểm Lequesne từ 5,8 xuống
0,63[29].
Nguyễn Thị Bích (2014) tiến hành điều trị THKG bằng bài thuốc Tam tý
thang kết hợp với bài tập vận động khớp gối tại khoa YHCT bệnh viện Đống
Đa và bệnh viện đa khoa YHCT Hà Nội sau 60 ngày kết luận đây là một
phương pháp có tác dụng tốt, dễ dàng áp dụng rộng rãi, tác dụng giảm đau và
cải thiện chức năng khớp gối lâu dài, thang điểm VAS giảm từ 6,83 ± 1,34
xuống còn 3,21 ± 1,14, thang điểm Lequesne từ 14,8 ± 2,86 xuống còn
7,93±2,74 [30].
Bùi Hải Bình (2016) nghiên cứu điều trị bệnh THK gối nguyên phát
bằng liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu tự thân tại bệnh viện Mạch mai sau
6 tuần điều trị có hiệu quả giảm đau và cải thiện chức năng khớp gối tốt thang
điểm WOMAX giảm từ 37,5 ± 10,59 xuống còn 19,5 ± 8,64 [14].
Phạm Hồng Vân và cộng sự (2017) nghiên cứu đánh giá tác dụng điều trị
thoái hóa khớp gối bằng phương pháp điện châm kết hợp tập dưỡng sinh tại
bệnh viện Châm cứu trung ương có hiệu quả trong giảm đau và phục hồi chức
năng khớp gối, tỷ lệ bệnh nhân đạt kết quả tốt chiếm tới 83,3%, tỷ lệ bệnh nhân
đạt loại khá 13,4% và chỉ 3,3% có bệnh nhân có kết trung bình [31].
Trần Lê Minh (2017) nghiên cứu hiệu quả của điện châm kết hợp siêu
âm điều trị thoái hóa khớp gối tại bện viện Châm cứu trung ương có hiệu quả
giảm đau và cải thiện chức năng khớp gối, hiệu suất cải thiện chỉ số VAS là
5,1±1,24 (điểm) và chỉ số WOMAC là 9,30 ± 2,02 (điểm) [32] .
Tạ Việt Hưng (2017) nghiên cứu, phân lập, bảo quản, hoạt hóa và đánh
giá hiệu quả điều trị của tế bào gốc mô mỡ tự thân đối với bệnh nhân thoái
hóa khớp gối tại bệnh viện Quân Y 103 có hiệu quả giảm đau và cải thiện
chức năng vận động khớp gối thông qua thang điểm VAS và WOMAC, đặc
biệt tốt sau 6 tháng (điểm VAS giảm 65% và điểm WOMAC giảm 70%)
[15].
21
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Là bệnh nhân được chẩn đoán THK gối theo ARC 1991 ở giai đoạn 1
và 2 theo phân loại Kellgren và Lawrence đến khám và điều trị tại Bệnh viện
Châm cứu Trung ương được lựa chọn theo tiêu chuẩn sau :
* Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học hiện đại
- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định THK gối theo tiêu chuẩn của Hội
Khớp học Hoa Kỳ (American College of Rheumatology - ACR (1991) với
các tiêu chuẩn sau :
1) Đau khớp gối.
2) Gai xương ở rìa khớp trên Xquang.
3) Dịch khớp là dịch thoái hóa.
4) Tuổi ≥ 38.
5) Cứng khớp buổi sáng dưới 30 phút.
6) Lạo xạo ở khớp khi cử động.
Chẩn đoán xác định khi có yếu tố 1,2 hoặc 1,3,5,6 hoặc 1,4,5,6.
- Trong số các bệnh nhân được chẩn đoán xác định là thoái hóa khớp
gối thì chúng tôi chỉ lựa chọn bệnh nhân thoái hóa khớp gối ở giai đoạn 1 và 2
theo phân loại Kellgren và Lawrence với các tiêu chuẩn trên phim chụp X
quang như sau:
 Giai đoạn 1: gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xương
 Giai đoạn 2: mọc gai xương rõ
- Bệnh nhân tự nguyện tham gia nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân theo Y học cổ truyền
Những bệnh nhân được chẩn đoán thoái hóa khớp gối theo tiêu chuẩn
của Hội Khớp học Mỹ thuộc giai đoạn 1,2 theo phân loại Kellgren và
22
Lawrence và có các triệu chứng của chứng tý thể phong hàn thấp tý theo
YHCT :
- Đau ở một khớp hay 2 khớp, đau tăng khi vận động đi lại, trời lạnh
đau nhiều, chườm nóng đỡ đau,
- Sợ lạnh, tay chân lạnh, tiểu nhiều nước, tiểu trong.
- Chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng
- Mạch trầm tế.
* Tiêu chuẩn loại bệnh nhân khỏi nghiên cứu
- Bệnh nhân được chẩn đoán thoái hóa khớp gối theo tiêu chuẩn của Hội
Khớp học Mỹ nhưng không thuộc giai đoạn 1,2 theo phân loại Kellgren và
Lawrence, và không thuộc thể phong hàn thấp tý theo YHCT
- Bệnh nhân đã điều trị thuốc chống viêm không steroid trong vòng 10
ngày hoặc đã tiêm corticoid tại chỗ trong vòng 3 tháng gần đây hoặc tự dùng
thuốc chống viêm giảm đau khác trong thời gian nghiên cứu hoặc bỏ điều trị.
- Bệnh nhân có mức độ đau theo thang điểm VAS < 4 điểm.
- Thoái hóa khớp gối thứ phát, thoái hóa khớp gối có tràn dịch khớp gối
- Có kèm theo các bệnh mạn tính khác như Suy tim, suy thận, viêm gan
cấp, rối loạn tâm thần, ung thư, lao xương… Phụ nữ có thai.
- Bệnh nhân không tự nguyện tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.2.1. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 03/2020 đến tháng 08/2020
2.1.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Bệnh viện Châm cứu Trung ương
2.1.3. Cỡ mẫu nghiên cứu và phân nhóm
2.1.3.1. Cỡ mẫu nghiên cứu
Sử dụng công thức tính cỡ mẫu đối với nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng
so sánh 2 tỉ lệ :
23
√ ) √ ) ) )
Trong đó:
p1 và p2 là tỉ lệ hiệu quả điều trị ước tính của 2 nhóm nghiên cứu và
nhóm đối chứng.
p = ( p1 + p2 ) / 2
n là số bệnh nhân cần có trong mỗi nhóm nghiên cứu.
Z α/2 = 1,96 là hằng số cho sai số loại I
Z β = 1,28 là hằng số cho sai sót loại II (power).
Chúng tôi ước lượng:
p1 = 0,87
p2 = 0,55 [26]
Kết quả n1 = n2 = 40 (cần ít nhất 40 BN thuộc nhóm nghiên cứu và 40
BN thuộc nhóm đối chứng)
Trong nghiên cứu này chúng tôi chọn 80 BN THK gối để đưa vào nghiên
cứu.
2.1.3.2. Phân nhóm nghiên cứu
Các bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu sẽ được thăm khám lâm
sàng, làm xét nghiệm theo một mẫu bệnh án thống nhất, và chia thành hai
nhóm theo phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên, số lẻ là nhóm nghiên cứu, số
chẵn là nhóm đối chứng.
+ Nhóm nghiên cứu (Nhóm NC): Gồm 40 bệnh nhân, được điều trị
bằng phương pháp điện châm kết hợp sóng xung kích.
+ Nhóm đối chứng (Nhóm ĐC): Gồm 40 bệnh nhân, được điều trị
bằng uống thuốc glucosamine hằng ngày.
24
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu dọc kết hợp với can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên có
đối chứng, so sánh trước - sau điều trị .
2.2.2. Phƣơng tiện nghiên cứu
2.2.2.1. Dụng cụ
- Kim châm cứu vô khuẩn dài từ 5 – 8 cm, dùng một lần.
- Máy điện châm M8 do Bệnh Viện Châm Cứu Trung Ương sản xuất
- Máy phát sóng xung kích Radial Spec do Mỹ sản xuất
Hình 2.1. Máy điện châm M8
Hình 2.2. Máy phát sóng xung kích Radial Spec
25
- Ống nghe, huyết áp kế, thước dây, cân đo cân nặng, chiều cao.
- Thước đo độ đau VAS của hãng Astra- Zeneca.
Hình 2.3. Thước đánh giá thang điểm VAS
- Bảng lượng giá theo thang điểm WOMAC[26].
Tất cả các phương tiện và dụng cụ đưa vào nghiên cứu phải được kiểm
tra trước với yêu cầu là được phép sử dụng và trong tình trạng hoạt động tốt
2.2.2.2. Thuốc điều trị cho nhóm nghiên cứu
- Tên thuốc : Viatril-S
- Nhà sản xuất : ROTTAPHARM, nhập khẩu bởi Ever Neuro Pharma,
số đăng ký : VN-21282-18
- Dạng thuốc : dạng bột
- Hàm lượng : 1500mg
- Liều lượng và cách dùng : uống gói/lần/ngày trước ăn sáng 15 phút.
Hình 2.4. Thuốc Viatril – S
26
2.2.3. Phƣơng pháp tiến hành
Bệnh nhân được lựa chọn vào các nhóm nghiên cứu sẽ được làm hồ sơ
bệnh án, theo dõi quá trình điều trị theo liệu trình sau:
- Nhóm nghiên cứu: Bệnh nhân được điều trị bằng điện châm trước, rồi
nghỉ 15 phút sau đó tiếp tục điều trị bằng sóng xung kích với liệu trình 20
ngày điện châm và 5 ngày điều trị bằng sóng xung kích cụ thể như sau:
+ Điện châm 30 phút/lần/ngày với liệu trình 20 ngày.
+ Sóng xung kích tại thời điểm D0, D5, D10, D15, D20.
- Nhóm đối chứng: Điều trị đơn thuần bằng uống thuốc glucosamine
hằng ngày bắt đầu từ ngày vào viện với liệu trình 20 ngày, uống 01 gói/ ngày ,
trước ăn sáng 15 phút.
* Điều trị bằng phương pháp điện châm [17]
-Người thực hiện : Bác sĩ chuyên ngành Châm cứu.
- Phác đồ huyệt
Châm tả các huyệt:
+ Độc tỵ, Tất nhãn
+ Dương lăng tuyền, Lương khâu
+ Ủy trung, Hạc Đỉnh, Phong long
Châm bổ các huyệt :
+ Huyết hải, Tam âm giao, Âm lăng tuyền
*Quy trình kỹ thuật điện châm:
- Chuẩn bị bệnh nhân: Bệnh nhân nằm ngửa, hoặc ngồi ở tư thế thoải
mái thả lỏng toàn thân.
- Chuẩn bị cho bác sỹ làm thủ thuật: Đội mũ, đeo khẩu trang y tế, rửa tay
vô khuẩn, sát trùng tay.
- Tiến hành châm :
- Bước 1. Xác định và sát trùng da vùng huyệt .
- Bước 2. Châm kim vào huyệt theo các thì sau :
27
+ Thì 1: Một tay dùng ngón tay cái và ngón trỏ ấn, căng da vùng huyệt;
Tay còn lại châm kim nhanh qua da vùng huyệt.
+ Thì 2: Đẩy kim từ từ tới huyệt, cho đến khi đạt “Đắc khí” (bệnh nhân
có cảm giác căng, tức, nặng vừa phải, không đau ở vùng huyệt vừa châm kim,
thầy thuốc cảm giác kim mút chặt tại vị trí huyệt).
- Bước 3. Kích thích huyệt bằng máy điện châm.
+ Tần số (đặt tần số cố định): Tần số tả từ 5 - 10Hz, Tần số bổ từ 1 -
3Hz.
+ Nối cặp dây của máy điện châm với kim đã châm vào huyệt theo thứ
tự.
+ Cường độ: Nâng dần cường độ từ 0 đến 150 microAmpe (tuỳ theo mức
chịu đựng của người bệnh).
+ Thời gian 20- 30 phút cho một lần điện châm.
- Bước 4. Rút kim, sát khuẩn da vùng huyệt vừa châm
Hình 2.5. Hình ảnh điện châm khớp gối
28
* Điều trị bằng phương pháp sóng xung kích [19] [33]
- Người thực hiện : Bác sĩ, kỹ thuật viên Phục hồi chức năng hoặc có
chứng chỉ định hướng chuyên ngành Phục hồi chức năng.
- Vị trí thực hiện phương pháp:
+ Tác động lên các điểm phần mềm quanh xương bánh chè, tại vị trí bám
tận của các cơ.
- Thông số trị liệu:
+ Áp suất: 1 bars + Tần số 15Hz + Số xung 3000
- Quy trình thực hiện phương pháp sóng xung kích:
+ Chuẩn bị bệnh nhân: Nằm trên giường ở tư thế thoải mái thả lỏng .
+ Kiểm tra và bộc lộ vùng khớp gối, xác định điểm tác động.
+ Chuẩn bị phương tiện : Kiểm tra và chọn các thông số kỹ thuật của
máy theo chỉ định.
+ Tiến hành thủ thuật :
Bôi gel lên bề mặt da vùng điều trị.
Đặt đầu phát sóng lên vị trí và tiến hành điều trị theo chỉ định.
Hết thời gian điều trị: tắt máy, Lau vùng da điều trị và đầu phát sóng.
Kiểm tra vùng điều trị, thăm hỏi người bệnh, ghi chép hồ sơ.
Hình 2.6. Thực hiện sóng xung kích khớp gối
29
2.2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu
2.2.4.1. Chỉ tiêu đặc điểm chung: được đánh giá tại thời điểm trước điều trị
bằng phỏng vấn gồm :
- Đặc điểm về tuổi.
- Đặc điểm về giới tính.
- Đặc điểm về thời gian mắc bệnh.
- Đặc điểm về vị trí tổn thương.
2.2.4.2. Chỉ tiêu lâm sàng : đươc đánh giá tại thời điểm trước, trong và sau
điều trị gồm :
- Đánh giá tình trạng đau theo thang điểm VAS.
- Đánh giá mức độ rối loạn vận động chức năng khớp gối theo thang
điểm WOMAC
- Đánh giá mức độ hạn chế vận động khớp gối theo chỉ số gót mông.
2.2.4.3. Chỉ tiêu cận lâm sàng:
- Chỉ số huyết học và sinh hóa máu được đánh giá tại thời điểm trước và
sau điều trị gồm :
+ Số lượng hồng cầu, bạch cầu, huyết sắc tố.
+ Hàm lượng Creatinin, Ure, Glucose, AST, ALT.
- Chụp Xquang khớp gối 2 tư thế thẳng, nghiêng đươc đánh giá tại thời
điểm trước điều trị
2.2.5. Cách xác định chỉ tiêu nghiên cứu
2.2.5.1. Đánh giá tình trạng đau theo thang điểm VAS
- Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá mức độ đau của bệnh nhân
theo thang điểm VAS bằng thước đo của hãng Astra - Zeneca là một thước có
hai mặt:
+ Một mặt: Chia thành 10 vạch đều nhau từ 0 đến 10 điểm, trong đó mức
độ đau tăng dần từ 0 cho đến 10 điểm, 10 điểm là đau nhất.
30
+ Một mặt: Có 5 hình tượng, có thể quy ước và mô tả ra các mức độ đau
tăng dần:
Hình A tương ứng 0 điểm: bệnh nhân không cảm thấy bất kỳ một đau
đớn khó chịu nào.
Hình B tương ứng 1-3 điểm: bệnh nhân thấy hơi đau, khó chịu, không
mất ngủ, không vật vã và các hoạt động khác bình thường.
Hình C tương ứng 4-6 điểm: bệnh nhân đau khó chịu, mất ngủ, bồn
chồn, không dám cử động hoặc có phản xạ kêu rên.
Hình D tương ứng 7-8 điểm: đau nhiều, đau liên tục, bất lực vận động,
luôn kêu rên.
Hình E tương ứng 9-10 điểm: đau liên tục, toát mồ hôi, có thể choáng
ngất.
- Cách tiến hành: Bệnh nhân được nghỉ ngơi trước khi đánh giá, không
bị các kích thích khác từ bên ngoài và được giải thích phương pháp đánh giá
cảm giác đau qua 5 hình tượng biểu thị các mức độ đau, từ đó tự chỉ ra mức
độ đau của mình, thầy thuốc sẽ xem mặt đối diện để quy đổi ra mức độ đau.
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS
Kết quả thang đau Đánh giá mức độ đau Cho điểm
Từ 0-1 điểm Không đau 0
Từ 2-3 điểm Đau ít 1
Từ 4-6 điểm Đau trung bình 2
Từ 7-8 điểm Đau nhiều 3
Từ 9-10 điểm Đau không chịu nổi 4
31
2.2.5.2. Đánh giá mức độ rối loạn vận động chức năng khớp gối theo
thang điểm WOMAC (Western Ontario and McMaster Universities
Osteoarthritis Index)
Thang điểm WOMAC là bộ câu hỏi tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi
bởi các chuyên gia y tế để đánh giá tình trạng bệnh nhân bị thoái hóa
khớp gối và hông, bao gồm đau, cứng khớp và hoạt động thể chất của khớp,
gồm 24 mục với 3 nội dung: Đau (5 mục), cứng khớp (2 mục) và chức năng
vận động (17 mục) [24].
Tổng điểm thang điểm WOMAC là 96 điểm, điểm càng cao thì mức độ
đau và rối loạn chức năng vận động càng nặng (theo phụ lục 1) [24].
Bảng 2.2. Đánh giá mức độ rối loạn vận động chức năng khớp gối theo
thang điểm WOMAC
Tổng điểm
WOMAC
Đánh giá mức độ rối loạn
chức năng vận động
Cho điểm
1-10 điểm Rối loạn chức năng nhẹ 1
11-30 điểm Rối loạn chức năng vừa 2
31-60 điểm Rối loạn chức năng nặng 3
61-96 điểm Rối loạn chức năng rất nặng 4
2.2.5.3. Đánh giá mức độ hạn chế vận động khớp gối theo chỉ số gót -
mông
- Cách đo: Kéo cẳng chân sát vào mông, đo khoảng cách từ gót đến
mông.
Bảng 2.3. Đánh giá mức độ hạn chế vận động theo chỉ số gót mông
Chỉ số gót mông
Đánh giá mức độ
hạn chế
Cho điểm
Chỉ số gót mông < 5 cm Không hạn chế 1
Chỉ số gót mông 5 - 10 Hạn chế trung bình 2
32
Chỉ số gót mông 11- 15 cm Hạn chế nặng 3
Chỉ số gót - mông > 15 cm Hạn chế rất nặng 4
2.2.5.4. Chỉ tiêu cận lâm sàng
- Công thức máu, Sinh hóa máu được xác định bằng máy huyết học
Celtac ES, máy sinh hóa Biolis 50i tại khoa Xét nghiệm – Bệnh viện Châm
cứu Trung ương.
- Chụp Xquang khớp gối: Chụp 2 tư thế thẳng nghiêng bằng máy chụp
Xquang kỹ thuật số tại khoa Chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện Châm cứu
Trung ương
2.2.6. Đánh giá kết quả điều trị
Đánh giá kết quả điều trị dựa vào tổng số điểm của 3 chỉ số nghiên cứu
gồm mức độ đau theo thang điểm VAS, chức năng khớp gối theo thang điểm
WOMAC, mức độ hạn chế vận động khớp gối theo chỉ số gót - mông. Từ
tổng điểm đó, quy ra kết quả điều trị chung theo thang điểm B.Amor như sau
[37]:
Hiệu quả điều trị =
Tổng điểm trước điều trị - Tổng điểm sau điều trị
x100%
Tổng điểm trước điều trị
Bảng 2.4. Đánh giá kết quả điều trị
Hiệu quả điều trị Kết quả điều trị
≥ 80% Tốt
≥ 60% đến 80% Khá
≥ 40% đến 60% Trung bình
≤ 40% Kém
2.2.7. Tác dụng không mong muốn
- Trên lâm sàng chúng tôi khảo sát sự xuất hiện của các triệu chứng như
sau :
+ Chảy máu, vựng châm, nhiễm trùng nơi châm, đau tăng sau khi thực
33
hiện sóng xung kích.
+ Biến đổi một số chỉ số sinh lý ( mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở ) tại
thời điểm ngay sau điều trị.
- Trên cận lâm sàng chúng tôi đánh giá biến đổi một số chỉ số huyết học
và sinh hóa máu sau liệu trình điều trị.
2.2.8. Phƣơng pháp xử lý số liệu
- Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS (Statistics Products
for the Social Services) 20.0.
- Kết quả được thể hiện dưới dạng: Giá trị trung bình và tỷ lệ phần trăm
(%).
- Sử dụng test X2
để so sánh sự khác nhau giữa hai tỷ lệ phần trăm.
- Sử dụng test T – Student để so sánh sự khác nhau giữa hai giá trị trung
bình.
- Kết quả nghiên cứu được coi là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
2.2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu được sự đồng ý của hội đồng y đức Bệnh viện Châm cứu
trung ương.
- Được sự tự nguyện hợp tác của đối tượng nghiên cứu, đối tượng nghiên
cứu hoàn toàn có quyền từ chối tham gia chương trình nghiên cứu.
- Nghiên cứu này chỉ nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng
mà không nhằm mục đích nào khác.
- Các thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu được đảm bảo giữ bí mật.
- Khách quan trong đánh giá và phân loại, trung thực trong xử lý số liệu.
- Trong qua trình điều trị, bệnh không đỡ hoặc tăng lên thì bệnh nhân sẽ
được ngừng nghiên cứu, đổi phương pháp điều trị và loại ra khỏi nhóm
nghiên cứu.
34
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu
BỆNH NHÂN ĐAU KHỚP GỐI
ĐẾN KHÁM TẠI BVCCTW
Chẩn đoán xác định THK gối nguyên phát theo
ACR-1991 giai đoạn 1,2 và Hạc tất phong thể
phong hàn thấp tý theo YHCT (n =80)
Nhóm nghiên cứu
Điện châm kết hợp sóng
xung kích theo phác đồ
Liệu trình 20 ngày điều trị
(n = 40)
Nhóm đối chứng
Uống glucosamine sulfat
liệu trình 20 ngày điều trị
(n = 40)
So sánh, đánh giá, phân tích các chỉ tiêu
NC tại các thời điểm D0 D10 D20
KẾT LUẬN
35
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Một số đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi
Tuổi
Nhóm NC (1)
(n=40)
Nhóm ĐC (2)
(n=40)
Tổng
(n=80)
n % n % n %
≤ 49 1 2,5 3 7,5 4 5
50 - 59 7 17,5 5 12,5 12 15
60 - 69 17 42,5 20 50 37 46,3
≥ 70 15 37,5 12 30 27 33,7
± SD 65,2 ± 6,76 65,0 ± 9,19 65,1 ± 8,02
p1-2
> 0,05
Nhận xét: THKG có tỷ lệ mắc cao nhất ở nhóm từ 60 đến 69 tuổi (chiếm
42,5% ở nhóm NC, 50% ở nhóm ĐC). Không có sự khác biệt về tuổi ở hai nhóm
NC (p > 0,05). Độ tuổi trung bình của bệnh nhân NC là 65,1±8,02 (tuổi).
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới
Giới
Nhóm NC (1)
(n = 40)
Nhóm ĐC (2)
(n = 40)
Tổng
(n = 80)
n % N % n %
Nữ 29 72,5 31 77,5 60 75
Nam 11 27,5 9 22,5 20 25
p1-2 >0,05
Nhận xét: THKG chủ yếu gặp ở nữ giới, chiếm 72,5% ở nhóm NC,
77,5% ở nhóm ĐC, không có sự khác biệt về giới giữa hai nhóm NC
(p>0,05).
36
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp
Nhóm NC (1)
(n = 40)
Nhóm ĐC (2)
(n = 40)
Tổng
(n = 80)
n % n % n %
Lao động trí óc 16 40 13 32,5 29 36,2
Lao động chân tay 24 60 27 67,5 51 63,8
p1-2 > 0,05
Nhận xét: THKG chủ yếu gặp ở nhóm lao động chân tay (chiếm tỷ lệ
60% ở nhóm NC, 67,5% ở nhóm ĐC). Không có sự khác biệt về nghề nghiệp
giữa hai nhóm NC với p > 0,05.
Bảng 3.4. Thời gian mắc bệnh trung bình
Thời gian
mắc bệnh (năm)
Nhóm NC (1)
(n=40)
Nhóm ĐC (2)
(n=40)
Tổng
(n=80)
± SD 5,22 ± 1,29 5,27 ± 1,79 5,25 ± 1,56
p1-2 >0,05
Nhận xét: Thời gian mắc bệnh trung bình của cả hai nhóm là 5,25±1,56
(năm) . Không có sự khác biệt về thời gian mắc bện giữa giữa 2 nhóm NC (p> 0,05).
Bảng 3.5. Đặc điểm vị trí khớp bị tổn thương
Vị trí khớp
Nhóm NC (1)
(n = 40)
Nhóm ĐC (2)
(n = 40)
Tổng
(n = 80)
n % n % n %
Một khớp
Bên phải 7 17,5 9 22,5 16 20
Bên trái 8 20 7 17,5 15 18,7
Cả hai khớp 25 62,5 24 60 49 61,3
p1-2 p>0,05
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân tổn thương cả hai khớp gối trong nghiên cứu
chiếm tỷ lệ cao 61,3% (chiếm 62,5% ở nhóm NC, 60%ở nhóm ĐC). Không
có sự khác biệt về vị trí tổn thương khớp gối giữa hai nhóm NC (p > 0,05).
37
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của đối tƣợng nghiên cứu
Bảng 3.6. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng tại khớp thoái hóa
Triệu chứng
Nhóm NC (1)
(n = 40)
Nhóm ĐC (2)
(n = 40)
Tổng
(n=80)
n % n % n %
Đau khớp 40 100 40 100 80 100
Phá gỉ khớp 37 92,5 36 90 73 91,3
Lục cục tại khớp 37 92,5 34 85 71 88,8
Dấu hiệu bào gỗ 30 75 33 82,5 63 78,8
Nóng da tại khớp 9 22,5 7 17,5 16 20
Hạn chế gấp duỗi 40 100 40 100 80 100
p1-2 >0,05
Nhận xét: 100% số BN nghiên cứu có đau khớp và hạn chế gấp duỗi,
91,3% có dấu hiệu phá gỉ khớp, 88,8% có lục cục tại khớp, 78,8% có dấu hiệu
bào gỗ, 20% có triệu chứng nóng da tại khớp . Không có sự khác biệt về các
triệu chứng lâm sàng giữa hai nhóm NC (p > 0,05).
Bảng 3.7. Đặc điểm mức độ đau theo thang điểm VAS
Mức độ đau theo
thang điểm VAS
Nhóm NC (1)
(n = 40)
Nhóm ĐC (2)
(n = 40)
Tổng
(n = 80)
n % n % n %
Đau nhẹ 0 0 0 0 0 0
Đau vừa 31 77,5 34 85 65 81,3
Đau nặng 9 22,5 6 15 15 18,7
p1-2 >0,05
Nhận xét: THK gối chủ yếu gặp đau vừa chiếm tỷ lệ cao ở cả hai nhóm
(81,3%) Mức độ đau nặng chiếm 18,7%. Không có sự khác biệt về mức độ
đau theo thang điểm VAS giữa hai nhóm NC (p > 0,05).
38
Bảng 3.8. Mức độ rối loạn chức năng vận động theo thang điểm WOMAC
Mức độ rối loạn chức
năng vận động
Nhóm NC (1)
(n = 40)
Nhóm Đ C (2)
(n = 40)
Tổng
(n = 80)
n % n % n %
Nhẹ 0 0 0 0 0 0
Trung bình 13 32,5 16 40 29 36,3
Nặng 27 67,5 24 60 51 63,7
Rất nặng 0 0 0 0 0 0
p1-2 >0,05
Nhận xét: Rối loạn chức năng vận động mức độ nặng chiếm tỷ lệ cao
nhất (63,7%) ; mức độ trung bình chiếm 36,3 %. Không có sự khác biết về rối
loạn vận động theo thang điểm WOMAC giữa hai nhóm NC (p>0,05).
Biểu đồ 3.1. Mức độ hạn chế vận động khớp gối theo chỉ số gót - mông
Nhận xét: Hạn chế vận động khớp gối ở mức độ nặng chiếm tỷ lệ cao,
nhóm NC chiếm 70%, nhóm ĐC chiếm 62,5%. Mức độ trung bình chiếm tỷ lệ
thấp hơn, nhóm NC chiếm 30%, nhóm ĐC chiếm 37,5%. Không có sự khác biệt
về hạn chế vận động khớp gối theo chỉ số gót mông giữa hai nhóm NC (p>0,05).
0
10
20
30
40
50
60
70
Trung bình Nặng Rất nặng
30
70
0
37,5
62,5
0
Nhóm NC Nhóm Đc
39
3.1.3. Đặc điểm tổn thƣơng khớp gối trên phim chụp X quang
Bảng 3.9. Mức độ tổn thương khớp gối trên phim chụp X quang
Giai đoạn trên X
quang
Nhóm NC (1)
(n = 40)
Nhóm ĐC (2)
(n = 40)
Tổng
(n = 80)
n % n % n %
Giai đoạn I 4 10 7 17,5 11 13,7
Giai đoạn II 36 90 33 82,5 69 86,3
p1-2 >0,05
Nhận xét: THK gối chủ yếu gặp ở giai đoạn II chiếm tỷ lệ 86,3%, giai
đoạn I chiếm tỷ lệ 13,7% . Không có sự khác biệt về tổn thương khớp gối trên
phim chụp Xquang theo Kellgren và Lawrence (p>0,05).
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI CỦA ĐIỆN CHÂM
KẾT HỢP SÓNG XUNG KÍCH
3.2.1. Kết quả giảm đau theo thang điểm VAS
Bảng 3.10. Sự cải thiện mức độ đau theo thang điểm VAS
Nhóm NC
Mức
độ đau
Nhóm NC(1) (n=40) Nhóm ĐC (2) (n=40)
Do (a) D10 (b) D20 (c) Do (a) D10(b) D20(c)
n % n % n % n % n % n %
Không đau 0 0 0 0 11 27,5 0 0 0 0 5 12,5
Đau nhẹ 0 0 27 67,5 27 67,5 0 0 12 30 18 45
Đau vừa 31 77,5 13 32,5 2 5,0 34 85 28 70 17 42,5
Đau nặng 9 22,5 0 0 0 0 6 15 0 0 0 0
Tổng 40 100 40 100 40 100 40 100 40 100 40 100
p P(c-a) <0,05; P(1-2) <0,05
Nhận xét: Ở nhóm NC sau 10 ngày điều trị không có bệnh nhân nào đau
nặng; sau 20 ngày điều trị số BN đau vừa chỉ còn 5% thấp hơn so với nhóm
ĐC là 42,5%; BN đau nhẹ chiếm 67,5% cao hơn nhóm ĐC là 45%; BN không
đau cao hơn nhóm ĐC; sự cải thiện mức độ đau theo thang điểm VAS ở nhóm
NC tốt hơn nhóm ĐC ( p<0,5).
40
Bảng 3.11. So sánh kết quả giảm đau theo thang điểm VAS
Thời điểm nghiên
cứu
Điểm đau trung bình theo VAS
(X ± SD)
P(1-2)
Nhóm NC (1)
(n=40)
Nhóm ĐC (2)
(n=40)
D0 (a) 5,78 ± 0,8 5,63 ± 0,74 p>0,05
D10 (b) 3,23 ± 1,21 4,00 ± 0,96 p<0,01
D20 (c) 1,4 ± 1,24 3,33 ± 1,07 p<0,01
Hiệu suất
giảm
D10 2,55 ± 0,60 1,63 ± 0,63 p<0,01
D20 4,38 ± 0,71 2,3 ± 0,79 p<0,01
p(a-c) p<0,01 p<0,01
Nhận xét: Sau 10 ngày và 20 ngày điều trị, hiệu suất giảm đau của
nhóm NC tương ứng là 2,55±0,60 (điểm) và 4,38±0,71 (điểm) cao hơn so với
nhóm ĐC lần lượt là 1,63±0,63(điểm) và 2,3±0,79 (điểm) (p<0,01).
Biểu đồ 3.2. Biến đổi giá trị trung bình của điểm đau theo thang điểm VAS
Nhận xét: Tại thời điểm đánh giá sau 20 ngày điều trị, điểm đau trung
bình của nhóm NC giảm từ 5,78 xuống 1,4, giảm nhiều hơn so với nhóm ĐC
từ 5,63 xuống 3,33 (p < 0,01).
5,78
3,23
1,4
5,63
4
3,33
0
1
2
3
4
5
6
7
D0 D10 D20
NNC
NĐC
41
3.2.2. Kết quả cải thiện chức năng khớp gối theo thang điểm WOMAC
Bảng 3.12. Thay đổi mức độ rối loạn chức năng khớp gối theo WOMAC
Nhóm NC
Mức độ
Nhóm NC(1) (n=40) Nhóm ĐC (2) (n=40)
Do (a) D10 (b) D20 (c) Do (a) D10(b) D20(c)
n % n % n % n % n % n %
Nhẹ 0 0 5 12,5 32 80 0 0 0 0 10 25
Trung bình 13 32,5 26 65 8 20 16 40 20 50 18 45
Nặng 27 67,5 9 22,5 0 0 24 60 20 50 12 30
Rất nặng 0 0 0 0 0 0 0 10 0 0 0 0
Tổng 40 100 40 100 40 100 40 100 40 100 40 100
p P(c-a) <0,05 ;P(1-2) <0,05
Nhận xét: Ở nhóm NC sau 10 ngày điều trị số bệnh nhân rối loạn chức
năng khớp gối ở mức độ nặng chiếm 22,5% thấp hơn so với nhóm ĐC là
50%. Sau 20 ngày điều trị không còn bệnh nhân có rối loạn chức năng khớp
gối mức độ nặng thấp hơn nhóm ĐC là 30%; mức độ vừa chiếm 20%, mức độ
nhẹ chiếm 80% tốt hơn so với nhóm ĐC tương ứng là 45% và 25% (p<0,05).
Bảng 3.13.So sánh kết quả cải thiện chức năng khớp gối theo thang điểm WOMAC
Thời điểm nghiên
cứu
Điểm đau trung bình theo thang điểm
WOMAC (X ± SD)
p(1-2)
Nhóm NC (1)
(n=40)
Nhóm ĐC (2)
(n=40)
D0 (a) 40,85 ± 11,99 40,40 ± 10,82 p>0,05
D10 (b) 19,88 ± 8,43 34,70 ± 10,18 p<0,01
D20 (c) 5,93 ± 5,03 23,45 ± 11,01 p<0,01
Hiệu suất
giảm
D10 20,98 ± 5,76 5,70 ± 6,52 p<0,01
D20 34,93 ± 8,05 16,95 ± 8,53 p<0,01
p(a-c) p<0,01 p<0,01
Nhận xét: Sau 10 và 20 ngày điều trị, hiệu suất giảm của nhóm NC theo
thang điểm WOMAC tương ứng là 20,98±5,76(điểm) và 34,93±8,05 (điểm) tốt hơn
so với nhóm ĐC tương ứng là 5,7±8,53(điểm) và 16,95±8,53 (điểm) (p< 0,01).
42
Biểu đồ 3.3. Biến đổi chỉ số WOMAC tại các thời điểm nghiên cứu
Nhận xét: Tại các thời điểm đánh giá sau 20 ngày điều trị, chỉ số
WOMAC trung bình của nhóm NC giảm từ 40,85±11,99 xuống còn
5,93±5,03, giảm nhanh hơn so với nhóm ĐC từ 40,40±10,82 xuống còn
23,45±11,01 (p < 0,01).
3.2.3. Kết quả phục hồi tầm vận động khớp gối theo chỉ số gót – mông
Bảng 3.14. Mức độ cải thiện tầm vận động khớp gối qua chỉ số gót mông
Nhóm NC
Mức độ
Nhóm NC(1) (n=40) Nhóm ĐC (2) (n=40)
Do (a) D10 (b) D20 (c) Do (a) D10(b) D20(c)
n % n % n % n % n % n %
Không hạn chế 0 0 0 0 21 52,5 0 0 0 0 6 15
Trung bình 12 30 26 65 19 47,5 15 37,5 19 47,5 20 50
Nặng 28 70 14 35 0 0 25 62,5 21 52,5 14 35
Rất nặng 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tổng 40 100 40 100 40 100 40 100 40 100 40 100
p P(c-a) <0,05; P(1-2) <0,05
Nhận xét: Ở nhóm NC sau 10 ngày điều trị tỷ lệ bệnh nhân hạn chế
khớp gối mức độ nặng giảm từ 70% xuống còn 35%và sau 20 ngày điều trị
không có bệnh nhân hạn chế khớp gối mức độ nặng; mức độ trung bình chiếm
47,5%; số bệnh nhân không hạn chế khớp gối chiếm tỷ lệ cao 52,5%. Mức độ
cải thiện tầm vận động khớp gối ở nhóm NC cao hơn nhóm ĐC (p<0,05).
40,85
19,88
5,93
40,40
34,70
23,45
D0 D10 D20
NNC NĐC
43
Bảng 3.15. So sánh kết quả phục hồi tầm vận động khớp gối qua chỉ số gót mông
Thời điểm nghiên
cứu
Chỉ số gót mông
(X ± SD)
p(1-2)
Nhóm NC (1)
(n=40)
Nhóm ĐC (2)
(n=40)
D0 (a) 12,38 ± 1,89 12,18 ± 2,32 p>0,05
D10 (b) 8,65 ± 2,39 10,8 ± 1,59 p<0,01
D20 (c) 3,73 ± 1,69 8,83 ± 2,28 p<0,01
Hiệu suất
giảm
D10 3,73 ± 2,36 1,38 ± 0,98 p<0,01
D20 8,65 ± 1,90 3,35 ± 1,27 p<0,01
p(a-c) p<0,01 p<0,01
Nhận xét: Sau 10 và 20 ngày điều trị, hiệu suất giảm qua chỉ số gót - mông
của nhóm NC tương ứng là 3,73±2,36(điểm) và 8,65±1,90(điểm), tốt hơn so với
nhóm ĐC lần lượt là 1,38±0,98 (điểm) và 3,35±1,27 (điểm) (p<0,01).
Biểu đồ 3.4. Biến đổi giá trị trung bình chỉ số gót - mông tại các thời điểm
Nhận xét: Tại các thời điểm đánh giá sau 20 ngày điều trị, chỉ số gót -
mông của nhóm NC giảm từ 12,38 ± 1,89 xuống còn 3,73 ± 1,69, giảm nhiều
hơn so với nhóm ĐC từ 12,18 ± 2,32 xuống 8,83 ± 2,28 (p < 0,01).
12,18
8,65
3,73
12,38 10,8
8,83
0
2
4
6
8
10
12
14
D0 D10 D20
NNC
NĐC
44
3.2.4. Kết quả điều trị
Bảng 3.16. Kết quả điều trị
Nhóm NC
Kết quả điều trị
Nhóm NC (a)
(n=40)
Nhóm ĐC (b)
(n=40)
n % n %
Tốt 11 27,5 5 12,5
Khá 21 52,5 7 17,5
Trung bình 8 20 16 40
Kém 0 0 12 30
Tổng 40 100 40 100
p pa-b<0,05
Nhận xét: - Sau liệu trình điều trị, ở nhóm NC bệnh nhân có kết quả
điều trị mức độ khá chiếm tỷ lệ cao 52,5%; mức độ tốt chiếm 27,5% cao hơn
so với nhóm ĐC (p<0,05). Không có bệnh nhân nào đáp ứng kém với điều trị
bằng điện châm kết hợp sóng xung kích .
3.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
Bảng 3.17. Theo dõi một số tác dụng không mong muốn trên lâm sàng
Triệu chứng
Số lƣợng Tỷ lệ
n = 40 %
Vựng châm 0 0
Chảy máu 5 12,5
Nhiễm trùng 0 0
Gãy kim 0 0
Đau tăng 0 0
Nhận xét: Trong suốt quá trình điều trị không có bệnh nhân nào gặp
các tác dụng không mong muốn trên lâm sàng chỉ có 5 bệnh nhân bị chảy máu
khi rút kim chiếm 12,5%.
45
Bảng 3.18. Biến đổi một số chỉ số dấu hiệu sinh tồn
Chỉ số
Nhóm NC (n=40)
Trƣớc ĐT Sau ĐT
Huyết áp tâm thu ( mmHg ) 114 ± 4,96 115,6 ± 5,01
Huyết áp tâm trương ( mmHg ) 70,5 ± 7,14 73 ± 7,58
Mạch ( lần/phút ) 76,3 ± 5,29 76,3 ±4,69
Nhiệt độ ( o
C ) 36,5 ± 0,15 36,4 ± 0,14
Nhịp thở ( lần/phút ) 17,7 ±1,03 17,6 ±1,13
P P>0,05
Nhận xét: Các chỉ số sinh tồn trước và sau điều trị đều trong giới hạn
bình thường (p>0,05).
Bảng 3.19. Biến đổi một số chỉ số huyết học và hóa sinh
Chỉ số
Nhóm NC (n=40)
Trƣớc ĐT Sau ĐT
Hồng cầu (G/l) 4,37 ± 0,33 4,45 ± 0,26
Bạch cầu (G/l) 6,98 ± 0,88 6,93 ± 0,82
HGB (g/l) 151,31 ± 10,79 154,05 ± 10,54
Ure (mmol/l) 5,60 ± 1,03 5,34 ± 0,93
Creatinin (µmol/l) 75,69 ± 12,59 74,36 ± 12,43
Glucose (mmol/l) 5,07 ± 0,63 5,08 ± 0,63
AST (UI/l) 20,90 ± 6,88 20,26 ± 6,42
ALT (UI/l) 23,67 ± 6,64 22,97 ± 6,4
p P>0,05
Nhận xét: Các chỉ số huyết học và sinh hoá máu trước và sau điều trị đều
trong giới hạn bình thường (p>0,05).
46
Chƣơng 4
BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
4.1.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu
4.1.1.1. Đặc điểm về tuổi
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân THKG chiếm tỷ lệ cao nhất
ở nhóm tuổi 60 đến 69, chiếm 42,5%ở nhóm NC và 50% ở nhóm ĐC. Không
có sự khác biệt về tuổi giữa hai nhóm nghiên cứu với p > 0,05. Kết quả
nghiên cứu từ bảng 3.1 cũng cho thấy: độ tuổi trung bình của BN thuộc nhóm
NC là 65,2 ± 6,76 (tuổi), nhóm ĐC là 65,0 ± 9,19 (tuổi). Tương đồng với kết
quả nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Phương và cộng sự nghiên cứu tác dụng
của chế phẩm glucosamine trong hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối tại Bệnh
viện Đống Đa và Bệnh viện đa khoa YHCT Hà Nội, tuổi trung bình ở bệnh
nhân thoái hóa khớp gối là 65,6 ± 9,69 (tuổi) [34]; Tuy nhiên kết quả nghiên
cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Tạ Việt Hưng (2017) khi
NC phân lập, bảo quản, hoạt hóa và đánh giá hiệu quả điều trị của tế bào gốc
mô mỡ tự thân đối với bệnh nhân THKG tại Bệnh viện Quân Y 103 cho thấy
tuổi trung bình của các bệnh nhân là 54,02 ± 7,13 (tuổi) [15], tuổi của bệnh
nhân THKG trong NC của Bùi Hải Bình (2016) là 59,7 ± 7,16 tuổi [14]. Như
chúng ta đã biết, quá trình lão hóa mang tính quy luật, bệnh lý thoái hóa
xương khớp liên quan chặt chẽ với tuổi, tức là tuổi càng cao thì tổn thương
thoái hóa càng nặng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng tuổi tác tăng lên là một yếu
tố nguy cơ chính gây THK, các khớp thường bị ảnh hưởng bao gồm gối và
cột sống. Quá trình lão hóa không chỉ xảy ra ở sụn khớp mà còn ở sụn chêm,
dây chằng, xương và cả bao hoạt dịch. Lão hóa có liên quan đến những thay
đổi trong quá trình acetyl hóa histone, methyl hóa histone và DNA. Trong
môi trường cơ học của khớp, sự già đi của tế bào, chủ yếu được nghiên cứu ở
47
tế bào chondrocytes rất có thể là do sự lão hóa hoặc do căng thẳng hoặc do
tổn thương gây ra [35].
4.1.1.2. Đặc điểm về giới tính
Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.2 cho thấy không có sự khác
biệt về giới giữa 2 nhóm NC với p>0,05 và tỷ lệ nữ mắc THKG cao hơn so
với nam giới, cụ thể là ở nhóm NC có 29/40 bệnh nhân là nữ chiếm tỷ lệ
72,5%; chỉ có 11 bệnh nhân là nam chiếm tỉ lệ 27,5%; tỷ lệ nữ/nam là 4/1;
nhóm ĐC gồm 40 bệnh nhân trong đó có 31 bệnh nhân là nữ chiếm 78,5%, có
9 bệnh nhân là nam chiếm 22,5%.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với kết quả nghiên
cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Nghiên cứu phân tích tổng hợp về
khác biệt giới tính, tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng thoái hoá khớp gối của
Srikanth và các cộng sự năm 2005 cho thấy tỷ lệ mắc THK gối ở nam giới
thấp hơn so với nữ giới, đặc biệt là những người nữ ≥55 tuổi [35].Theo NC
của Sowers M và công sự (2011) cho thấy phụ nữ trung niên tại Mỹ có tỷ lệ
mắc bệnh thoái hóa khớp gối từ trung bình đến nặng cao [36]. Theo tác giả
Trần Lê Minh trong nghiên cứu hiệu quả của điện châm kết hợp siêu âm điều
trị thoái hóa khớp gối (2017) tại Bệnh viện Châm cứu tỷ lệ nam/nữ là 1/4, với
bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ đến 83,3% ở nhóm NC và 76,7% ở nhóm ĐC [32];
Bùi Hải Bình nghiên cứu điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng
liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (2016) tại Bệnh viện Bạch Mai đa
số bệnh nhân là nữ chiếm tỷ lệ 81%, như vậy tỷ lệ nam/nữ là 1/4 [12]; Kết
quả nghiên cứu của Sowers M và công sự cho rằng tỷ lệ thoái hoá khớp cao
hơn ở nữ nhất là sau 50 tuổi có liên quan đến vai trò của hormone sinh dục và
thời kỳ mãn kinh [36].
4.1.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp
Kết quả NC được trình bày ở bảng 3.3 cho thấy bệnh nhân có nghề
nghiệp thuộc nhóm lao động chân tay chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm lao
48
động trí óc; ở nhóm NC chiếm tỷ lệ 60%, nhóm ĐC chiếm 67,5%. Không có
sự khác biệt về nghề nghiệp giữa hai nhóm nghiên cứu với p > 0,05.
Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Thị Bích Hồng (2020) nghiên cứu đánh giá độc tính và hiệu quả điều
trị của cao lỏng ích gối khang trên bệnh nhân THKG ở Bệnh viện YHCT
Trung ương có số bệnh nhân thuộc nhóm lao động chân tay chiếm tỷ lệ
61,7%, lao động trí óc 38,3% [37]; Trong nghiên cứu của tác giả Phạm Hồng
Vân và cộng sự (2017) trong nghiên cứu đánh giá tác dụng điều trị THKG
bằng phương pháp điện châm kết hợp tập dưỡng sinh tại Bệnh viện Châm cứu
Trung ương thấy bệnh nhân thuộc nhóm lao động chân tay chiếm tỷ lệ 61,7%
cao hơn nhóm lao động trí óc chỉ chiếm 38,3% [31]. Seidler A và cộng sự
trong nghiên cứu vai trò của khối lượng công việc thể chất đối với THKG có
triệu chứng - một nghiên cứu bệnh chứng ở Đức cho thấy một trong những
yếu tố nguy cơ phổ biến nhất đối với THK gối là làm việc nặng, các yếu tố
nguy cơ khác được kể đến như quỳ hoặc ngồi xổm, đứng trong nhiều giờ (≥ 2
giờ mỗi ngày), đi bộ ≥ 3 km/ngày, leo cầu thang thường xuyên, nâng vật nặng
(≥ 10 kg ) [38].
Như vậy tỷ lệ mắc THKG ở nhóm bệnh nhân có nghề nghiệp lao động
chân tay thường cao hơn so với nhóm lao động trí óc có thể do tình trạng chịu
áp lực quá tải kéo dài, các tế bào sụn bị cứng lại do tăng áp lực, giải phóng
các enzym tiêu protein, enzym này làm huỷ hoại dần dần các chất căn bản cấu
tạo nên sụn khớp [46].
4.1.1.4. Đặc điểm về thời gian mắc bệnh
Kết quả từ nghiên cứu của chúng tôi được trình bày ở bảng 3.4 cho thấy
thời gian mắc bệnh trung bình là 5,25 ± 1,56 (năm). Không có sự khác biệt về
thời gian mắc bệnh giữa hai nhóm nghiên cứu với p> 0,05.
Thời gian bị bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả
nghiên cứu của tác giả Trần Lê Minh là 3,69 ± 1,45 (năm), tác giả Nguyễn
49
Thanh Giang là 4,1 ± 2,4 (năm) nhưng thấp hơn so với tác giả Nguyễn Thị
Bích có thời gian mắc bệnh là 5,87 ± 2,96 (năm) [30],[32].
Như chúng ta đã biết THKG là một bệnh mạn tính, hầu hết tiến triển
chậm thường liên quan đến tuổi tác và/hoặc chấn thương gây ra. Quá trình
thoái hóa cuối cùng dẫn đến sự phá hủy không thể phục hồi của sụn khớp và
các mô khác của khớp. Sự hao mòn liên quan đến tuổi tác của sụn khớp và
xương dưới sụn, hoạt động chân tay quá mức, quá tải, rối loạn di truyền và
hội chứng chuyển hóa là những yếu tố quan trọng trong việc khởi phát và tiến
triển của THKG. Mặt khác bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện
Châm cứu Trung ương hầu hết đều là người cao tuổi thời gian mắc bệnh kéo
dài đã từng điều trị ở nhiều nơi bằng các phương pháp khác nhau. Điều đó có
thể giải thích trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi thời gian mắc THKG
của các nhóm nghiên cứu cao hơn so với nghiên cứu của một số tác giả khác.
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng của đối tƣợng nghiên cứu
4.1.2.1. Đặc điểm vị trí tổn thương
Kết quả từ bảng 3.5 cho thấy đa số các bệnh nhân có tổn thương cả hai
khớp gối, trong đó nhóm NC chiếm 62,5% và nhóm ĐC chiếm 60%; tỷ lệ tổn
thương khớp gối bên phải của của nhóm NC chỉ chiếm 22,5% nhóm ĐC
chiếm 30%; tỷ lệ tổn thương khớp gối trái chiếm 20% ở nhóm NC và 17,5% ở
nhóm ĐC.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lan có 50% số bệnh nhân bị
tổn thương cả hai khớp gối [29]; theo tác giả Phạm Hồng Vân trong 60 bệnh
nhân được lựa chọn trong nghiên cứu thì số bệnh nhân thoái hóa cả hai khớp
gối chiếm tỷ lệ cao nhất 61,7%, thoái hóa một khớp là 38,3%, trong đó tỷ lệ
thoái hóa khớp gối phải là 18,3%, khớp gối trái là 20% [31]. Các kết quả trên
phù hợp với kết quả NC của chúng tôi.
Thoái hoá khớp là bệnh mãn tính trong đó tuổi tác và tình trạng chịu áp
lực quá tải kéo dài là yếu tố liên quan chặt chẽ tới cơ chế sinh bệnh. Có thể lý
50
giải cho kết quả trên của chúng tôi do hầu hết bệnh nhân đến Bệnh viện Châm
cứu Trung ương đa phần từ 60 tuổi trở lên, đã mắc bệnh 4-5 năm, ban đầu các
bệnh nhân thường biểu hiện đau ở một khớp gối phải hoặc trái, do tư thế
chống đau khi vận động đi lại cơ thể dồn trọng lượng lên khớp gối còn lại và
gây nên tổn thương thoái hóa.
4.1.2.2. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng
Trong nghiên cứu của chúng tôi các dấu hiệu lâm sàng tại khớp thoái hoá
thường xuất hiện gồm đau khớp, hạn chế gấp duỗi xuất hiện ở 100% bệnh
nhân; dấu hiệu phá gỉ khớp chiếm 91,3%, lục cục khớp chiếm 88,8 %; dấu
hiệu bào gỗ chiếm 53,8%, triệu chứng nóng da tại khớp chỉ xuất hiện ở một số
bệnh nhân chiếm 20%. Không có sự khác biệt về các triệu chứng lâm sàng
giữa hai nhóm nghiên cứu (p>0,05).
Triệu chứng đau khớp gối, hạn chế gấp duỗi xuất hiện ở 100% bệnh
nhân NC với đặc điểm đau kiểu cơ học, đau tăng khi đi lại vận động, đau
giảm về đêm và khi nghỉ ngơi; đau kèm hạn chế vận động khớp gối, bệnh
nhân không thực hiện được các động tác trong sinh hoạt hàng ngày như duỗi
thẳng chân, ngồi xổm, lên xuống câu thang đau tăng…. Điều này phù hợp với
tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi theo tiêu chuẩn của
Hội Khớp học Mỹ (ACR 1991) [11].
Dấu hiệu phá gỉ khớp là dấu hiệu cứng khớp buổi sáng kéo dài từ 15-30
phút, cứng khớp sau khi nghỉ ngơi cũng thường gặp, bệnh nhân phải vận động
một lúc mới trở lại bình thường. Trong nghiên cứu của chúng tôi dấu hiệu này
chiếm tỷ lệ cao thứ hai 91,3%.
Lạo xạo khi vận động là dấu hiệu cho biết sụn khớp bị tổn thương, diện
khớp sần sùi mất nhẵn, giảm chất nhày ổ khớp, là một trong 6 tiêu chí chẩn
đoán theo ACR (1991), trong nghiên cứu này triệu chứng lạo xạo khớp gối
chiếm tỷ lệ khá cao 88,8% sau đau, hạn chế vận động và phá gỉ khớp.
Dấu hiệu bào gỗ thể hiện có tổn thương đùi chè trong thoái hoá khớp
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.

More Related Content

Similar to Luận văn thạc sĩ y học.

Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
17 luan van_pham_quang_huy_0206
17 luan van_pham_quang_huy_020617 luan van_pham_quang_huy_0206
17 luan van_pham_quang_huy_0206XinhL1
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.ssuser499fca
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to Luận văn thạc sĩ y học. (20)

luan an phau thuat noi soi ngoai phuc mang dieu tri thoat vi ben
luan an phau thuat noi soi ngoai phuc mang dieu tri thoat vi benluan an phau thuat noi soi ngoai phuc mang dieu tri thoat vi ben
luan an phau thuat noi soi ngoai phuc mang dieu tri thoat vi ben
 
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...
 
Luận án: Huyệt Ủy trung và ảnh hưởng đến bệnh nhân thận hư
Luận án: Huyệt Ủy trung và ảnh hưởng đến bệnh nhân thận hưLuận án: Huyệt Ủy trung và ảnh hưởng đến bệnh nhân thận hư
Luận án: Huyệt Ủy trung và ảnh hưởng đến bệnh nhân thận hư
 
17 luan van_pham_quang_huy_0206
17 luan van_pham_quang_huy_020617 luan van_pham_quang_huy_0206
17 luan van_pham_quang_huy_0206
 
Tác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
Tác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết ápTác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
Tác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
 
Luận án: Điều trị bớt Ota bằng Laser QS Alexandrite, HAY
Luận án: Điều trị bớt Ota bằng Laser QS Alexandrite, HAYLuận án: Điều trị bớt Ota bằng Laser QS Alexandrite, HAY
Luận án: Điều trị bớt Ota bằng Laser QS Alexandrite, HAY
 
Đề tài: Một số đặc điểm lâm sàng của bớt Ota điều trị tại Bệnh viện da liễu H...
Đề tài: Một số đặc điểm lâm sàng của bớt Ota điều trị tại Bệnh viện da liễu H...Đề tài: Một số đặc điểm lâm sàng của bớt Ota điều trị tại Bệnh viện da liễu H...
Đề tài: Một số đặc điểm lâm sàng của bớt Ota điều trị tại Bệnh viện da liễu H...
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Luận án: Đặc điểm di căn hạch, điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng
Luận án: Đặc điểm di căn hạch, điều trị phẫu thuật ung thư trực tràngLuận án: Đặc điểm di căn hạch, điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng
Luận án: Đặc điểm di căn hạch, điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung th...
 
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một đường mổ điều trị ung thư ...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một đường mổ điều trị ung thư ...Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một đường mổ điều trị ung thư ...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một đường mổ điều trị ung thư ...
 
Luận án: Phẫu thuật nội soi một đường mổ điều trị ung thư đại tràng phải
Luận án: Phẫu thuật nội soi một đường mổ điều trị ung thư đại tràng phảiLuận án: Phẫu thuật nội soi một đường mổ điều trị ung thư đại tràng phải
Luận án: Phẫu thuật nội soi một đường mổ điều trị ung thư đại tràng phải
 
Điện châm với tập dưỡng sinh trong điều trị thoái hóa khớp gối, 9đ
Điện châm với tập dưỡng sinh trong điều trị thoái hóa khớp gối, 9đĐiện châm với tập dưỡng sinh trong điều trị thoái hóa khớp gối, 9đ
Điện châm với tập dưỡng sinh trong điều trị thoái hóa khớp gối, 9đ
 
Luận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAYLuận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAY
 
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và định lượng nồng độ EBV-...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và định lượng nồng độ EBV-...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và định lượng nồng độ EBV-...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và định lượng nồng độ EBV-...
 
Định lượng nồng độ EBV-DNA huyết tương trong ung thư Vòm Mũi Họng
Định lượng nồng độ EBV-DNA huyết tương trong ung thư Vòm Mũi HọngĐịnh lượng nồng độ EBV-DNA huyết tương trong ung thư Vòm Mũi Họng
Định lượng nồng độ EBV-DNA huyết tương trong ung thư Vòm Mũi Họng
 
Giảm đau trong chuyển dạ của phương pháp gây tê ngoài màng cứng
Giảm đau trong chuyển dạ của phương pháp gây tê ngoài màng cứngGiảm đau trong chuyển dạ của phương pháp gây tê ngoài màng cứng
Giảm đau trong chuyển dạ của phương pháp gây tê ngoài màng cứng
 
Đề tài: Hiệu quả điều chỉnh huyết động theo đích mục tiêu dựa trên hướng dẫn ...
Đề tài: Hiệu quả điều chỉnh huyết động theo đích mục tiêu dựa trên hướng dẫn ...Đề tài: Hiệu quả điều chỉnh huyết động theo đích mục tiêu dựa trên hướng dẫn ...
Đề tài: Hiệu quả điều chỉnh huyết động theo đích mục tiêu dựa trên hướng dẫn ...
 

More from ssuser499fca

Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.ssuser499fca
 
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.ssuser499fca
 

More from ssuser499fca (20)

Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.
 
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
 

Recently uploaded

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfAnPhngVng
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 

Luận văn thạc sĩ y học.

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM  HỒ CHÍ CÔNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI BẰNG PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM VÀ SÓNG XUNG KÍCH LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Hà Nội - 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM  HỒ CHÍ CÔNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI BẰNG PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM VÀ SÓNG XUNG KÍCH Chuyên ngành: Y học cổ truyền Mã số: 87 20 115 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Phạm Hồng Vân Hà Nội - 2022
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới: Ban Giám Đốc, phòng đào tạo sau đại học Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam; Ban Giám Đốc – Bệnh viện Châm Cứu Trung ương đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Lời cảm ơn tiếp theo, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô PGS.TS.BS. Phạm Hồng Vân là người thầy tâm huyết đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tận tình, đóng góp nhiều ý kiến cũng như động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể các Thầy thuốc, nhân viên Y tế tại Bệnh viện Châm Cứu Trung Ương đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả các Thầy, những nhà khoa học là Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ trong Hội đồng, đã đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành và bảo vệ thành công luận văn này. Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các nhà khoa học, các tác giả những công trình nghiên cứu mà tôi đã tham khảo và sử dụng các số liệu trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Sau cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ, người thân và bạn bè đã luôn bên cạnh ủng hộ, động viên tôi trong cuộc sống cũng như trong thời gian hoàn thành luận văn thạc sĩ. Xin được trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Hồ Chí Công
  • 4.
  • 5. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Hồ Chí Công học viên lớp Cao học khóa 11 Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, chuyên ngành Y học cổ truyền, xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô PGS.TS. Phạm Hồng Vân 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2022 Người viết cam đoan Hồ Chí Công
  • 6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ACR : Hội khớp học Mỹ (American College of Rheumatology) ALT : Alanine Aminotransferase AST : Aspartate Aminotransferase BN : Bệnh nhân D0 : Thời gian bắt đầu điều trị D10 : Sau 10 ngày điều trị D20 : Sau 20 ngày điều trị HGB : Hemoglobin MRI : Chụp cộng hưởng từ ĐC : Đối chứng NC : Nghiên cứu NSAIDs : Thuốc chống viêm không steroid THK : Thoái hóa khớp THKG : Thoái hoá khớp gối VAS : Thang điểm nhìn (Visual Analog Scale) WOMAC : Western Ontario and McMaster Universities YHCT :Y học cổ truyền YHHĐ :Y học hiện đại
  • 7. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chƣơng 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................. 3 1.1. THOÁI HÓA KHỚP GỐI.......................................................................... 3 1.1.1. Thoái hóa khớp gối theo Y học hiện đại................................................. 3 1.1.2. Thoái hóa khớp gối theo Y học cổ truyền............................................... 9 1.2. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU........11 1.2.1. Phƣơng pháp điện châm........................................................................11 1.2.2. Phƣơng pháp sóng xung kích................................................................14 1.3. TỔNG QUAN VỀ THUỐC GLUCOSAMINE SULFAT ......................17 1.3.1. Nguồn gốc .............................................................................................17 1.3.2. Tính hiệu quả trong điều trị bệnh lý xƣơng khớp của glucosamine sulfat .....18 1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI ...........18 1.4.1. Trên thế giới..........................................................................................18 1.4.2. Tại Việt Nam.........................................................................................19 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............21 2.1 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ..................................................................21 2.1.1 Đối tƣợng nghiên cứu.............................................................................21 2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................22 2.1.3. Cỡ mẫu nghiên cứu và phân nhóm .......................................................22 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................24 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu...............................................................................24 2.2.2. Phƣơng tiện nghiên cứu ........................................................................24 2.2.3. Phƣơng pháp tiến hành..........................................................................26 2.2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu ...............................................................................29 2.2.5. Cách xác định chỉ tiêu nghiên cứu........................................................29 2.2.6. Đánh giá kết quả điều trị.......................................................................32 2.2.7. Tác dụng không mong muốn ................................................................32 2.2.8. Phƣơng pháp xử lý số liệu.....................................................................33 2.2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu .........................................................33 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu ...........................................................................34
  • 8. Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................35 3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU...................................35 3.1.1. Một số đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu...............................35 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của đối tƣợng nghiên cứu......................................37 3.1.3. Đặc điểm tổn thƣơng khớp gối trên phim chụp X quang .....................39 3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI CỦA PHƢƠNG PHÁP KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP SÓNG XUNG KÍCH.........................................39 3.2.1. Kết quả giảm đau theo thang điểm VAS ..............................................39 3.2.2. Kết quả cải thiện chức năng khớp gối theo thang điểm WOMAC.......41 3.2.3. Kết quả phục hồi tầm vận động khớp gối theo chỉ số gót - mông........42 3.2.4. Kết quả điều trị chung...........................................................................44 3.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ .44 Chƣơng 4: BÀN LUẬN.................................................................................46 4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU...................................46 4.1.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu ..........................................46 4.1.2. Đặc điểm lâm sàng của đối tƣợng nghiên cứu......................................49 4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI CỦA PHƢƠNG PHÁP KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM VÀ SÓNG XUNG KÍCH ...................................................55 4.2.1. Kết quả điều trị giảm đau theo thang điểm VAS..................................55 4.2.2. Kết quả điều trị theo thang điểm WOMAC..........................................56 4.2.3. Kết quả phục hồi tầm vận động khớp gối.............................................57 4.2.4. Kết quả điều trị......................................................................................59 4.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ ..62 4.3.1. Trên lâm sàng........................................................................................62 4.3.2. Trên cận lâm sàng .................................................................................64 KẾT LUẬN....................................................................................................66 KIẾN NGHỊ...................................................................................................67
  • 9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS................ 30 Bảng 2.2. Đánh giá mức độ rối loạn vận động chức năng khớp gối theo thang điểm WOMAC ...................................................................................... 31 Bảng 2.3. Đánh giá mức độ hạn chế vận động theo chỉ số gót mông............. 31 Bảng 2.4. Đánh giá kết quả điều trị................................................................. 32 Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi......................................... 35 Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới......................................... 35 Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp........................... 36 Bảng 3.4. Thời gian mắc bệnh trung bình....................................................... 36 Bảng 3.5. Đặc điểm vị trí khớp bị tổn thương ................................................ 36 Bảng 3.6. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng tại khớp thoái hóa........................ 37 Bảng 3.7. Đặc điểm mức độ đau theo thang điểm VAS................................. 37 Bảng 3.8. Mức độ rối loạn chức năng vận động theo thang điểm WOMAC . 38 Bảng 3.9. Mức độ tổn thương khớp gối trên phim chụp X quang theo Kellgren và Lawrence ..................................................................................... 39 Bảng 3.10. Sự cải thiện mức độ đau theo thang điểm VAS ........................... 39 Bảng 3.11. So sánh hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS ....................... 40 Bảng 3.12. Thay đổi mức độ rối loạn chức năng khớp gối theo WOMAC.... 41 Bảng 3.13. So sánh hiệu quả cải thiện chức năng khớp gối theo thang điểm WOMAC ......................................................................................................... 41 Bảng 3.14. Mức độ cải thiện tầm vận động khớp gối qua sự cải thiện chỉ số gót - mông ....................................................................................................... 42 Bảng 3.15. So sánh hiệu quả phục hồi tầm vận động khớp gối qua sự cải thiện chỉ số gót - mông.................................................................................... 43 Bảng 3.16. Kết quả chung sau điều trị............................................................ 44 Bảng 3.17. Theo dõi một số tác dụng không mong muốn trên lâm sàng ....... 44 Bảng 3.18. Biến đổi một số chỉ số dấu hiệu sinh tồn...................................... 45 Bảng 3.19. Biến đổi một số chỉ số huyết học và hóa sinh .............................. 45
  • 10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Mức độ hạn chế vận động khớp gối theo chỉ số gót - mông ..............38 Biểu đồ 3.2. Biến đổi giá trị trung bình của điểm đau theo thang điểm VAS ........40 Biểu đồ 3.3. Biến đổi chỉ số WOMAC tại các thời điểm nghiên cứu.....................42 Biểu đồ 3.4. Biến đổi giá trị trung bình chỉ số gót - mông tại các thời điểm NC...43
  • 11. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình ảnh 2.1. Máy điện châm M8..........................................................................24 Hình ảnh 2.2. Máy phát sóng xung kích Radial Spec............................................24 Hình ảnh 2.3. Thước đánh giá thang điểm VAS....................................................25 Hình ảnh 2.4. Thuốc Vitril-S..................................................................................25 Hình ảnh 2.5. Hình ảnh điện châm khớp gối .........................................................27 Hình ảnh 2.6. Thực hiện sóng xung kích khớp gối................................................28
  • 12. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thoái hóa khớp gối (THKG) là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa sự tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn. Khớp gối là khớp lớn chịu sức nặng và hoạt động nhiều, do đó tỷ lệ THKG khá cao [1] [2]. Ở Việt Nam, theo thống kê của khoa cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai từ 1991 - 2000 cho thấy THK đứng hàng thứ ba (4,66%) trong các bệnh có tổn thương khớp, trong đó THKG chiếm 56,5% tổng số các bệnh khớp do thoái hóa cần điều trị nội trú. Ở Mỹ hàng năm có 21 triệu người mắc bệnh THK gối, với 4 triệu người phải nằm viện, khoảng 100.000 bệnh nhân không thể đi lại được do THK gối nặng. THK gối là nguyên nhân gây tàn tật cho người có tuổi đứng thứ hai sau bệnh tim mạch [3][4]. Để điều trị THKG, Y học hiện đại (YHHĐ) có nhiều phương pháp khác nhau. Điều trị nội khoa bảo tồn, sử dụng các thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid, steroid nội khớp tuy có tác dụng giảm đau hiệu quả nhưng nhóm thuốc này thường gây ra các tác dụng ngoại ý như viêm loét dạ dày hành tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, tăng huyết áp, tổn thương gan thận…[5]. Các phương pháp điều trị không dùng thuốc với ưu thế ít tác dụng không mong muốn, phù hợp với tính chất bệnh lý THK mạn tính, hay tái phát của người lớn tuổi đang ngày càng được đánh giá caotrong đó điều trị bằng sóng xung kích là phương pháp được ưu tiên lựa chọn. Sóng xung kích là sóng âm cơ học mang năng lượng cao biến đổi đột ngột, biên độ lớn và ngắt quãng, một trong những ứng dụng khoa học mới trong điều trị có hiệu quả. Theo Y học cổ truyền (YHCT), thoái hóa khớp gối thuộc phạm vi chứng Tý và nguyên nhân chủ yếu do tuổi cao, chính khí suy giảm, tà khí xâm nhập gây bệnh. Việc điều trị THKG ,YHCT có nhiều phương pháp như châm cứu, xoa bóp, thuốc đắp ngoài, uống thuốc thang... [6], [7]. Trong đó điện châm là
  • 13. 2 phương pháp đã được nhiều nghiên cứu chứng minh có hiệu quả trong điều trị. Kế thừa tinh hoa của hai nền y học, phát huy ưu điểm và hạn chế các được các tác dụng không mong muốn, việc điều trị kết hợp phương pháp YHCT với YHHĐ ngày càng được các thầy thuốc lâm sàng lựa chọn. Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá kết quả điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp kết hợp điện châm và sóng xung kích” với hai mục tiêu : 1. Đánh giá kết quả điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp kết hợp điện châm và sóng xung kích trên một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng. 2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị.
  • 14. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. THOÁI HÓA KHỚP GỐI 1.1.1. Thoái hóa khớp gối theo Y học hiện đại 1.1.1.1 Định nghĩa Thoái hóa khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa sự tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn. Sự mất cân bằng này có thể được bắt đầu bằng nhiều yếu tố: di truyền, phát triển, chuyển hóa và chấn thương, biểu hiện cuối cùng của thoái hóa khớp là các thay đổi hình thái, sinh hóa, phân tử và cơ sinh học của tế bào và các chất cơ bản của sụn dẫn đến nhuyễn hóa, nứt loét và mất sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn. Bệnh thường gặp ở nữ giới, chiếm 80% trường hợp thoái hóa khớp gối [8]. 1.1.1.2. Nguyên nhân của thoái hóa khớp gối Dựa vào nguyên nhân gây bệnh người ta chia THKG được phân làm hai loại, THKG nguyên phát và THKG thứ phát [9]. THKG nguyên phát: Sự lão hóa là nguyên nhân chính, bệnh thường xuất hiện muộn ở người trên 60 tuổi, nhiều vị trí, tiến triển chậm, tăng dần theo tuổi. Nguyên nhân lão hóa theo tuổi được giải thích do các tế bào sụn thời gian lâu sẽ già, khả năng tổng hợp các chất tạo nên sợi collagen và mucopolysacharid sẽ giảm sút và rối loạn, chất lượng sụn kém dần đặc biệt là tính đàn hồi và chịu lực, hơn nữa các tế bào sụn của người trưởng thành không có khả năng sinh sản và tái tạo[9]. THKG thứ phát: Phần lớn do các nguyên nhân cơ giới, gặp ở mọi lứa tuổi (thường là dưới 40 tuổi), khu trú ở một vài vị trí. Có thể gặp: - Sau chấn thương: Gãy xương gây lệch trục, can lệch, tổn thương sụn chêm sau chấn thương hoặc sau cắt sụn chêm, các vi chấn thương liên tiếp do
  • 15. 4 nghề nghiệp. Các tổn thương này dẫn đến rối loạn phân bố lực làm tổn thương sụn khớp sớm. - Sau các bệnh lý xương sụn: Hoại tử xương, hoại tử sụn do viêm, viêm khớp dạng thấp, bệnh Goute… - Các bệnh nội tiết (Đái tháo đường, to viễn cực…), rối loạn đông máu (bệnh Hemophilie) cũng là nguyên nhân gây THK gối thứ phát [9]. 1.1.1.3. Cơ chế bệnh sinh và các yếu tố liên quan - Cơ chế bệnh sinh của thoái hoá khớp Nhiều thuyết giải thích sự thoái hoá sụn trong bệnh thoái hoá khớp. Nhưng chủ yếu là thuyết cơ học khi có sự quá tải cơ học làm thay đổi chuyển hoá của các tế bào sụn, hình thành các men proteolytic gây phá vỡ các chất căn bản của sụn. Hiện tượng bệnh lý đầu tiên là những mảnh gãy nhỏ nhiều cỡ khác nhau; sau đó gây thoái hoá và mất dần sụn khớp, biến đổi cấu trúc của khớp và hình thành gai xương. Giai đoạn sớm các tế bào sụn có biểu hiện phì đại, tăng tiết các cytokin như Interleukin I (IL-1); yếu tố hoại tử u (TNFα) và các yếu tố tăng trưởng khác, các men làm tiêu các chất căn bản như: các collgenases, gelatinase, stromolysin, các men khác như lysosyme và cathepsin. TL-1 và TNFα gây thoái hoá sụn bằng cách kích thích tiết các men gây phá hủy collagen và proteoglycan, đồng thời ức chế tổng hợp các protein của chất căn bản của sụn. Các men kể trên bị ức chế bởi một protein có trọng lượng phân tử nhỏ, gọi là chất ức chế tổ chức của metalloproteinase. Sự cân bằng giữa các chất kích thích và ức chế hoạt tính của các men đảm bảo sự chuyển hoá sụn bình thường. Khi tăng yếu tố kích thích hoạt tính men dẫn đến thoái hoá sụn khớp. Quá trình thoái hoá khớp không kiểm soát được, vì khi có biến đổi cấu trúc sụn thì tác động cơ học lên khớp cũng thay đổi, dẫn đến những quá tải nặng hơn, làm giải phóng nhiều men gây thoái hoá hơn và tiếp tục như vậy quá trình thoái hoá liên tục xảy ra [10].
  • 16. 5 - Một số yếu tố nguy cơ liên quan với thoái hoá khớp + Chấn thương và vi chấn thương có vai trò quan trọng làm thay đổi bề mặt sụn, những chấn thương lớn gây gãy xương, trật khớp kèm theo tổn thương sụn hoặc phân bố lại áp lực trên bề mặt sụn khớp. + Yếu tố nội tiết và chuyển hoá: bệnh to đầu chi, suy chức năng tuyến giáp, phụ nữ sau mãn kinh. Các dị tật bẩm sinh, khớp lỏng lẻo. + Viêm khớp nhiễm khuẩn cấp tính, hoặc mạn tính (viêm mủ khớp, lao khớp…).Thiếu máu, hoại tử xương. Loạn dưỡng xương, rối loạn dinh dưỡng sau các bệnh thần kinh. Bệnh rối loạn đông chảy máu ,u máu [10]. 1.1.1.4. Triệu chứng của thoái hóa khớp gối - Đau: Đây là triệu chứng chủ đạo khiến bệnh nhân phải đi khám, đau tại vị trí khớp, ít lan xa. Đau kiểu cơ học tăng khi vận động (đi lại, lên xuống dốc, ngồi xổm…), đau giảm khi nghỉ ngơi, đau với tính chất âm ỉ, có thể đau nhiều về chiều (sau một ngày lao động). Đau diễn tiến thành từng đợt ngắn tùy trường hợp, hết đợt có thể đau, sau đó tái phát đợt khác [8][11]. - Dấu hiệu “phá gỉ khớp”: Là dấu hiệu cứng khớp buổi sáng kéo dài - Hạn chế vận động (khó khăn với một vài động tác), đi lại khó khăn. - Tiếng động bất thường tại khớp xuất hiện khi vận động: Nghe thấy tiếng “lắc lắc”, “lục cục” tại khớp khi đi lại. - Dấu hiệu bào gỗ: Di động bánh chè trên ròng rọc như kiểu bào gỗ thấy tiếng lạo xạo, gây đau tại khớp gối. - Một số bệnh nhân xuất hiện khớp sưng to do các gai xương và phì đại mỡ quanh khớp, tràn dịch khớp gối, thoát vị bao hoạt dịch [8] [11]. 1.1.1.5. Các phương pháp thăm dò trong chẩn đoán thoái hóa khớp gối * Chụp XQ khớp gối thường quy: Được sử dụng để đánh giá mức độ tổn thương và THK gối trong nhiều năm nay. Có 3 dấu hiệu cơ bản : - Hẹp khe khớp không đồng đều, hẹp không hoàn toàn, ít khi dính khớp hoàn toàn trừ THK giai đoạn cuối.
  • 17. 6 - Đặc xương ở phần đầu xương dưới sụn, phần xương đặc có thể thấy một số hốc nhỏ sáng hơn. - Gai xương tân tạo ở phần tiếp giáp xương và sụn, gai thô, đậm đặc[8] [11].. Phân loại giai đoạn THK trên XQ theo Kellgren và Lawrence (1987) [11] Hình 1.1. Hình ảnh XQ 4 giai đoạn THK gối theo Kellgren & Lawrence * Các phương pháp chẩn đoán khác: - Siêu âm khớp gối: đánh giá được bề dày sụn, tình trạng viêm màng hoạt dịch, tràn dịch khớp, kén khoeo chân... - Nội soi khớp gối: thường được sử dụng trong phối hợp điều trị hay để chẩn đoán ở các trường hợp sớm, khó, cần chẩn đoán phân biệt.
  • 18. 7 - Chụp cộng hưởng từ khớp gối (MRI): phương pháp này phát hiện được các tổn thương sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch. - OCT (Optical coherence tomography): là phương pháp chụp sụn khớp bằng tia hồng ngoại qua nội soi khớp, có thể đánh giá chất lượng sụn khớp. Các xét nghiệm cơ bản khác nói chung bình thường, có giá trị chẩn đoán loại trừ [8]. 1.1.1.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối Chẩn đoán THK gối nguyên phát theo tiêu chuẩn ACR 1991 (American College of Rheumatology) [8]. 1. Đau khớp gối. 2. Gai xương ở rìa khớp trên Xquang. 3. Dịch khớp là dịch thoái hóa. 4. Tuổi ≥ 38. 5. Cứng khớp buổi sáng dưới 30 phút. 6. Lạo xạo ở khớp khi cử động. Chẩn đoán xác định khi có yếu tố 1,2 hoặc 1,3,5,6 hoặc 1,4,5,6. Tiêu chuẩn này có độ nhạy > 94%, độ đặc hiệu > 88% và là tiêu chuẩn phù hợp nhất với điều kiện Việt Nam. 1.1.1.7. Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối * Nguyên tắc điều trị - Kiểm soát đau trong các đợt tiến triển. - Phục hồi chức năng vận động , hạn chế, ngăn ngừa biến dạng khớp. - Tránh các tác dụng không mong muốn của thuốc, lưu ý tương tác thuốc và các bệnh kết hợp ở người cao tuổi. - Nâng cao chất lượng sống cho người bệnh [9] [11]. * Điều trị không dùng thuốc - Tư vấn giáo dục kiến thức cho bệnh nhân về THK gối. - Điều trị vật lý trị liệu: Chiếu đèn hồng ngoại, siêu âm…
  • 19. 8 - Cung cấp các thiết bị trợ giúp như nẹp chỉnh hình, đai cố định khớp… * Điều trị thuốc - Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng nhanh + Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): NSAIDs có tác dụng giảm đau và kháng viêm tốt trong THK [9]. + Thuốc giảm đau thông thường: Các thuốc như Paracetamol, nhóm thuốc này được EULAR và ACR khuyến cáo là thuốc được lựa chọn hàng đầu trong điều trị THK [9]. + Thuốc glucocorticoid Đường tiêm nội khớp: chỉ định trong đau khớp gối do thoái hóa không đáp ứng hoặc có chống chỉ định với thuốc chống viêm không steroid. - Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm + Các thuốc chống THK tác dụng chậm (SYSADOA – Symptomatic Slow Acting Drugs for OA): Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm bao gồm Glucosamine sulfat, Diacerein, Chondroitin và các chất không xà phòng hóa của quả bơ và đậu nành [9]. + Hyaluronic Acid là một thuốc được dùng đường nội khớp. Có vai trò bôi trơn ổ khớp ma sát, bôi trơn bề mặt và dinh dưỡng cho khớp. * Cấy ghép tế bào gốc - Từ huyết tương tự thân giàu tiểu cầu (PRP) [12]. - Tế bào gốc chiết xuất từ mô mỡ tự thân (ADSCs) [13]. - Tế bào gốc từ nguồn gốc tủy xương tự thân. * Điều trị ngoại khoa Được chỉ định khi điều trị nội khoa thất bại - Điều trị dưới nội soi khớp - Phẫu thuật thay khớp nhân tạo 1.1.1.8. Dự phòng thoái hóa khớp
  • 20. 9 - Giáo dục, hướng dẫn BN tránh các tư thế xấu, không hợp lý trong lao động và sinh hoạt hàng ngày, có chế độ vận động thể dục thể thao hợp lý, bảo vệ khớp, tránh quá tải. - Chống béo phì. - Phát hiện điều trị chỉnh hình sớm các dị tật khớp (lệch trục khớp, khớp gối vẹo trong, vẹo ngoài [8] [11]. 1.1.2. Thoái hóa khớp gối theo Y học cổ truyền Y học cổ truyền (YHCT) không có bệnh danh của THK gối, tuy nhiên hầu hết các bệnh nhân đến khám và điều trị THK gối thường có các triệu chứng là đau khớp và hạn chế vận động khớp gối nên THK gối được mô tả trong chứng tý của YHCT bệnh danh Hạc tất phong .Nguyên nhân là do vệ khí không đầy đủ, các tà khí như phong, hàn, thấp, nhiệt xâm phạm vào cân, cơ, xương, khớp làm sự vận hành của khí huyết tắc lại gây các chứng sưng, nóng, đỏ, đau các khớp. Do người già can thận bị hư, hoặc bệnh lâu ngày làm khí huyết bị giảm sút, dẫn đến can thận hư, thận hư không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân làm xương, khớp bị thoái hóa, biến dạng, cơ bị teo và khớp bị dính…và được chia thành 2 thể: Thể phong hàn thấp tý và thể phong thấp nhiệt tý [6], [7]. 1.1.2.1. Thể phong hàn thấp tý Triệu chứng chung: Đau mỏi các khớp, lạnh, mưa, ẩm thấp đau tăng hoặc tái phát, bệnh mạn tính. Do thể chất mỗi người khác nhau nên sự cảm thụ tà khí gây bệnh cũng khác nhau, nên trên lâm sàng phân thành 3 thể [6], [7]. * Nếu do phong là chính gọi là phong tý (hành tý): - Triệu chứng: Các khớp đau di chuyển, co duỗi khó, sợ gió, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù. - Pháp điều trị: Khu phong là chính, tán hàn, hành khí hoạt huyết, trừ thấp - Bài thuốc: Phòng phong thang gia giảm - Châm cứu: Châm các huyệt
  • 21. 10 Độc Tỵ, Tất Nhãn, Lương Khâu, Huyết Hải, Túc Tam Lý, Dương Lăng Tuyền, Ủy Trung kết hợp với châm Hợp cốc, Phong môn, Phong trì. * Nếu do hàn là chính gọi là hàn tý (thống tý): - Triệu chứng: Đau dữ dội một khớp, trời lạnh đau tăng, chườm nóng đỡ đau, tay chân lạnh, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền khẩn hoặc nhu hoãn. - Pháp điều trị: Tán hàn, khu phong, trừ thấp, hành khí hoạt huyết. - Bài thuốc: Ô đầu thang gia giảm - Châm cứu: Châm tả ôn châm các huyệt Độc tỵ, Tất nhãn, Ủy trung, Lương khâu, Huyết hải, Dương lăng tuyền kết hợp với các huyệt Quan nguyên, Khí hải, Túc tam lý. * Nếu do thấp là chính gọi là thấp tý (trước tý): - Triệu chứng: Các khớp nhức mỏi, đau một chỗ, tê bì, đau các cơ, bệnh lâu ngày, vận động khó, miệng nhạt, rêu lưỡi trắng dính, mạch nhu hoãn, người nặng nề, mệt mỏi. - Pháp điều trị: Trừ thấp là chính, tán hàn khu phong, hành khí hoạt huyết. - Bài thuốc: Ý dĩ nhân thang gia giảm - Châm cứu: Châm tả các huyệt Độc tỵ, Tất nhãn, Lương khâu, Huyết hải, Dương lăng tuyền, Ủy trung kết hợp với châm bổ Túc tam lý, Tam âm giao, Tỳ du, Thái khê [6], [7]. 1.1.2.2. Thể phong thấp nhiệt tý - Triệu chứng: Các khớp đau, chỗ đau có cảm giác nóng rát, sưng, đỏ. Co duỗi các khớp khó khăn, khớp đau chườm lạnh có cảm giác dễ chịu. Các khớp sưng đau làm cho vận động khó khăn. Toàn thân thường phát sốt, miệng khô, tâm phiền, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch hoạt sác . - Pháp điều trị: Thanh nhiệt trừ thấp, sơ phong thông lạc. - Bài thuốc + Nếu các khớp đang sưng, đau, nóng đỏ, sốt dùng bài Bạch hổ quế chi thang
  • 22. 11 + Nếu các khớp đã bớt sưng, đau, nóng đỏ, sốt nhẹ : Quế chi thược dược tri mẫu thang Châm cứu: Châm các huyệt Độc tỵ, Tất nhãn, Lương khâu, Huyết hải, Dương lăng tuyền, Tam âm giao, Ủy trung, Hợp cốc, Phong môn…[6], [7]. 1.2. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU 1.2.1. Phƣơng pháp điện châm 1.2.1.1. Khái niệm châm và điện châm Chữa bệnh bằng phương pháp châm là di sản lâu đời trong y học phương Đông. Mục đích của châm là điều khí, tạo ra một kích thích vào huyệt để tạo nên trạng thái cân bằng âm - dương, nghĩa là phục hồi trạng thái sinh lý, loại trừ trạng thái bệnh lý, đưa cơ thể trở lại hoạt động của chức năng bình thường [14], [17] Điện châm là phương pháp dùng dòng điện tác động lên các huyệt qua các kim châm. Điện châm là một phát triển mới của châm và là phương pháp kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền, phát huy được cả tác dụng của dòng điện điều trị lẫn tác dụng của huyệt châm với ưu điểm của điện châm là rung kim đều kết hợp với tác dụng của dòng điện như không gây đau, tạo cảm giác dễ chịu, do vậy điện châm ra đời đã đáp ứng được mục đích điều khí của châm cứu nhanh mạnh lại không gây đau đớn và đã trở thành phương pháp chủ yếu trong châm hiện nay [15], [16]. 1.2.1.2. Cơ chế tác dụng của châm theo Y học hiện đại * Cơ chế tác dụng của châm cứu theo học thuyết Thần kinh - Nội tiết - Thể dịch - Châm là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới. Tại nơi châm có những biến đổi, tổ chức tại nơi châm bị tổn thương sẽ tiết Histamin, Aceticholin, Cathecholamin… nhiệt độ ở da thay đổi, bạch cầu tập trung, phù nề tại chỗ, các phản xạ do đột trục làm cho giãn mạch máu.vv… Tất cả những kích thích trên tạo thành một kích thích chung của châm. Các luồng xung
  • 23. 12 động của các kích thích trên tạo thành một kích thích được truyền vào não, từ não xung động chuyển tới các cơ quan đáp ứng hình thành một cung phản xạ mới [14], [15], [16]. * Hiện tượng chiếm ưu thế Utomski - Theo nguyên lý của hiện tượng chiếm ưu thế của Utomski thì trong cùng một thời gian, ở một nơi nào đó của hệ thần kinh trung ương (vỏ não), nếu có hai luồng xung động của hai kích thích khác nhau đưa tới, kích thích nào có cường độ mạnh và liên tục hơn sẽ có tác dụng kéo theo các xung động của kích thích kia tới nó và kìm hãm, tiến tới dập tắt kích thích kia [14], [15], [16]. * Sự phân chia tiết đoạn thần kinh và sự liên quan giữa các tạng phủ đối với các vùng cơ thể do tiết đoạn chi phối. Thần kinh tủy sống có 31 đôi dây, mỗi đôi dây chia ra làm hai ngành trước và sau chi phối vận động và cảm giác một vùng cơ thể gọi là tiết đoạn. Sự cấu tạo thần kinh này gọi là sự cấu tạo tiết đoạn . * Nguyên lý về cơ năng sinh lý linh hoạt của hệ thần kinh Widekski Theo nguyên lý này trong trường hợp thần kinh ở trạng thái yên tĩnh, một kích thích nhẹ thường gây ra một phản ứng hưng phấn nhẹ, kích thích mạnh thường hay gây ra một phản ứng hưng phấn mạnh, nhưng nếu thần kinh ở trạng thái bị hưng phấn do bệnh kích thích mạnh chẳng những ko gây ra mạnh mà trái lại, nó làm cho hoạt động thần kinh chuyển sang quá trình ức chế nên bớt đau. * Lý thuyết về đau của Melzak và Wall (Cửa kiểm soát – 1965) Cơ sở của thuyết này là dựa trên tương quan tốc độ lan truyền xung động xuất hiện khi châm kim vào các điểm có hoạt tính cao và gây hoạt hóa các cơ quan thụ cảm của da và tổ chức trên đường kim châm. Xung động lan truyền theo các sợi thần kinh lớn có myelin (sợi A) có tốc độ lan truyền lớn, gây hoạt hóa các tổ chức gelatin ở tủy sống, làm xung đau lan truyền theo dây C (mảnh không có myelin) bị ức chế. Kết quả của ức chế này là làm mất cảm giác đau.
  • 24. 13 Trên cơ sở lý thuyết kiểm soát của Melzak và Wall, năm 1971 Shealy chế tạo được một máy luôn kích thích cột sau tủy sống để làm giảm đau trong các bệnh ung thư [15]. * Vai trò thể dịch, nội tiết và các chất trung gian thần kinh Nhiều thực nghiệm đã chứng minh được trong châm cứu và đỉnh cao của nó là châm tê, ngoài vai trò của thần kinh còn có vai trò của thể dịch tham gia trong quá trình làm giảm đau . 1.2.1.3. Cơ chế tác dụng của châm theo Y học cổ truyền Bệnh tật phát sinh ra do sự mất cân bằng âm dương. Sự mất cân bằng gây nên bởi các tác nhân gây bệnh bên ngoài (tà khí lục dâm) hoặc do thể trạng suy yếu, sức đề kháng yếu (chính khí hư) hoặc do sự biến đổi bất thường về mặt tình cảm, tinh thần (nội nhân), hoặc cũng có khi do những nguyên nhân khác như thể chất của người bệnh quá kém, sự ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý... Châm có tác dụng điều hòa âm dương, đó chính là mục đích cuối cùng của việc chữa bệnh trong Y học cổ truyền [15]. Bệnh tật sinh ra do nguyên nhân bên ngoài (ngoại nhân- tà khí) hoặc nguyên nhân bên trong (nội nhân- chính khí hư) đưa đến sự bế tắc vận hành kinh khí trong đường kinh. Châm có tác dụng điều hòa cơ năng của hệ kinh lạc. Nếu tà khí thịnh thì phải loại bỏ tà khí ra ngoài (dùng phương pháp tả), nếu chính khí hư thì phải bồi bổ cho chính khí đầy đủ (dùng phương pháp bổ). Một khi chính khí của cơ thể được nâng cao, kinh khí trong các đường vận hành được thông suốt thì tà khí sẽ bị đẩy lùi, bệnh tật ắt sẽ tiêu tan [15]. 1.2.1.4. Chỉ định và chống chỉ định của châm * Chỉ định - Dùng để cắt chứng đau cấp và mạn tính trong một số bệnh: đau khớp, đau răng, đau dây thần kinh, đau sau mổ, sau chấn thương, đau đầu, đau lưng…
  • 25. 14 - Chữa tê liệt, teo cơ trong các chứng liệt: liệt nửa người, liệt dây thần kinh ngoại biên… - Chữa tê liệt, teo cơ trong các chứng liệt: liệt nửa người, liệt dây thần kinh ngoại biên… - Bệnh cơ năng như rối loạn thần kinh thực vật, mất ngủ, táo bón,… - Bệnh ngũ quan: như giảm thị lực, giảm thính lực, thất ngôn… - Một số bệnh viêm nhiễm: như viêm tuyến vú, chắp lẹo… - Châm tê để tiến hành phẫu thuật [17]. * Chống chỉ định: - Cơ thể suy kiệt, sức đề kháng giảm, phụ nữ có thai. - Tránh châm vào những vùng huyệt có viêm nhiễm, lở loét ngoài da. - Các trường hợp bệnh lý thuộc cấp cứu: Viêm ruột thừa…[17]. 1.2.2. Phƣơng pháp sóng xung kích Sóng xung kích (Sockwave) bản chất là loại sóng âm cơ học mang năng lượng cao với các đặc tính như chứa các áp lực thay đổi theo bước nhảy, biên độ cao và không có tính chu kỳ. Sóng xung kích được tạo ra bởi sự nén khí và dẫn truyền qua cơ thể bằng những đầu dò. Phương pháp sóng xung kích là phương pháp tạo ra sóng âm năng lượng cao tác động đến những điểm đau, phần mềm bị tổn thương qua đó thúc đẩy quá trình làm lành một số rối loạn cơ xương khớp mạn tính, tiền mạn tính hoặc bán cấp. Phương pháp điều trị này giúp cải thiện hệ thống vi mạch máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, có tác dụng giảm đau cũng như phân hủy vôi hóa gân cơ [18]. 1.2.2.1. Nguyên lý và hiệu ứng sinh học của sóng xung kích trong y học Có rất nhiều nguyên lý tạo sóng xung kích như nguyên lý điện từ trường, nguyên lý thủy điện, nguyên lý áp điện và nguyên lý khí nén. Trong các thiết bị vật lý trị liệu hiện nay thường sử dụng nguyên lý khí nén. Viên đạn được gia tốc bằng áp lực khí nén (5-10m/s), giảm tốc đột ngột do va chạm
  • 26. 15 với khối chất rắn, động năng của viên đạn truyền qua khối va chạm truyền vào mô tại điểm tiếp xúc, từ đó truyền phân kỳ như sóng áp suất dạng tỏa tròn (Radial shockwave therapy). Do đó về bản chất đây là phương pháp điều trị sóng áp suất [18]. Các tế bào, mô trong cơ thể tại vùng chịu tác động kích thích của sóng xung kích sẽ gây nên các hiện tượng phản xạ, khúc xạ, hấp thụ, truyền qua giống với các tác động cơ học khác. Năng lượng sóng xung kích được hấp thụ trong mô sẽ gây nên các phản ứng sinh học. Tùy thuộc vào các loại mô khác nhau mà đáp ứng sinh học có khác nhau, do đó, hiệu quả điều trị khác nhau. Người ta sử dụng sóng âm có năng lượng cao này tác động vào các điểm đau, mô xơ hoặc cơ xương bị tổn thương. Năng lượng sóng âm kích thích lành thương, tái tạo gân và mô mềm, giảm đau [18]. Sóng xung kích gây tác động áp lực cơ học trực tiếp lên mô hoặc tác động gián tiếp qua việc tạo các bóng năng lượng, sau đó, các bóng năng lượng bị vỡ ra tạo áp lực tới mô, tế bào. Tùy thuộc vào mật độ năng lượng của sóng xung kích tác động tới mô, có thể gây ra các hiệu ứng khác nhau. Hình 1.2 . Hiệu ứng sinh học của sóng xung kích phụ thuộc vào mức năng lượng của sóng.
  • 27. 16 1.2.2.2. Tác dụng sinh học của sóng xung kích  Hiệu quả giảm đau và loại trừ cơn đau - Giảm căng cơ, ức chế sự co thắt: Xung huyết là một trong những hiệu ứng cơ bản của liệu pháp điều trị bằng sóng xung kích cơ thể, nó cung cấp nguồn năng lượng bổ sung cho các cơ bị tăng trương lực và cấu trúc dây chằng của cơ đó. Ngoài ra nó còn làm giảm thiểu tương tác bệnh lý giữa các sợi actin và myosin, làm giảm sự căng cơ (nguyên nhân gây đau cho bệnh nhân). - Tăng cường phân tán chất P: Hoạt hóa chất P (chất trung gian dẫn truyền đau và yếu tố tăng trưởng) kích thích các sợi thần kinh hướng tâm, đồng thời làm phát triển phù nề và tăng bài tiết histamine. Nồng độ chất P giảm sẽ làm giảm đau và làm giảm nguy cơ phát triển phù nề.  Thúc đẩy phục hồi vết thương - Tăng cường sản xuất collagen : Sản xuất đủ số lượng collagen là điều kiện tiên quyết cần thiết cho quy trình sửa chữa các cấu trúc bị hư hỏng của hệ thống xương và dây chằng. Công nghệ sóng xung kích thúc đẩy quá trình tái tạo collagen ở các mô nằm trong sâu. - Cải thiện chuyển hóa và vi tuần hoàn: Sóng xung kích làm tăng mức độ loại bỏ chất chuyển hóa gây đau, tăng cường oxy hóa và bổ xung nguồn năng lượng cho các cơ bị tổn thương, hỗ trợ việc loại bỏ histamine và các tác nhân gây kích thích khác có bản chất axit.  Hồi phục vận động - Làm tan sự vôi hóa của nguyên bào sợi: Sóng xung kích làm tan sự vôi hóa các nguyên bào sợi và khởi động quá trình loại bỏ tình trạng vôi hóa sinh học trong các trường hợp vôi hóa nguyên phát hay thứ phát của các khớp. 1.2.2.3. Chỉ định, chống chỉ định của sóng xung kích  Chỉ định - Đau cân, gân chi thể, đau cơ khớp không do chấn thương hoặc viêm
  • 28. 17 cấp.  Chống chỉ định - Dạng chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu, chấn thương cấp, khối u ác tính. Trực tiếp lên đầu xương trẻ em, gẫy xương, thai nhi [19]. 1.3. TỔNG QUAN VỀ THUỐC GLUCOSAMINE SULFAT 1.3.1. Nguồn gốc Glucosamine là một amino – mono - saccharid có nguồn gốc nội sinh, là một thành phần giúp tổng hợp glycosaminoglycan cấu tạo nên mô sụn trong cơ thể. Glucosamin được tổng hợp bởi cơ thể nhưng khả năng đó giảm đi theo tuổi tác. Glucosamine trên thị trường có nguồn gốc từ vỏ tôm cua, động vật biển và có 3 dạng glucosamin dùng trong điều trị là glucosamin sulfat, glucosamin hydrochorid và N-Acetylglucosamin, trong đó dạng muối sulfat được cho là có hiệu quả nhất [20]. Glucosamine sulfat thuộc nhóm thuốc chống THK tác dụng chậm (SYSADOA – Symptomatic Slow Acting Drugs for OA) và đang được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ tình trạng thoái hóa xương khớp nguyên phát hay thứ phát, viêm khớp cấp hay mạn tính và một số bệnh lý khác. Glucosamine sulfat có biệt được là Viatril-S 1.3.2. Cơ chế tác dụng Glucosamine tham gia quá trình chuyển hóa tổng hợp nên thành phần của sụn khớp. Nó là một amino-monosaccharide, nguyên liệu để tổng hợp proteoglycan, khi vào trong cơ thể nó kích thích tế bào ở sụn khớp tăng tổng hợp và trùng hợp nên cấu trúc proteoglycan bình thường. Kết quả của quá trình trùng hợp là muco-polysaccharide, thành phần cơ bản cấu tạo nên đầu sụn khớp. Glusamine sulfate đồng thời ức chế các enzym phá hủy sụn khớp như collagenase, phospholinase A2 và giảm các gốc tự do superoxide phá hủy các tế bào sinh sụn. Glucosamine còn kích thích sinh sản mô liên kết của xương, giảm quá trình mất calci của xương. Do glucosamine làm tăng sản
  • 29. 18 xuất chất nhầy dịch khớp nên tăng độ nhớt, tăng khả năng bôi trơn của dịch khớp. Vì thế glucosamine không những giảm triệu chứng của thoái khớp (đau, khó vận động) mà còn ngăn chặn quá trình thoái hóa khớp, ngăn chặn bệnh tiến triển. Đó là thuốc tác dụng vào cơ chế bệnh sinh của thoái khớp, điều trị các bệnh thoái hóa xương khớp cả cấp và mãn tính, có đau hay không có đau, cải thiện chức năng khớp và ngăn chặn bệnh tiến triển, phục hồi cấu trúc sụn khớp. 1.3.3. Chỉ định, chống chỉ định  Chỉ định - Giảm triệu chứng của thoái hóa khớp gối nhẹ và trung bình.  Chống chỉ định - Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em, trẻ vị thành niên ≤18 tuổi. 1.3.4. Liều dùng và cách dùng - Dạng thuốc và hàm lượng : Gói 1500mg, viên nén 250mg; 750mg, viên nang 1000mg - Liều lượng và cách dùng : uống 1500mg/ngày. 1.3.5. Tính hiệu quả trong điều trị bệnh lý xƣơng khớp của glucosamine sulfat Thie NM và cộng sự (2011) đã nghiên cứu đánh giá glucosamine sulfat so với ibuprofen trong điều trị viêm khớp thái dương hàm đã kết luận Glucosamine sulfat có tác dụng trong việc giảm đau, sau 60 ngày điều trị thang điểm VAS giảm từ 4,71±2,11 xuống còn 1,61±1,45 [21]. 1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI 1.4.1. Trên thế giới E. Tukmachi và cộng sự (2004) tiến hành NC hiệu quả của điện châm trên 30 bệnh nhân THK gối, cho kết quả giảm đau và cải thiện chức năng khớp gối tốt qua 2 thang điểm VAS và WOMAC [22].
  • 30. 19 Rutjes AWS, Nüesch E, Sterchi R và Jüni P (2010) đã nghiên cứu đánh giá hiệu quả của siêu âm điều trị cho 341 bệnh nhân THK gối trong vòng 2 đến 8 tháng. Qua đó cho thấy kết quả khả quan của phương pháp trị liệu về khả năng giảm đau và cải thiện chức năng khớp gối [23]. Jean-Yves R và cộng sự (2012) bài viết Vai trò của glucosamine trong điều trị viêm khớp đăng trên Tạp chí thấp khớp quốc tế kết luận Glucosamine có tác động tích cực đến kết quả triệu chứng và cấu trúc của khớp gối [24]. Mascarin NC cùng cộng sự (2012) đã NC trên 40 bệnh nhân nữ THK gối được chia làm 3 nhóm: nhóm điều trị bằng phương pháp điện xung, vận động trị liệu và siêu âm trị liệu trong vòng 12 tuần, mỗi tuần 2 lần. Kết quả thu được cả ba nhóm NC đều có sự cải thiện rõ rệt về chỉ số VAS, tầm vận động khớp gối và chỉ số WOMAC [25]. S. Yildiz và cộng sự (2015) NC trên 90 bệnh nhân THK gối bằng với nhóm siêu âm điều trị chế độ liên tục, chế độ xung và giả siêu âm, kết quả cho thấy siêu âm có tác dụng tốt trong giảm đau, cải thiện vận động và chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân THK gối [26]. Sahar Ahmed Abdalbary (2016) NC so sánh đánh giá hiệu quả của siêu âm điều trị qua môi trường nước khoáng và môi trường gel để điều trị THK gối, dựa trên các thang điểm VAS và WOMAC qua 4 tuần điều trị với tần suất 3 lần/tuần, kết quả cho thấy siêu âm điều trị có tác dụng tốt [27]. Toru Ogata và cộng sự (2018) đã nghiên cứu ảnh tác dụng của glucosamie đối với bệnh nhân thoái hóa khớp gối và có cải thiện về chỉ số VAS và thang điểm WOMAC [28]. 1.4.2. Tại Việt Nam Nguyễn Thị Ngọc Lan và cộng sự (2009) đã nghiên cứu hiệu quả của glucosamine sulfat (Viatril-S) trong điều trị thoái hóa khớp gối tại Bênh Viện Bạch Mai và bệnh xá Bộ Quốc Phòng trong vòng 3 tháng có kết quả cải thiện
  • 31. 20 về chỉ số VAS từ 5,72 xuống 0,68 và thang điểm Lequesne từ 5,8 xuống 0,63[29]. Nguyễn Thị Bích (2014) tiến hành điều trị THKG bằng bài thuốc Tam tý thang kết hợp với bài tập vận động khớp gối tại khoa YHCT bệnh viện Đống Đa và bệnh viện đa khoa YHCT Hà Nội sau 60 ngày kết luận đây là một phương pháp có tác dụng tốt, dễ dàng áp dụng rộng rãi, tác dụng giảm đau và cải thiện chức năng khớp gối lâu dài, thang điểm VAS giảm từ 6,83 ± 1,34 xuống còn 3,21 ± 1,14, thang điểm Lequesne từ 14,8 ± 2,86 xuống còn 7,93±2,74 [30]. Bùi Hải Bình (2016) nghiên cứu điều trị bệnh THK gối nguyên phát bằng liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu tự thân tại bệnh viện Mạch mai sau 6 tuần điều trị có hiệu quả giảm đau và cải thiện chức năng khớp gối tốt thang điểm WOMAX giảm từ 37,5 ± 10,59 xuống còn 19,5 ± 8,64 [14]. Phạm Hồng Vân và cộng sự (2017) nghiên cứu đánh giá tác dụng điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp điện châm kết hợp tập dưỡng sinh tại bệnh viện Châm cứu trung ương có hiệu quả trong giảm đau và phục hồi chức năng khớp gối, tỷ lệ bệnh nhân đạt kết quả tốt chiếm tới 83,3%, tỷ lệ bệnh nhân đạt loại khá 13,4% và chỉ 3,3% có bệnh nhân có kết trung bình [31]. Trần Lê Minh (2017) nghiên cứu hiệu quả của điện châm kết hợp siêu âm điều trị thoái hóa khớp gối tại bện viện Châm cứu trung ương có hiệu quả giảm đau và cải thiện chức năng khớp gối, hiệu suất cải thiện chỉ số VAS là 5,1±1,24 (điểm) và chỉ số WOMAC là 9,30 ± 2,02 (điểm) [32] . Tạ Việt Hưng (2017) nghiên cứu, phân lập, bảo quản, hoạt hóa và đánh giá hiệu quả điều trị của tế bào gốc mô mỡ tự thân đối với bệnh nhân thoái hóa khớp gối tại bệnh viện Quân Y 103 có hiệu quả giảm đau và cải thiện chức năng vận động khớp gối thông qua thang điểm VAS và WOMAC, đặc biệt tốt sau 6 tháng (điểm VAS giảm 65% và điểm WOMAC giảm 70%) [15].
  • 32. 21 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1 Đối tƣợng nghiên cứu Là bệnh nhân được chẩn đoán THK gối theo ARC 1991 ở giai đoạn 1 và 2 theo phân loại Kellgren và Lawrence đến khám và điều trị tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương được lựa chọn theo tiêu chuẩn sau : * Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học hiện đại - Bệnh nhân được chẩn đoán xác định THK gối theo tiêu chuẩn của Hội Khớp học Hoa Kỳ (American College of Rheumatology - ACR (1991) với các tiêu chuẩn sau : 1) Đau khớp gối. 2) Gai xương ở rìa khớp trên Xquang. 3) Dịch khớp là dịch thoái hóa. 4) Tuổi ≥ 38. 5) Cứng khớp buổi sáng dưới 30 phút. 6) Lạo xạo ở khớp khi cử động. Chẩn đoán xác định khi có yếu tố 1,2 hoặc 1,3,5,6 hoặc 1,4,5,6. - Trong số các bệnh nhân được chẩn đoán xác định là thoái hóa khớp gối thì chúng tôi chỉ lựa chọn bệnh nhân thoái hóa khớp gối ở giai đoạn 1 và 2 theo phân loại Kellgren và Lawrence với các tiêu chuẩn trên phim chụp X quang như sau:  Giai đoạn 1: gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xương  Giai đoạn 2: mọc gai xương rõ - Bệnh nhân tự nguyện tham gia nghiên cứu. * Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân theo Y học cổ truyền Những bệnh nhân được chẩn đoán thoái hóa khớp gối theo tiêu chuẩn của Hội Khớp học Mỹ thuộc giai đoạn 1,2 theo phân loại Kellgren và
  • 33. 22 Lawrence và có các triệu chứng của chứng tý thể phong hàn thấp tý theo YHCT : - Đau ở một khớp hay 2 khớp, đau tăng khi vận động đi lại, trời lạnh đau nhiều, chườm nóng đỡ đau, - Sợ lạnh, tay chân lạnh, tiểu nhiều nước, tiểu trong. - Chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng - Mạch trầm tế. * Tiêu chuẩn loại bệnh nhân khỏi nghiên cứu - Bệnh nhân được chẩn đoán thoái hóa khớp gối theo tiêu chuẩn của Hội Khớp học Mỹ nhưng không thuộc giai đoạn 1,2 theo phân loại Kellgren và Lawrence, và không thuộc thể phong hàn thấp tý theo YHCT - Bệnh nhân đã điều trị thuốc chống viêm không steroid trong vòng 10 ngày hoặc đã tiêm corticoid tại chỗ trong vòng 3 tháng gần đây hoặc tự dùng thuốc chống viêm giảm đau khác trong thời gian nghiên cứu hoặc bỏ điều trị. - Bệnh nhân có mức độ đau theo thang điểm VAS < 4 điểm. - Thoái hóa khớp gối thứ phát, thoái hóa khớp gối có tràn dịch khớp gối - Có kèm theo các bệnh mạn tính khác như Suy tim, suy thận, viêm gan cấp, rối loạn tâm thần, ung thư, lao xương… Phụ nữ có thai. - Bệnh nhân không tự nguyện tham gia nghiên cứu. 2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.1.2.1. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 03/2020 đến tháng 08/2020 2.1.2.2. Địa điểm nghiên cứu Bệnh viện Châm cứu Trung ương 2.1.3. Cỡ mẫu nghiên cứu và phân nhóm 2.1.3.1. Cỡ mẫu nghiên cứu Sử dụng công thức tính cỡ mẫu đối với nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng so sánh 2 tỉ lệ :
  • 34. 23 √ ) √ ) ) ) Trong đó: p1 và p2 là tỉ lệ hiệu quả điều trị ước tính của 2 nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng. p = ( p1 + p2 ) / 2 n là số bệnh nhân cần có trong mỗi nhóm nghiên cứu. Z α/2 = 1,96 là hằng số cho sai số loại I Z β = 1,28 là hằng số cho sai sót loại II (power). Chúng tôi ước lượng: p1 = 0,87 p2 = 0,55 [26] Kết quả n1 = n2 = 40 (cần ít nhất 40 BN thuộc nhóm nghiên cứu và 40 BN thuộc nhóm đối chứng) Trong nghiên cứu này chúng tôi chọn 80 BN THK gối để đưa vào nghiên cứu. 2.1.3.2. Phân nhóm nghiên cứu Các bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu sẽ được thăm khám lâm sàng, làm xét nghiệm theo một mẫu bệnh án thống nhất, và chia thành hai nhóm theo phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên, số lẻ là nhóm nghiên cứu, số chẵn là nhóm đối chứng. + Nhóm nghiên cứu (Nhóm NC): Gồm 40 bệnh nhân, được điều trị bằng phương pháp điện châm kết hợp sóng xung kích. + Nhóm đối chứng (Nhóm ĐC): Gồm 40 bệnh nhân, được điều trị bằng uống thuốc glucosamine hằng ngày.
  • 35. 24 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu dọc kết hợp với can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, so sánh trước - sau điều trị . 2.2.2. Phƣơng tiện nghiên cứu 2.2.2.1. Dụng cụ - Kim châm cứu vô khuẩn dài từ 5 – 8 cm, dùng một lần. - Máy điện châm M8 do Bệnh Viện Châm Cứu Trung Ương sản xuất - Máy phát sóng xung kích Radial Spec do Mỹ sản xuất Hình 2.1. Máy điện châm M8 Hình 2.2. Máy phát sóng xung kích Radial Spec
  • 36. 25 - Ống nghe, huyết áp kế, thước dây, cân đo cân nặng, chiều cao. - Thước đo độ đau VAS của hãng Astra- Zeneca. Hình 2.3. Thước đánh giá thang điểm VAS - Bảng lượng giá theo thang điểm WOMAC[26]. Tất cả các phương tiện và dụng cụ đưa vào nghiên cứu phải được kiểm tra trước với yêu cầu là được phép sử dụng và trong tình trạng hoạt động tốt 2.2.2.2. Thuốc điều trị cho nhóm nghiên cứu - Tên thuốc : Viatril-S - Nhà sản xuất : ROTTAPHARM, nhập khẩu bởi Ever Neuro Pharma, số đăng ký : VN-21282-18 - Dạng thuốc : dạng bột - Hàm lượng : 1500mg - Liều lượng và cách dùng : uống gói/lần/ngày trước ăn sáng 15 phút. Hình 2.4. Thuốc Viatril – S
  • 37. 26 2.2.3. Phƣơng pháp tiến hành Bệnh nhân được lựa chọn vào các nhóm nghiên cứu sẽ được làm hồ sơ bệnh án, theo dõi quá trình điều trị theo liệu trình sau: - Nhóm nghiên cứu: Bệnh nhân được điều trị bằng điện châm trước, rồi nghỉ 15 phút sau đó tiếp tục điều trị bằng sóng xung kích với liệu trình 20 ngày điện châm và 5 ngày điều trị bằng sóng xung kích cụ thể như sau: + Điện châm 30 phút/lần/ngày với liệu trình 20 ngày. + Sóng xung kích tại thời điểm D0, D5, D10, D15, D20. - Nhóm đối chứng: Điều trị đơn thuần bằng uống thuốc glucosamine hằng ngày bắt đầu từ ngày vào viện với liệu trình 20 ngày, uống 01 gói/ ngày , trước ăn sáng 15 phút. * Điều trị bằng phương pháp điện châm [17] -Người thực hiện : Bác sĩ chuyên ngành Châm cứu. - Phác đồ huyệt Châm tả các huyệt: + Độc tỵ, Tất nhãn + Dương lăng tuyền, Lương khâu + Ủy trung, Hạc Đỉnh, Phong long Châm bổ các huyệt : + Huyết hải, Tam âm giao, Âm lăng tuyền *Quy trình kỹ thuật điện châm: - Chuẩn bị bệnh nhân: Bệnh nhân nằm ngửa, hoặc ngồi ở tư thế thoải mái thả lỏng toàn thân. - Chuẩn bị cho bác sỹ làm thủ thuật: Đội mũ, đeo khẩu trang y tế, rửa tay vô khuẩn, sát trùng tay. - Tiến hành châm : - Bước 1. Xác định và sát trùng da vùng huyệt . - Bước 2. Châm kim vào huyệt theo các thì sau :
  • 38. 27 + Thì 1: Một tay dùng ngón tay cái và ngón trỏ ấn, căng da vùng huyệt; Tay còn lại châm kim nhanh qua da vùng huyệt. + Thì 2: Đẩy kim từ từ tới huyệt, cho đến khi đạt “Đắc khí” (bệnh nhân có cảm giác căng, tức, nặng vừa phải, không đau ở vùng huyệt vừa châm kim, thầy thuốc cảm giác kim mút chặt tại vị trí huyệt). - Bước 3. Kích thích huyệt bằng máy điện châm. + Tần số (đặt tần số cố định): Tần số tả từ 5 - 10Hz, Tần số bổ từ 1 - 3Hz. + Nối cặp dây của máy điện châm với kim đã châm vào huyệt theo thứ tự. + Cường độ: Nâng dần cường độ từ 0 đến 150 microAmpe (tuỳ theo mức chịu đựng của người bệnh). + Thời gian 20- 30 phút cho một lần điện châm. - Bước 4. Rút kim, sát khuẩn da vùng huyệt vừa châm Hình 2.5. Hình ảnh điện châm khớp gối
  • 39. 28 * Điều trị bằng phương pháp sóng xung kích [19] [33] - Người thực hiện : Bác sĩ, kỹ thuật viên Phục hồi chức năng hoặc có chứng chỉ định hướng chuyên ngành Phục hồi chức năng. - Vị trí thực hiện phương pháp: + Tác động lên các điểm phần mềm quanh xương bánh chè, tại vị trí bám tận của các cơ. - Thông số trị liệu: + Áp suất: 1 bars + Tần số 15Hz + Số xung 3000 - Quy trình thực hiện phương pháp sóng xung kích: + Chuẩn bị bệnh nhân: Nằm trên giường ở tư thế thoải mái thả lỏng . + Kiểm tra và bộc lộ vùng khớp gối, xác định điểm tác động. + Chuẩn bị phương tiện : Kiểm tra và chọn các thông số kỹ thuật của máy theo chỉ định. + Tiến hành thủ thuật : Bôi gel lên bề mặt da vùng điều trị. Đặt đầu phát sóng lên vị trí và tiến hành điều trị theo chỉ định. Hết thời gian điều trị: tắt máy, Lau vùng da điều trị và đầu phát sóng. Kiểm tra vùng điều trị, thăm hỏi người bệnh, ghi chép hồ sơ. Hình 2.6. Thực hiện sóng xung kích khớp gối
  • 40. 29 2.2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu 2.2.4.1. Chỉ tiêu đặc điểm chung: được đánh giá tại thời điểm trước điều trị bằng phỏng vấn gồm : - Đặc điểm về tuổi. - Đặc điểm về giới tính. - Đặc điểm về thời gian mắc bệnh. - Đặc điểm về vị trí tổn thương. 2.2.4.2. Chỉ tiêu lâm sàng : đươc đánh giá tại thời điểm trước, trong và sau điều trị gồm : - Đánh giá tình trạng đau theo thang điểm VAS. - Đánh giá mức độ rối loạn vận động chức năng khớp gối theo thang điểm WOMAC - Đánh giá mức độ hạn chế vận động khớp gối theo chỉ số gót mông. 2.2.4.3. Chỉ tiêu cận lâm sàng: - Chỉ số huyết học và sinh hóa máu được đánh giá tại thời điểm trước và sau điều trị gồm : + Số lượng hồng cầu, bạch cầu, huyết sắc tố. + Hàm lượng Creatinin, Ure, Glucose, AST, ALT. - Chụp Xquang khớp gối 2 tư thế thẳng, nghiêng đươc đánh giá tại thời điểm trước điều trị 2.2.5. Cách xác định chỉ tiêu nghiên cứu 2.2.5.1. Đánh giá tình trạng đau theo thang điểm VAS - Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá mức độ đau của bệnh nhân theo thang điểm VAS bằng thước đo của hãng Astra - Zeneca là một thước có hai mặt: + Một mặt: Chia thành 10 vạch đều nhau từ 0 đến 10 điểm, trong đó mức độ đau tăng dần từ 0 cho đến 10 điểm, 10 điểm là đau nhất.
  • 41. 30 + Một mặt: Có 5 hình tượng, có thể quy ước và mô tả ra các mức độ đau tăng dần: Hình A tương ứng 0 điểm: bệnh nhân không cảm thấy bất kỳ một đau đớn khó chịu nào. Hình B tương ứng 1-3 điểm: bệnh nhân thấy hơi đau, khó chịu, không mất ngủ, không vật vã và các hoạt động khác bình thường. Hình C tương ứng 4-6 điểm: bệnh nhân đau khó chịu, mất ngủ, bồn chồn, không dám cử động hoặc có phản xạ kêu rên. Hình D tương ứng 7-8 điểm: đau nhiều, đau liên tục, bất lực vận động, luôn kêu rên. Hình E tương ứng 9-10 điểm: đau liên tục, toát mồ hôi, có thể choáng ngất. - Cách tiến hành: Bệnh nhân được nghỉ ngơi trước khi đánh giá, không bị các kích thích khác từ bên ngoài và được giải thích phương pháp đánh giá cảm giác đau qua 5 hình tượng biểu thị các mức độ đau, từ đó tự chỉ ra mức độ đau của mình, thầy thuốc sẽ xem mặt đối diện để quy đổi ra mức độ đau. Bảng 2.1. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS Kết quả thang đau Đánh giá mức độ đau Cho điểm Từ 0-1 điểm Không đau 0 Từ 2-3 điểm Đau ít 1 Từ 4-6 điểm Đau trung bình 2 Từ 7-8 điểm Đau nhiều 3 Từ 9-10 điểm Đau không chịu nổi 4
  • 42. 31 2.2.5.2. Đánh giá mức độ rối loạn vận động chức năng khớp gối theo thang điểm WOMAC (Western Ontario and McMaster Universities Osteoarthritis Index) Thang điểm WOMAC là bộ câu hỏi tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi bởi các chuyên gia y tế để đánh giá tình trạng bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối và hông, bao gồm đau, cứng khớp và hoạt động thể chất của khớp, gồm 24 mục với 3 nội dung: Đau (5 mục), cứng khớp (2 mục) và chức năng vận động (17 mục) [24]. Tổng điểm thang điểm WOMAC là 96 điểm, điểm càng cao thì mức độ đau và rối loạn chức năng vận động càng nặng (theo phụ lục 1) [24]. Bảng 2.2. Đánh giá mức độ rối loạn vận động chức năng khớp gối theo thang điểm WOMAC Tổng điểm WOMAC Đánh giá mức độ rối loạn chức năng vận động Cho điểm 1-10 điểm Rối loạn chức năng nhẹ 1 11-30 điểm Rối loạn chức năng vừa 2 31-60 điểm Rối loạn chức năng nặng 3 61-96 điểm Rối loạn chức năng rất nặng 4 2.2.5.3. Đánh giá mức độ hạn chế vận động khớp gối theo chỉ số gót - mông - Cách đo: Kéo cẳng chân sát vào mông, đo khoảng cách từ gót đến mông. Bảng 2.3. Đánh giá mức độ hạn chế vận động theo chỉ số gót mông Chỉ số gót mông Đánh giá mức độ hạn chế Cho điểm Chỉ số gót mông < 5 cm Không hạn chế 1 Chỉ số gót mông 5 - 10 Hạn chế trung bình 2
  • 43. 32 Chỉ số gót mông 11- 15 cm Hạn chế nặng 3 Chỉ số gót - mông > 15 cm Hạn chế rất nặng 4 2.2.5.4. Chỉ tiêu cận lâm sàng - Công thức máu, Sinh hóa máu được xác định bằng máy huyết học Celtac ES, máy sinh hóa Biolis 50i tại khoa Xét nghiệm – Bệnh viện Châm cứu Trung ương. - Chụp Xquang khớp gối: Chụp 2 tư thế thẳng nghiêng bằng máy chụp Xquang kỹ thuật số tại khoa Chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện Châm cứu Trung ương 2.2.6. Đánh giá kết quả điều trị Đánh giá kết quả điều trị dựa vào tổng số điểm của 3 chỉ số nghiên cứu gồm mức độ đau theo thang điểm VAS, chức năng khớp gối theo thang điểm WOMAC, mức độ hạn chế vận động khớp gối theo chỉ số gót - mông. Từ tổng điểm đó, quy ra kết quả điều trị chung theo thang điểm B.Amor như sau [37]: Hiệu quả điều trị = Tổng điểm trước điều trị - Tổng điểm sau điều trị x100% Tổng điểm trước điều trị Bảng 2.4. Đánh giá kết quả điều trị Hiệu quả điều trị Kết quả điều trị ≥ 80% Tốt ≥ 60% đến 80% Khá ≥ 40% đến 60% Trung bình ≤ 40% Kém 2.2.7. Tác dụng không mong muốn - Trên lâm sàng chúng tôi khảo sát sự xuất hiện của các triệu chứng như sau : + Chảy máu, vựng châm, nhiễm trùng nơi châm, đau tăng sau khi thực
  • 44. 33 hiện sóng xung kích. + Biến đổi một số chỉ số sinh lý ( mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở ) tại thời điểm ngay sau điều trị. - Trên cận lâm sàng chúng tôi đánh giá biến đổi một số chỉ số huyết học và sinh hóa máu sau liệu trình điều trị. 2.2.8. Phƣơng pháp xử lý số liệu - Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS (Statistics Products for the Social Services) 20.0. - Kết quả được thể hiện dưới dạng: Giá trị trung bình và tỷ lệ phần trăm (%). - Sử dụng test X2 để so sánh sự khác nhau giữa hai tỷ lệ phần trăm. - Sử dụng test T – Student để so sánh sự khác nhau giữa hai giá trị trung bình. - Kết quả nghiên cứu được coi là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. 2.2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu - Nghiên cứu được sự đồng ý của hội đồng y đức Bệnh viện Châm cứu trung ương. - Được sự tự nguyện hợp tác của đối tượng nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu hoàn toàn có quyền từ chối tham gia chương trình nghiên cứu. - Nghiên cứu này chỉ nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng mà không nhằm mục đích nào khác. - Các thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu được đảm bảo giữ bí mật. - Khách quan trong đánh giá và phân loại, trung thực trong xử lý số liệu. - Trong qua trình điều trị, bệnh không đỡ hoặc tăng lên thì bệnh nhân sẽ được ngừng nghiên cứu, đổi phương pháp điều trị và loại ra khỏi nhóm nghiên cứu.
  • 45. 34 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu BỆNH NHÂN ĐAU KHỚP GỐI ĐẾN KHÁM TẠI BVCCTW Chẩn đoán xác định THK gối nguyên phát theo ACR-1991 giai đoạn 1,2 và Hạc tất phong thể phong hàn thấp tý theo YHCT (n =80) Nhóm nghiên cứu Điện châm kết hợp sóng xung kích theo phác đồ Liệu trình 20 ngày điều trị (n = 40) Nhóm đối chứng Uống glucosamine sulfat liệu trình 20 ngày điều trị (n = 40) So sánh, đánh giá, phân tích các chỉ tiêu NC tại các thời điểm D0 D10 D20 KẾT LUẬN
  • 46. 35 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 3.1.1. Một số đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi Tuổi Nhóm NC (1) (n=40) Nhóm ĐC (2) (n=40) Tổng (n=80) n % n % n % ≤ 49 1 2,5 3 7,5 4 5 50 - 59 7 17,5 5 12,5 12 15 60 - 69 17 42,5 20 50 37 46,3 ≥ 70 15 37,5 12 30 27 33,7 ± SD 65,2 ± 6,76 65,0 ± 9,19 65,1 ± 8,02 p1-2 > 0,05 Nhận xét: THKG có tỷ lệ mắc cao nhất ở nhóm từ 60 đến 69 tuổi (chiếm 42,5% ở nhóm NC, 50% ở nhóm ĐC). Không có sự khác biệt về tuổi ở hai nhóm NC (p > 0,05). Độ tuổi trung bình của bệnh nhân NC là 65,1±8,02 (tuổi). Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới Giới Nhóm NC (1) (n = 40) Nhóm ĐC (2) (n = 40) Tổng (n = 80) n % N % n % Nữ 29 72,5 31 77,5 60 75 Nam 11 27,5 9 22,5 20 25 p1-2 >0,05 Nhận xét: THKG chủ yếu gặp ở nữ giới, chiếm 72,5% ở nhóm NC, 77,5% ở nhóm ĐC, không có sự khác biệt về giới giữa hai nhóm NC (p>0,05).
  • 47. 36 Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp Nghề nghiệp Nhóm NC (1) (n = 40) Nhóm ĐC (2) (n = 40) Tổng (n = 80) n % n % n % Lao động trí óc 16 40 13 32,5 29 36,2 Lao động chân tay 24 60 27 67,5 51 63,8 p1-2 > 0,05 Nhận xét: THKG chủ yếu gặp ở nhóm lao động chân tay (chiếm tỷ lệ 60% ở nhóm NC, 67,5% ở nhóm ĐC). Không có sự khác biệt về nghề nghiệp giữa hai nhóm NC với p > 0,05. Bảng 3.4. Thời gian mắc bệnh trung bình Thời gian mắc bệnh (năm) Nhóm NC (1) (n=40) Nhóm ĐC (2) (n=40) Tổng (n=80) ± SD 5,22 ± 1,29 5,27 ± 1,79 5,25 ± 1,56 p1-2 >0,05 Nhận xét: Thời gian mắc bệnh trung bình của cả hai nhóm là 5,25±1,56 (năm) . Không có sự khác biệt về thời gian mắc bện giữa giữa 2 nhóm NC (p> 0,05). Bảng 3.5. Đặc điểm vị trí khớp bị tổn thương Vị trí khớp Nhóm NC (1) (n = 40) Nhóm ĐC (2) (n = 40) Tổng (n = 80) n % n % n % Một khớp Bên phải 7 17,5 9 22,5 16 20 Bên trái 8 20 7 17,5 15 18,7 Cả hai khớp 25 62,5 24 60 49 61,3 p1-2 p>0,05 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân tổn thương cả hai khớp gối trong nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao 61,3% (chiếm 62,5% ở nhóm NC, 60%ở nhóm ĐC). Không có sự khác biệt về vị trí tổn thương khớp gối giữa hai nhóm NC (p > 0,05).
  • 48. 37 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của đối tƣợng nghiên cứu Bảng 3.6. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng tại khớp thoái hóa Triệu chứng Nhóm NC (1) (n = 40) Nhóm ĐC (2) (n = 40) Tổng (n=80) n % n % n % Đau khớp 40 100 40 100 80 100 Phá gỉ khớp 37 92,5 36 90 73 91,3 Lục cục tại khớp 37 92,5 34 85 71 88,8 Dấu hiệu bào gỗ 30 75 33 82,5 63 78,8 Nóng da tại khớp 9 22,5 7 17,5 16 20 Hạn chế gấp duỗi 40 100 40 100 80 100 p1-2 >0,05 Nhận xét: 100% số BN nghiên cứu có đau khớp và hạn chế gấp duỗi, 91,3% có dấu hiệu phá gỉ khớp, 88,8% có lục cục tại khớp, 78,8% có dấu hiệu bào gỗ, 20% có triệu chứng nóng da tại khớp . Không có sự khác biệt về các triệu chứng lâm sàng giữa hai nhóm NC (p > 0,05). Bảng 3.7. Đặc điểm mức độ đau theo thang điểm VAS Mức độ đau theo thang điểm VAS Nhóm NC (1) (n = 40) Nhóm ĐC (2) (n = 40) Tổng (n = 80) n % n % n % Đau nhẹ 0 0 0 0 0 0 Đau vừa 31 77,5 34 85 65 81,3 Đau nặng 9 22,5 6 15 15 18,7 p1-2 >0,05 Nhận xét: THK gối chủ yếu gặp đau vừa chiếm tỷ lệ cao ở cả hai nhóm (81,3%) Mức độ đau nặng chiếm 18,7%. Không có sự khác biệt về mức độ đau theo thang điểm VAS giữa hai nhóm NC (p > 0,05).
  • 49. 38 Bảng 3.8. Mức độ rối loạn chức năng vận động theo thang điểm WOMAC Mức độ rối loạn chức năng vận động Nhóm NC (1) (n = 40) Nhóm Đ C (2) (n = 40) Tổng (n = 80) n % n % n % Nhẹ 0 0 0 0 0 0 Trung bình 13 32,5 16 40 29 36,3 Nặng 27 67,5 24 60 51 63,7 Rất nặng 0 0 0 0 0 0 p1-2 >0,05 Nhận xét: Rối loạn chức năng vận động mức độ nặng chiếm tỷ lệ cao nhất (63,7%) ; mức độ trung bình chiếm 36,3 %. Không có sự khác biết về rối loạn vận động theo thang điểm WOMAC giữa hai nhóm NC (p>0,05). Biểu đồ 3.1. Mức độ hạn chế vận động khớp gối theo chỉ số gót - mông Nhận xét: Hạn chế vận động khớp gối ở mức độ nặng chiếm tỷ lệ cao, nhóm NC chiếm 70%, nhóm ĐC chiếm 62,5%. Mức độ trung bình chiếm tỷ lệ thấp hơn, nhóm NC chiếm 30%, nhóm ĐC chiếm 37,5%. Không có sự khác biệt về hạn chế vận động khớp gối theo chỉ số gót mông giữa hai nhóm NC (p>0,05). 0 10 20 30 40 50 60 70 Trung bình Nặng Rất nặng 30 70 0 37,5 62,5 0 Nhóm NC Nhóm Đc
  • 50. 39 3.1.3. Đặc điểm tổn thƣơng khớp gối trên phim chụp X quang Bảng 3.9. Mức độ tổn thương khớp gối trên phim chụp X quang Giai đoạn trên X quang Nhóm NC (1) (n = 40) Nhóm ĐC (2) (n = 40) Tổng (n = 80) n % n % n % Giai đoạn I 4 10 7 17,5 11 13,7 Giai đoạn II 36 90 33 82,5 69 86,3 p1-2 >0,05 Nhận xét: THK gối chủ yếu gặp ở giai đoạn II chiếm tỷ lệ 86,3%, giai đoạn I chiếm tỷ lệ 13,7% . Không có sự khác biệt về tổn thương khớp gối trên phim chụp Xquang theo Kellgren và Lawrence (p>0,05). 3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI CỦA ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP SÓNG XUNG KÍCH 3.2.1. Kết quả giảm đau theo thang điểm VAS Bảng 3.10. Sự cải thiện mức độ đau theo thang điểm VAS Nhóm NC Mức độ đau Nhóm NC(1) (n=40) Nhóm ĐC (2) (n=40) Do (a) D10 (b) D20 (c) Do (a) D10(b) D20(c) n % n % n % n % n % n % Không đau 0 0 0 0 11 27,5 0 0 0 0 5 12,5 Đau nhẹ 0 0 27 67,5 27 67,5 0 0 12 30 18 45 Đau vừa 31 77,5 13 32,5 2 5,0 34 85 28 70 17 42,5 Đau nặng 9 22,5 0 0 0 0 6 15 0 0 0 0 Tổng 40 100 40 100 40 100 40 100 40 100 40 100 p P(c-a) <0,05; P(1-2) <0,05 Nhận xét: Ở nhóm NC sau 10 ngày điều trị không có bệnh nhân nào đau nặng; sau 20 ngày điều trị số BN đau vừa chỉ còn 5% thấp hơn so với nhóm ĐC là 42,5%; BN đau nhẹ chiếm 67,5% cao hơn nhóm ĐC là 45%; BN không đau cao hơn nhóm ĐC; sự cải thiện mức độ đau theo thang điểm VAS ở nhóm NC tốt hơn nhóm ĐC ( p<0,5).
  • 51. 40 Bảng 3.11. So sánh kết quả giảm đau theo thang điểm VAS Thời điểm nghiên cứu Điểm đau trung bình theo VAS (X ± SD) P(1-2) Nhóm NC (1) (n=40) Nhóm ĐC (2) (n=40) D0 (a) 5,78 ± 0,8 5,63 ± 0,74 p>0,05 D10 (b) 3,23 ± 1,21 4,00 ± 0,96 p<0,01 D20 (c) 1,4 ± 1,24 3,33 ± 1,07 p<0,01 Hiệu suất giảm D10 2,55 ± 0,60 1,63 ± 0,63 p<0,01 D20 4,38 ± 0,71 2,3 ± 0,79 p<0,01 p(a-c) p<0,01 p<0,01 Nhận xét: Sau 10 ngày và 20 ngày điều trị, hiệu suất giảm đau của nhóm NC tương ứng là 2,55±0,60 (điểm) và 4,38±0,71 (điểm) cao hơn so với nhóm ĐC lần lượt là 1,63±0,63(điểm) và 2,3±0,79 (điểm) (p<0,01). Biểu đồ 3.2. Biến đổi giá trị trung bình của điểm đau theo thang điểm VAS Nhận xét: Tại thời điểm đánh giá sau 20 ngày điều trị, điểm đau trung bình của nhóm NC giảm từ 5,78 xuống 1,4, giảm nhiều hơn so với nhóm ĐC từ 5,63 xuống 3,33 (p < 0,01). 5,78 3,23 1,4 5,63 4 3,33 0 1 2 3 4 5 6 7 D0 D10 D20 NNC NĐC
  • 52. 41 3.2.2. Kết quả cải thiện chức năng khớp gối theo thang điểm WOMAC Bảng 3.12. Thay đổi mức độ rối loạn chức năng khớp gối theo WOMAC Nhóm NC Mức độ Nhóm NC(1) (n=40) Nhóm ĐC (2) (n=40) Do (a) D10 (b) D20 (c) Do (a) D10(b) D20(c) n % n % n % n % n % n % Nhẹ 0 0 5 12,5 32 80 0 0 0 0 10 25 Trung bình 13 32,5 26 65 8 20 16 40 20 50 18 45 Nặng 27 67,5 9 22,5 0 0 24 60 20 50 12 30 Rất nặng 0 0 0 0 0 0 0 10 0 0 0 0 Tổng 40 100 40 100 40 100 40 100 40 100 40 100 p P(c-a) <0,05 ;P(1-2) <0,05 Nhận xét: Ở nhóm NC sau 10 ngày điều trị số bệnh nhân rối loạn chức năng khớp gối ở mức độ nặng chiếm 22,5% thấp hơn so với nhóm ĐC là 50%. Sau 20 ngày điều trị không còn bệnh nhân có rối loạn chức năng khớp gối mức độ nặng thấp hơn nhóm ĐC là 30%; mức độ vừa chiếm 20%, mức độ nhẹ chiếm 80% tốt hơn so với nhóm ĐC tương ứng là 45% và 25% (p<0,05). Bảng 3.13.So sánh kết quả cải thiện chức năng khớp gối theo thang điểm WOMAC Thời điểm nghiên cứu Điểm đau trung bình theo thang điểm WOMAC (X ± SD) p(1-2) Nhóm NC (1) (n=40) Nhóm ĐC (2) (n=40) D0 (a) 40,85 ± 11,99 40,40 ± 10,82 p>0,05 D10 (b) 19,88 ± 8,43 34,70 ± 10,18 p<0,01 D20 (c) 5,93 ± 5,03 23,45 ± 11,01 p<0,01 Hiệu suất giảm D10 20,98 ± 5,76 5,70 ± 6,52 p<0,01 D20 34,93 ± 8,05 16,95 ± 8,53 p<0,01 p(a-c) p<0,01 p<0,01 Nhận xét: Sau 10 và 20 ngày điều trị, hiệu suất giảm của nhóm NC theo thang điểm WOMAC tương ứng là 20,98±5,76(điểm) và 34,93±8,05 (điểm) tốt hơn so với nhóm ĐC tương ứng là 5,7±8,53(điểm) và 16,95±8,53 (điểm) (p< 0,01).
  • 53. 42 Biểu đồ 3.3. Biến đổi chỉ số WOMAC tại các thời điểm nghiên cứu Nhận xét: Tại các thời điểm đánh giá sau 20 ngày điều trị, chỉ số WOMAC trung bình của nhóm NC giảm từ 40,85±11,99 xuống còn 5,93±5,03, giảm nhanh hơn so với nhóm ĐC từ 40,40±10,82 xuống còn 23,45±11,01 (p < 0,01). 3.2.3. Kết quả phục hồi tầm vận động khớp gối theo chỉ số gót – mông Bảng 3.14. Mức độ cải thiện tầm vận động khớp gối qua chỉ số gót mông Nhóm NC Mức độ Nhóm NC(1) (n=40) Nhóm ĐC (2) (n=40) Do (a) D10 (b) D20 (c) Do (a) D10(b) D20(c) n % n % n % n % n % n % Không hạn chế 0 0 0 0 21 52,5 0 0 0 0 6 15 Trung bình 12 30 26 65 19 47,5 15 37,5 19 47,5 20 50 Nặng 28 70 14 35 0 0 25 62,5 21 52,5 14 35 Rất nặng 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 40 100 40 100 40 100 40 100 40 100 40 100 p P(c-a) <0,05; P(1-2) <0,05 Nhận xét: Ở nhóm NC sau 10 ngày điều trị tỷ lệ bệnh nhân hạn chế khớp gối mức độ nặng giảm từ 70% xuống còn 35%và sau 20 ngày điều trị không có bệnh nhân hạn chế khớp gối mức độ nặng; mức độ trung bình chiếm 47,5%; số bệnh nhân không hạn chế khớp gối chiếm tỷ lệ cao 52,5%. Mức độ cải thiện tầm vận động khớp gối ở nhóm NC cao hơn nhóm ĐC (p<0,05). 40,85 19,88 5,93 40,40 34,70 23,45 D0 D10 D20 NNC NĐC
  • 54. 43 Bảng 3.15. So sánh kết quả phục hồi tầm vận động khớp gối qua chỉ số gót mông Thời điểm nghiên cứu Chỉ số gót mông (X ± SD) p(1-2) Nhóm NC (1) (n=40) Nhóm ĐC (2) (n=40) D0 (a) 12,38 ± 1,89 12,18 ± 2,32 p>0,05 D10 (b) 8,65 ± 2,39 10,8 ± 1,59 p<0,01 D20 (c) 3,73 ± 1,69 8,83 ± 2,28 p<0,01 Hiệu suất giảm D10 3,73 ± 2,36 1,38 ± 0,98 p<0,01 D20 8,65 ± 1,90 3,35 ± 1,27 p<0,01 p(a-c) p<0,01 p<0,01 Nhận xét: Sau 10 và 20 ngày điều trị, hiệu suất giảm qua chỉ số gót - mông của nhóm NC tương ứng là 3,73±2,36(điểm) và 8,65±1,90(điểm), tốt hơn so với nhóm ĐC lần lượt là 1,38±0,98 (điểm) và 3,35±1,27 (điểm) (p<0,01). Biểu đồ 3.4. Biến đổi giá trị trung bình chỉ số gót - mông tại các thời điểm Nhận xét: Tại các thời điểm đánh giá sau 20 ngày điều trị, chỉ số gót - mông của nhóm NC giảm từ 12,38 ± 1,89 xuống còn 3,73 ± 1,69, giảm nhiều hơn so với nhóm ĐC từ 12,18 ± 2,32 xuống 8,83 ± 2,28 (p < 0,01). 12,18 8,65 3,73 12,38 10,8 8,83 0 2 4 6 8 10 12 14 D0 D10 D20 NNC NĐC
  • 55. 44 3.2.4. Kết quả điều trị Bảng 3.16. Kết quả điều trị Nhóm NC Kết quả điều trị Nhóm NC (a) (n=40) Nhóm ĐC (b) (n=40) n % n % Tốt 11 27,5 5 12,5 Khá 21 52,5 7 17,5 Trung bình 8 20 16 40 Kém 0 0 12 30 Tổng 40 100 40 100 p pa-b<0,05 Nhận xét: - Sau liệu trình điều trị, ở nhóm NC bệnh nhân có kết quả điều trị mức độ khá chiếm tỷ lệ cao 52,5%; mức độ tốt chiếm 27,5% cao hơn so với nhóm ĐC (p<0,05). Không có bệnh nhân nào đáp ứng kém với điều trị bằng điện châm kết hợp sóng xung kích . 3.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ Bảng 3.17. Theo dõi một số tác dụng không mong muốn trên lâm sàng Triệu chứng Số lƣợng Tỷ lệ n = 40 % Vựng châm 0 0 Chảy máu 5 12,5 Nhiễm trùng 0 0 Gãy kim 0 0 Đau tăng 0 0 Nhận xét: Trong suốt quá trình điều trị không có bệnh nhân nào gặp các tác dụng không mong muốn trên lâm sàng chỉ có 5 bệnh nhân bị chảy máu khi rút kim chiếm 12,5%.
  • 56. 45 Bảng 3.18. Biến đổi một số chỉ số dấu hiệu sinh tồn Chỉ số Nhóm NC (n=40) Trƣớc ĐT Sau ĐT Huyết áp tâm thu ( mmHg ) 114 ± 4,96 115,6 ± 5,01 Huyết áp tâm trương ( mmHg ) 70,5 ± 7,14 73 ± 7,58 Mạch ( lần/phút ) 76,3 ± 5,29 76,3 ±4,69 Nhiệt độ ( o C ) 36,5 ± 0,15 36,4 ± 0,14 Nhịp thở ( lần/phút ) 17,7 ±1,03 17,6 ±1,13 P P>0,05 Nhận xét: Các chỉ số sinh tồn trước và sau điều trị đều trong giới hạn bình thường (p>0,05). Bảng 3.19. Biến đổi một số chỉ số huyết học và hóa sinh Chỉ số Nhóm NC (n=40) Trƣớc ĐT Sau ĐT Hồng cầu (G/l) 4,37 ± 0,33 4,45 ± 0,26 Bạch cầu (G/l) 6,98 ± 0,88 6,93 ± 0,82 HGB (g/l) 151,31 ± 10,79 154,05 ± 10,54 Ure (mmol/l) 5,60 ± 1,03 5,34 ± 0,93 Creatinin (µmol/l) 75,69 ± 12,59 74,36 ± 12,43 Glucose (mmol/l) 5,07 ± 0,63 5,08 ± 0,63 AST (UI/l) 20,90 ± 6,88 20,26 ± 6,42 ALT (UI/l) 23,67 ± 6,64 22,97 ± 6,4 p P>0,05 Nhận xét: Các chỉ số huyết học và sinh hoá máu trước và sau điều trị đều trong giới hạn bình thường (p>0,05).
  • 57. 46 Chƣơng 4 BÀN LUẬN 4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 4.1.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu 4.1.1.1. Đặc điểm về tuổi Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân THKG chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm tuổi 60 đến 69, chiếm 42,5%ở nhóm NC và 50% ở nhóm ĐC. Không có sự khác biệt về tuổi giữa hai nhóm nghiên cứu với p > 0,05. Kết quả nghiên cứu từ bảng 3.1 cũng cho thấy: độ tuổi trung bình của BN thuộc nhóm NC là 65,2 ± 6,76 (tuổi), nhóm ĐC là 65,0 ± 9,19 (tuổi). Tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Phương và cộng sự nghiên cứu tác dụng của chế phẩm glucosamine trong hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối tại Bệnh viện Đống Đa và Bệnh viện đa khoa YHCT Hà Nội, tuổi trung bình ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối là 65,6 ± 9,69 (tuổi) [34]; Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Tạ Việt Hưng (2017) khi NC phân lập, bảo quản, hoạt hóa và đánh giá hiệu quả điều trị của tế bào gốc mô mỡ tự thân đối với bệnh nhân THKG tại Bệnh viện Quân Y 103 cho thấy tuổi trung bình của các bệnh nhân là 54,02 ± 7,13 (tuổi) [15], tuổi của bệnh nhân THKG trong NC của Bùi Hải Bình (2016) là 59,7 ± 7,16 tuổi [14]. Như chúng ta đã biết, quá trình lão hóa mang tính quy luật, bệnh lý thoái hóa xương khớp liên quan chặt chẽ với tuổi, tức là tuổi càng cao thì tổn thương thoái hóa càng nặng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng tuổi tác tăng lên là một yếu tố nguy cơ chính gây THK, các khớp thường bị ảnh hưởng bao gồm gối và cột sống. Quá trình lão hóa không chỉ xảy ra ở sụn khớp mà còn ở sụn chêm, dây chằng, xương và cả bao hoạt dịch. Lão hóa có liên quan đến những thay đổi trong quá trình acetyl hóa histone, methyl hóa histone và DNA. Trong môi trường cơ học của khớp, sự già đi của tế bào, chủ yếu được nghiên cứu ở
  • 58. 47 tế bào chondrocytes rất có thể là do sự lão hóa hoặc do căng thẳng hoặc do tổn thương gây ra [35]. 4.1.1.2. Đặc điểm về giới tính Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.2 cho thấy không có sự khác biệt về giới giữa 2 nhóm NC với p>0,05 và tỷ lệ nữ mắc THKG cao hơn so với nam giới, cụ thể là ở nhóm NC có 29/40 bệnh nhân là nữ chiếm tỷ lệ 72,5%; chỉ có 11 bệnh nhân là nam chiếm tỉ lệ 27,5%; tỷ lệ nữ/nam là 4/1; nhóm ĐC gồm 40 bệnh nhân trong đó có 31 bệnh nhân là nữ chiếm 78,5%, có 9 bệnh nhân là nam chiếm 22,5%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Nghiên cứu phân tích tổng hợp về khác biệt giới tính, tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng thoái hoá khớp gối của Srikanth và các cộng sự năm 2005 cho thấy tỷ lệ mắc THK gối ở nam giới thấp hơn so với nữ giới, đặc biệt là những người nữ ≥55 tuổi [35].Theo NC của Sowers M và công sự (2011) cho thấy phụ nữ trung niên tại Mỹ có tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp gối từ trung bình đến nặng cao [36]. Theo tác giả Trần Lê Minh trong nghiên cứu hiệu quả của điện châm kết hợp siêu âm điều trị thoái hóa khớp gối (2017) tại Bệnh viện Châm cứu tỷ lệ nam/nữ là 1/4, với bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ đến 83,3% ở nhóm NC và 76,7% ở nhóm ĐC [32]; Bùi Hải Bình nghiên cứu điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (2016) tại Bệnh viện Bạch Mai đa số bệnh nhân là nữ chiếm tỷ lệ 81%, như vậy tỷ lệ nam/nữ là 1/4 [12]; Kết quả nghiên cứu của Sowers M và công sự cho rằng tỷ lệ thoái hoá khớp cao hơn ở nữ nhất là sau 50 tuổi có liên quan đến vai trò của hormone sinh dục và thời kỳ mãn kinh [36]. 4.1.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp Kết quả NC được trình bày ở bảng 3.3 cho thấy bệnh nhân có nghề nghiệp thuộc nhóm lao động chân tay chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm lao
  • 59. 48 động trí óc; ở nhóm NC chiếm tỷ lệ 60%, nhóm ĐC chiếm 67,5%. Không có sự khác biệt về nghề nghiệp giữa hai nhóm nghiên cứu với p > 0,05. Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bích Hồng (2020) nghiên cứu đánh giá độc tính và hiệu quả điều trị của cao lỏng ích gối khang trên bệnh nhân THKG ở Bệnh viện YHCT Trung ương có số bệnh nhân thuộc nhóm lao động chân tay chiếm tỷ lệ 61,7%, lao động trí óc 38,3% [37]; Trong nghiên cứu của tác giả Phạm Hồng Vân và cộng sự (2017) trong nghiên cứu đánh giá tác dụng điều trị THKG bằng phương pháp điện châm kết hợp tập dưỡng sinh tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương thấy bệnh nhân thuộc nhóm lao động chân tay chiếm tỷ lệ 61,7% cao hơn nhóm lao động trí óc chỉ chiếm 38,3% [31]. Seidler A và cộng sự trong nghiên cứu vai trò của khối lượng công việc thể chất đối với THKG có triệu chứng - một nghiên cứu bệnh chứng ở Đức cho thấy một trong những yếu tố nguy cơ phổ biến nhất đối với THK gối là làm việc nặng, các yếu tố nguy cơ khác được kể đến như quỳ hoặc ngồi xổm, đứng trong nhiều giờ (≥ 2 giờ mỗi ngày), đi bộ ≥ 3 km/ngày, leo cầu thang thường xuyên, nâng vật nặng (≥ 10 kg ) [38]. Như vậy tỷ lệ mắc THKG ở nhóm bệnh nhân có nghề nghiệp lao động chân tay thường cao hơn so với nhóm lao động trí óc có thể do tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài, các tế bào sụn bị cứng lại do tăng áp lực, giải phóng các enzym tiêu protein, enzym này làm huỷ hoại dần dần các chất căn bản cấu tạo nên sụn khớp [46]. 4.1.1.4. Đặc điểm về thời gian mắc bệnh Kết quả từ nghiên cứu của chúng tôi được trình bày ở bảng 3.4 cho thấy thời gian mắc bệnh trung bình là 5,25 ± 1,56 (năm). Không có sự khác biệt về thời gian mắc bệnh giữa hai nhóm nghiên cứu với p> 0,05. Thời gian bị bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Lê Minh là 3,69 ± 1,45 (năm), tác giả Nguyễn
  • 60. 49 Thanh Giang là 4,1 ± 2,4 (năm) nhưng thấp hơn so với tác giả Nguyễn Thị Bích có thời gian mắc bệnh là 5,87 ± 2,96 (năm) [30],[32]. Như chúng ta đã biết THKG là một bệnh mạn tính, hầu hết tiến triển chậm thường liên quan đến tuổi tác và/hoặc chấn thương gây ra. Quá trình thoái hóa cuối cùng dẫn đến sự phá hủy không thể phục hồi của sụn khớp và các mô khác của khớp. Sự hao mòn liên quan đến tuổi tác của sụn khớp và xương dưới sụn, hoạt động chân tay quá mức, quá tải, rối loạn di truyền và hội chứng chuyển hóa là những yếu tố quan trọng trong việc khởi phát và tiến triển của THKG. Mặt khác bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện Châm cứu Trung ương hầu hết đều là người cao tuổi thời gian mắc bệnh kéo dài đã từng điều trị ở nhiều nơi bằng các phương pháp khác nhau. Điều đó có thể giải thích trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi thời gian mắc THKG của các nhóm nghiên cứu cao hơn so với nghiên cứu của một số tác giả khác. 4.1.2. Đặc điểm lâm sàng của đối tƣợng nghiên cứu 4.1.2.1. Đặc điểm vị trí tổn thương Kết quả từ bảng 3.5 cho thấy đa số các bệnh nhân có tổn thương cả hai khớp gối, trong đó nhóm NC chiếm 62,5% và nhóm ĐC chiếm 60%; tỷ lệ tổn thương khớp gối bên phải của của nhóm NC chỉ chiếm 22,5% nhóm ĐC chiếm 30%; tỷ lệ tổn thương khớp gối trái chiếm 20% ở nhóm NC và 17,5% ở nhóm ĐC. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lan có 50% số bệnh nhân bị tổn thương cả hai khớp gối [29]; theo tác giả Phạm Hồng Vân trong 60 bệnh nhân được lựa chọn trong nghiên cứu thì số bệnh nhân thoái hóa cả hai khớp gối chiếm tỷ lệ cao nhất 61,7%, thoái hóa một khớp là 38,3%, trong đó tỷ lệ thoái hóa khớp gối phải là 18,3%, khớp gối trái là 20% [31]. Các kết quả trên phù hợp với kết quả NC của chúng tôi. Thoái hoá khớp là bệnh mãn tính trong đó tuổi tác và tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài là yếu tố liên quan chặt chẽ tới cơ chế sinh bệnh. Có thể lý
  • 61. 50 giải cho kết quả trên của chúng tôi do hầu hết bệnh nhân đến Bệnh viện Châm cứu Trung ương đa phần từ 60 tuổi trở lên, đã mắc bệnh 4-5 năm, ban đầu các bệnh nhân thường biểu hiện đau ở một khớp gối phải hoặc trái, do tư thế chống đau khi vận động đi lại cơ thể dồn trọng lượng lên khớp gối còn lại và gây nên tổn thương thoái hóa. 4.1.2.2. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng Trong nghiên cứu của chúng tôi các dấu hiệu lâm sàng tại khớp thoái hoá thường xuất hiện gồm đau khớp, hạn chế gấp duỗi xuất hiện ở 100% bệnh nhân; dấu hiệu phá gỉ khớp chiếm 91,3%, lục cục khớp chiếm 88,8 %; dấu hiệu bào gỗ chiếm 53,8%, triệu chứng nóng da tại khớp chỉ xuất hiện ở một số bệnh nhân chiếm 20%. Không có sự khác biệt về các triệu chứng lâm sàng giữa hai nhóm nghiên cứu (p>0,05). Triệu chứng đau khớp gối, hạn chế gấp duỗi xuất hiện ở 100% bệnh nhân NC với đặc điểm đau kiểu cơ học, đau tăng khi đi lại vận động, đau giảm về đêm và khi nghỉ ngơi; đau kèm hạn chế vận động khớp gối, bệnh nhân không thực hiện được các động tác trong sinh hoạt hàng ngày như duỗi thẳng chân, ngồi xổm, lên xuống câu thang đau tăng…. Điều này phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi theo tiêu chuẩn của Hội Khớp học Mỹ (ACR 1991) [11]. Dấu hiệu phá gỉ khớp là dấu hiệu cứng khớp buổi sáng kéo dài từ 15-30 phút, cứng khớp sau khi nghỉ ngơi cũng thường gặp, bệnh nhân phải vận động một lúc mới trở lại bình thường. Trong nghiên cứu của chúng tôi dấu hiệu này chiếm tỷ lệ cao thứ hai 91,3%. Lạo xạo khi vận động là dấu hiệu cho biết sụn khớp bị tổn thương, diện khớp sần sùi mất nhẵn, giảm chất nhày ổ khớp, là một trong 6 tiêu chí chẩn đoán theo ACR (1991), trong nghiên cứu này triệu chứng lạo xạo khớp gối chiếm tỷ lệ khá cao 88,8% sau đau, hạn chế vận động và phá gỉ khớp. Dấu hiệu bào gỗ thể hiện có tổn thương đùi chè trong thoái hoá khớp