SlideShare a Scribd company logo
1 of 158
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------
NGUYỄN HỒNG HẠNH
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ
CỦA NHÀ BÁO
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học
Hà Nội – 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------
NGUYỄN HỒNG HẠNH
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ
CỦA NHÀ BÁO
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Bá Dung
Hà Nội - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Bá Dung. Những số liệu trong luận văn là
trung thực. Kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất
cứ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Hồng Hạnh
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến các giảng viên khoa Báo chí và
Truyền thông, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc
gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy trong thời gian tôi học tại trường.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Trần Bá Dung đã
tận tâm hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo, nhà báo, phóng viên của Báo Đầu
tư, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Báo Quân đội
nhân dân và các cơ quan báo chí khác, cùng người thân, bạn bè đã giúp đỡ tôi
trong quá trình hoàn thiện luận văn.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Hồng Hạnh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 7
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 8
6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài.................................................. 8
7. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 9
CHƢƠNG 1: KỸ NĂNG THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH
TẾ CỦA NHÀ BÁO – TIẾP CẬN TỪ LÝ THUYẾT................................10
1.1. Khái niệm................................................................................................10
1.1.1. Thông tin và thông tin kinh tế ...............................................................10
1.1.2. Thu thập thông tin kinh tế .....................................................................11
1.1.3. Xử lý thông tin kinh tế ...........................................................................12
1.1.4. Kỹ năng .................................................................................................13
1.2. Đặc trƣng loại hình báo in.....................................................................15
1.3. Kỹ năng thu thập thông tin kinh tế của nhà báo ................................17
1.3.1. Kỹ năng giao tiếp ..................................................................................17
1.3.2. Kỹ năng nghiên cứu tài liệu văn bản ....................................................20
1.3.3. Kỹ năng quan sát ...................................................................................23
1.3.4. Kỹ năng phỏng vấn................................................................................28
1.4. Kỹ năng xử lý thông tin kinh tế của nhà báo ......................................31
1.4.1. Tập hợp, hệ thống hoá thông tin theo từng vấn đề, lĩnh vực ................31
1.4.2. Phân tích và kiểm tra độ chính xác của thông tin, tính hợp lý của tài
liệu, số liệu ......................................................................................................32
1.4.3. Thống kê số liệu, tính tỷ lệ, tính xác suất, sử dụng ngôn ngữ thông tin
phi văn tự.........................................................................................................34
1.4.4. Chuyển thuật ngữ chuyên ngành kinh tế sang ngôn ngữ báo chí.........38
1.5. Mối quan hệ giữa hai kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế...39
Tiểu kết chƣơng 1..........................................................................................41
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN
KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO...........................................................................42
2.1. Khái quát về hai tờ báo khảo sát ..........................................................42
2.1.1. Báo Đầu tư ............................................................................................42
2.1.2. Thời báo Kinh tế Việt Nam....................................................................43
2.2. Thực trạng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo ....................44
2.2.1. Kỹ năng thu thập thông tin kinh tế........................................................44
2.2.2. Kỹ năng xử lý thông tin kinh tế .............................................................66
2.3. Đánh giá chung về kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của
nhà báo ...........................................................................................................86
2.3.1. Ưu điểm.................................................................................................86
2.3.2. Hạn chế .................................................................................................89
Tiểu kết chƣơng 2..........................................................................................93
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN
NÂNG CAO KỸ NĂNG THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH
TẾ CỦA NHÀ BÁO ......................................................................................94
3.1. Một số giải pháp .....................................................................................94
3.1.1. Nâng cao kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm và nghiệp vụ báo chí ..........94
3.1.2. Nâng cao kiến thức chuyên ngành kinh tế ..........................................100
3.1.3. Nâng cao trách nhiệm xã hội của người làm báo...............................106
3.1.4. Minh bạch hoá thông tin .....................................................................110
3.2. Một số kiến nghị ...................................................................................116
3.2.1. Đối với cơ quan báo chí......................................................................116
3.2.2. Đối với Hội Nhà báo Việt Nam...........................................................121
Tiểu kết chƣơng 3........................................................................................123
KẾT LUẬN..................................................................................................124
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................128
PHỤ LỤC.....................................................................................................134
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Mức độ sử dụng kỹ năng nghiên cứu tài liệu văn bản để thu thập
thông tin kinh tế...............................................................................................53
Bảng 2.2: Về thông tin mà nhà báo quan tâm khi nghiên cứu văn bản..........55
Bảng 2.3: Mức độ sử dụng kỹ năng quan sát để thu thập thông tin kinh tế ...59
Bảng 2.4: Về mức độ sử dụng kỹ năng kiểm tra độ chính xác của thông tin,
tính hợp lý của tài liệu, số liệu........................................................................70
Bảng 2.5: Về phương pháp chuyển thuật ngữ chuyên ngành kinh tế sang ngôn
ngữ báo chí (người trả lời chọn nhiều đáp án)................................................83
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Mức độ sử dụng kỹ năng giao tiếp để thu thập thông tin kinh tế ......45
Biều đồ 2.2: Những yếu tố cần thiết để duy trì và phát triển mối quan hệ với
nguồn tin nhằm thu thập thông tin kinh tế.................................................................51
Biểu đồ 2.3: Mức độ sử dụng kỹ năng phỏng vấn để thu thập thông tin kinh tế...61
Biểu đồ 2.4: Những yếu tố cần thiết để thu thập thông tin kinh tế thành công nhà
báo trong phỏng vấn (người trả lời chọn nhiều đáp án) ...........................................64
Biểu đồ 2.5: Mức độ sử dụng kỹ năng tập hợp, hệ thống hoá thông tin theo từng
vấn đề, lĩnh vực ............................................................................................................67
Biểu đồ 2.6: Về tin, bài được nhà báo phân tích, kiểm tra độ chính xác, tính hợp lý
của thông tin..................................................................................................................71
Biểu đồ 2.7: Phương pháp kiểm tra độ chính xác, tính hợp lý của thông tin kinh tế
(ông/bà có thể chọn nhiều đáp án)..............................................................................72
Biểu đồ 2.8: Mức độ sử dụng kỹ năng tính tỷ lệ, tính xác suất, sử dụng ngôn ngữ
thông tin phi văn tự ......................................................................................................76
Biểu đồ 2.9: Trường hợp nhà báo sử dụng kỹ năng tính tỷ lệ, tính xác suất, ngôn
ngữ thông tin phi văn tự trong xử lý thông tin kinh tế (người trả lời chọn nhiều
đáp án)...........................................................................................................................77
Biểu đồ 2.10: Mức độ sử dụng kỹ năng chuyển thuật ngữ chuyên ngành kinh tế
sang ngôn ngữ báo chí.................................................................................................82
Biểu đồ 3.1: Các giải pháp để nâng cao kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế
của nhà báo (người trả lời chọn nhiều đáp án)........................................................112
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB
CPI
EU
FDI
GDP
Nxb
ODA
QĐND
TBKTSG
TBKTVN
TPP
WB
WTO
Ngân hàng Phát triển Châu Á
Consumer Price Index
Chỉ số giá tiêu dùng
European Union
Liên minh châu Âu
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
Nhà xuất bản
Official Development Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
Quân đội nhân dân
Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Thời báo Kinh tế Việt Nam
Trans-Pacific Partnership Agreement
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
World Bank
Ngân hàng Thế giới
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, hoạt động kinh tế thực sự là
động lực quan trọng của bất kỳ nền kinh tế với quy mô và thể chế nào. Vấn đề
thông tin kinh tế cần phải được lan toả và kiểm chứng thông qua nhiều hoạt
động khác nhau, trong đó, kênh báo chí luôn được đánh giá là một kênh
truyền thông khách quan, kịp thời và có sức mạnh thực sự, góp phần minh
bạch hơn những vấn đề khác nhau trong hoạt động kinh tế của các chủ thể và
khách thể liên quan.
Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới, thông tin kinh tế
luôn xuất hiện dày đặc và thường xuyên trên các trang nhật báo, các kênh
truyền hình và đài phát thanh. Công chúng luôn có nhu cầu lớn về thông tin
kinh tế bởi nó có tầm quan trọng trong đời sống. Và các cơ quan báo chí cũng
tìm mọi cách để thỏa mãn công chúng. Tuy nhiên, nhà báo nào và cơ quan
báo chí nào thường xuyên có được tin kinh tế sốt dẻo đúng nhu cầu của công
chúng? Để có được thông tin kinh tế đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của công
chúng đòi hỏi nhà báo phải có kỹ năng về thu thập và xử lý thông tin kinh tế.
Thế nhưng, không phải nhà báo nào cũng có được kỹ năng thu thập và xử lý
thông tin kinh tế thành thục. Bởi lẽ đó, việc tìm hiểu và nghiên cứu về kỹ
năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo có tính cấp thiết và có
nhiều ý nghĩa không chỉ trong lý luận mà cả trong thực tiễn.
Việt Nam gia nhập WTO (năm 2006), tiếp đó là ký kết các hiệp định
thương mại tự do với Hàn Quốc, Nga... Đặc biệt là Hiệp định xuyên Thái
Bình Dương (TPP), bên cạnh thách thức đã mở ra cơ hội để nền kinh tế nước
nhà cất cánh. Nước ta đang ngày càng hòa nhập sâu vào kinh tế thế giới.
Trong đó, thông tin về kinh tế không chỉ là nhu cầu cần thiết cho giới lãnh
đạo tham khảo đưa ra quyết sách phù hợp, mà đã trở thành nhu cầu không thể
thiếu với các doanh nghiệp và doanh nhân nước nhà. Và tầng lớp công chúng
2
khác cũng đang nhận được sự quan tâm lớn. Do đó, thông tin kinh tế đang có
vai trò rất quan trọng trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập hiện nay.
Nhà báo kinh tế không chỉ cần biết rõ các thông tin cơ bản của tình
hình kinh tế nói chung, mà họ còn phải dự báo được các sự kiện kinh tế như
một kịch bản sắp xảy ra theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực, có biện pháp
tiếp cận khai thác thông tin hợp lý. Đồng thời có năng lực tiếp cận với những
nhân vật quan trọng trong lĩnh vực mà mình phụ trách, để viết được những bài
báo hay, súc tích, chính xác, hấp dẫn bạn đọc có thể cạnh tranh với những nhà
báo khác.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn không ít những nhà báo kinh tế dù đã
làm việc lâu năm nhưng do tinh thần trách nhiệm chưa cao, không thường
xuyên trau dồi bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, hoặc không đam mê nghề
nghiệp, thờ ơ không bám sát theo dòng sự kiện của ngành mình theo dõi và
phụ trách, dẫn đến hệ lụy: Không bao quát được và hiểu vấn đề mà mình viết,
năng lực phân tích, bình luận vấn đề còn yếu, dẫn đến những hậu quả đáng
tiếc cho cả xã hội và cho chính bản thân nhà báo.
Do vậy, nghiên cứu về kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế đối
với nhà báo là một việc làm cần thiết. Nhất là với hoàn cảnh hiện nay, khi báo
chí ngày càng phải thể hiện vai trò thông tin và định hướng của mình trong xã
hội hiện đại. Với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về công tác thu thập và khai
thác thông tin kinh tế đối với nhà báo, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục
hạn chế đang tồn tại hiện nay, học viên đã quyết định chọn đề tài “Thu thập và
xử lý thông tin kinh tế của nhà báo” làm đề tài luận văn cao học của mình.
Để thực hiện luận văn này, tác giả cũng gặp không ít khó khăn. Bản
thân tác giả luận văn đang làm việc tại Trung tâm Tư liệu, Đài Truyền hình
Việt Nam nên kiến thức và thực tế làm việc không có nhiều liên quan đến kỹ
năng của nhà báo. Tuy nhiên, tác giả nghiêm túc, cầu thị với mong muốn
mang lại kết quả tốt nhất.
3
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về các kỹ năng cần
thiết đối với nhà báo như:
Cuốn “Nhà báo - Bí quyết kỹ năng - nghề nghiệp” (Nxb Lao động,
1998) do Nguyễn Văn Dững và Hoàng Anh biên dịch, dựa theo tác phẩm
“Nhà báo và Thông tin” của tác giả Vootsxkobonhicop và Iyview, trình bày
một cách tỉ mỉ và sinh động các kinh nghiệm xử lý thông tin, xử lý văn bản
của phóng viên, nhà báo và biên tập viên.
Cuốn “Mười bí quyết kỹ năng nghề báo” (Nxb Lao động, 2002) của
Eric Fikhtelius, đưa ra 10 lời khuyên về các vấn đề lý luận báo chí, kỹ năng
làm báo, những yêu cầu đối với người làm báo, kỹ thuật ghi chép, phỏng vấn,
dàn dựng.
Cuốn “Hướng dẫn tìm kiếm trên Internet và viết báo của hãng thông
tấn AP” (Nxb Thông tấn, 2007) của Frank Bass, ngoài việc chỉ ra cách tìm
kiếm thông tin nhanh và hiệu quả nhất, còn hướng dẫn các nhà báo cách tạo,
sắp xếp và lưu cơ sở dữ liệu của mình với sự hỗ trợ của một vài phần mềm
trên máy tính.
Cuốn “Kỹ năng phỏng vấn dành cho các nhà báo” (Nxb Thông tấn,
2007) của Sally Adams và Wynford Hicks, đưa ra những lời khuyên về cách
xử lý với từng đối tượng được phỏng vấn, những mách nước về các phương
pháp ghi chép và ghi âm…
Cuốn “Nhà báo hiện đại” (Nxb Trẻ, 2009). Đây là bản dịch tiếng Việt
đầu tiên của giáo trình nổi tiếng News Reporting and Writing của ban biên
soạn The Missouri Group thuộc Khoa báo chí Đại học Missouri, đề cập đầy
đủ những kỹ năng làm báo hiện đại trên thế giới, giúp người cầm bút trong
nước cùng sánh vai với sự trui rèn của các đồng nghiệp khắp năm châu.
Ở Việt Nam, lĩnh vực này cũng đã thu hút sự quan tâm của các nhà
khoa học:
4
Cuốn “Công việc của người viết báo” (Nxb Giáo dục, 1997) của nhà
báo Hữu Thọ, trình bày chi tiết những kĩ năng, những vấn đề cơ bản nhất để
công việc của người viết báo nói chung và đặc biệt là công việc của một
phóng viên diễn ra được suôn sẻ, mang lại hiệu quả cao nhất cho từng sản
phẩm báo chí.
Cuốn “Kỹ năng cho người làm báo” (Nxb Thông tấn, 2014) cung cấp
những thông tin cơ bản, những kinh nghiệm cần thiết để có được một bài
báo thu hút độc giả, biến những nguyên liệu sự kiện thành những “món ăn”
thông tin thỏa mãn nhu cầu của độc giả đang ngày càng trở nên khó tính và
khắt khe hơn.
Cuốn “Lao động nhà báo – Lý thuyết và kỹ năng cơ bản” (Nxb Chính
trị - Hành chính, 2010) của TS. Lê Thị Nhã, giới thiệu những kỹ năng cơ bản
về phương pháp thu thập thông tin, tư liệu và quy trình sáng tạo tác phẩm
báo chí.
Cuốn “Ngôn ngữ báo chí” (Nxb Thông tấn, 2012) của PGS. TS. Vũ
Quang Hào, với cách viết ngắn gọn, súc tích, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý
luận và thực tế, tác giả cho bạn đọc hiểu rõ hơn những vấn đề cần thiết, cơ
bản nhất của ngôn ngữ báo chí.
Cuốn “Viết tin, bài đăng báo” (Nxb Trẻ, 2014) của nhà báo Ngọc Trân,
đúc kết các nguyên tắc, kỹ năng để giúp những người muốn viết báo có thể
tác nghiệp tốt hơn, hiệu quả hơn.
Cuốn "Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại"
(Nxb Thông tin và Truyền thông, 2014) của nhà báo, TS. Nguyễn Thành Lợi,
giới thiệu những nét khái quát nhất về những vấn đề mới mẻ đang được
nghiên cứu rộng rãi trên thế giới nhiều năm qua như truyền thông xã hội, các
lý thuyết truyền thông, hội tụ truyền thông, tòa soạn hội tụ, đồng thời trình
bày đặc điểm và những kỹ năng cần thiết đối với “nhà báo đa năng” trong môi
trường hội tụ truyền thông.
5
Ở phạm vi nghiên cứu hẹp hơn, một số học viên cao học và sinh viên
tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, khoa Báo chí – Truyền thông trường
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đã có một số luận văn thạc sĩ, khoá luận
tốt nghiệp về những đề tài liên quan đến hoạt động sáng tạo của nhà báo như:
Luận văn thạc sĩ của Káp Thành Long (Trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008) “Kỹ năng xử lý đề tài
pháp luật trên báo in hiện nay” trình bày công việc của một phóng viên theo
dõi mảng đề tài pháp luật; các vấn đề đặt ra đối với phóng viên khi xử lý
thông tin về đề tài pháp luật; các cơ sở pháp lý ràng buộc và có ảnh hưởng
đến công việc của phóng viên.
Luận văn thạc sĩ của Sầm Vũ Thăng (Trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010) “Phương thức thực hiện đề
tài pháp luật trên báo mạng điện tử” nghiên cứu thực tiễn thực hiện đề tài
pháp luật trên báo mạng điện tử qua việc khảo sát trường hợp Vietnamnet và
VTCnews.
Luận văn thạc sĩ của Ngô Bá Thành (Trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010) “Thông tin kinh tế trên Đài
Truyền hình kỹ thuật số VTC” phân tích được thực trạng thông tin kinh tế trên
sóng Truyền hình kỹ thuật số VTC; Rút ra những ưu điểm, hạn chế của hoạt
động thông tin kinh tế trên Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC; Từ đó đề xuất
một mô hình Kênh thông tin kinh tế ưu việt hơn so với thực tại, nhằm nâng
cao hiệu quả truyền tải thông tin kinh tế trên sóng của Đài truyền hình kỹ
thuật số VTC.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Hữu Tuấn (Trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014) “Việc tiếp cận thông tin
tài chính của nhà báo Việt Nam hiện nay” tìm hiểu, đánh giá thực trạng vấn
đề tiếp cận và xử lý thông tin về lĩnh vực tài chính của đội ngũ nhà báo trong
giai đoạn hiện nay. Từ đó, phát hiện những vấn đề đang được đặt ra, thảo
6
luận, kiến nghị và đưa ra giải pháp nhằm giúp nhà báo tiếp cận và xử lý thông
tin về lĩnh vực tài chính đạt được hiệu quả tốt nhất.
Khoá luận tốt nghiệp của Đỗ Thị Lan Anh (Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, 2007), “Hoạt động xử lý thông tin của biên tập viên tại các toà soạn
báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay” tìm hiểu về hoạt động xử lý thông tin
của các biên tập viên tại các toà soạn báo mạng điện tử tại Việt Nam thông
qua quá trình khảo sát ba tờ báo mạng điện tử điển hình: Vietnamnet,
VnExpress và Hà Nội mới điện tử. Từ đó đưa ra các đề xuất, giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý thông tin của biên tập viên tại các tờ báo
mạng điện tử.
Khoá luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Thanh Tâm (Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, 2008) “Khai thác, xử lý tin trong chương trình Thời sự Đài
Phát thanh - Truyền hình Hải Phòng” khảo sát về hoạt động khai thác và xử
lý tin của đội ngũ phóng viên, biên tập viên của đài. Rút ra những thành công
và hạn chế về nghiệp vụ khai thác, xử lý tin. Từ đó, đóng góp một số đề xuất
và kiến nghị nhằm nâng cao kỹ năng khai thác, xử lý tin và nâng cao chất
lượng tin trong chương trình Thời sự.
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đây đã có những đóng
góp đáng kể đối với hoạt động tác nghiệp của nhà báo. Song qua khảo sát,
chưa có một nghiên cứu cụ thể và riêng biệt về kỹ năng thu thập và xử lý
thông tin chuyên ngành đối với nhà báo viết về lĩnh vực kinh tế, nên đề tài
nghiên cứu sẽ không có sự lặp lại với những công trình nghiên cứu khác.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu, đánh giá kỹ năng thu
thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo. Trong luận văn này, tác giả tập
trung vào kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của báo in.
Từ những mục đích nêu trên, luận văn tập trung vào những nhiệm vụ cụ
thể như sau:
7
Làm rõ một số thuật ngữ, khái niệm cũng như những vấn đề có tính
phương pháp luận có liên quan đến đề tài.
Đánh giá thực trạng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo qua
các báo khảo sát.
Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần nâng cao kỹ
năng thu thập và xử lý thông tin đối với nhà báo kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Để bao quát hết những gì mà tên đề tài đặt ra
cần đề cập đến những vấn đề như xác định nguồn thu thập, phương pháp thu
thập, yêu cầu trong thu thập và xử lý, những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
thu thập và xử lý thông tin kinh tế. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu trong
luận văn này, tác giả luận văn chỉ tập trung vào kỹ năng thu thập và xử lý
thông tin kinh tế của nhà báo, còn những vấn đề khác đã được nhắc đến ở trên
sẽ được nghiên cứu trong một công trình ở tầm cao hơn. Theo đó, tác giả luận
văn tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng thu thập và xử lý thông
tin của nhà báo kinh tế. Từ đó đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung khảo sát trong phạm vi các nhà
báo và các bài báo chuyên ngành kinh tế ở Thời báo Kinh tế Việt Nam và Báo
Đầu tư. Đây là hai tờ báo chuyên về kinh tế hàng đầu và có uy tin ở nước ta hiện
nay. Ngoài ra tác giả cũng khảo sát, tham khảo một số cơ quan báo chí khác như
Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Quân đội nhân dân, Kinh tế đô thị, Tuổi trẻ…
Về thời gian khảo sát từ tháng 03/2015 đến tháng 03/2016. Đây là
khoảng thời gian mà kinh tế nước ta có nhiều sự kiện nổi bật. Đặc biệt là Việt
Nam ký các Hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc, Nga… và Hiệp định
kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Để có thể hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả tiến hành phỏng vấn
sâu 10 nhà báo chuyên viết về kinh tế bao gồm Thời báo Kinh tế Việt Nam,
8
Báo Đầu tư, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Báo Quân đội nhân dân để tìm hiểu
cách thu thập và xử lý thông tin chuyên ngành của nhà báo.
Bên cạnh đó, tác giả tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi đối với 294 nhà
báo kinh tế tại các cơ quan báo chí thuộc các loại hình khác nhau để làm rõ
hơn vấn đề.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sẽ sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản, quan sát trên các tác phẩm
báo chí (để tìm hiểu cách thu thập và xử lý thông tin, đánh giá độ xác thực của
thông tin).
Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả luận văn phỏng vấn 10 nhà báo
chuyên viết về kinh tế của Thời báo Kinh tế Việt Nam, Báo Đầu tư, Thời báo
Kinh tế Sài Gòn và Báo Quân đội nhân dân.
Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi anket với các nhà báo
chuyên viết về kinh tế. Kết quả: Tổng số 350 phiếu phát ra, thu về được 294
phiếu hợp lệ. Để xử lý kết quả thu được, tác giả sử dụng phần mềm SPSS
(Statistical Package for the Social Sciences). SPSS được sử dụng rộng rãi
trong công tác thống kê xã hội. Đây là phần mềm chuyên dụng và phổ biến để
phân tích các kết quả điều tra trong mọi lĩnh vực, từ xã hội, giáo dục, kinh tế,
sản xuất kinh doanh...
Phương pháp thống kê - phân tích – tổng hợp.
6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài
Về mặt lý luận: Luận văn khẳng định tầm quan trọng và hệ thống hóa
lý thuyết về kỹ năng thu thập và xử lý thông tin chuyên ngành đối với nhà
báo. Từ đó, bổ sung vào lý luận báo chí.
Về mặt thực tiễn: Thông qua việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá ưu điểm
và hạn chế của kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo, luận
9
văn cung cấp tài liệu tham khảo có cơ sở khoa học, góp phần giúp nhà báo có
thêm kiến thức và rèn luyện kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế.
Đới với các cơ quan báo chí, luận văn có ý nghĩa trong việc tham khảo
các giải pháp để nâng cao trình độ thu thập và xử lý thông tin kinh tế của các
nhà báo.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung
luận văn bao gồm ba chương:
Chương 1: Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo -
Tiếp cận từ lý thuyết.
Chương 2: Thực trạng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao kỹ năng
thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo.
10
CHƢƠNG 1
KỸ NĂNG THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ
CỦA NHÀ BÁO – TIẾP CẬN TỪ LÝ THUYẾT
1.1. Khái niệm
1.1.1. Thông tin và thông tin kinh tế
Theo cuốn “Đại từ điển Tiếng Việt” (tác giả Nguyễn Như Ý chủ biên
NXB Văn hóa – Thông tin ấn hành năm 1999) thì thông tin được hiểu rằng:
“Truyền tin, đưa tin, báo cho nhau biết tin tức về các sự kiện diễn ra trong thế
giới xung quanh”. [44, tr. 16]
Khái niệm “thông tin” được bắt nguồn từ chữ Latinh là informetio, gốc
của từ tiếng Anh là information. Hai ông Philipppe và Serge Proulx trong
cuốn sách “Bùng nổ thông tin” giải thích rằng: khái niệm này có liên quan
đến đặc trưng Rooma, biểu hiện sự mong muốn giảng dạy, truyền đạt.
Trong lý luận báo chí, khái niệm “thông tin” cũng đang tồn tại hai cách
hiểu. Một là, tri thức tư tưởng do nhà báo tái tạo và sáng tạo từ hiện thực cuộc
sống. Hai là sự loan báo cho mọi người biết.
Trong hoạt động báo chí, khi tìm hiểu về khái niệm thông tin cần đặt nó
trong mối liên hệ trực tiếp với vấn đề hiệu quả, tức là ảnh hưởng trực tiếp của
thông tin đến công chúng, hướng dẫn nhận thức và giáo dục đạo đức cho họ
để họ hành động đúng đắn. Vì vậy, có thể đồng tình với định nghĩa: “Thông
tin là phần tri thức được sử dụng để định hướng, tác động đến hành động tích
cực và quản lý xã hội, thực hiện mục đích giữ gìn những đặc điểm phẩm chất,
sự hoàn thiện và phát triển hệ thống”. [40; tr. 59]
Trong các thông tin được đăng tải trên báo chí, có một mảng rất quan
trọng, đó là thông tin kinh tế. Đầu tiên, cần hiểu kinh tế là gì? Đó là “tổng thể
nói chung các hoạt động sản xuất và tái sản xuất của cải vật chất cho con
người và xã hội”. [35, tr. 693] Nó liên quan đến các hoạt động sản xuất, phân
phối, trao đổi, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên định nghĩa về kinh tế
11
đã thay đổi theo lịch sử các hoạt động kinh tế. Thông tin kinh tế là những
thông tin liên quan đến lĩnh vực kinh tế như đã nói ở trên. Thông tin bắt
nguồn từ nhu cầu giao lưu kinh tế giữa các vùng, các quốc gia. Nó phản ánh
tình trạng và kinh doanh hiện thời của tổ chức kinh tế, tới tình trạng sản xuất,
trao đổi, phân phối và tiêu dùng các loại sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ. Vì
vậy, nó có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp vì tất cả các thông tin này
sẽ liên quan tới tổ chức, quản lý, điều hành ra quyết định của một doanh
nghiệp. Qua đó có thể đánh giá nhịp sống và quy mô phát triển của doanh
nghiệp, triển vọng và nguy cơ tiềm ẩn của doanh nghiệp.
1.1.2. Thu thập thông tin kinh tế
Thu thập là hoạt động có chủ đích của con người nhằm “tìm kiếm, góp
nhặt và tập hợp lại” một vật, vấn đề nào đó [35, tr. 1258]. Thu thập thông tin
là quá trình tìm kiếm, góp nhặt và tập hợp thông tin theo những tiêu chí cụ
thể, xác định nhu cầu thông tin, tìm nguồn thông tin, thực hiện tập hợp thông
tin theo yêu cầu nhằm làm rõ những vấn đề, nội dung liên quan đến lĩnh vực
nhất định. Trong báo chí, thu thập thông tin là một hoạt động nhằm tìm kiếm,
thu gom các sự kiện, thông tin từ nhiều nguồn phát sinh khác nhau để xây
dựng, hình thành nên tác phẩm báo chí.
Thu thập thông tin kinh tế là nhiệm vụ của các nhà báo kinh tế. Họ đi
tìm kiếm, thu thập các sự kiện, thông tin có liên quan đến lĩnh vực kinh tế từ
nhiều nguồn khác nhau để xây dựng nên tác phẩm báo chí.
Thu thập thông tin là hoạt động có tính mục đích. Quá trình thu thập
thông tin phải giải đáp cụ thể các câu hỏi: Thông tin này thu thập để làm
gì, phục vụ cho công việc gì, liên quan đến những khía cạnh nào của vấn đề?
Thu thập thông tin có tính đa dạng về phương pháp, cách thức. Tùy
theo yêu cầu về thông tin, nguồn lực mà có thể áp dụng các phương pháp,
cách thức thu thập thông tin cho phù hợp.
12
Thu thập thông tin có thể tìm kiếm từ các nguồn, kênh thông tin khác
nhau. Mỗi kênh thông tin có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp
với mỗi loại thông tin cần thu thập. Việc lựa chọn nguồn thông tin thích hợp
bảo đảm hiệu quả quá trình thu thập thông tin và chất lượng của thông tin.
Thu thập thông tin là một quá trình liên tục, nhằm bổ sung, hoàn chỉnh
thông tin cần thiết.
Thu thập thông tin chịu tác động của nhiều nhân tố về kỹ năng thu thập
thông tin, kỹ năng sử dụng các phương pháp, cách thức thu thập thông tin.
Thu thập thông tin là một khâu trong quá trình thông tin của một tổ
chức. Thu thập thông tin gắn với yếu tố đầu vào của tổ chức. Thu thập thông
tin không tách rời quá trình xử lý thông tin, nhằm đảm bảo thông tin cho hoạt
động của tổ chức. [5]
1.1.3. Xử lý thông tin kinh tế
Từ khái niệm “xử lý là sắp xếp và giải quyết công việc hoặc nhiệm vụ
trong điều kiện cụ thể” [50, tr. 5] trong cuốn “Đại từ điển Tiếng Việt” có thể
hiểu thuật ngữ xử lý thông tin là một hoạt động nghiệp vụ nhằm chỉnh sửa cả
về mặt nội dung lẫn hình thức thông tin để đảm bảo độ chính xác và hấp dẫn
của tin. Công việc xử lý thông tin là công việc đòi hỏi cần có nhiều kinh
nghiệm, sự hiểu biết về xã hội cũng như về ngôn ngữ.
Xử lý thông tin kinh tế là việc sắp xếp, phân tích các dữ liệu kinh tế có
được theo yêu cầu, tiêu chí cụ thể một cách khoa học, chính xác, khách quan
nhằm cung cấp những cơ sở để xem xét, giải quyết một vấn đề kinh tế. Đó là
quá trình đối chiếu, chọn lọc, chỉnh lý, biên tập thông tin theo mục đích, yêu
cầu xác định. Đây là công việc bắt buộc nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
sử dụng thông tin, tránh sự quá tải, nhiễu thông tin. Thông qua việc kiểm tra
tính chính xác, tính hợp lý của các tài liệu, số liệu; hệ thống hóa, phân tích tổng
hợp số liệu, tài liệu; chỉnh lý chính xác số liệu, tài liệu để chúng phản ánh được
tình hình, xác định đúng bản chất của các sự việc, các hoạt động, từ đó đưa ra
13
các giải pháp, phương án cho các vấn đề kinh tế dưới các hình thức kiến nghị,
đề xuất sáng kiến giải quyết. Đây là khâu then chốt, phản ánh nội dung trọng
tâm hoặc kết quả cần đạt tới của quy trình thông tin, bởi lẽ kết quả của nó là tạo
lập những thông tin mới phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh tế. Chính điều đó
làm cho hoạt động xử lý thông tin khác biệt với hoạt động lưu trữ, thư viện, bảo
tàng, mặc dù trong mọi hoạt động này đều tiến hành công tác thu thập, xử lý,
bảo quản và tổ chức sử dụng thông tin. Trong thời đại ngày nay việc xử lý
thông tin không chỉ được thực hiện bằng mỗi trí tuệ con người, mà còn được
trợ giúp bởi nhiều thiết bị kỹ thuật ngày càng hiện đại và “thông minh hơn”.
Điều đó cũng đòi hỏi, nhà báo phải đạt tới những trình độ nhất định và ngày
càng phải tự hoàn thiện mình, nâng cao tri thức chuyên môn.
Kết quả của việc xử lý thông tin trong yêu cầu hiện nay là phải góp
phần tạo ra những quyết định đúng đắn và sự năng động của cơ quan, tổ chức
trong cạnh tranh. Nó phải giúp cho các cấp quản lý đạt tới sự sáng tạo, dự báo
vấn đề nảy sinh và giải quyết các vấn đề.
Việc xử lý thông tin còn có khả năng tạo ra những thông tin mới hoặc
bổ sung những thông tin mà trước đó chưa được biết đến.
Chất lượng thông tin mà người xử lý cung cấp tới đối tượng tiếp nhận
có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố như trình độ, sự nhạy bén trong phân tích,
thái độ khách quan...
1.1.4. Kỹ năng
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu và đưa ra nhiều cách
định nghĩa khác nhau về kỹ năng, những định nghĩa này thường bắt nguồn từ
góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của người viết. Cụ thể như sau:
Theo PGS. TS. Lưu Xuân Mới [32], kỹ năng là sự biểu hiện kết quả thực
hiện hành động trên cơ sở kiến thức đã có. Kỹ năng là tri thức trong hành động.
Tác giả Huỳnh Văn Sơn cho rằng, kỹ năng là khả năng thực hiện có kết
quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm
đã có để thực hiện hoạt động phù hợp với những điều kiện nhất định. Kỹ năng
14
không đơn thuần là mặt kỹ thuật của hành động mà là biểu hiện về năng lực
của chủ thể hành động. [41, tr. 20]
Theo A.G. Covaliov, kỹ năng là những phương thức thực hiện hành
động thích hợp với mục đích và những điều kiện hành động phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, đặc biệt là năng lực của con người mà không đơn giản là cứ nắm
vững cách thức hành động thì sẽ có kết quả tương ứng. Ta nhận thấy quan
niệm trên xem xét kỹ năng nghiêng về mặt kỹ thuật của hành động, coi kỹ
năng là cách thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện của
hành động mà con người đã nắm được. [28, tr. 13]
V.A. Cruchetxki cho rằng, kỹ năng là phương thức thực hiện hành động
đã được con người nắm vững từ trước [55, tr. 78]. Còn V.X. Cudin cho rằng,
kỹ năng là phương thức hoạt động không cần sự củng cố bắt buộc bằng luyện
tập từ trước. [28, tr. 13]. Theo các tác giả này thì chỉ cần nắm vững phương
thức hành động là con người có được kỹ năng, còn hoạt động có kết quả hay
không, việc thực hiện hành động có liên quan gì đến mục đích cũng như các
điều kiện thực hiện mục đích thì lại chưa nói rõ.
“Từ điển của tâm lý học” do Vũ Dũng chủ biên, tác giả đã có một cách
hiểu khác về kỹ năng: “Năng lực vận dụng có kết quả có tri thức hành động
đã được chủ thể lĩnh hội thực hiện những nhiệm vụ tương ứng”. [12, tr. 195]
Có nghĩa kỹ năng hình thành qua luyện tập, kỹ năng là một trong những năng
lực mà cá nhân có thể rèn luyện và hình thành phát triển qua quá trình học tập
thực tiễn.
Từ các quan niệm trên, tác giả luận văn đi đến kết luận: Kỹ năng là năng
lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành
động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có,
kết hợp với thao tác tư duy, năng lực hành động của cá nhân trong những điều
kiện tâm lý nhất định nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
Kỹ năng gồm kỹ năng mềm và kỹ năng cứng:
15
Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong
cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo
nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và
đổi mới...
Kỹ năng cứng thường được hiểu là những kiến thức, đúc kết và thực
hành có tính chất nghề nghiệp. Kỹ năng cứng được cung cấp thông qua các
môn học đào tạo chính khóa, có liên kết logic chặt chẽ, và xây dựng tuần tự.
Thời gian để có được kỹ năng cứng thường rất dài, hàng chục năm, bắt đầu từ
những kiến thức - kỹ năng cơ bản ở nhà trường phổ thông và những kiến thức
kỹ năng này được phát triển dần lên các mức độ cao hơn, thông qua giảng
dạy, thực hành và tự học một cách hệ thống.
1.2. Đặc trƣng loại hình báo in
Trong luận văn này, tác giả tập trung vào kỹ năng thu thập và xử lý
thông tin của báo in. Sau đây là phân tích về đặc trưng loại hình báo in:
Báo in là ấn phẩm định kỳ chuyển tải nội dung thông tin mang tính thời
sự và được phát hành rộng rãi trong xã hội. Định kỳ của báo in có nhiều loại
khác nhau như: hàng ngày, thưa kỳ (2, 3, 5 ngày một số), hàng tuần. Định kỳ
của báo in chính là sự xuất hiện theo chu kỳ đều đặn và cố định của sản phẩm
báo. Chu kỳ xuất nhiện của báo in có ý nghĩa quan trọng đối với báo in vì nó
quy định thời điểm mà công chúng đón nhận sản phẩm báo in.
Tính thời sự của báo in được hiểu là sự phản ánh nhanh chóng những
sự kiện mới xảy ra, vấn đề mới nảy sinh hoặc vừa mới được phát hiện trong
đời sống xã hội. Mỗi tờ báo in có công chúng tiếp nhận khác nhau và công
chúng thực hiện phương thức tiếp nhận theo những hướng khác nhau.
Báo in chuyển tải nội dung thông tin thông qua văn bản in gồm: chữ in,
hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ… Toàn bộ các yếu tố thể hiện nội dung
thông tin của các tác phẩm báo in xuất hiện đồng thời trước mắt người đọc
hầu như ngay trên cùng một trang báo. Sự đồng hiện của báo in được thể hiện
16
bằng những thông tin cùng xuất hiện đồng thời trên trang báo in thông qua
việc trình bày tổ chức trang báo, bao gồm các phần: tên chuyên mục, tiêu đề,
tít, sapô hoặc những dòng chữ gây chú ý, tít phụ cùng sự hỗ trợ của hình vẽ,
tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ… Công chúng đọc một bài báo in có thể do tít và
sapô hấp dẫn hay cũng có thể do tranh ảnh, biểu đồ minh họa gây chú ý cho
họ. Cũng chính vì vậy mà có thể nói sự đồng hiện thông tin của bài viết trên
cùng một trang báo in là một trong những lợi thế nhất định của báo in. Công
chúng có thể cùng lúc lướt mắt trên toàn bộ bài báo và sau đó có thể tìm
những thông tin thú vị hoặc cần thiết cho mình. Cũng chính sự đồng hiện các
yếu tố thể hiện của một bài báo trên một trang báo cũng làm ảnh hưởng lớn
đến công tác biên tập nội dung tít, sapô và phần chính văn của một bài báo in.
Do phương thức thông tin đặc thù trên, báo in có những đặc điểm ưu việt sau:
Thứ nhất, người đọc hoàn toàn chủ động trong việc tiếp nhận thông tin
từ báo in. Sự chủ động bao gồm từ việc bố trí thời điểm đọc, lựa chọn trình tự
đọc đến việc chủ động về tốc độ đọc, cách thức đọc khi trong tay có một tờ
báo in cụ thể. Buổi sáng người ta có thể mua một tờ báo in của một cơ quan
báo chí nào đó, đọc lướt qua các tin tức, bình luận quan trọng rồi chiều tối về
nhà mới đọc tiếp những bài báo dài và đáng quan tâm như phóng sự, phản
ánh, các loại ký… Khi đọc các tờ báo in, người ta hoàn toàn có thể đọc lướt
nhanh những nội dung quen thuộc, đọc kỹ hay đọc lại những nội dung phức
tạp mà đọc lần đầu chưa rõ. Đặc điểm này tạo cho báo in khả năng thông tin
những nội dung sâu sắc, phức tạp. Nhà báo có thể trình bày, lý giải các nội
dung thông tin với những mối quan hệ đan chéo, những biểu hiện trên nhiều
bình diện, nhiều tầng lớp khác nhau. Những thông tin có thể được tổ chức
theo nhiều cách khác nhau mà người đọc vẫn có thể hiểu, miễn là những
thông tin, nội dung bài viết là bổ ích, đáp ứng được nhu cầu của người đọc.
17
Thứ hai, vì sự tiếp nhận thông tin báo in của công chúng là quá trình
chủ động, đòi hỏi người đọc phải tập trung cao độ, phải huy động sự làm việc
tích cực của trí não. Vì thế làm tăng khả năng ghi nhớ thông tin, giúp người
đọc có thể nhận thức sâu sắc những mối quan hệ bên trong phức tạp. Nội
dung thông tin đề cập các vấn đề, sự kiện trong cả một chu kỳ xuất bản.
Thông tin về các vấn đề, sự kiện thời sự diễn ra trong chu kỳ sau đó chỉ có thể
được đề cập trong sản phẩm được xuất bản vào thời điểm định kỳ sau. Vì thế
trong báo in bao giờ cũng tồn tại một khoảng thời gian trống thông tin, hay
nói cách khác, độ nhanh, tính thời sự của báo in bị hạn chế hơn so với các loại
hình phát thanh và truyền hình và đặc biệt là báo mạng điện tử. Để khắc phục
hạn chế này người ta đưa ra các tờ báo buổi chiều.
Hơn nữa nguồn thông tin từ báo in đảm bảo sự chính xác và độ xác
định cao. Dù thông tin chậm hơn so với các loại hình báo chí khác nhưng đảm
bảo sự chính xác về thông tin vì đã được kiểm định. Báo in có thể làm tài liệu,
minh chứng cho các công trình nghiên cứu khoa học.
1.3. Kỹ năng thu thập thông tin kinh tế của nhà báo
Để thu thập thông tin kinh tế, nhà báo phải sử dụng nhiều kỹ năng khác
nhau. Tuy nhiên, nhà báo thường sử dụng bốn kỹ năng quan trọng và phổ biến
nhất. Đó là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghiên cứu tài liệu văn bản, kỹ năng
quan sát và kỹ năng phỏng vấn.
1.3.1. Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là một trong các kỹ năng thu thập thông tin kinh tế quan trọng
hàng đầu của nhà báo. Có những nhà báo, cơ quan báo chí nhờ khả năng giao
tiếp, thiết lập mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện, tạo niềm tin với các nguồn tin
mà có được những thông tin độc quyền mà nhà báo khác, cơ quan báo chí
khác không thể có. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp nhà báo có được mối quan hệ
rộng và sâu với nhiều nguồn tin khác nhau. Nhờ đó mà có thể dễ dàng thu
thập thông tin nói chung và thông tin kinh tế nói riêng.
18
Tác giả Đỗ Thu Hằng trong cuốn “Giáo trình tâm lý học báo chí” cho
rằng mọi cuộc giao tiếp nghề nghiệp trực tiếp của nhà báo đều nằm trong hai
nhóm mục đích: thu thập hoặc thẩm định thông tin báo chí và thiết lập các
mối quan hệ cho giao tiếp nghề nghiệp. [20, tr.73]
Bàn về kỹ năng giao tiếp để thu thập thông tin của nhà báo, tác giả
Nguyễn Văn Hà, trong cuốn “Giáo trình cơ sở báo chí” khẳng định: “Muốn
xây dựng nguồn tin, nhà báo cần có kỹ năng giao tiếp tốt, biết ứng xử khéo
léo, tạo được niềm tin cậy, sự cảm thông với người khác, nhất là anh ta phải
thể hiện được tính chính trực của mình qua các bài viết”. [16, tr.278]
Trong quá trình thực hiện kỹ năng giao tiếp để thu thập thông tin kinh
tế từ các nguồn tin, nhà báo phải thể hiện tinh thần tự chủ, lối ứng xử khéo léo
và chân thành. Nhà báo phải biết kiềm chế nhu cầu tự khẳng định trong giao
tiếp, tránh ba hoa, khoe khoang.
Nhà báo cần có tính chủ động khi giao tiếp. Chủ động thiết lập các
cuộc giao tiếp, có khả năng định hướng, điều khiển các giao tiếp theo mục
đích thu thập thông tin. Cùng với đó, nhà báo cũng phải linh hoạt và mềm dẻo
khi giao tiếp.
Cũng trong cuốn “Giáo trình tâm lý học báo chí”, tác giả Đỗ Thanh
Hằng đã đưa ra bốn giai đoạn trong thực hiện kỹ năng giao tiếp. Đó là giai
đoạn thiết lập quan hệ, thực hiện các cuộc tiếp xúc, duy trì và củng cố mối
quan hệ, tạo chiều rộng và chiều sâu của mối quan hệ. Ở mỗi giai đoạn trong
kỹ năng giao tiếp lại đòi hỏi nhà báo các kỹ năng nhất định.
Giai đoạn thiết lập mối quan hệ, nhà báo cần có kỹ năng xác định
nguồn tin, phân tích mối quan hệ, phân tích bối cảnh. Kỹ năng làm quen,
tìm người trung gian, chọn trang phục, xác định phong cách giao tiếp. Kỹ
năng lắng nghe, chia sẻ đồng cảm. Kỹ năng thu hút sự chú ý, quan tâm,
thuyết phục, tạo ấn tượng tốt. Và kỹ năng lấy các địa chỉ liên lạc như số
điện thoại, mail…
19
Giao đoạn tiếp xúc, nhà báo cần có kỹ năng trò chuyện, hành động và
nắm bắt tâm lý của đối tượng. Kỹ năng nghe, ghi chép, ghi âm, phân tích,
phán đoán. Kỹ năng khơi gợi hứng thú, kích thích nhu cầu chia sẻ chủ động
dẫn dắt câu chuyện. Kỹ năng ứng phó với những tình huống tức thời, tổ chức
cuộc nói chuyện, sự kiện.
Giai đoạn duy trì và củng cố mối quan hệ đòi hỏi nhà báo có kỹ năng
sử dụng các phương tiện/kênh truyền thông. Kỹ năng phân tích, xác định mối
quan hệ, trao đổi cách liên lạc với đối tượng. Kỹ năng thương lượng và xử lý
khủng hoảng.
Giai đoạn tạo chiều rộng và sâu các mối quan hệ, nhà báo cần có kỹ
năng phân tích và xác định đối tượng; kỹ năng điều chỉnh khoảng cách; kỹ
năng làm việc nhóm; kỹ năm tìm cầu nối trung gian và thiết lập, phát triển
mạng lưới; kỹ năng đàm phán và thương lượng.
Để duy trì được mối quan hệ với các nguồn tin thì nhà báo cần phải đưa
thông tin trung thực, đúng với tư tưởng của nguồn tin, không nên cắt xén
thông tin làm sai lệnh nội dung thông tin. “Nếu bạn thiếu lịch sự hoặc nếu bạn
sai mục đích thông tin họ cung cấp, có thể họ không bao giờ gặp lại bạn” [48,
tr. 22]. Cùng bàn về vấn đề này, trong cuốn sách nổi tiếng “News Reporting
And Writing”, tác giả cuốn sách đã khẳng định tầm quan trọng về tính trung
thực khi đưa thông tin kinh tế của nhà báo để tạo ra sự tin tưởng của nguồn
tin, nhất là nguồn tin kinh tế từ doanh nghiệp. “Sự không tin cậy mà nhiều
doanh nghiệp dành cho báo chí có thể khiến việc tường thuật khó lòng thỏa
đáng, ngay cả khi chính doanh nghiệp cũng muốn cho báo chí biết. Cho dù
các nhà quản lý doanh nghiệp bằng lòng nói, họ cũng dễ nổi giận nếu như
phóng viên trích dẫn một quan điểm đối lập hay chỉ ra một nốt mụn trên bộ
mặt công ty. Thuốc giải độc hay nhất để phóng viên trị được chứng thù địch
này là phải tường thuật công bằng và chính xác những gì doanh nghiệp đang
làm và đang nói. Nhờ luôn luôn công bằng, bạn có thể dành được lòng tin cậy
20
và tín nhiệm của các doanh nhân – hay ít ra là sự kính trọng bất đắc dĩ của
họ” [59, tr. 334].
Như vậy, giao tiếp là một trong các kỹ năng thu thập thông tin kinh tế
rất quan trọng đối với nhà báo. Kỹ năng giao tiếp đòi hỏi nhà báo phải khiêm
tốn, ứng xử khéo léo và cầu thị, chân thành để mang lại kết quả tốt nhất là lấy
được các thông tin kinh tế cần thiết và độc quyền từ các nguồn tin. Để duy trì
quan hệ với các nguồn tin nhằm thu thập thông tin kinh tế thì nhà báo cần
thông tin trung thực và công bằng những thông tin mà nguồn tin đã cung cấp.
1.3.2. Kỹ năng nghiên cứu tài liệu văn bản
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, văn bản có nghĩa: Là bản chép tay hoặc
in ấn với một nội dung nhất định, thường để lưu lại lâu dài; là những chuỗi ký
hiệu ngôn ngữ hay loại ký hiệu nào đó, tạo nên một chỉnh thể với ý nghĩa trọn
vẹn [52,tr.1795].
Ta có thể hiểu tư liệu văn bản là những thông tin được chứa đựng trong
các dạng cơ bản sau đây: Sách (sách văn học, lịch sử, văn hoá, pháp luật, kinh
tế...); báo (báo in, báo hình, báo nói, báo mạng...); Internet; Băng, đĩa (hình
ảnh, âm thanh); các văn bản giấy tờ (văn bản quản lý hành chính nhà nước,
văn bản đời thường…).
Văn bản quản lý hành chính nhà nước là loại tư liệu quan trọng, phổ biến
mà phóng viên hàng ngày thường khai thác và xử lý. Văn bản quản lý hành
chính nhà nước gồm các loại chủ yếu sau đây:
Văn bản quy phạm pháp luật (văn bản luật, dưới luật): Luật, nghị quyết,
quyết định, nghị định, thông tư, chỉ thị... của các cơ quan quản lý nhà nước;
văn bản hành chính: Báo cáo, tổng kết, biên bản, hợp đồng, thông báo, giấy
mời... của các đơn vị, cơ quan nhà nước.
Văn bản đời thường là loại tư liệu có tính chất cá nhân, riêng tư. Văn
bản đời thường bao gồm các loại chủ yếu sau đây: Thư từ, nhật kí, giấy viết
tay, sổ sách, ghi chép cá nhân…
21
Theo TS. Lê Thị Nhã thì: “ Đối với phóng viên kỹ năng nghiên cứu văn
bản là việc thu thập, phân tích, xem xét các thông tin trong văn bản để rút ra
những thông tin, tư liệu cần thiết cho hoạt động sáng tạo tác phẩm” [33, tr. 93]
Khi sử dụng kỹ năng nghiên cứu tài liệu văn bản để thu thập thông tin
kinh tế, nhà báo cần chú ý:
Xác định giá trị pháp lý của văn bản (văn bản thuộc loại nào: luật, báo
cáo, tổng kết, thư cá nhân...). Xác định nguồn gốc, tác giả văn bản (của ai, của
tổ chức nào, ở đâu...). Xác định xem văn bản đó có phải là bản gốc (bản
chính) hay bản sao. Phóng viên cần phải xem xét văn bản với thói quen của
nhà điều tra. Nếu văn bản dùng làm căn cứ, chứng cứ trong những sự việc
quan trọng thì nhất thiết phải có hoặc cần phải đối chiếu với văn bản gốc để
đảm bảo tính chính xác cao. Chú ý thời gian ra đời của văn bản.
Kiểm tra tính xác thực của một số tư liệu văn bản. Phóng viên cần chú
ý: Phân biệt sự việc và ý kiến; tìm hiểu ý đồ của người soạn thảo văn bản;
xem xét bối cảnh tác động đến sự ra đời của văn bản... Khi nghiên cứu một số
văn bản, cần phát hiện ra các con số, các chi tiết quan trọng, nổi bật, có yếu tố
tin tức. Đó là những con số, chi tiết “biết nói”.
Nên có thái độ nghi ngờ trong khai thác tư liệu văn bản. Phóng viên
không nên coi các bản thông cáo như là thứ thông tin vô hại có sẵn để sử
dụng viết tin, bài. Chuyện một số cơ quan, đơn vị “làm thì láo, báo cáo thì
hay” cũng không phải là hiếm. Thực tế đã có nhà báo bị “lừa” vì không chịu
thẩm định thông tin trong thực tế mà chỉ dựa vào báo cáo của cơ sở. Nên xem
các văn bản báo cáo, tổng kết là một phần tư liệu làm căn cứ, tham khảo, còn
phóng viên phải kết hợp kiểm chứng, so sánh tư liệu văn bản với các nguồn
tin khác.
Cẩn trọng với các tài liệu bí mật của Nhà nước. (Tài liệu bí mật Nhà
nước là những tài liệu, thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính
trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực
22
khác mà Nhà nước không công bố hoặc chưa công bố. Tuỳ vào tính chất quan
trọng của nội dung tin, mức độ nguy hại nếu bị tiết lộ, các tin thuộc phạm vi
bí mật Nhà nước được chia làm ba mức độ: Tuyệt mật, tối mật, mật).
Phóng viên không được phép tiết lộ, công bố những thông tin bí mật đó
bởi nếu những tài liệu này bị tiết lộ sẽ gây nguy hại cho Nhà nước. Nếu vi
phạm, phóng viên sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Văn bản đời thường là loại văn bản thuộc sở hữu riêng của cá nhân.
Cung cấp hay không cung cấp cho phóng viên là quyền của họ. Trừ trường
hợp các văn bản đó có liên quan đến những hành động gây nguy hiểm cho xã
hội cần có sự can thiệp của cơ quan luật pháp, còn lại phóng viên phải khích
lệ sự tự nguyện cung cấp của chủ nhân văn bản.
Thông tin từ báo chí giúp phóng viên nắm tình hình thời sự một cách
nhanh chóng và chính xác. Phóng viên có thể thường xuyên cập nhật được
những tin tức nóng hổi, đáng tin cậy.
Đối với tìm kiếm tư liệu văn bản trên Internet: Internet là kho thông tin,
tư liệu khổng lồ. Nó cho phép phóng viên khai thác thông tin, tư liệu thuộc
nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Với những tiện ích lớn lao, nó đã trở
thành một công cụ phổ biến, lý tưởng, hỗ trợ đắc lực phóng viên trong hoạt
động thu thập tư liệu.
Tuy nhiên, khai thác thông tin trên Internet cũng có bất lợi: Quá nhiều
các nguồn tin dẫn đến việc phân tán thông tin; nhiều thông tin không rõ nguồn
gốc. Phóng viên có thể tìm thấy trên Internet những thông tin có giá trị nhưng
cũng có thể chỉ thu được những thông tin rác. Vì vậy việc kiểm tra các nguồn
tin nhiều khi cũng rất khó khăn và tốn thời gian.
Như vậy, nghiên cứu tài liệu văn bản là một trong các kỹ năng thu thập
thông tin kinh tế quen thuộc của nhà báo. Khi nghiên cứu văn, nhà báo cần phải
xác định được nguồn gốc, tính pháp lý, mốc thời gian của văn bản. Đặc biệt
nhà báo cần chú ý đến các con số, chi tiết nổi bật có vấn đề trong văn bản.
23
1.3.3. Kỹ năng quan sát
Theo tác giả Lê Thị Nhã trong cuốn “Lao động nhà báo – Lý thuyết và
kỹ năng cơ bản”, do Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính, ấn hành năm 2010
thì quan sát là khả năng cảm thụ hiện thực của con người nhờ vào các cơ quan
cảm giác chủ yếu như thị giác và thính giác thông qua sự tiếp xúc nghe nhìn.
Bản chất của hoạt động quan sát là sự cảm nhận trực tiếp của người
quan sát đối với hiện thực sinh động. Quan sát thường đem lại những thông
tin có đặc tính mô tả.
Quan sát là một trong các kỹ năng thu thập thông tin nói chung và
thông tin kinh tế nói riêng của nhà báo. Với phóng viên, quan sát không có
nghĩa chỉ là nhìn, trông mà là thấy được sự vật, hiện tượng. Quan sát khác với
hoạt động nhìn, trông vì quan sát có sự tham gia của hoạt động tư duy như:
phân tích, tổng hợp, suy luận, phán đoán...
Theo các nhà nghiên cứu, người có năng lực quan sát là người có khả
năng tri giác nhanh chóng và chính xác những điểm quan trọng, chủ yếu và đặc
sắc của sự vật, hiện tượng cho dù những điểm đó có khó nhận thấy hoặc có vẻ
là thứ yếu. “Quan sát phải trở thành thói quen nghề nghiệp của mỗi phóng viên.
Người ta thường dùng khái niệm nhà quan sát để chỉ nhà báo và cho rằng: nghệ
thuật làm báo trước hết là nghệ thuật nhìn thế giới” [33, tr. 101 - 115]
Khi quan sát nhà báo cần quan tâm đến: Đối tượng quan sát. Trong môi
trường tự nhiên và xã hội, xuất hiện khá nhiều sự việc, hiện tượng với vô vàn
các chi tiết khác nhau. Trong quá trình thu thập thông tin để viết báo, phóng
viên có thể dùng phương pháp quan sát để thu vào tầm mắt của mình những chi
tiết chứa đựng những thông tin, dữ liệu có ích cho chủ đề tác phẩm. Đối tượng
quan sát rất phong phú, đa dạng. Có thể tổng hợp thành các dạng cơ bản sau
đây: quan sát quang cảnh, hiện trạng; quan sát con người; quan sát đồ vật...
Quan sát quang cảnh, hiện trạng: Đó có thể là hình ảnh một con sông bị
ô nhiễm nặng nề; những vạt rừng bị chặt phá; một bãi khai thác vàng trái phép
24
bị đào bới nham nhở; không khí của một công sở trong giờ làm việc; một
quán cafe trá hình... Có những hiện trạng, quang cảnh rộng lớn như cảnh một
thị trấn hoang tàn, đổ nát sau một đêm bị lũ quét; toàn cảnh thành phố, làng
mạc được nhìn từ trên cao...
Cận cảnh hơn như hình ảnh một ngôi nhà ở “làng ung thư” hoang lạnh
đã từ lâu không ai dám ở, cũng chẳng ai dám mua. Họ coi đây là mảnh đất
“tuyệt tự” bởi vợ chồng con cái nhà này đều đã chết hết vì căn bệnh ung thư.
Hay như cảnh một cây cầu bị hư hỏng xuất hiện nhiều vết nứt; cảnh lớp học
vùng cao trống huơ, trống hoác trong mùa đông giá lạnh...
Qua việc quan sát và mô tả lại quanh cảnh, hiện trạng của những sự
kiện, hiện tượng diễn ra trong thực tế, phóng viên đã cung cấp cho bạn đọc
bức tranh hiện thực nóng hổi, sinh động. Đặc biệt với phóng sự, thể loại cần
có sự chứng kiến ít nhiều của người viết thì các chi tiết quan sát quang cảnh,
hiện trạng được sử dụng trong tác phẩm khá nhiều.
Quan sát diện mạo và hoạt động của con người. Mỗi tác phẩm báo chí
đều trực tiếp hoặc gián tiếp gắn với số phận của những con người trong cuộc
sống. Họ thuộc đủ các lứa tuổi, thành phần khác nhau trong xã hội, từ những
người có địa vị cho tới những người lao động bình thường, từ những người
nổi tiếng cho tới những con người không ai biết đến.
Dưới ngòi bút của phóng viên, hình ảnh của những con người với tư
cách là nguồn tin, nhân chứng xuất hiện với mức độ đậm nhạt khác nhau.
Việc phác hoạ về vóc dáng, khuôn mặt, cử chỉ, hoạt động... của con người
một cách phù hợp sẽ làm tăng sự chân thật, sinh động cho bài báo, phần nào
thể hiện được năng lực thu thập và xử lý thông tin của người viết. Nhà báo
giỏi không nói cho chúng ta biết người đàn ông đó già mà chỉ cho chúng ta
thấy: ông ta tóc hoa râm, tay nhăn nheo và đi lề mề. Hình ảnh khuôn mặt nhoè
nước mắt của đứa trẻ trước những quyển vở rách nát vì mưa bão; bộ mặt khắc
khổ nhưng cương nghị, quyết đoán của người thương binh trước những thử
25
thách trong cuộc sống cơm áo đời thường; khuôn mặt thẫn thờ, tuyệt vọng của
một bà mẹ đang trông chờ tin tức của đứa con bị bán qua biên giới... Tất cả
những hình ảnh đó qua nét phác khéo léo của phóng viên có sức lay động
người đọc hơn là những câu chữ khô khan.
Quan sát là thao tác sử dụng thường xuyên của phóng viên trong hoạt
động tác nghiệp. Trong điều kiện có thể, tất cả những gì diễn ra trong thực tế
đều được thu vào mắt của họ. Tất nhiên, không phải tất cả những gì quan sát
được, phóng viên cũng đưa vào tác phẩm của mình. Có khi sự quan sát đó chỉ
dùng để tìm hiểu, thẩm định thêm cho những thông tin, chi tiết nào đó mà
phóng viên sẽ viết trong bài báo. Thường thì trong những tin, bài ngắn với
tính chất thông báo là chủ yếu ít đưa vào bài những chi tiết thu thập từ quan
sát. Còn trong các phóng sự, tưởng thuật, ghi chép... thì những chi tiết đó xuất
hiện nhiều hơn.
Tuy nhiên, nếu phóng viên lạm dụng phương pháp quan sát, đưa vào
tác phẩm của mình những chi tiết thiếu chọn lọc, kém ý nghĩa sẽ chỉ làm bài
viết thêm rườm rà, loãng thông tin.
Các loại quan sát cơ bản. Có thể phân chia quan sát thành các loại cơ
bản sau đây:
Theo vị trí của người quan sát:
 Quan sát tham dự
Người quan sát trực tiếp tham dự vào các hoạt động cùng với những đối
tượng được quan sát. Hoạt động tham dự để quan sát có nhiều mức độ khác
nhau: Tham dự một phần hoặc nhập cuộc hoàn toàn.
Quan sát tham dự có thể cung cấp những thông tin chân thật, vốn có
trong điều kiện tự nhiên về đối tượng được quan sát. Sự tham dự cho phép
người quan sát hiểu biết và cảm nhận được những gì sâu xa, thầm kín ẩn chứa
đằng sau mỗi hành động quan sát.
26
Ví dụ phóng viên vào vai hành khách để chứng kiến cảnh cơm tù; vào vai
người đi khám bệnh để quan sát cảnh “cò” khám chữa bệnh lộng hành ở các
bệnh viện; vào vai phụ xe để chứng kiến nạn mãi lộ, vào vai một phu đào
vàng để quan sát nạn đãi vàng trái phép...
 Quan sát không tham dự
Người quan sát không tham dự vào các hoạt động cùng với những đối
tượng được quan sát. Họ đứng ngoài cuộc và đơn thuần ghi lại những gì đang
diễn ra. Do nhìn từ bên ngoài nên người quan sát khó khăn hơn trong việc
muốn tìm hiểu những gì xảy ra đằng sau mỗi hành động của đối tượng được
quan sát như: nguyên nhân, động cơ...
Theo cách thức quan sát:
 Quan sát công khai
Đối tượng được quan sát biết rõ mình đang bị quan sát. Sự có mặt của
người quan sát dù sao vẫn có ảnh hưởng (ít hay nhiều) đến đối tượng quan
sát. Do vậy, quan sát công khai có thể sẽ gây ra sự căng thẳng, mất tự nhiên
cho đối tượng được quan sát. Có trường hợp quan sát công khai không đưa
đến kết quả đúng như nó vốn có.
 Quan sát bí mật
Đối tượng được quan sát không biết mình đang bị quan sát. Vì vậy quan
sát bí mật có thể nó tạo ra khả năng nhận thức tốt hơn vì lúc đó các hành
động, tình huống xảy ra tự nhiên, ít sai lệch hơn.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến đặt ra vấn đề vi phạm pháp luật, đạo
đức trong một số trường hợp phóng viên thực hiện quan sát bí mật và quan sát
tham dự. Họ cho rằng quan sát bí mật có thể sẽ xâm phạm vào quyền lợi riêng
tư của người được quan sát nhất là trong trường hợp phóng viên còn ghi lại
những gì quan sát được qua các bức ảnh hoặc băng hình (chẳng hạn việc
phóng viên nhật báo Anh The Sun đã bí mật ghi lại hình ảnh riêng tư của ông
Saddam Hussein – cựu Tổng thống Iraq khi ông ở trong tù. Các luật sư của
27
ông cho rằng: The Sun đã công bố những “bức ảnh phản cảm và hạ nhục” là
vi phạm rõ ràng và thô bạo các nguyên tắc đạo đức và nhân quyền... (bài “Các
luật sư của ông Hussein doạ kiện báo The Sun” đăng trên báo Tuổi Trẻ, ngày
24-5-2005).
Hoặc cũng có người đặt ra câu hỏi: phóng viên có cách nào tốt hơn để
chứng kiến nạn mãi lộ thay cho việc đóng giả phụ xe trực tiếp đưa tiền mãi lộ
cho cảnh sát hay không? Phóng viên có nên tham dự một cách thái quá, bất
chấp những hành vi vi phạm pháp luật để quan sát, kể cả việc quan sát ấy có
mục đích tốt...
Để đạt hiệu quả cao, nhà báo có các cách quan sát sau: Thứ nhất, quan
sát để tìm ra ý nghĩa. Quan sát là cần thiết nhưng điều đó cũng không phải là
tất cả, “một áng mây màu gì, một khu rừng cảnh sắc ra sao là những cái rất
cần và trong một bối cảnh xã hội nào đó sẽ góp phần làm rung động người
đọc. Nhưng bạn đọc sẽ rất chán nếu như những vấn đề xã hội và cuộc sống
con người không được miêu tả phong phú mà lại chỉ đem đến cho họ màu sắc
của một ít mây...”[57, tr.72]
Quan sát không chỉ là mô tả lại những gì nhìn thấy mà phải đi liền với
sự phân tích, bình giá để tìm ra ý nghĩa, giá trị của chi tiết, sự kiện. Các nhà
báo có kinh nghiệm khuyên rằng: Có thể bạn để ý thấy một thương nhân mà
mình đang phỏng vấn đeo một chiếc cà vạt vẽ in hình con voi. Nếu chiếc cà
vạt không nói lên điều gì quan trọng về thương nhân đó thì đừng viết nó ra.
Nhưng nếu như thương nhân đó là một người bảo vệ động vật hoang dã và
ông ta đeo một chiếc cà vạt với hình một con voi trên đó, thì đấy sẽ là một chi
tiết đáng nói” [47, tr. 68]
Trước một sự kiện, con người, quan sát của phóng viên bao giờ cũng là
quan sát có chủ đích. Phóng viên không chỉ sao chép sự kiện một cách máy
móc mà bằng thông tin tác động vào ý thức người đọc, góp phần vào việc
định hướng dư luận xã hội.
28
Thứ hai, quan sát phải có suy luận, phán đoán. Năng lực quan sát của
phóng viên thể hiện ở chỗ họ nhìn thấy những cái mà người khác nhìn không
ra. Có nghĩa là những gì diễn ra trước mắt mọi người thì ai cũng nhìn thấy
nhưng giá trị của chúng như thế nào thì phụ thuộc vào khả năng phát hiện của
mỗi người. Cùng nhìn thấy một cái gì đó, đối với người này thì chẳng đáng
lưu tâm, nhưng với người kia lại là một điều rất đặc biệt...
Thứ ba, quan sát trong sự so sánh. Như đã nói ở trên, những thông tin
thu được từ quan sát không chỉ là những gì mà phóng viên nhìn thấy mà còn
là những gì mình cảm nhận được từ những chính kinh nghiệm cuộc sống của
mình. Đặc điểm này là hạn chế nhưng cũng có trường hợp lại trở thành thế
mạnh trong hoạt động quan sát.
Cái mà phóng viên quan sát và cảm nhận trực tiếp ở thời điểm hiện tại
được so sánh, đối chiếu với những cái mà anh ta đã biết. Phóng viên có thể so
sánh những gì quan sát được ở sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng
khác hoặc so sánh với bản thân chúng trong các thời điểm, hoàn cảnh, giai
đoạn... khác nhau để làm nổi bật nên những nét đặc sắc của chúng. Chính sự
so sánh, đối chiếu này làm cho sự quan sát có chiều sâu hơn.
Tóm lại, quan sát là một kỹ năng cần thiết để thu thập thông tin kinh tế
của nhà báo. Khi sử dụng kỹ năng này, nhà báo cần quan sát để tìm ra ý nghĩa
của bối cảnh, xem phản ứng của nguồn tin để tìm ra các chi tiết đặc sắc.
1.3.4. Kỹ năng phỏng vấn
Phỏng vấn là kỹ năng quan trọng và cơ bản hàng đầu để nhà báo thu
thập thông tin, trong đó có thông tin kinh tế. Thông tin là chất liệu để nhà báo
tạo nên tác phẩm báo chí. Để thu thập thông tin kinh tế, nhà báo sử dụng
nhiều kỹ năng, nhưng phần lớn có được là nhờ kỹ năng phỏng vấn của nhà
báo. Chúng ta cũng cần phân biệt phỏng vấn để thu thập thông tin khác với
thể loại phỏng vấn.
29
Khi nhà báo có kỹ năng phỏng vấn tốt thì sẽ thu thập được nhiều thông
tin, trong đó có những thông tin bí mật mà có khi nhà báo khác không có
được nếu kỹ năng phỏng vấn tồi. Phỏng vấn để thu thập thông tin là cả một
nghệ thuật. “Phỏng vấn là một cuộc trò chuyện mạng tính nghệ thuật nhiều
hơn là khoa học. (…). Thông tin chính là vốn liếng của nhà báo. Một số thông
tin được thu thập từ các hồ sơ và số khác từ việc quan sát, nhưng hầu hết được
thu thập từ những cuộc trò chuyện trực tiếp. Vì lý do đó, mọi phóng viên đều
phải nâng cao kỹ năng phỏng vấn của mình” [59, tr. 66, 67].
Trong cuốn “Kỹ năng cho người làm báo” của tác giả Đinh Thuận, do
Nhà xuất bản Thông tấn ấn hành năm 2014, đã lược trích bài giảng tổng kết
của giảng viên Fabienne Gérault, Đại học Báo chí Lille của Pháp về các
nguyên tắc cơ bản của kỹ năng phỏng vấn.
Theo đó, nhà báo muốn thực hiện cuộc phỏng vấn thành công để thu
thập thông tin cần các bước sau: chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn, làm chủ cuộc
phỏng vấn và dẫn dắt câu chuyện.
Bước chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn để thu thập thông tin, nhà báo cần
chọn đúng người để phỏng vấn cho phù hợp với chủ đề và tìm hiểu về người
được phỏng vấn. Liên hệ với người được phỏng vấn, trình bày chủ đề phỏng
vấn đề có sự chuẩn bị trước. Tìm hiểu để biết rõ những sự việc quan trọng,
các số liệu, các vấn đề đặt ra, từ đó xác định góc độ của cuộc phỏng vấn.
Chuẩn bị các câu hỏi và sắp xếp theo thứ tự. “Sự thành công của nhiều cuộc
phỏng vấn phụ thuộc rất nhiều vào những gì bạn chuẩn bị trước khi bạn đặt
câu hỏi đầu tiên chẳng kém những gì bạn được nghe trả lời và nghi chép lại.
Bạn phải nghiên cứu cả chủ đề lẫn bản thân nguồn tin” [59, tr. 69].
Khi thiết lập cho cuộc phỏng vấn với nguồn tin, nhà báo xác định thời
gian thuận lợi cho người được phỏng vấn. Tính toán khoảng thời gian cần
thiết. Khả năng cho những lần phỏng vấn tiếp theo. Lựa chọn không gian
quen thuộc của người phỏng vấn hoặc một địa điểm trung lập. Đôi khi cách
30
ăn mặc cũng ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc phỏng vấn. Bạn phải ăn mặc cho
phù hợp với cuộc phỏng vấn. Bạn sẽ không thể mặc quần soọc ngắn vào văn
phòng hiệu trưởng trường đại học, và bạn cũng sẽ không thể mặc veston đeo
cà vạt để nói chuyện với các nhà cách mạng đang hoạt động bí mật.
Giai đoạn làm chủ cuộc phỏng vấn, nhà báo phải tập trung vào chủ đề
phỏng vấn, nhưng đồng thời phải cởi mở để tạo sự quan tâm, húng thú chung
đối với cuộc trò chuyện. Tự giới thiệu, nhắc lại mục đích phỏng vấn, nói rõ
điều mình trông đợi. Ngồi ở tư thế thoải mái để ghi chép được dễ dàng. Tránh
dùng máy ghi âm, trừ trường hợp cần thiết.
Trong giai đoạn dẫn dắt cuộc phỏng vấn thì câu hỏi đầu tiên mang tính
chung chung. Không bắt đầu bằng câu hỏi quan trọng nhất hay khó nhất, tạo
tự tin cho người đối thoại. Đẩy cuộc phỏng vấn đến từng chi tiết cụ thể nhất
có thể được. Nhà báo nên đặt các câu hỏi mở. Quay lại chủ đề, nếu người
được phỏng vấn đi quá xa hoặc quá ba hoa. Đặt lại một câu hỏi khác, nếu
người phỏng vấn trả lời quá chung chung. Đặt câu hỏi mở, nếu người được
phỏng vấn trả lời quá kiệm lời, sau đó quay lại chủ đề. Đừng ngại ngắt lời
người được phỏng vấn, hay yêu cầu người đó nói cho rõ. Biết cách ra khỏi
câu hỏi ban đầu, nếu có một phát biểu ra khỏi chủ đề nhưng thú vị, có thể
phục vụ cho phỏng vấn. Ghi chép chính xác các công thức, giai thoại. Không
tranh luận, không đưa ý kiến của riêng mình. Giữ mối liên hệ trước khi chia
tay để chắc chắn có thể liên lạc lại được với người được phỏng vấn.
Daphne Gray-Grant đang là chủ bút của trang Publicationcoach.com,
một trang viết về các kỹ năng viết dành cho các nhà báo và người làm truyền
thông, đã chia sẻ các kỹ năng để nhà báo có cuộc phỏng vấn thu thập thông
tin thành công trên chuyên trang báo chí Journalism.co.uk của Anh. Quan
điểm của ông cũng tương tự như trên. Ông cho rằng để cuộc phỏng vấn thành
công, nhà báo cần: đảm bảo phỏng vấn đúng người; hãy bắt đầu bằng câu hỏi
dễ; tạo sự đồng cảm; nhắc lại những gì họ đã nói; thật sự lắng nghe; hãy chú ý
31
đến những câu chuyện bên lề, giai thoại hay ví dụ có liên quan; hỏi về cảm
nhận hay ý kiến người được phỏng vấn; khéo léo từ chối việc sử dụng thuật
ngữ; ghi lại những ý chính tốt hơn là ghi âm lại cuộc phỏng vấn; biết rằng bạn
sẽ có được câu bình luận hay nhất ở phút cuối. [25]
Tóm lại, phỏng vấn là một kỹ năng thu thập thông tin kinh tế không thể
thiếu của nhà báo. Để có cuộc phỏng vấn thành công, nhà báo cần có bước
chuẩn bị chu đáo, làm chủ cuộc phỏng vấn và dẫn dắt cuộc phỏng vấn. Nếu nhà
báo thực hiện tốt kỹ năng phỏng vấn và khéo léo, tạo được thiện cảm và niềm
tin của người được phỏng vấn thì dễ dàng thu thập được những thông tin kinh
tế cần thiết, hấp dẫn và đặc biệt là thông tin “độc quyền” mà các nhà báo khác
chưa hẳn đã có được. Khi có được thông tin đầy đủ, có chiều sâu và hấp dẫn,
nhà báo sẽ thuận lợi trong việc sáng tạo ra tác phẩm báo chí có chất lượng.
1.4. Kỹ năng xử lý thông tin kinh tế của nhà báo
Thu thập xong thông tin, nhà báo phải tiến hành xử lý để đưa thông tin
ấy vào bài viết một cách phù hợp nhất. Không phải thông tin nào thu thập
được cũng phù hợp. Việc xử lý thông tin phải đảm bảo các yêu cầu nhất định.
Để xử lý, ta có thể tiến hành như sau:
1.4.1. Tập hợp, hệ thống hoá thông tin theo từng vấn đề, lĩnh vực
Để tập hợp và hệ thống hoá thông tin có hiệu quả, nhà báo phải hoà
nhập vào dữ kiện đã thu thập bằng cách đọc đi đọc lại. Trước hết phải đọc để
xem nội dung có phù hợp với ý định đã đưa ra, thông tin có đầy đủ, chi tiết
hay chỉ ở bề mặt, người phỏng vấn có sử dụng các kỹ thuật định tính một cách
thích hợp? Phải chú ý chất lượng của thông tin thu thập bằng cách xem lại các
phương pháp, kỹ thuật thu thập thông tin của những người cộng tác có phù
hợp không.
Tiếp đó, nhà báo hệ thống hoá thông tin. Khi xử lý thông tin cần sắp
xếp các dữ kiện theo những đề mục, phạm trù nhất định. Đây là cách tổ chức
và phân loại các dữ kiện để sau này có thể so sánh các trường hợp, tìm ra các
32
khuôn mẫu chung lý giải các vấn đề. Nhà báo nên tóm tắt thông tin và phân
loại thông tin theo các nhóm như thông tin quá khứ, hiện tại, thông tin dự
báo… Tóm tắt những thông tin cơ bản, những thông tin mới, thông tin có
điểm khác biệt với những thông tin trước. Việc thống kê tương tự việc cắm
những ký hiệu giao thông, giúp cho biết được ta đang ở đâu, thấy gì, và cho
phép phân tích một lượng thông tin lớn dễ dàng và chính xác hơn. Nó giúp ta
lọc ra các thông tin có cùng nội dung, tập hợp thành những tập tin riêng, từ đó
có thể tìm ra những chủ đề chi tiết hơn. Ta có thể sử dụng công nghệ thông tin
để tiến hành việc hệ thống hóa này. Hiện nay, có những phần mềm có chức
năng sắp xếp, phân loại các dữ kiện định tính - như phần mềm Aquad,
Hyperresearch, Nudist, Nvivo (Úc), Ethnograth, Qualpro, Meca... Nhưng
việc phân ra các đề mục, mã hoá vẫn là công việc của người xử lý thông tin.
Máy tính chỉ giúp lọc ra các sự kiện, sắp xếp sự kiện còn việc dựa trên các sự
kiện này để lý luận vẫn là công việc của người xử lý thông tin.
Hệ thống hóa là tinh lọc thông tin để có thể thấy rõ những khái niệm chủ
yếu và tương quan giữa chúng. Thực hiện bước này khi việc thu thập thông
tin kết thúc và sau khi hệ thống hóa tư liệu. Mục tiêu của giai đoạn này là để
có một cái nhìn, nắm ý nghĩa tổng quát của tư liệu và phân biệt được các chủ
đề trung tâm với các chủ đề phụ, phân biệt cái chủ yếu và không chủ yếu. Để
có cái nhìn tổng quát như vậy về tư liệu đôi lúc cần những sơ đồ dễ nhìn bằng
cách sử dụng các bản tóm tắt, bản ma trận, sơ đồ, đồ thị… Cuối cùng là tổng
hợp kết quả, cung cấp thông tin, rút ra thông tin cuối cùng về đối tượng, sự
vật, sự việc.
1.4.2. Phân tích và kiểm tra độ chính xác của thông tin, tính hợp lý của tài
liệu, số liệu
Thông tin thu thập được có từ nhiều nguồn khác nhau, với mức độ tin
cậy khác nhau. Việc quan sát, so sánh và đối chiếu thông tin có nhiều ý nghĩa.
Một mặt, hoạt động này cho phép xác định mức độ tin cậy của thông tin. Mặt
33
khác, quan sát, so sánh và đối chiếu thông tin giúp kết hợp thông tin, bổ sung
thông tin để nhận diện đầy đủ hơn về một vấn đề. Cần lưu ý, các nguồn thông
tin chính thống, từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ có mức độ tin cậy
cao hơn thông tin từ các nguồn khác. Nguồn thông tin cập nhật sẽ có ý nghĩa
nhiều hơn thông tin đã cũ. Nguồn thông tin có quy mô mẫu lớn sẽ đáng tin
cậy hơn nguồn thông tin thu thập ở quy mô mẫu nhỏ hơn. Khi so sánh và đối
chiếu thông tin cần phải giải đáp cụ thể các vấn đề sau đây: Xác định độ tin
cậy của các nguồn tin, lý giải được sự mâu thuẫn giữa các thông tin (nếu có).
Chọn ra những thông tin đầy đủ hơn, có độ tin cậy cao hơn, chỉnh lý chính
xác tài liệu, số liệu. Thông tin trong quá trình quản lý phải bảo đảm các yêu
cầu [5]:
Thông tin phải đúng. Nghĩa là thông tin phải trung thực, chính xác và
khách quan. Để đạt tiêu chuẩn này cần có yếu tố con người, yếu tố vật chất,
yếu tố phương pháp thu thập và xử lý thông tin.
Thông tin phải đủ. Tiêu chuẩn này thể hiện thông tin phải phản ánh các
khía cạnh cần thiết để có thể tái tạo được hình ảnh tương đối trung thực về đối
tượng đang được xem xét. Thông tin đủ cũng đồng thời với nghĩa không dư
thừa, không lãng phí. Để có được tiêu chuẩn này đòi hỏi các nhà lãnh đạo,
quản lý phải có tầm nhìn chiến lược;
Thông tin phải kịp thời. Nghĩa là thông tin phải được thu thập, phản ánh
đúng lúc để kịp phân tích, phán đoán, xử lý. Tuy nhiên tiêu chuẩn này phụ
thuộc vào khả năng con người, trang thiết bị, phương pháp áp dụng.
Thông tin phải gắn với quá trình, diễn biến của sự việc. Nghĩa là thông tin
đó thuộc giai đoạn nào, thuộc quá trình quản lý, thuộc cấp quản lý nào? Đây là
tiêu chuẩn rất quan trọng đánh giá chất lượng thông tin thời kỳ hiện đại;
Thông tin phải dùng được, phải có giá trị thực sự, thông tin có thể đóng
góp vào một trong các công việc. Đồng thời thông tin phải được xử lý để dễ
đọc, dễ tiếp thu, dễ hiểu, dễ nhớ.
34
1.4.3. Thống kê số liệu, tính tỷ lệ, tính xác suất, sử dụng ngôn ngữ thông
tin phi văn tự
Thống kê là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng, cung
cấp các thông tin thống kê trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp
thời. Số liệu thu thập được sẽ không có ý nghĩa nếu không được xử lý. Số liệu
trong nhiều trường hợp chỉ là sự mô tả giản đơn, tập hợp lại, chưa phản ánh
được xu hướng, bản chất của vấn đề. Số liệu thu thập được có thể xử lý ở mức
độ, cấp độ khác nhau. Thống kê, tính tỷ lệ, tính xác suất là các công cụ cơ bản
để tìm hiểu ý nghĩa của các số liệu. Thống kê số liệu có thể thực hiện bằng
việc xác định tần suất, tỷ lệ, tìm ra mối tương quan giữa các số liệu, ý nghĩa
của các số liệu...
Thông tin kinh tế có nhiều số liệu, bởi vậy, khi xử lý thông tin kinh tế
đòi hỏi nhà báo cần kỹ năng xử lý số liệu cho phù hợp với mục đích của bài
viết. Không phải tất cả các số liệu mà các nguồn tin cung cấp đều có thể sử
dụng được ngay. Nhà báo cần chọn lựa các số liệu cần thiết và đôi khi phải
chuyển sang tỷ lệ, xác suất để nêu bật được ý nghĩa của các số liệu đó. “Một
trong những điều quan trọng nhất mà các nhà báo đem đến cho độc giả là mối
tương quan của những số liệu trong các tin tức – giải thích những điều có liên
quan đến độ lớn hoặc tầm quan trọng của toàn bộ sự việc” [59, tr. 134].
Có nhiều lúc nhà báo phải chuyển các số liệu có được từ các nguồn tin
sang tỉ lệ phần trăm để nêu bật ý nghĩa của tỉ lệ đó. Chẳng hạn, một công ty
cung cấp cho nhà báo số tiền đóng góp vốn của các cổ đông, nhà báo cần
chuyển sang tỷ lệ phần trăm để biết được các cổ đông chiếm bao nhiêu phần
trăm trong tổng số vốn của công ty đó. Với mỗi tỷ lệ phần trăm vốn khác, các
cổ đông lại có quyền hạn khác nhau. Nếu một cổ đông sở hữu chiếm 51% số
vốn của công ty sẽ có quyền hạn đưa ra các quyết định đến công ty khác với
cổ đông chiếm 49% số vốn.
35
Thông thường để tính tỷ lệ %, lấy phần muốn tính chia cho tổng số, sau
đó rời dấu thập phân về bên phải hai đơn vị. Ví dụ, bạn muốn biết ngân sách
của thành phố Hà Nội trả cho ngành cảnh sát là bao nhiêu. Lấy ngân sách
dành cho cảnh sát chia cho ngân sách thành phố Hà Nội, rồi rời dấu thập về
bên phải hai số. Kết quả là tỉ lệ % ngân sách chi trả cho ngành cảnh sát. Một
khía cạnh quan trọng khác của tỷ lệ phân trăm là khái niệm biến đổi tỷ lệ phần
trăm. Con số này lý giải việc tăng hay giảm. “Nếu sự thay đổi lớn thì tốt hơn
nên diễn dịch những con số thành những lời lẽ đơn giản chứ đừng sử dụng số
chỉ tỷ lệ phần trăm” [59, tr. 137].
Để tính toán tỷ lệ phần trăm: phần muốn tính / Tổng = xxx. Di chuyển
dấu thập phân hai đơn vị: ,xxx=xx,x%. Để tính toán sự biến đổi tỷ lệ: (số mới)
– (Số cũ) = Số biến đổi. (Số biến đổi) / Số cũ = ,xxx. Di chuyển dấu thập phân
hai đơn vị: ,xxx = xx,x. Biến đổi tỉ lệ phần trăm có thể cho ra một số dương
hoặc một số âm.
Tuy nhiên, nhà báo khi xử lý thông tin kinh tế với việc tính toán xác suất
và tỷ lệ cần tránh nhầm lẫn giữa “xác suất” và “tỉ lệ”. “Xác suất nghĩa là khả
năng một điều gì đó có thể xảy ra. Ví dụ khả năng đồng xu lật mặt hình người
là ½ (một trong hai kết quả có thể) hay 0,5. Tỉ lệ có nghĩa là khả năng một điều
gì đó có thể xảy ra hơn là một điều khác. Như với ví dụ trên thì khả năng đồng
xu lật mặt hình người và lật mặt có chữ là 0,5 : 0,5 hay là 1” [59, tr. 134].
Cùng với việc xử lý thông tin bằng việc thống kê, tính xác suất, tính tỷ
lệ thì một trong các kỹ năng xử lý thông tin kinh tế rất quan trọng nữa của nhà
báo là sử dụng ngôn ngữ thông tin phi văn tự (biểu đồ, đồ thị, bảng số liệu…).
Theo cuốn “Ngôn ngữ báo chí” của tác giả Vũ Quang Hào, do Nxb
Thông tấn ấn hành năm 2012 thì biểu đồ là hình vẽ biểu diễn một khái niệm,
quy luật hay quan hệ nào đó, nó mô tả một cách trực quan sự phụ thuộc giữa
các đại lượng.
36
Các thông tin kinh tế thường có nhiều số liệu. Nếu nhà báo không biết
xử lý một cách khôn ngoan mà đưa toàn bộ các số liệu vào trong bài báo thì
dễ dẫn đến tình trạng công chúng nhiễu hoặc rối thông tin. Hơn nữa, việc có
quá nhiều số liệu trong một bài báo làm công chúng khó nhớ được thông tin.
Bởi vậy, xử lý thông tin kinh tế thường có nhiều số liệu đòi hỏi nhà báo cần
chuyển các số liệu thành các biểu đồ, đồ thị, bảng số liệu khi cần thiết. Cách
xử lý thông tin này vừa làm thể hiện được đầy đủ nhiều số liệu, nêu bật lên ý
nghĩa của các con số và quan trọng hơn cả là công chúng có thể tiếp nhận
được nhiều thông tin. Việc xử lý thông tin kinh tế bằng việc vẽ biểu đồ, đồ thị
cũng tạo ra một cách thể hiện mới lạ, có sức hấp dẫn với công chúng. “Biểu
đồ là hình thức thông tin hữu ích đối với những nội dung có liên quan đến số
liệu, đặc biệt là trong các lĩnh vực thông tin kinh tế, ngân hàng, tài chính, thị
trường chứng khoán. Trong một số trường hợp, biểu đồ tỏ rõ tính yêu việt so
với bài viết dài bằng thông tin phi văn tự” [18, tr. 243].
Trên báo chí, cho đến nay đã sử dụng phổ biến một số loại biểu đồ sau:
Thứ nhất, biểu đồ hình cột, bao gồm biểu đồ cột đứng và biểu đồ cột
nằm. Trên báo chí, biểu đồ được trình bày dưới khá nhiều dạng. Chẳng hạn
biểu đồ cột đứng có thể được in trên nền hình vẽ minh họa hoặc ảnh chụp.
Trong một số trường hợp, người ta có thể dùng hình vẽ thay cho các cột hoặc
bỏ đi các trục mà chỉ còn dùng con số trên một trục tưởng tượng…
Thứ hai, biểu đồ hình quạt (hay còn gọi là biểu đồ hình tròn). Dạng biểu đồ
này giúp nhận diện, so sánh tỷ lệ đại lượng qua độ to – nhỏ của các múi. Nó
có thể nằm thẳng, nằm nghiêm, có thể đặc hoặc có lỗ ở giữa. Các múi có thể
phân biệt nhau bằng màu sắc, có thể tách rời khỏi tâm vòng tròn, lùi xa khỏi
vòng tròn và có khi chỉ còn là một múi độc lập của đại lượng. Hình dáng biểu
đồ loại này có tác dụng gây sự chú ý mạnh từ người đọc. Nếu chúng được
dùng gam màu nóng, đậm thì khả năng “níu mắt” càng cao.
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149

More Related Content

What's hot

Áp dụng mô hình vòng tròn thảo luận văn chương trong dạy học nghị luận văn học
Áp dụng mô hình vòng tròn thảo luận văn chương trong dạy học nghị luận văn họcÁp dụng mô hình vòng tròn thảo luận văn chương trong dạy học nghị luận văn học
Áp dụng mô hình vòng tròn thảo luận văn chương trong dạy học nghị luận văn họcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Nguyễn Công Huy
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...nataliej4
 
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt NghiệpBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệpnguyeminh thai
 
Báo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậpBáo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậptrungcodan
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Ứng dụng thương mại điện tử vào quảng bá thương hiệu công ty thương m...
Đề tài: Ứng dụng thương mại điện tử vào quảng bá thương hiệu công ty thương m...Đề tài: Ứng dụng thương mại điện tử vào quảng bá thương hiệu công ty thương m...
Đề tài: Ứng dụng thương mại điện tử vào quảng bá thương hiệu công ty thương m...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi độn...
Luận văn: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi độn...Luận văn: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi độn...
Luận văn: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi độn...
 
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
 
Luận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAY
Luận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAYLuận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAY
Luận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAY
 
Áp dụng mô hình vòng tròn thảo luận văn chương trong dạy học nghị luận văn học
Áp dụng mô hình vòng tròn thảo luận văn chương trong dạy học nghị luận văn họcÁp dụng mô hình vòng tròn thảo luận văn chương trong dạy học nghị luận văn học
Áp dụng mô hình vòng tròn thảo luận văn chương trong dạy học nghị luận văn học
 
Luận án: Ba mô hình truyện lịch sử trong văn xuôi hiện đại Việt Nam
Luận án: Ba mô hình truyện lịch sử trong văn xuôi hiện đại Việt NamLuận án: Ba mô hình truyện lịch sử trong văn xuôi hiện đại Việt Nam
Luận án: Ba mô hình truyện lịch sử trong văn xuôi hiện đại Việt Nam
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần đường Biên Hòa
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần đường Biên HòaĐề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần đường Biên Hòa
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần đường Biên Hòa
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
 
Kính ngữ tiếng Hàn và các phương tiện biểu hiện tương đương, HOT
Kính ngữ tiếng Hàn và các phương tiện biểu hiện tương đương, HOTKính ngữ tiếng Hàn và các phương tiện biểu hiện tương đương, HOT
Kính ngữ tiếng Hàn và các phương tiện biểu hiện tương đương, HOT
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Sắm Mỹ Phẩm Trực Tuyến.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Sắm Mỹ Phẩm Trực Tuyến.docCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Sắm Mỹ Phẩm Trực Tuyến.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Sắm Mỹ Phẩm Trực Tuyến.doc
 
Báo cáo thực tập tại phòng nhân sự, ngành QTKD, 9 Đ, HAY!
Báo cáo thực tập tại phòng nhân sự, ngành QTKD, 9 Đ, HAY!Báo cáo thực tập tại phòng nhân sự, ngành QTKD, 9 Đ, HAY!
Báo cáo thực tập tại phòng nhân sự, ngành QTKD, 9 Đ, HAY!
 
Luận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luận
Luận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luậnLuận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luận
Luận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luận
 
Luận án: Mạch lạc trong văn bản nghị luận tiếng Việt, HAY
Luận án: Mạch lạc trong văn bản nghị luận tiếng Việt, HAYLuận án: Mạch lạc trong văn bản nghị luận tiếng Việt, HAY
Luận án: Mạch lạc trong văn bản nghị luận tiếng Việt, HAY
 
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt NghiệpBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
 
Báo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậpBáo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tập
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
 
Đề tài: Ứng dụng thương mại điện tử vào quảng bá thương hiệu công ty thương m...
Đề tài: Ứng dụng thương mại điện tử vào quảng bá thương hiệu công ty thương m...Đề tài: Ứng dụng thương mại điện tử vào quảng bá thương hiệu công ty thương m...
Đề tài: Ứng dụng thương mại điện tử vào quảng bá thương hiệu công ty thương m...
 
Luận văn quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp
 Luận văn quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp Luận văn quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp
Luận văn quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp
 
Luận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HOT
Luận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HOTLuận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HOT
Luận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HOT
 

Similar to THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149

Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...
Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...
Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...NuioKila
 
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...PinkHandmade
 
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Sử dụng mô hình toán kinh tế nghiên cứu hành vi tiêu dùng RAT của ng...
Luận án: Sử dụng mô hình toán kinh tế nghiên cứu hành vi tiêu dùng RAT của ng...Luận án: Sử dụng mô hình toán kinh tế nghiên cứu hành vi tiêu dùng RAT của ng...
Luận án: Sử dụng mô hình toán kinh tế nghiên cứu hành vi tiêu dùng RAT của ng...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Thông tin bất cân xứng & các quyết định tài chính của các công ty c...
Luận văn: Thông tin bất cân xứng & các quyết định tài chính của các công ty c...Luận văn: Thông tin bất cân xứng & các quyết định tài chính của các công ty c...
Luận văn: Thông tin bất cân xứng & các quyết định tài chính của các công ty c...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt nam
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt namTh s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt nam
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai- Từ thực tiễn huyện Thanh Trì, thàn...
Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai- Từ thực tiễn huyện Thanh Trì, thàn...Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai- Từ thực tiễn huyện Thanh Trì, thàn...
Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai- Từ thực tiễn huyện Thanh Trì, thàn...hieu anh
 
Luận án: Giải pháp tài chính thực hiện xã hội hóa dịch vụ viễn thông công ích...
Luận án: Giải pháp tài chính thực hiện xã hội hóa dịch vụ viễn thông công ích...Luận án: Giải pháp tài chính thực hiện xã hội hóa dịch vụ viễn thông công ích...
Luận án: Giải pháp tài chính thực hiện xã hội hóa dịch vụ viễn thông công ích...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà NộiĐánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nộiluanvantrust
 
Thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo điện tử, HAY - Gửi miễn ...
Thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo điện tử, HAY - Gửi miễn ...Thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo điện tử, HAY - Gửi miễn ...
Thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo điện tử, HAY - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149 (20)

Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...
Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...
Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...
 
Luận văn: Phát triển nhân lực trong các doanh nghiệp may, HAY
Luận văn: Phát triển nhân lực trong các doanh nghiệp may, HAYLuận văn: Phát triển nhân lực trong các doanh nghiệp may, HAY
Luận văn: Phát triển nhân lực trong các doanh nghiệp may, HAY
 
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chínhLuận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính
 
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...
 
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...
 
Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính cấp Trung ương
Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính cấp Trung ươngHoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính cấp Trung ương
Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính cấp Trung ương
 
Luận án: Sử dụng mô hình toán kinh tế nghiên cứu hành vi tiêu dùng RAT của ng...
Luận án: Sử dụng mô hình toán kinh tế nghiên cứu hành vi tiêu dùng RAT của ng...Luận án: Sử dụng mô hình toán kinh tế nghiên cứu hành vi tiêu dùng RAT của ng...
Luận án: Sử dụng mô hình toán kinh tế nghiên cứu hành vi tiêu dùng RAT của ng...
 
Luận văn: Thông tin bất cân xứng & các quyết định tài chính của các công ty c...
Luận văn: Thông tin bất cân xứng & các quyết định tài chính của các công ty c...Luận văn: Thông tin bất cân xứng & các quyết định tài chính của các công ty c...
Luận văn: Thông tin bất cân xứng & các quyết định tài chính của các công ty c...
 
Luận văn: Nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận văn: Nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán Việt NamLuận văn: Nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận văn: Nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán Việt Nam
 
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt nam
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt namTh s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt nam
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt nam
 
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY - TẢI FREE ZALO: 093 457...
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457...KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY  - TẢI FREE ZALO: 093 457...
KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO IN HIỆN NAY - TẢI FREE ZALO: 093 457...
 
Luận văn: Sử dụng thang đo Sra để đánh giá suy luận thống kê của học sinh
Luận văn: Sử dụng thang đo Sra để đánh giá suy luận thống kê của học sinhLuận văn: Sử dụng thang đo Sra để đánh giá suy luận thống kê của học sinh
Luận văn: Sử dụng thang đo Sra để đánh giá suy luận thống kê của học sinh
 
Luận văn: Sử dụng thang đo Sra để đánh giá suy luận thống kê, HAY
Luận văn: Sử dụng thang đo Sra để đánh giá suy luận thống kê, HAYLuận văn: Sử dụng thang đo Sra để đánh giá suy luận thống kê, HAY
Luận văn: Sử dụng thang đo Sra để đánh giá suy luận thống kê, HAY
 
Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai- Từ thực tiễn huyện Thanh Trì, thàn...
Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai- Từ thực tiễn huyện Thanh Trì, thàn...Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai- Từ thực tiễn huyện Thanh Trì, thàn...
Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai- Từ thực tiễn huyện Thanh Trì, thàn...
 
Đề tài: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai ở Hà Nội, HAYĐề tài: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai tại Hà NộiLuận văn: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai tại Hà Nội
 
Luận án: Giải pháp tài chính thực hiện xã hội hóa dịch vụ viễn thông công ích...
Luận án: Giải pháp tài chính thực hiện xã hội hóa dịch vụ viễn thông công ích...Luận án: Giải pháp tài chính thực hiện xã hội hóa dịch vụ viễn thông công ích...
Luận án: Giải pháp tài chính thực hiện xã hội hóa dịch vụ viễn thông công ích...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...
 
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà NộiĐánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội
 
Thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo điện tử, HAY - Gửi miễn ...
Thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo điện tử, HAY - Gửi miễn ...Thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo điện tử, HAY - Gửi miễn ...
Thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên báo điện tử, HAY - Gửi miễn ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ NGUYỄN HỒNG HẠNH THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học Hà Nội – 2016
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ NGUYỄN HỒNG HẠNH THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60 32 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Bá Dung Hà Nội - 2016
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Bá Dung. Những số liệu trong luận văn là trung thực. Kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Hồng Hạnh
  • 4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến các giảng viên khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy trong thời gian tôi học tại trường. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Trần Bá Dung đã tận tâm hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo, nhà báo, phóng viên của Báo Đầu tư, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Báo Quân đội nhân dân và các cơ quan báo chí khác, cùng người thân, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thiện luận văn. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Hồng Hạnh
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 7 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 8 6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài.................................................. 8 7. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 9 CHƢƠNG 1: KỸ NĂNG THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO – TIẾP CẬN TỪ LÝ THUYẾT................................10 1.1. Khái niệm................................................................................................10 1.1.1. Thông tin và thông tin kinh tế ...............................................................10 1.1.2. Thu thập thông tin kinh tế .....................................................................11 1.1.3. Xử lý thông tin kinh tế ...........................................................................12 1.1.4. Kỹ năng .................................................................................................13 1.2. Đặc trƣng loại hình báo in.....................................................................15 1.3. Kỹ năng thu thập thông tin kinh tế của nhà báo ................................17 1.3.1. Kỹ năng giao tiếp ..................................................................................17 1.3.2. Kỹ năng nghiên cứu tài liệu văn bản ....................................................20 1.3.3. Kỹ năng quan sát ...................................................................................23 1.3.4. Kỹ năng phỏng vấn................................................................................28 1.4. Kỹ năng xử lý thông tin kinh tế của nhà báo ......................................31 1.4.1. Tập hợp, hệ thống hoá thông tin theo từng vấn đề, lĩnh vực ................31 1.4.2. Phân tích và kiểm tra độ chính xác của thông tin, tính hợp lý của tài liệu, số liệu ......................................................................................................32 1.4.3. Thống kê số liệu, tính tỷ lệ, tính xác suất, sử dụng ngôn ngữ thông tin phi văn tự.........................................................................................................34 1.4.4. Chuyển thuật ngữ chuyên ngành kinh tế sang ngôn ngữ báo chí.........38 1.5. Mối quan hệ giữa hai kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế...39
  • 6. Tiểu kết chƣơng 1..........................................................................................41 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO...........................................................................42 2.1. Khái quát về hai tờ báo khảo sát ..........................................................42 2.1.1. Báo Đầu tư ............................................................................................42 2.1.2. Thời báo Kinh tế Việt Nam....................................................................43 2.2. Thực trạng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo ....................44 2.2.1. Kỹ năng thu thập thông tin kinh tế........................................................44 2.2.2. Kỹ năng xử lý thông tin kinh tế .............................................................66 2.3. Đánh giá chung về kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo ...........................................................................................................86 2.3.1. Ưu điểm.................................................................................................86 2.3.2. Hạn chế .................................................................................................89 Tiểu kết chƣơng 2..........................................................................................93 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO KỸ NĂNG THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO ......................................................................................94 3.1. Một số giải pháp .....................................................................................94 3.1.1. Nâng cao kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm và nghiệp vụ báo chí ..........94 3.1.2. Nâng cao kiến thức chuyên ngành kinh tế ..........................................100 3.1.3. Nâng cao trách nhiệm xã hội của người làm báo...............................106 3.1.4. Minh bạch hoá thông tin .....................................................................110 3.2. Một số kiến nghị ...................................................................................116 3.2.1. Đối với cơ quan báo chí......................................................................116 3.2.2. Đối với Hội Nhà báo Việt Nam...........................................................121 Tiểu kết chƣơng 3........................................................................................123 KẾT LUẬN..................................................................................................124 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................128 PHỤ LỤC.....................................................................................................134
  • 7. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Mức độ sử dụng kỹ năng nghiên cứu tài liệu văn bản để thu thập thông tin kinh tế...............................................................................................53 Bảng 2.2: Về thông tin mà nhà báo quan tâm khi nghiên cứu văn bản..........55 Bảng 2.3: Mức độ sử dụng kỹ năng quan sát để thu thập thông tin kinh tế ...59 Bảng 2.4: Về mức độ sử dụng kỹ năng kiểm tra độ chính xác của thông tin, tính hợp lý của tài liệu, số liệu........................................................................70 Bảng 2.5: Về phương pháp chuyển thuật ngữ chuyên ngành kinh tế sang ngôn ngữ báo chí (người trả lời chọn nhiều đáp án)................................................83
  • 8. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Mức độ sử dụng kỹ năng giao tiếp để thu thập thông tin kinh tế ......45 Biều đồ 2.2: Những yếu tố cần thiết để duy trì và phát triển mối quan hệ với nguồn tin nhằm thu thập thông tin kinh tế.................................................................51 Biểu đồ 2.3: Mức độ sử dụng kỹ năng phỏng vấn để thu thập thông tin kinh tế...61 Biểu đồ 2.4: Những yếu tố cần thiết để thu thập thông tin kinh tế thành công nhà báo trong phỏng vấn (người trả lời chọn nhiều đáp án) ...........................................64 Biểu đồ 2.5: Mức độ sử dụng kỹ năng tập hợp, hệ thống hoá thông tin theo từng vấn đề, lĩnh vực ............................................................................................................67 Biểu đồ 2.6: Về tin, bài được nhà báo phân tích, kiểm tra độ chính xác, tính hợp lý của thông tin..................................................................................................................71 Biểu đồ 2.7: Phương pháp kiểm tra độ chính xác, tính hợp lý của thông tin kinh tế (ông/bà có thể chọn nhiều đáp án)..............................................................................72 Biểu đồ 2.8: Mức độ sử dụng kỹ năng tính tỷ lệ, tính xác suất, sử dụng ngôn ngữ thông tin phi văn tự ......................................................................................................76 Biểu đồ 2.9: Trường hợp nhà báo sử dụng kỹ năng tính tỷ lệ, tính xác suất, ngôn ngữ thông tin phi văn tự trong xử lý thông tin kinh tế (người trả lời chọn nhiều đáp án)...........................................................................................................................77 Biểu đồ 2.10: Mức độ sử dụng kỹ năng chuyển thuật ngữ chuyên ngành kinh tế sang ngôn ngữ báo chí.................................................................................................82 Biểu đồ 3.1: Các giải pháp để nâng cao kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo (người trả lời chọn nhiều đáp án)........................................................112
  • 9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB CPI EU FDI GDP Nxb ODA QĐND TBKTSG TBKTVN TPP WB WTO Ngân hàng Phát triển Châu Á Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng European Union Liên minh châu Âu Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội Nhà xuất bản Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức Quân đội nhân dân Thời báo Kinh tế Sài Gòn Thời báo Kinh tế Việt Nam Trans-Pacific Partnership Agreement Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương World Bank Ngân hàng Thế giới World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, hoạt động kinh tế thực sự là động lực quan trọng của bất kỳ nền kinh tế với quy mô và thể chế nào. Vấn đề thông tin kinh tế cần phải được lan toả và kiểm chứng thông qua nhiều hoạt động khác nhau, trong đó, kênh báo chí luôn được đánh giá là một kênh truyền thông khách quan, kịp thời và có sức mạnh thực sự, góp phần minh bạch hơn những vấn đề khác nhau trong hoạt động kinh tế của các chủ thể và khách thể liên quan. Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới, thông tin kinh tế luôn xuất hiện dày đặc và thường xuyên trên các trang nhật báo, các kênh truyền hình và đài phát thanh. Công chúng luôn có nhu cầu lớn về thông tin kinh tế bởi nó có tầm quan trọng trong đời sống. Và các cơ quan báo chí cũng tìm mọi cách để thỏa mãn công chúng. Tuy nhiên, nhà báo nào và cơ quan báo chí nào thường xuyên có được tin kinh tế sốt dẻo đúng nhu cầu của công chúng? Để có được thông tin kinh tế đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của công chúng đòi hỏi nhà báo phải có kỹ năng về thu thập và xử lý thông tin kinh tế. Thế nhưng, không phải nhà báo nào cũng có được kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế thành thục. Bởi lẽ đó, việc tìm hiểu và nghiên cứu về kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo có tính cấp thiết và có nhiều ý nghĩa không chỉ trong lý luận mà cả trong thực tiễn. Việt Nam gia nhập WTO (năm 2006), tiếp đó là ký kết các hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc, Nga... Đặc biệt là Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP), bên cạnh thách thức đã mở ra cơ hội để nền kinh tế nước nhà cất cánh. Nước ta đang ngày càng hòa nhập sâu vào kinh tế thế giới. Trong đó, thông tin về kinh tế không chỉ là nhu cầu cần thiết cho giới lãnh đạo tham khảo đưa ra quyết sách phù hợp, mà đã trở thành nhu cầu không thể thiếu với các doanh nghiệp và doanh nhân nước nhà. Và tầng lớp công chúng
  • 11. 2 khác cũng đang nhận được sự quan tâm lớn. Do đó, thông tin kinh tế đang có vai trò rất quan trọng trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập hiện nay. Nhà báo kinh tế không chỉ cần biết rõ các thông tin cơ bản của tình hình kinh tế nói chung, mà họ còn phải dự báo được các sự kiện kinh tế như một kịch bản sắp xảy ra theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực, có biện pháp tiếp cận khai thác thông tin hợp lý. Đồng thời có năng lực tiếp cận với những nhân vật quan trọng trong lĩnh vực mà mình phụ trách, để viết được những bài báo hay, súc tích, chính xác, hấp dẫn bạn đọc có thể cạnh tranh với những nhà báo khác. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn không ít những nhà báo kinh tế dù đã làm việc lâu năm nhưng do tinh thần trách nhiệm chưa cao, không thường xuyên trau dồi bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, hoặc không đam mê nghề nghiệp, thờ ơ không bám sát theo dòng sự kiện của ngành mình theo dõi và phụ trách, dẫn đến hệ lụy: Không bao quát được và hiểu vấn đề mà mình viết, năng lực phân tích, bình luận vấn đề còn yếu, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc cho cả xã hội và cho chính bản thân nhà báo. Do vậy, nghiên cứu về kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế đối với nhà báo là một việc làm cần thiết. Nhất là với hoàn cảnh hiện nay, khi báo chí ngày càng phải thể hiện vai trò thông tin và định hướng của mình trong xã hội hiện đại. Với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về công tác thu thập và khai thác thông tin kinh tế đối với nhà báo, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục hạn chế đang tồn tại hiện nay, học viên đã quyết định chọn đề tài “Thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo” làm đề tài luận văn cao học của mình. Để thực hiện luận văn này, tác giả cũng gặp không ít khó khăn. Bản thân tác giả luận văn đang làm việc tại Trung tâm Tư liệu, Đài Truyền hình Việt Nam nên kiến thức và thực tế làm việc không có nhiều liên quan đến kỹ năng của nhà báo. Tuy nhiên, tác giả nghiêm túc, cầu thị với mong muốn mang lại kết quả tốt nhất.
  • 12. 3 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về các kỹ năng cần thiết đối với nhà báo như: Cuốn “Nhà báo - Bí quyết kỹ năng - nghề nghiệp” (Nxb Lao động, 1998) do Nguyễn Văn Dững và Hoàng Anh biên dịch, dựa theo tác phẩm “Nhà báo và Thông tin” của tác giả Vootsxkobonhicop và Iyview, trình bày một cách tỉ mỉ và sinh động các kinh nghiệm xử lý thông tin, xử lý văn bản của phóng viên, nhà báo và biên tập viên. Cuốn “Mười bí quyết kỹ năng nghề báo” (Nxb Lao động, 2002) của Eric Fikhtelius, đưa ra 10 lời khuyên về các vấn đề lý luận báo chí, kỹ năng làm báo, những yêu cầu đối với người làm báo, kỹ thuật ghi chép, phỏng vấn, dàn dựng. Cuốn “Hướng dẫn tìm kiếm trên Internet và viết báo của hãng thông tấn AP” (Nxb Thông tấn, 2007) của Frank Bass, ngoài việc chỉ ra cách tìm kiếm thông tin nhanh và hiệu quả nhất, còn hướng dẫn các nhà báo cách tạo, sắp xếp và lưu cơ sở dữ liệu của mình với sự hỗ trợ của một vài phần mềm trên máy tính. Cuốn “Kỹ năng phỏng vấn dành cho các nhà báo” (Nxb Thông tấn, 2007) của Sally Adams và Wynford Hicks, đưa ra những lời khuyên về cách xử lý với từng đối tượng được phỏng vấn, những mách nước về các phương pháp ghi chép và ghi âm… Cuốn “Nhà báo hiện đại” (Nxb Trẻ, 2009). Đây là bản dịch tiếng Việt đầu tiên của giáo trình nổi tiếng News Reporting and Writing của ban biên soạn The Missouri Group thuộc Khoa báo chí Đại học Missouri, đề cập đầy đủ những kỹ năng làm báo hiện đại trên thế giới, giúp người cầm bút trong nước cùng sánh vai với sự trui rèn của các đồng nghiệp khắp năm châu. Ở Việt Nam, lĩnh vực này cũng đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học:
  • 13. 4 Cuốn “Công việc của người viết báo” (Nxb Giáo dục, 1997) của nhà báo Hữu Thọ, trình bày chi tiết những kĩ năng, những vấn đề cơ bản nhất để công việc của người viết báo nói chung và đặc biệt là công việc của một phóng viên diễn ra được suôn sẻ, mang lại hiệu quả cao nhất cho từng sản phẩm báo chí. Cuốn “Kỹ năng cho người làm báo” (Nxb Thông tấn, 2014) cung cấp những thông tin cơ bản, những kinh nghiệm cần thiết để có được một bài báo thu hút độc giả, biến những nguyên liệu sự kiện thành những “món ăn” thông tin thỏa mãn nhu cầu của độc giả đang ngày càng trở nên khó tính và khắt khe hơn. Cuốn “Lao động nhà báo – Lý thuyết và kỹ năng cơ bản” (Nxb Chính trị - Hành chính, 2010) của TS. Lê Thị Nhã, giới thiệu những kỹ năng cơ bản về phương pháp thu thập thông tin, tư liệu và quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí. Cuốn “Ngôn ngữ báo chí” (Nxb Thông tấn, 2012) của PGS. TS. Vũ Quang Hào, với cách viết ngắn gọn, súc tích, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tế, tác giả cho bạn đọc hiểu rõ hơn những vấn đề cần thiết, cơ bản nhất của ngôn ngữ báo chí. Cuốn “Viết tin, bài đăng báo” (Nxb Trẻ, 2014) của nhà báo Ngọc Trân, đúc kết các nguyên tắc, kỹ năng để giúp những người muốn viết báo có thể tác nghiệp tốt hơn, hiệu quả hơn. Cuốn "Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại" (Nxb Thông tin và Truyền thông, 2014) của nhà báo, TS. Nguyễn Thành Lợi, giới thiệu những nét khái quát nhất về những vấn đề mới mẻ đang được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới nhiều năm qua như truyền thông xã hội, các lý thuyết truyền thông, hội tụ truyền thông, tòa soạn hội tụ, đồng thời trình bày đặc điểm và những kỹ năng cần thiết đối với “nhà báo đa năng” trong môi trường hội tụ truyền thông.
  • 14. 5 Ở phạm vi nghiên cứu hẹp hơn, một số học viên cao học và sinh viên tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, khoa Báo chí – Truyền thông trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đã có một số luận văn thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp về những đề tài liên quan đến hoạt động sáng tạo của nhà báo như: Luận văn thạc sĩ của Káp Thành Long (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008) “Kỹ năng xử lý đề tài pháp luật trên báo in hiện nay” trình bày công việc của một phóng viên theo dõi mảng đề tài pháp luật; các vấn đề đặt ra đối với phóng viên khi xử lý thông tin về đề tài pháp luật; các cơ sở pháp lý ràng buộc và có ảnh hưởng đến công việc của phóng viên. Luận văn thạc sĩ của Sầm Vũ Thăng (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010) “Phương thức thực hiện đề tài pháp luật trên báo mạng điện tử” nghiên cứu thực tiễn thực hiện đề tài pháp luật trên báo mạng điện tử qua việc khảo sát trường hợp Vietnamnet và VTCnews. Luận văn thạc sĩ của Ngô Bá Thành (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010) “Thông tin kinh tế trên Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC” phân tích được thực trạng thông tin kinh tế trên sóng Truyền hình kỹ thuật số VTC; Rút ra những ưu điểm, hạn chế của hoạt động thông tin kinh tế trên Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC; Từ đó đề xuất một mô hình Kênh thông tin kinh tế ưu việt hơn so với thực tại, nhằm nâng cao hiệu quả truyền tải thông tin kinh tế trên sóng của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Hữu Tuấn (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014) “Việc tiếp cận thông tin tài chính của nhà báo Việt Nam hiện nay” tìm hiểu, đánh giá thực trạng vấn đề tiếp cận và xử lý thông tin về lĩnh vực tài chính của đội ngũ nhà báo trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, phát hiện những vấn đề đang được đặt ra, thảo
  • 15. 6 luận, kiến nghị và đưa ra giải pháp nhằm giúp nhà báo tiếp cận và xử lý thông tin về lĩnh vực tài chính đạt được hiệu quả tốt nhất. Khoá luận tốt nghiệp của Đỗ Thị Lan Anh (Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2007), “Hoạt động xử lý thông tin của biên tập viên tại các toà soạn báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay” tìm hiểu về hoạt động xử lý thông tin của các biên tập viên tại các toà soạn báo mạng điện tử tại Việt Nam thông qua quá trình khảo sát ba tờ báo mạng điện tử điển hình: Vietnamnet, VnExpress và Hà Nội mới điện tử. Từ đó đưa ra các đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý thông tin của biên tập viên tại các tờ báo mạng điện tử. Khoá luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Thanh Tâm (Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2008) “Khai thác, xử lý tin trong chương trình Thời sự Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Phòng” khảo sát về hoạt động khai thác và xử lý tin của đội ngũ phóng viên, biên tập viên của đài. Rút ra những thành công và hạn chế về nghiệp vụ khai thác, xử lý tin. Từ đó, đóng góp một số đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao kỹ năng khai thác, xử lý tin và nâng cao chất lượng tin trong chương trình Thời sự. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đây đã có những đóng góp đáng kể đối với hoạt động tác nghiệp của nhà báo. Song qua khảo sát, chưa có một nghiên cứu cụ thể và riêng biệt về kỹ năng thu thập và xử lý thông tin chuyên ngành đối với nhà báo viết về lĩnh vực kinh tế, nên đề tài nghiên cứu sẽ không có sự lặp lại với những công trình nghiên cứu khác. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu, đánh giá kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo. Trong luận văn này, tác giả tập trung vào kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của báo in. Từ những mục đích nêu trên, luận văn tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể như sau:
  • 16. 7 Làm rõ một số thuật ngữ, khái niệm cũng như những vấn đề có tính phương pháp luận có liên quan đến đề tài. Đánh giá thực trạng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo qua các báo khảo sát. Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần nâng cao kỹ năng thu thập và xử lý thông tin đối với nhà báo kinh tế ở Việt Nam hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Để bao quát hết những gì mà tên đề tài đặt ra cần đề cập đến những vấn đề như xác định nguồn thu thập, phương pháp thu thập, yêu cầu trong thu thập và xử lý, những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu trong luận văn này, tác giả luận văn chỉ tập trung vào kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo, còn những vấn đề khác đã được nhắc đến ở trên sẽ được nghiên cứu trong một công trình ở tầm cao hơn. Theo đó, tác giả luận văn tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng thu thập và xử lý thông tin của nhà báo kinh tế. Từ đó đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung khảo sát trong phạm vi các nhà báo và các bài báo chuyên ngành kinh tế ở Thời báo Kinh tế Việt Nam và Báo Đầu tư. Đây là hai tờ báo chuyên về kinh tế hàng đầu và có uy tin ở nước ta hiện nay. Ngoài ra tác giả cũng khảo sát, tham khảo một số cơ quan báo chí khác như Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Quân đội nhân dân, Kinh tế đô thị, Tuổi trẻ… Về thời gian khảo sát từ tháng 03/2015 đến tháng 03/2016. Đây là khoảng thời gian mà kinh tế nước ta có nhiều sự kiện nổi bật. Đặc biệt là Việt Nam ký các Hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc, Nga… và Hiệp định kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Để có thể hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 10 nhà báo chuyên viết về kinh tế bao gồm Thời báo Kinh tế Việt Nam,
  • 17. 8 Báo Đầu tư, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Báo Quân đội nhân dân để tìm hiểu cách thu thập và xử lý thông tin chuyên ngành của nhà báo. Bên cạnh đó, tác giả tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi đối với 294 nhà báo kinh tế tại các cơ quan báo chí thuộc các loại hình khác nhau để làm rõ hơn vấn đề. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sẽ sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản, quan sát trên các tác phẩm báo chí (để tìm hiểu cách thu thập và xử lý thông tin, đánh giá độ xác thực của thông tin). Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả luận văn phỏng vấn 10 nhà báo chuyên viết về kinh tế của Thời báo Kinh tế Việt Nam, Báo Đầu tư, Thời báo Kinh tế Sài Gòn và Báo Quân đội nhân dân. Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi anket với các nhà báo chuyên viết về kinh tế. Kết quả: Tổng số 350 phiếu phát ra, thu về được 294 phiếu hợp lệ. Để xử lý kết quả thu được, tác giả sử dụng phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences). SPSS được sử dụng rộng rãi trong công tác thống kê xã hội. Đây là phần mềm chuyên dụng và phổ biến để phân tích các kết quả điều tra trong mọi lĩnh vực, từ xã hội, giáo dục, kinh tế, sản xuất kinh doanh... Phương pháp thống kê - phân tích – tổng hợp. 6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài Về mặt lý luận: Luận văn khẳng định tầm quan trọng và hệ thống hóa lý thuyết về kỹ năng thu thập và xử lý thông tin chuyên ngành đối với nhà báo. Từ đó, bổ sung vào lý luận báo chí. Về mặt thực tiễn: Thông qua việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá ưu điểm và hạn chế của kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo, luận
  • 18. 9 văn cung cấp tài liệu tham khảo có cơ sở khoa học, góp phần giúp nhà báo có thêm kiến thức và rèn luyện kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế. Đới với các cơ quan báo chí, luận văn có ý nghĩa trong việc tham khảo các giải pháp để nâng cao trình độ thu thập và xử lý thông tin kinh tế của các nhà báo. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung luận văn bao gồm ba chương: Chương 1: Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo - Tiếp cận từ lý thuyết. Chương 2: Thực trạng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo. Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo.
  • 19. 10 CHƢƠNG 1 KỸ NĂNG THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO – TIẾP CẬN TỪ LÝ THUYẾT 1.1. Khái niệm 1.1.1. Thông tin và thông tin kinh tế Theo cuốn “Đại từ điển Tiếng Việt” (tác giả Nguyễn Như Ý chủ biên NXB Văn hóa – Thông tin ấn hành năm 1999) thì thông tin được hiểu rằng: “Truyền tin, đưa tin, báo cho nhau biết tin tức về các sự kiện diễn ra trong thế giới xung quanh”. [44, tr. 16] Khái niệm “thông tin” được bắt nguồn từ chữ Latinh là informetio, gốc của từ tiếng Anh là information. Hai ông Philipppe và Serge Proulx trong cuốn sách “Bùng nổ thông tin” giải thích rằng: khái niệm này có liên quan đến đặc trưng Rooma, biểu hiện sự mong muốn giảng dạy, truyền đạt. Trong lý luận báo chí, khái niệm “thông tin” cũng đang tồn tại hai cách hiểu. Một là, tri thức tư tưởng do nhà báo tái tạo và sáng tạo từ hiện thực cuộc sống. Hai là sự loan báo cho mọi người biết. Trong hoạt động báo chí, khi tìm hiểu về khái niệm thông tin cần đặt nó trong mối liên hệ trực tiếp với vấn đề hiệu quả, tức là ảnh hưởng trực tiếp của thông tin đến công chúng, hướng dẫn nhận thức và giáo dục đạo đức cho họ để họ hành động đúng đắn. Vì vậy, có thể đồng tình với định nghĩa: “Thông tin là phần tri thức được sử dụng để định hướng, tác động đến hành động tích cực và quản lý xã hội, thực hiện mục đích giữ gìn những đặc điểm phẩm chất, sự hoàn thiện và phát triển hệ thống”. [40; tr. 59] Trong các thông tin được đăng tải trên báo chí, có một mảng rất quan trọng, đó là thông tin kinh tế. Đầu tiên, cần hiểu kinh tế là gì? Đó là “tổng thể nói chung các hoạt động sản xuất và tái sản xuất của cải vật chất cho con người và xã hội”. [35, tr. 693] Nó liên quan đến các hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên định nghĩa về kinh tế
  • 20. 11 đã thay đổi theo lịch sử các hoạt động kinh tế. Thông tin kinh tế là những thông tin liên quan đến lĩnh vực kinh tế như đã nói ở trên. Thông tin bắt nguồn từ nhu cầu giao lưu kinh tế giữa các vùng, các quốc gia. Nó phản ánh tình trạng và kinh doanh hiện thời của tổ chức kinh tế, tới tình trạng sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng các loại sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ. Vì vậy, nó có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp vì tất cả các thông tin này sẽ liên quan tới tổ chức, quản lý, điều hành ra quyết định của một doanh nghiệp. Qua đó có thể đánh giá nhịp sống và quy mô phát triển của doanh nghiệp, triển vọng và nguy cơ tiềm ẩn của doanh nghiệp. 1.1.2. Thu thập thông tin kinh tế Thu thập là hoạt động có chủ đích của con người nhằm “tìm kiếm, góp nhặt và tập hợp lại” một vật, vấn đề nào đó [35, tr. 1258]. Thu thập thông tin là quá trình tìm kiếm, góp nhặt và tập hợp thông tin theo những tiêu chí cụ thể, xác định nhu cầu thông tin, tìm nguồn thông tin, thực hiện tập hợp thông tin theo yêu cầu nhằm làm rõ những vấn đề, nội dung liên quan đến lĩnh vực nhất định. Trong báo chí, thu thập thông tin là một hoạt động nhằm tìm kiếm, thu gom các sự kiện, thông tin từ nhiều nguồn phát sinh khác nhau để xây dựng, hình thành nên tác phẩm báo chí. Thu thập thông tin kinh tế là nhiệm vụ của các nhà báo kinh tế. Họ đi tìm kiếm, thu thập các sự kiện, thông tin có liên quan đến lĩnh vực kinh tế từ nhiều nguồn khác nhau để xây dựng nên tác phẩm báo chí. Thu thập thông tin là hoạt động có tính mục đích. Quá trình thu thập thông tin phải giải đáp cụ thể các câu hỏi: Thông tin này thu thập để làm gì, phục vụ cho công việc gì, liên quan đến những khía cạnh nào của vấn đề? Thu thập thông tin có tính đa dạng về phương pháp, cách thức. Tùy theo yêu cầu về thông tin, nguồn lực mà có thể áp dụng các phương pháp, cách thức thu thập thông tin cho phù hợp.
  • 21. 12 Thu thập thông tin có thể tìm kiếm từ các nguồn, kênh thông tin khác nhau. Mỗi kênh thông tin có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với mỗi loại thông tin cần thu thập. Việc lựa chọn nguồn thông tin thích hợp bảo đảm hiệu quả quá trình thu thập thông tin và chất lượng của thông tin. Thu thập thông tin là một quá trình liên tục, nhằm bổ sung, hoàn chỉnh thông tin cần thiết. Thu thập thông tin chịu tác động của nhiều nhân tố về kỹ năng thu thập thông tin, kỹ năng sử dụng các phương pháp, cách thức thu thập thông tin. Thu thập thông tin là một khâu trong quá trình thông tin của một tổ chức. Thu thập thông tin gắn với yếu tố đầu vào của tổ chức. Thu thập thông tin không tách rời quá trình xử lý thông tin, nhằm đảm bảo thông tin cho hoạt động của tổ chức. [5] 1.1.3. Xử lý thông tin kinh tế Từ khái niệm “xử lý là sắp xếp và giải quyết công việc hoặc nhiệm vụ trong điều kiện cụ thể” [50, tr. 5] trong cuốn “Đại từ điển Tiếng Việt” có thể hiểu thuật ngữ xử lý thông tin là một hoạt động nghiệp vụ nhằm chỉnh sửa cả về mặt nội dung lẫn hình thức thông tin để đảm bảo độ chính xác và hấp dẫn của tin. Công việc xử lý thông tin là công việc đòi hỏi cần có nhiều kinh nghiệm, sự hiểu biết về xã hội cũng như về ngôn ngữ. Xử lý thông tin kinh tế là việc sắp xếp, phân tích các dữ liệu kinh tế có được theo yêu cầu, tiêu chí cụ thể một cách khoa học, chính xác, khách quan nhằm cung cấp những cơ sở để xem xét, giải quyết một vấn đề kinh tế. Đó là quá trình đối chiếu, chọn lọc, chỉnh lý, biên tập thông tin theo mục đích, yêu cầu xác định. Đây là công việc bắt buộc nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng thông tin, tránh sự quá tải, nhiễu thông tin. Thông qua việc kiểm tra tính chính xác, tính hợp lý của các tài liệu, số liệu; hệ thống hóa, phân tích tổng hợp số liệu, tài liệu; chỉnh lý chính xác số liệu, tài liệu để chúng phản ánh được tình hình, xác định đúng bản chất của các sự việc, các hoạt động, từ đó đưa ra
  • 22. 13 các giải pháp, phương án cho các vấn đề kinh tế dưới các hình thức kiến nghị, đề xuất sáng kiến giải quyết. Đây là khâu then chốt, phản ánh nội dung trọng tâm hoặc kết quả cần đạt tới của quy trình thông tin, bởi lẽ kết quả của nó là tạo lập những thông tin mới phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh tế. Chính điều đó làm cho hoạt động xử lý thông tin khác biệt với hoạt động lưu trữ, thư viện, bảo tàng, mặc dù trong mọi hoạt động này đều tiến hành công tác thu thập, xử lý, bảo quản và tổ chức sử dụng thông tin. Trong thời đại ngày nay việc xử lý thông tin không chỉ được thực hiện bằng mỗi trí tuệ con người, mà còn được trợ giúp bởi nhiều thiết bị kỹ thuật ngày càng hiện đại và “thông minh hơn”. Điều đó cũng đòi hỏi, nhà báo phải đạt tới những trình độ nhất định và ngày càng phải tự hoàn thiện mình, nâng cao tri thức chuyên môn. Kết quả của việc xử lý thông tin trong yêu cầu hiện nay là phải góp phần tạo ra những quyết định đúng đắn và sự năng động của cơ quan, tổ chức trong cạnh tranh. Nó phải giúp cho các cấp quản lý đạt tới sự sáng tạo, dự báo vấn đề nảy sinh và giải quyết các vấn đề. Việc xử lý thông tin còn có khả năng tạo ra những thông tin mới hoặc bổ sung những thông tin mà trước đó chưa được biết đến. Chất lượng thông tin mà người xử lý cung cấp tới đối tượng tiếp nhận có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố như trình độ, sự nhạy bén trong phân tích, thái độ khách quan... 1.1.4. Kỹ năng Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu và đưa ra nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng, những định nghĩa này thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của người viết. Cụ thể như sau: Theo PGS. TS. Lưu Xuân Mới [32], kỹ năng là sự biểu hiện kết quả thực hiện hành động trên cơ sở kiến thức đã có. Kỹ năng là tri thức trong hành động. Tác giả Huỳnh Văn Sơn cho rằng, kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện hoạt động phù hợp với những điều kiện nhất định. Kỹ năng
  • 23. 14 không đơn thuần là mặt kỹ thuật của hành động mà là biểu hiện về năng lực của chủ thể hành động. [41, tr. 20] Theo A.G. Covaliov, kỹ năng là những phương thức thực hiện hành động thích hợp với mục đích và những điều kiện hành động phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là năng lực của con người mà không đơn giản là cứ nắm vững cách thức hành động thì sẽ có kết quả tương ứng. Ta nhận thấy quan niệm trên xem xét kỹ năng nghiêng về mặt kỹ thuật của hành động, coi kỹ năng là cách thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện của hành động mà con người đã nắm được. [28, tr. 13] V.A. Cruchetxki cho rằng, kỹ năng là phương thức thực hiện hành động đã được con người nắm vững từ trước [55, tr. 78]. Còn V.X. Cudin cho rằng, kỹ năng là phương thức hoạt động không cần sự củng cố bắt buộc bằng luyện tập từ trước. [28, tr. 13]. Theo các tác giả này thì chỉ cần nắm vững phương thức hành động là con người có được kỹ năng, còn hoạt động có kết quả hay không, việc thực hiện hành động có liên quan gì đến mục đích cũng như các điều kiện thực hiện mục đích thì lại chưa nói rõ. “Từ điển của tâm lý học” do Vũ Dũng chủ biên, tác giả đã có một cách hiểu khác về kỹ năng: “Năng lực vận dụng có kết quả có tri thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội thực hiện những nhiệm vụ tương ứng”. [12, tr. 195] Có nghĩa kỹ năng hình thành qua luyện tập, kỹ năng là một trong những năng lực mà cá nhân có thể rèn luyện và hình thành phát triển qua quá trình học tập thực tiễn. Từ các quan niệm trên, tác giả luận văn đi đến kết luận: Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có, kết hợp với thao tác tư duy, năng lực hành động của cá nhân trong những điều kiện tâm lý nhất định nhằm tạo ra kết quả mong đợi. Kỹ năng gồm kỹ năng mềm và kỹ năng cứng:
  • 24. 15 Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới... Kỹ năng cứng thường được hiểu là những kiến thức, đúc kết và thực hành có tính chất nghề nghiệp. Kỹ năng cứng được cung cấp thông qua các môn học đào tạo chính khóa, có liên kết logic chặt chẽ, và xây dựng tuần tự. Thời gian để có được kỹ năng cứng thường rất dài, hàng chục năm, bắt đầu từ những kiến thức - kỹ năng cơ bản ở nhà trường phổ thông và những kiến thức kỹ năng này được phát triển dần lên các mức độ cao hơn, thông qua giảng dạy, thực hành và tự học một cách hệ thống. 1.2. Đặc trƣng loại hình báo in Trong luận văn này, tác giả tập trung vào kỹ năng thu thập và xử lý thông tin của báo in. Sau đây là phân tích về đặc trưng loại hình báo in: Báo in là ấn phẩm định kỳ chuyển tải nội dung thông tin mang tính thời sự và được phát hành rộng rãi trong xã hội. Định kỳ của báo in có nhiều loại khác nhau như: hàng ngày, thưa kỳ (2, 3, 5 ngày một số), hàng tuần. Định kỳ của báo in chính là sự xuất hiện theo chu kỳ đều đặn và cố định của sản phẩm báo. Chu kỳ xuất nhiện của báo in có ý nghĩa quan trọng đối với báo in vì nó quy định thời điểm mà công chúng đón nhận sản phẩm báo in. Tính thời sự của báo in được hiểu là sự phản ánh nhanh chóng những sự kiện mới xảy ra, vấn đề mới nảy sinh hoặc vừa mới được phát hiện trong đời sống xã hội. Mỗi tờ báo in có công chúng tiếp nhận khác nhau và công chúng thực hiện phương thức tiếp nhận theo những hướng khác nhau. Báo in chuyển tải nội dung thông tin thông qua văn bản in gồm: chữ in, hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ… Toàn bộ các yếu tố thể hiện nội dung thông tin của các tác phẩm báo in xuất hiện đồng thời trước mắt người đọc hầu như ngay trên cùng một trang báo. Sự đồng hiện của báo in được thể hiện
  • 25. 16 bằng những thông tin cùng xuất hiện đồng thời trên trang báo in thông qua việc trình bày tổ chức trang báo, bao gồm các phần: tên chuyên mục, tiêu đề, tít, sapô hoặc những dòng chữ gây chú ý, tít phụ cùng sự hỗ trợ của hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ… Công chúng đọc một bài báo in có thể do tít và sapô hấp dẫn hay cũng có thể do tranh ảnh, biểu đồ minh họa gây chú ý cho họ. Cũng chính vì vậy mà có thể nói sự đồng hiện thông tin của bài viết trên cùng một trang báo in là một trong những lợi thế nhất định của báo in. Công chúng có thể cùng lúc lướt mắt trên toàn bộ bài báo và sau đó có thể tìm những thông tin thú vị hoặc cần thiết cho mình. Cũng chính sự đồng hiện các yếu tố thể hiện của một bài báo trên một trang báo cũng làm ảnh hưởng lớn đến công tác biên tập nội dung tít, sapô và phần chính văn của một bài báo in. Do phương thức thông tin đặc thù trên, báo in có những đặc điểm ưu việt sau: Thứ nhất, người đọc hoàn toàn chủ động trong việc tiếp nhận thông tin từ báo in. Sự chủ động bao gồm từ việc bố trí thời điểm đọc, lựa chọn trình tự đọc đến việc chủ động về tốc độ đọc, cách thức đọc khi trong tay có một tờ báo in cụ thể. Buổi sáng người ta có thể mua một tờ báo in của một cơ quan báo chí nào đó, đọc lướt qua các tin tức, bình luận quan trọng rồi chiều tối về nhà mới đọc tiếp những bài báo dài và đáng quan tâm như phóng sự, phản ánh, các loại ký… Khi đọc các tờ báo in, người ta hoàn toàn có thể đọc lướt nhanh những nội dung quen thuộc, đọc kỹ hay đọc lại những nội dung phức tạp mà đọc lần đầu chưa rõ. Đặc điểm này tạo cho báo in khả năng thông tin những nội dung sâu sắc, phức tạp. Nhà báo có thể trình bày, lý giải các nội dung thông tin với những mối quan hệ đan chéo, những biểu hiện trên nhiều bình diện, nhiều tầng lớp khác nhau. Những thông tin có thể được tổ chức theo nhiều cách khác nhau mà người đọc vẫn có thể hiểu, miễn là những thông tin, nội dung bài viết là bổ ích, đáp ứng được nhu cầu của người đọc.
  • 26. 17 Thứ hai, vì sự tiếp nhận thông tin báo in của công chúng là quá trình chủ động, đòi hỏi người đọc phải tập trung cao độ, phải huy động sự làm việc tích cực của trí não. Vì thế làm tăng khả năng ghi nhớ thông tin, giúp người đọc có thể nhận thức sâu sắc những mối quan hệ bên trong phức tạp. Nội dung thông tin đề cập các vấn đề, sự kiện trong cả một chu kỳ xuất bản. Thông tin về các vấn đề, sự kiện thời sự diễn ra trong chu kỳ sau đó chỉ có thể được đề cập trong sản phẩm được xuất bản vào thời điểm định kỳ sau. Vì thế trong báo in bao giờ cũng tồn tại một khoảng thời gian trống thông tin, hay nói cách khác, độ nhanh, tính thời sự của báo in bị hạn chế hơn so với các loại hình phát thanh và truyền hình và đặc biệt là báo mạng điện tử. Để khắc phục hạn chế này người ta đưa ra các tờ báo buổi chiều. Hơn nữa nguồn thông tin từ báo in đảm bảo sự chính xác và độ xác định cao. Dù thông tin chậm hơn so với các loại hình báo chí khác nhưng đảm bảo sự chính xác về thông tin vì đã được kiểm định. Báo in có thể làm tài liệu, minh chứng cho các công trình nghiên cứu khoa học. 1.3. Kỹ năng thu thập thông tin kinh tế của nhà báo Để thu thập thông tin kinh tế, nhà báo phải sử dụng nhiều kỹ năng khác nhau. Tuy nhiên, nhà báo thường sử dụng bốn kỹ năng quan trọng và phổ biến nhất. Đó là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghiên cứu tài liệu văn bản, kỹ năng quan sát và kỹ năng phỏng vấn. 1.3.1. Kỹ năng giao tiếp Giao tiếp là một trong các kỹ năng thu thập thông tin kinh tế quan trọng hàng đầu của nhà báo. Có những nhà báo, cơ quan báo chí nhờ khả năng giao tiếp, thiết lập mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện, tạo niềm tin với các nguồn tin mà có được những thông tin độc quyền mà nhà báo khác, cơ quan báo chí khác không thể có. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp nhà báo có được mối quan hệ rộng và sâu với nhiều nguồn tin khác nhau. Nhờ đó mà có thể dễ dàng thu thập thông tin nói chung và thông tin kinh tế nói riêng.
  • 27. 18 Tác giả Đỗ Thu Hằng trong cuốn “Giáo trình tâm lý học báo chí” cho rằng mọi cuộc giao tiếp nghề nghiệp trực tiếp của nhà báo đều nằm trong hai nhóm mục đích: thu thập hoặc thẩm định thông tin báo chí và thiết lập các mối quan hệ cho giao tiếp nghề nghiệp. [20, tr.73] Bàn về kỹ năng giao tiếp để thu thập thông tin của nhà báo, tác giả Nguyễn Văn Hà, trong cuốn “Giáo trình cơ sở báo chí” khẳng định: “Muốn xây dựng nguồn tin, nhà báo cần có kỹ năng giao tiếp tốt, biết ứng xử khéo léo, tạo được niềm tin cậy, sự cảm thông với người khác, nhất là anh ta phải thể hiện được tính chính trực của mình qua các bài viết”. [16, tr.278] Trong quá trình thực hiện kỹ năng giao tiếp để thu thập thông tin kinh tế từ các nguồn tin, nhà báo phải thể hiện tinh thần tự chủ, lối ứng xử khéo léo và chân thành. Nhà báo phải biết kiềm chế nhu cầu tự khẳng định trong giao tiếp, tránh ba hoa, khoe khoang. Nhà báo cần có tính chủ động khi giao tiếp. Chủ động thiết lập các cuộc giao tiếp, có khả năng định hướng, điều khiển các giao tiếp theo mục đích thu thập thông tin. Cùng với đó, nhà báo cũng phải linh hoạt và mềm dẻo khi giao tiếp. Cũng trong cuốn “Giáo trình tâm lý học báo chí”, tác giả Đỗ Thanh Hằng đã đưa ra bốn giai đoạn trong thực hiện kỹ năng giao tiếp. Đó là giai đoạn thiết lập quan hệ, thực hiện các cuộc tiếp xúc, duy trì và củng cố mối quan hệ, tạo chiều rộng và chiều sâu của mối quan hệ. Ở mỗi giai đoạn trong kỹ năng giao tiếp lại đòi hỏi nhà báo các kỹ năng nhất định. Giai đoạn thiết lập mối quan hệ, nhà báo cần có kỹ năng xác định nguồn tin, phân tích mối quan hệ, phân tích bối cảnh. Kỹ năng làm quen, tìm người trung gian, chọn trang phục, xác định phong cách giao tiếp. Kỹ năng lắng nghe, chia sẻ đồng cảm. Kỹ năng thu hút sự chú ý, quan tâm, thuyết phục, tạo ấn tượng tốt. Và kỹ năng lấy các địa chỉ liên lạc như số điện thoại, mail…
  • 28. 19 Giao đoạn tiếp xúc, nhà báo cần có kỹ năng trò chuyện, hành động và nắm bắt tâm lý của đối tượng. Kỹ năng nghe, ghi chép, ghi âm, phân tích, phán đoán. Kỹ năng khơi gợi hứng thú, kích thích nhu cầu chia sẻ chủ động dẫn dắt câu chuyện. Kỹ năng ứng phó với những tình huống tức thời, tổ chức cuộc nói chuyện, sự kiện. Giai đoạn duy trì và củng cố mối quan hệ đòi hỏi nhà báo có kỹ năng sử dụng các phương tiện/kênh truyền thông. Kỹ năng phân tích, xác định mối quan hệ, trao đổi cách liên lạc với đối tượng. Kỹ năng thương lượng và xử lý khủng hoảng. Giai đoạn tạo chiều rộng và sâu các mối quan hệ, nhà báo cần có kỹ năng phân tích và xác định đối tượng; kỹ năng điều chỉnh khoảng cách; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năm tìm cầu nối trung gian và thiết lập, phát triển mạng lưới; kỹ năng đàm phán và thương lượng. Để duy trì được mối quan hệ với các nguồn tin thì nhà báo cần phải đưa thông tin trung thực, đúng với tư tưởng của nguồn tin, không nên cắt xén thông tin làm sai lệnh nội dung thông tin. “Nếu bạn thiếu lịch sự hoặc nếu bạn sai mục đích thông tin họ cung cấp, có thể họ không bao giờ gặp lại bạn” [48, tr. 22]. Cùng bàn về vấn đề này, trong cuốn sách nổi tiếng “News Reporting And Writing”, tác giả cuốn sách đã khẳng định tầm quan trọng về tính trung thực khi đưa thông tin kinh tế của nhà báo để tạo ra sự tin tưởng của nguồn tin, nhất là nguồn tin kinh tế từ doanh nghiệp. “Sự không tin cậy mà nhiều doanh nghiệp dành cho báo chí có thể khiến việc tường thuật khó lòng thỏa đáng, ngay cả khi chính doanh nghiệp cũng muốn cho báo chí biết. Cho dù các nhà quản lý doanh nghiệp bằng lòng nói, họ cũng dễ nổi giận nếu như phóng viên trích dẫn một quan điểm đối lập hay chỉ ra một nốt mụn trên bộ mặt công ty. Thuốc giải độc hay nhất để phóng viên trị được chứng thù địch này là phải tường thuật công bằng và chính xác những gì doanh nghiệp đang làm và đang nói. Nhờ luôn luôn công bằng, bạn có thể dành được lòng tin cậy
  • 29. 20 và tín nhiệm của các doanh nhân – hay ít ra là sự kính trọng bất đắc dĩ của họ” [59, tr. 334]. Như vậy, giao tiếp là một trong các kỹ năng thu thập thông tin kinh tế rất quan trọng đối với nhà báo. Kỹ năng giao tiếp đòi hỏi nhà báo phải khiêm tốn, ứng xử khéo léo và cầu thị, chân thành để mang lại kết quả tốt nhất là lấy được các thông tin kinh tế cần thiết và độc quyền từ các nguồn tin. Để duy trì quan hệ với các nguồn tin nhằm thu thập thông tin kinh tế thì nhà báo cần thông tin trung thực và công bằng những thông tin mà nguồn tin đã cung cấp. 1.3.2. Kỹ năng nghiên cứu tài liệu văn bản Theo Đại từ điển Tiếng Việt, văn bản có nghĩa: Là bản chép tay hoặc in ấn với một nội dung nhất định, thường để lưu lại lâu dài; là những chuỗi ký hiệu ngôn ngữ hay loại ký hiệu nào đó, tạo nên một chỉnh thể với ý nghĩa trọn vẹn [52,tr.1795]. Ta có thể hiểu tư liệu văn bản là những thông tin được chứa đựng trong các dạng cơ bản sau đây: Sách (sách văn học, lịch sử, văn hoá, pháp luật, kinh tế...); báo (báo in, báo hình, báo nói, báo mạng...); Internet; Băng, đĩa (hình ảnh, âm thanh); các văn bản giấy tờ (văn bản quản lý hành chính nhà nước, văn bản đời thường…). Văn bản quản lý hành chính nhà nước là loại tư liệu quan trọng, phổ biến mà phóng viên hàng ngày thường khai thác và xử lý. Văn bản quản lý hành chính nhà nước gồm các loại chủ yếu sau đây: Văn bản quy phạm pháp luật (văn bản luật, dưới luật): Luật, nghị quyết, quyết định, nghị định, thông tư, chỉ thị... của các cơ quan quản lý nhà nước; văn bản hành chính: Báo cáo, tổng kết, biên bản, hợp đồng, thông báo, giấy mời... của các đơn vị, cơ quan nhà nước. Văn bản đời thường là loại tư liệu có tính chất cá nhân, riêng tư. Văn bản đời thường bao gồm các loại chủ yếu sau đây: Thư từ, nhật kí, giấy viết tay, sổ sách, ghi chép cá nhân…
  • 30. 21 Theo TS. Lê Thị Nhã thì: “ Đối với phóng viên kỹ năng nghiên cứu văn bản là việc thu thập, phân tích, xem xét các thông tin trong văn bản để rút ra những thông tin, tư liệu cần thiết cho hoạt động sáng tạo tác phẩm” [33, tr. 93] Khi sử dụng kỹ năng nghiên cứu tài liệu văn bản để thu thập thông tin kinh tế, nhà báo cần chú ý: Xác định giá trị pháp lý của văn bản (văn bản thuộc loại nào: luật, báo cáo, tổng kết, thư cá nhân...). Xác định nguồn gốc, tác giả văn bản (của ai, của tổ chức nào, ở đâu...). Xác định xem văn bản đó có phải là bản gốc (bản chính) hay bản sao. Phóng viên cần phải xem xét văn bản với thói quen của nhà điều tra. Nếu văn bản dùng làm căn cứ, chứng cứ trong những sự việc quan trọng thì nhất thiết phải có hoặc cần phải đối chiếu với văn bản gốc để đảm bảo tính chính xác cao. Chú ý thời gian ra đời của văn bản. Kiểm tra tính xác thực của một số tư liệu văn bản. Phóng viên cần chú ý: Phân biệt sự việc và ý kiến; tìm hiểu ý đồ của người soạn thảo văn bản; xem xét bối cảnh tác động đến sự ra đời của văn bản... Khi nghiên cứu một số văn bản, cần phát hiện ra các con số, các chi tiết quan trọng, nổi bật, có yếu tố tin tức. Đó là những con số, chi tiết “biết nói”. Nên có thái độ nghi ngờ trong khai thác tư liệu văn bản. Phóng viên không nên coi các bản thông cáo như là thứ thông tin vô hại có sẵn để sử dụng viết tin, bài. Chuyện một số cơ quan, đơn vị “làm thì láo, báo cáo thì hay” cũng không phải là hiếm. Thực tế đã có nhà báo bị “lừa” vì không chịu thẩm định thông tin trong thực tế mà chỉ dựa vào báo cáo của cơ sở. Nên xem các văn bản báo cáo, tổng kết là một phần tư liệu làm căn cứ, tham khảo, còn phóng viên phải kết hợp kiểm chứng, so sánh tư liệu văn bản với các nguồn tin khác. Cẩn trọng với các tài liệu bí mật của Nhà nước. (Tài liệu bí mật Nhà nước là những tài liệu, thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực
  • 31. 22 khác mà Nhà nước không công bố hoặc chưa công bố. Tuỳ vào tính chất quan trọng của nội dung tin, mức độ nguy hại nếu bị tiết lộ, các tin thuộc phạm vi bí mật Nhà nước được chia làm ba mức độ: Tuyệt mật, tối mật, mật). Phóng viên không được phép tiết lộ, công bố những thông tin bí mật đó bởi nếu những tài liệu này bị tiết lộ sẽ gây nguy hại cho Nhà nước. Nếu vi phạm, phóng viên sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Văn bản đời thường là loại văn bản thuộc sở hữu riêng của cá nhân. Cung cấp hay không cung cấp cho phóng viên là quyền của họ. Trừ trường hợp các văn bản đó có liên quan đến những hành động gây nguy hiểm cho xã hội cần có sự can thiệp của cơ quan luật pháp, còn lại phóng viên phải khích lệ sự tự nguyện cung cấp của chủ nhân văn bản. Thông tin từ báo chí giúp phóng viên nắm tình hình thời sự một cách nhanh chóng và chính xác. Phóng viên có thể thường xuyên cập nhật được những tin tức nóng hổi, đáng tin cậy. Đối với tìm kiếm tư liệu văn bản trên Internet: Internet là kho thông tin, tư liệu khổng lồ. Nó cho phép phóng viên khai thác thông tin, tư liệu thuộc nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Với những tiện ích lớn lao, nó đã trở thành một công cụ phổ biến, lý tưởng, hỗ trợ đắc lực phóng viên trong hoạt động thu thập tư liệu. Tuy nhiên, khai thác thông tin trên Internet cũng có bất lợi: Quá nhiều các nguồn tin dẫn đến việc phân tán thông tin; nhiều thông tin không rõ nguồn gốc. Phóng viên có thể tìm thấy trên Internet những thông tin có giá trị nhưng cũng có thể chỉ thu được những thông tin rác. Vì vậy việc kiểm tra các nguồn tin nhiều khi cũng rất khó khăn và tốn thời gian. Như vậy, nghiên cứu tài liệu văn bản là một trong các kỹ năng thu thập thông tin kinh tế quen thuộc của nhà báo. Khi nghiên cứu văn, nhà báo cần phải xác định được nguồn gốc, tính pháp lý, mốc thời gian của văn bản. Đặc biệt nhà báo cần chú ý đến các con số, chi tiết nổi bật có vấn đề trong văn bản.
  • 32. 23 1.3.3. Kỹ năng quan sát Theo tác giả Lê Thị Nhã trong cuốn “Lao động nhà báo – Lý thuyết và kỹ năng cơ bản”, do Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính, ấn hành năm 2010 thì quan sát là khả năng cảm thụ hiện thực của con người nhờ vào các cơ quan cảm giác chủ yếu như thị giác và thính giác thông qua sự tiếp xúc nghe nhìn. Bản chất của hoạt động quan sát là sự cảm nhận trực tiếp của người quan sát đối với hiện thực sinh động. Quan sát thường đem lại những thông tin có đặc tính mô tả. Quan sát là một trong các kỹ năng thu thập thông tin nói chung và thông tin kinh tế nói riêng của nhà báo. Với phóng viên, quan sát không có nghĩa chỉ là nhìn, trông mà là thấy được sự vật, hiện tượng. Quan sát khác với hoạt động nhìn, trông vì quan sát có sự tham gia của hoạt động tư duy như: phân tích, tổng hợp, suy luận, phán đoán... Theo các nhà nghiên cứu, người có năng lực quan sát là người có khả năng tri giác nhanh chóng và chính xác những điểm quan trọng, chủ yếu và đặc sắc của sự vật, hiện tượng cho dù những điểm đó có khó nhận thấy hoặc có vẻ là thứ yếu. “Quan sát phải trở thành thói quen nghề nghiệp của mỗi phóng viên. Người ta thường dùng khái niệm nhà quan sát để chỉ nhà báo và cho rằng: nghệ thuật làm báo trước hết là nghệ thuật nhìn thế giới” [33, tr. 101 - 115] Khi quan sát nhà báo cần quan tâm đến: Đối tượng quan sát. Trong môi trường tự nhiên và xã hội, xuất hiện khá nhiều sự việc, hiện tượng với vô vàn các chi tiết khác nhau. Trong quá trình thu thập thông tin để viết báo, phóng viên có thể dùng phương pháp quan sát để thu vào tầm mắt của mình những chi tiết chứa đựng những thông tin, dữ liệu có ích cho chủ đề tác phẩm. Đối tượng quan sát rất phong phú, đa dạng. Có thể tổng hợp thành các dạng cơ bản sau đây: quan sát quang cảnh, hiện trạng; quan sát con người; quan sát đồ vật... Quan sát quang cảnh, hiện trạng: Đó có thể là hình ảnh một con sông bị ô nhiễm nặng nề; những vạt rừng bị chặt phá; một bãi khai thác vàng trái phép
  • 33. 24 bị đào bới nham nhở; không khí của một công sở trong giờ làm việc; một quán cafe trá hình... Có những hiện trạng, quang cảnh rộng lớn như cảnh một thị trấn hoang tàn, đổ nát sau một đêm bị lũ quét; toàn cảnh thành phố, làng mạc được nhìn từ trên cao... Cận cảnh hơn như hình ảnh một ngôi nhà ở “làng ung thư” hoang lạnh đã từ lâu không ai dám ở, cũng chẳng ai dám mua. Họ coi đây là mảnh đất “tuyệt tự” bởi vợ chồng con cái nhà này đều đã chết hết vì căn bệnh ung thư. Hay như cảnh một cây cầu bị hư hỏng xuất hiện nhiều vết nứt; cảnh lớp học vùng cao trống huơ, trống hoác trong mùa đông giá lạnh... Qua việc quan sát và mô tả lại quanh cảnh, hiện trạng của những sự kiện, hiện tượng diễn ra trong thực tế, phóng viên đã cung cấp cho bạn đọc bức tranh hiện thực nóng hổi, sinh động. Đặc biệt với phóng sự, thể loại cần có sự chứng kiến ít nhiều của người viết thì các chi tiết quan sát quang cảnh, hiện trạng được sử dụng trong tác phẩm khá nhiều. Quan sát diện mạo và hoạt động của con người. Mỗi tác phẩm báo chí đều trực tiếp hoặc gián tiếp gắn với số phận của những con người trong cuộc sống. Họ thuộc đủ các lứa tuổi, thành phần khác nhau trong xã hội, từ những người có địa vị cho tới những người lao động bình thường, từ những người nổi tiếng cho tới những con người không ai biết đến. Dưới ngòi bút của phóng viên, hình ảnh của những con người với tư cách là nguồn tin, nhân chứng xuất hiện với mức độ đậm nhạt khác nhau. Việc phác hoạ về vóc dáng, khuôn mặt, cử chỉ, hoạt động... của con người một cách phù hợp sẽ làm tăng sự chân thật, sinh động cho bài báo, phần nào thể hiện được năng lực thu thập và xử lý thông tin của người viết. Nhà báo giỏi không nói cho chúng ta biết người đàn ông đó già mà chỉ cho chúng ta thấy: ông ta tóc hoa râm, tay nhăn nheo và đi lề mề. Hình ảnh khuôn mặt nhoè nước mắt của đứa trẻ trước những quyển vở rách nát vì mưa bão; bộ mặt khắc khổ nhưng cương nghị, quyết đoán của người thương binh trước những thử
  • 34. 25 thách trong cuộc sống cơm áo đời thường; khuôn mặt thẫn thờ, tuyệt vọng của một bà mẹ đang trông chờ tin tức của đứa con bị bán qua biên giới... Tất cả những hình ảnh đó qua nét phác khéo léo của phóng viên có sức lay động người đọc hơn là những câu chữ khô khan. Quan sát là thao tác sử dụng thường xuyên của phóng viên trong hoạt động tác nghiệp. Trong điều kiện có thể, tất cả những gì diễn ra trong thực tế đều được thu vào mắt của họ. Tất nhiên, không phải tất cả những gì quan sát được, phóng viên cũng đưa vào tác phẩm của mình. Có khi sự quan sát đó chỉ dùng để tìm hiểu, thẩm định thêm cho những thông tin, chi tiết nào đó mà phóng viên sẽ viết trong bài báo. Thường thì trong những tin, bài ngắn với tính chất thông báo là chủ yếu ít đưa vào bài những chi tiết thu thập từ quan sát. Còn trong các phóng sự, tưởng thuật, ghi chép... thì những chi tiết đó xuất hiện nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu phóng viên lạm dụng phương pháp quan sát, đưa vào tác phẩm của mình những chi tiết thiếu chọn lọc, kém ý nghĩa sẽ chỉ làm bài viết thêm rườm rà, loãng thông tin. Các loại quan sát cơ bản. Có thể phân chia quan sát thành các loại cơ bản sau đây: Theo vị trí của người quan sát:  Quan sát tham dự Người quan sát trực tiếp tham dự vào các hoạt động cùng với những đối tượng được quan sát. Hoạt động tham dự để quan sát có nhiều mức độ khác nhau: Tham dự một phần hoặc nhập cuộc hoàn toàn. Quan sát tham dự có thể cung cấp những thông tin chân thật, vốn có trong điều kiện tự nhiên về đối tượng được quan sát. Sự tham dự cho phép người quan sát hiểu biết và cảm nhận được những gì sâu xa, thầm kín ẩn chứa đằng sau mỗi hành động quan sát.
  • 35. 26 Ví dụ phóng viên vào vai hành khách để chứng kiến cảnh cơm tù; vào vai người đi khám bệnh để quan sát cảnh “cò” khám chữa bệnh lộng hành ở các bệnh viện; vào vai phụ xe để chứng kiến nạn mãi lộ, vào vai một phu đào vàng để quan sát nạn đãi vàng trái phép...  Quan sát không tham dự Người quan sát không tham dự vào các hoạt động cùng với những đối tượng được quan sát. Họ đứng ngoài cuộc và đơn thuần ghi lại những gì đang diễn ra. Do nhìn từ bên ngoài nên người quan sát khó khăn hơn trong việc muốn tìm hiểu những gì xảy ra đằng sau mỗi hành động của đối tượng được quan sát như: nguyên nhân, động cơ... Theo cách thức quan sát:  Quan sát công khai Đối tượng được quan sát biết rõ mình đang bị quan sát. Sự có mặt của người quan sát dù sao vẫn có ảnh hưởng (ít hay nhiều) đến đối tượng quan sát. Do vậy, quan sát công khai có thể sẽ gây ra sự căng thẳng, mất tự nhiên cho đối tượng được quan sát. Có trường hợp quan sát công khai không đưa đến kết quả đúng như nó vốn có.  Quan sát bí mật Đối tượng được quan sát không biết mình đang bị quan sát. Vì vậy quan sát bí mật có thể nó tạo ra khả năng nhận thức tốt hơn vì lúc đó các hành động, tình huống xảy ra tự nhiên, ít sai lệch hơn. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến đặt ra vấn đề vi phạm pháp luật, đạo đức trong một số trường hợp phóng viên thực hiện quan sát bí mật và quan sát tham dự. Họ cho rằng quan sát bí mật có thể sẽ xâm phạm vào quyền lợi riêng tư của người được quan sát nhất là trong trường hợp phóng viên còn ghi lại những gì quan sát được qua các bức ảnh hoặc băng hình (chẳng hạn việc phóng viên nhật báo Anh The Sun đã bí mật ghi lại hình ảnh riêng tư của ông Saddam Hussein – cựu Tổng thống Iraq khi ông ở trong tù. Các luật sư của
  • 36. 27 ông cho rằng: The Sun đã công bố những “bức ảnh phản cảm và hạ nhục” là vi phạm rõ ràng và thô bạo các nguyên tắc đạo đức và nhân quyền... (bài “Các luật sư của ông Hussein doạ kiện báo The Sun” đăng trên báo Tuổi Trẻ, ngày 24-5-2005). Hoặc cũng có người đặt ra câu hỏi: phóng viên có cách nào tốt hơn để chứng kiến nạn mãi lộ thay cho việc đóng giả phụ xe trực tiếp đưa tiền mãi lộ cho cảnh sát hay không? Phóng viên có nên tham dự một cách thái quá, bất chấp những hành vi vi phạm pháp luật để quan sát, kể cả việc quan sát ấy có mục đích tốt... Để đạt hiệu quả cao, nhà báo có các cách quan sát sau: Thứ nhất, quan sát để tìm ra ý nghĩa. Quan sát là cần thiết nhưng điều đó cũng không phải là tất cả, “một áng mây màu gì, một khu rừng cảnh sắc ra sao là những cái rất cần và trong một bối cảnh xã hội nào đó sẽ góp phần làm rung động người đọc. Nhưng bạn đọc sẽ rất chán nếu như những vấn đề xã hội và cuộc sống con người không được miêu tả phong phú mà lại chỉ đem đến cho họ màu sắc của một ít mây...”[57, tr.72] Quan sát không chỉ là mô tả lại những gì nhìn thấy mà phải đi liền với sự phân tích, bình giá để tìm ra ý nghĩa, giá trị của chi tiết, sự kiện. Các nhà báo có kinh nghiệm khuyên rằng: Có thể bạn để ý thấy một thương nhân mà mình đang phỏng vấn đeo một chiếc cà vạt vẽ in hình con voi. Nếu chiếc cà vạt không nói lên điều gì quan trọng về thương nhân đó thì đừng viết nó ra. Nhưng nếu như thương nhân đó là một người bảo vệ động vật hoang dã và ông ta đeo một chiếc cà vạt với hình một con voi trên đó, thì đấy sẽ là một chi tiết đáng nói” [47, tr. 68] Trước một sự kiện, con người, quan sát của phóng viên bao giờ cũng là quan sát có chủ đích. Phóng viên không chỉ sao chép sự kiện một cách máy móc mà bằng thông tin tác động vào ý thức người đọc, góp phần vào việc định hướng dư luận xã hội.
  • 37. 28 Thứ hai, quan sát phải có suy luận, phán đoán. Năng lực quan sát của phóng viên thể hiện ở chỗ họ nhìn thấy những cái mà người khác nhìn không ra. Có nghĩa là những gì diễn ra trước mắt mọi người thì ai cũng nhìn thấy nhưng giá trị của chúng như thế nào thì phụ thuộc vào khả năng phát hiện của mỗi người. Cùng nhìn thấy một cái gì đó, đối với người này thì chẳng đáng lưu tâm, nhưng với người kia lại là một điều rất đặc biệt... Thứ ba, quan sát trong sự so sánh. Như đã nói ở trên, những thông tin thu được từ quan sát không chỉ là những gì mà phóng viên nhìn thấy mà còn là những gì mình cảm nhận được từ những chính kinh nghiệm cuộc sống của mình. Đặc điểm này là hạn chế nhưng cũng có trường hợp lại trở thành thế mạnh trong hoạt động quan sát. Cái mà phóng viên quan sát và cảm nhận trực tiếp ở thời điểm hiện tại được so sánh, đối chiếu với những cái mà anh ta đã biết. Phóng viên có thể so sánh những gì quan sát được ở sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác hoặc so sánh với bản thân chúng trong các thời điểm, hoàn cảnh, giai đoạn... khác nhau để làm nổi bật nên những nét đặc sắc của chúng. Chính sự so sánh, đối chiếu này làm cho sự quan sát có chiều sâu hơn. Tóm lại, quan sát là một kỹ năng cần thiết để thu thập thông tin kinh tế của nhà báo. Khi sử dụng kỹ năng này, nhà báo cần quan sát để tìm ra ý nghĩa của bối cảnh, xem phản ứng của nguồn tin để tìm ra các chi tiết đặc sắc. 1.3.4. Kỹ năng phỏng vấn Phỏng vấn là kỹ năng quan trọng và cơ bản hàng đầu để nhà báo thu thập thông tin, trong đó có thông tin kinh tế. Thông tin là chất liệu để nhà báo tạo nên tác phẩm báo chí. Để thu thập thông tin kinh tế, nhà báo sử dụng nhiều kỹ năng, nhưng phần lớn có được là nhờ kỹ năng phỏng vấn của nhà báo. Chúng ta cũng cần phân biệt phỏng vấn để thu thập thông tin khác với thể loại phỏng vấn.
  • 38. 29 Khi nhà báo có kỹ năng phỏng vấn tốt thì sẽ thu thập được nhiều thông tin, trong đó có những thông tin bí mật mà có khi nhà báo khác không có được nếu kỹ năng phỏng vấn tồi. Phỏng vấn để thu thập thông tin là cả một nghệ thuật. “Phỏng vấn là một cuộc trò chuyện mạng tính nghệ thuật nhiều hơn là khoa học. (…). Thông tin chính là vốn liếng của nhà báo. Một số thông tin được thu thập từ các hồ sơ và số khác từ việc quan sát, nhưng hầu hết được thu thập từ những cuộc trò chuyện trực tiếp. Vì lý do đó, mọi phóng viên đều phải nâng cao kỹ năng phỏng vấn của mình” [59, tr. 66, 67]. Trong cuốn “Kỹ năng cho người làm báo” của tác giả Đinh Thuận, do Nhà xuất bản Thông tấn ấn hành năm 2014, đã lược trích bài giảng tổng kết của giảng viên Fabienne Gérault, Đại học Báo chí Lille của Pháp về các nguyên tắc cơ bản của kỹ năng phỏng vấn. Theo đó, nhà báo muốn thực hiện cuộc phỏng vấn thành công để thu thập thông tin cần các bước sau: chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn, làm chủ cuộc phỏng vấn và dẫn dắt câu chuyện. Bước chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn để thu thập thông tin, nhà báo cần chọn đúng người để phỏng vấn cho phù hợp với chủ đề và tìm hiểu về người được phỏng vấn. Liên hệ với người được phỏng vấn, trình bày chủ đề phỏng vấn đề có sự chuẩn bị trước. Tìm hiểu để biết rõ những sự việc quan trọng, các số liệu, các vấn đề đặt ra, từ đó xác định góc độ của cuộc phỏng vấn. Chuẩn bị các câu hỏi và sắp xếp theo thứ tự. “Sự thành công của nhiều cuộc phỏng vấn phụ thuộc rất nhiều vào những gì bạn chuẩn bị trước khi bạn đặt câu hỏi đầu tiên chẳng kém những gì bạn được nghe trả lời và nghi chép lại. Bạn phải nghiên cứu cả chủ đề lẫn bản thân nguồn tin” [59, tr. 69]. Khi thiết lập cho cuộc phỏng vấn với nguồn tin, nhà báo xác định thời gian thuận lợi cho người được phỏng vấn. Tính toán khoảng thời gian cần thiết. Khả năng cho những lần phỏng vấn tiếp theo. Lựa chọn không gian quen thuộc của người phỏng vấn hoặc một địa điểm trung lập. Đôi khi cách
  • 39. 30 ăn mặc cũng ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc phỏng vấn. Bạn phải ăn mặc cho phù hợp với cuộc phỏng vấn. Bạn sẽ không thể mặc quần soọc ngắn vào văn phòng hiệu trưởng trường đại học, và bạn cũng sẽ không thể mặc veston đeo cà vạt để nói chuyện với các nhà cách mạng đang hoạt động bí mật. Giai đoạn làm chủ cuộc phỏng vấn, nhà báo phải tập trung vào chủ đề phỏng vấn, nhưng đồng thời phải cởi mở để tạo sự quan tâm, húng thú chung đối với cuộc trò chuyện. Tự giới thiệu, nhắc lại mục đích phỏng vấn, nói rõ điều mình trông đợi. Ngồi ở tư thế thoải mái để ghi chép được dễ dàng. Tránh dùng máy ghi âm, trừ trường hợp cần thiết. Trong giai đoạn dẫn dắt cuộc phỏng vấn thì câu hỏi đầu tiên mang tính chung chung. Không bắt đầu bằng câu hỏi quan trọng nhất hay khó nhất, tạo tự tin cho người đối thoại. Đẩy cuộc phỏng vấn đến từng chi tiết cụ thể nhất có thể được. Nhà báo nên đặt các câu hỏi mở. Quay lại chủ đề, nếu người được phỏng vấn đi quá xa hoặc quá ba hoa. Đặt lại một câu hỏi khác, nếu người phỏng vấn trả lời quá chung chung. Đặt câu hỏi mở, nếu người được phỏng vấn trả lời quá kiệm lời, sau đó quay lại chủ đề. Đừng ngại ngắt lời người được phỏng vấn, hay yêu cầu người đó nói cho rõ. Biết cách ra khỏi câu hỏi ban đầu, nếu có một phát biểu ra khỏi chủ đề nhưng thú vị, có thể phục vụ cho phỏng vấn. Ghi chép chính xác các công thức, giai thoại. Không tranh luận, không đưa ý kiến của riêng mình. Giữ mối liên hệ trước khi chia tay để chắc chắn có thể liên lạc lại được với người được phỏng vấn. Daphne Gray-Grant đang là chủ bút của trang Publicationcoach.com, một trang viết về các kỹ năng viết dành cho các nhà báo và người làm truyền thông, đã chia sẻ các kỹ năng để nhà báo có cuộc phỏng vấn thu thập thông tin thành công trên chuyên trang báo chí Journalism.co.uk của Anh. Quan điểm của ông cũng tương tự như trên. Ông cho rằng để cuộc phỏng vấn thành công, nhà báo cần: đảm bảo phỏng vấn đúng người; hãy bắt đầu bằng câu hỏi dễ; tạo sự đồng cảm; nhắc lại những gì họ đã nói; thật sự lắng nghe; hãy chú ý
  • 40. 31 đến những câu chuyện bên lề, giai thoại hay ví dụ có liên quan; hỏi về cảm nhận hay ý kiến người được phỏng vấn; khéo léo từ chối việc sử dụng thuật ngữ; ghi lại những ý chính tốt hơn là ghi âm lại cuộc phỏng vấn; biết rằng bạn sẽ có được câu bình luận hay nhất ở phút cuối. [25] Tóm lại, phỏng vấn là một kỹ năng thu thập thông tin kinh tế không thể thiếu của nhà báo. Để có cuộc phỏng vấn thành công, nhà báo cần có bước chuẩn bị chu đáo, làm chủ cuộc phỏng vấn và dẫn dắt cuộc phỏng vấn. Nếu nhà báo thực hiện tốt kỹ năng phỏng vấn và khéo léo, tạo được thiện cảm và niềm tin của người được phỏng vấn thì dễ dàng thu thập được những thông tin kinh tế cần thiết, hấp dẫn và đặc biệt là thông tin “độc quyền” mà các nhà báo khác chưa hẳn đã có được. Khi có được thông tin đầy đủ, có chiều sâu và hấp dẫn, nhà báo sẽ thuận lợi trong việc sáng tạo ra tác phẩm báo chí có chất lượng. 1.4. Kỹ năng xử lý thông tin kinh tế của nhà báo Thu thập xong thông tin, nhà báo phải tiến hành xử lý để đưa thông tin ấy vào bài viết một cách phù hợp nhất. Không phải thông tin nào thu thập được cũng phù hợp. Việc xử lý thông tin phải đảm bảo các yêu cầu nhất định. Để xử lý, ta có thể tiến hành như sau: 1.4.1. Tập hợp, hệ thống hoá thông tin theo từng vấn đề, lĩnh vực Để tập hợp và hệ thống hoá thông tin có hiệu quả, nhà báo phải hoà nhập vào dữ kiện đã thu thập bằng cách đọc đi đọc lại. Trước hết phải đọc để xem nội dung có phù hợp với ý định đã đưa ra, thông tin có đầy đủ, chi tiết hay chỉ ở bề mặt, người phỏng vấn có sử dụng các kỹ thuật định tính một cách thích hợp? Phải chú ý chất lượng của thông tin thu thập bằng cách xem lại các phương pháp, kỹ thuật thu thập thông tin của những người cộng tác có phù hợp không. Tiếp đó, nhà báo hệ thống hoá thông tin. Khi xử lý thông tin cần sắp xếp các dữ kiện theo những đề mục, phạm trù nhất định. Đây là cách tổ chức và phân loại các dữ kiện để sau này có thể so sánh các trường hợp, tìm ra các
  • 41. 32 khuôn mẫu chung lý giải các vấn đề. Nhà báo nên tóm tắt thông tin và phân loại thông tin theo các nhóm như thông tin quá khứ, hiện tại, thông tin dự báo… Tóm tắt những thông tin cơ bản, những thông tin mới, thông tin có điểm khác biệt với những thông tin trước. Việc thống kê tương tự việc cắm những ký hiệu giao thông, giúp cho biết được ta đang ở đâu, thấy gì, và cho phép phân tích một lượng thông tin lớn dễ dàng và chính xác hơn. Nó giúp ta lọc ra các thông tin có cùng nội dung, tập hợp thành những tập tin riêng, từ đó có thể tìm ra những chủ đề chi tiết hơn. Ta có thể sử dụng công nghệ thông tin để tiến hành việc hệ thống hóa này. Hiện nay, có những phần mềm có chức năng sắp xếp, phân loại các dữ kiện định tính - như phần mềm Aquad, Hyperresearch, Nudist, Nvivo (Úc), Ethnograth, Qualpro, Meca... Nhưng việc phân ra các đề mục, mã hoá vẫn là công việc của người xử lý thông tin. Máy tính chỉ giúp lọc ra các sự kiện, sắp xếp sự kiện còn việc dựa trên các sự kiện này để lý luận vẫn là công việc của người xử lý thông tin. Hệ thống hóa là tinh lọc thông tin để có thể thấy rõ những khái niệm chủ yếu và tương quan giữa chúng. Thực hiện bước này khi việc thu thập thông tin kết thúc và sau khi hệ thống hóa tư liệu. Mục tiêu của giai đoạn này là để có một cái nhìn, nắm ý nghĩa tổng quát của tư liệu và phân biệt được các chủ đề trung tâm với các chủ đề phụ, phân biệt cái chủ yếu và không chủ yếu. Để có cái nhìn tổng quát như vậy về tư liệu đôi lúc cần những sơ đồ dễ nhìn bằng cách sử dụng các bản tóm tắt, bản ma trận, sơ đồ, đồ thị… Cuối cùng là tổng hợp kết quả, cung cấp thông tin, rút ra thông tin cuối cùng về đối tượng, sự vật, sự việc. 1.4.2. Phân tích và kiểm tra độ chính xác của thông tin, tính hợp lý của tài liệu, số liệu Thông tin thu thập được có từ nhiều nguồn khác nhau, với mức độ tin cậy khác nhau. Việc quan sát, so sánh và đối chiếu thông tin có nhiều ý nghĩa. Một mặt, hoạt động này cho phép xác định mức độ tin cậy của thông tin. Mặt
  • 42. 33 khác, quan sát, so sánh và đối chiếu thông tin giúp kết hợp thông tin, bổ sung thông tin để nhận diện đầy đủ hơn về một vấn đề. Cần lưu ý, các nguồn thông tin chính thống, từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ có mức độ tin cậy cao hơn thông tin từ các nguồn khác. Nguồn thông tin cập nhật sẽ có ý nghĩa nhiều hơn thông tin đã cũ. Nguồn thông tin có quy mô mẫu lớn sẽ đáng tin cậy hơn nguồn thông tin thu thập ở quy mô mẫu nhỏ hơn. Khi so sánh và đối chiếu thông tin cần phải giải đáp cụ thể các vấn đề sau đây: Xác định độ tin cậy của các nguồn tin, lý giải được sự mâu thuẫn giữa các thông tin (nếu có). Chọn ra những thông tin đầy đủ hơn, có độ tin cậy cao hơn, chỉnh lý chính xác tài liệu, số liệu. Thông tin trong quá trình quản lý phải bảo đảm các yêu cầu [5]: Thông tin phải đúng. Nghĩa là thông tin phải trung thực, chính xác và khách quan. Để đạt tiêu chuẩn này cần có yếu tố con người, yếu tố vật chất, yếu tố phương pháp thu thập và xử lý thông tin. Thông tin phải đủ. Tiêu chuẩn này thể hiện thông tin phải phản ánh các khía cạnh cần thiết để có thể tái tạo được hình ảnh tương đối trung thực về đối tượng đang được xem xét. Thông tin đủ cũng đồng thời với nghĩa không dư thừa, không lãng phí. Để có được tiêu chuẩn này đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý phải có tầm nhìn chiến lược; Thông tin phải kịp thời. Nghĩa là thông tin phải được thu thập, phản ánh đúng lúc để kịp phân tích, phán đoán, xử lý. Tuy nhiên tiêu chuẩn này phụ thuộc vào khả năng con người, trang thiết bị, phương pháp áp dụng. Thông tin phải gắn với quá trình, diễn biến của sự việc. Nghĩa là thông tin đó thuộc giai đoạn nào, thuộc quá trình quản lý, thuộc cấp quản lý nào? Đây là tiêu chuẩn rất quan trọng đánh giá chất lượng thông tin thời kỳ hiện đại; Thông tin phải dùng được, phải có giá trị thực sự, thông tin có thể đóng góp vào một trong các công việc. Đồng thời thông tin phải được xử lý để dễ đọc, dễ tiếp thu, dễ hiểu, dễ nhớ.
  • 43. 34 1.4.3. Thống kê số liệu, tính tỷ lệ, tính xác suất, sử dụng ngôn ngữ thông tin phi văn tự Thống kê là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng, cung cấp các thông tin thống kê trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời. Số liệu thu thập được sẽ không có ý nghĩa nếu không được xử lý. Số liệu trong nhiều trường hợp chỉ là sự mô tả giản đơn, tập hợp lại, chưa phản ánh được xu hướng, bản chất của vấn đề. Số liệu thu thập được có thể xử lý ở mức độ, cấp độ khác nhau. Thống kê, tính tỷ lệ, tính xác suất là các công cụ cơ bản để tìm hiểu ý nghĩa của các số liệu. Thống kê số liệu có thể thực hiện bằng việc xác định tần suất, tỷ lệ, tìm ra mối tương quan giữa các số liệu, ý nghĩa của các số liệu... Thông tin kinh tế có nhiều số liệu, bởi vậy, khi xử lý thông tin kinh tế đòi hỏi nhà báo cần kỹ năng xử lý số liệu cho phù hợp với mục đích của bài viết. Không phải tất cả các số liệu mà các nguồn tin cung cấp đều có thể sử dụng được ngay. Nhà báo cần chọn lựa các số liệu cần thiết và đôi khi phải chuyển sang tỷ lệ, xác suất để nêu bật được ý nghĩa của các số liệu đó. “Một trong những điều quan trọng nhất mà các nhà báo đem đến cho độc giả là mối tương quan của những số liệu trong các tin tức – giải thích những điều có liên quan đến độ lớn hoặc tầm quan trọng của toàn bộ sự việc” [59, tr. 134]. Có nhiều lúc nhà báo phải chuyển các số liệu có được từ các nguồn tin sang tỉ lệ phần trăm để nêu bật ý nghĩa của tỉ lệ đó. Chẳng hạn, một công ty cung cấp cho nhà báo số tiền đóng góp vốn của các cổ đông, nhà báo cần chuyển sang tỷ lệ phần trăm để biết được các cổ đông chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số vốn của công ty đó. Với mỗi tỷ lệ phần trăm vốn khác, các cổ đông lại có quyền hạn khác nhau. Nếu một cổ đông sở hữu chiếm 51% số vốn của công ty sẽ có quyền hạn đưa ra các quyết định đến công ty khác với cổ đông chiếm 49% số vốn.
  • 44. 35 Thông thường để tính tỷ lệ %, lấy phần muốn tính chia cho tổng số, sau đó rời dấu thập phân về bên phải hai đơn vị. Ví dụ, bạn muốn biết ngân sách của thành phố Hà Nội trả cho ngành cảnh sát là bao nhiêu. Lấy ngân sách dành cho cảnh sát chia cho ngân sách thành phố Hà Nội, rồi rời dấu thập về bên phải hai số. Kết quả là tỉ lệ % ngân sách chi trả cho ngành cảnh sát. Một khía cạnh quan trọng khác của tỷ lệ phân trăm là khái niệm biến đổi tỷ lệ phần trăm. Con số này lý giải việc tăng hay giảm. “Nếu sự thay đổi lớn thì tốt hơn nên diễn dịch những con số thành những lời lẽ đơn giản chứ đừng sử dụng số chỉ tỷ lệ phần trăm” [59, tr. 137]. Để tính toán tỷ lệ phần trăm: phần muốn tính / Tổng = xxx. Di chuyển dấu thập phân hai đơn vị: ,xxx=xx,x%. Để tính toán sự biến đổi tỷ lệ: (số mới) – (Số cũ) = Số biến đổi. (Số biến đổi) / Số cũ = ,xxx. Di chuyển dấu thập phân hai đơn vị: ,xxx = xx,x. Biến đổi tỉ lệ phần trăm có thể cho ra một số dương hoặc một số âm. Tuy nhiên, nhà báo khi xử lý thông tin kinh tế với việc tính toán xác suất và tỷ lệ cần tránh nhầm lẫn giữa “xác suất” và “tỉ lệ”. “Xác suất nghĩa là khả năng một điều gì đó có thể xảy ra. Ví dụ khả năng đồng xu lật mặt hình người là ½ (một trong hai kết quả có thể) hay 0,5. Tỉ lệ có nghĩa là khả năng một điều gì đó có thể xảy ra hơn là một điều khác. Như với ví dụ trên thì khả năng đồng xu lật mặt hình người và lật mặt có chữ là 0,5 : 0,5 hay là 1” [59, tr. 134]. Cùng với việc xử lý thông tin bằng việc thống kê, tính xác suất, tính tỷ lệ thì một trong các kỹ năng xử lý thông tin kinh tế rất quan trọng nữa của nhà báo là sử dụng ngôn ngữ thông tin phi văn tự (biểu đồ, đồ thị, bảng số liệu…). Theo cuốn “Ngôn ngữ báo chí” của tác giả Vũ Quang Hào, do Nxb Thông tấn ấn hành năm 2012 thì biểu đồ là hình vẽ biểu diễn một khái niệm, quy luật hay quan hệ nào đó, nó mô tả một cách trực quan sự phụ thuộc giữa các đại lượng.
  • 45. 36 Các thông tin kinh tế thường có nhiều số liệu. Nếu nhà báo không biết xử lý một cách khôn ngoan mà đưa toàn bộ các số liệu vào trong bài báo thì dễ dẫn đến tình trạng công chúng nhiễu hoặc rối thông tin. Hơn nữa, việc có quá nhiều số liệu trong một bài báo làm công chúng khó nhớ được thông tin. Bởi vậy, xử lý thông tin kinh tế thường có nhiều số liệu đòi hỏi nhà báo cần chuyển các số liệu thành các biểu đồ, đồ thị, bảng số liệu khi cần thiết. Cách xử lý thông tin này vừa làm thể hiện được đầy đủ nhiều số liệu, nêu bật lên ý nghĩa của các con số và quan trọng hơn cả là công chúng có thể tiếp nhận được nhiều thông tin. Việc xử lý thông tin kinh tế bằng việc vẽ biểu đồ, đồ thị cũng tạo ra một cách thể hiện mới lạ, có sức hấp dẫn với công chúng. “Biểu đồ là hình thức thông tin hữu ích đối với những nội dung có liên quan đến số liệu, đặc biệt là trong các lĩnh vực thông tin kinh tế, ngân hàng, tài chính, thị trường chứng khoán. Trong một số trường hợp, biểu đồ tỏ rõ tính yêu việt so với bài viết dài bằng thông tin phi văn tự” [18, tr. 243]. Trên báo chí, cho đến nay đã sử dụng phổ biến một số loại biểu đồ sau: Thứ nhất, biểu đồ hình cột, bao gồm biểu đồ cột đứng và biểu đồ cột nằm. Trên báo chí, biểu đồ được trình bày dưới khá nhiều dạng. Chẳng hạn biểu đồ cột đứng có thể được in trên nền hình vẽ minh họa hoặc ảnh chụp. Trong một số trường hợp, người ta có thể dùng hình vẽ thay cho các cột hoặc bỏ đi các trục mà chỉ còn dùng con số trên một trục tưởng tượng… Thứ hai, biểu đồ hình quạt (hay còn gọi là biểu đồ hình tròn). Dạng biểu đồ này giúp nhận diện, so sánh tỷ lệ đại lượng qua độ to – nhỏ của các múi. Nó có thể nằm thẳng, nằm nghiêm, có thể đặc hoặc có lỗ ở giữa. Các múi có thể phân biệt nhau bằng màu sắc, có thể tách rời khỏi tâm vòng tròn, lùi xa khỏi vòng tròn và có khi chỉ còn là một múi độc lập của đại lượng. Hình dáng biểu đồ loại này có tác dụng gây sự chú ý mạnh từ người đọc. Nếu chúng được dùng gam màu nóng, đậm thì khả năng “níu mắt” càng cao.