SlideShare a Scribd company logo
1 of 75
Lớp: Mẫu giáo nhỡ
Người thực hiện: Nguyễn thị Lý
HƯỚNG DẪN CÁCH VẠCH KẾ HOẠCH
CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ 12 ĐẾN 24 THÁNG TUỔI
I. KẾ HOẠCH THÁNG:..............................................................
1. Chăm sóc - giáo dục: Ghi rõ những nội dung, công việc,
cách tiến hành chăm sóc - giáo dục trẻ trong tháng.
- Chăm sóc: Chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ, vệ sinh phòng bệnh
(phòng bệnh theo mùa, theo các bệnh dịch lây lan). Cân đo,
khám sức khoẻ định kỳ, đảm bảo an toàn cho trẻ...
- Giáo dục: Thông qua nội dung các môn học cung cấp cho
trẻ những kiến thức gì? từ đó giáo dục hành vi đúng, tình cảm
tốt đẹp cho trẻ.
Lớp: Mẫu giáo nhỡ
Người thực hiện: Nguyễn thị Lý
2. Rèn nề nếp thói quen:
Cần hình thành cho trẻ những thói quen, nề nếp
trong học tập, vui chơi, sinh hoạt: Đi học chuyên cần,
không khóc nhè, không ăn quà vặt, không tranh dành đồ
chơi với bạn, thực hiện đúng chế độ sinh hoạt trong ngày
như: Ăn, ngủ, vệ sinh....
Chú ý: Những thói quen đã được hình thành thì không ghi
vào trong kế hoạch.
3. Nhiệm vụ của cô:
Ghi rõ các công việc cần chuẩn bị để thực hiện kế hoạch
trong tháng.
Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi theo yêu cầu của tiết dạy.
Nghiên cứu, chuẩn bị bài dạy, tập bài hát gì,thuộc bài thơ,
câu chuyện gì?
II. KẾ HOẠCH TUẦN:
1.Thể dục sáng:
Soạn theo chương trình.
Đề tài: Hô hấp...; tay vai ...; chân...; bụng
lườn...; bật...
(hoặc: Tập kết hợp bài hát: ............;
Bật....)
* Khởi động:.................................
* Trọng động:..............................
* Hồi tĩnh:..................................
2. Vui chơi:
*Kế hoạch vui chơi cho trẻ 12 - 18 tháng:
Mỗi tuần soạn một trò chơi mới. Bao gồm các bước như
sau:
Tên trò chơi: .....; Yêu câu:.....;Chuẩn bị:....;Cách chơi:....
Kết hợp với 1-2 trò chơi cũ (Trò chơi cũ: Ghi tên trò
chơi, yêu cầu, chuẩn bị)
*Kế hoạch vui chơi cho trẻ 18 - 24 tháng: Mỗi tuần soạn
một trò chơi mới. Bao gồm các bước như sau:
Tên trò chơi:......;Yêu câu:.....;Chuẩn bị:.....;Cách chơi:.....
Kết hợp với 2 -3 trò chơi cũ (Trò chơi cũ: Ghi tên trò chơi,
yêu cầu, chuẩn bị, cách chơi)
Ví dụ: Tổ chức HĐVC cho trẻ 18 - 24 tháng:
Tên trò chơi:
- Ru em bé ngủ
- Xâu vòng cho em bé
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết thao tác ru em, bế em.
- Biết xâu được vòng để đeo cho em bé (vòng tay, vòng cổ)
2. Chuẩn bị:
- Búp bê đủ cho số trẻ và cô
- Hạt và dây để xâu vòng.
3. Cách tiến hành:
a. Thoả thuận trước khi chơi:
b. Quá trình chơi:
c. Kết thúc chơi:
* Tổ chức hoạt động góc đối với trẻ 24 - 36 tháng:
Bao gồm các góc:
- Góc chơi với búp bê và thao tác vai
- Góc chơi hoạt động với đồ vật + góc sách
- Góc chơi vận động
(Nếu có điều kiện nên tổ chức riêng góc sách)
Khi tổ chức cho trẻ chơi cần lưu ý:
- Chọn nội dung chơi phù hợp với chủ
điểm.
- Vị trí các góc chơi cần xa nhau.
- Một buổi nên tổ chức 3 - 4 góc chơi,
trẻ tự chọn góc chơi. Với những trò chơi đã
thành thạo cô nên mở rộng trò chơi cho trẻ.
- Kết thúc thời gian chơi cô đi từng
nhóm hướng dẫn trẻ cất đồ chơi vào nơi qui
định.
III. KẾ HOẠCH NGÀY:
1. Đón trẻ: Soạn vào thứ 2 cho cả tuần.
2. Tiết học:
Cách soạn gồm các bước như sau:
Tên bài dạy:........................
- Yêu cầu:
- Chuẩnbị:
- Hướng dẫn: (soạn theo 2 cột)
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
3. Hoạt động ngoài trời:
Cách soạn như sau:
Tên đề tài:..................
- Mục đích - yêu cầu:
- Chuẩn bị:
- Tiến hành:
a, Hoạt động có chủ đích: (ôn luyện kiến
thức cũ hoặc làm quen kiến thức mới): Nếu
quan sát thì soạn một số câu hỏi có liên quan
đến đề tài
b, Trò chơi vận động: Ghi tên trò chơi.
c, Chơi tự do: Không nhất thiết phải ghi trong
kế hoạch nhưng trong quá trình trẻ chơi phải
có sự bao quát của cô.
Thời gian tổ chức HĐNT cho trẻ NT từ 45-60
phút ( Quan sát: 7-10 phút; TCVĐ: 7-10 phút;
Chơi tự do: 20-30 phút)
5. Vui chơi: (Theo kế hoạch tuần)
6. Hoạt động chiều:
Nội dung của hoạt động chiều bao gồm:
Hướng dẫn trò chơi mới (vào chiều thứ 2); Ôn
luyện các nội dung đã học chưa đạt yêu cầu (tổ
chức dưới dạng trò chơi theo nhóm. Khi soạn
ghi tên trò chơi, yêu cầu, chuẩn bị, tiến hành);
văn nghệ (vào chiều thứ 6).
Mỗi buổi chiều nên chọn 01 trong các
nội dung trên kết hợp với nội dung chơi theo ý
thích dưới sự bao quát của cô.
Ghi chú:
- Khi độ tuổi 18 - 24 tháng hết chương
trình thì dạy lên chương trình của độ tuổi 24 -
36 tháng. Tức là dạy theo chủ đề tháng thứ
nhất của độ tuổi 24 - 36 tháng.
- Độ tuổi 12 - 18 tháng không có TDS
và HĐ ngoài trời.
Trên đây là hướng dẫn chung, do đó khi
soạn bài các đồng chí cần áp dụng theo đúng
độ tuổi của lớp mình phụ trách.
GỢI Ý SOẠN BÀI
THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI CHO TRẺ 24 - 36 THÁNG
I. KẾ HOẠCH CHỦ ĐIỂM:
Tên chủ điểm:.........Thời gian thực hiện:..........tuần.
1. Chăm sóc - giáo dục:
- Chăm sóc:
- Giáo dục:
2. Rèn nề nếp - thói quen.
3. Nhiệm vụ của cô:
II. KẾ HOẠCH TUẦN:
Thời gian Môn học
Hoạt động
góc
Thứ 2
Thứ 3…
III. KẾ HOẠCH NGÀY:
1. Đón trẻ: Soạn vào thứ 2 cho cả tuần
2. Tiết học: Cách soạn như sau:
Tên bài dạy:
- Yêu cầu:
- Chuẩn bị:
- Hướng dẫn: Soạn theo 2 cột.
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
3. Hoạt động ngoài trời: Cách soạn như
sau:
Đề tài: ........................
- Mục đích - yêu cầu:
- Chuẩn bị:
- Tiến hành:
a, Hoạt động có chủ đích (ôn luyện hoặc
làm quen):
Soạn một số câu hỏi có liên quan đến đề tài.
b, Trò chơi vận động: Ghi tên trò chơi,
cách chơi.
c, Chơi tự do.
5. Hoạt động góc:
Ghi tên các góc; yêu cầu; chuẩn bị, tiến hành.
6. Hoạt động chiều: Nội dung của hoạt động chiều
bao gồm: Hướng dẫn trò chơi mới (vào chiều thứ
2); Ôn luyện các nội dung đã học chưa đạt yêu cầu
(tổ chức dưới dạng trò chơi theo góc. Khi soạn thì
ghi tên góc, yêu cầu, chuẩn bị, tiến hành); văn
nghệ (vào chiều thứ 6). Mỗi buổi chiều nên chọn 01
nội dung trên kết hợp vơi nội dung chơi theo ý thích
dưới sự bao quát của cô.
Ghi chú:
Kế hoạch tuần 1 và tuần 3 (Tuần 2 - 4)
chỉ cần soạn thay đổi hoạt động góc còn môn
học giống nhau. Nhưng khi soạn kế hoạch
ngày thì tuần sau phải soạn yêu cầu cao hơn
tuần trước.
Trên đây là hướng dẫn chung, do đó
khi soạn bài các đồng chí cần áp dụng theo
đúng độ tuổi của lớp mình phụ trách.
VÍ DỤ:
KẾ HOẠCH CHỦ ĐIỂM: BÉ VÀ GIA ĐÌNH
(Thời gian thực hiện: 8 tuần)
I. Chăm sóc, giáo dục:
1. Chăm sóc:
- Đảm bảo chế độ và khẩu phần ăn, tổ chức tốt bữa ăn
để động viên trẻ ăn hết suất.
- Có đủ chỗ nằm và chăn gối riêng cho trẻ, trẻ ngủ đúng
giờ, yên tĩnh, cô luôn có mặt theo dõi trẻ ngủ.
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân cho trẻ. Trẻ có đồ dùng vệ
sinh riêng (Khăn mặt, ca cốc, ...). Hướng dẫn trẻ biết
rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, tay bẩn...
- Cân đo, khám sức khỏe cho trẻ.
- Đảm bảo an toàn cho trẻ.
b) Giáo dục:
- Phát triển vận động:
+ Trẻ thực hiện các vận động cơ bản như: Bò, đi,
nhảy, ném.
+ Trẻ thực hiện tốt các bài tập phát triển chung và
các trò chơi vận động.
- Nhận biết tập nói:
+ Trẻ biết gọi được tên những người trong gia đình,
giáo dục tình cảm cho trẻ như: Kính yêu ông, bà,
bố, mẹ, anh, chị, em.
+ Trẻ biết gọi tên, cách sử dụng một số đồ dùng
trong gia đình và giữ gìn, bảo vệ chúng.
Âm nhạc:
+ Trẻ hát đúng giai điệu của bài hát: Nu na nu nống,
Lời chào buổi sáng, Đôi dép, Búp bê.
+ Trẻ hiểu nội dung các bài hát, giáo dục tình cảm cho
trẻ với những người thân và các đồ vật trong gia đình.
- Chuyện:
+ Trẻ nhớ tên chuyện: Thỏ con không vâng lời, Cháu
chào ông ạ, ; nhớ tên các nhân vật trong chuyện.
+ Giáo dục trẻ có thái độ yêu, ghét rõ ràng đối với các
nhân vật trong chuyện.
- Thơ: Trẻ đọc thuộc các bài thơ: Yêu mẹ, Đôi dép. Hiểu
được nội dung và biết đọc diễn cảm, đúng nhịp điệu.
- NBPB: Trẻ nhận biết và phân biệt được 2 màu đỏ và
xanh.
.2. Nề nếp, thói quen:
- Đi học chuyên cần
- Không khóc nhè
- Không ăn quà vặt trong lớp.
- Không tranh giành đồ chơi của bạn.
- Bước đầu hình thành thói quen thực hiện
đúng chế độ sinh hoạt trong ngày cũng như
trong giờ học, giờ hoạt động, ăn, ngủ, vệ sinh...
3. Nhiệm vụ của cô:
- Thuộc bài thơ: Yêu mẹ, đôi dép. Thuộc chuyện:
Thỏ con không vâng lời, cháu chào ông ạ.
- Soạn giáo án và nghiên cứu kỹ trước khi lên
lớp.
- Làm và mua bổ sung thêm tranh ảnh, đồ chơi
về gia đình, tranh chuyện: Thỏ con không vâng
lời.
- Sắp xếp đồ chơi ở các góc và trang trí trong
nhóm phù hợp với chủ điểm “Bé và gia đình”.
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC MẦM NON MỚI
I. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NĂM HỌC:
Khi XD kế hoạch năm học GV sẽ dựa vào những
căn cứ sau:
1. Mục tiêu cuối độ tuổi và nội dung chương trình
theo độ tuổi trong CT GDMN.
2. Điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương.
3. Điều kiện thực tế của nhóm khi thực hiện chương
trình: Số lượng trẻ trên cô, số lượng trẻ trong nhóm,
khả năng phát triển của trẻ, cơ sở vật chất: Phòng
nhóm, sân chơi, thiết bị, nguyên vật liệu, đồ dùng,
đồ chơi…và sự tham gia của các bậc cha mẹ vào
chăm sóc giáo dục trẻ.
GV có thể XD kế hoạch theo các bước:
- GV xác định mục tiêu giáo dục trẻ (đây là những mong đợi về kết
quả CS-GD đến cuối năm học trẻ có thể biết được và làm được ở
từng lĩnh vực phát triển), GV có thể dựa vào mục tiêu từng lĩnh vực
phát triển trong sách hướng dẫn thực hiện chương trình các độ tuổi
xuất bản năm 2007 hoặc năm 2006.
- Liệt kê những nội dung cơ bản của từng lĩnh vực phát triển theo
từng tuổi được quy định trong chương trình.
- Trong quá trình vạch kế hoạch, giáo viên cần đối chiếu với thực tiễn
của nhóm, địa phương; đặc điểm cơ bản của trẻ trong nhóm, lớp; tài
liệu, học liệu đã có để chọn lọc, thêm hoặc bớt đối với những nội
dung không phù hợp, cao hơn hoặc thấp hơn so với khả năng của
trẻ, hoặc không gần gũi với trẻ… GV có thể lập kế hoạch theo mẫu
sau:
II - LẬP KẾ HOẠCH THÁNG ĐỐI VỚI GV NHÀ TRẺ
DẠY CÁC ĐỘ TUỔI DƯỚI 24 THÁNG:
- Lập kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục ở lứa
tuổi nhà trẻ dưới 24 tháng được tiến hành theo từng
tháng.
- Khi lập kế hoạch, GV không chỉ căn cứ trên kế hoạch
thực hiện chương trình theo năm học, mà còn phải tính
đến khả năng, nhu cầu và hứng thú của trẻ; dựa trên
điều kiện thực tế, cuộc sống xung quanh trẻ trong thời
điểm lên kế hoạch để XD kế hoạch nhằm thúc đẩy sự
phát triển của trẻ.
- Tạo điều kiện cho trẻ sử dụng các giác quan trong khi
khám phá và hoạt động với đồ vật, đồ chơi và vật thật.
- Các kiến thức, kỹ năng và thái độ sẽ được lặp đi, lặp lại trong kế
hoạch ở các tháng sau với mức độ khó và phức tạp tăng dần lên.
Có thể đưa vào kế hoạch thực hiện trong 2 tuần từ 8 - 10 nội dung
(kiến thức, kỹ năng, thái độ) khác nhau ở cả 4 lĩnh vực phát triển.
Song không phải là phân đều cho mỗi lĩnh vực, mà tuỳ theo điều
kiện thực tế tại thời điểm thực hiện sẽ có những lĩnh vực phát triển
ưu tiên hơn.
VD: Khi lập kế hoạch cho trẻ tìm hiểu về các loại hoa, quả thì lĩnh
vực phát triển nhận thức và ngôn ngữ được chú trọng hơn (các kỹ
năng quan sát, so sánh bằng các giác quan, màu sắc, tên gọi. v.v).
Khi cho trẻ tìm hiểu về các thành viên trong gia đình thì các kỹ năng
về tình cảm xã hội được chú trọng hơn…
- Những nội dung chương trình sẽ được đưa dần dần vào các
tháng, sao cho toàn bộ nội dung chương trình sẽ được thực hiện
đầy đủ.
II. KẾ HOẠCH THÁNG..............NĂM .............
1 - Mục tiêu:
Căn cứ vào kế hoạch thực hiện chương trình theo năm
học, GV xác định mục tiêu: Kiến thức, kỹ năng và thái độ
sẽ hình thành cho trẻ theo 4 lĩnh vực phát triển (Thể chất,
nhận thức, ngôn ngữ, và tình cảm - xã hội). Mục tiêu
được xây dựng theo 4 lĩnh vực phát triển, GV lựa chọn
các mục tiêu sao cho đảm bảo tính phát triển từ dễ đến
khó, từ gần đến xa, các mục tiêu này sẽ được phát triển ở
các tháng sau đó.
2 - Chuẩn bị:
Những đồ dùng nguyên vật liệu không có sẵn hoặc yêu
cầu phụ huynh phải chuẩn bị.
Kế hoạch tháng được XD theo 4 lĩnh vực phát triển.
3 - Kế hoạch thực hiện: (Kế hoạch tuần)
Các hoạt động được thực hiện ở tuần 1 và
tuần 3 được lặp lại ở tuần 2 và tuần 4,
nhưng mức độ khó và phức tạp sẽ được thể
hiện trong kế hoạch từng hoạt động cụ thể.
Lưu ý: Việc lập kế hoạch thực hiện chương
trình giáo dục ở lứa tuổi nhà trẻ dưới 24 tháng
được tiến hành theo từng tháng, không soạn
theo chủ đề như GV dạy trẻ 24-36 tháng. Khi
lập kế hoạch GV dựa vào Sách hướng dẫn
thực hiện chương trình GDMN nhà trẻ của
Bộ năm 2006, 2007 để đưa ra các nội dung
giáo dục trẻ và các hoạt động sẽ tổ chức các
cháu tham gia trong từng tháng, tuần và hàng
ngày, nhưng GV phải đảm bảo nguyên tắc
đưa dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức
tạp sao cho phù hợp với đặc điểm nhận thức
của trẻ trong nhóm mình phụ trách.
4- Kế hoạch hoạt động: (Kế hoạch hàng ngày).
Thứ.........ngày........tháng.........năm 20…
4.1- Hoạt động chung/giờ học: Bao gồm:
+ Tên hoạt động...............................
+ Mục đích: Chỉ nêu 1 hoặc 2 mục đích chính.
+ Chuẩn bị:
+ Cách tiến hành: GV Nêu các bước tổ chức hoạt động.
4.2- Đánh giá trẻ trong các hoạt động hằng ngày: (cuối ngày)
- GV tiến hành đánh giá trẻ hằng ngày trong quá trình CS-GD.
Những hoạt động trong ngày của trẻ nhà trẻ bao gồm: Hoạt động giao
lưu cảm xúc, HĐ với đồ vật, HĐ chơi, HĐ chơi - tập, HĐ chăm sóc vệ
sinh.
- Trong sổ soạn bài, vào cuối phần kết thúc kế hoạch hoạt động 1
ngày, GV để 1 khoảng trống nhất định, để ghi lại những vấn đề cần
quan tâm (nếu có).
VD:
+ Những trẻ đặc biệt cần quan tâm (tên cháu, cần
quan tâm vấn đề gì?). Chú ý đến những trẻ có khả năng
đặc biệt cần bồi dưỡng phát triển hay những trẻ cần trợ
giúp đặc biệt và cần phải thông báo với phụ huynh. VD
về: ngôn ngữ, hoạt động, kiến thức, ăn, ngủ.….của trẻ
đó.
+ Những điều cảm thấy hay, hữu ích cho các công
việc đối với GV, mà nếu không ghi lại thì sẽ bị lãng
quên.
+ Trong kế hoạch tiếp theo của ngày sau nên lưu ý
điều gì? (Môi trường, tổ chức hoạt động, phương
tiện...).
Lưu ý: Nếu cảm thấy không có vấn đề gì cần ghi
chép lại để nhớ hoặc để lưu ý trong các buổi tiếp
theo thì phần này sẽ được bỏ trống
4.3- Đánh giá theo giai đoạn
(theo tháng):
GV sử dụng các chỉ số đánh giá về sự
phát triển của trẻ sau mỗi giai đoạn (6, 12,
18, 24, 36 tháng tuổi) để đánh giá từng trẻ.
Các chỉ số đánh giá đã được hướng dẫn
cụ thể trong sách HD thực hiện chương
trình GDMN nhà trẻ 3 - 36 tháng (trang
244 - 246) năm 2007. Vì vậy, việc đánh giá
không diễn ra cùng 1 lúc mà đánh giá
được tiến hành theo từng tháng và qui tròn
tháng tuổi cho từng trẻ.
III. LẬP KẾ HOẠCH ĐỐI VỚI ĐỘ TUỔI
24 - 36 THÁNG
1. Kế hoạch năm:
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
GDMN MỚI
NĂM HỌC 2009-2010
Nhóm trẻ 24 - 36 tháng - Trường Mầm non………
I. Mục tiêu giáo dục:
1- Phát triển thể chất:
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
2- Phát triển nhận thức:
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………..……………….……………………………………
3- Phát triển ngôn ngữ:
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
4- Phát triển tình cảm - xã hội:
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
II. Nội dung chăm sóc, giáo dục:
1- Phát triển thể chất:
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
2- Phát triển nhận thức:
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
3- Phát triển ngôn ngữ:
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
4- Phát triển tình cảm - xã hội:
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
III. Dự kiến các chủ đề thực hiện trong năm học:
T
T
Chủ đề
lớn
Chủ đề
con
Số
tuần
Thời gian
thực hiện
Điều
chỉnh
1
2
3
…
2. Kế hoạch chủ đề lớn:
Bao gồm:
Tên chủ đề lớn ......Số tuần ......
Thời gian: Từ ngày......đến ngày......
- Mục tiêu:
+ Phát triển thể chất:
+ Phát triển nhận thức:
+ Phát triển ngôn ngữ:
+ Phát triển tình cảm - xã hội
Căn cứ trên kế hoạch thực hiện chương trình theo
năm học của nhóm, lớp mình phụ trách, đồng thời
dựa vào kế hoạch chủ đề lớn của BGH, để xác
định và đề ra mục tiêu: Kiến thức, kỹ nămg, thái độ
sẽ hình thành cho trẻ theo 4 lĩnh vực phát triển
(Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ và TC-XH). Không
nên đưa quá nhiều mục tiêu trong một chủ đề. Chú
ý phát triển các kỹ năng ở các lĩnh vực phát triển
phù hợp với chủ đề. Lựa chọn các mục tiêu sao
cho đảm bảo tính phát triển từ dễ đến khó, từ gần
đến xa, các mục tiêu này sẽ được phát triển ở các
chủ đề tiếp theo. (Mục tiêu chủ đề trả lời câu hỏi:
Kết thúc chủ đề trẻ đạt được những kiến thức, kỹ
năng gì?)
Mạng nội dung: : (Trả lời câu hỏi: Dạy trẻ những
vấn đề gì?)
+ GV dựa vào sách “Hướng dẫn thực hiện chương
trình GDMN” của Bộ đã gợi ý theo từng lĩnh vực phát
triển, để lựa chọn các nội dung sẽ dạy trẻ trong các
chủ đề lớn, theo từng lĩnh vực phát triển.
+ Mỗi nội dung có thể coi là 1 chủ đề nhỏ. GV có
thể chỉ dừng lại ở việc chia chủ đề lớn thành các chủ
đề nhỏ, không làm chi tiết nội dung chủ đề nhỏ mà
kết hợp nội dung trong mạng hoạt động.
- Mạng hoạt động: (Trả lời câu hỏi: Trẻ được tham gia các hoạt
động như thế nào để đạt được các nội dung trên? )
+ Giáo viên dự kiến các hoạt động sẽ thực hiện ở mỗi chủ đề
nhỏ, phải chú ý tăng cường các hoạt động để dạy trẻ cách học tìm
tòi, thực hành, khám phá…
+ GV dựa vào sách “Hướng dẫn thực hiện chương trình” của Bộ
đã gợi ý cho từng lĩnh vực phát triển, để lựa chọn các hoạt động,
các đề tài sẽ tổ chức, hướng dẫn trẻ tham gia trong các chủ đề.
Mạng hoạt động có thể được xây dựng theo các bộ môn, cũng có
thể xây dựng theo 4 nội dung phát triển. Nội dung xây dựng vào
mạng hoạt động được thực hiện theo hướng tích hợp thông qua
các hoạt động giáo dục trong ngày. Cần chú ý XD lồng ghép: Phát
triển vận động, luyện giác quan, kể chuyện theo tranh, nghe và
đọc thơ, nghe hát, dạy hát...Có thể thiết lập theo cột dọc hoặc kẻ
theo hình mạng có thể soạn theo hàng ngang
3. Kế hoạch chủ đề con (Kế hoạch tuần)
Kế hoạch tuần: Chủ đề (Ghi tên chủ đề con)
(Từ ngày……đến ngày….tháng….năm….)
Lưu ý:
- GV xây dựng kế hoạch tuần cho từng chủ đề
con, phải dựa vào nội dung gợi ý của Bộ trong
sách hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN
nhà trẻ, đồng thời dựa vào tài liệu, tuyển tập,
chương trình nhà trẻ 3 - 36 tháng để lựa chọn
các hoạt động phù hợp với nội dung của từng
lĩnh vực phát triển và nội dung chủ đề.
- Phải đảm bảo tích hợp các nội dung giáo dục và được
thể hiện ở mọi thời điểm trong ngày
- Có thể xây dựng kế hoạch cho 1 tuần hoặc 2 tuần,
nhưng trong kế hoạch hàng ngày thể hiện được mức độ
khó tăng dần.
- Đón trẻ soạn chung cho cả tuần, trò chuyện đầu tuần
chỉ soạn vào sáng thứ 2 đối với tuần bắt đầu thực hiện
mở chủ đề mới.
- Giáo viên không nhất thiết phải lập kế hoạch theo
cách như đã hướng dẫn ở trên. Mỗi trường, mỗi giáo
viên có thể có cách làm riêng. Song cần phải đảm bảo
thực hiện được mục tiêu và nội dung chương trình giáo
dục theo độ tuổi.
4. Kế hoạch hoạt động: (Kế hoạch hàng ngày):
Thứ....ngày........tháng........năm 20......
- Trò chuyện đầu tuần: (Đối với tuần mở chủ đề mới).
- Hoạt động chung (giờ học) : Bao gồm:
+ Tên hoạt động...............................
+ Mục đích: Trong một hoạt động chỉ nên đặt ra 1- 2
mục đích và cố gắng thực hiện được mục đích đó.
+ Chuẩn bị: Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu cần, đối
với những hoạt động làm quen trước khi tiến hành hoạt
động.
+ Tổ chức thực hiện / Cách tiến hành:
Các bước tổ chức cho trẻ thực hiện hoạt động để đạt
được mục đích đưa ra.
- Dạo chơi ngoài trời: Có 3 nội dung
(HĐ có chủ đích, trò chơi vận động,
chơi tự do)
- Chơi các góc buổi sáng:
5 - Đánh giá trẻ:
a- Đánh giá trẻ cuối ngày: Trong sổ
soạn bài, vào cuối phần kết thúc kế
hoạch hoạt động 1 ngày, GV để 1
khoảng trống nhất định, để ghi lại
những vấn đề cần quan tâm (nếu có).
+ Những trẻ đặc biệt cần quan tâm (Tên cháu, cần quan tâm
vấn đề gì?). Nội dung cần đánh giá những là những biểu hiện
về tình trạng sức khoẻ của trẻ, thái độ cảm xúc và hành vi của
trẻ trong các hoạt động, những kiến thức và kỹ năng của trẻ.
Chú ý đến những trẻ có khả năng đặc biệt cần bồi dưỡng phát
triển hay những trẻ cần trợ giúp đặc biệt và cần phải thông
báo với phụ huynh như khó khăn về ngôn ngữ, về vận động,
về ăn, ngủ có biểu hiện khác thường của đứa trẻ…..
+ Những điều cảm thấy hay, hữu ích cho các công việc đối
với GV, mà nếu không ghi lại thì sẽ bị lãng quên.
+ Trong kế hoạch tiếp theo của ngày sau nên lưu ý điều gì?
(Môi trường, tổ chức hoạt động, phương tiện...).
Nếu cảm thấy không có vấn đề gì cần ghi chép lại để nhớ hoặc
để lưu ý trong các buổi tiếp theo thì phần này sẽ được bỏ trống.
Cùng một lúc GV không thể quan sát tất cả các trẻ, cũng như
tất cả các khía cạnh, do đó mỗi ngày GV có kế hoạch quan sát
1 - 2 trẻ ở một khía cạnh và trong một hoạt động nào đó. Mỗi
ngày sau buổi làm việc, GV giành 2 - 3 phút ghi lại những gì
mình quan sát được đối với những trẻ đó và đưa ra nhận xét
một cách ngắn gọn. Sau một thời gian, dựa trên kết quả các
đợt quan sát được, GV sẽ thấy sự tiến bộ của trẻ và chính từ
những kết quả quan sát đó, GV có thể lựa chọn nội dung giáo
dục và có những điều chỉnh trong phương pháp CS - GD phù
hợp với nhu cầu của trẻ.
b- Đánh giá việc thực hiện chủ đề: Theo mẫu
hướng dẫn của Bộ trong Sách Hướng dẫn thực hiện
chương trình GDMN các độ tuổi (Phần 5: Đánh giá)
- Mỗi chủ đề giáo viên tổ chức đánh giá 1 lần.
- Thời gian tổ chức đánh giá: Sau khi kết thúc chủ
đề nhỏ.
c- Đánh giá việc thực hiện chương trình chăm
sóc giáo dục trẻ.
- Dựa vào Hướng dẫn của Bộ trong Sách Hướng
dẫn thực hiện chương trình GDMN các độ tuổi (Phần
5: Đánh giá)
- Tổ chức đánh giá 1 năm một lần vào cuối năm
học.
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ NHÀ TRẺ
I. PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ KỂ CHUYỆN:
1. Trẻ 18 - 24 tháng:
- Kể chuyện theo tranh: Nội dung tranh phải gần
gũi với trẻ, câu chuyện có 1 - 3 nhân vật.
- Trình tự kể chuyện:
+ Thu hút sự chú ý của trẻ.
+ Giới thiệu tên bức tranh, các nhân vật trong
tranh.
+ Cô kể chuyện thật đơn giản
+ Đặt câu hỏi để trẻ dựa vào câu chuyện trả lời.
-
2. Trẻ 24 - 36 tháng:
Khi kể chuyện cho trẻ nghe cô kể chậm rãi, rõ ràng,
diễn cảm, sử dụng ngữ điệu, giọng nói để thể hiện
tình cảm, đặc điểm, tính cách nhân vật, phát âm
chuẩn xác, tránh nói ngọng, âm lượng vừa phải, đủ
nghe kết hợp một vài điệu bộ, cử chỉ và làm một vài
động tác minh hoạ nhẹ nhàng hoặc sử dụng đồ
dùng minh hoạ...
Một chuyện có thể được thực hiện qua 4 tiết học:
Tiết 1: Cho trẻ làm quen với chuyện,giúp trẻ có ấn
tượng bao quát về chuyện, biết tên nhân vật trong
chuyện. Sau khi kể chuyện cô nên dùng các câu
hỏi : Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
Ai đây? Bạn gì đây? Trong chuyện có những ai? ...
Tiết 2: Cô cho trẻ biết hành động chủ yếu của các nhân
vật. Cô nên sử dụng các câu hỏi như: Làm gì? Đang
làm gì? Ở đâu? Đi đâu?...
Tiết 3: Cô giứp trẻ nhớ tên và hành động của các
nhân vật một cách chủ động, có trình tự, trẻ nhớ lời của
các nhân vật ngoài một số câu hỏi như ở tiết 1 và 2 cô
nên sử dụng thêm một số câu hỏi: Như thế nào? để hỏi
trẻ.
Tiết 4: Giúp trẻ nhớ trình tự diễn biến chủ yếu câu
chuyện hoặc có thể tự kể lại nếu chuyện ngắn, đơn
giản. Trong tiết học này coo dùng toàn bộ các câu hỏi
của 3 tiết học trên và có thể thêm một số câu hỏi: Tại
sao? Để làm gì? để trẻ hiểu kỹ hơn về câu chuyện
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ ĐỌC THƠ:
Các bước thực hiện như sau:
1. Thu hút sự tập trung chú ý :
- Chuẩn bị tâm trạng thoải mái và gây hứng thú
- Kết hợp bổ sung và thay đổi hoạt động phù hợp có liên
quan
2. Giới thiệu sách:
- Có thể dùng giá để sách
- Thảo luận bìa, đầu đề, khuyến khích trẻ đoán trước nội
dung.
- Khai thác các minh hoạ để hiểu ý nghĩa
- đặt câu hỏi chính xác, rõ ràng và động viên trẻ trả lời
câu hỏi
- Liên hệ các câu hỏi vàới kinh nghiệm của trẻ
3. Đọc lần đầu
- Sử dụng que chỉ đúng cách
- Đọc nnhiệt tình và diễn cảm
- Giữ nhịp độ đọc từ từ và chậm rãi
- Cô và trẻ cùng đọc những cụm từ, câu hoặc đoạn
lặp đi, lặp lại
4. Đọc lại
- Dùng que chỉ
- Tóm tắt câu chuyện một cách ngắn gọn
- Động viên tất cả trẻ đọc cùng một cách diễn cảm
với nhịp độ bình thường
- Nhấn mạnh và tập trung vào một trong những
điểm cần lưu ý như câu từ giống nhau được lặp lại.
5. Hoạt động tiếp theo.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY THƠ CHO TRẺ
1. Nghe đọc thơ (12 - 18 tháng):
Ở lứa tuổi này, trước khi đọc thơ cho trẻ nghe cô cho 4
- 5 trẻ ngồi xung quanh cô và gây hứng thú bằng nhiều
hình thức: Có thể bắt chước tiếng kêu của các con vật,
xem tranh, nghe hát... liên quan đến nội dung bài thơ. Khi
đọc thơ, lời của cô rõ ràng, diễn cảm có kết hợp điệu bộ
để minh hoạ. Cô phát âm chuẩn xác, không nói ngọng,
đọc vừa đủ cho trẻ nghe, ngắt, nghỉ đúng chỗ, thể hiện
được vần điệu, nhịp điệu bài thơ và lưu ý đến các từ
tượng hình, tượng thanh, vừa đọc vừa minh hoạ vài động
tác nhẹ nhàng, đọc diễn cảm bài thơ vài lần.
2.Nghe và đọc thơ (18 - 36 tháng):
- Đối với trẻ 18 - 24 tháng:
Cô cho 7 - 8 trẻ ngồi xung quanh cô, cô đọc
bài thơ vài lần, sau đó cô đọc chậm, rõ ràng
bài thơ nhiều lần nữa và khuyến khích trẻ
nhẩm đọc theo cô từ cuối của câu.
- Đối với trẻ 24 - 36 tháng:
+ Gây hứng thú cho trẻ trước khi vào học (Thu hút trẻ)
+ Cô giới thiệu bài thơ (Trực tiếp hoặc gián tiếp)
+ Cô đọc diễn cảm bài thơ (Đọc mẫu)
+ Cô đọc cho trẻ nghe nhiều lần khuyến khích trẻ nhẩm đọc theo
(cả lớp) vài lần khi thấy trẻ có thể thuộc, gọi trẻ nói tên bài thơ (3
- 4 trẻ)
+ Gọi cá nhân trẻ, tốp, nhóm đọc cùng cô cho hết cả lớp. Cô chú
ý sữa sai cho trẻ. Cho cả lớp đọc lại bài thơ vài lần hoặc cô ngâm
thơ cho trẻ nghe để kết thúc tiết học. Sau đó cô nhẹ nhàng
chuyển sangb trò chơi sao cho phù hợp với nội dung bài thơ.
Lưu ý: Ngoài các tiết dạy trong giờ TLCCĐ cô nên đọc thơ cho
trẻ nghe mọi lúc, mọi nơi.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ NBTN:
1. Các thể loại dạy NBTN cho trẻ: Làm quen với vật và ôn
luyện
- Loại tiết làm quen với vật:
+ Nếu bài cho trẻ làm quen với đặc điểm của 1 vật thì 1 lần
luyện tập, cô có thể cho làm quen với 2 - 3 vật ( ở nhóm 19 -
24 tháng) hoặc 2 - 4 vật (ở nhóm 25 - 36 tháng). Lúc đầu cô
giới thiệu từng vật một sau đó cho trẻ nhận biết, lựa chọn tất
cả các vật cùng một lúc.
- Loại tiết ôn luyện:
Cho trẻ ôn luyện các vật đã học trong tháng, lúc đầu cho
trẻ xem và và nhắc lại từng vật một sau đó cho trẻ nhận
biết, lựa chọn tất cả các vật cùng một lúc
Mỗi lần tập luyện có 3 bước: Quan sát, luyện tập, trò
chơi.
+ Khi quan sát vật cô không nên nói ngay tên gọi, đặc
điểm của vật mà nên đặt câu hỏi ngắn gọn, chính xác
để định hướng sự chú ý và phát huy tính chủ động, tích
cực của trẻ. Nếu trẻ không trả lời được cô nói chobtrẻ
biết và đặt câu hỏi để trẻ nhắc lại.
+ Trong khi luyện tập cô nên đưa ra nhiều dạng câu
hỏi với trẻ, cùng một nội dung trả lời cô nên đặt câu hỏi
nhiều dạng nkhác nhau.
+ Với trẻ lớn, phần cuối cô có thể cho btrẻ chơi lựa
chọn các vật (chọn tranh lô tô, chơi bắt chước tiếng kêu
của các con vật, tạo dáng các con vật...
-
2. Tiến trình một tiết dạy NBTN cho trẻ:
- Tạo cảm xúc
- Hướng dẫn trẻ hoạt động tìm hiểu NBTN:
+ Đối với tiết dạy làm quen: Giáo viên chú ý
để trẻ được nhìn, sờ, nghe tiếng kêu...sau
đó dạy trẻ về tên gọi, vài đặc điểm nổi bật.
+ Đối với loại tiết ôn luyện: GV gợi ý để trẻ
tự nói về tên gọi, đặc điểm của đối tượng
bằng một số câu hỏi của cô.
- Luyện tập: Đây là bước để củng cố kiến thức
trẻ vừa được NBTN, vì vậy tuỳ vào nội dung
bài dạy mà GV có thể tổ chức bằng một số
hình thức sau:
+ Trò chơi vận động
+ Làm tiếng kêu của các con vật trẻ đã được
NBTN
+ Chơi xếp lô tô, xếp đồ dùng đồ chơi
+ Hát bài hát kết hợp làm động tác vận động
Sau đó GV có thể kết thúc tiết học nhẹ
nhàng
V. PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
1. Đối với trẻ 12 - 18 tháng:
- Mỗi tuần tập cho trẻ 2 - 3 lần, mỗi bài tập 10 - 15
phút vào giờ chơi tập buổi sáng hoặc giữa 2 lần ngủ,
không tập khi trẻ đói và tập sau bữa ăn ít nhất 30 phút.
- Nơi tập: Có thể tập trong phòng nhóm, tốt nhất nên
tập ngoài trời để trẻ tắm nắng và hít thở không khí trong
lành.
- Mỗi tuần tập cho trẻ 2 bài tập VĐ cơ bản trong đó 1
VĐ mới và 1 VĐ ôn luyện. Mỗi bài tập trong 2 tuần liên
tục, vận động mới được ôn lại sau 2-3 tuần. Có thể tập
cho 2 - 4 trẻ cùng một lúc.
Lưu ý:
- Để tổ chức tiết học sinh động và lôi cuốn trẻ, Gv chú ý khai
thác tích hợp vào bài dạy một số nội dung các hoạt động hoặc
các môn học khác.
- Quá trình hướng dẫn trẻ NBTN, GV cho trẻ tham gia ngẫu
hứng tự nhiên, không nên áp đặt một cách máy móc như: Bắt
trẻ ngồi im không cho bắt chước làm theo cô...
- Nên chú ý để cho trẻ được nói nhiều về đối tượng, tạo điều
kiện để trẻ được nêu ý kiến của mình, rèn luyện kỹ năng giao
tiếp, nói đủ câu, sữa nói ngọng, nói lắp... nên cho trẻ tập nói
bằng nhiều hình thức như: Tập thể, đặc biệt là cá nhân.
- Trong tiết dạy, chú ý thay đổi các hình thức hoạt động cho
trẻ. VD: Ngồi, đứng, đi lên, đi xuống, đội hình vòng tròn, hàng
ngang, hàng dọc...
2. Đối với trẻ 18 - 36 tháng:
a. Bài tập phát triển chung:
- Trẻ 18 - 24 tháng: Bài tập phát triển chung được sử dụng
dưới dạng thể dục sáng, mỗi bài tập gồm 3 - 4 động tác, mỗi
động tác từ 2 - 4 lần, đội hình có thể đứng tự do, vòng tròn,
vòng cung nhưng phải đảm bảo mỗi trẻ đều nhìn được cô
tập. Không yêu cầu trẻ tập thật chính xác đúng động tác
- Trẻ 24 - 36 tháng: Ở lứa tuổi này bài tập phát triển chung
nên có sử dụng các dụng cụ (cờ, bóng, khăn mùi xoa, nơ...)
trước khi cho trẻ tập với dụng cụ nào đó thì GV cho trẻ làm
quen và chơi với dụng cụ đó trước, dụng cụ có thể phát cho
trẻ trước giờ tập hoặc sau khi khởi động xong. Mỗi động tác
tập từ 3 - 6 lần.
- Đội hình: Vòng tròn hoặc vòng cung, cô cùng tập với trẻ
-
b. Bài tập phát triển vận động cơ bản:
- Trẻ 18 - 24 tháng: Ngoài những điểm đã nêu ở
phần hướng dẫn cho trẻ 12 - 18 tháng, cần lưu ý
những điểm sau:
+ Có thể tập cho 5 - 7 trẻ cùng một lúc
+ Cô cũng cần hướng dẫn trực tiếp khi trẻ đã
hiểu yêu cầu, nội dung bài tập và đã có kinh
nghiệm vận động, cô có thể cho tập nối tiếp nhau
hoặc tất cả tốp trẻ cùng một lúc.
- Trẻ 24 - 36 tháng: Tập cho trẻ trong giờ tập
luyện có chủ đích và ở giờ chơi, mỗi giờ tập luyện
có chủ đích tập một bài tập, mỗi tuần cho trẻ tập
luyện có chủ đích 2 lần.
Những ngày đẹp trời, thời tiết thuận lợi có thể tập cho trẻ
ở ngoài trời để trẻ rèn luyện với điều kiện thiên nhiên.
Những ngày khác tập ở trong phòng nhóm hoặc trong
phòng thể dục.
Bài tập phát triển vận động cơ bản được tập phối hợp
với bài tập phát triển chung và trò chơi vận động trong
giờ tập luyện có chủ đích. Giờ tập luyện có chủ đích
được tiến hành theo 3 phần: Khởi động, trọng động, hồi
tĩnh.
+ Khởi động: 1 - 2 phút
+ Trọng động: 8 - 10 phút:
BTPTC gồm 3 - 4 động tác, mỗi động tác tập 3 - 4 lần.
+ Hồi tĩnh: 1 - 2 phút
Nhằm đưa cơ thể về trạng thái ban đầu, có thể cho trẻ
chơi một trò chơi vân động nhẹ nhàng trong sân tập.
c. Trò chơi vận động và bài tập trò chơi:
Tập cho trẻ trong giờ chơi. Các bài tập
nhằm củng cố các vận động mà trẻ đã tập
trong giờ tập luyện có chủ đích và phát triển
các tố chất vận động. Mỗi lần có thể cho trẻ
chơi 1 hoặc 2 trò chơi, số lần chơi phụ thuộc
vào hứng thú và khả năng chơi của trẻ.
Đối với trẻ từ 30 - 36 tháng, sau khi trẻ đã
chơi thành thạo cô có thể chọn trẻ nhanh
nhẹn làm.
V. PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC:
1. Trẻ 12 - 18 tháng:
Với nhóm 12-18 tháng cô tiến hành dạy trẻ tại nơi sinh hoạt, vui
chơi, trên giường, cũi. Tuỳ theo sự hứng thú của trẻ, một tiết học có
thể 1 hoặc 2 nội dung là nghe hát và nghe âm thanh to nhỏ.
- Khi hát cho trẻ nghe các bài hát ngắn, các bài dân ca cô nên âu
yếm, vỗ nhè nhẹ vào người, tay chân trẻ.
- Khi dạy trẻ nghe âm thanh to, nhỏ của các dụng cụ âm nhạc như:
Trống, thanh gõ... của các trò chơi như: Xúc xắc ...cô kết hợp lời nói
với hành động . VD: Cô gõ mạnh vào trống và nói "Tiếng trống to",
sau đó gõ nhẹ hơn và nói "Tiếng trống nhỏ"...
Các vận động theo nhạc của trẻ đã mang tính chủ động, trẻ bắt
đầu muốn bắt chước các động tác của cô, cô cần động viên trẻ làm
các động tác khi nghe hát như: vỗ tay, vẫy tay, dậm chân, làm chim
bay, cò bay..
2. Trẻ 18 - 36 tháng:
a. Dạy trẻ nghe hát: Ở lứa tuổi này cô nên dạy trẻ biết lắng
nghe từ đầu đến hết bài hát, hướng trẻ chú ý đến giai điệucủa
bài hát, biết cảm xúc cùng với bài hát, bản nhạc.
Trước hết cô phải hát truyền cảm, thể hiện đúng tình cảm bài
hát để cuốn hút trẻ vào bài, cho trẻ cảm nhận tính giai điệu bài
hát bằng chính các vận động của trẻ. Mỗi tiết học nên thay đổi
hình thức để cho trẻ hứng thú với bài hát.
Khi nghe hát là trọng tâm GV phải luyện cho trẻ nghe và cảm
nhận tính chất, giai điệu bài hát bằng chính cái vận động của
trẻ. Giáo viên hát và làm động tác minh hoạ tính chất, giai điệu
bài hát.
Yêu cầu trẻ chú ý nghe và hưởng ứng bằng các vận động
ngẫu hứng hoặc bắt chước cô.
Khi bài hát nghe là ôn thì GV hát bằng âm "la", "Đánh
đàn"...yêu cầu trẻ nhớ lại được tính chất giai điệu bài hát, tên
bài hát
b. Phương pháp dạy trẻ hát:
- Cô hát truyền cảm, sử sụng một vài thủ thuật ...để trẻ
hứng thú với bài hát không sử dụng nhạc cụ để trẻ nghe
rõ lời của bài hát. Cô khuyến khích trẻ hát theo những từ
cuối của câu, sau cùng là cả bài hát.
- Cô gọi 2 - 3 trẻ hát cô nghe, khi trẻ hát đúng cô bắt
nhịp cho trẻ hát tập thể
- Để trẻ hứng thú cô dạy trẻ kết hợp vỗ tay, nhún nhịp
hoặc sử dụng nhạc cụ (thanh gõ, xắc xô...)
- Khi dạy trẻ hát nên để trẻ hát tự nhiên bằng giọng
thực của mình, tránh bắt trẻ hát to lên. Khi cho trẻ làm
quen với bài hát mới, GV hát mẫu 1-2 lần, sử dụng tranh
ảnh, nói tên bài hát sao cho trẻ hứng thú với bài hát đó,
khuyến khích 1-2 trẻ hát bập bẹ theo cô.
- Khi hát là trọng tâm thì GV luyện tập cho trẻ hát đúng giai điệu, cô
hát mẫu 1-2 lần, sau đó cô hát cùng với trẻ dưới nhiều hình thức:
Nhóm, cá nhân, cả lớp...còn khi ôn lại bài hát thì Gv cố gắng để trẻ
tự hát, tự biểu diễn. Tuỳ theo bài hát mà Gv dạy trẻ hát kết hợp vỗ
tay, sử dụng phách la, xắc xô, nhún nhịp ...nếu có đàn cô đánh đàn
cho trẻ hát, biểu diễn.
c. Phương pháp dạy trẻ vận động theo nhạc:
- Đầu tiên phải tạo cảm xúc cho trẻ yêu thích bài hát bằng nhiều
hình thức, sau đó dạy trẻ làm động tác minh hoạ theo cô. Tương tự
như khi dạy hát cô luyện tập với từng trẻ, hỏi từng nhóm 2- 3 trẻ,
sau đó là cả lớp (Nếu đó là trọng tâm)
- Khi trẻ đã làm đúng động tác nên cho trẻ tập dưới hình thức trò
chơi, cô có thể sử dụng băng đài, đánh đàn trong khi trẻ vận động.
* Lưu ý:
- Đối với phương pháp cũ: Trẻ 24 - 36 tháng một tiết học bao giờ
cũng có 3 phần là nghe hát, hát và vận động theo nhạc. Cô cố
gắng sao cho 1 tiết học có 1 phần trọng tâm, thời gian cho phần
này là 2/3 thời gian của tiết học. Nếu trọng tâm là dạy trẻ nghe hát
thì cô sẽ luyện tập cho trẻ nhận biết tính chất giai điệu của bài hát ;
nếu trọng tamm là dạy hát thì cô sẽ dạy trẻ hát, nếu vận động theo
nhạc là trọng tâm thì cô luyện tập cho trẻ làm các động tác nhịp
nhàng theo nhạc.
- Thứ tự 3 phần trong một tiết học có thể thay đổi tuỳ theo nội
dung bài hát, cô nên kết hợp dạy trên tiết học và ngoài tiết học để
đảm bảo chương trình dạy trẻ của 1 tháng.
- Trong 1 tiết dạy trẻ hoạt động âm nhạc GV chú ý thay đổi hình
thức, đội hình làm sao cho tiết học trẻ được hoạt động hứng thú,
thoải mái, tránh gò bó trẻ.
- Đối với phương pháp đổi mới:
GV linh hoạt có thể đưa vào tổ chức trên giờ TLCCĐ cho trẻ
cùng với các nội dung trọng tâm khác. Dựa vào nội dung trọng
tâm của giờ TLCCĐ mà đưa vào các bài hát (Có thể cô hát
cho trẻ nghe hoặc cho trẻ hát) có nội dung phù hợp.
VD: Trong giờ TLCCĐ nội dung trọng tâm cô cho trẻ nhận
biết tập nói về con gà, cô cho trẻ hát bài "Con gà trống", như
vậy GV đưa phần dạy trẻ hát vào giờ này.
Hoặc: Giờ NBTN về các loại hoa, GV có thể hát cho trẻ nghe
bài "Ra chơi vườn hoa".
Vì vậy, tuỳ vào các nội dung hát cho trẻ nghe, dạy hát và vận
động theo nhạc của phân phối chương trình, GV có thể dạy trẻ
hoạt động âm nhạc trong 1 tiết có đủ 3 nội dung hoặc 2 nội
dung hoặc 1 nội dung kết hợp với các nội dung trọng tâm khác
như VD trên, GV khai thác để đưa nội dung GDAN vào dạy
lồng ghép với các tiết học khác tạo cho tiết học thêm sinh
động, trẻ học hứng thú, say sưa...kết quả giờ học đạt cao./.
Chuyên đề, chuyên môn nhà trẻ

More Related Content

What's hot

120 bài toán luyện thi violympic lớp 5 có đáp án
120 bài toán luyện thi violympic lớp 5 có đáp án120 bài toán luyện thi violympic lớp 5 có đáp án
120 bài toán luyện thi violympic lớp 5 có đáp ánhaic2hv.net
 
Tín hiệu, hệ thống và phân giải mạch 10
Tín hiệu, hệ thống và phân giải mạch 10Tín hiệu, hệ thống và phân giải mạch 10
Tín hiệu, hệ thống và phân giải mạch 10Linh Trần Lê
 
15 de thi hsg tieng viet lop 3
15 de thi hsg tieng viet  lop 315 de thi hsg tieng viet  lop 3
15 de thi hsg tieng viet lop 3lunosin
 
Diesel power plant
Diesel power plantDiesel power plant
Diesel power plantDr. Ramesh B
 
Ash handling system
Ash handling systemAsh handling system
Ash handling systemVvs Pradeep
 
Hướng dẫn giải các dạng bài toán lớp 5 Violympic cấp thành phố p
Hướng dẫn giải các dạng bài toán lớp 5 Violympic cấp thành phố pHướng dẫn giải các dạng bài toán lớp 5 Violympic cấp thành phố p
Hướng dẫn giải các dạng bài toán lớp 5 Violympic cấp thành phố ptieuhocvn .info
 

What's hot (9)

120 bài toán luyện thi violympic lớp 5 có đáp án
120 bài toán luyện thi violympic lớp 5 có đáp án120 bài toán luyện thi violympic lớp 5 có đáp án
120 bài toán luyện thi violympic lớp 5 có đáp án
 
Tín hiệu, hệ thống và phân giải mạch 10
Tín hiệu, hệ thống và phân giải mạch 10Tín hiệu, hệ thống và phân giải mạch 10
Tín hiệu, hệ thống và phân giải mạch 10
 
15 de thi hsg tieng viet lop 3
15 de thi hsg tieng viet  lop 315 de thi hsg tieng viet  lop 3
15 de thi hsg tieng viet lop 3
 
131 CÂU HỎI ÔN TẬP RUNG CHUÔNG VÀNG LỚP 5
131 CÂU HỎI ÔN TẬP RUNG CHUÔNG VÀNG LỚP 5131 CÂU HỎI ÔN TẬP RUNG CHUÔNG VÀNG LỚP 5
131 CÂU HỎI ÔN TẬP RUNG CHUÔNG VÀNG LỚP 5
 
Diesel power plant
Diesel power plantDiesel power plant
Diesel power plant
 
Ash handling system
Ash handling systemAsh handling system
Ash handling system
 
Z100E series eng version magnetic flow meter datasheet
Z100E series eng version magnetic flow meter datasheetZ100E series eng version magnetic flow meter datasheet
Z100E series eng version magnetic flow meter datasheet
 
Diesel Power Plant
Diesel Power PlantDiesel Power Plant
Diesel Power Plant
 
Hướng dẫn giải các dạng bài toán lớp 5 Violympic cấp thành phố p
Hướng dẫn giải các dạng bài toán lớp 5 Violympic cấp thành phố pHướng dẫn giải các dạng bài toán lớp 5 Violympic cấp thành phố p
Hướng dẫn giải các dạng bài toán lớp 5 Violympic cấp thành phố p
 

Viewers also liked

Nha tre 2014-2015
Nha tre 2014-2015Nha tre 2014-2015
Nha tre 2014-2015Mít Ướt
 
Khối nhà trẻ
Khối nhà trẻKhối nhà trẻ
Khối nhà trẻMít Ướt
 
Nội dung chương trình giáo dục trẻ
Nội dung chương trình giáo dục trẻNội dung chương trình giáo dục trẻ
Nội dung chương trình giáo dục trẻMít Ướt
 
Kế hoach hoạt động tuần khối nhà trẻ
Kế hoach hoạt động tuần khối nhà trẻKế hoach hoạt động tuần khối nhà trẻ
Kế hoach hoạt động tuần khối nhà trẻMít Ướt
 
Giao an day van dong mgn
Giao an day van dong mgnGiao an day van dong mgn
Giao an day van dong mgnMít Ướt
 
2.cây cối hoa - quả
2.cây cối   hoa - quả2.cây cối   hoa - quả
2.cây cối hoa - quảtuongvixau
 
Phiên chế năm học lứa tuổi 24 36 mới
Phiên chế năm học lứa tuổi 24  36 mớiPhiên chế năm học lứa tuổi 24  36 mới
Phiên chế năm học lứa tuổi 24 36 mớiMít Ướt
 
Kế hoạch hoạch động tuần khối mẫu giáo nhỡ
Kế hoạch hoạch động tuần khối mẫu giáo nhỡKế hoạch hoạch động tuần khối mẫu giáo nhỡ
Kế hoạch hoạch động tuần khối mẫu giáo nhỡMít Ướt
 
Giáo án dạy vận động mẫu giáo nhỡ
Giáo án dạy vận động mẫu giáo nhỡGiáo án dạy vận động mẫu giáo nhỡ
Giáo án dạy vận động mẫu giáo nhỡMít Ướt
 
Skkn huyen am nhac 2015
Skkn huyen  am nhac 2015Skkn huyen  am nhac 2015
Skkn huyen am nhac 2015onthitot24h
 
Nhận biết ôtô
Nhận biết ôtôNhận biết ôtô
Nhận biết ôtômanggiaoduc
 
Khối Mẫu Giáo Nhỡ
Khối Mẫu Giáo NhỡKhối Mẫu Giáo Nhỡ
Khối Mẫu Giáo NhỡMít Ướt
 
Trò chơi phát triển tư duy cho trẻ từ 3 6 tuổi (nxb giáo dục 2010) - trần thị...
Trò chơi phát triển tư duy cho trẻ từ 3 6 tuổi (nxb giáo dục 2010) - trần thị...Trò chơi phát triển tư duy cho trẻ từ 3 6 tuổi (nxb giáo dục 2010) - trần thị...
Trò chơi phát triển tư duy cho trẻ từ 3 6 tuổi (nxb giáo dục 2010) - trần thị...thuvienso24h
 
đIều khiển giáo án
đIều khiển giáo ánđIều khiển giáo án
đIều khiển giáo ántientu1997
 
Nhận biết tập nói
Nhận biết tập nóiNhận biết tập nói
Nhận biết tập nóimanggiaoduc
 
Truyện Quả Thị
Truyện Quả ThịTruyện Quả Thị
Truyện Quả Thịmanggiaoduc
 
Phiên chế tuần năm học 2015 - 2016.
Phiên chế tuần năm học 2015 - 2016.Phiên chế tuần năm học 2015 - 2016.
Phiên chế tuần năm học 2015 - 2016.Nguyễn Thị Thanh Mai
 
Mẫu Giáo Lớn
Mẫu Giáo LớnMẫu Giáo Lớn
Mẫu Giáo LớnMít Ướt
 

Viewers also liked (20)

Nha tre 2014-2015
Nha tre 2014-2015Nha tre 2014-2015
Nha tre 2014-2015
 
Khối nhà trẻ
Khối nhà trẻKhối nhà trẻ
Khối nhà trẻ
 
Nội dung chương trình giáo dục trẻ
Nội dung chương trình giáo dục trẻNội dung chương trình giáo dục trẻ
Nội dung chương trình giáo dục trẻ
 
Phiên chế lớp nhà trẻ
Phiên chế lớp nhà trẻ Phiên chế lớp nhà trẻ
Phiên chế lớp nhà trẻ
 
Kế hoach hoạt động tuần khối nhà trẻ
Kế hoach hoạt động tuần khối nhà trẻKế hoach hoạt động tuần khối nhà trẻ
Kế hoach hoạt động tuần khối nhà trẻ
 
Giao an day van dong mgn
Giao an day van dong mgnGiao an day van dong mgn
Giao an day van dong mgn
 
2.cây cối hoa - quả
2.cây cối   hoa - quả2.cây cối   hoa - quả
2.cây cối hoa - quả
 
Phiên chế năm học lứa tuổi 24 36 mới
Phiên chế năm học lứa tuổi 24  36 mớiPhiên chế năm học lứa tuổi 24  36 mới
Phiên chế năm học lứa tuổi 24 36 mới
 
Kế hoạch hoạch động tuần khối mẫu giáo nhỡ
Kế hoạch hoạch động tuần khối mẫu giáo nhỡKế hoạch hoạch động tuần khối mẫu giáo nhỡ
Kế hoạch hoạch động tuần khối mẫu giáo nhỡ
 
Giáo án dạy vận động mẫu giáo nhỡ
Giáo án dạy vận động mẫu giáo nhỡGiáo án dạy vận động mẫu giáo nhỡ
Giáo án dạy vận động mẫu giáo nhỡ
 
Skkn huyen am nhac 2015
Skkn huyen  am nhac 2015Skkn huyen  am nhac 2015
Skkn huyen am nhac 2015
 
Nhận biết ôtô
Nhận biết ôtôNhận biết ôtô
Nhận biết ôtô
 
Khối Mẫu Giáo Nhỡ
Khối Mẫu Giáo NhỡKhối Mẫu Giáo Nhỡ
Khối Mẫu Giáo Nhỡ
 
Trò chơi phát triển tư duy cho trẻ từ 3 6 tuổi (nxb giáo dục 2010) - trần thị...
Trò chơi phát triển tư duy cho trẻ từ 3 6 tuổi (nxb giáo dục 2010) - trần thị...Trò chơi phát triển tư duy cho trẻ từ 3 6 tuổi (nxb giáo dục 2010) - trần thị...
Trò chơi phát triển tư duy cho trẻ từ 3 6 tuổi (nxb giáo dục 2010) - trần thị...
 
đIều khiển giáo án
đIều khiển giáo ánđIều khiển giáo án
đIều khiển giáo án
 
Nhận biết tập nói
Nhận biết tập nóiNhận biết tập nói
Nhận biết tập nói
 
Phiên chế lớp mẫu giáo nhỡ 2016
Phiên chế lớp mẫu giáo nhỡ 2016Phiên chế lớp mẫu giáo nhỡ 2016
Phiên chế lớp mẫu giáo nhỡ 2016
 
Truyện Quả Thị
Truyện Quả ThịTruyện Quả Thị
Truyện Quả Thị
 
Phiên chế tuần năm học 2015 - 2016.
Phiên chế tuần năm học 2015 - 2016.Phiên chế tuần năm học 2015 - 2016.
Phiên chế tuần năm học 2015 - 2016.
 
Mẫu Giáo Lớn
Mẫu Giáo LớnMẫu Giáo Lớn
Mẫu Giáo Lớn
 

Similar to Chuyên đề, chuyên môn nhà trẻ

Giáo án Hoạt động Ngoài giờ Lên lớp Lớp 1 - Activities Lesson Plans For Grade 1
Giáo án Hoạt động Ngoài giờ Lên lớp  Lớp 1 - Activities Lesson Plans For Grade 1Giáo án Hoạt động Ngoài giờ Lên lớp  Lớp 1 - Activities Lesson Plans For Grade 1
Giáo án Hoạt động Ngoài giờ Lên lớp Lớp 1 - Activities Lesson Plans For Grade 1tieuhocvn .info
 
CÁC CÔ CÁC BÁC TRONG NHÀ TRẺ 22-23.doc
CÁC CÔ CÁC BÁC TRONG NHÀ TRẺ 22-23.docCÁC CÔ CÁC BÁC TRONG NHÀ TRẺ 22-23.doc
CÁC CÔ CÁC BÁC TRONG NHÀ TRẺ 22-23.docssuser044ee81
 
Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 1 - Tuần 6
Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 1 - Tuần 6Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 1 - Tuần 6
Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 1 - Tuần 6tieuhocvn .info
 
Giao an-lop-1-tuan-4-tot-nhat
Giao an-lop-1-tuan-4-tot-nhatGiao an-lop-1-tuan-4-tot-nhat
Giao an-lop-1-tuan-4-tot-nhatgia su minh tri
 
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 5 | Activities Lesson Plans For Grade 5
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 5 | Activities Lesson Plans For Grade 5Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 5 | Activities Lesson Plans For Grade 5
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 5 | Activities Lesson Plans For Grade 5tieuhocvn .info
 
Giao an-lop-1-tuan-5-day-du
Giao an-lop-1-tuan-5-day-duGiao an-lop-1-tuan-5-day-du
Giao an-lop-1-tuan-5-day-dugia su minh tri
 
giáo án tuần 31 lớp 1 hay nhất
giáo án tuần 31 lớp 1 hay nhấtgiáo án tuần 31 lớp 1 hay nhất
giáo án tuần 31 lớp 1 hay nhấtgia su minh tri
 
Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6 đến 12
Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6 đến 12Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6 đến 12
Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6 đến 12Maurine Nitzsche
 
Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1 đến 5
Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1 đến 5Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1 đến 5
Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1 đến 5Maurine Nitzsche
 
Dt kh trang tri truong lop 1920-h phuong
Dt kh trang tri truong lop 1920-h phuongDt kh trang tri truong lop 1920-h phuong
Dt kh trang tri truong lop 1920-h phuongchinhhuynhvan
 
Thời khóa biểu khối Mẫu Giáo Lớn năm học 2017-2018
Thời khóa biểu khối Mẫu Giáo Lớn năm học 2017-2018Thời khóa biểu khối Mẫu Giáo Lớn năm học 2017-2018
Thời khóa biểu khối Mẫu Giáo Lớn năm học 2017-2018Non Mầm
 
Quy trinh lam viec giua cleverlearn va mn hoa sen gui ph
Quy trinh lam viec giua cleverlearn va mn hoa sen gui phQuy trinh lam viec giua cleverlearn va mn hoa sen gui ph
Quy trinh lam viec giua cleverlearn va mn hoa sen gui phlananhvinasoft
 
Giao an-tuan-3-lop-1-hay-nhat
Giao an-tuan-3-lop-1-hay-nhatGiao an-tuan-3-lop-1-hay-nhat
Giao an-tuan-3-lop-1-hay-nhatgia su minh tri
 
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả năm
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả nămGiáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả năm
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả nămJada Harber
 
Giáo án Thực hành Kĩ năng sống Lớp 5 | 5th Grade Life skills Lesson Plan
Giáo án Thực hành Kĩ năng sống Lớp 5 | 5th Grade Life skills Lesson PlanGiáo án Thực hành Kĩ năng sống Lớp 5 | 5th Grade Life skills Lesson Plan
Giáo án Thực hành Kĩ năng sống Lớp 5 | 5th Grade Life skills Lesson Plantieuhocvn .info
 
Dt kh trang tri truong lop 1920-hv ch
Dt kh trang tri truong lop 1920-hv chDt kh trang tri truong lop 1920-hv ch
Dt kh trang tri truong lop 1920-hv chchinhhuynhvan
 
giáo án tuần 2 lớp 1 mới nhất
giáo án tuần 2 lớp 1 mới nhấtgiáo án tuần 2 lớp 1 mới nhất
giáo án tuần 2 lớp 1 mới nhấtgia su minh tri
 
Giáo án Địa lí Lớp 7 soạn theo CV5512 - Chương trình cả năm
Giáo án Địa lí Lớp 7 soạn theo CV5512 - Chương trình cả nămGiáo án Địa lí Lớp 7 soạn theo CV5512 - Chương trình cả năm
Giáo án Địa lí Lớp 7 soạn theo CV5512 - Chương trình cả nămKenyatta Lynch
 
1st Grade Lesson Plans for All Subjects - Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Phần 1
1st Grade Lesson Plans for All Subjects - Giáo án Tổng hợp Lớp 1  - Phần 11st Grade Lesson Plans for All Subjects - Giáo án Tổng hợp Lớp 1  - Phần 1
1st Grade Lesson Plans for All Subjects - Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Phần 1tieuhocvn .info
 

Similar to Chuyên đề, chuyên môn nhà trẻ (20)

Giáo án Hoạt động Ngoài giờ Lên lớp Lớp 1 - Activities Lesson Plans For Grade 1
Giáo án Hoạt động Ngoài giờ Lên lớp  Lớp 1 - Activities Lesson Plans For Grade 1Giáo án Hoạt động Ngoài giờ Lên lớp  Lớp 1 - Activities Lesson Plans For Grade 1
Giáo án Hoạt động Ngoài giờ Lên lớp Lớp 1 - Activities Lesson Plans For Grade 1
 
CÁC CÔ CÁC BÁC TRONG NHÀ TRẺ 22-23.doc
CÁC CÔ CÁC BÁC TRONG NHÀ TRẺ 22-23.docCÁC CÔ CÁC BÁC TRONG NHÀ TRẺ 22-23.doc
CÁC CÔ CÁC BÁC TRONG NHÀ TRẺ 22-23.doc
 
Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 1 - Tuần 6
Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 1 - Tuần 6Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 1 - Tuần 6
Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 1 - Tuần 6
 
Giao an-lop-1-tuan-4-tot-nhat
Giao an-lop-1-tuan-4-tot-nhatGiao an-lop-1-tuan-4-tot-nhat
Giao an-lop-1-tuan-4-tot-nhat
 
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 5 | Activities Lesson Plans For Grade 5
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 5 | Activities Lesson Plans For Grade 5Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 5 | Activities Lesson Plans For Grade 5
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 5 | Activities Lesson Plans For Grade 5
 
Giao an-lop-1-tuan-5-day-du
Giao an-lop-1-tuan-5-day-duGiao an-lop-1-tuan-5-day-du
Giao an-lop-1-tuan-5-day-du
 
giáo án tuần 31 lớp 1 hay nhất
giáo án tuần 31 lớp 1 hay nhấtgiáo án tuần 31 lớp 1 hay nhất
giáo án tuần 31 lớp 1 hay nhất
 
Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6 đến 12
Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6 đến 12Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6 đến 12
Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6 đến 12
 
Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1 đến 5
Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1 đến 5Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1 đến 5
Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1 đến 5
 
Dt kh trang tri truong lop 1920-h phuong
Dt kh trang tri truong lop 1920-h phuongDt kh trang tri truong lop 1920-h phuong
Dt kh trang tri truong lop 1920-h phuong
 
Thời khóa biểu khối Mẫu Giáo Lớn năm học 2017-2018
Thời khóa biểu khối Mẫu Giáo Lớn năm học 2017-2018Thời khóa biểu khối Mẫu Giáo Lớn năm học 2017-2018
Thời khóa biểu khối Mẫu Giáo Lớn năm học 2017-2018
 
Quy trinh lam viec giua cleverlearn va mn hoa sen gui ph
Quy trinh lam viec giua cleverlearn va mn hoa sen gui phQuy trinh lam viec giua cleverlearn va mn hoa sen gui ph
Quy trinh lam viec giua cleverlearn va mn hoa sen gui ph
 
Giao an-tuan-3-lop-1-hay-nhat
Giao an-tuan-3-lop-1-hay-nhatGiao an-tuan-3-lop-1-hay-nhat
Giao an-tuan-3-lop-1-hay-nhat
 
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả năm
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả nămGiáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả năm
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả năm
 
Giáo án Thực hành Kĩ năng sống Lớp 5 | 5th Grade Life skills Lesson Plan
Giáo án Thực hành Kĩ năng sống Lớp 5 | 5th Grade Life skills Lesson PlanGiáo án Thực hành Kĩ năng sống Lớp 5 | 5th Grade Life skills Lesson Plan
Giáo án Thực hành Kĩ năng sống Lớp 5 | 5th Grade Life skills Lesson Plan
 
Tuần 1- GA lop 3
Tuần 1- GA lop 3Tuần 1- GA lop 3
Tuần 1- GA lop 3
 
Dt kh trang tri truong lop 1920-hv ch
Dt kh trang tri truong lop 1920-hv chDt kh trang tri truong lop 1920-hv ch
Dt kh trang tri truong lop 1920-hv ch
 
giáo án tuần 2 lớp 1 mới nhất
giáo án tuần 2 lớp 1 mới nhấtgiáo án tuần 2 lớp 1 mới nhất
giáo án tuần 2 lớp 1 mới nhất
 
Giáo án Địa lí Lớp 7 soạn theo CV5512 - Chương trình cả năm
Giáo án Địa lí Lớp 7 soạn theo CV5512 - Chương trình cả nămGiáo án Địa lí Lớp 7 soạn theo CV5512 - Chương trình cả năm
Giáo án Địa lí Lớp 7 soạn theo CV5512 - Chương trình cả năm
 
1st Grade Lesson Plans for All Subjects - Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Phần 1
1st Grade Lesson Plans for All Subjects - Giáo án Tổng hợp Lớp 1  - Phần 11st Grade Lesson Plans for All Subjects - Giáo án Tổng hợp Lớp 1  - Phần 1
1st Grade Lesson Plans for All Subjects - Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Phần 1
 

More from manggiaoduc

Bài: Cơ thể chúng ta
Bài: Cơ thể chúng taBài: Cơ thể chúng ta
Bài: Cơ thể chúng tamanggiaoduc
 
Chia hai luỹ thừa cùng cơ số
Chia hai luỹ thừa cùng cơ sốChia hai luỹ thừa cùng cơ số
Chia hai luỹ thừa cùng cơ sốmanggiaoduc
 
Sắp đến Tết rồi
Sắp đến Tết rồiSắp đến Tết rồi
Sắp đến Tết rồimanggiaoduc
 
Chia hai luỹ thừa cùng cơ số
Chia hai luỹ thừa cùng cơ sốChia hai luỹ thừa cùng cơ số
Chia hai luỹ thừa cùng cơ sốmanggiaoduc
 
Các định nghĩa Vecto
Các định nghĩa VectoCác định nghĩa Vecto
Các định nghĩa Vectomanggiaoduc
 
Bai ung dung cac phep bien hinh
Bai ung dung cac phep bien hinhBai ung dung cac phep bien hinh
Bai ung dung cac phep bien hinhmanggiaoduc
 
Bai 2 cong tru so huu ti
Bai 2 cong tru so huu tiBai 2 cong tru so huu ti
Bai 2 cong tru so huu timanggiaoduc
 
Ba diem thang hang
Ba diem thang hangBa diem thang hang
Ba diem thang hangmanggiaoduc
 
Con Trâu làng Việt
Con Trâu làng ViệtCon Trâu làng Việt
Con Trâu làng Việtmanggiaoduc
 
Các nét cơ bản tạo chữ cái
Các nét cơ bản tạo chữ cáiCác nét cơ bản tạo chữ cái
Các nét cơ bản tạo chữ cáimanggiaoduc
 

More from manggiaoduc (10)

Bài: Cơ thể chúng ta
Bài: Cơ thể chúng taBài: Cơ thể chúng ta
Bài: Cơ thể chúng ta
 
Chia hai luỹ thừa cùng cơ số
Chia hai luỹ thừa cùng cơ sốChia hai luỹ thừa cùng cơ số
Chia hai luỹ thừa cùng cơ số
 
Sắp đến Tết rồi
Sắp đến Tết rồiSắp đến Tết rồi
Sắp đến Tết rồi
 
Chia hai luỹ thừa cùng cơ số
Chia hai luỹ thừa cùng cơ sốChia hai luỹ thừa cùng cơ số
Chia hai luỹ thừa cùng cơ số
 
Các định nghĩa Vecto
Các định nghĩa VectoCác định nghĩa Vecto
Các định nghĩa Vecto
 
Bai ung dung cac phep bien hinh
Bai ung dung cac phep bien hinhBai ung dung cac phep bien hinh
Bai ung dung cac phep bien hinh
 
Bai 2 cong tru so huu ti
Bai 2 cong tru so huu tiBai 2 cong tru so huu ti
Bai 2 cong tru so huu ti
 
Ba diem thang hang
Ba diem thang hangBa diem thang hang
Ba diem thang hang
 
Con Trâu làng Việt
Con Trâu làng ViệtCon Trâu làng Việt
Con Trâu làng Việt
 
Các nét cơ bản tạo chữ cái
Các nét cơ bản tạo chữ cáiCác nét cơ bản tạo chữ cái
Các nét cơ bản tạo chữ cái
 

Recently uploaded

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Chuyên đề, chuyên môn nhà trẻ

  • 1.
  • 2.
  • 3. Lớp: Mẫu giáo nhỡ Người thực hiện: Nguyễn thị Lý HƯỚNG DẪN CÁCH VẠCH KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ 12 ĐẾN 24 THÁNG TUỔI I. KẾ HOẠCH THÁNG:.............................................................. 1. Chăm sóc - giáo dục: Ghi rõ những nội dung, công việc, cách tiến hành chăm sóc - giáo dục trẻ trong tháng. - Chăm sóc: Chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ, vệ sinh phòng bệnh (phòng bệnh theo mùa, theo các bệnh dịch lây lan). Cân đo, khám sức khoẻ định kỳ, đảm bảo an toàn cho trẻ... - Giáo dục: Thông qua nội dung các môn học cung cấp cho trẻ những kiến thức gì? từ đó giáo dục hành vi đúng, tình cảm tốt đẹp cho trẻ.
  • 4. Lớp: Mẫu giáo nhỡ Người thực hiện: Nguyễn thị Lý 2. Rèn nề nếp thói quen: Cần hình thành cho trẻ những thói quen, nề nếp trong học tập, vui chơi, sinh hoạt: Đi học chuyên cần, không khóc nhè, không ăn quà vặt, không tranh dành đồ chơi với bạn, thực hiện đúng chế độ sinh hoạt trong ngày như: Ăn, ngủ, vệ sinh.... Chú ý: Những thói quen đã được hình thành thì không ghi vào trong kế hoạch. 3. Nhiệm vụ của cô: Ghi rõ các công việc cần chuẩn bị để thực hiện kế hoạch trong tháng. Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi theo yêu cầu của tiết dạy. Nghiên cứu, chuẩn bị bài dạy, tập bài hát gì,thuộc bài thơ, câu chuyện gì?
  • 5. II. KẾ HOẠCH TUẦN: 1.Thể dục sáng: Soạn theo chương trình. Đề tài: Hô hấp...; tay vai ...; chân...; bụng lườn...; bật... (hoặc: Tập kết hợp bài hát: ............; Bật....) * Khởi động:................................. * Trọng động:.............................. * Hồi tĩnh:.................................. 2. Vui chơi:
  • 6. *Kế hoạch vui chơi cho trẻ 12 - 18 tháng: Mỗi tuần soạn một trò chơi mới. Bao gồm các bước như sau: Tên trò chơi: .....; Yêu câu:.....;Chuẩn bị:....;Cách chơi:.... Kết hợp với 1-2 trò chơi cũ (Trò chơi cũ: Ghi tên trò chơi, yêu cầu, chuẩn bị) *Kế hoạch vui chơi cho trẻ 18 - 24 tháng: Mỗi tuần soạn một trò chơi mới. Bao gồm các bước như sau: Tên trò chơi:......;Yêu câu:.....;Chuẩn bị:.....;Cách chơi:..... Kết hợp với 2 -3 trò chơi cũ (Trò chơi cũ: Ghi tên trò chơi, yêu cầu, chuẩn bị, cách chơi)
  • 7. Ví dụ: Tổ chức HĐVC cho trẻ 18 - 24 tháng: Tên trò chơi: - Ru em bé ngủ - Xâu vòng cho em bé 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết thao tác ru em, bế em. - Biết xâu được vòng để đeo cho em bé (vòng tay, vòng cổ) 2. Chuẩn bị: - Búp bê đủ cho số trẻ và cô - Hạt và dây để xâu vòng. 3. Cách tiến hành: a. Thoả thuận trước khi chơi: b. Quá trình chơi: c. Kết thúc chơi:
  • 8. * Tổ chức hoạt động góc đối với trẻ 24 - 36 tháng: Bao gồm các góc: - Góc chơi với búp bê và thao tác vai - Góc chơi hoạt động với đồ vật + góc sách - Góc chơi vận động (Nếu có điều kiện nên tổ chức riêng góc sách)
  • 9. Khi tổ chức cho trẻ chơi cần lưu ý: - Chọn nội dung chơi phù hợp với chủ điểm. - Vị trí các góc chơi cần xa nhau. - Một buổi nên tổ chức 3 - 4 góc chơi, trẻ tự chọn góc chơi. Với những trò chơi đã thành thạo cô nên mở rộng trò chơi cho trẻ. - Kết thúc thời gian chơi cô đi từng nhóm hướng dẫn trẻ cất đồ chơi vào nơi qui định.
  • 10. III. KẾ HOẠCH NGÀY: 1. Đón trẻ: Soạn vào thứ 2 cho cả tuần. 2. Tiết học: Cách soạn gồm các bước như sau: Tên bài dạy:........................ - Yêu cầu: - Chuẩnbị: - Hướng dẫn: (soạn theo 2 cột) HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
  • 11. 3. Hoạt động ngoài trời: Cách soạn như sau: Tên đề tài:.................. - Mục đích - yêu cầu: - Chuẩn bị: - Tiến hành: a, Hoạt động có chủ đích: (ôn luyện kiến thức cũ hoặc làm quen kiến thức mới): Nếu quan sát thì soạn một số câu hỏi có liên quan đến đề tài
  • 12. b, Trò chơi vận động: Ghi tên trò chơi. c, Chơi tự do: Không nhất thiết phải ghi trong kế hoạch nhưng trong quá trình trẻ chơi phải có sự bao quát của cô. Thời gian tổ chức HĐNT cho trẻ NT từ 45-60 phút ( Quan sát: 7-10 phút; TCVĐ: 7-10 phút; Chơi tự do: 20-30 phút) 5. Vui chơi: (Theo kế hoạch tuần) 6. Hoạt động chiều:
  • 13. Nội dung của hoạt động chiều bao gồm: Hướng dẫn trò chơi mới (vào chiều thứ 2); Ôn luyện các nội dung đã học chưa đạt yêu cầu (tổ chức dưới dạng trò chơi theo nhóm. Khi soạn ghi tên trò chơi, yêu cầu, chuẩn bị, tiến hành); văn nghệ (vào chiều thứ 6). Mỗi buổi chiều nên chọn 01 trong các nội dung trên kết hợp với nội dung chơi theo ý thích dưới sự bao quát của cô.
  • 14. Ghi chú: - Khi độ tuổi 18 - 24 tháng hết chương trình thì dạy lên chương trình của độ tuổi 24 - 36 tháng. Tức là dạy theo chủ đề tháng thứ nhất của độ tuổi 24 - 36 tháng. - Độ tuổi 12 - 18 tháng không có TDS và HĐ ngoài trời. Trên đây là hướng dẫn chung, do đó khi soạn bài các đồng chí cần áp dụng theo đúng độ tuổi của lớp mình phụ trách.
  • 15. GỢI Ý SOẠN BÀI THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI CHO TRẺ 24 - 36 THÁNG I. KẾ HOẠCH CHỦ ĐIỂM: Tên chủ điểm:.........Thời gian thực hiện:..........tuần. 1. Chăm sóc - giáo dục: - Chăm sóc: - Giáo dục: 2. Rèn nề nếp - thói quen. 3. Nhiệm vụ của cô:
  • 16. II. KẾ HOẠCH TUẦN: Thời gian Môn học Hoạt động góc Thứ 2 Thứ 3…
  • 17. III. KẾ HOẠCH NGÀY: 1. Đón trẻ: Soạn vào thứ 2 cho cả tuần 2. Tiết học: Cách soạn như sau: Tên bài dạy: - Yêu cầu: - Chuẩn bị: - Hướng dẫn: Soạn theo 2 cột. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
  • 18. 3. Hoạt động ngoài trời: Cách soạn như sau: Đề tài: ........................ - Mục đích - yêu cầu: - Chuẩn bị: - Tiến hành: a, Hoạt động có chủ đích (ôn luyện hoặc làm quen): Soạn một số câu hỏi có liên quan đến đề tài. b, Trò chơi vận động: Ghi tên trò chơi, cách chơi. c, Chơi tự do.
  • 19. 5. Hoạt động góc: Ghi tên các góc; yêu cầu; chuẩn bị, tiến hành. 6. Hoạt động chiều: Nội dung của hoạt động chiều bao gồm: Hướng dẫn trò chơi mới (vào chiều thứ 2); Ôn luyện các nội dung đã học chưa đạt yêu cầu (tổ chức dưới dạng trò chơi theo góc. Khi soạn thì ghi tên góc, yêu cầu, chuẩn bị, tiến hành); văn nghệ (vào chiều thứ 6). Mỗi buổi chiều nên chọn 01 nội dung trên kết hợp vơi nội dung chơi theo ý thích dưới sự bao quát của cô.
  • 20. Ghi chú: Kế hoạch tuần 1 và tuần 3 (Tuần 2 - 4) chỉ cần soạn thay đổi hoạt động góc còn môn học giống nhau. Nhưng khi soạn kế hoạch ngày thì tuần sau phải soạn yêu cầu cao hơn tuần trước. Trên đây là hướng dẫn chung, do đó khi soạn bài các đồng chí cần áp dụng theo đúng độ tuổi của lớp mình phụ trách.
  • 21. VÍ DỤ: KẾ HOẠCH CHỦ ĐIỂM: BÉ VÀ GIA ĐÌNH (Thời gian thực hiện: 8 tuần) I. Chăm sóc, giáo dục: 1. Chăm sóc: - Đảm bảo chế độ và khẩu phần ăn, tổ chức tốt bữa ăn để động viên trẻ ăn hết suất. - Có đủ chỗ nằm và chăn gối riêng cho trẻ, trẻ ngủ đúng giờ, yên tĩnh, cô luôn có mặt theo dõi trẻ ngủ. - Đảm bảo vệ sinh cá nhân cho trẻ. Trẻ có đồ dùng vệ sinh riêng (Khăn mặt, ca cốc, ...). Hướng dẫn trẻ biết rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, tay bẩn... - Cân đo, khám sức khỏe cho trẻ. - Đảm bảo an toàn cho trẻ.
  • 22. b) Giáo dục: - Phát triển vận động: + Trẻ thực hiện các vận động cơ bản như: Bò, đi, nhảy, ném. + Trẻ thực hiện tốt các bài tập phát triển chung và các trò chơi vận động. - Nhận biết tập nói: + Trẻ biết gọi được tên những người trong gia đình, giáo dục tình cảm cho trẻ như: Kính yêu ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em. + Trẻ biết gọi tên, cách sử dụng một số đồ dùng trong gia đình và giữ gìn, bảo vệ chúng.
  • 23. Âm nhạc: + Trẻ hát đúng giai điệu của bài hát: Nu na nu nống, Lời chào buổi sáng, Đôi dép, Búp bê. + Trẻ hiểu nội dung các bài hát, giáo dục tình cảm cho trẻ với những người thân và các đồ vật trong gia đình. - Chuyện: + Trẻ nhớ tên chuyện: Thỏ con không vâng lời, Cháu chào ông ạ, ; nhớ tên các nhân vật trong chuyện. + Giáo dục trẻ có thái độ yêu, ghét rõ ràng đối với các nhân vật trong chuyện. - Thơ: Trẻ đọc thuộc các bài thơ: Yêu mẹ, Đôi dép. Hiểu được nội dung và biết đọc diễn cảm, đúng nhịp điệu. - NBPB: Trẻ nhận biết và phân biệt được 2 màu đỏ và xanh.
  • 24. .2. Nề nếp, thói quen: - Đi học chuyên cần - Không khóc nhè - Không ăn quà vặt trong lớp. - Không tranh giành đồ chơi của bạn. - Bước đầu hình thành thói quen thực hiện đúng chế độ sinh hoạt trong ngày cũng như trong giờ học, giờ hoạt động, ăn, ngủ, vệ sinh...
  • 25. 3. Nhiệm vụ của cô: - Thuộc bài thơ: Yêu mẹ, đôi dép. Thuộc chuyện: Thỏ con không vâng lời, cháu chào ông ạ. - Soạn giáo án và nghiên cứu kỹ trước khi lên lớp. - Làm và mua bổ sung thêm tranh ảnh, đồ chơi về gia đình, tranh chuyện: Thỏ con không vâng lời. - Sắp xếp đồ chơi ở các góc và trang trí trong nhóm phù hợp với chủ điểm “Bé và gia đình”.
  • 26. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON MỚI I. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NĂM HỌC: Khi XD kế hoạch năm học GV sẽ dựa vào những căn cứ sau: 1. Mục tiêu cuối độ tuổi và nội dung chương trình theo độ tuổi trong CT GDMN. 2. Điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương. 3. Điều kiện thực tế của nhóm khi thực hiện chương trình: Số lượng trẻ trên cô, số lượng trẻ trong nhóm, khả năng phát triển của trẻ, cơ sở vật chất: Phòng nhóm, sân chơi, thiết bị, nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi…và sự tham gia của các bậc cha mẹ vào chăm sóc giáo dục trẻ.
  • 27. GV có thể XD kế hoạch theo các bước: - GV xác định mục tiêu giáo dục trẻ (đây là những mong đợi về kết quả CS-GD đến cuối năm học trẻ có thể biết được và làm được ở từng lĩnh vực phát triển), GV có thể dựa vào mục tiêu từng lĩnh vực phát triển trong sách hướng dẫn thực hiện chương trình các độ tuổi xuất bản năm 2007 hoặc năm 2006. - Liệt kê những nội dung cơ bản của từng lĩnh vực phát triển theo từng tuổi được quy định trong chương trình. - Trong quá trình vạch kế hoạch, giáo viên cần đối chiếu với thực tiễn của nhóm, địa phương; đặc điểm cơ bản của trẻ trong nhóm, lớp; tài liệu, học liệu đã có để chọn lọc, thêm hoặc bớt đối với những nội dung không phù hợp, cao hơn hoặc thấp hơn so với khả năng của trẻ, hoặc không gần gũi với trẻ… GV có thể lập kế hoạch theo mẫu sau:
  • 28. II - LẬP KẾ HOẠCH THÁNG ĐỐI VỚI GV NHÀ TRẺ DẠY CÁC ĐỘ TUỔI DƯỚI 24 THÁNG: - Lập kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục ở lứa tuổi nhà trẻ dưới 24 tháng được tiến hành theo từng tháng. - Khi lập kế hoạch, GV không chỉ căn cứ trên kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học, mà còn phải tính đến khả năng, nhu cầu và hứng thú của trẻ; dựa trên điều kiện thực tế, cuộc sống xung quanh trẻ trong thời điểm lên kế hoạch để XD kế hoạch nhằm thúc đẩy sự phát triển của trẻ. - Tạo điều kiện cho trẻ sử dụng các giác quan trong khi khám phá và hoạt động với đồ vật, đồ chơi và vật thật.
  • 29. - Các kiến thức, kỹ năng và thái độ sẽ được lặp đi, lặp lại trong kế hoạch ở các tháng sau với mức độ khó và phức tạp tăng dần lên. Có thể đưa vào kế hoạch thực hiện trong 2 tuần từ 8 - 10 nội dung (kiến thức, kỹ năng, thái độ) khác nhau ở cả 4 lĩnh vực phát triển. Song không phải là phân đều cho mỗi lĩnh vực, mà tuỳ theo điều kiện thực tế tại thời điểm thực hiện sẽ có những lĩnh vực phát triển ưu tiên hơn. VD: Khi lập kế hoạch cho trẻ tìm hiểu về các loại hoa, quả thì lĩnh vực phát triển nhận thức và ngôn ngữ được chú trọng hơn (các kỹ năng quan sát, so sánh bằng các giác quan, màu sắc, tên gọi. v.v). Khi cho trẻ tìm hiểu về các thành viên trong gia đình thì các kỹ năng về tình cảm xã hội được chú trọng hơn… - Những nội dung chương trình sẽ được đưa dần dần vào các tháng, sao cho toàn bộ nội dung chương trình sẽ được thực hiện đầy đủ.
  • 30. II. KẾ HOẠCH THÁNG..............NĂM ............. 1 - Mục tiêu: Căn cứ vào kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học, GV xác định mục tiêu: Kiến thức, kỹ năng và thái độ sẽ hình thành cho trẻ theo 4 lĩnh vực phát triển (Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, và tình cảm - xã hội). Mục tiêu được xây dựng theo 4 lĩnh vực phát triển, GV lựa chọn các mục tiêu sao cho đảm bảo tính phát triển từ dễ đến khó, từ gần đến xa, các mục tiêu này sẽ được phát triển ở các tháng sau đó. 2 - Chuẩn bị: Những đồ dùng nguyên vật liệu không có sẵn hoặc yêu cầu phụ huynh phải chuẩn bị. Kế hoạch tháng được XD theo 4 lĩnh vực phát triển.
  • 31. 3 - Kế hoạch thực hiện: (Kế hoạch tuần) Các hoạt động được thực hiện ở tuần 1 và tuần 3 được lặp lại ở tuần 2 và tuần 4, nhưng mức độ khó và phức tạp sẽ được thể hiện trong kế hoạch từng hoạt động cụ thể.
  • 32. Lưu ý: Việc lập kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục ở lứa tuổi nhà trẻ dưới 24 tháng được tiến hành theo từng tháng, không soạn theo chủ đề như GV dạy trẻ 24-36 tháng. Khi lập kế hoạch GV dựa vào Sách hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN nhà trẻ của Bộ năm 2006, 2007 để đưa ra các nội dung giáo dục trẻ và các hoạt động sẽ tổ chức các cháu tham gia trong từng tháng, tuần và hàng ngày, nhưng GV phải đảm bảo nguyên tắc đưa dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp sao cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ trong nhóm mình phụ trách.
  • 33. 4- Kế hoạch hoạt động: (Kế hoạch hàng ngày). Thứ.........ngày........tháng.........năm 20… 4.1- Hoạt động chung/giờ học: Bao gồm: + Tên hoạt động............................... + Mục đích: Chỉ nêu 1 hoặc 2 mục đích chính. + Chuẩn bị: + Cách tiến hành: GV Nêu các bước tổ chức hoạt động. 4.2- Đánh giá trẻ trong các hoạt động hằng ngày: (cuối ngày) - GV tiến hành đánh giá trẻ hằng ngày trong quá trình CS-GD. Những hoạt động trong ngày của trẻ nhà trẻ bao gồm: Hoạt động giao lưu cảm xúc, HĐ với đồ vật, HĐ chơi, HĐ chơi - tập, HĐ chăm sóc vệ sinh. - Trong sổ soạn bài, vào cuối phần kết thúc kế hoạch hoạt động 1 ngày, GV để 1 khoảng trống nhất định, để ghi lại những vấn đề cần quan tâm (nếu có).
  • 34. VD: + Những trẻ đặc biệt cần quan tâm (tên cháu, cần quan tâm vấn đề gì?). Chú ý đến những trẻ có khả năng đặc biệt cần bồi dưỡng phát triển hay những trẻ cần trợ giúp đặc biệt và cần phải thông báo với phụ huynh. VD về: ngôn ngữ, hoạt động, kiến thức, ăn, ngủ.….của trẻ đó. + Những điều cảm thấy hay, hữu ích cho các công việc đối với GV, mà nếu không ghi lại thì sẽ bị lãng quên. + Trong kế hoạch tiếp theo của ngày sau nên lưu ý điều gì? (Môi trường, tổ chức hoạt động, phương tiện...). Lưu ý: Nếu cảm thấy không có vấn đề gì cần ghi chép lại để nhớ hoặc để lưu ý trong các buổi tiếp theo thì phần này sẽ được bỏ trống
  • 35. 4.3- Đánh giá theo giai đoạn (theo tháng): GV sử dụng các chỉ số đánh giá về sự phát triển của trẻ sau mỗi giai đoạn (6, 12, 18, 24, 36 tháng tuổi) để đánh giá từng trẻ. Các chỉ số đánh giá đã được hướng dẫn cụ thể trong sách HD thực hiện chương trình GDMN nhà trẻ 3 - 36 tháng (trang 244 - 246) năm 2007. Vì vậy, việc đánh giá không diễn ra cùng 1 lúc mà đánh giá được tiến hành theo từng tháng và qui tròn tháng tuổi cho từng trẻ.
  • 36. III. LẬP KẾ HOẠCH ĐỐI VỚI ĐỘ TUỔI 24 - 36 THÁNG 1. Kế hoạch năm: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GDMN MỚI NĂM HỌC 2009-2010 Nhóm trẻ 24 - 36 tháng - Trường Mầm non……… I. Mục tiêu giáo dục: 1- Phát triển thể chất: …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… 2- Phát triển nhận thức: …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… ……………..……………….……………………………………
  • 37. 3- Phát triển ngôn ngữ: ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… 4- Phát triển tình cảm - xã hội: ……………………………………………………… ……………………………………………………… ………………………………………………………
  • 38. II. Nội dung chăm sóc, giáo dục: 1- Phát triển thể chất: ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… 2- Phát triển nhận thức: ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… 3- Phát triển ngôn ngữ: ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… 4- Phát triển tình cảm - xã hội: ………………………………………………………………… …………………………………………………………………
  • 39. III. Dự kiến các chủ đề thực hiện trong năm học: T T Chủ đề lớn Chủ đề con Số tuần Thời gian thực hiện Điều chỉnh 1 2 3 …
  • 40. 2. Kế hoạch chủ đề lớn: Bao gồm: Tên chủ đề lớn ......Số tuần ...... Thời gian: Từ ngày......đến ngày...... - Mục tiêu: + Phát triển thể chất: + Phát triển nhận thức: + Phát triển ngôn ngữ: + Phát triển tình cảm - xã hội
  • 41. Căn cứ trên kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học của nhóm, lớp mình phụ trách, đồng thời dựa vào kế hoạch chủ đề lớn của BGH, để xác định và đề ra mục tiêu: Kiến thức, kỹ nămg, thái độ sẽ hình thành cho trẻ theo 4 lĩnh vực phát triển (Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ và TC-XH). Không nên đưa quá nhiều mục tiêu trong một chủ đề. Chú ý phát triển các kỹ năng ở các lĩnh vực phát triển phù hợp với chủ đề. Lựa chọn các mục tiêu sao cho đảm bảo tính phát triển từ dễ đến khó, từ gần đến xa, các mục tiêu này sẽ được phát triển ở các chủ đề tiếp theo. (Mục tiêu chủ đề trả lời câu hỏi: Kết thúc chủ đề trẻ đạt được những kiến thức, kỹ năng gì?)
  • 42. Mạng nội dung: : (Trả lời câu hỏi: Dạy trẻ những vấn đề gì?) + GV dựa vào sách “Hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN” của Bộ đã gợi ý theo từng lĩnh vực phát triển, để lựa chọn các nội dung sẽ dạy trẻ trong các chủ đề lớn, theo từng lĩnh vực phát triển. + Mỗi nội dung có thể coi là 1 chủ đề nhỏ. GV có thể chỉ dừng lại ở việc chia chủ đề lớn thành các chủ đề nhỏ, không làm chi tiết nội dung chủ đề nhỏ mà kết hợp nội dung trong mạng hoạt động.
  • 43. - Mạng hoạt động: (Trả lời câu hỏi: Trẻ được tham gia các hoạt động như thế nào để đạt được các nội dung trên? ) + Giáo viên dự kiến các hoạt động sẽ thực hiện ở mỗi chủ đề nhỏ, phải chú ý tăng cường các hoạt động để dạy trẻ cách học tìm tòi, thực hành, khám phá… + GV dựa vào sách “Hướng dẫn thực hiện chương trình” của Bộ đã gợi ý cho từng lĩnh vực phát triển, để lựa chọn các hoạt động, các đề tài sẽ tổ chức, hướng dẫn trẻ tham gia trong các chủ đề. Mạng hoạt động có thể được xây dựng theo các bộ môn, cũng có thể xây dựng theo 4 nội dung phát triển. Nội dung xây dựng vào mạng hoạt động được thực hiện theo hướng tích hợp thông qua các hoạt động giáo dục trong ngày. Cần chú ý XD lồng ghép: Phát triển vận động, luyện giác quan, kể chuyện theo tranh, nghe và đọc thơ, nghe hát, dạy hát...Có thể thiết lập theo cột dọc hoặc kẻ theo hình mạng có thể soạn theo hàng ngang
  • 44. 3. Kế hoạch chủ đề con (Kế hoạch tuần) Kế hoạch tuần: Chủ đề (Ghi tên chủ đề con) (Từ ngày……đến ngày….tháng….năm….) Lưu ý: - GV xây dựng kế hoạch tuần cho từng chủ đề con, phải dựa vào nội dung gợi ý của Bộ trong sách hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN nhà trẻ, đồng thời dựa vào tài liệu, tuyển tập, chương trình nhà trẻ 3 - 36 tháng để lựa chọn các hoạt động phù hợp với nội dung của từng lĩnh vực phát triển và nội dung chủ đề.
  • 45. - Phải đảm bảo tích hợp các nội dung giáo dục và được thể hiện ở mọi thời điểm trong ngày - Có thể xây dựng kế hoạch cho 1 tuần hoặc 2 tuần, nhưng trong kế hoạch hàng ngày thể hiện được mức độ khó tăng dần. - Đón trẻ soạn chung cho cả tuần, trò chuyện đầu tuần chỉ soạn vào sáng thứ 2 đối với tuần bắt đầu thực hiện mở chủ đề mới. - Giáo viên không nhất thiết phải lập kế hoạch theo cách như đã hướng dẫn ở trên. Mỗi trường, mỗi giáo viên có thể có cách làm riêng. Song cần phải đảm bảo thực hiện được mục tiêu và nội dung chương trình giáo dục theo độ tuổi.
  • 46. 4. Kế hoạch hoạt động: (Kế hoạch hàng ngày): Thứ....ngày........tháng........năm 20...... - Trò chuyện đầu tuần: (Đối với tuần mở chủ đề mới). - Hoạt động chung (giờ học) : Bao gồm: + Tên hoạt động............................... + Mục đích: Trong một hoạt động chỉ nên đặt ra 1- 2 mục đích và cố gắng thực hiện được mục đích đó. + Chuẩn bị: Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu cần, đối với những hoạt động làm quen trước khi tiến hành hoạt động. + Tổ chức thực hiện / Cách tiến hành: Các bước tổ chức cho trẻ thực hiện hoạt động để đạt được mục đích đưa ra.
  • 47. - Dạo chơi ngoài trời: Có 3 nội dung (HĐ có chủ đích, trò chơi vận động, chơi tự do) - Chơi các góc buổi sáng: 5 - Đánh giá trẻ: a- Đánh giá trẻ cuối ngày: Trong sổ soạn bài, vào cuối phần kết thúc kế hoạch hoạt động 1 ngày, GV để 1 khoảng trống nhất định, để ghi lại những vấn đề cần quan tâm (nếu có).
  • 48. + Những trẻ đặc biệt cần quan tâm (Tên cháu, cần quan tâm vấn đề gì?). Nội dung cần đánh giá những là những biểu hiện về tình trạng sức khoẻ của trẻ, thái độ cảm xúc và hành vi của trẻ trong các hoạt động, những kiến thức và kỹ năng của trẻ. Chú ý đến những trẻ có khả năng đặc biệt cần bồi dưỡng phát triển hay những trẻ cần trợ giúp đặc biệt và cần phải thông báo với phụ huynh như khó khăn về ngôn ngữ, về vận động, về ăn, ngủ có biểu hiện khác thường của đứa trẻ….. + Những điều cảm thấy hay, hữu ích cho các công việc đối với GV, mà nếu không ghi lại thì sẽ bị lãng quên. + Trong kế hoạch tiếp theo của ngày sau nên lưu ý điều gì? (Môi trường, tổ chức hoạt động, phương tiện...).
  • 49. Nếu cảm thấy không có vấn đề gì cần ghi chép lại để nhớ hoặc để lưu ý trong các buổi tiếp theo thì phần này sẽ được bỏ trống. Cùng một lúc GV không thể quan sát tất cả các trẻ, cũng như tất cả các khía cạnh, do đó mỗi ngày GV có kế hoạch quan sát 1 - 2 trẻ ở một khía cạnh và trong một hoạt động nào đó. Mỗi ngày sau buổi làm việc, GV giành 2 - 3 phút ghi lại những gì mình quan sát được đối với những trẻ đó và đưa ra nhận xét một cách ngắn gọn. Sau một thời gian, dựa trên kết quả các đợt quan sát được, GV sẽ thấy sự tiến bộ của trẻ và chính từ những kết quả quan sát đó, GV có thể lựa chọn nội dung giáo dục và có những điều chỉnh trong phương pháp CS - GD phù hợp với nhu cầu của trẻ.
  • 50. b- Đánh giá việc thực hiện chủ đề: Theo mẫu hướng dẫn của Bộ trong Sách Hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN các độ tuổi (Phần 5: Đánh giá) - Mỗi chủ đề giáo viên tổ chức đánh giá 1 lần. - Thời gian tổ chức đánh giá: Sau khi kết thúc chủ đề nhỏ. c- Đánh giá việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. - Dựa vào Hướng dẫn của Bộ trong Sách Hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN các độ tuổi (Phần 5: Đánh giá) - Tổ chức đánh giá 1 năm một lần vào cuối năm học.
  • 51. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ NHÀ TRẺ I. PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ KỂ CHUYỆN: 1. Trẻ 18 - 24 tháng: - Kể chuyện theo tranh: Nội dung tranh phải gần gũi với trẻ, câu chuyện có 1 - 3 nhân vật. - Trình tự kể chuyện: + Thu hút sự chú ý của trẻ. + Giới thiệu tên bức tranh, các nhân vật trong tranh. + Cô kể chuyện thật đơn giản + Đặt câu hỏi để trẻ dựa vào câu chuyện trả lời.
  • 52. - 2. Trẻ 24 - 36 tháng: Khi kể chuyện cho trẻ nghe cô kể chậm rãi, rõ ràng, diễn cảm, sử dụng ngữ điệu, giọng nói để thể hiện tình cảm, đặc điểm, tính cách nhân vật, phát âm chuẩn xác, tránh nói ngọng, âm lượng vừa phải, đủ nghe kết hợp một vài điệu bộ, cử chỉ và làm một vài động tác minh hoạ nhẹ nhàng hoặc sử dụng đồ dùng minh hoạ... Một chuyện có thể được thực hiện qua 4 tiết học: Tiết 1: Cho trẻ làm quen với chuyện,giúp trẻ có ấn tượng bao quát về chuyện, biết tên nhân vật trong chuyện. Sau khi kể chuyện cô nên dùng các câu hỏi : Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? Ai đây? Bạn gì đây? Trong chuyện có những ai? ...
  • 53. Tiết 2: Cô cho trẻ biết hành động chủ yếu của các nhân vật. Cô nên sử dụng các câu hỏi như: Làm gì? Đang làm gì? Ở đâu? Đi đâu?... Tiết 3: Cô giứp trẻ nhớ tên và hành động của các nhân vật một cách chủ động, có trình tự, trẻ nhớ lời của các nhân vật ngoài một số câu hỏi như ở tiết 1 và 2 cô nên sử dụng thêm một số câu hỏi: Như thế nào? để hỏi trẻ. Tiết 4: Giúp trẻ nhớ trình tự diễn biến chủ yếu câu chuyện hoặc có thể tự kể lại nếu chuyện ngắn, đơn giản. Trong tiết học này coo dùng toàn bộ các câu hỏi của 3 tiết học trên và có thể thêm một số câu hỏi: Tại sao? Để làm gì? để trẻ hiểu kỹ hơn về câu chuyện
  • 54. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ ĐỌC THƠ: Các bước thực hiện như sau: 1. Thu hút sự tập trung chú ý : - Chuẩn bị tâm trạng thoải mái và gây hứng thú - Kết hợp bổ sung và thay đổi hoạt động phù hợp có liên quan 2. Giới thiệu sách: - Có thể dùng giá để sách - Thảo luận bìa, đầu đề, khuyến khích trẻ đoán trước nội dung. - Khai thác các minh hoạ để hiểu ý nghĩa - đặt câu hỏi chính xác, rõ ràng và động viên trẻ trả lời câu hỏi - Liên hệ các câu hỏi vàới kinh nghiệm của trẻ
  • 55. 3. Đọc lần đầu - Sử dụng que chỉ đúng cách - Đọc nnhiệt tình và diễn cảm - Giữ nhịp độ đọc từ từ và chậm rãi - Cô và trẻ cùng đọc những cụm từ, câu hoặc đoạn lặp đi, lặp lại 4. Đọc lại - Dùng que chỉ - Tóm tắt câu chuyện một cách ngắn gọn - Động viên tất cả trẻ đọc cùng một cách diễn cảm với nhịp độ bình thường - Nhấn mạnh và tập trung vào một trong những điểm cần lưu ý như câu từ giống nhau được lặp lại. 5. Hoạt động tiếp theo.
  • 56. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY THƠ CHO TRẺ 1. Nghe đọc thơ (12 - 18 tháng): Ở lứa tuổi này, trước khi đọc thơ cho trẻ nghe cô cho 4 - 5 trẻ ngồi xung quanh cô và gây hứng thú bằng nhiều hình thức: Có thể bắt chước tiếng kêu của các con vật, xem tranh, nghe hát... liên quan đến nội dung bài thơ. Khi đọc thơ, lời của cô rõ ràng, diễn cảm có kết hợp điệu bộ để minh hoạ. Cô phát âm chuẩn xác, không nói ngọng, đọc vừa đủ cho trẻ nghe, ngắt, nghỉ đúng chỗ, thể hiện được vần điệu, nhịp điệu bài thơ và lưu ý đến các từ tượng hình, tượng thanh, vừa đọc vừa minh hoạ vài động tác nhẹ nhàng, đọc diễn cảm bài thơ vài lần.
  • 57. 2.Nghe và đọc thơ (18 - 36 tháng): - Đối với trẻ 18 - 24 tháng: Cô cho 7 - 8 trẻ ngồi xung quanh cô, cô đọc bài thơ vài lần, sau đó cô đọc chậm, rõ ràng bài thơ nhiều lần nữa và khuyến khích trẻ nhẩm đọc theo cô từ cuối của câu.
  • 58. - Đối với trẻ 24 - 36 tháng: + Gây hứng thú cho trẻ trước khi vào học (Thu hút trẻ) + Cô giới thiệu bài thơ (Trực tiếp hoặc gián tiếp) + Cô đọc diễn cảm bài thơ (Đọc mẫu) + Cô đọc cho trẻ nghe nhiều lần khuyến khích trẻ nhẩm đọc theo (cả lớp) vài lần khi thấy trẻ có thể thuộc, gọi trẻ nói tên bài thơ (3 - 4 trẻ) + Gọi cá nhân trẻ, tốp, nhóm đọc cùng cô cho hết cả lớp. Cô chú ý sữa sai cho trẻ. Cho cả lớp đọc lại bài thơ vài lần hoặc cô ngâm thơ cho trẻ nghe để kết thúc tiết học. Sau đó cô nhẹ nhàng chuyển sangb trò chơi sao cho phù hợp với nội dung bài thơ. Lưu ý: Ngoài các tiết dạy trong giờ TLCCĐ cô nên đọc thơ cho trẻ nghe mọi lúc, mọi nơi.
  • 59. IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ NBTN: 1. Các thể loại dạy NBTN cho trẻ: Làm quen với vật và ôn luyện - Loại tiết làm quen với vật: + Nếu bài cho trẻ làm quen với đặc điểm của 1 vật thì 1 lần luyện tập, cô có thể cho làm quen với 2 - 3 vật ( ở nhóm 19 - 24 tháng) hoặc 2 - 4 vật (ở nhóm 25 - 36 tháng). Lúc đầu cô giới thiệu từng vật một sau đó cho trẻ nhận biết, lựa chọn tất cả các vật cùng một lúc. - Loại tiết ôn luyện: Cho trẻ ôn luyện các vật đã học trong tháng, lúc đầu cho trẻ xem và và nhắc lại từng vật một sau đó cho trẻ nhận biết, lựa chọn tất cả các vật cùng một lúc
  • 60. Mỗi lần tập luyện có 3 bước: Quan sát, luyện tập, trò chơi. + Khi quan sát vật cô không nên nói ngay tên gọi, đặc điểm của vật mà nên đặt câu hỏi ngắn gọn, chính xác để định hướng sự chú ý và phát huy tính chủ động, tích cực của trẻ. Nếu trẻ không trả lời được cô nói chobtrẻ biết và đặt câu hỏi để trẻ nhắc lại. + Trong khi luyện tập cô nên đưa ra nhiều dạng câu hỏi với trẻ, cùng một nội dung trả lời cô nên đặt câu hỏi nhiều dạng nkhác nhau. + Với trẻ lớn, phần cuối cô có thể cho btrẻ chơi lựa chọn các vật (chọn tranh lô tô, chơi bắt chước tiếng kêu của các con vật, tạo dáng các con vật...
  • 61. - 2. Tiến trình một tiết dạy NBTN cho trẻ: - Tạo cảm xúc - Hướng dẫn trẻ hoạt động tìm hiểu NBTN: + Đối với tiết dạy làm quen: Giáo viên chú ý để trẻ được nhìn, sờ, nghe tiếng kêu...sau đó dạy trẻ về tên gọi, vài đặc điểm nổi bật. + Đối với loại tiết ôn luyện: GV gợi ý để trẻ tự nói về tên gọi, đặc điểm của đối tượng bằng một số câu hỏi của cô.
  • 62. - Luyện tập: Đây là bước để củng cố kiến thức trẻ vừa được NBTN, vì vậy tuỳ vào nội dung bài dạy mà GV có thể tổ chức bằng một số hình thức sau: + Trò chơi vận động + Làm tiếng kêu của các con vật trẻ đã được NBTN + Chơi xếp lô tô, xếp đồ dùng đồ chơi + Hát bài hát kết hợp làm động tác vận động Sau đó GV có thể kết thúc tiết học nhẹ nhàng
  • 63. V. PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG 1. Đối với trẻ 12 - 18 tháng: - Mỗi tuần tập cho trẻ 2 - 3 lần, mỗi bài tập 10 - 15 phút vào giờ chơi tập buổi sáng hoặc giữa 2 lần ngủ, không tập khi trẻ đói và tập sau bữa ăn ít nhất 30 phút. - Nơi tập: Có thể tập trong phòng nhóm, tốt nhất nên tập ngoài trời để trẻ tắm nắng và hít thở không khí trong lành. - Mỗi tuần tập cho trẻ 2 bài tập VĐ cơ bản trong đó 1 VĐ mới và 1 VĐ ôn luyện. Mỗi bài tập trong 2 tuần liên tục, vận động mới được ôn lại sau 2-3 tuần. Có thể tập cho 2 - 4 trẻ cùng một lúc.
  • 64. Lưu ý: - Để tổ chức tiết học sinh động và lôi cuốn trẻ, Gv chú ý khai thác tích hợp vào bài dạy một số nội dung các hoạt động hoặc các môn học khác. - Quá trình hướng dẫn trẻ NBTN, GV cho trẻ tham gia ngẫu hứng tự nhiên, không nên áp đặt một cách máy móc như: Bắt trẻ ngồi im không cho bắt chước làm theo cô... - Nên chú ý để cho trẻ được nói nhiều về đối tượng, tạo điều kiện để trẻ được nêu ý kiến của mình, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, nói đủ câu, sữa nói ngọng, nói lắp... nên cho trẻ tập nói bằng nhiều hình thức như: Tập thể, đặc biệt là cá nhân. - Trong tiết dạy, chú ý thay đổi các hình thức hoạt động cho trẻ. VD: Ngồi, đứng, đi lên, đi xuống, đội hình vòng tròn, hàng ngang, hàng dọc...
  • 65. 2. Đối với trẻ 18 - 36 tháng: a. Bài tập phát triển chung: - Trẻ 18 - 24 tháng: Bài tập phát triển chung được sử dụng dưới dạng thể dục sáng, mỗi bài tập gồm 3 - 4 động tác, mỗi động tác từ 2 - 4 lần, đội hình có thể đứng tự do, vòng tròn, vòng cung nhưng phải đảm bảo mỗi trẻ đều nhìn được cô tập. Không yêu cầu trẻ tập thật chính xác đúng động tác - Trẻ 24 - 36 tháng: Ở lứa tuổi này bài tập phát triển chung nên có sử dụng các dụng cụ (cờ, bóng, khăn mùi xoa, nơ...) trước khi cho trẻ tập với dụng cụ nào đó thì GV cho trẻ làm quen và chơi với dụng cụ đó trước, dụng cụ có thể phát cho trẻ trước giờ tập hoặc sau khi khởi động xong. Mỗi động tác tập từ 3 - 6 lần. - Đội hình: Vòng tròn hoặc vòng cung, cô cùng tập với trẻ
  • 66. - b. Bài tập phát triển vận động cơ bản: - Trẻ 18 - 24 tháng: Ngoài những điểm đã nêu ở phần hướng dẫn cho trẻ 12 - 18 tháng, cần lưu ý những điểm sau: + Có thể tập cho 5 - 7 trẻ cùng một lúc + Cô cũng cần hướng dẫn trực tiếp khi trẻ đã hiểu yêu cầu, nội dung bài tập và đã có kinh nghiệm vận động, cô có thể cho tập nối tiếp nhau hoặc tất cả tốp trẻ cùng một lúc. - Trẻ 24 - 36 tháng: Tập cho trẻ trong giờ tập luyện có chủ đích và ở giờ chơi, mỗi giờ tập luyện có chủ đích tập một bài tập, mỗi tuần cho trẻ tập luyện có chủ đích 2 lần.
  • 67. Những ngày đẹp trời, thời tiết thuận lợi có thể tập cho trẻ ở ngoài trời để trẻ rèn luyện với điều kiện thiên nhiên. Những ngày khác tập ở trong phòng nhóm hoặc trong phòng thể dục. Bài tập phát triển vận động cơ bản được tập phối hợp với bài tập phát triển chung và trò chơi vận động trong giờ tập luyện có chủ đích. Giờ tập luyện có chủ đích được tiến hành theo 3 phần: Khởi động, trọng động, hồi tĩnh. + Khởi động: 1 - 2 phút + Trọng động: 8 - 10 phút: BTPTC gồm 3 - 4 động tác, mỗi động tác tập 3 - 4 lần. + Hồi tĩnh: 1 - 2 phút Nhằm đưa cơ thể về trạng thái ban đầu, có thể cho trẻ chơi một trò chơi vân động nhẹ nhàng trong sân tập.
  • 68. c. Trò chơi vận động và bài tập trò chơi: Tập cho trẻ trong giờ chơi. Các bài tập nhằm củng cố các vận động mà trẻ đã tập trong giờ tập luyện có chủ đích và phát triển các tố chất vận động. Mỗi lần có thể cho trẻ chơi 1 hoặc 2 trò chơi, số lần chơi phụ thuộc vào hứng thú và khả năng chơi của trẻ. Đối với trẻ từ 30 - 36 tháng, sau khi trẻ đã chơi thành thạo cô có thể chọn trẻ nhanh nhẹn làm.
  • 69. V. PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC: 1. Trẻ 12 - 18 tháng: Với nhóm 12-18 tháng cô tiến hành dạy trẻ tại nơi sinh hoạt, vui chơi, trên giường, cũi. Tuỳ theo sự hứng thú của trẻ, một tiết học có thể 1 hoặc 2 nội dung là nghe hát và nghe âm thanh to nhỏ. - Khi hát cho trẻ nghe các bài hát ngắn, các bài dân ca cô nên âu yếm, vỗ nhè nhẹ vào người, tay chân trẻ. - Khi dạy trẻ nghe âm thanh to, nhỏ của các dụng cụ âm nhạc như: Trống, thanh gõ... của các trò chơi như: Xúc xắc ...cô kết hợp lời nói với hành động . VD: Cô gõ mạnh vào trống và nói "Tiếng trống to", sau đó gõ nhẹ hơn và nói "Tiếng trống nhỏ"... Các vận động theo nhạc của trẻ đã mang tính chủ động, trẻ bắt đầu muốn bắt chước các động tác của cô, cô cần động viên trẻ làm các động tác khi nghe hát như: vỗ tay, vẫy tay, dậm chân, làm chim bay, cò bay..
  • 70. 2. Trẻ 18 - 36 tháng: a. Dạy trẻ nghe hát: Ở lứa tuổi này cô nên dạy trẻ biết lắng nghe từ đầu đến hết bài hát, hướng trẻ chú ý đến giai điệucủa bài hát, biết cảm xúc cùng với bài hát, bản nhạc. Trước hết cô phải hát truyền cảm, thể hiện đúng tình cảm bài hát để cuốn hút trẻ vào bài, cho trẻ cảm nhận tính giai điệu bài hát bằng chính các vận động của trẻ. Mỗi tiết học nên thay đổi hình thức để cho trẻ hứng thú với bài hát. Khi nghe hát là trọng tâm GV phải luyện cho trẻ nghe và cảm nhận tính chất, giai điệu bài hát bằng chính cái vận động của trẻ. Giáo viên hát và làm động tác minh hoạ tính chất, giai điệu bài hát. Yêu cầu trẻ chú ý nghe và hưởng ứng bằng các vận động ngẫu hứng hoặc bắt chước cô. Khi bài hát nghe là ôn thì GV hát bằng âm "la", "Đánh đàn"...yêu cầu trẻ nhớ lại được tính chất giai điệu bài hát, tên bài hát
  • 71. b. Phương pháp dạy trẻ hát: - Cô hát truyền cảm, sử sụng một vài thủ thuật ...để trẻ hứng thú với bài hát không sử dụng nhạc cụ để trẻ nghe rõ lời của bài hát. Cô khuyến khích trẻ hát theo những từ cuối của câu, sau cùng là cả bài hát. - Cô gọi 2 - 3 trẻ hát cô nghe, khi trẻ hát đúng cô bắt nhịp cho trẻ hát tập thể - Để trẻ hứng thú cô dạy trẻ kết hợp vỗ tay, nhún nhịp hoặc sử dụng nhạc cụ (thanh gõ, xắc xô...) - Khi dạy trẻ hát nên để trẻ hát tự nhiên bằng giọng thực của mình, tránh bắt trẻ hát to lên. Khi cho trẻ làm quen với bài hát mới, GV hát mẫu 1-2 lần, sử dụng tranh ảnh, nói tên bài hát sao cho trẻ hứng thú với bài hát đó, khuyến khích 1-2 trẻ hát bập bẹ theo cô.
  • 72. - Khi hát là trọng tâm thì GV luyện tập cho trẻ hát đúng giai điệu, cô hát mẫu 1-2 lần, sau đó cô hát cùng với trẻ dưới nhiều hình thức: Nhóm, cá nhân, cả lớp...còn khi ôn lại bài hát thì Gv cố gắng để trẻ tự hát, tự biểu diễn. Tuỳ theo bài hát mà Gv dạy trẻ hát kết hợp vỗ tay, sử dụng phách la, xắc xô, nhún nhịp ...nếu có đàn cô đánh đàn cho trẻ hát, biểu diễn. c. Phương pháp dạy trẻ vận động theo nhạc: - Đầu tiên phải tạo cảm xúc cho trẻ yêu thích bài hát bằng nhiều hình thức, sau đó dạy trẻ làm động tác minh hoạ theo cô. Tương tự như khi dạy hát cô luyện tập với từng trẻ, hỏi từng nhóm 2- 3 trẻ, sau đó là cả lớp (Nếu đó là trọng tâm) - Khi trẻ đã làm đúng động tác nên cho trẻ tập dưới hình thức trò chơi, cô có thể sử dụng băng đài, đánh đàn trong khi trẻ vận động.
  • 73. * Lưu ý: - Đối với phương pháp cũ: Trẻ 24 - 36 tháng một tiết học bao giờ cũng có 3 phần là nghe hát, hát và vận động theo nhạc. Cô cố gắng sao cho 1 tiết học có 1 phần trọng tâm, thời gian cho phần này là 2/3 thời gian của tiết học. Nếu trọng tâm là dạy trẻ nghe hát thì cô sẽ luyện tập cho trẻ nhận biết tính chất giai điệu của bài hát ; nếu trọng tamm là dạy hát thì cô sẽ dạy trẻ hát, nếu vận động theo nhạc là trọng tâm thì cô luyện tập cho trẻ làm các động tác nhịp nhàng theo nhạc. - Thứ tự 3 phần trong một tiết học có thể thay đổi tuỳ theo nội dung bài hát, cô nên kết hợp dạy trên tiết học và ngoài tiết học để đảm bảo chương trình dạy trẻ của 1 tháng. - Trong 1 tiết dạy trẻ hoạt động âm nhạc GV chú ý thay đổi hình thức, đội hình làm sao cho tiết học trẻ được hoạt động hứng thú, thoải mái, tránh gò bó trẻ.
  • 74. - Đối với phương pháp đổi mới: GV linh hoạt có thể đưa vào tổ chức trên giờ TLCCĐ cho trẻ cùng với các nội dung trọng tâm khác. Dựa vào nội dung trọng tâm của giờ TLCCĐ mà đưa vào các bài hát (Có thể cô hát cho trẻ nghe hoặc cho trẻ hát) có nội dung phù hợp. VD: Trong giờ TLCCĐ nội dung trọng tâm cô cho trẻ nhận biết tập nói về con gà, cô cho trẻ hát bài "Con gà trống", như vậy GV đưa phần dạy trẻ hát vào giờ này. Hoặc: Giờ NBTN về các loại hoa, GV có thể hát cho trẻ nghe bài "Ra chơi vườn hoa". Vì vậy, tuỳ vào các nội dung hát cho trẻ nghe, dạy hát và vận động theo nhạc của phân phối chương trình, GV có thể dạy trẻ hoạt động âm nhạc trong 1 tiết có đủ 3 nội dung hoặc 2 nội dung hoặc 1 nội dung kết hợp với các nội dung trọng tâm khác như VD trên, GV khai thác để đưa nội dung GDAN vào dạy lồng ghép với các tiết học khác tạo cho tiết học thêm sinh động, trẻ học hứng thú, say sưa...kết quả giờ học đạt cao./.