SlideShare a Scribd company logo
1 of 128
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC TP. HỒ CHÍ MINH
ĐẶNG QUỐC TUẤN
TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU, QUẢN TRỊ
DOANH NGHIỆP TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHIỆP NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
N QUẢN TRỊ KINH DOANH
số 60340102
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƢỜI HƢỚNG D N HO HỌC TS. NGUYỄN NGỌC HUY
TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 07, NĂ 2018
i
LỜI C ĐO N
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Ngọc Huy. Các nội dung nghiên cứu, kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính học viên
thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ nguồn trong tài liệu. Ngoài ra, trong luận
văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ
quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
nội dung luận văn của mình.
Tp. HCM, tháng 07 năm 2018
Học viên thực hiện đề tài
ĐẶNG QUỐC TUẤN
ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Diễn giải
BCTC Báo cáo tài chính
BCTN Báo cáo thường niên
BGĐ Ban giám đốc
CEO Tổng giám đốc điều hành (Chief Executive Officer)
CTSH Cấu trúc sở hữu
ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
HĐQT Hội đồng quản trị
HSX Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
HQHĐ Hiệu quả hoạt động
QTDN Quản trị doanh nghiệp
ROA Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return on Assets)
ROE Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity)
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3-1: Định nghĩa các biến.............................................................................41
Bảng 3-2: Các biến độc lập ..................................................................................42
Bảng 3-3: Các biến phụ thuộc..............................................................................43
Bảng 3-4: ác biến kiểm soát.................................................................................44
Bảng 3-5: Nguồn dữ liệu cho các biến.................................................................46
Bảng 4-1: Kết quả thống kê mô tả các biến trong mẫu nghiên cứu.....................71
Bảng 4-2: Hệ số tương quan giữa các biến ..........................................................75
Bảng 4-3: Kết quả hồi quy của hai mô hình ROA và ROE .................................78
Bảng 4-4: Kết quả phân tích tương quan so với kỳ vọng dấu..............................80
Bảng 4-5: Kết quả kiểm định hệ số VIF ..............................................................84
Bảng 4-6: Kết quả kiểm định Hausman ...............................................................85
Bảng 4-7: Kết quả kiểm định Wald......................................................................85
Bảng 4-8: Kết quả kiểm định Woolridge .............................................................85
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1-1: Chỉ số sản xuất công nghiệp Việt Nam...............................................4
Hình 2-1: Tóm tắt lý thuyết người đại diện.......................................................16
Hình 3-1: Quy trình nghiên cứu ........................................................................32
Hình 3-2: Mô hình nghiên cứu ..........................................................................40
Hình 3-3: Các giả thuyết nghiên cứu.................................................................40
Hình 4-1: Chỉ số sản xuất công nghiệp .............................................................48
Hình 4-2: Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo........................50
Hình 4-3: Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến .....................................51
Hình 4-4: Số lượng doanh nghiệp tại các mức sở hữu nước ngoài...................55
Hình 4-5: Hiệu quả hoạt động (ROA) trung bình tại các mức sở hữu nước ngoài......56
Hình 4-6: Hiệu quả hoạt động (ROE) trung bình tại các mức sở hữu nước ngoài.......57
Hình 4-7: Số lượng doanh nghiệp tại các mức sở hữu tổ chức .........................58
Hình 4-8: Hiệu quả hoạt động (ROA) trung bình tại các mức sở hữu tổ chức .59
Hình 4-9: Hiệu quả hoạt động (ROE) trung bình tại các mức sở hữu tổ chức..61
Hình 4-10: Quy mô hội đồng quản trị của các doanh nghiệp..............................62
Hình 4-11: CEO kiêm nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị tại các doanh nghiệp ..64
Hình 4-12: Số lượng doanh nghiệp tại các mức tỷ lệ thành viên độc lập ...........66
Hình 4-13: Tỷ lệ doanh nghiệp tại các mức tỷ lệ thành viên độc lập..................67
Hình 4-14: Tần suất họp của hội đồng quản trị...................................................68
Hình 4-15: Tăng trưởng ROA của ngành công nghiệp .......................................70
Hình 4-16: Tăng trưởng ROE của ngành công nghiệp........................................70
v
MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................... i
Danh mục từ viết tắt................................................................................................... ii
Danh mục các bảng biểu ........................................................................................... iii
Danh mục các hình vẽ, đồ thị.................................................................................... iv
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................................1
1.1.Vấn đề nghiên cứu................................................................................................1
1.2. Lý do chọn đề tài .................................................................................................2
1.3.Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................6
1.4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................6
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................6
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................7
1.5.Phương pháp nghiên cứu......................................................................................7
1.6.Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................7
1.7.Kết cấu đề tài nghiên cứu .....................................................................................8
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU, QUẢN TRỊ
DOANH NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH
NGHIỆP .............................................................................................10
2.1.Các khái niệm .....................................................................................................10
2.1.1. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp......................................................10
2.1.2. Quản trị doanh nghiệp ..............................................................................12
2.1.3. Cấu trúc sở hữu.........................................................................................14
2.2.Lý thuyết tổng quan............................................................................................14
2.2.1. Lý thuyết người đại diện (Agency theory) ...............................................14
2.2.2. Lý thuyết người quản lý (Stewardship theory).........................................16
2.3.Tổng quan các nghiên cứu liên quan..................................................................17
2.3.1. Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp..............................17
2.3.2. Cấu trúc và hoạt động của hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp .....................................................................................21
vi
2.3.3. Các nghiên cứu tại Việt Nam...................................................................27
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................32
3.1.Quy trình nghiên cứu..........................................................................................32
3.2.Phương pháp nghiên cứu....................................................................................32
3.2.1. Thống kê mô tả ........................................................................................32
3.2.2. Phân tích tương quan ...............................................................................33
3.2.3. Lựa chọn phương pháp xử lý dữ liệu.......................................................33
3.3.Mô hình nghiên cứu............................................................................................35
3.3.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu ................................................................35
3.3.2. Định nghĩa các biến trong mô hình .........................................................41
3.3.3. Đo lường các biến độc lập.......................................................................42
3.3.4. Đo lường biến phụ thuộc .........................................................................43
3.4.Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................................45
3.4.1. Xác định mẫu nghiên cứu........................................................................45
3.4.2. Nguồn dữ liệu nghiên cứu .......................................................................45
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................48
4.1.Tổng quan ngành công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu...............48
4.1.1. Sở hữu nước ngoài của các doanh nghiệp ngành công nghiệp................54
4.1.2. Sở hữu tổ chức của các doanh nghiệp ngành công nghiệp......................58
4.1.3. Cấu trúc và hoạt động của hội đồng quản trị tại các doanh nghiệp
ngành công nghiệp...................................................................................62
4.1.4. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành công nghiệp...............68
4.2.Kiểm định thực chứng tác động của cấu trúc sở hữu, quản trị doanh nghiệp
tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp ...........................71
4.2.1. Thống kê mô tả ........................................................................................71
4.2.2. Phân tích tương quan giữa các biến.........................................................75
4.2.3. Lựa chọn phương pháp ước lượng...........................................................75
4.2.4. Kết quả ước lượng mô hình.....................................................................78
4.2.5. Phân tích kết quả nghiên cứu...................................................................79
vii
4.2.6. Các kết quả kiểm định độ tin cậy của mô hình nghiên cứu.....................84
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................87
5.1.Kết luận...............................................................................................................87
5.1.1. Kết quả đạt được về nghiên cứu lý thuyết...............................................87
5.1.2. Kết quả đạt được về mặt ý nghĩa thực tiễn..............................................87
5.2.Kiến nghị ............................................................................................................88
5.2.1. Chính sách nới room cho nhà đầu tư nước ngoài....................................88
5.2.2. Thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức .....................................89
5.2.3. Vai trò giám sát của hội đồng quản trị.....................................................89
5.3.Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.............................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................92
Phụ lục A:Kết quả hồi quy theo mô hình ROA........................................................99
Phụ lục B:Kết quả hồi quy theo mô hình ROE ......................................................105
Phụ lục C:Dữ liệu hồi quy trong mô hình ..............................................................111
Phụ lục D:Các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu ..............................................119
1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Vấn đề nghiên cứu
Thị trường chứng khoán ngày càng phát triển, số lượng doanh nghiệp niêm
yết ngày càng nhiều và cấu trúc sở hữu của các doanh nghiệp niêm yết ngày càng đa
dạng. Bên cạnh các hình thức sở hữu Nhà nước, sở hữu tư nhân, nền kinh tế mở cửa
còn ghi nhận vai trò quan trọng của hình thức sở hữu tổ chức, sở hữu nước ngoài.
Mỗi thành phần sở hữu theo đuổi những mục tiêu lợi ích khác nhau và có những
mối quan hệ khác nhau với chính phủ, ngân hàng và các đối tác chiến lược. Do đó
mà mỗi thành phần sở hữu có ảnh hưởng khác nhau đến những quyết định của
doanh nghiệp và qua đó tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng
khác nhau.
Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy tác động tích cực của sở hữu tổ chức đến hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua cơ chế giám sát chặt chẽ. Bởi vì các cổ
đông tổ chức có kinh nghiệm trong thị trường tài chính và quản trị doanh nghiệp
nên việc sở hữu bởi các tổ chức sẽ làm doanh nghiệp được giám sát tốt hơn, làm
giảm chi phí đại diện và tăng hiệu quả hoạt động (Cornett et al., 2007; Chen et al.,
2008; Elyasiani & Jia, 2010, Lin & Fu, 2017; Zhong et al., 2017). Tuy nhiên, một
số nghiên cứu chỉ tìm thấy mối quan hệ tác động cùng chiều trong ngắn hạn
(Wahal, 1996) hoặc ngược chiều (Pound, 1988; Hand, 1990), một số nghiên cứu
khác thì lại không tìm thấy mối quan hệ giữa sở hữu tổ chức và hiệu quả hoạt động
doanh nghiệp (Karpoff, Malatesta & Walkling, 1996; Duggal & Millar, 1999;
Edwards & Nibler, 2000).
Cũng giống như sở hữu tổ chức, sở hữu nước ngoài thu hút nhiều sự chú ý
cùng với tầm quan trọng ngày càng gia tăng trong thị trường chứng khoán tại các
quốc gia mới nổi và đang phát triển. Nhiều nghiên cứu tập trung kiểm tra việc sở
hữu bởi các nhà đầu tư nước ngoài ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia trực tiếp vào việc
quản trị công ty không những giúp công ty tăng vốn mà còn giúp cải thiện năng lực
quản trị và cạnh tranh (Chhibber et al., 1999; Douma et al., 2006; Aydin et al.,
2
2007; Li et al., 2011; Ghahroudi, 2011; Wang & Wang, 2015). Tuy nhiên, một số
nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy không phải nhà đầu tư nước ngoài nào cũng
đem lại những ảnh hưởng tích cực cho doanh nghiệp mà họ đầu tư, bởi vì lí do thâu
tóm (Afang et al., 2016) hoặc theo đuổi mục tiêu riêng (Phung & Mishra, 2016).
Ngoài ra, trong tổng thể cơ chế quản trị doanh nghiệp, các yếu tố thuộc cấu
trúc và hoạt động của hội đồng quản trị cũng được nhiều nhà nghiên cứu kinh tế
quan tâm. Các nghiên cứu gần đây về vấn đề cơ chế quản trị xem xét ảnh hưởng của
hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh
nghiệp niêm yết do quy định về công bố thông tin và minh bạch trên thị trường
chứng khoán.
Tóm lại, vấn đề nghiên cứu về cấu trúc sở hữu, quản trị doanh nghiệp và
hiệu quả hoạt động nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt là tại các quốc gia mới
nổi và đang phát triển. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm vẫn rất khác
nhau. Luận văn này nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố thuộc về cấu trúc sở
hữu, quản trị doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt
Nam với mẫu đại diện là các doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết trên Sở
giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSX) trong giai đoạn từ năm
2012 đến năm 2016. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu tìm hiểu mối quan
hệ nêu trên trong ngành công nghiệp tại Việt Nam, là ngành sản xuất có vai trò chủ
đạo trong nền kinh tế quốc dân. Các nghiên cứu về chủ đề này ở Việt Nam đã được
nhiều tác giả thực hiện trong những năm gần đây, nhưng nghiên cứu cho một ngành
cụ thể vẫn chưa nhiều. Do vậy, đóng góp của nghiên cứu làm phong phú thêm kho
tàng học thuật về chủ đề này tại Việt Nam.
1.2. Lý do chọ đề tài
Như đã trình bày trên đây, vấn đề nghiên cứu đã được thực hiện nhiều, đặc
biệt là tại các quốc gia mới nổi và đang phát triển, Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh hiện tại, học viên thực hiện đề tài nghiên cứu với mẫu
đại diện là các doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam vì các lý do sau đây:
3
Thứ nhất, Việt Nam đang nỗ lực trong việc nâng cấp xếp hạng từ thị trường
cận biên lên thị trường mới nổi. Ngày 21/6/2017 vừa qua, tổ chức MSCI1
công bố
kết quả thị trường Việt Nam vẫn thuộc nhóm cận biên nhưng có nhiều tiềm năng để
được nâng hạng lên thị trường mới nổi. Đáng lưu ý, MSCI cho rằng Việt Nam cần
cải thiện vấn đề giới hạn sở hữu nước ngoài. Khi cải thiện vấn đề này, thị trường
Việt Nam sẽ có lượng vốn lớn từ đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài. Theo một
số nghiên cứu trước đây trên thế giới, lợi ích từ các nhà đầu tư nước ngoài không
chỉ là nguồn vốn mà họ còn mang theo kỹ năng, kinh nghiệm về quản trị, kỹ thuật
tiên tiến, chuyển giao tri thức và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từ đó sẽ nâng
cao hiệu quả của doanh nghiệp. Việt Nam đang trong giai đoạn mở cửa hội nhập
kinh tế quốc tế sâu rộng, sự đóng góp của các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức
đầu tư đặc biệt quan trọng. Liệu rằng sự tham gia mạnh mẽ của nhà đầu tư nước
ngoài, các nhà đầu tư tổ chức có góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp niêm yết tại Việt Nam hay không?
Thứ hai, theo báo cáo thẻ điểm quản trị doanh nghiệp các nước thành viên
hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) dựa trên đánh giá từ năm 2012 –
2013, Việt Nam xếp cuối bảng trong 6 nước thành viên ASEAN tham gia nghiên
cứu theo thang điểm về nguyên tắc quản trị doanh nghiệp (theo bộ nguyên tắc quản
trị doanh nghiệp do Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế - OECD công bố). Báo cáo
này cũng nhận định rằng các công ty Việt Nam chưa xây dựng cơ chế quản trị
doanh nghiệp hiệu quả và tình trạng này có thể do khái niệm quản trị doanh nghiệp
còn khá mới mẻ và chưa được quan tâm nhiều đối với các công ty ở Việt Nam. Vấn
đề quản trị doanh nghiệp cũng đã được một số nhà nghiên cứu trong nước thực hiện
nhưng vẫn còn ít. Vì thế vấn đề quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam cần được quan
tâm nghiên cứu để có thể giúp cho các doanh nghiệp tổ chức cơ chế quản trị doanh
nghiệp bao gồm các bên liên quan nhằm mục đích kiểm soát, vận hành, định hướng
1
Morgan Stanley Capital International, một tổ chức chuyên xây dựng các bộ chỉ số thị trường uy tín trên
phạm vi toàn cầu.
4
để đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất.
Thứ ba, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước là mục tiêu quan trọng và
là nhiệm vụ hàng đầu của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Với lợi thế là nước có
nguồn lao động trẻ và dồi dào nhưng sự phát triển ngành công nghiệp của chúng ta
cũng cho thấy nhiều hạn chế và bất cập. Ngành công nghiệp hiện nay vẫn còn ở
trình độ thấp, phát triển theo chiều rộng, tăng trưởng chưa cao, năng suất còn thấp,
còn dựa vào gia công là chính.
Hình 1-1: Chỉ số sản xuất công nghiệp Việt Nam
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp trong những năm gần đây đang
có xu hướng tăng chậm lại, tại mức trung bình 14,3%/năm trong các năm 2006 -
2010 giảm xuống mức 10%/năm trong giai đoạn 2011 – 2015 (Hình 1-1) và hầu hết
các nhóm ngành công nghiệp đều trong xu hướng giảm. Tốc độ tăng năng suất lao
động của ngành công nghiệp khá thấp. Giai đoạn 2006 – 2015, tốc độ tăng trưởng
khoảng 2,4%/năm, chậm hơn tốc độ tăng bình quân chung của nền kinh tế là 3,9%.
Nền công nghiệp của Việt Nam còn rất lạc hậu, năng suất lao động công nghiệp
Việt Nam thấp hơn nhiều lần so với các nước phát triển và các nước trong khu vực.
Theo thống kê từ Bộ Công Thương, năng suất lao động của Nhật Bản cao gấp 39
lần của Việt Nam, Singapore cao gấp 26 lần, Hàn Quốc cao gấp 16 lần và Trung
5
Quốc cao gấp 2 lần. So với các nước đang phát triển trong khu vực thì Malaysia cao
gấp 6,5 lần, Thái Lan và Phi-lip-pin cao gấp 1,5 lần. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia
tăng trong ngành công nghiệp đạt mức thấp, tỷ trọng giá trị gia tăng ngành công
nghiệp trong GDP giảm từ 32% năm 2010 xuống còn khoảng 28% năm 2015. Hiện
nay, Việt Nam đứng thứ 101 trong tổng số 143 nước về chỉ số giá trị gia tăng trong
ngành công nghiệp chế biến chế tạo theo bình quân đầu người2
. Vì thế tái cấu trúc
và nâng cao hiệu quả hoạt động là vấn đề nóng đang được các doanh nghiệp ngành
công nghiệp đặc biệt quan tâm trong giai đoạn hiện nay.
Tóm lại, khi các chính sách cho nhà đầu tư nước ngoài thay đổi thì các nhà
đầu tư nước ngoài có đem lại những lợi thế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho
doanh nghiệp hay không? Hơn nữa với sự gia tăng mạnh mẽ của các nhà đầu tư tổ
chức có giúp cải thiện được hiệu quả của doanh nghiệp? Chất lượng quản trị doanh
nghiệp tại Việt Nam còn thấp và chưa được quan tâm nhiều, chưa tạo được niềm tin
cho các nhà đầu tư. Việc xây dựng cơ chế quản trị doanh nghiệp có góp phần ảnh
hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hay không? Ngoài ra, các
nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam tuy đã được nhiều tác giả quan tâm nhưng
nghiên cứu được thực hiện cho một ngành cụ thể vẫn chưa nhiều.
Xuất phát từ tầm quan trọng cũng như tính cấp bách của vấn đề nghiên cứu,
học viên đã lựa chọn đề tài “TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU, QUẢN
TRỊ DOANH NGHIỆP TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT N ”. Qua đó nhằm ứng dụng kết quả nghiên cứu và
đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành công
nghiệp, giúp các doanh nghiệp kịp thời có những chính sách phù hợp với hoạt động
kinh doanh của mình tránh được nguy cơ phá sản, đồng thời tạo điều kiện để doanh
nghiệp hoạt động ổn định và phát triển bền vững.
2
Hội thảo “Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2017-2020 hướng tới tăng trưởng
nhanh và bền vững” ngày 31/5/2017, Bộ Công Thương.
6
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quan của đề tài là xem xét mối quan hệ tác động
của các yếu tố thuộc về cấu trúc sở hữu, cấu trúc và hoạt động của hội đồng quản trị
đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành công nghiệp.
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu tổng quan trên, học viên xác định các mục
tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
 Xem xét tác động của các yếu tố thuộc về cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp ngành công nghiệp.
 Xem xét tác động của các yếu tố thuộc về cấu trúc và hoạt động của hội đồng
quản trị đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành công nghiệp.
 Đưa ra các hàm ý ứng dụng kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động các doanh nghiệp ngành công nghiệp.
Các mục tiêu nghiên cứu nêu trên sẽ được làm rõ thông qua việc trả lời các
câu hỏi nghiên cứu sau:
1) Sở hữu tổ chức có tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành
công nghiệp hay không? Tác động như thế nào?
2) Sở hữu nước ngoài có tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
ngành công nghiệp hay không? Tác động như thế nào?
3) Cơ chế hoạt động của hội đồng quản trị có ảnh hưởng như thế nào tới hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp?
4) Các hàm ý ứng dụng kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
của các doanh nghiệp ngành công nghiệp là gì?
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mối quan hệ tác động của các yếu tố
thuộc về cấu trúc sở hữu, các yếu tố thuộc về cấu trúc và hoạt động của hội đồng
quản trị đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành công nghiệp.
7
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Cấu trúc sở hữu và quản trị doanh nghiệp là lãnh vực rất rộng. Vì thế bài viết
này chỉ giới hạn tìm hiểu về sở hữu tổ chức, sở hữu nước ngoài, và một vài đặc
điểm của cơ chế quản trị như: sự độc lập của HĐQT, quy mô của HĐQT, sự kiêm
nhiệm của CEO, tần suất họp của HHDQT.
Bài viết này được thực hiện với mẫu dữ liệu bao gồm 76 doanh nghiệp ngành
công nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh,
trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016.
1.5. P ƣơ p áp iê cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với mẫu dữ liệu nghiên
cứu bao gồm 76 doanh nghiệp trong ngành công nghiệp niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam (đại diện là các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch
Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh) trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016.
Dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu là dữ liệu dạng bảng được thu thập
thông qua các báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm đã được kiểm toán, các báo cáo
quản trị và báo cáo thường niên của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp được lựa chọn
trong mẫu nghiên cứu phải đảm bảo cung cấp đầy đủ và minh bạch các số liệu mà
bài nghiên cứu sử dụng. Do một số doanh nghiệp mới niêm yết hoặc hủy niêm yết
trong giai đoạn 2012-2016, nên dữ liệu nghiên cứu được tổ chức thành dạng dữ liệu
bảng không cân bao gồm 315 quan sát và được cung cấp bởi đơn vị Stoxplus. Học
viên sử dụng phương pháp phân tích định lượng thông qua mô hình hồi quy dữ liệu
bảng không cân bằng với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 14 và Microsoft Excel
2016.
1.6. Ý ĩa của đề tài
Về mặt lý luận, Bài viết này lược khảo các lý thuyết cũng như các khái niệm
và các kết quả công trình nghiên cứu trên thế giới về vấn đề liên quan đến cấu trúc
sở hữu, quản trị doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó, bài
viết này có thể cung cấp thêm cho người đọc các lý thuyết nền nhằm lý giải cho
những sự việc, hiện tượng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
8
Hơn nữa kết quả của bài viết này có thể là cơ sở để cho những nghiên cứu tiếp theo
phát triển theo hướng sâu hơn nhằm làm rõ những tác động của cấu trúc sở hữu, cơ
chế quản trị của các doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đó
tại Việt Nam.
Về mặt thực tiễn, học viên hy vọng bài viết này có thể giúp các doanh
nghiệp ngành công nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp niêm yết
ngành công nghiệp nói riêng nhận ra được vai trò quan trọng của cấu trúc sở hữu,
cơ chế quản trị doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát và
điều hành của doanh nghiệp đồng thời ứng dụng kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành công nghiệp trong giai đoạn sắp
tới. Bên cạnh đó, những nhà đầu tư sử dụng thông tin doanh nghiệp có thể đánh giá
một phần về cấu trúc sở hữu, cơ chế quản trị và hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp. Từ đó, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định đầu tư một cánh đúng đắn, tránh
được rủi ro.
Tóm lại, Những nghiên cứu sau có thể sử dụng kết quả của bài viết này để
làm cơ sở so sánh đối chiếu hoặc có thể sử dụng các số liệu trong bài viết này trong
các nghiên cứu sau. Bài viết này cũng có thể giúp cho những người làm việc trong
lĩnh vực tài chính có được một cái nhìn sâu rộng hơn về mối quan hệ giữa cấu trúc
sở hữu, cơ chế quản trị doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
1.7. Kết cấu đề tài nghiên cứu
Luận văn có kết cấu gồm 5 chương và được bố cục như sau:
C ƣơ 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu;
C ƣơ 2: Cơ sở lý thuyết;
C ƣơ 3: Phương pháp nghiên cứu;
C ƣơ 4: Kết quả và thảo luận;
C ƣơ 5: Kết luận và kiến nghị.
9
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong c ƣơ 1 học viên đã nêu được vấn đề nghiên cứu đó là
vai trò của cấu trúc sở hữu cũng như cơ chế quản trị doanh nghiệp
đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể là sở hữu tổ
chức, sở hữu nước ngoài và một vài đặc điểm của cơ chế quản trị
doanh nghiệp tác động tới hiệu quả hoạt động. Trong chương này,
học viên cũng giới hạn phạm vi nghiên cứu của bài viết bao gồm 76
doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch Chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2012-2016. Bài viết
này sử dụng phương pháp định lượng để xem xét các tác động của
sở hữu tổ chức, sở hữu nước ngoài và một vài đặc điểm của co chế
quản trị tới hiệu quả hoạt động của danh nghiệp.
10
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU, QUẢN
TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
DOANH NGHIỆP
2.1. Các khái niệm
2.1.1. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Hiện nay, có nhiều hướng tiếp cận khác nhau để đưa ra khái niệm về hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ nhất, có quan điểm cho rằng hiệu quả hoạt động là phạm trù kinh tế
phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu của doanh
nghiệp, thể hiện mối quan hệ giữa kết quả đạt được và các chi phí ban đầu bỏ ra để
có thể đạt được kết quả đó, độ chênh lệch giữa hai đại lượng này càng lớn thì hiệu
quả càng cao. Trên góc độ này, hiệu quả đồng nhất với lợi nhuận của doanh nghiệp
và khả năng đáp ứng về mặt chất lượng của sản phẩm đối với nhu cầu của thị
trường3
. Để đo lường hiệu quả theo hướng tiếp cận này, các nhà nghiên cứu thường
sử dụng các mô hình phi tham số như DEA (Data Envelopment Analysis - mô hình
phân tích bao số liệu) hay SFA (Stochastic Frontier Analysis - phương pháp phân
tích biên).
Thứ hai, cũng có quan điểm cho rằng hiệu quả hoạt động chính là phần
chênh lệch tuyệt đối giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó.
Do đó, theo hướng tiếp cận này, một số nghiên cứu sử dụng các chỉ tiêu như lợi
nhuận trước thuế và lãi (EBIT), lợi nhuận sau thuế (EAT) để đo lường hiệu quả hoạt
động. Tuy nhiên, hướng tiếp cận này bộc lộ mặt hạn chế vì chưa thể hiện được mối
tương quan về lượng và chất giữa kết quả và chi phí trong sự vận động biến đổi liên
tục.
3
http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/nghien-cuu-ly-luan-ve-hieu-
qua-kinh-doanh-cua-doanh-nghiep-125078.html
11
Thứ ba, một hướng tiếp cận được đề xuất nhằm khắc phục hạn chế nêu trên
để xem xét hiệu quả hoạt động kinh doanh là đại lượng được đo bằng thương số
giữa phần tăng thêm của kết quả thu được với phần tăng thêm của chi phí, đo lường
thông qua các chỉ tiêu tương đối như chỉ số tăng trưởng doanh thu trên tăng trưởng
chi phí. Tuy vậy, hướng tiếp cận này cũng có nhược điểm là không xét đến mức độ
tuyệt đối của kết quả kinh doanh và chi phí kinh doanh.
Cuối cùng, một hướng tiếp cận phổ biến là xem xét hiệu quả kinh doanh
phản ánh lợi nhuận thu được trên phần vốn bỏ ra ban đầu. Hướng tiếp cận này có ưu
điểm là phản ảnh được mục đích cuối cùng của các doanh nghiệp là lợi nhuận. Tuy
nhiên lại có nhược điểm là chỉ tính đến nguồn vốn đầu tư mà bỏ qua các nguồn lực
khác đã sử dụng. Các chỉ tiêu dùng để đo lường hiệu quả theo hướng tiếp cận này
thường là các chỉ số lợi nhuận như: ROA, ROE…
Trong bài viết, học viên đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo
hướng tiếp cận cuối cùng. Cụ thể, học viên sẽ sử dụng chỉ số ROE, ROA để đánh
giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
2.1.1.2. Đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Theo nghiên cứu của Richard et al. (2009) thì hiệu quả hoạt động của công
ty là một trong những phần quan trọng nhất trong nghiên cứu về quản trị. Các hoạt
động về marketing, nguồn nhân lực, chiến lược và điều hành doanh nghiệp đều
được đánh giá dựa trên hiệu quả hoạt động của công ty. Việc đo lường hiệu quả
hoạt động giúp cho các nhà nghiên cứu, nhà quản trị đánh giá cụ thể được các hoạt
động của công ty và nhà quản lý. Cũng theo các học viên thì vẫn chưa có sự thống
nhất trong cách đo lường hiệu quả hoạt động của công ty. Đồng thời ba nhóm đo
lường thường được sử dụng trong nghiên cứu là đo hiệu quả hoạt động theo thang
đo giá trị kế toán, giá trị thị trường và thang đo kết hợp cả hai thang đo giá trị kế
toán và giá trị thị trường. Đo hiệu quả hoạt động theo giá trị kế toán sử dụng các chỉ
số như: ROA, ROE, EBIT, ROCE, ROI… Đo hiệu quả hoạt động theo giá trị thị
trường sử dụng: EPS, P/E, Market value, Stock price… Đo hiệu quả hoạt động kết
12
hợp hai cách đo lường kế toán và giá trị thị trường sử dụng: EVA, CVA, DCF,
NPV…
Cùng quan điểm như trên, Kallamu (2016) cũng nhận xét rằng các nghiên
cứu trước đây sử dụng các thang đo về hiệu quả khác nhau. Điều đó cho thấy rằng
chưa thống nhất một phương pháp đo lường tốt nhất về hiệu quả của doanh nghiệp.
Trong nghiên cứu của mình, học viên đã sử dụng thang đo theo kế toán dùng ROA
và thang đo hiệu quả thị trường Tobin’s Q để đo lường hiệu quả của doanh nghiệp.
Theo học viên chỉ số Tobin’s Q cho thấy sức khoẻ tài chính của một công ty và nó
được dùng để đo lường hiệu quả theo giá trị thị trường của công ty. Sử dụng
Tobin’s Q có thể nâng cao được độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. Trong khi đó,
Srivastava (2011) cho rằng khi nghiên cứu về cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp thì việc đo lường hiệu quả doanh nghiệp theo thang đo giá
trị kế toán rất quan trọng. Vì trên thực tế, các chỉ số tài chính như ROA, ROE là
những chỉ số quan trọng nhất được các nhà đầu tư tại Ấn Độ sử dụng để đo lường,
đánh giá hiệu quả của công ty.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều cho rằng nên chọn chỉ số thích hợp liên
quan đến vấn đề nghiên cứu và kết luận các kết quả dựa trên sự lựa chọn này.
2.1.2. Quản trị doanh nghiệp
Các định nghĩa và giải thích về quản trị doanh nghiệp khác nhau đã tồn tại kể
từ khi các tác giả xem xét quản trị doanh nghiệp từ các quan điểm khác nhau bên
cạnh các khuôn khổ lý thuyết khác nhau.
Lý thuyết người đại diện cho rằng quản trị doanh nghiệp là một hệ thống của
người chủ sở hữu công ty thiết lập nhằm kiểm tra các nhà quản lý để đảm bảo rằng
các hành động và quyết định của nhà quản lý luôn vì mục tiêu tối đa hoá lợi ích của
người chủ sở hữu (Jensen & Meckling, 1976). Các định nghĩa bị ảnh hưởng bởi lý
thuyết đại diện cho rằng khi quyền quản lý và quyền sở hữu được tách rời, chủ sở
hữu cần phải thiết lập một cơ chế để kiểm soát nhà quản lý nhằm đảm bảo rằng các
hành động và các quyết định của nhà quản lý sẽ vì lợi ích tốt nhất cho cổ đông. Cơ
chế kiểm soát đó được gọi là quản trị doanh nghiệp, quản trị công ty, cơ chế quản trị
13
doanh nghiệp… Shleifer & Vishny (1997) lập luận rằng quản trị doanh nghiệp đề
cập đến cách thức mà các bên cung cấp tài chính đảm bảo được rằng họ sẽ thu được
lợi nhuận từ những khoản đầu tư của họ. Denis (2001) cũng đồng ý rằng quản trị
doanh nghiệp gắn liền với cả quyền sở hữu, quyền kiểm soát và nhằm mục đích tối
đa hóa giá trị của các cổ đông.
Theo hướng tiếp cận khác, lý thuyết các bên liên quan thừa nhận rằng các cá
nhân trong và ngoài công ty (bao gồm nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng, công
chúng, chính phủ, cá nhân hoặc nhóm lợi ích khác) ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng
bởi các hành động của công ty. Các đối tượng này được gọi là các bên liên quan
(Freeman, 1984). Các công ty có trách nhiệm thực hiện các hành động có lợi cho
họ và mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Định nghĩa của Solomon (2007) phù hợp với
lý thuyết các bên liên quan khi cho rằng bên cạnh việc tối đa hoá giá trị cổ đông,
các vấn đề xã hội và môi trường có ý nghĩa quan trọng đối với công ty. Cùng quan
điểm tiếp cận này, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng đưa ra định
nghĩa: “Quản trị doanh nghiệp liên quan đến quyền và trách nhiệm của ban lãnh đạo
công ty, hội đồng quản trị, các cổ đông và các bên liên quan. Phải làm thế nào để
công ty hoạt động hiệu quả và tạo được sự tin tưởng của thị trường. Vì thế quản trị
doanh nghiệp tốt là điều cần thiết cho các công ty muốn tiếp cận nguồn vốn và các
quốc gia muốn khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực tư nhân. Nếu các công ty hoạt
động tốt, họ sẽ thành công. Điều này sẽ giúp họ thu hút được các nhà đầu tư để có
thể giúp họ tăng trưởng nhanh hơn. Quản trị doanh nghiệp yếu kém sẽ làm suy yếu
tiềm năng của công ty và phát sinh những khó khăn về tài chính và thậm chí gian
lận.” (OECD, 2004).
Do trọng tâm của bài viết này liên quan đến hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp và đánh giá hiệu quả dựa trên góc độ kế toán hơn là tác động của quản trị
doanh nghiệp lên các yếu tố xã hội và môi trường. Do đó, lý thuyết các bên liên
quan dường như khác biệt so với mục đích nghiên cứu của học viên. Trong luận văn
này, học viên tiếp cận khái niệm quản trị doanh nghiệp từ khuôn khổ lý thuyết đại
diện. Theo đó, quản trị doanh nghiệp là được coi là một hệ thống giám sát kiểm tra
14
và cân bằng để đảm bảo rằng lợi ích của cổ đông được bảo vệ.
2.1.3. Cấu trúc sở hữu
Cấu trúc sở hữu có thể được hiểu là sự phân bố phần vốn chủ sở hữu theo tỷ
lệ nắm giữ cổ phần của các bên liên quan (Manna et al., 2016). Có nhiều cách phân
loại cấu trúc sở hữu, theo các tác giả Jensen & Meckling (1976) thì có thể phân
loại cấu trúc sở hữu theo sở hữu bên trong (tỷ lệ cổ phần được nắm giữ bởi các nhà
quản lý) và sở hữu bên ngoài (tỷ lệ cổ phần được nắm giữ bởi các nhà đầu tư không
trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp). Cấu trúc sở hữu cũng có thể được phân
theo mức độ tập trung (một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân liên quan hoặc tổ chức
sở hữu phần lớn vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp) hay cấu trúc sở hữu phân
tán (không có cá nhân hoặc nhóm các cá nhân, tổ chức nào sở hữu đa số phần vốn
của doanh nghiệp) (Gürsoy & ydoğa , 2002). Đối vói hình thức cấu trúc sở hữu
phân tán, một công ty có nhiều cổ đông, mỗi cổ đông sở hữu một tỷ lệ nhỏ cổ phần
của doanh nghiệp. Cũng có thể phân loại theo đặc điểm của chủ sở hữu như sở hữu
cá nhân, sở hữu gia đình, sở hữu tổ chức… (Thomsen & Conyon, 2012). Hoặc có
thể phân loại theo vị trí địa lý như sở hữu trong nước, sở hữu nước ngoài.
2.2. Lý thuyết tổng quan
2.2.1. Lý thuyết người đại diện (Agency theory)
Lý thuyết người đại diện phát sinh từ việc phân tách giữa hai quyền sở hữu
và quyền điều hành. Các doanh nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng về quy mô
thì sự tách biệt này càng phổ biến. Người chủ sở hữu vì nhiều lý do sẽ không thể
tham gia điều hành doanh nghiệp, thay vào đó họ sẽ đi thuê người khác (người đại
diện) để điều hành doanh nghiệp thay cho họ.
Trong tác phẩm “The Wealth of Nations” tác giả Adam Smith đã viết:
“Người điều hành trong các công ty (công ty có phần vốn của người chủ) là người
quản lý tiền của người chủ nhiều hơn tiền của riêng mình. Vì thế, không thể kỳ
vọng rằng người điều hành sẽ thường xuyên quan tâm, lo lắng và giữ tiền cẩn thận
như là người chủ. Giống như người quản gia của ông chủ, họ thường có xu hướng
quan tâm các sự việc mà không nằm trong giao kèo giữa họ và người chủ và tự ý bỏ
15
qua một số công việc trong giao kèo. Vì thế, sự bất cẩn và hoang phí của nhà quản
lý sẽ luôn luôn tồn tại không ít thì nhiều trong các công ty này”. (Smith, 1977)
(trích trong sách “The Wealth of Nations: Book 5” tác giả Adam Smith trang 990).
Và đây cũng là tiền đề cho rất nhiều nhà nghiên cứu thực hiện các nghiên cứu về
mối quan hệ giữa người chủ và người đại diện.
Trong số đó, hai nhà nghiên cứu Jensen & Meckling (1976) lập luận rằng
vấn đề người đại diện sẽ phát sinh khi người chủ và người đại diện có mục tiêu khác
nhau. Các tác giả cũng đã chỉ ra mối quan hệ giữa người chủ và người đại diện này
là “dựa trên bản hợp đồng giữa một bên là người chủ thuê một bên là người đại diện
thay mặt cho người chủ thực hiện một số công việc”. Mối quan hệ đại diện dựa trên
bản hợp đồng này gồm cổ đông (người chủ) và người điều hành (người đại diện),
chủ nợ (người chủ) và người điều hành (người đại diện), cổ đông (người chủ) và
ban điều hành (người đại diện), ban điều hành (người chủ) và các phòng ban, đơn vị
thực hiện công việc (người đại diện). Người chủ sẽ chuyển giao một số quyền quyết
định cho người đại diện để người đại diện có đủ quyền lực để hoàn thành được các
công việc được giao trong bản hợp đồng. Trên thực tế người chủ không thể chắc
chắn rằng người đại diện sẽ thực hiện những việc đem lại lợi ích tốt nhất cho người
chủ. Người đại diện có thể dùng quyền quyết định và nguồn lực của người chủ để
thực hiện các công việc để đạt được mục tiêu, lợi ích của riêng mình. Jensen &
Meckling (1976) đã nhận định rằng: “Vì thế nếu cả người chủ và người đại diện
đều muốn tối đa hóa lợi ích cho riêng mình thì không thể tin rằng người đại diện sẽ
luôn luôn làm những việc để tối đa hóa lợi ích cho người chủ”.
Vì thế, giải pháp để khắc phục vấn đề này theo các tác giả Jensen &
Meckling là: “Người chủ có thể giảm bớt lợi ích của mình để khắc phục yếu điểm
này bằng cách khuyến khích, động viên người đại diện bằng những phần thưởng
thích hợp và một khoản chi phí để giám sát, kiểm soát người đại diện để hạn chế các
hành động sai lệch của người đại diện. Hơn nữa, trong một vài trường hợp người
chủ sẽ trả một khoản chi phí để ràng buộc người đại diện (bonding cost) để có thể
chắc chắn rằng người đại diện sẽ không có những hành vi làm tổn hại tới người chủ.
16
Tuy nhiên trên thực tế thì không có gì để đảm bảo rằng người đại diện sẽ đưa ra các
quyết định tối ưu theo quan điểm của người chủ”. Vì thế mối quan hệ đại diện này
sẽ làm phát sinh một loại chi phí gọi là chi phí đại diện (Agency cost). Cũng theo
các tác giả Jensen & Meckling, chi phí đại diện bao gồm: chi phí giám sát (monitor
cost), chi phí ràng buộc (bound cost) và các thất thoát còn lại (residual cost). Đồng
thời các tác giả cho thấy vai trò quan trọng của giám sát và các ràng buộc trong việc
giảm chi phí đại diện. Những phương pháp hay được sử dụng gồm kiểm toán, hệ
thống kiểm soát, các giới hạn về ngân sách, và các phần thưởng tương xứng để
động viên người điều hành.
Hình 2-1: Tóm tắt lý thuyết ƣời đại diện
Nguồn: học viên tổng hợp
2.2.2. Lý thuyết người quản lý (Stewardship theory)
Theo lý thuyết người đại diện, mâu thuẫn lợi ích sẽ phát sinh vì mục tiêu của
hai bên khác nhau. Các nhà quản lý sẽ không hành động vì mục tiêu tối đa hóa lợi
17
ích cho người chủ sở hữu doanh nghiệp (Jensen & Meckling, 1976). Nhưng trên
thực tế lý thuyết người đại diện không thể giải thích trường hợp không xảy ra mâu
thuẫn về lợi ích giữa nhà quản lý và người chủ. Nhà quản lý sẽ không hành động vì
lợi ích riêng của mình. Do đó, ngay cả khi mục tiêu của nhà quản lý và người chủ
không giống nhau thì nhà quản lý vẫn đặt mục tiêu của người chủ lên trên mục tiêu
của mình. Vì nhà quản lý nhận thức được lợi ích lớn hơn khi hợp tác thực hiện mục
tiêu của người chủ.
Theo lý thuyết nhà quản lý, các việc làm của nhà quản lý đều vì tổ chức và
họ cố gắng đạt được mục tiêu của tổ chức và sẽ đem lại lợi ích cho người chủ. Lý
thuyết nhà quản lý giả định mối liên kết mạnh giữa sự thành công của tổ chức và sự
hài lòng của người chủ. Nhà quản lý sẽ bảo vệ và tối đa hoá giá trị của cổ đông
thông qua hiệu quả của doanh nghiệp. Bằng cách đó nhà quản lý cũng tối đa hoá lợi
ích của mình. Nhà quản lý cũng sẽ đánh đổi giữa nhu cầu cá nhân và mục tiêu của
tổ chức và tin rằng bằng những việc làm đó các nhu cầu cá nhân sẽ được đáp ứng
(Davis et al., 1991). Lý thuyết nhà quản lý cũng cho rằng, hiệu quả của nhà quản lý
bị ảnh hưởng bởi các ràng buộc về quyền hạn. Nếu động lực của nhà quản lý phù
hợp với các giả định của lý thuyết nhà quản lý thì nhà quản lý cần được trao thêm
quyền lực để tạo điều kiện cho nhà quản lý hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đồng thời các
chi phí như giám sát và động viên, chi phí ràng buộc cũng được giảm bớt (Davis et
al., 1991).
2.3. Tổng quan các nghiên cứu liên quan
2.3.1. Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
Cấu trúc sở hữu có thể được phân loại dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau
như sau. Theo mức độ tập trung, cấu trúc sở hữu tập trung được hiểu là việc một
nhà đầu tư hoặc một nhóm nhà đầu tư có liên quan với nhau hoặc tổ chức sở hữu
phần lớn vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp. Đồng thời các nhà đầu tư nà có
quyền chi phối các quyết định của doanh nghiệp. Vì thế, cấu trúc sở hữu tập trung
được xem như là cơ chế nội bộ trong đó những cổ đông lớn kiểm soát doanh nghiệp
trực tiếp bằng việc tham gia hội đồng quản trị và ban điều hành doanh nghiệp. Các
18
cổ đông lớn này có thể không sở hữu vốn toàn bộ nhưng có quyền biểu quyết đáng
kể vì nắm giữ phần lớn vốn chủ sở hữu nên vẫn có thể kiểm soát được doanh
nghiệp. Theo mức độ phân tán, cấu trúc sở hữu phân tán là việc không có cá nhân
hoặc nhóm cá nhân, tổ chức nào sở hữu đa số vốn của doanh nghiệp và có quyền
chi phối doanh nghiệp. Mỗi cổ đông sở hữu một số cổ phần của doanh nghiệp,
quyền kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp do ban giám đốc doanh nghiệp nắm
giữ. Các cổ đông nhỏ ít có động lực để kiểm tra chặt chẽ hoạt động và không muốn
tham gia điều hành doanh nghiệp. Bởi vậy, họ được gọi là người bên ngoài và cấu
trúc sở hữu phân tán còn được gọi là hệ thống bên ngoài.
Theo Gürsoy a d ydoğa (2002) có thể phân loại cấu trúc sở hữu theo sử
hữu tập trung (ownership concentration) và sở hữu hỗn hợp hay còn gọi là sở hữu
phân tán (ownership mix). Theo Son et al. (2015) thì quyền sở hữu tập trung là
những cổ đông nắm giữ nhiều cổ phần nhất, động thời chịu ảnh hưởng nhiều nhất
đến rủi ro và chi phí giám sát Pedersen and Thomsen (1999). Trong nghiên cứu
của mình, Kiruri and Olkalou (2013) đã sử dụng tỷ lệ sở hữu của 5 cổ đông lớn
nhất trong các ngân hàng tại Keyna để đại diện cho khái niệm mức độ tập trung sở
hữu. Còn Wen (2010) đã sử dụng mức độ tập trung sở hữu trong các ngân hàng
thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại tư nhân của Trung Quốc là tỷ lệ sở
hữu của các cổ đông lớn nhất. Antoniadis et al. (2010) đã thực hiện nghiên cứu về
mối quan hệ giữa cổ đông nắm giữ cổ phần lớn nhất và kết quả hoạt động của các
ngân hàng ở Hi Lạp (Greek). Ngoài ra, trong các nghiên cứu của Kiruri and
Olkalou (2013); Kim et al. (2012) cũng đã đề cập tới sở hữu hỗn hợp (sở hữu phân
tán) gồm các tỷ lệ nắm giữ cổ phần liên quan đến các đặc tính của chủ sở hữu như:
sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, sở hữu của nhà đầu tư cá nhân, sở hữu của nhà
nước.Việc khảo sát đầy đủ các đặc tính quyền sở hữu hỗn hợp sẽ giúp quá trình
phân tích tác động của cấu trúc sở hữu lên hiệu quả hoạt động được chính xác.
Từ khía cạnh quyền sở hữu hỗn hợp, cấu trúc sở hữu doanh nghiệp bao gồm
các thành phần sở hữu khác nhau liên quan đến các đặc tính của cổ đông như: sở
hữu tổ chức, sở hữu nhà nước, sở hữu gia đình và sở hữu ban quản lý. Đề tài nghiên
19
cứu về mối quan hệ giữa các thành phần sở hữu trên và hiệu quả hoạt động doanh
nghiệp đã được nhiều tác giả thực hiện và đưa đến các kết quả khác nhau.
2.3.1.1. Sở hữu tổ chức và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng việc sở hữu bởi các tổ chức sẽ làm
doanh nghiệp được giám sát tốt hơn, làm giảm chi phí đại diện và tăng hiệu quả
hoạt động doanh nghiệp. Hand (1990) cho rằng, các nhà đầu tư tổ chức tinh vi hơn
so với các cổ đông khác, bởi vì họ chuyên nghiệp hơn về thị trường vốn và họ được
cập nhật thông tin tốt hơn. Đồng thời, nhà đầu tư tổ chức có khả năng quản lý, giám
sát hiệu quả hơn và ít tốn kém hơn. Các nhà đầu tư tổ chức cũng có tiềm lực về tài
chính mạnh hơn, họ sẵn sàng sử dụng quyền sở hữu của mình để gây áp lực buộc
các nhà quản lý hành động vì lợi ích tốt nhất cho cổ đông (Cornett et al., 2007).
Ngoài nguồn tài chính mạnh, các nhà đầu tư tổ chức thường cam kết đầu tư dài hạn
tạo sự ổn định trong cơ cấu sở hữu và hoạt động của doanh nghiệp. Việc sở hữu cổ
phần trong thời gian dài giúp cho nhà đầu tư tổ chức có nhiều cơ hội để tìm hiểu về
doanh nghiệp nhiều hơn. Qua đó vấn đề thông tin bất cân xứng sẽ được giảm bớt và
khuyến khích các nhà quản lý hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình bằng các phần
thưởng xứng đáng (Elyasiani & Jia, 2010). Ngoài ra, các nhà đầu tư tổ chức có đủ
động lực và khả năng để giám sát tốt nhà quản lý sẽ kịp thời ngăn chặn các hành vi
tư lợi của nhà quản lý (Chen et al., 2008; Lin & Fu, 2017; Zhong et al., 2017).
Tuy nhiên không phải tất cả các nhà đầu tư tổ chức đều thực hiện tốt chức
năng giám sát và cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tác động ngược
chiều của sở hữu tổ chức lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được tìm thấy
trong các nghiên cứu của Pound (1988) và Hand (1990). Còn Wahal (1996) chỉ
tìm thấy mối quan hệ tác động cùng chiều trong ngắn hạn của sở hữu tổ chức nhưng
không có tác dụng này trong dài hạn, vì ông cho rằng các nhà đầu tư thích theo đuổi
các kết quả ngắn hạn. Một số nghiên cứu khác lại không tìm thấy mối quan hệ giữa
sở hữu tổ chức và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (Karpoff, Malatesta &
Walkling, 1996; Duggal & Millar, 1999; Edwards & Nibler, 2000). Như vậy, các
kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả về tác động của thành phần sở hữu
20
tổ chức lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vẫn rất khác nhau.
2.3.1.2. Sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
Chhibber et al. (1999) nghiên cứu ở các doanh nghiệp ngành công nghiệp
Ấn Độ, Douma et al. (2006) nghiên cứu với mẫu dữ liệu là các quốc gia mới nổi
đều tìm thấy tác động tích cực của sở hữu nước ngoài lên hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp. Tương tự, Aydin et al. (2007) tiến hành kiểm tra việc các cổ đông là
tổ chức nước ngoài ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp với mẫu nghiên cứu bao gồm 42 doanh nghiệp nước ngoài và 259 doanh
nghiệp nội địa. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ tương quan dương
giữa sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động. Đối với các cổ đông nước ngoài có
cam kết đầu tư dài hạn, họ không chỉ cung cấp nguồn vốn lớn mà còn cung cấp các
kỹ thuật mới và đào tạo nguồn nhân lực. Nhà đầu tư nước ngoài cũng có vai trò
quan trọng trong việc giám sát hiệu quả các nhà quản lý. Vì thế có thể khẳng định
chắc chắn rằng các nhà đầu tư nước ngoài có thể đóng góp tích cực cho các doanh
nghiệp nội địa mà họ đầu tư (Li et al., 2011). Củng cố thêm bằng chứng cho tác
động của sở hữu nước ngoài và việc chuyển giao kiến thức, Ghahroudi (2011) tìm
thấy mối quan hệ tích cực giữa sở hữu nước ngoài và các yếu tố chuyển giao kiến
thức. Tác giả xem xét quyền quản lý và số lượng nhân viên nước ngoài đại diện cho
việc chuyển giao kiến thức và tìm thấy mối tương quan tích cực với tỷ lệ sở hữu cổ
phần nước ngoài. Giải thích cho nhận định này, chi nhánh của các công ty nước
ngoài tại Nhật có mức sở hữu nước ngoài cao sẽ có quyền quản lý và số lượng nhân
viên nước ngoài nhiều hơn. Doanh nghiệp sẽ có mức độ sở hữu và quản lý cao hơn
từ công ty mẹ. Khi đó có nhiều khả năng công ty mẹ sẽ chia sẻ và chuyển giao kiến
thức cho chi nhánh. Ngoài ra, tại các nước đang phát triển, đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài có thể nâng cao năng lực sản xuất của quốc gia thông qua việc giới thiệu,
chuyển giao các kỹ thuật mới cũng như các phương pháp quản lý tiên tiến. Đồng
thời các doanh nghiệp có sở hữu nước ngoài cũng lan toả ảnh hưởng tích cực của
mình tới các doanh nghiệp nội địa khác. Hơn nữa, sở hữu nước ngoài còn thúc đẩy
xuất khẩu, nâng cao sản lượng, tăng việc làm và tiền lương tại các nước bản địa
21
(Wang & Wang, 2015).
Tuy nhiên không phải nhà đầu tư nước ngoài nào cũng đem lại những ảnh
hưởng tích cực cho doanh nghiệp mà họ đầu tư. Afang et al. (2016) tìm thấy mối
quan hệ ngược chiều với mức độ mạnh và có ý nghĩa thống kê tại mức 1% giữa sở
hữu nước ngoài với hiệu quả hoạt động. Theo các tác giả thì nhà đầu tư nước ngoài
vì mục tiêu của mình sẽ thực hiện thâu tóm doanh nghiệp. Vì thế sở hữu nước ngoài
không nên vượt quá sở hữu trong nước sẽ tạo cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài
chiếm đoạt công ty. Khi sở hữu nước ngoài còn thấp tỷ lệ sở hữu nước ngoài có tác
động tích cực trong việc nâng cao hiệu quả doanh nghiệp. Cổ đông nước ngoài có
động lực để giám sát nhà quản lý và kiểm soát các cổ đông từ đó giảm chi phí đại
diện và khuyến khích nhà quản lý chấp nhận rủi ro. Đồng thời các lợi ích từ cổ đông
nước ngoài đem lại như nâng cao kỹ năng quản lý hay tiếp nhận các kỹ thuật mới.
Nhưng khi sở hữu nước ngoài tập trung cao, họ có thể sử dụng quyền lực của họ để
gây áp lực cho nhà quản lý hành động vì lợi ích của họ và gây thiệt hại cho các cổ
đông nhỏ (Phung & Mishra, 2016). Như vậy, các kết luận về mối quan hệ giữa sở
hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cho đến nay vẫn chưa
thống nhất.
2.3.2. Cấu trúc và hoạt động của hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp
Nhiều nhà nghiên cứu đã xác nhận vai trò của quản trị doanh nghiệp trong
việc giải quyết mâu thuẫn giữa nhà quản lý và việc phân bổ nguồn lực của doanh
nghiệp để đạt được các mục tiêu (Alley et al., 2016). Trong cơ chế quản trị doanh
nghiệp, trọng tâm chính là vấn đề người đại diện và quản trị doanh nghiệp là một
tập hợp các cơ chế ảnh hưởng tới các quyết định của nhà quản lý (Roy, 2016). Các
tác giả Rostami et al. (2016) cũng cho rằng quản trị doanh nghiệp là một hệ thống
cải thiện vấn đề người đại diện giữa nhà quản lý và các cổ đông.
Trong cơ chế quản trị doanh nghiệp, vai trò của hội đồng quản trị được xem
như một cơ chế quan trọng để giám sát hiệu quả các nhà quản lý và bảo vệ lợi ích
của cổ đông (OECD, 2004). Lý thuyết người đại diện cũng tin rằng để bảo vệ lợi
22
ích của cổ đông, hội đồng quản trị phải thực hiện hiệu quả chức năng giám sát của
mình. Với quyền lực của mình, hội đồng quản trị có thể bổ nhiệm, sa thải và quy
định mức thù lao cho các nhà quản lý cấp cao cũng như việc phê chuẩn và giám sát
các quyết định quan trọng cũng nằm trong quyền hạn của hội đồng quản trị (Fama
& Jensen, 1983). Với tầm quan trọng như vậy, nhiều nhà học giả đã nghiên cứu và
chứng minh vai trò quan trọng của hội đồng quản trị trong việc giảm chi phí đại
diện nhằm nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp.
2.3.2.1. Tính độc lập của hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động doanh
nghiệp
Trong hội đồng quản trị, các thành viên độc lập như một cơ quan giám sát để
kiểm soát các nhà quản lý và cũng là một người quản lý tốt, một người trung gian
để đưa các nguồn lực từ bên ngoài vào công ty (Ramdani & Witteloostuijn, 2010).
Khi nghiên cứu về cơ cấu của hội đồng quản trị, Liu et al. (2015) đã dùng các công
ty niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Thượng Hải từ năm 1999-2012 với
16,999 quan sát để làm mẫu nghiên cứu. Các tác giả đã tìm thấy ảnh hưởng tích cực
của tính độc lập của hội đồng quản trị (đo lường thông qua tỷ lệ các thành viên hội
đồng quản trị độc lập trên tổng số thành viên hội đồng quản trị) tới hiệu quả hoạt
động. Sự góp mặt của các thành viên hội đồng quản trị độc lập (từ sau đây sẽ gọi tắt
là thành viên độc lập) giúp ngăn chặn các hành động tư lợi của các nhà quản lý.
Đồng quan điểm trên, Ahmadi et al. (2017) cũng cho rằng các thành viên hội đồng
quản trị độc lập có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả của doanh nghiệp. Ảnh hưởng
tích cực này là do các công việc liên quan tới lợi ích cá nhân sẽ không được thực
hiện và các thành viên độc lập cũng đem lại nhiều kinh nghiệm quí báu từ bên
ngoài. Nghiên cứu của Reguera-Alvarado & Bravo (2017) cũng là một bằng
chứng thực nghiệm khác xác nhận rằng tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập có
tác động tích cực rất lớn và có ý nghĩa thống kê tại mức 1% tới hiệu quả hoạt động.
23
Các tac giả giải thích là do sau khi đạo luật Sarbanes-Oxley4
được ban hành thì các
thành viên độc lập là những người chịu nhiều trách nhiệm, áp lực lớn, họ gắn kết
với công ty nhiều hơn. Vì thế họ có động lực cao để thực hiện tốt nhiệm vụ của
mình. Ảnh hưởng tích cực của các thành viên hội đồng quản trị độc lập còn thể hiện
ở việc tác động đến các nhà quản lý. Các nhà quản lý thường thích sự an toàn và né
tránh rủi ro để bảo vệ quyền lợi và vị trí của mình. Nhưng với tác động của các
thành viên độc lập, các nhà quản lý sẽ chấp nhận rủi ro để nâng cao quản trị doanh
nghiệp. Đồng thời các thành viên độc lập cũng giúp đỡ các nhà quản lý tiếp cận
được nguồn tài chính bên ngoài thông qua mối quan hệ của mình (Detthamrong et
al., 2017).
Trong một số trường hợp các thành viên độc lập chỉ đóng vai trò mờ nhạt
không có ý nghĩa trong công ty. Sự có mặt của họ không giúp ích gì cho việc nâng
cao hiệu quả hoạt động (Liu et al., 2015; Wei, 2007; Zabri et al., 2016). Nếu các
thành viên độc lập được bổ nhiệm không dựa trên năng lực chuyên môn thì họ sẽ
không đem lại giá trị gì trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động (Basyith et al.,
2015; Berezinets et al., 2017). Ngoài ra, một số nghiên cứu khác lại tìm thấy mối
quan hệ tương quan nghịch chiều giữa thành viên hội đồng quản trị độc lập và hiệu
quả hoạt động doanh nghiệp. Trong hội đồng quản trị, do tính chất công việc mà các
thành viên độc lập thường nắm ít thông tin hơn các thành viên điều hành (Fama &
Jensen, 1983). Chính vì vấn đề bất cân xứng thông tin cũng như các giới hạn về
chuyên môn của các thành viên độc lập sẽ làm cho họ không thể hoàn thành tốt các
nhiệm vụ. Vì thế, tỷ lệ các thành viên độc lập trong hội đồng quản trị sẽ ảnh hưởng
xấu đến hiệu quả hoạt động (Nguyen et al., 2017). Kết quả nghiên cứu của Cavaco
et al., (2017) đưa ra khuyến nghị để giảm ảnh hưởng tiêu cực, các giám đốc độc lập
nên có kiến thức chuyên môn về ngành nghề hoạt động và có các mối quan hệ xã
hội với các thành viên khác trong hội đồng quản trị.
4
Đạo luật Sarbanes-Oxley, còn được biết với tên Đạo luật Sarbox là một trong những luật căn bản
của nghề kế toán, kiểm toán, được ban hành tại Hoa Kỳ năm 2002.
24
2.3.2.2. Quy mô hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
Theo các nghiên cứu trước đây, quy mô của hội đồng quản trị cũng có tầm
ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của doanh nghiệp. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang
có hai quan điểm trái chiều về ảnh hưởng của yếu tố quy mô của hội đồng quản trị
lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, hội đồng quản trị với quy mô nhỏ sẽ hoạt
động hiệu quả hơn so với quy mô lớn do lợi thế về giao tiếp, giám sát, giảm thời
gian ra quyết định. Vì thế hội đồng quản trị có quy mô nhỏ sẽ nâng cao hiệu quả
hoạt động (Lipton & Lorsch, 1992). Ngược lại, quy mô lớn sẽ gây khó khăn cho
hội đồng quản trị trong việc thực hiện các công việc của mình và một gợi ý cho các
hội đồng quản trị nên giới hạn số lượng thành viên trong khoảng từ 8 tới 11 thành
viên là đủ (Pillai Rekha & Al-Malkawi, 2017a).
Quan điểm thứ hai cho rằng, hội đồng quản trị có quy mô lớn sẽ đa dạng về
kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng do đó hỗ trợ tư vấn, giám sát nhà quản lý tốt hơn,
đồng thời mở rộng liên kết và tiếp cận nhiều nguồn lực bên ngoài (Coles et al.,
2008). Các tác giả cho rằng tại các công ty đa ngành, cần có quy mô hội đồng quản
trị lớn với nhiều giám đốc bên ngoài để nâng cao hiệu quả tư vấn. Ủng hộ cho quan
điểm này, Ahmadi et al. (2017) cũng khẳng định rằng quy mô hội đồng quản trị tác
động tích cực tới nhà quản lý để giảm mâu thuẫn lợi ích giữa các bên và lợi ích cá
nhân của nhà quản lý.
Một kết quả nghiên cứu làm hài lòng cả hai quan điểm trên đây đã chỉ ra hội
đồng quản trị có quy mô lớn hay nhỏ cũng đều có những ảnh hưởng tích cực tới
hiệu quả của doanh nghiệp (Berezinets et al., 2017). Quy mô thích hợp nhất của
hội đồng quản trị đó là sự cân bằng giữa lợi ích của các thành viên có đủ năng lực
để hoàn thành tốt các chức năng và chi phí phát sinh cho các thành viên hội đồng
quản trị.
2.3.2.3. Kiêm nhiệm của CEO và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
Chủ tịch hội đồng quản trị và CEO (Chief Executive Officer – Tổng giám
đốc điều hành) là những người có quyền lực cao nhất trong công ty. Một người với
25
vai trò giám sát, tư vấn, một người điều hành hoạt động trong công ty. Vì thế tầm
ảnh hưởng của chủ tịch hội đồng quản trị và CEO đến hiệu quả của doanh nghiệp
rất lớn. CEO kiêm chủ tịch hội đồng quản trị sẽ gia tăng quyền lực cho CEO giúp
cho việc ra quyết định được nhanh chóng, thống nhất chỉ huy từ trên đảm bảo các
mệnh lệnh được thực thi. Nhưng việc kiêm nhiệm này cũng làm mất đi chức năng
quan trọng của chủ tịch hội đồng quản trị là giám sát CEO. Như thế, CEO sẽ hành
động theo mục tiêu của mình chứ không phải vì mục tiêu của cổ đông. Vì vậy, CEO
kiêm nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị giống như “con dao hai lưỡi”, sẽ phải đánh
đổi giữa thống nhất chỉ huy để mệnh lệnh được đảm bảo thực thi và việc mất đi
chức năng giám sát của chủ tịch hội đồng quản trị (Finkelstein & D‟aveni, 1994).
Do đó, CEO kiêm nhiệm là tốt hơn hay tách rời hai quyền này là tốt hơn?
Không có câu trả lời chính xác chung cho mọi trường hợp. Như trong trường hợp tại
các công ty do gia đình kiểm soát, CEO và các giám đốc khác thường được bổ
nhiệm bởi các thành viên trong gia đình. CEO kiêm chủ tịch hội đồng quản trị sẽ
tập trung quyền lực quá lớn về cổ đông gia đình, sự kiêm nhiệm trong trường hợp
này sẽ ảnh hưởng xấu tới hiệu quả hoạt động. Còn trong trường hợp công ty không
do gia đình kiểm soát, sự kiêm nhiệm của CEO sẽ đem lại những tác động tích cực
tới hiệu quả của công ty (Yan Lam & Kam Lee, 2008).
Trong khi đó, Pillai Rekha & Al-Malkawi (2017a) nghiên cứu các công ty
tại các nước thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) lại cho rằng sự kiêm nhiệm
của CEO chỉ ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả của doanh nghiệp tại các nước UAE
và Kuwait. Điều quan trọng là phần lớn các công ty tại các nước này là công ty gia
đình. Có lẽ vì lý do này mà việc kiêm nhiệm của CEO mới đem lại hiệu quả cho
công ty. Một số nghiên cứu khác cũng nhận định rằng CEO kiêm chủ tịch hội đồng
quản trị cũng đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp (Rostami et al., 2016;
Srivastava, 2011).
Nhiều nghiên cứu khác lại chứng minh ảnh hưởng tiêu cực của việc CEO
kiêm nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị tới hiệu quả của công ty. Ảnh hưởng tiêu cực
này càng nhiều khi CEO càng có nhiều quyền lực hơn so với các giám đốc điều
26
hành khác. Các giám đốc độc lập chỉ thực hiện hiệu quả chức năng giám sát của
mình khi CEO không kiêm chủ tịch hội đồng quản trị. Nếu CEO kiêm nhiệm chức
vụ chủ tịch hội đồng quản trị thì các giám đốc độc lập cũng thông đồng với CEO
(Tang, 2017). Một ý kiến khác cho rằng, CEO vốn không thích rủi ro. Khi CEO
kiêm chủ tịch hội đồng quản trị lại càng không thích rủi ro nhiều hơn. Do đó, nếu
CEO kiêm chủ tịch hội đồng quản trị thì họ sẽ theo chính sách đòn bẩy tài chính
thấp đem lại rủi ro thấp nhưng lợi nhuận của công ty cũng thấp (Detthamrong et
al., 2017). CEO kiêm nhiệm hay không kiêm nhiệm còn nhiều tranh cãi, nhưng nếu
công ty có hiệu quả hoạt động kém thì cần có một lãnh đạo có quyền lực đủ mạnh
để có sự thống nhất mệnh lệnh từ trên và chắc chắn mệnh lệnh được thực thi. Đối
với công ty có hiệu quả hoạt động cao cần được giám sát thật tốt để tránh vấn đề
bảo thủ của CEO (Ramdani & Witteloostuijn, 2010).
2.3.2.4. Tần suất họp của hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động doanh
nghiệp
Hội đồng quản trị có vai trò trung tâm trong quản trị doanh nghiệp. Các hoạt
động của hội đồng quản trị có tác động rất lớn tới hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp. Mức độ hoạt động của hội đồng quản trị thường được đo bằng tần suất các
cuộc họp hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị họp thường xuyên báo hiệu hội đồng
quản trị năng động. Trong các cuộc họp, thành viên hội đồng quản trị sẽ thảo luận
và trao đổi ý tưởng về cách giám sát và tư vấn cho các nhà quản lý để có thể nâng
cao hiệu quả hoạt động (Mayur & Saravanan, 2017).
Tuy nhiên, theo Vafeas (1999), ảnh hưởng của tần suất các cuộc họp tới hiệu
quả hoạt động và giá trị công ty vẫn chưa rõ ràng. Mỗi lần họp sẽ tốn một khoản chi
phí như: chi phí quản lý, chi phí đi lại, phí cho các giám đốc tham dự cuộc họp.
Nhưng cuộc họp cũng đem lại một số lợi ích như: thời gian bàn luận giữa các giám
đốc, lập các chiến lược và giám sát các nhà quản lý. Cũng theo Vafeas (1999), tại
những năm có số lần họp cao bất thường thì những năm đó có hiệu quả hoạt động
kém và hiệu quả hoạt động sẽ tăng trong những năm sau đó. Số lần họp cao bất
thường có thể là cách hội đồng quản trị hoạt động mạnh hơn để làm tốt vai trò của
27
mình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Tại một số nơi có văn hoá hội họp và các cuộc họp hội đồng quản trị biến
thành nơi gặp gỡ, giao lưu về xã hội giữa các thành viên. Vì thế tại những nơi này,
số lần họp nhiều không thể hiện được hội đồng quản trị hoàn thành tốt các chức
năng của mình và không đem lại hiệu quả gì cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động
(Rodriguez-Fernandez et al., 2014). Vì thế cần cân bằng giữa chi phí bỏ ra để tổ
chức cuộc họp và những lợi ích đạt được.
2.3.3. Các nghiên cứu tại Việt Nam
2.3.3.1. Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Ở Việt Nam, cũng có khá nhiều các nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc
sở hữu và hiệu quả hoạt động. Tuy vậy, nghiên cứu riêng về tác động của sở hữu
nước ngoài thì chưa có nhiều. Trong số các nghiên cứu đó, có thể kể đến những
nghiên cứu của Trí và Hùng (2011) khi xem xét ảnh hưởng của tỷ lệ sở hữu quản
trị đến hiệu quả hoạt động hoạt động các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch
Chứng khoán Tp.HCM. Nghiên cứu này tìm thấy tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư tổ
chức không tác động đến hiệu quả hoạt động, tỷ lệ sở hữu nhà nước không có tác
động trong mô hình biến hiệu quả hoạt động là Tobin’s Q, còn trong mô hình hiệu
quả hoạt động là ROE thì tỷ lệ sở hữu nhà nước là nghịch biến. Nghiên cứu của
Thái (2013) khi xét đến cấu trúc sở hữu và hiệu quả công ty với 646 mẫu quan sát
trong hai năm 2011-2012 cho thấy tác động tích cực đến từ sở hữu nước ngoài và
tác động tiêu cực của sở hữu nhà nước. Nghiên cứu của Vinh (2014) khi xem xét
cấu trúc sở hữu đến hiệu quả, giá trị của doanh nghiệp với tỷ lệ sở hữu của cổ đông
tổ chức (cổ đông nắm giữ trên 5% cổ phần tại thời điểm cuối năm) là biến đại diện
cho cấu trúc sở hữu. Theo kết quả nghiên cứu, các doanh nghiệp có sở hữu tổ chức
càng cao thì hiệu quả và giá trị doanh nghiệp càng cao. Cũng theo tác giả Vinh; các
công ty có sở hữu tập trung cao thì đòn bẩy tài chính càng cao, có sở hữu nước
ngoài và sở hữu tổ chức thì đòn bẩy tài chính thấp. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu
chưa tìm thấy bằng chứng để kết luận các công ty có sở hữu nhà nước cao thì tỷ lệ
đòn bẩy tài chính cao. Còn theo nghiên cứu của Hoàng (2015), sở hữu nhà nước tác
28
động tiêu cực, sở hữu nước ngoài tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động các
công ty xây dựng đang niêm yết. Cường (2016) khi xét ảnh hưởng của cấu trúc sở
hữu lên khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp; với mẫu quan sát là 207 doanh
nghiệp đang niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM từ 2011 đến 2014.
Kết quả cho thấy là doanh nghiệp nhà nước tốt hơn doanh nghiệp tư nhân về khả
năng sinh lợi và kiểm soát chi phí. Kết quả nghiên cứu đề xuất việc đổi mới doanh
nghiệp nhà nước bằng phương thức cổ phần hóa nên được tiếp tục và theo hướng
từng bước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân cần
phải áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Lê và Thi (2016) thực hiện nghiên cứu với mẫu dữ liệu của 575 công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bao gồm 1967 quan sát trong giai
đoạn 2007-2012. Bằng chứng thực nghiệm nhấn mạnh rằng, sở hữu của nhà đầu tư
nước ngoài có tương quan thuận chiều và mạnh nhất trong các yếu tố tác động đến
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Theo các tác giả thì các nhà đầu tư nước
ngoài sẽ mang đến nguồn vốn dồi dào, tốc độ tăng trưởng cao, kiến thức, kinh
nghiệm của nhà quản lý, chất lượng nguồn nhân lực. Những lợi ích từ nguồn vốn
mạnh của nhà đầu tư nước ngoài giúp cải thiện tính thanh khoản và đòn bẩy tài
chính của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, trung bình hội đồng
quản trị tại các doanh nghiệp Việt Nam có khoảng 6 thành viên. Hội đồng quản trị
có quy mô nhỏ sẽ tạo điều kiện dễ dàng trong giao tiếp giữa các thành viên, từ đó
tạo sự gắn kết giữa các thành viên và việc phối hợp, giúp đỡ nhau trong công việc
sẽ thuận lợi hơn. Ngoài ra, các ý tưởng mới, các ý kiến, quan điểm sẽ dễ dàng trình
bày trong hội đồng quản trị có quy mô nhỏ. Hơn nữa quá trình giám sát ít phân tán
hơn, với kích thước hiện tại của hội đồng quản trị, các doanh nghiệp niêm yết tại
Việt Nam dễ dàng kiểm soát được vấn đề người đi xe không tốn tiền (free-rider), cắt
giảm chi phí chia sẻ thông tin, tạo điều kiện cho CEO thực hiện chức năng kiểm
soát.
29
2.3.3.2. Cấu trúc và hoạt động của hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp
Đức và Thủy (2013) tiến hành nghiên cứu nhằm lượng hóa mối quan hệ
giữa quản trị công ty với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trên thị trường
chứng khoán Việt Nam. Các tác giả thực hiện nghiên cứu với mẫu dữ liệu bao gồm
122 công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh trong giai đoạn 2006-2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số yếu tố
thuộc về cấu trúc và hoạt động của hội đồng quản trị tác động tích cực đến hiệu quả
hoạt động doanh nghiệp bao gồm quyền kiêm nhiệm của CEO, kinh nghiệm điều
hành, tỷ lệ thành viên nữ và thù lao của hội đồng quản trị.
Phúc và Thông (2014) tiến hành nghiên cứu với mẫu dữ liệu bao gồm 217
doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội trong giai đoạn
2007-2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố thuộc về quản trị doanh nghiệp
có tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa như tỷ lệ
sở hữu, tính độc lập và kinh nghiệm điều hành của hội đồng quản trị.
ải (2015) tiến hành nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty vừa và nhỏ ở
Việt Nam trong giai đoạn 2009-2014. Nghiên cứu phát hiện thú vị rằng tỷ lệ thành
viên nữ trong hội đồng quản trị có mối tương quan dương với hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cũng chứng minh được rằng sự tác động
cũng như các nhân tố ảnh hưởng là khác nhau giữa các ngành và đề xuất nghiên cứu
theo ngành.
Thảo và cộng sự (2015) khi kiểm định vai trò của nữ giới đối với thành quả
của công ty, trong đó có xem xét đến tác động của sở hữu nhà nước lên mối tương
quan này. Kết quả là CEO nữ giới sẽ gia tăng nhanh thành quả công ty ở những
công ty không có sở hữu nhà nước. Ngoài ra, CEO nữ giới có xu hướng chấp nhận
rủi ro ít hơn CEO là nam giới. Nhóm tác giả không tìm thấy bằng chứng về tác động
tích cực giữa tỷ lệ nữ giới trong hội đồng quản trị và thành quả công ty.
30
Tóm lại, từ việc tổng quan các nghiên cứu liên quan trên thế giới và tại
Việt Nam, học viên nhận thấy ai đặc điểm quan trọng sau:
Một là, các nghiên cứu của các tác giả về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu,
đặc điểm của hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cho kết
quả vẫn chưa thống nhất. Do tầm quan trọng của của cấu trúc sở hữu và sự đa dạng
của cấu trúc sở hữu tại các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là ở các quốc gia đang
phát triển, rất cần các nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu, cơ chế quản
trị doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động. Các nghiên cứu cho thị trường Việt Nam
cũng không ngoại lệ.
Hai là, có rất nhiều yếu tố tác động đã được khám phá qua những nghiên cứu
thực nghiệm trước đây, cả trên thế giới và tại Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi ngành nghề
với đặc thù riêng sẽ chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố tác động khác nhau.
Do đó, trong bài viết này, Học viên sẽ thực hiện kiểm định tác động của các
yếu tố này đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp riêng ở ngành Công nghiệp tại
Việt Nam. Đây có thể được xem là một đóng góp nhỏ của luận văn cho kho tàng
các nghiên cứu về chủ đề này tại Việt Nam.
31
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chƣơng 2 học viên đã nêu được tổng quan chung về lý thuyết, giới thiệu một
số chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Học viên cũng đã trình
bày được tổng quan các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này là khác nhau vì còn phụ thuộc
vào từng loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh khác nhau. Cụ thể, học
viên đã tập trung đưa ra những cơ sở lý luận về các yếu tố tác động thuộc về cấu
trúc sở hữu, bao gồm sở hữu tổ chức và sở hữu nước ngoài, đến hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp ngành công nghiệp. Bên cạnh đó, các yếu tố thuộc về
cấu trúc và hoạt động của hội đồng quản trị cũng được lập luận để đưa vào bài
nghiên cứu như: kiêm nhiệm của CEO, tính độc lập, quy mô và tần suất họp của
hội đồng quản trị.
32
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được mô tả tổng quan theo sơ đồ dưới đây.
Hình 3-1: Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Học viên thiết kế
3.2. P ƣơ pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với sự hỗ trợ của
phần mềm Stata 14.0 và phần mềm Microsoft Excel 2016 để xem xét mối quan hệ
giữa các yếu tố thuộc về cấu trúc sở hữu, các yếu tố thuộc về cấu trúc và hoạt động
của hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong phương pháp
định lượng, học viên phân tích mô hình hồi quy đa biến (Multiple Regression
Model). Quá trình phân tích được thực hiện theo các bước như sau:
- Phân tích đơn biến: gồm hai bước là phân tích thống kê mô tả và phân
tích tương quan giữa các biến.
- Phân tích đa biến: gồm các bước chọn mô hình xử lý dữ liệu, đánh giá độ
phù hợp của phương trình hồi quy, lựa chọn biến giải thích.
Cụ thể các bước được tiến hành như sau:
3.2.1. Thống kê mô tả
Số liệu được trình bày dưới dạng bảng thống kê, bao gồm các cột tương ứng
với các nội dung: tên biến, số quan sát, trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị cực tiểu và
33
giá trị cực đại, trung vị. Học viên sẽ phân tích sơ lược dựa trên các số liệu thống kê
của các biến quan sát được trình bày trong bảng.
3.2.2. Phân tích tương quan
Để đo lường mối quan hệ giữa tuyến tính giữa hai biến thông thường sẽ sử
dụng hệ số tương quan Pearson (Pearson correlation coefficient). Hệ số tương quan
Pearson sẽ nằm trong khoảng từ -1 đến 1 để mô tả tương quan của hai biến. Nếu hệ
số tương quan mang dấu âm thì mối quan hệ giữa hai biến là ngược chiều. Điều này
có nghĩa là khi biến này tăng giá trị sẽ làm giá trị biến kia giảm đ. Nếu hệ số tương
quan mang dấu dương thì mối quan hệ giữa hai biến là thuận chiều. Nghĩa là nếu
biến này tăng giá trị sẽ làm giá trị biến kia tăng theo. Giá trị của hệ số tương quan
thể hiện mức độ tương quan giữa hai biến. Vì thế nếu hệ số tương quan lớn hơn 0.8
thì có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong phương trình hồi quy. Khi hệ số
tương quan bằng 0, có nghĩa là hai biến này không có mối quan hệ tuyến tính với
nhau, thay đổi giá trị biến này không ảnh hưởng đến giá trị biến kia.
3.2.3. Lựa chọn phương pháp xử lý dữ liệu
Trong các nghiên cứu sử dụng dữ liệu dạng bảng, các phương pháp thường
được sử dụng để ước lượng mô hình dữ liệu bảng đó là phương pháp tác động cố
định (Fixed Effects Model, FEM) và phương pháp tác động ngẫu nhiên (Random
Effects Model, REM).
P ƣơ pháp tác động cố định (Fixed Effects Model, FEM): theo phương
pháp tác động cố định thì mỗi các nhân có thể có những đặc trưng riêng biệt. vì thế
việc ước lượng sẽ phụ thuộc vào các giả định về các đặc trưng riêng biệt như tung
độ gốc, hệ số góc và sai số của mỗi cá nhân. Vì thế có thể xảy ra các trường hợp
sau:
- Tung độ gốc và hệ số góc thay đổi theo từng cá nhân và theo thời gian.
- Tung độ gốc và hệ số góc thay đổi theo từng cá nhân.
- Hệ số góc không đổi nhưng tung độ gốc thay đổi theo từng cá nhân và
theo thời gian.
- Hệ số góc không thay đổi, tung độ gốc thay đổi theo từng cá nhân.
34
- Hệ số góc và tung độ gốc không thay đổi theo thời gian và không gian,
sai số thể hiện sự khác biệt theo thời gian của từng cá nhân.
Tung độ gốc của riêng mỗi các nhân có thể khác nhau trong mô hình hồi quy.
Do đó để ước lượng với các tung độ gốc khác nhau của các cá nhân, phương pháp
này sử dụng các biến giả. Vì thế FEM còn được gọi là mô hình biến giả bình
phương nhỏ nhất (Least Square Dummy Variable, LSDV).
P ƣơ pháp tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model, REM):
phương pháp tác động ngẫu nhiên hay còn gọi là mô hình ECM (Error Components
Model, ECM). Theo mô hình ECM thì tung độ gốc của mỗi đơn vị riêng lẻ trong
bảng dữ liệu là đại lượng ngẫu nhiên không phải là một hằng số. Do đó tung độ gốc
của cá nhân sẽ là sai lệch giữa giá trị này với giá trị trung bình. Sự khác nhau giữa
phương pháp tác động ngẫu nhiên và tác động cố định là sự thay đổi giữa các đơn vị
dữ liệu. Và sự thay đổi giữa các đơn vị này được xem là ngẫu nhiên và không ảnh
hưởng gì đến các biến độc lập.
Để có thể lực chọn được phương pháp ước lượng phù hợp nhất, học viên sẽ
thực hiện ước lượng hồi quy ở cả hai mô hình. Sau đó học viên sẽ sử dụng iể
đị Haus a để xác định phương pháp nào là phù hợp nhất. Trong iể đị
Hausman, các giả thuyết được đặt ra như sau:
H0: hông có tư ng quan giữa c c iến độc lập và thành phần ng u nhi n
chọn mô h nh .
H1: ó tư ng quan giữa c c iến độc lập và thành phần ng u nhi n chọn
mô h nh .
Khi p-value >0,05, chấp nhận giả thiết Ho, điều này cho phép chúng ta đi
đến kết luận rằng không có sự khác biệt giữa FEM và REM một cách có ý nghĩa
thống kê. Mô hình REM hiệu quả hơn FEM. Khi p-value <0,0, bác bỏ giả thuyết
Ho, khi đó có sự khác biệt giữa FEM và REM, mô hình FEM hiệu quả hơn. Đồng
thời, học viên cũng sử dụng iể đị VIF nhằm phát hiện hiện tượng đa cộng
tuyến giữa các biến.
35
Trong mô hình hồi quy sử dụng dữ liệu bảng có thể xảy ra hiện tượng tự
tương quan và phương sai thay đổi sẽ làm sai lệch các ước lượng. Vì thế tác gỉả sử
dụng iể đị Woo rid e để kiểm tra hiện tượng tự tương quan (Autocorrelation)
và iể đị Wa d để kiểm tra lỗi phương sai thay đổi (Heteroskedasticity). Nếu
phát hiện các vi phạm, tác giả sẽ sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu nhỏ
nhất (Generalized least squares, GLS) vì những ưu điểm nổi bật của phương pháp
này so với phương pháp O S thông thường.
3.3. Mô hình nghiên cứu
3.3.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu
Tổng quan lý thuyết và kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả đã
minh chứng rằng các yếu tố thuộc về cấu trúc sở hữu, cấu trúc và hoạt động của hội
đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có mối tương quan với nhau.
Để làm rõ mối tương quan này, học viên sử dụng mô hình hồi quy đa biến (Multiple
Regression Model) để dự báo và giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố thuộc về cấu
trúc sở hữu, cấu trúc và hoạt động của hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp. Học viên tham khảo mô hình cơ bản trong nghiên cứu của (Mollah
et al., 2012) có dạng như sau:
Performanceit = α + β(Ownership)i + γXi + λZi+ Ɛit (3.1)
Trong đó:
Performanceit: hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thứ i trong năm t.
Ownershipi: cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp thứ i.
Xi: biến kiểm soát của doanh nghiệp thứ i.
Zi: các biến quản trị doanh nghiệp của doanh nghiệp thứ i.
Ɛit: phần dư của không tính to n được của doanh nghiệp i trong năm t.
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!
Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!

More Related Content

What's hot

Giao-trinh-quan-tri-san-xuat.pdf
Giao-trinh-quan-tri-san-xuat.pdfGiao-trinh-quan-tri-san-xuat.pdf
Giao-trinh-quan-tri-san-xuat.pdf
NgaL139233
 
Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựng
Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựngKhóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựng
Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựng
Bao Nguyen
 

What's hot (20)

Đề tài khả năng thanh toán công ty chế biến thực phẩm
Đề tài khả năng thanh toán công ty chế biến thực phẩmĐề tài khả năng thanh toán công ty chế biến thực phẩm
Đề tài khả năng thanh toán công ty chế biến thực phẩm
 
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty may
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty mayĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty may
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty may
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
 
Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Chăm Sóc Khách Hàng Tại Công Ty!
Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Chăm Sóc Khách Hàng Tại Công Ty!Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Chăm Sóc Khách Hàng Tại Công Ty!
Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Chăm Sóc Khách Hàng Tại Công Ty!
 
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mộ...
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mộ...Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mộ...
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mộ...
 
Giao-trinh-quan-tri-san-xuat.pdf
Giao-trinh-quan-tri-san-xuat.pdfGiao-trinh-quan-tri-san-xuat.pdf
Giao-trinh-quan-tri-san-xuat.pdf
 
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừaĐề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
Đề tài: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty xăng dầu
Đề tài: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty xăng dầu Đề tài: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty xăng dầu
Đề tài: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty xăng dầu
 
Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựng
Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựngKhóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựng
Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựng
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
 
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty tnhh thương mại vận tải hải đạ...
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty tnhh thương mại vận tải hải đạ...Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty tnhh thương mại vận tải hải đạ...
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty tnhh thương mại vận tải hải đạ...
 
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Đầu tư xây dựng, 9đ
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Đầu tư xây dựng, 9đĐề tài: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Đầu tư xây dựng, 9đ
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Đầu tư xây dựng, 9đ
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAY
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAYĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAY
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà ThépĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
 
Luận văn: Công tác quản trị nhân lực tại Công ty thiết bị điện, 9đ
Luận văn: Công tác quản trị nhân lực tại Công ty thiết bị điện, 9đLuận văn: Công tác quản trị nhân lực tại Công ty thiết bị điện, 9đ
Luận văn: Công tác quản trị nhân lực tại Công ty thiết bị điện, 9đ
 
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dương
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dươngPhân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dương
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dương
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp công ty FPT, HAY
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp công ty FPT, HAYLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp công ty FPT, HAY
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp công ty FPT, HAY
 
Đề tài công tác quản trị hàng tồn kho, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài công tác quản trị hàng tồn kho, ĐIỂM 8, HAYĐề tài công tác quản trị hàng tồn kho, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài công tác quản trị hàng tồn kho, ĐIỂM 8, HAY
 

Similar to Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!

Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9! (20)

Nhân tố tác động tới hoạt động của doanh nghiệp chế biến thực phẩm
Nhân tố tác động tới hoạt động của doanh nghiệp chế biến thực phẩmNhân tố tác động tới hoạt động của doanh nghiệp chế biến thực phẩm
Nhân tố tác động tới hoạt động của doanh nghiệp chế biến thực phẩm
 
Luận Văn Tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của DN.doc
Luận Văn Tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của DN.docLuận Văn Tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của DN.doc
Luận Văn Tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của DN.doc
 
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân HàngLuận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
 
Luận án: Nghiên cứu ảnh hưởng các đặc điểm của giám đốc điều hành (ceo’s char...
Luận án: Nghiên cứu ảnh hưởng các đặc điểm của giám đốc điều hành (ceo’s char...Luận án: Nghiên cứu ảnh hưởng các đặc điểm của giám đốc điều hành (ceo’s char...
Luận án: Nghiên cứu ảnh hưởng các đặc điểm của giám đốc điều hành (ceo’s char...
 
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Dược phẩm Hoa LinhHoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh
 
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...
 
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...
 
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...
 
Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại
Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mạiNhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại
Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại
 
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đĐề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹ
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹ
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹ
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty thương mại quốc tế, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty thương mại quốc tế, ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích tình hình tài chính công ty thương mại quốc tế, ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty thương mại quốc tế, ĐIỂM CAO
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần công nghệ
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần công nghệPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần công nghệ
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần công nghệ
 
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdfQuản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
 
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdfQuản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
 
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng Nhật Thanh, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng Nhật Thanh,  ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng Nhật Thanh,  ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng Nhật Thanh, ĐIỂM CAO
 
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
 
Đề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAYĐề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAY
 
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đQuản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
BookoTime
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 

Luận văn: Tác động của cấu trúc sở hữu quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp, ĐIỂM 9!

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC TP. HỒ CHÍ MINH ĐẶNG QUỐC TUẤN TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU, QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM N QUẢN TRỊ KINH DOANH số 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƢỜI HƢỚNG D N HO HỌC TS. NGUYỄN NGỌC HUY TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 07, NĂ 2018
  • 2. i LỜI C ĐO N Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Ngọc Huy. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính học viên thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ nguồn trong tài liệu. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Tp. HCM, tháng 07 năm 2018 Học viên thực hiện đề tài ĐẶNG QUỐC TUẤN
  • 3. ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải BCTC Báo cáo tài chính BCTN Báo cáo thường niên BGĐ Ban giám đốc CEO Tổng giám đốc điều hành (Chief Executive Officer) CTSH Cấu trúc sở hữu ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông HĐQT Hội đồng quản trị HSX Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HQHĐ Hiệu quả hoạt động QTDN Quản trị doanh nghiệp ROA Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return on Assets) ROE Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity)
  • 4. iii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3-1: Định nghĩa các biến.............................................................................41 Bảng 3-2: Các biến độc lập ..................................................................................42 Bảng 3-3: Các biến phụ thuộc..............................................................................43 Bảng 3-4: ác biến kiểm soát.................................................................................44 Bảng 3-5: Nguồn dữ liệu cho các biến.................................................................46 Bảng 4-1: Kết quả thống kê mô tả các biến trong mẫu nghiên cứu.....................71 Bảng 4-2: Hệ số tương quan giữa các biến ..........................................................75 Bảng 4-3: Kết quả hồi quy của hai mô hình ROA và ROE .................................78 Bảng 4-4: Kết quả phân tích tương quan so với kỳ vọng dấu..............................80 Bảng 4-5: Kết quả kiểm định hệ số VIF ..............................................................84 Bảng 4-6: Kết quả kiểm định Hausman ...............................................................85 Bảng 4-7: Kết quả kiểm định Wald......................................................................85 Bảng 4-8: Kết quả kiểm định Woolridge .............................................................85
  • 5. iv DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1-1: Chỉ số sản xuất công nghiệp Việt Nam...............................................4 Hình 2-1: Tóm tắt lý thuyết người đại diện.......................................................16 Hình 3-1: Quy trình nghiên cứu ........................................................................32 Hình 3-2: Mô hình nghiên cứu ..........................................................................40 Hình 3-3: Các giả thuyết nghiên cứu.................................................................40 Hình 4-1: Chỉ số sản xuất công nghiệp .............................................................48 Hình 4-2: Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo........................50 Hình 4-3: Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến .....................................51 Hình 4-4: Số lượng doanh nghiệp tại các mức sở hữu nước ngoài...................55 Hình 4-5: Hiệu quả hoạt động (ROA) trung bình tại các mức sở hữu nước ngoài......56 Hình 4-6: Hiệu quả hoạt động (ROE) trung bình tại các mức sở hữu nước ngoài.......57 Hình 4-7: Số lượng doanh nghiệp tại các mức sở hữu tổ chức .........................58 Hình 4-8: Hiệu quả hoạt động (ROA) trung bình tại các mức sở hữu tổ chức .59 Hình 4-9: Hiệu quả hoạt động (ROE) trung bình tại các mức sở hữu tổ chức..61 Hình 4-10: Quy mô hội đồng quản trị của các doanh nghiệp..............................62 Hình 4-11: CEO kiêm nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị tại các doanh nghiệp ..64 Hình 4-12: Số lượng doanh nghiệp tại các mức tỷ lệ thành viên độc lập ...........66 Hình 4-13: Tỷ lệ doanh nghiệp tại các mức tỷ lệ thành viên độc lập..................67 Hình 4-14: Tần suất họp của hội đồng quản trị...................................................68 Hình 4-15: Tăng trưởng ROA của ngành công nghiệp .......................................70 Hình 4-16: Tăng trưởng ROE của ngành công nghiệp........................................70
  • 6. v MỤC LỤC Lời cam đoan ........................................................................................................... i Danh mục từ viết tắt................................................................................................... ii Danh mục các bảng biểu ........................................................................................... iii Danh mục các hình vẽ, đồ thị.................................................................................... iv CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................................1 1.1.Vấn đề nghiên cứu................................................................................................1 1.2. Lý do chọn đề tài .................................................................................................2 1.3.Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................6 1.4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................6 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................6 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................7 1.5.Phương pháp nghiên cứu......................................................................................7 1.6.Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................7 1.7.Kết cấu đề tài nghiên cứu .....................................................................................8 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU, QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP .............................................................................................10 2.1.Các khái niệm .....................................................................................................10 2.1.1. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp......................................................10 2.1.2. Quản trị doanh nghiệp ..............................................................................12 2.1.3. Cấu trúc sở hữu.........................................................................................14 2.2.Lý thuyết tổng quan............................................................................................14 2.2.1. Lý thuyết người đại diện (Agency theory) ...............................................14 2.2.2. Lý thuyết người quản lý (Stewardship theory).........................................16 2.3.Tổng quan các nghiên cứu liên quan..................................................................17 2.3.1. Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp..............................17 2.3.2. Cấu trúc và hoạt động của hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp .....................................................................................21
  • 7. vi 2.3.3. Các nghiên cứu tại Việt Nam...................................................................27 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................32 3.1.Quy trình nghiên cứu..........................................................................................32 3.2.Phương pháp nghiên cứu....................................................................................32 3.2.1. Thống kê mô tả ........................................................................................32 3.2.2. Phân tích tương quan ...............................................................................33 3.2.3. Lựa chọn phương pháp xử lý dữ liệu.......................................................33 3.3.Mô hình nghiên cứu............................................................................................35 3.3.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu ................................................................35 3.3.2. Định nghĩa các biến trong mô hình .........................................................41 3.3.3. Đo lường các biến độc lập.......................................................................42 3.3.4. Đo lường biến phụ thuộc .........................................................................43 3.4.Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................................45 3.4.1. Xác định mẫu nghiên cứu........................................................................45 3.4.2. Nguồn dữ liệu nghiên cứu .......................................................................45 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................48 4.1.Tổng quan ngành công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu...............48 4.1.1. Sở hữu nước ngoài của các doanh nghiệp ngành công nghiệp................54 4.1.2. Sở hữu tổ chức của các doanh nghiệp ngành công nghiệp......................58 4.1.3. Cấu trúc và hoạt động của hội đồng quản trị tại các doanh nghiệp ngành công nghiệp...................................................................................62 4.1.4. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành công nghiệp...............68 4.2.Kiểm định thực chứng tác động của cấu trúc sở hữu, quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp ...........................71 4.2.1. Thống kê mô tả ........................................................................................71 4.2.2. Phân tích tương quan giữa các biến.........................................................75 4.2.3. Lựa chọn phương pháp ước lượng...........................................................75 4.2.4. Kết quả ước lượng mô hình.....................................................................78 4.2.5. Phân tích kết quả nghiên cứu...................................................................79
  • 8. vii 4.2.6. Các kết quả kiểm định độ tin cậy của mô hình nghiên cứu.....................84 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................87 5.1.Kết luận...............................................................................................................87 5.1.1. Kết quả đạt được về nghiên cứu lý thuyết...............................................87 5.1.2. Kết quả đạt được về mặt ý nghĩa thực tiễn..............................................87 5.2.Kiến nghị ............................................................................................................88 5.2.1. Chính sách nới room cho nhà đầu tư nước ngoài....................................88 5.2.2. Thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức .....................................89 5.2.3. Vai trò giám sát của hội đồng quản trị.....................................................89 5.3.Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.............................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................92 Phụ lục A:Kết quả hồi quy theo mô hình ROA........................................................99 Phụ lục B:Kết quả hồi quy theo mô hình ROE ......................................................105 Phụ lục C:Dữ liệu hồi quy trong mô hình ..............................................................111 Phụ lục D:Các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu ..............................................119
  • 9. 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Vấn đề nghiên cứu Thị trường chứng khoán ngày càng phát triển, số lượng doanh nghiệp niêm yết ngày càng nhiều và cấu trúc sở hữu của các doanh nghiệp niêm yết ngày càng đa dạng. Bên cạnh các hình thức sở hữu Nhà nước, sở hữu tư nhân, nền kinh tế mở cửa còn ghi nhận vai trò quan trọng của hình thức sở hữu tổ chức, sở hữu nước ngoài. Mỗi thành phần sở hữu theo đuổi những mục tiêu lợi ích khác nhau và có những mối quan hệ khác nhau với chính phủ, ngân hàng và các đối tác chiến lược. Do đó mà mỗi thành phần sở hữu có ảnh hưởng khác nhau đến những quyết định của doanh nghiệp và qua đó tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy tác động tích cực của sở hữu tổ chức đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua cơ chế giám sát chặt chẽ. Bởi vì các cổ đông tổ chức có kinh nghiệm trong thị trường tài chính và quản trị doanh nghiệp nên việc sở hữu bởi các tổ chức sẽ làm doanh nghiệp được giám sát tốt hơn, làm giảm chi phí đại diện và tăng hiệu quả hoạt động (Cornett et al., 2007; Chen et al., 2008; Elyasiani & Jia, 2010, Lin & Fu, 2017; Zhong et al., 2017). Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ tìm thấy mối quan hệ tác động cùng chiều trong ngắn hạn (Wahal, 1996) hoặc ngược chiều (Pound, 1988; Hand, 1990), một số nghiên cứu khác thì lại không tìm thấy mối quan hệ giữa sở hữu tổ chức và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (Karpoff, Malatesta & Walkling, 1996; Duggal & Millar, 1999; Edwards & Nibler, 2000). Cũng giống như sở hữu tổ chức, sở hữu nước ngoài thu hút nhiều sự chú ý cùng với tầm quan trọng ngày càng gia tăng trong thị trường chứng khoán tại các quốc gia mới nổi và đang phát triển. Nhiều nghiên cứu tập trung kiểm tra việc sở hữu bởi các nhà đầu tư nước ngoài ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia trực tiếp vào việc quản trị công ty không những giúp công ty tăng vốn mà còn giúp cải thiện năng lực quản trị và cạnh tranh (Chhibber et al., 1999; Douma et al., 2006; Aydin et al.,
  • 10. 2 2007; Li et al., 2011; Ghahroudi, 2011; Wang & Wang, 2015). Tuy nhiên, một số nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy không phải nhà đầu tư nước ngoài nào cũng đem lại những ảnh hưởng tích cực cho doanh nghiệp mà họ đầu tư, bởi vì lí do thâu tóm (Afang et al., 2016) hoặc theo đuổi mục tiêu riêng (Phung & Mishra, 2016). Ngoài ra, trong tổng thể cơ chế quản trị doanh nghiệp, các yếu tố thuộc cấu trúc và hoạt động của hội đồng quản trị cũng được nhiều nhà nghiên cứu kinh tế quan tâm. Các nghiên cứu gần đây về vấn đề cơ chế quản trị xem xét ảnh hưởng của hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết do quy định về công bố thông tin và minh bạch trên thị trường chứng khoán. Tóm lại, vấn đề nghiên cứu về cấu trúc sở hữu, quản trị doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt là tại các quốc gia mới nổi và đang phát triển. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm vẫn rất khác nhau. Luận văn này nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố thuộc về cấu trúc sở hữu, quản trị doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mẫu đại diện là các doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSX) trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu tìm hiểu mối quan hệ nêu trên trong ngành công nghiệp tại Việt Nam, là ngành sản xuất có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Các nghiên cứu về chủ đề này ở Việt Nam đã được nhiều tác giả thực hiện trong những năm gần đây, nhưng nghiên cứu cho một ngành cụ thể vẫn chưa nhiều. Do vậy, đóng góp của nghiên cứu làm phong phú thêm kho tàng học thuật về chủ đề này tại Việt Nam. 1.2. Lý do chọ đề tài Như đã trình bày trên đây, vấn đề nghiên cứu đã được thực hiện nhiều, đặc biệt là tại các quốc gia mới nổi và đang phát triển, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh hiện tại, học viên thực hiện đề tài nghiên cứu với mẫu đại diện là các doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam vì các lý do sau đây:
  • 11. 3 Thứ nhất, Việt Nam đang nỗ lực trong việc nâng cấp xếp hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi. Ngày 21/6/2017 vừa qua, tổ chức MSCI1 công bố kết quả thị trường Việt Nam vẫn thuộc nhóm cận biên nhưng có nhiều tiềm năng để được nâng hạng lên thị trường mới nổi. Đáng lưu ý, MSCI cho rằng Việt Nam cần cải thiện vấn đề giới hạn sở hữu nước ngoài. Khi cải thiện vấn đề này, thị trường Việt Nam sẽ có lượng vốn lớn từ đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài. Theo một số nghiên cứu trước đây trên thế giới, lợi ích từ các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ là nguồn vốn mà họ còn mang theo kỹ năng, kinh nghiệm về quản trị, kỹ thuật tiên tiến, chuyển giao tri thức và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từ đó sẽ nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp. Việt Nam đang trong giai đoạn mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, sự đóng góp của các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức đầu tư đặc biệt quan trọng. Liệu rằng sự tham gia mạnh mẽ của nhà đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư tổ chức có góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam hay không? Thứ hai, theo báo cáo thẻ điểm quản trị doanh nghiệp các nước thành viên hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) dựa trên đánh giá từ năm 2012 – 2013, Việt Nam xếp cuối bảng trong 6 nước thành viên ASEAN tham gia nghiên cứu theo thang điểm về nguyên tắc quản trị doanh nghiệp (theo bộ nguyên tắc quản trị doanh nghiệp do Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế - OECD công bố). Báo cáo này cũng nhận định rằng các công ty Việt Nam chưa xây dựng cơ chế quản trị doanh nghiệp hiệu quả và tình trạng này có thể do khái niệm quản trị doanh nghiệp còn khá mới mẻ và chưa được quan tâm nhiều đối với các công ty ở Việt Nam. Vấn đề quản trị doanh nghiệp cũng đã được một số nhà nghiên cứu trong nước thực hiện nhưng vẫn còn ít. Vì thế vấn đề quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam cần được quan tâm nghiên cứu để có thể giúp cho các doanh nghiệp tổ chức cơ chế quản trị doanh nghiệp bao gồm các bên liên quan nhằm mục đích kiểm soát, vận hành, định hướng 1 Morgan Stanley Capital International, một tổ chức chuyên xây dựng các bộ chỉ số thị trường uy tín trên phạm vi toàn cầu.
  • 12. 4 để đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất. Thứ ba, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước là mục tiêu quan trọng và là nhiệm vụ hàng đầu của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Với lợi thế là nước có nguồn lao động trẻ và dồi dào nhưng sự phát triển ngành công nghiệp của chúng ta cũng cho thấy nhiều hạn chế và bất cập. Ngành công nghiệp hiện nay vẫn còn ở trình độ thấp, phát triển theo chiều rộng, tăng trưởng chưa cao, năng suất còn thấp, còn dựa vào gia công là chính. Hình 1-1: Chỉ số sản xuất công nghiệp Việt Nam Nguồn: Tổng cục thống kê Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp trong những năm gần đây đang có xu hướng tăng chậm lại, tại mức trung bình 14,3%/năm trong các năm 2006 - 2010 giảm xuống mức 10%/năm trong giai đoạn 2011 – 2015 (Hình 1-1) và hầu hết các nhóm ngành công nghiệp đều trong xu hướng giảm. Tốc độ tăng năng suất lao động của ngành công nghiệp khá thấp. Giai đoạn 2006 – 2015, tốc độ tăng trưởng khoảng 2,4%/năm, chậm hơn tốc độ tăng bình quân chung của nền kinh tế là 3,9%. Nền công nghiệp của Việt Nam còn rất lạc hậu, năng suất lao động công nghiệp Việt Nam thấp hơn nhiều lần so với các nước phát triển và các nước trong khu vực. Theo thống kê từ Bộ Công Thương, năng suất lao động của Nhật Bản cao gấp 39 lần của Việt Nam, Singapore cao gấp 26 lần, Hàn Quốc cao gấp 16 lần và Trung
  • 13. 5 Quốc cao gấp 2 lần. So với các nước đang phát triển trong khu vực thì Malaysia cao gấp 6,5 lần, Thái Lan và Phi-lip-pin cao gấp 1,5 lần. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng trong ngành công nghiệp đạt mức thấp, tỷ trọng giá trị gia tăng ngành công nghiệp trong GDP giảm từ 32% năm 2010 xuống còn khoảng 28% năm 2015. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 101 trong tổng số 143 nước về chỉ số giá trị gia tăng trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo theo bình quân đầu người2 . Vì thế tái cấu trúc và nâng cao hiệu quả hoạt động là vấn đề nóng đang được các doanh nghiệp ngành công nghiệp đặc biệt quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Tóm lại, khi các chính sách cho nhà đầu tư nước ngoài thay đổi thì các nhà đầu tư nước ngoài có đem lại những lợi thế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp hay không? Hơn nữa với sự gia tăng mạnh mẽ của các nhà đầu tư tổ chức có giúp cải thiện được hiệu quả của doanh nghiệp? Chất lượng quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam còn thấp và chưa được quan tâm nhiều, chưa tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư. Việc xây dựng cơ chế quản trị doanh nghiệp có góp phần ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hay không? Ngoài ra, các nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam tuy đã được nhiều tác giả quan tâm nhưng nghiên cứu được thực hiện cho một ngành cụ thể vẫn chưa nhiều. Xuất phát từ tầm quan trọng cũng như tính cấp bách của vấn đề nghiên cứu, học viên đã lựa chọn đề tài “TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU, QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT N ”. Qua đó nhằm ứng dụng kết quả nghiên cứu và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành công nghiệp, giúp các doanh nghiệp kịp thời có những chính sách phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình tránh được nguy cơ phá sản, đồng thời tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động ổn định và phát triển bền vững. 2 Hội thảo “Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2017-2020 hướng tới tăng trưởng nhanh và bền vững” ngày 31/5/2017, Bộ Công Thương.
  • 14. 6 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu tổng quan của đề tài là xem xét mối quan hệ tác động của các yếu tố thuộc về cấu trúc sở hữu, cấu trúc và hoạt động của hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành công nghiệp. Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu tổng quan trên, học viên xác định các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:  Xem xét tác động của các yếu tố thuộc về cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành công nghiệp.  Xem xét tác động của các yếu tố thuộc về cấu trúc và hoạt động của hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành công nghiệp.  Đưa ra các hàm ý ứng dụng kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp ngành công nghiệp. Các mục tiêu nghiên cứu nêu trên sẽ được làm rõ thông qua việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: 1) Sở hữu tổ chức có tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp hay không? Tác động như thế nào? 2) Sở hữu nước ngoài có tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp hay không? Tác động như thế nào? 3) Cơ chế hoạt động của hội đồng quản trị có ảnh hưởng như thế nào tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp? 4) Các hàm ý ứng dụng kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành công nghiệp là gì? 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mối quan hệ tác động của các yếu tố thuộc về cấu trúc sở hữu, các yếu tố thuộc về cấu trúc và hoạt động của hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành công nghiệp.
  • 15. 7 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Cấu trúc sở hữu và quản trị doanh nghiệp là lãnh vực rất rộng. Vì thế bài viết này chỉ giới hạn tìm hiểu về sở hữu tổ chức, sở hữu nước ngoài, và một vài đặc điểm của cơ chế quản trị như: sự độc lập của HĐQT, quy mô của HĐQT, sự kiêm nhiệm của CEO, tần suất họp của HHDQT. Bài viết này được thực hiện với mẫu dữ liệu bao gồm 76 doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016. 1.5. P ƣơ p áp iê cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với mẫu dữ liệu nghiên cứu bao gồm 76 doanh nghiệp trong ngành công nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (đại diện là các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh) trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016. Dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu là dữ liệu dạng bảng được thu thập thông qua các báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm đã được kiểm toán, các báo cáo quản trị và báo cáo thường niên của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp được lựa chọn trong mẫu nghiên cứu phải đảm bảo cung cấp đầy đủ và minh bạch các số liệu mà bài nghiên cứu sử dụng. Do một số doanh nghiệp mới niêm yết hoặc hủy niêm yết trong giai đoạn 2012-2016, nên dữ liệu nghiên cứu được tổ chức thành dạng dữ liệu bảng không cân bao gồm 315 quan sát và được cung cấp bởi đơn vị Stoxplus. Học viên sử dụng phương pháp phân tích định lượng thông qua mô hình hồi quy dữ liệu bảng không cân bằng với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 14 và Microsoft Excel 2016. 1.6. Ý ĩa của đề tài Về mặt lý luận, Bài viết này lược khảo các lý thuyết cũng như các khái niệm và các kết quả công trình nghiên cứu trên thế giới về vấn đề liên quan đến cấu trúc sở hữu, quản trị doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó, bài viết này có thể cung cấp thêm cho người đọc các lý thuyết nền nhằm lý giải cho những sự việc, hiện tượng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
  • 16. 8 Hơn nữa kết quả của bài viết này có thể là cơ sở để cho những nghiên cứu tiếp theo phát triển theo hướng sâu hơn nhằm làm rõ những tác động của cấu trúc sở hữu, cơ chế quản trị của các doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đó tại Việt Nam. Về mặt thực tiễn, học viên hy vọng bài viết này có thể giúp các doanh nghiệp ngành công nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp niêm yết ngành công nghiệp nói riêng nhận ra được vai trò quan trọng của cấu trúc sở hữu, cơ chế quản trị doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát và điều hành của doanh nghiệp đồng thời ứng dụng kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành công nghiệp trong giai đoạn sắp tới. Bên cạnh đó, những nhà đầu tư sử dụng thông tin doanh nghiệp có thể đánh giá một phần về cấu trúc sở hữu, cơ chế quản trị và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định đầu tư một cánh đúng đắn, tránh được rủi ro. Tóm lại, Những nghiên cứu sau có thể sử dụng kết quả của bài viết này để làm cơ sở so sánh đối chiếu hoặc có thể sử dụng các số liệu trong bài viết này trong các nghiên cứu sau. Bài viết này cũng có thể giúp cho những người làm việc trong lĩnh vực tài chính có được một cái nhìn sâu rộng hơn về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu, cơ chế quản trị doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 1.7. Kết cấu đề tài nghiên cứu Luận văn có kết cấu gồm 5 chương và được bố cục như sau: C ƣơ 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu; C ƣơ 2: Cơ sở lý thuyết; C ƣơ 3: Phương pháp nghiên cứu; C ƣơ 4: Kết quả và thảo luận; C ƣơ 5: Kết luận và kiến nghị.
  • 17. 9 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Trong c ƣơ 1 học viên đã nêu được vấn đề nghiên cứu đó là vai trò của cấu trúc sở hữu cũng như cơ chế quản trị doanh nghiệp đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể là sở hữu tổ chức, sở hữu nước ngoài và một vài đặc điểm của cơ chế quản trị doanh nghiệp tác động tới hiệu quả hoạt động. Trong chương này, học viên cũng giới hạn phạm vi nghiên cứu của bài viết bao gồm 76 doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2012-2016. Bài viết này sử dụng phương pháp định lượng để xem xét các tác động của sở hữu tổ chức, sở hữu nước ngoài và một vài đặc điểm của co chế quản trị tới hiệu quả hoạt động của danh nghiệp.
  • 18. 10 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU, QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 2.1. Các khái niệm 2.1.1. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 2.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Hiện nay, có nhiều hướng tiếp cận khác nhau để đưa ra khái niệm về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thứ nhất, có quan điểm cho rằng hiệu quả hoạt động là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp, thể hiện mối quan hệ giữa kết quả đạt được và các chi phí ban đầu bỏ ra để có thể đạt được kết quả đó, độ chênh lệch giữa hai đại lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao. Trên góc độ này, hiệu quả đồng nhất với lợi nhuận của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng về mặt chất lượng của sản phẩm đối với nhu cầu của thị trường3 . Để đo lường hiệu quả theo hướng tiếp cận này, các nhà nghiên cứu thường sử dụng các mô hình phi tham số như DEA (Data Envelopment Analysis - mô hình phân tích bao số liệu) hay SFA (Stochastic Frontier Analysis - phương pháp phân tích biên). Thứ hai, cũng có quan điểm cho rằng hiệu quả hoạt động chính là phần chênh lệch tuyệt đối giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Do đó, theo hướng tiếp cận này, một số nghiên cứu sử dụng các chỉ tiêu như lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT), lợi nhuận sau thuế (EAT) để đo lường hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, hướng tiếp cận này bộc lộ mặt hạn chế vì chưa thể hiện được mối tương quan về lượng và chất giữa kết quả và chi phí trong sự vận động biến đổi liên tục. 3 http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/nghien-cuu-ly-luan-ve-hieu- qua-kinh-doanh-cua-doanh-nghiep-125078.html
  • 19. 11 Thứ ba, một hướng tiếp cận được đề xuất nhằm khắc phục hạn chế nêu trên để xem xét hiệu quả hoạt động kinh doanh là đại lượng được đo bằng thương số giữa phần tăng thêm của kết quả thu được với phần tăng thêm của chi phí, đo lường thông qua các chỉ tiêu tương đối như chỉ số tăng trưởng doanh thu trên tăng trưởng chi phí. Tuy vậy, hướng tiếp cận này cũng có nhược điểm là không xét đến mức độ tuyệt đối của kết quả kinh doanh và chi phí kinh doanh. Cuối cùng, một hướng tiếp cận phổ biến là xem xét hiệu quả kinh doanh phản ánh lợi nhuận thu được trên phần vốn bỏ ra ban đầu. Hướng tiếp cận này có ưu điểm là phản ảnh được mục đích cuối cùng của các doanh nghiệp là lợi nhuận. Tuy nhiên lại có nhược điểm là chỉ tính đến nguồn vốn đầu tư mà bỏ qua các nguồn lực khác đã sử dụng. Các chỉ tiêu dùng để đo lường hiệu quả theo hướng tiếp cận này thường là các chỉ số lợi nhuận như: ROA, ROE… Trong bài viết, học viên đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo hướng tiếp cận cuối cùng. Cụ thể, học viên sẽ sử dụng chỉ số ROE, ROA để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 2.1.1.2. Đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Theo nghiên cứu của Richard et al. (2009) thì hiệu quả hoạt động của công ty là một trong những phần quan trọng nhất trong nghiên cứu về quản trị. Các hoạt động về marketing, nguồn nhân lực, chiến lược và điều hành doanh nghiệp đều được đánh giá dựa trên hiệu quả hoạt động của công ty. Việc đo lường hiệu quả hoạt động giúp cho các nhà nghiên cứu, nhà quản trị đánh giá cụ thể được các hoạt động của công ty và nhà quản lý. Cũng theo các học viên thì vẫn chưa có sự thống nhất trong cách đo lường hiệu quả hoạt động của công ty. Đồng thời ba nhóm đo lường thường được sử dụng trong nghiên cứu là đo hiệu quả hoạt động theo thang đo giá trị kế toán, giá trị thị trường và thang đo kết hợp cả hai thang đo giá trị kế toán và giá trị thị trường. Đo hiệu quả hoạt động theo giá trị kế toán sử dụng các chỉ số như: ROA, ROE, EBIT, ROCE, ROI… Đo hiệu quả hoạt động theo giá trị thị trường sử dụng: EPS, P/E, Market value, Stock price… Đo hiệu quả hoạt động kết
  • 20. 12 hợp hai cách đo lường kế toán và giá trị thị trường sử dụng: EVA, CVA, DCF, NPV… Cùng quan điểm như trên, Kallamu (2016) cũng nhận xét rằng các nghiên cứu trước đây sử dụng các thang đo về hiệu quả khác nhau. Điều đó cho thấy rằng chưa thống nhất một phương pháp đo lường tốt nhất về hiệu quả của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu của mình, học viên đã sử dụng thang đo theo kế toán dùng ROA và thang đo hiệu quả thị trường Tobin’s Q để đo lường hiệu quả của doanh nghiệp. Theo học viên chỉ số Tobin’s Q cho thấy sức khoẻ tài chính của một công ty và nó được dùng để đo lường hiệu quả theo giá trị thị trường của công ty. Sử dụng Tobin’s Q có thể nâng cao được độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. Trong khi đó, Srivastava (2011) cho rằng khi nghiên cứu về cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thì việc đo lường hiệu quả doanh nghiệp theo thang đo giá trị kế toán rất quan trọng. Vì trên thực tế, các chỉ số tài chính như ROA, ROE là những chỉ số quan trọng nhất được các nhà đầu tư tại Ấn Độ sử dụng để đo lường, đánh giá hiệu quả của công ty. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều cho rằng nên chọn chỉ số thích hợp liên quan đến vấn đề nghiên cứu và kết luận các kết quả dựa trên sự lựa chọn này. 2.1.2. Quản trị doanh nghiệp Các định nghĩa và giải thích về quản trị doanh nghiệp khác nhau đã tồn tại kể từ khi các tác giả xem xét quản trị doanh nghiệp từ các quan điểm khác nhau bên cạnh các khuôn khổ lý thuyết khác nhau. Lý thuyết người đại diện cho rằng quản trị doanh nghiệp là một hệ thống của người chủ sở hữu công ty thiết lập nhằm kiểm tra các nhà quản lý để đảm bảo rằng các hành động và quyết định của nhà quản lý luôn vì mục tiêu tối đa hoá lợi ích của người chủ sở hữu (Jensen & Meckling, 1976). Các định nghĩa bị ảnh hưởng bởi lý thuyết đại diện cho rằng khi quyền quản lý và quyền sở hữu được tách rời, chủ sở hữu cần phải thiết lập một cơ chế để kiểm soát nhà quản lý nhằm đảm bảo rằng các hành động và các quyết định của nhà quản lý sẽ vì lợi ích tốt nhất cho cổ đông. Cơ chế kiểm soát đó được gọi là quản trị doanh nghiệp, quản trị công ty, cơ chế quản trị
  • 21. 13 doanh nghiệp… Shleifer & Vishny (1997) lập luận rằng quản trị doanh nghiệp đề cập đến cách thức mà các bên cung cấp tài chính đảm bảo được rằng họ sẽ thu được lợi nhuận từ những khoản đầu tư của họ. Denis (2001) cũng đồng ý rằng quản trị doanh nghiệp gắn liền với cả quyền sở hữu, quyền kiểm soát và nhằm mục đích tối đa hóa giá trị của các cổ đông. Theo hướng tiếp cận khác, lý thuyết các bên liên quan thừa nhận rằng các cá nhân trong và ngoài công ty (bao gồm nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng, công chúng, chính phủ, cá nhân hoặc nhóm lợi ích khác) ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi các hành động của công ty. Các đối tượng này được gọi là các bên liên quan (Freeman, 1984). Các công ty có trách nhiệm thực hiện các hành động có lợi cho họ và mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Định nghĩa của Solomon (2007) phù hợp với lý thuyết các bên liên quan khi cho rằng bên cạnh việc tối đa hoá giá trị cổ đông, các vấn đề xã hội và môi trường có ý nghĩa quan trọng đối với công ty. Cùng quan điểm tiếp cận này, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng đưa ra định nghĩa: “Quản trị doanh nghiệp liên quan đến quyền và trách nhiệm của ban lãnh đạo công ty, hội đồng quản trị, các cổ đông và các bên liên quan. Phải làm thế nào để công ty hoạt động hiệu quả và tạo được sự tin tưởng của thị trường. Vì thế quản trị doanh nghiệp tốt là điều cần thiết cho các công ty muốn tiếp cận nguồn vốn và các quốc gia muốn khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực tư nhân. Nếu các công ty hoạt động tốt, họ sẽ thành công. Điều này sẽ giúp họ thu hút được các nhà đầu tư để có thể giúp họ tăng trưởng nhanh hơn. Quản trị doanh nghiệp yếu kém sẽ làm suy yếu tiềm năng của công ty và phát sinh những khó khăn về tài chính và thậm chí gian lận.” (OECD, 2004). Do trọng tâm của bài viết này liên quan đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và đánh giá hiệu quả dựa trên góc độ kế toán hơn là tác động của quản trị doanh nghiệp lên các yếu tố xã hội và môi trường. Do đó, lý thuyết các bên liên quan dường như khác biệt so với mục đích nghiên cứu của học viên. Trong luận văn này, học viên tiếp cận khái niệm quản trị doanh nghiệp từ khuôn khổ lý thuyết đại diện. Theo đó, quản trị doanh nghiệp là được coi là một hệ thống giám sát kiểm tra
  • 22. 14 và cân bằng để đảm bảo rằng lợi ích của cổ đông được bảo vệ. 2.1.3. Cấu trúc sở hữu Cấu trúc sở hữu có thể được hiểu là sự phân bố phần vốn chủ sở hữu theo tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các bên liên quan (Manna et al., 2016). Có nhiều cách phân loại cấu trúc sở hữu, theo các tác giả Jensen & Meckling (1976) thì có thể phân loại cấu trúc sở hữu theo sở hữu bên trong (tỷ lệ cổ phần được nắm giữ bởi các nhà quản lý) và sở hữu bên ngoài (tỷ lệ cổ phần được nắm giữ bởi các nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp). Cấu trúc sở hữu cũng có thể được phân theo mức độ tập trung (một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân liên quan hoặc tổ chức sở hữu phần lớn vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp) hay cấu trúc sở hữu phân tán (không có cá nhân hoặc nhóm các cá nhân, tổ chức nào sở hữu đa số phần vốn của doanh nghiệp) (Gürsoy & ydoğa , 2002). Đối vói hình thức cấu trúc sở hữu phân tán, một công ty có nhiều cổ đông, mỗi cổ đông sở hữu một tỷ lệ nhỏ cổ phần của doanh nghiệp. Cũng có thể phân loại theo đặc điểm của chủ sở hữu như sở hữu cá nhân, sở hữu gia đình, sở hữu tổ chức… (Thomsen & Conyon, 2012). Hoặc có thể phân loại theo vị trí địa lý như sở hữu trong nước, sở hữu nước ngoài. 2.2. Lý thuyết tổng quan 2.2.1. Lý thuyết người đại diện (Agency theory) Lý thuyết người đại diện phát sinh từ việc phân tách giữa hai quyền sở hữu và quyền điều hành. Các doanh nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng về quy mô thì sự tách biệt này càng phổ biến. Người chủ sở hữu vì nhiều lý do sẽ không thể tham gia điều hành doanh nghiệp, thay vào đó họ sẽ đi thuê người khác (người đại diện) để điều hành doanh nghiệp thay cho họ. Trong tác phẩm “The Wealth of Nations” tác giả Adam Smith đã viết: “Người điều hành trong các công ty (công ty có phần vốn của người chủ) là người quản lý tiền của người chủ nhiều hơn tiền của riêng mình. Vì thế, không thể kỳ vọng rằng người điều hành sẽ thường xuyên quan tâm, lo lắng và giữ tiền cẩn thận như là người chủ. Giống như người quản gia của ông chủ, họ thường có xu hướng quan tâm các sự việc mà không nằm trong giao kèo giữa họ và người chủ và tự ý bỏ
  • 23. 15 qua một số công việc trong giao kèo. Vì thế, sự bất cẩn và hoang phí của nhà quản lý sẽ luôn luôn tồn tại không ít thì nhiều trong các công ty này”. (Smith, 1977) (trích trong sách “The Wealth of Nations: Book 5” tác giả Adam Smith trang 990). Và đây cũng là tiền đề cho rất nhiều nhà nghiên cứu thực hiện các nghiên cứu về mối quan hệ giữa người chủ và người đại diện. Trong số đó, hai nhà nghiên cứu Jensen & Meckling (1976) lập luận rằng vấn đề người đại diện sẽ phát sinh khi người chủ và người đại diện có mục tiêu khác nhau. Các tác giả cũng đã chỉ ra mối quan hệ giữa người chủ và người đại diện này là “dựa trên bản hợp đồng giữa một bên là người chủ thuê một bên là người đại diện thay mặt cho người chủ thực hiện một số công việc”. Mối quan hệ đại diện dựa trên bản hợp đồng này gồm cổ đông (người chủ) và người điều hành (người đại diện), chủ nợ (người chủ) và người điều hành (người đại diện), cổ đông (người chủ) và ban điều hành (người đại diện), ban điều hành (người chủ) và các phòng ban, đơn vị thực hiện công việc (người đại diện). Người chủ sẽ chuyển giao một số quyền quyết định cho người đại diện để người đại diện có đủ quyền lực để hoàn thành được các công việc được giao trong bản hợp đồng. Trên thực tế người chủ không thể chắc chắn rằng người đại diện sẽ thực hiện những việc đem lại lợi ích tốt nhất cho người chủ. Người đại diện có thể dùng quyền quyết định và nguồn lực của người chủ để thực hiện các công việc để đạt được mục tiêu, lợi ích của riêng mình. Jensen & Meckling (1976) đã nhận định rằng: “Vì thế nếu cả người chủ và người đại diện đều muốn tối đa hóa lợi ích cho riêng mình thì không thể tin rằng người đại diện sẽ luôn luôn làm những việc để tối đa hóa lợi ích cho người chủ”. Vì thế, giải pháp để khắc phục vấn đề này theo các tác giả Jensen & Meckling là: “Người chủ có thể giảm bớt lợi ích của mình để khắc phục yếu điểm này bằng cách khuyến khích, động viên người đại diện bằng những phần thưởng thích hợp và một khoản chi phí để giám sát, kiểm soát người đại diện để hạn chế các hành động sai lệch của người đại diện. Hơn nữa, trong một vài trường hợp người chủ sẽ trả một khoản chi phí để ràng buộc người đại diện (bonding cost) để có thể chắc chắn rằng người đại diện sẽ không có những hành vi làm tổn hại tới người chủ.
  • 24. 16 Tuy nhiên trên thực tế thì không có gì để đảm bảo rằng người đại diện sẽ đưa ra các quyết định tối ưu theo quan điểm của người chủ”. Vì thế mối quan hệ đại diện này sẽ làm phát sinh một loại chi phí gọi là chi phí đại diện (Agency cost). Cũng theo các tác giả Jensen & Meckling, chi phí đại diện bao gồm: chi phí giám sát (monitor cost), chi phí ràng buộc (bound cost) và các thất thoát còn lại (residual cost). Đồng thời các tác giả cho thấy vai trò quan trọng của giám sát và các ràng buộc trong việc giảm chi phí đại diện. Những phương pháp hay được sử dụng gồm kiểm toán, hệ thống kiểm soát, các giới hạn về ngân sách, và các phần thưởng tương xứng để động viên người điều hành. Hình 2-1: Tóm tắt lý thuyết ƣời đại diện Nguồn: học viên tổng hợp 2.2.2. Lý thuyết người quản lý (Stewardship theory) Theo lý thuyết người đại diện, mâu thuẫn lợi ích sẽ phát sinh vì mục tiêu của hai bên khác nhau. Các nhà quản lý sẽ không hành động vì mục tiêu tối đa hóa lợi
  • 25. 17 ích cho người chủ sở hữu doanh nghiệp (Jensen & Meckling, 1976). Nhưng trên thực tế lý thuyết người đại diện không thể giải thích trường hợp không xảy ra mâu thuẫn về lợi ích giữa nhà quản lý và người chủ. Nhà quản lý sẽ không hành động vì lợi ích riêng của mình. Do đó, ngay cả khi mục tiêu của nhà quản lý và người chủ không giống nhau thì nhà quản lý vẫn đặt mục tiêu của người chủ lên trên mục tiêu của mình. Vì nhà quản lý nhận thức được lợi ích lớn hơn khi hợp tác thực hiện mục tiêu của người chủ. Theo lý thuyết nhà quản lý, các việc làm của nhà quản lý đều vì tổ chức và họ cố gắng đạt được mục tiêu của tổ chức và sẽ đem lại lợi ích cho người chủ. Lý thuyết nhà quản lý giả định mối liên kết mạnh giữa sự thành công của tổ chức và sự hài lòng của người chủ. Nhà quản lý sẽ bảo vệ và tối đa hoá giá trị của cổ đông thông qua hiệu quả của doanh nghiệp. Bằng cách đó nhà quản lý cũng tối đa hoá lợi ích của mình. Nhà quản lý cũng sẽ đánh đổi giữa nhu cầu cá nhân và mục tiêu của tổ chức và tin rằng bằng những việc làm đó các nhu cầu cá nhân sẽ được đáp ứng (Davis et al., 1991). Lý thuyết nhà quản lý cũng cho rằng, hiệu quả của nhà quản lý bị ảnh hưởng bởi các ràng buộc về quyền hạn. Nếu động lực của nhà quản lý phù hợp với các giả định của lý thuyết nhà quản lý thì nhà quản lý cần được trao thêm quyền lực để tạo điều kiện cho nhà quản lý hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đồng thời các chi phí như giám sát và động viên, chi phí ràng buộc cũng được giảm bớt (Davis et al., 1991). 2.3. Tổng quan các nghiên cứu liên quan 2.3.1. Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Cấu trúc sở hữu có thể được phân loại dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau như sau. Theo mức độ tập trung, cấu trúc sở hữu tập trung được hiểu là việc một nhà đầu tư hoặc một nhóm nhà đầu tư có liên quan với nhau hoặc tổ chức sở hữu phần lớn vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp. Đồng thời các nhà đầu tư nà có quyền chi phối các quyết định của doanh nghiệp. Vì thế, cấu trúc sở hữu tập trung được xem như là cơ chế nội bộ trong đó những cổ đông lớn kiểm soát doanh nghiệp trực tiếp bằng việc tham gia hội đồng quản trị và ban điều hành doanh nghiệp. Các
  • 26. 18 cổ đông lớn này có thể không sở hữu vốn toàn bộ nhưng có quyền biểu quyết đáng kể vì nắm giữ phần lớn vốn chủ sở hữu nên vẫn có thể kiểm soát được doanh nghiệp. Theo mức độ phân tán, cấu trúc sở hữu phân tán là việc không có cá nhân hoặc nhóm cá nhân, tổ chức nào sở hữu đa số vốn của doanh nghiệp và có quyền chi phối doanh nghiệp. Mỗi cổ đông sở hữu một số cổ phần của doanh nghiệp, quyền kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp do ban giám đốc doanh nghiệp nắm giữ. Các cổ đông nhỏ ít có động lực để kiểm tra chặt chẽ hoạt động và không muốn tham gia điều hành doanh nghiệp. Bởi vậy, họ được gọi là người bên ngoài và cấu trúc sở hữu phân tán còn được gọi là hệ thống bên ngoài. Theo Gürsoy a d ydoğa (2002) có thể phân loại cấu trúc sở hữu theo sử hữu tập trung (ownership concentration) và sở hữu hỗn hợp hay còn gọi là sở hữu phân tán (ownership mix). Theo Son et al. (2015) thì quyền sở hữu tập trung là những cổ đông nắm giữ nhiều cổ phần nhất, động thời chịu ảnh hưởng nhiều nhất đến rủi ro và chi phí giám sát Pedersen and Thomsen (1999). Trong nghiên cứu của mình, Kiruri and Olkalou (2013) đã sử dụng tỷ lệ sở hữu của 5 cổ đông lớn nhất trong các ngân hàng tại Keyna để đại diện cho khái niệm mức độ tập trung sở hữu. Còn Wen (2010) đã sử dụng mức độ tập trung sở hữu trong các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại tư nhân của Trung Quốc là tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn nhất. Antoniadis et al. (2010) đã thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa cổ đông nắm giữ cổ phần lớn nhất và kết quả hoạt động của các ngân hàng ở Hi Lạp (Greek). Ngoài ra, trong các nghiên cứu của Kiruri and Olkalou (2013); Kim et al. (2012) cũng đã đề cập tới sở hữu hỗn hợp (sở hữu phân tán) gồm các tỷ lệ nắm giữ cổ phần liên quan đến các đặc tính của chủ sở hữu như: sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, sở hữu của nhà đầu tư cá nhân, sở hữu của nhà nước.Việc khảo sát đầy đủ các đặc tính quyền sở hữu hỗn hợp sẽ giúp quá trình phân tích tác động của cấu trúc sở hữu lên hiệu quả hoạt động được chính xác. Từ khía cạnh quyền sở hữu hỗn hợp, cấu trúc sở hữu doanh nghiệp bao gồm các thành phần sở hữu khác nhau liên quan đến các đặc tính của cổ đông như: sở hữu tổ chức, sở hữu nhà nước, sở hữu gia đình và sở hữu ban quản lý. Đề tài nghiên
  • 27. 19 cứu về mối quan hệ giữa các thành phần sở hữu trên và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp đã được nhiều tác giả thực hiện và đưa đến các kết quả khác nhau. 2.3.1.1. Sở hữu tổ chức và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng việc sở hữu bởi các tổ chức sẽ làm doanh nghiệp được giám sát tốt hơn, làm giảm chi phí đại diện và tăng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Hand (1990) cho rằng, các nhà đầu tư tổ chức tinh vi hơn so với các cổ đông khác, bởi vì họ chuyên nghiệp hơn về thị trường vốn và họ được cập nhật thông tin tốt hơn. Đồng thời, nhà đầu tư tổ chức có khả năng quản lý, giám sát hiệu quả hơn và ít tốn kém hơn. Các nhà đầu tư tổ chức cũng có tiềm lực về tài chính mạnh hơn, họ sẵn sàng sử dụng quyền sở hữu của mình để gây áp lực buộc các nhà quản lý hành động vì lợi ích tốt nhất cho cổ đông (Cornett et al., 2007). Ngoài nguồn tài chính mạnh, các nhà đầu tư tổ chức thường cam kết đầu tư dài hạn tạo sự ổn định trong cơ cấu sở hữu và hoạt động của doanh nghiệp. Việc sở hữu cổ phần trong thời gian dài giúp cho nhà đầu tư tổ chức có nhiều cơ hội để tìm hiểu về doanh nghiệp nhiều hơn. Qua đó vấn đề thông tin bất cân xứng sẽ được giảm bớt và khuyến khích các nhà quản lý hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình bằng các phần thưởng xứng đáng (Elyasiani & Jia, 2010). Ngoài ra, các nhà đầu tư tổ chức có đủ động lực và khả năng để giám sát tốt nhà quản lý sẽ kịp thời ngăn chặn các hành vi tư lợi của nhà quản lý (Chen et al., 2008; Lin & Fu, 2017; Zhong et al., 2017). Tuy nhiên không phải tất cả các nhà đầu tư tổ chức đều thực hiện tốt chức năng giám sát và cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tác động ngược chiều của sở hữu tổ chức lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được tìm thấy trong các nghiên cứu của Pound (1988) và Hand (1990). Còn Wahal (1996) chỉ tìm thấy mối quan hệ tác động cùng chiều trong ngắn hạn của sở hữu tổ chức nhưng không có tác dụng này trong dài hạn, vì ông cho rằng các nhà đầu tư thích theo đuổi các kết quả ngắn hạn. Một số nghiên cứu khác lại không tìm thấy mối quan hệ giữa sở hữu tổ chức và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (Karpoff, Malatesta & Walkling, 1996; Duggal & Millar, 1999; Edwards & Nibler, 2000). Như vậy, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả về tác động của thành phần sở hữu
  • 28. 20 tổ chức lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vẫn rất khác nhau. 2.3.1.2. Sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Chhibber et al. (1999) nghiên cứu ở các doanh nghiệp ngành công nghiệp Ấn Độ, Douma et al. (2006) nghiên cứu với mẫu dữ liệu là các quốc gia mới nổi đều tìm thấy tác động tích cực của sở hữu nước ngoài lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tương tự, Aydin et al. (2007) tiến hành kiểm tra việc các cổ đông là tổ chức nước ngoài ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp với mẫu nghiên cứu bao gồm 42 doanh nghiệp nước ngoài và 259 doanh nghiệp nội địa. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ tương quan dương giữa sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động. Đối với các cổ đông nước ngoài có cam kết đầu tư dài hạn, họ không chỉ cung cấp nguồn vốn lớn mà còn cung cấp các kỹ thuật mới và đào tạo nguồn nhân lực. Nhà đầu tư nước ngoài cũng có vai trò quan trọng trong việc giám sát hiệu quả các nhà quản lý. Vì thế có thể khẳng định chắc chắn rằng các nhà đầu tư nước ngoài có thể đóng góp tích cực cho các doanh nghiệp nội địa mà họ đầu tư (Li et al., 2011). Củng cố thêm bằng chứng cho tác động của sở hữu nước ngoài và việc chuyển giao kiến thức, Ghahroudi (2011) tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa sở hữu nước ngoài và các yếu tố chuyển giao kiến thức. Tác giả xem xét quyền quản lý và số lượng nhân viên nước ngoài đại diện cho việc chuyển giao kiến thức và tìm thấy mối tương quan tích cực với tỷ lệ sở hữu cổ phần nước ngoài. Giải thích cho nhận định này, chi nhánh của các công ty nước ngoài tại Nhật có mức sở hữu nước ngoài cao sẽ có quyền quản lý và số lượng nhân viên nước ngoài nhiều hơn. Doanh nghiệp sẽ có mức độ sở hữu và quản lý cao hơn từ công ty mẹ. Khi đó có nhiều khả năng công ty mẹ sẽ chia sẻ và chuyển giao kiến thức cho chi nhánh. Ngoài ra, tại các nước đang phát triển, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài có thể nâng cao năng lực sản xuất của quốc gia thông qua việc giới thiệu, chuyển giao các kỹ thuật mới cũng như các phương pháp quản lý tiên tiến. Đồng thời các doanh nghiệp có sở hữu nước ngoài cũng lan toả ảnh hưởng tích cực của mình tới các doanh nghiệp nội địa khác. Hơn nữa, sở hữu nước ngoài còn thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao sản lượng, tăng việc làm và tiền lương tại các nước bản địa
  • 29. 21 (Wang & Wang, 2015). Tuy nhiên không phải nhà đầu tư nước ngoài nào cũng đem lại những ảnh hưởng tích cực cho doanh nghiệp mà họ đầu tư. Afang et al. (2016) tìm thấy mối quan hệ ngược chiều với mức độ mạnh và có ý nghĩa thống kê tại mức 1% giữa sở hữu nước ngoài với hiệu quả hoạt động. Theo các tác giả thì nhà đầu tư nước ngoài vì mục tiêu của mình sẽ thực hiện thâu tóm doanh nghiệp. Vì thế sở hữu nước ngoài không nên vượt quá sở hữu trong nước sẽ tạo cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài chiếm đoạt công ty. Khi sở hữu nước ngoài còn thấp tỷ lệ sở hữu nước ngoài có tác động tích cực trong việc nâng cao hiệu quả doanh nghiệp. Cổ đông nước ngoài có động lực để giám sát nhà quản lý và kiểm soát các cổ đông từ đó giảm chi phí đại diện và khuyến khích nhà quản lý chấp nhận rủi ro. Đồng thời các lợi ích từ cổ đông nước ngoài đem lại như nâng cao kỹ năng quản lý hay tiếp nhận các kỹ thuật mới. Nhưng khi sở hữu nước ngoài tập trung cao, họ có thể sử dụng quyền lực của họ để gây áp lực cho nhà quản lý hành động vì lợi ích của họ và gây thiệt hại cho các cổ đông nhỏ (Phung & Mishra, 2016). Như vậy, các kết luận về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cho đến nay vẫn chưa thống nhất. 2.3.2. Cấu trúc và hoạt động của hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhiều nhà nghiên cứu đã xác nhận vai trò của quản trị doanh nghiệp trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa nhà quản lý và việc phân bổ nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu (Alley et al., 2016). Trong cơ chế quản trị doanh nghiệp, trọng tâm chính là vấn đề người đại diện và quản trị doanh nghiệp là một tập hợp các cơ chế ảnh hưởng tới các quyết định của nhà quản lý (Roy, 2016). Các tác giả Rostami et al. (2016) cũng cho rằng quản trị doanh nghiệp là một hệ thống cải thiện vấn đề người đại diện giữa nhà quản lý và các cổ đông. Trong cơ chế quản trị doanh nghiệp, vai trò của hội đồng quản trị được xem như một cơ chế quan trọng để giám sát hiệu quả các nhà quản lý và bảo vệ lợi ích của cổ đông (OECD, 2004). Lý thuyết người đại diện cũng tin rằng để bảo vệ lợi
  • 30. 22 ích của cổ đông, hội đồng quản trị phải thực hiện hiệu quả chức năng giám sát của mình. Với quyền lực của mình, hội đồng quản trị có thể bổ nhiệm, sa thải và quy định mức thù lao cho các nhà quản lý cấp cao cũng như việc phê chuẩn và giám sát các quyết định quan trọng cũng nằm trong quyền hạn của hội đồng quản trị (Fama & Jensen, 1983). Với tầm quan trọng như vậy, nhiều nhà học giả đã nghiên cứu và chứng minh vai trò quan trọng của hội đồng quản trị trong việc giảm chi phí đại diện nhằm nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp. 2.3.2.1. Tính độc lập của hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Trong hội đồng quản trị, các thành viên độc lập như một cơ quan giám sát để kiểm soát các nhà quản lý và cũng là một người quản lý tốt, một người trung gian để đưa các nguồn lực từ bên ngoài vào công ty (Ramdani & Witteloostuijn, 2010). Khi nghiên cứu về cơ cấu của hội đồng quản trị, Liu et al. (2015) đã dùng các công ty niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Thượng Hải từ năm 1999-2012 với 16,999 quan sát để làm mẫu nghiên cứu. Các tác giả đã tìm thấy ảnh hưởng tích cực của tính độc lập của hội đồng quản trị (đo lường thông qua tỷ lệ các thành viên hội đồng quản trị độc lập trên tổng số thành viên hội đồng quản trị) tới hiệu quả hoạt động. Sự góp mặt của các thành viên hội đồng quản trị độc lập (từ sau đây sẽ gọi tắt là thành viên độc lập) giúp ngăn chặn các hành động tư lợi của các nhà quản lý. Đồng quan điểm trên, Ahmadi et al. (2017) cũng cho rằng các thành viên hội đồng quản trị độc lập có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả của doanh nghiệp. Ảnh hưởng tích cực này là do các công việc liên quan tới lợi ích cá nhân sẽ không được thực hiện và các thành viên độc lập cũng đem lại nhiều kinh nghiệm quí báu từ bên ngoài. Nghiên cứu của Reguera-Alvarado & Bravo (2017) cũng là một bằng chứng thực nghiệm khác xác nhận rằng tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập có tác động tích cực rất lớn và có ý nghĩa thống kê tại mức 1% tới hiệu quả hoạt động.
  • 31. 23 Các tac giả giải thích là do sau khi đạo luật Sarbanes-Oxley4 được ban hành thì các thành viên độc lập là những người chịu nhiều trách nhiệm, áp lực lớn, họ gắn kết với công ty nhiều hơn. Vì thế họ có động lực cao để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Ảnh hưởng tích cực của các thành viên hội đồng quản trị độc lập còn thể hiện ở việc tác động đến các nhà quản lý. Các nhà quản lý thường thích sự an toàn và né tránh rủi ro để bảo vệ quyền lợi và vị trí của mình. Nhưng với tác động của các thành viên độc lập, các nhà quản lý sẽ chấp nhận rủi ro để nâng cao quản trị doanh nghiệp. Đồng thời các thành viên độc lập cũng giúp đỡ các nhà quản lý tiếp cận được nguồn tài chính bên ngoài thông qua mối quan hệ của mình (Detthamrong et al., 2017). Trong một số trường hợp các thành viên độc lập chỉ đóng vai trò mờ nhạt không có ý nghĩa trong công ty. Sự có mặt của họ không giúp ích gì cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động (Liu et al., 2015; Wei, 2007; Zabri et al., 2016). Nếu các thành viên độc lập được bổ nhiệm không dựa trên năng lực chuyên môn thì họ sẽ không đem lại giá trị gì trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động (Basyith et al., 2015; Berezinets et al., 2017). Ngoài ra, một số nghiên cứu khác lại tìm thấy mối quan hệ tương quan nghịch chiều giữa thành viên hội đồng quản trị độc lập và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Trong hội đồng quản trị, do tính chất công việc mà các thành viên độc lập thường nắm ít thông tin hơn các thành viên điều hành (Fama & Jensen, 1983). Chính vì vấn đề bất cân xứng thông tin cũng như các giới hạn về chuyên môn của các thành viên độc lập sẽ làm cho họ không thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ. Vì thế, tỷ lệ các thành viên độc lập trong hội đồng quản trị sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động (Nguyen et al., 2017). Kết quả nghiên cứu của Cavaco et al., (2017) đưa ra khuyến nghị để giảm ảnh hưởng tiêu cực, các giám đốc độc lập nên có kiến thức chuyên môn về ngành nghề hoạt động và có các mối quan hệ xã hội với các thành viên khác trong hội đồng quản trị. 4 Đạo luật Sarbanes-Oxley, còn được biết với tên Đạo luật Sarbox là một trong những luật căn bản của nghề kế toán, kiểm toán, được ban hành tại Hoa Kỳ năm 2002.
  • 32. 24 2.3.2.2. Quy mô hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Theo các nghiên cứu trước đây, quy mô của hội đồng quản trị cũng có tầm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của doanh nghiệp. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang có hai quan điểm trái chiều về ảnh hưởng của yếu tố quy mô của hội đồng quản trị lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Quan điểm thứ nhất cho rằng, hội đồng quản trị với quy mô nhỏ sẽ hoạt động hiệu quả hơn so với quy mô lớn do lợi thế về giao tiếp, giám sát, giảm thời gian ra quyết định. Vì thế hội đồng quản trị có quy mô nhỏ sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động (Lipton & Lorsch, 1992). Ngược lại, quy mô lớn sẽ gây khó khăn cho hội đồng quản trị trong việc thực hiện các công việc của mình và một gợi ý cho các hội đồng quản trị nên giới hạn số lượng thành viên trong khoảng từ 8 tới 11 thành viên là đủ (Pillai Rekha & Al-Malkawi, 2017a). Quan điểm thứ hai cho rằng, hội đồng quản trị có quy mô lớn sẽ đa dạng về kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng do đó hỗ trợ tư vấn, giám sát nhà quản lý tốt hơn, đồng thời mở rộng liên kết và tiếp cận nhiều nguồn lực bên ngoài (Coles et al., 2008). Các tác giả cho rằng tại các công ty đa ngành, cần có quy mô hội đồng quản trị lớn với nhiều giám đốc bên ngoài để nâng cao hiệu quả tư vấn. Ủng hộ cho quan điểm này, Ahmadi et al. (2017) cũng khẳng định rằng quy mô hội đồng quản trị tác động tích cực tới nhà quản lý để giảm mâu thuẫn lợi ích giữa các bên và lợi ích cá nhân của nhà quản lý. Một kết quả nghiên cứu làm hài lòng cả hai quan điểm trên đây đã chỉ ra hội đồng quản trị có quy mô lớn hay nhỏ cũng đều có những ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả của doanh nghiệp (Berezinets et al., 2017). Quy mô thích hợp nhất của hội đồng quản trị đó là sự cân bằng giữa lợi ích của các thành viên có đủ năng lực để hoàn thành tốt các chức năng và chi phí phát sinh cho các thành viên hội đồng quản trị. 2.3.2.3. Kiêm nhiệm của CEO và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Chủ tịch hội đồng quản trị và CEO (Chief Executive Officer – Tổng giám đốc điều hành) là những người có quyền lực cao nhất trong công ty. Một người với
  • 33. 25 vai trò giám sát, tư vấn, một người điều hành hoạt động trong công ty. Vì thế tầm ảnh hưởng của chủ tịch hội đồng quản trị và CEO đến hiệu quả của doanh nghiệp rất lớn. CEO kiêm chủ tịch hội đồng quản trị sẽ gia tăng quyền lực cho CEO giúp cho việc ra quyết định được nhanh chóng, thống nhất chỉ huy từ trên đảm bảo các mệnh lệnh được thực thi. Nhưng việc kiêm nhiệm này cũng làm mất đi chức năng quan trọng của chủ tịch hội đồng quản trị là giám sát CEO. Như thế, CEO sẽ hành động theo mục tiêu của mình chứ không phải vì mục tiêu của cổ đông. Vì vậy, CEO kiêm nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị giống như “con dao hai lưỡi”, sẽ phải đánh đổi giữa thống nhất chỉ huy để mệnh lệnh được đảm bảo thực thi và việc mất đi chức năng giám sát của chủ tịch hội đồng quản trị (Finkelstein & D‟aveni, 1994). Do đó, CEO kiêm nhiệm là tốt hơn hay tách rời hai quyền này là tốt hơn? Không có câu trả lời chính xác chung cho mọi trường hợp. Như trong trường hợp tại các công ty do gia đình kiểm soát, CEO và các giám đốc khác thường được bổ nhiệm bởi các thành viên trong gia đình. CEO kiêm chủ tịch hội đồng quản trị sẽ tập trung quyền lực quá lớn về cổ đông gia đình, sự kiêm nhiệm trong trường hợp này sẽ ảnh hưởng xấu tới hiệu quả hoạt động. Còn trong trường hợp công ty không do gia đình kiểm soát, sự kiêm nhiệm của CEO sẽ đem lại những tác động tích cực tới hiệu quả của công ty (Yan Lam & Kam Lee, 2008). Trong khi đó, Pillai Rekha & Al-Malkawi (2017a) nghiên cứu các công ty tại các nước thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) lại cho rằng sự kiêm nhiệm của CEO chỉ ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả của doanh nghiệp tại các nước UAE và Kuwait. Điều quan trọng là phần lớn các công ty tại các nước này là công ty gia đình. Có lẽ vì lý do này mà việc kiêm nhiệm của CEO mới đem lại hiệu quả cho công ty. Một số nghiên cứu khác cũng nhận định rằng CEO kiêm chủ tịch hội đồng quản trị cũng đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp (Rostami et al., 2016; Srivastava, 2011). Nhiều nghiên cứu khác lại chứng minh ảnh hưởng tiêu cực của việc CEO kiêm nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị tới hiệu quả của công ty. Ảnh hưởng tiêu cực này càng nhiều khi CEO càng có nhiều quyền lực hơn so với các giám đốc điều
  • 34. 26 hành khác. Các giám đốc độc lập chỉ thực hiện hiệu quả chức năng giám sát của mình khi CEO không kiêm chủ tịch hội đồng quản trị. Nếu CEO kiêm nhiệm chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị thì các giám đốc độc lập cũng thông đồng với CEO (Tang, 2017). Một ý kiến khác cho rằng, CEO vốn không thích rủi ro. Khi CEO kiêm chủ tịch hội đồng quản trị lại càng không thích rủi ro nhiều hơn. Do đó, nếu CEO kiêm chủ tịch hội đồng quản trị thì họ sẽ theo chính sách đòn bẩy tài chính thấp đem lại rủi ro thấp nhưng lợi nhuận của công ty cũng thấp (Detthamrong et al., 2017). CEO kiêm nhiệm hay không kiêm nhiệm còn nhiều tranh cãi, nhưng nếu công ty có hiệu quả hoạt động kém thì cần có một lãnh đạo có quyền lực đủ mạnh để có sự thống nhất mệnh lệnh từ trên và chắc chắn mệnh lệnh được thực thi. Đối với công ty có hiệu quả hoạt động cao cần được giám sát thật tốt để tránh vấn đề bảo thủ của CEO (Ramdani & Witteloostuijn, 2010). 2.3.2.4. Tần suất họp của hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Hội đồng quản trị có vai trò trung tâm trong quản trị doanh nghiệp. Các hoạt động của hội đồng quản trị có tác động rất lớn tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Mức độ hoạt động của hội đồng quản trị thường được đo bằng tần suất các cuộc họp hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị họp thường xuyên báo hiệu hội đồng quản trị năng động. Trong các cuộc họp, thành viên hội đồng quản trị sẽ thảo luận và trao đổi ý tưởng về cách giám sát và tư vấn cho các nhà quản lý để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động (Mayur & Saravanan, 2017). Tuy nhiên, theo Vafeas (1999), ảnh hưởng của tần suất các cuộc họp tới hiệu quả hoạt động và giá trị công ty vẫn chưa rõ ràng. Mỗi lần họp sẽ tốn một khoản chi phí như: chi phí quản lý, chi phí đi lại, phí cho các giám đốc tham dự cuộc họp. Nhưng cuộc họp cũng đem lại một số lợi ích như: thời gian bàn luận giữa các giám đốc, lập các chiến lược và giám sát các nhà quản lý. Cũng theo Vafeas (1999), tại những năm có số lần họp cao bất thường thì những năm đó có hiệu quả hoạt động kém và hiệu quả hoạt động sẽ tăng trong những năm sau đó. Số lần họp cao bất thường có thể là cách hội đồng quản trị hoạt động mạnh hơn để làm tốt vai trò của
  • 35. 27 mình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Tại một số nơi có văn hoá hội họp và các cuộc họp hội đồng quản trị biến thành nơi gặp gỡ, giao lưu về xã hội giữa các thành viên. Vì thế tại những nơi này, số lần họp nhiều không thể hiện được hội đồng quản trị hoàn thành tốt các chức năng của mình và không đem lại hiệu quả gì cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động (Rodriguez-Fernandez et al., 2014). Vì thế cần cân bằng giữa chi phí bỏ ra để tổ chức cuộc họp và những lợi ích đạt được. 2.3.3. Các nghiên cứu tại Việt Nam 2.3.3.1. Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Ở Việt Nam, cũng có khá nhiều các nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động. Tuy vậy, nghiên cứu riêng về tác động của sở hữu nước ngoài thì chưa có nhiều. Trong số các nghiên cứu đó, có thể kể đến những nghiên cứu của Trí và Hùng (2011) khi xem xét ảnh hưởng của tỷ lệ sở hữu quản trị đến hiệu quả hoạt động hoạt động các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM. Nghiên cứu này tìm thấy tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư tổ chức không tác động đến hiệu quả hoạt động, tỷ lệ sở hữu nhà nước không có tác động trong mô hình biến hiệu quả hoạt động là Tobin’s Q, còn trong mô hình hiệu quả hoạt động là ROE thì tỷ lệ sở hữu nhà nước là nghịch biến. Nghiên cứu của Thái (2013) khi xét đến cấu trúc sở hữu và hiệu quả công ty với 646 mẫu quan sát trong hai năm 2011-2012 cho thấy tác động tích cực đến từ sở hữu nước ngoài và tác động tiêu cực của sở hữu nhà nước. Nghiên cứu của Vinh (2014) khi xem xét cấu trúc sở hữu đến hiệu quả, giá trị của doanh nghiệp với tỷ lệ sở hữu của cổ đông tổ chức (cổ đông nắm giữ trên 5% cổ phần tại thời điểm cuối năm) là biến đại diện cho cấu trúc sở hữu. Theo kết quả nghiên cứu, các doanh nghiệp có sở hữu tổ chức càng cao thì hiệu quả và giá trị doanh nghiệp càng cao. Cũng theo tác giả Vinh; các công ty có sở hữu tập trung cao thì đòn bẩy tài chính càng cao, có sở hữu nước ngoài và sở hữu tổ chức thì đòn bẩy tài chính thấp. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng để kết luận các công ty có sở hữu nhà nước cao thì tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao. Còn theo nghiên cứu của Hoàng (2015), sở hữu nhà nước tác
  • 36. 28 động tiêu cực, sở hữu nước ngoài tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động các công ty xây dựng đang niêm yết. Cường (2016) khi xét ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu lên khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp; với mẫu quan sát là 207 doanh nghiệp đang niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM từ 2011 đến 2014. Kết quả cho thấy là doanh nghiệp nhà nước tốt hơn doanh nghiệp tư nhân về khả năng sinh lợi và kiểm soát chi phí. Kết quả nghiên cứu đề xuất việc đổi mới doanh nghiệp nhà nước bằng phương thức cổ phần hóa nên được tiếp tục và theo hướng từng bước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân cần phải áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả hoạt động. Lê và Thi (2016) thực hiện nghiên cứu với mẫu dữ liệu của 575 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bao gồm 1967 quan sát trong giai đoạn 2007-2012. Bằng chứng thực nghiệm nhấn mạnh rằng, sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài có tương quan thuận chiều và mạnh nhất trong các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Theo các tác giả thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ mang đến nguồn vốn dồi dào, tốc độ tăng trưởng cao, kiến thức, kinh nghiệm của nhà quản lý, chất lượng nguồn nhân lực. Những lợi ích từ nguồn vốn mạnh của nhà đầu tư nước ngoài giúp cải thiện tính thanh khoản và đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, trung bình hội đồng quản trị tại các doanh nghiệp Việt Nam có khoảng 6 thành viên. Hội đồng quản trị có quy mô nhỏ sẽ tạo điều kiện dễ dàng trong giao tiếp giữa các thành viên, từ đó tạo sự gắn kết giữa các thành viên và việc phối hợp, giúp đỡ nhau trong công việc sẽ thuận lợi hơn. Ngoài ra, các ý tưởng mới, các ý kiến, quan điểm sẽ dễ dàng trình bày trong hội đồng quản trị có quy mô nhỏ. Hơn nữa quá trình giám sát ít phân tán hơn, với kích thước hiện tại của hội đồng quản trị, các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam dễ dàng kiểm soát được vấn đề người đi xe không tốn tiền (free-rider), cắt giảm chi phí chia sẻ thông tin, tạo điều kiện cho CEO thực hiện chức năng kiểm soát.
  • 37. 29 2.3.3.2. Cấu trúc và hoạt động của hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Đức và Thủy (2013) tiến hành nghiên cứu nhằm lượng hóa mối quan hệ giữa quản trị công ty với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các tác giả thực hiện nghiên cứu với mẫu dữ liệu bao gồm 122 công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2006-2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số yếu tố thuộc về cấu trúc và hoạt động của hội đồng quản trị tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp bao gồm quyền kiêm nhiệm của CEO, kinh nghiệm điều hành, tỷ lệ thành viên nữ và thù lao của hội đồng quản trị. Phúc và Thông (2014) tiến hành nghiên cứu với mẫu dữ liệu bao gồm 217 doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội trong giai đoạn 2007-2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố thuộc về quản trị doanh nghiệp có tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa như tỷ lệ sở hữu, tính độc lập và kinh nghiệm điều hành của hội đồng quản trị. ải (2015) tiến hành nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty vừa và nhỏ ở Việt Nam trong giai đoạn 2009-2014. Nghiên cứu phát hiện thú vị rằng tỷ lệ thành viên nữ trong hội đồng quản trị có mối tương quan dương với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cũng chứng minh được rằng sự tác động cũng như các nhân tố ảnh hưởng là khác nhau giữa các ngành và đề xuất nghiên cứu theo ngành. Thảo và cộng sự (2015) khi kiểm định vai trò của nữ giới đối với thành quả của công ty, trong đó có xem xét đến tác động của sở hữu nhà nước lên mối tương quan này. Kết quả là CEO nữ giới sẽ gia tăng nhanh thành quả công ty ở những công ty không có sở hữu nhà nước. Ngoài ra, CEO nữ giới có xu hướng chấp nhận rủi ro ít hơn CEO là nam giới. Nhóm tác giả không tìm thấy bằng chứng về tác động tích cực giữa tỷ lệ nữ giới trong hội đồng quản trị và thành quả công ty.
  • 38. 30 Tóm lại, từ việc tổng quan các nghiên cứu liên quan trên thế giới và tại Việt Nam, học viên nhận thấy ai đặc điểm quan trọng sau: Một là, các nghiên cứu của các tác giả về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu, đặc điểm của hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cho kết quả vẫn chưa thống nhất. Do tầm quan trọng của của cấu trúc sở hữu và sự đa dạng của cấu trúc sở hữu tại các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển, rất cần các nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu, cơ chế quản trị doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động. Các nghiên cứu cho thị trường Việt Nam cũng không ngoại lệ. Hai là, có rất nhiều yếu tố tác động đã được khám phá qua những nghiên cứu thực nghiệm trước đây, cả trên thế giới và tại Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi ngành nghề với đặc thù riêng sẽ chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố tác động khác nhau. Do đó, trong bài viết này, Học viên sẽ thực hiện kiểm định tác động của các yếu tố này đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp riêng ở ngành Công nghiệp tại Việt Nam. Đây có thể được xem là một đóng góp nhỏ của luận văn cho kho tàng các nghiên cứu về chủ đề này tại Việt Nam.
  • 39. 31 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Chƣơng 2 học viên đã nêu được tổng quan chung về lý thuyết, giới thiệu một số chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Học viên cũng đã trình bày được tổng quan các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này là khác nhau vì còn phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh khác nhau. Cụ thể, học viên đã tập trung đưa ra những cơ sở lý luận về các yếu tố tác động thuộc về cấu trúc sở hữu, bao gồm sở hữu tổ chức và sở hữu nước ngoài, đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành công nghiệp. Bên cạnh đó, các yếu tố thuộc về cấu trúc và hoạt động của hội đồng quản trị cũng được lập luận để đưa vào bài nghiên cứu như: kiêm nhiệm của CEO, tính độc lập, quy mô và tần suất họp của hội đồng quản trị.
  • 40. 32 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu được mô tả tổng quan theo sơ đồ dưới đây. Hình 3-1: Quy trình nghiên cứu Nguồn: Học viên thiết kế 3.2. P ƣơ pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 14.0 và phần mềm Microsoft Excel 2016 để xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố thuộc về cấu trúc sở hữu, các yếu tố thuộc về cấu trúc và hoạt động của hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong phương pháp định lượng, học viên phân tích mô hình hồi quy đa biến (Multiple Regression Model). Quá trình phân tích được thực hiện theo các bước như sau: - Phân tích đơn biến: gồm hai bước là phân tích thống kê mô tả và phân tích tương quan giữa các biến. - Phân tích đa biến: gồm các bước chọn mô hình xử lý dữ liệu, đánh giá độ phù hợp của phương trình hồi quy, lựa chọn biến giải thích. Cụ thể các bước được tiến hành như sau: 3.2.1. Thống kê mô tả Số liệu được trình bày dưới dạng bảng thống kê, bao gồm các cột tương ứng với các nội dung: tên biến, số quan sát, trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị cực tiểu và
  • 41. 33 giá trị cực đại, trung vị. Học viên sẽ phân tích sơ lược dựa trên các số liệu thống kê của các biến quan sát được trình bày trong bảng. 3.2.2. Phân tích tương quan Để đo lường mối quan hệ giữa tuyến tính giữa hai biến thông thường sẽ sử dụng hệ số tương quan Pearson (Pearson correlation coefficient). Hệ số tương quan Pearson sẽ nằm trong khoảng từ -1 đến 1 để mô tả tương quan của hai biến. Nếu hệ số tương quan mang dấu âm thì mối quan hệ giữa hai biến là ngược chiều. Điều này có nghĩa là khi biến này tăng giá trị sẽ làm giá trị biến kia giảm đ. Nếu hệ số tương quan mang dấu dương thì mối quan hệ giữa hai biến là thuận chiều. Nghĩa là nếu biến này tăng giá trị sẽ làm giá trị biến kia tăng theo. Giá trị của hệ số tương quan thể hiện mức độ tương quan giữa hai biến. Vì thế nếu hệ số tương quan lớn hơn 0.8 thì có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong phương trình hồi quy. Khi hệ số tương quan bằng 0, có nghĩa là hai biến này không có mối quan hệ tuyến tính với nhau, thay đổi giá trị biến này không ảnh hưởng đến giá trị biến kia. 3.2.3. Lựa chọn phương pháp xử lý dữ liệu Trong các nghiên cứu sử dụng dữ liệu dạng bảng, các phương pháp thường được sử dụng để ước lượng mô hình dữ liệu bảng đó là phương pháp tác động cố định (Fixed Effects Model, FEM) và phương pháp tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model, REM). P ƣơ pháp tác động cố định (Fixed Effects Model, FEM): theo phương pháp tác động cố định thì mỗi các nhân có thể có những đặc trưng riêng biệt. vì thế việc ước lượng sẽ phụ thuộc vào các giả định về các đặc trưng riêng biệt như tung độ gốc, hệ số góc và sai số của mỗi cá nhân. Vì thế có thể xảy ra các trường hợp sau: - Tung độ gốc và hệ số góc thay đổi theo từng cá nhân và theo thời gian. - Tung độ gốc và hệ số góc thay đổi theo từng cá nhân. - Hệ số góc không đổi nhưng tung độ gốc thay đổi theo từng cá nhân và theo thời gian. - Hệ số góc không thay đổi, tung độ gốc thay đổi theo từng cá nhân.
  • 42. 34 - Hệ số góc và tung độ gốc không thay đổi theo thời gian và không gian, sai số thể hiện sự khác biệt theo thời gian của từng cá nhân. Tung độ gốc của riêng mỗi các nhân có thể khác nhau trong mô hình hồi quy. Do đó để ước lượng với các tung độ gốc khác nhau của các cá nhân, phương pháp này sử dụng các biến giả. Vì thế FEM còn được gọi là mô hình biến giả bình phương nhỏ nhất (Least Square Dummy Variable, LSDV). P ƣơ pháp tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model, REM): phương pháp tác động ngẫu nhiên hay còn gọi là mô hình ECM (Error Components Model, ECM). Theo mô hình ECM thì tung độ gốc của mỗi đơn vị riêng lẻ trong bảng dữ liệu là đại lượng ngẫu nhiên không phải là một hằng số. Do đó tung độ gốc của cá nhân sẽ là sai lệch giữa giá trị này với giá trị trung bình. Sự khác nhau giữa phương pháp tác động ngẫu nhiên và tác động cố định là sự thay đổi giữa các đơn vị dữ liệu. Và sự thay đổi giữa các đơn vị này được xem là ngẫu nhiên và không ảnh hưởng gì đến các biến độc lập. Để có thể lực chọn được phương pháp ước lượng phù hợp nhất, học viên sẽ thực hiện ước lượng hồi quy ở cả hai mô hình. Sau đó học viên sẽ sử dụng iể đị Haus a để xác định phương pháp nào là phù hợp nhất. Trong iể đị Hausman, các giả thuyết được đặt ra như sau: H0: hông có tư ng quan giữa c c iến độc lập và thành phần ng u nhi n chọn mô h nh . H1: ó tư ng quan giữa c c iến độc lập và thành phần ng u nhi n chọn mô h nh . Khi p-value >0,05, chấp nhận giả thiết Ho, điều này cho phép chúng ta đi đến kết luận rằng không có sự khác biệt giữa FEM và REM một cách có ý nghĩa thống kê. Mô hình REM hiệu quả hơn FEM. Khi p-value <0,0, bác bỏ giả thuyết Ho, khi đó có sự khác biệt giữa FEM và REM, mô hình FEM hiệu quả hơn. Đồng thời, học viên cũng sử dụng iể đị VIF nhằm phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến.
  • 43. 35 Trong mô hình hồi quy sử dụng dữ liệu bảng có thể xảy ra hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi sẽ làm sai lệch các ước lượng. Vì thế tác gỉả sử dụng iể đị Woo rid e để kiểm tra hiện tượng tự tương quan (Autocorrelation) và iể đị Wa d để kiểm tra lỗi phương sai thay đổi (Heteroskedasticity). Nếu phát hiện các vi phạm, tác giả sẽ sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu nhỏ nhất (Generalized least squares, GLS) vì những ưu điểm nổi bật của phương pháp này so với phương pháp O S thông thường. 3.3. Mô hình nghiên cứu 3.3.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu Tổng quan lý thuyết và kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả đã minh chứng rằng các yếu tố thuộc về cấu trúc sở hữu, cấu trúc và hoạt động của hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có mối tương quan với nhau. Để làm rõ mối tương quan này, học viên sử dụng mô hình hồi quy đa biến (Multiple Regression Model) để dự báo và giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố thuộc về cấu trúc sở hữu, cấu trúc và hoạt động của hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Học viên tham khảo mô hình cơ bản trong nghiên cứu của (Mollah et al., 2012) có dạng như sau: Performanceit = α + β(Ownership)i + γXi + λZi+ Ɛit (3.1) Trong đó: Performanceit: hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thứ i trong năm t. Ownershipi: cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp thứ i. Xi: biến kiểm soát của doanh nghiệp thứ i. Zi: các biến quản trị doanh nghiệp của doanh nghiệp thứ i. Ɛit: phần dư của không tính to n được của doanh nghiệp i trong năm t.