SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------
Ngô Quang Đức
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA GIỐNG
CHÓ BẢN ĐỊA DẠNG SÓI (CANIS FAMILIARIS FABRICIUS)
TRONG CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN CHÓ TÌM KIẾM, PHÁT
HIỆN BOM MÌN TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ: ĐỘNG VẬT HỌC
Hà Nội – 2019
BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------
Ngô Quang Đức
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA GIỐNG
CHÓ BẢN ĐỊA DẠNG SÓI (CANIS FAMILIARIS FABRICIUS)
TRONG CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN CHÓ TÌM KIẾM, PHÁT
HIỆN BOM MÌN TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 8420103
LUẬN VĂN THẠC SĨ: ĐỘNG VẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
Hướng dẫn 1: TS. Bùi Xuân Phương……………
Hướng dẫn 2: TS. Ngô Xuân Tường…………….
Hà Nội - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ này là do tự bản thân tôi thu thập được,
các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực,
khách quan. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều
đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
Ngô Quang Đức
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã
được sự quan tâm, giúp đỡ của người thân, thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và
các cơ quan, đơn vị. Tôi vô cùng biết ơn tất cả những sự giúp đỡ nhiệt tình đó!
Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Bùi Xuân
Phương, Phó Viện trưởng Viện Sinh thái Nhiệt đới/Trung tâm Nhiệt đới Việt-
Nga, TS. Ngô Xuân Tường Trưởng phòng Động vật học có xương sống, Viện
Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật/Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam người thầy đã tận tâm hướng dẫn, động viên, hỗ trợ truyền thụ và bồi
dưỡng kiến thức chuyên môn trong suốt quá trình học tập và thực hiện nội
dung nghiên cứu của Luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo Khoa Sinh thái và Tài
nguyên Sinh vật, Học viện Khoa học và Công nghệ đã đã quan tâm và tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, các đồng chí,
đồng nghiệp làm việc tại Viện Sinh thái Nhiệt đới, Trung tâm Nhiệt đới Việt –
Nga/Bộ Quốc phòng, Trường Trung cấp 24 Biên phòng/Bộ Tư lệnh Bộ đội
Biên phòng đã quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tôi thực
hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin được bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người
thân, bạn bè, những người luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu cũng như hoàn thành luận văn này
Hà Nội, tháng năm 2019
Học viên
Ngô Quang Đức
iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
CV : Hệ số biến động
Max : Giá trị lớn nhất
Mean : Trung bình mẫu
Min : Giá trị nhỏ nhất
n : Số lượng mẫu
P : Sắc xuất của FA
SE : Sai số trung bình mẫu
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá khả năng tìm kiếm, phát hiện bom mìn của chó.31
Bảng 3.1. Các dạng màu lông của giống chó bản địa dạng sói.......................32
Bảng 3.2. Các dạng kiểu tai của giống chó bản địa dạng sói………………..34
Bảng 3.3. Một số chỉ số hình thái của giống chó bản địa dạng sói….............35
Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu sinh sản của giống chó bản địa dạng sói................36
Bảng 3.5. Khả năng thị giác của giống chó bản địa dạng sói giai đoạn chó choai...39
Bảng 3.6. Khả năng thị giác của giống chó bản địa dạng sói giai đoạn trưởng
thành...............................................................................................................................40
Bảng 3.7. Khả năng thị giác của giống chó bản địa dạng sói giai đoạn chó
trưởng thành theo tính biệt.................................................................................41
Bảng 3.8. Khả năng thính giác của giống chó bản địa dạng sói giai đoạn chó
choai....................................................................................................................42
Bảng 3.9. Khả năng thính giác giống chó bản địa dạng sói ở giai đoạn trưởng
thành................................................................................................................43
Bảng 3.10. Khả năng thính giác của giống chó bản địa dạng sói ở giai đoạn
trưởng thành theo tính biệt..............................................................................44
Bảng 3.11. Khả năng khứu giác của giống chó bản địa dạng sói giai đoạn chó
choai ở thời điểm 3 tháng tuổi..................................................................................46
Bảng 3.12. Khả năng khứu giác của giống chó bản địa dạng sói giai đoạn chó
trưởng thành ở thời điểm 9 tháng tuổi...............................................................47
Bảng 3.13. Khả năng khứu giác của giống chó bản địa dạng sói giai đoạn chó
trưởng thành tại thời điểm 9 tháng tuổi theo tính biệt.......................................48
v
Bảng 3.14. Tính trạng trội hành vi của giống chó bản địa dạng sói...............50
Bảng 3.15. Tỷ lệ các dạng thần kinh của giống chó bản địa dạng sói............51
Bảng 3.16. Kết quả huấn luyện giống chó bản địa dạng sói tìm kiếm, phát
hiện bom mìn..................................................................................................52
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Minh họa một số phép đo được thực hiện trên chó…....................20
Hình 3.1. Giống chó bản địa dạng sói màu xám............................................33
Hình 3.2. Các dạng kiểu tai của giống chó bản địa dạng sói.........................33
vii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT......................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................iv
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................vi
MỤC LỤC.......................................................................................................vii
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................4
1.1. ĐẶC ĐIỂM LOÀI CHÓ NHÀ...............................................................4
1.1.1. Vị trí phân loại của chó nhà ........................................................................4
1.1.2. Đặc điểm hình thái chung của chó nhà......................................................4
1.1.3. Đặc điểm của các cơ quan giác quan.........................................................7
1.1.4. Cơ chế tập tính của động vật.......................................................................9
1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CHÓ BẢN ĐỊA VIỆT NAM................12
1.2.1. Đặc điểm các giống chó bản địa Việt Nam.............................................12
1.2.2. Tình hình nuôi dạy chó nghiệp vụ ở Việt Nam.......................................15
1.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CHÓ TÌM KIẾM, PHÁT HIỆN BOM MÌN..16
1.3.1. Tình hình sử dụng chó tìm kiếm, phát hiện bom mìn trên thế giới.........16
1.3.2. Tình hình sử dụng chó trong tìm kiếm bom mìn tại Việt Nam.............17
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............19
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................................................19
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU......................................19
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................19
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh sản của giống chó
bản địa dạng sói....................................................................................................19
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm phát triển các cơ quan giác quan của
giống chó bản địa dạng sói..................................................................................21
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm các tính trạng trội hành vi và thần
kinh của giống chó bản địa dạng sói...................................................................25
viii
2.3.4. Nghiên cứu khả năng tìm kiếm, phát hiện bom mìn của giống chó bản
địa dạng sói. ..........................................................................................................28
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................32
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH SẢN CỦA GIỐNG CHÓ
BẢN ĐỊA DẠNG SÓI.................................................................................32
3.1.1. Các dạng màu lông của giống chó bản địa dạng sói...............................32
3.1.2. Các dạng kiểu tai của giống chó bản địa dạng sói..................................33
3.1.3. Chỉ số hình thái của giống chó bản địa dạng sói.....................................34
3.1.4. Đặc điểm sinh sản của giống chó bản địa dạng sói trong điều kiện nuôi
nhốt ........................................................................................................................36
3.2. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CÁC CƠ QUAN GIÁC QUAN CỦA
GIỐNG CHÓ BẢN ĐỊA DẠNG SÓI..........................................................38
3.2.1. Đặc điểm thị giác giống chó bản địa dạng sói.........................................38
3.2.2 Đặc điểm thính giác của giống chó bản địa dạng sói ..............................41
3.2.3. Đặc điểm khứu giác của giống chó bản địa dạng sói giai đoạn chó choai
và chó trưởng thành..............................................................................................45
3.3. ĐẶC ĐIỂM TÍNH TRẠNG TRỘI HÀNH VI VÀ THẦN KINH CỦA
GIỐNG CHÓ BẢN ĐỊA DẠNG SÓI..........................................................49
3.3.1. Đặc điểm tính trạng trội hành vi của giống chó bản địa dạng sói.........49
3.3.2. Các dạng thần kinh của giống chó bản địa dạng sói...............................50
3.4. KHẢ NĂNG TÌM KIẾM, PHÁT HIỆN BOM MÌN CỦA GIỐNG
CHÓ BẢN ĐỊA DẠNG SÓI........................................................................51
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................53
4.1. KẾT LUẬN...........................................................................................53
4.2. KIẾN NGHỊ..........................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................55
PHỤ LỤC 1..................................................................................................58
PHỤ LỤC 2..................................................................................................64
PHỤ LỤC 3..................................................................................................67
PHỤ LỤC 4..................................................................................................70
PHỤ LỤC 5..................................................................................................74
PHỤ LỤC 6 .................................................................................................77
1
MỞ ĐẦU
Trải qua nhiều năm chiến tranh, đất đai và con người Việt Nam đã bị
ảnh hưởng nặng nề bởi số lượng bom mìn, đạn dược. Theo số liệu tổng kết,
riêng số bom, đạn quân đội Mỹ đã sử dụng ở Việt Nam khoảng 15.350.000
tấn. Hiện nay, tỷ lệ bom đạn chưa nổ chiếm khoảng 5% số lượng bom đạn đã
sử dụng [1]. Tổng diện tích đất bị ô nhiễm bom mìn lên tới 6,6 triệu ha, chiếm
khoảng 20% diện tích cả nước. Điều này không chỉ gây nhiều khó khăn trong
sản xuất và đời sống của người dân, mà còn cản trở sự phát triển kinh tế - xã
hội. Bom mìn sót lại sau chiến tranh còn gây ra nhiều thương vong và tổn thất
cho người dân và gánh nặng cho xã hội. Theo thống kê chưa đầy đủ: Cả nước
đã có 42.132 người bị chết và 62.163 người bị thương, do bom mìn sót lại sau
chiến tranh gây ra. Trung bình mỗi năm bom mìn sót lại sau chiến tranh đã
cướp đi tính mạng của 1.535 người và 2.272 người khác phải mang thương tật
suốt đời [2].
Trước yêu cầu cấp thiết của thực tế, việc triển khai thực hiện công tác
rà phá bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam đòi hỏi phải được đầu tư nghiên
cứu về phương pháp, cách thức tổ chức thực hiện nhằm nâng cao năng suất,
hiệu quả và an toàn, đẩy nhanh tiến độ khắc phục bom mìn sau chiến tranh
phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trên thế giới, việc sử dụng chó nghiệp vụ trong tìm kiếm phát hiện
bom mìn đã được thực hiện từ lâu và cho thấy những ưu điểm của phương
pháp này. Chó tìm kiếm phát hiện bom mìn nhanh hơn, diện tích tìm kiếm lớn
hơn, và đặc biệt là tránh thương vong rất lớn cho người trong công tác rà phá
bom mìn.
Ở Việt Nam hiện nay, việc sử dụng chó vào công tác nghiệp vụ tìm
kiếm và phát hiện chất nổ nói chung và tìm kiếm và phát hiện bom mìn nói
riêng còn chưa được chú trọng. Ngay tại các Trung tâm huấn luyện nghiệp vụ
lớn của cả nước là Cục Cảnh sát quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật
nghiệp vụ (K204)/Bộ Công An và Trường Trung cấp 24 Biên Phòng/Bộ Tư
lệnh Biên phòng mới chỉ dừng ở việc đào tạo cơ bản chó trong tìm kiếm các
2
chất nổ thông thường. Số lượng cũng như chủng loại chó sử dụng trong
nghiệp vụ này còn thiếu và ít so với yêu cầu của nhiệm vụ. Các giống chó
thường được sử dụng chủ yếu vẫn là những giống nhập nội như Cooker,
Labrado, Becgie và gần đây là giống Malinois. Việc lựa chọn giống chó bản
địa phục vụ công tác tìm kiếm bom mìn sau chiến tranh là một nhu cần cấp
thiết hiện nay ở Việt Nam.
Để làm cơ sở cho việc lựa chọn, nhân giống, huấn luyện giống chó bản
địa dạng sói tìm kiếm, phát hiện bom mìn còn lại sau chiến tranh tại Việt
Nam, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh
học của giống chó bản địa dạng sói (Canis familiaris Fabricius) trong công
tác huấn luyện chó tìm kiếm, phát hiện bom mìn tại Việt Nam”.
Ghi chú: Giống ở đây là đối tượng vật nuôi gọi theo ngôn ngữ chăn nuôi
Mục đích của đề tài
- Xác định được các đặc điểm về hình thái, sinh sản của giống chó bản
địa dạng sói;
- Xác định được đặc điểm phát triển của các cơ quan giác quan phục vụ
cho việc chọn chó bản địa dạng sói phục vụ huấn luyện tìm kiếm, phát hiện bom
mìn;
- Đánh giá được đặc điểm các tính trạng trội hành vi và thần kinh của
giống chó bản địa dạng sói phục vụ cho việc chọn chó bản địa dạng sói phục
vụ huấn luyện tìm kiếm, phát hiện bom mìn;
- Bước đầu đánh giá được khả năng tìm kiếm, phát hiện bom mìn của
giống chó bản địa dạng sói.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Kết quả của đề tài làm cơ sở khoa học cho những
nghiên cứu tiếp theo, đồng thời đưa ra cái nhìn khái quát về giống chó bản địa
dạng sói, giúp hiểu được một số đặc điểm về hình thái, sinh học, đặc điểm về
tập tính của chúng, từ đó thấy được khả năng huấn luyện nghiệp vụ của giống
chó này và có những nghiên cứu hữu ích khác phục vụ cho nhu cầu của con
người và xã hội.
3
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài sẽ làm cơ sở, phương pháp luận
cho công tác huấn luyện chó nghiệp vụ nói chung, huấn luyện chó bản địa nói
riêng. Góp phần xây dựng và hoàn thiện các quy trình chọn, nhân giống và
huấn luyện chó nghiệp vụ.
4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẶC ĐIỂM LOÀI CHÓ NHÀ
1.1.1. Vị trí phân loại của chó nhà
Chó nhà thuộc lớp thú (Mammalia), thuộc bộ Ăn thịt (Carnivora).
Những đại diện của bộ này sống ở khắp các lục địa, ngoại trừ Nam cực.
Những loài bản địa không có ở Úc và trên những đảo của đại dương. Chó nhà
phổ biến trên khắp thế giới. Nguồn gốc của các loài ăn thịt ghi nhận được từ
các loài ăn côn trùng nguyên thủy ở kỷ nguyên phấn trắng. Hiện nay, bộ ăn
thịt có khoảng 13 họ và 270 loài còn tồn tại [3,4].
Tuy nhiên, chó nhà thường không được động vật học coi là đối tượng
nghiên cứu chính như một đơn vị loài mà chúng thường là đối tượng nghiên
cứu trong các lĩnh vực dịch tễ, bệnh tật hay ở một khía cạnh về mặt xã hội
[5,6].
Họ chó phổ biến rất rộng ở khắp nơi: Cả khu vực Âu - Á, Châu Phi,
Châu Mỹ, Trung Mỹ về phía nam đến tận Costa Rica. Chúng sống ở tất cả các
sinh cảnh khác nhau, từ đầm lầy tới xa mạc và núi cao. Theo tính chất dinh
dưỡng là động vật ăn thịt song nguồn thức ăn của họ chó rất đa dạng và phong
phú bao gồm cả thực vật và động vật.
1.1.2. Đặc điểm hình thái chung của chó nhà
Khái niệm ngoại hình của chó là toàn bộ cơ thể thống nhất của nó, song
để cho dễ quan sát người ta thường quan sát ngoại hình thông qua bốn phần
chính: Ngoại hình của đầu, cổ, thân và các chi. Trong mỗi phần người ta lại
chia thành những mục khác nhau.
Ngoại hình đầu: Xương sọ và xương hàm là phần chính của đầu. Đầu
được phân chia thành những phần sau đây: gáy cùng với bờm gáy, đỉnh đầu,
tai, trán; ở phần mõm có: mắt, sống mũi, đỉnh mũi, má, hàm trên và hàm dưới,
môi mồm và răng.
Về hình dáng đầu thường có hình tròn, hình nhọn (chóp), hình vuông
và hình chữ nhật. Mõm có thể là mõm ngắn, mõm bình thường và mõm dài,
5
chiều dài của mõm được thể hiện bằng tỷ lệ chiều dài mõm so với chiều dài
của trán. Mõm còn có kiểu hình khác nhau như: thẳng, hóp, hếch.
Tai, hình dáng và chiều dài của tai rất khác nhau và phụ thuộc vào sự
phát triển của sụn vành tai. Phân loại tai thành tai đứng, tai chúc, tai cụp và
còn tai xẻ (nhân tạo).
Mắt biểu thị đặc tính theo màu sắc, hình dáng, khe mắt, chiều sâu và
chiều rộng của hố mắt, độ mỏng và độ khô của mí mắt.
Mõm và răng, hình dạng của mõm phụ thuộc vào sự phát triển của hàm
và môi. Mõm của loại chó to có 42 răng ổn định. Trong số đó có 12 răng cửa,
4 răng nanh và 26 răng hàm. Ở hàm dưới số răng hàm nhiều hơn ở hàm trên là
2 chiếc. Được thể hiện cụ thể ở công thức tính số răng của chó: M= (R3/3-
C1/1-Rm4/4-M2/3) x 2 = 42.
Môi, môi khô phác họa rõ mồm và môi ướt và xốp thường có nếp nhăn
ở hai bên mép (gọi là môi dày).
Ngoại hình của cổ: người ta chia phần cổ gồm 7 đốt sống. Chiều dài
của cổ phụ thuộc vào chiều dài thân các đốt sống. Để xác định chiều dài của
cổ người ta so sánh cổ với chiều dài của đầu. Cổ gồm có những phần sau đây:
họng cổ, mang cổ và sống cổ. Độ uốn nếp và trễ của da ở khu vực cổ gọi là
“yếm cổ”. Chó có cổ ngắn, to có nhiều nếp nhăn ở bờm, biểu thị sự “sung
sức” của nó.
Góc cổ so với mình gọi là khuỷu cổ. Khuỷu cổ có góc đẹp nhất là 45
độ, nếu góc lớn hơn hoặc nhỏ hơn sẽ tạo thành khuỷu cổ cao hơn hoặc thấp
hơn.
Ngoại hình của mình: Mình chó được chia thành những phần sau đây:
bướu vai, lưng, eo lưng, mông, đuôi, ngực và lồng ngực, bụng bẹn. Ở chó đực
là phần thịt thừa ở chó cái là phần vú.
Bướu vai: là phần mình được giới hạn ở phía trước là cổ, ở phía sau là
lưng, ở hai bên là hai bả vai. Cơ sở của bướu vai là 4 – 5 mấu có ngạnh của
đốt sống ngực.
6
Lưng: là phần mình giữa bướu vai và thắt lưng, bên phải và bên trái
được giới hạn bằng rẻo sườn của lồng ngực, nó bao gồm khoảng 8 – 9 đốt
sống lưng và những đoạn trên của xương sườn lưng được đánh giá theo chiều
rộng, chiều dài và hình dáng.
Eo lưng: là phần mình bị giới hạn bởi lưng ở phía trước, bởi mông ở
phía sau và ở hai bên vùng bẹn. Phần eo lưng gồm bảy đốt sống của eo lưng
có mấu thẳng đứng và nằm ngang.
Đánh giá eo lưng cũng giống như đánh giá lưng. Eo lưng võng thường
được gọi là eo xệ. Chó có eo lưng ngắn, rộng và hơi vồng lên là eo lưng đẹp.
Mông: là phần mình bị giới hạn phía trước bởi eo lưng ở phía sau là
đuôi và hai bên là đùi. Xương chậu và xương cùng nằm ở phần mông. Khi
đánh giá mông cần chú ý đến chiều rộng và chiều dài, độ tròn và đường chóp
của nó. Mông thường có các dạng như sau: rộng, hẹp, dài, ngắn, phẳng, tròn,
thẳng, xệ, hếch và “mông treo”. Chó có loại mông tương đối rộng (đặc biệt là
chó cái), dài, tròn và hơi xệ là loài chó tốt.
Đuôi: đuôi gồm 20 – 22 đốt sống đuôi xét theo chiều dài, thì đuôi có
loại dài, loại ngắn loại ngắn nhân tạo. Xét về mặt hình dáng, người ta phân
loại thành: đuôi thẳng, đuôi hình lưỡi câu, hình vành khuyên, hình thanh
kiếm, hình lưỡi liềm và hình xoắn ốc.
Ngực và lồng ngực được đánh giá theo chiều rộng, chiều dài, chiều sâu,
thể tích và hình dáng. Lồng ngực thường có dáng phẳng, ô van cụt, hình thùng
(ống). Đối với tất cả các giống chó cần phải có lồng ngực rộng, tương đối sâu
và dài.
Chiều rộng ngực được đo ở phía trước, giữa các khớp vai, chiều sâu
được đo theo đường thẳng đứng (đường dây dọi) ngay phía sau hai chân
trước, tính từ bướu vai xuống đến xương ngực, đo vòng ngực bằng thước dây
ngay sau chân trước (nách).
Bụng: là phần có thành bụng mềm, đoạn từ xương sườn cụt đến xương
chậu. Về hình dáng, bụng có dạng thon đều, béo mỡ và xệ. Đối với tất cả các
giống chó cần có dáng bụng thon đều mới tốt.
7
Ngoại hình của chi: Chi được đánh giá theo hình dáng, độ nở nang, cơ
bắp và độ mở của các góc khớp.
Chi ngực (chi trước), gồm xương bả vai, vai, khuỷu, cẳng chân, cổ
chân, khớp đốt bàn chân và bàn chân.
Tư thế đứng của chó được coi là đúng, trong trường hợp nếu các chi
được đặt thẳng lên mặt đất, song song với nhau và mở ra bằng chiều rộng của
ngực. Bàn chân có hình vòm các ngón chân kín sát nhau và áp sát mặt đất.
Các góc khớp mở như sau: khớp vai 90 – 100 độ, khớp khuỷu 120 – 130 độ.
Chi sau gồm đùi, gối, cẳng chân, khớp gối, xương bàn chân và bàn chân.
Khi nhìn từ phía sau các chi sau phải song song với nhau, có các góc của đốt
khớp như sau: góc đùi khoảng 80 – 85 độ, góc mỏ khớp gối 125 – 135 độ.
1.1.3. Đặc điểm của các cơ quan giác quan
Các cơ quan cảm giác cấu tạo một cách đặc biệt để tiếp nhận kích thích
đưa đến từ môi trường bên ngoài và từ chính cơ thể. Các cơ quan này làm cho
động vật có khả năng tiếp xúc được với môi trường xung quanh và thích ứng
được đối với môi trường. Các cơ quan cảm giác cấu tạo bởi các cơ quan thụ
cảm, các đường dẫn ở vùng ngoại biên và các trung tâm ở vỏ bộ não. Trong
cơ thể chia thành các cơ quan phân tích như sau: Thị giác, khứu giác, thính
giác, vị giác và xúc giác.
* Cơ quan thị giác
Các các quan phân tích thị giác cho khả năng thu nhận thế giới bên
ngoài một cách rõ ràng. Cơ quan phân tích thị giác được cấu tạo từ nhãn cầu,
các cơ quan phù trợ và bảo vệ, các đường thần kinh dẫn tuyến và trung tâm
thần kinh tại vỏ não.
Nhãn cầu được cấu tạo từ 3 lớp (màng trắng, màng mạch và võng mạc),
từ môi trường khúc xạ ánh sáng (nhãn mắt), thuỷ tinh thể, dịch nhãn cầu, các
mạch máu và dây thần kinh.
Màng mắt trong của mắt hay võng mạc có cấu trúc rất phức tạp và là bộ
phận chủ yếu của mắt. Ở võng mạc diễn ra sự biến đổi kích thích ánh sáng
8
sang quá trình kích thích thần kinh. Võng mạc được cấu tạo bởi các tế bào
cảm thụ ánh sáng (tế bào hình nón và tế bào hình que), đó là các cơ quan thụ
cảm thị giác. Đối với các cơ quan thụ cảm thị giác khi ánh sáng tác động lên
chúng thì làm xuất hiện xung đột hần kinh. Các xung đột thần kinh này theo
dây thần kinh thị giác được chuyền đến trung ương thị giác nằm ở thuỳ chẩm
của não bộ.
Thị giác của chó có những đặc thù riêng của nó. Chó không có khả
năng nhìn thấy vật cùng một lúc bằng hai mắt, nghĩa là mỗi mắt của chó có thị
trường của mình. Như phần lớn động vật có vú, chó là bị mù màu hay còn gọi
là lưỡng sắc biến dị và có tầm nhìn về màu xanh và đỏ tương đương với
những người bị mù màu. Bởi vậy chó chó thể nhìn thấy màu xanh lam và màu
vàng nhưng khó để phân biệt giữa màu xanh lá cây và màu đỏ bởi vì chó chỉ
có hai loại tế bào hình nón trong khi đó ở người có ba loại tế bào này và chó
sử dụng màu sắc thay vì ánh sáng để phân biệt ánh sáng hoặc màu xanh lam
màu vàng. Chó ít nhạy cảm với sự khác biệt về sắc thái màu xám hơn con
người và cũng có thể phát hiện độ sáng ở mức khoảng một nửa độ chính xác
của con người.
* Cơ quan khứu giác
Các cơ quan thụ cảm khứu giác nằm ở các biểu mô khứu giác, sâu
trong đường ống trên ở mũi. Ở chó vùng khứu giác rộng khoảng 250 đến 400
mm2
, và do 125 đến 224 triệu tế bào khứu giác tạo thành. Mỗi 1 tế bào lại có
vô số lông mao rất nhỏ, nhờ đó mà khả năng nhạy cảm khứu giác của chó
được tăng lên nhiều lần.
Sự nhạy cảm cao đối với các chất có trong không khí: là tính chất nổi
bật của các tế bào cơ quan thụ cảm khứu giác. Người ta đã chứng minh được
chó có thể phát hiện được 1 phân tử hơi trong 1 lít không khí, và có thể tiếp
nhận được 1 phân tử hơi trong 1 lít nước. Các phân tử hơi từ không khí thâm
nhập vào vùng khứu giác, tiếp xúc với các lông mao của tế bào thụ cảm và
gây nên sự khử cực mạnh của các nơ-ron thần kinh khứu giác. Nơ-ron đã
được khử cực này sinh ra các xung động hưng phấn có cường độ tần số, biên
độ và thời hạn nhất định trong dây thần kinh khứu giác. Sự phối hợp các xung
9
động hưng phấn của các dây nền dây chằng rộng khác nhau, mạng thông tin
về mùi hơi đến các tế bào thần kinh hành khứu giác và trung tâm thần kinh
khu khứu giác thùy thái dương của vỏ não.
Trong khi ở não người, vùng vỏ não chi phối thị giác lớn thì ở chó vùng
vỏ não chi phối khứu giác lớn hơn, thùy khứu giác của chó gồ gề gấp 40 lần
so với ở người với 125 đến 220 triệu tế bào thụ cảm ở những giống chó săn
thì vượt quá tiêu chuẩn với gần 300 triệu thụ thể. Bởi vậy chó nói chung có cơ
quan khứu giác nhạy hơn 100000 – 1000000 lần so với con người. Với mũi
luôn ẩm ướt bởi dịch mũi giúp chó định hướng mùi tốt hơn trong không khí.
Nhờ có cơ quan phân tích khứu giác mà chó có thể xác định được nồng
độ và cường độ của mùi hơi, mùi hơi mới hay cũ (độ lâu). Người ta đã chứng
minh được rằng: Chó có thể phân biệt được các nguồn hơi theo độ lâu với độ
chênh lệch nhau trong khoảng từ 3 – 5 phút. Còn trí nhớ nguồn hơi của chó có
thể cho phép phân biệt được các nguồn hơi giống nhau. Các phản xạ có điều
kiện đối với mọi tính chất mùi hơi đều có thể dễ dàng được hình thành ở chó,
điều này cho phép ta có thể huấn luyện và sử dụng thành công chó nghiệp vụ
về lĩnh vực giám định nguồn hơi và truy vết.
* Cơ quan thính giác
Cơ quan thính giác là tai. Tai được cấu tạo bởi phần tai ngoài, tai giữa
và tai trong. Cơ quan thính giác của chó có khả năng thu nhận dải tần số
khoảng 40 Hz đến 60.000Hz, có nghĩa là chó có thể phát hiện âm thanh vượt
xa giới hạn của con người. Ngoài ra tai chó có thể cử động cho phép chó
nhanh chóng xác định vị trí của một âm thanh, có khoảng hơn 18 cơ giúp chó
điều khiển tai như nghiêng, xoay, nâng lên, hạ xuống.
Chó có cơ quan thính giác rất nhạy cảm, điều này được sử dụng trong
việc tập luyện (phát lệnh bằng giọng nói). Lệnh do giọng nói của người phát
ra đối với chó chỉ là kích thích âm thanh. Chó có thể phân biệt khẩu lệnh theo
cường độ và ngữ điệu của nó.
1.1.4. Cơ chế tập tính của động vật
10
* Cơ sở sinh học của tập tính động vật:
Cơ chế hình thành, điều khiển tập tính động vật chính là cơ chế hoạt
động của hệ thần kinh, gồm các cơ quan tiếp nhận cảm giác trong, ngoài, cơ
quan vận động và cơ quan điều khiển. Mỗi hoạt động bất kì của cơ chế đều là
một phần của tập tính động vật. Để một hoạt động thực hiện, cơ chế cần có cơ
quan tiếp nhận cảm giác, tín hiệu, tiếp thu mọi kích thích bên ngoài và bên
trong cơ thể.
Để thực hiện các hoạt động đa dạng và tổng hợp, hầu hết cơ thể động
vật đều có một hện thần kinh phát triển, điều khiển thống nhất, đáp ứng phù
hợp với các yếu tố môi trường xung quanh.
* Các nhân tố trong và nhân tố ngoài
- Tập tính động vật rất đa dạng, có thể thay đổi theo thời gian, thời
điểm khác nhau. Tuy chịu cùng một loại kích thích cũng có những phản ứng
ngay cả khi không có kích thích bình thường.
- Các kích thích trong của một tập tính được biết rõ đó là hoocmon. Tập
tính hôn phối được một hệ thống hoocmon điều khiển do tuyến sinh dục và
mấu não dưới tiết ra. Một tập tính hôn phối đầy đủ, từ khoe mẽ, tán tỉnh, chọi
nhau, canh tổ, nuôi con... chỉ thể hiện được nếu các hoocmon sinh dục được
tiết theo một trật tự nhất định.
- Các kích thích trong khác là do các cơ quan thụ cảm trong. Ví dụ, con
thú buồn đái khi các cơ quan thụ cảm ở thành bàng quan phản ứng với áp suất
tăng dần của nước tiểu. Nhịp thở gấp của con thú là do khu trung ương hô hấp
của hành tủy báo hiệu, nồng độ khí CO2 đã tăng trong máu.
- Hệ thần kinh trung ương có thể chủ động gây tập tính. Ví dụ, mèo đói
thích bắt chuột để ăn, nhưng mèo no cũng vẫn thích bắt chuột.
- Kích thích bên trong lại do ngoại cảnh điều khiển hoocmon của mấu
não dưới và tuyến sinh dục tiết ra là nguyên nhân trong thực sự của tâp tính
giao phối. Nhưng sự tiết hoocmon đó lại do những nhân tố ngoài gây ra như
sự thay đổi độ dài ngày.
11
Những ví dụ trên chứng tỏ, tác dụng của ngoại cảnh rất quan trọng,
nhưng đa số động vật đã có cơ chế tập tính ở ngay trong cơ thể. Tập tính có
thay đổi với sự tiếp xúc ngoại cảnh, nhưng đây chỉ là sự thay đổi đơn giản của
một tập tính đã được khởi động. Như vậy, tập tính được hình thành có thể do
các tác nhân bên ngoài hoặc các tác nhân bên trong, nhưng cũng có thể do sự
kết hợp cả hai yếu tố đó.
* Sự kết hợp của các nhân tố
Nhân tố trong là gốc phát triển tập tính, nhưng vẫn kết hợp chặt chẽ với
nhân tố bên ngoài trong sự thành hình tập tính. Thử phân tích một chuỗi động
tác của chim trong hiện tượng hôn phối. Đây là một dây chuyền phức tạp của
nhiều sự kiện với tầm quan trọng khác nhau.
Tập tính hôn phối bắt đầu bằng độc chiếm lãnh thổ của chim đực, tiếp
theo là sự rủ rê chim cái để ghép đôi, xây tổ, ấp trứng và sau cùng là nuôi con.
Pha xây tổ: lúc đầu nó làm khung tổ bằng cỏ và sau đó, lót tổ bằng lông
chim. Trong quá trình này, chim thu nhặt cỏ ít dần và tha lông tăng dần.
Hoocmon điều khiển tập tính xây tổ, vì chim có thể làm tổ trái mùa nếu nó
được tiêm hoocmon sinh dục là chất oestrogen. Nhưng sự thay thế dần cỏ
bằng lông không do hoocmon mà do kích thích ngoài điều khiển. Khi chim
mái nằm giữa đống vật liệu thu lượm được đặt trong tổ nó bị cỏ làm ngứa
ngáy. Trong thời kì đẻ trứng, bụng chim rụng lông tạo thành “tấm ấp”. Sự
dụng lông do hoocmon tiết ra điều khiển do sự có mặt của chim đực và dựng
khung tổ. Tất cả những nhân tố đó góp phần tạo nên “tấm ấp”. Tấm ấp rất
nhạy cảm và do bị cỏ kích thích, chim chuyển sang pha kiếm lông lót tổ. Nằm
trên lông, tất nhiên sự kích thích “tấm ấp” của chim cái giảm tới tối tiểu. Các
pha khác của tập tính hôn phối cũng tuần tự tiếp diễn như thế. Cơ chế đầy đủ
cứ vận hành có trật tự: hoocmon và kích thích ngoài tác động lẫn nhau ở mỗi
pha tạo nên tập tính thích ứng.
* Tập tính trội
Trong một thời điểm, từ một địa điểm con vật chỉ sử dụng một tập tính
nhất định, trong nhiều trường hợp con vật không thể thực hiện hai, ba tập tính
12
đồng thời. Tập tính được thực hiện đó gọi là tập tính trội. Trong tình huống
này, con vật có khả năng chọn trong số lớn hình ảnh, âm thanh hay kích thích
khác thích hợp với yêu cầu đó
* Tập tính xung đột
Trong nhiều trường hợp, con vật bị kích thích mạnh, đồng thời bằng
nhiều kiểu và hai hay ba kiểu tập tính không thể trội hơn nhau. Khi đó có một
tập tính xung đột. Ví dụ: trên ranh giới lãnh thổ, xuất hiện một cá thể đực
khác, thì trong con đực này đồng thời bị kích thích tấn công và bỏ chạy khi
gặp chủ nhân của lãnh thổ đó.
Các động tác của tập tính xung đột này rất thú vị, thường được các cá
thể khác nhận biết. Đây là các tín hiệu cơ sở của ngôn ngữ động vật. Trong
nhiều tình huống, con vật nổi giận, nhưng đồng thời lại sợ hãi hay có cảm xúc
khác, hậu quả của tập tính đó rõ ràng như nhau.
Như vậy, tập tính xung đột là cùng một lúc phải đối phó với các tình
huống khác nhau, con vật buộc phải chọn lọc tình huống có lợi và xử lý kịp thời.
1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CHÓ BẢN ĐỊA VIỆT NAM
1.2.1. Đặc điểm các giống chó bản địa Việt Nam
Theo Phạm Sỹ Lăng và Cs, (1993) [7] chó nhà Việt Nam hiện nay có
thể có 5 nòi: Chó vàng, Chó Mèo, Chó Lào (ba nòi chó này có thể có nguồn
gốc từ chó sói lớn hiện còn sống ở nước ta), Chó Bắc Hà, Chó Phú Quốc.
Theo Lê Vũ Khôi, (2003) [8] họ chó Canidae ở Việt Nam cho thấy có 5
loài bao gồm: sói lửa (Cuon alpinus), cáo (Vulpes vulpes), lửng chó
(Nyctereutesprocyonoides), chó rừng (Canis aureus) và một loài chó nhà.
Nhìn chung những nghiên cứu cơ bản về chó nhà tại Việt Nam hầu như
có rất ít, chỉ là những thống kê không cơ bản về hình thái bên ngoài, chưa đưa
ra được tên khoa học.
Theo kết quả nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2007 - 2011, Trung
tâm Nhiệt đới Việt- Nga đã tiến hành nghiên cứu thành phần khu hệ chó bản
13
địa Việt Nam tại các tỉnh phía Bắc và Trung Việt Nam, tổng số có 14 dạng và
giống được ghi nhận bao gồm: Việt Dingo, Dingo lùn, Dingo lớn, H’mông
cộc đuôi, H’mông lông dài, Bắc Hà, Akita, Laika, Sharki, Dạng kéo xe, Sapei,
Chó Lào, Phú Quốc và Dạng sói có được bản đồ phân bố các giống chó tại
khu vực nghiên cứu [9].
Đặc điểm một số giống chó nội:
1) Chó Việt Dingo
Việt Dingo hay còn được gọi là giống chó “Vàng”, chó “Gié”. Chúng
được nuôi phổ biến ở các vùng nông thôn, có tầm vóc trung bình, chiều cao
trước: 47,48 cm, trọng lượng trưởng thành là 15,5 kg. Đây là một trong những
giống chó săn được nhân dân ta nuôi để giữ nhà.
Chúng thường có màu lông vàng hay vàng nhạt đôi khi có xuất hiện các
màu lông khác như xám, trắng,…đầu to rộng, trán rộng, phẳng giữa trán có
rãnh khá sâu chia đầu thành hai phần bằng nhau. Chiều dài của đầu chiếm 1/3
so với chiều cao trước của chó. Chiều dài mõm khoảng 1/3 chiều dài đầu.
Chiều rộng của xương hộp sọ khoảng 1/2 chiều dài đầu.
2) Chó Dingo lớn
Dingo lớn có nhiều đặc điểm giống với Việt Dingo, chúng cũng có màu
lông vàng, tai dựng, người dân vẫn gọi Việt Dingo và Dingo lớn là một loại
giống chó “Vàng”. Tuy nhiên giữa chúng có sự khác nhau đáng kể. Điểm
khác biệt dễ nhận thấy giữa Việt Dingo và Dingo lớn là ở tầm vóc và kiểu
dáng đầu, đôi khi có cả sự khác nhau về kiểu đuôi.
Tầm vóc của Dingo lớn to cao hơn so với Việt Dingo bởi chúng có
những cặp chân thon, cao, chắc khoẻ, khi trưởng thành chiều cao trước
52,5cm, trọng lượng 20,27kg, có cá thể đạt tới 25kg.
Kiểu đầu của giống Dingo lớn trông dài và thon hơn so với Việt Dingo.
Tỷ lệ giữa rộng đầu và dài đầu là 1/2, tỷ lệ dài mõm và dài đầu khoảng 1/2.
Phần lớn các cá thể thuộc giống Dingo lớn có kiểu đuôi dài, thẳng và hơi cụp
xuống. Trong khi đó kiểu đuôi của Việt Dingo lại có hình xoắn ốc, hướng lên
trên và lệch về một phía.
14
3) Giống chó H’mông lông dài
Một trong những đặc điểm rất dễ nhận dạng chúng là giống H’mông
lông dài có bộ lông khá dài giống với giống Bắc Hà song những chiếc lông
dài này không chỉ có ở trên mình mà nó còn mọc lan rộng sang hai bên mõm
và toàn bộ mặt.
Đầu của chúng trông gần giống với giống Việt Dingo, với mõm ngắn
rộng, tỷ lệ giữa chiều dài đầu với chiều cao trước là 1/3; tỷ lệ chiều dài mõm
với chiều rộng đầu là 1/2 và tỷ lệ giữa chiều rộng đầu - chiều dài đầu là 1/2.
Hành vi ứng xử của chúng rất hung dữ nhưng đôi khi lại thân thiện,
chúng luôn có trạng thái đề phòng với người lạ.
4) Giống chó H’mông cộc đuôi
Đây có thể coi là một trong những giống chó tuyệt vời của Việt Nam.
Chúng có tầm vóc trung bình khá, có những cá thể đặc biệt to lớn. Khi trưởng
thành chúng đạt chiều cao trước 48,36 cm, trọng lượng trung bình đạt 17,05kg.
Về kiểu hình: Lông màu đen, đôi khi xuất hiện màu vằn vện như màu
lông hổ. Đầu to, lớn với trán phẳng, rộng, tỷ lệ giữa dài đầu và chiều cao trước là
1/3, tỷ lệ giữa rộng đầu và dài đầu khoảng 1/3, tỷ lệ giữa chiều dài mõm và chiều
dài đầu là 1/2, hai tai thường dựng đứng hoặc dựng nhưng 1/4 phía đỉnh tai lại rủ
xuống. Đuôi bị cộc bẩm sinh với độ dài khác nhau nhưng dao động từ 3 đến
15cm, đây là một trong những đặc điểm quan trọng để nhận dạng giống chó này.
Chúng sở hữu một trí thông minh tuyệt vời, những con chó con dễ dàng
bắt chước các động tác của chó trưởng thành và chúng có khả năng nhớ tốt.
Bởi vậy hướng sử dụng có thể dùng giống chó này vào hoạt động huấn luyện
chó nghiệp vụ phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.
5) Giống chó Bắc Hà
Bắc Hà là tên gọi của giống chó được tìm thấy ở huyện Bắc Hà tỉnh
Lào Cai. Chúng xuất hiện nhiều ở các bản vùng cao hay ngay cả ở các trung
tâm huyện, thị trấn, thành phố.
Đặc điểm nổi bật của giống chó này là chúng có bộ lông rất dài màu
15
đen hay đôi khi xuất hiện màu pha tạp.
Kiểu đầu của chúng nhìn tương đối vuông và có đặc điểm gần giống
với giống Việt Dingo, tỷ lệ chiều rộng đầu với chiều dài đầu là 1/2; tỷ lệ giữa dài
mõm và dài đầu là 1/3; hai tai của chúng dựng hoặc một phần nhỏ của đỉnh tai rủ
xuống.
Tính cách chúng thân thiện nhưng sẵn sàng hung dữ với kẻ thù, chúng
có trí nhớ tốt nhưng hệ thần kinh dễ bị chai lì.
6) Giống chó Phú Quốc
Chó Phú Quốc là giống chó của Việt Nam hiện đang được nhân
giống ra nhiều. Chó Phú Quốc thường có bụng thon, trên lưng lông mọc
có hình xoắn, hay lật theo kiểu rẽ “ngôi”, là một trong ba quần thể chó
có đặc tính xoáy lưng là chó Phú Quốc Việt Nam, chó xoáy lưng Thái
Lan và chó xoáy lưng châu Phi. Bộ lông mượt sát (1-2 cm) rất ngắn, màu
vàng xám, màu nâu xám hoặc đen. Bàn chân của chó Phú Quốc khi đứng
sẽ chụm hẳn lại theo một thế rất vững.
7) Giống chó bản địa dạng sói
Giống chó bản địa dạng sói có tầm vóc trung bình và quan sát theo mặt
cắt ngang có hình thể hơi dài. Chúng có cấu trúc cơ thể nhẹ nhàng, rắn chắc
và kết cấu đầu, mình, các chi cân đối một cách tự nhiên, không có xu hướng
phát triển thô kệch hoặc thể tạng béo phệ.
Đây là một dạng của một giống chó cổ xưa (có thể là cổ xưa nhất trong
lịch sử động vật), có hình dáng giống như loài sói nhỏ ở Trung Quốc và Ấn
Độ, bởi vậy tạm gọi là giống chó bản địa dạng sói. Hiện nay quần thể giống
chó này đang có xu hướng giảm về số lượng và có khả năng bị lai tạp với các
giống chó khác. Tại Việt Nam chủ yếu giống chó này được tìm thấy ở hạ lưu
sông Mã thuộc tỉnh Thanh Hoá.
1.2.2. Tình hình nuôi dạy chó nghiệp vụ ở Việt Nam
Từ năm 1954, Bộ Quốc Phòng và Bộ Công An nước ta đã tiến hành tổ
chức nuôi chó nghiệp vụ. Các cơ sở như Trường 24 và Trung Tâm 32 đã được
16
thành lập và thực hiện nhiệm vụ này. Chúng ta đã nhập, nuôi thích nghi các
giống chó của Liên Xô, Đức, đã thử huấn luyện các giống chó nội như chó
Mèo, chó lai Việt Nam. Đã tiến hành lai chó của Liên Xô, Đức với chó lai
Việt Nam. Một thực trạng khó khăn trong công việc này là các giống nhập nội
thích nghi kém, khó nuôi nên phải nhập đi nhập lại [10].
Những năm gần đây, công tác huấn luyện chó chuyên khoa ở nước ta được
quan tâm đầu tư phát triển. Nhiều giống chó ngoại nổi tiếng như Berger,
Labarador, Rottwailer, Cocker…đã được nhập vào nước ta. Sau nhiều năm nhân
nuôi và huấn luyện chúng đã hỗ trợ tích cực và có hiệu quả cho các lực lượng
chức năng trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự xã hội. Tuy nhiên, hạn chế lớn
nhất của giống chó ngoại là khả năng thích nghi trong điều kiện nóng ẩm của
nước ta không cao, hay mắc bệnh, đặc biệt chi phí con giống và nhu cầu dinh
dưỡng cao. Do đó, bên cạnh nghiên cứu và sử dụng các giống chó ngoại, đã có
những công trình nghiên cứu về giống chó bản địa Việt Nam phục vụ cho công
tác An ninh - Quốc phòng [11].
Giống chó bản địa Việt Nam được các chuyên gia khuyển học đánh giá
rất cao về hình thái, tính cách cũng như khả năng làm việc của chúng trong
công tác nghiệp vụ [10,12].
Trong số các giống chó bản địa đáng chú ý là giống chó H’mông cộc đuôi
và giống chó bản địa dạng sói. Theo kết quả huấn luyện bước đầu chó thấy giống
chó H’mông cộc đuôi và giống chó bản địa dạng sói có khả năng thực hiện các
khoa mục nghiệp vụ: Kỷ luật cơ bản, Truy vết và Bảo vệ [13].
Như vậy có thể thấy, ngành nuôi dạy chó nghiệp vụ nước ta tuy đã có
từ lâu, nhưng công tác nghiên cứu về nghiệp vụ vẫn chưa được chú trọng, đặc
biệt hơn nữa là việc nghiên cứu đánh giá giống chó bản địa của Việt Nam làm
chó nghiệp vụ.
1.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CHÓ TÌM KIẾM, PHÁT HIỆN BOM MÌN
1.3.1. Tình hình sử dụng chó tìm kiếm, phát hiện bom mìn trên thế giới
Chương trình “Chó phát hiện mìn” của Trung tâm rà phá bom mìn
Campuchia CMAC được thành lập vào năm 1996, tập trung vào việc huấn
17
luyện chó đánh hơi mìn và các loại chất nổ được chôn dưới lòng đất. Phần lớn
trong số 87 con chó được huấn luyện ở đây được mua từ một trung tâm huấn
luyện chó ở Bosnia-Herzegovina với giá khá cao. Trung tâm CMAC hoạt
động với sự hỗ trợ của Chính phủ Campuchia và các đối tác như Tổ chức
Quốc tế về người tàn tật của Bỉ, Trung tâm rà phá bom mìn Nhật Bản, Cơ
quan Viện trợ của Na Uy, Trung tâm Quốc tế rà phá bom mìn nhân đạo của
Geneva, Thụy sĩ. Hầu hết chó dò mìn ở trung tâm CMAC được mua từ nước
ngoài.
Cơ quan nghiên cứu rà phá bom mìn của Mỹ (JIEDDO) cho biết chó là
loài vật tìm kiếm chất nổ tốt nhất. Trong cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq,
các thiết bị do cơ quan JIEDDO cung cấp chỉ tìm kiếm được 50% chất nổ
IED, trong khi đó tỷ lệ thành công ở những chú chó được huấn luyện lên tới
80% [14].
Viện di sản Marshall (the Marshall Legacy Institute) MLI phát động
chương trình Chó phát hiện bom mìn (Mine Detection Dog Partnership
Program) MDPP vào năm 1999. Chương trình này sử dụng kinh phí của chính
phủ và tư nhân đóng góp để mua, đào tạo và cung cấp chó phát hiện bom mìn
nhằm giúp đỡ các nước nhiễm bom mìn trên khắp thế giới. Hiện tại có hơn
900 cá thể chó phát hiện bom mìn làm việc tại 24 quốc gia; Kể từ khi thực
hiện chương trình chó phát hiện bom mìn, đã sử dụng chó tìm kiếm làm sạch
hơn 10.600 mẫu đất nhiễm bom mìn, cứu sống vô số con người [15].
Trong lĩnh vực Công binh và rà phá bom mìn sau chiến tranh thế giới
lần thứ 2, Liên Bang Nga đã sử dụng chó nghiệp vụ giải quyết số bom mìn
tồn lưu trong đất hiệu quả cao, chó có khả năng phát hiện bom mìn đã tồn tại
sau chiến tranh trong đất hàng trăm năm và ở độ sâu tới 2m. Hiện tại, Liên
bang Nga đang là cường quốc sử dụng chó nghiệp vụ trong rà phá bom mìn,
tham gia vào hội rà phá bom mìn tình nguyện quốc tế (Trung tâm chó nghiệp
vụ 46, Bộ Tình trạng khẩn cấp, Liêng bang Nga).
1.3.2. Tình hình sử dụng chó trong tìm kiếm bom mìn tại Việt Nam
Lần đầu tiên ở Việt Nam, hai cá thể chó nghiệp vụ có tên là O-lada và
18
Fini được huấn luyện đặc biệt để đưa vào hỗ trợ rà phá bom mìn tại tỉnh
Quảng Trị. Chương trình thử nghiệm chó nghiệp vụ hỗ trợ hoạt động khảo sát
và rà phá bòm mìn do Cơ quan Phát triển Quốc tế Thụy Điển – Sida tài trợ
thông qua Quỹ Viện trợ Nhân dân Na Uy, Dự án RENEW và phê duyệt của
UBND tỉnh Quảng Trị [16].
Khu vực được tìm kiếm bom mìn gần đường Hồ Chí Minh nhánh
Đông, gần một căn cứ quân sự cũ của Mỹ trong chiến tranh, ở thôn Xuân Mỹ,
xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ với diện tích 11 hec ta. Khu vực này trước đó
đã được đội khảo sát kỹ thuật của Dự án Renew xác định là nguy hiểm cần
được rà phá.
Sau hơn một tuần rà soát 17.852 m² đất tại Quảng Trị, chó nghiệp vụ đã
phát hiện 21 quả bom bi loại BLU-63 và 12 quả đạn M79. Tất cả 33 vật liệu
nổ này đã được đội xử lý bom mìn lưu động Dự án RENEW phá hủy tại chỗ an
toàn.
Hiện tại, chương trình đã kết thúc và vẫn chưa có thêm hoạt động nào
trong lĩnh vực tìm kiếm, phát hiện bom mìn bằng chó nghiệp vụ được triển khai.
Như vậy có thể thấy, các nghiên cứu cơ bản về chó bản địa, sử dụng để
làm chó nghiệp vụ ở nước ta nói chung, huấn luyện tìm kiếm phát hiện bom
mìn nói riêng còn rất ít. Công tác huấn luyện chó tìm kiếm, phát hiện bom
mìn còn lại sau chiến tranh tại Việt Nam hầu như chưa được thực hiện nếu
không muốn nói là chưa có. Việc nghiên cứu, đánh giá khả năng tìm kiếm,
phát hiện bom mìn sử dụng giống chó bản địa sẽ mở ra hướng đi mới cho
ngành nuôi dạy chó nghiệp vụ nước ta. Góp phần vào công tác an sinh xã hội
cũng như An ninh – Quốc phòng.
19
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Giống chó bản địa dạng sói của Việt Nam nuôi tại trạm Nghiên cứu
Thử nghiệm Tự nhiên Hoà Lạc, được chia thành các nhóm (Shook, Larry,
1995) [17]:
- Nhóm 1: Chó từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi (giai đoạn chó con)
- Nhóm 2: Chó từ 2 đến 8 tháng tuổi (giai đoạn chó choai)
- Nhóm 3: Trên 8 tháng tuổi (giai đoạn chó trưởng thành)
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
- Thời gian nghiên cứu: Thực hiện từ tháng 5/2017 – 5/2019
- Địa điểm nghiên cứu:
+ Trại chó bản địa dạng sói, Trạm Nghiên cứu thử nghiệm Tự nhiên
Hòa Lạc/Trung tâm Nhiệt đới Việt–Nga, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, TP
Hà Nội.
+ Trường Trung cấp 24 Biên Phòng/BTL Bộ đội Biên phòng, Xã Vật
Lại, huyện Ba Vì, TP Hà Nội.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh sản của
giống chó bản địa dạng sói
a) Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái của giống chó bản địa
dạng sói:
Quan sát chó từ nhiều hướng khác nhau: Phía trước, phía sau, hai bên
sườn ở cự ly 3 – 4 m. Đo các chỉ tiêu hình thái, tính tỷ lệ tương quan giữa các
phần trên cơ thể. Khi đo chó phải đứng cân đối trên địa thế bằng phẳng và
toàn thân dồn đều lên các đầu chi, khi đo đặt thước đo chiều cao và thước dây
vào gần chó một cách nhẹ nhàng để chó không có phản ứng tự vệ [18].
Dụng cụ đo: Thước dây; thước đo chiều cao; thước compa.
20
Vị trí và cách đo:
- Chiều cao trước: Được đo từ đỉnh xương bả vai đến mặt đất theo
hướng vuông góc với mặt đất;
- Chiều cao sau: Được đo từ đỉnh xương chậu đến mặt đất theo hướng
vuông góc với mặt đất;
- Chiều cao chân trước: Được đo từ mặt đất đến khớp cẳng tay – cánh
tay theo hướng vuông góc với mặt đất;
1 - Chiều dài đầu; 2- Chiều dài mõm; 3 - Vòng ngực; 4 - Vòng cổ chân;
5 - Rộng ngực; 6 - Cao thân trước; 7 - Cao thân sau; 8 - Chiêu sâu
ngực; 9 - Chiều dài thân.
Hình 2.1. Minh họa một số phép đo được thực hiện trên chó
- Chiều dài thân: Được đo theo hướng song song với mặt đất bắt đầu từ
khớp bả vai – cánh tay đến u ngồi của xương chậu;
- Chiều dài đầu: Sử dụng thước compa đo từ đỉnh xương chẩm đến đầu mũi;
- Chiều dài mõm: Sử dụng thước compa đo từ đỉnh mũi đến trung điểm
đường nối hai đầu mắt;
- Chiều rộng đầu: Sử dụng thước compa đo khoảng cách sau hai gốc tai;
21
- Chiều rộng ngực: Đo khoảng cách giữa hai khớp bả vai – cánh tay;
- Vòng ngực: Sử dụng thước dây đo chu vi lồng ngực ngay sau bẹn
chân trước;
- Vòng cổ chân: Sử dụng thước dây đo chu vi xương bàn trân trước;
- Xác định trọng lượng chó: Sử dụng cân để cân trọng lượng cơ thể
chó, được thực hiện trước hoặc sau khi cho chó ăn 2 giờ.
b) Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh sản của giống chó bản địa
dạng sói:
Theo dõi, ghi chép tổng hợp các số liệu về tuổi thành thục tính, thời
gian động dục lại, thời gian mang thai, số con sinh ra/ổ, tỷ lệ sơ sinh sống/ổ,
khối lượng sơ sinh, tỷ lệ đực cái trên ổ của giống chó bản địa dạng sói.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm phát triển các cơ quan
giác quan của giống chó bản địa dạng sói
Nghiên cứu đặc điểm phát triển của các cơ quan giác quan được sử
dụng phương pháp đánh giá các cơ quan giác quan do chuyên gia Nga
Vlaxenko A.Nh. đưa ra vào năm 2007, sử dụng cho đối tượng chó bản địa
Việt Nam. Cụ thể như sau:
a. Phương pháp nghiên cứu cơ quan thị giác
Phương pháp được xây dựng dựa trên sự thành lập phản xạ có điều
kiện của chó đối với tín hiệu vật chuyển động (bảng kích thước 12 cm x 12
cm) và thức ăn.
Điều kiện thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành tại bãi tập có độ dài
trên 500 m và không có vật cản che khuất tầm nhìn (Sân bay bê tông Hòa Lạc
có chiều dài 3000 m và rộng 50 m). Một bảng lớn có kích thước 1,5 x 1 m
bảng có màu đồng nhất (màu trắng) và được thiết kế sao cho dễ di chuyển.
Một bảng nhỏ kích thước 12 x 12 cm, có màu sắc tương phản với bảng lớn
(màu đỏ) và được gắn với tay cầm, sao cho dễ dàng di chuyển lên, xuống và
sang trái, sang phải. Một thước dây để đo khoảng cách chó quan sát được. Thí
nghiệm được tiến hành trên các cá thể chó khoẻ mạnh, thành lập phản xạ có
22
điều kiện của chó đối với tín hiệu vật chuyển động (bảng kích thước 12 cm x
12 cm) và thức ăn. Điều kiện thời tiết tốt, ban ngày không có mưa và sương
mù, điều kiện ngoại cảnh yên tĩnh.
Cách tiến hành: Đặt bảng lớn 1,5 x 1 m tại vị trí có địa hình bằng
phẳng. Huấn luyện viên dắt chó vào trước bảng với khoảng cách ban đầu từ
chó đến bảng lớn là 10 m. Huấn luyện viên cho chó ngồi hoặc đứng sao cho
đầu hướng về bảng. Phía sau bảng lớn 1,5 x 1 m một người cầm bảng nhỏ giơ
cao lên và di chuyển sang trái, sang phải cho chó quan sát. Khi chó có phản
ứng với tấm bảng nhỏ thì huấn luyện viên cho chó chạy về phía bảng lớn và
thưởng thức ăn cho chó. Mỗi vị trí tương ứng với khoảng cách từ chó đến
bảng được tiến hành 3 lần. Nếu chó thực hiện được tiến hành tịnh tiến khoảng
cách giữa chó và bảng ra xa hơn cho đến khi đạt giá trị cực đại. Nếu trường
hợp tịnh tiến ra xa chó không quan sát thấy bảng nhỏ thì phải dịch chuyển dần
chó về phía gần bảng hơn đến khi chó có thể quan sát thấy. Khi đã xác định
được khoảng cách xa nhất chó có thể nhìn thấy, tiến hành đo và ghi chép số
liệu thực hiện được.
Tiến hành đánh giá ở giai đoạn chó choai và chó trưởng thành. Xác
định khoảng cách mà chó có thể nhìn thấy vật ở mỗi giai đoạn tuổi
b. Phương pháp nghiên cứu cơ quan thính giác
- Nguyên tắc: Sử dụng thức ăn thành lập phản xạ có điều kiện cho chó
khi nghe thấy tín hiệu âm thanh.
- Cách tiến hành: Trên bãi tập bố trí các vạch cách nhau 10 m, từ điểm
ban đầu cách xa 50 m, tại điểm ban đầu để một tấm bảng và bố trí tạo âm
thanh trên bảng. Huấn luyện viên dắt chó đến các vị trí vạch đã được bố trí,
huấn luyện viên cho chó ngồi hướng về phía bảng, để trôi qua hai giây một
người khác dùng bảng điều khiển để tạo âm thanh ở tấm bảng. Khi chó có
phản ứng với âm thanh thì huấn luyện viên cho chó chạy về phía tấm bảng.
Mỗi vị trí tương ứng với khoảng cách từ chó đến bảng được tiến hành 3 lần.
Nếu chó thực hiện được tiến hành tịnh tiến khoảng cách giữa chó và bảng ra
xa hơn cho đến khi đạt giá trị cực đại. Nếu trường hợp tịnh tiến ra xa chó
23
không nghe thấy âm thanh thì phải dịch chuyển dần chó về phía gần bảng hơn
đến khi chó có thể nghe thấy. Khi đã xác định được khoảng cách xa nhất chó
có thể nghe thấy, tiến hành đo và ghi chép số liệu thực hiện được.
- Điều kiện tiến hành: Tiến hành thí nghiệm trong điều kiện thời tiết
bình thường, không mưa, không nắng quá to và không có gió to, yên tĩnh.
Những con chó khoẻ mạnh, đã hình thành phản xạ với âm thanh (khi nghe
thấy tiếng chuông thì chạy lại trước bảng ngồi) mới được tham gia thí
nghiệm.
+ Điều kiện trang thiết bị:
 Bãi tập: Sân bay bê tông Hòa Lạc có chiều dài 3000 m và rộng 50 m.
 01 bảng có kích thước 1,5 x 1 m bên trên được bố trí âm thanh.
 01 chuông điện tử dùng nguồn điên 220V để phát ra âm thanh có
cường độ 80db, tần số 50hz.
Tiến hành đánh giá ở giai đoạn chó choai và chó trưởng thành. Xác
định khoảng cách mà chó có thể nghe thấy âm thanh ở mỗi giai đoạn tuổi.
c. Phương pháp nghiên cứu cơ quan khứu giác
- Đối với giai đoạn chó choai (đánh giá ở 3 tháng tuổi):
Phương pháp bố trí thí nghiệm như sau: Trên một bãi đất rộng 5 x 5 m,
đi vết theo hình zic zắc chéo sân, đặt 5 điểm vết (thịt) mỗi điểm vết cách nhau
1,5 m. Để khoảng 30 phút hướng chó đi tìm, quan sát và đánh giá.
- Đối với giai đoạn chó trưởng thành (đánh giá ở 9 tháng tuổi):
Phương pháp bố trí thí nghiệm như sau: Trên một bãi đất rộng 15 x 15
m, đi vết theo hình zic zắc chéo sân, đặt 5 điểm vết (thịt) mỗi điểm vết cách
nhau 3 m. Để khoảng 30 phút hướng chó đi tìm, quan sát và đánh giá.
* Điều kiện và cách đánh giá:
Tiến hành đánh giá đối với những cá thể chó khoẻ mạnh, không tiến
đánh giá vào ngày mưa, gió to. Điều kiện bãi tập: bãi tập có diện tích rộng
24
300 m2
(bãi huấn luyện của trường sĩ quan lục quân I), tương đối bằng phẳng,
cách xa khu dân cư, đường giao thông.
* Thang điểm đánh giá như sau:
- Độ nhạy cơ quan khứu giác (5 điểm): Thời gian lưu mẫu, số lượng vật
tìm được và thời gian tìm được vật.
+ Thời gian lưu mùi hơi 30 phút.
+ Thời gian từ 01- 05 phút chó phát hiện đủ năm mẫu: 5 điểm.
+ Thời gian từ 06-10 phút chó phát hiện đủ năm mẫu: 4 điểm.
+ Thời gian từ 11-15 phút chó phát hiện đủ năm mẫu: 3 điểm.
+ Thời gian từ 16-20 phút chó phát hiện đủ năm mẫu: 2 điểm.
+ Thời gian từ 21-25 phút chó phát hiện đủ năm mẫu: 1 điểm.
- Mức độ tích cực tìm kiếm: Dựa vào số điểm vết mà chó phát hiện ra
để cho điểm, khả năng chó tự tiếp tục tìm kiếm khi phát hiện điểm vết (phát
hiện hết các điểm vết được 5 điểm, mỗi điểm không phát hiện được trừ 1 điểm).
- Khả năng hít vết liên tục: Dựa vào sự quan sát của huấn luyện viên
khi cho chó truy vết để cho điểm, chó chạy sai đường vết mỗi lần trừ 1 điểm;
chó đang truy vết mà ngừng hoặc nghỉ không hít vết tiếp (mỗi lần trừ 1 điểm).
- Định hướng bằng cơ quan khứu giác: Mỗi lần chó truy vết bằng mắt
sẽ bị trừ 1 điểm.
Thang điểm xếp loại theo điểm trung bình của các chỉ tiêu:
+ Từ 4,5 đến 5 điểm: Xuất sắc
+ Từ 4 đến cận 4,5 điểm: Giỏi
+ Từ 3,5 đến cận 4 điểm: Khá
+ Từ 3 đến cận 3,5 điểm: Trung bình khá
+ Từ 2,5 đến cận 3 điểm: Trung bình
+ Dưới 2,5 điểm không đạt
25
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm các tính trạng trội hành
vi và thần kinh của giống chó bản địa dạng sói
Theo Alekxayev. A., (2007) [19], việc đánh giá các tính trạng trội của
hành vi và đánh giá các dạng thần kinh của giống chó bản địa dạng sói dựa
trên phản ứng của các cá thể chó trước những kích thích và tác động của
người lạ đối với bản thân chúng;
Phương pháp đánh giá một số tính trạng trội của hành vi và các dạng
thần kinh của giống chó bản địa dạng sói trong huấn luyện nghiệp vụ được
thực hiện tại Trạm thử nghiệm tổng hợp Hòa Lạc.
a) Bố trí kiểm tra
Để khảo sát các phản ứng hành vi của chó, phải chọn địa điểm chó chưa
quen và không có các kích thích bên ngoài, có những nơi ẩn nấp tự nhiên
hoặc nhân tạo, riêng biệt cho cán bộ huấn luyện, 2 trợ lý và người chỉ đạo. Ở
giữa khu vực, phải bố trí cọc buộc chó và dây xích, làm sao để chó không cảm
nhận được mùi và không nhìn thấy chủ, các trợ lý và người chỉ đạo.
Theo tín hiệu của người chỉ đạo, huấn luyện viên hoặc chủ chó xích chó
vào cọc và đi đến địa điểm định sẵn, sao cho chó không thể nhìn thấy. Người
chỉ đạo quan sát hành vi của chó, đánh giá mức độ thể hiện của phản ứng lệ
thuộc và phản ứng định hướng. Khi chó đã trấn tĩnh, theo tín hiệu của người
chỉ đạo, trợ lý thứ nhất đi ra khỏi nơi ẩn nấp, bình tĩnh tiến đến trước mặt chó,
gọi tên, thử trao thức ăn và trốn vào nơi ẩn nấp.
Sau khi chó vừa trấn tĩnh, từ phía ngược lại, trợ lý 2 bước ra, cầm theo
roi trong tay. Trợ lý 2 phải tạo ra tiếng la hét, trêu, kích thích chó bằng sự di
động và nhanh chóng tiến về phía chó, giả bộ tấn công, đánh nhẹ bằng roi, và
chạy nhanh vào nơi ẩn nấp.
Sau đó, huấn luyện viên bước ra, bình tĩnh đến đặt trước mặt chó chậu
thức ăn và trở về nơi ẩn nấp. Ngay sau khi chó bắt đầu ăn, người trợ lý thứ 2
lại xuất hiện, chạy nhanh đến chỗ chó, giả bộ tấn công và giành cướp chậu
thức ăn. Sau 2 lần giả giành cướp thức ăn, trợ lý 2 trở về chỗ của mình. Lần
xuất hiện bổ sung của trợ lý, được thực hiện nhằm xác định chính xác lần cuối
26
2 phản ứng: phòng vệ thụ động hoặc phản ứng hung dữ - hèn nhát, phản ứng
nào trội hơn, với sự có mặt của huấn luyện viên.
b) Đánh giá các tính trạng trội hành vi
- Phản ứng lệ thuộc
Phản ứng lệ thuộc thể hiện khá mạnh ở hầu hết các cá thể chó. Những
cá thể chó có phản ứng lệ thuộc trội, luôn tìm cách chạy đến phía huấn luyện
viên, nhìn về nơi chủ ẩn nấp. Khi trợ lý thứ nhất, thứ hai tiến đến gần, chó
phản ứng lại hành vi của họ, nhưng khi họ rút, chó lập tức chuyển sang hướng
chủ mình. Đối với thức ăn, chó hứng thú ăn khi chủ có mặt, còn khi chủ đi
khỏi, chó ngừng ăn và chú ý quan sát hành vi của chủ.
- Phản ứng định hướng
Những cá thể trội phản ứng định hướng, tại những địa bàn mới thường
ngửi xuống đất, nhìn xung quanh và chú ý, lắng nghe. Khi trợ lý đến gần,
thường rướn lên phía trước, ngửi, ve vãn, thức ăn không nhận ngay, khi bị
trêu chọc, không bộc lộ phản ứng tích cực phòng thủ và phản ứng hèn nhát.
Cần phải nhớ rằng, phản ứng định hướng thường diễn ra trước các phản ứng
khác và khi được bộc lộ đúng liều, nó nhanh chóng bị thay thế bằng các phản
ứng khác.
- Phản ứng phòng thủ - tích cực
Những cá thể chó trội về phản ứng phòng thủ - tích cực, thường cảnh
giác với người lạ. Khi trợ lý xuất hiện, thường tỏ ra hung dữ, tấn công chủ
động, cắn xé trợ lý, không nhận thức ăn. Khi trợ lý thứ hai xuất hiện, chó còn
hăng hơn, quyết liệt hơn, nhất là khi trợ lý dùng roi chọc, đánh. Nếu đang ăn,
chó lập tức bỏ ăn mà chú ý ngay đến sự xuất hiện của trợ lý. Sau khi trợ lý rời
đi, chó chưa trở lại ăn ngay mà tiếp tục nhìn theo trợ lý.
- Phản ứng phòng thủ - thụ động
Những con chó trội phản ứng phòng thủ - thụ động, khi đến địa bàn lạ,
thường tỏ hèn nhát nhìn quanh, khi trợ lý xuất hiện thường bỏ chạy, khi bị
27
trêu chọc thường bỏ chạy lùi về sau hoặc nằm xuống đất. Đối với thức ăn, vừa
ăn vừa sợ bỏ chạy hoặc không dám ăn.
- Phản ứng thức ăn
Những cá thể có phản ứng thức ăn trội, thì khi trợ lý đưa thức ăn,
thường ăn ngay, hay ve vãn, khi bị chọc trêu, tỏ phản ứng hung dữ, đối với
thức ăn, nhảy bổ vào ăn ngay, đầy tham lam, không để ý đến việc trợ lý đến
gần, bảo vệ thức ăn khi bị giật và cố ăn nhanh thức ăn.
- Phản ứng tìm kiếm bằng khứu giác
Cho chó tiến đến điểm có vết mùi tại hiện trường. Sau khi phát hiện
được từ xa nơi có vết mùi, chó chuyển hướng chú ý về phía có mùi, ngửi và đi
đến chỗ có vết mùi đó, đi qua nơi có vết mùi, dựa vào mùi xác định hướng đi
của người trợ lý.
c) Đánh giá thần kinh ở chó
Việc xác định dạng hoạt động thần kinh cao cấp của chó trong thực tiễn
là vấn đề không dễ. Khó là ở chỗ lựa chọn chính xác các kích thích khi nghiên
cứu cường độ kích thích, ức chế, cân bằng và độ linh hoạt của quá trình này.
Việc bố trí kiểm tra đánh giá nhanh các dạng thần kinh của chó cũng
được tổ chức giống như việc kiểm tra đánh giá các tính trạng trội.
Đối với những cá thể dạng mạnh không cân bằng hưng phấn, đặc trưng
nổi bật là kích thích mạnh đối với trợ lý thứ nhất và còn mạnh hơn đối với trợ
lý thứ hai. Sau khi các trợ lý đi khỏi, chó tiếp tục trong trạng thái kích động
mạnh thêm một thời gian. Sau khi trấn tĩnh, chó nhanh chóng chuyển sang
phản ứng mạnh với huấn luyện viên, với thức ăn và với tất cả mọi kích thích
xuất phát từ môi trường xung quanh.
Đối với các cá thể chó có dạng hoạt động thần kinh mạnh cân bằng
linh hoạt đặc trưng nổi bật là kích thích mạnh và chủ yếu lên hành động của
trợ lý 2. Sau khi trợ lý này đi khỏi, chó nhanh chóng trấn tĩnh và chuyển
nhanh sang sự xuất hiện của huấn luyện viên, đón nhận thức ăn và các kích
thích khác. Trong quá trình kiểm tra, dễ nhận thấy sự thể hiện mạnh của tất cả
28
các phản ứng hành vi, dễ dàng và nhanh chóng chuyển đổi từ phản ứng này
sang phản ứng khác.
Đối với các cá thể chó thuộc dạng mạnh cân bằng không linh hoạt
điểm đặc trưng là độ chậm chạp và uể oải của các phản ứng đối với hành
động của người trợ lý. Sau khi bị kích thích bởi hành động của người trợ lý
thứ nhất, chó rất khó chuyển sang trợ lý thứ hai và càng chậm chạp hơn đối
với sự xuất hiện của huấn luyện viên và đón nhận thức ăn. Sự thể hiện yếu ớt
và trì trệ cũng được nhận thấy trong phản ứng của chó đối với tác động của
các kích thích khác.
Đối với các cá thể chó có dạng hoạt động thần kinh yêu ức chế, nổi bật
phản ứng định hướng đối với địa điểm mới, mùi, sự xuất hiện và rút lui của
các trợ lý và sự ức chế bất ngờ của các phản ứng kích thích đối với sự tác
động mạnh hoặc dứt khoát của trợ lý thứ hai. Ở những cá thể chó có quá trình
kích thích yếu thì thường nổi bật độ thụ động của hành vi, còn những cá thể
có quá trình ức chế yếu thì đặc trưng bởi phản ứng hấp tấp, giật mình vô cớ
đối với tác động của các kích thích.
Nếu sử dụng các kích thích mạnh, trong cả hai trường hợp đều gây ra
ức chế, sự thận trọng và sợ hãi, mà sẽ hết sau một thời gian nhất định hoặc khi
thay đổi bối cảnh. Đối với các cá thể chó dạng này, đặc trưng nổi bật là sự thể
hiện yếu của các phản ứng cơ bản, còn phản ứng phòng thủ - thụ động, đôi
khi thể hiện dưới hình thức hèn nhát.
2.3.4. Nghiên cứu khả năng tìm kiếm, phát hiện bom mìn của giống
chó bản địa dạng sói.
Sử dụng phương pháp clicker trong huấn luyện chó tìm kiếm, phát hiện
bom mìn được chuyên gia Nga ЮлияГаниская đưa ra năm 2018.
2.3.4.1. Phương pháp huấn luyện chó bản địa dạng sói tìm kiếm phát
hiện bom mìn
Phương pháp huấn luyện sử dụng clicker có thể thay đổi tùy thuộc vào
các đặc điểm của hình thành kỹ năng và các điều kiện của quá trình huấn luyện.
29
Huấn luyện dùng clicker là phương pháp chọn lọc hành vi của chó, sử
dụng sự củng cố tích cực tương đối, là một trong những cách phổ biến và hiệu
quả trong huấn luyện dựa trên nhu cầu của động vật.
Phương pháp clicker là cách huấn luyện dựa trên nhu cầu của bản thân
phương pháp chọn lọc hành vi bằng sự củng cố tích cực, chủ yếu là củng cố
bằng thức ăn, củng cố có điều kiện và củng cố tự nhiên.
Đối với việc đào tạo chó để tìm kiếm thuốc nổ bằng mùi (tìm kiếm
chất nổ), chuỗi các giai đoạn đào tạo clicker có thể được nhìn nhận như sau:
Giai đoạn 1 - Hình thành, củng cố phản ứng có điều kiện đối với việc
bấm clicker;
Giai đoạn 2 - Cung cấp tín hiệu đối với mùi thuốc nổ;
Giai đoạn 3 - Hình thành hành vi báo hiệu (chỉ định tín hiệu) với mùi thuốc nổ;
Giai đoạn 4 - Hình thành “kịch bản” cho hành vi tìm kiếm, tùy thuộc
vào tình hình tìm kiếm; đưa vào kích thích hoặc mệnh lệnh ban đầu cho chó;
Giai đoạn 5 - Đưa tín hiệu cho mùi của thuốc nổ;
Giai đoạn 6 - Hoàn thiện và củng cố quy trình tìm kiếm trong các tình
huống tìm kiếm khác nhau;
Giai đoạn 7 - Mở rộng các tình huống tìm kiếm và tăng độ khó của điều
kiện tìm kiếm, tăng sức làm việc của chó.
Trong đó, các giai đoạn 2 và 3 được kết hợp, tức là sự hình thành của
hành vi báo hiệu xảy ra đồng thời với việc đưa ra một ý nghĩa tín hiệu cho
mùi thuốc nổ, và giai đoạn 5 được chuyển đến một địa điểm thuận tiện có tính
đến các yêu cầu cụ thể. Sự hình thành hành vi tìm kiếm được thực hiện theo
các phương pháp được chấp nhận chung.
2.3.4.2. Phương pháp đánh giá chó bản địa dạng sói tìm kiếm, phát
hiện bom mìn
a) Tình huống kiểm tra đánh giá
30
Phạm vi thao trường có diện tích 100 x100 m được tạo thành khu vực
có xây dựng hàng rào đảm bảo, địa hình sườn dốc có các bụi cỏ và cây bụi sát
với địa hình thực tế đã được khảo sát. Trong thao trường được bố trí thành các
bãi tập theo thứ tự từ 1 đến 5. Mỗi bãi tập tượng trưng cho một cụm bố trí
mìn, ở các hướng khác nhau. Ở đây mỗi bãi được căng dây với chia thành các
làn với chiều rộng 40 cm, chiều dài 15 m, tổng 5 làn. Trên mỗi bãi bố trí 3 vị
trí mùi hơi cần tìm (mìn bộ binh M652A, K58, PPM-2). Các bãi cách nhau 10
– 15m. Bằng kiến thức đã học và huấn luyện, cán bộ huấn luyện điều khiển
chó tìm kiếm phát hiện vị trí các quả mìn trong bãi mìn đó.
b) Điều kiện kiểm tra
- Thao trường có diện tích (100 x 100) m được tạo thành khu vực có
xây dựng hàng rào đảm bảo. Trong thao trường được bố trí thành các bãi tập
theo thứ tự từ 1 đến 5.
- Mỗi bãi bố trí 03 vị trí chôn giấu mìn;
- Nguồn hơi cần tìm là hơi thuốc nổ TNT có trong các quả mìn bộ binh;
- Độ sâu chôn giấu nguồn hơi cần tìm là 20 - 30cm; thời gian lưu giữ
nguồn hơi trên 3 tháng (theo thuyết minh đề tài);
- Thời gian chó tìm kiếm không quá 10 phút (không tính thời gian xử lý
mìn sau khi chó đã phát hiện được mìn);
- Mỗi cá thể chó tìm kiếm mìn 01 trong 05 bãi bốc thăm ngẫu nhiên;
- Cán bộ huấn luyện điều khiển chó bằng dây cương dài tìm kiếm phát
hiện mìn trên thao trường.
c) Chương trình kiểm tra
Tiến hành kiểm tra từng cá thể chó theo danh sách. Các bước kiểm tra:
+ Gọi tên cán bộ và tên chó vào kiểm tra;
+ Cán bộ huấn luyện nghe lệnh gọi vào vị trí, chào báo cáo, xin phép
được kiểm tra và thực hiện kiểm tra theo đề bài đã đề ra;
+ Khi thực hiện xong bài kiểm tra hoặc hết giờ quy định, cán bộ huấn
luyện về vị trí báo cáo hội đồng và thực hiện theo hướng dẫn;
+ Hội đồng đưa ra nhận xét, đánh giá đối với từng cá thể chó.
31
d) Đánh giá khả năng tìm kiếm, phát hiện bom mìn của chó
- Thang điểm đánh giá: Chó được đánh giá về khả năng tìm kiếm, phát
hiện hom mìn theo thang điểm 10.
Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá khả năng tìm kiếm, phát hiện bom mìn của chó
STT Nội dung chấm điểm Điểm Ghi chú
1
Chó làm việc ngay sau khi có khẩu
lệnh, tín hiệu của cán bộ huấn luyện
1
2
Ngửi thuần thục, sục tìm lần lượt các vị
trí trên làn tìm theo khẩu lệnh, tín hiệu
của cán bộ huấn luyện
1,5
3
Tìm ra vị trí thứ 1 có nguồn hơi mìn,
chó có biểu hiện ngồi hoặc nằm
2,5
Không kêu, sủa, cào,
cắn (nếu vi phạm trừ
1 điểm)
4
Tìm ra vị trí thứ 2 có nguồn hơi mìn,
chó có biểu hiện ngồi hoặc nằm
2,5
Không kêu, sủa, cào,
cắn (nếu vi phạm trừ
1 điểm)
5
Tìm ra vị trí thứ 3 có nguồn hơi mìn,
chó có biểu hiện ngồi hoặc nằm
2,5
Không kêu, sủa, cào,
cắn (nếu vi phạm trừ
một điểm)
Tổng điểm 10
- Xếp loại: Chó nghiệp vụ được đánh giá xếp loại đạt nếu có điểm trung
bình ≥5 điểm, trung bình (5 – 6 điểm), trung bình khá (6 đến cận 7 điểm), khá
(7 đến cận 8 điểm), giỏi (8 đến cận 9 điểm) và xuất sắc (9 -10 điểm).
Xử lý số liệu
Số liệu được xử bằng phương pháp thống kê sinh học trên phần mềm
Excel 2016 với độ tin cậy α = 0,05.
32
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH SẢN CỦA GIỐNG CHÓ
BẢN ĐỊA DẠNG SÓI
3.1.1. Các dạng màu lông của giống chó bản địa dạng sói
Kết quả quan sát 30 cá thể giống chó bản địa dạng sói được nhân giống
tại Trạm nghiên cứu Thử nghiệm tự nhiên Hòa Lạc chó thấy. Giống chó bản
địa dạng sói có 5 dạng màu lông bao gồm: xám, đen, vàng, xám vàng và xám
đen. Kết quả chi tiết được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Các dạng màu lông của giống chó bản địa dạng sói
STT Các dạng màu lông
Số lượng mẫu
(n=30)
Tỷ lệ (%)
1 Màu xám 17 56,67
2 Màu đen 4 13,33
3 Màu vàng 3 10
4 Màu xám vàng 4 13,33
5 Màu xám đen 2 6,67
Qua bảng 3.1 cho thấy, giống chó bản địa dạng sói có màu chủ đạo là
màu xám, chiếm tỷ lệ cao nhất là 56,67%, tiếp theo là màu đen và màu xám
vàng có tỷ lệ bằng nhau đều là 13,33%, sau đó đến màu vàng chiếm tỷ lệ 10%
và chiếm tỷ lệ thấp nhất là màu xám đen với 6,67%. Màu xám được ưa
chuộng nhất. Những màu khác cũng được chấp thuận nhưng không được ưa
chuộng và đánh giá cao. Cụ thể hình ảnh cá thể đực và cá thể cái giống chó
bản địa dạng sói màu xám được trình bày hình 3.1.
Như vậy, qua kết quả nghiên cứu có thể thấy giống chó bản địa dạng
sói tương đối đa dạng về màu sắc của lông, trong đó màu xám chiếm tỷ lệ lớn
nhất.
33
Hình 3.1. Giống chó bản địa dạng sói màu xám
3.1.2. Các dạng kiểu tai của giống chó bản địa dạng sói
Loài chó nhà nói chung và chó bản địa Việt Nam nói riêng có đặc điểm
kiểu tai rất đa dạng và phong phú, nó phụ thuộc vào đặc điểm của từng giống.
Các kết quả nghiên cứu các giống chó bản địa tại Việt Nam có các dạng kiểu
tai như: Tai đứng, tai cụp, tai vểnh, tai nhỏ, tai to. Đối với giống chó bản địa
dạng sói xuất hiện thấy 3 dạng kiểu tai là tai đứng, tai cụp và tai vểnh. Kết
quả chi tiết trình bày ở hình 3.2 và bảng 3.2.
a) Tai đứng b) Tai vểnh c) Tai cụp
Hình 3.2. Các dạng kiểu tai của giống chó bản địa dạng sói
34
Bảng 3.2. Các dạng kiểu tai của giống chó bản địa dạng sói
Qua bảng 3.2 cho thấy dạng tai đứng chiếm chủ yếu trong giống chó
bản địa dạng sói với 90% tiếp theo là tai vểnh với 6,67% và cuối cùng là tai
cụp với 3,33%. Dạng tại cụp không được ưa chuộng nhiều so với hai dạng tai
kia đồng thời trong bản tiêu chuẩn tạm thời chưa mô tả được dạng tai cụp.
3.1.3. Chỉ số hình thái của giống chó bản địa dạng sói
Ở chó nói riêng và ở động vật nói chung hình thái có mối quan hệ tới
cấu tạo chức năng, khả năng làm việc của con vật. Thông qua ngoại hình và
cấu tạo, làm cơ sở cho chọn lọc nhận biết các đặc trưng sinh học của những
con vật khác nhau qua việc đánh giá nhanh bằng phương pháp quan sát. Tuy
nhiên để có kết quả, đánh giá chính xác hơn người ta sử dụng phép đo sinh
học nhằm đưa ra các chỉ số về ngoại hình của con vật. Thông qua việc đo 30
cá thể chó trưởng thành đã thu được những kết quả nhất định. Kết quả được
trình bày ở bảng 3.3 và phụ lục 1.
Trong 12 chỉ số đo hình thái của giống chó bản địa dạng sói thì hầu hết
các chỉ số của cá thể đực cao hơn cá thể cái, có 6 chỉ số (Dài thân, Vòng ngực,
Chiều rộng đầu, Chiều rộng ngực, Chiều rộng hông và Trọng lượng) không có
sự sai khác nhiều giữa hai tính biệt tức sự sai khác không có ý nghĩa thống kê
(P>0,05). Các chỉ số còn lại có sự sai khác giữa tính biệt đực và tính biệt cái,
có ý nghĩa thống kê.
Chiều dài thân trung bình của giống chó bản địa dạng sói là 58,31 cm
đối với cá thể đực và 57,52 cm đối với cá thể cái; Chiều dài đầu trung bình là
22,15 cm đối với cá thể đực và 21,39 cm đối với cá thể cái;
STT Các dạng kiểu tai
Số lượng mẫu
(n=30)
Tỷ lệ (%)
1 Tai đứng 27 90,00
2 Tai vểnh 2 6,67
3 Tai cụp 1 3,33
35
Chiều dài mõm trung bình của cá thể đực là 9,04 cm và của cá thể cái là
8,63 cm;
Chiều cao trước trung bình của giống chó bản địa dạng sói là 54,69 cm
đối với cá thể đực và 51,89 cm đối với cá thể cái;
Chiều cao sau trung bình của giống chó bản địa dạng sói là 55,23 cm
đối với cá thể đực và 52,48 cm đối với cá thể cái;
Bảng 3.3. Một số chỉ số hình thái của giống chó bản địa dạng sói
Tính biệt
Chỉ tiêu
Đực (n=18) Cái (n=12)
P
Mean ± SE Mean ± SE
Dài thân (cm) 58,31 ± 0,57 57,52 ± 0,71 0,39
Chiều dài đầu (cm) 22,15 ± 0,14 21,39 ± 0,28 0,01
Chiều dài mõm (cm) 9,04 ± 0,10 8,63 ± 0,13 0,02
Chiều cao trước (cm) 54,69 ± 0,51 51,89 ± 0,70 0,002
Chiều cao sau (cm) 55,23 ± 0,55 52,48 ± 0,67 0,002
Cao chân trước (cm) 26,38 ± 0,21 25,23 ± 0,34 0,004
Vòng Cổ chân (cm) 9,94 ± 0,12 9,39 ± 0,15 0,006
Vòng ngực (cm) 60,02 ± 0,48 59,23 ± 0,59 0,31
Chiều rộng đầu (cm) 10,83 ± 13 10,57 ± 0,13 0,13
Chiều rộng ngực (cm) 10,52 ± 0,17 10,58 ± 0,18 0,80
Chiều rộng hông (cm) 8,85 ± 0,15 8,55 ± 0,20 0,22
Khối lượng (kg) 19,15 ± 0,38 18,63 ± 0,44 0,38
36
Chiều cao chân trước của cá thể đực trung bình là 26,38 cm và của cá
thể cái là 25,23 cm;
Vòng cổ chân trung bình của cá thể đực là 9,94 cm và của cá thể cái là
9,39 cm; Vòng ngực trung bình là 60,02 cm đối với cá thể đực và 59,23 cm
đối với cá thể cái;
Chiều rộng đầu của cá thể đực là 10,83 cm, cá thể cái là 10,57 cm;
Chiều rộng ngực trung bình của cá thể đực là 10,52 cm và của cá thể cái là
10,58 cm;
Chiều rộng hông trung bình của cá thể đực là 8,85 cm và đối với cá thể
cái là 8,55 cm;
Các cá thể đực có trọng lượng trung bình 19,15 kg trong khi đó các cá
thể cái có trọng lượng 18,63 kg.
Như vậy, giống chó bản địa dạng sói có tầm vóc trung bình, người dài
(trung bình 58,31 cm), đằng trước thấp hơn đằng sau (trung bình chiều cao
trước 54,69 cm, trung bình chiều cao sau là 55,23 cm), có sự khác một số chỉ
tiêu đo giữa cá thể đực và cá thể cái.
3.1.4. Đặc điểm sinh sản của giống chó bản địa dạng sói trong điều
kiện nuôi nhốt
Để góp phần vào việc nuôi dưỡng, nâng cao khả năng sinh sản giúp có
một số lượng đủ lớn để lựa chọn phục vụ huấn luyện. Chúng tôi đã tiến hành
đánh giá khả năng sinh sản của giống chó bản địa dạng sói nuôi tại Trạm
nghiên cứu thử nghiệm tự nhiên Hoà Lạc/Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga với
một số chỉ tiêu sinh sản được trình bày cụ thể ở bảng 3.4 và phụ lục 1.
Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu sinh sản của giống chó bản địa dạng sói
TT Chỉ tiêu n Mean ± SE Min Max
1 Tuổi thành thục tính (ngày) 12 265,25 ± 5,87 241 311
2 Thời gian động dục lại (ngày) 19 148,74 ± 4,46 125 205
37
3 Thời gian mang thai (ngày) 15 61,87 ± 0,62 58 65
4 Số con sinh ra/ổ (con) 15 6,2 ± 0,53 3 10
5 Tỷ lệ sơ sinh sống/ổ (%) 15 97,43 ± 1,40 85,71 100
6 Khối lượng sơ sinh (kg) 40 0,39 ± 0,00 0,33 0,44
7 Tỉ lệ đực cái/ổ 15 1,48 ± 0,27 - -
Tuổi thành thục về tính là tuổi mà chó bắt đầu có khả năng sinh sản, nó
được biểu hiện bằng hiện tượng hưng phấn sinh dục, con cái bắt đầu xuất hiện
chu kỳ sinh dục, con đực có hiện tượng xuất tinh.
Qua bảng 3.4 ta thấy:
Tuổi thành thục về tính của giống chó bản địa dạng sói cái từ 241 – 311
ngày (từ 9 – 11 tháng), trung bình là 265,25 ngày (khoảng 9 tháng). Theo
Nguyễn Văn Thanh (2005) [20], tuổi thành thục tính của giống chó Becgie
trung bình 11-13 tháng tuổi. Như vậy, tuổi thành thục về tính của giống chó
bản địa dạng sói sớm hơn giống chó Becgie. Khi quan sát chó cái chúng tôi
thấy trước khi động dục con vật đi tiểu nhiều hơn, hay liếm âm hộ, bồn chồn
và con vật giảm ăn. Khi động dục âm hộ của con vật sưng to, niêm mạc màu
hồng và ướt, từ âm hộ tiết ra dịch lỏng có lẫn máu, mắt sáng hơn bình thường,
số lần đi tiểu tăng nhưng lượng nước tiểu lại giảm, sau đó dịch tiết từ âm hộ
ngày càng đỏ đậm, niêm mạc âm hộ có màu đỏ nhạt. Sau thì dịch chỉ còn màu
hồng và cuối cùng là không màu, âm hộ bớt sưng. Lúc này con vật thường
cong đuôi lên hoặc đưa lệch đuôi sang một bên, thích gần con đực, chúng
luôn ở trong tư thế sẵn sàng chịu đực;
Thời gian động dục lại của chó trung bình 148,75 ngày (khoảng 5
tháng);
Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian mang thai trung bình của giống
chó bản địa dạng sói 61,87 ngày. Trong đó thời gian mang thai ngắn nhất là
58 ngày và dài nhất là 65 ngày. Theo Phạm Sỹ Lăng và Cs (2006) [21], khi
38
theo dõi trên giống chó Becgie, thấy rằng thời gian mang thai của giống chó
này trung bình 60 ± 2 ngày. Như vậy thời gian mang thai của giống chó bản
địa dạng sói lâu hơn giống chó Becgie;
Số con sinh ra/ổ và tỷ lệ sơ sinh sống/ổ lần trung bình lượt là 6,2 con và
97,43%. Theo Borge, KS và Cs (2011) [22], các giống chó lớn và khổng lồ
trung bình 7 con chó con/ổ nhưng có thể có tối đa khoảng 15 con/ổ. Trong
một nghiên cứu, giống chó xoáy có số con sinh ra/ổ cao nhất với 8,9 con/lứa.
Theo Nguyễn Tiến Tùng và Cs (2015) [23], số con sinh ra/ổ và số con sơ sinh
sống/ổ trung bình của giống chó bản địa H’mông cộc đuôi lần lượt là 4,41 và
95,69%. Như vậy số con sinh ra/ổ và tỷ lệ sơ sinh sống/ổ của giống chó bản
địa dạng sói lớn hơn giống cho H’mông cộc đuôi và là trung bình so với các
giống chó khác trên thế giới.
Qua bảng 3.4 ta cũng thấy tỷ lệ cá thể đực sinh ra trên ổ lớn hơn cá thể
cái (với tỷ lệ 1,48:1). Khối lượng sơ sinh trung bình của giống chó bản địa
dạng sói là 0,39 kg/con. Theo Nguyễn Thị Mai Thơ (2009) [24], với giống
chó Phú Quốc khối lượng sơ sinh trung bình là 0,33 kg/con. Như vậy giống
chó bản địa dạng sói có khối lượng sơ sinh trung bình cao hơn giống chó Phú
Quốc.
3.2. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CÁC CƠ QUAN GIÁC QUAN CỦA
GIỐNG CHÓ BẢN ĐỊA DẠNG SÓI
Tiến hành đánh giá khả năng của các cơ quan giác quan của giống chó
bản địa dạng sói với số cá thể chó là 30 cá thể ở các giai đoạn phát triển khác
nhau của chó (giai đoạn chó choai và giai đoạn chó trưởng thành) và so sánh
khả năng nhìn của các tính biệt đực và cái ở giai đoạn trưởng thành. Ở đây
chúng tôi không tiến hành đánh giá với giai đoạn chó con (sơ sinh đến 2 tháng
tuổi) vì giai đoạn này chó mới sinh ra còn non, hầu như là chưa tách mẹ và còn
phụ thuộc vào mẹ, các cơ quan trong cơ thể đang trong quá trình hoàn thiện,
phát triển và việc đánh giá ở giai đoạn này không có nhiều ý nghĩa.
3.2.1. Đặc điểm thị giác giống chó bản địa dạng sói
39
3.2.1.1. Đặc điểm thị giác của giống chó bản địa dạng sói giai đoạn
chó choai
Kết quả về khả năng thị giác của giống chó bản địa dạng sói giai đoạn
chó choai được trình bày tại bảng 3.5 và phụ lục 2.
Bảng 3.5. Khả năng thị giác của giống chó bản địa dạng sói giai đoạn chó
choai
Tháng
tuổi
Khoảng cách nhìn (m) (n = 30)
Min Mean ± SE Max CV (%)
3 tháng 69 82,06 ± 0,99 91 6,64
4 tháng 85 99.03 ± 1,57 119 8,73
5 tháng 125 145,73 ± 1,86 165 6,99
6 tháng 164 171,53 ± 1,01 186 3,22
7 tháng 175 190,73 ± 1,58 206 4,56
8 tháng 185 209,06 ± 1,74 226 4,57
Qua bảng 3.5 cho thấy khả năng thị giác của giống chó bản địa dạng sói
giai đoạn chó choai 3 – 8 tháng tuổi tăng dần qua các tháng tuổi. Tại thời điểm
3 tháng tuổi khoảng cách nhìn thấy trung bình của chó đạt 82,06 m và khả năng
nhìn đạt cực đại đạt 91 m. Đến 4 tháng tuổi khoảng cách nhìn trung bình đạt
99,03 m và đạt cao nhất là 119 m. Khoảng cách nhìn thấy của chó tăng nhanh ở
các tháng 5 và 6.
Tại thời điểm 5 tháng tuổi khoảng cách nhìn thấy trung bình đạt 145,73
m, đến thời điểm 6 tháng tuổi khoảng cách nhìn thấy của chó tăng lên nhanh và
đạt trung bình 171,53 m. Tại thời điểm 7 tháng tuổi khoảng cách nhìn trung
bình của chó đạt 190,73 m và đạt cực đại ở khoảng cách 206 m. Đến cuối giai
đoạn (8 tháng tuổi) khoảng cách nhìn thấy của chó đạt trung bình 209,06 m và
40
đạt cực đại 226 m. Như vậy ở giai đoạn chó choai từ 3 – 8 tháng tuổi khả năng
thị giác của giống chó bản địa dạng sói tăng nhanh qua từng tháng tuổi.
3.2.1.2 Đặc điểm thị giác của giống chó bản địa dạng sói giai đoạn chó
trưởng thành
Kết quả về khả năng thị giác của giống chó bản địa dạng sói giai chó
trưởng thành 9 – 12 tháng được trình bày tại bảng 3.6 và phụ lục 2.
Bảng 3.6. Khả năng thị giác của giống chó bản địa dạng sói giai đoạn trưởng thành
Tháng tuổi
Khoảng cách nhìn (m) (n=30)
Min Mean ± SE Max CV (%)
9 tháng 205 230,23 ± 1,55 245 3,70
10 tháng 223 240,56 ± 1,12 254 2,55
11 tháng 226 244,46 ± 1,25 258 2,80
12 tháng 226 245,60 ± 1,27 260 2,84
Kết quả tại bảng 3.6 cho thấy khả năng thị giác giai đoạn 9 – 12 tháng
tuổi tăng chậm dần và có xu hướng ổn định tại thời điểm 11, 12 tháng tuổi. Cụ
thể tại thời điểm 9 tháng tuổi khoảng cách nhìn thấy trung bình đạt 230,23 m,
đến thời điểm 11 và 12 tháng tuổi khoảng cách nhìn thấy trung bình tương ứng
244,46 m và 245,60 m. Như vậy, tương tự như các cơ quan, bộ phận khác của
cơ thể như khối lượng, kích thước các chiều đo cơ thể…thì khả năng thị giác
của giống chó bản địa dạng sói có xu hướng ổn định ở thời điểm 11 – 12
tháng tuổi.
Kết quả công bố của Lâm Hồng (2008) [25] trên giống chó Berger chó
có thể nhìn thấy được ở khoảng cách từ 300 – 400 m. Theo Vladimir Sokolov
(2001) [26] cho biết chó Berger có thể nhìn thấy được khoảng cách từ 320 –
340 m.
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Tích hợp vi khuẩn endophyte với vật liệu nano bảo vệ cây trồng, 9đ - Gửi miễn...
Tích hợp vi khuẩn endophyte với vật liệu nano bảo vệ cây trồng, 9đ - Gửi miễn...Tích hợp vi khuẩn endophyte với vật liệu nano bảo vệ cây trồng, 9đ - Gửi miễn...
Tích hợp vi khuẩn endophyte với vật liệu nano bảo vệ cây trồng, 9đ - Gửi miễn...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của thú biển, HAY
Đề tài: Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của thú biển, HAYĐề tài: Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của thú biển, HAY
Đề tài: Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của thú biển, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo
Nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảoNuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo
Nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo
Ho Chi Minh
 
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chiKhảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Khảo sát tối ưu hóa một số thông số của quá trình lên men bioethanol từ vỏ ch...
Khảo sát tối ưu hóa một số thông số của quá trình lên men bioethanol từ vỏ ch...Khảo sát tối ưu hóa một số thông số của quá trình lên men bioethanol từ vỏ ch...
Khảo sát tối ưu hóa một số thông số của quá trình lên men bioethanol từ vỏ ch...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tìm hiểu khả năng tăng sinh phân lập và đánh giá hoạt lực của vi khuẩn aob và...
Tìm hiểu khả năng tăng sinh phân lập và đánh giá hoạt lực của vi khuẩn aob và...Tìm hiểu khả năng tăng sinh phân lập và đánh giá hoạt lực của vi khuẩn aob và...
Tìm hiểu khả năng tăng sinh phân lập và đánh giá hoạt lực của vi khuẩn aob và...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ án
đồ ánđồ án
đồ án
Linh Nguyen
 
Thử nghiệm các phương pháp đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn...
Thử nghiệm các phương pháp đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn...Thử nghiệm các phương pháp đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn...
Thử nghiệm các phương pháp đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luân văn: Giải pháp kiến trúc quy hoạch bảo tồn nghề lụa làng, 9đ
Luân văn: Giải pháp kiến trúc quy hoạch bảo tồn nghề lụa làng, 9đLuân văn: Giải pháp kiến trúc quy hoạch bảo tồn nghề lụa làng, 9đ
Luân văn: Giải pháp kiến trúc quy hoạch bảo tồn nghề lụa làng, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kỹ thuật chiết điểm mù để phân tích dạng Crom trong thực phẩm
Kỹ thuật chiết điểm mù để phân tích dạng Crom trong thực phẩmKỹ thuật chiết điểm mù để phân tích dạng Crom trong thực phẩm
Kỹ thuật chiết điểm mù để phân tích dạng Crom trong thực phẩm
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở...
Khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở...Khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở...
Khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo Sát Khả Năng Thay Thế Chất Điều Hòa Sinh Trưởng Của Oligochitosan Trên H...
Khảo Sát Khả Năng Thay Thế Chất Điều Hòa Sinh Trưởng Của Oligochitosan Trên H...Khảo Sát Khả Năng Thay Thế Chất Điều Hòa Sinh Trưởng Của Oligochitosan Trên H...
Khảo Sát Khả Năng Thay Thế Chất Điều Hòa Sinh Trưởng Của Oligochitosan Trên H...
nataliej4
 
Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...
Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...
Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Sự tăng trưởng in vitro của mầm lúa ngập úng, HAY
Luận văn: Sự tăng trưởng in vitro của mầm lúa ngập úng, HAYLuận văn: Sự tăng trưởng in vitro của mầm lúa ngập úng, HAY
Luận văn: Sự tăng trưởng in vitro của mầm lúa ngập úng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (16)

Tích hợp vi khuẩn endophyte với vật liệu nano bảo vệ cây trồng, 9đ - Gửi miễn...
Tích hợp vi khuẩn endophyte với vật liệu nano bảo vệ cây trồng, 9đ - Gửi miễn...Tích hợp vi khuẩn endophyte với vật liệu nano bảo vệ cây trồng, 9đ - Gửi miễn...
Tích hợp vi khuẩn endophyte với vật liệu nano bảo vệ cây trồng, 9đ - Gửi miễn...
 
Đề tài: Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của thú biển, HAY
Đề tài: Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của thú biển, HAYĐề tài: Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của thú biển, HAY
Đề tài: Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của thú biển, HAY
 
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
 
Nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo
Nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảoNuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo
Nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo
 
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chiKhảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
 
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
 
Khảo sát tối ưu hóa một số thông số của quá trình lên men bioethanol từ vỏ ch...
Khảo sát tối ưu hóa một số thông số của quá trình lên men bioethanol từ vỏ ch...Khảo sát tối ưu hóa một số thông số của quá trình lên men bioethanol từ vỏ ch...
Khảo sát tối ưu hóa một số thông số của quá trình lên men bioethanol từ vỏ ch...
 
Tìm hiểu khả năng tăng sinh phân lập và đánh giá hoạt lực của vi khuẩn aob và...
Tìm hiểu khả năng tăng sinh phân lập và đánh giá hoạt lực của vi khuẩn aob và...Tìm hiểu khả năng tăng sinh phân lập và đánh giá hoạt lực của vi khuẩn aob và...
Tìm hiểu khả năng tăng sinh phân lập và đánh giá hoạt lực của vi khuẩn aob và...
 
đồ án
đồ ánđồ án
đồ án
 
Thử nghiệm các phương pháp đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn...
Thử nghiệm các phương pháp đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn...Thử nghiệm các phương pháp đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn...
Thử nghiệm các phương pháp đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn...
 
Luân văn: Giải pháp kiến trúc quy hoạch bảo tồn nghề lụa làng, 9đ
Luân văn: Giải pháp kiến trúc quy hoạch bảo tồn nghề lụa làng, 9đLuân văn: Giải pháp kiến trúc quy hoạch bảo tồn nghề lụa làng, 9đ
Luân văn: Giải pháp kiến trúc quy hoạch bảo tồn nghề lụa làng, 9đ
 
Kỹ thuật chiết điểm mù để phân tích dạng Crom trong thực phẩm
Kỹ thuật chiết điểm mù để phân tích dạng Crom trong thực phẩmKỹ thuật chiết điểm mù để phân tích dạng Crom trong thực phẩm
Kỹ thuật chiết điểm mù để phân tích dạng Crom trong thực phẩm
 
Khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở...
Khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở...Khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở...
Khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở...
 
Khảo Sát Khả Năng Thay Thế Chất Điều Hòa Sinh Trưởng Của Oligochitosan Trên H...
Khảo Sát Khả Năng Thay Thế Chất Điều Hòa Sinh Trưởng Của Oligochitosan Trên H...Khảo Sát Khả Năng Thay Thế Chất Điều Hòa Sinh Trưởng Của Oligochitosan Trên H...
Khảo Sát Khả Năng Thay Thế Chất Điều Hòa Sinh Trưởng Của Oligochitosan Trên H...
 
Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...
Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...
Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...
 
Luận văn: Sự tăng trưởng in vitro của mầm lúa ngập úng, HAY
Luận văn: Sự tăng trưởng in vitro của mầm lúa ngập úng, HAYLuận văn: Sự tăng trưởng in vitro của mầm lúa ngập úng, HAY
Luận văn: Sự tăng trưởng in vitro của mầm lúa ngập úng, HAY
 

Similar to Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Đặc điểm sinh học của giống chó bản địa dạng sói trong công tác huấn luyện ch...
Đặc điểm sinh học của giống chó bản địa dạng sói trong công tác huấn luyện ch...Đặc điểm sinh học của giống chó bản địa dạng sói trong công tác huấn luyện ch...
Đặc điểm sinh học của giống chó bản địa dạng sói trong công tác huấn luyện ch...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại vườn quốc gia...
Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại vườn quốc gia...Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại vườn quốc gia...
Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại vườn quốc gia...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...
Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...
Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Quocphong Nguyen
 
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạ...
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạ...Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạ...
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học Của Giống Chó Bản Địa Dạng Sói (Canis Fam...
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học Của Giống Chó Bản Địa Dạng Sói (Canis Fam...Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học Của Giống Chó Bản Địa Dạng Sói (Canis Fam...
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học Của Giống Chó Bản Địa Dạng Sói (Canis Fam...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản Sá sùng sipunculus nudus (Lin...
Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản Sá sùng sipunculus nudus (Lin...Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản Sá sùng sipunculus nudus (Lin...
Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản Sá sùng sipunculus nudus (Lin...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
nataliej4
 
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Sự tạo mô sẹo và dịch treo tế bào từ cây Sưa, HOT
Luận văn: Sự tạo mô sẹo và dịch treo tế bào từ cây Sưa, HOTLuận văn: Sự tạo mô sẹo và dịch treo tế bào từ cây Sưa, HOT
Luận văn: Sự tạo mô sẹo và dịch treo tế bào từ cây Sưa, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của ...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của ...
nataliej4
 
luận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩluận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩ
ssuser499fca
 
Luận văn: Nghiên cứu thành phần giống loài ốc nước ngọt và ấu trùng Cercaria ...
Luận văn: Nghiên cứu thành phần giống loài ốc nước ngọt và ấu trùng Cercaria ...Luận văn: Nghiên cứu thành phần giống loài ốc nước ngọt và ấu trùng Cercaria ...
Luận văn: Nghiên cứu thành phần giống loài ốc nước ngọt và ấu trùng Cercaria ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
đánh giá một số chỉ tiêu vệ sinh thú y trên thịt heo và sản phẩm chế biến từ ...
đánh giá một số chỉ tiêu vệ sinh thú y trên thịt heo và sản phẩm chế biến từ ...đánh giá một số chỉ tiêu vệ sinh thú y trên thịt heo và sản phẩm chế biến từ ...
đánh giá một số chỉ tiêu vệ sinh thú y trên thịt heo và sản phẩm chế biến từ ...
Vinh Quang
 
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống lúa việt nam
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống lúa việt namNghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống lúa việt nam
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống lúa việt nam
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khoa luan tot nghiep-2019
Khoa luan tot nghiep-2019Khoa luan tot nghiep-2019
Khoa luan tot nghiep-2019
mai hanh
 
Phân tích vai trò của gốc methionine trong cấu trúc nhân tố phiên mã ở cây đậ...
Phân tích vai trò của gốc methionine trong cấu trúc nhân tố phiên mã ở cây đậ...Phân tích vai trò của gốc methionine trong cấu trúc nhân tố phiên mã ở cây đậ...
Phân tích vai trò của gốc methionine trong cấu trúc nhân tố phiên mã ở cây đậ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chiKhảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường, HAY, 9đ
Đề tài: Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường, HAY, 9đĐề tài: Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường, HAY, 9đ
Đề tài: Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chiKhảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
NOT
 

Similar to Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Đặc điểm sinh học của giống chó bản địa dạng sói trong công tác huấn luyện ch...
Đặc điểm sinh học của giống chó bản địa dạng sói trong công tác huấn luyện ch...Đặc điểm sinh học của giống chó bản địa dạng sói trong công tác huấn luyện ch...
Đặc điểm sinh học của giống chó bản địa dạng sói trong công tác huấn luyện ch...
 
Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại vườn quốc gia...
Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại vườn quốc gia...Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại vườn quốc gia...
Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại vườn quốc gia...
 
Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...
Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...
Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...
 
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
 
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạ...
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạ...Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạ...
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạ...
 
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học Của Giống Chó Bản Địa Dạng Sói (Canis Fam...
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học Của Giống Chó Bản Địa Dạng Sói (Canis Fam...Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học Của Giống Chó Bản Địa Dạng Sói (Canis Fam...
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học Của Giống Chó Bản Địa Dạng Sói (Canis Fam...
 
Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản Sá sùng sipunculus nudus (Lin...
Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản Sá sùng sipunculus nudus (Lin...Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản Sá sùng sipunculus nudus (Lin...
Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản Sá sùng sipunculus nudus (Lin...
 
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
 
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
 
Luận văn: Sự tạo mô sẹo và dịch treo tế bào từ cây Sưa, HOT
Luận văn: Sự tạo mô sẹo và dịch treo tế bào từ cây Sưa, HOTLuận văn: Sự tạo mô sẹo và dịch treo tế bào từ cây Sưa, HOT
Luận văn: Sự tạo mô sẹo và dịch treo tế bào từ cây Sưa, HOT
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của ...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của ...
 
luận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩluận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩ
 
Luận văn: Nghiên cứu thành phần giống loài ốc nước ngọt và ấu trùng Cercaria ...
Luận văn: Nghiên cứu thành phần giống loài ốc nước ngọt và ấu trùng Cercaria ...Luận văn: Nghiên cứu thành phần giống loài ốc nước ngọt và ấu trùng Cercaria ...
Luận văn: Nghiên cứu thành phần giống loài ốc nước ngọt và ấu trùng Cercaria ...
 
đánh giá một số chỉ tiêu vệ sinh thú y trên thịt heo và sản phẩm chế biến từ ...
đánh giá một số chỉ tiêu vệ sinh thú y trên thịt heo và sản phẩm chế biến từ ...đánh giá một số chỉ tiêu vệ sinh thú y trên thịt heo và sản phẩm chế biến từ ...
đánh giá một số chỉ tiêu vệ sinh thú y trên thịt heo và sản phẩm chế biến từ ...
 
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống lúa việt nam
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống lúa việt namNghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống lúa việt nam
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống lúa việt nam
 
Khoa luan tot nghiep-2019
Khoa luan tot nghiep-2019Khoa luan tot nghiep-2019
Khoa luan tot nghiep-2019
 
Phân tích vai trò của gốc methionine trong cấu trúc nhân tố phiên mã ở cây đậ...
Phân tích vai trò của gốc methionine trong cấu trúc nhân tố phiên mã ở cây đậ...Phân tích vai trò của gốc methionine trong cấu trúc nhân tố phiên mã ở cây đậ...
Phân tích vai trò của gốc methionine trong cấu trúc nhân tố phiên mã ở cây đậ...
 
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chiKhảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
 
Đề tài: Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường, HAY, 9đ
Đề tài: Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường, HAY, 9đĐề tài: Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường, HAY, 9đ
Đề tài: Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường, HAY, 9đ
 
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chiKhảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 

Recently uploaded (12)

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 

Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Ngô Quang Đức NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA GIỐNG CHÓ BẢN ĐỊA DẠNG SÓI (CANIS FAMILIARIS FABRICIUS) TRONG CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN CHÓ TÌM KIẾM, PHÁT HIỆN BOM MÌN TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ: ĐỘNG VẬT HỌC Hà Nội – 2019
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Ngô Quang Đức NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA GIỐNG CHÓ BẢN ĐỊA DẠNG SÓI (CANIS FAMILIARIS FABRICIUS) TRONG CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN CHÓ TÌM KIẾM, PHÁT HIỆN BOM MÌN TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 8420103 LUẬN VĂN THẠC SĨ: ĐỘNG VẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : Hướng dẫn 1: TS. Bùi Xuân Phương…………… Hướng dẫn 2: TS. Ngô Xuân Tường……………. Hà Nội - 2019
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ này là do tự bản thân tôi thu thập được, các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Ngô Quang Đức
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã được sự quan tâm, giúp đỡ của người thân, thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và các cơ quan, đơn vị. Tôi vô cùng biết ơn tất cả những sự giúp đỡ nhiệt tình đó! Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Bùi Xuân Phương, Phó Viện trưởng Viện Sinh thái Nhiệt đới/Trung tâm Nhiệt đới Việt- Nga, TS. Ngô Xuân Tường Trưởng phòng Động vật học có xương sống, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật/Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam người thầy đã tận tâm hướng dẫn, động viên, hỗ trợ truyền thụ và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn trong suốt quá trình học tập và thực hiện nội dung nghiên cứu của Luận văn. Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo Khoa Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Học viện Khoa học và Công nghệ đã đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, các đồng chí, đồng nghiệp làm việc tại Viện Sinh thái Nhiệt đới, Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga/Bộ Quốc phòng, Trường Trung cấp 24 Biên phòng/Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tôi thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin được bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè, những người luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như hoàn thành luận văn này Hà Nội, tháng năm 2019 Học viên Ngô Quang Đức
  • 5. iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT CV : Hệ số biến động Max : Giá trị lớn nhất Mean : Trung bình mẫu Min : Giá trị nhỏ nhất n : Số lượng mẫu P : Sắc xuất của FA SE : Sai số trung bình mẫu
  • 6. iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá khả năng tìm kiếm, phát hiện bom mìn của chó.31 Bảng 3.1. Các dạng màu lông của giống chó bản địa dạng sói.......................32 Bảng 3.2. Các dạng kiểu tai của giống chó bản địa dạng sói………………..34 Bảng 3.3. Một số chỉ số hình thái của giống chó bản địa dạng sói….............35 Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu sinh sản của giống chó bản địa dạng sói................36 Bảng 3.5. Khả năng thị giác của giống chó bản địa dạng sói giai đoạn chó choai...39 Bảng 3.6. Khả năng thị giác của giống chó bản địa dạng sói giai đoạn trưởng thành...............................................................................................................................40 Bảng 3.7. Khả năng thị giác của giống chó bản địa dạng sói giai đoạn chó trưởng thành theo tính biệt.................................................................................41 Bảng 3.8. Khả năng thính giác của giống chó bản địa dạng sói giai đoạn chó choai....................................................................................................................42 Bảng 3.9. Khả năng thính giác giống chó bản địa dạng sói ở giai đoạn trưởng thành................................................................................................................43 Bảng 3.10. Khả năng thính giác của giống chó bản địa dạng sói ở giai đoạn trưởng thành theo tính biệt..............................................................................44 Bảng 3.11. Khả năng khứu giác của giống chó bản địa dạng sói giai đoạn chó choai ở thời điểm 3 tháng tuổi..................................................................................46 Bảng 3.12. Khả năng khứu giác của giống chó bản địa dạng sói giai đoạn chó trưởng thành ở thời điểm 9 tháng tuổi...............................................................47 Bảng 3.13. Khả năng khứu giác của giống chó bản địa dạng sói giai đoạn chó trưởng thành tại thời điểm 9 tháng tuổi theo tính biệt.......................................48
  • 7. v Bảng 3.14. Tính trạng trội hành vi của giống chó bản địa dạng sói...............50 Bảng 3.15. Tỷ lệ các dạng thần kinh của giống chó bản địa dạng sói............51 Bảng 3.16. Kết quả huấn luyện giống chó bản địa dạng sói tìm kiếm, phát hiện bom mìn..................................................................................................52
  • 8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Minh họa một số phép đo được thực hiện trên chó…....................20 Hình 3.1. Giống chó bản địa dạng sói màu xám............................................33 Hình 3.2. Các dạng kiểu tai của giống chó bản địa dạng sói.........................33
  • 9. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT......................................iii DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................iv DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................vi MỤC LỤC.......................................................................................................vii MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................4 1.1. ĐẶC ĐIỂM LOÀI CHÓ NHÀ...............................................................4 1.1.1. Vị trí phân loại của chó nhà ........................................................................4 1.1.2. Đặc điểm hình thái chung của chó nhà......................................................4 1.1.3. Đặc điểm của các cơ quan giác quan.........................................................7 1.1.4. Cơ chế tập tính của động vật.......................................................................9 1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CHÓ BẢN ĐỊA VIỆT NAM................12 1.2.1. Đặc điểm các giống chó bản địa Việt Nam.............................................12 1.2.2. Tình hình nuôi dạy chó nghiệp vụ ở Việt Nam.......................................15 1.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CHÓ TÌM KIẾM, PHÁT HIỆN BOM MÌN..16 1.3.1. Tình hình sử dụng chó tìm kiếm, phát hiện bom mìn trên thế giới.........16 1.3.2. Tình hình sử dụng chó trong tìm kiếm bom mìn tại Việt Nam.............17 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............19 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................................................19 2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU......................................19 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................19 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh sản của giống chó bản địa dạng sói....................................................................................................19 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm phát triển các cơ quan giác quan của giống chó bản địa dạng sói..................................................................................21 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm các tính trạng trội hành vi và thần kinh của giống chó bản địa dạng sói...................................................................25
  • 10. viii 2.3.4. Nghiên cứu khả năng tìm kiếm, phát hiện bom mìn của giống chó bản địa dạng sói. ..........................................................................................................28 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................32 3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH SẢN CỦA GIỐNG CHÓ BẢN ĐỊA DẠNG SÓI.................................................................................32 3.1.1. Các dạng màu lông của giống chó bản địa dạng sói...............................32 3.1.2. Các dạng kiểu tai của giống chó bản địa dạng sói..................................33 3.1.3. Chỉ số hình thái của giống chó bản địa dạng sói.....................................34 3.1.4. Đặc điểm sinh sản của giống chó bản địa dạng sói trong điều kiện nuôi nhốt ........................................................................................................................36 3.2. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CÁC CƠ QUAN GIÁC QUAN CỦA GIỐNG CHÓ BẢN ĐỊA DẠNG SÓI..........................................................38 3.2.1. Đặc điểm thị giác giống chó bản địa dạng sói.........................................38 3.2.2 Đặc điểm thính giác của giống chó bản địa dạng sói ..............................41 3.2.3. Đặc điểm khứu giác của giống chó bản địa dạng sói giai đoạn chó choai và chó trưởng thành..............................................................................................45 3.3. ĐẶC ĐIỂM TÍNH TRẠNG TRỘI HÀNH VI VÀ THẦN KINH CỦA GIỐNG CHÓ BẢN ĐỊA DẠNG SÓI..........................................................49 3.3.1. Đặc điểm tính trạng trội hành vi của giống chó bản địa dạng sói.........49 3.3.2. Các dạng thần kinh của giống chó bản địa dạng sói...............................50 3.4. KHẢ NĂNG TÌM KIẾM, PHÁT HIỆN BOM MÌN CỦA GIỐNG CHÓ BẢN ĐỊA DẠNG SÓI........................................................................51 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................53 4.1. KẾT LUẬN...........................................................................................53 4.2. KIẾN NGHỊ..........................................................................................54 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................55 PHỤ LỤC 1..................................................................................................58 PHỤ LỤC 2..................................................................................................64 PHỤ LỤC 3..................................................................................................67 PHỤ LỤC 4..................................................................................................70 PHỤ LỤC 5..................................................................................................74 PHỤ LỤC 6 .................................................................................................77
  • 11. 1 MỞ ĐẦU Trải qua nhiều năm chiến tranh, đất đai và con người Việt Nam đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi số lượng bom mìn, đạn dược. Theo số liệu tổng kết, riêng số bom, đạn quân đội Mỹ đã sử dụng ở Việt Nam khoảng 15.350.000 tấn. Hiện nay, tỷ lệ bom đạn chưa nổ chiếm khoảng 5% số lượng bom đạn đã sử dụng [1]. Tổng diện tích đất bị ô nhiễm bom mìn lên tới 6,6 triệu ha, chiếm khoảng 20% diện tích cả nước. Điều này không chỉ gây nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống của người dân, mà còn cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội. Bom mìn sót lại sau chiến tranh còn gây ra nhiều thương vong và tổn thất cho người dân và gánh nặng cho xã hội. Theo thống kê chưa đầy đủ: Cả nước đã có 42.132 người bị chết và 62.163 người bị thương, do bom mìn sót lại sau chiến tranh gây ra. Trung bình mỗi năm bom mìn sót lại sau chiến tranh đã cướp đi tính mạng của 1.535 người và 2.272 người khác phải mang thương tật suốt đời [2]. Trước yêu cầu cấp thiết của thực tế, việc triển khai thực hiện công tác rà phá bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam đòi hỏi phải được đầu tư nghiên cứu về phương pháp, cách thức tổ chức thực hiện nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và an toàn, đẩy nhanh tiến độ khắc phục bom mìn sau chiến tranh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trên thế giới, việc sử dụng chó nghiệp vụ trong tìm kiếm phát hiện bom mìn đã được thực hiện từ lâu và cho thấy những ưu điểm của phương pháp này. Chó tìm kiếm phát hiện bom mìn nhanh hơn, diện tích tìm kiếm lớn hơn, và đặc biệt là tránh thương vong rất lớn cho người trong công tác rà phá bom mìn. Ở Việt Nam hiện nay, việc sử dụng chó vào công tác nghiệp vụ tìm kiếm và phát hiện chất nổ nói chung và tìm kiếm và phát hiện bom mìn nói riêng còn chưa được chú trọng. Ngay tại các Trung tâm huấn luyện nghiệp vụ lớn của cả nước là Cục Cảnh sát quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ (K204)/Bộ Công An và Trường Trung cấp 24 Biên Phòng/Bộ Tư lệnh Biên phòng mới chỉ dừng ở việc đào tạo cơ bản chó trong tìm kiếm các
  • 12. 2 chất nổ thông thường. Số lượng cũng như chủng loại chó sử dụng trong nghiệp vụ này còn thiếu và ít so với yêu cầu của nhiệm vụ. Các giống chó thường được sử dụng chủ yếu vẫn là những giống nhập nội như Cooker, Labrado, Becgie và gần đây là giống Malinois. Việc lựa chọn giống chó bản địa phục vụ công tác tìm kiếm bom mìn sau chiến tranh là một nhu cần cấp thiết hiện nay ở Việt Nam. Để làm cơ sở cho việc lựa chọn, nhân giống, huấn luyện giống chó bản địa dạng sói tìm kiếm, phát hiện bom mìn còn lại sau chiến tranh tại Việt Nam, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của giống chó bản địa dạng sói (Canis familiaris Fabricius) trong công tác huấn luyện chó tìm kiếm, phát hiện bom mìn tại Việt Nam”. Ghi chú: Giống ở đây là đối tượng vật nuôi gọi theo ngôn ngữ chăn nuôi Mục đích của đề tài - Xác định được các đặc điểm về hình thái, sinh sản của giống chó bản địa dạng sói; - Xác định được đặc điểm phát triển của các cơ quan giác quan phục vụ cho việc chọn chó bản địa dạng sói phục vụ huấn luyện tìm kiếm, phát hiện bom mìn; - Đánh giá được đặc điểm các tính trạng trội hành vi và thần kinh của giống chó bản địa dạng sói phục vụ cho việc chọn chó bản địa dạng sói phục vụ huấn luyện tìm kiếm, phát hiện bom mìn; - Bước đầu đánh giá được khả năng tìm kiếm, phát hiện bom mìn của giống chó bản địa dạng sói. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Kết quả của đề tài làm cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo, đồng thời đưa ra cái nhìn khái quát về giống chó bản địa dạng sói, giúp hiểu được một số đặc điểm về hình thái, sinh học, đặc điểm về tập tính của chúng, từ đó thấy được khả năng huấn luyện nghiệp vụ của giống chó này và có những nghiên cứu hữu ích khác phục vụ cho nhu cầu của con người và xã hội.
  • 13. 3 Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài sẽ làm cơ sở, phương pháp luận cho công tác huấn luyện chó nghiệp vụ nói chung, huấn luyện chó bản địa nói riêng. Góp phần xây dựng và hoàn thiện các quy trình chọn, nhân giống và huấn luyện chó nghiệp vụ.
  • 14. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐẶC ĐIỂM LOÀI CHÓ NHÀ 1.1.1. Vị trí phân loại của chó nhà Chó nhà thuộc lớp thú (Mammalia), thuộc bộ Ăn thịt (Carnivora). Những đại diện của bộ này sống ở khắp các lục địa, ngoại trừ Nam cực. Những loài bản địa không có ở Úc và trên những đảo của đại dương. Chó nhà phổ biến trên khắp thế giới. Nguồn gốc của các loài ăn thịt ghi nhận được từ các loài ăn côn trùng nguyên thủy ở kỷ nguyên phấn trắng. Hiện nay, bộ ăn thịt có khoảng 13 họ và 270 loài còn tồn tại [3,4]. Tuy nhiên, chó nhà thường không được động vật học coi là đối tượng nghiên cứu chính như một đơn vị loài mà chúng thường là đối tượng nghiên cứu trong các lĩnh vực dịch tễ, bệnh tật hay ở một khía cạnh về mặt xã hội [5,6]. Họ chó phổ biến rất rộng ở khắp nơi: Cả khu vực Âu - Á, Châu Phi, Châu Mỹ, Trung Mỹ về phía nam đến tận Costa Rica. Chúng sống ở tất cả các sinh cảnh khác nhau, từ đầm lầy tới xa mạc và núi cao. Theo tính chất dinh dưỡng là động vật ăn thịt song nguồn thức ăn của họ chó rất đa dạng và phong phú bao gồm cả thực vật và động vật. 1.1.2. Đặc điểm hình thái chung của chó nhà Khái niệm ngoại hình của chó là toàn bộ cơ thể thống nhất của nó, song để cho dễ quan sát người ta thường quan sát ngoại hình thông qua bốn phần chính: Ngoại hình của đầu, cổ, thân và các chi. Trong mỗi phần người ta lại chia thành những mục khác nhau. Ngoại hình đầu: Xương sọ và xương hàm là phần chính của đầu. Đầu được phân chia thành những phần sau đây: gáy cùng với bờm gáy, đỉnh đầu, tai, trán; ở phần mõm có: mắt, sống mũi, đỉnh mũi, má, hàm trên và hàm dưới, môi mồm và răng. Về hình dáng đầu thường có hình tròn, hình nhọn (chóp), hình vuông và hình chữ nhật. Mõm có thể là mõm ngắn, mõm bình thường và mõm dài,
  • 15. 5 chiều dài của mõm được thể hiện bằng tỷ lệ chiều dài mõm so với chiều dài của trán. Mõm còn có kiểu hình khác nhau như: thẳng, hóp, hếch. Tai, hình dáng và chiều dài của tai rất khác nhau và phụ thuộc vào sự phát triển của sụn vành tai. Phân loại tai thành tai đứng, tai chúc, tai cụp và còn tai xẻ (nhân tạo). Mắt biểu thị đặc tính theo màu sắc, hình dáng, khe mắt, chiều sâu và chiều rộng của hố mắt, độ mỏng và độ khô của mí mắt. Mõm và răng, hình dạng của mõm phụ thuộc vào sự phát triển của hàm và môi. Mõm của loại chó to có 42 răng ổn định. Trong số đó có 12 răng cửa, 4 răng nanh và 26 răng hàm. Ở hàm dưới số răng hàm nhiều hơn ở hàm trên là 2 chiếc. Được thể hiện cụ thể ở công thức tính số răng của chó: M= (R3/3- C1/1-Rm4/4-M2/3) x 2 = 42. Môi, môi khô phác họa rõ mồm và môi ướt và xốp thường có nếp nhăn ở hai bên mép (gọi là môi dày). Ngoại hình của cổ: người ta chia phần cổ gồm 7 đốt sống. Chiều dài của cổ phụ thuộc vào chiều dài thân các đốt sống. Để xác định chiều dài của cổ người ta so sánh cổ với chiều dài của đầu. Cổ gồm có những phần sau đây: họng cổ, mang cổ và sống cổ. Độ uốn nếp và trễ của da ở khu vực cổ gọi là “yếm cổ”. Chó có cổ ngắn, to có nhiều nếp nhăn ở bờm, biểu thị sự “sung sức” của nó. Góc cổ so với mình gọi là khuỷu cổ. Khuỷu cổ có góc đẹp nhất là 45 độ, nếu góc lớn hơn hoặc nhỏ hơn sẽ tạo thành khuỷu cổ cao hơn hoặc thấp hơn. Ngoại hình của mình: Mình chó được chia thành những phần sau đây: bướu vai, lưng, eo lưng, mông, đuôi, ngực và lồng ngực, bụng bẹn. Ở chó đực là phần thịt thừa ở chó cái là phần vú. Bướu vai: là phần mình được giới hạn ở phía trước là cổ, ở phía sau là lưng, ở hai bên là hai bả vai. Cơ sở của bướu vai là 4 – 5 mấu có ngạnh của đốt sống ngực.
  • 16. 6 Lưng: là phần mình giữa bướu vai và thắt lưng, bên phải và bên trái được giới hạn bằng rẻo sườn của lồng ngực, nó bao gồm khoảng 8 – 9 đốt sống lưng và những đoạn trên của xương sườn lưng được đánh giá theo chiều rộng, chiều dài và hình dáng. Eo lưng: là phần mình bị giới hạn bởi lưng ở phía trước, bởi mông ở phía sau và ở hai bên vùng bẹn. Phần eo lưng gồm bảy đốt sống của eo lưng có mấu thẳng đứng và nằm ngang. Đánh giá eo lưng cũng giống như đánh giá lưng. Eo lưng võng thường được gọi là eo xệ. Chó có eo lưng ngắn, rộng và hơi vồng lên là eo lưng đẹp. Mông: là phần mình bị giới hạn phía trước bởi eo lưng ở phía sau là đuôi và hai bên là đùi. Xương chậu và xương cùng nằm ở phần mông. Khi đánh giá mông cần chú ý đến chiều rộng và chiều dài, độ tròn và đường chóp của nó. Mông thường có các dạng như sau: rộng, hẹp, dài, ngắn, phẳng, tròn, thẳng, xệ, hếch và “mông treo”. Chó có loại mông tương đối rộng (đặc biệt là chó cái), dài, tròn và hơi xệ là loài chó tốt. Đuôi: đuôi gồm 20 – 22 đốt sống đuôi xét theo chiều dài, thì đuôi có loại dài, loại ngắn loại ngắn nhân tạo. Xét về mặt hình dáng, người ta phân loại thành: đuôi thẳng, đuôi hình lưỡi câu, hình vành khuyên, hình thanh kiếm, hình lưỡi liềm và hình xoắn ốc. Ngực và lồng ngực được đánh giá theo chiều rộng, chiều dài, chiều sâu, thể tích và hình dáng. Lồng ngực thường có dáng phẳng, ô van cụt, hình thùng (ống). Đối với tất cả các giống chó cần phải có lồng ngực rộng, tương đối sâu và dài. Chiều rộng ngực được đo ở phía trước, giữa các khớp vai, chiều sâu được đo theo đường thẳng đứng (đường dây dọi) ngay phía sau hai chân trước, tính từ bướu vai xuống đến xương ngực, đo vòng ngực bằng thước dây ngay sau chân trước (nách). Bụng: là phần có thành bụng mềm, đoạn từ xương sườn cụt đến xương chậu. Về hình dáng, bụng có dạng thon đều, béo mỡ và xệ. Đối với tất cả các giống chó cần có dáng bụng thon đều mới tốt.
  • 17. 7 Ngoại hình của chi: Chi được đánh giá theo hình dáng, độ nở nang, cơ bắp và độ mở của các góc khớp. Chi ngực (chi trước), gồm xương bả vai, vai, khuỷu, cẳng chân, cổ chân, khớp đốt bàn chân và bàn chân. Tư thế đứng của chó được coi là đúng, trong trường hợp nếu các chi được đặt thẳng lên mặt đất, song song với nhau và mở ra bằng chiều rộng của ngực. Bàn chân có hình vòm các ngón chân kín sát nhau và áp sát mặt đất. Các góc khớp mở như sau: khớp vai 90 – 100 độ, khớp khuỷu 120 – 130 độ. Chi sau gồm đùi, gối, cẳng chân, khớp gối, xương bàn chân và bàn chân. Khi nhìn từ phía sau các chi sau phải song song với nhau, có các góc của đốt khớp như sau: góc đùi khoảng 80 – 85 độ, góc mỏ khớp gối 125 – 135 độ. 1.1.3. Đặc điểm của các cơ quan giác quan Các cơ quan cảm giác cấu tạo một cách đặc biệt để tiếp nhận kích thích đưa đến từ môi trường bên ngoài và từ chính cơ thể. Các cơ quan này làm cho động vật có khả năng tiếp xúc được với môi trường xung quanh và thích ứng được đối với môi trường. Các cơ quan cảm giác cấu tạo bởi các cơ quan thụ cảm, các đường dẫn ở vùng ngoại biên và các trung tâm ở vỏ bộ não. Trong cơ thể chia thành các cơ quan phân tích như sau: Thị giác, khứu giác, thính giác, vị giác và xúc giác. * Cơ quan thị giác Các các quan phân tích thị giác cho khả năng thu nhận thế giới bên ngoài một cách rõ ràng. Cơ quan phân tích thị giác được cấu tạo từ nhãn cầu, các cơ quan phù trợ và bảo vệ, các đường thần kinh dẫn tuyến và trung tâm thần kinh tại vỏ não. Nhãn cầu được cấu tạo từ 3 lớp (màng trắng, màng mạch và võng mạc), từ môi trường khúc xạ ánh sáng (nhãn mắt), thuỷ tinh thể, dịch nhãn cầu, các mạch máu và dây thần kinh. Màng mắt trong của mắt hay võng mạc có cấu trúc rất phức tạp và là bộ phận chủ yếu của mắt. Ở võng mạc diễn ra sự biến đổi kích thích ánh sáng
  • 18. 8 sang quá trình kích thích thần kinh. Võng mạc được cấu tạo bởi các tế bào cảm thụ ánh sáng (tế bào hình nón và tế bào hình que), đó là các cơ quan thụ cảm thị giác. Đối với các cơ quan thụ cảm thị giác khi ánh sáng tác động lên chúng thì làm xuất hiện xung đột hần kinh. Các xung đột thần kinh này theo dây thần kinh thị giác được chuyền đến trung ương thị giác nằm ở thuỳ chẩm của não bộ. Thị giác của chó có những đặc thù riêng của nó. Chó không có khả năng nhìn thấy vật cùng một lúc bằng hai mắt, nghĩa là mỗi mắt của chó có thị trường của mình. Như phần lớn động vật có vú, chó là bị mù màu hay còn gọi là lưỡng sắc biến dị và có tầm nhìn về màu xanh và đỏ tương đương với những người bị mù màu. Bởi vậy chó chó thể nhìn thấy màu xanh lam và màu vàng nhưng khó để phân biệt giữa màu xanh lá cây và màu đỏ bởi vì chó chỉ có hai loại tế bào hình nón trong khi đó ở người có ba loại tế bào này và chó sử dụng màu sắc thay vì ánh sáng để phân biệt ánh sáng hoặc màu xanh lam màu vàng. Chó ít nhạy cảm với sự khác biệt về sắc thái màu xám hơn con người và cũng có thể phát hiện độ sáng ở mức khoảng một nửa độ chính xác của con người. * Cơ quan khứu giác Các cơ quan thụ cảm khứu giác nằm ở các biểu mô khứu giác, sâu trong đường ống trên ở mũi. Ở chó vùng khứu giác rộng khoảng 250 đến 400 mm2 , và do 125 đến 224 triệu tế bào khứu giác tạo thành. Mỗi 1 tế bào lại có vô số lông mao rất nhỏ, nhờ đó mà khả năng nhạy cảm khứu giác của chó được tăng lên nhiều lần. Sự nhạy cảm cao đối với các chất có trong không khí: là tính chất nổi bật của các tế bào cơ quan thụ cảm khứu giác. Người ta đã chứng minh được chó có thể phát hiện được 1 phân tử hơi trong 1 lít không khí, và có thể tiếp nhận được 1 phân tử hơi trong 1 lít nước. Các phân tử hơi từ không khí thâm nhập vào vùng khứu giác, tiếp xúc với các lông mao của tế bào thụ cảm và gây nên sự khử cực mạnh của các nơ-ron thần kinh khứu giác. Nơ-ron đã được khử cực này sinh ra các xung động hưng phấn có cường độ tần số, biên độ và thời hạn nhất định trong dây thần kinh khứu giác. Sự phối hợp các xung
  • 19. 9 động hưng phấn của các dây nền dây chằng rộng khác nhau, mạng thông tin về mùi hơi đến các tế bào thần kinh hành khứu giác và trung tâm thần kinh khu khứu giác thùy thái dương của vỏ não. Trong khi ở não người, vùng vỏ não chi phối thị giác lớn thì ở chó vùng vỏ não chi phối khứu giác lớn hơn, thùy khứu giác của chó gồ gề gấp 40 lần so với ở người với 125 đến 220 triệu tế bào thụ cảm ở những giống chó săn thì vượt quá tiêu chuẩn với gần 300 triệu thụ thể. Bởi vậy chó nói chung có cơ quan khứu giác nhạy hơn 100000 – 1000000 lần so với con người. Với mũi luôn ẩm ướt bởi dịch mũi giúp chó định hướng mùi tốt hơn trong không khí. Nhờ có cơ quan phân tích khứu giác mà chó có thể xác định được nồng độ và cường độ của mùi hơi, mùi hơi mới hay cũ (độ lâu). Người ta đã chứng minh được rằng: Chó có thể phân biệt được các nguồn hơi theo độ lâu với độ chênh lệch nhau trong khoảng từ 3 – 5 phút. Còn trí nhớ nguồn hơi của chó có thể cho phép phân biệt được các nguồn hơi giống nhau. Các phản xạ có điều kiện đối với mọi tính chất mùi hơi đều có thể dễ dàng được hình thành ở chó, điều này cho phép ta có thể huấn luyện và sử dụng thành công chó nghiệp vụ về lĩnh vực giám định nguồn hơi và truy vết. * Cơ quan thính giác Cơ quan thính giác là tai. Tai được cấu tạo bởi phần tai ngoài, tai giữa và tai trong. Cơ quan thính giác của chó có khả năng thu nhận dải tần số khoảng 40 Hz đến 60.000Hz, có nghĩa là chó có thể phát hiện âm thanh vượt xa giới hạn của con người. Ngoài ra tai chó có thể cử động cho phép chó nhanh chóng xác định vị trí của một âm thanh, có khoảng hơn 18 cơ giúp chó điều khiển tai như nghiêng, xoay, nâng lên, hạ xuống. Chó có cơ quan thính giác rất nhạy cảm, điều này được sử dụng trong việc tập luyện (phát lệnh bằng giọng nói). Lệnh do giọng nói của người phát ra đối với chó chỉ là kích thích âm thanh. Chó có thể phân biệt khẩu lệnh theo cường độ và ngữ điệu của nó. 1.1.4. Cơ chế tập tính của động vật
  • 20. 10 * Cơ sở sinh học của tập tính động vật: Cơ chế hình thành, điều khiển tập tính động vật chính là cơ chế hoạt động của hệ thần kinh, gồm các cơ quan tiếp nhận cảm giác trong, ngoài, cơ quan vận động và cơ quan điều khiển. Mỗi hoạt động bất kì của cơ chế đều là một phần của tập tính động vật. Để một hoạt động thực hiện, cơ chế cần có cơ quan tiếp nhận cảm giác, tín hiệu, tiếp thu mọi kích thích bên ngoài và bên trong cơ thể. Để thực hiện các hoạt động đa dạng và tổng hợp, hầu hết cơ thể động vật đều có một hện thần kinh phát triển, điều khiển thống nhất, đáp ứng phù hợp với các yếu tố môi trường xung quanh. * Các nhân tố trong và nhân tố ngoài - Tập tính động vật rất đa dạng, có thể thay đổi theo thời gian, thời điểm khác nhau. Tuy chịu cùng một loại kích thích cũng có những phản ứng ngay cả khi không có kích thích bình thường. - Các kích thích trong của một tập tính được biết rõ đó là hoocmon. Tập tính hôn phối được một hệ thống hoocmon điều khiển do tuyến sinh dục và mấu não dưới tiết ra. Một tập tính hôn phối đầy đủ, từ khoe mẽ, tán tỉnh, chọi nhau, canh tổ, nuôi con... chỉ thể hiện được nếu các hoocmon sinh dục được tiết theo một trật tự nhất định. - Các kích thích trong khác là do các cơ quan thụ cảm trong. Ví dụ, con thú buồn đái khi các cơ quan thụ cảm ở thành bàng quan phản ứng với áp suất tăng dần của nước tiểu. Nhịp thở gấp của con thú là do khu trung ương hô hấp của hành tủy báo hiệu, nồng độ khí CO2 đã tăng trong máu. - Hệ thần kinh trung ương có thể chủ động gây tập tính. Ví dụ, mèo đói thích bắt chuột để ăn, nhưng mèo no cũng vẫn thích bắt chuột. - Kích thích bên trong lại do ngoại cảnh điều khiển hoocmon của mấu não dưới và tuyến sinh dục tiết ra là nguyên nhân trong thực sự của tâp tính giao phối. Nhưng sự tiết hoocmon đó lại do những nhân tố ngoài gây ra như sự thay đổi độ dài ngày.
  • 21. 11 Những ví dụ trên chứng tỏ, tác dụng của ngoại cảnh rất quan trọng, nhưng đa số động vật đã có cơ chế tập tính ở ngay trong cơ thể. Tập tính có thay đổi với sự tiếp xúc ngoại cảnh, nhưng đây chỉ là sự thay đổi đơn giản của một tập tính đã được khởi động. Như vậy, tập tính được hình thành có thể do các tác nhân bên ngoài hoặc các tác nhân bên trong, nhưng cũng có thể do sự kết hợp cả hai yếu tố đó. * Sự kết hợp của các nhân tố Nhân tố trong là gốc phát triển tập tính, nhưng vẫn kết hợp chặt chẽ với nhân tố bên ngoài trong sự thành hình tập tính. Thử phân tích một chuỗi động tác của chim trong hiện tượng hôn phối. Đây là một dây chuyền phức tạp của nhiều sự kiện với tầm quan trọng khác nhau. Tập tính hôn phối bắt đầu bằng độc chiếm lãnh thổ của chim đực, tiếp theo là sự rủ rê chim cái để ghép đôi, xây tổ, ấp trứng và sau cùng là nuôi con. Pha xây tổ: lúc đầu nó làm khung tổ bằng cỏ và sau đó, lót tổ bằng lông chim. Trong quá trình này, chim thu nhặt cỏ ít dần và tha lông tăng dần. Hoocmon điều khiển tập tính xây tổ, vì chim có thể làm tổ trái mùa nếu nó được tiêm hoocmon sinh dục là chất oestrogen. Nhưng sự thay thế dần cỏ bằng lông không do hoocmon mà do kích thích ngoài điều khiển. Khi chim mái nằm giữa đống vật liệu thu lượm được đặt trong tổ nó bị cỏ làm ngứa ngáy. Trong thời kì đẻ trứng, bụng chim rụng lông tạo thành “tấm ấp”. Sự dụng lông do hoocmon tiết ra điều khiển do sự có mặt của chim đực và dựng khung tổ. Tất cả những nhân tố đó góp phần tạo nên “tấm ấp”. Tấm ấp rất nhạy cảm và do bị cỏ kích thích, chim chuyển sang pha kiếm lông lót tổ. Nằm trên lông, tất nhiên sự kích thích “tấm ấp” của chim cái giảm tới tối tiểu. Các pha khác của tập tính hôn phối cũng tuần tự tiếp diễn như thế. Cơ chế đầy đủ cứ vận hành có trật tự: hoocmon và kích thích ngoài tác động lẫn nhau ở mỗi pha tạo nên tập tính thích ứng. * Tập tính trội Trong một thời điểm, từ một địa điểm con vật chỉ sử dụng một tập tính nhất định, trong nhiều trường hợp con vật không thể thực hiện hai, ba tập tính
  • 22. 12 đồng thời. Tập tính được thực hiện đó gọi là tập tính trội. Trong tình huống này, con vật có khả năng chọn trong số lớn hình ảnh, âm thanh hay kích thích khác thích hợp với yêu cầu đó * Tập tính xung đột Trong nhiều trường hợp, con vật bị kích thích mạnh, đồng thời bằng nhiều kiểu và hai hay ba kiểu tập tính không thể trội hơn nhau. Khi đó có một tập tính xung đột. Ví dụ: trên ranh giới lãnh thổ, xuất hiện một cá thể đực khác, thì trong con đực này đồng thời bị kích thích tấn công và bỏ chạy khi gặp chủ nhân của lãnh thổ đó. Các động tác của tập tính xung đột này rất thú vị, thường được các cá thể khác nhận biết. Đây là các tín hiệu cơ sở của ngôn ngữ động vật. Trong nhiều tình huống, con vật nổi giận, nhưng đồng thời lại sợ hãi hay có cảm xúc khác, hậu quả của tập tính đó rõ ràng như nhau. Như vậy, tập tính xung đột là cùng một lúc phải đối phó với các tình huống khác nhau, con vật buộc phải chọn lọc tình huống có lợi và xử lý kịp thời. 1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CHÓ BẢN ĐỊA VIỆT NAM 1.2.1. Đặc điểm các giống chó bản địa Việt Nam Theo Phạm Sỹ Lăng và Cs, (1993) [7] chó nhà Việt Nam hiện nay có thể có 5 nòi: Chó vàng, Chó Mèo, Chó Lào (ba nòi chó này có thể có nguồn gốc từ chó sói lớn hiện còn sống ở nước ta), Chó Bắc Hà, Chó Phú Quốc. Theo Lê Vũ Khôi, (2003) [8] họ chó Canidae ở Việt Nam cho thấy có 5 loài bao gồm: sói lửa (Cuon alpinus), cáo (Vulpes vulpes), lửng chó (Nyctereutesprocyonoides), chó rừng (Canis aureus) và một loài chó nhà. Nhìn chung những nghiên cứu cơ bản về chó nhà tại Việt Nam hầu như có rất ít, chỉ là những thống kê không cơ bản về hình thái bên ngoài, chưa đưa ra được tên khoa học. Theo kết quả nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2007 - 2011, Trung tâm Nhiệt đới Việt- Nga đã tiến hành nghiên cứu thành phần khu hệ chó bản
  • 23. 13 địa Việt Nam tại các tỉnh phía Bắc và Trung Việt Nam, tổng số có 14 dạng và giống được ghi nhận bao gồm: Việt Dingo, Dingo lùn, Dingo lớn, H’mông cộc đuôi, H’mông lông dài, Bắc Hà, Akita, Laika, Sharki, Dạng kéo xe, Sapei, Chó Lào, Phú Quốc và Dạng sói có được bản đồ phân bố các giống chó tại khu vực nghiên cứu [9]. Đặc điểm một số giống chó nội: 1) Chó Việt Dingo Việt Dingo hay còn được gọi là giống chó “Vàng”, chó “Gié”. Chúng được nuôi phổ biến ở các vùng nông thôn, có tầm vóc trung bình, chiều cao trước: 47,48 cm, trọng lượng trưởng thành là 15,5 kg. Đây là một trong những giống chó săn được nhân dân ta nuôi để giữ nhà. Chúng thường có màu lông vàng hay vàng nhạt đôi khi có xuất hiện các màu lông khác như xám, trắng,…đầu to rộng, trán rộng, phẳng giữa trán có rãnh khá sâu chia đầu thành hai phần bằng nhau. Chiều dài của đầu chiếm 1/3 so với chiều cao trước của chó. Chiều dài mõm khoảng 1/3 chiều dài đầu. Chiều rộng của xương hộp sọ khoảng 1/2 chiều dài đầu. 2) Chó Dingo lớn Dingo lớn có nhiều đặc điểm giống với Việt Dingo, chúng cũng có màu lông vàng, tai dựng, người dân vẫn gọi Việt Dingo và Dingo lớn là một loại giống chó “Vàng”. Tuy nhiên giữa chúng có sự khác nhau đáng kể. Điểm khác biệt dễ nhận thấy giữa Việt Dingo và Dingo lớn là ở tầm vóc và kiểu dáng đầu, đôi khi có cả sự khác nhau về kiểu đuôi. Tầm vóc của Dingo lớn to cao hơn so với Việt Dingo bởi chúng có những cặp chân thon, cao, chắc khoẻ, khi trưởng thành chiều cao trước 52,5cm, trọng lượng 20,27kg, có cá thể đạt tới 25kg. Kiểu đầu của giống Dingo lớn trông dài và thon hơn so với Việt Dingo. Tỷ lệ giữa rộng đầu và dài đầu là 1/2, tỷ lệ dài mõm và dài đầu khoảng 1/2. Phần lớn các cá thể thuộc giống Dingo lớn có kiểu đuôi dài, thẳng và hơi cụp xuống. Trong khi đó kiểu đuôi của Việt Dingo lại có hình xoắn ốc, hướng lên trên và lệch về một phía.
  • 24. 14 3) Giống chó H’mông lông dài Một trong những đặc điểm rất dễ nhận dạng chúng là giống H’mông lông dài có bộ lông khá dài giống với giống Bắc Hà song những chiếc lông dài này không chỉ có ở trên mình mà nó còn mọc lan rộng sang hai bên mõm và toàn bộ mặt. Đầu của chúng trông gần giống với giống Việt Dingo, với mõm ngắn rộng, tỷ lệ giữa chiều dài đầu với chiều cao trước là 1/3; tỷ lệ chiều dài mõm với chiều rộng đầu là 1/2 và tỷ lệ giữa chiều rộng đầu - chiều dài đầu là 1/2. Hành vi ứng xử của chúng rất hung dữ nhưng đôi khi lại thân thiện, chúng luôn có trạng thái đề phòng với người lạ. 4) Giống chó H’mông cộc đuôi Đây có thể coi là một trong những giống chó tuyệt vời của Việt Nam. Chúng có tầm vóc trung bình khá, có những cá thể đặc biệt to lớn. Khi trưởng thành chúng đạt chiều cao trước 48,36 cm, trọng lượng trung bình đạt 17,05kg. Về kiểu hình: Lông màu đen, đôi khi xuất hiện màu vằn vện như màu lông hổ. Đầu to, lớn với trán phẳng, rộng, tỷ lệ giữa dài đầu và chiều cao trước là 1/3, tỷ lệ giữa rộng đầu và dài đầu khoảng 1/3, tỷ lệ giữa chiều dài mõm và chiều dài đầu là 1/2, hai tai thường dựng đứng hoặc dựng nhưng 1/4 phía đỉnh tai lại rủ xuống. Đuôi bị cộc bẩm sinh với độ dài khác nhau nhưng dao động từ 3 đến 15cm, đây là một trong những đặc điểm quan trọng để nhận dạng giống chó này. Chúng sở hữu một trí thông minh tuyệt vời, những con chó con dễ dàng bắt chước các động tác của chó trưởng thành và chúng có khả năng nhớ tốt. Bởi vậy hướng sử dụng có thể dùng giống chó này vào hoạt động huấn luyện chó nghiệp vụ phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. 5) Giống chó Bắc Hà Bắc Hà là tên gọi của giống chó được tìm thấy ở huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai. Chúng xuất hiện nhiều ở các bản vùng cao hay ngay cả ở các trung tâm huyện, thị trấn, thành phố. Đặc điểm nổi bật của giống chó này là chúng có bộ lông rất dài màu
  • 25. 15 đen hay đôi khi xuất hiện màu pha tạp. Kiểu đầu của chúng nhìn tương đối vuông và có đặc điểm gần giống với giống Việt Dingo, tỷ lệ chiều rộng đầu với chiều dài đầu là 1/2; tỷ lệ giữa dài mõm và dài đầu là 1/3; hai tai của chúng dựng hoặc một phần nhỏ của đỉnh tai rủ xuống. Tính cách chúng thân thiện nhưng sẵn sàng hung dữ với kẻ thù, chúng có trí nhớ tốt nhưng hệ thần kinh dễ bị chai lì. 6) Giống chó Phú Quốc Chó Phú Quốc là giống chó của Việt Nam hiện đang được nhân giống ra nhiều. Chó Phú Quốc thường có bụng thon, trên lưng lông mọc có hình xoắn, hay lật theo kiểu rẽ “ngôi”, là một trong ba quần thể chó có đặc tính xoáy lưng là chó Phú Quốc Việt Nam, chó xoáy lưng Thái Lan và chó xoáy lưng châu Phi. Bộ lông mượt sát (1-2 cm) rất ngắn, màu vàng xám, màu nâu xám hoặc đen. Bàn chân của chó Phú Quốc khi đứng sẽ chụm hẳn lại theo một thế rất vững. 7) Giống chó bản địa dạng sói Giống chó bản địa dạng sói có tầm vóc trung bình và quan sát theo mặt cắt ngang có hình thể hơi dài. Chúng có cấu trúc cơ thể nhẹ nhàng, rắn chắc và kết cấu đầu, mình, các chi cân đối một cách tự nhiên, không có xu hướng phát triển thô kệch hoặc thể tạng béo phệ. Đây là một dạng của một giống chó cổ xưa (có thể là cổ xưa nhất trong lịch sử động vật), có hình dáng giống như loài sói nhỏ ở Trung Quốc và Ấn Độ, bởi vậy tạm gọi là giống chó bản địa dạng sói. Hiện nay quần thể giống chó này đang có xu hướng giảm về số lượng và có khả năng bị lai tạp với các giống chó khác. Tại Việt Nam chủ yếu giống chó này được tìm thấy ở hạ lưu sông Mã thuộc tỉnh Thanh Hoá. 1.2.2. Tình hình nuôi dạy chó nghiệp vụ ở Việt Nam Từ năm 1954, Bộ Quốc Phòng và Bộ Công An nước ta đã tiến hành tổ chức nuôi chó nghiệp vụ. Các cơ sở như Trường 24 và Trung Tâm 32 đã được
  • 26. 16 thành lập và thực hiện nhiệm vụ này. Chúng ta đã nhập, nuôi thích nghi các giống chó của Liên Xô, Đức, đã thử huấn luyện các giống chó nội như chó Mèo, chó lai Việt Nam. Đã tiến hành lai chó của Liên Xô, Đức với chó lai Việt Nam. Một thực trạng khó khăn trong công việc này là các giống nhập nội thích nghi kém, khó nuôi nên phải nhập đi nhập lại [10]. Những năm gần đây, công tác huấn luyện chó chuyên khoa ở nước ta được quan tâm đầu tư phát triển. Nhiều giống chó ngoại nổi tiếng như Berger, Labarador, Rottwailer, Cocker…đã được nhập vào nước ta. Sau nhiều năm nhân nuôi và huấn luyện chúng đã hỗ trợ tích cực và có hiệu quả cho các lực lượng chức năng trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự xã hội. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của giống chó ngoại là khả năng thích nghi trong điều kiện nóng ẩm của nước ta không cao, hay mắc bệnh, đặc biệt chi phí con giống và nhu cầu dinh dưỡng cao. Do đó, bên cạnh nghiên cứu và sử dụng các giống chó ngoại, đã có những công trình nghiên cứu về giống chó bản địa Việt Nam phục vụ cho công tác An ninh - Quốc phòng [11]. Giống chó bản địa Việt Nam được các chuyên gia khuyển học đánh giá rất cao về hình thái, tính cách cũng như khả năng làm việc của chúng trong công tác nghiệp vụ [10,12]. Trong số các giống chó bản địa đáng chú ý là giống chó H’mông cộc đuôi và giống chó bản địa dạng sói. Theo kết quả huấn luyện bước đầu chó thấy giống chó H’mông cộc đuôi và giống chó bản địa dạng sói có khả năng thực hiện các khoa mục nghiệp vụ: Kỷ luật cơ bản, Truy vết và Bảo vệ [13]. Như vậy có thể thấy, ngành nuôi dạy chó nghiệp vụ nước ta tuy đã có từ lâu, nhưng công tác nghiên cứu về nghiệp vụ vẫn chưa được chú trọng, đặc biệt hơn nữa là việc nghiên cứu đánh giá giống chó bản địa của Việt Nam làm chó nghiệp vụ. 1.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CHÓ TÌM KIẾM, PHÁT HIỆN BOM MÌN 1.3.1. Tình hình sử dụng chó tìm kiếm, phát hiện bom mìn trên thế giới Chương trình “Chó phát hiện mìn” của Trung tâm rà phá bom mìn Campuchia CMAC được thành lập vào năm 1996, tập trung vào việc huấn
  • 27. 17 luyện chó đánh hơi mìn và các loại chất nổ được chôn dưới lòng đất. Phần lớn trong số 87 con chó được huấn luyện ở đây được mua từ một trung tâm huấn luyện chó ở Bosnia-Herzegovina với giá khá cao. Trung tâm CMAC hoạt động với sự hỗ trợ của Chính phủ Campuchia và các đối tác như Tổ chức Quốc tế về người tàn tật của Bỉ, Trung tâm rà phá bom mìn Nhật Bản, Cơ quan Viện trợ của Na Uy, Trung tâm Quốc tế rà phá bom mìn nhân đạo của Geneva, Thụy sĩ. Hầu hết chó dò mìn ở trung tâm CMAC được mua từ nước ngoài. Cơ quan nghiên cứu rà phá bom mìn của Mỹ (JIEDDO) cho biết chó là loài vật tìm kiếm chất nổ tốt nhất. Trong cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq, các thiết bị do cơ quan JIEDDO cung cấp chỉ tìm kiếm được 50% chất nổ IED, trong khi đó tỷ lệ thành công ở những chú chó được huấn luyện lên tới 80% [14]. Viện di sản Marshall (the Marshall Legacy Institute) MLI phát động chương trình Chó phát hiện bom mìn (Mine Detection Dog Partnership Program) MDPP vào năm 1999. Chương trình này sử dụng kinh phí của chính phủ và tư nhân đóng góp để mua, đào tạo và cung cấp chó phát hiện bom mìn nhằm giúp đỡ các nước nhiễm bom mìn trên khắp thế giới. Hiện tại có hơn 900 cá thể chó phát hiện bom mìn làm việc tại 24 quốc gia; Kể từ khi thực hiện chương trình chó phát hiện bom mìn, đã sử dụng chó tìm kiếm làm sạch hơn 10.600 mẫu đất nhiễm bom mìn, cứu sống vô số con người [15]. Trong lĩnh vực Công binh và rà phá bom mìn sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, Liên Bang Nga đã sử dụng chó nghiệp vụ giải quyết số bom mìn tồn lưu trong đất hiệu quả cao, chó có khả năng phát hiện bom mìn đã tồn tại sau chiến tranh trong đất hàng trăm năm và ở độ sâu tới 2m. Hiện tại, Liên bang Nga đang là cường quốc sử dụng chó nghiệp vụ trong rà phá bom mìn, tham gia vào hội rà phá bom mìn tình nguyện quốc tế (Trung tâm chó nghiệp vụ 46, Bộ Tình trạng khẩn cấp, Liêng bang Nga). 1.3.2. Tình hình sử dụng chó trong tìm kiếm bom mìn tại Việt Nam Lần đầu tiên ở Việt Nam, hai cá thể chó nghiệp vụ có tên là O-lada và
  • 28. 18 Fini được huấn luyện đặc biệt để đưa vào hỗ trợ rà phá bom mìn tại tỉnh Quảng Trị. Chương trình thử nghiệm chó nghiệp vụ hỗ trợ hoạt động khảo sát và rà phá bòm mìn do Cơ quan Phát triển Quốc tế Thụy Điển – Sida tài trợ thông qua Quỹ Viện trợ Nhân dân Na Uy, Dự án RENEW và phê duyệt của UBND tỉnh Quảng Trị [16]. Khu vực được tìm kiếm bom mìn gần đường Hồ Chí Minh nhánh Đông, gần một căn cứ quân sự cũ của Mỹ trong chiến tranh, ở thôn Xuân Mỹ, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ với diện tích 11 hec ta. Khu vực này trước đó đã được đội khảo sát kỹ thuật của Dự án Renew xác định là nguy hiểm cần được rà phá. Sau hơn một tuần rà soát 17.852 m² đất tại Quảng Trị, chó nghiệp vụ đã phát hiện 21 quả bom bi loại BLU-63 và 12 quả đạn M79. Tất cả 33 vật liệu nổ này đã được đội xử lý bom mìn lưu động Dự án RENEW phá hủy tại chỗ an toàn. Hiện tại, chương trình đã kết thúc và vẫn chưa có thêm hoạt động nào trong lĩnh vực tìm kiếm, phát hiện bom mìn bằng chó nghiệp vụ được triển khai. Như vậy có thể thấy, các nghiên cứu cơ bản về chó bản địa, sử dụng để làm chó nghiệp vụ ở nước ta nói chung, huấn luyện tìm kiếm phát hiện bom mìn nói riêng còn rất ít. Công tác huấn luyện chó tìm kiếm, phát hiện bom mìn còn lại sau chiến tranh tại Việt Nam hầu như chưa được thực hiện nếu không muốn nói là chưa có. Việc nghiên cứu, đánh giá khả năng tìm kiếm, phát hiện bom mìn sử dụng giống chó bản địa sẽ mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi dạy chó nghiệp vụ nước ta. Góp phần vào công tác an sinh xã hội cũng như An ninh – Quốc phòng.
  • 29. 19 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Giống chó bản địa dạng sói của Việt Nam nuôi tại trạm Nghiên cứu Thử nghiệm Tự nhiên Hoà Lạc, được chia thành các nhóm (Shook, Larry, 1995) [17]: - Nhóm 1: Chó từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi (giai đoạn chó con) - Nhóm 2: Chó từ 2 đến 8 tháng tuổi (giai đoạn chó choai) - Nhóm 3: Trên 8 tháng tuổi (giai đoạn chó trưởng thành) 2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU - Thời gian nghiên cứu: Thực hiện từ tháng 5/2017 – 5/2019 - Địa điểm nghiên cứu: + Trại chó bản địa dạng sói, Trạm Nghiên cứu thử nghiệm Tự nhiên Hòa Lạc/Trung tâm Nhiệt đới Việt–Nga, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội. + Trường Trung cấp 24 Biên Phòng/BTL Bộ đội Biên phòng, Xã Vật Lại, huyện Ba Vì, TP Hà Nội. 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh sản của giống chó bản địa dạng sói a) Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái của giống chó bản địa dạng sói: Quan sát chó từ nhiều hướng khác nhau: Phía trước, phía sau, hai bên sườn ở cự ly 3 – 4 m. Đo các chỉ tiêu hình thái, tính tỷ lệ tương quan giữa các phần trên cơ thể. Khi đo chó phải đứng cân đối trên địa thế bằng phẳng và toàn thân dồn đều lên các đầu chi, khi đo đặt thước đo chiều cao và thước dây vào gần chó một cách nhẹ nhàng để chó không có phản ứng tự vệ [18]. Dụng cụ đo: Thước dây; thước đo chiều cao; thước compa.
  • 30. 20 Vị trí và cách đo: - Chiều cao trước: Được đo từ đỉnh xương bả vai đến mặt đất theo hướng vuông góc với mặt đất; - Chiều cao sau: Được đo từ đỉnh xương chậu đến mặt đất theo hướng vuông góc với mặt đất; - Chiều cao chân trước: Được đo từ mặt đất đến khớp cẳng tay – cánh tay theo hướng vuông góc với mặt đất; 1 - Chiều dài đầu; 2- Chiều dài mõm; 3 - Vòng ngực; 4 - Vòng cổ chân; 5 - Rộng ngực; 6 - Cao thân trước; 7 - Cao thân sau; 8 - Chiêu sâu ngực; 9 - Chiều dài thân. Hình 2.1. Minh họa một số phép đo được thực hiện trên chó - Chiều dài thân: Được đo theo hướng song song với mặt đất bắt đầu từ khớp bả vai – cánh tay đến u ngồi của xương chậu; - Chiều dài đầu: Sử dụng thước compa đo từ đỉnh xương chẩm đến đầu mũi; - Chiều dài mõm: Sử dụng thước compa đo từ đỉnh mũi đến trung điểm đường nối hai đầu mắt; - Chiều rộng đầu: Sử dụng thước compa đo khoảng cách sau hai gốc tai;
  • 31. 21 - Chiều rộng ngực: Đo khoảng cách giữa hai khớp bả vai – cánh tay; - Vòng ngực: Sử dụng thước dây đo chu vi lồng ngực ngay sau bẹn chân trước; - Vòng cổ chân: Sử dụng thước dây đo chu vi xương bàn trân trước; - Xác định trọng lượng chó: Sử dụng cân để cân trọng lượng cơ thể chó, được thực hiện trước hoặc sau khi cho chó ăn 2 giờ. b) Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh sản của giống chó bản địa dạng sói: Theo dõi, ghi chép tổng hợp các số liệu về tuổi thành thục tính, thời gian động dục lại, thời gian mang thai, số con sinh ra/ổ, tỷ lệ sơ sinh sống/ổ, khối lượng sơ sinh, tỷ lệ đực cái trên ổ của giống chó bản địa dạng sói. 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm phát triển các cơ quan giác quan của giống chó bản địa dạng sói Nghiên cứu đặc điểm phát triển của các cơ quan giác quan được sử dụng phương pháp đánh giá các cơ quan giác quan do chuyên gia Nga Vlaxenko A.Nh. đưa ra vào năm 2007, sử dụng cho đối tượng chó bản địa Việt Nam. Cụ thể như sau: a. Phương pháp nghiên cứu cơ quan thị giác Phương pháp được xây dựng dựa trên sự thành lập phản xạ có điều kiện của chó đối với tín hiệu vật chuyển động (bảng kích thước 12 cm x 12 cm) và thức ăn. Điều kiện thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành tại bãi tập có độ dài trên 500 m và không có vật cản che khuất tầm nhìn (Sân bay bê tông Hòa Lạc có chiều dài 3000 m và rộng 50 m). Một bảng lớn có kích thước 1,5 x 1 m bảng có màu đồng nhất (màu trắng) và được thiết kế sao cho dễ di chuyển. Một bảng nhỏ kích thước 12 x 12 cm, có màu sắc tương phản với bảng lớn (màu đỏ) và được gắn với tay cầm, sao cho dễ dàng di chuyển lên, xuống và sang trái, sang phải. Một thước dây để đo khoảng cách chó quan sát được. Thí nghiệm được tiến hành trên các cá thể chó khoẻ mạnh, thành lập phản xạ có
  • 32. 22 điều kiện của chó đối với tín hiệu vật chuyển động (bảng kích thước 12 cm x 12 cm) và thức ăn. Điều kiện thời tiết tốt, ban ngày không có mưa và sương mù, điều kiện ngoại cảnh yên tĩnh. Cách tiến hành: Đặt bảng lớn 1,5 x 1 m tại vị trí có địa hình bằng phẳng. Huấn luyện viên dắt chó vào trước bảng với khoảng cách ban đầu từ chó đến bảng lớn là 10 m. Huấn luyện viên cho chó ngồi hoặc đứng sao cho đầu hướng về bảng. Phía sau bảng lớn 1,5 x 1 m một người cầm bảng nhỏ giơ cao lên và di chuyển sang trái, sang phải cho chó quan sát. Khi chó có phản ứng với tấm bảng nhỏ thì huấn luyện viên cho chó chạy về phía bảng lớn và thưởng thức ăn cho chó. Mỗi vị trí tương ứng với khoảng cách từ chó đến bảng được tiến hành 3 lần. Nếu chó thực hiện được tiến hành tịnh tiến khoảng cách giữa chó và bảng ra xa hơn cho đến khi đạt giá trị cực đại. Nếu trường hợp tịnh tiến ra xa chó không quan sát thấy bảng nhỏ thì phải dịch chuyển dần chó về phía gần bảng hơn đến khi chó có thể quan sát thấy. Khi đã xác định được khoảng cách xa nhất chó có thể nhìn thấy, tiến hành đo và ghi chép số liệu thực hiện được. Tiến hành đánh giá ở giai đoạn chó choai và chó trưởng thành. Xác định khoảng cách mà chó có thể nhìn thấy vật ở mỗi giai đoạn tuổi b. Phương pháp nghiên cứu cơ quan thính giác - Nguyên tắc: Sử dụng thức ăn thành lập phản xạ có điều kiện cho chó khi nghe thấy tín hiệu âm thanh. - Cách tiến hành: Trên bãi tập bố trí các vạch cách nhau 10 m, từ điểm ban đầu cách xa 50 m, tại điểm ban đầu để một tấm bảng và bố trí tạo âm thanh trên bảng. Huấn luyện viên dắt chó đến các vị trí vạch đã được bố trí, huấn luyện viên cho chó ngồi hướng về phía bảng, để trôi qua hai giây một người khác dùng bảng điều khiển để tạo âm thanh ở tấm bảng. Khi chó có phản ứng với âm thanh thì huấn luyện viên cho chó chạy về phía tấm bảng. Mỗi vị trí tương ứng với khoảng cách từ chó đến bảng được tiến hành 3 lần. Nếu chó thực hiện được tiến hành tịnh tiến khoảng cách giữa chó và bảng ra xa hơn cho đến khi đạt giá trị cực đại. Nếu trường hợp tịnh tiến ra xa chó
  • 33. 23 không nghe thấy âm thanh thì phải dịch chuyển dần chó về phía gần bảng hơn đến khi chó có thể nghe thấy. Khi đã xác định được khoảng cách xa nhất chó có thể nghe thấy, tiến hành đo và ghi chép số liệu thực hiện được. - Điều kiện tiến hành: Tiến hành thí nghiệm trong điều kiện thời tiết bình thường, không mưa, không nắng quá to và không có gió to, yên tĩnh. Những con chó khoẻ mạnh, đã hình thành phản xạ với âm thanh (khi nghe thấy tiếng chuông thì chạy lại trước bảng ngồi) mới được tham gia thí nghiệm. + Điều kiện trang thiết bị:  Bãi tập: Sân bay bê tông Hòa Lạc có chiều dài 3000 m và rộng 50 m.  01 bảng có kích thước 1,5 x 1 m bên trên được bố trí âm thanh.  01 chuông điện tử dùng nguồn điên 220V để phát ra âm thanh có cường độ 80db, tần số 50hz. Tiến hành đánh giá ở giai đoạn chó choai và chó trưởng thành. Xác định khoảng cách mà chó có thể nghe thấy âm thanh ở mỗi giai đoạn tuổi. c. Phương pháp nghiên cứu cơ quan khứu giác - Đối với giai đoạn chó choai (đánh giá ở 3 tháng tuổi): Phương pháp bố trí thí nghiệm như sau: Trên một bãi đất rộng 5 x 5 m, đi vết theo hình zic zắc chéo sân, đặt 5 điểm vết (thịt) mỗi điểm vết cách nhau 1,5 m. Để khoảng 30 phút hướng chó đi tìm, quan sát và đánh giá. - Đối với giai đoạn chó trưởng thành (đánh giá ở 9 tháng tuổi): Phương pháp bố trí thí nghiệm như sau: Trên một bãi đất rộng 15 x 15 m, đi vết theo hình zic zắc chéo sân, đặt 5 điểm vết (thịt) mỗi điểm vết cách nhau 3 m. Để khoảng 30 phút hướng chó đi tìm, quan sát và đánh giá. * Điều kiện và cách đánh giá: Tiến hành đánh giá đối với những cá thể chó khoẻ mạnh, không tiến đánh giá vào ngày mưa, gió to. Điều kiện bãi tập: bãi tập có diện tích rộng
  • 34. 24 300 m2 (bãi huấn luyện của trường sĩ quan lục quân I), tương đối bằng phẳng, cách xa khu dân cư, đường giao thông. * Thang điểm đánh giá như sau: - Độ nhạy cơ quan khứu giác (5 điểm): Thời gian lưu mẫu, số lượng vật tìm được và thời gian tìm được vật. + Thời gian lưu mùi hơi 30 phút. + Thời gian từ 01- 05 phút chó phát hiện đủ năm mẫu: 5 điểm. + Thời gian từ 06-10 phút chó phát hiện đủ năm mẫu: 4 điểm. + Thời gian từ 11-15 phút chó phát hiện đủ năm mẫu: 3 điểm. + Thời gian từ 16-20 phút chó phát hiện đủ năm mẫu: 2 điểm. + Thời gian từ 21-25 phút chó phát hiện đủ năm mẫu: 1 điểm. - Mức độ tích cực tìm kiếm: Dựa vào số điểm vết mà chó phát hiện ra để cho điểm, khả năng chó tự tiếp tục tìm kiếm khi phát hiện điểm vết (phát hiện hết các điểm vết được 5 điểm, mỗi điểm không phát hiện được trừ 1 điểm). - Khả năng hít vết liên tục: Dựa vào sự quan sát của huấn luyện viên khi cho chó truy vết để cho điểm, chó chạy sai đường vết mỗi lần trừ 1 điểm; chó đang truy vết mà ngừng hoặc nghỉ không hít vết tiếp (mỗi lần trừ 1 điểm). - Định hướng bằng cơ quan khứu giác: Mỗi lần chó truy vết bằng mắt sẽ bị trừ 1 điểm. Thang điểm xếp loại theo điểm trung bình của các chỉ tiêu: + Từ 4,5 đến 5 điểm: Xuất sắc + Từ 4 đến cận 4,5 điểm: Giỏi + Từ 3,5 đến cận 4 điểm: Khá + Từ 3 đến cận 3,5 điểm: Trung bình khá + Từ 2,5 đến cận 3 điểm: Trung bình + Dưới 2,5 điểm không đạt
  • 35. 25 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm các tính trạng trội hành vi và thần kinh của giống chó bản địa dạng sói Theo Alekxayev. A., (2007) [19], việc đánh giá các tính trạng trội của hành vi và đánh giá các dạng thần kinh của giống chó bản địa dạng sói dựa trên phản ứng của các cá thể chó trước những kích thích và tác động của người lạ đối với bản thân chúng; Phương pháp đánh giá một số tính trạng trội của hành vi và các dạng thần kinh của giống chó bản địa dạng sói trong huấn luyện nghiệp vụ được thực hiện tại Trạm thử nghiệm tổng hợp Hòa Lạc. a) Bố trí kiểm tra Để khảo sát các phản ứng hành vi của chó, phải chọn địa điểm chó chưa quen và không có các kích thích bên ngoài, có những nơi ẩn nấp tự nhiên hoặc nhân tạo, riêng biệt cho cán bộ huấn luyện, 2 trợ lý và người chỉ đạo. Ở giữa khu vực, phải bố trí cọc buộc chó và dây xích, làm sao để chó không cảm nhận được mùi và không nhìn thấy chủ, các trợ lý và người chỉ đạo. Theo tín hiệu của người chỉ đạo, huấn luyện viên hoặc chủ chó xích chó vào cọc và đi đến địa điểm định sẵn, sao cho chó không thể nhìn thấy. Người chỉ đạo quan sát hành vi của chó, đánh giá mức độ thể hiện của phản ứng lệ thuộc và phản ứng định hướng. Khi chó đã trấn tĩnh, theo tín hiệu của người chỉ đạo, trợ lý thứ nhất đi ra khỏi nơi ẩn nấp, bình tĩnh tiến đến trước mặt chó, gọi tên, thử trao thức ăn và trốn vào nơi ẩn nấp. Sau khi chó vừa trấn tĩnh, từ phía ngược lại, trợ lý 2 bước ra, cầm theo roi trong tay. Trợ lý 2 phải tạo ra tiếng la hét, trêu, kích thích chó bằng sự di động và nhanh chóng tiến về phía chó, giả bộ tấn công, đánh nhẹ bằng roi, và chạy nhanh vào nơi ẩn nấp. Sau đó, huấn luyện viên bước ra, bình tĩnh đến đặt trước mặt chó chậu thức ăn và trở về nơi ẩn nấp. Ngay sau khi chó bắt đầu ăn, người trợ lý thứ 2 lại xuất hiện, chạy nhanh đến chỗ chó, giả bộ tấn công và giành cướp chậu thức ăn. Sau 2 lần giả giành cướp thức ăn, trợ lý 2 trở về chỗ của mình. Lần xuất hiện bổ sung của trợ lý, được thực hiện nhằm xác định chính xác lần cuối
  • 36. 26 2 phản ứng: phòng vệ thụ động hoặc phản ứng hung dữ - hèn nhát, phản ứng nào trội hơn, với sự có mặt của huấn luyện viên. b) Đánh giá các tính trạng trội hành vi - Phản ứng lệ thuộc Phản ứng lệ thuộc thể hiện khá mạnh ở hầu hết các cá thể chó. Những cá thể chó có phản ứng lệ thuộc trội, luôn tìm cách chạy đến phía huấn luyện viên, nhìn về nơi chủ ẩn nấp. Khi trợ lý thứ nhất, thứ hai tiến đến gần, chó phản ứng lại hành vi của họ, nhưng khi họ rút, chó lập tức chuyển sang hướng chủ mình. Đối với thức ăn, chó hứng thú ăn khi chủ có mặt, còn khi chủ đi khỏi, chó ngừng ăn và chú ý quan sát hành vi của chủ. - Phản ứng định hướng Những cá thể trội phản ứng định hướng, tại những địa bàn mới thường ngửi xuống đất, nhìn xung quanh và chú ý, lắng nghe. Khi trợ lý đến gần, thường rướn lên phía trước, ngửi, ve vãn, thức ăn không nhận ngay, khi bị trêu chọc, không bộc lộ phản ứng tích cực phòng thủ và phản ứng hèn nhát. Cần phải nhớ rằng, phản ứng định hướng thường diễn ra trước các phản ứng khác và khi được bộc lộ đúng liều, nó nhanh chóng bị thay thế bằng các phản ứng khác. - Phản ứng phòng thủ - tích cực Những cá thể chó trội về phản ứng phòng thủ - tích cực, thường cảnh giác với người lạ. Khi trợ lý xuất hiện, thường tỏ ra hung dữ, tấn công chủ động, cắn xé trợ lý, không nhận thức ăn. Khi trợ lý thứ hai xuất hiện, chó còn hăng hơn, quyết liệt hơn, nhất là khi trợ lý dùng roi chọc, đánh. Nếu đang ăn, chó lập tức bỏ ăn mà chú ý ngay đến sự xuất hiện của trợ lý. Sau khi trợ lý rời đi, chó chưa trở lại ăn ngay mà tiếp tục nhìn theo trợ lý. - Phản ứng phòng thủ - thụ động Những con chó trội phản ứng phòng thủ - thụ động, khi đến địa bàn lạ, thường tỏ hèn nhát nhìn quanh, khi trợ lý xuất hiện thường bỏ chạy, khi bị
  • 37. 27 trêu chọc thường bỏ chạy lùi về sau hoặc nằm xuống đất. Đối với thức ăn, vừa ăn vừa sợ bỏ chạy hoặc không dám ăn. - Phản ứng thức ăn Những cá thể có phản ứng thức ăn trội, thì khi trợ lý đưa thức ăn, thường ăn ngay, hay ve vãn, khi bị chọc trêu, tỏ phản ứng hung dữ, đối với thức ăn, nhảy bổ vào ăn ngay, đầy tham lam, không để ý đến việc trợ lý đến gần, bảo vệ thức ăn khi bị giật và cố ăn nhanh thức ăn. - Phản ứng tìm kiếm bằng khứu giác Cho chó tiến đến điểm có vết mùi tại hiện trường. Sau khi phát hiện được từ xa nơi có vết mùi, chó chuyển hướng chú ý về phía có mùi, ngửi và đi đến chỗ có vết mùi đó, đi qua nơi có vết mùi, dựa vào mùi xác định hướng đi của người trợ lý. c) Đánh giá thần kinh ở chó Việc xác định dạng hoạt động thần kinh cao cấp của chó trong thực tiễn là vấn đề không dễ. Khó là ở chỗ lựa chọn chính xác các kích thích khi nghiên cứu cường độ kích thích, ức chế, cân bằng và độ linh hoạt của quá trình này. Việc bố trí kiểm tra đánh giá nhanh các dạng thần kinh của chó cũng được tổ chức giống như việc kiểm tra đánh giá các tính trạng trội. Đối với những cá thể dạng mạnh không cân bằng hưng phấn, đặc trưng nổi bật là kích thích mạnh đối với trợ lý thứ nhất và còn mạnh hơn đối với trợ lý thứ hai. Sau khi các trợ lý đi khỏi, chó tiếp tục trong trạng thái kích động mạnh thêm một thời gian. Sau khi trấn tĩnh, chó nhanh chóng chuyển sang phản ứng mạnh với huấn luyện viên, với thức ăn và với tất cả mọi kích thích xuất phát từ môi trường xung quanh. Đối với các cá thể chó có dạng hoạt động thần kinh mạnh cân bằng linh hoạt đặc trưng nổi bật là kích thích mạnh và chủ yếu lên hành động của trợ lý 2. Sau khi trợ lý này đi khỏi, chó nhanh chóng trấn tĩnh và chuyển nhanh sang sự xuất hiện của huấn luyện viên, đón nhận thức ăn và các kích thích khác. Trong quá trình kiểm tra, dễ nhận thấy sự thể hiện mạnh của tất cả
  • 38. 28 các phản ứng hành vi, dễ dàng và nhanh chóng chuyển đổi từ phản ứng này sang phản ứng khác. Đối với các cá thể chó thuộc dạng mạnh cân bằng không linh hoạt điểm đặc trưng là độ chậm chạp và uể oải của các phản ứng đối với hành động của người trợ lý. Sau khi bị kích thích bởi hành động của người trợ lý thứ nhất, chó rất khó chuyển sang trợ lý thứ hai và càng chậm chạp hơn đối với sự xuất hiện của huấn luyện viên và đón nhận thức ăn. Sự thể hiện yếu ớt và trì trệ cũng được nhận thấy trong phản ứng của chó đối với tác động của các kích thích khác. Đối với các cá thể chó có dạng hoạt động thần kinh yêu ức chế, nổi bật phản ứng định hướng đối với địa điểm mới, mùi, sự xuất hiện và rút lui của các trợ lý và sự ức chế bất ngờ của các phản ứng kích thích đối với sự tác động mạnh hoặc dứt khoát của trợ lý thứ hai. Ở những cá thể chó có quá trình kích thích yếu thì thường nổi bật độ thụ động của hành vi, còn những cá thể có quá trình ức chế yếu thì đặc trưng bởi phản ứng hấp tấp, giật mình vô cớ đối với tác động của các kích thích. Nếu sử dụng các kích thích mạnh, trong cả hai trường hợp đều gây ra ức chế, sự thận trọng và sợ hãi, mà sẽ hết sau một thời gian nhất định hoặc khi thay đổi bối cảnh. Đối với các cá thể chó dạng này, đặc trưng nổi bật là sự thể hiện yếu của các phản ứng cơ bản, còn phản ứng phòng thủ - thụ động, đôi khi thể hiện dưới hình thức hèn nhát. 2.3.4. Nghiên cứu khả năng tìm kiếm, phát hiện bom mìn của giống chó bản địa dạng sói. Sử dụng phương pháp clicker trong huấn luyện chó tìm kiếm, phát hiện bom mìn được chuyên gia Nga ЮлияГаниская đưa ra năm 2018. 2.3.4.1. Phương pháp huấn luyện chó bản địa dạng sói tìm kiếm phát hiện bom mìn Phương pháp huấn luyện sử dụng clicker có thể thay đổi tùy thuộc vào các đặc điểm của hình thành kỹ năng và các điều kiện của quá trình huấn luyện.
  • 39. 29 Huấn luyện dùng clicker là phương pháp chọn lọc hành vi của chó, sử dụng sự củng cố tích cực tương đối, là một trong những cách phổ biến và hiệu quả trong huấn luyện dựa trên nhu cầu của động vật. Phương pháp clicker là cách huấn luyện dựa trên nhu cầu của bản thân phương pháp chọn lọc hành vi bằng sự củng cố tích cực, chủ yếu là củng cố bằng thức ăn, củng cố có điều kiện và củng cố tự nhiên. Đối với việc đào tạo chó để tìm kiếm thuốc nổ bằng mùi (tìm kiếm chất nổ), chuỗi các giai đoạn đào tạo clicker có thể được nhìn nhận như sau: Giai đoạn 1 - Hình thành, củng cố phản ứng có điều kiện đối với việc bấm clicker; Giai đoạn 2 - Cung cấp tín hiệu đối với mùi thuốc nổ; Giai đoạn 3 - Hình thành hành vi báo hiệu (chỉ định tín hiệu) với mùi thuốc nổ; Giai đoạn 4 - Hình thành “kịch bản” cho hành vi tìm kiếm, tùy thuộc vào tình hình tìm kiếm; đưa vào kích thích hoặc mệnh lệnh ban đầu cho chó; Giai đoạn 5 - Đưa tín hiệu cho mùi của thuốc nổ; Giai đoạn 6 - Hoàn thiện và củng cố quy trình tìm kiếm trong các tình huống tìm kiếm khác nhau; Giai đoạn 7 - Mở rộng các tình huống tìm kiếm và tăng độ khó của điều kiện tìm kiếm, tăng sức làm việc của chó. Trong đó, các giai đoạn 2 và 3 được kết hợp, tức là sự hình thành của hành vi báo hiệu xảy ra đồng thời với việc đưa ra một ý nghĩa tín hiệu cho mùi thuốc nổ, và giai đoạn 5 được chuyển đến một địa điểm thuận tiện có tính đến các yêu cầu cụ thể. Sự hình thành hành vi tìm kiếm được thực hiện theo các phương pháp được chấp nhận chung. 2.3.4.2. Phương pháp đánh giá chó bản địa dạng sói tìm kiếm, phát hiện bom mìn a) Tình huống kiểm tra đánh giá
  • 40. 30 Phạm vi thao trường có diện tích 100 x100 m được tạo thành khu vực có xây dựng hàng rào đảm bảo, địa hình sườn dốc có các bụi cỏ và cây bụi sát với địa hình thực tế đã được khảo sát. Trong thao trường được bố trí thành các bãi tập theo thứ tự từ 1 đến 5. Mỗi bãi tập tượng trưng cho một cụm bố trí mìn, ở các hướng khác nhau. Ở đây mỗi bãi được căng dây với chia thành các làn với chiều rộng 40 cm, chiều dài 15 m, tổng 5 làn. Trên mỗi bãi bố trí 3 vị trí mùi hơi cần tìm (mìn bộ binh M652A, K58, PPM-2). Các bãi cách nhau 10 – 15m. Bằng kiến thức đã học và huấn luyện, cán bộ huấn luyện điều khiển chó tìm kiếm phát hiện vị trí các quả mìn trong bãi mìn đó. b) Điều kiện kiểm tra - Thao trường có diện tích (100 x 100) m được tạo thành khu vực có xây dựng hàng rào đảm bảo. Trong thao trường được bố trí thành các bãi tập theo thứ tự từ 1 đến 5. - Mỗi bãi bố trí 03 vị trí chôn giấu mìn; - Nguồn hơi cần tìm là hơi thuốc nổ TNT có trong các quả mìn bộ binh; - Độ sâu chôn giấu nguồn hơi cần tìm là 20 - 30cm; thời gian lưu giữ nguồn hơi trên 3 tháng (theo thuyết minh đề tài); - Thời gian chó tìm kiếm không quá 10 phút (không tính thời gian xử lý mìn sau khi chó đã phát hiện được mìn); - Mỗi cá thể chó tìm kiếm mìn 01 trong 05 bãi bốc thăm ngẫu nhiên; - Cán bộ huấn luyện điều khiển chó bằng dây cương dài tìm kiếm phát hiện mìn trên thao trường. c) Chương trình kiểm tra Tiến hành kiểm tra từng cá thể chó theo danh sách. Các bước kiểm tra: + Gọi tên cán bộ và tên chó vào kiểm tra; + Cán bộ huấn luyện nghe lệnh gọi vào vị trí, chào báo cáo, xin phép được kiểm tra và thực hiện kiểm tra theo đề bài đã đề ra; + Khi thực hiện xong bài kiểm tra hoặc hết giờ quy định, cán bộ huấn luyện về vị trí báo cáo hội đồng và thực hiện theo hướng dẫn; + Hội đồng đưa ra nhận xét, đánh giá đối với từng cá thể chó.
  • 41. 31 d) Đánh giá khả năng tìm kiếm, phát hiện bom mìn của chó - Thang điểm đánh giá: Chó được đánh giá về khả năng tìm kiếm, phát hiện hom mìn theo thang điểm 10. Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá khả năng tìm kiếm, phát hiện bom mìn của chó STT Nội dung chấm điểm Điểm Ghi chú 1 Chó làm việc ngay sau khi có khẩu lệnh, tín hiệu của cán bộ huấn luyện 1 2 Ngửi thuần thục, sục tìm lần lượt các vị trí trên làn tìm theo khẩu lệnh, tín hiệu của cán bộ huấn luyện 1,5 3 Tìm ra vị trí thứ 1 có nguồn hơi mìn, chó có biểu hiện ngồi hoặc nằm 2,5 Không kêu, sủa, cào, cắn (nếu vi phạm trừ 1 điểm) 4 Tìm ra vị trí thứ 2 có nguồn hơi mìn, chó có biểu hiện ngồi hoặc nằm 2,5 Không kêu, sủa, cào, cắn (nếu vi phạm trừ 1 điểm) 5 Tìm ra vị trí thứ 3 có nguồn hơi mìn, chó có biểu hiện ngồi hoặc nằm 2,5 Không kêu, sủa, cào, cắn (nếu vi phạm trừ một điểm) Tổng điểm 10 - Xếp loại: Chó nghiệp vụ được đánh giá xếp loại đạt nếu có điểm trung bình ≥5 điểm, trung bình (5 – 6 điểm), trung bình khá (6 đến cận 7 điểm), khá (7 đến cận 8 điểm), giỏi (8 đến cận 9 điểm) và xuất sắc (9 -10 điểm). Xử lý số liệu Số liệu được xử bằng phương pháp thống kê sinh học trên phần mềm Excel 2016 với độ tin cậy α = 0,05.
  • 42. 32 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH SẢN CỦA GIỐNG CHÓ BẢN ĐỊA DẠNG SÓI 3.1.1. Các dạng màu lông của giống chó bản địa dạng sói Kết quả quan sát 30 cá thể giống chó bản địa dạng sói được nhân giống tại Trạm nghiên cứu Thử nghiệm tự nhiên Hòa Lạc chó thấy. Giống chó bản địa dạng sói có 5 dạng màu lông bao gồm: xám, đen, vàng, xám vàng và xám đen. Kết quả chi tiết được trình bày ở bảng 3.1. Bảng 3.1. Các dạng màu lông của giống chó bản địa dạng sói STT Các dạng màu lông Số lượng mẫu (n=30) Tỷ lệ (%) 1 Màu xám 17 56,67 2 Màu đen 4 13,33 3 Màu vàng 3 10 4 Màu xám vàng 4 13,33 5 Màu xám đen 2 6,67 Qua bảng 3.1 cho thấy, giống chó bản địa dạng sói có màu chủ đạo là màu xám, chiếm tỷ lệ cao nhất là 56,67%, tiếp theo là màu đen và màu xám vàng có tỷ lệ bằng nhau đều là 13,33%, sau đó đến màu vàng chiếm tỷ lệ 10% và chiếm tỷ lệ thấp nhất là màu xám đen với 6,67%. Màu xám được ưa chuộng nhất. Những màu khác cũng được chấp thuận nhưng không được ưa chuộng và đánh giá cao. Cụ thể hình ảnh cá thể đực và cá thể cái giống chó bản địa dạng sói màu xám được trình bày hình 3.1. Như vậy, qua kết quả nghiên cứu có thể thấy giống chó bản địa dạng sói tương đối đa dạng về màu sắc của lông, trong đó màu xám chiếm tỷ lệ lớn nhất.
  • 43. 33 Hình 3.1. Giống chó bản địa dạng sói màu xám 3.1.2. Các dạng kiểu tai của giống chó bản địa dạng sói Loài chó nhà nói chung và chó bản địa Việt Nam nói riêng có đặc điểm kiểu tai rất đa dạng và phong phú, nó phụ thuộc vào đặc điểm của từng giống. Các kết quả nghiên cứu các giống chó bản địa tại Việt Nam có các dạng kiểu tai như: Tai đứng, tai cụp, tai vểnh, tai nhỏ, tai to. Đối với giống chó bản địa dạng sói xuất hiện thấy 3 dạng kiểu tai là tai đứng, tai cụp và tai vểnh. Kết quả chi tiết trình bày ở hình 3.2 và bảng 3.2. a) Tai đứng b) Tai vểnh c) Tai cụp Hình 3.2. Các dạng kiểu tai của giống chó bản địa dạng sói
  • 44. 34 Bảng 3.2. Các dạng kiểu tai của giống chó bản địa dạng sói Qua bảng 3.2 cho thấy dạng tai đứng chiếm chủ yếu trong giống chó bản địa dạng sói với 90% tiếp theo là tai vểnh với 6,67% và cuối cùng là tai cụp với 3,33%. Dạng tại cụp không được ưa chuộng nhiều so với hai dạng tai kia đồng thời trong bản tiêu chuẩn tạm thời chưa mô tả được dạng tai cụp. 3.1.3. Chỉ số hình thái của giống chó bản địa dạng sói Ở chó nói riêng và ở động vật nói chung hình thái có mối quan hệ tới cấu tạo chức năng, khả năng làm việc của con vật. Thông qua ngoại hình và cấu tạo, làm cơ sở cho chọn lọc nhận biết các đặc trưng sinh học của những con vật khác nhau qua việc đánh giá nhanh bằng phương pháp quan sát. Tuy nhiên để có kết quả, đánh giá chính xác hơn người ta sử dụng phép đo sinh học nhằm đưa ra các chỉ số về ngoại hình của con vật. Thông qua việc đo 30 cá thể chó trưởng thành đã thu được những kết quả nhất định. Kết quả được trình bày ở bảng 3.3 và phụ lục 1. Trong 12 chỉ số đo hình thái của giống chó bản địa dạng sói thì hầu hết các chỉ số của cá thể đực cao hơn cá thể cái, có 6 chỉ số (Dài thân, Vòng ngực, Chiều rộng đầu, Chiều rộng ngực, Chiều rộng hông và Trọng lượng) không có sự sai khác nhiều giữa hai tính biệt tức sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Các chỉ số còn lại có sự sai khác giữa tính biệt đực và tính biệt cái, có ý nghĩa thống kê. Chiều dài thân trung bình của giống chó bản địa dạng sói là 58,31 cm đối với cá thể đực và 57,52 cm đối với cá thể cái; Chiều dài đầu trung bình là 22,15 cm đối với cá thể đực và 21,39 cm đối với cá thể cái; STT Các dạng kiểu tai Số lượng mẫu (n=30) Tỷ lệ (%) 1 Tai đứng 27 90,00 2 Tai vểnh 2 6,67 3 Tai cụp 1 3,33
  • 45. 35 Chiều dài mõm trung bình của cá thể đực là 9,04 cm và của cá thể cái là 8,63 cm; Chiều cao trước trung bình của giống chó bản địa dạng sói là 54,69 cm đối với cá thể đực và 51,89 cm đối với cá thể cái; Chiều cao sau trung bình của giống chó bản địa dạng sói là 55,23 cm đối với cá thể đực và 52,48 cm đối với cá thể cái; Bảng 3.3. Một số chỉ số hình thái của giống chó bản địa dạng sói Tính biệt Chỉ tiêu Đực (n=18) Cái (n=12) P Mean ± SE Mean ± SE Dài thân (cm) 58,31 ± 0,57 57,52 ± 0,71 0,39 Chiều dài đầu (cm) 22,15 ± 0,14 21,39 ± 0,28 0,01 Chiều dài mõm (cm) 9,04 ± 0,10 8,63 ± 0,13 0,02 Chiều cao trước (cm) 54,69 ± 0,51 51,89 ± 0,70 0,002 Chiều cao sau (cm) 55,23 ± 0,55 52,48 ± 0,67 0,002 Cao chân trước (cm) 26,38 ± 0,21 25,23 ± 0,34 0,004 Vòng Cổ chân (cm) 9,94 ± 0,12 9,39 ± 0,15 0,006 Vòng ngực (cm) 60,02 ± 0,48 59,23 ± 0,59 0,31 Chiều rộng đầu (cm) 10,83 ± 13 10,57 ± 0,13 0,13 Chiều rộng ngực (cm) 10,52 ± 0,17 10,58 ± 0,18 0,80 Chiều rộng hông (cm) 8,85 ± 0,15 8,55 ± 0,20 0,22 Khối lượng (kg) 19,15 ± 0,38 18,63 ± 0,44 0,38
  • 46. 36 Chiều cao chân trước của cá thể đực trung bình là 26,38 cm và của cá thể cái là 25,23 cm; Vòng cổ chân trung bình của cá thể đực là 9,94 cm và của cá thể cái là 9,39 cm; Vòng ngực trung bình là 60,02 cm đối với cá thể đực và 59,23 cm đối với cá thể cái; Chiều rộng đầu của cá thể đực là 10,83 cm, cá thể cái là 10,57 cm; Chiều rộng ngực trung bình của cá thể đực là 10,52 cm và của cá thể cái là 10,58 cm; Chiều rộng hông trung bình của cá thể đực là 8,85 cm và đối với cá thể cái là 8,55 cm; Các cá thể đực có trọng lượng trung bình 19,15 kg trong khi đó các cá thể cái có trọng lượng 18,63 kg. Như vậy, giống chó bản địa dạng sói có tầm vóc trung bình, người dài (trung bình 58,31 cm), đằng trước thấp hơn đằng sau (trung bình chiều cao trước 54,69 cm, trung bình chiều cao sau là 55,23 cm), có sự khác một số chỉ tiêu đo giữa cá thể đực và cá thể cái. 3.1.4. Đặc điểm sinh sản của giống chó bản địa dạng sói trong điều kiện nuôi nhốt Để góp phần vào việc nuôi dưỡng, nâng cao khả năng sinh sản giúp có một số lượng đủ lớn để lựa chọn phục vụ huấn luyện. Chúng tôi đã tiến hành đánh giá khả năng sinh sản của giống chó bản địa dạng sói nuôi tại Trạm nghiên cứu thử nghiệm tự nhiên Hoà Lạc/Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga với một số chỉ tiêu sinh sản được trình bày cụ thể ở bảng 3.4 và phụ lục 1. Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu sinh sản của giống chó bản địa dạng sói TT Chỉ tiêu n Mean ± SE Min Max 1 Tuổi thành thục tính (ngày) 12 265,25 ± 5,87 241 311 2 Thời gian động dục lại (ngày) 19 148,74 ± 4,46 125 205
  • 47. 37 3 Thời gian mang thai (ngày) 15 61,87 ± 0,62 58 65 4 Số con sinh ra/ổ (con) 15 6,2 ± 0,53 3 10 5 Tỷ lệ sơ sinh sống/ổ (%) 15 97,43 ± 1,40 85,71 100 6 Khối lượng sơ sinh (kg) 40 0,39 ± 0,00 0,33 0,44 7 Tỉ lệ đực cái/ổ 15 1,48 ± 0,27 - - Tuổi thành thục về tính là tuổi mà chó bắt đầu có khả năng sinh sản, nó được biểu hiện bằng hiện tượng hưng phấn sinh dục, con cái bắt đầu xuất hiện chu kỳ sinh dục, con đực có hiện tượng xuất tinh. Qua bảng 3.4 ta thấy: Tuổi thành thục về tính của giống chó bản địa dạng sói cái từ 241 – 311 ngày (từ 9 – 11 tháng), trung bình là 265,25 ngày (khoảng 9 tháng). Theo Nguyễn Văn Thanh (2005) [20], tuổi thành thục tính của giống chó Becgie trung bình 11-13 tháng tuổi. Như vậy, tuổi thành thục về tính của giống chó bản địa dạng sói sớm hơn giống chó Becgie. Khi quan sát chó cái chúng tôi thấy trước khi động dục con vật đi tiểu nhiều hơn, hay liếm âm hộ, bồn chồn và con vật giảm ăn. Khi động dục âm hộ của con vật sưng to, niêm mạc màu hồng và ướt, từ âm hộ tiết ra dịch lỏng có lẫn máu, mắt sáng hơn bình thường, số lần đi tiểu tăng nhưng lượng nước tiểu lại giảm, sau đó dịch tiết từ âm hộ ngày càng đỏ đậm, niêm mạc âm hộ có màu đỏ nhạt. Sau thì dịch chỉ còn màu hồng và cuối cùng là không màu, âm hộ bớt sưng. Lúc này con vật thường cong đuôi lên hoặc đưa lệch đuôi sang một bên, thích gần con đực, chúng luôn ở trong tư thế sẵn sàng chịu đực; Thời gian động dục lại của chó trung bình 148,75 ngày (khoảng 5 tháng); Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian mang thai trung bình của giống chó bản địa dạng sói 61,87 ngày. Trong đó thời gian mang thai ngắn nhất là 58 ngày và dài nhất là 65 ngày. Theo Phạm Sỹ Lăng và Cs (2006) [21], khi
  • 48. 38 theo dõi trên giống chó Becgie, thấy rằng thời gian mang thai của giống chó này trung bình 60 ± 2 ngày. Như vậy thời gian mang thai của giống chó bản địa dạng sói lâu hơn giống chó Becgie; Số con sinh ra/ổ và tỷ lệ sơ sinh sống/ổ lần trung bình lượt là 6,2 con và 97,43%. Theo Borge, KS và Cs (2011) [22], các giống chó lớn và khổng lồ trung bình 7 con chó con/ổ nhưng có thể có tối đa khoảng 15 con/ổ. Trong một nghiên cứu, giống chó xoáy có số con sinh ra/ổ cao nhất với 8,9 con/lứa. Theo Nguyễn Tiến Tùng và Cs (2015) [23], số con sinh ra/ổ và số con sơ sinh sống/ổ trung bình của giống chó bản địa H’mông cộc đuôi lần lượt là 4,41 và 95,69%. Như vậy số con sinh ra/ổ và tỷ lệ sơ sinh sống/ổ của giống chó bản địa dạng sói lớn hơn giống cho H’mông cộc đuôi và là trung bình so với các giống chó khác trên thế giới. Qua bảng 3.4 ta cũng thấy tỷ lệ cá thể đực sinh ra trên ổ lớn hơn cá thể cái (với tỷ lệ 1,48:1). Khối lượng sơ sinh trung bình của giống chó bản địa dạng sói là 0,39 kg/con. Theo Nguyễn Thị Mai Thơ (2009) [24], với giống chó Phú Quốc khối lượng sơ sinh trung bình là 0,33 kg/con. Như vậy giống chó bản địa dạng sói có khối lượng sơ sinh trung bình cao hơn giống chó Phú Quốc. 3.2. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CÁC CƠ QUAN GIÁC QUAN CỦA GIỐNG CHÓ BẢN ĐỊA DẠNG SÓI Tiến hành đánh giá khả năng của các cơ quan giác quan của giống chó bản địa dạng sói với số cá thể chó là 30 cá thể ở các giai đoạn phát triển khác nhau của chó (giai đoạn chó choai và giai đoạn chó trưởng thành) và so sánh khả năng nhìn của các tính biệt đực và cái ở giai đoạn trưởng thành. Ở đây chúng tôi không tiến hành đánh giá với giai đoạn chó con (sơ sinh đến 2 tháng tuổi) vì giai đoạn này chó mới sinh ra còn non, hầu như là chưa tách mẹ và còn phụ thuộc vào mẹ, các cơ quan trong cơ thể đang trong quá trình hoàn thiện, phát triển và việc đánh giá ở giai đoạn này không có nhiều ý nghĩa. 3.2.1. Đặc điểm thị giác giống chó bản địa dạng sói
  • 49. 39 3.2.1.1. Đặc điểm thị giác của giống chó bản địa dạng sói giai đoạn chó choai Kết quả về khả năng thị giác của giống chó bản địa dạng sói giai đoạn chó choai được trình bày tại bảng 3.5 và phụ lục 2. Bảng 3.5. Khả năng thị giác của giống chó bản địa dạng sói giai đoạn chó choai Tháng tuổi Khoảng cách nhìn (m) (n = 30) Min Mean ± SE Max CV (%) 3 tháng 69 82,06 ± 0,99 91 6,64 4 tháng 85 99.03 ± 1,57 119 8,73 5 tháng 125 145,73 ± 1,86 165 6,99 6 tháng 164 171,53 ± 1,01 186 3,22 7 tháng 175 190,73 ± 1,58 206 4,56 8 tháng 185 209,06 ± 1,74 226 4,57 Qua bảng 3.5 cho thấy khả năng thị giác của giống chó bản địa dạng sói giai đoạn chó choai 3 – 8 tháng tuổi tăng dần qua các tháng tuổi. Tại thời điểm 3 tháng tuổi khoảng cách nhìn thấy trung bình của chó đạt 82,06 m và khả năng nhìn đạt cực đại đạt 91 m. Đến 4 tháng tuổi khoảng cách nhìn trung bình đạt 99,03 m và đạt cao nhất là 119 m. Khoảng cách nhìn thấy của chó tăng nhanh ở các tháng 5 và 6. Tại thời điểm 5 tháng tuổi khoảng cách nhìn thấy trung bình đạt 145,73 m, đến thời điểm 6 tháng tuổi khoảng cách nhìn thấy của chó tăng lên nhanh và đạt trung bình 171,53 m. Tại thời điểm 7 tháng tuổi khoảng cách nhìn trung bình của chó đạt 190,73 m và đạt cực đại ở khoảng cách 206 m. Đến cuối giai đoạn (8 tháng tuổi) khoảng cách nhìn thấy của chó đạt trung bình 209,06 m và
  • 50. 40 đạt cực đại 226 m. Như vậy ở giai đoạn chó choai từ 3 – 8 tháng tuổi khả năng thị giác của giống chó bản địa dạng sói tăng nhanh qua từng tháng tuổi. 3.2.1.2 Đặc điểm thị giác của giống chó bản địa dạng sói giai đoạn chó trưởng thành Kết quả về khả năng thị giác của giống chó bản địa dạng sói giai chó trưởng thành 9 – 12 tháng được trình bày tại bảng 3.6 và phụ lục 2. Bảng 3.6. Khả năng thị giác của giống chó bản địa dạng sói giai đoạn trưởng thành Tháng tuổi Khoảng cách nhìn (m) (n=30) Min Mean ± SE Max CV (%) 9 tháng 205 230,23 ± 1,55 245 3,70 10 tháng 223 240,56 ± 1,12 254 2,55 11 tháng 226 244,46 ± 1,25 258 2,80 12 tháng 226 245,60 ± 1,27 260 2,84 Kết quả tại bảng 3.6 cho thấy khả năng thị giác giai đoạn 9 – 12 tháng tuổi tăng chậm dần và có xu hướng ổn định tại thời điểm 11, 12 tháng tuổi. Cụ thể tại thời điểm 9 tháng tuổi khoảng cách nhìn thấy trung bình đạt 230,23 m, đến thời điểm 11 và 12 tháng tuổi khoảng cách nhìn thấy trung bình tương ứng 244,46 m và 245,60 m. Như vậy, tương tự như các cơ quan, bộ phận khác của cơ thể như khối lượng, kích thước các chiều đo cơ thể…thì khả năng thị giác của giống chó bản địa dạng sói có xu hướng ổn định ở thời điểm 11 – 12 tháng tuổi. Kết quả công bố của Lâm Hồng (2008) [25] trên giống chó Berger chó có thể nhìn thấy được ở khoảng cách từ 300 – 400 m. Theo Vladimir Sokolov (2001) [26] cho biết chó Berger có thể nhìn thấy được khoảng cách từ 320 – 340 m.