SlideShare a Scribd company logo
1 of 106
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
ÁN LỆ VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI PHÁP LUẬT KINH TẾ Ở
VIỆT NAM
Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149
Ngành: Luật Kinh tế
HOÀNG NGUYÊN PHƯƠNG
Hà Nội – 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
ÁN LỆ VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI PHÁP LUẬT KINH TẾ Ở
VIỆT NAM
Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8380107
Học viên
Ngườihướng dẫn khoa học
: Hoàng Nguyên Phương
: PGS, TS Ngô Quốc Chiến
Hà Nội – 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam là
đề tài nghiên cứu độc lập của riêng tôi, được viết trong năm 2021, một công trình nghiên
cứu luật học tuân thủ các nguyên tắc hiện hành. Các viện dẫn, tham khảo, chú thích
trong luận văn này đều có căn cứ nguồn gốc trung thực và rõ ràng; giải pháp và kiến
nghị được tác giả đề ra chưa công bố trong công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2022
TÁC GIẢ
Hoàng Nguyên Phương
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và xây dựng luận văn này, tôi đã nhận được sự quan
tâm và hỗ trợ của các thầy, cô giáo, các tập thể, cá nhân trong giới giáo dục và luật học,
giúp tôi có thêm động lực trong những bước tiếp theo của sự nghiệp học tập cùng hành
động.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Ngoại thương, đồng hành cùng tôi
trong sáu năm từ đại học cho đến cao học 2015 – 2021; cảm ơn các thầy cô Khoa Luật,
Khoa Sau đại học đã giảng dạy và tạo điều kiện, cơ hội để tôi tiếp thu học vấn không
ngừng nghỉ. Xin chân thành cảm ơn PGS, TS Ngô Quốc Chiến đã hướng dẫn và giúp
tôi hoàn thiện luận văn; PGS, TS Nguyễn Minh Hằng, ThS Đinh Thị Tâm đã gắn bó và
động viên tôi trong quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn Chloe Trần Vũ Phương Anh, Học giả Đại học Ludwig-
Maximilians München đã giúp tôi có động lực tìm tòi tri thức; cảm ơn ThS Vũ Thị Châu
Quỳnh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã quản lý, hỗ trợ tôi trong
quá trình thực tập và học việc tại Vụ Pháp chế; cảm ơn NGND, GS, TS Nguyễn Hữu
Đức, Tổ trưởng Tổ tư vấn Ủy ban Quốc gia Đổi mới Giáo dục và Đào tạo đã diễn giải,
hướng dẫn về hoạt động giáo dục; cảm ơn Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Tòa án
nhân dân tối cao đã tạo điều kiện cho tôi tìm hiểu và thu thập tư liệu; cảm ơn Vụ Quản
lý đào tạo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã giúp đỡ trong tri thức hiện đại
cùng lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam.
Cuối cùng, tôi xin được dành những tình cảm, lời cảm ơn sâu sắc nhất tới toàn
thể người thân trong gia đình, những người bạn thân thiết, các nhóm cộng đồng bách
khoa toàn thư, học thuật nói chung và giới luật nói riêng đã cùng tôi thời gian qua, hoàn
thành luận văn này, một bước tiến trong sự nghiệp lâu dài của mình.
TÁC GIẢ
Hoàng Nguyên Phương
iii
MỤC LỤC
TÓM TẮT LUẬN VĂN............................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ..................................................................................................vi
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu......................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................................4
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn..........................................................................................5
7. Cấu trúc của Luận văn......................................................................................................5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ÁN LỆ Ở VIỆT NAM VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI PHÁP
LUẬT KINH TẾ........................................................................................................................6
1.1. Lược sử quá trình hình thành và phát triển án lệ ở Việt Nam và án lệ trong hệ thống
pháp luật một số nước .............................................................................................................6
1.1.1. Lịch sử hình thành án lệ ở Việt Nam thời phong kiến..........................................6
1.1.2. Án lệ Việt Nam thời cận hiện đại........................................................................10
1.1.3. Án lệ trong hệ thống pháp luật một số nước.......................................................12
1.1.4. Án lệ Việt Nam thời hiện đại..............................................................................17
1.2. Tổng quan về án lệ Việt Nam.....................................................................................20
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của án lệ Việt Nam........................................................20
1.2.2. Quy trình lựa chọn án lệ ở Việt Nam..................................................................22
1.3. Mối quan hệ giữa án lệ và pháp luật kinh tế ..............................................................27
1.3.1. Lĩnh vực pháp luật kinh tế ..................................................................................27
1.3.2. Vị trí và vai trò của án lệ trong pháp luật kinh tế ...............................................29
TIỂU KẾT CHƯƠNG I............................................................................................................32
CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA ÁN LỆ HIỆN TẠI ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT KINH TẾ
VIỆT NAM..............................................................................................................................33
2.1. Một số án lệ trong lĩnh vực kinh tế ............................................................................33
2.1.1. Án lệ về tín dụng.................................................................................................33
2.1.2. Án lệ về hợp đồng mua bán hàng hóa.................................................................42
2.1.3. Án lệ về bảo hiểm................................................................................................48
2.1.4. Án lệ gián tiếp liên quan đến hoạt động kinh tế .................................................51
2.2. Đánh giá vai trò của án lệ đối với pháp luật kinh tế..................................................52
2.2.1. Án lệ giải thích điều luật và nhận định tình hình thực tế....................................52
2.2.2. Một số vấn đề giữa án lệ và luật kinh tế .............................................................54
iv
2.2.3. Tầm quan trọng của án lệ đối với kinh tế ...........................................................56
TIỂU KẾT CHƯƠNG II...........................................................................................................59
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN, VÀ NÂNG TẦM ÁN LỆ VIỆT
NAM TRONG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI ....................................60
3.1. Hoàn thiện quá trình xây dựng án lệ Việt Nam..........................................................60
3.1.1. Phương thức xây dựng án lệ................................................................................60
3.1.2. Mở rộng hình thức án lệ......................................................................................63
3.1.3. Thành lập cơ quan phụ trách xây dựng án lệ Việt Nam......................................66
3.2. Chính sách phát triển xây dựng án lệ từ nguồn án.....................................................69
3.2.1. Sách lược xây dựng hệ thống pháp luật liên hệ với án lệ....................................69
3.2.2. Nâng tầm của án lệ Việt Nam.............................................................................72
3.2.3. Khái quát hoá lập luận có tính chất án lệ trong nguồn án...................................76
3.3. Đề xuất chính sách án lệ cho một số lĩnh vực kinh tế – xã hội hiện đại....................80
3.3.1. Thí điểm mở rộng án lệ về kinh tế......................................................................80
3.3.2. Pháp luật kinh tế thời công nghệ và đề án thí điểm Tòa Sở hữu trí tuệ và Thương
mại điện tử.........................................................................................................................83
3.3.3. Thí điểm án lệ cho giáo dục và giới luật Việt Nam............................................87
TIỂU KẾT CHƯƠNG III .........................................................................................................92
KẾT LUẬN..............................................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................viii
v
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam hoàn thành năm
2021, tập trung vào hai đối tượng chính là án lệ ở Việt Nam và pháp luật về kinh tế của
Việt Nam, sử dụng phương pháp phân tích và lập luận theo phép biện chứng để liên kết
các vấn đề; viện dẫn quá khứ, thống kê hiện tại và suy đoán tương lai.
Về quá khứ, luận văn đã nêu định nghĩa, phân tích đặc điểm của án lệ trong những
giai đoạn của lịch sử Việt Nam xuyên suốt từ phong kiến cho đến hiện đại, trải qua
phong kiến, thuộc địa, chiến tranh và thời kỳ theo tư tưởng quá độ lên chủ nghĩa xã hội
ngày nay. Với lịch sử Việt Nam từ thời độc lập, pháp luật gồm án lệ được xây dựng bởi
nhà nước, vậy án lệ đã hình thành như thế nào, chịu ảnh hưởng từ điểm nhân tố, điểm
xã hội, tác động nội địa và nước ngoài ra làm sao? Qua đây, dựa trên vị trí của án lệ và
pháp luật kinh tế1
trong pháp luật, nhận định cái chung và cái riêng của hai đối tượng
giao thoa, đồng thời phân tích sự liên kết của các tác động tương hỗ.
Về hiện tại, luận văn đã thống kê số liệu, phân tích chính sách án lệ đã ban hành,
những án lệ được lựa chọn và công bố, phần lớn là án lệ về kinh tế và pháp luật kinh tế.
Phân tích những vấn đề hiện tại để trả lời các câu hỏi là: các án lệ được công bố như thế
nào, tập trung vào khía cạnh nào, các án lệ kinh tế ra sao. Qua phân tích, luận văn đưa
ra câu trả lời của cá nhân cho tư tưởng, ý chí chính trị và xã hội đã được kiến thiết của
hệ thống tổ chức lãnh đạo Việt Nam đối với đối tượng án lệ.
Về tương lai, luận văn dựa trên các nhận định và phân tích đặc điểm đã có, đưa
ra quan điểm, suy đoán về hệ thống chính sách chung và những biện pháp cụ thể cho án
lệ trong thời gian sắp tới. Với chứng minh về mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội ngày
càng mạnh mẽ, tác giả nêu kiến nghị với giải pháp đáp ứng cho điều đã nêu. Quan điểm
cá nhân dựa trên những gì đã có, có thể sử dụng để tham khảo, thảo luận, đi đến áp dụng
ở Việt Nam.
1 Trong luận văn này, thuật ngữ luật kinh tế và pháp luật kinh tế cùng được hiểu như nhau.
vi
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Chương I
Bảng 1. 1: Thống kê án lệ Việt Nam tính đến năm 2021 .........................................................17
Sơ đồ
Sơ đồ 1. 1: Quy trình lựa chọn án lệ.........................................................................................25
Sơ đồ 1. 2: Quy trình bãi bỏ án lệ do Hội đồng Thẩm phán tiến hành.....................................26
Chương II
Bảng 2. 1: Thống kê vụ việc trong hệ thống tòa án Việt Nam giai đoạn 2018 – 2021.............54
Chương III
Bảng 3. 1: Thống kê nguồn án của án lệ Việt Nam..................................................................72
Bảng 3. 2: Bảng thống kê lựa chọn án lệ theo chính sách nâng tầm án lệ Việt Nam...............75
Bảng 3. 3: Đề xuất đối tượng và cách thức khái quát hóa án gốc.............................................78
Bảng 3. 4: Thẩm quyền tòa đặc biệt được đề xuất....................................................................85
Bảng 3. 5: Đề xuất chương trình giáo dục thí điểm về án lệ Việt Nam....................................89
Sơ đồ
Sơ đồ 3. 1: Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được đề xuất chuyên trách án lệ .....................68
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Quá khứ đã qua, tương lai đang tới, hành động ngay lúc này.
Phương Hoàng Nguyên.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xét tổng quan, từ khi thống nhất đất nước năm 1975, sau những năm kinh tế kế
hoạch hóa khó khăn giai đoạn thời bao cấp, Việt Nam mở cửa, đổi mới từ 1986 với quan
điểm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và đẩy mạnh hội nhập quốc tế,
toàn cầu hóa từ thế kỷ XXI. Khẳng định rằng, việc hội nhập quốc tế, học hỏi và áp dụng
kinh nghiệm quản lý và phát triển kinh tế từ nhiều quốc gia, nhiều hệ thống kể cả tư bản
chủ nghĩa với mục đích phát triển đất nước, Việt Nam vẫn luôn kiên định với chủ nghĩa
xã hội, tức nghĩa là cho phép tư tưởng kinh tế bàn tay vô hình2 được vận hành trong kinh
tế thị trường dưới sự kiểm soát và định vị của tổ chức chính trị và chính quyền, tôn trọng
quy luật kinh tế khách quan, tư tưởng kinh tế tự do.
Năm 2021, Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII
diễn ra, xác định sách lược và nhiệm vụ nhiệm kỳ này lẫn các giai đoạn tới. Trong đó,
kinh tế – xã hội luôn là trọng điểm; nhấn mạnh chiến lược xây dựng nhà nước pháp
quyền, đẩy mạnh vai trò đáng lẽ ra phải có của pháp luật.
Xét cụ thể: án lệ là một đối tượng có mối liên hệ với nhiều lĩnh vực. Án lệ Việt
Nam thời hiện đại được đề cập từ đầu thế kỷ XXI, lựa chọn và công bố đi vào thực tế từ
năm 2016. Vai trò của án lệ nằm ở đâu?
Thứ nhất, pháp luật Việt Nam thuộc hệ luật thành văn, một hệ thống pháp luật đã
có từ hàng nghìn năm trước, tồn tại lâu dài trong lịch sử. Án lệ cũng như vậy, đã có
trong nhiều thời, ảnh hưởng tới việc giải quyết tranh chấp của hệ thống tư pháp ở Việt
Nam.
Thứ hai, Việt Nam tiếp tục tập trung vào mục tiêu phát triển kinh tế, hoàn thiện
nhà nước pháp quyền. Lĩnh vực kinh tế được đẩy mạnh thì không thể tránh khỏi sự gia
tăng của những vấn đề pháp lý, trong đó có xung đột, tranh chấp. Việc giải quyết tranh
chấp bởi hệ thống tòa án Việt Nam có liên quan nhất định với án lệ bằng việc viện dẫn
án lệ và đang dần gia tăng. Các án lệ có thể đề cập tới chủ thể, khách thể, đối tượng liên
quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới lĩnh vực kinh tế nói chung, quy định pháp luật về kinh
tế. Từ cụ thể, thấy được mối liên hệ nhất định của án lệ với pháp luật kinh tế.
2 Thuật ngữ Bàn tay vô hình được Adam Smith đưa ra vào năm 1776, nêu đặc điểm của kinh tế thị trường.
2
Án lệ đang ở giai đoạn đầu, liên tục được đặt làm vấn đề để xây dựng và phát
triển thông qua số lượng lớn hoạt động nghiên cứu, thảo luận, học hỏi quốc tế lẫn nội
địa. Qua nhận định tổng quan và cụ thể, có thể thấy được sự quan tâm của cộng đồng
tới án lệ và kinh tế. Do vậy, tác giả nghĩ tới chủ đề Án lệ và mối liên hệ với pháp luật
kinh tế ở Việt Nam làm luận văn thạc sĩ luật học của mình để nghiên cứu về án lệ Việt
Nam và phân tích mối liên hệ này.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Với tư cách là một tập hợp con của pháp luật, án lệ là một chủ đề tồn tại từ lâu
trong khoa học pháp lý. Trong lịch sử hiện đại, Việt Nam bị chia cắt thành hai miền
trong chiến tranh. Tại miền Bắc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung xây dựng hậu
phương, tham gia tiền phương với mục tiêu thống nhất đất nước, giữ vững pháp luật,
không chú trọng cho án lệ. Tại miền Nam, khi mà Hoa Kỳ và các nước đồng minh kiểm
soát, hệ thống pháp luật vẫn được xây dựng theo châu Âu lục địa, án lệ vừa được sử
dụng, vừa được nghiên cứu. Có thể kể tới những tác phẩm nổi bật như:
Trần Đại Khâm (1969), Án lệ vựng tập (Recueil de jurisprudence), Nhà sách Khai
Trí, Sài Gòn. Tác giả là Thẩm phán, Chánh án Tòa thượng thẩm Sài Gòn Trần Đại Khâm
đã tóm tắt số liệu và xếp loại độ phổ biến các án lệ đa phần ở miền Nam thời kỳ 1948 –
1967, chủ yếu từ ngày Chính phủ Quốc gia Việt Nam thu hồi chủ quyền tư pháp năm
1949, với đầy đủ các chủ đề gồm dân sự, lao động, nhà phố, điền địa, thương mại, quân
sự, hình sự và hành chính.
Vũ Văn Mẫu, Lê Đình Chân (1968), Danh từ và Tài liệu: Dân luật và Hiến luật,
Tủ sách Đại học, Sài Gòn. Hai giáo sư, luật gia tiêu biểu của miền Nam thời chiến tranh
đã soạn thảo theo chương trình giảng dạy luật khoa. Dẫn châm ngôn của người xưa “Lời
của luật pháp phải nặng như kim cương”3, các tác giả cho rằng án lệ làm sáng tỏ thêm
ý nghĩa và tầm hiệu lực của luật pháp. “Dân học luật mà không đọc án lệ, khác nào
người chỉ chơi hoa giấy, không được biết hương sắc của hoa thật”4, nhận định này đã
cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của án lệ.
Từ sau khi thống nhất đất nước, nghiên cứu về án lệ duy trì tần suất nhỏ rải rác
thời gian đầu, quay trở lại dần dần từ những năm 2000, khi mà chính sách án lệ được đề
3 Nguyên văn bản gốc tiếng Pháp: Les paroles de la loi doivent se peser comme diamants. Đây là châmngôn của
triết gia, luật gia Jeremy Bentham (1748 – 1832), người sáng tạo ra Chủ nghĩa vị lợi (Utilitarianism), nhà lý thuyết
hàng đầu của triết học luật pháp Anh Mỹ (Anglo-American philosophy of law).
4 Tr. 243.
3
xuất tái hiện. Trước năm 2016, các nghiên cứu gồm luận văn, luận án, bài đăng tạp chí
chuyên khoa, chuyên ngành luật học về các đề tài, vấn đề chủ yếu là so sánh án lệ luật
thành văn châu Âu lục địa, thông luật Anh Mỹ, từ đây đưa ra đề xuất kiến nghị cho xây
dựng và phát triển án lệ Việt Nam. Ví dụ có thể kể đến Ngô Quốc Chiến và Medhi Kebir
(2013), Tính hồi tố của án lệ và thay đổi án lệ, Tạp chí Tòa án nhân dân, ISSN: 1859-
4875, số 17 và 18 tháng 9 năm 2013. Nhóm nghiên cứu đã phân tích quá trình hình thành
án lệ và thay đổi án lệ để làm rõ các ưu điểm và nhược điểm của án lệ. Từ 2016, thời
điểm bắt đầu chính thức công bố án lệ cho đến nay, nghiên cứu về án lệ được đẩy mạnh.
Với sự quản lý và thúc đẩy bởi Tòa án nhân dân tối cao thông qua nhiều đề nghị, hội
thảo trong nước và ngoài nước nhằm tăng cường sự quan tâm của giới luật5 cho chính
sách án lệ. Đã có một số sách như:
Lưu Tiến Dũng (2021), Án lệ Việt Nam – Phân tích và Luận giải, Nhà xuất bản
Tư pháp; Trần Văn Hà (chủ biên, 2021), Hệ thống án lệ và các nghị quyết của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành hướng dẫn áp dụng phápluật về hình sự,
dân sự, hành chính, kinh tế, lao động, hôn nhân gia đình trong công tác xét xử của tòa
án nhân dân, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông. Các sách được biên soạn công
phu với cách tiếp cận phân tích các án lệ xuất phát từ các quy định sẵn có của pháp luật
nhằm góp phần hiểu rõ và khái quát hơn nội dung các kết luận pháp lý của các án lệ đã
được ban hành và là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho những người làm công tác xét
xử và thực tiễn hành nghề cũng như các nhà nghiên cứu quan tâm đến án lệ của Việt
Nam.
Khía cạnh thực tế, nghiên cứu theo hai cách thức là: (i) từ trong ra ngoài, nghiên
cứu khía cạnh cụ thể của án lệ, pháp luật thực định gắn với tình tiết thực tế; và (ii) từ
ngoài vào trong, đánh giá khung tổng quan trong hệ thống cấu tạo. Tiêu biểu hiện nay
là tác giả Đỗ Văn Đại, thành viên Hội đồng tư vấn án lệ, Tòa án nhân dân tối cao với
nhiều nghiên cứu công bố, kèm theo các đề xuất được lựa chọn làm án lệ; và tác giả
Nguyễn Sơn, nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã liên tục bình luận và
thống kê công tác án lệ. Ngoài ra, nghiên cứu đáng chú ý với sự tham gia của các luật
gia nổi tiếng như Kim Tae-joon (2021), Phát triển án lệ tại Hàn Quốc và một số kinh
nghiệm cho Việt Nam; Phan Trung Hoài (2021), Phát triển và áp dụng án lệ ở Việt Nam
5 Trong công trình nghiên cứu này, tôi sử dụng từ giới luật để đề cập tới các học giả, nhà nghiên cứu ngành luật
học.
4
từ góc độ của Luật sư – Một số đề xuất và kiến nghị;Phạm DuyNghĩa (2021), Xây dựng
án lệ trong thời đại chuyển đổi số. Những nghiên cứu này đều được đăng tải tại hội thảo
nghiên cứu án lệ của Tòa án nhân dân tối cao. Từ tổng quan tình hình nghiên cứu, thấy
được rằng hiện còn ít những công trình nghiên cứu, phân tích mối liên hệ giữa án lệ và
pháp luật kinh tế ở Việt Nam, phân tích cụ thể sự ảnh hưởng của những án lệ đã được
ban hành với các phân ngành kinh tế cụ thể, có ít công trình đề xuất giải pháp để xây
dựng và phát triển án lệ nói chung, án lệ liên quan tới pháp luật kinh tế nói riêng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là án lệ ở Việt Nam và mối quan hệ của nó
với pháp luật kinh tế. Căn cứ xem xét, viện dẫn những quy phạm pháp luật có liên quan,
tình tiết trên thực tế của các vụ án chủ yếu liên quan tới kinh tế, chịu tác động qua lại
đối với đối tượng. Từ đối tượng chung là án lệ, các khía cạnh bên trong được liệt kê,
phân tích và đánh giá gồm quy phạm, thực tiễn chủ yếu trong pháp luật kinh tế, dẫn đến
tính liên kết và ảnh hưởng đa chiều. Bên cạnh đó, luận văn cũng chú trọng nghiên cứu
sách lược về pháp quyền của Việt Nam đương đại với mục đích kết hợp và nâng tầm đối
tượng án lệ.
Phạm vi về đối tượng nghĩa là nghiên cứu chủ yếu xoay quanh 52 án lệ đã được
công bố, có hiệu lực ở thời điểm nghiên cứu, nhất là các án lệ về kinh tế.
Phạm vi về không gian nghĩa là nghiên cứu có đề cập tới vị trí của án lệ trong
kinh tế – xã hội, chính trị, pháp luật Việt Nam cùng với một số nước có mối quan hệ lớn
như Pháp, Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Phạm vi về thời gian nghĩa là nghiên cứu phần lớn về án lệ và pháp luật trong
thời kỳ hiện đại, từ thế kỷ XXI, tuy nhiên có đề cập tới những án lệ, quy phạm pháp luật
được áp dụng trong quá khứ, không còn hiệu lực.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn này là nghiên cứu mối liên hệ giữa án lệ và pháp luật kinh
tế của Việt Nam hiện nay, từ đó đề ra giải pháp để phát triển việc xây dựng án lệ, tạo
điều kiện hỗ trợ giải quyết tranh chấp cả dân sự, hình sự lẫn hành chính về kinh tế, góp
phần đóng góp cho việc hoàn thiện pháp luật kinh tế ở Việt Nam.
Nhiệm vụ của luận văn là trả lời bốn câu hỏi cơ sở: cấu trúc hệ thống án lệ Việt
Nam hiện nay là gì; mối liên hệ giữa án lệ và pháp luật kinh tế ở Việt Nam là như thế
nào; thực tiễn xây dựng án lệ và thực tiễn phát triển kinh tế hiện nay; chính sách được
5
đặt ra để xây dựng nhà nước pháp quyền đang có. Từ bốn câu cơ sở để hướng tới mục
đích.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp xuyên suốt toàn bộ công trình nghiên cứu này là phép biện chứng,
tức mỗi vấn đề không tồn tại độc lập, đều được liên kết với chủ thể, đối tượng, lập luận
khác từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới và ngược lại. Lý lẽ không vô căn cứ, bởi nếu
không bằng cớ, không có thật, không biết trước sau, trái phải thì không đáng tin cậy.
Ngoài ra, để đạt được các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể, tác giả sử dụng các phương
pháp nghiên cứu luật học truyền thống như: tổng hợp, phân tích, so sánh và bình luận
án lệ.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Luận văn đã thực hiện được mục đích và nhiệm vụ đề ra, chứng minh được tầm
quan trọng của án lệ, khả năng thực tiễn của việc áp dụng đối sách xây dựng và nâng
tầm án lệ hiện hành.
Đã thống kê, phân tích để chứng minh ý nghĩa lịch sử cho sự hình thành của án
lệ, tác động của thế hệ trước được bảo tồn và duy trì cho thế hệ sau.
Đã thống kê, viện dẫn và phân tích các án lệ, nhất là án lệ về kinh tế hiện hành,
chứng minh mối quan hệ và tác động có vị trí nhất định hiện có và tăng dần trong thời
gian tới của án lệ với pháp luật kinh tế, của pháp luật kinh tế với chính sách phát triển
kinh tế.
Đã đánh giá để tiến tới đề xuất những đối sách nâng tầm án lệ, xây dựng và phát
triển án lệ ở khía cạnh mài dũa miếng ghép trở nên sắc bén và tác dụng cao trong pháp
luật kinh tế thập niên 2020.
7. Cấu trúc của Luận văn
Luận văn được kết cấu thành ba phần: phần mở đầu, nội dung và kết luận. Ngoài
ra, trong luận văn còn trình bày danh mục các tài liệu tham khảo. Phần nội dung của
luận văn gồm ba chương:
Chương I: Tổng quan về án lệ ở Việt Nam và mối liên hệ với pháp luật kinh tế;
Chương II: Tác động của án lệ hiện tại đối với pháp luật kinh tế Việt Nam;
Chương III: Giải pháp xây dựng, phát triển và nâng tầm án lệ Việt Nam trong
giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội.
6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ÁN LỆ Ở VIỆT NAM VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI
PHÁP LUẬT KINH TẾ
1.1. Lược sử quá trình hình thành và phát triển án lệ ở Việt Nam và án lệ trong
hệ thống pháp luật một số nước
1.1.1. Lịch sử hình thành án lệ ở Việt Nam thời phong kiến
Án lệ là một bộ phận của pháp luật, tồn tại trong cả hai trường phái pháp luật chủ
đạo của thế giới là thông luật và luật thành văn. Việt Nam là một quốc gia theo trường
phái luật thành văn, xuất hiện và tồn tại trong thời gian dài của lịch sử.
Thứ nhất, các bộ luật thành văn chủ đạo.
Trong lịch sử Việt Nam, trải qua nhiều giai đoạn biến cố phức tạp, đất nước chính
thức bắt đầu độc lập từ thế kỷ thứ X. Từ đây, các nhà nước nắm quyền thời gian dài như
Triều Lý, Triều Trần, Triều Lê, Triều Nguyễn kiểm soát và tạo ra nhiều ảnh hưởng đa
phương diện, từ lãnh thổ, dân tộc, phong tục, tập quán, và trong đó có pháp luật. Năm
1042, Thái Tông Lý Phật Mã ra lệnh xây dựng, soạn thảo, in ấn Bộ luật Hình thư, tức
bộ luật thành văn đầu tiên của nhà nước quân chủ chuyên chế Việt Nam6. Bộ luật Hình
thư ra đời thay thế cho các chiếu chỉ, quy chế, luật lệ trước đó; quy định theo nguyên
tắc lẽ phải việc xử phạt, tránh việc làm không có quy củ, lũng loạn và lạm dụng, gây ra
oan sai cho người dân của giới quan lại. Bộ luật này tạo ra hệ thống khung xuyên suốt
Nhà Lý (1009 – 1225), được sử dụng và cải tiến dưới thời Nhà Trần (1225 – 1400).
Cũng nhờ tính định vị quan trọng của Bộ luật Hình thư, ngày nay, Lý Thái Tông được
xem là nhân vật tiêu biểu trong việc bảo vệ công lý và hoạt động xét xử dưới thời quân
chủ Việt Nam7.
Đến thời Nhà Lê sơ (1428 – 1527), năm 1483, Thánh Tông Lê Tư Thành lệnh
cho quan lại chỉnh sửa, biên soạn lại các điều luật cũ, xây dựng bộ Quốc triều Hình
luật (còn gọi là Bộ luật Hồng Đức). Bộ luật này gồm sáu (6) quyển, 722 điều, và được
sử dụng xuyên suốt từ thời Hồng Đức đến hết thế kỷ XVIII lúc Nhà Lê sụp đổ. Thời kỳ
tiếp theo, dưới Nhà Nguyễn (1802 – 1945), năm 1815, Thế Tổ Nguyễn Ánh cho ban
hành Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Bộ luật Gia Long), có hiệu lực từ 1818 cho đến hết
6 Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (2009), tr. 127–129.
7 Năm 2020, Tòa án nhân dân tối cao tổ chức Hội thảo khoa học: Nhân vật lịch sử tiêu biểu trong hoạt động xét
xử của Việt Nam, đã bình chọn Lý Thái Tông (1000 – 1054) với các công trạng như: ban hành Bộ luật Hình thư;
đúc chuông để người dân đến bày tỏ nỗi oan ức để được thấu xét; xét xử nhiều vụ án nổi tiếng trong lịch sử như:
vụ án Loạn tam Vương, Nùng Trí Cao; truyền dạy, đào tạo con trai trưởng là Thánh Tông Lý Nhật Tôn trở thành
vị quan xử án mẫu mực và lừng danh trước khi lên ngôi Hoàng đế.
7
thời đại phong kiến, bước sang giai đoạn mới của lịch sử8. Và cũng trong thời đại quân
chủ chuyên chế này, Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long là hai bộ luật được cho là
tiêu biểu và phổ biến nhất.
Xét lịch sử suốt thiên niên kỷ này, nhà nước phong kiến lãnh đạo bởi quý tộc,
quan lại, sử dụng pháp luật được lập ra để tạo khung và chế tài cho đại đa số tầng lớp
trong xã hội khắp cả nước. Việc tạo luật chính là lập pháp đều tuân thủ theo quy trình
nhất định, tham khảo, nghiên cứu phục vụ ý chí của tầng lớp đứng đầu; và trong các kỹ
thuật lập pháp này, bên cạnh các bộ luật chính thức được in ấn, ban bố, nhà nước còn
ban hành các chiếu, chỉ, dụ, sắc, lệ hay lệnh để ra quyết định, trong đó có cả việc hướng
dẫn phương thức tiến hành hoạt động xét xử khi bộ luật còn thiếu sót, chưa quy định
đảy đủ các khía cạnh chi tiết hoặc chỉ quy định sơ bộ, chưa rõ. Các triều đại phong kiến
Việt Nam được nhận định là triệt để áp dụng cách thức này, và hình thức này cũng cho
thấy sự tương tự với thệ thống văn bản quy phạm pháp luật dưới luật và án lệ đương đại.
Thứ hai, án lệ trong pháp luật Nhà Lê.
Tại thời Nhà Lê, Thánh Tông Lê Tư Thành chỉ đạo mục đích làm cho pháp luật
đầy đủ, dễ hiểu và rộng rãi bằng cách sử dụng kỹ thuật lưu trữ, ghi tóm tắt lại những bản
án đã được các quan lại xử án xử lý, phán quyết trong quá khứ, chọn ra làm tiền lệ pháp
điển hình để về sau tham khảo, dựa trên bản án đó để áp dụng các trường hợp tương tự
về sau. Lấy thí dụ cụ thể trong Bộ luật Hồng Đức, các Điều 3969, Điều 39710, về việc
phân chia tài sản là bất động sản gồm đất thổ cư, hương hỏa của gia đình thực tế đều là
những bản án được tắt lược lại, soạn thảo kèm vào bộ luật. Các ví dụ này đều là án lệ
được nâng cấp thành luật, bổ sung vào Luật Hương hỏa, áp dụng trực tiếp, và có các
điểm tương đồng về cả hình thức và nội dung. Đơn cử thứ nhất, hai án lệ đều đổi tên
đương sự có quyền và nghĩa vụ trong vụ án từ thực tế thành tên ẩn danh, các tên gọi
chung như Giáp, Ất, Bính, Đinh, tức 10 can trong văn hóa phương Đông, giống như đa
8 Đặng Việt Thủy, Đặng Thành Trung (2008), tr. 283.
9 Nguyên văn Điều 396, Bộ luật Hồng Đức: Người ông là Phạm Giáp sinh con trai trưởng là Phạm Ất, thứ là
Phạm Bính. Ông tổ Phạm Giáp có ruộng đất hương hỏa hai mẫu đã giao cho con trưởng là Phạm Ất giữ. Phạm
Ất đã đem hai mẫu ấy nhập vào với ruộng đất của mình mà chia cho các con, chỉ còn năm sào để cho con trai
Phạm Ất giữ làm hương hỏa.Con trai Phạm Ất lại sinh toàn con gái, mà con thứ là Phạm Bính có con trai lại có
cháu trai, thì số năm sào hương hỏa hiện tại, phải giao lại cho con trai hay cháu trai Phạm Bính coi giữ. Nhưng
không được đòi lấy cho đủ hai mẫu hương hỏa của tổ tiên trước mà sinh ra tranh giành . Nguyễn Ngọc Nhuận,
Nguyễn Tá Nhí (2003), tr. 155.
10 Nguyên văn Điều 397, Bộ luật Hồng Đức: Người ông là Trần Giáp sinh được trai gái hai con, trai trưởng là
Trần Ất, gái là Trần Thị Bính. Trần Ất sinh được một gái Trần Thị Đinh, còn thơ ấu thì Trần Ất chết. Ông là Trần
Giáp lập chúc thư giao phần ruộng đất hương hỏa cho Trần Thị Bính giữ. Khi Trần Thị Bính chết,thì phần hương
hỏa phải trả lại cho con gái Trần Ất là Trần Thị Đinh giữ. Nguyễn Ngọc Nhuận, Nguyễn Tá Nhí (2003), tr. 156.
8
phần các bản án được công bố trong pháp luật Việt Nam đương đại đổi tên đương sự
thành A, B, C, và cũng là việc giữ bí mật tên đương sự trong các án lệ từ Án lệ 1111 trở
về sau. Đơn cử thứ hai, hai án lệ có nội dung xoay quanh đất hương hỏa, phong tục và
tập quán thờ cúng tổ tiên, chia di sản thừa kế, mô tả chính xác thực tế về đất đai, huyết
thống và gia tộc trong xã hội, vấn đề luôn tồn tại cho đến ngày nay và chỉ có ở xã hội
Việt Nam và vùng văn hóa Đông Á của phương Đông.
Bên cạnh Bộ luật Hồng Đức, Nhà Lê còn có các văn bản pháp luật được áp dụng
khác như Luật thư do Nguyễn Trãi biên soạn (1440), Hồng Đức thiện chính thư (1470),
Bộ Lê triều quan chế (1471), Thiên Nam dư hạ tập (1483), Quốc triều khám tụng điều
lệ (1777, dưới thời Nhà Lê trung hưng). Trong số lượng này, Hồng Đức thiện chính
thư là bộ văn bản lưu trữ chủ yếu án lệ và luật pháp, đóng vai trò quan trọng trong tiền
lệ pháp. Thời phong kiến này, khi mà xã hội còn đang xoay quanh nông nghiệp, cộng
đồng khép kín, phần lớn các bản án trở thành án lệ đều liên quan đến ruộng đất, thứ tài
sản chủ đạo. Ngoài ra, cũng có một số án lệ liên quan đến lĩnh vực khác, như là hôn
nhân và gia đình. Ví dụ Án lệ phụ trái tử hoàn (tạm dịch: hồi đáp cho bố mẹ) nêu về
việc áp dụng án lệ theo tình huống đạo đức, nhân văn trong xã hội cũ, khi mà con cái
phải hồi đáp lại ơn huệ khi được bố mẹ sinh ra12; Án lệ bất phu hữu thai (tạm dịch:
không chồng mà có thai), nêu đến việc áp dụng điều khoản về thông gian, tức giảm án,
giảm hình phạt khắc nghiệt cho đương sự ở vụ án không được quy định trong bộ luật về
người phụ nữ không có chồng mà có thai13. Một số bản án được Lương Thế Vinh trình
bày, kiến nghị và được Thánh Tông Lê Tư Thành phê chuẩn thành án lệ14.
Bởi những sự kiện này, án lệ chính thức ra đời từ thời Nhà Lê sơ. Việc dùng bản
án xét xử trong quá khứ làm căn cứ để tham khảo, dẫn chiếu nhằm đưa ra đường lối xét
xử cho các vụ việc dân sự, hình sự xảy ra, về sau trở thành một kỹ thuật lập pháp giúp
cho việc xử án trở nên dễ hơn trong quá trình áp dụng tại thực tế.
Thứ ba, án lệ trong pháp luật Nhà Nguyễn.
11 Đương sự trong Án lệ 11: nguyên đơn là Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) A, bị đơn là Công ty trách
nhiệm hữu hạn (TNHH) B; đương sự liên quan là Trần Duyên H, Trần Lưu H1,Trần Lưu H2, Trần Thanh H, Trần
Minh H, Phạm Thị V, Tạ Thu H, Lưu Thị Minh N, Nguyễn Tuấn T, Đỗ Thị H. Án lệ 11, tr. 1.
12 Nguyên văn Đoạn 101: Nếu cha mẹ mắc nợ mà bỏ trốn thì con cháu phải trả; nếu con cháu có nợ mà bỏ trốn
thì cha mẹ, ông bà không phải chịu trách nhiệm. Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Sĩ Giác (1959), tr. 52.
13 Nguyên văn Đoạn 262: Gian phụ có thai thì ở phía gian phụ có chứng cứ; còn phía nam phu vì không có bằng
chứng thì chỉ có thể xử phạt gian phụ về tội thông gian thôi. Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Sĩ Giác (1959), tr. 136.
14 Viện Nghiên cứu Hán Nôm (2006), tr. 479.
9
Năm 1810, Thế Tổ Nguyễn Ánh giao việc soạn thảo luật cho Nguyễn Văn
Thành15, soạn từ 1811, hoàn thành năm 181216, có hiệu lực năm 181317, mang tên là
Hoàng Việt luật lệ tức Bộ luật Gia Long. Bộ luật này gồm có 22 quyển với 398 điều,
xếp theo sáu (6) loại là Binh, Hình, Công, Lại, Hộ, Lễ luật tương đương với sáu bộ trong
triều đình. Về hình thức, bộ luật tham khảo một số phần từ pháp luật Nhà Thanh (1636
– 1912) là Đại Thanh luật lệ từ việc sắp xếp nội dung cho đến cách gọi tên; tham khảo
một phần nội dung, tuy nhiên được chỉnh sửa theo phong tục và xã hội Việt Nam, trong
đó đặc biệt là xóa bỏ các hình phạt lớn nhất trong luật Nhà Thanh như: tru di tam
tộc, lăng trì18. Hai bộ luật có điểm chung là đều có nội dung luật và lệ ở mỗi điều luật.
Luật ở đây là các điều khoản tạo thành hệ thống khung chung, chế định và chế tài quy
định luật như Bộ luật Hồng Đức cũ; còn lệ chính là án lệ, là những bản án được thêm
vào trong bộ luật dựa trên việc trong thực tế xét xử và nhận định tính quan trọng. Bên
cạnh đó, trong cả bản gốc, bản lưu trữ và bản dịch thuật của bộ luật đều thể hiện các
trình bày ghi chú cụ thể về bản án có liên quan đến điều luật được trích dẫn, chú giải thể
hiện một phần được áp dụng trên thực tế có liên quan19. Ngoài ra, dưới thời Nhà Nguyễn,
các văn bản Hội điển toát yếu (1833), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (1843 – 1855),
Minh Mệnh chính yếu (1837), Đại Nam điển lệ toát yếu (1909) cũng có những ghi chép
về án lệ.
Bước qua thời kỳ phong kiến, Việt Nam bắt đầu giai đoạn chuyển giao phức tạp,
lần lượt chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa thuộc địa thời Pháp thuộc (1883 – 1945), Chiến
tranh Việt Nam liên tục trong giai đoạn Việt Nam Cộng hòa chịu chi phối của Hoa Kỳ
cùng các nước đồng minh chiếm giữ miền Nam (1955 – 1975).
15 Nguyễn Văn Thành (1758 – 1817), đảm nhiệm vị trí Trung quân, Tổng tài, chỉ đạo trực tiếp soạn thảo Hoàng
Việt luật lệ cùng cấp dưới là Vũ Trinh, Trần Hựu, theo Nguyễn Q. Thắng (2002), tr. 9–10. Ở một khía cạnh khác,
Nguyễn Văn Thành được các nhà sử học hiện nay nhận định là khai quốc công thần chủ đạo giúp Nguyễn Ánh
thống nhất đất nước, nắm giữ vị trí trọng yếu nhất của triều đình là Bình Tây Đại tướng quân, Tiền quân, Tổng
trấn Bắc thành, toàn quyền lãnh đạo miền Bắc ổn định thời kỳ đầu triều; giỏi văn võ, chỉ huy thamtrận Nguyễn –
Tây Sơn, sáng tác văn chương với những tác phẩm như Văn tế tướng sĩ trận vong; chủ biên Hoàng Việt luật lệ,
chủ biên Đại Nam thực lục – biên niên sử quan trọng nhất Nhà Nguyễn. Ngoài ra, ông cũng đề xuất, đặt ra những
chính sách thời kỳ đầu về chính trị, pháp luật và giáo dục, nhấn mạnh dân túy như xây dựng Khuê Văn Các, biểu
trưng hiện tại của thủ đô Hà Nội. Tuy vậy, ngày nay, ông lại rất ít được biết đến bởi xã hội hiện đại.
16 Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Văn Tài (1994), tr. 11.
17 Về năm có hiệu lực, có những quan điểm cho rằng là 1815, 1818, ở đây dựa trên Đại Nam liệt truyện, Viện Sử
học Việt Nam (2013), trích tập 2, tr. 409: Năm Gia Long thứ 12 (1813), [Nguyễn Văn] Thành cùng lũ Vũ Trinh
xét định luật lệ cộng 398 điều,sách luật làm xong tiến trình,vua thân tự sửa định,lại sai làm bài tựa liền sai khắc
in ban hành.
18 P.L.F Philastre (1875), tr. 61–62.
19 Vũ Văn Mẫu (1957), tr. 239–240.
10
1.1.2. Án lệ Việt Nam thời cận hiện đại
Bắt đầu từ thế kỷ XIX, khi mà đất nước vẫn còn đang thuộc thời kỳ phong kiến,
ảnh hưởng đến từ phương Tây đã xuất hiện khi chế độ thực dân mở rộng, chiếm ưu thế
và quản lý thời gian dài.
Thứ nhất, án lệ thời Pháp thuộc và chế độ Việt Nam Cộng hòa.
Trong các giai đoạn này, hệ thống pháp luật Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng đến
từ phương Tây, nhất là hệ thống pháp luật nước Pháp của điển hình châu Âu lục địa.
Với vị trí là một quốc gia nổi bật về luật thành văn, Pháp đã chuyển giao cấu trúc pháp
luật này tại Việt Nam, tạo dựng những đạo luật các lĩnh vực của xã hội, trong lãnh thổ,
phân thành ba miền là Bộ Dân luật Bắc Kỳ (1931), Bộ Dân luật Trung Kỳ (1936), và
Dân luật giản yếu Nam Kỳ (1883). Lấy đạo luật này làm cơ bản và chủ yếu của quy
phạm, bên cạnh đó áp dụng một số nhóm các án lệ như là miếng ghép để hoàn thiện toàn
bộ thuộc tính trên. Mục đích ra đời của án lệ là phục vụ giải thích pháp luật theo hướng
rõ ràng, bổ sung những khoảng trống, những thiếu sót của pháp luật thực định hiện hành,
hoặc quy định có nhưng chưa đầy đủ. Các án lệ do hệ thống tòa án lựa chọn qua những
bản án đã được xét xử trong thực tế, làm nguồn lưu trữ quan trọng để có thể tham khảo
và vận dụng cho việc xét xử về sau. Từ một khía cạnh khác, tòa án xây dựng nên án lệ
trong hoạt động xét xử các vụ kiện, nhất là khi gặp những điều luật tối nghĩa, không rõ
ràng hoặc nhiều điều luật mâu thuẫn với nhau. Quy định về nghĩa vụ xử của tòa án được
nêu tại cả ba bộ dân luật ba miền, theo đó: Thẩm phán nào viện lẽ rằng vì luật không
quy định hoặc tối nghĩa hoặc không đủ để thoái thác không xét xử, có thể bị truy tố về
sự bất khẳng thụ lý20. Điều khoản này cũng là mô phỏng theo Bộ Dân luật Pháp lúc bấy
giờ, phản chiếu việc án lệ đã được áp dụng bởi hệ thống pháp luật của Pháp tại Việt
Nam21.
Cũng trong khía cạnh này, các thẩm phán xét xử các cấp ban hành phán quyết
được lưu trữ và vận dụng trong việc tham khảo, không có tính chất bắt buộc. Những
phán quyết đó sẽ trở thành án lệ khi được các tòa án cho rằng đó là khung hình chung,
đã được tòa án cấp cao nhất tổng kết, xem xét lựa chọn và phổ biến chung cho phạm vị
20 Điều 5, Bộ Dân luật Bắc Kỳ (1931), Bộ Dân luật Trung Kỳ (1936); Điều 4, Dân luật giản yếu Nam Kỳ (1883).
21 Điều 4, Bộ luật Dân sự Pháp 1804: [Le juge qui refusera de juger, sous prétexte du silence, de l'obscurité ou de
l'insuffisance de la loi, pourra être poursuivi comme coupable de déni de justice.], dịch: Thẩm phán từ chối xét xử
vì lý do luật không có quy định hoặc luật quy định không rõ ràng có thể sẽ bị truy tố vì tội bất khẳng công lý.
11
cả nước thông qua các tạp chí công bố bản án thành án lệ như Pháp luật tập san, Pháp lý
tập san, Đông Dương tư pháp tập san (Journal judiciaire de l’Indochine).
Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam (1955 – 1975), miền Nam dưới sự hỗ trợ
của Hoa Kỳ và đồng minh, chính thể Việt Nam Cộng hòa chiếm giữ. Mặc dù chịu nhiều
ảnh hưởng của Hoa Kỳ, một quốc gia thuộc hệ thống thông luật, nhưng nền pháp luật ở
miền Nam vẫn tiếp tục duy trì luật thành văn từ thời Pháp thuộc. Bên cạnh đó, đi cùng
quy phạm pháp luật trực tiếp, những án lệ được sử dụng để bổ sung cho những trường
hợp pháp luật không rõ ràng, chưa đầy đủ. Đơn cử án lệ về giá trị các văn bản được ban
hành và lưu trữ dưới thời Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng ở Việt Nam đã quy định: Các
văn thư về tư pháp làm ra dưới thời Nhật vẫn có giá trị nếu không điều gì trái với luật
lệ hiện hành22. Trong tố tụng thời kỳ này, khi tiến hành việc viện dẫn một bản án để
chứng minh sự suy luận trong xét xử, cấp xét xử phải thống kê và nêu đầy đủ thông số
từ tên tòa án ra bản án được viện dẫn, ngày tuyên bản án, tạp chí đã đăng án văn (thời
gian, phần, trang). Theo định kỳ ba tháng, Bộ Tư pháp Việt Nam Cộng hòa thường xuất
bản ấn phẩm về án lệ, đăng tải những trích dẫn về nhận định, quan điểm hay định hướng
xét xử trong các bản án của Tòa thượng thẩm, Tối cao Pháp viện, đưa những bản án này
trở thành căn cứ pháp lý để xét xử các tranh chấp tương tự.
Thứ hai, án lệ tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945 – 1976) ra đời từ Tuyên ngôn độc lập năm
1945, trải qua Chiến tranh Đông Dương (1945 – 1954), giành chiến thắng nhưng vẫn
không thể thống nhất đất nước sau Hiệp định Genéve, tiếp tục đương đầu với cuộc Chiến
tranh Việt Nam cho đến thống nhất toàn vẹn năm 1976.
Cũng bởi tình thế phức tạp và khó khăn bao phủ mọi lĩnh vực này, thời kỳ Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa lãnh đạo miền Bắc, mục tiêu chủ yếu xoay quanh bảo vệ đất
nước và tham gia chiến tranh thống nhất, không tập trung nhiều vào việc xây dựng hệ
thống pháp luật mới nói chung, hay án lệ nói riêng. Tuy nhiên, việc tiếp tục áp dụng hệ
thống luật thành văn cũ tiếp tục giữ cho khái niệm và quan điểm về án lệ vẫn tồn tại.
Năm 1945, một sắc lệnh đã được ký bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc chấp thuận sử
dụng một phần hệ thống pháp luật cũ không trái với nguyên tắc chung về chủ quyền và
độc lập của đất nước tại thời điểm đó ở ba miền trong thời gian chuẩn bị ban hành hệ
22 Bản án của Tòa thượng thẩm Sài Gòn ngày 28 tháng 06 năm 1951, đăng trong Pháp lý tập san năm 1952, tr. 52;
dẫn từ Trần Đại Khâm, tr. 15.
12
thống pháp luật cho cả nước đang được xây dựng23. Cũng trong thời kỳ này, ở miền Bắc,
về nguyên tắc không thừa nhận án lệ là nguồn của pháp luật, nhưng trong thực tiễn xét
xử thì Tòa án nhân dân tối cao đã tổng kết những bản án điển hình hình thành những
chuyên đề báo cáo để hướng dẫn các tòa áp dụng pháp luật thống nhất.
1.1.3. Án lệ trong hệ thống pháp luật một số nước
Hệ thống pháp luật trên thế giới có hai nhóm phổ biến nhất là hệ thống luật thành
văn lâu đời từ châu Âu lục địa; hệ thống thông luật của các nước Anh, Mỹ. Nhóm luật
thành văn với quan điểm pháp điển hóa hệ thống quy phạm pháp luật, lập thành văn bản
và xây dựng bộ quy định đó để điều chỉnh mọi lĩnh vực trong xã hội. Trong nhóm này,
án lệ được tạo dựng với mục đích hỗ trợ cho bộ quy định, phản chiếu sự vận hành của
luật thành văn, đảm nhiệm vai trò chủ yếu là giải quyết tranh chấp. Còn đối với nhóm
thông luật, quan điểm coi trọng án lệ, xem án lệ đóng vai trò chính là pháp luật, vai trò
như những đạo luật được xác lập khác. Trong các quốc gia trên thế giới thì Pháp, Hoa
Kỳ và Trung Quốc là những nước có ảnh hưởng lớn tới Việt Nam trong lịch sử.
Thứ nhất, án lệ trong pháp luật Pháp.
Pháp, nay là Cộng hòa Pháp, một nước theo hệ thống luật thành văn có khá nhiều
ảnh hưởng đến pháp luật Việt Nam.
Tại Pháp, án lệ được tạo lập từ việc thực hiện thẩm quyền của tòa án. Trong quá
trình xét xử của các tòa án, khi quy định của pháp luật đầy đủ, rõ ràng và cụ thể thì
nhiệm vụ của tòa án Pháp đơn giản là áp dụng chính xác các quy định đó. Tuy nhiên,
trong hệ thống luật thành văn, có nhiều trường hợp các quy định của pháp luật không đủ
để điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội phát sinh ở hiện tại và trong tương lai. Để thực
hiện nhiệm vụ xét xử của mình trong trường hợp này, tòa án phải đưa ra nhận định dựa
trên lẽ phải của xã hội, giải thích mở rộng các điều luật có liên quan, và việc lặp đi lặp
lại nhiều lần này là nguyên nhân tạo thành án lệ.
Trong phạm vi nội dung của một bản án, hai vấn đề liên quan và thường được
soạn thảo là tình tiết vụ án, và nhận định của tòa án. Tình tiết vụ án nêu lên thực tế xâu
chuỗi sự việc, tình huống đã xảy ra, và từ đây tòa án phân tích, nhận định và áp dụng
pháp luật để đi đến kết luận. Tại Pháp nói riêng và châu Âu lục địa nói chung, chỉ yếu
tố về nhận định từ áp dụng pháp luật mới có giá trị và khả năng trở thành án lệ, phần nội
dung tình tiết không được xếp vào nguồn án lệ. Ví dụ về vấn đề bồi thường thiệt hại,
23 Điều 1, Sắc lệnh 47.
13
một nội dung tương đối phổ biến trong các tranh chấp, hệ quả của tranh chấp, nhiều vụ
án có mức thiệt hại giống nhau, dẫn tới khả năng về việc toà án có thể áp dụng mức bồi
thường thiệt hại giống nhau. Trong những vụ án có mức thiệt hại tương đối giống nhau
đó, việc toà án áp dụng mức bồi thường thiệt hại giống nhau chỉ là giải quyết theo tình
tiết, và sự lặp đi, lặp lại này hoàn toàn không có giá trị để trở thành án lệ.
Trên thực tế, hệ thống pháp luật Pháp với quan điểm cho rằng nên không phải
mọi bản án, quyết định của toà án đều có thể là án lệ bởi mỗi bản án thường có giá trị
cho vụ án riêng biệt. Chỉ trong trường hợp nhiều bản án không chỉ có giá trị giải quyết
những tình tiết cụ thể của một vụ án, mà còn có thể nhân rộng, có tính khả thi để áp
dụng giải thích luật, tính chính xác, tính tương thích để áp dụng cho việc giải quyết
những vụ án mới về sau. Đơn cử tại Pháp, có án lệ về việc hoàn trả tài sản trong trường
hợp được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là nguyên tắc hình thành từ án lệ trên
cơ sở toà án giải thích và áp dụng Điều 137124, Bộ luật Dân sự Pháp 180425. Tại Việt
Nam, có điều khoản về nguyên tắc này trong Bộ luật Dân sự 2015, theo đó, người được
lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn
trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định về xác lập quyền sở hữu
theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật26.
Từ đây, đặc tính lặp đi, lặp lại, sử dụng nhiều lần của một giải pháp được áp dụng
bởi tòa án trong các vụ việc tương tự trở thành yếu tố chung khi nói đến sự hình thành
của một án lệ tại Pháp. Tức nghĩa là, để hình thành nói chung và xây dựng nói riêng án
lệ về một vấn đề pháp lý nào đó thì phải có một số lượng nhất định các quyết định, bản
án của cơ quan xét xử được ban hành theo cùng một phương thức, định hướng đối với
các vụ việc tương tự. Trong một vụ việc tương tự của hiện tại, toà án sẽ xem xét, có thể
đựa trên cách giải quyết của các toà án trong quá khứ để tiến hành áp dụng.
Án lệ tại Pháp có ba yếu tố cấu thành quan trọng nhất là bản án, tiền lệ và tính
thống nhất. Yếu tố bản án là nguồn hình thành nên án lệ, trong đó phần nhận định của
tòa án trong bản án chiếm vị trí chủ đạo. Theo nguyên tắc độc lập trong quá trình xét xử,
các tòa án được toàn quyền trong việc giải quyết vụ việc theo cách riêng của mình, tuy
24 Điều 1371, Bộ luật Dân sự Pháp 1804: [Les quasi-contrats sont les faits purement volontaires de l'homme, dont
il résulte un engagement quelconque envers un tiers, et quelquefois un engagement réciproque de's deuxparties],
dịch: Hợp đồng bán phần [quasi-contracts:loạihình hợp đồng không được xác lập trên thực tế giữa các bên nhưng
được tòa án nhận định là hợp đồng] là hành vi hoàn toàn tự nguyện của các bên mà từ đó dẫn đến bất kỳ sự cam
kết nào đối với người thứ ba và đôi khi là sự cam kết có đi có lại của hai bên.
25 Arthur Linton Corbin (1912), tr. 554.
26 Điều 579, Bộ luật Dân sự 2015: Nghĩa vụ hoàn trả.
14
nhiên, thông lệ tư pháp chỉ ra rằng, mỗi tòa án khi xét xử thường nghiên cứu quan điểm
và cách thức giải quyết trước đó của cấp trên, tòa sơ thẩm nghiên cứu quan điểm của tòa
phúc thẩm, đây chính là yếu tố chỉ ra tính thống nhất và tương thích tồn tại trong quá
trình hình thành án lệ. Theo cách nhìn tổng quan, toà án cấp trên được trao cho, và tiến
hành việc giám sát đối với toà án cấp dưới. Và thủ tục, hoạt động phúc thẩm, giám đốc
thẩm là thực tế của việc giám sát, đóng góp cho quá trình hình thành một án lệ thống
nhất cho một địa phương (trong mối quan hệ giữa các toà sơ thẩm và toà phúc thẩm)
hoặc cho cả nước (trong mối quan hệ giữa mọi toà án cấp dưới và toà án tối cao).
Thứ hai, án lệ trong pháp luật Hoa Kỳ.
Là một quốc gia theo hệ thống thông luật, nguồn gốc từ nước Anh, án lệ có vai
trò quan trọng trong pháp luật Hoa Kỳ. Bản chất án lệ của Hoa Kỳ có tính linh hoạt, bao
gồm hai loại: án lệ thuyết phục và án lệ ràng buộc. Trong đó, án lệ ràng buộc có nguồn
gốc từ Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ (Supreme Court of the United States) về các vụ việc
trong hệ thống Hiến pháp và đạo luật liên bang của Hoa Kỳ. Còn án lệ thuyết phục đến
từ hệ thống các tòa án còn lại trên khắp nước Mỹ, cả hệ tòa án liên bang và hệ tòa án
tiểu bang. Với hệ tòa án liên bang Hoa Kỳ đứng đầu là Tòa án tối cao, cấp dưới có 13
tòa phúc thẩm, 94 tòa cấp quận và hai tòa xét xử đặc biệt. Năm 1891, hệ thống tòa án
phúc thẩm liên bang của Hoa Kỳ ra đời, được giao cho nhiệm vụ tạo điều kiện thuận lợi
cho việc xét xử, tiến hành xét xử có hệ thống các cấp, và phân chia công việc thích hợp,
giảm bớt gánh nặng cho Tối cao Pháp viện27. Trong thẩm quyền của mình, tòa phúc
thẩm liên bang có quyền tài phán trong cả nước, xét xử phúc thẩm những vụ án đặc biệt,
như những vụ án liên quan đến luật phá sản, luật cấp bằng sáng chế và những vụ án đã
được phán quyết bởi hai tòa có quyền tài phán đặc biệt. Tiếp đến, để tiến hành thủ tục
tố tụng từ khởi kiện cho đến ra phán quyết một cách phù hợp theo vị trí địa lý ở 50 bang
và vùng lãnh thổ của Hoa Kỳ, dưới tòa phúc thẩm liên bang có 94 tòa cấp quận, có vị
trí, chức năng và thẩm quyền tương ứng với tòa sơ thẩm trong hệ thống tòa án liên bang
Hoa Kỳ.
Với hệ toà án tiểu bang, mỗi tiểu bang Hoa Kỳ lại chia thành hệ thống tòa án tiểu
bang riêng biệt, phụ trách tư pháp trong tiểu bang đó, thụ lý và xét xử những vụ việc
theo luật tiểu bang quy định, một sự tách biệt lớn với luật liên bang và luật của tiểu bang
khác. Tòa án tiểu bang chia làm ba cấp, tòa cấp sơ thẩm trực tiếp tại các quận trong tiểu
27 Điều III, Hiến pháp Hoa Kỳ; bản dịch Trần Thị Thái Hà, tr. 19.
15
bang; tòa cấp phúc thẩm và tòa tối cao tiểu bang. Với hệ thống tương ứng cho mỗi tiểu
bang, các tòa án tiểu bang là nơi lưu trữ thông luật rất lớn. Trong xét xử, hầu hết các
quyết định tại tòa án tiểu bang đều chiếu theo án lệ. Tuy nhiên, cũng bởi tính độc lập
của 50 tiểu bang, các án lệ liên tục được viện dẫn, lập luận, nhận định theo quan điểm
khác nhau nếu vụ án liên quan được xét xử ở vị trí khác nhau; chủ yếu mỗi án lệ có hiệu
lực lớn ở trong nội bộ tòa án của một tiểu bang nhất định.
Đơn cử án lệ Palsgraf v. Long Island Railroad Co. tại tiểu bang New York. Trong
nội dung vụ việc, tình huống diễn ra ở ga tàu hỏa Long Island Rail Road ở New York,
khi các khách hàng mua vé tàu và chờ tàu có gia đình ba mẹ con chuẩn bị đi du lịch. Khi
một chuyến tàu tới, hai hành khách không lên tàu kịp giờ đã vội vã chạy theo để cố gắng
nhảy lên tàu. Người chạy trước lên tàu thành công, người chạy sau được nhân viên bảo
vệ của đường sắt giúp đỡ, cũng lên được tàu nhưng để rơi một món đồ có chứa pháo hoa
phát nổ. Vụ nổ khiến vật thể là một chiếc cân lớn hoạt động bằng đồng xu trên sân ga
rơi sập xuống vào ba mẹ con, khiến người mẹ chịu thương tật là bệnh nói lắp. Người mẹ
tên là Helen Palsgraf sau đó đã kiện Công ty đường sắt Long Island Rail Road, tức chủ
sở hữu sân ga, với quan điểm khởi kiện cho rằng nhân viên sân ga đã thiếu trách nhiệm
trong quá trình giúp khách hàng mang pháo hoa lên tàu, khiến khách hàng khác đang
chờ tàu, trong đó có cô chịu thương tật. Tại phiên tòa sơ thẩm của Tòa án cấp cao New
York28, lập luận khởi kiện của nguyên được bồi thẩm đoàn chấp thuận, theo đó Hội đồng
xét xử ra phán quyết sơ thẩm buộc bị đơn bồi thường 6.000 USD29. Sau đó, công ty
đường sắt kháng cáo. Ở phiên phúc thẩm của Ban Phúc thẩm, Tòa án cấp cao New York,
với tỷ lệ 3–2, hội đồng xét xử đã bác kháng cáo. Bị đơn tiếp tục kháng cáo lần thứ hai,
gửi tới cơ quan xét xử cao nhất của tiểu bang là Tòa Phúc thẩm New York. Tại phiên
tòa này, vụ án được đảo chiều với tỷ lệ 4–3, không đồng ý với lập luận của nguyên đơn,
kết luận bị đơn thắng kiện. Nhận định và phán quyết của cấp cao nhất dựa trên đánh giá
và lập luận của Chánh án Benjamin N. Cardozo, cụ thể cho rằng bị đơn là công ty đường
sắt không có sơ suất, các nhân viên sân ga khi giúp đỡ khách hàng lên tàu không có nghĩa
vụ chăm sóc nguyên đơn, và việc nguyên đơn chịu thương tật không phải là tổn hại có
thể thấy trước từ việc hỗ trợ một khách hàng bất kỳ mang một vật phẩm chưa xác định
28 New York Supreme Court, đây là tòa án cấp sơ thẩmtrực tiếp của tiểu bang New York, phụ trách sơ thẩm. Mặc
dù mang tên Supreme nhưng đây không phải là tòa cao nhất, và tòa án cấp cao nhất của New York là New York
Court of Appeals. Tạm dịch New York Supreme Court: Tòa án cấp cao New York.
29 Trial record, tr. 35–36.
16
là có thể phát nổ, tức pháo hoa. Phán quyết ban đầu của bồi thẩm đoàn ở phiên sơ thẩm
đã bị đảo chiều, và bị đơn công ty đường sắt cuối cùng đã thắng kiện sau hai lần kháng
cáo. Bản án này trở thành án lệ được công bố từ năm 1928, có hiệu lực trong tiểu bang
New York, trở nên nổi tiếng cả Hoa Kỳ về vấn đề luật tổn hại30, là ví dụ trong giảng dạy
pháp luật ở Mỹ cũng như nhân rộng ra một số nước trên thế giới. Tuy nhiên, đây là án
lệ thuyết phục, có tính ràng buộc ở nội bộ tiểu bang New York nhưng không bắt buộc
trong các bang khác. Chẳng hạn như, Tòa án tiểu bang Winconsin đã ra bản án ngược
lại với án lệ này, buộc bên liên quan phải bồi thường dẫu không thể lường trước trong
một tình huống tương tự31.
Thứ ba, án lệ trong pháp luật Trung Quốc.
Trung Quốc là nước theo hệ thống luật thành văn, có tương quan với pháp luật
Việt Nam từ thời kỳ phong kiến cho đến cận hiện đại.
Trong bối cảnh hiện đại, Trung Quốc đã và đang sáng tạo, xây dựng những
phương án riêng biệt. Từ những năm 1980, các đặc khu kinh tế với chính sách đặc biệt
được xây dựng nhằm thu hút đầu tư nước ngoài như đặc khu Thâm Quyến, Châu Hải,
Sán Đầu ở tỉnh Quảng Đông, Hạ Môn ở tỉnh Phúc Kiến; tiếp đến là nhận bàn giao Hồng
Kông từ Liên hiệp Anh năm 1997, Ma Cao từ Bồ Đào Nha năm 1999 và cho thực hiện
chính sách một quốc gia hai chế độ. Tính riêng đặc khu hành chính Hồng Kông là một
đơn vị cấp tỉnh của Trung Quốc, được quyền tự trị trong 50 năm cho đến 2047, trong đó
có việc tiếp tục áp dụng thông luật từ nước Anh trong tư pháp32. Từ thế kỷ XXI, chính
sách xây dựng án lệ bắt đầu được đề cập và tiến hành. Năm 2014, Ủy ban Trung ương
Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII ban hành Nghị quyết về thúc đẩy toàn diện nhà
nước pháp quyền, có đề cập đến việc xây dựng khung và hệ thống án lệ, trao cho Tòa
án nhân dân tối cao Trung Quốc tiến hành.
Với việc đặt ra chính sách án lệ, Trung Quốc tiếp tục thí điểm phương án đặc
trưng riêng biệt. Ngày 31 tháng 08 năm 2014, phiên họp thứ mười của Ủy ban Thường
vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc khóa XII đã biểu quyết và thông
qua Quyết định về việc thành lập các Tòa án Sở hữu trí tuệ tại Bắc Kinh, Thượng Hải,
Quảng Châu và chính thức hoạt động từ ngày 06 tháng 11 năm 201433. Các tòa án này
30 Tort law (tạm dịch: luật tổn hại) là lĩnh vực pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,được hiểu ở nhóm
các nước theo thông luật.
31 Little, Joseph W.(2007), tr. 81–82.
32 Wiltshire, Trea (1997), tr. 113.
33 Susan Finder (2017), tr. 251–252.
17
có hai điểm đặc biệt, thứ nhất là những là tòa án sở hữu trí tuệ đầu tiên ở Trung Quốc
đại lục, đảm nhiệm vai trò xét xử vụ việc sở hữu trí tuệ; và thứ hai, các tòa này là nơi
thử nghiệm xây dựng, thí điểm áp dụng án lệ.
1.1.4. Án lệ Việt Nam thời hiện đại
Năm 1975, kể từ khi thống nhất đất nước, vấn đề về án lệ một lần nữa được thảo
luận, nghiên cứu và đề xuất sôi nổi. Trong giai đoạn đàm phán để gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới trước năm 2007, nhằm đáp ứng yêu cầu của hệ thống pháp luật so
với quan hệ quốc tế, hàng loạt các đạo luật được soạn thảo, sửa đổi và ban hành. Năm
2005, Bộ Chính trị khóa X ban hành Nghị quyết 48 về chiến lược xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật, trong đó nêu rõ: “Nghiên cứu về khả năng khai thác, sử dụng
án lệ, tập quán (kể cả tập quán, thông lệ thương mại quốc tế) và quy tắc của các hiệp
hội nghề nghiệp, góp phần bổ sung và hoàn thiện pháp luật”34. Nghị quyết 49 về chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020 quy định cụ thể hơn, theo đó đặt ra nhiệm vụ tổng
kết kinh nghiệm có được trong quá trình xét xử các cấp, hướng dẫn áp dụng pháp luật
một cách thống nhất, xây dựng và phát triển án lệ và xét xử tái thẩm, giám đốc thẩm,
đều giao cho Tòa án nhân dân tối cao35. Các chủ trương này sau đó đã được thể chế hóa
vào các văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể, Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014
quy định về việc tống kết phát triển án lệ, công bố án lệ để tòa án các cấp nghiên cứu,
áp dụng trong xét xử, việc xây dựng này đến từ nguồn là quyết định giám đốc thẩm của
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao36, quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp
luật, có tính chuẩn mực của các tòa án, và thẩm quyền phát triển thành án lệ này cũng
được giao cho Tòa án nhân dân tối cao37.
Tính đến tháng 03 năm 2022, đã có 52 án lệ được thông qua và công bố.
Bảng 1. 1: Thống kê án lệ Việt Nam tính đến năm 2021
Năm công bố Án lệ
2016 (10) án lệ từ Án lệ 01 đến Án lệ 1038
2017 (6) án lệ từ Án lệ 11 đến Án lệ 16
2018 (10) án lệ từ Án lệ 17 đến Án lệ 26
2019 (3) án lệ từ Án lệ 27 đến Án lệ 29
2020 (10) án lệ từ Án lệ 30 đến Án lệ 39
2021 (13) án lệ từ Án lệ 40 đến Án lệ 52
34 Khoản 1.7 Điều 1, Mục II, Nghị quyết 48/NQ-TW 2005.
35 Khoản 2.2 Điều 2, Mục II, Nghị quyết 49/NQ-TW 2005.
36 Trong luận văn này,Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được viết tắt là Hội đồng Thẩm phán.
37 Điểm c khoản 2 Điều 22, Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014.
38 Tên các án lệ trong luận văn được viết tắt. Ví dụ tên đầy đủ là Án lệ số 01/2016/AL được viết tắt thành Án lệ
01.
18
Lĩnh vực
Dân sự (27) án lệ: 02, 04, 05, 06, 07, 11, 14, 15, 16, 22, 23, 24, 25,
26, 31, 32, 33, 34, 35, 38, 39, 40, 41, 42, 50, 51, 52
Hình sự (11) án lệ: 01, 17, 18, 19, 28, 29, 30, 45, 46, 47, 48
Hành chính (2) án lệ: 10, 27
Lao động (1) án lệ: 2039
Hôn nhân gia đình (1) án lệ: 03
Kinh doanh thương mại (9) án lệ: 08, 09, 12, 13, 21, 36, 37, 43, 44
Nguồn: thống kê dựa trên Cổng thông tin về án lệ, Tòa án nhân dân tối cao.
Từ khi chính sách về án lệ được đưa ra và thực hiện, có những phản ánh và động
thái khác nhau trong giới luật Việt Nam về vấn đề này. Thời gian đầu trước khi tiến hành
chính sách, Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức những cuộc hội thảo ở Hà Nội, Thành
phố Hồ Chí Minh để lấy ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia pháp lý, nhà hoạt động
thực tiễn đối với công tác phát triển án lệ, cụ thể là giai đoạn 2015 – 2016 để lựa chọn
và công bố những án lệ đầu tiên. Thời gian này, có nhiều bài viết, quan điểm từ các luật
gia như giảng viên luật học, luật sư thể hiện quan điểm ủng hộ xây dựng án lệ theo
những góc nhìn như lịch sử án lệ Việt Nam, so sánh với các quốc gia thuộc cả hai hệ
thống luật là thông luật Anh Mỹ và luật thành văn châu Âu lục địa.
Về phía tòa án, tòa án đã quy định việc đăng tải các bản án, quyết định được đề
xuất, nêu rõ nội dung đề xuất lựa chọn làm án lệ theo quy trình lựa chọn và công bố án
lệ trên các phương tiện truyền thông, thông tin như Tạp chí Tòa án nhân dân, Cổng thông
tin điện tử để các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia ý kiến, mong đợi những đóng
góp đa chiều từ các đại biểu Quốc hội, các luật gia, cơ quan, tổ chức quan tâm. Có thể
thấy được hoạt động này hướng tới mục tiêu thu hút, tập hợp sự đóng góp của cộng đồng
pháp luật trong xã hội, các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là những nhà khoa học trong hoạt
động nghiên cứu, chuyên gia pháp lý bám sát thực tế, các nhà hoạt động thực tiễn trong
lĩnh vực pháp luật để bình luận, phân tích các vấn đề liên quan, góp phần phát trình
chương trình xây dựng án lệ. Việc đăng tải này cũng thể hiện nỗ lực thực hiện các hoạt
động theo chủ trương chuyển đổi số của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Sau đó, đều đặn hàng năm, Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục tổ chức các cuộc hội
thảo để thảo luận cụ thể diễn biến chính sách ở cả trong nước và quốc tế. Có thể kể tới
39 Trong Trang tin điện tử về Án lệ của Tòa án nhân dân tối cao (truy cập ngày 08 tháng 07 năm2021), tiểu mục
lĩnh vức án lệ về lao động được ghi là Án lệ 22, tuy nhiên đây là nhầmlẫn trong sắp xếp trang điện tử, bởi Án lệ
22 về không vi phạmnghĩa vụ cung cấp thông tin tình trạng bệnh lý trong hợp đồng bảo hiểm xã hội, thuộc dân
sự; đúng ra sắp xếp về lĩnh vực lao động phải là Án lệ 20 về xác lập quan hệ hợp đồng lao động sau khi hết thời
gian thử việc.
19
hội thảo tiêu biểu là Hội thảo lấy ý kiến góp ý đối với các dự thảo án lệ năm 2019, năm
2021 được phối hợp tổ chức với Liên minh Châu Âu (EU) và Chương trình phát triển
Liên Hợp Quốc (UNDP) lấy ý kiến góp ý đối với các dự thảo án lệ và Dự thảo Báo cáo
nghiên cứu về phát triển án lệ tại Việt Nam về chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo án lệ,
đảm bảo các bản án, quyết định được lựa chọn, phát triển thành án lệ phải thực sự có
tính chuẩn mực, chất lượng cao, có tính khả thi trong việc hướng dẫn áp dụng thống
nhất pháp luật trong xét xử, bảo đảm mục tiêu những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp
lý như nhau thì phải được giải quyết như nhau; Hội thảo công tác phát triển án lệ để sơ
kết công tác phát triển án lệ giai đoạn 2016 – 2021 được tổ chức với sự tham gia của các
chuyên gia, nhà khoa học, thẩm phán, đại diện cơ quan, bộ, ngành trung ương, các tổ
chức quốc tế gồm Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ quan Hợp tác quốc tế
Hàn Quốc (KOICA) và đại diện của các cơ quan báo chí. Bên cạnh đó, các tác phẩm
được xuất bản là tuyển tập Án lệ và Bình luận, Án lệ và Thực tiễn xét xử, nghiên cứu và
đánh giá cụ thể các án lệ được công bố.
Có thể thấy được sự cố gắng của Tòa án nhân dân tối cao trong việc thu hút sự
quan tâm, đóng góp của cộng đồng giới luật Việt Nam, giới luật quốc tế đặc biệt là các
nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc40 để xây dựng và phát triển chính sách án lệ.
Đơn cử trong Hội đồng tư vấn án lệ gồm các thành viên giới luật như đại diện Hội Luật
gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, giảng viên luật tại các trường luật nổi tiếng
trong nước.
Tuy nhiên, thực tiễn công tác phát triển án lệ cho thấy sự thu hút và đóng góp
cho chính sách án lệ ở cả hệ thống tư pháp lẫn cộng đồng giới luật có nhiều vướng mắc.
Ở cơ quan nhà nước, chỉ có một số ít các tòa án, đơn vị gửi đề xuất án lệ như tòa án nhân
dân các tỉnh địa phương là Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vụ Giám đốc
kiểm tra III. Số lượng các chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn gửi bản án,
quyết định để đề xuất phát triển án lệ còn rất hạn chế; đặc biệt là giới luật sư rất quan
tâm nghiên cứu án lệ nhưng chưa thực sự tham gia vào công tác đề xuất án lệ. Các thẩm
phán khi soạn thảo bản án, quyết định đã phân tích, lập luận về tình huống pháp lý, giải
pháp pháp lý nhưng chủ yếu tập trung giải quyết tình huống pháp lý cụ thể trong vụ án
40 Với Hàn Quốc, Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam và Tòa án tối cao Hàn Quốc đã thỏa thuận, ký kết biên bản
hợp tác, trong đó có xây dựng các dự án tại Việt Namvới sự hỗ trợ của Hàn Quốc như Dự án tăng cường năng lực
Tòa án nhân dân Việt Nam; Dự án tăng cường minh bạch và nâng cao chất lượng xét xử tại Việt Nam; Dự án tăng
cường năng lực Trường Cán bộ tòa án Việt Nam.
20
đó mà chưa hướng đến việc khái quát tình huống pháp lý và giải pháp pháp lý có thể áp
dụng cho các vụ việc có tính chất tương tự41
.
1.2. Tổng quan về án lệ Việt Nam
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của án lệ Việt Nam
Về mặt khái niệm, thời kỳ phong kiến, từ án lệ được cấu tạo bởi từ án, và lệ.
Trong đó, án được hiểu là văn thư, thể lệ, các bản kiện tụng đã quyết định xong, vụ
phạm pháp hoặc tranh chấp quyền lợi cần được xét xử trước tòa án hoặc quyết định của
tòa xét xử vụ án42; lệ được hiểu là lề lối, điều quy định đã trở thành nề nếp, mọi người
cứ theo thế mà làm hoặc điều đó được lặp đi lặp lại nhiều lần, tự nhiên đã thành thói
quen. Trong khía cạnh quốc tế các nước ảnh hưởng tới Việt Nam, thông luật Anh – Mỹ
định nghĩa án lệ là vụ án đã được giải quyết tạo cơ sở cho việc xét xử các vụ án sau này
mà có những sự kiện hoặc vấn đề pháp lý tương tự, là nguồn chủ yếu của pháp luật nước
Anh43, là lời phán quyết của tòa án, cơ sở chủ yếu trong xét xử của pháp luật Hoa Kỳ44;
luật thành văn nước Pháp định nghĩa án lệ là bản án có tiền lệ, lặp đi lặp lại và có tính
thống nhất các cấp xét xử, là một nguồn luật thứ yếu45. Bên cạnh đó, còn có thuật ngữ
liên quan là tiền lệ pháp, thuật ngữ này và án lệ đều chỉ tới những vấn đề về pháp luật
trong quá khứ, tuy nhiên án lệ thể hiện cụ thể hơn tới đối tượng là vụ án và xét xử của
tòa án46.
Nửa sau thế kỷ XX cho đến nay ở Việt Nam, thuật ngữ án lệ được đề cập tới
trong hoạt động nghiên cứu, từng được xem là một danh từ cũ đã được dùng từ thời Pháp
thuộc, là những quy tắc do các tòa án xem xét trong khi vận dụng pháp luật để xét xử
các vụ án cụ thể, đã hình thành dần dần bằng cách hiểu và thái độ giải quyết giống nhau
về một số điểm pháp lý, áp dụng luật một cách giống nhau trong nhiều vụ án; hoặc là
chế độ trong đó thẩm phán tiến hành xét xử không mâu thuẫn với quan điểm pháp lý
được thể hiện trong phần xét xử của tòa án cấp cao nhất của một nước, đối với các vụ
án tương tự47. Đến năm 2015, thuật ngữ tên gọi này chính thức được đưa vào văn bản
quy phạm pháp luật với cách hiểu theo nghĩa hẹp là bản án, quyết định của tòa án chứa
41 Nguyễn Sơn (2019), tr. 4–5.
42 Từ điển Luật học (2006), tr. 13.
43 Nguyễn Đức Lam (2012), tr .1.
44 Nguyễn Đức Lam (2012), tr .4.
45 Trần Đức Sơn (2006), tr. 38.
46 Châu Hoàng Thân (2015), tr. 64.
47 Án lệ Việt – Nhật (2008), tr. 4.
21
đựng sự giải thích, áp dụng pháp luật được tòa tối cao lựa chọn với số lượng cụ thể để
vận dụng giải quyết vụ án có nội dung tương tự về sau.
Cụ thể là, từ khi được thiết lập và công bố chính thức, án lệ Việt Nam được định
nghĩa là những lập luận, phán quyết trong quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật
của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các tòa án nghiên
cứu, áp dụng trong xét xử48. Từ định nghĩa này, có thể thấy được nội hàm án lệ Việt
Nam hiện đại, khái niệm được gói gọn trong hệ thống pháp luật đa phương diện, chia
thành ba nhóm.
Thứ nhất, về định nghĩa, án lệ là lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã
có hiệu lực của tòa án về một vụ việc cụ thể. Có nghĩa là, một vụ án ở cả ba lĩnh vực
chủ đạo là dân sự, hình sự, hành chính, sau khi trải qua thủ tục tố tụng, được tòa án tại
ba cấp là tòa án cấp huyện, cấp tỉnh, và cấp cao ra bản án, quyết định gồm cả sơ thẩm,
phúc thẩm; hoặc giám đốc thẩm ở hai cấp là tòa án cấp cao, Tòa án nhân dân tối cao;
khi các văn bản này có hiệu lực thì chính là nguồn để được xem xét, đề xuất, lựa chọn
và công bố là án lệ. Cũng từ đây, nội dung của án lệ là lập luận và phán quyết trong
chính nguồn án lệ đó, cụ thể là phần nhận định của tòa án được đưa ra, căn cứ theo quy
phạm pháp luật.
Thứ hai, về thẩm quyền, có thể thấy chỉ một cơ quan có thẩm quyền lựa chọn án
lệ đó là Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, và việc công bố án lệ thuộc về
thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đều là những cá nhân, tổ chức thuộc
cơ quan xét xử cao nhất của Việt Nam49.
Thứ ba, về mục đích, có thể thấy án lệ được chọn nhằm phục vụ việc nghiên cứu
và áp dụng trong xét xử của tòa án các cấp trong lãnh thổ Việt Nam. Cũng chính cụm từ
này đã đưa án lệ vào một mức hạn chế, không phải là quy định bắt buộc như các đạo
luật, mà hiện chỉ mang nghĩa là căn cứ để viện dẫn.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay, án lệ được hiểu như là một văn bản
tư pháp được công bố bởi Tòa án nhân dân tối cao, cơ quan xét xử các cấp từ trung ương
đến địa phương có trách nhiệm xem xét và viện dẫn, áp dụng trong quá trình tố tụng mà
chủ yếu là xét xử. Bởi vì không mang tính bắt buộc, không được ban hành theo trình tự,
48 Điều 1, Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP (giữ nguyên khái niệm tại Điều 1, Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP).
49 Khoản 1 Điều 104, Hiến pháp 2013.
22
thủ tục của nhóm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cho nên án lệ không phải là văn
bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam. Khi tiến hành xét xử vụ việc ở tất cả các lĩnh
vực, thẩm phán và hội thẩm nhân dân lần lượt sẽ áp dụng luật (bao gồm Hiến pháp, điều
ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, bộ luật và luật nội địa), tập quán, tương tự pháp
luật, án lệ, lẽ công bằng50. Do đặc tính áp dụng lần lượt các đối tượng, nếu không có
luật, tập quán hay tương tự pháp luật thì mới áp dụng án lệ, vì thế nên vị trí của án lệ
trong hệ thống pháp luật là thứ yếu, thứ tự để áp dụng gần như là cuối cùng.
Bên cạnh đó, án lệ Việt Nam còn có nhiệm vụ giúp ngăn ngừa sự duy ý chí của
thẩm phán khi áp dụng pháp luật, nâng cao kỹ năng và chất lượng xét xử của thẩm phán,
giúp chuẩn hóa việc viết bản án, quyết định51. Thông qua việc tham khảo, viện dẫn án
lệ đã có, thẩm phán có thể đưa ra phán quyết một cách có cơ sở hơn, đảm bảo số lượng
bản án, quyết định bị tòa án cấp trên hủy, sửa sẽ giảm đi, có xu hướng trở thành hoạt
động thường xuyên của ngành tòa án, ngoài ra, cho phép đo lường sự thống nhất của
giải pháp được đưa ra, dự đoán sự thay đổi trong tương lai52. Theo cách hiểu chung, việc
viện dẫn án lệ không có nghĩa án lệ là cơ sở pháp lý cho vụ án mà tòa án xét xử, vì cơ
sở pháp lý vẫn phải dựa trên cơ cở pháp luật trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp
luật; viện dẫn án lệ là cách bày tỏ quan điểm về sự tôn trọng tính thống nhất trong áp
dụng pháp luật, thẩm phán tự mình quyết định có theo đường lối xét xử trong án lệ viện
dẫn hay không, nếu không thì phải nêu ra lý do chính đáng trong việc không áp dụng án
lệ đã có53.
1.2.2. Quy trình lựa chọn án lệ ở Việt Nam
Với nội hàm được tạo dựng trong quan điểm và chính thức có hiệu lực thuộc hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật, quy trình lựa chọn án lệ cũng được xây dựng và đưa
vào thực tiễn từ đây.
Danh mục các tiêu chí để lựa chọn án lệ bao gồm: có tính chuẩn mực pháp luật;
có giá trị về việc giải thích rõ quy định của pháp luật còn tồn tại các cách hiểu khác nhau,
giải thích, phân tích các sự kiện pháp lý, vấn đề và chỉ ra đường lối, nguyên tắc xử lý,
quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể hoặc thể hiện lẽ công bằng
đối với những vấn đề chưa có điều luật cụ thể quy định; và có giá trị hướng dẫn áp dụng
50 Nguyễn Thị Hồng Nhung (2018), tr. 122.
51 Đỗ Thanh Trung (2017), tr. 9–10.
52 Ngô Quốc Chiến; Medhi Kebir (2013), tr. 13.
53 Đỗ Thanh Trung (2017), tr. 15.
23
thống nhất pháp luật, xuyên suốt trong xét xử54. Trong hệ luật thành văn, các đạo luật
của Việt Nam được Quốc hội ban hành tùy theo mốc thời gian, tiếp đến là các văn bản
dưới luật được ban hành với mục đích hướng dẫn thi hành đạo luật trước đó như nghị
quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao,
nghị định của Chính phủ, thông tư của cơ quan cấp bộ. Kết cấu hệ thống khung là đa
dạng, tuy nhiên không thể đáp ứng tất cả các khía cạnh, chẳng hạn như: nội bộ các điều
luật và bản hướng dẫn chưa nêu rõ quy định, phát sinh tranh cãi về ý nghĩa và nội dung;
quy phạm pháp luật chưa quy định được tất cả các quy tắc xử sự chung trong quan hệ
xã hội, gặp khó trong xử lý vụ việc; hoặc hệ pháp điển hóa được ban hành gặp vấn đề
về tiến độ, không theo kịp diễn biến của sự thay đổi xã hội, các cuộc cách mạng, sự toàn
cầu hóa. Và án lệ như là một mảnh ghép tham gia giải quyết những khó khăn ấy.
Thứ nhất, đề xuất và lựa chọn.
Án lệ được lựa chọn từ các nguồn là những bản án, quyết định đã có hiệu lực của
tòa án các cấp, được đề xuất để lựa chọn. Việc đề xuất bản án, quyết định được phổ biến
rộng rãi cho hai nhóm: nhóm thứ nhất là các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong xã hội; và
nhóm thứ hai là tòa án các cấp. Cả hai nhóm đều có thể gửi đề xuất bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật của tòa án chứa đựng lập luận, phán quyết đáp ứng các tiêu chí
theo hướng dẫn cho Tòa án nhân dân tối cao để xem xét, phát triển thành án lệ. Nhóm
thứ nhất được xem như là cộng đồng đông đảo trong xã hội, đủ cả mọi lĩnh vực, tạo sự
quan tâm đến lĩnh vực này bằng cái nhìn khách quan, phong phú và thực tế nhất. Nhóm
thứ hai, các tòa án trên cả nước chính là cơ quan tư pháp tiến hành thủ tục tố tụng, chủ
thể đưa ra các bản án, quyết định, tự tổ chức rà soát, phát hiện bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của tòa án mình nhằm đưa ra đề xuất, và bởi chức năng của mình, các
tòa án đóng vai trò chủ lực và sâu sắc nhất trong xử án, cội nguồn tạo án lệ.
Các bản án, quyết định được đề xuất nhằm lựa chọn, phát triển thành án lệ sẽ
được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao để các tòa án, nhà
khoa học, chuyên gia pháp lý, nhà hoạt động thực tiễn, cơ quan, tổ chức, cá nhân quan
tâm tham đưa gia ý kiến trong một khoảng thời gian nhất định, và hiện tại là 30 ngày kể
từ ngày đăng tải.
54 Điều 2, Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP.
24
Trong giai đoạn này, một cơ quan được thành lập, đóng vai trò hỗ trợ lựa chọn
án lệ, đó là Hội đồng tư vấn án lệ55, được thành lập bởi Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao, có nhiệm vụ thảo luận cho ý kiến đối với các bản án, quyết định được đề xuất lựa
chọn, phát triển thành án lệ nêu trên.
Thứ hai, thông qua, công bố và áp dụng.
Sau quá trình đề xuất và thảo luận, tư vấn, cho ý kiến, bước tiếp theo của quá
trình lựa chọn án lệ là thông qua bằng việc biểu quyết bởi Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao. Ngoài thủ tục đề xuất, thảo luận lấy ý kiến, thì án lệ còn được xem xét
thông qua trong một số trường hợp đặc biệt như được Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân
dân cấp cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đề xuất; được Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn dựa trên tổng hợp quyết định xét xử giám đốc thẩm,
tái thẩm được chính tập thể này tiến hành.
Sau khi tiến hành biểu quyết thông qua, dựa trên căn cứ là kết quả biểu quyết của
Hội đồng Thẩm phán, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được giao thẩm quyền ban
hành quyết định công bố án lệ được thông qua đó. Án lệ được công bố hiện nay tuân
theo cấu trúc văn bản được xây dựng từ năm 2015, nội dung công bố bao gồm hình thức
và nội dung. Hình thức là số, tên án lệ; số, tên bản án, quyết định của tòa án có nội dung
được phát triển thành án lệ; từ khóa về những tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý
trong án lệ, phần hình thức hỗ trợ cho việc xác định, tìm kiếm và lưu trữ thông tin. Nội
dung là tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý của án lệ; các tình tiết trong vụ án và phán
quyết của tòa án có liên quan đến án lệ; quy định của pháp luật có liên quan đến án lệ.
Sau khi công bố, án lệ được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân
dân tối cao; đồng thời được gửi cho các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, tòa án
các cấp, và được lưu trữ vào tuyển tập án lệ để xuất bản56.
Sau khi hoàn thành quy trình lựa chọn án lệ, những án lệ đã công bố sẽ được
nghiên cứu, áp dụng trong xét xử sau 30 ngày kể từ ngày công bố. Có hai nguyên tắc áp
dụng của án lệ được nêu ra là bảo đảm thống nhất và nêu rõ lý do. Bảo đảm thống nhất
nêu ra ở chỗ các thẩm phán, hội thẩm nhân dân trong quá trình xét xử, các giai đoạn tố
tụng phải nghiên cứu rõ ràng việc áp dụng án lệ, bảo đảm thống nhất việc giải quyết như
55 Hội đồng Tư vấn án lệ được thành lập năm 2017, thay đổi và có các thành viên năm 2021 gồm: Chủ tịch Hội
đồng, PGS, TS Nguyễn Hòa Bình; hai Phó Chủ tịch là TS Nguyễn Trí Tuệ, TS Tống Anh Hào; támthành viên là
TS Nguyễn Hải Phong, TS Phan Chí Hiếu, LS, TS Phan Trung Hoài, Thiếu tướng,TS Trần Thế Quân,TS Nguyễn
Văn Quyền, PGS, TS Phạm Duy Nghĩa, TS Nguyễn Văn Nam, GS, TS Đỗ Văn Đại.
56 Điều 7, Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP.
25
Lấy ý kiến đối với bản án, quyết định được đề
xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ Tòa án nhân dân tối cao
Thành lập Hội đồng tư vấn án lệ
Chánh án Tòa án nhân dân
tối cao
Lấy ý kiến hội đồng tư vấn án lệ
Chủ tịch Hội đồng tư vấn
án lệ
Thông qua án lệ
Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao
Công bố án lệ
Chánh án Tòa án nhân dân
tối cao
nhau đối với những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự. Xuyên suốt từ khi khởi kiện,
khởi tố, thụ lý vụ án hoặc hình thức bắt đầu vụ việc khác cho đến khi thu thập đầy đủ
các tài liệu, văn bản, quá trình tố tụng để đi tới kết luận cuối cùng, cơ quan xét xử cần
tham khảo lưu trữ án lệ đã được công bố, xem xét tính tương tự của các vụ án, vụ việc,
cân nhắc kỹ lưỡng việc áp dụng tương thích án lệ đó. Nguyên tắc nêu rõ lý do thể hiện
ở trường hợp ngược lại, khi mà vụ việc được cơ quan xét xử phụ trách có tình huống
pháp lý tương tự nhưng đưa ra quyết định là không áp dụng án lệ. Ở trường hợp này,
thẩm phán, hội thẩm nhân dân phải nêu rõ lý do không áp dụng án lệ có tính tương tự
trong bản án, quyết định của tòa án. Các lý do có thể là vụ án có tình huống pháp lý
tương tự nhưng không áp dụng bởi trường hợp đặc biệt, tình huống pháp lý không thực
sự tương thích để áp dụng án lệ cho vụ án riêng biệt đang xử lý. Nguyên tắc nêu rõ lý
do hướng tới mục tiêu áp dụng án lệ một cách thống nhất, buộc các cơ quan xét xử phải
nắm bắt và nghiên cứu, hiểu rõ hệ thống án lệ đã được công bố, đóng góp vào quá trình
phát triển án lệ.
Sơ đồ 1. 1: Quy trình lựa chọn án lệ
Các thể nhân, pháp nhân
Các bước để lựa chọn phụ trách
Nguồn: tác giả sắp xếp dựa trên quy định trong Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức;
Các Tòa án nhân dân và
Tòa án quân sự;
Đề xuất bản án, quyết định để phát triển thành
án lệ
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam

More Related Content

Similar to Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam

Luận Văn Ảnh Hưởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Của Các Công Ty Ngành Năng L...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Của Các Công Ty Ngành Năng L...Luận Văn Ảnh Hưởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Của Các Công Ty Ngành Năng L...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Của Các Công Ty Ngành Năng L...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU: NGHIÊN CỨU T...
 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU: NGHIÊN CỨU T... ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU: NGHIÊN CỨU T...
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU: NGHIÊN CỨU T...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn: Cụ thể hóa tư tưởng dạy học tích hợp qua chủ đề vectơ và hệ thức lư...
Luận văn: Cụ thể hóa tư tưởng dạy học tích hợp qua chủ đề vectơ và hệ thức lư...Luận văn: Cụ thể hóa tư tưởng dạy học tích hợp qua chủ đề vectơ và hệ thức lư...
Luận văn: Cụ thể hóa tư tưởng dạy học tích hợp qua chủ đề vectơ và hệ thức lư...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khóa Luận Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty du lịch, 9đ
Khóa Luận Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty du lịch, 9đKhóa Luận Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty du lịch, 9đ
Khóa Luận Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty du lịch, 9đDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Tài Sản Công trường Đại Học
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Tài Sản Công trường Đại HọcLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Tài Sản Công trường Đại Học
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Tài Sản Công trường Đại HọcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
ứNg dụng vi khuẩn lên men lactic xử lý hạt giống đậu phộng
ứNg dụng vi khuẩn lên men lactic xử lý hạt giống đậu phộngứNg dụng vi khuẩn lên men lactic xử lý hạt giống đậu phộng
ứNg dụng vi khuẩn lên men lactic xử lý hạt giống đậu phộngTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam (20)

Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái SinhCác Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
 
Khóa Luận Quyền Của Người Đồng Tính, Song Tính Và Người Chuyển Giới.doc
Khóa Luận Quyền Của Người Đồng Tính, Song Tính Và Người Chuyển Giới.docKhóa Luận Quyền Của Người Đồng Tính, Song Tính Và Người Chuyển Giới.doc
Khóa Luận Quyền Của Người Đồng Tính, Song Tính Và Người Chuyển Giới.doc
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Của Các Công Ty Ngành Năng L...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Của Các Công Ty Ngành Năng L...Luận Văn Ảnh Hưởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Của Các Công Ty Ngành Năng L...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Của Các Công Ty Ngành Năng L...
 
Văn Hóa Ứng Xử Trong Công Việc Của Cán Bộ, Công Chức.
Văn Hóa Ứng Xử Trong Công Việc Của Cán Bộ, Công Chức.Văn Hóa Ứng Xử Trong Công Việc Của Cán Bộ, Công Chức.
Văn Hóa Ứng Xử Trong Công Việc Của Cán Bộ, Công Chức.
 
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU: NGHIÊN CỨU T...
 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU: NGHIÊN CỨU T... ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU: NGHIÊN CỨU T...
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU: NGHIÊN CỨU T...
 
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của MexicoLuận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
 
Luận văn: Cụ thể hóa tư tưởng dạy học tích hợp qua chủ đề vectơ và hệ thức lư...
Luận văn: Cụ thể hóa tư tưởng dạy học tích hợp qua chủ đề vectơ và hệ thức lư...Luận văn: Cụ thể hóa tư tưởng dạy học tích hợp qua chủ đề vectơ và hệ thức lư...
Luận văn: Cụ thể hóa tư tưởng dạy học tích hợp qua chủ đề vectơ và hệ thức lư...
 
Luận văn: Cụ thể hóa tư tưởng dạy học tích hợp qua chủ đề vectơ
Luận văn: Cụ thể hóa tư tưởng dạy học tích hợp qua chủ đề vectơLuận văn: Cụ thể hóa tư tưởng dạy học tích hợp qua chủ đề vectơ
Luận văn: Cụ thể hóa tư tưởng dạy học tích hợp qua chủ đề vectơ
 
Pháp Luật Về Thành Lập Và Quản Lý Điều Hành Doanh Nghiệp Khoa Học Và Công Nghệ
Pháp Luật Về Thành Lập Và Quản Lý Điều Hành Doanh Nghiệp Khoa Học Và Công NghệPháp Luật Về Thành Lập Và Quản Lý Điều Hành Doanh Nghiệp Khoa Học Và Công Nghệ
Pháp Luật Về Thành Lập Và Quản Lý Điều Hành Doanh Nghiệp Khoa Học Và Công Nghệ
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Các Nguồn Lực Phát Triển Du Lịch Mice
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Các Nguồn Lực Phát Triển Du Lịch MiceLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Các Nguồn Lực Phát Triển Du Lịch Mice
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Các Nguồn Lực Phát Triển Du Lịch Mice
 
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng NinhLuận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
 
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOTLuận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, HOT
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Đến Sự Tuân Thủ Công Bố Thông Tin Bắt Buộc...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Đến Sự Tuân Thủ Công Bố Thông Tin Bắt Buộc...Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Đến Sự Tuân Thủ Công Bố Thông Tin Bắt Buộc...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Đến Sự Tuân Thủ Công Bố Thông Tin Bắt Buộc...
 
Khóa Luận Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty du lịch, 9đ
Khóa Luận Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty du lịch, 9đKhóa Luận Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty du lịch, 9đ
Khóa Luận Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty du lịch, 9đ
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Tài Sản Công trường Đại Học
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Tài Sản Công trường Đại HọcLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Tài Sản Công trường Đại Học
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Tài Sản Công trường Đại Học
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng Ngãi
 
Đề tài: Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tỉnh Quảng NgãiĐề tài: Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tỉnh Quảng Ngãi
 
Đề tài: Pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYĐề tài: Pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
ứNg dụng vi khuẩn lên men lactic xử lý hạt giống đậu phộng
ứNg dụng vi khuẩn lên men lactic xử lý hạt giống đậu phộngứNg dụng vi khuẩn lên men lactic xử lý hạt giống đậu phộng
ứNg dụng vi khuẩn lên men lactic xử lý hạt giống đậu phộng
 

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149 (20)

Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du LịchLuận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
 
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng KhoánLuận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước NgoàiLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
 
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh NghiệpLuận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài ChínhLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh NghiệpLuận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung CưCác Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi PhíCác Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh NghiệpCác Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrsCác Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài ChínhẢnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác SĩLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội BộLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
 
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện TửLuận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng KhoánLuận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
 
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công NghiệpGiải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại DomenalGiải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
 

Recently uploaded

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 

Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ÁN LỆ VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI PHÁP LUẬT KINH TẾ Ở VIỆT NAM Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149 Ngành: Luật Kinh tế HOÀNG NGUYÊN PHƯƠNG Hà Nội – 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ÁN LỆ VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI PHÁP LUẬT KINH TẾ Ở VIỆT NAM Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380107 Học viên Ngườihướng dẫn khoa học : Hoàng Nguyên Phương : PGS, TS Ngô Quốc Chiến Hà Nội – 2022
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng tôi, được viết trong năm 2021, một công trình nghiên cứu luật học tuân thủ các nguyên tắc hiện hành. Các viện dẫn, tham khảo, chú thích trong luận văn này đều có căn cứ nguồn gốc trung thực và rõ ràng; giải pháp và kiến nghị được tác giả đề ra chưa công bố trong công trình nào khác. Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2022 TÁC GIẢ Hoàng Nguyên Phương
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và xây dựng luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm và hỗ trợ của các thầy, cô giáo, các tập thể, cá nhân trong giới giáo dục và luật học, giúp tôi có thêm động lực trong những bước tiếp theo của sự nghiệp học tập cùng hành động. Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Ngoại thương, đồng hành cùng tôi trong sáu năm từ đại học cho đến cao học 2015 – 2021; cảm ơn các thầy cô Khoa Luật, Khoa Sau đại học đã giảng dạy và tạo điều kiện, cơ hội để tôi tiếp thu học vấn không ngừng nghỉ. Xin chân thành cảm ơn PGS, TS Ngô Quốc Chiến đã hướng dẫn và giúp tôi hoàn thiện luận văn; PGS, TS Nguyễn Minh Hằng, ThS Đinh Thị Tâm đã gắn bó và động viên tôi trong quá trình học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Chloe Trần Vũ Phương Anh, Học giả Đại học Ludwig- Maximilians München đã giúp tôi có động lực tìm tòi tri thức; cảm ơn ThS Vũ Thị Châu Quỳnh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã quản lý, hỗ trợ tôi trong quá trình thực tập và học việc tại Vụ Pháp chế; cảm ơn NGND, GS, TS Nguyễn Hữu Đức, Tổ trưởng Tổ tư vấn Ủy ban Quốc gia Đổi mới Giáo dục và Đào tạo đã diễn giải, hướng dẫn về hoạt động giáo dục; cảm ơn Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Tòa án nhân dân tối cao đã tạo điều kiện cho tôi tìm hiểu và thu thập tư liệu; cảm ơn Vụ Quản lý đào tạo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã giúp đỡ trong tri thức hiện đại cùng lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam. Cuối cùng, tôi xin được dành những tình cảm, lời cảm ơn sâu sắc nhất tới toàn thể người thân trong gia đình, những người bạn thân thiết, các nhóm cộng đồng bách khoa toàn thư, học thuật nói chung và giới luật nói riêng đã cùng tôi thời gian qua, hoàn thành luận văn này, một bước tiến trong sự nghiệp lâu dài của mình. TÁC GIẢ Hoàng Nguyên Phương
  • 5. iii MỤC LỤC TÓM TẮT LUẬN VĂN............................................................................................................v DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ..................................................................................................vi PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu......................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................................4 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................5 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn..........................................................................................5 7. Cấu trúc của Luận văn......................................................................................................5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ÁN LỆ Ở VIỆT NAM VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI PHÁP LUẬT KINH TẾ........................................................................................................................6 1.1. Lược sử quá trình hình thành và phát triển án lệ ở Việt Nam và án lệ trong hệ thống pháp luật một số nước .............................................................................................................6 1.1.1. Lịch sử hình thành án lệ ở Việt Nam thời phong kiến..........................................6 1.1.2. Án lệ Việt Nam thời cận hiện đại........................................................................10 1.1.3. Án lệ trong hệ thống pháp luật một số nước.......................................................12 1.1.4. Án lệ Việt Nam thời hiện đại..............................................................................17 1.2. Tổng quan về án lệ Việt Nam.....................................................................................20 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của án lệ Việt Nam........................................................20 1.2.2. Quy trình lựa chọn án lệ ở Việt Nam..................................................................22 1.3. Mối quan hệ giữa án lệ và pháp luật kinh tế ..............................................................27 1.3.1. Lĩnh vực pháp luật kinh tế ..................................................................................27 1.3.2. Vị trí và vai trò của án lệ trong pháp luật kinh tế ...............................................29 TIỂU KẾT CHƯƠNG I............................................................................................................32 CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA ÁN LỆ HIỆN TẠI ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT KINH TẾ VIỆT NAM..............................................................................................................................33 2.1. Một số án lệ trong lĩnh vực kinh tế ............................................................................33 2.1.1. Án lệ về tín dụng.................................................................................................33 2.1.2. Án lệ về hợp đồng mua bán hàng hóa.................................................................42 2.1.3. Án lệ về bảo hiểm................................................................................................48 2.1.4. Án lệ gián tiếp liên quan đến hoạt động kinh tế .................................................51 2.2. Đánh giá vai trò của án lệ đối với pháp luật kinh tế..................................................52 2.2.1. Án lệ giải thích điều luật và nhận định tình hình thực tế....................................52 2.2.2. Một số vấn đề giữa án lệ và luật kinh tế .............................................................54
  • 6. iv 2.2.3. Tầm quan trọng của án lệ đối với kinh tế ...........................................................56 TIỂU KẾT CHƯƠNG II...........................................................................................................59 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN, VÀ NÂNG TẦM ÁN LỆ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI ....................................60 3.1. Hoàn thiện quá trình xây dựng án lệ Việt Nam..........................................................60 3.1.1. Phương thức xây dựng án lệ................................................................................60 3.1.2. Mở rộng hình thức án lệ......................................................................................63 3.1.3. Thành lập cơ quan phụ trách xây dựng án lệ Việt Nam......................................66 3.2. Chính sách phát triển xây dựng án lệ từ nguồn án.....................................................69 3.2.1. Sách lược xây dựng hệ thống pháp luật liên hệ với án lệ....................................69 3.2.2. Nâng tầm của án lệ Việt Nam.............................................................................72 3.2.3. Khái quát hoá lập luận có tính chất án lệ trong nguồn án...................................76 3.3. Đề xuất chính sách án lệ cho một số lĩnh vực kinh tế – xã hội hiện đại....................80 3.3.1. Thí điểm mở rộng án lệ về kinh tế......................................................................80 3.3.2. Pháp luật kinh tế thời công nghệ và đề án thí điểm Tòa Sở hữu trí tuệ và Thương mại điện tử.........................................................................................................................83 3.3.3. Thí điểm án lệ cho giáo dục và giới luật Việt Nam............................................87 TIỂU KẾT CHƯƠNG III .........................................................................................................92 KẾT LUẬN..............................................................................................................................93 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................viii
  • 7. v TÓM TẮT LUẬN VĂN Luận văn Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam hoàn thành năm 2021, tập trung vào hai đối tượng chính là án lệ ở Việt Nam và pháp luật về kinh tế của Việt Nam, sử dụng phương pháp phân tích và lập luận theo phép biện chứng để liên kết các vấn đề; viện dẫn quá khứ, thống kê hiện tại và suy đoán tương lai. Về quá khứ, luận văn đã nêu định nghĩa, phân tích đặc điểm của án lệ trong những giai đoạn của lịch sử Việt Nam xuyên suốt từ phong kiến cho đến hiện đại, trải qua phong kiến, thuộc địa, chiến tranh và thời kỳ theo tư tưởng quá độ lên chủ nghĩa xã hội ngày nay. Với lịch sử Việt Nam từ thời độc lập, pháp luật gồm án lệ được xây dựng bởi nhà nước, vậy án lệ đã hình thành như thế nào, chịu ảnh hưởng từ điểm nhân tố, điểm xã hội, tác động nội địa và nước ngoài ra làm sao? Qua đây, dựa trên vị trí của án lệ và pháp luật kinh tế1 trong pháp luật, nhận định cái chung và cái riêng của hai đối tượng giao thoa, đồng thời phân tích sự liên kết của các tác động tương hỗ. Về hiện tại, luận văn đã thống kê số liệu, phân tích chính sách án lệ đã ban hành, những án lệ được lựa chọn và công bố, phần lớn là án lệ về kinh tế và pháp luật kinh tế. Phân tích những vấn đề hiện tại để trả lời các câu hỏi là: các án lệ được công bố như thế nào, tập trung vào khía cạnh nào, các án lệ kinh tế ra sao. Qua phân tích, luận văn đưa ra câu trả lời của cá nhân cho tư tưởng, ý chí chính trị và xã hội đã được kiến thiết của hệ thống tổ chức lãnh đạo Việt Nam đối với đối tượng án lệ. Về tương lai, luận văn dựa trên các nhận định và phân tích đặc điểm đã có, đưa ra quan điểm, suy đoán về hệ thống chính sách chung và những biện pháp cụ thể cho án lệ trong thời gian sắp tới. Với chứng minh về mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội ngày càng mạnh mẽ, tác giả nêu kiến nghị với giải pháp đáp ứng cho điều đã nêu. Quan điểm cá nhân dựa trên những gì đã có, có thể sử dụng để tham khảo, thảo luận, đi đến áp dụng ở Việt Nam. 1 Trong luận văn này, thuật ngữ luật kinh tế và pháp luật kinh tế cùng được hiểu như nhau.
  • 8. vi DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ Chương I Bảng 1. 1: Thống kê án lệ Việt Nam tính đến năm 2021 .........................................................17 Sơ đồ Sơ đồ 1. 1: Quy trình lựa chọn án lệ.........................................................................................25 Sơ đồ 1. 2: Quy trình bãi bỏ án lệ do Hội đồng Thẩm phán tiến hành.....................................26 Chương II Bảng 2. 1: Thống kê vụ việc trong hệ thống tòa án Việt Nam giai đoạn 2018 – 2021.............54 Chương III Bảng 3. 1: Thống kê nguồn án của án lệ Việt Nam..................................................................72 Bảng 3. 2: Bảng thống kê lựa chọn án lệ theo chính sách nâng tầm án lệ Việt Nam...............75 Bảng 3. 3: Đề xuất đối tượng và cách thức khái quát hóa án gốc.............................................78 Bảng 3. 4: Thẩm quyền tòa đặc biệt được đề xuất....................................................................85 Bảng 3. 5: Đề xuất chương trình giáo dục thí điểm về án lệ Việt Nam....................................89 Sơ đồ Sơ đồ 3. 1: Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được đề xuất chuyên trách án lệ .....................68
  • 9. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Quá khứ đã qua, tương lai đang tới, hành động ngay lúc này. Phương Hoàng Nguyên. 1. Tính cấp thiết của đề tài Xét tổng quan, từ khi thống nhất đất nước năm 1975, sau những năm kinh tế kế hoạch hóa khó khăn giai đoạn thời bao cấp, Việt Nam mở cửa, đổi mới từ 1986 với quan điểm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa từ thế kỷ XXI. Khẳng định rằng, việc hội nhập quốc tế, học hỏi và áp dụng kinh nghiệm quản lý và phát triển kinh tế từ nhiều quốc gia, nhiều hệ thống kể cả tư bản chủ nghĩa với mục đích phát triển đất nước, Việt Nam vẫn luôn kiên định với chủ nghĩa xã hội, tức nghĩa là cho phép tư tưởng kinh tế bàn tay vô hình2 được vận hành trong kinh tế thị trường dưới sự kiểm soát và định vị của tổ chức chính trị và chính quyền, tôn trọng quy luật kinh tế khách quan, tư tưởng kinh tế tự do. Năm 2021, Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII diễn ra, xác định sách lược và nhiệm vụ nhiệm kỳ này lẫn các giai đoạn tới. Trong đó, kinh tế – xã hội luôn là trọng điểm; nhấn mạnh chiến lược xây dựng nhà nước pháp quyền, đẩy mạnh vai trò đáng lẽ ra phải có của pháp luật. Xét cụ thể: án lệ là một đối tượng có mối liên hệ với nhiều lĩnh vực. Án lệ Việt Nam thời hiện đại được đề cập từ đầu thế kỷ XXI, lựa chọn và công bố đi vào thực tế từ năm 2016. Vai trò của án lệ nằm ở đâu? Thứ nhất, pháp luật Việt Nam thuộc hệ luật thành văn, một hệ thống pháp luật đã có từ hàng nghìn năm trước, tồn tại lâu dài trong lịch sử. Án lệ cũng như vậy, đã có trong nhiều thời, ảnh hưởng tới việc giải quyết tranh chấp của hệ thống tư pháp ở Việt Nam. Thứ hai, Việt Nam tiếp tục tập trung vào mục tiêu phát triển kinh tế, hoàn thiện nhà nước pháp quyền. Lĩnh vực kinh tế được đẩy mạnh thì không thể tránh khỏi sự gia tăng của những vấn đề pháp lý, trong đó có xung đột, tranh chấp. Việc giải quyết tranh chấp bởi hệ thống tòa án Việt Nam có liên quan nhất định với án lệ bằng việc viện dẫn án lệ và đang dần gia tăng. Các án lệ có thể đề cập tới chủ thể, khách thể, đối tượng liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới lĩnh vực kinh tế nói chung, quy định pháp luật về kinh tế. Từ cụ thể, thấy được mối liên hệ nhất định của án lệ với pháp luật kinh tế. 2 Thuật ngữ Bàn tay vô hình được Adam Smith đưa ra vào năm 1776, nêu đặc điểm của kinh tế thị trường.
  • 10. 2 Án lệ đang ở giai đoạn đầu, liên tục được đặt làm vấn đề để xây dựng và phát triển thông qua số lượng lớn hoạt động nghiên cứu, thảo luận, học hỏi quốc tế lẫn nội địa. Qua nhận định tổng quan và cụ thể, có thể thấy được sự quan tâm của cộng đồng tới án lệ và kinh tế. Do vậy, tác giả nghĩ tới chủ đề Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam làm luận văn thạc sĩ luật học của mình để nghiên cứu về án lệ Việt Nam và phân tích mối liên hệ này. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Với tư cách là một tập hợp con của pháp luật, án lệ là một chủ đề tồn tại từ lâu trong khoa học pháp lý. Trong lịch sử hiện đại, Việt Nam bị chia cắt thành hai miền trong chiến tranh. Tại miền Bắc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung xây dựng hậu phương, tham gia tiền phương với mục tiêu thống nhất đất nước, giữ vững pháp luật, không chú trọng cho án lệ. Tại miền Nam, khi mà Hoa Kỳ và các nước đồng minh kiểm soát, hệ thống pháp luật vẫn được xây dựng theo châu Âu lục địa, án lệ vừa được sử dụng, vừa được nghiên cứu. Có thể kể tới những tác phẩm nổi bật như: Trần Đại Khâm (1969), Án lệ vựng tập (Recueil de jurisprudence), Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn. Tác giả là Thẩm phán, Chánh án Tòa thượng thẩm Sài Gòn Trần Đại Khâm đã tóm tắt số liệu và xếp loại độ phổ biến các án lệ đa phần ở miền Nam thời kỳ 1948 – 1967, chủ yếu từ ngày Chính phủ Quốc gia Việt Nam thu hồi chủ quyền tư pháp năm 1949, với đầy đủ các chủ đề gồm dân sự, lao động, nhà phố, điền địa, thương mại, quân sự, hình sự và hành chính. Vũ Văn Mẫu, Lê Đình Chân (1968), Danh từ và Tài liệu: Dân luật và Hiến luật, Tủ sách Đại học, Sài Gòn. Hai giáo sư, luật gia tiêu biểu của miền Nam thời chiến tranh đã soạn thảo theo chương trình giảng dạy luật khoa. Dẫn châm ngôn của người xưa “Lời của luật pháp phải nặng như kim cương”3, các tác giả cho rằng án lệ làm sáng tỏ thêm ý nghĩa và tầm hiệu lực của luật pháp. “Dân học luật mà không đọc án lệ, khác nào người chỉ chơi hoa giấy, không được biết hương sắc của hoa thật”4, nhận định này đã cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của án lệ. Từ sau khi thống nhất đất nước, nghiên cứu về án lệ duy trì tần suất nhỏ rải rác thời gian đầu, quay trở lại dần dần từ những năm 2000, khi mà chính sách án lệ được đề 3 Nguyên văn bản gốc tiếng Pháp: Les paroles de la loi doivent se peser comme diamants. Đây là châmngôn của triết gia, luật gia Jeremy Bentham (1748 – 1832), người sáng tạo ra Chủ nghĩa vị lợi (Utilitarianism), nhà lý thuyết hàng đầu của triết học luật pháp Anh Mỹ (Anglo-American philosophy of law). 4 Tr. 243.
  • 11. 3 xuất tái hiện. Trước năm 2016, các nghiên cứu gồm luận văn, luận án, bài đăng tạp chí chuyên khoa, chuyên ngành luật học về các đề tài, vấn đề chủ yếu là so sánh án lệ luật thành văn châu Âu lục địa, thông luật Anh Mỹ, từ đây đưa ra đề xuất kiến nghị cho xây dựng và phát triển án lệ Việt Nam. Ví dụ có thể kể đến Ngô Quốc Chiến và Medhi Kebir (2013), Tính hồi tố của án lệ và thay đổi án lệ, Tạp chí Tòa án nhân dân, ISSN: 1859- 4875, số 17 và 18 tháng 9 năm 2013. Nhóm nghiên cứu đã phân tích quá trình hình thành án lệ và thay đổi án lệ để làm rõ các ưu điểm và nhược điểm của án lệ. Từ 2016, thời điểm bắt đầu chính thức công bố án lệ cho đến nay, nghiên cứu về án lệ được đẩy mạnh. Với sự quản lý và thúc đẩy bởi Tòa án nhân dân tối cao thông qua nhiều đề nghị, hội thảo trong nước và ngoài nước nhằm tăng cường sự quan tâm của giới luật5 cho chính sách án lệ. Đã có một số sách như: Lưu Tiến Dũng (2021), Án lệ Việt Nam – Phân tích và Luận giải, Nhà xuất bản Tư pháp; Trần Văn Hà (chủ biên, 2021), Hệ thống án lệ và các nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành hướng dẫn áp dụng phápluật về hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động, hôn nhân gia đình trong công tác xét xử của tòa án nhân dân, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông. Các sách được biên soạn công phu với cách tiếp cận phân tích các án lệ xuất phát từ các quy định sẵn có của pháp luật nhằm góp phần hiểu rõ và khái quát hơn nội dung các kết luận pháp lý của các án lệ đã được ban hành và là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho những người làm công tác xét xử và thực tiễn hành nghề cũng như các nhà nghiên cứu quan tâm đến án lệ của Việt Nam. Khía cạnh thực tế, nghiên cứu theo hai cách thức là: (i) từ trong ra ngoài, nghiên cứu khía cạnh cụ thể của án lệ, pháp luật thực định gắn với tình tiết thực tế; và (ii) từ ngoài vào trong, đánh giá khung tổng quan trong hệ thống cấu tạo. Tiêu biểu hiện nay là tác giả Đỗ Văn Đại, thành viên Hội đồng tư vấn án lệ, Tòa án nhân dân tối cao với nhiều nghiên cứu công bố, kèm theo các đề xuất được lựa chọn làm án lệ; và tác giả Nguyễn Sơn, nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã liên tục bình luận và thống kê công tác án lệ. Ngoài ra, nghiên cứu đáng chú ý với sự tham gia của các luật gia nổi tiếng như Kim Tae-joon (2021), Phát triển án lệ tại Hàn Quốc và một số kinh nghiệm cho Việt Nam; Phan Trung Hoài (2021), Phát triển và áp dụng án lệ ở Việt Nam 5 Trong công trình nghiên cứu này, tôi sử dụng từ giới luật để đề cập tới các học giả, nhà nghiên cứu ngành luật học.
  • 12. 4 từ góc độ của Luật sư – Một số đề xuất và kiến nghị;Phạm DuyNghĩa (2021), Xây dựng án lệ trong thời đại chuyển đổi số. Những nghiên cứu này đều được đăng tải tại hội thảo nghiên cứu án lệ của Tòa án nhân dân tối cao. Từ tổng quan tình hình nghiên cứu, thấy được rằng hiện còn ít những công trình nghiên cứu, phân tích mối liên hệ giữa án lệ và pháp luật kinh tế ở Việt Nam, phân tích cụ thể sự ảnh hưởng của những án lệ đã được ban hành với các phân ngành kinh tế cụ thể, có ít công trình đề xuất giải pháp để xây dựng và phát triển án lệ nói chung, án lệ liên quan tới pháp luật kinh tế nói riêng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là án lệ ở Việt Nam và mối quan hệ của nó với pháp luật kinh tế. Căn cứ xem xét, viện dẫn những quy phạm pháp luật có liên quan, tình tiết trên thực tế của các vụ án chủ yếu liên quan tới kinh tế, chịu tác động qua lại đối với đối tượng. Từ đối tượng chung là án lệ, các khía cạnh bên trong được liệt kê, phân tích và đánh giá gồm quy phạm, thực tiễn chủ yếu trong pháp luật kinh tế, dẫn đến tính liên kết và ảnh hưởng đa chiều. Bên cạnh đó, luận văn cũng chú trọng nghiên cứu sách lược về pháp quyền của Việt Nam đương đại với mục đích kết hợp và nâng tầm đối tượng án lệ. Phạm vi về đối tượng nghĩa là nghiên cứu chủ yếu xoay quanh 52 án lệ đã được công bố, có hiệu lực ở thời điểm nghiên cứu, nhất là các án lệ về kinh tế. Phạm vi về không gian nghĩa là nghiên cứu có đề cập tới vị trí của án lệ trong kinh tế – xã hội, chính trị, pháp luật Việt Nam cùng với một số nước có mối quan hệ lớn như Pháp, Hoa Kỳ và Trung Quốc. Phạm vi về thời gian nghĩa là nghiên cứu phần lớn về án lệ và pháp luật trong thời kỳ hiện đại, từ thế kỷ XXI, tuy nhiên có đề cập tới những án lệ, quy phạm pháp luật được áp dụng trong quá khứ, không còn hiệu lực. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận văn này là nghiên cứu mối liên hệ giữa án lệ và pháp luật kinh tế của Việt Nam hiện nay, từ đó đề ra giải pháp để phát triển việc xây dựng án lệ, tạo điều kiện hỗ trợ giải quyết tranh chấp cả dân sự, hình sự lẫn hành chính về kinh tế, góp phần đóng góp cho việc hoàn thiện pháp luật kinh tế ở Việt Nam. Nhiệm vụ của luận văn là trả lời bốn câu hỏi cơ sở: cấu trúc hệ thống án lệ Việt Nam hiện nay là gì; mối liên hệ giữa án lệ và pháp luật kinh tế ở Việt Nam là như thế nào; thực tiễn xây dựng án lệ và thực tiễn phát triển kinh tế hiện nay; chính sách được
  • 13. 5 đặt ra để xây dựng nhà nước pháp quyền đang có. Từ bốn câu cơ sở để hướng tới mục đích. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp xuyên suốt toàn bộ công trình nghiên cứu này là phép biện chứng, tức mỗi vấn đề không tồn tại độc lập, đều được liên kết với chủ thể, đối tượng, lập luận khác từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới và ngược lại. Lý lẽ không vô căn cứ, bởi nếu không bằng cớ, không có thật, không biết trước sau, trái phải thì không đáng tin cậy. Ngoài ra, để đạt được các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu luật học truyền thống như: tổng hợp, phân tích, so sánh và bình luận án lệ. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Luận văn đã thực hiện được mục đích và nhiệm vụ đề ra, chứng minh được tầm quan trọng của án lệ, khả năng thực tiễn của việc áp dụng đối sách xây dựng và nâng tầm án lệ hiện hành. Đã thống kê, phân tích để chứng minh ý nghĩa lịch sử cho sự hình thành của án lệ, tác động của thế hệ trước được bảo tồn và duy trì cho thế hệ sau. Đã thống kê, viện dẫn và phân tích các án lệ, nhất là án lệ về kinh tế hiện hành, chứng minh mối quan hệ và tác động có vị trí nhất định hiện có và tăng dần trong thời gian tới của án lệ với pháp luật kinh tế, của pháp luật kinh tế với chính sách phát triển kinh tế. Đã đánh giá để tiến tới đề xuất những đối sách nâng tầm án lệ, xây dựng và phát triển án lệ ở khía cạnh mài dũa miếng ghép trở nên sắc bén và tác dụng cao trong pháp luật kinh tế thập niên 2020. 7. Cấu trúc của Luận văn Luận văn được kết cấu thành ba phần: phần mở đầu, nội dung và kết luận. Ngoài ra, trong luận văn còn trình bày danh mục các tài liệu tham khảo. Phần nội dung của luận văn gồm ba chương: Chương I: Tổng quan về án lệ ở Việt Nam và mối liên hệ với pháp luật kinh tế; Chương II: Tác động của án lệ hiện tại đối với pháp luật kinh tế Việt Nam; Chương III: Giải pháp xây dựng, phát triển và nâng tầm án lệ Việt Nam trong giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội.
  • 14. 6 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ÁN LỆ Ở VIỆT NAM VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI PHÁP LUẬT KINH TẾ 1.1. Lược sử quá trình hình thành và phát triển án lệ ở Việt Nam và án lệ trong hệ thống pháp luật một số nước 1.1.1. Lịch sử hình thành án lệ ở Việt Nam thời phong kiến Án lệ là một bộ phận của pháp luật, tồn tại trong cả hai trường phái pháp luật chủ đạo của thế giới là thông luật và luật thành văn. Việt Nam là một quốc gia theo trường phái luật thành văn, xuất hiện và tồn tại trong thời gian dài của lịch sử. Thứ nhất, các bộ luật thành văn chủ đạo. Trong lịch sử Việt Nam, trải qua nhiều giai đoạn biến cố phức tạp, đất nước chính thức bắt đầu độc lập từ thế kỷ thứ X. Từ đây, các nhà nước nắm quyền thời gian dài như Triều Lý, Triều Trần, Triều Lê, Triều Nguyễn kiểm soát và tạo ra nhiều ảnh hưởng đa phương diện, từ lãnh thổ, dân tộc, phong tục, tập quán, và trong đó có pháp luật. Năm 1042, Thái Tông Lý Phật Mã ra lệnh xây dựng, soạn thảo, in ấn Bộ luật Hình thư, tức bộ luật thành văn đầu tiên của nhà nước quân chủ chuyên chế Việt Nam6. Bộ luật Hình thư ra đời thay thế cho các chiếu chỉ, quy chế, luật lệ trước đó; quy định theo nguyên tắc lẽ phải việc xử phạt, tránh việc làm không có quy củ, lũng loạn và lạm dụng, gây ra oan sai cho người dân của giới quan lại. Bộ luật này tạo ra hệ thống khung xuyên suốt Nhà Lý (1009 – 1225), được sử dụng và cải tiến dưới thời Nhà Trần (1225 – 1400). Cũng nhờ tính định vị quan trọng của Bộ luật Hình thư, ngày nay, Lý Thái Tông được xem là nhân vật tiêu biểu trong việc bảo vệ công lý và hoạt động xét xử dưới thời quân chủ Việt Nam7. Đến thời Nhà Lê sơ (1428 – 1527), năm 1483, Thánh Tông Lê Tư Thành lệnh cho quan lại chỉnh sửa, biên soạn lại các điều luật cũ, xây dựng bộ Quốc triều Hình luật (còn gọi là Bộ luật Hồng Đức). Bộ luật này gồm sáu (6) quyển, 722 điều, và được sử dụng xuyên suốt từ thời Hồng Đức đến hết thế kỷ XVIII lúc Nhà Lê sụp đổ. Thời kỳ tiếp theo, dưới Nhà Nguyễn (1802 – 1945), năm 1815, Thế Tổ Nguyễn Ánh cho ban hành Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Bộ luật Gia Long), có hiệu lực từ 1818 cho đến hết 6 Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (2009), tr. 127–129. 7 Năm 2020, Tòa án nhân dân tối cao tổ chức Hội thảo khoa học: Nhân vật lịch sử tiêu biểu trong hoạt động xét xử của Việt Nam, đã bình chọn Lý Thái Tông (1000 – 1054) với các công trạng như: ban hành Bộ luật Hình thư; đúc chuông để người dân đến bày tỏ nỗi oan ức để được thấu xét; xét xử nhiều vụ án nổi tiếng trong lịch sử như: vụ án Loạn tam Vương, Nùng Trí Cao; truyền dạy, đào tạo con trai trưởng là Thánh Tông Lý Nhật Tôn trở thành vị quan xử án mẫu mực và lừng danh trước khi lên ngôi Hoàng đế.
  • 15. 7 thời đại phong kiến, bước sang giai đoạn mới của lịch sử8. Và cũng trong thời đại quân chủ chuyên chế này, Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long là hai bộ luật được cho là tiêu biểu và phổ biến nhất. Xét lịch sử suốt thiên niên kỷ này, nhà nước phong kiến lãnh đạo bởi quý tộc, quan lại, sử dụng pháp luật được lập ra để tạo khung và chế tài cho đại đa số tầng lớp trong xã hội khắp cả nước. Việc tạo luật chính là lập pháp đều tuân thủ theo quy trình nhất định, tham khảo, nghiên cứu phục vụ ý chí của tầng lớp đứng đầu; và trong các kỹ thuật lập pháp này, bên cạnh các bộ luật chính thức được in ấn, ban bố, nhà nước còn ban hành các chiếu, chỉ, dụ, sắc, lệ hay lệnh để ra quyết định, trong đó có cả việc hướng dẫn phương thức tiến hành hoạt động xét xử khi bộ luật còn thiếu sót, chưa quy định đảy đủ các khía cạnh chi tiết hoặc chỉ quy định sơ bộ, chưa rõ. Các triều đại phong kiến Việt Nam được nhận định là triệt để áp dụng cách thức này, và hình thức này cũng cho thấy sự tương tự với thệ thống văn bản quy phạm pháp luật dưới luật và án lệ đương đại. Thứ hai, án lệ trong pháp luật Nhà Lê. Tại thời Nhà Lê, Thánh Tông Lê Tư Thành chỉ đạo mục đích làm cho pháp luật đầy đủ, dễ hiểu và rộng rãi bằng cách sử dụng kỹ thuật lưu trữ, ghi tóm tắt lại những bản án đã được các quan lại xử án xử lý, phán quyết trong quá khứ, chọn ra làm tiền lệ pháp điển hình để về sau tham khảo, dựa trên bản án đó để áp dụng các trường hợp tương tự về sau. Lấy thí dụ cụ thể trong Bộ luật Hồng Đức, các Điều 3969, Điều 39710, về việc phân chia tài sản là bất động sản gồm đất thổ cư, hương hỏa của gia đình thực tế đều là những bản án được tắt lược lại, soạn thảo kèm vào bộ luật. Các ví dụ này đều là án lệ được nâng cấp thành luật, bổ sung vào Luật Hương hỏa, áp dụng trực tiếp, và có các điểm tương đồng về cả hình thức và nội dung. Đơn cử thứ nhất, hai án lệ đều đổi tên đương sự có quyền và nghĩa vụ trong vụ án từ thực tế thành tên ẩn danh, các tên gọi chung như Giáp, Ất, Bính, Đinh, tức 10 can trong văn hóa phương Đông, giống như đa 8 Đặng Việt Thủy, Đặng Thành Trung (2008), tr. 283. 9 Nguyên văn Điều 396, Bộ luật Hồng Đức: Người ông là Phạm Giáp sinh con trai trưởng là Phạm Ất, thứ là Phạm Bính. Ông tổ Phạm Giáp có ruộng đất hương hỏa hai mẫu đã giao cho con trưởng là Phạm Ất giữ. Phạm Ất đã đem hai mẫu ấy nhập vào với ruộng đất của mình mà chia cho các con, chỉ còn năm sào để cho con trai Phạm Ất giữ làm hương hỏa.Con trai Phạm Ất lại sinh toàn con gái, mà con thứ là Phạm Bính có con trai lại có cháu trai, thì số năm sào hương hỏa hiện tại, phải giao lại cho con trai hay cháu trai Phạm Bính coi giữ. Nhưng không được đòi lấy cho đủ hai mẫu hương hỏa của tổ tiên trước mà sinh ra tranh giành . Nguyễn Ngọc Nhuận, Nguyễn Tá Nhí (2003), tr. 155. 10 Nguyên văn Điều 397, Bộ luật Hồng Đức: Người ông là Trần Giáp sinh được trai gái hai con, trai trưởng là Trần Ất, gái là Trần Thị Bính. Trần Ất sinh được một gái Trần Thị Đinh, còn thơ ấu thì Trần Ất chết. Ông là Trần Giáp lập chúc thư giao phần ruộng đất hương hỏa cho Trần Thị Bính giữ. Khi Trần Thị Bính chết,thì phần hương hỏa phải trả lại cho con gái Trần Ất là Trần Thị Đinh giữ. Nguyễn Ngọc Nhuận, Nguyễn Tá Nhí (2003), tr. 156.
  • 16. 8 phần các bản án được công bố trong pháp luật Việt Nam đương đại đổi tên đương sự thành A, B, C, và cũng là việc giữ bí mật tên đương sự trong các án lệ từ Án lệ 1111 trở về sau. Đơn cử thứ hai, hai án lệ có nội dung xoay quanh đất hương hỏa, phong tục và tập quán thờ cúng tổ tiên, chia di sản thừa kế, mô tả chính xác thực tế về đất đai, huyết thống và gia tộc trong xã hội, vấn đề luôn tồn tại cho đến ngày nay và chỉ có ở xã hội Việt Nam và vùng văn hóa Đông Á của phương Đông. Bên cạnh Bộ luật Hồng Đức, Nhà Lê còn có các văn bản pháp luật được áp dụng khác như Luật thư do Nguyễn Trãi biên soạn (1440), Hồng Đức thiện chính thư (1470), Bộ Lê triều quan chế (1471), Thiên Nam dư hạ tập (1483), Quốc triều khám tụng điều lệ (1777, dưới thời Nhà Lê trung hưng). Trong số lượng này, Hồng Đức thiện chính thư là bộ văn bản lưu trữ chủ yếu án lệ và luật pháp, đóng vai trò quan trọng trong tiền lệ pháp. Thời phong kiến này, khi mà xã hội còn đang xoay quanh nông nghiệp, cộng đồng khép kín, phần lớn các bản án trở thành án lệ đều liên quan đến ruộng đất, thứ tài sản chủ đạo. Ngoài ra, cũng có một số án lệ liên quan đến lĩnh vực khác, như là hôn nhân và gia đình. Ví dụ Án lệ phụ trái tử hoàn (tạm dịch: hồi đáp cho bố mẹ) nêu về việc áp dụng án lệ theo tình huống đạo đức, nhân văn trong xã hội cũ, khi mà con cái phải hồi đáp lại ơn huệ khi được bố mẹ sinh ra12; Án lệ bất phu hữu thai (tạm dịch: không chồng mà có thai), nêu đến việc áp dụng điều khoản về thông gian, tức giảm án, giảm hình phạt khắc nghiệt cho đương sự ở vụ án không được quy định trong bộ luật về người phụ nữ không có chồng mà có thai13. Một số bản án được Lương Thế Vinh trình bày, kiến nghị và được Thánh Tông Lê Tư Thành phê chuẩn thành án lệ14. Bởi những sự kiện này, án lệ chính thức ra đời từ thời Nhà Lê sơ. Việc dùng bản án xét xử trong quá khứ làm căn cứ để tham khảo, dẫn chiếu nhằm đưa ra đường lối xét xử cho các vụ việc dân sự, hình sự xảy ra, về sau trở thành một kỹ thuật lập pháp giúp cho việc xử án trở nên dễ hơn trong quá trình áp dụng tại thực tế. Thứ ba, án lệ trong pháp luật Nhà Nguyễn. 11 Đương sự trong Án lệ 11: nguyên đơn là Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) A, bị đơn là Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) B; đương sự liên quan là Trần Duyên H, Trần Lưu H1,Trần Lưu H2, Trần Thanh H, Trần Minh H, Phạm Thị V, Tạ Thu H, Lưu Thị Minh N, Nguyễn Tuấn T, Đỗ Thị H. Án lệ 11, tr. 1. 12 Nguyên văn Đoạn 101: Nếu cha mẹ mắc nợ mà bỏ trốn thì con cháu phải trả; nếu con cháu có nợ mà bỏ trốn thì cha mẹ, ông bà không phải chịu trách nhiệm. Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Sĩ Giác (1959), tr. 52. 13 Nguyên văn Đoạn 262: Gian phụ có thai thì ở phía gian phụ có chứng cứ; còn phía nam phu vì không có bằng chứng thì chỉ có thể xử phạt gian phụ về tội thông gian thôi. Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Sĩ Giác (1959), tr. 136. 14 Viện Nghiên cứu Hán Nôm (2006), tr. 479.
  • 17. 9 Năm 1810, Thế Tổ Nguyễn Ánh giao việc soạn thảo luật cho Nguyễn Văn Thành15, soạn từ 1811, hoàn thành năm 181216, có hiệu lực năm 181317, mang tên là Hoàng Việt luật lệ tức Bộ luật Gia Long. Bộ luật này gồm có 22 quyển với 398 điều, xếp theo sáu (6) loại là Binh, Hình, Công, Lại, Hộ, Lễ luật tương đương với sáu bộ trong triều đình. Về hình thức, bộ luật tham khảo một số phần từ pháp luật Nhà Thanh (1636 – 1912) là Đại Thanh luật lệ từ việc sắp xếp nội dung cho đến cách gọi tên; tham khảo một phần nội dung, tuy nhiên được chỉnh sửa theo phong tục và xã hội Việt Nam, trong đó đặc biệt là xóa bỏ các hình phạt lớn nhất trong luật Nhà Thanh như: tru di tam tộc, lăng trì18. Hai bộ luật có điểm chung là đều có nội dung luật và lệ ở mỗi điều luật. Luật ở đây là các điều khoản tạo thành hệ thống khung chung, chế định và chế tài quy định luật như Bộ luật Hồng Đức cũ; còn lệ chính là án lệ, là những bản án được thêm vào trong bộ luật dựa trên việc trong thực tế xét xử và nhận định tính quan trọng. Bên cạnh đó, trong cả bản gốc, bản lưu trữ và bản dịch thuật của bộ luật đều thể hiện các trình bày ghi chú cụ thể về bản án có liên quan đến điều luật được trích dẫn, chú giải thể hiện một phần được áp dụng trên thực tế có liên quan19. Ngoài ra, dưới thời Nhà Nguyễn, các văn bản Hội điển toát yếu (1833), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (1843 – 1855), Minh Mệnh chính yếu (1837), Đại Nam điển lệ toát yếu (1909) cũng có những ghi chép về án lệ. Bước qua thời kỳ phong kiến, Việt Nam bắt đầu giai đoạn chuyển giao phức tạp, lần lượt chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa thuộc địa thời Pháp thuộc (1883 – 1945), Chiến tranh Việt Nam liên tục trong giai đoạn Việt Nam Cộng hòa chịu chi phối của Hoa Kỳ cùng các nước đồng minh chiếm giữ miền Nam (1955 – 1975). 15 Nguyễn Văn Thành (1758 – 1817), đảm nhiệm vị trí Trung quân, Tổng tài, chỉ đạo trực tiếp soạn thảo Hoàng Việt luật lệ cùng cấp dưới là Vũ Trinh, Trần Hựu, theo Nguyễn Q. Thắng (2002), tr. 9–10. Ở một khía cạnh khác, Nguyễn Văn Thành được các nhà sử học hiện nay nhận định là khai quốc công thần chủ đạo giúp Nguyễn Ánh thống nhất đất nước, nắm giữ vị trí trọng yếu nhất của triều đình là Bình Tây Đại tướng quân, Tiền quân, Tổng trấn Bắc thành, toàn quyền lãnh đạo miền Bắc ổn định thời kỳ đầu triều; giỏi văn võ, chỉ huy thamtrận Nguyễn – Tây Sơn, sáng tác văn chương với những tác phẩm như Văn tế tướng sĩ trận vong; chủ biên Hoàng Việt luật lệ, chủ biên Đại Nam thực lục – biên niên sử quan trọng nhất Nhà Nguyễn. Ngoài ra, ông cũng đề xuất, đặt ra những chính sách thời kỳ đầu về chính trị, pháp luật và giáo dục, nhấn mạnh dân túy như xây dựng Khuê Văn Các, biểu trưng hiện tại của thủ đô Hà Nội. Tuy vậy, ngày nay, ông lại rất ít được biết đến bởi xã hội hiện đại. 16 Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Văn Tài (1994), tr. 11. 17 Về năm có hiệu lực, có những quan điểm cho rằng là 1815, 1818, ở đây dựa trên Đại Nam liệt truyện, Viện Sử học Việt Nam (2013), trích tập 2, tr. 409: Năm Gia Long thứ 12 (1813), [Nguyễn Văn] Thành cùng lũ Vũ Trinh xét định luật lệ cộng 398 điều,sách luật làm xong tiến trình,vua thân tự sửa định,lại sai làm bài tựa liền sai khắc in ban hành. 18 P.L.F Philastre (1875), tr. 61–62. 19 Vũ Văn Mẫu (1957), tr. 239–240.
  • 18. 10 1.1.2. Án lệ Việt Nam thời cận hiện đại Bắt đầu từ thế kỷ XIX, khi mà đất nước vẫn còn đang thuộc thời kỳ phong kiến, ảnh hưởng đến từ phương Tây đã xuất hiện khi chế độ thực dân mở rộng, chiếm ưu thế và quản lý thời gian dài. Thứ nhất, án lệ thời Pháp thuộc và chế độ Việt Nam Cộng hòa. Trong các giai đoạn này, hệ thống pháp luật Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng đến từ phương Tây, nhất là hệ thống pháp luật nước Pháp của điển hình châu Âu lục địa. Với vị trí là một quốc gia nổi bật về luật thành văn, Pháp đã chuyển giao cấu trúc pháp luật này tại Việt Nam, tạo dựng những đạo luật các lĩnh vực của xã hội, trong lãnh thổ, phân thành ba miền là Bộ Dân luật Bắc Kỳ (1931), Bộ Dân luật Trung Kỳ (1936), và Dân luật giản yếu Nam Kỳ (1883). Lấy đạo luật này làm cơ bản và chủ yếu của quy phạm, bên cạnh đó áp dụng một số nhóm các án lệ như là miếng ghép để hoàn thiện toàn bộ thuộc tính trên. Mục đích ra đời của án lệ là phục vụ giải thích pháp luật theo hướng rõ ràng, bổ sung những khoảng trống, những thiếu sót của pháp luật thực định hiện hành, hoặc quy định có nhưng chưa đầy đủ. Các án lệ do hệ thống tòa án lựa chọn qua những bản án đã được xét xử trong thực tế, làm nguồn lưu trữ quan trọng để có thể tham khảo và vận dụng cho việc xét xử về sau. Từ một khía cạnh khác, tòa án xây dựng nên án lệ trong hoạt động xét xử các vụ kiện, nhất là khi gặp những điều luật tối nghĩa, không rõ ràng hoặc nhiều điều luật mâu thuẫn với nhau. Quy định về nghĩa vụ xử của tòa án được nêu tại cả ba bộ dân luật ba miền, theo đó: Thẩm phán nào viện lẽ rằng vì luật không quy định hoặc tối nghĩa hoặc không đủ để thoái thác không xét xử, có thể bị truy tố về sự bất khẳng thụ lý20. Điều khoản này cũng là mô phỏng theo Bộ Dân luật Pháp lúc bấy giờ, phản chiếu việc án lệ đã được áp dụng bởi hệ thống pháp luật của Pháp tại Việt Nam21. Cũng trong khía cạnh này, các thẩm phán xét xử các cấp ban hành phán quyết được lưu trữ và vận dụng trong việc tham khảo, không có tính chất bắt buộc. Những phán quyết đó sẽ trở thành án lệ khi được các tòa án cho rằng đó là khung hình chung, đã được tòa án cấp cao nhất tổng kết, xem xét lựa chọn và phổ biến chung cho phạm vị 20 Điều 5, Bộ Dân luật Bắc Kỳ (1931), Bộ Dân luật Trung Kỳ (1936); Điều 4, Dân luật giản yếu Nam Kỳ (1883). 21 Điều 4, Bộ luật Dân sự Pháp 1804: [Le juge qui refusera de juger, sous prétexte du silence, de l'obscurité ou de l'insuffisance de la loi, pourra être poursuivi comme coupable de déni de justice.], dịch: Thẩm phán từ chối xét xử vì lý do luật không có quy định hoặc luật quy định không rõ ràng có thể sẽ bị truy tố vì tội bất khẳng công lý.
  • 19. 11 cả nước thông qua các tạp chí công bố bản án thành án lệ như Pháp luật tập san, Pháp lý tập san, Đông Dương tư pháp tập san (Journal judiciaire de l’Indochine). Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam (1955 – 1975), miền Nam dưới sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và đồng minh, chính thể Việt Nam Cộng hòa chiếm giữ. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của Hoa Kỳ, một quốc gia thuộc hệ thống thông luật, nhưng nền pháp luật ở miền Nam vẫn tiếp tục duy trì luật thành văn từ thời Pháp thuộc. Bên cạnh đó, đi cùng quy phạm pháp luật trực tiếp, những án lệ được sử dụng để bổ sung cho những trường hợp pháp luật không rõ ràng, chưa đầy đủ. Đơn cử án lệ về giá trị các văn bản được ban hành và lưu trữ dưới thời Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng ở Việt Nam đã quy định: Các văn thư về tư pháp làm ra dưới thời Nhật vẫn có giá trị nếu không điều gì trái với luật lệ hiện hành22. Trong tố tụng thời kỳ này, khi tiến hành việc viện dẫn một bản án để chứng minh sự suy luận trong xét xử, cấp xét xử phải thống kê và nêu đầy đủ thông số từ tên tòa án ra bản án được viện dẫn, ngày tuyên bản án, tạp chí đã đăng án văn (thời gian, phần, trang). Theo định kỳ ba tháng, Bộ Tư pháp Việt Nam Cộng hòa thường xuất bản ấn phẩm về án lệ, đăng tải những trích dẫn về nhận định, quan điểm hay định hướng xét xử trong các bản án của Tòa thượng thẩm, Tối cao Pháp viện, đưa những bản án này trở thành căn cứ pháp lý để xét xử các tranh chấp tương tự. Thứ hai, án lệ tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945 – 1976) ra đời từ Tuyên ngôn độc lập năm 1945, trải qua Chiến tranh Đông Dương (1945 – 1954), giành chiến thắng nhưng vẫn không thể thống nhất đất nước sau Hiệp định Genéve, tiếp tục đương đầu với cuộc Chiến tranh Việt Nam cho đến thống nhất toàn vẹn năm 1976. Cũng bởi tình thế phức tạp và khó khăn bao phủ mọi lĩnh vực này, thời kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lãnh đạo miền Bắc, mục tiêu chủ yếu xoay quanh bảo vệ đất nước và tham gia chiến tranh thống nhất, không tập trung nhiều vào việc xây dựng hệ thống pháp luật mới nói chung, hay án lệ nói riêng. Tuy nhiên, việc tiếp tục áp dụng hệ thống luật thành văn cũ tiếp tục giữ cho khái niệm và quan điểm về án lệ vẫn tồn tại. Năm 1945, một sắc lệnh đã được ký bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc chấp thuận sử dụng một phần hệ thống pháp luật cũ không trái với nguyên tắc chung về chủ quyền và độc lập của đất nước tại thời điểm đó ở ba miền trong thời gian chuẩn bị ban hành hệ 22 Bản án của Tòa thượng thẩm Sài Gòn ngày 28 tháng 06 năm 1951, đăng trong Pháp lý tập san năm 1952, tr. 52; dẫn từ Trần Đại Khâm, tr. 15.
  • 20. 12 thống pháp luật cho cả nước đang được xây dựng23. Cũng trong thời kỳ này, ở miền Bắc, về nguyên tắc không thừa nhận án lệ là nguồn của pháp luật, nhưng trong thực tiễn xét xử thì Tòa án nhân dân tối cao đã tổng kết những bản án điển hình hình thành những chuyên đề báo cáo để hướng dẫn các tòa áp dụng pháp luật thống nhất. 1.1.3. Án lệ trong hệ thống pháp luật một số nước Hệ thống pháp luật trên thế giới có hai nhóm phổ biến nhất là hệ thống luật thành văn lâu đời từ châu Âu lục địa; hệ thống thông luật của các nước Anh, Mỹ. Nhóm luật thành văn với quan điểm pháp điển hóa hệ thống quy phạm pháp luật, lập thành văn bản và xây dựng bộ quy định đó để điều chỉnh mọi lĩnh vực trong xã hội. Trong nhóm này, án lệ được tạo dựng với mục đích hỗ trợ cho bộ quy định, phản chiếu sự vận hành của luật thành văn, đảm nhiệm vai trò chủ yếu là giải quyết tranh chấp. Còn đối với nhóm thông luật, quan điểm coi trọng án lệ, xem án lệ đóng vai trò chính là pháp luật, vai trò như những đạo luật được xác lập khác. Trong các quốc gia trên thế giới thì Pháp, Hoa Kỳ và Trung Quốc là những nước có ảnh hưởng lớn tới Việt Nam trong lịch sử. Thứ nhất, án lệ trong pháp luật Pháp. Pháp, nay là Cộng hòa Pháp, một nước theo hệ thống luật thành văn có khá nhiều ảnh hưởng đến pháp luật Việt Nam. Tại Pháp, án lệ được tạo lập từ việc thực hiện thẩm quyền của tòa án. Trong quá trình xét xử của các tòa án, khi quy định của pháp luật đầy đủ, rõ ràng và cụ thể thì nhiệm vụ của tòa án Pháp đơn giản là áp dụng chính xác các quy định đó. Tuy nhiên, trong hệ thống luật thành văn, có nhiều trường hợp các quy định của pháp luật không đủ để điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội phát sinh ở hiện tại và trong tương lai. Để thực hiện nhiệm vụ xét xử của mình trong trường hợp này, tòa án phải đưa ra nhận định dựa trên lẽ phải của xã hội, giải thích mở rộng các điều luật có liên quan, và việc lặp đi lặp lại nhiều lần này là nguyên nhân tạo thành án lệ. Trong phạm vi nội dung của một bản án, hai vấn đề liên quan và thường được soạn thảo là tình tiết vụ án, và nhận định của tòa án. Tình tiết vụ án nêu lên thực tế xâu chuỗi sự việc, tình huống đã xảy ra, và từ đây tòa án phân tích, nhận định và áp dụng pháp luật để đi đến kết luận. Tại Pháp nói riêng và châu Âu lục địa nói chung, chỉ yếu tố về nhận định từ áp dụng pháp luật mới có giá trị và khả năng trở thành án lệ, phần nội dung tình tiết không được xếp vào nguồn án lệ. Ví dụ về vấn đề bồi thường thiệt hại, 23 Điều 1, Sắc lệnh 47.
  • 21. 13 một nội dung tương đối phổ biến trong các tranh chấp, hệ quả của tranh chấp, nhiều vụ án có mức thiệt hại giống nhau, dẫn tới khả năng về việc toà án có thể áp dụng mức bồi thường thiệt hại giống nhau. Trong những vụ án có mức thiệt hại tương đối giống nhau đó, việc toà án áp dụng mức bồi thường thiệt hại giống nhau chỉ là giải quyết theo tình tiết, và sự lặp đi, lặp lại này hoàn toàn không có giá trị để trở thành án lệ. Trên thực tế, hệ thống pháp luật Pháp với quan điểm cho rằng nên không phải mọi bản án, quyết định của toà án đều có thể là án lệ bởi mỗi bản án thường có giá trị cho vụ án riêng biệt. Chỉ trong trường hợp nhiều bản án không chỉ có giá trị giải quyết những tình tiết cụ thể của một vụ án, mà còn có thể nhân rộng, có tính khả thi để áp dụng giải thích luật, tính chính xác, tính tương thích để áp dụng cho việc giải quyết những vụ án mới về sau. Đơn cử tại Pháp, có án lệ về việc hoàn trả tài sản trong trường hợp được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là nguyên tắc hình thành từ án lệ trên cơ sở toà án giải thích và áp dụng Điều 137124, Bộ luật Dân sự Pháp 180425. Tại Việt Nam, có điều khoản về nguyên tắc này trong Bộ luật Dân sự 2015, theo đó, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật26. Từ đây, đặc tính lặp đi, lặp lại, sử dụng nhiều lần của một giải pháp được áp dụng bởi tòa án trong các vụ việc tương tự trở thành yếu tố chung khi nói đến sự hình thành của một án lệ tại Pháp. Tức nghĩa là, để hình thành nói chung và xây dựng nói riêng án lệ về một vấn đề pháp lý nào đó thì phải có một số lượng nhất định các quyết định, bản án của cơ quan xét xử được ban hành theo cùng một phương thức, định hướng đối với các vụ việc tương tự. Trong một vụ việc tương tự của hiện tại, toà án sẽ xem xét, có thể đựa trên cách giải quyết của các toà án trong quá khứ để tiến hành áp dụng. Án lệ tại Pháp có ba yếu tố cấu thành quan trọng nhất là bản án, tiền lệ và tính thống nhất. Yếu tố bản án là nguồn hình thành nên án lệ, trong đó phần nhận định của tòa án trong bản án chiếm vị trí chủ đạo. Theo nguyên tắc độc lập trong quá trình xét xử, các tòa án được toàn quyền trong việc giải quyết vụ việc theo cách riêng của mình, tuy 24 Điều 1371, Bộ luật Dân sự Pháp 1804: [Les quasi-contrats sont les faits purement volontaires de l'homme, dont il résulte un engagement quelconque envers un tiers, et quelquefois un engagement réciproque de's deuxparties], dịch: Hợp đồng bán phần [quasi-contracts:loạihình hợp đồng không được xác lập trên thực tế giữa các bên nhưng được tòa án nhận định là hợp đồng] là hành vi hoàn toàn tự nguyện của các bên mà từ đó dẫn đến bất kỳ sự cam kết nào đối với người thứ ba và đôi khi là sự cam kết có đi có lại của hai bên. 25 Arthur Linton Corbin (1912), tr. 554. 26 Điều 579, Bộ luật Dân sự 2015: Nghĩa vụ hoàn trả.
  • 22. 14 nhiên, thông lệ tư pháp chỉ ra rằng, mỗi tòa án khi xét xử thường nghiên cứu quan điểm và cách thức giải quyết trước đó của cấp trên, tòa sơ thẩm nghiên cứu quan điểm của tòa phúc thẩm, đây chính là yếu tố chỉ ra tính thống nhất và tương thích tồn tại trong quá trình hình thành án lệ. Theo cách nhìn tổng quan, toà án cấp trên được trao cho, và tiến hành việc giám sát đối với toà án cấp dưới. Và thủ tục, hoạt động phúc thẩm, giám đốc thẩm là thực tế của việc giám sát, đóng góp cho quá trình hình thành một án lệ thống nhất cho một địa phương (trong mối quan hệ giữa các toà sơ thẩm và toà phúc thẩm) hoặc cho cả nước (trong mối quan hệ giữa mọi toà án cấp dưới và toà án tối cao). Thứ hai, án lệ trong pháp luật Hoa Kỳ. Là một quốc gia theo hệ thống thông luật, nguồn gốc từ nước Anh, án lệ có vai trò quan trọng trong pháp luật Hoa Kỳ. Bản chất án lệ của Hoa Kỳ có tính linh hoạt, bao gồm hai loại: án lệ thuyết phục và án lệ ràng buộc. Trong đó, án lệ ràng buộc có nguồn gốc từ Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ (Supreme Court of the United States) về các vụ việc trong hệ thống Hiến pháp và đạo luật liên bang của Hoa Kỳ. Còn án lệ thuyết phục đến từ hệ thống các tòa án còn lại trên khắp nước Mỹ, cả hệ tòa án liên bang và hệ tòa án tiểu bang. Với hệ tòa án liên bang Hoa Kỳ đứng đầu là Tòa án tối cao, cấp dưới có 13 tòa phúc thẩm, 94 tòa cấp quận và hai tòa xét xử đặc biệt. Năm 1891, hệ thống tòa án phúc thẩm liên bang của Hoa Kỳ ra đời, được giao cho nhiệm vụ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xét xử, tiến hành xét xử có hệ thống các cấp, và phân chia công việc thích hợp, giảm bớt gánh nặng cho Tối cao Pháp viện27. Trong thẩm quyền của mình, tòa phúc thẩm liên bang có quyền tài phán trong cả nước, xét xử phúc thẩm những vụ án đặc biệt, như những vụ án liên quan đến luật phá sản, luật cấp bằng sáng chế và những vụ án đã được phán quyết bởi hai tòa có quyền tài phán đặc biệt. Tiếp đến, để tiến hành thủ tục tố tụng từ khởi kiện cho đến ra phán quyết một cách phù hợp theo vị trí địa lý ở 50 bang và vùng lãnh thổ của Hoa Kỳ, dưới tòa phúc thẩm liên bang có 94 tòa cấp quận, có vị trí, chức năng và thẩm quyền tương ứng với tòa sơ thẩm trong hệ thống tòa án liên bang Hoa Kỳ. Với hệ toà án tiểu bang, mỗi tiểu bang Hoa Kỳ lại chia thành hệ thống tòa án tiểu bang riêng biệt, phụ trách tư pháp trong tiểu bang đó, thụ lý và xét xử những vụ việc theo luật tiểu bang quy định, một sự tách biệt lớn với luật liên bang và luật của tiểu bang khác. Tòa án tiểu bang chia làm ba cấp, tòa cấp sơ thẩm trực tiếp tại các quận trong tiểu 27 Điều III, Hiến pháp Hoa Kỳ; bản dịch Trần Thị Thái Hà, tr. 19.
  • 23. 15 bang; tòa cấp phúc thẩm và tòa tối cao tiểu bang. Với hệ thống tương ứng cho mỗi tiểu bang, các tòa án tiểu bang là nơi lưu trữ thông luật rất lớn. Trong xét xử, hầu hết các quyết định tại tòa án tiểu bang đều chiếu theo án lệ. Tuy nhiên, cũng bởi tính độc lập của 50 tiểu bang, các án lệ liên tục được viện dẫn, lập luận, nhận định theo quan điểm khác nhau nếu vụ án liên quan được xét xử ở vị trí khác nhau; chủ yếu mỗi án lệ có hiệu lực lớn ở trong nội bộ tòa án của một tiểu bang nhất định. Đơn cử án lệ Palsgraf v. Long Island Railroad Co. tại tiểu bang New York. Trong nội dung vụ việc, tình huống diễn ra ở ga tàu hỏa Long Island Rail Road ở New York, khi các khách hàng mua vé tàu và chờ tàu có gia đình ba mẹ con chuẩn bị đi du lịch. Khi một chuyến tàu tới, hai hành khách không lên tàu kịp giờ đã vội vã chạy theo để cố gắng nhảy lên tàu. Người chạy trước lên tàu thành công, người chạy sau được nhân viên bảo vệ của đường sắt giúp đỡ, cũng lên được tàu nhưng để rơi một món đồ có chứa pháo hoa phát nổ. Vụ nổ khiến vật thể là một chiếc cân lớn hoạt động bằng đồng xu trên sân ga rơi sập xuống vào ba mẹ con, khiến người mẹ chịu thương tật là bệnh nói lắp. Người mẹ tên là Helen Palsgraf sau đó đã kiện Công ty đường sắt Long Island Rail Road, tức chủ sở hữu sân ga, với quan điểm khởi kiện cho rằng nhân viên sân ga đã thiếu trách nhiệm trong quá trình giúp khách hàng mang pháo hoa lên tàu, khiến khách hàng khác đang chờ tàu, trong đó có cô chịu thương tật. Tại phiên tòa sơ thẩm của Tòa án cấp cao New York28, lập luận khởi kiện của nguyên được bồi thẩm đoàn chấp thuận, theo đó Hội đồng xét xử ra phán quyết sơ thẩm buộc bị đơn bồi thường 6.000 USD29. Sau đó, công ty đường sắt kháng cáo. Ở phiên phúc thẩm của Ban Phúc thẩm, Tòa án cấp cao New York, với tỷ lệ 3–2, hội đồng xét xử đã bác kháng cáo. Bị đơn tiếp tục kháng cáo lần thứ hai, gửi tới cơ quan xét xử cao nhất của tiểu bang là Tòa Phúc thẩm New York. Tại phiên tòa này, vụ án được đảo chiều với tỷ lệ 4–3, không đồng ý với lập luận của nguyên đơn, kết luận bị đơn thắng kiện. Nhận định và phán quyết của cấp cao nhất dựa trên đánh giá và lập luận của Chánh án Benjamin N. Cardozo, cụ thể cho rằng bị đơn là công ty đường sắt không có sơ suất, các nhân viên sân ga khi giúp đỡ khách hàng lên tàu không có nghĩa vụ chăm sóc nguyên đơn, và việc nguyên đơn chịu thương tật không phải là tổn hại có thể thấy trước từ việc hỗ trợ một khách hàng bất kỳ mang một vật phẩm chưa xác định 28 New York Supreme Court, đây là tòa án cấp sơ thẩmtrực tiếp của tiểu bang New York, phụ trách sơ thẩm. Mặc dù mang tên Supreme nhưng đây không phải là tòa cao nhất, và tòa án cấp cao nhất của New York là New York Court of Appeals. Tạm dịch New York Supreme Court: Tòa án cấp cao New York. 29 Trial record, tr. 35–36.
  • 24. 16 là có thể phát nổ, tức pháo hoa. Phán quyết ban đầu của bồi thẩm đoàn ở phiên sơ thẩm đã bị đảo chiều, và bị đơn công ty đường sắt cuối cùng đã thắng kiện sau hai lần kháng cáo. Bản án này trở thành án lệ được công bố từ năm 1928, có hiệu lực trong tiểu bang New York, trở nên nổi tiếng cả Hoa Kỳ về vấn đề luật tổn hại30, là ví dụ trong giảng dạy pháp luật ở Mỹ cũng như nhân rộng ra một số nước trên thế giới. Tuy nhiên, đây là án lệ thuyết phục, có tính ràng buộc ở nội bộ tiểu bang New York nhưng không bắt buộc trong các bang khác. Chẳng hạn như, Tòa án tiểu bang Winconsin đã ra bản án ngược lại với án lệ này, buộc bên liên quan phải bồi thường dẫu không thể lường trước trong một tình huống tương tự31. Thứ ba, án lệ trong pháp luật Trung Quốc. Trung Quốc là nước theo hệ thống luật thành văn, có tương quan với pháp luật Việt Nam từ thời kỳ phong kiến cho đến cận hiện đại. Trong bối cảnh hiện đại, Trung Quốc đã và đang sáng tạo, xây dựng những phương án riêng biệt. Từ những năm 1980, các đặc khu kinh tế với chính sách đặc biệt được xây dựng nhằm thu hút đầu tư nước ngoài như đặc khu Thâm Quyến, Châu Hải, Sán Đầu ở tỉnh Quảng Đông, Hạ Môn ở tỉnh Phúc Kiến; tiếp đến là nhận bàn giao Hồng Kông từ Liên hiệp Anh năm 1997, Ma Cao từ Bồ Đào Nha năm 1999 và cho thực hiện chính sách một quốc gia hai chế độ. Tính riêng đặc khu hành chính Hồng Kông là một đơn vị cấp tỉnh của Trung Quốc, được quyền tự trị trong 50 năm cho đến 2047, trong đó có việc tiếp tục áp dụng thông luật từ nước Anh trong tư pháp32. Từ thế kỷ XXI, chính sách xây dựng án lệ bắt đầu được đề cập và tiến hành. Năm 2014, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII ban hành Nghị quyết về thúc đẩy toàn diện nhà nước pháp quyền, có đề cập đến việc xây dựng khung và hệ thống án lệ, trao cho Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc tiến hành. Với việc đặt ra chính sách án lệ, Trung Quốc tiếp tục thí điểm phương án đặc trưng riêng biệt. Ngày 31 tháng 08 năm 2014, phiên họp thứ mười của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc khóa XII đã biểu quyết và thông qua Quyết định về việc thành lập các Tòa án Sở hữu trí tuệ tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và chính thức hoạt động từ ngày 06 tháng 11 năm 201433. Các tòa án này 30 Tort law (tạm dịch: luật tổn hại) là lĩnh vực pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,được hiểu ở nhóm các nước theo thông luật. 31 Little, Joseph W.(2007), tr. 81–82. 32 Wiltshire, Trea (1997), tr. 113. 33 Susan Finder (2017), tr. 251–252.
  • 25. 17 có hai điểm đặc biệt, thứ nhất là những là tòa án sở hữu trí tuệ đầu tiên ở Trung Quốc đại lục, đảm nhiệm vai trò xét xử vụ việc sở hữu trí tuệ; và thứ hai, các tòa này là nơi thử nghiệm xây dựng, thí điểm áp dụng án lệ. 1.1.4. Án lệ Việt Nam thời hiện đại Năm 1975, kể từ khi thống nhất đất nước, vấn đề về án lệ một lần nữa được thảo luận, nghiên cứu và đề xuất sôi nổi. Trong giai đoạn đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới trước năm 2007, nhằm đáp ứng yêu cầu của hệ thống pháp luật so với quan hệ quốc tế, hàng loạt các đạo luật được soạn thảo, sửa đổi và ban hành. Năm 2005, Bộ Chính trị khóa X ban hành Nghị quyết 48 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó nêu rõ: “Nghiên cứu về khả năng khai thác, sử dụng án lệ, tập quán (kể cả tập quán, thông lệ thương mại quốc tế) và quy tắc của các hiệp hội nghề nghiệp, góp phần bổ sung và hoàn thiện pháp luật”34. Nghị quyết 49 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 quy định cụ thể hơn, theo đó đặt ra nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm có được trong quá trình xét xử các cấp, hướng dẫn áp dụng pháp luật một cách thống nhất, xây dựng và phát triển án lệ và xét xử tái thẩm, giám đốc thẩm, đều giao cho Tòa án nhân dân tối cao35. Các chủ trương này sau đó đã được thể chế hóa vào các văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể, Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 quy định về việc tống kết phát triển án lệ, công bố án lệ để tòa án các cấp nghiên cứu, áp dụng trong xét xử, việc xây dựng này đến từ nguồn là quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao36, quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các tòa án, và thẩm quyền phát triển thành án lệ này cũng được giao cho Tòa án nhân dân tối cao37. Tính đến tháng 03 năm 2022, đã có 52 án lệ được thông qua và công bố. Bảng 1. 1: Thống kê án lệ Việt Nam tính đến năm 2021 Năm công bố Án lệ 2016 (10) án lệ từ Án lệ 01 đến Án lệ 1038 2017 (6) án lệ từ Án lệ 11 đến Án lệ 16 2018 (10) án lệ từ Án lệ 17 đến Án lệ 26 2019 (3) án lệ từ Án lệ 27 đến Án lệ 29 2020 (10) án lệ từ Án lệ 30 đến Án lệ 39 2021 (13) án lệ từ Án lệ 40 đến Án lệ 52 34 Khoản 1.7 Điều 1, Mục II, Nghị quyết 48/NQ-TW 2005. 35 Khoản 2.2 Điều 2, Mục II, Nghị quyết 49/NQ-TW 2005. 36 Trong luận văn này,Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được viết tắt là Hội đồng Thẩm phán. 37 Điểm c khoản 2 Điều 22, Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014. 38 Tên các án lệ trong luận văn được viết tắt. Ví dụ tên đầy đủ là Án lệ số 01/2016/AL được viết tắt thành Án lệ 01.
  • 26. 18 Lĩnh vực Dân sự (27) án lệ: 02, 04, 05, 06, 07, 11, 14, 15, 16, 22, 23, 24, 25, 26, 31, 32, 33, 34, 35, 38, 39, 40, 41, 42, 50, 51, 52 Hình sự (11) án lệ: 01, 17, 18, 19, 28, 29, 30, 45, 46, 47, 48 Hành chính (2) án lệ: 10, 27 Lao động (1) án lệ: 2039 Hôn nhân gia đình (1) án lệ: 03 Kinh doanh thương mại (9) án lệ: 08, 09, 12, 13, 21, 36, 37, 43, 44 Nguồn: thống kê dựa trên Cổng thông tin về án lệ, Tòa án nhân dân tối cao. Từ khi chính sách về án lệ được đưa ra và thực hiện, có những phản ánh và động thái khác nhau trong giới luật Việt Nam về vấn đề này. Thời gian đầu trước khi tiến hành chính sách, Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức những cuộc hội thảo ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh để lấy ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia pháp lý, nhà hoạt động thực tiễn đối với công tác phát triển án lệ, cụ thể là giai đoạn 2015 – 2016 để lựa chọn và công bố những án lệ đầu tiên. Thời gian này, có nhiều bài viết, quan điểm từ các luật gia như giảng viên luật học, luật sư thể hiện quan điểm ủng hộ xây dựng án lệ theo những góc nhìn như lịch sử án lệ Việt Nam, so sánh với các quốc gia thuộc cả hai hệ thống luật là thông luật Anh Mỹ và luật thành văn châu Âu lục địa. Về phía tòa án, tòa án đã quy định việc đăng tải các bản án, quyết định được đề xuất, nêu rõ nội dung đề xuất lựa chọn làm án lệ theo quy trình lựa chọn và công bố án lệ trên các phương tiện truyền thông, thông tin như Tạp chí Tòa án nhân dân, Cổng thông tin điện tử để các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia ý kiến, mong đợi những đóng góp đa chiều từ các đại biểu Quốc hội, các luật gia, cơ quan, tổ chức quan tâm. Có thể thấy được hoạt động này hướng tới mục tiêu thu hút, tập hợp sự đóng góp của cộng đồng pháp luật trong xã hội, các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là những nhà khoa học trong hoạt động nghiên cứu, chuyên gia pháp lý bám sát thực tế, các nhà hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực pháp luật để bình luận, phân tích các vấn đề liên quan, góp phần phát trình chương trình xây dựng án lệ. Việc đăng tải này cũng thể hiện nỗ lực thực hiện các hoạt động theo chủ trương chuyển đổi số của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Sau đó, đều đặn hàng năm, Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục tổ chức các cuộc hội thảo để thảo luận cụ thể diễn biến chính sách ở cả trong nước và quốc tế. Có thể kể tới 39 Trong Trang tin điện tử về Án lệ của Tòa án nhân dân tối cao (truy cập ngày 08 tháng 07 năm2021), tiểu mục lĩnh vức án lệ về lao động được ghi là Án lệ 22, tuy nhiên đây là nhầmlẫn trong sắp xếp trang điện tử, bởi Án lệ 22 về không vi phạmnghĩa vụ cung cấp thông tin tình trạng bệnh lý trong hợp đồng bảo hiểm xã hội, thuộc dân sự; đúng ra sắp xếp về lĩnh vực lao động phải là Án lệ 20 về xác lập quan hệ hợp đồng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
  • 27. 19 hội thảo tiêu biểu là Hội thảo lấy ý kiến góp ý đối với các dự thảo án lệ năm 2019, năm 2021 được phối hợp tổ chức với Liên minh Châu Âu (EU) và Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) lấy ý kiến góp ý đối với các dự thảo án lệ và Dự thảo Báo cáo nghiên cứu về phát triển án lệ tại Việt Nam về chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo án lệ, đảm bảo các bản án, quyết định được lựa chọn, phát triển thành án lệ phải thực sự có tính chuẩn mực, chất lượng cao, có tính khả thi trong việc hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử, bảo đảm mục tiêu những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý như nhau thì phải được giải quyết như nhau; Hội thảo công tác phát triển án lệ để sơ kết công tác phát triển án lệ giai đoạn 2016 – 2021 được tổ chức với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, thẩm phán, đại diện cơ quan, bộ, ngành trung ương, các tổ chức quốc tế gồm Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và đại diện của các cơ quan báo chí. Bên cạnh đó, các tác phẩm được xuất bản là tuyển tập Án lệ và Bình luận, Án lệ và Thực tiễn xét xử, nghiên cứu và đánh giá cụ thể các án lệ được công bố. Có thể thấy được sự cố gắng của Tòa án nhân dân tối cao trong việc thu hút sự quan tâm, đóng góp của cộng đồng giới luật Việt Nam, giới luật quốc tế đặc biệt là các nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc40 để xây dựng và phát triển chính sách án lệ. Đơn cử trong Hội đồng tư vấn án lệ gồm các thành viên giới luật như đại diện Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, giảng viên luật tại các trường luật nổi tiếng trong nước. Tuy nhiên, thực tiễn công tác phát triển án lệ cho thấy sự thu hút và đóng góp cho chính sách án lệ ở cả hệ thống tư pháp lẫn cộng đồng giới luật có nhiều vướng mắc. Ở cơ quan nhà nước, chỉ có một số ít các tòa án, đơn vị gửi đề xuất án lệ như tòa án nhân dân các tỉnh địa phương là Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vụ Giám đốc kiểm tra III. Số lượng các chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn gửi bản án, quyết định để đề xuất phát triển án lệ còn rất hạn chế; đặc biệt là giới luật sư rất quan tâm nghiên cứu án lệ nhưng chưa thực sự tham gia vào công tác đề xuất án lệ. Các thẩm phán khi soạn thảo bản án, quyết định đã phân tích, lập luận về tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý nhưng chủ yếu tập trung giải quyết tình huống pháp lý cụ thể trong vụ án 40 Với Hàn Quốc, Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam và Tòa án tối cao Hàn Quốc đã thỏa thuận, ký kết biên bản hợp tác, trong đó có xây dựng các dự án tại Việt Namvới sự hỗ trợ của Hàn Quốc như Dự án tăng cường năng lực Tòa án nhân dân Việt Nam; Dự án tăng cường minh bạch và nâng cao chất lượng xét xử tại Việt Nam; Dự án tăng cường năng lực Trường Cán bộ tòa án Việt Nam.
  • 28. 20 đó mà chưa hướng đến việc khái quát tình huống pháp lý và giải pháp pháp lý có thể áp dụng cho các vụ việc có tính chất tương tự41 . 1.2. Tổng quan về án lệ Việt Nam 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của án lệ Việt Nam Về mặt khái niệm, thời kỳ phong kiến, từ án lệ được cấu tạo bởi từ án, và lệ. Trong đó, án được hiểu là văn thư, thể lệ, các bản kiện tụng đã quyết định xong, vụ phạm pháp hoặc tranh chấp quyền lợi cần được xét xử trước tòa án hoặc quyết định của tòa xét xử vụ án42; lệ được hiểu là lề lối, điều quy định đã trở thành nề nếp, mọi người cứ theo thế mà làm hoặc điều đó được lặp đi lặp lại nhiều lần, tự nhiên đã thành thói quen. Trong khía cạnh quốc tế các nước ảnh hưởng tới Việt Nam, thông luật Anh – Mỹ định nghĩa án lệ là vụ án đã được giải quyết tạo cơ sở cho việc xét xử các vụ án sau này mà có những sự kiện hoặc vấn đề pháp lý tương tự, là nguồn chủ yếu của pháp luật nước Anh43, là lời phán quyết của tòa án, cơ sở chủ yếu trong xét xử của pháp luật Hoa Kỳ44; luật thành văn nước Pháp định nghĩa án lệ là bản án có tiền lệ, lặp đi lặp lại và có tính thống nhất các cấp xét xử, là một nguồn luật thứ yếu45. Bên cạnh đó, còn có thuật ngữ liên quan là tiền lệ pháp, thuật ngữ này và án lệ đều chỉ tới những vấn đề về pháp luật trong quá khứ, tuy nhiên án lệ thể hiện cụ thể hơn tới đối tượng là vụ án và xét xử của tòa án46. Nửa sau thế kỷ XX cho đến nay ở Việt Nam, thuật ngữ án lệ được đề cập tới trong hoạt động nghiên cứu, từng được xem là một danh từ cũ đã được dùng từ thời Pháp thuộc, là những quy tắc do các tòa án xem xét trong khi vận dụng pháp luật để xét xử các vụ án cụ thể, đã hình thành dần dần bằng cách hiểu và thái độ giải quyết giống nhau về một số điểm pháp lý, áp dụng luật một cách giống nhau trong nhiều vụ án; hoặc là chế độ trong đó thẩm phán tiến hành xét xử không mâu thuẫn với quan điểm pháp lý được thể hiện trong phần xét xử của tòa án cấp cao nhất của một nước, đối với các vụ án tương tự47. Đến năm 2015, thuật ngữ tên gọi này chính thức được đưa vào văn bản quy phạm pháp luật với cách hiểu theo nghĩa hẹp là bản án, quyết định của tòa án chứa 41 Nguyễn Sơn (2019), tr. 4–5. 42 Từ điển Luật học (2006), tr. 13. 43 Nguyễn Đức Lam (2012), tr .1. 44 Nguyễn Đức Lam (2012), tr .4. 45 Trần Đức Sơn (2006), tr. 38. 46 Châu Hoàng Thân (2015), tr. 64. 47 Án lệ Việt – Nhật (2008), tr. 4.
  • 29. 21 đựng sự giải thích, áp dụng pháp luật được tòa tối cao lựa chọn với số lượng cụ thể để vận dụng giải quyết vụ án có nội dung tương tự về sau. Cụ thể là, từ khi được thiết lập và công bố chính thức, án lệ Việt Nam được định nghĩa là những lập luận, phán quyết trong quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử48. Từ định nghĩa này, có thể thấy được nội hàm án lệ Việt Nam hiện đại, khái niệm được gói gọn trong hệ thống pháp luật đa phương diện, chia thành ba nhóm. Thứ nhất, về định nghĩa, án lệ là lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực của tòa án về một vụ việc cụ thể. Có nghĩa là, một vụ án ở cả ba lĩnh vực chủ đạo là dân sự, hình sự, hành chính, sau khi trải qua thủ tục tố tụng, được tòa án tại ba cấp là tòa án cấp huyện, cấp tỉnh, và cấp cao ra bản án, quyết định gồm cả sơ thẩm, phúc thẩm; hoặc giám đốc thẩm ở hai cấp là tòa án cấp cao, Tòa án nhân dân tối cao; khi các văn bản này có hiệu lực thì chính là nguồn để được xem xét, đề xuất, lựa chọn và công bố là án lệ. Cũng từ đây, nội dung của án lệ là lập luận và phán quyết trong chính nguồn án lệ đó, cụ thể là phần nhận định của tòa án được đưa ra, căn cứ theo quy phạm pháp luật. Thứ hai, về thẩm quyền, có thể thấy chỉ một cơ quan có thẩm quyền lựa chọn án lệ đó là Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, và việc công bố án lệ thuộc về thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đều là những cá nhân, tổ chức thuộc cơ quan xét xử cao nhất của Việt Nam49. Thứ ba, về mục đích, có thể thấy án lệ được chọn nhằm phục vụ việc nghiên cứu và áp dụng trong xét xử của tòa án các cấp trong lãnh thổ Việt Nam. Cũng chính cụm từ này đã đưa án lệ vào một mức hạn chế, không phải là quy định bắt buộc như các đạo luật, mà hiện chỉ mang nghĩa là căn cứ để viện dẫn. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay, án lệ được hiểu như là một văn bản tư pháp được công bố bởi Tòa án nhân dân tối cao, cơ quan xét xử các cấp từ trung ương đến địa phương có trách nhiệm xem xét và viện dẫn, áp dụng trong quá trình tố tụng mà chủ yếu là xét xử. Bởi vì không mang tính bắt buộc, không được ban hành theo trình tự, 48 Điều 1, Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP (giữ nguyên khái niệm tại Điều 1, Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP). 49 Khoản 1 Điều 104, Hiến pháp 2013.
  • 30. 22 thủ tục của nhóm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cho nên án lệ không phải là văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam. Khi tiến hành xét xử vụ việc ở tất cả các lĩnh vực, thẩm phán và hội thẩm nhân dân lần lượt sẽ áp dụng luật (bao gồm Hiến pháp, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, bộ luật và luật nội địa), tập quán, tương tự pháp luật, án lệ, lẽ công bằng50. Do đặc tính áp dụng lần lượt các đối tượng, nếu không có luật, tập quán hay tương tự pháp luật thì mới áp dụng án lệ, vì thế nên vị trí của án lệ trong hệ thống pháp luật là thứ yếu, thứ tự để áp dụng gần như là cuối cùng. Bên cạnh đó, án lệ Việt Nam còn có nhiệm vụ giúp ngăn ngừa sự duy ý chí của thẩm phán khi áp dụng pháp luật, nâng cao kỹ năng và chất lượng xét xử của thẩm phán, giúp chuẩn hóa việc viết bản án, quyết định51. Thông qua việc tham khảo, viện dẫn án lệ đã có, thẩm phán có thể đưa ra phán quyết một cách có cơ sở hơn, đảm bảo số lượng bản án, quyết định bị tòa án cấp trên hủy, sửa sẽ giảm đi, có xu hướng trở thành hoạt động thường xuyên của ngành tòa án, ngoài ra, cho phép đo lường sự thống nhất của giải pháp được đưa ra, dự đoán sự thay đổi trong tương lai52. Theo cách hiểu chung, việc viện dẫn án lệ không có nghĩa án lệ là cơ sở pháp lý cho vụ án mà tòa án xét xử, vì cơ sở pháp lý vẫn phải dựa trên cơ cở pháp luật trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; viện dẫn án lệ là cách bày tỏ quan điểm về sự tôn trọng tính thống nhất trong áp dụng pháp luật, thẩm phán tự mình quyết định có theo đường lối xét xử trong án lệ viện dẫn hay không, nếu không thì phải nêu ra lý do chính đáng trong việc không áp dụng án lệ đã có53. 1.2.2. Quy trình lựa chọn án lệ ở Việt Nam Với nội hàm được tạo dựng trong quan điểm và chính thức có hiệu lực thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy trình lựa chọn án lệ cũng được xây dựng và đưa vào thực tiễn từ đây. Danh mục các tiêu chí để lựa chọn án lệ bao gồm: có tính chuẩn mực pháp luật; có giá trị về việc giải thích rõ quy định của pháp luật còn tồn tại các cách hiểu khác nhau, giải thích, phân tích các sự kiện pháp lý, vấn đề và chỉ ra đường lối, nguyên tắc xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể hoặc thể hiện lẽ công bằng đối với những vấn đề chưa có điều luật cụ thể quy định; và có giá trị hướng dẫn áp dụng 50 Nguyễn Thị Hồng Nhung (2018), tr. 122. 51 Đỗ Thanh Trung (2017), tr. 9–10. 52 Ngô Quốc Chiến; Medhi Kebir (2013), tr. 13. 53 Đỗ Thanh Trung (2017), tr. 15.
  • 31. 23 thống nhất pháp luật, xuyên suốt trong xét xử54. Trong hệ luật thành văn, các đạo luật của Việt Nam được Quốc hội ban hành tùy theo mốc thời gian, tiếp đến là các văn bản dưới luật được ban hành với mục đích hướng dẫn thi hành đạo luật trước đó như nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, nghị định của Chính phủ, thông tư của cơ quan cấp bộ. Kết cấu hệ thống khung là đa dạng, tuy nhiên không thể đáp ứng tất cả các khía cạnh, chẳng hạn như: nội bộ các điều luật và bản hướng dẫn chưa nêu rõ quy định, phát sinh tranh cãi về ý nghĩa và nội dung; quy phạm pháp luật chưa quy định được tất cả các quy tắc xử sự chung trong quan hệ xã hội, gặp khó trong xử lý vụ việc; hoặc hệ pháp điển hóa được ban hành gặp vấn đề về tiến độ, không theo kịp diễn biến của sự thay đổi xã hội, các cuộc cách mạng, sự toàn cầu hóa. Và án lệ như là một mảnh ghép tham gia giải quyết những khó khăn ấy. Thứ nhất, đề xuất và lựa chọn. Án lệ được lựa chọn từ các nguồn là những bản án, quyết định đã có hiệu lực của tòa án các cấp, được đề xuất để lựa chọn. Việc đề xuất bản án, quyết định được phổ biến rộng rãi cho hai nhóm: nhóm thứ nhất là các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong xã hội; và nhóm thứ hai là tòa án các cấp. Cả hai nhóm đều có thể gửi đề xuất bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án chứa đựng lập luận, phán quyết đáp ứng các tiêu chí theo hướng dẫn cho Tòa án nhân dân tối cao để xem xét, phát triển thành án lệ. Nhóm thứ nhất được xem như là cộng đồng đông đảo trong xã hội, đủ cả mọi lĩnh vực, tạo sự quan tâm đến lĩnh vực này bằng cái nhìn khách quan, phong phú và thực tế nhất. Nhóm thứ hai, các tòa án trên cả nước chính là cơ quan tư pháp tiến hành thủ tục tố tụng, chủ thể đưa ra các bản án, quyết định, tự tổ chức rà soát, phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án mình nhằm đưa ra đề xuất, và bởi chức năng của mình, các tòa án đóng vai trò chủ lực và sâu sắc nhất trong xử án, cội nguồn tạo án lệ. Các bản án, quyết định được đề xuất nhằm lựa chọn, phát triển thành án lệ sẽ được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao để các tòa án, nhà khoa học, chuyên gia pháp lý, nhà hoạt động thực tiễn, cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm tham đưa gia ý kiến trong một khoảng thời gian nhất định, và hiện tại là 30 ngày kể từ ngày đăng tải. 54 Điều 2, Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP.
  • 32. 24 Trong giai đoạn này, một cơ quan được thành lập, đóng vai trò hỗ trợ lựa chọn án lệ, đó là Hội đồng tư vấn án lệ55, được thành lập bởi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, có nhiệm vụ thảo luận cho ý kiến đối với các bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ nêu trên. Thứ hai, thông qua, công bố và áp dụng. Sau quá trình đề xuất và thảo luận, tư vấn, cho ý kiến, bước tiếp theo của quá trình lựa chọn án lệ là thông qua bằng việc biểu quyết bởi Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Ngoài thủ tục đề xuất, thảo luận lấy ý kiến, thì án lệ còn được xem xét thông qua trong một số trường hợp đặc biệt như được Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đề xuất; được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn dựa trên tổng hợp quyết định xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm được chính tập thể này tiến hành. Sau khi tiến hành biểu quyết thông qua, dựa trên căn cứ là kết quả biểu quyết của Hội đồng Thẩm phán, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được giao thẩm quyền ban hành quyết định công bố án lệ được thông qua đó. Án lệ được công bố hiện nay tuân theo cấu trúc văn bản được xây dựng từ năm 2015, nội dung công bố bao gồm hình thức và nội dung. Hình thức là số, tên án lệ; số, tên bản án, quyết định của tòa án có nội dung được phát triển thành án lệ; từ khóa về những tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý trong án lệ, phần hình thức hỗ trợ cho việc xác định, tìm kiếm và lưu trữ thông tin. Nội dung là tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý của án lệ; các tình tiết trong vụ án và phán quyết của tòa án có liên quan đến án lệ; quy định của pháp luật có liên quan đến án lệ. Sau khi công bố, án lệ được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao; đồng thời được gửi cho các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, tòa án các cấp, và được lưu trữ vào tuyển tập án lệ để xuất bản56. Sau khi hoàn thành quy trình lựa chọn án lệ, những án lệ đã công bố sẽ được nghiên cứu, áp dụng trong xét xử sau 30 ngày kể từ ngày công bố. Có hai nguyên tắc áp dụng của án lệ được nêu ra là bảo đảm thống nhất và nêu rõ lý do. Bảo đảm thống nhất nêu ra ở chỗ các thẩm phán, hội thẩm nhân dân trong quá trình xét xử, các giai đoạn tố tụng phải nghiên cứu rõ ràng việc áp dụng án lệ, bảo đảm thống nhất việc giải quyết như 55 Hội đồng Tư vấn án lệ được thành lập năm 2017, thay đổi và có các thành viên năm 2021 gồm: Chủ tịch Hội đồng, PGS, TS Nguyễn Hòa Bình; hai Phó Chủ tịch là TS Nguyễn Trí Tuệ, TS Tống Anh Hào; támthành viên là TS Nguyễn Hải Phong, TS Phan Chí Hiếu, LS, TS Phan Trung Hoài, Thiếu tướng,TS Trần Thế Quân,TS Nguyễn Văn Quyền, PGS, TS Phạm Duy Nghĩa, TS Nguyễn Văn Nam, GS, TS Đỗ Văn Đại. 56 Điều 7, Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP.
  • 33. 25 Lấy ý kiến đối với bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ Tòa án nhân dân tối cao Thành lập Hội đồng tư vấn án lệ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Lấy ý kiến hội đồng tư vấn án lệ Chủ tịch Hội đồng tư vấn án lệ Thông qua án lệ Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Công bố án lệ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nhau đối với những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự. Xuyên suốt từ khi khởi kiện, khởi tố, thụ lý vụ án hoặc hình thức bắt đầu vụ việc khác cho đến khi thu thập đầy đủ các tài liệu, văn bản, quá trình tố tụng để đi tới kết luận cuối cùng, cơ quan xét xử cần tham khảo lưu trữ án lệ đã được công bố, xem xét tính tương tự của các vụ án, vụ việc, cân nhắc kỹ lưỡng việc áp dụng tương thích án lệ đó. Nguyên tắc nêu rõ lý do thể hiện ở trường hợp ngược lại, khi mà vụ việc được cơ quan xét xử phụ trách có tình huống pháp lý tương tự nhưng đưa ra quyết định là không áp dụng án lệ. Ở trường hợp này, thẩm phán, hội thẩm nhân dân phải nêu rõ lý do không áp dụng án lệ có tính tương tự trong bản án, quyết định của tòa án. Các lý do có thể là vụ án có tình huống pháp lý tương tự nhưng không áp dụng bởi trường hợp đặc biệt, tình huống pháp lý không thực sự tương thích để áp dụng án lệ cho vụ án riêng biệt đang xử lý. Nguyên tắc nêu rõ lý do hướng tới mục tiêu áp dụng án lệ một cách thống nhất, buộc các cơ quan xét xử phải nắm bắt và nghiên cứu, hiểu rõ hệ thống án lệ đã được công bố, đóng góp vào quá trình phát triển án lệ. Sơ đồ 1. 1: Quy trình lựa chọn án lệ Các thể nhân, pháp nhân Các bước để lựa chọn phụ trách Nguồn: tác giả sắp xếp dựa trên quy định trong Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP. Cá nhân, cơ quan, tổ chức; Các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự; Đề xuất bản án, quyết định để phát triển thành án lệ