SlideShare a Scribd company logo
1 of 242
NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG
KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH
Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG
KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH
Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN
MÃ SỐ : 934.03.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS-TS. HÀ XUÂN THẠCH
2. TS. PHẠM CHÂU THÀNH
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số
liệu và kết quả trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án, tác giả luôn
nhận đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình, những lời động viên, khích lệ, sự giúp đỡ từ quý
Thầy Cô giáo, Gia đình và Bạn bè. Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến những ngƣời đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận án này.
Trƣớc tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Hà Xuân Thạch,
và TS Phạm Châu Thành, giảng viên hƣớng dẫn nghiên cứu của tôi. Các Thầy đã
tận tình hƣớng dẫn, nhận xét, góp ý quý báu để xây dựng đề cƣơng luận án và sự
hƣớng dẫn nhiệt tình, tận tâm của các Thầy trong suốt quá trình nghiên cứu. Đồng
thời, tôi cũng học đƣợc rất nhiều từ Thầy về kiến thức chuyên môn, những kinh
nghiệm quý báu để thực hiện luận án.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô giáo ở Khoa Kế
toán – Kiểm toán nói riêng và quý Thầy, Cô ở trƣờng Đại học Kinh tế TP.HCM
nói chung nơi tôi học tập và nghiên cứu, giúp đỡ tôi trong suốt khóa học này.
Xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy, Cô trong Khoa Kế toán – Kiểm toán
Trƣờng Đại học Mở TP.HCM, nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện thuận lợi để
tôi hoàn thành luận án này.
Tác giả cũng bày tỏ lòng biết ơn tới các chuyên gia, lãnh đạo và các kế toán
viên ở các doanh nghiệp đã tạo điều kiện và hỗ trợ, giúp đỡ cho tác giả hoàn thành
luận án.
Sau cùng, lời cảm ơn đặc biệt nhất dành cho ba mẹ, anh chị em, và bạn bè
tôi đã luôn quan tâm, động viên và luôn tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận án.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2019
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan .......................................................................................................................I
Lời cám ơn..........................................................................................................................II
Mục lục............................................................................................................................. III
Danh mục ký hiệu các chữ viết tắt.............................................................................. VI
Danh mục các bảng biểu............................................................................................VIII
Danh mục các hình vẽ, đồ thị....................................................................................... IX
Danh mục phụ lục ............................................................................................................X
Tóm tắt luận án .....................................................................................XII
Abstract of the thesis........................................................................... XIII
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
1. Vấn đề nghiên cứu...................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu........................................................4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................5
4. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................6
5. Đóng góp của nghiên cứu.......................................................................................8
6. Cấu trúc của luận án................................................................................................9
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ
CÔNG BỐ.........................................................................................................................11
1.1. Giới thiệu ............................................................................................................11
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố trên thế giới...................11
1.2.1 Mục đích, ý nghĩa của việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh...........12
1.2.2 Nhu cầu cần có kế toán cho các doanh nghiệp sử dụng CCTCPS .........16
1.2.3 Nghiên cứu về kế toán CCTCPS ................................................................19
1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố trong nƣớc .....................31
1.4. Nhận định về các công trình nghiên cứu trƣớc và xác định khe trống
nghiên cứu. .................................................................................................................34
1.4.1. Nhận định về các công trình nghiên cứu trƣớc.......................................34
1.4.2. Xác định khe trống nghiên cứu.................................................................36
1.5. Kết luận................................................................................................................38
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................................39
2.1. Giới thiệu ............................................................................................................39
2.2. Tổng quan về kế toán công cụ tài chính phái sinh.........................................39
2.2.1. Các khái niệm..............................................................................................39
2.2.2. Khái niệm hợp đồng công cụ tài chính phái sinh....................................41
2.2.3. Chuẩn mực kế toán quốc tế và các văn bản hƣớng dẫn của Việt Nam
liên quan đến kế toán công cụ tài chính phái sinh.............................................44
2.3. Các lý thuyết nền tảng ............................................................................................52
2.3.1. Lý thuyết thông tin hữu ích .......................................................................52
2.3.2. Lý thuyết tín hiệu........................................................................................53
2.3.3. Lý thuyết nguồn lực doanh nghiệp............................................................55
2.3.4. Lý thuyết cung cầu......................................................................................57
2.3.5. Lý thuyết lập quy kinh tế...........................................................................58
2.4. Các nhân tố tác động đến việc áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh
ở các doanh nghiệp....................................................................................................60
2.4.1. Nhân tố thị trƣờng ......................................................................................60
2.4.2. Nhân tố pháp lý...........................................................................................61
2.4.3. Nhân tố con ngƣời - nhà quản trị..............................................................62
2.4.4. Nhân tố con ngƣời – Ngƣời làm kế toán .................................................62
2.4.5. Nhân tố đào tạo, bồi dƣỡng........................................................................63
2.4.6. Nhân tố công nghệ thông tin, truyền thông, phần mềm kế toán ...........64
2.5. Thực trạng về các văn bản pháp quy liên quan đến kế toán công cụ tài
chính phái sinh ở Việt Nam......................................................................................65
2.6. Kết luận................................................................................................................71
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................72
3.1 Giới thiệu..............................................................................................................72
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................................72
3.2.1 Xác định phƣơng pháp................................................................................72
3.2.2 Thiết kế nghiên cứu.....................................................................................74
3.2.3 Khung nghiên cứu luận án..........................................................................75
3.3. Quy trình nghiên cứu định tính giai đoạn 1....................................................78
3.4. Quy trình nghiên cứu định tính giai đoạn 2....................................................82
3.5. Quy trình nghiên cứu định lƣợng ....................................................................87
3.5.1 Quy trình nghiên cứu...................................................................................87
3.5.2 Thực hiện nghiên cứu..................................................................................88
3.6. Kết luận...............................................................................................................98
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................100
4.1 Giới thiệu .......................................................................................................... 100
4.2. Kết quả nghiên cứu định tính và bàn luận ................................................... 100
4.2.1. Nghiên cứu định tính giai đoạn 1 .......................................................... 100
4.2.2. Nghiên cứu định tính giai đoạn 2 .......................................................... 111
4.3. Kết quả nghiên cứu định lƣợng và bàn luận ............................................... 115
4.3.1. Kết quả xây dựng thang đo..................................................................... 115
4.3.2 Kết quả nghiên cứu định lƣợng .............................................................. 118
4.3.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu:................................................................. 138
4.4 Kết luận ............................................................................................................. 149
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................151
5.1 Giới thiệu .......................................................................................................... 151
5.2 Kết luận ............................................................................................................. 151
5.2.1 Kết luận liên quan đến mục tiêu nghiên cứu thứ nhất.......................... 151
5.2.2 Kết luận liên quan đến mục tiêu nghiên cứu thứ hai............................ 151
5.3 Một số kiến nghị .......................................................................................... 154
5.3.2 Một số kiến nghị mang tính quản trị dựa trên hàm ý nghiên cứu....... 161
5.4 Kết luận ............................................................................................................. 164
KẾT LUẬN CHUNG LUẬN ÁN...............................................................................165
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ................168
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................169
DANH MỤC PHỤ LỤC...............................................................................................182
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tên đầy đủ
AASB Hội đồng chuẩn mực kế toán Úc
ASC Chuẩn hóa chuẩn mực kế toán
BCĐKT Bảng cân đối kế toán
BCTC Báo cáo tài chính
BTC Bộ Tài chính
CCPS Công cụ phái sinh
CCTC Công cụ tài chính
CCTCPS Công cụ tài chính phái sinh
CMKT Chuẩn mực kế toán
CNTT Công nghệ thông tin
CSH Chủ sở hữu
DN Doanh nghiệp
EFA Phân tích nhân tố khám phá
FAS Chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ
FASB Hội đồng Chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ
GT
Xây dựng lý thuyết dựa vào quá trình thu thập và phân tích
dữ liệu một cách có hệ thống
GTHL Giá trị hợp lý
IAS Chuẩn mực kế toán quốc tế
IASB Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế
IASC Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế
IFRS Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
KMO
Hệ số đƣợc dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích
nhân tố
KSNB Kiểm soát nội bộ
KTTC Kế toán tài chính
NĐ - CP Nghị định - Chính phủ
NHNN Ngân hàng nhà nƣớc
NHTM Ngân hàng thƣơng mại
NPTTC Nợ phải trả tài chính
NQT Nhà quản trị
PMKT Phần mềm kế toán
QĐ Quyết định
ROA Lợi nhuận trên tài sản
ROE Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
SFAS Chuẩn mực trình bày kế toán tài chính
TCTD Tổ chức tín dụng
TSTC Tài sản tài chính
TT-BTC Thông tƣ-Bộ Tài chính
US GAAP Các nguyên tắc kế toán đƣợc chấp nhận chung ở Mỹ
VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng Tên gọi Trang
2.1
Công cụ tài chính phái sinh và các biến số cơ sở theo IAS
39/IFRS 9
33
2.2
Tổng hợp các văn bản pháp lý về kế toán công cụ tài
chính phái sinh
57
4.1 Kết quả phỏng vấn định tính giai đoạn 1 92
4.2 Thống kê phỏng vấn chuyên gia về nhân tố 101
4.3 Hệ thống các chỉ báo cho từng nhân tố 105
4.4
Kết quả phân tích bằng hệ số Cronbach Alpha với mẫu
thử nghiệm
107
4.5
Kết quả phân tích bằng hệ số Cronbach Alpha với mẫu
chính thức
113
4.6 Tổng hợp các chỉ báo cho quá trình phân tích tiếp theo 116
4.7 Kết quả phân tích nhân tố khám phá – EFA 118
4.8
Kết quả phân tích hồi quy mẫu chung gồm doanh nghiệp
tài chính và phi tài chính
121
4.9 Kết quả phân tích hồi quy doanh nghiệp tài chính 123
4.10 Kết quả phân tích hồi quy doanh nghiệp phi tài chính 124
4.11 Tổng hợp kết quả phân tích hồi quy 125
4.12 Tổng hợp giá trị trung bình 125
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình Tên gọi Trang
3.1 Mô hình thiết kế phƣơng pháp hỗn hợp 64
3.2 Quy trình nghiên cứu chính thức của luận án 66
3.3 Quy trình nghiên cứu định tính chi tiết giai đoạn 1 69
3.4 Quy trình nghiên cứu định tính chi tiết giai đoạn 2 73
3.5
Mô hình nghiên cứu đề xuất các nhân tố tác động
đến áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh
76
3.6 Quy trình nghiên cứu định lƣợng chi tiết 78
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục Tên phụ lục Trang
1
Bảng câu hỏi thảo luận cho nghiên cứu định tính
giai đoạn 1
1
2 Danh sách chuyên gia
2A
Danh sách chuyên gia tham gia phỏng vấn chính
thức định tính giai đoạn 1
2
2B
Danh sách chuyên gia tham gia phỏng vấn thử định
tính giai đoạn 2
3
2C
Danh sách chuyên gia tham gia phỏng vấn chính
thức định tính giai đoạn 2
4
2D
Danh sách chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh
vực nghiên cứu khoa học tham gia đóng góp ý kiến
5
3
Bảng câu hỏi thảo luận nháp cho nghiên cứu định
tính giai đoạn 2
6
4
Bảng câu hỏi thảo luận chính thức cho nghiên cứu
định tính giai đoạn 2
8
5 Bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ 10
6 Phân tích hệ số Cronbach Alpha cho khảo sát sơ bộ 15
7 Bảng câu hỏi khảo sát chính thức 25
8
Phân tích hệ số Cronbach Alpha cho khảo sát chính
thức
29
9 Phân tích nhân tố khám phá - EFA 37
10 Phân tích hồi quy mẫu chung 40
11 Phân tích hồi quy doanh nghiệp tài chính 41
12 Phân tích hồi quy doanh nghiệp phi tài chính 42
13 Danh sách doanh nghiệp khảo sát chính thức 43
CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TÓM TẮT LUẬN ÁN
Tên luận án: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG KẾ TOÁN
CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 934. 03.01
Nghiên cứu sinh: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH Khóa: 2011
Từ khóa: Kế toán công cụ tài chính phái sinh, doanh nghiệp Việt Nam, nhân tố
pháp lý, nhân tố con ngƣời – nhà quản trị, nhân tố thị trƣờng.
Tóm tắt: Nghiên cứu đề cập đến các nhân tố tác động đến việc áp dụng kế toán
công cụ tài chính phái sinh ở các doanh nghiệp Việt Nam. Bằng việc xây dựng mô
hình nghiên cứu và kiểm định với mẫu gồm 319 quan sát. Kết quả cho thấy mỗi
biến độc lập có cƣờng độ tác động khác nhau lên biến phụ thuộc, các biến độc lập
tác động tiêu cực đến biến phụ thuộc đó là (i) Nhân tố pháp lý (tác động mạnh
nhất); (ii) Nhân tố con ngƣời – nhà quản trị; và (iii) nhân tố thị trƣờng. Mô hình kết
quả có khả năng giải thích đạt yêu cầu (R2=74%). Từ kết quả nghiên cứu tác giả đã
rút ra hàm ý và đề xuất một số kiến nghị.
Nghiên cứu sinh ký tên
SOCIAL REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Hanppiness
ABSTRACT OF THE THESIS
Thesis title: Factors with Impact on Applying of Derivative Financial Instrument
Accounting in Vietnamese Enterprise
Major: Accounting
PhD Student: NGUYEN THI HONG HANH Course: 934.03.01
Keywords: (5 keywords): Derivative financial instrument accounting;
Vietnamese enterprises, regulatory factor, human factor – manager, market factor
Abstract: (About 150 words): The aim of this study is to investigate the factors
with impact on applying of derivative financial instrument accounting in
Vietnamese enterprise. The author developed and tested a research model with the
sample consisting of 319 observations. The results show that each impact variable
has a different impact intensity on affected variables, variables impact negatively
the affected variables which are (i) regulatory factor (the strongest impact); (ii)
human factor - manager; and (iii) market factor. Regression model has satisfactory
level (R2 = 74%). From the results of the study, author has drawn implications and
proposed some recommendations.
PhD Student
(signed)
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Vấn đề nghiên cứu
Theo nghiên cứu của Henning (2011), công cụ tài chính đƣợc biết đến cách
đây 8000 năm trƣớc công nguyên, tuy nhiên cùng với thời gian và qua sự sáng tạo
bởi các ngân hàng thuộc trục tài chính London - Phố Wall thì công cụ tài chính
ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Bức tranh tổng thể về công cụ tài chính bao
gồm tài sản tài chính, nợ tài chính và công cụ tài chính phái sinh. Trong đó, công cụ
tài chính phái sinh đƣợc sử dụng hầu hết trong các tổ chức nhằm mục đích chính là
phòng ngừa rủi ro.
Cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008 đầu năm 2009 ở Mỹ, bắt nguồn từ
chính sách cho vay tín dụng, chính sách tiền tệ nới lỏng duy trì trong thời gian dài,
dẫn đến hình thành “siêu bong bóng” tài chính và bất động sản. Cùng với sự phát
triển của nhiều dịch vụ và sản phẩm tài chính mới trong lĩnh vực tài chính ngân
hàng, những biến đổi các khoản cho vay thành công cụ đầu tƣ, tạo điều kiện cho thị
trƣờng tín dụng phục vụ cho thị trƣờng bất động sản dẫn đến sự phá sản của các tập
đoàn tài chính và ngân hàng lớn của Mỹ nhƣ tập đoàn tài chính Fannie Mae và
Freddie Mac, ngân hàng lớn nhƣ Lehman Brothers, City Bank Group và dẫn đến sự
đổ vỡ dây chuyền.
Sự bùng nổ của khủng hoảng lan nhanh sang nền kinh tế lớn thứ hai thế giới
đó là Nhật Bản đã chính thức công bố lâm vào suy thoái kinh tế ngày 18/11/2008.
Trƣớc đó, khu vực đồng tiền chung Euro cũng lần đầu tiên rơi vào suy thoái kể từ
khi hình thành năm 1999. Trầm trọng hơn đối với các nền kinh tế lớn nhất Châu Âu
nhƣ Đức rơi vào cuộc suy thoái lớn nhất trong vòng 12 năm qua. Kinh tế Anh cũng
lâm vào suy thoái. Số liệu thống kê của Italia cho biết nền kinh tế nƣớc này cũng
đang rơi vào suy thoái, đây là cuộc suy thoái nặng nề nhất kể từ năm 1992. Trong
khi đó, tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân của các nƣớc Trung và Đông Âu năm
2008 chỉ còn 3,2% so với 5,4% năm 2007 (Quang và Thuỳ, 2010).
Dƣới tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế Trung Quốc sau
nhiều năm tăng trƣởng ở mức hai con số, cũng đã giảm chỉ còn 9% trong quý
III/2008. Ở Nga, khủng hoảng tài chính đang ngày càng trầm trọng khi đồng Rúp
mất giá mạnh. Trƣớc nhiều khó khăn do khủng hoảng tài chính và giá dầu thế giới
giảm mạnh, Nga đã chi 190 tỷ USD nhằm hỗ trợ hệ thống tài chính và ngân hàng,
và các ngành kinh tế then chốt. Ở Đông Nam Á, dù ở mức độ khác nhau, các nƣớc
trong khu vực Đông Nam Á ít nhiều đều chịu ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu. Singapore là quốc gia đầu tiên rơi vào suy thoái năm 2008, trong đó
dịch vụ tài chính ngân hàng là một trong ba lĩnh vực then chốt, bị ảnh hƣởng nặng
nề nhất. Thái Lan và Hàn Quốc cũng chịu ảnh hƣởng chung trong cuộc khủng
hoảng này. Pakixtan là nƣớc Châu Á đầu tiên kêu gọi Quỹ tiền tệ Quốc tế trợ giúp
6,5 tỷ USD (Quang và Thuỳ, 2010).
Xu hƣớng toàn cầu hóa mang đến sự gia tăng thƣơng mại và dòng vốn quốc tế,
cùng sự biến động của giá cả hàng hóa, lãi suất, tỷ giá hối đoái,... là những nguyên
nhân có thể dẫn đến rủi ro tiềm ẩn cho các doanh nghiệp. Để hoạt động hiệu quả và
bền vững, mỗi doanh nghiệp cần nhận thức và ngăn ngừa những rủi ro, bất trắc có
thể đe dọa hoạt động kinh doanh ở đơn vị (Crawford và cộng sự, 1997).
Với chức năng tạo lập hệ thống thông tin kinh tế nhằm phục vụ cho việc điều
hành và ra quyết định kinh tế của Nhà nƣớc nói chung và trong mỗi doanh nghiệp,
đồng thời nhằm thỏa mãn yêu cầu thông tin cho các nhà quản trị, các nhà đầu tƣ và
các đối tƣợng có liên quan khác, kế toán đƣợc xem là công cụ quản lý kinh tế, kiểm
soát nguồn lực kinh tế trong mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia. Tuy nhiên, các doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chƣa nhận thức đƣợc các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra
từ toàn cầu hóa tài chính, nhƣng tất yếu Việt Nam phải thực hiện phòng ngừa và
hạn chế rủi ro thông qua sử dụng công cụ tài chính phái sinh bởi:
 Hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng giao lƣu mối quan hệ thƣơng mại với các
quốc gia, các tổ chức kinh tế thế giới là một cơ hội để đƣa Việt Nam trở thành quốc
gia có nền kinh tế phát triển và cũng là xu hƣớng tất yếu, tuy nhiên nó cũng hàm
chứa rất nhiều rủi ro tiềm ẩn mà các doanh nghiệp chƣa thể nhận diện ngay đƣợc.
 Theo Quyết định số 128/2007/QĐ-TTg ngày 2/8/2007 của Thủ tƣớng Chính
phủ ban hành: Phát triển thị trƣờng vốn theo hƣớng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc
(bao gồm thị trƣờng cổ phiếu, thị trƣờng trái phiếu, thị trƣờng các công cụ phái
sinh, thị trƣờng tập trung, thị trƣờng phi tập trung…), vận hành theo thông lệ quốc
tế tốt nhất, có khả năng liên kết với các thị trƣờng khu vực và quốc tế”, và Quyết
định số 480/QĐ-TTg vào ngày 18/03/2013 “Về việc phê duyệt Chiến lược kế toán
- kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030” của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành
nhằm: (i) Tạo lập một hệ thống kế toán hoàn chỉnh, phù hợp và phát triển; (ii) Xây
dựng và phát triển một hệ thống khuôn khổ pháp lý với các thông lệ quốc tế vào
điều kiện cụ thể Việt Nam; (iii) Phát triển mạnh nguồn nhân lực ngang tầm với các
nƣớc phát triển trong khu vực; (iv) Tăng cƣờng quan hệ, hợp tác với các tổ chức
quốc tế nhằm tạo lập mối liên hệ chặt chẽ, thừa nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và các
nƣớc trong khu vực, trên thế giới…
 Đặc điểm về sử dụng và cung cấp thông tin của kế toán trong hoạt động của từng
doanh nghiệp trong chừng mực nào đó có ảnh hƣởng đến giá chứng khoán nói riêng
và thị trƣờng tài chính nói chung. Do đó, các đối tƣợng tham gia trong nền kinh tế
cần thiết phải đảm bảo sử dụng và cung cấp thông tin kế toán đầy đủ, trung thực, thích
hợp, minh bạch và đáng tin cậy.
 Đặc điểm về thị trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc doanh nghiệp phải
sử dụng công cụ tài chính phái sinh, để: (i) gia tăng giá trị doanh nghiệp (Froot và
cộng sự, 1993); (ii) giảm chi phí phá sản dự kiến và tăng giá trị doanh nghiệp
(Smith và Stulz, 1985); (iii) giảm nguy cơ rủi ro tiềm ẩn hoặc quản lý rủi ro dự kiến
(Stulz, 1996; Leland, 1998); (iv) bù đắp những rủi ro kinh doanh vốn có (Danthine,
1978); (v) giảm thiểu rủi ro, giảm chi phí vốn vay, ổn định thu nhập (Barton, 2001).
Do đó, sử dụng công cụ tài chính phái sinh góp phần quản trị rủi ro và kiểm soát
nền kinh tế.
Trên thế giới, các doanh nghiệp tìm đến các hợp đồng phái sinh để phòng
ngừa rủi ro và nâng cao giá trị doanh nghiệp (Fatemi và Luft, 2002). Theo giải thích
của Heaney & Winata (2005), công cụ tài chính phái sinh có thể làm giảm tình hình
khủng hoảng tài chính bởi xác suất mà một công ty rơi vào khủng hoảng tài chính
có liên quan đến nợ và tài sản lƣu động, lƣu chuyển tiền tệ và chia cổ tức của công
ty đó. Đối với Sajjad và cộng sự (2013), sử dụng công cụ tài chính phái sinh nhằm
tránh những rủi ro mang tính hệ thống và không hệ thống, các công cụ tài chính
phái sinh đem lại lợi ích kinh tế lớn, tăng tính thanh khoản và huy động vốn giúp
tăng trƣởng kinh tế. Theo Stulz (2005), các giao dịch phái sinh đã phát triển nhanh
chóng nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin đã xây dựng đƣợc các sản phẩm
phái sinh mới và giá trị của nó đƣợc xác định một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, một
số công cụ tài chính phái sinh không đƣợc sử dụng với lý do là các công ty chƣa
gặp thiệt hại về rủi ro, đồng thời do nhận thức, kiến thức chuyên môn về phòng
ngừa rủi ro của ngƣời sử dụng, nhà phân tích, nhà đầu tƣ (Kapitsinas, 2008).
Một phần không thể tách rời trong hoạt động giao dịch đối với công cụ tài
chính phái sinh đó chính là kế toán công cụ tài chính phái sinh. Sự cần thiết cho
việc tạo lập các quy định liên quan đến kế toán công cụ tài chính phái sinh nhằm hỗ
trợ cho các đối tƣợng sử dụng thông tin biết đƣợc lợi ích của việc sử dụng các công
cụ tài chính phái sinh, đồng thời để đảm bảo chất lƣợng cũng nhƣ tăng cƣờng độ tin
cậy của thông tin kế toán liên quan trực tiếp đến công cụ tài chính phái sinh chỉ
đƣợc doanh nghiệp thực hiện khi những quy định đƣợc ban hành kịp thời, đồng bộ
và chặt chẽ. Ngƣợc lại, việc thiếu vắng các quy định kế toán không những không
đảm bảo chất lƣợng thông tin kế toán mà còn gây rất nhiều khó khăn cho các đối
tƣợng liên quan nhƣ ngƣời thực hành, ngƣời lập, ngƣời sử dụng, ngƣời kiểm tra...
Cùng với đà tăng trƣởng của thị trƣờng phái sinh, các sản phẩm tài chính phái
sinh, tác giả nhận thấy sự cần thiết để các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng kế toán
công cụ tài chính phái sinh vào hoạt động sản xuất kinh doanh cho mục đích phòng
ngừa rủi ro. Tuy nhiên, lý do tại sao mà các doanh nghiệp Việt Nam có sử dụng
công cụ tài chính phái sinh lại chƣa thể áp dụng đƣợc kế toán công cụ tài chính phái
sinh trong giai đoạn hội nhập kinh tế sâu, rộng hiện nay là vấn đề cần làm rõ. Chính
vì lý do này mà tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: Các nhân tố tác động đến việc áp
dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh tại các doanh nghiệp Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
a. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của luận án là xác định các nhân tố tác động đến việc áp dụng
kế toán công cụ tài chính phái sinh ở các doanh nghiệp Việt Nam bao gồm cả nhân
tố vĩ mô và vi mô. Để thực hiện đƣợc mục tiêu này, tác giả xác định các mục tiêu cụ
thể, bao gồm:
- Xác định nhu cầu cần thiết áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh ở
các doanh nghiệp có sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro.
- Nghiên cứu những nhân tố tác động đến việc áp dụng kế toán công cụ tài
chính phái sinh ở các doanh nghiệp Việt Nam.
- Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của những nhân tố đến việc áp dụng kế toán
công cụ tài chính phái sinh ở các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp tài
chính, phi tài chính nói riêng.
b. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, nội dung chính của luận án cần trả lời các câu
hỏi nghiên cứu cụ thể nhƣ sau:
1. Đánh giá nhu cầu có cần thiết hay không về sử dụng kế toán công cụ tài
chính phái sinh ở các doanh nghiệp có sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng
ngừa rủi ro?
2. Những nhân tố nào tác động đến việc áp dụng kế toán công cụ tài chính
phái sinh ở các doanh nghiệp?
3. Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố này đến việc áp dụng kế toán
công cụ tài chính phái sinh đối với:
3a. Các doanh nghiệp Việt Nam?
3b. Các doanh nghiệp tài chính?
3c. Các doanh nghiệp phi tài chính?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
 Đối tƣợng phân tích hay còn đƣợc gọi là đơn vị phân tích đƣợc tác giả thực
hiện tại nghiên cứu này chính là các doanh nghiệp Việt Nam đã, đang sử dụng công
cụ tài chính phái sinh và kế toán công cụ tài chính phái sinh.
 Đối tƣợng thu thập dữ liệu hay còn đƣợc gọi là đối tƣợng khảo sát tại nghiên
cứu này là các nhà quản trị cấp cao, cấp trung và ngƣời làm kế toán tại các doanh
nghiệp.
 Các chuẩn mực kế toán quốc tế liên quan đến nội dung kế toán công cụ tài
chính phái sinh.
 Chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam liên quan đến nội dung kế toán công
cụ tài chính phái sinh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu:
 Các tổ chức tín dụng đã và đang áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh
cho mục đích phòng ngừa rủi ro ở Việt Nam.
 Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoạt động tại Việt Nam đã, đang sử
dụng công cụ tài chính phái sinh.
 Giới hạn nghiên cứu: nội dung nghiên cứu không đề cập đến:
o Hoạt động kinh doanh kiếm lời đối với sản phẩm phái sinh.
o Xác định nghĩa vụ thuế.
o Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chƣa sử dụng công cụ tài chính
phái sinh cho hoạt động phòng ngừa rủi ro.
o Kế toán phòng ngừa rủi ro.
 Thời gian nghiên cứu từ năm 2012 đến năm 2017
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận án, tác giả thực hiện phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp gồm
phƣơng pháp nghiên cứu định tính kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng.
Tuần tự nghiên cứu định tính sẽ đƣợc thực hiện trƣớc, theo sau đó là phƣơng pháp
định lƣợng, cụ thể:
- Phƣơng pháp nghiên cứu định tính:
 Với câu hỏi nghiên cứu thứ 1: Tác giả sử dụng phƣơng pháp điều tra
phỏng vấn chuyên gia đã, đang sử dụng công cụ tài chính phái sinh. Mục đích nhằm
đánh giá các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh
để theo dõi, xử lý và cung cấp thông tin cho nhà quản trị ra quyết định phù hợp.
 Với câu hỏi nghiên cứu thứ 2: Tác giả dựa trên các lý thuyết nền tảng và
các công trình nghiên cứu trƣớc, kết hợp với kết quả nghiên cứu ở câu hỏi thứ nhất
để đƣa ra bảng khảo sát chuyên gia về những nhân tố tác động đến việc áp dụng kế
toán công cụ tài chính phái sinh. Thông qua thực hiện phƣơng pháp Grounded
Theory, phỏng vấn và điều tra sâu các chuyên gia đã, đang thực hiện kế toán công
cụ tài chính phái sinh, cho đến khi nội dung nghiên cứu đạt điểm bão hòa. Mục đích
nhằm nhận diện các nhân tố ảnh hƣởng đến áp dụng kế toán công cụ tài chính phái
sinh, đồng thời dò tìm các chỉ báo trong thực tế cho từng nhân tố tác động đến áp
dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh, làm cơ sở để xây dựng thang đo cho từng
nhân tố. Từ đó hình thành mô hình nghiên cứu dự kiến.
- Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng:
 Với câu hỏi thứ nghiên cứu thứ 3: Sau khi hình thành bảng câu hỏi chính
thức từ kết quả điều tra của câu hỏi nghiên cứu thứ 2. Tác giả sử dụng phƣơng pháp
nghiên cứu định lƣợng nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu dự kiến đã đề ra ở
bƣớc nghiên cứu định tính, và kết quả của nghiên cứu định lƣợng là cơ sở để tác giả
đề xuất một số kiến nghị liên quan đến áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh
cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Nghiên cứu định lƣợng đƣợc tiến hành qua 2
bƣớc, cụ thể:
Bƣớc nghiên cứu sơ bộ: Mục đích tại bƣớc này nhằm xây dựng bảng câu
hỏi chính thức cho bƣớc nghiên cứu định lƣợng gồm các chỉ báo của mô hình đo
lƣờng.
Bảng câu hỏi khảo sát thử đƣợc hoàn chỉnh câu chữ và hoàn thiện nội dung
các chỉ báo cho các biến độc lập và biến phụ thuộc, thông qua quá trình phỏng vấn
thử với 50 mẫu quan sát. Kết quả nghiên cứu sơ bộ nhằm:
(i) Kiểm định độ tin cậy của thang đo
(ii) Hoàn thiện thang đo, đƣa ra bảng câu hỏi chính thức cho bƣớc nghiên
cứu chính thức.
Bƣớc nghiên cứu chính thức: Mục đích tại bƣớc này nhằm khám phá nhân
tố và đo lƣờng mức độ tác động của các nhân tố này đến áp dụng kế toán đối với
các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp tài chính, phi tài chính nói
riêng, cụ thể:
- Tác giả tiến hành điều tra diện rộng với quy mô mẫu tối thiểu là số quan sát
bằng số biến trong mô hình nhân lên 5 lần (Bollen, 1987).
- Phƣơng pháp thu thập dữ liệu: phƣơng pháp lấy mẫu có chủ đích (Russel
Bernard, 2006), từ những đơn vị đã, đang sử dụng công cụ tài chính phái sinh thông
qua phỏng vấn trực tiếp, qua mail, phát bảng câu hỏi...
- Phân tích dữ liệu: Các kỹ thuật phân tích đƣợc sử dụng để thực hiện luận án
bao gồm:
+ Thống kê mô tả đƣợc sử dụng nhằm mục đích mô tả sơ bộ các đặc điểm
của mẫu nghiên cứu.
+ Kiểm định độ tin cậy của các thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha
nhằm mục đích phát hiện những mục hỏi không đáng tin cậy trong quá trình nghiên
cứu.
+ Phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm mục đích bóc tách, sắp xếp các
mục hỏi để đo lƣờng các khái niệm, biến tiềm ẩn.
+ Phân tích tƣơng quan và hồi quy nhằm mục đích tìm ra các mối quan hệ
nhân quả giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
+ Kết quả phân tích hồi quy trên ba góc độ đo lƣờng tƣơng ứng với ba mẫu
đánh giá: doanh nghiệp chung, doanh nghiệp tài chính và doanh nghiệp phi tài
chính.
5. Đóng góp của nghiên cứu
5.1. Về mặt khoa học
- Phát hiện các nhân tố tác động đến áp dụng kế toán công cụ tài chính phái
sinh ở Việt Nam, bổ sung vào cơ sở lý thuyết về nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng
về áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh một nội dung mới ở các nền kinh tế
phát triển trên thế giới.
- Xác lập đƣợc các thang đo cho từng nhân tố trong mô hình nghiên cứu.
- Bổ sung kiến thức vào nguồn tài liệu hiện hữu về kế toán công cụ tài chính
phái sinh phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo ở các trƣờng đại học,
viện nghiên cứu liên quan đến ngành.
5.2. Về mặt thực tiễn:
- Xác định đƣợc các nhân tố tác động đến áp dụng kế toán công cụ tài chính
phái sinh trong các doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam.
- Đánh giá đƣợc các nhân tố và đƣa ra mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố
đến áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh tại Việt Nam.
- Đo lƣờng đƣợc các nhân tố đến áp dụng kế toán công cụ tài chính phái
sinh:
o Xét ở tầm vĩ mô, làm cơ sở khoa học để cơ quan nhà nƣớc đƣa ra chính sách
phù hợp cho các doanh nghiệp đang áp dụng tại Việt Nam, và hƣớng đến hội nhập
kinh tế thế giới.
o Xét ở tầm vi mô, doanh nghiệp đƣa ra định hƣớng, chiến lƣợc phát triển công
cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro, chiến lƣợc phòng ngừa rủi ro và chiến
lƣợc đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho hoạt động của đơn vị, đồng thời đáp
ứng nhu cầu hội nhập kinh tế.
- Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tổng hợp nhằm giúp các doanh nghiệp
và các bên liên quan có cái nhìn tổng thể về kế toán công cụ tài chính phái sinh ở
Việt Nam hiện nay nhằm đƣa ra quyết định kinh tế kịp thời.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận án gồm 5 chƣơng đƣợc thiết kế
nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố. Tác giả thực
hiện hệ thống các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố liên quan đến kế toán
công cụ tài chính phái sinh, làm cơ sở để tác giả xác định khe trống nghiên cứu.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết. Tác giả tiến hành hệ thống cơ sở lý thuyết về kế
toán công cụ tài chính phái sinh nhằm làm sáng tỏ ý nghĩa của kế toán công cụ tài
chính phái sinh trong phạm vi phòng ngừa rủi ro; và xác định các lý thuyết nền tảng
làm cơ sở, giải thích cho các nhân tố trong mô hình nghiên cứu dự kiến và phát triển
các giả thiết nghiên cứu của luận án.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu. Tác giả tiến hành xây dựng một quy
trình nghiên cứu hợp lý và áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp nhằm hoàn
thành mục tiêu đề ra.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận. Tác giả trình bày kết quả và bàn
luận kết quả nghiên cứu định tính và định lƣợng từ quá trình kiểm định mô hình
nghiên cứu
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị. Tác giả kết luận về kết quả nghiên cứu
định tính, định lƣợng, đồng thời vận dụng kết quả này, nghiên cứu đƣa ra một số
kiến nghị đối với cơ quan ban hành và một số chính sách quản trị ở doanh nghiệp.
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH
NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
1.1. Giới thiệu
Mục đích của chƣơng tổng quan nhằm hệ thống các công trình nghiên cứu đã
đƣợc công bố liên quan đến kế toán công cụ tài chính phái sinh, làm cơ sở để tác giả
xác định khe trống nghiên cứu.
Kết cấu của chƣơng 1 đƣợc thiết kế thành 5 phần. Tuần tự tác giả thực hiện
nhƣ sau: phần 1 Giới thiệu; phần 2 Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố
trên thế giới; phần 3 Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố trong nƣớc;
phần 4 Nhận định về các công trình nghiên cứu trƣớc và xác định khe trống nghiên
cứu; và phần 5 Kết luận.
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố trên thế giới.
Trên thế giới, sự gia tăng sử dụng công cụ tài chính phái sinh không thể chối
cãi. Mức độ sử dụng công cụ tài chính phái sinh theo nghiên cứu của Bartov và
cộng sự (1996) là 39% ở Hoa Kỳ; 53% ở New Zealand (Berkman và cộng sự, 1997)
và Thụy Điển là 52% (Alkeback và Hagelin, 1999); 80% doanh nghiệp sử dụng để
tự phòng ngừa rủi ro, 44% sử dụng để phòng ngừa rủi ro và có trình bày trên Báo
cáo tài chính, 67% quan tâm đến hạch toán kế toán công cụ tài chính phái sinh
(Bodnar và cộng sự, 1998). Theo nghiên cứu của Bodnar và Gebhardt (1999), khả
năng sử dụng sản phẩm phái sinh ở Mỹ là 57%, ở Đức là 78%, phái sinh ngoại tệ
đƣợc sử dụng phổ biến nhất, theo sau là lãi suất, hàng hóa; theo Sheedy (2001) thì
Mỹ chiếm 50%, Hồng Kong 81%, Singapore 75%; 59% ở Thụy Điển (Alkeback và
cộng sự, 2006); 67% ở Anh (El-Masry, 2006)...
Qua hàng loạt các hoạt động nghiên cứu về mức độ sử dụng công cụ tài
chính phái sinh, cũng nhƣ các sản phẩm phái sinh ở mỗi quốc gia qua từng thời kỳ,
có thể thấy đƣợc tầm quan trọng của công cụ tài chính phái sinh trong nền kinh tế
toàn cầu. Chính từ việc các doanh nghiệp sử dụng các công cụ tài chính phái sinh
cho hoạt động phòng ngừa rủi ro, dẫn đến cần phải có các quy chuẩn về kế toán
công cụ tài chính và công cụ tài chính phái sinh là tất yếu. Trong phần tổng quan
các công trình nghiên cứu đã công bố, tác giả tập trung xác định sự cần thiết của kế
toán công cụ tài chính phái sinh, thông qua làm rõ:
(i) Mục đích, ý nghĩa của công cụ tài chính phái sinh.
(ii) Nhu cầu cần có kế toán cho các doanh nghiệp sử dụng công cụ tài
chính phái sinh.
(iii) Kế toán công cụ tài chính phái sinh trong doanh nghiệp.
1.2.1 Mục đích, ý nghĩa của việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh.
1.2.1.1 Mục đích của việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh.
Với thị trƣờng không hoàn hảo, phòng ngừa rủi ro là quá trình bù đắp các rủi
ro trong kinh doanh (Glaum và Klocker, 2011), trong đó khoản bù đắp cho sự thay
đổi giá trị hợp lý của các công cụ tài chính phái sinh. Môi trƣờng kinh doanh biến
đổi liên tục khiến các công ty phải đối mặt với sự gia tăng rủi ro. Hầu hết các công
ty sử dụng công cụ tài chính phái sinh làm công cụ phòng ngừa rủi ro. Mặc dù các
công cụ tài chính phái sinh có thể đƣợc sử dụng cho mục đích đầu cơ, tuy nhiên qua
nghiên cứu của Tufano (1996), Gezcy và cộng sự (1997), Guay (1999), Allayanis và
Weston (2001), có thể nhận thấy các công ty sử dụng công cụ tài chính phái sinh
cho mục đích phòng ngừa rủi ro nhằm cố gắng giảm sự biến đổi của dòng tiền và
giảm chi phí liên quan đến tình trạng tài chính khi gặp khó khăn (Stultz, 1996).
Trong chuỗi nghiên cứu của Bodnar và cộng sự (1995), nghiên cứu đầu tiên
của nhóm nghiên cứu là vào tháng 11 năm 1994, trong đó nghiên cứu cho biết trung
tâm Weiss thuộc Wharton School đã tiến hành 2.000 thƣ khảo sát, và nhận đƣợc
530 thƣ trả lời có liên quan đến quản trị rủi ro tập trung vào việc sử dụng các công
cụ tài chính phái sinh của các công ty phi tài chính của Mỹ. Kết quả nghiên cứu của
Bodnar và cộng sự (1995) cho thấy các công ty phi tài chính Mỹ sử dụng công cụ
tài chính phái sinh nhằm mục đích: (i) Hoạch định chính sách quản trị rủi ro, chi phí
giao dịch và xác định chiến lƣợc; (ii) Giảm sự biến động của dòng tiền; (iii) Đáp
ứng các yêu cầu cho việc công bố và giám sát các hoạt động tài chính trong các
doanh nghiệp chặt chẽ hơn; (iv) Giám sát, kiểm tra, xử lý kế toán, và đánh giá rủi ro
kế toán do những thay đổi bất lợi trong thu nhập đƣợc trình bày trong báo cáo. Tuy
nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy các doanh nghiệp vẫn chƣa sử dụng phổ biến rộng
rãi các công cụ tài chính phái sinh, đặc biệt là các công ty nhỏ.
Nghiên cứu thứ hai của Bodnar và cộng sự (1996) là vào tháng 10 năm 1995,
cho biết sau nghiên cứu lần một năm 1994, nghiên cứu lần này cũng tập trung
nghiên cứu vào kết quả khảo sát của trung tâm Weiss do CIBC Wood Gundy tài trợ.
Kết quả nghiên cứu của nhóm Bodnar và cộng sự (1996) cho thấy ngoài việc sử
dụng các công cụ tài chính phái sinh để quản trị rủi ro do sự biến động trong thu
nhập kế toán đƣợc trình bày trong báo cáo tài chính; biến động dòng tiền; giá trị thị
trƣờng của công ty; còn khảo sát thêm các vấn đề về: (i) Rủi ro tín dụng, lãi suất,
giá cả hàng hóa, tỷ giá, thanh khoản; (ii) Sự không chắc chắn về xử lý kế toán
phòng ngừa; (iii) Vấn đề về pháp lý, yêu cầu công bố thông tin, chi phí giao dịch, sự
thiếu hiểu biết về các công cụ tài chính phái sinh, định lƣợng rủi ro của công ty,
định giá, giám sát...
Nghiên cứu lần thứ ba nằm trong chuỗi nghiên cứu của nhóm Bodnar và
cộng sự (1998) về thực tiễn quản trị rủi ro tài chính thông qua sử dụng CCTCPS của
các tập đoàn phi tài chính ở Mỹ do Trung tâm Weiss thuộc Wharton School thực
hiện. Trên cơ sở của hai nghiên cứu trƣớc, nghiên cứu lần này mở rộng nội dung so
với hai nghiên cứu trƣớc bằng cách đƣa ra những câu hỏi mới về một số khía cạnh
của việc sử dụng CCTCPS và thực hành quản trị rủi ro. Một số phát hiện chính đó
là: (i) mức độ sử dụng CCTCPS ở các doanh nghiệp cao hơn rất nhiều và các quy
định mới của FASB về hoạt động phái sinh không ảnh hƣởng đến chiến lƣợc quản
trị rủi ro; (ii) khẳng định và củng cố những kết quả đƣợc tìm thấy trong hai nghiên
cứu trƣớc đây, một nửa các công ty trong mẫu khảo sát sử dụng các sản phẩm phái
sinh dƣới bất kỳ hình thức nào. Phái sinh ngoại tệ đƣợc sử dụng phổ biến nhất, theo
sau là lãi suất, hàng hóa và các công cụ vốn cổ phần; (iii) doanh nghiệp sử dụng
CCTCPS cho mục đích quản trị rủi ro và khuynh hƣớng nhận diện thiệt hại, cụ thể
là có sự thiệt hại về giá cả và tiền tệ; (iv) những thay đổi nhỏ trong chính sách
phòng ngừa rủi ro đối với các sản phẩm phái sinh, đặc biệt là sự chuyển hƣớng về
định giá các sản phẩm phái sinh.
Ngoài ra, khảo sát của Weiss cũng cho thấy mặc dù tỷ lệ các công ty sử dụng
các công cụ tài chính phái sinh không thay đổi, tuy nhiên đối với các doanh nghiệp
hiện chƣa sử dụng các CCTCPS sẽ bắt đầu sử dụng vì kiến thức và sự nhận thức về
các công cụ này đã tăng lên và sự biến động của giá cả trên thế giới có xu hƣớng
tiếp tục gia tăng. Đồng thời, việc áp dụng chuẩn mực kế toán mới cho các CCTCPS
và chính sách phòng ngừa rủi ro có xu hƣớng thay đổi (Bodnar và cộng sự, 1998).
Tóm lại, kết quả chuỗi nghiên cứu của nhóm tác giả Bodnar và cộng sự
(1995, 1996, 1998), cho thấy sự tiến triển của việc sử dụng các CCTCPS qua thời
gian. Kết quả rất đáng chú ý là tốc độ tăng trƣởng liên tục của việc sử dụng
CCTCPS đã tăng từ 35% năm 1994, lên 41% năm 1995, đến 50% năm 1998. Nhóm
tác giả cho thấy nhu cầu sử dụng công cụ phái sinh của các DN với mức độ ngày
càng gia tăng. Về bản chất, chuỗi nghiên cứu muốn nhấn mạnh rằng có một tỷ lệ
lớn các nhà quản trị cho rằng họ đƣợc hƣởng lợi ích rất nhiều từ việc sử dụng
CCTCPS để quản trị rủi ro. Tuy nhiên, trong chuỗi nghiên cứu này, mặc dù kết quả
nghiên cứu chỉ đề cập đến việc sử dụng, mức độ sử dụng và lợi ích của việc sử dụng
các CCTCPS, nhƣng đứng ở góc độ thị trƣờng có thể thấy rằng nhà quản trị chính là
ngƣời tạo lập thị trƣờng thông qua việc sử dụng CCTCPS. Đồng thời, với mức độ
sử dụng ngày càng gia tăng cho thấy không những sự gia tăng tham gia thị trƣờng
của các doanh nghiệp mà trong đó nhà quản trị là ngƣời quyết định việc sử dụng
CCTCPS. Nhƣ vậy, để đi đến quyết định quản trị rủi ro hiệu quả cần phải có nhân
tố con ngƣời đó là nhà quản trị và để có sự gắn kết hiệu quả thì không thể thiếu
vắng nhân tố thị trƣờng.
1.2.1.2 Ý nghĩa của việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh.
Gắn liền với sự phát triển của thị trƣờng hàng hóa, thị trƣờng chứng khoán,
thị trƣờng tài chính thế giới, CCTCPS ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết cho
các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sử dụng công cụ phái sinh nhƣ là công cụ kinh
tế hữu ích, có ý nghĩa trong chiến lƣợc quản trị của doanh nghiệp, bao gồm:
Quản trị rủi ro. Việc sử dụng các công cụ phái sinh có lẽ là phổ biến nhất khi
mà các công ty cố gắng giảm thiểu các rủi ro về lãi suất, rủi ro về giá cả hàng hóa,
rủi ro về ngoại tệ. Ngoài ra, Theobald và cộng sự (1994), còn cho rằng các công cụ
phái sinh còn đƣợc các công ty quyết định sử dụng nhằm thực hiện quản trị rủi ro về
vốn trong doanh nghiệp, bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt
động và rủi ro pháp lý. Còn theo Vashishtha & Kumar (2010), sử dụng phái sinh để
hạn chế hoặc tránh những rủi ro mang tính hệ thống và không hệ thống mà các tổ
chức phải đối mặt trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh bình thƣờng của
doanh nghiệp; tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, qua đó nâng cao
hiệu quả kinh tế của quốc gia, khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên, phải có sự hiểu biết
thấu đáo về các nguyên tắc cơ bản, quy định việc định giá các CCTCPS (Sajjad &
cộng sự, 2013).
Giảm chi phí tài trợ. Đôi khi doanh nghiệp khó có thể tìm đƣợc các khoản
vay theo lãi suất cố định. Do đó, việc hoán đổi lãi suất cho phép doanh nghiệp huy
động vốn vay dài hạn với lãi suất thả nổi và có thể hoán đổi chúng thành các tỷ lệ cố
định thấp hơn. Việc sử dụng công cụ hoán đổi có thể giúp tận dụng các chênh lệch
về lãi suất, từ đó giảm đƣợc chi phí tài trợ (Theobald và cộng sự, 1994).
Cân đối giữa tài sản và nợ phải trả. Một chiến lƣợc quản trị khác khi doanh
nghiệp sử dụng CCTCPS đó là kết hợp giữa tài sản và nợ phải trả. Nếu một công ty
nắm giữ các khoản đầu tƣ dài hạn, có lãi suất cố định, công ty sẽ có thể dự đoán
dòng tiền thu đƣợc từ các khoản đầu tƣ này. Tuy nhiên, công ty vay vốn với lãi suất
thả nổi ngắn hạn, công ty ít có khả năng dự báo cho dòng tiền của mình. Trong
trƣờng hợp này, công ty có thể sử dụng hoán đổi lãi suất, tạo ra lãi suất vay cố định
và phù hợp hơn với các khoản đầu tƣ (Theobald và cộng sự, 1994).
Hiệu quả kinh doanh. Phái sinh cho phép tự do mua bán một phần hoặc toàn
bộ rủi ro và nâng cao hiệu quả thị trƣờng. Các tổ chức có thể sử dụng một hoặc
nhiều phái sinh khác nhau. Với giá trị giao dịch lớn nhƣng chi phí giao dịch lại thấp
so với các chi phí kinh doanh các công cụ tài chính cơ bản, đồng thời nâng cao tính
thanh khoản trong nền kinh tế thông qua sự thay đổi của rủi ro (tiền tệ và vỡ nợ) và
hợp đồng tƣơng lai hoặc hợp đồng quyền chọn trƣớc khi hết hạn tại sàn giao dịch
phái sinh (Vashishtha & Kumar, 2010).
Giá tham khảo (price discover). Ứng dụng quan trọng của phái sinh là giá
tham khảo trong tƣơng lai có nghĩa là thông qua các thị trƣờng, giá cả đƣợc xác
định trong tƣơng lai thông qua một con số đã có sẵn làm cơ sở để tham khảo đồng
thời dựa vào một sự đồng thuận, và tƣ duy hiểu biết lẫn nhau (Vashishtha & Kumar,
2010).
Ổn định giá. Sử dụng phái sinh giúp giảm các biến động về giá trong ngắn
hạn. Nói cách khác, phái sinh tác động đến chiều cao lẫn độ sâu về giá, dẫn đến ổn
định về giá trên thị trƣờng tiền tệ cho các tài sản cơ bản (Vashishtha & Kumar,
2010). Ngoài ra, có thể làm giảm rủi ro ngoại hối liên quan đến tái đầu tƣ (Sajjad &
cộng sự, 2013).
Với việc sử dụng CCTCPS, doanh nghiệp sẽ quản trị đƣợc rủi ro (Theobald
và cộng sự,1994; Vashishtha & Kumar, 2010; Sajjad & cộng sự, 2013); giảm các
khoản chi phí tài trợ (Theobald và cộng sự, 1994); cân đối giữa tài sản và nợ phải
trả; mang lại hiệu quả trong kinh doanh (Vashishtha & Kumar, 2010), xem xét đƣợc
giá tham khảo (Vashishtha & Kumar, 2010); và ổn định giá (Sajjad & cộng sự,
2013). Tuy nhiên, để các CCTCPS này phát huy đƣợc đầy đủ ý nghĩa thì phải có sự
phối hợp của nhiều nhân tố đó là sự kết hợp giữa ngƣời sử dụng CCTCPS chính là
nhà quản trị khi ra quyết định, nơi giao dịch công cụ phái sinh chính là thị trƣờng và
dữ liệu phải đƣợc ghi nhận chính là các quy định pháp lý về kế toán và ngƣời thực
hiện việc ghi nhận này đó chính là ngƣời làm kế toán.
1.2.2 Nhu cầu cần có kế toán cho các doanh nghiệp sử dụng CCTCPS
Với nền kinh tế toàn cầu, các CCTCPS đang đƣợc sử dụng chung trong cộng
đồng quốc tế. FASB là tổ chức hàng đầu trong việc phát triển các chuẩn mực kế
toán, có ảnh hƣởng đáng kể đến việc phát triển các chuẩn mực kế toán quốc tế,
trong đó có các chuẩn mực liên quan đến CCTCPS. Do đó, nhiều quốc gia trên thế
giới đến nay có thể dựa nhiều vào các chuẩn mực của FASB để thực hiện kế toán
cho quốc gia mình, thậm chí có thể sử dụng các chuẩn mực của FASB.
Trong nghiên cứu của Wilson và Stanwick (1995), tác giả quan tâm đến kế
toán CCTCPS bởi: Thứ nhất, BCTC chƣa thể hiện số liệu kế toán vì ít hoặc không
có khoản đầu tƣ ban đầu cho các công cụ này; Thứ hai, có sự thiếu nhất quán trong
yêu cầu công bố trong việc đánh giá rủi ro, điều này làm cho công việc kế toán các
công cụ này trở nên khó khăn; Thứ ba, sự khiếm khuyết của kế toán phòng ngừa khi
lãi, lỗ thực của các công cụ phái sinh bị loại trừ ra khỏi thu nhập hiện tại, các khoản
lãi, lỗ thực này lại chƣa đƣợc hỗ trợ trong việc xác định là nợ phải trả hoặc tài sản.
Trên cơ sở nghiên cứu của Crawford và cộng sự (1997), sử dụng và kế toán
CCTCPS, nhóm tác giả đƣa ra lập luận làm thế nào để tiếp cận kế toán CCTCPS.
Lý do của nhóm tác giả khi quan tâm đến kế toán CCTCPS là do tính minh bạch
trong kế toán vì họ cho rằng BCTC sẽ tăng khả năng cung cấp thông tin hữu ích,
thông qua:
Tính thích hợp. Tính thích hợp là một đặc tính trong việc sử dụng thông tin
hữu ích cho quá trình ra quyết định kinh tế. Giá trị hợp lý từ thị trƣờng sẽ cung cấp
thông tin thích hợp cho các bên tham gia. Kết quả của việc đo lƣờng GTHL không
những đƣợc trình bày trên BCTC, mà còn cung cấp cho ngƣời sử dụng thông tin về
mức độ lợi nhuận hoặc tổn thất của các CCTCPS tại thời điểm của BCTC. Nếu các
bên tham gia thị trƣờng thực hiện và cung cấp thông tin tốt, các thông tin đều có sẵn
và đầy đủ, thì khả năng thị trƣờng hoạt động sẽ hiệu quả hơn rất nhiều và đáp ứng
nhu cầu của các bên tham gia (Crawford và cộng sự, 1997).
Tính đáng tin cậy. Một đặc tính của thông tin hữu ích nữa đó là tính đáng
tin cậy. Mặc dù có thể có một số chủ quan trong việc xác định GTHL của các
CCTCPS đƣợc giao dịch quá ít hoặc không đƣợc phân loại, việc sử dụng các báo
giá của nhà cung cấp, nhà phân phối, hay các dịch vụ định giá hoặc báo giá của các
công ty chứng khoán tƣơng tự có thể đủ cung cấp các ƣớc tính (Crawford và cộng
sự, 1997).
Tính có thể so sánh. Khả năng so sánh là một đặc tính quan trọng của thông
tin kế toán. Nếu doanh nghiệp sử dụng các CCTCPS, mà thiếu vắng các quy định,
hƣớng dẫn hiện tại của các cơ quan ban hành sẽ dẫn đến khó có sự so sánh trong
BCTC, từ đó thông tin kế toán khó có thể sử dụng để ra quyết định kinh tế. Các
CCTCPS không đƣợc bảo vệ cụ thể thông qua việc không hoặc chƣa đƣợc hƣớng
dẫn hiện tại, hoặc hƣớng dẫn nhƣng không nhất quán. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho
thấy hƣớng dẫn về kế toán CCTCPS hiện còn rất phức tạp. Nghiên cứu khẳng định
sự không đầy đủ và phức tạp của các hƣớng dẫn hiện nay nếu đƣợc giải quyết kịp
thời, triệt để thì khả năng so sánh sẽ nâng cao chất lƣợng của BCTC và mang lại
nhiều lợi ích cho các đối tƣợng sử dụng (Crawford và cộng sự, 1997).
Kết quả nghiên cứu về nhu cầu cần có kế toán CCTCPS của Kawaller
(2004), xuất phát từ hầu hết các hợp đồng phái sinh là các khoản ngoài bảng, do đó
thiếu sự minh bạch và hạch toán kế toán CCTCPS lại thiếu sự nhất quán. Tuy nhiên,
ở một khía cạnh tích cực, kế toán CCTCPS là cơ sở cần thiết đối với kế toán giá trị
hợp lý, theo đó phần lớn sự thiếu nhất quán hiện tại dần dần sẽ đƣợc loại bỏ. Giá cả
từ các hợp đồng phái sinh sẽ đƣợc điều chỉnh theo giá trị thị trƣờng và đƣợc ghi
nhận là tài sản hay nợ phải trả trên BCĐKT. Trƣờng hợp doanh nghiệp sử dụng các
CCTCPS cho mục đích phòng ngừa rủi ro, thì khi hạch toán kế toán có ảnh hƣởng
đến thu nhập trong một kỳ kế toán thông thƣờng, từ đó giảm thiểu sự biến động về
thu nhập. Do đó, Kawaller (2004), quan tâm đến kế toán CCTCPS chính là việc
đánh giá không chỉ có liên quan đến các khoản mục đƣợc phòng ngừa mà còn có
liên quan đến toàn bộ hoạt động phòng ngừa rủi ro.
Ngoài ra, một số nghiên cứu của Venkatachalam (1996), Wong (2000),
Aggarwal và Simkins (2004), cho rằng cần có nhu cầu về kế toán CCTCPS bởi các
tác giả quan tâm đến thông tin kế toán mà trong đó giá trị thích hợp của CCTCPS
đƣợc thể hiện thông qua BCTC liên quan đến hoạt động phòng ngừa rủi ro. Tính
thích hợp đƣợc lý giải thông qua GTHL trên BCTC dựa trên giá gốc và đƣợc thực
hiện qua nhiều kỳ báo cáo. BCTC đƣợc xem là thông tin hữu ích khi giá trị ƣớc tính
đối với CCTCPS đƣợc trình bày theo GTHL và đƣợc thuyết minh thích hợp hơn so
với giá gốc. Còn theo nghiên cứu của Melumad và cộng sự (1999), Sapra (2002),
Sapra và Shin (2008) cho rằng việc ghi nhận giá trị hợp lý của các CCTCPS làm
cho BCTC minh bạch hơn, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp quản trị rủi ro
thận trọng, và phòng ngừa rủi ro hiệu quả hơn. Các quy định của kế toán CCTCPS
sẽ làm cho báo cáo tài chính có chất lƣợng hơn và có tính khả thi tốt hơn (Ball và
cộng sự, 2003). Ngoài ra, thông tin kế toán CCTCPS yêu cầu tính toán GTHL cho
các CCTCPS trong nền kinh tế ảnh hƣởng đến tính trung thực đƣợc trình bày trên
BCTC và tính hữu ích của thông tin. Dựa trên giá trị của tài sản đƣợc tạo ra và thực
hiện thông qua hoạt động của một công ty, tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính, lợi
nhuận và rủi ro đƣợc xác định thông qua điều chỉnh theo giá thị trƣờng và các xu
hƣớng kinh tế vĩ mô. Hiện tại, việc định giá GTHL một số CCTCPS đã trở thành
một xu hƣớng hàng đầu. Do đó, để đƣợc xem là thông tin hữu ích về hoạt động kinh
tế, nâng cao mức độ minh bạch và tính trung thực của các giao dịch kinh tế, tài
chính, thì GTHL mang tính thích hợp hơn cho BCTC (Ishikawa, 2005).
Nhƣ vậy, sự quan tâm của các nhà nghiên cứu về kế toán CCTCPS xuất phát
từ thông tin về BCTC, yêu cầu gia tăng khả năng cung cấp thông tin hữu ích và chất
lƣợng hơn cho các bên tham gia thị trƣờng ra quyết định kinh tế, đặc biệt là thông
tin kế toán phải thể hiện đƣợc GTHL của các CCTCPS.
1.2.3 Nghiên cứu về kế toán CCTCPS
Để ổn định nền kinh tế vĩ mô ở từng quốc gia, tạo điều kiện ổn định nền kinh
tế toàn cầu, kế toán CCTCPS ban hành đầu tiên vào năm 1986 cho đến nay vẫn còn
nhiều tranh luận trong áp dụng ở từng quốc gia. Bằng chứng là rất nhiều công trình
nghiên cứu đã đƣợc thực hiện và công bố, qua nghiên cứu, phân tích tác giả tiến
hành phân loại thành từng dòng nghiên cứu, cụ thể:
 Nghiên cứu về công bố thông tin kế toán
Sự bất đối xứng thông tin giữa các bên liên quan là khởi điểm cho sự cần kết
hợp hiệu quả khi lựa chọn công bố thông tin (Verrecchia, 2001). Hơn nữa, Healy và
Palepu (2001) cũng mô tả nhu cầu công bố thông tin xuất phát từ thực tế là thị
trƣờng không hoàn hảo dẫn đến việc tự nguyện công bố thông tin sẽ (i) tăng thanh
khoản trên thị trƣờng vốn (Diamond và Verrecchia, 1991; Kim và Verrecchia, 1994;
Healy và cộng sự, 1999); (ii) giảm chi phí vốn (Botosan, 1997; Botosan và Plumlee,
2002); (iii) cải thiện và tăng cƣờng thông tin thị trƣờng (Lang và Lundholm, 1996;
Francis và cộng sự, 2005).
Bên cạnh đó, công bố thông tin về CCTCPS có một số các nhà nghiên cứu
nhƣ: Knetter (1993), Venkatachalam (1996), Wong (2000), Keryn và Jayne (2000),
Chalmers và Godfrey (2004), Hassan và cộng sự (2006), Barbara và Nicholas
(2008), Birt và cộng sự (2013), Tessema (2016), Tahat và cộng sự (2016), Kwong
(2016), cho rằng:
Mục tiêu nghiên cứu của Knetter (1993) nghiêng về công bố thông tin kế
toán liên quan đến CCTCPS. Tại nghiên cứu này, Knetter đã sử dụng phƣơng pháp
định lƣợng để đo lƣờng việc công bố thông tin kế toán. Kết quả cho thấy việc công
bố thông tin kế toán về hoạt động phòng ngừa rủi ro tài chính thông qua sử dụng
CCTCPS nhằm nâng cao thông tin về lợi nhuận DN, là tín hiệu cho thấy năng lực
quản lý của nhà quản trị. Nhà quản trị và cổ đông quan tâm đến thông tin kế toán ở
nhiều quan điểm khác nhau, từ đó dẫn đến xung đột lợi ích liên quan đến chính sách
phòng ngừa rủi ro tối ƣu. Những khoản lợi ích của các đối tƣợng liên quan đến
doanh nghiệp phụ thuộc vào thông tin kế toán. Trong một số trƣờng hợp, nếu nhƣ
doanh nghiệp có các giao dịch phòng ngừa nhƣng không công bố hoặc công bố
không rõ ràng, thì nhà quản lý sử dụng công cụ phòng ngừa nhiều hơn để giảm rủi
ro so với việc công bố đầy đủ nếu bị bắt buộc. Trong trƣờng hợp này, để tối ƣu cho
lợi ích cho mình, cổ đông nên yêu cầu báo cáo kế toán cụ thể, chi tiết hơn là chỉ có
báo cáo tổng hợp.
Khác với mục tiêu nghiên cứu của Knetter (1993), việc sử dụng CCTCPS
nhằm nâng cao thông tin về lợi nhuận, khả năng quản lý của nhà quản trị trong việc
công bố thông tin kế toán, thì mục tiêu nghiên cứu của Venkatachalam (1996) tập
trung vào xem xét giá trị thích hợp của việc công bố CCTCPS ở các ngân hàng theo
SFAS 119. Cùng với việc sử dụng phƣơng pháp định lƣợng, kết quả hồi quy cho
thấy thông tin về giá trị hợp lý ở các ngân hàng theo SFAS 119, giúp giải thích sự
thay đổi trong giá cổ phiếu ngân hàng, đồng thời cung cấp bằng chứng sơ bộ về tính
hữu ích của việc công bố phái sinh trong chiến lƣợc quản trị rủi ro. Tuy nhiên tại
thời điểm nghiên cứu, kết quả phân tích sâu cho thấy chỉ có 47% của các ngân hàng
trong mẫu nghiên cứu sử dụng phái sinh để giảm thiểu rủi ro.
Cùng dòng nghiên cứu về công bố thông tin kế toán, nhƣng hƣớng nghiên
cứu của Wong (2000), xem xét mối tƣơng quan giữa công bố thông tin kế toán về
các phái sinh ngoại hối và thiệt hại tiền tệ. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu dựa trên
BCTC của 140 doanh nghiệp sản xuất giai đoạn 1994 – 1996 thuộc nhóm Fortune
500 và thực hiện phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, thống kê mô tả. Kết quả của
việc công bố thông tin có ý nghĩa đáng kể trong mối tƣơng quan giữa thiệt hại tiền
tệ và thông tin kế toán về phái sinh ngoại hối. Theo đó, kết quả nghiên cứu cho thấy
nếu doanh nghiệp công bố thông tin càng nhiều, càng nâng cao tính hữu ích của
BCTC. Ngƣời sử dụng BCTC sẽ tìm thấy những thông tin hữu ích để đánh giá
khoản thiệt hại về tiền tệ; về GTHL của tiền tệ; thông tin riêng về các khoản có liên
quan đến lãi/lỗ ngoại tệ có sử dụng phái sinh và không sử dụng phái sinh; thông tin
về việc thay đổi giá trị cơ sở của tiền tệ; tăng tính thích hợp và minh bạch trong việc
công bố về GTHL. Đồng thời, công bố về các phái sinh cải thiện đƣợc các rủi ro
trong kinh doanh, và đã đƣợc quản trị bởi các công cụ phái sinh. Tách rời số tiền
danh nghĩa và thông tin GTHL thông qua thông tin về tài sản dài hạn và ngắn hạn;
về tiền tệ; về phân loại công cụ phái sinh; về thời gian đáo hạn; về đòn bẩy tài chính
cho phép ngƣời sử dụng BCTC phân tích, đánh giá thiệt hại đầy đủ nhất. Mặc dù,
khi bổ sung công bố thông tin về phái sinh ngoại hối làm tăng thêm tính hữu ích của
thông tin, nhƣng nếu có sự thay đổi về quy định trong BCTC đòi hỏi phân tích chi
tiết về chi phí và lợi ích khi sử dụng phái sinh thì lại chƣa đƣợc tiến hành.
Nghiên cứu về công bố thông tin liên quan đến chính sách kế toán có nghiên
cứu của Keryn và Jayne (2000), xoay quanh vấn đề công bố thông tin trong việc ghi
nhận và đo lƣờng kế toán CCTCPS, và vấn đề này một lần nữa gây tranh cãi trong
quá trình thiết lập chuẩn mực kế toán Quốc tế nói chung và ở Úc nói riêng. Mục
đích trong nghiên cứu đánh giá về việc công bố chính sách kế toán và thực hành đo
lƣờng phái sinh theo AASB 1033. Kết quả nghiên cứu của Keryn và Jayne (2000),
về ghi nhận và đo lƣờng phái sinh và công bố chính sách kế toán theo AASB 1033
lại thiếu tính minh bạch, chƣa rõ ràng và không đầy đủ trong các thuyết minh cho
thấy nhất thiết phải nhanh chóng sửa đổi và bổ sung, đồng thời ƣu tiên sử dụng kế
toán phòng ngừa. Ngoài ra, nghiên cứu còn khám phá sự khác biệt giữa các phƣơng
pháp hạch toán kế toán CCTCPS theo quy định của chuẩn mực với vấn đề thực
hành kế toán hiện hành ở các công ty.
Đáp lại yêu cầu công bố thông tin về CCTCPS bởi cơ quan lập quy và Hội kế
toán Úc, nhà quản trị doanh nghiệp phải đối mặt với áp lực xã hội nhằm thực hiện
các hoạt động phái sinh minh bạch hơn. Nghiên cứu của Chalmers và Godfrey
(2004), nghiêng về nghiên cứu phản ứng của nhà quản trị theo yêu cầu công bố
thông tin CCTCPS bởi cơ quan ban hành chuẩn mực và Hội kế toán Úc. Với
phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng và dữ liệu nghiên cứu dựa trên BCTC của 216
doanh nghiệp công bố tự nguyện giai đoạn 1992 – 1996. Kết quả cho thấy tính pháp
lý, nguyên tắc tổ chức, sự duy trì sử dụng công cụ phái sinh của nhà quản lý và
BCTC có mối quan hệ tích cực đến tính trọng yếu của chi phí quản lý, và dẫn đến
hoạt động quản trị tài chính, phòng ngừa rủi ro trong DN hiệu quả hơn.
Một quan điểm khác trong nghiên cứu thông tin kế toán đó là xét tính minh
bạch trong công bố thông tin về CCTCPS, nhằm đảm bảo chất lƣợng BCTC đã trở
thành một vấn đề trong quản trị DN kể từ sự sụp đổ của Enron tại Hoa Kỳ, Bảo
hiểm HIH ở Australia, và Barings PLC ở Anh... minh bạch trong công bố thông tin
có ý nghĩa quan trọng gồm cả chất lƣợng của BCTC. Nghiên cứu của Hassan và
cộng sự (2006), nhằm làm sáng tỏ trong việc tuân thủ công bố, mục đích của nghiên
cứu nhằm gia tăng tính minh bạch trong BCTC liên quan đến CCTCPS ở các công
ty ngành công nghiệp của Úc. Dữ liệu nghiên cứu là các BCTC từ năm 1998 đến
năm 2001. Kết quả nghiên cứu cho thấy tính minh bạch trong công bố CCTCPS
giữa các công ty trong ngành đã tăng lên. Tuy nhiên, vẫn còn bằng chứng cho thấy
sự không tuân thủ trong công bố, đặc biệt có liên quan đến GTHL.
Trong mối tƣơng quan về công bố thông tin liên quan đến CCTCPS có
nghiên cứu của Barbara và Nicholas (2008). Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp
nghiên cứu định tính nhằm làm rõ các quy định trong SFAS 161 và kiến nghị thêm
các thông tin cần công bố trên BCTC. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các thông tin liên
quan đến CCTCPS trên báo cáo cần đƣợc phân loại theo từng hợp đồng, từng loại
phái sinh (ví dụ nhƣ lãi suất, ngoại hối, vốn chủ sở hữu, hàng hóa, tín dụng,...) và đề
xuất khi công bố thông tin trên BCĐKT và báo cáo lãi (lỗ) nên xác định từng khoản
mục của từng loại công cụ phái sinh, cần thông tin chi tiết cho các khoản mục
phòng ngừa.
Với bộ mẫu nghiên cứu gồm 79 công ty có sử dụng CCTCPS, mục tiêu
nghiên cứu của Birt và cộng sự (2013) nhằm kiểm tra việc sử dụng các CCTCPS và
mức độ công bố thông tin về CCTCPS theo IFRS 7/AASB 7, và nội dung xoay
quanh vấn đề liên quan đến rủi ro và sự biến động về giá khi sử dụng CCTCPS.
Nghiên cứu tập trung vào các DN trong ngành công nghiệp khai thác của Úc, xem
xét sự liên kết giữa công bố thông tin và đặc thù về ngành nghề. Kết quả nghiên cứu
chỉ ra rằng rủi ro hàng hóa và ngoại hối là phổ biến nhất của các CCTCPS sử dụng
trong mẫu nghiên cứu. Các hợp đồng kỳ hạn về tỷ giá đƣợc sử dụng thƣờng xuyên
nhất trong quản trị rủi ro tài chính. Mức độ chi tiết công bố thông tin CCTCPS rất
khác nhau giữa các công ty trong mẫu nghiên cứu. Đồng thời, sử dụng CCTCPS có
quan hệ tích cực với quản trị rủi ro tài chính và quy mô doanh nghiệp, và các đặc
tính của công ty liên quan đến việc công bố các CCTCPS theo IFRS 7/AASB 7.
Nghiên cứu còn cho biết thêm các doanh nghiệp có mức độ công bố CCTCPS nhiều
hơn có khuynh hƣớng sử dụng các CCTCPS lớn hơn, lợi nhuận ít hơn, nhƣng đƣợc
đánh giá cao hơn và đƣợc kiểm toán bởi một trong số bốn công ty kiểm toán lớn và
uy tín hiện nay (Big 4).
Mục đích nghiên cứu của Tessema (2016) nhằm khám phá những tác động
của các công cụ phái sinh bắt buộc ghi nhận và công bố thông tin và vai trò của thị
trƣờng cạnh tranh sản phẩm cùng các hoạt động phòng ngừa rủi ro. Với phƣơng
pháp nghiên cứu định lƣợng, hồi quy tuyến tính và dữ liệu nghiên cứu là BCTC của
48 doanh nghiệp ngành công nghiệp từ năm 1990 – 2009. Kết quả nghiên cứu của
Tessema (2016), ghi nhận và công bố thông tin hoạt động phái sinh và hoạt động
phòng ngừa rủi ro không chỉ là đề tài tranh cãi mà còn là vấn đề chính sách của
doanh nghiệp cũng nhƣ đối với cơ quan lập pháp. Có sự ảnh hƣởng về hành vi quản
trị rủi ro khi có sự bắt buộc phải ghi nhận và công bố thông tin. Đồng thời, nghiên
cứu cũng khám phá đƣợc vai trò, sức ảnh hƣởng của thị trƣờng cạnh tranh khi các
công cụ phái sinh đƣợc ghi nhận và đƣợc công bố, trong đó có yếu tố giảm rủi ro lãi
suất thị trƣờng. Đồng thời, các doanh nghiệp đã thận trọng hơn để giảm thiểu những
chi phí tiềm năng khi có sự biến động thu nhập, và việc giảm rủi ro lãi suất thị
trƣờng còn thấp trong khi mức độ cạnh tranh trên thị trƣờng hàng hóa còn cao.
Ngoài ra, Tessema (2016) cho rằng các cơ quan ban hành lập pháp nên xem xét yếu
tố thị trƣờng cạnh tranh trƣớc khi yêu cầu ghi nhận và công bố công cụ phái sinh và
phòng ngừa rủi ro cho tất cả các doanh nghiệp.
Công bố của Tahat và cộng sự (2016), nghiêng về các công ty niêm yết
Jordan. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xem xét việc công bố thông tin về công cụ tài
chính theo IFRS 7 so với IAS 30 và IAS 32. Với phƣơng pháp nghiên cứu định
lƣợng, nhóm tác giả áp dụng phƣơng pháp T- test và Anova cho nghiên cứu và kết
quả cho thấy thông tin kế toán về CCTCPS đƣợc cung cấp nhiều hơn. Cụ thể, các
công ty cung cấp 47% của các khoản mục sau khi thực hiện theo IFRS 7 so với 30%
theo IAS. Trong đó các công ty ngành công nghiệp công bố CCTCPS ở mức cao,
69% các khoản mục liên quan đến CCTCPS sau khi áp dụng IFRS 7 so với 44%
trƣớc khi áp dụng IFRS 7. Hơn nữa, phân tích cho thấy sau khi áp dụng theo IFRS 7
các khoản mục công bố cụ thể hơn, tăng cƣờng khả năng so sánh, thể hiện đƣợc tính
đáng tin cậy, tính hữu ích của thông tin kế toán hơn.
Nghiên cứu của Kwong (2016) nhằm trả lời cho câu hỏi liệu việc sử dụng
các CCTCPS giữa các công ty có thực sự hiệu quả trong phòng ngừa rủi ro tài
chính, và góp phần tích cực tăng thành quả cho DN. Phƣơng pháp đƣợc sử dụng
trong nghiên cứu là phƣơng pháp định lƣợng, hồi quy tuyến tính, cùng với dữ liệu
nghiên cứu là BCTC của 680 DN phi tài chính Malaysia từ năm 2003 – 2012. Kết
quả cho thấy việc sử dụng các CCTCPS ngoài mục đích phòng ngừa rủi ro còn thực
sự góp phần tích cực và hiệu quả trong việc quản trị DN và giảm thiểu rủi ro tài
chính. Nghiên cứu cho thấy khi DN sử dụng phái sinh đóng góp tốt hơn cho lợi
nhuận trên tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Những doanh
nghiệp có lợi nhuận hoạt động thấp có xu hƣớng sử dụng các CCTCPS để bảo vệ
lợi nhuận tránh các rủi ro tài chính tiềm ẩn. Về tổng thể, DN sử dụng phái sinh tạo
ra doanh thu từ tài sản tốt hơn những doanh nghiệp không sử dụng phái sinh.
Cũng theo công bố của Tahat và cộng sự (2016), nghiên cứu giá trị thích hợp
của các CCTCPS trong việc công bố thông tin thông qua mẫu nghiên cứu là các
công ty niêm yết Jordan theo IFRS 7 so với IAS 30 và IAS 32. Kết quả nghiên cứu
của Tahat và cộng sự (2016) chỉ ra rằng các thông tin đƣợc cung cấp sau khi áp
dụng IFRS 7 đƣợc liên kết mạnh hơn với giá thị trƣờng. Trình bày chi tiết trên
BCĐKT, GTHL và thông tin rủi ro khi xác định giá trị vốn chủ sở hữu, thông tin về
CCTCPS có ảnh hƣởng tích cực trực tiếp đến giá cổ phiếu.
Phân tích về mức độ công bố thông tin của các công cụ tài chính đƣợc cung
cấp bởi các công ty thuộc ngành công nghiệp khai thác mỏ, nằm ở khu vực Mỹ
Latin có nghiên cứu của Malaquias và Zambra (2017). Mẫu nghiên cứu bao gồm 72
công ty từ Brazil, Chile, Peru và Mexico. Kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty
ở Mexico mức độ cung cấp thông tin cao nhất theo quy định của IFRS 7 và IFRS 9.
Quy mô doanh nghiệp cũng là một nhân tố có ảnh hƣởng đáng kể đến việc công bố
thông tin. Nghiên cứu cũng cung cấp một số thách thức cho các công ty trong việc
cung cấp thông tin đầy đủ sau khi áp dụng IFRS 9. Hơn nữa, kết quả của chỉ ra rằng
các công ty nên sử dụng những lợi ích tiềm năng của internet và công bố thêm
thông tin hữu ích về CCTCPS nói riêng và CCTC nói chung.
Tóm lại, khi nghiên cứu về công bố thông tin kế toán liên quan đến
CCTCPS, tác giả nhận thấy hầu hết các nghiên cứu đã đƣợc công bố đều chỉ ra
đƣợc việc sử dụng CCTCPS và kế toán nó đều có chung kết quả đó là phục vụ cho
hoạt động phòng ngừa rủi ro tài chính, nâng cao tính hữu ích, đáng tin cậy thông tin
kế toán cũng nhƣ nâng cao tính minh bạch cho BCTC đặc biệt là thông tin về
GTHL, thấy đƣợc năng lực quản lý của nhà quản trị và giảm bớt xung đột lợi ích
liên quan đến chính sách phòng ngừa rủi ro tối ƣu.
 Nghiên cứu về tác động của kế toán CCTCPS đến chính sách, hành vi
quản trị rủi ro có nghiên cứu của Lins và cộng sự (2007); nghiên cứu Zhang
(2009); Chang và cộng sự (2016). Trong đó, mục tiêu nghiên cứu của Lins và cộng
sự (2007) nghiêng về ảnh hƣởng của chuẩn mực kế toán công cụ phái sinh đến
chính sách quản trị rủi ro của các công ty trên toàn thế giới. Nhóm tác giả sử dụng
phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, hồi quy tuyến tính. Mẫu nghiên cứu gồm 229
doanh nghiệp thuộc 36 quốc gia trên thế giới. Kết quả chỉ ra rằng khi áp dụng kế
toán CCTCPS thì các công ty (> 40% trong mẫu nghiên cứu) đã bị tác động bởi quy
định kế toán và có ít nhất một lĩnh vực cho thấy hiệu quả của việc quản trị rủi ro,
khả năng tự phòng ngừa thiệt hại. Các DN áp dụng kế toán CCTCPS quan tâm
nhiều hơn đến điều kiện phòng ngừa vì trong mọi hoạt động của DN thì hầu hết các
quyết định kinh tế đều tham chiếu từ dữ liệu kế toán thông qua BCTC, vì vậy lợi ích
của việc quản trị rủi ro tài chính có sự đánh đổi đến lợi nhuận theo chiều hƣớng
giảm.
Cùng với nghiên cứu về tác động của kế toán CCTCPS, nghiên cứu của
Zhang (2009), kiểm tra sự tác động từ việc thực hiện chuẩn mực kế toán công cụ
phái sinh (SFAS 133) đến hành vi quản trị rủi ro của công ty. Tác giả cũng sử dụng
phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, hồi quy tuyến tính với mẫu nghiên cứu gồm
950 DN. Dữ liệu nghiên cứu dựa trên báo cáo tài chính giai đoạn 1995 – 2001. Kết
quả là có sự biến động của dòng tiền và thiệt hại rủi ro liên quan đến lãi suất, tỷ giá
hối đoái, và hàng hóa giảm đáng kể cho các công ty sử dụng phái sinh không vì mục
đích phòng ngừa hoặc trƣớc đây có sử dụng phái sinh nhƣng chƣa thực sự hiệu quả,
đồng thời cho thấy các công ty này tham gia vào các hoạt động quản trị rủi ro thận
trọng hơn sau khi áp dụng SFAS số 133.
Nghiên cứu của Chang và cộng sự (2016) nghiêng về dự báo thu nhập. Kết
quả nghiên cứu cho thấy sự phức tạp của các CCTCPS có ảnh hƣởng đến dự báo
thu nhập đặc biệt là các các công ty mới bắt đầu sử dụng CCTCPS trong giai đoạn
1998 - 2011 dự báo kém chính xác và bị phân tán nhiều. Tuy nhiên, nghiên cứu
cũng cho thấy một số chuẩn mực kế toán có liên quan đến CCTCPS đã giúp các DN
cải thiện đƣợc tính dự báo theo thời gian. Đồng thời, việc sử dụng CCTCPS, thông
qua dự báo thúc đẩy khả năng phòng ngừa rủi ro về những thay đổi bất lợi về lãi
suất, tỷ giá hối đoái và giá cả hàng hóa. Nghiên cứu còn cho thấy các công ty
thƣờng xuyên tham gia vào các hoạt động quản trị rủi ro bằng cách sử dụng
CCTCPS để ngăn chặn những thay đổi bất lợi trong dòng tiền và thu nhập. Mặc dù
có rất nhiều kỹ thuật, phƣơng pháp để quản trị rủi ro, tuy nhiên việc sử dụng các
phái sinh cho mục đích quản trị rủi ro ngày càng phổ biến (Chang và cộng sự,
2016).
Nhƣ vậy, nghiên cứu về chính sách quản trị rủi ro liên quan đến thực hiện kế
toán CCTCPS, có ảnh hƣởng đáng kể đến hoạt động của doanh nghiệp, có nghĩa là
doanh nghiệp sử dụng CCTCPS chủ yếu cho hoạt động phòng ngừa rủi ro, tuy
nhiên cũng chƣa thực sự hiệu quả.
 Nghiên cứu về tính tuân thủ, mức độ tuân thủ các yêu cầu thuyết minh,
công bố cả số lượng và chất lượng đối với công cụ tài chính phái sinh có nghiên
cứu của Bhamornsiri và Schroeder (2004); Drakopoulou (2014), bằng chứng là:
Khi xem xét mức độ tuân thủ các quy định trong SFAS 133 của các công ty
ngành công nghiệp, Bhamornsiri và Schroeder (2004) phát hiện ra rằng rất khó để
kiểm tra việc các công ty có tuân thủ đúng các quy định trong chuẩn mực hay không
cần nhiều thời gian kiểm tra, phân tích, bởi các thông tin đƣợc công bố về các phái
sinh quy định trong SFAS 133 nằm rải rác trên BCTC, khó hiểu, khó theo dõi và
thiếu tính thống nhất. Khi thu thập và phân tích các thông tin liên quan đến việc sử
dụng các công cụ phái sinh sẽ mất rất nhiều công sức và thời gian, và khó xác định
mức độ minh bạch tài chính về sử dụng CCTCPS. Và tác giả đề xuất một mẫu báo
cáo chung thể hiện tính thống nhất và dễ sử dụng, dễ kiểm tra, kiểm soát.
Đằng sau rất nhiều sửa đổi của FASB về kế toán công cụ tài chính từ năm
2002 đến năm 2008 là do các yêu cầu công bố thông tin hiện hữu trong SFAS 133 -
Kế toán CCTCPS và hoạt động phòng ngừa rủi ro, lại không cung cấp đầy đủ thông
tin về hoạt động phái sinh và phòng ngừa rủi ro ảnh hƣởng đến tình hình tài chính,
hoạt động tài chính và dòng tiền của doanh nghiệp. Vì lẽ đó, trong năm 2008, FASB
ban hành SFAS 161 (sửa đổi của SFAS 133) – Công bố về công cụ phái sinh và
hoạt động phòng ngừa rủi ro. Nghiên cứu của Drakopoulou (2014), nhằm điều tra
mức độ tuân thủ các yêu cầu công bố cả số lƣợng và chất lƣợng đối với CCTCPS
theo SFAS 161. Một phát hiện đáng ngạc nhiên là hầu hết các công ty chƣa đáp ứng
đƣợc yêu cầu của SFAS 161 trong các vấn đề về: (i) công bố thông tin cần thiết về
phòng ngừa dòng tiền, (ii) khoản đầu tƣ ròng ở nƣớc ngoài, (iii) phòng ngừa giá trị
hợp lý. Mặc dù FASB ban hành SFAS 161 nhằm mục đích tăng cƣờng các thuyết
minh về CCTCPS, cho phép ngƣời sử dụng BCTC đánh giá mặt thành công và ý
nghĩa của các công cụ phái sinh và các giao dịch tự phòng ngừa trên BCTC của
công ty, tuy nhiên cũng cần phải có thêm thời gian để thực hiện các quy định này.
 Nghiên cứu về các quy định trong chuẩn mực kế toán công cụ tài chính
và hoạt động phòng ngừa có nghiên cứu của Duangploy và Helmi (2000); Hu và
Zhou (2006); Lopes (2007), Gumb và cộng sự (2018), cụ thể:
Quá trình phân tích, đánh giá tìm hiểu kế toán phòng ngừa theo SFAS 133 có
nghiên cứu của Duangploy và Helmi (2000). Kế toán CCTCPS và phòng ngừa rủi
ro ngoại tệ đƣợc sử dụng ở các công ty đa quốc gia đƣợc khuyến cáo nhƣ là một
công cụ thay thế cho chức năng tiền tệ. Các thông tin đƣợc tạo ra từ phƣơng pháp kế
toán về ngoại tệ cho việc sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro hầu hết là các hợp
đồng quyền chọn. Kế toán ở các công ty đa quốc gia có sử dụng CCTCPS trình bày
rất minh bạch, cung cấp thông tin rõ ràng về tình hình thiệt hại tƣơng ứng với các
mục đã phòng ngừa và các công cụ phòng ngừa rủi ro, cũng nhƣ các giá trị ƣớc
lƣợng liên quan về ngoại tệ. Đánh giá rủi ro và phân tích của kiểm toán viên có thể
đƣợc thực hiện một cách hiệu quả theo hệ thống này. Nghiên cứu cho thấy vấn đề
ảnh hƣởng của việc ghi nhận và đo giá trị của các công cụ phái sinh nhƣ lãi/lỗ đƣợc
bù trừ và đƣợc trình bày lên BCTC, đồng thời SFAS 133 cũng góp phần giảm bớt
mâu thuẫn, phức tạp.
Ngay sau khi IASB ban hành mới đối với kế toán công cụ tài chính và hoạt
động phòng ngừa có hiệu lực thi hành từ sau ngày 15/06/1999. Hu và Zhou (2006),
tiến hành nghiên cứu các quy định trong chuẩn mực kế toán công cụ tài chính và
hoạt động phòng ngừa có hiệu lực thi hành từ sau ngày 15/06/1999. Tác giả sử dụng
phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, hồi quy tuyến tính với mẫu nghiên cứu gồm
120 doanh nghiệp thuộc nhóm S&P 500. Dữ liệu nghiên cứu dựa trên BCTC hàng
năm giai đoạn 2000 – 2002. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quy định mới xác định
các tài sản và các khoản nợ tại GTHL, gia tăng tính dễ thấy, so sánh đƣợc và dễ
hiểu về các rủi ro liên quan đến CCTCPS khi trình bày trên BCTC.
Mục đích nghiên cứu của Lopes (2007) là mô tả, làm rõ các nguyên tắc kế
toán phòng ngừa và kế toán CCTCPS, liên quan đến IAS 39. Kết quả nghiên cứu về
các quy định trong chuẩn mực mới này cho thấy các quy định khi xác định các tài
sản và các khoản nợ tại GTHL tại ngày lập BCTC, sẽ gia tăng tính minh bạch, hữu
ích cho thông tin kế toán thông qua BCTC đƣợc trình bày dễ nhận diện, có thể so
sánh và dễ hiểu về các rủi ro liên quan đến phái sinh. Tuy nhiên, ngoại trừ hợp đồng
phái sinh hàng hoá thì lại theo một số điều kiện nhất định.
Còn mục đích nghiên cứu của Gumb & cộng sự (2018), nghiêng về ảnh
hƣởng của các chuẩn mực kế toán IAS 39, IFRS 9 liên quan đến hoạt động phái
sinh phục vụ cho công tác phòng ngừa rủi ro cho việc ra các quyết định kinh tế của
nhà quản trị. Cách tiếp cận của nhóm tác giả tập trung vào nhận thức và thực hành
của ngƣời làm kế toán hơn là các biến đƣợc nghiên cứu thông qua phân tích thống
kê và thử nghiệm. Với phƣơng pháp nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn bán
cấu trúc khảo sát 48 kế toán doanh nghiệp Pháp. Kết quả chỉ ra rằng BCTC có ảnh
hƣởng đến các quyết định kinh tế nói chung trong việc sử dụng và ban hành các
chuẩn mực kế toán, nhằm mong muốn tạo ra xu hƣớng gắn kết giữa thực tế và quy
định. Do đó, cần có một cơ chế mới trong việc sử dụng thông tin kế toán, không chỉ
cho ngƣời sử dụng thông tin mà còn cho nhà quản trị. Ngoài ra, chính sự phức tạp
của các CCTCPS ảnh hƣởng đến xử lý kế toán phòng ngừa, và cho thấy sự không
ổn định và không đồng nhất của vấn đề hạch toán của ngƣời làm kế toán (Gumb &
cộng sự, 2018).
 Nghiên cứu về giá trị hợp lý đối với công cụ tài chính phái sinh
Qua tìm hiểu về việc áp dụng SFAS 133 của Blankley và Schroeder (2000).
Tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính, thảo luận về việc sử dụng các
CCTCPS, phác thảo và minh họa kế toán cho các công cụ phái sinh theo SFAS số
133. Kết quả cho thấy có sự gia tăng khả năng nhận thức, khả năng thực hiện của
các doanh nghiệp khi tham gia sử dụng phái sinh, đồng thời yêu cầu tất cả các phái
sinh phải đƣợc đo lƣờng theo GTHL khi lập báo cáo cho tất cả tài sản tài chính phái
sinh hoặc nợ phải trả tài chính phái sinh. Ngoài ra, việc áp dụng SFAS 133 cũng
góp phần giảm bớt các mâu thuẫn, bất cập và phức tạp, cung cấp các hƣớng dẫn
toàn diện cho tất cả các công cụ phái sinh và các hoạt động phòng ngừa rủi ro, áp
dụng công cụ phái sinh ngay cả những nƣớc chƣa phát triển.
Mục tiêu nghiên cứu của Wang và cộng sự (2005), so sánh giữa SFAS 119
và SFAS 133 xem xét giá trị thích hợp của việc thuyết minh các phái sinh ở các
ngân hàng thì SFAS 133 mở rộng thuyết minh cho việc cung cấp nội dung thông tin
về thu nhập dựa trên GTHL với giá trị sổ sách. Nhóm tác giả sử dụng phƣơng pháp
nghiên cứu định lƣợng, hồi quy tuyến tính. Mẫu nghiên cứu gồm 161 ngân hàng và
992 doanh nghiệp. Dữ liệu nghiên cứu dựa trên BCTC hàng năm giai đoạn 1994 –
2002, đối với SFAS 119 và giai đoạn tháng 6/2000 - cuối năm 2002 đối với SFAS
133. Kết quả nghiên cứu cho thấy thuyết minh về GTHL ở các ngân hàng là giá trị
thích hợp, và gia tăng nội dung công bố thông tin về các dữ liệu GTHL làm tăng
thêm tính minh bạch cho BCTC.
Khác với nghiên cứu của Wang và cộng sự (2005), so sánh giữa SFAS 119
và SFAS 133 về thuyết minh các phái sinh, thì nghiên cứu của Ahmed và cộng sự
(2006), so sánh thông tin về ghi nhận và công bố giá trị hợp lý các CCTCPS trƣớc
và sau khi áp dụng SFAS 133. Nhóm nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu
định lƣợng, hồi quy tuyến tính. Mẫu nghiên cứu gồm 146 ngân hàng trong đó 58
ngân hàng ghi nhận và công bố CCTCPS vì mục đích phòng ngừa, và 88 ngân hàng
chỉ công bố CCTCPS trƣớc SFAS 133. Dữ liệu nghiên cứu dựa trên BCTC hàng
năm giai đoạn 1995 – 2000. Kết qua nghiên cứu cho thấy khi xác định giá trị đầu tƣ
từ các CCTCPS còn tùy thuộc vào GTHL của các công cụ này đƣợc ghi nhận hoặc
đƣợc công bố. Theo SFAS 133, việc yêu cầu gia tăng thuyết minh và thực hành kế
toán; đồng thời bắt buộc ghi nhận GTHL của các CCTCPS, nhằm mục đích so sánh
thông tin về ghi nhận và công bố GTHL các công cụ tài chính phái sinh trƣớc và sau
khi áp dụng SFAS 133. Trƣớc khi áp dụng SFAS 133, hệ số định giá các công cụ tài
chính phái sinh đã đƣợc ghi nhận có ảnh hƣởng đáng kể, trong khi các công bố công
cụ tài chính phái sinh lại không nhiều. Sau khi áp dụng SFAS 133 (cùng bộ mẫu và
đối tƣợng nghiên cứu) kết quả cho thấy các hệ số định giá công bố phái sinh thì ảnh
hƣởng không đáng kể, trong khi ghi nhận lại nhiều. Các kết quả này phù hợp với
quan điểm cho rằng sự ghi nhận và công bố thông tin không phải là sản phẩm thay
thế có nghĩa là SFAS 133 đã tăng tính minh bạch của các CCTCPS.
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh

More Related Content

Similar to Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh

Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...
Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...
Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...luanvantrust
 
Tăng cường công tác quản lý thông tin đối ngoại của Sở Ngoại Vụ
Tăng cường công tác quản lý thông tin đối ngoại của Sở Ngoại VụTăng cường công tác quản lý thông tin đối ngoại của Sở Ngoại Vụ
Tăng cường công tác quản lý thông tin đối ngoại của Sở Ngoại VụDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ kê khai th...
Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ kê khai th...Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ kê khai th...
Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ kê khai th...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Xây dựng chiến lược Marketing - mix tại công ty Cổ Phần giấy Hoàng Văn Thụ
Xây dựng chiến lược Marketing - mix tại công ty Cổ Phần giấy Hoàng Văn ThụXây dựng chiến lược Marketing - mix tại công ty Cổ Phần giấy Hoàng Văn Thụ
Xây dựng chiến lược Marketing - mix tại công ty Cổ Phần giấy Hoàng Văn Thụhieu anh
 
ứNg dụng vi khuẩn lên men lactic xử lý hạt giống đậu phộng
ứNg dụng vi khuẩn lên men lactic xử lý hạt giống đậu phộngứNg dụng vi khuẩn lên men lactic xử lý hạt giống đậu phộng
ứNg dụng vi khuẩn lên men lactic xử lý hạt giống đậu phộngTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CHO DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CHO DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CHO DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CHO DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG ...
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG ...HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG ...
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...
Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...
Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...Man_Ebook
 
QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯ...
QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯ...QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯ...
QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm ToánCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm ToánViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

Similar to Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh (20)

Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...
Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...
Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...
 
Tăng cường công tác quản lý thông tin đối ngoại của Sở Ngoại Vụ
Tăng cường công tác quản lý thông tin đối ngoại của Sở Ngoại VụTăng cường công tác quản lý thông tin đối ngoại của Sở Ngoại Vụ
Tăng cường công tác quản lý thông tin đối ngoại của Sở Ngoại Vụ
 
Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ kê khai th...
Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ kê khai th...Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ kê khai th...
Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ kê khai th...
 
Khóa luận: Nâng cao chất lượng cho vay tín dụng Khối tiểu thương, HAY
Khóa luận: Nâng cao chất lượng cho vay tín dụng Khối tiểu thương, HAYKhóa luận: Nâng cao chất lượng cho vay tín dụng Khối tiểu thương, HAY
Khóa luận: Nâng cao chất lượng cho vay tín dụng Khối tiểu thương, HAY
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Đến Sự Tuân Thủ Công Bố Thông Tin Bắt Buộc...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Đến Sự Tuân Thủ Công Bố Thông Tin Bắt Buộc...Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Đến Sự Tuân Thủ Công Bố Thông Tin Bắt Buộc...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Đến Sự Tuân Thủ Công Bố Thông Tin Bắt Buộc...
 
Xây dựng chiến lược Marketing - mix tại công ty Cổ Phần giấy Hoàng Văn Thụ
Xây dựng chiến lược Marketing - mix tại công ty Cổ Phần giấy Hoàng Văn ThụXây dựng chiến lược Marketing - mix tại công ty Cổ Phần giấy Hoàng Văn Thụ
Xây dựng chiến lược Marketing - mix tại công ty Cổ Phần giấy Hoàng Văn Thụ
 
Luận văn: Xây dựng chiến lược marketing - mix tại công ty cổ phần giấy hoàng ...
Luận văn: Xây dựng chiến lược marketing - mix tại công ty cổ phần giấy hoàng ...Luận văn: Xây dựng chiến lược marketing - mix tại công ty cổ phần giấy hoàng ...
Luận văn: Xây dựng chiến lược marketing - mix tại công ty cổ phần giấy hoàng ...
 
ứNg dụng vi khuẩn lên men lactic xử lý hạt giống đậu phộng
ứNg dụng vi khuẩn lên men lactic xử lý hạt giống đậu phộngứNg dụng vi khuẩn lên men lactic xử lý hạt giống đậu phộng
ứNg dụng vi khuẩn lên men lactic xử lý hạt giống đậu phộng
 
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng Yên
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng YênLuận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng Yên
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng Yên
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CHO DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CHO DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CHO DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CHO DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG...
 
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG ...
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG ...HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG ...
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG ...
 
Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...
Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...
Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...
 
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt NamLuận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
 
QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯ...
QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯ...QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯ...
QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯ...
 
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
 
Luận Văn Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt động Cho Vay
Luận Văn Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt động Cho VayLuận Văn Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt động Cho Vay
Luận Văn Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt động Cho Vay
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuếLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân AnhLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
 
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thônLuận văn: Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm ToánCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
 

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149 (20)

Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du LịchLuận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
 
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng KhoánLuận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước NgoàiLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
 
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh NghiệpLuận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài ChínhLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh NghiệpLuận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung CưCác Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi PhíCác Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài ChínhẢnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác SĩLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội BộLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
 
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện TửLuận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng KhoánLuận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
 
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công NghiệpGiải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại DomenalGiải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
 
Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ Thuật
Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ ThuậtGiải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ Thuật
Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ Thuật
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế
Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế
Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế
 

Recently uploaded

Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hàlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 

Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh

  • 1. NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149 TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
  • 2. NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN MÃ SỐ : 934.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS-TS. HÀ XUÂN THẠCH 2. TS. PHẠM CHÂU THÀNH TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu và kết quả trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hồng Hạnh
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án, tác giả luôn nhận đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình, những lời động viên, khích lệ, sự giúp đỡ từ quý Thầy Cô giáo, Gia đình và Bạn bè. Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những ngƣời đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Trƣớc tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Hà Xuân Thạch, và TS Phạm Châu Thành, giảng viên hƣớng dẫn nghiên cứu của tôi. Các Thầy đã tận tình hƣớng dẫn, nhận xét, góp ý quý báu để xây dựng đề cƣơng luận án và sự hƣớng dẫn nhiệt tình, tận tâm của các Thầy trong suốt quá trình nghiên cứu. Đồng thời, tôi cũng học đƣợc rất nhiều từ Thầy về kiến thức chuyên môn, những kinh nghiệm quý báu để thực hiện luận án. Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô giáo ở Khoa Kế toán – Kiểm toán nói riêng và quý Thầy, Cô ở trƣờng Đại học Kinh tế TP.HCM nói chung nơi tôi học tập và nghiên cứu, giúp đỡ tôi trong suốt khóa học này. Xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy, Cô trong Khoa Kế toán – Kiểm toán Trƣờng Đại học Mở TP.HCM, nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này. Tác giả cũng bày tỏ lòng biết ơn tới các chuyên gia, lãnh đạo và các kế toán viên ở các doanh nghiệp đã tạo điều kiện và hỗ trợ, giúp đỡ cho tác giả hoàn thành luận án. Sau cùng, lời cảm ơn đặc biệt nhất dành cho ba mẹ, anh chị em, và bạn bè tôi đã luôn quan tâm, động viên và luôn tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận án. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2019 Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hồng Hạnh
  • 5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan .......................................................................................................................I Lời cám ơn..........................................................................................................................II Mục lục............................................................................................................................. III Danh mục ký hiệu các chữ viết tắt.............................................................................. VI Danh mục các bảng biểu............................................................................................VIII Danh mục các hình vẽ, đồ thị....................................................................................... IX Danh mục phụ lục ............................................................................................................X Tóm tắt luận án .....................................................................................XII Abstract of the thesis........................................................................... XIII PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................1 1. Vấn đề nghiên cứu...................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu........................................................4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................5 4. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................6 5. Đóng góp của nghiên cứu.......................................................................................8 6. Cấu trúc của luận án................................................................................................9 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ.........................................................................................................................11 1.1. Giới thiệu ............................................................................................................11 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố trên thế giới...................11 1.2.1 Mục đích, ý nghĩa của việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh...........12 1.2.2 Nhu cầu cần có kế toán cho các doanh nghiệp sử dụng CCTCPS .........16 1.2.3 Nghiên cứu về kế toán CCTCPS ................................................................19 1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố trong nƣớc .....................31 1.4. Nhận định về các công trình nghiên cứu trƣớc và xác định khe trống nghiên cứu. .................................................................................................................34 1.4.1. Nhận định về các công trình nghiên cứu trƣớc.......................................34
  • 6. 1.4.2. Xác định khe trống nghiên cứu.................................................................36 1.5. Kết luận................................................................................................................38 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................................39 2.1. Giới thiệu ............................................................................................................39 2.2. Tổng quan về kế toán công cụ tài chính phái sinh.........................................39 2.2.1. Các khái niệm..............................................................................................39 2.2.2. Khái niệm hợp đồng công cụ tài chính phái sinh....................................41 2.2.3. Chuẩn mực kế toán quốc tế và các văn bản hƣớng dẫn của Việt Nam liên quan đến kế toán công cụ tài chính phái sinh.............................................44 2.3. Các lý thuyết nền tảng ............................................................................................52 2.3.1. Lý thuyết thông tin hữu ích .......................................................................52 2.3.2. Lý thuyết tín hiệu........................................................................................53 2.3.3. Lý thuyết nguồn lực doanh nghiệp............................................................55 2.3.4. Lý thuyết cung cầu......................................................................................57 2.3.5. Lý thuyết lập quy kinh tế...........................................................................58 2.4. Các nhân tố tác động đến việc áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh ở các doanh nghiệp....................................................................................................60 2.4.1. Nhân tố thị trƣờng ......................................................................................60 2.4.2. Nhân tố pháp lý...........................................................................................61 2.4.3. Nhân tố con ngƣời - nhà quản trị..............................................................62 2.4.4. Nhân tố con ngƣời – Ngƣời làm kế toán .................................................62 2.4.5. Nhân tố đào tạo, bồi dƣỡng........................................................................63 2.4.6. Nhân tố công nghệ thông tin, truyền thông, phần mềm kế toán ...........64 2.5. Thực trạng về các văn bản pháp quy liên quan đến kế toán công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam......................................................................................65 2.6. Kết luận................................................................................................................71 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................72 3.1 Giới thiệu..............................................................................................................72 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................................72 3.2.1 Xác định phƣơng pháp................................................................................72
  • 7. 3.2.2 Thiết kế nghiên cứu.....................................................................................74 3.2.3 Khung nghiên cứu luận án..........................................................................75 3.3. Quy trình nghiên cứu định tính giai đoạn 1....................................................78 3.4. Quy trình nghiên cứu định tính giai đoạn 2....................................................82 3.5. Quy trình nghiên cứu định lƣợng ....................................................................87 3.5.1 Quy trình nghiên cứu...................................................................................87 3.5.2 Thực hiện nghiên cứu..................................................................................88 3.6. Kết luận...............................................................................................................98 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................100 4.1 Giới thiệu .......................................................................................................... 100 4.2. Kết quả nghiên cứu định tính và bàn luận ................................................... 100 4.2.1. Nghiên cứu định tính giai đoạn 1 .......................................................... 100 4.2.2. Nghiên cứu định tính giai đoạn 2 .......................................................... 111 4.3. Kết quả nghiên cứu định lƣợng và bàn luận ............................................... 115 4.3.1. Kết quả xây dựng thang đo..................................................................... 115 4.3.2 Kết quả nghiên cứu định lƣợng .............................................................. 118 4.3.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu:................................................................. 138 4.4 Kết luận ............................................................................................................. 149 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................151 5.1 Giới thiệu .......................................................................................................... 151 5.2 Kết luận ............................................................................................................. 151 5.2.1 Kết luận liên quan đến mục tiêu nghiên cứu thứ nhất.......................... 151 5.2.2 Kết luận liên quan đến mục tiêu nghiên cứu thứ hai............................ 151 5.3 Một số kiến nghị .......................................................................................... 154 5.3.2 Một số kiến nghị mang tính quản trị dựa trên hàm ý nghiên cứu....... 161 5.4 Kết luận ............................................................................................................. 164 KẾT LUẬN CHUNG LUẬN ÁN...............................................................................165 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ................168 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................169 DANH MỤC PHỤ LỤC...............................................................................................182
  • 8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ AASB Hội đồng chuẩn mực kế toán Úc ASC Chuẩn hóa chuẩn mực kế toán BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCTC Báo cáo tài chính BTC Bộ Tài chính CCPS Công cụ phái sinh CCTC Công cụ tài chính CCTCPS Công cụ tài chính phái sinh CMKT Chuẩn mực kế toán CNTT Công nghệ thông tin CSH Chủ sở hữu DN Doanh nghiệp EFA Phân tích nhân tố khám phá FAS Chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ FASB Hội đồng Chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ GT Xây dựng lý thuyết dựa vào quá trình thu thập và phân tích dữ liệu một cách có hệ thống GTHL Giá trị hợp lý IAS Chuẩn mực kế toán quốc tế IASB Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế IASC Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế KMO Hệ số đƣợc dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố KSNB Kiểm soát nội bộ
  • 9. KTTC Kế toán tài chính NĐ - CP Nghị định - Chính phủ NHNN Ngân hàng nhà nƣớc NHTM Ngân hàng thƣơng mại NPTTC Nợ phải trả tài chính NQT Nhà quản trị PMKT Phần mềm kế toán QĐ Quyết định ROA Lợi nhuận trên tài sản ROE Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu SFAS Chuẩn mực trình bày kế toán tài chính TCTD Tổ chức tín dụng TSTC Tài sản tài chính TT-BTC Thông tƣ-Bộ Tài chính US GAAP Các nguyên tắc kế toán đƣợc chấp nhận chung ở Mỹ VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam
  • 10. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng Tên gọi Trang 2.1 Công cụ tài chính phái sinh và các biến số cơ sở theo IAS 39/IFRS 9 33 2.2 Tổng hợp các văn bản pháp lý về kế toán công cụ tài chính phái sinh 57 4.1 Kết quả phỏng vấn định tính giai đoạn 1 92 4.2 Thống kê phỏng vấn chuyên gia về nhân tố 101 4.3 Hệ thống các chỉ báo cho từng nhân tố 105 4.4 Kết quả phân tích bằng hệ số Cronbach Alpha với mẫu thử nghiệm 107 4.5 Kết quả phân tích bằng hệ số Cronbach Alpha với mẫu chính thức 113 4.6 Tổng hợp các chỉ báo cho quá trình phân tích tiếp theo 116 4.7 Kết quả phân tích nhân tố khám phá – EFA 118 4.8 Kết quả phân tích hồi quy mẫu chung gồm doanh nghiệp tài chính và phi tài chính 121 4.9 Kết quả phân tích hồi quy doanh nghiệp tài chính 123 4.10 Kết quả phân tích hồi quy doanh nghiệp phi tài chính 124 4.11 Tổng hợp kết quả phân tích hồi quy 125 4.12 Tổng hợp giá trị trung bình 125
  • 11. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình Tên gọi Trang 3.1 Mô hình thiết kế phƣơng pháp hỗn hợp 64 3.2 Quy trình nghiên cứu chính thức của luận án 66 3.3 Quy trình nghiên cứu định tính chi tiết giai đoạn 1 69 3.4 Quy trình nghiên cứu định tính chi tiết giai đoạn 2 73 3.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất các nhân tố tác động đến áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh 76 3.6 Quy trình nghiên cứu định lƣợng chi tiết 78
  • 12. DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục Tên phụ lục Trang 1 Bảng câu hỏi thảo luận cho nghiên cứu định tính giai đoạn 1 1 2 Danh sách chuyên gia 2A Danh sách chuyên gia tham gia phỏng vấn chính thức định tính giai đoạn 1 2 2B Danh sách chuyên gia tham gia phỏng vấn thử định tính giai đoạn 2 3 2C Danh sách chuyên gia tham gia phỏng vấn chính thức định tính giai đoạn 2 4 2D Danh sách chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học tham gia đóng góp ý kiến 5 3 Bảng câu hỏi thảo luận nháp cho nghiên cứu định tính giai đoạn 2 6 4 Bảng câu hỏi thảo luận chính thức cho nghiên cứu định tính giai đoạn 2 8 5 Bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ 10 6 Phân tích hệ số Cronbach Alpha cho khảo sát sơ bộ 15 7 Bảng câu hỏi khảo sát chính thức 25 8 Phân tích hệ số Cronbach Alpha cho khảo sát chính thức 29 9 Phân tích nhân tố khám phá - EFA 37 10 Phân tích hồi quy mẫu chung 40
  • 13. 11 Phân tích hồi quy doanh nghiệp tài chính 41 12 Phân tích hồi quy doanh nghiệp phi tài chính 42 13 Danh sách doanh nghiệp khảo sát chính thức 43
  • 14. CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TÓM TẮT LUẬN ÁN Tên luận án: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 934. 03.01 Nghiên cứu sinh: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH Khóa: 2011 Từ khóa: Kế toán công cụ tài chính phái sinh, doanh nghiệp Việt Nam, nhân tố pháp lý, nhân tố con ngƣời – nhà quản trị, nhân tố thị trƣờng. Tóm tắt: Nghiên cứu đề cập đến các nhân tố tác động đến việc áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh ở các doanh nghiệp Việt Nam. Bằng việc xây dựng mô hình nghiên cứu và kiểm định với mẫu gồm 319 quan sát. Kết quả cho thấy mỗi biến độc lập có cƣờng độ tác động khác nhau lên biến phụ thuộc, các biến độc lập tác động tiêu cực đến biến phụ thuộc đó là (i) Nhân tố pháp lý (tác động mạnh nhất); (ii) Nhân tố con ngƣời – nhà quản trị; và (iii) nhân tố thị trƣờng. Mô hình kết quả có khả năng giải thích đạt yêu cầu (R2=74%). Từ kết quả nghiên cứu tác giả đã rút ra hàm ý và đề xuất một số kiến nghị. Nghiên cứu sinh ký tên
  • 15. SOCIAL REPUBLIC OF VIETNAM Independence – Freedom – Hanppiness ABSTRACT OF THE THESIS Thesis title: Factors with Impact on Applying of Derivative Financial Instrument Accounting in Vietnamese Enterprise Major: Accounting PhD Student: NGUYEN THI HONG HANH Course: 934.03.01 Keywords: (5 keywords): Derivative financial instrument accounting; Vietnamese enterprises, regulatory factor, human factor – manager, market factor Abstract: (About 150 words): The aim of this study is to investigate the factors with impact on applying of derivative financial instrument accounting in Vietnamese enterprise. The author developed and tested a research model with the sample consisting of 319 observations. The results show that each impact variable has a different impact intensity on affected variables, variables impact negatively the affected variables which are (i) regulatory factor (the strongest impact); (ii) human factor - manager; and (iii) market factor. Regression model has satisfactory level (R2 = 74%). From the results of the study, author has drawn implications and proposed some recommendations. PhD Student (signed)
  • 16. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Vấn đề nghiên cứu Theo nghiên cứu của Henning (2011), công cụ tài chính đƣợc biết đến cách đây 8000 năm trƣớc công nguyên, tuy nhiên cùng với thời gian và qua sự sáng tạo bởi các ngân hàng thuộc trục tài chính London - Phố Wall thì công cụ tài chính ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Bức tranh tổng thể về công cụ tài chính bao gồm tài sản tài chính, nợ tài chính và công cụ tài chính phái sinh. Trong đó, công cụ tài chính phái sinh đƣợc sử dụng hầu hết trong các tổ chức nhằm mục đích chính là phòng ngừa rủi ro. Cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008 đầu năm 2009 ở Mỹ, bắt nguồn từ chính sách cho vay tín dụng, chính sách tiền tệ nới lỏng duy trì trong thời gian dài, dẫn đến hình thành “siêu bong bóng” tài chính và bất động sản. Cùng với sự phát triển của nhiều dịch vụ và sản phẩm tài chính mới trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, những biến đổi các khoản cho vay thành công cụ đầu tƣ, tạo điều kiện cho thị trƣờng tín dụng phục vụ cho thị trƣờng bất động sản dẫn đến sự phá sản của các tập đoàn tài chính và ngân hàng lớn của Mỹ nhƣ tập đoàn tài chính Fannie Mae và Freddie Mac, ngân hàng lớn nhƣ Lehman Brothers, City Bank Group và dẫn đến sự đổ vỡ dây chuyền. Sự bùng nổ của khủng hoảng lan nhanh sang nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đó là Nhật Bản đã chính thức công bố lâm vào suy thoái kinh tế ngày 18/11/2008. Trƣớc đó, khu vực đồng tiền chung Euro cũng lần đầu tiên rơi vào suy thoái kể từ khi hình thành năm 1999. Trầm trọng hơn đối với các nền kinh tế lớn nhất Châu Âu nhƣ Đức rơi vào cuộc suy thoái lớn nhất trong vòng 12 năm qua. Kinh tế Anh cũng lâm vào suy thoái. Số liệu thống kê của Italia cho biết nền kinh tế nƣớc này cũng đang rơi vào suy thoái, đây là cuộc suy thoái nặng nề nhất kể từ năm 1992. Trong khi đó, tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân của các nƣớc Trung và Đông Âu năm 2008 chỉ còn 3,2% so với 5,4% năm 2007 (Quang và Thuỳ, 2010). Dƣới tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế Trung Quốc sau nhiều năm tăng trƣởng ở mức hai con số, cũng đã giảm chỉ còn 9% trong quý
  • 17. III/2008. Ở Nga, khủng hoảng tài chính đang ngày càng trầm trọng khi đồng Rúp mất giá mạnh. Trƣớc nhiều khó khăn do khủng hoảng tài chính và giá dầu thế giới giảm mạnh, Nga đã chi 190 tỷ USD nhằm hỗ trợ hệ thống tài chính và ngân hàng, và các ngành kinh tế then chốt. Ở Đông Nam Á, dù ở mức độ khác nhau, các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á ít nhiều đều chịu ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Singapore là quốc gia đầu tiên rơi vào suy thoái năm 2008, trong đó dịch vụ tài chính ngân hàng là một trong ba lĩnh vực then chốt, bị ảnh hƣởng nặng nề nhất. Thái Lan và Hàn Quốc cũng chịu ảnh hƣởng chung trong cuộc khủng hoảng này. Pakixtan là nƣớc Châu Á đầu tiên kêu gọi Quỹ tiền tệ Quốc tế trợ giúp 6,5 tỷ USD (Quang và Thuỳ, 2010). Xu hƣớng toàn cầu hóa mang đến sự gia tăng thƣơng mại và dòng vốn quốc tế, cùng sự biến động của giá cả hàng hóa, lãi suất, tỷ giá hối đoái,... là những nguyên nhân có thể dẫn đến rủi ro tiềm ẩn cho các doanh nghiệp. Để hoạt động hiệu quả và bền vững, mỗi doanh nghiệp cần nhận thức và ngăn ngừa những rủi ro, bất trắc có thể đe dọa hoạt động kinh doanh ở đơn vị (Crawford và cộng sự, 1997). Với chức năng tạo lập hệ thống thông tin kinh tế nhằm phục vụ cho việc điều hành và ra quyết định kinh tế của Nhà nƣớc nói chung và trong mỗi doanh nghiệp, đồng thời nhằm thỏa mãn yêu cầu thông tin cho các nhà quản trị, các nhà đầu tƣ và các đối tƣợng có liên quan khác, kế toán đƣợc xem là công cụ quản lý kinh tế, kiểm soát nguồn lực kinh tế trong mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chƣa nhận thức đƣợc các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra từ toàn cầu hóa tài chính, nhƣng tất yếu Việt Nam phải thực hiện phòng ngừa và hạn chế rủi ro thông qua sử dụng công cụ tài chính phái sinh bởi:  Hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng giao lƣu mối quan hệ thƣơng mại với các quốc gia, các tổ chức kinh tế thế giới là một cơ hội để đƣa Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển và cũng là xu hƣớng tất yếu, tuy nhiên nó cũng hàm chứa rất nhiều rủi ro tiềm ẩn mà các doanh nghiệp chƣa thể nhận diện ngay đƣợc.  Theo Quyết định số 128/2007/QĐ-TTg ngày 2/8/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành: Phát triển thị trƣờng vốn theo hƣớng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc (bao gồm thị trƣờng cổ phiếu, thị trƣờng trái phiếu, thị trƣờng các công cụ phái
  • 18. sinh, thị trƣờng tập trung, thị trƣờng phi tập trung…), vận hành theo thông lệ quốc tế tốt nhất, có khả năng liên kết với các thị trƣờng khu vực và quốc tế”, và Quyết định số 480/QĐ-TTg vào ngày 18/03/2013 “Về việc phê duyệt Chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030” của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành nhằm: (i) Tạo lập một hệ thống kế toán hoàn chỉnh, phù hợp và phát triển; (ii) Xây dựng và phát triển một hệ thống khuôn khổ pháp lý với các thông lệ quốc tế vào điều kiện cụ thể Việt Nam; (iii) Phát triển mạnh nguồn nhân lực ngang tầm với các nƣớc phát triển trong khu vực; (iv) Tăng cƣờng quan hệ, hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm tạo lập mối liên hệ chặt chẽ, thừa nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và các nƣớc trong khu vực, trên thế giới…  Đặc điểm về sử dụng và cung cấp thông tin của kế toán trong hoạt động của từng doanh nghiệp trong chừng mực nào đó có ảnh hƣởng đến giá chứng khoán nói riêng và thị trƣờng tài chính nói chung. Do đó, các đối tƣợng tham gia trong nền kinh tế cần thiết phải đảm bảo sử dụng và cung cấp thông tin kế toán đầy đủ, trung thực, thích hợp, minh bạch và đáng tin cậy.  Đặc điểm về thị trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc doanh nghiệp phải sử dụng công cụ tài chính phái sinh, để: (i) gia tăng giá trị doanh nghiệp (Froot và cộng sự, 1993); (ii) giảm chi phí phá sản dự kiến và tăng giá trị doanh nghiệp (Smith và Stulz, 1985); (iii) giảm nguy cơ rủi ro tiềm ẩn hoặc quản lý rủi ro dự kiến (Stulz, 1996; Leland, 1998); (iv) bù đắp những rủi ro kinh doanh vốn có (Danthine, 1978); (v) giảm thiểu rủi ro, giảm chi phí vốn vay, ổn định thu nhập (Barton, 2001). Do đó, sử dụng công cụ tài chính phái sinh góp phần quản trị rủi ro và kiểm soát nền kinh tế. Trên thế giới, các doanh nghiệp tìm đến các hợp đồng phái sinh để phòng ngừa rủi ro và nâng cao giá trị doanh nghiệp (Fatemi và Luft, 2002). Theo giải thích của Heaney & Winata (2005), công cụ tài chính phái sinh có thể làm giảm tình hình khủng hoảng tài chính bởi xác suất mà một công ty rơi vào khủng hoảng tài chính có liên quan đến nợ và tài sản lƣu động, lƣu chuyển tiền tệ và chia cổ tức của công ty đó. Đối với Sajjad và cộng sự (2013), sử dụng công cụ tài chính phái sinh nhằm tránh những rủi ro mang tính hệ thống và không hệ thống, các công cụ tài chính
  • 19. phái sinh đem lại lợi ích kinh tế lớn, tăng tính thanh khoản và huy động vốn giúp tăng trƣởng kinh tế. Theo Stulz (2005), các giao dịch phái sinh đã phát triển nhanh chóng nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin đã xây dựng đƣợc các sản phẩm phái sinh mới và giá trị của nó đƣợc xác định một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, một số công cụ tài chính phái sinh không đƣợc sử dụng với lý do là các công ty chƣa gặp thiệt hại về rủi ro, đồng thời do nhận thức, kiến thức chuyên môn về phòng ngừa rủi ro của ngƣời sử dụng, nhà phân tích, nhà đầu tƣ (Kapitsinas, 2008). Một phần không thể tách rời trong hoạt động giao dịch đối với công cụ tài chính phái sinh đó chính là kế toán công cụ tài chính phái sinh. Sự cần thiết cho việc tạo lập các quy định liên quan đến kế toán công cụ tài chính phái sinh nhằm hỗ trợ cho các đối tƣợng sử dụng thông tin biết đƣợc lợi ích của việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh, đồng thời để đảm bảo chất lƣợng cũng nhƣ tăng cƣờng độ tin cậy của thông tin kế toán liên quan trực tiếp đến công cụ tài chính phái sinh chỉ đƣợc doanh nghiệp thực hiện khi những quy định đƣợc ban hành kịp thời, đồng bộ và chặt chẽ. Ngƣợc lại, việc thiếu vắng các quy định kế toán không những không đảm bảo chất lƣợng thông tin kế toán mà còn gây rất nhiều khó khăn cho các đối tƣợng liên quan nhƣ ngƣời thực hành, ngƣời lập, ngƣời sử dụng, ngƣời kiểm tra... Cùng với đà tăng trƣởng của thị trƣờng phái sinh, các sản phẩm tài chính phái sinh, tác giả nhận thấy sự cần thiết để các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh vào hoạt động sản xuất kinh doanh cho mục đích phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên, lý do tại sao mà các doanh nghiệp Việt Nam có sử dụng công cụ tài chính phái sinh lại chƣa thể áp dụng đƣợc kế toán công cụ tài chính phái sinh trong giai đoạn hội nhập kinh tế sâu, rộng hiện nay là vấn đề cần làm rõ. Chính vì lý do này mà tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: Các nhân tố tác động đến việc áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh tại các doanh nghiệp Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu a. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của luận án là xác định các nhân tố tác động đến việc áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh ở các doanh nghiệp Việt Nam bao gồm cả nhân
  • 20. tố vĩ mô và vi mô. Để thực hiện đƣợc mục tiêu này, tác giả xác định các mục tiêu cụ thể, bao gồm: - Xác định nhu cầu cần thiết áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh ở các doanh nghiệp có sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro. - Nghiên cứu những nhân tố tác động đến việc áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh ở các doanh nghiệp Việt Nam. - Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của những nhân tố đến việc áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh ở các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp tài chính, phi tài chính nói riêng. b. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, nội dung chính của luận án cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu cụ thể nhƣ sau: 1. Đánh giá nhu cầu có cần thiết hay không về sử dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh ở các doanh nghiệp có sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro? 2. Những nhân tố nào tác động đến việc áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh ở các doanh nghiệp? 3. Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố này đến việc áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh đối với: 3a. Các doanh nghiệp Việt Nam? 3b. Các doanh nghiệp tài chính? 3c. Các doanh nghiệp phi tài chính? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu  Đối tƣợng phân tích hay còn đƣợc gọi là đơn vị phân tích đƣợc tác giả thực hiện tại nghiên cứu này chính là các doanh nghiệp Việt Nam đã, đang sử dụng công cụ tài chính phái sinh và kế toán công cụ tài chính phái sinh.  Đối tƣợng thu thập dữ liệu hay còn đƣợc gọi là đối tƣợng khảo sát tại nghiên cứu này là các nhà quản trị cấp cao, cấp trung và ngƣời làm kế toán tại các doanh nghiệp.
  • 21.  Các chuẩn mực kế toán quốc tế liên quan đến nội dung kế toán công cụ tài chính phái sinh.  Chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam liên quan đến nội dung kế toán công cụ tài chính phái sinh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu:  Các tổ chức tín dụng đã và đang áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh cho mục đích phòng ngừa rủi ro ở Việt Nam.  Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoạt động tại Việt Nam đã, đang sử dụng công cụ tài chính phái sinh.  Giới hạn nghiên cứu: nội dung nghiên cứu không đề cập đến: o Hoạt động kinh doanh kiếm lời đối với sản phẩm phái sinh. o Xác định nghĩa vụ thuế. o Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chƣa sử dụng công cụ tài chính phái sinh cho hoạt động phòng ngừa rủi ro. o Kế toán phòng ngừa rủi ro.  Thời gian nghiên cứu từ năm 2012 đến năm 2017 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận án, tác giả thực hiện phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp gồm phƣơng pháp nghiên cứu định tính kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng. Tuần tự nghiên cứu định tính sẽ đƣợc thực hiện trƣớc, theo sau đó là phƣơng pháp định lƣợng, cụ thể: - Phƣơng pháp nghiên cứu định tính:  Với câu hỏi nghiên cứu thứ 1: Tác giả sử dụng phƣơng pháp điều tra phỏng vấn chuyên gia đã, đang sử dụng công cụ tài chính phái sinh. Mục đích nhằm đánh giá các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh để theo dõi, xử lý và cung cấp thông tin cho nhà quản trị ra quyết định phù hợp.  Với câu hỏi nghiên cứu thứ 2: Tác giả dựa trên các lý thuyết nền tảng và các công trình nghiên cứu trƣớc, kết hợp với kết quả nghiên cứu ở câu hỏi thứ nhất
  • 22. để đƣa ra bảng khảo sát chuyên gia về những nhân tố tác động đến việc áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh. Thông qua thực hiện phƣơng pháp Grounded Theory, phỏng vấn và điều tra sâu các chuyên gia đã, đang thực hiện kế toán công cụ tài chính phái sinh, cho đến khi nội dung nghiên cứu đạt điểm bão hòa. Mục đích nhằm nhận diện các nhân tố ảnh hƣởng đến áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh, đồng thời dò tìm các chỉ báo trong thực tế cho từng nhân tố tác động đến áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh, làm cơ sở để xây dựng thang đo cho từng nhân tố. Từ đó hình thành mô hình nghiên cứu dự kiến. - Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng:  Với câu hỏi thứ nghiên cứu thứ 3: Sau khi hình thành bảng câu hỏi chính thức từ kết quả điều tra của câu hỏi nghiên cứu thứ 2. Tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu dự kiến đã đề ra ở bƣớc nghiên cứu định tính, và kết quả của nghiên cứu định lƣợng là cơ sở để tác giả đề xuất một số kiến nghị liên quan đến áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Nghiên cứu định lƣợng đƣợc tiến hành qua 2 bƣớc, cụ thể: Bƣớc nghiên cứu sơ bộ: Mục đích tại bƣớc này nhằm xây dựng bảng câu hỏi chính thức cho bƣớc nghiên cứu định lƣợng gồm các chỉ báo của mô hình đo lƣờng. Bảng câu hỏi khảo sát thử đƣợc hoàn chỉnh câu chữ và hoàn thiện nội dung các chỉ báo cho các biến độc lập và biến phụ thuộc, thông qua quá trình phỏng vấn thử với 50 mẫu quan sát. Kết quả nghiên cứu sơ bộ nhằm: (i) Kiểm định độ tin cậy của thang đo (ii) Hoàn thiện thang đo, đƣa ra bảng câu hỏi chính thức cho bƣớc nghiên cứu chính thức. Bƣớc nghiên cứu chính thức: Mục đích tại bƣớc này nhằm khám phá nhân tố và đo lƣờng mức độ tác động của các nhân tố này đến áp dụng kế toán đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp tài chính, phi tài chính nói riêng, cụ thể:
  • 23. - Tác giả tiến hành điều tra diện rộng với quy mô mẫu tối thiểu là số quan sát bằng số biến trong mô hình nhân lên 5 lần (Bollen, 1987). - Phƣơng pháp thu thập dữ liệu: phƣơng pháp lấy mẫu có chủ đích (Russel Bernard, 2006), từ những đơn vị đã, đang sử dụng công cụ tài chính phái sinh thông qua phỏng vấn trực tiếp, qua mail, phát bảng câu hỏi... - Phân tích dữ liệu: Các kỹ thuật phân tích đƣợc sử dụng để thực hiện luận án bao gồm: + Thống kê mô tả đƣợc sử dụng nhằm mục đích mô tả sơ bộ các đặc điểm của mẫu nghiên cứu. + Kiểm định độ tin cậy của các thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha nhằm mục đích phát hiện những mục hỏi không đáng tin cậy trong quá trình nghiên cứu. + Phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm mục đích bóc tách, sắp xếp các mục hỏi để đo lƣờng các khái niệm, biến tiềm ẩn. + Phân tích tƣơng quan và hồi quy nhằm mục đích tìm ra các mối quan hệ nhân quả giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. + Kết quả phân tích hồi quy trên ba góc độ đo lƣờng tƣơng ứng với ba mẫu đánh giá: doanh nghiệp chung, doanh nghiệp tài chính và doanh nghiệp phi tài chính. 5. Đóng góp của nghiên cứu 5.1. Về mặt khoa học - Phát hiện các nhân tố tác động đến áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam, bổ sung vào cơ sở lý thuyết về nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng về áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh một nội dung mới ở các nền kinh tế phát triển trên thế giới. - Xác lập đƣợc các thang đo cho từng nhân tố trong mô hình nghiên cứu. - Bổ sung kiến thức vào nguồn tài liệu hiện hữu về kế toán công cụ tài chính phái sinh phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo ở các trƣờng đại học, viện nghiên cứu liên quan đến ngành. 5.2. Về mặt thực tiễn:
  • 24. - Xác định đƣợc các nhân tố tác động đến áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh trong các doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam. - Đánh giá đƣợc các nhân tố và đƣa ra mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh tại Việt Nam. - Đo lƣờng đƣợc các nhân tố đến áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh: o Xét ở tầm vĩ mô, làm cơ sở khoa học để cơ quan nhà nƣớc đƣa ra chính sách phù hợp cho các doanh nghiệp đang áp dụng tại Việt Nam, và hƣớng đến hội nhập kinh tế thế giới. o Xét ở tầm vi mô, doanh nghiệp đƣa ra định hƣớng, chiến lƣợc phát triển công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro, chiến lƣợc phòng ngừa rủi ro và chiến lƣợc đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho hoạt động của đơn vị, đồng thời đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế. - Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tổng hợp nhằm giúp các doanh nghiệp và các bên liên quan có cái nhìn tổng thể về kế toán công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam hiện nay nhằm đƣa ra quyết định kinh tế kịp thời. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận án gồm 5 chƣơng đƣợc thiết kế nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố. Tác giả thực hiện hệ thống các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố liên quan đến kế toán công cụ tài chính phái sinh, làm cơ sở để tác giả xác định khe trống nghiên cứu. Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết. Tác giả tiến hành hệ thống cơ sở lý thuyết về kế toán công cụ tài chính phái sinh nhằm làm sáng tỏ ý nghĩa của kế toán công cụ tài chính phái sinh trong phạm vi phòng ngừa rủi ro; và xác định các lý thuyết nền tảng làm cơ sở, giải thích cho các nhân tố trong mô hình nghiên cứu dự kiến và phát triển các giả thiết nghiên cứu của luận án. Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu. Tác giả tiến hành xây dựng một quy trình nghiên cứu hợp lý và áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp nhằm hoàn thành mục tiêu đề ra.
  • 25. Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận. Tác giả trình bày kết quả và bàn luận kết quả nghiên cứu định tính và định lƣợng từ quá trình kiểm định mô hình nghiên cứu Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị. Tác giả kết luận về kết quả nghiên cứu định tính, định lƣợng, đồng thời vận dụng kết quả này, nghiên cứu đƣa ra một số kiến nghị đối với cơ quan ban hành và một số chính sách quản trị ở doanh nghiệp.
  • 26. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ 1.1. Giới thiệu Mục đích của chƣơng tổng quan nhằm hệ thống các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố liên quan đến kế toán công cụ tài chính phái sinh, làm cơ sở để tác giả xác định khe trống nghiên cứu. Kết cấu của chƣơng 1 đƣợc thiết kế thành 5 phần. Tuần tự tác giả thực hiện nhƣ sau: phần 1 Giới thiệu; phần 2 Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố trên thế giới; phần 3 Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố trong nƣớc; phần 4 Nhận định về các công trình nghiên cứu trƣớc và xác định khe trống nghiên cứu; và phần 5 Kết luận. 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố trên thế giới. Trên thế giới, sự gia tăng sử dụng công cụ tài chính phái sinh không thể chối cãi. Mức độ sử dụng công cụ tài chính phái sinh theo nghiên cứu của Bartov và cộng sự (1996) là 39% ở Hoa Kỳ; 53% ở New Zealand (Berkman và cộng sự, 1997) và Thụy Điển là 52% (Alkeback và Hagelin, 1999); 80% doanh nghiệp sử dụng để tự phòng ngừa rủi ro, 44% sử dụng để phòng ngừa rủi ro và có trình bày trên Báo cáo tài chính, 67% quan tâm đến hạch toán kế toán công cụ tài chính phái sinh (Bodnar và cộng sự, 1998). Theo nghiên cứu của Bodnar và Gebhardt (1999), khả năng sử dụng sản phẩm phái sinh ở Mỹ là 57%, ở Đức là 78%, phái sinh ngoại tệ đƣợc sử dụng phổ biến nhất, theo sau là lãi suất, hàng hóa; theo Sheedy (2001) thì Mỹ chiếm 50%, Hồng Kong 81%, Singapore 75%; 59% ở Thụy Điển (Alkeback và cộng sự, 2006); 67% ở Anh (El-Masry, 2006)... Qua hàng loạt các hoạt động nghiên cứu về mức độ sử dụng công cụ tài chính phái sinh, cũng nhƣ các sản phẩm phái sinh ở mỗi quốc gia qua từng thời kỳ, có thể thấy đƣợc tầm quan trọng của công cụ tài chính phái sinh trong nền kinh tế toàn cầu. Chính từ việc các doanh nghiệp sử dụng các công cụ tài chính phái sinh cho hoạt động phòng ngừa rủi ro, dẫn đến cần phải có các quy chuẩn về kế toán công cụ tài chính và công cụ tài chính phái sinh là tất yếu. Trong phần tổng quan
  • 27. các công trình nghiên cứu đã công bố, tác giả tập trung xác định sự cần thiết của kế toán công cụ tài chính phái sinh, thông qua làm rõ: (i) Mục đích, ý nghĩa của công cụ tài chính phái sinh. (ii) Nhu cầu cần có kế toán cho các doanh nghiệp sử dụng công cụ tài chính phái sinh. (iii) Kế toán công cụ tài chính phái sinh trong doanh nghiệp. 1.2.1 Mục đích, ý nghĩa của việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh. 1.2.1.1 Mục đích của việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh. Với thị trƣờng không hoàn hảo, phòng ngừa rủi ro là quá trình bù đắp các rủi ro trong kinh doanh (Glaum và Klocker, 2011), trong đó khoản bù đắp cho sự thay đổi giá trị hợp lý của các công cụ tài chính phái sinh. Môi trƣờng kinh doanh biến đổi liên tục khiến các công ty phải đối mặt với sự gia tăng rủi ro. Hầu hết các công ty sử dụng công cụ tài chính phái sinh làm công cụ phòng ngừa rủi ro. Mặc dù các công cụ tài chính phái sinh có thể đƣợc sử dụng cho mục đích đầu cơ, tuy nhiên qua nghiên cứu của Tufano (1996), Gezcy và cộng sự (1997), Guay (1999), Allayanis và Weston (2001), có thể nhận thấy các công ty sử dụng công cụ tài chính phái sinh cho mục đích phòng ngừa rủi ro nhằm cố gắng giảm sự biến đổi của dòng tiền và giảm chi phí liên quan đến tình trạng tài chính khi gặp khó khăn (Stultz, 1996). Trong chuỗi nghiên cứu của Bodnar và cộng sự (1995), nghiên cứu đầu tiên của nhóm nghiên cứu là vào tháng 11 năm 1994, trong đó nghiên cứu cho biết trung tâm Weiss thuộc Wharton School đã tiến hành 2.000 thƣ khảo sát, và nhận đƣợc 530 thƣ trả lời có liên quan đến quản trị rủi ro tập trung vào việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh của các công ty phi tài chính của Mỹ. Kết quả nghiên cứu của Bodnar và cộng sự (1995) cho thấy các công ty phi tài chính Mỹ sử dụng công cụ tài chính phái sinh nhằm mục đích: (i) Hoạch định chính sách quản trị rủi ro, chi phí giao dịch và xác định chiến lƣợc; (ii) Giảm sự biến động của dòng tiền; (iii) Đáp ứng các yêu cầu cho việc công bố và giám sát các hoạt động tài chính trong các doanh nghiệp chặt chẽ hơn; (iv) Giám sát, kiểm tra, xử lý kế toán, và đánh giá rủi ro kế toán do những thay đổi bất lợi trong thu nhập đƣợc trình bày trong báo cáo. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy các doanh nghiệp vẫn chƣa sử dụng phổ biến rộng rãi các công cụ tài chính phái sinh, đặc biệt là các công ty nhỏ.
  • 28. Nghiên cứu thứ hai của Bodnar và cộng sự (1996) là vào tháng 10 năm 1995, cho biết sau nghiên cứu lần một năm 1994, nghiên cứu lần này cũng tập trung nghiên cứu vào kết quả khảo sát của trung tâm Weiss do CIBC Wood Gundy tài trợ. Kết quả nghiên cứu của nhóm Bodnar và cộng sự (1996) cho thấy ngoài việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh để quản trị rủi ro do sự biến động trong thu nhập kế toán đƣợc trình bày trong báo cáo tài chính; biến động dòng tiền; giá trị thị trƣờng của công ty; còn khảo sát thêm các vấn đề về: (i) Rủi ro tín dụng, lãi suất, giá cả hàng hóa, tỷ giá, thanh khoản; (ii) Sự không chắc chắn về xử lý kế toán phòng ngừa; (iii) Vấn đề về pháp lý, yêu cầu công bố thông tin, chi phí giao dịch, sự thiếu hiểu biết về các công cụ tài chính phái sinh, định lƣợng rủi ro của công ty, định giá, giám sát... Nghiên cứu lần thứ ba nằm trong chuỗi nghiên cứu của nhóm Bodnar và cộng sự (1998) về thực tiễn quản trị rủi ro tài chính thông qua sử dụng CCTCPS của các tập đoàn phi tài chính ở Mỹ do Trung tâm Weiss thuộc Wharton School thực hiện. Trên cơ sở của hai nghiên cứu trƣớc, nghiên cứu lần này mở rộng nội dung so với hai nghiên cứu trƣớc bằng cách đƣa ra những câu hỏi mới về một số khía cạnh của việc sử dụng CCTCPS và thực hành quản trị rủi ro. Một số phát hiện chính đó là: (i) mức độ sử dụng CCTCPS ở các doanh nghiệp cao hơn rất nhiều và các quy định mới của FASB về hoạt động phái sinh không ảnh hƣởng đến chiến lƣợc quản trị rủi ro; (ii) khẳng định và củng cố những kết quả đƣợc tìm thấy trong hai nghiên cứu trƣớc đây, một nửa các công ty trong mẫu khảo sát sử dụng các sản phẩm phái sinh dƣới bất kỳ hình thức nào. Phái sinh ngoại tệ đƣợc sử dụng phổ biến nhất, theo sau là lãi suất, hàng hóa và các công cụ vốn cổ phần; (iii) doanh nghiệp sử dụng CCTCPS cho mục đích quản trị rủi ro và khuynh hƣớng nhận diện thiệt hại, cụ thể là có sự thiệt hại về giá cả và tiền tệ; (iv) những thay đổi nhỏ trong chính sách phòng ngừa rủi ro đối với các sản phẩm phái sinh, đặc biệt là sự chuyển hƣớng về định giá các sản phẩm phái sinh. Ngoài ra, khảo sát của Weiss cũng cho thấy mặc dù tỷ lệ các công ty sử dụng các công cụ tài chính phái sinh không thay đổi, tuy nhiên đối với các doanh nghiệp hiện chƣa sử dụng các CCTCPS sẽ bắt đầu sử dụng vì kiến thức và sự nhận thức về các công cụ này đã tăng lên và sự biến động của giá cả trên thế giới có xu hƣớng
  • 29. tiếp tục gia tăng. Đồng thời, việc áp dụng chuẩn mực kế toán mới cho các CCTCPS và chính sách phòng ngừa rủi ro có xu hƣớng thay đổi (Bodnar và cộng sự, 1998). Tóm lại, kết quả chuỗi nghiên cứu của nhóm tác giả Bodnar và cộng sự (1995, 1996, 1998), cho thấy sự tiến triển của việc sử dụng các CCTCPS qua thời gian. Kết quả rất đáng chú ý là tốc độ tăng trƣởng liên tục của việc sử dụng CCTCPS đã tăng từ 35% năm 1994, lên 41% năm 1995, đến 50% năm 1998. Nhóm tác giả cho thấy nhu cầu sử dụng công cụ phái sinh của các DN với mức độ ngày càng gia tăng. Về bản chất, chuỗi nghiên cứu muốn nhấn mạnh rằng có một tỷ lệ lớn các nhà quản trị cho rằng họ đƣợc hƣởng lợi ích rất nhiều từ việc sử dụng CCTCPS để quản trị rủi ro. Tuy nhiên, trong chuỗi nghiên cứu này, mặc dù kết quả nghiên cứu chỉ đề cập đến việc sử dụng, mức độ sử dụng và lợi ích của việc sử dụng các CCTCPS, nhƣng đứng ở góc độ thị trƣờng có thể thấy rằng nhà quản trị chính là ngƣời tạo lập thị trƣờng thông qua việc sử dụng CCTCPS. Đồng thời, với mức độ sử dụng ngày càng gia tăng cho thấy không những sự gia tăng tham gia thị trƣờng của các doanh nghiệp mà trong đó nhà quản trị là ngƣời quyết định việc sử dụng CCTCPS. Nhƣ vậy, để đi đến quyết định quản trị rủi ro hiệu quả cần phải có nhân tố con ngƣời đó là nhà quản trị và để có sự gắn kết hiệu quả thì không thể thiếu vắng nhân tố thị trƣờng. 1.2.1.2 Ý nghĩa của việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh. Gắn liền với sự phát triển của thị trƣờng hàng hóa, thị trƣờng chứng khoán, thị trƣờng tài chính thế giới, CCTCPS ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sử dụng công cụ phái sinh nhƣ là công cụ kinh tế hữu ích, có ý nghĩa trong chiến lƣợc quản trị của doanh nghiệp, bao gồm: Quản trị rủi ro. Việc sử dụng các công cụ phái sinh có lẽ là phổ biến nhất khi mà các công ty cố gắng giảm thiểu các rủi ro về lãi suất, rủi ro về giá cả hàng hóa, rủi ro về ngoại tệ. Ngoài ra, Theobald và cộng sự (1994), còn cho rằng các công cụ phái sinh còn đƣợc các công ty quyết định sử dụng nhằm thực hiện quản trị rủi ro về vốn trong doanh nghiệp, bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động và rủi ro pháp lý. Còn theo Vashishtha & Kumar (2010), sử dụng phái sinh để hạn chế hoặc tránh những rủi ro mang tính hệ thống và không hệ thống mà các tổ chức phải đối mặt trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh bình thƣờng của
  • 30. doanh nghiệp; tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế của quốc gia, khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên, phải có sự hiểu biết thấu đáo về các nguyên tắc cơ bản, quy định việc định giá các CCTCPS (Sajjad & cộng sự, 2013). Giảm chi phí tài trợ. Đôi khi doanh nghiệp khó có thể tìm đƣợc các khoản vay theo lãi suất cố định. Do đó, việc hoán đổi lãi suất cho phép doanh nghiệp huy động vốn vay dài hạn với lãi suất thả nổi và có thể hoán đổi chúng thành các tỷ lệ cố định thấp hơn. Việc sử dụng công cụ hoán đổi có thể giúp tận dụng các chênh lệch về lãi suất, từ đó giảm đƣợc chi phí tài trợ (Theobald và cộng sự, 1994). Cân đối giữa tài sản và nợ phải trả. Một chiến lƣợc quản trị khác khi doanh nghiệp sử dụng CCTCPS đó là kết hợp giữa tài sản và nợ phải trả. Nếu một công ty nắm giữ các khoản đầu tƣ dài hạn, có lãi suất cố định, công ty sẽ có thể dự đoán dòng tiền thu đƣợc từ các khoản đầu tƣ này. Tuy nhiên, công ty vay vốn với lãi suất thả nổi ngắn hạn, công ty ít có khả năng dự báo cho dòng tiền của mình. Trong trƣờng hợp này, công ty có thể sử dụng hoán đổi lãi suất, tạo ra lãi suất vay cố định và phù hợp hơn với các khoản đầu tƣ (Theobald và cộng sự, 1994). Hiệu quả kinh doanh. Phái sinh cho phép tự do mua bán một phần hoặc toàn bộ rủi ro và nâng cao hiệu quả thị trƣờng. Các tổ chức có thể sử dụng một hoặc nhiều phái sinh khác nhau. Với giá trị giao dịch lớn nhƣng chi phí giao dịch lại thấp so với các chi phí kinh doanh các công cụ tài chính cơ bản, đồng thời nâng cao tính thanh khoản trong nền kinh tế thông qua sự thay đổi của rủi ro (tiền tệ và vỡ nợ) và hợp đồng tƣơng lai hoặc hợp đồng quyền chọn trƣớc khi hết hạn tại sàn giao dịch phái sinh (Vashishtha & Kumar, 2010). Giá tham khảo (price discover). Ứng dụng quan trọng của phái sinh là giá tham khảo trong tƣơng lai có nghĩa là thông qua các thị trƣờng, giá cả đƣợc xác định trong tƣơng lai thông qua một con số đã có sẵn làm cơ sở để tham khảo đồng thời dựa vào một sự đồng thuận, và tƣ duy hiểu biết lẫn nhau (Vashishtha & Kumar, 2010). Ổn định giá. Sử dụng phái sinh giúp giảm các biến động về giá trong ngắn hạn. Nói cách khác, phái sinh tác động đến chiều cao lẫn độ sâu về giá, dẫn đến ổn định về giá trên thị trƣờng tiền tệ cho các tài sản cơ bản (Vashishtha & Kumar,
  • 31. 2010). Ngoài ra, có thể làm giảm rủi ro ngoại hối liên quan đến tái đầu tƣ (Sajjad & cộng sự, 2013). Với việc sử dụng CCTCPS, doanh nghiệp sẽ quản trị đƣợc rủi ro (Theobald và cộng sự,1994; Vashishtha & Kumar, 2010; Sajjad & cộng sự, 2013); giảm các khoản chi phí tài trợ (Theobald và cộng sự, 1994); cân đối giữa tài sản và nợ phải trả; mang lại hiệu quả trong kinh doanh (Vashishtha & Kumar, 2010), xem xét đƣợc giá tham khảo (Vashishtha & Kumar, 2010); và ổn định giá (Sajjad & cộng sự, 2013). Tuy nhiên, để các CCTCPS này phát huy đƣợc đầy đủ ý nghĩa thì phải có sự phối hợp của nhiều nhân tố đó là sự kết hợp giữa ngƣời sử dụng CCTCPS chính là nhà quản trị khi ra quyết định, nơi giao dịch công cụ phái sinh chính là thị trƣờng và dữ liệu phải đƣợc ghi nhận chính là các quy định pháp lý về kế toán và ngƣời thực hiện việc ghi nhận này đó chính là ngƣời làm kế toán. 1.2.2 Nhu cầu cần có kế toán cho các doanh nghiệp sử dụng CCTCPS Với nền kinh tế toàn cầu, các CCTCPS đang đƣợc sử dụng chung trong cộng đồng quốc tế. FASB là tổ chức hàng đầu trong việc phát triển các chuẩn mực kế toán, có ảnh hƣởng đáng kể đến việc phát triển các chuẩn mực kế toán quốc tế, trong đó có các chuẩn mực liên quan đến CCTCPS. Do đó, nhiều quốc gia trên thế giới đến nay có thể dựa nhiều vào các chuẩn mực của FASB để thực hiện kế toán cho quốc gia mình, thậm chí có thể sử dụng các chuẩn mực của FASB. Trong nghiên cứu của Wilson và Stanwick (1995), tác giả quan tâm đến kế toán CCTCPS bởi: Thứ nhất, BCTC chƣa thể hiện số liệu kế toán vì ít hoặc không có khoản đầu tƣ ban đầu cho các công cụ này; Thứ hai, có sự thiếu nhất quán trong yêu cầu công bố trong việc đánh giá rủi ro, điều này làm cho công việc kế toán các công cụ này trở nên khó khăn; Thứ ba, sự khiếm khuyết của kế toán phòng ngừa khi lãi, lỗ thực của các công cụ phái sinh bị loại trừ ra khỏi thu nhập hiện tại, các khoản lãi, lỗ thực này lại chƣa đƣợc hỗ trợ trong việc xác định là nợ phải trả hoặc tài sản. Trên cơ sở nghiên cứu của Crawford và cộng sự (1997), sử dụng và kế toán CCTCPS, nhóm tác giả đƣa ra lập luận làm thế nào để tiếp cận kế toán CCTCPS. Lý do của nhóm tác giả khi quan tâm đến kế toán CCTCPS là do tính minh bạch trong kế toán vì họ cho rằng BCTC sẽ tăng khả năng cung cấp thông tin hữu ích, thông qua:
  • 32. Tính thích hợp. Tính thích hợp là một đặc tính trong việc sử dụng thông tin hữu ích cho quá trình ra quyết định kinh tế. Giá trị hợp lý từ thị trƣờng sẽ cung cấp thông tin thích hợp cho các bên tham gia. Kết quả của việc đo lƣờng GTHL không những đƣợc trình bày trên BCTC, mà còn cung cấp cho ngƣời sử dụng thông tin về mức độ lợi nhuận hoặc tổn thất của các CCTCPS tại thời điểm của BCTC. Nếu các bên tham gia thị trƣờng thực hiện và cung cấp thông tin tốt, các thông tin đều có sẵn và đầy đủ, thì khả năng thị trƣờng hoạt động sẽ hiệu quả hơn rất nhiều và đáp ứng nhu cầu của các bên tham gia (Crawford và cộng sự, 1997). Tính đáng tin cậy. Một đặc tính của thông tin hữu ích nữa đó là tính đáng tin cậy. Mặc dù có thể có một số chủ quan trong việc xác định GTHL của các CCTCPS đƣợc giao dịch quá ít hoặc không đƣợc phân loại, việc sử dụng các báo giá của nhà cung cấp, nhà phân phối, hay các dịch vụ định giá hoặc báo giá của các công ty chứng khoán tƣơng tự có thể đủ cung cấp các ƣớc tính (Crawford và cộng sự, 1997). Tính có thể so sánh. Khả năng so sánh là một đặc tính quan trọng của thông tin kế toán. Nếu doanh nghiệp sử dụng các CCTCPS, mà thiếu vắng các quy định, hƣớng dẫn hiện tại của các cơ quan ban hành sẽ dẫn đến khó có sự so sánh trong BCTC, từ đó thông tin kế toán khó có thể sử dụng để ra quyết định kinh tế. Các CCTCPS không đƣợc bảo vệ cụ thể thông qua việc không hoặc chƣa đƣợc hƣớng dẫn hiện tại, hoặc hƣớng dẫn nhƣng không nhất quán. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy hƣớng dẫn về kế toán CCTCPS hiện còn rất phức tạp. Nghiên cứu khẳng định sự không đầy đủ và phức tạp của các hƣớng dẫn hiện nay nếu đƣợc giải quyết kịp thời, triệt để thì khả năng so sánh sẽ nâng cao chất lƣợng của BCTC và mang lại nhiều lợi ích cho các đối tƣợng sử dụng (Crawford và cộng sự, 1997). Kết quả nghiên cứu về nhu cầu cần có kế toán CCTCPS của Kawaller (2004), xuất phát từ hầu hết các hợp đồng phái sinh là các khoản ngoài bảng, do đó thiếu sự minh bạch và hạch toán kế toán CCTCPS lại thiếu sự nhất quán. Tuy nhiên, ở một khía cạnh tích cực, kế toán CCTCPS là cơ sở cần thiết đối với kế toán giá trị hợp lý, theo đó phần lớn sự thiếu nhất quán hiện tại dần dần sẽ đƣợc loại bỏ. Giá cả từ các hợp đồng phái sinh sẽ đƣợc điều chỉnh theo giá trị thị trƣờng và đƣợc ghi nhận là tài sản hay nợ phải trả trên BCĐKT. Trƣờng hợp doanh nghiệp sử dụng các
  • 33. CCTCPS cho mục đích phòng ngừa rủi ro, thì khi hạch toán kế toán có ảnh hƣởng đến thu nhập trong một kỳ kế toán thông thƣờng, từ đó giảm thiểu sự biến động về thu nhập. Do đó, Kawaller (2004), quan tâm đến kế toán CCTCPS chính là việc đánh giá không chỉ có liên quan đến các khoản mục đƣợc phòng ngừa mà còn có liên quan đến toàn bộ hoạt động phòng ngừa rủi ro. Ngoài ra, một số nghiên cứu của Venkatachalam (1996), Wong (2000), Aggarwal và Simkins (2004), cho rằng cần có nhu cầu về kế toán CCTCPS bởi các tác giả quan tâm đến thông tin kế toán mà trong đó giá trị thích hợp của CCTCPS đƣợc thể hiện thông qua BCTC liên quan đến hoạt động phòng ngừa rủi ro. Tính thích hợp đƣợc lý giải thông qua GTHL trên BCTC dựa trên giá gốc và đƣợc thực hiện qua nhiều kỳ báo cáo. BCTC đƣợc xem là thông tin hữu ích khi giá trị ƣớc tính đối với CCTCPS đƣợc trình bày theo GTHL và đƣợc thuyết minh thích hợp hơn so với giá gốc. Còn theo nghiên cứu của Melumad và cộng sự (1999), Sapra (2002), Sapra và Shin (2008) cho rằng việc ghi nhận giá trị hợp lý của các CCTCPS làm cho BCTC minh bạch hơn, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp quản trị rủi ro thận trọng, và phòng ngừa rủi ro hiệu quả hơn. Các quy định của kế toán CCTCPS sẽ làm cho báo cáo tài chính có chất lƣợng hơn và có tính khả thi tốt hơn (Ball và cộng sự, 2003). Ngoài ra, thông tin kế toán CCTCPS yêu cầu tính toán GTHL cho các CCTCPS trong nền kinh tế ảnh hƣởng đến tính trung thực đƣợc trình bày trên BCTC và tính hữu ích của thông tin. Dựa trên giá trị của tài sản đƣợc tạo ra và thực hiện thông qua hoạt động của một công ty, tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính, lợi nhuận và rủi ro đƣợc xác định thông qua điều chỉnh theo giá thị trƣờng và các xu hƣớng kinh tế vĩ mô. Hiện tại, việc định giá GTHL một số CCTCPS đã trở thành một xu hƣớng hàng đầu. Do đó, để đƣợc xem là thông tin hữu ích về hoạt động kinh tế, nâng cao mức độ minh bạch và tính trung thực của các giao dịch kinh tế, tài chính, thì GTHL mang tính thích hợp hơn cho BCTC (Ishikawa, 2005). Nhƣ vậy, sự quan tâm của các nhà nghiên cứu về kế toán CCTCPS xuất phát từ thông tin về BCTC, yêu cầu gia tăng khả năng cung cấp thông tin hữu ích và chất lƣợng hơn cho các bên tham gia thị trƣờng ra quyết định kinh tế, đặc biệt là thông tin kế toán phải thể hiện đƣợc GTHL của các CCTCPS.
  • 34. 1.2.3 Nghiên cứu về kế toán CCTCPS Để ổn định nền kinh tế vĩ mô ở từng quốc gia, tạo điều kiện ổn định nền kinh tế toàn cầu, kế toán CCTCPS ban hành đầu tiên vào năm 1986 cho đến nay vẫn còn nhiều tranh luận trong áp dụng ở từng quốc gia. Bằng chứng là rất nhiều công trình nghiên cứu đã đƣợc thực hiện và công bố, qua nghiên cứu, phân tích tác giả tiến hành phân loại thành từng dòng nghiên cứu, cụ thể:  Nghiên cứu về công bố thông tin kế toán Sự bất đối xứng thông tin giữa các bên liên quan là khởi điểm cho sự cần kết hợp hiệu quả khi lựa chọn công bố thông tin (Verrecchia, 2001). Hơn nữa, Healy và Palepu (2001) cũng mô tả nhu cầu công bố thông tin xuất phát từ thực tế là thị trƣờng không hoàn hảo dẫn đến việc tự nguyện công bố thông tin sẽ (i) tăng thanh khoản trên thị trƣờng vốn (Diamond và Verrecchia, 1991; Kim và Verrecchia, 1994; Healy và cộng sự, 1999); (ii) giảm chi phí vốn (Botosan, 1997; Botosan và Plumlee, 2002); (iii) cải thiện và tăng cƣờng thông tin thị trƣờng (Lang và Lundholm, 1996; Francis và cộng sự, 2005). Bên cạnh đó, công bố thông tin về CCTCPS có một số các nhà nghiên cứu nhƣ: Knetter (1993), Venkatachalam (1996), Wong (2000), Keryn và Jayne (2000), Chalmers và Godfrey (2004), Hassan và cộng sự (2006), Barbara và Nicholas (2008), Birt và cộng sự (2013), Tessema (2016), Tahat và cộng sự (2016), Kwong (2016), cho rằng: Mục tiêu nghiên cứu của Knetter (1993) nghiêng về công bố thông tin kế toán liên quan đến CCTCPS. Tại nghiên cứu này, Knetter đã sử dụng phƣơng pháp định lƣợng để đo lƣờng việc công bố thông tin kế toán. Kết quả cho thấy việc công bố thông tin kế toán về hoạt động phòng ngừa rủi ro tài chính thông qua sử dụng CCTCPS nhằm nâng cao thông tin về lợi nhuận DN, là tín hiệu cho thấy năng lực quản lý của nhà quản trị. Nhà quản trị và cổ đông quan tâm đến thông tin kế toán ở nhiều quan điểm khác nhau, từ đó dẫn đến xung đột lợi ích liên quan đến chính sách phòng ngừa rủi ro tối ƣu. Những khoản lợi ích của các đối tƣợng liên quan đến doanh nghiệp phụ thuộc vào thông tin kế toán. Trong một số trƣờng hợp, nếu nhƣ doanh nghiệp có các giao dịch phòng ngừa nhƣng không công bố hoặc công bố không rõ ràng, thì nhà quản lý sử dụng công cụ phòng ngừa nhiều hơn để giảm rủi
  • 35. ro so với việc công bố đầy đủ nếu bị bắt buộc. Trong trƣờng hợp này, để tối ƣu cho lợi ích cho mình, cổ đông nên yêu cầu báo cáo kế toán cụ thể, chi tiết hơn là chỉ có báo cáo tổng hợp. Khác với mục tiêu nghiên cứu của Knetter (1993), việc sử dụng CCTCPS nhằm nâng cao thông tin về lợi nhuận, khả năng quản lý của nhà quản trị trong việc công bố thông tin kế toán, thì mục tiêu nghiên cứu của Venkatachalam (1996) tập trung vào xem xét giá trị thích hợp của việc công bố CCTCPS ở các ngân hàng theo SFAS 119. Cùng với việc sử dụng phƣơng pháp định lƣợng, kết quả hồi quy cho thấy thông tin về giá trị hợp lý ở các ngân hàng theo SFAS 119, giúp giải thích sự thay đổi trong giá cổ phiếu ngân hàng, đồng thời cung cấp bằng chứng sơ bộ về tính hữu ích của việc công bố phái sinh trong chiến lƣợc quản trị rủi ro. Tuy nhiên tại thời điểm nghiên cứu, kết quả phân tích sâu cho thấy chỉ có 47% của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu sử dụng phái sinh để giảm thiểu rủi ro. Cùng dòng nghiên cứu về công bố thông tin kế toán, nhƣng hƣớng nghiên cứu của Wong (2000), xem xét mối tƣơng quan giữa công bố thông tin kế toán về các phái sinh ngoại hối và thiệt hại tiền tệ. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu dựa trên BCTC của 140 doanh nghiệp sản xuất giai đoạn 1994 – 1996 thuộc nhóm Fortune 500 và thực hiện phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, thống kê mô tả. Kết quả của việc công bố thông tin có ý nghĩa đáng kể trong mối tƣơng quan giữa thiệt hại tiền tệ và thông tin kế toán về phái sinh ngoại hối. Theo đó, kết quả nghiên cứu cho thấy nếu doanh nghiệp công bố thông tin càng nhiều, càng nâng cao tính hữu ích của BCTC. Ngƣời sử dụng BCTC sẽ tìm thấy những thông tin hữu ích để đánh giá khoản thiệt hại về tiền tệ; về GTHL của tiền tệ; thông tin riêng về các khoản có liên quan đến lãi/lỗ ngoại tệ có sử dụng phái sinh và không sử dụng phái sinh; thông tin về việc thay đổi giá trị cơ sở của tiền tệ; tăng tính thích hợp và minh bạch trong việc công bố về GTHL. Đồng thời, công bố về các phái sinh cải thiện đƣợc các rủi ro trong kinh doanh, và đã đƣợc quản trị bởi các công cụ phái sinh. Tách rời số tiền danh nghĩa và thông tin GTHL thông qua thông tin về tài sản dài hạn và ngắn hạn; về tiền tệ; về phân loại công cụ phái sinh; về thời gian đáo hạn; về đòn bẩy tài chính cho phép ngƣời sử dụng BCTC phân tích, đánh giá thiệt hại đầy đủ nhất. Mặc dù, khi bổ sung công bố thông tin về phái sinh ngoại hối làm tăng thêm tính hữu ích của
  • 36. thông tin, nhƣng nếu có sự thay đổi về quy định trong BCTC đòi hỏi phân tích chi tiết về chi phí và lợi ích khi sử dụng phái sinh thì lại chƣa đƣợc tiến hành. Nghiên cứu về công bố thông tin liên quan đến chính sách kế toán có nghiên cứu của Keryn và Jayne (2000), xoay quanh vấn đề công bố thông tin trong việc ghi nhận và đo lƣờng kế toán CCTCPS, và vấn đề này một lần nữa gây tranh cãi trong quá trình thiết lập chuẩn mực kế toán Quốc tế nói chung và ở Úc nói riêng. Mục đích trong nghiên cứu đánh giá về việc công bố chính sách kế toán và thực hành đo lƣờng phái sinh theo AASB 1033. Kết quả nghiên cứu của Keryn và Jayne (2000), về ghi nhận và đo lƣờng phái sinh và công bố chính sách kế toán theo AASB 1033 lại thiếu tính minh bạch, chƣa rõ ràng và không đầy đủ trong các thuyết minh cho thấy nhất thiết phải nhanh chóng sửa đổi và bổ sung, đồng thời ƣu tiên sử dụng kế toán phòng ngừa. Ngoài ra, nghiên cứu còn khám phá sự khác biệt giữa các phƣơng pháp hạch toán kế toán CCTCPS theo quy định của chuẩn mực với vấn đề thực hành kế toán hiện hành ở các công ty. Đáp lại yêu cầu công bố thông tin về CCTCPS bởi cơ quan lập quy và Hội kế toán Úc, nhà quản trị doanh nghiệp phải đối mặt với áp lực xã hội nhằm thực hiện các hoạt động phái sinh minh bạch hơn. Nghiên cứu của Chalmers và Godfrey (2004), nghiêng về nghiên cứu phản ứng của nhà quản trị theo yêu cầu công bố thông tin CCTCPS bởi cơ quan ban hành chuẩn mực và Hội kế toán Úc. Với phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng và dữ liệu nghiên cứu dựa trên BCTC của 216 doanh nghiệp công bố tự nguyện giai đoạn 1992 – 1996. Kết quả cho thấy tính pháp lý, nguyên tắc tổ chức, sự duy trì sử dụng công cụ phái sinh của nhà quản lý và BCTC có mối quan hệ tích cực đến tính trọng yếu của chi phí quản lý, và dẫn đến hoạt động quản trị tài chính, phòng ngừa rủi ro trong DN hiệu quả hơn. Một quan điểm khác trong nghiên cứu thông tin kế toán đó là xét tính minh bạch trong công bố thông tin về CCTCPS, nhằm đảm bảo chất lƣợng BCTC đã trở thành một vấn đề trong quản trị DN kể từ sự sụp đổ của Enron tại Hoa Kỳ, Bảo hiểm HIH ở Australia, và Barings PLC ở Anh... minh bạch trong công bố thông tin có ý nghĩa quan trọng gồm cả chất lƣợng của BCTC. Nghiên cứu của Hassan và cộng sự (2006), nhằm làm sáng tỏ trong việc tuân thủ công bố, mục đích của nghiên cứu nhằm gia tăng tính minh bạch trong BCTC liên quan đến CCTCPS ở các công
  • 37. ty ngành công nghiệp của Úc. Dữ liệu nghiên cứu là các BCTC từ năm 1998 đến năm 2001. Kết quả nghiên cứu cho thấy tính minh bạch trong công bố CCTCPS giữa các công ty trong ngành đã tăng lên. Tuy nhiên, vẫn còn bằng chứng cho thấy sự không tuân thủ trong công bố, đặc biệt có liên quan đến GTHL. Trong mối tƣơng quan về công bố thông tin liên quan đến CCTCPS có nghiên cứu của Barbara và Nicholas (2008). Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính nhằm làm rõ các quy định trong SFAS 161 và kiến nghị thêm các thông tin cần công bố trên BCTC. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các thông tin liên quan đến CCTCPS trên báo cáo cần đƣợc phân loại theo từng hợp đồng, từng loại phái sinh (ví dụ nhƣ lãi suất, ngoại hối, vốn chủ sở hữu, hàng hóa, tín dụng,...) và đề xuất khi công bố thông tin trên BCĐKT và báo cáo lãi (lỗ) nên xác định từng khoản mục của từng loại công cụ phái sinh, cần thông tin chi tiết cho các khoản mục phòng ngừa. Với bộ mẫu nghiên cứu gồm 79 công ty có sử dụng CCTCPS, mục tiêu nghiên cứu của Birt và cộng sự (2013) nhằm kiểm tra việc sử dụng các CCTCPS và mức độ công bố thông tin về CCTCPS theo IFRS 7/AASB 7, và nội dung xoay quanh vấn đề liên quan đến rủi ro và sự biến động về giá khi sử dụng CCTCPS. Nghiên cứu tập trung vào các DN trong ngành công nghiệp khai thác của Úc, xem xét sự liên kết giữa công bố thông tin và đặc thù về ngành nghề. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng rủi ro hàng hóa và ngoại hối là phổ biến nhất của các CCTCPS sử dụng trong mẫu nghiên cứu. Các hợp đồng kỳ hạn về tỷ giá đƣợc sử dụng thƣờng xuyên nhất trong quản trị rủi ro tài chính. Mức độ chi tiết công bố thông tin CCTCPS rất khác nhau giữa các công ty trong mẫu nghiên cứu. Đồng thời, sử dụng CCTCPS có quan hệ tích cực với quản trị rủi ro tài chính và quy mô doanh nghiệp, và các đặc tính của công ty liên quan đến việc công bố các CCTCPS theo IFRS 7/AASB 7. Nghiên cứu còn cho biết thêm các doanh nghiệp có mức độ công bố CCTCPS nhiều hơn có khuynh hƣớng sử dụng các CCTCPS lớn hơn, lợi nhuận ít hơn, nhƣng đƣợc đánh giá cao hơn và đƣợc kiểm toán bởi một trong số bốn công ty kiểm toán lớn và uy tín hiện nay (Big 4). Mục đích nghiên cứu của Tessema (2016) nhằm khám phá những tác động của các công cụ phái sinh bắt buộc ghi nhận và công bố thông tin và vai trò của thị
  • 38. trƣờng cạnh tranh sản phẩm cùng các hoạt động phòng ngừa rủi ro. Với phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, hồi quy tuyến tính và dữ liệu nghiên cứu là BCTC của 48 doanh nghiệp ngành công nghiệp từ năm 1990 – 2009. Kết quả nghiên cứu của Tessema (2016), ghi nhận và công bố thông tin hoạt động phái sinh và hoạt động phòng ngừa rủi ro không chỉ là đề tài tranh cãi mà còn là vấn đề chính sách của doanh nghiệp cũng nhƣ đối với cơ quan lập pháp. Có sự ảnh hƣởng về hành vi quản trị rủi ro khi có sự bắt buộc phải ghi nhận và công bố thông tin. Đồng thời, nghiên cứu cũng khám phá đƣợc vai trò, sức ảnh hƣởng của thị trƣờng cạnh tranh khi các công cụ phái sinh đƣợc ghi nhận và đƣợc công bố, trong đó có yếu tố giảm rủi ro lãi suất thị trƣờng. Đồng thời, các doanh nghiệp đã thận trọng hơn để giảm thiểu những chi phí tiềm năng khi có sự biến động thu nhập, và việc giảm rủi ro lãi suất thị trƣờng còn thấp trong khi mức độ cạnh tranh trên thị trƣờng hàng hóa còn cao. Ngoài ra, Tessema (2016) cho rằng các cơ quan ban hành lập pháp nên xem xét yếu tố thị trƣờng cạnh tranh trƣớc khi yêu cầu ghi nhận và công bố công cụ phái sinh và phòng ngừa rủi ro cho tất cả các doanh nghiệp. Công bố của Tahat và cộng sự (2016), nghiêng về các công ty niêm yết Jordan. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xem xét việc công bố thông tin về công cụ tài chính theo IFRS 7 so với IAS 30 và IAS 32. Với phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, nhóm tác giả áp dụng phƣơng pháp T- test và Anova cho nghiên cứu và kết quả cho thấy thông tin kế toán về CCTCPS đƣợc cung cấp nhiều hơn. Cụ thể, các công ty cung cấp 47% của các khoản mục sau khi thực hiện theo IFRS 7 so với 30% theo IAS. Trong đó các công ty ngành công nghiệp công bố CCTCPS ở mức cao, 69% các khoản mục liên quan đến CCTCPS sau khi áp dụng IFRS 7 so với 44% trƣớc khi áp dụng IFRS 7. Hơn nữa, phân tích cho thấy sau khi áp dụng theo IFRS 7 các khoản mục công bố cụ thể hơn, tăng cƣờng khả năng so sánh, thể hiện đƣợc tính đáng tin cậy, tính hữu ích của thông tin kế toán hơn. Nghiên cứu của Kwong (2016) nhằm trả lời cho câu hỏi liệu việc sử dụng các CCTCPS giữa các công ty có thực sự hiệu quả trong phòng ngừa rủi ro tài chính, và góp phần tích cực tăng thành quả cho DN. Phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong nghiên cứu là phƣơng pháp định lƣợng, hồi quy tuyến tính, cùng với dữ liệu nghiên cứu là BCTC của 680 DN phi tài chính Malaysia từ năm 2003 – 2012. Kết
  • 39. quả cho thấy việc sử dụng các CCTCPS ngoài mục đích phòng ngừa rủi ro còn thực sự góp phần tích cực và hiệu quả trong việc quản trị DN và giảm thiểu rủi ro tài chính. Nghiên cứu cho thấy khi DN sử dụng phái sinh đóng góp tốt hơn cho lợi nhuận trên tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Những doanh nghiệp có lợi nhuận hoạt động thấp có xu hƣớng sử dụng các CCTCPS để bảo vệ lợi nhuận tránh các rủi ro tài chính tiềm ẩn. Về tổng thể, DN sử dụng phái sinh tạo ra doanh thu từ tài sản tốt hơn những doanh nghiệp không sử dụng phái sinh. Cũng theo công bố của Tahat và cộng sự (2016), nghiên cứu giá trị thích hợp của các CCTCPS trong việc công bố thông tin thông qua mẫu nghiên cứu là các công ty niêm yết Jordan theo IFRS 7 so với IAS 30 và IAS 32. Kết quả nghiên cứu của Tahat và cộng sự (2016) chỉ ra rằng các thông tin đƣợc cung cấp sau khi áp dụng IFRS 7 đƣợc liên kết mạnh hơn với giá thị trƣờng. Trình bày chi tiết trên BCĐKT, GTHL và thông tin rủi ro khi xác định giá trị vốn chủ sở hữu, thông tin về CCTCPS có ảnh hƣởng tích cực trực tiếp đến giá cổ phiếu. Phân tích về mức độ công bố thông tin của các công cụ tài chính đƣợc cung cấp bởi các công ty thuộc ngành công nghiệp khai thác mỏ, nằm ở khu vực Mỹ Latin có nghiên cứu của Malaquias và Zambra (2017). Mẫu nghiên cứu bao gồm 72 công ty từ Brazil, Chile, Peru và Mexico. Kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty ở Mexico mức độ cung cấp thông tin cao nhất theo quy định của IFRS 7 và IFRS 9. Quy mô doanh nghiệp cũng là một nhân tố có ảnh hƣởng đáng kể đến việc công bố thông tin. Nghiên cứu cũng cung cấp một số thách thức cho các công ty trong việc cung cấp thông tin đầy đủ sau khi áp dụng IFRS 9. Hơn nữa, kết quả của chỉ ra rằng các công ty nên sử dụng những lợi ích tiềm năng của internet và công bố thêm thông tin hữu ích về CCTCPS nói riêng và CCTC nói chung. Tóm lại, khi nghiên cứu về công bố thông tin kế toán liên quan đến CCTCPS, tác giả nhận thấy hầu hết các nghiên cứu đã đƣợc công bố đều chỉ ra đƣợc việc sử dụng CCTCPS và kế toán nó đều có chung kết quả đó là phục vụ cho hoạt động phòng ngừa rủi ro tài chính, nâng cao tính hữu ích, đáng tin cậy thông tin kế toán cũng nhƣ nâng cao tính minh bạch cho BCTC đặc biệt là thông tin về GTHL, thấy đƣợc năng lực quản lý của nhà quản trị và giảm bớt xung đột lợi ích liên quan đến chính sách phòng ngừa rủi ro tối ƣu.
  • 40.  Nghiên cứu về tác động của kế toán CCTCPS đến chính sách, hành vi quản trị rủi ro có nghiên cứu của Lins và cộng sự (2007); nghiên cứu Zhang (2009); Chang và cộng sự (2016). Trong đó, mục tiêu nghiên cứu của Lins và cộng sự (2007) nghiêng về ảnh hƣởng của chuẩn mực kế toán công cụ phái sinh đến chính sách quản trị rủi ro của các công ty trên toàn thế giới. Nhóm tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, hồi quy tuyến tính. Mẫu nghiên cứu gồm 229 doanh nghiệp thuộc 36 quốc gia trên thế giới. Kết quả chỉ ra rằng khi áp dụng kế toán CCTCPS thì các công ty (> 40% trong mẫu nghiên cứu) đã bị tác động bởi quy định kế toán và có ít nhất một lĩnh vực cho thấy hiệu quả của việc quản trị rủi ro, khả năng tự phòng ngừa thiệt hại. Các DN áp dụng kế toán CCTCPS quan tâm nhiều hơn đến điều kiện phòng ngừa vì trong mọi hoạt động của DN thì hầu hết các quyết định kinh tế đều tham chiếu từ dữ liệu kế toán thông qua BCTC, vì vậy lợi ích của việc quản trị rủi ro tài chính có sự đánh đổi đến lợi nhuận theo chiều hƣớng giảm. Cùng với nghiên cứu về tác động của kế toán CCTCPS, nghiên cứu của Zhang (2009), kiểm tra sự tác động từ việc thực hiện chuẩn mực kế toán công cụ phái sinh (SFAS 133) đến hành vi quản trị rủi ro của công ty. Tác giả cũng sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, hồi quy tuyến tính với mẫu nghiên cứu gồm 950 DN. Dữ liệu nghiên cứu dựa trên báo cáo tài chính giai đoạn 1995 – 2001. Kết quả là có sự biến động của dòng tiền và thiệt hại rủi ro liên quan đến lãi suất, tỷ giá hối đoái, và hàng hóa giảm đáng kể cho các công ty sử dụng phái sinh không vì mục đích phòng ngừa hoặc trƣớc đây có sử dụng phái sinh nhƣng chƣa thực sự hiệu quả, đồng thời cho thấy các công ty này tham gia vào các hoạt động quản trị rủi ro thận trọng hơn sau khi áp dụng SFAS số 133. Nghiên cứu của Chang và cộng sự (2016) nghiêng về dự báo thu nhập. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phức tạp của các CCTCPS có ảnh hƣởng đến dự báo thu nhập đặc biệt là các các công ty mới bắt đầu sử dụng CCTCPS trong giai đoạn 1998 - 2011 dự báo kém chính xác và bị phân tán nhiều. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy một số chuẩn mực kế toán có liên quan đến CCTCPS đã giúp các DN cải thiện đƣợc tính dự báo theo thời gian. Đồng thời, việc sử dụng CCTCPS, thông qua dự báo thúc đẩy khả năng phòng ngừa rủi ro về những thay đổi bất lợi về lãi
  • 41. suất, tỷ giá hối đoái và giá cả hàng hóa. Nghiên cứu còn cho thấy các công ty thƣờng xuyên tham gia vào các hoạt động quản trị rủi ro bằng cách sử dụng CCTCPS để ngăn chặn những thay đổi bất lợi trong dòng tiền và thu nhập. Mặc dù có rất nhiều kỹ thuật, phƣơng pháp để quản trị rủi ro, tuy nhiên việc sử dụng các phái sinh cho mục đích quản trị rủi ro ngày càng phổ biến (Chang và cộng sự, 2016). Nhƣ vậy, nghiên cứu về chính sách quản trị rủi ro liên quan đến thực hiện kế toán CCTCPS, có ảnh hƣởng đáng kể đến hoạt động của doanh nghiệp, có nghĩa là doanh nghiệp sử dụng CCTCPS chủ yếu cho hoạt động phòng ngừa rủi ro, tuy nhiên cũng chƣa thực sự hiệu quả.  Nghiên cứu về tính tuân thủ, mức độ tuân thủ các yêu cầu thuyết minh, công bố cả số lượng và chất lượng đối với công cụ tài chính phái sinh có nghiên cứu của Bhamornsiri và Schroeder (2004); Drakopoulou (2014), bằng chứng là: Khi xem xét mức độ tuân thủ các quy định trong SFAS 133 của các công ty ngành công nghiệp, Bhamornsiri và Schroeder (2004) phát hiện ra rằng rất khó để kiểm tra việc các công ty có tuân thủ đúng các quy định trong chuẩn mực hay không cần nhiều thời gian kiểm tra, phân tích, bởi các thông tin đƣợc công bố về các phái sinh quy định trong SFAS 133 nằm rải rác trên BCTC, khó hiểu, khó theo dõi và thiếu tính thống nhất. Khi thu thập và phân tích các thông tin liên quan đến việc sử dụng các công cụ phái sinh sẽ mất rất nhiều công sức và thời gian, và khó xác định mức độ minh bạch tài chính về sử dụng CCTCPS. Và tác giả đề xuất một mẫu báo cáo chung thể hiện tính thống nhất và dễ sử dụng, dễ kiểm tra, kiểm soát. Đằng sau rất nhiều sửa đổi của FASB về kế toán công cụ tài chính từ năm 2002 đến năm 2008 là do các yêu cầu công bố thông tin hiện hữu trong SFAS 133 - Kế toán CCTCPS và hoạt động phòng ngừa rủi ro, lại không cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động phái sinh và phòng ngừa rủi ro ảnh hƣởng đến tình hình tài chính, hoạt động tài chính và dòng tiền của doanh nghiệp. Vì lẽ đó, trong năm 2008, FASB ban hành SFAS 161 (sửa đổi của SFAS 133) – Công bố về công cụ phái sinh và hoạt động phòng ngừa rủi ro. Nghiên cứu của Drakopoulou (2014), nhằm điều tra mức độ tuân thủ các yêu cầu công bố cả số lƣợng và chất lƣợng đối với CCTCPS theo SFAS 161. Một phát hiện đáng ngạc nhiên là hầu hết các công ty chƣa đáp ứng
  • 42. đƣợc yêu cầu của SFAS 161 trong các vấn đề về: (i) công bố thông tin cần thiết về phòng ngừa dòng tiền, (ii) khoản đầu tƣ ròng ở nƣớc ngoài, (iii) phòng ngừa giá trị hợp lý. Mặc dù FASB ban hành SFAS 161 nhằm mục đích tăng cƣờng các thuyết minh về CCTCPS, cho phép ngƣời sử dụng BCTC đánh giá mặt thành công và ý nghĩa của các công cụ phái sinh và các giao dịch tự phòng ngừa trên BCTC của công ty, tuy nhiên cũng cần phải có thêm thời gian để thực hiện các quy định này.  Nghiên cứu về các quy định trong chuẩn mực kế toán công cụ tài chính và hoạt động phòng ngừa có nghiên cứu của Duangploy và Helmi (2000); Hu và Zhou (2006); Lopes (2007), Gumb và cộng sự (2018), cụ thể: Quá trình phân tích, đánh giá tìm hiểu kế toán phòng ngừa theo SFAS 133 có nghiên cứu của Duangploy và Helmi (2000). Kế toán CCTCPS và phòng ngừa rủi ro ngoại tệ đƣợc sử dụng ở các công ty đa quốc gia đƣợc khuyến cáo nhƣ là một công cụ thay thế cho chức năng tiền tệ. Các thông tin đƣợc tạo ra từ phƣơng pháp kế toán về ngoại tệ cho việc sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro hầu hết là các hợp đồng quyền chọn. Kế toán ở các công ty đa quốc gia có sử dụng CCTCPS trình bày rất minh bạch, cung cấp thông tin rõ ràng về tình hình thiệt hại tƣơng ứng với các mục đã phòng ngừa và các công cụ phòng ngừa rủi ro, cũng nhƣ các giá trị ƣớc lƣợng liên quan về ngoại tệ. Đánh giá rủi ro và phân tích của kiểm toán viên có thể đƣợc thực hiện một cách hiệu quả theo hệ thống này. Nghiên cứu cho thấy vấn đề ảnh hƣởng của việc ghi nhận và đo giá trị của các công cụ phái sinh nhƣ lãi/lỗ đƣợc bù trừ và đƣợc trình bày lên BCTC, đồng thời SFAS 133 cũng góp phần giảm bớt mâu thuẫn, phức tạp. Ngay sau khi IASB ban hành mới đối với kế toán công cụ tài chính và hoạt động phòng ngừa có hiệu lực thi hành từ sau ngày 15/06/1999. Hu và Zhou (2006), tiến hành nghiên cứu các quy định trong chuẩn mực kế toán công cụ tài chính và hoạt động phòng ngừa có hiệu lực thi hành từ sau ngày 15/06/1999. Tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, hồi quy tuyến tính với mẫu nghiên cứu gồm 120 doanh nghiệp thuộc nhóm S&P 500. Dữ liệu nghiên cứu dựa trên BCTC hàng năm giai đoạn 2000 – 2002. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quy định mới xác định các tài sản và các khoản nợ tại GTHL, gia tăng tính dễ thấy, so sánh đƣợc và dễ hiểu về các rủi ro liên quan đến CCTCPS khi trình bày trên BCTC.
  • 43. Mục đích nghiên cứu của Lopes (2007) là mô tả, làm rõ các nguyên tắc kế toán phòng ngừa và kế toán CCTCPS, liên quan đến IAS 39. Kết quả nghiên cứu về các quy định trong chuẩn mực mới này cho thấy các quy định khi xác định các tài sản và các khoản nợ tại GTHL tại ngày lập BCTC, sẽ gia tăng tính minh bạch, hữu ích cho thông tin kế toán thông qua BCTC đƣợc trình bày dễ nhận diện, có thể so sánh và dễ hiểu về các rủi ro liên quan đến phái sinh. Tuy nhiên, ngoại trừ hợp đồng phái sinh hàng hoá thì lại theo một số điều kiện nhất định. Còn mục đích nghiên cứu của Gumb & cộng sự (2018), nghiêng về ảnh hƣởng của các chuẩn mực kế toán IAS 39, IFRS 9 liên quan đến hoạt động phái sinh phục vụ cho công tác phòng ngừa rủi ro cho việc ra các quyết định kinh tế của nhà quản trị. Cách tiếp cận của nhóm tác giả tập trung vào nhận thức và thực hành của ngƣời làm kế toán hơn là các biến đƣợc nghiên cứu thông qua phân tích thống kê và thử nghiệm. Với phƣơng pháp nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn bán cấu trúc khảo sát 48 kế toán doanh nghiệp Pháp. Kết quả chỉ ra rằng BCTC có ảnh hƣởng đến các quyết định kinh tế nói chung trong việc sử dụng và ban hành các chuẩn mực kế toán, nhằm mong muốn tạo ra xu hƣớng gắn kết giữa thực tế và quy định. Do đó, cần có một cơ chế mới trong việc sử dụng thông tin kế toán, không chỉ cho ngƣời sử dụng thông tin mà còn cho nhà quản trị. Ngoài ra, chính sự phức tạp của các CCTCPS ảnh hƣởng đến xử lý kế toán phòng ngừa, và cho thấy sự không ổn định và không đồng nhất của vấn đề hạch toán của ngƣời làm kế toán (Gumb & cộng sự, 2018).  Nghiên cứu về giá trị hợp lý đối với công cụ tài chính phái sinh Qua tìm hiểu về việc áp dụng SFAS 133 của Blankley và Schroeder (2000). Tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính, thảo luận về việc sử dụng các CCTCPS, phác thảo và minh họa kế toán cho các công cụ phái sinh theo SFAS số 133. Kết quả cho thấy có sự gia tăng khả năng nhận thức, khả năng thực hiện của các doanh nghiệp khi tham gia sử dụng phái sinh, đồng thời yêu cầu tất cả các phái sinh phải đƣợc đo lƣờng theo GTHL khi lập báo cáo cho tất cả tài sản tài chính phái sinh hoặc nợ phải trả tài chính phái sinh. Ngoài ra, việc áp dụng SFAS 133 cũng góp phần giảm bớt các mâu thuẫn, bất cập và phức tạp, cung cấp các hƣớng dẫn
  • 44. toàn diện cho tất cả các công cụ phái sinh và các hoạt động phòng ngừa rủi ro, áp dụng công cụ phái sinh ngay cả những nƣớc chƣa phát triển. Mục tiêu nghiên cứu của Wang và cộng sự (2005), so sánh giữa SFAS 119 và SFAS 133 xem xét giá trị thích hợp của việc thuyết minh các phái sinh ở các ngân hàng thì SFAS 133 mở rộng thuyết minh cho việc cung cấp nội dung thông tin về thu nhập dựa trên GTHL với giá trị sổ sách. Nhóm tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, hồi quy tuyến tính. Mẫu nghiên cứu gồm 161 ngân hàng và 992 doanh nghiệp. Dữ liệu nghiên cứu dựa trên BCTC hàng năm giai đoạn 1994 – 2002, đối với SFAS 119 và giai đoạn tháng 6/2000 - cuối năm 2002 đối với SFAS 133. Kết quả nghiên cứu cho thấy thuyết minh về GTHL ở các ngân hàng là giá trị thích hợp, và gia tăng nội dung công bố thông tin về các dữ liệu GTHL làm tăng thêm tính minh bạch cho BCTC. Khác với nghiên cứu của Wang và cộng sự (2005), so sánh giữa SFAS 119 và SFAS 133 về thuyết minh các phái sinh, thì nghiên cứu của Ahmed và cộng sự (2006), so sánh thông tin về ghi nhận và công bố giá trị hợp lý các CCTCPS trƣớc và sau khi áp dụng SFAS 133. Nhóm nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, hồi quy tuyến tính. Mẫu nghiên cứu gồm 146 ngân hàng trong đó 58 ngân hàng ghi nhận và công bố CCTCPS vì mục đích phòng ngừa, và 88 ngân hàng chỉ công bố CCTCPS trƣớc SFAS 133. Dữ liệu nghiên cứu dựa trên BCTC hàng năm giai đoạn 1995 – 2000. Kết qua nghiên cứu cho thấy khi xác định giá trị đầu tƣ từ các CCTCPS còn tùy thuộc vào GTHL của các công cụ này đƣợc ghi nhận hoặc đƣợc công bố. Theo SFAS 133, việc yêu cầu gia tăng thuyết minh và thực hành kế toán; đồng thời bắt buộc ghi nhận GTHL của các CCTCPS, nhằm mục đích so sánh thông tin về ghi nhận và công bố GTHL các công cụ tài chính phái sinh trƣớc và sau khi áp dụng SFAS 133. Trƣớc khi áp dụng SFAS 133, hệ số định giá các công cụ tài chính phái sinh đã đƣợc ghi nhận có ảnh hƣởng đáng kể, trong khi các công bố công cụ tài chính phái sinh lại không nhiều. Sau khi áp dụng SFAS 133 (cùng bộ mẫu và đối tƣợng nghiên cứu) kết quả cho thấy các hệ số định giá công bố phái sinh thì ảnh hƣởng không đáng kể, trong khi ghi nhận lại nhiều. Các kết quả này phù hợp với quan điểm cho rằng sự ghi nhận và công bố thông tin không phải là sản phẩm thay thế có nghĩa là SFAS 133 đã tăng tính minh bạch của các CCTCPS.