SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
Download to read offline
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................................2
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu..........................................................2
4. Giả thuyết khoa học.....................................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................3
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................3
8. Những đóng góp của đề tài..........................................................................................5
9. Cấu trúc của khóa luận ................................................................................................5
Chương 1. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI VÀ
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁC QUAN CỦA TRẺ 3 – 4 TUỔI..............................6
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu........................................................................................6
1.2. Cơ sở lý luận.............................................................................................................9
1.2.1. Lý luận chung về phương pháp Montessori..........................................................9
1.2.2. Giác quan và đặc điểm phát triển giác quan cho trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường Mầm non
.......................................................................................................................................25
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1................................................................................................29
Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP
MONTESSORI NHẰM PHÁT TRIỂN GIÁC QUAN CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM
NON...............................................................................................................................30
2.1 Tổng quan về khách thể và địa bàn nghiên cứu ......................................................30
2.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu việc vận dụng phương pháp Montessoi vào
quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường Mầm non............................32
2.3. Xây dựng các tiêu chí đánh giá và thang đánh giá sự phát triển giác
quan của trẻ 3 - 4 tuổi .............................................................................................34
2.4. Kết quả khảo sát thực trạng....................................................................................36
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2................................................................................................43
Chương 3. QUY TRÌNH TỔ CHỨC PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI VÀ BƯỚC
ĐẦU THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................................................44
3.1. Quy trình tổ chức phương pháp Montessori vào quá trình phát triển giác quan cho
trẻ...................................................................................................................................44
3.1.1.Cơ sở định hướng cho việc xây dựng và lựa chọn các nội dung để dạy theo
phương pháp Montessori...............................................................................................44
3.1.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính quy trình ..................................................................44
3.1.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống...................................................................45
3.1.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn...................................................................45
3.1.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức, hiệu quả và đảm bảo an toàn ....................45
3.1.3 Quy trình vận dụng phương pháp Montessori......................................................45
3.1.4. Thiết kế các bài tập phát triển giác quan cho trẻ 3 – 4 tuổi.................................46
3.2. Thử nghiệm sư phạm..............................................................................................54
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................69
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các tiêu chí và thang đánh giá ......................................................................34
Bảng 2.2: Hiểu biết của giáo viên về phương pháp Montessori ...................................36
Bảng 2.3: Mức độ sử dụng các phương pháp để phát triển giác quan cho trẻ ..............36
Bảng 2.4: Mức độ vận dụng phương pháp Montessori vào quá trình phát triển giác
quan cho trẻ ...................................................................................................................37
Bảng 2.5: Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc phát triển giác quan cho trẻ ....38
Bảng 2.6: Giác quan được giáo viên chú trọng nhiều nhất khi dạy trẻ.........................38
Bảng 2.7: Các hoạt động phát triển giác quan cho trẻ...................................................39
Bảng 2.8: Hình thức tổ chức các hoạt động phát triển giác quan cho trẻ......................40
Bảng 2.9: Mức độ phát triển giác quan của trẻ 3 - 4 tuổi..............................................40
Bảng 3.1: Mức độ biểu hiện các tiêu chí đánh giá của trẻ trước thử nghiệm................56
Bảng 3.2.........................................................................................................................57
Bảng 3.3.........................................................................................................................58
Bảng 3.4.........................................................................................................................60
Bảng 3.5.........................................................................................................................61
Bảng 3.6.........................................................................................................................62
Bảng 3.7.........................................................................................................................63
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Mức độ biểu hiện trung bình các tiêu chí .................................................56
Biểu đồ 3.2: Khả năng phát triển thị giác của trẻ..........................................................57
Biểu đồ 3.3: Khả năng phát triển thính giác của trẻ......................................................59
Biểu đồ 3.4: Khả năng phát triển xúc giác của trẻ ........................................................60
Biểu đồ 3.5: Khả năng phát triển vị giác của trẻ ...........................................................61
Biểu đồ 3.6: Khả năng phát triển khứu giác của trẻ......................................................62
Biểu đồ 3.7: Mức độ biểu hiện trung bình các tiêu chí .................................................64
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Giác quan có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện nhân
cách của trẻ.
Thế giới xung quanh vô cùng phong phú, đa dạng, có biết bao điều mới lạ, bí
ẩn và đầy hấp dẫn đối với trẻ thơ. Thế giới xung quanh sinh động là vậy, thích thú
là vậy, vì thế trẻ tò mò muốn biết, khát khao được khám phá, tìm hiểu về chúng.
Một trong những hình thức đáp ứng nhu cầu muốn tìm tòi, khám phá của trẻ đó là
thông qua các giác quan.
Thông qua các giác quan trẻ có thể nắm được các đặc điểm về hình dáng, màu
sắc, hình khối, chất liệu, to – nhỏ, dài – ngắn, mùi vị, âm thanh,…của các sự vật
hiện tượng xung quanh. Vì vậy, phát triển các giác quan cho trẻ chính là tạo nền
tảng và điều kiện thuận lợi để trẻ khám phá, tìm hiểu và thu nhận những hiểu biết về
thế giới xung quanh. Không những thế phát triển giác quan còn góp phần quan
trọng vào việc phát triển chuẩn cảm giác và làm cho các giác quan của trẻ trở nên
tinh nhạy hơn. Chính vì vậy, việc phát triển các giác quan cho trẻ từ khi còn nhỏ là
rất cần thiết.
1.2. Mục tiêu của giáo dục mầm non trong chương trình đổi mới hiện nay là
xây dựng môi trường giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ phát triển tốt về thể
chất, trí tuệ, thẫm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho
trẻ vào lớp một. Bước đầu giúp trẻ phát triển hoàn thiện các giác quan, phát huy ở
trẻ khả năng quan sát, nhận biết và phân biệt được các đặc điểm của đối tượng
thông qua các giác quan. Để đạt được mục tiêu đó thì việc lựa chọn, vận dụng các
phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động để giúp trẻ phát triển là rất cần thiết.
Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều phương pháp giáo dục tiên tiến dành cho lứa
tuổi mầm non, trong đó có Phương pháp Giáo dục Montessori.
1.3. Phương pháp Giáo dục Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục
trẻ em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục Ý Maria
Montessori (1870 – 1952). Phương pháp Montessori nhằm hướng tới sự phát triển
toàn diện nhân cách của trẻ thông qua các cơ vận động, các giác quan và các hoạt
động trí tuệ. Qua quan sát, Montessori nhận thấy, trẻ em luôn có sự vận động, hoạt
động và di chuyển để khám phá thế giới xung quanh, trẻ muốn làm chủ thế giới
2
thông qua những thao tác trên đôi bàn tay của trẻ. Chính vì vậy, phương pháp giáo
dục này đã chú ý đến việc tích cực tổ chức các hoạt động cho trẻ cũng như tạo cơ
hội cho trẻ được trải nghiệm, khám phá qua các giác quan. Đây là một điều vô cùng
thuận lợi cho sự phát triển các giác quan cũng như các quá trình tâm lý ở trẻ. Bởi vì
thông qua hoạt động, mỗi đứa trẻ sẽ tác động vào thế giới và thực hiện những khám
phá nhằm tiếp thu, lĩnh hội các giá trị của thế giới xung quanh. Sự phát triển trí tuệ
của trẻ là thông qua sự vận động, hoạt động của chính bản thân trẻ. Cho nên, người
lớn càng tạo điều kiện để trẻ được vận động, hoạt động một cách tối đa thì tâm lý
của trẻ càng phát triển.
1.4. Cùng với yêu cầu ngày càng cao trong việc đổi mới phương pháp giảng
dạy theo chương trình giáo dục mầm non mới của Bộ giáo dục và đào tạo thì thực tế
hiện nay cho thấy, việc vận dụng phương pháp Montessori nhằm phát triển giác
quan cho trẻ vẫn chưa được chú trọng và thực hiện hiệu quả. Chính vì vậy, cần phải
có sự nghiên cứu thật kĩ lưỡng, vận dụng phương pháp Montessori theo một quy
trình hợp lí với quy trình phát triển sinh lí của trẻ thì sẽ phát triển giác quan cho trẻ,
từ đó nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở Trường mầm non. Xuất phát những lí do
trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Vận dụng phương pháp Montessori vào
quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường mầm non”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và vận dụng phương pháp Montessori vào quá trình phát triển giác
quan cho trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường mầm non, góp phần tích cực vào việc thực hiện
mục tiêu giáo dục mầm non hiện nay.
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quy trình tổ chức phương pháp Montessori vào quá trình phát triển giác quan
cho trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường mầm non.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu trong quá trình giáo dục trí tuệ cho trẻ, giáo viên biết cách vận dụng
phương pháp Montessori theo một quy trình hợp lí phù hợp với quy trình phát triển
3
sinh lí của trẻ thì sẽ giúp trẻ phát triển các giác quan, từ đó nâng cao chất lượng
nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ ở Trường Mầm non.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các nhiệm vụ sau:
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp Montessori và quá trình phát
triển giác quan cho trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường mầm non.
5.2. Nghiên cứu thực trạng và quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 - 4 tuổi ở
Trường mầm non.
5.3. Tổ chức thử nghiệm quy trình tổ chức phương pháp Montessori nhằm
phát triển giác quan cho trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường mầm non.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu về phương pháp Montessori
nhằm phát triển giác quan cho trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường mầm non.
6.2. Giới hạn khách thể nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nghiên cứu trên 15 trẻ 3 - 4 tuổi và 20 giáo viên ở
Trường Mầm non Nghĩa Ninh - Đồng Hới - Quảng Bình.
6.3. Giới thiệu về thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 12/2016 đến tháng 5/2017.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên
cứu sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát
hóa, hệ thống hóa những nguồn tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
- Mục đích: Quan sát mức độ biểu hiện giác quan của trẻ trong các tiết học,
trong sinh hoạt hằng ngày và quan sát cách thức giáo viên tổ chức các hoạt động
cho trẻ.
- Biện pháp: Chúng tôi tiến hành dự giờ, quan sát các hoạt động của trẻ và
giáo viên ở Trường mầm non.
4
7.2.2. Phương pháp đàm thoại
- Mục đích: Trao đổi với giáo viên về việc vận dụng phương pháp Montessori
nhằm phát triển giác quan cho trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường mầm non.Trò chuyện với trẻ 3 - 4
tuổi thông qua các hoạt động hàng ngày để tìm hiểu mức độ nhận thức và sự phát triển
giác quan của trẻ. Đồng thời tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển
giác quan của trẻ.
- Biện pháp: Để thực hiện được điều đó, chúng tôi đã đàm thoại, trao đổi với
nhà quản lý, giáo viên và trẻ trong các hoạt động giúp trẻ phát triển giác quan.
7.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Mục đích: Nhằm thu thập các thông tin về thực trạng sử dụng phương pháp
Montessori của giáo viên, thực trạng phát triển giác quan của trẻ ở Trường mầm non.
- Biện pháp: Để thực hiện được điều đó, chúng tôi xây dựng phiếu điều tra và
tiến hành trên đối tượng là cán bộ quản lý, giáo viên mầm non.
7.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Mục đích: Nhằm thu thập kinh nghiệm quý báu của các nhà chuyên môn để
đưa ra kết luận chính xác hơn và khoa học hơn.
- Biện pháp: Dự giờ, trao đổi với các giáo viên.
7.2.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
- Mục đích: Đánh giá khả năng phát triển giác quan của trẻ 3 – 4 tuổi ở
Trường mầm non.
- Biện pháp: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu sản phẩm hoạt động, phân tích
kết quả thử nghiệm.
7.2.6. Phương pháp thử nghiệm sư phạm
- Mục đích: Thử nghiệm quy trình tổ chức nhằm minh chứng cho giả thuyết
đưa ra ban đầu.
- Biện pháp: Thử nghiệm sư phạm để áp dụng cách thức và quy trình tổ chức
phương pháp Montessori nhằm đánh giá hiệu quả thực tiễn của phương pháp với
quá trình phát triển giác quan của trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường mầm non.
7.3. Phương pháp toán học thống kê
- Mục đích: Vận dụng toán thống kê xử lý số liệu kết quả thu được từ kết quả
trên, từ đó đưa ra kết quả xác thực của việc vận dụng phương pháp Montessori vào
quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 – 4 tuổi ở Trường mầm non.
5
- Biện pháp: Sử dụng một số công thức toán học để xử lý những số liệu thu
được từ khảo sát thực trạng và thử nghiệm sư phạm.
8. Những đóng góp của đề tài
- Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lí luận về phương pháp Montessori
cũng như quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường Mầm non.
- Điều tra, khảo sát, phân tích làm sáng tỏ thực trạng tổ chức các hoạt động
trong quá trình sử dụng các phương pháp dạy học nói chung và phương pháp
Montessori nói riêng, những nguyên nhân cơ bản của thực trạng.
- Đề xuất cách thức, quy trình tổ chức cho giáo viên về vận dụng phương pháp
Montesori nhằm phát triển giác quan cho trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường Mầm non.
9. Cấu trúc của khóa luận
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương 1: Những lý luận cơ bản về phương pháp Montessori và quá trình
phát triển giác quan của trẻ 3 - 4 tuổi.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng phương pháp Montessori nhằm
phát triển giác quan cho trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường Mầm non.
Chương 3: Quy trình tổ chức phương pháp Montessori và bước đầu thử
nghiệm sư phạm.
Phần kết luận và kiến nghị
6
Chương 1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI
VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁC QUAN CỦA TRẺ 3 – 4 TUỔI
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
* Trên thế giới
Phương pháp Giáo dục Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ
em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục Ý Maria
Montessori (1870 –1952) [4]. Đây là phương pháp dạy học mang lại giá trị, hiệu
quả và giáo dục dục rất cáo, đặc biệt là quá trình giáo dục trẻ từ 0 – 6 tuổi. Chính vì
vậy, phương pháp dạy học Montessori đã được rất nhiều nhà giáo dục trẻ thế giới
quan tâm và nghiên cứu dưới nhiều gốc độ khác nhau:
Maria Montessori cho rằng: “Tiền đề của sự pháp triển là tôn trọng đặc thù của
trẻ, trẻ có thể đạt được hiệu quả học tập cao nhất khi được tự do hoạt động trong
môi trường xã hội” [4]. Môi trường mà bà Maria Montessori nhắc đến đó phải là nơi
được chuẩn bị dựa trên chính nhu cầu của trẻ em trong từng thời kỳ phát triển của
trẻ, để hỗ trợ trẻ phát triển thuận theo tự nhiên. Bởi không phải người lớn là người
thầy vĩ đại sẽ truyền thụ cho trẻ mọi điều có thể giúp trẻ xây dựng con người mình,
mà chính là người thầy bên trong trẻ thúc đẩy trẻ tìm kiếm những bài học từ môi
trường xung quanh để định hình cá nhân mình.
Maria Montessori trong cuốn “Phương pháp giáo dục Montessori - thời kỳ nhạy
cảm của trẻ” cho rằng: “Những đứa trẻ trải qua thời kì nhạy cảm đang nhận sự “chỉ
huy” từ một mệnh lệnh thần kì trong vô thức, ngay cả tâm hồn bé nhỏ của chúng
cũng nhận được sự khích lệ” [12]. Trong quá trình phát triển từ 0 - 6 tuổi, trẻ chịu sự
chi phối của sức sống nội tại, ở một giai đoạn nào đó sẽ vô cùng chú ý tới những đặc
trưng của sự vật trong một môi trường nào đó, đồng thời không ngừng lặp lại quá
trình thực tiễn. Sau khi thuận lợi vượt qua thời kì nhạy cảm, trí tuệ của trẻ sẽ được
nâng lên một tầm cao mới. Thời kì nhạy cảm không chỉ là giai đoạn quan trọng cho
việc học tập của trẻ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển tâm hồn và tính cách của
chúng. Do vậy, các bậc phụ huynh,cô giáo nên tôn trọng những hành động mà tự
nhiên đã ban tặng cho trẻ, đồng thời đưa ra những định hướng cần thiết, giúp trẻ
không bỏ lỡ cơ hội duy nhất này.
7
Marie - Hélène Place trong cuốn “Học Montessori để dạy trẻ theo phương
pháp Montessori”cho rằng: Phương pháp Motessori tập trung vào 5 lĩnh vực: Thực
hành cuộc sống; Giáo dục phát triển giác quan; Nghệ thuật ngôn ngữ; Toán học và
hình học; Các chủ đề về văn hoá [22]. Tất cả các lĩnh vực này gắn bó chặt chẽ với
nhau theo cách bổ xung, hỗ trợ cho nhau. Đồ chơi và các dụng cụ học tập khác được
bày trong lớp để trẻ có thể nhìn thấy và có lựa chọn cho riêng mình rồi quyết định
một hoạt động - được gọi là “công việc” – theo sở thích của mình. Những sự lựa
chọn bao gồm sách, xếp hình, tạo hình, phân vai... Sau khi trẻ làm xong “công
việc”, chúng sẽ cất đồ chơi vào giá và chuyển sang “công việc” khác. Lịch sinh hoạt
hàng ngày cho phép trẻ có thời gian chơi một mình hoặc theo nhóm. Khi hướng dẫn
trẻ thì giáo viên có thể hướng dẫn từng trẻ một hoặc theo nhóm, nhưng hầu hết tất
cả các trao đổi về “công việc” thì là do các trẻ với nhau [22].
Theo E.M. Standing - học giả nghiên cứu Montessori cho rằng: “Nếu so sánh
Montessori như Columbus phát hiện ra Châu Mỹ thì thật sự cũng không nói quá. Cái
mà Columbus phát hiện ra là lục địa mới ở bên ngoài, còn cái mà Montessori phát
hiện ra là lục địa mới bên trong tâm hồn trẻ. Đây thực sự là một phát hiện quan trọng,
chân thực như Châu Mĩ với Columbus và lực vạn vật hấp dẫn với Newton. Phát hiện
này chứ không phải là phương pháp giáo dục làm cho Montessori nổi tiếng” [15].
Nhiều nhà giáo dục tại các nước Anh, Mỹ, Đức đã dành nhiều lời ca ngợi về
bà và phương pháp của bà như: “Montessori là một trong những nhà giáo dục vĩ đại
nhất mang đến sự tiến bộ cho khoa học và được thế giới công nhận của thế kỉ XX”;
“Khi nói đến vấn đề giáo dục trẻ em không thể không nhắc đến phương pháp
Montessori”; “Trong lịch sử nền giáo dục, những nhà giáo dục được mọi người biết
đến như Montessori là không nhiều, chỉ có duy nhất phương pháp Montessori có thể
vượt qua sự khác biệt về lãnh thổ, thế giới quan, tôn giáo để nhanh chống được phổ
biến trên thế giới” [12], [15].
Các tác giả Sagara Atsuko, Victor Seah,.. cũng tập trung nghiên cứu về
phương pháp dạy học Montessori và cho rằng: Trẻ em có một thời kỳ vô cùng quan
trọng gọi là “Thời kỳ mẫn cảm”. “Thời kỳ mẫn cảm” là chỉ một khoảng thời gian
ngắn trong thời thơ ấu của trẻ, khi mà tính nhạy cảm đối với một việc nhất định trở
nên đặc biệt nhạy bén. Vì vậy, việc ứng dụng thời kỳ mẫn cảm chính là tận dụng
“Sức mạnh của giai đoạn phát triển” - thứ năng lượng tự nhiên vô giá - vào giáo
8
dục. Tùy vào việc biết hay không biết sự thật về thời kỳ mẫn cảm này, mà con mắt
nhìn trẻ của chúng ta sẽ rất khác nhau. Nó trở thành chiếc chìa khóa giúp chúng ta mở
cánh cửa nuôi dạy trẻ hoặc “hết sức vui vẻ” hoặc “vô cùng chán ngắt” [1], [25].
Tờ nhật báo Brooklyn Eagle đã từng viết về bà như sau: “Bà là người đã cải
cách hệ thống giáo dục trên toàn thế giới, là người phụ nữ dạy cho những đứa con
chậm phát triển trí tuệ biết đọc - biết viết. Phương pháp giáo dục của Montessori đã
thành công đến nỗi nó được áp dụng ở khắp các nước trên thế giới, từ nơi xa xôi
nhất ở phía đông bán cầu như Hàn Quốc, cho đến nơi xa xôi nhất ở phía tây là
Honolulu và cả nơi xa nhất ở phía nam như Argentina...” [15].
Kể từ khi Montessori nổi tiếng đến nay, trẻ em trên khắp thế giới đã và đang
tiếp nhận phương pháp giáo dục tự chủ hoàn toàn khác với phương pháp truyền
thống. Hiện nay đã có hơn 25.000 trường học tại Mỹ, Anh, Pháp, Canada,… đã áp
dụng thành công phương pháp này.
* Ở Việt Nam
TS. Hồ Lam Hồng cho rằng: “Phương pháp Montessori góp phần hình thành
và phát triển một số đặc điểm, phẩm chất tâm lý nhân cách cơ bản ở trẻ em lứa tuổi
mầm non”. Vì vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng phương pháp Montessori
nhằm hình thành và phát triển một số đặc điểm, phẩm chất tâm lý, nhân cách cho trẻ
mầm non là vấn đề cần quan tâm của những người làm công tác chăm sóc – giáo
dục trẻ mầm non [6].
TS. Trịnh Thị Xim đã cũng đã tập trung nghiên cứu về phương pháp Montessori
và khẳng định tầm quan trọng và thiết yếu về sự phát triển trong 6 năm đầu đời của
mỗi đứa trẻ. Trong giai đoạn này, khả năng nhận thức của đứa trẻ sẽ tác động đến
những hành vi, chuẩn mực về giáo dục trong suốt quãng đời sau này của trẻ [34].
ThS. Đinh Thị Thu Hằng cho rằng ba nhân tố chính trong một môi trường giáo
dục trẻ em đó là trẻ em, người lớn và môi trường với nguyên tắc “Môi trường lấy trẻ
em làm trung tâm” [3].
Các tác giả Ngô Hiếu Huy, Nguyễn Minh, Quốc Tú Hoa đều đề cao vai trò
của Phương pháp dạy học Montessori và nghiên cứu hướng dẫn những phương
pháp và ví dụ cụ thể để thể hiện chân lý của phương pháp giáo dục Montessori
giúp cho các bậc phụ huynh hiểu và nắm được phương pháp này trong quá trình
chăm sóc – giáo dục trẻ [7], [4], [12].
9
Đã có một số tài liệu dịch và một số bài báo do tác giả trong nước viết về
phương pháp Montessori như: 2004, Nguyễn Hồng Phượng viết về ý nghĩa của các
bài tập thực tiễn cuộc sống của phương pháp dạy học Montessori. 2008, NXB Lao
động đã ra mắt độc giả Việt Nam cuốn sách: Dạy con trước tuổi lên 3 – Phương
pháp giáo dục Montessori.
Phương pháp Montessoi bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2003. Với nhiều
ưu điểm vượt trội, phương pháp Montessori đã được đưa vào chương trình giảng
dạy khoảng 50 - 70 Trường Mầm non công lập và tư thục ở Việt Nam, từ Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh,… Tuy nhiên đa phần chỉ dừng
lại ở mức độ tham khảo hoặc áp dụng một phần ý tưởng và giáo cụ mà Montessori
sáng tạo. Trong khi đó, số lượng trường Montessori thực thụ ở Việt Nam đáp ứng
đầy đủ các tiêu chuẩn của cộng đồng Montessori Mỹ hay liên hiệp Montessori quốc
tế rất ít. Bởi yêu cầu về cơ sở vật chất, môi trường giáo dục và đội ngũ giáo viên
yêu cầu rất cao. Với cơ sở vật chất hiện đại của một Trường Mầm non quốc tế, bộ
giáo cụ đặt từ nước ngoài đúng theo tiêu chuẩn Montessori cùng với đội ngũ giáo
viên được đào tạo quy cách, có thể nói Trường Mầm non Việt Mỹ đã tạo ra môi
trường giáo dục Mầm non sát với tiêu chuẩn Montessori ngay tại Việt Nam.
Trên cơ sở tìm hiểu về phương pháp Montessori, chúng tôi đi đến nghiên cứu
việc vận dụng phương pháp Montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 - 4
tuổi, chúng tôi có thể khẳng định rằng đề tài nghiên cứu này của chúng tôi đề cập tới là
hoàn toàn mới, không lặp lại nghiên cứu của các đề tài đã có trước đó với mong muốn
góp một phần công sức của mình vào việc phát triển giác quan cho trẻ, nâng cao chất
lượng nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Lý luận chung về phương pháp Montessori
1.2.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học
Thuật ngữ “Phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp ( Methodos) có nghĩa là
con đường để đạt được mục đích. Theo đó, phương pháp dạy học là con đường để
đạt được mục đích dạy học. Hiểu theo nghĩa rộng, phương pháp dạy học là những
hình thức và cách thức hoạt động chung của giáo viên và học sinh, thông qua đó và
bằng cách đó giáo viên và học sinh lĩnh hội hiện thực tự nhiên và xã hội xung quanh
trong những điều kiện học tập cụ thể [2].
10
Theo nghĩa hẹp, phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức hoạt
động của giáo viên và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đặt
được mục đích dạy học. Phương pháp dạy học cụ thể quy định những mô hình hành
động của giáo viên và học sinh, được thể hiện trong hình thức và tiến trình phương
pháp (tình tự xác định gồm các bước, các hoạt động dạy học, quy định thời gian và
logic hành động). Tóm lại, phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo
viên và học sinh trong quá trình dạy học nhằm giải quyết các nhiệm vụ dạy học [2].
1.2.1.2. Khái niệm phương pháp Montessori
Phương pháp Giáo dục Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ
em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục Ý Maria
Montessori (1870 -1952). Đây là phương pháp với tiến trình giáo dục đặc biệt dựa
vào việc học qua cảm giác. Phương pháp giáo dục Montessori về cơ bản là xây
dựng mô hình phát triển cho con người, của con người và các cách tiếp cận giáo dục
đều dựa trên mô hình đó [4].
Bản chất của phương pháp giáo dục Montessori chính là hoạt động tự do của
trẻ trong môi trường đã được chuẩn bị với sự hướng dẫn trực tiếp rất hạn chế của
giáo viên. Hay nói cách khác, phương pháp giáo dục Montessori ưu tiên những điều
kiện tốt nhất cho trẻ. Các hoạt động giáo dục được thiết kế xuất phát từ nhu cầu,
hứng thú, khả năng, trình độ và điều kiện cụ thể của từng trẻ. Đây cũng chính là
những biểu hiện của quan điểm lấy trẻ làm trung tâm mà các chuyên gia giáo dục
Việt Nam đã xác định khi xâydựng chương trình Giáo dục Mầm non 2009 [4].
Phương pháp Montessori chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ
phát triển tuỳ theo những khả năng riêng của mình và thời gian riêng của mình. Do
đó việc tổ chức các lớp học theo mô hình Montessorri phải đảm bảo sự tôn trọng tính
riêng biệt của mỗi trẻ và phải bố trí phòng học và bài học phù hợp những nhu cầu và
mục đích của mỗi em. Ngoài ra, khi làm việc với giáo cụ, trẻ còn học cách thể hiện sự
quan tâm tới người khác, yêu cái đẹp, sự ngăn nắp trật tự, tinh thần trách nhiệm [4].
1.2.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của phương pháp Montessori
Sinh ra tại Chiaravalla, gần thành phố Ancona thất lộc ở Noordwijk (Hà Lan)
ngày 6 tháng 5 năm 1952. Sau khi tốt nghiệp y khoa, làm trợ y trong một bệnh viện
thần kinh. Bà sang ngành giáo dục và thành lập ở thành phố La Mã (Rome) năm
11
1907 nhà trẻ đầu tiên (Casa di Bambini) mà kết quả thành đạt được quảng bá khắp
nơi “Phương pháp Montessori” [9].
Montessori bắt đầu phát triển phương pháp và triết lý giáo dục của mình vào
năm 1897, sau khi tham dự khóa học giáo dục tại trường Đại học Rome và nghiên
cứu các thuyết giáo dục hai trăm năm trước đó. Năm 1907, bà mở lớp học đầu tiên
của mình mang tên Casa dei Bambini, hay còn gọi là Children’s House (Ngôi Nhà
Trẻ Thơ) tại một khu căn hộ nằm ở thủ đô Roma. Ngay từ ban đầu, Montessori đã
bắt đầu thực hiện phương pháp giáo dục của mình thông qua quan sát những gì trẻ
trải nghiệm với môi trường xung quanh, với các giáo cụ và bài học được thiết kế
dành riêng cho trẻ. Bà thường gọi công việc mà mình đang làm là “Giáo dục mang
tính khoa học”. Phương pháp Montessori sau đó được phát triển và mở rộng ra toàn
nước Mỹ năm 1911 và được biết đến rất nhiều thông qua các phương tiện thông tin,
đặc biệt đã được xuất bản thành sách. Tuy nhiên do xuất hiện nhiều mâu thuẫn giữa
Montessori và một số nhà giáo dục Mỹ khác, đặc biệt sau khi cuốn “The Montessori
System Examined” (tạm dịch là “Khảo Sát Hệ Thống Giáo Dục Montessori”) do
một nhà giáo dục học nổi tiếng William Heard Kilpatrick phát hành, đã hạn chế
truyền bá tư tưởng của bà và sau năm 1914 phương pháp Montessori đã bị lu mờ đi.
Nó chỉ thực sự trở lại, thâm nhập vào nước Mỹ vào năm 1960 và được áp dụng tại
hàng nghìn trường học ở quốc gia này. Tiến sĩ Montessori tiếp tục công tác giảng
dạy của mình trong suốt quãng đời còn lại của mình, nghiên cứu và phát triển toàn
diện quá trình hình thành, phát triển tâm lý của trẻ từ giai đoạn sơ sinh đến 24 tuổi.
Ngoài ra, bà cũng đã xây dựng các phương pháp tiếp cận giáo dục đối với những trẻ
từ 0 - 3 tuổi, từ 3 - 6 tuổi và từ 6 - 12 tuổi. Chương trình dành cho trẻ từ 12 - 18 tuổi
cũng được bà nghiên cứu và lên chương trình, tuy nhiên nó không được phát triển
vào thời của bà [9].
1.2.1.4. Đặc điểm của phương pháp Montessori
Đặc điểm nổi trội ở phương pháp Montessori là nhấn mạnh đến vai trò của
tính tự lập, lấy khả năng tự học làm nền tảng cơ sở, chú trọng vào việc khai thác
tiềm năng sẵn có, không áp đặt trẻ, chỉ quan sát đưa ra gợi ý và hỗ trợ khả năng tự
phát triển của trẻ. Ngoài ra, phương pháp này rất tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý
tự nhiên của trẻ, cũng như trang bị đầy đủ cho trẻ các kiến thức khoa học công nghệ
12
tiến bộ và hiện đại. Tổ chức AMI (Hiệp Hội Montessori Quốc tế) và AMS (Hiệp
Hội Montessori Mỹ) đã nêu ra đặc điểm của phương pháp học Montessori như sau:
* Đặc điểm thứ nhất: Trẻ trong lớp học Montessori học thông qua sự trải
nghiệm các giác quan.
Montessori xây dựng một môi trường giáo dục với hệ thống giáo cụ gồm các
vật thật, mô hình cụ thể được sắp xếp vào các góc hoạt động trong lớp học
Montessori. Trong môi trường lớp học Montessori, trẻ thỏa sức làm việc với các
giáo cụ bằng cách trải nghiệm tất cả các giác quan như thị giác, thính giác, vị giác,
khứu giác và xúc giác. Thông qua những ấn tượng thu được từ các giác quan, trẻ dễ
dàng lĩnh hội kiến thức nhân loại, những khái niệm trừu tượng, từ đó giúp trẻ phát
triển ngôn ngữ, nhận thức và tư duy. Chẳng hạn, trẻ hiểu khái niệm “lịch sử” một
cách dễ dàng khi làm việc với giáo cụ “đồng hồ cát” thuộc lĩnh vực lịch sử. Cùng
với sự hướng dẫn của giáo viên và trực tiếp chứng kiến những hạt cát chảy xuống,
trẻ hiểu “lịch sử” là những sự kiện đã xảy ra và tích dần theo thời gian như những
hạt cát đọng lại phía dưới đồng hồ [17].
* Đặc điểm thứ hai: Phương pháp giáo dục Montessori luôn đề cao nét tính
cách riêng biệt, sự độc lập của trẻ.
Phương pháp này chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển
tùy theo những khả năng riêng và thời gian riêng của mình. Tính độc lập của trẻ
hình thành từ môi trường lớp học được thiết kế đặc biệt. Montessori tin rằng trẻ
được giáo dục một cách tự nhiên chứ không phải dựa vào sự can thiệp của giáo
viên. Do đó, trong lớp học Montessori trẻ có quyền tự do lựa chọn công việc mà bản
thân trẻ hứng thú. Trẻ thực hiện công việc theo nhịp độ, tiến độ của bản thân, trẻ có
thể làm công việc trong thời gian dài mà không bị ngắt quãng giữa chừng. Trẻ tự
đánh giá công việc của mình một cách khách quan thông qua hoạt động độc lập với
giáo cụ. Trẻ tự biết bản thân đã làm đúng hay sai ở đâu vì giáo cụ Montessori có
chức năng “Giáo dục tự động”. Có nghĩa là khi trẻ làm sai, chính giáo cụ như
“Người thầy” sẽ chỉ cho trẻ thấy cái sai để trẻ tự điều chỉnh và tự hoàn thiện công
việc của mình. Điều này giải thích vì sao chúng tôi sử dụng thuật ngữ “Giáo cụ
Montessori” thay vì “Học cụ” hay “Học liệu”, ngay cả khi trẻ tự hoạt động với nó mà
không có sự hướng dẫn của giáo viên [17].
13
* Đặc điểm thứ ba: Montessori xây dựng môi trường giáo dục là những lớp
học có sự trộn lẫn lứa tuổi.
Đây là một xã hội “Tự nhiên” có khoảng cách về lứa tuổi giữa các trẻ. Nếu
như trong lớp học truyền thống, trẻ học theo nhóm cùng độ tuổi, việc học xuất phát
từ những nhu cầu bên ngoài như thứ bậc, cạnh tranh… thì việc học của trẻ trong lớp
học Montessori diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng. Trẻ tự chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi
lẫn nhau. Trẻ nhỏ hỏi trẻ lớn khi không biết hoặc chưa thành thục một công việc
nào đó. Nhìn các anh chị làm được những công việc khó, tự bản thân trẻ sẽ nảy sinh
mong muốn học hỏi để được như anh, chị. Còn anh, chị khi chỉ dẫn cho em sẽ có cơ
hội được củng cố những điều đã học, thì cảm thấy tự tin hơn và những nét tính cách
của một nhà lãnh đạo tương lai cũng dần được hình thành từ đó. Đặc biệt ở các gia
đình Việt Nam hiện nay thường chỉ có từ 1 - 2 con, trong gia đình có rất ít anh chị
em, môi trường này giúp cho trẻ có cơ hội học tập và giao lưu với những đứa trẻ
không cùng độ tuổi và làm quen với những đứa trẻ có tính cách khác nhau, từ đó
chúng có thể học hỏi cái hay, cái tốt của nhau, cùng giúp đỡ nhau, điều này rất có
lợi cho việc bồi dưỡng lòng nhân ái của trẻ [17].
Ví dụ: Khi nhìn thấy đứa trẻ nhỏ tuổi hơn khóc đòi mẹ, đứa trẻ lớn hơn sẽ đến
lau nước mắt và dỗ đứa bé kia rằng: “Em ơi, em đừng khóc, lúc tan học mẹ sẽ đến
đón em mà”. Hoặc khi nhìn thấy đưa trẻ nhỏ tuổi hơn không cẩn thận để rơi bim
bim xuống đất, nó sẽ tiến đến nhặt lên giúp đứa bé kia. Trong khi đứa trẻ khác giúp
đỡ đứa trẻ nhỏ tuổi thì ở bên cạnh còn có đứa trẻ lớn tuổi hơn một chút cũng bắt
chước học theo nó.
1.2.1.5. Các yếu tố xây dựng phương pháp giáo dục Montessori
Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm của phương pháp Montessori chúng tôi thấy
rằng phương pháp giáo dục Montessori gồm hai yếu tố xây dựng trọng tâm:
* Thứ nhất: Môi trường giáo dục.
Montessori nhấn mạnh môi trường giáo dục là yếu tố xây dựng hàng đầu cho
phương pháp giáo dục của bà. Theo bà, môi trường giáo dục là nơi giúp trẻ phát
triển, vì vậy cần phải chuẩn bị một môi trường học tốt [17].
Môi trường học được chuẩn bị tốt có nghĩa là: Trước khi trẻ đến lớp mọi thứ
trong lớp đã được chuẩn bị và sắp xếp gọn gàng, không gian lớp học được bố trí phù
hợp, thỏa mãn yêu cầu “Tâm trí tiếp nhận” và “Thời kì nhạy cảm” của trẻ từ 0 - 6
14
tuổi, kích thích sự phát triển toàn diện cả về trí lực, thể chất, tình cảm và các kỹ năng
xã hội khác, đồng thời cũng có thể đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho trẻ. Môi trường
đó không chỉ thỏa mãn những nhu cầu của trẻ mà còn phải loại bỏ những chướng ngại
vật làm cản trở sự phát triển của chúng. Phương pháp giáo dục Montessori tạo môi
trường tốt giúp trẻ có thể tự mình tìm tòi, khám phá cuộc sống, nhanh chóng thích ứng
với môi trường xung quanh. Môi trường giáo dục mà Montessori xây dựng có nhiều
điểm khác biệt với môi trường giáo dục truyền thống.
Phương pháp dạy học Montessori Phương pháp dạy học truyền thống
- Lớp học chia thành nhiều khu vực khác
nhau: Khu sinh hoạt hằng ngày, khu toán
học, khu khoa học, khu địa lý, khu ngôn
ngữ, khu nghệ thuật,...
- Lớp học chia thành các góc: Góc học
tập, góc phân vai, góc xây dựng, góc nghệ
thuật, góc thiên nhiên.
- Không gian lớp học bố trí đơn giản,
không cầu kì, phức tạp.
- Không gian lớp học bố trí đẹp mắt, hấp
dẫn, sinh động.
- Trên tường không dán các tờ quảng cáo,
bản đồ, tranh ảnh mà treo các bức họa của
các họa sĩ nỗi tiếng trên Thế giới.
- Trên tường được vẽ trang trí các câu
chuyện, các nhân vật ngộ nghĩnh, hoa văn,
tranh ảnh,...
- Lớp học sử dụng các giá sách đựng các
bộ giáo cụ theo thứ tự từ đơn giản đến
phức tạp, từ trái sang phải, từ trên xuống
dưới.
- Sử dụng các giá đựng đồ dùng, đồ chơi
theo các góc khác nhau phù hợp, gần gũi,
quen thuộc với cuộc sống hằng ngày của
trẻ.
- Không gian lớp học ít có sự thay đổi, đa
phần chỉ bổ sung thêm số lượng các bộ
giáo cụ.
- Không gian lớp học thường thay đổi theo
các chủ đề chủ điểm ở trường để tạo được
sự hấp dẫn, mới lạ đối với trẻ.
Qua đó chúng tôi thấy rằng, môi trường lớp học Montessori có nhiều điểm khác
biệt đối với phương pháp giáo dục truyền thống. Môi trường này tạo ra cho trẻ không
gian tự lập, tự lựa chọn và tiến hành các hoạt động, thao tác và vận dụng các bộ giáo cụ
nhằm phát triển năng lực của mình. Từ đó, giáo viên sẽ khuyến khích, động viên trẻ
tích cực, hăng hái tham gia vào các hoạt động nhằm phát huy ở trẻ sự tìm tòi, sáng tạo
và khám phá về các đồ dùng, đồ chơi và thực hành cuộc sống xung quanh.
15
* Thứ hai: Vai trò của giáo viên Montessori.
Điều trước tiên không thể thiếu ở giáo viên mầm non là tình yêu thương đối
với trẻ, luôn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình, thực sự là người mẹ hiền
thứ hai và kiên trì trong quá trình dạy trẻ, có lòng nhiệt tình và có lòng ham muốn
môn học. Nắm vững phương pháp giáo dục dành cho trẻ, phải tìm các giải pháp và
sử dụng các biện pháp dạy trẻ sao cho phù hợp, sáng tạo và thường xuyên thay đổi
các hình thức tổ chức cho trẻ để tránh sự nhàm chán. Giáo viên phải là người có
kinh nghiệm, phải có tính linh hoạt, tính tích cực tìm tòi, sáng tạo, học hỏi kinh
nghiệm qua mạng, từ bạn bè đồng nghiệp. Giáo viên phải là người có kiến thức
chuyên môn vững vàng. Có sáng tạo trong lời dẫn dắt bài dạy để gây hứng thú cho
trẻ, thường xuyên nghiên cứu sưu tầm các bài thơ, câu truyện, trò chơi phù hợp để
lồng ghép tích hợp vào bài dạy. Nhưng vị trí của giáo viên ở trong lớp học thì ngày
càng có sự thay đổi. Điều đó được thể hiện như sau:
Phương pháp giáo dục Montessori Phương pháp dạy học truyền thống
- Giáo viên ở vị trí bị động, trẻ ở vị trí
chủ động.
- Giáo viên ở vị trí chủ động, trẻ ở vị trí
bị động.
- Khi trẻ làm sai thì giáo viên để trẻ tự
nhận ra và tự điều chỉnh lỗi sai của mình.
- Trẻ làm sai thì giáo viên sửa lỗi ngay
cho trẻ.
- Giáo viên là người tạo dựng môi
trường, người hướng dẫn và người quan
sát trẻ.
- Giáo viên trực tiếp tham gia vào các
hoạt động dạy học
- Môi trường và phương pháp giảng dạy
sẽ khuyến khích cá nhân tự kỷ luật
- Giáo viên thực hiện kỷ luật với mỗi trẻ
vi phạm
1.2.1.6. Các nguyên tắc giáo dục của Montessori
1.2.1.6.1. Phát hiện và tận dụng tiềm lực của trẻ
Trẻ có khả năng quan sát rất tốt, có thể tiếp nhận rất nhiều hình ảnh, không chỉ
là hình ảnh đồ vật mà còn là các động tác, ngoài hình ảnh sự vật, trẻ còn quan sát
mối quan hệ giữa các sự vật nữa. Khi người lớn còn chưa chú ý đến thì trẻ đã quan
sát và tiếp nhận rất nhiều thông tin rồi [9].
16
Do đó, cách giáo dục thực hiện hiệu quả chỉ có một, đó là nhất định phải duy
trì sự hứng thú học tập cao độ và khả năng chú ý mạnh mẽ của trẻ. Nói cách khác,
đó là giúp cho trẻ tự học hỏi thông qua nội lực của chúng. Chúng ta đã quen với
việc ôm ấp một kì vọng nhất định nào đó đối với trẻ, đồng thời lấy những tiêu chuẩn
của bản thân để xây dựng nên những cách thức nuôi dạy trẻ. Do đó, chúng ta chỉ có
thể chấp nhận những sở thích của trẻ phù hợp với mong đợi của chúng ta, rồi thực
hiện việc bồi dưỡng của mình một cách nghiêm túc.
Thực ra với một đứa trẻ ngây thơ, thì sở thích là do trời sinh và có thể biểu
hiện trên bất cứ phương diện nào. Chỉ cần cha mẹ để tâm quan sát, là sẽ phát hiện ra
khuynh hướng sở thích của con bất cứ lúc nào. Một khi bị thu hút bởi một điều gì
đó, ngay lập tức trẻ sẽ dừng mọi hoạt động đang làm khác. Khi đang tản bộ, trẻ có
thể bò trên đất xem lũ kiến, khi đang bơi trẻ có thể mở to mắt nhìn phong cảnh dưới
nước, thậm chí khi ăn cơm trẻ cũng có thể bốc giá đỗ lên ngắm nghía một lúc. Trẻ
thường hay lặp lại những sự việc chúng cảm thấy có hứng thú, hễ là sự việc hay
động tác do trẻ tự lặp lại thì đều là thứ mà trẻ thấy thích và có sự hấp dẫn [9].
1.2.1.6.2. Cha mẹ cần trở thành nhà giáo dục thông thái
Chúng ta dường như chỉ chú ý đến việc trẻ cần ánh sáng và không khí trong
lành, hay điều này quả thực là thứ không thể thiếu, nhưng chúng chỉ có ích đối với
thể xác mà thôi. Dẫu cho ánh sáng đẹp đẽ đó có chiếu ngập cơ thể, thì trong tâm
hồn của trẻ cũng không thể có nổi một tia sáng nhỏ khi mà người lớn đã dùng sức
một cách vô tri, mù quáng để phá hỏng công việc xây đắp nội tâm đầy tính đặc
trưng, chậm chạp, yếu ớt mà rất quan trọng với trẻ [9].
Việc mà cha mẹ nên làm đó là cho trẻ tiếp nhận được ánh sáng, đồng thời hãy
để ánh sáng đó chiếu rọi được vào tận tâm hồn trẻ. Hãy giúp trẻ thực hiện được
nguyện vọng của chúng, đây cũng chính là bản năng bẩm sinh của các bậc cha mẹ.
Ngoài ra, chúng ta còn cần hiểu rõ những lí luận giáo dục cơ bản và những kiến
thức thông thường về trẻ nhỏ, đồng thời nghiên cứu bản thân một cách có hệ thống,
vứt bỏ những quan niệm quyền uy của bậc cha mẹ truyền thống, hãy chuẩn bị tâm lí
thật tốt để có thể giúp đỡ và quan sát “bị động”. Quyền uy của cha mẹ không phải
dựa trên khuôn mặt nghiêm khắc, sự uy nghiêm thực sự nằm ở việc cha mẹ có thể
đưa ra những sự giúp đỡ cần thiết cho trẻ hay không. Cha mẹ cần phải khống chế
nóng nảy của bản thân kể cả khi tức giận cũng không được biểu hiện ra trước mắt,
17
phấn đấu cải thiện những khuyết điểm đã biết của bản thân, không ngừng cải thiện
chính mình, tôn trọng những hành vi của trẻ [9].
1.2.1.6.3. Tôn trọng tính cách của trẻ
Nhiệm vụ đầu tiên của nhà giáo dục là phát hiện tính cách của trẻ và tôn trọng
tính cách đó. Khi chúng ta do e sợ trẻ sẽ gây om sòm mà không để cho trẻ ở bên
cạnh mình, thì đó là hành động không tôn trọng trẻ. Khi chúng ta đang ăn tối, trẻ lại
đang khóc lóc ở một gian phòng khác, đó có thể là do trẻ bị cách li, cô lập một chỗ.
Rõ ràng là, nếu đối xử với người lớn, chúng ta tuyệt nhiên không sử dụng phương
pháp thiếu tôn trọng đó [9].
Chúng ta nên đối xử với trẻ giống như đối xử với bất kì người nào khác, để cho
trẻ ngồi giữa chúng ta, hơn nữa chúng ta còn nên cảm thấy đó là điều vinh hạnh của
mình. Chúng ta nên vui vẻ khi nhìn thấy trẻ, đồng thời cho phép trẻ ở gần mình [9].
1.2.1.6.4. Tạo cho trẻ một môi trường thích hợp
Trẻ chỉ có thể trưởng thành trong một môi trường không gò bó, thích hợp với
độ tuổi của chúng, có như vậy tâm lí trẻ mới có thể phát triển được một cách tự
nhiên thành thục. Môi trường này có đầy sự ấm áp của tình yêu, có dinh dưỡng
phong phú, tất cả những gì thuộc về môi trường này đều là để dung nạp, chứ không
phải làm hại trẻ [9].
1.2.1.6.5. Học cách quan sát trẻ
Sở thích, kì vọng hoặc hạn chế của người lớn đều có thể xâm nhập vào tâm trí
trẻ con, khiến nội tâm của trẻ thay đổi, việc can thiệp quá nhiều sẽ khiến trẻ mất cơ
hội tự giáo dục bản thân. Do đó, để tâm trí trẻ được phát triển một cách tự nhiên, tốt
nhất cha mẹ nên giữ thái độ trung lập, bình tĩnh quan sát những nhu cầu và sự phát
triển của trẻ, đem lại cho trẻ sự giúp đỡ cần thiết, thận trọng khi biểu đạt sở thích và
kì vọng của mình, tuyệt đối không được dễ dàng ra lệnh cấm.
Dẫu cho các bậc phụ huynh có kì vọng trẻ trở nên thế này hay thế kia thì cũng
đừng nên nóng vội, chỉ cần quan sát thật kĩ, hướng dẫn bằng lời nói và hành động là
đã đủ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, trẻ sẽ dần dần nổ lực theo hướng làm hài
lòng cha mẹ một cách không ý thức, điều này được gọi là “Hiệu ứng kì vọng”. Do
đó, việc cha mẹ kì vọng vào trẻ ở mức độ hợp lí, đảm nhận vai trò là một khán giả
vui vẻ, đó chính là nguồn cỗ vũ lớn nhất đối với trẻ.
18
1.2.1.6.6. Trân trọng tính nhạy cảm của trẻ
Khi còn ở giai đoạn sơ sinh, trẻ thường hay nhạy cảm với những đồ vật đẹp và
những thứ có màu sắc, đến khi được một tuổi trẻ bắt đầu hứng thú với những đồ vật
nhỏ mà người lớn không chú ý đến. Trẻ sẽ có những cái nhìn khác hoàn toàn với
người lớn, không chỉ là cự li hay mức độ to nhỏ của sự vật, mà cái trẻ quan tâm
chính là những tiểu tiết nhỏ. Đó chính là biểu hiện của tính nhạy cảm ở trẻ [9].
Trẻ sẽ học tập thông qua tính nhạy cảm với sự vật - một đặc tính chỉ có ở trẻ
nhỏ, những điều trẻ học được nhờ mỗi khả năng đều có những giai đoạn mẫn cảm
nhất định. Chỉ cần môi trường của trẻ có thể đáp ứng hết những nhu cầu của chúng,
thì tất cả sẽ đều xảy ra từ từ, không cần người lớn chú ý quá kĩ càng.
Trong giai đoạn mẫn cảm, trẻ có thể học được cách tự mình điều tiết và lĩnh
hội được sự việc. Điều này cũng giống như ánh sáng khiến nội tâm tỏa sáng, giống
như một cục pin tiếp thêm cho trẻ năng lượng. Chính nhờ tính nhạy cảm này mà trẻ
có được những cách hành xử với thế giới bên ngoài một cách độc lập và mạnh mẽ.
Trẻ có đầy ắp sức sống và sự nhiệt tình đối với tất thảy, có thể dễ dàng học được
mọi việc. Nếu như trong thời gian này, trẻ không được hành động theo sự chỉ huy
của tính nhạy cảm, trẻ sẽ vĩnh viễn mất đi sức mạnh trời phú này [9].
1.2.1.6.7. Không có độc lập sẽ không có tự do
Cá tính của trẻ nhất định phải có được biểu hiện tự do và tích cực, khiến trẻ có
được sự độc lập thông qua nổ lực bản thân.
Thế nhưng, chúng ta theo thói quen lại thường chăm sóc trẻ từng li từng tí. Ai
cũng đều biết rằng, dạy một đứa trẻ tự ăn, tự mặc, tự giặt áo quần là một việc hết
sức đơn điệu mà lại khó khăn. Việc này đòi hỏi người lớn phải nhẫn nại nhiều hơn
nhiều so với việc bón cho trẻ ăn, giặt áo quần và mặc áo quần hộ trẻ, nhưng việc đó
mới là giáo dục, việc còn lại chỉ đơn thuần là chăm sóc mà thôi.
Đối với người mẹ công việc chăm sóc trẻ có thể nói là một việc quá dễ dàng,
nhưng đối với trẻ thì đó là một việc rất không có lợi, do chúng ta đã đóng chặt cánh
cửa giúp trẻ tự mình học hỏi, đồng thời đặt thêm rào cản trên con đường trưởng thành
của trẻ. Cũng giống như một người qúy tộc sở hữu rất nhiều nô bộc, ông ta ngày càng
ỷ lại vào việc có người khác phục vụ, đến cuối cùng trên thực tế lại trở thành nô lệ
của kẻ khác, hơn nữa đợi đến khi ông ta nhận thức ra được mức độ nghiêm trọng của
vấn đề và muốn có sự độc lập thì đã không còn khả năng độc lập nữa rồi [9].
19
1.2.1.6.8. Tin tưởng vào tự giáo dục ở trẻ
Luyện tập cảm giác bao gồm cả việc tự giáo dục, điều này có ý nghĩa rất lớn
đối với việc phát triển trí lực. Nếu như được luyện tập lặp lại nhiều lần thì việc tự
giáo dục sẽ giúp cho quá trình cảm giác tâm lí của trẻ ngày càng hoàn thiện hơn,
giúp trẻ biến cảm giác về sự vật thành quan niệm đối với vật thể.
Với vai trò là người dẫn dắt trẻ tự giáo dục, chúng ta nhất định phải làm được
những việc sau: cố gắng hết sức giảm thiểu việc can thiệp, giúp đỡ trẻ nỗ lực hướng
đến những mục tiêu đúng đắn trong quá trình tự giáo dục. Công việc của chúng ta
chỉ là dạy đúng trẻ phát âm và gọi tên một cách chính xác là được rồi - chúng ta
không làm thêm bất cứ việc gì ngoài việc đọc to tên gọi của sự vật, phát âm to, rõ
ràng, để cho trẻ nghe rõ từng âm tiết [9].
1.2.1.6.9.Thành thực trả lời những câu hỏi của trẻ
Trẻ em thường thích hỏi đủ thứ trên đời, cái gì cũng muốn biết rõ chân tướng.
Người lớn nên coi đó là một việc thú vị, đừng nên cảm thấy phiền phức, bởi chúng
ta đang được đối mặt với một tinh thần ham học hỏi, nhưng đồng thời cũng nên chú
ý, trẻ không thể tiếp thu được những lời giải thích quá dài dòng, chỉ cần đưa cho trẻ
một câu trả lời đơn giản và nên cố gắng dùng những sự vật cụ thể để giải thích vấn
đề. Rốt cuộc phải giải thích sự việc đến mức độ nào trẻ mới cảm thấy hài lòng. Điều
đó cần sự tổng kết và quan sát tỉ mỉ của các bậc phụ huynh [9].
Còn một sự thật nữa phải thừa nhận, đó là trẻ có thể không ngừng đặt câu hỏi
bằng mọi cách chỉ để thu hút sự chú ý của cha mẹ, từ đó mà nảy sinh ra hình thức ỷ
lại vào việc đặt câu hỏi. Đây không phải là hình thức giao lưu lành mạnh, chỉ là do
trẻ đang dùng câu hỏi để cha mẹ buộc phải ở bên mình suốt mà thôi. Đối với tình
huống này, những câu hỏi của trẻ sẽ có hình thức rất rõ ràng: thiếu đi ý mới mà toàn
là sự trùng lặp. Ví dụ: Tại sao trời lại có màu xanh? Nếu chúng ta đưa ra câu trả lời ,
trẻ sẽ lại tiếp tục hỏi: Tại sao cây có màu xanh? Tại sao đất lại màu nâu? Tóc tại sao
lại có màu đen?.
1.2.1.6.10. Không nên sợ trùng lặp
Có đôi khi, khoảnh khắc khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc và bình yên
không phải là khi tiếp xúc với một sự vật mới mà là khi gặp lại những sự vật đã
quen thuộc. Chúng ta thường thích nghe đi nghe lại một bài hát, xem đi xem lại một
bộ phim, ăn mãi một món ăn hoặc gặp gỡ một nhóm bạn đã quen thân. Từ đó,
20
chúng ta có thể liên tưởng đến trẻ nhỏ, việc lặp đi lặp lại một việc đơn giản là cách
duy nhất để trẻ có thể nắm bắt một năng lực nào đó, vận dụng tính chủ động cũng là
giai đoạn bắt buộc phục vụ cho sự phát triển tính tự chủ của trẻ.
Số liệu thống kê đã chỉ ra rằng, để học được một từ đơn giản, trẻ cần lặp lại
khoảng 25 - 40 lần, còn để học một động tác, trẻ cần phải lặp lại đến hàng trăm lần.
Đó là do khả năng ghi nhớ thông tin của não tương đối dễ dàng, còn khả năng ghi
nhớ thông tin của cơ bắp cũng sẽ không dễ dàng bị giảm sút, những kĩ thuật học
được từ nhỏ sẽ không dễ gì biến mất đi [9].
1.2.1.6.11. Thận trọng khi khen thưởng và trừng phạt
Một người được hưởng tự do nhưng biết tự khống chế bản thân sẽ theo đuổi
những phần thưởng thực tế có thể kích thích và khích lệ mình và bỏ qua phần
thưởng mà mình không hề hứng thú. Một đứa trẻ có tính chủ động cũng như vậy.
Với bất cứ tiến bộ nào của con, bạn cũng đều nên khen ngợi: “Con thật giỏi”
Có một số người thường lấy bánh kẹo ra để thưởng cho những đưa trẻ biết nghe lời
hoặc phạt trẻ bằng cách đứng vào một góc tường, đó là những việc hết sức hiệu quả.
Nhưng trong lòng, trẻ không hề tìm thấy mối liên quan giữa miếng bánh và việc
đứng ở góc tường với những hành động của mình. Mới đầu có thể trẻ sẽ thấy thích
thú trước những trò thưởng phạt thế này, nhưng dần dần thái độ cứng nhắc không hề
thay đổi của người lớn sẽ làm chuyển biến nội tâm của trẻ, cảm nhận của trẻ đối với
bản thân sự việc đã suy giảm đi nhiều, trẻ chỉ hiểu rằng phản ứng của cha mẹ mới là
cái quan trọng then chốt quyết định vận mệnh của mình. Từ đó trẻ sẽ ỷ lại vào thái
độ và hành động chỉ đạo của cha mẹ, tính tự chủ trong nội tâm của trẻ đã bị thay thế
bởi những yếu tố khách quan [9].
Vì vậy người lớn cần dùng hậu quả trực quan của hành vi làm hình phạt dành
cho trẻ, hạn chế dùng những yếu tố vật chất không liên quan đến việc thưởng phạt.
Ví dụ: Khi trẻ làm hỏng đồ chơi thì không nên mua đồ chơi mới cho trẻ, việc
thiếu sót đồ chơi sẽ khiến trẻ hiểu được hậu quả của việc làm hỏng đồ chơi.
Hãy thưởng bằng cách biểu dương và khen ngợi mặt tinh thần và cố gắng hết
sức hạn chế việc dùng vật chất làm phần thưởng, càng không được dùng tiền làm
phần thưởng. Khen thưởng và xử phạt đều phải liên quan chặt chẽ với nhau giữa
thời gian và nội dung hành vi của trẻ, thời gian để càng lâu thì hiệu quả càng giảm.
21
Vì vậy khi trẻ làm việc tốt thì nên khen ngợi ngay và khi làm những điều xấu, điều
không tốt thì cần có những biện pháp xử phạt.
1.2.1.6.12. Giáo dục là không chờ đợi
Ngay từ thuở lọt lòng thì tâm hồn trẻ có khả năng học tập và tiếp thu vượt xa
những gì chúng ta tưởng tượng, năng lực này là bẩm sinh. Kể từ khi cất tiếng khóc
chào đời, trẻ bắt đầu tiếp thu đầy đủ những thông tin của môi trường bên ngoài, đến
khi trẻ phát triển tới giai đoạn tự ý thức (khoảng 3 tuổi), trẻ đã có thể tiến lên có tính
định hướng. Như vậy, chúng ta đều đã ý thức được điều này: “Giáo dục nên bắt đầu
ngay từ khi trẻ mới được sinh ra, giáo dục càng sớm, hiệu quả càng cao”.
Một vấn đề khác nữa mà chúng ta cần quan tâm là: Chúng ta rốt cuộc nên giáo
dục cho trẻ như thế nào đây? Hãy để cho sinh linh này tự do phát triển, đây chính là
nhiệm vụ đầu tiên của một nhà giáo dục. Khi dạy cho trẻ dưới 6 tuổi, nguyên tắc
đầu tiên là hãy để cho trẻ tham dự vào cuộc sống của chúng ta. Trong quá trình
trưởng thành, trẻ nhất định phải mô phỏng theo rất nhiều cử chỉ, hành động của
người lớn. Nếu như không quan sát cách làm như thế nào, trẻ sẽ không học được
tốt, cũng giống như một người bị điếc sẽ không thể học cách nói vậy [9].
1.2.1.7. So sánh phương pháp giáo dục truyền thống với phương pháp giáo
dục Montessori
Phương pháp Montessori được hình thành và xây dựng dựa trên những quan
sát đầy suy luận khoa học của bà Maria Montessori. Bà nhận thấy rằng trẻ thơ có
một khả năng dễ dàng để hấp thụ kiến thức từ môi trường xung quanh, trẻ có thể
thực hiện mọi việc một cách tự nhiên mà không cần có sự trợ giúp của người lớn.
Chính vì vậy mà phương pháp Montessori tạo nên những đứa trẻ thực sự khác biệt
với phương pháp giáo dục truyền thống. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về
phương pháp Montessori chúng tôi nhận thấy một số điểm khác biệt giữa phương
pháp giáo dục truyền thống và phương pháp Montessori như sau:
PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
TRUYỀN THỐNG
- Tập trung vào sự phát triển nhận thức - Tập trung vào sự phát triển xã hội
- Chủ yếu dạy và hướng dẫn từng cá nhân
- Chủ yếu dạy và hướng dẫn cho cả nhóm
(lớp)
22
- Lớp học có nhiều độ tuổi khác nhau - Lớp học cùng độ tuổi
- Trẻ em làm việc theo tốc độ từng cá nhân - Nhóm ( lớp) học theo tốc độ giảng dạy
- Trẻ em được khuyến khích để cộng tác,
dạy học và giúp đỡ nhau
- Hầu hết các giáo viên thực hiện, sự hợp
tác không được đề cao
- Giáo viên giữ vị trí cao nhưng không quá
phô trương, từng cá nhân trẻ em là một
người tham gia tích cực, là trung tâm
trong học tập.
- Giáo viên có vai trò trọng tâm trong lớp
học, trẻ em là người tham gia thụ động
trong học tập
- Môi trường và phương pháp giảng dạy sẽ
khuyến khích cá nhân tự kỷ luật
- Giáo viên thực hiện kỷ luật với mỗi trẻ
vi phạm
1.2.1.8. Ý nghĩa của phương pháp Montessori trong quá trình giáo dục trẻ Mầm
non
Khác với phương pháp giáo dục truyền thống, phương pháp giáo dục
Montessori đặc biệt nhấn mạnh vai trò của tính chủ động, tự lập, khơi gợi tiềm năng
và định hình nhân cách trẻ. Trẻ được tự do tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh
theo mong muốn, trẻ được tự học cách chăm sóc bản thân từ việc nhỏ nhất như: rửa
tay, thay quần áo, sắp xếp đồ dùng, giáo cụ ngăn nắp, gọn gàng… thay vì nhờ bố
mẹ hay người lớn làm giúp. Montessori khuyến khích giáo viên, bố mẹ tạo cơ hội
cho trẻ được làm mọi thứ trong khả năng, đồng thời cũng giao trách nhiệm cho các
cô bé cậu bé giữ gìn lớp học luôn sạch sẽ và gọn gàng như vốn có.
Bà nhấn mạnh trẻ con là một nhân vị (một cá nhân được tôn trọng như người
lớn) nên trẻ có thể tự làm mọi thứ chăm sóc bản thân. Trẻ thấy mình được tôn trọng,
tự làm mọi thứ như người lớn còn bố mẹ nhàn hạ hơn. Montessori tập trung một
lĩnh vực riêng để phát triển kỹ năng này của trẻ con là kỹ năng cuộc sống. Trong đó
bao gồm hết các kỹ năng cơ bản mà khi trẻ 6 tuổi chúng có thể làm thuần thục
không cần bố mẹ tác động: vệ sinh hàng ngày, mặc quần áo, giúp bố mẹ việc nhà,
bảo vệ môi trường, lao động công ích… Có lẽ giờ bạn đã hiểu vì sao trẻ con nước
ngoài lại tự lập được như thế nhỉ? Chúng có thể sáng tạo ra một dụng cụ, tự lập
công ty, bán báo… từ khi còn rất nhỏ [20].
Khi áp dụng phương pháp Montessori vào quá trình chơi cho trẻ, thì đây
không chỉ là chơi đơn thuần, chúng đều là vui chơi có mục đích và đều rèn sự tập
23
trung cao độ. Ví dụ như trò xúc hạt, trò xâu hạt, rót nước, xếp tháp… bạn sẽ thấy trẻ
chơi một cách say mê, chúng bị cuốn hút vào các trò chơi, và tập trung vào trò chơi
đó một cách tự nhiên không gượng ép. Từ đó hình thành dần sự tập trung cao độ.
Phương pháp Montessori còn giúp trẻ phát triển các giác quan. Khi chơi trẻ phải
dùng cả 5 giác quan của mình với sự thích thú khám phá rất tự nhiên. Bạn cũng biết,
não của chúng ta là một bộ phận cơ thể nên cơ chế của chúng cũng không nằm ngoài
quy luật, nếu dùng nhiều, dùng thường xuyên thì nó sẽ phát triển. Trong giai đoạn
vàng, trẻ nhận được càng nhiều kích thích lên não bộ thì não càng phát triển, từ đó trẻ
càng thông minh, lanh lợi, hiểu chuyện, sớm phát triển sự tinh tế và óc thẩm mỹ [17].
Mỗi một bài học của Montessori đều rất đơn giản và chúng ta có thể tổ chức
tại nhà cho trẻ. Đơn giản tới mức ngày xưa chúng ta thường bị cấm chơi vì nghịch
bẩn làm bố mẹ phải dọn. Thế nhưng với Montessori chúng đều có mục đích học tập
trong đó. Ví dụ: Trò chơi nghịch nước, bạn cho rằng chơi vậy vô bổ, nghịch nước
ướt quần áo, lại phải thay, lại phải giặt. Với Montessori nói riêng và khoa học giáo
dục sớm nói chung phản đối điều này. Trẻ cần được vui chơi tối đa trong khuôn khổ
an toàn. Nghịch nước có thể biến thành bài học rót nước trong Montessori, trẻ vừa
được chơi nước, vừa luyện cách cầm bình (cầm nắm), luyện lực cổ tay (nhấc bình
lên rót nước vào bình còn lại), và sự chỉnh chu, ngăn nắp (chơi xong lau nước vãi,
cất đồ về chỗ cũ). Tất cả những kích thích đó đều tác động lên não trẻ. Trong giai
đoạn vàng của não bộ, não bộ phải được kích thích đều thì trẻ mới phát triển toàn
diện được. Phát triển não phải cần phải phát triển cả não trái. Não trái là tư duy
logic, suy luận, tổng hợp. Những bài học của Montessori có nhiều bài áp dụng
phương pháp thử và sai. Trẻ nhìn bố mẹ làm một lần rồi tự làm, sai thì thử kiểu
khác, làm tới đúng thì thôi, bố mẹ chỉ gợi ý, không làm cho trẻ, không cầm tay chỉ
việc. Qua những lần thử và sai đó, trẻ tự rút ra được kinh nghiệm, quy luật của trò
chơi, bản chất của vấn đề, từ đó phát triển não trái của trẻ [17].
Như đã nói ở trên, ngoài tính tự lập và tập trung, trẻ sẽ học được tính ngăn
nắp, kiên nhẫn, quy chuẩn và kìm chế. Mỗi bài học Montessori cần theo đúng các
bước vạch sẵn, chơi xong xếp giáo cụ về đúng vị trí và lau dọn, làm một lần chưa
được thì hai lần, ba lần, n lần. Phương pháp thử và sai (bé tự làm, sai làm lại, bố mẹ
không tác động) giúp trẻ kiên nhân và kìm chế. Thông thường trẻ không được làm
hài lòng (như mở mãi không được nắp hộp) sẽ la hét, cáu gắt nhưng với trẻ học
24
Montessori, các bé thường kiên nhẫn làm đi làm lại, làm đẹp thì thôi, đẹp rồi tự xếp
thành cái khác. Montessori còn giáo dục về tính cách, tính nhân văn, hình thành tính
cách hiền hòa, nhân ái và tự chủ khi trưởng thành.
1.2.1.9. Ý nghĩa của phương pháp Montessori trong quá trình phát triển giác
quan cho trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường Mầm non
Trẻ em dùng giác quan để nhận biết môi trường xung quanh. Trẻ dùng tay để
sờ, dùng mắt để nhìn, dùng mũi để ngửi, dùng tai để nghe, dùng miệng để nếm, để
nhận biết tính chất của sự vật. Rất nhiều khái niệm trừu tượng như: màu sắc, hình
dáng, to nhỏ, mùi vị, âm thanh, nhiệt độ, trọng lượng,… nhất định phải thông qua
giác quan mới có thể thực sự nhận biết được.
* Thị giác
Do những thông tin con người thu được từ thế giới bên ngoài thông qua thị
giác chiếm 80% tổng lượng thông tin, do đó sự phát triển năng lực thị giác rất quan
trọng. Từ khi mới sinh ra trẻ đã có khả năng nhìn, trẻ nhìn mặt mẹ, nhìn các đồ vật
xung quanh. Trẻ có thể theo dõi các đồ vật di chuyển, khi các đồ vật dừng lại một
lúc trước mắt trẻ thì để trẻ nhìn chăm chú, sau đó từ từ di chuyển ánh mắt của trẻ sẽ
di chuyển theo sự di chuyển của đồ vật [13].
R.L.Fancy là người đầu tiên phát hiện ra trẻ em nhìn thấy sự khác biệt giữa các
đồ vật có hình vẽ có quy luật biến hóa với các đồ vật không có hình vẽ như thế. Ông
phát hiện ra rằng, trẻ em nhìn các đồ vật có hình vẽ có quy luật lâu hơn các đồ vật có
hình vẽ không có quy luật, đồng thời cái mà trẻ thích nhìn nhất là mặt người [9].
Nghiên cứu khác cho thấy, trẻ em thích nhìn các màu sắc tương phản, đặc biệt
là sự tương phản giữa màu đen và màu trắng. Trẻ nhìn điểm giáp đen với trắng khá
lâu. Ông Fancy phát hiện thấy trẻ em thích màu đỏ hơn màu trắng. Nghiên cứu khác
cho rằng, trẻ thích màu xanh lam và xanh lá cây hơn màu đỏ [5].
Montessori đã sáng tạo ra các bộ giáo cụ nhằm giúp cho trẻ phát triển thị giác:
Phân biệt to - nhỏ, dài - ngắn; nhận biết hình dáng; nhận biết hình khối; nhận biết
màu sắc vừa đẹp, vừa hữu dụng, phù hợp với từng lứa tuổi giúp trẻ phát huy được
sự tìm tòi, sáng tạo.
25
* Thính giác
Trẻ em mới sinh ra đã có thể nghe thấy âm thanh, chúng sẽ phản ứng khi nghe
thấy âm thanh mới. Khi nghe thấy một loại âm thanh, trẻ sẽ quay về hướng phát ra
âm thanh đó, rất cảnh giác tìm kiếm nguồn phát ra âm thanh.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, những âm thanh dài từ 5 - 10 giây là thứ có thể
tạo hứng thú cho trẻ nhất, còn những âm thanh kéo dài mấy phút làm cho trẻ mất
cảm hứng. Do đó, người lớn nói mấy câu sau đó im lặng còn gây chú ý đối với trẻ
hơn là nói thao thao bất tuyệt. Dần dần thì khả năng phân biệt âm thanh của trẻ sẽ
tốt hơn và là điều kiện để giúp trẻ phát âm rõ ràng hơn [13].
* Xúc giác
Khi trẻ tham gia luyện tập xúc giác theo phương pháp Montessori thì trẻ có thể
xoa, vuốt, cầm, nắm,…các vật để cảm nhận được vật đó nhẵn mịn hay thô ráp, vật
nào nóng vật nào lạnh, vật nào nặng hơn vật nào nhẹ hơn,…Những điều này giúp
xúc giác của trẻ phát triển tốt hơn [13].
* Vị giác
Trẻ nhỏ rất thích vị ngọt hơn vị chua, vị đắng và vị mặn, để giúp trẻ phát triển
vị giác Montessori đã đưa ra một số bài luyện tập như: Luyện tập vị giác, trò chơi
nếm hoa quả, thử xem nào - đoán xem nào,…trẻ rất thích thú khi tham gia vào các
bài luyện tập như thế này. Nguyên nhân là do trẻ thích súc miệng, bởi trẻ thích nhận
biết các mùi vị khác nhau, đồng thời sau mỗi lần nếm xong mỗi vị thì chúng đều
được lấy một cốc nước ấm để súc miệng kĩ. Điều này giúp trẻ luyện tập vị giác và
cũng luyện tập thói quen giữ gìn vệ sinh [13].
* Khứu giác
Khứu giác là một cảm giác dể bị coi nhẹ nhất trong cuộc sống. Chúng ta phải
coi trọng khứu giác ngay từ trong suy nghĩ của bản thân, bất cứ nói đâu, bất cứ vật
gì. Những bài luyện tập như: Ngửi mùi mùa xuân, ngửi mùi gia vị, ngửi mùi thơm
của hoa quả,…đã giúp trẻ phát triển khứu giác, phát huy ở trẻ sự khám phá, tìm tòi
các mùi vị trong cuộc sống xung quanh [13].
1.2.2. Giác quan và đặc điểm phát triển giác quan cho trẻ 3 - 4 tuổi ở
Trường mầm non
26
1.2.2.1. Một số khái niệm về giác quan
Trẻ em có thể học hỏi qua nhiều con đường khác nhau: Trẻ học thông qua đồ
vật, thông qua hoạt động vui chơi, trẻ học bằng cách tự tìm tòi, khám phá và cố
gắng nhận thức thế giới xung quanh, trẻ học hỏi thông qua kinh nghiệm sống hằng
ngày. Bên cạnh đó trẻ còn học thông qua các giác quan. Như vậy, giác quan có vai
trò rất quan trọng đối với việc phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Mặt khác, sự
phát triển các giác quan là một trong những nội dung giáo dục quan trọng trong giáo
dục đặc biệt. Bởi ngay từ khi sinh ra cảm nhận thế giới thông qua tri giác thế giới
xung quanh bằng tất cả các giác quan như: sờ nắn, nhìn, nghe, ngửi, nếm. Vì vậy có
rất nhiều quan điểm khác nhau về các khái niệm giác quan, qua quá trình tìm hiểu,
nghiên cứu chúng tôi đưa ra các khái niệm về giác quan như sau:
* Thị giác
Thị giác là khả năng nhận và diễn giải thông tin từ ánh sáng đi vào mắt. Thông
qua thị giác giúp trẻ hiểu về hình dáng, hình khối, màu sắc, phân biệt to - nhỏ, dài -
ngắn,…của sự vật hiện tượng xung quanh trẻ [13].
Ví dụ: Luyện tập thị giác bằng cách nhìn hình dáng của các vật như: hình
vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật,….không chỉ giúp trẻ biết được đặc
điểm hình dáng, màu sắc, cấu tạo,… mà mà còn giúp trẻ phát triển năng lực tưởng
tượng không gian.
* Thính giác
Thính giác là khả năng nghe và tiếp thu âm thanh từ bên ngoài vào tai. Nhờ
thính giác mà trẻ hiểu biết về tiếng kêu của các con vật, tiếng nước chảy, tiếng gió
thổi, tiếng mưa rơi, tiếng động cơ, tiếng còi xe,….đó là những âm thanh xung quanh
trẻ.Thính giác phát triển sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ nhanh hơn. Do vậy cần phải
lựa chọn và có những bài luyện tập phù hợp để giúp thính giác của trẻ phát triển [13].
Ví dụ: Thông qua trò chơi “Nghe âm thanh, đoán tên đồ vật”. Khi tham gia
vào trò chơi này, trẻ sẽ chú ý lắng nghe âm thanh phát ra và đoán xem đó là đồ vật
gì. Trò chơi này sẽ kích thích sự tò mò, phán đoán, khám phá ở trẻ.
* Xúc giác
Xúc giác là những cảm giác có được khi đụng chạm, tiếp xúc bằng da (tay,
chân). Xúc giác của trẻ nhỏ tương đối nhạy cảm, đặc biệt là xúc giác ở môi, bàn tay,
bàn chân và khi ta chỉ cần đụng nhẹ là có phản ứng ngay. Muốn xúc giác của trẻ
27
nhanh nhạy và phản ứng linh hoạt cần phải có sự rèn luyện: luyện tập cảm giác
nóng lạnh; luyện tập về trọng lượng; sờ vào những vật có độ trơn, nhám, sần sùi,
cứng mềm;…những bài tập này rất bổ ích, giúp cho xúc giác của trẻ phát triển [13].
* Vị giác
Vị giác là khả năng phát hiện mùi vị của các chất xung quanh trẻ. Khi mới
sinh ra, trẻ đã có thể phản ứng với các mùi vị. Khi mút vị ngọt, trẻ chúm chím
miệng thích thú, nếu mút phải vị chua, đắng trẻ sẽ tỏ ra khó chịu nhăn mặt… Để
giúp trẻ phát triển vị giác và cảm nhận được các mùi vị khác nhau, khi trẻ ăn món
gì, cha mẹ nên mô tả món đó cho trẻ biết như: chua, cay, mặn, ngọt. Những lúc trẻ
cảm nhận được mùi vị tuyệt diệu sẽ trực tiếp kích thích sự vui vẻ của trẻ [13].
* Khứu giác
Khứu giác là giác quan có tác dụng cảm nhận mùi. Đây là giác quan phát triển
sớm nhất ở trẻ. Lần đầu tiên tiếp xúc với mẹ, trẻ đã nhanh chóng cảm nhận và nhớ
được mùi của mẹ. Trẻ nhỏ cũng rất thích ngửi những mùi hương của cuộc sống như:
Mùi thơm của các loài hoa, mùi thơm của các loại hoa quả, thức ăn,…Chính sự tò
mò, ham hiểu biết của trẻ sẽ giúp trẻ phát triển nhanh nhạy, linh hoạt hơn [13].
1.2.2.2. Đặc điểm phát triển giác quan của trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường Mầm non
Ở lứa tuổi này, trẻ muốn sờ, nếm, ngửi, nghe, thử tất cả mọi thứ xung quanh.
Trẻ thể hiện rõ ý thức ham học hỏi qua kinh nghiệm và thực hành. Trẻ học từ các
trò chơi, trong việc phát triển các kỹ năng, sử dụng ngôn ngữ và luôn cố gắng để
kiểm soát được nội tâm, trẻ muốn tự khẳng định bản thân khi tách khỏi cha mẹ, độc
lập hơn các em nhỏ tuổi chập chững và đã có thể diễn đạt các nhu cầu của mình
bằng ngôn ngữ.
* Thị giác
Lúc mới sinh, thị giác của bé chỉ hoạt động tốt trong phạm vi từ 20 - 25cm.
Khoảng cách này chỉ bằng khoảng cách từ mặt bé (lúc đang bú) đến mặt của mẹ, vì
thế đây là khoảng cách rất lý tưởng để bé làm quen với khuôn mặt của mẹ. Trẻ có
thể nhìn xa hơn nhưng khó tập trung, tuy nhiên ánh sáng từ đằng xa vẫn có thể lọt
vào mắt trẻ. Mặt người, ánh sáng và sự chuyển động của đồ vật là những điều mà
trẻ thích nhìn nhất [30].
Lúc trẻ đến 3 tuổi, bộ não của bé đã trưởng thành nhanh chóng với rất nhiều
đường dẫn truyền giữa các tế bào thần kinh. Những gì mà bé nhìn thấy ngày càng
28
trở nên có ý nghĩa hơn. Bé nhanh chóng nhận ra những gì trước mắt, hoặc dõi mắt
nhìn theo một đồ vật nào đó đang đung đưa qua lại. Trẻ có thể nhìn được những thứ
trong tầm ngắm giống như mắt người lớn. Trẻ đã bắt đầu biết phân biệt được độ
lớn, hình dáng, màu sắc, khả năng định hướng không gian (trước - sau, trên - dưới,
trong - ngoài, cao - thấp) và khả năng định hướng thời gian ( trong ngày: sáng, trưa,
chiều, tối; hôm qua; hôm nay; trong tuần) [30].
* Thính giác
Lúc mới sinh, thính giác của trẻ cũng đã hoạt động rất tốt. Trẻ có thể nghe được
các âm thanh ngay từ trong bụng mẹ. Vì thế mà bố hay mẹ nói chuyện với trẻ, hay
cho nghe nhạc khi trẻ còn là bào thai trẻ đều cảm nhận được. Đối với trẻ sơ sinh thì
giọng nói con người luôn được chú ý nhiều hơn các âm thanh khác. Do đó, cách tốt
nhất để phát triển thính giác của trẻ chính là những lời nói thủ thỉ mỗi khi chuyện trò
cùng con hay những lời động viên âu yếm “con của mẹ ngoan quá” khi khuyến khích
trẻ làm điều tốt. Trẻ sẽ phản ánh lại các âm thanh lớn hoặc âm thanh phát ra đột ngột,
đôi khi còn phản ứng rất mạnh mẽ. Trẻ có thể giật mình, khóc la vì những âm thanh
lớn như tiếng chó sủa, tiếng đóng cửa mạnh, hay tiếng người cười quá to,… [30].
Dần dần đứa trẻ đã có thể phân biệt được các âm thanh khác nhau, các mức độ
âm thanh to - nhỏ, mạnh - nhẹ, vui nhộn - nhẹ nhàng,…
* Xúc giác
Đối với loài người, đặc biệt là trẻ sơ sinh thì xúc giác đặc biệt quan trọng.
Thông qua xúc giác, bé có thể học được nhiều điều xung quanh. Trong làn da của
bé ẩn chứa rất nhiều các đầu tận cùng của dây thần kinh cảm giác, giúp bé cảm nhận
được các cảm giác: như cầm nắm, sờ mó, đau, nóng, lạnh, nhột, rung…Tất cả các
cảm giác này sẽ rất cần thiết đối với sự tồn tại trước mắt cũng như sự phát triển và
học tập lâu dài sau này của trẻ.
Sau tháng thứ ba, trẻ đã bắt đầu dùng hai tay để sờ mó đồ vật. Hai bàn tay tạo
ra những ấn tượng xúc giác về đồ vật, giúp cho trẻ biết được vài đặc tính đơn giản
của chúng. Đến tháng thứ tư trẻ bắt đầu nắm lấy đồ vật, nhiều khi trẻ nắm chắc
trong tay một đồ vật hồi lâu, tuy nhiên vẫn chưa hoàn toàn làm chủ động tác nắm.
Dần dần thì động tác nắm được cải thiện hơn, bàn tay hướng về đồ vật bằng các
ngón tay để trải nghiệm, tìm tòi, khám phá về đồ vật, về thế giới xung quanh. Trẻ đã
biết phối hợp giữa mắt và tay để làm quen, để chơi với các đồ chơi, đồ vật xung
29
quanh. Dần dần trẻ đã cảm nhận, phân biệt được các thuộc tính như: cứng, mềm,
thô ráp, xù xì,….của các đối tượng mà trẻ tiếp xúc [30].
* Vị giác và khứu giác
Khi vừa mới sinh ra, trẻ đã thích mùi của mẹ mình hơn bất kì mùi vị nào. Trẻ
không cần phải học cũng nhận ra được mùi của mẹ cũng như mùi sữa của mẹ. Các
nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh thích nếm vị ngọt hoặc thích uống sữa có
vị ngọt. Trẻ sẽ bật khóc khi ăn phải gì đó có vị đắng hoặc chua. Theo thời gian, vị
giác và khứu giác của trẻ sẽ phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn. Phải có thêm
một khoảng thời gian nữa thì mới có thể cho trẻ ăn thử các loại thức ăn khác nhau.
Song nếu trẻ bú mẹ, trẻ sẽ có dịp làm quen với mùi và vị của thức ăn mà mẹ bé ăn
hàng ngày. Có lẽ điều này sẽ giúp ích cho trẻ về sau khi mà trẻ bắt đầu có những
bữa ăn chung với gia đình [30].
Có thể thấy rằng giai đoạn 3 - 4 tuổi là giai đoạn tạo ra những tiền đề rất cần
thiết để giúp trẻ phát triển các giác quan một cách hoàn thiện nhất, tạo cơ sở vững
chắc để hình thành toàn diện nhân cách của trẻ.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Từ việc nghiên cứu lịch sử của việc vận dụng phương pháp Montessori nhằm
phát triển giác quan cho trẻ trên thế giới cũng như ở Việt Nam cùng với việc tìm hiểu,
hệ thống hóa các khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và cơ sở việc xây dựng và vận dụng
phương pháp Montessori nhằm phát triển giác quan cho trẻ.
Phát triển giác quan cho trẻ là một lĩnh vực không thể thiếu trong công tác dạy
học mầm non. Phát triển giác quan cho trẻ có thể tiến hành theo những mục đích khác
nhau, thời gian địa điểm khác nhau, tùy theo mục đích phát triển mà có các cách tiếp
cận khác nhau.
Với mục tiêu giáo dục Mầm non hiện nay là giúp trẻ phát triển một cách toàn
diện trên tất cả các lĩnh vực: Nhận thức, ngôn ngữ, thể lực, tình cảm - xã hội. Khi vận
dụng phương pháp Montessori sẽ giúp trẻ phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo, khám
phá. Chính vì vậy, phần cơ sở lý luận trên là điều kiện, cơ sở để cho chúng tôi tiến
hành xây dựng các tiêu chí đánh giá và tìm hiểu thực trạng của đề tài nghiên cứu
30
Chương 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI
NHẰM PHÁT TRIỂN GIÁC QUAN CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON
2.1 Tổng quan về khách thể và địa bàn nghiên cứu
Để tìm hiểu về thực trạng của đề tài nghiên cứu, chúng tôi chọn Trường Mầm
non Nghĩa Ninh là khách thể của đề tài nghiên cứu. Sau quá trình tìm hiểu và điều
tra, chúng tôi đưa ra một số thông tin về Trường Mầm non Nghĩa Ninh như sau:
- Thuận lợi
+ Nhà trường nhận được sự chỉ đạo trực tiếp của phòng giáo dục và đào tạo
Đồng Hới, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Hội đồng giáo
dục xã, sự quan tâm tạo điều kiện của ủy ban nhân dân, sự phối hợp các tô chức
đoàn thể địa phương, sự đồng thuận của lực lượng phụ huynh.
+ Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường đoàn kết, có tinh thần
trách nhiệm cao với công việc được giao, có ý thức học tập, bồi dưỡng năng lực sư
phạm. Biết khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp.
- Khó khăn
+ Trường không tập trung tại 01 điểm mà được chia tách thành 02 cơ sở:
Trung tâm và Vòm; phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc của cán bộ, nhân
viên còn thiếu; trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi còn đơn điệu. Một số lớp có số lượng
cháu đông so với định biên cháu/lớp.
+ Số lượng giáo viên, nhân viên hợp đồng còn nhiều, đời sống của họ còn gặp
nhiều khó khăn. Một số giáo viên mới vào nghề nên kinh nghiệm giảng dạy còn hạn
chế, giáo viên lớn tuổi còn gặp nhiều khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ
thông tin nên phần nào cũng có ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.
+ Môi trường cảnh quan nhà trường: Cây xanh, cây cảnh còn ít.
+ Lực lượng phụ huynh có con giữ ở trường đa số làm nghề nông, đời sống
gặp khó khăn, kinh tế phụ thuộc vào mùa vụ.
- Quy mô trường lớp: Trường thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường,
lớp:
+ Trẻ nhà trẻ: Có 02 nhóm, 50 cháu/2 lớp.
+ Tỉ lệ huy động trẻ đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (30.9%).
31
+ Mẫu giáo: 367 cháu/8 lớp. Trong đó, lớp MG Lớn: 03 lớp, Nhỡ: 03 lớp, Bé:
02 lớp.
+ Tỉ lệ huy động đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (97.1%)
- Chất lượng
+ Nhà trường thực hiện tốt chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ,
không có tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra tại trường.
+ 100% trẻ được khám sức khỏe định kỳ và cân đo đúng lịch.
+ Nhà trường tổ chức thực hiện chương trình đúng theo từng độ tuổi, thực hiện
nghiêm túc sinh hoạt hằng ngày.
- Các điều kiện:
+ Trình độ của cán bộ, GV: Trong đó:
+ CBQL: Trên chuẩn: 3/3 chiếm tỷ lệ: 100%.
+ Giáo viên: Trên chuẩn: 19/22 chiếm tỷ lệ: 86,3%.
Đạt chuẩn: 3/22 chiếm tỷ lệ: 13,6%.
+ Trình độ tin học: 33/33 chiếm tỉ lệ 100%.
+ Trình độ ngoại ngữ: 32/33 chiếm tỉ lệ 97%.
+ Đảng viên: 13/33 chiếm tỉ lệ 39,4 %.
+ Các vị trí việc làm hợp đồng:
+ Giáo viên: 3 (01 giáo viên hợp đồng dự phòng; 02 giáo viên hợp đồng trong
chỉ tiêu biên chế).
+ Nhân viên nấu ăn: 06; nhân viên bảo vệ: 02
+ Cơ sở vật chất: Tổng số lớp hiện có là 10 lớp được đầu tư từ chương trình
kiên cố hóa trường học; Trang thiết bị đồ dùng được tăng trưởng; Hiện tại có 100%
lớp đã đủ các loại tủ góc, máy tính để cho trẻ thực hiện các hoạt động, đảm bảo các
điều kiện tối thiểu cho trẻ ăn bán trú tại trường và tổ chức các hoạt động giáo dục.
- Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường: Có đầy đủ các tổ chức, đoàn thể
trong nhà trường.
+ Chi bộ Đảng: Tổng số 13 Đảng viên.
+ Tổ chức Công đoàn: 33
+ Chi đoàn: Tổng số 22 đoàn viên.
+ Có các ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, của trường.
+ Có chi hội chữ thập đỏ, chi hội khuyến học của trường.
32
2.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu việc vận dụng phương pháp Montessoi
vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường Mầm non
2.2.1. Mục đích khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát nhằm mục đích:
- Đánh giá nhận thức của giáo viên về vai trò của phương pháp Montessori
vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường mầm non.
- Đánh giá thực trạng vận dụng phương pháp Montessori nhằm phát triển giác
quan cho trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường mầm non.
- Đánh giá thực trạng biểu hiện mức độ phát triển giác quan của trẻ 3 - 4 tuổi
và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển giác quan của trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường
mầm non.
2.2.2. Đối tượng và thời gian khảo sát
* Đối tượng khảo sát:
- Chúng tôi tiến hành khảo sát 20 giáo viên đang trực tiếp công tác và giảng
dạy tại Trường Mầm non Nghĩa Ninh - Đồng Hới - Quảng Bình. Trong đó, có 02
cán bộ phụ trách quản lí chuyên môn. Hầu hết cán bộ và giáo viên đều có sức khỏe
tốt, năng lực giáo dục và kinh nghiệm chăm sóc trẻ tương đương nhau, được đào tạo
chuyên ngành Mầm non có trình độ từ trung cấp trở lên.
- 15 trẻ trong độ tuổi 3 - 4 tuổi tại Trường Mầm non Nghĩa Ninh. Trẻ có sức
khỏe tốt, điều kiện chăm sóc, giáo dục tương đương nhau.
* Thời gian khảo sát: Thực trạng được tiến hành khảo sát từ tháng 12/2016 -
05/2017.
2.2.3. Phạm vi khảo sát
- Khảo sát tại Trường Mầm non Nghĩa Ninh - Đồng Hới - Quảng Bình.
2.2.4. Nội dung khảo sát
- Khảo sát nhận thức về vài trò của phương pháp Montessori cũng như mức độ
sử dụng, cách thức vận dụng phương pháp Montessori nhằm phát triển các giác
quan cho trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường mầm non.
- Khảo sát mức độ phát triển các giác quan của trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường mầm non.
33
2.2.5. Phương pháp khảo sát
Chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó phương
pháp quan sát được xem là phương pháp chủ đạo và các phương pháp còn lại là các
phương pháp bổ sung.
- Phương pháp quan sát: Mục đích của phương pháp này là quan sát các biểu
hiện ra bên ngoài của các giác quan khi trẻ tham gia các tiết học và các hoạt động ở
trường Mầm non; Quan sát cách thức tổ chức của giáo viên khi tổ chức các tiết học
nhằm phát triển giác quan cho trẻ. Đối tượng quan sát của phương pháp này gồm 2
đối tượng.
+ Quan sát trẻ: Quan sát các biểu hiện về hành động, thao tác và tìm cách giải
quyết nhiệm vụ. Quan sát tính độc lập, khả năng nhạy bén, thái độ của trẻ khi tham
gia vào các hoạt động nhằm phát triển giác quan. Việc quan sát này được tiến hành
bởi nhà nghiên cứu, cô giáo dạy lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi và cộng tác viên.
+ Quan sát cô đứng lớp: Chúng tôi quan sát cách thức giáo viên tổ chức các
hoạt động nhằm phát triển giác quan cho trẻ, quan sát thái độ và cách ứng xử của
giáo viên trước nhu cầu khám phá của trẻ, quan hệ với trẻ trong quá trình tham gia
vào hoạt động.
- Phương pháp đàm thoại: Thực hiện trên cô và trẻ.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Trưng cầu ý kiến của 20 giáo viên
đang trực tiếp giảng dạy tại Trường Mầm non Nghĩa Ninh - Đồng Hới - Quảng
Bình.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động:
+ Nghiên cứu giáo án và giờ dạy của giáo viên.
+ Chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi.
+ Kế hoạch tuần, tháng, năm của cô dạy lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi.
+ Nhật kí theo dõi trẻ của cô đứng lớp.
- Phương pháp thống kê toán học: Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê
toán học để xử lí các số liệu thu thập được.
Vận dụng phương pháp montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 4 tuổi ở trường mầm non
Vận dụng phương pháp montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 4 tuổi ở trường mầm non
Vận dụng phương pháp montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 4 tuổi ở trường mầm non
Vận dụng phương pháp montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 4 tuổi ở trường mầm non
Vận dụng phương pháp montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 4 tuổi ở trường mầm non
Vận dụng phương pháp montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 4 tuổi ở trường mầm non
Vận dụng phương pháp montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 4 tuổi ở trường mầm non
Vận dụng phương pháp montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 4 tuổi ở trường mầm non
Vận dụng phương pháp montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 4 tuổi ở trường mầm non
Vận dụng phương pháp montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 4 tuổi ở trường mầm non
Vận dụng phương pháp montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 4 tuổi ở trường mầm non
Vận dụng phương pháp montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 4 tuổi ở trường mầm non
Vận dụng phương pháp montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 4 tuổi ở trường mầm non
Vận dụng phương pháp montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 4 tuổi ở trường mầm non
Vận dụng phương pháp montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 4 tuổi ở trường mầm non
Vận dụng phương pháp montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 4 tuổi ở trường mầm non
Vận dụng phương pháp montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 4 tuổi ở trường mầm non
Vận dụng phương pháp montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 4 tuổi ở trường mầm non
Vận dụng phương pháp montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 4 tuổi ở trường mầm non
Vận dụng phương pháp montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 4 tuổi ở trường mầm non
Vận dụng phương pháp montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 4 tuổi ở trường mầm non
Vận dụng phương pháp montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 4 tuổi ở trường mầm non
Vận dụng phương pháp montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 4 tuổi ở trường mầm non

More Related Content

What's hot

Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu họcThiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Chau Phan
 

What's hot (20)

Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
 
Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...
Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...
Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...
 
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổiLuận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
 
Luận án: Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên ĐHLuận án: Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên ĐH
 
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON
 
Nghiên cứu ứng dụng Marketing trực tuyến du lịch y tế ở Việt Nam
Nghiên cứu ứng dụng Marketing trực tuyến du lịch y tế ở Việt NamNghiên cứu ứng dụng Marketing trực tuyến du lịch y tế ở Việt Nam
Nghiên cứu ứng dụng Marketing trực tuyến du lịch y tế ở Việt Nam
 
Presentation1
Presentation1Presentation1
Presentation1
 
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
 
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyệnĐề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
Đề tài: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện
 
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu họcThiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
 
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ khu vực miền núi phía Bắc
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ khu vực miền núi phía BắcĐề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ khu vực miền núi phía Bắc
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ khu vực miền núi phía Bắc
 
Luận án quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường...
Luận án quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường...Luận án quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường...
Luận án quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường...
 
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnNghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
 
Giáo Trình Đại Cương Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ
Giáo Trình Đại Cương Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ Giáo Trình Đại Cương Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ
Giáo Trình Đại Cương Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ
 
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAYĐề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
 
ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT.pdf
ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT.pdfĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT.pdf
ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT.pdf
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
 
Giáo Trình Giáo Dục Dân Số - Sức Khoẻ Sinh Sản
Giáo Trình Giáo Dục Dân Số - Sức Khoẻ Sinh Sản Giáo Trình Giáo Dục Dân Số - Sức Khoẻ Sinh Sản
Giáo Trình Giáo Dục Dân Số - Sức Khoẻ Sinh Sản
 
Đề tài phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
Đề tài  phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018Đề tài  phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
Đề tài phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
 

Similar to Vận dụng phương pháp montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 4 tuổi ở trường mầm non

Similar to Vận dụng phương pháp montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 4 tuổi ở trường mầm non (20)

Sáng kiến Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học...
Sáng kiến Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học...Sáng kiến Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học...
Sáng kiến Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học...
 
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu sốĐề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
 
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC S...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC S...SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC S...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC S...
 
Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...
Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...
Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên Trường ĐH Nguyễn Trãi
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên Trường ĐH Nguyễn TrãiLuận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên Trường ĐH Nguyễn Trãi
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên Trường ĐH Nguyễn Trãi
 
Biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ 5 6 tuổi trong trò chơi vận động ở trườ...
Biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ 5 6 tuổi trong trò chơi vận động ở trườ...Biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ 5 6 tuổi trong trò chơi vận động ở trườ...
Biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ 5 6 tuổi trong trò chơi vận động ở trườ...
 
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
 
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
 
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HO...
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HO...BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HO...
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HO...
 
Kết quả thực hiện của chương trình phát triển nông thôn tới xóa đói giảm nghèo
Kết quả thực hiện của chương trình phát triển nông thôn tới xóa đói giảm nghèoKết quả thực hiện của chương trình phát triển nông thôn tới xóa đói giảm nghèo
Kết quả thực hiện của chương trình phát triển nông thôn tới xóa đói giảm nghèo
 
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PH...
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PH...XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PH...
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PH...
 
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
 
Luận văn: Nghiên cứu sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong ...
Luận văn: Nghiên cứu sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong ...Luận văn: Nghiên cứu sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong ...
Luận văn: Nghiên cứu sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong ...
 
Sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học
Sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh họcSử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học
Sử dụng phối hợp thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo trong dạy học Sinh học
 
38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuy38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuy
 
Luận văn: Hình thành kĩ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn, HAY
Luận văn: Hình thành kĩ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn, HAYLuận văn: Hình thành kĩ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn, HAY
Luận văn: Hình thành kĩ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn, HAY
 
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viênLuận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
 

More from nataliej4

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 

Vận dụng phương pháp montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 4 tuổi ở trường mầm non

  • 1. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................................2 3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu..........................................................2 4. Giả thuyết khoa học.....................................................................................................2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................3 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .................................................................................3 7. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................3 8. Những đóng góp của đề tài..........................................................................................5 9. Cấu trúc của khóa luận ................................................................................................5 Chương 1. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁC QUAN CỦA TRẺ 3 – 4 TUỔI..............................6 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu........................................................................................6 1.2. Cơ sở lý luận.............................................................................................................9 1.2.1. Lý luận chung về phương pháp Montessori..........................................................9 1.2.2. Giác quan và đặc điểm phát triển giác quan cho trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường Mầm non .......................................................................................................................................25 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1................................................................................................29 Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI NHẰM PHÁT TRIỂN GIÁC QUAN CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON...............................................................................................................................30 2.1 Tổng quan về khách thể và địa bàn nghiên cứu ......................................................30 2.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu việc vận dụng phương pháp Montessoi vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường Mầm non............................32 2.3. Xây dựng các tiêu chí đánh giá và thang đánh giá sự phát triển giác quan của trẻ 3 - 4 tuổi .............................................................................................34 2.4. Kết quả khảo sát thực trạng....................................................................................36 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2................................................................................................43 Chương 3. QUY TRÌNH TỔ CHỨC PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI VÀ BƯỚC ĐẦU THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................................................44
  • 2. 3.1. Quy trình tổ chức phương pháp Montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ...................................................................................................................................44 3.1.1.Cơ sở định hướng cho việc xây dựng và lựa chọn các nội dung để dạy theo phương pháp Montessori...............................................................................................44 3.1.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính quy trình ..................................................................44 3.1.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống...................................................................45 3.1.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn...................................................................45 3.1.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức, hiệu quả và đảm bảo an toàn ....................45 3.1.3 Quy trình vận dụng phương pháp Montessori......................................................45 3.1.4. Thiết kế các bài tập phát triển giác quan cho trẻ 3 – 4 tuổi.................................46 3.2. Thử nghiệm sư phạm..............................................................................................54 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3................................................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................69
  • 3. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Các tiêu chí và thang đánh giá ......................................................................34 Bảng 2.2: Hiểu biết của giáo viên về phương pháp Montessori ...................................36 Bảng 2.3: Mức độ sử dụng các phương pháp để phát triển giác quan cho trẻ ..............36 Bảng 2.4: Mức độ vận dụng phương pháp Montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ ...................................................................................................................37 Bảng 2.5: Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc phát triển giác quan cho trẻ ....38 Bảng 2.6: Giác quan được giáo viên chú trọng nhiều nhất khi dạy trẻ.........................38 Bảng 2.7: Các hoạt động phát triển giác quan cho trẻ...................................................39 Bảng 2.8: Hình thức tổ chức các hoạt động phát triển giác quan cho trẻ......................40 Bảng 2.9: Mức độ phát triển giác quan của trẻ 3 - 4 tuổi..............................................40 Bảng 3.1: Mức độ biểu hiện các tiêu chí đánh giá của trẻ trước thử nghiệm................56 Bảng 3.2.........................................................................................................................57 Bảng 3.3.........................................................................................................................58 Bảng 3.4.........................................................................................................................60 Bảng 3.5.........................................................................................................................61 Bảng 3.6.........................................................................................................................62 Bảng 3.7.........................................................................................................................63
  • 4. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Mức độ biểu hiện trung bình các tiêu chí .................................................56 Biểu đồ 3.2: Khả năng phát triển thị giác của trẻ..........................................................57 Biểu đồ 3.3: Khả năng phát triển thính giác của trẻ......................................................59 Biểu đồ 3.4: Khả năng phát triển xúc giác của trẻ ........................................................60 Biểu đồ 3.5: Khả năng phát triển vị giác của trẻ ...........................................................61 Biểu đồ 3.6: Khả năng phát triển khứu giác của trẻ......................................................62 Biểu đồ 3.7: Mức độ biểu hiện trung bình các tiêu chí .................................................64
  • 5. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Giác quan có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Thế giới xung quanh vô cùng phong phú, đa dạng, có biết bao điều mới lạ, bí ẩn và đầy hấp dẫn đối với trẻ thơ. Thế giới xung quanh sinh động là vậy, thích thú là vậy, vì thế trẻ tò mò muốn biết, khát khao được khám phá, tìm hiểu về chúng. Một trong những hình thức đáp ứng nhu cầu muốn tìm tòi, khám phá của trẻ đó là thông qua các giác quan. Thông qua các giác quan trẻ có thể nắm được các đặc điểm về hình dáng, màu sắc, hình khối, chất liệu, to – nhỏ, dài – ngắn, mùi vị, âm thanh,…của các sự vật hiện tượng xung quanh. Vì vậy, phát triển các giác quan cho trẻ chính là tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi để trẻ khám phá, tìm hiểu và thu nhận những hiểu biết về thế giới xung quanh. Không những thế phát triển giác quan còn góp phần quan trọng vào việc phát triển chuẩn cảm giác và làm cho các giác quan của trẻ trở nên tinh nhạy hơn. Chính vì vậy, việc phát triển các giác quan cho trẻ từ khi còn nhỏ là rất cần thiết. 1.2. Mục tiêu của giáo dục mầm non trong chương trình đổi mới hiện nay là xây dựng môi trường giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ phát triển tốt về thể chất, trí tuệ, thẫm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Bước đầu giúp trẻ phát triển hoàn thiện các giác quan, phát huy ở trẻ khả năng quan sát, nhận biết và phân biệt được các đặc điểm của đối tượng thông qua các giác quan. Để đạt được mục tiêu đó thì việc lựa chọn, vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động để giúp trẻ phát triển là rất cần thiết. Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều phương pháp giáo dục tiên tiến dành cho lứa tuổi mầm non, trong đó có Phương pháp Giáo dục Montessori. 1.3. Phương pháp Giáo dục Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục Ý Maria Montessori (1870 – 1952). Phương pháp Montessori nhằm hướng tới sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ thông qua các cơ vận động, các giác quan và các hoạt động trí tuệ. Qua quan sát, Montessori nhận thấy, trẻ em luôn có sự vận động, hoạt động và di chuyển để khám phá thế giới xung quanh, trẻ muốn làm chủ thế giới
  • 6. 2 thông qua những thao tác trên đôi bàn tay của trẻ. Chính vì vậy, phương pháp giáo dục này đã chú ý đến việc tích cực tổ chức các hoạt động cho trẻ cũng như tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, khám phá qua các giác quan. Đây là một điều vô cùng thuận lợi cho sự phát triển các giác quan cũng như các quá trình tâm lý ở trẻ. Bởi vì thông qua hoạt động, mỗi đứa trẻ sẽ tác động vào thế giới và thực hiện những khám phá nhằm tiếp thu, lĩnh hội các giá trị của thế giới xung quanh. Sự phát triển trí tuệ của trẻ là thông qua sự vận động, hoạt động của chính bản thân trẻ. Cho nên, người lớn càng tạo điều kiện để trẻ được vận động, hoạt động một cách tối đa thì tâm lý của trẻ càng phát triển. 1.4. Cùng với yêu cầu ngày càng cao trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo chương trình giáo dục mầm non mới của Bộ giáo dục và đào tạo thì thực tế hiện nay cho thấy, việc vận dụng phương pháp Montessori nhằm phát triển giác quan cho trẻ vẫn chưa được chú trọng và thực hiện hiệu quả. Chính vì vậy, cần phải có sự nghiên cứu thật kĩ lưỡng, vận dụng phương pháp Montessori theo một quy trình hợp lí với quy trình phát triển sinh lí của trẻ thì sẽ phát triển giác quan cho trẻ, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở Trường mầm non. Xuất phát những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Vận dụng phương pháp Montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường mầm non”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu và vận dụng phương pháp Montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường mầm non, góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non hiện nay. 3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường mầm non. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quy trình tổ chức phương pháp Montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường mầm non. 4. Giả thuyết khoa học Nếu trong quá trình giáo dục trí tuệ cho trẻ, giáo viên biết cách vận dụng phương pháp Montessori theo một quy trình hợp lí phù hợp với quy trình phát triển
  • 7. 3 sinh lí của trẻ thì sẽ giúp trẻ phát triển các giác quan, từ đó nâng cao chất lượng nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ ở Trường Mầm non. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các nhiệm vụ sau: 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp Montessori và quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường mầm non. 5.2. Nghiên cứu thực trạng và quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường mầm non. 5.3. Tổ chức thử nghiệm quy trình tổ chức phương pháp Montessori nhằm phát triển giác quan cho trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường mầm non. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu Trong đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu về phương pháp Montessori nhằm phát triển giác quan cho trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường mầm non. 6.2. Giới hạn khách thể nghiên cứu Đề tài được thực hiện nghiên cứu trên 15 trẻ 3 - 4 tuổi và 20 giáo viên ở Trường Mầm non Nghĩa Ninh - Đồng Hới - Quảng Bình. 6.3. Giới thiệu về thời gian nghiên cứu Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 12/2016 đến tháng 5/2017. 7. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa những nguồn tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát - Mục đích: Quan sát mức độ biểu hiện giác quan của trẻ trong các tiết học, trong sinh hoạt hằng ngày và quan sát cách thức giáo viên tổ chức các hoạt động cho trẻ. - Biện pháp: Chúng tôi tiến hành dự giờ, quan sát các hoạt động của trẻ và giáo viên ở Trường mầm non.
  • 8. 4 7.2.2. Phương pháp đàm thoại - Mục đích: Trao đổi với giáo viên về việc vận dụng phương pháp Montessori nhằm phát triển giác quan cho trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường mầm non.Trò chuyện với trẻ 3 - 4 tuổi thông qua các hoạt động hàng ngày để tìm hiểu mức độ nhận thức và sự phát triển giác quan của trẻ. Đồng thời tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển giác quan của trẻ. - Biện pháp: Để thực hiện được điều đó, chúng tôi đã đàm thoại, trao đổi với nhà quản lý, giáo viên và trẻ trong các hoạt động giúp trẻ phát triển giác quan. 7.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Mục đích: Nhằm thu thập các thông tin về thực trạng sử dụng phương pháp Montessori của giáo viên, thực trạng phát triển giác quan của trẻ ở Trường mầm non. - Biện pháp: Để thực hiện được điều đó, chúng tôi xây dựng phiếu điều tra và tiến hành trên đối tượng là cán bộ quản lý, giáo viên mầm non. 7.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm - Mục đích: Nhằm thu thập kinh nghiệm quý báu của các nhà chuyên môn để đưa ra kết luận chính xác hơn và khoa học hơn. - Biện pháp: Dự giờ, trao đổi với các giáo viên. 7.2.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động - Mục đích: Đánh giá khả năng phát triển giác quan của trẻ 3 – 4 tuổi ở Trường mầm non. - Biện pháp: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu sản phẩm hoạt động, phân tích kết quả thử nghiệm. 7.2.6. Phương pháp thử nghiệm sư phạm - Mục đích: Thử nghiệm quy trình tổ chức nhằm minh chứng cho giả thuyết đưa ra ban đầu. - Biện pháp: Thử nghiệm sư phạm để áp dụng cách thức và quy trình tổ chức phương pháp Montessori nhằm đánh giá hiệu quả thực tiễn của phương pháp với quá trình phát triển giác quan của trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường mầm non. 7.3. Phương pháp toán học thống kê - Mục đích: Vận dụng toán thống kê xử lý số liệu kết quả thu được từ kết quả trên, từ đó đưa ra kết quả xác thực của việc vận dụng phương pháp Montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 – 4 tuổi ở Trường mầm non.
  • 9. 5 - Biện pháp: Sử dụng một số công thức toán học để xử lý những số liệu thu được từ khảo sát thực trạng và thử nghiệm sư phạm. 8. Những đóng góp của đề tài - Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lí luận về phương pháp Montessori cũng như quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường Mầm non. - Điều tra, khảo sát, phân tích làm sáng tỏ thực trạng tổ chức các hoạt động trong quá trình sử dụng các phương pháp dạy học nói chung và phương pháp Montessori nói riêng, những nguyên nhân cơ bản của thực trạng. - Đề xuất cách thức, quy trình tổ chức cho giáo viên về vận dụng phương pháp Montesori nhằm phát triển giác quan cho trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường Mầm non. 9. Cấu trúc của khóa luận Phần mở đầu Phần nội dung Chương 1: Những lý luận cơ bản về phương pháp Montessori và quá trình phát triển giác quan của trẻ 3 - 4 tuổi. Chương 2: Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng phương pháp Montessori nhằm phát triển giác quan cho trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường Mầm non. Chương 3: Quy trình tổ chức phương pháp Montessori và bước đầu thử nghiệm sư phạm. Phần kết luận và kiến nghị
  • 10. 6 Chương 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁC QUAN CỦA TRẺ 3 – 4 TUỔI 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu * Trên thế giới Phương pháp Giáo dục Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục Ý Maria Montessori (1870 –1952) [4]. Đây là phương pháp dạy học mang lại giá trị, hiệu quả và giáo dục dục rất cáo, đặc biệt là quá trình giáo dục trẻ từ 0 – 6 tuổi. Chính vì vậy, phương pháp dạy học Montessori đã được rất nhiều nhà giáo dục trẻ thế giới quan tâm và nghiên cứu dưới nhiều gốc độ khác nhau: Maria Montessori cho rằng: “Tiền đề của sự pháp triển là tôn trọng đặc thù của trẻ, trẻ có thể đạt được hiệu quả học tập cao nhất khi được tự do hoạt động trong môi trường xã hội” [4]. Môi trường mà bà Maria Montessori nhắc đến đó phải là nơi được chuẩn bị dựa trên chính nhu cầu của trẻ em trong từng thời kỳ phát triển của trẻ, để hỗ trợ trẻ phát triển thuận theo tự nhiên. Bởi không phải người lớn là người thầy vĩ đại sẽ truyền thụ cho trẻ mọi điều có thể giúp trẻ xây dựng con người mình, mà chính là người thầy bên trong trẻ thúc đẩy trẻ tìm kiếm những bài học từ môi trường xung quanh để định hình cá nhân mình. Maria Montessori trong cuốn “Phương pháp giáo dục Montessori - thời kỳ nhạy cảm của trẻ” cho rằng: “Những đứa trẻ trải qua thời kì nhạy cảm đang nhận sự “chỉ huy” từ một mệnh lệnh thần kì trong vô thức, ngay cả tâm hồn bé nhỏ của chúng cũng nhận được sự khích lệ” [12]. Trong quá trình phát triển từ 0 - 6 tuổi, trẻ chịu sự chi phối của sức sống nội tại, ở một giai đoạn nào đó sẽ vô cùng chú ý tới những đặc trưng của sự vật trong một môi trường nào đó, đồng thời không ngừng lặp lại quá trình thực tiễn. Sau khi thuận lợi vượt qua thời kì nhạy cảm, trí tuệ của trẻ sẽ được nâng lên một tầm cao mới. Thời kì nhạy cảm không chỉ là giai đoạn quan trọng cho việc học tập của trẻ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển tâm hồn và tính cách của chúng. Do vậy, các bậc phụ huynh,cô giáo nên tôn trọng những hành động mà tự nhiên đã ban tặng cho trẻ, đồng thời đưa ra những định hướng cần thiết, giúp trẻ không bỏ lỡ cơ hội duy nhất này.
  • 11. 7 Marie - Hélène Place trong cuốn “Học Montessori để dạy trẻ theo phương pháp Montessori”cho rằng: Phương pháp Motessori tập trung vào 5 lĩnh vực: Thực hành cuộc sống; Giáo dục phát triển giác quan; Nghệ thuật ngôn ngữ; Toán học và hình học; Các chủ đề về văn hoá [22]. Tất cả các lĩnh vực này gắn bó chặt chẽ với nhau theo cách bổ xung, hỗ trợ cho nhau. Đồ chơi và các dụng cụ học tập khác được bày trong lớp để trẻ có thể nhìn thấy và có lựa chọn cho riêng mình rồi quyết định một hoạt động - được gọi là “công việc” – theo sở thích của mình. Những sự lựa chọn bao gồm sách, xếp hình, tạo hình, phân vai... Sau khi trẻ làm xong “công việc”, chúng sẽ cất đồ chơi vào giá và chuyển sang “công việc” khác. Lịch sinh hoạt hàng ngày cho phép trẻ có thời gian chơi một mình hoặc theo nhóm. Khi hướng dẫn trẻ thì giáo viên có thể hướng dẫn từng trẻ một hoặc theo nhóm, nhưng hầu hết tất cả các trao đổi về “công việc” thì là do các trẻ với nhau [22]. Theo E.M. Standing - học giả nghiên cứu Montessori cho rằng: “Nếu so sánh Montessori như Columbus phát hiện ra Châu Mỹ thì thật sự cũng không nói quá. Cái mà Columbus phát hiện ra là lục địa mới ở bên ngoài, còn cái mà Montessori phát hiện ra là lục địa mới bên trong tâm hồn trẻ. Đây thực sự là một phát hiện quan trọng, chân thực như Châu Mĩ với Columbus và lực vạn vật hấp dẫn với Newton. Phát hiện này chứ không phải là phương pháp giáo dục làm cho Montessori nổi tiếng” [15]. Nhiều nhà giáo dục tại các nước Anh, Mỹ, Đức đã dành nhiều lời ca ngợi về bà và phương pháp của bà như: “Montessori là một trong những nhà giáo dục vĩ đại nhất mang đến sự tiến bộ cho khoa học và được thế giới công nhận của thế kỉ XX”; “Khi nói đến vấn đề giáo dục trẻ em không thể không nhắc đến phương pháp Montessori”; “Trong lịch sử nền giáo dục, những nhà giáo dục được mọi người biết đến như Montessori là không nhiều, chỉ có duy nhất phương pháp Montessori có thể vượt qua sự khác biệt về lãnh thổ, thế giới quan, tôn giáo để nhanh chống được phổ biến trên thế giới” [12], [15]. Các tác giả Sagara Atsuko, Victor Seah,.. cũng tập trung nghiên cứu về phương pháp dạy học Montessori và cho rằng: Trẻ em có một thời kỳ vô cùng quan trọng gọi là “Thời kỳ mẫn cảm”. “Thời kỳ mẫn cảm” là chỉ một khoảng thời gian ngắn trong thời thơ ấu của trẻ, khi mà tính nhạy cảm đối với một việc nhất định trở nên đặc biệt nhạy bén. Vì vậy, việc ứng dụng thời kỳ mẫn cảm chính là tận dụng “Sức mạnh của giai đoạn phát triển” - thứ năng lượng tự nhiên vô giá - vào giáo
  • 12. 8 dục. Tùy vào việc biết hay không biết sự thật về thời kỳ mẫn cảm này, mà con mắt nhìn trẻ của chúng ta sẽ rất khác nhau. Nó trở thành chiếc chìa khóa giúp chúng ta mở cánh cửa nuôi dạy trẻ hoặc “hết sức vui vẻ” hoặc “vô cùng chán ngắt” [1], [25]. Tờ nhật báo Brooklyn Eagle đã từng viết về bà như sau: “Bà là người đã cải cách hệ thống giáo dục trên toàn thế giới, là người phụ nữ dạy cho những đứa con chậm phát triển trí tuệ biết đọc - biết viết. Phương pháp giáo dục của Montessori đã thành công đến nỗi nó được áp dụng ở khắp các nước trên thế giới, từ nơi xa xôi nhất ở phía đông bán cầu như Hàn Quốc, cho đến nơi xa xôi nhất ở phía tây là Honolulu và cả nơi xa nhất ở phía nam như Argentina...” [15]. Kể từ khi Montessori nổi tiếng đến nay, trẻ em trên khắp thế giới đã và đang tiếp nhận phương pháp giáo dục tự chủ hoàn toàn khác với phương pháp truyền thống. Hiện nay đã có hơn 25.000 trường học tại Mỹ, Anh, Pháp, Canada,… đã áp dụng thành công phương pháp này. * Ở Việt Nam TS. Hồ Lam Hồng cho rằng: “Phương pháp Montessori góp phần hình thành và phát triển một số đặc điểm, phẩm chất tâm lý nhân cách cơ bản ở trẻ em lứa tuổi mầm non”. Vì vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng phương pháp Montessori nhằm hình thành và phát triển một số đặc điểm, phẩm chất tâm lý, nhân cách cho trẻ mầm non là vấn đề cần quan tâm của những người làm công tác chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non [6]. TS. Trịnh Thị Xim đã cũng đã tập trung nghiên cứu về phương pháp Montessori và khẳng định tầm quan trọng và thiết yếu về sự phát triển trong 6 năm đầu đời của mỗi đứa trẻ. Trong giai đoạn này, khả năng nhận thức của đứa trẻ sẽ tác động đến những hành vi, chuẩn mực về giáo dục trong suốt quãng đời sau này của trẻ [34]. ThS. Đinh Thị Thu Hằng cho rằng ba nhân tố chính trong một môi trường giáo dục trẻ em đó là trẻ em, người lớn và môi trường với nguyên tắc “Môi trường lấy trẻ em làm trung tâm” [3]. Các tác giả Ngô Hiếu Huy, Nguyễn Minh, Quốc Tú Hoa đều đề cao vai trò của Phương pháp dạy học Montessori và nghiên cứu hướng dẫn những phương pháp và ví dụ cụ thể để thể hiện chân lý của phương pháp giáo dục Montessori giúp cho các bậc phụ huynh hiểu và nắm được phương pháp này trong quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ [7], [4], [12].
  • 13. 9 Đã có một số tài liệu dịch và một số bài báo do tác giả trong nước viết về phương pháp Montessori như: 2004, Nguyễn Hồng Phượng viết về ý nghĩa của các bài tập thực tiễn cuộc sống của phương pháp dạy học Montessori. 2008, NXB Lao động đã ra mắt độc giả Việt Nam cuốn sách: Dạy con trước tuổi lên 3 – Phương pháp giáo dục Montessori. Phương pháp Montessoi bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2003. Với nhiều ưu điểm vượt trội, phương pháp Montessori đã được đưa vào chương trình giảng dạy khoảng 50 - 70 Trường Mầm non công lập và tư thục ở Việt Nam, từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh,… Tuy nhiên đa phần chỉ dừng lại ở mức độ tham khảo hoặc áp dụng một phần ý tưởng và giáo cụ mà Montessori sáng tạo. Trong khi đó, số lượng trường Montessori thực thụ ở Việt Nam đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của cộng đồng Montessori Mỹ hay liên hiệp Montessori quốc tế rất ít. Bởi yêu cầu về cơ sở vật chất, môi trường giáo dục và đội ngũ giáo viên yêu cầu rất cao. Với cơ sở vật chất hiện đại của một Trường Mầm non quốc tế, bộ giáo cụ đặt từ nước ngoài đúng theo tiêu chuẩn Montessori cùng với đội ngũ giáo viên được đào tạo quy cách, có thể nói Trường Mầm non Việt Mỹ đã tạo ra môi trường giáo dục Mầm non sát với tiêu chuẩn Montessori ngay tại Việt Nam. Trên cơ sở tìm hiểu về phương pháp Montessori, chúng tôi đi đến nghiên cứu việc vận dụng phương pháp Montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 - 4 tuổi, chúng tôi có thể khẳng định rằng đề tài nghiên cứu này của chúng tôi đề cập tới là hoàn toàn mới, không lặp lại nghiên cứu của các đề tài đã có trước đó với mong muốn góp một phần công sức của mình vào việc phát triển giác quan cho trẻ, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ. 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Lý luận chung về phương pháp Montessori 1.2.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học Thuật ngữ “Phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp ( Methodos) có nghĩa là con đường để đạt được mục đích. Theo đó, phương pháp dạy học là con đường để đạt được mục đích dạy học. Hiểu theo nghĩa rộng, phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức hoạt động chung của giáo viên và học sinh, thông qua đó và bằng cách đó giáo viên và học sinh lĩnh hội hiện thực tự nhiên và xã hội xung quanh trong những điều kiện học tập cụ thể [2].
  • 14. 10 Theo nghĩa hẹp, phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đặt được mục đích dạy học. Phương pháp dạy học cụ thể quy định những mô hình hành động của giáo viên và học sinh, được thể hiện trong hình thức và tiến trình phương pháp (tình tự xác định gồm các bước, các hoạt động dạy học, quy định thời gian và logic hành động). Tóm lại, phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học nhằm giải quyết các nhiệm vụ dạy học [2]. 1.2.1.2. Khái niệm phương pháp Montessori Phương pháp Giáo dục Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục Ý Maria Montessori (1870 -1952). Đây là phương pháp với tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác. Phương pháp giáo dục Montessori về cơ bản là xây dựng mô hình phát triển cho con người, của con người và các cách tiếp cận giáo dục đều dựa trên mô hình đó [4]. Bản chất của phương pháp giáo dục Montessori chính là hoạt động tự do của trẻ trong môi trường đã được chuẩn bị với sự hướng dẫn trực tiếp rất hạn chế của giáo viên. Hay nói cách khác, phương pháp giáo dục Montessori ưu tiên những điều kiện tốt nhất cho trẻ. Các hoạt động giáo dục được thiết kế xuất phát từ nhu cầu, hứng thú, khả năng, trình độ và điều kiện cụ thể của từng trẻ. Đây cũng chính là những biểu hiện của quan điểm lấy trẻ làm trung tâm mà các chuyên gia giáo dục Việt Nam đã xác định khi xâydựng chương trình Giáo dục Mầm non 2009 [4]. Phương pháp Montessori chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tuỳ theo những khả năng riêng của mình và thời gian riêng của mình. Do đó việc tổ chức các lớp học theo mô hình Montessorri phải đảm bảo sự tôn trọng tính riêng biệt của mỗi trẻ và phải bố trí phòng học và bài học phù hợp những nhu cầu và mục đích của mỗi em. Ngoài ra, khi làm việc với giáo cụ, trẻ còn học cách thể hiện sự quan tâm tới người khác, yêu cái đẹp, sự ngăn nắp trật tự, tinh thần trách nhiệm [4]. 1.2.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của phương pháp Montessori Sinh ra tại Chiaravalla, gần thành phố Ancona thất lộc ở Noordwijk (Hà Lan) ngày 6 tháng 5 năm 1952. Sau khi tốt nghiệp y khoa, làm trợ y trong một bệnh viện thần kinh. Bà sang ngành giáo dục và thành lập ở thành phố La Mã (Rome) năm
  • 15. 11 1907 nhà trẻ đầu tiên (Casa di Bambini) mà kết quả thành đạt được quảng bá khắp nơi “Phương pháp Montessori” [9]. Montessori bắt đầu phát triển phương pháp và triết lý giáo dục của mình vào năm 1897, sau khi tham dự khóa học giáo dục tại trường Đại học Rome và nghiên cứu các thuyết giáo dục hai trăm năm trước đó. Năm 1907, bà mở lớp học đầu tiên của mình mang tên Casa dei Bambini, hay còn gọi là Children’s House (Ngôi Nhà Trẻ Thơ) tại một khu căn hộ nằm ở thủ đô Roma. Ngay từ ban đầu, Montessori đã bắt đầu thực hiện phương pháp giáo dục của mình thông qua quan sát những gì trẻ trải nghiệm với môi trường xung quanh, với các giáo cụ và bài học được thiết kế dành riêng cho trẻ. Bà thường gọi công việc mà mình đang làm là “Giáo dục mang tính khoa học”. Phương pháp Montessori sau đó được phát triển và mở rộng ra toàn nước Mỹ năm 1911 và được biết đến rất nhiều thông qua các phương tiện thông tin, đặc biệt đã được xuất bản thành sách. Tuy nhiên do xuất hiện nhiều mâu thuẫn giữa Montessori và một số nhà giáo dục Mỹ khác, đặc biệt sau khi cuốn “The Montessori System Examined” (tạm dịch là “Khảo Sát Hệ Thống Giáo Dục Montessori”) do một nhà giáo dục học nổi tiếng William Heard Kilpatrick phát hành, đã hạn chế truyền bá tư tưởng của bà và sau năm 1914 phương pháp Montessori đã bị lu mờ đi. Nó chỉ thực sự trở lại, thâm nhập vào nước Mỹ vào năm 1960 và được áp dụng tại hàng nghìn trường học ở quốc gia này. Tiến sĩ Montessori tiếp tục công tác giảng dạy của mình trong suốt quãng đời còn lại của mình, nghiên cứu và phát triển toàn diện quá trình hình thành, phát triển tâm lý của trẻ từ giai đoạn sơ sinh đến 24 tuổi. Ngoài ra, bà cũng đã xây dựng các phương pháp tiếp cận giáo dục đối với những trẻ từ 0 - 3 tuổi, từ 3 - 6 tuổi và từ 6 - 12 tuổi. Chương trình dành cho trẻ từ 12 - 18 tuổi cũng được bà nghiên cứu và lên chương trình, tuy nhiên nó không được phát triển vào thời của bà [9]. 1.2.1.4. Đặc điểm của phương pháp Montessori Đặc điểm nổi trội ở phương pháp Montessori là nhấn mạnh đến vai trò của tính tự lập, lấy khả năng tự học làm nền tảng cơ sở, chú trọng vào việc khai thác tiềm năng sẵn có, không áp đặt trẻ, chỉ quan sát đưa ra gợi ý và hỗ trợ khả năng tự phát triển của trẻ. Ngoài ra, phương pháp này rất tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ, cũng như trang bị đầy đủ cho trẻ các kiến thức khoa học công nghệ
  • 16. 12 tiến bộ và hiện đại. Tổ chức AMI (Hiệp Hội Montessori Quốc tế) và AMS (Hiệp Hội Montessori Mỹ) đã nêu ra đặc điểm của phương pháp học Montessori như sau: * Đặc điểm thứ nhất: Trẻ trong lớp học Montessori học thông qua sự trải nghiệm các giác quan. Montessori xây dựng một môi trường giáo dục với hệ thống giáo cụ gồm các vật thật, mô hình cụ thể được sắp xếp vào các góc hoạt động trong lớp học Montessori. Trong môi trường lớp học Montessori, trẻ thỏa sức làm việc với các giáo cụ bằng cách trải nghiệm tất cả các giác quan như thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác. Thông qua những ấn tượng thu được từ các giác quan, trẻ dễ dàng lĩnh hội kiến thức nhân loại, những khái niệm trừu tượng, từ đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, nhận thức và tư duy. Chẳng hạn, trẻ hiểu khái niệm “lịch sử” một cách dễ dàng khi làm việc với giáo cụ “đồng hồ cát” thuộc lĩnh vực lịch sử. Cùng với sự hướng dẫn của giáo viên và trực tiếp chứng kiến những hạt cát chảy xuống, trẻ hiểu “lịch sử” là những sự kiện đã xảy ra và tích dần theo thời gian như những hạt cát đọng lại phía dưới đồng hồ [17]. * Đặc điểm thứ hai: Phương pháp giáo dục Montessori luôn đề cao nét tính cách riêng biệt, sự độc lập của trẻ. Phương pháp này chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tùy theo những khả năng riêng và thời gian riêng của mình. Tính độc lập của trẻ hình thành từ môi trường lớp học được thiết kế đặc biệt. Montessori tin rằng trẻ được giáo dục một cách tự nhiên chứ không phải dựa vào sự can thiệp của giáo viên. Do đó, trong lớp học Montessori trẻ có quyền tự do lựa chọn công việc mà bản thân trẻ hứng thú. Trẻ thực hiện công việc theo nhịp độ, tiến độ của bản thân, trẻ có thể làm công việc trong thời gian dài mà không bị ngắt quãng giữa chừng. Trẻ tự đánh giá công việc của mình một cách khách quan thông qua hoạt động độc lập với giáo cụ. Trẻ tự biết bản thân đã làm đúng hay sai ở đâu vì giáo cụ Montessori có chức năng “Giáo dục tự động”. Có nghĩa là khi trẻ làm sai, chính giáo cụ như “Người thầy” sẽ chỉ cho trẻ thấy cái sai để trẻ tự điều chỉnh và tự hoàn thiện công việc của mình. Điều này giải thích vì sao chúng tôi sử dụng thuật ngữ “Giáo cụ Montessori” thay vì “Học cụ” hay “Học liệu”, ngay cả khi trẻ tự hoạt động với nó mà không có sự hướng dẫn của giáo viên [17].
  • 17. 13 * Đặc điểm thứ ba: Montessori xây dựng môi trường giáo dục là những lớp học có sự trộn lẫn lứa tuổi. Đây là một xã hội “Tự nhiên” có khoảng cách về lứa tuổi giữa các trẻ. Nếu như trong lớp học truyền thống, trẻ học theo nhóm cùng độ tuổi, việc học xuất phát từ những nhu cầu bên ngoài như thứ bậc, cạnh tranh… thì việc học của trẻ trong lớp học Montessori diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng. Trẻ tự chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. Trẻ nhỏ hỏi trẻ lớn khi không biết hoặc chưa thành thục một công việc nào đó. Nhìn các anh chị làm được những công việc khó, tự bản thân trẻ sẽ nảy sinh mong muốn học hỏi để được như anh, chị. Còn anh, chị khi chỉ dẫn cho em sẽ có cơ hội được củng cố những điều đã học, thì cảm thấy tự tin hơn và những nét tính cách của một nhà lãnh đạo tương lai cũng dần được hình thành từ đó. Đặc biệt ở các gia đình Việt Nam hiện nay thường chỉ có từ 1 - 2 con, trong gia đình có rất ít anh chị em, môi trường này giúp cho trẻ có cơ hội học tập và giao lưu với những đứa trẻ không cùng độ tuổi và làm quen với những đứa trẻ có tính cách khác nhau, từ đó chúng có thể học hỏi cái hay, cái tốt của nhau, cùng giúp đỡ nhau, điều này rất có lợi cho việc bồi dưỡng lòng nhân ái của trẻ [17]. Ví dụ: Khi nhìn thấy đứa trẻ nhỏ tuổi hơn khóc đòi mẹ, đứa trẻ lớn hơn sẽ đến lau nước mắt và dỗ đứa bé kia rằng: “Em ơi, em đừng khóc, lúc tan học mẹ sẽ đến đón em mà”. Hoặc khi nhìn thấy đưa trẻ nhỏ tuổi hơn không cẩn thận để rơi bim bim xuống đất, nó sẽ tiến đến nhặt lên giúp đứa bé kia. Trong khi đứa trẻ khác giúp đỡ đứa trẻ nhỏ tuổi thì ở bên cạnh còn có đứa trẻ lớn tuổi hơn một chút cũng bắt chước học theo nó. 1.2.1.5. Các yếu tố xây dựng phương pháp giáo dục Montessori Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm của phương pháp Montessori chúng tôi thấy rằng phương pháp giáo dục Montessori gồm hai yếu tố xây dựng trọng tâm: * Thứ nhất: Môi trường giáo dục. Montessori nhấn mạnh môi trường giáo dục là yếu tố xây dựng hàng đầu cho phương pháp giáo dục của bà. Theo bà, môi trường giáo dục là nơi giúp trẻ phát triển, vì vậy cần phải chuẩn bị một môi trường học tốt [17]. Môi trường học được chuẩn bị tốt có nghĩa là: Trước khi trẻ đến lớp mọi thứ trong lớp đã được chuẩn bị và sắp xếp gọn gàng, không gian lớp học được bố trí phù hợp, thỏa mãn yêu cầu “Tâm trí tiếp nhận” và “Thời kì nhạy cảm” của trẻ từ 0 - 6
  • 18. 14 tuổi, kích thích sự phát triển toàn diện cả về trí lực, thể chất, tình cảm và các kỹ năng xã hội khác, đồng thời cũng có thể đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho trẻ. Môi trường đó không chỉ thỏa mãn những nhu cầu của trẻ mà còn phải loại bỏ những chướng ngại vật làm cản trở sự phát triển của chúng. Phương pháp giáo dục Montessori tạo môi trường tốt giúp trẻ có thể tự mình tìm tòi, khám phá cuộc sống, nhanh chóng thích ứng với môi trường xung quanh. Môi trường giáo dục mà Montessori xây dựng có nhiều điểm khác biệt với môi trường giáo dục truyền thống. Phương pháp dạy học Montessori Phương pháp dạy học truyền thống - Lớp học chia thành nhiều khu vực khác nhau: Khu sinh hoạt hằng ngày, khu toán học, khu khoa học, khu địa lý, khu ngôn ngữ, khu nghệ thuật,... - Lớp học chia thành các góc: Góc học tập, góc phân vai, góc xây dựng, góc nghệ thuật, góc thiên nhiên. - Không gian lớp học bố trí đơn giản, không cầu kì, phức tạp. - Không gian lớp học bố trí đẹp mắt, hấp dẫn, sinh động. - Trên tường không dán các tờ quảng cáo, bản đồ, tranh ảnh mà treo các bức họa của các họa sĩ nỗi tiếng trên Thế giới. - Trên tường được vẽ trang trí các câu chuyện, các nhân vật ngộ nghĩnh, hoa văn, tranh ảnh,... - Lớp học sử dụng các giá sách đựng các bộ giáo cụ theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. - Sử dụng các giá đựng đồ dùng, đồ chơi theo các góc khác nhau phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống hằng ngày của trẻ. - Không gian lớp học ít có sự thay đổi, đa phần chỉ bổ sung thêm số lượng các bộ giáo cụ. - Không gian lớp học thường thay đổi theo các chủ đề chủ điểm ở trường để tạo được sự hấp dẫn, mới lạ đối với trẻ. Qua đó chúng tôi thấy rằng, môi trường lớp học Montessori có nhiều điểm khác biệt đối với phương pháp giáo dục truyền thống. Môi trường này tạo ra cho trẻ không gian tự lập, tự lựa chọn và tiến hành các hoạt động, thao tác và vận dụng các bộ giáo cụ nhằm phát triển năng lực của mình. Từ đó, giáo viên sẽ khuyến khích, động viên trẻ tích cực, hăng hái tham gia vào các hoạt động nhằm phát huy ở trẻ sự tìm tòi, sáng tạo và khám phá về các đồ dùng, đồ chơi và thực hành cuộc sống xung quanh.
  • 19. 15 * Thứ hai: Vai trò của giáo viên Montessori. Điều trước tiên không thể thiếu ở giáo viên mầm non là tình yêu thương đối với trẻ, luôn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình, thực sự là người mẹ hiền thứ hai và kiên trì trong quá trình dạy trẻ, có lòng nhiệt tình và có lòng ham muốn môn học. Nắm vững phương pháp giáo dục dành cho trẻ, phải tìm các giải pháp và sử dụng các biện pháp dạy trẻ sao cho phù hợp, sáng tạo và thường xuyên thay đổi các hình thức tổ chức cho trẻ để tránh sự nhàm chán. Giáo viên phải là người có kinh nghiệm, phải có tính linh hoạt, tính tích cực tìm tòi, sáng tạo, học hỏi kinh nghiệm qua mạng, từ bạn bè đồng nghiệp. Giáo viên phải là người có kiến thức chuyên môn vững vàng. Có sáng tạo trong lời dẫn dắt bài dạy để gây hứng thú cho trẻ, thường xuyên nghiên cứu sưu tầm các bài thơ, câu truyện, trò chơi phù hợp để lồng ghép tích hợp vào bài dạy. Nhưng vị trí của giáo viên ở trong lớp học thì ngày càng có sự thay đổi. Điều đó được thể hiện như sau: Phương pháp giáo dục Montessori Phương pháp dạy học truyền thống - Giáo viên ở vị trí bị động, trẻ ở vị trí chủ động. - Giáo viên ở vị trí chủ động, trẻ ở vị trí bị động. - Khi trẻ làm sai thì giáo viên để trẻ tự nhận ra và tự điều chỉnh lỗi sai của mình. - Trẻ làm sai thì giáo viên sửa lỗi ngay cho trẻ. - Giáo viên là người tạo dựng môi trường, người hướng dẫn và người quan sát trẻ. - Giáo viên trực tiếp tham gia vào các hoạt động dạy học - Môi trường và phương pháp giảng dạy sẽ khuyến khích cá nhân tự kỷ luật - Giáo viên thực hiện kỷ luật với mỗi trẻ vi phạm 1.2.1.6. Các nguyên tắc giáo dục của Montessori 1.2.1.6.1. Phát hiện và tận dụng tiềm lực của trẻ Trẻ có khả năng quan sát rất tốt, có thể tiếp nhận rất nhiều hình ảnh, không chỉ là hình ảnh đồ vật mà còn là các động tác, ngoài hình ảnh sự vật, trẻ còn quan sát mối quan hệ giữa các sự vật nữa. Khi người lớn còn chưa chú ý đến thì trẻ đã quan sát và tiếp nhận rất nhiều thông tin rồi [9].
  • 20. 16 Do đó, cách giáo dục thực hiện hiệu quả chỉ có một, đó là nhất định phải duy trì sự hứng thú học tập cao độ và khả năng chú ý mạnh mẽ của trẻ. Nói cách khác, đó là giúp cho trẻ tự học hỏi thông qua nội lực của chúng. Chúng ta đã quen với việc ôm ấp một kì vọng nhất định nào đó đối với trẻ, đồng thời lấy những tiêu chuẩn của bản thân để xây dựng nên những cách thức nuôi dạy trẻ. Do đó, chúng ta chỉ có thể chấp nhận những sở thích của trẻ phù hợp với mong đợi của chúng ta, rồi thực hiện việc bồi dưỡng của mình một cách nghiêm túc. Thực ra với một đứa trẻ ngây thơ, thì sở thích là do trời sinh và có thể biểu hiện trên bất cứ phương diện nào. Chỉ cần cha mẹ để tâm quan sát, là sẽ phát hiện ra khuynh hướng sở thích của con bất cứ lúc nào. Một khi bị thu hút bởi một điều gì đó, ngay lập tức trẻ sẽ dừng mọi hoạt động đang làm khác. Khi đang tản bộ, trẻ có thể bò trên đất xem lũ kiến, khi đang bơi trẻ có thể mở to mắt nhìn phong cảnh dưới nước, thậm chí khi ăn cơm trẻ cũng có thể bốc giá đỗ lên ngắm nghía một lúc. Trẻ thường hay lặp lại những sự việc chúng cảm thấy có hứng thú, hễ là sự việc hay động tác do trẻ tự lặp lại thì đều là thứ mà trẻ thấy thích và có sự hấp dẫn [9]. 1.2.1.6.2. Cha mẹ cần trở thành nhà giáo dục thông thái Chúng ta dường như chỉ chú ý đến việc trẻ cần ánh sáng và không khí trong lành, hay điều này quả thực là thứ không thể thiếu, nhưng chúng chỉ có ích đối với thể xác mà thôi. Dẫu cho ánh sáng đẹp đẽ đó có chiếu ngập cơ thể, thì trong tâm hồn của trẻ cũng không thể có nổi một tia sáng nhỏ khi mà người lớn đã dùng sức một cách vô tri, mù quáng để phá hỏng công việc xây đắp nội tâm đầy tính đặc trưng, chậm chạp, yếu ớt mà rất quan trọng với trẻ [9]. Việc mà cha mẹ nên làm đó là cho trẻ tiếp nhận được ánh sáng, đồng thời hãy để ánh sáng đó chiếu rọi được vào tận tâm hồn trẻ. Hãy giúp trẻ thực hiện được nguyện vọng của chúng, đây cũng chính là bản năng bẩm sinh của các bậc cha mẹ. Ngoài ra, chúng ta còn cần hiểu rõ những lí luận giáo dục cơ bản và những kiến thức thông thường về trẻ nhỏ, đồng thời nghiên cứu bản thân một cách có hệ thống, vứt bỏ những quan niệm quyền uy của bậc cha mẹ truyền thống, hãy chuẩn bị tâm lí thật tốt để có thể giúp đỡ và quan sát “bị động”. Quyền uy của cha mẹ không phải dựa trên khuôn mặt nghiêm khắc, sự uy nghiêm thực sự nằm ở việc cha mẹ có thể đưa ra những sự giúp đỡ cần thiết cho trẻ hay không. Cha mẹ cần phải khống chế nóng nảy của bản thân kể cả khi tức giận cũng không được biểu hiện ra trước mắt,
  • 21. 17 phấn đấu cải thiện những khuyết điểm đã biết của bản thân, không ngừng cải thiện chính mình, tôn trọng những hành vi của trẻ [9]. 1.2.1.6.3. Tôn trọng tính cách của trẻ Nhiệm vụ đầu tiên của nhà giáo dục là phát hiện tính cách của trẻ và tôn trọng tính cách đó. Khi chúng ta do e sợ trẻ sẽ gây om sòm mà không để cho trẻ ở bên cạnh mình, thì đó là hành động không tôn trọng trẻ. Khi chúng ta đang ăn tối, trẻ lại đang khóc lóc ở một gian phòng khác, đó có thể là do trẻ bị cách li, cô lập một chỗ. Rõ ràng là, nếu đối xử với người lớn, chúng ta tuyệt nhiên không sử dụng phương pháp thiếu tôn trọng đó [9]. Chúng ta nên đối xử với trẻ giống như đối xử với bất kì người nào khác, để cho trẻ ngồi giữa chúng ta, hơn nữa chúng ta còn nên cảm thấy đó là điều vinh hạnh của mình. Chúng ta nên vui vẻ khi nhìn thấy trẻ, đồng thời cho phép trẻ ở gần mình [9]. 1.2.1.6.4. Tạo cho trẻ một môi trường thích hợp Trẻ chỉ có thể trưởng thành trong một môi trường không gò bó, thích hợp với độ tuổi của chúng, có như vậy tâm lí trẻ mới có thể phát triển được một cách tự nhiên thành thục. Môi trường này có đầy sự ấm áp của tình yêu, có dinh dưỡng phong phú, tất cả những gì thuộc về môi trường này đều là để dung nạp, chứ không phải làm hại trẻ [9]. 1.2.1.6.5. Học cách quan sát trẻ Sở thích, kì vọng hoặc hạn chế của người lớn đều có thể xâm nhập vào tâm trí trẻ con, khiến nội tâm của trẻ thay đổi, việc can thiệp quá nhiều sẽ khiến trẻ mất cơ hội tự giáo dục bản thân. Do đó, để tâm trí trẻ được phát triển một cách tự nhiên, tốt nhất cha mẹ nên giữ thái độ trung lập, bình tĩnh quan sát những nhu cầu và sự phát triển của trẻ, đem lại cho trẻ sự giúp đỡ cần thiết, thận trọng khi biểu đạt sở thích và kì vọng của mình, tuyệt đối không được dễ dàng ra lệnh cấm. Dẫu cho các bậc phụ huynh có kì vọng trẻ trở nên thế này hay thế kia thì cũng đừng nên nóng vội, chỉ cần quan sát thật kĩ, hướng dẫn bằng lời nói và hành động là đã đủ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, trẻ sẽ dần dần nổ lực theo hướng làm hài lòng cha mẹ một cách không ý thức, điều này được gọi là “Hiệu ứng kì vọng”. Do đó, việc cha mẹ kì vọng vào trẻ ở mức độ hợp lí, đảm nhận vai trò là một khán giả vui vẻ, đó chính là nguồn cỗ vũ lớn nhất đối với trẻ.
  • 22. 18 1.2.1.6.6. Trân trọng tính nhạy cảm của trẻ Khi còn ở giai đoạn sơ sinh, trẻ thường hay nhạy cảm với những đồ vật đẹp và những thứ có màu sắc, đến khi được một tuổi trẻ bắt đầu hứng thú với những đồ vật nhỏ mà người lớn không chú ý đến. Trẻ sẽ có những cái nhìn khác hoàn toàn với người lớn, không chỉ là cự li hay mức độ to nhỏ của sự vật, mà cái trẻ quan tâm chính là những tiểu tiết nhỏ. Đó chính là biểu hiện của tính nhạy cảm ở trẻ [9]. Trẻ sẽ học tập thông qua tính nhạy cảm với sự vật - một đặc tính chỉ có ở trẻ nhỏ, những điều trẻ học được nhờ mỗi khả năng đều có những giai đoạn mẫn cảm nhất định. Chỉ cần môi trường của trẻ có thể đáp ứng hết những nhu cầu của chúng, thì tất cả sẽ đều xảy ra từ từ, không cần người lớn chú ý quá kĩ càng. Trong giai đoạn mẫn cảm, trẻ có thể học được cách tự mình điều tiết và lĩnh hội được sự việc. Điều này cũng giống như ánh sáng khiến nội tâm tỏa sáng, giống như một cục pin tiếp thêm cho trẻ năng lượng. Chính nhờ tính nhạy cảm này mà trẻ có được những cách hành xử với thế giới bên ngoài một cách độc lập và mạnh mẽ. Trẻ có đầy ắp sức sống và sự nhiệt tình đối với tất thảy, có thể dễ dàng học được mọi việc. Nếu như trong thời gian này, trẻ không được hành động theo sự chỉ huy của tính nhạy cảm, trẻ sẽ vĩnh viễn mất đi sức mạnh trời phú này [9]. 1.2.1.6.7. Không có độc lập sẽ không có tự do Cá tính của trẻ nhất định phải có được biểu hiện tự do và tích cực, khiến trẻ có được sự độc lập thông qua nổ lực bản thân. Thế nhưng, chúng ta theo thói quen lại thường chăm sóc trẻ từng li từng tí. Ai cũng đều biết rằng, dạy một đứa trẻ tự ăn, tự mặc, tự giặt áo quần là một việc hết sức đơn điệu mà lại khó khăn. Việc này đòi hỏi người lớn phải nhẫn nại nhiều hơn nhiều so với việc bón cho trẻ ăn, giặt áo quần và mặc áo quần hộ trẻ, nhưng việc đó mới là giáo dục, việc còn lại chỉ đơn thuần là chăm sóc mà thôi. Đối với người mẹ công việc chăm sóc trẻ có thể nói là một việc quá dễ dàng, nhưng đối với trẻ thì đó là một việc rất không có lợi, do chúng ta đã đóng chặt cánh cửa giúp trẻ tự mình học hỏi, đồng thời đặt thêm rào cản trên con đường trưởng thành của trẻ. Cũng giống như một người qúy tộc sở hữu rất nhiều nô bộc, ông ta ngày càng ỷ lại vào việc có người khác phục vụ, đến cuối cùng trên thực tế lại trở thành nô lệ của kẻ khác, hơn nữa đợi đến khi ông ta nhận thức ra được mức độ nghiêm trọng của vấn đề và muốn có sự độc lập thì đã không còn khả năng độc lập nữa rồi [9].
  • 23. 19 1.2.1.6.8. Tin tưởng vào tự giáo dục ở trẻ Luyện tập cảm giác bao gồm cả việc tự giáo dục, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển trí lực. Nếu như được luyện tập lặp lại nhiều lần thì việc tự giáo dục sẽ giúp cho quá trình cảm giác tâm lí của trẻ ngày càng hoàn thiện hơn, giúp trẻ biến cảm giác về sự vật thành quan niệm đối với vật thể. Với vai trò là người dẫn dắt trẻ tự giáo dục, chúng ta nhất định phải làm được những việc sau: cố gắng hết sức giảm thiểu việc can thiệp, giúp đỡ trẻ nỗ lực hướng đến những mục tiêu đúng đắn trong quá trình tự giáo dục. Công việc của chúng ta chỉ là dạy đúng trẻ phát âm và gọi tên một cách chính xác là được rồi - chúng ta không làm thêm bất cứ việc gì ngoài việc đọc to tên gọi của sự vật, phát âm to, rõ ràng, để cho trẻ nghe rõ từng âm tiết [9]. 1.2.1.6.9.Thành thực trả lời những câu hỏi của trẻ Trẻ em thường thích hỏi đủ thứ trên đời, cái gì cũng muốn biết rõ chân tướng. Người lớn nên coi đó là một việc thú vị, đừng nên cảm thấy phiền phức, bởi chúng ta đang được đối mặt với một tinh thần ham học hỏi, nhưng đồng thời cũng nên chú ý, trẻ không thể tiếp thu được những lời giải thích quá dài dòng, chỉ cần đưa cho trẻ một câu trả lời đơn giản và nên cố gắng dùng những sự vật cụ thể để giải thích vấn đề. Rốt cuộc phải giải thích sự việc đến mức độ nào trẻ mới cảm thấy hài lòng. Điều đó cần sự tổng kết và quan sát tỉ mỉ của các bậc phụ huynh [9]. Còn một sự thật nữa phải thừa nhận, đó là trẻ có thể không ngừng đặt câu hỏi bằng mọi cách chỉ để thu hút sự chú ý của cha mẹ, từ đó mà nảy sinh ra hình thức ỷ lại vào việc đặt câu hỏi. Đây không phải là hình thức giao lưu lành mạnh, chỉ là do trẻ đang dùng câu hỏi để cha mẹ buộc phải ở bên mình suốt mà thôi. Đối với tình huống này, những câu hỏi của trẻ sẽ có hình thức rất rõ ràng: thiếu đi ý mới mà toàn là sự trùng lặp. Ví dụ: Tại sao trời lại có màu xanh? Nếu chúng ta đưa ra câu trả lời , trẻ sẽ lại tiếp tục hỏi: Tại sao cây có màu xanh? Tại sao đất lại màu nâu? Tóc tại sao lại có màu đen?. 1.2.1.6.10. Không nên sợ trùng lặp Có đôi khi, khoảnh khắc khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc và bình yên không phải là khi tiếp xúc với một sự vật mới mà là khi gặp lại những sự vật đã quen thuộc. Chúng ta thường thích nghe đi nghe lại một bài hát, xem đi xem lại một bộ phim, ăn mãi một món ăn hoặc gặp gỡ một nhóm bạn đã quen thân. Từ đó,
  • 24. 20 chúng ta có thể liên tưởng đến trẻ nhỏ, việc lặp đi lặp lại một việc đơn giản là cách duy nhất để trẻ có thể nắm bắt một năng lực nào đó, vận dụng tính chủ động cũng là giai đoạn bắt buộc phục vụ cho sự phát triển tính tự chủ của trẻ. Số liệu thống kê đã chỉ ra rằng, để học được một từ đơn giản, trẻ cần lặp lại khoảng 25 - 40 lần, còn để học một động tác, trẻ cần phải lặp lại đến hàng trăm lần. Đó là do khả năng ghi nhớ thông tin của não tương đối dễ dàng, còn khả năng ghi nhớ thông tin của cơ bắp cũng sẽ không dễ dàng bị giảm sút, những kĩ thuật học được từ nhỏ sẽ không dễ gì biến mất đi [9]. 1.2.1.6.11. Thận trọng khi khen thưởng và trừng phạt Một người được hưởng tự do nhưng biết tự khống chế bản thân sẽ theo đuổi những phần thưởng thực tế có thể kích thích và khích lệ mình và bỏ qua phần thưởng mà mình không hề hứng thú. Một đứa trẻ có tính chủ động cũng như vậy. Với bất cứ tiến bộ nào của con, bạn cũng đều nên khen ngợi: “Con thật giỏi” Có một số người thường lấy bánh kẹo ra để thưởng cho những đưa trẻ biết nghe lời hoặc phạt trẻ bằng cách đứng vào một góc tường, đó là những việc hết sức hiệu quả. Nhưng trong lòng, trẻ không hề tìm thấy mối liên quan giữa miếng bánh và việc đứng ở góc tường với những hành động của mình. Mới đầu có thể trẻ sẽ thấy thích thú trước những trò thưởng phạt thế này, nhưng dần dần thái độ cứng nhắc không hề thay đổi của người lớn sẽ làm chuyển biến nội tâm của trẻ, cảm nhận của trẻ đối với bản thân sự việc đã suy giảm đi nhiều, trẻ chỉ hiểu rằng phản ứng của cha mẹ mới là cái quan trọng then chốt quyết định vận mệnh của mình. Từ đó trẻ sẽ ỷ lại vào thái độ và hành động chỉ đạo của cha mẹ, tính tự chủ trong nội tâm của trẻ đã bị thay thế bởi những yếu tố khách quan [9]. Vì vậy người lớn cần dùng hậu quả trực quan của hành vi làm hình phạt dành cho trẻ, hạn chế dùng những yếu tố vật chất không liên quan đến việc thưởng phạt. Ví dụ: Khi trẻ làm hỏng đồ chơi thì không nên mua đồ chơi mới cho trẻ, việc thiếu sót đồ chơi sẽ khiến trẻ hiểu được hậu quả của việc làm hỏng đồ chơi. Hãy thưởng bằng cách biểu dương và khen ngợi mặt tinh thần và cố gắng hết sức hạn chế việc dùng vật chất làm phần thưởng, càng không được dùng tiền làm phần thưởng. Khen thưởng và xử phạt đều phải liên quan chặt chẽ với nhau giữa thời gian và nội dung hành vi của trẻ, thời gian để càng lâu thì hiệu quả càng giảm.
  • 25. 21 Vì vậy khi trẻ làm việc tốt thì nên khen ngợi ngay và khi làm những điều xấu, điều không tốt thì cần có những biện pháp xử phạt. 1.2.1.6.12. Giáo dục là không chờ đợi Ngay từ thuở lọt lòng thì tâm hồn trẻ có khả năng học tập và tiếp thu vượt xa những gì chúng ta tưởng tượng, năng lực này là bẩm sinh. Kể từ khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ bắt đầu tiếp thu đầy đủ những thông tin của môi trường bên ngoài, đến khi trẻ phát triển tới giai đoạn tự ý thức (khoảng 3 tuổi), trẻ đã có thể tiến lên có tính định hướng. Như vậy, chúng ta đều đã ý thức được điều này: “Giáo dục nên bắt đầu ngay từ khi trẻ mới được sinh ra, giáo dục càng sớm, hiệu quả càng cao”. Một vấn đề khác nữa mà chúng ta cần quan tâm là: Chúng ta rốt cuộc nên giáo dục cho trẻ như thế nào đây? Hãy để cho sinh linh này tự do phát triển, đây chính là nhiệm vụ đầu tiên của một nhà giáo dục. Khi dạy cho trẻ dưới 6 tuổi, nguyên tắc đầu tiên là hãy để cho trẻ tham dự vào cuộc sống của chúng ta. Trong quá trình trưởng thành, trẻ nhất định phải mô phỏng theo rất nhiều cử chỉ, hành động của người lớn. Nếu như không quan sát cách làm như thế nào, trẻ sẽ không học được tốt, cũng giống như một người bị điếc sẽ không thể học cách nói vậy [9]. 1.2.1.7. So sánh phương pháp giáo dục truyền thống với phương pháp giáo dục Montessori Phương pháp Montessori được hình thành và xây dựng dựa trên những quan sát đầy suy luận khoa học của bà Maria Montessori. Bà nhận thấy rằng trẻ thơ có một khả năng dễ dàng để hấp thụ kiến thức từ môi trường xung quanh, trẻ có thể thực hiện mọi việc một cách tự nhiên mà không cần có sự trợ giúp của người lớn. Chính vì vậy mà phương pháp Montessori tạo nên những đứa trẻ thực sự khác biệt với phương pháp giáo dục truyền thống. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về phương pháp Montessori chúng tôi nhận thấy một số điểm khác biệt giữa phương pháp giáo dục truyền thống và phương pháp Montessori như sau: PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG - Tập trung vào sự phát triển nhận thức - Tập trung vào sự phát triển xã hội - Chủ yếu dạy và hướng dẫn từng cá nhân - Chủ yếu dạy và hướng dẫn cho cả nhóm (lớp)
  • 26. 22 - Lớp học có nhiều độ tuổi khác nhau - Lớp học cùng độ tuổi - Trẻ em làm việc theo tốc độ từng cá nhân - Nhóm ( lớp) học theo tốc độ giảng dạy - Trẻ em được khuyến khích để cộng tác, dạy học và giúp đỡ nhau - Hầu hết các giáo viên thực hiện, sự hợp tác không được đề cao - Giáo viên giữ vị trí cao nhưng không quá phô trương, từng cá nhân trẻ em là một người tham gia tích cực, là trung tâm trong học tập. - Giáo viên có vai trò trọng tâm trong lớp học, trẻ em là người tham gia thụ động trong học tập - Môi trường và phương pháp giảng dạy sẽ khuyến khích cá nhân tự kỷ luật - Giáo viên thực hiện kỷ luật với mỗi trẻ vi phạm 1.2.1.8. Ý nghĩa của phương pháp Montessori trong quá trình giáo dục trẻ Mầm non Khác với phương pháp giáo dục truyền thống, phương pháp giáo dục Montessori đặc biệt nhấn mạnh vai trò của tính chủ động, tự lập, khơi gợi tiềm năng và định hình nhân cách trẻ. Trẻ được tự do tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh theo mong muốn, trẻ được tự học cách chăm sóc bản thân từ việc nhỏ nhất như: rửa tay, thay quần áo, sắp xếp đồ dùng, giáo cụ ngăn nắp, gọn gàng… thay vì nhờ bố mẹ hay người lớn làm giúp. Montessori khuyến khích giáo viên, bố mẹ tạo cơ hội cho trẻ được làm mọi thứ trong khả năng, đồng thời cũng giao trách nhiệm cho các cô bé cậu bé giữ gìn lớp học luôn sạch sẽ và gọn gàng như vốn có. Bà nhấn mạnh trẻ con là một nhân vị (một cá nhân được tôn trọng như người lớn) nên trẻ có thể tự làm mọi thứ chăm sóc bản thân. Trẻ thấy mình được tôn trọng, tự làm mọi thứ như người lớn còn bố mẹ nhàn hạ hơn. Montessori tập trung một lĩnh vực riêng để phát triển kỹ năng này của trẻ con là kỹ năng cuộc sống. Trong đó bao gồm hết các kỹ năng cơ bản mà khi trẻ 6 tuổi chúng có thể làm thuần thục không cần bố mẹ tác động: vệ sinh hàng ngày, mặc quần áo, giúp bố mẹ việc nhà, bảo vệ môi trường, lao động công ích… Có lẽ giờ bạn đã hiểu vì sao trẻ con nước ngoài lại tự lập được như thế nhỉ? Chúng có thể sáng tạo ra một dụng cụ, tự lập công ty, bán báo… từ khi còn rất nhỏ [20]. Khi áp dụng phương pháp Montessori vào quá trình chơi cho trẻ, thì đây không chỉ là chơi đơn thuần, chúng đều là vui chơi có mục đích và đều rèn sự tập
  • 27. 23 trung cao độ. Ví dụ như trò xúc hạt, trò xâu hạt, rót nước, xếp tháp… bạn sẽ thấy trẻ chơi một cách say mê, chúng bị cuốn hút vào các trò chơi, và tập trung vào trò chơi đó một cách tự nhiên không gượng ép. Từ đó hình thành dần sự tập trung cao độ. Phương pháp Montessori còn giúp trẻ phát triển các giác quan. Khi chơi trẻ phải dùng cả 5 giác quan của mình với sự thích thú khám phá rất tự nhiên. Bạn cũng biết, não của chúng ta là một bộ phận cơ thể nên cơ chế của chúng cũng không nằm ngoài quy luật, nếu dùng nhiều, dùng thường xuyên thì nó sẽ phát triển. Trong giai đoạn vàng, trẻ nhận được càng nhiều kích thích lên não bộ thì não càng phát triển, từ đó trẻ càng thông minh, lanh lợi, hiểu chuyện, sớm phát triển sự tinh tế và óc thẩm mỹ [17]. Mỗi một bài học của Montessori đều rất đơn giản và chúng ta có thể tổ chức tại nhà cho trẻ. Đơn giản tới mức ngày xưa chúng ta thường bị cấm chơi vì nghịch bẩn làm bố mẹ phải dọn. Thế nhưng với Montessori chúng đều có mục đích học tập trong đó. Ví dụ: Trò chơi nghịch nước, bạn cho rằng chơi vậy vô bổ, nghịch nước ướt quần áo, lại phải thay, lại phải giặt. Với Montessori nói riêng và khoa học giáo dục sớm nói chung phản đối điều này. Trẻ cần được vui chơi tối đa trong khuôn khổ an toàn. Nghịch nước có thể biến thành bài học rót nước trong Montessori, trẻ vừa được chơi nước, vừa luyện cách cầm bình (cầm nắm), luyện lực cổ tay (nhấc bình lên rót nước vào bình còn lại), và sự chỉnh chu, ngăn nắp (chơi xong lau nước vãi, cất đồ về chỗ cũ). Tất cả những kích thích đó đều tác động lên não trẻ. Trong giai đoạn vàng của não bộ, não bộ phải được kích thích đều thì trẻ mới phát triển toàn diện được. Phát triển não phải cần phải phát triển cả não trái. Não trái là tư duy logic, suy luận, tổng hợp. Những bài học của Montessori có nhiều bài áp dụng phương pháp thử và sai. Trẻ nhìn bố mẹ làm một lần rồi tự làm, sai thì thử kiểu khác, làm tới đúng thì thôi, bố mẹ chỉ gợi ý, không làm cho trẻ, không cầm tay chỉ việc. Qua những lần thử và sai đó, trẻ tự rút ra được kinh nghiệm, quy luật của trò chơi, bản chất của vấn đề, từ đó phát triển não trái của trẻ [17]. Như đã nói ở trên, ngoài tính tự lập và tập trung, trẻ sẽ học được tính ngăn nắp, kiên nhẫn, quy chuẩn và kìm chế. Mỗi bài học Montessori cần theo đúng các bước vạch sẵn, chơi xong xếp giáo cụ về đúng vị trí và lau dọn, làm một lần chưa được thì hai lần, ba lần, n lần. Phương pháp thử và sai (bé tự làm, sai làm lại, bố mẹ không tác động) giúp trẻ kiên nhân và kìm chế. Thông thường trẻ không được làm hài lòng (như mở mãi không được nắp hộp) sẽ la hét, cáu gắt nhưng với trẻ học
  • 28. 24 Montessori, các bé thường kiên nhẫn làm đi làm lại, làm đẹp thì thôi, đẹp rồi tự xếp thành cái khác. Montessori còn giáo dục về tính cách, tính nhân văn, hình thành tính cách hiền hòa, nhân ái và tự chủ khi trưởng thành. 1.2.1.9. Ý nghĩa của phương pháp Montessori trong quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường Mầm non Trẻ em dùng giác quan để nhận biết môi trường xung quanh. Trẻ dùng tay để sờ, dùng mắt để nhìn, dùng mũi để ngửi, dùng tai để nghe, dùng miệng để nếm, để nhận biết tính chất của sự vật. Rất nhiều khái niệm trừu tượng như: màu sắc, hình dáng, to nhỏ, mùi vị, âm thanh, nhiệt độ, trọng lượng,… nhất định phải thông qua giác quan mới có thể thực sự nhận biết được. * Thị giác Do những thông tin con người thu được từ thế giới bên ngoài thông qua thị giác chiếm 80% tổng lượng thông tin, do đó sự phát triển năng lực thị giác rất quan trọng. Từ khi mới sinh ra trẻ đã có khả năng nhìn, trẻ nhìn mặt mẹ, nhìn các đồ vật xung quanh. Trẻ có thể theo dõi các đồ vật di chuyển, khi các đồ vật dừng lại một lúc trước mắt trẻ thì để trẻ nhìn chăm chú, sau đó từ từ di chuyển ánh mắt của trẻ sẽ di chuyển theo sự di chuyển của đồ vật [13]. R.L.Fancy là người đầu tiên phát hiện ra trẻ em nhìn thấy sự khác biệt giữa các đồ vật có hình vẽ có quy luật biến hóa với các đồ vật không có hình vẽ như thế. Ông phát hiện ra rằng, trẻ em nhìn các đồ vật có hình vẽ có quy luật lâu hơn các đồ vật có hình vẽ không có quy luật, đồng thời cái mà trẻ thích nhìn nhất là mặt người [9]. Nghiên cứu khác cho thấy, trẻ em thích nhìn các màu sắc tương phản, đặc biệt là sự tương phản giữa màu đen và màu trắng. Trẻ nhìn điểm giáp đen với trắng khá lâu. Ông Fancy phát hiện thấy trẻ em thích màu đỏ hơn màu trắng. Nghiên cứu khác cho rằng, trẻ thích màu xanh lam và xanh lá cây hơn màu đỏ [5]. Montessori đã sáng tạo ra các bộ giáo cụ nhằm giúp cho trẻ phát triển thị giác: Phân biệt to - nhỏ, dài - ngắn; nhận biết hình dáng; nhận biết hình khối; nhận biết màu sắc vừa đẹp, vừa hữu dụng, phù hợp với từng lứa tuổi giúp trẻ phát huy được sự tìm tòi, sáng tạo.
  • 29. 25 * Thính giác Trẻ em mới sinh ra đã có thể nghe thấy âm thanh, chúng sẽ phản ứng khi nghe thấy âm thanh mới. Khi nghe thấy một loại âm thanh, trẻ sẽ quay về hướng phát ra âm thanh đó, rất cảnh giác tìm kiếm nguồn phát ra âm thanh. Các nhà nghiên cứu cho rằng, những âm thanh dài từ 5 - 10 giây là thứ có thể tạo hứng thú cho trẻ nhất, còn những âm thanh kéo dài mấy phút làm cho trẻ mất cảm hứng. Do đó, người lớn nói mấy câu sau đó im lặng còn gây chú ý đối với trẻ hơn là nói thao thao bất tuyệt. Dần dần thì khả năng phân biệt âm thanh của trẻ sẽ tốt hơn và là điều kiện để giúp trẻ phát âm rõ ràng hơn [13]. * Xúc giác Khi trẻ tham gia luyện tập xúc giác theo phương pháp Montessori thì trẻ có thể xoa, vuốt, cầm, nắm,…các vật để cảm nhận được vật đó nhẵn mịn hay thô ráp, vật nào nóng vật nào lạnh, vật nào nặng hơn vật nào nhẹ hơn,…Những điều này giúp xúc giác của trẻ phát triển tốt hơn [13]. * Vị giác Trẻ nhỏ rất thích vị ngọt hơn vị chua, vị đắng và vị mặn, để giúp trẻ phát triển vị giác Montessori đã đưa ra một số bài luyện tập như: Luyện tập vị giác, trò chơi nếm hoa quả, thử xem nào - đoán xem nào,…trẻ rất thích thú khi tham gia vào các bài luyện tập như thế này. Nguyên nhân là do trẻ thích súc miệng, bởi trẻ thích nhận biết các mùi vị khác nhau, đồng thời sau mỗi lần nếm xong mỗi vị thì chúng đều được lấy một cốc nước ấm để súc miệng kĩ. Điều này giúp trẻ luyện tập vị giác và cũng luyện tập thói quen giữ gìn vệ sinh [13]. * Khứu giác Khứu giác là một cảm giác dể bị coi nhẹ nhất trong cuộc sống. Chúng ta phải coi trọng khứu giác ngay từ trong suy nghĩ của bản thân, bất cứ nói đâu, bất cứ vật gì. Những bài luyện tập như: Ngửi mùi mùa xuân, ngửi mùi gia vị, ngửi mùi thơm của hoa quả,…đã giúp trẻ phát triển khứu giác, phát huy ở trẻ sự khám phá, tìm tòi các mùi vị trong cuộc sống xung quanh [13]. 1.2.2. Giác quan và đặc điểm phát triển giác quan cho trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường mầm non
  • 30. 26 1.2.2.1. Một số khái niệm về giác quan Trẻ em có thể học hỏi qua nhiều con đường khác nhau: Trẻ học thông qua đồ vật, thông qua hoạt động vui chơi, trẻ học bằng cách tự tìm tòi, khám phá và cố gắng nhận thức thế giới xung quanh, trẻ học hỏi thông qua kinh nghiệm sống hằng ngày. Bên cạnh đó trẻ còn học thông qua các giác quan. Như vậy, giác quan có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Mặt khác, sự phát triển các giác quan là một trong những nội dung giáo dục quan trọng trong giáo dục đặc biệt. Bởi ngay từ khi sinh ra cảm nhận thế giới thông qua tri giác thế giới xung quanh bằng tất cả các giác quan như: sờ nắn, nhìn, nghe, ngửi, nếm. Vì vậy có rất nhiều quan điểm khác nhau về các khái niệm giác quan, qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu chúng tôi đưa ra các khái niệm về giác quan như sau: * Thị giác Thị giác là khả năng nhận và diễn giải thông tin từ ánh sáng đi vào mắt. Thông qua thị giác giúp trẻ hiểu về hình dáng, hình khối, màu sắc, phân biệt to - nhỏ, dài - ngắn,…của sự vật hiện tượng xung quanh trẻ [13]. Ví dụ: Luyện tập thị giác bằng cách nhìn hình dáng của các vật như: hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật,….không chỉ giúp trẻ biết được đặc điểm hình dáng, màu sắc, cấu tạo,… mà mà còn giúp trẻ phát triển năng lực tưởng tượng không gian. * Thính giác Thính giác là khả năng nghe và tiếp thu âm thanh từ bên ngoài vào tai. Nhờ thính giác mà trẻ hiểu biết về tiếng kêu của các con vật, tiếng nước chảy, tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi, tiếng động cơ, tiếng còi xe,….đó là những âm thanh xung quanh trẻ.Thính giác phát triển sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ nhanh hơn. Do vậy cần phải lựa chọn và có những bài luyện tập phù hợp để giúp thính giác của trẻ phát triển [13]. Ví dụ: Thông qua trò chơi “Nghe âm thanh, đoán tên đồ vật”. Khi tham gia vào trò chơi này, trẻ sẽ chú ý lắng nghe âm thanh phát ra và đoán xem đó là đồ vật gì. Trò chơi này sẽ kích thích sự tò mò, phán đoán, khám phá ở trẻ. * Xúc giác Xúc giác là những cảm giác có được khi đụng chạm, tiếp xúc bằng da (tay, chân). Xúc giác của trẻ nhỏ tương đối nhạy cảm, đặc biệt là xúc giác ở môi, bàn tay, bàn chân và khi ta chỉ cần đụng nhẹ là có phản ứng ngay. Muốn xúc giác của trẻ
  • 31. 27 nhanh nhạy và phản ứng linh hoạt cần phải có sự rèn luyện: luyện tập cảm giác nóng lạnh; luyện tập về trọng lượng; sờ vào những vật có độ trơn, nhám, sần sùi, cứng mềm;…những bài tập này rất bổ ích, giúp cho xúc giác của trẻ phát triển [13]. * Vị giác Vị giác là khả năng phát hiện mùi vị của các chất xung quanh trẻ. Khi mới sinh ra, trẻ đã có thể phản ứng với các mùi vị. Khi mút vị ngọt, trẻ chúm chím miệng thích thú, nếu mút phải vị chua, đắng trẻ sẽ tỏ ra khó chịu nhăn mặt… Để giúp trẻ phát triển vị giác và cảm nhận được các mùi vị khác nhau, khi trẻ ăn món gì, cha mẹ nên mô tả món đó cho trẻ biết như: chua, cay, mặn, ngọt. Những lúc trẻ cảm nhận được mùi vị tuyệt diệu sẽ trực tiếp kích thích sự vui vẻ của trẻ [13]. * Khứu giác Khứu giác là giác quan có tác dụng cảm nhận mùi. Đây là giác quan phát triển sớm nhất ở trẻ. Lần đầu tiên tiếp xúc với mẹ, trẻ đã nhanh chóng cảm nhận và nhớ được mùi của mẹ. Trẻ nhỏ cũng rất thích ngửi những mùi hương của cuộc sống như: Mùi thơm của các loài hoa, mùi thơm của các loại hoa quả, thức ăn,…Chính sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ sẽ giúp trẻ phát triển nhanh nhạy, linh hoạt hơn [13]. 1.2.2.2. Đặc điểm phát triển giác quan của trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường Mầm non Ở lứa tuổi này, trẻ muốn sờ, nếm, ngửi, nghe, thử tất cả mọi thứ xung quanh. Trẻ thể hiện rõ ý thức ham học hỏi qua kinh nghiệm và thực hành. Trẻ học từ các trò chơi, trong việc phát triển các kỹ năng, sử dụng ngôn ngữ và luôn cố gắng để kiểm soát được nội tâm, trẻ muốn tự khẳng định bản thân khi tách khỏi cha mẹ, độc lập hơn các em nhỏ tuổi chập chững và đã có thể diễn đạt các nhu cầu của mình bằng ngôn ngữ. * Thị giác Lúc mới sinh, thị giác của bé chỉ hoạt động tốt trong phạm vi từ 20 - 25cm. Khoảng cách này chỉ bằng khoảng cách từ mặt bé (lúc đang bú) đến mặt của mẹ, vì thế đây là khoảng cách rất lý tưởng để bé làm quen với khuôn mặt của mẹ. Trẻ có thể nhìn xa hơn nhưng khó tập trung, tuy nhiên ánh sáng từ đằng xa vẫn có thể lọt vào mắt trẻ. Mặt người, ánh sáng và sự chuyển động của đồ vật là những điều mà trẻ thích nhìn nhất [30]. Lúc trẻ đến 3 tuổi, bộ não của bé đã trưởng thành nhanh chóng với rất nhiều đường dẫn truyền giữa các tế bào thần kinh. Những gì mà bé nhìn thấy ngày càng
  • 32. 28 trở nên có ý nghĩa hơn. Bé nhanh chóng nhận ra những gì trước mắt, hoặc dõi mắt nhìn theo một đồ vật nào đó đang đung đưa qua lại. Trẻ có thể nhìn được những thứ trong tầm ngắm giống như mắt người lớn. Trẻ đã bắt đầu biết phân biệt được độ lớn, hình dáng, màu sắc, khả năng định hướng không gian (trước - sau, trên - dưới, trong - ngoài, cao - thấp) và khả năng định hướng thời gian ( trong ngày: sáng, trưa, chiều, tối; hôm qua; hôm nay; trong tuần) [30]. * Thính giác Lúc mới sinh, thính giác của trẻ cũng đã hoạt động rất tốt. Trẻ có thể nghe được các âm thanh ngay từ trong bụng mẹ. Vì thế mà bố hay mẹ nói chuyện với trẻ, hay cho nghe nhạc khi trẻ còn là bào thai trẻ đều cảm nhận được. Đối với trẻ sơ sinh thì giọng nói con người luôn được chú ý nhiều hơn các âm thanh khác. Do đó, cách tốt nhất để phát triển thính giác của trẻ chính là những lời nói thủ thỉ mỗi khi chuyện trò cùng con hay những lời động viên âu yếm “con của mẹ ngoan quá” khi khuyến khích trẻ làm điều tốt. Trẻ sẽ phản ánh lại các âm thanh lớn hoặc âm thanh phát ra đột ngột, đôi khi còn phản ứng rất mạnh mẽ. Trẻ có thể giật mình, khóc la vì những âm thanh lớn như tiếng chó sủa, tiếng đóng cửa mạnh, hay tiếng người cười quá to,… [30]. Dần dần đứa trẻ đã có thể phân biệt được các âm thanh khác nhau, các mức độ âm thanh to - nhỏ, mạnh - nhẹ, vui nhộn - nhẹ nhàng,… * Xúc giác Đối với loài người, đặc biệt là trẻ sơ sinh thì xúc giác đặc biệt quan trọng. Thông qua xúc giác, bé có thể học được nhiều điều xung quanh. Trong làn da của bé ẩn chứa rất nhiều các đầu tận cùng của dây thần kinh cảm giác, giúp bé cảm nhận được các cảm giác: như cầm nắm, sờ mó, đau, nóng, lạnh, nhột, rung…Tất cả các cảm giác này sẽ rất cần thiết đối với sự tồn tại trước mắt cũng như sự phát triển và học tập lâu dài sau này của trẻ. Sau tháng thứ ba, trẻ đã bắt đầu dùng hai tay để sờ mó đồ vật. Hai bàn tay tạo ra những ấn tượng xúc giác về đồ vật, giúp cho trẻ biết được vài đặc tính đơn giản của chúng. Đến tháng thứ tư trẻ bắt đầu nắm lấy đồ vật, nhiều khi trẻ nắm chắc trong tay một đồ vật hồi lâu, tuy nhiên vẫn chưa hoàn toàn làm chủ động tác nắm. Dần dần thì động tác nắm được cải thiện hơn, bàn tay hướng về đồ vật bằng các ngón tay để trải nghiệm, tìm tòi, khám phá về đồ vật, về thế giới xung quanh. Trẻ đã biết phối hợp giữa mắt và tay để làm quen, để chơi với các đồ chơi, đồ vật xung
  • 33. 29 quanh. Dần dần trẻ đã cảm nhận, phân biệt được các thuộc tính như: cứng, mềm, thô ráp, xù xì,….của các đối tượng mà trẻ tiếp xúc [30]. * Vị giác và khứu giác Khi vừa mới sinh ra, trẻ đã thích mùi của mẹ mình hơn bất kì mùi vị nào. Trẻ không cần phải học cũng nhận ra được mùi của mẹ cũng như mùi sữa của mẹ. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh thích nếm vị ngọt hoặc thích uống sữa có vị ngọt. Trẻ sẽ bật khóc khi ăn phải gì đó có vị đắng hoặc chua. Theo thời gian, vị giác và khứu giác của trẻ sẽ phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn. Phải có thêm một khoảng thời gian nữa thì mới có thể cho trẻ ăn thử các loại thức ăn khác nhau. Song nếu trẻ bú mẹ, trẻ sẽ có dịp làm quen với mùi và vị của thức ăn mà mẹ bé ăn hàng ngày. Có lẽ điều này sẽ giúp ích cho trẻ về sau khi mà trẻ bắt đầu có những bữa ăn chung với gia đình [30]. Có thể thấy rằng giai đoạn 3 - 4 tuổi là giai đoạn tạo ra những tiền đề rất cần thiết để giúp trẻ phát triển các giác quan một cách hoàn thiện nhất, tạo cơ sở vững chắc để hình thành toàn diện nhân cách của trẻ. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Từ việc nghiên cứu lịch sử của việc vận dụng phương pháp Montessori nhằm phát triển giác quan cho trẻ trên thế giới cũng như ở Việt Nam cùng với việc tìm hiểu, hệ thống hóa các khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và cơ sở việc xây dựng và vận dụng phương pháp Montessori nhằm phát triển giác quan cho trẻ. Phát triển giác quan cho trẻ là một lĩnh vực không thể thiếu trong công tác dạy học mầm non. Phát triển giác quan cho trẻ có thể tiến hành theo những mục đích khác nhau, thời gian địa điểm khác nhau, tùy theo mục đích phát triển mà có các cách tiếp cận khác nhau. Với mục tiêu giáo dục Mầm non hiện nay là giúp trẻ phát triển một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Nhận thức, ngôn ngữ, thể lực, tình cảm - xã hội. Khi vận dụng phương pháp Montessori sẽ giúp trẻ phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo, khám phá. Chính vì vậy, phần cơ sở lý luận trên là điều kiện, cơ sở để cho chúng tôi tiến hành xây dựng các tiêu chí đánh giá và tìm hiểu thực trạng của đề tài nghiên cứu
  • 34. 30 Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI NHẰM PHÁT TRIỂN GIÁC QUAN CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON 2.1 Tổng quan về khách thể và địa bàn nghiên cứu Để tìm hiểu về thực trạng của đề tài nghiên cứu, chúng tôi chọn Trường Mầm non Nghĩa Ninh là khách thể của đề tài nghiên cứu. Sau quá trình tìm hiểu và điều tra, chúng tôi đưa ra một số thông tin về Trường Mầm non Nghĩa Ninh như sau: - Thuận lợi + Nhà trường nhận được sự chỉ đạo trực tiếp của phòng giáo dục và đào tạo Đồng Hới, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Hội đồng giáo dục xã, sự quan tâm tạo điều kiện của ủy ban nhân dân, sự phối hợp các tô chức đoàn thể địa phương, sự đồng thuận của lực lượng phụ huynh. + Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao, có ý thức học tập, bồi dưỡng năng lực sư phạm. Biết khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp. - Khó khăn + Trường không tập trung tại 01 điểm mà được chia tách thành 02 cơ sở: Trung tâm và Vòm; phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc của cán bộ, nhân viên còn thiếu; trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi còn đơn điệu. Một số lớp có số lượng cháu đông so với định biên cháu/lớp. + Số lượng giáo viên, nhân viên hợp đồng còn nhiều, đời sống của họ còn gặp nhiều khó khăn. Một số giáo viên mới vào nghề nên kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế, giáo viên lớn tuổi còn gặp nhiều khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin nên phần nào cũng có ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy. + Môi trường cảnh quan nhà trường: Cây xanh, cây cảnh còn ít. + Lực lượng phụ huynh có con giữ ở trường đa số làm nghề nông, đời sống gặp khó khăn, kinh tế phụ thuộc vào mùa vụ. - Quy mô trường lớp: Trường thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường, lớp: + Trẻ nhà trẻ: Có 02 nhóm, 50 cháu/2 lớp. + Tỉ lệ huy động trẻ đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (30.9%).
  • 35. 31 + Mẫu giáo: 367 cháu/8 lớp. Trong đó, lớp MG Lớn: 03 lớp, Nhỡ: 03 lớp, Bé: 02 lớp. + Tỉ lệ huy động đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (97.1%) - Chất lượng + Nhà trường thực hiện tốt chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, không có tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra tại trường. + 100% trẻ được khám sức khỏe định kỳ và cân đo đúng lịch. + Nhà trường tổ chức thực hiện chương trình đúng theo từng độ tuổi, thực hiện nghiêm túc sinh hoạt hằng ngày. - Các điều kiện: + Trình độ của cán bộ, GV: Trong đó: + CBQL: Trên chuẩn: 3/3 chiếm tỷ lệ: 100%. + Giáo viên: Trên chuẩn: 19/22 chiếm tỷ lệ: 86,3%. Đạt chuẩn: 3/22 chiếm tỷ lệ: 13,6%. + Trình độ tin học: 33/33 chiếm tỉ lệ 100%. + Trình độ ngoại ngữ: 32/33 chiếm tỉ lệ 97%. + Đảng viên: 13/33 chiếm tỉ lệ 39,4 %. + Các vị trí việc làm hợp đồng: + Giáo viên: 3 (01 giáo viên hợp đồng dự phòng; 02 giáo viên hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế). + Nhân viên nấu ăn: 06; nhân viên bảo vệ: 02 + Cơ sở vật chất: Tổng số lớp hiện có là 10 lớp được đầu tư từ chương trình kiên cố hóa trường học; Trang thiết bị đồ dùng được tăng trưởng; Hiện tại có 100% lớp đã đủ các loại tủ góc, máy tính để cho trẻ thực hiện các hoạt động, đảm bảo các điều kiện tối thiểu cho trẻ ăn bán trú tại trường và tổ chức các hoạt động giáo dục. - Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường: Có đầy đủ các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường. + Chi bộ Đảng: Tổng số 13 Đảng viên. + Tổ chức Công đoàn: 33 + Chi đoàn: Tổng số 22 đoàn viên. + Có các ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, của trường. + Có chi hội chữ thập đỏ, chi hội khuyến học của trường.
  • 36. 32 2.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu việc vận dụng phương pháp Montessoi vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường Mầm non 2.2.1. Mục đích khảo sát Chúng tôi tiến hành khảo sát nhằm mục đích: - Đánh giá nhận thức của giáo viên về vai trò của phương pháp Montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường mầm non. - Đánh giá thực trạng vận dụng phương pháp Montessori nhằm phát triển giác quan cho trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường mầm non. - Đánh giá thực trạng biểu hiện mức độ phát triển giác quan của trẻ 3 - 4 tuổi và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển giác quan của trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường mầm non. 2.2.2. Đối tượng và thời gian khảo sát * Đối tượng khảo sát: - Chúng tôi tiến hành khảo sát 20 giáo viên đang trực tiếp công tác và giảng dạy tại Trường Mầm non Nghĩa Ninh - Đồng Hới - Quảng Bình. Trong đó, có 02 cán bộ phụ trách quản lí chuyên môn. Hầu hết cán bộ và giáo viên đều có sức khỏe tốt, năng lực giáo dục và kinh nghiệm chăm sóc trẻ tương đương nhau, được đào tạo chuyên ngành Mầm non có trình độ từ trung cấp trở lên. - 15 trẻ trong độ tuổi 3 - 4 tuổi tại Trường Mầm non Nghĩa Ninh. Trẻ có sức khỏe tốt, điều kiện chăm sóc, giáo dục tương đương nhau. * Thời gian khảo sát: Thực trạng được tiến hành khảo sát từ tháng 12/2016 - 05/2017. 2.2.3. Phạm vi khảo sát - Khảo sát tại Trường Mầm non Nghĩa Ninh - Đồng Hới - Quảng Bình. 2.2.4. Nội dung khảo sát - Khảo sát nhận thức về vài trò của phương pháp Montessori cũng như mức độ sử dụng, cách thức vận dụng phương pháp Montessori nhằm phát triển các giác quan cho trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường mầm non. - Khảo sát mức độ phát triển các giác quan của trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường mầm non.
  • 37. 33 2.2.5. Phương pháp khảo sát Chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó phương pháp quan sát được xem là phương pháp chủ đạo và các phương pháp còn lại là các phương pháp bổ sung. - Phương pháp quan sát: Mục đích của phương pháp này là quan sát các biểu hiện ra bên ngoài của các giác quan khi trẻ tham gia các tiết học và các hoạt động ở trường Mầm non; Quan sát cách thức tổ chức của giáo viên khi tổ chức các tiết học nhằm phát triển giác quan cho trẻ. Đối tượng quan sát của phương pháp này gồm 2 đối tượng. + Quan sát trẻ: Quan sát các biểu hiện về hành động, thao tác và tìm cách giải quyết nhiệm vụ. Quan sát tính độc lập, khả năng nhạy bén, thái độ của trẻ khi tham gia vào các hoạt động nhằm phát triển giác quan. Việc quan sát này được tiến hành bởi nhà nghiên cứu, cô giáo dạy lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi và cộng tác viên. + Quan sát cô đứng lớp: Chúng tôi quan sát cách thức giáo viên tổ chức các hoạt động nhằm phát triển giác quan cho trẻ, quan sát thái độ và cách ứng xử của giáo viên trước nhu cầu khám phá của trẻ, quan hệ với trẻ trong quá trình tham gia vào hoạt động. - Phương pháp đàm thoại: Thực hiện trên cô và trẻ. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Trưng cầu ý kiến của 20 giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại Trường Mầm non Nghĩa Ninh - Đồng Hới - Quảng Bình. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: + Nghiên cứu giáo án và giờ dạy của giáo viên. + Chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi. + Kế hoạch tuần, tháng, năm của cô dạy lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi. + Nhật kí theo dõi trẻ của cô đứng lớp. - Phương pháp thống kê toán học: Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí các số liệu thu thập được.