SlideShare a Scribd company logo
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THU THỦY
PHÁT HUY GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
HÀ NỘI - 2018
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THU THỦY
PHÁT HUY GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Mã số: 62 22 03 08
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. ĐỖ THỊ THẠCH
2. TS. NGHIÊM SĨ LIÊM
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Thủy
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI 5
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 5
1.2. Giá trị của các công trình đã được tổng quan và vấn đề đặt ra cần tiếp tục
nghiên cứu trong luận án 22
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT HUY GIÁ TRỊ
GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY 26
2.1. Cơ sở lý luận 26
2.2. Nội dung, phương thức, chủ thể và sự cần thiết phát huy giá trị gia đình
truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng
sông Hồng hiện nay 37
2.3. Những yếu tố tác động đến phát huy giá trị gia đình truyền thống trong
xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay 51
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT HUY GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH TRUYỀN
THỐNG TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY 72
3.1. Thực trạng phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình
văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay 72
3.2. Những vấn đề đặt ra từ việc phát huy giá trị gia đình truyền thống trong
xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay 101
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY
GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH
VĂN HÓA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY 114
4.1. Những quan điểm cơ bản phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây
dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay 114
4.2. Những giải pháp chủ yếu phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây
dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay 122
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 164
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng
GĐTT : Gia đình truyền thống
GĐVH : Gia đình văn hóa
HTCT : Hệ thống chính trị
KTTT : Kinh tế thị trường
TCH : Toàn cầu hóa
UBND : Ủy ban nhân dân
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, là một xã hội thu nhỏ, trong đó hiện diện đầy đủ
các quan hệ xã hội như quan hệ kinh tế, quan hệ giáo dục, quan hệ văn hoá, quan hệ tổ
chức… Gia đình chính là cơ sở để kiến tạo nên một xã hội rộng lớn. Do đó, sự trường
tồn của mỗi quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại và trình độ phát triển
của mỗi gia đình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “… Nhiều gia đình cộng lại mới thành
xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã
hội là gia đình” [78, tr.111].
Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Để đạt được mục
tiêu trên, Đảng, Nhà nước yêu cầu các cấp, ngành, cộng đồng và nhân dân phải thực
hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, trong đó chú trọng xây dựng “Gia đình văn hóa” là
nhiệm vụ hết sức cơ bản. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ:
“Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã
hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống, hình thành nhân cách…
con người và nền văn hóa Việt Nam” [32, tr.77].
Quán triệt quan điểm của Đảng, ngày 4 tháng 5 năm 2001, Thủ tướng Chính
phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Quyết định số
72/2001/QĐ-TTg lấy ngày 28 tháng 6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam. Ngày
29 tháng 5 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 629/QĐ-TTg “phê
duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”,
trong đó nêu rõ: “… Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc là một trong
các mục tiêu quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011
- 2020, đồng thời cũng là trách nhiệm của mọi gia đình trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [127, tr.1]. Đồng thời, Chiến lược cũng
đã chỉ ra việc xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH) ở Việt Nam hiện nay không thể
không kế thừa, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống đã được hình thành,
chắt lọc, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bời vì, văn hoá của một dân tộc
nói chung, văn hoá gia đình nói riêng là một dòng chảy lịch sử, xuyên suốt từ truyền
thống đến hiện đại.
2
Đồng bằng sông Hồng là một trong những cái nôi văn hóa của Việt Nam, là quê
hương giàu truyền thống cách mạng, nơi cư trú và sinh sống của nhiều gia đình truyền
thống (GĐTT). Trong giai đoạn hiện nay, đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) có tiềm năng
to lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, điều kiện tự nhiên, truyền thống văn hóa…
tạo ra lợi thế phát triển cao hơn so với nhiều vùng khác trong cả nước. Theo đó, việc phát
huy những giá trị của GĐTT trong xây dựng GĐVH cũng có những thuận lợi đáng kể:
tăng trưởng kinh tế cao, trình độ dân trí tốt, nhận thức xã hội của người dân khá cao, vị trí
địa lý thuận lợi cho giao lưu văn hóa…
Tuy nhiên, trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH cũng có nhiều vấn đề đang
đặt ra cần phải được nghiên cứu làm sáng tỏ. Nổi bật như: chưa có sự thống nhất,
tường minh trong nhận thức về giá trị GĐTT; chưa được cụ thể hóa đầy đủ các giá trị
của GĐTT thành các tiêu chuẩn, tiêu chí của danh hiệu GĐVH; hoạt động của các
chủ thể phát huy, nhất là của các cơ quan quản lý Nhà nước chưa đủ mạnh; nhận thức
của người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát huy các giá trị GĐTT chưa
đầy đủ, sâu sắc… Những hạn chế này dẫn đến tình trạng một bộ phận gia đình, người
dân trong vùng chưa phân biệt rõ những giá trị nào của GĐTT cần phát huy, những
nội dung nào không còn giá trị, không phù hợp với yêu cầu mới hiện nay, phát huy
những giá trị GĐTT bằng cách nào, v.v...
Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng và những bất cập nêu trên, tác giả chọn
đề tài: “Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở
vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay” làm luận án tiến sĩ với mong muốn góp phần
tìm ra những giải pháp khả thi để phát huy các giá trị tốt đẹp của GĐTT trong xây
dựng GĐVH ở vùng ĐBSH trong bối cảnh mới hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và phân tích làm rõ thực trạng phát huy giá trị GĐTT trong
xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH, luận án đề xuất một số quan điểm, giải pháp chủ yếu
nhằm phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH đáp ứng yêu cầu
đổi mới hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài liên quan đến luận án.
- Khái quát cơ sở lý luận phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở
vùng ĐBSH.
3
- Làm rõ thực trạng phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng
ĐBSH và vấn đề đặt ra hiện nay.
- Đề xuất một số quan điểm, giải pháp phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng
GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu giá trị GĐTT và phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng
GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu phát huy giá trị GĐTT Việt Nam, trong đó
chủ yếu là giá trị văn hoá truyền thống của gia đình trong xây dựng GĐVH ở vùng
ĐBSH hiện nay, bao gồm giá trị đạo đức, giá trị giáo dục, giá trị tâm lý, tình cảm và giá
trị ý thức cộng đồng của GĐTT.
- Về không gian: Luận án nghiên cứu việc phát huy giá trị GĐTT trong xây
dựng GĐVH ở vùng ĐBSH thông qua nghiên cứu thực trạng ở một số tỉnh có tính
chất đại diện cho vùng như: Hà Nội - trung tâm vùng, thủ đô của cả nước; Vĩnh
Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên - phía Bắc vùng ĐBSH; Thái Bình, Nam Định - phía
Nam vùng ĐBSH.
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu việc phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng
GĐVH ở vùng ĐBSH thời kỳ đổi mới, đặc biệt là từ khi có Nghị quyết Trung ương 5,
khoá VIII (1998) về xây dựng văn hoá, GĐVH đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận và phương pháp luận
- Luận án thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
về vấn đề gia đình và xây dựng GĐVH ở Việt Nam hiện nay.
- Luận án cũng kế thừa tài liệu, công trình của các nhà nghiên cứu, các hoạt động
thực tiễn ở Việt Nam và thế giới liên quan đến vấn đề gia đình và xây dựng GĐVH.
- Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp cụ thể để
giải quyết nhiệm vụ, mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.
4
4.2. Phương pháp cụ thể
Luận án sử dụng nhiều phương pháp trong nghiên cứu chuyên ngành triết học -
chính trị xã hội như: lôgic - lịch sử, phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp… Ngoài ra
luận án đã sử dụng phương pháp thu thập thông tin, gồm:
Thông tin thứ cấp: thu thập tư liệu, tài liệu, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của
Đảng, báo cáo, thống kê của các cơ quan chức năng có thẩm quyền và kết quả của các
công trình nghiên cứu đã công bố về vấn đề gia đình, giá trị GĐTT và xây dựng
GĐVH ở vùng ĐBSH, ở Việt Nam hiện nay.
Luận án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học thông qua phiếu hỏi đối với
một số chỉ tiêu đánh giá như: thực trạng nội dung, cách thức tuyên truyền, giáo dục và
chủ thể phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay… Đối
tượng hỏi là những người đã qua giáo dục phổ thông, đủ điều kiện nhìn nhận, đánh giá
quá trình nhận thức những giá trị GĐTT của bản thân từ khi sinh ra đến tuổi trưởng
thành ở vùng ĐBSH. Điều tra 06 tỉnh đại diện cho vùng như đã nêu trong phạm vi
nghiên cứu. Tổng số 900 phiếu chia đều cho 6 tỉnh, mỗi tỉnh 150 phiếu hỏi. Thời gian
thực hiện khảo sát từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2016.
5. Đóng góp mới của luận án
- Góp phần làm rõ thực trạng phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở
vùng ĐBSH và những vấn đề đang đặt ra hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu, khả thi nhằm thực hiện tốt phát huy giá trị
GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH trong giai đoạn hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Góp phần cung cấp một số luận cứ lý luận, thực tiễn cho việc hoạch định các chính
sách liên quan đến xâydựng GĐVH ở Việt Nam nói chung và vùng ĐBSH nói riêng.
- Làm tư liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy những
chuyên đề liên quan đến vấn đề gia đình, xây dựng GĐVH ở Việt Nam trong chuyên
ngành chủ nghĩa xã hội khoa học và các chuyên ngành liên quan như: xã hội học, chính
trị học, văn hoá học, phụ nữ học…
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án
được kết cấu thành 4 chương, 9 tiết.
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
William J. Goode, World Revolution and Family Patterns (Cách mạng thế
giới và các dạng thức gia đình), The Free Press [164]. Tác giả đã đề cập đến sự
thay đổi trong mô hình gia đình ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Tiểu vùng
Sahara và các nước Ả rập trong nửa thế kỷ 20 với những thay đổi của thể chế
chính trị của mỗi quốc gia cũng như sự biến đổi trong khu vực. Theo đó, tác giả đã
khảo sát, nghiên cứu quá trình công nghiệp hóa (CNH), đô thị hóa tác động đến
mọi mặt của đời sống gia đình, làm biến đổi về quy mô, cấu trúc, vấn đề hôn nhân
và các mối quan hệ trong gia đình… từ đó, đưa ra các mô hình gia đình mới phù
hợp với từng quốc gia, khu vực.
Michael Anderson, Family structure in nineteeth century Lancashir (Hình
thái gia đình người Lancashir thế kỷ 19), Cambridge University press [163]. Nội
dung cuốn sách đề cập đến tác động của CNH, đô thị hóa đến mối quan hệ họ
hàng của các tầng lớp lao động thế kỷ 19 ở Lancashir và tại sao mọi người nên
quan tâm, duy trì mối quan hệ họ hàng hơn là đối với những người khác trong đời
sống xã hội của họ. Tác giả đã trình bày về cơ cấu hộ gia đình, mô hình cư trú,
doanh thu dân số trong các thị trấn, mô hình di cư, tỷ lệ đói nghèo, vai trò của gia
đình trong tìm nhà và việc làm cho người thân. Ông cũng đề cập đến tuổi kết hôn,
xung đột giữa cha mẹ và con cái, chăm sóc trẻ con khi các bà mẹ đi làm. Ông đã
tiến hành khảo sát, so sánh các tình huống cụ thể tại vùng nông thôn Lancashire
trước và trong khi xảy ra nạn đói ở Ai Len, đồng thời đưa ra phát hiện của mình về
sự biến đổi gia đình trong bối cảnh văn hóa, lịch sử đa dạng ấy. Ông cũng khẳng
định, cuộc sống của các cư dân Lancashire được đáp ứng tốt nhất khi có sự giúp
đỡ của họ hàng.
6
Jessie Bernard, The future of marriage (Tương lai của hôn nhân), Yale
University Press [162]. Cuốn sách luận bàn về hôn nhân, giới tính, những thay đổi
trong hành vi hôn nhân, quan điểm, kiến thức, sự chênh lệch giữa hôn nhân của
nam giới và nữ giới. Jessie Bernard cũng đưa ra dự đoán các cặp vợ chồng ngày
nay đang phải đấu tranh để cải thiện cuộc sống hôn nhân bằng cách cùng nhau làm
việc, chia sẻ việc nuôi dạy con cái, kết hợp hài hòa trách nhiệm liên kết trong gia
đình với quyền tự chủ cá nhân…
Janet Finch, Family obligations and social change (Gia đình và đời sống
gia đình), Cambrige: Polity Press [161]. Cuốn sách luận bàn về bản chất của cuộc
sống gia đình, đặc biệt là các khái niệm về trách nhiệm, nhiệm vụ và nghĩa vụ. Tác
giả đã xem xét các cuộc tranh luận chính trị phổ biến trong lĩnh vực này từ tập hợp
các tài liệu nghiên cứu trong các khoa học xã hội. Bà dựa vào quan điểm lịch sử,
sử dụng các bằng chứng thực nghiệm về các gia đình đương đại, nêu bật những
khoảng trống trong nghiên cứu về những chủ đề này. Toàn bộ luận bàn được đặt ra
trong bối cảnh những thay đổi kinh tế, xã hội ở thế kỷ 20 bao gồm chính sách xã
hội, các điều khoản về an sinh xã hội đã tạo ra áp lực bên ngoài đối với cuộc sống
gia đình. Tác giả cho rằng điều này ảnh hưởng đến nhu cầu hỗ trợ và năng lực của
các thành viên trong gia đình để thực hiện chúng.
Charles L.Jones, Lorne Tepperman, Susannach J.Wilson, The futures of
the Family (Tương lai của gia đình) [20]. Nội dung cuốn sách bàn về sự biến đổi
của gia đình, những vấn đề của gia đình đương đại và dự báo gia đình trong
tương lai dựa vào sự nghiên cứu vấn đề hôn nhân, vấn đề nữ quyền, bình đẳng
giới... Các tác giả đã chỉ ra rằng, gia đình dựa trên cơ sở hôn nhân nhưng không
chỉ dừng lại ở đó, nó còn bao gồm cả mối liên hệ với các thế hệ trong gia tộc,
dòng họ. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại, toàn cầu hóa
(TCH) và hội nhập quốc tế đã tác động ngày càng sâu, rộng đến gia đình, làm
biến đổi cấu trúc, thậm chí là bản chất của nhiều gia đình trên thế giới. Qua
nghiên cứu, các tác giả cũng dự báo tương lai sẽ tồn tại nhiều loại mô hình gia
đình khác nhau, trong đó đáng lưu ý là gia đình đồng tính (phá vỡ bản chất, chức
năng của GĐTT).
7
Elaine Leeder, The Family in Global Prespective - A Gendered Journey
(Gia đình theo quan điểm toàn cầu - Hành trình giới tính), Sage Publications
[160]. Tác giả Elaine Leeder đã sử dụng nhiều quan điểm lịch sử, lý luận, so sánh
khác nhau để mở rộng sự hiểu biết liên văn hóa về cuộc sống gia đình. Cuốn sách
khảo sát sự đa dạng cuộc sống gia đình ở các nước phương Tây đối chiếu chúng
với những câu chuyện gia đình ở các vùng của Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La
Tinh. Sau khi so sánh lịch sử của gia đình ở nhiều nơi trên thế giới, Elaine Leeder
đã phân tích sự tác động của TCH đến cấu trúc gia đình, hành vi giới tính, các mối
quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình, dân tộc, tôn giáo, sắc tộc và các vấn đề về
giáo dục, bạo lực, chính sách xã hội liên quan đến đời sống gia đình. Cuốn sách đã
được đánh giá là một cuốn sách giáo khoa hỗ trợ, bổ sung lý tưởng cho các khóa
học về hôn nhân, gia đình, đồng thời là nguồn tài liệu quý phục vụ cho nghiên cứu
gia đình, công tác xã hội, xã hội học, tâm lý và nghiên cứu phụ nữ…
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về gia đình và giá trị gia đình
truyền thống
Mai Huy Bích, Xã hội học gia đình [8]. Tác giả tiếp cận gia đình từ góc độ
nghiên cứu xã hội học với những nội dung chia làm bảy chương bàn về: định
nghĩa gia đình; quan điểm xã hội học về gia đình; sự đa dạng của các hình thái gia
đình; hôn nhân và gia đình theo quan điểm giới; đường đời và sự phát triển, biến
đổi của gia đình theo đường đời; biến đổi gia đình và các cách tiếp cận lý thuyết
về gia đình. Qua nội dung cuốn sách, có thể thấy tác giả đã luận giải nhiều vấn đề
vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn quan trọng về gia đình. Cuốn sách
đã góp phần làm cho việc nghiên cứu bức tranh về gia đình ngày càng mang tính
tổng thể, khái quát nhưng lại rõ nét và sáng tỏ hơn.
Lê Trọng Ân, Tìm hiểu tác phẩm: Nguồn gốc gia đình của chế độ tư hữu và
của nhà nước [3]. Tác giả đã giới thiệu, định hướng cho người đọc nghiên cứu
một cách toàn diện, có kết quả về tác phẩm kinh điển quan trọng này. Trên cơ sở
phân tích tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, tác giả đã khẳng định:
những chỉ dẫn lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin chính là lý luận cơ sở và cần
thiết cho việc nghiên cứu gia đình hiện đại, GĐVH ở Việt Nam hiện nay.
8
Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý, Gia đình học [60]. Cuốn sách là một công
trình nghiên cứu khoa học công phu, hệ thống. Các tác giả đã làm nổi bật một số
nội dung nghiên cứu lý thuyết hướng vào việc xây dựng, phát triển chuyên ngành
gia đình học; làm rõ được những đặc điểm của gia đình Việt Nam trong truyền
thống và những đặc trưng của quá trình hình thành, phát triển của gia đình Việt
Nam từ truyền thống đến hiện đại; làm rõ được khía cạnh giới trong gia đình và xã
hội; những vấn đề về quản lý nhà nước về gia đình và nêu lên những định hướng,
giải pháp cũng như điều kiện để thực hiện những giải pháp xây dựng gia đình Việt
Nam phù hợp với yêu cầu của giai đoạn hiện nay.
Cuốn sách của Lê Thị Quý, Quản lý nhà nước về gia đình: lý luận và thực
tiễn [101] đã viết và tập hợp bài viết của một số nhà nghiên cứu về lĩnh vực quản
lý Nhà nước về gia đình. Đây là tài liệu hữu ích, cung cấp cho tác giả luận án
những kiến thức cơ bản của lý luận quản lý nhà nước về gia đình, đồng thời nó là
tài liệu thực địa ở một số địa phương để phục vụ cho việc nghiên cứu, xây dựng
GĐVH ở vùng ĐBSH trong giai đoạn hiện nay, cụ thể như: nghiên cứu mô hình
can thiệp và địa chỉ tin cậy phòng chống bạo lực gia đình tại tỉnh Thái Bình [101,
tr.317, 326]; nghiên cứu vấn đề quản lý gia đình ở huyện Kiến Thụy, Hải
Phòng…[101, tr.338].
Gia đình truyền thống và giá trị GĐTT là vấn đề được nhiều tác giả quan
tâm, nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Qua tổng quan các công trình nghiên
cứu, có thể chia thành ba nhóm nghiên cứu sau:
Thứ nhất, nhóm nghiên cứu về các nghi thức, nghi lễ, những tập tục, ứng
xử trong gia đình cụ thể: thờ cúng tổ tiên trong gia đình, cưới xin truyền thống,
giao tiếp vợ chồng… chủ yếu với mục đích hướng dẫn thực hiện, thực hành. Ví
dụ như:
Lê Minh, Những tình huống ứng xử trong gia đình [85]. Cuốn sách đề cập
đến những điều thường gặp trong gia đình như ứng xử giữa vợ chồng, cha mẹ
với con cái, giữa ông bà với cháu chắt, giữa anh chị em với nhau và giữa gia
đình với dòng họ, cộng đồng, xã hội. Tác giả phân tích những tình huống ứng xử
diễn ra trong gia đình của người Việt Nam trong lịch sử đã tác động rất lớn,
quyết định đến việc hình thành nhân cách trẻ thơ. Từ đó, giúp người đọc rút ra
9
bài học, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho con người trong mỗi gia đình
hiện nay.
Vũ Văn Khiếu, Đất lề quê thói (phong tục Việt Nam) [64]. Tác giả đã thông
qua 12 chương viết với các phân đoạn nhỏ và sử dụng nhiều câu ca dao, tục ngữ,
thơ, vè… để thể hiện về văn hoá, phong tục Việt Nam. Cuốn sách đã được các nhà
nghiên cứu đánh giá cao. Nội dung của nó thể hiện khá đầy đủ và sâu sắc về
phong tục của Việt Nam. Cuốn sách được coi như một bách khoa toàn thư thu nhỏ
về văn hóa và phong tục cổ truyền Việt Nam. Thông qua nội dung cuốn sách,
người đọc sẽ thấy đất lề, quê thói còn tồn tại lâu dài, nó đã ăn sâu vào tiềm thức,
tâm thức của người Việt.
Bùi Xuân Mỹ, Lễ tục trong gia đình người Việt Nam [90]. Cuốn sách được
kết cấu thành 9 chương nội dung bao gồm: Chương 1 - Sơ sinh, thơ ấu; chương 2 -
Trưởng thành; chương 3 - Hôn nhân; chương 4 - Về già; chương 5 - Tang ma;
chương 6 - Quan hệ; chương 7 - Thờ phụng tổ tiên; chương 8 - Tín ngưỡng dân
gian và chương 9 - Các lễ tết trong năm. Cuốn sách đã phân tích các lễ tục trong
gia đình Việt Nam để thấy rõ được cách lý giải thế giới, những suy nghĩ, khát
vọng vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn của con người Việt Nam trong lịch sử để
từ đó tiếp tục kế thừa những điểm hợp lý, đồng thời xoá bỏ được những hủ tục, mê
tín dị đoan trong thực hiện lễ tục của gia đình người Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, nhóm nghiên cứu đầy đủ về văn hoá GĐTT trên tất cả các phương
diện, điển hình như:
Toan Ánh, Nếp cũ, con người Việt Nam, phong tục cổ truyền - Thành phố
Hồ Chí Minh [2]. Cuốn sách đã giúp người đọc tìm hiểu phong tục Việt Nam qua
những tục lệ trong gia đình như sinh con, nuôi nấng, dạy dỗ con, việc gây dựng
tương lai cho con cái…, đồng thời thông qua lễ, tết, hội hè... tác giả góp phần tô
đậm thêm bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam của tập hợp tác giả Đặng Văn
Lung, Nguyễn Sông Thao và Hoàng Văn Thụ [71]. Cuốn sách giúp người đọc biết
và hiểu sâu hơn về các phong tục, tập quán thông qua lễ, tết, tục hội, tang ma, hôn
nhân… của dân tộc Việt và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
10
Thứ ba, nhóm nghiên cứu về văn hoá truyền thống của người Việt, trong đó
văn hoá gia đình là thành tố cấu thành quan trọng nhất. Các công trình nghiên cứu
tiêu biểu như:
Chương trình KX-07-02: Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam
hiện nay của Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang [67]. Ở công trình này, dưới quan
điểm khách quan, tinh thần khoa học, các tác giả đã nghiên cứu và trình bày một
cách cụ thể về quá trình hình thành, phát triển và sự biến đổi của các giá trị truyền
thống Việt Nam trong lịch sử. Đồng thời, với quan điểm lịch sử cụ thể, công trình
đã nêu lên những truyền thống của con người Việt Nam (bao gồm cả truyền thống
của gia đình), ở đó có cả những mặt mạnh và mặt yếu. Từ đó, các tác giả đã mạnh
dạn đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm phát huy những giá trị, khắc
phục những hạn chế của truyền thống Việt Nam nhằm thực hiện thắng lợi sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.
Công trình: Giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam của Trần Văn Giàu
[42]. Nội dung của cuốn sách đã khái quát cơ bản các khái niệm về giá trị tinh
thần truyền thống của dân tộc như: tinh thần yêu nước, đoàn kết, tấm lòng nhân ái,
đức tính trung thực, cần cù, sự sáng tạo, lạc quan, khiêm tốn, giản dị… trong cuộc
sống và những ảnh hưởng của lịch sử đối với sự phát triển các giá trị ấy trong quá
khứ, hiện tại. Thông qua cuốn sách, giúp tác giả có cái nhìn toàn diện, chính xác
hơn về cơ sở hình thành, cũng như nội dung, biểu hiện của những giá trị tinh thần
truyền thống của dân tộc Việt Nam trong đó có giá trị GĐTT. Những giá trị tinh
thần ấy, đều thấm đượm trong các mối quan hệ từ trong gia đình, dòng họ, làng xã
đến cộng đồng, xã hội và trở thành sức mạnh của dân tộc Việt Nam.
Trần Quốc Vượng, Văn hoá Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm [157]. Cuốn
sách là một trong những công trình mang tính tổng hợp, “tập đại thành” đối với
những người làm công tác nghiên cứu văn hóa. Mỗi chương sách thực sự là một
khám phá chứa đựng những ý tưởng khoa học mới, độc đáo, khác lạ và sâu sắc
giúp gợi mở những hướng nghiên cứu mang tính liên ngành, đa ngành cho văn hóa
học hiện nay nói chung và cho các nhà nghiên cứu văn hóa khi tiếp cận nghiên
cứu văn hóa Việt Nam xưa - nay, giá trị GĐTT… nói riêng cả về nội dung lẫn
11
phương pháp tiếp cận. Trong cuốn sách, tác giả luận án quan tâm đến phần “những
vấn đề chung”, “văn hóa dân gian”, “ứng xử” và đặc biệt là nội dung “tâm thức
văn hóa cư dân châu thổ Bắc Bộ” từ trang 487 đến trang 500. Ở phần nội dung
này, Giáo sư đã lý giải việc gọi châu thổ Bắc Bộ, phân tích những điều kiện tự
nhiên, đặc điểm kinh tế, xã hội để hình thành nên văn hóa ứng xử của cư dân vùng
châu thổ Bắc Bộ trong xã hội nông nghiệp cổ truyền.
Phạm Xuân Nam, Gia đình Việt Nam - các giá trị truyền thống [92]. Trong
cuốn sách này, tác giả đã khẳng định: trải qua nhiều thế hệ gia đình Việt Nam đã
được hình thành, phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây
dựng nên bản sắc văn hoá dân tộc. Đồng thời, trên cơ sở phân tích thực tiễn đất
nước, tác giả cũng đưa ra dự báo về xu hướng vận động, biến đổi của các giá trị
truyền thống trước sự tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường (KTTT) và quá
trình hội nhập quốc tế.
Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên, Giá trị truyền thống trước
thách thức của toàn cầu hóa [22]. Cuốn sách đã đề cập đến các giá trị truyền
thống (trong đó có cả giá trị truyền thống trong gia đình) và những vấn đề liên
quan đến TCH. Qua đó, luận bàn đến những thách thức, khó khăn cũng như những
cơ hội do TCH mang đến với việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của
dân tộc Việt Nam.
Đặng Cảnh Khanh, Gia đình, trẻ em và sự kế thừa các giá trị truyền thống
[59]. Tác giả Đặng Cảnh Khanh đã biên soạn cuốn sách với mục đính cung cấp
kiến thức và nhận thức lại một cách nghiêm túc, sâu sắc đối với người học, nghiên
cứu những vấn đề liên quan đến gia đình, đặc biệt là tầm quan trọng của gia đình
và cộng đồng trong việc giữ gìn các giá trị truyền thống tốt đẹp, phát huy tính ưu
việt của tinh hoa văn hóa dân tộc, xây dựng GĐVH, hạnh phúc trên cơ sở gìn giữ,
tiếp thu các giá trị văn hóa trong GĐTT Việt Nam. Nội dung cuốn sách đã giải
quyết được các vấn đề cơ bản như: khái quát cơ sở lý luận về vai trò của gia đình
và cộng đồng trong việc giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống; Phân tích thực
trạng việc giáo dục các giá trị truyền thống trong gia đình và cộng đồng; rút ra một
số nhận định và khuyến nghị. Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả
12
luận án khi tiến hành nghiên cứu, phân tích thực trạng giáo dục các giá trị văn hóa
GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay.
Đặng Phương Kiệt, Gia đình Việt Nam những giá trị truyền thống và các
vấn đề tâm - bệnh lý xã hội [65]. Cuốn sách tập hợp nhiều bài viết đánh giá xác
thực về những truyền thống quý giá của gia đình Việt Nam, những biến đổi của
gia đình Việt Nam trong thời hiện đại, vấn đề giáo dục gia đình… được các tác giả
nghiên cứu từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau như: văn hoá, tâm lý, giáo dục, mỹ
học, lịch sử… Ngoài những nội dung về gia đình nêu trên, cuốn sách cũng đã khắc
họa được bức tranh hiện thực về một số vấn đề “bệnh lý xã hội” đã và đang xuất
hiện trong một bộ phận các gia đình Việt Nam hiện nay như: những bất hòa trong
đời sống vợ chồng, ly thân, ly hôn, quan hệ cha mẹ - con cái, các vấn đề liên quan
đến bạo lực gia đình, bạo hành trẻ em… cùng những thách thức mà gia đình phải
vượt qua để phát huy tốt các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam trong xây
dựng gia đình mới, GĐVH.
Nguyễn Thế Long, Gia đình - Những giá trị truyền thống [70]. Dưới góc độ
của nhà giáo dục và xã hội học, tác giả Nguyễn Thế Long đã trình bày những bài
tiểu luận ngắn các quan điểm của mình về những giá trị truyền thống văn hóa của
gia đình và dân tộc mà ngày nay cần phải kế thừa, phát huy trong xây dựng gia
đình mới, GĐVH. Trong cuốn sách, tác giả cho rằng, giáo dục con em tiếp thu và
phát huy giá trị truyền thống lâu đời của gia đình là việc làm cần thiết và rất quan
trọng trong xây dựng gia đình và đất nước hiện nay. Nội dung giáo dục bao gồm
các giá trị truyền thống như: truyền thống hiếu học và “Tôn sư trọng đạo”; truyền
thống đạo đức; truyền thống tâm linh và truyền thống thẩm mỹ... Theo ông, những
nội dung giáo dục trên chính là giá trị truyền thống lâu đời của một gia đình, một
dòng họ, nó có một sức mạnh vô hình thúc giục, động viên mọi người trong gia
đình, dòng họ vươn lên thực hiện những hoài bão lớn đồng thời, góp phần tạo nên
truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Tóm lại, ở cả ba nhóm công trình nghiên cứu về GĐTT và giá trị GĐTT
như trên, mặc dù có cách tiếp cận khác nhau nhưng về cơ bản đều nhìn nhận văn
13
hoá GĐTT dưới góc độ đề cao như là những chuẩn mực mà con người, gia đình
hiện nay cần kế thừa, phát huy.
1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu về thực trạng và xu hướng biến đổi
của gia đình Việt Nam hiện nay
Nguyễn Hữu Minh, Gia đình Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập từ cách tiếp cận so sánh [88]. Cuốn sách bao gồm 31 bài
viết khoa học có chất lượng, hàm lượng khoa học cao của cả các nhà nghiên cứu
trong nước và nước ngoài khi tham dự hội thảo khoa học cùng tên tại Viện nghiên
cứu Gia đình và Giới. Nội dung cuốn sách giúp cho người đọc có cái nhìn khách
quan, đang dạng về những vấn đề cụ thể như:
Thứ nhất, nghiên cứu gia đình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
(CNH, HĐH) và hội nhập quốc tế từ cách tiếp cận so sánh. Các tác giả nhấn mạnh
đến tầm quan trọng của gia đình trong sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập. Luận bàn
về vai trò của người phụ nữ trong gia đình, về sự phân hóa chức năng giáo dục
trong quá trình biến đổi cấu trúc xã hội và về vị thế kinh tế, xã hội của gia đình.
Thứ hai, nghiên cứu sự biến đổi nhanh chóng cơ cấu, chức năng gia đình
Việt Nam từ sự giảm quy mô, tăng tỷ lệ gia đình hạt nhân, giảm tỷ số phụ thuộc
trong gia đình đến những thay đổi về chức năng gia đình trong quá trình thực hiện
CHN, HĐH và hội nhập. Thông qua các bài viết, có thể thấy chức năng xã hội hóa
của gia đình có nhiều biến đổi: cha mẹ ít có thời gian quan tâm đến giáo dục con
cái hơn trước trong khi con cái của họ lại đang dành nhiều thời gian vui chơi, đàn
đúm với bạn bè, tham gia các mạng xã hội. Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài
gia đình như sự du nhập, tác động của văn hóa ngoại lai, các hành vi tệ nạn xã hội,
internet, games… đến việc giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách cho con cái ngày
càng tăng lên. Sự bảo lưu thậm chí là rập khuôn đậm nét các quan niệm truyền
thống của người dân về hôn nhân và gia đình. Mối quan hệ tâm lý, tình cảm gắn
kết giữa vợ - chồng, cha mẹ - con cái trong gia đình, chức năng tái sinh sản của
gia đình… cũng thay đổi rõ rệt.
Thứ ba, nghiên cứu về giá trị gia đình. Ở mảng nghiên cứu này, các bài viết
đã cung cấp thông tin phong phú đa dạng về sự biến đổi mạnh mẽ các giá trị gia
đình như: sự thay đổi về quan niệm hôn nhân, quan niệm thủy chung, bình đẳng
14
giới, chữ hiếu… trong gia đình. Đồng thời, đề cập đến xu hướng thích con trai của
xã hội cũ vẫn còn tồn tại dẫn đến chênh lệch giới tính khi sinh, nam nhiều hơn nữ
gia tăng nhanh trong những năm gần đây. Mặt trái của sự tác động đẩy nhanh quá
trình đô thị hóa nông thôn khiến cho việc giáo dục giới tính, sức khỏe vị thành
niên gặp nhiều khó khăn và suy giảm ý thức cộng đồng ở nông thôn - một trong
những nét đặc trưng cơ bản của xã hội truyền thống.
Thứ tư, nghiên cứu về tính đa dạng của gia đình. Các bài viết đã cung cấp
những thông tin phong phú về đặc điểm gia đình ở các khu vực, các dân tộc, tôn
giáo và các loại hình gia đình khác nhau. Dưới sự tác động của kinh tế thị trường,
CNH, HĐH và hội nhập quốc tế đã làm cho quy mô, mức sinh, tuổi kết hôn, việc
chăm sóc gia đình, nuôi dưỡng, giáo dục con cái, mối quan hệ gia đình, dòng
họ…ở các gia đình có sự biến đổi. Đáng lưu ý, trong phần IV, là sự xuất hiện và
đang tăng lên nhanh chóng một loại gia đình mới - gia đình quốc tế, trong đó nổi
bật là các cô dâu Việt Nam lấy chồng nước ngoài thông qua môi giới…
Thứ năm, nghiên cứu về chính sách và hành động đối với sự phát triển của
gia đình. Nội dung các bài viết đề cập đến nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng và
vị trí của gia đình trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước của Đảng, của Nhà nước.
Nhiều văn bản pháp luật, chính sách, đề án, chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm
xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc… đã được ban hành và
triển khai. Tuy nhiên, hoạt động triển khai và thực thi chính sách gia đình vẫn còn
nhiều hạn chế, bất cập và gặp không ít khó khăn.
Những bài viết đã có cách đánh giá khách quan, khoa học về những biến
đổi trên các khía cạnh khác nhau của gia đình. Đây chính là nguồn tài liệu tham
khảo quý góp phần quan trọng trong việc hình thành luận cứ khoa học cho việc
xây dựng luật pháp, các nghị định, chính sách xã hội nhằm phát huy tối đa vai trò,
vị thế to lớn của gia đình trong công cuộc CNH, HĐH đất nước.
Nguyễn Linh Khiếu, Gia đình và phụ nữ trong biến đổi văn hoá xã hội ở
nông thôn [63]. Trong nội dung cuốn sách, tác giả khẳng định được vị trí, vai trò
to lớn của gia đình đối với sự phát triển cá nhân và xã hội cũng như vai trò của
phụ nữ nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời chỉ ra
15
được đặc điểm cơ bản của gia đình Việt Nam cùng những yếu tố tác động đến gia
đình, đến vai trò của người phụ nữ trong quá trình đô thị hoá. Từ đó, tác giả đã
đưa ra những dự báo về những biến đổi về gia đình trong mối quan hệ biến đổi đời
sống kinh tế, văn hoá ở nông thôn Việt Nam hiện nay.
Lê Thi, Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới [122]. Cuốn
sách đã đề cập đến sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi
mới với những nội dung: khái quát biến đổi về gia đình nói chung, sau đó đi sâu
vào nghiên cứu sự biến đổi của hôn nhân, vấn đề xã hội hóa trẻ em và việc thực
hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội đảng lần thứ IX (chương 1); Nghiên cứu mối
quan hệ trong gia đình từ cách tiếp cận giới, bất bình đẳng trong thực hiện chiến
lược dân số và phát triển bền vững ở Việt Nam, bạo lực gia đình, phân biệt đối xử
giữa con trai, con gái, ly thân, ly hôn, tâm trạng phụ nữ đơn thân…(chương 2), để
từ đó nghiên cứu xây dựng văn hóa gia đình và GĐVH.
Dương Thị Minh, Gia đình Việt Nam và vai trò của người phụ nữ trong
giai đoạn hiện nay [89], cũng đã bàn sâu về vấn đề nêu trên. Cuốn sách đã đề cập
đến các nhân tố tác động đến sự biến đổi gia đình và vai trò người phụ nữ trong
gia đình. Chỉ ra đặc điểm cơ bản của gia đình Việt Nam và xu hướng biến đổi vai
trò của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở phân tích thực tiễn, tác
giả đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của người phụ nữ
trong việc xây dựng gia đình mới, GĐVH ở Việt Nam.
Lê Ngọc Văn, Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam [154]. Cuốn sách
được chia làm ba phần, cụ thể: Phần 1, tác giả đã khái quát và hệ thống hoá về
những vấn đề cơ bản của gia đình và biến đổi gia đình; Phần 2, phân tích thực
trạng biến đổi gia đình Việt Nam hiện nay ở nội dung biến đổi chức năng gia đình
và cấu trúc gia đình. Trên cơ sở phân tích thực trạng ở phần 2, tác giả đã đưa ra
quan điểm về gia đình đồng thời đề cập đến những vấn đề đặt ra từ sự biến đổi gia
đình và đề xuất năm nhóm giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng gia đình trong thời
kỳ CNH, HĐH ở nước ta trong phần 3.
Ngoài những cuốn sách nêu trên còn có một số Luận án tiến sĩ nghiên cứu
thực trạng, xu hướng biến đổi của gia đình do tác động của kinh tế thị trường và
toàn cầu hóa như:
16
Nguyễn Thanh Bình, Những vấn đề cấp bách trong giáo dục con ở lứa tuổi
thiếu niên trong gia đình thành phố hiện nay [11]. Tác giả đã phân tích, làm rõ vai
trò của giáo dục gia đình, những vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay trong giáo dục
gia đình, nhất là giáo dục con ở lứa tuổi thiếu niên ở gia đình thành phố trong bối
cảnh KTTT, mở cửa và hội nhập quốc tế. Từ đó, tác giả đã đề xuất một số giải
pháp phù hợp góp phần tăng cường vai trò, chức năng giáo dục gia đình đối với
con cái, lứa tuổi thiếu niên ở thành phố.
Nghiêm Sĩ Liêm, Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước
ta hiện nay [68]. Luận án đã làm rõ các khái niệm “Gia đình”, “Giáo dục gia
đình”, “Vai trò của giáo dục gia đình”, “Thế hệ trẻ”, chỉ ra đặc điểm cũng như nội
dung của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ. Luận án đã xác định được những
yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục gia đình, đánh giá thực trạng giáo dục gia đình đối
với thế hệ trẻ ở nước ta và phân tích được những nguyên nhân cơ bản của thực
trạng cũng như những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết như: vẫn còn nhiều bất cập
trong việc giáo dục đạo đức, học tập văn hóa, giáo dục lao động và rèn luyện tính
tự lập cho trẻ giữa các vùng, miền, các giới; giáo dục giới tính cho thế hệ trẻ chưa
được các gia đình quan tâm đúng mực… Từ đó, đề xuất phương hướng và giải
pháp góp phần nhằm nâng cao vai trò của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở
nước ta trong thời kỳ đổi mới.
Nguyễn Thị Thọ, Đạo đức gia đình trong điều kiện kinh tế thị trường ở
nước ta hiện nay [125]. Luận án đã phân tích, làm rõ vai trò của đạo đức gia đình,
tác động của KTTT đến đạo đức gia đình trong giai đoạn hiện nay, từ đó đề xuất
các giải pháp phù hợp nhằm góp phần xây dựng, hoàn thiện đạo đức gia đình theo
hướng tiến bộ, tích cực.
Phạm Thị Bình, Tác động của kinh tế thị trường đến chức năng gia đình ở
Việt Nam hiện nay [12]. Luận án đã làm rõ được vai trò, chức năng của gia đình và
phân tích thực trạng tác động của KTTT đến chức năng gia đình để từ đó đề ra các
giải pháp phù hợp, khả thi nhằm củng cố và phát huy những mặt tích cực, hạn chế
những tác động tiêu cực trong thực hiện chức năng gia đình ở Việt Nam hiện nay.
Nguyễn Thị Minh Phương, Định hướng giáo dục cho con trong các gia
đình nông thôn ngày nay [98]. Luận án phân tích, làm rõ đặc điểm gia đình nông
17
thôn hiện nay và tập trung phân tích quá trình tương tác trong giáo dục con cái,
những tác động của gia đình đến quá trình học tập, kết quả học tập của học sinh.
Luận án chỉ rõ đường hướng lựa chọn giáo dục của gia đình trong bối cảnh chuyển
đổi của làng xã hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy, gia đình tiếp
tục giữ chức năng giáo dục con cái, nhưng yếu kém trong khả năng kiểm soát kiến
thức mà các con được dạy ở trường. Từ đó, đề ra giải pháp góp phần nâng cấp, cải
thiện giáo dục nhằm đáp ứng xu hướng nguyện vọng và mong đợi giáo dục đối với
con cái ở gia đình nông thôn trong bối cảnh hiện nay.
Đoàn Thị Thanh Huyền, Giáo dục pháp luật cho con cái trong gia đình
hiện nay [54]. Luận án đã nghiên cứu tình hình người chưa thành niên vi phạm
pháp luật và nhận thức của các bậc cha mẹ về vấn đề này nhằm nhận diện thực
trạng giáo dục pháp luật cho con cái lứa tuổi Trung học cơ sở, Trung học phổ
thông trong các gia đình tại tỉnh Quảng Ninh hiện nay. Từ đó, đề xuất một số giải
pháp góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục pháp luật cho con cái trong
gia đình hiện nay.
Lê Văn Hùng, Sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay [52].
Luận án đã góp phần làm rõ quan niệm về văn hóa gia đình và biến đổi văn hóa
gia đình. Phân tích những yếu tố chủ yếu tác động chủ yếu đến sự biến đổi văn
hóa gia đình như: TCH, CNH, đô thị hóa, KTTT hướng xã hội chủ nghĩa, chính
sách, pháp luật của Nhà nước và sự biến đổi của quy mô, cấu trúc, chức năng của
gia đình. Đánh giá thực trạng sự biến đổi văn hóa gia đình Việt Nam và nêu ra bốn
vấn đề đang đặt ra hiện nay cần giải quyết: nhiều mâu thuẫn mới phát sinh trong
gia đình do việc đề cao thái quá các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình hiện
đại làm giảm tính bền vững của gia đình Việt Nam; bạo lực gia đình diễn biến
phức tạp, khó kiểm soát phá vỡ giá trị, chuẩn mực hòa thuận, yêu thương trong gia
đình Việt Nam hiện nay; sự gia tăng các hiện tượng ngoại tình, ly thân, ly hôn và
xuất hiện một bộ phận giới trẻ coi thường các giá trị, chuẩn mực văn hóa của
GĐTT, cổ xúy cho văn hóa, lối sống phương Tây. Từ đó, luận án đề xuất bốn giải
pháp chủ yếu nhằm xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay, cụ thể: đẩy
mạnh phát triển kinh tế và các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ gia đình; đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật về gia đình; tôn trọng và đề cao các
18
giá trị, chuẩn mực trong quan hệ hôn nhân, gia đình; đẩy mạnh hoạt động xây
dựng GĐVH nhằm tôn vinh các giá trị, chuẩn mực tốt đẹp của văn hóa gia đình
Việt Nam.
1.1.2.3. Các công trình nghiên cứu về gia đình văn hóa và xây dựng gia
đình văn hóa ở Việt Nam
Trần Hữu Tòng, Trương Thìn, Xây dựng Gia đình văn hóa trong sự nghiệp
đổi mới [135]. Cuốn sách bao gồm tập hợp nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu
khác nhau về gia đình, xây dựng GĐVH trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam.
Trong bài Gia đình Việt Nam và xây dựng văn hóa gia đình trong công cuộc đổi
mới ở nước ta của Lê Thi, tác giả đã chỉ ra rằng: gia đình Việt Nam chịu sự tác
động mạnh của điều kiện kinh tế, xã hội đương thời nhưng lại có tính ổn định và
độc lập tương đối trong sự phát triển. Nó có tính quy luật vận động riêng, trong đó,
các “quan hệ kinh tế không đóng vai trò yếu tố cơ bản quyết định cuối cùng mà là
các quan hệ máu mủ, tình cảm và trách nhiệm” [122]. Chúng ta không thể đơn giản
chỉ lấy yếu tố kinh tế, sự biến động của xã hội để giải thích mọi hiện tượng xảy ra
trong đời sống tinh thần, tình cảm và biến đổi các mối quan hệ trong gia đình. Phải
xem xét, nghiên cứu sự biến đổi cấu trúc, chức năng, các mối quan hệ trong gia đình
từ cả hai phía: nội tại trong mỗi gia đình và sự tác động của yếu tố kinh tế, xã hội.
Cũng trong bài viết, tác giả đã phân tích sự tác động của yếu tố khoa học kỹ thuật,
kinh tế, xã hội... làm biến đổi văn hóa trong gia đình theo cả hướng tích cực và tiêu
cực. Vì vậy, xây dựng GĐVH hiện nay cần thiết phải kết hợp hài hòa văn hóa
GĐTT với các giá trị văn hóa hiện đại. Việc tiếp thu các giá trị tinh thần mới của
gia đình hiện đại không mâu thuẫn với việc giữ gìn, phát huy giá trị đạo đức truyền
thống tốt đẹp, vốn có của gia đình Việt Nam.
Hoàng Bích Nga, Để có một gia đình văn hóa [93]. Cuốn sách đã phân tích
tương đối hoàn chỉnh các yếu tố để có một gia đình văn hóa như: tình yêu và hôn
nhân, các giai đoạn phát triển của gia đình; sự giáo dục của cha mẹ đối với con
cái, các mối quan hệ trong gia đình như làm chồng, làm vợ, làm ông, làm bà, làm
con, làm cháu… và quan hệ với láng giềng, quê hương, đất nước. Thông qua nội
dung cuốn sách, người đọc có thể rút ra câu trả lời “để có một gia đình văn hóa”,
bản thân mỗi người trong gia đình phải thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của
19
mình đối với gia đình, sống giản dị, không tham những thú vui thiếu lành mạnh,
không xa vào các tệ nạn xã hội… Cuốn sách cũng chỉ rõ vai trò quan trọng của
cuộc vận động xây dựng GĐVH đối với sự hình thành, phát triển gia đình Việt
Nam trong thời đại mới, đồng thời, khẳng định cần phải tiếp tục duy trì thực hiện
“Phong trào xây dựng gia đình văn hóa” không chỉ ở chiều rộng mà cần thực hiện
theo chiều sâu để đạt kết quả, hiệu quả cao nhất.
Vũ Ngọc Khánh, Văn hoá gia đình Việt Nam [61]. Nội dung cuốn sách đã
phân tích, bao quát các khía cạnh: lịch sử gia đình Việt Nam từ cơ sở tâm linh để
tạo nên văn hóa; nề nếp và tập tục; những nét riêng, những hình ảnh đậm đà bản
sắc văn hóa; lễ thức gia đình… Tác giả đã đề cập đến vấn đề văn hoá gia đình và
phân tích những ảnh hưởng của nó từ khuynh hướng của tôn giáo, triết học, văn
học - nghệ thuật… thông qua đó để tìm hiểu, gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc được
ẩn chứa trong các gia đình.
Đỗ Thị Thạch, Về xây dựng Gia đình văn hóa Việt Nam dưới ánh sáng Đại
hội XI của Đảng [119]. Ở bài viết này, tác giả đã phân tích những điểm mới trong
Văn kiện Đại hội XI của Đảng về vấn đề gia đình và xây dựng gia đình văn hóa
như: phân tích về vị trí, vai trò của gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới, đồng thời
từ vị trí, vai trò đó tác giả đã đưa ra các phương hướng, giải pháp để xây dựng
thành công GĐVH trong tương lai theo ánh sáng của Đại hội XI.
An Thị Ngọc Trinh, Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá dân tộc trong xây
dựng văn hoá gia đình Việt Nam hiện nay [140]. Trong luận án này, tác giả tiếp
cận từ những giá trị văn hoá của dân tộc để phân tích, đánh giá và rút ra việc giữ
gìn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc trong việc xây
dựng văn hoá gia đình Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra, còn có các bài báo như: Trần Thị Tuyết Mai, Văn hoá gia đình và
xây dựng Gia đình văn hóa trong thời kỳ hội nhập [77]. Nội dung bài viết đã: đề
cập đến vai trò của gia đình và văn hóa gia đình trong đó có văn hóa GĐTT; chỉ ra
những thuận lợi, khó khăn của gia đình và văn hóa gia đình trước thách thức của
tiến trình hội nhập; rút ra những nội dung giá trị gia đình văn hóa và xây dựng giá
trị văn hóa gia đình trong thời kỳ mới; Phan Văn Phờ có bài, Vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh vào công tác xây dựng Gia đình văn hóa [96]. Bài viết đã làm rõ
20
được tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình, chỉ ra được tác động của đổi mới và hội
nhập đến gia đình Việt Nam hiện nay làm cho nhiều giá trị đạo đức trong gia đình
bị mai một, những chuẩn mực tình nghĩa, thủy chung, hòa thuận bị đảo lộn… từ
đó, đề xuất các giải pháp khả thi nhằm xây dựng gia đình Việt Nam trong bối cảnh
đổi mới và hội nhập quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
1.1.2.4. Các công trình nghiên cứu về gia đình vùng đồng bằng sông Hồng
Mai Huy Bích, Đặc điểm gia đình đồng bằng sông Hồng [7]. Tác giả
nghiên cứu đặc điểm, cấu trúc, chức năng của các gia đình vùng ĐBSH từ góc độ
dân tộc học và xã hội học. Trên cơ sở đó, làm rõ giữa tính cộng đồng và chức năng
tái sinh sản, chức năng xã hội hoá trẻ em, mục đích của hôn nhân trong gia đình
Việt Nam truyền thống và hiện đại.
Khuất Thu Hồng, Gia đình truyền thống - Một số tư liệu nghiên cứu xã hội
học [49]. Cuốn sách đã làm rõ vấn đề hôn nhân truyền thống ở Đồng bằng sông
Hồng, đồng thời hướng dẫn một số phương pháp phỏng vấn cá nhân và đưa ra kết
quả nghiên cứu vấn đề này tại Đại Đồng - Hà Tây cũ và Hà Nội.
Tô Duy Hợp, Sự biến đổi của làng - xã Việt Nam hiện nay (ở Đồng bằng
sông Hồng) [50]. Tác giả đã phân tích sự biến đổi của làng liên quan đến nhiều
vấn đề, trong đó có đề cập đến biến đổi văn hóa gia đình và dòng họ. Cũng trong
cuốn sách, tác giả cho rằng, gia đình nông thôn ở vùng đồng bằng sông Hồng đang
có một số biến đổi như: tính bình đẳng giữa vợ chồng được khẳng định hơn so với
truyền thống; tính áp chế của các thế hệ trước đối với thế hệ sau có xu hướng giảm
trong các quyết định quan trọng; xu hướng thống nhất những giá trị chung trong
gia đình được duy trì nếu nó không lệch chuẩn…
Phan Hồng Giang, Đời sống văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông Hồng và
sông Cửu Long [40]. Cuốn sách đã phân tích rất nhiều vấn đề trong đó có phân
tích thực trạng một số lĩnh vực của đời sống văn hóa nông thôn (qua nghiên cứu
định lượng), thực trạng các thiết chế và hoạt động văn hóa mới, vai trò truyền
thông đại chúng, dư luận xã hội trong đời sống văn hóa nông thôn ở vùng đồng
bằng sông Hồng và sông Cửu Long.
Lê Thị Thanh Hương, Ứng xử của người dân vùng Đồng bằng sông Hồng
trong gia đình [56]. Các tác giả cho rằng, việc ứng xử trong quan hệ gia đình ở
21
khu vực Đồng bằng sông Hồng hiện nay đã có những thay đổi nhất định như: vợ
chồng đã có sự sẻ chia, bàn bạc trong tổ chức sinh hoạt gia đình; ứng xử của cha
mẹ với con cái hiện nay có tính chất “mở” hơn, đã có phần tôn trọng “cái tôi” của
thế hệ con cái; và mặc dù đã có sự thay đổi về không gian sống, mô hình sống (gia
đình hạt nhân) sau khi kết hôn nhưng nhìn chung giữa cha mẹ và con cái đều
mong sao con cái có điều kiện tốt nhất để chăm sóc cha mẹ già còn cha mẹ già có
điều kiện hỗ trợ con cái.
Nguyễn Hữu Minh, Đời sống văn hóa của cư dân Hà Nội [87]. Nội dung
cuốn sách gồm tám chương tập trung phân tích về thực trạng và xu hướng phát triển
một số khía cạnh trong đời sống văn hóa của người dân Hà Nội hiện nay, trong đó
có mức độ hưởng thụ các hoạt động văn hóa và giải trí. Thực trạng đời sống văn
hóa của người dân Hà Nội được trình bày chủ yếu trên các bình diện: loại hình văn
hóa giải trí; phong tục, tập quán liên quan đến việc hiếu, hỷ; quan hệ trong gia đình
và họ hàng; sinh hoạt tín ngưỡng và tôn giáo; sinh hoạt cộng đồng…
Vũ Thị Huệ, Sự biến đổi của văn hóa gia đình đô thị ở Hà Nội từ 1986 đến
nay [51]. Tác giả đã phân tích sự biến đổi văn hóa gia đình ở các khía cạnh như:
biến đổi về giá trị; về quy mô và loại hình gia đình; về thể chế - lối sống; về hệ
thống biểu hiện của văn hóa gia đình. Trong luận án, tác giả cũng chỉ ra bốn yếu tố
tác động đến văn hóa gia đình cần nghiên cứu kỹ là yếu tố chính trị - xã hội, yếu
tố kinh tế, yếu tố văn hóa và yếu tố quốc tế…
Nguyễn Thị Ngân, Sự biến đổi của chức năng gia đình ở vùng Đồng bằng
sông Hồng trong bối cảnh hiện nay [94]. Đề tài đã làm rõ thực trạng biến đổi các
chức năng của gia đình ở vùng ĐBSH và phân tích các yếu tố tác động đến sự biến
đổi các chức năng của gia đình như: chức năng sinh đẻ; chức năng nuôi dưỡng và
giáo dục; chức năng kinh tế; chức năng tổ chức đời sống, cân bằng tâm-sinh lý.
Trên cơ sở phân tích đó, tác giả đã đưa ra những khuyến nghị về việc thực hiện
chức năng gia đình vùng ĐBSH trong bối cảnh hiện nay.
Lê Văn Thư, Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo phát triển văn
hóa - xã hội trong giai đoạn hiện nay [134]. Luận án góp phần làm rõ khái niệm,
nội dung và phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy ĐBSH đối với sự phát triển văn
22
hóa, xã hội ở địa phương. Đánh giá thực trạng công tác lãnh đạo và đề xuất một số
giải pháp có tính khả thi nhằm tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các tỉnh
ủy đối sự phát triển văn hóa - xã hội ở ĐBSH đến năm 2025 như: nâng cao nhận
thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng; tiếp tục đổi mới nội dung, phương
thức lãnh đạo; nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng
viên trong các cơ quan chuyên trách về công tác văn hóa - xã hội tỉnh; nâng cao
hiệu quả quản lý của chính quyền tỉnh và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc,
các tổ chức chính trị trong phát triển văn hóa - xã hội ở địa phương; đẩy mạnh
kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết và sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm
lãnh đạo phát triển văn hóa - xã hội.
Như vậy, có thể thấy, qua thu thập tài liệu tổng quan nghiên cứu và theo
hiểu biết của cá nhân, Tác giả nhận thấy chưa có đề tài nào nghiên cứu trực tiếp
việc phát huy giá trị gia đình truyền thống trong việc xây dựng gia đình văn hóa ở
vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng và Việt Nam nói chung hiện nay.
1.2. GIÁ TRỊ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC TỔNG QUAN VÀ VẤN ĐỀ
ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN
1.2.1. Giá trị của các công trình nghiên cứu luận án cần tham khảo
Thứ nhất, những tác phẩm nước ngoài nghiên cứu về gia đình như trên đã
nêu, giúp cho tác giả luận án có thêm nguồn tài liệu phong phú để hiểu sâu hơn về
gia đình, cấu trúc gia đình, hôn nhân cũng như sự tác động của công nghiệp hóa, đô
thị hóa tới đời sống gia đình, các quan hệ họ hàng và xu hướng biến đổi của gia
đình trong tương lai. Các kiến thức thu được góp phần giúp tác giả luận án có cách
nhìn khách quan, tương đối toàn diện khi nghiên cứu về gia đình và các nhân tố ảnh
hưởng đến phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH vùng ĐBSH hiện nay.
Thứ hai, đối với tài liệu nghiên cứu trong nước
(i) Những công trình nghiên cứu về gia đình và gia đình truyền thống về cơ
bản các tác giả đã làm rõ được cơ sở lý luận chung về gia đình và những vấn đề
liên quan đến hôn nhân gia đình, gia đình truyền thống. Kết quả của các công trình
nghiên cứu này sẽ là những cơ sở lý luận chỉ dẫn cho tác giả luận án nghiên cứu
về vấn đề liên quan đến gia đình trên thực tiễn tốt hơn.
23
Mặc dù có cách tiếp cận khác nhau nhưng về cơ bản các tác giả đều nhìn
nhận giá trị gia đình, trong đó cốt lõi là văn hoá gia đình truyền thống dưới góc độ
đề cao như là những chuẩn mực mà con người hiện nay cần hướng tới. Kết quả
nghiên cứu theo hướng này đã tạo ra những cơ sở, nền tảng xây dựng các tiêu chí,
tiêu chuẩn của GĐVH Việt Nam hiện nay, đồng thời giúp cho tác giả luận án tham
khảo trong khi giải quyết nhiệm vụ đề tài đặt ra, nhất là trong đề xuất các giải
pháp nhằm phát huy tốt giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng GĐVH ở
vùng ĐBSH nói riêng và ở Việt Nam nói chung hiện nay.
(ii) Những công trình nghiên cứu về thực trạng và xu hướng biến đổi của
gia đình đã mang lại cho chúng ta cái nhìn tổng thể, khách quan về bức tranh gia
đình Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng
về gia đình và biến đổi gia đình cùng những dự báo xu hướng vận động, biến đổi
gia đình trong tương lai của các nhà nghiên cứu, giúp cho Đảng, Nhà nước và
các tổ chức liên quan cũng như toàn thể nhân dân ta thấy được việc xây dựng gia
đình văn hóa trong giai đoạn hiện nay là công việc tất yếu, thường xuyên, lâu dài
của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành, các đơn vị cơ quan, đoàn thể và
cá nhân, của mọi gia đình nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền
thống, hình thành nhân cách cao đẹp và nếp sống có văn hoá, phát triển con
người toàn diện, góp phần xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đây
là những tài liệu quan trọng để luận án tham khảo đi sâu phân tích thực trạng
phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng
ĐBSH hiện nay.
(iii) Những công trình nghiên cứu về gia đình văn hóa và xây dựng gia
đình văn hóa, các tác giả đã làm cho bức tranh về GĐVH và xây dựng GĐVH ở
Việt Nam hiện nay dần sáng hơn cả về mặt lý luận và thực tiễn. Các kết quả
nghiên cứu theo hướng này sẽ tiếp tục làm cho công cuộc tuyên truyền, vận động
xây dựng GĐVH trên thực tiễn phát triển mạnh, đồng thời thông qua tổng kết
thực tiễn lại quay trở lại bổ sung và làm sáng tỏ lý luận về xây dựng GĐVH Việt
Nam trong thời gian tới; Nghiên cứu tài liệu theo hướng này, giúp cho luận án có
cơ sở để đưa ra đề xuất, kiến nghị, giải pháp có tính khoa học và có thể thực thi
24
trên thực tế nhằm phát huy tốt giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng
ĐBSH hiện nay.
(iv) Những công trình nghiên cứu về gia đình vùng ĐBSH về cơ bản đã:
khái quát được đặc điểm cấu trúc, chức năng gia đình ĐBSH; làm rõ được vấn đề
về hôn nhân, các nghi lễ thực hiện trong GĐTT; phân tích được sự biến đổi của
văn hóa làng, văn hóa gia đình, dòng họ và nghiên cứu ứng xử của cư dân đồng
bằng sông Hồng nói chung, ứng xử văn hóa của cư dân Hà Nội nói riêng… Đây
chính là tài liệu tham khảo trực tiếp giúp tác giả có những căn cứ thực tiễn để
phân tích về gia đình, thực trạng phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở
vùng ĐBSH hiện nay. Đồng thời, đây cũng là một trong những nguồn tài liệu
cùng với kết quả nghiên cứu thực tiễn của tác giả để luận án hoàn thành mục tiêu
đã đề ra.
1.2.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo đặt ra cho luận án
Ngoài mặt giá trị của những công trình nghiên cứu nêu trên, tác giả nhận
thấy, các công trình vẫn còn có những khoảng trống bỏ ngỏ nhất định do cách tiếp
cận khác nhau, cụ thể như:
Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở lý luận về việc phát huy giá trị GĐTT trong xây
dựng GĐVH ở Việt Nam hiện nay vẫn còn mang tính riêng biệt, chưa hệ thống.
Thứ hai, chưa làm rõ, đầy đủ và thống nhất nội dung giá trị GĐTT của
người Việt trên phạm vi cả nước nói chung, ở vùng ĐBSH nói riêng.
Thứ ba, chưa phân tích sâu sắc về việc cần thiết phải phát huy giá trị GĐTT
trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH nói riêng và Việt Nam hiện nay nói chung.
Thứ tư, việc phân tích thực trạng phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng
GĐVH ở vùng ĐBSH nói riêng và Việt Nam hiện nay nói chung chưa có tính bao
trùm, hệ thống.
Thứ năm, các giải pháp đề ra còn mang tính chất riêng biệt và đặc biệt có
rất ít công trình nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Như vậy, có thể thấy, mặc dù có được những giá trị thông qua các công
trình nghiên cứu như vừa phân tích ở trên và về cơ bản các công trình nghiên cứu
đều ít, nhiều đề cập đến giá trị truyền thống, văn hoá truyền thống và coi nó như là
25
một trong những cơ sở để xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn của gia đình văn hóa,
nhưng qua thu thập tài liệu tổng quan nghiên cứu và theo hiểu biết của cá nhân,
tác giả nhận thấy chưa có đề tài nào nghiên cứu trực tiếp về việc: phát huy giá trị
gia đình truyền thống trong việc xây dựng gia đình văn hóa ở vùng Đồng bằng
sông Hồng hiện nay dưới góc độ của chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học. Vì
vậy, trên cơ sở tiếp cận từ góc độ lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học, kế thừa,
tiếp thu có chọn lọc những thành quả của các nhà nghiên cứu trước và bám sát yêu
cầu thực tiễn của khu vực, của đất nước hiện nay, tác giả luận án muốn làm sáng
tỏ hơn nữa về giá trị gia đình truyền thống, việc cần thiết phải phát huy giá trị
GĐTT và chúng ta phải làm gì, làm như thế nào để giữ gìn, phát huy giá trị GĐTT
trong việc xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH nói riêng và Việt Nam nói chung hiện
nay. Để làm tốt mục tiêu đề ra, luận án phải triển khai và làm rõ các vấn đề sau:
Một là, hệ thống hoá cơ sở lý luận, thực tiễn về việc phát huy những giá trị
GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay, bao gồm: khái quát về gia
đình, GĐTT, giá trị GĐTT, GĐVH; làm rõ sự cần thiết phải phát huy giá trị
GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH; chỉ ra những nội dung, phương
thức, chủ thể phát huy cũng như phân tích các yếu tố tác động đến phát huy giá trị
GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay.
Hai là, phân tích, làm rõ thực trạng phát huy giá GĐTT trong xây dựng
GĐVH ở vùng ĐBSH ở cả nội dung, phương thức, chủ thể phát huy. Trên cơ sở
phân tích thực trạng, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của thành tựu,
hạn chế, luận án nêu bật những vấn đề đặt ra hiện nay cần phải giải quyết.
Ba là, trên cơ sở lý luận, thực tiễn nghiên cứu và phân tích thực trạng phát
huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH cùng những vấn đề đặt ra
đòi hỏi phải giải quyết, tác giả luận án đề xuất các quan điểm, giải pháp chủ yếu
có tính khả thi cao nhằm phát huy những giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở
vùng ĐBSH hiện nay.
26
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT HUY GIÁ TRỊ
GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Quan niệm, đặc trưng và giá trị gia đình truyền thống
2.1.1.1. Gia đình truyền thống
Gia đình được coi là một tế bào của xã hội, là một xã hội thu nhỏ. Mỗi con
người sinh ra, lớn lên, trưởng thành đều xuất phát, gắn bó từ một gia đình nên gia đình
luôn là cội nguồn, là cái nôi, điểm tựa vô cùng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của
con người và cho toàn xã hội. Gia đình tồn tại trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau
của lịch sử xã hội lại có những đặc trưng riêng. Vì vậy, nhiều nhà tư tưởng, cá nhân, tổ
chức, ngành khoa học nghiên cứu với những cách tiếp cận phong phú, đa dạng đã đưa
ra nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình (xem phụ lục 1). Luật Hôn nhân và Gia đình
ở Việt Nam, trong Điều 8 đã ghi rõ: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau
do quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh
các nghĩa vụ và quyền lợi giữa họ với nhau theo luật định” [100, tr.6]. Dưới góc độ
chính trị - xã hội, theo giáo trình môn Chủ nghĩa xã hội khoa học đã định nghĩa: “Gia
đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt được hình thành và phát triển trên cơ
sở các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng, đồng thời có sự gắn kết về
kinh tế - vật chất, qua đó nảy sinh những nghĩa vụ và quyền lợi giữa các thành viên”
[47, tr.203]. Tác giả luận án cũng coi đây là định nghĩa chính thức về gia đình.
Dù tiếp cận ở góc độ nào, về cơ bản, gia đình được nhận diện ở ba khía cạnh:
Một là, gia đình là một cộng đồng người, một thiết chế xã hội được hình thành trên cơ
sở của quan hệ hôn nhân; Hai là, gia đình dựa trên quan hệ huyết thống và quan hệ
nuôi dưỡng; Ba là, các thành viên trong gia đình gắn bó chặt chẽ với nhau vì trách
nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi nhằm đảm bảo phát triển toàn diện cả về vật chất lẫn tinh
thần được họ hàng, pháp luật, xã hội thừa nhận và bảo vệ.
Gia đình truyền thống là một trong những hình thức gia đình để phân biệt với
gia đình hiện đại về quy mô, cấu trúc, hình thức tổ chức, nhận thức và quan niệm
sống… Truyền thống theo cách hiểu thông thường nhất đó là tập hợp những thói
quen trong tư duy, lối sống, cách ứng xử của một cộng đồng người nhất định, được
27
hình thành trong lịch sử và dần trở nên ổn định, được lưu truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác. Truyền thống có ba đặc tính cơ bản là tính cộng đồng, tính ổn định và
tính lưu truyền, nên GĐTT cũng mang những đặc trưng cơ bản đó [157]. Vì vậy, có
thể hiểu GĐTT là một khái niệm được dùng để chỉ loại gia đình đã hình thành, tồn
tại, phát triển trong quá khứ, nó chứa đựng nhiều yếu tố bền vững, được lưu truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những yếu tố đó phản ánh nền văn hóa bản địa, tạo
nên nét đặc sắc văn hóa dân tộc của mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, GĐTT là một khái niệm mang nhiều hàm nghĩa khác nhau, rất dễ
gây ra tranh luận giữa những người sử dụng nó, cụ thể: Khi nghiên cứu về GĐTT, có
ý kiến cho rằng: “Gia đình Việt Nam truyền thống là hình thái gia đình gắn liền với
xã hội nông thôn - nông nghiệp. Nói cách khác, nó là con đẻ của xã hội nông nghiệp,
ít biến đổi qua nhiều biến thiên của lịch sử” [154, tr.75]. Một cách hiểu khác cũng
quan niệm: “Gia đình truyền thống chắc hẳn là hình thái gia đình ở nông thôn, là gia
đình ở những xã hội Á Đông đã tồn tại lâu đời và gần như bất biến trên nhiều khía
cạnh” [37, tr.72]. Dựa trên tiêu chí địa vị xã hội, tác giả khác quan niệm “cổ truyền
phân ra ba loại gia đình theo đẳng cấp và địa vị xã hội: gia đình bình dân, gia đình kẻ
sĩ, gia đình quyền quý” [55, tr.22]. Tương tự, tác giả Khuất Thu Hồng cũng phân chia
GĐTT thành hai kiểu:
Kiểu thứ nhất là gia đình theo Nho hoặc hướng Nho bao gồm gia đình của
tầng lớp quan lại, tư bản, công chức và một số gia đình thị dân giàu có ở
đô thị, của giới chức sắc, nho sĩ và một số ít gia đình nông dân khá giả ở
nông thôn, số lượng gia đình này không nhiều. Đại bộ phận nhân dân còn
lại là tầng lớp lao động thuộc kiểu gia đình thứ hai, ít chịu ảnh hưởng của
Nho giáo, chủ yếu ứng xử theo phong tục, tập quán lâu đời [49, tr.14]...
Như vậy, có thể thấy, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về GĐTT. Mỗi cách tiếp
cận và đưa ra khái niệm đều có những điểm hợp lý nhất định của nó. Từ góc độ nghiên
cứu, trong luận án, tác giả đề cập đến GĐTT Việt Nam theo cách hiểu: Là sản phẩm
của xã hội nông nghiệp cổ truyền, tồn tại, phát triển cả ở thành thị, nông thôn, có thể
theo tư tưởng Nho gia hoặc ít ảnh hưởng của Nho gia, trong đó chứa đựng nhiều yếu
tố tương đối ổn định, bền vững phản ánh văn hóa bản địa được truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác tạo nên nét đặc sắc của văn hóa dân tộc.
28
2.1.1.2. Đặc trưng của gia đình truyền thống
Một là, GĐTT là sản phẩm của xã hội nông nghiệp cổ truyền, gắn với nền kinh
tế tự nhiên, sản xuất tự cung, tự cấp là chính và ít biến đổi trong biến thiên của lịch sử.
Gia đình truyền thống Việt Nam là sản phẩm của xã hội nông nghiệp cổ
truyền, trồng lúa nước là chính, mà tiêu biểu nhất là gia đình sống ở vùng đồng
bằng Bắc Bộ. Trong nền nông nghiệp cổ truyền đó, gia đình chính là một đơn vị sản
xuất kinh tế với những điều kiện sản xuất lạc hậu, công cụ thô sơ, chủ yếu phụ
thuộc vào tự nhiên. Đại bộ phận sản xuất nông nghiệp của nhà nông là sản xuất nhỏ,
manh mún do tình trạng bị phân tán về ruộng đất nên mỗi gia đình là một đơn vị
kinh tế độc lập, tự sản xuất, tự tiêu dùng.
Mỗi gia đình tự cung cấp hầu hết các sản phẩm tiêu dùng cho bản thân mình
nên về cơ bản gia đình trở thành hộ nông - công - thương kết hợp, vừa trồng trọt, chăn
nuôi, vừa làm thủ công nghiệp và trao đổi, buôn bán. Trong gia đình, các thành viên
ngoài liên kết bởi mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, còn gắn bó chặt chẽ cùng nhau
sản xuất vật chất, nuôi sống bản thân và gia đình mình. Từ đó, làm nảy sinh tình cảm,
trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như quyền lợi trong mối quan hệ giữa các thành viên trong
gia đình như: tình cảm gắn bó thủy chung giữa vợ chồng; yêu thương, chăm sóc con
cái; kính trọng cha mẹ, ông bà, tổ tiên; yêu thương, hòa thuận, giúp đỡ lẫn nhau giữa
anh chị em… [92].
Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp lạc hậu, công cụ thô sơ, dùng sức người
là chính, cộng với nhiều yếu tố khắc nghiệt của tự nhiên như hạn hán, lũ lụt, giông
bão… rất cần sự sáng tạo, cần cù, chăm chỉ lao động, sự trợ giúp lẫn nhau trong công
việc của mỗi con người, mỗi gia đình. Điều đó, đã giúp hình thành ở con người Việt
Nam tính chịu thương, chịu khó, cần cù, sáng tạo trong lao động cũng như tinh thần
đoàn kết, yêu thương, đùm bọc, sẻ chia, trọng nghĩa tình, đạo lý, thủy chung và đời
sống tinh thần phong phú, đa dạng. Điều này góp phần tạo nên nét đặc sắc trong
VHGĐ và nó được lưu truyền từ đời này sang đời khác tạo thành truyền thống, bản sắc
văn hóa của cả dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, với đặc thù là con đẻ của xã hội nông nghiệp cổ truyền, ít biến đổi
theo những biến thiên của lịch sử, GĐTT Việt Nam cũng là nơi nảy sinh nhiều yếu tố
tiêu cực, ảnh hưởng đến đời sống của gia đình trong quá khứ cũng như việc xây dựng
GĐVH, phát triển xã hội trong giai đoạn hiện nay. Chẳng hạn như: tư duy tiểu nông
29
nên thiếu tư duy phân tích, thực nghiệm, lý luận; duy trì lối làm ăn nhỏ lẻ, manh mún,
mang nặng tính cục bộ, địa phương; tính ghen ghét, đố kỵ với những người vượt trội
hoặc tiến bộ hơn mình, nên khó hòa nhập; lối sống thiên về tình cảm cũng dễ tạo ra lối
sống duy tình, trọng tình hơn lý, có thái độ nể nang dẫn đến nhiều khi không coi trọng
pháp luật, không dám chống lại cái xấu, chống lại tệ nạn nảy sinh trong xã hội…
Hai là, gia đình thường đông con, kết hôn sớm.
Xuất phát từ thực tiễn sản xuất nông nghiệp cổ truyền, tự nhiên, tự cấp, tự túc,
dựa vào sức người là chính nên ở nhiều GĐTT, hình thành tâm lý muốn sinh đông
con để gia tăng nguồn nhân lực lao động. Ở nhóm GĐTT khác lại muốn sinh nhiều
con để có người chăm sóc khi cha mẹ về già; hoặc để phòng ngừa trước những rủi ro,
bệnh tật làm cho những đứa trẻ chết sớm; hoặc do quan niệm “tự sinh, tự dưỡng”,
“con cái là lộc trời cho” [7]… Một lý do thậm chí trở thành động cơ sinh đông con
mà các nhà nghiên cứu hay đề cập đến, nhất là khi nghiên cứu về GĐTT vùng ĐBSH,
đó là việc “dứt khoát mỗi gia đình phải có ít nhất một con trai” [7, tr. 20] để duy trì
nòi giống, nối dõi tông đường.
Kết hôn sớm cũng là một trong những đặc trưng thường thấy trong nhiều GĐTT
vì họ cho rằng lấy vợ, lấy chồng sớm cho con là lấy thêm dâu, thêm rể tăng nguồn nhân
lực và để cặp vợ chồng mới tiếp tục sinh nhiều con, sinh con trai duy trì nòi giống, là
nguồn an ủi, động viên, chăm sóc khi cha mẹ về già.
Sinh đông con, kết hôn sớm đã đáp ứng nhiều nhu cầu của GĐTT. Tuy nhiên,
mặt trái của nó thường làm cho các GĐTT không thoát khỏi đói nghèo do không đủ
sức, điều kiện kinh tế, thời gian để chăm sóc, nuôi dạy con cái nên người. Việc kết hôn
sớm, sinh con sớm khi cha mẹ chưa đủ tuổi trưởng thành, chưa có kinh nghiệm sống sẽ
khó có thể nuôi dạy những đứa trẻ thành người công dân tốt cho gia đình và xã hội…,
ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống, hạnh phúc của gia đình, nảy sinh nhiều tệ nạn
xã hội, gây áp lực về giải quyết việc làm, chính sách dân số, an sinh xã hội hiện nay.
Ba là, gia đình có kết cấu bền chặt, quy mô lớn.
Lịch sử xã hội Việt Nam đã chứng minh GĐTT có kết cấu rất bền chặt, tồn tại
lâu dài, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đặc điểm này là do những điều kiện
khách quan của cuộc sống - sản xuất nông nghiệp tiểu nông, trồng lúa nước là chính,
công cụ thô sơ, lạc hậu, phụ thuộc vào tự nhiên, do chống thiên tai, địch họa… buộc các
thành viên trong gia đình phải gắn kết chặt chẽ với nhau. Mặt khác, do ảnh hưởng tư
30
tưởng của Nho giáo coi gia đình là nền tảng của xã hội (tu thân, tề gia, trị quốc, bình
thiên hạ), trong gia đình nhanh chóng hình thành tôn ti, trật tự, nền nếp, phép tắc, chuẩn
mực… để điều chỉnh các mối quan hệ, quy định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi giữa
các thành viên trong gia đình. Nền nếp, sự giáo dục trong gia đình về gia phong, gia
giáo được coi là nền tảng tạo nên gia đình hạnh phúc và bền chặt.
Gia đình Việt Nam truyền thống thường là gia đình có quy mô lớn, nhiều thế hệ
sinh sống. Do các gia đình thường sinh đông con, cộng với việc kết hôn sớm; do tâm lý
thích con cháu sum vầy quanh mình hoặc do nhiều gia đình ở thành thị không có đất
chia cho con cái khi kết hôn nên ở nhiều GĐTT hầu hết con cháu tập trung sinh sống
cùng trong một mái nhà. Nếu như GĐTT Trung Quốc có quy mô lớn mở rộng ra cả
dòng tộc cùng sinh sống trong một thôn trang với các tên gọi như Đỗ gia trang, Vương
gia trang, Đường gia trang…, thì GĐTT Việt Nam, mặc dù có quy mô lớn, nhưng
thường chỉ sống từ ba, bốn, năm thế hệ trong một gia đình. Kiểu gia đình này khá phổ
biến, tập trung nhiều nhất ở nông thôn vùng ĐBSH.
Gia đình truyền thống với kết cấu bền chặt, quy mô lớn có ưu điểm: gắn bó cao
về tình cảm theo huyết thống, bảo lưu được nhiều giá trị truyền thống văn hóa, nghi lễ,
tập tục, phong tục, tập quán, tôn ti, trật tự, nền nếp… cũng như phát huy tốt các giá trị
truyền thống tốt đẹp của gia đình, của dân tộc. Nó giúp các thành viên trong gia đình có
điều kiện giúp đỡ lẫn nhau cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, quan tâm chăm sóc người
già và dạy dỗ, uốn nắn thế hệ trẻ….Tuy nhiên, kết cấu bền chặt và quy mô gia đình lớn,
có nhiều thế hệ khác nhau về tuổi tác, quan niệm, lối sống, tâm lý, thói quen… sống
trong cùng một mái nhà, nên khó tránh khỏi mâu thuẫn giữa các thế hệ, nhất là mối
quan hệ giữa mẹ chồng, nàng dâu, em gái của chồng và chị dâu…. Tư tưởng trọng ngôi
thứ với đẳng cấp khắt khe và bị trói buộc bởi ảnh hưởng của Nho gia theo luận lý
cương thường dẫn đến quyền dân chủ, bình đẳng, tự do cá nhân bị hạn chế. Sống theo
gia đình quy mô lớn, cố kết gia đình, cộng đồng cao, cũng hình thành tâm lý thụ động,
tự ti, bám chặt gia đình, người thân, làng xóm… không dám sáng tạo, mở rộng giao
lưu, tiếp nhận cái mới từ bên ngoài vào.
Bốn là, tư tưởng, giá trị chuẩn mực gia đình và giáo dục trong gia đình chủ yếu
theo tư tưởng của Nho giáo.
Giá trị chuẩn mực và giáo dục trong GĐTT được kết hợp cả những tư tưởng của
người Việt cổ xưa để lại với tư tưởng của Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo [70]. Tuy
31
nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là mức độ ảnh hưởng không nhỏ của Nho giáo
đến tư tưởng, lối sống tạo nên hệ giá trị chuẩn mực văn hóa, đạo đức trong gia đình và
giáo dục của GĐTT Việt Nam. Những gia đình sống ở thành thị, những gia đình thuộc
tầng lớp vua quan, tầng lớp trên, “danh gia vọng tộc” hoặc một số gia đình khá giả, gia
đình hướng Nho ở nông thôn, ảnh hưởng Nho giáo rất rõ nét và sâu sắc. Cách sống và
giáo dục con cháu, các thành viên trong gia đình theo quy tắc “tam cương, ngũ thường”
và “ngũ luân” của nhà Nho. Giáo dục nam giới theo chuẩn mực của người quân tử
“trung, hiếu, nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, dũng”, theo sách thánh hiền, nhấn mạnh vai trò của
con trưởng, người đàn ông, người cha trong gia đình. Giáo dục nữ giới theo tam tòng, tứ
đức. Giáo dục giới tính “nam nữ thụ thụ bất thân” [7]; [151]… Vì vậy, mẫu hình gia
đình được giáo dục hướng tới là gia đình hạnh phúc, trên dưới thuận hòa, con cháu giàu
sang, đông đúc, gia phong nghiêm ngặt, có địa vị cao trong làng, trong xã hội. Còn gia
đình chủ yếu thuộc tầng lớp lao động ở cả nông thôn và thành thị, do hạn chế trong tiếp
xúc với Nho gia, họ ít chú trọng giáo dục con cháu đề cao địa vị xã hội, lễ nghĩa của nhà
Nho. Họ có cuộc sống giản dị hơn, giáo dục con cháu bằng phong tục, tập quán, thói
quen, kinh nghiệm của gia đình, làng xã và bản thân mình. Giáo dục chủ yếu trong gia
đình thường hướng đến giáo dục kinh nghiệm, kỹ năng lao động. Đây chính là yếu tố
phát triển và tồn tại các làng nghề truyền thống, các thương hiệu gia đình sản xuất gia
truyền trong nhiều lĩnh vực sau này. Trong gia đình, việc lao động và các mối quan hệ
khác nhiều khi được thực hiện bình đẳng hơn so với gia đình chịu ảnh hưởng sâu sắc
của Nho giáo, thậm chí, nhiều gia đình người mẹ, người vợ lại là người giữ “tay hòm,
chìa khóa”, quyết định chi tiêu, kinh tế [149]. Như vậy, có thể thấy GĐTT Việt Nam
mặc dù chịu ảnh hưởng của Nho giáo là chủ yếu nhưng con người và gia đình Việt Nam
không tiếp thu thụ động mà tiếp biến văn hóa, tư tưởng của Nho gia kết hợp với văn hóa
bản địa và các tư tưởng tiến bộ trong Phật giáo, Đạo giáo để làm giàu thêm lối sống,
phong tục, tập quán, truyền thống, văn hóa của mình. Từ đó tạo nên những nét riêng,
độc đáo hình thành bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Ngoài những điểm tích cực nêu trên, ảnh hưởng của Nho giáo cũng mang đến
những mặt trái, mặt tiêu cực tác động xấu đến sự phát triển gia đình và xã hội Việt
Nam như: tư tưởng “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”; việc phân chia không đồng
đều tài sản cho các con, con trai được hưởng nhiều hơn, trong đó người con trai trưởng
32
lại được nhiều nhất; chưa chú trọng và phát huy vai trò của người phụ nữ trong gia đình
cũng như ngoài xã hội; phân biệt dòng tộc danh giá, đẳng cấp, địa vị trong xã hội…
Năm là, tính cố kết cộng đồng, yêu thương, có trách nhiệm cao đối với các thành
viên trong gia đình thậm chí mở rộng ra dòng họ, làng, xã và quê hương, đất nước.
Tính cộng đồng là đặc trưng cơ bản của con người, gia đình và xã hội Việt Nam
trong truyền thống. Cơ sở xuất phát của nó là: do sản xuất nông nghiệp với trình độ
thấp, công cụ thô sơ, lạc hậu, phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên. Con người cảm thấy
mình nhỏ bé, sợ hãi trước những thiên tai, địch họa, bệnh dịch xuất phát từ thiên nhiên
nên con người phải gắn kết lại với nhau từ trong gia đình, họ hàng, làng xóm để cùng
nhau lao động, sản xuất…; Ngoài ra, còn do quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ đã gắn
kết hai gia đình thông gia, gắn kết hai họ hoặc hai làng với nhau; hoặc do niềm tin vào
sức mạnh siêu nhiên, vào các tín ngưỡng dân gian và biết ơn những người có công với
đất nước, với những người có công với làng (thờ thành hoàng làng) …
Tính chất cộng đồng thấm sâu vào gia đình, chi phối mối quan hệ trong gia đình
làm cho tính chất cá nhân bị lệ thuộc, hòa với gia đình, dòng họ. Cá nhân thông qua gia
đình, lấy danh nghĩa gia đình để giao tiếp với xã hội. Vì thế, cá nhân trong gia đình
phải ý thức được lối sống, suy nghĩ, hành động của mình là ảnh hưởng, đại diện cho gia
đình, cho dòng họ nên “Một người làm quan, cả họ được cậy. Một người làm bậy cả họ
mất nhờ”. Trong gia đình đông người, khi giao tiếp trong cộng đồng, người ta chỉ nhớ
và gọi tên người chủ gia đình hoặc tên người con đầu. Xã hội kiểm soát, điều chỉnh,
đánh giá hành vi của cá nhân cũng thông qua gia đình. Chẳng hạn, khi giao tiếp với
một đứa trẻ, nhiều khi người ta không quan tâm nó tên gì, nó là ai mà người ta sẽ hỏi
nó là con nhà ai, con gia đình nào, bố mẹ nào, thuộc dòng họ nào…[7].
Đối với người Việt, nói đến gia đình là nói đến tính cộng đồng. Cộng đồng đó
không chỉ bao gồm những người đang sống mà còn bao gồm cả những người đã chết
và những đứa trẻ sẽ được sinh ra trong tương lai. Vì thế, GĐTT coi trọng việc thờ cúng
tổ tiên, nguồn cội và việc nối dõi tông đường.
Tính cộng đồng cũng không bó hẹp lại trong đơn vị gia đình mà còn được mở
rộng ra khi con người giao tiếp với cộng đồng, làng xã, quê hương, đất nước. Biểu hiện
rõ ở những dịp lễ, tết cổ truyền, hay nhớ về các vị anh hùng dân tộc có công với đất
nước, nhớ về cội nguồn chung của dân tộc như câu ca “Dù ai đi ngược, về xuôi. Nhớ
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

De cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuongDe cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuonglinhvan021088
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Bee Bee
 
Trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương có đáp án_1102292.pdf
Trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương có đáp án_1102292.pdfTrắc nghiệm môn Pháp luật đại cương có đáp án_1102292.pdf
Trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương có đáp án_1102292.pdf
HuThnhNguyn14
 
Giáo trình sinh học đại cương
Giáo trình sinh học đại cươngGiáo trình sinh học đại cương
Giáo trình sinh học đại cương
KhanhNgoc LiLa
 
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMTS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
Bùi Quang Xuân
 
Trắc nghiệm đường lối -2017- Full đảm bảo
Trắc nghiệm đường lối -2017- Full đảm bảoTrắc nghiệm đường lối -2017- Full đảm bảo
Trắc nghiệm đường lối -2017- Full đảm bảo
Tuan Le
 
Chương VII tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Chương VII  tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaChương VII  tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Chương VII tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
le hue
 
Bài Giảng Đại Số Tuyến Tính - ĐH Thăng Long
Bài Giảng Đại Số Tuyến Tính - ĐH Thăng LongBài Giảng Đại Số Tuyến Tính - ĐH Thăng Long
Bài Giảng Đại Số Tuyến Tính - ĐH Thăng Long
Hoàng Như Mộc Miên
 
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcm
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcmNgân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcm
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcm
Nguyen_Anh_Nguyet
 
Tu tuong
Tu tuongTu tuong
Tu tuong
thơ võ
 
Trắc nghiệm sinh học đại cương
Trắc nghiệm sinh học đại cương Trắc nghiệm sinh học đại cương
Trắc nghiệm sinh học đại cương
Thịnh NguyễnHuỳnh
 
Tư tưởng hcm về đạo đức v2.1
Tư tưởng hcm về đạo đức v2.1Tư tưởng hcm về đạo đức v2.1
Tư tưởng hcm về đạo đức v2.1
Trong Quang
 
Những vẫn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam
Những vẫn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam Những vẫn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam
Những vẫn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam
nataliej4
 
tt-hcm-chuong-3.ppt
tt-hcm-chuong-3.ppttt-hcm-chuong-3.ppt
tt-hcm-chuong-3.ppt
NhtNguyn793799
 
878 câu trắc nghiệm Triết - Mác Lê Nin
878 câu trắc nghiệm Triết - Mác Lê Nin878 câu trắc nghiệm Triết - Mác Lê Nin
878 câu trắc nghiệm Triết - Mác Lê Nin
Tín Nguyễn-Trương
 
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhSlide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ngọc Hưng
 
Bài 11: Peptit - Protein
Bài 11: Peptit - ProteinBài 11: Peptit - Protein
Bài 11: Peptit - ProteinLê Trâm
 
Bộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdf
Bộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdfBộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdf
Bộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdf
TThKimKhnh
 
Bộ đề thi trắc nghiệm môn Cơ sở văn hóa Việt Nam ZALO 093 189 2701
Bộ đề thi trắc nghiệm môn Cơ sở văn hóa Việt Nam ZALO 093 189 2701Bộ đề thi trắc nghiệm môn Cơ sở văn hóa Việt Nam ZALO 093 189 2701
Bộ đề thi trắc nghiệm môn Cơ sở văn hóa Việt Nam ZALO 093 189 2701
Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaTư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Quyên Nguyễn Tố
 

What's hot (20)

De cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuongDe cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuong
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
 
Trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương có đáp án_1102292.pdf
Trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương có đáp án_1102292.pdfTrắc nghiệm môn Pháp luật đại cương có đáp án_1102292.pdf
Trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương có đáp án_1102292.pdf
 
Giáo trình sinh học đại cương
Giáo trình sinh học đại cươngGiáo trình sinh học đại cương
Giáo trình sinh học đại cương
 
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMTS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
 
Trắc nghiệm đường lối -2017- Full đảm bảo
Trắc nghiệm đường lối -2017- Full đảm bảoTrắc nghiệm đường lối -2017- Full đảm bảo
Trắc nghiệm đường lối -2017- Full đảm bảo
 
Chương VII tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Chương VII  tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaChương VII  tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Chương VII tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
 
Bài Giảng Đại Số Tuyến Tính - ĐH Thăng Long
Bài Giảng Đại Số Tuyến Tính - ĐH Thăng LongBài Giảng Đại Số Tuyến Tính - ĐH Thăng Long
Bài Giảng Đại Số Tuyến Tính - ĐH Thăng Long
 
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcm
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcmNgân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcm
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcm
 
Tu tuong
Tu tuongTu tuong
Tu tuong
 
Trắc nghiệm sinh học đại cương
Trắc nghiệm sinh học đại cương Trắc nghiệm sinh học đại cương
Trắc nghiệm sinh học đại cương
 
Tư tưởng hcm về đạo đức v2.1
Tư tưởng hcm về đạo đức v2.1Tư tưởng hcm về đạo đức v2.1
Tư tưởng hcm về đạo đức v2.1
 
Những vẫn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam
Những vẫn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam Những vẫn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam
Những vẫn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam
 
tt-hcm-chuong-3.ppt
tt-hcm-chuong-3.ppttt-hcm-chuong-3.ppt
tt-hcm-chuong-3.ppt
 
878 câu trắc nghiệm Triết - Mác Lê Nin
878 câu trắc nghiệm Triết - Mác Lê Nin878 câu trắc nghiệm Triết - Mác Lê Nin
878 câu trắc nghiệm Triết - Mác Lê Nin
 
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhSlide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Bài 11: Peptit - Protein
Bài 11: Peptit - ProteinBài 11: Peptit - Protein
Bài 11: Peptit - Protein
 
Bộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdf
Bộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdfBộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdf
Bộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdf
 
Bộ đề thi trắc nghiệm môn Cơ sở văn hóa Việt Nam ZALO 093 189 2701
Bộ đề thi trắc nghiệm môn Cơ sở văn hóa Việt Nam ZALO 093 189 2701Bộ đề thi trắc nghiệm môn Cơ sở văn hóa Việt Nam ZALO 093 189 2701
Bộ đề thi trắc nghiệm môn Cơ sở văn hóa Việt Nam ZALO 093 189 2701
 
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaTư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
 

Similar to Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Quản lý nhà nước về xây dựng gia đình văn hoá ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh B...
Quản lý nhà nước về xây dựng gia đình văn hoá ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh B...Quản lý nhà nước về xây dựng gia đình văn hoá ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh B...
Quản lý nhà nước về xây dựng gia đình văn hoá ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh B...
luanvantrust
 
Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng NaiPhát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnLuận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Gia đình vùng ĐB sông Hồng trong xây dựng nông thôn mới, HAY
Gia đình vùng ĐB sông Hồng trong xây dựng nông thôn mới, HAYGia đình vùng ĐB sông Hồng trong xây dựng nông thôn mới, HAY
Gia đình vùng ĐB sông Hồng trong xây dựng nông thôn mới, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Triển khai Nghị quyết số 05.docx
Triển khai Nghị quyết số 05.docxTriển khai Nghị quyết số 05.docx
Triển khai Nghị quyết số 05.docx
BnhMinh89
 
Luận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng Nai
Luận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng NaiLuận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng Nai
Luận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng Nai
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAYLuận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
bài thu hoạch chủ nghĩa xã hội khoa học xây dựng hệ giá trị trong gia đình
 bài thu hoạch chủ nghĩa xã hội khoa học xây dựng hệ giá trị trong gia đình bài thu hoạch chủ nghĩa xã hội khoa học xây dựng hệ giá trị trong gia đình
bài thu hoạch chủ nghĩa xã hội khoa học xây dựng hệ giá trị trong gia đình
Luanvantot.com 0934.573.149
 
Luận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt Nam
Luận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt NamLuận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt Nam
Luận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt Nam
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ ĐứcĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAYLuận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Tailieu.vncty.com su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_...
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_...Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_...
Tailieu.vncty.com su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_...
Trần Đức Anh
 
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
sividocz
 
Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh hiện nay
Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh hiện nayNâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh hiện nay
Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh hiện nay
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp Bắc Ninh, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp Bắc Ninh, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp Bắc Ninh, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp Bắc Ninh, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hre tại tỉnh Quảng Ngãi trong giai ...
Luận Văn Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hre tại tỉnh Quảng Ngãi trong giai ...Luận Văn Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hre tại tỉnh Quảng Ngãi trong giai ...
Luận Văn Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hre tại tỉnh Quảng Ngãi trong giai ...
sividocz
 
Luận án: Đạo làm người trong tục ngữ, ca dao Việt Nam và ý nghĩa - Gửi miễn p...
Luận án: Đạo làm người trong tục ngữ, ca dao Việt Nam và ý nghĩa - Gửi miễn p...Luận án: Đạo làm người trong tục ngữ, ca dao Việt Nam và ý nghĩa - Gửi miễn p...
Luận án: Đạo làm người trong tục ngữ, ca dao Việt Nam và ý nghĩa - Gửi miễn p...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Thư viện Tài liệu mẫu
 

Similar to Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Quản lý nhà nước về xây dựng gia đình văn hoá ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh B...
Quản lý nhà nước về xây dựng gia đình văn hoá ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh B...Quản lý nhà nước về xây dựng gia đình văn hoá ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh B...
Quản lý nhà nước về xây dựng gia đình văn hoá ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh B...
 
Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...
 
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
 
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng NaiPhát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnLuận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
 
Gia đình vùng ĐB sông Hồng trong xây dựng nông thôn mới, HAY
Gia đình vùng ĐB sông Hồng trong xây dựng nông thôn mới, HAYGia đình vùng ĐB sông Hồng trong xây dựng nông thôn mới, HAY
Gia đình vùng ĐB sông Hồng trong xây dựng nông thôn mới, HAY
 
Triển khai Nghị quyết số 05.docx
Triển khai Nghị quyết số 05.docxTriển khai Nghị quyết số 05.docx
Triển khai Nghị quyết số 05.docx
 
Luận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng Nai
Luận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng NaiLuận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng Nai
Luận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng Nai
 
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAYLuận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
 
bài thu hoạch chủ nghĩa xã hội khoa học xây dựng hệ giá trị trong gia đình
 bài thu hoạch chủ nghĩa xã hội khoa học xây dựng hệ giá trị trong gia đình bài thu hoạch chủ nghĩa xã hội khoa học xây dựng hệ giá trị trong gia đình
bài thu hoạch chủ nghĩa xã hội khoa học xây dựng hệ giá trị trong gia đình
 
Luận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt Nam
Luận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt NamLuận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt Nam
Luận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt Nam
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ ĐứcĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
 
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAYLuận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
 
Tailieu.vncty.com su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_...
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_...Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_...
Tailieu.vncty.com su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_...
 
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
 
Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh hiện nay
Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh hiện nayNâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh hiện nay
Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh hiện nay
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp Bắc Ninh, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp Bắc Ninh, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp Bắc Ninh, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp Bắc Ninh, HAY
 
Luận Văn Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hre tại tỉnh Quảng Ngãi trong giai ...
Luận Văn Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hre tại tỉnh Quảng Ngãi trong giai ...Luận Văn Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hre tại tỉnh Quảng Ngãi trong giai ...
Luận Văn Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hre tại tỉnh Quảng Ngãi trong giai ...
 
Luận án: Đạo làm người trong tục ngữ, ca dao Việt Nam và ý nghĩa - Gửi miễn p...
Luận án: Đạo làm người trong tục ngữ, ca dao Việt Nam và ý nghĩa - Gửi miễn p...Luận án: Đạo làm người trong tục ngữ, ca dao Việt Nam và ý nghĩa - Gửi miễn p...
Luận án: Đạo làm người trong tục ngữ, ca dao Việt Nam và ý nghĩa - Gửi miễn p...
 
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 

Recently uploaded (10)

GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 

Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THU THỦY PHÁT HUY GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC HÀ NỘI - 2018
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THU THỦY PHÁT HUY GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Mã số: 62 22 03 08 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. ĐỖ THỊ THẠCH 2. TS. NGHIÊM SĨ LIÊM HÀ NỘI - 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 5 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 5 1.2. Giá trị của các công trình đã được tổng quan và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 22 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT HUY GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY 26 2.1. Cơ sở lý luận 26 2.2. Nội dung, phương thức, chủ thể và sự cần thiết phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay 37 2.3. Những yếu tố tác động đến phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay 51 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT HUY GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY 72 3.1. Thực trạng phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay 72 3.2. Những vấn đề đặt ra từ việc phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay 101 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY 114 4.1. Những quan điểm cơ bản phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay 114 4.2. Những giải pháp chủ yếu phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay 122 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 164
  • 5. DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng GĐTT : Gia đình truyền thống GĐVH : Gia đình văn hóa HTCT : Hệ thống chính trị KTTT : Kinh tế thị trường TCH : Toàn cầu hóa UBND : Ủy ban nhân dân
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình là tế bào của xã hội, là một xã hội thu nhỏ, trong đó hiện diện đầy đủ các quan hệ xã hội như quan hệ kinh tế, quan hệ giáo dục, quan hệ văn hoá, quan hệ tổ chức… Gia đình chính là cơ sở để kiến tạo nên một xã hội rộng lớn. Do đó, sự trường tồn của mỗi quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại và trình độ phát triển của mỗi gia đình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “… Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình” [78, tr.111]. Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Để đạt được mục tiêu trên, Đảng, Nhà nước yêu cầu các cấp, ngành, cộng đồng và nhân dân phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, trong đó chú trọng xây dựng “Gia đình văn hóa” là nhiệm vụ hết sức cơ bản. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống, hình thành nhân cách… con người và nền văn hóa Việt Nam” [32, tr.77]. Quán triệt quan điểm của Đảng, ngày 4 tháng 5 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg lấy ngày 28 tháng 6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam. Ngày 29 tháng 5 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 629/QĐ-TTg “phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, trong đó nêu rõ: “… Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc là một trong các mục tiêu quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, đồng thời cũng là trách nhiệm của mọi gia đình trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [127, tr.1]. Đồng thời, Chiến lược cũng đã chỉ ra việc xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH) ở Việt Nam hiện nay không thể không kế thừa, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống đã được hình thành, chắt lọc, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bời vì, văn hoá của một dân tộc nói chung, văn hoá gia đình nói riêng là một dòng chảy lịch sử, xuyên suốt từ truyền thống đến hiện đại.
  • 7. 2 Đồng bằng sông Hồng là một trong những cái nôi văn hóa của Việt Nam, là quê hương giàu truyền thống cách mạng, nơi cư trú và sinh sống của nhiều gia đình truyền thống (GĐTT). Trong giai đoạn hiện nay, đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) có tiềm năng to lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, điều kiện tự nhiên, truyền thống văn hóa… tạo ra lợi thế phát triển cao hơn so với nhiều vùng khác trong cả nước. Theo đó, việc phát huy những giá trị của GĐTT trong xây dựng GĐVH cũng có những thuận lợi đáng kể: tăng trưởng kinh tế cao, trình độ dân trí tốt, nhận thức xã hội của người dân khá cao, vị trí địa lý thuận lợi cho giao lưu văn hóa… Tuy nhiên, trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH cũng có nhiều vấn đề đang đặt ra cần phải được nghiên cứu làm sáng tỏ. Nổi bật như: chưa có sự thống nhất, tường minh trong nhận thức về giá trị GĐTT; chưa được cụ thể hóa đầy đủ các giá trị của GĐTT thành các tiêu chuẩn, tiêu chí của danh hiệu GĐVH; hoạt động của các chủ thể phát huy, nhất là của các cơ quan quản lý Nhà nước chưa đủ mạnh; nhận thức của người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát huy các giá trị GĐTT chưa đầy đủ, sâu sắc… Những hạn chế này dẫn đến tình trạng một bộ phận gia đình, người dân trong vùng chưa phân biệt rõ những giá trị nào của GĐTT cần phát huy, những nội dung nào không còn giá trị, không phù hợp với yêu cầu mới hiện nay, phát huy những giá trị GĐTT bằng cách nào, v.v... Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng và những bất cập nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay” làm luận án tiến sĩ với mong muốn góp phần tìm ra những giải pháp khả thi để phát huy các giá trị tốt đẹp của GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH trong bối cảnh mới hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và phân tích làm rõ thực trạng phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH, luận án đề xuất một số quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài liên quan đến luận án. - Khái quát cơ sở lý luận phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH.
  • 8. 3 - Làm rõ thực trạng phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH và vấn đề đặt ra hiện nay. - Đề xuất một số quan điểm, giải pháp phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu giá trị GĐTT và phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án nghiên cứu phát huy giá trị GĐTT Việt Nam, trong đó chủ yếu là giá trị văn hoá truyền thống của gia đình trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay, bao gồm giá trị đạo đức, giá trị giáo dục, giá trị tâm lý, tình cảm và giá trị ý thức cộng đồng của GĐTT. - Về không gian: Luận án nghiên cứu việc phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH thông qua nghiên cứu thực trạng ở một số tỉnh có tính chất đại diện cho vùng như: Hà Nội - trung tâm vùng, thủ đô của cả nước; Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên - phía Bắc vùng ĐBSH; Thái Bình, Nam Định - phía Nam vùng ĐBSH. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu việc phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH thời kỳ đổi mới, đặc biệt là từ khi có Nghị quyết Trung ương 5, khoá VIII (1998) về xây dựng văn hoá, GĐVH đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận và phương pháp luận - Luận án thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề gia đình và xây dựng GĐVH ở Việt Nam hiện nay. - Luận án cũng kế thừa tài liệu, công trình của các nhà nghiên cứu, các hoạt động thực tiễn ở Việt Nam và thế giới liên quan đến vấn đề gia đình và xây dựng GĐVH. - Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp cụ thể để giải quyết nhiệm vụ, mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.
  • 9. 4 4.2. Phương pháp cụ thể Luận án sử dụng nhiều phương pháp trong nghiên cứu chuyên ngành triết học - chính trị xã hội như: lôgic - lịch sử, phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp… Ngoài ra luận án đã sử dụng phương pháp thu thập thông tin, gồm: Thông tin thứ cấp: thu thập tư liệu, tài liệu, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, báo cáo, thống kê của các cơ quan chức năng có thẩm quyền và kết quả của các công trình nghiên cứu đã công bố về vấn đề gia đình, giá trị GĐTT và xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH, ở Việt Nam hiện nay. Luận án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học thông qua phiếu hỏi đối với một số chỉ tiêu đánh giá như: thực trạng nội dung, cách thức tuyên truyền, giáo dục và chủ thể phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay… Đối tượng hỏi là những người đã qua giáo dục phổ thông, đủ điều kiện nhìn nhận, đánh giá quá trình nhận thức những giá trị GĐTT của bản thân từ khi sinh ra đến tuổi trưởng thành ở vùng ĐBSH. Điều tra 06 tỉnh đại diện cho vùng như đã nêu trong phạm vi nghiên cứu. Tổng số 900 phiếu chia đều cho 6 tỉnh, mỗi tỉnh 150 phiếu hỏi. Thời gian thực hiện khảo sát từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2016. 5. Đóng góp mới của luận án - Góp phần làm rõ thực trạng phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH và những vấn đề đang đặt ra hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu, khả thi nhằm thực hiện tốt phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH trong giai đoạn hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Góp phần cung cấp một số luận cứ lý luận, thực tiễn cho việc hoạch định các chính sách liên quan đến xâydựng GĐVH ở Việt Nam nói chung và vùng ĐBSH nói riêng. - Làm tư liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy những chuyên đề liên quan đến vấn đề gia đình, xây dựng GĐVH ở Việt Nam trong chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học và các chuyên ngành liên quan như: xã hội học, chính trị học, văn hoá học, phụ nữ học… 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 9 tiết.
  • 10. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài William J. Goode, World Revolution and Family Patterns (Cách mạng thế giới và các dạng thức gia đình), The Free Press [164]. Tác giả đã đề cập đến sự thay đổi trong mô hình gia đình ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Tiểu vùng Sahara và các nước Ả rập trong nửa thế kỷ 20 với những thay đổi của thể chế chính trị của mỗi quốc gia cũng như sự biến đổi trong khu vực. Theo đó, tác giả đã khảo sát, nghiên cứu quá trình công nghiệp hóa (CNH), đô thị hóa tác động đến mọi mặt của đời sống gia đình, làm biến đổi về quy mô, cấu trúc, vấn đề hôn nhân và các mối quan hệ trong gia đình… từ đó, đưa ra các mô hình gia đình mới phù hợp với từng quốc gia, khu vực. Michael Anderson, Family structure in nineteeth century Lancashir (Hình thái gia đình người Lancashir thế kỷ 19), Cambridge University press [163]. Nội dung cuốn sách đề cập đến tác động của CNH, đô thị hóa đến mối quan hệ họ hàng của các tầng lớp lao động thế kỷ 19 ở Lancashir và tại sao mọi người nên quan tâm, duy trì mối quan hệ họ hàng hơn là đối với những người khác trong đời sống xã hội của họ. Tác giả đã trình bày về cơ cấu hộ gia đình, mô hình cư trú, doanh thu dân số trong các thị trấn, mô hình di cư, tỷ lệ đói nghèo, vai trò của gia đình trong tìm nhà và việc làm cho người thân. Ông cũng đề cập đến tuổi kết hôn, xung đột giữa cha mẹ và con cái, chăm sóc trẻ con khi các bà mẹ đi làm. Ông đã tiến hành khảo sát, so sánh các tình huống cụ thể tại vùng nông thôn Lancashire trước và trong khi xảy ra nạn đói ở Ai Len, đồng thời đưa ra phát hiện của mình về sự biến đổi gia đình trong bối cảnh văn hóa, lịch sử đa dạng ấy. Ông cũng khẳng định, cuộc sống của các cư dân Lancashire được đáp ứng tốt nhất khi có sự giúp đỡ của họ hàng.
  • 11. 6 Jessie Bernard, The future of marriage (Tương lai của hôn nhân), Yale University Press [162]. Cuốn sách luận bàn về hôn nhân, giới tính, những thay đổi trong hành vi hôn nhân, quan điểm, kiến thức, sự chênh lệch giữa hôn nhân của nam giới và nữ giới. Jessie Bernard cũng đưa ra dự đoán các cặp vợ chồng ngày nay đang phải đấu tranh để cải thiện cuộc sống hôn nhân bằng cách cùng nhau làm việc, chia sẻ việc nuôi dạy con cái, kết hợp hài hòa trách nhiệm liên kết trong gia đình với quyền tự chủ cá nhân… Janet Finch, Family obligations and social change (Gia đình và đời sống gia đình), Cambrige: Polity Press [161]. Cuốn sách luận bàn về bản chất của cuộc sống gia đình, đặc biệt là các khái niệm về trách nhiệm, nhiệm vụ và nghĩa vụ. Tác giả đã xem xét các cuộc tranh luận chính trị phổ biến trong lĩnh vực này từ tập hợp các tài liệu nghiên cứu trong các khoa học xã hội. Bà dựa vào quan điểm lịch sử, sử dụng các bằng chứng thực nghiệm về các gia đình đương đại, nêu bật những khoảng trống trong nghiên cứu về những chủ đề này. Toàn bộ luận bàn được đặt ra trong bối cảnh những thay đổi kinh tế, xã hội ở thế kỷ 20 bao gồm chính sách xã hội, các điều khoản về an sinh xã hội đã tạo ra áp lực bên ngoài đối với cuộc sống gia đình. Tác giả cho rằng điều này ảnh hưởng đến nhu cầu hỗ trợ và năng lực của các thành viên trong gia đình để thực hiện chúng. Charles L.Jones, Lorne Tepperman, Susannach J.Wilson, The futures of the Family (Tương lai của gia đình) [20]. Nội dung cuốn sách bàn về sự biến đổi của gia đình, những vấn đề của gia đình đương đại và dự báo gia đình trong tương lai dựa vào sự nghiên cứu vấn đề hôn nhân, vấn đề nữ quyền, bình đẳng giới... Các tác giả đã chỉ ra rằng, gia đình dựa trên cơ sở hôn nhân nhưng không chỉ dừng lại ở đó, nó còn bao gồm cả mối liên hệ với các thế hệ trong gia tộc, dòng họ. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại, toàn cầu hóa (TCH) và hội nhập quốc tế đã tác động ngày càng sâu, rộng đến gia đình, làm biến đổi cấu trúc, thậm chí là bản chất của nhiều gia đình trên thế giới. Qua nghiên cứu, các tác giả cũng dự báo tương lai sẽ tồn tại nhiều loại mô hình gia đình khác nhau, trong đó đáng lưu ý là gia đình đồng tính (phá vỡ bản chất, chức năng của GĐTT).
  • 12. 7 Elaine Leeder, The Family in Global Prespective - A Gendered Journey (Gia đình theo quan điểm toàn cầu - Hành trình giới tính), Sage Publications [160]. Tác giả Elaine Leeder đã sử dụng nhiều quan điểm lịch sử, lý luận, so sánh khác nhau để mở rộng sự hiểu biết liên văn hóa về cuộc sống gia đình. Cuốn sách khảo sát sự đa dạng cuộc sống gia đình ở các nước phương Tây đối chiếu chúng với những câu chuyện gia đình ở các vùng của Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh. Sau khi so sánh lịch sử của gia đình ở nhiều nơi trên thế giới, Elaine Leeder đã phân tích sự tác động của TCH đến cấu trúc gia đình, hành vi giới tính, các mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình, dân tộc, tôn giáo, sắc tộc và các vấn đề về giáo dục, bạo lực, chính sách xã hội liên quan đến đời sống gia đình. Cuốn sách đã được đánh giá là một cuốn sách giáo khoa hỗ trợ, bổ sung lý tưởng cho các khóa học về hôn nhân, gia đình, đồng thời là nguồn tài liệu quý phục vụ cho nghiên cứu gia đình, công tác xã hội, xã hội học, tâm lý và nghiên cứu phụ nữ… 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước 1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về gia đình và giá trị gia đình truyền thống Mai Huy Bích, Xã hội học gia đình [8]. Tác giả tiếp cận gia đình từ góc độ nghiên cứu xã hội học với những nội dung chia làm bảy chương bàn về: định nghĩa gia đình; quan điểm xã hội học về gia đình; sự đa dạng của các hình thái gia đình; hôn nhân và gia đình theo quan điểm giới; đường đời và sự phát triển, biến đổi của gia đình theo đường đời; biến đổi gia đình và các cách tiếp cận lý thuyết về gia đình. Qua nội dung cuốn sách, có thể thấy tác giả đã luận giải nhiều vấn đề vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn quan trọng về gia đình. Cuốn sách đã góp phần làm cho việc nghiên cứu bức tranh về gia đình ngày càng mang tính tổng thể, khái quát nhưng lại rõ nét và sáng tỏ hơn. Lê Trọng Ân, Tìm hiểu tác phẩm: Nguồn gốc gia đình của chế độ tư hữu và của nhà nước [3]. Tác giả đã giới thiệu, định hướng cho người đọc nghiên cứu một cách toàn diện, có kết quả về tác phẩm kinh điển quan trọng này. Trên cơ sở phân tích tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, tác giả đã khẳng định: những chỉ dẫn lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin chính là lý luận cơ sở và cần thiết cho việc nghiên cứu gia đình hiện đại, GĐVH ở Việt Nam hiện nay.
  • 13. 8 Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý, Gia đình học [60]. Cuốn sách là một công trình nghiên cứu khoa học công phu, hệ thống. Các tác giả đã làm nổi bật một số nội dung nghiên cứu lý thuyết hướng vào việc xây dựng, phát triển chuyên ngành gia đình học; làm rõ được những đặc điểm của gia đình Việt Nam trong truyền thống và những đặc trưng của quá trình hình thành, phát triển của gia đình Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại; làm rõ được khía cạnh giới trong gia đình và xã hội; những vấn đề về quản lý nhà nước về gia đình và nêu lên những định hướng, giải pháp cũng như điều kiện để thực hiện những giải pháp xây dựng gia đình Việt Nam phù hợp với yêu cầu của giai đoạn hiện nay. Cuốn sách của Lê Thị Quý, Quản lý nhà nước về gia đình: lý luận và thực tiễn [101] đã viết và tập hợp bài viết của một số nhà nghiên cứu về lĩnh vực quản lý Nhà nước về gia đình. Đây là tài liệu hữu ích, cung cấp cho tác giả luận án những kiến thức cơ bản của lý luận quản lý nhà nước về gia đình, đồng thời nó là tài liệu thực địa ở một số địa phương để phục vụ cho việc nghiên cứu, xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH trong giai đoạn hiện nay, cụ thể như: nghiên cứu mô hình can thiệp và địa chỉ tin cậy phòng chống bạo lực gia đình tại tỉnh Thái Bình [101, tr.317, 326]; nghiên cứu vấn đề quản lý gia đình ở huyện Kiến Thụy, Hải Phòng…[101, tr.338]. Gia đình truyền thống và giá trị GĐTT là vấn đề được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Qua tổng quan các công trình nghiên cứu, có thể chia thành ba nhóm nghiên cứu sau: Thứ nhất, nhóm nghiên cứu về các nghi thức, nghi lễ, những tập tục, ứng xử trong gia đình cụ thể: thờ cúng tổ tiên trong gia đình, cưới xin truyền thống, giao tiếp vợ chồng… chủ yếu với mục đích hướng dẫn thực hiện, thực hành. Ví dụ như: Lê Minh, Những tình huống ứng xử trong gia đình [85]. Cuốn sách đề cập đến những điều thường gặp trong gia đình như ứng xử giữa vợ chồng, cha mẹ với con cái, giữa ông bà với cháu chắt, giữa anh chị em với nhau và giữa gia đình với dòng họ, cộng đồng, xã hội. Tác giả phân tích những tình huống ứng xử diễn ra trong gia đình của người Việt Nam trong lịch sử đã tác động rất lớn, quyết định đến việc hình thành nhân cách trẻ thơ. Từ đó, giúp người đọc rút ra
  • 14. 9 bài học, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho con người trong mỗi gia đình hiện nay. Vũ Văn Khiếu, Đất lề quê thói (phong tục Việt Nam) [64]. Tác giả đã thông qua 12 chương viết với các phân đoạn nhỏ và sử dụng nhiều câu ca dao, tục ngữ, thơ, vè… để thể hiện về văn hoá, phong tục Việt Nam. Cuốn sách đã được các nhà nghiên cứu đánh giá cao. Nội dung của nó thể hiện khá đầy đủ và sâu sắc về phong tục của Việt Nam. Cuốn sách được coi như một bách khoa toàn thư thu nhỏ về văn hóa và phong tục cổ truyền Việt Nam. Thông qua nội dung cuốn sách, người đọc sẽ thấy đất lề, quê thói còn tồn tại lâu dài, nó đã ăn sâu vào tiềm thức, tâm thức của người Việt. Bùi Xuân Mỹ, Lễ tục trong gia đình người Việt Nam [90]. Cuốn sách được kết cấu thành 9 chương nội dung bao gồm: Chương 1 - Sơ sinh, thơ ấu; chương 2 - Trưởng thành; chương 3 - Hôn nhân; chương 4 - Về già; chương 5 - Tang ma; chương 6 - Quan hệ; chương 7 - Thờ phụng tổ tiên; chương 8 - Tín ngưỡng dân gian và chương 9 - Các lễ tết trong năm. Cuốn sách đã phân tích các lễ tục trong gia đình Việt Nam để thấy rõ được cách lý giải thế giới, những suy nghĩ, khát vọng vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn của con người Việt Nam trong lịch sử để từ đó tiếp tục kế thừa những điểm hợp lý, đồng thời xoá bỏ được những hủ tục, mê tín dị đoan trong thực hiện lễ tục của gia đình người Việt Nam hiện nay. Thứ hai, nhóm nghiên cứu đầy đủ về văn hoá GĐTT trên tất cả các phương diện, điển hình như: Toan Ánh, Nếp cũ, con người Việt Nam, phong tục cổ truyền - Thành phố Hồ Chí Minh [2]. Cuốn sách đã giúp người đọc tìm hiểu phong tục Việt Nam qua những tục lệ trong gia đình như sinh con, nuôi nấng, dạy dỗ con, việc gây dựng tương lai cho con cái…, đồng thời thông qua lễ, tết, hội hè... tác giả góp phần tô đậm thêm bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam. Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam của tập hợp tác giả Đặng Văn Lung, Nguyễn Sông Thao và Hoàng Văn Thụ [71]. Cuốn sách giúp người đọc biết và hiểu sâu hơn về các phong tục, tập quán thông qua lễ, tết, tục hội, tang ma, hôn nhân… của dân tộc Việt và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
  • 15. 10 Thứ ba, nhóm nghiên cứu về văn hoá truyền thống của người Việt, trong đó văn hoá gia đình là thành tố cấu thành quan trọng nhất. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Chương trình KX-07-02: Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay của Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang [67]. Ở công trình này, dưới quan điểm khách quan, tinh thần khoa học, các tác giả đã nghiên cứu và trình bày một cách cụ thể về quá trình hình thành, phát triển và sự biến đổi của các giá trị truyền thống Việt Nam trong lịch sử. Đồng thời, với quan điểm lịch sử cụ thể, công trình đã nêu lên những truyền thống của con người Việt Nam (bao gồm cả truyền thống của gia đình), ở đó có cả những mặt mạnh và mặt yếu. Từ đó, các tác giả đã mạnh dạn đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm phát huy những giá trị, khắc phục những hạn chế của truyền thống Việt Nam nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới. Công trình: Giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam của Trần Văn Giàu [42]. Nội dung của cuốn sách đã khái quát cơ bản các khái niệm về giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc như: tinh thần yêu nước, đoàn kết, tấm lòng nhân ái, đức tính trung thực, cần cù, sự sáng tạo, lạc quan, khiêm tốn, giản dị… trong cuộc sống và những ảnh hưởng của lịch sử đối với sự phát triển các giá trị ấy trong quá khứ, hiện tại. Thông qua cuốn sách, giúp tác giả có cái nhìn toàn diện, chính xác hơn về cơ sở hình thành, cũng như nội dung, biểu hiện của những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam trong đó có giá trị GĐTT. Những giá trị tinh thần ấy, đều thấm đượm trong các mối quan hệ từ trong gia đình, dòng họ, làng xã đến cộng đồng, xã hội và trở thành sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Trần Quốc Vượng, Văn hoá Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm [157]. Cuốn sách là một trong những công trình mang tính tổng hợp, “tập đại thành” đối với những người làm công tác nghiên cứu văn hóa. Mỗi chương sách thực sự là một khám phá chứa đựng những ý tưởng khoa học mới, độc đáo, khác lạ và sâu sắc giúp gợi mở những hướng nghiên cứu mang tính liên ngành, đa ngành cho văn hóa học hiện nay nói chung và cho các nhà nghiên cứu văn hóa khi tiếp cận nghiên cứu văn hóa Việt Nam xưa - nay, giá trị GĐTT… nói riêng cả về nội dung lẫn
  • 16. 11 phương pháp tiếp cận. Trong cuốn sách, tác giả luận án quan tâm đến phần “những vấn đề chung”, “văn hóa dân gian”, “ứng xử” và đặc biệt là nội dung “tâm thức văn hóa cư dân châu thổ Bắc Bộ” từ trang 487 đến trang 500. Ở phần nội dung này, Giáo sư đã lý giải việc gọi châu thổ Bắc Bộ, phân tích những điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, xã hội để hình thành nên văn hóa ứng xử của cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ trong xã hội nông nghiệp cổ truyền. Phạm Xuân Nam, Gia đình Việt Nam - các giá trị truyền thống [92]. Trong cuốn sách này, tác giả đã khẳng định: trải qua nhiều thế hệ gia đình Việt Nam đã được hình thành, phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng nên bản sắc văn hoá dân tộc. Đồng thời, trên cơ sở phân tích thực tiễn đất nước, tác giả cũng đưa ra dự báo về xu hướng vận động, biến đổi của các giá trị truyền thống trước sự tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường (KTTT) và quá trình hội nhập quốc tế. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên, Giá trị truyền thống trước thách thức của toàn cầu hóa [22]. Cuốn sách đã đề cập đến các giá trị truyền thống (trong đó có cả giá trị truyền thống trong gia đình) và những vấn đề liên quan đến TCH. Qua đó, luận bàn đến những thách thức, khó khăn cũng như những cơ hội do TCH mang đến với việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đặng Cảnh Khanh, Gia đình, trẻ em và sự kế thừa các giá trị truyền thống [59]. Tác giả Đặng Cảnh Khanh đã biên soạn cuốn sách với mục đính cung cấp kiến thức và nhận thức lại một cách nghiêm túc, sâu sắc đối với người học, nghiên cứu những vấn đề liên quan đến gia đình, đặc biệt là tầm quan trọng của gia đình và cộng đồng trong việc giữ gìn các giá trị truyền thống tốt đẹp, phát huy tính ưu việt của tinh hoa văn hóa dân tộc, xây dựng GĐVH, hạnh phúc trên cơ sở gìn giữ, tiếp thu các giá trị văn hóa trong GĐTT Việt Nam. Nội dung cuốn sách đã giải quyết được các vấn đề cơ bản như: khái quát cơ sở lý luận về vai trò của gia đình và cộng đồng trong việc giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống; Phân tích thực trạng việc giáo dục các giá trị truyền thống trong gia đình và cộng đồng; rút ra một số nhận định và khuyến nghị. Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả
  • 17. 12 luận án khi tiến hành nghiên cứu, phân tích thực trạng giáo dục các giá trị văn hóa GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay. Đặng Phương Kiệt, Gia đình Việt Nam những giá trị truyền thống và các vấn đề tâm - bệnh lý xã hội [65]. Cuốn sách tập hợp nhiều bài viết đánh giá xác thực về những truyền thống quý giá của gia đình Việt Nam, những biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời hiện đại, vấn đề giáo dục gia đình… được các tác giả nghiên cứu từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau như: văn hoá, tâm lý, giáo dục, mỹ học, lịch sử… Ngoài những nội dung về gia đình nêu trên, cuốn sách cũng đã khắc họa được bức tranh hiện thực về một số vấn đề “bệnh lý xã hội” đã và đang xuất hiện trong một bộ phận các gia đình Việt Nam hiện nay như: những bất hòa trong đời sống vợ chồng, ly thân, ly hôn, quan hệ cha mẹ - con cái, các vấn đề liên quan đến bạo lực gia đình, bạo hành trẻ em… cùng những thách thức mà gia đình phải vượt qua để phát huy tốt các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam trong xây dựng gia đình mới, GĐVH. Nguyễn Thế Long, Gia đình - Những giá trị truyền thống [70]. Dưới góc độ của nhà giáo dục và xã hội học, tác giả Nguyễn Thế Long đã trình bày những bài tiểu luận ngắn các quan điểm của mình về những giá trị truyền thống văn hóa của gia đình và dân tộc mà ngày nay cần phải kế thừa, phát huy trong xây dựng gia đình mới, GĐVH. Trong cuốn sách, tác giả cho rằng, giáo dục con em tiếp thu và phát huy giá trị truyền thống lâu đời của gia đình là việc làm cần thiết và rất quan trọng trong xây dựng gia đình và đất nước hiện nay. Nội dung giáo dục bao gồm các giá trị truyền thống như: truyền thống hiếu học và “Tôn sư trọng đạo”; truyền thống đạo đức; truyền thống tâm linh và truyền thống thẩm mỹ... Theo ông, những nội dung giáo dục trên chính là giá trị truyền thống lâu đời của một gia đình, một dòng họ, nó có một sức mạnh vô hình thúc giục, động viên mọi người trong gia đình, dòng họ vươn lên thực hiện những hoài bão lớn đồng thời, góp phần tạo nên truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Tóm lại, ở cả ba nhóm công trình nghiên cứu về GĐTT và giá trị GĐTT như trên, mặc dù có cách tiếp cận khác nhau nhưng về cơ bản đều nhìn nhận văn
  • 18. 13 hoá GĐTT dưới góc độ đề cao như là những chuẩn mực mà con người, gia đình hiện nay cần kế thừa, phát huy. 1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu về thực trạng và xu hướng biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay Nguyễn Hữu Minh, Gia đình Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập từ cách tiếp cận so sánh [88]. Cuốn sách bao gồm 31 bài viết khoa học có chất lượng, hàm lượng khoa học cao của cả các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài khi tham dự hội thảo khoa học cùng tên tại Viện nghiên cứu Gia đình và Giới. Nội dung cuốn sách giúp cho người đọc có cái nhìn khách quan, đang dạng về những vấn đề cụ thể như: Thứ nhất, nghiên cứu gia đình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và hội nhập quốc tế từ cách tiếp cận so sánh. Các tác giả nhấn mạnh đến tầm quan trọng của gia đình trong sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập. Luận bàn về vai trò của người phụ nữ trong gia đình, về sự phân hóa chức năng giáo dục trong quá trình biến đổi cấu trúc xã hội và về vị thế kinh tế, xã hội của gia đình. Thứ hai, nghiên cứu sự biến đổi nhanh chóng cơ cấu, chức năng gia đình Việt Nam từ sự giảm quy mô, tăng tỷ lệ gia đình hạt nhân, giảm tỷ số phụ thuộc trong gia đình đến những thay đổi về chức năng gia đình trong quá trình thực hiện CHN, HĐH và hội nhập. Thông qua các bài viết, có thể thấy chức năng xã hội hóa của gia đình có nhiều biến đổi: cha mẹ ít có thời gian quan tâm đến giáo dục con cái hơn trước trong khi con cái của họ lại đang dành nhiều thời gian vui chơi, đàn đúm với bạn bè, tham gia các mạng xã hội. Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài gia đình như sự du nhập, tác động của văn hóa ngoại lai, các hành vi tệ nạn xã hội, internet, games… đến việc giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách cho con cái ngày càng tăng lên. Sự bảo lưu thậm chí là rập khuôn đậm nét các quan niệm truyền thống của người dân về hôn nhân và gia đình. Mối quan hệ tâm lý, tình cảm gắn kết giữa vợ - chồng, cha mẹ - con cái trong gia đình, chức năng tái sinh sản của gia đình… cũng thay đổi rõ rệt. Thứ ba, nghiên cứu về giá trị gia đình. Ở mảng nghiên cứu này, các bài viết đã cung cấp thông tin phong phú đa dạng về sự biến đổi mạnh mẽ các giá trị gia đình như: sự thay đổi về quan niệm hôn nhân, quan niệm thủy chung, bình đẳng
  • 19. 14 giới, chữ hiếu… trong gia đình. Đồng thời, đề cập đến xu hướng thích con trai của xã hội cũ vẫn còn tồn tại dẫn đến chênh lệch giới tính khi sinh, nam nhiều hơn nữ gia tăng nhanh trong những năm gần đây. Mặt trái của sự tác động đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nông thôn khiến cho việc giáo dục giới tính, sức khỏe vị thành niên gặp nhiều khó khăn và suy giảm ý thức cộng đồng ở nông thôn - một trong những nét đặc trưng cơ bản của xã hội truyền thống. Thứ tư, nghiên cứu về tính đa dạng của gia đình. Các bài viết đã cung cấp những thông tin phong phú về đặc điểm gia đình ở các khu vực, các dân tộc, tôn giáo và các loại hình gia đình khác nhau. Dưới sự tác động của kinh tế thị trường, CNH, HĐH và hội nhập quốc tế đã làm cho quy mô, mức sinh, tuổi kết hôn, việc chăm sóc gia đình, nuôi dưỡng, giáo dục con cái, mối quan hệ gia đình, dòng họ…ở các gia đình có sự biến đổi. Đáng lưu ý, trong phần IV, là sự xuất hiện và đang tăng lên nhanh chóng một loại gia đình mới - gia đình quốc tế, trong đó nổi bật là các cô dâu Việt Nam lấy chồng nước ngoài thông qua môi giới… Thứ năm, nghiên cứu về chính sách và hành động đối với sự phát triển của gia đình. Nội dung các bài viết đề cập đến nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng và vị trí của gia đình trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước của Đảng, của Nhà nước. Nhiều văn bản pháp luật, chính sách, đề án, chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc… đã được ban hành và triển khai. Tuy nhiên, hoạt động triển khai và thực thi chính sách gia đình vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập và gặp không ít khó khăn. Những bài viết đã có cách đánh giá khách quan, khoa học về những biến đổi trên các khía cạnh khác nhau của gia đình. Đây chính là nguồn tài liệu tham khảo quý góp phần quan trọng trong việc hình thành luận cứ khoa học cho việc xây dựng luật pháp, các nghị định, chính sách xã hội nhằm phát huy tối đa vai trò, vị thế to lớn của gia đình trong công cuộc CNH, HĐH đất nước. Nguyễn Linh Khiếu, Gia đình và phụ nữ trong biến đổi văn hoá xã hội ở nông thôn [63]. Trong nội dung cuốn sách, tác giả khẳng định được vị trí, vai trò to lớn của gia đình đối với sự phát triển cá nhân và xã hội cũng như vai trò của phụ nữ nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời chỉ ra
  • 20. 15 được đặc điểm cơ bản của gia đình Việt Nam cùng những yếu tố tác động đến gia đình, đến vai trò của người phụ nữ trong quá trình đô thị hoá. Từ đó, tác giả đã đưa ra những dự báo về những biến đổi về gia đình trong mối quan hệ biến đổi đời sống kinh tế, văn hoá ở nông thôn Việt Nam hiện nay. Lê Thi, Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới [122]. Cuốn sách đã đề cập đến sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới với những nội dung: khái quát biến đổi về gia đình nói chung, sau đó đi sâu vào nghiên cứu sự biến đổi của hôn nhân, vấn đề xã hội hóa trẻ em và việc thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội đảng lần thứ IX (chương 1); Nghiên cứu mối quan hệ trong gia đình từ cách tiếp cận giới, bất bình đẳng trong thực hiện chiến lược dân số và phát triển bền vững ở Việt Nam, bạo lực gia đình, phân biệt đối xử giữa con trai, con gái, ly thân, ly hôn, tâm trạng phụ nữ đơn thân…(chương 2), để từ đó nghiên cứu xây dựng văn hóa gia đình và GĐVH. Dương Thị Minh, Gia đình Việt Nam và vai trò của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay [89], cũng đã bàn sâu về vấn đề nêu trên. Cuốn sách đã đề cập đến các nhân tố tác động đến sự biến đổi gia đình và vai trò người phụ nữ trong gia đình. Chỉ ra đặc điểm cơ bản của gia đình Việt Nam và xu hướng biến đổi vai trò của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở phân tích thực tiễn, tác giả đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của người phụ nữ trong việc xây dựng gia đình mới, GĐVH ở Việt Nam. Lê Ngọc Văn, Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam [154]. Cuốn sách được chia làm ba phần, cụ thể: Phần 1, tác giả đã khái quát và hệ thống hoá về những vấn đề cơ bản của gia đình và biến đổi gia đình; Phần 2, phân tích thực trạng biến đổi gia đình Việt Nam hiện nay ở nội dung biến đổi chức năng gia đình và cấu trúc gia đình. Trên cơ sở phân tích thực trạng ở phần 2, tác giả đã đưa ra quan điểm về gia đình đồng thời đề cập đến những vấn đề đặt ra từ sự biến đổi gia đình và đề xuất năm nhóm giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng gia đình trong thời kỳ CNH, HĐH ở nước ta trong phần 3. Ngoài những cuốn sách nêu trên còn có một số Luận án tiến sĩ nghiên cứu thực trạng, xu hướng biến đổi của gia đình do tác động của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa như:
  • 21. 16 Nguyễn Thanh Bình, Những vấn đề cấp bách trong giáo dục con ở lứa tuổi thiếu niên trong gia đình thành phố hiện nay [11]. Tác giả đã phân tích, làm rõ vai trò của giáo dục gia đình, những vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay trong giáo dục gia đình, nhất là giáo dục con ở lứa tuổi thiếu niên ở gia đình thành phố trong bối cảnh KTTT, mở cửa và hội nhập quốc tế. Từ đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp phù hợp góp phần tăng cường vai trò, chức năng giáo dục gia đình đối với con cái, lứa tuổi thiếu niên ở thành phố. Nghiêm Sĩ Liêm, Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay [68]. Luận án đã làm rõ các khái niệm “Gia đình”, “Giáo dục gia đình”, “Vai trò của giáo dục gia đình”, “Thế hệ trẻ”, chỉ ra đặc điểm cũng như nội dung của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ. Luận án đã xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục gia đình, đánh giá thực trạng giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở nước ta và phân tích được những nguyên nhân cơ bản của thực trạng cũng như những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết như: vẫn còn nhiều bất cập trong việc giáo dục đạo đức, học tập văn hóa, giáo dục lao động và rèn luyện tính tự lập cho trẻ giữa các vùng, miền, các giới; giáo dục giới tính cho thế hệ trẻ chưa được các gia đình quan tâm đúng mực… Từ đó, đề xuất phương hướng và giải pháp góp phần nhằm nâng cao vai trò của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở nước ta trong thời kỳ đổi mới. Nguyễn Thị Thọ, Đạo đức gia đình trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay [125]. Luận án đã phân tích, làm rõ vai trò của đạo đức gia đình, tác động của KTTT đến đạo đức gia đình trong giai đoạn hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm góp phần xây dựng, hoàn thiện đạo đức gia đình theo hướng tiến bộ, tích cực. Phạm Thị Bình, Tác động của kinh tế thị trường đến chức năng gia đình ở Việt Nam hiện nay [12]. Luận án đã làm rõ được vai trò, chức năng của gia đình và phân tích thực trạng tác động của KTTT đến chức năng gia đình để từ đó đề ra các giải pháp phù hợp, khả thi nhằm củng cố và phát huy những mặt tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực trong thực hiện chức năng gia đình ở Việt Nam hiện nay. Nguyễn Thị Minh Phương, Định hướng giáo dục cho con trong các gia đình nông thôn ngày nay [98]. Luận án phân tích, làm rõ đặc điểm gia đình nông
  • 22. 17 thôn hiện nay và tập trung phân tích quá trình tương tác trong giáo dục con cái, những tác động của gia đình đến quá trình học tập, kết quả học tập của học sinh. Luận án chỉ rõ đường hướng lựa chọn giáo dục của gia đình trong bối cảnh chuyển đổi của làng xã hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy, gia đình tiếp tục giữ chức năng giáo dục con cái, nhưng yếu kém trong khả năng kiểm soát kiến thức mà các con được dạy ở trường. Từ đó, đề ra giải pháp góp phần nâng cấp, cải thiện giáo dục nhằm đáp ứng xu hướng nguyện vọng và mong đợi giáo dục đối với con cái ở gia đình nông thôn trong bối cảnh hiện nay. Đoàn Thị Thanh Huyền, Giáo dục pháp luật cho con cái trong gia đình hiện nay [54]. Luận án đã nghiên cứu tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật và nhận thức của các bậc cha mẹ về vấn đề này nhằm nhận diện thực trạng giáo dục pháp luật cho con cái lứa tuổi Trung học cơ sở, Trung học phổ thông trong các gia đình tại tỉnh Quảng Ninh hiện nay. Từ đó, đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục pháp luật cho con cái trong gia đình hiện nay. Lê Văn Hùng, Sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay [52]. Luận án đã góp phần làm rõ quan niệm về văn hóa gia đình và biến đổi văn hóa gia đình. Phân tích những yếu tố chủ yếu tác động chủ yếu đến sự biến đổi văn hóa gia đình như: TCH, CNH, đô thị hóa, KTTT hướng xã hội chủ nghĩa, chính sách, pháp luật của Nhà nước và sự biến đổi của quy mô, cấu trúc, chức năng của gia đình. Đánh giá thực trạng sự biến đổi văn hóa gia đình Việt Nam và nêu ra bốn vấn đề đang đặt ra hiện nay cần giải quyết: nhiều mâu thuẫn mới phát sinh trong gia đình do việc đề cao thái quá các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình hiện đại làm giảm tính bền vững của gia đình Việt Nam; bạo lực gia đình diễn biến phức tạp, khó kiểm soát phá vỡ giá trị, chuẩn mực hòa thuận, yêu thương trong gia đình Việt Nam hiện nay; sự gia tăng các hiện tượng ngoại tình, ly thân, ly hôn và xuất hiện một bộ phận giới trẻ coi thường các giá trị, chuẩn mực văn hóa của GĐTT, cổ xúy cho văn hóa, lối sống phương Tây. Từ đó, luận án đề xuất bốn giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay, cụ thể: đẩy mạnh phát triển kinh tế và các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ gia đình; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật về gia đình; tôn trọng và đề cao các
  • 23. 18 giá trị, chuẩn mực trong quan hệ hôn nhân, gia đình; đẩy mạnh hoạt động xây dựng GĐVH nhằm tôn vinh các giá trị, chuẩn mực tốt đẹp của văn hóa gia đình Việt Nam. 1.1.2.3. Các công trình nghiên cứu về gia đình văn hóa và xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam Trần Hữu Tòng, Trương Thìn, Xây dựng Gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi mới [135]. Cuốn sách bao gồm tập hợp nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu khác nhau về gia đình, xây dựng GĐVH trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. Trong bài Gia đình Việt Nam và xây dựng văn hóa gia đình trong công cuộc đổi mới ở nước ta của Lê Thi, tác giả đã chỉ ra rằng: gia đình Việt Nam chịu sự tác động mạnh của điều kiện kinh tế, xã hội đương thời nhưng lại có tính ổn định và độc lập tương đối trong sự phát triển. Nó có tính quy luật vận động riêng, trong đó, các “quan hệ kinh tế không đóng vai trò yếu tố cơ bản quyết định cuối cùng mà là các quan hệ máu mủ, tình cảm và trách nhiệm” [122]. Chúng ta không thể đơn giản chỉ lấy yếu tố kinh tế, sự biến động của xã hội để giải thích mọi hiện tượng xảy ra trong đời sống tinh thần, tình cảm và biến đổi các mối quan hệ trong gia đình. Phải xem xét, nghiên cứu sự biến đổi cấu trúc, chức năng, các mối quan hệ trong gia đình từ cả hai phía: nội tại trong mỗi gia đình và sự tác động của yếu tố kinh tế, xã hội. Cũng trong bài viết, tác giả đã phân tích sự tác động của yếu tố khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội... làm biến đổi văn hóa trong gia đình theo cả hướng tích cực và tiêu cực. Vì vậy, xây dựng GĐVH hiện nay cần thiết phải kết hợp hài hòa văn hóa GĐTT với các giá trị văn hóa hiện đại. Việc tiếp thu các giá trị tinh thần mới của gia đình hiện đại không mâu thuẫn với việc giữ gìn, phát huy giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, vốn có của gia đình Việt Nam. Hoàng Bích Nga, Để có một gia đình văn hóa [93]. Cuốn sách đã phân tích tương đối hoàn chỉnh các yếu tố để có một gia đình văn hóa như: tình yêu và hôn nhân, các giai đoạn phát triển của gia đình; sự giáo dục của cha mẹ đối với con cái, các mối quan hệ trong gia đình như làm chồng, làm vợ, làm ông, làm bà, làm con, làm cháu… và quan hệ với láng giềng, quê hương, đất nước. Thông qua nội dung cuốn sách, người đọc có thể rút ra câu trả lời “để có một gia đình văn hóa”, bản thân mỗi người trong gia đình phải thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của
  • 24. 19 mình đối với gia đình, sống giản dị, không tham những thú vui thiếu lành mạnh, không xa vào các tệ nạn xã hội… Cuốn sách cũng chỉ rõ vai trò quan trọng của cuộc vận động xây dựng GĐVH đối với sự hình thành, phát triển gia đình Việt Nam trong thời đại mới, đồng thời, khẳng định cần phải tiếp tục duy trì thực hiện “Phong trào xây dựng gia đình văn hóa” không chỉ ở chiều rộng mà cần thực hiện theo chiều sâu để đạt kết quả, hiệu quả cao nhất. Vũ Ngọc Khánh, Văn hoá gia đình Việt Nam [61]. Nội dung cuốn sách đã phân tích, bao quát các khía cạnh: lịch sử gia đình Việt Nam từ cơ sở tâm linh để tạo nên văn hóa; nề nếp và tập tục; những nét riêng, những hình ảnh đậm đà bản sắc văn hóa; lễ thức gia đình… Tác giả đã đề cập đến vấn đề văn hoá gia đình và phân tích những ảnh hưởng của nó từ khuynh hướng của tôn giáo, triết học, văn học - nghệ thuật… thông qua đó để tìm hiểu, gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc được ẩn chứa trong các gia đình. Đỗ Thị Thạch, Về xây dựng Gia đình văn hóa Việt Nam dưới ánh sáng Đại hội XI của Đảng [119]. Ở bài viết này, tác giả đã phân tích những điểm mới trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng về vấn đề gia đình và xây dựng gia đình văn hóa như: phân tích về vị trí, vai trò của gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới, đồng thời từ vị trí, vai trò đó tác giả đã đưa ra các phương hướng, giải pháp để xây dựng thành công GĐVH trong tương lai theo ánh sáng của Đại hội XI. An Thị Ngọc Trinh, Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá dân tộc trong xây dựng văn hoá gia đình Việt Nam hiện nay [140]. Trong luận án này, tác giả tiếp cận từ những giá trị văn hoá của dân tộc để phân tích, đánh giá và rút ra việc giữ gìn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc trong việc xây dựng văn hoá gia đình Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, còn có các bài báo như: Trần Thị Tuyết Mai, Văn hoá gia đình và xây dựng Gia đình văn hóa trong thời kỳ hội nhập [77]. Nội dung bài viết đã: đề cập đến vai trò của gia đình và văn hóa gia đình trong đó có văn hóa GĐTT; chỉ ra những thuận lợi, khó khăn của gia đình và văn hóa gia đình trước thách thức của tiến trình hội nhập; rút ra những nội dung giá trị gia đình văn hóa và xây dựng giá trị văn hóa gia đình trong thời kỳ mới; Phan Văn Phờ có bài, Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác xây dựng Gia đình văn hóa [96]. Bài viết đã làm rõ
  • 25. 20 được tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình, chỉ ra được tác động của đổi mới và hội nhập đến gia đình Việt Nam hiện nay làm cho nhiều giá trị đạo đức trong gia đình bị mai một, những chuẩn mực tình nghĩa, thủy chung, hòa thuận bị đảo lộn… từ đó, đề xuất các giải pháp khả thi nhằm xây dựng gia đình Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 1.1.2.4. Các công trình nghiên cứu về gia đình vùng đồng bằng sông Hồng Mai Huy Bích, Đặc điểm gia đình đồng bằng sông Hồng [7]. Tác giả nghiên cứu đặc điểm, cấu trúc, chức năng của các gia đình vùng ĐBSH từ góc độ dân tộc học và xã hội học. Trên cơ sở đó, làm rõ giữa tính cộng đồng và chức năng tái sinh sản, chức năng xã hội hoá trẻ em, mục đích của hôn nhân trong gia đình Việt Nam truyền thống và hiện đại. Khuất Thu Hồng, Gia đình truyền thống - Một số tư liệu nghiên cứu xã hội học [49]. Cuốn sách đã làm rõ vấn đề hôn nhân truyền thống ở Đồng bằng sông Hồng, đồng thời hướng dẫn một số phương pháp phỏng vấn cá nhân và đưa ra kết quả nghiên cứu vấn đề này tại Đại Đồng - Hà Tây cũ và Hà Nội. Tô Duy Hợp, Sự biến đổi của làng - xã Việt Nam hiện nay (ở Đồng bằng sông Hồng) [50]. Tác giả đã phân tích sự biến đổi của làng liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó có đề cập đến biến đổi văn hóa gia đình và dòng họ. Cũng trong cuốn sách, tác giả cho rằng, gia đình nông thôn ở vùng đồng bằng sông Hồng đang có một số biến đổi như: tính bình đẳng giữa vợ chồng được khẳng định hơn so với truyền thống; tính áp chế của các thế hệ trước đối với thế hệ sau có xu hướng giảm trong các quyết định quan trọng; xu hướng thống nhất những giá trị chung trong gia đình được duy trì nếu nó không lệch chuẩn… Phan Hồng Giang, Đời sống văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long [40]. Cuốn sách đã phân tích rất nhiều vấn đề trong đó có phân tích thực trạng một số lĩnh vực của đời sống văn hóa nông thôn (qua nghiên cứu định lượng), thực trạng các thiết chế và hoạt động văn hóa mới, vai trò truyền thông đại chúng, dư luận xã hội trong đời sống văn hóa nông thôn ở vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Lê Thị Thanh Hương, Ứng xử của người dân vùng Đồng bằng sông Hồng trong gia đình [56]. Các tác giả cho rằng, việc ứng xử trong quan hệ gia đình ở
  • 26. 21 khu vực Đồng bằng sông Hồng hiện nay đã có những thay đổi nhất định như: vợ chồng đã có sự sẻ chia, bàn bạc trong tổ chức sinh hoạt gia đình; ứng xử của cha mẹ với con cái hiện nay có tính chất “mở” hơn, đã có phần tôn trọng “cái tôi” của thế hệ con cái; và mặc dù đã có sự thay đổi về không gian sống, mô hình sống (gia đình hạt nhân) sau khi kết hôn nhưng nhìn chung giữa cha mẹ và con cái đều mong sao con cái có điều kiện tốt nhất để chăm sóc cha mẹ già còn cha mẹ già có điều kiện hỗ trợ con cái. Nguyễn Hữu Minh, Đời sống văn hóa của cư dân Hà Nội [87]. Nội dung cuốn sách gồm tám chương tập trung phân tích về thực trạng và xu hướng phát triển một số khía cạnh trong đời sống văn hóa của người dân Hà Nội hiện nay, trong đó có mức độ hưởng thụ các hoạt động văn hóa và giải trí. Thực trạng đời sống văn hóa của người dân Hà Nội được trình bày chủ yếu trên các bình diện: loại hình văn hóa giải trí; phong tục, tập quán liên quan đến việc hiếu, hỷ; quan hệ trong gia đình và họ hàng; sinh hoạt tín ngưỡng và tôn giáo; sinh hoạt cộng đồng… Vũ Thị Huệ, Sự biến đổi của văn hóa gia đình đô thị ở Hà Nội từ 1986 đến nay [51]. Tác giả đã phân tích sự biến đổi văn hóa gia đình ở các khía cạnh như: biến đổi về giá trị; về quy mô và loại hình gia đình; về thể chế - lối sống; về hệ thống biểu hiện của văn hóa gia đình. Trong luận án, tác giả cũng chỉ ra bốn yếu tố tác động đến văn hóa gia đình cần nghiên cứu kỹ là yếu tố chính trị - xã hội, yếu tố kinh tế, yếu tố văn hóa và yếu tố quốc tế… Nguyễn Thị Ngân, Sự biến đổi của chức năng gia đình ở vùng Đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh hiện nay [94]. Đề tài đã làm rõ thực trạng biến đổi các chức năng của gia đình ở vùng ĐBSH và phân tích các yếu tố tác động đến sự biến đổi các chức năng của gia đình như: chức năng sinh đẻ; chức năng nuôi dưỡng và giáo dục; chức năng kinh tế; chức năng tổ chức đời sống, cân bằng tâm-sinh lý. Trên cơ sở phân tích đó, tác giả đã đưa ra những khuyến nghị về việc thực hiện chức năng gia đình vùng ĐBSH trong bối cảnh hiện nay. Lê Văn Thư, Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo phát triển văn hóa - xã hội trong giai đoạn hiện nay [134]. Luận án góp phần làm rõ khái niệm, nội dung và phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy ĐBSH đối với sự phát triển văn
  • 27. 22 hóa, xã hội ở địa phương. Đánh giá thực trạng công tác lãnh đạo và đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các tỉnh ủy đối sự phát triển văn hóa - xã hội ở ĐBSH đến năm 2025 như: nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng; tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo; nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong các cơ quan chuyên trách về công tác văn hóa - xã hội tỉnh; nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền tỉnh và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị trong phát triển văn hóa - xã hội ở địa phương; đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết và sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm lãnh đạo phát triển văn hóa - xã hội. Như vậy, có thể thấy, qua thu thập tài liệu tổng quan nghiên cứu và theo hiểu biết của cá nhân, Tác giả nhận thấy chưa có đề tài nào nghiên cứu trực tiếp việc phát huy giá trị gia đình truyền thống trong việc xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng và Việt Nam nói chung hiện nay. 1.2. GIÁ TRỊ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC TỔNG QUAN VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN 1.2.1. Giá trị của các công trình nghiên cứu luận án cần tham khảo Thứ nhất, những tác phẩm nước ngoài nghiên cứu về gia đình như trên đã nêu, giúp cho tác giả luận án có thêm nguồn tài liệu phong phú để hiểu sâu hơn về gia đình, cấu trúc gia đình, hôn nhân cũng như sự tác động của công nghiệp hóa, đô thị hóa tới đời sống gia đình, các quan hệ họ hàng và xu hướng biến đổi của gia đình trong tương lai. Các kiến thức thu được góp phần giúp tác giả luận án có cách nhìn khách quan, tương đối toàn diện khi nghiên cứu về gia đình và các nhân tố ảnh hưởng đến phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH vùng ĐBSH hiện nay. Thứ hai, đối với tài liệu nghiên cứu trong nước (i) Những công trình nghiên cứu về gia đình và gia đình truyền thống về cơ bản các tác giả đã làm rõ được cơ sở lý luận chung về gia đình và những vấn đề liên quan đến hôn nhân gia đình, gia đình truyền thống. Kết quả của các công trình nghiên cứu này sẽ là những cơ sở lý luận chỉ dẫn cho tác giả luận án nghiên cứu về vấn đề liên quan đến gia đình trên thực tiễn tốt hơn.
  • 28. 23 Mặc dù có cách tiếp cận khác nhau nhưng về cơ bản các tác giả đều nhìn nhận giá trị gia đình, trong đó cốt lõi là văn hoá gia đình truyền thống dưới góc độ đề cao như là những chuẩn mực mà con người hiện nay cần hướng tới. Kết quả nghiên cứu theo hướng này đã tạo ra những cơ sở, nền tảng xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn của GĐVH Việt Nam hiện nay, đồng thời giúp cho tác giả luận án tham khảo trong khi giải quyết nhiệm vụ đề tài đặt ra, nhất là trong đề xuất các giải pháp nhằm phát huy tốt giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH nói riêng và ở Việt Nam nói chung hiện nay. (ii) Những công trình nghiên cứu về thực trạng và xu hướng biến đổi của gia đình đã mang lại cho chúng ta cái nhìn tổng thể, khách quan về bức tranh gia đình Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng về gia đình và biến đổi gia đình cùng những dự báo xu hướng vận động, biến đổi gia đình trong tương lai của các nhà nghiên cứu, giúp cho Đảng, Nhà nước và các tổ chức liên quan cũng như toàn thể nhân dân ta thấy được việc xây dựng gia đình văn hóa trong giai đoạn hiện nay là công việc tất yếu, thường xuyên, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành, các đơn vị cơ quan, đoàn thể và cá nhân, của mọi gia đình nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, hình thành nhân cách cao đẹp và nếp sống có văn hoá, phát triển con người toàn diện, góp phần xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đây là những tài liệu quan trọng để luận án tham khảo đi sâu phân tích thực trạng phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng ĐBSH hiện nay. (iii) Những công trình nghiên cứu về gia đình văn hóa và xây dựng gia đình văn hóa, các tác giả đã làm cho bức tranh về GĐVH và xây dựng GĐVH ở Việt Nam hiện nay dần sáng hơn cả về mặt lý luận và thực tiễn. Các kết quả nghiên cứu theo hướng này sẽ tiếp tục làm cho công cuộc tuyên truyền, vận động xây dựng GĐVH trên thực tiễn phát triển mạnh, đồng thời thông qua tổng kết thực tiễn lại quay trở lại bổ sung và làm sáng tỏ lý luận về xây dựng GĐVH Việt Nam trong thời gian tới; Nghiên cứu tài liệu theo hướng này, giúp cho luận án có cơ sở để đưa ra đề xuất, kiến nghị, giải pháp có tính khoa học và có thể thực thi
  • 29. 24 trên thực tế nhằm phát huy tốt giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay. (iv) Những công trình nghiên cứu về gia đình vùng ĐBSH về cơ bản đã: khái quát được đặc điểm cấu trúc, chức năng gia đình ĐBSH; làm rõ được vấn đề về hôn nhân, các nghi lễ thực hiện trong GĐTT; phân tích được sự biến đổi của văn hóa làng, văn hóa gia đình, dòng họ và nghiên cứu ứng xử của cư dân đồng bằng sông Hồng nói chung, ứng xử văn hóa của cư dân Hà Nội nói riêng… Đây chính là tài liệu tham khảo trực tiếp giúp tác giả có những căn cứ thực tiễn để phân tích về gia đình, thực trạng phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay. Đồng thời, đây cũng là một trong những nguồn tài liệu cùng với kết quả nghiên cứu thực tiễn của tác giả để luận án hoàn thành mục tiêu đã đề ra. 1.2.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo đặt ra cho luận án Ngoài mặt giá trị của những công trình nghiên cứu nêu trên, tác giả nhận thấy, các công trình vẫn còn có những khoảng trống bỏ ngỏ nhất định do cách tiếp cận khác nhau, cụ thể như: Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở lý luận về việc phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở Việt Nam hiện nay vẫn còn mang tính riêng biệt, chưa hệ thống. Thứ hai, chưa làm rõ, đầy đủ và thống nhất nội dung giá trị GĐTT của người Việt trên phạm vi cả nước nói chung, ở vùng ĐBSH nói riêng. Thứ ba, chưa phân tích sâu sắc về việc cần thiết phải phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH nói riêng và Việt Nam hiện nay nói chung. Thứ tư, việc phân tích thực trạng phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH nói riêng và Việt Nam hiện nay nói chung chưa có tính bao trùm, hệ thống. Thứ năm, các giải pháp đề ra còn mang tính chất riêng biệt và đặc biệt có rất ít công trình nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học. Như vậy, có thể thấy, mặc dù có được những giá trị thông qua các công trình nghiên cứu như vừa phân tích ở trên và về cơ bản các công trình nghiên cứu đều ít, nhiều đề cập đến giá trị truyền thống, văn hoá truyền thống và coi nó như là
  • 30. 25 một trong những cơ sở để xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn của gia đình văn hóa, nhưng qua thu thập tài liệu tổng quan nghiên cứu và theo hiểu biết của cá nhân, tác giả nhận thấy chưa có đề tài nào nghiên cứu trực tiếp về việc: phát huy giá trị gia đình truyền thống trong việc xây dựng gia đình văn hóa ở vùng Đồng bằng sông Hồng hiện nay dưới góc độ của chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học. Vì vậy, trên cơ sở tiếp cận từ góc độ lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học, kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những thành quả của các nhà nghiên cứu trước và bám sát yêu cầu thực tiễn của khu vực, của đất nước hiện nay, tác giả luận án muốn làm sáng tỏ hơn nữa về giá trị gia đình truyền thống, việc cần thiết phải phát huy giá trị GĐTT và chúng ta phải làm gì, làm như thế nào để giữ gìn, phát huy giá trị GĐTT trong việc xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH nói riêng và Việt Nam nói chung hiện nay. Để làm tốt mục tiêu đề ra, luận án phải triển khai và làm rõ các vấn đề sau: Một là, hệ thống hoá cơ sở lý luận, thực tiễn về việc phát huy những giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay, bao gồm: khái quát về gia đình, GĐTT, giá trị GĐTT, GĐVH; làm rõ sự cần thiết phải phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH; chỉ ra những nội dung, phương thức, chủ thể phát huy cũng như phân tích các yếu tố tác động đến phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay. Hai là, phân tích, làm rõ thực trạng phát huy giá GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH ở cả nội dung, phương thức, chủ thể phát huy. Trên cơ sở phân tích thực trạng, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của thành tựu, hạn chế, luận án nêu bật những vấn đề đặt ra hiện nay cần phải giải quyết. Ba là, trên cơ sở lý luận, thực tiễn nghiên cứu và phân tích thực trạng phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH cùng những vấn đề đặt ra đòi hỏi phải giải quyết, tác giả luận án đề xuất các quan điểm, giải pháp chủ yếu có tính khả thi cao nhằm phát huy những giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay.
  • 31. 26 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT HUY GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Quan niệm, đặc trưng và giá trị gia đình truyền thống 2.1.1.1. Gia đình truyền thống Gia đình được coi là một tế bào của xã hội, là một xã hội thu nhỏ. Mỗi con người sinh ra, lớn lên, trưởng thành đều xuất phát, gắn bó từ một gia đình nên gia đình luôn là cội nguồn, là cái nôi, điểm tựa vô cùng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của con người và cho toàn xã hội. Gia đình tồn tại trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử xã hội lại có những đặc trưng riêng. Vì vậy, nhiều nhà tư tưởng, cá nhân, tổ chức, ngành khoa học nghiên cứu với những cách tiếp cận phong phú, đa dạng đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình (xem phụ lục 1). Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam, trong Điều 8 đã ghi rõ: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền lợi giữa họ với nhau theo luật định” [100, tr.6]. Dưới góc độ chính trị - xã hội, theo giáo trình môn Chủ nghĩa xã hội khoa học đã định nghĩa: “Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt được hình thành và phát triển trên cơ sở các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng, đồng thời có sự gắn kết về kinh tế - vật chất, qua đó nảy sinh những nghĩa vụ và quyền lợi giữa các thành viên” [47, tr.203]. Tác giả luận án cũng coi đây là định nghĩa chính thức về gia đình. Dù tiếp cận ở góc độ nào, về cơ bản, gia đình được nhận diện ở ba khía cạnh: Một là, gia đình là một cộng đồng người, một thiết chế xã hội được hình thành trên cơ sở của quan hệ hôn nhân; Hai là, gia đình dựa trên quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng; Ba là, các thành viên trong gia đình gắn bó chặt chẽ với nhau vì trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi nhằm đảm bảo phát triển toàn diện cả về vật chất lẫn tinh thần được họ hàng, pháp luật, xã hội thừa nhận và bảo vệ. Gia đình truyền thống là một trong những hình thức gia đình để phân biệt với gia đình hiện đại về quy mô, cấu trúc, hình thức tổ chức, nhận thức và quan niệm sống… Truyền thống theo cách hiểu thông thường nhất đó là tập hợp những thói quen trong tư duy, lối sống, cách ứng xử của một cộng đồng người nhất định, được
  • 32. 27 hình thành trong lịch sử và dần trở nên ổn định, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thống có ba đặc tính cơ bản là tính cộng đồng, tính ổn định và tính lưu truyền, nên GĐTT cũng mang những đặc trưng cơ bản đó [157]. Vì vậy, có thể hiểu GĐTT là một khái niệm được dùng để chỉ loại gia đình đã hình thành, tồn tại, phát triển trong quá khứ, nó chứa đựng nhiều yếu tố bền vững, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những yếu tố đó phản ánh nền văn hóa bản địa, tạo nên nét đặc sắc văn hóa dân tộc của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, GĐTT là một khái niệm mang nhiều hàm nghĩa khác nhau, rất dễ gây ra tranh luận giữa những người sử dụng nó, cụ thể: Khi nghiên cứu về GĐTT, có ý kiến cho rằng: “Gia đình Việt Nam truyền thống là hình thái gia đình gắn liền với xã hội nông thôn - nông nghiệp. Nói cách khác, nó là con đẻ của xã hội nông nghiệp, ít biến đổi qua nhiều biến thiên của lịch sử” [154, tr.75]. Một cách hiểu khác cũng quan niệm: “Gia đình truyền thống chắc hẳn là hình thái gia đình ở nông thôn, là gia đình ở những xã hội Á Đông đã tồn tại lâu đời và gần như bất biến trên nhiều khía cạnh” [37, tr.72]. Dựa trên tiêu chí địa vị xã hội, tác giả khác quan niệm “cổ truyền phân ra ba loại gia đình theo đẳng cấp và địa vị xã hội: gia đình bình dân, gia đình kẻ sĩ, gia đình quyền quý” [55, tr.22]. Tương tự, tác giả Khuất Thu Hồng cũng phân chia GĐTT thành hai kiểu: Kiểu thứ nhất là gia đình theo Nho hoặc hướng Nho bao gồm gia đình của tầng lớp quan lại, tư bản, công chức và một số gia đình thị dân giàu có ở đô thị, của giới chức sắc, nho sĩ và một số ít gia đình nông dân khá giả ở nông thôn, số lượng gia đình này không nhiều. Đại bộ phận nhân dân còn lại là tầng lớp lao động thuộc kiểu gia đình thứ hai, ít chịu ảnh hưởng của Nho giáo, chủ yếu ứng xử theo phong tục, tập quán lâu đời [49, tr.14]... Như vậy, có thể thấy, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về GĐTT. Mỗi cách tiếp cận và đưa ra khái niệm đều có những điểm hợp lý nhất định của nó. Từ góc độ nghiên cứu, trong luận án, tác giả đề cập đến GĐTT Việt Nam theo cách hiểu: Là sản phẩm của xã hội nông nghiệp cổ truyền, tồn tại, phát triển cả ở thành thị, nông thôn, có thể theo tư tưởng Nho gia hoặc ít ảnh hưởng của Nho gia, trong đó chứa đựng nhiều yếu tố tương đối ổn định, bền vững phản ánh văn hóa bản địa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác tạo nên nét đặc sắc của văn hóa dân tộc.
  • 33. 28 2.1.1.2. Đặc trưng của gia đình truyền thống Một là, GĐTT là sản phẩm của xã hội nông nghiệp cổ truyền, gắn với nền kinh tế tự nhiên, sản xuất tự cung, tự cấp là chính và ít biến đổi trong biến thiên của lịch sử. Gia đình truyền thống Việt Nam là sản phẩm của xã hội nông nghiệp cổ truyền, trồng lúa nước là chính, mà tiêu biểu nhất là gia đình sống ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trong nền nông nghiệp cổ truyền đó, gia đình chính là một đơn vị sản xuất kinh tế với những điều kiện sản xuất lạc hậu, công cụ thô sơ, chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên. Đại bộ phận sản xuất nông nghiệp của nhà nông là sản xuất nhỏ, manh mún do tình trạng bị phân tán về ruộng đất nên mỗi gia đình là một đơn vị kinh tế độc lập, tự sản xuất, tự tiêu dùng. Mỗi gia đình tự cung cấp hầu hết các sản phẩm tiêu dùng cho bản thân mình nên về cơ bản gia đình trở thành hộ nông - công - thương kết hợp, vừa trồng trọt, chăn nuôi, vừa làm thủ công nghiệp và trao đổi, buôn bán. Trong gia đình, các thành viên ngoài liên kết bởi mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, còn gắn bó chặt chẽ cùng nhau sản xuất vật chất, nuôi sống bản thân và gia đình mình. Từ đó, làm nảy sinh tình cảm, trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như quyền lợi trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như: tình cảm gắn bó thủy chung giữa vợ chồng; yêu thương, chăm sóc con cái; kính trọng cha mẹ, ông bà, tổ tiên; yêu thương, hòa thuận, giúp đỡ lẫn nhau giữa anh chị em… [92]. Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp lạc hậu, công cụ thô sơ, dùng sức người là chính, cộng với nhiều yếu tố khắc nghiệt của tự nhiên như hạn hán, lũ lụt, giông bão… rất cần sự sáng tạo, cần cù, chăm chỉ lao động, sự trợ giúp lẫn nhau trong công việc của mỗi con người, mỗi gia đình. Điều đó, đã giúp hình thành ở con người Việt Nam tính chịu thương, chịu khó, cần cù, sáng tạo trong lao động cũng như tinh thần đoàn kết, yêu thương, đùm bọc, sẻ chia, trọng nghĩa tình, đạo lý, thủy chung và đời sống tinh thần phong phú, đa dạng. Điều này góp phần tạo nên nét đặc sắc trong VHGĐ và nó được lưu truyền từ đời này sang đời khác tạo thành truyền thống, bản sắc văn hóa của cả dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, với đặc thù là con đẻ của xã hội nông nghiệp cổ truyền, ít biến đổi theo những biến thiên của lịch sử, GĐTT Việt Nam cũng là nơi nảy sinh nhiều yếu tố tiêu cực, ảnh hưởng đến đời sống của gia đình trong quá khứ cũng như việc xây dựng GĐVH, phát triển xã hội trong giai đoạn hiện nay. Chẳng hạn như: tư duy tiểu nông
  • 34. 29 nên thiếu tư duy phân tích, thực nghiệm, lý luận; duy trì lối làm ăn nhỏ lẻ, manh mún, mang nặng tính cục bộ, địa phương; tính ghen ghét, đố kỵ với những người vượt trội hoặc tiến bộ hơn mình, nên khó hòa nhập; lối sống thiên về tình cảm cũng dễ tạo ra lối sống duy tình, trọng tình hơn lý, có thái độ nể nang dẫn đến nhiều khi không coi trọng pháp luật, không dám chống lại cái xấu, chống lại tệ nạn nảy sinh trong xã hội… Hai là, gia đình thường đông con, kết hôn sớm. Xuất phát từ thực tiễn sản xuất nông nghiệp cổ truyền, tự nhiên, tự cấp, tự túc, dựa vào sức người là chính nên ở nhiều GĐTT, hình thành tâm lý muốn sinh đông con để gia tăng nguồn nhân lực lao động. Ở nhóm GĐTT khác lại muốn sinh nhiều con để có người chăm sóc khi cha mẹ về già; hoặc để phòng ngừa trước những rủi ro, bệnh tật làm cho những đứa trẻ chết sớm; hoặc do quan niệm “tự sinh, tự dưỡng”, “con cái là lộc trời cho” [7]… Một lý do thậm chí trở thành động cơ sinh đông con mà các nhà nghiên cứu hay đề cập đến, nhất là khi nghiên cứu về GĐTT vùng ĐBSH, đó là việc “dứt khoát mỗi gia đình phải có ít nhất một con trai” [7, tr. 20] để duy trì nòi giống, nối dõi tông đường. Kết hôn sớm cũng là một trong những đặc trưng thường thấy trong nhiều GĐTT vì họ cho rằng lấy vợ, lấy chồng sớm cho con là lấy thêm dâu, thêm rể tăng nguồn nhân lực và để cặp vợ chồng mới tiếp tục sinh nhiều con, sinh con trai duy trì nòi giống, là nguồn an ủi, động viên, chăm sóc khi cha mẹ về già. Sinh đông con, kết hôn sớm đã đáp ứng nhiều nhu cầu của GĐTT. Tuy nhiên, mặt trái của nó thường làm cho các GĐTT không thoát khỏi đói nghèo do không đủ sức, điều kiện kinh tế, thời gian để chăm sóc, nuôi dạy con cái nên người. Việc kết hôn sớm, sinh con sớm khi cha mẹ chưa đủ tuổi trưởng thành, chưa có kinh nghiệm sống sẽ khó có thể nuôi dạy những đứa trẻ thành người công dân tốt cho gia đình và xã hội…, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống, hạnh phúc của gia đình, nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội, gây áp lực về giải quyết việc làm, chính sách dân số, an sinh xã hội hiện nay. Ba là, gia đình có kết cấu bền chặt, quy mô lớn. Lịch sử xã hội Việt Nam đã chứng minh GĐTT có kết cấu rất bền chặt, tồn tại lâu dài, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đặc điểm này là do những điều kiện khách quan của cuộc sống - sản xuất nông nghiệp tiểu nông, trồng lúa nước là chính, công cụ thô sơ, lạc hậu, phụ thuộc vào tự nhiên, do chống thiên tai, địch họa… buộc các thành viên trong gia đình phải gắn kết chặt chẽ với nhau. Mặt khác, do ảnh hưởng tư
  • 35. 30 tưởng của Nho giáo coi gia đình là nền tảng của xã hội (tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ), trong gia đình nhanh chóng hình thành tôn ti, trật tự, nền nếp, phép tắc, chuẩn mực… để điều chỉnh các mối quan hệ, quy định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi giữa các thành viên trong gia đình. Nền nếp, sự giáo dục trong gia đình về gia phong, gia giáo được coi là nền tảng tạo nên gia đình hạnh phúc và bền chặt. Gia đình Việt Nam truyền thống thường là gia đình có quy mô lớn, nhiều thế hệ sinh sống. Do các gia đình thường sinh đông con, cộng với việc kết hôn sớm; do tâm lý thích con cháu sum vầy quanh mình hoặc do nhiều gia đình ở thành thị không có đất chia cho con cái khi kết hôn nên ở nhiều GĐTT hầu hết con cháu tập trung sinh sống cùng trong một mái nhà. Nếu như GĐTT Trung Quốc có quy mô lớn mở rộng ra cả dòng tộc cùng sinh sống trong một thôn trang với các tên gọi như Đỗ gia trang, Vương gia trang, Đường gia trang…, thì GĐTT Việt Nam, mặc dù có quy mô lớn, nhưng thường chỉ sống từ ba, bốn, năm thế hệ trong một gia đình. Kiểu gia đình này khá phổ biến, tập trung nhiều nhất ở nông thôn vùng ĐBSH. Gia đình truyền thống với kết cấu bền chặt, quy mô lớn có ưu điểm: gắn bó cao về tình cảm theo huyết thống, bảo lưu được nhiều giá trị truyền thống văn hóa, nghi lễ, tập tục, phong tục, tập quán, tôn ti, trật tự, nền nếp… cũng như phát huy tốt các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, của dân tộc. Nó giúp các thành viên trong gia đình có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, quan tâm chăm sóc người già và dạy dỗ, uốn nắn thế hệ trẻ….Tuy nhiên, kết cấu bền chặt và quy mô gia đình lớn, có nhiều thế hệ khác nhau về tuổi tác, quan niệm, lối sống, tâm lý, thói quen… sống trong cùng một mái nhà, nên khó tránh khỏi mâu thuẫn giữa các thế hệ, nhất là mối quan hệ giữa mẹ chồng, nàng dâu, em gái của chồng và chị dâu…. Tư tưởng trọng ngôi thứ với đẳng cấp khắt khe và bị trói buộc bởi ảnh hưởng của Nho gia theo luận lý cương thường dẫn đến quyền dân chủ, bình đẳng, tự do cá nhân bị hạn chế. Sống theo gia đình quy mô lớn, cố kết gia đình, cộng đồng cao, cũng hình thành tâm lý thụ động, tự ti, bám chặt gia đình, người thân, làng xóm… không dám sáng tạo, mở rộng giao lưu, tiếp nhận cái mới từ bên ngoài vào. Bốn là, tư tưởng, giá trị chuẩn mực gia đình và giáo dục trong gia đình chủ yếu theo tư tưởng của Nho giáo. Giá trị chuẩn mực và giáo dục trong GĐTT được kết hợp cả những tư tưởng của người Việt cổ xưa để lại với tư tưởng của Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo [70]. Tuy
  • 36. 31 nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là mức độ ảnh hưởng không nhỏ của Nho giáo đến tư tưởng, lối sống tạo nên hệ giá trị chuẩn mực văn hóa, đạo đức trong gia đình và giáo dục của GĐTT Việt Nam. Những gia đình sống ở thành thị, những gia đình thuộc tầng lớp vua quan, tầng lớp trên, “danh gia vọng tộc” hoặc một số gia đình khá giả, gia đình hướng Nho ở nông thôn, ảnh hưởng Nho giáo rất rõ nét và sâu sắc. Cách sống và giáo dục con cháu, các thành viên trong gia đình theo quy tắc “tam cương, ngũ thường” và “ngũ luân” của nhà Nho. Giáo dục nam giới theo chuẩn mực của người quân tử “trung, hiếu, nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, dũng”, theo sách thánh hiền, nhấn mạnh vai trò của con trưởng, người đàn ông, người cha trong gia đình. Giáo dục nữ giới theo tam tòng, tứ đức. Giáo dục giới tính “nam nữ thụ thụ bất thân” [7]; [151]… Vì vậy, mẫu hình gia đình được giáo dục hướng tới là gia đình hạnh phúc, trên dưới thuận hòa, con cháu giàu sang, đông đúc, gia phong nghiêm ngặt, có địa vị cao trong làng, trong xã hội. Còn gia đình chủ yếu thuộc tầng lớp lao động ở cả nông thôn và thành thị, do hạn chế trong tiếp xúc với Nho gia, họ ít chú trọng giáo dục con cháu đề cao địa vị xã hội, lễ nghĩa của nhà Nho. Họ có cuộc sống giản dị hơn, giáo dục con cháu bằng phong tục, tập quán, thói quen, kinh nghiệm của gia đình, làng xã và bản thân mình. Giáo dục chủ yếu trong gia đình thường hướng đến giáo dục kinh nghiệm, kỹ năng lao động. Đây chính là yếu tố phát triển và tồn tại các làng nghề truyền thống, các thương hiệu gia đình sản xuất gia truyền trong nhiều lĩnh vực sau này. Trong gia đình, việc lao động và các mối quan hệ khác nhiều khi được thực hiện bình đẳng hơn so với gia đình chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, thậm chí, nhiều gia đình người mẹ, người vợ lại là người giữ “tay hòm, chìa khóa”, quyết định chi tiêu, kinh tế [149]. Như vậy, có thể thấy GĐTT Việt Nam mặc dù chịu ảnh hưởng của Nho giáo là chủ yếu nhưng con người và gia đình Việt Nam không tiếp thu thụ động mà tiếp biến văn hóa, tư tưởng của Nho gia kết hợp với văn hóa bản địa và các tư tưởng tiến bộ trong Phật giáo, Đạo giáo để làm giàu thêm lối sống, phong tục, tập quán, truyền thống, văn hóa của mình. Từ đó tạo nên những nét riêng, độc đáo hình thành bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Ngoài những điểm tích cực nêu trên, ảnh hưởng của Nho giáo cũng mang đến những mặt trái, mặt tiêu cực tác động xấu đến sự phát triển gia đình và xã hội Việt Nam như: tư tưởng “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”; việc phân chia không đồng đều tài sản cho các con, con trai được hưởng nhiều hơn, trong đó người con trai trưởng
  • 37. 32 lại được nhiều nhất; chưa chú trọng và phát huy vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội; phân biệt dòng tộc danh giá, đẳng cấp, địa vị trong xã hội… Năm là, tính cố kết cộng đồng, yêu thương, có trách nhiệm cao đối với các thành viên trong gia đình thậm chí mở rộng ra dòng họ, làng, xã và quê hương, đất nước. Tính cộng đồng là đặc trưng cơ bản của con người, gia đình và xã hội Việt Nam trong truyền thống. Cơ sở xuất phát của nó là: do sản xuất nông nghiệp với trình độ thấp, công cụ thô sơ, lạc hậu, phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên. Con người cảm thấy mình nhỏ bé, sợ hãi trước những thiên tai, địch họa, bệnh dịch xuất phát từ thiên nhiên nên con người phải gắn kết lại với nhau từ trong gia đình, họ hàng, làng xóm để cùng nhau lao động, sản xuất…; Ngoài ra, còn do quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ đã gắn kết hai gia đình thông gia, gắn kết hai họ hoặc hai làng với nhau; hoặc do niềm tin vào sức mạnh siêu nhiên, vào các tín ngưỡng dân gian và biết ơn những người có công với đất nước, với những người có công với làng (thờ thành hoàng làng) … Tính chất cộng đồng thấm sâu vào gia đình, chi phối mối quan hệ trong gia đình làm cho tính chất cá nhân bị lệ thuộc, hòa với gia đình, dòng họ. Cá nhân thông qua gia đình, lấy danh nghĩa gia đình để giao tiếp với xã hội. Vì thế, cá nhân trong gia đình phải ý thức được lối sống, suy nghĩ, hành động của mình là ảnh hưởng, đại diện cho gia đình, cho dòng họ nên “Một người làm quan, cả họ được cậy. Một người làm bậy cả họ mất nhờ”. Trong gia đình đông người, khi giao tiếp trong cộng đồng, người ta chỉ nhớ và gọi tên người chủ gia đình hoặc tên người con đầu. Xã hội kiểm soát, điều chỉnh, đánh giá hành vi của cá nhân cũng thông qua gia đình. Chẳng hạn, khi giao tiếp với một đứa trẻ, nhiều khi người ta không quan tâm nó tên gì, nó là ai mà người ta sẽ hỏi nó là con nhà ai, con gia đình nào, bố mẹ nào, thuộc dòng họ nào…[7]. Đối với người Việt, nói đến gia đình là nói đến tính cộng đồng. Cộng đồng đó không chỉ bao gồm những người đang sống mà còn bao gồm cả những người đã chết và những đứa trẻ sẽ được sinh ra trong tương lai. Vì thế, GĐTT coi trọng việc thờ cúng tổ tiên, nguồn cội và việc nối dõi tông đường. Tính cộng đồng cũng không bó hẹp lại trong đơn vị gia đình mà còn được mở rộng ra khi con người giao tiếp với cộng đồng, làng xã, quê hương, đất nước. Biểu hiện rõ ở những dịp lễ, tết cổ truyền, hay nhớ về các vị anh hùng dân tộc có công với đất nước, nhớ về cội nguồn chung của dân tộc như câu ca “Dù ai đi ngược, về xuôi. Nhớ