SlideShare a Scribd company logo
1 of 136
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.06i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của
đơn vị thực tập.
Sinh viên
Lương NhấtVũ
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.06ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nội dung
1 A&C Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn A&C
2 BCTC Báo cáo tài chính
3 BCKT Báo cáo Kiểm toán
4 BGĐ Ban Giám đốc
5 BTC Bộ Tài chính
6 CKTM Chiết khấu thương mại
7 GGHB Giảm giá hàng bán
8 HĐQT Hội đồng quản trị
9 HTK Hàng tồn kho
10 HTKSNB Hệ thống Kiểm soát nội bộ
11 KSNB Kiểm soát nội bộ
12 KTV Kiểm toán viên
13 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
14 TSCĐ Tài sản cố định
15 VSA Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
16 RRTT Rủi ro tiềm tàng
17 RRKS Rủi ro kiểm soát
18 GTLV Giấy tờ làm việc
19 CSDL Cơ sở dẫn liệu
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.06iii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Kế toán phải thu của khách hàng
Bảng 1.1 Chỉ tiêu đánh giá mức độ trọng yếu
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn
A&C
Sơ đồ 2.2: Bộ máy tổ chức của Chi nhánh A&C tại Hà Nội
Bảng 2.1: Doanh thu và Lợi nhuận của Công ty 3 năm gần đây
Sơ đồ 2.3 : Quy trình kiểm toán tại Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và
Tư vấn A&C Hà Nội
Bảng 2.2 TríchGTLV 5.03 - Các thay đổi so với năm trước
Bảng 2.3 TríchGTLV 5.03 - Yêu cầu của khách hàng ABC
Bảng 2.4 TríchGTLV 5.08 - Thông tin chính về hoạt động kinh doanh của
ABC
Sơ đồ 2.4 TríchGTLV 5.08 - Sơ đồ tổ chức công ty ABC
Bảng 2.5: TríchGTLV 5.05 - Ước lượng mức trọng yếu khi thực hiện kiểm
toán tại ABC
Bảng 2.6: TríchGTLV 5.10 - Phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục phải thu
khách hàng
Bảng 2.7: Chương trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng
Bảng 2.8 Phân tích đốivới khoản phải thu khách hàng tại công ty ABC
Bảng 2.9: TríchGTLV BBn - Xem xét chính sách kế toán
Bảng 2.10: Tríchgiấy tờ làm việc BB0 – Biểu tổng hợp
Bảng 2.12: TríchGTLV BB1 – Biến động số dư và số ngày thu tiền bình quân
Bảng 2.13 Trích GTLV BB4 - Bảng chi tiết công nợ phải thu khách hàng năm
2015 tại ABC
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.06iv
Bảng 2.14 Trích GTLV BB2.1 - Bảng theo dõithư xác nhận
Bảng 2.15: Tríchgiấy tờ làm việc BB2.2 – Kiểm tra thanh toán sau
Bảng 2.16: TríchGTLV BB3.1 – Bảng phân tích tuổi nợ
Bảng 2.17 Trích GTLV BB6 - Chi tiết công nợ phải thu có gốc ngoại tệ tại
ABC
Bảng 2.18 Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ phát sinh tại ABC
Bảng 2.19: Tríchgiấy làm việc BB10 - Trình bày và phân loại nợ phải thu
Bảng 2.20 Trích GTLV 5.06 - Thủ tục phân tích giai đoạn hoàn tất kiểm toán
Bảng 3.1: So sánh với thông tin ngành
Bảng 3.2: Bảng câu hỏi đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.061
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu của
nền kinh tế nước ta hiện nay, việc doanh nghiệp và các bên liên quan cần sử
dụng thông tin tài chính để đưa ra các quyết định kinh doanh ngày càng trở nên
quen thuộc, cần thiết. Tuy nhiên vì một số lý do, cả khách quan lẫn chủ quan
mà đôikhi các thông tin tài chính được đưara chưa phản ảnh trung thực, hợp lý
tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp cũng như được lập và trình bày chưa đúng
với các quy định hiện hành. Điều này đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển nhanh
chóng của kiểm toán báo cáo tài chính. Với vai trò là bên thứ 3 độc lập, các
kiểm toán viên đưa ra ý kiến về tính trung thực hợp lý của báo cáo tài chính
cũng như tư vấn cho đơn vị khách hàng có những điều chỉnh phù hợp.
Trong kiểm toán báo cáo tài chính, thông tin về Các khoản phải thu của
khách hàng đặc biệt được quan tâm bởi nó là một trong những điểm trọng yếu
trên báo cáo kết quả kinh doanh. Đây là cơ sở để tiến hành xác định lỗ, lãi
trong kỳ của doanh nghiệp, nó cũng là nhân tố quan trọng trong việc xác định
các nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước. Vì vậy kiểm toán Các khoản
phải thu của khách hàng là một trong những phần hành chủ yếu trong kiểm
toán BCTC.
Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm toán Các khoản phải thu của
khách hàng trong quá trình thực tập kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán
và Tư vấn A&C chi nhánh Hà Nội, bên cạnh việc tìm hiểu chung về hoạt
động kiểm toán của công ty, em đã đi sâu tìm hiểu công tác kiểm toán khoản
mục Các khoản phải thu của khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chình do
công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C chi nhánh Hà Nội thực hiện và em
đã quyết định lựa chọn đề tài luận văn : “Kiểm toán các khoản phải thu
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.062
khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty
TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội thực hiện”..
Mục đích nghiên cứu đề tài
Thông qua việc nghiên cứu đề tài này , em mong muốn đạt được những
hiểu biết sâu hơn về thực tế quy trình kiểm toán khoản mục Phải thu khách
hàng nói riêng và kiểm toán BCTC nói chung. Bên cạnh đó, em cũng mong
muốn đưa ra những ưu điểm, hạn chế và đề ra phương hướng nhằm hoàn
thiện quy trình kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng trong kiểm toán
BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C chi nhánh Hà Nội như
một lời cảm ơn đối với những anh chị đã tận tình chỉ dẫn em trong thời gian
thực tập.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài: lý luận về quy trình kiểm toán khoản
mục Phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính; xem xét thực
tiễn quy trình kiểm toán Các khoản phải thu của khách hàng trong kiểm toán
Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C chi nhánh
Hà Nội.
 Phạm vi nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản
mục Phải thu khách hàng với tư cách là một bộ phận trong quy trình chung
của một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và
Tư vấn A&C chi nhánh Hà Nội hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu đề tài
Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của mình, trong luận văn này em
đã sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, logic kết hợp với các
phương pháp tổng hợp, phân tích, mô tả... để phân tích, đánh giá.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.063
Chương 1: Lý luận cơ bản về kiểm toán khoản mục Phải thu khách
hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính
Chương 2: Thực trạng quytrình kiểm toán khoản mụcPhải thu khách
hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và tư
vấn A&C chi nhánh Hà Nội
Chương 3: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mụcphải thu khách
hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và tư
vấn A&C
Do kinh nghiệm thực tế còn ít và thời gian nghiên cứu có hạn nên
Chuyên đề thực tập của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
nhận được ý kiến nhận xét của thầy cô giáo, đặc biệt là giảng viên hướng dẫn
PGS-TS.Phạm Tiến Hưng và các anh chị kiểm toán viên tại Chi nhánh A&C
tại Hà Nội để em có thể hoàn thiện tốt hơn bài Chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.064
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU
KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1 Khái quát chung về Khoản mục Phải thu khách hàng
1.1.1 Khái niệm về khoản mục Phải thu khách hàng
Hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN luôn luôn diễn ra trong mối
quan hệ mật thiết với hoạt động của các DN khác, các tổ chức, cá nhân và các
Cơ quan quản lý Nhà nước. Mối quan hệ này tồn tại một cách tất yếu và
khách quan, làm phát sinh các khoản phải thu, trong đó có khoản phải thu
khách hàng thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu các khoản phải thu.
Các khoản phải thu là một bộ phận thuộc tài sản của DN đang bị các
đơn vị và các cá nhân khác chiếm dụng mà DN có trách nhiệm phải thu hồi;
bao gồm:
• Các khoản phải thu của khách hàng.
• Các khoản thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ
• Các khoản phải thu nội bộ
• Các khoản tạm ứng cho công, nhân viên
• Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ.
Phải thu khách hàng phản ánh quan hệ thanh toán giữa DN với khách
hàng phát sinh chủ yếu trong quá trình bán sản phẩm, vật tư, hàng hóa, cung
cấp lao vụ, dịch vụ, bàn giao thanh toán khối lượng thi công mà khách hàng
đã nhận của DN nhưng chưa thanh toán tiền.
1.1.2 Công tác hạch toán kế toán khoản mục Phải thu khách hàng
 Hệ thống chứng từ, sổ sách sử dụng trong hạch toán các khoản
phải thu khách hàng:
- Sổ chi tiết theo dõi công nợ phải thu đối với từng khách hàng cụ thể.
- Sổ cái tài khoản phải thu khách hàng.
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.065
- Bảng tổng hợp phải thu khách hàng.
- Bảng phân tích tuổi nợ.
- Sổ chi tiết theo dõi các khoản dự phòng phải thu khó đòi.
- Sổ cái tài khoản dự phòng phải thu khó đòi.
- Các sổ sách có liên quan khác.
Cuối kỳ, kế toán tiến hành lập bảng đối chiếu công nợ gửi đến khách
hàng để phát hiện chênh lệch nếu có. Đây là biện pháp bắt buộc nhằm kiểm
soát công nợ ở hầu hết các doanh nghiệp hiện nay.
Các chứng từ liên quan đến việc hạch toán các khoản phải thu khách
hàng bao gồm:
- Hợp đồng kinh tế hoặc yêu cầu mua hàng.
- Phiếu xuất kho.
- Hóa đơn bán hàng.
- Các chứng từ thanh toán như Phiếu thu, Giấy báo Có của Ngân hàng.
- Phiếu kế toán (Khi tiến hành trích lập dự phòng).
- Các biên bản liên quan đến xóa sổ một khoản nợ khó đòi.
Chứng từ sổ sách kế toán được sử dụng đầy đủ, theo dõi khoa học, lưu
trữ hợp lý giúp cho công việc kiểm toán được thực hiện một cách nhanh
chóng và hiệu quả hơn.
 Trình tự hạch toán các khoản phải thu khách hàng:
Quy trình hạch toán khoản phải thu khách hàng phải tuân thủ đúng chế
độ, tạo sự thống nhất trong công tác kế toán, dễ hiểu, dễ kiểm tra quản lý, tạo
điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm toán tại đơn vị.
Kế toán hạch toán các khoản phải thu khách hàng vào tài khoản 131
“Phải thu khách hàng”. Đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay,
phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu có liên quan
đến khoản phải thu khách hàng theo sơ đồ sau:
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.066
Sơ đồ 1.1: Kế toán phải thu của khách hàng
Nguồn: http://centax.edu.vn
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.067
1.1.3 Đặc điểm khoảnmục Phải thu kháchhàng ảnh hưởng đến công
tác kiểm toán
Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu,
theo từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài
hạn và ghi chép theo từng lần thanh toán. Do đó, khi tiến hành kiểm toán
khoản mục phải thu khách hàng trong cuộc kiểm toán BCTC, KTV cần tiến
hành thu thập danh sách khách hàng của công ty khách hàng, bảng tổng hợp
công nợ phải thu khách hàng theo từng đối tượng, các sổ chi tiết công nợ theo
từng khách hàng… Mục đích nhằm chọn mẫu một số khách để thực hiện gửi
thư xác nhận về số dư khoản phải thu khách hàng của các đốitượng đó. Trong
quá trình kiểm tra chi tiết khoản mục phải thu khách hàng, KTV cần tiến hành
kiểm tra các sổ chi tiết theo từng đối tượng.
Trong hạch toán chi tiết TK phải thu khách hàng, kế toán phải tiến hành
phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng thời hạn, khoản nợ khó đòi
hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự
phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu
không đòi được. Khi tiến hành kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng,
KTV cần thu thập bảng phân tích tuổi nợ của công ty khách hàng hoặc tự lập
bảng phân tích tuổi nợ để kiểm tra xem kế toán có thực hiện đúng nguyên tắc
thận trọng và thông tư hướng dẫn về trích lập dự phòng đối với các khoản nợ
phải thu quá hạn thanh toán. Do đó, khi kiểm toán khoản mục phải thu khách
hàng cần kết hợp kiểm tra khoản trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.
TK phải thu khách hàng là TK lưỡng tính, có số dư cả bên nợ và bên có.
Chủ yếu có số dư bên nợ - phản ánh số tiền DN còn phải thu khách hàng. Tuy
nhiên, trong quan hệ thanh toán với từng khách hàng có thể xuất hiện số dư
bên có – phản ánh số tiền DN nhận ứng trước của khách hàng hoặc số đã thu
nhiều hơn số phải thu. Vì vậy cuối kỳ kế toán, khi lập BCTC kế toán phải lấy
số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của TK này để ghi chỉ tiêu “phải
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.068
thu khách hàng” và “khách hàng trả tiển trước”. Do đó, khi tiến hành kiểm
toán khoản mục phải thu khách hàng, KTV cần kết hợp kiểm tra khoản khách
hàng trả tiền trước được trình bày ở phần nguồn vốn trên BCĐKT.
Cùng với quá trình phát triền và hội nhập kinh tế, các khoản phải thu
khách hàng ngày càng mở rộng cả về số lượng các đối tượng phải thu và quy
mô các khoản nợ, tính phức tạp cũng tăng lên, khả năng gian lận cao hơn. Do
đó, việc thực hiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng gặp nhiều khó
khăn hơn.
Phải thu khách hàng là một khoản mục trọng yếu trên BCTC, có mối
quan hệ chặt chẽ với các chỉ tiêu khác như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, thuế
và các khoản phải nộp Nhà nước, doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu…
Do đó, sự thay đổi về số dư khoản phải thu khách hàng sẽ ảnh hưởng đến các
chỉ tiêu trên. Do đó, kiểm toán khoản mục này đòi hỏi phải có sự tham chiếu
đối với việc kiểm toán các khoản mục liên quan.
1.1.4 Kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đối với khoản mục Phải thu
khách hàng
Để kiểm soát được các khoản phải thu khách hàng và đảm bảo thu được
tiền, các doanh nghiệp phải kiểm soát ngay từ khâu bán hàng thông qua việc
xét duyệt bán chịu, theo dõi thanh toán, kiểm soát quá trình thu tiền, xóa nợ
đối với các khoản phải thu không có khả năng thu hồi được… Bên cạnh đó
cần phải thường xuyên theo dõi các khoản phải thu chi tiết theo từng đối
tượng trên các bảng kê công nợ. Cuối kỳ, kế toán cần lập bảng cân đối giữa
doanh thu với các khoản đã thu tiền và cac khoản phải thu còn lại; bảng theo
dõi các khoản nợ quá hạn…Việc kiểm soát tốt các khoản phải thu khách hàng
giúp doanh nghiệp đảm bảo hiệu quả kinh doanh, phát hiện kịp thời được các
gian lận nếu xảy ra.
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.069
Một số thủ tục kiểm soát các khoản phải thu khách hàng được áp dụng
trong doanh nghiệp là:
- Xét duyệt các nghiệp vụ bán chịu: Doanh nghiệp đưa ra những quy
định, chính sách cụ thể về bán chịu.
- Đánh số thứ tự cho các hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho, chứng từ
vận chuyển.
- Doanh nghiệp có những chính sách cụ thể cho việc thanh toán trước
hạn như chiết khấu, kiểm tra, xét duyệt các khoản chiết khấu.
- Kế toán theo dõi chi tiết các khoản phải thu theo hợp đồng, đối tượng
thu và thời hạn thu, tiến hành đối chiếu số dư các khoản phải thu với khách
hàng theo tháng hoặc theo quý một cách đều đặn.
- Phân cách nhiệm vụ đối giữa người giữ tiền và kế toán hạch toán các
khoản phải thu vào sổ, thực hiện đối chiếu giữa chứng từ gốc bán hàng với ký
duyệt phiếu thu tiền.
- Doanh nghiệp tổ chức đối chiếu nội bộ về cộng sổ, chuyển sổ.
1.2 Những lý luận cơ bản về kiểm toán khoảnmục Phải thu kháchhàng
trong kiểm toán Báo cáo Tàichính
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoảnmục Phải thu kháchhàng
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 (Ban hành kèm theo thông
tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012 của Bộ Tài chính) có nêu rõ:
“Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính là làm tăng độ tin cậy của
người sử dụng đối với báo cáo tài chính, thông qua việc kiểm toán viên đưa ra
ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập, trên các khía cạnh trọng yếu,
phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng
hay không. Đối với hầu hết các khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài
chính cho mục đích chung, kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến về việc liệu báo
cáo tài chính có được lập và trình bày trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0610
trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được
áp dụng hay không.”
Cụ thể, đối với kiểm toán các khoản phải thu khách hàng cần đạt được
các mục tiêu sau:
Đối với kiểm toán nghiệp vụ phải thu khách hàng:
- Kiểm tra CSDL “tính có thật” (sự phát sinh): nghiệp vụ phải thu khách
hàng đã ghi sổ phải thực sự phát sinh và được phê chuẩn đúng đắn.
- Kiểm tra CSDL “tính toán, đánh giá” (tính giá): nghiệp vụ phải thu
khách hàng đã ghi sổ phải được tính toán, đánh giá đúng đắn và hợp lý.
- Kiểm tra CSDL “hạch toán đầy đủ”: nghiệp vụ phải thu khách hàng đã
phát sinh trong kỳ phải được hạch toán và ghi sổ kế toán đầy đủ, không trùng
hay sót.
- Kiểm tra CSDL “phân loại và hạch toán đúng đắn”: các nghiệp vụ phải
thu khách hàng phải được phân loại và ghi nhận đúng nguyên tắc kế toán và
đúng quan hệ đối ứng TK (vào các sổ kế toán), chính xác về số liệu tương ứng
trên chứng từ (đúng đắn).
- Kiểm tra CSDL “sự phân loại và hạch toán đúng kỳ”: nghiệp vụ phải
thu khách hàng phát sinh phải được hạch toán kịp thời, đảm bảo phát sinh
thuộc kỳ nào phải được ghi sổ kế toán của kỳ ấy.
Đối với kiểm toán số dư TK phải thu khách hàng:
- Kiểm tra CSDL “sự hiện hữu”: các khoản nợ phải thu khách hàng trên
sổ kế toán có thực tế đang tồn tại tại thời điểm báo cáo.
- Kiểm tra CSDL “quyền và nghĩa vụ”: có đầy đủ bằng chứng xác nhận
quyền được thu của đơn vị đối với các tổ chức và cá nhân.
- Kiểm tra CSDL “tính toán, đánh giá”: các khoản nợ phải thu khách
hàng phải được tính toán, đánh giá đúng đắn, chính xác.
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0611
- Kiểm tra CSDL “cộng dồn”: số liệu lũy kế tính dồn trên các sổ chi tiết
phải thu khách hàng được xác định đúng đắn, việc kết chuyển số liệu từ các
sổ kế toán chi tiết sang sổ kế toán tổng hợp và sổ cái không có sai sót.
- Kiểm tra CSDL “trình bày và công bố”: khoản phải thu khách hàng
được trình bày trên BCTC phù hợp với quy định của chế độ kế toán và nhất
quán với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị.
1.2.2 Căncứ kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng
Để có thể có cơ sở đưa ra ý kiến nhận xét về khoản mục phải thu khách
hàng, KTV cần dựa vào các nguồn thông tin tài liệu để thu thập các bằng
chứng về các quá trình xử lý kế toán đối với các nghiệp vụ liên quan đến
khoản mục phải thu khách hàng.
Có thể khái quát về các nguồn tài liệu chủ yếu gồm:
- Các chính sách, quy chế hay quy định về KSNB đối với khoản
mục phải thu khách hàng mà đơn vị đã xây dựng, ban hành và áp dụng trong
công tác quản lý và KSNB. Ví dụ: quy định về chức năng, quyền hạn và trách
nhiệm của người hay bộ phận phê chuẩn bán chịu, phê chuẩn tín dụng của
DN, chính sách thu hồi nợ phải thu; thông tư 228/2009/TT-BTC về hướng
dẫn trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi…
- Các BCTC chủ yếu có liên quan, gồm: BCĐKT (các thông tin tài
chính như phải thu khách hàng ngắn hạn, dài hạn; người mua trả tiền trước và
các thông tin tài chính có liên quan khác: tiền, dự phòng nợ phải thu khó
đòi…); BCKQKD (các thông tin tài chính như doanh thu, các khoản giảm trừ
doanh thu, giá vốn…); thuyết minh BCTC (thông tin chi tiết về các khoản
phải thu ngắn hạn, dài hạn, bảng phân tích tuổi nợ các khoản phải thu…)
- Các sổ hạch toán liên quan đến khoản phải thu khách hàng, bao
gồm cả sổ hạch toán nghiệp vụ và sổ hạch toán kế toán. Các sổ hạch toán
nghiệp vụ chủ yếu và phổ biến như: sổ (thẻ) kho, nhật ký bảo vệ, nhật ký vận
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0612
chuyển hàng hóa… Các sổ kế toán chủ yếu gồm hệ thống sổ kế toán tổng hợp
và số kế toán chi tiết của các TK liên quan chủ yếu: TK 131, 229, 511, 632,
111, 112…
- Các chứng từ kế toán ghi nhận các nghiệp vụ phải thu khách
hàng đã phát sinh và làm căn cứ để ghi vào sổ kế toán. Các chứng từ kế toán
chủ yếu và phổ biến như: hóa đơn bán hàng (hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn
thông thường), hóa đơn vận chuyển, phiếu xuất kho, chứng từ thu tiền hàng
(phiếu thu, giấy báo có ngân hàng) …
- Tài liệu khác có liên quan như: biên bản đối chiếu công nợ, bảng
kê số dư các khoản phải thu khách hàng tại ngày 31/12, hợp đồng thương mại,
bảng niêm yết giá…
- Các chứng từ liên quan đến việc giảm khoản phải thu khách hàng
như: các chứng từ chiết khấu, giảm giá, hàng bán bị trả lại....
1.2.3 Định hướng kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng
Trước hết, KTV cần đánh giá tính hiệu lực của KSNB trong doanh
nghiệp. Nếu KSNB của doanh nghiệp không hữu hiệu sẽ dẫn đến việc phê
chuẩn bán chịu hàng hóa, dịch vụ cho những khách hàng mang lại rủi ro cao,
không kiểm soát được các khoản phải thu, các khoản phải thu quá hạn hoặc
không có khả năng thu hồi không được trích lập dự phòng ảnh hưởng đến chi
phí, lợi nhuận của công ty.
1.2.4 Saiphạm thường xảy ra đối với kiểm toán khoảnmục Phải thu
kháchhàng
Những rủi ro và các sai sót thường gặp khi kiểm toán các khoản phải
thu khách hàng:
- Thứ nhất, doanhnghiệp chưa có quy chế tài chính vê thu hồi công nợ,
quy trình phê duyệt bán chịu không đầy đủ, chưa chặt chẽ như chưa có quy
định về số nợ tối đa đối với một đối tượng khách hàng, thời hạn thanh toán.
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0613
- Thứ hai, tại một số doanh nghiệp chưa có sổ theo dõi chi tiết công nợ
theo từng khách hàng hoặc cùng một đối tượng nhưng theo dõi trên nhiều tài
khoản dẫn đến bù trừ không cùng đối tượng. Doanh nghiệp chưa thực hiện
phân loại các khoản phải thu như phải thu nội bộ, phải thu khác, phải thu tồn
lâu ngày… gây khó khăn cho KTV thực hiện kiểm tra.
- Thứ ba, tại thời điểm lập BCTC, doanh nghiệp chưa tiến hành xác
nhận đối chiếu công nợ hoặc đối chiếu chưa đầy đủ, một số chênh lệch giữa
biên bản đối chiếu với sổ kế toán chưa được giải thích rõ nguyên nhân và xử
lý kịp thời.
- Thứ tư, doanh nghiệp có thể phân loại sai nội dung các khoản phải
thu khác vào phải thu khách hàng, không thực hiện phân loại khoản phải thu
thương mại và phi thương mại, hạch toán không đúng nội dung kinh tế.
- Thứ năm, doanh nghiệp không hạch toán giảm công nợ phải thu
trong trường hợp giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại; hoặc nếu có hạch
toán giảm nhưng không đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ; ghi nhận tăng các
khoản phải thu không phù hợp với doanh thu.
- Thứ sáu, doanh nghiệp chưa tiến hành phân tích tuổi nợ đối với các
khoản nợ phải thu khách hàng để có kế hoạch thu tiền, các khoản nợ quá hạn
chưa được thanh toán.
- Thứ bảy, doanh nghiệp không trích lập dự phòng đối với các khoản
phải thu khó đòi hoặc đã trích lập nhưng trích thiếu hoặc trích quá tỉ lệ cho
phép, hồ sơ lập dự phòng chưa đầy đủ theo quy định (hợp đồng kinh tế, khế
ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các
chứng từ khác), không thành lập hội đồng xử lý các khoản nợ không có khả
năng thu hồi. Điều này ảnh hưởng đến việc phản ánh không chính xác giá trị
thuần có thể thu hồi được của các khoản phải thu khách hàng trên Bảng Cân
đối kế toán.
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0614
Bên cạnh đó, còn có một số rủi ro do doanh nghiệp gian lận liên quan
đến khoản phải thu khách hàng như:
- Một là, kế toán làm giả chứng từ, sổ sách ghi nhận các khoản phải thu
ảo để làm đẹp BCTC.
- Hai là, kế toán cố tình phân loại sai về thời hạn các khoản phải thu
dẫn đến trích lập thiếu khoản dự phòng nợ phải thu, làm giảm chi phí cho
doanh nghiệp, tăng lợi nhuận để làm đẹp BCTC.
1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng trong kiểm
toán Báo cáo tài chính
1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán khoảnmục Phải thu kháchhàng
Trong giai đoạn này, tùy thuộc vào trạng thái của khách thể kiểm toán là
khách hàng mới hay là khách hàng hiện tại để Công ty kiểm toán tiến hành
xem xét các vấn đề:
Thứ nhất, đối với khách hàng mới, các công việc cần làm trong giai
đoạn này là:
- Tìm hiểu các thông tin chung về khách hàng như Ban Giám đốc, sơ
đồ tổ chức, đơn vị trực thuộc, thông tin về hoạt động kinh doanh, thông tin về
hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ, thông tin về kiểm toán trước đây của
khách hàng, các bên liên quan của khách hàng.
- Tìm hiểu các thông tin bất lợi liên quan đến khách hàng và ban lãnh
đạo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
- Thu thập các yêu cầu của khách hàng như loại hình dịch vụ yêu cầu,
thời hạn phát hành báo cáo và các yêu cầu khác.
- Xem xét các vấn đề liên quan đến Công ty TNHH Kiểm toán và Tư
vấn A&C như là: tính độc lập của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C
với khách hàng, khả năng cung cấp dịch vụ của Công ty TNHH Kiểm toán và
Tư vấn A&C.
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0615
Thứ hai, đối với khách hàng hiện tại của Công ty, công việc cần thực
hiện gồm:
- Tìm hiểu các thay đổi của khách hàng so với năm trước như hội đồng
cổ đông, ban lãnh đạo, các chính sách kế toán, nhân sự…
- Các vấn đề lưu ý từ cuộc kiểm toán trước, tình hình thực hiện các diều
chỉnh của KTV từ năm trước tại doanh nghiệp.
- Tìm hiểu các thông tin bất lợi của doanh nghiệp diễn ra trong năm.
- Thu thập các yêu cầu của khách hàng.
- Xem xét các vấn đề liên quan đến Công ty TNHH Kiểm toán và Tư
vấn A&C như là: tính độc lập của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C
với khách hàng, khả năng cung cấp dịch vụ của Công ty TNHH Kiểm toán và
Tư vấn A&C.
Sau khi thực hiện các đánh giá này, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư
vấn A&C sẽ đánh giá mức độ rủi ro của hợp đồng, từ đó đưa ra kết luận chấp
nhận khách hàng. Sau khi chấp nhận kiểm toán, Công ty tiến hành lập nhóm
kiểm toán thích hợp cho hợp đồng kiểm toán, đảm bảo đạt hiệu quả cuộc
kiểm toán và tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán chung được thừa nhận tại
Việt Nam. Sau đó công ty tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán.
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán
có vai trò quan trọng, chi phối tới chất lượng và hiệu quả chung của toàn bộ
cuộc kiểm toán. Giai đoạn này có một số ý nghĩa quan trọng sau:
- Kế hoạch kiểm toán giúp KTV thu thập được các bằng chứng kiểm
toán đầy đủ và có giá trị làm cơ sở để đưa ra các ý kiến xác đáng về BCTC, từ
đó giúp KTV hạn chế những sai sót, giảm thiểu trách nhiệm pháp lý và nâng
cao hiệu quả công việc.
- Kế hoạchkiểm toángiúp các KTVphốihợp hiệuquảvới nhau và với các
bộ phận liên quan. Đồng thời, KTV có thể tiến hành cuộc kiểm toán theo đúng
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0616
chươngtrìnhđãlập vớicác chiphí ở mức hợp lí, tăng cường sức cạnh tranh cho
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C và giữ uy tín với khách hàng.
- Kế hoạch kiểm toán phù hợp là căn cứ để A&C tránh xảy ra những
bất đồng đối với khách hàng. Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán đã lập, KTV
thống nhất với khách hàng về nội dung công việc, thời gian thực hiện cũng
như trách nhiệm của mỗi bên.
Ngoài ra, căn cứ vào kế hoạch kiểm toán đã được lập KTV có thể kiểm
soát và đánh giá chất lượng công việc kiểm toán đã và đang thực hiện, góp
phần nâng cao chất lượng công việc và hiệu quả của cuộc kiểm toán.
1.3.1.1 Thu thập thông tin cơ sở về khách hàng
- Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung
giúp KTV tìm thấy những thông tin hữu ích về công việc kinh doanh của
khách hàng.
- Tìm hiểu về ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng để
biết được cụ thể hơn về tổ chức và hoạt động của khách thể kiểm toán. KTV
có thể tìm hiểu bằng cách trao đổi với các KTV khác đã tiến hành kiểm toán
cho khách hàng những năm trước hoặc đã kiểm toán cho khách hàng khác
trong cùng ngành nghề kinh doanh hoặc trao đổi trực tiếp với nhân viên, Ban
Giám đốc của công ty khách hàng.
- Tìmhiểu về hìnhthức hạch toán các khoản phải thu và các loại chứng từ
sổ sáchsửdụngtại doanhnghiệp liên quan đếnkhoản mục phải thu khách hàng.
- Xem xét chính sách bán hàng của công ty.
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0617
1.3.1.2 Xác định mức trọng yếu.
Dựa vào nhiều năm kinh nghiệm trên lĩnh vực kiểm toán, công ty đã
hướng dẫn đánh giá tính trọng yếu chung dựa vào các chỉ tiêu: lợi nhuận
trước thuế, doanh thu thuần, tổng tài sản, tài sản thuần. Mức ước lượng ban
đầu về tính trọng yếu là lượng tối đa mà KTV tin rằng ở mức đó các khoản
mục có thể bị sai nhưng có thể chấp nhận được với toàn bộ BCTC.
Bảng 1.1 Chỉ tiêu đánh giá mức độ trọng yếu
Chỉ tiêu Mức trọng yếu
1. Lợi nhuận trước thuế 5% - 10%
2. Doanh thu thuần 0.5% - 1%
3. Tổng tài sản 1% - 2%
4. Tài sản thuần 1% - 2%
Việc ước lượng ban đầu về mức trọng yếu giúp cho KTV lập kế hoạch
thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp. Ngoài ra, việc ước tính trọng yếu
ban đầu mang tính chất xét đoán nghề nghiệp của KTV nên ước lượng ban
đầu về trọng yếu không cố định mà có thể thay đổi trong suốt cuộc kiểm toán.
Sau khi đánh giá mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC, KTV sẽ tiến hành
phân bổ mức đánh giá này cho từng khoản mục.
1.3.1.3 Đánh giá về rủi ro, gian lận.
Từ bảng hệ thống câu hỏi, KTV xem xét từng nhân tố và ghi nhận các
kết quả trao đổi. Nếu nghi ngờ có sai sót do gian lận, KTV cần xem xét các
kiểm tra bổ sung. Nhóm kiểm toán thực hiện được yêu cầu duy trì thái độ thận
trọng nghề nghiệp trong quá trình kiểm toán. Mỗi thành viên của nhóm nên
duy trì suy nghĩ đúng đắn trong suốt quá trình kiểm toán liên quan đến các sai
sót trọng yếu có khả năng xảy ra gian lận.
KTV cần đánh giá các loại rủi ro kiểm toán sau:
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0618
- Rủi ro tiềm tàng: là khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục nợ phải
thu khách hàng chứa đựng sai sót trọng yếu. KTV cần dựa vào các yếu tố ảnh
hưởng sau để đánh giá loại rủi ro này:
+ Bản chất kinh doanh của khách hàng;
+ Tính trung thực của Ban Giám đốc: BGĐ không thể xem là hoàn toàn
trung thực trong mọi trường hợp;
+ Kết quả của lần kiểm toán trước: đối với các khoản mục được phát
hiện là có sai phạm trong các lần kiểm toán của năm trước, rủi ro của những
khoản mục này sẽ được xác định ở mức cao.
+ Trong những hợp đồng kiểm toán lần đầu, các KTV thường đánh giá
rủi ro tiềm tàng cao hơn so với các hợp đồng dài hạn trước do thiếu hiểu biết
và kinh nghiệm về các sai sót của khách hàng.
- Rủi ro kiểm soát: là loại rủi ro liên quan đến sự yếu kém của HTKSNB.
Rủi ro kiểm soát được các KTV đánh giá đối với từng khoản mục nợ phải thu
khách hàng thông qua việc tìm hiểu HTKSNB. Loại rủi ro này luôn có và khó
tránh khỏi do những hạn chế của bất kỳ hệ thống kiểm soát nội bộ nào.
- Rủi ro phát hiện: là khả năng xảy ra các sai sót hoặc gian lận trên
khoản mục phải thu khách hàng mà không được ngăn chặn hay phát hiện bởi
KTV trong quá trình kiểm toán. Loại rủi ro này thường xảy ra do ảnh hưởng
của các nhân tố sau:
+ Các bước tiến hành kiểm toán không thích hợp: Điều này hay xảy ra
với các KTV mới, thực hiện không hợp lý quy trình kiểm toán;
+ Phát hiện ra bằng chứng nhưng không nhận diện được sai sót;
+ KTV hoàn toàn không phát hiện ra sai sótdo có sự thông đồng, nhất trí
bên trong doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0619
1.3.1.4 Tìm hiểu về hệ thống KSNB của khách hàng.
Nghiên cứu HTKSNB của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát là
công việc hết sức quan trọng mà KTV cần thực hiện. KTV tìm hiểu HTKSNB
trên hai khía cạnh chủ yếu là thiết kế tổ chức kiểm soát nội bộ và tính hoạt
động liên tục, có hiệu lực của kiểm soát nội bộ.
Để tìm hiểu về HTKSNB đối với các khoản phải thu khách hàng, KTV
thu thập thông tin về HTKSNB đối với toàn bộ chu trình bán hàng – thu tiền.
HTKSNB phải đảm bảo việc ghi nhận cac khoản phải thu là đúng đắn, trích
lập dự phòng đầy đủ, các chính sách tín dụng thương mại được tuân thủ, cuối
kỳ tiến hành đối chiếu công nợ đầy đủ.
Khoản phải thu khách hàng có mối quan hệ chặt chẽ với chu trình bán
hàng và thu tiền. Chu trình này có các chức năng như:
+ Xử lý đơn đặt hàng của người mua: Doanh nghiệp xem xét để đưa ra
quyết định bán qua phiếu tiêu thụ và lập hóa đơn bán hàng;
+ Xét duyệt bán chịu: Sau khi quyết định bán, doanh nghiệp cần xem xét
và quyết định bán chịu một phần hay toàn bộ lô hàng. Trên thực tế, cũng có
doanh nghiệp bỏ qua chức năng này làm dẫn tới nợ khó đòi và thậm chí thất
thu do khách hàng mất khả năng thanh toán hoặc cố tình không thanh toán do
sơ hở trong thỏa thuận ban đầu;
+ Chuyển giao hàng và lập hóa đơn;
+ Kế toán xử lý ghi sổ các khoản thu tiền, hàng bán bị trả lại và các
khoản bớt giá;
+ Lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi dựa vào bảng phân tích tuổi
nợ đối với các khoản phải thu khách hàng;
+ Thẩm định và xóa sổ khoản phải thu không thu hồi được.
Do khoản phải thu khách hàng có mối quan hệ với doanh thu và thu tiền
nên công việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ các khoản phải thu khách
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0620
hàng được thể hiện trên giấy tờ làm việc 5.12.6 “Tìm hiểu quy trình kiểm soát
nội bộ - Bán hàng, phải thu và thu tiền”
Mục tiêu của việc tìm hiểu tìm hiểu quy trình kiểm soát đối với việc bán
hàng, ghi nhận nợ phải thu và thu tiền, đánh giá về thiết kế và thực hiện các
kiểm soátnội bộ trong việc ngăn chặn, phát hiện các rủi ro có sai sót trọng yếu
cũng như nhận biết các điểm yếu nếu có. Một số đặc điểm chung của khách
hàng mà KTV cần tìm hiểu và trình bày trên giấy tờ làm việc 5.12.6 như:
- Các sản phẩm và dịch vụ chính của khách hàng;
- Cơ cấu các loại sản phẩm và dịch vụ trong tổng doanh thu (tỷ lệ % các
loại sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu);
- Cách thức bán hàng (bán buôn hay bán lẻ);
- Thị trường, thị phần và hệ thống phân phốicủa các sản phẩm và dịch vụ;
- Loại khách hàng chủ yếu;
- Tính thời vụ của hàng hóa và dịch vụ;
- Chính sách giá bán;
- Điều khoản thanh toán;
- Chính sách chiết khấu, giảm giá và khuyến mại;
- Chính sách hoa hồng bán hàng;
- Chính sách vả thủ tục liên quan đến hàng bán trả lại;
- Hình thức thanh toán chủ yếu (tiền mặt, ngân hàng);
- Các loại thuế liên quan đến bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ.
Các chính sách kế toán mà doanh nghiệp áp dụng quy định về thời điểm
ghi nhận doanh thu; cơ sở cho việc ghi nhận doanh thu và chính sách lập dự
phòng phải thu khó đòi.
Sau khi tìm hiểu được các đặc điểm và chính sách trên, KTV tiến hành
tìm hiểu và mô tả quy trình kiểm soát nội bộ bán hàng, phải thu và thu tiền;
đưa ra các kết luận về các điểm yếu trong quy trình và đề xuất hoàn thiện.
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0621
1.3.1.5 Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ.
Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 520 “Thủ tục phân tích”: thủ
tục phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng,
qua đó tìm ra những xu hướng biến động và tìm ra những mối liên hệ có mâu
thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị
dự kiến.
Các thủ tục phân tích sử dụng cho việc lập kế hoạch kiểm toán nhằm vào
các mục tiêu sau:
- Thu thập hiểu biết về nội dung khoản mục nợ phải thu khách hàng và
những biến đổi quan trọng về kế toán và hoạt động kinh doanh của khách
hàng.
- Tăng cường sự hiểu biết của KTV về hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp và giúp KTV xác định các vấn đề nghi vấn về khả năng hoạt động liên
lục của công ty khách hàng.
- Đánh giá sự hiện diện các sai số có thể có trên khoản mục phải thu
khách hàng.
Việc thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ giúp KTV kiểm tra tính hợp lý
của toàn bộ BCTC và khoản mục, từ đó thiết kế chương trình kiểm toán chi
tiết cho phù hợp.
- Phân tích ngang (phân tích xu hướng): là việc phân tích dựa trên việc
so sánh các trị số của cùng một khoản phải thu khách hàng.
+ So sánh số phải thu khách hàng năm kiểm toán với các năm trước để
thấy được biến động bất thường. Ví dụ như số dư các khoản phải thu khách
hàng kỳ này đột ngột tăng cao so với kỳ trước cho thấy doanh nghiệp đang
gặp khó khăn trong việc thu hồi công nợ, gây khó khăn cho tình hình tài chính
của công ty…;
+ So sánh số phải thu thực tế với số liệu dự toán hoặc ước tính của KTV;
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0622
+ So sánh số liệu của khách hàng với số liệu chung của toàn ngành.
- Phân tích dọc (phân tích tỷ suất): phân tích dựa trên cơ sở so sánh các
tỷ lệ tương quan của khoản mục nợ phải thu khách hàng và các khoản mục
khác trên BCTC. KTV cần tính toán và phân tích các tỷ suất như Nợ phải thu
khách hàng trên doanh thu, nợ phải thu khó đòi trên nợ phải thu…
1.3.2 Thực hiện kiểm toán khoảnmục Phải thu kháchhàng
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C xây dựng chương trình kiểm
toán chung cho mỗi phần hành với những công việc cụ thể mà các KTV dựa
vào đó để tiến hành công việc. Tùy vào đặc điểm kinh doanh, đặc điểm kế toán
của từng doanh nghiệp cụ thể mà KTV thay đổi hoặc bổ sung cho phù hợp.
Mục tiêu của phần hành này là KTV phải đưa ra ý kiến nhận xét về tính
trung thực, hợp lí củaviệc ghi nhận các khoảnphảithu củađơnvị thôngqua việc
thu thập các bằng chứng kiểm toán nhằm khẳng định cơ sở dẫn liệu liên quan
đảm bảo tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính đánh giá, tính phân loại và trình bày.
1.3.2.1 Lập biểu tổng hợp.
KTV tiến hành lập biểu tổng hợp theo từng chỉ tiêu: Phải thu ngắn hạn
khách hàng; phải thu dài hạn khách hàng; người mua trả tiền trước. Sau đó
KTV tiến hành đối chiếu số dư đầu năm trên Biểu tổng hợp, Bảng cân đối
phát sinh, sổ cái với số dư cuối năm trước hoặc hồ sơ kiểm toán năm trước
(nếu có); đối chiếu số liệu cuối kỳ trên biểu tổng hợp, Bảng cân đối số phát
sinh với sổ cái, sổ chi tiết.
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0623
1.3.2.2 Tìm hiểu các chính sách kế toán.
KTV xem xét chính sách áp dụng cho khoản phải thu khách hàng có
phù hợp với các chuẩn mực kế toán (chú ý đến VAS 15), chế độ kế toán và
các văn bản khác của Nhà nước có liên quan; xem xét xem chính sách áp
dụng cho phải thu khách hàng có nhất quán với năm trước không.
1.3.2.3 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 – “Bằng chứng kiểm toán”:
“Thử nghiệm kiểm soát được thiết kế để đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động
kiểm soát trong việc ngăn chặn hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng
yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. Việc thiết kế thử nghiệm kiểm soát nhằm thu
thập bằng chứng kiểm toán phù hợp bao gồm việc xác định các điều kiện (tính
chất hoặc thuộc tính) cho thấy kiểm soát đã được thực hiện, và các điều kiện
sai lệch cho thấy kiểm soát không được thực hiện theo đúng như đã thiết kế.
Kiểm toán viên sau đó có thể kiểm tra sự hiện hữu hoặc không hiện hữu của
các điều kiện này.”
Có thể đánh giá tính hiệu lực của KSNB thông qua việc thực hiện các
thử nghiệm kiểm soát sau:
- Quan sát: KTV quan sát quá trình bán hàng thu tiền, theo dõi quá trình
lập hóa đơn, ghi sổ sách của kế toán.
- Kiểm tra tài liệu: KTV xem xét chữ ký, dấu của các bên liên quan trên
phiếu thu, hóa đơn, các biên bản đối chiếu công nợ.
- Phỏng vấn: KTV đưa ra các câu hỏi và thu thập các câu trả lời của các
nhân viên để hiểu rõ về nhiệm vụ, trách nhiệm của các nhân viên trong hệ
thống kiểm soát của công ty đối với khoản phải thu khách hàng.
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0624
- Thực hiện lại: KTV thực hiện lại quá trình bán hàng – thu tiền, ghi
nhận các khoản phải thu để xác nhận mức độ thực hiện, trách nhiệm của từng
nhân viên với công việc được giao.
1.3.2.4 Thủ tục phân tích trong kiểmtoánkhoảnphảithu kháchhàng.
Thủ tục phân tích là không thể thiếu trong thực hiện kiểm toán phải thu
khách hàng nhằm phát hiện những sai lệch bất thường để có những phương
pháp kiểm toán thích hợp thực hiện.Nếu như việc thực hiện thủ tục phân tích
trong giai đoạn lập kế hoạch giúp KTV có thể xác định được những biến động
đối với số dư các tài khoản thì thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện giúp
KTV hiểu rõ và sâu hơn những biến động, chênh lệch của khoản phải thu
khách hàng.
Các thủ tục phân tích trong giai đoạn này như:
- Xem xét tính hợp lí của các khoản phải thu có biến động bất thường,
thu thập thông tin để giải thích cho các biến động đó;
- Trao đổi với khách hàng về số dư quá lớn hoặc tồn tại quá lâu;
- So sánh tổng phải thu với doanh thu năm nay để xác định tỷ lệ nợ trên
doanh thu;
- So sánh các số dư phải thu với tổng tài sản để thấy được quy mô của
các khoản phải thu trong tổng tài sản;
- So sánh số ngày thu tiền bình quân giữa năm nay và năm trước để thấy
được hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp;
- So sánh tuổi nợ của các khách hàng với thời gian bán chịu theo quy
định của doanh nghiệp.
- So sánh tỷ lệ dự phòng phải thu khó đòi trên tổng phải thu của năm nay
và năm trước…
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0625
1.3.2.5 Thủ tục kiểm tra chi tiết khoản mục phải thu khách hàng.
Thông qua kết quả đánh giá HTKSNB và việc phân tích đối với các
khoản phải thu khách hàng, KTV tiến hành kiểm tra chi tiết để hướng tới các
mục tiêu kiểm toán đã đặt ra.
 Kiểm tra đối chiếu
- KTV thu thập bảng kê chi tiết các khoản công nợ phải thu, tiến hành
kiểm tra việc cộng dọc, cộng ngang trên bảng kê;
- KTV đối chiếu số dư trên bảng kê với số dư trên sổ chi tiết phải thu,
xem xét các khoản bất thường như số dư lớn, nợ quá hạn không có khả năng
thu hồi, các bên liên quan, các khoản nợ phải thu không mang tính chất là
phải thu khách hàng…;
- KTV chọn các nghiệp vụ kinh tế có số phát sinh lớn hoặc bất thường để
kiểm tra đối chiếu với hồ sơ chứng từ liên quan như hóa đơn, hợp đồng bán
hàng, phiếu thu, phiếu xuất;
 Gửi thư xác nhận
- Nếu doanh nghiệp đã có xác nhận hay biên bản đối chiếu công nợ của
đơn vị với khách hàng, KTV cần kiểm tra số liệu trên bảng kê chi tiết với số
liệu đã xác nhận trên biên bản đối chiếu công nợ (bản gốc) và phô tô lại các
Biên bản đối chiếu công nợ của đơn vị để lưu hồ sơ kiểm toán.
- Bên cạnh đó KTV cũng thực hiện chọn mẫu một số khách hàng trong
Bảng kê chi tiết để tiến hành gửi thư xác nhận. Nếu sau 10 ngày mà không có
thư trả lời thì KTV có thể gửi thư xác nhận lần 2 hoặc liên hệ với đơn vị để
tìm hiểu nguyên nhân. Trong trường hợp thư xác nhận trả về là có sự chênh
lệch, KTV phải đề nghị đơn vị giải thích, hoặc yêu cầu họ trao đổi lại với
khách hàng để tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch và thống nhất số liệu.
 Thực hiện các bước kiểm toán thaythế cho việc gửi thư xác nhận
hoặc trường hợp thư xác nhận không được trả lời.
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0626
- KTV tiến hành các thủ tục kiểm toán thay thế như kiểm tra các chứng
từ chứng minh cho các khoản nợ của khách hàng như hóa đơn, lệnh giao
hàng, hợp đồng…
- Kiểm tra thanh toán sau ngày kết thúc kỳ kế toán.
 Tiến hành chọn mẫu kiểm tra.
- Chọn mẫu kiểm tra các trường hợp hàng trả lại hoặc giảm giá có giá trị
lớn, KTV tìm hiểu nguyên nhân, cách xử lý và việc phê duyệt của đơn vị.
Kiểm tra các hóa đơn, chiết khấu thanh toán và đối chiếu với quy định của
đơn vị.
- Chọn mẫu một số đối tượng để kiểm tra chi tiết nhằm đảm bảo tuổi nợ
được phản ánh chính xác bằng cách đối chiếu hợp đồng và chứng từ thanh
toán gốc;
- KTV tiến hành chọn mẫu kiểm tra các khoản phải thu khách hàng có số
dư lớn bên Có. KTV kiểm tra bằng cách xem thông tin trên hợp đồng, tiến độ
thực hiện của hợp đồng.
 Kiểm tra cut-off.
- KTV kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh trước và sau ngày kết thúc kỳ kế
toán để đảm bảo các khoản phải thu khách hàng được phản ánh đúng niên độ.
 Kiểm tra việc trích lập dự phòng nợ khó đòi.
- KTV thu thập bảng phân tích tuổi nợ khoản phải thu khách hàng và
kiểm tra tính chính xác bằng cách đối chiếu với chứng từ gốc như hợp đồng
mua bán, biên bản thanh lý hợp đồng.
- KTV kiểm tra tất cả các khoản nợ phải thu khó đòi có trích lập dự
phòng và các khoản phải thu đã xóa sổ bằng cách xem xét sự phê duyệt của
người có thẩm quyền, cơ sở của việc trích lập dự phòng và các quy định tài
chính kế toán hiện hành…
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0627
 Thực hiện đánh giá chênh lệch tỷ giá các khoản phải thu khách
hàng có gốc ngoại tệ.
- KTV tiến hành thu thập bảng kê chi tiết công nợ theo nguyên tệ; tiến
hành kiểm tra việc quy đổi các khoản phải thu có gốc ngoại tệ cuối kỳ theo tỷ
giá quy định.
- KTV tiến hành tính toán, xác định chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực
hiện tại thời điểm lập BCTC đối với các khoản công nợ có số dư gốc ngoại tệ
(phục vụ cho việc phân loại doanh thu, chi phí tài chính và các khoản điều
chỉnh khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, lập Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ).
 Kiểm tra 100% các nghiệp vụ cấn trừ công nợ.
 Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kế toán có liên
hệ và có thể ảnh hưởng đến nợ phải thu khách hàng.
- KTV xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán, nếu phát
hiện ra các sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp và cần phải điều chỉnh BCTC thì
KTV cần có những điều chỉnh hợp lý hoặc những sự kiện không ảnh hưởng
trực tiếp đến BCTC nhưng cần phải công bố trên thuyết minh BCTC.
Một số sự kiện phát sinh có ảnh hưởng như:
+ Trường hợp 1: Trước thời điểm phát hành báo cáo kiểm toán, KTV thu
thập được thêm bằng chứng xác nhận dịch vụ bán hàng hoàn thành trước ngày
khóa sổ kế toán và đầy đủ điều kiện ghi nhận doanh thu. KTV yêu cầu ghi
nhận bổ sung doanh thu.
+ Trường hợp 2: Sau ngày kết thúc kế toán có một số công nợ lâu ngày
thu hồi được mà trước đó kế toán đã trích lập dự phòng phải thu khó đòi đối
với các khoản này. KTV kiến nghị điều chỉnh giảm trích lập dự phòng.
+ Trường hợp 3: Một số công nợ phải thu khách hàng chưa lâu ngày
nhưng sau ngày khóa sổ kế toán khách hàng có thông tin về khả năng hoạt
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0628
động liên tục như dự kiến giải thể doanh nghiệp, ngừng sản xuất kinh doanh,
thu hẹp đáng kể về quy mô hoạt động hoặc phá sản. KTV nên yêu cầu kế toán
trích lập dự phòng bổ sung đối với các khách hàng này.
1.3.2.6 Xem xét và kiểm tra việc trình bày và công bố các khoảnphải
thu khách hàng trên BCTC.
- KTV xem xét việc trình bàyvà công bố khoản phải thu khách hàng trên
BCTC có phùhợp vớichuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng hay không.
- KTV cần kiểm tra việc phân loại Phải thu ngắn hạn và Phải thu dài
hạn, bằng cách kiểm tra các hợp đồng về điều kiện thanh toán; kết hợp với
xem xét đến chính sách bán hàng của đơn vị để phân loại cho phù hợp.
1.3.3 Tổng hợp kết quả kiểm toán về khoản mục Phải thu khách hàng
Trong giai đoạn này, KTV đảm nhiệm phần hành kiểm toán khoản phải
thu khách hàng tập hợp lại các giấy tờ làm việc và các vấn đề phát sinh
chuyển cho Trưởng nhóm phụ trách cuộc kiểm toán. Trưởng nhóm tiến hành
kiểm tra giấy tờ làm việc của kiểm toán viên, kiểm tra các thủ tục kiểm toán
cần thiết đã được thực hiện đầy đủ chưa, kiểm tra tính đầy đủ và đúng đắn của
các bằng chứng kiểm toán và tính hợp lý của các bút toán điều chỉnh nếu có.
Nếu như Trưởng nhóm phát hiện vẫn còn yếu điểm trong thực hiện kiểm toán
thì cân nhắc việc thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung.
KTV thực hiện đánh giá kết quả của việc thực hiện các thủ tục phân tích
và dựa vào những bằng chứng đáng tin cậy thu thập được và ý kiến của các
KTV đưa ra khi thực hiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng, KTV
đưa ra các kết luận kiểm toán. Tùy theo mức độ sai phạm trọng yếu và mức
độ điều chỉnh BCTC của khách hàng, KTV đưa ra các ý kiến phù hợp trong
báo cáo kiểm toán. Đồng thời, những vấn đề về việc tổ chức hạch toán, ghi
chép, theo dõi và xử lý các khoản phải thu cũng được công ty đưa ra trong thư
quản lý nhằm giúp khách hàng hoàn thiện hệ thống kế toán tại đơn vị.
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0629
Kết luận:
Đi sâu vào nghiên cứu khoản mục Phải thu khách hàng, chúng ta thấy
được đây là khoản mục rất quan trọng và phức tạp, ảnh hưởng tới nhiều chỉ
tiêu khác nhau trên báo cáo tài chính. Vì thế kiểm toán khoản mục này cũng
trở lên rất khó khăn, phức tạp rất dễ bị sai sót. Do đó quy trình kiểm toán
khoản mục Phải thu khách hàng đòihỏi phải khoa học, hợp lý và có sự hiểu
biết, kinh nghiệm của kiểm toán viên.
Những lý luận cơ bản về khoản mục Phải thu khách hàng ở chương 1
làm cơ sở khoa học cho việc thực hiện kiểm toán khoản mục Phải thu khách
hàng ở chương 2.
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0630
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU
KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI
CÔNGTYTNHHKIỂM TOÁN VÀTƯ VẤN A&C CHINHÁNHHÀ NỘI
2.1 Tổng quan chung về Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Kiểm toán và Tư vấn (A&C) là Doanh nghiệp Nhà nước được
thành lập theo Quyết định số 140 TC/QĐ/TCCBngày 26 tháng 3 năm 1992,
Quyết định số 107 TC/QĐ/TCCBngày 13 tháng 02 năm 1995 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính và hoạt động theo Giấy phép kinh doanh số 102218 ngày 13
tháng 3 năm 1995 do Ủy ban Kế hoạch Thành phố Hồ Chí Minh cấp.
Công ty Kiểm toán và Tư vấn đã được Bộ Tài chính chọn là một trong
những công ty lớn đầu tiên của Bộ Tài chính tiến hành chuyển đổihình thức
sở hữu từ Doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần theo Quyết định số
1962/QĐ-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Công
ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C) hoạt động theo Giấy phép đăng ký
kinh doanh số 4103001964 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí
Minh cấp ngày 09 tháng 12 năm 2003.
Theo quy định tại Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 và
Nghị định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 của Chính phủ về kiểm toán
độc lập, Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C) đã chính thức chuyển
đổi thành Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) từ ngày 06/02/2007
theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4102047448 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp.
Công ty A&C là một trong những Công ty đầu tiên và đã nhiều năm nay
được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận đủ điều kiện kiểm toán các
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0631
tổ chức niêm yết. Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) hiện nay là
công ty đại diện chính thức tại Việt Nam của Baker Tilly International. Tư
cách thành viên Baker Tilly International của Công ty A&C đã khẳng định vị
thế trên trường quốc tế và là một lợi thế để nâng cao chuyên môn và kinh
nghiệm phục vụ khách hàng.
Giới thiệu về BakerTilly International
BAKER TILLY INTERNATIONAL là Tổ chức quốc tế về kế toán,
kiểm toán và tư vấn kinh doanh chuyên nghiệp được thành lập năm 1987, trụ
sở chính tại số 2 Bloomsbury Street, LondonWC1B3ST Vương quốc Anh với
hệ thống các công ty thành viên tại hơn 110 quốc gia, BAKER TILLY
INTERNATIONAL có thể tập hợp độingũ nhân sự có kinh nghiệm trong hầu
hết mọi lĩnh vực kinh doanh ở hầu hết mọi thị trường trên thế giới từ hơn
2.500 chủ phần hùn và 25.000 nhân viên ở hơn 510 văn phòng để đáp ứng
yêu cầu về dịch vụ của khách hàng. BAKER TILLY INTERNATIONAL luôn
nằm trong vị trí top 10 các tổ chức kiểm toán quốc tế với doanh thu hàng năm
hơn 3 tỉ Dollar Mỹ (xếp hạng 8 hàng năm trong nhóm các tập đoàn kế toán,
kiểm toán và tư vấn kinh doanh hàng đầu thế giới). BAKER TILLY
INTERNATIONAL có quy mô hoạt động rộng và có thể cung cấp các dịch vụ
theo yêu cầu của khách hàng ở mọi quy mô và mọi quốc gia. Thông qua mục
tiêu “Chăm sóc khách hàng toàn cầu”, các công ty thành viên của BAKER
TILLY INTERNATIONAL luôn cố gắng đảm bảo cung cấp dịch vụ chuyên
môn chất lượng cao nhất với cung cách phục vụ chuyên nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0632
2.1.2 Cơ cấutổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán và
Tư vấn A&C
Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C khá gọn
nhẹ, chú trọng chủ yếu vào việc tổ chức các phòng nghiệp vụ, tinh giản bộ
máy hành chính, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0633
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư
vấn A&C
Dựa trên mô hình của Công ty, Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và
tư vấn A&C tại Hà Nội cũng tổ chức mô hình quản lý tương tự như sau:
Hội đồng thành viên
Ban Tổng Giám Đốc
Chi nhánh Hà Nội (Gồm bộ
phận Kiểm toán BCTC, Bộ
phận Tư vấn và Bộ phận Kiểm
toán Đầu tư XDCB)
Chi nhánh tại Nha Trang
Công ty TNHH Kế toán và Tư
vấn Đồng Khởi
Công ty TNHH Thẩm Định
và Tư vấn Việt
BP. Thư Ký Phiên Dịch
Phòng Kế Toán
Phòng Quản Trị Tổng Hợp 6 Phòng Kiểm toán BCTC
Phòng Tư vấn
2 Phòng Kiểm toán XDCB
Chi nhánh Cần Thơ
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0634
Sơ đồ 2.2: Bộ máy tổ chức của Chi nhánh A&C tại Hà Nội
P
Ban Giám đốc Chi nhánh: Ban Giám đốc Chi nhánh Công ty TNHH
Kiểm toán và tư vấn A&C tại Hà Nội gồm Giám đốc chi nhánh là ông
Nguyễn Hoàng Đức và Phó giám đốc bà Nguyễn Thị Tư và ông Phạm Quang
Huy. Ban giám đốc chịu trách nhiệm điều hành chỉ đạo mọi hoạt động của
Chi nhánh. Giám đốc chi nhánh đồng thời làm Phó tổng Giám Đốc Công ty.
Phòng Quản trị tổng hợp: thực hiện các công việc về nhận sự, hành
chính, phiên dịch, văn thư, tin học, lái xe, bảo vệ.
Bộ phận Kế toán: được tổ chức gọn nhẹ, với các nhân viên kế toán thực
hiện công việc ghi chép toàn bộ hoạt động của Chi nhánh và định kì gửi báo
cáo thu chi về Công ty.
Các bộ phận nghiệp vụ: Chi nhánh A&C Hà Nội hiện nay có 5 phòng
nghiệp vụ, gồm bộ phận Kiểm toán Báo cáo Tài chính, Bộ phận Kiểm toán
Đầu tư-XDCB, và Bộ phận Tư vấn. Giống như tên gọi, Bộ phận kiểm toán
báo cáo tài chính chủ yếu thực hiện công việc Kiểm toán các báo cáo tài chính
Ban giám đốc chi nhánh
Phòng
Quản trị -
Tổng hợp
Bộ phận
Kế toán
Bộ phận
kiểm toán
Báo cáo tài
chính
Bộ phận
Tư vấn
Bộ phận
kiểm toán
Đầu tư
XDCB
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0635
khách hàng, Bộ phận Kiểm toán Đầu tư-XDCB chủ yếu thực hiện kiểm toán
báo cáo quyết toán xây dựng cơ bản, thẩm định đầu tư, Bộ phận Tư vấn được
thành lập năm 2012, có nhiệm vụ thực hiện công việc tư vấn tài chính, quản
trị doanh nghiệp, … nhưng hiện nay vẫn đang thực hiện Kiểm toán Báo cáo
Tài chính là chủ yếu (khoảng 70% khối lượng công việc của phòng).
2.1.3 Đặc điểm hoạt động của công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn
A&C
2.1.3.1 Các dịch vụ mà Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C
cung cấp
- Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính
- Dịch vụ thẩm định kiểm toán đầu tư và xây dựng cơ bản
- Dịch vụ quản lý dự án
- Dịch vụ tư vấn
- Dịch vụ kế toán
- Dịch vụ đào tạo và huấn luyện
- Các dịch vụ khác
2.1.3.2 Thị trường và khách hàng của Công ty TNHH kiểm toán và
tư vấn A&C
Từ tháng 01 năm 2004 đến tháng 4 năm 2010, A&C là thành viên chính
thức của HLB International - Tổ chức kế toán, kiểm toán và tư vấn quốc tế có
trụ sở tại Vương quốc Anh. Từ tháng 5 năm 2010, A&C là thành viên chính
thức của Tập đoàn Kiểm toán quốc tế Baker Tilly International, một trong tám
Tập đoàn kiểm toán lớn trên thế giới, có trụ sở chính tại số 2 Blomsbury
Street, London WC1B3ST , Vương quốc Anh.
- A&C đã và đang phục vụ hơn 1.500 khách hàng hoạt động trong nhiều
lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.Thành quả đạt được xuất phát từ những nỗ
lực phấn đấu không ngừng của tập thể A&C, nhất là xây dựng được lòng tin
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0636
và sự hài lòng của khách hàng qua các hợp đồng dịch vụ đã thực hiện. A&C
hiểu rằng để có thể đảm bảo chất lượng các dịch vụ đòi hỏi mọi thành viên
phải liên tục tích lũy kinh nghiệm và phát triển vững chắc năng lực chuyên
môn. Khách hàng của A&C bao gồm:
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh
doanh hoạt động theo Luật đầu tư và Luật Doanh nghiệp Việt Nam.
- Các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động
trên các lĩnh vực sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ, khách sạn, ngân
hàng, giao thông vận tải, dầu khí, ...
- Các cơ quan, tổ chức quốc tế và trong nước, các văn phòng đại diện và
cá nhân có nhu cầu cung cấp dịch vụ.
- Các dự án có nguồn vốn tài trợ từ Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát
triển Châu Á, Cộng đồng Châu Âu và các Tổ chức phi chính phủ.
2.1.3.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH
Kiểm toán và Tư Vấn A&C
Về kết quả hoạt động kinh doanh qua 24 năm xây dựng và phát triển,
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C đã cung cấp các dịch vụ tư vấn tài
chính, kế toán, kiểm toán, tư vấn thuế… cho khách hàng trên khắp cả nước
với doanh thu tăng trưởng không ngừng. Trong các loại hình dịch vụ, kiểm
toán luôn là dịch vụ đem lại doanh thu cao nhất cho Công ty. Lợi nhuận của
Công ty cũng tăng tương đối ổn định qua các năm.
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0637
Bảng 2.1: Doanh thu và Lợi nhuận của Công ty 3 năm gần đây
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Doanh thu (đ) 105.445.674.070 114.772.332.460 116.433.424.985
Lợi nhuận sau thuế (đ) 1.241.342.830 1.164.971.055 2.155.244.139
2.2 Quy trình chung Kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH
Kiểm toán và Tư vấn A&C
2.2.1 Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính chung
Để đảm bảo chất lượng cho các cuộc kiểm toán đồng nghĩa với việc
giảm thiểu tối đa các rủi ro có khả năng xảy ra thì A&C Chi nhánh Hà Nội đã
xây dựng cho mình một quy trình kiểm toán phù hợp với quy trình chung của
Công ty.
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0638
Sơ đồ 2.3 : Quy trình kiểm toán tại Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán
và Tư vấn A&C Hà Nội
Giai đoạn 1 : Khảo sát, tìm hiểu và chấp nhận khách hàng.
Giai đoạn này giúp cho các KTV thu thập và nắm bắt được những thông
tin sơ bộ về lĩnh vực hoạt động, loại hình Doanh nghiệp, hình thức sở hữu,
công nghệ sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý và thực tiễn tiễn hoạt động của
đơn vị. Trên cơ sở đó, KTV đánh giá khả năng có thể thu thập được những
hiểu biết cần thiết về tình hình kinh doanh của khách hàng cũng như rủi ro
kinh doanh của đơn vị.
Cách thực hiện: thông tin thu thập nhằm đánh giá rủi ro có thể thông qua
việc trao đổi trực tiếp với ban lãnh đạo của khách hàng, trên các phương tiện
Khảo sát, chấp nhận khách hàng
Ký hợp đồng và Lập kế hoạch kiểm toán
Chứng kiến kiểm kê
(Quỹ + HTK + TSCĐ nếu có)
Thực hiện kiểm toán tại khách hàng
Tổng hợp, lập Báo cáo Kiểm toán
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0639
thông tin đại chúng hoặc các nguồn thông tin khác mà chúng ta có thể tiếp
cận. Các thông tin cần tìm hiểu như sau:
- Tính chính trực của Ban lãnh đạo khách hàng
- Cơ cấu tổ chức quản lý
- Hoạt động và môi trường kinh doanh
- Kết quả tài chính
- Hoạt động kiểm toán
- Các mối quan hệ kinh doanh và các bên liên quan
- Kiến thức và kinh nghiệm về khách hàng
- Khả năng cố ý trình bày sai lệch báo cáo tài chính
Các bằng chứng có được thông qua việc tìm hiểu các thông tin trên cho
phép chúng ta xác định các rủi ro có thể phát sinh trong trường hợp cung cấp
dịch vụ cho khách hàng. Sau khi đánh giá các rủi ro này có thể gặp phải, Ban
giám đốc sẽ quyết định có ký hợp đồng kiểm toán chấp nhận khách hàng mới
hay duy trì khách hàng cũ hay không?
Để đảm bảo giữ vững được uy tín của công ty cũng như đạo đức nghề
nghiệp kiểm toán, kiểm toán yêu cầu KTV phải độc lập với khách hàng kiểm
toán. Tất cả các thành viên trong nhóm kiểm toán phải ký cam kết trước khi
tham gia vào nhóm kiểm toán nhằm đảm bảo sự cam kết về tính độc lập của
mình. Tính độc lập cần phải được cập nhật trong suốt quá trình thực hiện và
hoàn thành cuộc kiểm toán nếu có sự thay đổi về nhân sự có thể làm ảnh
hưởng trọng yếu đến những đánh giá ban đầu về tính độc lập của các thành
viên trong nhóm kiểm toán và công ty.
Sau khi hợp đồng được ký kết, BGĐ sẽ phân công hợp đồng kiểm toán
đó về bộ phận phù hợp nhằm đảm bảo phục vụ khách vụ khách hàng tốt nhất
cũng như đồng đều khối lượng công việc giữa các bộ phận.
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0640
Giai đoạn 2 : Lập kế hoạch kiểm toán.
Kế hoạch kiểm toán là những định hướng và những công việc dự kiến
phải làm trong quá trình kiểm toán, đồng thời kế hoạch kiểm toán cũng chỉ ra
những điều kiện cần thiết để thực hiện một cuộc kiểm toán được sắp xếp theo
một trình tự cụ thể nhất định.
Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán:
Phát triển một kế hoạch kiểm toán phù hợp theo yêu cầu của các chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam để đưa ra một phương pháp thu thập bằng chứng
kiểm toán đầy đủ và đáng tin cậy giúp cho việc hình thành ý kiến kiểm toán.
Cung cấp dịch vụ có chất lượng và giảm thiểu rủi ro kiểm toán
Thực hiện kiểm toán tiết kiệm chi phí nhất
Kế hoạch kiểm toán được lập sau khi công ty tổ chức cuộc họp ký kết
hợp đồng với khách hàng và cần bao gồm những vấn đề chính sau:
a. Xác định nhóm KTV thực hiện cuộc kiểm toán: Do trưởng bộ phận
quyết định, tùy thuộc vào quy mô cũng như đặc điểm kinh doanh của khách
hàng và mức độ phức tạp cũng như mức độ rủi ro kiểm toán, nhóm kiểm toán
có thể từ 3 đến 6 thành viên.
b. Thời gian thực hiện cuộc Kiểm toán bao gồm thời gian Kiểm toán tại
khách hàng, thời gian tổng hợp và thời gian phát hành báo cáo chính thức.
Để tập trung sức lực đối với các vùng có rủi ro cao, chúng ta sẽ sử
dụng bảng sau:
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0641
Thời gian phân bổ cho từng vùng (được sửa đổi cho từng cuộc kiểm
toán):
 Lập kế hoạch / Planning: 20%
 Góc 1: 35% (tập trung vào kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ,
thực hiện thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết số dư)
 Góc 2: 5% (tập trung vào các xác nhận độc lập và kiểm tra chi
tiết số dư)
 Góc 3: 15% (tập trung vào kiểm tra chi tiết số dư, các xác nhận
độc lập và thực hiện thủ tục phân tích)
 Góc 4: 5% hoặc ít hơn (tập trung vào các xác nhận độc lập)
 Hoàn tất: 20 %
c. Những nhận định ban đầu về chi phí kiểm toán và phương tiện làm
việc;
d. Thu thập thông tin cơ sở liên quan đến khách hàng;
e. Đánh giá trọng yếu, rủi ro kiểm toán;
Các phần kiểm toán / Audit sections:
-
-
Rủi ro cao
High risk
Rủi ro thấp
Low risk
Giátrị lớn
Large value
Giá trị nhỏ
Small value
1
2
3
4
Các phần kiểm toán / Audit sections:  Các phần kiểm toán / Audit sections
Các phần kiểm toán / Audit sections:
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0642
Quy trình xác định mức trọng yếu:
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 – Mức trọng yếu trong lập
kế hoạch và thực hiện kiểm toán
Trọng yếu: Là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông
tin (một số liệu kế toán) trong báo cáo tài chính. Thông tin được coi là trọng
yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin
đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài
chính.
Mức trọng yếu: Là một mức giá trị do kiểm toán viên xác định tùy thuộc
vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay sai sót được đánh giá trong
hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ
không phải là nội dung của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông
tin phải được xem xét cả trên phương diện định lượng và định tính.
Tại công ty kiểm toán A&C, mức trọng yếu được Trưởng nhóm kiểm
toán/ Giám đốc kiểm toán ước tính tại giai đoạn lập kế hoạch bằng việc tham
khảo thông tin hiện có mới nhất và được cập nhật ngay khi BCTC năm hiện
tại đã hoàn tất. Mức trọng yếu là một quá trình xét đoán. Lưu tài liệu về quá
trình suy xét và xét đoán quan trọng hơn là các ghi chép đơn giản về con số.
Ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán việc xác định mức trọng yếu tổng thể
cho BCTC( I) dựa trên 1 trong 4 phương pháp sau:
+ 1 % đến 2 % tổng tài sản [A; B]
+ 1 % đến 2 % tổng tài sản thuần (Tài sản thuần = Tổng tài sản – Nợ
phải trả) [C;D]
+ 0,5 % đến 1 % doanh thu thuần (Doanh thu thuần= Doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ– Các khoản giảm trừ doanh thu) [E;F]
+ 5 % đến 10 % lợi nhuận trước thuế (Lợi nhuận trước thuế trước khi trừ
các khoản tiền lương, thưởng bất thường) [G;H]
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0643
Tuy nhiên, KTV sử dụng chỉ tiêu mức trọng yếu kiểm toán thực hiện.
Mức trọng yếu thực hiện là một mức giá trị hoặc các mức giá trị do kiểm toán
viên xác định ở mức thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài
chính nhằm giảm khả năng sai sót tới một mức độ thấp hợp lý để tổng hợp
ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh và không được phát hiện
không vượt quá mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính.
Tỷ lệ mức trọng yếu thực hiện trên mức trọng yếu tổng thể (a): Từ 50%
đến 75% , thông thường chọn tỷ lệ là 75 %
Mức trọng yếu thực hiện (PM): PM= I* a
Ngưỡng sai sótcó thể bỏ qua (x): x= 4 %* PM
Mặc dù đã có sự hướng dẫn cụ thể nhưng việc ước lượng PM chỉ mang
tính chất chủ quan rất lớn của KTV. Đồng thời, ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm
toán, KTV chưa thể dự đoán được tất cả các trường hợp có thể ảnh hưởng tới
sự đánh giá của KTV về mức trọng yếu. Do đó, giai đoạn thực hiện kiểm
toán, KTV căn cứ vào tình hình thực tế công việc kiểm toán mà có thể thay
đổi mức trọng yếu thực hiện (PM) cho phù hợp và PM cũng phải được xem
xét lại khi kết thúc kiểm toán.
KTV phải giải trình được: các lý do cho việc lựa chọn mức trọng yếu:
+ Tại sao lại chọn tiêu chí này?
+ Tỷ lệ % trên tiêu chí này?
+ Tại sao lại chọn tỷ lệ % này?
- Nếu như chênh lệch giữa mức trọng yếu năm nay và năm ngoái lớn:
KTV phải có trách nhiệm giải trình.
- Trong một số trường hợp, KTV còn phải xác định mức trọng yếu áp
dụng riêng cho các giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh, cụ thể
như sau:
Các giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh được áp dụng
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0644
Lý do áp dụng mức trọng yếu riêng
Tiêu chí được chọn để ước tính mức trọng yếu
Lý do chọn tiêu chí này
Mức trọng yếu được chọn
- Lưu ý: Mức trọng yếu (I) nên nằm trong khoảng giữa A và H. Không
sử dụng G & H nếu lợi nhuận bị bóp méo. Các nhân tố khác nên được sử
dụng nếu xét thấy phù hợp hơn. Ví dụ như:
+ Đối với các khách thể kiểm toán là các đơn vị phi lợi nhuận, lúc này
thì lợi nhuận trước thuế không thể hiện được quy mô của đơn vị, do vậy, cơ
sở để xác định I có thể là tài sản hoặc doanh thu.
+ Đốivới các đơnvịmới đivào hoạtđộngkinh doanhhoặccác đơn vị đang
đứngtrước nguycơ phásản, thì tàisảnhay tài sảnthuần là cơ sở đểxác định I bởi
vì các đơn vị mới đi vào hoạt động chưa có doanh thu, chưa có lợi nhuận.
+ Đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán , cơ sở xác
định I thường là lợi nhuận trước thuế vì đó là chỉ tiêu được đông đảo người
quan tâm, đặc biệt là cổ đông của công ty.
Trong trường hợp chưa có số liệu năm nay, mức trọng yếu tại giai đoạn
lập kế hoạch kiểm toán nên dựa vào mức trọng yếu năm trước.
 Quy trình đánh giá rủi ro, chọn mẫu:
Rủi ro tiềm tàng: khả năng một cơ sở dẫn liệu có sai sót trọng yếu khi
tính riêng rẽ hoặc tính gộp với các sai sót khác giả định không có hệ thống
kiểm soát nội bộ liên quan. Rủi ro tiềm tàng phải được đánh giá là cao khi:
- Có các bút toán điều chỉnh liên quan đến tài khoản này trong các năm trước
- Có các gian lận được tìm thấy trong các đợt kiểm toán trước
- Có sự thay đổi về kế toán trưởng và nhân viên kế toán phụ trách tài khoản
- Nhân viên kế toán không có trình độ và kinh nghiệm liên quan đến số dư
tài khoản/loại nghiệp vụ
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0645
- Tài khoản có liên quan đến các ước tính kế toán phức tạp
- Tài sản dễ bị mất mát hay biển thủ .
- Rủi ro phân tích (thành phần của rủi ro phát hiện): là các thủ tục phân tích
được sử dụng như là các thủ tục kiểm tra chi tiết không phát hiện được các
sai sót trọng yếu.
- Rủi ro kiểm soát: là rủi ro mà các sai sót trọng yếu có thể xảy ra trong một
cơ sở dẫn liệu, các sai sót này có thể là trong yếu khi tính riêng rẽ hoặc
tính gộp với các sai sót khác, sẽ không bị ngăn chặn và sửa chữa đúng thời
điểm bởi hệ thống kiểm soát nội bộ.
Tại A&C, để đưa ra kết luận sơ bộ về mức độ rủi ro của các vùng kiểm
toán, xem xét các yếu tố làm giảm rủi ro và khoảng cách mẫu có thể được áp
dụng khi quyết định cỡ mẫu, trong từng vùng kiểm toán, các KTV đánh giá và
ghi nhận rủi ro (cao, trung bình hoặc thấp) và xem xét hệ số rủi ro được áp
dụng trong trường hợp sử dụng mẫu thống kê.
Trong đó: Khoảng cách mẫu: được xác định theo công thức: Mức trọng
yếu / Hệ số rủi ro.
 Phương pháp kiểm toán đối với rủi ro được đánh giá
- Ghi chép các rủi ro đã được xác định về sai sót trọng yếu đối với toàn
bộ BCTC và đối với từng cơ sở dẫn liệu cho từng loại nghiệp vụ, số dư và
công bố. Ngoài ra nó cũng ghi nhận các rủi ro quan trọng yêu cầu phải có sự
quan tâm đặc biệt và các rủi ro mà chỉ thực hiện kiểm tra chi tiết chứng từ sẽ
không cung cấp bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp.
- Ghi chép phương pháp kiểm toán đối với từng rủi ro được đánh giá.
f. Xem xét sự giúp đỡ của các chuyên gia (nếu cần);
g. Xem xét tính hoạt động liên tục của khách hàng;
h. Lập chương trình kiểm toán.
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0646
Kế hoạch Kiểm toán được thực hiện xong thì KTV sẽ liên hệ với khách
hàng về thời gian kiểm kê, thời gian thực hiện kiểm toán đồng thời cần gửi
thư trước cho khách hàng danh sách các tài liệu cần cung cấp để khách hàng
chuẩn bị trước nhằm giảm thiểu thời gian và công sức cho KTV.
Giai đoạn 3: Chứng kiến kiểm kê (nếu có).
Trước khi chính thức kiểm toán hoặc trong khi tiến hành kiểm toán, nếu
thấy cần thiết thì KTV có thể yêu cầu khách hàng tiến hành kiểm kê đối với
một số khoản mục cụ thể như kiểm kê tiền mặt tại quỹ, kiểm kê HTK, kiểm
kê TSCĐ để thu thập bằng chứng kiểm toán. Quá trình chứng kiến kiểm kê
được thực hiện qua ba bước cơ bản như sau:
Chuẩn bị kiểm kê:
KTV tiến hành thu thập kế hoạch kiểm kê, phương thức kiểm kê của
khách hàng và các tài liệu cần thiết như danh mục hàng hóa, danh mục
TSCĐ…
Chứng kiến kiểm kê:
KTV quan sát quá trình kiểm kê chứ không trực tiếp tiến hành kiểm kê.
Đối với kiểm kê tiền mặt tại quỹ, KTV xem xét quá trình kiểm kê có chính
xác không? Có đảm bảo kiểm đếm hết 100% tiền trong két không?. Còn đối
với kiểm kê HTK, KTV có thể chọn một số mẫu để tiến hành trực tiếp kiểm
kê cùng đơn vị.
Kết thúc và lập báo cáo kiểm kê:
Sau khi chứng kiến kiểm kê, KTV tiến hành lập báo cáo kiểm kê nêu ý
kiến về cuộc kiểm kê xem kết quả kiểm kê có tin cậy không? Nêu ý kiến về
tình trạng bảo quản tiền hoặc HTK của doanh nghiệp có an toàn không? Thu
thập tài liệu liên quan để lưu hồ sơ kiểm toán.
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0647
Giai đoạn 4: Thực hiện kiểm toán tại đơn vị.
Trước khi tiến hành kiểm toán, đại diện của đơn vị và nhóm kiểm toán
tham gia cuộc họp để thông qua về mục tiêu, nội dung kiểm toán, trách nhiệm
và nghĩa vụ của mỗi bên trong suốt thời gian kiểm toán tại đơn vị.
Trong quá trình kiểm toán, KTV thực hiện đồng bộ các công việc đã đề
cập trong kế hoạch, chương trình kiểm toán. A&C áp dụng phương pháp tiếp
cận kiểm toán theo khoản mục, nên ban đầu trưởng nhóm sẽ phân côngcho các
thành viên các khoản mục mà họ phải chịu trách nhiệm kiểm tra. Trong suốt
quá trình, mỗi thành viên vừa phải hoàn thành công việc của mình, đồng thời
cũng phải liên hệ với các thành viên khác để cùng đối chiếu, kiểm tra các
khoản mục khác có liên quan. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán mà
KTV sử dụng chủ yếu là phỏng vấn, kiểm tra tài liệu, quan sát và lấy xác nhận.
Sau khi hoàn thành xong phần hành của mình, mỗi thành viên đều phải
chuyển lại giấy tờ làm việc cho trưởng nhóm kiểm tra, soát xét và nếu cần sẽ
phải thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung. Cuối đợt kiểm toán, nhóm
Kiểm toán và đại diện đơn vị sẽ họp để trao đổi những vấn đề về kết quả cuộc
kiểm toán. Trong cuộc họp, KTV sẽ chỉ ra những tồn tại của đơn vị và đề xuất
biện pháp xử lý, các điều chỉnh thích hợp để giúp đơn vị hoạt động tốt hơn,
tuân thủ những quy định của cơ quan Nhà nước.
Giai đoạn 5: Tổng hợp, lập báo cáo Kiểm toán.
Trên cơ sở kết quả đã kiểm toán, các bằng chứng thu thập được, KTV
đưa ra ý kiến của mình về từng phần hành. Sau đó, nhóm trưởng nhóm kiểm
toán sẽ tổng hợp, soát xét lại toàn bộ rồi chuyển lên cho Giám đốc kiểm toán/
Chủ nhiệm kiểm toán. Giám đốc kiểm toán/ Chủ nhiệm kiểm toán kiểm tra
nếu thấy báo cáo còn tồn tại vấn đề thì tiếp tục gửi trả lại cho trưởng nhóm
kiểm toán hoàn thiện hoặc gửi lên cho Ban Giám đốc xét duyệt lần cuối để
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0648
gửi cho khách hàng. Đối với một số khách hàng quan trọng, ngoài ba cấp soát
xét trên, BCKT còn được người soát xét độc lập xem xét.
Ngoài BCKT, nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác kế
toán cũng như tình hình kinh doanh tại đơn vị khách hàng, thư quản lý cũng
được phát hành.
2.2.2 Kiểm soátchất lượng hoạt động kiểm toán
Việc kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán được công ty thực hiện xuyên
suốt quá trình Kiểm toán từ giai đoạn chuẩn bị kiểm toán đến khi kết thúc
cuộc kiểm toán.
2.2.2.1 Kiểm soát chung một cuộc kiểm toán.
Công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại Chi nhánh A&C
Hà Nội ngày càng được củng cố và tăng cường. Chi nhánh đã có bộ phận
kiểm soát chất lượng riêng biệt đó là Phòng Phối hợp và Soát xét, tuy nhiên
trong các cuộc kiểm toán cụ thể thì các công việc kiểm soát được thực hiện
trực tiếp do chính nhóm trưởng và Kiểm toán viên điều hành (Trưởng phòng)
thực hiện. Quá trình kiểm soát của bộ phận kiểm soát chất lượng và các cấp
cao hơn như Giám đốc, Phó Giám đốc được thực hiện gián tiếp qua việc soát
xét lại các giấy tờ làm việc, soát xét lại hồ sơ Kiểm toán khi các KTV đã tập
hợp và lưu lại để lập BCKT. Nếu thấy có vấn đề chưa giải quyết thỏa đáng
hoặc có những phần cần thu thập thêm bằng chứng thì khi đó các KTV sẽ
phải trao đổi lại với khách hàng và thu thập thêm các bằng chứng đáng tin cậy
khác nhằm bảo đảm ý kiến đưa ra trong BCKT là trung thực, khách quan và
đáng tin cậy.
2.2.2.2 Kiểm soát chất lượng trong từng giai đoạn cuộc kiểm toán.
 Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán:
Nhóm trưởng đoàn kiểm toán trực tiếp giám sát các KTV và các trợ lý
kiểm toán của nhóm trong việc sử dụng các kỹ thuật để thu thập các thông tin,
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng
SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0649
đặc biệt các thông tin nhằm đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị
được kiểm toán. Ngoài ra, giấy tờ làm việc của từng thành viên cũng được
trưởng nhóm kiểm tra một cách chặt chẽ để đảm bảo thông tin thu được là đầy
đủ, chính xác, cách thức thu thập là đúng quy định, tuân theo đúng chuẩn
mực, đúng quy trình cuộc kiểm toán.
 Trong giai đoạn thực hiện cuộc kiểm toán:
Để tiện cho quá trình kiểm tra, soát xét, nhóm trưởng sẽ căn cứ vào kế
hoạch, chương trình kiểm toán, kinh nghiệm và khả năng chuyên môn của
từng thành viên trong đoàn để phân công công việc cụ thể. Với mỗi nội dung,
nhóm trưởng nêu rõ các phương pháp kiểm toán cần áp dụng và những vấn đề
trọng tâm cần lưu ý trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán.
Do đây là giai đoạn rất quan trọng quyết định đến chất lượng của đợt
kiểm toán cho nên trưởng nhóm phải luôn giám sát tiến độ thực hiện công
việc, các thủ tục kiểm toán và các phương pháp kiểm toán mà các thành viên
áp dụng. Bên cạnh đó cũng phải luôn giám sát việc tuân thủ các chuẩn mực
đạo đức nghề nghiệp và giám sát việc ghi chép giấy tờ của các thành viên.
Mỗi KTV và trợ lý kiểm toán cũng phải luôn ý thức kiểm soát công việc của
mình và đồng thời tiến hành những kiểm tra chéo công việc của nhau để tăng
độ tin cậy cho các thông tin được thu thập. Khi có bất kỳ vấn đề gì phát sinh,
các trợ lý kiểm toán không được tự ý giải quyết mà phải thông báo, xin ý kiến
của trưởng nhóm để có phương án xử lý phù hợp.
 Trong giai đoạn kết thúc Kiểm toán:
Khi kết thúc cuộc kiểm toán, trưởng nhóm phải trực tiếp tiến hành tổng
hợp các côngviệc của mỗi thành viên để đảm bảo tính đầy đủ, hợp lí, chínhxác
của kết quả kiểm toán phản ánh trong các biên bản Kiểm toán. Đồng thời,
nhóm trưởng cũng xem xét lại tất cả các bằng chứng kiểm toán, các nhận xét
đánh giá của các KTV để đảm bảo tính chính xác và thống nhất các kết quả đó.
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C

More Related Content

What's hot

Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, 9đ - Gửi miễn ph...Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, 9đ - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...Nguyễn Công Huy
 
Tóm tắt bước 1 và 3 của quá trình kiểm toán
Tóm tắt bước 1 và 3 của  quá trình kiểm toánTóm tắt bước 1 và 3 của  quá trình kiểm toán
Tóm tắt bước 1 và 3 của quá trình kiểm toánPhahamy Phahamy
 
Slide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán ataxSlide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán ataxNguyễn Công Huy
 
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHKIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHNguyễn Công Huy
 
Thực trạng kiểm toán chu trình mua hàng nợ phải trả người bán của công ty t...
Thực trạng kiểm toán chu trình mua hàng   nợ phải trả người bán của công ty t...Thực trạng kiểm toán chu trình mua hàng   nợ phải trả người bán của công ty t...
Thực trạng kiểm toán chu trình mua hàng nợ phải trả người bán của công ty t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016tuan nguyen
 
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...Nguyễn Công Huy
 
khoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.dockhoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.docNguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...Chinh Do
 
Kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán
Kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bánKiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán
Kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bántrungan88
 
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...
Đề tài  Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...Đề tài  Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...
Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, 9đ - Gửi miễn ph...Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, 9đ - Gửi miễn ph...
 
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
 
Tóm tắt bước 1 và 3 của quá trình kiểm toán
Tóm tắt bước 1 và 3 của  quá trình kiểm toánTóm tắt bước 1 và 3 của  quá trình kiểm toán
Tóm tắt bước 1 và 3 của quá trình kiểm toán
 
Slide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán ataxSlide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán atax
 
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHKIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
 
Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán, 9đ
Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán, 9đQuy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán, 9đ
Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán, 9đ
 
Thực trạng kiểm toán chu trình mua hàng nợ phải trả người bán của công ty t...
Thực trạng kiểm toán chu trình mua hàng   nợ phải trả người bán của công ty t...Thực trạng kiểm toán chu trình mua hàng   nợ phải trả người bán của công ty t...
Thực trạng kiểm toán chu trình mua hàng nợ phải trả người bán của công ty t...
 
Quy trình kiểm toán Tài sản cố định tại Công ty kiểm toán, HAY
Quy trình kiểm toán Tài sản cố định tại Công ty kiểm toán, HAYQuy trình kiểm toán Tài sản cố định tại Công ty kiểm toán, HAY
Quy trình kiểm toán Tài sản cố định tại Công ty kiểm toán, HAY
 
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...
 
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
 
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lương
Đề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lươngĐề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lương
Đề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lương
 
khoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.dockhoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.doc
 
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
 
Kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán
Kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bánKiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán
Kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán
 
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...
 
Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...
Đề tài  Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...Đề tài  Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...
Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...
 
Kiểm toán hàng tồn kho
Kiểm toán hàng tồn khoKiểm toán hàng tồn kho
Kiểm toán hàng tồn kho
 
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toánBáo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
 
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chínhĐề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chính
 

Similar to Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆPLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆPthanhmai1711
 
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTCVỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTCNguyễn Công Huy
 
Đề tài Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo ta...
Đề tài  Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo ta...Đề tài  Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo ta...
Đề tài Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo ta...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
bao cao tot nghiep kiem toan.doc
bao cao tot nghiep kiem toan.docbao cao tot nghiep kiem toan.doc
bao cao tot nghiep kiem toan.docNguyễn Công Huy
 
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...Nguyễn Công Huy
 
Bai
BaiBai
Baian92
 
Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...
Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...
Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...Nguyễn Công Huy
 
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG, PHẢI TRẢ NHÀ CUN...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG, PHẢI TRẢ NHÀ CUN...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG, PHẢI TRẢ NHÀ CUN...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG, PHẢI TRẢ NHÀ CUN...OnTimeVitThu
 
Đề tài : XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...
Đề tài :  XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...Đề tài :  XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...
Đề tài : XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...Nguyễn Công Huy
 
Lap ke hoach_kiem_toan_deloitte
Lap ke hoach_kiem_toan_deloitteLap ke hoach_kiem_toan_deloitte
Lap ke hoach_kiem_toan_deloittePhuong Nt
 
Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty T...
Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty T...Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty T...
Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty T...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C (20)

Đề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASCĐề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASC
 
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty vật tư, HOT
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty vật tư, HOTĐề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty vật tư, HOT
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty vật tư, HOT
 
Nophaitra
NophaitraNophaitra
Nophaitra
 
Đề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đĐề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đ
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆPLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
 
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty Kiểm toán VACO, HAY
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty Kiểm toán VACO, HAYĐề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty Kiểm toán VACO, HAY
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty Kiểm toán VACO, HAY
 
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTCVỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
 
Đề tài Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo ta...
Đề tài  Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo ta...Đề tài  Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo ta...
Đề tài Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo ta...
 
Đề tài: Lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Thanh Biên
Đề tài: Lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Thanh BiênĐề tài: Lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Thanh Biên
Đề tài: Lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Thanh Biên
 
bao cao tot nghiep kiem toan.doc
bao cao tot nghiep kiem toan.docbao cao tot nghiep kiem toan.doc
bao cao tot nghiep kiem toan.doc
 
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...
 
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNTQuy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
Quy trình kiểm toán chu kỳ Bán hàng tại Công ty kiểm toán PNT
 
Bai
BaiBai
Bai
 
Luận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAY
Luận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAYLuận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAY
Luận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAY
 
Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...
Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...
Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...
 
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG, PHẢI TRẢ NHÀ CUN...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG, PHẢI TRẢ NHÀ CUN...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG, PHẢI TRẢ NHÀ CUN...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG, PHẢI TRẢ NHÀ CUN...
 
Đề tài : XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...
Đề tài :  XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...Đề tài :  XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...
Đề tài : XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...
 
Lap ke hoach_kiem_toan_deloitte
Lap ke hoach_kiem_toan_deloitteLap ke hoach_kiem_toan_deloitte
Lap ke hoach_kiem_toan_deloitte
 
Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty T...
Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty T...Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty T...
Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty T...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 

Recently uploaded (19)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 

Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C

  • 1. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.06i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Sinh viên Lương NhấtVũ
  • 2. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.06ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nội dung 1 A&C Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn A&C 2 BCTC Báo cáo tài chính 3 BCKT Báo cáo Kiểm toán 4 BGĐ Ban Giám đốc 5 BTC Bộ Tài chính 6 CKTM Chiết khấu thương mại 7 GGHB Giảm giá hàng bán 8 HĐQT Hội đồng quản trị 9 HTK Hàng tồn kho 10 HTKSNB Hệ thống Kiểm soát nội bộ 11 KSNB Kiểm soát nội bộ 12 KTV Kiểm toán viên 13 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 14 TSCĐ Tài sản cố định 15 VSA Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 16 RRTT Rủi ro tiềm tàng 17 RRKS Rủi ro kiểm soát 18 GTLV Giấy tờ làm việc 19 CSDL Cơ sở dẫn liệu
  • 3. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.06iii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1: Kế toán phải thu của khách hàng Bảng 1.1 Chỉ tiêu đánh giá mức độ trọng yếu Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C Sơ đồ 2.2: Bộ máy tổ chức của Chi nhánh A&C tại Hà Nội Bảng 2.1: Doanh thu và Lợi nhuận của Công ty 3 năm gần đây Sơ đồ 2.3 : Quy trình kiểm toán tại Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C Hà Nội Bảng 2.2 TríchGTLV 5.03 - Các thay đổi so với năm trước Bảng 2.3 TríchGTLV 5.03 - Yêu cầu của khách hàng ABC Bảng 2.4 TríchGTLV 5.08 - Thông tin chính về hoạt động kinh doanh của ABC Sơ đồ 2.4 TríchGTLV 5.08 - Sơ đồ tổ chức công ty ABC Bảng 2.5: TríchGTLV 5.05 - Ước lượng mức trọng yếu khi thực hiện kiểm toán tại ABC Bảng 2.6: TríchGTLV 5.10 - Phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục phải thu khách hàng Bảng 2.7: Chương trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng Bảng 2.8 Phân tích đốivới khoản phải thu khách hàng tại công ty ABC Bảng 2.9: TríchGTLV BBn - Xem xét chính sách kế toán Bảng 2.10: Tríchgiấy tờ làm việc BB0 – Biểu tổng hợp Bảng 2.12: TríchGTLV BB1 – Biến động số dư và số ngày thu tiền bình quân Bảng 2.13 Trích GTLV BB4 - Bảng chi tiết công nợ phải thu khách hàng năm 2015 tại ABC
  • 4. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.06iv Bảng 2.14 Trích GTLV BB2.1 - Bảng theo dõithư xác nhận Bảng 2.15: Tríchgiấy tờ làm việc BB2.2 – Kiểm tra thanh toán sau Bảng 2.16: TríchGTLV BB3.1 – Bảng phân tích tuổi nợ Bảng 2.17 Trích GTLV BB6 - Chi tiết công nợ phải thu có gốc ngoại tệ tại ABC Bảng 2.18 Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ phát sinh tại ABC Bảng 2.19: Tríchgiấy làm việc BB10 - Trình bày và phân loại nợ phải thu Bảng 2.20 Trích GTLV 5.06 - Thủ tục phân tích giai đoạn hoàn tất kiểm toán Bảng 3.1: So sánh với thông tin ngành Bảng 3.2: Bảng câu hỏi đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng
  • 5. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.061 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu của nền kinh tế nước ta hiện nay, việc doanh nghiệp và các bên liên quan cần sử dụng thông tin tài chính để đưa ra các quyết định kinh doanh ngày càng trở nên quen thuộc, cần thiết. Tuy nhiên vì một số lý do, cả khách quan lẫn chủ quan mà đôikhi các thông tin tài chính được đưara chưa phản ảnh trung thực, hợp lý tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp cũng như được lập và trình bày chưa đúng với các quy định hiện hành. Điều này đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển nhanh chóng của kiểm toán báo cáo tài chính. Với vai trò là bên thứ 3 độc lập, các kiểm toán viên đưa ra ý kiến về tính trung thực hợp lý của báo cáo tài chính cũng như tư vấn cho đơn vị khách hàng có những điều chỉnh phù hợp. Trong kiểm toán báo cáo tài chính, thông tin về Các khoản phải thu của khách hàng đặc biệt được quan tâm bởi nó là một trong những điểm trọng yếu trên báo cáo kết quả kinh doanh. Đây là cơ sở để tiến hành xác định lỗ, lãi trong kỳ của doanh nghiệp, nó cũng là nhân tố quan trọng trong việc xác định các nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước. Vì vậy kiểm toán Các khoản phải thu của khách hàng là một trong những phần hành chủ yếu trong kiểm toán BCTC. Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm toán Các khoản phải thu của khách hàng trong quá trình thực tập kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C chi nhánh Hà Nội, bên cạnh việc tìm hiểu chung về hoạt động kiểm toán của công ty, em đã đi sâu tìm hiểu công tác kiểm toán khoản mục Các khoản phải thu của khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chình do công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C chi nhánh Hà Nội thực hiện và em đã quyết định lựa chọn đề tài luận văn : “Kiểm toán các khoản phải thu
  • 6. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.062 khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội thực hiện”.. Mục đích nghiên cứu đề tài Thông qua việc nghiên cứu đề tài này , em mong muốn đạt được những hiểu biết sâu hơn về thực tế quy trình kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng nói riêng và kiểm toán BCTC nói chung. Bên cạnh đó, em cũng mong muốn đưa ra những ưu điểm, hạn chế và đề ra phương hướng nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C chi nhánh Hà Nội như một lời cảm ơn đối với những anh chị đã tận tình chỉ dẫn em trong thời gian thực tập. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài  Đối tượng nghiên cứu của đề tài: lý luận về quy trình kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính; xem xét thực tiễn quy trình kiểm toán Các khoản phải thu của khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C chi nhánh Hà Nội.  Phạm vi nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng với tư cách là một bộ phận trong quy trình chung của một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C chi nhánh Hà Nội hiện nay. Phương pháp nghiên cứu đề tài Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của mình, trong luận văn này em đã sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, logic kết hợp với các phương pháp tổng hợp, phân tích, mô tả... để phân tích, đánh giá. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
  • 7. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.063 Chương 1: Lý luận cơ bản về kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính Chương 2: Thực trạng quytrình kiểm toán khoản mụcPhải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C chi nhánh Hà Nội Chương 3: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mụcphải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C Do kinh nghiệm thực tế còn ít và thời gian nghiên cứu có hạn nên Chuyên đề thực tập của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến nhận xét của thầy cô giáo, đặc biệt là giảng viên hướng dẫn PGS-TS.Phạm Tiến Hưng và các anh chị kiểm toán viên tại Chi nhánh A&C tại Hà Nội để em có thể hoàn thiện tốt hơn bài Chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn!
  • 8. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.064 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1 Khái quát chung về Khoản mục Phải thu khách hàng 1.1.1 Khái niệm về khoản mục Phải thu khách hàng Hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN luôn luôn diễn ra trong mối quan hệ mật thiết với hoạt động của các DN khác, các tổ chức, cá nhân và các Cơ quan quản lý Nhà nước. Mối quan hệ này tồn tại một cách tất yếu và khách quan, làm phát sinh các khoản phải thu, trong đó có khoản phải thu khách hàng thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu các khoản phải thu. Các khoản phải thu là một bộ phận thuộc tài sản của DN đang bị các đơn vị và các cá nhân khác chiếm dụng mà DN có trách nhiệm phải thu hồi; bao gồm: • Các khoản phải thu của khách hàng. • Các khoản thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ • Các khoản phải thu nội bộ • Các khoản tạm ứng cho công, nhân viên • Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ. Phải thu khách hàng phản ánh quan hệ thanh toán giữa DN với khách hàng phát sinh chủ yếu trong quá trình bán sản phẩm, vật tư, hàng hóa, cung cấp lao vụ, dịch vụ, bàn giao thanh toán khối lượng thi công mà khách hàng đã nhận của DN nhưng chưa thanh toán tiền. 1.1.2 Công tác hạch toán kế toán khoản mục Phải thu khách hàng  Hệ thống chứng từ, sổ sách sử dụng trong hạch toán các khoản phải thu khách hàng: - Sổ chi tiết theo dõi công nợ phải thu đối với từng khách hàng cụ thể. - Sổ cái tài khoản phải thu khách hàng.
  • 9. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.065 - Bảng tổng hợp phải thu khách hàng. - Bảng phân tích tuổi nợ. - Sổ chi tiết theo dõi các khoản dự phòng phải thu khó đòi. - Sổ cái tài khoản dự phòng phải thu khó đòi. - Các sổ sách có liên quan khác. Cuối kỳ, kế toán tiến hành lập bảng đối chiếu công nợ gửi đến khách hàng để phát hiện chênh lệch nếu có. Đây là biện pháp bắt buộc nhằm kiểm soát công nợ ở hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. Các chứng từ liên quan đến việc hạch toán các khoản phải thu khách hàng bao gồm: - Hợp đồng kinh tế hoặc yêu cầu mua hàng. - Phiếu xuất kho. - Hóa đơn bán hàng. - Các chứng từ thanh toán như Phiếu thu, Giấy báo Có của Ngân hàng. - Phiếu kế toán (Khi tiến hành trích lập dự phòng). - Các biên bản liên quan đến xóa sổ một khoản nợ khó đòi. Chứng từ sổ sách kế toán được sử dụng đầy đủ, theo dõi khoa học, lưu trữ hợp lý giúp cho công việc kiểm toán được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.  Trình tự hạch toán các khoản phải thu khách hàng: Quy trình hạch toán khoản phải thu khách hàng phải tuân thủ đúng chế độ, tạo sự thống nhất trong công tác kế toán, dễ hiểu, dễ kiểm tra quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm toán tại đơn vị. Kế toán hạch toán các khoản phải thu khách hàng vào tài khoản 131 “Phải thu khách hàng”. Đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu có liên quan đến khoản phải thu khách hàng theo sơ đồ sau:
  • 10. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.066 Sơ đồ 1.1: Kế toán phải thu của khách hàng Nguồn: http://centax.edu.vn
  • 11. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.067 1.1.3 Đặc điểm khoảnmục Phải thu kháchhàng ảnh hưởng đến công tác kiểm toán Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, theo từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn và ghi chép theo từng lần thanh toán. Do đó, khi tiến hành kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong cuộc kiểm toán BCTC, KTV cần tiến hành thu thập danh sách khách hàng của công ty khách hàng, bảng tổng hợp công nợ phải thu khách hàng theo từng đối tượng, các sổ chi tiết công nợ theo từng khách hàng… Mục đích nhằm chọn mẫu một số khách để thực hiện gửi thư xác nhận về số dư khoản phải thu khách hàng của các đốitượng đó. Trong quá trình kiểm tra chi tiết khoản mục phải thu khách hàng, KTV cần tiến hành kiểm tra các sổ chi tiết theo từng đối tượng. Trong hạch toán chi tiết TK phải thu khách hàng, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng thời hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được. Khi tiến hành kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng, KTV cần thu thập bảng phân tích tuổi nợ của công ty khách hàng hoặc tự lập bảng phân tích tuổi nợ để kiểm tra xem kế toán có thực hiện đúng nguyên tắc thận trọng và thông tư hướng dẫn về trích lập dự phòng đối với các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán. Do đó, khi kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng cần kết hợp kiểm tra khoản trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. TK phải thu khách hàng là TK lưỡng tính, có số dư cả bên nợ và bên có. Chủ yếu có số dư bên nợ - phản ánh số tiền DN còn phải thu khách hàng. Tuy nhiên, trong quan hệ thanh toán với từng khách hàng có thể xuất hiện số dư bên có – phản ánh số tiền DN nhận ứng trước của khách hàng hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu. Vì vậy cuối kỳ kế toán, khi lập BCTC kế toán phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của TK này để ghi chỉ tiêu “phải
  • 12. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.068 thu khách hàng” và “khách hàng trả tiển trước”. Do đó, khi tiến hành kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng, KTV cần kết hợp kiểm tra khoản khách hàng trả tiền trước được trình bày ở phần nguồn vốn trên BCĐKT. Cùng với quá trình phát triền và hội nhập kinh tế, các khoản phải thu khách hàng ngày càng mở rộng cả về số lượng các đối tượng phải thu và quy mô các khoản nợ, tính phức tạp cũng tăng lên, khả năng gian lận cao hơn. Do đó, việc thực hiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng gặp nhiều khó khăn hơn. Phải thu khách hàng là một khoản mục trọng yếu trên BCTC, có mối quan hệ chặt chẽ với các chỉ tiêu khác như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu… Do đó, sự thay đổi về số dư khoản phải thu khách hàng sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên. Do đó, kiểm toán khoản mục này đòi hỏi phải có sự tham chiếu đối với việc kiểm toán các khoản mục liên quan. 1.1.4 Kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đối với khoản mục Phải thu khách hàng Để kiểm soát được các khoản phải thu khách hàng và đảm bảo thu được tiền, các doanh nghiệp phải kiểm soát ngay từ khâu bán hàng thông qua việc xét duyệt bán chịu, theo dõi thanh toán, kiểm soát quá trình thu tiền, xóa nợ đối với các khoản phải thu không có khả năng thu hồi được… Bên cạnh đó cần phải thường xuyên theo dõi các khoản phải thu chi tiết theo từng đối tượng trên các bảng kê công nợ. Cuối kỳ, kế toán cần lập bảng cân đối giữa doanh thu với các khoản đã thu tiền và cac khoản phải thu còn lại; bảng theo dõi các khoản nợ quá hạn…Việc kiểm soát tốt các khoản phải thu khách hàng giúp doanh nghiệp đảm bảo hiệu quả kinh doanh, phát hiện kịp thời được các gian lận nếu xảy ra.
  • 13. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.069 Một số thủ tục kiểm soát các khoản phải thu khách hàng được áp dụng trong doanh nghiệp là: - Xét duyệt các nghiệp vụ bán chịu: Doanh nghiệp đưa ra những quy định, chính sách cụ thể về bán chịu. - Đánh số thứ tự cho các hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho, chứng từ vận chuyển. - Doanh nghiệp có những chính sách cụ thể cho việc thanh toán trước hạn như chiết khấu, kiểm tra, xét duyệt các khoản chiết khấu. - Kế toán theo dõi chi tiết các khoản phải thu theo hợp đồng, đối tượng thu và thời hạn thu, tiến hành đối chiếu số dư các khoản phải thu với khách hàng theo tháng hoặc theo quý một cách đều đặn. - Phân cách nhiệm vụ đối giữa người giữ tiền và kế toán hạch toán các khoản phải thu vào sổ, thực hiện đối chiếu giữa chứng từ gốc bán hàng với ký duyệt phiếu thu tiền. - Doanh nghiệp tổ chức đối chiếu nội bộ về cộng sổ, chuyển sổ. 1.2 Những lý luận cơ bản về kiểm toán khoảnmục Phải thu kháchhàng trong kiểm toán Báo cáo Tàichính 1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoảnmục Phải thu kháchhàng Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 (Ban hành kèm theo thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012 của Bộ Tài chính) có nêu rõ: “Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với báo cáo tài chính, thông qua việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không. Đối với hầu hết các khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung, kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập và trình bày trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh
  • 14. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0610 trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không.” Cụ thể, đối với kiểm toán các khoản phải thu khách hàng cần đạt được các mục tiêu sau: Đối với kiểm toán nghiệp vụ phải thu khách hàng: - Kiểm tra CSDL “tính có thật” (sự phát sinh): nghiệp vụ phải thu khách hàng đã ghi sổ phải thực sự phát sinh và được phê chuẩn đúng đắn. - Kiểm tra CSDL “tính toán, đánh giá” (tính giá): nghiệp vụ phải thu khách hàng đã ghi sổ phải được tính toán, đánh giá đúng đắn và hợp lý. - Kiểm tra CSDL “hạch toán đầy đủ”: nghiệp vụ phải thu khách hàng đã phát sinh trong kỳ phải được hạch toán và ghi sổ kế toán đầy đủ, không trùng hay sót. - Kiểm tra CSDL “phân loại và hạch toán đúng đắn”: các nghiệp vụ phải thu khách hàng phải được phân loại và ghi nhận đúng nguyên tắc kế toán và đúng quan hệ đối ứng TK (vào các sổ kế toán), chính xác về số liệu tương ứng trên chứng từ (đúng đắn). - Kiểm tra CSDL “sự phân loại và hạch toán đúng kỳ”: nghiệp vụ phải thu khách hàng phát sinh phải được hạch toán kịp thời, đảm bảo phát sinh thuộc kỳ nào phải được ghi sổ kế toán của kỳ ấy. Đối với kiểm toán số dư TK phải thu khách hàng: - Kiểm tra CSDL “sự hiện hữu”: các khoản nợ phải thu khách hàng trên sổ kế toán có thực tế đang tồn tại tại thời điểm báo cáo. - Kiểm tra CSDL “quyền và nghĩa vụ”: có đầy đủ bằng chứng xác nhận quyền được thu của đơn vị đối với các tổ chức và cá nhân. - Kiểm tra CSDL “tính toán, đánh giá”: các khoản nợ phải thu khách hàng phải được tính toán, đánh giá đúng đắn, chính xác.
  • 15. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0611 - Kiểm tra CSDL “cộng dồn”: số liệu lũy kế tính dồn trên các sổ chi tiết phải thu khách hàng được xác định đúng đắn, việc kết chuyển số liệu từ các sổ kế toán chi tiết sang sổ kế toán tổng hợp và sổ cái không có sai sót. - Kiểm tra CSDL “trình bày và công bố”: khoản phải thu khách hàng được trình bày trên BCTC phù hợp với quy định của chế độ kế toán và nhất quán với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị. 1.2.2 Căncứ kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng Để có thể có cơ sở đưa ra ý kiến nhận xét về khoản mục phải thu khách hàng, KTV cần dựa vào các nguồn thông tin tài liệu để thu thập các bằng chứng về các quá trình xử lý kế toán đối với các nghiệp vụ liên quan đến khoản mục phải thu khách hàng. Có thể khái quát về các nguồn tài liệu chủ yếu gồm: - Các chính sách, quy chế hay quy định về KSNB đối với khoản mục phải thu khách hàng mà đơn vị đã xây dựng, ban hành và áp dụng trong công tác quản lý và KSNB. Ví dụ: quy định về chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của người hay bộ phận phê chuẩn bán chịu, phê chuẩn tín dụng của DN, chính sách thu hồi nợ phải thu; thông tư 228/2009/TT-BTC về hướng dẫn trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi… - Các BCTC chủ yếu có liên quan, gồm: BCĐKT (các thông tin tài chính như phải thu khách hàng ngắn hạn, dài hạn; người mua trả tiền trước và các thông tin tài chính có liên quan khác: tiền, dự phòng nợ phải thu khó đòi…); BCKQKD (các thông tin tài chính như doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu, giá vốn…); thuyết minh BCTC (thông tin chi tiết về các khoản phải thu ngắn hạn, dài hạn, bảng phân tích tuổi nợ các khoản phải thu…) - Các sổ hạch toán liên quan đến khoản phải thu khách hàng, bao gồm cả sổ hạch toán nghiệp vụ và sổ hạch toán kế toán. Các sổ hạch toán nghiệp vụ chủ yếu và phổ biến như: sổ (thẻ) kho, nhật ký bảo vệ, nhật ký vận
  • 16. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0612 chuyển hàng hóa… Các sổ kế toán chủ yếu gồm hệ thống sổ kế toán tổng hợp và số kế toán chi tiết của các TK liên quan chủ yếu: TK 131, 229, 511, 632, 111, 112… - Các chứng từ kế toán ghi nhận các nghiệp vụ phải thu khách hàng đã phát sinh và làm căn cứ để ghi vào sổ kế toán. Các chứng từ kế toán chủ yếu và phổ biến như: hóa đơn bán hàng (hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn thông thường), hóa đơn vận chuyển, phiếu xuất kho, chứng từ thu tiền hàng (phiếu thu, giấy báo có ngân hàng) … - Tài liệu khác có liên quan như: biên bản đối chiếu công nợ, bảng kê số dư các khoản phải thu khách hàng tại ngày 31/12, hợp đồng thương mại, bảng niêm yết giá… - Các chứng từ liên quan đến việc giảm khoản phải thu khách hàng như: các chứng từ chiết khấu, giảm giá, hàng bán bị trả lại.... 1.2.3 Định hướng kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng Trước hết, KTV cần đánh giá tính hiệu lực của KSNB trong doanh nghiệp. Nếu KSNB của doanh nghiệp không hữu hiệu sẽ dẫn đến việc phê chuẩn bán chịu hàng hóa, dịch vụ cho những khách hàng mang lại rủi ro cao, không kiểm soát được các khoản phải thu, các khoản phải thu quá hạn hoặc không có khả năng thu hồi không được trích lập dự phòng ảnh hưởng đến chi phí, lợi nhuận của công ty. 1.2.4 Saiphạm thường xảy ra đối với kiểm toán khoảnmục Phải thu kháchhàng Những rủi ro và các sai sót thường gặp khi kiểm toán các khoản phải thu khách hàng: - Thứ nhất, doanhnghiệp chưa có quy chế tài chính vê thu hồi công nợ, quy trình phê duyệt bán chịu không đầy đủ, chưa chặt chẽ như chưa có quy định về số nợ tối đa đối với một đối tượng khách hàng, thời hạn thanh toán.
  • 17. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0613 - Thứ hai, tại một số doanh nghiệp chưa có sổ theo dõi chi tiết công nợ theo từng khách hàng hoặc cùng một đối tượng nhưng theo dõi trên nhiều tài khoản dẫn đến bù trừ không cùng đối tượng. Doanh nghiệp chưa thực hiện phân loại các khoản phải thu như phải thu nội bộ, phải thu khác, phải thu tồn lâu ngày… gây khó khăn cho KTV thực hiện kiểm tra. - Thứ ba, tại thời điểm lập BCTC, doanh nghiệp chưa tiến hành xác nhận đối chiếu công nợ hoặc đối chiếu chưa đầy đủ, một số chênh lệch giữa biên bản đối chiếu với sổ kế toán chưa được giải thích rõ nguyên nhân và xử lý kịp thời. - Thứ tư, doanh nghiệp có thể phân loại sai nội dung các khoản phải thu khác vào phải thu khách hàng, không thực hiện phân loại khoản phải thu thương mại và phi thương mại, hạch toán không đúng nội dung kinh tế. - Thứ năm, doanh nghiệp không hạch toán giảm công nợ phải thu trong trường hợp giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại; hoặc nếu có hạch toán giảm nhưng không đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ; ghi nhận tăng các khoản phải thu không phù hợp với doanh thu. - Thứ sáu, doanh nghiệp chưa tiến hành phân tích tuổi nợ đối với các khoản nợ phải thu khách hàng để có kế hoạch thu tiền, các khoản nợ quá hạn chưa được thanh toán. - Thứ bảy, doanh nghiệp không trích lập dự phòng đối với các khoản phải thu khó đòi hoặc đã trích lập nhưng trích thiếu hoặc trích quá tỉ lệ cho phép, hồ sơ lập dự phòng chưa đầy đủ theo quy định (hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác), không thành lập hội đồng xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi. Điều này ảnh hưởng đến việc phản ánh không chính xác giá trị thuần có thể thu hồi được của các khoản phải thu khách hàng trên Bảng Cân đối kế toán.
  • 18. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0614 Bên cạnh đó, còn có một số rủi ro do doanh nghiệp gian lận liên quan đến khoản phải thu khách hàng như: - Một là, kế toán làm giả chứng từ, sổ sách ghi nhận các khoản phải thu ảo để làm đẹp BCTC. - Hai là, kế toán cố tình phân loại sai về thời hạn các khoản phải thu dẫn đến trích lập thiếu khoản dự phòng nợ phải thu, làm giảm chi phí cho doanh nghiệp, tăng lợi nhuận để làm đẹp BCTC. 1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính 1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán khoảnmục Phải thu kháchhàng Trong giai đoạn này, tùy thuộc vào trạng thái của khách thể kiểm toán là khách hàng mới hay là khách hàng hiện tại để Công ty kiểm toán tiến hành xem xét các vấn đề: Thứ nhất, đối với khách hàng mới, các công việc cần làm trong giai đoạn này là: - Tìm hiểu các thông tin chung về khách hàng như Ban Giám đốc, sơ đồ tổ chức, đơn vị trực thuộc, thông tin về hoạt động kinh doanh, thông tin về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ, thông tin về kiểm toán trước đây của khách hàng, các bên liên quan của khách hàng. - Tìm hiểu các thông tin bất lợi liên quan đến khách hàng và ban lãnh đạo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. - Thu thập các yêu cầu của khách hàng như loại hình dịch vụ yêu cầu, thời hạn phát hành báo cáo và các yêu cầu khác. - Xem xét các vấn đề liên quan đến Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C như là: tính độc lập của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C với khách hàng, khả năng cung cấp dịch vụ của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C.
  • 19. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0615 Thứ hai, đối với khách hàng hiện tại của Công ty, công việc cần thực hiện gồm: - Tìm hiểu các thay đổi của khách hàng so với năm trước như hội đồng cổ đông, ban lãnh đạo, các chính sách kế toán, nhân sự… - Các vấn đề lưu ý từ cuộc kiểm toán trước, tình hình thực hiện các diều chỉnh của KTV từ năm trước tại doanh nghiệp. - Tìm hiểu các thông tin bất lợi của doanh nghiệp diễn ra trong năm. - Thu thập các yêu cầu của khách hàng. - Xem xét các vấn đề liên quan đến Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C như là: tính độc lập của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C với khách hàng, khả năng cung cấp dịch vụ của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C. Sau khi thực hiện các đánh giá này, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C sẽ đánh giá mức độ rủi ro của hợp đồng, từ đó đưa ra kết luận chấp nhận khách hàng. Sau khi chấp nhận kiểm toán, Công ty tiến hành lập nhóm kiểm toán thích hợp cho hợp đồng kiểm toán, đảm bảo đạt hiệu quả cuộc kiểm toán và tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán chung được thừa nhận tại Việt Nam. Sau đó công ty tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán. Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán có vai trò quan trọng, chi phối tới chất lượng và hiệu quả chung của toàn bộ cuộc kiểm toán. Giai đoạn này có một số ý nghĩa quan trọng sau: - Kế hoạch kiểm toán giúp KTV thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm cơ sở để đưa ra các ý kiến xác đáng về BCTC, từ đó giúp KTV hạn chế những sai sót, giảm thiểu trách nhiệm pháp lý và nâng cao hiệu quả công việc. - Kế hoạchkiểm toángiúp các KTVphốihợp hiệuquảvới nhau và với các bộ phận liên quan. Đồng thời, KTV có thể tiến hành cuộc kiểm toán theo đúng
  • 20. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0616 chươngtrìnhđãlập vớicác chiphí ở mức hợp lí, tăng cường sức cạnh tranh cho Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C và giữ uy tín với khách hàng. - Kế hoạch kiểm toán phù hợp là căn cứ để A&C tránh xảy ra những bất đồng đối với khách hàng. Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán đã lập, KTV thống nhất với khách hàng về nội dung công việc, thời gian thực hiện cũng như trách nhiệm của mỗi bên. Ngoài ra, căn cứ vào kế hoạch kiểm toán đã được lập KTV có thể kiểm soát và đánh giá chất lượng công việc kiểm toán đã và đang thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng công việc và hiệu quả của cuộc kiểm toán. 1.3.1.1 Thu thập thông tin cơ sở về khách hàng - Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung giúp KTV tìm thấy những thông tin hữu ích về công việc kinh doanh của khách hàng. - Tìm hiểu về ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng để biết được cụ thể hơn về tổ chức và hoạt động của khách thể kiểm toán. KTV có thể tìm hiểu bằng cách trao đổi với các KTV khác đã tiến hành kiểm toán cho khách hàng những năm trước hoặc đã kiểm toán cho khách hàng khác trong cùng ngành nghề kinh doanh hoặc trao đổi trực tiếp với nhân viên, Ban Giám đốc của công ty khách hàng. - Tìmhiểu về hìnhthức hạch toán các khoản phải thu và các loại chứng từ sổ sáchsửdụngtại doanhnghiệp liên quan đếnkhoản mục phải thu khách hàng. - Xem xét chính sách bán hàng của công ty.
  • 21. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0617 1.3.1.2 Xác định mức trọng yếu. Dựa vào nhiều năm kinh nghiệm trên lĩnh vực kiểm toán, công ty đã hướng dẫn đánh giá tính trọng yếu chung dựa vào các chỉ tiêu: lợi nhuận trước thuế, doanh thu thuần, tổng tài sản, tài sản thuần. Mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là lượng tối đa mà KTV tin rằng ở mức đó các khoản mục có thể bị sai nhưng có thể chấp nhận được với toàn bộ BCTC. Bảng 1.1 Chỉ tiêu đánh giá mức độ trọng yếu Chỉ tiêu Mức trọng yếu 1. Lợi nhuận trước thuế 5% - 10% 2. Doanh thu thuần 0.5% - 1% 3. Tổng tài sản 1% - 2% 4. Tài sản thuần 1% - 2% Việc ước lượng ban đầu về mức trọng yếu giúp cho KTV lập kế hoạch thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp. Ngoài ra, việc ước tính trọng yếu ban đầu mang tính chất xét đoán nghề nghiệp của KTV nên ước lượng ban đầu về trọng yếu không cố định mà có thể thay đổi trong suốt cuộc kiểm toán. Sau khi đánh giá mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC, KTV sẽ tiến hành phân bổ mức đánh giá này cho từng khoản mục. 1.3.1.3 Đánh giá về rủi ro, gian lận. Từ bảng hệ thống câu hỏi, KTV xem xét từng nhân tố và ghi nhận các kết quả trao đổi. Nếu nghi ngờ có sai sót do gian lận, KTV cần xem xét các kiểm tra bổ sung. Nhóm kiểm toán thực hiện được yêu cầu duy trì thái độ thận trọng nghề nghiệp trong quá trình kiểm toán. Mỗi thành viên của nhóm nên duy trì suy nghĩ đúng đắn trong suốt quá trình kiểm toán liên quan đến các sai sót trọng yếu có khả năng xảy ra gian lận. KTV cần đánh giá các loại rủi ro kiểm toán sau:
  • 22. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0618 - Rủi ro tiềm tàng: là khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục nợ phải thu khách hàng chứa đựng sai sót trọng yếu. KTV cần dựa vào các yếu tố ảnh hưởng sau để đánh giá loại rủi ro này: + Bản chất kinh doanh của khách hàng; + Tính trung thực của Ban Giám đốc: BGĐ không thể xem là hoàn toàn trung thực trong mọi trường hợp; + Kết quả của lần kiểm toán trước: đối với các khoản mục được phát hiện là có sai phạm trong các lần kiểm toán của năm trước, rủi ro của những khoản mục này sẽ được xác định ở mức cao. + Trong những hợp đồng kiểm toán lần đầu, các KTV thường đánh giá rủi ro tiềm tàng cao hơn so với các hợp đồng dài hạn trước do thiếu hiểu biết và kinh nghiệm về các sai sót của khách hàng. - Rủi ro kiểm soát: là loại rủi ro liên quan đến sự yếu kém của HTKSNB. Rủi ro kiểm soát được các KTV đánh giá đối với từng khoản mục nợ phải thu khách hàng thông qua việc tìm hiểu HTKSNB. Loại rủi ro này luôn có và khó tránh khỏi do những hạn chế của bất kỳ hệ thống kiểm soát nội bộ nào. - Rủi ro phát hiện: là khả năng xảy ra các sai sót hoặc gian lận trên khoản mục phải thu khách hàng mà không được ngăn chặn hay phát hiện bởi KTV trong quá trình kiểm toán. Loại rủi ro này thường xảy ra do ảnh hưởng của các nhân tố sau: + Các bước tiến hành kiểm toán không thích hợp: Điều này hay xảy ra với các KTV mới, thực hiện không hợp lý quy trình kiểm toán; + Phát hiện ra bằng chứng nhưng không nhận diện được sai sót; + KTV hoàn toàn không phát hiện ra sai sótdo có sự thông đồng, nhất trí bên trong doanh nghiệp.
  • 23. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0619 1.3.1.4 Tìm hiểu về hệ thống KSNB của khách hàng. Nghiên cứu HTKSNB của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát là công việc hết sức quan trọng mà KTV cần thực hiện. KTV tìm hiểu HTKSNB trên hai khía cạnh chủ yếu là thiết kế tổ chức kiểm soát nội bộ và tính hoạt động liên tục, có hiệu lực của kiểm soát nội bộ. Để tìm hiểu về HTKSNB đối với các khoản phải thu khách hàng, KTV thu thập thông tin về HTKSNB đối với toàn bộ chu trình bán hàng – thu tiền. HTKSNB phải đảm bảo việc ghi nhận cac khoản phải thu là đúng đắn, trích lập dự phòng đầy đủ, các chính sách tín dụng thương mại được tuân thủ, cuối kỳ tiến hành đối chiếu công nợ đầy đủ. Khoản phải thu khách hàng có mối quan hệ chặt chẽ với chu trình bán hàng và thu tiền. Chu trình này có các chức năng như: + Xử lý đơn đặt hàng của người mua: Doanh nghiệp xem xét để đưa ra quyết định bán qua phiếu tiêu thụ và lập hóa đơn bán hàng; + Xét duyệt bán chịu: Sau khi quyết định bán, doanh nghiệp cần xem xét và quyết định bán chịu một phần hay toàn bộ lô hàng. Trên thực tế, cũng có doanh nghiệp bỏ qua chức năng này làm dẫn tới nợ khó đòi và thậm chí thất thu do khách hàng mất khả năng thanh toán hoặc cố tình không thanh toán do sơ hở trong thỏa thuận ban đầu; + Chuyển giao hàng và lập hóa đơn; + Kế toán xử lý ghi sổ các khoản thu tiền, hàng bán bị trả lại và các khoản bớt giá; + Lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi dựa vào bảng phân tích tuổi nợ đối với các khoản phải thu khách hàng; + Thẩm định và xóa sổ khoản phải thu không thu hồi được. Do khoản phải thu khách hàng có mối quan hệ với doanh thu và thu tiền nên công việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ các khoản phải thu khách
  • 24. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0620 hàng được thể hiện trên giấy tờ làm việc 5.12.6 “Tìm hiểu quy trình kiểm soát nội bộ - Bán hàng, phải thu và thu tiền” Mục tiêu của việc tìm hiểu tìm hiểu quy trình kiểm soát đối với việc bán hàng, ghi nhận nợ phải thu và thu tiền, đánh giá về thiết kế và thực hiện các kiểm soátnội bộ trong việc ngăn chặn, phát hiện các rủi ro có sai sót trọng yếu cũng như nhận biết các điểm yếu nếu có. Một số đặc điểm chung của khách hàng mà KTV cần tìm hiểu và trình bày trên giấy tờ làm việc 5.12.6 như: - Các sản phẩm và dịch vụ chính của khách hàng; - Cơ cấu các loại sản phẩm và dịch vụ trong tổng doanh thu (tỷ lệ % các loại sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu); - Cách thức bán hàng (bán buôn hay bán lẻ); - Thị trường, thị phần và hệ thống phân phốicủa các sản phẩm và dịch vụ; - Loại khách hàng chủ yếu; - Tính thời vụ của hàng hóa và dịch vụ; - Chính sách giá bán; - Điều khoản thanh toán; - Chính sách chiết khấu, giảm giá và khuyến mại; - Chính sách hoa hồng bán hàng; - Chính sách vả thủ tục liên quan đến hàng bán trả lại; - Hình thức thanh toán chủ yếu (tiền mặt, ngân hàng); - Các loại thuế liên quan đến bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ. Các chính sách kế toán mà doanh nghiệp áp dụng quy định về thời điểm ghi nhận doanh thu; cơ sở cho việc ghi nhận doanh thu và chính sách lập dự phòng phải thu khó đòi. Sau khi tìm hiểu được các đặc điểm và chính sách trên, KTV tiến hành tìm hiểu và mô tả quy trình kiểm soát nội bộ bán hàng, phải thu và thu tiền; đưa ra các kết luận về các điểm yếu trong quy trình và đề xuất hoàn thiện.
  • 25. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0621 1.3.1.5 Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ. Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 520 “Thủ tục phân tích”: thủ tục phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng biến động và tìm ra những mối liên hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị dự kiến. Các thủ tục phân tích sử dụng cho việc lập kế hoạch kiểm toán nhằm vào các mục tiêu sau: - Thu thập hiểu biết về nội dung khoản mục nợ phải thu khách hàng và những biến đổi quan trọng về kế toán và hoạt động kinh doanh của khách hàng. - Tăng cường sự hiểu biết của KTV về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và giúp KTV xác định các vấn đề nghi vấn về khả năng hoạt động liên lục của công ty khách hàng. - Đánh giá sự hiện diện các sai số có thể có trên khoản mục phải thu khách hàng. Việc thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ giúp KTV kiểm tra tính hợp lý của toàn bộ BCTC và khoản mục, từ đó thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết cho phù hợp. - Phân tích ngang (phân tích xu hướng): là việc phân tích dựa trên việc so sánh các trị số của cùng một khoản phải thu khách hàng. + So sánh số phải thu khách hàng năm kiểm toán với các năm trước để thấy được biến động bất thường. Ví dụ như số dư các khoản phải thu khách hàng kỳ này đột ngột tăng cao so với kỳ trước cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thu hồi công nợ, gây khó khăn cho tình hình tài chính của công ty…; + So sánh số phải thu thực tế với số liệu dự toán hoặc ước tính của KTV;
  • 26. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0622 + So sánh số liệu của khách hàng với số liệu chung của toàn ngành. - Phân tích dọc (phân tích tỷ suất): phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tương quan của khoản mục nợ phải thu khách hàng và các khoản mục khác trên BCTC. KTV cần tính toán và phân tích các tỷ suất như Nợ phải thu khách hàng trên doanh thu, nợ phải thu khó đòi trên nợ phải thu… 1.3.2 Thực hiện kiểm toán khoảnmục Phải thu kháchhàng Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C xây dựng chương trình kiểm toán chung cho mỗi phần hành với những công việc cụ thể mà các KTV dựa vào đó để tiến hành công việc. Tùy vào đặc điểm kinh doanh, đặc điểm kế toán của từng doanh nghiệp cụ thể mà KTV thay đổi hoặc bổ sung cho phù hợp. Mục tiêu của phần hành này là KTV phải đưa ra ý kiến nhận xét về tính trung thực, hợp lí củaviệc ghi nhận các khoảnphảithu củađơnvị thôngqua việc thu thập các bằng chứng kiểm toán nhằm khẳng định cơ sở dẫn liệu liên quan đảm bảo tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính đánh giá, tính phân loại và trình bày. 1.3.2.1 Lập biểu tổng hợp. KTV tiến hành lập biểu tổng hợp theo từng chỉ tiêu: Phải thu ngắn hạn khách hàng; phải thu dài hạn khách hàng; người mua trả tiền trước. Sau đó KTV tiến hành đối chiếu số dư đầu năm trên Biểu tổng hợp, Bảng cân đối phát sinh, sổ cái với số dư cuối năm trước hoặc hồ sơ kiểm toán năm trước (nếu có); đối chiếu số liệu cuối kỳ trên biểu tổng hợp, Bảng cân đối số phát sinh với sổ cái, sổ chi tiết.
  • 27. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0623 1.3.2.2 Tìm hiểu các chính sách kế toán. KTV xem xét chính sách áp dụng cho khoản phải thu khách hàng có phù hợp với các chuẩn mực kế toán (chú ý đến VAS 15), chế độ kế toán và các văn bản khác của Nhà nước có liên quan; xem xét xem chính sách áp dụng cho phải thu khách hàng có nhất quán với năm trước không. 1.3.2.3 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 – “Bằng chứng kiểm toán”: “Thử nghiệm kiểm soát được thiết kế để đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát trong việc ngăn chặn hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. Việc thiết kế thử nghiệm kiểm soát nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán phù hợp bao gồm việc xác định các điều kiện (tính chất hoặc thuộc tính) cho thấy kiểm soát đã được thực hiện, và các điều kiện sai lệch cho thấy kiểm soát không được thực hiện theo đúng như đã thiết kế. Kiểm toán viên sau đó có thể kiểm tra sự hiện hữu hoặc không hiện hữu của các điều kiện này.” Có thể đánh giá tính hiệu lực của KSNB thông qua việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát sau: - Quan sát: KTV quan sát quá trình bán hàng thu tiền, theo dõi quá trình lập hóa đơn, ghi sổ sách của kế toán. - Kiểm tra tài liệu: KTV xem xét chữ ký, dấu của các bên liên quan trên phiếu thu, hóa đơn, các biên bản đối chiếu công nợ. - Phỏng vấn: KTV đưa ra các câu hỏi và thu thập các câu trả lời của các nhân viên để hiểu rõ về nhiệm vụ, trách nhiệm của các nhân viên trong hệ thống kiểm soát của công ty đối với khoản phải thu khách hàng.
  • 28. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0624 - Thực hiện lại: KTV thực hiện lại quá trình bán hàng – thu tiền, ghi nhận các khoản phải thu để xác nhận mức độ thực hiện, trách nhiệm của từng nhân viên với công việc được giao. 1.3.2.4 Thủ tục phân tích trong kiểmtoánkhoảnphảithu kháchhàng. Thủ tục phân tích là không thể thiếu trong thực hiện kiểm toán phải thu khách hàng nhằm phát hiện những sai lệch bất thường để có những phương pháp kiểm toán thích hợp thực hiện.Nếu như việc thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch giúp KTV có thể xác định được những biến động đối với số dư các tài khoản thì thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện giúp KTV hiểu rõ và sâu hơn những biến động, chênh lệch của khoản phải thu khách hàng. Các thủ tục phân tích trong giai đoạn này như: - Xem xét tính hợp lí của các khoản phải thu có biến động bất thường, thu thập thông tin để giải thích cho các biến động đó; - Trao đổi với khách hàng về số dư quá lớn hoặc tồn tại quá lâu; - So sánh tổng phải thu với doanh thu năm nay để xác định tỷ lệ nợ trên doanh thu; - So sánh các số dư phải thu với tổng tài sản để thấy được quy mô của các khoản phải thu trong tổng tài sản; - So sánh số ngày thu tiền bình quân giữa năm nay và năm trước để thấy được hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp; - So sánh tuổi nợ của các khách hàng với thời gian bán chịu theo quy định của doanh nghiệp. - So sánh tỷ lệ dự phòng phải thu khó đòi trên tổng phải thu của năm nay và năm trước…
  • 29. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0625 1.3.2.5 Thủ tục kiểm tra chi tiết khoản mục phải thu khách hàng. Thông qua kết quả đánh giá HTKSNB và việc phân tích đối với các khoản phải thu khách hàng, KTV tiến hành kiểm tra chi tiết để hướng tới các mục tiêu kiểm toán đã đặt ra.  Kiểm tra đối chiếu - KTV thu thập bảng kê chi tiết các khoản công nợ phải thu, tiến hành kiểm tra việc cộng dọc, cộng ngang trên bảng kê; - KTV đối chiếu số dư trên bảng kê với số dư trên sổ chi tiết phải thu, xem xét các khoản bất thường như số dư lớn, nợ quá hạn không có khả năng thu hồi, các bên liên quan, các khoản nợ phải thu không mang tính chất là phải thu khách hàng…; - KTV chọn các nghiệp vụ kinh tế có số phát sinh lớn hoặc bất thường để kiểm tra đối chiếu với hồ sơ chứng từ liên quan như hóa đơn, hợp đồng bán hàng, phiếu thu, phiếu xuất;  Gửi thư xác nhận - Nếu doanh nghiệp đã có xác nhận hay biên bản đối chiếu công nợ của đơn vị với khách hàng, KTV cần kiểm tra số liệu trên bảng kê chi tiết với số liệu đã xác nhận trên biên bản đối chiếu công nợ (bản gốc) và phô tô lại các Biên bản đối chiếu công nợ của đơn vị để lưu hồ sơ kiểm toán. - Bên cạnh đó KTV cũng thực hiện chọn mẫu một số khách hàng trong Bảng kê chi tiết để tiến hành gửi thư xác nhận. Nếu sau 10 ngày mà không có thư trả lời thì KTV có thể gửi thư xác nhận lần 2 hoặc liên hệ với đơn vị để tìm hiểu nguyên nhân. Trong trường hợp thư xác nhận trả về là có sự chênh lệch, KTV phải đề nghị đơn vị giải thích, hoặc yêu cầu họ trao đổi lại với khách hàng để tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch và thống nhất số liệu.  Thực hiện các bước kiểm toán thaythế cho việc gửi thư xác nhận hoặc trường hợp thư xác nhận không được trả lời.
  • 30. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0626 - KTV tiến hành các thủ tục kiểm toán thay thế như kiểm tra các chứng từ chứng minh cho các khoản nợ của khách hàng như hóa đơn, lệnh giao hàng, hợp đồng… - Kiểm tra thanh toán sau ngày kết thúc kỳ kế toán.  Tiến hành chọn mẫu kiểm tra. - Chọn mẫu kiểm tra các trường hợp hàng trả lại hoặc giảm giá có giá trị lớn, KTV tìm hiểu nguyên nhân, cách xử lý và việc phê duyệt của đơn vị. Kiểm tra các hóa đơn, chiết khấu thanh toán và đối chiếu với quy định của đơn vị. - Chọn mẫu một số đối tượng để kiểm tra chi tiết nhằm đảm bảo tuổi nợ được phản ánh chính xác bằng cách đối chiếu hợp đồng và chứng từ thanh toán gốc; - KTV tiến hành chọn mẫu kiểm tra các khoản phải thu khách hàng có số dư lớn bên Có. KTV kiểm tra bằng cách xem thông tin trên hợp đồng, tiến độ thực hiện của hợp đồng.  Kiểm tra cut-off. - KTV kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh trước và sau ngày kết thúc kỳ kế toán để đảm bảo các khoản phải thu khách hàng được phản ánh đúng niên độ.  Kiểm tra việc trích lập dự phòng nợ khó đòi. - KTV thu thập bảng phân tích tuổi nợ khoản phải thu khách hàng và kiểm tra tính chính xác bằng cách đối chiếu với chứng từ gốc như hợp đồng mua bán, biên bản thanh lý hợp đồng. - KTV kiểm tra tất cả các khoản nợ phải thu khó đòi có trích lập dự phòng và các khoản phải thu đã xóa sổ bằng cách xem xét sự phê duyệt của người có thẩm quyền, cơ sở của việc trích lập dự phòng và các quy định tài chính kế toán hiện hành…
  • 31. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0627  Thực hiện đánh giá chênh lệch tỷ giá các khoản phải thu khách hàng có gốc ngoại tệ. - KTV tiến hành thu thập bảng kê chi tiết công nợ theo nguyên tệ; tiến hành kiểm tra việc quy đổi các khoản phải thu có gốc ngoại tệ cuối kỳ theo tỷ giá quy định. - KTV tiến hành tính toán, xác định chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện tại thời điểm lập BCTC đối với các khoản công nợ có số dư gốc ngoại tệ (phục vụ cho việc phân loại doanh thu, chi phí tài chính và các khoản điều chỉnh khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ).  Kiểm tra 100% các nghiệp vụ cấn trừ công nợ.  Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kế toán có liên hệ và có thể ảnh hưởng đến nợ phải thu khách hàng. - KTV xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán, nếu phát hiện ra các sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp và cần phải điều chỉnh BCTC thì KTV cần có những điều chỉnh hợp lý hoặc những sự kiện không ảnh hưởng trực tiếp đến BCTC nhưng cần phải công bố trên thuyết minh BCTC. Một số sự kiện phát sinh có ảnh hưởng như: + Trường hợp 1: Trước thời điểm phát hành báo cáo kiểm toán, KTV thu thập được thêm bằng chứng xác nhận dịch vụ bán hàng hoàn thành trước ngày khóa sổ kế toán và đầy đủ điều kiện ghi nhận doanh thu. KTV yêu cầu ghi nhận bổ sung doanh thu. + Trường hợp 2: Sau ngày kết thúc kế toán có một số công nợ lâu ngày thu hồi được mà trước đó kế toán đã trích lập dự phòng phải thu khó đòi đối với các khoản này. KTV kiến nghị điều chỉnh giảm trích lập dự phòng. + Trường hợp 3: Một số công nợ phải thu khách hàng chưa lâu ngày nhưng sau ngày khóa sổ kế toán khách hàng có thông tin về khả năng hoạt
  • 32. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0628 động liên tục như dự kiến giải thể doanh nghiệp, ngừng sản xuất kinh doanh, thu hẹp đáng kể về quy mô hoạt động hoặc phá sản. KTV nên yêu cầu kế toán trích lập dự phòng bổ sung đối với các khách hàng này. 1.3.2.6 Xem xét và kiểm tra việc trình bày và công bố các khoảnphải thu khách hàng trên BCTC. - KTV xem xét việc trình bàyvà công bố khoản phải thu khách hàng trên BCTC có phùhợp vớichuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng hay không. - KTV cần kiểm tra việc phân loại Phải thu ngắn hạn và Phải thu dài hạn, bằng cách kiểm tra các hợp đồng về điều kiện thanh toán; kết hợp với xem xét đến chính sách bán hàng của đơn vị để phân loại cho phù hợp. 1.3.3 Tổng hợp kết quả kiểm toán về khoản mục Phải thu khách hàng Trong giai đoạn này, KTV đảm nhiệm phần hành kiểm toán khoản phải thu khách hàng tập hợp lại các giấy tờ làm việc và các vấn đề phát sinh chuyển cho Trưởng nhóm phụ trách cuộc kiểm toán. Trưởng nhóm tiến hành kiểm tra giấy tờ làm việc của kiểm toán viên, kiểm tra các thủ tục kiểm toán cần thiết đã được thực hiện đầy đủ chưa, kiểm tra tính đầy đủ và đúng đắn của các bằng chứng kiểm toán và tính hợp lý của các bút toán điều chỉnh nếu có. Nếu như Trưởng nhóm phát hiện vẫn còn yếu điểm trong thực hiện kiểm toán thì cân nhắc việc thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung. KTV thực hiện đánh giá kết quả của việc thực hiện các thủ tục phân tích và dựa vào những bằng chứng đáng tin cậy thu thập được và ý kiến của các KTV đưa ra khi thực hiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng, KTV đưa ra các kết luận kiểm toán. Tùy theo mức độ sai phạm trọng yếu và mức độ điều chỉnh BCTC của khách hàng, KTV đưa ra các ý kiến phù hợp trong báo cáo kiểm toán. Đồng thời, những vấn đề về việc tổ chức hạch toán, ghi chép, theo dõi và xử lý các khoản phải thu cũng được công ty đưa ra trong thư quản lý nhằm giúp khách hàng hoàn thiện hệ thống kế toán tại đơn vị.
  • 33. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0629 Kết luận: Đi sâu vào nghiên cứu khoản mục Phải thu khách hàng, chúng ta thấy được đây là khoản mục rất quan trọng và phức tạp, ảnh hưởng tới nhiều chỉ tiêu khác nhau trên báo cáo tài chính. Vì thế kiểm toán khoản mục này cũng trở lên rất khó khăn, phức tạp rất dễ bị sai sót. Do đó quy trình kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng đòihỏi phải khoa học, hợp lý và có sự hiểu biết, kinh nghiệm của kiểm toán viên. Những lý luận cơ bản về khoản mục Phải thu khách hàng ở chương 1 làm cơ sở khoa học cho việc thực hiện kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng ở chương 2.
  • 34. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0630 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNGTYTNHHKIỂM TOÁN VÀTƯ VẤN A&C CHINHÁNHHÀ NỘI 2.1 Tổng quan chung về Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Kiểm toán và Tư vấn (A&C) là Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 140 TC/QĐ/TCCBngày 26 tháng 3 năm 1992, Quyết định số 107 TC/QĐ/TCCBngày 13 tháng 02 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và hoạt động theo Giấy phép kinh doanh số 102218 ngày 13 tháng 3 năm 1995 do Ủy ban Kế hoạch Thành phố Hồ Chí Minh cấp. Công ty Kiểm toán và Tư vấn đã được Bộ Tài chính chọn là một trong những công ty lớn đầu tiên của Bộ Tài chính tiến hành chuyển đổihình thức sở hữu từ Doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần theo Quyết định số 1962/QĐ-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C) hoạt động theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 4103001964 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 09 tháng 12 năm 2003. Theo quy định tại Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 và Nghị định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 của Chính phủ về kiểm toán độc lập, Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C) đã chính thức chuyển đổi thành Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) từ ngày 06/02/2007 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4102047448 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp. Công ty A&C là một trong những Công ty đầu tiên và đã nhiều năm nay được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận đủ điều kiện kiểm toán các
  • 35. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0631 tổ chức niêm yết. Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) hiện nay là công ty đại diện chính thức tại Việt Nam của Baker Tilly International. Tư cách thành viên Baker Tilly International của Công ty A&C đã khẳng định vị thế trên trường quốc tế và là một lợi thế để nâng cao chuyên môn và kinh nghiệm phục vụ khách hàng. Giới thiệu về BakerTilly International BAKER TILLY INTERNATIONAL là Tổ chức quốc tế về kế toán, kiểm toán và tư vấn kinh doanh chuyên nghiệp được thành lập năm 1987, trụ sở chính tại số 2 Bloomsbury Street, LondonWC1B3ST Vương quốc Anh với hệ thống các công ty thành viên tại hơn 110 quốc gia, BAKER TILLY INTERNATIONAL có thể tập hợp độingũ nhân sự có kinh nghiệm trong hầu hết mọi lĩnh vực kinh doanh ở hầu hết mọi thị trường trên thế giới từ hơn 2.500 chủ phần hùn và 25.000 nhân viên ở hơn 510 văn phòng để đáp ứng yêu cầu về dịch vụ của khách hàng. BAKER TILLY INTERNATIONAL luôn nằm trong vị trí top 10 các tổ chức kiểm toán quốc tế với doanh thu hàng năm hơn 3 tỉ Dollar Mỹ (xếp hạng 8 hàng năm trong nhóm các tập đoàn kế toán, kiểm toán và tư vấn kinh doanh hàng đầu thế giới). BAKER TILLY INTERNATIONAL có quy mô hoạt động rộng và có thể cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng ở mọi quy mô và mọi quốc gia. Thông qua mục tiêu “Chăm sóc khách hàng toàn cầu”, các công ty thành viên của BAKER TILLY INTERNATIONAL luôn cố gắng đảm bảo cung cấp dịch vụ chuyên môn chất lượng cao nhất với cung cách phục vụ chuyên nghiệp.
  • 36. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0632 2.1.2 Cơ cấutổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C khá gọn nhẹ, chú trọng chủ yếu vào việc tổ chức các phòng nghiệp vụ, tinh giản bộ máy hành chính, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động.
  • 37. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0633 Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C Dựa trên mô hình của Công ty, Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn A&C tại Hà Nội cũng tổ chức mô hình quản lý tương tự như sau: Hội đồng thành viên Ban Tổng Giám Đốc Chi nhánh Hà Nội (Gồm bộ phận Kiểm toán BCTC, Bộ phận Tư vấn và Bộ phận Kiểm toán Đầu tư XDCB) Chi nhánh tại Nha Trang Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn Đồng Khởi Công ty TNHH Thẩm Định và Tư vấn Việt BP. Thư Ký Phiên Dịch Phòng Kế Toán Phòng Quản Trị Tổng Hợp 6 Phòng Kiểm toán BCTC Phòng Tư vấn 2 Phòng Kiểm toán XDCB Chi nhánh Cần Thơ
  • 38. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0634 Sơ đồ 2.2: Bộ máy tổ chức của Chi nhánh A&C tại Hà Nội P Ban Giám đốc Chi nhánh: Ban Giám đốc Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn A&C tại Hà Nội gồm Giám đốc chi nhánh là ông Nguyễn Hoàng Đức và Phó giám đốc bà Nguyễn Thị Tư và ông Phạm Quang Huy. Ban giám đốc chịu trách nhiệm điều hành chỉ đạo mọi hoạt động của Chi nhánh. Giám đốc chi nhánh đồng thời làm Phó tổng Giám Đốc Công ty. Phòng Quản trị tổng hợp: thực hiện các công việc về nhận sự, hành chính, phiên dịch, văn thư, tin học, lái xe, bảo vệ. Bộ phận Kế toán: được tổ chức gọn nhẹ, với các nhân viên kế toán thực hiện công việc ghi chép toàn bộ hoạt động của Chi nhánh và định kì gửi báo cáo thu chi về Công ty. Các bộ phận nghiệp vụ: Chi nhánh A&C Hà Nội hiện nay có 5 phòng nghiệp vụ, gồm bộ phận Kiểm toán Báo cáo Tài chính, Bộ phận Kiểm toán Đầu tư-XDCB, và Bộ phận Tư vấn. Giống như tên gọi, Bộ phận kiểm toán báo cáo tài chính chủ yếu thực hiện công việc Kiểm toán các báo cáo tài chính Ban giám đốc chi nhánh Phòng Quản trị - Tổng hợp Bộ phận Kế toán Bộ phận kiểm toán Báo cáo tài chính Bộ phận Tư vấn Bộ phận kiểm toán Đầu tư XDCB
  • 39. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0635 khách hàng, Bộ phận Kiểm toán Đầu tư-XDCB chủ yếu thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán xây dựng cơ bản, thẩm định đầu tư, Bộ phận Tư vấn được thành lập năm 2012, có nhiệm vụ thực hiện công việc tư vấn tài chính, quản trị doanh nghiệp, … nhưng hiện nay vẫn đang thực hiện Kiểm toán Báo cáo Tài chính là chủ yếu (khoảng 70% khối lượng công việc của phòng). 2.1.3 Đặc điểm hoạt động của công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C 2.1.3.1 Các dịch vụ mà Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C cung cấp - Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính - Dịch vụ thẩm định kiểm toán đầu tư và xây dựng cơ bản - Dịch vụ quản lý dự án - Dịch vụ tư vấn - Dịch vụ kế toán - Dịch vụ đào tạo và huấn luyện - Các dịch vụ khác 2.1.3.2 Thị trường và khách hàng của Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C Từ tháng 01 năm 2004 đến tháng 4 năm 2010, A&C là thành viên chính thức của HLB International - Tổ chức kế toán, kiểm toán và tư vấn quốc tế có trụ sở tại Vương quốc Anh. Từ tháng 5 năm 2010, A&C là thành viên chính thức của Tập đoàn Kiểm toán quốc tế Baker Tilly International, một trong tám Tập đoàn kiểm toán lớn trên thế giới, có trụ sở chính tại số 2 Blomsbury Street, London WC1B3ST , Vương quốc Anh. - A&C đã và đang phục vụ hơn 1.500 khách hàng hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.Thành quả đạt được xuất phát từ những nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể A&C, nhất là xây dựng được lòng tin
  • 40. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0636 và sự hài lòng của khách hàng qua các hợp đồng dịch vụ đã thực hiện. A&C hiểu rằng để có thể đảm bảo chất lượng các dịch vụ đòi hỏi mọi thành viên phải liên tục tích lũy kinh nghiệm và phát triển vững chắc năng lực chuyên môn. Khách hàng của A&C bao gồm: - Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh hoạt động theo Luật đầu tư và Luật Doanh nghiệp Việt Nam. - Các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ, khách sạn, ngân hàng, giao thông vận tải, dầu khí, ... - Các cơ quan, tổ chức quốc tế và trong nước, các văn phòng đại diện và cá nhân có nhu cầu cung cấp dịch vụ. - Các dự án có nguồn vốn tài trợ từ Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Cộng đồng Châu Âu và các Tổ chức phi chính phủ. 2.1.3.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư Vấn A&C Về kết quả hoạt động kinh doanh qua 24 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C đã cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán, tư vấn thuế… cho khách hàng trên khắp cả nước với doanh thu tăng trưởng không ngừng. Trong các loại hình dịch vụ, kiểm toán luôn là dịch vụ đem lại doanh thu cao nhất cho Công ty. Lợi nhuận của Công ty cũng tăng tương đối ổn định qua các năm.
  • 41. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0637 Bảng 2.1: Doanh thu và Lợi nhuận của Công ty 3 năm gần đây Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Doanh thu (đ) 105.445.674.070 114.772.332.460 116.433.424.985 Lợi nhuận sau thuế (đ) 1.241.342.830 1.164.971.055 2.155.244.139 2.2 Quy trình chung Kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C 2.2.1 Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính chung Để đảm bảo chất lượng cho các cuộc kiểm toán đồng nghĩa với việc giảm thiểu tối đa các rủi ro có khả năng xảy ra thì A&C Chi nhánh Hà Nội đã xây dựng cho mình một quy trình kiểm toán phù hợp với quy trình chung của Công ty.
  • 42. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0638 Sơ đồ 2.3 : Quy trình kiểm toán tại Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C Hà Nội Giai đoạn 1 : Khảo sát, tìm hiểu và chấp nhận khách hàng. Giai đoạn này giúp cho các KTV thu thập và nắm bắt được những thông tin sơ bộ về lĩnh vực hoạt động, loại hình Doanh nghiệp, hình thức sở hữu, công nghệ sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý và thực tiễn tiễn hoạt động của đơn vị. Trên cơ sở đó, KTV đánh giá khả năng có thể thu thập được những hiểu biết cần thiết về tình hình kinh doanh của khách hàng cũng như rủi ro kinh doanh của đơn vị. Cách thực hiện: thông tin thu thập nhằm đánh giá rủi ro có thể thông qua việc trao đổi trực tiếp với ban lãnh đạo của khách hàng, trên các phương tiện Khảo sát, chấp nhận khách hàng Ký hợp đồng và Lập kế hoạch kiểm toán Chứng kiến kiểm kê (Quỹ + HTK + TSCĐ nếu có) Thực hiện kiểm toán tại khách hàng Tổng hợp, lập Báo cáo Kiểm toán
  • 43. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0639 thông tin đại chúng hoặc các nguồn thông tin khác mà chúng ta có thể tiếp cận. Các thông tin cần tìm hiểu như sau: - Tính chính trực của Ban lãnh đạo khách hàng - Cơ cấu tổ chức quản lý - Hoạt động và môi trường kinh doanh - Kết quả tài chính - Hoạt động kiểm toán - Các mối quan hệ kinh doanh và các bên liên quan - Kiến thức và kinh nghiệm về khách hàng - Khả năng cố ý trình bày sai lệch báo cáo tài chính Các bằng chứng có được thông qua việc tìm hiểu các thông tin trên cho phép chúng ta xác định các rủi ro có thể phát sinh trong trường hợp cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Sau khi đánh giá các rủi ro này có thể gặp phải, Ban giám đốc sẽ quyết định có ký hợp đồng kiểm toán chấp nhận khách hàng mới hay duy trì khách hàng cũ hay không? Để đảm bảo giữ vững được uy tín của công ty cũng như đạo đức nghề nghiệp kiểm toán, kiểm toán yêu cầu KTV phải độc lập với khách hàng kiểm toán. Tất cả các thành viên trong nhóm kiểm toán phải ký cam kết trước khi tham gia vào nhóm kiểm toán nhằm đảm bảo sự cam kết về tính độc lập của mình. Tính độc lập cần phải được cập nhật trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành cuộc kiểm toán nếu có sự thay đổi về nhân sự có thể làm ảnh hưởng trọng yếu đến những đánh giá ban đầu về tính độc lập của các thành viên trong nhóm kiểm toán và công ty. Sau khi hợp đồng được ký kết, BGĐ sẽ phân công hợp đồng kiểm toán đó về bộ phận phù hợp nhằm đảm bảo phục vụ khách vụ khách hàng tốt nhất cũng như đồng đều khối lượng công việc giữa các bộ phận.
  • 44. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0640 Giai đoạn 2 : Lập kế hoạch kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán là những định hướng và những công việc dự kiến phải làm trong quá trình kiểm toán, đồng thời kế hoạch kiểm toán cũng chỉ ra những điều kiện cần thiết để thực hiện một cuộc kiểm toán được sắp xếp theo một trình tự cụ thể nhất định. Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán: Phát triển một kế hoạch kiểm toán phù hợp theo yêu cầu của các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam để đưa ra một phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và đáng tin cậy giúp cho việc hình thành ý kiến kiểm toán. Cung cấp dịch vụ có chất lượng và giảm thiểu rủi ro kiểm toán Thực hiện kiểm toán tiết kiệm chi phí nhất Kế hoạch kiểm toán được lập sau khi công ty tổ chức cuộc họp ký kết hợp đồng với khách hàng và cần bao gồm những vấn đề chính sau: a. Xác định nhóm KTV thực hiện cuộc kiểm toán: Do trưởng bộ phận quyết định, tùy thuộc vào quy mô cũng như đặc điểm kinh doanh của khách hàng và mức độ phức tạp cũng như mức độ rủi ro kiểm toán, nhóm kiểm toán có thể từ 3 đến 6 thành viên. b. Thời gian thực hiện cuộc Kiểm toán bao gồm thời gian Kiểm toán tại khách hàng, thời gian tổng hợp và thời gian phát hành báo cáo chính thức. Để tập trung sức lực đối với các vùng có rủi ro cao, chúng ta sẽ sử dụng bảng sau:
  • 45. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0641 Thời gian phân bổ cho từng vùng (được sửa đổi cho từng cuộc kiểm toán):  Lập kế hoạch / Planning: 20%  Góc 1: 35% (tập trung vào kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ, thực hiện thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết số dư)  Góc 2: 5% (tập trung vào các xác nhận độc lập và kiểm tra chi tiết số dư)  Góc 3: 15% (tập trung vào kiểm tra chi tiết số dư, các xác nhận độc lập và thực hiện thủ tục phân tích)  Góc 4: 5% hoặc ít hơn (tập trung vào các xác nhận độc lập)  Hoàn tất: 20 % c. Những nhận định ban đầu về chi phí kiểm toán và phương tiện làm việc; d. Thu thập thông tin cơ sở liên quan đến khách hàng; e. Đánh giá trọng yếu, rủi ro kiểm toán; Các phần kiểm toán / Audit sections: - - Rủi ro cao High risk Rủi ro thấp Low risk Giátrị lớn Large value Giá trị nhỏ Small value 1 2 3 4 Các phần kiểm toán / Audit sections:  Các phần kiểm toán / Audit sections Các phần kiểm toán / Audit sections:
  • 46. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0642 Quy trình xác định mức trọng yếu: Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 – Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán Trọng yếu: Là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong báo cáo tài chính. Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Mức trọng yếu: Là một mức giá trị do kiểm toán viên xác định tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét cả trên phương diện định lượng và định tính. Tại công ty kiểm toán A&C, mức trọng yếu được Trưởng nhóm kiểm toán/ Giám đốc kiểm toán ước tính tại giai đoạn lập kế hoạch bằng việc tham khảo thông tin hiện có mới nhất và được cập nhật ngay khi BCTC năm hiện tại đã hoàn tất. Mức trọng yếu là một quá trình xét đoán. Lưu tài liệu về quá trình suy xét và xét đoán quan trọng hơn là các ghi chép đơn giản về con số. Ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán việc xác định mức trọng yếu tổng thể cho BCTC( I) dựa trên 1 trong 4 phương pháp sau: + 1 % đến 2 % tổng tài sản [A; B] + 1 % đến 2 % tổng tài sản thuần (Tài sản thuần = Tổng tài sản – Nợ phải trả) [C;D] + 0,5 % đến 1 % doanh thu thuần (Doanh thu thuần= Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ– Các khoản giảm trừ doanh thu) [E;F] + 5 % đến 10 % lợi nhuận trước thuế (Lợi nhuận trước thuế trước khi trừ các khoản tiền lương, thưởng bất thường) [G;H]
  • 47. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0643 Tuy nhiên, KTV sử dụng chỉ tiêu mức trọng yếu kiểm toán thực hiện. Mức trọng yếu thực hiện là một mức giá trị hoặc các mức giá trị do kiểm toán viên xác định ở mức thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính nhằm giảm khả năng sai sót tới một mức độ thấp hợp lý để tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh và không được phát hiện không vượt quá mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính. Tỷ lệ mức trọng yếu thực hiện trên mức trọng yếu tổng thể (a): Từ 50% đến 75% , thông thường chọn tỷ lệ là 75 % Mức trọng yếu thực hiện (PM): PM= I* a Ngưỡng sai sótcó thể bỏ qua (x): x= 4 %* PM Mặc dù đã có sự hướng dẫn cụ thể nhưng việc ước lượng PM chỉ mang tính chất chủ quan rất lớn của KTV. Đồng thời, ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV chưa thể dự đoán được tất cả các trường hợp có thể ảnh hưởng tới sự đánh giá của KTV về mức trọng yếu. Do đó, giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV căn cứ vào tình hình thực tế công việc kiểm toán mà có thể thay đổi mức trọng yếu thực hiện (PM) cho phù hợp và PM cũng phải được xem xét lại khi kết thúc kiểm toán. KTV phải giải trình được: các lý do cho việc lựa chọn mức trọng yếu: + Tại sao lại chọn tiêu chí này? + Tỷ lệ % trên tiêu chí này? + Tại sao lại chọn tỷ lệ % này? - Nếu như chênh lệch giữa mức trọng yếu năm nay và năm ngoái lớn: KTV phải có trách nhiệm giải trình. - Trong một số trường hợp, KTV còn phải xác định mức trọng yếu áp dụng riêng cho các giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh, cụ thể như sau: Các giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh được áp dụng
  • 48. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0644 Lý do áp dụng mức trọng yếu riêng Tiêu chí được chọn để ước tính mức trọng yếu Lý do chọn tiêu chí này Mức trọng yếu được chọn - Lưu ý: Mức trọng yếu (I) nên nằm trong khoảng giữa A và H. Không sử dụng G & H nếu lợi nhuận bị bóp méo. Các nhân tố khác nên được sử dụng nếu xét thấy phù hợp hơn. Ví dụ như: + Đối với các khách thể kiểm toán là các đơn vị phi lợi nhuận, lúc này thì lợi nhuận trước thuế không thể hiện được quy mô của đơn vị, do vậy, cơ sở để xác định I có thể là tài sản hoặc doanh thu. + Đốivới các đơnvịmới đivào hoạtđộngkinh doanhhoặccác đơn vị đang đứngtrước nguycơ phásản, thì tàisảnhay tài sảnthuần là cơ sở đểxác định I bởi vì các đơn vị mới đi vào hoạt động chưa có doanh thu, chưa có lợi nhuận. + Đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán , cơ sở xác định I thường là lợi nhuận trước thuế vì đó là chỉ tiêu được đông đảo người quan tâm, đặc biệt là cổ đông của công ty. Trong trường hợp chưa có số liệu năm nay, mức trọng yếu tại giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán nên dựa vào mức trọng yếu năm trước.  Quy trình đánh giá rủi ro, chọn mẫu: Rủi ro tiềm tàng: khả năng một cơ sở dẫn liệu có sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp với các sai sót khác giả định không có hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan. Rủi ro tiềm tàng phải được đánh giá là cao khi: - Có các bút toán điều chỉnh liên quan đến tài khoản này trong các năm trước - Có các gian lận được tìm thấy trong các đợt kiểm toán trước - Có sự thay đổi về kế toán trưởng và nhân viên kế toán phụ trách tài khoản - Nhân viên kế toán không có trình độ và kinh nghiệm liên quan đến số dư tài khoản/loại nghiệp vụ
  • 49. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0645 - Tài khoản có liên quan đến các ước tính kế toán phức tạp - Tài sản dễ bị mất mát hay biển thủ . - Rủi ro phân tích (thành phần của rủi ro phát hiện): là các thủ tục phân tích được sử dụng như là các thủ tục kiểm tra chi tiết không phát hiện được các sai sót trọng yếu. - Rủi ro kiểm soát: là rủi ro mà các sai sót trọng yếu có thể xảy ra trong một cơ sở dẫn liệu, các sai sót này có thể là trong yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp với các sai sót khác, sẽ không bị ngăn chặn và sửa chữa đúng thời điểm bởi hệ thống kiểm soát nội bộ. Tại A&C, để đưa ra kết luận sơ bộ về mức độ rủi ro của các vùng kiểm toán, xem xét các yếu tố làm giảm rủi ro và khoảng cách mẫu có thể được áp dụng khi quyết định cỡ mẫu, trong từng vùng kiểm toán, các KTV đánh giá và ghi nhận rủi ro (cao, trung bình hoặc thấp) và xem xét hệ số rủi ro được áp dụng trong trường hợp sử dụng mẫu thống kê. Trong đó: Khoảng cách mẫu: được xác định theo công thức: Mức trọng yếu / Hệ số rủi ro.  Phương pháp kiểm toán đối với rủi ro được đánh giá - Ghi chép các rủi ro đã được xác định về sai sót trọng yếu đối với toàn bộ BCTC và đối với từng cơ sở dẫn liệu cho từng loại nghiệp vụ, số dư và công bố. Ngoài ra nó cũng ghi nhận các rủi ro quan trọng yêu cầu phải có sự quan tâm đặc biệt và các rủi ro mà chỉ thực hiện kiểm tra chi tiết chứng từ sẽ không cung cấp bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp. - Ghi chép phương pháp kiểm toán đối với từng rủi ro được đánh giá. f. Xem xét sự giúp đỡ của các chuyên gia (nếu cần); g. Xem xét tính hoạt động liên tục của khách hàng; h. Lập chương trình kiểm toán.
  • 50. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0646 Kế hoạch Kiểm toán được thực hiện xong thì KTV sẽ liên hệ với khách hàng về thời gian kiểm kê, thời gian thực hiện kiểm toán đồng thời cần gửi thư trước cho khách hàng danh sách các tài liệu cần cung cấp để khách hàng chuẩn bị trước nhằm giảm thiểu thời gian và công sức cho KTV. Giai đoạn 3: Chứng kiến kiểm kê (nếu có). Trước khi chính thức kiểm toán hoặc trong khi tiến hành kiểm toán, nếu thấy cần thiết thì KTV có thể yêu cầu khách hàng tiến hành kiểm kê đối với một số khoản mục cụ thể như kiểm kê tiền mặt tại quỹ, kiểm kê HTK, kiểm kê TSCĐ để thu thập bằng chứng kiểm toán. Quá trình chứng kiến kiểm kê được thực hiện qua ba bước cơ bản như sau: Chuẩn bị kiểm kê: KTV tiến hành thu thập kế hoạch kiểm kê, phương thức kiểm kê của khách hàng và các tài liệu cần thiết như danh mục hàng hóa, danh mục TSCĐ… Chứng kiến kiểm kê: KTV quan sát quá trình kiểm kê chứ không trực tiếp tiến hành kiểm kê. Đối với kiểm kê tiền mặt tại quỹ, KTV xem xét quá trình kiểm kê có chính xác không? Có đảm bảo kiểm đếm hết 100% tiền trong két không?. Còn đối với kiểm kê HTK, KTV có thể chọn một số mẫu để tiến hành trực tiếp kiểm kê cùng đơn vị. Kết thúc và lập báo cáo kiểm kê: Sau khi chứng kiến kiểm kê, KTV tiến hành lập báo cáo kiểm kê nêu ý kiến về cuộc kiểm kê xem kết quả kiểm kê có tin cậy không? Nêu ý kiến về tình trạng bảo quản tiền hoặc HTK của doanh nghiệp có an toàn không? Thu thập tài liệu liên quan để lưu hồ sơ kiểm toán.
  • 51. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0647 Giai đoạn 4: Thực hiện kiểm toán tại đơn vị. Trước khi tiến hành kiểm toán, đại diện của đơn vị và nhóm kiểm toán tham gia cuộc họp để thông qua về mục tiêu, nội dung kiểm toán, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bên trong suốt thời gian kiểm toán tại đơn vị. Trong quá trình kiểm toán, KTV thực hiện đồng bộ các công việc đã đề cập trong kế hoạch, chương trình kiểm toán. A&C áp dụng phương pháp tiếp cận kiểm toán theo khoản mục, nên ban đầu trưởng nhóm sẽ phân côngcho các thành viên các khoản mục mà họ phải chịu trách nhiệm kiểm tra. Trong suốt quá trình, mỗi thành viên vừa phải hoàn thành công việc của mình, đồng thời cũng phải liên hệ với các thành viên khác để cùng đối chiếu, kiểm tra các khoản mục khác có liên quan. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán mà KTV sử dụng chủ yếu là phỏng vấn, kiểm tra tài liệu, quan sát và lấy xác nhận. Sau khi hoàn thành xong phần hành của mình, mỗi thành viên đều phải chuyển lại giấy tờ làm việc cho trưởng nhóm kiểm tra, soát xét và nếu cần sẽ phải thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung. Cuối đợt kiểm toán, nhóm Kiểm toán và đại diện đơn vị sẽ họp để trao đổi những vấn đề về kết quả cuộc kiểm toán. Trong cuộc họp, KTV sẽ chỉ ra những tồn tại của đơn vị và đề xuất biện pháp xử lý, các điều chỉnh thích hợp để giúp đơn vị hoạt động tốt hơn, tuân thủ những quy định của cơ quan Nhà nước. Giai đoạn 5: Tổng hợp, lập báo cáo Kiểm toán. Trên cơ sở kết quả đã kiểm toán, các bằng chứng thu thập được, KTV đưa ra ý kiến của mình về từng phần hành. Sau đó, nhóm trưởng nhóm kiểm toán sẽ tổng hợp, soát xét lại toàn bộ rồi chuyển lên cho Giám đốc kiểm toán/ Chủ nhiệm kiểm toán. Giám đốc kiểm toán/ Chủ nhiệm kiểm toán kiểm tra nếu thấy báo cáo còn tồn tại vấn đề thì tiếp tục gửi trả lại cho trưởng nhóm kiểm toán hoàn thiện hoặc gửi lên cho Ban Giám đốc xét duyệt lần cuối để
  • 52. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0648 gửi cho khách hàng. Đối với một số khách hàng quan trọng, ngoài ba cấp soát xét trên, BCKT còn được người soát xét độc lập xem xét. Ngoài BCKT, nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác kế toán cũng như tình hình kinh doanh tại đơn vị khách hàng, thư quản lý cũng được phát hành. 2.2.2 Kiểm soátchất lượng hoạt động kiểm toán Việc kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán được công ty thực hiện xuyên suốt quá trình Kiểm toán từ giai đoạn chuẩn bị kiểm toán đến khi kết thúc cuộc kiểm toán. 2.2.2.1 Kiểm soát chung một cuộc kiểm toán. Công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại Chi nhánh A&C Hà Nội ngày càng được củng cố và tăng cường. Chi nhánh đã có bộ phận kiểm soát chất lượng riêng biệt đó là Phòng Phối hợp và Soát xét, tuy nhiên trong các cuộc kiểm toán cụ thể thì các công việc kiểm soát được thực hiện trực tiếp do chính nhóm trưởng và Kiểm toán viên điều hành (Trưởng phòng) thực hiện. Quá trình kiểm soát của bộ phận kiểm soát chất lượng và các cấp cao hơn như Giám đốc, Phó Giám đốc được thực hiện gián tiếp qua việc soát xét lại các giấy tờ làm việc, soát xét lại hồ sơ Kiểm toán khi các KTV đã tập hợp và lưu lại để lập BCKT. Nếu thấy có vấn đề chưa giải quyết thỏa đáng hoặc có những phần cần thu thập thêm bằng chứng thì khi đó các KTV sẽ phải trao đổi lại với khách hàng và thu thập thêm các bằng chứng đáng tin cậy khác nhằm bảo đảm ý kiến đưa ra trong BCKT là trung thực, khách quan và đáng tin cậy. 2.2.2.2 Kiểm soát chất lượng trong từng giai đoạn cuộc kiểm toán.  Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán: Nhóm trưởng đoàn kiểm toán trực tiếp giám sát các KTV và các trợ lý kiểm toán của nhóm trong việc sử dụng các kỹ thuật để thu thập các thông tin,
  • 53. Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Lương Nhất Vũ Lớp: CQ50 22.0649 đặc biệt các thông tin nhằm đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán. Ngoài ra, giấy tờ làm việc của từng thành viên cũng được trưởng nhóm kiểm tra một cách chặt chẽ để đảm bảo thông tin thu được là đầy đủ, chính xác, cách thức thu thập là đúng quy định, tuân theo đúng chuẩn mực, đúng quy trình cuộc kiểm toán.  Trong giai đoạn thực hiện cuộc kiểm toán: Để tiện cho quá trình kiểm tra, soát xét, nhóm trưởng sẽ căn cứ vào kế hoạch, chương trình kiểm toán, kinh nghiệm và khả năng chuyên môn của từng thành viên trong đoàn để phân công công việc cụ thể. Với mỗi nội dung, nhóm trưởng nêu rõ các phương pháp kiểm toán cần áp dụng và những vấn đề trọng tâm cần lưu ý trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán. Do đây là giai đoạn rất quan trọng quyết định đến chất lượng của đợt kiểm toán cho nên trưởng nhóm phải luôn giám sát tiến độ thực hiện công việc, các thủ tục kiểm toán và các phương pháp kiểm toán mà các thành viên áp dụng. Bên cạnh đó cũng phải luôn giám sát việc tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và giám sát việc ghi chép giấy tờ của các thành viên. Mỗi KTV và trợ lý kiểm toán cũng phải luôn ý thức kiểm soát công việc của mình và đồng thời tiến hành những kiểm tra chéo công việc của nhau để tăng độ tin cậy cho các thông tin được thu thập. Khi có bất kỳ vấn đề gì phát sinh, các trợ lý kiểm toán không được tự ý giải quyết mà phải thông báo, xin ý kiến của trưởng nhóm để có phương án xử lý phù hợp.  Trong giai đoạn kết thúc Kiểm toán: Khi kết thúc cuộc kiểm toán, trưởng nhóm phải trực tiếp tiến hành tổng hợp các côngviệc của mỗi thành viên để đảm bảo tính đầy đủ, hợp lí, chínhxác của kết quả kiểm toán phản ánh trong các biên bản Kiểm toán. Đồng thời, nhóm trưởng cũng xem xét lại tất cả các bằng chứng kiểm toán, các nhận xét đánh giá của các KTV để đảm bảo tính chính xác và thống nhất các kết quả đó.