SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------
Phạm Văn Chiến
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SỰ PHÂN BỐ
CỦA THÚ BIỂN DỰA TRÊN BỘ SƯU TẬP MẪU VẬT ĐƯỢC LƯU
TRỮ TẠI CÁC BẢO TÀNG VÀ ĐỀN THỜ CÁ ÔNG Ở CÁC ĐỊA
PHƯƠNG VEN BIỂN TỪ QUẢNG NINH TỚI KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội – 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------
Phạm Văn Chiến
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SỰ PHÂN BỐ
CỦA THÚ BIỂN DỰA TRÊN BỘ SƯU TẬP MẪU VẬT ĐƯỢC LƯU
TRỮ TẠI CÁC BẢO TÀNG VÀ ĐỀN THỜ CÁ ÔNG Ở CÁC ĐỊA
PHƯƠNG VEN BIỂN TỪ QUẢNG NINH TỚI KHÁNH HÒA
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 60420103
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
HDC: TS. Nguyễn Văn Quân
HDP: PGS. TS. Nguyễn Xuân Huấn
Hà Nội – 2013
LỜI CẢM ƠN
Học viên xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Quân, PGS.
TS Nguyễn Xuân Huấn, những người thầy đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn học viên
trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Học viên cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Viện Tài nguyên và Môi
trường biển, lãnh đạo phòng Bảo tồn và Đa dạng sinh học biển – Viện Tài nguyên và
Môi trường biển đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để học viên có thể thực hiện
được luận văn này.
Học viên xin được gửi lời cảm ơn tới Ban chủ nhiện cùng tập thể các thầy cô
giáo trong khoa Sinh học nói chung và bộ môn Động vật học có xương sống nói riêng
đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ để học viên có thể hoàn thành chương trình học tại Khoa
Sinh học – trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
Học viên cũng muốn gửi lời cảm ơn tới Ban chủ nhiện Đề tài KC.08.25/11-15:
“Nghiên cứu giải pháp phục hồi hệ sinh thái đầm, hồ ven biển đã bị suy thoái ở khu
vực miền Trung” do Viện Tài nguyên và Môi trường biển chủ trì, đã tạo điều kiện
cho học viên được sử dụng nguồn số liệu của Đề tài để sử dụng cho luận văn này.
Nhân đây học viên cũng xin gửi lời tri ân tới các chuyên gia nước ngoài
PGS.TS. Chiou-Ju-Yao (Bảo tàng tự nhiên Quốc gia Đài Loan), GS.TS. Tadasu
Yamada (Bảo tàng tự nhiên Quốc gia Nhật Bản), GS.TS. Hinkiu Mok (Đại học Cao
Hùng, Đài Loan) đã cung cấp những trợ giúp về mặt kỹ thuật và các ý kiến tư vấn hết
sức hiệu quả, giúp học viên hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng học viên cũng muốn gửi lời cảm ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè
những người luôn bên cạnh giúp đỡ, là chỗ dựa tinh thần để học viên có thể hoàn
thành luận văn này.
Hải Phòng, tháng 12 năm 2013
Tác giả
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................4
1.1. Tổng quan về thú biển ...............................................................................4
1.1.1. Vị trí phân loại của thú biển ...........................................................4
1.1.2. Đặc điểm sinh học của thú biển......................................................5
1.2. Tình hình nghiên cứu thú biển .................................................................16
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...............................................16
1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam..............................................19
Chương 2 – TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................21
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................21
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................21
2.1.2. Thời gian nghiên cứu....................................................................22
2.2. Tài liệu và thiết bị nghiên cứu .................................................................22
2.2.1. Tài liệu nghiên cứu.......................................................................22
2.2.2. Thiết bị nghiên cứu ......................................................................24
2.3. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................25
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................25
2.3.2. Phương pháp định loại mẫu vật....................................................30
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................37
3.1. Thành phần loài thú biển trong khu vực nghiên cứu................................37
3.1.1. Mẫu vật thu tại Quảng Ninh.........................................................37
3.1.2. Mẫu vật thu tại Hải Phòng............................................................40
3.1.3. Mẫu vật thu tại Thanh Hóa...........................................................43
3.1.4. Mẫu vật thu tại Hà Tĩnh ...............................................................44
3.1.5. Mẫu vật thu tại Quảng Bình .........................................................45
3.1.6. Mẫu vật thu tại Quảng Ngãi .........................................................46
3.1.7. Mẫu vật thu tại Khánh Hòa ..........................................................50
3.2. Ghi nhận về thú biển ở một số vùng biển trong khu vực nghiên cứu.......54
3.3. Mô tả đặc điểm các loài thú biển phát hiện trong khu vực nghiên cứu ....56
3.4. Các loài quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa, tuyệt chủng..............................78
3.5. Khóa định loại các loài thú biển trong khu vực nghiên cứu.....................79
3.5.1. Khóa định loại dựa trên đặc điểm hình thái..................................79
3.5.2. Khóa định loại dựa trên đặc điểm bộ xương.................................80
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..........................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................83
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Địa điểm thu mẫu....................................................................................22
Bảng 2.2. Các mẫu vật được thu thập và nghiên cứu...............................................23
Bảng 2.3. Các chỉ tiêu hình thái ngoài của cá voi và cá heo....................................26
Bảng 2.4. Các số đo hộp sọ cá heo ..........................................................................27
Bảng 2.5. Các số đo hộp sọ cá voi...........................................................................29
Bảng 3.1. Số đo một số mẫu hộp sọ ở vườn Quốc gia Bái Tử Long........................38
Bảng 3.2. Số đo bộ xương Cá voi xám ở Bảo tàng Quảng Ninh .............................39
Bảng 3.3. Số đo mẫu cá heo ở Hải Phòng ...............................................................42
Bảng 3.4. Số đo hộp sọ cá heo ở Quảng Ngãi .........................................................49
Bảng 3.5. Số đo hộp sọ Cá heo đốm nhiệt đới trưởng thành ở Khánh Hòa .............52
Bảng 3.6. Danh lục các loài thú biển trong khu vực nghiên cứu .............................53
Bảng 3.7. Thành phần loài thú biển so với những nghiên cứu trước .......................54
Bảng 3.8. Ghi nhận về thú biển ở một số vùng biển trong khu vực nghiên cứu ......55
Bảng 3.9. Mức đe dọa của các loài thú biển theo Sách đỏ Việt Nam 2007 và danh lục
đỏ IUCN năm 2013 .................................................................................................78
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình dạng ngoài của cá voi .......................................................................6
Hình 1.2. Hình dạng cột nước do các loài cá voi tạo ra.............................................7
Hình 1.3. Hình dạng ngoài của bò biển .....................................................................8
Hình 1.4. Hình dạng ngoài của bộ ăn thịt..................................................................9
Hình 1.5. Bộ xương của thú biển.............................................................................10
Hình 1.6. Hộp sọ của thú biển .................................................................................11
Hình 1.7. Cột sống của thú biển ..............................................................................13
Hình 1.8. Xương chi của thú biển............................................................................14
Hình 2.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu .......................................................................21
Hình 2.2. Đặc điểm Họ Eschrichtiidae ....................................................................32
Hình 2.3. Đặc điểm Họ Banaenopteridae ................................................................33
Hình 2.4. Đặc điểm Họ Physeteridae.......................................................................34
Hình 2.5. Đặc điểm họ Kogiidae.............................................................................34
Hình 2.6. Đặc điểm Họ Delphinidae .......................................................................35
Hình 2.7. Đặc điểm họ Phocoenidae .......................................................................36
Hình 3.1. Mẫu thu tại Quảng Ninh ..........................................................................37
Hình 3.2. Mẫu thu tại Hải Phòng.............................................................................42
Hình 3.3. Cá voi Balaenoptera sp. ở Thanh Hóa.....................................................44
Hình 3.4. Mẫu Cá nhà táng nhỏ ở Hà Tĩnh..............................................................45
Hình 3.5. Mẫu thu tại Quảng Bình ..........................................................................45
Hình 3.6. Mẫu thu tại Quảng Ngãi ..........................................................................48
Hình 3.7. Mẫu thu tại Khánh Hòa ...........................................................................51
Hình 3.8. Cá voi xám...............................................................................................56
Hình 3.9. Hộp sọ của Cá voi xám............................................................................57
Hình 3.10. Bản đồ phân bố Cá voi xám trên thế giới...............................................58
Hình 3.11. Cá voi lưng gù .......................................................................................59
Hình 3.12. Hộp sọ của Cá voi lưng gù.....................................................................60
Hình 3. 13. Phân bố của Cá voi lưng gù trên thế giới..............................................60
Hình 3.14. Cá voi omura .........................................................................................61
Hình 3.15. Hộp sọ của Cá voi omura.......................................................................62
Hình 3.16. Phân bố của Cá voi omura trên thế giới.................................................63
Hình 3.17. Cá voi nhỏ .............................................................................................64
Hình 3.18. Hộp sọ của Cá voi nhỏ...........................................................................64
Hình 3.19. Phân bố của Cá voi nhỏ trên thế giới.....................................................65
Hình 3.20. Cá nhà táng............................................................................................66
Hình 3.21. Hộp sọ Cá nhà táng................................................................................66
Hình 3.22. Phân bố của Cá nhà táng trên thế giới ...................................................67
Hình 3.23. Cá heo lưng gù Thái Bình Dương..........................................................68
Hình 3.24. Hộp sọ của Cá heo lưng gù Thái Bình Dương.......................................69
Hình 3.25. Phân bố của Cá heo lưng gù Thái Bình Dương trên thế giới .................70
Hình 3.26. Cá heo đốm nhiệt đới.............................................................................71
Hình 3.27. Hộp sọ của Cá heo đốm nhiệt đới..........................................................72
Hình 3.28. Phân bố của Cá heo đốm nhiệt đới trên thế giới ....................................72
Hình 3.29. Cá heo không vây ..................................................................................73
Hình 3.30. Hộp sọ của Cá heo không vây ...............................................................73
Hình 3.31. Phân bố của Cá heo không vây trên thế giới..........................................74
Hình 3.32. Cá heo mũi chai.....................................................................................75
Hình 3.33. Hộp sọ của Cá heo mũi chai ..................................................................75
Hình 3.34. Phân bố của Cá heo mũi chai trên thế giới.............................................76
Hình 3.35. Cá nhà táng nhỏ.....................................................................................77
Hình 3.36. Hộp sọ của Cá nhà táng nhỏ ..................................................................77
Hình 3.37. Phân bố của Cá nhà táng nhỏ trên thế giới.............................................78
BẢNG KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT
DD: Mức đe dọa thiếu dẫn liệu trong sách đỏ IUCN
EN: Mức đe dọa nguy cấp trong sách đỏ IUCN
IUCN: Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
FAO: Viết tắt của Food and Agriculture Organization of the United Nations – Tổ
chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
GPS: Viết tắt của Global Positioning System – Hệ thống định vị toàn cầu
LC: Mức đe dọa ít được quan tâm trong sách đỏ IUCN
NOAA: Viết tắt của National Oceanic and Atmospheric Administration – Cục Quản
lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ
NT: Mức đe dọa gần nguy cấp trong sách đỏ IUCN
VU: Mức đe dọa sẽ nguy cấp trong sách đỏ IUCN
PCR: Viết tắt của Polymerase Chain Reaction – Phản ứng chuỗi trùng hợp
VQG: Vườn Quốc gia
1
MỞ ĐẦU
Thú biển là nhóm động vật thuộc lớp thú (cá voi, bò biển, hải cẩu …) nhưng
có đời sống gắn liền với biển. Trên thế giới hiện nay các nhà khoa học đã mô tả và
xác định được khoảng 128 loài, chúng phân bố ở hầu hết các vùng biển và đại dương,
một số loài cá heo còn phân bố trong các con sông lớn như sông Amazon, sông Hằng,
sông Mê Kông …. Vùng biển của Việt Nam được ghi nhận là nơi sinh sống của rất
nhiều loài thú biển, chúng được các ngư dân bắt gặp thường xuyên ngoài tự nhiên khi
đi đánh bắt hải sản. Ngoài ra, mẫu vật của chúng cũng được tìm thấy trong các bảo
tàng chuyên ngành, các lăng thờ cúng cá ông do ngư dân xây dựng ở các địa phương
ven biển. Trong những năm gần đây nhờ sự phát triển của các phương tiện thông tin
đại chúng, các thông tin về cá voi, cá heo, hải cẩu bị chết trôi dạt vào bờ được cập
nhật thường xuyên hơn. Tuy nhiên, nhóm đối tượng thú biển ở Việt Nam còn chưa
được quan tâm và nghiên cứu đầy đủ, các dẫn liệu ban đầu về thành phần loài, sự
phân bố và số lượng của mỗi loài thú biển ở Việt Nam là rất ít, phần lớn do các nhà
khoa học nước ngoài cung cấp từ những năm 1990. Các thông tin này ngày nay đã
không còn đúng với thực tế về hiện trạng thú biển của nước ta. Các nghiên cứu mới
về thú biển ở Việt Nam là hầu như không có, dẫn tới những khó khăn trong công tác
quản lý và bảo tồn nhóm động vật biển quý hiếm này. Chính vì vậy đề tài “Bước đầu
nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển dựa trên bộ sưu tập mẫu vật
được lưu trữ tại các bảo tàng và đền thờ cá ông ở các địa phương ven biển từ Quảng
Ninh tới Khánh Hòa” được thực hiện với các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể sau:
Mục tiêu:
 Nắm được các phương pháp điều tra khảo sát, nghiên cứu về thú biển.
 Có được bộ số liệu ban đầu về thành phần loài, sự phân bố của thú biển ở khu
vực ven bờ từ Quảng Ninh tới Khánh Hòa.
Nhiệm vụ:
2
 Thu thập và xử lý tất cả các tài liệu lịch sử đã xuất bản có liên quan tới vấn đề
nghiên cứu (các công bố khoa học, các thông tin xã hội, văn bản pháp luật …).
 Đánh giá các mẫu vật, tài liệu nghiên cứu trong hệ thống các bảo tàng chuyên
ngành và hệ thống các lăng thờ cá ông được ngư dân xây dựng ở các địa
phương ven biển trong khu vực nghiên cứu.
 Tiến hành điều tra khảo sát ngoài thực địa thông qua việc phỏng vấn thu thập
thông tin từ các ngư dân, các nhà quản lý địa phương, các cộng đồng ven biển
tại các khu vực nghiên cứu.
 Phân tích mẫu vật dựa trên phương pháp hình thái học dựa vào các đặc điểm
hình thái của cơ thể và cấu trúc của bộ xương để xác định tên loài.
Các hoạt động triển khai:
 Để thực hiện được các nhiệm vụ nêu trên, học viên cùng với chuyên gia thú
biển của Bảo tàng Tự nhiên Quốc gia Đài Loan đã tiến hành khảo sát một hệ
thống các bảo tàng chuyên ngành, lăng thờ cá ông do người dân lập ra ở các
tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa trong khuôn khổ đề tài cấp cơ sở
Viện Tài nguyên và Môi trường biển năm 2012.
 Kết hợp với các đề tài, dự án do Viện Tài nguyên và Môi trường biển chủ trì,
các thông tin truyền thông đại chúng (báo chí, phát thanh, truyền hình …) học
viên đã thu thêm những thông tin và tư liệu liên quan tới thú biển trong khu
vực nghiên cứu.
 Tranh thủ sự giúp đỡ từ phía đối tác Đài Loan học viên được trực tiếp sang
học tập phương pháp nghiên cứu thú biển dựa trên các bộ mẫu chuẩn và trang
thiết bị thí nghiệm sẵn có của Bảo tàng Tự nhiên Quốc gia Đài Loan.
Các kết quả chính đạt được:
 Dựa trên những mẫu vật trong hệ thống bảo tàng chuyên ngành, các lăng thờ
cá ông, các thông tin do các cơ quan chức năng địa phương cung cấp đã xác
3
định được danh sách thành phần loài thú biển dải ven bờ khu vực nghiên cứu
gồm 11 loài. Trong đó đã bổ sung được 2 loài mới cho danh lục thú biển Việt
Nam đó là: loài Cá voi xám (Eschrichtius robustus) và loài Cá voi omura
(Balaenoptera omurai). Cả hai loài mới ghi nhận này đã được các chuyên gia
nước ngoài phối hợp nghiên cứu và khẳng định.
 Dựa vào kết quả phân tích mẫu vật, các thông tin thu thập được từ các phiếu
phỏng vấn đã xác định được phạm vi, vùng phân bố của các loài thú biển
thường gặp ở dải ven bờ khu vực nghiên cứu. Dựa vào vật mẫu ở Bảo tàng
Lịch sử tỉnh Quảng Ninh đã bổ sung được phạm vi phân bố của loài Cá voi
xám mở rộng sang cả vùng biển bờ tây vịnh Bắc bộ. So với các tài liệu của Tổ
chức Bảo tồn Quốc tế IUCN đã công bố trước đây thì phạm vi phân bố của
loài này chỉ đến đảo Hải Nam của Trung Quốc.
 Đã công bố được 03 bài báo đăng hoặc đã được chấp nhận cho đăng có liên
quan tới nội dung của luận văn: 01 bài đăng trên Tuyển tập Tài nguyên và Môi
trường biển, 01 bài đăng trên Kỷ yếu Hội nghị Toàn quốc về Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật lần thứ V, 01 bài đăng trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
4
Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về thú biển
1.1.1. Vị trí phân loại của thú biển
Giới: Động vật (Animalia)
Ngành: Có dây sống (Chordata)
Lớp: Thú (Mammalia)
- Bộ Cá voi (Cetacea)
Bộ: Bao gồm ba bộ: - Bộ Bò nước (Serenia)
- Bộ Ăn thịt (Carnivora)
Thú biển bao gồm tất cả các loài thú có đời sống gắn liền với biển. Chúng được
xếp vào 3 bộ: Bộ Cá voi, Bộ Bò nước và Bộ Ăn thịt. Hiện nay trên thế giới các nhà
khoa học đã mô tả và xác định được khoảng 128 loài trong đó có 84 loài thuộc Bộ Cá
voi, 5 loài thuộc Bộ Bò nước và 39 loài thuộc Bộ Ăn thịt [9]. Dưới đây là phân loại
các họ thú biển theo tác giả Hadoram Shirihai [9].
Bộ Phân bộ Họ
Cetacea
(Cá voi)
Mysticeti
(Cá voi tấm sừng hàm)
Banaenidae (có 4 loài)
Neobalaenidae (có 1 loài)
Balaenopteriadae (có 9 loài)
Eschrichtiidae (có 1 loài)
Odontoceti
(Cá voi có răng)
Physeteridae (có 1 loài)
Kogiidae (có 2 loài)
Monodontidae (có 2 loài)
Ziphiidae (có 21 loài)
Delphinidae (có 34 loài)
Phocoenidae (có 7 loài
Platanistidae (có 1 loài)
Iniidae (có 1 loài)
Pontoporiidae (có 1 loài)
5
Serenia
(Bò nước)
Trichechidae (có 3 loài)
Dugongidae (có 2 loài)
Carnivora
(Ăn thịt)
Pinnipedia
(Chân màng)
Otariidae (có 16 loài)
Odobenidae (có 1 loài)
Phocidae (có 19 loài)
Fissipedia
(Chân chẽ)
Mustelidae (có 2 loài)
Ursidae (có 1 loài)
Một danh sách các loài thú biển trên thế giới theo tác giả Hadoram Shirihai
được liệt kê trong phụ lục 1 của tài liệu này.
1.1.2. Đặc điểm sinh học của thú biển
Thú biển là nhóm động vật có vú, đẻ con và nuôi con bằng sữa nhưng đời sống
lại gắn liền với biển. Chính vì vậy thú biển mang một số đặc điểm khác so với các
loài thú trên cạn.
a) Đặc điểm hình thái cơ thể
Các loài thú thuộc Bộ Cá voi đã thích nghi hoàn toàn với cuộc sống dưới nước
vào khoảng 50 triệu năm về trước, trong thời gian này động vật dạng cá voi đã mất
dần đi những thuộc tính phù hợp cho sự sinh tồn trên đất liền và thu được những đặc
tính thích nghi với cuộc sống ở dưới nước. Chi sau biến mất, cơ thể của chúng trở lên
thon và thuôn hơn, hình dạng cho phép chúng có thể di chuyển nhanh hơn trong nước.
Đuôi nguyên thủy của chúng được chuyển thành một cặp thùy đuôi có tác dụng dẫn
lái khi di chuyển. Chi trước của chúng biến thành các tay chèo rất hiệu quả khi di
chuyển trong môi trước nước và làm cân bằng kích thước to lớn của chúng (hình 1.1).
Do không còn nhu cầu giữ ấm từ bên ngoài lên lớp lông của các loài cá voi cũng bị
tiêu biến giúp giảm lực ma sát khi di chuyển trong nước. Tuy sống ở dưới nước nhưng
là những loài thú thực sự, các loài cá voi cũng hô hấp bằng phổi, quá trình trao đổi
khí được thực hiện thông qua lỗ thở trên đỉnh đầu. Khi cá voi thở ra do không khí cũ
được làm ấm từ phổi tiếp xúc với không khí lạnh hơn ở môi trường bên ngoài tạo ra
6
một cột nước tựa như khói. Cột nước này có hình dạng, độ cao, góc phun đặc trưng
cho từng loài. Vì thế, các loài cá voi có thể được những thợ săn cá voi hay những
người theo dõi cá voi giàu kinh nghiệm nhận dạng từ xa bằng cách sử dụng đặc trưng
này (hình 1.2). Do sống dưới biển mặn thị giác của cá voi có các tuyến tiết ra chất
nhờn giúp bảo vệ mắt trước nước mặn của biển cả. Cá voi cũng có thủy tinh thể gần
như hình cầu trong mắt, có hiệu quả tập trung cao nhất đối với cường độ ánh sáng
yếu trong vùng nước sâu. Thị giác của các loài cá voi nói chung là kém (ngoại trừ
một số loài cá heo). Giống như mắt, tai của cá voi cũng nhỏ, cuộc sống dưới nước đã
làm tiêu giảm các tai ngoài của chúng, mà chức năng của nó là thu thập các sóng âm
thanh trong không gian. Tuy nhiên, do nước là môi trường truyền âm tốt hơn nhiều
so với không khí, nên tai ngoài không còn cần thiết nữa. Nó chỉ còn là một lỗ nhỏ
trên da, ngay phía sau các mắt [12].
(a)
(b)
Hình 1.1. Hình dạng ngoài của cá voi
(a – Phân bộ cá voi tấm lược sừng, b – Phân bộ cá voi có răng)
(theo Mark Carwardine, 2005)
7
(Cá voi Eden’s) (Cá voi Sei) (Cá nhà táng)
(Cá voi đầu bò) (Cá voi vây) (Cá voi đầu cong)
(Cá voi xanh) (Cá voi xám) (Cá voi lưng gù)
Hình 1.2. Hình dạng cột nước do các loài cá voi tạo ra
(theo Mark Carwardine, 2005)
Các loài thú thuộc Bộ Bò biển cũng thích nghi hoàn toàn với cuộc sống dưới
nước nhưng vẫn giữ nhiều nét của thú ở cạn. Mình thon dài, cổ không rõ, chi trước
biến thành tay chèo nhưng ngón tay vẫn còn di tích của móng guốc có tác dụng như
một giá đỡ khi kiếm ăn. Chi sau thiếu, đuôi rộng hình vây cá nằm ngang. Thân phủ
lông thưa (hình 1.3). Bò biển là nhóm thú biển chủ yếu ăn thực vật (một cá thể dugong
có thể ăn khoảng 25 kg cỏ biển/ngày). Kích thước cơ thể tương đối lớn, khi mới sinh
con non có kích thước khoảng 1 mét, khi trưởng thành có thể đạt 2,5 mét và nặng đến
400 kg. Phần miệng được cấu tạo khá đặc biệt và linh động giúp nó đào tận rễ thảm
8
cỏ biển (dưới nền cát), phần đệm ở răng của bò biển cũng giống như các loài thú nhai
lại được coi là bộ phận quan trọng nhất trong khi gặm cỏ biển và chuyển tải thức ăn
vào bên trong miệng. Bò biển không thể lặn lâu trong nước mà thường xuyên ngoi
lên mặt nước để thở, chúng di chuyển chậm chạp, với vận tốc khoảng vài km/giờ, và
thường xuyên nghỉ ngơi ở tầng nước 2 - 10 mét. Tuổi thọ của các loài bò biển khá
cao, chúng có thể sống hơn 70 tuổi. Có thể phân biệt con đực và con cái dễ dàng nhờ
vào vị trí khe hở của cơ quan sinh dục. Vùng xương chậu của con đực được tìm thấy
bên trong khe hở của bộ phận sinh dục ở giữa hậu môn và rốn. Tinh hoàn ở bên trong
bụng, cuống sinh dục chỉ nhô ra khi con đực hưng phấn. Trái lại khe sinh dục của con
cái nằm gần hậu môn hơn. Cả con đực và cái đều trưởng thành về giới tính khoảng
từ 7 - 19 năm, khi đó kích thước cơ thể của chúng khoảng 2,5 mét. [12].
Hình 1.3. Hình dạng ngoài của bò biển
(theo Mark Carwardine, 2005)
Các loài thú thuộc Bộ Ăn thịt thích nghi với đời sống dưới nước (hải cẩu, sư
tử biển, …) có cơ thể thon dài, cổ ngắn không phân biệt rõ với thân. Các loài trong
Phân bộ Chân màng có chi trước biến thành tay chèo, móng tiêu giảm hay tiêu biến,
lớp mỡ dưới da dày, lông và răng tiêu giảm, răng thịt không phân hóa, vành tai thiếu,
thị giác kém phát triển, khứu giác rất thính (hình 1.4). Tinh hoàn nằm trong khoang
bụng, tử cung hai sừng, nhau ống. Phần lớn có cuộc đời sống trong nước, chỉ lên cạn
để sinh sản và thay lông. Chúng là nhóm sinh vật phân bố chủ yếu ở miền lạnh Bắc
cực và Nam cực [12].
9
(a)
(b)
(c)
Hình 1.4. Hình dạng ngoài của bộ ăn thịt
(a – hải cẩu; b – rái cá; c – gấu bắc cực)
(theo Mark Carwardine, 2005)
b) Đặc điểm hình thái bộ xương
Bộ xương bao gồm tất cả các xương và sụn gồm có phần đầu, phần trục (xương
sống, xương sườn, xương đuôi) và phần chi. Bộ xương giúp nâng đỡ các mô mềm
định dạng hình dáng, xác định kích thước tổng thể và tham gia vào quá trình vận động
(hình 1.5). Tủy ở một số xương chứa tế bào gốc để tạo ra các tế bào máu. Ở nhóm cá
voi xương chứa nhiều chất béo hơn còn ở nhóm bò biển xương lại chứa nhiều canxi
hơn, các đặc điểm này có ảnh hưởng tới sức nổi của cơ thể. Thành phần hóa học của
xương liên tục thay đổi theo tuổi thọ của các loài thú biển nhằm đáp ứng các nhu cầu
sinh lý, sinh hóa của cơ thể, dựa vào các đặc điểm này có thể sử dụng xương để xác
định tuổi của các loài thú biển [16].
(a)
10
(b)
(c) (d)
Hình 1.5. Bộ xương của thú biển
(a – cá voi, b – cá heo, c – bò biển, d – hải cẩu)
(theo Sentiel Rommel, 1999)
Hộp sọ của thú biển có hình thái đặc trưng là hướng về phía trước, có kích
thước lớn (hộp sọ cá voi xanh có kích thước khoảng 5 mét). Hộp sọ có 2 lồi cầu chẩm,
có cung gò má. Các xương chẩm, xương vảy, xương đá, xương màng nhĩ gắn với
nhau hình thành xương thái dương. Có xương khẩu cái thứ sinh ngăn đôi xoang mũi.
Ngoài ra còn có các xương đặc trưng là: xương gian đỉnh, xương xoăn mũi phân hoá
phức tạp liên quan đến sự phát triển thính giác và khứu giác (hình 1.6). Tai thú biên
có đủ 3 xương là xương đe (do xương vuông biến thành), xương búa (do xương khớp
biến đổi thành) và xương bàn đạp (do xương móng biến đổi thành), ở các loài cá voi
xương búa ở tai trong được hợp nhất với thành của hốc xương nơi chứa xương tai
trong, xương hàm dưới chỉ còn một xương răng. Nhìn chung sọ của thú biển tiến hóa
hơn nhiều so với các nhóm động vật có xương sống ở biển khác, các xương ở vùng
sọ gắn với nhau rất muộn liên quan đến sự phát triển của não bộ [16].
11
(a)
(b)
(c)
Hình 1.6. Hộp sọ của thú biển
(a – các xương của hộp sọ, b – cá voi và cá heo, c – bò biển và hải cẩu)
(theo Sentiel Rommel, 1999)
12
Cột sống của thú biển được chia làm 5 phần: phần cổ thường có 7 đốt trong đó
đốt chống có cấu tạo làm cho đầu cử động linh hoạt, phần ngực gồm 13 - 14 đốt mang
sườn (gồm đốt thật và đốt giả), phần thắt lưng có từ 6 - 7 đốt (đây là những đốt sống
có kích thước lớn nhất), phần chậu có khoảng 4 đốt và đuôi có nhiều đốt khác nhau
(hình 1.7) [16].
(a)
(b)
13
(c)
Hình 1.7. Cột sống của thú biển
(a – phần cổ, b – phần thân, c – phần đuôi)
(theo Sentiel Rommel, 1999)
Về phần chi, ở thú biển đai vai đã tiêu giảm nhiều, gồm chủ yếu là xương bả,
nhiều loài thiếu xương đòn, đa số các loài thú biển có xương quạ tiêu giảm, hình
thành mấu quạ gắn với xương bả. Xương chi sau ở đa số các loài bị tiêu giảm (cá voi,
bò biển). Ở các loài ăn thịt đai hông giống với hầu hết các loài thú ở cạn khác gồm
xương chậu, xương ngồi và xương háng gắn với nhau ở mặt bụng, hình thành xương
không tên. Xương chi tự do về cơ bản có cấu tạo giống với kiểu chi 5 ngón điển hình
ở nhóm ăn thịt, Ở nhóm cá voi và nhóm bò biển các xương ngón tay liên kết với nhau
cùng với các mô cơ tạo thành các tay chèo (hình 1.8) [16].
(a)
(b)
14
(c)
(d)
(e)
(f)
(g)
(h)
Hình 1.8. Xương chi của thú biển
(a,b – cá voi; c,d – cá heo; e,f – bò biển; g,h – hải cẩu)
(theo Sentiel Rommel, 1999)
c) Sinh thái học của thú biển
Thú biển xuất hiện ở tất cả các vùng biển và đại dương trên trái đất, từ những
vùng lạnh giá như Bắc cực (Gấu Bắc cực, Cá voi đầu cong, Cá voi đầu bò …) cho tới
các vùng biển nhiệt đới (Cá heo đốm nhiệt đới, Cá voi sát thủ, Dugong …), hoặc vùng
nước ôn đới (cá heo Risso, Cá voi xám ...). Một số loài cá heo (Cá heo susu, Cá heo
15
boto, Cá heo baiji …) còn xâm chiếm các con sông lớn trên thế giới như sông
Amazon, sông Mê Kông, sông Hằng … Với khu vực phân bố rộng lớn như vậy, thú
biển rất đa dạng về kích thước và các đặc trưng sinh thái. Từ những loài thú biển có
kích thước khoảng một mét (Cá heo không vây, Cá heo đốm nhiệt đới, Hải cẩu đốm
trắng …) cho tới những loài thú biển có kích thước vài chục mét (Cá voi xanh, Cá
voi vây, Cá voi lưng gù …). Chúng có thể sống trong môi trường nước với nhiệt độ
từ 2o
C cho tới 30o
C (Cá voi đầu bò, Cá voi đầu cong, gấu Bắc cực …), một số loài có
thể lặn hàng giờ ở độ sâu hàng nghìn mét (Cá nhà táng, Cá voi mõm khoằm …). Cá
voi xám hàng năm di chuyển một quãng đường từ 15.000 đến 20.000 km để kiếm ăn
và sinh sản. Cá voi đầu cong có thể sử dụng đầu của chúng để phá vỡ các lớp băng ở
Bắc cực [10].
Dù đa dạng về hình dạng, kích thước, tập tính nhưng xét cho cùng tất cả các
loài thú biển cũng chỉ là những sinh vật thứ cấp ở biển khơi vì nguồn gốc của chúng
là ở trên cạn, hô hấp bằng phổi vì vậy vẫn cần tới oxy của không khí. Chính vì vậy,
mỗi loài thú biển lại có sự phân bố rất khác nhau. Cá voi sát thủ có thể được tìm thấy
ở hầu hết các đại dương trên thế giới. Một số loài khác như Cá heo California thì chỉ
phân bố ở giới hạn vài trăm km2
, Gấu Bắc cực, Cá voi đầu bò chỉ phân bố ở các vùng
cực lạnh giá của trái đất. Hầu hết các loài cá voi trong Phân bộ Cá voi tấm sừng hàm
có thể di chuyển rộng với bán kính hàng nghìn km để tìm kiếm thức ăn và sinh sản.
Một số loài thích sống ở các vùng nước ven bờ (Cá voi xám, Cá heo mũi chai, Cá heo
cảng, Dugong), hoặc số khác lại thích sống ở các vùng biển sâu của đại dương (Cá
nhà táng). Các loài thú biển sống trong các môi trường khác nhau sẽ có những cách
thích ghi với điều kiện môi trường sống khác nhau. Ví dụ, các loài sống trong vùng
biển lạnh giá phải bảo tồn nhiệt độ cơ thể do đó chúng có lớp mỡ rất dày (Cá voi đầu
cong, Gấu bắc cực), các loài lặn sâu dưới đáy biển (Cá nhà táng) phải bảo tồn oxy
nên chúng có lượng máu nhiều, các cơ dự trữ máu lớn để có thể lặn được lâu. Các
loài kiếm ăn trong điều kiện ánh sáng yếu (ăn đêm, lặn sâu, sống trong sông đục) có
khả năng phát triển định vị bằng âm thanh, tầm nhìn tốt hơn [10].
16
Thức ăn của thú biển rất đa dạng từ những sinh vật phù du, thực vật, các động
vật nhỏ, cho tới các sinh vật có kích thước to lớn hơn như cá, mực thậm chí Cá voi
sát thủ còn săn bắt các loài thú biển khác làm thức ăn. Các dạng thú biển thuộc Bộ
Cá voi được chia thành hai nhóm khác nhau cũng dựa theo kiểu ăn uống của chúng.
Nhóm Cá voi có răng (Odontoceti) như Cá nhà táng, Cá voi sát thủ, Cá heo đốm nhiệt
đới … thông thường có nhiều răng, được sử dụng để bắt cá, mực hay các động vật
biển khác. Chúng không nhai thức ăn mà nuốt toàn bộ. Trong một số ít trường hợp
khi chúng bắt được các con mồi lớn, chẳng hạn khi Cá voi sát thủ bắt được hải cẩu,
chúng xé con mồi thành các khúc nhỏ và nuốt toàn bộ. Dạng thứ hai là Cá voi tấm
sừng hàm (Mysticeti) chúng không có răng, thay vì thế chúng có các tấm sừng có cấu
tạo từ kê-ra-tin (tương tự như các chất ở móng tay người) thả rủ xuống từ hàm trên.
Các tấm sừng này có vai trò như một bộ lọc khổng lồ, lọc ra các động vật nhỏ (như
động vật nhuyễn thể và cá) từ luồng nước biển. Các dạng cá voi trong nhóm này như
Cá voi xanh, Cá voi lưng gù, Cá voi đầu cong, Cá voi xám … Không phải mọi loài
cá voi của nhóm Cá voi tấm sừng hàm đều có thức ăn là sinh vật phù du. Các loài cá
voi lớn trong nhóm này có xu hướng ăn các dạng cá nhỏ tụ tập thành đàn, như cá trích
và cá mòi. Một loài trong nhóm Cá voi tấm sừng hàm Cá voi xám (Eschrichtius
robustus) là động vật ăn ở tầng đáy, chủ yếu săn bắt các loài động vật giáp xác ở đáy
biển (như tôm, cua) [10].
Giống như nhiều loài động vật khác, các loài thú biển cũng có tập tính kết đàn
nhằm mục đích săn mồi và bảo vệ trước sự tấn công của kẻ thù. Một số loài cá heo
thường tụ tập thành đàn để săn bắt cá. Một nhóm Cá voi sát thủ có thể cùng nhau tấn
công một cá thể Cá voi xanh. Ngày nay mối đe dọa tới các loài thú biển ngoài con
người còn có các loài thú ăn thịt khác như Cá voi sát thủ, Cá mập trắng, Gấu Bắc cực
chính vì vậy để tránh bị săn bắt các cá thể thú biển cùng loài thường có xu hướng tụ
tập thành các đàn lớn để bảo vệ lẫn nhau tránh sự tấn công của kẻ thù [10].
1.2. Tình hình nghiên cứu thú biển
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
17
Hơn 2000 năm trước đây, các học giả Trung Quốc thời nhà Hán trong từ điển
đã biết mô tả cá heo như là một trong những loài động vật có trí thông minh. Ngay cả
trước đó, nhà khoa học Hy Lạp là Aristotle cũng đã phân biệt giữa Cá voi tấm sừng
hàm và Cá voi có răng với những mô tả chi tiết cho cả hai đối tượng này. Tuy nhiên,
thật đáng tiếc là ông ta đã xếp thú biển vào lớp cá. Trên thực tế không có nhiều giả
thuyết hoặc nghiên cứu mang tính bài bản được thực hiện giữa thời kỳ Roman và
phục hưng phương tây, thậm chí chỉ là các mô tả hoặc các văn bản chính thức về thú
biển. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học hiện đại về thú biển có thế được tóm lược
trong 4 giai đoạn: (1) Mô tả về hình thái từ các mẫu vật bắt gặp ven bờ và mẫu vật
hóa thạch; (2) Mô tả về tập tính sinh học, giải phẫu, phân bố thu thập được trong các
hoạt động săn bắn và khai thác thú biển; (3) Nghiên cứu về sinh lý và tập tính học
trong điều kiện nuôi nhốt; (4) Nghiên cứu về sinh thái học, môi trường sống, biến
động số lượng, vòng đời, tập tính và sinh lý học trong điều kiện tự nhiên. Giai đoạn
nghiên cứu thứ năm có thể mang tính chất tổng hợp giữa các nghiên cứu trên cạn sẵn
có với các nghiên cứu so sánh ở biển trong một nỗ lực giải quyết các vấn đề khoa học
có liên quan đến thú biển [20].
Các giai đoạn nghiên cứu được mô tả ở trên trải qua một trình tự khá lâu dài
với các chủ đề nghiên cứu về hình thái học và hệ thống học là chủ đề cơ bản. Các giai
đoạn nghiên cứu hiện nay nhờ có sự trợ giúp của các thiết bị điện tử tiên tiến đã nâng
cao được giá trị khoa học của các công trình nghiên cứu về thú biển lên tầm cao mới.
Sự bùng nổ thực sự của kiến thức liên quan đến động vật biển chỉ đến trong giai đoạn
sau này. Thế kỷ 18 được đánh giá là thời kỳ tăng trưởng đột ngột về các hiểu biết
khoa học trên thế giới. Trong khi có nhiều tác giả có thể được nhắc tới, ba người
đương thời đầu tiên được nhắc tới nhiều hơn do đã có công thúc đẩy các mô tả về cá
voi, phân loại, và hệ thống học. Đây là những nhà động vật học người Pháp Lacépède
và hai anh em nhà Cuvier. Georges Cuvier, người được cho là thành lập thuyết tiến
hóa hiện đại, đã viết về nhiều chủ đề, bao gồm cả các loài động vật biển, trong khi đó
anh trai của ông ít nổi tiếng hơn là Frederic Cuvier. Kế tiếp ba tác giả trên là nhà động
vật học người Bỉ là Beneden sống trong nửa sau của thế kỷ thứ 19, với công việc chủ
18
yếu là thu thập thông tin cá voi hóa thạch, là người đứng đầu về lĩnh vực nghiên cứu
hình thái học, phân loại học, và lịch sử tiến hóa trong thế kỷ XX. Trong khi phần lớn
các nhà nghiên cứu trước đó làm việc tập trung vào các loài cá voi, nhà động vật học
người Anh là John Edward Gray đã đi sâu mô tả cả hải cẩu và cá voi ở Bảo tàng
Hoàng gia Anh [20].
Trong những nghiên cứu sau này, nhìn chung các nghiên cứu về sinh học mô
tả động vật biển đã chuyển từ phương pháp tiếp cận chủ yếu là hình thái học sang các
phương pháp nghiên cứu sinh học phân tử. Cho tới tận những năm 1960, các nhà
nghiên cứu cá voi vẫn nghiên cứu bằng cách đâm chúng bằng lao để thu mẫu. Đây là
cách thức nghiên cứu phổ biến nhất do nếu không có mẫu vật thì không thể nghiên
cứu được. Quan niệm này đã được thay đổi sau khi luật bảo vệ thú biển được áp dụng
ở rất nhiều quốc gia trong những năm 1970. Ngoài ra các mẫu vật có thể được thu
dựa trên mẫu khô, hoặc mẫu vật từ các hoạt động khai thác cá heo. Hiện nay thì phần
lớn các nhóm cá voi, cá heo, hải cẩu, bò biển được bảo vệ nghiêm ngặt ngoài tự nhiên
ở rất nhiều quốc gia. Đối với các quốc gia ở Châu Đại dương, hạn chế đánh bắt đã
được áp dụng đối với một số lượng cá thể nhất định. Kết quả là các nhà nghiên cứu
động vật biển có thể tiếp cận các nghiên cứu hình thái bằng cách lấy một số mẫu (sinh
thiết tế bào) để áp dụng phương pháp nghiên cứu ở mức độ phân tử bằng kỹ thuật
PCR. Các mẫu sinh thiết được thu thập bằng con đường này là hợp pháp và khả thi,
do đó đã cân bằng được các nghiên cứu về phân loại học và biến động quần thể.
Những nhà nghiên cứu về hình thái học truyền thống sẽ phải tiếp cận với các phương
pháp nghiên cứu di truyền thông qua việc tự đào tạo lại và tuyển thêm các cộng tác
viên có cùng mối quan tâm để xây dựng lên các tập thể khoa học nghiên cứu thú biển
mạnh [20].
Hướng nghiên cứu về thú biển hiện nay đã được định hình xong và chuyển
sang giai đoạn thứ năm đó là không phân biệt các ranh giới giữa các giai đoạn nghiên
cứu trước đây. Các nghiên cứu mới về thú biển thường mang tính chất tổng hợp rất
cao, tập hợp bởi các phương pháp nghiên cứu đã có sẵn từ nhóm động vật trên cạn.
19
So sánh các ý tưởng và phương pháp nghiên cứu này hứa hẹn các kết quả tuyệt vời
về sinh học thú biển.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Trên thế giới thú biển đã được quan tâm và nghiên cứu từ rất sớm. Tuy nhiên,
ở Việt Nam nhóm đối tượng này còn chưa được quan tâm và nghiên cứu đầy đủ. Các
công trình nghiên cứu về thú biển còn rất ít, phần lớn đó là những bài báo mang tính
chất thông báo đã xuất hiện loài thú biển ở vùng biển nào đó của Việt Nam. Các báo
cáo mang tính chất nghiên cứu sâu hơn về thú biển như thành phần loài, sự phân bố,
sinh thái học của các loài hay các mối đe dọa tới chúng là rất hiếm và hầu như không
có. Năm 1995 Brian D. Smith và cộng sự đã có một cuộc khảo sát trong hai tháng
nhằm thu thập các thông tin về thú biển đầu tiên của Việt Nam, kết quả phát hiện
được 16 loài thú biển tại Việt Nam [5]. Để tiếp tục với nghiên cứu trước đó của mình
Brian D. Smith và cộng sự đã tiến hành điều tra bổ sung tại khu vực vịnh Bắc bộ
trong tháng 10 năm 1999 và tháng 4 năm 2000, kết quả đã ghi nhận được một số loài
cá heo sống trong vịnh Bắc bộ [6]. Có thể nói đây là một trong những nghiên cứu
hiếm hoi về thú biển được thực hiện quy mô nhất tại Việt Nam, có sự tham gia của
rất nhiều chuyên gia về thú biển trên thế giới như Brian D. Smith, Gill Braulik,
Thomas A. Jefferson và một số lượng các nhà khoa học của Việt Nam như Bùi Đình
Chung, Chu Tiến Vĩnh, Phạm Đình Trọng … Nhằm có được một danh sách đầy đủ
về các loài thú biển ở Việt Nam Michael Andersen và cộng sự đã tổng hợp lại tất cả
những nghiên cứu trước đó để cho ra một báo cáo đã xác định được 20 loài thú biển
từng xuất hiện tại Việt Nam [14]. Trên đây được xem là những nghiên cứu đầy đủ và
chi tiết nhất về thú biển đã được thực hiện tại Việt Nam. Ngoài ra một số nghiên cứu
khác của các tác giả như Đào Tấn Hỗ [1,2,3], của Nicholas J. Cox [15] cũng được
thực hiện và có những kết quả nhất định. Nhìn chung hầu hết những nghiên cứu về
thú biển ở Việt Nam đều được thực hiện bởi các nhà khoa học nước ngoài từ trước
những năm 2000 và tập trung vào việc điều tra thành phần loài và phân bố của chúng.
Những năm 2000 trở về đây chúng ta gần như bỏ quên nhóm đối tượng này, chính vì
20
vậy những hiểu biết về chúng là rất hạn chế dẫn tới những khó khăn nhất định trong
công tác bảo vệ cũng như bảo tồn nhóm động vật biển quý hiếm này.
21
Chương 2 – TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trong khu vực ven bờ kéo dài từ tỉnh Quảng Ninh
tới tỉnh Khánh Hòa, trong đó 7 tỉnh thành đã được lựa chọn là những địa điểm thu
mẫu chính gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Ngãi và Khánh Hòa (hình 2.1). Một loạt địa điểm thu mẫu là các bảo tàng, các lăng
thờ cá ông trong khu vực nghiên cứu được lựa chọn và tiến hành thu mẫu (bảng 2.1).
Hình 2.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu
22
Bảng 2.1. Địa điểm thu mẫu
Stt Địa điểm Khu vực
1 Vườn Quốc gia Bái Tử Long Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
2 Bảo tàng Lịch sử Quảng Ninh TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
3 Đảo Bạch Long Vĩ TP. Hải Phòng
4 Bảo tàng Viện nghiên cứu Hải sản TP. Hải Phòng
5 Bảo tàng Đồ Sơn TP. Hải Phòng
6 Đền Hùng Thành Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
7 Đền Thạch Bằng Huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh
8 Đền Đức Trạch Huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
9 Lăng An Hải Huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
10 Đền Âm Linh Tự Huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
11 Lăng Chánh Huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
12 Lăng Đông Hải Huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
13 Lăng Tân Huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
14 Đền Phổ Thạnh Huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
15 Đền Đại Lãnh Huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
16 Bảo tàng Hải Dương Học TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2013. Tuy
nhiên, một số mẫu vật được tiếp cận và nghiên cứu từ tháng 07/2011 trong khuôn khổ
chương trình hợp tác với đối tác Đài Loan về điều tra thú biển dải ven bờ Việt Nam.
2.2. Tài liệu và thiết bị nghiên cứu
2.2.1. Tài liệu nghiên cứu
Tài liệu nghiên cứu là tất cả các mẫu vật (cá thể, bộ xương) của thú biển đang
được lưu trữ tại các bảo tàng chuyên ngành, các lăng thờ cá ông được ngư dân xây
dựng ở các địa phương trong khu vực nghiên cứu. Những bức ảnh thú biển được các
cơ quan chức năng và người dân chụp lại khi phát hiện thú biển cũng được sử dụng
như những tài liệu nghiên cứu. Các thông tin được ngư dân cũng như các cơ quan
chức năng cung cấp về sự xuất hiện và tồn tại của thú biển tại địa phương thông qua
việc phỏng vấn bằng các phiếu phỏng vấn là một trong những vật liệu chính. Tổng số
mẫu vật được thu thập và nghiên cứu là 51 mẫu, trong số 51 mẫu này có 11 mẫu là
23
các bức ảnh được cung cấp bởi các nhà quản lý trong khu vực nghiên cứu, 40 mẫu là
những bộ xương, hộp sọ, cơ thể bảo quản khô tại các bảo tàng và lăng thờ cá ông. Tất
cả các mẫu này đều thuộc Bộ Cá voi. Thông tin chi tiết về các mẫu được liệt kê trong
bảng 2.2.
Bảng 2.2. Các mẫu vật được thu thập và nghiên cứu
Stt Ký hiệu Loại mẫu Địa điểm thu
1 BTL01 Ảnh chụp VQG Bái Tử Long, Vân Đồn, Quảng Ninh
2 BTL02 Ảnh chụp VQG Bái Tử Long, Vân Đồn, Quảng Ninh
3 BTL03 Hộp sọ VQG Bái Tử Long, Vân Đồn, Quảng Ninh
4 BTL04 Hộp sọ VQG Bái Tử Long, Vân Đồn, Quảng Ninh
5 BTL05 Hộp sọ VQG Bái Tử Long, Vân Đồn, Quảng Ninh
6 BTL06 Hộp sọ VQG Bái Tử Long, Vân Đồn, Quảng Ninh
7 BQN01 Bộ xương Bảo tàng Lịch sử Quảng Ninh, Quảng Ninh
8 BLV01 Bộ xương Đảo Bạch Long Vĩ, Thành phố Hải Phòng
9 BLV02 Ảnh chụp Đảo Bạch Long Vĩ, Thành phố Hải Phòng
10 BLV03 Ảnh chụp Đảo Bạch Long Vĩ, Thành phố Hải Phòng
11 BLV04 Ảnh chụp Đảo Bạch Long Vĩ, Thành phố Hải Phòng
12 BLV05 Ảnh chụp Đảo Bạch Long Vĩ, Thành phố Hải Phòng
13 BLV06 Ảnh chụp Đảo Bạch Long Vĩ, Thành phố Hải Phòng
14 BHS01 Mẫu khô Bảo tàng Viện Hải Sản, TP. Hải Phòng
15 BDS01 Mẫu khô Bảo tàng biển Đồ Sơn, TP. Hải Phòng
16 BDS02 Mẫu khô Bảo tàng biển Đồ Sơn, TP. Hải Phòng
17 BDS03 Bộ xương Bảo tàng biển Đồ Sơn, TP. Hải Phòng
18 ĐHT01 Xương sườn Đền Hùng Thành, Hậu Lộc, Thanh Hóa
19 ĐTB01 Ảnh chụp Đền Thạch Bằng, Lộc Hà, Hà Tĩnh
20 ĐĐT01 Ảnh chụp Đền Đức Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
21 ĐĐT02 Ảnh chụp Đền Đức Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
22 ĐĐT03 Ảnh chụp Đền Đức Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
23 LAH01 Hộp sọ Lăng An Hải, đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi
24 LAH02 Xương sườn Lăng An Hải, đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi
25 LAH03 Hộp sọ Lăng An Hải, đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi
26 LAH04 Hộp sọ Lăng An Hải, đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi
27 LAH05 Hộp sọ Lăng An Hải, đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi
28 ĐLT01 Hộp sọ Đền Âm Linh Tự, đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi
29 LAC01 Xương sườn Lăng Chánh, đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi
30 LAC02 Xương hàm Lăng Chánh, đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi
31 LĐH01 Hộp sọ Lăng Đông Hải, đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi
32 LTA01 Xương hàm Lăng Tân, đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi
33 LTA02 Hộp sọ Lăng Tân, đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi
24
34 LPT01 Hộp sọ Lăng Phổ Thạnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi
35 LPT02 Hộp sọ Lăng Phổ Thạnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi
36 LPT03 Hộp sọ Lăng Phổ Thạnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi
37 LPT04 Hộp sọ Lăng Phổ Thạnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi
38 LPT05 Hộp sọ Lăng Phổ Thạnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi
39 LPT06 Hộp sọ Lăng Phổ Thạnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi
40 LPT07 Hộp sọ Lăng Phổ Thạnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi
41 LPT08 Xương hàm Lăng Phổ Thạnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi
42 ĐĐL01 Hộp sọ Đền Đại Lãnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa
43 ĐĐL02 Hộp sọ Đền Đại Lãnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa
44 ĐĐL03 Hộp sọ Đền Đại Lãnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa
45 ĐĐL04 Hộp sọ Đền Đại Lãnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa
46 ĐĐL05 Hộp sọ Đền Đại Lãnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa
47 ĐĐL06 Hộp sọ Đền Đại Lãnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa
48 ĐĐL07 Hộp sọ Đền Đại Lãnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa
49 ĐĐL08 Hộp sọ Đền Đại Lãnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa
50 HDH01 Hộp sọ Đền Đại Lãnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa
51 HDH02 Bộ xương Bảo tàng Hải Dương Học, Khánh Hòa
Tổng: 51 mẫu
2.2.2. Thiết bị nghiên cứu
 Thước đo: Được sử dụng để đo kích thước của mẫu vật, thước đo gồm có ba
loại: loại thước dây mềm 50 mét dùng để đo các mẫu vật có kích thước lớn,
loại thước cứng có chiều dài 2 mét, loại thước kẹp có chiều dài 0,5 mét dùng
để đo các số đo của hộp sọ và các mẫu vật có kích thước nhỏ.
 Máy ảnh: Được sử dụng để chụp ảnh mẫu vật, máy ảnh được học viên sử dụng
trong suốt quá trình thu mẫu là máy ảnh kỹ thuật số Nikon D5000.
 Sổ nhật ký và phiếu ghi thông tin: Sổ nhật ký dùng để ghi chép tất cả các hoạt
động trong quá trình nghiên cứu; phiếu ghi thông tin được sử dụng để ghi chép
lại các kết quả trong quá trình nghiên cứu (các loại phiếu thông tin theo mẫu
tại bảng 2.1, bảng 2.2 và bảng 2.3).
 Các vật dụng cần thiết khác: phương tiện đi lại (ô tô, xe máy, xe đạp, tàu
thuyền), các trang thiết bị dùng cho việc thu mẫu sinh thiết, các phương tiện
thông tin như máy tính cá nhân, máy ghi âm, định vị vệ tinh GPS.
25
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
a) Phương pháp phỏng vấn
Là một trong những phương pháp truyền thống nhưng lại rất hiệu quả đối với
nhóm đối tượng khó nghiên cứu ngoài tự nhiên như thú biển. Đây là một trong những
phương pháp ít tốn kém nhất, được sử dụng để thu thập các thông tin về sự xuất hiện
và phân bố của các loài thú biển trong khu vực nghiên cứu. Các thông tin thu thập từ
các phiếu phỏng vấn được phân tích, đánh giá và kết hợp với các kết quả phân tích
mẫu vật ở các bảo tàng và lăng thờ cá ông qua đó đưa ra những kết quả về thành phần
loài cũng như khu vực phân bố của thú biển trong khu vực nghiên cứu. Các câu hỏi
được thiết kế dễ hiểu, tập trung vào mục đích chính liên quan đến các thông tin như
loài thú biển họ bắt gặp? bắt gặp ở đâu? vào thời gian nào? (mẫu phiếu phỏng vấn ở
phụ lục 2). Kết hợp với những câu hỏi trong quá trình phỏng vấn, học viên cũng sử
dụng các hình ảnh của một số loài thú biển dễ nhận biết ngoài tự nhiên để sử dụng
trong quá trình phỏng vấn giúp đối tượng được phỏng vấn dễ dàng hình dung.
Nhiều đối tượng khác nhau được chọn làm đối tượng phỏng vấn như các ngư
dân, các nhà quản lý ở các khu bảo tồn biển, các cán bộ quản lý ở địa phương …
nhưng học viên chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượng là các ngư dân thường xuyên
đi khai thác hải sản ngoài tự nhiên cũng như các cộng đồng ngư dân sinh sống lâu
năm có nhiều kinh nghiệm trong khu vực nghiên cứu. Cách thức phỏng vấn được học
viên sử dụng là nói chuyện và phỏng vấn trực tiếp những đối tượng được phỏng vấn,
tập trung vào mục tiêu chính muốn thu thập. Ở mỗi địa điểm nghiên cứu học viên sẽ
cố gắng thu được số lượng phiếu phỏng vấn nhiều nhất có thể.
b) Phương pháp thu thập các số đo và hình ảnh
Việc đo đạc, ghi chép và thu thập mẫu vật được thực hiện theo sổ tay hướng
dẫn nghiên cứu thú biển do NOAA phát hành năm 1994 [19]. Đối tượng cá voi, cá
heo cũng như các bộ xương của chúng đang được lưu trữ và trưng bày tại các bảo
tàng và các lăng thờ cá ông do nhiều nguyên nhân khách quan (một số mẫu vật không
26
nguyên vẹn, các mẫu vật được bảo quản kín …) mà số liệu đo đạc về kích thước còn
thiếu hoặc không được thực hiện. Tuy nhiên, các số liệu về hình ảnh vẫn được ghi lại
để sử dụng trong quá trình phân tích xác định tên loài tại phòng thí nghiệm.
Bảng 2.3. Các chỉ tiêu hình thái ngoài của cá voi và cá heo
Stt Số đo
Độ lớn
(cm)
1 Chiều dài tổng số
2 Chiều dài tới miệng
3 Chiều dài tới mắt
4 Chiều dài tới lỗ thở
5 Chiều dài tới tai
6 Chiều dài tới vây lưng
7 Chiều dài tới tay chèo
8 Chiều dài tới giữa vây lưng
9 Chiều dài tới rốn
10 Chiều dài tới hậu môn
11 Đường kính qua tai
12 Đường kính qua tay chèo
13 Đường kính giữa vây lưng và tay chèo
14 Đường kính trước vây lưng
15 Đường kính sau vây lưng
27
16 Đường kính hậu môn
17 Đường kính thùy đuôi
18 Chiều rộng vây lưng
19 Chiều cao vây lưng
20 Chiều rộng nhất tay chèo
21 Chiều rộng gốc tay chèo
22 Đường chéo dài tay chèo
23 Đường chéo ngắn tay chèo
24 Chiều dài cánh đuôi trái
25 Chiều rộng cánh đuôi trái
26 Chiều rộng thùy đuôi
27 Chiều rộng gốc mỏ trên
28 Chiều dài mỏ trên
29 Đường kính gốc mỏ
30 Chiều dài tới mỏ
(theo NOAA, 1994)
Bảng 2.4. Các số đo hộp sọ cá heo
28
Stt Số đo
Độ lớn
(cm)
1 CBL
2 LR
3 WBR
4 WRS
5 WRM
6 WPM
7 WRT
8 DRE
9 GPR
10 GPS
11 LSO
12 GWN
13 GWP
14 GPW
15 ILB (chiều sâu hộp sọ)
16 GL
17 GPF
18 DNS
19 LPO
20 LAO
21 DRI
22 GWZ
23 JG
29
24 PG
25 GWI
26 GLP
27 LPL
28 LLTR
29 LLM
30 HM
31 LMF
32 LBH
33 WBH
34 WTH
35 LTH
36 WSH
37 LSH
(theo NOAA, 1994)
Bảng 2.5. Các số đo hộp sọ cá voi
Stt Số đo Độ lớn
30
(cm)
1 CBL
2 LR
3 WBR
4 WRS
5 WRM
6 WPM
7 WRT
8 DRE
9 GPR
10 GPS
11 LSO
12 GWN
13 GWP
14 GPW
15 ILB
16 GL
17 GPF
18 DNS
19 LPO
20 LAO
21 DRI
22 GWZ
23 JG
24 PG
25 GWI
26 GLP
27 LPL
28 LLTR
(theo NOAA, 1994)
2.3.2. Phương pháp định loại mẫu vật
Mẫu vật được phân tích để định danh loài bằng phương pháp hình thái học. Sử
dụng các đặc điểm nhận dạng dựa trên hình dạng ngoài cơ thể, hình dạng hộp sọ,
bằng tài liệu định loại của FAO năm 1994 [8], tài liệu hướng dẫn nhận dạng thú biển
của Hadoram Shirihai năm 2006 [9], tài liệu hướng dẫn nhận dạng thú biển của Mark
Carwardine năm 2005 [12] và một số tài liệu định loại khác. Các số liệu về kích thước
được tính toán và xử lý bằng các phần mềm trong bộ phần mềm Microsoft Office.
31
a) Các đặc điểm được dùng trong định loại thú biển
Hình thái ngoài của cơ thể: Các chi tiết trên cơ thể thú biển được sử dụng để
định loại rất đa dạng. Số lượng, hình dạng của lỗ thở được sử dụng để xác định các
loài trong Phân bộ Cá voi tấm sừng hàm và Phân bộ Cá voi có răng (Cá voi tấm sừng
hàm có hai lỗ thở, Cá voi có răng có một lỗ thở). Cấu tạo răng và các kiểu răng giúp
nhận dạng một số loài cá heo (các loài cá heo thuộc họ Phocoenidae có răng kiểu hình
nấm, các loài cá heo thuộc họ Ziphiidae có hình dạng đặc biệt và rất lớn). Kích thước
và hình thái của tay chèo, vây lưng ở một số loài cá voi mang những đặc điểm khác
nhau (một số loài như Cá voi xám, Cá voi đầu cong, Cá voi đầu bò, Cá heo không
vây không có vây lưng, một số loài như Cá voi xanh, Các loài thuộc họ Ziphiidae có
vây lưng rất nhỏ so với tổng chiều dài cơ thể, một số loài như Cá voi lưng gù, Cá heo
tay dài có tay chèo rất lớn). Đặc điểm của da cũng là một đặc điểm để nhận dạng thú
biển (một số loài như Cá voi xám, Cá voi đầu bò thường có các loài ký sinh trên da
tạo thành những bướu màu trắng, các loài thuộc họ Balaenopteridae vùng da dưới cổ
có các rãnh sâu chạy dài xuống bụng, một số loài như Cá voi lưng gù, Cá voi xám,
Cá heo không vây trên da xuất hiện các bướu hoặc đốm nhỏ). Hình dạng và kích
thước mỏ cũng có thể là đặc điểm để nhận dạng thú biển (các loài thuộc họ
Delphinidae có mỏ khá dài, các loài thuộc họ Phocanidae có mỏ ngắn). Màu sắc và
các hoa văn trên cơ thể của một số loài cũng mang những nét đặc trưng (cá heo lưng
gù Thái Bình Dương khi trưởng thành có màu hồng, một số loài cá heo trong giống
Delphinus có các sọc lửa đặc trưng trên cơ thể, Cá heo đốm nhiệt đới trưởng thành
tận cùng mõm có màu trắng, Cá voi nhỏ trên vây có màu trắng). Nói chung rất nhiều
đặc điểm đặc trưng ở các loài thú biển có thể được sử dụng để phân biệt với những
loài khác [12].
Hình thái của hộp sọ: Hộp sọ của thú biển được các nhà phân loại học sử
dụng như một phần quan trọng để định loại các loài thú biển. Hộp sọ của các loài
khác nhau mang những đặc trưng khác nhau. Các loài cá voi thuộc họ Balaenopteridae
có hộp sọ lớn với các xương cửa, xương hàm trên, xương hàm dưới rất lớn, hai xương
hàm dưới không dính với nhau. Các loài cá heo thuộc họ Delphinidae có xương cửa,
32
xương hàm trên và xương hàm dưới khá dài so với tổng chiều dài hộp sọ, ngược lại
các loài thuộc họ Phocoenidae có các xương hàm trên, xương cửa, xương hàm dưới
khá ngắn; Các loài như cá heo lưng gù Thái Bình Dương (Sousa chinensis), loài Cá
heo răng nhám (Steno beredalensis) có phần dính của xương hàm dưới khá dài bằng
1/3 tổng chiều dài của xương hàm. Các số đo được thu thập về bộ xương thú biển
được tính toán các tỷ lệ có thể giúp nhận dạng một số loài thú biển [8].
b) Đặc điểm nhận dạng một số họ thú biển thuộc Bộ Cá voi
 Họ Eschrichtiidae (Họ cá voi xám):
Thuộc Phân bộ Cá voi tấm sừng hàm, có hai lỗ thở trên đầu, trên mỗi hàm có
khoảng 150 tấm lược sừng, trên cơ thể có nhiều đốm màu xám, vùng da dưới cổ
không có các rãnh sâu chạy dài tới rốn, miệng tương đối phẳng, trên lưng không có
vây (hình 2.2 a). Hộp sọ của Họ Cá voi xám tương đối lớn, hai xương hàm dưới không
dính với nhau, xương hàm trên nhìn từ bên khá cong, phần sau hộp sọ có hai hố lõm,
xương mũi rất lớn bằng 1/5 chiều rộng gốc mỏ (hình 2.2 b) [8].
(a)
(b)
Hình 2.2. Đặc điểm Họ Eschrichtiidae
(a – cơ thể; b – hộp sọ)
(theo FAO, 1994)
33
 Họ Banaenopteridae (Họ Cá voi lưng xám):
Thuộc phân bộ Cá voi tấm sừng hàm, tất cả các loài khi trưởng thành đều có
kích thước lớn hơn 7 mét, có hai lỗ thở trên đầu, trên mỗi hàm mang nhiều tấm lược
sừng, vùng da dưới cổ có các rãnh sâu chạy dọc theo bụng, trên lưng có một vây hoặc
bướu (hình 2.3 a). Hộp sọ tương đối lớn, hai xương hàm dưới không dính lại với nhau,
mỏ nhìn từ bên tương đối phẳng, xương mũi nhỏ bằng khoảng 1/10 chiều rộng gốc
mỏ (hình 2.3 b) [8].
(a)
(b)
Hình 2.3. Đặc điểm Họ Banaenopteridae
(a – cơ thể; b – hộp sọ)
(theo FAO, 1994)
 Họ Physeteridae (Họ Cá nhà táng):
Thuộc Phân bộ Cá voi có răng. Cá nhà táng có hình dáng rất thô, đầu hơi vuông
và to, môi dưới nhỏ và ngắn hơn môi trên nhiều. Toàn thân có mầu nâu đen, nhưng
viền miệng có màu trắng, bụng và hai bên lưng cũng có những vệt màu trắng. Trên
lưng không có vây điển hình (hình 2.4 a). Hộp sọ của Cá nhà táng có kích thước lớn,
nhìn trực diện có một hố lõm lớn, xương mũi không đối xứng, trên mỗi hàm mang
nhiều răng (hình 2.4 b) [8].
34
(a)
(b)
Hình 2.4. Đặc điểm Họ Physeteridae
(a – cơ thể; b – hộp sọ)
(theo FAO, 1994)
 Họ Kogiidae (Họ Cá nhà táng nhỏ):
Thuộc Phân bộ Cá voi có răng. Họ Cá nhà táng nhỏ có một lỗ thở trên đầu, mỏ
ngắn, trán khá vuông, môi dưới nhỏ hơn môi trên rất nhiều, có một vây lưng nằm ở
khoảng sau, kích thước tối đa đạt 3 mét (hình 2.5 a). Hộp sọ có hai xương hàm dưới
dính lại bằng một đoạn có chiều dài < 30% tổng chiều dài xương hàm dưới, xương
mũi không đối xứng có một lỗ nhỏ và một lỗ lớn (hình 2.5 b) [8].
(a)
(b)
Hình 2.5. Đặc điểm họ Kogiidae
(a – cơ thể; b – hộp sọ)
(theo FAO, 1994)
35
 Họ Delphinidae (Họ Cá heo mõm dài):
Thuộc Phân bộ Cá voi có răng. Họ Cá heo mõm dài có một lỗ thở trên đầu,
trên mỗi hàm có nhiều răng hình nón, có một mỏ dài phân biệt với trán, trên lưng có
một vây lưng nằm ở giữa lưng (hình 2.6 a). Hộp sọ của Họ Cá heo mõm dài có hai
xương hàm dưới dính lại với nhau, nếu nhìn ngang hộp sọ tương đối dốc, chia làm
hai phần rõ ràng (hình 2.6 b) [8].
(a)
(b)
Hình 2.6. Đặc điểm Họ Delphinidae
(a – cơ thể; b – hộp sọ)
(theo FAO, 1994)
 Họ Phocoenidae (họ Cá heo mõm ngắn):
Thuộc phân bộ Cá voi có răng. Họ Cá heo mõm ngắn có một lỗ thở trên đầu,
trên mỗi hàm có nhiều răng hình nấm (một số loài hàm trên không có răng). Đầu khá
tròn, môi trên và môi dưới tương đương nhau (hình 2.7 a). Hộp sọ có mỏ ngắn, hai
xương hàm dưới dính lại với nhau, nếu nhìn ngang hộp sọ có phần xương mũi nhô
lên cao (hình 2.7 b) [8].
(a)
36
(b)
Hình 2.7. Đặc điểm họ Phocoenidae
(a –cơ thê; b – hộp sọ)
(theo FAO, 1994)
37
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần loài thú biển trong khu vực nghiên cứu
3.1.1. Mẫu vật thu tại Quảng Ninh
Tại Quảng Ninh đã thu được 7 mẫu, qua phân tích đã xác định được 4 loài bao
gồm: Cá heo lưng gù Thái Bình Dương (Sousa chinensis), Cá heo không vây
(Neophocaena phocaenoides), Cá heo mũi chai (Tursiops truncatus) và Cá voi xám
(Eschrichtius robustus) (hình 3.1).
Mẫu BTL01
(Cá heo không vây)
Mẫu BTL02
(Cá heo không vây)
Mẫu BTL03
(Cá heo không vây)
Mẫu BTL06
(Cá heo lưng gù Thài Bình Dương)
Mẫu BTL04
(Cá heo mũi chai)
Mẫu BTL05
(Cá heo không vây)
Mẫu BQN01
(Cá voi xám)
Hình 3.1. Mẫu thu tại Quảng Ninh
38
Số đo một số hộp sọ và bộ xương (BTL04, BTL05 và BQN01) của các mẫu
vật thu tại Quảng Ninh được thể hiện trong bảng 3.1 và bảng 3.2 dưới đây.
Bảng 3.1. Số đo một số mẫu hộp sọ ở vườn Quốc gia Bái Tử Long
Stt Số đo
BTL04
(Cá heo mũi chai)
(mm)
BTL03
(Cá heo không vây)
(mm)
1 CBL 471 291
2 LR 267 93
3 WBR 118 114
4 WRS 91 89
5 WRM 77 75
6 WPM 41 28
7 WRT 57 60
8 DRE 312 152
9 GPR 214 210
10 GPS 231 243
11 LSO 211 207
12 GWN 58 43
13 GWP 90,35 73
14 GPW 195 194
15 ILB 145 114
16 GL 104 75
17 GPF 75 45
18 DNS 13 10
19 LPO 75 60
20 LAO 59 67
21 DRI 325 132
22 GWZ 239 229
23 JG 33 50
24 PG 60 53
25 GWI 60 60
26 GLP 68 89
27 LPL 237 102
28 LLTR 240 105
29 LLM 423 192
30 HM 84 69
31 LMF 133 116
39
Bảng 3.2. Số đo bộ xương Cá voi xám ở Bảo tàng Quảng Ninh (mẫu BQN01)
Stt Thông số
Đơn vị
(cm)
1 Chiều dài tổng số bộ xương 1400
2 Chiều dài hộp sọ (CBL) 315
3 Chiều dài xương hàm trên bên phải 219
4 Chiều dài xương hàm trên bên trái 215
5 Chiều dài xương cửa phải 255
6 Chiều dài xương cửa trái 250
7 Chiều rộng bản của xương hàm trên bên phải 46
8 Chiều rộng bản của xương hàm trên bên trái 46
9 Chiều dài xương hàm dưới bên phải 276
10 Chiều dài xương hàm dưới bên trái 278
11 Chiều rộng bản của xương hàm dưới bên phải 47
12 Chiều rộng bản của xương hàm dưới bên trái 42
13 Chiều dài hốc tai bên phải 119
14 Chiều rộng hốc tai bên phải 115
15 Tổng số đốt sống 53 đốt
16 Tống số đốt sống cổ 7 đốt
17 Tổng số đốt sống ngực 14 đốt
18 Tổng số đốt sống thắt lưng và đuôi 32 đốt
19 Chiều cao của xương bả vai bên phải 83
20 Chiều cao của xương bả vai bên trái 82
21 Chiều rộng của xương bả vai bên phải, tính từ mỏm cùng 92
22 Chiều rộng của xương bả vai bên trái, tính từ mỏm cùng 92
23 Chiều rộng của xương bả vai bên phải, tính từ xương quạ 110
24 Chiều rộng của xương bả vai bên trái, tính từ xương quạ 110
25 Chiều dài giữa anterior tới xương vẩy bên phải 119
26 Chiều dài giữa anterior tới xương vẩy bên trái 115
27 Chiều dài của xương vẩy bên phải 41
28 Chiều dài của xương vẩy bên trái 44
29 Chiều dài xương sườn số một bên phải 107
30 Chiều dài xương sườn số một bên phải 106
Từ những số liệu này có thể thấy rằng cả ba bộ xương trên đều là những cá thể
trưởng thành. Qua phỏng vấn các cán bộ quản lý tại vườn Quốc gia Bái Tử Long cũng
như một số người dân sinh sống trong khu vực cho rằng vùng biển Quảng Ninh hàng
năm vẫn có sự xuất hiện của cá heo với số lượng khoảng vài cá thể trong khu vực
lạch Cái Quýt thuộc vườn Quốc gia Bái Tử Long, ngoài ra còn có Rái cá cũng từng
40
được phát hiện trong khu vực biển Vân Đồn (tuy nhiên, các thông tin này chưa được
kiểm chứng, trong quá trình nghiên cứu học viên cũng không phát hiện mẫu vật của
loài này tại vùng biển Quảng Ninh). Hiện nay, một bộ xương cá heo đang được trưng
bày tại vườn Quốc gia Bái Tử Long có tên khoa học là Lagenodelphis hosei (Cá heo
bụng trắng) nhưng kết quả phân tích cho thấy mẫu vật này là của loài Cá heo không
vây (Neophocaena phocaenoides). Cũng tương tự như vậy tại Bảo tàng Lịch sử
Quảng Ninh có trưng bày một bộ xương cá voi có tên khoa học là Banaenoptera
physalus (Cá voi vây) nhưng khi tiến hành nghiên cứu kỹ kết quả cho thấy bộ xương
này thuộc về loài Cá voi xám (Eschrichtius robustus). Đây là một kết quả rất có ý
nghĩa bởi vì là lần đầu tiên ghi nhận sự xuất hiện của Cá voi xám tại vùng biển của
Việt Nam, kết quả này sẽ bổ sung thêm loài Cá voi xám cho danh lục thú biển của
Việt Nam. Theo tài liệu của IUCN loài Cá voi xám chỉ phân bố ở vùng biển phía tây
Hoa Kỳ, một số ít phân bố ở vùng biển phía đông nước Nga. Hàng năm chúng di
chuyển xuống giáp đảo Hải Nam của Trung Quốc để tìm kiếm thức ăn và sinh sản.
Sự có mặt của Cá voi xám ở vùng biển Việt Nam sẽ mở rộng thêm vùng phân bố cho
loài Cá voi xám này.
3.1.2. Mẫu vật thu tại Hải Phòng
Tại Hải Phòng đã thu được 10 mẫu, qua phân tích đã xác định được 6 loài bao
gồm: Cá voi nhỏ (Banaenoptera acutorostrata), Cá heo không vây (Neophocaena
phocaenoides), Cá heo đốm nhiệt đới (Stenella attenuata), Cá heo lưng gù Thái Bình
Dương (Sousa chinensis), Cá heo mũi chai (Tursiops truncatus) và Cá voi lưng gù
(Megaptera novaeangliae) (hình 3.2).
Mẫu BLV02
(Cá heo không vây)
Mẫu BLV03
(Cá heo không vây)
41
Mẫu BDS01
(Cá heo lưng gù Thái Bình Dương)
Mẫu BLV04
(Cá heo đốm nhiệt đới)
Mẫu BLV05
(Cá heo đốm nhiệt đới)
Mẫu BLV06
(Cá heo lưng gù Thái Bình Dương)
Mẫu BHS01
(Cá heo mũi chai)
Mẫu BDS02
(Cá heo đốm nhiệt đới)
Mẫu BLV01
(Cá voi nhỏ)
42
Mẫu BDS03
(Cá voi lưng gù)
Hình 3.2. Mẫu thu tại Hải Phòng
Số đo mẫu cá heo khô (BHS01, BDS01 và BDS02) thu tại Hải Phòng được thể
hiện trong bảng 3.3.
Bảng 3.3. Số đo mẫu cá heo ở Hải Phòng
Stt Số đo
BHS01
(Cá heo
mũi chai)
(mm)
BDS01
(Cá heo
lưng gù)
(mm)
BDS02
(Cá heo
đốm)
(mm)
1 Chiều dài tổng số 198 202 165
2 Chiều dài điểm đầu tới miệng 25,3 30 25
3 Chiều dài điểm đầu tới mắt 30 31 31
4 Chiều dài điểm đầu tới lỗ thở 31,2 37 32
5 Chiều dài điểm đầu tới vây lưng 108,7 117 85
6 Chiều dài điểm đầu tới tay chèo 44,3 58 39
7 Chiều dài điểm đầu tới giữa lưng 93,5 101 77
8 Đường kính qua tay chèo 105,5 105 67
9 Đường kính trước vây lưng 108 115 70
10 Đường kính sau vây lưng 97 100 65
11 Chiều rộng vây lưng 30 40 18
12 Chiều cao vây lưng 17,5 14 14
13 Chiều rộng nhất tay chèo 13,5 11 9
14 Chiều rộng gốc tay chèo 16 10 8
43
15 Chiều dài ngoài tay chèo 33 30 24
16 Chiều dài trong tay chèo 24 19 18
17 Chiều dài thùy đuôi trái 25 28 24
18 Chiều rộng thùy đuôi trái 24 16 10
19 Chiều rộng đuôi 49 51 42
20 Chiều rộng gốc mỏ 12 9 7
21 Chiều dài điểm đầu tới gốc mỏ 11,7 21 12
22 Chiều dày nhất cơ thể 33 36 21
Từ số liệu về kích thước của các mẫu này có thể thấy cả 3 mẫu đều là những cá
thể trưởng thành. Qua một số thông tin phỏng vấn ngư dân ở đảo Bạch Long Vĩ, khu
vực Cát Bà cho biết những năm trước vẫn thường xuyên bắt gặp những đàn cá heo
với số lượng từ vài con cho tới vài chục con ở khu vực Bạch Long Vĩ, đảo Hòn Dáu
và khu vực Lạch Huyện, huyện Cát Hải. Tuy nhiên, trong một vài năm gần đây người
dân nhìn thấy cá heo không thường xuyên, chỉ khi biển động mới có thể bắt gặp nhưng
số lượng không nhiều chỉ một vài cá thể. Hiện này, mẫu vật đang trưng bày tại Bảo
tàng của Viện Nghiên cứu Hải sản với tên khoa học là Stenella attenuata (Cá heo
đốm nhiệt đới) nhưng khi nghiên cứu kết quả đây là mẫu vật của loài Cá heo mũi chai
(Tursiops truncatus). Học viên cũng đã có những kiến nghị giúp Bảo tàng Viện
Nghiên cứu Hải Sản chuẩn hóa lại tên cho mẫu cá heo đang được trưng bày này.
Ngoài ra với việc mô tả và xác định tên loài cho hai mẫu vật cá heo ở Bảo tàng Biển
Đồ Sơn cũng đã giúp cho việc trưng bày, nghiên cứu, trao đổi thông tin khoa học liên
quan tới thú biển của Bảo tàng Biển Đồ Sơn có hiệu quả hơn.
3.1.3. Mẫu vật thu tại Thanh Hóa
Tại Thanh Hóa chỉ thu được 1 mẫu duy nhất hiện đang được người dân trưng
bày để thờ cúng tại đền Hùng Thành, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc. Đây là bộ xương
cá voi không đầy đủ, thiếu phần hộp sọ, chỉ còn lại phần xương sườn và các đốt sống.
Qua nghiên cứu cho thấy bộ xương có kích thước 9 mét, số lượng đốt sống là 39, số
lượng xương sườn là 14. Đặc điểm quan trọng là xương sườn số 1 có hai mấu ở đầu
chứng tỏ rằng đây là một loài thuộc giống Balaenoptera trong họ Balaepteridae (Họ
Cá voi lưng xám) (hình 3.3).
44
Mẫu ĐHT01
(Cá voi Balaenoptera sp.)
Hình 3.3. Cá voi Balaenoptera sp. ở Thanh Hóa
Theo một số thông tin ghi nhận khi phỏng vấn ngư dân. Ở vùng biển Thanh
Hóa vẫn bắt gặp cá heo và cá voi ngoài tự nhiên. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên
cứu, thu thập mẫu vật học viên không phát hiện được mẫu vật cá heo nào trong khu
vực Thanh Hóa. Một phần là do ở Thanh hóa phần lớn các địa phương ít có phong
tục thờ cúng cá heo, chính vì vậy khả năng tìm được mẫu vật xương cá heo ở đây là
không cao.
3.1.4. Mẫu vật thu tại Hà Tĩnh
Tại Hà Tĩnh cũng chỉ thu được 1 mẫu. Mẫu vật này là một con cá heo bị chết
dạt vào bờ tại xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà được ngư dân phát hiện, các cán bộ của
Chi Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản tỉnh Hà Tĩnh đã chụp ảnh và cung
45
cấp cho học viên để định danh tên loài cho mẫu vật này. Qua phân tích đã xác định
đó chính là loài Cá nhà táng nhỏ (Kogia breviceps) vì phần đầu hơi vuông, môi dưới
nhỏ hơn môi trên rất nhiều, các hàm đều có răng, trên lưng có vây nhỏ (hình 3.4).
Mẫu ĐTB01
(Cá nhà táng nhỏ)
Hình 3.4. Mẫu Cá nhà táng nhỏ ở Hà Tĩnh
3.1.5. Mẫu vật thu tại Quảng Bình
Tại Quảng Bình thu được 3 mẫu. Những mẫu vật này do cán bộ của Chi Cục
Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản tỉnh Quảng Bình đã chụp ảnh và cung cấp
cho học viên. Qua phân tích đã xác định được 2 loài bao gồm: Cá heo không vây
(Neophocaena phocaenoides) và Cá heo đốm nhiệt đới (Stenella attenuata) (hình
3.5).
Mẫu ĐĐT01
(Cá heo không vây)
Mẫu ĐĐT02
(Cá heo không vây)
Mẫu ĐĐT03
(Cá heo đốm nhiệt đới)
Hình 3.5. Mẫu thu tại Quảng Bình
46
Hàng năm tại vùng biển ở Quảng Bình vẫn thường xuyên xác nhận cá voi, cá
heo bị chết trôi dạt vào bờ (theo các thông tin đại chúng). Hiện tượng cá voi, cá heo
chết xẩy ra thường xuyên như vậy đang báo động về sự ô nhiễm môi trường sống,
những tác động tiêu cực từ con người đang là những nguyên nhân làm suy giảm
nghiêm trọng số lượng cá thể của các loài động vật biển quý hiếm này.
3.1.6. Mẫu vật thu tại Quảng Ngãi
Quảng Ngãi chính là nơi có số lượng lăng thờ cá ông nhiều nhất cả nước. Chính
vì vậy học viên đã lựa chọn Quảng Ngãi là một trong những địa điểm chính để khảo
sát thu thập mẫu vật. Số mẫu thu được là 19 mẫu, qua phân tích đã xác định được 5
loài bao gồm: Cá voi lưng xám (Banaenoptera sp.), Cá heo không vây (Neophocaena
phocaenoides), Cá heo đốm nhiệt đới (Stenella attenuata), Cá heo mũi chai (Tursiops
truncatus) và Cá voi omura (Banaenoptera omurai) (hình 3.6).
LAH01
(Cá voi Balaenoptera sp.)
LAH02
(Cá voi Balaenoptera sp.)
LAC01
(Cá voi Balaenoptera sp.)
LAC02
(Cá voi Balaenoptera sp.)
47
LTA01
(Cá voi Balaenoptera sp.)
LTA02
(Cá voi Balaenoptera sp.)
LPT03
(Cá voi Balaenoptera sp.)
LPT04
(Cá voi Balaenoptera sp.)
LPT06
(Cá voi omura)
LPT07
(Cá voi Balaenoptera sp.)
LAH04
(Cá heo đốm nhiệt đới)
LAH05
(Cá heo mũi chai)
48
ĐLT01
(Cá heo không vây)
LPT01
(Cá heo đốm nhiệt đới)
LPT02
(Cá heo mũi chai)
LAH03
(Cá heo không vây)
LPT05
(Cá voi omura)
Hình 3.6. Mẫu thu tại Quảng Ngãi
Số đo mẫu hộp sọ cá heo (LAH04, ĐLT01 và LĐH01) thu được ở Quảng Ngãi
được thể hiện trong bảng 3.4.
49
Bảng 3.4. Số đo hộp sọ cá heo ở Quảng Ngãi
STT Số đo
LAH04
(Cá heo đốm
nhiệt đới)
(mm)
ĐLT01
(Cá heo
không vây)
(mm)
LDH01
(Cá heo
không vây)
(mm)
1 CBL 404 418 395
2 LR 214 247 164
3 WBR 87 83 122
4 WRS 63 60 94
5 WRM 46 43 79
6 WPM 26 27 34
7 WRT 32 30 64
8 DRE 282 295 187
9 GPR 158 151 213
10 GPS 175 168 231
11 LSO 155 150 205
12 GWN 46 40 49
13 GWP 70 68 77
14 GPW 151 149 191
15 ILB 108 105 114
16 GL 73 65 72
17 GPF 49 47 42
18 DNS 10 11 4
19 LPO 61 60 59
20 LAO 36 34 66
21 DRI 290 300 298
22 GWZ 174 168 224
23 JG 31 33 40
24 PG 41 41 45
25 GWI 41 63 57
26 GLP 65 218 99
27 LPL 209 218 212
28 LLTR 204 220 124
29 LLM 342 361 205
30 HM 60 60 70
31 LMF 102 101 124
Từ các số liệu cho thấy các loài này đều là những cá thể trưởng thành. Qua các
thông tin phỏng vấn ngư dân ở huyện đảo Lý Sơn. Họ là những người thường xuyên
đi đánh bắt xa bờ, cho biết đôi khi vẫn bắt gặp cá voi ở khu vực gần quần đảo Trường
50
Sa của Việt Nam, cá heo thì thường xuyên xuất hiện ở các vùng biển ven Lý Sơn với
số lượng có khi lên tới cả trăm cá thể nhưng nhìn chung những năm gần đây khả năng
bắt gặp những đàn cá heo với số lượng vài chục cá thể là rất hiếm. Tại lăng Phổ
Thạnh, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi khi nghiên cứu các mẫu vật đã ghi nhận 02 mẫu
vật bộ xương của loài cá voi omura. Kết quả này có ý nghĩa rất quan trọng vì là lần
đầu tiên tìm thấy mẫu vật của loài này ở Việt Nam, nó sẽ bổ sung cho danh lục thú
biển của Việt Nam thêm một loài mới là loài Cá voi omura (Balaenoptera omurai).
3.1.7. Mẫu vật thu tại Khánh Hòa
Tại Khánh Hòa đã thu được 10 mẫu, qua phân tích xác định được 5 loài bao
gồm: Cá heo đốm nhiệt đới (Stenella attenuata), Cá heo đầu tròn (Globicephala
macrorhymchus), Cá nhà táng (Physeter macrocephalus), Cá heo không vây
(Neophocaena phocaenoides) và Cá voi lưng gù (Megaptera novaeangliae) (hình
3.7).
ĐĐL01
(Cá heo đốm nhiệt đới)
ĐĐL02
(Cá heo đốm nhiệt đới)
ĐĐL03
(Cá heo đốm nhiệt đới)
ĐĐL04
(Cá heo đốm nhiệt đới)
51
ĐĐL05
(Cá heo không vây)
ĐĐL06
(Cá heo không vây)
ĐĐL07
(Cá heo đầu tròn)
ĐĐL08
(Cá nhà táng)
HDH01
(Cá voi lưng gù)
Hình 3.7. Mẫu thu tại Khánh Hòa
52
Bộ xương Cá voi lưng gù đang được trưng bày tại Bảo tàng Hải Dương Học
được thu thập tại vùng biển Nam Định. Đây được xem là một trong những bộ xương
có kích thước lớn nhất tại Việt Nam. Các hộp sọ cá heo đều là những hộp sọ có tuổi
đời thấp. Một trong số đó có tuổi đời lớn hơn được lựa chọn để đo kích thước cho kết
quả như trong bảng 3.5.
Bảng 3.5. Số đo hộp sọ Cá heo đốm nhiệt đới trưởng thành ở Khánh Hòa
STT Số đo
ĐĐL01
(Cá heo đốm)
(mm)
1 CBL 430
2 LR 274
3 WBR 94
4 WRS 65
5 WRM 47
6 WPM 28
7 WRT 34
8 DRE 315
9 GPR 167
10 GPS 182
11 LSO 166
12 GWN 47
13 GWP 73
14 GPW 158
15 ILB 103
16 GL 77
17 GPF 50
18 DNS 10
19 LPO 59
20 LAO 41
21 DRI 299
22 GWZ 181
23 JG 38
24 PG 42
25 LPL 232
26 LLTR 227
27 LLM 381
28 HM 61
29 LMF 116
53
Các hộp sọ Cá heo đốm nhiệt đới ở đền Đại Lãnh có 4 chiếc thuộc về các cá
thể chưa trưởng thành. Từ đó có thể nhận định ở khu vực này có khả năng là nơi sinh
sản của loài cá heo này. Khi phỏng vấn các ngư dân, họ xác nhận thường xuyên thấy
cá heo xuất hiện trong khu vực, nhưng trường hợp gặp cá heo mẹ cùng xuất hiện với
cá heo con thì chưa.
Như vậy trong tổng số 51 mẫu đã phân tích có 11 loài thú biển trong khu vực
nghiên cứu danh lục được thể hiện trong bảng 3.6.
Bảng 3.6. Danh lục các loài thú biển trong khu vực nghiên cứu
Stt Tên loài
Bộ Cetacea
Họ Eschrichtiidae
1 Eschrichtius robustus (Lilljeborg, 1861) - Cá voi xám
Họ Balaenopteriadae
2 Megaptera novaeangliae (Borowski, 1781) – Cá voi lưng gù
3 Banaenoptera acutorostrata Lacépède, 1804 – Cá voi nhỏ
4 Banaenoptera omurai Wada, Oishi & Yamada, 2003 – Cá voi omura
Họ Physeteridae
5 Physeter macrocephalus Linnaeus, 1758 – Cá nhà táng
Họ Kogiidae
6 Koigia breviceps (Blainville, 1838) – Cá nhà táng nhỏ
Họ Delphinidae
7 Sousa chinensis (Osbeck, 1765) – Cá heo lưng gù Thái Bình Dương
8 Tursiops truncatus (Montagu, 1821) – Cá heo mũi chai
9 Stenella attenuata (Gray, 1846) – Cá heo đốm nhiệt đới
10 Globicephala macrorhymchus Gray, 1846 – Cá heo đầu tròn
Họ Phocoenidae
11 Neophocaena phocaenoides (G. Cuvier, 1829) – Cá heo không vây
So với các nghiên cứu trước đây của các tác giả Brian D. Smith và cộng sự
năm 1995 [5], tác giả Michael Andersen cùng cộng sự năm 2000 [14] đã ghi nhận ở
Việt Nam có 18 loài thú biển thuộc Bộ Cá voi. Trong nghiên cứu của mình học viên
đã mô tả và xác định được tổng số 11 loài thú biển trong đó có hai loài cá voi mới
chưa được ghi nhận trong những nghiên cứu trước đó. Hai loài mới được ghi nhận đó
là loài Cá voi omura (Banaenoptera omurai Wada, Oishi & Yamada, 2003) và loài
Cá voi xám (Eschrichtius robustus (Lilljeborg, 1861) (bảng 3.8).
54
Bảng 3.7. Thành phần loài thú biển so với những nghiên cứu trước
STT
Tên loài
Nghiên cứu
trước
Nghiên cứu
này
1 Balaenoptera musculus x
2 Balaenoptera edeni x
3 Balaenoptera acutorostrata x x
4 Balaenoptera brealis x
5 Balaenoptera omura x
6 Eschirichitius robustus x
7 Megaptera novaeangliae x x
8 Neophocaena phocaenoides x x
9 Kogia breviceps x x
10 Kogia simus x
11 Globicephala macrorthynchus x x
12 Peponocephala electra x
13 Pseodoca crassidens x
14 Tursiops truncatus x x
15 Sousa chinensis x x
16 Steno bredanensis x
17 Stenella longirostris x
18 Stenella attenuata x x
19 Delphinus capensis x
20 Physeter macrocephalus x x
Tổng 18 11
3.2. Ghi nhận về thú biển ở một số vùng biển trong khu vực nghiên cứu
Từ kết quả phân tích mẫu vật, các thông tin thu được từ phỏng vấn ngư dân.
Bước đầu đã có được một số thông tin về sự phân bố của các loài thú biển ở dải ven
bờ từ Quảng Ninh tới Khánh Hòa (bảng 3.9). Mặc dù phạm vi phân bố của các loài
thú biển là rất rộng lớn, nhưng từ những kết quả bước đầu thu thập được cho thấy Cá
heo đốm nhiệt đới, Cá heo không vây có sự phân bố rộng khắp trong khu vực nghiên
cứu. Các loài thuộc giống Banaenoptera cũng bắt gặp ở hầu hết các vùng biển trong
khu vực nghiên cứu. Một số loài cá voi như Cá nhà táng, Cá ông sư chỉ phát hiện
được ở vùng biển phía Nam trung bộ.
55
Bảng 3.8. Ghi nhận về thú biển ở một số vùng biển trong khu vực nghiên cứu
Tên loài
Vùng biển
Quảng Ninh Hải Phòng Nam Định Thanh Hóa Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Ngãi Khánh Hòa
Megaptera novaeangliae x x
Balaenoptera omurai x
Balaenoptera acutorostrata x
Eschrichtius robustus x
Physeter macrocephalus x
Kogia breviceps x
Sousa chinensis x x
Tursiops truncatus x x x
Stenella attenuata x x x
Globicephala macrorthynchus x
Neophocaena phocaenoides x x x x
Balaenoptera sp. x x x
56
3.3. Mô tả đặc điểm các loài thú biển phát hiện trong khu vực nghiên cứu
 Loài Cá voi xám:
Tên khoa học là: Eschrichtius robustus (Lilljeborg, 1861)
Tên tiếng Anh là: Gray whale
Là loài duy nhất còn sống thuộc họ Eschrichtiidae, kích thước cơ thể tối đa có
thể đạt là 15 mét. Cá voi xám có mầu nâu xám và rất dễ nhận dạng ngoài tự nhiên,
trên cơ thể có các đốm mầu xám. Tay chèo rộng và nhọn, thùy đuôi chia thành hai
phần với rãnh chia khá sâu, phần viền của mỗi thùy mịn và cong hình chữ S. Cá voi
xám không có vây lưng mà thay vào đó chỉ là một bướu ở đoạn 2/3 cơ thể tính từ đầu
xuống, đoạn sống lưng từ bướu này tới thùy đuôi có nhiều các bướu nhỏ khác. Vùng
da dưới ngực không có các rãnh sâu nó chỉ có từ 2 đến 7 nếp gấp ngắn. Cột nước do
loài này tạo ra hơi hướng về sau nếu nhìn từ phía trước, nó có hình giống trái tim và
cao từ 3 tới 4 mét. Hàm trên có từ 130 tới 180 tấm lược sừng ở mỗi hàm. Con trưởng
thành có kích thước tối đa khoảng 15 mét và nặng khoảng 35 tấn (hình 3.8) [13].
(a)
(b) (c) (d)
Hình 3.8. Cá voi xám
(a – Cá voi xám trưởng thành; b – phần đầu; c – đuôi; d – cột nước khi thở)
(theo Maryloujones and Stevenl. Swartz, 2009)
57
Cá voi xám cũng giống các loài thú khác bộ xương của chúng cũng bao gồm
xương sọ, xương thân và xương chi. Hộp sọ của Cá voi xám có cấu trúc đối xứng hai
bên. Nếu nhìn từ trên xuống sẽ thấy hai xương hàm trên rất lớn tạo thành mỏ thuôn
dài, hình tam giác hẹp và hơi cong xuống dưới. Nằm cạnh bên hai xương hàm trên là
hai xương cửa khá lớn, chúng tiếp xúc với xương trán. Hai xương mũi rất lớn. Phần
xương trán khá ngắn so với chiều dài tổng số của hộp sọ. Nếu nhìn từ bên vào, xương
hàm trên hơi cong hình mỏ chim. Nếu nhìn từ phía sau phần xương trên chẩm có hai
hố lõm sâu (hình 3.9) [8].
(a) (b)
(c)
Hình 3.9. Hộp sọ của Cá voi xám
(a – nhìn từ phía trên; b – nhìn từ phía dưới; c – nhìn từ phía bên)
(theo FAO, 1994)
Cá Voi Xám hiện nay chỉ còn sinh sống ở phía Bắc Thái Bình Dương và các
vùng biển lân cận thuộc các quốc gia như: Canada, Mexico, Mỹ và Liên Bang Nga.
Một số vùng biển của các quốc gia khác có sự di trú của loài này là Trung Quốc, Nhật
Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Triều Tiên (hình 3.10) [11]. Ở Việt Nam chưa có ghi
nhận nào vệ sự xuất hiện của Cá voi xám. Tuy nhiên, mẫu vật đang được lưu trữ tại
Bảo tàng Lịch sử Quảng Ninh đang đặt ra những câu hỏi lớn cho các nhà khoa học?
58
Hình 3.10. Bản đồ phân bố Cá voi xám trên thế giới
(theo IUCN, 2013)
Khu vực phân bố
 Loài Cá voi lưng gù:
Cá voi lưng gù có tên khoa học là: Megaptera novaeangliae (Borowski, 1781)
Tên tiếng anh là: Humback whale
Thuộc họ Balaenopteridae. Cá voi lưng gù trưởng thành kích thước tối đa có
thể đạt là 16 mét. Cơ thể của chúng hơi thô, trên đầu có nhiều bướu nhỏ, vây lưng
thấp, không phải dạng lưỡi liềm. Miệng rộng, hàm trên có từ 260 đến 480 tấm lược
sừng. Vùng da dưới ngực có từ 50 đến 100 rãnh kéo dài gần tới rốn. Màu sắc ở phía
lưng thường là đen hoặc xám nâu, thay đổi nhạt dần về phía bụng và trắng ở phía
dưới bụng. Cá voi lưng gù có tay chèo rất rộng bằng khoảng 1/3 tổng chiều dài toàn
bộ cơ thể (hình 3.11) [9]. Cá voi lưng gù thường di cư theo mùa từ biển Bắc đến biển
phía Nam. Chúng tìm thức ăn ở vĩ độ lạnh và đến mùa sinh sản về vĩ độ ấm hơn,
thường sống thành đàn từ 7 – 10 cá thể, kiếm ăn trên các vùng biển vào mùa hè, sau
đó bơi ngược dòng trở về phương nam trong mùa đông, sinh sản ngoài khơi Hawaii,
Nhật Bản, Mexico và Trung Mỹ. chúng được xem là loài thú biển có hành trình di cư
dài nhất, khoảng 8.000 cây số cho một lượt đi về.
59
(a)
(b) (c)
Hình 3.11. Cá voi lưng gù
(a – cá voi lưng gù trưởng thành; b – các bướu trên đầu; c – hình thái đuôi)
(theo Hadoram Shirihai, 2006)
Cá voi lưng gù có hình thái bộ xương điển hình của họ Balaenopteridae. Nếu
nhìn từ trên xuống hộp sọ của Cá voi lưng gù có hình tam giác rộng, hai xương hàm
trên rất lớn tạo thành mỏ thuôn dài. Hai xương cửa nhỏ hơn xương hàm trên khá nhiều
và không tiếp giáp với xương trán. Hai xương mũi nhỏ. Xương trán dài. Đặc biệt ở
cá voi lưng gù xương tay chèo rất lớn (hình 3.12) [8].
(a) (b)
60
(c)
Hình 3.12. Hộp sọ của Cá voi lưng gù
(a – nhìn từ trên; b – nhìn từ dưới; c – nhìn từ bên)
(theo FAO)
Cá voi lưng gù sống ở tất cả các biển ôn đới và nhiệt đới. Ở Bắc bán cầu chúng
phân bố từ vùng xích đạo đến 70o
vĩ bắc, ở Nam bán cầu chúng phân bố đến biển
Nam Cực (hình 3.13) [11]. Ở Việt Nam loài này được ghi nhận ở các vùng biển Nam
Định, vùng biển Phú Quý, Phú Quốc. Mẫu vật của loài này được tìm thấy ở Bảo tàng
biển Đồ Sơn, Bảo tàng Hải Dương Học.
Hình 3. 13. Phân bố của Cá voi lưng gù trên thế giới
(theo IUCN, 2013)
Khu vực phân bố
61
 Loài Cá voi Omura:
Tên khoa học là: Balaenoptera omurai Wada, Oishi and Yamada, 2003.
Tên tiếng Anh là: Omura’s whale
Thuộc họ Balaenopteridae. Khi trưởng thành chiều dài tối đa có thể đạt là 11
mét, tỉ lệ cơ thể khá tương đồng với loài Cá voi Bryde (B. edeni) và Cá voi Sei (B.
borealis) nhưng chúng khác cá voi Bryde ở chỗ trên đầu không có các gờ nổi, khác
Cá voi Sei ở chỗ các rãnh ở phần da dưới cổ kéo dài quá rốn. Cá voi omura có màu
đen ở phần lưng và màu trắng ở phần bụng, vùng da dưới cổ có màu sắc không đối
xứng với màu đen ở bên trái và màu trắng ở bên phải, vây lưng có dạng hình lưỡi
liềm. Mỗi bên hàm có khoảng 200 tấm lược sừng khá ít so với các loài khác trong họ
Balaenopteridae, có tới hơn 1/3 các tấm sừng hàm này có màu trắng vàng và 1/5 các
tấm có màu đen các tấm còn lại có màu xám và nhạt. Các tấm sừng hàm dày và thô
hơn so với Cá voi Sei (hình 3.14) [21]
(a)
(b) (c)
Hình 3.14. Cá voi omura
(a – cá thể trưởng thành; b – rãnh ở vùng da dưới cổ; c – tấm lược sừng)
(theo Wada, 2003)
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển

More Related Content

What's hot

HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG PHÓNG XẠ TRONG HOẠT ĐỘNG THĂM DÕ, KHAI THÁC QUẶNG ĐẤT H...
HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG PHÓNG XẠ TRONG HOẠT ĐỘNG THĂM DÕ, KHAI THÁC QUẶNG ĐẤT H...HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG PHÓNG XẠ TRONG HOẠT ĐỘNG THĂM DÕ, KHAI THÁC QUẶNG ĐẤT H...
HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG PHÓNG XẠ TRONG HOẠT ĐỘNG THĂM DÕ, KHAI THÁC QUẶNG ĐẤT H...
Hao Duong Van
 
Luận văn: Sự tăng trưởng in vitro của cây mầm lúa Oryza sativa L
Luận văn: Sự tăng trưởng in vitro của cây mầm lúa Oryza sativa LLuận văn: Sự tăng trưởng in vitro của cây mầm lúa Oryza sativa L
Luận văn: Sự tăng trưởng in vitro của cây mầm lúa Oryza sativa L
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Ảnh hưởng của đá và khí hậu đến lớp phủ thổ nhưỡng ở vùng đồi núi Việ...
Đề tài: Ảnh hưởng của đá và khí hậu đến lớp phủ thổ nhưỡng ở vùng đồi núi Việ...Đề tài: Ảnh hưởng của đá và khí hậu đến lớp phủ thổ nhưỡng ở vùng đồi núi Việ...
Đề tài: Ảnh hưởng của đá và khí hậu đến lớp phủ thổ nhưỡng ở vùng đồi núi Việ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanhẢnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở...
Khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở...Khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở...
Khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
tai lieu ve nuoi cay thuy sinh
tai lieu ve nuoi cay thuy sinhtai lieu ve nuoi cay thuy sinh
tai lieu ve nuoi cay thuy sinh
Paradise Kiss
 
Khóa luận tốt nghiệp1
Khóa luận tốt nghiệp1Khóa luận tốt nghiệp1
Khóa luận tốt nghiệp1
Ngo Quoc Nguyen
 
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dươngKhảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Xác định các tác nhân gây bệnh trên cá cảnh biển tại thủy cung Vinpea...
Đề tài: Xác định các tác nhân gây bệnh trên cá cảnh biển tại thủy cung Vinpea...Đề tài: Xác định các tác nhân gây bệnh trên cá cảnh biển tại thủy cung Vinpea...
Đề tài: Xác định các tác nhân gây bệnh trên cá cảnh biển tại thủy cung Vinpea...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chiKhảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắtLuận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
địNh danh nấm sợi gây hỏng trứng cá bá chủ (pterapogon kauderni) dựa trên gen...
địNh danh nấm sợi gây hỏng trứng cá bá chủ (pterapogon kauderni) dựa trên gen...địNh danh nấm sợi gây hỏng trứng cá bá chủ (pterapogon kauderni) dựa trên gen...
địNh danh nấm sợi gây hỏng trứng cá bá chủ (pterapogon kauderni) dựa trên gen...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tổng quan về nước tương lên men
Tổng quan về nước tương lên menTổng quan về nước tương lên men
Tổng quan về nước tương lên men
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn ph...
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn ph...Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn ph...
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn ph...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Đặc trưng thủy động lực học của dòng nối tiếp, HAY
Luận án: Đặc trưng thủy động lực học của dòng nối tiếp, HAYLuận án: Đặc trưng thủy động lực học của dòng nối tiếp, HAY
Luận án: Đặc trưng thủy động lực học của dòng nối tiếp, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân lập vi khuẩn có khả năng phân hủy cellulose trong mụn dừa và vỏ tiêu
Phân lập vi khuẩn có khả năng phân hủy cellulose trong mụn dừa và vỏ tiêuPhân lập vi khuẩn có khả năng phân hủy cellulose trong mụn dừa và vỏ tiêu
Phân lập vi khuẩn có khả năng phân hủy cellulose trong mụn dừa và vỏ tiêu
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đLuận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (17)

HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG PHÓNG XẠ TRONG HOẠT ĐỘNG THĂM DÕ, KHAI THÁC QUẶNG ĐẤT H...
HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG PHÓNG XẠ TRONG HOẠT ĐỘNG THĂM DÕ, KHAI THÁC QUẶNG ĐẤT H...HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG PHÓNG XẠ TRONG HOẠT ĐỘNG THĂM DÕ, KHAI THÁC QUẶNG ĐẤT H...
HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG PHÓNG XẠ TRONG HOẠT ĐỘNG THĂM DÕ, KHAI THÁC QUẶNG ĐẤT H...
 
Luận văn: Sự tăng trưởng in vitro của cây mầm lúa Oryza sativa L
Luận văn: Sự tăng trưởng in vitro của cây mầm lúa Oryza sativa LLuận văn: Sự tăng trưởng in vitro của cây mầm lúa Oryza sativa L
Luận văn: Sự tăng trưởng in vitro của cây mầm lúa Oryza sativa L
 
Đề tài: Ảnh hưởng của đá và khí hậu đến lớp phủ thổ nhưỡng ở vùng đồi núi Việ...
Đề tài: Ảnh hưởng của đá và khí hậu đến lớp phủ thổ nhưỡng ở vùng đồi núi Việ...Đề tài: Ảnh hưởng của đá và khí hậu đến lớp phủ thổ nhưỡng ở vùng đồi núi Việ...
Đề tài: Ảnh hưởng của đá và khí hậu đến lớp phủ thổ nhưỡng ở vùng đồi núi Việ...
 
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanhẢnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh
 
Khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở...
Khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở...Khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở...
Khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở...
 
tai lieu ve nuoi cay thuy sinh
tai lieu ve nuoi cay thuy sinhtai lieu ve nuoi cay thuy sinh
tai lieu ve nuoi cay thuy sinh
 
Khóa luận tốt nghiệp1
Khóa luận tốt nghiệp1Khóa luận tốt nghiệp1
Khóa luận tốt nghiệp1
 
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dươngKhảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
 
Đề tài: Xác định các tác nhân gây bệnh trên cá cảnh biển tại thủy cung Vinpea...
Đề tài: Xác định các tác nhân gây bệnh trên cá cảnh biển tại thủy cung Vinpea...Đề tài: Xác định các tác nhân gây bệnh trên cá cảnh biển tại thủy cung Vinpea...
Đề tài: Xác định các tác nhân gây bệnh trên cá cảnh biển tại thủy cung Vinpea...
 
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chiKhảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
 
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắtLuận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
 
địNh danh nấm sợi gây hỏng trứng cá bá chủ (pterapogon kauderni) dựa trên gen...
địNh danh nấm sợi gây hỏng trứng cá bá chủ (pterapogon kauderni) dựa trên gen...địNh danh nấm sợi gây hỏng trứng cá bá chủ (pterapogon kauderni) dựa trên gen...
địNh danh nấm sợi gây hỏng trứng cá bá chủ (pterapogon kauderni) dựa trên gen...
 
Tổng quan về nước tương lên men
Tổng quan về nước tương lên menTổng quan về nước tương lên men
Tổng quan về nước tương lên men
 
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn ph...
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn ph...Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn ph...
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn ph...
 
Luận án: Đặc trưng thủy động lực học của dòng nối tiếp, HAY
Luận án: Đặc trưng thủy động lực học của dòng nối tiếp, HAYLuận án: Đặc trưng thủy động lực học của dòng nối tiếp, HAY
Luận án: Đặc trưng thủy động lực học của dòng nối tiếp, HAY
 
Phân lập vi khuẩn có khả năng phân hủy cellulose trong mụn dừa và vỏ tiêu
Phân lập vi khuẩn có khả năng phân hủy cellulose trong mụn dừa và vỏ tiêuPhân lập vi khuẩn có khả năng phân hủy cellulose trong mụn dừa và vỏ tiêu
Phân lập vi khuẩn có khả năng phân hủy cellulose trong mụn dừa và vỏ tiêu
 
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đLuận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
 

Similar to Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển

Luận văn: Môi trường phóng xạ trong khai thác quặng đất hiếm
Luận văn: Môi trường phóng xạ trong khai thác quặng đất hiếmLuận văn: Môi trường phóng xạ trong khai thác quặng đất hiếm
Luận văn: Môi trường phóng xạ trong khai thác quặng đất hiếm
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Môi trường phóng xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng đất hiếm
Môi trường phóng xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng đất hiếmMôi trường phóng xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng đất hiếm
Môi trường phóng xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng đất hiếm
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù MôngLuận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
hieupham236
 
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đLuận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dươngĐề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đNguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hoạt tính kháng sinh, gây độc tế bào của chủng xạ khuẩn Streptomyces
Hoạt tính kháng sinh, gây độc tế bào của chủng xạ khuẩn StreptomycesHoạt tính kháng sinh, gây độc tế bào của chủng xạ khuẩn Streptomyces
Hoạt tính kháng sinh, gây độc tế bào của chủng xạ khuẩn Streptomyces
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Đặc tính sinh học sinh thái của loài sim (rhodomyrtus tomento) ở vư...
Luận văn: Đặc tính sinh học sinh thái của loài sim (rhodomyrtus tomento) ở vư...Luận văn: Đặc tính sinh học sinh thái của loài sim (rhodomyrtus tomento) ở vư...
Luận văn: Đặc tính sinh học sinh thái của loài sim (rhodomyrtus tomento) ở vư...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận án: Cặp thoại hỏi - trả lời trong kịch Lưu Quang Vũ, HAY
Luận án: Cặp thoại hỏi - trả lời trong kịch Lưu Quang Vũ, HAYLuận án: Cặp thoại hỏi - trả lời trong kịch Lưu Quang Vũ, HAY
Luận án: Cặp thoại hỏi - trả lời trong kịch Lưu Quang Vũ, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đĐề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Khả năng phát thải khí nhà kính của hồ Thủy điện, HOT
Luận văn: Khả năng phát thải khí nhà kính của hồ Thủy điện, HOTLuận văn: Khả năng phát thải khí nhà kính của hồ Thủy điện, HOT
Luận văn: Khả năng phát thải khí nhà kính của hồ Thủy điện, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
nataliej4
 
Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...
Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...
Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính gây độc tế bào của cây Lạc tiên ở ...
Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính gây độc tế bào của cây Lạc tiên ở ...Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính gây độc tế bào của cây Lạc tiên ở ...
Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính gây độc tế bào của cây Lạc tiên ở ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
nataliej4
 
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học Và Khả Năng Sản Xuất Của Vịt Cổ Lũng, Tha...
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học Và Khả Năng Sản Xuất Của Vịt Cổ Lũng, Tha...Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học Và Khả Năng Sản Xuất Của Vịt Cổ Lũng, Tha...
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học Và Khả Năng Sản Xuất Của Vịt Cổ Lũng, Tha...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển (20)

Luận văn: Môi trường phóng xạ trong khai thác quặng đất hiếm
Luận văn: Môi trường phóng xạ trong khai thác quặng đất hiếmLuận văn: Môi trường phóng xạ trong khai thác quặng đất hiếm
Luận văn: Môi trường phóng xạ trong khai thác quặng đất hiếm
 
Môi trường phóng xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng đất hiếm
Môi trường phóng xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng đất hiếmMôi trường phóng xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng đất hiếm
Môi trường phóng xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng đất hiếm
 
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù MôngLuận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
 
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
 
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đLuận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
 
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
 
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dươngĐề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
 
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đNguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
 
Hoạt tính kháng sinh, gây độc tế bào của chủng xạ khuẩn Streptomyces
Hoạt tính kháng sinh, gây độc tế bào của chủng xạ khuẩn StreptomycesHoạt tính kháng sinh, gây độc tế bào của chủng xạ khuẩn Streptomyces
Hoạt tính kháng sinh, gây độc tế bào của chủng xạ khuẩn Streptomyces
 
Luận văn: Đặc tính sinh học sinh thái của loài sim (rhodomyrtus tomento) ở vư...
Luận văn: Đặc tính sinh học sinh thái của loài sim (rhodomyrtus tomento) ở vư...Luận văn: Đặc tính sinh học sinh thái của loài sim (rhodomyrtus tomento) ở vư...
Luận văn: Đặc tính sinh học sinh thái của loài sim (rhodomyrtus tomento) ở vư...
 
Luận án: Cặp thoại hỏi - trả lời trong kịch Lưu Quang Vũ, HAY
Luận án: Cặp thoại hỏi - trả lời trong kịch Lưu Quang Vũ, HAYLuận án: Cặp thoại hỏi - trả lời trong kịch Lưu Quang Vũ, HAY
Luận án: Cặp thoại hỏi - trả lời trong kịch Lưu Quang Vũ, HAY
 
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
 
Đề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đĐề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đ
 
Luận văn: Khả năng phát thải khí nhà kính của hồ Thủy điện, HOT
Luận văn: Khả năng phát thải khí nhà kính của hồ Thủy điện, HOTLuận văn: Khả năng phát thải khí nhà kính của hồ Thủy điện, HOT
Luận văn: Khả năng phát thải khí nhà kính của hồ Thủy điện, HOT
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
 
Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...
Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...
Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...
 
Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính gây độc tế bào của cây Lạc tiên ở ...
Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính gây độc tế bào của cây Lạc tiên ở ...Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính gây độc tế bào của cây Lạc tiên ở ...
Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính gây độc tế bào của cây Lạc tiên ở ...
 
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
 
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
 
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học Và Khả Năng Sản Xuất Của Vịt Cổ Lũng, Tha...
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học Và Khả Năng Sản Xuất Của Vịt Cổ Lũng, Tha...Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học Và Khả Năng Sản Xuất Của Vịt Cổ Lũng, Tha...
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học Và Khả Năng Sản Xuất Của Vịt Cổ Lũng, Tha...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
UyenDang34
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 

Recently uploaded (18)

insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 

Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Phạm Văn Chiến BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA THÚ BIỂN DỰA TRÊN BỘ SƯU TẬP MẪU VẬT ĐƯỢC LƯU TRỮ TẠI CÁC BẢO TÀNG VÀ ĐỀN THỜ CÁ ÔNG Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG VEN BIỂN TỪ QUẢNG NINH TỚI KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – 2013
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Phạm Văn Chiến BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA THÚ BIỂN DỰA TRÊN BỘ SƯU TẬP MẪU VẬT ĐƯỢC LƯU TRỮ TẠI CÁC BẢO TÀNG VÀ ĐỀN THỜ CÁ ÔNG Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG VEN BIỂN TỪ QUẢNG NINH TỚI KHÁNH HÒA Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 60420103 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: HDC: TS. Nguyễn Văn Quân HDP: PGS. TS. Nguyễn Xuân Huấn Hà Nội – 2013
  • 3. LỜI CẢM ƠN Học viên xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Quân, PGS. TS Nguyễn Xuân Huấn, những người thầy đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn học viên trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Học viên cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Viện Tài nguyên và Môi trường biển, lãnh đạo phòng Bảo tồn và Đa dạng sinh học biển – Viện Tài nguyên và Môi trường biển đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để học viên có thể thực hiện được luận văn này. Học viên xin được gửi lời cảm ơn tới Ban chủ nhiện cùng tập thể các thầy cô giáo trong khoa Sinh học nói chung và bộ môn Động vật học có xương sống nói riêng đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ để học viên có thể hoàn thành chương trình học tại Khoa Sinh học – trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Học viên cũng muốn gửi lời cảm ơn tới Ban chủ nhiện Đề tài KC.08.25/11-15: “Nghiên cứu giải pháp phục hồi hệ sinh thái đầm, hồ ven biển đã bị suy thoái ở khu vực miền Trung” do Viện Tài nguyên và Môi trường biển chủ trì, đã tạo điều kiện cho học viên được sử dụng nguồn số liệu của Đề tài để sử dụng cho luận văn này. Nhân đây học viên cũng xin gửi lời tri ân tới các chuyên gia nước ngoài PGS.TS. Chiou-Ju-Yao (Bảo tàng tự nhiên Quốc gia Đài Loan), GS.TS. Tadasu Yamada (Bảo tàng tự nhiên Quốc gia Nhật Bản), GS.TS. Hinkiu Mok (Đại học Cao Hùng, Đài Loan) đã cung cấp những trợ giúp về mặt kỹ thuật và các ý kiến tư vấn hết sức hiệu quả, giúp học viên hoàn thành luận văn này. Cuối cùng học viên cũng muốn gửi lời cảm ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè những người luôn bên cạnh giúp đỡ, là chỗ dựa tinh thần để học viên có thể hoàn thành luận văn này. Hải Phòng, tháng 12 năm 2013 Tác giả
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU...................................................................................................................1 Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................4 1.1. Tổng quan về thú biển ...............................................................................4 1.1.1. Vị trí phân loại của thú biển ...........................................................4 1.1.2. Đặc điểm sinh học của thú biển......................................................5 1.2. Tình hình nghiên cứu thú biển .................................................................16 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...............................................16 1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam..............................................19 Chương 2 – TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................21 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................21 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................21 2.1.2. Thời gian nghiên cứu....................................................................22 2.2. Tài liệu và thiết bị nghiên cứu .................................................................22 2.2.1. Tài liệu nghiên cứu.......................................................................22 2.2.2. Thiết bị nghiên cứu ......................................................................24 2.3. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................25 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................25 2.3.2. Phương pháp định loại mẫu vật....................................................30 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................37 3.1. Thành phần loài thú biển trong khu vực nghiên cứu................................37 3.1.1. Mẫu vật thu tại Quảng Ninh.........................................................37 3.1.2. Mẫu vật thu tại Hải Phòng............................................................40 3.1.3. Mẫu vật thu tại Thanh Hóa...........................................................43 3.1.4. Mẫu vật thu tại Hà Tĩnh ...............................................................44 3.1.5. Mẫu vật thu tại Quảng Bình .........................................................45 3.1.6. Mẫu vật thu tại Quảng Ngãi .........................................................46 3.1.7. Mẫu vật thu tại Khánh Hòa ..........................................................50 3.2. Ghi nhận về thú biển ở một số vùng biển trong khu vực nghiên cứu.......54 3.3. Mô tả đặc điểm các loài thú biển phát hiện trong khu vực nghiên cứu ....56 3.4. Các loài quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa, tuyệt chủng..............................78
  • 5. 3.5. Khóa định loại các loài thú biển trong khu vực nghiên cứu.....................79 3.5.1. Khóa định loại dựa trên đặc điểm hình thái..................................79 3.5.2. Khóa định loại dựa trên đặc điểm bộ xương.................................80 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..........................................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................83
  • 6. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Địa điểm thu mẫu....................................................................................22 Bảng 2.2. Các mẫu vật được thu thập và nghiên cứu...............................................23 Bảng 2.3. Các chỉ tiêu hình thái ngoài của cá voi và cá heo....................................26 Bảng 2.4. Các số đo hộp sọ cá heo ..........................................................................27 Bảng 2.5. Các số đo hộp sọ cá voi...........................................................................29 Bảng 3.1. Số đo một số mẫu hộp sọ ở vườn Quốc gia Bái Tử Long........................38 Bảng 3.2. Số đo bộ xương Cá voi xám ở Bảo tàng Quảng Ninh .............................39 Bảng 3.3. Số đo mẫu cá heo ở Hải Phòng ...............................................................42 Bảng 3.4. Số đo hộp sọ cá heo ở Quảng Ngãi .........................................................49 Bảng 3.5. Số đo hộp sọ Cá heo đốm nhiệt đới trưởng thành ở Khánh Hòa .............52 Bảng 3.6. Danh lục các loài thú biển trong khu vực nghiên cứu .............................53 Bảng 3.7. Thành phần loài thú biển so với những nghiên cứu trước .......................54 Bảng 3.8. Ghi nhận về thú biển ở một số vùng biển trong khu vực nghiên cứu ......55 Bảng 3.9. Mức đe dọa của các loài thú biển theo Sách đỏ Việt Nam 2007 và danh lục đỏ IUCN năm 2013 .................................................................................................78
  • 7. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Hình dạng ngoài của cá voi .......................................................................6 Hình 1.2. Hình dạng cột nước do các loài cá voi tạo ra.............................................7 Hình 1.3. Hình dạng ngoài của bò biển .....................................................................8 Hình 1.4. Hình dạng ngoài của bộ ăn thịt..................................................................9 Hình 1.5. Bộ xương của thú biển.............................................................................10 Hình 1.6. Hộp sọ của thú biển .................................................................................11 Hình 1.7. Cột sống của thú biển ..............................................................................13 Hình 1.8. Xương chi của thú biển............................................................................14 Hình 2.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu .......................................................................21 Hình 2.2. Đặc điểm Họ Eschrichtiidae ....................................................................32 Hình 2.3. Đặc điểm Họ Banaenopteridae ................................................................33 Hình 2.4. Đặc điểm Họ Physeteridae.......................................................................34 Hình 2.5. Đặc điểm họ Kogiidae.............................................................................34 Hình 2.6. Đặc điểm Họ Delphinidae .......................................................................35 Hình 2.7. Đặc điểm họ Phocoenidae .......................................................................36 Hình 3.1. Mẫu thu tại Quảng Ninh ..........................................................................37 Hình 3.2. Mẫu thu tại Hải Phòng.............................................................................42 Hình 3.3. Cá voi Balaenoptera sp. ở Thanh Hóa.....................................................44 Hình 3.4. Mẫu Cá nhà táng nhỏ ở Hà Tĩnh..............................................................45 Hình 3.5. Mẫu thu tại Quảng Bình ..........................................................................45 Hình 3.6. Mẫu thu tại Quảng Ngãi ..........................................................................48 Hình 3.7. Mẫu thu tại Khánh Hòa ...........................................................................51 Hình 3.8. Cá voi xám...............................................................................................56 Hình 3.9. Hộp sọ của Cá voi xám............................................................................57 Hình 3.10. Bản đồ phân bố Cá voi xám trên thế giới...............................................58 Hình 3.11. Cá voi lưng gù .......................................................................................59 Hình 3.12. Hộp sọ của Cá voi lưng gù.....................................................................60 Hình 3. 13. Phân bố của Cá voi lưng gù trên thế giới..............................................60 Hình 3.14. Cá voi omura .........................................................................................61 Hình 3.15. Hộp sọ của Cá voi omura.......................................................................62
  • 8. Hình 3.16. Phân bố của Cá voi omura trên thế giới.................................................63 Hình 3.17. Cá voi nhỏ .............................................................................................64 Hình 3.18. Hộp sọ của Cá voi nhỏ...........................................................................64 Hình 3.19. Phân bố của Cá voi nhỏ trên thế giới.....................................................65 Hình 3.20. Cá nhà táng............................................................................................66 Hình 3.21. Hộp sọ Cá nhà táng................................................................................66 Hình 3.22. Phân bố của Cá nhà táng trên thế giới ...................................................67 Hình 3.23. Cá heo lưng gù Thái Bình Dương..........................................................68 Hình 3.24. Hộp sọ của Cá heo lưng gù Thái Bình Dương.......................................69 Hình 3.25. Phân bố của Cá heo lưng gù Thái Bình Dương trên thế giới .................70 Hình 3.26. Cá heo đốm nhiệt đới.............................................................................71 Hình 3.27. Hộp sọ của Cá heo đốm nhiệt đới..........................................................72 Hình 3.28. Phân bố của Cá heo đốm nhiệt đới trên thế giới ....................................72 Hình 3.29. Cá heo không vây ..................................................................................73 Hình 3.30. Hộp sọ của Cá heo không vây ...............................................................73 Hình 3.31. Phân bố của Cá heo không vây trên thế giới..........................................74 Hình 3.32. Cá heo mũi chai.....................................................................................75 Hình 3.33. Hộp sọ của Cá heo mũi chai ..................................................................75 Hình 3.34. Phân bố của Cá heo mũi chai trên thế giới.............................................76 Hình 3.35. Cá nhà táng nhỏ.....................................................................................77 Hình 3.36. Hộp sọ của Cá nhà táng nhỏ ..................................................................77 Hình 3.37. Phân bố của Cá nhà táng nhỏ trên thế giới.............................................78
  • 9. BẢNG KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT DD: Mức đe dọa thiếu dẫn liệu trong sách đỏ IUCN EN: Mức đe dọa nguy cấp trong sách đỏ IUCN IUCN: Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế FAO: Viết tắt của Food and Agriculture Organization of the United Nations – Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc GPS: Viết tắt của Global Positioning System – Hệ thống định vị toàn cầu LC: Mức đe dọa ít được quan tâm trong sách đỏ IUCN NOAA: Viết tắt của National Oceanic and Atmospheric Administration – Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ NT: Mức đe dọa gần nguy cấp trong sách đỏ IUCN VU: Mức đe dọa sẽ nguy cấp trong sách đỏ IUCN PCR: Viết tắt của Polymerase Chain Reaction – Phản ứng chuỗi trùng hợp VQG: Vườn Quốc gia
  • 10. 1 MỞ ĐẦU Thú biển là nhóm động vật thuộc lớp thú (cá voi, bò biển, hải cẩu …) nhưng có đời sống gắn liền với biển. Trên thế giới hiện nay các nhà khoa học đã mô tả và xác định được khoảng 128 loài, chúng phân bố ở hầu hết các vùng biển và đại dương, một số loài cá heo còn phân bố trong các con sông lớn như sông Amazon, sông Hằng, sông Mê Kông …. Vùng biển của Việt Nam được ghi nhận là nơi sinh sống của rất nhiều loài thú biển, chúng được các ngư dân bắt gặp thường xuyên ngoài tự nhiên khi đi đánh bắt hải sản. Ngoài ra, mẫu vật của chúng cũng được tìm thấy trong các bảo tàng chuyên ngành, các lăng thờ cúng cá ông do ngư dân xây dựng ở các địa phương ven biển. Trong những năm gần đây nhờ sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng, các thông tin về cá voi, cá heo, hải cẩu bị chết trôi dạt vào bờ được cập nhật thường xuyên hơn. Tuy nhiên, nhóm đối tượng thú biển ở Việt Nam còn chưa được quan tâm và nghiên cứu đầy đủ, các dẫn liệu ban đầu về thành phần loài, sự phân bố và số lượng của mỗi loài thú biển ở Việt Nam là rất ít, phần lớn do các nhà khoa học nước ngoài cung cấp từ những năm 1990. Các thông tin này ngày nay đã không còn đúng với thực tế về hiện trạng thú biển của nước ta. Các nghiên cứu mới về thú biển ở Việt Nam là hầu như không có, dẫn tới những khó khăn trong công tác quản lý và bảo tồn nhóm động vật biển quý hiếm này. Chính vì vậy đề tài “Bước đầu nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển dựa trên bộ sưu tập mẫu vật được lưu trữ tại các bảo tàng và đền thờ cá ông ở các địa phương ven biển từ Quảng Ninh tới Khánh Hòa” được thực hiện với các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể sau: Mục tiêu:  Nắm được các phương pháp điều tra khảo sát, nghiên cứu về thú biển.  Có được bộ số liệu ban đầu về thành phần loài, sự phân bố của thú biển ở khu vực ven bờ từ Quảng Ninh tới Khánh Hòa. Nhiệm vụ:
  • 11. 2  Thu thập và xử lý tất cả các tài liệu lịch sử đã xuất bản có liên quan tới vấn đề nghiên cứu (các công bố khoa học, các thông tin xã hội, văn bản pháp luật …).  Đánh giá các mẫu vật, tài liệu nghiên cứu trong hệ thống các bảo tàng chuyên ngành và hệ thống các lăng thờ cá ông được ngư dân xây dựng ở các địa phương ven biển trong khu vực nghiên cứu.  Tiến hành điều tra khảo sát ngoài thực địa thông qua việc phỏng vấn thu thập thông tin từ các ngư dân, các nhà quản lý địa phương, các cộng đồng ven biển tại các khu vực nghiên cứu.  Phân tích mẫu vật dựa trên phương pháp hình thái học dựa vào các đặc điểm hình thái của cơ thể và cấu trúc của bộ xương để xác định tên loài. Các hoạt động triển khai:  Để thực hiện được các nhiệm vụ nêu trên, học viên cùng với chuyên gia thú biển của Bảo tàng Tự nhiên Quốc gia Đài Loan đã tiến hành khảo sát một hệ thống các bảo tàng chuyên ngành, lăng thờ cá ông do người dân lập ra ở các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa trong khuôn khổ đề tài cấp cơ sở Viện Tài nguyên và Môi trường biển năm 2012.  Kết hợp với các đề tài, dự án do Viện Tài nguyên và Môi trường biển chủ trì, các thông tin truyền thông đại chúng (báo chí, phát thanh, truyền hình …) học viên đã thu thêm những thông tin và tư liệu liên quan tới thú biển trong khu vực nghiên cứu.  Tranh thủ sự giúp đỡ từ phía đối tác Đài Loan học viên được trực tiếp sang học tập phương pháp nghiên cứu thú biển dựa trên các bộ mẫu chuẩn và trang thiết bị thí nghiệm sẵn có của Bảo tàng Tự nhiên Quốc gia Đài Loan. Các kết quả chính đạt được:  Dựa trên những mẫu vật trong hệ thống bảo tàng chuyên ngành, các lăng thờ cá ông, các thông tin do các cơ quan chức năng địa phương cung cấp đã xác
  • 12. 3 định được danh sách thành phần loài thú biển dải ven bờ khu vực nghiên cứu gồm 11 loài. Trong đó đã bổ sung được 2 loài mới cho danh lục thú biển Việt Nam đó là: loài Cá voi xám (Eschrichtius robustus) và loài Cá voi omura (Balaenoptera omurai). Cả hai loài mới ghi nhận này đã được các chuyên gia nước ngoài phối hợp nghiên cứu và khẳng định.  Dựa vào kết quả phân tích mẫu vật, các thông tin thu thập được từ các phiếu phỏng vấn đã xác định được phạm vi, vùng phân bố của các loài thú biển thường gặp ở dải ven bờ khu vực nghiên cứu. Dựa vào vật mẫu ở Bảo tàng Lịch sử tỉnh Quảng Ninh đã bổ sung được phạm vi phân bố của loài Cá voi xám mở rộng sang cả vùng biển bờ tây vịnh Bắc bộ. So với các tài liệu của Tổ chức Bảo tồn Quốc tế IUCN đã công bố trước đây thì phạm vi phân bố của loài này chỉ đến đảo Hải Nam của Trung Quốc.  Đã công bố được 03 bài báo đăng hoặc đã được chấp nhận cho đăng có liên quan tới nội dung của luận văn: 01 bài đăng trên Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển, 01 bài đăng trên Kỷ yếu Hội nghị Toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ V, 01 bài đăng trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • 13. 4 Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về thú biển 1.1.1. Vị trí phân loại của thú biển Giới: Động vật (Animalia) Ngành: Có dây sống (Chordata) Lớp: Thú (Mammalia) - Bộ Cá voi (Cetacea) Bộ: Bao gồm ba bộ: - Bộ Bò nước (Serenia) - Bộ Ăn thịt (Carnivora) Thú biển bao gồm tất cả các loài thú có đời sống gắn liền với biển. Chúng được xếp vào 3 bộ: Bộ Cá voi, Bộ Bò nước và Bộ Ăn thịt. Hiện nay trên thế giới các nhà khoa học đã mô tả và xác định được khoảng 128 loài trong đó có 84 loài thuộc Bộ Cá voi, 5 loài thuộc Bộ Bò nước và 39 loài thuộc Bộ Ăn thịt [9]. Dưới đây là phân loại các họ thú biển theo tác giả Hadoram Shirihai [9]. Bộ Phân bộ Họ Cetacea (Cá voi) Mysticeti (Cá voi tấm sừng hàm) Banaenidae (có 4 loài) Neobalaenidae (có 1 loài) Balaenopteriadae (có 9 loài) Eschrichtiidae (có 1 loài) Odontoceti (Cá voi có răng) Physeteridae (có 1 loài) Kogiidae (có 2 loài) Monodontidae (có 2 loài) Ziphiidae (có 21 loài) Delphinidae (có 34 loài) Phocoenidae (có 7 loài Platanistidae (có 1 loài) Iniidae (có 1 loài) Pontoporiidae (có 1 loài)
  • 14. 5 Serenia (Bò nước) Trichechidae (có 3 loài) Dugongidae (có 2 loài) Carnivora (Ăn thịt) Pinnipedia (Chân màng) Otariidae (có 16 loài) Odobenidae (có 1 loài) Phocidae (có 19 loài) Fissipedia (Chân chẽ) Mustelidae (có 2 loài) Ursidae (có 1 loài) Một danh sách các loài thú biển trên thế giới theo tác giả Hadoram Shirihai được liệt kê trong phụ lục 1 của tài liệu này. 1.1.2. Đặc điểm sinh học của thú biển Thú biển là nhóm động vật có vú, đẻ con và nuôi con bằng sữa nhưng đời sống lại gắn liền với biển. Chính vì vậy thú biển mang một số đặc điểm khác so với các loài thú trên cạn. a) Đặc điểm hình thái cơ thể Các loài thú thuộc Bộ Cá voi đã thích nghi hoàn toàn với cuộc sống dưới nước vào khoảng 50 triệu năm về trước, trong thời gian này động vật dạng cá voi đã mất dần đi những thuộc tính phù hợp cho sự sinh tồn trên đất liền và thu được những đặc tính thích nghi với cuộc sống ở dưới nước. Chi sau biến mất, cơ thể của chúng trở lên thon và thuôn hơn, hình dạng cho phép chúng có thể di chuyển nhanh hơn trong nước. Đuôi nguyên thủy của chúng được chuyển thành một cặp thùy đuôi có tác dụng dẫn lái khi di chuyển. Chi trước của chúng biến thành các tay chèo rất hiệu quả khi di chuyển trong môi trước nước và làm cân bằng kích thước to lớn của chúng (hình 1.1). Do không còn nhu cầu giữ ấm từ bên ngoài lên lớp lông của các loài cá voi cũng bị tiêu biến giúp giảm lực ma sát khi di chuyển trong nước. Tuy sống ở dưới nước nhưng là những loài thú thực sự, các loài cá voi cũng hô hấp bằng phổi, quá trình trao đổi khí được thực hiện thông qua lỗ thở trên đỉnh đầu. Khi cá voi thở ra do không khí cũ được làm ấm từ phổi tiếp xúc với không khí lạnh hơn ở môi trường bên ngoài tạo ra
  • 15. 6 một cột nước tựa như khói. Cột nước này có hình dạng, độ cao, góc phun đặc trưng cho từng loài. Vì thế, các loài cá voi có thể được những thợ săn cá voi hay những người theo dõi cá voi giàu kinh nghiệm nhận dạng từ xa bằng cách sử dụng đặc trưng này (hình 1.2). Do sống dưới biển mặn thị giác của cá voi có các tuyến tiết ra chất nhờn giúp bảo vệ mắt trước nước mặn của biển cả. Cá voi cũng có thủy tinh thể gần như hình cầu trong mắt, có hiệu quả tập trung cao nhất đối với cường độ ánh sáng yếu trong vùng nước sâu. Thị giác của các loài cá voi nói chung là kém (ngoại trừ một số loài cá heo). Giống như mắt, tai của cá voi cũng nhỏ, cuộc sống dưới nước đã làm tiêu giảm các tai ngoài của chúng, mà chức năng của nó là thu thập các sóng âm thanh trong không gian. Tuy nhiên, do nước là môi trường truyền âm tốt hơn nhiều so với không khí, nên tai ngoài không còn cần thiết nữa. Nó chỉ còn là một lỗ nhỏ trên da, ngay phía sau các mắt [12]. (a) (b) Hình 1.1. Hình dạng ngoài của cá voi (a – Phân bộ cá voi tấm lược sừng, b – Phân bộ cá voi có răng) (theo Mark Carwardine, 2005)
  • 16. 7 (Cá voi Eden’s) (Cá voi Sei) (Cá nhà táng) (Cá voi đầu bò) (Cá voi vây) (Cá voi đầu cong) (Cá voi xanh) (Cá voi xám) (Cá voi lưng gù) Hình 1.2. Hình dạng cột nước do các loài cá voi tạo ra (theo Mark Carwardine, 2005) Các loài thú thuộc Bộ Bò biển cũng thích nghi hoàn toàn với cuộc sống dưới nước nhưng vẫn giữ nhiều nét của thú ở cạn. Mình thon dài, cổ không rõ, chi trước biến thành tay chèo nhưng ngón tay vẫn còn di tích của móng guốc có tác dụng như một giá đỡ khi kiếm ăn. Chi sau thiếu, đuôi rộng hình vây cá nằm ngang. Thân phủ lông thưa (hình 1.3). Bò biển là nhóm thú biển chủ yếu ăn thực vật (một cá thể dugong có thể ăn khoảng 25 kg cỏ biển/ngày). Kích thước cơ thể tương đối lớn, khi mới sinh con non có kích thước khoảng 1 mét, khi trưởng thành có thể đạt 2,5 mét và nặng đến 400 kg. Phần miệng được cấu tạo khá đặc biệt và linh động giúp nó đào tận rễ thảm
  • 17. 8 cỏ biển (dưới nền cát), phần đệm ở răng của bò biển cũng giống như các loài thú nhai lại được coi là bộ phận quan trọng nhất trong khi gặm cỏ biển và chuyển tải thức ăn vào bên trong miệng. Bò biển không thể lặn lâu trong nước mà thường xuyên ngoi lên mặt nước để thở, chúng di chuyển chậm chạp, với vận tốc khoảng vài km/giờ, và thường xuyên nghỉ ngơi ở tầng nước 2 - 10 mét. Tuổi thọ của các loài bò biển khá cao, chúng có thể sống hơn 70 tuổi. Có thể phân biệt con đực và con cái dễ dàng nhờ vào vị trí khe hở của cơ quan sinh dục. Vùng xương chậu của con đực được tìm thấy bên trong khe hở của bộ phận sinh dục ở giữa hậu môn và rốn. Tinh hoàn ở bên trong bụng, cuống sinh dục chỉ nhô ra khi con đực hưng phấn. Trái lại khe sinh dục của con cái nằm gần hậu môn hơn. Cả con đực và cái đều trưởng thành về giới tính khoảng từ 7 - 19 năm, khi đó kích thước cơ thể của chúng khoảng 2,5 mét. [12]. Hình 1.3. Hình dạng ngoài của bò biển (theo Mark Carwardine, 2005) Các loài thú thuộc Bộ Ăn thịt thích nghi với đời sống dưới nước (hải cẩu, sư tử biển, …) có cơ thể thon dài, cổ ngắn không phân biệt rõ với thân. Các loài trong Phân bộ Chân màng có chi trước biến thành tay chèo, móng tiêu giảm hay tiêu biến, lớp mỡ dưới da dày, lông và răng tiêu giảm, răng thịt không phân hóa, vành tai thiếu, thị giác kém phát triển, khứu giác rất thính (hình 1.4). Tinh hoàn nằm trong khoang bụng, tử cung hai sừng, nhau ống. Phần lớn có cuộc đời sống trong nước, chỉ lên cạn để sinh sản và thay lông. Chúng là nhóm sinh vật phân bố chủ yếu ở miền lạnh Bắc cực và Nam cực [12].
  • 18. 9 (a) (b) (c) Hình 1.4. Hình dạng ngoài của bộ ăn thịt (a – hải cẩu; b – rái cá; c – gấu bắc cực) (theo Mark Carwardine, 2005) b) Đặc điểm hình thái bộ xương Bộ xương bao gồm tất cả các xương và sụn gồm có phần đầu, phần trục (xương sống, xương sườn, xương đuôi) và phần chi. Bộ xương giúp nâng đỡ các mô mềm định dạng hình dáng, xác định kích thước tổng thể và tham gia vào quá trình vận động (hình 1.5). Tủy ở một số xương chứa tế bào gốc để tạo ra các tế bào máu. Ở nhóm cá voi xương chứa nhiều chất béo hơn còn ở nhóm bò biển xương lại chứa nhiều canxi hơn, các đặc điểm này có ảnh hưởng tới sức nổi của cơ thể. Thành phần hóa học của xương liên tục thay đổi theo tuổi thọ của các loài thú biển nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh lý, sinh hóa của cơ thể, dựa vào các đặc điểm này có thể sử dụng xương để xác định tuổi của các loài thú biển [16]. (a)
  • 19. 10 (b) (c) (d) Hình 1.5. Bộ xương của thú biển (a – cá voi, b – cá heo, c – bò biển, d – hải cẩu) (theo Sentiel Rommel, 1999) Hộp sọ của thú biển có hình thái đặc trưng là hướng về phía trước, có kích thước lớn (hộp sọ cá voi xanh có kích thước khoảng 5 mét). Hộp sọ có 2 lồi cầu chẩm, có cung gò má. Các xương chẩm, xương vảy, xương đá, xương màng nhĩ gắn với nhau hình thành xương thái dương. Có xương khẩu cái thứ sinh ngăn đôi xoang mũi. Ngoài ra còn có các xương đặc trưng là: xương gian đỉnh, xương xoăn mũi phân hoá phức tạp liên quan đến sự phát triển thính giác và khứu giác (hình 1.6). Tai thú biên có đủ 3 xương là xương đe (do xương vuông biến thành), xương búa (do xương khớp biến đổi thành) và xương bàn đạp (do xương móng biến đổi thành), ở các loài cá voi xương búa ở tai trong được hợp nhất với thành của hốc xương nơi chứa xương tai trong, xương hàm dưới chỉ còn một xương răng. Nhìn chung sọ của thú biển tiến hóa hơn nhiều so với các nhóm động vật có xương sống ở biển khác, các xương ở vùng sọ gắn với nhau rất muộn liên quan đến sự phát triển của não bộ [16].
  • 20. 11 (a) (b) (c) Hình 1.6. Hộp sọ của thú biển (a – các xương của hộp sọ, b – cá voi và cá heo, c – bò biển và hải cẩu) (theo Sentiel Rommel, 1999)
  • 21. 12 Cột sống của thú biển được chia làm 5 phần: phần cổ thường có 7 đốt trong đó đốt chống có cấu tạo làm cho đầu cử động linh hoạt, phần ngực gồm 13 - 14 đốt mang sườn (gồm đốt thật và đốt giả), phần thắt lưng có từ 6 - 7 đốt (đây là những đốt sống có kích thước lớn nhất), phần chậu có khoảng 4 đốt và đuôi có nhiều đốt khác nhau (hình 1.7) [16]. (a) (b)
  • 22. 13 (c) Hình 1.7. Cột sống của thú biển (a – phần cổ, b – phần thân, c – phần đuôi) (theo Sentiel Rommel, 1999) Về phần chi, ở thú biển đai vai đã tiêu giảm nhiều, gồm chủ yếu là xương bả, nhiều loài thiếu xương đòn, đa số các loài thú biển có xương quạ tiêu giảm, hình thành mấu quạ gắn với xương bả. Xương chi sau ở đa số các loài bị tiêu giảm (cá voi, bò biển). Ở các loài ăn thịt đai hông giống với hầu hết các loài thú ở cạn khác gồm xương chậu, xương ngồi và xương háng gắn với nhau ở mặt bụng, hình thành xương không tên. Xương chi tự do về cơ bản có cấu tạo giống với kiểu chi 5 ngón điển hình ở nhóm ăn thịt, Ở nhóm cá voi và nhóm bò biển các xương ngón tay liên kết với nhau cùng với các mô cơ tạo thành các tay chèo (hình 1.8) [16]. (a) (b)
  • 23. 14 (c) (d) (e) (f) (g) (h) Hình 1.8. Xương chi của thú biển (a,b – cá voi; c,d – cá heo; e,f – bò biển; g,h – hải cẩu) (theo Sentiel Rommel, 1999) c) Sinh thái học của thú biển Thú biển xuất hiện ở tất cả các vùng biển và đại dương trên trái đất, từ những vùng lạnh giá như Bắc cực (Gấu Bắc cực, Cá voi đầu cong, Cá voi đầu bò …) cho tới các vùng biển nhiệt đới (Cá heo đốm nhiệt đới, Cá voi sát thủ, Dugong …), hoặc vùng nước ôn đới (cá heo Risso, Cá voi xám ...). Một số loài cá heo (Cá heo susu, Cá heo
  • 24. 15 boto, Cá heo baiji …) còn xâm chiếm các con sông lớn trên thế giới như sông Amazon, sông Mê Kông, sông Hằng … Với khu vực phân bố rộng lớn như vậy, thú biển rất đa dạng về kích thước và các đặc trưng sinh thái. Từ những loài thú biển có kích thước khoảng một mét (Cá heo không vây, Cá heo đốm nhiệt đới, Hải cẩu đốm trắng …) cho tới những loài thú biển có kích thước vài chục mét (Cá voi xanh, Cá voi vây, Cá voi lưng gù …). Chúng có thể sống trong môi trường nước với nhiệt độ từ 2o C cho tới 30o C (Cá voi đầu bò, Cá voi đầu cong, gấu Bắc cực …), một số loài có thể lặn hàng giờ ở độ sâu hàng nghìn mét (Cá nhà táng, Cá voi mõm khoằm …). Cá voi xám hàng năm di chuyển một quãng đường từ 15.000 đến 20.000 km để kiếm ăn và sinh sản. Cá voi đầu cong có thể sử dụng đầu của chúng để phá vỡ các lớp băng ở Bắc cực [10]. Dù đa dạng về hình dạng, kích thước, tập tính nhưng xét cho cùng tất cả các loài thú biển cũng chỉ là những sinh vật thứ cấp ở biển khơi vì nguồn gốc của chúng là ở trên cạn, hô hấp bằng phổi vì vậy vẫn cần tới oxy của không khí. Chính vì vậy, mỗi loài thú biển lại có sự phân bố rất khác nhau. Cá voi sát thủ có thể được tìm thấy ở hầu hết các đại dương trên thế giới. Một số loài khác như Cá heo California thì chỉ phân bố ở giới hạn vài trăm km2 , Gấu Bắc cực, Cá voi đầu bò chỉ phân bố ở các vùng cực lạnh giá của trái đất. Hầu hết các loài cá voi trong Phân bộ Cá voi tấm sừng hàm có thể di chuyển rộng với bán kính hàng nghìn km để tìm kiếm thức ăn và sinh sản. Một số loài thích sống ở các vùng nước ven bờ (Cá voi xám, Cá heo mũi chai, Cá heo cảng, Dugong), hoặc số khác lại thích sống ở các vùng biển sâu của đại dương (Cá nhà táng). Các loài thú biển sống trong các môi trường khác nhau sẽ có những cách thích ghi với điều kiện môi trường sống khác nhau. Ví dụ, các loài sống trong vùng biển lạnh giá phải bảo tồn nhiệt độ cơ thể do đó chúng có lớp mỡ rất dày (Cá voi đầu cong, Gấu bắc cực), các loài lặn sâu dưới đáy biển (Cá nhà táng) phải bảo tồn oxy nên chúng có lượng máu nhiều, các cơ dự trữ máu lớn để có thể lặn được lâu. Các loài kiếm ăn trong điều kiện ánh sáng yếu (ăn đêm, lặn sâu, sống trong sông đục) có khả năng phát triển định vị bằng âm thanh, tầm nhìn tốt hơn [10].
  • 25. 16 Thức ăn của thú biển rất đa dạng từ những sinh vật phù du, thực vật, các động vật nhỏ, cho tới các sinh vật có kích thước to lớn hơn như cá, mực thậm chí Cá voi sát thủ còn săn bắt các loài thú biển khác làm thức ăn. Các dạng thú biển thuộc Bộ Cá voi được chia thành hai nhóm khác nhau cũng dựa theo kiểu ăn uống của chúng. Nhóm Cá voi có răng (Odontoceti) như Cá nhà táng, Cá voi sát thủ, Cá heo đốm nhiệt đới … thông thường có nhiều răng, được sử dụng để bắt cá, mực hay các động vật biển khác. Chúng không nhai thức ăn mà nuốt toàn bộ. Trong một số ít trường hợp khi chúng bắt được các con mồi lớn, chẳng hạn khi Cá voi sát thủ bắt được hải cẩu, chúng xé con mồi thành các khúc nhỏ và nuốt toàn bộ. Dạng thứ hai là Cá voi tấm sừng hàm (Mysticeti) chúng không có răng, thay vì thế chúng có các tấm sừng có cấu tạo từ kê-ra-tin (tương tự như các chất ở móng tay người) thả rủ xuống từ hàm trên. Các tấm sừng này có vai trò như một bộ lọc khổng lồ, lọc ra các động vật nhỏ (như động vật nhuyễn thể và cá) từ luồng nước biển. Các dạng cá voi trong nhóm này như Cá voi xanh, Cá voi lưng gù, Cá voi đầu cong, Cá voi xám … Không phải mọi loài cá voi của nhóm Cá voi tấm sừng hàm đều có thức ăn là sinh vật phù du. Các loài cá voi lớn trong nhóm này có xu hướng ăn các dạng cá nhỏ tụ tập thành đàn, như cá trích và cá mòi. Một loài trong nhóm Cá voi tấm sừng hàm Cá voi xám (Eschrichtius robustus) là động vật ăn ở tầng đáy, chủ yếu săn bắt các loài động vật giáp xác ở đáy biển (như tôm, cua) [10]. Giống như nhiều loài động vật khác, các loài thú biển cũng có tập tính kết đàn nhằm mục đích săn mồi và bảo vệ trước sự tấn công của kẻ thù. Một số loài cá heo thường tụ tập thành đàn để săn bắt cá. Một nhóm Cá voi sát thủ có thể cùng nhau tấn công một cá thể Cá voi xanh. Ngày nay mối đe dọa tới các loài thú biển ngoài con người còn có các loài thú ăn thịt khác như Cá voi sát thủ, Cá mập trắng, Gấu Bắc cực chính vì vậy để tránh bị săn bắt các cá thể thú biển cùng loài thường có xu hướng tụ tập thành các đàn lớn để bảo vệ lẫn nhau tránh sự tấn công của kẻ thù [10]. 1.2. Tình hình nghiên cứu thú biển 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
  • 26. 17 Hơn 2000 năm trước đây, các học giả Trung Quốc thời nhà Hán trong từ điển đã biết mô tả cá heo như là một trong những loài động vật có trí thông minh. Ngay cả trước đó, nhà khoa học Hy Lạp là Aristotle cũng đã phân biệt giữa Cá voi tấm sừng hàm và Cá voi có răng với những mô tả chi tiết cho cả hai đối tượng này. Tuy nhiên, thật đáng tiếc là ông ta đã xếp thú biển vào lớp cá. Trên thực tế không có nhiều giả thuyết hoặc nghiên cứu mang tính bài bản được thực hiện giữa thời kỳ Roman và phục hưng phương tây, thậm chí chỉ là các mô tả hoặc các văn bản chính thức về thú biển. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học hiện đại về thú biển có thế được tóm lược trong 4 giai đoạn: (1) Mô tả về hình thái từ các mẫu vật bắt gặp ven bờ và mẫu vật hóa thạch; (2) Mô tả về tập tính sinh học, giải phẫu, phân bố thu thập được trong các hoạt động săn bắn và khai thác thú biển; (3) Nghiên cứu về sinh lý và tập tính học trong điều kiện nuôi nhốt; (4) Nghiên cứu về sinh thái học, môi trường sống, biến động số lượng, vòng đời, tập tính và sinh lý học trong điều kiện tự nhiên. Giai đoạn nghiên cứu thứ năm có thể mang tính chất tổng hợp giữa các nghiên cứu trên cạn sẵn có với các nghiên cứu so sánh ở biển trong một nỗ lực giải quyết các vấn đề khoa học có liên quan đến thú biển [20]. Các giai đoạn nghiên cứu được mô tả ở trên trải qua một trình tự khá lâu dài với các chủ đề nghiên cứu về hình thái học và hệ thống học là chủ đề cơ bản. Các giai đoạn nghiên cứu hiện nay nhờ có sự trợ giúp của các thiết bị điện tử tiên tiến đã nâng cao được giá trị khoa học của các công trình nghiên cứu về thú biển lên tầm cao mới. Sự bùng nổ thực sự của kiến thức liên quan đến động vật biển chỉ đến trong giai đoạn sau này. Thế kỷ 18 được đánh giá là thời kỳ tăng trưởng đột ngột về các hiểu biết khoa học trên thế giới. Trong khi có nhiều tác giả có thể được nhắc tới, ba người đương thời đầu tiên được nhắc tới nhiều hơn do đã có công thúc đẩy các mô tả về cá voi, phân loại, và hệ thống học. Đây là những nhà động vật học người Pháp Lacépède và hai anh em nhà Cuvier. Georges Cuvier, người được cho là thành lập thuyết tiến hóa hiện đại, đã viết về nhiều chủ đề, bao gồm cả các loài động vật biển, trong khi đó anh trai của ông ít nổi tiếng hơn là Frederic Cuvier. Kế tiếp ba tác giả trên là nhà động vật học người Bỉ là Beneden sống trong nửa sau của thế kỷ thứ 19, với công việc chủ
  • 27. 18 yếu là thu thập thông tin cá voi hóa thạch, là người đứng đầu về lĩnh vực nghiên cứu hình thái học, phân loại học, và lịch sử tiến hóa trong thế kỷ XX. Trong khi phần lớn các nhà nghiên cứu trước đó làm việc tập trung vào các loài cá voi, nhà động vật học người Anh là John Edward Gray đã đi sâu mô tả cả hải cẩu và cá voi ở Bảo tàng Hoàng gia Anh [20]. Trong những nghiên cứu sau này, nhìn chung các nghiên cứu về sinh học mô tả động vật biển đã chuyển từ phương pháp tiếp cận chủ yếu là hình thái học sang các phương pháp nghiên cứu sinh học phân tử. Cho tới tận những năm 1960, các nhà nghiên cứu cá voi vẫn nghiên cứu bằng cách đâm chúng bằng lao để thu mẫu. Đây là cách thức nghiên cứu phổ biến nhất do nếu không có mẫu vật thì không thể nghiên cứu được. Quan niệm này đã được thay đổi sau khi luật bảo vệ thú biển được áp dụng ở rất nhiều quốc gia trong những năm 1970. Ngoài ra các mẫu vật có thể được thu dựa trên mẫu khô, hoặc mẫu vật từ các hoạt động khai thác cá heo. Hiện nay thì phần lớn các nhóm cá voi, cá heo, hải cẩu, bò biển được bảo vệ nghiêm ngặt ngoài tự nhiên ở rất nhiều quốc gia. Đối với các quốc gia ở Châu Đại dương, hạn chế đánh bắt đã được áp dụng đối với một số lượng cá thể nhất định. Kết quả là các nhà nghiên cứu động vật biển có thể tiếp cận các nghiên cứu hình thái bằng cách lấy một số mẫu (sinh thiết tế bào) để áp dụng phương pháp nghiên cứu ở mức độ phân tử bằng kỹ thuật PCR. Các mẫu sinh thiết được thu thập bằng con đường này là hợp pháp và khả thi, do đó đã cân bằng được các nghiên cứu về phân loại học và biến động quần thể. Những nhà nghiên cứu về hình thái học truyền thống sẽ phải tiếp cận với các phương pháp nghiên cứu di truyền thông qua việc tự đào tạo lại và tuyển thêm các cộng tác viên có cùng mối quan tâm để xây dựng lên các tập thể khoa học nghiên cứu thú biển mạnh [20]. Hướng nghiên cứu về thú biển hiện nay đã được định hình xong và chuyển sang giai đoạn thứ năm đó là không phân biệt các ranh giới giữa các giai đoạn nghiên cứu trước đây. Các nghiên cứu mới về thú biển thường mang tính chất tổng hợp rất cao, tập hợp bởi các phương pháp nghiên cứu đã có sẵn từ nhóm động vật trên cạn.
  • 28. 19 So sánh các ý tưởng và phương pháp nghiên cứu này hứa hẹn các kết quả tuyệt vời về sinh học thú biển. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Trên thế giới thú biển đã được quan tâm và nghiên cứu từ rất sớm. Tuy nhiên, ở Việt Nam nhóm đối tượng này còn chưa được quan tâm và nghiên cứu đầy đủ. Các công trình nghiên cứu về thú biển còn rất ít, phần lớn đó là những bài báo mang tính chất thông báo đã xuất hiện loài thú biển ở vùng biển nào đó của Việt Nam. Các báo cáo mang tính chất nghiên cứu sâu hơn về thú biển như thành phần loài, sự phân bố, sinh thái học của các loài hay các mối đe dọa tới chúng là rất hiếm và hầu như không có. Năm 1995 Brian D. Smith và cộng sự đã có một cuộc khảo sát trong hai tháng nhằm thu thập các thông tin về thú biển đầu tiên của Việt Nam, kết quả phát hiện được 16 loài thú biển tại Việt Nam [5]. Để tiếp tục với nghiên cứu trước đó của mình Brian D. Smith và cộng sự đã tiến hành điều tra bổ sung tại khu vực vịnh Bắc bộ trong tháng 10 năm 1999 và tháng 4 năm 2000, kết quả đã ghi nhận được một số loài cá heo sống trong vịnh Bắc bộ [6]. Có thể nói đây là một trong những nghiên cứu hiếm hoi về thú biển được thực hiện quy mô nhất tại Việt Nam, có sự tham gia của rất nhiều chuyên gia về thú biển trên thế giới như Brian D. Smith, Gill Braulik, Thomas A. Jefferson và một số lượng các nhà khoa học của Việt Nam như Bùi Đình Chung, Chu Tiến Vĩnh, Phạm Đình Trọng … Nhằm có được một danh sách đầy đủ về các loài thú biển ở Việt Nam Michael Andersen và cộng sự đã tổng hợp lại tất cả những nghiên cứu trước đó để cho ra một báo cáo đã xác định được 20 loài thú biển từng xuất hiện tại Việt Nam [14]. Trên đây được xem là những nghiên cứu đầy đủ và chi tiết nhất về thú biển đã được thực hiện tại Việt Nam. Ngoài ra một số nghiên cứu khác của các tác giả như Đào Tấn Hỗ [1,2,3], của Nicholas J. Cox [15] cũng được thực hiện và có những kết quả nhất định. Nhìn chung hầu hết những nghiên cứu về thú biển ở Việt Nam đều được thực hiện bởi các nhà khoa học nước ngoài từ trước những năm 2000 và tập trung vào việc điều tra thành phần loài và phân bố của chúng. Những năm 2000 trở về đây chúng ta gần như bỏ quên nhóm đối tượng này, chính vì
  • 29. 20 vậy những hiểu biết về chúng là rất hạn chế dẫn tới những khó khăn nhất định trong công tác bảo vệ cũng như bảo tồn nhóm động vật biển quý hiếm này.
  • 30. 21 Chương 2 – TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trong khu vực ven bờ kéo dài từ tỉnh Quảng Ninh tới tỉnh Khánh Hòa, trong đó 7 tỉnh thành đã được lựa chọn là những địa điểm thu mẫu chính gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Ngãi và Khánh Hòa (hình 2.1). Một loạt địa điểm thu mẫu là các bảo tàng, các lăng thờ cá ông trong khu vực nghiên cứu được lựa chọn và tiến hành thu mẫu (bảng 2.1). Hình 2.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu
  • 31. 22 Bảng 2.1. Địa điểm thu mẫu Stt Địa điểm Khu vực 1 Vườn Quốc gia Bái Tử Long Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh 2 Bảo tàng Lịch sử Quảng Ninh TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 3 Đảo Bạch Long Vĩ TP. Hải Phòng 4 Bảo tàng Viện nghiên cứu Hải sản TP. Hải Phòng 5 Bảo tàng Đồ Sơn TP. Hải Phòng 6 Đền Hùng Thành Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa 7 Đền Thạch Bằng Huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh 8 Đền Đức Trạch Huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình 9 Lăng An Hải Huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi 10 Đền Âm Linh Tự Huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi 11 Lăng Chánh Huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi 12 Lăng Đông Hải Huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi 13 Lăng Tân Huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi 14 Đền Phổ Thạnh Huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi 15 Đền Đại Lãnh Huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa 16 Bảo tàng Hải Dương Học TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa 2.1.2. Thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2013. Tuy nhiên, một số mẫu vật được tiếp cận và nghiên cứu từ tháng 07/2011 trong khuôn khổ chương trình hợp tác với đối tác Đài Loan về điều tra thú biển dải ven bờ Việt Nam. 2.2. Tài liệu và thiết bị nghiên cứu 2.2.1. Tài liệu nghiên cứu Tài liệu nghiên cứu là tất cả các mẫu vật (cá thể, bộ xương) của thú biển đang được lưu trữ tại các bảo tàng chuyên ngành, các lăng thờ cá ông được ngư dân xây dựng ở các địa phương trong khu vực nghiên cứu. Những bức ảnh thú biển được các cơ quan chức năng và người dân chụp lại khi phát hiện thú biển cũng được sử dụng như những tài liệu nghiên cứu. Các thông tin được ngư dân cũng như các cơ quan chức năng cung cấp về sự xuất hiện và tồn tại của thú biển tại địa phương thông qua việc phỏng vấn bằng các phiếu phỏng vấn là một trong những vật liệu chính. Tổng số mẫu vật được thu thập và nghiên cứu là 51 mẫu, trong số 51 mẫu này có 11 mẫu là
  • 32. 23 các bức ảnh được cung cấp bởi các nhà quản lý trong khu vực nghiên cứu, 40 mẫu là những bộ xương, hộp sọ, cơ thể bảo quản khô tại các bảo tàng và lăng thờ cá ông. Tất cả các mẫu này đều thuộc Bộ Cá voi. Thông tin chi tiết về các mẫu được liệt kê trong bảng 2.2. Bảng 2.2. Các mẫu vật được thu thập và nghiên cứu Stt Ký hiệu Loại mẫu Địa điểm thu 1 BTL01 Ảnh chụp VQG Bái Tử Long, Vân Đồn, Quảng Ninh 2 BTL02 Ảnh chụp VQG Bái Tử Long, Vân Đồn, Quảng Ninh 3 BTL03 Hộp sọ VQG Bái Tử Long, Vân Đồn, Quảng Ninh 4 BTL04 Hộp sọ VQG Bái Tử Long, Vân Đồn, Quảng Ninh 5 BTL05 Hộp sọ VQG Bái Tử Long, Vân Đồn, Quảng Ninh 6 BTL06 Hộp sọ VQG Bái Tử Long, Vân Đồn, Quảng Ninh 7 BQN01 Bộ xương Bảo tàng Lịch sử Quảng Ninh, Quảng Ninh 8 BLV01 Bộ xương Đảo Bạch Long Vĩ, Thành phố Hải Phòng 9 BLV02 Ảnh chụp Đảo Bạch Long Vĩ, Thành phố Hải Phòng 10 BLV03 Ảnh chụp Đảo Bạch Long Vĩ, Thành phố Hải Phòng 11 BLV04 Ảnh chụp Đảo Bạch Long Vĩ, Thành phố Hải Phòng 12 BLV05 Ảnh chụp Đảo Bạch Long Vĩ, Thành phố Hải Phòng 13 BLV06 Ảnh chụp Đảo Bạch Long Vĩ, Thành phố Hải Phòng 14 BHS01 Mẫu khô Bảo tàng Viện Hải Sản, TP. Hải Phòng 15 BDS01 Mẫu khô Bảo tàng biển Đồ Sơn, TP. Hải Phòng 16 BDS02 Mẫu khô Bảo tàng biển Đồ Sơn, TP. Hải Phòng 17 BDS03 Bộ xương Bảo tàng biển Đồ Sơn, TP. Hải Phòng 18 ĐHT01 Xương sườn Đền Hùng Thành, Hậu Lộc, Thanh Hóa 19 ĐTB01 Ảnh chụp Đền Thạch Bằng, Lộc Hà, Hà Tĩnh 20 ĐĐT01 Ảnh chụp Đền Đức Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình 21 ĐĐT02 Ảnh chụp Đền Đức Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình 22 ĐĐT03 Ảnh chụp Đền Đức Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình 23 LAH01 Hộp sọ Lăng An Hải, đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi 24 LAH02 Xương sườn Lăng An Hải, đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi 25 LAH03 Hộp sọ Lăng An Hải, đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi 26 LAH04 Hộp sọ Lăng An Hải, đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi 27 LAH05 Hộp sọ Lăng An Hải, đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi 28 ĐLT01 Hộp sọ Đền Âm Linh Tự, đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi 29 LAC01 Xương sườn Lăng Chánh, đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi 30 LAC02 Xương hàm Lăng Chánh, đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi 31 LĐH01 Hộp sọ Lăng Đông Hải, đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi 32 LTA01 Xương hàm Lăng Tân, đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi 33 LTA02 Hộp sọ Lăng Tân, đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi
  • 33. 24 34 LPT01 Hộp sọ Lăng Phổ Thạnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi 35 LPT02 Hộp sọ Lăng Phổ Thạnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi 36 LPT03 Hộp sọ Lăng Phổ Thạnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi 37 LPT04 Hộp sọ Lăng Phổ Thạnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi 38 LPT05 Hộp sọ Lăng Phổ Thạnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi 39 LPT06 Hộp sọ Lăng Phổ Thạnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi 40 LPT07 Hộp sọ Lăng Phổ Thạnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi 41 LPT08 Xương hàm Lăng Phổ Thạnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi 42 ĐĐL01 Hộp sọ Đền Đại Lãnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa 43 ĐĐL02 Hộp sọ Đền Đại Lãnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa 44 ĐĐL03 Hộp sọ Đền Đại Lãnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa 45 ĐĐL04 Hộp sọ Đền Đại Lãnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa 46 ĐĐL05 Hộp sọ Đền Đại Lãnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa 47 ĐĐL06 Hộp sọ Đền Đại Lãnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa 48 ĐĐL07 Hộp sọ Đền Đại Lãnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa 49 ĐĐL08 Hộp sọ Đền Đại Lãnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa 50 HDH01 Hộp sọ Đền Đại Lãnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa 51 HDH02 Bộ xương Bảo tàng Hải Dương Học, Khánh Hòa Tổng: 51 mẫu 2.2.2. Thiết bị nghiên cứu  Thước đo: Được sử dụng để đo kích thước của mẫu vật, thước đo gồm có ba loại: loại thước dây mềm 50 mét dùng để đo các mẫu vật có kích thước lớn, loại thước cứng có chiều dài 2 mét, loại thước kẹp có chiều dài 0,5 mét dùng để đo các số đo của hộp sọ và các mẫu vật có kích thước nhỏ.  Máy ảnh: Được sử dụng để chụp ảnh mẫu vật, máy ảnh được học viên sử dụng trong suốt quá trình thu mẫu là máy ảnh kỹ thuật số Nikon D5000.  Sổ nhật ký và phiếu ghi thông tin: Sổ nhật ký dùng để ghi chép tất cả các hoạt động trong quá trình nghiên cứu; phiếu ghi thông tin được sử dụng để ghi chép lại các kết quả trong quá trình nghiên cứu (các loại phiếu thông tin theo mẫu tại bảng 2.1, bảng 2.2 và bảng 2.3).  Các vật dụng cần thiết khác: phương tiện đi lại (ô tô, xe máy, xe đạp, tàu thuyền), các trang thiết bị dùng cho việc thu mẫu sinh thiết, các phương tiện thông tin như máy tính cá nhân, máy ghi âm, định vị vệ tinh GPS.
  • 34. 25 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu a) Phương pháp phỏng vấn Là một trong những phương pháp truyền thống nhưng lại rất hiệu quả đối với nhóm đối tượng khó nghiên cứu ngoài tự nhiên như thú biển. Đây là một trong những phương pháp ít tốn kém nhất, được sử dụng để thu thập các thông tin về sự xuất hiện và phân bố của các loài thú biển trong khu vực nghiên cứu. Các thông tin thu thập từ các phiếu phỏng vấn được phân tích, đánh giá và kết hợp với các kết quả phân tích mẫu vật ở các bảo tàng và lăng thờ cá ông qua đó đưa ra những kết quả về thành phần loài cũng như khu vực phân bố của thú biển trong khu vực nghiên cứu. Các câu hỏi được thiết kế dễ hiểu, tập trung vào mục đích chính liên quan đến các thông tin như loài thú biển họ bắt gặp? bắt gặp ở đâu? vào thời gian nào? (mẫu phiếu phỏng vấn ở phụ lục 2). Kết hợp với những câu hỏi trong quá trình phỏng vấn, học viên cũng sử dụng các hình ảnh của một số loài thú biển dễ nhận biết ngoài tự nhiên để sử dụng trong quá trình phỏng vấn giúp đối tượng được phỏng vấn dễ dàng hình dung. Nhiều đối tượng khác nhau được chọn làm đối tượng phỏng vấn như các ngư dân, các nhà quản lý ở các khu bảo tồn biển, các cán bộ quản lý ở địa phương … nhưng học viên chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượng là các ngư dân thường xuyên đi khai thác hải sản ngoài tự nhiên cũng như các cộng đồng ngư dân sinh sống lâu năm có nhiều kinh nghiệm trong khu vực nghiên cứu. Cách thức phỏng vấn được học viên sử dụng là nói chuyện và phỏng vấn trực tiếp những đối tượng được phỏng vấn, tập trung vào mục tiêu chính muốn thu thập. Ở mỗi địa điểm nghiên cứu học viên sẽ cố gắng thu được số lượng phiếu phỏng vấn nhiều nhất có thể. b) Phương pháp thu thập các số đo và hình ảnh Việc đo đạc, ghi chép và thu thập mẫu vật được thực hiện theo sổ tay hướng dẫn nghiên cứu thú biển do NOAA phát hành năm 1994 [19]. Đối tượng cá voi, cá heo cũng như các bộ xương của chúng đang được lưu trữ và trưng bày tại các bảo tàng và các lăng thờ cá ông do nhiều nguyên nhân khách quan (một số mẫu vật không
  • 35. 26 nguyên vẹn, các mẫu vật được bảo quản kín …) mà số liệu đo đạc về kích thước còn thiếu hoặc không được thực hiện. Tuy nhiên, các số liệu về hình ảnh vẫn được ghi lại để sử dụng trong quá trình phân tích xác định tên loài tại phòng thí nghiệm. Bảng 2.3. Các chỉ tiêu hình thái ngoài của cá voi và cá heo Stt Số đo Độ lớn (cm) 1 Chiều dài tổng số 2 Chiều dài tới miệng 3 Chiều dài tới mắt 4 Chiều dài tới lỗ thở 5 Chiều dài tới tai 6 Chiều dài tới vây lưng 7 Chiều dài tới tay chèo 8 Chiều dài tới giữa vây lưng 9 Chiều dài tới rốn 10 Chiều dài tới hậu môn 11 Đường kính qua tai 12 Đường kính qua tay chèo 13 Đường kính giữa vây lưng và tay chèo 14 Đường kính trước vây lưng 15 Đường kính sau vây lưng
  • 36. 27 16 Đường kính hậu môn 17 Đường kính thùy đuôi 18 Chiều rộng vây lưng 19 Chiều cao vây lưng 20 Chiều rộng nhất tay chèo 21 Chiều rộng gốc tay chèo 22 Đường chéo dài tay chèo 23 Đường chéo ngắn tay chèo 24 Chiều dài cánh đuôi trái 25 Chiều rộng cánh đuôi trái 26 Chiều rộng thùy đuôi 27 Chiều rộng gốc mỏ trên 28 Chiều dài mỏ trên 29 Đường kính gốc mỏ 30 Chiều dài tới mỏ (theo NOAA, 1994) Bảng 2.4. Các số đo hộp sọ cá heo
  • 37. 28 Stt Số đo Độ lớn (cm) 1 CBL 2 LR 3 WBR 4 WRS 5 WRM 6 WPM 7 WRT 8 DRE 9 GPR 10 GPS 11 LSO 12 GWN 13 GWP 14 GPW 15 ILB (chiều sâu hộp sọ) 16 GL 17 GPF 18 DNS 19 LPO 20 LAO 21 DRI 22 GWZ 23 JG
  • 38. 29 24 PG 25 GWI 26 GLP 27 LPL 28 LLTR 29 LLM 30 HM 31 LMF 32 LBH 33 WBH 34 WTH 35 LTH 36 WSH 37 LSH (theo NOAA, 1994) Bảng 2.5. Các số đo hộp sọ cá voi Stt Số đo Độ lớn
  • 39. 30 (cm) 1 CBL 2 LR 3 WBR 4 WRS 5 WRM 6 WPM 7 WRT 8 DRE 9 GPR 10 GPS 11 LSO 12 GWN 13 GWP 14 GPW 15 ILB 16 GL 17 GPF 18 DNS 19 LPO 20 LAO 21 DRI 22 GWZ 23 JG 24 PG 25 GWI 26 GLP 27 LPL 28 LLTR (theo NOAA, 1994) 2.3.2. Phương pháp định loại mẫu vật Mẫu vật được phân tích để định danh loài bằng phương pháp hình thái học. Sử dụng các đặc điểm nhận dạng dựa trên hình dạng ngoài cơ thể, hình dạng hộp sọ, bằng tài liệu định loại của FAO năm 1994 [8], tài liệu hướng dẫn nhận dạng thú biển của Hadoram Shirihai năm 2006 [9], tài liệu hướng dẫn nhận dạng thú biển của Mark Carwardine năm 2005 [12] và một số tài liệu định loại khác. Các số liệu về kích thước được tính toán và xử lý bằng các phần mềm trong bộ phần mềm Microsoft Office.
  • 40. 31 a) Các đặc điểm được dùng trong định loại thú biển Hình thái ngoài của cơ thể: Các chi tiết trên cơ thể thú biển được sử dụng để định loại rất đa dạng. Số lượng, hình dạng của lỗ thở được sử dụng để xác định các loài trong Phân bộ Cá voi tấm sừng hàm và Phân bộ Cá voi có răng (Cá voi tấm sừng hàm có hai lỗ thở, Cá voi có răng có một lỗ thở). Cấu tạo răng và các kiểu răng giúp nhận dạng một số loài cá heo (các loài cá heo thuộc họ Phocoenidae có răng kiểu hình nấm, các loài cá heo thuộc họ Ziphiidae có hình dạng đặc biệt và rất lớn). Kích thước và hình thái của tay chèo, vây lưng ở một số loài cá voi mang những đặc điểm khác nhau (một số loài như Cá voi xám, Cá voi đầu cong, Cá voi đầu bò, Cá heo không vây không có vây lưng, một số loài như Cá voi xanh, Các loài thuộc họ Ziphiidae có vây lưng rất nhỏ so với tổng chiều dài cơ thể, một số loài như Cá voi lưng gù, Cá heo tay dài có tay chèo rất lớn). Đặc điểm của da cũng là một đặc điểm để nhận dạng thú biển (một số loài như Cá voi xám, Cá voi đầu bò thường có các loài ký sinh trên da tạo thành những bướu màu trắng, các loài thuộc họ Balaenopteridae vùng da dưới cổ có các rãnh sâu chạy dài xuống bụng, một số loài như Cá voi lưng gù, Cá voi xám, Cá heo không vây trên da xuất hiện các bướu hoặc đốm nhỏ). Hình dạng và kích thước mỏ cũng có thể là đặc điểm để nhận dạng thú biển (các loài thuộc họ Delphinidae có mỏ khá dài, các loài thuộc họ Phocanidae có mỏ ngắn). Màu sắc và các hoa văn trên cơ thể của một số loài cũng mang những nét đặc trưng (cá heo lưng gù Thái Bình Dương khi trưởng thành có màu hồng, một số loài cá heo trong giống Delphinus có các sọc lửa đặc trưng trên cơ thể, Cá heo đốm nhiệt đới trưởng thành tận cùng mõm có màu trắng, Cá voi nhỏ trên vây có màu trắng). Nói chung rất nhiều đặc điểm đặc trưng ở các loài thú biển có thể được sử dụng để phân biệt với những loài khác [12]. Hình thái của hộp sọ: Hộp sọ của thú biển được các nhà phân loại học sử dụng như một phần quan trọng để định loại các loài thú biển. Hộp sọ của các loài khác nhau mang những đặc trưng khác nhau. Các loài cá voi thuộc họ Balaenopteridae có hộp sọ lớn với các xương cửa, xương hàm trên, xương hàm dưới rất lớn, hai xương hàm dưới không dính với nhau. Các loài cá heo thuộc họ Delphinidae có xương cửa,
  • 41. 32 xương hàm trên và xương hàm dưới khá dài so với tổng chiều dài hộp sọ, ngược lại các loài thuộc họ Phocoenidae có các xương hàm trên, xương cửa, xương hàm dưới khá ngắn; Các loài như cá heo lưng gù Thái Bình Dương (Sousa chinensis), loài Cá heo răng nhám (Steno beredalensis) có phần dính của xương hàm dưới khá dài bằng 1/3 tổng chiều dài của xương hàm. Các số đo được thu thập về bộ xương thú biển được tính toán các tỷ lệ có thể giúp nhận dạng một số loài thú biển [8]. b) Đặc điểm nhận dạng một số họ thú biển thuộc Bộ Cá voi  Họ Eschrichtiidae (Họ cá voi xám): Thuộc Phân bộ Cá voi tấm sừng hàm, có hai lỗ thở trên đầu, trên mỗi hàm có khoảng 150 tấm lược sừng, trên cơ thể có nhiều đốm màu xám, vùng da dưới cổ không có các rãnh sâu chạy dài tới rốn, miệng tương đối phẳng, trên lưng không có vây (hình 2.2 a). Hộp sọ của Họ Cá voi xám tương đối lớn, hai xương hàm dưới không dính với nhau, xương hàm trên nhìn từ bên khá cong, phần sau hộp sọ có hai hố lõm, xương mũi rất lớn bằng 1/5 chiều rộng gốc mỏ (hình 2.2 b) [8]. (a) (b) Hình 2.2. Đặc điểm Họ Eschrichtiidae (a – cơ thể; b – hộp sọ) (theo FAO, 1994)
  • 42. 33  Họ Banaenopteridae (Họ Cá voi lưng xám): Thuộc phân bộ Cá voi tấm sừng hàm, tất cả các loài khi trưởng thành đều có kích thước lớn hơn 7 mét, có hai lỗ thở trên đầu, trên mỗi hàm mang nhiều tấm lược sừng, vùng da dưới cổ có các rãnh sâu chạy dọc theo bụng, trên lưng có một vây hoặc bướu (hình 2.3 a). Hộp sọ tương đối lớn, hai xương hàm dưới không dính lại với nhau, mỏ nhìn từ bên tương đối phẳng, xương mũi nhỏ bằng khoảng 1/10 chiều rộng gốc mỏ (hình 2.3 b) [8]. (a) (b) Hình 2.3. Đặc điểm Họ Banaenopteridae (a – cơ thể; b – hộp sọ) (theo FAO, 1994)  Họ Physeteridae (Họ Cá nhà táng): Thuộc Phân bộ Cá voi có răng. Cá nhà táng có hình dáng rất thô, đầu hơi vuông và to, môi dưới nhỏ và ngắn hơn môi trên nhiều. Toàn thân có mầu nâu đen, nhưng viền miệng có màu trắng, bụng và hai bên lưng cũng có những vệt màu trắng. Trên lưng không có vây điển hình (hình 2.4 a). Hộp sọ của Cá nhà táng có kích thước lớn, nhìn trực diện có một hố lõm lớn, xương mũi không đối xứng, trên mỗi hàm mang nhiều răng (hình 2.4 b) [8].
  • 43. 34 (a) (b) Hình 2.4. Đặc điểm Họ Physeteridae (a – cơ thể; b – hộp sọ) (theo FAO, 1994)  Họ Kogiidae (Họ Cá nhà táng nhỏ): Thuộc Phân bộ Cá voi có răng. Họ Cá nhà táng nhỏ có một lỗ thở trên đầu, mỏ ngắn, trán khá vuông, môi dưới nhỏ hơn môi trên rất nhiều, có một vây lưng nằm ở khoảng sau, kích thước tối đa đạt 3 mét (hình 2.5 a). Hộp sọ có hai xương hàm dưới dính lại bằng một đoạn có chiều dài < 30% tổng chiều dài xương hàm dưới, xương mũi không đối xứng có một lỗ nhỏ và một lỗ lớn (hình 2.5 b) [8]. (a) (b) Hình 2.5. Đặc điểm họ Kogiidae (a – cơ thể; b – hộp sọ) (theo FAO, 1994)
  • 44. 35  Họ Delphinidae (Họ Cá heo mõm dài): Thuộc Phân bộ Cá voi có răng. Họ Cá heo mõm dài có một lỗ thở trên đầu, trên mỗi hàm có nhiều răng hình nón, có một mỏ dài phân biệt với trán, trên lưng có một vây lưng nằm ở giữa lưng (hình 2.6 a). Hộp sọ của Họ Cá heo mõm dài có hai xương hàm dưới dính lại với nhau, nếu nhìn ngang hộp sọ tương đối dốc, chia làm hai phần rõ ràng (hình 2.6 b) [8]. (a) (b) Hình 2.6. Đặc điểm Họ Delphinidae (a – cơ thể; b – hộp sọ) (theo FAO, 1994)  Họ Phocoenidae (họ Cá heo mõm ngắn): Thuộc phân bộ Cá voi có răng. Họ Cá heo mõm ngắn có một lỗ thở trên đầu, trên mỗi hàm có nhiều răng hình nấm (một số loài hàm trên không có răng). Đầu khá tròn, môi trên và môi dưới tương đương nhau (hình 2.7 a). Hộp sọ có mỏ ngắn, hai xương hàm dưới dính lại với nhau, nếu nhìn ngang hộp sọ có phần xương mũi nhô lên cao (hình 2.7 b) [8]. (a)
  • 45. 36 (b) Hình 2.7. Đặc điểm họ Phocoenidae (a –cơ thê; b – hộp sọ) (theo FAO, 1994)
  • 46. 37 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thành phần loài thú biển trong khu vực nghiên cứu 3.1.1. Mẫu vật thu tại Quảng Ninh Tại Quảng Ninh đã thu được 7 mẫu, qua phân tích đã xác định được 4 loài bao gồm: Cá heo lưng gù Thái Bình Dương (Sousa chinensis), Cá heo không vây (Neophocaena phocaenoides), Cá heo mũi chai (Tursiops truncatus) và Cá voi xám (Eschrichtius robustus) (hình 3.1). Mẫu BTL01 (Cá heo không vây) Mẫu BTL02 (Cá heo không vây) Mẫu BTL03 (Cá heo không vây) Mẫu BTL06 (Cá heo lưng gù Thài Bình Dương) Mẫu BTL04 (Cá heo mũi chai) Mẫu BTL05 (Cá heo không vây) Mẫu BQN01 (Cá voi xám) Hình 3.1. Mẫu thu tại Quảng Ninh
  • 47. 38 Số đo một số hộp sọ và bộ xương (BTL04, BTL05 và BQN01) của các mẫu vật thu tại Quảng Ninh được thể hiện trong bảng 3.1 và bảng 3.2 dưới đây. Bảng 3.1. Số đo một số mẫu hộp sọ ở vườn Quốc gia Bái Tử Long Stt Số đo BTL04 (Cá heo mũi chai) (mm) BTL03 (Cá heo không vây) (mm) 1 CBL 471 291 2 LR 267 93 3 WBR 118 114 4 WRS 91 89 5 WRM 77 75 6 WPM 41 28 7 WRT 57 60 8 DRE 312 152 9 GPR 214 210 10 GPS 231 243 11 LSO 211 207 12 GWN 58 43 13 GWP 90,35 73 14 GPW 195 194 15 ILB 145 114 16 GL 104 75 17 GPF 75 45 18 DNS 13 10 19 LPO 75 60 20 LAO 59 67 21 DRI 325 132 22 GWZ 239 229 23 JG 33 50 24 PG 60 53 25 GWI 60 60 26 GLP 68 89 27 LPL 237 102 28 LLTR 240 105 29 LLM 423 192 30 HM 84 69 31 LMF 133 116
  • 48. 39 Bảng 3.2. Số đo bộ xương Cá voi xám ở Bảo tàng Quảng Ninh (mẫu BQN01) Stt Thông số Đơn vị (cm) 1 Chiều dài tổng số bộ xương 1400 2 Chiều dài hộp sọ (CBL) 315 3 Chiều dài xương hàm trên bên phải 219 4 Chiều dài xương hàm trên bên trái 215 5 Chiều dài xương cửa phải 255 6 Chiều dài xương cửa trái 250 7 Chiều rộng bản của xương hàm trên bên phải 46 8 Chiều rộng bản của xương hàm trên bên trái 46 9 Chiều dài xương hàm dưới bên phải 276 10 Chiều dài xương hàm dưới bên trái 278 11 Chiều rộng bản của xương hàm dưới bên phải 47 12 Chiều rộng bản của xương hàm dưới bên trái 42 13 Chiều dài hốc tai bên phải 119 14 Chiều rộng hốc tai bên phải 115 15 Tổng số đốt sống 53 đốt 16 Tống số đốt sống cổ 7 đốt 17 Tổng số đốt sống ngực 14 đốt 18 Tổng số đốt sống thắt lưng và đuôi 32 đốt 19 Chiều cao của xương bả vai bên phải 83 20 Chiều cao của xương bả vai bên trái 82 21 Chiều rộng của xương bả vai bên phải, tính từ mỏm cùng 92 22 Chiều rộng của xương bả vai bên trái, tính từ mỏm cùng 92 23 Chiều rộng của xương bả vai bên phải, tính từ xương quạ 110 24 Chiều rộng của xương bả vai bên trái, tính từ xương quạ 110 25 Chiều dài giữa anterior tới xương vẩy bên phải 119 26 Chiều dài giữa anterior tới xương vẩy bên trái 115 27 Chiều dài của xương vẩy bên phải 41 28 Chiều dài của xương vẩy bên trái 44 29 Chiều dài xương sườn số một bên phải 107 30 Chiều dài xương sườn số một bên phải 106 Từ những số liệu này có thể thấy rằng cả ba bộ xương trên đều là những cá thể trưởng thành. Qua phỏng vấn các cán bộ quản lý tại vườn Quốc gia Bái Tử Long cũng như một số người dân sinh sống trong khu vực cho rằng vùng biển Quảng Ninh hàng năm vẫn có sự xuất hiện của cá heo với số lượng khoảng vài cá thể trong khu vực lạch Cái Quýt thuộc vườn Quốc gia Bái Tử Long, ngoài ra còn có Rái cá cũng từng
  • 49. 40 được phát hiện trong khu vực biển Vân Đồn (tuy nhiên, các thông tin này chưa được kiểm chứng, trong quá trình nghiên cứu học viên cũng không phát hiện mẫu vật của loài này tại vùng biển Quảng Ninh). Hiện nay, một bộ xương cá heo đang được trưng bày tại vườn Quốc gia Bái Tử Long có tên khoa học là Lagenodelphis hosei (Cá heo bụng trắng) nhưng kết quả phân tích cho thấy mẫu vật này là của loài Cá heo không vây (Neophocaena phocaenoides). Cũng tương tự như vậy tại Bảo tàng Lịch sử Quảng Ninh có trưng bày một bộ xương cá voi có tên khoa học là Banaenoptera physalus (Cá voi vây) nhưng khi tiến hành nghiên cứu kỹ kết quả cho thấy bộ xương này thuộc về loài Cá voi xám (Eschrichtius robustus). Đây là một kết quả rất có ý nghĩa bởi vì là lần đầu tiên ghi nhận sự xuất hiện của Cá voi xám tại vùng biển của Việt Nam, kết quả này sẽ bổ sung thêm loài Cá voi xám cho danh lục thú biển của Việt Nam. Theo tài liệu của IUCN loài Cá voi xám chỉ phân bố ở vùng biển phía tây Hoa Kỳ, một số ít phân bố ở vùng biển phía đông nước Nga. Hàng năm chúng di chuyển xuống giáp đảo Hải Nam của Trung Quốc để tìm kiếm thức ăn và sinh sản. Sự có mặt của Cá voi xám ở vùng biển Việt Nam sẽ mở rộng thêm vùng phân bố cho loài Cá voi xám này. 3.1.2. Mẫu vật thu tại Hải Phòng Tại Hải Phòng đã thu được 10 mẫu, qua phân tích đã xác định được 6 loài bao gồm: Cá voi nhỏ (Banaenoptera acutorostrata), Cá heo không vây (Neophocaena phocaenoides), Cá heo đốm nhiệt đới (Stenella attenuata), Cá heo lưng gù Thái Bình Dương (Sousa chinensis), Cá heo mũi chai (Tursiops truncatus) và Cá voi lưng gù (Megaptera novaeangliae) (hình 3.2). Mẫu BLV02 (Cá heo không vây) Mẫu BLV03 (Cá heo không vây)
  • 50. 41 Mẫu BDS01 (Cá heo lưng gù Thái Bình Dương) Mẫu BLV04 (Cá heo đốm nhiệt đới) Mẫu BLV05 (Cá heo đốm nhiệt đới) Mẫu BLV06 (Cá heo lưng gù Thái Bình Dương) Mẫu BHS01 (Cá heo mũi chai) Mẫu BDS02 (Cá heo đốm nhiệt đới) Mẫu BLV01 (Cá voi nhỏ)
  • 51. 42 Mẫu BDS03 (Cá voi lưng gù) Hình 3.2. Mẫu thu tại Hải Phòng Số đo mẫu cá heo khô (BHS01, BDS01 và BDS02) thu tại Hải Phòng được thể hiện trong bảng 3.3. Bảng 3.3. Số đo mẫu cá heo ở Hải Phòng Stt Số đo BHS01 (Cá heo mũi chai) (mm) BDS01 (Cá heo lưng gù) (mm) BDS02 (Cá heo đốm) (mm) 1 Chiều dài tổng số 198 202 165 2 Chiều dài điểm đầu tới miệng 25,3 30 25 3 Chiều dài điểm đầu tới mắt 30 31 31 4 Chiều dài điểm đầu tới lỗ thở 31,2 37 32 5 Chiều dài điểm đầu tới vây lưng 108,7 117 85 6 Chiều dài điểm đầu tới tay chèo 44,3 58 39 7 Chiều dài điểm đầu tới giữa lưng 93,5 101 77 8 Đường kính qua tay chèo 105,5 105 67 9 Đường kính trước vây lưng 108 115 70 10 Đường kính sau vây lưng 97 100 65 11 Chiều rộng vây lưng 30 40 18 12 Chiều cao vây lưng 17,5 14 14 13 Chiều rộng nhất tay chèo 13,5 11 9 14 Chiều rộng gốc tay chèo 16 10 8
  • 52. 43 15 Chiều dài ngoài tay chèo 33 30 24 16 Chiều dài trong tay chèo 24 19 18 17 Chiều dài thùy đuôi trái 25 28 24 18 Chiều rộng thùy đuôi trái 24 16 10 19 Chiều rộng đuôi 49 51 42 20 Chiều rộng gốc mỏ 12 9 7 21 Chiều dài điểm đầu tới gốc mỏ 11,7 21 12 22 Chiều dày nhất cơ thể 33 36 21 Từ số liệu về kích thước của các mẫu này có thể thấy cả 3 mẫu đều là những cá thể trưởng thành. Qua một số thông tin phỏng vấn ngư dân ở đảo Bạch Long Vĩ, khu vực Cát Bà cho biết những năm trước vẫn thường xuyên bắt gặp những đàn cá heo với số lượng từ vài con cho tới vài chục con ở khu vực Bạch Long Vĩ, đảo Hòn Dáu và khu vực Lạch Huyện, huyện Cát Hải. Tuy nhiên, trong một vài năm gần đây người dân nhìn thấy cá heo không thường xuyên, chỉ khi biển động mới có thể bắt gặp nhưng số lượng không nhiều chỉ một vài cá thể. Hiện này, mẫu vật đang trưng bày tại Bảo tàng của Viện Nghiên cứu Hải sản với tên khoa học là Stenella attenuata (Cá heo đốm nhiệt đới) nhưng khi nghiên cứu kết quả đây là mẫu vật của loài Cá heo mũi chai (Tursiops truncatus). Học viên cũng đã có những kiến nghị giúp Bảo tàng Viện Nghiên cứu Hải Sản chuẩn hóa lại tên cho mẫu cá heo đang được trưng bày này. Ngoài ra với việc mô tả và xác định tên loài cho hai mẫu vật cá heo ở Bảo tàng Biển Đồ Sơn cũng đã giúp cho việc trưng bày, nghiên cứu, trao đổi thông tin khoa học liên quan tới thú biển của Bảo tàng Biển Đồ Sơn có hiệu quả hơn. 3.1.3. Mẫu vật thu tại Thanh Hóa Tại Thanh Hóa chỉ thu được 1 mẫu duy nhất hiện đang được người dân trưng bày để thờ cúng tại đền Hùng Thành, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc. Đây là bộ xương cá voi không đầy đủ, thiếu phần hộp sọ, chỉ còn lại phần xương sườn và các đốt sống. Qua nghiên cứu cho thấy bộ xương có kích thước 9 mét, số lượng đốt sống là 39, số lượng xương sườn là 14. Đặc điểm quan trọng là xương sườn số 1 có hai mấu ở đầu chứng tỏ rằng đây là một loài thuộc giống Balaenoptera trong họ Balaepteridae (Họ Cá voi lưng xám) (hình 3.3).
  • 53. 44 Mẫu ĐHT01 (Cá voi Balaenoptera sp.) Hình 3.3. Cá voi Balaenoptera sp. ở Thanh Hóa Theo một số thông tin ghi nhận khi phỏng vấn ngư dân. Ở vùng biển Thanh Hóa vẫn bắt gặp cá heo và cá voi ngoài tự nhiên. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, thu thập mẫu vật học viên không phát hiện được mẫu vật cá heo nào trong khu vực Thanh Hóa. Một phần là do ở Thanh hóa phần lớn các địa phương ít có phong tục thờ cúng cá heo, chính vì vậy khả năng tìm được mẫu vật xương cá heo ở đây là không cao. 3.1.4. Mẫu vật thu tại Hà Tĩnh Tại Hà Tĩnh cũng chỉ thu được 1 mẫu. Mẫu vật này là một con cá heo bị chết dạt vào bờ tại xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà được ngư dân phát hiện, các cán bộ của Chi Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản tỉnh Hà Tĩnh đã chụp ảnh và cung
  • 54. 45 cấp cho học viên để định danh tên loài cho mẫu vật này. Qua phân tích đã xác định đó chính là loài Cá nhà táng nhỏ (Kogia breviceps) vì phần đầu hơi vuông, môi dưới nhỏ hơn môi trên rất nhiều, các hàm đều có răng, trên lưng có vây nhỏ (hình 3.4). Mẫu ĐTB01 (Cá nhà táng nhỏ) Hình 3.4. Mẫu Cá nhà táng nhỏ ở Hà Tĩnh 3.1.5. Mẫu vật thu tại Quảng Bình Tại Quảng Bình thu được 3 mẫu. Những mẫu vật này do cán bộ của Chi Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản tỉnh Quảng Bình đã chụp ảnh và cung cấp cho học viên. Qua phân tích đã xác định được 2 loài bao gồm: Cá heo không vây (Neophocaena phocaenoides) và Cá heo đốm nhiệt đới (Stenella attenuata) (hình 3.5). Mẫu ĐĐT01 (Cá heo không vây) Mẫu ĐĐT02 (Cá heo không vây) Mẫu ĐĐT03 (Cá heo đốm nhiệt đới) Hình 3.5. Mẫu thu tại Quảng Bình
  • 55. 46 Hàng năm tại vùng biển ở Quảng Bình vẫn thường xuyên xác nhận cá voi, cá heo bị chết trôi dạt vào bờ (theo các thông tin đại chúng). Hiện tượng cá voi, cá heo chết xẩy ra thường xuyên như vậy đang báo động về sự ô nhiễm môi trường sống, những tác động tiêu cực từ con người đang là những nguyên nhân làm suy giảm nghiêm trọng số lượng cá thể của các loài động vật biển quý hiếm này. 3.1.6. Mẫu vật thu tại Quảng Ngãi Quảng Ngãi chính là nơi có số lượng lăng thờ cá ông nhiều nhất cả nước. Chính vì vậy học viên đã lựa chọn Quảng Ngãi là một trong những địa điểm chính để khảo sát thu thập mẫu vật. Số mẫu thu được là 19 mẫu, qua phân tích đã xác định được 5 loài bao gồm: Cá voi lưng xám (Banaenoptera sp.), Cá heo không vây (Neophocaena phocaenoides), Cá heo đốm nhiệt đới (Stenella attenuata), Cá heo mũi chai (Tursiops truncatus) và Cá voi omura (Banaenoptera omurai) (hình 3.6). LAH01 (Cá voi Balaenoptera sp.) LAH02 (Cá voi Balaenoptera sp.) LAC01 (Cá voi Balaenoptera sp.) LAC02 (Cá voi Balaenoptera sp.)
  • 56. 47 LTA01 (Cá voi Balaenoptera sp.) LTA02 (Cá voi Balaenoptera sp.) LPT03 (Cá voi Balaenoptera sp.) LPT04 (Cá voi Balaenoptera sp.) LPT06 (Cá voi omura) LPT07 (Cá voi Balaenoptera sp.) LAH04 (Cá heo đốm nhiệt đới) LAH05 (Cá heo mũi chai)
  • 57. 48 ĐLT01 (Cá heo không vây) LPT01 (Cá heo đốm nhiệt đới) LPT02 (Cá heo mũi chai) LAH03 (Cá heo không vây) LPT05 (Cá voi omura) Hình 3.6. Mẫu thu tại Quảng Ngãi Số đo mẫu hộp sọ cá heo (LAH04, ĐLT01 và LĐH01) thu được ở Quảng Ngãi được thể hiện trong bảng 3.4.
  • 58. 49 Bảng 3.4. Số đo hộp sọ cá heo ở Quảng Ngãi STT Số đo LAH04 (Cá heo đốm nhiệt đới) (mm) ĐLT01 (Cá heo không vây) (mm) LDH01 (Cá heo không vây) (mm) 1 CBL 404 418 395 2 LR 214 247 164 3 WBR 87 83 122 4 WRS 63 60 94 5 WRM 46 43 79 6 WPM 26 27 34 7 WRT 32 30 64 8 DRE 282 295 187 9 GPR 158 151 213 10 GPS 175 168 231 11 LSO 155 150 205 12 GWN 46 40 49 13 GWP 70 68 77 14 GPW 151 149 191 15 ILB 108 105 114 16 GL 73 65 72 17 GPF 49 47 42 18 DNS 10 11 4 19 LPO 61 60 59 20 LAO 36 34 66 21 DRI 290 300 298 22 GWZ 174 168 224 23 JG 31 33 40 24 PG 41 41 45 25 GWI 41 63 57 26 GLP 65 218 99 27 LPL 209 218 212 28 LLTR 204 220 124 29 LLM 342 361 205 30 HM 60 60 70 31 LMF 102 101 124 Từ các số liệu cho thấy các loài này đều là những cá thể trưởng thành. Qua các thông tin phỏng vấn ngư dân ở huyện đảo Lý Sơn. Họ là những người thường xuyên đi đánh bắt xa bờ, cho biết đôi khi vẫn bắt gặp cá voi ở khu vực gần quần đảo Trường
  • 59. 50 Sa của Việt Nam, cá heo thì thường xuyên xuất hiện ở các vùng biển ven Lý Sơn với số lượng có khi lên tới cả trăm cá thể nhưng nhìn chung những năm gần đây khả năng bắt gặp những đàn cá heo với số lượng vài chục cá thể là rất hiếm. Tại lăng Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi khi nghiên cứu các mẫu vật đã ghi nhận 02 mẫu vật bộ xương của loài cá voi omura. Kết quả này có ý nghĩa rất quan trọng vì là lần đầu tiên tìm thấy mẫu vật của loài này ở Việt Nam, nó sẽ bổ sung cho danh lục thú biển của Việt Nam thêm một loài mới là loài Cá voi omura (Balaenoptera omurai). 3.1.7. Mẫu vật thu tại Khánh Hòa Tại Khánh Hòa đã thu được 10 mẫu, qua phân tích xác định được 5 loài bao gồm: Cá heo đốm nhiệt đới (Stenella attenuata), Cá heo đầu tròn (Globicephala macrorhymchus), Cá nhà táng (Physeter macrocephalus), Cá heo không vây (Neophocaena phocaenoides) và Cá voi lưng gù (Megaptera novaeangliae) (hình 3.7). ĐĐL01 (Cá heo đốm nhiệt đới) ĐĐL02 (Cá heo đốm nhiệt đới) ĐĐL03 (Cá heo đốm nhiệt đới) ĐĐL04 (Cá heo đốm nhiệt đới)
  • 60. 51 ĐĐL05 (Cá heo không vây) ĐĐL06 (Cá heo không vây) ĐĐL07 (Cá heo đầu tròn) ĐĐL08 (Cá nhà táng) HDH01 (Cá voi lưng gù) Hình 3.7. Mẫu thu tại Khánh Hòa
  • 61. 52 Bộ xương Cá voi lưng gù đang được trưng bày tại Bảo tàng Hải Dương Học được thu thập tại vùng biển Nam Định. Đây được xem là một trong những bộ xương có kích thước lớn nhất tại Việt Nam. Các hộp sọ cá heo đều là những hộp sọ có tuổi đời thấp. Một trong số đó có tuổi đời lớn hơn được lựa chọn để đo kích thước cho kết quả như trong bảng 3.5. Bảng 3.5. Số đo hộp sọ Cá heo đốm nhiệt đới trưởng thành ở Khánh Hòa STT Số đo ĐĐL01 (Cá heo đốm) (mm) 1 CBL 430 2 LR 274 3 WBR 94 4 WRS 65 5 WRM 47 6 WPM 28 7 WRT 34 8 DRE 315 9 GPR 167 10 GPS 182 11 LSO 166 12 GWN 47 13 GWP 73 14 GPW 158 15 ILB 103 16 GL 77 17 GPF 50 18 DNS 10 19 LPO 59 20 LAO 41 21 DRI 299 22 GWZ 181 23 JG 38 24 PG 42 25 LPL 232 26 LLTR 227 27 LLM 381 28 HM 61 29 LMF 116
  • 62. 53 Các hộp sọ Cá heo đốm nhiệt đới ở đền Đại Lãnh có 4 chiếc thuộc về các cá thể chưa trưởng thành. Từ đó có thể nhận định ở khu vực này có khả năng là nơi sinh sản của loài cá heo này. Khi phỏng vấn các ngư dân, họ xác nhận thường xuyên thấy cá heo xuất hiện trong khu vực, nhưng trường hợp gặp cá heo mẹ cùng xuất hiện với cá heo con thì chưa. Như vậy trong tổng số 51 mẫu đã phân tích có 11 loài thú biển trong khu vực nghiên cứu danh lục được thể hiện trong bảng 3.6. Bảng 3.6. Danh lục các loài thú biển trong khu vực nghiên cứu Stt Tên loài Bộ Cetacea Họ Eschrichtiidae 1 Eschrichtius robustus (Lilljeborg, 1861) - Cá voi xám Họ Balaenopteriadae 2 Megaptera novaeangliae (Borowski, 1781) – Cá voi lưng gù 3 Banaenoptera acutorostrata Lacépède, 1804 – Cá voi nhỏ 4 Banaenoptera omurai Wada, Oishi & Yamada, 2003 – Cá voi omura Họ Physeteridae 5 Physeter macrocephalus Linnaeus, 1758 – Cá nhà táng Họ Kogiidae 6 Koigia breviceps (Blainville, 1838) – Cá nhà táng nhỏ Họ Delphinidae 7 Sousa chinensis (Osbeck, 1765) – Cá heo lưng gù Thái Bình Dương 8 Tursiops truncatus (Montagu, 1821) – Cá heo mũi chai 9 Stenella attenuata (Gray, 1846) – Cá heo đốm nhiệt đới 10 Globicephala macrorhymchus Gray, 1846 – Cá heo đầu tròn Họ Phocoenidae 11 Neophocaena phocaenoides (G. Cuvier, 1829) – Cá heo không vây So với các nghiên cứu trước đây của các tác giả Brian D. Smith và cộng sự năm 1995 [5], tác giả Michael Andersen cùng cộng sự năm 2000 [14] đã ghi nhận ở Việt Nam có 18 loài thú biển thuộc Bộ Cá voi. Trong nghiên cứu của mình học viên đã mô tả và xác định được tổng số 11 loài thú biển trong đó có hai loài cá voi mới chưa được ghi nhận trong những nghiên cứu trước đó. Hai loài mới được ghi nhận đó là loài Cá voi omura (Banaenoptera omurai Wada, Oishi & Yamada, 2003) và loài Cá voi xám (Eschrichtius robustus (Lilljeborg, 1861) (bảng 3.8).
  • 63. 54 Bảng 3.7. Thành phần loài thú biển so với những nghiên cứu trước STT Tên loài Nghiên cứu trước Nghiên cứu này 1 Balaenoptera musculus x 2 Balaenoptera edeni x 3 Balaenoptera acutorostrata x x 4 Balaenoptera brealis x 5 Balaenoptera omura x 6 Eschirichitius robustus x 7 Megaptera novaeangliae x x 8 Neophocaena phocaenoides x x 9 Kogia breviceps x x 10 Kogia simus x 11 Globicephala macrorthynchus x x 12 Peponocephala electra x 13 Pseodoca crassidens x 14 Tursiops truncatus x x 15 Sousa chinensis x x 16 Steno bredanensis x 17 Stenella longirostris x 18 Stenella attenuata x x 19 Delphinus capensis x 20 Physeter macrocephalus x x Tổng 18 11 3.2. Ghi nhận về thú biển ở một số vùng biển trong khu vực nghiên cứu Từ kết quả phân tích mẫu vật, các thông tin thu được từ phỏng vấn ngư dân. Bước đầu đã có được một số thông tin về sự phân bố của các loài thú biển ở dải ven bờ từ Quảng Ninh tới Khánh Hòa (bảng 3.9). Mặc dù phạm vi phân bố của các loài thú biển là rất rộng lớn, nhưng từ những kết quả bước đầu thu thập được cho thấy Cá heo đốm nhiệt đới, Cá heo không vây có sự phân bố rộng khắp trong khu vực nghiên cứu. Các loài thuộc giống Banaenoptera cũng bắt gặp ở hầu hết các vùng biển trong khu vực nghiên cứu. Một số loài cá voi như Cá nhà táng, Cá ông sư chỉ phát hiện được ở vùng biển phía Nam trung bộ.
  • 64. 55 Bảng 3.8. Ghi nhận về thú biển ở một số vùng biển trong khu vực nghiên cứu Tên loài Vùng biển Quảng Ninh Hải Phòng Nam Định Thanh Hóa Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Ngãi Khánh Hòa Megaptera novaeangliae x x Balaenoptera omurai x Balaenoptera acutorostrata x Eschrichtius robustus x Physeter macrocephalus x Kogia breviceps x Sousa chinensis x x Tursiops truncatus x x x Stenella attenuata x x x Globicephala macrorthynchus x Neophocaena phocaenoides x x x x Balaenoptera sp. x x x
  • 65. 56 3.3. Mô tả đặc điểm các loài thú biển phát hiện trong khu vực nghiên cứu  Loài Cá voi xám: Tên khoa học là: Eschrichtius robustus (Lilljeborg, 1861) Tên tiếng Anh là: Gray whale Là loài duy nhất còn sống thuộc họ Eschrichtiidae, kích thước cơ thể tối đa có thể đạt là 15 mét. Cá voi xám có mầu nâu xám và rất dễ nhận dạng ngoài tự nhiên, trên cơ thể có các đốm mầu xám. Tay chèo rộng và nhọn, thùy đuôi chia thành hai phần với rãnh chia khá sâu, phần viền của mỗi thùy mịn và cong hình chữ S. Cá voi xám không có vây lưng mà thay vào đó chỉ là một bướu ở đoạn 2/3 cơ thể tính từ đầu xuống, đoạn sống lưng từ bướu này tới thùy đuôi có nhiều các bướu nhỏ khác. Vùng da dưới ngực không có các rãnh sâu nó chỉ có từ 2 đến 7 nếp gấp ngắn. Cột nước do loài này tạo ra hơi hướng về sau nếu nhìn từ phía trước, nó có hình giống trái tim và cao từ 3 tới 4 mét. Hàm trên có từ 130 tới 180 tấm lược sừng ở mỗi hàm. Con trưởng thành có kích thước tối đa khoảng 15 mét và nặng khoảng 35 tấn (hình 3.8) [13]. (a) (b) (c) (d) Hình 3.8. Cá voi xám (a – Cá voi xám trưởng thành; b – phần đầu; c – đuôi; d – cột nước khi thở) (theo Maryloujones and Stevenl. Swartz, 2009)
  • 66. 57 Cá voi xám cũng giống các loài thú khác bộ xương của chúng cũng bao gồm xương sọ, xương thân và xương chi. Hộp sọ của Cá voi xám có cấu trúc đối xứng hai bên. Nếu nhìn từ trên xuống sẽ thấy hai xương hàm trên rất lớn tạo thành mỏ thuôn dài, hình tam giác hẹp và hơi cong xuống dưới. Nằm cạnh bên hai xương hàm trên là hai xương cửa khá lớn, chúng tiếp xúc với xương trán. Hai xương mũi rất lớn. Phần xương trán khá ngắn so với chiều dài tổng số của hộp sọ. Nếu nhìn từ bên vào, xương hàm trên hơi cong hình mỏ chim. Nếu nhìn từ phía sau phần xương trên chẩm có hai hố lõm sâu (hình 3.9) [8]. (a) (b) (c) Hình 3.9. Hộp sọ của Cá voi xám (a – nhìn từ phía trên; b – nhìn từ phía dưới; c – nhìn từ phía bên) (theo FAO, 1994) Cá Voi Xám hiện nay chỉ còn sinh sống ở phía Bắc Thái Bình Dương và các vùng biển lân cận thuộc các quốc gia như: Canada, Mexico, Mỹ và Liên Bang Nga. Một số vùng biển của các quốc gia khác có sự di trú của loài này là Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Triều Tiên (hình 3.10) [11]. Ở Việt Nam chưa có ghi nhận nào vệ sự xuất hiện của Cá voi xám. Tuy nhiên, mẫu vật đang được lưu trữ tại Bảo tàng Lịch sử Quảng Ninh đang đặt ra những câu hỏi lớn cho các nhà khoa học?
  • 67. 58 Hình 3.10. Bản đồ phân bố Cá voi xám trên thế giới (theo IUCN, 2013) Khu vực phân bố  Loài Cá voi lưng gù: Cá voi lưng gù có tên khoa học là: Megaptera novaeangliae (Borowski, 1781) Tên tiếng anh là: Humback whale Thuộc họ Balaenopteridae. Cá voi lưng gù trưởng thành kích thước tối đa có thể đạt là 16 mét. Cơ thể của chúng hơi thô, trên đầu có nhiều bướu nhỏ, vây lưng thấp, không phải dạng lưỡi liềm. Miệng rộng, hàm trên có từ 260 đến 480 tấm lược sừng. Vùng da dưới ngực có từ 50 đến 100 rãnh kéo dài gần tới rốn. Màu sắc ở phía lưng thường là đen hoặc xám nâu, thay đổi nhạt dần về phía bụng và trắng ở phía dưới bụng. Cá voi lưng gù có tay chèo rất rộng bằng khoảng 1/3 tổng chiều dài toàn bộ cơ thể (hình 3.11) [9]. Cá voi lưng gù thường di cư theo mùa từ biển Bắc đến biển phía Nam. Chúng tìm thức ăn ở vĩ độ lạnh và đến mùa sinh sản về vĩ độ ấm hơn, thường sống thành đàn từ 7 – 10 cá thể, kiếm ăn trên các vùng biển vào mùa hè, sau đó bơi ngược dòng trở về phương nam trong mùa đông, sinh sản ngoài khơi Hawaii, Nhật Bản, Mexico và Trung Mỹ. chúng được xem là loài thú biển có hành trình di cư dài nhất, khoảng 8.000 cây số cho một lượt đi về.
  • 68. 59 (a) (b) (c) Hình 3.11. Cá voi lưng gù (a – cá voi lưng gù trưởng thành; b – các bướu trên đầu; c – hình thái đuôi) (theo Hadoram Shirihai, 2006) Cá voi lưng gù có hình thái bộ xương điển hình của họ Balaenopteridae. Nếu nhìn từ trên xuống hộp sọ của Cá voi lưng gù có hình tam giác rộng, hai xương hàm trên rất lớn tạo thành mỏ thuôn dài. Hai xương cửa nhỏ hơn xương hàm trên khá nhiều và không tiếp giáp với xương trán. Hai xương mũi nhỏ. Xương trán dài. Đặc biệt ở cá voi lưng gù xương tay chèo rất lớn (hình 3.12) [8]. (a) (b)
  • 69. 60 (c) Hình 3.12. Hộp sọ của Cá voi lưng gù (a – nhìn từ trên; b – nhìn từ dưới; c – nhìn từ bên) (theo FAO) Cá voi lưng gù sống ở tất cả các biển ôn đới và nhiệt đới. Ở Bắc bán cầu chúng phân bố từ vùng xích đạo đến 70o vĩ bắc, ở Nam bán cầu chúng phân bố đến biển Nam Cực (hình 3.13) [11]. Ở Việt Nam loài này được ghi nhận ở các vùng biển Nam Định, vùng biển Phú Quý, Phú Quốc. Mẫu vật của loài này được tìm thấy ở Bảo tàng biển Đồ Sơn, Bảo tàng Hải Dương Học. Hình 3. 13. Phân bố của Cá voi lưng gù trên thế giới (theo IUCN, 2013) Khu vực phân bố
  • 70. 61  Loài Cá voi Omura: Tên khoa học là: Balaenoptera omurai Wada, Oishi and Yamada, 2003. Tên tiếng Anh là: Omura’s whale Thuộc họ Balaenopteridae. Khi trưởng thành chiều dài tối đa có thể đạt là 11 mét, tỉ lệ cơ thể khá tương đồng với loài Cá voi Bryde (B. edeni) và Cá voi Sei (B. borealis) nhưng chúng khác cá voi Bryde ở chỗ trên đầu không có các gờ nổi, khác Cá voi Sei ở chỗ các rãnh ở phần da dưới cổ kéo dài quá rốn. Cá voi omura có màu đen ở phần lưng và màu trắng ở phần bụng, vùng da dưới cổ có màu sắc không đối xứng với màu đen ở bên trái và màu trắng ở bên phải, vây lưng có dạng hình lưỡi liềm. Mỗi bên hàm có khoảng 200 tấm lược sừng khá ít so với các loài khác trong họ Balaenopteridae, có tới hơn 1/3 các tấm sừng hàm này có màu trắng vàng và 1/5 các tấm có màu đen các tấm còn lại có màu xám và nhạt. Các tấm sừng hàm dày và thô hơn so với Cá voi Sei (hình 3.14) [21] (a) (b) (c) Hình 3.14. Cá voi omura (a – cá thể trưởng thành; b – rãnh ở vùng da dưới cổ; c – tấm lược sừng) (theo Wada, 2003)