SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA, QUYẾT
ĐỊNH VÀ GIÁM SÁT NGÂN SÁCH CỦA HĐND
TỈNH PHÚ YÊN
Đ/c Nguyễn Ngọc Ẩn
UVTT, Trưởng Ban KT-NS HĐND tỉnh
 Ngân sách là lĩnh vực quan trọng, tác động trực tiếp đến sự
phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng. Do
đó, nếu quyết định ngân sách đúng, là tập trung được nguồn
lực vào các lĩnh vực then chốt, sẽ kích thích đầu tư phát triển
tạo tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy các lĩnh vực khác cùng
phát triển. Theo quy định của Pháp luật, HĐND cấp tỉnh có
thẩm quyền quyết định dự toán, phân bổ ngân sách; phê chuẩn
quyết toán ngân sách, quyết định các chủ trương, biện pháp để
triển khai thực hiện ngân sách địa phương và giám sát việc
thực hiện ngân sách
1. Thực trạng thẩm tra, quyết định và giám sát ngân sách của HĐND
tỉnh Phú Yên:
 Phú Yên là một trong những tỉnh trong khu vực còn nhiều khó khăn, xuất
phát điểm của nền kinh tế thấp, thu ngân sách trên địa bàn năm 2009, đạt
1.012 tỷ đồng, chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu chi, hàng năm phải nhận bổ
sung cân đối từ ngân sách trung ương. Vì thế, việc quyết định về chính sách
tài chính-ngân sách là nhiệm vụ rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế-
xã hội của địa phương. Thực hiện tốt, có chất lượng nhiệm vụ này sẽ khẳng
định vị thế và nâng cao trách nhiệm của HĐND tỉnh trước nhân dân.
 Thời gian qua, nhất là nhiệm kỳ 2004-2011, HĐND tỉnh Phú Yên đã chú
trọng và chủ động hơn trong việc xem xét, quyết định các vấn đề quan
trọng của địa phương. Trong đó, từng bước thực hiện tốt hơn nhiệm vụ,
quyền hạn trong việc quyết định ngân sách địa phương.
 Thời gian qua, nhất là nhiệm kỳ 2004-2011,
HĐND tỉnh Phú Yên đã chú trọng và chủ động
hơn trong việc xem xét, quyết định các vấn đề
quan trọng của địa phương. Trong đó, từng
bước thực hiện tốt hơn nhiệm vụ, quyền hạn
trong việc quyết định ngân sách địa phương.
 Việc quyết định dự toán, phương án phân bổ ngân sách ở tỉnh
Phú Yên đã được cải thiện khá rõ nét, công khai, và minh bạch
hơn trước. Bước vào thời kỳ ổn định ngân sách nhà nước,
HĐND tỉnh đã ban hành nghị quyết phê chuẩn thời kỳ ổn định
ngân sách; phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi; tỷ lệ phần trăm
phân chia nguồn thu giữa các cấp chính quyền địa phương;
định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách các cấp thuộc
ngân sách địa phương. HĐND tỉnh cũng ban hành các nghị
quyết về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu
tư xây dựng cơ bản; quy chế chi tiêu hội nghị; quy định chi
tiêu tài chính phục vụ hoạt động HĐND các cấp…và nhiều
nghị quyết chuyên đề khác liên quan đến lĩnh vực ngân sách.
 Căn cứ vào định mức và các yếu tố liên quan đến kế hoạch năm của từng
đơn vị để quyết định phân bổ ngân sách cho phù hợp, đảm bảo mục tiêu tiết
kiệm chi thường xuyên để tăng chi đầu tư phát triển. Khi xem xét dự toán,
ngoài việc phải rà soát để đảm bảo nhiệm vụ chi, còn phải thực hiện đúng
theo quy định của Chính phủ. Đối với phân bổ nguồn vốn đầu tư xây dựng
cơ bản, cần tập trung ưu tiên những công trình quan trọng, các lĩnh vực
then chốt, bức xúc, những công trình chuyển tiếp, tránh phân bổ dàn trải để
đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả đầu tư. Việc HĐND quyết định
phân bổ chi tiết nguồn thu từ nhiệm vụ chi tới từng đơn vị sử dụng ngân
sách nhà nước, phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản đến từng công trình
đều phải được phản ánh cụ thể trong nghị quyết của HĐND tỉnh. Trường
hợp trong quá trình thực hiện có sự điều chỉnh dự toán ngân sách thì giao
cho Thường trực HĐND tỉnh thống nhất với UBND tỉnh để phân bổ, sau đó
báo cáo với HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
 Đồng thời với việc quyết định dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách địa
phương, HĐND tỉnh đặc biệt quan tâm đến việc đề ra các chủ trương, giải
pháp để tổ chức thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh. Trong đó, lưu ý các
chủ trương, giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế để tăng nguồn thu, các giải
pháp nhằm khai thác, nuôi dưỡng phát triển các nguồn thu ngân sách,
khuyến khích các đơn vị phấn đấu vượt kế hoạch thu, và các giải pháp đảm
bảo quản lý, sử dụng ngân sách địa phương đúng chế độ chính sách và có
hiệu quả, nhằm ngăn chặn những tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình
quản lý, sử dụng ngân sách địa phương.
 Khi phân bổ dự toán ngân sách nhà nước, HĐND tỉnh Phú Yên đã quy định
đối với các khoản chi đã ghi vào dự toán ngân sách nhà nước năm kế hoạch
nhưng chưa phân bổ chi tiết, và sử dụng khoản tăng thu ngân sách địa
phương, UBND tỉnh phải thống nhất với Thường trực HĐND tỉnh bằng
văn bản trước khi thực hiện và báo cáo HĐND tỉnh vào kỳ họp gần nhất,
bước đầu đã tạo được nề nếp, tạo được quy trình sử dụng ngân sách chặt
chẽ, đúng quy định.
 Trong quá trình lập dự toán và quyết toán ngân sách,
được sự phân công của Thường trực HĐND tỉnh, Ban
kinh tế -ngân sách HĐND tỉnh nghiên cứu xem xét
trước để tham gia thảo luận tại các cuộc họp của
UBND tỉnh đối với các báo cáo dự thảo về lĩnh vực
này trước khi UBND tỉnh có báo cáo trình ra tại kỳ
họp HĐND tỉnh.
 Trên cơ cở báo cáo của UBND tỉnh gửi đến kỳ họp
HĐND tỉnh, Ban kinh tế- ngân sách tiến hành thẩm
tra xem xét dự toán ngân sách địa phương và phương
án phân bổ ngân sách theo các nội dung sau:
 Thẩm tra xem xét các căn cứ xây dựng dự toán ngân sách:
 - Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương hàng năm gắn với kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
 - Các văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên hàng năm:
 - Nhiệm vụ thu, chi ngân sách do cấp trên giao theo quy định của luật ngân
sách nhà nước.
 - Định mức phân bổ ngân sách địa phương đã được HĐND thông qua,
UBND cấp tỉnh quyết định.
 - Các chính sách chi ngân sách được cấp có thẩm quyền ban hành ảnh
hưởng đến xây dựng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn.
 - Chế độ thu phí, lệ phí do HĐND tỉnh ban hành theo phân cấp, chế độ chi
tiêu đặc thù của địa phương do HĐND tỉnh ban hành theo phân cấp của
Chính phủ.
 Thẩm tra xem xét tính cân đối ngân sách địa phương:
 - Xem xét tổng thể cân đối ngân sách địa phương đảm bảo
nguyên tắc cân đối giữa thu ngân sách địa phương với chi
ngân sách địa phương.
 - Cân đối thu, chi ngân sách đưa vào cân đối ngân sách địa
phương.
 - Cân đối giữa chi có mục tiêu với nguồn vốn bổ sung có mực
tiêu từ ngân sách cấp trên và nguồn bố trí từ ngân sách địa
phương.
 - Cân đối giữa các khoản thu, chi cân phản ánh qua ngân sách.
 - Phương án huy động vốn đầu tư theo quy định tại khoản 3
điều 8 Luật ngân sách nhà nước.
 Thẩm tra, xem xét dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu
ngân sách địa phương được hưởng theo quy định của Luật ngân sách
nhà nước:
 - Xem xét tổng thể dự toán thu để có nhận xét đánh giá dự toán thu ngân
sách nhà nước trên địa bàn có phù hợp hay không phù hợp với tình hình
thực tế, đảm bảo tích cực và khả thi hay không ( trên cơ sở làm rõ các yếu
tố sau: Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế cho năm kế hoạch; tốc độ
tăng thu so với thực hiện năm trước; ước thực hiện năm trước với một số
năm liền kề).
 - Sau khi xem xét tổng thể dự toán thu ngân sách nhà nước, căn cứ vào cơ
cấu nguồn thu của địa phương để xem xét đối với những lĩnh vực thu lớn
có ảnh hưởng trực tiếp đến xây dựng dự toán thu ngân sách của năm sau,
và tùy theo tình hình thực tế để cơ cấu nguồn thu cho phù hợp.
 Thẩm tra xem xét dự toán chi ngân sách địa phương:
 - Xem xét tổng thể bố trí chi ngân sách địa phương, đảm bảo nguyên tắc:
 Tổng chi NSĐP = Thu NSĐP được hưởng ( theo phân cấp) + Bổ sung từ
NS cấp trên ( cân đối và mục tiêu).
 - Xem xét về cơ cấu chi ngân sách địa phương ( như: Cơ cấu giữa chi đầu
tư và chi thường xuyên, cơ cấu giữa lĩnh vực chi trong chi đầu tư xây dựng
cơ bản, tốc độ tăng chi ngân sách đối với từng lĩnh vực).
 - Xem xét bố trí đối với một số lĩnh vực chi, nhiệm vụ chi quan trọng của
địa phương (như: chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên).
 Thẩm tra phương án phân bổ ngân sách:
 - Xem xét các căn cứ phân bổ ngân sách cấp mình.
 - Số dự toán ngân sách chi cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp mình.
 - Số bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu cho từng đơn vị cấp dưới.
 Thẩm tra phương án phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi
giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương:
 - Xem xét căn cứ xây dựng phương án phân cấp nguồn
thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa
phương.
 - Xem xét phương án phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi
giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương.
 Thẩm tra định mức phân bổ ngân sách địa phương:
 - Xem xét căn cứ xây dựng định mức phân bổ ngân sách
địa phương có phù hợp không.
 - Sau đó xem xét các định mức phân bổ ngân sách địa
phương đảm bảo cho phù hợp.
 Về quyết toán ngân sách, là một khâu quan trọng trong công
tác quản lý và sử dụng ngân sách, được HĐND tỉnh phê duyệt
khi đã đảm bảo các yêu cầu sau:
 - Thực hiện đúng dự toán ngân sách địa phương đã được
HĐND quyết định, những chỉ tiêu tăng, giảm hoặc thay đổi so
với dự toán phải được giải trình rõ lý do, nguyên nhân.
 - Đảm bảo đúng chế độ, chính sách của nhà nước quy định.
 - Ban kinh tế - ngân sách của HĐND tỉnh đã thẩm tra, thông
qua việc nghiên cứu báo cáo của UBND và nghe các ngành
chức năng có liên quan ( Kế hoạch – Đầu tư, Tài chính, Thuế),
các đơn thụ hưởng ngân sách báo cáo kết quả thực hiện và căn
cứ kết quả kiểm toán ngân sách của kiểm toán nhà nước.
 Công tác thẩm tra quyết toán được tiến hành như sau:
 Quy trình thẩm tra:
 - Báo cáo quyết toán của UBND tỉnh phải được gửi trước cho Ban KT-NS
của HĐND tỉnh theo thời hạn do HĐND tỉnh quy định.
 - Khi tiến hành thẩm tra:
 + Đại diện cơ quan thay mặt UBND trình bày báo cáo.
 + Ban kinh tế - Ngân sách của HĐND tỉnh trình bày dự thảo báo cáo thẩm
tra.
 + Các cơ quan hữu quan phát biểu ý kiến.
 + Các đại biểu thảo luận.
 + Đại diện UBND tỉnh phát biểu tiếp thu, giải trình.
 + Chủ tọa kết luận.
 (Quy trình thẩm tra dự toán được thực hiện tương tự như quy trình này).
 Nội dung thẩm tra:
 - Xem xét các căn cứ pháp lý của Báo cáo quyết toán ngân sách ( như: Mục
tiêu phát triển kinh tế- xã hội, dự toán và giải pháp thực hiện, số tổng hợp
từ báo các quyết toán đã được chính xác hoặc được HĐND cấp dưới phê
chuẩn chưa, ý kiến kiểm toán, đối chiếu các số liệu khác...).
 - Thẩm tra xem xét việc tổ chức thực hiện các giải pháp và kết quả thực
hiện dự toán ngân sách đã được HĐND tỉnh thông qua có đảm bảo không (
giải pháp bố trí chi đầu tư, thực hành tiết kiệm, chống thất thu, trốn, lậu
thuế, nợ đọng, thu hút vốn đầu tư, ...).
 - Xem xét tính đầy đủ của quyết toán ngân sách ( phạm vi thu, chi ngân
sách; biểu mẫu, chỉ tiêu báo cáo quyết toán).
 - Thẩm tra tính chính xác của báo cáo quyết toán ngân sách (Về thu ngân
sách, chi ngân sách).
 - Xem xét tính hợp pháp của quyết toán ngân sách ( như: Đúng chính sách,
chế độ, tiêu chuẩn, định mức được cơ quan có thẩm quyền quyết định
không, có đảm bảo sử dụng nguồn vốn đúng thẩm quyền không...).
 Thông qua việc phê duyệt quyết toán ngân sách địa phương,
HĐND tỉnh thấy được những mặt làm được, chưa làm được và
những bất hợp lý trong quá trình thực hiện ngân sách của địa
phương để từ đó có các chủ trương, giải pháp phát huy ưu
điểm, khắc phục nhược điểm và điều chỉnh những bất hợp lý
trong việc xây dựng dự toán ngân sách năm sau.
 Từ những tiêu chí, định mức và các nhiệm vụ theo nghị quyết
của HĐND tỉnh đã ban hành, định kỳ hàng năm, UBND tỉnh
lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán chi
ngân sách địa phương và báo cáo quyết toán ngân sách năm
trước trình HĐND tỉnh xem xét quyết định tại các kỳ họp cuối
năm.
 Để đảm bảo việc chấp hành dự toán ngân sách do HĐND
tỉnh quyết định, Thường trực và các Ban của HĐND tỉnh đã
thường xuyên tổ chức giám sát tại các cơ quan, đơn vị có sử
dụng ngân sách nhà nước. Qua đó, kịp thời chấn chỉnh những
sai phạm trong quá trình điều hành ngân sách, đảm bảo việc sử
dụng ngân sách đúng mục đích, đối tượng; đồng thời xem xét
những vấn đề còn tồn tại trong việc xây dựng, phân bổ dự toán
ngân sách để kịp thời điều chỉnh, bổ sung nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng ngân sách. Hiệu quả hoạt động giám sát về lĩnh
vực tài chính- ngân sách của HĐND tỉnh trong những năm gần
đây đã có bước tiến bộ rõ rệt, nhờ đó những kiến nghị về các
chính sách tài chính- ngân sách của Thường trực và các Ban
của HĐND tỉnh (đặc biệt là Ban Kinh tế - Ngân sách) được
UBND tỉnh tiếp thu, ghi nhận và điều chỉnh kịp thời.
 Nhìn chung, công tác thẩm tra, quyết định và giám sát ngân sách của
HĐND tỉnh thời gian qua đã có tác dụng quan trọng, góp phần thúc đẩy sự
phát triển kinh tế- xã hội, tăng nguồn thu cho ngân sách và sử dụng có hiệu
quả ngân sách nhà nước theo các nghị quyết của HĐND tỉnh và các văn
bản quy định của cơ quan cấp trên. Tuy nhiên, việc xem xét, quyết định các
vấn đề về ngân sách địa phương vẫn còn mang tính hình thức, chưa có
chiều sâu và còn khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; chất lượng
thẩm tra, quyết định về các vấn đề ngân sách chưa cao, chưa thoả mãn và
đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của nhân dân, và của cử tri trong tỉnh; năng
lực giám sát đối với lĩnh vực này còn hạn chế, cơ chế đảm bảo cho hoạt
động giám sát của Hội đồng nhân dân còn thiếu, thẩm quyền, công cụ chưa
đồng bộ, phạm vi giám sát rộng và đặc biệt là chế tài pháp lý xử lý sau
giám sát về lĩnh vực ngân sách chưa được cụ thể.
 Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên chủ yếu do:
 - Năng lực và tính chuyên nghiệp của đại biểu HĐND nói chung và Ban kinh tế -
ngân sách nói riêng còn hạn chế. Đại biểu HĐND tỉnh là thành viên các Ban của
HĐND tỉnh đa số là lãnh đạo các Sở, Ban, ngành và chủ tịch UBND các huyện nên
rất ngại trong việc thẩm tra, giám sát về ngân sách. Mặt khác, đội ngũ đại biểu hoạt
động chuyên trách của HĐND tỉnh còn thiếu và yếu.
 - Thời gian gửi các báo cáo thường chậm so với quy định, các chuẩn mực dùng để
làm cơ sở cho công tác thẩm tra, so sánh đối chiếu thường rất chung và rất khó
kiểm chứng.
 - Thời kỳ ổn định ngân sách quá dài, trong khi hệ số trượt giá hàng năm khá lớn dẫn
đến định mức chi giảm tương đối so với năm trước và không phù hợp với tình hình
thực tế gây khó khăn trong việc xem xét, quyết định ngân sách của HĐND tỉnh.
 - Nhiều nội dung chi do trung ương quy định, giao HĐND tỉnh cụ thể hóa nhưng
khi tổ chức thực hiện thì không đảm bảo được nguồn lực để thực hiện.
 - Trong quá trình xây dựng dự toán và quyết toán ngân sách, các ban của HĐND
tỉnh ( nhất là ban kinh tế- ngân sách) không được mời tham gia ngay từ đầu nên
không đủ thời gian để nghiên cứu.
 2. Một số giải pháp để nâng cao chất lượng quyết định và giám sát ngân sách
địa phương của HĐND tỉnh:
 Từ thực tiễn trong quá trình hoạt động, chúng tôi nhận thấy rằng để nâng cao năng
lực quyết định và giám sát ngân sách nhà nước của HĐND cấp tỉnh. Cần thực hiện
tốt một số nội dung sau:
 - Các đại biểu HĐND tỉnh cần có kiến thức cơ bản về lĩnh vực tài chính-
ngân sách để thu thập, tổng hợp, xử lý thông tin, phân tích đánh giá các báo cáo về
ngân sách của tỉnh.
 - Đại biểu HĐND tỉnh cần nâng cao tinh thần trách nhiệm khi tham gia thảo
luận, xem xét quyết định ngân sách đại phương, tránh nể nang, sợ va chạm.
 - Thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng báo cáo thẩm tra của Ban Kinh
tế- Ngân sách, nội dung báo cáo thẩm tra phải gợi mở những vấn đề mà HĐND cần
thảo luận, làm rõ những vấn đề còn có ý kiến khác nhau để cung cấp thông tin cho
đại biểu xem xét, thảo luận, đồng thời phải đề xuất được nhiều giải pháp làm cơ sở
cho HĐND quyết nghị.
 - Các Nghị quyết về lĩnh vực ngân sách cần được cô đọng, súc tích, thể hiện
đầy đủ những vấn đề mang tính cốt lõi; đối với những vấn cụ thể, chi tiết phải có
phụ lục kèm theo nghị quyết.
 - Đảm bảo đúng thời gian gửi tài liệu đến Thường trực, Ban kinh tế- ngân
sách HĐND tỉnh để thẩm tra theo quy định (có đủ thời gian để nghiên cứu).
 - HĐND tỉnh cần sử dụng kết quả kiểm toán để làm cơ sở quan trọng
cho việc xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách, quyết định dự toán và
phương án phân bổ ngân sách.
 - Đối với Thường trực, Ban kinh tế- Ngân sách HĐND tỉnh, ngoài
việc thực hiện các nhiệm vụ được pháp luật quy định, còn phải có kế hoạch
giám sát theo các chuyên đề về lĩnh vực này trong suốt quá trình hoạt động.
 - Đội ngũ cán bộ, chuyên viên giúp việc cho Thường trực và Ban kinh
tế- ngân sách của HĐND phải có chuyên môn sâu, và am hiểu về lĩnh vực
tài chính – ngân sách nhằm đáp ứng được yêu cầu tham mưu, giúp việc đối
với lĩnh vực này ngày càng cao.
 3. Đề xuất, kiến nghị Quốc hội:
 - Cần tăng cường thêm số lượng và chất lượng thành viên làm việc theo chế độ
chuyên trách cho các Ban của HĐND tỉnh, nhất là đối với Ban Kinh tế - Ngân sách
của HĐND tỉnh.
 - Quốc hội nghiên cứu, sửa đổi Luật hoạt động giám sát hoặc ban hành Luật hoạt
động giám sát của HĐND các cấp, trong đó cần quy định rõ chế tài đối với cá nhân,
đơn vị không thực hiện kiến nghị sau giám sát của HĐND.
 - Việc quy định khung định mức chi thường xuyên của trung ương quá rộng, nên
mỗi tỉnh áp dụng định mức chi rất khác nhau và có sự chênh lệch lớn, nhất là định
mức chi các cơ quan trung ương so với địa phương. Do vậy, đề nghị xem xét để quy
định thống nhất định mức chi thường xuyên theo vùng hoặc khu vực để đảm bảo
tránh sự chênh lệch quá cao trên cùng một địa bàn.
 - Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm để đại biểu
chuyên trách và chuyên viên giúp việc Ban kinh tế- ngân sách của HĐND tỉnh nâng
cao kỹ năng hoạt động và nghiệp vụ chuyên môn.
 Trên đây là thựa trạng công tác thẩm tra, quyết định và giám sát ngân sách của
HĐND tỉnh Phú Yên.
Xin cảm ơn sự theo dõi của quý
đại biểu./.

More Related Content

Similar to THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA, QUYẾT TOÁN.ppt

Luận Văn Quản lý nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Q...
Luận Văn Quản lý nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Q...Luận Văn Quản lý nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Q...
Luận Văn Quản lý nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Q...sividocz
 
Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, phường trên ñịa bàn Thành phố Hội An
Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, phường trên ñịa bàn Thành phố Hội AnHoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, phường trên ñịa bàn Thành phố Hội An
Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, phường trên ñịa bàn Thành phố Hội Anluanvantrust
 
Luận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.docLuận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.docsividocz
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đề thi công chức kế toán- tài chính xã
Đề thi công chức kế toán- tài chính xãĐề thi công chức kế toán- tài chính xã
Đề thi công chức kế toán- tài chính xãNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Luận Văn Quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Chƣ Pƣh, tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn Quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Chƣ Pƣh, tỉnh Gia Lai.docLuận Văn Quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Chƣ Pƣh, tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn Quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Chƣ Pƣh, tỉnh Gia Lai.docsividocz
 
Luận Văn Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Tu Mơ Rông tỉn...
Luận Văn Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Tu Mơ Rông tỉn...Luận Văn Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Tu Mơ Rông tỉn...
Luận Văn Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Tu Mơ Rông tỉn...sividocz
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Bắc Trà My, Tỉnh...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Bắc Trà My, Tỉnh...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Bắc Trà My, Tỉnh...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Bắc Trà My, Tỉnh...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Hoàn Hiện Công Tác Lập Dự Toán Ngân Sách Huyện Tại Phòng Tài Chính - Kế Hoạch...
Hoàn Hiện Công Tác Lập Dự Toán Ngân Sách Huyện Tại Phòng Tài Chính - Kế Hoạch...Hoàn Hiện Công Tác Lập Dự Toán Ngân Sách Huyện Tại Phòng Tài Chính - Kế Hoạch...
Hoàn Hiện Công Tác Lập Dự Toán Ngân Sách Huyện Tại Phòng Tài Chính - Kế Hoạch...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 

Similar to THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA, QUYẾT TOÁN.ppt (20)

Luận Văn Quản lý nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Q...
Luận Văn Quản lý nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Q...Luận Văn Quản lý nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Q...
Luận Văn Quản lý nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Q...
 
Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, phường trên ñịa bàn Thành phố Hội An
Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, phường trên ñịa bàn Thành phố Hội AnHoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, phường trên ñịa bàn Thành phố Hội An
Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, phường trên ñịa bàn Thành phố Hội An
 
Luận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức Phổ
Luận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức PhổLuận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức Phổ
Luận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức Phổ
 
Luận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.docLuận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.doc
 
Hoàn Thiện Công Tác Lập, Phân Bổ Và Giao Dự Toán Ngân Sách Địa Phương Trên Đị...
Hoàn Thiện Công Tác Lập, Phân Bổ Và Giao Dự Toán Ngân Sách Địa Phương Trên Đị...Hoàn Thiện Công Tác Lập, Phân Bổ Và Giao Dự Toán Ngân Sách Địa Phương Trên Đị...
Hoàn Thiện Công Tác Lập, Phân Bổ Và Giao Dự Toán Ngân Sách Địa Phương Trên Đị...
 
Đề-cương-LTC.pdf
Đề-cương-LTC.pdfĐề-cương-LTC.pdf
Đề-cương-LTC.pdf
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...
 
Đề thi công chức kế toán- tài chính xã
Đề thi công chức kế toán- tài chính xãĐề thi công chức kế toán- tài chính xã
Đề thi công chức kế toán- tài chính xã
 
Quản lý chi ngân sách tại phòng Tài chính huyện Krông Pắc, 9đ
Quản lý chi ngân sách tại phòng Tài chính huyện Krông Pắc, 9đQuản lý chi ngân sách tại phòng Tài chính huyện Krông Pắc, 9đ
Quản lý chi ngân sách tại phòng Tài chính huyện Krông Pắc, 9đ
 
Luận Văn Quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Chƣ Pƣh, tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn Quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Chƣ Pƣh, tỉnh Gia Lai.docLuận Văn Quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Chƣ Pƣh, tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn Quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Chƣ Pƣh, tỉnh Gia Lai.doc
 
Luận Văn Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Tu Mơ Rông tỉn...
Luận Văn Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Tu Mơ Rông tỉn...Luận Văn Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Tu Mơ Rông tỉn...
Luận Văn Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Tu Mơ Rông tỉn...
 
Tiểu luận Xử lý tình huống về mất cân đối thu chi ngân sách nhà nước thị trấn...
Tiểu luận Xử lý tình huống về mất cân đối thu chi ngân sách nhà nước thị trấn...Tiểu luận Xử lý tình huống về mất cân đối thu chi ngân sách nhà nước thị trấn...
Tiểu luận Xử lý tình huống về mất cân đối thu chi ngân sách nhà nước thị trấn...
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Bắc Trà My, Tỉnh...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Bắc Trà My, Tỉnh...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Bắc Trà My, Tỉnh...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Bắc Trà My, Tỉnh...
 
Hoàn Hiện Công Tác Lập Dự Toán Ngân Sách Huyện Tại Phòng Tài Chính - Kế Hoạch...
Hoàn Hiện Công Tác Lập Dự Toán Ngân Sách Huyện Tại Phòng Tài Chính - Kế Hoạch...Hoàn Hiện Công Tác Lập Dự Toán Ngân Sách Huyện Tại Phòng Tài Chính - Kế Hoạch...
Hoàn Hiện Công Tác Lập Dự Toán Ngân Sách Huyện Tại Phòng Tài Chính - Kế Hoạch...
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Nsnn Tại Phòng Tài Chính Kế Hoạch Thị Xã Gia ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Nsnn Tại Phòng Tài Chính Kế Hoạch Thị Xã Gia ...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Nsnn Tại Phòng Tài Chính Kế Hoạch Thị Xã Gia ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Nsnn Tại Phòng Tài Chính Kế Hoạch Thị Xã Gia ...
 
Hoàn thiện công tác lập dự toán thu chi ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính t...
Hoàn thiện công tác lập dự toán thu chi ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính t...Hoàn thiện công tác lập dự toán thu chi ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính t...
Hoàn thiện công tác lập dự toán thu chi ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính t...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Hoàn Thiện Công Tác Phân Bổ Ngân...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Hoàn Thiện Công Tác Phân Bổ Ngân...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Hoàn Thiện Công Tác Phân Bổ Ngân...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Hoàn Thiện Công Tác Phân Bổ Ngân...
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú YênLuận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách huyện Đồng Xuân, Phú Yên, HOT
Đề tài: Quản lý thu ngân sách huyện Đồng Xuân, Phú Yên, HOTĐề tài: Quản lý thu ngân sách huyện Đồng Xuân, Phú Yên, HOT
Đề tài: Quản lý thu ngân sách huyện Đồng Xuân, Phú Yên, HOT
 

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA, QUYẾT TOÁN.ppt

  • 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA, QUYẾT ĐỊNH VÀ GIÁM SÁT NGÂN SÁCH CỦA HĐND TỈNH PHÚ YÊN Đ/c Nguyễn Ngọc Ẩn UVTT, Trưởng Ban KT-NS HĐND tỉnh
  • 2.  Ngân sách là lĩnh vực quan trọng, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng. Do đó, nếu quyết định ngân sách đúng, là tập trung được nguồn lực vào các lĩnh vực then chốt, sẽ kích thích đầu tư phát triển tạo tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy các lĩnh vực khác cùng phát triển. Theo quy định của Pháp luật, HĐND cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định dự toán, phân bổ ngân sách; phê chuẩn quyết toán ngân sách, quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phương và giám sát việc thực hiện ngân sách
  • 3. 1. Thực trạng thẩm tra, quyết định và giám sát ngân sách của HĐND tỉnh Phú Yên:  Phú Yên là một trong những tỉnh trong khu vực còn nhiều khó khăn, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, thu ngân sách trên địa bàn năm 2009, đạt 1.012 tỷ đồng, chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu chi, hàng năm phải nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương. Vì thế, việc quyết định về chính sách tài chính-ngân sách là nhiệm vụ rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Thực hiện tốt, có chất lượng nhiệm vụ này sẽ khẳng định vị thế và nâng cao trách nhiệm của HĐND tỉnh trước nhân dân.  Thời gian qua, nhất là nhiệm kỳ 2004-2011, HĐND tỉnh Phú Yên đã chú trọng và chủ động hơn trong việc xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương. Trong đó, từng bước thực hiện tốt hơn nhiệm vụ, quyền hạn trong việc quyết định ngân sách địa phương.
  • 4.  Thời gian qua, nhất là nhiệm kỳ 2004-2011, HĐND tỉnh Phú Yên đã chú trọng và chủ động hơn trong việc xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương. Trong đó, từng bước thực hiện tốt hơn nhiệm vụ, quyền hạn trong việc quyết định ngân sách địa phương.
  • 5.  Việc quyết định dự toán, phương án phân bổ ngân sách ở tỉnh Phú Yên đã được cải thiện khá rõ nét, công khai, và minh bạch hơn trước. Bước vào thời kỳ ổn định ngân sách nhà nước, HĐND tỉnh đã ban hành nghị quyết phê chuẩn thời kỳ ổn định ngân sách; phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi; tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp chính quyền địa phương; định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách các cấp thuộc ngân sách địa phương. HĐND tỉnh cũng ban hành các nghị quyết về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản; quy chế chi tiêu hội nghị; quy định chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động HĐND các cấp…và nhiều nghị quyết chuyên đề khác liên quan đến lĩnh vực ngân sách.
  • 6.  Căn cứ vào định mức và các yếu tố liên quan đến kế hoạch năm của từng đơn vị để quyết định phân bổ ngân sách cho phù hợp, đảm bảo mục tiêu tiết kiệm chi thường xuyên để tăng chi đầu tư phát triển. Khi xem xét dự toán, ngoài việc phải rà soát để đảm bảo nhiệm vụ chi, còn phải thực hiện đúng theo quy định của Chính phủ. Đối với phân bổ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, cần tập trung ưu tiên những công trình quan trọng, các lĩnh vực then chốt, bức xúc, những công trình chuyển tiếp, tránh phân bổ dàn trải để đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả đầu tư. Việc HĐND quyết định phân bổ chi tiết nguồn thu từ nhiệm vụ chi tới từng đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản đến từng công trình đều phải được phản ánh cụ thể trong nghị quyết của HĐND tỉnh. Trường hợp trong quá trình thực hiện có sự điều chỉnh dự toán ngân sách thì giao cho Thường trực HĐND tỉnh thống nhất với UBND tỉnh để phân bổ, sau đó báo cáo với HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
  • 7.  Đồng thời với việc quyết định dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách địa phương, HĐND tỉnh đặc biệt quan tâm đến việc đề ra các chủ trương, giải pháp để tổ chức thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh. Trong đó, lưu ý các chủ trương, giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế để tăng nguồn thu, các giải pháp nhằm khai thác, nuôi dưỡng phát triển các nguồn thu ngân sách, khuyến khích các đơn vị phấn đấu vượt kế hoạch thu, và các giải pháp đảm bảo quản lý, sử dụng ngân sách địa phương đúng chế độ chính sách và có hiệu quả, nhằm ngăn chặn những tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình quản lý, sử dụng ngân sách địa phương.  Khi phân bổ dự toán ngân sách nhà nước, HĐND tỉnh Phú Yên đã quy định đối với các khoản chi đã ghi vào dự toán ngân sách nhà nước năm kế hoạch nhưng chưa phân bổ chi tiết, và sử dụng khoản tăng thu ngân sách địa phương, UBND tỉnh phải thống nhất với Thường trực HĐND tỉnh bằng văn bản trước khi thực hiện và báo cáo HĐND tỉnh vào kỳ họp gần nhất, bước đầu đã tạo được nề nếp, tạo được quy trình sử dụng ngân sách chặt chẽ, đúng quy định.
  • 8.  Trong quá trình lập dự toán và quyết toán ngân sách, được sự phân công của Thường trực HĐND tỉnh, Ban kinh tế -ngân sách HĐND tỉnh nghiên cứu xem xét trước để tham gia thảo luận tại các cuộc họp của UBND tỉnh đối với các báo cáo dự thảo về lĩnh vực này trước khi UBND tỉnh có báo cáo trình ra tại kỳ họp HĐND tỉnh.  Trên cơ cở báo cáo của UBND tỉnh gửi đến kỳ họp HĐND tỉnh, Ban kinh tế- ngân sách tiến hành thẩm tra xem xét dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách theo các nội dung sau:
  • 9.  Thẩm tra xem xét các căn cứ xây dựng dự toán ngân sách:  - Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương hàng năm gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.  - Các văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên hàng năm:  - Nhiệm vụ thu, chi ngân sách do cấp trên giao theo quy định của luật ngân sách nhà nước.  - Định mức phân bổ ngân sách địa phương đã được HĐND thông qua, UBND cấp tỉnh quyết định.  - Các chính sách chi ngân sách được cấp có thẩm quyền ban hành ảnh hưởng đến xây dựng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn.  - Chế độ thu phí, lệ phí do HĐND tỉnh ban hành theo phân cấp, chế độ chi tiêu đặc thù của địa phương do HĐND tỉnh ban hành theo phân cấp của Chính phủ.
  • 10.  Thẩm tra xem xét tính cân đối ngân sách địa phương:  - Xem xét tổng thể cân đối ngân sách địa phương đảm bảo nguyên tắc cân đối giữa thu ngân sách địa phương với chi ngân sách địa phương.  - Cân đối thu, chi ngân sách đưa vào cân đối ngân sách địa phương.  - Cân đối giữa chi có mục tiêu với nguồn vốn bổ sung có mực tiêu từ ngân sách cấp trên và nguồn bố trí từ ngân sách địa phương.  - Cân đối giữa các khoản thu, chi cân phản ánh qua ngân sách.  - Phương án huy động vốn đầu tư theo quy định tại khoản 3 điều 8 Luật ngân sách nhà nước.
  • 11.  Thẩm tra, xem xét dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu ngân sách địa phương được hưởng theo quy định của Luật ngân sách nhà nước:  - Xem xét tổng thể dự toán thu để có nhận xét đánh giá dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn có phù hợp hay không phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo tích cực và khả thi hay không ( trên cơ sở làm rõ các yếu tố sau: Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế cho năm kế hoạch; tốc độ tăng thu so với thực hiện năm trước; ước thực hiện năm trước với một số năm liền kề).  - Sau khi xem xét tổng thể dự toán thu ngân sách nhà nước, căn cứ vào cơ cấu nguồn thu của địa phương để xem xét đối với những lĩnh vực thu lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến xây dựng dự toán thu ngân sách của năm sau, và tùy theo tình hình thực tế để cơ cấu nguồn thu cho phù hợp.
  • 12.  Thẩm tra xem xét dự toán chi ngân sách địa phương:  - Xem xét tổng thể bố trí chi ngân sách địa phương, đảm bảo nguyên tắc:  Tổng chi NSĐP = Thu NSĐP được hưởng ( theo phân cấp) + Bổ sung từ NS cấp trên ( cân đối và mục tiêu).  - Xem xét về cơ cấu chi ngân sách địa phương ( như: Cơ cấu giữa chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ cấu giữa lĩnh vực chi trong chi đầu tư xây dựng cơ bản, tốc độ tăng chi ngân sách đối với từng lĩnh vực).  - Xem xét bố trí đối với một số lĩnh vực chi, nhiệm vụ chi quan trọng của địa phương (như: chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên).  Thẩm tra phương án phân bổ ngân sách:  - Xem xét các căn cứ phân bổ ngân sách cấp mình.  - Số dự toán ngân sách chi cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp mình.  - Số bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu cho từng đơn vị cấp dưới.
  • 13.  Thẩm tra phương án phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương:  - Xem xét căn cứ xây dựng phương án phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương.  - Xem xét phương án phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương.  Thẩm tra định mức phân bổ ngân sách địa phương:  - Xem xét căn cứ xây dựng định mức phân bổ ngân sách địa phương có phù hợp không.  - Sau đó xem xét các định mức phân bổ ngân sách địa phương đảm bảo cho phù hợp.
  • 14.  Về quyết toán ngân sách, là một khâu quan trọng trong công tác quản lý và sử dụng ngân sách, được HĐND tỉnh phê duyệt khi đã đảm bảo các yêu cầu sau:  - Thực hiện đúng dự toán ngân sách địa phương đã được HĐND quyết định, những chỉ tiêu tăng, giảm hoặc thay đổi so với dự toán phải được giải trình rõ lý do, nguyên nhân.  - Đảm bảo đúng chế độ, chính sách của nhà nước quy định.  - Ban kinh tế - ngân sách của HĐND tỉnh đã thẩm tra, thông qua việc nghiên cứu báo cáo của UBND và nghe các ngành chức năng có liên quan ( Kế hoạch – Đầu tư, Tài chính, Thuế), các đơn thụ hưởng ngân sách báo cáo kết quả thực hiện và căn cứ kết quả kiểm toán ngân sách của kiểm toán nhà nước.
  • 15.  Công tác thẩm tra quyết toán được tiến hành như sau:  Quy trình thẩm tra:  - Báo cáo quyết toán của UBND tỉnh phải được gửi trước cho Ban KT-NS của HĐND tỉnh theo thời hạn do HĐND tỉnh quy định.  - Khi tiến hành thẩm tra:  + Đại diện cơ quan thay mặt UBND trình bày báo cáo.  + Ban kinh tế - Ngân sách của HĐND tỉnh trình bày dự thảo báo cáo thẩm tra.  + Các cơ quan hữu quan phát biểu ý kiến.  + Các đại biểu thảo luận.  + Đại diện UBND tỉnh phát biểu tiếp thu, giải trình.  + Chủ tọa kết luận.  (Quy trình thẩm tra dự toán được thực hiện tương tự như quy trình này).
  • 16.  Nội dung thẩm tra:  - Xem xét các căn cứ pháp lý của Báo cáo quyết toán ngân sách ( như: Mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, dự toán và giải pháp thực hiện, số tổng hợp từ báo các quyết toán đã được chính xác hoặc được HĐND cấp dưới phê chuẩn chưa, ý kiến kiểm toán, đối chiếu các số liệu khác...).  - Thẩm tra xem xét việc tổ chức thực hiện các giải pháp và kết quả thực hiện dự toán ngân sách đã được HĐND tỉnh thông qua có đảm bảo không ( giải pháp bố trí chi đầu tư, thực hành tiết kiệm, chống thất thu, trốn, lậu thuế, nợ đọng, thu hút vốn đầu tư, ...).  - Xem xét tính đầy đủ của quyết toán ngân sách ( phạm vi thu, chi ngân sách; biểu mẫu, chỉ tiêu báo cáo quyết toán).  - Thẩm tra tính chính xác của báo cáo quyết toán ngân sách (Về thu ngân sách, chi ngân sách).  - Xem xét tính hợp pháp của quyết toán ngân sách ( như: Đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức được cơ quan có thẩm quyền quyết định không, có đảm bảo sử dụng nguồn vốn đúng thẩm quyền không...).
  • 17.  Thông qua việc phê duyệt quyết toán ngân sách địa phương, HĐND tỉnh thấy được những mặt làm được, chưa làm được và những bất hợp lý trong quá trình thực hiện ngân sách của địa phương để từ đó có các chủ trương, giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm và điều chỉnh những bất hợp lý trong việc xây dựng dự toán ngân sách năm sau.  Từ những tiêu chí, định mức và các nhiệm vụ theo nghị quyết của HĐND tỉnh đã ban hành, định kỳ hàng năm, UBND tỉnh lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán chi ngân sách địa phương và báo cáo quyết toán ngân sách năm trước trình HĐND tỉnh xem xét quyết định tại các kỳ họp cuối năm.
  • 18.  Để đảm bảo việc chấp hành dự toán ngân sách do HĐND tỉnh quyết định, Thường trực và các Ban của HĐND tỉnh đã thường xuyên tổ chức giám sát tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước. Qua đó, kịp thời chấn chỉnh những sai phạm trong quá trình điều hành ngân sách, đảm bảo việc sử dụng ngân sách đúng mục đích, đối tượng; đồng thời xem xét những vấn đề còn tồn tại trong việc xây dựng, phân bổ dự toán ngân sách để kịp thời điều chỉnh, bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách. Hiệu quả hoạt động giám sát về lĩnh vực tài chính- ngân sách của HĐND tỉnh trong những năm gần đây đã có bước tiến bộ rõ rệt, nhờ đó những kiến nghị về các chính sách tài chính- ngân sách của Thường trực và các Ban của HĐND tỉnh (đặc biệt là Ban Kinh tế - Ngân sách) được UBND tỉnh tiếp thu, ghi nhận và điều chỉnh kịp thời.
  • 19.  Nhìn chung, công tác thẩm tra, quyết định và giám sát ngân sách của HĐND tỉnh thời gian qua đã có tác dụng quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, tăng nguồn thu cho ngân sách và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước theo các nghị quyết của HĐND tỉnh và các văn bản quy định của cơ quan cấp trên. Tuy nhiên, việc xem xét, quyết định các vấn đề về ngân sách địa phương vẫn còn mang tính hình thức, chưa có chiều sâu và còn khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; chất lượng thẩm tra, quyết định về các vấn đề ngân sách chưa cao, chưa thoả mãn và đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của nhân dân, và của cử tri trong tỉnh; năng lực giám sát đối với lĩnh vực này còn hạn chế, cơ chế đảm bảo cho hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân còn thiếu, thẩm quyền, công cụ chưa đồng bộ, phạm vi giám sát rộng và đặc biệt là chế tài pháp lý xử lý sau giám sát về lĩnh vực ngân sách chưa được cụ thể.
  • 20.  Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên chủ yếu do:  - Năng lực và tính chuyên nghiệp của đại biểu HĐND nói chung và Ban kinh tế - ngân sách nói riêng còn hạn chế. Đại biểu HĐND tỉnh là thành viên các Ban của HĐND tỉnh đa số là lãnh đạo các Sở, Ban, ngành và chủ tịch UBND các huyện nên rất ngại trong việc thẩm tra, giám sát về ngân sách. Mặt khác, đội ngũ đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND tỉnh còn thiếu và yếu.  - Thời gian gửi các báo cáo thường chậm so với quy định, các chuẩn mực dùng để làm cơ sở cho công tác thẩm tra, so sánh đối chiếu thường rất chung và rất khó kiểm chứng.  - Thời kỳ ổn định ngân sách quá dài, trong khi hệ số trượt giá hàng năm khá lớn dẫn đến định mức chi giảm tương đối so với năm trước và không phù hợp với tình hình thực tế gây khó khăn trong việc xem xét, quyết định ngân sách của HĐND tỉnh.  - Nhiều nội dung chi do trung ương quy định, giao HĐND tỉnh cụ thể hóa nhưng khi tổ chức thực hiện thì không đảm bảo được nguồn lực để thực hiện.  - Trong quá trình xây dựng dự toán và quyết toán ngân sách, các ban của HĐND tỉnh ( nhất là ban kinh tế- ngân sách) không được mời tham gia ngay từ đầu nên không đủ thời gian để nghiên cứu.
  • 21.  2. Một số giải pháp để nâng cao chất lượng quyết định và giám sát ngân sách địa phương của HĐND tỉnh:  Từ thực tiễn trong quá trình hoạt động, chúng tôi nhận thấy rằng để nâng cao năng lực quyết định và giám sát ngân sách nhà nước của HĐND cấp tỉnh. Cần thực hiện tốt một số nội dung sau:  - Các đại biểu HĐND tỉnh cần có kiến thức cơ bản về lĩnh vực tài chính- ngân sách để thu thập, tổng hợp, xử lý thông tin, phân tích đánh giá các báo cáo về ngân sách của tỉnh.  - Đại biểu HĐND tỉnh cần nâng cao tinh thần trách nhiệm khi tham gia thảo luận, xem xét quyết định ngân sách đại phương, tránh nể nang, sợ va chạm.  - Thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế- Ngân sách, nội dung báo cáo thẩm tra phải gợi mở những vấn đề mà HĐND cần thảo luận, làm rõ những vấn đề còn có ý kiến khác nhau để cung cấp thông tin cho đại biểu xem xét, thảo luận, đồng thời phải đề xuất được nhiều giải pháp làm cơ sở cho HĐND quyết nghị.  - Các Nghị quyết về lĩnh vực ngân sách cần được cô đọng, súc tích, thể hiện đầy đủ những vấn đề mang tính cốt lõi; đối với những vấn cụ thể, chi tiết phải có phụ lục kèm theo nghị quyết.
  • 22.  - Đảm bảo đúng thời gian gửi tài liệu đến Thường trực, Ban kinh tế- ngân sách HĐND tỉnh để thẩm tra theo quy định (có đủ thời gian để nghiên cứu).  - HĐND tỉnh cần sử dụng kết quả kiểm toán để làm cơ sở quan trọng cho việc xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách, quyết định dự toán và phương án phân bổ ngân sách.  - Đối với Thường trực, Ban kinh tế- Ngân sách HĐND tỉnh, ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ được pháp luật quy định, còn phải có kế hoạch giám sát theo các chuyên đề về lĩnh vực này trong suốt quá trình hoạt động.  - Đội ngũ cán bộ, chuyên viên giúp việc cho Thường trực và Ban kinh tế- ngân sách của HĐND phải có chuyên môn sâu, và am hiểu về lĩnh vực tài chính – ngân sách nhằm đáp ứng được yêu cầu tham mưu, giúp việc đối với lĩnh vực này ngày càng cao.
  • 23.  3. Đề xuất, kiến nghị Quốc hội:  - Cần tăng cường thêm số lượng và chất lượng thành viên làm việc theo chế độ chuyên trách cho các Ban của HĐND tỉnh, nhất là đối với Ban Kinh tế - Ngân sách của HĐND tỉnh.  - Quốc hội nghiên cứu, sửa đổi Luật hoạt động giám sát hoặc ban hành Luật hoạt động giám sát của HĐND các cấp, trong đó cần quy định rõ chế tài đối với cá nhân, đơn vị không thực hiện kiến nghị sau giám sát của HĐND.  - Việc quy định khung định mức chi thường xuyên của trung ương quá rộng, nên mỗi tỉnh áp dụng định mức chi rất khác nhau và có sự chênh lệch lớn, nhất là định mức chi các cơ quan trung ương so với địa phương. Do vậy, đề nghị xem xét để quy định thống nhất định mức chi thường xuyên theo vùng hoặc khu vực để đảm bảo tránh sự chênh lệch quá cao trên cùng một địa bàn.  - Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm để đại biểu chuyên trách và chuyên viên giúp việc Ban kinh tế- ngân sách của HĐND tỉnh nâng cao kỹ năng hoạt động và nghiệp vụ chuyên môn.  Trên đây là thựa trạng công tác thẩm tra, quyết định và giám sát ngân sách của HĐND tỉnh Phú Yên.
  • 24. Xin cảm ơn sự theo dõi của quý đại biểu./.