SlideShare a Scribd company logo
1 of 91
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
LÊ MINH HƯNG
KHẢO SÁT KIẾN THỨC PHÒNG CHỐNG
THIẾU MÁU, THIẾU SẮT Ở PHỤ NỮ MANG THAI
ĐẾN KHÁM BỆNH TẠI TRUNG TÂM KIỂM SOÁT
BỆNH TẬT TỈNH TRÀ VINH NĂM 2022
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CẦN THƠ, 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
LÊ MINH HƯNG
KHẢO SÁT KIẾN THỨC PHÒNG CHỐNG
THIẾU MÁU, THIẾU SẮT Ở PHỤ NỮ MANG THAI
ĐẾN KHÁM BỆNH TẠI TRUNG TÂM KIỂM SOÁT
BỆNH TẬT TỈNH TRÀ VINH NĂM 2022
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành: Dược Lý-Dược Lâm Sàng
Mã số: 20872020514
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VÕ VĂN BẢY
CẦN THƠ, 2022
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Bộ môn Dược lâm
sàng, Phòng đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Tây Đô và Ban Giám đốc
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Trà Vinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi
được học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Võ Văn Bảy, Đang công tác
tại Bệnh viện Thống nhất Thành phố Hồ Chí Minh, đã trực tiếp hướng dẫn, tận
tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong
suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cô
giáo Bộ môn Dược lâm sàng, trường Đại học Tây Đô đã chia sẻ, giải đáp các
vướng mắc của tôi trong quá trình làm luận văn.
Tôi xin cảm ơn, bạn bè đồng nghiệp tại đơn vị đã giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên,
chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Tây Đô.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2022
Học viên
Lê Minh Hưng
ii
TÓM TẮT
KHẢO SÁT KIẾN THỨC PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU, THIẾU SẮT Ở
PHỤ NỮ MANG THAI ĐẾN KHÁM BỆNH TẠI TRUNG TÂM KIỂM
SOÁT BỆNH TẬT TỈNH TRÀ VINH NĂM 2022.
Thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng
quan tâm, đặc biệt tại các khu vực nông thôn.
Mục tiêu:
1. Đánh giá mức độ kiến thức chung phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở
phụ nữ mang thai
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức chung phòng chống thiếu
máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai.
Đối tượng và phương pháp:
nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện gồm 384 phụ nữ mang thai
đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tỉnh Trà Vinh, từ tháng 1
đến tháng 6 năm 2022. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp theo
bảng hỏi.
Kết quả:
Thai phụ có tuổi thấp nhất là 18 và cao nhất là 47 tuổi. Tỷ lệ kiến thức chung
đúng của thai phụ về phòng chống thiếu máu, thiếu sắt còn thấp (58,3%). Các
yếu tố liên quan đến kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt: Thai phụ ở
độ tuổi từ 25-35 tuổi có kiến thức chung đúng cao hơn nhóm > 35 tuổi và < 25
tuổi (p<0,05); Ở thành thị có kiến thức chung đúng cao hơn nhóm thai phụ ở
nông thôn (p<0,05); Trình độ học vấn càng thấp thì kiến thức chung đúng
càng giảm (p<0,05). Thai phụ là cán bộ, công viên chức có kiến thức chung
đúng cao hơn nhóm: Công nhân, nội trợ (p<0,05); Thu nhập tốt có kiến thức
đúng cao hơn thu nhập thấp (p<0,05);
iii
Thai phụ có dự định mang thai, thường xuyên theo dõi cân nặng và tuân thủ
uống viên sắt có kiến thức chung đúng cao hơn nhóm không tuân thủ
(p<0,05); Thai phụ có tẩy giun định kỳ 6 tháng/l lần và được cán bộ Y tế
hướng dẫn phòng bệnh có kiến thức chung đúng cao hơn nhóm thai phụ không
được hướng dẫn (p<0,05); Thai phụ có tiếp cận nguồn thông tin có kiến thức
chung đúng cao hơn đối tượng không tiếp cận (p<0,05). Nguồn thông tin mà
thai phụ mong muốn được nhận thêm nhất là từ cán bộ y tế (96,1%), internet
(90,4%).
Kết quả nghiên cứu đã cung cấp nhiều cơ sở dữ liệu quan trọng để thực
hiện tốt chương trình phòng chống thiếu máu, thiếu sắt phụ nữ tuổi sinh đẻ nói
chung, và phụ nữ mang thai nói riêng tại tỉnh Trà Vinh
Từ khoá: Kiến thức, thiếu máu, thiếu sắt, phụ nữ mang thai, Trà Vinh.
iv
ABSTRACT
SURVEY OF KNOWLEDGE FOR PREVENTION OF ANEMIA, IRON
DEFICIENCY IN PREGNANT WOMEN WHO COME FOR MEDICAL
EXAMINATION AT TRA VINH PROVINCE'S DISEASE CONTROL
CENTER IN 2022.
Iron deficiency anemia in pregnancy is a public health concern of concern,
especially in rural areas.
Research objectives:
1. Assess the level of general knowledge about prevention of anemia and iron
deficiency in pregnant women
2. Analysis of some factors related to general knowledge of prevention of
anemia and iron deficiency in pregnant women.
Research Methods:
A cross-sectional descriptive study, convenient sampling of 384 pregnant
women who visited the Center for Disease Control of Tra Vinh Province, from
January to June 2022. Study subjects were interviewed directly following
follow-up interviews. questionnaire.
Result:
The youngest pregnant woman is 18 years old and the highest is 47 years old.
The rate of correct general knowledge of pregnant women on prevention of
anemia and iron deficiency is still low (58.3%). Factors related to knowledge
of prevention of anemia and iron deficiency: Pregnant women aged 25-35
years have higher correct general knowledge than those of > 35 years old and
< 25 years old (p<0.05); In urban areas, the correct general knowledge is
higher than that of pregnant women in rural areas (p<0.05); The lower the
level of education, the lower the correct general knowledge (p<0.05). Pregnant
women who are cadres and civil servants have higher correct general
knowledge than workers, housewives (p<0.05); Good income with correct
knowledge is higher than low income (p<0.05);
v
Pregnant women who plan to become pregnant, regularly monitor their weight
and adhere to taking iron tablets have a higher correct general knowledge than
the non-compliance group (p<0.05); Pregnant women who had regular
deworming every 6 months/l and were guided by health workers to prevent the
disease had higher correct general knowledge than the group of pregnant
women who were not guided (p<0.05); Pregnant women who have access to
information sources have more correct general knowledge than those who do
not (p<0.05). The sources of information that pregnant women most want to
receive are from health workers (96.1%), the internet (90.4%).
The research results have provided many important databases to well
implement the program of prevention of anemia and iron deficiency in women
of childbearing age in general and pregnant women in particular in Tra Vinh
province.
Keywords: Knowledge, anemia, iron deficiency, pregnant women, Tra Vinh.
vi
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2022
Học viên
Lê Minh Hưng
vii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................i
TÓM TẮT.........................................................................................................ii
ABSTRACT.....................................................................................................iv
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................vi
MỤC LỤC ......................................................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ............................................................................... xiii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................xiv
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................3
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA..........................................3
1.1.1 Vai trò sinh học của sắt trong cơ thể.................................................3
1.1.2 Định nghĩa thiếu máu ........................................................................4
1.1.3 Định nghĩa thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ ....................................4
1.2 NGUYÊN NHÂN BỆNH THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT .................4
1.2.1 Thiếu máu thiếu sắt xảy ra do nhiều nguyên nhân............................4
1.2.2 Yếu tố nguy cơ gây thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai............5
1.3 CHẨN ĐOÁN THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT ...................................7
1.4. TÌNH HÌNH THIẾU MÁU CỦA PHỤ NỮ TUỔI SINH ĐẺ TRÊN
THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM .........................................................................7
1.4.1 Tình hình thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ trên thế giới ...............7
1.4.2 Tình hình thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở Việt Nam. ...............8
1.5 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KIẾN THỨC CỦA THAI PHỤ VỀ
PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT..............................................9
1.6 GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT.....10
1.6.1 Đa dạng hóa bữa ăn, giáo dục truyền thông....................................10
1.6.2 Tăng cường sắt vào thực phẩm........................................................11
1.6.3 Phòng chống nhiễm khuẩn ..............................................................11
1.7 BỔ SUNG VIÊN SẮT CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ THIẾU
MÁU CAO.......................................................................................................12
viii
1.8 PHÁC ĐỒ BỔ SUNG VIÊN SẮT/FOLIC CHO PHỤ NỮ MANG
THAI ................................................................................................................13
1.9 VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU............................................13
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........15
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................15
2.2 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU....................................15
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................15
2.4 MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU .........................................15
2.4.1 Cỡ mẫu.............................................................................................15
2.4.2 Phương pháp chọn mẫu...................................................................15
2.5 TIÊU CHÍ CHỌN MẪU ......................................................................16
2.6 LIỆT KÊ CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU..........................................16
2.6.1 Biến độc lập.....................................................................................16
2.6.2 Kiến thức phòng thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai .............18
2.6.3 Tương tác thuốc...............................................................................22
2.7 KỸ THUẬT, PHƯƠNG TIỆN ............................................................27
2.7.1 Kỹ thuật thu thập thông tin..............................................................27
2.7.2 Công cụ thu thập..............................................................................27
2.8 KIỂM SOÁT SAI LỆCH THÔNG TIN.............................................27
2.9 XỬ LÝ DỮ LIỆU..................................................................................28
2.10 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU.......................................28
2.11 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ................................................28
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................30
3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU............................30
3.2 NGUỒN THÔNG TIN VÀ NHU CẦU NHẬN THÔNG TIN VỀ
PHÒNG CHỐNG TMTS...............................................................................34
3.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KIẾN THỨC CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU VỀ PHÒNG CHỐNG TMTS .............................................37
3.4 PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC
CHUNG PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU, THIẾU SẮT Ở PHỤ NỮ
MANG THAI ĐẾN KHÁM BỆNH TẠI TTKSBT TỈNH TRÀ VINH
NĂM 2022........................................................................................................42
3.4.1 Liên quan giữa kiến thức chung với đặc điểm chung của đối ĐTNC.42
ix
3.4.2 Liên quan giữa kiến thức chung với số lần mang thai của ĐTNC..45
3.4.3 Liên quan giữa kiến thức chung với dự định mang thai của ĐTNC...45
3.4.4 Liên quan giữa kiến thức chung với theo dõi cân nặng của ĐTNC46
3.4.5 Liên quan giữa kiến thức chung với mức độ ăn uống của ĐTNC ..46
3.4.6 Liên quan giữa kiến thức chung với tuân thủ uống viên sắt của
ĐTNC ...............................................................................................................47
3.4.7 Liên quan giữa kiến thức chung với tẩy giun định kỳ của ĐTNC .47
3.4.8 Liên quan giữa kiến thức chung phòng TMTS của ĐTNC với
hướng dẫn của cán bộ Y tế ...............................................................................48
3.4.9 Liên quan giữa kiến thức chung với tiếp cận nguồn thông tin của
ĐTNC ...............................................................................................................48
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN ..............................................................................50
4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............50
4.2 NGUỒN THÔNG TIN VÀ NHU CẦU NHẬN THÔNG TIN VỀ
PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU, THIẾU SẮT...........................................51
4.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KIẾN THỨC CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU VỀ PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU, THIẾU SẮT .........52
4.4 PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC
PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU, THIẾU SẮT Ở PHỤ NỮ MANG THAI
ĐẾN KHÁM BỆNH TẠI TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH
TRÀ VINH NĂM 2022...................................................................................54
4.4.1 Liên quan giữa kiến thức chung với đặc điểm chung của đối tượng
nghiên cứu.........................................................................................................54
4.4.2 Liên quan giữa kiến thức chung với số lần mang thai của đối tượng
nghiên cứu.........................................................................................................56
4.4.3 Liên quan giữa kiến thức chung với dự định mang thai của đối
tượng nghiên cứu..............................................................................................56
4.4.4 Liên quan giữa kiến thức chung với theo dõi cân nặng của đối
tượng nghiên cứu..............................................................................................56
4.4.5 Liên quan giữa kiến thức chung với mức độ ăn uống của đối tượng
nghiên cứu.........................................................................................................57
4.4.6 Liên quan giữa kiến thức chung với tuân thủ uống viên sắt của đối
tượng nghiên cứu..............................................................................................57
4.4.7 Liên quan giữa kiến thức chung với tẩy giun định kỳ của đối tượng
nghiên cứu.........................................................................................................57
x
4.4.8 Liên quan giữa kiến thức chung về phòng chống thiếu máu, thiếu
sắt của đối tượng nghiên cứu với hướng dẫn của cán bộ Y tế .........................58
4.4.9 Liên quan giữa kiến thức chung với tiếp cận nguồn thông tin của
đối tượng nghiên cứu........................................................................................58
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN ..............................................................................59
KIẾN NGHỊ ...................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................62
PHỤ LỤC .......................................................................................................xv
xi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Bảng phân loại mức độ của tương tác trong DF..............................22
Bảng 2.2 Bảng phân loại mức độ nặng của tương tác trong SDI....................24
Bảng 2.3 Bảng phân loại mức độ y văn ghi nhận về tương tác trong SDI......25
Bảng 2.4 Bảng phân loại mức độ can thiệp của tương tác trong SDI .............26
Bảng 2.5 Bảng phân loại mức độ chung trong SDI.........................................27
Bảng 3.1 Thông tin về tuổi của đối tượng nghiên cứu....................................30
Bảng 3.2 Dân tộc của đối tượng nghiên cứu ...................................................30
Bảng 3.3 Nơi ở của đối tượng nghiên cứu.......................................................31
Bảng 3.4 Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu ....................................31
Bảng 3.5 Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu...........................................32
Bảng 3.6 Điều kiện kinh tế gia đình của đối tượng nghiên cứu......................32
Bảng 3.7. Thông tin về số lần mang thai của đối tượng nghiên cứu...............33
Bảng 3.8. Thông tin về triệu chứng nghén của đối tượng nghiên cứu............33
Bảng 3.9. Dự định mang thai của đối tượng nghiên cứu.................................33
Bảng 3.10 Tiếp nhận thông tin về phòng chống TMTS..................................34
Bảng 3.11 Nhu cầu nhận thêm thông tin về phòng chống TMTS...................36
Bảng 3.12. Kiến thức đúng của ĐTNC về phòng chống TMTS.....................37
Bảng 3.13 Liên quan giữa kiến thức chung với tuổi của ĐTNC.....................42
Bảng 3.14 Liên quan giữa kiến thức chung với dân tộc của ĐTNC ...............42
Bảng 3.15 Liên quan giữa kiến thức chung với nơi ở của ĐTNC...................43
Bảng 3.16 Liên quan giữa kiến thức chung với TĐHV của ĐTNC................43
Bảng 3.17 Liên quan giữa kiến thức chung với nghề nghiệp của ĐTNC .......44
Bảng 3.18 Liên quan giữa kiến thức chung với thu nhậpcủa ĐTNC..............44
Bảng 3.19 Liên quan giữa kiến thức chung với số lần mang thai của ĐTNC 45
Bảng 3.20 Liên quan giữa kiến thức chung với dự định mang thai của ĐTNC45
Bảng 3.21 Liên quan giữa kiến thức chung với theo dõi cân nặng của ĐTNC46
Bảng 3.22 Liên quan giữa kiến thức chung với mức độ ăn uống của ĐTNC.46
xii
Bảng 3.23 Liên quan giữa kiến thức chung với tuân thủ uống viên sắt của
ĐTNC ..............................................................................................................47
Bảng 3.24 Liên quan giữa kiến thức chung với tẩy giun định kỳ của ĐTNC.47
Bảng 3.25 Liên quan giữa kiến thức chung phòng TMTS của ĐTNC với hướng
dẫn của CBYT .................................................................................................48
Bảng 3.26 Liên quan giữa kiến thức chung với tiếp cận nguồn thông tin của
ĐTNC ..............................................................................................................48
xiii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Thai phụ có nghe truyền thông về phòng chống TMTS..............35
Biểu đồ 3.2 Kiến thức chung đúng của đối tượng nghiên cứu........................41
xiv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Ý nghĩa
CBYT Cán bộ y tế
ĐTNC Đối tượng nghiên cứu
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TMTS Thiếu máu thiếu sắt
WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiếu máu thiếu sắt tác động đến hàng tỷ người trên thế giới nhất là ở
phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Thiếu máu do thiếu sắt là
loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo
ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, trong số hơn 1,6 tỷ người trên toàn cầu bị
thiếu máu thì có tới 50% là thiếu máu do thiếu sắt [44]. Theo Hiệp hội Phát
triển Quốc tế, thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ mang thai tại các nước công
nghiệp là 17,4%, trong khi đó các nước đang phát triển tăng lên đáng kể đến
56% [5], [45] . Có nhiều nguyên nhân có thể gây thiếu máu, nhưng thường
gặp nhất ở phụ nữ mang thai là thiếu máu do thiếu sắt. Khi cơ thể không nhận
đủ lượng sắt cần thiết từ khẩu phần ăn, do chế độ dinh dưỡng của người mẹ
thiếu chất đạm hoặc do ăn kiêng quá mức, ăn uống không hợp lý hoặc vì
hoàn cảnh kinh tế cụ thể, người mẹ rất dễ bị thiếu máu do thiếu sắt, do mất
máu, nhiễm giun, rối loạn hấp thu sắt và nhu cầu tăng [14], [41] . Ở phụ nữ,
tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt cao thường liên quan đến mất máu qua các kỳ kinh
nguyệt, nhu cầu cao khi mang thai và thời gian cho con bú. Hậu quả của thiếu
máu thiếu sắt đối với phụ nữ mang thai sẽ gây ra sẩy thai, đẻ non, trẻ sinh ra
nhẹ cân, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của trẻ em. Thiếu máu
ở phụ nữ cũng làm tăng nguy cơ tai biến và tử vong mẹ trong cả thời kỳ
mang thai và sinh nở [4], [46]. Với các ảnh hưởng nặng nề của thiếu máu do
thiếu sắt, việc phòng ngừa, phát hiện sớm và có kế hoạch điều trị kịp thời sẽ
là can thiệp có hiệu quả trong việc nâng cao sức khỏe và giảm tỷ lệ tử vong ở
bà mẹ và trẻ em [44]. Những năm gần đây, chiến lược phòng chống thiếu
máu do thiếu sắt ở phụ nữ mang thai của Việt Nam có sự thay đổi. Từ việc
cung cấp miễn phí viên sắt cho các bà mẹ mang thai uống hàng ngày, thì nay
chương trình chỉ tuyên truyền để các phụ nữ mang thai tự mua viên sắt để
uống. Theo khuyến cáo của Liên đoàn sản phụ khoa quốc tế, tất cả các phụ
nữ mang thai đều được khuyến cáo bổ sung sắt hàng ngày [38]. Như vậy, có
thể nói rằng việc phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai phụ
2
thuộc rất nhiều vào nhận thức của bản thân người phụ nữ. Để giúp cán bộ
quản lý công tác chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản có một nhận định
khách quan về thực trạng chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em tại tỉnh Trà
Vinh. Góp phần tìm ra nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao kiến thức cho cộng đồng, khắc phục cải thiện tình trạng dinh dưỡng,
giảm thiểu nguy cơ gây thiếu máu, giảm tử vong mẹ, và tử vong chu sinh. Vì
vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Khảo sát kiến thức phòng chống thiếu
máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát
Bệnh tật Tỉnh Trà Vinh năm 2022”, với mục tiêu:
1. Đánh giá mức độ kiến thức chung phòng chống thiếu máu, thiếu sắt
ở phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tỉnh
Trà Vinh năm 2022.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức chung phòng chống
thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm
soát Bệnh tật tỉnh Trà Vinh năm 2022.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA
1.1.1 Vai trò sinh học của sắt trong cơ thể
Sắt là một trong những chất vi lượng có vai trò quan trọng bậc nhất để
tổng hợp nên hemoglobin, chất có mặt trong tế bào hồng cầu. Ở người bình
thường, 90-95% lượng sắt trong cơ thể được tái sử dụng từ nguồn sắt do hồng
cầu già bị phá hủy và giải phóng ra, có 5-10% (1-2 mg) lượng sắt được bài
tiết qua nước tiểu, mồ hôi, phân. Để bù lại lượng sắt mất đi, cơ thể nhận thêm
sắt từ thức ăn, quá trình hấp thu sắt diễn ra chủ yếu ở dạ dày, hành tá tràng và
đoạn đầu hỗng tràng. Máu được sinh ra từ tủy xương. Ở người trưởng thành,
bình thường hàng ngày cơ thể bị mất đi từ 40-50 ml máu và tủy xương cũng
sẽ tái tạo lại đủ số lượng đã mất [3]. Vai trò chính của hồng cầu là vận
chuyển oxy đi khắp cơ thể để nuôi sống các tế bào và vận chuyển khí
cacbonic (CO 2) thải từ các tế bào qua phổi để thải ra ngoài nhằm đáp ứng
đời sống của con người. Tuy nhiên, để vận chuyển oxy hay CO2 là do
hemoglobin (còn gọi là Huyết sắc tố) của hồng cầu quyết định. Hemoglobin
là thành phần cơ bản của hồng cầu, chiếm 1/3 trọng lượng hồng cầu. Có
khoảng 300 triệu phân tử Hb trong hồng cầu [2], [36] .
Khối lượng sắt toàn phần trong cơ thể xấp xỉ 4 đến 5 g, trong đó 66%
hemoglobin, 4% trong myoglobin và các enzym chứa sắt của hệ thống
cytochrom, 30% còn lại chủ yếu ở lách, gan và tủy xương.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi thiếu sắt đáp ứng miễn dịch của cơ thể
giảm ở 3 thành phần chính của hệ thống miễn dịch: Miễn dịch tế bào, miễn
dịch dịch thể và hoạt động của các đại thực bào. Ở bệnh nhân thiếu sắt, tế bào
lympho T giảm. Khi bệnh nhân thiếu máu nặng có thể giảm khoảng 20% tế
bào lympho B. Người ta cũng thấy có sự giảm bạch cầu đa nhân trung tính
4
trong trường hợp thiếu sắt. Chính vì vậy, thiếu sắt còn làm tăng khả năng mắc
bệnh của bà mẹ và trẻ em. [34], [35]
1.1.2 Định nghĩa thiếu máu
Theo WHO thiếu máu được định nghĩa khi nồng độ hemoglobin <13
g/dl ở người nam trưởng thành và <12 g/dl ở phụ nữ trưởng thành. [45]
Do sự biến đổi sinh lý trong thai kỳ, thể tích huyết tương gia tăng nhiều
hơn thể tích huyết cầu. Vì vậy sẽ gây ra hiện tượng thiếu máu sinh lý. Trị số
sinh lý bình thường của ở phụ nữ mang thai sẽ thay đổi từ 11,5 đến 13 g/dl.
[2], [3] .
Ở phụ nữ mang thai thiếu máu được định nghĩa khi nồng độ hemoglobin
thấp hơn11 g/dl. Và được phân độ nặng nhẹ như sau: Nhẹ 10-10,9 g/dl;
Trung bình 7-9,9 g/dl; Nặng 4-6,9 g/dl; Rất nặng 4 <g/dl. [6],[37]
Theo trung tâm kiểm soát bệnh tật của Hoa Kỳ, thiếu máu trong thai kỳ
được định nghĩa khi nồng độ hemoglobin <11g/dl hemoglobin <11 g/dl ở tam
cá nguyệt thứ I và III; và <10,5 g/dl ở tam cá nguyệt thứ II. [18], [37]
1.1.3 Định nghĩa thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ
Trong thai kỳ, khi nồng độ hemoglobin thấp hơn 11 g/dl và nồng độ
ferritin huyết thanh dưới 12 mg/ml thì được xác định là thiếu máu thiếu sắt.
[10],16]
1.2 NGUYÊN NHÂN BỆNH THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT
1.2.1 Thiếu máu thiếu sắt xảy ra do nhiều nguyên nhân [2], [24] .
Tuy nhiên được phân loại theo 3 nhóm chính:
-Không cung cấp đủ nhu cầu về sắt:
· Nhu cầu về sắt tăng lên đối với trẻ em tuổi dậy thì, phụ nữ thời kỳ
kinh nguyệt, phụ nữ có thai, cho con bú…
· Chế độ ăn thiếu sắt: Chế độ ăn uống không cân đối, ăn kiêng, người
nghiện rượu, người già,...
· Sử dụng một số thực phẩm làm giảm hấp thu sắt như tanin, cà phê,
nước uống có gas,...
5
· Cơ thể bị giảm hấp thu sắt do mắc một số bệnh lý như Viêm dạ dày,
viêm ruột; cắt đoạn dạ dày, ruột,...
-Mất máu do thiếu máu mạn:
Mất máu trong các trường hợp cơ thể bị loét dạ dày, túi thừa meckel,
polyp, u mạch máu, bệnh lý viêm đường ruột, viêm chảy máu đường tiết
niệu; mất máu nhiều qua kinh nguyệt; sau phẫu thuật, sau chấn thương, u xơ
tử cung,...
-Rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh hay cách gọi khác là
Hypotrans errinemia. ảy ra khi cơ thể không tổng hợp được trans errin vận
chuyển sắt. Bệnh này rất nguy hiểm, nó dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm
trọng cho gan, tim, xương khớp như suy tim, đau xương khớp, tiểu đường,...
1.2.2 Yếu tố nguy cơ gây thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai
Những phụ nữ có nguy cơ cao xuất hiện thiếu máu thiếu sắt trong khi
mang thai nếu:
- Khoảng cách giữa hai lần mang thai liên tiếp quá gần nhau.
- Mang thai với hơn một thai nhi (mang thai đôi, mang thai ba, thậm
chí nhiều hơn).
- Nôn quá thường xuyên, quá nhiều do bị nghén buổi sáng.
- Mang thai khi còn ở lứa tuổi vị thành niên.
- Không thu nhận đủ lượng sắt cần thiết.
- Trước khi mang thai là người có chu kì kinh nguyệt ra nhiều máu
(cường kinh).
- Có tiền sử thiếu máu trước khi mang thai
Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, nhu cầu sắt tăng cao để phát triển bào
thai, nhau thai và cho người mẹ. Tổng số lượng sắt cần thiết đối với phụ nữ
có thai là khoảng 1000 mg, vì vậy trong suốt quá trình mang thai nếu không
được cung cấp đủ sắt thì tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở bà bầu rất dễ xảy
ra[22], [27] .
6
Phụ nữ cho con bú: Sắt được tiết theo sữa để nuôi con. Như đã đề cập ở
trên, nhu cầu về sắt ở phụ nữ mang thai cao hơn so với phụ nữ không mang
thai, cụ thể trong thai kì mỗi ngày người phụ nữ cần 27 mg sắt. Tuy nhiên với
chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng, chứa các loại thức ăn có hàm lượng
sắt cao là đã có thể phòng tránh được tình trạng thiếu sắt.
Mỗi ngày người phụ nữ mang thai nên sử dụng ít nhất là ba khẩu phần
thức ăn giàu sắt, chẳng hạn như:
- Thịt nạc đỏ, thịt gia cầm, và cá.
- Các loại rau có lá màu xanh đậm (ví dụ như rau chân vịt, bông cải
xanh, và cải xoăn kale).
- Ngũ cốc và lúa mì bổ sung sắt.Các loại đậu hạt, đậu lăng, và đậu
phụ, các loại hạt và mầm.
- Trứng.
Để làm tăng khả năng hấp thu sắt từ các nguồn thực vật (và cả các sản
phẩm bổ sung sắt), hãy sử dụng cùng với thực phẩm chứa nhiều vitamin C,
chẳng hạn như: Các loại hoa quả như: cam, chanh và nước ép từ chúng. Dâu
tây, kiwi, cà chua, ớt chuông.
Tuy nhiên nếu sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt thì hãy tránh sử dụng
cùng các sản phẩm tăng cường calci, bởi mặc dù calci cũng là thành phần
thiết yếu đối với phụ nữ mang thai, nhưng calci lại có thể làm giảm hấp thu
sắt, nên uống cách xa. Mỗi phụ nữ mang thai đều có nguy cơ tiềm ẩn sinh ra
những em bé không khỏe mạnh, cho dù họ bao nhiêu tuổi, con so (lần đầu)
hay con rạ (từ lần hai) mặc dù lần mang thai trước đó bà mẹ đã sinh ra đứa trẻ
khỏe mạnh. Tuy vậy, một số trường hợp phụ nữ cần phải bổ sung vi chất dinh
dưỡng:
-Tình trạng dinh dưỡng kém, bị sụt cân, ăn ít, khẩu phần ăn không cân
đối, thiếu vi chất dinh dưỡng.
-Có giai đoạn không ăn được do mệt mỏi, chán ăn hay lo lắng nhiều.
-Mới sẩy thai, hay thai chết lưu.
7
-Làm việc vất vả hoặc bị căng thẳng thần kinh.
-Phụ nữ đẻ dày, đẻ nhiều, có thể để lại hậu quả tình trạng dinh dưỡng
kém, nên rất cần cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng trước khi mang thai.
-Có tiền sử sinh con khiếm khuyết ống thần kinh.
-Nghiện cà phê, rượu hay thuốc lá.
-Thiếu máu thiếu sắt là một bệnh rất phổ biến tác động đến hàng tỷ
người trên thế giới, đặc biệt là phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai và trẻ
nhỏ. Ngày càng có nhiều người bị ảnh hưởng bởi bệnh thiếu máu do thiếu sắt
hơn so với bất kỳ sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng nào. Trước khi tình trạng
thiếu máu xảy ra, thiếu sắt đã làm ảnh hưởng đến các chức năng khác, như hệ
thống miễn dịch, hệ thống thần kinh, làm giảm khả năng miễn dịch, giảm
hoạt động thể chất và suy giảm nhận thức. [27],[33],[39],[40]
1.3 CHẨN ĐOÁN THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT
Biểu hiện lâm sàng của thiếu máu thường nghèo nàn và âm thầm.
Người bị thiếu máu có thể không tự nhận ra bệnh, điều đó gây khó khăn
trong phòng chống bệnh này ở cộng đồng. Biểu hiện của thiếu máu nhẹ là:
mệt mỏi, mất ngủ, kém tập trung.
Ở Phụ nữ có thai: Phổ biến là da xanh, niêm mạc nhợt (niêm mạc mắt,
lợi), móng tay khum hình thìa, lòng bàn tay nhợt nhạt, đầu lưỡi có một đám
những hạt sắc đỏ sẫm, mệt mỏi, khi thiếu máu nặng thường có dấu hiện
chóng mặt, tim đập mạnh, khó thở khi lao động gắng sức…
Xét nghiệm thường dùng để chẩn đoán thiếu máu là định lượng
Hemoglobin (Hb). Ở phụ nữ mang thai nếu Hb < 11 g/L và phụ nữ không có
thai nếu Hb < 12 g/L được xác định là thiếu máu. [2],[4]
1.4. TÌNH HÌNH THIẾU MÁU CỦA PHỤ NỮ TUỔI SINH ĐẺ TRÊN
THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.4.1 Tình hình thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ trên thế giới
Thiếu máu là vấn đề sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng đến cả quốc gia
phát triển và quốc gia đang phát triển, gây hậu quả nặng nề đối với sức khỏe
8
con người cũng như đối với sự phát triển kinh tế và xã hội. Thiếu máu xảy ra
ở tất cả các giai đoạn của chu kỳ vòng đời, phổ biến nhất ở phụ nữ có thai và
trẻ nhỏ [43].
Phụ nữ độ tuổi sinh đẻ có nguy cơ cao bị thiếu máu do cạn kiệt sắt mạn
tính vì mất sắt trong các chu kỳ kinh nguyệt.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới từ số liệu điều tra trên 192
quốc gia từ năm 1993 đến năm 2005 (Ngân hàng dữ liệu toàn cầu của WHO)
cho thấy có 56,4 triệu phụ nữ có thai bị thiếu máu, chiếm 41,8%, trong đó tỷ
lệ thiếu máu cao nhất ở châu Phi (57,1%), tiếp đến Đông Nam Á (48,2%).
Châu Âu và châu Mỹ có tỷ lệ thiếu máu thấp hơn (25,1% và 24,1%) [35],
[37].
Có khoảng 468,4 triệu phụ nữ không có thai trên toàn cầu bị thiếu máu,
chiếm 30,2%. Châu Phi vẫn là châu lục có tỷ lệ thiếu máu cao nhất (47,5%)
với 69,9 triệu phụ nữ bị thiếu máu. Đông Nam Á có tỷ lệ thiếu máu thấp hơn
(45,7%) nhưng lại ảnh hưởng tới 182 triệu phụ nữ. Châu Âu và châu Mỹ tỷ lệ
thiếu máu gần như thấp nhất (19% và 17,8%)[32], [40].
Theo ước tính của WHO hậu quả của thiếu máu do thiếu sắt sẽ làm ảnh
hưởng tới 350 triệu phụ nữ bị đẻ non và con bị thiếu cân, 325 triệu người
trưởng thành giảm khả năng lao động và 200 triệu tử vong ở phụ nữ do các
tai biến liên quan đến thai sản. [45]
1.4.2 Tình hình thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở Việt Nam.
Cũng như nhiều nước đang phát triển khác, ở Việt Nam thiếu máu
cũng được coi là vấn đề sức khoẻ cộng đồng. Mặc dù tình trạng thiếu máu đã
được cải thiện trong vài thập kỷ qua nhưng mức giảm còn chậm. Theo số liệu
gần đây nhất, thiếu máu ở phụ nữ Việt Nam tuổi sinh đẻ là 28,8%, có ý nghĩa
sức khỏe cộng đồng mức trung bình. Tỷ lệ thiếu máu cao hơn ở phụ nữ có
thai (36,5%) là thực trạng đáng lo ngại vì sẽ tăng nguy cơ gây đẻ non/nhẹ cân
và các tai biến khi đẻ cho cả mẹ và con. Thiếu máu của mẹ dẫn tới thiếu máu
9
ở bào thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí lực của trẻ em sau này [14],
[20].
Nghiên cứu của Vương Thị Ngọc Lan tại 6 quận nội thành và 3 huyện
ngoại thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận thiếu máu thiếu sắt chiếm tỷ lệ 75,5%
trên tổng số phụ nữ mang thai bị thiếu máu [18]. Tại thành phố Hồ Chí Minh,
Đặng Thị Hà nghiên cứu tần suất thiếu máu trong thai kỳ ở 5 huyện ngoại
thành và 17 quận nội thành chiếm 38,1% trong đó thiếu máu thiếu sắt chiếm
82,6% [10] . Tại Huế, năm 2002 Nguyễn Thị Ngân tìm hiểu nguyên nhân
thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại bệnh viện trung ương Huế do thiếu máu
thiếu sắt chiếm 83,3% trên tổng số thai phụ bị thiếu máu [22] .
Tình trạng thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ khác nhau rõ rệt theo vùng,
ở vùng núi Tây Bắc (56,7%), tiếp đến là Nam miền Trung và Đông Bắc có tỷ
lệ thiếu máu lần lượt là 36,3% và 31,9%. Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức
Vy về ảnh hưởng của tình trạng thiếu máu. Nhóm bà mẹ thiếu máu nặng có
28,57% trẻ sơ sinh có trọng lượng dưới 2.500 g; nhóm bà mẹ thiếu máu trung
bình có 11,89% trẻ sơ sinh có trọng lượng dưới 2.500 g; nhóm bình thường
thì tỉ lệ này là 10,2% sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê [30] .
Ảnh hưởng của uống viên sắt tới trọng lượng của trẻ sơ sinh: Bà mẹ
uống viên sắt trong thai kỳ thì 90,26% trẻ sinh ra có trọng lượng trên 2500 g
và chỉ có 9,74% trẻ có trọng lượng dưới 2500 g. Trong khi ở nhóm không
uống viên sắt thì tỷ lệ trẻ sinh ra dưới 2.500 g là 14,21%. Như vậy uống viên
sắt không chỉ có vai trò phòng tránh thiếu máu mẹ mà còn cải thiện cân nặng
trẻ sơ sinh [9], [12], [26].
1.5 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KIẾN THỨC CỦA THAI PHỤ VỀ
PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT
Theo kết quả nghiên cứu của Dương Thị Hồng năm 2003 tại 4 xã huyện
Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình cho thấy thai phụ có kiến thức về phòng chống
thiếu máu thiếu sắt còn hạn chế, kiến thức tốt đạt 41,5%.[11]
10
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Sa (2006), tại Long An
cho thấy kiến thức của thai phụ về phòng chống thiếu máu thiếu sắt không
đạt chiếm tỷ lệ 37,7%.[25]
Tại TP. Hồ Chí Minh (2010), kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Lê
Ngọc Anh cho thấy thai phụ có kiến thức đạt về phòng chống thiếu máu thiếu
sắt chiếm 40,5%.[1]
Tại Hòa Bình (2013), kết quả nghiên cứu của tác giả Hồ Thu Mai cho
thấy, điểm kiến thức về phòng chống thiếu máu thiếu sắt của phụ nữ tuổi sinh
đẻ tại địa bàn nghiên cứu còn ở mức thấp. Điểm trung bình kiến thức chỉ đạt
7,3±4,3 điểm trên tổng số 52 điểm.[21]
1.6 GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT
Đa dạng hóa bữa ăn, tăng cường vi chất vào thực phẩm, bổ sung viên
sắt và phòng chống bệnh các bệnh nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng là các
giải pháp được đề xuất để phòng chống thiếu máu thiếu sắt. [3],[31]
1.6.1 Đa dạng hóa bữa ăn, giáo dục truyền thông
Đa dạng hóa bữa ăn là giải pháp bền vững nhất để cải thiện tình trạng
chất của người dân. Đa dạng hóa bữa ăn là sự kết hợp các loại thực phẩm
khác nhau làm cho bữa ăn cân đối hơn về giá trị và vi chất dinh dưỡng, đồng
thời làm tăng hấp thu các chất dinh dưỡng. Đa dạng hóa bữa ăn đòi hỏi phải
có sự thay đổi thói quen ăn uống và phải tạo được nguồn thực phẩm phong
phú để các gia đình, nhất là các gia đình nghèo có khả năng tiếp cận với các
loại thực phẩm đó.
Đa dạng hóa bữa ăn là lựa chọn tối ưu nhưng lại mất nhiều thời gian
thực hiện nhất. Chính vì thế công tác giáo dục truyền thông đóng vai trò cực
kỳ quan trọng. Tuyên truyền cho người dân biết cách chọn thực phẩm giàu
sắt, hạn chế sử dụng thực phẩm gây ức chế hấp thu sắt và hướng dẫn làm
tăng khả năng hấp thu sắt bằng cách tăng hàm lượng vitamin C trong khẩu
phần. Hướng dẫn chế độ ăn hợp lý, khuyến khích cách chế biến hạt nẩy mầm,
lên men như làm giá đỗ, dưa chua để tăng lượng vitamin C và giảm acid
11
phytic trong thực phẩm. Các loại đồ uống như chè, cà phê nên uống cách xa
bữa ăn. Bằng cách điều chỉnh, cải thiện, đa dạng hóa bữa ăn, con người có
thể cải thiện tình trạng dinh dưỡng về sắt. Thực phẩm nguồn gốc thực vật có
hàm lượng và giá trị sinh học sắt thấp nên việc dùng nhiều các loại thực
phẩm này cũng sẽ hạn chế việc hấp thu sắt [9], [15], [21].
1.6.2 Tăng cường sắt vào thực phẩm
Tăng cường vi chất vào thực phẩm nói chung và tăng cường sắt nói
riêng, giúp củng cố và hỗ trợ hàng loạt chương trình cải thiện dinh dưỡng và
cần được coi là một phần tổng thể của chiến lược ngăn chặn thiếu vi chất
dinh dưỡng [4]. Chương trình tăng cường sắt vào thực phẩm đã được triển
khai rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Hơn 20 quốc gia ở Châu Mỹ La tinh
đã triển khai chương trình tăng cường sắt vào thực phẩm trên quy mô lớn,
hầu hết liên quan đến các loại thực phẩm như lúa mì và bột bắp. [15],[46]
So với các chiến lược khác dùng để phòng chống thiếu máu, tăng
cường sắt được nhiều tác giả cho là một chiến lược rẻ nhất được ưu tiên và
đảm bảo cho chiến lược dài hạn. Thuận lợi chính của chiến lược này là sự
chấp nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm tăng cường. Hiệu quả của
tăng cường là làm giảm thiếu máu do thiếu sắt và vấn đề này đã được nhiều
tác giả nghiên cứu [9], [31].
1.6.3 Phòng chống nhiễm khuẩn
Phòng chống các bệnh nhiễm ký sinh trùng, sốt rét, nhiễm trùng cũng
là một trong những giải pháp phòng chống thiếu máu.
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột gây tác hại lớn nhất cho cơ thể là tác
hại chiếm thức ăn. Ngoài ra, giun còn tiết ra chất độc như ascaridol, chất ức
chế men pepsin, cathepsin và chymotrypsin của vật chủ gây chán ăn, rối loạn
tiêu hóa. Đối với giun tóc, nó ký sinh ở đại tràng và hút máu cơ thể, gây kích
thích tổn thương niêm mạc ruột già và gây hội chứng lỵ. Chính vì thế khuyến
nghị tẩy giun định kỳ hàng năm bằng Mebendazol và Albendazol, đặc biệt
cho phụ nữ và trẻ em trên 2 tuổi [24] .
12
Nhiễm trùng làm giảm sự phát triển của cơ thể qua sự phá hủy các
tuyến nhầy của dạ dày và ruột dẫn tới hấp thu kém các chất dinh dưỡng cũng
như các vi chất dinh dưỡng. Hơn thế nữa, nhiễm trùng sẽ làm giảm ngon
miệng và ăn uống kém.
Ngoài ra, sốt rét được biết đến như là nguyên nhân gây thiếu máu do
phân hủy hồng cầu. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, có sự liên quan
giữa thiếu máu và tình trạng nhiễm ký sinh trùng sốt rét cũng như tình trạng
thiếu máu đang thịnh hành trong hầu hết các vùng sốt rét gây dịch địa
phương. [24] .
1.7 BỔ SUNG VIÊN SẮT CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ THIẾU
MÁU CAO
Đối tượng mà Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị áp dụng là phụ nữ có
thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ và vị thành niên, trẻ em. Giải pháp này có khả năng
cải thiện nhanh tình trạng sắt và đặc biệt có giá trị trong những trường hợp
tăng nhu cầu trong một giai đoạn ngắn và biết trước (như bổ sung trong giai
đoạn có thai, phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ) [5],[20].
WHO khuyến cáo bổ sung sắt hàng tuần đối với phụ nữ tuổi sinh đẻ ở
những cộng đồng có tỷ lệ thiếu máu >20%. Việc bổ sung sắt hàng tuần được
coi là giải pháp chiến lược để phòng chống thiếu máu thiếu sắt. Bổ sung sắt
hàng ngày với liều 60 mg sắt và 400 µg olic acid trong 3 tháng liên tục đối
với phụ nữ tuổi sinh đẻ và nữ vị thành niên ở những vùng có tỷ lệ thiếu máu
trên 40% [38].
Đối với phụ nữ có thai, liều bổ sung là 60 mg sắt/ngày và 400 µg olic
acid trong suốt thời gian có thai.
Sau khi sinh bổ sung tiếp 3 tháng với liều tương tự như khi có thai (60
mg sắt/ngày và 400 µg olic acid) đối với phụ nữ cho con bú, ở khu vực thiếu
máu nặng >40%.[23]
Khuyến nghị của WHO năm 2011 về bổ sung sắt định kỳ cho phụ nữ
không mang thai: Bổ sung sắt/acid olic mỗi tuần 1 viên (60 mg sắt nguyên
13
tố; 2800µg olic acid (2,8 mg) trong 3 tháng, 3 tháng nghỉ, sau đó tiếp tục bổ
sung 3 tháng. Nếu khả thi, lặp lại chu kỳ này trong năm. Áp dụng cho những
vùng có tỷ lệ thiếu máu ≥20%.
Đối với phụ nữ có thai thiếu máu: bổ sung sắt/acid olic mỗi ngày một
viên (30-60 mg sắt nguyên tố và 400 µg olic acid) trong suốt thời gian mang
thai. Đối với phụ nữ có thai không thiếu máu: bổ sung mỗi tuần một viên
120mg sắt nguyên tố và 2800 µg olic acid (2,8 mg) acid olic trong suốt thời
kỳ mang thai, ngay khi phát hiện có thai [5], [13], [38].
1.8 PHÁC ĐỒ BỔ SUNG VIÊN SẮT/FOLIC CHO PHỤ NỮ MANG
THAI
-Uống ngày 1 viên trong suốt thời gian có thai đến hết 6 tuần sau đẻ.
Tối thiểu uống trước đẻ 90 ngày;
-Nếu thai phụ có biểu hiện thiếu máu rõ, có thể tăng từ liều dự phòng
lên liều điều trị 2-3 viên/ngày;
-Việc cung cấp viên sắt/acid olic cần được thực hiện ngay từ lần khám
thai đầu;
-Kiểm tra việc sử dụng và cung cấp tiếp trong các lần khám thai
sau.[5]
1.9 VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Tỉnh Trà Vinh có 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện, diện tích tự nhiên
2.341 km2
, dân số 1,1 triệu người, với 3 dân tộc là Kinh, Khmer, Hoa, trong
đó Khmer chiếm 30% dân số. Đa phần người dân sống bằng nghề nông, nuôi
trồng và đánh bắt thủy sản, nguồn thu nhập thấp, đời sống còn gặp nhiều khó
khăn,...
Hiện nay 106 xã, phường đều có trạm y tế, có nhân viên y tế cộng
đồng, 84 trạm y tế xã, phường được công nhận trạm y tế đạt chuẩn y tế Quốc
Gia. Bình quân có 6 cán bộ/trạm, số trạm y tế có bác sĩ đạt trên 80%, số trạm
y tế có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi đạt >90%. Ngoài ra tỉnh còn có hơn 809
14
cộng tác viên y tế đang hoạt động tại 809 khóm, ấp. Mạng lưới y tế cơ sở đã
cung cấp khoảng 80% các dịch vụ y tế cơ bản.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Chỉ thị 06 vẫn còn gặp một số khó
khăn, hạn chế cần sớm được khắc phục. Ở một số địa phương chưa quan tâm
đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của y tế tuyến cơ sở, dẫn đến nhiều đơn vị
y tế hoạt động trong tình trạng thiếu cán bộ, chế độ ưu đãi chưa thỏa đáng,
chưa đủ hấp dẫn cán bộ về làm việc ở tuyến này, nguồn lực bị phân tán và
kém hiệu quả. Có nhiều chương trình Y tế nhằm cải thiện sức khỏe nhân dân
được triển khai nhưng sự hiểu biết của các bà mẹ và cộng đồng về chăm sóc
dinh dưỡng lúc có thai còn hạn chế.
15
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật
tỉnh Trà Vinh.
2.2 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
-Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01 đến tháng 06 năm 2022
-Địa điểm nghiên cứu: Phòng tư vấn tiêm ngừa safpo 43 tỉnh Trà Vinh
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.4 MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU
2.4.1 Cỡ mẫu
Chọn cỡ mẫu theo công thức:
2
2
)
2
/
1
( )
1
(
d
p
p
Z
n


 
Trong đó
 : Mức ý nghĩa ( = 0,05)
Z : Trị số từ phân phối chuẩn, với độ tin cậy 95% thì Z(1-/2) = 1,96
d : Sai số cho phép, d= 0,05
P = 0,5 (p là tỷ lệ ước lượng thai phụ có kiến thức đúng phòng thiếu
máu thiếu sắt).
n : Cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu, thế vào công thức ta tính được n
= 384. Như vậy cỡ mẫu sẽ chọn là 384 phụ nữ mang thai (Đinh Thanh Huề,
2005).
2.4.2 Phương pháp chọn mẫu
Thuận tiện
16
2.5 TIÊU CHÍ CHỌN MẪU
Tiêu chí đưa vào:
Tất cả phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại TTKSBT tỉnh Trà Vinh,
đồng ý tham gia phỏng vấn trong thời gian nghiên cứu.
Tiêu chí loại ra:
-Bị câm, điếc
-Thiểu năng trí tuệ
-Không đồng ý tham gia phỏng vấn.
2.6 LIỆT KÊ CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU
2.6.1 Biến độc lập
-Tuổi của đối tượng nghiên cứu tính theo năm
+ ác định độ tuổi trung bình
+ Tỷ lệ các nhóm tuổi
 Nhóm tuổi dưới 25
 Nhóm tuổi 25 đến 35
 Nhóm tuổi trên 35
-Nghề nghiệp được xác định :
 Học sinh/ sinh viên
 Công chức/viên chức
 Công nhân
 Lao động tự do
 Thất nghiệp.
-Trình độ học vấn cao nhất: Mức học vấn đối tượng đạt được
 Tiểu học
 Tốt nghiệp trung học cơ sở
 Tốt nghiệp trung học phổ thông
 Đại học, sau đại học
-Dân tộc : Kinh, Khmer, khác.
-Tính tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo dân tộc
17
-Điều kiện kinh tế gia đình: Nghị định 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ
về quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025
 Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu
người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống
 Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu
người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống
-Tiền sử sản khoa :
+ Số lần mang thai
+ Khám thai theo quy định của Bộ Y tế trong một lần thai nghén bình
thường sản phụ cần được khám thai ít nhất 3 lần
+ Trong mỗi lần khám thai cán bộ y tế đưa ra lời khuyên về chế độ
dinh dưỡng, chế độ ăn uống lao động nghỉ ngơi và cách nuôi con
+ Uống viên sắt càng sớm càng tốt hay từ khi biết mình có thai. Mỗi
ngày uống 1 viên uống đều đặn suốt thời gian mang thai cho đến một tháng
sau đẻ, mục đích phòng bệnh thiếu máu thiếu sắt cho cả mẹ và con.
+ Tuổi thai hiện nay.
+ cách phân nhóm tuổi thai thai:
 Thai 3 tháng đầu (≤12 tuần thai)
 Thai 3 tháng giữa (từ 13 đến 22 tuần thai)
 tThai 3 tháng cuối (từ 23 đến 38 tuần thai)
+ Ốm nghén trong 3 tháng đầu ở lần mang thai này : buồn nôn, nôn ói
thường xuyên, không.
+ Số lần sinh con
+ số con hiện có
+ Nạo phá thai, sảy thai, băng huyết : có, không.
+ Bệnh lý phụ khoa : Rong kinh, Cường kinh : Có, không.
18
2.6.2 Kiến thức phòng thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai
stt Tên biến Định nghĩa biến Phân loại PP thu thập
Kiến thức về phòng chống TMTS
1 Triệu chứng
thiếu máu thiếu
sắt
Thai phụ trả lời các triệu
chứng thiếu máu thiếu sắt
mà họ biết
Danh mục Bảng hỏi
2 Nguyên nhân
gây TMTS
Thai phụ tự trả lời
nguyên nhân gây TMTS
Danh mục Bảng hỏi
3 Đối tượng bị
TMTS
Thai phụ tự trả lời các
nguyên nhân gây TMTS
Danh mục Bảng hỏi
4 Hậu quả do
TMTS gây nên
Thai phụ tự trả lời các
Hậu quả TMTS gây nên
Danh mục Bảng hỏi
5 Cách phòng
TMTS
Thai phụ tự trả lời cách
phòng TMTS
Danh mục Bảng hỏi
6 Những thực
phẩm có chứa
nhiều chất sắt
Thai phụ tự trả lời các
thực phẩm có chứa nhiều
sắt
Danh mục Bảng hỏi
7 Những thực
phầm làm tăng
khả năng hấp
thu chất sắt
Thai phụ tự trả lời các
thực phầm làm tăng khả
năng hấp thu sắt
Danh mục Bảng hỏi
8 Những thực
phầm làm hạn
chế khả năng
Thai phụ tự trả lời các
thực phầm làm hạn chế
Danh mục Bảng hỏi
19
hấp thu chất sắt khả năng hấp thu sắt
9 Cách uống sắt
đúng
Thai phụ tự trả lời Cách
uống sắt đúng
Danh mục Bảng hỏi
10 Uống viên sắt có
cần thiết không
Quan niệm của thai phụ
về uống viên sắt
Nhị phân Bảng hỏi
11 Theo dõi cân
nặng trong thời
gian mang thai
Theo chị trong thời gian
mang thai cho tới lúc đẻ
người mẹ cần tăng bao
nhiêu cân là thích hợp
Danh mục Bảng hỏi
12 Mức độ ăn uống
trong thời gian
mang thai
Thai phụ tự trả lời mức
độ ăn hằng ngày của
mình
Danh mục Bảng hỏi
13 lần có thai này
chị có đi khám
thai chưa
khám ở bệnh viện, trạm y
tế xã, y tế tư nhân, hay là
không
Danh mục Bảng hỏi
14 Uống viên sắt
đúng trong thai
kỳ
Thai phụ uống viên sắt
thường xuyên mỗi ngày
(uống 60mg sắt nguyên
tố = 1v/ngày, uống ngay
khi có thai và uống đều
đặn đến sau sinh 1 tháng)
Danh mục Bảng hỏi
20
15 Tuân thủ uống
viên sắt
thai phụ dùng thuốc theo
đơn của bác sĩ hay nhân
viên y tế
Danh mục Bảng hỏi
16 Đi chân đất thai phụ đi chân không
mang dép, bao gồm:
không: không đi chân đất
thỉnh thoảng: có đi chân
đất nhưng không đi hàng
ngày
thường xuyên: đi chân
đất hàng ngày
Danh mục Bảng hỏi
17 Rửa tay bằng xà
phòng trước khi
ăn và sau khi đi
tiêu
thai phụ trả lời có hay
không rửa tay bằng xà
phòng trước khi ăn và
sau khi đi tiêu
Nhị phân Bảng hỏi
18 Tẩy giun trước
lúc mang thai
thai phụ trả lời có hay
không tẩy giun trước lúc
mang thai
Nhị phân Bảng hỏi
19 Thời điểm uống
viên sắt
Uống viên sắt lần đầu
tiên vào tháng thứ mấy
của thai kỳ
Liên tục Bảng hỏi
20 Thời gian uống
viên sắt
tính đến thời điểm hiện
tại thai phụ uống viên sắt
được mấy tháng?
Liên tục Bảng hỏi
21
Tiếp cận thông tin về phòng chống TMTS
21 Nguồn thông tin
mà thai phụ
được nghe
thai phụ trả lời về nguồn
thông tin cung cấp kiến
thức về thiếu máu mà họ
đã được nghe
Danh mục Bảng hỏi
22 nguồn cung cấp
thông tin bổ
sung về phòng
chống TMTS
nguồn cung cấp thêm
thông tin về phòng chống
TMTS mà thai phụ thích
nhất
Danh mục Bảng hỏi
23 Kiến thức
đúng về phòng
chống TMTS
thai phụ được phỏng vấn
trả lời đúng những kiến
thức cơ bản về phòng
chống TMTS. Kiến thức
được chia thành 2 mức
độ đúng và chưa đúng
Nhị phân chấm điểm
và phân loại
dựa trên kết
quả phỏng
vấn
* Cách đánh giá kiến thức chung đúng phòng chống TMTS của
phụ nữ mang thai
Chúng tôi đánh giá kiến thức chung đúng về phòng chống TMTS bằng
cách quy đổi điểm từ các câu mà đối tượng nghiên cứu trả lời đúng. Nếu trả
lời đúng trên 70% số câu của từng phần thì được xem là người đó có kiến
thức đúng.(Đinh Thanh Huề (2005).
22
2.6.3 Tương tác thuốc
- Tương tác thuốc gặp trong mẫu nghiên cứu: Giữa các thuốc điều trị
THA với các thuốc điều trị bệnh mắc kèm. Sử dụng tính năng tra cứu tương
tác thuốc trên ít nhất 2 phần mềm, lấy kết luận chung nhất đánh giá tương tác
cho thuốc (nếu có tương tác thuốc xảy ra). Nghiên cứu dựa trên các phần
mềm mới nhất sau:
Drug Interaction Facts 2014 (DF)
DF là cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc của tác giả David S. Tatro
(David S. Tatro et al, 2013) được phát hành bởi Wolters Kluwer Health®.
Với trên 2.000 chuyên luận bao gồm hơn 20.000 thuốc thông tin tương tác,
cuốn sách này cung cấp thông tin về tương tác thuốc - thuốc, thuốc - dược
liệu, thuốc - thức ăn. Mỗi chuyên luận bao gồm: Tên thuốc (tên chung và tên
thương mại), nhóm thuốc tương tác, mức độ nặng của tương tác, thời gian
tiềm tàng, mức độ y văn ghi nhận về tương tác, cơ chế, hậu quả, biện pháp xử
trí, bàn luận và tài liệu tham khảo. DF đánh giá mức độ ý nghĩa của tương tác
dựa trên mức độ nặng và mức độ y văn ghi nhận về tương tác và được trình
bày cụ thể trong bảng 2.1.
Bảng 2.1 Bảng phân loại mức độ của tương tác trong DF
Mức độ ý
nghĩa
Mức độ nặng của
tương tác
Mức độ y văn ghi nhận về tương tác
1 Nặng Đã được chứng minh/ có khả năng/ nghi ngờ
2 Trung bình Đã được chứng minh/ có khả năng/ nghi ngờ
3 Nhẹ Đã được chứng minh/ có khả năng/ nghi ngờ
4 Nặng/ trung bình Có thể
5
Nhẹ Có thể
Bất kỳ Không chắc chắn
23
Stockley’s Drug Interactions 2019 và Stockley’s Interaction Alerts
(SDI)
Stockley’s Drug Interactions là một cơ sở dữ liệu về tương tác thuốc
mang tính toàn diện và có trích dẫn các nguồn tài liệu bản quyền trên toàn thế
giới. Cơ sở dữ liệu này cung cấp tương tác của các loại thuốc điều trị, dược
liệu, đồ uống, thực phẩm, thuốc trừ sâu và một số thuốc bị lạm dụng.
Stockley’s Interaction Alerts được xây dựng từ bản Stockley’s Drug
Interactions có thể kiểm tra nhanh các tương tác trong thực hành lâm sàng
giúp ích rất cho các chuyên gia y tế. Stockley’s Interaction Alerts phân loại
tương tác thành bốn mức độ khác nhau và ý nghĩa của nó được trình bày
trong bảng 2.4. Một tương tác thuốc của Stockley’s Interaction Alerts khi
thực hiện tra cứu bao gồm các phần sau: Tên thuốc, hậu quả của tương tác,
mức độ ý nghĩa của tương tác, biện pháp kiểm soát tương tác và mô tả ngắn
gọn về tương tác qua các tiêu chí sau: Mức độ can thiệp, mức độ y văn và
mức độ nặng ghi nhận về tương tác. Ý nghĩa của các mức độ này được trình
bày cụ thể trong bảng 2.4, 2.5, 2.6, 2.7. Không giống với DF, cơ sở dữ liệu
này không có tiêu chí đánh giá mức độ chung của tương tác dựa trên mức độ
nặng, mức độ can thiệp và mức độ y văn ghi nhận về tương tác (http://www.
medicinescomplete.com).
24
Bảng 2.2 Bảng phân loại mức độ nặng của tương tác trong SDI
Mức độ nặng
của tương tác
Ý nghĩa
Nặng Mất hoàn toàn khả năng hoạt động của bệnh nhân hoặc gây
ra ảnh hưởng bất lợi lâu dài hoặc đe dọa tính mạng bệnh
nhân.
Trung bình Tương tác có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mức độ trung
bình hoặc giảm một phần khả năng hoạt động của bệnh
nhân. Những tương tác này không gây đe dọa tính mạng
hoặc gây ảnh hưởng lâu dài.
Nhẹ Tương tác có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mức độ nhẹ
và không quá đáng lo ngại hoặc không làm giảm khả năng
hoạt động ở đa số bệnh nhân
Không có khả
năng
Tương tác không chắc chắn ảnh hưởng đến bệnh nhân hoặc
đôi khi không có tương tác.
Không rõ Chỉ được sử dụng như phương án cuối cùng. Áp dụng cho
những tương tác được dự đoán có khả năng xảy ra nhưng
không có đủ bằng chứng.
25
Bảng 2.3 Bảng phân loại mức độ y văn ghi nhận về tương tác trong SDI
Mức độ y văn ghi
nhận về tương tác
Ý nghĩa
Mở rộng Tương tác được ghi nhận dựa trên nhiều nghiên cứu quy
mô vừa và nhỏ hoặc một số nghiên cứu lớn, thường có
các báo cáo ca lâm sàng hỗ trợ.
Nghiên cứu Tương tác được ghi nhận dựa trên các nghiên cứu chính
thống, có thể là một nghiên cứu có quy mô vừa và nhỏ,
hoặc một số nghiên cứu nhỏ. Có thể có hoặc không báo
cáo ca lâm sàng hỗ trợ.
Ca lâm sàng Tương tác được ghi nhận dựa trên một hoặc một số ít
báo cáo ca lâm sàng. Không có thử nghiệm lâm sàng nào
được thực hiện.
Lý thuyết Tương tác được ghi nhận dựa trên lý thuyết hoặc thiếu
thông tin về tương tác. Thông tin này bắt nguồn từ các
nghiên cứu in vitro liên quan đến thuốc đang được thử
nghiệm hoặc dựa các thuốc khác trong nhóm có cùng cơ
chế tác dụng.
26
Bảng 2.4 Bảng phân loại mức độ can thiệp của tương tác trong SDI
Mức độ can thiệp Ý nghĩa
Tránh dùng Tốt nhất tránh phối hợp thuốc, đa số các tương tác này là
tương tác chống chỉ định.
Hiệu chỉnh Có thể thay đổi một trong các thuốc hoặc hiệu chỉnh liều
khi bắt đầu dùng phối hợp để có thể kết hợp hai thuốc.
Giám sát Tương tác có thể không cần can thiệp nhưng bệnh nhân
cần theo dõi để đánh giá hậu quả. Hoặc tương tác cần
giám sát chỉ số xét nghiệm sinh hóa hoặc hiệu quả điều
trị để đưa ra biện pháp can thiệp dựa trên kết quả theo
dõi.
Thông tin Việc theo dõi chặt chẽ hoặc giám sát có thể không được
cảnh báo do khả năng xảy ra tương tác thấp, nhưng cần
cung cấp thông tin thêm trong trường hợp có vấn đề.
Không can thiệp Không cần thiết có biện pháp can thiệp hoặc không xảy
ra tương tác khi phối hợp thuốc.
27
Bảng 2.5 Bảng phân loại mức độ chung trong SDI
Ký hiệu Ý nghĩa
Tương tác đe dọa tính mạng hoặc bị chống chỉ định bởi nhà sản
xuất.
Tương tác gây ra những hậu quả nghiêm trọng trên bệnh nhân và
cần thiết phải hiệu chỉnh liều hoặc theo dõi chặt chẽ.
Hậu quả của tương tác gây ra trên bệnh nhân chưa được khẳng
định, vì thế nên chỉ dẫn cho bệnh nhân về một số phản ứng có hại
có thể xảy ra, và/ hoặc cân nhắc các biện pháp theo dõi.
Tương tác không có ý nghĩa trên lâm sàng hoặc không chắc chắn về
khả năng xảy ra tương tác.
2.7 KỸ THUẬT, PHƯƠNG TIỆN
2.7.1 Kỹ thuật thu thập thông tin
Nghiên cứu viên giải thích mục đích của nghiên cứu cho thai phụ và
nếu đồng ý tham gia nghiên cứu, họ sẽ được phát một bảng câu hỏi để trả lời
các câu hỏi khảo sát. Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng nghiên cứu, trả lời
trực tiếp các nội dung trong bảng câu hỏi. Nếu sản phụ không cần trực tiếp
điền vào biểu mẫu, nhân viên nghiên cứu sẽ phỏng vấn và ghi lại phản hồi
của thai phụ vào phiếu trả lời.
2.7.2 Công cụ thu thập
-Bộ câu hỏi được soạn sẵn, thiết kế đúng mục tiêu, từ ngữ dễ hiểu.
-Tập huấn kỹ cho điều tra viên trước khi điều tra.
2.8 KIỂM SOÁT SAI LỆCH THÔNG TIN
-Thiết kế bộ câu hỏi đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu và không sử dụng từ
chuyên môn.
28
-Tổ chức điều tra thử 10 bộ câu hỏi trên các thai phụ để làm sáng tỏ bộ
câu hỏi và phát hiện những vấn đề cần sửa chữa.
-Giải thích rõ mục đích nghiên cứu và kêu gọi sự ủng hộ của đối tượng
nghiên cứu.
-Nghiên cứu viên trực tiếp giám sát trong suốt thời gian thu thập số
liệu.
2.9 XỬ LÝ DỮ LIỆU
Kiểm tra lại toàn bộ các phiếu điều tra thu thập được, loại trừ các phiếu
điền không đầy đủ.
Tất cả những số liệu thu thập, đều được mã hóa.
2.10 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê tần số và mô tả để thể hiện
các đặc điểm chung và sự hiểu biết về kiến thức phòng chống TMTS của thai
phụ đối với từng câu hỏi. Tỷ lệ kiến thức thấp cho thấy sự hiểu biết của thai
phụ liên quan câu hỏi đó ít và ngược lại, tỷ lệ kiến thức cao chỉ ra rằng thai
phụ có nhiều kiến thức phòng chống TMTS. Bên cạnh đó, kiểm định thống
kê t-test độc lập và ANOVA một chiều được dùng để kiểm tra sự khác biệt về
tỷ lệ kiến thức phòng chống TMTS của nhóm sản phụ đối với các câu hỏi
khác nhau.
Các dữ liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.
2.11 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
Trong quá trình phỏng vấn, người được phỏng vấn có quyền từ chối trả
lời những câu hỏi mà người phỏng vấn đưa ra nếu họ không muốn trả lời.
Phỏng vấn cũng có thể được dừng lại bất cứ lúc nào nếu như người được
phỏng vấn không muốn tiếp tục mà không phải chịu bất cứ hình phạt nào
cũng như không bị ảnh hưởng gì đến quyền lợi của bản thân.
Các thông tin về đối tượng nghiên cứu được đảm bảo giữ bí mật. Các
số liệu thu thập được chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu mà không cho
thêm bất cứ mục đích nào khác.
29
Sơ đồ nghiên cứu
30
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
Bảng 3.1 Thông tin về tuổi của đối tượng nghiên cứu
Đặc tính Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Tuổi
< 25 tuổi 106 27,6
25-35 tuổi 224 58,3
> 35 tuổi 54 14,1
Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu có tuổi thấp nhất là 18 tuổi và cao
nhất là 47 tuổi. Khác với nghiên cứu của Phạm Lê Ngọc Anh, phụ nữ mang
thai ở độ tuổi thấp nhất là 16 và cao nhất là 41 tuổi [1] . Nhóm tuổi < 25
chiếm tỷ lệ 27,6%, thấp nhất ở nhóm >35 tuổi chiếm 14,1%. Nhóm tuổi từ
25-35 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 58,3%. Nhóm tuổi < 25 chiếm tỷ lệ 27,6%,
thấp nhất ở nhóm >35 tuổi chiếm 14,1%. Nhóm tuổi từ 25-35 tuổi chiếm tỷ lệ
cao nhất 58,3%.
Bảng 3.2 Dân tộc của đối tượng nghiên cứu
Đặc tính Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Dân tộc
Kinh 227 59,1
Khmer 157 41,9
Nhận xét:
Tỉnh Trà Vinh là 1 tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer, nên trong
đối tượng nghiên cứu gồm 384 phụ nữ mang thai, thì có đến 41,9% là dân tộc
Khmer, dân tộc Kinh chiếm 59,1%.
31
Bảng 3.3 Nơi ở của đối tượng nghiên cứu
Đặc tính Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Nơi ở
Thành thị 138 35,9
Nông thôn 246 64,1
Nhận xét:
Thai phụ ở Thành thị chiếm tỷ lệ 35,9% và thai phụ ở nông thôn chiếm
tỷ lệ cao 64,1%. Tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ thai phụ ở
nông thôn chiếm 66,0%, thành thị chiếm 44,0%[19].
Bảng 3.4 Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu
Đặc tính
Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Trình độ học vấn
Mù chữ 39 10,2
Tiểu học /THCS 78 20,3
THPT 182 47,4
Trung cấp trở lên 85 22,1
Nhận xét:
Thai phụ có trình độ học vấn Trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất
47,4%, Trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ 22,1%, Tiểu học /THCS chiếm tỷ lệ
20,3% và sau cùng là mù chữ còn khá cao chiếm tỷ lệ 10,2%
32
Bảng 3.5 Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Đặc tính Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Nghề nghiệp
Cán bộ, công chức,viên chức 67 17,4
Công nhân 152 39,6
Lao động tự do 63 16,4
Nội trợ 102 26,6
Nhận xét:
Nghề nghiệp của thai phụ chiếm tỷ lệ cao nhất là Công nhân 39,6%,
sau đó là nội trợ chiếm tỷ lệ 26,6%; Cán bộ, công chức, viên chức chiếm tỷ lệ
17,4%, và lao động tự do chiếm tỷ lệ 16,4%.
Bảng 3.6 Điều kiện kinh tế gia đình của đối tượng nghiên cứu
Đặc tính Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Kinh tế
Nghèo 69 18,0
Không nghèo 315 82,0
Nhận xét:
Nhóm thai phụ không nghèo chiếm tỷ lệ 82,0%, và nhóm thai phụ
nghèo chiếm tỷ lệ 18,0%. Tuy nhiên việc đánh giá điều kiện kinh tế hộ gia
đình dựa trên sự trả lời của đối tượng nghiên cứu về thu nhập bình quân đầu
người, không sử dụng thêm các công cụ đo lường khác như quan sát các vật
dụng có giá trị của gia đình…nên việc xếp loại còn mang tính chủ quan.
33
Bảng 3.7. Thông tin về số lần mang thai của đối tượng nghiên cứu
Tiền sử sản khoa Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Số lần mang
thai
Thai lần đầu 240 62,5
Thai lần 2 trở lên 144 37,5
Nhận xét:
Đối tượng nghiên cứu mang thai lần đầu chiếm tỷ lệ cao 62,5%, thai
phụ mang thai lần 2 trở lên chiếm tỷ lệ 37,5%. Tỷ lệ này tương đương với tỷ
lệ nghiên cứu của Đặng Thị Hà năm 2000 [10]
Bảng 3.8. Thông tin về triệu chứng nghén của đối tượng nghiên cứu
Tiền sử sản khoa Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Triệu chứng nghén
Không nghén 46 12.0
Nghén nhẹ 170 44.3
Nghén nặng 168 43.7
Nhận xét:
Đa số thai phụ có triệu chứng nghén: nôn và buồn nôn, thai phụ nghén
nhẹ chiếm tỷ lệ 44.3%, thai phụ nghén nặng chiếm tỷ lệ 43.7%, và thai phụ
không bị nghén chiếm tỷ lệ 12,0%.
Bảng 3.9. Dự định mang thai của đối tượng nghiên cứu
Đặc tính Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Dự định mang thai
Có dự định 123 32,0
Không có dự định 261 68,0
Nhận xét:
Đối tượng nghiên cứu có dự định mang thai chiếm tỷ lệ 68.0%, và thai
phụ mang thai ngoài dự định chiếm tỷ lệ 32.0%. Tỷ lệ này tương đương với
nghiên cứu của Phạm Lê Ngọc Anh năm (2010) [11]
34
3.2 NGUỒN THÔNG TIN VÀ NHU CẦU NHẬN THÔNG TIN VỀ
PHÒNG CHỐNG TMTS
Bảng 3.10 Tiếp nhận thông tin về phòng chống TMTS
Có nghe thông
tin
274 (71,4%)
Nguồn cung cấp thông tin
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Internet, đài phát 162 59,1
Tờ rơi, pano, áp phích 19 6,9
Sách báo, ti vi 23 8,4
Cán bộ y tế (TYT, BV, y tế tư
nhân)
225 82,1
Khác (HPN, bạn bè, người
thân,..)
84 30,7
Không nghe thông tin 110 28,6%
Nhận xét:
Thai phụ được tiếp cận nguồn cung cấp thông tin chủ yếu là từ cán bộ
y tế chiếm tỷ lệ 82,1%, nguồn khác (hội phụ nữ, bạn bè, người thân,..) chiếm
tỷ lệ 30,7%; Internet, đài phát chiếm tỷ lệ 59,1%; Sách báo, ti vi chiếm tỷ lệ
8,4%; Tờ rơi, pano, áp phích chiếm tỷ lệ 6,9%.
35
Biểu đồ 3.1 Thai phụ có nghe truyền thông về phòng chống TMTS
Nhận xét:
Đa số thai phụ đều được tiếp cận thông tin về phòng chống TMTS
chiếm tỷ lệ 71,4% và không nghe truyền thông chiếm tỷ lệ khá cao 28,6%.
Kết quả này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Phạm Lê Ngọc Anh, tỷ
lệ thai phụ được tiếp cận thông tin về phòng chống thiếu máu, thiếu sắt chiếm
86,0% [1]
36
Bảng 3.11 Nhu cầu nhận thêm thông tin về phòng chống TMTS
Nguồn thông tin ĐTNC mong muốn
được tiếp cận
Tần số Tỷ lệ (%)
Ti vi, internet
347 90,4
Loa phát thanh xã/phường
120 1,3
Tờ rơi, pano, áp phích
30 7,8
Cán bộ y tế 369 96,1
Khác (HPN, bạn bè, người thân,..) 224 58,3
Nhận xét:
Nguồn thông tin mà thai phụ mong muốn được nhận thêm nhất là từ cán bộ y
tế chiếm tỷ lệ 96,1%; Ti vi, internet, đài phát chiếm 90,4% ; Khác (HPN, bạn
bè, người thân,..) chiếm tỷ lệ 58,3%; Tờ rơi, pano, áp phích chiếm tỷ lệ 7,8%
; Loa phát thanh xã/phường chiếm tỷ lệ 1,3% .
37
3.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KIẾN THỨC CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU VỀ PHÒNG CHỐNG TMTS
Bảng 3.12. Kiến thức đúng của ĐTNC về phòng chống TMTS
Kiến thức đúng
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Biết các
biểu hiện
của TMTS
Hoa mắt, chóng mặt 321 83,6
Da xanh, niêm nhợt 167 43,5
Mệt, khó thở khi lao động 180 46,9
Dễ mắc các bệnh nhiễm
khuẩn
24 6,3
Không biết 109 28,4
Biết những
nguyên
nhân gây
TMTS
Do thiếu sắt trong khẩu phần
ăn
213 55,5
Do không uống viên
sắt/thuốc bổ
185 48,2
Do tăng nhu cầu về chất sắt
trong thời gian mang thai
176 45,8
Sử dụng thực phẩm kém hấp
thu sắt
74 19,3
Do nhiễm giun móc 100 26,0
Do mắc các bệnh về máu,
mất máu
131 34,1
Không biết 145 37,8
38
Biết hậu
quả do
TMTS gây
nên
Gây sảy thai, đẻ non 201 52,3
Trẻ sinh ra nhẹ cân 175 45,6
Giảm khả năng lao động 171 44,5
Giảm sức đề kháng 163 42,4
Không biết 152 39,6
TMTS
thường hay
gặp ở đối
tượng
Phụ nữ có thai, cho con bú 204 53,1
Phụ nữ tuổi sinh đẻ 185 48,2
Nam giới trong độ tuổi lao
động
43 11,2
Không biết 150 39,1
Biết các
cách phòng
TMTS
trong thời
gian mang
thai
Ăn uống đầy đủ thức ăn giàu
chất sắt
240 62,5
Uống viên sắt đều đặn 235 61,2
Biết uống viên sắt là cần thiết
trong thời gian mang thai
238 62,0
Tẩy giun định kỳ 6 tháng/1
lần
104 27,1
Không biết 120 31,3
Biết những
thực phẩm
có chứa
nhiều chất
sắt
Thịt, cá 247 64,3
Trứng, sữa 205 53,4
Gan, huyết 197 51,3
Hải sản 101 26,3
39
Đậu tương, mè 76 19,8
Các loại rau có màu xanh
đậm
123 32,0
Không biết 125 32,5
Biết thực
phẩm làm
tăng khả
năng hấp
thu sắt
Các loại trái cây chứa nhiều
vitamin C
230 59,9
Rau xanh giàu chất xơ 115 30,0
Đậu đỗ, ngũ cốc 104 27,1
Không biết 158 41,1
Biết thực
phẩm làm
hạn chế
hấp thu sắt
Trà, cà phê, thức uống có gas 196 51,0
Ngũ cốc, đậu đỗ 4 1,0
Rau xanh giàu chất xơ 10 2,6
Không biết 188 49,0
Kiến thức chung đúng
224 58,3
Nhận xét:
Tỷ lệ thai phụ biết các triệu chứng của TMTS là hoa mắt, chóng mặt
chiếm cao nhất 83,6%; Mệt, khó thở khi lao động chiếm 46,9%; Da xanh,
niêm nhợt 43,5%; Dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn chiếm 6,3% và không biết
chiếm tỷ lệ 28,4%.
Đa số thai phụ cho biết nguyên nhân gây TMTS do thiếu sắt trong
khẩu phần ăn chiếm 55,5%; Sau đó do không uống viên sắt/thuốc bổ máu
chiếm 48,2%; Do tăng nhu cầu về chất sắt trong thời gian mang thai chiếm
45,8%; Vẫn còn 37,8% thai phụ không biết nguyên nhân gây TMTS.
40
Tỷ lệ thai phụ biết hậu quả do TMTS gây nên sảy thai, đẻ non chiếm
52,3%; Trẻ sinh ra nhẹ cân chiếm 45,6%; Không biết hậu quả do TMTS
chiếm tỷ lệ 39,6%.
Tỷ lệ thai phụ biết đối tượng thường bị TMTS là phụ nữ có thai, cho
con bú 53,1%; kế đến là phụ nữ tuổi sinh đẻ chiếm 48,2%; Nam giới trong độ
tuổi lao động chiếm tỷ lệ 11,2%; Không biết chiếm 39,1%.
Trong thời gian mang thai, thai phụ biết ăn uống đầy đủ thức ăn giàu
chất sắt chiếm 62,5%; Biết uống viên sắt là cần thiết chiếm 62,0%; Uống
viên sắt đều đặn chiếm 61,2%; 72,9% thai phụ không tẩy giun định kỳ;
Không biết chiếm 31,3%.
Tỷ lệ thai phụ biết thịt, cá là thực phẩm có chứa nhiều chất sắt chiếm tỷ
lệ cao nhất 64,3%; kế đến trứng, sữa 53,4%; Các loại rau có màu xanh đậm
32,0%; Hải sản 26,3%; Thấp nhất là đậu tương, mè 19,8%; Không biết chiếm
32,5%.
Thực phẩm làm tăng khả năng hấp thu sắt theo thai phụ chủ yếu là các
loại trái cây chứa nhiều vitamin C chiếm 59,9%; Sau đó là rau xanh giàu chất
xơ chiếm 30,0%; Đậu đỗ ngũ cốc chiếm 27,1%; Tuy nhiên có đến 41,1% thai
phụ không biết thực phẩm làm tăng khả năng hấp thu sắt.
51,0% thai phụ cho rằng trà, cà phê, thức uống có gas là thực phẩm làm
hạn chế hấp thu sắt, số thai phụ không biết chiếm tỷ lệ cao 49,0%.
41
Biểu đồ 3.2 Kiến thức chung đúng của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét:
Kiến thức chung đúng của thai phụ về phòng chống TMTS chiếm
58,3% và kiến thức chung chưa đúng chiếm tỷ lệ cao 41,7%.
42
3.4 PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC
CHUNG PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU, THIẾU SẮT Ở PHỤ NỮ
MANG THAI ĐẾN KHÁM BỆNH TẠI TTKSBT TỈNH TRÀ VINH
NĂM 2022.
3.4.1 Liên quan giữa kiến thức chung với đặc điểm chung của đối
ĐTNC
Bảng 3.13 Liên quan giữa kiến thức chung với tuổi của ĐTNC
Độ tuổi
Kiến thức chung về phòng
chống TMTS P
PR(KTC
95%)
Đúng(%) Chưa đúng(%)
< 25 tuổi 50 (47,2%) 56 (52,8%) 1
25-35 tuổi
149 (66,5%) 75 (33,5%) 0,001 2.23 (1,39-
3,57)
> 35 tuổi
25 (46,3%) 29 (53,7%) 0,917 0,97 (0,50-
1,86)
Nhận xét:
Thai phụ ở độ tuổi từ 25-35 có kiến thức chung đúng về TMTS chiếm
tỷ lệ 66,5%, cao hơn nhóm >35 tuổi và <25 tuổi lần lượt là 47,2%, 46,3%. Sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Bảng 3.14 Liên quan giữa kiến thức chung với dân tộc của ĐTNC
Dân tộc
Kiến thức chung về phòng chống
TMTS
P PR(KTC 95%)
Đúng(%) Chưa đúng(%)
Kinh 138 (60,8%) 89 (39,2%)
0,249 1,28 (0,85-1,93)
Khmer 86 (54,8%) 71 (45,2%)
43
Nhận xét:
Thai phụ là dân tộc Kinh có kiến thức chung đúng chiếm tỷ lệ 60,8%,
cao hơn nhóm thai phụ dân tộc Khmer chiếm tỷ lệ là 54,8%. Tuy nhiên sự
khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê, với p>0,05.
Bảng 3.15 Liên quan giữa kiến thức chung với nơi ở của ĐTNC
Nhận xét:
Thai phụ ở thành thị có kiến thức chung đúng chiếm tỷ lệ 66,7%, cao
hơn nhóm thai phụ ở nông thôn chiếm tỷ lệ là 53,7 %. Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê, với p<0,05.
Bảng 3.16 Liên quan giữa kiến thức chung với TĐHV của ĐTNC
Trình độ học
vấn
Kiến thức chung về phòng
chống TMTS P PR(KTC 95%)
Đúng(%) Chưa đúng(%)
Mù chữ, TH 5 (12,8%) 34 (87,2%) 1
THCS 13 (16,7%) 65 (83,3%) <0,588 1,36 (0,45-4,13)
THPT 125(68,7%) 57 (31,3%) <0,001 14,91(5,54-40,12)
Trên THPT 81 (95,3%) 4 (4,7%) <0,001 13,77(3,84-54,31)
Nhận xét:
Kiến thức chung đúng về phòng TMTS ở nhóm thai phụ có trình độ
học vấn trên THPT chiếm tỷ lệ cao nhất 95,3%, kế đến là nhóm THPT chiếm
68,7%, THCS chiếm 16,7% và thấp nhất là nhóm tiểu học, mù chữ chiếm tỷ
lệ 12,8%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Nơi ở
Kiến thức chung về phòng chống
TMTS P PR(KTC 95%)
Đúng(%) Chưa đúng(%)
Thành thị 92 (66,7%) 46 (33,3%) 0,013 1,72(1,12-2,67)
Nông thôn 132 (53,7%) 114 (46,3%)
44
Bảng 3.17 Liên quan giữa kiến thức chung với nghề nghiệp của ĐTNC
Nghề nghiệp
Kiến thức chung về phòng
chống TMTS
P PR(KTC 95%)
Đúng
(%)
Chưa đúng(%)
Cán bộ, cvc
65
(97,0%)
2 (3,0%) 1
Công nhân
95
(62,5%)
57 (37,5%) <0,001 0,05 (0,01-0,22)
Lao động tự
do, buôn bán
30 (47,6%) 33 (52,4%) <0,001 0,03 (0,01-0,12)
Nội trợ 34 (33,3%) 68 (66,7%) <0,001 0,15 (0,04-0,07)
Nhận xét:
Thai phụ là cán bộ, CVC có tỷ lệ kiến thức chung đúng cao hơn các
nhóm nghề nghiệp khác như: Công nhân, lao động tự do, buôn bán, nội trợ
lần lượt với tỷ lệ 62,5%, 47,6%, 33,3%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê với p<0,05.
Bảng 3.18 Liên quan giữa kiến thức chung với thu nhậpcủa ĐTNC
Thu nhập
Kiến thức chung về phòng
chống TMTS P PR(KTC 95%)
Đúng(%) Chưa đúng(%)
Không
nghèo 217 (68,9%) 98 (31,1%) <0,001
19,61 (8,67-
44,40)
Nghèo 7 (10,1%) 62 (89,9%)
Nhận xét:
Thai phụ có thu nhập tốt sẽ có kiến thức chung đúng chiếm tỷ lệ
68,9%, cao hơn so với nhóm thai phụ có thu nhập thấp chiếm 10,1%. Sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
45
3.4.2 Liên quan giữa kiến thức chung với số lần mang thai của
ĐTNC
Bảng 3.19 Liên quan giữa kiến thức chung với số lần mang thai của ĐTNC
Mang Thai
Kiến thức chung về phòng
chống TMTS P
PR(KTC
95%)
Đúng(%) Chưa đúng(%)
Lần đầu 149 (62,1%) 91 (37,9%) 0,069 1,51 (0,99-
2,29)
Lần 2 trở lên 75 (52,1%) 69 (47,9%)
Nhận xét:
Thai phụ mang thai lần đầu có tỷ lệ kiến thức chung đúng chiếm tỷ lệ
62,1%, cao hơn nhóm mang thai lần hai trở lên chiếm 52,1%. Tuy nhiên sự
khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
3.4.3 Liên quan giữa kiến thức chung với dự định mang thai của
ĐTNC
Bảng 3.20 Liên quan giữa kiến thức chung với dự định mang thai của ĐTNC
Dự định
mang thai
Kiến thức chung về phòng
chống TMTS P PR(KTC 95%)
Đúng(%) Chưa đúng(%)
Ngoài dự
định
36 (29,3%) 87 (70,7%) <0,001 0,16 (0,10-0,26)
Có dự
định
188 (72,0%) 743 (28,0%)
Nhận xét:
Thai phụ có dự định mang thai sẽ có kiến thức chung đúng chiếm tỷ lệ
72,0% cao hơn so với nhóm mang thai ngoài dự định chiếm 29,3%. Sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
46
3.4.4 Liên quan giữa kiến thức chung với theo dõi cân nặng của
ĐTNC
Bảng 3.21 Liên quan giữa kiến thức chung với theo dõi cân nặng của ĐTNC
Theo dõi
cân nặng
Kiến thức chung về phòng
chống TMTS P PR(KTC 95%)
Đúng(%) Chưa đúng(%)
Có
188 (90,4%) 20 (9,6%) <0,001 36,56 (20,30-
65,87)
Không 36 (20,5%) 140 (79,5%)
Nhận xét:
Thai phụ thường xuyên theo dõi cân nặng lúc mang thai có kiến thức
chung đúng chiếm tỷ lệ 90,4%, cao hơn nhóm không theo dõi cân nặng với tỷ
lệ 20,5%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
3.4.5 Liên quan giữa kiến thức chung với mức độ ăn uống của
ĐTNC
Bảng 3.22 Liên quan giữa kiến thức chung với mức độ ăn uống của ĐTNC
Mức độ ăn
uống
Kiến thức chung về phòng
chống TMTS P PR(KTC 95%)
Đúng(%) Chưa đúng(%)
Bình
thường
71 (35,9%) 127 (64,1%) <0,001 0,12 (0,08-0,19)
Nhiều hơn 153 (82,3%) 33 (17,7%)
Nhận xét:
Thai phụ có chế độ ăn uống nhiều hơn lúc mang thai có kiến thức
chung đúng chiếm tỷ lệ 82,3% cao hơn, nhóm ăn uống bình thường với tỷ lệ
là 35,9%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
47
3.4.6 Liên quan giữa kiến thức chung với tuân thủ uống viên sắt của
ĐTNC
Bảng 3.23 Liên quan giữa kiến thức chung với tuân thủ uống viên sắt của
ĐTNC
Tuân thủ
uống viên
sắt
Kiến thức chung về phòng
chống TMTS
P PR(KTC 95%)
Đúng(%) Chưa đúng(%)
Có 213 (90,6%) 22 (9,4%) <0,001 12,4 (57,1-58,3)
Không 11 (7,4%) 138 (92,6%)
Nhận xét:
Thai phụ tuân thủ uống viên sắt trong lúc mang thai có kiến thức chung đúng
chiếm tỷ lệ 90,6%, cao hơn nhóm không tuân thủ chiếm tỷ lệ 7,4%. Sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
3.4.7 Liên quan giữa kiến thức chung với tẩy giun định kỳ của
ĐTNC
Bảng 3.24 Liên quan giữa kiến thức chung với tẩy giun định kỳ của ĐTNC
Tẩy giun
định kỳ
Kiến thức chung về phòng
chống TMTS P PR(KTC 95%)
Đúng(%) Chưa đúng(%)
Có
90 (86,5%) 14 (13,5%) <0,001 7,0 (3,81-12,89)
Không 134 (47,9%) 146 (52,1%)
Nhận xét:
Thai phụ có tẩy giun định kỳ 6 tháng/l lần có kiến thức chung đúng
chiếm tỷ lệ 86,5%, cao hơn nhóm không tẩy giun định kỳ chiếm 47,9%. Sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
48
3.4.8 Liên quan giữa kiến thức chung phòng TMTS của ĐTNC với
hướng dẫn của cán bộ Y tế
Bảng 3.25 Liên quan giữa kiến thức chung phòng TMTS của ĐTNC với
hướng dẫn của CBYT
CBYT
hướng dẫn
về phòng
TMTS
Kiến thức chung về phòng
chống TMTS
P PR(KTC 95%)
Đúng(%) Chưa đúng(%)
Có
189 (68,0%) 89 (32,0%) <0,001 4,31 (2,67-6,94)
Không 35 (33,0%) 71 (67,0%)
Nhận xét:
Thai phụ được CBYT hướng dẫn về phòng TMTS có kiến thức chung
đúng chiếm tỷ lệ 68,0%, cao hơn nhóm thai phụ không được hướng dẫn
chiếm 33,0%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
3.4.9 Liên quan giữa kiến thức chung với tiếp cận nguồn thông tin
của ĐTNC
Bảng 3.26 Liên quan giữa kiến thức chung với tiếp cận nguồn thông tin của
ĐTNC
Nguồn
thông tin
Kiến thức chung về phòng
chống TMTS P PR(KTC 95%)
Đúng(%) Chưa đúng(%)
Không
nghe 7 (6,4%) 103 (93,6%) <0,001 0,02 (0,01-0,04)
Có nghe 218 (79,6%) 56 (20,4%)
49
Nhận xét:
Thai phụ có nghe nguồn thông tin về phòng chống TMTS có tỷ lệ kiến
thức chung đúng là 79,6% cao hơn đối tượng không nghe thông tin với tỷ lệ
là 6,4%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
50
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu có tuổi thấp nhất là 18 tuổi và cao nhất là 47
tuổi. Khác với nghiên cứu của Phạm Lê Ngọc Anh, phụ nữ mang thai ở độ
tuổi thấp nhất là 16 và cao nhất là 41 tuổi [1] . Nhóm tuổi < 25 chiếm tỷ lệ
27,6%, thấp nhất ở nhóm >35 tuổi chiếm 14,1%. Nhóm tuổi từ 25-35 tuổi
chiếm tỷ lệ cao nhất 58,3%. Đây là nhóm tuổi dễ chấp nhận kiến thức mới.
Tỉnh Trà Vinh là 1 tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer, nên trong
đối tượng nghiên cứu gồm 384 phụ nữ mang thai, thì có đến 41,9% là dân tộc
Khmer, dân tộc Kinh chiếm 59,1%. Vì vậy việc tuyên truyền giáo dục kiến
thức về phòng chống thiếu máu, thiếu sắt cho họ sẽ bị hạn chế; Thai phụ ở
thành thị chiếm tỷ lệ 35,9%, nông thôn chiếm 64,1%. Tương tự với nghiên
cứu của Nguyễn Thị Lệ thai phụ ở nông thôn chiếm 66,0%, thành thị chiếm
44,0%[19].
Thai phụ có trình độ học vấn từ Trung cấp trở lên chiếm 22,1%, Tiểu
học /Trung học cơ sở chiếm 20,3%. Trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao
nhất 47,4%, đây cũng là điều kiện thuận lợi để thai phụ có nhận thức về việc
khám thai định kỳ tốt hơn, kéo theo việc sử dụng dịch vụ y tế, chăm sóc sức
khoẻ và chăm sóc tiền thai, thai kỳ sẽ tốt hơn; Từ đó sẽ giảm bớt những nguy
cơ có thể xảy ra cho mẹ và bé trong thai kỳ. Tuy nhiên thai phụ mù chữ
chiếm tỷ lệ khá cao 10,2%.
Nghề nghiệp của thai phụ chiếm tỷ lệ cao nhất là công nhân 39,6%, đối
tượng này thường phải đi làm cả ngày thậm chí tăng ca nên thời gian chăm
sóc sức khoẻ nói chung và phòng chống thiếu máu thiếu sắt nói riêng cho bản
thân sẽ gặp khó khăn hơn những thai phụ làm nội trợ chiếm 26,6%.
Tỷ lệ kinh tế hộ gia đình không nghèo chiếm 82,0%, tỷ lệ hộ nghèo
chiếm 18,0%, thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ năm (2013), hộ nghèo
51
chiếm 18,7%[19] , cao hơn nghiên cứu của Phạm Lê Ngọc Anh(2010), tỷ lệ
hộ nghèo chiếm 5,5%[1] . Tuy nhiên việc đánh giá điều kiện kinh tế hộ gia
đình dựa trên sự trả lời của đối tượng nghiên cứu về thu nhập bình quân đầu
người, không sử dụng thêm các công cụ đo lường khác như quan sát các vật
dụng có giá trị của gia đình…nên việc xếp loại còn mang tính chủ quan.
Kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai lần đầu chiếm tỷ lệ
62,5%, mang thai lần 2 trở lên chiếm 37,5%. Tỷ lệ này tương đương với tỷ lệ
nghiên cứu của Đặng Thị Hà năm 2000 [10]. Khác với nghiên cứu của
Nguyễn Thị Kim Lệ, phụ nữ mang thai lần đầu chiếm tỷ lệ 81,3%, mang thai
lần 2 trở lên chiếm 18,7% [20] . Sự khác biệt giữa các nghiên cứu trên có thể
do khác nhau về thời gian và địa điểm nghiên cứu.
Tỷ lệ thai phụ có dự định mang thai chiếm 68.0%, và ngoài dự định
chiếm tỷ lệ 32.0%. Tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu của Phạm Lê Ngọc
Anh năm (2010) [11] . Tình trạng mang thai ngoài dự định có thể ảnh hưởng
đến phòng chống thiếu máu thiếu sắt.
Thai phụ có triệu chứng nghén nhẹ chiếm tỷ lệ 44.3%, nghén nặng
chiếm 43.7% và không bị nghén chiếm 12,0%. Khác với nghiên cứu của
Nguyễn Thị Kim Lệ, phụ nữ mang thai có triệu chứng nghén nhẹ (58,2%),
Nghén nặng (11,8%) và không nghén (30,0%) [20]
4.2 NGUỒN THÔNG TIN VÀ NHU CẦU NHẬN THÔNG TIN VỀ
PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU, THIẾU SẮT
Đa số thai phụ đều được tiếp cận thông tin về phòng chống thiếu máu,
thiếu sắt chiếm tỷ lệ 71,4%. Kết quả này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu
của Phạm Lê Ngọc Anh, tỷ lệ thai phụ được tiếp cận thông tin về phòng
chống thiếu máu, thiếu sắt chiếm 86,0% [1] . Trong đó, nguồn cung cấp
thông tin chủ yếu là từ cán bộ y tế chiếm 82,1%, kế đến là Internet, đài phát
(59,1%); bạn bè, người thân,… (30,7%); Sách báo, ti vi (8,4%); tờ rơi, pano,
áp phích (6,9%).
52
Nguồn thông tin mà thai phụ mong muốn được nhận thêm nhất là từ
cán bộ y tế chiếm tỷ lệ 96,1%. Đây là cầu nối truyền thông giữa cộng đồng và
y tế rất hiệu quả, nếu nhân viên y tế, đội ngũ cộng tác viên được trang bị kiến
thức đúng, đầy đủ và đây là nhân tố quan trọng để phổ biến kiến thức phòng
chống thiếu máu, thiếu sắt ra ngoài cộng đồng. Vấn đề đặt ra là đội ngũ cộng
tác viên xóm, ấp chưa có kỹ năng truyền thông vì chưa được đào tạo hay họ
chưa thể làm tốt công việc vì thiếu điều kiện hổ trợ để hoạt động… Vì vậy,
để đội ngũ này hoạt động hiệu quả hơn là việc làm khó khăn, không những
ngành Y tế mà còn cần sự quan tâm của các ban ngành và của toàn xã hội.
Hiện nay tốc độ phát triển của lĩnh vực truyền thông nói chung đã
bước vào một kỷ nguyên mới với nhiều loại hình để con người có thể tiếp cận
dễ dàng. Số người dùng internet ngày càng cao, với sự phát triển của khoa
học công nghệ thông tin (smartphone, wi i, laptop…), chúng ta có thể tra bất
cứ thông tin cần biết ở mọi nơi, mọi lúc. Chính vì điều này mà internet là
nguồn cung cấp thông tin về bệnh rất quan trọng mà thai phụ mong muốn
được nhận thêm chiếm 90,4%. Tuy nhiên, những dữ liệu trên internet ít được
kiểm chứng, vì thế người dùng cần thận trọng với loại hình truyền thông này
sẽ cung cấp thông tin lệch lạc, không đúng sự thật.
4.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KIẾN THỨC CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU VỀ PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU, THIẾU SẮT
Bảng 3.5. và biểu đồ 3.4. Cho thấy, Kiến thức chung đúng của thai phụ
về phòng chống thiếu máu, thiếu sắt chiếm 58,3%, cao hơn so với kết quả
nghiên cứu của Phạm Lê Ngọc Anh (40,5%)[1] và nghiên cứu của Nguyễn
Thị Kim Sa (26,7%)[25] . Dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt được ghi nhận có
đến 83,6% thai phụ trả lời đúng, dấu hiệu này rất thông thường hầu hết thai
phụ đều có thể biết. Theo nghiên cứu của Phạm Lê Ngọc Anh thì dấu hiệu
này có 71,5% thai phụ trả lời đúng[Phạm Lê Ngọc Anh, TP. Hồ Chí Minh
năm 2010] ; Mệt, khó thở khi lao động chiếm 46,9%; Da xanh, niêm nhợt
(43,5%), thấp hơn nghiên cứu của Ngô Văn Dũng, thai phụ biết dấu hiệu này
Khảo sát kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tỉnh Trà Vinh năm 2022.pdf
Khảo sát kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tỉnh Trà Vinh năm 2022.pdf
Khảo sát kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tỉnh Trà Vinh năm 2022.pdf
Khảo sát kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tỉnh Trà Vinh năm 2022.pdf
Khảo sát kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tỉnh Trà Vinh năm 2022.pdf
Khảo sát kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tỉnh Trà Vinh năm 2022.pdf
Khảo sát kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tỉnh Trà Vinh năm 2022.pdf
Khảo sát kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tỉnh Trà Vinh năm 2022.pdf
Khảo sát kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tỉnh Trà Vinh năm 2022.pdf
Khảo sát kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tỉnh Trà Vinh năm 2022.pdf
Khảo sát kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tỉnh Trà Vinh năm 2022.pdf
Khảo sát kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tỉnh Trà Vinh năm 2022.pdf
Khảo sát kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tỉnh Trà Vinh năm 2022.pdf
Khảo sát kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tỉnh Trà Vinh năm 2022.pdf
Khảo sát kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tỉnh Trà Vinh năm 2022.pdf
Khảo sát kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tỉnh Trà Vinh năm 2022.pdf
Khảo sát kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tỉnh Trà Vinh năm 2022.pdf
Khảo sát kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tỉnh Trà Vinh năm 2022.pdf
Khảo sát kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tỉnh Trà Vinh năm 2022.pdf
Khảo sát kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tỉnh Trà Vinh năm 2022.pdf
Khảo sát kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tỉnh Trà Vinh năm 2022.pdf
Khảo sát kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tỉnh Trà Vinh năm 2022.pdf
Khảo sát kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tỉnh Trà Vinh năm 2022.pdf

More Related Content

What's hot

Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đánh giá suy yếu chức năng ở người cao tuổi
Đánh giá suy yếu chức năng ở người cao tuổiĐánh giá suy yếu chức năng ở người cao tuổi
Đánh giá suy yếu chức năng ở người cao tuổiYen Ha
 
NHỮNG VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG THƯỜNG GẶP
NHỮNG VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG THƯỜNG GẶPNHỮNG VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG THƯỜNG GẶP
NHỮNG VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG THƯỜNG GẶPSoM
 
THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)
THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)
THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)SoM
 
Ly thuyet ve hanh vi con nguoi
Ly thuyet ve hanh vi con nguoiLy thuyet ve hanh vi con nguoi
Ly thuyet ve hanh vi con nguoiforeman
 
TÉ NGÃ Ở NGƯỜI CAO TUỔI
TÉ NGÃ Ở NGƯỜI CAO TUỔITÉ NGÃ Ở NGƯỜI CAO TUỔI
TÉ NGÃ Ở NGƯỜI CAO TUỔISoM
 
Chiến lược kháng sinh
Chiến lược kháng sinhChiến lược kháng sinh
Chiến lược kháng sinhThanh Liem Vo
 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNGPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNGTRAN Bach
 
SỬ DỤNG VITAMIN K
SỬ DỤNG VITAMIN KSỬ DỤNG VITAMIN K
SỬ DỤNG VITAMIN Kdrhotuan
 
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...https://www.facebook.com/garmentspace
 
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRƯỚC MỔ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN KHOA NGOẠI...
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRƯỚC MỔ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN KHOA NGOẠI...TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRƯỚC MỔ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN KHOA NGOẠI...
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRƯỚC MỔ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN KHOA NGOẠI...SoM
 
Suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡngSuy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡngMartin Dr
 
Tư vấn dinh dưỡng bệnh Gout. trình.pptx
Tư vấn dinh dưỡng bệnh Gout. trình.pptxTư vấn dinh dưỡng bệnh Gout. trình.pptx
Tư vấn dinh dưỡng bệnh Gout. trình.pptxchmtuan
 
TẦM SOÁT NHIỄM TRÙNG Ở THAI PHỤ
TẦM SOÁT NHIỄM TRÙNG Ở THAI PHỤTẦM SOÁT NHIỄM TRÙNG Ở THAI PHỤ
TẦM SOÁT NHIỄM TRÙNG Ở THAI PHỤSoM
 
Phân tích CLS viêm phổi mắc phải tại bệnh viện
Phân tích CLS viêm phổi mắc phải tại bệnh việnPhân tích CLS viêm phổi mắc phải tại bệnh viện
Phân tích CLS viêm phổi mắc phải tại bệnh việnHA VO THI
 
Vai trò điều tiết sinh lý và tác dụng sinh lý của canxi
Vai trò điều tiết sinh lý và tác dụng sinh lý của canxiVai trò điều tiết sinh lý và tác dụng sinh lý của canxi
Vai trò điều tiết sinh lý và tác dụng sinh lý của canxipuccakutea3
 

What's hot (20)

Luận án: Phẫu thuật điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ, HAY
Luận án: Phẫu thuật điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ, HAYLuận án: Phẫu thuật điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ, HAY
Luận án: Phẫu thuật điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ, HAY
 
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
 
Đánh giá suy yếu chức năng ở người cao tuổi
Đánh giá suy yếu chức năng ở người cao tuổiĐánh giá suy yếu chức năng ở người cao tuổi
Đánh giá suy yếu chức năng ở người cao tuổi
 
NHỮNG VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG THƯỜNG GẶP
NHỮNG VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG THƯỜNG GẶPNHỮNG VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG THƯỜNG GẶP
NHỮNG VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG THƯỜNG GẶP
 
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAYĐề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
 
THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)
THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)
THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)
 
Ly thuyet ve hanh vi con nguoi
Ly thuyet ve hanh vi con nguoiLy thuyet ve hanh vi con nguoi
Ly thuyet ve hanh vi con nguoi
 
TÉ NGÃ Ở NGƯỜI CAO TUỔI
TÉ NGÃ Ở NGƯỜI CAO TUỔITÉ NGÃ Ở NGƯỜI CAO TUỔI
TÉ NGÃ Ở NGƯỜI CAO TUỔI
 
Chiến lược kháng sinh
Chiến lược kháng sinhChiến lược kháng sinh
Chiến lược kháng sinh
 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNGPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
 
SỬ DỤNG VITAMIN K
SỬ DỤNG VITAMIN KSỬ DỤNG VITAMIN K
SỬ DỤNG VITAMIN K
 
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...
 
Sơ đồ điều trị hen theo GINA 2022
Sơ đồ điều trị hen theo GINA 2022Sơ đồ điều trị hen theo GINA 2022
Sơ đồ điều trị hen theo GINA 2022
 
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...
 
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRƯỚC MỔ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN KHOA NGOẠI...
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRƯỚC MỔ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN KHOA NGOẠI...TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRƯỚC MỔ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN KHOA NGOẠI...
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRƯỚC MỔ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN KHOA NGOẠI...
 
Suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡngSuy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng
 
Tư vấn dinh dưỡng bệnh Gout. trình.pptx
Tư vấn dinh dưỡng bệnh Gout. trình.pptxTư vấn dinh dưỡng bệnh Gout. trình.pptx
Tư vấn dinh dưỡng bệnh Gout. trình.pptx
 
TẦM SOÁT NHIỄM TRÙNG Ở THAI PHỤ
TẦM SOÁT NHIỄM TRÙNG Ở THAI PHỤTẦM SOÁT NHIỄM TRÙNG Ở THAI PHỤ
TẦM SOÁT NHIỄM TRÙNG Ở THAI PHỤ
 
Phân tích CLS viêm phổi mắc phải tại bệnh viện
Phân tích CLS viêm phổi mắc phải tại bệnh việnPhân tích CLS viêm phổi mắc phải tại bệnh viện
Phân tích CLS viêm phổi mắc phải tại bệnh viện
 
Vai trò điều tiết sinh lý và tác dụng sinh lý của canxi
Vai trò điều tiết sinh lý và tác dụng sinh lý của canxiVai trò điều tiết sinh lý và tác dụng sinh lý của canxi
Vai trò điều tiết sinh lý và tác dụng sinh lý của canxi
 

Similar to Khảo sát kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tỉnh Trà Vinh năm 2022.pdf

Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Man_Ebook
 
Sự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi, 9đ - Gửi miễn p...
Sự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi, 9đ - Gửi miễn p...Sự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi, 9đ - Gửi miễn p...
Sự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi, 9đ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hieu qua tang cuong vi chat vao thuc pham den tinh trang dinh duong cua hoc s...
Hieu qua tang cuong vi chat vao thuc pham den tinh trang dinh duong cua hoc s...Hieu qua tang cuong vi chat vao thuc pham den tinh trang dinh duong cua hoc s...
Hieu qua tang cuong vi chat vao thuc pham den tinh trang dinh duong cua hoc s...quangthu90
 
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...NuioKila
 
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...NuioKila
 
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...Man_Ebook
 
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Man_Ebook
 
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại ...
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại ...Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại ...
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...Man_Ebook
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Man_Ebook
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Man_Ebook
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Man_Ebook
 

Similar to Khảo sát kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tỉnh Trà Vinh năm 2022.pdf (20)

Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc, HAY
Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc, HAYPhòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc, HAY
Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc, HAY
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
 
Sự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi, 9đ - Gửi miễn p...
Sự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi, 9đ - Gửi miễn p...Sự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi, 9đ - Gửi miễn p...
Sự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi, 9đ - Gửi miễn p...
 
Sự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi, HOT
Sự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi, HOTSự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi, HOT
Sự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi, HOT
 
Luận văn: Chính sách bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số
 
Hieu qua tang cuong vi chat vao thuc pham den tinh trang dinh duong cua hoc s...
Hieu qua tang cuong vi chat vao thuc pham den tinh trang dinh duong cua hoc s...Hieu qua tang cuong vi chat vao thuc pham den tinh trang dinh duong cua hoc s...
Hieu qua tang cuong vi chat vao thuc pham den tinh trang dinh duong cua hoc s...
 
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
 
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...
 
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
 
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
 
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại ...
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại ...Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại ...
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại ...
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 

Recently uploaded (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 

Khảo sát kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tỉnh Trà Vinh năm 2022.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ LÊ MINH HƯNG KHẢO SÁT KIẾN THỨC PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU, THIẾU SẮT Ở PHỤ NỮ MANG THAI ĐẾN KHÁM BỆNH TẠI TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH TRÀ VINH NĂM 2022 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC CẦN THƠ, 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ LÊ MINH HƯNG KHẢO SÁT KIẾN THỨC PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU, THIẾU SẮT Ở PHỤ NỮ MANG THAI ĐẾN KHÁM BỆNH TẠI TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH TRÀ VINH NĂM 2022 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC Chuyên ngành: Dược Lý-Dược Lâm Sàng Mã số: 20872020514 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÕ VĂN BẢY CẦN THƠ, 2022
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Bộ môn Dược lâm sàng, Phòng đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Tây Đô và Ban Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Trà Vinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi được học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Võ Văn Bảy, Đang công tác tại Bệnh viện Thống nhất Thành phố Hồ Chí Minh, đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cô giáo Bộ môn Dược lâm sàng, trường Đại học Tây Đô đã chia sẻ, giải đáp các vướng mắc của tôi trong quá trình làm luận văn. Tôi xin cảm ơn, bạn bè đồng nghiệp tại đơn vị đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Tây Đô. Tôi xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày tháng năm 2022 Học viên Lê Minh Hưng
  • 4. ii TÓM TẮT KHẢO SÁT KIẾN THỨC PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU, THIẾU SẮT Ở PHỤ NỮ MANG THAI ĐẾN KHÁM BỆNH TẠI TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH TRÀ VINH NĂM 2022. Thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng quan tâm, đặc biệt tại các khu vực nông thôn. Mục tiêu: 1. Đánh giá mức độ kiến thức chung phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức chung phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện gồm 384 phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tỉnh Trà Vinh, từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2022. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp theo bảng hỏi. Kết quả: Thai phụ có tuổi thấp nhất là 18 và cao nhất là 47 tuổi. Tỷ lệ kiến thức chung đúng của thai phụ về phòng chống thiếu máu, thiếu sắt còn thấp (58,3%). Các yếu tố liên quan đến kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt: Thai phụ ở độ tuổi từ 25-35 tuổi có kiến thức chung đúng cao hơn nhóm > 35 tuổi và < 25 tuổi (p<0,05); Ở thành thị có kiến thức chung đúng cao hơn nhóm thai phụ ở nông thôn (p<0,05); Trình độ học vấn càng thấp thì kiến thức chung đúng càng giảm (p<0,05). Thai phụ là cán bộ, công viên chức có kiến thức chung đúng cao hơn nhóm: Công nhân, nội trợ (p<0,05); Thu nhập tốt có kiến thức đúng cao hơn thu nhập thấp (p<0,05);
  • 5. iii Thai phụ có dự định mang thai, thường xuyên theo dõi cân nặng và tuân thủ uống viên sắt có kiến thức chung đúng cao hơn nhóm không tuân thủ (p<0,05); Thai phụ có tẩy giun định kỳ 6 tháng/l lần và được cán bộ Y tế hướng dẫn phòng bệnh có kiến thức chung đúng cao hơn nhóm thai phụ không được hướng dẫn (p<0,05); Thai phụ có tiếp cận nguồn thông tin có kiến thức chung đúng cao hơn đối tượng không tiếp cận (p<0,05). Nguồn thông tin mà thai phụ mong muốn được nhận thêm nhất là từ cán bộ y tế (96,1%), internet (90,4%). Kết quả nghiên cứu đã cung cấp nhiều cơ sở dữ liệu quan trọng để thực hiện tốt chương trình phòng chống thiếu máu, thiếu sắt phụ nữ tuổi sinh đẻ nói chung, và phụ nữ mang thai nói riêng tại tỉnh Trà Vinh Từ khoá: Kiến thức, thiếu máu, thiếu sắt, phụ nữ mang thai, Trà Vinh.
  • 6. iv ABSTRACT SURVEY OF KNOWLEDGE FOR PREVENTION OF ANEMIA, IRON DEFICIENCY IN PREGNANT WOMEN WHO COME FOR MEDICAL EXAMINATION AT TRA VINH PROVINCE'S DISEASE CONTROL CENTER IN 2022. Iron deficiency anemia in pregnancy is a public health concern of concern, especially in rural areas. Research objectives: 1. Assess the level of general knowledge about prevention of anemia and iron deficiency in pregnant women 2. Analysis of some factors related to general knowledge of prevention of anemia and iron deficiency in pregnant women. Research Methods: A cross-sectional descriptive study, convenient sampling of 384 pregnant women who visited the Center for Disease Control of Tra Vinh Province, from January to June 2022. Study subjects were interviewed directly following follow-up interviews. questionnaire. Result: The youngest pregnant woman is 18 years old and the highest is 47 years old. The rate of correct general knowledge of pregnant women on prevention of anemia and iron deficiency is still low (58.3%). Factors related to knowledge of prevention of anemia and iron deficiency: Pregnant women aged 25-35 years have higher correct general knowledge than those of > 35 years old and < 25 years old (p<0.05); In urban areas, the correct general knowledge is higher than that of pregnant women in rural areas (p<0.05); The lower the level of education, the lower the correct general knowledge (p<0.05). Pregnant women who are cadres and civil servants have higher correct general knowledge than workers, housewives (p<0.05); Good income with correct knowledge is higher than low income (p<0.05);
  • 7. v Pregnant women who plan to become pregnant, regularly monitor their weight and adhere to taking iron tablets have a higher correct general knowledge than the non-compliance group (p<0.05); Pregnant women who had regular deworming every 6 months/l and were guided by health workers to prevent the disease had higher correct general knowledge than the group of pregnant women who were not guided (p<0.05); Pregnant women who have access to information sources have more correct general knowledge than those who do not (p<0.05). The sources of information that pregnant women most want to receive are from health workers (96.1%), the internet (90.4%). The research results have provided many important databases to well implement the program of prevention of anemia and iron deficiency in women of childbearing age in general and pregnant women in particular in Tra Vinh province. Keywords: Knowledge, anemia, iron deficiency, pregnant women, Tra Vinh.
  • 8. vi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Cần Thơ, ngày tháng năm 2022 Học viên Lê Minh Hưng
  • 9. vii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................i TÓM TẮT.........................................................................................................ii ABSTRACT.....................................................................................................iv LỜI CAM ĐOAN............................................................................................vi MỤC LỤC ......................................................................................................vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ............................................................................... xiii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................xiv ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................3 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA..........................................3 1.1.1 Vai trò sinh học của sắt trong cơ thể.................................................3 1.1.2 Định nghĩa thiếu máu ........................................................................4 1.1.3 Định nghĩa thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ ....................................4 1.2 NGUYÊN NHÂN BỆNH THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT .................4 1.2.1 Thiếu máu thiếu sắt xảy ra do nhiều nguyên nhân............................4 1.2.2 Yếu tố nguy cơ gây thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai............5 1.3 CHẨN ĐOÁN THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT ...................................7 1.4. TÌNH HÌNH THIẾU MÁU CỦA PHỤ NỮ TUỔI SINH ĐẺ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM .........................................................................7 1.4.1 Tình hình thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ trên thế giới ...............7 1.4.2 Tình hình thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở Việt Nam. ...............8 1.5 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KIẾN THỨC CỦA THAI PHỤ VỀ PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT..............................................9 1.6 GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT.....10 1.6.1 Đa dạng hóa bữa ăn, giáo dục truyền thông....................................10 1.6.2 Tăng cường sắt vào thực phẩm........................................................11 1.6.3 Phòng chống nhiễm khuẩn ..............................................................11 1.7 BỔ SUNG VIÊN SẮT CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ THIẾU MÁU CAO.......................................................................................................12
  • 10. viii 1.8 PHÁC ĐỒ BỔ SUNG VIÊN SẮT/FOLIC CHO PHỤ NỮ MANG THAI ................................................................................................................13 1.9 VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU............................................13 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........15 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................15 2.2 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU....................................15 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................15 2.4 MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU .........................................15 2.4.1 Cỡ mẫu.............................................................................................15 2.4.2 Phương pháp chọn mẫu...................................................................15 2.5 TIÊU CHÍ CHỌN MẪU ......................................................................16 2.6 LIỆT KÊ CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU..........................................16 2.6.1 Biến độc lập.....................................................................................16 2.6.2 Kiến thức phòng thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai .............18 2.6.3 Tương tác thuốc...............................................................................22 2.7 KỸ THUẬT, PHƯƠNG TIỆN ............................................................27 2.7.1 Kỹ thuật thu thập thông tin..............................................................27 2.7.2 Công cụ thu thập..............................................................................27 2.8 KIỂM SOÁT SAI LỆCH THÔNG TIN.............................................27 2.9 XỬ LÝ DỮ LIỆU..................................................................................28 2.10 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU.......................................28 2.11 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ................................................28 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................30 3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU............................30 3.2 NGUỒN THÔNG TIN VÀ NHU CẦU NHẬN THÔNG TIN VỀ PHÒNG CHỐNG TMTS...............................................................................34 3.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KIẾN THỨC CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VỀ PHÒNG CHỐNG TMTS .............................................37 3.4 PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC CHUNG PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU, THIẾU SẮT Ở PHỤ NỮ MANG THAI ĐẾN KHÁM BỆNH TẠI TTKSBT TỈNH TRÀ VINH NĂM 2022........................................................................................................42 3.4.1 Liên quan giữa kiến thức chung với đặc điểm chung của đối ĐTNC.42
  • 11. ix 3.4.2 Liên quan giữa kiến thức chung với số lần mang thai của ĐTNC..45 3.4.3 Liên quan giữa kiến thức chung với dự định mang thai của ĐTNC...45 3.4.4 Liên quan giữa kiến thức chung với theo dõi cân nặng của ĐTNC46 3.4.5 Liên quan giữa kiến thức chung với mức độ ăn uống của ĐTNC ..46 3.4.6 Liên quan giữa kiến thức chung với tuân thủ uống viên sắt của ĐTNC ...............................................................................................................47 3.4.7 Liên quan giữa kiến thức chung với tẩy giun định kỳ của ĐTNC .47 3.4.8 Liên quan giữa kiến thức chung phòng TMTS của ĐTNC với hướng dẫn của cán bộ Y tế ...............................................................................48 3.4.9 Liên quan giữa kiến thức chung với tiếp cận nguồn thông tin của ĐTNC ...............................................................................................................48 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN ..............................................................................50 4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............50 4.2 NGUỒN THÔNG TIN VÀ NHU CẦU NHẬN THÔNG TIN VỀ PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU, THIẾU SẮT...........................................51 4.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KIẾN THỨC CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VỀ PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU, THIẾU SẮT .........52 4.4 PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU, THIẾU SẮT Ở PHỤ NỮ MANG THAI ĐẾN KHÁM BỆNH TẠI TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH TRÀ VINH NĂM 2022...................................................................................54 4.4.1 Liên quan giữa kiến thức chung với đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.........................................................................................................54 4.4.2 Liên quan giữa kiến thức chung với số lần mang thai của đối tượng nghiên cứu.........................................................................................................56 4.4.3 Liên quan giữa kiến thức chung với dự định mang thai của đối tượng nghiên cứu..............................................................................................56 4.4.4 Liên quan giữa kiến thức chung với theo dõi cân nặng của đối tượng nghiên cứu..............................................................................................56 4.4.5 Liên quan giữa kiến thức chung với mức độ ăn uống của đối tượng nghiên cứu.........................................................................................................57 4.4.6 Liên quan giữa kiến thức chung với tuân thủ uống viên sắt của đối tượng nghiên cứu..............................................................................................57 4.4.7 Liên quan giữa kiến thức chung với tẩy giun định kỳ của đối tượng nghiên cứu.........................................................................................................57
  • 12. x 4.4.8 Liên quan giữa kiến thức chung về phòng chống thiếu máu, thiếu sắt của đối tượng nghiên cứu với hướng dẫn của cán bộ Y tế .........................58 4.4.9 Liên quan giữa kiến thức chung với tiếp cận nguồn thông tin của đối tượng nghiên cứu........................................................................................58 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN ..............................................................................59 KIẾN NGHỊ ...................................................................................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................62 PHỤ LỤC .......................................................................................................xv
  • 13. xi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Bảng phân loại mức độ của tương tác trong DF..............................22 Bảng 2.2 Bảng phân loại mức độ nặng của tương tác trong SDI....................24 Bảng 2.3 Bảng phân loại mức độ y văn ghi nhận về tương tác trong SDI......25 Bảng 2.4 Bảng phân loại mức độ can thiệp của tương tác trong SDI .............26 Bảng 2.5 Bảng phân loại mức độ chung trong SDI.........................................27 Bảng 3.1 Thông tin về tuổi của đối tượng nghiên cứu....................................30 Bảng 3.2 Dân tộc của đối tượng nghiên cứu ...................................................30 Bảng 3.3 Nơi ở của đối tượng nghiên cứu.......................................................31 Bảng 3.4 Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu ....................................31 Bảng 3.5 Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu...........................................32 Bảng 3.6 Điều kiện kinh tế gia đình của đối tượng nghiên cứu......................32 Bảng 3.7. Thông tin về số lần mang thai của đối tượng nghiên cứu...............33 Bảng 3.8. Thông tin về triệu chứng nghén của đối tượng nghiên cứu............33 Bảng 3.9. Dự định mang thai của đối tượng nghiên cứu.................................33 Bảng 3.10 Tiếp nhận thông tin về phòng chống TMTS..................................34 Bảng 3.11 Nhu cầu nhận thêm thông tin về phòng chống TMTS...................36 Bảng 3.12. Kiến thức đúng của ĐTNC về phòng chống TMTS.....................37 Bảng 3.13 Liên quan giữa kiến thức chung với tuổi của ĐTNC.....................42 Bảng 3.14 Liên quan giữa kiến thức chung với dân tộc của ĐTNC ...............42 Bảng 3.15 Liên quan giữa kiến thức chung với nơi ở của ĐTNC...................43 Bảng 3.16 Liên quan giữa kiến thức chung với TĐHV của ĐTNC................43 Bảng 3.17 Liên quan giữa kiến thức chung với nghề nghiệp của ĐTNC .......44 Bảng 3.18 Liên quan giữa kiến thức chung với thu nhậpcủa ĐTNC..............44 Bảng 3.19 Liên quan giữa kiến thức chung với số lần mang thai của ĐTNC 45 Bảng 3.20 Liên quan giữa kiến thức chung với dự định mang thai của ĐTNC45 Bảng 3.21 Liên quan giữa kiến thức chung với theo dõi cân nặng của ĐTNC46 Bảng 3.22 Liên quan giữa kiến thức chung với mức độ ăn uống của ĐTNC.46
  • 14. xii Bảng 3.23 Liên quan giữa kiến thức chung với tuân thủ uống viên sắt của ĐTNC ..............................................................................................................47 Bảng 3.24 Liên quan giữa kiến thức chung với tẩy giun định kỳ của ĐTNC.47 Bảng 3.25 Liên quan giữa kiến thức chung phòng TMTS của ĐTNC với hướng dẫn của CBYT .................................................................................................48 Bảng 3.26 Liên quan giữa kiến thức chung với tiếp cận nguồn thông tin của ĐTNC ..............................................................................................................48
  • 15. xiii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Thai phụ có nghe truyền thông về phòng chống TMTS..............35 Biểu đồ 3.2 Kiến thức chung đúng của đối tượng nghiên cứu........................41
  • 16. xiv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa CBYT Cán bộ y tế ĐTNC Đối tượng nghiên cứu THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TMTS Thiếu máu thiếu sắt WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
  • 17. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thiếu máu thiếu sắt tác động đến hàng tỷ người trên thế giới nhất là ở phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, trong số hơn 1,6 tỷ người trên toàn cầu bị thiếu máu thì có tới 50% là thiếu máu do thiếu sắt [44]. Theo Hiệp hội Phát triển Quốc tế, thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ mang thai tại các nước công nghiệp là 17,4%, trong khi đó các nước đang phát triển tăng lên đáng kể đến 56% [5], [45] . Có nhiều nguyên nhân có thể gây thiếu máu, nhưng thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai là thiếu máu do thiếu sắt. Khi cơ thể không nhận đủ lượng sắt cần thiết từ khẩu phần ăn, do chế độ dinh dưỡng của người mẹ thiếu chất đạm hoặc do ăn kiêng quá mức, ăn uống không hợp lý hoặc vì hoàn cảnh kinh tế cụ thể, người mẹ rất dễ bị thiếu máu do thiếu sắt, do mất máu, nhiễm giun, rối loạn hấp thu sắt và nhu cầu tăng [14], [41] . Ở phụ nữ, tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt cao thường liên quan đến mất máu qua các kỳ kinh nguyệt, nhu cầu cao khi mang thai và thời gian cho con bú. Hậu quả của thiếu máu thiếu sắt đối với phụ nữ mang thai sẽ gây ra sẩy thai, đẻ non, trẻ sinh ra nhẹ cân, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của trẻ em. Thiếu máu ở phụ nữ cũng làm tăng nguy cơ tai biến và tử vong mẹ trong cả thời kỳ mang thai và sinh nở [4], [46]. Với các ảnh hưởng nặng nề của thiếu máu do thiếu sắt, việc phòng ngừa, phát hiện sớm và có kế hoạch điều trị kịp thời sẽ là can thiệp có hiệu quả trong việc nâng cao sức khỏe và giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em [44]. Những năm gần đây, chiến lược phòng chống thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ mang thai của Việt Nam có sự thay đổi. Từ việc cung cấp miễn phí viên sắt cho các bà mẹ mang thai uống hàng ngày, thì nay chương trình chỉ tuyên truyền để các phụ nữ mang thai tự mua viên sắt để uống. Theo khuyến cáo của Liên đoàn sản phụ khoa quốc tế, tất cả các phụ nữ mang thai đều được khuyến cáo bổ sung sắt hàng ngày [38]. Như vậy, có thể nói rằng việc phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai phụ
  • 18. 2 thuộc rất nhiều vào nhận thức của bản thân người phụ nữ. Để giúp cán bộ quản lý công tác chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản có một nhận định khách quan về thực trạng chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em tại tỉnh Trà Vinh. Góp phần tìm ra nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kiến thức cho cộng đồng, khắc phục cải thiện tình trạng dinh dưỡng, giảm thiểu nguy cơ gây thiếu máu, giảm tử vong mẹ, và tử vong chu sinh. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Khảo sát kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tỉnh Trà Vinh năm 2022”, với mục tiêu: 1. Đánh giá mức độ kiến thức chung phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tỉnh Trà Vinh năm 2022. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức chung phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Trà Vinh năm 2022.
  • 19. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA 1.1.1 Vai trò sinh học của sắt trong cơ thể Sắt là một trong những chất vi lượng có vai trò quan trọng bậc nhất để tổng hợp nên hemoglobin, chất có mặt trong tế bào hồng cầu. Ở người bình thường, 90-95% lượng sắt trong cơ thể được tái sử dụng từ nguồn sắt do hồng cầu già bị phá hủy và giải phóng ra, có 5-10% (1-2 mg) lượng sắt được bài tiết qua nước tiểu, mồ hôi, phân. Để bù lại lượng sắt mất đi, cơ thể nhận thêm sắt từ thức ăn, quá trình hấp thu sắt diễn ra chủ yếu ở dạ dày, hành tá tràng và đoạn đầu hỗng tràng. Máu được sinh ra từ tủy xương. Ở người trưởng thành, bình thường hàng ngày cơ thể bị mất đi từ 40-50 ml máu và tủy xương cũng sẽ tái tạo lại đủ số lượng đã mất [3]. Vai trò chính của hồng cầu là vận chuyển oxy đi khắp cơ thể để nuôi sống các tế bào và vận chuyển khí cacbonic (CO 2) thải từ các tế bào qua phổi để thải ra ngoài nhằm đáp ứng đời sống của con người. Tuy nhiên, để vận chuyển oxy hay CO2 là do hemoglobin (còn gọi là Huyết sắc tố) của hồng cầu quyết định. Hemoglobin là thành phần cơ bản của hồng cầu, chiếm 1/3 trọng lượng hồng cầu. Có khoảng 300 triệu phân tử Hb trong hồng cầu [2], [36] . Khối lượng sắt toàn phần trong cơ thể xấp xỉ 4 đến 5 g, trong đó 66% hemoglobin, 4% trong myoglobin và các enzym chứa sắt của hệ thống cytochrom, 30% còn lại chủ yếu ở lách, gan và tủy xương. Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi thiếu sắt đáp ứng miễn dịch của cơ thể giảm ở 3 thành phần chính của hệ thống miễn dịch: Miễn dịch tế bào, miễn dịch dịch thể và hoạt động của các đại thực bào. Ở bệnh nhân thiếu sắt, tế bào lympho T giảm. Khi bệnh nhân thiếu máu nặng có thể giảm khoảng 20% tế bào lympho B. Người ta cũng thấy có sự giảm bạch cầu đa nhân trung tính
  • 20. 4 trong trường hợp thiếu sắt. Chính vì vậy, thiếu sắt còn làm tăng khả năng mắc bệnh của bà mẹ và trẻ em. [34], [35] 1.1.2 Định nghĩa thiếu máu Theo WHO thiếu máu được định nghĩa khi nồng độ hemoglobin <13 g/dl ở người nam trưởng thành và <12 g/dl ở phụ nữ trưởng thành. [45] Do sự biến đổi sinh lý trong thai kỳ, thể tích huyết tương gia tăng nhiều hơn thể tích huyết cầu. Vì vậy sẽ gây ra hiện tượng thiếu máu sinh lý. Trị số sinh lý bình thường của ở phụ nữ mang thai sẽ thay đổi từ 11,5 đến 13 g/dl. [2], [3] . Ở phụ nữ mang thai thiếu máu được định nghĩa khi nồng độ hemoglobin thấp hơn11 g/dl. Và được phân độ nặng nhẹ như sau: Nhẹ 10-10,9 g/dl; Trung bình 7-9,9 g/dl; Nặng 4-6,9 g/dl; Rất nặng 4 <g/dl. [6],[37] Theo trung tâm kiểm soát bệnh tật của Hoa Kỳ, thiếu máu trong thai kỳ được định nghĩa khi nồng độ hemoglobin <11g/dl hemoglobin <11 g/dl ở tam cá nguyệt thứ I và III; và <10,5 g/dl ở tam cá nguyệt thứ II. [18], [37] 1.1.3 Định nghĩa thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ Trong thai kỳ, khi nồng độ hemoglobin thấp hơn 11 g/dl và nồng độ ferritin huyết thanh dưới 12 mg/ml thì được xác định là thiếu máu thiếu sắt. [10],16] 1.2 NGUYÊN NHÂN BỆNH THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT 1.2.1 Thiếu máu thiếu sắt xảy ra do nhiều nguyên nhân [2], [24] . Tuy nhiên được phân loại theo 3 nhóm chính: -Không cung cấp đủ nhu cầu về sắt: · Nhu cầu về sắt tăng lên đối với trẻ em tuổi dậy thì, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thai, cho con bú… · Chế độ ăn thiếu sắt: Chế độ ăn uống không cân đối, ăn kiêng, người nghiện rượu, người già,... · Sử dụng một số thực phẩm làm giảm hấp thu sắt như tanin, cà phê, nước uống có gas,...
  • 21. 5 · Cơ thể bị giảm hấp thu sắt do mắc một số bệnh lý như Viêm dạ dày, viêm ruột; cắt đoạn dạ dày, ruột,... -Mất máu do thiếu máu mạn: Mất máu trong các trường hợp cơ thể bị loét dạ dày, túi thừa meckel, polyp, u mạch máu, bệnh lý viêm đường ruột, viêm chảy máu đường tiết niệu; mất máu nhiều qua kinh nguyệt; sau phẫu thuật, sau chấn thương, u xơ tử cung,... -Rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh hay cách gọi khác là Hypotrans errinemia. ảy ra khi cơ thể không tổng hợp được trans errin vận chuyển sắt. Bệnh này rất nguy hiểm, nó dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng cho gan, tim, xương khớp như suy tim, đau xương khớp, tiểu đường,... 1.2.2 Yếu tố nguy cơ gây thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai Những phụ nữ có nguy cơ cao xuất hiện thiếu máu thiếu sắt trong khi mang thai nếu: - Khoảng cách giữa hai lần mang thai liên tiếp quá gần nhau. - Mang thai với hơn một thai nhi (mang thai đôi, mang thai ba, thậm chí nhiều hơn). - Nôn quá thường xuyên, quá nhiều do bị nghén buổi sáng. - Mang thai khi còn ở lứa tuổi vị thành niên. - Không thu nhận đủ lượng sắt cần thiết. - Trước khi mang thai là người có chu kì kinh nguyệt ra nhiều máu (cường kinh). - Có tiền sử thiếu máu trước khi mang thai Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, nhu cầu sắt tăng cao để phát triển bào thai, nhau thai và cho người mẹ. Tổng số lượng sắt cần thiết đối với phụ nữ có thai là khoảng 1000 mg, vì vậy trong suốt quá trình mang thai nếu không được cung cấp đủ sắt thì tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở bà bầu rất dễ xảy ra[22], [27] .
  • 22. 6 Phụ nữ cho con bú: Sắt được tiết theo sữa để nuôi con. Như đã đề cập ở trên, nhu cầu về sắt ở phụ nữ mang thai cao hơn so với phụ nữ không mang thai, cụ thể trong thai kì mỗi ngày người phụ nữ cần 27 mg sắt. Tuy nhiên với chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng, chứa các loại thức ăn có hàm lượng sắt cao là đã có thể phòng tránh được tình trạng thiếu sắt. Mỗi ngày người phụ nữ mang thai nên sử dụng ít nhất là ba khẩu phần thức ăn giàu sắt, chẳng hạn như: - Thịt nạc đỏ, thịt gia cầm, và cá. - Các loại rau có lá màu xanh đậm (ví dụ như rau chân vịt, bông cải xanh, và cải xoăn kale). - Ngũ cốc và lúa mì bổ sung sắt.Các loại đậu hạt, đậu lăng, và đậu phụ, các loại hạt và mầm. - Trứng. Để làm tăng khả năng hấp thu sắt từ các nguồn thực vật (và cả các sản phẩm bổ sung sắt), hãy sử dụng cùng với thực phẩm chứa nhiều vitamin C, chẳng hạn như: Các loại hoa quả như: cam, chanh và nước ép từ chúng. Dâu tây, kiwi, cà chua, ớt chuông. Tuy nhiên nếu sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt thì hãy tránh sử dụng cùng các sản phẩm tăng cường calci, bởi mặc dù calci cũng là thành phần thiết yếu đối với phụ nữ mang thai, nhưng calci lại có thể làm giảm hấp thu sắt, nên uống cách xa. Mỗi phụ nữ mang thai đều có nguy cơ tiềm ẩn sinh ra những em bé không khỏe mạnh, cho dù họ bao nhiêu tuổi, con so (lần đầu) hay con rạ (từ lần hai) mặc dù lần mang thai trước đó bà mẹ đã sinh ra đứa trẻ khỏe mạnh. Tuy vậy, một số trường hợp phụ nữ cần phải bổ sung vi chất dinh dưỡng: -Tình trạng dinh dưỡng kém, bị sụt cân, ăn ít, khẩu phần ăn không cân đối, thiếu vi chất dinh dưỡng. -Có giai đoạn không ăn được do mệt mỏi, chán ăn hay lo lắng nhiều. -Mới sẩy thai, hay thai chết lưu.
  • 23. 7 -Làm việc vất vả hoặc bị căng thẳng thần kinh. -Phụ nữ đẻ dày, đẻ nhiều, có thể để lại hậu quả tình trạng dinh dưỡng kém, nên rất cần cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng trước khi mang thai. -Có tiền sử sinh con khiếm khuyết ống thần kinh. -Nghiện cà phê, rượu hay thuốc lá. -Thiếu máu thiếu sắt là một bệnh rất phổ biến tác động đến hàng tỷ người trên thế giới, đặc biệt là phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Ngày càng có nhiều người bị ảnh hưởng bởi bệnh thiếu máu do thiếu sắt hơn so với bất kỳ sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng nào. Trước khi tình trạng thiếu máu xảy ra, thiếu sắt đã làm ảnh hưởng đến các chức năng khác, như hệ thống miễn dịch, hệ thống thần kinh, làm giảm khả năng miễn dịch, giảm hoạt động thể chất và suy giảm nhận thức. [27],[33],[39],[40] 1.3 CHẨN ĐOÁN THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT Biểu hiện lâm sàng của thiếu máu thường nghèo nàn và âm thầm. Người bị thiếu máu có thể không tự nhận ra bệnh, điều đó gây khó khăn trong phòng chống bệnh này ở cộng đồng. Biểu hiện của thiếu máu nhẹ là: mệt mỏi, mất ngủ, kém tập trung. Ở Phụ nữ có thai: Phổ biến là da xanh, niêm mạc nhợt (niêm mạc mắt, lợi), móng tay khum hình thìa, lòng bàn tay nhợt nhạt, đầu lưỡi có một đám những hạt sắc đỏ sẫm, mệt mỏi, khi thiếu máu nặng thường có dấu hiện chóng mặt, tim đập mạnh, khó thở khi lao động gắng sức… Xét nghiệm thường dùng để chẩn đoán thiếu máu là định lượng Hemoglobin (Hb). Ở phụ nữ mang thai nếu Hb < 11 g/L và phụ nữ không có thai nếu Hb < 12 g/L được xác định là thiếu máu. [2],[4] 1.4. TÌNH HÌNH THIẾU MÁU CỦA PHỤ NỮ TUỔI SINH ĐẺ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1.4.1 Tình hình thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ trên thế giới Thiếu máu là vấn đề sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng đến cả quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển, gây hậu quả nặng nề đối với sức khỏe
  • 24. 8 con người cũng như đối với sự phát triển kinh tế và xã hội. Thiếu máu xảy ra ở tất cả các giai đoạn của chu kỳ vòng đời, phổ biến nhất ở phụ nữ có thai và trẻ nhỏ [43]. Phụ nữ độ tuổi sinh đẻ có nguy cơ cao bị thiếu máu do cạn kiệt sắt mạn tính vì mất sắt trong các chu kỳ kinh nguyệt. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới từ số liệu điều tra trên 192 quốc gia từ năm 1993 đến năm 2005 (Ngân hàng dữ liệu toàn cầu của WHO) cho thấy có 56,4 triệu phụ nữ có thai bị thiếu máu, chiếm 41,8%, trong đó tỷ lệ thiếu máu cao nhất ở châu Phi (57,1%), tiếp đến Đông Nam Á (48,2%). Châu Âu và châu Mỹ có tỷ lệ thiếu máu thấp hơn (25,1% và 24,1%) [35], [37]. Có khoảng 468,4 triệu phụ nữ không có thai trên toàn cầu bị thiếu máu, chiếm 30,2%. Châu Phi vẫn là châu lục có tỷ lệ thiếu máu cao nhất (47,5%) với 69,9 triệu phụ nữ bị thiếu máu. Đông Nam Á có tỷ lệ thiếu máu thấp hơn (45,7%) nhưng lại ảnh hưởng tới 182 triệu phụ nữ. Châu Âu và châu Mỹ tỷ lệ thiếu máu gần như thấp nhất (19% và 17,8%)[32], [40]. Theo ước tính của WHO hậu quả của thiếu máu do thiếu sắt sẽ làm ảnh hưởng tới 350 triệu phụ nữ bị đẻ non và con bị thiếu cân, 325 triệu người trưởng thành giảm khả năng lao động và 200 triệu tử vong ở phụ nữ do các tai biến liên quan đến thai sản. [45] 1.4.2 Tình hình thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở Việt Nam. Cũng như nhiều nước đang phát triển khác, ở Việt Nam thiếu máu cũng được coi là vấn đề sức khoẻ cộng đồng. Mặc dù tình trạng thiếu máu đã được cải thiện trong vài thập kỷ qua nhưng mức giảm còn chậm. Theo số liệu gần đây nhất, thiếu máu ở phụ nữ Việt Nam tuổi sinh đẻ là 28,8%, có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng mức trung bình. Tỷ lệ thiếu máu cao hơn ở phụ nữ có thai (36,5%) là thực trạng đáng lo ngại vì sẽ tăng nguy cơ gây đẻ non/nhẹ cân và các tai biến khi đẻ cho cả mẹ và con. Thiếu máu của mẹ dẫn tới thiếu máu
  • 25. 9 ở bào thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí lực của trẻ em sau này [14], [20]. Nghiên cứu của Vương Thị Ngọc Lan tại 6 quận nội thành và 3 huyện ngoại thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận thiếu máu thiếu sắt chiếm tỷ lệ 75,5% trên tổng số phụ nữ mang thai bị thiếu máu [18]. Tại thành phố Hồ Chí Minh, Đặng Thị Hà nghiên cứu tần suất thiếu máu trong thai kỳ ở 5 huyện ngoại thành và 17 quận nội thành chiếm 38,1% trong đó thiếu máu thiếu sắt chiếm 82,6% [10] . Tại Huế, năm 2002 Nguyễn Thị Ngân tìm hiểu nguyên nhân thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại bệnh viện trung ương Huế do thiếu máu thiếu sắt chiếm 83,3% trên tổng số thai phụ bị thiếu máu [22] . Tình trạng thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ khác nhau rõ rệt theo vùng, ở vùng núi Tây Bắc (56,7%), tiếp đến là Nam miền Trung và Đông Bắc có tỷ lệ thiếu máu lần lượt là 36,3% và 31,9%. Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Vy về ảnh hưởng của tình trạng thiếu máu. Nhóm bà mẹ thiếu máu nặng có 28,57% trẻ sơ sinh có trọng lượng dưới 2.500 g; nhóm bà mẹ thiếu máu trung bình có 11,89% trẻ sơ sinh có trọng lượng dưới 2.500 g; nhóm bình thường thì tỉ lệ này là 10,2% sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê [30] . Ảnh hưởng của uống viên sắt tới trọng lượng của trẻ sơ sinh: Bà mẹ uống viên sắt trong thai kỳ thì 90,26% trẻ sinh ra có trọng lượng trên 2500 g và chỉ có 9,74% trẻ có trọng lượng dưới 2500 g. Trong khi ở nhóm không uống viên sắt thì tỷ lệ trẻ sinh ra dưới 2.500 g là 14,21%. Như vậy uống viên sắt không chỉ có vai trò phòng tránh thiếu máu mẹ mà còn cải thiện cân nặng trẻ sơ sinh [9], [12], [26]. 1.5 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KIẾN THỨC CỦA THAI PHỤ VỀ PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Theo kết quả nghiên cứu của Dương Thị Hồng năm 2003 tại 4 xã huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình cho thấy thai phụ có kiến thức về phòng chống thiếu máu thiếu sắt còn hạn chế, kiến thức tốt đạt 41,5%.[11]
  • 26. 10 Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Sa (2006), tại Long An cho thấy kiến thức của thai phụ về phòng chống thiếu máu thiếu sắt không đạt chiếm tỷ lệ 37,7%.[25] Tại TP. Hồ Chí Minh (2010), kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Lê Ngọc Anh cho thấy thai phụ có kiến thức đạt về phòng chống thiếu máu thiếu sắt chiếm 40,5%.[1] Tại Hòa Bình (2013), kết quả nghiên cứu của tác giả Hồ Thu Mai cho thấy, điểm kiến thức về phòng chống thiếu máu thiếu sắt của phụ nữ tuổi sinh đẻ tại địa bàn nghiên cứu còn ở mức thấp. Điểm trung bình kiến thức chỉ đạt 7,3±4,3 điểm trên tổng số 52 điểm.[21] 1.6 GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT Đa dạng hóa bữa ăn, tăng cường vi chất vào thực phẩm, bổ sung viên sắt và phòng chống bệnh các bệnh nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng là các giải pháp được đề xuất để phòng chống thiếu máu thiếu sắt. [3],[31] 1.6.1 Đa dạng hóa bữa ăn, giáo dục truyền thông Đa dạng hóa bữa ăn là giải pháp bền vững nhất để cải thiện tình trạng chất của người dân. Đa dạng hóa bữa ăn là sự kết hợp các loại thực phẩm khác nhau làm cho bữa ăn cân đối hơn về giá trị và vi chất dinh dưỡng, đồng thời làm tăng hấp thu các chất dinh dưỡng. Đa dạng hóa bữa ăn đòi hỏi phải có sự thay đổi thói quen ăn uống và phải tạo được nguồn thực phẩm phong phú để các gia đình, nhất là các gia đình nghèo có khả năng tiếp cận với các loại thực phẩm đó. Đa dạng hóa bữa ăn là lựa chọn tối ưu nhưng lại mất nhiều thời gian thực hiện nhất. Chính vì thế công tác giáo dục truyền thông đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Tuyên truyền cho người dân biết cách chọn thực phẩm giàu sắt, hạn chế sử dụng thực phẩm gây ức chế hấp thu sắt và hướng dẫn làm tăng khả năng hấp thu sắt bằng cách tăng hàm lượng vitamin C trong khẩu phần. Hướng dẫn chế độ ăn hợp lý, khuyến khích cách chế biến hạt nẩy mầm, lên men như làm giá đỗ, dưa chua để tăng lượng vitamin C và giảm acid
  • 27. 11 phytic trong thực phẩm. Các loại đồ uống như chè, cà phê nên uống cách xa bữa ăn. Bằng cách điều chỉnh, cải thiện, đa dạng hóa bữa ăn, con người có thể cải thiện tình trạng dinh dưỡng về sắt. Thực phẩm nguồn gốc thực vật có hàm lượng và giá trị sinh học sắt thấp nên việc dùng nhiều các loại thực phẩm này cũng sẽ hạn chế việc hấp thu sắt [9], [15], [21]. 1.6.2 Tăng cường sắt vào thực phẩm Tăng cường vi chất vào thực phẩm nói chung và tăng cường sắt nói riêng, giúp củng cố và hỗ trợ hàng loạt chương trình cải thiện dinh dưỡng và cần được coi là một phần tổng thể của chiến lược ngăn chặn thiếu vi chất dinh dưỡng [4]. Chương trình tăng cường sắt vào thực phẩm đã được triển khai rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Hơn 20 quốc gia ở Châu Mỹ La tinh đã triển khai chương trình tăng cường sắt vào thực phẩm trên quy mô lớn, hầu hết liên quan đến các loại thực phẩm như lúa mì và bột bắp. [15],[46] So với các chiến lược khác dùng để phòng chống thiếu máu, tăng cường sắt được nhiều tác giả cho là một chiến lược rẻ nhất được ưu tiên và đảm bảo cho chiến lược dài hạn. Thuận lợi chính của chiến lược này là sự chấp nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm tăng cường. Hiệu quả của tăng cường là làm giảm thiếu máu do thiếu sắt và vấn đề này đã được nhiều tác giả nghiên cứu [9], [31]. 1.6.3 Phòng chống nhiễm khuẩn Phòng chống các bệnh nhiễm ký sinh trùng, sốt rét, nhiễm trùng cũng là một trong những giải pháp phòng chống thiếu máu. Nhiễm ký sinh trùng đường ruột gây tác hại lớn nhất cho cơ thể là tác hại chiếm thức ăn. Ngoài ra, giun còn tiết ra chất độc như ascaridol, chất ức chế men pepsin, cathepsin và chymotrypsin của vật chủ gây chán ăn, rối loạn tiêu hóa. Đối với giun tóc, nó ký sinh ở đại tràng và hút máu cơ thể, gây kích thích tổn thương niêm mạc ruột già và gây hội chứng lỵ. Chính vì thế khuyến nghị tẩy giun định kỳ hàng năm bằng Mebendazol và Albendazol, đặc biệt cho phụ nữ và trẻ em trên 2 tuổi [24] .
  • 28. 12 Nhiễm trùng làm giảm sự phát triển của cơ thể qua sự phá hủy các tuyến nhầy của dạ dày và ruột dẫn tới hấp thu kém các chất dinh dưỡng cũng như các vi chất dinh dưỡng. Hơn thế nữa, nhiễm trùng sẽ làm giảm ngon miệng và ăn uống kém. Ngoài ra, sốt rét được biết đến như là nguyên nhân gây thiếu máu do phân hủy hồng cầu. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, có sự liên quan giữa thiếu máu và tình trạng nhiễm ký sinh trùng sốt rét cũng như tình trạng thiếu máu đang thịnh hành trong hầu hết các vùng sốt rét gây dịch địa phương. [24] . 1.7 BỔ SUNG VIÊN SẮT CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ THIẾU MÁU CAO Đối tượng mà Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị áp dụng là phụ nữ có thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ và vị thành niên, trẻ em. Giải pháp này có khả năng cải thiện nhanh tình trạng sắt và đặc biệt có giá trị trong những trường hợp tăng nhu cầu trong một giai đoạn ngắn và biết trước (như bổ sung trong giai đoạn có thai, phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ) [5],[20]. WHO khuyến cáo bổ sung sắt hàng tuần đối với phụ nữ tuổi sinh đẻ ở những cộng đồng có tỷ lệ thiếu máu >20%. Việc bổ sung sắt hàng tuần được coi là giải pháp chiến lược để phòng chống thiếu máu thiếu sắt. Bổ sung sắt hàng ngày với liều 60 mg sắt và 400 µg olic acid trong 3 tháng liên tục đối với phụ nữ tuổi sinh đẻ và nữ vị thành niên ở những vùng có tỷ lệ thiếu máu trên 40% [38]. Đối với phụ nữ có thai, liều bổ sung là 60 mg sắt/ngày và 400 µg olic acid trong suốt thời gian có thai. Sau khi sinh bổ sung tiếp 3 tháng với liều tương tự như khi có thai (60 mg sắt/ngày và 400 µg olic acid) đối với phụ nữ cho con bú, ở khu vực thiếu máu nặng >40%.[23] Khuyến nghị của WHO năm 2011 về bổ sung sắt định kỳ cho phụ nữ không mang thai: Bổ sung sắt/acid olic mỗi tuần 1 viên (60 mg sắt nguyên
  • 29. 13 tố; 2800µg olic acid (2,8 mg) trong 3 tháng, 3 tháng nghỉ, sau đó tiếp tục bổ sung 3 tháng. Nếu khả thi, lặp lại chu kỳ này trong năm. Áp dụng cho những vùng có tỷ lệ thiếu máu ≥20%. Đối với phụ nữ có thai thiếu máu: bổ sung sắt/acid olic mỗi ngày một viên (30-60 mg sắt nguyên tố và 400 µg olic acid) trong suốt thời gian mang thai. Đối với phụ nữ có thai không thiếu máu: bổ sung mỗi tuần một viên 120mg sắt nguyên tố và 2800 µg olic acid (2,8 mg) acid olic trong suốt thời kỳ mang thai, ngay khi phát hiện có thai [5], [13], [38]. 1.8 PHÁC ĐỒ BỔ SUNG VIÊN SẮT/FOLIC CHO PHỤ NỮ MANG THAI -Uống ngày 1 viên trong suốt thời gian có thai đến hết 6 tuần sau đẻ. Tối thiểu uống trước đẻ 90 ngày; -Nếu thai phụ có biểu hiện thiếu máu rõ, có thể tăng từ liều dự phòng lên liều điều trị 2-3 viên/ngày; -Việc cung cấp viên sắt/acid olic cần được thực hiện ngay từ lần khám thai đầu; -Kiểm tra việc sử dụng và cung cấp tiếp trong các lần khám thai sau.[5] 1.9 VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU Tỉnh Trà Vinh có 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện, diện tích tự nhiên 2.341 km2 , dân số 1,1 triệu người, với 3 dân tộc là Kinh, Khmer, Hoa, trong đó Khmer chiếm 30% dân số. Đa phần người dân sống bằng nghề nông, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, nguồn thu nhập thấp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn,... Hiện nay 106 xã, phường đều có trạm y tế, có nhân viên y tế cộng đồng, 84 trạm y tế xã, phường được công nhận trạm y tế đạt chuẩn y tế Quốc Gia. Bình quân có 6 cán bộ/trạm, số trạm y tế có bác sĩ đạt trên 80%, số trạm y tế có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi đạt >90%. Ngoài ra tỉnh còn có hơn 809
  • 30. 14 cộng tác viên y tế đang hoạt động tại 809 khóm, ấp. Mạng lưới y tế cơ sở đã cung cấp khoảng 80% các dịch vụ y tế cơ bản. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Chỉ thị 06 vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế cần sớm được khắc phục. Ở một số địa phương chưa quan tâm đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của y tế tuyến cơ sở, dẫn đến nhiều đơn vị y tế hoạt động trong tình trạng thiếu cán bộ, chế độ ưu đãi chưa thỏa đáng, chưa đủ hấp dẫn cán bộ về làm việc ở tuyến này, nguồn lực bị phân tán và kém hiệu quả. Có nhiều chương trình Y tế nhằm cải thiện sức khỏe nhân dân được triển khai nhưng sự hiểu biết của các bà mẹ và cộng đồng về chăm sóc dinh dưỡng lúc có thai còn hạn chế.
  • 31. 15 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Trà Vinh. 2.2 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU -Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01 đến tháng 06 năm 2022 -Địa điểm nghiên cứu: Phòng tư vấn tiêm ngừa safpo 43 tỉnh Trà Vinh 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 2.4 MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU 2.4.1 Cỡ mẫu Chọn cỡ mẫu theo công thức: 2 2 ) 2 / 1 ( ) 1 ( d p p Z n     Trong đó  : Mức ý nghĩa ( = 0,05) Z : Trị số từ phân phối chuẩn, với độ tin cậy 95% thì Z(1-/2) = 1,96 d : Sai số cho phép, d= 0,05 P = 0,5 (p là tỷ lệ ước lượng thai phụ có kiến thức đúng phòng thiếu máu thiếu sắt). n : Cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu, thế vào công thức ta tính được n = 384. Như vậy cỡ mẫu sẽ chọn là 384 phụ nữ mang thai (Đinh Thanh Huề, 2005). 2.4.2 Phương pháp chọn mẫu Thuận tiện
  • 32. 16 2.5 TIÊU CHÍ CHỌN MẪU Tiêu chí đưa vào: Tất cả phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại TTKSBT tỉnh Trà Vinh, đồng ý tham gia phỏng vấn trong thời gian nghiên cứu. Tiêu chí loại ra: -Bị câm, điếc -Thiểu năng trí tuệ -Không đồng ý tham gia phỏng vấn. 2.6 LIỆT KÊ CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU 2.6.1 Biến độc lập -Tuổi của đối tượng nghiên cứu tính theo năm + ác định độ tuổi trung bình + Tỷ lệ các nhóm tuổi  Nhóm tuổi dưới 25  Nhóm tuổi 25 đến 35  Nhóm tuổi trên 35 -Nghề nghiệp được xác định :  Học sinh/ sinh viên  Công chức/viên chức  Công nhân  Lao động tự do  Thất nghiệp. -Trình độ học vấn cao nhất: Mức học vấn đối tượng đạt được  Tiểu học  Tốt nghiệp trung học cơ sở  Tốt nghiệp trung học phổ thông  Đại học, sau đại học -Dân tộc : Kinh, Khmer, khác. -Tính tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo dân tộc
  • 33. 17 -Điều kiện kinh tế gia đình: Nghị định 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025  Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống  Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống -Tiền sử sản khoa : + Số lần mang thai + Khám thai theo quy định của Bộ Y tế trong một lần thai nghén bình thường sản phụ cần được khám thai ít nhất 3 lần + Trong mỗi lần khám thai cán bộ y tế đưa ra lời khuyên về chế độ dinh dưỡng, chế độ ăn uống lao động nghỉ ngơi và cách nuôi con + Uống viên sắt càng sớm càng tốt hay từ khi biết mình có thai. Mỗi ngày uống 1 viên uống đều đặn suốt thời gian mang thai cho đến một tháng sau đẻ, mục đích phòng bệnh thiếu máu thiếu sắt cho cả mẹ và con. + Tuổi thai hiện nay. + cách phân nhóm tuổi thai thai:  Thai 3 tháng đầu (≤12 tuần thai)  Thai 3 tháng giữa (từ 13 đến 22 tuần thai)  tThai 3 tháng cuối (từ 23 đến 38 tuần thai) + Ốm nghén trong 3 tháng đầu ở lần mang thai này : buồn nôn, nôn ói thường xuyên, không. + Số lần sinh con + số con hiện có + Nạo phá thai, sảy thai, băng huyết : có, không. + Bệnh lý phụ khoa : Rong kinh, Cường kinh : Có, không.
  • 34. 18 2.6.2 Kiến thức phòng thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai stt Tên biến Định nghĩa biến Phân loại PP thu thập Kiến thức về phòng chống TMTS 1 Triệu chứng thiếu máu thiếu sắt Thai phụ trả lời các triệu chứng thiếu máu thiếu sắt mà họ biết Danh mục Bảng hỏi 2 Nguyên nhân gây TMTS Thai phụ tự trả lời nguyên nhân gây TMTS Danh mục Bảng hỏi 3 Đối tượng bị TMTS Thai phụ tự trả lời các nguyên nhân gây TMTS Danh mục Bảng hỏi 4 Hậu quả do TMTS gây nên Thai phụ tự trả lời các Hậu quả TMTS gây nên Danh mục Bảng hỏi 5 Cách phòng TMTS Thai phụ tự trả lời cách phòng TMTS Danh mục Bảng hỏi 6 Những thực phẩm có chứa nhiều chất sắt Thai phụ tự trả lời các thực phẩm có chứa nhiều sắt Danh mục Bảng hỏi 7 Những thực phầm làm tăng khả năng hấp thu chất sắt Thai phụ tự trả lời các thực phầm làm tăng khả năng hấp thu sắt Danh mục Bảng hỏi 8 Những thực phầm làm hạn chế khả năng Thai phụ tự trả lời các thực phầm làm hạn chế Danh mục Bảng hỏi
  • 35. 19 hấp thu chất sắt khả năng hấp thu sắt 9 Cách uống sắt đúng Thai phụ tự trả lời Cách uống sắt đúng Danh mục Bảng hỏi 10 Uống viên sắt có cần thiết không Quan niệm của thai phụ về uống viên sắt Nhị phân Bảng hỏi 11 Theo dõi cân nặng trong thời gian mang thai Theo chị trong thời gian mang thai cho tới lúc đẻ người mẹ cần tăng bao nhiêu cân là thích hợp Danh mục Bảng hỏi 12 Mức độ ăn uống trong thời gian mang thai Thai phụ tự trả lời mức độ ăn hằng ngày của mình Danh mục Bảng hỏi 13 lần có thai này chị có đi khám thai chưa khám ở bệnh viện, trạm y tế xã, y tế tư nhân, hay là không Danh mục Bảng hỏi 14 Uống viên sắt đúng trong thai kỳ Thai phụ uống viên sắt thường xuyên mỗi ngày (uống 60mg sắt nguyên tố = 1v/ngày, uống ngay khi có thai và uống đều đặn đến sau sinh 1 tháng) Danh mục Bảng hỏi
  • 36. 20 15 Tuân thủ uống viên sắt thai phụ dùng thuốc theo đơn của bác sĩ hay nhân viên y tế Danh mục Bảng hỏi 16 Đi chân đất thai phụ đi chân không mang dép, bao gồm: không: không đi chân đất thỉnh thoảng: có đi chân đất nhưng không đi hàng ngày thường xuyên: đi chân đất hàng ngày Danh mục Bảng hỏi 17 Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi tiêu thai phụ trả lời có hay không rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi tiêu Nhị phân Bảng hỏi 18 Tẩy giun trước lúc mang thai thai phụ trả lời có hay không tẩy giun trước lúc mang thai Nhị phân Bảng hỏi 19 Thời điểm uống viên sắt Uống viên sắt lần đầu tiên vào tháng thứ mấy của thai kỳ Liên tục Bảng hỏi 20 Thời gian uống viên sắt tính đến thời điểm hiện tại thai phụ uống viên sắt được mấy tháng? Liên tục Bảng hỏi
  • 37. 21 Tiếp cận thông tin về phòng chống TMTS 21 Nguồn thông tin mà thai phụ được nghe thai phụ trả lời về nguồn thông tin cung cấp kiến thức về thiếu máu mà họ đã được nghe Danh mục Bảng hỏi 22 nguồn cung cấp thông tin bổ sung về phòng chống TMTS nguồn cung cấp thêm thông tin về phòng chống TMTS mà thai phụ thích nhất Danh mục Bảng hỏi 23 Kiến thức đúng về phòng chống TMTS thai phụ được phỏng vấn trả lời đúng những kiến thức cơ bản về phòng chống TMTS. Kiến thức được chia thành 2 mức độ đúng và chưa đúng Nhị phân chấm điểm và phân loại dựa trên kết quả phỏng vấn * Cách đánh giá kiến thức chung đúng phòng chống TMTS của phụ nữ mang thai Chúng tôi đánh giá kiến thức chung đúng về phòng chống TMTS bằng cách quy đổi điểm từ các câu mà đối tượng nghiên cứu trả lời đúng. Nếu trả lời đúng trên 70% số câu của từng phần thì được xem là người đó có kiến thức đúng.(Đinh Thanh Huề (2005).
  • 38. 22 2.6.3 Tương tác thuốc - Tương tác thuốc gặp trong mẫu nghiên cứu: Giữa các thuốc điều trị THA với các thuốc điều trị bệnh mắc kèm. Sử dụng tính năng tra cứu tương tác thuốc trên ít nhất 2 phần mềm, lấy kết luận chung nhất đánh giá tương tác cho thuốc (nếu có tương tác thuốc xảy ra). Nghiên cứu dựa trên các phần mềm mới nhất sau: Drug Interaction Facts 2014 (DF) DF là cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc của tác giả David S. Tatro (David S. Tatro et al, 2013) được phát hành bởi Wolters Kluwer Health®. Với trên 2.000 chuyên luận bao gồm hơn 20.000 thuốc thông tin tương tác, cuốn sách này cung cấp thông tin về tương tác thuốc - thuốc, thuốc - dược liệu, thuốc - thức ăn. Mỗi chuyên luận bao gồm: Tên thuốc (tên chung và tên thương mại), nhóm thuốc tương tác, mức độ nặng của tương tác, thời gian tiềm tàng, mức độ y văn ghi nhận về tương tác, cơ chế, hậu quả, biện pháp xử trí, bàn luận và tài liệu tham khảo. DF đánh giá mức độ ý nghĩa của tương tác dựa trên mức độ nặng và mức độ y văn ghi nhận về tương tác và được trình bày cụ thể trong bảng 2.1. Bảng 2.1 Bảng phân loại mức độ của tương tác trong DF Mức độ ý nghĩa Mức độ nặng của tương tác Mức độ y văn ghi nhận về tương tác 1 Nặng Đã được chứng minh/ có khả năng/ nghi ngờ 2 Trung bình Đã được chứng minh/ có khả năng/ nghi ngờ 3 Nhẹ Đã được chứng minh/ có khả năng/ nghi ngờ 4 Nặng/ trung bình Có thể 5 Nhẹ Có thể Bất kỳ Không chắc chắn
  • 39. 23 Stockley’s Drug Interactions 2019 và Stockley’s Interaction Alerts (SDI) Stockley’s Drug Interactions là một cơ sở dữ liệu về tương tác thuốc mang tính toàn diện và có trích dẫn các nguồn tài liệu bản quyền trên toàn thế giới. Cơ sở dữ liệu này cung cấp tương tác của các loại thuốc điều trị, dược liệu, đồ uống, thực phẩm, thuốc trừ sâu và một số thuốc bị lạm dụng. Stockley’s Interaction Alerts được xây dựng từ bản Stockley’s Drug Interactions có thể kiểm tra nhanh các tương tác trong thực hành lâm sàng giúp ích rất cho các chuyên gia y tế. Stockley’s Interaction Alerts phân loại tương tác thành bốn mức độ khác nhau và ý nghĩa của nó được trình bày trong bảng 2.4. Một tương tác thuốc của Stockley’s Interaction Alerts khi thực hiện tra cứu bao gồm các phần sau: Tên thuốc, hậu quả của tương tác, mức độ ý nghĩa của tương tác, biện pháp kiểm soát tương tác và mô tả ngắn gọn về tương tác qua các tiêu chí sau: Mức độ can thiệp, mức độ y văn và mức độ nặng ghi nhận về tương tác. Ý nghĩa của các mức độ này được trình bày cụ thể trong bảng 2.4, 2.5, 2.6, 2.7. Không giống với DF, cơ sở dữ liệu này không có tiêu chí đánh giá mức độ chung của tương tác dựa trên mức độ nặng, mức độ can thiệp và mức độ y văn ghi nhận về tương tác (http://www. medicinescomplete.com).
  • 40. 24 Bảng 2.2 Bảng phân loại mức độ nặng của tương tác trong SDI Mức độ nặng của tương tác Ý nghĩa Nặng Mất hoàn toàn khả năng hoạt động của bệnh nhân hoặc gây ra ảnh hưởng bất lợi lâu dài hoặc đe dọa tính mạng bệnh nhân. Trung bình Tương tác có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mức độ trung bình hoặc giảm một phần khả năng hoạt động của bệnh nhân. Những tương tác này không gây đe dọa tính mạng hoặc gây ảnh hưởng lâu dài. Nhẹ Tương tác có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mức độ nhẹ và không quá đáng lo ngại hoặc không làm giảm khả năng hoạt động ở đa số bệnh nhân Không có khả năng Tương tác không chắc chắn ảnh hưởng đến bệnh nhân hoặc đôi khi không có tương tác. Không rõ Chỉ được sử dụng như phương án cuối cùng. Áp dụng cho những tương tác được dự đoán có khả năng xảy ra nhưng không có đủ bằng chứng.
  • 41. 25 Bảng 2.3 Bảng phân loại mức độ y văn ghi nhận về tương tác trong SDI Mức độ y văn ghi nhận về tương tác Ý nghĩa Mở rộng Tương tác được ghi nhận dựa trên nhiều nghiên cứu quy mô vừa và nhỏ hoặc một số nghiên cứu lớn, thường có các báo cáo ca lâm sàng hỗ trợ. Nghiên cứu Tương tác được ghi nhận dựa trên các nghiên cứu chính thống, có thể là một nghiên cứu có quy mô vừa và nhỏ, hoặc một số nghiên cứu nhỏ. Có thể có hoặc không báo cáo ca lâm sàng hỗ trợ. Ca lâm sàng Tương tác được ghi nhận dựa trên một hoặc một số ít báo cáo ca lâm sàng. Không có thử nghiệm lâm sàng nào được thực hiện. Lý thuyết Tương tác được ghi nhận dựa trên lý thuyết hoặc thiếu thông tin về tương tác. Thông tin này bắt nguồn từ các nghiên cứu in vitro liên quan đến thuốc đang được thử nghiệm hoặc dựa các thuốc khác trong nhóm có cùng cơ chế tác dụng.
  • 42. 26 Bảng 2.4 Bảng phân loại mức độ can thiệp của tương tác trong SDI Mức độ can thiệp Ý nghĩa Tránh dùng Tốt nhất tránh phối hợp thuốc, đa số các tương tác này là tương tác chống chỉ định. Hiệu chỉnh Có thể thay đổi một trong các thuốc hoặc hiệu chỉnh liều khi bắt đầu dùng phối hợp để có thể kết hợp hai thuốc. Giám sát Tương tác có thể không cần can thiệp nhưng bệnh nhân cần theo dõi để đánh giá hậu quả. Hoặc tương tác cần giám sát chỉ số xét nghiệm sinh hóa hoặc hiệu quả điều trị để đưa ra biện pháp can thiệp dựa trên kết quả theo dõi. Thông tin Việc theo dõi chặt chẽ hoặc giám sát có thể không được cảnh báo do khả năng xảy ra tương tác thấp, nhưng cần cung cấp thông tin thêm trong trường hợp có vấn đề. Không can thiệp Không cần thiết có biện pháp can thiệp hoặc không xảy ra tương tác khi phối hợp thuốc.
  • 43. 27 Bảng 2.5 Bảng phân loại mức độ chung trong SDI Ký hiệu Ý nghĩa Tương tác đe dọa tính mạng hoặc bị chống chỉ định bởi nhà sản xuất. Tương tác gây ra những hậu quả nghiêm trọng trên bệnh nhân và cần thiết phải hiệu chỉnh liều hoặc theo dõi chặt chẽ. Hậu quả của tương tác gây ra trên bệnh nhân chưa được khẳng định, vì thế nên chỉ dẫn cho bệnh nhân về một số phản ứng có hại có thể xảy ra, và/ hoặc cân nhắc các biện pháp theo dõi. Tương tác không có ý nghĩa trên lâm sàng hoặc không chắc chắn về khả năng xảy ra tương tác. 2.7 KỸ THUẬT, PHƯƠNG TIỆN 2.7.1 Kỹ thuật thu thập thông tin Nghiên cứu viên giải thích mục đích của nghiên cứu cho thai phụ và nếu đồng ý tham gia nghiên cứu, họ sẽ được phát một bảng câu hỏi để trả lời các câu hỏi khảo sát. Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng nghiên cứu, trả lời trực tiếp các nội dung trong bảng câu hỏi. Nếu sản phụ không cần trực tiếp điền vào biểu mẫu, nhân viên nghiên cứu sẽ phỏng vấn và ghi lại phản hồi của thai phụ vào phiếu trả lời. 2.7.2 Công cụ thu thập -Bộ câu hỏi được soạn sẵn, thiết kế đúng mục tiêu, từ ngữ dễ hiểu. -Tập huấn kỹ cho điều tra viên trước khi điều tra. 2.8 KIỂM SOÁT SAI LỆCH THÔNG TIN -Thiết kế bộ câu hỏi đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu và không sử dụng từ chuyên môn.
  • 44. 28 -Tổ chức điều tra thử 10 bộ câu hỏi trên các thai phụ để làm sáng tỏ bộ câu hỏi và phát hiện những vấn đề cần sửa chữa. -Giải thích rõ mục đích nghiên cứu và kêu gọi sự ủng hộ của đối tượng nghiên cứu. -Nghiên cứu viên trực tiếp giám sát trong suốt thời gian thu thập số liệu. 2.9 XỬ LÝ DỮ LIỆU Kiểm tra lại toàn bộ các phiếu điều tra thu thập được, loại trừ các phiếu điền không đầy đủ. Tất cả những số liệu thu thập, đều được mã hóa. 2.10 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê tần số và mô tả để thể hiện các đặc điểm chung và sự hiểu biết về kiến thức phòng chống TMTS của thai phụ đối với từng câu hỏi. Tỷ lệ kiến thức thấp cho thấy sự hiểu biết của thai phụ liên quan câu hỏi đó ít và ngược lại, tỷ lệ kiến thức cao chỉ ra rằng thai phụ có nhiều kiến thức phòng chống TMTS. Bên cạnh đó, kiểm định thống kê t-test độc lập và ANOVA một chiều được dùng để kiểm tra sự khác biệt về tỷ lệ kiến thức phòng chống TMTS của nhóm sản phụ đối với các câu hỏi khác nhau. Các dữ liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 20. 2.11 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU Trong quá trình phỏng vấn, người được phỏng vấn có quyền từ chối trả lời những câu hỏi mà người phỏng vấn đưa ra nếu họ không muốn trả lời. Phỏng vấn cũng có thể được dừng lại bất cứ lúc nào nếu như người được phỏng vấn không muốn tiếp tục mà không phải chịu bất cứ hình phạt nào cũng như không bị ảnh hưởng gì đến quyền lợi của bản thân. Các thông tin về đối tượng nghiên cứu được đảm bảo giữ bí mật. Các số liệu thu thập được chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu mà không cho thêm bất cứ mục đích nào khác.
  • 46. 30 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU Bảng 3.1 Thông tin về tuổi của đối tượng nghiên cứu Đặc tính Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tuổi < 25 tuổi 106 27,6 25-35 tuổi 224 58,3 > 35 tuổi 54 14,1 Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu có tuổi thấp nhất là 18 tuổi và cao nhất là 47 tuổi. Khác với nghiên cứu của Phạm Lê Ngọc Anh, phụ nữ mang thai ở độ tuổi thấp nhất là 16 và cao nhất là 41 tuổi [1] . Nhóm tuổi < 25 chiếm tỷ lệ 27,6%, thấp nhất ở nhóm >35 tuổi chiếm 14,1%. Nhóm tuổi từ 25-35 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 58,3%. Nhóm tuổi < 25 chiếm tỷ lệ 27,6%, thấp nhất ở nhóm >35 tuổi chiếm 14,1%. Nhóm tuổi từ 25-35 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 58,3%. Bảng 3.2 Dân tộc của đối tượng nghiên cứu Đặc tính Tần số (n) Tỷ lệ (%) Dân tộc Kinh 227 59,1 Khmer 157 41,9 Nhận xét: Tỉnh Trà Vinh là 1 tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer, nên trong đối tượng nghiên cứu gồm 384 phụ nữ mang thai, thì có đến 41,9% là dân tộc Khmer, dân tộc Kinh chiếm 59,1%.
  • 47. 31 Bảng 3.3 Nơi ở của đối tượng nghiên cứu Đặc tính Tần số (n) Tỷ lệ (%) Nơi ở Thành thị 138 35,9 Nông thôn 246 64,1 Nhận xét: Thai phụ ở Thành thị chiếm tỷ lệ 35,9% và thai phụ ở nông thôn chiếm tỷ lệ cao 64,1%. Tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ thai phụ ở nông thôn chiếm 66,0%, thành thị chiếm 44,0%[19]. Bảng 3.4 Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu Đặc tính Tần số (n) Tỷ lệ (%) Trình độ học vấn Mù chữ 39 10,2 Tiểu học /THCS 78 20,3 THPT 182 47,4 Trung cấp trở lên 85 22,1 Nhận xét: Thai phụ có trình độ học vấn Trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất 47,4%, Trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ 22,1%, Tiểu học /THCS chiếm tỷ lệ 20,3% và sau cùng là mù chữ còn khá cao chiếm tỷ lệ 10,2%
  • 48. 32 Bảng 3.5 Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu Đặc tính Tần số (n) Tỷ lệ (%) Nghề nghiệp Cán bộ, công chức,viên chức 67 17,4 Công nhân 152 39,6 Lao động tự do 63 16,4 Nội trợ 102 26,6 Nhận xét: Nghề nghiệp của thai phụ chiếm tỷ lệ cao nhất là Công nhân 39,6%, sau đó là nội trợ chiếm tỷ lệ 26,6%; Cán bộ, công chức, viên chức chiếm tỷ lệ 17,4%, và lao động tự do chiếm tỷ lệ 16,4%. Bảng 3.6 Điều kiện kinh tế gia đình của đối tượng nghiên cứu Đặc tính Tần số (n) Tỷ lệ (%) Kinh tế Nghèo 69 18,0 Không nghèo 315 82,0 Nhận xét: Nhóm thai phụ không nghèo chiếm tỷ lệ 82,0%, và nhóm thai phụ nghèo chiếm tỷ lệ 18,0%. Tuy nhiên việc đánh giá điều kiện kinh tế hộ gia đình dựa trên sự trả lời của đối tượng nghiên cứu về thu nhập bình quân đầu người, không sử dụng thêm các công cụ đo lường khác như quan sát các vật dụng có giá trị của gia đình…nên việc xếp loại còn mang tính chủ quan.
  • 49. 33 Bảng 3.7. Thông tin về số lần mang thai của đối tượng nghiên cứu Tiền sử sản khoa Tần số (n) Tỷ lệ (%) Số lần mang thai Thai lần đầu 240 62,5 Thai lần 2 trở lên 144 37,5 Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu mang thai lần đầu chiếm tỷ lệ cao 62,5%, thai phụ mang thai lần 2 trở lên chiếm tỷ lệ 37,5%. Tỷ lệ này tương đương với tỷ lệ nghiên cứu của Đặng Thị Hà năm 2000 [10] Bảng 3.8. Thông tin về triệu chứng nghén của đối tượng nghiên cứu Tiền sử sản khoa Tần số (n) Tỷ lệ (%) Triệu chứng nghén Không nghén 46 12.0 Nghén nhẹ 170 44.3 Nghén nặng 168 43.7 Nhận xét: Đa số thai phụ có triệu chứng nghén: nôn và buồn nôn, thai phụ nghén nhẹ chiếm tỷ lệ 44.3%, thai phụ nghén nặng chiếm tỷ lệ 43.7%, và thai phụ không bị nghén chiếm tỷ lệ 12,0%. Bảng 3.9. Dự định mang thai của đối tượng nghiên cứu Đặc tính Tần số (n) Tỷ lệ (%) Dự định mang thai Có dự định 123 32,0 Không có dự định 261 68,0 Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu có dự định mang thai chiếm tỷ lệ 68.0%, và thai phụ mang thai ngoài dự định chiếm tỷ lệ 32.0%. Tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu của Phạm Lê Ngọc Anh năm (2010) [11]
  • 50. 34 3.2 NGUỒN THÔNG TIN VÀ NHU CẦU NHẬN THÔNG TIN VỀ PHÒNG CHỐNG TMTS Bảng 3.10 Tiếp nhận thông tin về phòng chống TMTS Có nghe thông tin 274 (71,4%) Nguồn cung cấp thông tin Tần số (n) Tỷ lệ (%) Internet, đài phát 162 59,1 Tờ rơi, pano, áp phích 19 6,9 Sách báo, ti vi 23 8,4 Cán bộ y tế (TYT, BV, y tế tư nhân) 225 82,1 Khác (HPN, bạn bè, người thân,..) 84 30,7 Không nghe thông tin 110 28,6% Nhận xét: Thai phụ được tiếp cận nguồn cung cấp thông tin chủ yếu là từ cán bộ y tế chiếm tỷ lệ 82,1%, nguồn khác (hội phụ nữ, bạn bè, người thân,..) chiếm tỷ lệ 30,7%; Internet, đài phát chiếm tỷ lệ 59,1%; Sách báo, ti vi chiếm tỷ lệ 8,4%; Tờ rơi, pano, áp phích chiếm tỷ lệ 6,9%.
  • 51. 35 Biểu đồ 3.1 Thai phụ có nghe truyền thông về phòng chống TMTS Nhận xét: Đa số thai phụ đều được tiếp cận thông tin về phòng chống TMTS chiếm tỷ lệ 71,4% và không nghe truyền thông chiếm tỷ lệ khá cao 28,6%. Kết quả này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Phạm Lê Ngọc Anh, tỷ lệ thai phụ được tiếp cận thông tin về phòng chống thiếu máu, thiếu sắt chiếm 86,0% [1]
  • 52. 36 Bảng 3.11 Nhu cầu nhận thêm thông tin về phòng chống TMTS Nguồn thông tin ĐTNC mong muốn được tiếp cận Tần số Tỷ lệ (%) Ti vi, internet 347 90,4 Loa phát thanh xã/phường 120 1,3 Tờ rơi, pano, áp phích 30 7,8 Cán bộ y tế 369 96,1 Khác (HPN, bạn bè, người thân,..) 224 58,3 Nhận xét: Nguồn thông tin mà thai phụ mong muốn được nhận thêm nhất là từ cán bộ y tế chiếm tỷ lệ 96,1%; Ti vi, internet, đài phát chiếm 90,4% ; Khác (HPN, bạn bè, người thân,..) chiếm tỷ lệ 58,3%; Tờ rơi, pano, áp phích chiếm tỷ lệ 7,8% ; Loa phát thanh xã/phường chiếm tỷ lệ 1,3% .
  • 53. 37 3.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KIẾN THỨC CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VỀ PHÒNG CHỐNG TMTS Bảng 3.12. Kiến thức đúng của ĐTNC về phòng chống TMTS Kiến thức đúng Tần số (n) Tỷ lệ (%) Biết các biểu hiện của TMTS Hoa mắt, chóng mặt 321 83,6 Da xanh, niêm nhợt 167 43,5 Mệt, khó thở khi lao động 180 46,9 Dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn 24 6,3 Không biết 109 28,4 Biết những nguyên nhân gây TMTS Do thiếu sắt trong khẩu phần ăn 213 55,5 Do không uống viên sắt/thuốc bổ 185 48,2 Do tăng nhu cầu về chất sắt trong thời gian mang thai 176 45,8 Sử dụng thực phẩm kém hấp thu sắt 74 19,3 Do nhiễm giun móc 100 26,0 Do mắc các bệnh về máu, mất máu 131 34,1 Không biết 145 37,8
  • 54. 38 Biết hậu quả do TMTS gây nên Gây sảy thai, đẻ non 201 52,3 Trẻ sinh ra nhẹ cân 175 45,6 Giảm khả năng lao động 171 44,5 Giảm sức đề kháng 163 42,4 Không biết 152 39,6 TMTS thường hay gặp ở đối tượng Phụ nữ có thai, cho con bú 204 53,1 Phụ nữ tuổi sinh đẻ 185 48,2 Nam giới trong độ tuổi lao động 43 11,2 Không biết 150 39,1 Biết các cách phòng TMTS trong thời gian mang thai Ăn uống đầy đủ thức ăn giàu chất sắt 240 62,5 Uống viên sắt đều đặn 235 61,2 Biết uống viên sắt là cần thiết trong thời gian mang thai 238 62,0 Tẩy giun định kỳ 6 tháng/1 lần 104 27,1 Không biết 120 31,3 Biết những thực phẩm có chứa nhiều chất sắt Thịt, cá 247 64,3 Trứng, sữa 205 53,4 Gan, huyết 197 51,3 Hải sản 101 26,3
  • 55. 39 Đậu tương, mè 76 19,8 Các loại rau có màu xanh đậm 123 32,0 Không biết 125 32,5 Biết thực phẩm làm tăng khả năng hấp thu sắt Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C 230 59,9 Rau xanh giàu chất xơ 115 30,0 Đậu đỗ, ngũ cốc 104 27,1 Không biết 158 41,1 Biết thực phẩm làm hạn chế hấp thu sắt Trà, cà phê, thức uống có gas 196 51,0 Ngũ cốc, đậu đỗ 4 1,0 Rau xanh giàu chất xơ 10 2,6 Không biết 188 49,0 Kiến thức chung đúng 224 58,3 Nhận xét: Tỷ lệ thai phụ biết các triệu chứng của TMTS là hoa mắt, chóng mặt chiếm cao nhất 83,6%; Mệt, khó thở khi lao động chiếm 46,9%; Da xanh, niêm nhợt 43,5%; Dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn chiếm 6,3% và không biết chiếm tỷ lệ 28,4%. Đa số thai phụ cho biết nguyên nhân gây TMTS do thiếu sắt trong khẩu phần ăn chiếm 55,5%; Sau đó do không uống viên sắt/thuốc bổ máu chiếm 48,2%; Do tăng nhu cầu về chất sắt trong thời gian mang thai chiếm 45,8%; Vẫn còn 37,8% thai phụ không biết nguyên nhân gây TMTS.
  • 56. 40 Tỷ lệ thai phụ biết hậu quả do TMTS gây nên sảy thai, đẻ non chiếm 52,3%; Trẻ sinh ra nhẹ cân chiếm 45,6%; Không biết hậu quả do TMTS chiếm tỷ lệ 39,6%. Tỷ lệ thai phụ biết đối tượng thường bị TMTS là phụ nữ có thai, cho con bú 53,1%; kế đến là phụ nữ tuổi sinh đẻ chiếm 48,2%; Nam giới trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ 11,2%; Không biết chiếm 39,1%. Trong thời gian mang thai, thai phụ biết ăn uống đầy đủ thức ăn giàu chất sắt chiếm 62,5%; Biết uống viên sắt là cần thiết chiếm 62,0%; Uống viên sắt đều đặn chiếm 61,2%; 72,9% thai phụ không tẩy giun định kỳ; Không biết chiếm 31,3%. Tỷ lệ thai phụ biết thịt, cá là thực phẩm có chứa nhiều chất sắt chiếm tỷ lệ cao nhất 64,3%; kế đến trứng, sữa 53,4%; Các loại rau có màu xanh đậm 32,0%; Hải sản 26,3%; Thấp nhất là đậu tương, mè 19,8%; Không biết chiếm 32,5%. Thực phẩm làm tăng khả năng hấp thu sắt theo thai phụ chủ yếu là các loại trái cây chứa nhiều vitamin C chiếm 59,9%; Sau đó là rau xanh giàu chất xơ chiếm 30,0%; Đậu đỗ ngũ cốc chiếm 27,1%; Tuy nhiên có đến 41,1% thai phụ không biết thực phẩm làm tăng khả năng hấp thu sắt. 51,0% thai phụ cho rằng trà, cà phê, thức uống có gas là thực phẩm làm hạn chế hấp thu sắt, số thai phụ không biết chiếm tỷ lệ cao 49,0%.
  • 57. 41 Biểu đồ 3.2 Kiến thức chung đúng của đối tượng nghiên cứu Nhận xét: Kiến thức chung đúng của thai phụ về phòng chống TMTS chiếm 58,3% và kiến thức chung chưa đúng chiếm tỷ lệ cao 41,7%.
  • 58. 42 3.4 PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC CHUNG PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU, THIẾU SẮT Ở PHỤ NỮ MANG THAI ĐẾN KHÁM BỆNH TẠI TTKSBT TỈNH TRÀ VINH NĂM 2022. 3.4.1 Liên quan giữa kiến thức chung với đặc điểm chung của đối ĐTNC Bảng 3.13 Liên quan giữa kiến thức chung với tuổi của ĐTNC Độ tuổi Kiến thức chung về phòng chống TMTS P PR(KTC 95%) Đúng(%) Chưa đúng(%) < 25 tuổi 50 (47,2%) 56 (52,8%) 1 25-35 tuổi 149 (66,5%) 75 (33,5%) 0,001 2.23 (1,39- 3,57) > 35 tuổi 25 (46,3%) 29 (53,7%) 0,917 0,97 (0,50- 1,86) Nhận xét: Thai phụ ở độ tuổi từ 25-35 có kiến thức chung đúng về TMTS chiếm tỷ lệ 66,5%, cao hơn nhóm >35 tuổi và <25 tuổi lần lượt là 47,2%, 46,3%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3.14 Liên quan giữa kiến thức chung với dân tộc của ĐTNC Dân tộc Kiến thức chung về phòng chống TMTS P PR(KTC 95%) Đúng(%) Chưa đúng(%) Kinh 138 (60,8%) 89 (39,2%) 0,249 1,28 (0,85-1,93) Khmer 86 (54,8%) 71 (45,2%)
  • 59. 43 Nhận xét: Thai phụ là dân tộc Kinh có kiến thức chung đúng chiếm tỷ lệ 60,8%, cao hơn nhóm thai phụ dân tộc Khmer chiếm tỷ lệ là 54,8%. Tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê, với p>0,05. Bảng 3.15 Liên quan giữa kiến thức chung với nơi ở của ĐTNC Nhận xét: Thai phụ ở thành thị có kiến thức chung đúng chiếm tỷ lệ 66,7%, cao hơn nhóm thai phụ ở nông thôn chiếm tỷ lệ là 53,7 %. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, với p<0,05. Bảng 3.16 Liên quan giữa kiến thức chung với TĐHV của ĐTNC Trình độ học vấn Kiến thức chung về phòng chống TMTS P PR(KTC 95%) Đúng(%) Chưa đúng(%) Mù chữ, TH 5 (12,8%) 34 (87,2%) 1 THCS 13 (16,7%) 65 (83,3%) <0,588 1,36 (0,45-4,13) THPT 125(68,7%) 57 (31,3%) <0,001 14,91(5,54-40,12) Trên THPT 81 (95,3%) 4 (4,7%) <0,001 13,77(3,84-54,31) Nhận xét: Kiến thức chung đúng về phòng TMTS ở nhóm thai phụ có trình độ học vấn trên THPT chiếm tỷ lệ cao nhất 95,3%, kế đến là nhóm THPT chiếm 68,7%, THCS chiếm 16,7% và thấp nhất là nhóm tiểu học, mù chữ chiếm tỷ lệ 12,8%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Nơi ở Kiến thức chung về phòng chống TMTS P PR(KTC 95%) Đúng(%) Chưa đúng(%) Thành thị 92 (66,7%) 46 (33,3%) 0,013 1,72(1,12-2,67) Nông thôn 132 (53,7%) 114 (46,3%)
  • 60. 44 Bảng 3.17 Liên quan giữa kiến thức chung với nghề nghiệp của ĐTNC Nghề nghiệp Kiến thức chung về phòng chống TMTS P PR(KTC 95%) Đúng (%) Chưa đúng(%) Cán bộ, cvc 65 (97,0%) 2 (3,0%) 1 Công nhân 95 (62,5%) 57 (37,5%) <0,001 0,05 (0,01-0,22) Lao động tự do, buôn bán 30 (47,6%) 33 (52,4%) <0,001 0,03 (0,01-0,12) Nội trợ 34 (33,3%) 68 (66,7%) <0,001 0,15 (0,04-0,07) Nhận xét: Thai phụ là cán bộ, CVC có tỷ lệ kiến thức chung đúng cao hơn các nhóm nghề nghiệp khác như: Công nhân, lao động tự do, buôn bán, nội trợ lần lượt với tỷ lệ 62,5%, 47,6%, 33,3%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3.18 Liên quan giữa kiến thức chung với thu nhậpcủa ĐTNC Thu nhập Kiến thức chung về phòng chống TMTS P PR(KTC 95%) Đúng(%) Chưa đúng(%) Không nghèo 217 (68,9%) 98 (31,1%) <0,001 19,61 (8,67- 44,40) Nghèo 7 (10,1%) 62 (89,9%) Nhận xét: Thai phụ có thu nhập tốt sẽ có kiến thức chung đúng chiếm tỷ lệ 68,9%, cao hơn so với nhóm thai phụ có thu nhập thấp chiếm 10,1%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
  • 61. 45 3.4.2 Liên quan giữa kiến thức chung với số lần mang thai của ĐTNC Bảng 3.19 Liên quan giữa kiến thức chung với số lần mang thai của ĐTNC Mang Thai Kiến thức chung về phòng chống TMTS P PR(KTC 95%) Đúng(%) Chưa đúng(%) Lần đầu 149 (62,1%) 91 (37,9%) 0,069 1,51 (0,99- 2,29) Lần 2 trở lên 75 (52,1%) 69 (47,9%) Nhận xét: Thai phụ mang thai lần đầu có tỷ lệ kiến thức chung đúng chiếm tỷ lệ 62,1%, cao hơn nhóm mang thai lần hai trở lên chiếm 52,1%. Tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê với p>0,05. 3.4.3 Liên quan giữa kiến thức chung với dự định mang thai của ĐTNC Bảng 3.20 Liên quan giữa kiến thức chung với dự định mang thai của ĐTNC Dự định mang thai Kiến thức chung về phòng chống TMTS P PR(KTC 95%) Đúng(%) Chưa đúng(%) Ngoài dự định 36 (29,3%) 87 (70,7%) <0,001 0,16 (0,10-0,26) Có dự định 188 (72,0%) 743 (28,0%) Nhận xét: Thai phụ có dự định mang thai sẽ có kiến thức chung đúng chiếm tỷ lệ 72,0% cao hơn so với nhóm mang thai ngoài dự định chiếm 29,3%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
  • 62. 46 3.4.4 Liên quan giữa kiến thức chung với theo dõi cân nặng của ĐTNC Bảng 3.21 Liên quan giữa kiến thức chung với theo dõi cân nặng của ĐTNC Theo dõi cân nặng Kiến thức chung về phòng chống TMTS P PR(KTC 95%) Đúng(%) Chưa đúng(%) Có 188 (90,4%) 20 (9,6%) <0,001 36,56 (20,30- 65,87) Không 36 (20,5%) 140 (79,5%) Nhận xét: Thai phụ thường xuyên theo dõi cân nặng lúc mang thai có kiến thức chung đúng chiếm tỷ lệ 90,4%, cao hơn nhóm không theo dõi cân nặng với tỷ lệ 20,5%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. 3.4.5 Liên quan giữa kiến thức chung với mức độ ăn uống của ĐTNC Bảng 3.22 Liên quan giữa kiến thức chung với mức độ ăn uống của ĐTNC Mức độ ăn uống Kiến thức chung về phòng chống TMTS P PR(KTC 95%) Đúng(%) Chưa đúng(%) Bình thường 71 (35,9%) 127 (64,1%) <0,001 0,12 (0,08-0,19) Nhiều hơn 153 (82,3%) 33 (17,7%) Nhận xét: Thai phụ có chế độ ăn uống nhiều hơn lúc mang thai có kiến thức chung đúng chiếm tỷ lệ 82,3% cao hơn, nhóm ăn uống bình thường với tỷ lệ là 35,9%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
  • 63. 47 3.4.6 Liên quan giữa kiến thức chung với tuân thủ uống viên sắt của ĐTNC Bảng 3.23 Liên quan giữa kiến thức chung với tuân thủ uống viên sắt của ĐTNC Tuân thủ uống viên sắt Kiến thức chung về phòng chống TMTS P PR(KTC 95%) Đúng(%) Chưa đúng(%) Có 213 (90,6%) 22 (9,4%) <0,001 12,4 (57,1-58,3) Không 11 (7,4%) 138 (92,6%) Nhận xét: Thai phụ tuân thủ uống viên sắt trong lúc mang thai có kiến thức chung đúng chiếm tỷ lệ 90,6%, cao hơn nhóm không tuân thủ chiếm tỷ lệ 7,4%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. 3.4.7 Liên quan giữa kiến thức chung với tẩy giun định kỳ của ĐTNC Bảng 3.24 Liên quan giữa kiến thức chung với tẩy giun định kỳ của ĐTNC Tẩy giun định kỳ Kiến thức chung về phòng chống TMTS P PR(KTC 95%) Đúng(%) Chưa đúng(%) Có 90 (86,5%) 14 (13,5%) <0,001 7,0 (3,81-12,89) Không 134 (47,9%) 146 (52,1%) Nhận xét: Thai phụ có tẩy giun định kỳ 6 tháng/l lần có kiến thức chung đúng chiếm tỷ lệ 86,5%, cao hơn nhóm không tẩy giun định kỳ chiếm 47,9%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
  • 64. 48 3.4.8 Liên quan giữa kiến thức chung phòng TMTS của ĐTNC với hướng dẫn của cán bộ Y tế Bảng 3.25 Liên quan giữa kiến thức chung phòng TMTS của ĐTNC với hướng dẫn của CBYT CBYT hướng dẫn về phòng TMTS Kiến thức chung về phòng chống TMTS P PR(KTC 95%) Đúng(%) Chưa đúng(%) Có 189 (68,0%) 89 (32,0%) <0,001 4,31 (2,67-6,94) Không 35 (33,0%) 71 (67,0%) Nhận xét: Thai phụ được CBYT hướng dẫn về phòng TMTS có kiến thức chung đúng chiếm tỷ lệ 68,0%, cao hơn nhóm thai phụ không được hướng dẫn chiếm 33,0%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. 3.4.9 Liên quan giữa kiến thức chung với tiếp cận nguồn thông tin của ĐTNC Bảng 3.26 Liên quan giữa kiến thức chung với tiếp cận nguồn thông tin của ĐTNC Nguồn thông tin Kiến thức chung về phòng chống TMTS P PR(KTC 95%) Đúng(%) Chưa đúng(%) Không nghe 7 (6,4%) 103 (93,6%) <0,001 0,02 (0,01-0,04) Có nghe 218 (79,6%) 56 (20,4%)
  • 65. 49 Nhận xét: Thai phụ có nghe nguồn thông tin về phòng chống TMTS có tỷ lệ kiến thức chung đúng là 79,6% cao hơn đối tượng không nghe thông tin với tỷ lệ là 6,4%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
  • 66. 50 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu có tuổi thấp nhất là 18 tuổi và cao nhất là 47 tuổi. Khác với nghiên cứu của Phạm Lê Ngọc Anh, phụ nữ mang thai ở độ tuổi thấp nhất là 16 và cao nhất là 41 tuổi [1] . Nhóm tuổi < 25 chiếm tỷ lệ 27,6%, thấp nhất ở nhóm >35 tuổi chiếm 14,1%. Nhóm tuổi từ 25-35 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 58,3%. Đây là nhóm tuổi dễ chấp nhận kiến thức mới. Tỉnh Trà Vinh là 1 tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer, nên trong đối tượng nghiên cứu gồm 384 phụ nữ mang thai, thì có đến 41,9% là dân tộc Khmer, dân tộc Kinh chiếm 59,1%. Vì vậy việc tuyên truyền giáo dục kiến thức về phòng chống thiếu máu, thiếu sắt cho họ sẽ bị hạn chế; Thai phụ ở thành thị chiếm tỷ lệ 35,9%, nông thôn chiếm 64,1%. Tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ thai phụ ở nông thôn chiếm 66,0%, thành thị chiếm 44,0%[19]. Thai phụ có trình độ học vấn từ Trung cấp trở lên chiếm 22,1%, Tiểu học /Trung học cơ sở chiếm 20,3%. Trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất 47,4%, đây cũng là điều kiện thuận lợi để thai phụ có nhận thức về việc khám thai định kỳ tốt hơn, kéo theo việc sử dụng dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ và chăm sóc tiền thai, thai kỳ sẽ tốt hơn; Từ đó sẽ giảm bớt những nguy cơ có thể xảy ra cho mẹ và bé trong thai kỳ. Tuy nhiên thai phụ mù chữ chiếm tỷ lệ khá cao 10,2%. Nghề nghiệp của thai phụ chiếm tỷ lệ cao nhất là công nhân 39,6%, đối tượng này thường phải đi làm cả ngày thậm chí tăng ca nên thời gian chăm sóc sức khoẻ nói chung và phòng chống thiếu máu thiếu sắt nói riêng cho bản thân sẽ gặp khó khăn hơn những thai phụ làm nội trợ chiếm 26,6%. Tỷ lệ kinh tế hộ gia đình không nghèo chiếm 82,0%, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 18,0%, thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ năm (2013), hộ nghèo
  • 67. 51 chiếm 18,7%[19] , cao hơn nghiên cứu của Phạm Lê Ngọc Anh(2010), tỷ lệ hộ nghèo chiếm 5,5%[1] . Tuy nhiên việc đánh giá điều kiện kinh tế hộ gia đình dựa trên sự trả lời của đối tượng nghiên cứu về thu nhập bình quân đầu người, không sử dụng thêm các công cụ đo lường khác như quan sát các vật dụng có giá trị của gia đình…nên việc xếp loại còn mang tính chủ quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai lần đầu chiếm tỷ lệ 62,5%, mang thai lần 2 trở lên chiếm 37,5%. Tỷ lệ này tương đương với tỷ lệ nghiên cứu của Đặng Thị Hà năm 2000 [10]. Khác với nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lệ, phụ nữ mang thai lần đầu chiếm tỷ lệ 81,3%, mang thai lần 2 trở lên chiếm 18,7% [20] . Sự khác biệt giữa các nghiên cứu trên có thể do khác nhau về thời gian và địa điểm nghiên cứu. Tỷ lệ thai phụ có dự định mang thai chiếm 68.0%, và ngoài dự định chiếm tỷ lệ 32.0%. Tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu của Phạm Lê Ngọc Anh năm (2010) [11] . Tình trạng mang thai ngoài dự định có thể ảnh hưởng đến phòng chống thiếu máu thiếu sắt. Thai phụ có triệu chứng nghén nhẹ chiếm tỷ lệ 44.3%, nghén nặng chiếm 43.7% và không bị nghén chiếm 12,0%. Khác với nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lệ, phụ nữ mang thai có triệu chứng nghén nhẹ (58,2%), Nghén nặng (11,8%) và không nghén (30,0%) [20] 4.2 NGUỒN THÔNG TIN VÀ NHU CẦU NHẬN THÔNG TIN VỀ PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU, THIẾU SẮT Đa số thai phụ đều được tiếp cận thông tin về phòng chống thiếu máu, thiếu sắt chiếm tỷ lệ 71,4%. Kết quả này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Phạm Lê Ngọc Anh, tỷ lệ thai phụ được tiếp cận thông tin về phòng chống thiếu máu, thiếu sắt chiếm 86,0% [1] . Trong đó, nguồn cung cấp thông tin chủ yếu là từ cán bộ y tế chiếm 82,1%, kế đến là Internet, đài phát (59,1%); bạn bè, người thân,… (30,7%); Sách báo, ti vi (8,4%); tờ rơi, pano, áp phích (6,9%).
  • 68. 52 Nguồn thông tin mà thai phụ mong muốn được nhận thêm nhất là từ cán bộ y tế chiếm tỷ lệ 96,1%. Đây là cầu nối truyền thông giữa cộng đồng và y tế rất hiệu quả, nếu nhân viên y tế, đội ngũ cộng tác viên được trang bị kiến thức đúng, đầy đủ và đây là nhân tố quan trọng để phổ biến kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ra ngoài cộng đồng. Vấn đề đặt ra là đội ngũ cộng tác viên xóm, ấp chưa có kỹ năng truyền thông vì chưa được đào tạo hay họ chưa thể làm tốt công việc vì thiếu điều kiện hổ trợ để hoạt động… Vì vậy, để đội ngũ này hoạt động hiệu quả hơn là việc làm khó khăn, không những ngành Y tế mà còn cần sự quan tâm của các ban ngành và của toàn xã hội. Hiện nay tốc độ phát triển của lĩnh vực truyền thông nói chung đã bước vào một kỷ nguyên mới với nhiều loại hình để con người có thể tiếp cận dễ dàng. Số người dùng internet ngày càng cao, với sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin (smartphone, wi i, laptop…), chúng ta có thể tra bất cứ thông tin cần biết ở mọi nơi, mọi lúc. Chính vì điều này mà internet là nguồn cung cấp thông tin về bệnh rất quan trọng mà thai phụ mong muốn được nhận thêm chiếm 90,4%. Tuy nhiên, những dữ liệu trên internet ít được kiểm chứng, vì thế người dùng cần thận trọng với loại hình truyền thông này sẽ cung cấp thông tin lệch lạc, không đúng sự thật. 4.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KIẾN THỨC CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VỀ PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU, THIẾU SẮT Bảng 3.5. và biểu đồ 3.4. Cho thấy, Kiến thức chung đúng của thai phụ về phòng chống thiếu máu, thiếu sắt chiếm 58,3%, cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Phạm Lê Ngọc Anh (40,5%)[1] và nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Sa (26,7%)[25] . Dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt được ghi nhận có đến 83,6% thai phụ trả lời đúng, dấu hiệu này rất thông thường hầu hết thai phụ đều có thể biết. Theo nghiên cứu của Phạm Lê Ngọc Anh thì dấu hiệu này có 71,5% thai phụ trả lời đúng[Phạm Lê Ngọc Anh, TP. Hồ Chí Minh năm 2010] ; Mệt, khó thở khi lao động chiếm 46,9%; Da xanh, niêm nhợt (43,5%), thấp hơn nghiên cứu của Ngô Văn Dũng, thai phụ biết dấu hiệu này