SlideShare a Scribd company logo
1 of 25
1
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Nhận tải file qua zalo 0936.885.877 để được hỗ trợ
Dịch vụ làm báo cáo thực tập
Luanvantrithuc.com
2
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước đang trên đà phát triển về mọi mặt kinh tế - xã hội - văn
hóa. Theo đó, với việc phát triển không ngừng sẽ có những tác hại nhất định. Vì vậy,
pháp luật được coi là một trong những yếu tố tác động tới sự phát triển của đất nước,
vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Tuy nhiên, không phải mọi người đều hiểu và nắm rõ luật lệ mà Nhà nước ban
hành, tình trạng phạm tội cũng ngày càng tăng cao. Từ đó đòi hỏi trình độ quản lý,
kiểm sát phạm nhân trong các Trại giam, Nhà tạm giữ cần được nâng cao. Việc kiểm
sát, quản lý đóng vai trò quan trọng trong hệ thống Pháp luật Việt Nam.
Nhận thấy được vai trò của ngành Kiểm sát, em đã xin đăng kí thực tập tại
Phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án Trật tự - Xã hội
(Phòng 2) - Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An nhằm mục đích nâng cao kiến thức,
nắm rõ hơn về pháp luật Nhà nước, giúp cho em có một cái nhìn sâu sắc về chuyện
ngành Luật em đang theo học.
Tại đây, với sự giúp đỡ của các bác, các anh/chị Kiểm sát viên cùng với Cô
Nguyễn Thị Thanh (Giảng viên Đại học Vinh) đã giúp em có một bài báo cáo hoàn
chỉnh, học thêm được nhiều kiến thức bổ ích từ thực tiễn mà trên giảng đường em
chưa học được. Điều đó đã làm em có thể tự tin hơn trong chuyên ngành mình đang
theo đuổi và tác động không nhỏ đến công việc, tương lai sau này của em.
. Sau một thời gian về thực tập tại Viện Kiểm Sát nhân dân tỉnh Nghệ An từ
ngày 11/02/2019 đến ngày 07/04/2019, được tìm hiểu cũng như được nghiên cứu trực
tiếp thì bản thân em cũng tích lũy được những kiến thức nhất định. Kết thúc đợt thực
tập, em muốn phản ánh lại những kiến thức thu được trong thời gian thực tập thông
qua bài thu hoạch thực tập cuối khoá này.
.
3
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN VÀ NHIỆM
VỤ ĐƯỢC GIAO
I. Giới thiệu về cơ quan thực tập.
1. Tổng quan về Viện Kiểm Sát nhân dân.
Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan có chức năng thực hiện quyền công tố và
kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy
đinh tại Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015.
Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam là một hệ thống độc lập và được được tổ chức ở bốn
cấp, gồm:
 Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
 Viện kiểm sát nhân dân cấp cao (hiện có 3 Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà
Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh).
 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (hiện có 63 Viện
kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).
 Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương
đương (hiện có 691 Viện kiểm sát cấp huyện tại 691 quận, huyện, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh).
Trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân có các Viện kiểm sát quân sự, gồm:
 Viện kiểm sát quân sự Trung ương
 Viện kiểm sát quân sự cấp Quân khu, Quân chủng, Quân đoàn...
 Viện kiểm sát quân sự cấp Khu vực.
2. Lịch sử hình thành Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An.
Nghệ An - vùng đất kiên trung, anh dũng trong chiến đấu, cần cù sáng tạo trong
lao động sản xuất, con người nơi đây không ngại khó ngại khổ vươn lên cống hiến sức
mình vì sự phát triển của toàn dân tộc. Lịch sử nơi này gắn bó chặt chẽ với từng bước
đi và hơi thở của lịch sử đất nước. Sau Hiệp định Giơ - ne - vơ (1954), miền Bắc nước
ta tiến lên chủ nghĩa xã hội và cùng miền Nam tiếp tục đấu tranh giành độc lập dân
4
tộc, thống nhất nước nhà. Việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa để đảm bảo cho
miền Bắc xây dựng cơ sở vật chất chủ nghĩa xã hội, chi viện sức người sức của cho
tiền tuyến lớn miền Nam lúc này là hết sức cần thiết. Trước yêu cầu mới của cách
mạng, ngày 26/07/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký lệnh công bố Luật tổ chức Viện
kiểm sát nhân dân, ngành kiểm sát nhân dân chính thức ra đời như một yêu cầu tất yếu
của lịch sử để pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Trong bối cảnh đó,
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An được thành lập cùng với Viện kiểm sát nhân dân
các địa phương khác trên miền Bắc theo Quyết định số 01 ngày 31/12/1960 của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Trên cơ sở Quyết định số 01 ngày 31/12/1960 của Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An được thành lập theo thông báo
không số ngày 01/01/1961, nội dung cụ thể như sau:
"Thi hành quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc
bãi bỏ các Viện Công tố địa phương các cấp, thành lập Viện kiểm sát nhân dân.
Kể từ ngày 01/01/1961, Viện Công tố Nghệ An và các Viện Công tố huyện, thị
xã Vinh chuyển thành Viện kiểm sát nhân dân và làm nhiệm vụ mới theo luật đã định.
Trong khi chờ đợi con dấu mới, vẫn tạm dùng con dấu cũ của Viện Công tố."
Thực hiện Nghị quyết số 68–NQ/TW ngày 01/01/1963 của Bộ Chính trị, từ đó
đến nay, Tỉnh ủy Nghệ An luôn quan tâm Lãnh đạo, chỉ đạo Viện kiểm sát nhân dân
tỉnh Nghệ An, bằng việc cử các đồng chí cấp ủy viên phụ trách ngành Kiểm sát ở cấp
tỉnh cũng như cấp huyện. Thời gian đầu mới thành lập (từ năm 1961 đến năm 1964),
ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An gặp nhiều khó khăn về con người và cơ sở vật
chất, nhưng đã có nhiều cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ xây dựng
ngành, triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ và đã đạt được những kết quả đáng
khích lệ, được cấp ủy, chính quyền ghi nhận, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đánh giá
là có nhiều tiến bộ. Từ năm 1990 đến năm 1975, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ
An đã có sự chuyển biến tích cực trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành
bằng việc xác định các chương trình công tác cụ thể trong từng khâu công tác nghiệp
vụ. Vừa chiến đấu vừa xây dựng, từ năm 1973, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An
đã phải vận chuyển địa điểm làm việc tại 06 xã khác nhau ở các huyện Hưng Nguyên,
Nam Đàn, Nghi Lộc, Đô Lương. Cùng với toàn ngành, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
5
Nghệ An đã tập trung nâng cao chất lượng hiệu quả công tác kiểm sát chung. Mặc dù,
trong hoàn cảnh thời chiến, nhưng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An cũng rất chú
trọng đào tạo cán bộ, đặc biệt là nâng cao trình độ cho cán bộ trong ngành. Sau khi
miền nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất ngày 15/3/1976 Viện kiểm sát
nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh được thành lập trên cơ sở sát nhập hai tỉnh Nghệ An và Hà
Tĩnh. Có thể nói, giai đoạn 1976-1985 là thời kỳ ngành kiểm sát Nghệ An đã có nhiều
cố gắng để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo, hướng
dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tập trung xây dựng các điều lệ, chế độ trách
nhiệm, lề lối làm việc; xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các ngành Công an, Tòa án,
Tư pháp, Thanh tra. Năm 1991, Quốc hội khóa VIII, Kỳ họp thứ chín đã quyết định
tách Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh; 18 cán bộ, kiểm sát viên quê ở Hà
Tĩnh đã về xây dựng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Viện kiểm sát nhân dân
tỉnh Nghệ An lại một lần nữa tập trung, sắp xếp, điều chỉnh bộ máy. Trong khoảng
thời gian từ năm 1986 đến năm 2000, mặc dù điều kiện kinh tế và đời sống của cán bộ,
Kiểm sát viên nói chung hầu hết là khó khăn nhưng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ
An vẫn đạt nhiều kết quả tốt trong công tác. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã đầu tư xây
dựng trụ sở kiên cố cho Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân cấp
huyện. Điều kiện làm việc và trang thiết bị ngày càng nâng cao hơn. Từ năm 2000 đến
nay Ban cán sự Đảng và Lãnh đạo Viện kiểm sát tỉnh đã lãnh đạo thực hiện các nhiệm
vụ trọng tâm với các chỉ tiêu, yêu cầu công tác nghiệp vụ năm sau cao hơn năm
trước.Lãnh đạo Viện kiểm sát hai cấp đã phân công bố trí cán bộ, Kiểm sát viên hợp
lý, chịu trách nhiệm ở tất cả các nhiệm vụ công tác kiểm sát.
Từ những ngày đầu thành lập đến nay trải qua 59 năm xây dựng và phát triển với
biết bao nhiêu khó khăn, thiếu thốn, thử thách, các thế hệ cán bộ, kiểm sát viên ngành
Kiểm sát Nghệ An đã cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ, góp phần quan
trọng vào việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo pháp luật được thực thi
nghiêm chỉnh và thống nhất, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa
phương. Năm mươi chín năm qua là chặng đường đầy ý nghĩa, ghi nhận sự phấn đấu
không mệt mỏi của nhiều thế hệ cán bộ, Kiểm sát viên ngành Kiểm sát Nghệ An. Hành
trình đó trải qua nhiều dấu ấn không thể phai mờ.
6
3. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An.
Các phòng nghiệp vụ bao gồm:
- Phòng 1: Án An ninh - Ma túy;
- Phòng 2: Án Trị an - Trật tự xã hội;
- Phòng 3: Án Kinh tế - Chức vụ;
- Phòng 7: Án xét xử án Phúc Thẩm;
- Phòng 8: Tạm giữ - Tạm giam và Thi hành án hình sự;
- Phòng 9: Án dân sự;
- Phòng 10: Án Hành chính - Kinh Doanh - Thương Mại - Lao động;
- Phòng 11: Thi hành án dân sự;
- Phòng 12: Khiếu nại, tố cáo;
- Phòng 15: Tổ chức, cán bộ;
- Phòng Thanh tra;
- Phòng Thống kê tội phạm, Công nghệ thông tin;
- Phòng Kiểm sát giam giữ cải tạo;
- Phòng lưu trữ;
- Chánh văn phòng;
Viện Trưởng
Tôn Thiện Phương
P. Viện trưởng
Phan Quý
Hương
P. Viện trưởng
Hồ Sỹ Cấp
P. Viện trưởng
Dương Thị
Liên
Phòng Hành
Chính
Phòng
TCCB
Các phòng nghiệp vụ
7
- Phòng văn phòng tổng hợp;
- Phòng kế toán;
- Phòng văn thư;
- Phòng đánh máy;
- Phòng lái xe;
- Phòng bảo vệ;
4. Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An
Cũng như các cơ quan khác trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm
sát nhân dân tỉnh Nghệ An có nhiệm vụ chức năng theo quy định của Hiến Pháp và
luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Hiện nay theo quy định của Hiến pháp năm 2013
và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ
An là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trên địa bàn tỉnh
Nghệ An. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và
pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần
bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An có chức năng thực hành quyền công tố.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát
hoạt động tư pháp trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An có
nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân,
bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh
và thống nhất. Cụ thể:
Thứ nhất: Viện kiểm sát nhân dân Nghệ An thực hành quyền công tố bằng các công
tác gồm:
- Thực hành quyền công tố trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và
kiến nghị khởi tố;
- Thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự;
- Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố tội phạm;
-Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự;
- Điều tra một số loại tội phạm;
8
- Thực hành quyền công tố trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự.
Thứ hai: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An thực hiện chức năng kiểm sát hoạt
động tư pháp bằng các công tác sau đây:
- Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị
khởi tố;
- Kiểm sát việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự;
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng trong giai đoạn
truy tố;
- Kiểm sát việc xét xử vụ án hình sự;
- Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự;
- Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia
đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp
luật;
- Kiểm sát việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
- Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ
quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền;
- Kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp.
Ngoài ra, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An còn thực hiện một số công tác
khác như thống kê tội phạm; xây dựng pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật và đào
tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học; hợp tác quốc tế và các công tác khác để xây
dựng Viện kiểm sát nhân dân.
Với việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
Nghệ An góp phần bảo đảm cho mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát
hiện và xử lý một cách kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật,
không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội.
5. Giới thiệu về Phòng 2: Phòng thực hành quyền công tố, Kiểm sát điều tra,
Kiểm sát xét xử án Trật tự - Xã hội .
- Phòng Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án trật tự -
xã hội (gọi tắt là Phòng 2) là đơn vị nghiệp vụ thuộc bộ máy làm việc của Viện Kiểm
sát nhân dân tỉnh Nghệ An. Mọi hoạt động của Phòng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của
9
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An và sự lãnh đạo tập trung, thống
nhất của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng 2:
- Giúp Viện trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm
sát việc tuân theo pháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
và kiến nghị khởi tố đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh;
- Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều
tra, xét xử sơ thẩm án hình sự về trật tự xã hội, kinh tế thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tòa án cấp tỉnh;
- Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật ở giai đoạn xét xử
sơ thẩm đối với vụ án do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phân công.
- Giúp Viện trưởng theo dõi, quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra nghiệp vụ
thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra đối với Viện kiểm sát nhân dân huyện, thị
xã, thành phố về các loại án hình sự thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng.
- Qua công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử phát
hiện, tổng hợp vi phạm pháp luật của Cơ quan điều tra, Tòa án và các cơ quan, tổ chức
khác để tham mưu Viện trưởng ban hành kiến nghị khắc phục và phòng ngừa vi phạm
pháp luật và tội phạm.
Về cơ cấu tổ chức: Biên chế của phòng hiện có 10 cán bộ công chức, gồm: 01
Trưởng phòng; 01 Phó trưởng phòng; 06 Kiểm sát viên trung cấp; 02 Kiểm sát viên sơ
cấp.
1. Nguyễn Thị Bích Hà - Trưởng phòng;
2. Nguyễn Ngọc Mạnh - Phó trưởng phòng;
3. Vũ Thanh Lâm - Kiểm sát viên trung cấp;
4. Ngô Văn Thanh - Kiểm sát viên trung cấp;
5. Lương Đình Nam - Kiểm sát viên trung cấp;
6. Hoàng Văn Tuyên - Kiểm sát viên trung cấp;
7. Bùi Thị Thu Thảo - Kiểm sát viên trung cấp;
8. Nguyễn Thị Kim Huệ - Kiểm sát viên trung cấp;
10
9. Nguyễn Thị Mão - Kiểm sát viên sơ cấp;
10. Phạm Thị Bằng Giang - Kiểm sát viên sơ cấp;
II.Nội dung công việc trong quá trình thực tập
Trong quá trình thực tập tại Phòng Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra,
kiểm sát xét xử án trật tự - xã hội (Phòng 2), em cảm thấy rất may mắn khi được Bác
Trưởng phòng cùng các anh/chị Kiểm sát viên hướng dẫn tận tình các công việc, giải
đáp thắc mắc. Các anh/chị Kiểm sát viên là những người có kinh nghiệm để giải quyết
mọi vấn đề, cũng là những người tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho em nắm rõ được bản
chất, tính chất công việc. Các anh/chị giúp em có tính trách nhiệm hơn với công việc
mình phải làm cũng như phải có trách nhiệm để bảo vệ quyền và lợi ích của mọi
người.
Các công việc mà em thực hiện trong quá trình thực tập, bao gồm:
- Tại đơn vị thực tập em đã tìm hiểu về Phòng án Trật tự - Xã hội và các phòng
nghiệp vụ liên quan, các cơ quan liên quan với chức năng kiểm sát.
- Tìm hiểu về quyền hạn, nhiệm vụ, chức năng của Kiểm sát viên trong việc thực
hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
- Chúng em được các anh, chị kiểm sát viên hướng dẫn về việc đọc, nghiên cứu
hồ sơ các vụ án hình sự về mua bán người, giết người,... Qua đó, chúng em có thể hiểu
được nội dung của vụ án, diễn biến hành vi phạm tội của bị can, đánh giá bản chất của
từng vụ án và quan điểm của kiểm sát viên để giải quyết các vụ án.
- Đi thực tế xem xét xử các vụ án về hình sự tại Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An;
- Đi khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi các vụ án để học hỏi quy
trình làm việc.
- Thực hiện một số kỹ năng như soạn thảo văn bản như: biên bản hỏi cung bị can,
dự thảo cáo trạng, dự thảo bản luận tội, làm trích cứu các bản án. Cụ thể, em sử dụng
phần mềm Word để đánh những văn bản trên để giúp các Kiểm sát viên.
- Trong quá trình thực tập, các Kiểm sát viên còn giao cho em làm một số công
việc đơn giản như: xếp hồ sơ để nộp, lưu; đóng dấu bút lục, trích lời khai... Cụ thể như
sau: về cách sắp xếp thì theo hướng dẫn của Kiểm sát viên, hồ sơ phải được sắp xếp
theo trình tự, thủ tục tố tụng, làm sao để cho người đọc có thể dễ dàng nắm bắt được
11
tình hình vụ án, còn về biên bản ghi lời khai thì sắp xếp theo trình tự thời gian lấy lời
khai từ đó để thuận tiện trong việc trích lời khai.
Và bên cạnh đó em còn tham gia giao lưu các hoạt động cùng anh/chị Kiểm sát viên
do cơ quan tổ chức như :
- Tham gia văn nghệ cùng anh/chị cơ quan
- Tổ chức tọa đàm chào mừng ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh 26/3
- Tham gia các buổi lao động, làm sạch khu vực trong và ngoài Viện Kiểm Sát
- Tham gia đá bóng giao lưu với cơ quan.
Những công việc này đã hỗ trợ cho em nâng cao kiến thức và nâng cao các kỹ
năng đời sống mà tối thiếu một người học Luật cần có.
Tiếp đến em xin trình bày quá trình thực hiện công việc trong thời gian thực tập.
PHẦN II
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO VÀ PHƯƠNG THỨC
THỰC HIỆN
I. Phương pháp nghiên cứu.
Để đạt hiệu quả cũng như tăng tính thuyết phục của đề tài nghiên cứu, em đã sử
dụng nhiều phương pháp khác nhau nhằm thu thập thông tin cũng như tổng hợp kiến
thức, tài liệu cho bài thu hoạch nhằm đạt hiệu quả tốt. Các phương pháp đó bao gồm:
phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp thống kê tổng hợp, phương pháp so
sánh, phương pháp quan sát thực tế, phương pháp phân tích.
1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là phương pháp thu thập thông tin thông qua
đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản là
cơ sở cho lý luận của đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán về những thuộc
tính của đối tượng nghiên cứu, xây dựng những mô hình lý thuyết hay thực nghiệm
ban đầu.
Em đã sử dụng phương pháp này để thu thập và xử lý các thông tin về:
- Số liệu thống kê;
- Các kết quả nghiên cứu cụ thể trước đó;
12
Đây cũng là phương pháp nghiên cứu đầu tiên và chủ yếu của em trong quá
trình nghiên cứu, giúp em vẽ được con đường đi cho một vấn đề cụ thể.
2. Phương pháp thống kê tổng hợp
Phương pháp thống kê tổng hợp là phương pháp thứ hai của quá trình mà em
nghiên cứu. Đây là phương pháp không thể thiếu được cũng không thể không khoa
học, nó là cơ sở quan trọng cho giai đoạn phân tích hồ sơ của em.
Em đã tập trung và sắp xếp các tài liệu theo một trình tự nhất định, sắp xếp theo
một đặc trưng, tính chất... và trình bày theo hình thức lập bảng một cách rõ ràng, cụ
thể, dễ hiểu. Và từ đó em đã có được những thông tin chính xác, rút ra được một số
kinh nghiệm nắm bắt thông tin, rút gọn nội dung.
3. Phương pháp so sánh
Hồ sơ vụ án gồm nhiều tài liệu như các tài liệu về lời khai của bị can, người bị
hại, người làm chứng, biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi... trong
đó có tài liệu mâu thuẫn với nhau như các lời khai của người làm chứng mâu thuẫn với
các lời khai của bị can hoặc lời khai của bị can mâu thuẫn với các tài liệu như biên bản
khám nghiệm hiện trường...
Vì vậy khi nghiên cứu các tài liệu hồ sơ vụ án, em đã đối chiếu, so sánh để loại
trừ những nội dung không hợp lý, chắt lọc các nội dung hợp lý để phân tích, đánh giá
một cách tổng hợp về các tình tiết của vụ án. Với phương pháp này, em phải nghiên
cứu một cách toàn diện, logic và phải biết so sánh, tổng hợp để xác định các tình tiết
có thực của vụ án, loại trừ những tình tiết không có thực.
4. Phương pháp quan sát thực tế
Phương pháp quan sát có ưu điểm là người điều tra tiếp xúc trực tiếp với đối
tượng nhưng cũng có khó khăn là đối tượng không dễ dàng bộc lộ mọi bản chất của nó
mà lại luôn luôn biến đổi qua các thời kỳ. Từ phương pháp này, em đã có cái nhìn
khách quan và khoa học hơn, sử dụng nhiều hình thức quan sát khác nhau để áp dụng
có hiệu quả.
Cụ thể đó là, em tham gia một số phiên tòa xét xử tại Tòa án Tỉnh Nghệ An để
nâng cao một số nghiệp vụ khác và cách thu thập thông tin chuẩn xác nhất. Theo đó,
em cùng các bác đi kiểm sát Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An (Trại Nghi Kim) để
13
gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với cán bộ quản giáo, hiểu rõ về hoàn cảnh cũng như lí do
phạm tội của phạm nhân.
5. Phương pháp phân tích
Cùng kết hợp với những phương pháp nêu trên, em đã phát hiện và khai thác
được các khía cạnh khác nhau. Từ đó, em đã tiến hành phân tích và thấy được ưu,
nhược điểm của hoạt động kiểm sát. Em cũng đưa ra một số ý kiến khắc phục hợp lý
cho vấn đề, giải quyết được khúc mắc và cùng góp ý, trao đổi với các Kiểm sát viên.
Cũng vì vậy, kiến thức chuyên ngành của em được bổ sung thêm, các kỹ năng,
nghiệp vụ vững vàng hơn.
Trên đây là những phương pháp mà em sử dụng trong quá trình thực hiện công
việc.
II. Thực trạng công việc được giao.
1. Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An, số lượng các vụ án liên quan đến giết
người ngày một tăng lớn, phổ biến ở khắp các huyện, thành phố, bao gồm mọi lứa tuổi
khác nhau. Với nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyệt, tội phạm giết người có sự chuẩn bị
trước, nhiều tổ chức phạm tội giết người diễn ra đã gây nhiều hậu quả đặc biệt nghiêm
trọng, trong đó có nhiều vụ án giết người xảyra một cách tàn ác, dã man, hành vi giết
người xảy ra chủ yếu là do mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Tội phạm giết người diễn
ra với tính chất côn đồ, hung hãn, trắng trợn, xem thường tính mạng của con người
không những gây nên đau thương tang tóc cho gia đình nạn nhân mà còn gây mất trật
tự trị an ở địa phương, gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong quần chúng nhân dân.
Nhiều vụ án, kẻ phạm tội đã sử dụng công cụ, phương tiện cực kỳ nguy hiểm như
súng, lựu đạn... gây ra cái chết của nhiều người một cách thương tâm.
Ở Phòng 2 Viện Kiểm Sát nhân dân tỉnh Nghệ An, trong Quý I/2019 đã thụ lý
và xử lý các vụ án cụ thể như sau:
a. Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
- Thụ lý: 34 tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (thụ lý cũ 01; phục
hồi 0; thụ lý mới 33, so sánh với cùng kỳ năm 2018 giảm 03 tin báo).
14
- Chuyển giải quyết theo thẩm quyền 01 tố giác, tin báo về tội phạm.
- Đã xử lý, giải quyết: 33 tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, trong
đó ra quyết định:
+ Khởi tố 31 vụ án đối với 31 tố giác, tin báo về tội phạm (chiếm tỷ lệ 91%);
+ Không khởi tố: 02 tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
+ Tạm đình chỉ việc giải quyết: 0 tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
- Đang giải quyết: 0 tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi .
- Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết: Không
- Hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố: Yêu cầu kiểm tra, xác minh: 15 bản yêu cầu.
- Trong quý, Phòng đã cử Kiểm sát viên tham gia khám nghiệm hiện trường,
khám nghiệm tử thi 16 vụ.
b. Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự.
- Tổng số án thụ lý kiểm sát xét xử: 22 vụ - 56 bị cáo.
Trong đó: + Án cũ: 14 vụ - 21 bị cáo
+ Án mới: 08 vụ - 35 bị cáo
- Đã giải quyết: 09 vụ - 15 bị cáo (Đạt tỷ lệ 41%).
+ Xét xử: 09 vụ/ 15 bị cáo
- Còn lại chưa xét xử: 13 vụ - 41 bị cáo.
- Phối hợp với Cơ quan điều tra và Tòa án tỉnh chọn 02 vụ án trọng điểm để
tiến hành điều tra, truy tố, xét xử kịp thời phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương.
- Phối hợp với Tòa án xét xử 01 phiên tòa rút kinh nghiệm.
*Những vi phạm trong hoạt động tư pháp ở lĩnh vực này: Không.
c. Công tác kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam.
- Tổng số người bị bắt, tạm giữ: 40 đều số mới
Trong đó: - Giữ người trong trường hợp khẩn cấp: 14
15
- Bắt quả tang: 23
- Bắt truy nã: 0
- Bắt đầu thú: 03
- Tự thú : 0
- Đã giải quyết: 40
Trong đó:
+ Khởi tố chuyển tạm giam: 22
+ Khởi tố chuyển áp dụng biện pháp ngăn chặn khác: 18
+ Chuyển nơi khác: 0
- Số còn tạm giữ: 0.
- Tổng số tạm giam: 63.
Trong đó: + Số cũ: 39
+ Số mới: 24 (Bắt tạm giam 0, Chuyển từ tạm giữ sang 22, nơi khác
chuyển đến 02)
- Đã giải quyết: 09
+ Chuyển đi nơi khác: 02
+ Án có hiệu lực pháp luật: 07
- Đang còn tạm giam: 54
2. Quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
Theo quy định tại điều 15 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014; khoản
1 Điều 166 Bộ luật tố tụng hình sự thì Viện kiểm sát có nhiệm vụ và quyền hạn kiểm
sát các hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra. Khi nhận được thông báo của Cơ quan
điều tra, lãnh đạo viện phân công Kiểm sát viên kiểm sát hoạt động điều tra. Trong
thời gian thực tập, em được tiếp xúc các vụ án, cụ thể:
a. Kiểm sát hoạt động điều tra
16
Vụ thứ 1: Khoảng 19 giờ 30 phút ngày 27/12/2018, do mâu thuẫn trong sinh
hoạt đời sống, Nguyễn Văn D, sinh năm 1981, trú tại xóm 14, xã Nghĩa Hưng, huyện
Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An đã mang theo một con dao (loại dao đăn) đi đến nhà chị Võ
Thị X, sinh năm 1976 (là chị dâu lấy anh trai của D) trú cùng xóm với D. Khi đến nhà
chị X, lúc này chị X và con gái là cháu Nguyễn Thị N, sinh năm 2003 đang nằm trên
tấm đệm đặt giữa phòng khách xem ti vi và nghe nhạc. D đi vào dùng dao chém nhiều
nhát vào vùng tay, đầu chị Võ Thị X. Thấy vậy, cháu N chạy vào can ngăn thì bị D
chém trúng vào vùng tay cháu Nguyễn Thị N. Hậu quả: Chị X tử vong tại chỗ, cháu N
bị thương được đưa đi cấp cứu và hiện đang được điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Nghệ An. Sau khi chém chị X và cháu N, D về nhà tắm rửa rồi đến cơ quan CSĐT
Công an huyện Nghĩa Đàn đầu thú và khai báo toàn bộ sự việc trên.
Vụ thứ 2: Vào khoảng thời gian năm 2015, Nguyễn Đình L, sinh năm 1991, trú
tại thôn Bình Luật, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh đi lang thang đến
địa bàn thành phố Vinh và quen biết với anh Hoàng Văn T, sinh năm 1980, trú tại xóm
1, xã Nghĩa Hợp, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An cũng là người hay đi lang thang, xin
ăn. L biết anh T xin ăn hay có tiền nên thỉnh thoảng L tìm đến để xin tiền và trộm cắp
tiền của anh T. Do Thân biết, L có trộm cắp tài sản là tiền của anh trước đó nên không
cho, vì vậy, L đã đánh anh T được nhiều người phát hiện ngăn cản. Vào khoảng tháng
02 năm 2018, L có xin tiền của anh T nhưng anh T không cho nên giữa hai người xảy
ra cãi vã, anh T đã dùng tay đánh vào mặt của L hai cái, L bỏ về Hà Tĩnh. Sáng ngày
22/3/2018 nhớ lại chuyện anh T đánh mình nên L bức xúc, L đón xe buýt đi từ huyện
Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh đi sang Thành phố Vinh tìm anh T để đánh. Khi L đến ao cá
Cửa Nam thuộc khối 6B, phường Cửa Nam, thành phố Vinh thấy mọi người đang câu
cá nên L lại xin câu cùng. Đến tối cùng ngày, L đi đến Vườn hoa Cửa Nam, thấy anh T
đang say rượu nằm ngủ trên ghế đá. L lại ngồi cạnh và dùng tay lục túi áo phía trước
bên trái anh T lấy được số tiền 30.000 đồng (Ba mươi nghìn đồng). Lấy được tiền, L đi
đến đài phun nước trong Vườn hoa Cửa Nam ngồi ở đó, khoảng 30 phút sau L quay lại
thức anh T dậy và nói “Địt mẹ mi tau đã nói đừng uống nhiều rượu rồi”, anh T say
rượu không nghe được. Do nghĩ anh T có tiền mua rượu uống và đang cất dấu tiền
trong người. L nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của anh T, L dìu anh T đi theo hướng
từ Vườn Hoa dọc theo đường Hồ Bá Ôn ra đường Phan Đình Phùng đến Công viên
17
Cửa Nam. L dìu anh T vào trong công viên và đưa vào vị trí có nhiều cây xanh, ít
người qua lại, không có ánh sáng đèn điện. L đứng dậy mặt hướng về người anh T nói:
“Mi có tiền không”, anh T nói “Không có”. L cúi xuống nhặt một viên gạch cạnh đó
và đánh một cái vào đầu anh T làm anh T gục đầu xuống, L tiếp tục dùng gạch đánh
thêm hai phát nữa vào đầu anh T làm anh T ngã ngửa ra. Do viên gạch bị vỡ, L vứt đi
tiếp tục nhặt một viên ngói ngay bên cạnh đánh liên tiếp 2 đến 3 cái vào vùng đầu, mặt
của anh T. Sau khi đánh xong, L dùng tay đưa lên mũi của anh T xem anh T còn thở
nữa không, thấy anh T đã chết. L lục, tìm trong túi quần của anh T lấy đi số tiền
40.000 đồng (Bốn mươi nghìn đồng). L mở ba lô ra, lấy chăn đắp cho anh T rồi tiếp
tục lục trong ba lô mục đích tìm tiền nhưng không thấy có tiền. Sau đó, L dùng hai tay
cầm hai chân của anh T quay chân anh T lên trên bãi cỏ trong Công viên. L ngồi tại
đây khoảng 30 phút, L quay lại ghế đá trong Vườn hoa Cửa Nam ngồi đến sáng rồi bỏ
trốn về Hà Tĩnh. Đến ngày 29/4/2018, Nguyễn Đình L đã đến Cơ quan cảnh sát điều
tra Công an tỉnh Nghệ An đầu thú và khai báo về hành vi phạm tội của mình.
Quá trình điều tra xét hỏi và khám nghiệm tử thi đủ cơ sở chứng minh
hành vi giết người của Nguyễn Đình L như sau:
Sáng ngày 23/3/2018 quần chúng nhân dân phát hiện anh T chết trong khu vực
Công viên Cửa Nam, Cơ quan điều tra đã tổ chức khám nghiệm hiện trường, tử thi và
điều tra về cái chết của anh T.
Qua lời khai của Nguyễn Đình L và lời khai của một nhân chứng cho biết: Vào
khoảng tháng 7/2017 Nguyễn Đình L đã có hành vi dùng đá đánh vào người anh T sau
đấy lấy của anh Thân một chiếc xe đạp.
Nguyễn Đình L sau khi nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật
đã đến Cơ quan Công an đầu thú, khai báo toàn bộ hành vi phạm tội của mình một
cách thành khẩn.
Sau khi anh Hoàng Văn T chết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ
An đã trưng cầu giám định viên – Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Nghệ An xác
định nguyên nhân chết của anh Hoàng Văn T.
18
Tại bản kết luận giám định pháp y tử thi số: 96/KL – PC54 (PY) ngày
30/03/2018 của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Nghệ An kết luận nguyên nhân
chết của anh Hoàng Văn T: “Xuất huyết não do chấn thương”.
Sau khi anh Hoàng Văn T chết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An thu
mẫu máu của anh Hoàng Văn T và các mẫu chất màu nâu nghi máu thu tại hiện trường trưng
cầu giám định viên Giám định viên Viện khoa học hình sự Bộ Công An.
Trong quá trình điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ thấy Nguyễn Đình có biểu
hiện mắc bệnh tâm thần. Cơ quan Cảnh sát điều tra đã trưng cầu viện pháp y tâm thần
trung ương giám định pháp y tâm thần cho Nguyễn Đình .L
Tại bản kết luận số: 254/KLGĐ ngày 15/8/2018 của Viện pháp y tâm thần
trung ương về việc giám định tâm thần cho bị can Nguyễn Đình L kết luận:
- Trước, trong, sau khi thực hiện hành vi phạm tội và tại thời điểm giám định bị
can Nguyễn Đình L có biểu hiện chậm phát triển tâm thần mức độ nhẹ. Theo phân
loại bệnh quốc tế lần thứ 10 năm 1992 bệnh có mã số F70.
- Tại các thời điểm trên bị can hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành
vi.
3. Tiếp nhận, xử lý và kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm.
Thực tiễn công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm cho thấy rằng hành vi phạm
tội có thể xảy ra ở bất kỳ thời gian và địa điểm nào. Cho nên các cơ quan bảo vệ pháp
luật không thể trực tiếp nắm bắt được tất cả các hành vi phạm tội đã xảy ra mà việc
phát hiện tội phạm chủ yếu phải thông qua việc tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm từ
các nguồn khác nhau. Chính vì vậy mà hoạt động kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin
báo tội phạm của Viện kiểm sát có vị trí, vai trò và ý nghĩa tiên quyết để đảm bảo mọi
hành vi phạm tội, người phạm tội đều được phát hiện và xử lý kịp thời, đúng pháp luật.
Đây cũng là một trong những bước quan trọng để có thể khẳng định có hay không có
hành vi tội phạm xảy ra, người nào thực hiện hành vi phạm tội, tính chất, mức độ và
hậu quả do hành vi phạm tội đó gây ra như thế nào. Đồng thời thông qua hoạt động
này để có cơ sở khẳng định việc khởi tố là đúng người, đúng tội và đảm bảo các căn cứ
để xử lý tội phạm, đảm bảo cho mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý theo quy
định của pháp luật, tránh làm oan, sai và không bỏ lọt tội phạm.
19
Khi có tin tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị
khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến, em được Kiểm sát viên Bùi Thị Thu Thảo
hướng dẫn ghi chép vào sổ thụ lý, ghi rõ ngày, tháng, năm tiếp nhận; nội dung tố giác,
tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; tên tuổi hoặc địa chỉ của người hoặc cơ quan
cung cấp; chuyển ngay các tin báo tố giác về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố kèm theo
các tài liệu có liên quan cho cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết. Quá trình thực
tập tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An, được sự phân công của Lãnh đạo Viện
cũng như sự quản lý của Kiểm sát viên, em đã tham gia tiếp nhận, xử lý và kiểm sát
việc giải quyết tin báo tố về tội phạm. Tiếp nhận 01 tin báo, tố giác về tội phạm, cụ
thể:
Ngày 16/03/2019, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An nhận được đơn yêu cầu
khởi tố vụ án hình sự của Công an huyện Đô Lương với nội dung:
Vào khoảng 12h (ngày 10/01/2019), Nguyễn Trọng T tới nhà anh C. chơi. Có
việc bận phải ra ngoài, anh C. nhờ T trông nhà và con gái hộ. Lúc anh C. ra ngoài thì T
rủ cháu N.T.N. (SN 2010, con gái anh C.) sang nhà ông bà nội cháu để chơi. Tại đây,
thấy không có ai ở nhà, T bồng bé N. lên giường và hiếp dâm cháu N . Ngày
18/04/2019, sau khi thu thập đầy đủ chứng cứ, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An
đã phê chuẩn Quyết định khởi tố vụ án “Hiếp dâm trẻ em” và khởi tố bị can.
4. Thực hiện việc làm các quyết định trong giai đoạn điều tra
Trong giai đoạn thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát có
rất nhiều thao tác nghiệp vụ vừa mang tính phối hợp với Cơ quan điều tra vừa mang
tính độc lập nhằm đảm bảo việc giải quyết vụ án hình sự theo đúng pháp luật. Thời
gian qua em được Kiểm sát viên Bùi Thị Thu Thảo phân công nghiên cứu hồ sơ và
thực hiện viết các Quyết định tố tụng như: Quyết định khởi tố bị can, Quyết định
chuyển vật chứng, các bản Cáo trạng, Quyết định phê chuẩn lệnh tạm giam.
Các quyết định nói trên được thực hiện theo đúng mẫu do Viện kiểm sát nhân
dân tối cao ban hành kèm theo quy chế công tác thực hành quyền công tố và Kiểm sát
điều tra.
5. Nghiên cứu hồ sơ vụ án trong giai đoạn truy tố
Nghiên cứu hồ sơ vụ án là nhiệm vụ trọng tâm của Kiểm sát viên khi được phân
công thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra vụ án hình sự. Việc
20
nghiên cứu kỹ hồ sơ, nắm vững nội dung vụ án sẽ bảo đảm cho Kiểm sát viên thực
hiện tốt nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa sơ thẩm.
Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án đòi hỏi Kiểm sát viên phải nghiên cứu một cách toàn
diện, khách quan, trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích, so
sánh, tổng hợp, quan sát...
6. Tham dự phiên tòa hình sự
Trong thời gian em về thực tập tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An, em đã
trực tiếp tham dự 02 phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự: Vụ án Lô Thị Lý phạm tội
“Mua bán người”, Vụ án Lang Thị Liên phạm tội “Mua bán trẻ em”.
Qua tham dự phiên tòa em nhận thấy khi tham gia phiên tòa xét xử, cần chú ý
lắng nghe thư ký Tòa án báo cáo danh sách những người được triệu tập hay vắng mặt
để có quan điểm giải quyết theo quy định, kiểm sát thành phần Hội đồng xét xử; Kiểm
sát toàn bộ phần thủ tục, nếu chủ tọa phiên tòa thực hiện không đúng hoặc thiếu thì
phải kịp thời yêu cầu bổ sung hoặc yêu cầu thực hiện đúng quy định.
Trong phần đọc cáo trạng, cần phải đọc rõ ràng, mạch lạc và đanh thép, cần nhấn
mạnh những nội dung quan trọng. Quá trình hội đồng xét xử hỏi, Kiểm sát viên cần
chú ý theo dõi các câu hỏi để không hỏi trùng câu hỏi, mà cần tập trung những vấn đề
mà Hội đồng xét xử chưa hỏi, chưa làm rõ hoặc kết quả xét hỏi còn mâu thuẫn và tập
trung vào tình tiết buộc tội.
Trong phần tranh luận kiểm sát viên trình bày lời luận tội, luận tội phải đầy đủ
quan điểm của của Viện kiểm sát về hành vi phạm tội, hậu quả, tình tiết định khung
hình phạt, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân người
phạm tội và phân tích các chứng cứ, chứng minh các tình tiết đó, nêu rõ quan điểm đề
nghị giải quyết vụ án. Khi tòa tuyên án, kiểm sát viên cần lắng nghe để nắm bắt nội
dung và hình thức của bản án, nhất là phần quyết định.
Khi nghiên cứu hồ sơ, em phải ghi những tài liệu quan trọng đối với việc giải
quyết vụ án. Đối với lời khai của bị can, người làm chứng, phải đọc và sơ lược những
nội dung chính. Tài liệu ghi chép cần phải sắp xếp khoa học theo từng tập, có viện dẫn
bút lục trong hồ sơ vụ án.
Nghiên cứu hồ sơ vụ án khi đã kết thúc điều tra là hoạt động nghiệp vụ quan
trọng nhằm tổng hợp đánh giá lại các chứng cứ buộc tội, gỡ tội, những tình tiết tăng
21
nặng, giảm nhẹ, để đề xuất phương hướng giải quyết vụ án. Sau khi đã nắm chắc diễn
biến hành vi phạm tội, tình tiết của vụ án thì tùy từng trường hợp báo cáo lãnh đạo ra
các quyết định tố tụng như: Cáo trạng, Quyết định đình chỉ vụ án, hay trả hồ sơ để điều
tra bổ sung.
7. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện công việc được giao
+ Thuận lợi
Thực tập là một khâu quan trọng trong quá trình học tập, giúp cho sinh viên rút
ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn. Được nhà trường quan tâm và Khoa tạo
điều kiện thực tập tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An. Trong quá trình thực tập
em được các bác, anh/chị trong phòng tạo điều kiện một cách thuận lợi nhất, luôn luôn
hỗ trợ cho em những kiến thức căn bản, đó là:
- Các cán bộ trong phòng luôn trả lời và tư vấn pháp luật những vướng mắc em
gặp gặp phải như: cách soạn thảo một số quyết định; cách làm các bản cáo trạng đối
với các vụ án an ninh, xã hội; cách làm trích lục các bản án; cách thống kê, tổng hợp
số liệu, kỹ năng nghiên cứu hồ sơ; kỹ năng sắp xếp hồ sơ....
- Ngoài ra, em còn được mọi người giới thiệu giao lưu với các phòng nghiệp vụ
khác, nhằm mục đích cho em học hỏi, đúc rút nhiều kinh nghiệm từ các nghiệp vụ
khác nhau.
- Em được tiếp xúc thực tế như đến phiên tòa xét xử, Trại tạm giam để nhìn nhận
một cách toàn diện và sâu sắc hơn về từng vấn đề cụ thể.
- Các anh/chị Kiểm sát viên thường xuyên thăm hỏi, trao đổi với sinh viên.
- Hơn nữa, em được tiếp xúc với tài liệu thực tế rất nhiều, hỗ trợ không ít đến quá
trình nghiên cứu của em.
- Được làm việc trong môi trường là đại diện pháp luật của Nhà nước, thay Nhà
nước quản lý, giám sát giúp em cố gắng hoàn thiện bản thân hơn.
Bên cạnh đó, với quy chế hoạt động luôn rõ ràng nên các công việc, nhiệm vụ
được giao thường được lên kế hoạch từ trước, Cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ, môi
trường làm việc năng động, thân thiện đã giúp đỡ em tự tin, hòa nhập trong môi trường
mới.
+ Khó khăn
22
Trong thời gian thực tập tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An từ khi mới bắt
đầu đến khi kết thúc mặc dù nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình nhưng em cũng
đã gặp phải một số khó khăn nhất định.
- Khó khăn đầu tiên của em là việc bản thân là sinh viên khi ngồi trên ghế nhà
trường, cơ hội mới được tiếp xúc thực tế ít mà đa phần là học hỏi kiến thức lý thuyết
nên còn rất nhiều bỡ ngỡ trong việc nắm bắt nội dung và đối tượng nghiên cứu. Lúc
đầu khi mới vào thực tập tại cơ quan em đã có chút bỡ ngỡ trong việc hòa nhập vì kiến
thức giữa lý thuyết và thực tiễn có sự khác biệt.
- Bên cạnh đó, em nhận thấy các kỹ năng của em chưa thực sự nhanh nhẹn, tinh
thần làm việc còn chưa cao như: kỹ năng soạn thảo một quyết định, thụ lý hồ sơ...
- Khi được giao nhiệm vụ, công việc do còn thiếu kỹ năng nghiệp vụ nên em
không thể không gặp phải những khó khăn.
- Do thời gian hạn hẹp mà án lại nhiều nên em chưa có nhiều cơ hội tìm hiểu,
nghiên cứu được hết các hồ sơ vụ án và chỉ nghiên cứu được một số vụ điển hình.
Mặc dù đã cố gắng nhưng do chưa thành thạo các kỹ năng và thời gian eo hẹp
nên còn nhiều hạn chế.
PHẦN III
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
1. Những vấn đề học tập được qua thời gian thực tập
Trong quá trình thực tập dù là lý thuyết hay là thực hành đều có tầm quan trọng
như nhau. Thực tập là giai đoạn quan trọng giúp cho sinh viên hoàn thiện những kỹ
năng cần thiết khi chuẩn bị rời ghế giảng đường. Đây là quá trình kết hợp giữa học đi
đôi với hành. Được sự hướng dẫn tận tình của các anh/chị Phòng 2, nên em đã học và
tiếp thu được rất nhiều kinh nghiệm, cụ thể:
Một là: Tìm hiểu được nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên trong hoạt động
kiểm sát.
Hai là: Học được cách sắp xếp, nghiên cứu hồ sơ vụ án để có thể nắm bắt được
diễn biến, hành vi của bị can trong các vụ án về an ninh trật tự, xã hội nói riêng và các
vụ án khác nói chung.
23
Ba là: Học được cách làm các quyết định và học cách làm bản cáo trạng theo quy
chuẩn. Từ đó, rèn luyện được kỹ năng tin học văn phòng.
Bốn là: Học được cách làm làm trích cứu một vụ án, từ đó rút ra kinh nghiệm
làm trích cứu các vụ án khác.
Năm là: Những kinh nghiệm trong hoạt động lấy lời khai, hỏi cung bị can.
Sáu là: Nắm được trình tự, thủ tục của một vụ án từ quá trình điều tra đến xét xử.
Bảy là: Những kinh nghiệm trong giao tiếp, ứng xử đối với mọi người trong khi
làm nhiệm vụ.
Tám là: Thực tập không chỉ giúp em rèn luyện được kiến thức, mà còn giúp em
đưa kiến thức vào thực hành. Ngoài ra thực tập không chỉ giúp em trau dồi mà còn
giúp em rèn luyện được tác phong nghiêm túc, đứng đắn.
II. Giải pháp, kiến nghị
- Quán triệt để nhận thức đúng, đầy đủ trách nhiệm của Kiểm sát viên trong
hoạt động của mình. Tăng cường sự chủ động và sự hiện diện của Kiểm sát viên đối
với các hoạt động nghiệp vụ có liên quan.
- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra và các cơ quan hữu quan để nắm chắc
tình hình vi phạm, tội phạm. Chủ động, kịp thời cùng với cơ quan điều tra để xem xét,
kết luận và thống nhất đường lối cụ thể đối với từng vụ án.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ Kiểm sát viên trực tiếp thực hiện hoạt động
Kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự.
- Lựa chọn và bố trí cán bộ, Kiểm sát viên có trình độ năng lực chuyên môn. Nó
có vai trò quan trọng trong cả quá trình phát hiện, xử lý vi phạm, góp phần giữ vững
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Tổ chức đào tạo lại đội ngũ cán bộ Kiểm sát viên, tăng cường tổ chức các đợt
tập huấn, hội thảo chuyên đề nhằm bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ và kỹ năng hành
nghề.
- Thường xuyên tổ chức tổng kết và thông báo rút kinh nghiệm cho các đơn vị
nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ, khắc phục sai sót
thường gặp.
- Tăng cường đầu tư nhân lực, điều kiện vật chất, đồng thời có chính sách tiền
lương hợp lý và chế độ bồi dưỡng thỏa đáng cho các Kiểm sát viên.
24
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tuy không dài song em đã tích lũy được cho mình nhiều
kiến thức mới, kết hợp với những kiến thức lý thuyết trên ghế Nhà trường em đã hoàn
thành bài Báo cáo thực tập hoàn chỉnh. Không những thế, đây còn là khoảng thời gian
ý nghĩa và quý báu đối với em. Em nhận ra được bản thân còn nhiều thiết sót và đang
từng bước cố gắng hoàn thiện. Em không chỉ học hỏi được nghiệp vụ kiểm sát tạm
giữ, tạm giam và thi hành án hình sự mà còn học được các nghiệp vụ liên quan và vai
trò quan trọng của mỗi công việc, mỗi cán bộ trong cơ quan.
Để hoàn thành được Bài báo cáo thực tập tốt nghiệp, đầu tiên em xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo trong Khoa Luật - Trường Đại học Vinh đã
dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt bốn năm học tập và rèn
luyện tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, tập thể các cán bộ trong Viện kiểm sát
nhân dân tỉnh Nghệ An, đặc biệt là các bác, anh/chị trong Phòng 2 – Án Trật Tự, Xã
Hội sự đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi nhất để em có cơ hội
được tiếp xúc với những kiến thức thực tế bổ ích, áp dụng được các bài giảng ở trường
học vào những thực tiễn cụ thể; học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu làm hành
trang sau khi tốt nghiệp.
Hai tháng thực tập không phải là dài cùng với vốn kiến thức còn hạn chế nên
trong Bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được
những ý kiến nhận xét, góp ý của các thầy cô, các anh/chị trong cơ quan để em có điều
kiện bổ sung và trau dồi kiến thức hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Đàm Nhật Khánh
25

More Related Content

What's hot

Đáp án đề thi công chức chức danh viên chức trung tâm phát triển quỹ đất
Đáp án đề thi công chức chức danh viên chức trung tâm phát triển quỹ đấtĐáp án đề thi công chức chức danh viên chức trung tâm phát triển quỹ đất
Đáp án đề thi công chức chức danh viên chức trung tâm phát triển quỹ đất
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 

What's hot (20)

Luận án: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luật
Luận án: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luậtLuận án: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luật
Luận án: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luật
 
Đáp án đề thi công chức chức danh viên chức trung tâm phát triển quỹ đất
Đáp án đề thi công chức chức danh viên chức trung tâm phát triển quỹ đấtĐáp án đề thi công chức chức danh viên chức trung tâm phát triển quỹ đất
Đáp án đề thi công chức chức danh viên chức trung tâm phát triển quỹ đất
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hônLuận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
 
Báo Cáo Thực Tập Tổ Chức Công Ty Theo Luật Doanh Nghiệp 2014
Báo Cáo Thực Tập Tổ Chức Công Ty Theo Luật Doanh Nghiệp 2014Báo Cáo Thực Tập Tổ Chức Công Ty Theo Luật Doanh Nghiệp 2014
Báo Cáo Thực Tập Tổ Chức Công Ty Theo Luật Doanh Nghiệp 2014
 
Luận văn: Tranh luận tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Hình sự
Luận văn: Tranh luận tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Hình sựLuận văn: Tranh luận tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Hình sự
Luận văn: Tranh luận tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Hình sự
 
Liệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Tòa Án, Điểm Cao
Liệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Tòa Án, Điểm CaoLiệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Tòa Án, Điểm Cao
Liệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Tòa Án, Điểm Cao
 
Báo cáo thực tập chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật VN.docx
Báo cáo thực tập chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật VN.docxBáo cáo thực tập chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật VN.docx
Báo cáo thực tập chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật VN.docx
 
Luận văn: Quyền được xét xử công bằng trong Tố tụng hình sự
Luận văn: Quyền được xét xử công bằng trong Tố tụng hình sựLuận văn: Quyền được xét xử công bằng trong Tố tụng hình sự
Luận văn: Quyền được xét xử công bằng trong Tố tụng hình sự
 
Thi hành án dân sự
Thi hành án dân sựThi hành án dân sự
Thi hành án dân sự
 
Đề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú Yên
Đề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú YênĐề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú Yên
Đề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú Yên
 
Đề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOTĐề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật công chứng tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Thực hiện pháp luật công chứng tại Hà Nội, HAYLuận văn: Thực hiện pháp luật công chứng tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Thực hiện pháp luật công chứng tại Hà Nội, HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOT
Đề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOTĐề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOT
Đề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOT
 
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng NaiLuận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, HOT
 
Luận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tại TPHCM, HAY, 9đ
Luận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tại TPHCM, HAY, 9đLuận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tại TPHCM, HAY, 9đ
Luận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tại TPHCM, HAY, 9đ
 
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...
 
Báo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
Báo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hônBáo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
Báo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
 
Luận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAY
Luận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAYLuận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAY
Luận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAY
 
Luận văn: Hòa giải các tranh chấp hợp đồng thương mại, HOT
Luận văn: Hòa giải các tranh chấp hợp đồng thương mại, HOTLuận văn: Hòa giải các tranh chấp hợp đồng thương mại, HOT
Luận văn: Hòa giải các tranh chấp hợp đồng thương mại, HOT
 

Similar to Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Tỉnh Nghệ An

Similar to Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Tỉnh Nghệ An (20)

Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênBáo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp tại Phú Thọ
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp tại Phú ThọLuận văn: Tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp tại Phú Thọ
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp tại Phú Thọ
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về hộ tịch từ thực tiễn tỉnh An Giang, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý Nhà nước về hộ tịch từ thực tiễn tỉnh An Giang, 9 ĐIỂMLuận văn:  Quản lý Nhà nước về hộ tịch từ thực tiễn tỉnh An Giang, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý Nhà nước về hộ tịch từ thực tiễn tỉnh An Giang, 9 ĐIỂM
 
Báo cáo thực tập ngành Hành chính văn thư Văn phòng HĐND-UBND Huyện Sóc Sơn
Báo cáo thực tập ngành Hành chính văn thư Văn phòng HĐND-UBND Huyện Sóc SơnBáo cáo thực tập ngành Hành chính văn thư Văn phòng HĐND-UBND Huyện Sóc Sơn
Báo cáo thực tập ngành Hành chính văn thư Văn phòng HĐND-UBND Huyện Sóc Sơn
 
Luận văn: Thi hành án dân sự tại thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên
Luận văn: Thi hành án dân sự tại thị xã Phổ Yên, Thái NguyênLuận văn: Thi hành án dân sự tại thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên
Luận văn: Thi hành án dân sự tại thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên
 
Luận văn: Sự độc lập của hoạt động xét xử, HOT
Luận văn: Sự độc lập của hoạt động xét xử, HOTLuận văn: Sự độc lập của hoạt động xét xử, HOT
Luận văn: Sự độc lập của hoạt động xét xử, HOT
 
VAI TRÒ CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
VAI TRÒ CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰVAI TRÒ CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
VAI TRÒ CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
 
Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh Bến Tre - Gửi miễn phí qua ...
Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh Bến Tre - Gửi miễn phí qua ...Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh Bến Tre - Gửi miễn phí qua ...
Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh Bến Tre - Gửi miễn phí qua ...
 
Luận án: Thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, HAY
Luận án: Thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, HAYLuận án: Thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, HAY
Luận án: Thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về luật sư tại tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về luật sư tại tỉnh Tiền Giang, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về luật sư tại tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về luật sư tại tỉnh Tiền Giang, HAY
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sựLuận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
 
Tiểu luận trung cấp chính trị nâng cao chất lượng xét xử của toà ...
 Tiểu luận trung cấp chính trị nâng cao chất lượng xét xử của toà ... Tiểu luận trung cấp chính trị nâng cao chất lượng xét xử của toà ...
Tiểu luận trung cấp chính trị nâng cao chất lượng xét xử của toà ...
 
Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...
Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...
Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về hộ tịch tỉnh An Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về hộ tịch tỉnh An Giang, HAY, 9đLuận văn: Quản lý Nhà nước về hộ tịch tỉnh An Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về hộ tịch tỉnh An Giang, HAY, 9đ
 
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân phường, HAY
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân phường, HAYLuận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân phường, HAY
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân phường, HAY
 
Hoạt động pháp chế của cơ quan chuyên môn Tỉnh Phú Yên, HAY
Hoạt động pháp chế của cơ quan chuyên môn Tỉnh Phú Yên, HAYHoạt động pháp chế của cơ quan chuyên môn Tỉnh Phú Yên, HAY
Hoạt động pháp chế của cơ quan chuyên môn Tỉnh Phú Yên, HAY
 
Luận văn: Tổ chức và Hoạt động của hội đồng nhân dân cấp xã, HAY
Luận văn: Tổ chức và Hoạt động của hội đồng nhân dân cấp xã, HAYLuận văn: Tổ chức và Hoạt động của hội đồng nhân dân cấp xã, HAY
Luận văn: Tổ chức và Hoạt động của hội đồng nhân dân cấp xã, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về tổ chức Hội đồng nhân dân ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Pháp luật về tổ chức Hội đồng nhân dân ở Việt Nam, HOTĐề tài: Pháp luật về tổ chức Hội đồng nhân dân ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Pháp luật về tổ chức Hội đồng nhân dân ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý tỉnh Ninh ThuậnLuận văn: Tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý tỉnh Ninh Thuận
 
Đề tài: Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, HAY
Đề tài: Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, HAYĐề tài: Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, HAY
Đề tài: Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, HAY
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Recently uploaded

sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
TunQuc54
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
LinhV602347
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
nguyendoan3122102508
 

Recently uploaded (20)

Đồ án tốt nghiệp “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh ăn ...
Đồ án tốt nghiệp “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh ăn ...Đồ án tốt nghiệp “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh ăn ...
Đồ án tốt nghiệp “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh ăn ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
 
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdfTalk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
 
Unit 1 - Luyện chuyên sâu Ngữ pháp và Bài tập tiếng Anh 6 (HS).docx
Unit 1 - Luyện chuyên sâu Ngữ pháp và Bài tập tiếng Anh 6 (HS).docxUnit 1 - Luyện chuyên sâu Ngữ pháp và Bài tập tiếng Anh 6 (HS).docx
Unit 1 - Luyện chuyên sâu Ngữ pháp và Bài tập tiếng Anh 6 (HS).docx
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdfTien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
 
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiếtVợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docxnghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
 

Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Tỉnh Nghệ An

  • 1. 1 BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN Nhận tải file qua zalo 0936.885.877 để được hỗ trợ Dịch vụ làm báo cáo thực tập Luanvantrithuc.com
  • 2. 2 LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam là một nước đang trên đà phát triển về mọi mặt kinh tế - xã hội - văn hóa. Theo đó, với việc phát triển không ngừng sẽ có những tác hại nhất định. Vì vậy, pháp luật được coi là một trong những yếu tố tác động tới sự phát triển của đất nước, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tuy nhiên, không phải mọi người đều hiểu và nắm rõ luật lệ mà Nhà nước ban hành, tình trạng phạm tội cũng ngày càng tăng cao. Từ đó đòi hỏi trình độ quản lý, kiểm sát phạm nhân trong các Trại giam, Nhà tạm giữ cần được nâng cao. Việc kiểm sát, quản lý đóng vai trò quan trọng trong hệ thống Pháp luật Việt Nam. Nhận thấy được vai trò của ngành Kiểm sát, em đã xin đăng kí thực tập tại Phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án Trật tự - Xã hội (Phòng 2) - Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An nhằm mục đích nâng cao kiến thức, nắm rõ hơn về pháp luật Nhà nước, giúp cho em có một cái nhìn sâu sắc về chuyện ngành Luật em đang theo học. Tại đây, với sự giúp đỡ của các bác, các anh/chị Kiểm sát viên cùng với Cô Nguyễn Thị Thanh (Giảng viên Đại học Vinh) đã giúp em có một bài báo cáo hoàn chỉnh, học thêm được nhiều kiến thức bổ ích từ thực tiễn mà trên giảng đường em chưa học được. Điều đó đã làm em có thể tự tin hơn trong chuyên ngành mình đang theo đuổi và tác động không nhỏ đến công việc, tương lai sau này của em. . Sau một thời gian về thực tập tại Viện Kiểm Sát nhân dân tỉnh Nghệ An từ ngày 11/02/2019 đến ngày 07/04/2019, được tìm hiểu cũng như được nghiên cứu trực tiếp thì bản thân em cũng tích lũy được những kiến thức nhất định. Kết thúc đợt thực tập, em muốn phản ánh lại những kiến thức thu được trong thời gian thực tập thông qua bài thu hoạch thực tập cuối khoá này. .
  • 3. 3 PHẦN I TỔNG QUAN VỀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN VÀ NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO I. Giới thiệu về cơ quan thực tập. 1. Tổng quan về Viện Kiểm Sát nhân dân. Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan có chức năng thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy đinh tại Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015. Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam là một hệ thống độc lập và được được tổ chức ở bốn cấp, gồm:  Viện kiểm sát nhân dân tối cao.  Viện kiểm sát nhân dân cấp cao (hiện có 3 Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh).  Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (hiện có 63 Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).  Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (hiện có 691 Viện kiểm sát cấp huyện tại 691 quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh). Trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân có các Viện kiểm sát quân sự, gồm:  Viện kiểm sát quân sự Trung ương  Viện kiểm sát quân sự cấp Quân khu, Quân chủng, Quân đoàn...  Viện kiểm sát quân sự cấp Khu vực. 2. Lịch sử hình thành Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An. Nghệ An - vùng đất kiên trung, anh dũng trong chiến đấu, cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, con người nơi đây không ngại khó ngại khổ vươn lên cống hiến sức mình vì sự phát triển của toàn dân tộc. Lịch sử nơi này gắn bó chặt chẽ với từng bước đi và hơi thở của lịch sử đất nước. Sau Hiệp định Giơ - ne - vơ (1954), miền Bắc nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội và cùng miền Nam tiếp tục đấu tranh giành độc lập dân
  • 4. 4 tộc, thống nhất nước nhà. Việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa để đảm bảo cho miền Bắc xây dựng cơ sở vật chất chủ nghĩa xã hội, chi viện sức người sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam lúc này là hết sức cần thiết. Trước yêu cầu mới của cách mạng, ngày 26/07/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký lệnh công bố Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, ngành kiểm sát nhân dân chính thức ra đời như một yêu cầu tất yếu của lịch sử để pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Trong bối cảnh đó, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An được thành lập cùng với Viện kiểm sát nhân dân các địa phương khác trên miền Bắc theo Quyết định số 01 ngày 31/12/1960 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trên cơ sở Quyết định số 01 ngày 31/12/1960 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An được thành lập theo thông báo không số ngày 01/01/1961, nội dung cụ thể như sau: "Thi hành quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc bãi bỏ các Viện Công tố địa phương các cấp, thành lập Viện kiểm sát nhân dân. Kể từ ngày 01/01/1961, Viện Công tố Nghệ An và các Viện Công tố huyện, thị xã Vinh chuyển thành Viện kiểm sát nhân dân và làm nhiệm vụ mới theo luật đã định. Trong khi chờ đợi con dấu mới, vẫn tạm dùng con dấu cũ của Viện Công tố." Thực hiện Nghị quyết số 68–NQ/TW ngày 01/01/1963 của Bộ Chính trị, từ đó đến nay, Tỉnh ủy Nghệ An luôn quan tâm Lãnh đạo, chỉ đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An, bằng việc cử các đồng chí cấp ủy viên phụ trách ngành Kiểm sát ở cấp tỉnh cũng như cấp huyện. Thời gian đầu mới thành lập (từ năm 1961 đến năm 1964), ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An gặp nhiều khó khăn về con người và cơ sở vật chất, nhưng đã có nhiều cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ xây dựng ngành, triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, được cấp ủy, chính quyền ghi nhận, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đánh giá là có nhiều tiến bộ. Từ năm 1990 đến năm 1975, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An đã có sự chuyển biến tích cực trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành bằng việc xác định các chương trình công tác cụ thể trong từng khâu công tác nghiệp vụ. Vừa chiến đấu vừa xây dựng, từ năm 1973, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An đã phải vận chuyển địa điểm làm việc tại 06 xã khác nhau ở các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc, Đô Lương. Cùng với toàn ngành, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
  • 5. 5 Nghệ An đã tập trung nâng cao chất lượng hiệu quả công tác kiểm sát chung. Mặc dù, trong hoàn cảnh thời chiến, nhưng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An cũng rất chú trọng đào tạo cán bộ, đặc biệt là nâng cao trình độ cho cán bộ trong ngành. Sau khi miền nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất ngày 15/3/1976 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh được thành lập trên cơ sở sát nhập hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Có thể nói, giai đoạn 1976-1985 là thời kỳ ngành kiểm sát Nghệ An đã có nhiều cố gắng để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo, hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tập trung xây dựng các điều lệ, chế độ trách nhiệm, lề lối làm việc; xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các ngành Công an, Tòa án, Tư pháp, Thanh tra. Năm 1991, Quốc hội khóa VIII, Kỳ họp thứ chín đã quyết định tách Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh; 18 cán bộ, kiểm sát viên quê ở Hà Tĩnh đã về xây dựng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An lại một lần nữa tập trung, sắp xếp, điều chỉnh bộ máy. Trong khoảng thời gian từ năm 1986 đến năm 2000, mặc dù điều kiện kinh tế và đời sống của cán bộ, Kiểm sát viên nói chung hầu hết là khó khăn nhưng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An vẫn đạt nhiều kết quả tốt trong công tác. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã đầu tư xây dựng trụ sở kiên cố cho Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện. Điều kiện làm việc và trang thiết bị ngày càng nâng cao hơn. Từ năm 2000 đến nay Ban cán sự Đảng và Lãnh đạo Viện kiểm sát tỉnh đã lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm với các chỉ tiêu, yêu cầu công tác nghiệp vụ năm sau cao hơn năm trước.Lãnh đạo Viện kiểm sát hai cấp đã phân công bố trí cán bộ, Kiểm sát viên hợp lý, chịu trách nhiệm ở tất cả các nhiệm vụ công tác kiểm sát. Từ những ngày đầu thành lập đến nay trải qua 59 năm xây dựng và phát triển với biết bao nhiêu khó khăn, thiếu thốn, thử thách, các thế hệ cán bộ, kiểm sát viên ngành Kiểm sát Nghệ An đã cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh và thống nhất, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Năm mươi chín năm qua là chặng đường đầy ý nghĩa, ghi nhận sự phấn đấu không mệt mỏi của nhiều thế hệ cán bộ, Kiểm sát viên ngành Kiểm sát Nghệ An. Hành trình đó trải qua nhiều dấu ấn không thể phai mờ.
  • 6. 6 3. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An. Các phòng nghiệp vụ bao gồm: - Phòng 1: Án An ninh - Ma túy; - Phòng 2: Án Trị an - Trật tự xã hội; - Phòng 3: Án Kinh tế - Chức vụ; - Phòng 7: Án xét xử án Phúc Thẩm; - Phòng 8: Tạm giữ - Tạm giam và Thi hành án hình sự; - Phòng 9: Án dân sự; - Phòng 10: Án Hành chính - Kinh Doanh - Thương Mại - Lao động; - Phòng 11: Thi hành án dân sự; - Phòng 12: Khiếu nại, tố cáo; - Phòng 15: Tổ chức, cán bộ; - Phòng Thanh tra; - Phòng Thống kê tội phạm, Công nghệ thông tin; - Phòng Kiểm sát giam giữ cải tạo; - Phòng lưu trữ; - Chánh văn phòng; Viện Trưởng Tôn Thiện Phương P. Viện trưởng Phan Quý Hương P. Viện trưởng Hồ Sỹ Cấp P. Viện trưởng Dương Thị Liên Phòng Hành Chính Phòng TCCB Các phòng nghiệp vụ
  • 7. 7 - Phòng văn phòng tổng hợp; - Phòng kế toán; - Phòng văn thư; - Phòng đánh máy; - Phòng lái xe; - Phòng bảo vệ; 4. Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An Cũng như các cơ quan khác trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An có nhiệm vụ chức năng theo quy định của Hiến Pháp và luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Hiện nay theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An có chức năng thực hành quyền công tố. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Cụ thể: Thứ nhất: Viện kiểm sát nhân dân Nghệ An thực hành quyền công tố bằng các công tác gồm: - Thực hành quyền công tố trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; - Thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự; - Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố tội phạm; -Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự; - Điều tra một số loại tội phạm;
  • 8. 8 - Thực hành quyền công tố trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự. Thứ hai: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp bằng các công tác sau đây: - Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; - Kiểm sát việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự; - Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng trong giai đoạn truy tố; - Kiểm sát việc xét xử vụ án hình sự; - Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự; - Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật; - Kiểm sát việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; - Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền; - Kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp. Ngoài ra, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An còn thực hiện một số công tác khác như thống kê tội phạm; xây dựng pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật và đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học; hợp tác quốc tế và các công tác khác để xây dựng Viện kiểm sát nhân dân. Với việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An góp phần bảo đảm cho mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện và xử lý một cách kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội. 5. Giới thiệu về Phòng 2: Phòng thực hành quyền công tố, Kiểm sát điều tra, Kiểm sát xét xử án Trật tự - Xã hội . - Phòng Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án trật tự - xã hội (gọi tắt là Phòng 2) là đơn vị nghiệp vụ thuộc bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An. Mọi hoạt động của Phòng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của
  • 9. 9 Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An và sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.  Chức năng, nhiệm vụ của Phòng 2: - Giúp Viện trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh; - Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra, xét xử sơ thẩm án hình sự về trật tự xã hội, kinh tế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh; - Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật ở giai đoạn xét xử sơ thẩm đối với vụ án do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phân công. - Giúp Viện trưởng theo dõi, quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra đối với Viện kiểm sát nhân dân huyện, thị xã, thành phố về các loại án hình sự thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng. - Qua công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử phát hiện, tổng hợp vi phạm pháp luật của Cơ quan điều tra, Tòa án và các cơ quan, tổ chức khác để tham mưu Viện trưởng ban hành kiến nghị khắc phục và phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm. Về cơ cấu tổ chức: Biên chế của phòng hiện có 10 cán bộ công chức, gồm: 01 Trưởng phòng; 01 Phó trưởng phòng; 06 Kiểm sát viên trung cấp; 02 Kiểm sát viên sơ cấp. 1. Nguyễn Thị Bích Hà - Trưởng phòng; 2. Nguyễn Ngọc Mạnh - Phó trưởng phòng; 3. Vũ Thanh Lâm - Kiểm sát viên trung cấp; 4. Ngô Văn Thanh - Kiểm sát viên trung cấp; 5. Lương Đình Nam - Kiểm sát viên trung cấp; 6. Hoàng Văn Tuyên - Kiểm sát viên trung cấp; 7. Bùi Thị Thu Thảo - Kiểm sát viên trung cấp; 8. Nguyễn Thị Kim Huệ - Kiểm sát viên trung cấp;
  • 10. 10 9. Nguyễn Thị Mão - Kiểm sát viên sơ cấp; 10. Phạm Thị Bằng Giang - Kiểm sát viên sơ cấp; II.Nội dung công việc trong quá trình thực tập Trong quá trình thực tập tại Phòng Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án trật tự - xã hội (Phòng 2), em cảm thấy rất may mắn khi được Bác Trưởng phòng cùng các anh/chị Kiểm sát viên hướng dẫn tận tình các công việc, giải đáp thắc mắc. Các anh/chị Kiểm sát viên là những người có kinh nghiệm để giải quyết mọi vấn đề, cũng là những người tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho em nắm rõ được bản chất, tính chất công việc. Các anh/chị giúp em có tính trách nhiệm hơn với công việc mình phải làm cũng như phải có trách nhiệm để bảo vệ quyền và lợi ích của mọi người. Các công việc mà em thực hiện trong quá trình thực tập, bao gồm: - Tại đơn vị thực tập em đã tìm hiểu về Phòng án Trật tự - Xã hội và các phòng nghiệp vụ liên quan, các cơ quan liên quan với chức năng kiểm sát. - Tìm hiểu về quyền hạn, nhiệm vụ, chức năng của Kiểm sát viên trong việc thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. - Chúng em được các anh, chị kiểm sát viên hướng dẫn về việc đọc, nghiên cứu hồ sơ các vụ án hình sự về mua bán người, giết người,... Qua đó, chúng em có thể hiểu được nội dung của vụ án, diễn biến hành vi phạm tội của bị can, đánh giá bản chất của từng vụ án và quan điểm của kiểm sát viên để giải quyết các vụ án. - Đi thực tế xem xét xử các vụ án về hình sự tại Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An; - Đi khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi các vụ án để học hỏi quy trình làm việc. - Thực hiện một số kỹ năng như soạn thảo văn bản như: biên bản hỏi cung bị can, dự thảo cáo trạng, dự thảo bản luận tội, làm trích cứu các bản án. Cụ thể, em sử dụng phần mềm Word để đánh những văn bản trên để giúp các Kiểm sát viên. - Trong quá trình thực tập, các Kiểm sát viên còn giao cho em làm một số công việc đơn giản như: xếp hồ sơ để nộp, lưu; đóng dấu bút lục, trích lời khai... Cụ thể như sau: về cách sắp xếp thì theo hướng dẫn của Kiểm sát viên, hồ sơ phải được sắp xếp theo trình tự, thủ tục tố tụng, làm sao để cho người đọc có thể dễ dàng nắm bắt được
  • 11. 11 tình hình vụ án, còn về biên bản ghi lời khai thì sắp xếp theo trình tự thời gian lấy lời khai từ đó để thuận tiện trong việc trích lời khai. Và bên cạnh đó em còn tham gia giao lưu các hoạt động cùng anh/chị Kiểm sát viên do cơ quan tổ chức như : - Tham gia văn nghệ cùng anh/chị cơ quan - Tổ chức tọa đàm chào mừng ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3 - Tham gia các buổi lao động, làm sạch khu vực trong và ngoài Viện Kiểm Sát - Tham gia đá bóng giao lưu với cơ quan. Những công việc này đã hỗ trợ cho em nâng cao kiến thức và nâng cao các kỹ năng đời sống mà tối thiếu một người học Luật cần có. Tiếp đến em xin trình bày quá trình thực hiện công việc trong thời gian thực tập. PHẦN II QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO VÀ PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN I. Phương pháp nghiên cứu. Để đạt hiệu quả cũng như tăng tính thuyết phục của đề tài nghiên cứu, em đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau nhằm thu thập thông tin cũng như tổng hợp kiến thức, tài liệu cho bài thu hoạch nhằm đạt hiệu quả tốt. Các phương pháp đó bao gồm: phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp thống kê tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp quan sát thực tế, phương pháp phân tích. 1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là phương pháp thu thập thông tin thông qua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở cho lý luận của đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán về những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu, xây dựng những mô hình lý thuyết hay thực nghiệm ban đầu. Em đã sử dụng phương pháp này để thu thập và xử lý các thông tin về: - Số liệu thống kê; - Các kết quả nghiên cứu cụ thể trước đó;
  • 12. 12 Đây cũng là phương pháp nghiên cứu đầu tiên và chủ yếu của em trong quá trình nghiên cứu, giúp em vẽ được con đường đi cho một vấn đề cụ thể. 2. Phương pháp thống kê tổng hợp Phương pháp thống kê tổng hợp là phương pháp thứ hai của quá trình mà em nghiên cứu. Đây là phương pháp không thể thiếu được cũng không thể không khoa học, nó là cơ sở quan trọng cho giai đoạn phân tích hồ sơ của em. Em đã tập trung và sắp xếp các tài liệu theo một trình tự nhất định, sắp xếp theo một đặc trưng, tính chất... và trình bày theo hình thức lập bảng một cách rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu. Và từ đó em đã có được những thông tin chính xác, rút ra được một số kinh nghiệm nắm bắt thông tin, rút gọn nội dung. 3. Phương pháp so sánh Hồ sơ vụ án gồm nhiều tài liệu như các tài liệu về lời khai của bị can, người bị hại, người làm chứng, biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi... trong đó có tài liệu mâu thuẫn với nhau như các lời khai của người làm chứng mâu thuẫn với các lời khai của bị can hoặc lời khai của bị can mâu thuẫn với các tài liệu như biên bản khám nghiệm hiện trường... Vì vậy khi nghiên cứu các tài liệu hồ sơ vụ án, em đã đối chiếu, so sánh để loại trừ những nội dung không hợp lý, chắt lọc các nội dung hợp lý để phân tích, đánh giá một cách tổng hợp về các tình tiết của vụ án. Với phương pháp này, em phải nghiên cứu một cách toàn diện, logic và phải biết so sánh, tổng hợp để xác định các tình tiết có thực của vụ án, loại trừ những tình tiết không có thực. 4. Phương pháp quan sát thực tế Phương pháp quan sát có ưu điểm là người điều tra tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nhưng cũng có khó khăn là đối tượng không dễ dàng bộc lộ mọi bản chất của nó mà lại luôn luôn biến đổi qua các thời kỳ. Từ phương pháp này, em đã có cái nhìn khách quan và khoa học hơn, sử dụng nhiều hình thức quan sát khác nhau để áp dụng có hiệu quả. Cụ thể đó là, em tham gia một số phiên tòa xét xử tại Tòa án Tỉnh Nghệ An để nâng cao một số nghiệp vụ khác và cách thu thập thông tin chuẩn xác nhất. Theo đó, em cùng các bác đi kiểm sát Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An (Trại Nghi Kim) để
  • 13. 13 gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với cán bộ quản giáo, hiểu rõ về hoàn cảnh cũng như lí do phạm tội của phạm nhân. 5. Phương pháp phân tích Cùng kết hợp với những phương pháp nêu trên, em đã phát hiện và khai thác được các khía cạnh khác nhau. Từ đó, em đã tiến hành phân tích và thấy được ưu, nhược điểm của hoạt động kiểm sát. Em cũng đưa ra một số ý kiến khắc phục hợp lý cho vấn đề, giải quyết được khúc mắc và cùng góp ý, trao đổi với các Kiểm sát viên. Cũng vì vậy, kiến thức chuyên ngành của em được bổ sung thêm, các kỹ năng, nghiệp vụ vững vàng hơn. Trên đây là những phương pháp mà em sử dụng trong quá trình thực hiện công việc. II. Thực trạng công việc được giao. 1. Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An, số lượng các vụ án liên quan đến giết người ngày một tăng lớn, phổ biến ở khắp các huyện, thành phố, bao gồm mọi lứa tuổi khác nhau. Với nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyệt, tội phạm giết người có sự chuẩn bị trước, nhiều tổ chức phạm tội giết người diễn ra đã gây nhiều hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, trong đó có nhiều vụ án giết người xảyra một cách tàn ác, dã man, hành vi giết người xảy ra chủ yếu là do mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Tội phạm giết người diễn ra với tính chất côn đồ, hung hãn, trắng trợn, xem thường tính mạng của con người không những gây nên đau thương tang tóc cho gia đình nạn nhân mà còn gây mất trật tự trị an ở địa phương, gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong quần chúng nhân dân. Nhiều vụ án, kẻ phạm tội đã sử dụng công cụ, phương tiện cực kỳ nguy hiểm như súng, lựu đạn... gây ra cái chết của nhiều người một cách thương tâm. Ở Phòng 2 Viện Kiểm Sát nhân dân tỉnh Nghệ An, trong Quý I/2019 đã thụ lý và xử lý các vụ án cụ thể như sau: a. Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. - Thụ lý: 34 tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (thụ lý cũ 01; phục hồi 0; thụ lý mới 33, so sánh với cùng kỳ năm 2018 giảm 03 tin báo).
  • 14. 14 - Chuyển giải quyết theo thẩm quyền 01 tố giác, tin báo về tội phạm. - Đã xử lý, giải quyết: 33 tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, trong đó ra quyết định: + Khởi tố 31 vụ án đối với 31 tố giác, tin báo về tội phạm (chiếm tỷ lệ 91%); + Không khởi tố: 02 tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố + Tạm đình chỉ việc giải quyết: 0 tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố - Đang giải quyết: 0 tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi . - Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết: Không - Hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố: Yêu cầu kiểm tra, xác minh: 15 bản yêu cầu. - Trong quý, Phòng đã cử Kiểm sát viên tham gia khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi 16 vụ. b. Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự. - Tổng số án thụ lý kiểm sát xét xử: 22 vụ - 56 bị cáo. Trong đó: + Án cũ: 14 vụ - 21 bị cáo + Án mới: 08 vụ - 35 bị cáo - Đã giải quyết: 09 vụ - 15 bị cáo (Đạt tỷ lệ 41%). + Xét xử: 09 vụ/ 15 bị cáo - Còn lại chưa xét xử: 13 vụ - 41 bị cáo. - Phối hợp với Cơ quan điều tra và Tòa án tỉnh chọn 02 vụ án trọng điểm để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử kịp thời phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương. - Phối hợp với Tòa án xét xử 01 phiên tòa rút kinh nghiệm. *Những vi phạm trong hoạt động tư pháp ở lĩnh vực này: Không. c. Công tác kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam. - Tổng số người bị bắt, tạm giữ: 40 đều số mới Trong đó: - Giữ người trong trường hợp khẩn cấp: 14
  • 15. 15 - Bắt quả tang: 23 - Bắt truy nã: 0 - Bắt đầu thú: 03 - Tự thú : 0 - Đã giải quyết: 40 Trong đó: + Khởi tố chuyển tạm giam: 22 + Khởi tố chuyển áp dụng biện pháp ngăn chặn khác: 18 + Chuyển nơi khác: 0 - Số còn tạm giữ: 0. - Tổng số tạm giam: 63. Trong đó: + Số cũ: 39 + Số mới: 24 (Bắt tạm giam 0, Chuyển từ tạm giữ sang 22, nơi khác chuyển đến 02) - Đã giải quyết: 09 + Chuyển đi nơi khác: 02 + Án có hiệu lực pháp luật: 07 - Đang còn tạm giam: 54 2. Quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Theo quy định tại điều 15 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014; khoản 1 Điều 166 Bộ luật tố tụng hình sự thì Viện kiểm sát có nhiệm vụ và quyền hạn kiểm sát các hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra. Khi nhận được thông báo của Cơ quan điều tra, lãnh đạo viện phân công Kiểm sát viên kiểm sát hoạt động điều tra. Trong thời gian thực tập, em được tiếp xúc các vụ án, cụ thể: a. Kiểm sát hoạt động điều tra
  • 16. 16 Vụ thứ 1: Khoảng 19 giờ 30 phút ngày 27/12/2018, do mâu thuẫn trong sinh hoạt đời sống, Nguyễn Văn D, sinh năm 1981, trú tại xóm 14, xã Nghĩa Hưng, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An đã mang theo một con dao (loại dao đăn) đi đến nhà chị Võ Thị X, sinh năm 1976 (là chị dâu lấy anh trai của D) trú cùng xóm với D. Khi đến nhà chị X, lúc này chị X và con gái là cháu Nguyễn Thị N, sinh năm 2003 đang nằm trên tấm đệm đặt giữa phòng khách xem ti vi và nghe nhạc. D đi vào dùng dao chém nhiều nhát vào vùng tay, đầu chị Võ Thị X. Thấy vậy, cháu N chạy vào can ngăn thì bị D chém trúng vào vùng tay cháu Nguyễn Thị N. Hậu quả: Chị X tử vong tại chỗ, cháu N bị thương được đưa đi cấp cứu và hiện đang được điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An. Sau khi chém chị X và cháu N, D về nhà tắm rửa rồi đến cơ quan CSĐT Công an huyện Nghĩa Đàn đầu thú và khai báo toàn bộ sự việc trên. Vụ thứ 2: Vào khoảng thời gian năm 2015, Nguyễn Đình L, sinh năm 1991, trú tại thôn Bình Luật, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh đi lang thang đến địa bàn thành phố Vinh và quen biết với anh Hoàng Văn T, sinh năm 1980, trú tại xóm 1, xã Nghĩa Hợp, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An cũng là người hay đi lang thang, xin ăn. L biết anh T xin ăn hay có tiền nên thỉnh thoảng L tìm đến để xin tiền và trộm cắp tiền của anh T. Do Thân biết, L có trộm cắp tài sản là tiền của anh trước đó nên không cho, vì vậy, L đã đánh anh T được nhiều người phát hiện ngăn cản. Vào khoảng tháng 02 năm 2018, L có xin tiền của anh T nhưng anh T không cho nên giữa hai người xảy ra cãi vã, anh T đã dùng tay đánh vào mặt của L hai cái, L bỏ về Hà Tĩnh. Sáng ngày 22/3/2018 nhớ lại chuyện anh T đánh mình nên L bức xúc, L đón xe buýt đi từ huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh đi sang Thành phố Vinh tìm anh T để đánh. Khi L đến ao cá Cửa Nam thuộc khối 6B, phường Cửa Nam, thành phố Vinh thấy mọi người đang câu cá nên L lại xin câu cùng. Đến tối cùng ngày, L đi đến Vườn hoa Cửa Nam, thấy anh T đang say rượu nằm ngủ trên ghế đá. L lại ngồi cạnh và dùng tay lục túi áo phía trước bên trái anh T lấy được số tiền 30.000 đồng (Ba mươi nghìn đồng). Lấy được tiền, L đi đến đài phun nước trong Vườn hoa Cửa Nam ngồi ở đó, khoảng 30 phút sau L quay lại thức anh T dậy và nói “Địt mẹ mi tau đã nói đừng uống nhiều rượu rồi”, anh T say rượu không nghe được. Do nghĩ anh T có tiền mua rượu uống và đang cất dấu tiền trong người. L nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của anh T, L dìu anh T đi theo hướng từ Vườn Hoa dọc theo đường Hồ Bá Ôn ra đường Phan Đình Phùng đến Công viên
  • 17. 17 Cửa Nam. L dìu anh T vào trong công viên và đưa vào vị trí có nhiều cây xanh, ít người qua lại, không có ánh sáng đèn điện. L đứng dậy mặt hướng về người anh T nói: “Mi có tiền không”, anh T nói “Không có”. L cúi xuống nhặt một viên gạch cạnh đó và đánh một cái vào đầu anh T làm anh T gục đầu xuống, L tiếp tục dùng gạch đánh thêm hai phát nữa vào đầu anh T làm anh T ngã ngửa ra. Do viên gạch bị vỡ, L vứt đi tiếp tục nhặt một viên ngói ngay bên cạnh đánh liên tiếp 2 đến 3 cái vào vùng đầu, mặt của anh T. Sau khi đánh xong, L dùng tay đưa lên mũi của anh T xem anh T còn thở nữa không, thấy anh T đã chết. L lục, tìm trong túi quần của anh T lấy đi số tiền 40.000 đồng (Bốn mươi nghìn đồng). L mở ba lô ra, lấy chăn đắp cho anh T rồi tiếp tục lục trong ba lô mục đích tìm tiền nhưng không thấy có tiền. Sau đó, L dùng hai tay cầm hai chân của anh T quay chân anh T lên trên bãi cỏ trong Công viên. L ngồi tại đây khoảng 30 phút, L quay lại ghế đá trong Vườn hoa Cửa Nam ngồi đến sáng rồi bỏ trốn về Hà Tĩnh. Đến ngày 29/4/2018, Nguyễn Đình L đã đến Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An đầu thú và khai báo về hành vi phạm tội của mình. Quá trình điều tra xét hỏi và khám nghiệm tử thi đủ cơ sở chứng minh hành vi giết người của Nguyễn Đình L như sau: Sáng ngày 23/3/2018 quần chúng nhân dân phát hiện anh T chết trong khu vực Công viên Cửa Nam, Cơ quan điều tra đã tổ chức khám nghiệm hiện trường, tử thi và điều tra về cái chết của anh T. Qua lời khai của Nguyễn Đình L và lời khai của một nhân chứng cho biết: Vào khoảng tháng 7/2017 Nguyễn Đình L đã có hành vi dùng đá đánh vào người anh T sau đấy lấy của anh Thân một chiếc xe đạp. Nguyễn Đình L sau khi nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật đã đến Cơ quan Công an đầu thú, khai báo toàn bộ hành vi phạm tội của mình một cách thành khẩn. Sau khi anh Hoàng Văn T chết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã trưng cầu giám định viên – Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Nghệ An xác định nguyên nhân chết của anh Hoàng Văn T.
  • 18. 18 Tại bản kết luận giám định pháp y tử thi số: 96/KL – PC54 (PY) ngày 30/03/2018 của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Nghệ An kết luận nguyên nhân chết của anh Hoàng Văn T: “Xuất huyết não do chấn thương”. Sau khi anh Hoàng Văn T chết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An thu mẫu máu của anh Hoàng Văn T và các mẫu chất màu nâu nghi máu thu tại hiện trường trưng cầu giám định viên Giám định viên Viện khoa học hình sự Bộ Công An. Trong quá trình điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ thấy Nguyễn Đình có biểu hiện mắc bệnh tâm thần. Cơ quan Cảnh sát điều tra đã trưng cầu viện pháp y tâm thần trung ương giám định pháp y tâm thần cho Nguyễn Đình .L Tại bản kết luận số: 254/KLGĐ ngày 15/8/2018 của Viện pháp y tâm thần trung ương về việc giám định tâm thần cho bị can Nguyễn Đình L kết luận: - Trước, trong, sau khi thực hiện hành vi phạm tội và tại thời điểm giám định bị can Nguyễn Đình L có biểu hiện chậm phát triển tâm thần mức độ nhẹ. Theo phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 năm 1992 bệnh có mã số F70. - Tại các thời điểm trên bị can hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. 3. Tiếp nhận, xử lý và kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm. Thực tiễn công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm cho thấy rằng hành vi phạm tội có thể xảy ra ở bất kỳ thời gian và địa điểm nào. Cho nên các cơ quan bảo vệ pháp luật không thể trực tiếp nắm bắt được tất cả các hành vi phạm tội đã xảy ra mà việc phát hiện tội phạm chủ yếu phải thông qua việc tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm từ các nguồn khác nhau. Chính vì vậy mà hoạt động kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm của Viện kiểm sát có vị trí, vai trò và ý nghĩa tiên quyết để đảm bảo mọi hành vi phạm tội, người phạm tội đều được phát hiện và xử lý kịp thời, đúng pháp luật. Đây cũng là một trong những bước quan trọng để có thể khẳng định có hay không có hành vi tội phạm xảy ra, người nào thực hiện hành vi phạm tội, tính chất, mức độ và hậu quả do hành vi phạm tội đó gây ra như thế nào. Đồng thời thông qua hoạt động này để có cơ sở khẳng định việc khởi tố là đúng người, đúng tội và đảm bảo các căn cứ để xử lý tội phạm, đảm bảo cho mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý theo quy định của pháp luật, tránh làm oan, sai và không bỏ lọt tội phạm.
  • 19. 19 Khi có tin tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến, em được Kiểm sát viên Bùi Thị Thu Thảo hướng dẫn ghi chép vào sổ thụ lý, ghi rõ ngày, tháng, năm tiếp nhận; nội dung tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; tên tuổi hoặc địa chỉ của người hoặc cơ quan cung cấp; chuyển ngay các tin báo tố giác về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan cho cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết. Quá trình thực tập tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An, được sự phân công của Lãnh đạo Viện cũng như sự quản lý của Kiểm sát viên, em đã tham gia tiếp nhận, xử lý và kiểm sát việc giải quyết tin báo tố về tội phạm. Tiếp nhận 01 tin báo, tố giác về tội phạm, cụ thể: Ngày 16/03/2019, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An nhận được đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của Công an huyện Đô Lương với nội dung: Vào khoảng 12h (ngày 10/01/2019), Nguyễn Trọng T tới nhà anh C. chơi. Có việc bận phải ra ngoài, anh C. nhờ T trông nhà và con gái hộ. Lúc anh C. ra ngoài thì T rủ cháu N.T.N. (SN 2010, con gái anh C.) sang nhà ông bà nội cháu để chơi. Tại đây, thấy không có ai ở nhà, T bồng bé N. lên giường và hiếp dâm cháu N . Ngày 18/04/2019, sau khi thu thập đầy đủ chứng cứ, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An đã phê chuẩn Quyết định khởi tố vụ án “Hiếp dâm trẻ em” và khởi tố bị can. 4. Thực hiện việc làm các quyết định trong giai đoạn điều tra Trong giai đoạn thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát có rất nhiều thao tác nghiệp vụ vừa mang tính phối hợp với Cơ quan điều tra vừa mang tính độc lập nhằm đảm bảo việc giải quyết vụ án hình sự theo đúng pháp luật. Thời gian qua em được Kiểm sát viên Bùi Thị Thu Thảo phân công nghiên cứu hồ sơ và thực hiện viết các Quyết định tố tụng như: Quyết định khởi tố bị can, Quyết định chuyển vật chứng, các bản Cáo trạng, Quyết định phê chuẩn lệnh tạm giam. Các quyết định nói trên được thực hiện theo đúng mẫu do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo quy chế công tác thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra. 5. Nghiên cứu hồ sơ vụ án trong giai đoạn truy tố Nghiên cứu hồ sơ vụ án là nhiệm vụ trọng tâm của Kiểm sát viên khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra vụ án hình sự. Việc
  • 20. 20 nghiên cứu kỹ hồ sơ, nắm vững nội dung vụ án sẽ bảo đảm cho Kiểm sát viên thực hiện tốt nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa sơ thẩm. Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án đòi hỏi Kiểm sát viên phải nghiên cứu một cách toàn diện, khách quan, trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích, so sánh, tổng hợp, quan sát... 6. Tham dự phiên tòa hình sự Trong thời gian em về thực tập tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An, em đã trực tiếp tham dự 02 phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự: Vụ án Lô Thị Lý phạm tội “Mua bán người”, Vụ án Lang Thị Liên phạm tội “Mua bán trẻ em”. Qua tham dự phiên tòa em nhận thấy khi tham gia phiên tòa xét xử, cần chú ý lắng nghe thư ký Tòa án báo cáo danh sách những người được triệu tập hay vắng mặt để có quan điểm giải quyết theo quy định, kiểm sát thành phần Hội đồng xét xử; Kiểm sát toàn bộ phần thủ tục, nếu chủ tọa phiên tòa thực hiện không đúng hoặc thiếu thì phải kịp thời yêu cầu bổ sung hoặc yêu cầu thực hiện đúng quy định. Trong phần đọc cáo trạng, cần phải đọc rõ ràng, mạch lạc và đanh thép, cần nhấn mạnh những nội dung quan trọng. Quá trình hội đồng xét xử hỏi, Kiểm sát viên cần chú ý theo dõi các câu hỏi để không hỏi trùng câu hỏi, mà cần tập trung những vấn đề mà Hội đồng xét xử chưa hỏi, chưa làm rõ hoặc kết quả xét hỏi còn mâu thuẫn và tập trung vào tình tiết buộc tội. Trong phần tranh luận kiểm sát viên trình bày lời luận tội, luận tội phải đầy đủ quan điểm của của Viện kiểm sát về hành vi phạm tội, hậu quả, tình tiết định khung hình phạt, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân người phạm tội và phân tích các chứng cứ, chứng minh các tình tiết đó, nêu rõ quan điểm đề nghị giải quyết vụ án. Khi tòa tuyên án, kiểm sát viên cần lắng nghe để nắm bắt nội dung và hình thức của bản án, nhất là phần quyết định. Khi nghiên cứu hồ sơ, em phải ghi những tài liệu quan trọng đối với việc giải quyết vụ án. Đối với lời khai của bị can, người làm chứng, phải đọc và sơ lược những nội dung chính. Tài liệu ghi chép cần phải sắp xếp khoa học theo từng tập, có viện dẫn bút lục trong hồ sơ vụ án. Nghiên cứu hồ sơ vụ án khi đã kết thúc điều tra là hoạt động nghiệp vụ quan trọng nhằm tổng hợp đánh giá lại các chứng cứ buộc tội, gỡ tội, những tình tiết tăng
  • 21. 21 nặng, giảm nhẹ, để đề xuất phương hướng giải quyết vụ án. Sau khi đã nắm chắc diễn biến hành vi phạm tội, tình tiết của vụ án thì tùy từng trường hợp báo cáo lãnh đạo ra các quyết định tố tụng như: Cáo trạng, Quyết định đình chỉ vụ án, hay trả hồ sơ để điều tra bổ sung. 7. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện công việc được giao + Thuận lợi Thực tập là một khâu quan trọng trong quá trình học tập, giúp cho sinh viên rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn. Được nhà trường quan tâm và Khoa tạo điều kiện thực tập tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An. Trong quá trình thực tập em được các bác, anh/chị trong phòng tạo điều kiện một cách thuận lợi nhất, luôn luôn hỗ trợ cho em những kiến thức căn bản, đó là: - Các cán bộ trong phòng luôn trả lời và tư vấn pháp luật những vướng mắc em gặp gặp phải như: cách soạn thảo một số quyết định; cách làm các bản cáo trạng đối với các vụ án an ninh, xã hội; cách làm trích lục các bản án; cách thống kê, tổng hợp số liệu, kỹ năng nghiên cứu hồ sơ; kỹ năng sắp xếp hồ sơ.... - Ngoài ra, em còn được mọi người giới thiệu giao lưu với các phòng nghiệp vụ khác, nhằm mục đích cho em học hỏi, đúc rút nhiều kinh nghiệm từ các nghiệp vụ khác nhau. - Em được tiếp xúc thực tế như đến phiên tòa xét xử, Trại tạm giam để nhìn nhận một cách toàn diện và sâu sắc hơn về từng vấn đề cụ thể. - Các anh/chị Kiểm sát viên thường xuyên thăm hỏi, trao đổi với sinh viên. - Hơn nữa, em được tiếp xúc với tài liệu thực tế rất nhiều, hỗ trợ không ít đến quá trình nghiên cứu của em. - Được làm việc trong môi trường là đại diện pháp luật của Nhà nước, thay Nhà nước quản lý, giám sát giúp em cố gắng hoàn thiện bản thân hơn. Bên cạnh đó, với quy chế hoạt động luôn rõ ràng nên các công việc, nhiệm vụ được giao thường được lên kế hoạch từ trước, Cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ, môi trường làm việc năng động, thân thiện đã giúp đỡ em tự tin, hòa nhập trong môi trường mới. + Khó khăn
  • 22. 22 Trong thời gian thực tập tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An từ khi mới bắt đầu đến khi kết thúc mặc dù nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình nhưng em cũng đã gặp phải một số khó khăn nhất định. - Khó khăn đầu tiên của em là việc bản thân là sinh viên khi ngồi trên ghế nhà trường, cơ hội mới được tiếp xúc thực tế ít mà đa phần là học hỏi kiến thức lý thuyết nên còn rất nhiều bỡ ngỡ trong việc nắm bắt nội dung và đối tượng nghiên cứu. Lúc đầu khi mới vào thực tập tại cơ quan em đã có chút bỡ ngỡ trong việc hòa nhập vì kiến thức giữa lý thuyết và thực tiễn có sự khác biệt. - Bên cạnh đó, em nhận thấy các kỹ năng của em chưa thực sự nhanh nhẹn, tinh thần làm việc còn chưa cao như: kỹ năng soạn thảo một quyết định, thụ lý hồ sơ... - Khi được giao nhiệm vụ, công việc do còn thiếu kỹ năng nghiệp vụ nên em không thể không gặp phải những khó khăn. - Do thời gian hạn hẹp mà án lại nhiều nên em chưa có nhiều cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu được hết các hồ sơ vụ án và chỉ nghiên cứu được một số vụ điển hình. Mặc dù đã cố gắng nhưng do chưa thành thạo các kỹ năng và thời gian eo hẹp nên còn nhiều hạn chế. PHẦN III KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 1. Những vấn đề học tập được qua thời gian thực tập Trong quá trình thực tập dù là lý thuyết hay là thực hành đều có tầm quan trọng như nhau. Thực tập là giai đoạn quan trọng giúp cho sinh viên hoàn thiện những kỹ năng cần thiết khi chuẩn bị rời ghế giảng đường. Đây là quá trình kết hợp giữa học đi đôi với hành. Được sự hướng dẫn tận tình của các anh/chị Phòng 2, nên em đã học và tiếp thu được rất nhiều kinh nghiệm, cụ thể: Một là: Tìm hiểu được nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên trong hoạt động kiểm sát. Hai là: Học được cách sắp xếp, nghiên cứu hồ sơ vụ án để có thể nắm bắt được diễn biến, hành vi của bị can trong các vụ án về an ninh trật tự, xã hội nói riêng và các vụ án khác nói chung.
  • 23. 23 Ba là: Học được cách làm các quyết định và học cách làm bản cáo trạng theo quy chuẩn. Từ đó, rèn luyện được kỹ năng tin học văn phòng. Bốn là: Học được cách làm làm trích cứu một vụ án, từ đó rút ra kinh nghiệm làm trích cứu các vụ án khác. Năm là: Những kinh nghiệm trong hoạt động lấy lời khai, hỏi cung bị can. Sáu là: Nắm được trình tự, thủ tục của một vụ án từ quá trình điều tra đến xét xử. Bảy là: Những kinh nghiệm trong giao tiếp, ứng xử đối với mọi người trong khi làm nhiệm vụ. Tám là: Thực tập không chỉ giúp em rèn luyện được kiến thức, mà còn giúp em đưa kiến thức vào thực hành. Ngoài ra thực tập không chỉ giúp em trau dồi mà còn giúp em rèn luyện được tác phong nghiêm túc, đứng đắn. II. Giải pháp, kiến nghị - Quán triệt để nhận thức đúng, đầy đủ trách nhiệm của Kiểm sát viên trong hoạt động của mình. Tăng cường sự chủ động và sự hiện diện của Kiểm sát viên đối với các hoạt động nghiệp vụ có liên quan. - Phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra và các cơ quan hữu quan để nắm chắc tình hình vi phạm, tội phạm. Chủ động, kịp thời cùng với cơ quan điều tra để xem xét, kết luận và thống nhất đường lối cụ thể đối với từng vụ án. - Nâng cao chất lượng đội ngũ Kiểm sát viên trực tiếp thực hiện hoạt động Kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự. - Lựa chọn và bố trí cán bộ, Kiểm sát viên có trình độ năng lực chuyên môn. Nó có vai trò quan trọng trong cả quá trình phát hiện, xử lý vi phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. - Tổ chức đào tạo lại đội ngũ cán bộ Kiểm sát viên, tăng cường tổ chức các đợt tập huấn, hội thảo chuyên đề nhằm bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ và kỹ năng hành nghề. - Thường xuyên tổ chức tổng kết và thông báo rút kinh nghiệm cho các đơn vị nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ, khắc phục sai sót thường gặp. - Tăng cường đầu tư nhân lực, điều kiện vật chất, đồng thời có chính sách tiền lương hợp lý và chế độ bồi dưỡng thỏa đáng cho các Kiểm sát viên.
  • 24. 24 KẾT LUẬN Qua thời gian thực tập tuy không dài song em đã tích lũy được cho mình nhiều kiến thức mới, kết hợp với những kiến thức lý thuyết trên ghế Nhà trường em đã hoàn thành bài Báo cáo thực tập hoàn chỉnh. Không những thế, đây còn là khoảng thời gian ý nghĩa và quý báu đối với em. Em nhận ra được bản thân còn nhiều thiết sót và đang từng bước cố gắng hoàn thiện. Em không chỉ học hỏi được nghiệp vụ kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự mà còn học được các nghiệp vụ liên quan và vai trò quan trọng của mỗi công việc, mỗi cán bộ trong cơ quan. Để hoàn thành được Bài báo cáo thực tập tốt nghiệp, đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo trong Khoa Luật - Trường Đại học Vinh đã dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt bốn năm học tập và rèn luyện tại trường. Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, tập thể các cán bộ trong Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An, đặc biệt là các bác, anh/chị trong Phòng 2 – Án Trật Tự, Xã Hội sự đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi nhất để em có cơ hội được tiếp xúc với những kiến thức thực tế bổ ích, áp dụng được các bài giảng ở trường học vào những thực tiễn cụ thể; học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu làm hành trang sau khi tốt nghiệp. Hai tháng thực tập không phải là dài cùng với vốn kiến thức còn hạn chế nên trong Bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, góp ý của các thầy cô, các anh/chị trong cơ quan để em có điều kiện bổ sung và trau dồi kiến thức hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Đàm Nhật Khánh
  • 25. 25