SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
NGUYỄN HỒNG QUANG
THU HÚT FDI CỦA HOA KỲ VÀO VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Chƣơng trình định hƣớng thực hành
Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
NGUYỄN HỒNG QUANG
THU HÚT FDI CỦA HOA KỲ VÀO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60 34 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Chƣơng trình định hƣớng thực hành
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ ĐỨC THANH
Hà Nội - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Hồng Quang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nghuyên nghĩa
1 AID Cơ quan phát triển quan hệ quốc tế
2 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
3 CNH, HĐH C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸
4 ĐTNN Đầu tư nước ngoài
5 EC Uỷ ban Châu Âu
6 EU Cộng đồng Châu Âu
7 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
8 FPI Đầu tư gián tiếp nước ngoài
9 GDP Tổng thu nhập quốc dân
10 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
11 JETRO Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản
12 KH-CN Khoa học – Công nghệ
13 MNC Công ty đa quốc gia
14 MOFA Chi nhánh nước ngoài có sở hữu đa số
15 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
16 R&D Nghiên cứu và phát triển
17 TNC Công ty xuyên quốc gia
18 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
19 UNCTAD
Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát
triển
20 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 2.1:
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hoa Kỳ trước
và sau khi có Hiệp định thương mại
51
2 Bảng 2.2:
Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam, phân
theo ngành 2014
57
3 Bảng 2.3:
Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam, phân
theo hình thức 2014
58
4 Bảng 2.4:
Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam, phân
theo địa phương
59
5 Bảng 2.5:
FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam qua nước thứ 3
theo đối tác
62
6 Bảng 2.6:
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện
của Hoa Kỳ trước và sau khi có Hiệp định
Thương mại
64
7 Bảng 2.7 Cơ cấu kinh tế Việt Nam qua các năm 67
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
STT Hình Nội dung Trang
1 Hình 1.1 20 nước thu hút FDI nhiều nhất thế giới 37
2 Hình 2.1:
Tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp FDI vào ngân
sách nhà nước
66
3 Hình 3.1
FDI toàn cầu từ trung bình giai đoạn 2005-2007 đến
giai đoạn 2007-2013
85
4 Hình 3.2 FDI vào các nhóm nước, giai đoạn 1991-2013 86
5 Hình 3.3 FDI vào các khu vực giai đoạn 2010-2013 87
DANH MỤC CÁC HỘP
STT Hộp Nội dung Trang
1 Hộp 2.1:
Doanh nghiệp Hoa Kỳ đào tạo nhân lực CNTT
cho Việt Nam
70
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1 Khái quát chung về thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài..................... 9
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm thu hút FDI..................................................... 9
1.1.2 Các hình thức thu hút FDI .................................................................13
1.1.3 Vai trò của FDI..................................................................................16
1.1.4 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thu hút FDI .........................22
1.2 Kinh nghiệm của một số nƣớc trong việc thu hút FDI........................26
1.2.1. Kinh nghiệm của Thái Lan................................................................26
1.2.2 Kinh nghiệm của Xingapo..................................................................28
1.2.3. Kinh nghiệm của Malayxia ...............................................................29
1.2.4. Kinh nghiệm thu hút FDI của Hoa Kỳ.............................................30
1.2.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong thu hút FDI.....................34
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA HOA KỲ VÀO
VIỆT NAM.....................................................................................................37
2.1 Sự cần thiết thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam...........................37
2.2 Một số nhân tố ảnh hƣởng thu hút FDI Hoa Kỳ vào Việt Nam .........39
2.2.1 Những nhân tố ngoài nước ................................................................39
2.2.2. Những nhân tố trong nước................................................................42
2.3 Thực trạng thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam giai đoạn 2001-2012
.........................................................................................................................46
2.3.1 Dòng vốn FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam theo năm...........................46
2.3.2 FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam phân theo ngành.................................53
2.3.3 FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam theo hình thức đầu tư.........................54
2.3.4 FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam theo địa phương...............................55
2.3.5 FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam qua nước thứ 3 theo đối tác.............57
2.4 Đánh giá chung về thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam..................59
2.4.1 Những kết quả đạt được.....................................................................59
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân trong thu hút FDI từ Hoa Kỳ. ........73
CHƢƠNG 3: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT FDI TỪ HOA
KỲ VÀO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ....................................83
3.1 Triển vọng thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam...............................83
3.1.1 Xu hướng vận động của dòng vốn FDI trên thế giới.........................83
3.1.2 Tình hình quốc tế và trong nước........................................................88
3.1.3 Dự báo triển vọng thu hút FDI từ Hoa Kỳ.........................................92
3.2 Một số giải pháp nhằm tăng cƣờng thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào Việt
Nam trong thời gian tới ................................................................................94
3.2.1 Tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư ..............................................94
3.2.2 Tiếp tục cải cách hành chính và hoàn thiện môi trường pháp lý .....96
3.2.3 Phát triển kết cấu hạ tầng...................................................................98
3.2.4 Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ...............................................99
3.2.5 Phát triển hình thức mua lại và sát nhập.........................................101
3.2.6 Đổi mới công tác quảng bá và xúc tiến đầu tư đối với nhà đầu tư
Hoa Kỳ.......................................................................................................102
3.2.7 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam .........................105
KẾT LUẬN..................................................................................................110
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................111
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong xu thế toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển
mạnh mẽ, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng đối với sự phát
triển của mỗi nước, nhất là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Quốc
gia nào thu hút được nhiều và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn quốc tế thì quốc gia
đó có cơ hội tăng trưởng kinh tế nhanh, rút ngắn về khoảng cách trình độ so với các
nước công nghiệp phát triển.
Từ khi thực hiện đường lối mở cửa do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
(1986) của Đảng. Đặc biệt là Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ra đời
tháng 12/1987 Nhà nước ta đã có những chủ trương chính sách tạo điều kiện để thu
hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nguồn vốn FDI.
Có thể nói rằng thành tựu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam thời kỳ đổi
mới không thể không kể đến sự đóng góp quan trọng của nguồn vốn FDI. Nguồn
vốn FDI đã góp phần quan trọng gia tăng kim ngạch xuất khẩu, đẩy nhanh phát triển
công nghiệp và dịch vụ, tạo ra tác động tổng hợp trong việc tăng năng lực sản xuất,
nâng cao trình độ công nghệ, đào tạo đội ngũ chuyên gia, các nhà quản lý và công
nhân lành nghề, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt của nông thôn và thành thị ở nước ta, thu
hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển của Việt Nam so với các nước trong khu
vực, nâng dần vị thế chính trị và kinh tế của Việt Nam trên thế giới.
Hoa Kỳ là nước công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới, có nguồn vốn
đầu tư nước ngoài lớn, cùng với ưu thế về khoa học công nghệ, sự hỗ trợ trực tiếp
của Chính phủ, luồng vốn FDI của Hoa Kỳ đang giữ vai trò quan trọng và chi phối
nền kinh tế thế giới. Trong quá trình phát triển nếu khai thác được nguồn lực quan
trọng này thì Việt Nam sẽ có thêm nguồn lực để phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế
quốc tế và khu vực.
Làm thế nào để việc thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam đạt được hiệu
2
quả cao đã và đang được đặt ra như một vấn đề lớn không chỉ các bộ ngành mà còn
là dấu hỏi lớn “Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam” được chọn là đề tài
nghiên cứu Luận văn Thạc sĩ nhằm phục vụ yêu cầu cấp thiết này.
2. Tình hình nghiên cứu.
Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Để nghiên cứu các tài liệu nước ngoài về chính sách FDI một cách có chọn lọc
và hiệu quả, đề tài xuất phát từ những nhận định quan trọng sau đây: (1) Khối các
quốc gia phát triển là nơi tiếp nhận nhiều nhất, nhưng đồng thời cũng là nơi khởi
nguồn lớn nhất của dòng vốn FDI toàn cầu; (2) Những động cơ chủ yếu khiến các
nhà đầu tư, đặc biệt của các tập đoàn xuyên quốc gia không hoàn toàn đồng nhất với
động cơ tiếp nhận dòng FDI của các nước đang phát triển; (3) Học giả từ các quốc
gia phát triển và Chuyên gia kinh tế hàng đầu của các tổ chức kinh tế lớn trên thế
giới, như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Quỹ tiền
tệ quốc tế (IMF), tổ chức phát triển và hợp tác kinh tế (OECD), Hội nghị liên hiệp
quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) v.v. thường tập trung nghiên cứu chủ
đề hoạt động của FDI nói chung và các chính sách FDI nói riêng tại Hoa Kỳ, Trung
Quốc và một số nền kinh tế mới nổi. Do vậy, để nghiên cứu áp dụng kinh nghiệm
hoạch định và thực thi chính sách FDI thành công tại Việt Nam và đồng thời do quy
mô rất rộng lớn của các công trình nghiên cứu trên thế giới về chủ đề này, đề tài
hướng trọng tâm vào tham khảo những tài liệu về chính sách FDI tại các quốc gia
có điều kiện tương đồng như Việt Nam.
Nhiều học giả nước ngoài (Danh mục những công trình điển hình được trình
bày ở mục tài liệu tham khảo) tập trung chủ yếu vào các khía cạnh cơ bản như (1)
Tìm hiểu nguồn gốc hình thành FDI hay động cơ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
các tập đoàn xuyên quốc gia; (2) Dự báo xu hướng dịch chuyển dòng vốn FDI toàn
cầu; (3) Chính sách điều tiết dòng FDI tại các nước đang phát triển; (4) Phân tích đo
lường những mối tác động tương quan giữa FDI - Tăng trưởng, FDI - Quan hệ
thương mại, FDI - Chuyển giao công nghệ, FDI - Đào tạo nguồn nhân lực, FDI - Cơ
3
cấu thị trường, FDI - Phát triển doanh nghiệp, cũng như các tác động của FDI về
mặt xã hội và môi trường.
Nhiều công trình đã xác định vấn đề trọng tâm nghiên cứu là phân tích mối
quan hệ tương tác giữa dòng FDI và mức tăng trưởng của nền kinh tế cũng như ảnh
hưởng của chính sách FDI đối với những yếu tố chi phối dài hạn tăng trưởng như là
tạo việc làm, tổng vốn đầu tư và nâng cao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật được đo bằng
năng suất các yếu tố tổng hợp (Total factor productivity - TFP). Tác động lan tỏa
của khu vực FDI tới tăng trưởng năng suất lao động đã được các nhà khoa học
quốc tế điển hình như Tomiura Eiichi (2007); Laura Alfaro, Sebnem Kalemli-
Ozcan, và Selin Sayek (2009); Silvio Contessi và Ariel Weinberger (2009) phân
tích cả ở cấp độ vĩ mô và vi mô tại các quốc gia đã và đang phát triển. Tại Ấn độ,
công trình nghiên cứu của Pradhan Jaya Prakash (2004) cho thấy tác động của FDI
và sự hợp tác toàn cầu đã thúc đẩy các doanh nghiệp Ấn độ tăng năng suất, thể hiện
thông qua các tác động của chuyển giao công nghệ và nghiên cứu phát triển FDI.
Gần với Việt Nam hơn, từ đầu năm 2000, các tác động của chính sách thu hút FDI
tại Trung Quốc tới tăng trưởng năng suất lao động, năng suất vốn, và TFP đã được
phân tích qua các nghiên cứu của Yu Chen và Sylvie Demurger (2002); Galina
Hale và Cheryl Long (2007); Jianhong Qi , Yingmei Zheng , James Laurenceson, và
Hong Li (2009). Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra: (1) Sự khác biệt rất lớn về TFP
giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa trong ngành sản xuất hàng tiêu
dùng; (2) Sự khác biệt lớn về TFP giữa các tỉnh của Trung Quốc được giải thích là
chủ yếu do sự khác biệt về cách thức thu hút các dòng đầu tư FDI; (3) Tác động lan
tỏa tới năng suất phụ thuộc rất nhiều vào năng lực khoa học công nghệ hiện trạng và
khả năng hấp thụ công nghệ mới của các doanh nghiệp địa phương; và (4) Tác động
nhiều chiều (mixed result) giữa FDI tới năng suất lao động và thu nhập lao động
trong các công ty nội địa, từ đó dẫn đến việc xây dựng chính sách FDI cũng cần
phải tính đến các tác động xã hội như việc làm và sự bất bình đẳng thu nhập. Áp
dụng phương pháp đánh giá dựa trên phân tích véc tơ hồi quy “Lag-Augmented“ từ
dữ liệu điều tra thực địa và số liệu thống kê trong giai đoạn từ 1970 đến 2002 tại Ai-
4
len, Barry, F. và các cộng sự (2003) thu nhận được kết quả tóm tắt như sau: tồn tại
mối quan hệ đa chiều giữa dòng FDI và tăng trưởng kinh tế, cũng như giữa dòng
FDI và tăng trưởng việc làm. Nhóm các tác giả này cũng chứng minh được giả
định: dòng FDI tác động tích cực tới tăng luợng vốn đầu tư hay việc gia tăng TFP
tác động tích cực đến dòng FDI. Tuy vậy, các tác giả cũng đưa ra kết quả không
mong đợi là trong suốt thời gian nghiên cứu không chứng minh được ảnh hưởng
tích cực của dòng FDI đối với TFP.
Tựu chung lại, các công trình nghiên cứu nước ngoài về xây dựng, thực hiện
và điều chỉnh chính sách FDI đối với sự phát triển của mỗi ngành nghề sản xuất
(bao gồm cả dịch vụ), vùng địa phương và toàn bộ nền kinh tế rất đa dạng và phong
phú. Những tài liệu này, kết hợp với những tài liệu sẽ được sưu tầm và nghiên cứu
thêm sẽ là cơ sở dữ liệu quan trọng để đề tài nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm nước
ngoài trong điều chỉnh chính sách FDI phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất
nước.
Thêm vào đó, đề tài sẽ cố gắng tham khảo và học tập các phương pháp đo
lường tác động tới mục tiêu để áp dụng kết quả nghiên cứu trong phạm vi đề tài.
Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm rằng, những công trình nghiên cứu kể trên chỉ
chủ yếu tập trung nghiên cứu về hoạch định và thực hiện chính sách FDI ở một số
quốc gia trên thế giới mà chưa đề cập đến những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế
và đặc thù của chính sách FDI trong một thị trường mới nổi và nền kinh tế chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế như ở Việt Nam. Kinh nghiệm quốc tế về hoạch định và
triển khai chính sách FDI được nghiên cứu ở những nước riêng biệt, chưa có công
trình tổng hợp, khái quát và nêu ra những kinh nghiệm về điều chỉnh chính sách
FDI nói chung, đặc biệt là chưa đánh giá hết tiềm năng thu hút vốn FDI tại Việt
Nam.
Các công trình nghiên cứu trong nước
Về cơ bản có hai loại đầu tư nước ngoài: đầu tư gián tiếp (Portfolio
investment) và đầu tư trực tiếp (Direct investment). Tại Việt Nam và các nước đang
5
phát triển thì đầu tư trực tiếp là chi phối và đang triển khai dưới nhiều hình thức đầu
tư như doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, Xí nghiệp liên doanh (Joint Venture),
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation Contract), Hợp đồng BOT
(Built-Operate-TransferContract), Hợp đồng BTO (Built-Transfer-Operate
Contract), Hợp đồng BT (Built-Transfer Contract) v.v. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) được hiểu là những dòng tiền quốc tế được sử dụng nhằm thiết lập những
công ty con hay tham gia vào các công ty ở nước ngoài. Thông thường vốn FDI đi
đôi với hỗ trợ họat động xuất khẩu, tức là trong giai đọan đầu, công ty có vốn đầu tư
sẽ xuất khẩu hàng hóa sau đó mới đầu tư ra thị trường nước ngoài. Hiện tại ở Việt
Nam xuất hiện hai hình thức đầu tư tương đối cân bằng - vốn FDI chiều dọc và vốn
FDI chiều ngang. Việt Nam đang mở rộng quan hệ kinh tế với các nước và vùng
lãnh thổ, việc tìm hiểu thấu đáo vai trò, ảnh hưởng, phương thức hoạt động của
doanh nghiệp nước ngoài và đặc biệt của các TNCs là rất cần thiết và có ý nghĩa
thiết thực.
Đối với vấn đề nguồn vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam từ trước đến
nay đã được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Ở Việt Nam trong những năm gần
đây đã xuất bản nhiều ấn phẩm, sách báo, công trình nghiên cứu của các học giả về
vấn đề này. Đến nay, đã có các đề tài nghiên cứu về đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt
Nam như sau:
- Nguyễn Thúy Hòa (2003), “Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Hoa
Kỳ tại Việt Nam” Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Lại Lâm Anh, Vũ Xuân Trường (2006), “Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào
Việt Nam: Thực trạng và triển vọng” T/c kinh tế chính trị thế giới, số 6.
- Nguyễn Xuân Trung (2006) “Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Hoa
Kỳ và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”.T/c Châu Mỹ ngày nay, số 11.
- Hoàng Thị Phương Lan (2005) “Quan hệ đầu tư Việt Nam - Hoa Kỳ sau
10 năm bình thường hóa quan hệ”. Tạp chí tài chính, số 9.
- Hà Phương (2005), “Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tại Việt Nam” Tạp chí
Du Lịch Việt Nam số 5.
6
- Võ Phước Tấn, Đỗ Hồng Hiệp (2001), “Một số vấn đề nhằm thu hút FDI
của Mỹ vào Việt Nam” Tạp chí phát triển kinh tế, số 128.
Ngoài ra còn nhiều bài viết đăng trên các tạp chí về vấn đề FDI tại Việt
Nam với những cách tiếp cận khác nhau (chi tiết theo danh mục tài liệu tham khảo).
Dưới nhan đề “Việt Nam điểm đến lý tưởng để hợp tác đầu tư”, Trung tâm
thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (2009) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã
xuất bản cuốn sách giới thiệu một cái nhìn toàn diện về hoạt động đầu tư FDI ở Việt
Nam trong giai đoạn (1988 – Quý I/2009). Dựa theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP
ngày 22/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ và hoạt động thực tiễn tại các tỉnh thành
của cả nước, nhóm biên soạn đã mô tả đầy đủ về các chính sách khuyến khích và ưu
đãi FDI theo lĩnh vực và địa bàn đầu tư, hình thức ưu đãi các loại thuế v.v. ở cấp
Trung ương và địa phương. Tác phẩm cho thấy rằng, kể từ năm 1987/1988, Chính
phủ đã ban hành nhiều qui định trong chính sách FDI, bảo đảm quyền lợi cho các
nhà đầu tư nước ngoài, kể cả việc thu hẹp những hạn chế về quyền sở hữu đất đai và
bất động sản hay như hạn chế nắm giữ ngoại tệ, hay như tạo điều kiện cho các nhà
đầu tư tham gia chương trình tư nhân hóa và hưởng ưu đãi lớn về thuế, thông qua
đó mà nhà đầu tư nước ngoài được bảo đảm quyền chuyển vốn và lợi nhuận ra nước
ngoài. Ngoài ra tác phẩm cũng nghiên cứu, đề xuất chính sách thu hút đầu tư đối với
các tập đoàn xuyên quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và
các khu vực, quốc gia quan trọng (EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc).
Trong khuôn khổ nghiên cứu, công trình này sẽ cố gắng làm rõ những khía
cạnh liên quan của FDI Hoa Kỳ ở Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả thu hút FDI Hoa Kỳ ở Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.
3.1. Mục đích
Trong khuôn khổ nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung tìm hiểu thực trạng thu
hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam từ đó dự báo triển vọng và đưa ra một số giải
7
pháp nhằm tăng cường thu hút dòng vốn FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam trong tình
hình mới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài sẽ :
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về FDI
- Chỉ ra vai trò của thu hút FDI đối với phát triển kinh tế xã hội.
- Phân tích thực trạng thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam giai đoạn từ 2001
đến 2012.
- Đề ra các giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI của Hoa Kỳ trong thời
gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.
Luận văn tập trung phân tích thực trạng thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt
Nam từ 2001 tới 2012.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích hệ thống: Nghiên cứu này coi công nghiệp
hỗ trợ như một hệ thống các phân ngành công nghiệp hỗ trợ có mối quan hệ mật
thiết lẫn nhau. Việc phân tích một số phân ngành công nghiệp hỗ trợ tiêu biểu, cho
thấy đặc trưng riêng của từng phân ngành và việc tổng hợp lại sẽ cho thấy đặc trưng
chung của các ngành công nghiệp hỗ trợ, tạo cơ sở cho những khuyến nghị chính
sách phù hợp .
- Phân tích tổng hợp và so sánh: Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu so
sánh và nghiên cứu trường hợp đối với một số nước để rút ra kinh nghiệm cho Việt
Nam.
- Phương pháp điều tra xã hội học và phỏng vấn sâu: Nghiên cứu sử dụng phương
pháp phỏng vấn, trao đổi trực tiếp và thông qua các hội thảo, các tọa đàm khoa học
khác nhau với những người làm công tác quản lý, kinh doanh, nghiên cứu về công
nghiệp hỗ trợ để đưa ra kết luận
8
Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật điều tra thống kê thông qua bảng hỏi đối với các
doanh nghiệp để đánh giá nhận thức đối với việc thu hút FDI cho phát triển công
nghiệp hỗ trợ. Đề tài sử dụng phần mềm thống kê chuyên dụng SPSS để xử lý các
số liệu điều tra.
Đề tài sẽ sử dụng các nguồn tư liệu, dữ liệu sẵn có trong nước và quốc tế như tư liệu
chính thức của Đảng và Nhà nước, tư liệu của các cơ quan hoạch định chính sách và
quản lý, tư liệu nghiên cứu của các tổ chức quốc tế (Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền
tệ Quốc tế, Liên hiệp quốc, UNCTAD v.v.), của các viện nghiên cứu, các trường đại
học và các cá nhân trong và ngoài nước.
Nhằm tập hợp đầy đủ nguồn số liệu sử dụng trong đề tài nghiên cứu sử dụng
có chọn lọc các số liệu từ Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội hàng năm, Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ; Bộ Kế họach và Đầu tư (MPI); Cục đầu tư
nước ngoài (FIA-MPI); Tổng cục thống kê; Thông báo của các Sở kế họach và đầu
tư và tham khảo công bố từ các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB),
UNCTAD hay Ngân hàng Châu Á (ADB) v.v.
6. Những đóng góp mới
Nghiên cứu về FDI sẽ cho người đọc có được hệ thống hóa lý luận về FDI và
cập nhật về đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
các nhà nghiên cứu kinh tếquốc tế và các giảng viên về quan hệ kinh tế quốc tế và
chính sách đối ngoại.
7. Kết cấu và nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo,
nội dung của luận văn gồm có 3 chương, cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn thu hút FDI
Chương 2: Thực trạng thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam
Chương 3: Triển vọng và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút FDI từ
Hoa Kỳ vào Việt Nam trong thời gian tới
9
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT FDI
1.1 Khái quát chung về thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm thu hút FDI
1.1.1.1 Khái niệm về FDI
Khái niệm FDI đã được nhiều tổ chức kinh tế quốc tế đưa ra nhằm mục đích
giúp các quốc gia hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô về đầu tư trực tiếp nước
ngoài, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động tự do hoá thương mại, đầu tư quốc tế, phân
loại và sử dụng trong công tác thống kê quốc tế.
Khái niệm về FDI được chấp nhận rộng rãi nhất hiện nay do Quỹ tiền tệ thế
giới (IMF) và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa ra dựa trên khái
niệm về cán cân thanh toán. Theo IMF thì: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư
có lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một nước khác (nước nhận đầu tư –
hosting country), không phải tại nước mà doanh nghiệp đang hoạt động (nước đi
đầu tư – source country) với mục đích quản lý một cách có hiệu quả doanh
nghiệp”. Khái niệm này nhấn mạnh đến tính lâu dài trong hoạt động đầu tư và động
cơ của các nhà đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận, kiểm soát hoạt động của các doanh
nghiệp và mở rộng thị trường. Đây là sự phân biệt giữa FDI và đầu tư gián tiếp
nước ngoài (FPI) trên thị trường vốn trong nền kinh tế hiện đại.
OECD cũng đưa ra định nghĩa về FDI tương tự như IMF. Tuy vậy, OECD có
quan niệm rất rộng về nhà đầu tư nước ngoài. Theo quan điểm của OECD, “nhà đầu
tư nước ngoài là cá nhân hoặc tổ chức có thể thuộc cơ quan Chính phủ hoặc không
thuộc cơ quan Chính phủ đầu tư tại nước ngoài”. Uỷ ban Liên Hợp quốc về
Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đã đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước
ngoài như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có mối liên hệ, lợi ích và sự
kiểm soát lâu dài của một pháp nhân hoặc thể nhân (nhà đầu tư trực tiếp nước
ngoài hoặc công ty mẹ) đối với doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác (doanh nghiệp
FDI hoặc chi nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp)”. Định nghĩa này có
hai đặc trưng là quyền kiểm soát và lợi ích khống chế. Về quyền kiểm soát thì hầu
10
như đã đạt được sự nhất trí của các nhà nghiên cứu về FDI; còn lợi ích khống chế
thì đang có những ý kiến khác nhau, nhưng hiện nay nhiều người đã thừa nhận rằng
một công ty nước ngoài có tỷ lệ sở hữu cổ phần tối thiểu 10% thì có ảnh hưởng nhất
định đến quyền kiểm soát doanh nghiệp, tác động đến chiến lược kinh doanh và
quản trị doanh nghiệp.
Trong khái niệm FDI này, các tác giả nhấn mạnh mức độ ảnh hưởng của nhà
đầu tư đến việc quản lý các doanh nghiệp đặt tại các nền kinh tế khác. Chẳng hạn
như đầu tư bao hàm công việc quản lý kinh doanh ban đầu giữa hai bên và công
việc quản lý kinh doanh sau đó giữa chúng cũng như giữa các chi nhánh nước
ngoài, bao gồm cả các chi nhánh đã hợp thành tổ chức hay không có tính chất pháp
nhân. FDI cũng có thể được thực hiện bằng các cá nhân, cũng có thể thực hiện bởi
các doanh nghiệp.
Tương tự như vậy, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đưa ra định
nghĩa về FDI như sau: “FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu
tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản
lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài
chính khác. Trong phần lớn trường hợp, tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài
là các cơ sở kinh doanh. Trong trường hợp chủ đầu tư là doanh nghiệp ở nước đầu
tư thì được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản đầu tư ở nước nhận đầu tư được gọi
là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”.
Hoa Kỳ - một trong những nước tiếp nhận đầu tư và tiến hành đầu tư lớn
nhất trên thế giới - cũng đưa ra định nghĩa về FDI là: “Sự sở hữu hoặc kiểm soát,
trực tiếp hoặc gián tiếp, bởi một cá nhân hay tổ chức nước ngoài với 10% cổ phần
trở lên trong doanh nghiệp có tính pháp nhân hoặc lãi suất tương đương trong
doanh nghiệp không có tính pháp nhân”. Có thể nhận biết FDI theo quan điểm của
Hoa Kỳ.
Luật Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam năm 1996 định nghĩa: “FDI
là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản
11
nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này”.
Khác với Luật ĐTNN năm 1996, Luật Đầu tư 2005 đã đưa ra định nghĩa
ĐTNN như sau: “ĐTNN là việc nhà ĐTNN đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các
tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư”. Tuy nhiên, Luật Đầu tư 2005
lại không đề cập cụ thể đến khái niệm FDI, FPI mà chỉ đưa ra khái niệm đầu tư trực
tiếp. Theo đó, khái niệm này được hiểu như sau: “đầu tư trực tiếp là hình thức đầu
tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và than gia quản lý hoạt động đầu tư”.
Nghị định 78/2006/NĐ-CP quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chỉ rõ:
“Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư ra nước
ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư
đó ở nước ngoài”.
Các khái niệm khác nhau về FDI đều thống nhất ở các điểm như: FDI là hình
thức đầu tư quốc tế, cho phép các nhà đầu tư tham gia điều hành hoạt động đầu tư ở
nước tiếp nhận đầu tư tuỳ theo mức góp vốn của nhà đầu tư. Trong đầu tư trực tiếp
nước ngoài, quyền sở hữu gắn liền với quyền sử dụng tài sản đầu tư, nghĩa là nhà
đầu tư có thể có lợi hơn khi đầu tư thu được lợi nhuận cao và chịu rủi ro hơn khi
đầu tư thua lỗ.
Qua phân tích ở trên, có thể hiểu khái niệm FDI như sau: “FDI là hình thức
đầu tư của một tổ chức hoặc cá nhân tại nước đi đầu tư bỏ vốn vào nước nhận đầu
tư để thành lập và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động kinh doanh các doanh
nghiệp FDI hoặc các chi nhánh công ty nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
1.1.1.2 Đặc điểm của thu hút FDI
Bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài là nhằm mục đích tối đa hoá lợi ích
đầu tư hay tìm kiếm lợi nhuận ở nước tiếp nhận đầu tư thông qua di chuyển vốn
(bằng tiền, tài sản, công nghệ và trình độ quản lý của nhà đầu tư nước ngoài) từ
nước đi đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư. Nhà đầu tư ở đây bao gồm tổ chức hay cá
nhân chỉ mong muốn đầu tư khi cho rằng khoản đầu tư đó có thể đem lại lợi ích
hoặc lợi nhuận cho họ. Đây là một trong những đặc điểm cơ bản nhất và là nguyên
12
nhân sâu xa dẫn đến việc hình thành hoạt động FDI giữa các quốc gia. Các nước
nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển cần lưu ý điều này khi tiến hành thu
hút FDI, phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách
thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế,
xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi
nhuận của các chủ đầu tư.
Ngoài ra, FDI còn có một số đặc điểm như sau:
- FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua
lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôn
tính hoặc sáp nhập các doanh nghiệp lại với nhau.
- Nguồn vốn FDI bao gồm vốn góp để hình thành vốn pháp định, vốn vay hoặc
vốn bổ sung từ lợi nhuận của doanh nghiệp để triển khai mở rộng dự án. Các chủ
đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc
vốn điều lệ tuỳ theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát
hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Luật các nước thường quy định
không giống nhau về vấn đề này. Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc
vốn pháp định sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và
rủi ro cũng được phân chia dựa vào tỷ lệ này
- Chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp điều hành hoặc tham gia quản lý và điều
hành quá trình thực hiện vận hành dự án đầu tư tuỳ theo tỷ lệ góp vốn. Nếu nhà đầu
tư nước ngoài đầu tư 100% vốn thì công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp đó hoàn toàn
do chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp điều hành hoặc thuê người quản lý điều hành.
- Việc tiếp nhận FDI không làm tăng nợ cho nước tiếp nhận đầu tư mà ngược
lại, FDI tạo điều kiện để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong
nước. Thông qua hoạt động FDI, nước tiếp nhận đầu tư có thể tiếp thu khoa học
công nghệ, bí quyết kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm tổ chức quản lý hiện đại của
nước đi đầu tư hoặc nước đi đầu tư sẽ tận dụng được sự ưu tiên, điều kiện thuận lợi
mà nước tiếp nhận đầu tư trực tiếp dành cho mình để phát huy lợi thế về nguồn
13
nhân lực trình độ cao, phương tiện đầu tư… mà khi đầu tư trong nước sẽ không có
được. Đối với nước đi đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp cho doanh nghiệp
thay đổi được dây chuyền công nghệ lạc hậu ở nước mình nhưng dễ được chấp nhận
ở nước có trình độ phát triển thấp hơn và góp phần kéo dài chu kỳ sản xuất.
- Lợi nhuận thu được từ kết quả hoạt động đầu tư, lãi hoặc lỗ được phân chia
theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định sau khi đã trừ đi thuế lợi tức và các khoản
đóng góp khác cho nước tiếp nhận đầu tư theo quy định của nước tiếp nhận đầu tư.
- FDI gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách về FDI của
mỗi quốc gia tiếp nhận đầu tư thể hiện chính sách mở và quan điểm hội nhập quốc
tế về đầu tư.
1.1.2 Các hình thức thu hút FDI
1.1.2.1 Xét theo mục đích đầu tư
Theo Hội nghị về thương mại và phát triển của Liên hiệp quốc (UNCTAD),
FDI trong giai đoạn này bao gồm các hình chủ yếu sau:
Tìm kiếm tài nguyên và lao động rẻ: Là hình thức nguyên thuỷ của các công
ty xuyên quốc gia (TNCs) đầu tư vào các nước đang phát triển. Hình thức này sẽ tạo
ra thương mại gắn với sản xuất thành phẩm (hoặc sản phẩm đầu ra), đồng thời có
tác động thúc đẩy thương mại thông qua nhập khẩu tư liệu sản xuất từ các nước đầu
tư sang các nước nhận đầu tư và xuất khẩu bán thành phẩm từ nước nhận đầu tư.
Đây là dạng tiêu biểu nhất nhằm vào các quốc gia ĐPT như Trung Đông, Châu Phi,
Đông Âu và các nước Đông Nam Á mà Việt Nam là một trong những mục tiêu
quan trọng. Tài nguyên thiên nhiên và lao động rẻ là những “mặt hàng” các TNCs
rất thích ở các quốc gia ĐPT với mức sinh hoạt còn thấp.
Tìm kiếm thị trường: Là hình thức đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại
thị trường của nước nhận đầu tư. Các công ty tiến hành đầu tư dưới dạng này điển
hình là các công ty sản xuất đa dạng các sản phẩm gia dụng hoặc các loại hàng hoá
công nghiệp khác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế hoặc trong lai đối với sản phẩm
của họ. Một số trường hợp FDI tìm kiếm thị trường có thể là các công ty cung ứng
14
phục vụ cho khách hàng nước ngoài. Đầu tư theo kiểu tìm kiếm thị trường có tính
phòng thủ và do các công ty cố gắng vượt qua các rào cản nhập khẩu thực tế hoặc
có thể xảy ra. Do vậy một chế độ thương mại thông thoáng là cần thiết để các nhà
đầu tư phục vụ các nước láng giềng hoặc các nước khác. Là những FDI nhằm vào
việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phảm của các công ty chủ quản. Điển hình nhất
là đầu tư FDI của công ty Coca-Cola và Pepsi- Cola và Trung Quốc, Ấn Độ hay
Việt Nam
FDI tìm kiếm hiệu quả kinh doanh: Là dạng FDI thường thấy ở các quốc gia
phát triển, nguồn FDI nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và trao đổi khoa học kỹ thuật
lẫn nhau
Tìm kiếm tài sản chiến lược: Hình thức này xuất hiện ở giai đoạn phát triển
cao của quá trình toàn cầu hoá các hoạt động của công ty khi các công ty (kể cả
công ty đang phát triển) đầu tư ra nước ngoài để tìm kiếm khả năng nghiên cứu và
phát triển (R&D).
1.1.2.2 Xét về hình thức sở hữu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường có các hình thức sau:
- Hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài: Đây là doanh nghiệp
thuộc quyền sở hữu của tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, được hình thành bằng
toàn bộ vốn nước ngoài và do tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thành lập, tự quản lý
điều hành và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp này
được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân Việt Nam và
chịu sự điều chỉnh của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Vốn pháp định cũng như vốn đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài đóng góp, vốn
pháp định ít nhất bằng 30% vốn đầu tư của doanh nghiệp.
- Hình thức doanh nghiệp liên doanh: Đây là hình thức đầu tư trực tiếp nước
ngoài, qua đó pháp nhân mới được thành lập gọi là doanh nghiệp liên doanh. Doanh
nghiệp mới này do hai hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại nước chủ nhà trên
cơ sở hợp đồng liên doanh, hình thức này có các đặc trưng pháp nhân mới được
15
thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo
pháp luật của nước chủ nhà. Mỗi bên tham gia vào doanh nghiệp liên doanh một
pháp nhân riêng. Nhưng doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân độc lập với các
bên tham gia. Khi các bên tham gia đóng góp đủ số vốn đã quy định vào liên doanh
thì dù một bên có phá sản, doanh nghiệp liên doanh vẫn tồn tại. Mỗi bên liên doanh
chịu trách nhiệm với bên kia, với doanh nghiệp liên doanh trong phạm vi phần vốn
góp của mình vào vốn pháp định.
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có quy định: số người tham gia hội đồng
quản trị lãnh đạo doanh nghiệp của các bên phụ phuộc vào tỷ lệ vốn góp. Hội đồng
quản trị là cơ quan cao nhất lãnh đạo liên doanh. Hội đồng quản trị quyết định
theo nguyên tắc nhất trí đối với các vấn đề quan trọng như: Duyệt quyết toán thu chi
tài chính hàng năm và quyết toán công trình, sửa đối, bổ sung điều lệ doanh nghiệp,
vay vốn đầu tư, bổ nhiệm, miễn nhiệm tổng giám đốc, phó tổng giám đốc thứ nhất
và kế toán trưởng…lợi nhuận hay rủi ro của doanh nghiệp liên doanh này được
phân chia theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên.
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam còn quy định thời gian hoạt động của liên
doanh thông thường từ 30 năm đến 50 năm, trong trường hợp đặc biệt không quá 70
năm. Doanh nghiệp liên doanh phải giải thể khi hết thời hạn hoạt động trừ khi việc
kéo dài thời gian hoạt động đã được cơ quan quản lý nước ngoài về hợp tác đầu tư
chuẩn y. Đồng thời doanh nghiệp liên doanh cũng có thể kết thúc hợp đồng sớm
hơn trong một số trường hợp đặc biệt như: Gặp bất khả kháng, một hoặc các bên
liên doanh không thực hiện nghĩa vụ quy định trong hợp đồng.
- Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh: Đây
là hình thức đầu tư trực tiếp trong đó hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết giữa
hai hay nhiều bên (gọi là các bên hợp tác kinh doanh) để tiến hành một hoặc nhiều
hoạt động hợp tác kinh doanh ở nước nhận đầu tư trong đó quy định trách nhiệm và
phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên tham gia mà không cần thành lập xí nghiệp
liên doanh hoặc pháp nhân mới. Hình thức này không làm hình thành một công ty hay
16
một xí nghiệp mới. Mỗi bên vẫn hoạt động với tư cách pháp nhân độc lập của mình và
thực hiện các nghĩa vụ của mình trước nhà nước.
Ngoài 3 hình thức trên, theo nhu cầu đầu tư về hạ tầng, các công trình xây
dựng còn có hình thức:
- Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT): Là phương
thức đầu tư trực tiếp được thực hiện trên cơ sở văn bản được ký kết giữa nhà đầu
tư nước ngoài (có thể là tổ chức, cá nhân nước ngoài) với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền để xây dựng kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời
gian nhất định, hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi
hoàn công trình đó cho nước chủ nhà.
- Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT): là một phương thức đầu tư
nước ngoài trên cơ sở văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền
của nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ
tầng. Sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình
cho nước chủ nhà. Chính phủ nước chủ nhà tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước
ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
1.1.3 Vai trò của FDI
1.1.3.1 Đối với nước đầu tư.
* Tác động tích cực
Thực tế cho thấy, phần lớn các nước đi đầu tư là những nước công nghiệp
phát triển, có tiềm lực kinh tế mạnh, nguồn vốn lớn hoặc một số nước công nghiệp
hóa, nhưng trình độ phát triển đã đạt đến mức khá cao làm cho các nhân tố phát
triển sản xuất theo chiều rộng mất dần đi (còn lại những nhân tố thuộc về lợi thế
so sánh tĩnh như lao động, tài nguyên thiên nhiên…)
Kèm theo là hiện tượng dư thừa nguồn vốn trong nước, nên họ tìm mọi cách
để đưa vốn sang nước khác để đầu tư. Nhờ đầu tư trực tiếp nước ngoài mà các nhà
đầu tư có thể khai thác và sử dụng một cách triệt để những lợi thế của nước tiếp
nhận đầu tư. Những nước có trình độ phát triển thấp hơn, các nước này sẵn sàng
tiếp nhận dòng vốn từ các nước khác chảy vào đề phát triển nền kinh tế trong nước.
17
FDI là nhân tố quan trọng giúp các nước đi đầu tư khắc phục tình trạng sản
phẩm bị lão hóa. Đó là một trong những giải pháp tốt nhất để cứu giúp các ngành
công nghiệp đã xế chiều ở trong nước. Thông qua FDI, các nước đi đầu tư có thể di
chuyển máy móc thiết bị và công nghệ không còn tiên tiến ở nước họ sang các nước
tiếp nhận đầu tư để kéo dài vòng đời sản phẩm trong khi tiếp tục phát triển các
ngành công nghiệp mới với các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao ở trong nước.
Đây là một hiện tượng mang tính quy luật khách quan trong quá trình di chuyển vốn
quốc tế, nó đòi hỏi các nền kinh tế tham gia vào quá trình này luôn luôn phải cân
nhắc và lựa chọn. Các nước tiếp nhận đầu tư (nước sở tại) là nguồn cung cấp ổn
định với chi phí thấp các nguồn lực như: nguyên vật liệu, lao động… cho các nhà
đầu tư nước ngoài.
Tóm lại, có thể thấy đối với các nước đi đầu tư, FDI sẽ góp phần làm tăng tổng
sản phẩm quốc dân của đất nước bằng sự đóng góp của các khoản lợi nhuận thu
được từ nước ngoài chuyển về. FDI đóng phần vào việc mở rộng thương mại đặc
biệt là xuất nhập khẩu trong những ngành có ý nghĩa quan trọng đối với nên kinh tế,
là động lực chủ yếu để thúc đẩy việc nghiên cứu và triển khai công nghệ mới của
nước nhận đầu tư. Bên cạnh đó, FDI là phương tiện không những chỉ để phục vụ
mục tiêu phát triển kinh tế của nước đi đầu tư mà còn để phục vụ cho các mục tiêu
khác của họ nhằm vào việc củng cố vững chắc và bành chướng thế lực chính trị trên
thị trường quốc tế.
* Tác động tiêu cực
FDI không chỉ tạo ra những tác động tích cực mà còn tạo ra những ảnh hưởng
bất lợi về việc làm và thu nhập của người lao động trong nước. Trong nhiều trường
hợp, nếu như việc quản lý vĩ mô không được hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng các
nước đầu tư (mạnh về xuất khẩu) nhưng lại là quốc gia nhập khẩu những hàng
hóa và dịch vụ nhất định vì các doanh nghiệp không muốn đầu tư và bán sản phẩm
trên thị trường nội địa dẫn đến tình trạng thiếu hụt, mất cân đối. Đầu tư ra nước
ngoài cũng thường gắn với chuyển giao công nghệ mới, do đó trong nhiều trường
hợp đã làm tăng khả năng cạnh tranh cho đối thủ. Đây là một số vấn đề hiện được
18
nhà nghiên cứu kinh tế rất quan tâm khi đưa ra nhận định và đánh giá về tác động
của hiện tượng kinh tế này
1.1.3.2 Đối với nước tiếp nhận đầu tư
* Tác động tích cực
Thứ nhất; FDI không để lại gánh nặng nợ cho chính phủ nước tiếp nhận đầu
tư như hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hoặc các hình thức đầu tư nước ngoài
khác như phát hành trái phiếu ra nước ngoài…Bởi vì, chính các nhà đầu tư nước
ngoài tự bỏ vốn ra kinh doanh, trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh,
làm ăn lâu dài ở nước sở tại, hoàn toàn tự chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư.
Nước tiếp nhận FDI ít phải chịu những điều kiện rằng buộc kèm theo của người
cung ứng vốn như tiếp nhận ODA, kể cả kèm theo những điều kiện về chính trị, có
ảnh hưởng đến công việc nội bộ, chủ quyền của đất nước đi vay.
Thực hiện liên doanh với nước ngoài, việc bỏ vốn đầu tư của các doanh nghiệp
trong nước có thể giảm được rủi ro về tài chính, trong tình huống xấu nhất khi gặp
rủi ro thì các đối tác nước ngoài cũng sẽ là người cùng chia sẻ rủi ro với các công ty
của nước sở tại. Do vậy, FDI là hình thức thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài
tương đối ít rủi ro cho nước tiếp nhận đầu tư. Đây là điều nhiều nước đang phát
triển quan tâm, vì khả năng trả nợ của họ, nhất là phải trả nợ bằng ngoại tệ mạnh
thường là yếu kém.
Thứ hai; Do đặc điểm và bản chất của FDI, nhà đầu tư không dễ dàng rút vốn
ra khỏi nước sở tại như đầu tư gián tiếp. Kinh nghiệm rút ra từ cuộc khủng hoảng
tài chính - tiền tệ khu vực năm 1997 cho thấy, những nước chịu tác động nặng nề
của cuộc khủng hoảng thường là nước tiếp nhận nhiều vốn đầu tư gián tiếp nước
ngoài, ngược lại những nước thu hút nhiều FDI thường chịu tác động của khủng
hoảng ít hơn, nhẹ hơn. Kinh nghiệm của một số nước lâm vào khủng hoảng
tài chính - tiền tệ như Mêhico (1984) và Arghentina (2001) cũng đã nhận định
tương tự. Chính vì vậy, sau các cuộc khủng hoảng tài chính tiên tệ, các nước đang
phát triển được khuyến cáo nên thay đổi chính sách theo hướng thận trọng hơn với
19
đầu tư gián tiếp, chú trọng hơn đến việc thu hút, sử dụng FDI. Đối với FDI,
nhà đầu tư thường tính chuyện làm ăn lâu dài, không mang tính đầu cơ như đầu
tư gián tiếp. Trong trường hợp không muốn làm ăn tiếp, nhà đầu tư cũng không thể
rút vốn dễ dàng, nhanh chóng như đầu tư gián tiếp, vì vốn đầu tư của họ nằm trực
tiếp trong nhà xưởng, thiết bị trên đất nước tiếp nhận đầu tư, phải chuyển đổi thành
tiền bằng cách bán lại hoặc thanh lý nhà máy mới thu hồi vốn và chuyển về nước
được.
Thứ ba: FDI không đơn thuần là vốn, mà kèm theo đó là công nghệ, kỹ thuật,
phương thức quản lý tiên tiến, cho phép tạo ra những sản phẩm mới, mở ra thị
trường mới…cho nước tiếp nhận đầu tư. Đây là điểm hấp dẫn quan trọng của FDI,
bởi vì hầu hết các nước đang phát triển có trình độ khoa học và công nghệ thấp,
trong khi phần lớn những kỹ thuật mới được phát minh trên thế giới vẫn xuất phát
chủ yếu từ các nước công nghiệp phát triển, do đó để rút ngắn khoảng cách và
đuổi kịp các nước công nghiệp phát triển, các nước này rất cần nhanh chóng
tiếp cận với các kỹ thuật mới. Tùy theo hoàn cảnh cụ thể của mình, mỗi nước có
cách đi riêng lẻ để nâng cao trình độ công nghệ của mình, nhưng thông qua FDI là
cách tiếp nhận nhanh, trực tiếp và thuận lợi. Thực tế cho thấy, FDI là một kênh
quan trọng đối với việc chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển. Điều
này có ý nghĩa rất lớn đối với các nước vừa thiếu vốn, vừa có trình độ phát triển
thấp, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý kém, đội ngũ cán bộ chưa được đào tạo
đầy đủ. Đồng thời, FDI có tác dụng rõ nét hơn các hình thức đầu tư nước ngoài
khác trong việc trấn hưng làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt và sự sôi động của nền
kinh tế nước tiếp nhận nhờ gia tăng sự hiện diện của các nhà đầu tư nước ngoài, kéo
theo các dịch vụ phục vụ cho họ (vận tải, khách sạn, văn phòng, nhà hàng ăn uống,
vui chơi giải trí…). Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động mạnh mẽ đến quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận.
Thứ tư: Thông qua tiếp nhận FDI, nước tiếp nhận đầu tư có điều kiện thuận lợi
để gắn kết nền kinh tế trong nước với hệ thống phân phối, trao đổi quốc tế thúc đẩy
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chủ thể chủ yếu của hoạt động FDI trên thế giới
20
hiện nay là các công ty xuyên quốc gia với mạng lưới chân rết toàn cầu, thông qua
tiếp nhận đầu tư của các công ty, tập đoàn, nước sở tại có điều kiện thuận lợi để tiếp
cận và thâm nhập thị trường quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu, làm quen với
tập quán thương mại quốc tế, thích nghi nhanh hơn với những thay đổi trên thị
trường thế giới…Đó là vai trò làm cầu nối và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế rất quan trọng của FDI, một nhân tố đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa kinh
tế.
Thứ năm: FDI có thể duy trì sử dụng lâu dài, từ khi một nền kinh tế còn ở mức
phát triển thấp cho đến khi đạt được trình độ phát triển cao. Nó có thể được sử dụng
rất lâu dài trong suốt quá trình phát triển của mỗi nền kinh tế, tùytheo chính sách
của nước tiếp nhận.
Tóm lại đối với Việt Nam vốn FDI có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó góp phần
vào tăng GDP của nền kinh tế; cung cấp vốn cho CNH, HĐH đất nước; chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao
động. Tuy nhiên bên cạnh vai trò tích cực của nguồn vốn FDI thì nó cũng còn
những hạn chế nhất định đối với nước tiếp nhận.
* Tác động tiêu cực
Bên cạnh những mặt tích cực, FDI có thể gây ra những bất lợi cho nước tiếp
nhận, đó là:
- Việc sử dụng nhiều vốn đầu tư nước ngoài nói chung và FDI nói riêng có thể
dẫn đến việc thiếu chú trọng huy động và sử dụng tối đa vốn trong nước, gây ra sự
mất cân đối trong đầu tư (giữa vốn trong nước và vốn nước ngoài), có thể
gây nên sự phụ thuộc của nền kinh tế vào vốn nước ngoài, vào nhà đầu tư
nước ngoài (kể cả bí quyết kỹ thuật, công nghệ, đầu mối cung cấp vật tư,
nguyên liệu tiêu thụ sản phẩm…). Do đó, nếu tỷ trọng FDI chiếm quá lớn trong
tổng vốn đầu tư phát triển thì tính độc lập tự chủ có thể bị ảnh hưởng, nền kinh tế
phát triển có tính lệ thuộc bên ngoài, thiếu vững chắc (nhất là khi dòng vốn
FDI có sự biến động, giảm sút lớn…)
21
- Các nhà đầu tư nước ngoài thường sử dụng lợi thế của mình đối với doanh
nghiệp ở trong nước tiếp nhận, nhất là trong trường hợp liên doanh, để thực hiện
biện pháp “chuyển giá” thông qua cung ứng nguyên vật liệu, chi lợi ngay từ khâu
này, làm cho giá thành sản phẩm cao một cách giả tạo, giảm lợi nhuận, thậm chí gây
ra “lỗ giả, lãi thật” gây thiệt hại cho người tiêu dùng và giảm thu ngân sách của
nước sở tại (nhất là trong trường hợp chính sách và trình độ quản lý của nước chủ
nhà chưa chặt chẽ, hoàn chỉnh). Đôi khi, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thực
hiện chính sách cạnh tranh bằng con đường bán phá giá, chịu lỗ trong giai đoạn đầu
và các hình thức cạnh tranh không bình đẳng khác để loại trù đối thủ cạnh tranh,
đặc chiếm hoặc khống chế thị trường, lấn át các doanh nghiệp trong nước, làm cho
một ngành hoặc một số ngành sản xuất trong nước không phát triển được.
- Lợi dụng trình độ công nghệ thấp và quản lý yếu kém của nước chủ nhà, một
số nhà đầu tư nước ngoài thông qua con đường FDI để tiêu thụ những máy móc,
thiết bị lạc hậu, thậm chí đã thải loại sang nước tiếp nhận FDI. Thực tế ở nhiều
nước cho thấy khi thực hiện các dự án liên doanh, các đối tác nước ngoài đã tranh
thủ góp vốn bằng các thiết bị và vật tư đã lạc hậu, đã qua sử dụng (được tân trang)
hoặc nhiều khi đã đến thời hạn thanh lý. Nếu không có những quy định và sự kiểm
soát chặt chẽ, nước nhận FDI dễ trở thành “bãi thải công nghiệp” của các công ty
xuyên quốc gia, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế.
- Thông qua sức mạnh hơn hẳn về tiềm lực tài chính, sự có mặt của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty xuyên quốc gia có khả năng gây ra
một số ảnh hưởng bất lợi về kinh tế - xã hội như làm tăng chênh lệch về thu nhập,
làm gia tăng sự phân hóa trong các tầng lớp nhân dân, tăng mức độ chênh lệch phát
triển trong một vùng hoặc giữa các vùng… So với các các hình thức đầu tư nước
ngoài khác, nước chủ nhà khó chủ động trong việc điều phối, phân bố sử dụng
nguồn vốn FDI vì về cơ bản, quyết định đầu tư (cả về quy mô, địa điểm, hình thức
đầu tư, sản phẩm, công nghệ, phân phối sản phẩm…) thuộc về nhà đầu tư.
Những mặt bất lợi của FDI gây ảnh hưởng như thế nào còn phụ thuộc vào yếu
22
tố chủ quan của nước chủ nhà (quan điểm, nhận thức, chiến lược, thể chế, chính
sách, công tác tổ chức quản lý nước ngoài đối với lĩnh vực này). Nếu có sự chuẩn bị
kỹ lưỡng, đầy đủ và có các biện pháp phù hợp, nước tiếp nhận FDI có thể hạn chế,
giảm thiểu được những tác động tiêu cực, bất lợi, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa lợi
ích của nhà đầu tư nước ngoài và lợi ích quốc gia, tạo ra lợi ích tổng thể tích cực
của việc tiếp nhận FDI cho tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo
mục đích, định hướng của mình.
1.1.4 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thu hút FDI
1.1.4.1 Tình hình ổn định chính trị
Có thể nói, ổn định chính trị là nhân tố hấp dẫn hàng đầu đối với các nhà đầu
tư. Yếu tố này lại càng đặc biệt quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Bởi
vì, tình hình chính trị ổn định là điều kiện tiên quyết để đảm bảo các cam kết của
chính phủ đối với các nhà đầu tư về sở hữu đầu tư, các chính sách ưu tiên đầu tư
và định hướng phát triển của nước nhận đầu tư. Đồng thời, ổn định chính trị
còn lại điều kiện tiên quyết để duy trì sự ổn định về tình hình kinh tế - xã hội. Đây
là nhân tố quan trọng tác động đến rủi ro của các hoạt động đầu tư.
An toàn vốn đầu tư là nguyên tắc hàng đầu của các nhà đầu tư và đặc biệt đối
với các nhà đầu tư nước ngoài. Vì hoạt động trong môi trường xa lạ, vốn đầu tư lớn,
thời gian thu hồi vốn dài nên các nhà đầu tư nước ngoài rất lo sợ tài sản của họ bị
nước chủ nhà tịch thu (quốc hữu hóa).
Tình hình chính trị bất ổn đất ổn định thường dẫn tới đường lối phát triển
không nhất quán. Có thể chính phủ đương nhiệm cam kết không quốc hữu hóa tài
sản của người nước ngoài, nhưng sau khi đảo chính hoặc thay đổi, chính phủ mới
chưa chắc đã đảm bảo những cam kết này hoặc lại đưa ra những sửa đổi làm đe dọa
đến an toàn sở hữu tài sản của các nhà đầu tư nước ngoài. Ngược lại, tình hình
chính trị ổn định là điều kiện tiên quyết đảm bảo đường lối phát triển nhất quán của
nước chủ nhà. Nhờ đó, thực hiện được các cam kết về an toàn sở hữu và tài sản hợp
pháp của các nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác, việc cam kết thực hiện các khuyến
23
khích đầu tư của nước chủ nhà luôn là vấn đề quan trọng được các nhà đầu tư nước
ngoài quan tâm, điều đó làm tăng sự chủ động cho các nhà đầu tư nước ngoài trong
tính toán các chương trình đầu tư dài hạn của họ.
Một vấn đề khác cũng được các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm, đó là
định hướng đầu tư của nước chủ nhà. Vì các nhà đầu tư nước ngoài (chủ yếu là
TNCs) thường có chiến lược kinh doanh dài hạn nên họ rất cận sự rõ ràng và ổn
định trong định hướng đầu tư của nước chủ nhà. Chẳng hạn, phần lớn TNCs không
thể hào hứng quyết định đầu tư vào một nước mà ở đó luôn thay đổi định hướng ưu
tiên đầu tư, trong đó đặc biệt là khuyến khích đầu tư vào các ngành không phải lợi
thế cạnh tranh của họ. Hơn nữa, sự thay đổi không rõ ràng và thiếu ổn định giữa
định hướng đầu tư thay thế nhập khẩu và hướng vào xuất khẩu sẽ làm cho các nhà
đầu tư nước ngoài lúng túng, không chủ động trong việc thực hiện các chiến lược
kinh doanh của mình.
Tình hình chính trị có liên quan chặt chẽ với sự ổn định của kinh tế - xã hội.
Đây là yếu tố tác động trực tiếp và có tính toàn diện làm tăng hoặc giảm khả năng
rủi ro trong đầu tư. Các nhà đầu tư không thể quyết định chuyển vốn đầu tư vào thị
trường có nền kinh tế khủng hoảng hoặc đang chứa đựng nhiều tiềm năng bùng phát
khủng hoảng vì ở đó có độ mạo hiểm cao.
Như vậy, sự ổn định tình hình chính trị ở nước chủ nhà không chỉ là điều kiện
quan trọng đảm bảo an toàn vốn đầu tư mà còn có vai trò to lớn để đảm bảo sự ổn
định nền kinh tế - xã hội, nhờ đó giảm được khả năng rủi ro đầu tư. Đây là những
mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài.
1.1.4.2 Chính sách, pháp luật
Quá trình đầu tư có liên quan đến rất nhiều các hoạt động của các tổ chức, cá
nhân được tiến hành trong khoảng thời gian dài, ở nơi xa lạ nên các nhà đầu tư nước
ngoài rất cần môi trường pháp lý vững chắc, có hiệu lực. Môi trường này bao gồm
một hệ thống đầy đủ các chính sách, quy định cần thiết, đảm bảo sự nhất quán,
không mâu thuẫn chồng chéo với nhau và có hiệu lực trong thực hiện. Các nhà đầu
24
tư nước ngoài luôn tôn trọng các quy định về chính sách, luật pháp của nước nhận
đầu tư.
Các hoạt động đầu tư nước ngoài chịu tác động bởi nhiều chính sách của nước
nhận đầu tư, trong đó có các chính sách tác động trực tiếp như: Quy định về lĩnh
vực được đầu tư, mức sở hữu của nước ngoài… miễn giảm thuế đầu tư, quy định
các tỷ lệ xuất khẩu, tư nhân hóa, cạnh tranh, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ… và các
chính sách có ảnh hưởng gián tiếp như: Chính sách về tài chính tiền tê, thương mại,
văn hóa - xã hội, an ninh, đối ngoại…Mức độ đầy đủ và hợp lý của các chính sách
này có ảnh hưởng mạnh đến dòng vốn đầu tư vào nước nhận đầu tư.
Các quy định của nước nhận đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài là
những rào cản đối với dòng lưu chuyển FDI. Các quy định thường là các thủ tục
hành chính đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong việc đi lại, xin giấy phép đầu tư,
giải quyết các khiếu kiện và các vấn đề khác trong cuộc sống của họ. Việc ban
hành quá nhiều các quy định đối với các nhà đầu tư nước ngoài thường dẫn đến
tình trạng “cửa quyền, sách nhiễu” của các cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài.
Tình trạng này làm nản lòng các nhà đầu tư và góp phần làm tăng rủi ro trong công
cuộc đầu tư của họ. Trái lại, nếu nước chủ nhà chỉ cần có những qui định cần thiết,
không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư thì sẽ góp phần tạo ra môi trường đầu tư
minh bạch, bình đẳng và vì thế hấp dẫn được các nhà đầu tư nước ngoài.
Một vấn đề nữa thường gây nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài và đẩy họ vào
cảnh thua lỗ là các chính sách, quy định đối với đầu tư nước ngoài không thống
nhất với nhau, dẫn đến các nhà đầu tư không biết phải theo chính sách hoặc quy
định nào là đúng. Hiện tượng này dễ đẩy họ lâm vào tình trạng vi phạm pháp luật
của nước chủ nhà. Mặt khác, việc sửa đổi các chính sách luật pháp đối với đầu tư
nước ngoài không nhất quán sẽ làm cho các nhà đầu tư lúng túng trong thực hiện.
Vì thế họ không yên tâm làm ăn dài hạn ở nước nhận đầu tư.
Tính hiệu lực trong thực hiện chính sách pháp luật của nước nhận đầu tư là
mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư nước ngoài. Do làm ăn ở nơi xa lạ, không có
người thân thích, với lượng tài sản lớn, nên các nhà đầu tư nước ngoài phải
25
dựa vào pháp luật của nước nhận đầu tư để bảo đảm quyền lợi cho họ. Vì thế nếu
việc thực hiện pháp luật không nghiêm, kém hiệu lực thì quyền lợi của họ sẽ bị đe
dọa. Bởi vậy, các nhà đầu tư nước ngoài rất lo sợ đầu tư vào nơi có môi trường pháp
lý nhiều rủi ro này.
1.1.4.3 Đặc điểm phát triển văn hóa - xã hội
Đặc điểm văn hóa - xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động đầu tư
nước ngoài. Nó bao gồm các yếu tố chủ yếu về ngôn ngữ, tôn giáo, giá trị đạo đức
và tinh thần dân tộc, phong tục tập quán, thị hiếu thẩm mỹ và giáo dục. Các yếu tố
này có thể là những cản trở kìm hãm hoặc khuyến khích các hoạt động đầu tư nước
ngoài. Một trong những khó khăn nhất cho các nhà đầu tư khi kinh doanh ở nước
ngoài là sự bất đồng về ngôn ngữ. Sự khác biệt về ngôn ngữ không chỉ phát sinh
thêm chi phí (học ngoại ngữ, thuê phiên dịch…) mà còn có thể gây ra những hiểu
nhầm nhau trong kinh doanh và khó khăn trong sinh hoạt của các nhà đầu tư. Bởi
vậy, nếu ngôn ngữ của nước chủ nhà được nhiều nước sử dụng (Anh, Pháp, Trung
Quốc…) hoặc gần với ngôn ngữ này thì rất thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Phong tục tập quán của nước chủ nhà có ảnh hưởng lớn đến thu hút đầu tư
nước ngoài. Các nhà đầu tư không muốn đầu tư vào một nơi mà có quá nhiều các
tập tục khác lạ như ăn kiêng, nhiều lễ hội, tôn giáo và các cấm đoán trong giao tiếp
với người nước ngoài. Trái lại, nếu nước chủ nhà có nhiều phong tục tập
quán gần với các nhà đầu tư thì không chỉ tạo thuận lợi cho họ trong công việc kinh
doanh mà còn giúp họ dễ hòa nhập với cuộc sống của nước sở tại. Mỗi nền văn hóa
có đặc trưng riêng về thị hiếu thẩm mỹ. Nó có cách nhìn riêng về cái đẹp trong màu
sắc, hình khối, âm nhạc…Các đặc điểm này ảnh hưởng đến thiết kế nhãn hiệu,
quảng cáo và kiểu dáng của sản phẩm.
Trình độ phát triển giáo dục - đào tạo đóng vai trò rất quan trọng đối với các
hoạt động đầu tư nước ngoài. Trình độ giáo dục và cơ cấu đầu tư hợp lý sẽ là cơ sở
quan trọng để cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài đội ngũ lao động có tay nghề
cao, thích ứng với tác phong lao động có kỷ luật. Nhờ đó, giảm được chi phí đào tạo
nhân lực và đáp ứng yêu cầu sản xuất của họ.
26
1.1.4.4 Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nói
chung, kinh tế đối ngoại nói riêng. Do vậy, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội càng
hiện đại, đồng bộ thì càng thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, thúc đẩy tốc
độ tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, góp phần khắc
phục đói nghèo lạc hậu. Trong điều kiện hiện nay, cạnh tranh ngày càng trở nên gay
gắt, do vậy yêu cầu kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội càng đóng vai trò quan trọng và
chất lượng ngày càng cao. Trong đó, đặc biệt chú trọng kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ
thuật, nó được coi là khâu đột phá dể thu hút nguồn vốn cả trong và ngoài nước
nhằm phát triển nền kinh tế- xã hội.
1.2 Kinh nghiệm của một số nƣớc trong việc thu hút FDI
1.2.1. Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan thu hút vốn FDI được 11,35 tỷ USD năm 2007, 8,54 tỷ USD năm
2008 và 5,95 tỷ USD năm 2009 và những dự án FDI này đã tạo công ăn việc làm
cho 30.303 người đến cuối năm 2009.
Sau đây là một số kinh nghiệm trong thu hút FDI của Thái Lan:
- Coi trọng công tác hoạch định và thực thi chính sách đảm bảo đầu tư:
Thái Lan là nước điển hình trong các nước ASEAN về việc đưa ra kế hoạch rất
cụ thể cho từng thời kỳ, cho tổng thể nền kinh tế và mang tính công khai rõ rệt.
Hiện nay, Thái Lan đang thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 10 (2006 – 2010) nhấn
mạnh vào mục tiêu ổn đinh kinh tế - xã hội, thực thi chiến lược công nghiệp hóa
hướng vào xuất khẩu, coi trọng thu hút đầu tư nước ngoài và đề ra phương hướng
phát triển nền kinh tế tri thức. Nhờ môi trường đầu tư được cải thiện, mà FDI đổ
vào Thái Lan ngày càng nhiều.
- Coi trọng tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư:
Theo luật về xúc tiến đầu tư ban hành năm 1977, được sửa đổi bổ sung năm
1991 và 2005, Chính phủ Thái Lan đã đảm bảo với các nhà đầu tư nước ngoài sẽ
không quốc hữu hóa, đảm bảo cho họ quyền cạnh tranh bình đẳng như các doanh
27
nghiệp mới của Nhà nước. Để các nhà đầu tư nước ngoài hiểu rõ những ưu tiên
trong luật xúc tiến đầu tư, Chính phủ Thái Lan đã thông qua Trung tâm dịch vụ đầu
tư và bộ phận xúc tiến đầu tư. Thực chất, đây là cơ quan xúc tiến đầu tư của Thái
Lan tiến hành các hoạt động phổ biến thông tin, xây dựng hình ảnh, thúc đẩy đầu tư,
giám sát các nhà đầu tư và hỗ trợ sau đầu tư, hỗ trợ chính sách, vv.
Để thu hút FDI, Thái Lan đã kí Hiệp định bảo hộ đầu tư đối với 43 nước và
vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam (năm 2001), nhằm khuyến khích tăng cường
đầu tư nước ngoài trong và ngoài khối ASEAN, để thúc đẩy hợp tác đầu tư nội khối.
- Có những ưu đãi thuế để khuyến khích đầu tư:
Để kích thích các đối tác đầu tư, Chính phủ Thái Lan đã xác định mức trung
bình của thuế thu nhập doanh nghiệp là 30 %. Các tổ chức hiệp hội thanh toán từ 2-
10 % tổng thu nhập tuỳ thuộc vào loại hình kinh doanh. Các công ty vận tải quốc tế
phải thanh toán 3 % tiền bán vé hoặc doanh thu vận tải. Riêng đối với thuế giá trị
gia tăng được áp dụng ở mức 7 % theo các giai đoạn sản xuất - kinh doanh. Thuế
tiêu thụ đặc biệt ở mức 3 % thay cho thuế giá trị gia tăng, được áp dụng cho các loại
hình kinh doanh ngân hàng thương mại, công ty tài chính, kinh doanh bất động sản,
bảo hiểm, cửa hàng kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ và thị trường chứng khoán. Thuế
chuyển lợi nhuận áp dụng với mức 10 % trên số lợi nhuận được chuyển ra nước
ngoài. Tiền chuyển ra nước ngoài để mua nguyên liệu, thiết bị và thanh toán nợ
không phải chịu thuế.
- Phát triển cơ sở hạ tầng và giảm chi phí liên quan đến đầu tư:
Chính phủ Thái Lan rất coi trọng hệ thống giao thông, sân bay, bến cảng,
khu công nghiệp, kho bãi, nhà xưởng, vv. Kết quả của việc coi trọng này là ngày
nay Thái Lan có hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối hiện đại. Từ phía Tây sang phía
Đông và từ phía Bắc xuống phía Nam đều có đường cao tốc xuyên quốc gia. Năm
2009, cả nước có 180.053 km đường bộ và tổng chiều dài đường sắt là 4.041 km
Sân bay quốc tế Băng Kok của Thái Lan là sân bay lớn nhất trong khu vực Đông
Nam Á, được trang bị thiết bị hiện đại và là đầu mối tới nhiều nơi trên thế giới.
28
Cùng với nó là mạng lưới sân bay nội địa cũng phát triển mạnh.
Thái Lan đã ưu tiên xây dựng hạ tầng tài chính với hệ thống ngân hàng, công
ty bảo hiểm, tài chính, thị trường chứng khoán cùng với hạ tầng xã hội để đảm bảo
giáo dục, y tế và phúc lợi xã hội. Chính phủ Thái Lan đã xây dựng một hệ thông các
bệnh viện đạt tiêu chuẩn quốc tế chủ yếu ở Băng Kok. Đầu tư của Chính phủ Thái
Lan cho giáo dục là 4 % GDP năm 2009. Do đó, hệ thống giáo dục của Thái Lan
tương đối phát triển, đặc biệt là hệ thống giáo dục đại học và sau đại học. Thái Lan
có các trường đại học khá nổi tiếng như: Đại học tổng hợp Chulalongkorn, Học viện
kỹ thuật AIT và nhiều trường được quốc tế công nhận dành cho con em người Thái
và người nước ngoài đến làm việc tại Thái Lan học tập.
1.2.2 Kinh nghiệm của Xingapo
Hiện nay, Chính phủ Xingapo đang khuyến khích đầu tư trực tiếp của nước
ngoài và coi thành phần kinh tế tư nhân, nhất là tư bản tư nhân ngoại quốc, là động
lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nước
và khẳng định không quốc hữu hoá các xí nghiệp của người nước ngoài. Xingapo
cũng rất chú trọng tới việc mở rộng sự hợp tác kinh tế và tìm kiếm thị trường cung
cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp. Điều này giúp Xingapo thu hút
35,78 tỷ USD vốn FDI năm 2007, 10,91 tỷ USD vốn FDI năm 2008 và 16,81 tỷ
USD vốn FDI năm 2009. Sự sụt giảm này là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hoạt
động của các TNCs góp phần làm chuyển dịch cơ cấu sản xuất tập trung vào sản
phẩm có giá trị tăng cao và các ngành công nghiệp chế tạo - dịch vụ. Sự phát triển
các tập đoàn ở Xingapo trong ngành công nghiệp như đóng tàu, sửa chữa tàu, lọc
dầu, công nghiệp điện, điện tử, …đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế. Tỷ trọng
công nghiệp năm 2009 chiếm 34,6 % GDP; tỷ trọng ngành dịch vụ là 54,4 % GDP;
và tỷ trọng nông nghiệp và khai khoáng là 0,0 7% GDP. Xingapo đã thành lập một
Uỷ ban thế kỷ XXI với nhiệm vụ biến Xingapo thành một thành phố toàn cầu.
Xingapo đã thực hiện đẩy mạnh đổi mới công nghệ, chú trọng đầu tư vào
giáo dục, nghiên cứu và triển khai, xây dựng nguồn năng lực chủ đạo như: các trung
tâm kỹ thuật, viện nghiên cứu,…Để thu hút các nguồn vốn đầu tư vào các ngành
29
nghề xác định, Chính phủ đã thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp và
chính sách ưu tiên hoá hoạt động nghiên cứu và phát triển (R & D) công cộng, đặc
biệt là thu hút những công ty sản xuất và dịch vụ tầm cỡ quốc tế, đồng thời thúc đẩy
các doanh nghiệp trong nước đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh.như: tập đoàn
Promet, Keppel, vv. Từ năm 2005 đến nay, đầu tư của Chính phủ Xingapo cho hoạt
động nghiên cứu và phát triển hàng năm chiếm trên 1,1 % GDP. Chính vì thế năm
2009, Xingapo xuất khẩu 37.700 bằng phát minh và chiếm 59 % tổng giá trị xuất
khẩu năm 2009.
Mức chi tiêu của Chính phủ để phát triển lực lượng lao động năm 2001 là
972 USD/người, năm 2009 là 10.841 USD/người. Chi tiêu của Chính phủ cho giáo
dục trong giai đoạn 2001 – 2009 ở Xingapo chiếm 22% tổng chi tiêu của Chính phủ
và khoảng 4,6 % GDP. Khả năng của người công nhân phát triển trong các lĩnh vực
khá đặc biệt, thường được kết hợp với TNCs và thông qua các dự án FDI, một nửa
chi phí do Chính phủ trả và một nửa chi phí do công ty trả. Từ những năm 1990,
Xingapo mới có 1.307 công ty nước ngoài, phần lớn là các hãng của Mỹ, Tây Âu,
Nhật Bản. Đến năm 2009, Xingapo tập trung 26.000 công ty nước ngoài và 7.000
công ty xuyên quốc gia và tập đoàn lớn trên thế giới. Trong số đó 60 % trong số
7.000 công ty xuyên quốc gia có hoạt động ở Xingapo.
1.2.3. Kinh nghiệm của Malayxia
Chính phủ Malayxia đã có một số điều chỉnh tích cực trong chính sách thu
hút vốn FDI. Năm 2000, Chính phủ Malayxia đã đề ra kế hoạch thu hút FDI để phát
triển và làm chủ công nghiệp điện tử. Trong giai đoạn 2000 – 2005, mục tiêu của
Chính phủ Malayxia là thu hút FDI chất lượng cao, tri thức công nghệ mới để hiện
đại hóa hệ thống sản xuất nội địa. Kế hoạch này đã loại bỏ hoạt động lắp ráp, tiến
thẳng vào chế tạo làm phong phú thêm chuỗi giá trị nhờ các khu chế suất quy mô
lớn, chất lượng cao. Chính phủ Malayxia đã thành lập 4 khu công nghiệp lớn trong
giai đoạn này là: Penang, Selangor, Nam Ihor và Multimedia Super Corridor. Kế
hoạch này đã giúp Malayxia tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu trong lĩnh
vực công nghiệp điện tử.
30
Về chính sách bảo đảm đầu tư: Malayxia đã ký Hiệp định bảo hộ đầu tư với
75 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nhằm tạo lập lòng tin. Về chính sách cổ
phần đầu tư: đối với khu vực sản xuất, các dự án đầu tư có thể thực hiện dưới hình
thức 100 % vốn nước ngoài hoặc liên doanh.
Với các dự án đầu tư mới, dự án mở rộng, đa dạng hoá, các nhà thầu có thể
sở hữu 100 % vốn nước ngoài không phụ thuộc vào tỷ lệ xuất khẩu. Từ năm 2006,
Malayxia cho phép 100 % sở hữu nước ngoài trong tất cả các lĩnh vực sản xuất
công nghiệp mà không yêu cầu điều kiện xuất khẩu đối với các dự án đầu tư mới,
đầu tư mở rộng và đa dạng hoá về đầu tư.
Về chính sách khuyến khích đầu tư, thuế thu nhập công ty mức bình thường
là 28 %; đối với lĩnh vực sản xuất, chế biến dầu khí, mức thuế là 38 %. Tuy nhiên,
áp dụng khuyến khích thuế đối với các công ty sử dụng công nghệ cao, các dự án
chiến lược nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm hoặc các hoạt động quan trọng của
quốc gia; các dự án vừa và nhỏ…Malayxia áp dụng thuế VAT.
Malayxia cũng rất chú trọng đến phát triển cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư
nước ngoài. Nếu năm 1990 Malayxia chỉ có 86.115 km đường nhựa, đến năm 2008,
Malayxia đã có 93.109 km và 1.686 km đường sắt.
Đầu tư của Chính phủ Malayxia cho giáo dục trong giai đoạn từ 2001 – 2009
bình quân khoảng 6 % GDP. Do đó, đến nay Malayxia đã có một hệ thống giao
thông tương đối hiện đại, thuận lợi cho việc đi lại giữa các vùng miền của Malayxia.
1.2.4. Kinh nghiệm thu hút FDI của Hoa Kỳ
Vào những năm 1980, dòng vốn FDI đã đổ dồn vào Mỹ do quy mô và độ mở
của nền kinh tế, đặc biệt là khi quá trình toàn cầu hóa được đẩy mạnh. Nhiều doanh
nghiệp ở châu Âu và châu á đã tìm đến Mỹ như địa điểm đầu tư lý tưởng vì Mỹ có
thế mạnh về công nghệ và thị trường vốn phát triển cũng như môi trường đầu tư
thân thiện (vốn pháp định thấp, quy định và luật ít, dễ dự báo, không nặng gánh về
thuế). Tuy nhiên, những chính sách và môi trường kinh doanh thân thiện không phải
là chiến lược quốc gia để thu hút FDI của Mỹ. Nó chỉ phản ánh văn hóa thúc đẩy
31
kinh doanh truyền thống vốn đã tồn tại trong thời gian dài, ảnh hưởng về mặt chính
trị của những chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư và các nhà quản lý trong việc tìm kiếm
những quy định để thúc đẩy và tạo điều kiện cho đầu tư trong nước.
Mỹ đã thành công trong việc thu hút FDI dựa vào các quy định pháp luật, cụ
thể là ở cấp độ liên bang. Mặc dù chính quyền liên bang không liên quan nhiều đến
quá trình cạnh tranh thu hút FDI bằng luật, nhiều quy định có liên quan đến các nhà
đầu tư không phải được xây dựng bởi chính quyền liên bang mà bởi chính quyền
cấp bang, thậm chí ở mức độ nào đó bởi chính quyền thành phố và cộng đồng. Bên
cạnh đó, việc cạnh tranh bằng các ưu đãi hiếm được đặt ra ở cấp chính quyền trung
ương nhưng lại rất phổ biến ở cấp chính quyền bang. Vì vậy, xem xét kinh nghiệm
của Mỹ thông qua việc nghiên cứu các chính sách ưu đãi của chính quyền các bang.
Các chính sách ưu đãi thường được các bang áp dụng là: giảm thuế tài sản, tín dụng
thuế theo thu nhập, miễn hoặc giảm thuế doanh thu. Tuy nhiên, do các gói khuyến
khích về lợi ích cho nhà đầu tư giữa các bang thường giống nhau nên họ sẽ phải tiếp
tục đưa ra những chính sách ưu đãi hơn nữa để cạnh tranh thu hút FDI.
Từ những năm 1980, quan điểm về hiệu ứng của chính sách ưu đãi trong thu
hút đầu tư đối với quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư đã thay đổi. Theo nghiên cứu
của Donahue - Giáo sư trường Jonh F.kenedy, Đại học Harvard (Mỹ) năm 2000, có
nhiều nhân tố dẫn đến sự thay đổi về vai trò của chính sách ưu đãi trong thu hút
FDI, trong đó có những yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa địa điểm đầu tư này với địa
điểm đầu tư khác: ví dụ như cải thiện về cơ sở hạ tầng giao thông và viễn thông, sự
tăng mạnh nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ có giá trị cao hoặc tác động làm giảm số
lượng doanh nghiệp (có sự hiện diện của yếu tố gia đình hoặc văn hóa) trong một
khu vực cụ thể do hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A), yếu tố “toàn cầu hóa”,
trong đó có nhiều doanh nghiệp nước ngoài mà không có sự hiện diện của những
yếu tố trên. Cạnh tranh ngày càng tăng và áp lực về lợi nhuận biên cũng khiến nhà
đầu tư trở nên nhạy cảm hơn với chính sách thuế và các khoản trợ cấp. Điều này có
thể dẫn đến nhận thức là: các doanh nghiệp khác đang nhận được nhiều ưu đãi hơn,
từ đó họ được khuyến khích làm điều tương tự để không phải rơi vào hoàn cảnh
cạnh tranh trong yếu thế.
32
Năm 2013, Phát biểu tại cuộc họp thượng đỉnh về đầu tư ưu tiên SelectUSA
2013, tổ chức ở Washington, với sự tham dự của khoảng 1.200 đại diện doanh
nghiệp đến từ gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng với các Giám đốc điều hành
(CEO) của các tập đoàn lớn tại Mỹ, Tổng thống Obama lần đầu tiên chính thức
công bố kế hoạch mới về thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Mỹ, nhất là các
doanh nghiệp có khả năng mở rộng thị trường lao động, tạo thêm việc làm mới
cho nước Mỹ.
Đây là một phần trong sáng kiến quy mô lớn nhằm thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) vào Mỹ. Tuy nhiên, sự phục hồi kinh tế yếu và chậm cộng với sự bế tắc
của nền chính trị, sự bất ổn định trong chính sách công và nguy cơ rơi vào cuộc
khủng hoảng tài khóa đã khiến các công ty nước ngoài dần rút khỏi thị trường
Mỹ. Theo báo cáo của Nhà Trắng công bố ngày 31/10/2012, luồng vốn FDI đổ vào
Mỹ trong năm 2012 đã giảm xuống còn 166 tỷ USD, giảm 28% so với cùng kỳ năm
trước.
Để đảo ngược xu hướng FDI giảm sút này, Tổng thống Obama đã phác thảo
một loạt các biện pháp ở tầm cỡ quốc gia nhằm lôi kéo các công ty nước ngoài đầu
tư, tạo việc làm tại Mỹ. Thứ nhất, thu hút vốn đầu tư nước ngoài sẽ trở thành một
nhiệm vụ ưu tiên của các sứ quán và các nhà ngoại giao Mỹ ở nước ngoài. Lâu nay,
các sứ mạng thu hút đầu tư nước ngoài vẫn thường dành cho các thống đốc bang và
các thị trường thành phố lớn của Mỹ. Nhà Trắng cho biết trọng điểm đầu tiên sẽ là
32 thị trường khu vực chủ chốt vốn đã chiếm 90% đầu tư nước ngoài ở Mỹ.
Thứ hai, nếu như trước đây các quan chức chính phủ vẫn thường nhấn mạnh
đến các công ty nước ngoài riêng lẻ, kế hoạch mới này đề nghị một sự phối hợp của
các giới chức cấp cao gồm cả Tổng thống.
Thứ ba, các công ty muốn đầu tư vào Mỹ sẽ tiếp xúc trực tiếp với cơ quan liên
bang nhằm giảm bớt thủ tục hành chính và chi phí trung gian. Cuối cùng, chính
quyền sẽ giúp các bang, các thành phố và các vùng trên khắp nước Mỹ kết nối trực
tiếp với các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng.
Cho đến nay, đầu tư nước ngoài đã trở thành một phần quan trọng của
33
nền kinh tế Mỹ với mức đóng góp hàng trăm tỷ USD/năm, mặc dù mức độ đầu tư
đã giảm liên tục kể từ đợt suy thoái 2008-2009, góp phần khiến nền kinh tế lớn nhất
thế giới phục hồi chậm chạp.
Tuy vậy, theo báo cáo của Bộ Thương Mại và Hội đồng Cố vấn kinh tế
của Tổng thống Obama, Mỹ liên tục đứng đầu thế giới về thu hút FDI kể từ năm
2006 đến nay, với dòng vốn tổng cộng lên tới 1.500 tỷ USD.
Mỹ hiện là nước thu hút FDI lớn nhất thế giới. Mặc dù FDI vào Mỹ đã giảm
dần từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính nhưng tổng số vốn FDI vào Mỹ năm
ngoái vẫn là 188 tỷ USD (so với 161 tỷ USD trong năm 2012), cao hơn 50% so với
mức của Trung Quốc - nước thu hút FDI thứ hai thế giới (124 tỷ USD trong năm
2013, 121 tỷ USD trong năm 2012). Đầu tư vào Mỹ chủ yếu đến từ một nhóm các
nước công nghiệp gồm Nhật Bản, Canada, Australia, Hàn Quốc và các nước Tây
Âu – vốn chiếm trới 80% FDI mới đổ vào Mỹ. Trong khi đó, mặc dù còn khiêm tốn
nhưng dòng vốn đầu tư của các nền kinh tế mới nổi vào Mỹ như Trung Quốc và
Brazil cũng đang gia tăng nhanh chóng.
Hình1.1: 20 nước thu hút FDI nhiều nhất thế giới
34
1.2.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong thu hút FDI
Một là, xây dựng chính sách ưu đãi nhằm thu hút và sử dụng FDI hiệu quả.
Kinh nghiệm của các nước cho thấy, chính sách minh bạch, rõ ràng, ổn định
có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thu hút vốn FDI. Các nước đang phát triển cần
tiếp thu kinh nghiệm này trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình,
đặc biệt là khi xây dựng các chính sách liên quan đến hoạt động FDI như:
Miễn thuế thu nhập, thuế công ty, thuế tài sản cho những nhà đầu tư nước
ngoài nếu họ tham gia vào những dự án đáp ứng một trong những yêu cầu có khả
năng cải thiện cán cân thanh toán, đòi hỏi kỹ thuật-công nghệ cao, khối lượng vốn
lớn,…
Chính sách thương mại: Kinh nghiệm của Chính phủ Xingapo tạo điều kiện
để chế độ tự do hoá thương mại nhanh chóng đi vào cuộc sống. Ngoài một số mặt
hàng cấm xuất khẩu như: ma tuý, vũ khí, đồ cổ,…họ cho phép các công ty trong
nước và liên doanh đầu tư nước ngoài được phép xuất khẩu và nhập khẩu các mặt
hàng mà luật pháp không cấm, với biểu thuế xuất nhập khẩu hàng hoá là 0 %. Do
đó, khích thích được một khối lượng vốn lớn hàng năm của các nhà đầu tư nước
ngoài đổ vào.
Chính sách xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư
nước ngoài. Chính phủ Xingapo không ngừng tăng cường đầu tư cho giáo dục.
Theo số liệu thống kê từ năm 2001 đến năm 2009, tổng giá trị quốc dân của
Xingapo từ 153 tỷ đô la Xingapo tăng lên 257 tỷ đô la Xingapo, tăng gấp 2 lần. Chi
cho giáo dục cùng kỳ từ 57,3 tỷ đô là Xingapo tăng lên 146,7 tỷ đô la Xingapo, tăng
gấp 3 lần.
Để thu hút FDI, các chính sách ưu đãi về mặt tài chính không đủ hấp dẫn đầu
tư mà cần phải mạnh dạn phát triển hình thức FDI phù hợp với cơ cấu tổ chức của
TNCs như cho phép thành lập chi nhánh công ty, thành lập công ty theo mô hình
công ty mẹ - con và doanh nghiệp 100 % vốn nước ngoài. Đồng thời, cần chuẩn bị
hành lang pháp lý để thực hiện lộ trình mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia
vào các lĩnh vực thương mại, dịch vụ.
Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 6753840.pdf
Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 6753840.pdf
Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 6753840.pdf
Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 6753840.pdf
Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 6753840.pdf
Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 6753840.pdf
Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 6753840.pdf
Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 6753840.pdf
Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 6753840.pdf
Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 6753840.pdf
Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 6753840.pdf
Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 6753840.pdf
Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 6753840.pdf
Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 6753840.pdf
Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 6753840.pdf
Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 6753840.pdf
Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 6753840.pdf

More Related Content

Similar to Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 6753840.pdf

Bài tập kinh tế đầu tư
Bài tập kinh tế đầu tưBài tập kinh tế đầu tư
Bài tập kinh tế đầu tưQuỳnh Trọng
 
Luận văn: Giải pháp nhằm tăng cường khả năng đầu tư vào Nhật Bản của các doan...
Luận văn: Giải pháp nhằm tăng cường khả năng đầu tư vào Nhật Bản của các doan...Luận văn: Giải pháp nhằm tăng cường khả năng đầu tư vào Nhật Bản của các doan...
Luận văn: Giải pháp nhằm tăng cường khả năng đầu tư vào Nhật Bản của các doan...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01
Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01
Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01Cheguevara Nguyen
 
Giải pháp thu hút và kiểm soát vốn đầu gián tiếp nước ngoài trên thị trường c...
Giải pháp thu hút và kiểm soát vốn đầu gián tiếp nước ngoài trên thị trường c...Giải pháp thu hút và kiểm soát vốn đầu gián tiếp nước ngoài trên thị trường c...
Giải pháp thu hút và kiểm soát vốn đầu gián tiếp nước ngoài trên thị trường c...HanaTiti
 
Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Công ty TNHH...
 Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Công ty TNHH... Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Công ty TNHH...
Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Công ty TNHH...hieu anh
 
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-Thuyet Dam
 
Luận văn: Giải pháp thu hút đầu tư và kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp nước ngo...
Luận văn: Giải pháp thu hút đầu tư và kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp nước ngo...Luận văn: Giải pháp thu hút đầu tư và kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp nước ngo...
Luận văn: Giải pháp thu hút đầu tư và kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp nước ngo...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại thành phố Hà Nội
Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại thành phố Hà NộiThực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại thành phố Hà Nội
Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại thành phố Hà Nộianh hieu
 
Thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp kinh nghiệm của một số nước asean và bà...
Thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp  kinh nghiệm của một số nước asean và bà...Thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp  kinh nghiệm của một số nước asean và bà...
Thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp kinh nghiệm của một số nước asean và bà...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 6753840.pdf (20)

Luận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAYLuận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAY
 
Bài tập kinh tế đầu tư
Bài tập kinh tế đầu tưBài tập kinh tế đầu tư
Bài tập kinh tế đầu tư
 
La0254
La0254La0254
La0254
 
Đề tài: Tăng cường thu hút vốn FDI vào các tỉnh ĐB sông Hồng, 9đ
Đề tài: Tăng cường thu hút vốn FDI vào các tỉnh ĐB sông Hồng, 9đĐề tài: Tăng cường thu hút vốn FDI vào các tỉnh ĐB sông Hồng, 9đ
Đề tài: Tăng cường thu hút vốn FDI vào các tỉnh ĐB sông Hồng, 9đ
 
20551
2055120551
20551
 
Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Hà Nội
Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Hà NộiTăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Hà Nội
Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Hà Nội
 
Luận văn: Giải pháp nhằm tăng cường khả năng đầu tư vào Nhật Bản của các doan...
Luận văn: Giải pháp nhằm tăng cường khả năng đầu tư vào Nhật Bản của các doan...Luận văn: Giải pháp nhằm tăng cường khả năng đầu tư vào Nhật Bản của các doan...
Luận văn: Giải pháp nhằm tăng cường khả năng đầu tư vào Nhật Bản của các doan...
 
Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01
Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01
Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh PhúcLuận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc
 
Giải pháp thu hút và kiểm soát vốn đầu gián tiếp nước ngoài trên thị trường c...
Giải pháp thu hút và kiểm soát vốn đầu gián tiếp nước ngoài trên thị trường c...Giải pháp thu hút và kiểm soát vốn đầu gián tiếp nước ngoài trên thị trường c...
Giải pháp thu hút và kiểm soát vốn đầu gián tiếp nước ngoài trên thị trường c...
 
Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Công ty TNHH...
 Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Công ty TNHH... Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Công ty TNHH...
Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Công ty TNHH...
 
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
 
Luận văn: Giải pháp thu hút đầu tư và kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp nước ngo...
Luận văn: Giải pháp thu hút đầu tư và kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp nước ngo...Luận văn: Giải pháp thu hút đầu tư và kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp nước ngo...
Luận văn: Giải pháp thu hút đầu tư và kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp nước ngo...
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...
 
Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại thành phố Hà Nội
Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại thành phố Hà NộiThực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại thành phố Hà Nội
Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại thành phố Hà Nội
 
Luận án: Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận án: Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiLuận án: Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận án: Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
 
Phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAY
Phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAYPhương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAY
Phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAY
 
Thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp kinh nghiệm của một số nước asean và bà...
Thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp  kinh nghiệm của một số nước asean và bà...Thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp  kinh nghiệm của một số nước asean và bà...
Thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp kinh nghiệm của một số nước asean và bà...
 
Đề tài: Pháp luật về chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam
Đề tài: Pháp luật về chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt NamĐề tài: Pháp luật về chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam
Đề tài: Pháp luật về chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam
 
10190
1019010190
10190
 

More from NuioKila

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfNuioKila
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...NuioKila
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...NuioKila
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...NuioKila
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...NuioKila
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNuioKila
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfNuioKila
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfNuioKila
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NuioKila
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...NuioKila
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...NuioKila
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...NuioKila
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...NuioKila
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfNuioKila
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...NuioKila
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdfNuioKila
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfNuioKila
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNuioKila
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...NuioKila
 

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 6753840.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN HỒNG QUANG THU HÚT FDI CỦA HOA KỲ VÀO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Chƣơng trình định hƣớng thực hành Hà Nội - 2014
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN HỒNG QUANG THU HÚT FDI CỦA HOA KỲ VÀO VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Chƣơng trình định hƣớng thực hành NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ ĐỨC THANH Hà Nội - 2014
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Hồng Quang
  • 4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nghuyên nghĩa 1 AID Cơ quan phát triển quan hệ quốc tế 2 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 3 CNH, HĐH C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ 4 ĐTNN Đầu tư nước ngoài 5 EC Uỷ ban Châu Âu 6 EU Cộng đồng Châu Âu 7 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài 8 FPI Đầu tư gián tiếp nước ngoài 9 GDP Tổng thu nhập quốc dân 10 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế 11 JETRO Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản 12 KH-CN Khoa học – Công nghệ 13 MNC Công ty đa quốc gia 14 MOFA Chi nhánh nước ngoài có sở hữu đa số 15 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế 16 R&D Nghiên cứu và phát triển 17 TNC Công ty xuyên quốc gia 18 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 19 UNCTAD Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển 20 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
  • 5. DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 2.1: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hoa Kỳ trước và sau khi có Hiệp định thương mại 51 2 Bảng 2.2: Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam, phân theo ngành 2014 57 3 Bảng 2.3: Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam, phân theo hình thức 2014 58 4 Bảng 2.4: Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam, phân theo địa phương 59 5 Bảng 2.5: FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam qua nước thứ 3 theo đối tác 62 6 Bảng 2.6: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện của Hoa Kỳ trước và sau khi có Hiệp định Thương mại 64 7 Bảng 2.7 Cơ cấu kinh tế Việt Nam qua các năm 67
  • 6. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 1.1 20 nước thu hút FDI nhiều nhất thế giới 37 2 Hình 2.1: Tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp FDI vào ngân sách nhà nước 66 3 Hình 3.1 FDI toàn cầu từ trung bình giai đoạn 2005-2007 đến giai đoạn 2007-2013 85 4 Hình 3.2 FDI vào các nhóm nước, giai đoạn 1991-2013 86 5 Hình 3.3 FDI vào các khu vực giai đoạn 2010-2013 87
  • 7. DANH MỤC CÁC HỘP STT Hộp Nội dung Trang 1 Hộp 2.1: Doanh nghiệp Hoa Kỳ đào tạo nhân lực CNTT cho Việt Nam 70
  • 8. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1.1 Khái quát chung về thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài..................... 9 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm thu hút FDI..................................................... 9 1.1.2 Các hình thức thu hút FDI .................................................................13 1.1.3 Vai trò của FDI..................................................................................16 1.1.4 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thu hút FDI .........................22 1.2 Kinh nghiệm của một số nƣớc trong việc thu hút FDI........................26 1.2.1. Kinh nghiệm của Thái Lan................................................................26 1.2.2 Kinh nghiệm của Xingapo..................................................................28 1.2.3. Kinh nghiệm của Malayxia ...............................................................29 1.2.4. Kinh nghiệm thu hút FDI của Hoa Kỳ.............................................30 1.2.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong thu hút FDI.....................34 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA HOA KỲ VÀO VIỆT NAM.....................................................................................................37 2.1 Sự cần thiết thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam...........................37 2.2 Một số nhân tố ảnh hƣởng thu hút FDI Hoa Kỳ vào Việt Nam .........39 2.2.1 Những nhân tố ngoài nước ................................................................39 2.2.2. Những nhân tố trong nước................................................................42 2.3 Thực trạng thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam giai đoạn 2001-2012 .........................................................................................................................46 2.3.1 Dòng vốn FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam theo năm...........................46 2.3.2 FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam phân theo ngành.................................53 2.3.3 FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam theo hình thức đầu tư.........................54 2.3.4 FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam theo địa phương...............................55 2.3.5 FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam qua nước thứ 3 theo đối tác.............57 2.4 Đánh giá chung về thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam..................59 2.4.1 Những kết quả đạt được.....................................................................59 2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân trong thu hút FDI từ Hoa Kỳ. ........73 CHƢƠNG 3: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT FDI TỪ HOA KỲ VÀO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ....................................83 3.1 Triển vọng thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam...............................83
  • 9. 3.1.1 Xu hướng vận động của dòng vốn FDI trên thế giới.........................83 3.1.2 Tình hình quốc tế và trong nước........................................................88 3.1.3 Dự báo triển vọng thu hút FDI từ Hoa Kỳ.........................................92 3.2 Một số giải pháp nhằm tăng cƣờng thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam trong thời gian tới ................................................................................94 3.2.1 Tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư ..............................................94 3.2.2 Tiếp tục cải cách hành chính và hoàn thiện môi trường pháp lý .....96 3.2.3 Phát triển kết cấu hạ tầng...................................................................98 3.2.4 Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ...............................................99 3.2.5 Phát triển hình thức mua lại và sát nhập.........................................101 3.2.6 Đổi mới công tác quảng bá và xúc tiến đầu tư đối với nhà đầu tư Hoa Kỳ.......................................................................................................102 3.2.7 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam .........................105 KẾT LUẬN..................................................................................................110 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................111
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong xu thế toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi nước, nhất là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Quốc gia nào thu hút được nhiều và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn quốc tế thì quốc gia đó có cơ hội tăng trưởng kinh tế nhanh, rút ngắn về khoảng cách trình độ so với các nước công nghiệp phát triển. Từ khi thực hiện đường lối mở cửa do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng. Đặc biệt là Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ra đời tháng 12/1987 Nhà nước ta đã có những chủ trương chính sách tạo điều kiện để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nguồn vốn FDI. Có thể nói rằng thành tựu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam thời kỳ đổi mới không thể không kể đến sự đóng góp quan trọng của nguồn vốn FDI. Nguồn vốn FDI đã góp phần quan trọng gia tăng kim ngạch xuất khẩu, đẩy nhanh phát triển công nghiệp và dịch vụ, tạo ra tác động tổng hợp trong việc tăng năng lực sản xuất, nâng cao trình độ công nghệ, đào tạo đội ngũ chuyên gia, các nhà quản lý và công nhân lành nghề, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt của nông thôn và thành thị ở nước ta, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển của Việt Nam so với các nước trong khu vực, nâng dần vị thế chính trị và kinh tế của Việt Nam trên thế giới. Hoa Kỳ là nước công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới, có nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn, cùng với ưu thế về khoa học công nghệ, sự hỗ trợ trực tiếp của Chính phủ, luồng vốn FDI của Hoa Kỳ đang giữ vai trò quan trọng và chi phối nền kinh tế thế giới. Trong quá trình phát triển nếu khai thác được nguồn lực quan trọng này thì Việt Nam sẽ có thêm nguồn lực để phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Làm thế nào để việc thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam đạt được hiệu
  • 11. 2 quả cao đã và đang được đặt ra như một vấn đề lớn không chỉ các bộ ngành mà còn là dấu hỏi lớn “Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam” được chọn là đề tài nghiên cứu Luận văn Thạc sĩ nhằm phục vụ yêu cầu cấp thiết này. 2. Tình hình nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu ngoài nước Để nghiên cứu các tài liệu nước ngoài về chính sách FDI một cách có chọn lọc và hiệu quả, đề tài xuất phát từ những nhận định quan trọng sau đây: (1) Khối các quốc gia phát triển là nơi tiếp nhận nhiều nhất, nhưng đồng thời cũng là nơi khởi nguồn lớn nhất của dòng vốn FDI toàn cầu; (2) Những động cơ chủ yếu khiến các nhà đầu tư, đặc biệt của các tập đoàn xuyên quốc gia không hoàn toàn đồng nhất với động cơ tiếp nhận dòng FDI của các nước đang phát triển; (3) Học giả từ các quốc gia phát triển và Chuyên gia kinh tế hàng đầu của các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới, như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tổ chức phát triển và hợp tác kinh tế (OECD), Hội nghị liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) v.v. thường tập trung nghiên cứu chủ đề hoạt động của FDI nói chung và các chính sách FDI nói riêng tại Hoa Kỳ, Trung Quốc và một số nền kinh tế mới nổi. Do vậy, để nghiên cứu áp dụng kinh nghiệm hoạch định và thực thi chính sách FDI thành công tại Việt Nam và đồng thời do quy mô rất rộng lớn của các công trình nghiên cứu trên thế giới về chủ đề này, đề tài hướng trọng tâm vào tham khảo những tài liệu về chính sách FDI tại các quốc gia có điều kiện tương đồng như Việt Nam. Nhiều học giả nước ngoài (Danh mục những công trình điển hình được trình bày ở mục tài liệu tham khảo) tập trung chủ yếu vào các khía cạnh cơ bản như (1) Tìm hiểu nguồn gốc hình thành FDI hay động cơ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các tập đoàn xuyên quốc gia; (2) Dự báo xu hướng dịch chuyển dòng vốn FDI toàn cầu; (3) Chính sách điều tiết dòng FDI tại các nước đang phát triển; (4) Phân tích đo lường những mối tác động tương quan giữa FDI - Tăng trưởng, FDI - Quan hệ thương mại, FDI - Chuyển giao công nghệ, FDI - Đào tạo nguồn nhân lực, FDI - Cơ
  • 12. 3 cấu thị trường, FDI - Phát triển doanh nghiệp, cũng như các tác động của FDI về mặt xã hội và môi trường. Nhiều công trình đã xác định vấn đề trọng tâm nghiên cứu là phân tích mối quan hệ tương tác giữa dòng FDI và mức tăng trưởng của nền kinh tế cũng như ảnh hưởng của chính sách FDI đối với những yếu tố chi phối dài hạn tăng trưởng như là tạo việc làm, tổng vốn đầu tư và nâng cao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật được đo bằng năng suất các yếu tố tổng hợp (Total factor productivity - TFP). Tác động lan tỏa của khu vực FDI tới tăng trưởng năng suất lao động đã được các nhà khoa học quốc tế điển hình như Tomiura Eiichi (2007); Laura Alfaro, Sebnem Kalemli- Ozcan, và Selin Sayek (2009); Silvio Contessi và Ariel Weinberger (2009) phân tích cả ở cấp độ vĩ mô và vi mô tại các quốc gia đã và đang phát triển. Tại Ấn độ, công trình nghiên cứu của Pradhan Jaya Prakash (2004) cho thấy tác động của FDI và sự hợp tác toàn cầu đã thúc đẩy các doanh nghiệp Ấn độ tăng năng suất, thể hiện thông qua các tác động của chuyển giao công nghệ và nghiên cứu phát triển FDI. Gần với Việt Nam hơn, từ đầu năm 2000, các tác động của chính sách thu hút FDI tại Trung Quốc tới tăng trưởng năng suất lao động, năng suất vốn, và TFP đã được phân tích qua các nghiên cứu của Yu Chen và Sylvie Demurger (2002); Galina Hale và Cheryl Long (2007); Jianhong Qi , Yingmei Zheng , James Laurenceson, và Hong Li (2009). Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra: (1) Sự khác biệt rất lớn về TFP giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng; (2) Sự khác biệt lớn về TFP giữa các tỉnh của Trung Quốc được giải thích là chủ yếu do sự khác biệt về cách thức thu hút các dòng đầu tư FDI; (3) Tác động lan tỏa tới năng suất phụ thuộc rất nhiều vào năng lực khoa học công nghệ hiện trạng và khả năng hấp thụ công nghệ mới của các doanh nghiệp địa phương; và (4) Tác động nhiều chiều (mixed result) giữa FDI tới năng suất lao động và thu nhập lao động trong các công ty nội địa, từ đó dẫn đến việc xây dựng chính sách FDI cũng cần phải tính đến các tác động xã hội như việc làm và sự bất bình đẳng thu nhập. Áp dụng phương pháp đánh giá dựa trên phân tích véc tơ hồi quy “Lag-Augmented“ từ dữ liệu điều tra thực địa và số liệu thống kê trong giai đoạn từ 1970 đến 2002 tại Ai-
  • 13. 4 len, Barry, F. và các cộng sự (2003) thu nhận được kết quả tóm tắt như sau: tồn tại mối quan hệ đa chiều giữa dòng FDI và tăng trưởng kinh tế, cũng như giữa dòng FDI và tăng trưởng việc làm. Nhóm các tác giả này cũng chứng minh được giả định: dòng FDI tác động tích cực tới tăng luợng vốn đầu tư hay việc gia tăng TFP tác động tích cực đến dòng FDI. Tuy vậy, các tác giả cũng đưa ra kết quả không mong đợi là trong suốt thời gian nghiên cứu không chứng minh được ảnh hưởng tích cực của dòng FDI đối với TFP. Tựu chung lại, các công trình nghiên cứu nước ngoài về xây dựng, thực hiện và điều chỉnh chính sách FDI đối với sự phát triển của mỗi ngành nghề sản xuất (bao gồm cả dịch vụ), vùng địa phương và toàn bộ nền kinh tế rất đa dạng và phong phú. Những tài liệu này, kết hợp với những tài liệu sẽ được sưu tầm và nghiên cứu thêm sẽ là cơ sở dữ liệu quan trọng để đề tài nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm nước ngoài trong điều chỉnh chính sách FDI phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Thêm vào đó, đề tài sẽ cố gắng tham khảo và học tập các phương pháp đo lường tác động tới mục tiêu để áp dụng kết quả nghiên cứu trong phạm vi đề tài. Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm rằng, những công trình nghiên cứu kể trên chỉ chủ yếu tập trung nghiên cứu về hoạch định và thực hiện chính sách FDI ở một số quốc gia trên thế giới mà chưa đề cập đến những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế và đặc thù của chính sách FDI trong một thị trường mới nổi và nền kinh tế chủ động hội nhập kinh tế quốc tế như ở Việt Nam. Kinh nghiệm quốc tế về hoạch định và triển khai chính sách FDI được nghiên cứu ở những nước riêng biệt, chưa có công trình tổng hợp, khái quát và nêu ra những kinh nghiệm về điều chỉnh chính sách FDI nói chung, đặc biệt là chưa đánh giá hết tiềm năng thu hút vốn FDI tại Việt Nam. Các công trình nghiên cứu trong nước Về cơ bản có hai loại đầu tư nước ngoài: đầu tư gián tiếp (Portfolio investment) và đầu tư trực tiếp (Direct investment). Tại Việt Nam và các nước đang
  • 14. 5 phát triển thì đầu tư trực tiếp là chi phối và đang triển khai dưới nhiều hình thức đầu tư như doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, Xí nghiệp liên doanh (Joint Venture), Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation Contract), Hợp đồng BOT (Built-Operate-TransferContract), Hợp đồng BTO (Built-Transfer-Operate Contract), Hợp đồng BT (Built-Transfer Contract) v.v. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được hiểu là những dòng tiền quốc tế được sử dụng nhằm thiết lập những công ty con hay tham gia vào các công ty ở nước ngoài. Thông thường vốn FDI đi đôi với hỗ trợ họat động xuất khẩu, tức là trong giai đọan đầu, công ty có vốn đầu tư sẽ xuất khẩu hàng hóa sau đó mới đầu tư ra thị trường nước ngoài. Hiện tại ở Việt Nam xuất hiện hai hình thức đầu tư tương đối cân bằng - vốn FDI chiều dọc và vốn FDI chiều ngang. Việt Nam đang mở rộng quan hệ kinh tế với các nước và vùng lãnh thổ, việc tìm hiểu thấu đáo vai trò, ảnh hưởng, phương thức hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài và đặc biệt của các TNCs là rất cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Đối với vấn đề nguồn vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam từ trước đến nay đã được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Ở Việt Nam trong những năm gần đây đã xuất bản nhiều ấn phẩm, sách báo, công trình nghiên cứu của các học giả về vấn đề này. Đến nay, đã có các đề tài nghiên cứu về đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam như sau: - Nguyễn Thúy Hòa (2003), “Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ tại Việt Nam” Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội. - Lại Lâm Anh, Vũ Xuân Trường (2006), “Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam: Thực trạng và triển vọng” T/c kinh tế chính trị thế giới, số 6. - Nguyễn Xuân Trung (2006) “Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”.T/c Châu Mỹ ngày nay, số 11. - Hoàng Thị Phương Lan (2005) “Quan hệ đầu tư Việt Nam - Hoa Kỳ sau 10 năm bình thường hóa quan hệ”. Tạp chí tài chính, số 9. - Hà Phương (2005), “Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tại Việt Nam” Tạp chí Du Lịch Việt Nam số 5.
  • 15. 6 - Võ Phước Tấn, Đỗ Hồng Hiệp (2001), “Một số vấn đề nhằm thu hút FDI của Mỹ vào Việt Nam” Tạp chí phát triển kinh tế, số 128. Ngoài ra còn nhiều bài viết đăng trên các tạp chí về vấn đề FDI tại Việt Nam với những cách tiếp cận khác nhau (chi tiết theo danh mục tài liệu tham khảo). Dưới nhan đề “Việt Nam điểm đến lý tưởng để hợp tác đầu tư”, Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (2009) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xuất bản cuốn sách giới thiệu một cái nhìn toàn diện về hoạt động đầu tư FDI ở Việt Nam trong giai đoạn (1988 – Quý I/2009). Dựa theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ và hoạt động thực tiễn tại các tỉnh thành của cả nước, nhóm biên soạn đã mô tả đầy đủ về các chính sách khuyến khích và ưu đãi FDI theo lĩnh vực và địa bàn đầu tư, hình thức ưu đãi các loại thuế v.v. ở cấp Trung ương và địa phương. Tác phẩm cho thấy rằng, kể từ năm 1987/1988, Chính phủ đã ban hành nhiều qui định trong chính sách FDI, bảo đảm quyền lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, kể cả việc thu hẹp những hạn chế về quyền sở hữu đất đai và bất động sản hay như hạn chế nắm giữ ngoại tệ, hay như tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia chương trình tư nhân hóa và hưởng ưu đãi lớn về thuế, thông qua đó mà nhà đầu tư nước ngoài được bảo đảm quyền chuyển vốn và lợi nhuận ra nước ngoài. Ngoài ra tác phẩm cũng nghiên cứu, đề xuất chính sách thu hút đầu tư đối với các tập đoàn xuyên quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và các khu vực, quốc gia quan trọng (EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc). Trong khuôn khổ nghiên cứu, công trình này sẽ cố gắng làm rõ những khía cạnh liên quan của FDI Hoa Kỳ ở Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút FDI Hoa Kỳ ở Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn. 3.1. Mục đích Trong khuôn khổ nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung tìm hiểu thực trạng thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam từ đó dự báo triển vọng và đưa ra một số giải
  • 16. 7 pháp nhằm tăng cường thu hút dòng vốn FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam trong tình hình mới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài sẽ : - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về FDI - Chỉ ra vai trò của thu hút FDI đối với phát triển kinh tế xã hội. - Phân tích thực trạng thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam giai đoạn từ 2001 đến 2012. - Đề ra các giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI của Hoa Kỳ trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. Luận văn tập trung phân tích thực trạng thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam từ 2001 tới 2012. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích hệ thống: Nghiên cứu này coi công nghiệp hỗ trợ như một hệ thống các phân ngành công nghiệp hỗ trợ có mối quan hệ mật thiết lẫn nhau. Việc phân tích một số phân ngành công nghiệp hỗ trợ tiêu biểu, cho thấy đặc trưng riêng của từng phân ngành và việc tổng hợp lại sẽ cho thấy đặc trưng chung của các ngành công nghiệp hỗ trợ, tạo cơ sở cho những khuyến nghị chính sách phù hợp . - Phân tích tổng hợp và so sánh: Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh và nghiên cứu trường hợp đối với một số nước để rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam. - Phương pháp điều tra xã hội học và phỏng vấn sâu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn, trao đổi trực tiếp và thông qua các hội thảo, các tọa đàm khoa học khác nhau với những người làm công tác quản lý, kinh doanh, nghiên cứu về công nghiệp hỗ trợ để đưa ra kết luận
  • 17. 8 Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật điều tra thống kê thông qua bảng hỏi đối với các doanh nghiệp để đánh giá nhận thức đối với việc thu hút FDI cho phát triển công nghiệp hỗ trợ. Đề tài sử dụng phần mềm thống kê chuyên dụng SPSS để xử lý các số liệu điều tra. Đề tài sẽ sử dụng các nguồn tư liệu, dữ liệu sẵn có trong nước và quốc tế như tư liệu chính thức của Đảng và Nhà nước, tư liệu của các cơ quan hoạch định chính sách và quản lý, tư liệu nghiên cứu của các tổ chức quốc tế (Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ Quốc tế, Liên hiệp quốc, UNCTAD v.v.), của các viện nghiên cứu, các trường đại học và các cá nhân trong và ngoài nước. Nhằm tập hợp đầy đủ nguồn số liệu sử dụng trong đề tài nghiên cứu sử dụng có chọn lọc các số liệu từ Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội hàng năm, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ; Bộ Kế họach và Đầu tư (MPI); Cục đầu tư nước ngoài (FIA-MPI); Tổng cục thống kê; Thông báo của các Sở kế họach và đầu tư và tham khảo công bố từ các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), UNCTAD hay Ngân hàng Châu Á (ADB) v.v. 6. Những đóng góp mới Nghiên cứu về FDI sẽ cho người đọc có được hệ thống hóa lý luận về FDI và cập nhật về đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu kinh tếquốc tế và các giảng viên về quan hệ kinh tế quốc tế và chính sách đối ngoại. 7. Kết cấu và nội dung của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có 3 chương, cụ thể: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn thu hút FDI Chương 2: Thực trạng thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam Chương 3: Triển vọng và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam trong thời gian tới
  • 18. 9 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT FDI 1.1 Khái quát chung về thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm thu hút FDI 1.1.1.1 Khái niệm về FDI Khái niệm FDI đã được nhiều tổ chức kinh tế quốc tế đưa ra nhằm mục đích giúp các quốc gia hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô về đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động tự do hoá thương mại, đầu tư quốc tế, phân loại và sử dụng trong công tác thống kê quốc tế. Khái niệm về FDI được chấp nhận rộng rãi nhất hiện nay do Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa ra dựa trên khái niệm về cán cân thanh toán. Theo IMF thì: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một nước khác (nước nhận đầu tư – hosting country), không phải tại nước mà doanh nghiệp đang hoạt động (nước đi đầu tư – source country) với mục đích quản lý một cách có hiệu quả doanh nghiệp”. Khái niệm này nhấn mạnh đến tính lâu dài trong hoạt động đầu tư và động cơ của các nhà đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp và mở rộng thị trường. Đây là sự phân biệt giữa FDI và đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) trên thị trường vốn trong nền kinh tế hiện đại. OECD cũng đưa ra định nghĩa về FDI tương tự như IMF. Tuy vậy, OECD có quan niệm rất rộng về nhà đầu tư nước ngoài. Theo quan điểm của OECD, “nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân hoặc tổ chức có thể thuộc cơ quan Chính phủ hoặc không thuộc cơ quan Chính phủ đầu tư tại nước ngoài”. Uỷ ban Liên Hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đã đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có mối liên hệ, lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một pháp nhân hoặc thể nhân (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ) đối với doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác (doanh nghiệp FDI hoặc chi nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp)”. Định nghĩa này có hai đặc trưng là quyền kiểm soát và lợi ích khống chế. Về quyền kiểm soát thì hầu
  • 19. 10 như đã đạt được sự nhất trí của các nhà nghiên cứu về FDI; còn lợi ích khống chế thì đang có những ý kiến khác nhau, nhưng hiện nay nhiều người đã thừa nhận rằng một công ty nước ngoài có tỷ lệ sở hữu cổ phần tối thiểu 10% thì có ảnh hưởng nhất định đến quyền kiểm soát doanh nghiệp, tác động đến chiến lược kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Trong khái niệm FDI này, các tác giả nhấn mạnh mức độ ảnh hưởng của nhà đầu tư đến việc quản lý các doanh nghiệp đặt tại các nền kinh tế khác. Chẳng hạn như đầu tư bao hàm công việc quản lý kinh doanh ban đầu giữa hai bên và công việc quản lý kinh doanh sau đó giữa chúng cũng như giữa các chi nhánh nước ngoài, bao gồm cả các chi nhánh đã hợp thành tổ chức hay không có tính chất pháp nhân. FDI cũng có thể được thực hiện bằng các cá nhân, cũng có thể thực hiện bởi các doanh nghiệp. Tương tự như vậy, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đưa ra định nghĩa về FDI như sau: “FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong trường hợp chủ đầu tư là doanh nghiệp ở nước đầu tư thì được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản đầu tư ở nước nhận đầu tư được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”. Hoa Kỳ - một trong những nước tiếp nhận đầu tư và tiến hành đầu tư lớn nhất trên thế giới - cũng đưa ra định nghĩa về FDI là: “Sự sở hữu hoặc kiểm soát, trực tiếp hoặc gián tiếp, bởi một cá nhân hay tổ chức nước ngoài với 10% cổ phần trở lên trong doanh nghiệp có tính pháp nhân hoặc lãi suất tương đương trong doanh nghiệp không có tính pháp nhân”. Có thể nhận biết FDI theo quan điểm của Hoa Kỳ. Luật Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam năm 1996 định nghĩa: “FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản
  • 20. 11 nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này”. Khác với Luật ĐTNN năm 1996, Luật Đầu tư 2005 đã đưa ra định nghĩa ĐTNN như sau: “ĐTNN là việc nhà ĐTNN đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư”. Tuy nhiên, Luật Đầu tư 2005 lại không đề cập cụ thể đến khái niệm FDI, FPI mà chỉ đưa ra khái niệm đầu tư trực tiếp. Theo đó, khái niệm này được hiểu như sau: “đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và than gia quản lý hoạt động đầu tư”. Nghị định 78/2006/NĐ-CP quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chỉ rõ: “Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó ở nước ngoài”. Các khái niệm khác nhau về FDI đều thống nhất ở các điểm như: FDI là hình thức đầu tư quốc tế, cho phép các nhà đầu tư tham gia điều hành hoạt động đầu tư ở nước tiếp nhận đầu tư tuỳ theo mức góp vốn của nhà đầu tư. Trong đầu tư trực tiếp nước ngoài, quyền sở hữu gắn liền với quyền sử dụng tài sản đầu tư, nghĩa là nhà đầu tư có thể có lợi hơn khi đầu tư thu được lợi nhuận cao và chịu rủi ro hơn khi đầu tư thua lỗ. Qua phân tích ở trên, có thể hiểu khái niệm FDI như sau: “FDI là hình thức đầu tư của một tổ chức hoặc cá nhân tại nước đi đầu tư bỏ vốn vào nước nhận đầu tư để thành lập và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp FDI hoặc các chi nhánh công ty nhằm mục tiêu lợi nhuận”. 1.1.1.2 Đặc điểm của thu hút FDI Bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài là nhằm mục đích tối đa hoá lợi ích đầu tư hay tìm kiếm lợi nhuận ở nước tiếp nhận đầu tư thông qua di chuyển vốn (bằng tiền, tài sản, công nghệ và trình độ quản lý của nhà đầu tư nước ngoài) từ nước đi đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư. Nhà đầu tư ở đây bao gồm tổ chức hay cá nhân chỉ mong muốn đầu tư khi cho rằng khoản đầu tư đó có thể đem lại lợi ích hoặc lợi nhuận cho họ. Đây là một trong những đặc điểm cơ bản nhất và là nguyên
  • 21. 12 nhân sâu xa dẫn đến việc hình thành hoạt động FDI giữa các quốc gia. Các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển cần lưu ý điều này khi tiến hành thu hút FDI, phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư. Ngoài ra, FDI còn có một số đặc điểm như sau: - FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôn tính hoặc sáp nhập các doanh nghiệp lại với nhau. - Nguồn vốn FDI bao gồm vốn góp để hình thành vốn pháp định, vốn vay hoặc vốn bổ sung từ lợi nhuận của doanh nghiệp để triển khai mở rộng dự án. Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tuỳ theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Luật các nước thường quy định không giống nhau về vấn đề này. Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa vào tỷ lệ này - Chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp điều hành hoặc tham gia quản lý và điều hành quá trình thực hiện vận hành dự án đầu tư tuỳ theo tỷ lệ góp vốn. Nếu nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn thì công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp đó hoàn toàn do chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp điều hành hoặc thuê người quản lý điều hành. - Việc tiếp nhận FDI không làm tăng nợ cho nước tiếp nhận đầu tư mà ngược lại, FDI tạo điều kiện để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước. Thông qua hoạt động FDI, nước tiếp nhận đầu tư có thể tiếp thu khoa học công nghệ, bí quyết kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm tổ chức quản lý hiện đại của nước đi đầu tư hoặc nước đi đầu tư sẽ tận dụng được sự ưu tiên, điều kiện thuận lợi mà nước tiếp nhận đầu tư trực tiếp dành cho mình để phát huy lợi thế về nguồn
  • 22. 13 nhân lực trình độ cao, phương tiện đầu tư… mà khi đầu tư trong nước sẽ không có được. Đối với nước đi đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp cho doanh nghiệp thay đổi được dây chuyền công nghệ lạc hậu ở nước mình nhưng dễ được chấp nhận ở nước có trình độ phát triển thấp hơn và góp phần kéo dài chu kỳ sản xuất. - Lợi nhuận thu được từ kết quả hoạt động đầu tư, lãi hoặc lỗ được phân chia theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định sau khi đã trừ đi thuế lợi tức và các khoản đóng góp khác cho nước tiếp nhận đầu tư theo quy định của nước tiếp nhận đầu tư. - FDI gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách về FDI của mỗi quốc gia tiếp nhận đầu tư thể hiện chính sách mở và quan điểm hội nhập quốc tế về đầu tư. 1.1.2 Các hình thức thu hút FDI 1.1.2.1 Xét theo mục đích đầu tư Theo Hội nghị về thương mại và phát triển của Liên hiệp quốc (UNCTAD), FDI trong giai đoạn này bao gồm các hình chủ yếu sau: Tìm kiếm tài nguyên và lao động rẻ: Là hình thức nguyên thuỷ của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) đầu tư vào các nước đang phát triển. Hình thức này sẽ tạo ra thương mại gắn với sản xuất thành phẩm (hoặc sản phẩm đầu ra), đồng thời có tác động thúc đẩy thương mại thông qua nhập khẩu tư liệu sản xuất từ các nước đầu tư sang các nước nhận đầu tư và xuất khẩu bán thành phẩm từ nước nhận đầu tư. Đây là dạng tiêu biểu nhất nhằm vào các quốc gia ĐPT như Trung Đông, Châu Phi, Đông Âu và các nước Đông Nam Á mà Việt Nam là một trong những mục tiêu quan trọng. Tài nguyên thiên nhiên và lao động rẻ là những “mặt hàng” các TNCs rất thích ở các quốc gia ĐPT với mức sinh hoạt còn thấp. Tìm kiếm thị trường: Là hình thức đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại thị trường của nước nhận đầu tư. Các công ty tiến hành đầu tư dưới dạng này điển hình là các công ty sản xuất đa dạng các sản phẩm gia dụng hoặc các loại hàng hoá công nghiệp khác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế hoặc trong lai đối với sản phẩm của họ. Một số trường hợp FDI tìm kiếm thị trường có thể là các công ty cung ứng
  • 23. 14 phục vụ cho khách hàng nước ngoài. Đầu tư theo kiểu tìm kiếm thị trường có tính phòng thủ và do các công ty cố gắng vượt qua các rào cản nhập khẩu thực tế hoặc có thể xảy ra. Do vậy một chế độ thương mại thông thoáng là cần thiết để các nhà đầu tư phục vụ các nước láng giềng hoặc các nước khác. Là những FDI nhằm vào việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phảm của các công ty chủ quản. Điển hình nhất là đầu tư FDI của công ty Coca-Cola và Pepsi- Cola và Trung Quốc, Ấn Độ hay Việt Nam FDI tìm kiếm hiệu quả kinh doanh: Là dạng FDI thường thấy ở các quốc gia phát triển, nguồn FDI nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và trao đổi khoa học kỹ thuật lẫn nhau Tìm kiếm tài sản chiến lược: Hình thức này xuất hiện ở giai đoạn phát triển cao của quá trình toàn cầu hoá các hoạt động của công ty khi các công ty (kể cả công ty đang phát triển) đầu tư ra nước ngoài để tìm kiếm khả năng nghiên cứu và phát triển (R&D). 1.1.2.2 Xét về hình thức sở hữu Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường có các hình thức sau: - Hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài: Đây là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, được hình thành bằng toàn bộ vốn nước ngoài và do tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thành lập, tự quản lý điều hành và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp này được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Vốn pháp định cũng như vốn đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài đóng góp, vốn pháp định ít nhất bằng 30% vốn đầu tư của doanh nghiệp. - Hình thức doanh nghiệp liên doanh: Đây là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua đó pháp nhân mới được thành lập gọi là doanh nghiệp liên doanh. Doanh nghiệp mới này do hai hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại nước chủ nhà trên cơ sở hợp đồng liên doanh, hình thức này có các đặc trưng pháp nhân mới được
  • 24. 15 thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước chủ nhà. Mỗi bên tham gia vào doanh nghiệp liên doanh một pháp nhân riêng. Nhưng doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân độc lập với các bên tham gia. Khi các bên tham gia đóng góp đủ số vốn đã quy định vào liên doanh thì dù một bên có phá sản, doanh nghiệp liên doanh vẫn tồn tại. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm với bên kia, với doanh nghiệp liên doanh trong phạm vi phần vốn góp của mình vào vốn pháp định. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có quy định: số người tham gia hội đồng quản trị lãnh đạo doanh nghiệp của các bên phụ phuộc vào tỷ lệ vốn góp. Hội đồng quản trị là cơ quan cao nhất lãnh đạo liên doanh. Hội đồng quản trị quyết định theo nguyên tắc nhất trí đối với các vấn đề quan trọng như: Duyệt quyết toán thu chi tài chính hàng năm và quyết toán công trình, sửa đối, bổ sung điều lệ doanh nghiệp, vay vốn đầu tư, bổ nhiệm, miễn nhiệm tổng giám đốc, phó tổng giám đốc thứ nhất và kế toán trưởng…lợi nhuận hay rủi ro của doanh nghiệp liên doanh này được phân chia theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam còn quy định thời gian hoạt động của liên doanh thông thường từ 30 năm đến 50 năm, trong trường hợp đặc biệt không quá 70 năm. Doanh nghiệp liên doanh phải giải thể khi hết thời hạn hoạt động trừ khi việc kéo dài thời gian hoạt động đã được cơ quan quản lý nước ngoài về hợp tác đầu tư chuẩn y. Đồng thời doanh nghiệp liên doanh cũng có thể kết thúc hợp đồng sớm hơn trong một số trường hợp đặc biệt như: Gặp bất khả kháng, một hoặc các bên liên doanh không thực hiện nghĩa vụ quy định trong hợp đồng. - Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh: Đây là hình thức đầu tư trực tiếp trong đó hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết giữa hai hay nhiều bên (gọi là các bên hợp tác kinh doanh) để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động hợp tác kinh doanh ở nước nhận đầu tư trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên tham gia mà không cần thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc pháp nhân mới. Hình thức này không làm hình thành một công ty hay
  • 25. 16 một xí nghiệp mới. Mỗi bên vẫn hoạt động với tư cách pháp nhân độc lập của mình và thực hiện các nghĩa vụ của mình trước nhà nước. Ngoài 3 hình thức trên, theo nhu cầu đầu tư về hạ tầng, các công trình xây dựng còn có hình thức: - Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT): Là phương thức đầu tư trực tiếp được thực hiện trên cơ sở văn bản được ký kết giữa nhà đầu tư nước ngoài (có thể là tổ chức, cá nhân nước ngoài) với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xây dựng kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định, hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nước chủ nhà. - Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT): là một phương thức đầu tư nước ngoài trên cơ sở văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình cho nước chủ nhà. Chính phủ nước chủ nhà tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý. 1.1.3 Vai trò của FDI 1.1.3.1 Đối với nước đầu tư. * Tác động tích cực Thực tế cho thấy, phần lớn các nước đi đầu tư là những nước công nghiệp phát triển, có tiềm lực kinh tế mạnh, nguồn vốn lớn hoặc một số nước công nghiệp hóa, nhưng trình độ phát triển đã đạt đến mức khá cao làm cho các nhân tố phát triển sản xuất theo chiều rộng mất dần đi (còn lại những nhân tố thuộc về lợi thế so sánh tĩnh như lao động, tài nguyên thiên nhiên…) Kèm theo là hiện tượng dư thừa nguồn vốn trong nước, nên họ tìm mọi cách để đưa vốn sang nước khác để đầu tư. Nhờ đầu tư trực tiếp nước ngoài mà các nhà đầu tư có thể khai thác và sử dụng một cách triệt để những lợi thế của nước tiếp nhận đầu tư. Những nước có trình độ phát triển thấp hơn, các nước này sẵn sàng tiếp nhận dòng vốn từ các nước khác chảy vào đề phát triển nền kinh tế trong nước.
  • 26. 17 FDI là nhân tố quan trọng giúp các nước đi đầu tư khắc phục tình trạng sản phẩm bị lão hóa. Đó là một trong những giải pháp tốt nhất để cứu giúp các ngành công nghiệp đã xế chiều ở trong nước. Thông qua FDI, các nước đi đầu tư có thể di chuyển máy móc thiết bị và công nghệ không còn tiên tiến ở nước họ sang các nước tiếp nhận đầu tư để kéo dài vòng đời sản phẩm trong khi tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp mới với các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao ở trong nước. Đây là một hiện tượng mang tính quy luật khách quan trong quá trình di chuyển vốn quốc tế, nó đòi hỏi các nền kinh tế tham gia vào quá trình này luôn luôn phải cân nhắc và lựa chọn. Các nước tiếp nhận đầu tư (nước sở tại) là nguồn cung cấp ổn định với chi phí thấp các nguồn lực như: nguyên vật liệu, lao động… cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tóm lại, có thể thấy đối với các nước đi đầu tư, FDI sẽ góp phần làm tăng tổng sản phẩm quốc dân của đất nước bằng sự đóng góp của các khoản lợi nhuận thu được từ nước ngoài chuyển về. FDI đóng phần vào việc mở rộng thương mại đặc biệt là xuất nhập khẩu trong những ngành có ý nghĩa quan trọng đối với nên kinh tế, là động lực chủ yếu để thúc đẩy việc nghiên cứu và triển khai công nghệ mới của nước nhận đầu tư. Bên cạnh đó, FDI là phương tiện không những chỉ để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế của nước đi đầu tư mà còn để phục vụ cho các mục tiêu khác của họ nhằm vào việc củng cố vững chắc và bành chướng thế lực chính trị trên thị trường quốc tế. * Tác động tiêu cực FDI không chỉ tạo ra những tác động tích cực mà còn tạo ra những ảnh hưởng bất lợi về việc làm và thu nhập của người lao động trong nước. Trong nhiều trường hợp, nếu như việc quản lý vĩ mô không được hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng các nước đầu tư (mạnh về xuất khẩu) nhưng lại là quốc gia nhập khẩu những hàng hóa và dịch vụ nhất định vì các doanh nghiệp không muốn đầu tư và bán sản phẩm trên thị trường nội địa dẫn đến tình trạng thiếu hụt, mất cân đối. Đầu tư ra nước ngoài cũng thường gắn với chuyển giao công nghệ mới, do đó trong nhiều trường hợp đã làm tăng khả năng cạnh tranh cho đối thủ. Đây là một số vấn đề hiện được
  • 27. 18 nhà nghiên cứu kinh tế rất quan tâm khi đưa ra nhận định và đánh giá về tác động của hiện tượng kinh tế này 1.1.3.2 Đối với nước tiếp nhận đầu tư * Tác động tích cực Thứ nhất; FDI không để lại gánh nặng nợ cho chính phủ nước tiếp nhận đầu tư như hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hoặc các hình thức đầu tư nước ngoài khác như phát hành trái phiếu ra nước ngoài…Bởi vì, chính các nhà đầu tư nước ngoài tự bỏ vốn ra kinh doanh, trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, làm ăn lâu dài ở nước sở tại, hoàn toàn tự chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư. Nước tiếp nhận FDI ít phải chịu những điều kiện rằng buộc kèm theo của người cung ứng vốn như tiếp nhận ODA, kể cả kèm theo những điều kiện về chính trị, có ảnh hưởng đến công việc nội bộ, chủ quyền của đất nước đi vay. Thực hiện liên doanh với nước ngoài, việc bỏ vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước có thể giảm được rủi ro về tài chính, trong tình huống xấu nhất khi gặp rủi ro thì các đối tác nước ngoài cũng sẽ là người cùng chia sẻ rủi ro với các công ty của nước sở tại. Do vậy, FDI là hình thức thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài tương đối ít rủi ro cho nước tiếp nhận đầu tư. Đây là điều nhiều nước đang phát triển quan tâm, vì khả năng trả nợ của họ, nhất là phải trả nợ bằng ngoại tệ mạnh thường là yếu kém. Thứ hai; Do đặc điểm và bản chất của FDI, nhà đầu tư không dễ dàng rút vốn ra khỏi nước sở tại như đầu tư gián tiếp. Kinh nghiệm rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực năm 1997 cho thấy, những nước chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng thường là nước tiếp nhận nhiều vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, ngược lại những nước thu hút nhiều FDI thường chịu tác động của khủng hoảng ít hơn, nhẹ hơn. Kinh nghiệm của một số nước lâm vào khủng hoảng tài chính - tiền tệ như Mêhico (1984) và Arghentina (2001) cũng đã nhận định tương tự. Chính vì vậy, sau các cuộc khủng hoảng tài chính tiên tệ, các nước đang phát triển được khuyến cáo nên thay đổi chính sách theo hướng thận trọng hơn với
  • 28. 19 đầu tư gián tiếp, chú trọng hơn đến việc thu hút, sử dụng FDI. Đối với FDI, nhà đầu tư thường tính chuyện làm ăn lâu dài, không mang tính đầu cơ như đầu tư gián tiếp. Trong trường hợp không muốn làm ăn tiếp, nhà đầu tư cũng không thể rút vốn dễ dàng, nhanh chóng như đầu tư gián tiếp, vì vốn đầu tư của họ nằm trực tiếp trong nhà xưởng, thiết bị trên đất nước tiếp nhận đầu tư, phải chuyển đổi thành tiền bằng cách bán lại hoặc thanh lý nhà máy mới thu hồi vốn và chuyển về nước được. Thứ ba: FDI không đơn thuần là vốn, mà kèm theo đó là công nghệ, kỹ thuật, phương thức quản lý tiên tiến, cho phép tạo ra những sản phẩm mới, mở ra thị trường mới…cho nước tiếp nhận đầu tư. Đây là điểm hấp dẫn quan trọng của FDI, bởi vì hầu hết các nước đang phát triển có trình độ khoa học và công nghệ thấp, trong khi phần lớn những kỹ thuật mới được phát minh trên thế giới vẫn xuất phát chủ yếu từ các nước công nghiệp phát triển, do đó để rút ngắn khoảng cách và đuổi kịp các nước công nghiệp phát triển, các nước này rất cần nhanh chóng tiếp cận với các kỹ thuật mới. Tùy theo hoàn cảnh cụ thể của mình, mỗi nước có cách đi riêng lẻ để nâng cao trình độ công nghệ của mình, nhưng thông qua FDI là cách tiếp nhận nhanh, trực tiếp và thuận lợi. Thực tế cho thấy, FDI là một kênh quan trọng đối với việc chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với các nước vừa thiếu vốn, vừa có trình độ phát triển thấp, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý kém, đội ngũ cán bộ chưa được đào tạo đầy đủ. Đồng thời, FDI có tác dụng rõ nét hơn các hình thức đầu tư nước ngoài khác trong việc trấn hưng làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt và sự sôi động của nền kinh tế nước tiếp nhận nhờ gia tăng sự hiện diện của các nhà đầu tư nước ngoài, kéo theo các dịch vụ phục vụ cho họ (vận tải, khách sạn, văn phòng, nhà hàng ăn uống, vui chơi giải trí…). Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận. Thứ tư: Thông qua tiếp nhận FDI, nước tiếp nhận đầu tư có điều kiện thuận lợi để gắn kết nền kinh tế trong nước với hệ thống phân phối, trao đổi quốc tế thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chủ thể chủ yếu của hoạt động FDI trên thế giới
  • 29. 20 hiện nay là các công ty xuyên quốc gia với mạng lưới chân rết toàn cầu, thông qua tiếp nhận đầu tư của các công ty, tập đoàn, nước sở tại có điều kiện thuận lợi để tiếp cận và thâm nhập thị trường quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu, làm quen với tập quán thương mại quốc tế, thích nghi nhanh hơn với những thay đổi trên thị trường thế giới…Đó là vai trò làm cầu nối và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế rất quan trọng của FDI, một nhân tố đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Thứ năm: FDI có thể duy trì sử dụng lâu dài, từ khi một nền kinh tế còn ở mức phát triển thấp cho đến khi đạt được trình độ phát triển cao. Nó có thể được sử dụng rất lâu dài trong suốt quá trình phát triển của mỗi nền kinh tế, tùytheo chính sách của nước tiếp nhận. Tóm lại đối với Việt Nam vốn FDI có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó góp phần vào tăng GDP của nền kinh tế; cung cấp vốn cho CNH, HĐH đất nước; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên bên cạnh vai trò tích cực của nguồn vốn FDI thì nó cũng còn những hạn chế nhất định đối với nước tiếp nhận. * Tác động tiêu cực Bên cạnh những mặt tích cực, FDI có thể gây ra những bất lợi cho nước tiếp nhận, đó là: - Việc sử dụng nhiều vốn đầu tư nước ngoài nói chung và FDI nói riêng có thể dẫn đến việc thiếu chú trọng huy động và sử dụng tối đa vốn trong nước, gây ra sự mất cân đối trong đầu tư (giữa vốn trong nước và vốn nước ngoài), có thể gây nên sự phụ thuộc của nền kinh tế vào vốn nước ngoài, vào nhà đầu tư nước ngoài (kể cả bí quyết kỹ thuật, công nghệ, đầu mối cung cấp vật tư, nguyên liệu tiêu thụ sản phẩm…). Do đó, nếu tỷ trọng FDI chiếm quá lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển thì tính độc lập tự chủ có thể bị ảnh hưởng, nền kinh tế phát triển có tính lệ thuộc bên ngoài, thiếu vững chắc (nhất là khi dòng vốn FDI có sự biến động, giảm sút lớn…)
  • 30. 21 - Các nhà đầu tư nước ngoài thường sử dụng lợi thế của mình đối với doanh nghiệp ở trong nước tiếp nhận, nhất là trong trường hợp liên doanh, để thực hiện biện pháp “chuyển giá” thông qua cung ứng nguyên vật liệu, chi lợi ngay từ khâu này, làm cho giá thành sản phẩm cao một cách giả tạo, giảm lợi nhuận, thậm chí gây ra “lỗ giả, lãi thật” gây thiệt hại cho người tiêu dùng và giảm thu ngân sách của nước sở tại (nhất là trong trường hợp chính sách và trình độ quản lý của nước chủ nhà chưa chặt chẽ, hoàn chỉnh). Đôi khi, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thực hiện chính sách cạnh tranh bằng con đường bán phá giá, chịu lỗ trong giai đoạn đầu và các hình thức cạnh tranh không bình đẳng khác để loại trù đối thủ cạnh tranh, đặc chiếm hoặc khống chế thị trường, lấn át các doanh nghiệp trong nước, làm cho một ngành hoặc một số ngành sản xuất trong nước không phát triển được. - Lợi dụng trình độ công nghệ thấp và quản lý yếu kém của nước chủ nhà, một số nhà đầu tư nước ngoài thông qua con đường FDI để tiêu thụ những máy móc, thiết bị lạc hậu, thậm chí đã thải loại sang nước tiếp nhận FDI. Thực tế ở nhiều nước cho thấy khi thực hiện các dự án liên doanh, các đối tác nước ngoài đã tranh thủ góp vốn bằng các thiết bị và vật tư đã lạc hậu, đã qua sử dụng (được tân trang) hoặc nhiều khi đã đến thời hạn thanh lý. Nếu không có những quy định và sự kiểm soát chặt chẽ, nước nhận FDI dễ trở thành “bãi thải công nghiệp” của các công ty xuyên quốc gia, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. - Thông qua sức mạnh hơn hẳn về tiềm lực tài chính, sự có mặt của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty xuyên quốc gia có khả năng gây ra một số ảnh hưởng bất lợi về kinh tế - xã hội như làm tăng chênh lệch về thu nhập, làm gia tăng sự phân hóa trong các tầng lớp nhân dân, tăng mức độ chênh lệch phát triển trong một vùng hoặc giữa các vùng… So với các các hình thức đầu tư nước ngoài khác, nước chủ nhà khó chủ động trong việc điều phối, phân bố sử dụng nguồn vốn FDI vì về cơ bản, quyết định đầu tư (cả về quy mô, địa điểm, hình thức đầu tư, sản phẩm, công nghệ, phân phối sản phẩm…) thuộc về nhà đầu tư. Những mặt bất lợi của FDI gây ảnh hưởng như thế nào còn phụ thuộc vào yếu
  • 31. 22 tố chủ quan của nước chủ nhà (quan điểm, nhận thức, chiến lược, thể chế, chính sách, công tác tổ chức quản lý nước ngoài đối với lĩnh vực này). Nếu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ và có các biện pháp phù hợp, nước tiếp nhận FDI có thể hạn chế, giảm thiểu được những tác động tiêu cực, bất lợi, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài và lợi ích quốc gia, tạo ra lợi ích tổng thể tích cực của việc tiếp nhận FDI cho tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo mục đích, định hướng của mình. 1.1.4 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thu hút FDI 1.1.4.1 Tình hình ổn định chính trị Có thể nói, ổn định chính trị là nhân tố hấp dẫn hàng đầu đối với các nhà đầu tư. Yếu tố này lại càng đặc biệt quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Bởi vì, tình hình chính trị ổn định là điều kiện tiên quyết để đảm bảo các cam kết của chính phủ đối với các nhà đầu tư về sở hữu đầu tư, các chính sách ưu tiên đầu tư và định hướng phát triển của nước nhận đầu tư. Đồng thời, ổn định chính trị còn lại điều kiện tiên quyết để duy trì sự ổn định về tình hình kinh tế - xã hội. Đây là nhân tố quan trọng tác động đến rủi ro của các hoạt động đầu tư. An toàn vốn đầu tư là nguyên tắc hàng đầu của các nhà đầu tư và đặc biệt đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Vì hoạt động trong môi trường xa lạ, vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài nên các nhà đầu tư nước ngoài rất lo sợ tài sản của họ bị nước chủ nhà tịch thu (quốc hữu hóa). Tình hình chính trị bất ổn đất ổn định thường dẫn tới đường lối phát triển không nhất quán. Có thể chính phủ đương nhiệm cam kết không quốc hữu hóa tài sản của người nước ngoài, nhưng sau khi đảo chính hoặc thay đổi, chính phủ mới chưa chắc đã đảm bảo những cam kết này hoặc lại đưa ra những sửa đổi làm đe dọa đến an toàn sở hữu tài sản của các nhà đầu tư nước ngoài. Ngược lại, tình hình chính trị ổn định là điều kiện tiên quyết đảm bảo đường lối phát triển nhất quán của nước chủ nhà. Nhờ đó, thực hiện được các cam kết về an toàn sở hữu và tài sản hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác, việc cam kết thực hiện các khuyến
  • 32. 23 khích đầu tư của nước chủ nhà luôn là vấn đề quan trọng được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, điều đó làm tăng sự chủ động cho các nhà đầu tư nước ngoài trong tính toán các chương trình đầu tư dài hạn của họ. Một vấn đề khác cũng được các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm, đó là định hướng đầu tư của nước chủ nhà. Vì các nhà đầu tư nước ngoài (chủ yếu là TNCs) thường có chiến lược kinh doanh dài hạn nên họ rất cận sự rõ ràng và ổn định trong định hướng đầu tư của nước chủ nhà. Chẳng hạn, phần lớn TNCs không thể hào hứng quyết định đầu tư vào một nước mà ở đó luôn thay đổi định hướng ưu tiên đầu tư, trong đó đặc biệt là khuyến khích đầu tư vào các ngành không phải lợi thế cạnh tranh của họ. Hơn nữa, sự thay đổi không rõ ràng và thiếu ổn định giữa định hướng đầu tư thay thế nhập khẩu và hướng vào xuất khẩu sẽ làm cho các nhà đầu tư nước ngoài lúng túng, không chủ động trong việc thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình. Tình hình chính trị có liên quan chặt chẽ với sự ổn định của kinh tế - xã hội. Đây là yếu tố tác động trực tiếp và có tính toàn diện làm tăng hoặc giảm khả năng rủi ro trong đầu tư. Các nhà đầu tư không thể quyết định chuyển vốn đầu tư vào thị trường có nền kinh tế khủng hoảng hoặc đang chứa đựng nhiều tiềm năng bùng phát khủng hoảng vì ở đó có độ mạo hiểm cao. Như vậy, sự ổn định tình hình chính trị ở nước chủ nhà không chỉ là điều kiện quan trọng đảm bảo an toàn vốn đầu tư mà còn có vai trò to lớn để đảm bảo sự ổn định nền kinh tế - xã hội, nhờ đó giảm được khả năng rủi ro đầu tư. Đây là những mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài. 1.1.4.2 Chính sách, pháp luật Quá trình đầu tư có liên quan đến rất nhiều các hoạt động của các tổ chức, cá nhân được tiến hành trong khoảng thời gian dài, ở nơi xa lạ nên các nhà đầu tư nước ngoài rất cần môi trường pháp lý vững chắc, có hiệu lực. Môi trường này bao gồm một hệ thống đầy đủ các chính sách, quy định cần thiết, đảm bảo sự nhất quán, không mâu thuẫn chồng chéo với nhau và có hiệu lực trong thực hiện. Các nhà đầu
  • 33. 24 tư nước ngoài luôn tôn trọng các quy định về chính sách, luật pháp của nước nhận đầu tư. Các hoạt động đầu tư nước ngoài chịu tác động bởi nhiều chính sách của nước nhận đầu tư, trong đó có các chính sách tác động trực tiếp như: Quy định về lĩnh vực được đầu tư, mức sở hữu của nước ngoài… miễn giảm thuế đầu tư, quy định các tỷ lệ xuất khẩu, tư nhân hóa, cạnh tranh, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ… và các chính sách có ảnh hưởng gián tiếp như: Chính sách về tài chính tiền tê, thương mại, văn hóa - xã hội, an ninh, đối ngoại…Mức độ đầy đủ và hợp lý của các chính sách này có ảnh hưởng mạnh đến dòng vốn đầu tư vào nước nhận đầu tư. Các quy định của nước nhận đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài là những rào cản đối với dòng lưu chuyển FDI. Các quy định thường là các thủ tục hành chính đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong việc đi lại, xin giấy phép đầu tư, giải quyết các khiếu kiện và các vấn đề khác trong cuộc sống của họ. Việc ban hành quá nhiều các quy định đối với các nhà đầu tư nước ngoài thường dẫn đến tình trạng “cửa quyền, sách nhiễu” của các cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài. Tình trạng này làm nản lòng các nhà đầu tư và góp phần làm tăng rủi ro trong công cuộc đầu tư của họ. Trái lại, nếu nước chủ nhà chỉ cần có những qui định cần thiết, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư thì sẽ góp phần tạo ra môi trường đầu tư minh bạch, bình đẳng và vì thế hấp dẫn được các nhà đầu tư nước ngoài. Một vấn đề nữa thường gây nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài và đẩy họ vào cảnh thua lỗ là các chính sách, quy định đối với đầu tư nước ngoài không thống nhất với nhau, dẫn đến các nhà đầu tư không biết phải theo chính sách hoặc quy định nào là đúng. Hiện tượng này dễ đẩy họ lâm vào tình trạng vi phạm pháp luật của nước chủ nhà. Mặt khác, việc sửa đổi các chính sách luật pháp đối với đầu tư nước ngoài không nhất quán sẽ làm cho các nhà đầu tư lúng túng trong thực hiện. Vì thế họ không yên tâm làm ăn dài hạn ở nước nhận đầu tư. Tính hiệu lực trong thực hiện chính sách pháp luật của nước nhận đầu tư là mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư nước ngoài. Do làm ăn ở nơi xa lạ, không có người thân thích, với lượng tài sản lớn, nên các nhà đầu tư nước ngoài phải
  • 34. 25 dựa vào pháp luật của nước nhận đầu tư để bảo đảm quyền lợi cho họ. Vì thế nếu việc thực hiện pháp luật không nghiêm, kém hiệu lực thì quyền lợi của họ sẽ bị đe dọa. Bởi vậy, các nhà đầu tư nước ngoài rất lo sợ đầu tư vào nơi có môi trường pháp lý nhiều rủi ro này. 1.1.4.3 Đặc điểm phát triển văn hóa - xã hội Đặc điểm văn hóa - xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động đầu tư nước ngoài. Nó bao gồm các yếu tố chủ yếu về ngôn ngữ, tôn giáo, giá trị đạo đức và tinh thần dân tộc, phong tục tập quán, thị hiếu thẩm mỹ và giáo dục. Các yếu tố này có thể là những cản trở kìm hãm hoặc khuyến khích các hoạt động đầu tư nước ngoài. Một trong những khó khăn nhất cho các nhà đầu tư khi kinh doanh ở nước ngoài là sự bất đồng về ngôn ngữ. Sự khác biệt về ngôn ngữ không chỉ phát sinh thêm chi phí (học ngoại ngữ, thuê phiên dịch…) mà còn có thể gây ra những hiểu nhầm nhau trong kinh doanh và khó khăn trong sinh hoạt của các nhà đầu tư. Bởi vậy, nếu ngôn ngữ của nước chủ nhà được nhiều nước sử dụng (Anh, Pháp, Trung Quốc…) hoặc gần với ngôn ngữ này thì rất thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Phong tục tập quán của nước chủ nhà có ảnh hưởng lớn đến thu hút đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư không muốn đầu tư vào một nơi mà có quá nhiều các tập tục khác lạ như ăn kiêng, nhiều lễ hội, tôn giáo và các cấm đoán trong giao tiếp với người nước ngoài. Trái lại, nếu nước chủ nhà có nhiều phong tục tập quán gần với các nhà đầu tư thì không chỉ tạo thuận lợi cho họ trong công việc kinh doanh mà còn giúp họ dễ hòa nhập với cuộc sống của nước sở tại. Mỗi nền văn hóa có đặc trưng riêng về thị hiếu thẩm mỹ. Nó có cách nhìn riêng về cái đẹp trong màu sắc, hình khối, âm nhạc…Các đặc điểm này ảnh hưởng đến thiết kế nhãn hiệu, quảng cáo và kiểu dáng của sản phẩm. Trình độ phát triển giáo dục - đào tạo đóng vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động đầu tư nước ngoài. Trình độ giáo dục và cơ cấu đầu tư hợp lý sẽ là cơ sở quan trọng để cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài đội ngũ lao động có tay nghề cao, thích ứng với tác phong lao động có kỷ luật. Nhờ đó, giảm được chi phí đào tạo nhân lực và đáp ứng yêu cầu sản xuất của họ.
  • 35. 26 1.1.4.4 Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung, kinh tế đối ngoại nói riêng. Do vậy, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội càng hiện đại, đồng bộ thì càng thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, góp phần khắc phục đói nghèo lạc hậu. Trong điều kiện hiện nay, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, do vậy yêu cầu kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội càng đóng vai trò quan trọng và chất lượng ngày càng cao. Trong đó, đặc biệt chú trọng kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, nó được coi là khâu đột phá dể thu hút nguồn vốn cả trong và ngoài nước nhằm phát triển nền kinh tế- xã hội. 1.2 Kinh nghiệm của một số nƣớc trong việc thu hút FDI 1.2.1. Kinh nghiệm của Thái Lan Thái Lan thu hút vốn FDI được 11,35 tỷ USD năm 2007, 8,54 tỷ USD năm 2008 và 5,95 tỷ USD năm 2009 và những dự án FDI này đã tạo công ăn việc làm cho 30.303 người đến cuối năm 2009. Sau đây là một số kinh nghiệm trong thu hút FDI của Thái Lan: - Coi trọng công tác hoạch định và thực thi chính sách đảm bảo đầu tư: Thái Lan là nước điển hình trong các nước ASEAN về việc đưa ra kế hoạch rất cụ thể cho từng thời kỳ, cho tổng thể nền kinh tế và mang tính công khai rõ rệt. Hiện nay, Thái Lan đang thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 10 (2006 – 2010) nhấn mạnh vào mục tiêu ổn đinh kinh tế - xã hội, thực thi chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu, coi trọng thu hút đầu tư nước ngoài và đề ra phương hướng phát triển nền kinh tế tri thức. Nhờ môi trường đầu tư được cải thiện, mà FDI đổ vào Thái Lan ngày càng nhiều. - Coi trọng tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư: Theo luật về xúc tiến đầu tư ban hành năm 1977, được sửa đổi bổ sung năm 1991 và 2005, Chính phủ Thái Lan đã đảm bảo với các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không quốc hữu hóa, đảm bảo cho họ quyền cạnh tranh bình đẳng như các doanh
  • 36. 27 nghiệp mới của Nhà nước. Để các nhà đầu tư nước ngoài hiểu rõ những ưu tiên trong luật xúc tiến đầu tư, Chính phủ Thái Lan đã thông qua Trung tâm dịch vụ đầu tư và bộ phận xúc tiến đầu tư. Thực chất, đây là cơ quan xúc tiến đầu tư của Thái Lan tiến hành các hoạt động phổ biến thông tin, xây dựng hình ảnh, thúc đẩy đầu tư, giám sát các nhà đầu tư và hỗ trợ sau đầu tư, hỗ trợ chính sách, vv. Để thu hút FDI, Thái Lan đã kí Hiệp định bảo hộ đầu tư đối với 43 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam (năm 2001), nhằm khuyến khích tăng cường đầu tư nước ngoài trong và ngoài khối ASEAN, để thúc đẩy hợp tác đầu tư nội khối. - Có những ưu đãi thuế để khuyến khích đầu tư: Để kích thích các đối tác đầu tư, Chính phủ Thái Lan đã xác định mức trung bình của thuế thu nhập doanh nghiệp là 30 %. Các tổ chức hiệp hội thanh toán từ 2- 10 % tổng thu nhập tuỳ thuộc vào loại hình kinh doanh. Các công ty vận tải quốc tế phải thanh toán 3 % tiền bán vé hoặc doanh thu vận tải. Riêng đối với thuế giá trị gia tăng được áp dụng ở mức 7 % theo các giai đoạn sản xuất - kinh doanh. Thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức 3 % thay cho thuế giá trị gia tăng, được áp dụng cho các loại hình kinh doanh ngân hàng thương mại, công ty tài chính, kinh doanh bất động sản, bảo hiểm, cửa hàng kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ và thị trường chứng khoán. Thuế chuyển lợi nhuận áp dụng với mức 10 % trên số lợi nhuận được chuyển ra nước ngoài. Tiền chuyển ra nước ngoài để mua nguyên liệu, thiết bị và thanh toán nợ không phải chịu thuế. - Phát triển cơ sở hạ tầng và giảm chi phí liên quan đến đầu tư: Chính phủ Thái Lan rất coi trọng hệ thống giao thông, sân bay, bến cảng, khu công nghiệp, kho bãi, nhà xưởng, vv. Kết quả của việc coi trọng này là ngày nay Thái Lan có hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối hiện đại. Từ phía Tây sang phía Đông và từ phía Bắc xuống phía Nam đều có đường cao tốc xuyên quốc gia. Năm 2009, cả nước có 180.053 km đường bộ và tổng chiều dài đường sắt là 4.041 km Sân bay quốc tế Băng Kok của Thái Lan là sân bay lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, được trang bị thiết bị hiện đại và là đầu mối tới nhiều nơi trên thế giới.
  • 37. 28 Cùng với nó là mạng lưới sân bay nội địa cũng phát triển mạnh. Thái Lan đã ưu tiên xây dựng hạ tầng tài chính với hệ thống ngân hàng, công ty bảo hiểm, tài chính, thị trường chứng khoán cùng với hạ tầng xã hội để đảm bảo giáo dục, y tế và phúc lợi xã hội. Chính phủ Thái Lan đã xây dựng một hệ thông các bệnh viện đạt tiêu chuẩn quốc tế chủ yếu ở Băng Kok. Đầu tư của Chính phủ Thái Lan cho giáo dục là 4 % GDP năm 2009. Do đó, hệ thống giáo dục của Thái Lan tương đối phát triển, đặc biệt là hệ thống giáo dục đại học và sau đại học. Thái Lan có các trường đại học khá nổi tiếng như: Đại học tổng hợp Chulalongkorn, Học viện kỹ thuật AIT và nhiều trường được quốc tế công nhận dành cho con em người Thái và người nước ngoài đến làm việc tại Thái Lan học tập. 1.2.2 Kinh nghiệm của Xingapo Hiện nay, Chính phủ Xingapo đang khuyến khích đầu tư trực tiếp của nước ngoài và coi thành phần kinh tế tư nhân, nhất là tư bản tư nhân ngoại quốc, là động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nước và khẳng định không quốc hữu hoá các xí nghiệp của người nước ngoài. Xingapo cũng rất chú trọng tới việc mở rộng sự hợp tác kinh tế và tìm kiếm thị trường cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp. Điều này giúp Xingapo thu hút 35,78 tỷ USD vốn FDI năm 2007, 10,91 tỷ USD vốn FDI năm 2008 và 16,81 tỷ USD vốn FDI năm 2009. Sự sụt giảm này là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hoạt động của các TNCs góp phần làm chuyển dịch cơ cấu sản xuất tập trung vào sản phẩm có giá trị tăng cao và các ngành công nghiệp chế tạo - dịch vụ. Sự phát triển các tập đoàn ở Xingapo trong ngành công nghiệp như đóng tàu, sửa chữa tàu, lọc dầu, công nghiệp điện, điện tử, …đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế. Tỷ trọng công nghiệp năm 2009 chiếm 34,6 % GDP; tỷ trọng ngành dịch vụ là 54,4 % GDP; và tỷ trọng nông nghiệp và khai khoáng là 0,0 7% GDP. Xingapo đã thành lập một Uỷ ban thế kỷ XXI với nhiệm vụ biến Xingapo thành một thành phố toàn cầu. Xingapo đã thực hiện đẩy mạnh đổi mới công nghệ, chú trọng đầu tư vào giáo dục, nghiên cứu và triển khai, xây dựng nguồn năng lực chủ đạo như: các trung tâm kỹ thuật, viện nghiên cứu,…Để thu hút các nguồn vốn đầu tư vào các ngành
  • 38. 29 nghề xác định, Chính phủ đã thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp và chính sách ưu tiên hoá hoạt động nghiên cứu và phát triển (R & D) công cộng, đặc biệt là thu hút những công ty sản xuất và dịch vụ tầm cỡ quốc tế, đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh.như: tập đoàn Promet, Keppel, vv. Từ năm 2005 đến nay, đầu tư của Chính phủ Xingapo cho hoạt động nghiên cứu và phát triển hàng năm chiếm trên 1,1 % GDP. Chính vì thế năm 2009, Xingapo xuất khẩu 37.700 bằng phát minh và chiếm 59 % tổng giá trị xuất khẩu năm 2009. Mức chi tiêu của Chính phủ để phát triển lực lượng lao động năm 2001 là 972 USD/người, năm 2009 là 10.841 USD/người. Chi tiêu của Chính phủ cho giáo dục trong giai đoạn 2001 – 2009 ở Xingapo chiếm 22% tổng chi tiêu của Chính phủ và khoảng 4,6 % GDP. Khả năng của người công nhân phát triển trong các lĩnh vực khá đặc biệt, thường được kết hợp với TNCs và thông qua các dự án FDI, một nửa chi phí do Chính phủ trả và một nửa chi phí do công ty trả. Từ những năm 1990, Xingapo mới có 1.307 công ty nước ngoài, phần lớn là các hãng của Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản. Đến năm 2009, Xingapo tập trung 26.000 công ty nước ngoài và 7.000 công ty xuyên quốc gia và tập đoàn lớn trên thế giới. Trong số đó 60 % trong số 7.000 công ty xuyên quốc gia có hoạt động ở Xingapo. 1.2.3. Kinh nghiệm của Malayxia Chính phủ Malayxia đã có một số điều chỉnh tích cực trong chính sách thu hút vốn FDI. Năm 2000, Chính phủ Malayxia đã đề ra kế hoạch thu hút FDI để phát triển và làm chủ công nghiệp điện tử. Trong giai đoạn 2000 – 2005, mục tiêu của Chính phủ Malayxia là thu hút FDI chất lượng cao, tri thức công nghệ mới để hiện đại hóa hệ thống sản xuất nội địa. Kế hoạch này đã loại bỏ hoạt động lắp ráp, tiến thẳng vào chế tạo làm phong phú thêm chuỗi giá trị nhờ các khu chế suất quy mô lớn, chất lượng cao. Chính phủ Malayxia đã thành lập 4 khu công nghiệp lớn trong giai đoạn này là: Penang, Selangor, Nam Ihor và Multimedia Super Corridor. Kế hoạch này đã giúp Malayxia tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu trong lĩnh vực công nghiệp điện tử.
  • 39. 30 Về chính sách bảo đảm đầu tư: Malayxia đã ký Hiệp định bảo hộ đầu tư với 75 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nhằm tạo lập lòng tin. Về chính sách cổ phần đầu tư: đối với khu vực sản xuất, các dự án đầu tư có thể thực hiện dưới hình thức 100 % vốn nước ngoài hoặc liên doanh. Với các dự án đầu tư mới, dự án mở rộng, đa dạng hoá, các nhà thầu có thể sở hữu 100 % vốn nước ngoài không phụ thuộc vào tỷ lệ xuất khẩu. Từ năm 2006, Malayxia cho phép 100 % sở hữu nước ngoài trong tất cả các lĩnh vực sản xuất công nghiệp mà không yêu cầu điều kiện xuất khẩu đối với các dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng và đa dạng hoá về đầu tư. Về chính sách khuyến khích đầu tư, thuế thu nhập công ty mức bình thường là 28 %; đối với lĩnh vực sản xuất, chế biến dầu khí, mức thuế là 38 %. Tuy nhiên, áp dụng khuyến khích thuế đối với các công ty sử dụng công nghệ cao, các dự án chiến lược nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm hoặc các hoạt động quan trọng của quốc gia; các dự án vừa và nhỏ…Malayxia áp dụng thuế VAT. Malayxia cũng rất chú trọng đến phát triển cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư nước ngoài. Nếu năm 1990 Malayxia chỉ có 86.115 km đường nhựa, đến năm 2008, Malayxia đã có 93.109 km và 1.686 km đường sắt. Đầu tư của Chính phủ Malayxia cho giáo dục trong giai đoạn từ 2001 – 2009 bình quân khoảng 6 % GDP. Do đó, đến nay Malayxia đã có một hệ thống giao thông tương đối hiện đại, thuận lợi cho việc đi lại giữa các vùng miền của Malayxia. 1.2.4. Kinh nghiệm thu hút FDI của Hoa Kỳ Vào những năm 1980, dòng vốn FDI đã đổ dồn vào Mỹ do quy mô và độ mở của nền kinh tế, đặc biệt là khi quá trình toàn cầu hóa được đẩy mạnh. Nhiều doanh nghiệp ở châu Âu và châu á đã tìm đến Mỹ như địa điểm đầu tư lý tưởng vì Mỹ có thế mạnh về công nghệ và thị trường vốn phát triển cũng như môi trường đầu tư thân thiện (vốn pháp định thấp, quy định và luật ít, dễ dự báo, không nặng gánh về thuế). Tuy nhiên, những chính sách và môi trường kinh doanh thân thiện không phải là chiến lược quốc gia để thu hút FDI của Mỹ. Nó chỉ phản ánh văn hóa thúc đẩy
  • 40. 31 kinh doanh truyền thống vốn đã tồn tại trong thời gian dài, ảnh hưởng về mặt chính trị của những chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư và các nhà quản lý trong việc tìm kiếm những quy định để thúc đẩy và tạo điều kiện cho đầu tư trong nước. Mỹ đã thành công trong việc thu hút FDI dựa vào các quy định pháp luật, cụ thể là ở cấp độ liên bang. Mặc dù chính quyền liên bang không liên quan nhiều đến quá trình cạnh tranh thu hút FDI bằng luật, nhiều quy định có liên quan đến các nhà đầu tư không phải được xây dựng bởi chính quyền liên bang mà bởi chính quyền cấp bang, thậm chí ở mức độ nào đó bởi chính quyền thành phố và cộng đồng. Bên cạnh đó, việc cạnh tranh bằng các ưu đãi hiếm được đặt ra ở cấp chính quyền trung ương nhưng lại rất phổ biến ở cấp chính quyền bang. Vì vậy, xem xét kinh nghiệm của Mỹ thông qua việc nghiên cứu các chính sách ưu đãi của chính quyền các bang. Các chính sách ưu đãi thường được các bang áp dụng là: giảm thuế tài sản, tín dụng thuế theo thu nhập, miễn hoặc giảm thuế doanh thu. Tuy nhiên, do các gói khuyến khích về lợi ích cho nhà đầu tư giữa các bang thường giống nhau nên họ sẽ phải tiếp tục đưa ra những chính sách ưu đãi hơn nữa để cạnh tranh thu hút FDI. Từ những năm 1980, quan điểm về hiệu ứng của chính sách ưu đãi trong thu hút đầu tư đối với quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư đã thay đổi. Theo nghiên cứu của Donahue - Giáo sư trường Jonh F.kenedy, Đại học Harvard (Mỹ) năm 2000, có nhiều nhân tố dẫn đến sự thay đổi về vai trò của chính sách ưu đãi trong thu hút FDI, trong đó có những yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa địa điểm đầu tư này với địa điểm đầu tư khác: ví dụ như cải thiện về cơ sở hạ tầng giao thông và viễn thông, sự tăng mạnh nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ có giá trị cao hoặc tác động làm giảm số lượng doanh nghiệp (có sự hiện diện của yếu tố gia đình hoặc văn hóa) trong một khu vực cụ thể do hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A), yếu tố “toàn cầu hóa”, trong đó có nhiều doanh nghiệp nước ngoài mà không có sự hiện diện của những yếu tố trên. Cạnh tranh ngày càng tăng và áp lực về lợi nhuận biên cũng khiến nhà đầu tư trở nên nhạy cảm hơn với chính sách thuế và các khoản trợ cấp. Điều này có thể dẫn đến nhận thức là: các doanh nghiệp khác đang nhận được nhiều ưu đãi hơn, từ đó họ được khuyến khích làm điều tương tự để không phải rơi vào hoàn cảnh cạnh tranh trong yếu thế.
  • 41. 32 Năm 2013, Phát biểu tại cuộc họp thượng đỉnh về đầu tư ưu tiên SelectUSA 2013, tổ chức ở Washington, với sự tham dự của khoảng 1.200 đại diện doanh nghiệp đến từ gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng với các Giám đốc điều hành (CEO) của các tập đoàn lớn tại Mỹ, Tổng thống Obama lần đầu tiên chính thức công bố kế hoạch mới về thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Mỹ, nhất là các doanh nghiệp có khả năng mở rộng thị trường lao động, tạo thêm việc làm mới cho nước Mỹ. Đây là một phần trong sáng kiến quy mô lớn nhằm thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Mỹ. Tuy nhiên, sự phục hồi kinh tế yếu và chậm cộng với sự bế tắc của nền chính trị, sự bất ổn định trong chính sách công và nguy cơ rơi vào cuộc khủng hoảng tài khóa đã khiến các công ty nước ngoài dần rút khỏi thị trường Mỹ. Theo báo cáo của Nhà Trắng công bố ngày 31/10/2012, luồng vốn FDI đổ vào Mỹ trong năm 2012 đã giảm xuống còn 166 tỷ USD, giảm 28% so với cùng kỳ năm trước. Để đảo ngược xu hướng FDI giảm sút này, Tổng thống Obama đã phác thảo một loạt các biện pháp ở tầm cỡ quốc gia nhằm lôi kéo các công ty nước ngoài đầu tư, tạo việc làm tại Mỹ. Thứ nhất, thu hút vốn đầu tư nước ngoài sẽ trở thành một nhiệm vụ ưu tiên của các sứ quán và các nhà ngoại giao Mỹ ở nước ngoài. Lâu nay, các sứ mạng thu hút đầu tư nước ngoài vẫn thường dành cho các thống đốc bang và các thị trường thành phố lớn của Mỹ. Nhà Trắng cho biết trọng điểm đầu tiên sẽ là 32 thị trường khu vực chủ chốt vốn đã chiếm 90% đầu tư nước ngoài ở Mỹ. Thứ hai, nếu như trước đây các quan chức chính phủ vẫn thường nhấn mạnh đến các công ty nước ngoài riêng lẻ, kế hoạch mới này đề nghị một sự phối hợp của các giới chức cấp cao gồm cả Tổng thống. Thứ ba, các công ty muốn đầu tư vào Mỹ sẽ tiếp xúc trực tiếp với cơ quan liên bang nhằm giảm bớt thủ tục hành chính và chi phí trung gian. Cuối cùng, chính quyền sẽ giúp các bang, các thành phố và các vùng trên khắp nước Mỹ kết nối trực tiếp với các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng. Cho đến nay, đầu tư nước ngoài đã trở thành một phần quan trọng của
  • 42. 33 nền kinh tế Mỹ với mức đóng góp hàng trăm tỷ USD/năm, mặc dù mức độ đầu tư đã giảm liên tục kể từ đợt suy thoái 2008-2009, góp phần khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới phục hồi chậm chạp. Tuy vậy, theo báo cáo của Bộ Thương Mại và Hội đồng Cố vấn kinh tế của Tổng thống Obama, Mỹ liên tục đứng đầu thế giới về thu hút FDI kể từ năm 2006 đến nay, với dòng vốn tổng cộng lên tới 1.500 tỷ USD. Mỹ hiện là nước thu hút FDI lớn nhất thế giới. Mặc dù FDI vào Mỹ đã giảm dần từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính nhưng tổng số vốn FDI vào Mỹ năm ngoái vẫn là 188 tỷ USD (so với 161 tỷ USD trong năm 2012), cao hơn 50% so với mức của Trung Quốc - nước thu hút FDI thứ hai thế giới (124 tỷ USD trong năm 2013, 121 tỷ USD trong năm 2012). Đầu tư vào Mỹ chủ yếu đến từ một nhóm các nước công nghiệp gồm Nhật Bản, Canada, Australia, Hàn Quốc và các nước Tây Âu – vốn chiếm trới 80% FDI mới đổ vào Mỹ. Trong khi đó, mặc dù còn khiêm tốn nhưng dòng vốn đầu tư của các nền kinh tế mới nổi vào Mỹ như Trung Quốc và Brazil cũng đang gia tăng nhanh chóng. Hình1.1: 20 nước thu hút FDI nhiều nhất thế giới
  • 43. 34 1.2.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong thu hút FDI Một là, xây dựng chính sách ưu đãi nhằm thu hút và sử dụng FDI hiệu quả. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, chính sách minh bạch, rõ ràng, ổn định có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thu hút vốn FDI. Các nước đang phát triển cần tiếp thu kinh nghiệm này trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình, đặc biệt là khi xây dựng các chính sách liên quan đến hoạt động FDI như: Miễn thuế thu nhập, thuế công ty, thuế tài sản cho những nhà đầu tư nước ngoài nếu họ tham gia vào những dự án đáp ứng một trong những yêu cầu có khả năng cải thiện cán cân thanh toán, đòi hỏi kỹ thuật-công nghệ cao, khối lượng vốn lớn,… Chính sách thương mại: Kinh nghiệm của Chính phủ Xingapo tạo điều kiện để chế độ tự do hoá thương mại nhanh chóng đi vào cuộc sống. Ngoài một số mặt hàng cấm xuất khẩu như: ma tuý, vũ khí, đồ cổ,…họ cho phép các công ty trong nước và liên doanh đầu tư nước ngoài được phép xuất khẩu và nhập khẩu các mặt hàng mà luật pháp không cấm, với biểu thuế xuất nhập khẩu hàng hoá là 0 %. Do đó, khích thích được một khối lượng vốn lớn hàng năm của các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào. Chính sách xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ Xingapo không ngừng tăng cường đầu tư cho giáo dục. Theo số liệu thống kê từ năm 2001 đến năm 2009, tổng giá trị quốc dân của Xingapo từ 153 tỷ đô la Xingapo tăng lên 257 tỷ đô la Xingapo, tăng gấp 2 lần. Chi cho giáo dục cùng kỳ từ 57,3 tỷ đô là Xingapo tăng lên 146,7 tỷ đô la Xingapo, tăng gấp 3 lần. Để thu hút FDI, các chính sách ưu đãi về mặt tài chính không đủ hấp dẫn đầu tư mà cần phải mạnh dạn phát triển hình thức FDI phù hợp với cơ cấu tổ chức của TNCs như cho phép thành lập chi nhánh công ty, thành lập công ty theo mô hình công ty mẹ - con và doanh nghiệp 100 % vốn nước ngoài. Đồng thời, cần chuẩn bị hành lang pháp lý để thực hiện lộ trình mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các lĩnh vực thương mại, dịch vụ.