SlideShare a Scribd company logo
1 of 199
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ XUÂN
C¤NG T¸C X¢Y DùNG §¶NG CñA §¶NG Bé LI£N KHU III
Tõ N¡M 1948 §ÕN N¡M 1954
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2015
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ XUÂN
C¤NG T¸C X¢Y DùNG §¶NG CñA §¶NG Bé LI£N KHU III
Tõ N¡M 1948 §ÕN N¡M 1954
Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số : 62 22 03 15
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS NGUYỄN MẠNH HÀ
2. TS NGUYỄN BÌNH
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
riêng của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là
trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa
từng được công bố trong bất cứ công trình nào.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Thị Xuân
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6
Chương 1: XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG, TỔ CHỨC,
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU LÃNH ĐẠO KHÁNG CHIẾN TRONG TÌNH HÌNH MỚI
(2/1948 - 5/1952) 18
1.1. Tình hình xây dựng Đảng trên địa bàn Liên khu III trước tháng 2-1948
và chủ trương của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh về
xây dựng Đảng 18
1.2. Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ tháng 2-1948
đến tháng 5-1952 36
Chương 2: XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ VỮNG MẠNH, ĐẢM BẢO LÃNH
ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN ĐẾN THẮNG LỢI (5/1952 - 7/1954) 69
2.1. Chủ trương mới của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
về xây dựng Đảng 69
2.2. Đảng bộ Liên khu III tăng cường xây dựng Đảng về chính trị, tư
tưởng, tổ chức (5/1952 - 7/1954) 74
Chương 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 103
3.1. Nhận xét 103
3.2. Một số kinh nghiệm 128
KẾT LUẬN 141
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 145
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 146
PHỤ LỤC 165
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tàì
Công tác xây dựng Đảng có vai trò quan trọng, quyết định năng lực và
sức chiến đấu của Đảng. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn
coi trọng và thường xuyên tiến hành công tác xây dựng Đảng. Do đó, Đảng
không ngừng trường thành và lãnh đạo cách mạng thành công.
Đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ trên con đường đổi mới, hội
nhập, muốn giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, tiếp tục đưa sự nghiệp đổi
mới tiến lên, xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức trở
thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách. Nghiên cứu, đúc rút và vận dụng kinh
nghiệm về công tác xây dựng Đảng trong lịch sử góp phần đáp ứng yêu cầu
của nhiệm vụ cấp bách đó.
Công tác xây dựng Đảng trong những năm kháng chiến chống thực
dân Pháp để lại nhiều bài học, kinh nghiệm quý báu, cả thành công và
những hạn chế. Việc nghiên cứu, tổng kết, đánh giá công tác xây dựng
Đảng thời kỳ này là một yêu cầu khách quan nhằm làm sáng rõ lịch sử của
Đảng, có ý nghĩa thiết thực phục vụ công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng
hiện nay.
Thực tiễn phong phú của quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng nói
chung và xây dựng Đảng nói riêng đã được các nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu. Tuy nhiên, đến nay, còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục luận
giải và làm sáng tỏ thêm. Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu
III từ năm 1948 đến năm 1954 là một trong những vấn đề đó.
Là địa bàn chiến lược quan trọng, Liên khu III không chỉ trực tiếp
chiến đấu, xây dựng, bảo vệ quê hương mà còn có nhiệm vụ chi viện sức
người, sức của cho chiến trường cả nước. Do đó, công tác xây dựng Đảng
2
của Đảng bộ Liên khu thời kỳ này cũng hết sức khó khăn, phức tạp. Ở đó,
Đảng bộ Liên khu đã có những sáng tạo, những quyết định đúng đắn trong
việc đề chủ trương và tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng Đảng về
chính trị, tư tưởng và tổ chức. Thực tiễn phong phú về quá trình Đảng bộ
Liên khu tiến hành công tác xây dựng Đảng trong cuộc kháng chiến, đến
nay, chưa được quan tâm nghiên cứu toàn diện, hệ thống và thấu đáo.
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài "Công tác
xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954"
làm đề tài luận án tiến sĩ nhằm tái hiện quá trình hình thành, phát triển của
Đảng bộ Liên khu III trong cuộc kháng chiến; khẳng định tính đúng đắn,
sáng tạo; những đóng góp của Đảng bộ, của quân và dân Liên khu III trong
công tác xây dựng Đảng; đúc kết những kinh nghiệm có thể vận dụng trong
công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận
án còn góp phần làm phong phú thêm kho tàng lịch sử công tác xây dựng
Đảng của Đảng.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Nghiên cứu, phục dựng, làm sáng tỏ quá trình xây dựng Đảng của
Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954; tổng kết, đúc rút những
kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu nhằm
phục vụ công tác xây dựng Đảng hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
- Sưu tầm, hệ thống hóa tư liệu về công tác xây dựng Đảng của Đảng
bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954.
- Phân tích làm rõ chủ trương của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ
Chí Minh về xây dựng Đảng nói chung và đối với công tác xây dựng Đảng
ở Liên khu III nói riêng từ năm 1948 đến năm 1954.
3
- Tái hiện quá trình Đảng bộ Liên khu III lãnh đạo, thực hiện công
tác xây dựng Đảng trên các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức từ năm 1948
đến năm 1954.
- Nêu bật những kết quả đạt được; chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm
và nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm; đúc kết những kinh
nghiệm có ý nghĩa lý luận, thực tiễn qua thực tiễn công tác xây dựng Đảng
của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu hoạt động xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên
khu III: chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ Liên khu đối với nhiệm vụ xây
dựng Đảng và những kết quả đạt được.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu chủ trương xây dựng Đảng của
Trung ương Đảng và quá trình Đảng bộ Liên khu III triển khai thực hiện
công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức từ tháng 2-1948
đến 7-1954 trên địa bàn Liên khu III.
- Về không gian:
+ Từ tháng 2-1948 đến tháng 5-1952, gồm địa bàn 11 tỉnh, thành
phố: Hải Kiến, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hà
Đông, Sơn Tây, Ninh Bình, Hòa Bình và Hà Nội. (Tháng 12-1948, tỉnh Hải
Kiến tách thành thành phố Hải Phòng và tỉnh Kiến An. Ngày 11-5-1949,
Hà Nội tách khỏi Liên khu III thành Đặc khu, do Trung ương Đảng trực
tiếp chỉ đạo).
+ Từ tháng 5-1952 đến tháng 7-1954, gồm địa bàn 6 tỉnh, thành phố:
Nam Định, Hà Nam, Hà Đông, Sơn Tây, Ninh Bình và Hòa Bình
- Về thời gian: Từ khi thành lập Liên khu III (tháng 2-1948) đến khi
Hiệp định Genève (Giơ-ne-vơ) được ký kết tháng 7-1954.
4
4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Tác giả luận án vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện
chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan
điểm của Đảng về xây dựng Đảng làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu.
4.2. Nguồn tài liệu
Luận án sử dụng các nguồn tài liệu sau:
- Các Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc; các nghị quyết, chỉ thị
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban Thường vụ Trung ương (sau
Đại hội II là Bộ Chính trị), Ban Bí thư, Liên khu uỷ III, các tỉnh uỷ, thành
uỷ trên địa bàn Liên khu III về công tác xây dựng Đảng từ năm 1948 đến
năm 1954 đã được công bố trong Văn kiện Đảng toàn tập hoặc hiện lưu tại
Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng; Phòng Tư liệu Viện Lịch sử
Đảng và các cơ quan lưu trữ khác.
- Báo cáo tổng kết của Trung ương, Liên khu uỷ III, các tỉnh ủy,
thành uỷ, các cơ quan chính quyền các địa phương trên địa bàn về quá trình
lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ cách mạng nói chung và công tác xây dựng
Đảng nói riêng
- Sách lịch sử Đảng bộ các địa phương thuộc địa bàn Liên khu III đã
xuất bản; hồi ký của các nhân chứng lịch sử có liên quan đến đề tài luận án.
- Các bài nói, bài viết của một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính
phủ, lãnh đạo Liên khu III về công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên
khu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Luận án cũng kế thừa những kết quả khoa học từ các công trình, đề
tài đã công bố về xây dựng Đảng, lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc, lịch sử
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và một số sách, báo, tạp chí có liên
quan đến công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III trong những
năm kháng chiến chống thực dân Pháp.
5
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc là chủ yếu,
trong đó, chương 1 và chương 2 sử dụng phương pháp lịch sử, chương 3 sử
dung phương pháp logic; đồng thời, sử dụng các phương pháp phân tích,
thống kê, so sánh, chú trọng phương pháp phê phán sử liệu và phương pháp
nghiên cứu đặc thù của khoa học lịch sử Đảng là lấy tài liệu gốc của Đảng
làm cơ sở đối chiếu với sự kiện, nhân vật lịch sử trong thực tiễn để tái hiện
lại quá trình Đảng bộ Liên khu III lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác xây
dựng Đảng từ năm 1948 đến năm 1954.
Luận án cũng được xây dựng trên cơ sở khảo sát thực tế tại một số
địa phương thuộc địa bàn Liên khu III trước đây.
5. Đóng góp của luận án
5.1. Về tư liệu
Sưu tầm, tập hợp, thẩm định khối tư liệu, tài liệu, nhất là tư liệu gốc
về công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm
1954, trong đó có nhiều sử liệu mới
5.2. Về nội dung
Kết quả nghiên cứu của luận án giúp cho người đọc thấy rõ quá trình
Đảng bộ Liên khu III lãnh đạo, thực hiện công tác xây dựng Đảng từ năm
1948 đến năm 1954; vai trò của công tác xây dựng Đảng đối với sự nghiệp
lãnh đạo kháng chiến, kiến quốc của Đảng bộ Liên khu; góp phần làm
phong phú, toàn diện và sâu sắc hơn công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam; cung cấp thêm những luận cứ khoa học phục vụ
công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công
bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án
gồm 3 chương, 6 tiết.
6
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Cho đến nay, công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ
năm 1948 đến năm 1954 được đề cập ở những mức độ, phạm vi, góc độ
khác nhau trong một số công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng, lịch sử dân
tộc, lịch sử quân sự, lịch sử các ban, ngành, đoàn thể Trung ương và lịch sử
Đảng bộ; các ban, ngành, đoàn thể địa phương.
1.1. Những công trình nghiên cứu chung về Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam và công tác xây dựng Đảng
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, sơ thảo, tập 1 (1920-1954) [147],
là công trình lịch sử chính thức của Đảng về thời kỳ Đảng thành lập, lãnh đạo
nhân dân đấu tranh giành chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược. Công trình đã tái hiện một cách sinh động cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, trình bày một số
nét cơ bản về công tác xây dựng Đảng nói chung về các mặt chính trị, tư
tưởng, tổ chức. Khi trình bày những vấn đề lịch sử chung của Đảng, cuốn
sách đã đề cập đến một vài khía cạnh liên quan đến công tác xây dựng Đảng
của Đảng bộ Liên khu III.
Cuốn Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập III: Đảng lãnh
đạo kháng chiến và kiến quốc (1945-1954) [129], viết theo thể loại biên
niên, phản ánh phong phú hoạt động của Đảng trong kháng chiến chống
thực dân Pháp, trong đó có công tác xây dựng Đảng của toàn Đảng. Trong
các hoạt động chung, công trình cung cấp một vài sự kiện, số liệu, chủ
trương có liên qua đến công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu.
Ba cuốn: Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
1945-1954, tập I [187]; Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
7
xâm lược 1945-1954, tập II [186]; 50 năm Quân đội nhân dân Việt Nam
[188], ở mức độ nhất định, đề cập một số hoạt động liên quan đến công tác
xây dựng Đảng nói chung trong cuộc kháng chiến; trong đó phản ánh một
vài khía cạnh về giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên trong
quân đội.
Lịch sử công tác đảng công tác chính trị chiến dịch trong kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ 1945-1975 [189], phản ánh công tác giáo
dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và chiến sĩ trong quân đội
trong các chiến dịch.
Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và bài
học [105] của Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị đã
tổng kết những thắng lợi của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân qua các giai
đoạn của cuộc kháng chiến, rút ra một số bài học, kinh nghiệm về xây dựng
Đảng có liên quan đến công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III.
Cuốn Sơ thảo lược sử công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt
Nam 1930-2000 [106], Lịch sử biên niên công tác tư tưởng của Đảng Cộng
sản Việt Nam (1925-1954) [107] phản ánh công tác lãnh đạo tư tưởng của
Đảng từ năm 1925 đến năm 2000, trong đó đề cập đến một số sự kiện liên
quan trực tiếp tới công tác lãnh đạo tư tưởng của Đảng bộ Liên khu III, của
một số tỉnh uỷ, thành uỷ thuộc Liên khu trong thời kỳ kháng chiến chống
thực dân Pháp.
Công trình Lịch sử công tác tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam
(1930-2000) [184] nghiên cứu chủ trương, đường lối của Đảng về công tác
tổ chức và quá trình hình thành, phát triển hệ thống tổ chức của Đảng từ
năm 1930 đến năm 2000. Khi đề cập đến công tác tổ chức của Đảng bộ
Liên khu III trong kháng chiến chống thực dân Pháp, công trình đã đưa ra
8
một vài số liệu về phát triển đảng viên, xây dựng cơ sở, mở lớp huấn luyện
của một vài tỉnh trên địa bàn Liên khu.
Công trình Đảng Cộng sản Việt Nam, những vấn đề cơ bản về xây
dựng Đảng của GS, TS Mạch Quang Thắng [178] trình bày một cách hệ
thống, sâu sắc các vấn đề xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ
chức, gợi mở định hướng nghiên cứu chung cho đề tài luận án.
Cuốn Lịch sử công tác xây dựng Đảng (1930-2011) của PGS,TS
Nguyễn Trọng Phúc [174], trình bày quá trình xây dựng Đảng của Đảng
Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời đến năm 2011. Công trình phản ánh rõ
quan điểm, chủ trương, nội dung xây dựng Đảng của Đảng và chủ tịch Hồ
Chí Minh trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Công trình Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân Việt Nam
(1930-1995) [167], do PGS, TS Trịnh Nhu chủ biên, phản ánh phong trào
nông dân trong cả nước nói chung, ở các tỉnh Liên khu III nói riêng, trong
đó đề cập đến một vài khía cạnh liên quan đến công tác xây dựng Đảng của
một số địa phương trên địa bàn Liên khu.
Trên Tạp chí Lịch sử Đảng đăng tải một số bài nghiên cứu đề cập
đến vấn đề xây dựng Đảng nói chung và xây dựng Đảng của một số Đảng
bộ Liên khu nói riêng. Điển hình là bài viết của GS Đậu Thế Biểu “Những
kinh nghiệm về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam qua 70 năm hoạt động
của Đảng” [109]; bài viết của TS Nguyễn Quý “Bài học về xây dựng Đảng
trong thời kỳ Cách mạng Tháng Tám (1945) soi sáng công tác xây dựng
Đảng trong thời kỳ đổi mới” [112]; bài viết của Nguyễn Danh Lợi “Công
tác xây dựng Đảng và củng cố tổ chức Đảng ở Liên khu IV thời kỳ 1945-
1950” [157]; bài viết của Nguyễn Thị Kim Thanh “Về công tác phát triển
đảng vùng có đồng bào Công giáo (thời kỳ 1945-1975)” [177]; bài viết của
Nguyễn Quang Hòa “Một số vấn đề về công tác xây dựng Đảng của Đảng
9
bộ Liên khu V (1949-1951)” [127]; bài viết của Nguyễn Ngọc Mão “Một số
kinh nghiệm từ công tác xây dựng Đảng ở Tây Bắc trong thời kỳ kháng chiến
chống thực dân Pháp” [160] v.v..
Đề tài khoa học cấp Nhà nước Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập
I (1930-1954) [170] do GS, TS Trịnh Nhu làm Chủ nhiệm. Trong khi phản
ánh sự ra đời của Đảng và quá trình Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh
giành chính quyền, kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đề tài đề
cập đến công tác xây dựng Đảng của toàn Đảng, trong đó đề cập một vài
khía cạnh, số liệu về phát triển đảng viên của Đảng bộ Liên khu III trong
kháng chiến. Những nhận định, đánh giá về công tác lãnh đạo của Đảng,
công tác xây dựng Đảng thể hiện trong đề tài phần nào có ý nghĩa cho việc
đối chiếu, tổng kết, rút ra những nét riêng trong công tác xây dựng Đảng
của Đảng bộ Liên khu.
Đề tài khoa học cấp bộ Đảng lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức
Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954) [110] do
TS Nguyễn Bình làm Chủ nhiệm nghiên cứu về công tác xây dựng hệ thống
tổ chức của Đảng trong cuộc kháng chiến. Đề tài tập trung trình bày quá
trình Đảng lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức Đảng từ Trung ương đến địa
phương; trong đó điểm một vài nét về công tác xây dựng tổ chức của một số
Liên khu, tỉnh, thành phố điển hình. Công tác xây dựng tổ chức của Đảng bộ
Liên khu III, ở một vài thời điểm, đề tài đưa ra một vài số liệu về số lượng
chi bộ, đảng viên của Liên khu. Căn cứ vào những số liệu về tổ chức Đảng
mà đề tài đưa ra, tác giả luận án có điều kiện lựa chọn những những số liệu
đáng tin cậy; và cũng là một cơ sở góp phần giúp tác giả so sánh, rút ra một
vài điểm giống, khác nhau về công tác xây dựng tổ chức giữa Liên khu III
với các Liên khu khác.
10
Các bài nghiên cứu trên đều phản ánh những khía cạnh công tác xây
dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức nói chung; công tác xây dựng
Đảng của các Liên khu nói riêng; nêu lên một số kinh nghiệm trong công
tác xây dựng Đảng của toàn Đảng cũng như kinh nghiệm xây dựng Đảng
của một số đảng bộ địa phương. Điều đó giúp tác giả luận án nghiên cứu
trên nhiều khía cạnh liên quan đến chủ đề của luận án.
1.2. Những công trình nghiên cứu chung về Liên khu III
Trong một số sách viết về Liên khu III, ở những mức độ khác nhau,
công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu trong kháng chiến chống
thực dân Pháp đã được đề cập đến. Phải kể đến các công trình như:
Cuốn Quân khu Ba - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp
[112]; cuốn Lịch sử kháng chiến chống Pháp Khu Tả ngạn sông Hồng
1945-1955 [130]; cuốn Mấy vấn đề lớn ở Khu Tả ngạn sông Hồng trong
kháng chiến chống Pháp 1945-1955 [131]; cuốn Lịch sử kháng chiến
chống thực dân Pháp của quân và dân Liên khu III (1945-1955) [111].
Bốn công trình lịch sử quan trọng đó đã dựng lại một cách chân thực, khá
toàn diện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng bộ, của quân
và dân Liên khu III; trong đó trình bày tương đối phong phú về tình hình
Liên khu qua các giai đoạn lịch sử; chủ trương kháng chiến, kiến quốc của
Liên khu ủy III, của cấp ủy các tỉnh, thành; phong trào đấu tranh trên các
mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa và những kết quả đạt được;
chỉ ra một số hạn chế, khuyết điểm trong công tác chỉ đạo kháng chiến,
kiến quốc; đưa ra một vài số liệu về công tác phát triển đảng viên, đào tạo
cán bộ của Đảng bộ Liên khu. Đây là một trong những cơ sở quan trọng
để tác giả luận án tham khảo, phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn
chế và những kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ
Liên khu thời kỳ này.
11
Cuốn Đảng lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc Bộ
(1946-1954) [125] do PGS, TS Vũ Quang Hiển chủ biên. Cuốn sách nghiên
cứu sâu về chủ trương, quá trình tổ chức thực hiện, những kết quả đạt được
của quân và dân đồng bằng Bắc Bộ trên mặt trận chiến tranh du kích trong
cuộc kháng chiến. Trong những năm tháng nóng bỏng trên chiến trường
Liên khu III, công tác lãnh đạo và phong trào chiến tranh du kích vùng sau
lưng địch được phản ánh đậm nét. Những thành công, chưa thành công
trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phong trào chiến tranh du kích của các
Đảng bộ trên địa bàn sẽ là một cơ sở để tác giả luận án đánh giá phần nào
những thành công, hạn chế trong xác định nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ
Liên khu. Phần nhận xét, đánh giá của công trình đề cập một vài khái cạnh
liên quan đến công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu, có thể tham
khảo phục vụ việc tổng kết, đánh giá công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ
Liên khu. Những kết quả của phong trào chiến tranh du kích mà công trình
thể hiện còn giúp cho tác giả luận án nhận thức rõ hơn vai trò quan trọng
của công tác xây dựng Đảng đối với sự nghiệp kháng chiến trên địa bàn;
hiểu rõ sự chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cấp bộ Đảng ở Bắc
Bộ, trong đó có Đảng bộ Liên khu III.
Đề tài khoa học cấp bộ Vai trò của Liên khu uỷ III trong kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược và trong những năm đầu xây dựng, củng cố
miền Bắc [175] do TS Nguyễn Quý làm Chủ nhiệm đã trình bày sự lãnh
đạo của Liên khu ủy III đối với công cuộc kháng chiến, kiến quốc của quân
và dân Liên khu từ tháng 2-1948 đến tháng 7-1954. Đề tài khái quát một số
nét cơ bản về sự ra đời của Liên khu ủy III; dựng lại quá trình Liên khu ủy
III lãnh đạo quân và dân trên địa bàn kháng chiến chống địch đánh chiếm
đồng bằng; xây dựng lực lượng; phát triển phong trào chiến tranh du kích,
phối hợp với các chiến trường; các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của
12
Liên khu v.v. Ở đó, những chủ trương, chính sách của Liên khu ủy về đẩy
mạnh kháng chiến, xây dựng lực lượng, phối hợp đấu tranh, củng cố hậu
phương kháng chiến…; những trận chiến đấu giằng co, cam go của quân và
dân địa phương chống địch càn quét được phản ánh sinh động với nhiều
số liệu rõ ràng. Tuy nhiên, vì là đề tài nghiên cứu về vai trò của Liên khu
uỷ đối với sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc trên địa bàn nên vấn đề xây
dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu chỉ được đề cập ở mức độ nhất định với
việc đưa ra một vài khía cạnh, một vài số liệu nhằm minh họa cho công
tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu thời kỳ này. Những kết quả đạt
được trên các mặt công tác, cùng với những khía cạnh, số liệu về công tác
xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu, tuy còn khái lược nhưng là cơ sở
quan trọng để tác giả luận án tham khảo phục vụ việc nhận xét, đánh giá
vai trò của công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu trong những
năm 1948-1954; thấy được phần nào mặt thành công, chưa thành công
hay những hạn chế, khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, tổ chức thực
hiện các nhiệm vụ chính trị của cấp ủy Liên khu, của cán bộ đảng viên các
địa phương trên địa bàn.
1.3. Các công trình lịch sử Đảng bộ và lịch sử các ban, ngành,
đoàn thể của các tỉnh, thành thuộc Liên khu III
Các công trình lịch sử Đảng bộ các tỉnh, thành phố trên địa bàn Liên
khu, tuy chưa đầy đủ nhưng cũng đề cập đến một số nét về công tác xây
dựng Đảng của địa phương mình. Các công trình đó bao gồm:
Cuốn Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng, tập I (1925-1955) [75]; Lịch sử
Đảng bộ tỉnh Nam Định 1930-1975 [79]; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tây, tập
II 1945-1954 [182]; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hoà Bình, tập I, 1929-1954
[183]; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải Dương, tập I, 1930-1954 [122]; Lịch sử
Đảng bộ tỉnh Ninh Bình [123]; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải Hưng, tập
13
1(1927-1954) [78]; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1927-1954) [76]; Lịch
sử Đảng bộ thành phố Hà Nội, (1930-2000) [121] và Lịch sử Đảng bộ tỉnh
Hà Nam, tập I (1927-1975) [77].
Các công trình lịch sử Đảng bộ nêu trên trình bày sự ra đời, phát
triển và quá trình Đảng bộ các địa phương lãnh đạo nhân dân thực hiện
nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc từ năm 1945 đến năm 1954. Ở đó, các
chủ trương kháng chiến, kiến quốc của các cấp ủy Đảng; các phong trào
chiến tranh du kích, đấu tranh chính trị, kinh tế, văn hóa... và kết quả đạt
được trên các mặt công tác được phản ánh sinh động. Hòa trong phong trào
kháng chiến, các công trình cũng thể hiện những hoạt động xây dựng Đảng
của các cấp bộ Đảng địa phương, tuy chỉ mới dừng ở mức khái lược, chủ
yếu đưa ra một vài số liệu minh họa về xây dựng tổ chức như: số lượng
đảng viên, một số chi bộ, các lớp bồi dưỡng, chỉnh huấn. Công tác lãnh đạo
tư tưởng có được phản ánh nhưng còn mờ nhạt. Trong một vài thời đoạn
của cuộc kháng chiến, ở nhiều địa phương, công tác xây dựng Đảng không
được đề cập đến. Hầu hết các công trình chưa có nhận xét, đánh giá về
công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ mình. Mặc dù vậy, các công trình
lịch sử Đảng bộ địa phương không chỉ đơn thuần cung cấp một số sự kiện,
số liệu về công tác xây dựng Đảng, mà thực tiễn kháng chiến sôi động của
Đảng bộ, của quân và dân các tỉnh, thành là nguồn tài liệu không thể thiếu
để nghiên cứu sinh tham khảo phục vụ việc xây dựng nội dung nghiên cứu;
phân tích, đánh giá, nhận xét một cách thấu đáo những thành tựu, hạn chế,
cũng như rút ra những kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận, thực tiễn về công
tác xây dựng Đảng của các địa phương trên địa bàn Liên khu.
Các ban, ngành, đoàn thể một số tỉnh, thành trên địa bàn cũng đã
nghiên cứu, biên soạn lịch sử tổ chức và hoạt động của mình trong thời kỳ
kháng chiến chống thực dân Pháp. Tuy không đề cập trực tiếp đến công tác
14
xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu nhưng những kết quả đạt được cũng
như những khuyết điểm, hạn chế trong công tác của từng ban, ngành, đoàn
thể, ở chừng mực nhất định, có ý nghĩa cho việc nhìn nhận, đánh giá sự
lãnh đạo, chỉ đạo và công tác giáo dục tư tưởng, đào tạo cán bộ của Đảng
bộ Liên khu cũng như ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên của Liên
khu trong cuộc kháng chiến.
Mỗi công trình có một giá trị riêng, song, tựu chung, đó là nguồn tài
liệu tham khảo phong phú, góp phần giúp nghiên cứu sinh hoàn thành tốt
luận án của mình.
2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Qua các công trình đã công bố, vấn đề xây dựng Đảng của Đảng bộ
Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954 đã được quan tâm nghiên cứu,
được đề cập ở nhiều mức độ và khía cạnh khác nhau.
- Hầu hết các công trình đã phác họa bối cảnh lịch sử, những thuận
lợi, khó khăn của Liên khu III cũng như phong trào kháng chiến của quân
và dân trên địa bàn từ năm 1945-1954; trình bày những nét cơ bản về vị trí
địa lý, những thay đổi địa giới hành chính, tổ chức, nhân sự của cơ quan
lãnh đạo Đảng ở Liên khu III và một số tỉnh, thành phố trên địa bàn; đề cập
khái quát quan điểm và chỉ đạo của Liên khu uỷ III và của một số tỉnh uỷ,
thành uỷ thuộc Liên khu, chủ yếu là chủ trương về kháng chiến, chiến tranh
du kích, xây dựng kinh tế kháng chiến; nêu lên một số chi bộ điển hình về
lãnh đạo, tổ chức nhân dân phát triển sản xuất, tiến hành chiến tranh du
kích và ủng hộ kháng chiến v.v…
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện,
hệ thống công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948
đến năm 1954. Trong hầu hết các công trình đã công bố, nội dung liên
15
quan đến đề tài của luận án chỉ được phản ánh một cách đơn lẻ, tản mạn,
mang tính minh họa trong diễn biến chung của cuộc kháng chiến. Các
công trình đó chú trọng trình bày về các hoạt động quân sự, diễn biến, kết
quả, ý nghĩa các chiến dịch, các trận chống càn, các hoạt động chiến tranh
du kích, tổng kết các vấn đề về kháng chiến, về chiến tranh du kích trên
địa bàn.
Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III được thực hiện
trên cơ sở sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, quan điểm, sự lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể của Trung ương Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên
khu III hầu như chưa được đề cập đến.
Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến
năm 1954 được tiến hành trên nhiều mặt, trong đó tập trung vào 3 mặt
chính trị, tư tưởng và tổ chức. Các công trình trên chủ yếu phản ánh về lịch
sử kháng chiến, tập trung vào lĩnh vực quân sự, chiến tranh du kích, chiến
tranh nhân dân trên địa bàn dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Liên khu. Chỉ có
một số ít công trình điểm qua một vài nội dung trong công tác xây dựng
Đảng của Đảng bộ Liên khu nhưng còn hết sức chung chung và mờ nhạt.
- Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác xây dựng Đảng của
Đảng bộ Liên khu III cũng còn nhiều khuyết điểm, hạn chế. Một số công
trình đã đưa ra một vài khuyết điểm, hạn chế trong công tác xây dựng
Đảng của Đảng bộ Liên khu như: phát triển Đảng “ẩu”; củng cố không
theo kịp đà phát triển; thiếu cán bộ, bộ máy Đảng còn thiếu tính ổn định.
- Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ tháng
2-1948 đến tháng 7-1954 để lại nhiều kinh nghiệm quý. Các công trình
đã xuất bản chưa đề cập đến những kinh nghiệm trong công tác xây
16
dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu có ý nghĩa cho công tác xây dựng
Đảng nói chung.
Xuất phát từ ý nghĩa của đề tài và tình hình nghiên cứu, có thể nói,
công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm
1954 vẫn có thể xem là có khoảng trống, rất cần được nghiên cứu thấu đáo,
hệ thống, toàn diện và khoa học, góp phần bổ sung vào lịch sử Đảng, lịch
sử Đảng bộ Liên khu cũng như lịch sử đảng bộ các tỉnh, thành trên địa bàn
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
3. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT
Qua nghiên cứu các công trình đã công bố cho thấy mảng đề tài
xây dựng Đảng trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp nói
chung và của Đảng bộ Liên khu III nói riêng đã được nhiều nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, do xuất phát từ đặc điểm là những cuốn
lịch sử chung; lịch sử các ban, ngành, đoàn thể và lịch sử đảng bộ các
địa phương nên công tác xây dựng Đảng được phản ánh ở đó còn mờ
nhạt. Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ
thống, khoa học, toàn diện về công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên
khu III từ năm 1948 đến năm 1954. Vì vậy, để nghiên cứu sâu sắc, hệ
thống toàn diện mảng đề tài này, luận án cần tập trung nghiên cứu, giải
quyết các vấn đề sau:
- Phân tích các yếu tố tác động đến công tác xây dựng Đảng của
Đảng bộ Liên khu III từ năm1948 đến năm 1954.
- Trình bày một cách có hệ thống những quan điểm, chủ trương
và sự chỉ đạo cụ thể của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
đối với công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948
đến năm 1954.
17
- Tái hiện quá trình lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác xây dựng
Đảng của Đảng bộ Liên khu III trên ba mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức từ
năm 1948 năm 1954.
- Đánh giá một cách khách quan những thành tựu, hạn chế cũng như
nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế trong công tác xây dựng của
Đảng bộ Liên khu III.
- Đúc kết một số kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận, thực tiễn từ lịch
sử công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến
năm 1954.
18
Chương 1
XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG,
TỔ CHỨC, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU LÃNH ĐẠO KHÁNG CHIẾN
TRONG TÌNH HÌNH MỚI (2/1948 - 5/1952)
1.1. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG ĐẢNG TRÊN ĐỊA BÀN LIÊN KHU III
TRƯỚC THÁNG 2-1948 VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, CHỦ
TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG
1.1.1. Sự ra đời của Đảng bộ Liên khu III
Đầu năm 1948, thực dân Pháp đẩy mạnh thực hiện chính sách bình
định, các địa bàn kháng chiến của ta bị chia cắt. Để điều hành hiệu quả
cuộc kháng chiến, Trung ương Đảng và Chính phủ chủ trương tổ chức lại
các Khu trong cả nước. Thực hiện nghị quyết thống nhất Khu Bắc Bộ của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ngày 20-1-1948 và Sắc lệnh số 120-SL
ngày 25-1-1948 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đầu tháng 2-1948, Liên khu III
được thành lập, trên cơ sở sáp nhập Khu II, Khu III và Khu XI. Địa bàn
Liên khu III gồm 11 tỉnh, thành phố: Hải Kiến, Hải Dương, Hưng Yên,
Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hà Đông, Sơn Tây, Ninh Bình, Hòa Bình
và Hà Nội. (Trước đó, từ tháng 10-1945 đến trước tháng 1-1948, các tỉnh
Liên khu III thuộc Chiến khu II, Chiến khu III và Chiến khu XI. Từ tháng
11-1946, theo chủ trương của Trung ương, các Chiến khu đổi thành các
Khu). Liên khu III là một tổ chức hành chính - quân sự, hoạt động tương
đối độc lập.
Ngay sau khi Liên khu III được thành lập, để kịp thời lãnh đạo, điều
hành quân và dân Liên khu kháng chiến, Trung ương Đảng chỉ định Ban
Thường vụ Liên khu ủy gồm các đồng chí: Nguyễn Văn Trân làm Bí thư
Liên khu ủy, kiêm chủ tịch Ủy ban Kháng chiến - Hành chính Liên khu;
19
đồng chí Lê Thanh Nghị làm Phó Bí thư; Lê Quang Hòa, Nguyễn Văn Lộc
là Ủy viên Thường vụ [111, tr.563; 130, tr.142]
Sau đó, trong năm 1948, 1949, Trung ương bổ sung thêm các Ủy viên
Thường vụ: Lê Quang Đạo: Trần Quang Bình, Văn Tiến Dũng, Đỗ Mười, Vũ
Oanh, Đặng Tính, Nguyễn Khai... [111, tr.563; 130, tr.142].
Quân khu ủy III gồm đồng chí Hoàng Sâm (Khu trưởng), Hoàng Minh
Thảo (Khu phó), Lê Quang Hòa (Bí thư, Chính trị ủy viên) và đồng chí Loan
(tức Hải, Chính trị ủy viên) [83]. Ủy ban Kháng chiến - Hành chính Liên
khu được thành lập vào ngày 10-2-1948, gồm 5 ủy viên [130, tr.142].
Liên khu ủy III đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Đảng,
có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo các địa phương trên địa bàn thực hiện nhiệm
vụ kháng chiến, kiến quốc theo chủ trương của Trung ương Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh.
Tháng 12-1948, tỉnh Hải Kiến tách thành thành phố Hải Phòng và
tỉnh Kiến An.
Ngày 11-5-1949, Hà Nội tách khỏi Liên khu III thành Đặc khu, do
Trung ương Đảng trực tiếp chỉ đạo.
Trước tình hình các tỉnh Tả ngạn bị chiếm đóng, cô lập, để lãnh đạo,
điều hành kháng chiến thành công, ngày 24-5-1952, Trung ương Đảng ra
Nghị quyết số 08/NQ-TU tách 5 tỉnh phía Bắc sông Hồng của Liên khu III
gồm Hải Phòng, Kiến An, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên thành lập Khu
Tả ngạn sông Hồng. Liên khu III từ thời điểm đó đến khi kết thúc cuộc
kháng chiến gồm 6 tỉnh, thành phố còn lại ở Hữu ngạn sông Hồng là Hà
Đông, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Sơn Tây và Hòa Bình, do Liên khu
ủy III lãnh đạo.
20
Theo sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Hội nghị Liên khu ủy lần thứ
3 họp từ ngày 20-5 đến 2-6-1952, ra nghị quyết về tổ chức, phân công
nhiệm vụ cho các đồng chí tham gia Ban Chấp hành Liên khu uỷ. Ban
Chấp hành Liên khu lúc này gồm 15 người, trong đó có các đồng chí: Lê
Thanh Nghị, Lê Thành, Lê Quốc Thân, Hà Kế Tấn, Vũ Thơ, Nguyễn Văn
Lộc…; Lê Thanh Nghị làm Bí thư kiêm Chính ủy; Hà Kế Tấn làm Phó Bí
thư (sau đó đồng chí Đặng Tính thay) [111, tr.565; 175, tr.30]. Liên khu ủy
chỉ định các đồng chí phụ trách các Ban Dân vận, Nông vận, Tuyên huấn…
và phụ trách các tỉnh trong Liên khu.
1.1.2. Những yếu tố tác động đến công tác xây dựng Đảng ở Liên
khu III
1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
Liên khu III - trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ, là vùng đất đai rộng
lớn với điện tích 16.000 km2. Đây là vùng đất có vị trí địa lý quan trọng:
phía Đông giáp biển, phía Bắc giáp Chiến khu Việt Bắc, phía Tây giáp
Chiến khu Tây Bắc, phía Nam giáp vùng tự do rộng lớn Khu IV. Vì vậy,
Liên khu có điều kiện thuận lợi trong việc liên lạc, nhận sự hỗ trợ cũng như
phối hợp các hoạt động với các vùng căn cứ địa, chiến khu và vùng tự do
Khu IV.
Nằm ở trung tâm vùng châu thổ sông Hồng, với mạng lưới sông
ngòi khá dày đặc, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, Liên khu không chỉ có điều
kiện phát triển kinh tế nông nghiệp phục vụ kháng chiến mà còn rất thuận
lợi trong giao thông, liên lạc, chuyên chở hàng hóa, vũ khí, đạn dược và cơ
động quân trong chiến đấu. Theo đường sông, từ Hải Phòng, Thái Bình có
thể dễ dàng tiến sâu vào vùng đồng bằng, lên Hà Nội, qua Phả Lại, Việt Trì
và lên Việt Bắc qua sông Lô.
21
Bên cạnh những thuận lợi, địa bàn Liên khu cũng là nơi thường xảy
ra bão lụt, hạn hán. Sự khắc nghiệt đó đòi hỏi cư dân nơi đây phải cố kết,
đồng cam, cộng khổ, nhanh nhạy để khai thác những ưu đãi mà thiên nhiên
ban tặng; cũng như để đấu tranh chống lại sự đe dọa của tự nhiên. Điều này
đã tác động đến việc sớm hình thành và phát triển ý thức cộng đồng, ý chí,
nghị lực của mỗi người dân.
Do những thuận lợi của điều kiện tự nhiên, cư dân trên địa bàn
Liên khu rất đông đúc. Đầu năm 1931, đồng bằng Bắc Bộ có 6.500.000
người, mật độ dân cư từ 406 đến 430 người/ km2
, là nơi có mật độ dân số cao
nhất so với đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh, duyên hải Nam Trung Bộ và
đồng bằng Nam Bộ [125, tr.16). Địa bàn Liên khu có đặc điểm khác nhau:
vùng nông thôn đồng bằng chiếm phần lớn diện tích, bao gồm các tỉnh
Kiến An, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên và một phần các tỉnh Hà
Đông, Sơn Tây (nay là Hà Nội mở rộng), Ninh Bình, Nam Định với trên
900.000 ha [111, tr.16] đất nông nghiệp; các trung tâm đô thị lớn như:
Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, các thị xã. Hà Nội là trung tâm kinh tế,
chính trị, văn hóa của cả nước. Hải Phòng là trung tâm công nghiệp,
thương mại, có cảng biển lớn nhất ở miền Bắc, là đầu mối giao thông
quan trọng, nơi giao lưu giữa Việt Nam với quốc tế. Sau thành phố Hà
Nội và Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương là những đô thị quan trọng, có
công thương nghiệp tương đối phát triển, nằm trên tuyến đường huyết
mạch nối hai thành phố lớn nhất miền Bắc là Hải Phòng, Hà Nội. Nam
Định nằm giữa các tỉnh Hữu ngạn sông Hồng, là trung tâm công nghiệp
dệt lớn nhất Bắc Bộ và Đông Dương.
Vùng ven biển, hải đảo trải dài theo bờ biển các tỉnh Hải Phòng,
Kiến An, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình. Ngoài khơi có nhiều đảo và
quần đảo như Bạch Long Vĩ, Long Châu, Cát Bà, Cát Hải… Đặc điểm này
22
không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn là điều kiện thuận lợi cho các hoạt
động quân sự của cả hai bên.
Với những đặc điểm trên, Liên khu III có điều kiện đẩy mạnh sự
nghiệp kháng chiến, kiến quốc, phát động cuộc chiến tranh nhân dân; phát
triển tổ chức Đảng và đảng viên. Tuy nhiên, đó cũng là những yếu tố quan
trọng khiến Liên khu III sớm trở thành mục tiêu đánh chiếm, bình định của
thực dân Pháp nhằm thực hiện âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”,
“dùng người Việt đánh người Việt”.
Do sản xuất nông nghiệp là chủ đạo nên đa số cư dân trong vùng là
nông dân. Trong hơn ba triệu dân sinh sống ở Tả ngạn sông Hồng thời kỳ
kháng chiến, nông dân chiếm 90%, công nhân dưới 10% [130, tr.20], còn
lại là các tầng lớp tiểu tư sản, tư sản và địa chủ. Cư dân được tổ chức thành
làng xã với tính bền chặt, gắn bó về kinh tế, văn hóa. Điều đó ảnh hưởng
mạnh mẽ đến lối sống, tính cách của cư dân Liên khu nói chung và của cán
bộ, đảng viên địa phương thời kỳ kháng chiến nói riêng.
Vùng cư trú với đặc điểm, phong tục, tập quán, thành phần giai cấp
khác nhau, đã tạo nên những nét riêng của cư dân mỗi vùng. Các cấp bộ
Đảng cần căn cứ vào đặc điểm cư dân từng vùng, từng giai cấp để đưa ra
những chủ trương, phương thức, kế hoạch, biện pháp xây dựng, phát triển
Đảng phù hợp.
Địa bàn Liên khu có mạng lưới giao thông thủy, bộ khá phát triển.
Hệ thống đường bộ phát triển theo các trục Đông - Tây Bắc, Bắc - Nam,
Tây Bắc - Đông Nam, đảm bảo giao thông, liên lạc từ Hà Nội đến từng tỉnh
lỵ, huyện lỵ; có đường số 1 chạy dọc theo chiều dài đất nước chạy qua; đặc
biệt, có đường số 5, đường sắt nối Hà Nội với Hải Phòng. Đây là hai con
đường huyết mạch có ý nghĩa chiến lược đối với toàn vùng Đông Bắc Liên
khu. Ngoài ra, Liên khu còn có đường hàng không; có sân bay Cát Bi, Kiến
23
An, Đồ Sơn, Bạch Mai, Gia Lâm. Đồng thời, những thành thị lớn, cảng
biển, đường giao thông cho phép Liên khu đẩy mạnh các hoạt động thương
nghiệp giữa các địa phương trên địa bàn với các địa phương trong nước,
ngoài nước. Yếu tố này vừa tạo điều kiện cho các địa phương trong Liên
khu đi lại, vận chuyển, cơ động chiến đấu, vừa là địa bàn thuận lợi cho việc
thực hiện âm mưu bình định của thực dân Pháp.
Vùng đất Liên khu còn là nơi tập trung nhiều nông dân giỏi, công
nhân tay nghề cao, thợ thủ công truyền thống. Các yếu tố trên tạo điều kiện
thuận lợi cho Liên khu xây dựng nền kinh tế tự cấp, tự túc; tự sản xuất một
phần vũ khí để cung cấp cho bộ đội chiến đấu; đồng thời tạo nên sự sáng
tạo của người cán bộ, đảng viên.
Bên cạnh đó, Liên khu còn nổi lên là vùng đất có truyền thống hiếu
học. Trong lịch sử, nơi đây đã sản sinh ra hàng trăm Tiến sĩ, Trạng nguyên,
Bảng nhãn, Thám hoa. Những danh nhân văn hóa đã đào tạo ra nhiều nhân
tài và để lại những di sản văn hóa, khoa học cho đất nước. Truyền thống
hiếu học đã tác động đến việc hình thành nhân cách, tư chất của con người
vùng châu thổ sông Hồng, trong đó có những cán bộ, đảng viên của Liên
khu III.
Đoàn kết, đấu tranh kiên cường chống giặc ngoại xâm cũng là một
truyền thống nổi bật của nhân dân nơi đây. Trải qua các thời kỳ lịch sử
dựng nước và giữ nước, nhân dân trên địa bàn không ngừng nổi dậy đấu
tranh chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc; chống lại sự xâm lược,
thống trị của thực dân Pháp. Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
cùng cả nước, nhân dân vùng châu thổ sông Hồng đã dũng cảm đứng lên
đấu tranh chống thực dân Pháp, phát xít Nhật và triều đình phong kiến nhà
Nguyễn, tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Truyền thống đấu
24
tranh oanh liệt chống giặc ngoại xâm đã ảnh hưởng sâu sắc đến tính cách,
bản lĩnh người cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Liên khu.
Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng đã chi phối mạnh mẽ
quan niệm, tư tưởng, lối sống, tính cách của người dân Liên khu, trong đó
có cán bộ, đảng viên của Đảng bộ. Bên cạnh tinh thần sáng tạo, tự lập, tự
cường, đoàn kết, kiên trung, chịu thương, chịu khó còn là tư tưởng của
người tiểu nông với nhiều hạn chế về tính cách (hẹp hòi, cá nhân), về
nhận thức và trình độ văn hoá. Do đó, để xây dựng được tổ chức vững
mạnh, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, Đảng bộ Liên khu
phải căn cứ vào đặc điểm của vùng để đưa ra những chủ trương xây dựng
Đảng phù hợp.
Mặt khác, với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội nêu trên, Liên khu
III không chỉ có vai trò quan trọng đối với cuộc kháng chiến của ta mà còn
là địa bàn có ý nghĩa sống còn đối với cuộc chiến tranh xâm lược của thực
dân Pháp. Bên cạnh yếu tố là trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ, trong đó,
Hải Phòng và vùng đất phía Bắc sông Hồng lại là cửa ngõ đi vào miền Bắc
Việt Nam, là “kho người, kho của”, rất thuận lợi cho thực dân Pháp khi tiến
hành chiến tranh xâm lược. Vì vậy, trong suốt cuộc kháng chiến, Liên khu
III trở thành mục tiêu quan trọng và là địa bàn trọng điểm đánh chiếm, bình
định của địch. Chiến sự cam go, các cuộc càn quét, bắn phá, lùng bắt, bắn
giết cán bộ, đảng viên, những người kháng chiến; phá cơ sở Đảng, cơ sở
kháng chiến liên tiếp diễn ra. Thực tiễn nghiệt ngã, đầy gian khổ, hy sinh
trên địa bàn Liên khu đã tác động mạnh đến tinh thần, tư tưởng, nhận thức
của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Điều đó đòi hỏi Đảng bộ Liên khu phải
không ngừng xây dựng, củng cố tổ chức, làm cho Đảng bộ đủ sức chiến
đấu để đảm đương vai trò lãnh đạo.
25
Một yếu tố quan trọng tác động không nhỏ tới công tác xây dựng
Đảng của Đảng bộ Liên khu thời kỳ này là Liên khu III - địa bàn tập trung
nhiều đồng bào Công giáo sinh sống (Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên...).
Thêm vào đó, đây cũng là địa bàn khá phong phú về tộc người, ngoài người
kinh là chủ yếu, một số tỉnh có đồng bào Mường, Thái, Tày, Nùng, Dao,
Hoa... sinh sống (Hòa Bình có 7, Ninh Bình có 6 dân tộc thiểu số; Hà Đông
(nay là Hà Tây và Hà Nội mở rộng), Sơn Tây có dân tộc Mường...). Đồng
bào Công giáo, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn có tinh thần yêu
nước nhưng trình độ mọi mặt hạn chế, đa số là nông dân. Lợi dụng điểm
này, trong suốt cuộc kháng chiến, thực dân Pháp đã để dụ dỗ, mua chuộc
đồng bào chống phá kháng chiến, cản trở việc thực hiện chủ trương, chính
sách của Đảng. Mặt khác, mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng, việc
tuyên truyền, phát triển đảng viên, xây dựng tổ chức hết sức khó khăn.
Từ thực tiễn đó, để đoàn kết được lực lượng toàn dân kháng chiến,
chống âm mưu chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, “dùng người Việt trị người
Việt” của thực dân Pháp, nhiệm vụ phát triển Đảng trong đồng bào Công
giáo, các vùng dân tộc ít người trên địa bàn Liên khu được đặt ra và trở
thành nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của Đảng bộ trong suốt quá trình
lãnh đạo kháng chiến.
1.1.2.2. Tình hình xây dựng Đảng trên địa bàn Liên khu III trước
tháng 2-1948
Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, của Xứ ủy
Bắc Kỳ, các địa phương tập trung xây dựng hệ thống tổ chức Đảng, phát
triển đảng viên, lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.
Sau 15 năm vừa lãnh đạo nhân dân đấu tranh, vừa tiến hành xây
dựng Đảng, đến nửa đầu năm 1945, cơ quan lãnh đạo cấp tỉnh, thành được
thành lập ở Hà Nội, Hà Đông, Hà Nam, Hưng Yên, Ninh Bình, Hòa Bình,
26
Thái Bình, Hải Dương, Nam Định dưới hình thức Tỉnh ủy lâm thời, Thành
ủy hoặc Ban cán sự Đảng. Một vài nơi xây dựng được cơ quan lãnh đạo
cấp huyện, thành lập được một số chi bộ với số lượng đảng viên còn rất ít.
Tính đến tháng 3-1945, toàn bộ các tỉnh Tả ngạn sông Hồng mới có 102
đảng viên [130, tr.56]. Gần đến ngày Tổng khởi nghĩa, Đảng bộ Hà Nội
có 50 đảng viên [121, tr.116]. Các tỉnh Hữu ngạn, số lượng đảng viên rất
hạn chế. Bộ máy tổ chức Đảng tuy còn chưa hoàn thiện, số lượng cán bộ,
đảng viên ít nhưng đảng bộ các địa phương không ngừng củng cố, nâng
cao năng lực và sức chiến đấu; cán bộ, đảng viên hết sức dũng cảm, kiên
trung. Với lập trường vững chắc và kinh nghiệm lãnh đạo, vận động, tổ
chức được tôi luyện qua các cao trào cách mạng, các tổ chức Đảng cùng
cán bộ, đảng viên trên địa bàn từng bước chuẩn bị lực lượng mọi mặt, khi
thời cơ đến, đã nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi vào
tháng 8-1945.
Công tác xây dựng Đảng thời kỳ này cũng có nhiều hạn chế. Một
trong những hạn chế đó là phát triển không đều giữa các vùng. Nhiều địa
phương như Hải Kiến, Nam Định chỉ chú trọng phát triển tổ chức Đảng ở
đô thị, ở trung tâm công nghiệp; không chú ý phát triển ở địa bàn nông
thôn. Cán bộ, đảng viên nhiều nơi mất cảnh giác, không thực hiện đúng
nguyên tắc bí mật, để lộ cơ sở, tạo điều kiện cho một số phần tử phản động
chui vào hàng ngũ Đảng. Những sai lầm trên là một trong những nguyên
nhân làm cho tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng và phong trào cách mạng
trong vùng liên tục bị phá vỡ.
Sau Cách mạng Tháng Tám đến trước khi Liên khu III ra đời (2-
1948), các cấp bộ Đảng trên địa bàn Liên khu (lúc này gồm Khu ủy II, III,
XI) tiếp tục bí mật đẩy mạnh xây dựng Đảng bộ về chính trị, tư tưởng và
tổ chức.
27
Về xác định nhiệm vụ chính trị, trong những năm 1945-1946, các
cấp bộ Đảng đề ra các nhiệm vụ tập trung xây dựng, bảo vệ chính quyền
cách mạng, xây dựng chế độ mới; chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng kháng
chiến. Từ toàn quốc kháng chiến tháng 1-1948, cấp ủy các Khu II, III, XI
đã xác định nhiệm vụ đẩy mạnh kháng chiến tiêu diệt, giam chân địch
trong các thành phố, thị xã đi đôi với đẩy mạnh các hoạt động chuẩn bị
mọi mặt ở những vùng nông thôn, sẵn sàng kháng chiến lâu dài. Đồng
thời, chú trọng củng cố Đảng, phát triển đảng viên, nâng cao sức chiến
đấu của các cấp bộ Đảng.
Công tác tư tưởng tập trung quán triệt tình hình, nhiệm vụ mới; chủ
trương, đường lối, phương châm kháng chiến của Đảng nhằm giúp cho cán
bộ, đảng viên củng cố lập trường giai cấp, nêu cao ý chí kháng chiến, ý
thức, trách nhiệm đối với Đảng, đối với cuộc kháng chiến của dân tộc;
chống tư tưởng xả hơi, nghỉ ngơi, ảo tưởng hòa bình hoặc muốn kháng
chiến nhanh, thành công nhanh; nhất là chống tư tưởng, nhận thức sai lệch
đối với những vấn đề nhạy cảm như vấn đề Đảng tuyên bố “tự giải tán”,
chủ trương “hòa để tiến” thời kỳ đấu tranh ngoại giao.
Công tác tổ chức nhằm vào xây dựng, củng cố, kiện toàn cấp ủy các
cấp; tăng cường công tác cán bộ, phát triển đảng viên và xây dựng chi bộ
Đảng. Đến cuối năm 1947, hệ thống tổ chức Đảng của các địa phương
được xây dựng, củng cố. Số lượng chi bộ, đội ngũ đảng viên tăng lên khá
nhanh; các chi bộ được thành lập ở hầu khắp các xã, các xí nghiệp. Số chi
bộ độc lập tăng cao, các chi bộ ghép giảm dần. Ở Khu III, sau một năm
kháng chiến, số lượng đảng viên tăng gấp 5 lần [113, tr.462] so với thời kỳ
tổng khởi nghĩa, là khu có có số đảng viên lớn nhất Bắc Bộ với 9.256 đồng
chí [190] và là khu có nhiều nhất số chi bộ lập được chi ủy [190]. Đội ngũ
28
cán bộ các khu cũng tăng khá, Khu III với 1.500 người, Khu II với 1.000
cán bộ [113, tr.385].
Với những kết quả đạt được trong công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ
các địa phương trên địa bàn Liên khu có bước phát triển mạnh mẽ, tạo điều
kiện lãnh đạo nhân dân trên địa bàn kháng chiến, chuẩn bị kháng chiến,
góp phần đánh bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp.
1.1.2.3. Chủ trương của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
về xây dựng Đảng
Bước sang năm 1948, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam
bước đầu giành được những thắng lợi quan trọng, tạo điều kiện để quân và
dân cả nước vững tin bước vào giai đoạn mới.
Đối với thực dân Pháp, sau thất bại ở Việt Bắc, thực dân Pháp quyết
định chuyển sang đánh kéo dài, bình định các vùng đông dân, nhiều của để
vơ vét sức người, sức của; dùng chiến tranh tổng lực kết hợp cả quân sự,
chính trị, kinh tế hòng đè bẹp cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
Với chủ trương chiến lược mới, địch tiến hành càn quét ác liệt vùng
đồng bằng Bắc Bộ, trọng tâm là địa bàn Liên khu III, đặc biệt là các địa
phương dọc đường 5, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, xung quanh các thành
phố, thị xã. Đầu năm 1948, địa bàn Liên khu III hình thành 2 vùng rõ rệt:
vùng tự do và vùng tạm bị địch chiếm. Vùng tạm bị địch chiếm gồm các
thành phố, thị xã và các vùng ven, phụ cận trên dưới 10 ki-lô-mét. Thực
dân Pháp coi Hà Nội là căn cứ đầu não tại Đông Dương để tiến hành chiến
tranh xâm lược, Hải Phòng là căn cứ hậu cần chủ yếu. Đó là những địa bàn
quan trọng bậc nhất trên chiến trường Bắc Bộ. Vùng đất ở đồng bằng còn
lại là vùng tự do, là hậu phương trực tiếp của cuộc kháng chiến trên địa bàn
Liên khu.
29
Đáp ứng yêu cầu lãnh đạo kháng chiến trong tình hình mới, tháng 1-
1948, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng mở rộng đề ra nhiệm vụ
mới. Nhiệm vụ xây dựng Đảng năm 1948 là:
Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên và củng cố Đảng, tích cực
gây cơ sở trong vùng địch kiểm soát, những nơi tập trung công nhân, các cơ
quan chuyên môn, chính quyền, trong bộ đội và dân quân; đặt công tác củng
cố thành vấn đề trọng yếu, củng cố các chi bộ để có thể tự động lãnh đạo
mọi mặt công tác. Chấn chỉnh bộ máy chỉ đạo và chuyên môn ở các cấp Hội
(Sau khi Đảng tuyên bố tự giải tán (11-11-1945), thực chất là rút vào hoạt
động bí mật, Đảng lấy tên mới là Hội những người nghiên cứu chủ nghĩa
Mác ở Đông Dương, gọi tắt là Hội). Trong 6 tháng, tiến hành bầu lại hết các
ban Huyện, Tỉnh, Khu ủy chính thức bằng đại biểu Hội nghị [114, tr.48].
Tập trung đào tạo cán bộ từ Trung ương tới cơ sở; chú ý đưa cán bộ
công nhân, phụ nữ tốt vào cơ quan lãnh đạo của Đảng; đào tạo cán bộ dân
tộc thiểu số và cán bộ người Công giáo; tăng cường giúp đỡ cán bộ công
tác trong các vùng khó khăn, nguy hiểm; đẩy mạnh công tác kiểm tra, kỷ
luật Đảng, mở rộng dân chủ và tích cực kiểm thảo, phê bình trong Đảng.
Công tác tư tưởng hướng vào giáo dục nội bộ nhằm gây ý thức giai
cấp, tinh thần kỷ luật và đạo đức cách mạng cho toàn thể hội viên (cán bộ,
đảng viên); làm cho hội viên nhận rõ âm mưu của kẻ thù; chống tư tưởng
thỏa hiệp với thực dân Pháp và khuynh hướng sợ Mỹ, thân Mỹ; nêu cao
tinh thần quyết tâm, đoàn kết chiến đấu, sẵn sàng hy sinh. Chú trọng đào
tạo cán bộ, bồi dưỡng lý luận; tuyên truyền chủ trương, chính sách của
Đảng. Các cấp ủy Hội từ Trung ương tới cơ sở phải tích cực chỉ trích (kiểm
thảo, phê bình), bài trừ thói cảm tình riêng, bỏ bệnh hẹp hòi, chủ nghĩa địa
phương, chủ nghĩa bè phái. Thực hiện sự thống nhất tư tưởng và hành động
giữa các cấp ủy Hội và các ngành hoạt động của Hội [114, tr.36, 37, 49].
30
Tháng 5-1948, Hội nghị Cán bộ Trung ương lần thứ IV (miền Bắc
Đông Dương) chủ trương phát triển Đảng ở những vị trí quân sự quan
trọng, đường giao thông, vùng dân tộc thiểu số, vùng địch kiểm soát, nhất
là trong các cơ sở kinh tế của địch, các công binh xưởng, các ngành chuyên
môn, chính quyền. Ở Liên khu III, trọng tâm phát triển là các đô thị lớn
như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương; các địa phương ven đường số 1, số 5;
vùng Công giáo và Mường Hòa Bình [114, tr.123].
Công tác củng cố, phát triển Đảng hướng vào xây dựng chi bộ tự
động công tác; kiện toàn cấp ủy các cấp; chú ý thành phần công nhân, phụ
nữ, dân tộc thiểu số. Chấn chỉnh Hội đoàn các cấp.
Công tác cán bộ nhằm vào nâng cao trình độ lý luận, văn hóa; điều
chỉnh, phân phối lại cán bộ. Liên khu III rút một số cán bộ huyện lên củng
cố Việt Bắc [114, tr.131].
Đẩy mạnh tự chỉ trích, chống bốn “bệnh nặng” nhất trọng Hội là: chia
rẽ; chủ quan; cô độc, hẹp hòi và địa phương chủ nghĩa; nêu cao khẩu hiệu
“Tất cả vì Hội”, “Tất cả cho Hội”. Đề cao kỷ luật Đảng [114, tr.132-134].
Củng cố Hội trong bộ đội. Hội trong bộ đội chịu quyền chỉ huy của
cấp bộ Hội tương đương, tránh lối coi tổ chức Hội trong bộ đội như một
đảng riêng. Phấn đấu tiến tới đại đội có chi bộ, trung đội có tiểu tổ.
Ngày 1-6-1948, Ban Thường vụ Trung ương ra Chỉ thị về thi đua xây
dựng Đảng trong thời gian 5 tháng. Phấn đấu đến hết thời hạn, đối với cấp
huyện: tăng 30% số lượng đảng viên so với tổng số 1.000 đảng viên của
các huyện hiện có, 20% số chi bộ phải đạt tự động được, huấn luyện 100%
đảng viên kể cả những đồng chí mới kết nạp [114, tr.149].
Tiếp đó, Hội nghị Cán bộ Trung ương lần thứ V (từ ngày 8 đến
ngày 16-8-1948) đề ra nhiệm vụ phát triển, củng cố Đảng theo phương
31
châm củng cố phải đi đôi với phát triển, thanh trừ đảng viên không xứng
đáng, đẩy mạnh phát triển Đảng, xây dựng chi bộ tự động, chấn chỉnh
công tác tổ chức, sửa đổi lề lối làm việc, tăng cường thực hiện chính sách
cán bộ [114, tr.286-290].
Bước sang năm 1950, cả nước tập trung thực hiện chủ trương của
Trung ương Đảng về tích cực chuẩn bị chuyển sang tổng phản công. Nghị
quyết Hội nghị toàn quốc lần thứ ba của Đảng Cộng sản Đông Dương từ
ngày 21-1 đến ngày 3-2-1950 xác định phương châm xây dựng Đảng lúc
này là: “củng cố nặng hơn phát triển, chất lượng phải trọng hơn số lượng”
[116, tr.217] các nhiệm vụ cần thực hiện là:
- Tăng cường công tác lý luận và chính trị, chỉnh đốn tổ chức, sửa
đổi lề lối làm việc của các cấp; đào tạo cán bộ lý luận, cán bộ chuyên môn
các cấp; mạnh dạn đề bạt cán bộ mới, giúp cán bộ cũ, có kế hoạch điều
động cán bộ, phân công công tác hợp lý [116, tr.214-218].
Triển khai chủ trương của Hội nghị toàn quốc lần thứ ba, ngày 1-5-
1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Nghị quyết Về cuộc vận động
“đào tạo cán bộ, học tập lý luận”. Đối tượng tham gia gồm cán bộ, đảng
viên toàn Đảng, chú trọng đặc biệt đội ngũ cán bộ trung cấp.
Trước tình trạng phát triển đảng viên không đảm bảo chất lượng,
thành phần phức tạp, nhiều đảng viên mắc khuyết điểm trầm trọng, tháng
6-1950, Trung ương chủ trương cần phải ngừng hẳn việc phát triển Đảng
cho tới Đại hội toàn quốc lần thứ hai để tập trung củng cố Đảng. Tháng 7-
1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Về cuộc vận động phê
bình và tự phê bình trong Đảng.
Khắc phục tình trạng cán bộ, đảng viên ở nhiều địa phương có
những nhận thức, tư tưởng sai lệch, năm 1950, trên Tạp chí Cộng sản,
32
Tổng Bí thư Trường Chinh viết bài “Nhận định đúng, hành động đúng” và
một số bài phê phán tư tưởng sai lệch của một số cấp ủy và một bộ phận
cán bộ, đảng viên hoặc nóng vội, đoản kỳ kháng chiến, muốn tổng phản
công ngay hoặc bi quan, dao động khi gặp khó khăn. Đồng chí vạch rõ
phương châm, hành động đúng đắn về tổng động viên và các nhiệm vụ
kháng chiến khác.
Nhằm tập trung cho công tác củng cố Đảng, chuẩn bị cho Đảng ra
hoạt động công khai, ngày 14-9-1950, Ban Thường vụ Trung ương ra Chỉ
thị Tạm ngừng kết nạp đảng viên mới trong toàn quốc. Chỉ thị nêu rõ:
“Trung ương quyết định tạm ngừng việc kết nạp đảng viên mới trong toàn
quốc để tập trung năng lực, phương tiện vào việc củng cố hàng ngũ, giáo
dục đảng viên làm cho Đảng thành một đảng mạnh mẽ theo đúng tinh thần
chủ nghĩa Mác-Lênin” [116, tr.482]. Chỉ thị nhấn mạnh: chỉ kết nạp những
trường hợp đặc biệt nhưng phải do tỉnh ủy chuẩn y và trong khi tạm ngừng
kết nạp đảng viên mới, phải hết sức chú trọng vấn đề chỉnh Đảng bằng việc
thực hiện tốt hai cuộc vận động “đào tạo cán bộ, học tập lý luận”, “phê
bình và tự phê bình” mà Trung ương đã đề ra.
Tháng 2-1951, trong bối cảnh cuộc kháng chiến đang diễn ra hết sức
quyết liệt, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương
được triệu tập. Đây là Đại hội đặc biệt quan trọng, quyết định nhiều chủ
trương lớn đối với sự phát triển của Đảng cũng như đối với sự nghiệp cách
mạng của đất nước.
Về công tác xây dựng Đảng, trên cơ sở khẳng định sự trưởng thành và
những kết quả đạt được, chỉ ra những khuyết điểm, hạn chế còn tồn tại trong
Đảng, Đại hội đưa ra những biện pháp sửa chữa, trong đó, “học tập chủ nghĩa,
dùi mài tư tưởng, nâng cao lý luận, chính đốn tổ chức - là những việc cần kíp
của Đảng” [117, tr.28]. Ngoài ra, phải củng cố mối liên hệ giữa Đảng và quần
33
chúng; đề cao tinh thần kỷ luật, nguyên tắc Đảng; mở rộng phong trào phê
bình, tự phê bình và tăng cường công tác kiểm tra [117, tr.29-30].
Đáp ứng yêu cầu lãnh đạo trong giai đoạn mới, phương châm xây dựng
Đảng được Đại hội xác định là: bồi dưỡng những ưu điểm, tẩy trừ những
khuyết điểm bằng cách xóa bỏ những mâu thuẫn: số lượng đảng viên tăng,
chất lượng đảng viên kém; đường lối chính trị đúng nhưng chính sách cụ thể
còn nhiều thiếu sót; nhiệm vụ của Đảng nặng nhưng trình độ lý luận và trình
độ chuyên môn của đảng viên còn non; nhu cầu chính trị của Đảng cao, năng
lực tổ chức của Đảng thấp; công việc mỗi ngày một nhiều, đào tạo cán bộ
không kịp. Muốn vậy, Đảng phải chú trọng bồi dưỡng, giáo dục, huấn luyện
mọi mặt; đẩy mạnh phê bình và tự phê bình; xúc tiến công tác tổ chức, ra sức
đào tạo cán bộ và duy trì thường xuyên chế độ kiểm tra [117, tr.163-164].
Về thành phần, Đảng sẽ kết nạp những công nhân, nông dân, lao động
trí óc thật hăng hái, thật giác ngộ cách mạng. Về lý luận, Đảng theo chủ nghĩa
Mác-Lênin. Về tổ chức, Đảng theo chế độ dân chủ tập trung. Về kỷ luật,
Đảng phải có kỷ luật sắt, đồng thời là kỷ luật tự giác. Về phát triển, Đảng
dùng lối phê bình và tự phê bình để giáo dục đảng viên. Mục đích trước mắt
của Đảng là đoàn kết và lãnh đạo toàn dân kháng chiến cho đến thắng lợi
hoàn toàn, tranh lại thống nhất, độc lập; lãnh đạo toàn dân thực hiện dân chủ
mới, xây dựng điều kiện để tiến đến chủ nghĩa xã hội [117, tr.37].
Điều lệ Đảng được thông qua tại Đại hội quy định chặt chẽ điều kiện
kết nạp đảng viên, tăng thêm thời hạn của đảng viên dự bị, chú trọng kết
nạp công nhân, bần cố nông.
Về hệ thống tổ chức của Đảng, Đại hội nhấn mạnh: “Tổ chức của Đảng
căn cứ vào đơn vị sản xuất, đơn vị công tác, hay đơn vị hành chính. Các đảng
bộ khi mới thành lập phải được cấp trên cách một cấp chuẩn y” [117, tr.451].
34
Toàn quốc có Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung
ương. Xứ, khu (hoặc liên khu) có đại hội đại biểu xứ, khu (hoặc liên khu)
và Ban Chấp hành xứ, khu (hoặc liên khu), (gọi tắt là xứ ủy, khu ủy, hoặc
liên khu ủy). Tỉnh thành có đại hội đại biểu tỉnh, thành và ban chấp hành
tỉnh, thành (gọi tắt là tỉnh ủy, thành ủy). Huyện, quận (trong thành phố), thị
xã có đại hội đại biểu huyện, quận, thị xã và ban chấp hành huyện, quận,
thị xã (gọi tắt là huyện ủy, quận ủy, thị ủy).
Về chi bộ, Điều lệ mới quy định: chi bộ đông đảng viên có thể tùy
điều kiện công việc hay địa thế mà chia ra tiểu tổ. Mỗi tiểu tổ có tổ trưởng.
Tổ trưởng làm việc dưới sự chỉ đạo của chi ủy. Ở những xã, xí nghiệp hoặc
khu phố mà số đảng viên quá đông, thì tùy theo đơn vị kinh tế, địa dư mà
tổ chức ra nhiều chi bộ. Mỗi chi bộ xí nghiệp nhiều nhất không nên quá 70
đảng viên. Mỗi chi bộ xã, khu phố nhiều nhất không nên quá 50 đảng viên.
Trên các chi bộ có ban chấp hành các xí nghiệp, xã, hoặc khu phố chỉ đạo.
Điều lệ cũng quy định việc cần thiết phải thành lập Ban kiểm tra từ
cấp Trung ương tới cấp tỉnh, thành; quy định rõ chế độ khen thưởng, kỷ
luật; quy định hệ thống tổ chức Đảng vùng địch, tổ chức Đảng trong quân
đội. Điều lệ nhấn mạnh nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc bất di
bất dịch trong mọi hoạt động của Đảng.
Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 29 đồng chí (19 ủy viên
chính thức và 10 ủy viên dự khuyết) [117, tr.478-479]. Ban Chấp hành
Trung ương bầu đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng, đồng chí
Trường Chinh làm Tổng Bí thư (Đến tháng 10-1956, do những sai lầm
trong cải cách ruộng đất nên đồng chí Trường Chinh thôi giữ chức Tổng Bí
thư, Chủ tịch Đảng Hồ Chí Minh kiêm Tổng Bí thư).
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng quyết định Đảng ra
công khai hoạt động, lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam. Đại hội đánh dấu
35
bước trưởng thành quan trọng của Đảng. Cùng với nhiều quyết sách quan
trọng, Đại hội quyết định xây dựng Đảng theo quan điểm đảng của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động. Những chủ trương, đường lối, nhiệm vụ
chính trị mà Đại hội đề ra là kim chỉ nam cho công tác xây dựng Đảng của
Đảng bộ Liên khu III trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến.
Ngày 29-12-1951, Ban Bí thư ra Chỉ thị Về cuộc vận động chấn
chỉnh Đảng. Ban Bí thư yêu cầu cấp uỷ các cấp, trong đó có Liên khu uỷ
III tiến hành cuộc vận động chấn chỉnh Đảng nhằm nâng cao trình độ tư
tưởng, ý thức công tác cho cán bộ, đảng viên; chỉnh đốn chi bộ nông thôn,
nhằm hai công tác chính:
- Đối với cán bộ, tiến hành cuộc chỉnh huấn ngắn kỳ, làm cho cán bộ
nhận rõ tình hình, nhiệm vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần phấn
đấu trường kỳ gian khổ, quyết tâm khắc phục khó khăn; chấp hành nghiêm
chỉnh mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ, tích cực phê
bình, tự phê bình, đoàn kết thống nhất nội bộ; quan hệ mật thiết, quan tâm
đến quyền lợi thiết thực của nhân dân; sửa chữa các “căn bệnh” cố hữu
trong Đảng.
- Đối với đảng viên các chi bộ nông thôn, vừa chỉnh huấn ngắn kỳ,
vừa chỉnh đốn tổ chức nhằm giáo dục cho đảng viên nhận rõ và làm đúng
nhiệm vụ của người đảng viên như Điều lệ mới đã quy định. Chỉnh đốn tổ
chức là cải thiện thành phần tổ chức của chi bộ, chi uỷ; thực hiện biên chế,
sắp xếp lại bộ máy và lề lối làm việc của chi bộ, chia lại chi bộ đông đảng
viên theo Điều lệ mới.
Hai công tác trên có quan hệ mật thiết với nhau nhưng công tác chỉnh
huấn cán bộ là công tác chính đầu tiên [117, tr.627-628].
Tháng 1-1952, Ban Tổ chức Trung ương gửi công điện cho Liên khu
uỷ III chỉ đạo công tác chỉnh huấn trên địa bàn. Bức công điện nêu rõ mục
36
đích của chỉnh huấn, phương pháp học tập, kế hoạch chỉnh huấn và hướng
dẫn công tác chỉnh đốn chi bộ.
Về mục đích chỉnh huấn, công điện nêu rõ: làm cho cán bộ các cấp
huyện, tỉnh, khu nhận thức rõ tình hình, nhiệm vụ; nâng cao ý thức phấn
đấu trường kỳ, gian khổ, tinh thần trách nhiệm đối với Đảng và nhân dân.
Phương pháp học tập phải học tập tài liệu kết hợp với phê bình, tự
phê bình. Tổ chức lớp học ngắn ngày, theo trình tự khu, tỉnh, huyện.
Sau khi chỉnh huấn cán bộ xong, tiến hành chỉnh đốn chi bộ nông
thôn, tập trung chỉnh đốn về tư tưởng và tổ chức. Chú trọng giáo dục cho
đảng viên nắm rõ và thực hiện đúng nhiệm vụ được giao; cải thiện thành
phần tổ chức của chi bộ; sắp xếp lại bộ máy, cải tiến lề lối làm việc; thực
hiện biên chế xã.
Bức công điện nêu rõ các bước chỉnh đốn và nhấn mạnh chỉnh đốn chi
bộ là một công tác phức tạp, do đó phải đào tạo cán bộ làm công tác này
nhằm đảm bảo lập trường, tác phong đúng đắn. Đồng thời, tùy hoàn cảnh
từng địa phương và khả năng của từng chi bộ mà thực hiện các bước cho
thích hợp. Ở vùng tạm bị địch chiếm và một số chi bộ vùng du kích, không
tổ chức học tập, kiểm thảo được thì có thể chỉ chấn chỉnh về tổ chức. Vùng
tự do cũng không nhất thiết phải chia lại chi bộ.
1.2. CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA ĐẢNG BỘ LIÊN KHU III TỪ
THÁNG 2-1948 ĐẾN THÁNG 5-1952
1.2.1. Đảng bộ Liên khu III xác định nhiệm vụ chính trị, cùng cả
nước đánh bại âm mưu bình định của thực dân Pháp
Ngay sau khi thành lập (tháng 2-1948), quán triệt chủ trương của
Trung ương Đảng, Đảng bộ Liên khu III đã triệu tập Hội nghị đại biểu
Liên khu, ra bản Đề cương “Chính sách và chủ trương trong Liên khu năm
37
1948”. Bản Đề cương, sau đó, được Hội nghị cán bộ Liên khu lần thứ nhất
(từ ngày 3 đến ngày 7-4-1948) thông qua. Bản Đề cương nêu rõ phương
hướng, nhiệm vụ, phương châm công tác của Liên khu trong năm 1948 với
tinh thần cơ bản là tự lập, tự túc, thực hiện chiến tranh nhân dân trên các
mặt quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, với phương châm “vừa
kháng chiến, vừa kiến quốc”.
Đối với vùng địch hậu, nhiệm vụ trọng tâm là tiến hành chiến tranh
du kích phá tề, trừ gian, nắm hội tề, lôi kéo thân binh, phá những nơi địch
chiếm đóng; kết hợp hoạt động quân sự với đấu tranh chính trị, “làm cho
Pháp thất bại trong việc dùng người Việt trị người Việt”; “tổ chức chính
quyền bí mật trong vùng địch kiểm soát”, “phát triển Hội trong vùng địch”
“phá hoại kinh tế địch” [8].
Đối với vùng tự do, nhiệm vụ trọng tâm là phát triển sản xuất, cải
tạo, kiến thiết nông thôn; xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang; thực
hiện tự do dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân… Đồng thời, tích cực rèn
luyện, phát triển du kích, chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu chống lại những
cuộc tấn công đánh vào vùng tự do của địch.
Công tác xây dựng Đảng tập trung phát triển đảng viên, đào tạo cán
bộ, củng cố Đảng, gây dựng cơ sở, đặc biệt trong vùng địch kiểm soát.
Nhiệm vụ chính trị mà bản Đề cương nêu ra là những định hướng cơ
bản để Đảng bộ Liên khu triển khai trong từng giai đoạn cụ thể của cuộc
kháng chiến.
Đến giữa năm 1948, cuộc kháng chiến có những chuyển biến quan
trọng. Chiến tranh du kích ngày càng phát triển mạnh mẽ, bước đầu làm
thất bại kế hoạch bình định của địch. Nhằm đẩy mạnh sự nghiệp kháng
chiến trên địa bàn, từ ngày 18 đến ngày 26-7-1948, Liên khu ủy triệu tập
38
Hội nghị đại biểu Liên khu lần thứ nhất, đề ra nhiệm vụ kháng chiến, kiến
quốc trên các mặt:
Về chính trị, tăng cường khối đoàn kết toàn dân; củng cố chính
quyền và các đoàn thể, nhất là cấp xã; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục
nhân dân tinh thần cảnh giác, đề phòng sự phá hoại của địch; củng cố mối
quan hệ Đảng - dân nhằm bảo vệ Đảng và phát huy cao độ sức mạnh của
các tầng lớp nhân dân đối với cuộc kháng chiến.
Về quân sự, đẩy mạnh các hoạt động quân sự, chú trọng xây dựng
làng kháng chiến, phát triển phong trào du kích chiến tranh tiêu diệt, tiêu
hao sinh lực địch; quấy rối, làm suy yếu tinh thần địch.
Về kinh tế, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp; phát triển công nghiệp,
nội thương, triệt để bao vây kinh tế địch.
Về văn hóa, tập trung chống nạn mù chữ thông qua việc chấn chỉnh
ngành tiểu học; gây phong trào đời sống mới trong nhân dân.
Hội nghị chủ trương đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, chú ý phát
triển vào vùng Công giáo, vùng dân tộc thiểu số, vùng địch kiểm soát, nhất
là các thành phố, thị xã.
Hội nghị bầu Ban Chấp hành Liên khu mới gồm 15 đồng chí, trong
đó có 3 đồng chí là Ủy viên dự khuyết [6].
Từ ngày 16 đến 24-7-1949, Hội nghị đại biểu Liên khu lần thứ hai
xác định nhiệm vụ của Liên khu trong Thu - Đông năm 1949, trong đó chú
trọng công tác vùng sau lưng địch với các nhiệm vụ: Đẩy mạnh các hoạt
động quân sự, hướng vào liên tiếp mở chiến dịch để phối hợp với chiến
trường Đông Bắc, Tây Bắc, giữ vững thế chủ động trên các mặt trận, giành
thắng lợi căn bản, đẩy mạnh chuẩn bị cho tổng phản công. Vùng địch tạm
chiếm tập trung triệt để bao vây, phá kinh tế địch; gây cơ sở, phát triển
phong trào chiến tranh du kích và đấu tranh chính trị.
39
Công tác xây dựng Đảng hướng trọng tâm vào nâng cao trình độ
chính trị, lý luận cho cán bộ, đảng viên; kiện toàn tổ chức, giữ vững kỷ
luật; đề cao phê bình và tự phê bình, trau dồi đạo đức cách mạng, sửa đổi
lề lối làm việc; đẩy mạnh đào tạo cán bộ dự trữ chuẩn bị cho tổng phản
công. Chú trọng công tác xây dựng Đảng trong vùng địch tạm chiếm,
hướng vào giữ vững, phát triển cơ sở Đảng, huấn luyện và giáo dục đảng
viên [12].
Hội nghị Cán bộ Liên khu uỷ III (từ ngày 21 đến ngày 30-3-1950)
ra Nghị quyết về nhiệm vụ của Liên khu năm 1950, xác định nhiệm vụ bao
trùm là phá kế hoạch chiếm đóng đồng bằng của địch, giành và giữ cho
được kho nhân lực, vật lực của Liên khu; hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị
chuyển mạnh sang tổng phản công. Nhiệm vụ trước mắt là xây dựng chủ
lực, phát triển chiến tranh nhân dân lên trình độ cao; tổng động viên nhân
tài, vật lực để chuẩn bị chiến trường; phá âm mưu chia rẽ lương, giáo, tăng
cường khối đại đoàn kết; cải thiện dân sinh, chú trọng thi hành chính sách
ruộng đất; giữ vững và phát triển cơ sở, rèn luyện cán bộ, giáo dục đảng
viên. Nhiệm vụ trọng tâm là chỉ đạo cuộc đấu tranh ở mặt trận sau lưng
địch; quyết định hướng hoạt động chính của Liên khu là địa bàn Tả ngạn,
trọng tâm là đường số 5 và cửa bể Hải Phòng [26].
Chiến tranh ngày càng khốc liệt, liên lạc giữa Liên khu ủy với các
tỉnh Tả ngạn sông Hồng hết sức khó khăn. Tháng 8-1950, theo chủ trương
của Trung ương, Hội nghị bất thường Liên khu ủy III quyết định thành lập
Phân khu ủy Tả ngạn, do đồng chí Lê Thanh Nghị, Phó Bí thư Liên khu ủy
III trực tiếp phụ trách. Phân khu ủy Tả ngạn có nhiệm vụ thay mặt Liên khu
ủy “giải quyết những vấn đề cần thiết chung cho các tỉnh Tả ngạn, trực tiếp
liên lạc với Trung ương và nhận mọi sự giúp đỡ của Trung ương” [27].
40
Cuối năm 1950, với chiến thắng Biên Giới Thu-Đông, quân và dân
ta đã giành được thế chủ động chiến lược; cả nước tích cực đẩy mạnh
chuẩn bị mọi mặt để chuyến sang giai đoạn tổng phản công. Đại hội đại
biểu lần thứ hai của Đảng (2-1951) xác định: “Nhiệm vụ kháng chiến của
dân tộc từ đây đến thắng lợi cuối cùng là hoàn thành việc chuẩn bị tổng
phản công và tổng phản công thắng lợi” [117, tr.112]. Muốn vậy, phải đẩy
mạnh cuộc chiến tranh nhân dân, đẩy mạnh đấu tranh trong vùng tạm bị
địch chiếm để phối hợp với cuộc kháng chiến chung của toàn quốc; “đề
cao công tác vùng địch ngang với công tác vùng tự do” [117, tr.144], thực
hiện tốt phương châm công tác vùng địch, đấu tranh chống những tư tưởng
sai lầm, những nhận thức chưa đúng trong cán bộ, đảng viên và trong một
số cấp ủy về quan điểm lãnh đạo chiến tranh nhân dân, về phương châm
của chiến tranh nhân dân và tư tưởng chủ quan, khinh địch, bi quan, sợ
Mỹ, ỷ lại, đoản kỳ kháng chiến.
Thực hiện chủ trương của Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng,
ngày 20-3-1951, Hội nghị cán bộ Liên khu III lần thứ ba ra Nghị quyết xác
định 10 nhiệm vụ của Liên khu, trong đó tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ xây
dựng, kiện toàn các lực lượng vũ trang; đẩy mạnh chiến tranh du kích kết
hợp với đấu tranh kinh tế, chính trị trong vùng địch chiếm đóng; tích cực
mở khu du kích trong lòng địch; phá ngụy quân, ngụy quyền; chuẩn bị liên
tục tác chiến, thường xuyên chuẩn bị chiến trường; củng cố, phát triển cơ
sở ở thành phố, thị xã, vùng Công giáo, đường 5, ven sông Hồng. Hội nghị
chủ trương tăng cường Đảng lãnh đạo quân sự; chuẩn bị cho Đảng bộ ra
công khai [31].
Tháng 4-1951, trước những sai lầm trong chủ trương đấu tranh của
Thành uỷ Hải Phòng, Thường vụ Liên khu ủy tổ chức cuộc họp với đại
biểu Thành ủy Hải Phòng, ra Nghị quyết chuyển hướng chỉ đạo công tác ở
41
Hải Phòng cho phù hợp với tình hình hiện tại. Nhiệm vụ chính của Hải
Phòng thời gian trước mắt được xác định là: tranh thủ nhân dân; gây cơ sở
trong các ngành quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa của địch; tích cực đào
tạo cán bộ hợp với công tác vùng bị chiếm đóng; thực hiện phương châm
“nuôi dưỡng và phát triển lực lượng” [181, tr.4].
Từ sau tháng 9-1951, thực hiện chủ trương Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng lần hai, căn cứ vào tình hình cụ thể trên địa bàn, Liên
khu ủy quyết định chỉ đạo kháng chiến theo hai phương thức ở hai vùng
(vùng tạm bị chiếm và vùng du kích).
Tháng 10-1951, Đảng bộ Liên khu III ra công khai. Đại diện Đảng
bộ ra mắt nhân dân gồm đồng chí Lê Thanh Nghị, Bí thư Liên khu ủy,
kiêm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến - Hành chính Liên khu; đồng chí Văn
Tiến Dũng, Đại đoàn trưởng Đại đoàn 320; đồng chí Vũ Thơ, Khu ủy
viên, phụ trách nông dân và đồng chí Dần. Trong buổi ra mắt, Đảng bộ
Liên khu đã trình bày trước nhân dân về tình hình, nhiệm vụ của địa
phương; những chủ trương của Đảng bộ đối với việc lãnh đạo kháng
chiến, kiến quốc. Đảng bộ Liên khu ra công khai đã gây được ảnh hưởng
mạnh mẽ trong nhân dân. Vai trò, uy tín của Đảng bộ Liên khu được củng
cố, đề cao, tạo điều kiện thuận lợi cho Đảng bộ Liên khu lãnh đạo quân và
dân trên địa bàn kháng chiến.
Hội nghị Liên khu ủy III, lần hai từ ngày 31-10 đến ngày 3-11-1951,
nhận định:
Trong thời gian tới, trên chiến trường Liên khu III địch sẽ đẩy
mạnh chiến tranh mọi mặt lên cao độ. Ta sẽ gặp nhiều khó khăn,
khu du kích có thể co hẹp lại. Nhân dân, cán bộ sẽ hoang mang. Cơ
sở Đảng có thể bị hao mòn, đảo lộn. Tư tưởng cầu an, thỏa hiệp có
thể nảy nở trong một số cán bộ, đảng viên và quần chúng [33, tr.5].
42
Từ nhận định trên, Hội nghị chủ trương: tranh thủ nhân dân, củng cố
cơ sở quần chúng trong vùng địch hậu; xây dựng lực lượng; củng cố khu
du kích, căn cứ du kích; chú trọng xây dựng du kích xã, du kích thôn, xóm
trong khu du kích và căn cứ du kích; đẩy mạnh hơn nữa chiến tranh du
kích, vận động ngụy quân, đấu tranh kinh tế với địch. Hội nghị nhấn mạnh
nhiệm vụ quan trọng lúc này là tích cực tuyên truyền, giáo dục cán bộ,
đảng viên, quần chúng về tình hình, nhiệm vụ.
Về nhiệm vụ xây dựng Đảng, Hội nghị yêu cầu phải củng cố cơ sở
Đảng; giáo dục cán bộ, đảng viên; lấy công tác chiến đấu, sản xuất, thuế
nông nghiệp để chỉnh đốn tư tưởng. Thực hiện kết nạp đảng viên, đặc
biệt ở những nơi chưa có cơ sở Đảng hoặc có nhưng còn yếu; xây dựng
tác phong làm việc, đẩy mạnh phê bình và tự phê bình; chú trọng công
tác bảo vệ cán bộ vùng địch chiếm đóng; chỉnh huấn cán bộ căn cứ khu.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng vai trò lãnh đạo và chính
sách của Đảng.
Trong các nhiệm vụ trên, nhiệm vụ tranh thủ nhân dân, củng cố phát triển
cơ sở là nhiệm vụ chính nhằm giải quyết tốt các công tác khác [33, tr.19].
Đáp ứng yêu cầu lãnh đạo kháng chiến ở các tỉnh Tả ngạn sông
Hồng trong tình hình chiến tranh ngày càng khốc liệt, ngày 7-11-1951,
Liên khu ủy ra quyết định thành lập Ban Cán sự Tả ngạn gồm: đồng chí
Đỗ Mười, Ủy viên Thường vụ Liên khu ủy là Bí thư và các đồng chí
Hoàng Bá Sơn, Đặng Tính, Nguyễn Khai, Nguyễn Năng Hách, Trần Trọng
Hà (Lê Xuân Thinh) và Lê Tự là ủy viên.
Như vậy, đến tháng 11-1951, sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc của
Liên khu III do Liên khu ủy III lãnh đạo các tỉnh Hữu ngạn; Ban Cán sự
Tả ngạn, thay mặt Liên khu ủy III lãnh đạo các tỉnh Tả ngạn.
43
Sau chiến dịch Hòa Bình Đông - Xuân 1951-1952, thực dân Pháp
tập trung lực lượng mở những cuộc càn quét lớn hòng chiếm lại những vị
trí đã mất ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ, giành lại quyền chủ động chiến
lược. Trước tình hình đó, Đảng bộ Liên khu xác định nhiệm vụ của địa
phương năm 1952 là đẩy mạnh chiến tranh du kích, chống chính sách bắt
lính mở rộng quân đội và chính sách vơ vét, bóc lột kinh tế của địch; bồi
dưỡng lực lượng kháng chiến. Các công tác chính là: sản xuất, tiết kiệm;
đẩy mạnh công tác vùng sau lưng địch; chỉnh quân, chỉnh Đảng.
Tháng 2-1952, Liên khu ủy tổ chức Hội nghị chuyên đề xây dựng,
củng cố khu du kích, căn cứ du kích ở vùng sau lưng địch. Hội nghị chủ
trương kiện toàn cấp ủy các cấp, chính quyền ở các huyện, xã mới được
giải phóng, phát triển dân quân du kích; xác định nhiệm vụ chính của Liên
khu là tranh thủ nhân dân, trong đó, vận động đồng bào có đạo, chống
chính sách chia rẽ lương - giáo của địch là vấn đề trọng yếu.
Với việc xác định rõ nhiệm vụ chính trị, từ năm 1948 đến tháng 4-
1952, Đảng bộ Liên khu đã lãnh đạo quân và dân trên địa bàn thực hiện có
hiệu quả những mục tiêu và nhiệm vụ chính trị đề ra.
Trên mặt trận kinh tế, Liên khu ủy đã lãnh đạo nhân dân các vùng tự
do, vùng căn cứ du kích, khu du kích thi đua sản xuất. Tổng sản lượng lúa
năm 1949 đạt 221.050 tấn, các hoa màu khác bội thu, cây công nghiệp
cũng tăng nhiều về diện tích và năng suất. Năm 1948, vùng tự do, du kích
tỉnh Thái Bình cung cấp 5.816 tấn thóc cho Trung ương và các tỉnh bạn.
Các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên cũng cung cấp hàng nghìn tấn [131,
tr.159]. Cuối năm 1950, Liên khu thu được trên 17.465 tấn, 68.244.916
đồng Việt Nam và 80.000 đồng Đông Dương; giảm tô được 75%; giảm tức
thực hiện theo đúng thể lệ của chính quyền; tạm cấp 1.071 mẫu đất cho
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY

More Related Content

Similar to Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY

Tcdb014 duong loi cm cua dang csvn
Tcdb014 duong loi cm cua dang csvnTcdb014 duong loi cm cua dang csvn
Tcdb014 duong loi cm cua dang csvnVũ Phạm Quang
 
chuong-mo-dau.pptx
chuong-mo-dau.pptxchuong-mo-dau.pptx
chuong-mo-dau.pptxNguynMaiHin
 
3. Tuần 1.1. Slide LSĐCSVN - Chương mở đầu.pdf
3. Tuần 1.1. Slide LSĐCSVN - Chương mở đầu.pdf3. Tuần 1.1. Slide LSĐCSVN - Chương mở đầu.pdf
3. Tuần 1.1. Slide LSĐCSVN - Chương mở đầu.pdfquangquang1534
 
sách GIÁO TRÌNH về LỊCH SỬ ĐẢNG Cộng Sản Việt Nam .doc
sách GIÁO TRÌNH về LỊCH SỬ ĐẢNG Cộng Sản Việt Nam .docsách GIÁO TRÌNH về LỊCH SỬ ĐẢNG Cộng Sản Việt Nam .doc
sách GIÁO TRÌNH về LỊCH SỬ ĐẢNG Cộng Sản Việt Nam .doclethianhmai230205
 
GT LSĐ,1.8.19, Khchuyên, SauNThuNN-đã chuyển đổi.pdf
GT LSĐ,1.8.19, Khchuyên, SauNThuNN-đã chuyển đổi.pdfGT LSĐ,1.8.19, Khchuyên, SauNThuNN-đã chuyển đổi.pdf
GT LSĐ,1.8.19, Khchuyên, SauNThuNN-đã chuyển đổi.pdfLinh64KD2NguynThPhng
 
GT TT HCM chương 1,2,3.pdf
GT TT HCM chương 1,2,3.pdfGT TT HCM chương 1,2,3.pdf
GT TT HCM chương 1,2,3.pdfHeulwenGo
 
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam [Bộ GD&ĐT, CTQG 2021].pdf
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam [Bộ GD&ĐT, CTQG 2021].pdfGiáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam [Bộ GD&ĐT, CTQG 2021].pdf
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam [Bộ GD&ĐT, CTQG 2021].pdfNguynHoiNam65
 
tu-tuong-ho-chi-minh-ve-thoi-ky-qua-do-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-nuoc-ta.pdf
tu-tuong-ho-chi-minh-ve-thoi-ky-qua-do-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-nuoc-ta.pdftu-tuong-ho-chi-minh-ve-thoi-ky-qua-do-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-nuoc-ta.pdf
tu-tuong-ho-chi-minh-ve-thoi-ky-qua-do-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-nuoc-ta.pdfPHANTON20
 
mau-slide-powerpoint-danh-cho-mon-lich-su_105839.pptx
mau-slide-powerpoint-danh-cho-mon-lich-su_105839.pptxmau-slide-powerpoint-danh-cho-mon-lich-su_105839.pptx
mau-slide-powerpoint-danh-cho-mon-lich-su_105839.pptxGipHong12
 
Tai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvn
Tai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvnTai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvn
Tai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvnVân Candy
 
Tai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvn
Tai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvnTai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvn
Tai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvnPhi Phi
 
Gt. tthcm 2019
Gt. tthcm   2019Gt. tthcm   2019
Gt. tthcm 2019TrnKhnhH1
 

Similar to Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY (20)

Luận án: Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, HAY
Luận án: Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, HAYLuận án: Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, HAY
Luận án: Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, HAY
 
Tcdb014 duong loi cm cua dang csvn
Tcdb014 duong loi cm cua dang csvnTcdb014 duong loi cm cua dang csvn
Tcdb014 duong loi cm cua dang csvn
 
chuong-mo-dau.pptx
chuong-mo-dau.pptxchuong-mo-dau.pptx
chuong-mo-dau.pptx
 
3. Tuần 1.1. Slide LSĐCSVN - Chương mở đầu.pdf
3. Tuần 1.1. Slide LSĐCSVN - Chương mở đầu.pdf3. Tuần 1.1. Slide LSĐCSVN - Chương mở đầu.pdf
3. Tuần 1.1. Slide LSĐCSVN - Chương mở đầu.pdf
 
Đấu tranh ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ
Đấu tranh ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống MỹĐấu tranh ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ
Đấu tranh ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ
 
sách GIÁO TRÌNH về LỊCH SỬ ĐẢNG Cộng Sản Việt Nam .doc
sách GIÁO TRÌNH về LỊCH SỬ ĐẢNG Cộng Sản Việt Nam .docsách GIÁO TRÌNH về LỊCH SỬ ĐẢNG Cộng Sản Việt Nam .doc
sách GIÁO TRÌNH về LỊCH SỬ ĐẢNG Cộng Sản Việt Nam .doc
 
GT LSĐ,1.8.19, Khchuyên, SauNThuNN-đã chuyển đổi.pdf
GT LSĐ,1.8.19, Khchuyên, SauNThuNN-đã chuyển đổi.pdfGT LSĐ,1.8.19, Khchuyên, SauNThuNN-đã chuyển đổi.pdf
GT LSĐ,1.8.19, Khchuyên, SauNThuNN-đã chuyển đổi.pdf
 
GT TT HCM chương 1,2,3.pdf
GT TT HCM chương 1,2,3.pdfGT TT HCM chương 1,2,3.pdf
GT TT HCM chương 1,2,3.pdf
 
Phong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống Mỹ
Phong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống MỹPhong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống Mỹ
Phong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống Mỹ
 
Luận án: Cách mạng tháng Tám 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
Luận án: Cách mạng tháng Tám 1945 ở các tỉnh Bắc Trung BộLuận án: Cách mạng tháng Tám 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
Luận án: Cách mạng tháng Tám 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
 
chuong-mo-dau.pptx
chuong-mo-dau.pptxchuong-mo-dau.pptx
chuong-mo-dau.pptx
 
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộcLuận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
Luận án: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc
 
CHUONG MO DAU.pdf
CHUONG MO DAU.pdfCHUONG MO DAU.pdf
CHUONG MO DAU.pdf
 
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam [Bộ GD&ĐT, CTQG 2021].pdf
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam [Bộ GD&ĐT, CTQG 2021].pdfGiáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam [Bộ GD&ĐT, CTQG 2021].pdf
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam [Bộ GD&ĐT, CTQG 2021].pdf
 
tu-tuong-ho-chi-minh-ve-thoi-ky-qua-do-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-nuoc-ta.pdf
tu-tuong-ho-chi-minh-ve-thoi-ky-qua-do-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-nuoc-ta.pdftu-tuong-ho-chi-minh-ve-thoi-ky-qua-do-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-nuoc-ta.pdf
tu-tuong-ho-chi-minh-ve-thoi-ky-qua-do-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-nuoc-ta.pdf
 
mau-slide-powerpoint-danh-cho-mon-lich-su_105839.pptx
mau-slide-powerpoint-danh-cho-mon-lich-su_105839.pptxmau-slide-powerpoint-danh-cho-mon-lich-su_105839.pptx
mau-slide-powerpoint-danh-cho-mon-lich-su_105839.pptx
 
Tai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvn
Tai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvnTai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvn
Tai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvn
 
Tai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvn
Tai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvnTai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvn
Tai lieu huongdandttx_mon_duongloi_cm_cua_dcsvn
 
Chuong nhap mon.ppt
Chuong nhap mon.pptChuong nhap mon.ppt
Chuong nhap mon.ppt
 
Gt. tthcm 2019
Gt. tthcm   2019Gt. tthcm   2019
Gt. tthcm 2019
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxGingvin36HC
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareHuyBo25
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 

Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ XUÂN C¤NG T¸C X¢Y DùNG §¶NG CñA §¶NG Bé LI£N KHU III Tõ N¡M 1948 §ÕN N¡M 1954 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2015
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ XUÂN C¤NG T¸C X¢Y DùNG §¶NG CñA §¶NG Bé LI£N KHU III Tõ N¡M 1948 §ÕN N¡M 1954 Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số : 62 22 03 15 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS NGUYỄN MẠNH HÀ 2. TS NGUYỄN BÌNH HÀ NỘI - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Xuân
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6 Chương 1: XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG, TỔ CHỨC, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU LÃNH ĐẠO KHÁNG CHIẾN TRONG TÌNH HÌNH MỚI (2/1948 - 5/1952) 18 1.1. Tình hình xây dựng Đảng trên địa bàn Liên khu III trước tháng 2-1948 và chủ trương của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng 18 1.2. Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ tháng 2-1948 đến tháng 5-1952 36 Chương 2: XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ VỮNG MẠNH, ĐẢM BẢO LÃNH ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN ĐẾN THẮNG LỢI (5/1952 - 7/1954) 69 2.1. Chủ trương mới của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng 69 2.2. Đảng bộ Liên khu III tăng cường xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức (5/1952 - 7/1954) 74 Chương 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 103 3.1. Nhận xét 103 3.2. Một số kinh nghiệm 128 KẾT LUẬN 141 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 145 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 146 PHỤ LỤC 165
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tàì Công tác xây dựng Đảng có vai trò quan trọng, quyết định năng lực và sức chiến đấu của Đảng. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn coi trọng và thường xuyên tiến hành công tác xây dựng Đảng. Do đó, Đảng không ngừng trường thành và lãnh đạo cách mạng thành công. Đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ trên con đường đổi mới, hội nhập, muốn giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới tiến lên, xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức trở thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách. Nghiên cứu, đúc rút và vận dụng kinh nghiệm về công tác xây dựng Đảng trong lịch sử góp phần đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cấp bách đó. Công tác xây dựng Đảng trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp để lại nhiều bài học, kinh nghiệm quý báu, cả thành công và những hạn chế. Việc nghiên cứu, tổng kết, đánh giá công tác xây dựng Đảng thời kỳ này là một yêu cầu khách quan nhằm làm sáng rõ lịch sử của Đảng, có ý nghĩa thiết thực phục vụ công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng hiện nay. Thực tiễn phong phú của quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng nói chung và xây dựng Đảng nói riêng đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, đến nay, còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục luận giải và làm sáng tỏ thêm. Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954 là một trong những vấn đề đó. Là địa bàn chiến lược quan trọng, Liên khu III không chỉ trực tiếp chiến đấu, xây dựng, bảo vệ quê hương mà còn có nhiệm vụ chi viện sức người, sức của cho chiến trường cả nước. Do đó, công tác xây dựng Đảng
  • 6. 2 của Đảng bộ Liên khu thời kỳ này cũng hết sức khó khăn, phức tạp. Ở đó, Đảng bộ Liên khu đã có những sáng tạo, những quyết định đúng đắn trong việc đề chủ trương và tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Thực tiễn phong phú về quá trình Đảng bộ Liên khu tiến hành công tác xây dựng Đảng trong cuộc kháng chiến, đến nay, chưa được quan tâm nghiên cứu toàn diện, hệ thống và thấu đáo. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài "Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954" làm đề tài luận án tiến sĩ nhằm tái hiện quá trình hình thành, phát triển của Đảng bộ Liên khu III trong cuộc kháng chiến; khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo; những đóng góp của Đảng bộ, của quân và dân Liên khu III trong công tác xây dựng Đảng; đúc kết những kinh nghiệm có thể vận dụng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án còn góp phần làm phong phú thêm kho tàng lịch sử công tác xây dựng Đảng của Đảng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Nghiên cứu, phục dựng, làm sáng tỏ quá trình xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954; tổng kết, đúc rút những kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu nhằm phục vụ công tác xây dựng Đảng hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ - Sưu tầm, hệ thống hóa tư liệu về công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954. - Phân tích làm rõ chủ trương của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng nói chung và đối với công tác xây dựng Đảng ở Liên khu III nói riêng từ năm 1948 đến năm 1954.
  • 7. 3 - Tái hiện quá trình Đảng bộ Liên khu III lãnh đạo, thực hiện công tác xây dựng Đảng trên các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức từ năm 1948 đến năm 1954. - Nêu bật những kết quả đạt được; chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm; đúc kết những kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận, thực tiễn qua thực tiễn công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu hoạt động xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III: chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ Liên khu đối với nhiệm vụ xây dựng Đảng và những kết quả đạt được. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án nghiên cứu chủ trương xây dựng Đảng của Trung ương Đảng và quá trình Đảng bộ Liên khu III triển khai thực hiện công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức từ tháng 2-1948 đến 7-1954 trên địa bàn Liên khu III. - Về không gian: + Từ tháng 2-1948 đến tháng 5-1952, gồm địa bàn 11 tỉnh, thành phố: Hải Kiến, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hà Đông, Sơn Tây, Ninh Bình, Hòa Bình và Hà Nội. (Tháng 12-1948, tỉnh Hải Kiến tách thành thành phố Hải Phòng và tỉnh Kiến An. Ngày 11-5-1949, Hà Nội tách khỏi Liên khu III thành Đặc khu, do Trung ương Đảng trực tiếp chỉ đạo). + Từ tháng 5-1952 đến tháng 7-1954, gồm địa bàn 6 tỉnh, thành phố: Nam Định, Hà Nam, Hà Đông, Sơn Tây, Ninh Bình và Hòa Bình - Về thời gian: Từ khi thành lập Liên khu III (tháng 2-1948) đến khi Hiệp định Genève (Giơ-ne-vơ) được ký kết tháng 7-1954.
  • 8. 4 4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Tác giả luận án vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng về xây dựng Đảng làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu. 4.2. Nguồn tài liệu Luận án sử dụng các nguồn tài liệu sau: - Các Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc; các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban Thường vụ Trung ương (sau Đại hội II là Bộ Chính trị), Ban Bí thư, Liên khu uỷ III, các tỉnh uỷ, thành uỷ trên địa bàn Liên khu III về công tác xây dựng Đảng từ năm 1948 đến năm 1954 đã được công bố trong Văn kiện Đảng toàn tập hoặc hiện lưu tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng; Phòng Tư liệu Viện Lịch sử Đảng và các cơ quan lưu trữ khác. - Báo cáo tổng kết của Trung ương, Liên khu uỷ III, các tỉnh ủy, thành uỷ, các cơ quan chính quyền các địa phương trên địa bàn về quá trình lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ cách mạng nói chung và công tác xây dựng Đảng nói riêng - Sách lịch sử Đảng bộ các địa phương thuộc địa bàn Liên khu III đã xuất bản; hồi ký của các nhân chứng lịch sử có liên quan đến đề tài luận án. - Các bài nói, bài viết của một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ, lãnh đạo Liên khu III về công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Luận án cũng kế thừa những kết quả khoa học từ các công trình, đề tài đã công bố về xây dựng Đảng, lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc, lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và một số sách, báo, tạp chí có liên quan đến công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp.
  • 9. 5 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc là chủ yếu, trong đó, chương 1 và chương 2 sử dụng phương pháp lịch sử, chương 3 sử dung phương pháp logic; đồng thời, sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, chú trọng phương pháp phê phán sử liệu và phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học lịch sử Đảng là lấy tài liệu gốc của Đảng làm cơ sở đối chiếu với sự kiện, nhân vật lịch sử trong thực tiễn để tái hiện lại quá trình Đảng bộ Liên khu III lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng Đảng từ năm 1948 đến năm 1954. Luận án cũng được xây dựng trên cơ sở khảo sát thực tế tại một số địa phương thuộc địa bàn Liên khu III trước đây. 5. Đóng góp của luận án 5.1. Về tư liệu Sưu tầm, tập hợp, thẩm định khối tư liệu, tài liệu, nhất là tư liệu gốc về công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954, trong đó có nhiều sử liệu mới 5.2. Về nội dung Kết quả nghiên cứu của luận án giúp cho người đọc thấy rõ quá trình Đảng bộ Liên khu III lãnh đạo, thực hiện công tác xây dựng Đảng từ năm 1948 đến năm 1954; vai trò của công tác xây dựng Đảng đối với sự nghiệp lãnh đạo kháng chiến, kiến quốc của Đảng bộ Liên khu; góp phần làm phong phú, toàn diện và sâu sắc hơn công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; cung cấp thêm những luận cứ khoa học phục vụ công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương, 6 tiết.
  • 10. 6 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Cho đến nay, công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954 được đề cập ở những mức độ, phạm vi, góc độ khác nhau trong một số công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc, lịch sử quân sự, lịch sử các ban, ngành, đoàn thể Trung ương và lịch sử Đảng bộ; các ban, ngành, đoàn thể địa phương. 1.1. Những công trình nghiên cứu chung về Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và công tác xây dựng Đảng Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, sơ thảo, tập 1 (1920-1954) [147], là công trình lịch sử chính thức của Đảng về thời kỳ Đảng thành lập, lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Công trình đã tái hiện một cách sinh động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, trình bày một số nét cơ bản về công tác xây dựng Đảng nói chung về các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức. Khi trình bày những vấn đề lịch sử chung của Đảng, cuốn sách đã đề cập đến một vài khía cạnh liên quan đến công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III. Cuốn Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập III: Đảng lãnh đạo kháng chiến và kiến quốc (1945-1954) [129], viết theo thể loại biên niên, phản ánh phong phú hoạt động của Đảng trong kháng chiến chống thực dân Pháp, trong đó có công tác xây dựng Đảng của toàn Đảng. Trong các hoạt động chung, công trình cung cấp một vài sự kiện, số liệu, chủ trương có liên qua đến công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu. Ba cuốn: Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945-1954, tập I [187]; Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
  • 11. 7 xâm lược 1945-1954, tập II [186]; 50 năm Quân đội nhân dân Việt Nam [188], ở mức độ nhất định, đề cập một số hoạt động liên quan đến công tác xây dựng Đảng nói chung trong cuộc kháng chiến; trong đó phản ánh một vài khía cạnh về giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên trong quân đội. Lịch sử công tác đảng công tác chính trị chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ 1945-1975 [189], phản ánh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và chiến sĩ trong quân đội trong các chiến dịch. Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và bài học [105] của Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị đã tổng kết những thắng lợi của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân qua các giai đoạn của cuộc kháng chiến, rút ra một số bài học, kinh nghiệm về xây dựng Đảng có liên quan đến công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III. Cuốn Sơ thảo lược sử công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam 1930-2000 [106], Lịch sử biên niên công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam (1925-1954) [107] phản ánh công tác lãnh đạo tư tưởng của Đảng từ năm 1925 đến năm 2000, trong đó đề cập đến một số sự kiện liên quan trực tiếp tới công tác lãnh đạo tư tưởng của Đảng bộ Liên khu III, của một số tỉnh uỷ, thành uỷ thuộc Liên khu trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Công trình Lịch sử công tác tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2000) [184] nghiên cứu chủ trương, đường lối của Đảng về công tác tổ chức và quá trình hình thành, phát triển hệ thống tổ chức của Đảng từ năm 1930 đến năm 2000. Khi đề cập đến công tác tổ chức của Đảng bộ Liên khu III trong kháng chiến chống thực dân Pháp, công trình đã đưa ra
  • 12. 8 một vài số liệu về phát triển đảng viên, xây dựng cơ sở, mở lớp huấn luyện của một vài tỉnh trên địa bàn Liên khu. Công trình Đảng Cộng sản Việt Nam, những vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng của GS, TS Mạch Quang Thắng [178] trình bày một cách hệ thống, sâu sắc các vấn đề xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, gợi mở định hướng nghiên cứu chung cho đề tài luận án. Cuốn Lịch sử công tác xây dựng Đảng (1930-2011) của PGS,TS Nguyễn Trọng Phúc [174], trình bày quá trình xây dựng Đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời đến năm 2011. Công trình phản ánh rõ quan điểm, chủ trương, nội dung xây dựng Đảng của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Công trình Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân Việt Nam (1930-1995) [167], do PGS, TS Trịnh Nhu chủ biên, phản ánh phong trào nông dân trong cả nước nói chung, ở các tỉnh Liên khu III nói riêng, trong đó đề cập đến một vài khía cạnh liên quan đến công tác xây dựng Đảng của một số địa phương trên địa bàn Liên khu. Trên Tạp chí Lịch sử Đảng đăng tải một số bài nghiên cứu đề cập đến vấn đề xây dựng Đảng nói chung và xây dựng Đảng của một số Đảng bộ Liên khu nói riêng. Điển hình là bài viết của GS Đậu Thế Biểu “Những kinh nghiệm về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam qua 70 năm hoạt động của Đảng” [109]; bài viết của TS Nguyễn Quý “Bài học về xây dựng Đảng trong thời kỳ Cách mạng Tháng Tám (1945) soi sáng công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ đổi mới” [112]; bài viết của Nguyễn Danh Lợi “Công tác xây dựng Đảng và củng cố tổ chức Đảng ở Liên khu IV thời kỳ 1945- 1950” [157]; bài viết của Nguyễn Thị Kim Thanh “Về công tác phát triển đảng vùng có đồng bào Công giáo (thời kỳ 1945-1975)” [177]; bài viết của Nguyễn Quang Hòa “Một số vấn đề về công tác xây dựng Đảng của Đảng
  • 13. 9 bộ Liên khu V (1949-1951)” [127]; bài viết của Nguyễn Ngọc Mão “Một số kinh nghiệm từ công tác xây dựng Đảng ở Tây Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp” [160] v.v.. Đề tài khoa học cấp Nhà nước Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập I (1930-1954) [170] do GS, TS Trịnh Nhu làm Chủ nhiệm. Trong khi phản ánh sự ra đời của Đảng và quá trình Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền, kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đề tài đề cập đến công tác xây dựng Đảng của toàn Đảng, trong đó đề cập một vài khía cạnh, số liệu về phát triển đảng viên của Đảng bộ Liên khu III trong kháng chiến. Những nhận định, đánh giá về công tác lãnh đạo của Đảng, công tác xây dựng Đảng thể hiện trong đề tài phần nào có ý nghĩa cho việc đối chiếu, tổng kết, rút ra những nét riêng trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu. Đề tài khoa học cấp bộ Đảng lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954) [110] do TS Nguyễn Bình làm Chủ nhiệm nghiên cứu về công tác xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng trong cuộc kháng chiến. Đề tài tập trung trình bày quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức Đảng từ Trung ương đến địa phương; trong đó điểm một vài nét về công tác xây dựng tổ chức của một số Liên khu, tỉnh, thành phố điển hình. Công tác xây dựng tổ chức của Đảng bộ Liên khu III, ở một vài thời điểm, đề tài đưa ra một vài số liệu về số lượng chi bộ, đảng viên của Liên khu. Căn cứ vào những số liệu về tổ chức Đảng mà đề tài đưa ra, tác giả luận án có điều kiện lựa chọn những những số liệu đáng tin cậy; và cũng là một cơ sở góp phần giúp tác giả so sánh, rút ra một vài điểm giống, khác nhau về công tác xây dựng tổ chức giữa Liên khu III với các Liên khu khác.
  • 14. 10 Các bài nghiên cứu trên đều phản ánh những khía cạnh công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức nói chung; công tác xây dựng Đảng của các Liên khu nói riêng; nêu lên một số kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của toàn Đảng cũng như kinh nghiệm xây dựng Đảng của một số đảng bộ địa phương. Điều đó giúp tác giả luận án nghiên cứu trên nhiều khía cạnh liên quan đến chủ đề của luận án. 1.2. Những công trình nghiên cứu chung về Liên khu III Trong một số sách viết về Liên khu III, ở những mức độ khác nhau, công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu trong kháng chiến chống thực dân Pháp đã được đề cập đến. Phải kể đến các công trình như: Cuốn Quân khu Ba - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp [112]; cuốn Lịch sử kháng chiến chống Pháp Khu Tả ngạn sông Hồng 1945-1955 [130]; cuốn Mấy vấn đề lớn ở Khu Tả ngạn sông Hồng trong kháng chiến chống Pháp 1945-1955 [131]; cuốn Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Liên khu III (1945-1955) [111]. Bốn công trình lịch sử quan trọng đó đã dựng lại một cách chân thực, khá toàn diện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng bộ, của quân và dân Liên khu III; trong đó trình bày tương đối phong phú về tình hình Liên khu qua các giai đoạn lịch sử; chủ trương kháng chiến, kiến quốc của Liên khu ủy III, của cấp ủy các tỉnh, thành; phong trào đấu tranh trên các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa và những kết quả đạt được; chỉ ra một số hạn chế, khuyết điểm trong công tác chỉ đạo kháng chiến, kiến quốc; đưa ra một vài số liệu về công tác phát triển đảng viên, đào tạo cán bộ của Đảng bộ Liên khu. Đây là một trong những cơ sở quan trọng để tác giả luận án tham khảo, phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế và những kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu thời kỳ này.
  • 15. 11 Cuốn Đảng lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc Bộ (1946-1954) [125] do PGS, TS Vũ Quang Hiển chủ biên. Cuốn sách nghiên cứu sâu về chủ trương, quá trình tổ chức thực hiện, những kết quả đạt được của quân và dân đồng bằng Bắc Bộ trên mặt trận chiến tranh du kích trong cuộc kháng chiến. Trong những năm tháng nóng bỏng trên chiến trường Liên khu III, công tác lãnh đạo và phong trào chiến tranh du kích vùng sau lưng địch được phản ánh đậm nét. Những thành công, chưa thành công trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phong trào chiến tranh du kích của các Đảng bộ trên địa bàn sẽ là một cơ sở để tác giả luận án đánh giá phần nào những thành công, hạn chế trong xác định nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ Liên khu. Phần nhận xét, đánh giá của công trình đề cập một vài khái cạnh liên quan đến công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu, có thể tham khảo phục vụ việc tổng kết, đánh giá công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu. Những kết quả của phong trào chiến tranh du kích mà công trình thể hiện còn giúp cho tác giả luận án nhận thức rõ hơn vai trò quan trọng của công tác xây dựng Đảng đối với sự nghiệp kháng chiến trên địa bàn; hiểu rõ sự chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cấp bộ Đảng ở Bắc Bộ, trong đó có Đảng bộ Liên khu III. Đề tài khoa học cấp bộ Vai trò của Liên khu uỷ III trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và trong những năm đầu xây dựng, củng cố miền Bắc [175] do TS Nguyễn Quý làm Chủ nhiệm đã trình bày sự lãnh đạo của Liên khu ủy III đối với công cuộc kháng chiến, kiến quốc của quân và dân Liên khu từ tháng 2-1948 đến tháng 7-1954. Đề tài khái quát một số nét cơ bản về sự ra đời của Liên khu ủy III; dựng lại quá trình Liên khu ủy III lãnh đạo quân và dân trên địa bàn kháng chiến chống địch đánh chiếm đồng bằng; xây dựng lực lượng; phát triển phong trào chiến tranh du kích, phối hợp với các chiến trường; các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của
  • 16. 12 Liên khu v.v. Ở đó, những chủ trương, chính sách của Liên khu ủy về đẩy mạnh kháng chiến, xây dựng lực lượng, phối hợp đấu tranh, củng cố hậu phương kháng chiến…; những trận chiến đấu giằng co, cam go của quân và dân địa phương chống địch càn quét được phản ánh sinh động với nhiều số liệu rõ ràng. Tuy nhiên, vì là đề tài nghiên cứu về vai trò của Liên khu uỷ đối với sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc trên địa bàn nên vấn đề xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu chỉ được đề cập ở mức độ nhất định với việc đưa ra một vài khía cạnh, một vài số liệu nhằm minh họa cho công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu thời kỳ này. Những kết quả đạt được trên các mặt công tác, cùng với những khía cạnh, số liệu về công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu, tuy còn khái lược nhưng là cơ sở quan trọng để tác giả luận án tham khảo phục vụ việc nhận xét, đánh giá vai trò của công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu trong những năm 1948-1954; thấy được phần nào mặt thành công, chưa thành công hay những hạn chế, khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị của cấp ủy Liên khu, của cán bộ đảng viên các địa phương trên địa bàn. 1.3. Các công trình lịch sử Đảng bộ và lịch sử các ban, ngành, đoàn thể của các tỉnh, thành thuộc Liên khu III Các công trình lịch sử Đảng bộ các tỉnh, thành phố trên địa bàn Liên khu, tuy chưa đầy đủ nhưng cũng đề cập đến một số nét về công tác xây dựng Đảng của địa phương mình. Các công trình đó bao gồm: Cuốn Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng, tập I (1925-1955) [75]; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nam Định 1930-1975 [79]; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tây, tập II 1945-1954 [182]; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hoà Bình, tập I, 1929-1954 [183]; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải Dương, tập I, 1930-1954 [122]; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Bình [123]; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải Hưng, tập
  • 17. 13 1(1927-1954) [78]; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1927-1954) [76]; Lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội, (1930-2000) [121] và Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Nam, tập I (1927-1975) [77]. Các công trình lịch sử Đảng bộ nêu trên trình bày sự ra đời, phát triển và quá trình Đảng bộ các địa phương lãnh đạo nhân dân thực hiện nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc từ năm 1945 đến năm 1954. Ở đó, các chủ trương kháng chiến, kiến quốc của các cấp ủy Đảng; các phong trào chiến tranh du kích, đấu tranh chính trị, kinh tế, văn hóa... và kết quả đạt được trên các mặt công tác được phản ánh sinh động. Hòa trong phong trào kháng chiến, các công trình cũng thể hiện những hoạt động xây dựng Đảng của các cấp bộ Đảng địa phương, tuy chỉ mới dừng ở mức khái lược, chủ yếu đưa ra một vài số liệu minh họa về xây dựng tổ chức như: số lượng đảng viên, một số chi bộ, các lớp bồi dưỡng, chỉnh huấn. Công tác lãnh đạo tư tưởng có được phản ánh nhưng còn mờ nhạt. Trong một vài thời đoạn của cuộc kháng chiến, ở nhiều địa phương, công tác xây dựng Đảng không được đề cập đến. Hầu hết các công trình chưa có nhận xét, đánh giá về công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ mình. Mặc dù vậy, các công trình lịch sử Đảng bộ địa phương không chỉ đơn thuần cung cấp một số sự kiện, số liệu về công tác xây dựng Đảng, mà thực tiễn kháng chiến sôi động của Đảng bộ, của quân và dân các tỉnh, thành là nguồn tài liệu không thể thiếu để nghiên cứu sinh tham khảo phục vụ việc xây dựng nội dung nghiên cứu; phân tích, đánh giá, nhận xét một cách thấu đáo những thành tựu, hạn chế, cũng như rút ra những kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận, thực tiễn về công tác xây dựng Đảng của các địa phương trên địa bàn Liên khu. Các ban, ngành, đoàn thể một số tỉnh, thành trên địa bàn cũng đã nghiên cứu, biên soạn lịch sử tổ chức và hoạt động của mình trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Tuy không đề cập trực tiếp đến công tác
  • 18. 14 xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu nhưng những kết quả đạt được cũng như những khuyết điểm, hạn chế trong công tác của từng ban, ngành, đoàn thể, ở chừng mực nhất định, có ý nghĩa cho việc nhìn nhận, đánh giá sự lãnh đạo, chỉ đạo và công tác giáo dục tư tưởng, đào tạo cán bộ của Đảng bộ Liên khu cũng như ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên của Liên khu trong cuộc kháng chiến. Mỗi công trình có một giá trị riêng, song, tựu chung, đó là nguồn tài liệu tham khảo phong phú, góp phần giúp nghiên cứu sinh hoàn thành tốt luận án của mình. 2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Qua các công trình đã công bố, vấn đề xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954 đã được quan tâm nghiên cứu, được đề cập ở nhiều mức độ và khía cạnh khác nhau. - Hầu hết các công trình đã phác họa bối cảnh lịch sử, những thuận lợi, khó khăn của Liên khu III cũng như phong trào kháng chiến của quân và dân trên địa bàn từ năm 1945-1954; trình bày những nét cơ bản về vị trí địa lý, những thay đổi địa giới hành chính, tổ chức, nhân sự của cơ quan lãnh đạo Đảng ở Liên khu III và một số tỉnh, thành phố trên địa bàn; đề cập khái quát quan điểm và chỉ đạo của Liên khu uỷ III và của một số tỉnh uỷ, thành uỷ thuộc Liên khu, chủ yếu là chủ trương về kháng chiến, chiến tranh du kích, xây dựng kinh tế kháng chiến; nêu lên một số chi bộ điển hình về lãnh đạo, tổ chức nhân dân phát triển sản xuất, tiến hành chiến tranh du kích và ủng hộ kháng chiến v.v… Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954. Trong hầu hết các công trình đã công bố, nội dung liên
  • 19. 15 quan đến đề tài của luận án chỉ được phản ánh một cách đơn lẻ, tản mạn, mang tính minh họa trong diễn biến chung của cuộc kháng chiến. Các công trình đó chú trọng trình bày về các hoạt động quân sự, diễn biến, kết quả, ý nghĩa các chiến dịch, các trận chống càn, các hoạt động chiến tranh du kích, tổng kết các vấn đề về kháng chiến, về chiến tranh du kích trên địa bàn. Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III được thực hiện trên cơ sở sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, quan điểm, sự lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III hầu như chưa được đề cập đến. Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954 được tiến hành trên nhiều mặt, trong đó tập trung vào 3 mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức. Các công trình trên chủ yếu phản ánh về lịch sử kháng chiến, tập trung vào lĩnh vực quân sự, chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân trên địa bàn dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Liên khu. Chỉ có một số ít công trình điểm qua một vài nội dung trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu nhưng còn hết sức chung chung và mờ nhạt. - Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III cũng còn nhiều khuyết điểm, hạn chế. Một số công trình đã đưa ra một vài khuyết điểm, hạn chế trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu như: phát triển Đảng “ẩu”; củng cố không theo kịp đà phát triển; thiếu cán bộ, bộ máy Đảng còn thiếu tính ổn định. - Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ tháng 2-1948 đến tháng 7-1954 để lại nhiều kinh nghiệm quý. Các công trình đã xuất bản chưa đề cập đến những kinh nghiệm trong công tác xây
  • 20. 16 dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu có ý nghĩa cho công tác xây dựng Đảng nói chung. Xuất phát từ ý nghĩa của đề tài và tình hình nghiên cứu, có thể nói, công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954 vẫn có thể xem là có khoảng trống, rất cần được nghiên cứu thấu đáo, hệ thống, toàn diện và khoa học, góp phần bổ sung vào lịch sử Đảng, lịch sử Đảng bộ Liên khu cũng như lịch sử đảng bộ các tỉnh, thành trên địa bàn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 3. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT Qua nghiên cứu các công trình đã công bố cho thấy mảng đề tài xây dựng Đảng trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung và của Đảng bộ Liên khu III nói riêng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, do xuất phát từ đặc điểm là những cuốn lịch sử chung; lịch sử các ban, ngành, đoàn thể và lịch sử đảng bộ các địa phương nên công tác xây dựng Đảng được phản ánh ở đó còn mờ nhạt. Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, khoa học, toàn diện về công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954. Vì vậy, để nghiên cứu sâu sắc, hệ thống toàn diện mảng đề tài này, luận án cần tập trung nghiên cứu, giải quyết các vấn đề sau: - Phân tích các yếu tố tác động đến công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm1948 đến năm 1954. - Trình bày một cách có hệ thống những quan điểm, chủ trương và sự chỉ đạo cụ thể của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954.
  • 21. 17 - Tái hiện quá trình lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III trên ba mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức từ năm 1948 năm 1954. - Đánh giá một cách khách quan những thành tựu, hạn chế cũng như nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế trong công tác xây dựng của Đảng bộ Liên khu III. - Đúc kết một số kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận, thực tiễn từ lịch sử công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954.
  • 22. 18 Chương 1 XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG, TỔ CHỨC, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU LÃNH ĐẠO KHÁNG CHIẾN TRONG TÌNH HÌNH MỚI (2/1948 - 5/1952) 1.1. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG ĐẢNG TRÊN ĐỊA BÀN LIÊN KHU III TRƯỚC THÁNG 2-1948 VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG 1.1.1. Sự ra đời của Đảng bộ Liên khu III Đầu năm 1948, thực dân Pháp đẩy mạnh thực hiện chính sách bình định, các địa bàn kháng chiến của ta bị chia cắt. Để điều hành hiệu quả cuộc kháng chiến, Trung ương Đảng và Chính phủ chủ trương tổ chức lại các Khu trong cả nước. Thực hiện nghị quyết thống nhất Khu Bắc Bộ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ngày 20-1-1948 và Sắc lệnh số 120-SL ngày 25-1-1948 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đầu tháng 2-1948, Liên khu III được thành lập, trên cơ sở sáp nhập Khu II, Khu III và Khu XI. Địa bàn Liên khu III gồm 11 tỉnh, thành phố: Hải Kiến, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hà Đông, Sơn Tây, Ninh Bình, Hòa Bình và Hà Nội. (Trước đó, từ tháng 10-1945 đến trước tháng 1-1948, các tỉnh Liên khu III thuộc Chiến khu II, Chiến khu III và Chiến khu XI. Từ tháng 11-1946, theo chủ trương của Trung ương, các Chiến khu đổi thành các Khu). Liên khu III là một tổ chức hành chính - quân sự, hoạt động tương đối độc lập. Ngay sau khi Liên khu III được thành lập, để kịp thời lãnh đạo, điều hành quân và dân Liên khu kháng chiến, Trung ương Đảng chỉ định Ban Thường vụ Liên khu ủy gồm các đồng chí: Nguyễn Văn Trân làm Bí thư Liên khu ủy, kiêm chủ tịch Ủy ban Kháng chiến - Hành chính Liên khu;
  • 23. 19 đồng chí Lê Thanh Nghị làm Phó Bí thư; Lê Quang Hòa, Nguyễn Văn Lộc là Ủy viên Thường vụ [111, tr.563; 130, tr.142] Sau đó, trong năm 1948, 1949, Trung ương bổ sung thêm các Ủy viên Thường vụ: Lê Quang Đạo: Trần Quang Bình, Văn Tiến Dũng, Đỗ Mười, Vũ Oanh, Đặng Tính, Nguyễn Khai... [111, tr.563; 130, tr.142]. Quân khu ủy III gồm đồng chí Hoàng Sâm (Khu trưởng), Hoàng Minh Thảo (Khu phó), Lê Quang Hòa (Bí thư, Chính trị ủy viên) và đồng chí Loan (tức Hải, Chính trị ủy viên) [83]. Ủy ban Kháng chiến - Hành chính Liên khu được thành lập vào ngày 10-2-1948, gồm 5 ủy viên [130, tr.142]. Liên khu ủy III đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Đảng, có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo các địa phương trên địa bàn thực hiện nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc theo chủ trương của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tháng 12-1948, tỉnh Hải Kiến tách thành thành phố Hải Phòng và tỉnh Kiến An. Ngày 11-5-1949, Hà Nội tách khỏi Liên khu III thành Đặc khu, do Trung ương Đảng trực tiếp chỉ đạo. Trước tình hình các tỉnh Tả ngạn bị chiếm đóng, cô lập, để lãnh đạo, điều hành kháng chiến thành công, ngày 24-5-1952, Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 08/NQ-TU tách 5 tỉnh phía Bắc sông Hồng của Liên khu III gồm Hải Phòng, Kiến An, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên thành lập Khu Tả ngạn sông Hồng. Liên khu III từ thời điểm đó đến khi kết thúc cuộc kháng chiến gồm 6 tỉnh, thành phố còn lại ở Hữu ngạn sông Hồng là Hà Đông, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Sơn Tây và Hòa Bình, do Liên khu ủy III lãnh đạo.
  • 24. 20 Theo sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Hội nghị Liên khu ủy lần thứ 3 họp từ ngày 20-5 đến 2-6-1952, ra nghị quyết về tổ chức, phân công nhiệm vụ cho các đồng chí tham gia Ban Chấp hành Liên khu uỷ. Ban Chấp hành Liên khu lúc này gồm 15 người, trong đó có các đồng chí: Lê Thanh Nghị, Lê Thành, Lê Quốc Thân, Hà Kế Tấn, Vũ Thơ, Nguyễn Văn Lộc…; Lê Thanh Nghị làm Bí thư kiêm Chính ủy; Hà Kế Tấn làm Phó Bí thư (sau đó đồng chí Đặng Tính thay) [111, tr.565; 175, tr.30]. Liên khu ủy chỉ định các đồng chí phụ trách các Ban Dân vận, Nông vận, Tuyên huấn… và phụ trách các tỉnh trong Liên khu. 1.1.2. Những yếu tố tác động đến công tác xây dựng Đảng ở Liên khu III 1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Liên khu III - trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ, là vùng đất đai rộng lớn với điện tích 16.000 km2. Đây là vùng đất có vị trí địa lý quan trọng: phía Đông giáp biển, phía Bắc giáp Chiến khu Việt Bắc, phía Tây giáp Chiến khu Tây Bắc, phía Nam giáp vùng tự do rộng lớn Khu IV. Vì vậy, Liên khu có điều kiện thuận lợi trong việc liên lạc, nhận sự hỗ trợ cũng như phối hợp các hoạt động với các vùng căn cứ địa, chiến khu và vùng tự do Khu IV. Nằm ở trung tâm vùng châu thổ sông Hồng, với mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, Liên khu không chỉ có điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp phục vụ kháng chiến mà còn rất thuận lợi trong giao thông, liên lạc, chuyên chở hàng hóa, vũ khí, đạn dược và cơ động quân trong chiến đấu. Theo đường sông, từ Hải Phòng, Thái Bình có thể dễ dàng tiến sâu vào vùng đồng bằng, lên Hà Nội, qua Phả Lại, Việt Trì và lên Việt Bắc qua sông Lô.
  • 25. 21 Bên cạnh những thuận lợi, địa bàn Liên khu cũng là nơi thường xảy ra bão lụt, hạn hán. Sự khắc nghiệt đó đòi hỏi cư dân nơi đây phải cố kết, đồng cam, cộng khổ, nhanh nhạy để khai thác những ưu đãi mà thiên nhiên ban tặng; cũng như để đấu tranh chống lại sự đe dọa của tự nhiên. Điều này đã tác động đến việc sớm hình thành và phát triển ý thức cộng đồng, ý chí, nghị lực của mỗi người dân. Do những thuận lợi của điều kiện tự nhiên, cư dân trên địa bàn Liên khu rất đông đúc. Đầu năm 1931, đồng bằng Bắc Bộ có 6.500.000 người, mật độ dân cư từ 406 đến 430 người/ km2 , là nơi có mật độ dân số cao nhất so với đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh, duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng Nam Bộ [125, tr.16). Địa bàn Liên khu có đặc điểm khác nhau: vùng nông thôn đồng bằng chiếm phần lớn diện tích, bao gồm các tỉnh Kiến An, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên và một phần các tỉnh Hà Đông, Sơn Tây (nay là Hà Nội mở rộng), Ninh Bình, Nam Định với trên 900.000 ha [111, tr.16] đất nông nghiệp; các trung tâm đô thị lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, các thị xã. Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước. Hải Phòng là trung tâm công nghiệp, thương mại, có cảng biển lớn nhất ở miền Bắc, là đầu mối giao thông quan trọng, nơi giao lưu giữa Việt Nam với quốc tế. Sau thành phố Hà Nội và Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương là những đô thị quan trọng, có công thương nghiệp tương đối phát triển, nằm trên tuyến đường huyết mạch nối hai thành phố lớn nhất miền Bắc là Hải Phòng, Hà Nội. Nam Định nằm giữa các tỉnh Hữu ngạn sông Hồng, là trung tâm công nghiệp dệt lớn nhất Bắc Bộ và Đông Dương. Vùng ven biển, hải đảo trải dài theo bờ biển các tỉnh Hải Phòng, Kiến An, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình. Ngoài khơi có nhiều đảo và quần đảo như Bạch Long Vĩ, Long Châu, Cát Bà, Cát Hải… Đặc điểm này
  • 26. 22 không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động quân sự của cả hai bên. Với những đặc điểm trên, Liên khu III có điều kiện đẩy mạnh sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, phát động cuộc chiến tranh nhân dân; phát triển tổ chức Đảng và đảng viên. Tuy nhiên, đó cũng là những yếu tố quan trọng khiến Liên khu III sớm trở thành mục tiêu đánh chiếm, bình định của thực dân Pháp nhằm thực hiện âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, “dùng người Việt đánh người Việt”. Do sản xuất nông nghiệp là chủ đạo nên đa số cư dân trong vùng là nông dân. Trong hơn ba triệu dân sinh sống ở Tả ngạn sông Hồng thời kỳ kháng chiến, nông dân chiếm 90%, công nhân dưới 10% [130, tr.20], còn lại là các tầng lớp tiểu tư sản, tư sản và địa chủ. Cư dân được tổ chức thành làng xã với tính bền chặt, gắn bó về kinh tế, văn hóa. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến lối sống, tính cách của cư dân Liên khu nói chung và của cán bộ, đảng viên địa phương thời kỳ kháng chiến nói riêng. Vùng cư trú với đặc điểm, phong tục, tập quán, thành phần giai cấp khác nhau, đã tạo nên những nét riêng của cư dân mỗi vùng. Các cấp bộ Đảng cần căn cứ vào đặc điểm cư dân từng vùng, từng giai cấp để đưa ra những chủ trương, phương thức, kế hoạch, biện pháp xây dựng, phát triển Đảng phù hợp. Địa bàn Liên khu có mạng lưới giao thông thủy, bộ khá phát triển. Hệ thống đường bộ phát triển theo các trục Đông - Tây Bắc, Bắc - Nam, Tây Bắc - Đông Nam, đảm bảo giao thông, liên lạc từ Hà Nội đến từng tỉnh lỵ, huyện lỵ; có đường số 1 chạy dọc theo chiều dài đất nước chạy qua; đặc biệt, có đường số 5, đường sắt nối Hà Nội với Hải Phòng. Đây là hai con đường huyết mạch có ý nghĩa chiến lược đối với toàn vùng Đông Bắc Liên khu. Ngoài ra, Liên khu còn có đường hàng không; có sân bay Cát Bi, Kiến
  • 27. 23 An, Đồ Sơn, Bạch Mai, Gia Lâm. Đồng thời, những thành thị lớn, cảng biển, đường giao thông cho phép Liên khu đẩy mạnh các hoạt động thương nghiệp giữa các địa phương trên địa bàn với các địa phương trong nước, ngoài nước. Yếu tố này vừa tạo điều kiện cho các địa phương trong Liên khu đi lại, vận chuyển, cơ động chiến đấu, vừa là địa bàn thuận lợi cho việc thực hiện âm mưu bình định của thực dân Pháp. Vùng đất Liên khu còn là nơi tập trung nhiều nông dân giỏi, công nhân tay nghề cao, thợ thủ công truyền thống. Các yếu tố trên tạo điều kiện thuận lợi cho Liên khu xây dựng nền kinh tế tự cấp, tự túc; tự sản xuất một phần vũ khí để cung cấp cho bộ đội chiến đấu; đồng thời tạo nên sự sáng tạo của người cán bộ, đảng viên. Bên cạnh đó, Liên khu còn nổi lên là vùng đất có truyền thống hiếu học. Trong lịch sử, nơi đây đã sản sinh ra hàng trăm Tiến sĩ, Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. Những danh nhân văn hóa đã đào tạo ra nhiều nhân tài và để lại những di sản văn hóa, khoa học cho đất nước. Truyền thống hiếu học đã tác động đến việc hình thành nhân cách, tư chất của con người vùng châu thổ sông Hồng, trong đó có những cán bộ, đảng viên của Liên khu III. Đoàn kết, đấu tranh kiên cường chống giặc ngoại xâm cũng là một truyền thống nổi bật của nhân dân nơi đây. Trải qua các thời kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân dân trên địa bàn không ngừng nổi dậy đấu tranh chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc; chống lại sự xâm lược, thống trị của thực dân Pháp. Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng cả nước, nhân dân vùng châu thổ sông Hồng đã dũng cảm đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp, phát xít Nhật và triều đình phong kiến nhà Nguyễn, tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Truyền thống đấu
  • 28. 24 tranh oanh liệt chống giặc ngoại xâm đã ảnh hưởng sâu sắc đến tính cách, bản lĩnh người cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Liên khu. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng đã chi phối mạnh mẽ quan niệm, tư tưởng, lối sống, tính cách của người dân Liên khu, trong đó có cán bộ, đảng viên của Đảng bộ. Bên cạnh tinh thần sáng tạo, tự lập, tự cường, đoàn kết, kiên trung, chịu thương, chịu khó còn là tư tưởng của người tiểu nông với nhiều hạn chế về tính cách (hẹp hòi, cá nhân), về nhận thức và trình độ văn hoá. Do đó, để xây dựng được tổ chức vững mạnh, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, Đảng bộ Liên khu phải căn cứ vào đặc điểm của vùng để đưa ra những chủ trương xây dựng Đảng phù hợp. Mặt khác, với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội nêu trên, Liên khu III không chỉ có vai trò quan trọng đối với cuộc kháng chiến của ta mà còn là địa bàn có ý nghĩa sống còn đối với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp. Bên cạnh yếu tố là trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ, trong đó, Hải Phòng và vùng đất phía Bắc sông Hồng lại là cửa ngõ đi vào miền Bắc Việt Nam, là “kho người, kho của”, rất thuận lợi cho thực dân Pháp khi tiến hành chiến tranh xâm lược. Vì vậy, trong suốt cuộc kháng chiến, Liên khu III trở thành mục tiêu quan trọng và là địa bàn trọng điểm đánh chiếm, bình định của địch. Chiến sự cam go, các cuộc càn quét, bắn phá, lùng bắt, bắn giết cán bộ, đảng viên, những người kháng chiến; phá cơ sở Đảng, cơ sở kháng chiến liên tiếp diễn ra. Thực tiễn nghiệt ngã, đầy gian khổ, hy sinh trên địa bàn Liên khu đã tác động mạnh đến tinh thần, tư tưởng, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Điều đó đòi hỏi Đảng bộ Liên khu phải không ngừng xây dựng, củng cố tổ chức, làm cho Đảng bộ đủ sức chiến đấu để đảm đương vai trò lãnh đạo.
  • 29. 25 Một yếu tố quan trọng tác động không nhỏ tới công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu thời kỳ này là Liên khu III - địa bàn tập trung nhiều đồng bào Công giáo sinh sống (Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên...). Thêm vào đó, đây cũng là địa bàn khá phong phú về tộc người, ngoài người kinh là chủ yếu, một số tỉnh có đồng bào Mường, Thái, Tày, Nùng, Dao, Hoa... sinh sống (Hòa Bình có 7, Ninh Bình có 6 dân tộc thiểu số; Hà Đông (nay là Hà Tây và Hà Nội mở rộng), Sơn Tây có dân tộc Mường...). Đồng bào Công giáo, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn có tinh thần yêu nước nhưng trình độ mọi mặt hạn chế, đa số là nông dân. Lợi dụng điểm này, trong suốt cuộc kháng chiến, thực dân Pháp đã để dụ dỗ, mua chuộc đồng bào chống phá kháng chiến, cản trở việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng. Mặt khác, mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng, việc tuyên truyền, phát triển đảng viên, xây dựng tổ chức hết sức khó khăn. Từ thực tiễn đó, để đoàn kết được lực lượng toàn dân kháng chiến, chống âm mưu chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, “dùng người Việt trị người Việt” của thực dân Pháp, nhiệm vụ phát triển Đảng trong đồng bào Công giáo, các vùng dân tộc ít người trên địa bàn Liên khu được đặt ra và trở thành nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của Đảng bộ trong suốt quá trình lãnh đạo kháng chiến. 1.1.2.2. Tình hình xây dựng Đảng trên địa bàn Liên khu III trước tháng 2-1948 Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, của Xứ ủy Bắc Kỳ, các địa phương tập trung xây dựng hệ thống tổ chức Đảng, phát triển đảng viên, lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống đế quốc, phong kiến. Sau 15 năm vừa lãnh đạo nhân dân đấu tranh, vừa tiến hành xây dựng Đảng, đến nửa đầu năm 1945, cơ quan lãnh đạo cấp tỉnh, thành được thành lập ở Hà Nội, Hà Đông, Hà Nam, Hưng Yên, Ninh Bình, Hòa Bình,
  • 30. 26 Thái Bình, Hải Dương, Nam Định dưới hình thức Tỉnh ủy lâm thời, Thành ủy hoặc Ban cán sự Đảng. Một vài nơi xây dựng được cơ quan lãnh đạo cấp huyện, thành lập được một số chi bộ với số lượng đảng viên còn rất ít. Tính đến tháng 3-1945, toàn bộ các tỉnh Tả ngạn sông Hồng mới có 102 đảng viên [130, tr.56]. Gần đến ngày Tổng khởi nghĩa, Đảng bộ Hà Nội có 50 đảng viên [121, tr.116]. Các tỉnh Hữu ngạn, số lượng đảng viên rất hạn chế. Bộ máy tổ chức Đảng tuy còn chưa hoàn thiện, số lượng cán bộ, đảng viên ít nhưng đảng bộ các địa phương không ngừng củng cố, nâng cao năng lực và sức chiến đấu; cán bộ, đảng viên hết sức dũng cảm, kiên trung. Với lập trường vững chắc và kinh nghiệm lãnh đạo, vận động, tổ chức được tôi luyện qua các cao trào cách mạng, các tổ chức Đảng cùng cán bộ, đảng viên trên địa bàn từng bước chuẩn bị lực lượng mọi mặt, khi thời cơ đến, đã nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi vào tháng 8-1945. Công tác xây dựng Đảng thời kỳ này cũng có nhiều hạn chế. Một trong những hạn chế đó là phát triển không đều giữa các vùng. Nhiều địa phương như Hải Kiến, Nam Định chỉ chú trọng phát triển tổ chức Đảng ở đô thị, ở trung tâm công nghiệp; không chú ý phát triển ở địa bàn nông thôn. Cán bộ, đảng viên nhiều nơi mất cảnh giác, không thực hiện đúng nguyên tắc bí mật, để lộ cơ sở, tạo điều kiện cho một số phần tử phản động chui vào hàng ngũ Đảng. Những sai lầm trên là một trong những nguyên nhân làm cho tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng và phong trào cách mạng trong vùng liên tục bị phá vỡ. Sau Cách mạng Tháng Tám đến trước khi Liên khu III ra đời (2- 1948), các cấp bộ Đảng trên địa bàn Liên khu (lúc này gồm Khu ủy II, III, XI) tiếp tục bí mật đẩy mạnh xây dựng Đảng bộ về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
  • 31. 27 Về xác định nhiệm vụ chính trị, trong những năm 1945-1946, các cấp bộ Đảng đề ra các nhiệm vụ tập trung xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng, xây dựng chế độ mới; chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng kháng chiến. Từ toàn quốc kháng chiến tháng 1-1948, cấp ủy các Khu II, III, XI đã xác định nhiệm vụ đẩy mạnh kháng chiến tiêu diệt, giam chân địch trong các thành phố, thị xã đi đôi với đẩy mạnh các hoạt động chuẩn bị mọi mặt ở những vùng nông thôn, sẵn sàng kháng chiến lâu dài. Đồng thời, chú trọng củng cố Đảng, phát triển đảng viên, nâng cao sức chiến đấu của các cấp bộ Đảng. Công tác tư tưởng tập trung quán triệt tình hình, nhiệm vụ mới; chủ trương, đường lối, phương châm kháng chiến của Đảng nhằm giúp cho cán bộ, đảng viên củng cố lập trường giai cấp, nêu cao ý chí kháng chiến, ý thức, trách nhiệm đối với Đảng, đối với cuộc kháng chiến của dân tộc; chống tư tưởng xả hơi, nghỉ ngơi, ảo tưởng hòa bình hoặc muốn kháng chiến nhanh, thành công nhanh; nhất là chống tư tưởng, nhận thức sai lệch đối với những vấn đề nhạy cảm như vấn đề Đảng tuyên bố “tự giải tán”, chủ trương “hòa để tiến” thời kỳ đấu tranh ngoại giao. Công tác tổ chức nhằm vào xây dựng, củng cố, kiện toàn cấp ủy các cấp; tăng cường công tác cán bộ, phát triển đảng viên và xây dựng chi bộ Đảng. Đến cuối năm 1947, hệ thống tổ chức Đảng của các địa phương được xây dựng, củng cố. Số lượng chi bộ, đội ngũ đảng viên tăng lên khá nhanh; các chi bộ được thành lập ở hầu khắp các xã, các xí nghiệp. Số chi bộ độc lập tăng cao, các chi bộ ghép giảm dần. Ở Khu III, sau một năm kháng chiến, số lượng đảng viên tăng gấp 5 lần [113, tr.462] so với thời kỳ tổng khởi nghĩa, là khu có có số đảng viên lớn nhất Bắc Bộ với 9.256 đồng chí [190] và là khu có nhiều nhất số chi bộ lập được chi ủy [190]. Đội ngũ
  • 32. 28 cán bộ các khu cũng tăng khá, Khu III với 1.500 người, Khu II với 1.000 cán bộ [113, tr.385]. Với những kết quả đạt được trong công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ các địa phương trên địa bàn Liên khu có bước phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện lãnh đạo nhân dân trên địa bàn kháng chiến, chuẩn bị kháng chiến, góp phần đánh bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp. 1.1.2.3. Chủ trương của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Bước sang năm 1948, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam bước đầu giành được những thắng lợi quan trọng, tạo điều kiện để quân và dân cả nước vững tin bước vào giai đoạn mới. Đối với thực dân Pháp, sau thất bại ở Việt Bắc, thực dân Pháp quyết định chuyển sang đánh kéo dài, bình định các vùng đông dân, nhiều của để vơ vét sức người, sức của; dùng chiến tranh tổng lực kết hợp cả quân sự, chính trị, kinh tế hòng đè bẹp cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Với chủ trương chiến lược mới, địch tiến hành càn quét ác liệt vùng đồng bằng Bắc Bộ, trọng tâm là địa bàn Liên khu III, đặc biệt là các địa phương dọc đường 5, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, xung quanh các thành phố, thị xã. Đầu năm 1948, địa bàn Liên khu III hình thành 2 vùng rõ rệt: vùng tự do và vùng tạm bị địch chiếm. Vùng tạm bị địch chiếm gồm các thành phố, thị xã và các vùng ven, phụ cận trên dưới 10 ki-lô-mét. Thực dân Pháp coi Hà Nội là căn cứ đầu não tại Đông Dương để tiến hành chiến tranh xâm lược, Hải Phòng là căn cứ hậu cần chủ yếu. Đó là những địa bàn quan trọng bậc nhất trên chiến trường Bắc Bộ. Vùng đất ở đồng bằng còn lại là vùng tự do, là hậu phương trực tiếp của cuộc kháng chiến trên địa bàn Liên khu.
  • 33. 29 Đáp ứng yêu cầu lãnh đạo kháng chiến trong tình hình mới, tháng 1- 1948, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng mở rộng đề ra nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ xây dựng Đảng năm 1948 là: Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên và củng cố Đảng, tích cực gây cơ sở trong vùng địch kiểm soát, những nơi tập trung công nhân, các cơ quan chuyên môn, chính quyền, trong bộ đội và dân quân; đặt công tác củng cố thành vấn đề trọng yếu, củng cố các chi bộ để có thể tự động lãnh đạo mọi mặt công tác. Chấn chỉnh bộ máy chỉ đạo và chuyên môn ở các cấp Hội (Sau khi Đảng tuyên bố tự giải tán (11-11-1945), thực chất là rút vào hoạt động bí mật, Đảng lấy tên mới là Hội những người nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương, gọi tắt là Hội). Trong 6 tháng, tiến hành bầu lại hết các ban Huyện, Tỉnh, Khu ủy chính thức bằng đại biểu Hội nghị [114, tr.48]. Tập trung đào tạo cán bộ từ Trung ương tới cơ sở; chú ý đưa cán bộ công nhân, phụ nữ tốt vào cơ quan lãnh đạo của Đảng; đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số và cán bộ người Công giáo; tăng cường giúp đỡ cán bộ công tác trong các vùng khó khăn, nguy hiểm; đẩy mạnh công tác kiểm tra, kỷ luật Đảng, mở rộng dân chủ và tích cực kiểm thảo, phê bình trong Đảng. Công tác tư tưởng hướng vào giáo dục nội bộ nhằm gây ý thức giai cấp, tinh thần kỷ luật và đạo đức cách mạng cho toàn thể hội viên (cán bộ, đảng viên); làm cho hội viên nhận rõ âm mưu của kẻ thù; chống tư tưởng thỏa hiệp với thực dân Pháp và khuynh hướng sợ Mỹ, thân Mỹ; nêu cao tinh thần quyết tâm, đoàn kết chiến đấu, sẵn sàng hy sinh. Chú trọng đào tạo cán bộ, bồi dưỡng lý luận; tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng. Các cấp ủy Hội từ Trung ương tới cơ sở phải tích cực chỉ trích (kiểm thảo, phê bình), bài trừ thói cảm tình riêng, bỏ bệnh hẹp hòi, chủ nghĩa địa phương, chủ nghĩa bè phái. Thực hiện sự thống nhất tư tưởng và hành động giữa các cấp ủy Hội và các ngành hoạt động của Hội [114, tr.36, 37, 49].
  • 34. 30 Tháng 5-1948, Hội nghị Cán bộ Trung ương lần thứ IV (miền Bắc Đông Dương) chủ trương phát triển Đảng ở những vị trí quân sự quan trọng, đường giao thông, vùng dân tộc thiểu số, vùng địch kiểm soát, nhất là trong các cơ sở kinh tế của địch, các công binh xưởng, các ngành chuyên môn, chính quyền. Ở Liên khu III, trọng tâm phát triển là các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương; các địa phương ven đường số 1, số 5; vùng Công giáo và Mường Hòa Bình [114, tr.123]. Công tác củng cố, phát triển Đảng hướng vào xây dựng chi bộ tự động công tác; kiện toàn cấp ủy các cấp; chú ý thành phần công nhân, phụ nữ, dân tộc thiểu số. Chấn chỉnh Hội đoàn các cấp. Công tác cán bộ nhằm vào nâng cao trình độ lý luận, văn hóa; điều chỉnh, phân phối lại cán bộ. Liên khu III rút một số cán bộ huyện lên củng cố Việt Bắc [114, tr.131]. Đẩy mạnh tự chỉ trích, chống bốn “bệnh nặng” nhất trọng Hội là: chia rẽ; chủ quan; cô độc, hẹp hòi và địa phương chủ nghĩa; nêu cao khẩu hiệu “Tất cả vì Hội”, “Tất cả cho Hội”. Đề cao kỷ luật Đảng [114, tr.132-134]. Củng cố Hội trong bộ đội. Hội trong bộ đội chịu quyền chỉ huy của cấp bộ Hội tương đương, tránh lối coi tổ chức Hội trong bộ đội như một đảng riêng. Phấn đấu tiến tới đại đội có chi bộ, trung đội có tiểu tổ. Ngày 1-6-1948, Ban Thường vụ Trung ương ra Chỉ thị về thi đua xây dựng Đảng trong thời gian 5 tháng. Phấn đấu đến hết thời hạn, đối với cấp huyện: tăng 30% số lượng đảng viên so với tổng số 1.000 đảng viên của các huyện hiện có, 20% số chi bộ phải đạt tự động được, huấn luyện 100% đảng viên kể cả những đồng chí mới kết nạp [114, tr.149]. Tiếp đó, Hội nghị Cán bộ Trung ương lần thứ V (từ ngày 8 đến ngày 16-8-1948) đề ra nhiệm vụ phát triển, củng cố Đảng theo phương
  • 35. 31 châm củng cố phải đi đôi với phát triển, thanh trừ đảng viên không xứng đáng, đẩy mạnh phát triển Đảng, xây dựng chi bộ tự động, chấn chỉnh công tác tổ chức, sửa đổi lề lối làm việc, tăng cường thực hiện chính sách cán bộ [114, tr.286-290]. Bước sang năm 1950, cả nước tập trung thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng về tích cực chuẩn bị chuyển sang tổng phản công. Nghị quyết Hội nghị toàn quốc lần thứ ba của Đảng Cộng sản Đông Dương từ ngày 21-1 đến ngày 3-2-1950 xác định phương châm xây dựng Đảng lúc này là: “củng cố nặng hơn phát triển, chất lượng phải trọng hơn số lượng” [116, tr.217] các nhiệm vụ cần thực hiện là: - Tăng cường công tác lý luận và chính trị, chỉnh đốn tổ chức, sửa đổi lề lối làm việc của các cấp; đào tạo cán bộ lý luận, cán bộ chuyên môn các cấp; mạnh dạn đề bạt cán bộ mới, giúp cán bộ cũ, có kế hoạch điều động cán bộ, phân công công tác hợp lý [116, tr.214-218]. Triển khai chủ trương của Hội nghị toàn quốc lần thứ ba, ngày 1-5- 1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Nghị quyết Về cuộc vận động “đào tạo cán bộ, học tập lý luận”. Đối tượng tham gia gồm cán bộ, đảng viên toàn Đảng, chú trọng đặc biệt đội ngũ cán bộ trung cấp. Trước tình trạng phát triển đảng viên không đảm bảo chất lượng, thành phần phức tạp, nhiều đảng viên mắc khuyết điểm trầm trọng, tháng 6-1950, Trung ương chủ trương cần phải ngừng hẳn việc phát triển Đảng cho tới Đại hội toàn quốc lần thứ hai để tập trung củng cố Đảng. Tháng 7- 1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Về cuộc vận động phê bình và tự phê bình trong Đảng. Khắc phục tình trạng cán bộ, đảng viên ở nhiều địa phương có những nhận thức, tư tưởng sai lệch, năm 1950, trên Tạp chí Cộng sản,
  • 36. 32 Tổng Bí thư Trường Chinh viết bài “Nhận định đúng, hành động đúng” và một số bài phê phán tư tưởng sai lệch của một số cấp ủy và một bộ phận cán bộ, đảng viên hoặc nóng vội, đoản kỳ kháng chiến, muốn tổng phản công ngay hoặc bi quan, dao động khi gặp khó khăn. Đồng chí vạch rõ phương châm, hành động đúng đắn về tổng động viên và các nhiệm vụ kháng chiến khác. Nhằm tập trung cho công tác củng cố Đảng, chuẩn bị cho Đảng ra hoạt động công khai, ngày 14-9-1950, Ban Thường vụ Trung ương ra Chỉ thị Tạm ngừng kết nạp đảng viên mới trong toàn quốc. Chỉ thị nêu rõ: “Trung ương quyết định tạm ngừng việc kết nạp đảng viên mới trong toàn quốc để tập trung năng lực, phương tiện vào việc củng cố hàng ngũ, giáo dục đảng viên làm cho Đảng thành một đảng mạnh mẽ theo đúng tinh thần chủ nghĩa Mác-Lênin” [116, tr.482]. Chỉ thị nhấn mạnh: chỉ kết nạp những trường hợp đặc biệt nhưng phải do tỉnh ủy chuẩn y và trong khi tạm ngừng kết nạp đảng viên mới, phải hết sức chú trọng vấn đề chỉnh Đảng bằng việc thực hiện tốt hai cuộc vận động “đào tạo cán bộ, học tập lý luận”, “phê bình và tự phê bình” mà Trung ương đã đề ra. Tháng 2-1951, trong bối cảnh cuộc kháng chiến đang diễn ra hết sức quyết liệt, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương được triệu tập. Đây là Đại hội đặc biệt quan trọng, quyết định nhiều chủ trương lớn đối với sự phát triển của Đảng cũng như đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước. Về công tác xây dựng Đảng, trên cơ sở khẳng định sự trưởng thành và những kết quả đạt được, chỉ ra những khuyết điểm, hạn chế còn tồn tại trong Đảng, Đại hội đưa ra những biện pháp sửa chữa, trong đó, “học tập chủ nghĩa, dùi mài tư tưởng, nâng cao lý luận, chính đốn tổ chức - là những việc cần kíp của Đảng” [117, tr.28]. Ngoài ra, phải củng cố mối liên hệ giữa Đảng và quần
  • 37. 33 chúng; đề cao tinh thần kỷ luật, nguyên tắc Đảng; mở rộng phong trào phê bình, tự phê bình và tăng cường công tác kiểm tra [117, tr.29-30]. Đáp ứng yêu cầu lãnh đạo trong giai đoạn mới, phương châm xây dựng Đảng được Đại hội xác định là: bồi dưỡng những ưu điểm, tẩy trừ những khuyết điểm bằng cách xóa bỏ những mâu thuẫn: số lượng đảng viên tăng, chất lượng đảng viên kém; đường lối chính trị đúng nhưng chính sách cụ thể còn nhiều thiếu sót; nhiệm vụ của Đảng nặng nhưng trình độ lý luận và trình độ chuyên môn của đảng viên còn non; nhu cầu chính trị của Đảng cao, năng lực tổ chức của Đảng thấp; công việc mỗi ngày một nhiều, đào tạo cán bộ không kịp. Muốn vậy, Đảng phải chú trọng bồi dưỡng, giáo dục, huấn luyện mọi mặt; đẩy mạnh phê bình và tự phê bình; xúc tiến công tác tổ chức, ra sức đào tạo cán bộ và duy trì thường xuyên chế độ kiểm tra [117, tr.163-164]. Về thành phần, Đảng sẽ kết nạp những công nhân, nông dân, lao động trí óc thật hăng hái, thật giác ngộ cách mạng. Về lý luận, Đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin. Về tổ chức, Đảng theo chế độ dân chủ tập trung. Về kỷ luật, Đảng phải có kỷ luật sắt, đồng thời là kỷ luật tự giác. Về phát triển, Đảng dùng lối phê bình và tự phê bình để giáo dục đảng viên. Mục đích trước mắt của Đảng là đoàn kết và lãnh đạo toàn dân kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn, tranh lại thống nhất, độc lập; lãnh đạo toàn dân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến đến chủ nghĩa xã hội [117, tr.37]. Điều lệ Đảng được thông qua tại Đại hội quy định chặt chẽ điều kiện kết nạp đảng viên, tăng thêm thời hạn của đảng viên dự bị, chú trọng kết nạp công nhân, bần cố nông. Về hệ thống tổ chức của Đảng, Đại hội nhấn mạnh: “Tổ chức của Đảng căn cứ vào đơn vị sản xuất, đơn vị công tác, hay đơn vị hành chính. Các đảng bộ khi mới thành lập phải được cấp trên cách một cấp chuẩn y” [117, tr.451].
  • 38. 34 Toàn quốc có Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương. Xứ, khu (hoặc liên khu) có đại hội đại biểu xứ, khu (hoặc liên khu) và Ban Chấp hành xứ, khu (hoặc liên khu), (gọi tắt là xứ ủy, khu ủy, hoặc liên khu ủy). Tỉnh thành có đại hội đại biểu tỉnh, thành và ban chấp hành tỉnh, thành (gọi tắt là tỉnh ủy, thành ủy). Huyện, quận (trong thành phố), thị xã có đại hội đại biểu huyện, quận, thị xã và ban chấp hành huyện, quận, thị xã (gọi tắt là huyện ủy, quận ủy, thị ủy). Về chi bộ, Điều lệ mới quy định: chi bộ đông đảng viên có thể tùy điều kiện công việc hay địa thế mà chia ra tiểu tổ. Mỗi tiểu tổ có tổ trưởng. Tổ trưởng làm việc dưới sự chỉ đạo của chi ủy. Ở những xã, xí nghiệp hoặc khu phố mà số đảng viên quá đông, thì tùy theo đơn vị kinh tế, địa dư mà tổ chức ra nhiều chi bộ. Mỗi chi bộ xí nghiệp nhiều nhất không nên quá 70 đảng viên. Mỗi chi bộ xã, khu phố nhiều nhất không nên quá 50 đảng viên. Trên các chi bộ có ban chấp hành các xí nghiệp, xã, hoặc khu phố chỉ đạo. Điều lệ cũng quy định việc cần thiết phải thành lập Ban kiểm tra từ cấp Trung ương tới cấp tỉnh, thành; quy định rõ chế độ khen thưởng, kỷ luật; quy định hệ thống tổ chức Đảng vùng địch, tổ chức Đảng trong quân đội. Điều lệ nhấn mạnh nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc bất di bất dịch trong mọi hoạt động của Đảng. Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 29 đồng chí (19 ủy viên chính thức và 10 ủy viên dự khuyết) [117, tr.478-479]. Ban Chấp hành Trung ương bầu đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng, đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư (Đến tháng 10-1956, do những sai lầm trong cải cách ruộng đất nên đồng chí Trường Chinh thôi giữ chức Tổng Bí thư, Chủ tịch Đảng Hồ Chí Minh kiêm Tổng Bí thư). Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng quyết định Đảng ra công khai hoạt động, lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam. Đại hội đánh dấu
  • 39. 35 bước trưởng thành quan trọng của Đảng. Cùng với nhiều quyết sách quan trọng, Đại hội quyết định xây dựng Đảng theo quan điểm đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Những chủ trương, đường lối, nhiệm vụ chính trị mà Đại hội đề ra là kim chỉ nam cho công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến. Ngày 29-12-1951, Ban Bí thư ra Chỉ thị Về cuộc vận động chấn chỉnh Đảng. Ban Bí thư yêu cầu cấp uỷ các cấp, trong đó có Liên khu uỷ III tiến hành cuộc vận động chấn chỉnh Đảng nhằm nâng cao trình độ tư tưởng, ý thức công tác cho cán bộ, đảng viên; chỉnh đốn chi bộ nông thôn, nhằm hai công tác chính: - Đối với cán bộ, tiến hành cuộc chỉnh huấn ngắn kỳ, làm cho cán bộ nhận rõ tình hình, nhiệm vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần phấn đấu trường kỳ gian khổ, quyết tâm khắc phục khó khăn; chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ, tích cực phê bình, tự phê bình, đoàn kết thống nhất nội bộ; quan hệ mật thiết, quan tâm đến quyền lợi thiết thực của nhân dân; sửa chữa các “căn bệnh” cố hữu trong Đảng. - Đối với đảng viên các chi bộ nông thôn, vừa chỉnh huấn ngắn kỳ, vừa chỉnh đốn tổ chức nhằm giáo dục cho đảng viên nhận rõ và làm đúng nhiệm vụ của người đảng viên như Điều lệ mới đã quy định. Chỉnh đốn tổ chức là cải thiện thành phần tổ chức của chi bộ, chi uỷ; thực hiện biên chế, sắp xếp lại bộ máy và lề lối làm việc của chi bộ, chia lại chi bộ đông đảng viên theo Điều lệ mới. Hai công tác trên có quan hệ mật thiết với nhau nhưng công tác chỉnh huấn cán bộ là công tác chính đầu tiên [117, tr.627-628]. Tháng 1-1952, Ban Tổ chức Trung ương gửi công điện cho Liên khu uỷ III chỉ đạo công tác chỉnh huấn trên địa bàn. Bức công điện nêu rõ mục
  • 40. 36 đích của chỉnh huấn, phương pháp học tập, kế hoạch chỉnh huấn và hướng dẫn công tác chỉnh đốn chi bộ. Về mục đích chỉnh huấn, công điện nêu rõ: làm cho cán bộ các cấp huyện, tỉnh, khu nhận thức rõ tình hình, nhiệm vụ; nâng cao ý thức phấn đấu trường kỳ, gian khổ, tinh thần trách nhiệm đối với Đảng và nhân dân. Phương pháp học tập phải học tập tài liệu kết hợp với phê bình, tự phê bình. Tổ chức lớp học ngắn ngày, theo trình tự khu, tỉnh, huyện. Sau khi chỉnh huấn cán bộ xong, tiến hành chỉnh đốn chi bộ nông thôn, tập trung chỉnh đốn về tư tưởng và tổ chức. Chú trọng giáo dục cho đảng viên nắm rõ và thực hiện đúng nhiệm vụ được giao; cải thiện thành phần tổ chức của chi bộ; sắp xếp lại bộ máy, cải tiến lề lối làm việc; thực hiện biên chế xã. Bức công điện nêu rõ các bước chỉnh đốn và nhấn mạnh chỉnh đốn chi bộ là một công tác phức tạp, do đó phải đào tạo cán bộ làm công tác này nhằm đảm bảo lập trường, tác phong đúng đắn. Đồng thời, tùy hoàn cảnh từng địa phương và khả năng của từng chi bộ mà thực hiện các bước cho thích hợp. Ở vùng tạm bị địch chiếm và một số chi bộ vùng du kích, không tổ chức học tập, kiểm thảo được thì có thể chỉ chấn chỉnh về tổ chức. Vùng tự do cũng không nhất thiết phải chia lại chi bộ. 1.2. CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA ĐẢNG BỘ LIÊN KHU III TỪ THÁNG 2-1948 ĐẾN THÁNG 5-1952 1.2.1. Đảng bộ Liên khu III xác định nhiệm vụ chính trị, cùng cả nước đánh bại âm mưu bình định của thực dân Pháp Ngay sau khi thành lập (tháng 2-1948), quán triệt chủ trương của Trung ương Đảng, Đảng bộ Liên khu III đã triệu tập Hội nghị đại biểu Liên khu, ra bản Đề cương “Chính sách và chủ trương trong Liên khu năm
  • 41. 37 1948”. Bản Đề cương, sau đó, được Hội nghị cán bộ Liên khu lần thứ nhất (từ ngày 3 đến ngày 7-4-1948) thông qua. Bản Đề cương nêu rõ phương hướng, nhiệm vụ, phương châm công tác của Liên khu trong năm 1948 với tinh thần cơ bản là tự lập, tự túc, thực hiện chiến tranh nhân dân trên các mặt quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, với phương châm “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”. Đối với vùng địch hậu, nhiệm vụ trọng tâm là tiến hành chiến tranh du kích phá tề, trừ gian, nắm hội tề, lôi kéo thân binh, phá những nơi địch chiếm đóng; kết hợp hoạt động quân sự với đấu tranh chính trị, “làm cho Pháp thất bại trong việc dùng người Việt trị người Việt”; “tổ chức chính quyền bí mật trong vùng địch kiểm soát”, “phát triển Hội trong vùng địch” “phá hoại kinh tế địch” [8]. Đối với vùng tự do, nhiệm vụ trọng tâm là phát triển sản xuất, cải tạo, kiến thiết nông thôn; xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang; thực hiện tự do dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân… Đồng thời, tích cực rèn luyện, phát triển du kích, chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu chống lại những cuộc tấn công đánh vào vùng tự do của địch. Công tác xây dựng Đảng tập trung phát triển đảng viên, đào tạo cán bộ, củng cố Đảng, gây dựng cơ sở, đặc biệt trong vùng địch kiểm soát. Nhiệm vụ chính trị mà bản Đề cương nêu ra là những định hướng cơ bản để Đảng bộ Liên khu triển khai trong từng giai đoạn cụ thể của cuộc kháng chiến. Đến giữa năm 1948, cuộc kháng chiến có những chuyển biến quan trọng. Chiến tranh du kích ngày càng phát triển mạnh mẽ, bước đầu làm thất bại kế hoạch bình định của địch. Nhằm đẩy mạnh sự nghiệp kháng chiến trên địa bàn, từ ngày 18 đến ngày 26-7-1948, Liên khu ủy triệu tập
  • 42. 38 Hội nghị đại biểu Liên khu lần thứ nhất, đề ra nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc trên các mặt: Về chính trị, tăng cường khối đoàn kết toàn dân; củng cố chính quyền và các đoàn thể, nhất là cấp xã; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nhân dân tinh thần cảnh giác, đề phòng sự phá hoại của địch; củng cố mối quan hệ Đảng - dân nhằm bảo vệ Đảng và phát huy cao độ sức mạnh của các tầng lớp nhân dân đối với cuộc kháng chiến. Về quân sự, đẩy mạnh các hoạt động quân sự, chú trọng xây dựng làng kháng chiến, phát triển phong trào du kích chiến tranh tiêu diệt, tiêu hao sinh lực địch; quấy rối, làm suy yếu tinh thần địch. Về kinh tế, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp; phát triển công nghiệp, nội thương, triệt để bao vây kinh tế địch. Về văn hóa, tập trung chống nạn mù chữ thông qua việc chấn chỉnh ngành tiểu học; gây phong trào đời sống mới trong nhân dân. Hội nghị chủ trương đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, chú ý phát triển vào vùng Công giáo, vùng dân tộc thiểu số, vùng địch kiểm soát, nhất là các thành phố, thị xã. Hội nghị bầu Ban Chấp hành Liên khu mới gồm 15 đồng chí, trong đó có 3 đồng chí là Ủy viên dự khuyết [6]. Từ ngày 16 đến 24-7-1949, Hội nghị đại biểu Liên khu lần thứ hai xác định nhiệm vụ của Liên khu trong Thu - Đông năm 1949, trong đó chú trọng công tác vùng sau lưng địch với các nhiệm vụ: Đẩy mạnh các hoạt động quân sự, hướng vào liên tiếp mở chiến dịch để phối hợp với chiến trường Đông Bắc, Tây Bắc, giữ vững thế chủ động trên các mặt trận, giành thắng lợi căn bản, đẩy mạnh chuẩn bị cho tổng phản công. Vùng địch tạm chiếm tập trung triệt để bao vây, phá kinh tế địch; gây cơ sở, phát triển phong trào chiến tranh du kích và đấu tranh chính trị.
  • 43. 39 Công tác xây dựng Đảng hướng trọng tâm vào nâng cao trình độ chính trị, lý luận cho cán bộ, đảng viên; kiện toàn tổ chức, giữ vững kỷ luật; đề cao phê bình và tự phê bình, trau dồi đạo đức cách mạng, sửa đổi lề lối làm việc; đẩy mạnh đào tạo cán bộ dự trữ chuẩn bị cho tổng phản công. Chú trọng công tác xây dựng Đảng trong vùng địch tạm chiếm, hướng vào giữ vững, phát triển cơ sở Đảng, huấn luyện và giáo dục đảng viên [12]. Hội nghị Cán bộ Liên khu uỷ III (từ ngày 21 đến ngày 30-3-1950) ra Nghị quyết về nhiệm vụ của Liên khu năm 1950, xác định nhiệm vụ bao trùm là phá kế hoạch chiếm đóng đồng bằng của địch, giành và giữ cho được kho nhân lực, vật lực của Liên khu; hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công. Nhiệm vụ trước mắt là xây dựng chủ lực, phát triển chiến tranh nhân dân lên trình độ cao; tổng động viên nhân tài, vật lực để chuẩn bị chiến trường; phá âm mưu chia rẽ lương, giáo, tăng cường khối đại đoàn kết; cải thiện dân sinh, chú trọng thi hành chính sách ruộng đất; giữ vững và phát triển cơ sở, rèn luyện cán bộ, giáo dục đảng viên. Nhiệm vụ trọng tâm là chỉ đạo cuộc đấu tranh ở mặt trận sau lưng địch; quyết định hướng hoạt động chính của Liên khu là địa bàn Tả ngạn, trọng tâm là đường số 5 và cửa bể Hải Phòng [26]. Chiến tranh ngày càng khốc liệt, liên lạc giữa Liên khu ủy với các tỉnh Tả ngạn sông Hồng hết sức khó khăn. Tháng 8-1950, theo chủ trương của Trung ương, Hội nghị bất thường Liên khu ủy III quyết định thành lập Phân khu ủy Tả ngạn, do đồng chí Lê Thanh Nghị, Phó Bí thư Liên khu ủy III trực tiếp phụ trách. Phân khu ủy Tả ngạn có nhiệm vụ thay mặt Liên khu ủy “giải quyết những vấn đề cần thiết chung cho các tỉnh Tả ngạn, trực tiếp liên lạc với Trung ương và nhận mọi sự giúp đỡ của Trung ương” [27].
  • 44. 40 Cuối năm 1950, với chiến thắng Biên Giới Thu-Đông, quân và dân ta đã giành được thế chủ động chiến lược; cả nước tích cực đẩy mạnh chuẩn bị mọi mặt để chuyến sang giai đoạn tổng phản công. Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng (2-1951) xác định: “Nhiệm vụ kháng chiến của dân tộc từ đây đến thắng lợi cuối cùng là hoàn thành việc chuẩn bị tổng phản công và tổng phản công thắng lợi” [117, tr.112]. Muốn vậy, phải đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhân dân, đẩy mạnh đấu tranh trong vùng tạm bị địch chiếm để phối hợp với cuộc kháng chiến chung của toàn quốc; “đề cao công tác vùng địch ngang với công tác vùng tự do” [117, tr.144], thực hiện tốt phương châm công tác vùng địch, đấu tranh chống những tư tưởng sai lầm, những nhận thức chưa đúng trong cán bộ, đảng viên và trong một số cấp ủy về quan điểm lãnh đạo chiến tranh nhân dân, về phương châm của chiến tranh nhân dân và tư tưởng chủ quan, khinh địch, bi quan, sợ Mỹ, ỷ lại, đoản kỳ kháng chiến. Thực hiện chủ trương của Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng, ngày 20-3-1951, Hội nghị cán bộ Liên khu III lần thứ ba ra Nghị quyết xác định 10 nhiệm vụ của Liên khu, trong đó tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng, kiện toàn các lực lượng vũ trang; đẩy mạnh chiến tranh du kích kết hợp với đấu tranh kinh tế, chính trị trong vùng địch chiếm đóng; tích cực mở khu du kích trong lòng địch; phá ngụy quân, ngụy quyền; chuẩn bị liên tục tác chiến, thường xuyên chuẩn bị chiến trường; củng cố, phát triển cơ sở ở thành phố, thị xã, vùng Công giáo, đường 5, ven sông Hồng. Hội nghị chủ trương tăng cường Đảng lãnh đạo quân sự; chuẩn bị cho Đảng bộ ra công khai [31]. Tháng 4-1951, trước những sai lầm trong chủ trương đấu tranh của Thành uỷ Hải Phòng, Thường vụ Liên khu ủy tổ chức cuộc họp với đại biểu Thành ủy Hải Phòng, ra Nghị quyết chuyển hướng chỉ đạo công tác ở
  • 45. 41 Hải Phòng cho phù hợp với tình hình hiện tại. Nhiệm vụ chính của Hải Phòng thời gian trước mắt được xác định là: tranh thủ nhân dân; gây cơ sở trong các ngành quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa của địch; tích cực đào tạo cán bộ hợp với công tác vùng bị chiếm đóng; thực hiện phương châm “nuôi dưỡng và phát triển lực lượng” [181, tr.4]. Từ sau tháng 9-1951, thực hiện chủ trương Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần hai, căn cứ vào tình hình cụ thể trên địa bàn, Liên khu ủy quyết định chỉ đạo kháng chiến theo hai phương thức ở hai vùng (vùng tạm bị chiếm và vùng du kích). Tháng 10-1951, Đảng bộ Liên khu III ra công khai. Đại diện Đảng bộ ra mắt nhân dân gồm đồng chí Lê Thanh Nghị, Bí thư Liên khu ủy, kiêm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến - Hành chính Liên khu; đồng chí Văn Tiến Dũng, Đại đoàn trưởng Đại đoàn 320; đồng chí Vũ Thơ, Khu ủy viên, phụ trách nông dân và đồng chí Dần. Trong buổi ra mắt, Đảng bộ Liên khu đã trình bày trước nhân dân về tình hình, nhiệm vụ của địa phương; những chủ trương của Đảng bộ đối với việc lãnh đạo kháng chiến, kiến quốc. Đảng bộ Liên khu ra công khai đã gây được ảnh hưởng mạnh mẽ trong nhân dân. Vai trò, uy tín của Đảng bộ Liên khu được củng cố, đề cao, tạo điều kiện thuận lợi cho Đảng bộ Liên khu lãnh đạo quân và dân trên địa bàn kháng chiến. Hội nghị Liên khu ủy III, lần hai từ ngày 31-10 đến ngày 3-11-1951, nhận định: Trong thời gian tới, trên chiến trường Liên khu III địch sẽ đẩy mạnh chiến tranh mọi mặt lên cao độ. Ta sẽ gặp nhiều khó khăn, khu du kích có thể co hẹp lại. Nhân dân, cán bộ sẽ hoang mang. Cơ sở Đảng có thể bị hao mòn, đảo lộn. Tư tưởng cầu an, thỏa hiệp có thể nảy nở trong một số cán bộ, đảng viên và quần chúng [33, tr.5].
  • 46. 42 Từ nhận định trên, Hội nghị chủ trương: tranh thủ nhân dân, củng cố cơ sở quần chúng trong vùng địch hậu; xây dựng lực lượng; củng cố khu du kích, căn cứ du kích; chú trọng xây dựng du kích xã, du kích thôn, xóm trong khu du kích và căn cứ du kích; đẩy mạnh hơn nữa chiến tranh du kích, vận động ngụy quân, đấu tranh kinh tế với địch. Hội nghị nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng lúc này là tích cực tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên, quần chúng về tình hình, nhiệm vụ. Về nhiệm vụ xây dựng Đảng, Hội nghị yêu cầu phải củng cố cơ sở Đảng; giáo dục cán bộ, đảng viên; lấy công tác chiến đấu, sản xuất, thuế nông nghiệp để chỉnh đốn tư tưởng. Thực hiện kết nạp đảng viên, đặc biệt ở những nơi chưa có cơ sở Đảng hoặc có nhưng còn yếu; xây dựng tác phong làm việc, đẩy mạnh phê bình và tự phê bình; chú trọng công tác bảo vệ cán bộ vùng địch chiếm đóng; chỉnh huấn cán bộ căn cứ khu. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng vai trò lãnh đạo và chính sách của Đảng. Trong các nhiệm vụ trên, nhiệm vụ tranh thủ nhân dân, củng cố phát triển cơ sở là nhiệm vụ chính nhằm giải quyết tốt các công tác khác [33, tr.19]. Đáp ứng yêu cầu lãnh đạo kháng chiến ở các tỉnh Tả ngạn sông Hồng trong tình hình chiến tranh ngày càng khốc liệt, ngày 7-11-1951, Liên khu ủy ra quyết định thành lập Ban Cán sự Tả ngạn gồm: đồng chí Đỗ Mười, Ủy viên Thường vụ Liên khu ủy là Bí thư và các đồng chí Hoàng Bá Sơn, Đặng Tính, Nguyễn Khai, Nguyễn Năng Hách, Trần Trọng Hà (Lê Xuân Thinh) và Lê Tự là ủy viên. Như vậy, đến tháng 11-1951, sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc của Liên khu III do Liên khu ủy III lãnh đạo các tỉnh Hữu ngạn; Ban Cán sự Tả ngạn, thay mặt Liên khu ủy III lãnh đạo các tỉnh Tả ngạn.
  • 47. 43 Sau chiến dịch Hòa Bình Đông - Xuân 1951-1952, thực dân Pháp tập trung lực lượng mở những cuộc càn quét lớn hòng chiếm lại những vị trí đã mất ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ, giành lại quyền chủ động chiến lược. Trước tình hình đó, Đảng bộ Liên khu xác định nhiệm vụ của địa phương năm 1952 là đẩy mạnh chiến tranh du kích, chống chính sách bắt lính mở rộng quân đội và chính sách vơ vét, bóc lột kinh tế của địch; bồi dưỡng lực lượng kháng chiến. Các công tác chính là: sản xuất, tiết kiệm; đẩy mạnh công tác vùng sau lưng địch; chỉnh quân, chỉnh Đảng. Tháng 2-1952, Liên khu ủy tổ chức Hội nghị chuyên đề xây dựng, củng cố khu du kích, căn cứ du kích ở vùng sau lưng địch. Hội nghị chủ trương kiện toàn cấp ủy các cấp, chính quyền ở các huyện, xã mới được giải phóng, phát triển dân quân du kích; xác định nhiệm vụ chính của Liên khu là tranh thủ nhân dân, trong đó, vận động đồng bào có đạo, chống chính sách chia rẽ lương - giáo của địch là vấn đề trọng yếu. Với việc xác định rõ nhiệm vụ chính trị, từ năm 1948 đến tháng 4- 1952, Đảng bộ Liên khu đã lãnh đạo quân và dân trên địa bàn thực hiện có hiệu quả những mục tiêu và nhiệm vụ chính trị đề ra. Trên mặt trận kinh tế, Liên khu ủy đã lãnh đạo nhân dân các vùng tự do, vùng căn cứ du kích, khu du kích thi đua sản xuất. Tổng sản lượng lúa năm 1949 đạt 221.050 tấn, các hoa màu khác bội thu, cây công nghiệp cũng tăng nhiều về diện tích và năng suất. Năm 1948, vùng tự do, du kích tỉnh Thái Bình cung cấp 5.816 tấn thóc cho Trung ương và các tỉnh bạn. Các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên cũng cung cấp hàng nghìn tấn [131, tr.159]. Cuối năm 1950, Liên khu thu được trên 17.465 tấn, 68.244.916 đồng Việt Nam và 80.000 đồng Đông Dương; giảm tô được 75%; giảm tức thực hiện theo đúng thể lệ của chính quyền; tạm cấp 1.071 mẫu đất cho