SlideShare a Scribd company logo
1 of 111
UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
THỰC TRẠNG HỨNG THÚ
CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG CA HÁT Ở TRƯỜNG MẦM NON
Mã số đề tài: SV2016 - 41
Thuộc nhóm ngành khoa học: Giáo dục Mầm non
Chủ nhiệm đề tài: NGUYỄN THANH THÚY MY LY
Thành viên tham gia:
1. ĐÀO THỊ MỸ LOAN
2. NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG
Giáo viên hướng dẫn: Th.S NGUYỄN PHƯƠNG THẢO
Tp. Hồ Chí Minh, 5/2017
UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
THỰC TRẠNG HỨNG THÚ
CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG CA HÁT Ở TRƯỜNG MẦM NON
Mã số đề tài: SV2016 - 41
Xác nhận của Chủ tịch
hội đồng nghiệm thu
(ký, họ tên)
Giáo viên hướng dẫn
(ký, họ tên)
Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ tên)
Tp. Hồ Chí Minh, 5/2017
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này chúng tôi đã nhận được sự hướng
dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Sài Gòn.
Đầu tiên chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Sài
Gòn, Phòng Quản lý khoa học, Phòng Kế hoạch tài chính của trường đã tạo điều kiện
thuận lợi cho chúng tôi về mặt thủ tục và tài chính để đề tài được triển khai thuận lợi,
đúng tiến độ và chất lượng.
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Ban chủ nhiệm khoa và các giảng
viên Khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sài Gòn và đặc biệt là giáo viên hướng
dẫn đề tài ThS. Nguyễn Phương Thảo đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện đề
tài, để đề tài đạt được kết quả tốt nhất.
Đồng thời chúng tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu và tập thể giáo viên mầm non
Trường mầm non 6- Quận 3 và trường mầm non Đồng Xanh- huyện Nhà Bè đã nhiệt
tình hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu
này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 5 năm 2017
Nhóm tác giả
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu........................................................................ 2
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................. 3
6. Giả thuyết nghiên cứu............................................................................................. 3
7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỨNG THÚ CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5-6
TUỔI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CA HÁT Ở TRƯỜNG MẦM NON.................... 5
1.1Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................... 5
1.1.1 Trên thế giới................................................................................................. 5
1.1.2 Ở Việt Nam.................................................................................................. 8
1.2Cơ sở lý luận về hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đối với hoạt động ca hát ở
trường mầm non.................................................................................................... 12
1.2.1 Khái niệm công cụ..................................................................................... 12
1.2.2 Đặc điểm hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi......................................... 22
1.2.3 Bản chất của hoạt động ca hát ở trường mầm non .................................... 23
1.2.4 Đặc điểm ca hát của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.............................................. 26
1.2.5 Nội dung giáo dục hứng thú đối với hoạt động âm nhạc trong Chương trình
giáo dục Mầm non và chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi ................................ 27
1.2.6 Biểu hiện hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đối với hoạt động ca hát. 29
1.2.7 Các yếu tố tác động đến việc nâng cao hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
đối với hoạt động ca hát............................................................................. 30
Tiểu kết chương 1....................................................................................................... 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỨNG THÚ CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CA HÁT Ở TRƯỜNG MẦM NON ............................. 33
2.1Tiêu chí và thang đánh giá hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đối với hoạt động
ca hát ở trường mầm non ...................................................................................... 33
2.1.1 Tiêu chí đánh giá hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đối với hoạt động ca
hát ở trường mầm non................................................................................ 33
2.1.2 Thang đánh giá hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đối với hoạt động ca
hát ở trường mầm non................................................................................ 33
2.2Tổ chức nghiên cứu .............................................................................................. 36
2.2.1 Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 36
2.2.2 Khách thể nghiên cứu ................................................................................ 36
2.2.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 37
2.3Kết quả nghiên cứu............................................................................................... 41
2.3.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về hứng thú của trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát............................................................... 41
2.3.2 Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát ở
trường mầm non......................................................................................... 43
2.3.3 Nguyên nhân của thực trạng...................................................................... 51
2.4Đề xuất một số biện pháp nâng cao hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đối với
hoạt động ca hát .................................................................................................... 55
2.4.1 Cơ sở đề xuất biện pháp............................................................................. 55
2.4.2 Các biện pháp cụ thể.................................................................................. 55
Tiểu kết chương 2....................................................................................................... 62
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 64
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 67
BẢN TÓM TẮT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
THỰC TRẠNG HỨNG THÚ CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CA HÁT Ở TRƯỜNG MẦM NON
Mã số: SV2016 – 41
1. Vấn đề nghiên cứu
Hứng thú có vai trò to lớn đối với hoạt động của con người, làm nảy sinh khát vọng
được hoạt động, hình thành cảm xúc tích cực, là cơ sở, điều kiện để chủ thể nổ lực khám
phá, tích cực tìm tòi, bộc lộ và phát triển năng lực vốn có của mình.
Ca hát là một nội dung quan trọng trong dạy học âm nhạc. Trên thực tế không phải
trẻ nào cũng cảm thấy hứng thú với hoạt động ca hát.
Nhận thấy được những vấn đề trên, chúng tôi quyết định nghiên cứu vấn đề: “Thực
trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát ở trường mầm non.”
2. Mục đích nghiên cứu/mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận, điều tra thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với
hoạt động ca hát ở trường mầm non và đề xuất một số biện pháp tác động nhằm nâng
cao hứng thú cho trẻ.
3. Nhiệm vụ/nội dung nghiên cứu/câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca
hát; Điều tra thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, từ đó đề xuất một số biện
pháp nâng cao hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận; Phương pháp nghiên cứu thực tiễn; Phương pháp
thống kê toán học.
5. Kết quả nghiên cứu
Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát ở trường
Mầm non 6, quận 3 và trường mầm non Đồng Xanh, huyện Nhà Bè đều đạt mức độ
trung bình, cụ thể: Giáo viên mầm non chưa có nhận định đúng về mức độ hứng thú của
trẻ trong hoạt động ca hát; Mức độ hứng thú đối với hoạt động ca hát của trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi ở trường mầm non Đồng Xanh, huyện Nhà Bè (Ngoại thành) thấp hơn trẻ ở
trường mầm non 6, quận 3 (Nội thành) ở cả 3 tiêu chí; Mức độ hứng thú của trẻ nữ cao
hơn trẻ nam; Giữa các yếu tố cấu thành nên một bài hát thì yếu tố giai điệu tạo được
hứng thú cao hơn cho trẻ so với yếu tố lời ca.
- Nguyên nhân thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát:
Cách tổ chức hoạt động ca hát chưa mang được hình ảnh nghệ thuật đến với tình
cảm và ý thức của trẻ; Cách lựa chọn bài hát còn đơn điệu về giai điệu và nội dung; Học
cụ phục vụ cho hoạt động ca hát chưa phong phú, cách bố trí không gian lớp học chưa
thu hút; Các trò chơi âm nhạc rèn kỹ năng hát chưa phong phú, chưa phù hợp với trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đối với hoạt
động ca hát:
o Biện pháp 1: Đa dạng hóa các thể loại bài hát dạy cho trẻ.
o Biện pháp 2: Sử dụng phong phú đồ dùng phương tiện trong hoạt động ca hát.
o Biện pháp 3: Tăng cường tổ chức các trò chơi âm nhạc cho trẻ nhằm nâng cao
hứng thú cho trẻ.
o Biện pháp 4: Tạo nhiều cơ hội để trẻ biểu diễn sáng tạo lời bài hát theo giai điệu
quen thuộc.
o Biện pháp 5: Rèn luyện kỹ thuật biểu diễn diễn cảm của giáo viên mầm non và
trẻ.
DANH MỤC BẢNG
STT Ký hiệu Tên bảng Trang
1 Bảng 2.1
Tiêu chí và thang đánh giá hứng thú của trẻ MG 5 -
6 tuổi đối với hoạt động ca hát ở trường mầm non
33
2 Bảng 2.2
Giáo viên mầm non đánh giá thực trạng hứng thú
của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát
42
3 Bảng 2.3
Đánh giá mức độ hứng thú của trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát
43
4 Bảng 2.4 So sánh điểm trung bình bài tập 46
5 Bảng 2.5
So sánh kết quả hứng thú trong hoạt động ca hát
giữa trẻ nam và trẻ nữ
47
6 Bảng 2.6
So sánh mức độ hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
đối với hoạt động ca hát ở hai trường mầm non
49
7 Bảng 2.7
Khảo sát ý kiến của GVMN về nguyên nhân thực
trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với
hoạt động ca hát
52
8 Bảng 2.8
Kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi của các
biện pháp nâng cao hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi đối với hoạt động ca hát
59
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT Ký hiệu Tên bảng Trang
1 Biểu đồ 2.1
Đánh giá mức độ hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi đối với hoạt động ca hát
44
2 Biểu đồ 2.2 Điểm trung bình bài tập 46
3 Biểu đồ 2.3
So sánh điểm trung bình kết quả hứng thú đối với
hoạt động ca hát giữa trẻ nam và trẻ nữ
48
4 Biểu đồ 2.4
So sánh mức độ hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
đối với hoạt động ca hát ở 2 trường mầm non
51
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đề án phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015 được Thủ tướng chính
phủ phê duyệt (Quyết định 149/2006/QĐ- TTg) xác định rõ quan điểm chỉ đạo là “Từng
bước thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục mầm non theo nguyên tắc đảm
bảo đồng bộ, phù hợp, tiên tiến gắn với đổi mới giáo dục phổ thông, chuẩn bị tốt cho
trẻ vào lớp 1, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục”.
Dựa trên quan điểm tiếp cận hoạt động, tích hợp và cá thể hóa người học, việc đổi
mới trong giáo dục mầm non hiện nay nói chung và giáo dục âm nhạc nói riêng đều
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ.
Âm nhạc có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống con người, nó gắn bó mật thiết
với chúng ta và là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội. Theo nghiên cứu khoa
học cho thấy, âm nhạc có tác dụng giúp trẻ thông minh hơn, là cơ sở để trẻ phát triển
toàn diện. Giáo dục âm nhạc ở trường mầm non bao gồm các dạng hoạt động: ca hát,
vận động theo nhạc, nghe nhạc và trò chơi âm nhạc. Trong các dạng hoạt động kể trên
thì ca hát là một nội dung quan trọng trong dạy học âm nhạc. Thông qua hoạt động ca
hát, trẻ có thể tiếp thu những kiến thức, khái niệm âm nhạc một cách cụ thể, tích lũy
những ấn tượng, cảm xúc chân thực về tác phẩm âm nhạc.
Theo J.Piaget: “Nhà trường kiểu mới đòi hỏi phải hoạt động thực sự, phải làm việc
một cách chủ động dựa trên nhu cầu và hứng thú cá nhân”. Hứng thú có vai trò to lớn
đối với hoạt động của con người nói chung và hoạt động nhận thức nói riêng. Hứng thú
làm nảy sinh khát vọng được hoạt động, hình thành cảm xúc tích cực, là cơ sở, điều
kiện để chủ thể nổ lực khám phá, tích cực tìm tòi, bộc lộ và phát triển năng lực vốn có
của mình.
Trong trường mầm non, hoạt động ca hát hiện nay đang chiếm thời lượng khá lớn
của trẻ cả trong lẫn ngoài giờ học, điều này giúp trẻ được nâng cao giáo dục thẩm mỹ,
tạo nên đời sống văn hoá lành mạnh, góp phần phát triển trí tuệ, thể chất cho trẻ.
2
Tuy nhiên, trên thực tế không phải trẻ nào cũng cảm thấy hứng thú với hoạt động
ca hát bởi phương pháp tổ chức thực hiện các nội dung chưa linh hoạt, cứng nhắc theo
một khuôn mẫu gò bó, thiếu sự hấp dẫn trong khi làm mẫu hay cùng múa, hát với trẻ,
hoạt động chưa phong phú, chưa chủ động, chưa mang tính nghệ thuật…
Nhận thấy được những vấn đề trên, chúng tối quyết định nghiên cứu vấn đề: “Thực
trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát ở trường mầm non”.
2. Mục đích nghiên cứu
Điều tra thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát ở
trường mầm non và đề xuất một số biện pháp tác động nhằm nâng cao hứng thú cho
trẻ.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát.
3.2 Khách thể nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu chính: Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
- Khách thể nghiên cứu hỗ trợ: Giáo viên mầm non đang trực tiếp chăm sóc - giáo
dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non TP. Hồ Chí Minh.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
4.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với
hoạt động ca hát, cụ thể là hứng thú đối với giai điệu, lời ca, tính chất sắc thái
của bài hát trong chủ đề Tết, chủ đề 8/3, chủ đề Trường mầm non và chủ đề
Bản thân.
4.2 Giới hạn địa bàn nghiên cứu
- 60 trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, trong đó 30 trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trường mầm non
Đồng Xanh huyện Nhà Bè và 30 trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trường mầm non 6, quận
3 TP.Hồ Chí Minh.
3
- 60 giáo viên mầm non đang trực tiếp chăm sóc - giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
ở một số trường mầm non TP. Hồ Chí Minh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt
động ca hát
5.2 Điều tra thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, từ đó đề xuất một số
biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát ở một
số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh chưa cao có thể do giáo viên
mầm non chưa có những biện pháp hữu hiệu để phát triển hứng thú cho trẻ.
- Mức độ hứng thú của trẻ phụ thuộc vào giới tính và môi trường địa bàn sinh
sống.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Thu thập các loại sách báo, tạp chí, truy cập các thông tin trên internet, tài liệu
có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phân tích tổng hợp những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp quan sát
- Mục đích: Tìm hiểu thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt
động ca hát và những biện pháp giáo viên mầm non đã sử dụng để phát triển
hứng thú cho trẻ.
- Đối tượng: Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, giáo viên mầm non dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi.
- Cách thực hiện: Quan sát trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, quan sát cách giáo viên mầm
non tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ.
4
7.2.2 Phương pháp sử dụng bài tập
- Mục đích: Khảo sát thực trạng mức độ hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đối
với hoạt động ca hát.
- Đối tượng: Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
- Cách thực hiện: Quan sát trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thực hiện hệ thống bài tập.
7.2.3 Phương pháp phỏng vấn
- Mục đích: Tìm hiểu thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đối với hoạt
động ca hát và những biện pháp giáo viên mầm non đã sử dụng để phát triển
hứng thú cho trẻ.
- Đối tượng: Giáo viên mầm non dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
- Cách thực hiện: Phỏng vấn giáo viên mầm non với một số câu hỏi soạn sẵn.
7.2.4 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Mục đích: Tìm hiểu những hiểu biết và những biện pháp giáo viên mầm non sử
dụng để phát triển hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đối với hoạt động ca hát.
- Đối tượng: Giáo viên mầm non dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
- Cách thực hiện:
o Soạn thảo câu hỏi: mở, đóng.
o Đề nghị giáo viên mầm non trả lời câu hỏi trong phiếu điều tra.
7.3 Phương pháp thống kê toán học
Xử lý các số liệu của đề tài bằng phần mềm SPSS như thống kê mô tả, kiểm định
sự tin cậy của thang đo bằng Cronbach Alpha, kiểm định trung bình (T-test).
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỨNG THÚ CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CA HÁT Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Trên thế giới
Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hứng thú, có thể chia làm
các xu hướng sau:
 Xu hướng thứ I: Giải thích bản chất tâm lý của hứng thú.
Đại diện cho xu hướng này là Herbart (1776-1841) - nhà tâm lý học, nhà triết học,
nhà giáo dục học người Đức người sáng lập ra trường phái giáo dục hiện đại ở Đức thế
kỷ XIX. Ông đã đưa ra 4 mức độ của dạy học: Tính sáng rõ, tính liên tưởng, tính hệ
thống, tính phong phú. Đặc biệt, ông đã chỉ ra rằng, hứng thú là yếu tố quyết định kết
quả học tập của người học. [13]
Ovide Decroly (1871 – 1932) - bác sĩ và nhà tâm lý người Bỉ khi nghiên cứu về
khả năng tập đọc và tập làm tính của trẻ đã xây dựng học thuyết về những trung tâm
hứng thú và về lao động tích cực.
Từ những năm 1940 của thế kỷ XX, các nhà tâm lý học người Nga như
S.Lrubinstein, N.G.Morodov đã quan tâm nghiên cứu khái niệm hứng thú, con đường
hình thành hứng thú, và cho rằng hứng thú là biểu hiện của ý chí, tình cảm.
Đến năm 1946, nhà tâm lí học Thụy Sĩ E.Claparède khi nghiên cứu “Tâm lý trẻ em
và thực nghiệm sư phạm” đã đưa ra khái niệm hứng thú dựa trên bản chất sinh học.
[14]
Trong giáo dục chức năng, Claparède đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hứng thú
trong hoạt động của con người và cho rằng quy luật của hứng thú là cái trục duy nhất
mà tất cả hệ thống phải xoay quanh nó.
Năm 1957 nhà nghiên cứu nổi tiếng về vấn đề hứng thú M. F Belaep đã đưa ra
những lý giải hết sức khác nhau về hứng thú; Những lý giải này làm tước bỏ đi tính xác
định và giá trị tâm lý của khái niệm hứng thú. Ông chỉ ra rằng khái niệm “hứng thú”
bao hàm một số lượng lớn các quá trình mang nhiều nét đặc trưng riêng biệt không kể
6
một vài nét đặc trưng chung. Liệt vào đây có cả hứng thú của trẻ với các trò chơi, các
sự vận động, hứng thú tìm giải đáp cho câu đố, tìm ra cái mới, cái bí ẩn, hứng thú của
người chơi giành chiến thắng, hứng thú chơi cờ, chơi bóng đá, hứng thú biểu diễn, hứng
thú đọc truyện.
Năm 1979, nhà tâm lý học Pháp J.B.Dupont có tác phẩm “Tâm lý học hứng thú”
thể hiện hướng nghiên cứu hứng thú như một khuynh hướng, một nguyện vọng, một
xu hướng.
Theo tác giả V.A.Krutseski trong quyển sách Tâm lý học được xuất bản năm 1980,
đã quan niệm hứng thú như là một khuynh hướng nhận thức tích cực của con người.
 Xu hướng thứ II: Xem xét hứng thú trong mối quan hệ với sự phát triển nhân
cách nói chung và vốn tri thức của cá nhân nói riêng.
Đại diện cho xu hướng này là L.Lbôgiôvích với “Hứng thú trong quan hệ hình
thành nhân cách”; Lukin, Lêvitôp nghiên cứu “Hứng thú trong quan hệ với năng lực”.
L.P.Bơlagôna Dejina, L.X.Xlavi, B.N.Mione lại xem xét “Hứng thú trong mối quan hệ
với hoạt động”. Các tác giả này đã coi hứng thú là động cơ có ý nghĩa của hoạt động.
Trong xu hướng này còn có nhiều nhà nghiên cứu khác như: L.X.Rubinstêin,
A.V.Daparôzét, M.I.Bôliép, L.A.Gôđôn.
Năm 1955, A.P.Ackhadop có công trình nghiên cứu về “Sự phụ thuộc của tri thức
học viên với hứng thú học tập”. Kết quả cho thấy tri thức của học viên có mối quan hệ
mật thiết với hứng thú học tập. Trong đó sự hiểu biết nhất định về môn học được xem
là một tiền đề cho sự hình thành hứng thú đối với môn học. [13]
D.Super trong “Tâm lý học hứng thú” (1961) đã xây dựng phương pháp nghiên
cứu về hứng thú trong cấu trúc nhân cách.
Năm 1970, Lukin và Lêvitôp đã nghiên cứu “Hứng thú trong quan hệ với năng
lực”.
Năm 1974, V.N.Macsimôva đã nghiên cứu “Tác dụng của giảng dạy nêu vấn đề
đến hứng thú nhận thức của học sinh”.
Những công trình của A.G.Côvaliôp , A.V.Zapôrôzet đã góp phần quan trọng trong
nghiên cứu về hứng thú nói chung, hứng thú nhận thức nói riêng.
7
 Xu hướng thứ III: Nghiên cứu sự hình thành và phát triển hứng thú theo các
giai đoạn lứa tuổi.
Đại diện là D.P.Xalônhisư nghiên cứu sự phát triển hứng thú nhận thức của trẻ mẫu
giáo. V.G Ivanôp đã phân tích sự phát triển và giáo dục hứng thú của học sinh lớn trong
trường trung học. [13]
G.I Sukina đã “Nghiên cứu hứng thú trẻ em ở các lứa tuổi”. Ngoài ra Sukina còn
phân tích “Vấn đề hứng thú nhận thức trong khoa học giáo dục” và đã đưa ra khái niệm
về hứng thú nhận thức cùng với biểu hiện của nó, đồng thời bà còn nêu lên nguồn gốc
cơ bản của hứng thú nhận thức là nội dung tài liệu và hoạt động học của học sinh.
John Dewey (1859 – 1952) - nhà giáo dục học, tâm lý học người Mỹ, đã sáng lập
lên trường thực nghiệm vào năm 1896, trong đó ưu tiên hứng thú của học sinh và nhu
cầu của học sinh trong từng lứa tuổi. Hứng thú thực sự xuất hiện khi cái tôi đồng nhất
với một ý tuởng hoặc một vật thể đồng thời tìm thấy ở chúng phương tiện biểu lộ.
Năm 1956, V.G.Ivanôp đã phân tích “Sự phát triển và giáo dục hứng thú của học
sinh lớp trên trong trường trung học”.
Năm 1966, N.I.Ganbiô bảo vệ luận án tiến sĩ về đề tài “Vận dụng tính hứng thú
trong giảng dạy tiếng Nga”. Tác giả cho rằng, hứng thú học tập của học sinh là một
phương tiện để nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Nga trong nhà trường. Trong khi
đó, V.N.Lepkhin nghiên cứu “Sự hình thành hứng thú nhận thức cho học sinh trong
công tác nghiên cứu địa phương”. [13]
Năm 1957, M.G. Marôzôva nghiên cứu “Sự hình thành hứng thú trẻ em trong điều
kiện bình thường và trong điều kiện không bình thường”. Những công trình nghiên cứu
này đã phân tích đặc điểm hứng thú của từng lứa tuổi, những điều kiện và khả năng
giáo dục hứng thú trong các giai đoạn phát triển lứa tuổi của trẻ. Năm 1967 ông đã
nghiên cứu vấn đề “Tác dụng của việc giảng dạy, nêu vấn đề đối với hứng thú nhận
thức của sinh viên”. [8]
Trong công trình nghiên cứu của mình, L.I.Bôzôvitch đã nêu lên quan hệ giữa hứng
thú tính tích cực học tập của học sinh.
8
Năm 1976, M.G. Marôzôva còn đưa ra cấu trúc tâm lý của hứng thú, đồng thời còn
phân tích những điều kiện và khả năng giáo dục hứng thú trong quá trình học tập và
lao động của học sinh.
Trong khoảng thời gian đó, A.K.Marcôva nghiên cứu về vai trò của dạy học nêu
vấn đề với hứng thú học tập của học sinh. Dạy học nêu vấn đề là một trong những biện
pháp quan trọng góp phần nâng cao hứng thú học tập của học sinh trong quá trình học
tập.
J.Piaget (1896 – 1996) - nhà tâm lý học nổi tiếng người Thụy Sĩ có rất nhiều công
trình nghiên cứu về trí tuệ trẻ em và giáo dục. Ông rất chú trọng đến hứng thú của học
sinh. Ông nhấn mạnh, cũng giống như người lớn, trẻ em là một thực thể mà hoạt động
cũng bị chi phối bởi quy luật hứng thú hoặc của nhu cầu. Nó sẽ không đem lại hiệu suất
đầy đủ nếu người ta không khơi gợi những động cơ nội tại của hoạt động đó. Ông cho
rằng mọi việc làm của trí thông minh đều dựa trên một hứng thú, hứng thú chẳng qua
chỉ là một trạng thái chức năng động của sự đồng hóa.
Vậy từ những công trình nghiên cứu trên ta có thể thấy lịch sử nghiên cứu về hứng
thú trên thế giới đã xuất hiện từ rất sớm, và được tổng hợp theo ba xu hướng. Đó là:
Giải thích bản chất tâm lý của hứng thú, xem xét hứng thú trong mối quan hệ với
sự phát triển nhân cách nói chung và vốn tri thức của cá nhân nói riêng và nghiên
cứu sự hình thành và phát triển hứng thú theo các giai đoạn lứa tuổi. Những nghiên
cứu trên sẽ là tiền đề, là cơ sở, tạo điều kiện quan trọng và có tác dụng định hướng cho
quá trình xây dựng những cơ sở lý luận của đề tài.
1.1.2 Ở Việt Nam
Trong nhiều năm qua, ở Việt Nam cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về
hứng thú theo một số hướng sau:
a. Nghiên cứu những vấn đề lý luận mang tính đại cương của hứng thú
Từ những năm 1960, các tác giả Đức Minh, Phạm Cốc, Đỗ Thị Xuân trong cuốn
tâm lý học giảng dạy ở Đại học Sư phạm Hà Nội đã đề cập đến những vấn đề lý luận
chung về hứng thú.
Sau đó, các tác giả Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn...cũng
nghiên cứu về vấn đề này.
9
b. Nghiên cứu hứng thú nghề nghiệp.
Năm 1973, luận án PTS của Phạm Tất Dong đã nghiên cứu hứng thú nghề nghiệp
của học sinh nữ ở ba thành phố Matxcơva, Mytsưsin, Hà Nội. Kết quả nghiên cứu
khẳng định sự khác biệt về hứng thú nghề nghiệp giữa nam và nữ, hứng thú nghề nghiệp
không thống nhất với xu hướng phát triển nghề nghiệp của xã hội và công tác hướng
nghiệp trong các trường phổ thông không được thực hiện nên các em học sinh chịu
nhiều thiệt thòi.
Năm 1980, Nguyễn Thanh Bình đã nghiên cứu đề tài “Bước đầu tìm hiểu nguyên
nhân gây hứng thú học môn Tâm lý học của sinh viên khoa Tự nhiên, trường Đại học
Sư phạm Hà Nội I”. [13]
Đến năm 1981, tác giả Phùng Minh Nguyệt với đề tài “Bước đầu tìm hiểu hứng
thú với nghề sư phạm của giáo sinh Cao đẳng Sư phạm Nghĩa Bình”. [7]
Năm 1988, Hoài Thị Kim Thu có đề tài “Việc hình thành hứng thú nghề nghiệp
cho học sinh qua giảng dạy môn Vật lý”. [7]
c. Nghiên cứu hứng thú học tập các bộ môn của học sinh
Năm 1972, Nguyễn Hải Khoát nghiên cứu “Hứng thú học tập các bộ môn của học
sinh”.
Tác giả Nguyễn Hữu Long đã nghiên cứu hứng thú học tập bộ môn Tâm lý học
của sinh viên Đại học Sư phạm và đề xuất cách tác động đến hứng thú bằng cách hướng
dẫn phương pháp học tập cho sinh viên.
Năm 1970, Phạm Huy Thụ trong Luận văn “Hiện trạng hứng thú học tập các môn
học của học sinh cấp II một số trường tiên tiến” đã điều tra hứng thú học tập các môn
của 3 trường tiên tiến và đề xuất các biện pháp giáo dục nhằm nâng cao hứng thú học
tập cho học sinh.
Tác giả Lê Bá Chương đưa ra hai biện pháp tác động đến hứng thú trong Luận văn
“Bước đầu tìm hiểu về dạy học Tâm lý học để xây dựng hứng thú học tập bộ môn” bao
gồm trang bị tri thức mới, cách nhìn mới về Tâm lý học và tiến hành dạy học nêu vấn
đề.
10
Năm 1987, tác giả Nguyễn Khắc Mai với đề tài “Bước đầu tìm hiểu thực trạng
hứng thú với hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sự phạm thường xuyên tại trường của sinh
viên khoa Tâm lý – Giáo dục”. [7]
Năm 1993, Nguyễn Công Vinh với đề tài “Tìm hiểu hứng thú học tập và nguyên
nhân hứng thú đối với môn Tâm lý của sinh viên ba trường Đại học Sư phạm, Trung
học Sư phạm, Trung học Sư phạm mầm non thành phố Hồ Chí Minh”. Ngoài ra còn có
các tác giả sau: Nguyễn Thúy Hường với “Hứng thú học môn giáo dục học của sinh
viên trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang”, hay “Hứng thú học môn tin học của sinh
viên trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội” của Phan Hạnh Dung...
Năm 1994, tác giả Hoàng Hồng Liên đã chỉ ra biện pháp tốt nhất để tác động đến
hứng thú của học sinh chính là dạy học trực quan trong nghiên cứu “Bước đầu nghiên
cứu những con đường nâng cao hứng thú cho học sinh phổ thông”.
Với đề tài nghiên cứu “Hứng thú học tập của học sinh cấp II đối với các môn học
cụ thể”, tổ Nhân cách, khoa Tâm lý – Giáo dục, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã
chỉ ra sự không đồng đều trong hứng thú học tập các môn của học sinh.
Phạm Thị Ngạn với đề tài “Nghiên cứu hứng thú học tập môn Tâm lý học của sinh
viên Cao đẳng Sư phạm Cần Thơ” đã kết luận biện pháp hữu hiệu để nâng cao hứng
thú học tập cho sinh viên là cải tiến và sử dụng hợp lý bài tập thực hành Tâm lý học
vào chương trình giảng dạy. Năm 2005, tác giả Phạm Mạnh Hiền đã chỉ ra phương
pháp giảng dạy của giảng viên có ý nghĩa to lớn tác động tới hứng thú của học viên
trong đề tài “Hứng thú học tập của học viên thuộc trung tâm phát triển kỹ năng con
người Tân Việt”.
 Một số công trình nghiên cứu về hứng thú và biện pháp gây hứng thú trong các hoạt
động giáo dục ở trường mầm non:
 Nghiên cứu về hứng thú:
Năm 2004, tác giả Hoàng Thị Oanh đã khảo sát mức độ hứng thú của trẻ đối với
từng loại trò chơi (vận động, học tập, …) trong đề tài “Tìm hiểu thực trạng hứng thú
với hoạt động chơi của trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn”. [13]
Năm 2007, Trần Thị Hồng Minh với đề tài “Nghiên cứu hứng thú của trẻ 5-6 tuổi
thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh”. Tác giả đã chỉ ra môi
11
trường hoạt động, phương pháp tổ chức, bản thân trẻ và nội dung hoạt động có ảnh
hưởng lớn đến hứng thú. [13]
 Biện pháp gây hứng thú
Năm 1998, Đặng Thị Sáu với đề tài “Một số biện pháp gây hứng thú đối với trò
chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi”. Luận văn đã chỉ ra một trong những yếu
tố giữ vai trò đặc biệt quan trọng có tác dụng lôi cuốn trẻ tham gia vào trò chơi đó là
phương pháp tổ chức, hướng dẫn trẻ chơi.
Tạ Thị Huyền với đề tài “Một số biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ mẫu giáo
nhỡ 4-5 tuổi trong hoạt động tạo hình”. [13]
Năm 2000, tác giả Đỗ Thị Mỹ Đình đã nghiên cứu “Một số thủ thuật kích thích
hứng thú học tập của trẻ đối với loại tiết học làm quen với thực vật ở lớp mẫu giáo lớn”.
[13]
Năm 2001, Hoàng Thị Hoài nghiên cứu “Tìm hiểu một vài thủ thuật nhằm kích
thích hứng thú học tập của trẻ 5-6 tuổi trong tiết học làm quen với môi trường xung
quanh”. [13]
Tác giả Lê Thị Hiền đã nghiên cứu “Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập
nhằm nâng cao hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi”.
Năm 2006, tác giả Nguyễn Thị Thu Hạnh với đề tài “Một số biện pháp kích thích
hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khi làm quen với thế giới thực vật”. [13]
Phan Thị Ngọc Châu với đề tài “Một số biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh”. [13]
Từ những nghiên cứu trên có thể thấy, trên thế giới và tại Việt Nam, các tác
giả đã có sự quan tâm đến vai trò của hứng thú, thực trạng hứng thú trong các hoạt động
giáo dục và các biện pháp gây hứng thú, nâng cao hứng thú trong các hoạt động ở
trường mầm non. Tuy nhiên các hoạt động giáo dục được đề cập đến là toán, hoạt động
vui chơi, hoạt động làm quen với môi trường xung quanh. Vẫn chưa có những nghiên
cứu về hứng thú trong hoạt động âm nhạc và cụ thể là hoạt động ca hát. Đây chính là
cơ sở lý luận quan trọng để tiến hành đi sâu nghiên cứu về hứng thú của trẻ mẫu giáo
5 – 6 tuổi đối với hoạt động ca hát ở trường mầm non.
12
1.2Cơ sở lý luận về hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đối với hoạt động ca hát ở
trường mầm non
1.2.1 Khái niệm công cụ
1.2.1.1 Khái niệm hứng thú
a. Định nghĩa hứng thú
Có rất nhiều khuynh hướng nghiên cứu khác nhau về hứng thú. Điều đó tương
ứng với việc đa dạng các cách định nghĩa hứng thú theo các khuynh hướng đó.
Theo quan điểm của các nhà sinh lý học, đại diện là I.P.Pavlop, coi hứng thú là
cách làm tăng trương lực, kích thích trạng thái hoạt động của võ não. Nguyễn Khắc
Viện lại định nghĩa hứng thú như một biểu hiện của nhu cầu, tạo ra khoái cảm, là
một mục tiêu, huy động sinh lực (thể chất và tâm lý) để cố gắng thực hiện một công
việc nào đó.
Các nhà tâm lý học Phương Tây đã coi hứng thú là một thuộc tính tâm lý có sẵn,
bẩm sinh của con người. Do vậy, một số quan điểm về hứng thú của các nhà tâm lý
học đã không tránh khỏi những quan điểm duy tâm, phiến diện, hạ thấp vai trò của
giáo dục, những hoạt động có ý thức khác trong việc hình thành và phát triển hứng
thú của con người trước sự tác động của hiện thực khách quan.
Khắc phục những sai lầm của các nhà Tâm lý học Phương Tây, Tâm lý học Mác
xit đã chỉ ra rằng: Hứng thú không phải là cái gì đó trừu tượng, cũng không phải là
một thuộc tính tâm lý có sẵn mang tính bẩm sinh mà là kết quả của quá trình hình
thành và phát triển nhân cách của con người, nó phản ánh một cách khách quan thái
độ đang tồn tại ở con người.
Các nhà tâm lý học Xô Viết cũng có rất nhiều cách giải thích khác nhau về hứng
thú. Nó phản ánh nhiều quá trình quan trọng, từ những quá trình riêng lẻ (như chú
ý) đến tổ hợp nhiều quá trình. Hứng thú được thể hiện trước hết ở xu hướng lựa chọn
của các quá trình tâm lý nhằm vào các đối tượng của thế giới xung quanh. Sau đó là
nhu cầu, nguyện vọng của cá nhân muốn hiểu được một lĩnh vực cụ thể, một hoạt
động xác định mang lại sự thõa mãn của cá nhân. Ngoài ra, hứng thú còn được thể
hiện thông qua thái độ của cá nhân đối với đối tượng.
13
Theo khái niệm hứng thú của Từ Điển Tâm lý học: “Hứng thú là một biểu hiện
của một nhu cầu, làm cho chủ thể tìm cách thỏa mãn, tạo ra khoái cảm thích thú” .
Theo Nguyễn Quang Uẩn: “Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối
tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái
cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động”.
Theo cách hiểu của các tác giả Phạm Minh Hạc – Lê Khanh – Trần Trọng Thủy
thì khi ta có hứng thú về một cái gì đó, thì cái đó bao giờ cũng được ta ý thức, ta hiểu
ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của ta. Hơn nữa ở ta xuất hiện một tình cảm đặc
biệt với nó, do đó hứng thú lôi kéo hấp dẫn chúng ta về phía đối tượng của nó tạo ra
tâm lý khát khao tiếp cận đi sâu vào nó.
Như vậy trên cơ sở phân tích các quan điểm khác nhau về hứng thú, nhóm nghiên
cứu sử dụng khái niệm hứng thú trong giáo trình tâm lý học đại cương làm khái niệm
công cụ của đề tài.
Hứng thú là một thái độ đặc thù của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có
ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong
quá trình hoạt động.
b. Đặc điểm hứng thú
Để thấy được những đặc trưng nổi bật của hứng thú trước hết ta phân biệt hứng thú
với nhu cầu:
Khi ta có hứng thú về một cái gì đó, thì cái đó (đối tượng của hứng thú) bao giờ
cũng được ta ý thức rõ ràng về ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của chúng ta. Nhưng
đối tượng gây ra nhu cầu thì ngay từ đầu lại chưa được ta ý thức đầy đủ, chỉ sau một
thời gian dần dần đối tượng gây ra nhu cầu mới được ta ý thức ngày một rõ ràng hơn.
Hơn nữa đối tượng gây ra hứng thú bao giờ cũng làm xuất hiện ở ta một tâm trạng
dễ chịu, một cảm xúc tích cực, một thiện cảm đặc biệt với nó. Từ đó hứng thú lôi cuốn,
hấp dẫn chúng ta về phía đối tượng của nó, tạo ra tâm lý khát khao tiếp cận và đi sâu
vào nó. Còn đối tượng gây ra nhu cầu thì đôi khi có những trường hợp mặc dù ta ý thức
đầy đủ, sâu sắc, nhưng đối tượng đó lại không thể gây cho ta một thiện cảm nào. Chẳng
hạn, ta ý thức được rất rõ thuốc làm cho ta khỏi bệnh, nhưng không phải lúc nào thuốc
cũng tạo cho ta một khoái cảm đặc biệt với nó.
14
Như vậy, để hứng thú tồn tại cần có hai điều kiện:
- Điều kiện 1: Cái gây ra hứng thú phải được cá nhân ý thức, hiểu rõ ý nghĩa của nó đối
với đời sống riêng của mình.
- Điều kiện 2: Cái gây ra hứng thú phải tạo ra ở cá nhân một khoái cảm đặc biệt.
Mỗi hứng thú đều bao gồm cả hai điều kiện trên. Thiếu một trong hai điều kiện ấy
thì hứng thú không tồn tại. Chính vì hai điều kiện trên mà hứng thú tạo nên ở cá nhân
khát vọng tiếp cận sâu vào đối tượng và những đặc điểm trên đã khẳng định hứng thú
là thái độ đặc biệt.
c. Cấu trúc của hứng thú
Tiến sĩ tâm lý học N.GMavôzôva: Ông đã dựa vào 3 biểu hiện để đưa ra quan niệm
của mình về cấu trúc của hứng thú:
- Cá nhân hiểu rõ được đối tượng đã gây ra hứng thú.
- Có cảm xúc sâu sắc với đối tượng gây ra hứng thú.
- Cá nhân tiến hành những hành động để vươn tới chiếm lĩnh đối tượng đó.
Hứng thú liên quan đến việc người đó có xúc cảm tình cảm thực sự với đối tượng
mà mình muốn chiếm lĩnh, có niềm vui tìm hiểu và nhận thức đối tượng, có động cơ
trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động, tự nó lôi cuốn, kích thích hứng thú, những
động cơ khác không trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động chỉ có tác dụng hỗ trợ
cho sự nảy sinh và duy trì hứng thú chứ không xác định bản chất hứng thú.
Cách phân tích này nhấn mạnh yếu tố xúc cảm với đối tượng và thái độ xúc cảm
của nhận thức chứ chưa chú trọng đến nội dung nhận thức đối tượng trong hứng thú.
Dựa vào khái niệm công cụ về hứng thú nêu trên, chúng tôi cho rằng, hứng thú là
sự kết hợp của ba thành tố: xúc cảm, nhận thức và hoạt động. Trước hết, hứng thú là
thái độ đặc biệt của cá nhân với đối tượng. Do đó, giống với cách phân tích nêu trên,
xúc cảm với đối tượng được xem là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong cấu trúc
của hứng thú. Đó là sự thích thú với đối tượng và làm nảy sinh ham muốn được hoạt
động chiếm lĩnh đối tượng. Tuy nhiên, những cảm xúc đó phải là “cảm xúc tích cực,
bền vững của cá nhân với đối tượng mới có thể trở thành một dấu hiệu không thể thiếu
được, một mặt của hứng thú” .
15
Bất kỳ hứng thú nào cũng đều bao hàm khía cạnh nhận thức. Không có nhận thức
thì không có hứng thú. Khi bản thân trẻ thích thú với một đối tượng, chúng sẽ mong
muốn được tìm hiểu, được hoạt động với đối tượng đó. Càng nhận thức sâu sắc, tỉ mỉ
về đối tượng và được trực tiếp trải nghiệm bao nhiêu thì hứng thú càng bền vững bấy
nhiêu.
1.2.1.2 Khái niệm giáo dục âm nhạc ở trường Mầm non
a. Định nghĩa
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan bằng những
hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Với các yếu tố diễn tả như: giai điệu, âm
sắc, cường độ, hòa âm, cách cấu tạo, hình thức… âm nhạc có thể truyền đạt sự vận
động của tình cảm và ý tưởng với sắc thái tinh tế nhất.
Giáo dục âm nhạc là một trong các bộ môn giáo dục nghệ thuật, đó chính là giáo
dục bằng phương tiện âm nhạc nhằm phát triển khả năng cảm thụ tác phẩm, hình thành
năng lực và thị hiếu thẩm mỹ của trẻ trong các hoạt động biểu diễn, hoạt động sáng tạo
trong âm nhạc.
b. Phân loại
- Hoạt động ca hát:
Ca hát có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống, hát gần gũi và phù hợp với trẻ, có
giá trị biểu hiện tình cảm cao vì nó tác động bằng âm nhạc và lời ca. Ca hát phản ánh
cuộc sống sinh hoạt của con người. Quá trình dạy hát đòi hỏi hoạt động trí tuệ một cách
phức tạp. Hoạt động ca hát có ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể trẻ, giúp cho trẻ thở
sâu phát triển giọng cũng cố thanh quản, phát triển ngôn ngữ, phát triển tư duy, đặc biệt
là sự tái hiện chính xác âm điệu, nhịp điệu, trí nhớ âm nhạc. Ca hát là quá trình tạo ra
âm thanh cần có sự phối hợp tai nghe và giọng hát. Để giúp trẻ tự điều khiển giọng của
mình, ta cần xác định âm vực giọng của từng lứa tuổi.
- Vận động theo nhạc:
Âm nhạc giữ vai trò chủ động, còn vận động là công cụ thể hiện hình tượng âm
nhạc. Thông qua múa, trẻ bộc lộ cảm xúc để giao tiếp với xung quanh và cũng là giải
phóng năng lượng. Múa là phương tiện góp phần tạo cơ sở hình thành và phát triển
16
nhân cách toàn diện cho trẻ. Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác nhịp
điệu. Ngoài ra, Vận động theo nhạc còn giúp trẻ có tri thức múa và tâm hồn của trẻ
hồn nhiên trong trắng.
- Trò chơi âm nhạc:
Trong trường mầm non, hoạt động vui chơi các trò chơi, luôn có trong sinh hoạt của
trẻ. Việc chuyển tải nội dung tới trẻ bằng trò chơi luôn được chú trọng. Trò chơi âm
nhạc được coi là hình thức hoạt động tích cực. Trò chơi âm nhạc là hoạt động âm nhạc
tổng hợp có sử dụng các dạng hoạt động âm nhạc khác dưới hình thức hấp dẫn vừa
sức và được trẻ ưa thích. Qua trò chơi âm nhạc, trẻ được động viên, được tự do thể hiện
bản thân, những suy nghĩ và sáng tạo. Trò chơi âm nhạc có sự tham gia của nhiều trẻ
là hình thức để kết hợp giáo dục trẻ tình đoàn kết. Không khí hào hứng của cuộc chơi
làm cho mọi trẻ đều vui vẻ sung sướng, những trẻ rụt rè nhút nhát thêm tự tin, yêu
thương và hòa nhập cùng các bạn.
- Hoạt động nghe nhạc:
Khơi dậy, phát triển những cảm xúc âm nhạc. Tích lũy dần những ấn tượng, những
khái niện sơ giản, riêng lẻ về âm nhạc, từ đó biết ghi nhớ tác phẩm âm nhạc. Bước đầu
hình thành ở trẻ thói quen nghe nhạc có kiến thức. Thông qua việc tổ chức cho trẻ nghe
nhạc giúp trẻ cảm nhận được cái hay cái đẹp của bài hát, bản nhạc, góp phần tích cực
vào việc giáo dục thẩm mỹ. Đồng thời phát triển trí tuệ, đạo đức và thể chất của trẻ.
Nghe nhạc là cơ sở để trẻ học hát, vận động theo nhạc, thực hiện trò chơi âm nhạc.
c. Hình thức tổ chức giáo dục âm nhạc ở trường Mầm non
Trong các trường mầm non, hoạt động giáo dục âm nhạc có vai trò quan trọng trong
chế độ sinh hoạt chung của trẻ. Chương trình giáo dục âm nhạc bao gồm các dạng hoạt
động âm nhạc: ca hát, nghe nhạc (không lời hoặc có lời), vận động theo nhạc (múa, vận
động minh họa, vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu), trò chơi âm nhạc.
Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và chế độ sinh hoạt chung trong trường
mầm non, nội dung các dạng hoạt động âm nhạc được thực hiện dưới các hình thức
sau:
17
- Giờ học:
Giờ học âm nhạc là hình thức cơ bản nhất để giáo dục kỹ năng âm nhạc cho trẻ.
Chúng được thực hiện có hệ thống, có mục đích và kế thừa nhằm hình thành khả
năng âm nhạc ở mỗi trẻ. Giờ học góp phần giáo dục các phẩm chất tốt đẹp về nhân
cách trẻ, kích thích cảm xúc thẩm mỹ, lôi kéo sự tập trung chú ý, suy nghĩ và sáng
tạo. Dựa vào số lượng trẻ tham gia giờ học, có thể chia thành các thể loại sau: giờ
học tập thể (tập trung cả lớp), giờ học theo nhóm (từng nhóm nhỏ, 3-4 trẻ), giờ học
cá nhân, giờ học liên hợp (2-3 nhóm lứa tuổi cùng học). Đồng thời dựa vào nội dung
giờ học có thể có giờ học theo chủ đề và giờ học tổng hợp.
Ngoài giờ học dạy kỹ năng âm nhạc, các kỹ năng âm nhạc cũng có ý nghĩa quan
trọng trong việc làm tăng mức độ hứng thú của trẻ vào bài học ở các giờ học khác:
Trên các giờ học khác, âm nhạc là phương tiện giới thiệu hay dẫn dắt trẻ vào
các hoạt động. Âm nhạc tạo hứng thú trong quá trình trẻ hoạt động, đồng thời khắc
sâu những kiến thứ mà trẻ học được.
Ví dụ: Chuyện “Ếch con đi du lịch” – hát bài “Chú ếch con” (Phan Nhân); Thơ
“Bó hoa tặng cô” – hát bài “Bông hoa mừng cô” (Trần Thị Duyên). Sau khi nghe
cô kể chuyện “Nhổ củ cải”, cho trẻ nhập vai các nhân vật thực hiện các động tác
nhịp nhàng theo nhạc (vận động theo nhạc). Âm nhạc kết hợp trong giờ học tạo
hình, làm phát triển trí tưởng tượng và kích thích óc sáng tạo của trẻ trong khi nặn,
vẽ, cắt dán. Trẻ có thể hát hoặc nghe bài hát có nội dung mà trẻ sẽ tạo hình.Ví dụ
trước khi trẻ vẽ hay xé dán “Con cá”, trẻ hát bài “Cá vàng bơi” (Hà Hải). Nặn “Gà
con”, nghe nhạc bài “Đàn gà trong sân” (dân ca Pháp)…
- Giờ sinh hoạt:
Chất lượng giáo dục âm nhạc chỉ thực sự đạt được khi trẻ biết sử dụng vốn âm
nhạc như: những bài hát, điệu múa, những khái niệm về âm nhạc, cả những cảm
xúc, những ấn tượng về âm nhạc vào mọi sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mầm
non. Giáo viên sư phạm mầm non cần tìm ra những khoảng thời gian để đưa âm
nhạc vào trong sinh hoạt của trẻ (giờ ngủ, giờ đón – trả trẻ) một cách tự nhiên,
18
không gò bó. Mục đích tạo nên sự vui tươi, thoải mái, đồng thời qua đó trẻ được
làm quen hoặc củng cố những kiến thức mà trẻ đã học.
Ví dụ: Trước giờ ngủ trưa, đặc biệt là ở nhà trẻ, để dễ đưa trẻ vào giấc ngủ ngon,
cô có thể nhẹ nhàng hát bài “Ru con Nam Bộ”, “ru em” dân ca Xê Đăng, “khúc hát
ru của người mẹ trẻ” (Phạm Tuyên), “mẹ yêu con” (Nguyễn Văn Tý)...
- Giờ chơi:
Âm nhạc trong các hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường mầm non: Thể dục
sáng, dạo chơi, hoạt động ngoài trời, vui chơi...kích thích trẻ thích cực, hăng say,
vui thích trong hoạt động.
Phụ thuộc vào hoàn cảnh các buổi dạo chơi khác nhau, âm nhạc ảnh hưởng lên
trẻ cũng khác nhau. Ví dụ dạo chơi công viên, cô cùng trẻ hát bài “ra chơi vườn
hoa”, hay dạo chơi vườn hoa vào mùa xuân, cô và trẻ cùng hát “mùa Xuân đến rồi”,
tạo cho trẻ niềm hân hoan, vui thích hơn. Trong lúc quan sát, âm nhạc làm tăng
thêm khả năng tri giác vẻ đẹp thiên nhiên xung quanh và khơi gợi sự thích thú, khi
trẻ hát bài “lá xanh” .
Cô có thể gợi ý cho trẻ lựa chọn bài hát thích hợp với hoàn cảnh nếu trẻ không
nhớ cô có thể nhắc, bằng cách hát lên và lúc đó trẻ có thể hát theo.
- Giờ làm việc với chủ đề:
o Giờ làm việc với chủ đề là các hoạt động biểu diễn âm nhạc trong ngày hội,
ngày lễ.
o Vai trò của âm nhạc trong các ngày lễ:
+ Trẻ tiếp thu những tư tưởng lớn của ngày hội lễ.
+ Trẻ được thể hiện tình cảm của mình các tiết mục biểu diễn.
+ Tạo cho trẻ một tâm thế náo nức, phấn khởi và ý thức tư tưởng ngày hội lễ.
+ Phát triển tình cảm thẩm mỹ.
o Cấu trúc các buổi lễ:
19
+ Phần 1: Thời gian khoảng 5-7 phút, bao gồm: sự diễu hành vào hội trường, trẻ
ăn mặc rực rỡ, tay cầm cờ, hoa,.. nêu lý do tổ chức lễ, trẻ đọc thơ và biểu diễn 1-
2 bài.
+ Phần 2: Nó được tạo nên từ các tiết mục tập thể và cá nhân gồm những bài hát,
điệu múa, trò chơi mà trẻ được học. Các tiết mục được sắp xếp xen kẽ nhau: cá
nhân - tập thể, các lứa tuổi, đa dạng các thể loại.
+ Phần 3: Phần kết thúc, sự chú ý của trẻ một lần nữa được tập trung lên tư tưởng
chính của buổi lễ, người tổ chức cám ơn các vị đại biểu đã có mặt trong buổi lễ,
trẻ đồng thanh đọc thơ hay hát bài hát có nội dung phù hợp với ngày lễ. Cuối
cùng là sự diễu hành của trẻ ra khỏi phòng trong tiếng nhạc rộn rã.
o Chuẩn bị:
+ Chương trình được chuẩn bị trước 1,5 tháng, kịch bản có nội dung hấp dẫn,
phù hợp với trẻ và được tổ bộ môn thông qua.
+ Đọc những mẫu chuyện có liên quan, đàm thoại về ngày lễ sắp tới, tổ chức
tham quan các đường phố và được phản ánh trong hình vẽ hay tác phẩm thủ công
của trẻ. Giờ học nhạc tập vào các tiết mục sắp biểu diễn.
+ Nên chuẩn bị một số trò chơi đơn giản, gây bất ngờ cho trẻ và trò vui giải trí
xen kẻ trong buổi lễ.
+ Chuẩn bị cho trẻ những vật tượng trưng trong tay như cờ, hoa, bóng bay, nơ,…
tạo nên sự phấn chấn cho trẻ trong ngày lễ.
+ Kế hoạch trang trí cụ thể, nên trang trí trước ngày lễ 1, 2 ngày để cho trẻ được
quan sát trước, như vậy tránh được sự bỡ ngỡ của trẻ trong ngày lễ.
o Tiến hành:
+ Thời gian tổ chức buổi lễ với mẫu giáo bé khoảng 25 - 30 phút, mẫu giáo nhỡ
30 - 35 phút và mẫu giáo lớn 35 - 40 phút.
+ Cần sắp xếp hợp lý sự hoạt động và nghỉ ngơi của trẻ: xen kẻ các tiết mục giữa
các lớp, các tiết mục lớp lớn bao giờ cũng nhiều hơn; xen kẻ các tiết mục cá nhân
và tập thể; xen kẻ các tiết mục động và tĩnh, các dạng hoạt động âm nhạc khác
nhau.
20
+ Trong ngày lễ, có nhiều ấn tượng mạnh mẽ, nên nhiều lúc cũng có thể gây sự
ức chế ở trẻ, thói quen ở trẻ chưa bền vững và trẻ dễ quên, vì vậy cô coi việc nhắc
nhở trẻ thường xuyên là việc bình thường.
+ Trong chương trình buổi lễ, trẻ nhóm nhỏ thường thực hiện các tiết mục cùng
cô, trẻ nhóm lớn chủ yếu hoạt động độc lập, chúng tự do trong các hoạt động tập
thể, tham gia tích cực trong các trò chơi hay đố vui.
+ Nên tạo điều kiện để tất cả các trẻ đều có tiết mục tham gia, với trẻ tiếp thu
nhanh để cho trẻ phát triển tốt thì trẻ được thực hiện các tiết mục phức tạp, thể
hiện khả năng sáng tạo; với trẻ chậm thì có thể thực hiện tiết mục đơn giản.
+ Cô giáo có thể vừa là người dẫn chương trình vừa tham gia biểu diễn với trẻ.
Cô cần phải nhanh nhẹn, hoạt bát, tình cảm, có kỹ năng giao tiếp tốt, các lời dẫn
trình bày diễn cảm, xử trí nhanh những sự cố bất ngờ xảy ra.
+ Cô phụ trách giúp đỡ hóa trang và chuẩn bị các tiết mục kịp thời để chương
trình được thực hiện liên tục.
1.2.1.3 Khái niệm hoạt động ca hát
a. Định nghĩa
Ca hát là một bộ môn nghệ thuật được phối hợp giữa âm nhạc và ngôn ngữ. Tiếng
hát bắt nguồn từ cuộc sống lao động, là tiếng nói tâm hồn của mọi người, là nghệ thuật
âm nhạc cổ xưa và gần gũi nhất với con người. Tiếng hát cũng là phương tiện giao lưu
giữa con người với con người, để bộc lộ, trao đổi tâm tư tình cảm và cũng để thổ lộ,
tâm tư tình cảm của mình với chính mình.
Hoạt động ca hát là hoạt động giúp trẻ thể hiện tình cảm, tâm trạng, giao tiếp với
mọi người, giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện nói chung và khả năng âm nhạc nói
riêng thông qua việc trải nghiệm bằng giọng hát và việc tiếp xúc với các ca từ, giai
điệu, tính chất sắc thái của bài hát.
b. Đặc điểm
Ca hát là loại hình hoat động nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao, nó tác động đến
người nghe bằng sự thống nhất của âm nhạc và lời ca, thúc đẩy sự phát triển cảm giác
âm nhạc của trẻ.
21
Ca hát như một phương tiện giúp trẻ thể hiển tình cảm, tâm trạng, giao tiếp với mọi
người, đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục âm nhạc nói riêng và đóng
vai trò chủ yếu trong việc giải quyết các nhiệm vụ phát triển trẻ toàn diện và hài hòa nói
chung.
Thông qua hoạt động ca hát, trẻ được hình thành, ôn luyện, củng cố các kỹ năng ca
hát một cách chính xác:
- Tư thế hát: đứng hát và ngồi hát
Tư thế đẹp là đứng thẳng, đầu thẳng, không được co vai, nhún cổ. Tư thế ngồi
là tư thế ngồi thẳng, đầu và lưng thẳng. Tuy nhiên, tư thế đứng thuận lợi cho việc
lấy hơi, cần luyện tập thường xuyên ngoài giờ, tạo thói quen khi bắt đầu hát và nhắc
nhở trên giờ học.
- Cách thở, cách lấy hơi:
Hít vào nhanh, sâu, thở ra từ từ, chậm rãi. Luyện tập ngoài giờ, có thể kết hợp
giờ tập thể dục. Trên tiết thể hiện rõ những chỗ lấy hơi cho trẻ, bằng cách đánh nhịp
của cô, đầu và tay nhấc nhẹ lên một chút. Ví dụ: trên tiết thể dục, thực hiện cho trẻ
chơi thổi bóng, thổi nơ, ngửi hoa,...
- Tạo âm:
Chủ yếu ở lứa tuổi nhỡ và lớn, tạo âm linh hoạt, nhanh (Allegro) và tạo âm
thanh thản, không vội vã (Andante). Thể hiện qua mẫu hát của cô và tay đánh nhịp
sẽ ảnh hưởng đến kỹ năng hát của trẻ. Ví dụ: dạy trẻ hát “cho tôi đi làm mưa vơi”
của Hoàng Hà, cô hát kết hợp đánh nhịp 2/4 nhanh – vui sẽ giúp trẻ hát đúng tính
chất của bài.
- Hát rõ lời (nhã tiếng):
Tách riêng chỗ hát chưa rõ lời ra tập cho trẻ, bằng cách cô đọc lại từ đó, nếu
trẻ chưa đọc được, cô dạy cho trẻ phát âm và đọc lại trong câu. Sau đó cho trẻ hát
lại câu.
- Hát chính xác:
Hát chính xác về cao độ, trường độ, giai điệu, nhịp điệu, tiết tấu của bài hát.
Nếu trẻ sai, cô tách riêng chỗ sai ra, hát mẫu lại chậm, rõ, chuẩn kết hợp với nghệ
thuật chỉ huy. Khi hát tập thể, trẻ hòa giọng mình trong giọng hát của các bạn. Biết
22
bắt đầu và kết thúc cùng một lúc, hát đuổi nhau, hát nối đuôi nhau, phụ thuộc vào
động tác chỉ huy của cô phải rõ ràng, dứt khoát. Khi trẻ hát tập thể tương đối tốt, có
thể cho trẻ thực hành dưới hình thức tổ, nhóm, cá nhân. Trong quá trình dạy trẻ hát,
để gây hứng thú, phát triển tai nghe âm nhạc, cảm nhận đucợ sự phong phú, đa dạng
của bài học, có thể cho trẻ sử dụng các bộ gõ (phách tre, trống lắc, đồ dùng, đồ
chơi,...). Xen kẽ, cô đặt câu hỏi về xuất xứ của bài hát, hay hỏi về nội dung, tính
chất của bài như ở phần cho trẻ làm quen bài hát.
- Cách ngắt giọng:
Dạy trẻ hát bằng âm thanh vang tự nhiên, để trẻ hát thoải mái, không bị ức chế
hay căng thẳng, giúp trẻ hát đúng, hát hay. Có thể dịch giọng (transpose) cho phù
hợp giọng trẻ.
- Cách ngắt nhịp:
Trẻ học hát thông qua bắt chước, do đó cô vừa hát vừa ngắt nhịp bằng tay để
giữ tốc độ đều cho trẻ. Chú ý những bài có nhịp lấy đà, để bắt nhịp cho đúng, không
ngược phách, nếu có nhạc đệm cô chú ý lắng nghe điều khiển trẻ hát khớp nhạc.
1.2.2 Đặc điểm hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Cấu trúc của hứng thú bao gồm 3 yếu tố đó là nhận thức, xúc cảm và hành vi. Bất
kì hứng thú nào cũng là thái độ cảm xúc tích cực của chủ thể đối với đối tượng. Thái
độ cảm xúc này phản ánh nhận thức của chủ thể về đối tượng. Nhận thức luôn là tiền
đề, là cơ sở cho sự hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động đối với đối tượng.
Ba thành tố trên có mối liên hệ mật thiết với nhau và tương tác lẫn nhau trong cấu trúc
của hứng thú.
Theo PGS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết “Thường thì sự hứng thú đối với một hiện tượng
nào đó xuất hiện nhanh chóng ở trẻ cũng lại biến mất và liền được thay thế bằng một
hứng thú khác”. Điều đó cho thấy hứng thú của trẻ thường không bền vững, dễ bị gián
đoạn, dập tắt vì thế, giáo viên cần có những biện pháp tác động, kích thích, duy trì hứng
thú cho trẻ, thúc đẩy khả năng hoạt động ở trẻ một cách tích cực nhất. Trẻ hứng thú với
đối tượng nào đó khi nó kích thích được sự tò mò, ham muốn khám phá ở trẻ. Những
hoạt động mới lạ, hấp dẫn, giàu cảm xúc và mang tính trải nghiệm đều có sức hút lớn
23
đối với trẻ, trẻ có thể say mê hoạt động trong một thời gian dài. Có thể nói, niềm say
mê với cái mới, sự tìm tòi, khả năng bộc lộ óc sáng tạo đã thu hút trẻ và giúp chúng
hoạt động quên mệt mỏi. Đối với trẻ 5-6 tuổi thì hứng thú của trẻ không đơn thuần là
thích thú tham gia một hoạt động nào đó mà còn thể hiện ở chỗ trẻ biết cách lựa chọn
phương tiện và hình thức hành động phù hợp, tự vận dụng những kinh nghiệm đã biết
vào trong những điều kiện mới hoàn cảnh mới trong khi chơi để giải quyết được nhiệm
vụ đặt ra. Với những hoạt động trẻ đã thật sự hứng thú thì trẻ sẽ tham gia hoạt động đó
đến cùng. Cũng như trong hoạt động ca hát có 3 yếu tố cấu thành nên bài hát đó là giai
điệu, lời ca và tính chất sắc thái của bài hát. Và trong 3 yếu tố này thì giai điệu là yếu
tố giúp trẻ hứng thú nhiều nhất. Trẻ có thể lắc lư, nhún nhảy, hòa theo giai điệu của bài
hát khi giai điệu đó thật sự làm trẻ hung thú. Từ đặc điểm này, giáo viên cần nắm rõ để
có thể tạo hứng thú cho trẻ qua hoạt động ca hát.
Nói tóm lại hứng thú có mối liên hệ chặt chẽ đến các quá trình tâm lý của con người.
Thông qua những đặc điểm này của trẻ giáo viên sẽ dễ dàng nhìn thấy và phát huy
những khả năng của trẻ cũng như khắc phục và tìm cách nâng cao hứng thú cho trẻ
trong các hoạt động. Từ đó tạo động cơ giúp trẻ học tập và học tập một cách toàn diện
để phát triển một cách tốt nhất.
1.2.3 Bản chất của hoạt động ca hát ở trường mầm non
1.2.3.1 Tổ chức hoạt động ca hát ở trường mầm non
Cho trẻ làm quen với bài hát, cần giới thiệu bài hát sắp học cũng như cần cho trẻ
nghe trọn vẹn bài hát: tình cảm, nội dung, hình tượng, âm nhạc, sự vật, sự kiện sẽ nói
đến trong bài hát.
 Phần giới thiệu:
- Giới thiệu tên bài hát, tác giả, tên làng điệu dân ca cho trẻ biết qua về xuất xứ của bài
hát. Có thể dùng lời để giới thiệu bài hát như:
o Trò chuyện hoặc đặt câu hỏi, để dẫn dắt trẻ đến với nội dung tính chất bài hát.
o Kể một cách sinh động có hình ảnh về bài hát.
o Đọc 1, 2 câu thơ ngắn có nội dung dễ hiểu, có nội dung sát với nội dung bài hát.
24
o Bên cạnh đó có thể dùng lời kết hợp, phương tiện trực quan như hình ảnh, thú nhồi
bông…có gắn với nội dung bài hát.
Tùy theo tính chất mức độ phức tạp hay đơn giản của bài hát, giáo viên có thể chọn
lựa linh hoạt trong cuộc họp. lời giới thiệu phải hết sức ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động.
Các phương tiện trực quan khi sử dụng phải được lựa chọn phù hợp gây hứng thú, hấp
dẫn trẻ đến với bài hát sắp học.
 Phần hát mẫu:
- Hát mẫu là phần trình bày của giáo viên để trẻ có cảm xúc đầy đủ về bài hát, tính chất
âm nhạc, giai điệu tiết tấu, lời ca, sắc thái, tình cảm, phong cách. Cô thể hiện tốt sẽ tạo
ấn tượng mạnh mẽ đến trẻ: sự hứng thú, yêu thích và có nhu cầu học hỏi. Trẻ không chỉ
nhanh chóng nắm được giai điệu, tiết tấu, mà còn cảm nhận được hình tượng âm nhạc
ngay sau khi nghe lần đầu tiên không chỉ nhanh chóng nắm được giai điệu tiết tấu mà
còn cảm thụ được hình tượng ngay sau khi nghe lần đầu tiên.
- Hát mẫu được thể hiện theo nhiều cách như:
o Giáo viên hát chính xác, trọn vẹn bài hát. Hát thể hiện tình cảm, sắc thái bài hát kết
hợp cử chỉ điệu bộ minh hoạ.
o Hát kết hợp với đệm đàn hoặc gõ dụng cụ âm nhạc đệm theo bài hát. Điều này giúp
trẻ hình dung được hình tượng âm nhạc một cách đầy đủ, hấp dẫn.
o Cho trẻ nghe giai điệu bài hát qua việc trình bày trên đàn. Trẻ sẽ cảm nhận được
.tính chất của bài hát (vui, buồn, sôi nỗi,...), sau đó giáo viên hát cho trẻ nghe.
o Có thể cho trẻ nghe giai điệu của bài hát qua phần ghi nhớ của đàn phím, băng cat-
xét.
 Phần dạy trẻ hát:
- Dạy trẻ hát đúng, thuộc bài hát và thể hiện tình cảm, kết hợp rèn kỹ năng hát.
- Tuỳ mức độ khó hay dễ, dài hay ngắn, phức tạp hay đơn giản của bài hát, cô có thể dạy
hát sao cho phù hợp với trẻ.
- Có các cách dạy hát sau:
o Với bài hát ngắn, dễ hát, đơn giản: cô bắt nhịp cho trẻ hát theo cô cả bài. Cô hát to,
chậm, rõ lời, trẻ vừa nghe vừa hát theo cô cho đến khi hát được.
25
o Với bài hát dài, khó hát, giáo viên có thể chia thành từng câu hay từng đoạn ngắn.
Dạy hát nối tiếp từng câu, từng đoạn với nhau. Không nhất thiết dạy thuộc câu này
rồi dạy tiếp câu sau. Cần dạy liên tiếp như vậy sẽ giúp trẻ dễ hát và cảm nhận tác
phẩm trọn vẹn và dễ dàng hơn.
o Trong quá trình học hát, nếu hát sai giai điệu hay lời ca, cô có thể đọc lời trọn vẹn
câu hát đó, hướng cho trẻ nghe giai điệu trên đàn và chính xác câu hát đó hoăc hát
lại cùng cô.
o Luyện tập và củng cố:
Trong quá trình luyện tập, ngoài việc giúp trẻ hát thuộc, hát đúng. Cô giúp trẻ thể
hiện sắc thái, tình cảm của bài hát. Khi thực hiện, giáo viên chú ý luyện tập cho trẻ:
phát âm chính xác (hát rõ lời); hát đồng đều, nhịp nhàng; hát ngân giọng, ngắt giọng
tuỳ theo bài hát cụ thể.
Với bài hát trẻ đã hát đúng, hát thuộc có thể cho trẻ hát nhiều hình thức khác nhau
nhau: nối tiếp, hát to, nhỏ, nhanh, chậm, hát kết hợp vỗ tay hay phối hợp dụng cụ âm
nhạc... Hát theo nhóm, tổ, hát xen kẻ... Theo sự chỉ huy của cô.
Tất cả các bước này chủ yếu giúp trẻ thể hiện lại được bài hát, rèn luyện kỹ năng ca
hát cho trẻ, cũng như giúp trẻ biết được cái hay cái đẹp được thể hiện qua ca từ của lời
bài hát. Đây cũng chính là kết quả mong đợi sau quá trình cho trẻ tiếp xúc với bài hát.
Nếu chỉ áp dụng đầy đủ các bước dạy hát mà không đặt trẻ vào những tình huống có
vấn đề để kích thích trẻ suy nghĩ, tìm kiếm hướng giải quyết khác nhau, thì sẽ không
làm tăng mức độ hứng thú ở trẻ. Do đó giáo viên cần tạo điều kiện để trẻ có nhiều cơ
hội được trải nghiệm theo những cách xử lý riêng nhưng phải đảm bảo cho trẻ tâm lý
thật tự do và thoải mái. Muốn vậy, người giáo viên mầm non cần hiểu rõ về mức độ
hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi để việc tổ chức hoạt động ca hát cho trẻ được hiệu
quả hơn.
1.2.3.2 Vai trò của hoạt động ca hát đối với sự phát triển hứng thú cho trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi
26
Ca hát là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của mọi tầng lớp mọi lứa tuổi
trong mọi xã hội.
Ca hát đặt biệt gần gũi quan trọng trong đời sống trẻ em. Từ những năm tháng đầu
đời nằm trong nôi, được nghe tiếng ru của người mẹ, em bé ngủ sâu hơn ngon giấc hơn
mặc dù còn chưa hiểu được nội dung bài hát. Theo năm tháng, đứa trẻ lớn dần lên mang
theo trong tiềm thức trọn vẹn âm hưởng của những bài đồng dao gắn bó với những trò
chơi thời thơ ấu giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn về cuộc sống xung quanh. Ca hát luôn gắn bó
với trẻ em trong mọi hoạt động học, chơi, ăn, ngủ khi còn ngồi trên ghế nhà trưởng mọi
cấp bậc.
Việc trẻ hát gắn liền với việc phát triển sinh lý ở trẻ, đẩy mạnh chức năng hoạt động
của các cơ quan phát thanh, hô hấp, làm cho giọng hát của trẻ tốt hơn.
Việc hát đòi hỏi trẻ phải quan sát, chú ý, nhạy bén, trẻ không chỉ tiếp thu về giai
điệu, tiết tấu, lời ca, mà còn phát triển ngôn ngữ (Phát âm chính xác , biểu cảm, mở
rộng vốn từ). Khi trẻ nghe nhạc và hát trẻ cảm nhận được tình cảm, tình cảm của âm
nhạc nên hưởng ứng, cảm xúc với những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm giúp trẻ
hình thành sự liên tưởng, tưởng tượng và sự sáng tạo của trẻ trong hoạt động ca hát của
trẻ bắt đầu có mầm móng từ đây.
Khi hát trẻ phải thực hiện các kỹ thuật hát đồng đều, hát rõ lời và hát diễn cảm.
 Tóm lại hoạt động ca hát có vai trò giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ.
Thông qua hoạt động ca hát, hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, tổ quốc, tình yêu
thương con người... Không chỉ vậy, đây còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ,
phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập,
vui chơi, giúp hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài
hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực. Chính vì vậy, hoạt động ca
hát cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
1.2.4 Đặc điểm ca hát của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Ở độ tuổi này, âm thanh trẻ phát ra yếu do các dây thanh đới còn mảnh và ngắn, hơi
thở ngắn, nông. Giọng trẻ cao và yếu hơn người lớn, đồng thời sự phối hợp giữa tai
27
nghe và giọng hát chưa thật chủ động (đôi khi còn hát sai, hát ngọng), khoang ngực
chứa hơi chưa phát triển do đó không hát được những câu hát dài. Trong quá trình học
hát sẽ tạo sự phối hợp giữa tai nghe và giọng: Tai nghe âm thanh – giọng bắt chước.
Bắt chước có chuẩn xác hay không là do tai nghe kiểm tra. Sự phối hợp của người lớn
giúp trẻ tái hiện chính xác những gì nghe được trong phạm vi khả năng của các cháu.
Tuổi mẫu giáo lớn học hát theo lối “truyền khẩu” (nghe rồi bắt chước) vì các cháu chưa
biết chữ. Thông qua các bài hát mà trẻ hiểu về ý nghĩa của lời ca, ngôn từ. Tuy nhiên,
trẻ hát một cách tình cảm mà không phải gắng sức, biết điều chỉnh tốc độ từ vừa phải –
hơi nhanh hoặc từ vừa phải – chậm lại. Âm thanh mềm mại, nhẹ nhàng, biết lấy hơi
giữa các câu nhạc, hát rõ lời, mạch lạc. Trẻ biết bắt đầu và kết thúc cùng nhau khi hát
tập thể, hát có nhạc đệm hoặc không có nhạc đệm, hát đơn ca, nhóm… Tầm cữ giọng
ổn định hơn, thường hát trong khoảng từ nốt Đô của quãng tám thứ nhất đến nốt Đô
của quãng tám thứ 2 cùng với sự phối hợp giữa nghe và hát của trẻ cũng tốt hơn.Trẻ tự
nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động theo các bài hát, bản nhạc yêu thích.
Đặt lời theo giai điệu của một bài hát, bản nhạc quen thuộc ( một câu hoặc một đoạn).
Tìm kiếm, lựa chọn các dụng cụ, nguyên vật liệu phù hợp để tạo ra sản phẩm theo ý
thích.
Có thể nói trẻ ở các độ tuổi thấp hơn đều có khả năng ca hát. Nhưng riêng đối với
trẻ 5-6 tuổi thì khả năng ca hát của trẻ được thể hiện một cách rõ ràng và hoàn thiện
nhất. Từ cách thể hiện ca từ của bài hát, giai điệu cũng như cách biểu diễn, khả năng
sáng tạo… Có thể nói là hoàn thiện nhất. Chính vì thế mà giáo viên phải nắm rõ những
đặc điểm này để có thể chọn lựa những nôi dung dạy học phù hợp nhất cho trẻ. Giúp
trẻ có thể tiếp nhận bài hát một cách tốt nhất.
1.2.5 Nội dung giáo dục hứng thú đối với hoạt động âm nhạc trong Chương
trình giáo dục Mầm non và chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
 Nội dung dạy âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong Chương trình giáo dục Mầm non:
Theo thông tư số 17/2009/TT-BGDDT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục Mầm non thì nội dung giáo dục
mẫu giáo được chia thành 5 lĩnh vực phát triển: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm
28
– kỹ năng xã hội và thẩm mỹ. Nội dung dạy âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi được đề
cập khá rõ ràng trong lĩnh vực phát triển thẩm mỹ như sau:
- Trẻ cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên
nhiên, cuộc sống và nghệ thuật (âm nhạc).
Trẻ thể hiện thái độ, tình cảm khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và
ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm
nghệ thuật.
- Phát triển cho trẻ kỹ năng nghe, hát, vận động theo nhạc.
o Trẻ nghe các thể loại âm nhạc khác nhau ( nhạc thiếu nhi, dân ca, nhạc cổ điển)
o Trẻ nghe và nhận ra sắc thái (vui, buồn, tình cảm tha thiết) của các bài hát, bản nhạc.
o Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát.
o Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các
bài hát, bản nhạc.
o Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhịp, tiết tấu ( nhanh, chậm, phối hợp).
- Trẻ thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc
o Trẻ tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động theo các bài hát, bản nhạc
yêu thích.
o Biết đặt lời theo giai điệu một bài hát, bản nhạc quen thuộc ( một câu hoặc một
đoạn).
 Nội dung dạy âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi:
- Chuẩn 22: Trẻ thể hiện một số hiểu biết về âm nhạc
o Chỉ số 99: Nhận ra giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc
o Chỉ số 100: Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em
o Chỉ số 101: Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc
bản nhạc
- Chuẩn 28. Trẻ thể hiện khả năng sáng tạo
o Chỉ số 117. Đặt lời mới cho bài hát
Từ các nội dung cụ thể dạy âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong Chương trình giáo dục
Mầm non và trong chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, nhóm nghiên cứu sẽ dựa trên những
29
nội dung này để xây dựng các bài tập, qua đó quan sát và đánh giá những biểu hiện về
thái độ, nhận thức và hành vi của trẻ để tiến hành đo mức độ hứng thú của trẻ mẫu giáo
5- 6 tuổi trong hoạt động ca hát ở trường mầm non.
1.2.6 Biểu hiện hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đối với hoạt động ca hát
Hứng thú liên quan đến việc người đó có xúc cảm tình cảm thực sự với đối tượng
mà mình muốn chiếm lĩnh, có niềm vui tìm hiểu và nhận thức đối tượng, có động cơ
trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động, tự nó lôi cuốn, kích thích hứng thú, những
động cơ khác không trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động chỉ có tác dụng hỗ trợ
cho sự nảy sinh và duy trì hứng thú chứ không xác định bản chất hứng thú.
Cách phân tích này nhấn mạnh yếu tố xúc cảm với đối tượng và thái độ xúc cảm của
nhận thức chứ chưa chú trọng đến nội dung nhận thức đối tượng trong hứng thú.
Dựa vào khái niệm công cụ về hứng thú nêu trên, chúng tôi cho rằng, hứng thú là sự
kết hợp của ba thành tố: xúc cảm, nhận thức và hoạt động. Trước hết, hứng thú là thái
độ đặc biệt của cá nhân với đối tượng. Đó là sự thích thú với đối tượng và làm nảy sinh
ham muốn được hoạt động chiếm lĩnh đối tượng. Tuy nhiên, những cảm xúc đó phải là
“cảm xúc tích cực, bền vững của cá nhân với đối tượng mới có thể trở thành một dấu
hiệu không thể thiếu được, một mặt của hứng thú” .
Bất kỳ hứng thú nào cũng đều bao hàm khía cạnh nhận thức. Không có nhận thức thì
không có hứng thú. Khi bản thân trẻ thích thú với một đối tượng, chúng sẽ mong muốn
được tìm hiểu, được hoạt động với đối tượng đó. Càng nhận thức sâu sắc, tỉ mỉ về đối
tượng và được trực tiếp trải nghiệm bao nhiêu thì hứng thú càng bền vững bấy nhiêu.
Trên cơ sở phân tích các quan điểm khác nhau về hứng thú, chúng tôi cho rằng hứng
thú được biểu hiện ở các mặt sau:
- Về mặt nhận thức: Là sự ham hiểu biết, chủ động, độc lập tìm kiếm kiếm đồ dùng, đồ
chơi để thực hiện ý tưởng, có ý tưởng sáng tạo và nhanh chóng phát hiện điều mới lạ
đối với hoạt động. Đồng thời trẻ có sự cố gắng nỗ lực, tham gia tới cùng từ đó rút ra
được nhận xét phù hợp.
30
Ví dụ: Trẻ năng nỗ phát biểu trả lời câu hỏi, thực hiện yêu cầu của cô; mạnh dạn
nêu ra thắc mắc của bản thân. Nhập vai tốt, chủ động xung phong lên hát, hát to, rõ và
thể hiện được cảm xúc của mình khi hát một cách phù hợp với tính chất sắc thái của
bài; trẻ nói ra được cảm xúc của mình sau khi nghe cô và các bạn hát...
- Về mặt thái độ: Tâm trạng hào hứng, chờ đợi các giờ học, thể hiện sự thích thú khi được
bày tỏ ý kiến mới lạ của bản thân và khi được tham gia vào hoạt động.
Ví dụ: Trẻ tập trung chú ý, ánh mắt chăm chú, thích thú khi cô dẫn dắt vào bài, thực
hiện hát mẫu, dạy trẻ hát,... phấn khởi khi được tham gia hoạt động, thể hiện được cảm
xúc trên gương mặt phù hợp với giai điệu bài hát, lắc lư theo bài hát, vẻ mặt vui vẻ,
thoải mái xuyên suốt bữa học...
- Về mặt hành vi: Trẻ tập trung chú ý lắng nghe, tích cực phát biểu trong giờ học,…hăng
hái nêu câu hỏi, ý kiến thắc mắc để hiểu sâu sắc một vấn đề, sẵn sáng học hỏi và trao
đổi với bạn bè, cảm thấy hứng thú sảng khoái trong giờ học.
Ví dụ: Hứng thú của trẻ không những được bộc lộ qua cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét
mặt, lời nói, cách biểu diễn mà còn được bộc lộ rõ nét qua việc trẻ thích được thể hiện
hết bài hát ngay cả khi cô không yêu cầu, thích thú sáng tạo lời bài hát trên nền nhạc có
giai điệu quen thuộc, không chỉ dừng lại ở việc mạnh dạn đưa ra ý kiến, thắc mắc của
bản thân và nói được cảm xúc của mình sau khi nghe các bạn thể hiện, mà trẻ còn giải
đáp được lý do tại sao đưa ra ý kiến, suy nghĩ đó...
1.2.7 Các yếu tố tác động đến việc nâng cao hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi đối với hoạt động ca hát
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển hứng thú của trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát.
Trẻ em ở độ tuổi mầm non thường dành phần lớn thời gian trong ngày ở trường Mầm
non, đối tượng thường xuyên tiếp xúc với trẻ trong độ tuổi này ngoài bạn bè cùng trang
lứa còn có giáo viên mầm non. Do vậy, giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển
của trẻ về mọi mặt, trong đó có sự hình thành và phát triển hứng thú của trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát.
31
Thái độ tích cực, trìu mến, dịu dàng với trẻ, luôn tìm tòi, học hỏi, đưa ra những cách
thức, phương pháp mới cũng như cách lên tiết, cách bố trí lớp học sao cho bắt mắt của
giáo viên có ảnh hưởng vô cùng lớn trong việc giúp trẻ có hứng thú hơn đối với hoạt
động ca hát. Ngoài ra, việc lựa chọn bài hát sao cho phù hợp với độ tuổi cùng với việc
lựa chọn phương tiện dạy hát của cô cũng hết sức quan trọng nhằm nâng cao hứng thú
cho trẻ
Để làm được điều đó, giáo viên mầm non cần tạo điều kiện cho trẻ được thỏa sức
hoạt động với âm nhạc, tổ chức tiết học bằng nhiều hình thức độc đáo khác nhau, tạo
cơ hội cho trẻ được sáng tạo, hoạt động ca hát với bạn bè. Từ đó sẽ kích thích hứng thú
trong trẻ đối với hoạt động ca hát. Tất cả các biện pháp tác động mà giáo viên áp dụng
cho trẻ đều có ảnh hưởng không nhỏ đến hứng thú của trẻ . Do vậy có thể khẳng định
vai trò của giáo viên mầm non là hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển
hứng thú của trẻ theo chiều hướng tích cực.
Trong chương trình giáo dục mầm non, môn giáo dục âm nhạc là một môn nghệ thuật
hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ
để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Nó là một phương tiện hữu hiệu cho việc tổ chức các hoạt
động giáo dục ở trường.
Mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt, không trẻ nào giống trẻ nào, vì thế đặc điểm tâm
sinh lý, tính cách, sở trường, sở đoản cũng như sở thích của từng trẻ là khác nhau.
Chẳng hạn như: Có trẻ thích đông đúc, nhộn nhịp; Trẻ thích yên tĩnh; Trẻ hoạt bát, trẻ
trầm lặng hay có trẻ thích nghe nhạc, ca hát, nhảy múa, nhưng có trẻ lại không thích
những điều đó,...
 Tóm lại, để xác định được mức độ hứng thú của trẻ đối với hoạt đông ca hát, cần
dựa trên các yếu tố như sau: khả năng tiếp nhận tác phẩm âm nhạc, thái độ đúng đắn
đối với đối tượng và nhu cầu của trẻ. Từ những yếu tố trên, nhóm nghiên cứu có thể đề
xuất được một số biện pháp nhằm nâng cao mức độ hứng thú của trẻ.
32
Tiểu kết chương 1
Qua nghiên cứu lý luận, đề tài rút ra một số kết luận cần thiết cho việc nghiên cứu
thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát ở trường mầm
non như sau:
“Hứng thú là một thái độ đặc thù của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ý
nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá
trình hoạt động” Đồng thời cũng xác định được khái niệm của hoạt động ca hát “Hoạt
động ca hát là hoạt động giúp trẻ thể hiện tình cảm, tâm trạng, giao tiếp với mọi người,
giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện nói chung và khả năng âm nhạc nói riêng thông
qua việc trải nghiệm bằng giọng hát và việc tiếp xúc với các ca từ, giai điệu, tính chất
sắc thái của bài hát”.
Hứng thú của trẻ MG 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát được biểu hiện rất rõ do trẻ
đã được tiếp xúc với âm nhạc từ rất sớm. Một đứa trẻ hứng thú với hoạt động ca hát sẽ
có những biểu hiện thông qua thái độ, nhận thức, hành vi.
Để xác định được mức độ hứng thú của trẻ đối với hoạt đông ca hát, cần dựa trên
các yếu tố như sau: khả năng tiếp nhận tác phẩm âm nhạc, thái độ đúng đắn đối với đối
tượng và nhu cầu của trẻ. Từ những yếu tố trên, nhóm nghiên cứu có thể đề xuất được
một số biện pháp nhằm nâng cao mức độ hứng thú của trẻ.
33
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HỨNG THÚ CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG CA HÁT Ở TRƯỜNG MẦM NON
2.1Tiêu chí và thang đánh giá hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đối với hoạt
động ca hát ở trường mầm non
2.1.1 Tiêu chí đánh giá hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đối với hoạt
động ca hát ở trường mầm non
Trong hoạt động ca hát, nhóm tác giả dựa trên biểu hiện của hứng thú làm tiêu chí
đánh giá các mức độ hứng thú ở trẻ. Bao gồm những tiêu chí sau:
Tiêu chí 1: Về mặt nhận thức
- Tích cực phát biểu trả lời câu hỏi của giáo viên và đặt câu hỏi khi có thắc mắc.
- Biết bày tỏ cảm xúc sau khi xem xong phần trình diễn của cô và bạn
- Biểu diễn diễn cảm và thể hiện đúng tính chất của bài hát
Tiêu chí 2: Về mặt thái độ
- Tập trung quan sát, chú ý lắng nghe khi giáo viên thao tác mẫu, hướng dẫn.
- Bộc lộ cảm xúc thông qua ánh mắt nét mặt phù hợp với giai điệu bài hát.
- Chủ động hưởng ứng và thể hiện được sắc thái của bài hát
Tiêu chí 3: Về mặt hành vi
- Hát ngẫu hứng và thích đặt lời mới trên nền nhạc có sẵn.
- Biết nhận xét đánh giá phần trình diễn của bạn
- Biết giải đáp thắc mắc, và đưa ra lời giải thích phù hợp.
2.1.2 Thang đánh giá hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đối với hoạt
động ca hát ở trường mầm non
Bảng 2.1: Tiêu chí và thang đánh giá hứng thú của trẻ MG 5 - 6 tuổi
đối với hoạt động ca hát ở trường mầm non
34
Tiêu chí
Các mức độ
Thấp
(0-1.0 điểm)
Trung bình
(1.1-2.0 điểm)
Cao
(2.1-3.0 điểm)
1
Về mặt
nhận
thức
Thụ động, không
có ý kiến.
Thờ ơ, không quan
tâm.
E dè và ngại thể
hiện bài hát khi
được yêu cầu.
Chỉ đưa ra ý kiến khi
giáo viên yêu cầu.
Bày tỏ cảm xúc phù hợp.
Hát tự nhiên và thể hiện
cảm xúc ở mức độ đơn
giản.
Tích cực phát biểu
trả lời câu hỏi của
giáo viên và đặt
câu hỏi khi có thắc
mắc.
Biết bày tỏ cảm
xúc sau khi xem
xong phần trình
diễn của cô và bạn.
Biểu diễn diễn
cảm và thể hiện
đúng tính chất của
bài hát.
35
2
Về mặt
thái độ
Lơ đãng, làm việc
riêng.
Bộc lộ cảm xúc thất
vọng, chán chường.
Thụ động và chỉ
làm theo khi giáo
viên yêu cầu.
Quan sát, lắng nghe khi
giáo viên thao tác mẫu,
hướng dẫn nhưng dễ bị
phân tán chú ý.
Bộc lộ cảm xúc thông
qua ánh mắt nét mặt cử
chỉ điệu bộ nhưng chưa
rõ ràng.
Tập trung quan
sát, chú ý lắng
nghe khi giáo viên
thao tác mẫu,
hướng dẫn.
Bộc lộ cảm xúc
thông qua ánh mắt
nét mặt phù hợp
với giai điệu bài
hát.
Chủ động hưởng
ứng, hát theo và
thể hiện được sắc
thái của bài hát.
3
Về mặt
hành vi
Nhận ra được sự
khác biệt nhưng
không diễn đạt
được bằng lời.
Hát ngẫu hứng mọi lúc
mọi nơi.
Biết so sánh, nhận ra sự
khác biệt của tính chất
âm nhạc.
Hát ngẫu hứng và
thích đặt lời mới
trên nền nhạc có
sẵn.
Biết nhận xét đánh
giá phần trình diễn
của bạn
Biết giải đáp thắc
mắc, và đưa ra lời
giải thích phù hợp
36
Thang đánh giá mức độ hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đối với hoạt động
ca hát ở trường mầm non cho từng bài tập:
- Thấp : 0 đến 1.00 điểm
- Trung bình : 1.01 đến 2.00 điểm
- Cao : 2.01 đến 3.00 điểm
2.2 Tổ chức nghiên cứu
2.2.1 Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát ở
trường mầm non, xác định nguyên nhân của thực trạng.
2.2.2 Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu chính: 60 trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, trong đó 30 trẻ mẫu giáo 5 –
6 tuổi trường mầm non Đồng Xanh huyện Nhà Bè và 30 trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trường
mầm non 6, quận 3 TP.Hồ Chí Minh.
Khách thể nghiên cứu hỗ trợ: 60 giáo viên mầm non đang trực tiếp chăm sóc – giáo
dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non TP. Hồ Chí Minh.
- Giới thiệu chi tiết về khách thể và địa bàn nghiên cứu:
a. Về các trường mầm non có trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi được khảo sát trong phần
nghiên cứu thực trạng
Trường mầm non Đồng Xanh, huyện Nhà Bè TP Hồ Chí Minh là một trường công
lập thuộc vùng ngoại thành TP Hồ Chí Minh, được thành lập năm 2009. Cơ sở vật chất
của trường đang ngày nâng cao, đội ngũ giáo viên đạt chuẩn từ trung cấp trở lên. Giáo
viên mầm non còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, điều này cũng ảnh hưởng đến
công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
Trường mầm non 6,quận 3 TP.Hồ Chí Minh là trường mầm non , thuộc nội thành
TP Hồ Chí Minh, được thành lập khánh thành trường vào ngày 22 tháng 7 năm 2011
và trường chính thức hoạt động tại cơ sở số 113 Võ Thị Sáu Phường 6 Quận 3. Trường
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát

More Related Content

What's hot

Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...jackjohn45
 
200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học, Từ Sinh Viên Khá Giỏi200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi (nxb đại học quốc gia 200...
Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi (nxb đại học quốc gia 200...Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi (nxb đại học quốc gia 200...
Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi (nxb đại học quốc gia 200...thuvienso24h
 
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học nataliej4
 

What's hot (20)

Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ khu vực miền núi phía Bắc
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ khu vực miền núi phía BắcĐề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ khu vực miền núi phía Bắc
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ khu vực miền núi phía Bắc
 
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
 
Luận án: Kỹ năng giao tiếp của trẻ 5 – 6 tuổi Tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Kỹ năng giao tiếp của trẻ 5 – 6 tuổi Tỉnh Tuyên QuangLuận án: Kỹ năng giao tiếp của trẻ 5 – 6 tuổi Tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Kỹ năng giao tiếp của trẻ 5 – 6 tuổi Tỉnh Tuyên Quang
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non với trẻ, HOT
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non với trẻ, HOTLuận văn: Kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non với trẻ, HOT
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non với trẻ, HOT
 
200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học, Từ Sinh Viên Khá Giỏi200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPTLuận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
 
Luận án: Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỉ, HAY
Luận án: Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỉ, HAYLuận án: Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỉ, HAY
Luận án: Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỉ, HAY
 
Luận văn: Sử dụng các bài hát đồng dao trong giảng dạy, HAY
Luận văn: Sử dụng các bài hát đồng dao trong giảng dạy, HAYLuận văn: Sử dụng các bài hát đồng dao trong giảng dạy, HAY
Luận văn: Sử dụng các bài hát đồng dao trong giảng dạy, HAY
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm
Luận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệmLuận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm
Luận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đLuận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đ
 
Đề tài: Trò chơi trong giờ học âm nhạc trường Sư phạm, HAY, 9đ
Đề tài: Trò chơi trong giờ học âm nhạc trường Sư phạm, HAY, 9đĐề tài: Trò chơi trong giờ học âm nhạc trường Sư phạm, HAY, 9đ
Đề tài: Trò chơi trong giờ học âm nhạc trường Sư phạm, HAY, 9đ
 
Luận văn: Biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ mấu giáo, 9đ
Luận văn: Biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ mấu giáo, 9đLuận văn: Biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ mấu giáo, 9đ
Luận văn: Biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ mấu giáo, 9đ
 
Luận văn: Tính tự lực của trẻ mẫu giáo trong hoạt động vui chơi
Luận văn: Tính tự lực của trẻ mẫu giáo trong hoạt động vui chơiLuận văn: Tính tự lực của trẻ mẫu giáo trong hoạt động vui chơi
Luận văn: Tính tự lực của trẻ mẫu giáo trong hoạt động vui chơi
 
Đề tài tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAY
Đề tài  tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAYĐề tài  tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAY
Đề tài tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAY
 
Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi (nxb đại học quốc gia 200...
Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi (nxb đại học quốc gia 200...Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi (nxb đại học quốc gia 200...
Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi (nxb đại học quốc gia 200...
 
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinhLuận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
 
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu sốĐề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
 
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
 
Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...
Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...
Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...
 
Đề tài: Dạy môn Âm nhạc tại trường THCS Trần Bình Trọng, HAY
Đề tài: Dạy môn Âm nhạc tại trường THCS Trần Bình Trọng, HAYĐề tài: Dạy môn Âm nhạc tại trường THCS Trần Bình Trọng, HAY
Đề tài: Dạy môn Âm nhạc tại trường THCS Trần Bình Trọng, HAY
 

Similar to Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát

Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5...
Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5...Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5...
Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5...nataliej4
 
Tailieu.vncty.com de tai mon co hjeu
Tailieu.vncty.com   de tai mon co hjeuTailieu.vncty.com   de tai mon co hjeu
Tailieu.vncty.com de tai mon co hjeuTrần Đức Anh
 
Skkn huyen am nhac 2015
Skkn huyen  am nhac 2015Skkn huyen  am nhac 2015
Skkn huyen am nhac 2015onthitot24h
 

Similar to Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát (20)

Nâng Cao Chất Lượng Dạy Hát Cho Trẻ Mầm Non 5 - 6 Tuổi.doc
Nâng Cao Chất Lượng Dạy Hát Cho Trẻ Mầm Non 5 - 6 Tuổi.docNâng Cao Chất Lượng Dạy Hát Cho Trẻ Mầm Non 5 - 6 Tuổi.doc
Nâng Cao Chất Lượng Dạy Hát Cho Trẻ Mầm Non 5 - 6 Tuổi.doc
 
Đề tài: Dàn dựng chương trình biểu diễn âm nhạc cho học sinh, 9đ
Đề tài: Dàn dựng chương trình biểu diễn âm nhạc cho học sinh, 9đĐề tài: Dàn dựng chương trình biểu diễn âm nhạc cho học sinh, 9đ
Đề tài: Dàn dựng chương trình biểu diễn âm nhạc cho học sinh, 9đ
 
Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5...
Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5...Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5...
Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5...
 
Issue5
Issue5Issue5
Issue5
 
Đề tài: Dạy học hát dân ca cho học sinh lớp 6 tại Hà Nội, HAY, 9đ
Đề tài: Dạy học hát dân ca cho học sinh lớp 6 tại Hà Nội, HAY, 9đĐề tài: Dạy học hát dân ca cho học sinh lớp 6 tại Hà Nội, HAY, 9đ
Đề tài: Dạy học hát dân ca cho học sinh lớp 6 tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
Đề tài: Hướng dẫn cảm thụ âm nhạc giao hưởng cho học sinh, 9đ
Đề tài: Hướng dẫn cảm thụ âm nhạc giao hưởng cho học sinh, 9đĐề tài: Hướng dẫn cảm thụ âm nhạc giao hưởng cho học sinh, 9đ
Đề tài: Hướng dẫn cảm thụ âm nhạc giao hưởng cho học sinh, 9đ
 
Đề tài: Dàn dựng làn điệu hát Then dân ca Tày tại trường sư phạm
Đề tài: Dàn dựng làn điệu hát Then dân ca Tày tại trường sư phạmĐề tài: Dàn dựng làn điệu hát Then dân ca Tày tại trường sư phạm
Đề tài: Dàn dựng làn điệu hát Then dân ca Tày tại trường sư phạm
 
Tailieu.vncty.com de tai mon co hjeu
Tailieu.vncty.com   de tai mon co hjeuTailieu.vncty.com   de tai mon co hjeu
Tailieu.vncty.com de tai mon co hjeu
 
Đề tài: Rèn luyện kỹ năng hát cho sinh viên Giáo dục Tiểu học, 9đ
Đề tài: Rèn luyện kỹ năng hát cho sinh viên Giáo dục Tiểu học, 9đĐề tài: Rèn luyện kỹ năng hát cho sinh viên Giáo dục Tiểu học, 9đ
Đề tài: Rèn luyện kỹ năng hát cho sinh viên Giáo dục Tiểu học, 9đ
 
Issue8
Issue8Issue8
Issue8
 
Issue29
Issue29Issue29
Issue29
 
Đề tài: Sử dụng bộ giáo trình John Thompson’s trong dạy Piano, 9đ
Đề tài: Sử dụng bộ giáo trình John Thompson’s trong dạy Piano, 9đĐề tài: Sử dụng bộ giáo trình John Thompson’s trong dạy Piano, 9đ
Đề tài: Sử dụng bộ giáo trình John Thompson’s trong dạy Piano, 9đ
 
Luận văn: Dạy thanh nhạc cho sinh viên giọng nam cao, HAY, 9đ
Luận văn: Dạy thanh nhạc cho sinh viên giọng nam cao, HAY, 9đLuận văn: Dạy thanh nhạc cho sinh viên giọng nam cao, HAY, 9đ
Luận văn: Dạy thanh nhạc cho sinh viên giọng nam cao, HAY, 9đ
 
Skkn huyen am nhac 2015
Skkn huyen  am nhac 2015Skkn huyen  am nhac 2015
Skkn huyen am nhac 2015
 
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trường Mẫu Giáo qua t...
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trường Mẫu Giáo qua t...Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trường Mẫu Giáo qua t...
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi trường Mẫu Giáo qua t...
 
Đề tài: Đưa Hát ru vào trường THCS Hoàng Hoa Thám, HAY
Đề tài: Đưa Hát ru vào trường THCS Hoàng Hoa Thám, HAYĐề tài: Đưa Hát ru vào trường THCS Hoàng Hoa Thám, HAY
Đề tài: Đưa Hát ru vào trường THCS Hoàng Hoa Thám, HAY
 
Đề tài: Đưa Hát Then vào dạy học tại Trường sư phạm Cao Bằng
Đề tài: Đưa Hát Then vào dạy học tại Trường sư phạm Cao BằngĐề tài: Đưa Hát Then vào dạy học tại Trường sư phạm Cao Bằng
Đề tài: Đưa Hát Then vào dạy học tại Trường sư phạm Cao Bằng
 
Đề tài: Đưa hát chầu văn vào hoạt động ngoại khóa âm nhạc, 9đ
Đề tài: Đưa hát chầu văn vào hoạt động ngoại khóa âm nhạc, 9đĐề tài: Đưa hát chầu văn vào hoạt động ngoại khóa âm nhạc, 9đ
Đề tài: Đưa hát chầu văn vào hoạt động ngoại khóa âm nhạc, 9đ
 
Issue26
Issue26Issue26
Issue26
 
Đề tài: Dạy học Piano cho học sinh tiểu học tại Hà Nội, HAY, 9đ
Đề tài: Dạy học Piano cho học sinh tiểu học tại Hà Nội, HAY, 9đĐề tài: Dạy học Piano cho học sinh tiểu học tại Hà Nội, HAY, 9đ
Đề tài: Dạy học Piano cho học sinh tiểu học tại Hà Nội, HAY, 9đ
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 

Recently uploaded (20)

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 

Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát

  • 1. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN THỰC TRẠNG HỨNG THÚ CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CA HÁT Ở TRƯỜNG MẦM NON Mã số đề tài: SV2016 - 41 Thuộc nhóm ngành khoa học: Giáo dục Mầm non Chủ nhiệm đề tài: NGUYỄN THANH THÚY MY LY Thành viên tham gia: 1. ĐÀO THỊ MỸ LOAN 2. NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG Giáo viên hướng dẫn: Th.S NGUYỄN PHƯƠNG THẢO Tp. Hồ Chí Minh, 5/2017
  • 2. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN THỰC TRẠNG HỨNG THÚ CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CA HÁT Ở TRƯỜNG MẦM NON Mã số đề tài: SV2016 - 41 Xác nhận của Chủ tịch hội đồng nghiệm thu (ký, họ tên) Giáo viên hướng dẫn (ký, họ tên) Chủ nhiệm đề tài (ký, họ tên) Tp. Hồ Chí Minh, 5/2017
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này chúng tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Sài Gòn. Đầu tiên chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Sài Gòn, Phòng Quản lý khoa học, Phòng Kế hoạch tài chính của trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi về mặt thủ tục và tài chính để đề tài được triển khai thuận lợi, đúng tiến độ và chất lượng. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Ban chủ nhiệm khoa và các giảng viên Khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sài Gòn và đặc biệt là giáo viên hướng dẫn đề tài ThS. Nguyễn Phương Thảo đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài, để đề tài đạt được kết quả tốt nhất. Đồng thời chúng tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu và tập thể giáo viên mầm non Trường mầm non 6- Quận 3 và trường mầm non Đồng Xanh- huyện Nhà Bè đã nhiệt tình hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn! Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 5 năm 2017 Nhóm tác giả
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 2 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu........................................................................ 2 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................. 3 6. Giả thuyết nghiên cứu............................................................................................. 3 7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỨNG THÚ CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CA HÁT Ở TRƯỜNG MẦM NON.................... 5 1.1Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................... 5 1.1.1 Trên thế giới................................................................................................. 5 1.1.2 Ở Việt Nam.................................................................................................. 8 1.2Cơ sở lý luận về hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đối với hoạt động ca hát ở trường mầm non.................................................................................................... 12 1.2.1 Khái niệm công cụ..................................................................................... 12 1.2.2 Đặc điểm hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi......................................... 22 1.2.3 Bản chất của hoạt động ca hát ở trường mầm non .................................... 23 1.2.4 Đặc điểm ca hát của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.............................................. 26 1.2.5 Nội dung giáo dục hứng thú đối với hoạt động âm nhạc trong Chương trình giáo dục Mầm non và chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi ................................ 27 1.2.6 Biểu hiện hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đối với hoạt động ca hát. 29 1.2.7 Các yếu tố tác động đến việc nâng cao hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đối với hoạt động ca hát............................................................................. 30 Tiểu kết chương 1....................................................................................................... 32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỨNG THÚ CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CA HÁT Ở TRƯỜNG MẦM NON ............................. 33 2.1Tiêu chí và thang đánh giá hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đối với hoạt động ca hát ở trường mầm non ...................................................................................... 33 2.1.1 Tiêu chí đánh giá hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đối với hoạt động ca hát ở trường mầm non................................................................................ 33
  • 5. 2.1.2 Thang đánh giá hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đối với hoạt động ca hát ở trường mầm non................................................................................ 33 2.2Tổ chức nghiên cứu .............................................................................................. 36 2.2.1 Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 36 2.2.2 Khách thể nghiên cứu ................................................................................ 36 2.2.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 37 2.3Kết quả nghiên cứu............................................................................................... 41 2.3.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát............................................................... 41 2.3.2 Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát ở trường mầm non......................................................................................... 43 2.3.3 Nguyên nhân của thực trạng...................................................................... 51 2.4Đề xuất một số biện pháp nâng cao hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đối với hoạt động ca hát .................................................................................................... 55 2.4.1 Cơ sở đề xuất biện pháp............................................................................. 55 2.4.2 Các biện pháp cụ thể.................................................................................. 55 Tiểu kết chương 2....................................................................................................... 62 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 64 KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 67
  • 6. BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN THỰC TRẠNG HỨNG THÚ CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CA HÁT Ở TRƯỜNG MẦM NON Mã số: SV2016 – 41 1. Vấn đề nghiên cứu Hứng thú có vai trò to lớn đối với hoạt động của con người, làm nảy sinh khát vọng được hoạt động, hình thành cảm xúc tích cực, là cơ sở, điều kiện để chủ thể nổ lực khám phá, tích cực tìm tòi, bộc lộ và phát triển năng lực vốn có của mình. Ca hát là một nội dung quan trọng trong dạy học âm nhạc. Trên thực tế không phải trẻ nào cũng cảm thấy hứng thú với hoạt động ca hát. Nhận thấy được những vấn đề trên, chúng tôi quyết định nghiên cứu vấn đề: “Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát ở trường mầm non.” 2. Mục đích nghiên cứu/mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu lý luận, điều tra thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát ở trường mầm non và đề xuất một số biện pháp tác động nhằm nâng cao hứng thú cho trẻ. 3. Nhiệm vụ/nội dung nghiên cứu/câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát; Điều tra thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận; Phương pháp nghiên cứu thực tiễn; Phương pháp thống kê toán học.
  • 7. 5. Kết quả nghiên cứu Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát ở trường Mầm non 6, quận 3 và trường mầm non Đồng Xanh, huyện Nhà Bè đều đạt mức độ trung bình, cụ thể: Giáo viên mầm non chưa có nhận định đúng về mức độ hứng thú của trẻ trong hoạt động ca hát; Mức độ hứng thú đối với hoạt động ca hát của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non Đồng Xanh, huyện Nhà Bè (Ngoại thành) thấp hơn trẻ ở trường mầm non 6, quận 3 (Nội thành) ở cả 3 tiêu chí; Mức độ hứng thú của trẻ nữ cao hơn trẻ nam; Giữa các yếu tố cấu thành nên một bài hát thì yếu tố giai điệu tạo được hứng thú cao hơn cho trẻ so với yếu tố lời ca. - Nguyên nhân thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát: Cách tổ chức hoạt động ca hát chưa mang được hình ảnh nghệ thuật đến với tình cảm và ý thức của trẻ; Cách lựa chọn bài hát còn đơn điệu về giai điệu và nội dung; Học cụ phục vụ cho hoạt động ca hát chưa phong phú, cách bố trí không gian lớp học chưa thu hút; Các trò chơi âm nhạc rèn kỹ năng hát chưa phong phú, chưa phù hợp với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. - Đề xuất một số biện pháp nâng cao hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đối với hoạt động ca hát: o Biện pháp 1: Đa dạng hóa các thể loại bài hát dạy cho trẻ. o Biện pháp 2: Sử dụng phong phú đồ dùng phương tiện trong hoạt động ca hát. o Biện pháp 3: Tăng cường tổ chức các trò chơi âm nhạc cho trẻ nhằm nâng cao hứng thú cho trẻ. o Biện pháp 4: Tạo nhiều cơ hội để trẻ biểu diễn sáng tạo lời bài hát theo giai điệu quen thuộc. o Biện pháp 5: Rèn luyện kỹ thuật biểu diễn diễn cảm của giáo viên mầm non và trẻ.
  • 8. DANH MỤC BẢNG STT Ký hiệu Tên bảng Trang 1 Bảng 2.1 Tiêu chí và thang đánh giá hứng thú của trẻ MG 5 - 6 tuổi đối với hoạt động ca hát ở trường mầm non 33 2 Bảng 2.2 Giáo viên mầm non đánh giá thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát 42 3 Bảng 2.3 Đánh giá mức độ hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát 43 4 Bảng 2.4 So sánh điểm trung bình bài tập 46 5 Bảng 2.5 So sánh kết quả hứng thú trong hoạt động ca hát giữa trẻ nam và trẻ nữ 47 6 Bảng 2.6 So sánh mức độ hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát ở hai trường mầm non 49 7 Bảng 2.7 Khảo sát ý kiến của GVMN về nguyên nhân thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát 52 8 Bảng 2.8 Kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp nâng cao hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát 59
  • 9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT Ký hiệu Tên bảng Trang 1 Biểu đồ 2.1 Đánh giá mức độ hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát 44 2 Biểu đồ 2.2 Điểm trung bình bài tập 46 3 Biểu đồ 2.3 So sánh điểm trung bình kết quả hứng thú đối với hoạt động ca hát giữa trẻ nam và trẻ nữ 48 4 Biểu đồ 2.4 So sánh mức độ hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát ở 2 trường mầm non 51
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đề án phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt (Quyết định 149/2006/QĐ- TTg) xác định rõ quan điểm chỉ đạo là “Từng bước thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục mầm non theo nguyên tắc đảm bảo đồng bộ, phù hợp, tiên tiến gắn với đổi mới giáo dục phổ thông, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục”. Dựa trên quan điểm tiếp cận hoạt động, tích hợp và cá thể hóa người học, việc đổi mới trong giáo dục mầm non hiện nay nói chung và giáo dục âm nhạc nói riêng đều nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ. Âm nhạc có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống con người, nó gắn bó mật thiết với chúng ta và là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội. Theo nghiên cứu khoa học cho thấy, âm nhạc có tác dụng giúp trẻ thông minh hơn, là cơ sở để trẻ phát triển toàn diện. Giáo dục âm nhạc ở trường mầm non bao gồm các dạng hoạt động: ca hát, vận động theo nhạc, nghe nhạc và trò chơi âm nhạc. Trong các dạng hoạt động kể trên thì ca hát là một nội dung quan trọng trong dạy học âm nhạc. Thông qua hoạt động ca hát, trẻ có thể tiếp thu những kiến thức, khái niệm âm nhạc một cách cụ thể, tích lũy những ấn tượng, cảm xúc chân thực về tác phẩm âm nhạc. Theo J.Piaget: “Nhà trường kiểu mới đòi hỏi phải hoạt động thực sự, phải làm việc một cách chủ động dựa trên nhu cầu và hứng thú cá nhân”. Hứng thú có vai trò to lớn đối với hoạt động của con người nói chung và hoạt động nhận thức nói riêng. Hứng thú làm nảy sinh khát vọng được hoạt động, hình thành cảm xúc tích cực, là cơ sở, điều kiện để chủ thể nổ lực khám phá, tích cực tìm tòi, bộc lộ và phát triển năng lực vốn có của mình. Trong trường mầm non, hoạt động ca hát hiện nay đang chiếm thời lượng khá lớn của trẻ cả trong lẫn ngoài giờ học, điều này giúp trẻ được nâng cao giáo dục thẩm mỹ, tạo nên đời sống văn hoá lành mạnh, góp phần phát triển trí tuệ, thể chất cho trẻ.
  • 11. 2 Tuy nhiên, trên thực tế không phải trẻ nào cũng cảm thấy hứng thú với hoạt động ca hát bởi phương pháp tổ chức thực hiện các nội dung chưa linh hoạt, cứng nhắc theo một khuôn mẫu gò bó, thiếu sự hấp dẫn trong khi làm mẫu hay cùng múa, hát với trẻ, hoạt động chưa phong phú, chưa chủ động, chưa mang tính nghệ thuật… Nhận thấy được những vấn đề trên, chúng tối quyết định nghiên cứu vấn đề: “Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát ở trường mầm non”. 2. Mục đích nghiên cứu Điều tra thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát ở trường mầm non và đề xuất một số biện pháp tác động nhằm nâng cao hứng thú cho trẻ. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát. 3.2 Khách thể nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu chính: Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi - Khách thể nghiên cứu hỗ trợ: Giáo viên mầm non đang trực tiếp chăm sóc - giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non TP. Hồ Chí Minh. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát, cụ thể là hứng thú đối với giai điệu, lời ca, tính chất sắc thái của bài hát trong chủ đề Tết, chủ đề 8/3, chủ đề Trường mầm non và chủ đề Bản thân. 4.2 Giới hạn địa bàn nghiên cứu - 60 trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, trong đó 30 trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trường mầm non Đồng Xanh huyện Nhà Bè và 30 trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trường mầm non 6, quận 3 TP.Hồ Chí Minh.
  • 12. 3 - 60 giáo viên mầm non đang trực tiếp chăm sóc - giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non TP. Hồ Chí Minh. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát 5.2 Điều tra thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát 6. Giả thuyết nghiên cứu - Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát ở một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh chưa cao có thể do giáo viên mầm non chưa có những biện pháp hữu hiệu để phát triển hứng thú cho trẻ. - Mức độ hứng thú của trẻ phụ thuộc vào giới tính và môi trường địa bàn sinh sống. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận - Thu thập các loại sách báo, tạp chí, truy cập các thông tin trên internet, tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phân tích tổng hợp những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu. 7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1 Phương pháp quan sát - Mục đích: Tìm hiểu thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát và những biện pháp giáo viên mầm non đã sử dụng để phát triển hứng thú cho trẻ. - Đối tượng: Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, giáo viên mầm non dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. - Cách thực hiện: Quan sát trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, quan sát cách giáo viên mầm non tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ.
  • 13. 4 7.2.2 Phương pháp sử dụng bài tập - Mục đích: Khảo sát thực trạng mức độ hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đối với hoạt động ca hát. - Đối tượng: Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. - Cách thực hiện: Quan sát trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thực hiện hệ thống bài tập. 7.2.3 Phương pháp phỏng vấn - Mục đích: Tìm hiểu thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đối với hoạt động ca hát và những biện pháp giáo viên mầm non đã sử dụng để phát triển hứng thú cho trẻ. - Đối tượng: Giáo viên mầm non dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. - Cách thực hiện: Phỏng vấn giáo viên mầm non với một số câu hỏi soạn sẵn. 7.2.4 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Mục đích: Tìm hiểu những hiểu biết và những biện pháp giáo viên mầm non sử dụng để phát triển hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đối với hoạt động ca hát. - Đối tượng: Giáo viên mầm non dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. - Cách thực hiện: o Soạn thảo câu hỏi: mở, đóng. o Đề nghị giáo viên mầm non trả lời câu hỏi trong phiếu điều tra. 7.3 Phương pháp thống kê toán học Xử lý các số liệu của đề tài bằng phần mềm SPSS như thống kê mô tả, kiểm định sự tin cậy của thang đo bằng Cronbach Alpha, kiểm định trung bình (T-test).
  • 14. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỨNG THÚ CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CA HÁT Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1 Trên thế giới Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hứng thú, có thể chia làm các xu hướng sau:  Xu hướng thứ I: Giải thích bản chất tâm lý của hứng thú. Đại diện cho xu hướng này là Herbart (1776-1841) - nhà tâm lý học, nhà triết học, nhà giáo dục học người Đức người sáng lập ra trường phái giáo dục hiện đại ở Đức thế kỷ XIX. Ông đã đưa ra 4 mức độ của dạy học: Tính sáng rõ, tính liên tưởng, tính hệ thống, tính phong phú. Đặc biệt, ông đã chỉ ra rằng, hứng thú là yếu tố quyết định kết quả học tập của người học. [13] Ovide Decroly (1871 – 1932) - bác sĩ và nhà tâm lý người Bỉ khi nghiên cứu về khả năng tập đọc và tập làm tính của trẻ đã xây dựng học thuyết về những trung tâm hứng thú và về lao động tích cực. Từ những năm 1940 của thế kỷ XX, các nhà tâm lý học người Nga như S.Lrubinstein, N.G.Morodov đã quan tâm nghiên cứu khái niệm hứng thú, con đường hình thành hứng thú, và cho rằng hứng thú là biểu hiện của ý chí, tình cảm. Đến năm 1946, nhà tâm lí học Thụy Sĩ E.Claparède khi nghiên cứu “Tâm lý trẻ em và thực nghiệm sư phạm” đã đưa ra khái niệm hứng thú dựa trên bản chất sinh học. [14] Trong giáo dục chức năng, Claparède đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hứng thú trong hoạt động của con người và cho rằng quy luật của hứng thú là cái trục duy nhất mà tất cả hệ thống phải xoay quanh nó. Năm 1957 nhà nghiên cứu nổi tiếng về vấn đề hứng thú M. F Belaep đã đưa ra những lý giải hết sức khác nhau về hứng thú; Những lý giải này làm tước bỏ đi tính xác định và giá trị tâm lý của khái niệm hứng thú. Ông chỉ ra rằng khái niệm “hứng thú” bao hàm một số lượng lớn các quá trình mang nhiều nét đặc trưng riêng biệt không kể
  • 15. 6 một vài nét đặc trưng chung. Liệt vào đây có cả hứng thú của trẻ với các trò chơi, các sự vận động, hứng thú tìm giải đáp cho câu đố, tìm ra cái mới, cái bí ẩn, hứng thú của người chơi giành chiến thắng, hứng thú chơi cờ, chơi bóng đá, hứng thú biểu diễn, hứng thú đọc truyện. Năm 1979, nhà tâm lý học Pháp J.B.Dupont có tác phẩm “Tâm lý học hứng thú” thể hiện hướng nghiên cứu hứng thú như một khuynh hướng, một nguyện vọng, một xu hướng. Theo tác giả V.A.Krutseski trong quyển sách Tâm lý học được xuất bản năm 1980, đã quan niệm hứng thú như là một khuynh hướng nhận thức tích cực của con người.  Xu hướng thứ II: Xem xét hứng thú trong mối quan hệ với sự phát triển nhân cách nói chung và vốn tri thức của cá nhân nói riêng. Đại diện cho xu hướng này là L.Lbôgiôvích với “Hứng thú trong quan hệ hình thành nhân cách”; Lukin, Lêvitôp nghiên cứu “Hứng thú trong quan hệ với năng lực”. L.P.Bơlagôna Dejina, L.X.Xlavi, B.N.Mione lại xem xét “Hứng thú trong mối quan hệ với hoạt động”. Các tác giả này đã coi hứng thú là động cơ có ý nghĩa của hoạt động. Trong xu hướng này còn có nhiều nhà nghiên cứu khác như: L.X.Rubinstêin, A.V.Daparôzét, M.I.Bôliép, L.A.Gôđôn. Năm 1955, A.P.Ackhadop có công trình nghiên cứu về “Sự phụ thuộc của tri thức học viên với hứng thú học tập”. Kết quả cho thấy tri thức của học viên có mối quan hệ mật thiết với hứng thú học tập. Trong đó sự hiểu biết nhất định về môn học được xem là một tiền đề cho sự hình thành hứng thú đối với môn học. [13] D.Super trong “Tâm lý học hứng thú” (1961) đã xây dựng phương pháp nghiên cứu về hứng thú trong cấu trúc nhân cách. Năm 1970, Lukin và Lêvitôp đã nghiên cứu “Hứng thú trong quan hệ với năng lực”. Năm 1974, V.N.Macsimôva đã nghiên cứu “Tác dụng của giảng dạy nêu vấn đề đến hứng thú nhận thức của học sinh”. Những công trình của A.G.Côvaliôp , A.V.Zapôrôzet đã góp phần quan trọng trong nghiên cứu về hứng thú nói chung, hứng thú nhận thức nói riêng.
  • 16. 7  Xu hướng thứ III: Nghiên cứu sự hình thành và phát triển hứng thú theo các giai đoạn lứa tuổi. Đại diện là D.P.Xalônhisư nghiên cứu sự phát triển hứng thú nhận thức của trẻ mẫu giáo. V.G Ivanôp đã phân tích sự phát triển và giáo dục hứng thú của học sinh lớn trong trường trung học. [13] G.I Sukina đã “Nghiên cứu hứng thú trẻ em ở các lứa tuổi”. Ngoài ra Sukina còn phân tích “Vấn đề hứng thú nhận thức trong khoa học giáo dục” và đã đưa ra khái niệm về hứng thú nhận thức cùng với biểu hiện của nó, đồng thời bà còn nêu lên nguồn gốc cơ bản của hứng thú nhận thức là nội dung tài liệu và hoạt động học của học sinh. John Dewey (1859 – 1952) - nhà giáo dục học, tâm lý học người Mỹ, đã sáng lập lên trường thực nghiệm vào năm 1896, trong đó ưu tiên hứng thú của học sinh và nhu cầu của học sinh trong từng lứa tuổi. Hứng thú thực sự xuất hiện khi cái tôi đồng nhất với một ý tuởng hoặc một vật thể đồng thời tìm thấy ở chúng phương tiện biểu lộ. Năm 1956, V.G.Ivanôp đã phân tích “Sự phát triển và giáo dục hứng thú của học sinh lớp trên trong trường trung học”. Năm 1966, N.I.Ganbiô bảo vệ luận án tiến sĩ về đề tài “Vận dụng tính hứng thú trong giảng dạy tiếng Nga”. Tác giả cho rằng, hứng thú học tập của học sinh là một phương tiện để nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Nga trong nhà trường. Trong khi đó, V.N.Lepkhin nghiên cứu “Sự hình thành hứng thú nhận thức cho học sinh trong công tác nghiên cứu địa phương”. [13] Năm 1957, M.G. Marôzôva nghiên cứu “Sự hình thành hứng thú trẻ em trong điều kiện bình thường và trong điều kiện không bình thường”. Những công trình nghiên cứu này đã phân tích đặc điểm hứng thú của từng lứa tuổi, những điều kiện và khả năng giáo dục hứng thú trong các giai đoạn phát triển lứa tuổi của trẻ. Năm 1967 ông đã nghiên cứu vấn đề “Tác dụng của việc giảng dạy, nêu vấn đề đối với hứng thú nhận thức của sinh viên”. [8] Trong công trình nghiên cứu của mình, L.I.Bôzôvitch đã nêu lên quan hệ giữa hứng thú tính tích cực học tập của học sinh.
  • 17. 8 Năm 1976, M.G. Marôzôva còn đưa ra cấu trúc tâm lý của hứng thú, đồng thời còn phân tích những điều kiện và khả năng giáo dục hứng thú trong quá trình học tập và lao động của học sinh. Trong khoảng thời gian đó, A.K.Marcôva nghiên cứu về vai trò của dạy học nêu vấn đề với hứng thú học tập của học sinh. Dạy học nêu vấn đề là một trong những biện pháp quan trọng góp phần nâng cao hứng thú học tập của học sinh trong quá trình học tập. J.Piaget (1896 – 1996) - nhà tâm lý học nổi tiếng người Thụy Sĩ có rất nhiều công trình nghiên cứu về trí tuệ trẻ em và giáo dục. Ông rất chú trọng đến hứng thú của học sinh. Ông nhấn mạnh, cũng giống như người lớn, trẻ em là một thực thể mà hoạt động cũng bị chi phối bởi quy luật hứng thú hoặc của nhu cầu. Nó sẽ không đem lại hiệu suất đầy đủ nếu người ta không khơi gợi những động cơ nội tại của hoạt động đó. Ông cho rằng mọi việc làm của trí thông minh đều dựa trên một hứng thú, hứng thú chẳng qua chỉ là một trạng thái chức năng động của sự đồng hóa. Vậy từ những công trình nghiên cứu trên ta có thể thấy lịch sử nghiên cứu về hứng thú trên thế giới đã xuất hiện từ rất sớm, và được tổng hợp theo ba xu hướng. Đó là: Giải thích bản chất tâm lý của hứng thú, xem xét hứng thú trong mối quan hệ với sự phát triển nhân cách nói chung và vốn tri thức của cá nhân nói riêng và nghiên cứu sự hình thành và phát triển hứng thú theo các giai đoạn lứa tuổi. Những nghiên cứu trên sẽ là tiền đề, là cơ sở, tạo điều kiện quan trọng và có tác dụng định hướng cho quá trình xây dựng những cơ sở lý luận của đề tài. 1.1.2 Ở Việt Nam Trong nhiều năm qua, ở Việt Nam cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về hứng thú theo một số hướng sau: a. Nghiên cứu những vấn đề lý luận mang tính đại cương của hứng thú Từ những năm 1960, các tác giả Đức Minh, Phạm Cốc, Đỗ Thị Xuân trong cuốn tâm lý học giảng dạy ở Đại học Sư phạm Hà Nội đã đề cập đến những vấn đề lý luận chung về hứng thú. Sau đó, các tác giả Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn...cũng nghiên cứu về vấn đề này.
  • 18. 9 b. Nghiên cứu hứng thú nghề nghiệp. Năm 1973, luận án PTS của Phạm Tất Dong đã nghiên cứu hứng thú nghề nghiệp của học sinh nữ ở ba thành phố Matxcơva, Mytsưsin, Hà Nội. Kết quả nghiên cứu khẳng định sự khác biệt về hứng thú nghề nghiệp giữa nam và nữ, hứng thú nghề nghiệp không thống nhất với xu hướng phát triển nghề nghiệp của xã hội và công tác hướng nghiệp trong các trường phổ thông không được thực hiện nên các em học sinh chịu nhiều thiệt thòi. Năm 1980, Nguyễn Thanh Bình đã nghiên cứu đề tài “Bước đầu tìm hiểu nguyên nhân gây hứng thú học môn Tâm lý học của sinh viên khoa Tự nhiên, trường Đại học Sư phạm Hà Nội I”. [13] Đến năm 1981, tác giả Phùng Minh Nguyệt với đề tài “Bước đầu tìm hiểu hứng thú với nghề sư phạm của giáo sinh Cao đẳng Sư phạm Nghĩa Bình”. [7] Năm 1988, Hoài Thị Kim Thu có đề tài “Việc hình thành hứng thú nghề nghiệp cho học sinh qua giảng dạy môn Vật lý”. [7] c. Nghiên cứu hứng thú học tập các bộ môn của học sinh Năm 1972, Nguyễn Hải Khoát nghiên cứu “Hứng thú học tập các bộ môn của học sinh”. Tác giả Nguyễn Hữu Long đã nghiên cứu hứng thú học tập bộ môn Tâm lý học của sinh viên Đại học Sư phạm và đề xuất cách tác động đến hứng thú bằng cách hướng dẫn phương pháp học tập cho sinh viên. Năm 1970, Phạm Huy Thụ trong Luận văn “Hiện trạng hứng thú học tập các môn học của học sinh cấp II một số trường tiên tiến” đã điều tra hứng thú học tập các môn của 3 trường tiên tiến và đề xuất các biện pháp giáo dục nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh. Tác giả Lê Bá Chương đưa ra hai biện pháp tác động đến hứng thú trong Luận văn “Bước đầu tìm hiểu về dạy học Tâm lý học để xây dựng hứng thú học tập bộ môn” bao gồm trang bị tri thức mới, cách nhìn mới về Tâm lý học và tiến hành dạy học nêu vấn đề.
  • 19. 10 Năm 1987, tác giả Nguyễn Khắc Mai với đề tài “Bước đầu tìm hiểu thực trạng hứng thú với hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sự phạm thường xuyên tại trường của sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục”. [7] Năm 1993, Nguyễn Công Vinh với đề tài “Tìm hiểu hứng thú học tập và nguyên nhân hứng thú đối với môn Tâm lý của sinh viên ba trường Đại học Sư phạm, Trung học Sư phạm, Trung học Sư phạm mầm non thành phố Hồ Chí Minh”. Ngoài ra còn có các tác giả sau: Nguyễn Thúy Hường với “Hứng thú học môn giáo dục học của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang”, hay “Hứng thú học môn tin học của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội” của Phan Hạnh Dung... Năm 1994, tác giả Hoàng Hồng Liên đã chỉ ra biện pháp tốt nhất để tác động đến hứng thú của học sinh chính là dạy học trực quan trong nghiên cứu “Bước đầu nghiên cứu những con đường nâng cao hứng thú cho học sinh phổ thông”. Với đề tài nghiên cứu “Hứng thú học tập của học sinh cấp II đối với các môn học cụ thể”, tổ Nhân cách, khoa Tâm lý – Giáo dục, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã chỉ ra sự không đồng đều trong hứng thú học tập các môn của học sinh. Phạm Thị Ngạn với đề tài “Nghiên cứu hứng thú học tập môn Tâm lý học của sinh viên Cao đẳng Sư phạm Cần Thơ” đã kết luận biện pháp hữu hiệu để nâng cao hứng thú học tập cho sinh viên là cải tiến và sử dụng hợp lý bài tập thực hành Tâm lý học vào chương trình giảng dạy. Năm 2005, tác giả Phạm Mạnh Hiền đã chỉ ra phương pháp giảng dạy của giảng viên có ý nghĩa to lớn tác động tới hứng thú của học viên trong đề tài “Hứng thú học tập của học viên thuộc trung tâm phát triển kỹ năng con người Tân Việt”.  Một số công trình nghiên cứu về hứng thú và biện pháp gây hứng thú trong các hoạt động giáo dục ở trường mầm non:  Nghiên cứu về hứng thú: Năm 2004, tác giả Hoàng Thị Oanh đã khảo sát mức độ hứng thú của trẻ đối với từng loại trò chơi (vận động, học tập, …) trong đề tài “Tìm hiểu thực trạng hứng thú với hoạt động chơi của trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn”. [13] Năm 2007, Trần Thị Hồng Minh với đề tài “Nghiên cứu hứng thú của trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh”. Tác giả đã chỉ ra môi
  • 20. 11 trường hoạt động, phương pháp tổ chức, bản thân trẻ và nội dung hoạt động có ảnh hưởng lớn đến hứng thú. [13]  Biện pháp gây hứng thú Năm 1998, Đặng Thị Sáu với đề tài “Một số biện pháp gây hứng thú đối với trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi”. Luận văn đã chỉ ra một trong những yếu tố giữ vai trò đặc biệt quan trọng có tác dụng lôi cuốn trẻ tham gia vào trò chơi đó là phương pháp tổ chức, hướng dẫn trẻ chơi. Tạ Thị Huyền với đề tài “Một số biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi trong hoạt động tạo hình”. [13] Năm 2000, tác giả Đỗ Thị Mỹ Đình đã nghiên cứu “Một số thủ thuật kích thích hứng thú học tập của trẻ đối với loại tiết học làm quen với thực vật ở lớp mẫu giáo lớn”. [13] Năm 2001, Hoàng Thị Hoài nghiên cứu “Tìm hiểu một vài thủ thuật nhằm kích thích hứng thú học tập của trẻ 5-6 tuổi trong tiết học làm quen với môi trường xung quanh”. [13] Tác giả Lê Thị Hiền đã nghiên cứu “Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm nâng cao hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi”. Năm 2006, tác giả Nguyễn Thị Thu Hạnh với đề tài “Một số biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khi làm quen với thế giới thực vật”. [13] Phan Thị Ngọc Châu với đề tài “Một số biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh”. [13] Từ những nghiên cứu trên có thể thấy, trên thế giới và tại Việt Nam, các tác giả đã có sự quan tâm đến vai trò của hứng thú, thực trạng hứng thú trong các hoạt động giáo dục và các biện pháp gây hứng thú, nâng cao hứng thú trong các hoạt động ở trường mầm non. Tuy nhiên các hoạt động giáo dục được đề cập đến là toán, hoạt động vui chơi, hoạt động làm quen với môi trường xung quanh. Vẫn chưa có những nghiên cứu về hứng thú trong hoạt động âm nhạc và cụ thể là hoạt động ca hát. Đây chính là cơ sở lý luận quan trọng để tiến hành đi sâu nghiên cứu về hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đối với hoạt động ca hát ở trường mầm non.
  • 21. 12 1.2Cơ sở lý luận về hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đối với hoạt động ca hát ở trường mầm non 1.2.1 Khái niệm công cụ 1.2.1.1 Khái niệm hứng thú a. Định nghĩa hứng thú Có rất nhiều khuynh hướng nghiên cứu khác nhau về hứng thú. Điều đó tương ứng với việc đa dạng các cách định nghĩa hứng thú theo các khuynh hướng đó. Theo quan điểm của các nhà sinh lý học, đại diện là I.P.Pavlop, coi hứng thú là cách làm tăng trương lực, kích thích trạng thái hoạt động của võ não. Nguyễn Khắc Viện lại định nghĩa hứng thú như một biểu hiện của nhu cầu, tạo ra khoái cảm, là một mục tiêu, huy động sinh lực (thể chất và tâm lý) để cố gắng thực hiện một công việc nào đó. Các nhà tâm lý học Phương Tây đã coi hứng thú là một thuộc tính tâm lý có sẵn, bẩm sinh của con người. Do vậy, một số quan điểm về hứng thú của các nhà tâm lý học đã không tránh khỏi những quan điểm duy tâm, phiến diện, hạ thấp vai trò của giáo dục, những hoạt động có ý thức khác trong việc hình thành và phát triển hứng thú của con người trước sự tác động của hiện thực khách quan. Khắc phục những sai lầm của các nhà Tâm lý học Phương Tây, Tâm lý học Mác xit đã chỉ ra rằng: Hứng thú không phải là cái gì đó trừu tượng, cũng không phải là một thuộc tính tâm lý có sẵn mang tính bẩm sinh mà là kết quả của quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người, nó phản ánh một cách khách quan thái độ đang tồn tại ở con người. Các nhà tâm lý học Xô Viết cũng có rất nhiều cách giải thích khác nhau về hứng thú. Nó phản ánh nhiều quá trình quan trọng, từ những quá trình riêng lẻ (như chú ý) đến tổ hợp nhiều quá trình. Hứng thú được thể hiện trước hết ở xu hướng lựa chọn của các quá trình tâm lý nhằm vào các đối tượng của thế giới xung quanh. Sau đó là nhu cầu, nguyện vọng của cá nhân muốn hiểu được một lĩnh vực cụ thể, một hoạt động xác định mang lại sự thõa mãn của cá nhân. Ngoài ra, hứng thú còn được thể hiện thông qua thái độ của cá nhân đối với đối tượng.
  • 22. 13 Theo khái niệm hứng thú của Từ Điển Tâm lý học: “Hứng thú là một biểu hiện của một nhu cầu, làm cho chủ thể tìm cách thỏa mãn, tạo ra khoái cảm thích thú” . Theo Nguyễn Quang Uẩn: “Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động”. Theo cách hiểu của các tác giả Phạm Minh Hạc – Lê Khanh – Trần Trọng Thủy thì khi ta có hứng thú về một cái gì đó, thì cái đó bao giờ cũng được ta ý thức, ta hiểu ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của ta. Hơn nữa ở ta xuất hiện một tình cảm đặc biệt với nó, do đó hứng thú lôi kéo hấp dẫn chúng ta về phía đối tượng của nó tạo ra tâm lý khát khao tiếp cận đi sâu vào nó. Như vậy trên cơ sở phân tích các quan điểm khác nhau về hứng thú, nhóm nghiên cứu sử dụng khái niệm hứng thú trong giáo trình tâm lý học đại cương làm khái niệm công cụ của đề tài. Hứng thú là một thái độ đặc thù của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động. b. Đặc điểm hứng thú Để thấy được những đặc trưng nổi bật của hứng thú trước hết ta phân biệt hứng thú với nhu cầu: Khi ta có hứng thú về một cái gì đó, thì cái đó (đối tượng của hứng thú) bao giờ cũng được ta ý thức rõ ràng về ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của chúng ta. Nhưng đối tượng gây ra nhu cầu thì ngay từ đầu lại chưa được ta ý thức đầy đủ, chỉ sau một thời gian dần dần đối tượng gây ra nhu cầu mới được ta ý thức ngày một rõ ràng hơn. Hơn nữa đối tượng gây ra hứng thú bao giờ cũng làm xuất hiện ở ta một tâm trạng dễ chịu, một cảm xúc tích cực, một thiện cảm đặc biệt với nó. Từ đó hứng thú lôi cuốn, hấp dẫn chúng ta về phía đối tượng của nó, tạo ra tâm lý khát khao tiếp cận và đi sâu vào nó. Còn đối tượng gây ra nhu cầu thì đôi khi có những trường hợp mặc dù ta ý thức đầy đủ, sâu sắc, nhưng đối tượng đó lại không thể gây cho ta một thiện cảm nào. Chẳng hạn, ta ý thức được rất rõ thuốc làm cho ta khỏi bệnh, nhưng không phải lúc nào thuốc cũng tạo cho ta một khoái cảm đặc biệt với nó.
  • 23. 14 Như vậy, để hứng thú tồn tại cần có hai điều kiện: - Điều kiện 1: Cái gây ra hứng thú phải được cá nhân ý thức, hiểu rõ ý nghĩa của nó đối với đời sống riêng của mình. - Điều kiện 2: Cái gây ra hứng thú phải tạo ra ở cá nhân một khoái cảm đặc biệt. Mỗi hứng thú đều bao gồm cả hai điều kiện trên. Thiếu một trong hai điều kiện ấy thì hứng thú không tồn tại. Chính vì hai điều kiện trên mà hứng thú tạo nên ở cá nhân khát vọng tiếp cận sâu vào đối tượng và những đặc điểm trên đã khẳng định hứng thú là thái độ đặc biệt. c. Cấu trúc của hứng thú Tiến sĩ tâm lý học N.GMavôzôva: Ông đã dựa vào 3 biểu hiện để đưa ra quan niệm của mình về cấu trúc của hứng thú: - Cá nhân hiểu rõ được đối tượng đã gây ra hứng thú. - Có cảm xúc sâu sắc với đối tượng gây ra hứng thú. - Cá nhân tiến hành những hành động để vươn tới chiếm lĩnh đối tượng đó. Hứng thú liên quan đến việc người đó có xúc cảm tình cảm thực sự với đối tượng mà mình muốn chiếm lĩnh, có niềm vui tìm hiểu và nhận thức đối tượng, có động cơ trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động, tự nó lôi cuốn, kích thích hứng thú, những động cơ khác không trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động chỉ có tác dụng hỗ trợ cho sự nảy sinh và duy trì hứng thú chứ không xác định bản chất hứng thú. Cách phân tích này nhấn mạnh yếu tố xúc cảm với đối tượng và thái độ xúc cảm của nhận thức chứ chưa chú trọng đến nội dung nhận thức đối tượng trong hứng thú. Dựa vào khái niệm công cụ về hứng thú nêu trên, chúng tôi cho rằng, hứng thú là sự kết hợp của ba thành tố: xúc cảm, nhận thức và hoạt động. Trước hết, hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân với đối tượng. Do đó, giống với cách phân tích nêu trên, xúc cảm với đối tượng được xem là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong cấu trúc của hứng thú. Đó là sự thích thú với đối tượng và làm nảy sinh ham muốn được hoạt động chiếm lĩnh đối tượng. Tuy nhiên, những cảm xúc đó phải là “cảm xúc tích cực, bền vững của cá nhân với đối tượng mới có thể trở thành một dấu hiệu không thể thiếu được, một mặt của hứng thú” .
  • 24. 15 Bất kỳ hứng thú nào cũng đều bao hàm khía cạnh nhận thức. Không có nhận thức thì không có hứng thú. Khi bản thân trẻ thích thú với một đối tượng, chúng sẽ mong muốn được tìm hiểu, được hoạt động với đối tượng đó. Càng nhận thức sâu sắc, tỉ mỉ về đối tượng và được trực tiếp trải nghiệm bao nhiêu thì hứng thú càng bền vững bấy nhiêu. 1.2.1.2 Khái niệm giáo dục âm nhạc ở trường Mầm non a. Định nghĩa Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Với các yếu tố diễn tả như: giai điệu, âm sắc, cường độ, hòa âm, cách cấu tạo, hình thức… âm nhạc có thể truyền đạt sự vận động của tình cảm và ý tưởng với sắc thái tinh tế nhất. Giáo dục âm nhạc là một trong các bộ môn giáo dục nghệ thuật, đó chính là giáo dục bằng phương tiện âm nhạc nhằm phát triển khả năng cảm thụ tác phẩm, hình thành năng lực và thị hiếu thẩm mỹ của trẻ trong các hoạt động biểu diễn, hoạt động sáng tạo trong âm nhạc. b. Phân loại - Hoạt động ca hát: Ca hát có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống, hát gần gũi và phù hợp với trẻ, có giá trị biểu hiện tình cảm cao vì nó tác động bằng âm nhạc và lời ca. Ca hát phản ánh cuộc sống sinh hoạt của con người. Quá trình dạy hát đòi hỏi hoạt động trí tuệ một cách phức tạp. Hoạt động ca hát có ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể trẻ, giúp cho trẻ thở sâu phát triển giọng cũng cố thanh quản, phát triển ngôn ngữ, phát triển tư duy, đặc biệt là sự tái hiện chính xác âm điệu, nhịp điệu, trí nhớ âm nhạc. Ca hát là quá trình tạo ra âm thanh cần có sự phối hợp tai nghe và giọng hát. Để giúp trẻ tự điều khiển giọng của mình, ta cần xác định âm vực giọng của từng lứa tuổi. - Vận động theo nhạc: Âm nhạc giữ vai trò chủ động, còn vận động là công cụ thể hiện hình tượng âm nhạc. Thông qua múa, trẻ bộc lộ cảm xúc để giao tiếp với xung quanh và cũng là giải phóng năng lượng. Múa là phương tiện góp phần tạo cơ sở hình thành và phát triển
  • 25. 16 nhân cách toàn diện cho trẻ. Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác nhịp điệu. Ngoài ra, Vận động theo nhạc còn giúp trẻ có tri thức múa và tâm hồn của trẻ hồn nhiên trong trắng. - Trò chơi âm nhạc: Trong trường mầm non, hoạt động vui chơi các trò chơi, luôn có trong sinh hoạt của trẻ. Việc chuyển tải nội dung tới trẻ bằng trò chơi luôn được chú trọng. Trò chơi âm nhạc được coi là hình thức hoạt động tích cực. Trò chơi âm nhạc là hoạt động âm nhạc tổng hợp có sử dụng các dạng hoạt động âm nhạc khác dưới hình thức hấp dẫn vừa sức và được trẻ ưa thích. Qua trò chơi âm nhạc, trẻ được động viên, được tự do thể hiện bản thân, những suy nghĩ và sáng tạo. Trò chơi âm nhạc có sự tham gia của nhiều trẻ là hình thức để kết hợp giáo dục trẻ tình đoàn kết. Không khí hào hứng của cuộc chơi làm cho mọi trẻ đều vui vẻ sung sướng, những trẻ rụt rè nhút nhát thêm tự tin, yêu thương và hòa nhập cùng các bạn. - Hoạt động nghe nhạc: Khơi dậy, phát triển những cảm xúc âm nhạc. Tích lũy dần những ấn tượng, những khái niện sơ giản, riêng lẻ về âm nhạc, từ đó biết ghi nhớ tác phẩm âm nhạc. Bước đầu hình thành ở trẻ thói quen nghe nhạc có kiến thức. Thông qua việc tổ chức cho trẻ nghe nhạc giúp trẻ cảm nhận được cái hay cái đẹp của bài hát, bản nhạc, góp phần tích cực vào việc giáo dục thẩm mỹ. Đồng thời phát triển trí tuệ, đạo đức và thể chất của trẻ. Nghe nhạc là cơ sở để trẻ học hát, vận động theo nhạc, thực hiện trò chơi âm nhạc. c. Hình thức tổ chức giáo dục âm nhạc ở trường Mầm non Trong các trường mầm non, hoạt động giáo dục âm nhạc có vai trò quan trọng trong chế độ sinh hoạt chung của trẻ. Chương trình giáo dục âm nhạc bao gồm các dạng hoạt động âm nhạc: ca hát, nghe nhạc (không lời hoặc có lời), vận động theo nhạc (múa, vận động minh họa, vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu), trò chơi âm nhạc. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và chế độ sinh hoạt chung trong trường mầm non, nội dung các dạng hoạt động âm nhạc được thực hiện dưới các hình thức sau:
  • 26. 17 - Giờ học: Giờ học âm nhạc là hình thức cơ bản nhất để giáo dục kỹ năng âm nhạc cho trẻ. Chúng được thực hiện có hệ thống, có mục đích và kế thừa nhằm hình thành khả năng âm nhạc ở mỗi trẻ. Giờ học góp phần giáo dục các phẩm chất tốt đẹp về nhân cách trẻ, kích thích cảm xúc thẩm mỹ, lôi kéo sự tập trung chú ý, suy nghĩ và sáng tạo. Dựa vào số lượng trẻ tham gia giờ học, có thể chia thành các thể loại sau: giờ học tập thể (tập trung cả lớp), giờ học theo nhóm (từng nhóm nhỏ, 3-4 trẻ), giờ học cá nhân, giờ học liên hợp (2-3 nhóm lứa tuổi cùng học). Đồng thời dựa vào nội dung giờ học có thể có giờ học theo chủ đề và giờ học tổng hợp. Ngoài giờ học dạy kỹ năng âm nhạc, các kỹ năng âm nhạc cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc làm tăng mức độ hứng thú của trẻ vào bài học ở các giờ học khác: Trên các giờ học khác, âm nhạc là phương tiện giới thiệu hay dẫn dắt trẻ vào các hoạt động. Âm nhạc tạo hứng thú trong quá trình trẻ hoạt động, đồng thời khắc sâu những kiến thứ mà trẻ học được. Ví dụ: Chuyện “Ếch con đi du lịch” – hát bài “Chú ếch con” (Phan Nhân); Thơ “Bó hoa tặng cô” – hát bài “Bông hoa mừng cô” (Trần Thị Duyên). Sau khi nghe cô kể chuyện “Nhổ củ cải”, cho trẻ nhập vai các nhân vật thực hiện các động tác nhịp nhàng theo nhạc (vận động theo nhạc). Âm nhạc kết hợp trong giờ học tạo hình, làm phát triển trí tưởng tượng và kích thích óc sáng tạo của trẻ trong khi nặn, vẽ, cắt dán. Trẻ có thể hát hoặc nghe bài hát có nội dung mà trẻ sẽ tạo hình.Ví dụ trước khi trẻ vẽ hay xé dán “Con cá”, trẻ hát bài “Cá vàng bơi” (Hà Hải). Nặn “Gà con”, nghe nhạc bài “Đàn gà trong sân” (dân ca Pháp)… - Giờ sinh hoạt: Chất lượng giáo dục âm nhạc chỉ thực sự đạt được khi trẻ biết sử dụng vốn âm nhạc như: những bài hát, điệu múa, những khái niệm về âm nhạc, cả những cảm xúc, những ấn tượng về âm nhạc vào mọi sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mầm non. Giáo viên sư phạm mầm non cần tìm ra những khoảng thời gian để đưa âm nhạc vào trong sinh hoạt của trẻ (giờ ngủ, giờ đón – trả trẻ) một cách tự nhiên,
  • 27. 18 không gò bó. Mục đích tạo nên sự vui tươi, thoải mái, đồng thời qua đó trẻ được làm quen hoặc củng cố những kiến thức mà trẻ đã học. Ví dụ: Trước giờ ngủ trưa, đặc biệt là ở nhà trẻ, để dễ đưa trẻ vào giấc ngủ ngon, cô có thể nhẹ nhàng hát bài “Ru con Nam Bộ”, “ru em” dân ca Xê Đăng, “khúc hát ru của người mẹ trẻ” (Phạm Tuyên), “mẹ yêu con” (Nguyễn Văn Tý)... - Giờ chơi: Âm nhạc trong các hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường mầm non: Thể dục sáng, dạo chơi, hoạt động ngoài trời, vui chơi...kích thích trẻ thích cực, hăng say, vui thích trong hoạt động. Phụ thuộc vào hoàn cảnh các buổi dạo chơi khác nhau, âm nhạc ảnh hưởng lên trẻ cũng khác nhau. Ví dụ dạo chơi công viên, cô cùng trẻ hát bài “ra chơi vườn hoa”, hay dạo chơi vườn hoa vào mùa xuân, cô và trẻ cùng hát “mùa Xuân đến rồi”, tạo cho trẻ niềm hân hoan, vui thích hơn. Trong lúc quan sát, âm nhạc làm tăng thêm khả năng tri giác vẻ đẹp thiên nhiên xung quanh và khơi gợi sự thích thú, khi trẻ hát bài “lá xanh” . Cô có thể gợi ý cho trẻ lựa chọn bài hát thích hợp với hoàn cảnh nếu trẻ không nhớ cô có thể nhắc, bằng cách hát lên và lúc đó trẻ có thể hát theo. - Giờ làm việc với chủ đề: o Giờ làm việc với chủ đề là các hoạt động biểu diễn âm nhạc trong ngày hội, ngày lễ. o Vai trò của âm nhạc trong các ngày lễ: + Trẻ tiếp thu những tư tưởng lớn của ngày hội lễ. + Trẻ được thể hiện tình cảm của mình các tiết mục biểu diễn. + Tạo cho trẻ một tâm thế náo nức, phấn khởi và ý thức tư tưởng ngày hội lễ. + Phát triển tình cảm thẩm mỹ. o Cấu trúc các buổi lễ:
  • 28. 19 + Phần 1: Thời gian khoảng 5-7 phút, bao gồm: sự diễu hành vào hội trường, trẻ ăn mặc rực rỡ, tay cầm cờ, hoa,.. nêu lý do tổ chức lễ, trẻ đọc thơ và biểu diễn 1- 2 bài. + Phần 2: Nó được tạo nên từ các tiết mục tập thể và cá nhân gồm những bài hát, điệu múa, trò chơi mà trẻ được học. Các tiết mục được sắp xếp xen kẽ nhau: cá nhân - tập thể, các lứa tuổi, đa dạng các thể loại. + Phần 3: Phần kết thúc, sự chú ý của trẻ một lần nữa được tập trung lên tư tưởng chính của buổi lễ, người tổ chức cám ơn các vị đại biểu đã có mặt trong buổi lễ, trẻ đồng thanh đọc thơ hay hát bài hát có nội dung phù hợp với ngày lễ. Cuối cùng là sự diễu hành của trẻ ra khỏi phòng trong tiếng nhạc rộn rã. o Chuẩn bị: + Chương trình được chuẩn bị trước 1,5 tháng, kịch bản có nội dung hấp dẫn, phù hợp với trẻ và được tổ bộ môn thông qua. + Đọc những mẫu chuyện có liên quan, đàm thoại về ngày lễ sắp tới, tổ chức tham quan các đường phố và được phản ánh trong hình vẽ hay tác phẩm thủ công của trẻ. Giờ học nhạc tập vào các tiết mục sắp biểu diễn. + Nên chuẩn bị một số trò chơi đơn giản, gây bất ngờ cho trẻ và trò vui giải trí xen kẻ trong buổi lễ. + Chuẩn bị cho trẻ những vật tượng trưng trong tay như cờ, hoa, bóng bay, nơ,… tạo nên sự phấn chấn cho trẻ trong ngày lễ. + Kế hoạch trang trí cụ thể, nên trang trí trước ngày lễ 1, 2 ngày để cho trẻ được quan sát trước, như vậy tránh được sự bỡ ngỡ của trẻ trong ngày lễ. o Tiến hành: + Thời gian tổ chức buổi lễ với mẫu giáo bé khoảng 25 - 30 phút, mẫu giáo nhỡ 30 - 35 phút và mẫu giáo lớn 35 - 40 phút. + Cần sắp xếp hợp lý sự hoạt động và nghỉ ngơi của trẻ: xen kẻ các tiết mục giữa các lớp, các tiết mục lớp lớn bao giờ cũng nhiều hơn; xen kẻ các tiết mục cá nhân và tập thể; xen kẻ các tiết mục động và tĩnh, các dạng hoạt động âm nhạc khác nhau.
  • 29. 20 + Trong ngày lễ, có nhiều ấn tượng mạnh mẽ, nên nhiều lúc cũng có thể gây sự ức chế ở trẻ, thói quen ở trẻ chưa bền vững và trẻ dễ quên, vì vậy cô coi việc nhắc nhở trẻ thường xuyên là việc bình thường. + Trong chương trình buổi lễ, trẻ nhóm nhỏ thường thực hiện các tiết mục cùng cô, trẻ nhóm lớn chủ yếu hoạt động độc lập, chúng tự do trong các hoạt động tập thể, tham gia tích cực trong các trò chơi hay đố vui. + Nên tạo điều kiện để tất cả các trẻ đều có tiết mục tham gia, với trẻ tiếp thu nhanh để cho trẻ phát triển tốt thì trẻ được thực hiện các tiết mục phức tạp, thể hiện khả năng sáng tạo; với trẻ chậm thì có thể thực hiện tiết mục đơn giản. + Cô giáo có thể vừa là người dẫn chương trình vừa tham gia biểu diễn với trẻ. Cô cần phải nhanh nhẹn, hoạt bát, tình cảm, có kỹ năng giao tiếp tốt, các lời dẫn trình bày diễn cảm, xử trí nhanh những sự cố bất ngờ xảy ra. + Cô phụ trách giúp đỡ hóa trang và chuẩn bị các tiết mục kịp thời để chương trình được thực hiện liên tục. 1.2.1.3 Khái niệm hoạt động ca hát a. Định nghĩa Ca hát là một bộ môn nghệ thuật được phối hợp giữa âm nhạc và ngôn ngữ. Tiếng hát bắt nguồn từ cuộc sống lao động, là tiếng nói tâm hồn của mọi người, là nghệ thuật âm nhạc cổ xưa và gần gũi nhất với con người. Tiếng hát cũng là phương tiện giao lưu giữa con người với con người, để bộc lộ, trao đổi tâm tư tình cảm và cũng để thổ lộ, tâm tư tình cảm của mình với chính mình. Hoạt động ca hát là hoạt động giúp trẻ thể hiện tình cảm, tâm trạng, giao tiếp với mọi người, giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện nói chung và khả năng âm nhạc nói riêng thông qua việc trải nghiệm bằng giọng hát và việc tiếp xúc với các ca từ, giai điệu, tính chất sắc thái của bài hát. b. Đặc điểm Ca hát là loại hình hoat động nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao, nó tác động đến người nghe bằng sự thống nhất của âm nhạc và lời ca, thúc đẩy sự phát triển cảm giác âm nhạc của trẻ.
  • 30. 21 Ca hát như một phương tiện giúp trẻ thể hiển tình cảm, tâm trạng, giao tiếp với mọi người, đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục âm nhạc nói riêng và đóng vai trò chủ yếu trong việc giải quyết các nhiệm vụ phát triển trẻ toàn diện và hài hòa nói chung. Thông qua hoạt động ca hát, trẻ được hình thành, ôn luyện, củng cố các kỹ năng ca hát một cách chính xác: - Tư thế hát: đứng hát và ngồi hát Tư thế đẹp là đứng thẳng, đầu thẳng, không được co vai, nhún cổ. Tư thế ngồi là tư thế ngồi thẳng, đầu và lưng thẳng. Tuy nhiên, tư thế đứng thuận lợi cho việc lấy hơi, cần luyện tập thường xuyên ngoài giờ, tạo thói quen khi bắt đầu hát và nhắc nhở trên giờ học. - Cách thở, cách lấy hơi: Hít vào nhanh, sâu, thở ra từ từ, chậm rãi. Luyện tập ngoài giờ, có thể kết hợp giờ tập thể dục. Trên tiết thể hiện rõ những chỗ lấy hơi cho trẻ, bằng cách đánh nhịp của cô, đầu và tay nhấc nhẹ lên một chút. Ví dụ: trên tiết thể dục, thực hiện cho trẻ chơi thổi bóng, thổi nơ, ngửi hoa,... - Tạo âm: Chủ yếu ở lứa tuổi nhỡ và lớn, tạo âm linh hoạt, nhanh (Allegro) và tạo âm thanh thản, không vội vã (Andante). Thể hiện qua mẫu hát của cô và tay đánh nhịp sẽ ảnh hưởng đến kỹ năng hát của trẻ. Ví dụ: dạy trẻ hát “cho tôi đi làm mưa vơi” của Hoàng Hà, cô hát kết hợp đánh nhịp 2/4 nhanh – vui sẽ giúp trẻ hát đúng tính chất của bài. - Hát rõ lời (nhã tiếng): Tách riêng chỗ hát chưa rõ lời ra tập cho trẻ, bằng cách cô đọc lại từ đó, nếu trẻ chưa đọc được, cô dạy cho trẻ phát âm và đọc lại trong câu. Sau đó cho trẻ hát lại câu. - Hát chính xác: Hát chính xác về cao độ, trường độ, giai điệu, nhịp điệu, tiết tấu của bài hát. Nếu trẻ sai, cô tách riêng chỗ sai ra, hát mẫu lại chậm, rõ, chuẩn kết hợp với nghệ thuật chỉ huy. Khi hát tập thể, trẻ hòa giọng mình trong giọng hát của các bạn. Biết
  • 31. 22 bắt đầu và kết thúc cùng một lúc, hát đuổi nhau, hát nối đuôi nhau, phụ thuộc vào động tác chỉ huy của cô phải rõ ràng, dứt khoát. Khi trẻ hát tập thể tương đối tốt, có thể cho trẻ thực hành dưới hình thức tổ, nhóm, cá nhân. Trong quá trình dạy trẻ hát, để gây hứng thú, phát triển tai nghe âm nhạc, cảm nhận đucợ sự phong phú, đa dạng của bài học, có thể cho trẻ sử dụng các bộ gõ (phách tre, trống lắc, đồ dùng, đồ chơi,...). Xen kẽ, cô đặt câu hỏi về xuất xứ của bài hát, hay hỏi về nội dung, tính chất của bài như ở phần cho trẻ làm quen bài hát. - Cách ngắt giọng: Dạy trẻ hát bằng âm thanh vang tự nhiên, để trẻ hát thoải mái, không bị ức chế hay căng thẳng, giúp trẻ hát đúng, hát hay. Có thể dịch giọng (transpose) cho phù hợp giọng trẻ. - Cách ngắt nhịp: Trẻ học hát thông qua bắt chước, do đó cô vừa hát vừa ngắt nhịp bằng tay để giữ tốc độ đều cho trẻ. Chú ý những bài có nhịp lấy đà, để bắt nhịp cho đúng, không ngược phách, nếu có nhạc đệm cô chú ý lắng nghe điều khiển trẻ hát khớp nhạc. 1.2.2 Đặc điểm hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi Cấu trúc của hứng thú bao gồm 3 yếu tố đó là nhận thức, xúc cảm và hành vi. Bất kì hứng thú nào cũng là thái độ cảm xúc tích cực của chủ thể đối với đối tượng. Thái độ cảm xúc này phản ánh nhận thức của chủ thể về đối tượng. Nhận thức luôn là tiền đề, là cơ sở cho sự hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động đối với đối tượng. Ba thành tố trên có mối liên hệ mật thiết với nhau và tương tác lẫn nhau trong cấu trúc của hứng thú. Theo PGS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết “Thường thì sự hứng thú đối với một hiện tượng nào đó xuất hiện nhanh chóng ở trẻ cũng lại biến mất và liền được thay thế bằng một hứng thú khác”. Điều đó cho thấy hứng thú của trẻ thường không bền vững, dễ bị gián đoạn, dập tắt vì thế, giáo viên cần có những biện pháp tác động, kích thích, duy trì hứng thú cho trẻ, thúc đẩy khả năng hoạt động ở trẻ một cách tích cực nhất. Trẻ hứng thú với đối tượng nào đó khi nó kích thích được sự tò mò, ham muốn khám phá ở trẻ. Những hoạt động mới lạ, hấp dẫn, giàu cảm xúc và mang tính trải nghiệm đều có sức hút lớn
  • 32. 23 đối với trẻ, trẻ có thể say mê hoạt động trong một thời gian dài. Có thể nói, niềm say mê với cái mới, sự tìm tòi, khả năng bộc lộ óc sáng tạo đã thu hút trẻ và giúp chúng hoạt động quên mệt mỏi. Đối với trẻ 5-6 tuổi thì hứng thú của trẻ không đơn thuần là thích thú tham gia một hoạt động nào đó mà còn thể hiện ở chỗ trẻ biết cách lựa chọn phương tiện và hình thức hành động phù hợp, tự vận dụng những kinh nghiệm đã biết vào trong những điều kiện mới hoàn cảnh mới trong khi chơi để giải quyết được nhiệm vụ đặt ra. Với những hoạt động trẻ đã thật sự hứng thú thì trẻ sẽ tham gia hoạt động đó đến cùng. Cũng như trong hoạt động ca hát có 3 yếu tố cấu thành nên bài hát đó là giai điệu, lời ca và tính chất sắc thái của bài hát. Và trong 3 yếu tố này thì giai điệu là yếu tố giúp trẻ hứng thú nhiều nhất. Trẻ có thể lắc lư, nhún nhảy, hòa theo giai điệu của bài hát khi giai điệu đó thật sự làm trẻ hung thú. Từ đặc điểm này, giáo viên cần nắm rõ để có thể tạo hứng thú cho trẻ qua hoạt động ca hát. Nói tóm lại hứng thú có mối liên hệ chặt chẽ đến các quá trình tâm lý của con người. Thông qua những đặc điểm này của trẻ giáo viên sẽ dễ dàng nhìn thấy và phát huy những khả năng của trẻ cũng như khắc phục và tìm cách nâng cao hứng thú cho trẻ trong các hoạt động. Từ đó tạo động cơ giúp trẻ học tập và học tập một cách toàn diện để phát triển một cách tốt nhất. 1.2.3 Bản chất của hoạt động ca hát ở trường mầm non 1.2.3.1 Tổ chức hoạt động ca hát ở trường mầm non Cho trẻ làm quen với bài hát, cần giới thiệu bài hát sắp học cũng như cần cho trẻ nghe trọn vẹn bài hát: tình cảm, nội dung, hình tượng, âm nhạc, sự vật, sự kiện sẽ nói đến trong bài hát.  Phần giới thiệu: - Giới thiệu tên bài hát, tác giả, tên làng điệu dân ca cho trẻ biết qua về xuất xứ của bài hát. Có thể dùng lời để giới thiệu bài hát như: o Trò chuyện hoặc đặt câu hỏi, để dẫn dắt trẻ đến với nội dung tính chất bài hát. o Kể một cách sinh động có hình ảnh về bài hát. o Đọc 1, 2 câu thơ ngắn có nội dung dễ hiểu, có nội dung sát với nội dung bài hát.
  • 33. 24 o Bên cạnh đó có thể dùng lời kết hợp, phương tiện trực quan như hình ảnh, thú nhồi bông…có gắn với nội dung bài hát. Tùy theo tính chất mức độ phức tạp hay đơn giản của bài hát, giáo viên có thể chọn lựa linh hoạt trong cuộc họp. lời giới thiệu phải hết sức ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động. Các phương tiện trực quan khi sử dụng phải được lựa chọn phù hợp gây hứng thú, hấp dẫn trẻ đến với bài hát sắp học.  Phần hát mẫu: - Hát mẫu là phần trình bày của giáo viên để trẻ có cảm xúc đầy đủ về bài hát, tính chất âm nhạc, giai điệu tiết tấu, lời ca, sắc thái, tình cảm, phong cách. Cô thể hiện tốt sẽ tạo ấn tượng mạnh mẽ đến trẻ: sự hứng thú, yêu thích và có nhu cầu học hỏi. Trẻ không chỉ nhanh chóng nắm được giai điệu, tiết tấu, mà còn cảm nhận được hình tượng âm nhạc ngay sau khi nghe lần đầu tiên không chỉ nhanh chóng nắm được giai điệu tiết tấu mà còn cảm thụ được hình tượng ngay sau khi nghe lần đầu tiên. - Hát mẫu được thể hiện theo nhiều cách như: o Giáo viên hát chính xác, trọn vẹn bài hát. Hát thể hiện tình cảm, sắc thái bài hát kết hợp cử chỉ điệu bộ minh hoạ. o Hát kết hợp với đệm đàn hoặc gõ dụng cụ âm nhạc đệm theo bài hát. Điều này giúp trẻ hình dung được hình tượng âm nhạc một cách đầy đủ, hấp dẫn. o Cho trẻ nghe giai điệu bài hát qua việc trình bày trên đàn. Trẻ sẽ cảm nhận được .tính chất của bài hát (vui, buồn, sôi nỗi,...), sau đó giáo viên hát cho trẻ nghe. o Có thể cho trẻ nghe giai điệu của bài hát qua phần ghi nhớ của đàn phím, băng cat- xét.  Phần dạy trẻ hát: - Dạy trẻ hát đúng, thuộc bài hát và thể hiện tình cảm, kết hợp rèn kỹ năng hát. - Tuỳ mức độ khó hay dễ, dài hay ngắn, phức tạp hay đơn giản của bài hát, cô có thể dạy hát sao cho phù hợp với trẻ. - Có các cách dạy hát sau: o Với bài hát ngắn, dễ hát, đơn giản: cô bắt nhịp cho trẻ hát theo cô cả bài. Cô hát to, chậm, rõ lời, trẻ vừa nghe vừa hát theo cô cho đến khi hát được.
  • 34. 25 o Với bài hát dài, khó hát, giáo viên có thể chia thành từng câu hay từng đoạn ngắn. Dạy hát nối tiếp từng câu, từng đoạn với nhau. Không nhất thiết dạy thuộc câu này rồi dạy tiếp câu sau. Cần dạy liên tiếp như vậy sẽ giúp trẻ dễ hát và cảm nhận tác phẩm trọn vẹn và dễ dàng hơn. o Trong quá trình học hát, nếu hát sai giai điệu hay lời ca, cô có thể đọc lời trọn vẹn câu hát đó, hướng cho trẻ nghe giai điệu trên đàn và chính xác câu hát đó hoăc hát lại cùng cô. o Luyện tập và củng cố: Trong quá trình luyện tập, ngoài việc giúp trẻ hát thuộc, hát đúng. Cô giúp trẻ thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát. Khi thực hiện, giáo viên chú ý luyện tập cho trẻ: phát âm chính xác (hát rõ lời); hát đồng đều, nhịp nhàng; hát ngân giọng, ngắt giọng tuỳ theo bài hát cụ thể. Với bài hát trẻ đã hát đúng, hát thuộc có thể cho trẻ hát nhiều hình thức khác nhau nhau: nối tiếp, hát to, nhỏ, nhanh, chậm, hát kết hợp vỗ tay hay phối hợp dụng cụ âm nhạc... Hát theo nhóm, tổ, hát xen kẻ... Theo sự chỉ huy của cô. Tất cả các bước này chủ yếu giúp trẻ thể hiện lại được bài hát, rèn luyện kỹ năng ca hát cho trẻ, cũng như giúp trẻ biết được cái hay cái đẹp được thể hiện qua ca từ của lời bài hát. Đây cũng chính là kết quả mong đợi sau quá trình cho trẻ tiếp xúc với bài hát. Nếu chỉ áp dụng đầy đủ các bước dạy hát mà không đặt trẻ vào những tình huống có vấn đề để kích thích trẻ suy nghĩ, tìm kiếm hướng giải quyết khác nhau, thì sẽ không làm tăng mức độ hứng thú ở trẻ. Do đó giáo viên cần tạo điều kiện để trẻ có nhiều cơ hội được trải nghiệm theo những cách xử lý riêng nhưng phải đảm bảo cho trẻ tâm lý thật tự do và thoải mái. Muốn vậy, người giáo viên mầm non cần hiểu rõ về mức độ hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi để việc tổ chức hoạt động ca hát cho trẻ được hiệu quả hơn. 1.2.3.2 Vai trò của hoạt động ca hát đối với sự phát triển hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
  • 35. 26 Ca hát là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của mọi tầng lớp mọi lứa tuổi trong mọi xã hội. Ca hát đặt biệt gần gũi quan trọng trong đời sống trẻ em. Từ những năm tháng đầu đời nằm trong nôi, được nghe tiếng ru của người mẹ, em bé ngủ sâu hơn ngon giấc hơn mặc dù còn chưa hiểu được nội dung bài hát. Theo năm tháng, đứa trẻ lớn dần lên mang theo trong tiềm thức trọn vẹn âm hưởng của những bài đồng dao gắn bó với những trò chơi thời thơ ấu giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn về cuộc sống xung quanh. Ca hát luôn gắn bó với trẻ em trong mọi hoạt động học, chơi, ăn, ngủ khi còn ngồi trên ghế nhà trưởng mọi cấp bậc. Việc trẻ hát gắn liền với việc phát triển sinh lý ở trẻ, đẩy mạnh chức năng hoạt động của các cơ quan phát thanh, hô hấp, làm cho giọng hát của trẻ tốt hơn. Việc hát đòi hỏi trẻ phải quan sát, chú ý, nhạy bén, trẻ không chỉ tiếp thu về giai điệu, tiết tấu, lời ca, mà còn phát triển ngôn ngữ (Phát âm chính xác , biểu cảm, mở rộng vốn từ). Khi trẻ nghe nhạc và hát trẻ cảm nhận được tình cảm, tình cảm của âm nhạc nên hưởng ứng, cảm xúc với những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm giúp trẻ hình thành sự liên tưởng, tưởng tượng và sự sáng tạo của trẻ trong hoạt động ca hát của trẻ bắt đầu có mầm móng từ đây. Khi hát trẻ phải thực hiện các kỹ thuật hát đồng đều, hát rõ lời và hát diễn cảm.  Tóm lại hoạt động ca hát có vai trò giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Thông qua hoạt động ca hát, hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, tổ quốc, tình yêu thương con người... Không chỉ vậy, đây còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi, giúp hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực. Chính vì vậy, hoạt động ca hát cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. 1.2.4 Đặc điểm ca hát của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi Ở độ tuổi này, âm thanh trẻ phát ra yếu do các dây thanh đới còn mảnh và ngắn, hơi thở ngắn, nông. Giọng trẻ cao và yếu hơn người lớn, đồng thời sự phối hợp giữa tai
  • 36. 27 nghe và giọng hát chưa thật chủ động (đôi khi còn hát sai, hát ngọng), khoang ngực chứa hơi chưa phát triển do đó không hát được những câu hát dài. Trong quá trình học hát sẽ tạo sự phối hợp giữa tai nghe và giọng: Tai nghe âm thanh – giọng bắt chước. Bắt chước có chuẩn xác hay không là do tai nghe kiểm tra. Sự phối hợp của người lớn giúp trẻ tái hiện chính xác những gì nghe được trong phạm vi khả năng của các cháu. Tuổi mẫu giáo lớn học hát theo lối “truyền khẩu” (nghe rồi bắt chước) vì các cháu chưa biết chữ. Thông qua các bài hát mà trẻ hiểu về ý nghĩa của lời ca, ngôn từ. Tuy nhiên, trẻ hát một cách tình cảm mà không phải gắng sức, biết điều chỉnh tốc độ từ vừa phải – hơi nhanh hoặc từ vừa phải – chậm lại. Âm thanh mềm mại, nhẹ nhàng, biết lấy hơi giữa các câu nhạc, hát rõ lời, mạch lạc. Trẻ biết bắt đầu và kết thúc cùng nhau khi hát tập thể, hát có nhạc đệm hoặc không có nhạc đệm, hát đơn ca, nhóm… Tầm cữ giọng ổn định hơn, thường hát trong khoảng từ nốt Đô của quãng tám thứ nhất đến nốt Đô của quãng tám thứ 2 cùng với sự phối hợp giữa nghe và hát của trẻ cũng tốt hơn.Trẻ tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động theo các bài hát, bản nhạc yêu thích. Đặt lời theo giai điệu của một bài hát, bản nhạc quen thuộc ( một câu hoặc một đoạn). Tìm kiếm, lựa chọn các dụng cụ, nguyên vật liệu phù hợp để tạo ra sản phẩm theo ý thích. Có thể nói trẻ ở các độ tuổi thấp hơn đều có khả năng ca hát. Nhưng riêng đối với trẻ 5-6 tuổi thì khả năng ca hát của trẻ được thể hiện một cách rõ ràng và hoàn thiện nhất. Từ cách thể hiện ca từ của bài hát, giai điệu cũng như cách biểu diễn, khả năng sáng tạo… Có thể nói là hoàn thiện nhất. Chính vì thế mà giáo viên phải nắm rõ những đặc điểm này để có thể chọn lựa những nôi dung dạy học phù hợp nhất cho trẻ. Giúp trẻ có thể tiếp nhận bài hát một cách tốt nhất. 1.2.5 Nội dung giáo dục hứng thú đối với hoạt động âm nhạc trong Chương trình giáo dục Mầm non và chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi  Nội dung dạy âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong Chương trình giáo dục Mầm non: Theo thông tư số 17/2009/TT-BGDDT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục Mầm non thì nội dung giáo dục mẫu giáo được chia thành 5 lĩnh vực phát triển: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm
  • 37. 28 – kỹ năng xã hội và thẩm mỹ. Nội dung dạy âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi được đề cập khá rõ ràng trong lĩnh vực phát triển thẩm mỹ như sau: - Trẻ cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và nghệ thuật (âm nhạc). Trẻ thể hiện thái độ, tình cảm khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật. - Phát triển cho trẻ kỹ năng nghe, hát, vận động theo nhạc. o Trẻ nghe các thể loại âm nhạc khác nhau ( nhạc thiếu nhi, dân ca, nhạc cổ điển) o Trẻ nghe và nhận ra sắc thái (vui, buồn, tình cảm tha thiết) của các bài hát, bản nhạc. o Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát. o Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát, bản nhạc. o Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhịp, tiết tấu ( nhanh, chậm, phối hợp). - Trẻ thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc o Trẻ tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động theo các bài hát, bản nhạc yêu thích. o Biết đặt lời theo giai điệu một bài hát, bản nhạc quen thuộc ( một câu hoặc một đoạn).  Nội dung dạy âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi: - Chuẩn 22: Trẻ thể hiện một số hiểu biết về âm nhạc o Chỉ số 99: Nhận ra giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc o Chỉ số 100: Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em o Chỉ số 101: Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc - Chuẩn 28. Trẻ thể hiện khả năng sáng tạo o Chỉ số 117. Đặt lời mới cho bài hát Từ các nội dung cụ thể dạy âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong Chương trình giáo dục Mầm non và trong chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, nhóm nghiên cứu sẽ dựa trên những
  • 38. 29 nội dung này để xây dựng các bài tập, qua đó quan sát và đánh giá những biểu hiện về thái độ, nhận thức và hành vi của trẻ để tiến hành đo mức độ hứng thú của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trong hoạt động ca hát ở trường mầm non. 1.2.6 Biểu hiện hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đối với hoạt động ca hát Hứng thú liên quan đến việc người đó có xúc cảm tình cảm thực sự với đối tượng mà mình muốn chiếm lĩnh, có niềm vui tìm hiểu và nhận thức đối tượng, có động cơ trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động, tự nó lôi cuốn, kích thích hứng thú, những động cơ khác không trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động chỉ có tác dụng hỗ trợ cho sự nảy sinh và duy trì hứng thú chứ không xác định bản chất hứng thú. Cách phân tích này nhấn mạnh yếu tố xúc cảm với đối tượng và thái độ xúc cảm của nhận thức chứ chưa chú trọng đến nội dung nhận thức đối tượng trong hứng thú. Dựa vào khái niệm công cụ về hứng thú nêu trên, chúng tôi cho rằng, hứng thú là sự kết hợp của ba thành tố: xúc cảm, nhận thức và hoạt động. Trước hết, hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân với đối tượng. Đó là sự thích thú với đối tượng và làm nảy sinh ham muốn được hoạt động chiếm lĩnh đối tượng. Tuy nhiên, những cảm xúc đó phải là “cảm xúc tích cực, bền vững của cá nhân với đối tượng mới có thể trở thành một dấu hiệu không thể thiếu được, một mặt của hứng thú” . Bất kỳ hứng thú nào cũng đều bao hàm khía cạnh nhận thức. Không có nhận thức thì không có hứng thú. Khi bản thân trẻ thích thú với một đối tượng, chúng sẽ mong muốn được tìm hiểu, được hoạt động với đối tượng đó. Càng nhận thức sâu sắc, tỉ mỉ về đối tượng và được trực tiếp trải nghiệm bao nhiêu thì hứng thú càng bền vững bấy nhiêu. Trên cơ sở phân tích các quan điểm khác nhau về hứng thú, chúng tôi cho rằng hứng thú được biểu hiện ở các mặt sau: - Về mặt nhận thức: Là sự ham hiểu biết, chủ động, độc lập tìm kiếm kiếm đồ dùng, đồ chơi để thực hiện ý tưởng, có ý tưởng sáng tạo và nhanh chóng phát hiện điều mới lạ đối với hoạt động. Đồng thời trẻ có sự cố gắng nỗ lực, tham gia tới cùng từ đó rút ra được nhận xét phù hợp.
  • 39. 30 Ví dụ: Trẻ năng nỗ phát biểu trả lời câu hỏi, thực hiện yêu cầu của cô; mạnh dạn nêu ra thắc mắc của bản thân. Nhập vai tốt, chủ động xung phong lên hát, hát to, rõ và thể hiện được cảm xúc của mình khi hát một cách phù hợp với tính chất sắc thái của bài; trẻ nói ra được cảm xúc của mình sau khi nghe cô và các bạn hát... - Về mặt thái độ: Tâm trạng hào hứng, chờ đợi các giờ học, thể hiện sự thích thú khi được bày tỏ ý kiến mới lạ của bản thân và khi được tham gia vào hoạt động. Ví dụ: Trẻ tập trung chú ý, ánh mắt chăm chú, thích thú khi cô dẫn dắt vào bài, thực hiện hát mẫu, dạy trẻ hát,... phấn khởi khi được tham gia hoạt động, thể hiện được cảm xúc trên gương mặt phù hợp với giai điệu bài hát, lắc lư theo bài hát, vẻ mặt vui vẻ, thoải mái xuyên suốt bữa học... - Về mặt hành vi: Trẻ tập trung chú ý lắng nghe, tích cực phát biểu trong giờ học,…hăng hái nêu câu hỏi, ý kiến thắc mắc để hiểu sâu sắc một vấn đề, sẵn sáng học hỏi và trao đổi với bạn bè, cảm thấy hứng thú sảng khoái trong giờ học. Ví dụ: Hứng thú của trẻ không những được bộc lộ qua cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, lời nói, cách biểu diễn mà còn được bộc lộ rõ nét qua việc trẻ thích được thể hiện hết bài hát ngay cả khi cô không yêu cầu, thích thú sáng tạo lời bài hát trên nền nhạc có giai điệu quen thuộc, không chỉ dừng lại ở việc mạnh dạn đưa ra ý kiến, thắc mắc của bản thân và nói được cảm xúc của mình sau khi nghe các bạn thể hiện, mà trẻ còn giải đáp được lý do tại sao đưa ra ý kiến, suy nghĩ đó... 1.2.7 Các yếu tố tác động đến việc nâng cao hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đối với hoạt động ca hát Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát. Trẻ em ở độ tuổi mầm non thường dành phần lớn thời gian trong ngày ở trường Mầm non, đối tượng thường xuyên tiếp xúc với trẻ trong độ tuổi này ngoài bạn bè cùng trang lứa còn có giáo viên mầm non. Do vậy, giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ về mọi mặt, trong đó có sự hình thành và phát triển hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát.
  • 40. 31 Thái độ tích cực, trìu mến, dịu dàng với trẻ, luôn tìm tòi, học hỏi, đưa ra những cách thức, phương pháp mới cũng như cách lên tiết, cách bố trí lớp học sao cho bắt mắt của giáo viên có ảnh hưởng vô cùng lớn trong việc giúp trẻ có hứng thú hơn đối với hoạt động ca hát. Ngoài ra, việc lựa chọn bài hát sao cho phù hợp với độ tuổi cùng với việc lựa chọn phương tiện dạy hát của cô cũng hết sức quan trọng nhằm nâng cao hứng thú cho trẻ Để làm được điều đó, giáo viên mầm non cần tạo điều kiện cho trẻ được thỏa sức hoạt động với âm nhạc, tổ chức tiết học bằng nhiều hình thức độc đáo khác nhau, tạo cơ hội cho trẻ được sáng tạo, hoạt động ca hát với bạn bè. Từ đó sẽ kích thích hứng thú trong trẻ đối với hoạt động ca hát. Tất cả các biện pháp tác động mà giáo viên áp dụng cho trẻ đều có ảnh hưởng không nhỏ đến hứng thú của trẻ . Do vậy có thể khẳng định vai trò của giáo viên mầm non là hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển hứng thú của trẻ theo chiều hướng tích cực. Trong chương trình giáo dục mầm non, môn giáo dục âm nhạc là một môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Nó là một phương tiện hữu hiệu cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường. Mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt, không trẻ nào giống trẻ nào, vì thế đặc điểm tâm sinh lý, tính cách, sở trường, sở đoản cũng như sở thích của từng trẻ là khác nhau. Chẳng hạn như: Có trẻ thích đông đúc, nhộn nhịp; Trẻ thích yên tĩnh; Trẻ hoạt bát, trẻ trầm lặng hay có trẻ thích nghe nhạc, ca hát, nhảy múa, nhưng có trẻ lại không thích những điều đó,...  Tóm lại, để xác định được mức độ hứng thú của trẻ đối với hoạt đông ca hát, cần dựa trên các yếu tố như sau: khả năng tiếp nhận tác phẩm âm nhạc, thái độ đúng đắn đối với đối tượng và nhu cầu của trẻ. Từ những yếu tố trên, nhóm nghiên cứu có thể đề xuất được một số biện pháp nhằm nâng cao mức độ hứng thú của trẻ.
  • 41. 32 Tiểu kết chương 1 Qua nghiên cứu lý luận, đề tài rút ra một số kết luận cần thiết cho việc nghiên cứu thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát ở trường mầm non như sau: “Hứng thú là một thái độ đặc thù của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động” Đồng thời cũng xác định được khái niệm của hoạt động ca hát “Hoạt động ca hát là hoạt động giúp trẻ thể hiện tình cảm, tâm trạng, giao tiếp với mọi người, giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện nói chung và khả năng âm nhạc nói riêng thông qua việc trải nghiệm bằng giọng hát và việc tiếp xúc với các ca từ, giai điệu, tính chất sắc thái của bài hát”. Hứng thú của trẻ MG 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát được biểu hiện rất rõ do trẻ đã được tiếp xúc với âm nhạc từ rất sớm. Một đứa trẻ hứng thú với hoạt động ca hát sẽ có những biểu hiện thông qua thái độ, nhận thức, hành vi. Để xác định được mức độ hứng thú của trẻ đối với hoạt đông ca hát, cần dựa trên các yếu tố như sau: khả năng tiếp nhận tác phẩm âm nhạc, thái độ đúng đắn đối với đối tượng và nhu cầu của trẻ. Từ những yếu tố trên, nhóm nghiên cứu có thể đề xuất được một số biện pháp nhằm nâng cao mức độ hứng thú của trẻ.
  • 42. 33 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỨNG THÚ CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CA HÁT Ở TRƯỜNG MẦM NON 2.1Tiêu chí và thang đánh giá hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đối với hoạt động ca hát ở trường mầm non 2.1.1 Tiêu chí đánh giá hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đối với hoạt động ca hát ở trường mầm non Trong hoạt động ca hát, nhóm tác giả dựa trên biểu hiện của hứng thú làm tiêu chí đánh giá các mức độ hứng thú ở trẻ. Bao gồm những tiêu chí sau: Tiêu chí 1: Về mặt nhận thức - Tích cực phát biểu trả lời câu hỏi của giáo viên và đặt câu hỏi khi có thắc mắc. - Biết bày tỏ cảm xúc sau khi xem xong phần trình diễn của cô và bạn - Biểu diễn diễn cảm và thể hiện đúng tính chất của bài hát Tiêu chí 2: Về mặt thái độ - Tập trung quan sát, chú ý lắng nghe khi giáo viên thao tác mẫu, hướng dẫn. - Bộc lộ cảm xúc thông qua ánh mắt nét mặt phù hợp với giai điệu bài hát. - Chủ động hưởng ứng và thể hiện được sắc thái của bài hát Tiêu chí 3: Về mặt hành vi - Hát ngẫu hứng và thích đặt lời mới trên nền nhạc có sẵn. - Biết nhận xét đánh giá phần trình diễn của bạn - Biết giải đáp thắc mắc, và đưa ra lời giải thích phù hợp. 2.1.2 Thang đánh giá hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đối với hoạt động ca hát ở trường mầm non Bảng 2.1: Tiêu chí và thang đánh giá hứng thú của trẻ MG 5 - 6 tuổi đối với hoạt động ca hát ở trường mầm non
  • 43. 34 Tiêu chí Các mức độ Thấp (0-1.0 điểm) Trung bình (1.1-2.0 điểm) Cao (2.1-3.0 điểm) 1 Về mặt nhận thức Thụ động, không có ý kiến. Thờ ơ, không quan tâm. E dè và ngại thể hiện bài hát khi được yêu cầu. Chỉ đưa ra ý kiến khi giáo viên yêu cầu. Bày tỏ cảm xúc phù hợp. Hát tự nhiên và thể hiện cảm xúc ở mức độ đơn giản. Tích cực phát biểu trả lời câu hỏi của giáo viên và đặt câu hỏi khi có thắc mắc. Biết bày tỏ cảm xúc sau khi xem xong phần trình diễn của cô và bạn. Biểu diễn diễn cảm và thể hiện đúng tính chất của bài hát.
  • 44. 35 2 Về mặt thái độ Lơ đãng, làm việc riêng. Bộc lộ cảm xúc thất vọng, chán chường. Thụ động và chỉ làm theo khi giáo viên yêu cầu. Quan sát, lắng nghe khi giáo viên thao tác mẫu, hướng dẫn nhưng dễ bị phân tán chú ý. Bộc lộ cảm xúc thông qua ánh mắt nét mặt cử chỉ điệu bộ nhưng chưa rõ ràng. Tập trung quan sát, chú ý lắng nghe khi giáo viên thao tác mẫu, hướng dẫn. Bộc lộ cảm xúc thông qua ánh mắt nét mặt phù hợp với giai điệu bài hát. Chủ động hưởng ứng, hát theo và thể hiện được sắc thái của bài hát. 3 Về mặt hành vi Nhận ra được sự khác biệt nhưng không diễn đạt được bằng lời. Hát ngẫu hứng mọi lúc mọi nơi. Biết so sánh, nhận ra sự khác biệt của tính chất âm nhạc. Hát ngẫu hứng và thích đặt lời mới trên nền nhạc có sẵn. Biết nhận xét đánh giá phần trình diễn của bạn Biết giải đáp thắc mắc, và đưa ra lời giải thích phù hợp
  • 45. 36 Thang đánh giá mức độ hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đối với hoạt động ca hát ở trường mầm non cho từng bài tập: - Thấp : 0 đến 1.00 điểm - Trung bình : 1.01 đến 2.00 điểm - Cao : 2.01 đến 3.00 điểm 2.2 Tổ chức nghiên cứu 2.2.1 Mục đích nghiên cứu Khảo sát thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đối với hoạt động ca hát ở trường mầm non, xác định nguyên nhân của thực trạng. 2.2.2 Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu chính: 60 trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, trong đó 30 trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trường mầm non Đồng Xanh huyện Nhà Bè và 30 trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trường mầm non 6, quận 3 TP.Hồ Chí Minh. Khách thể nghiên cứu hỗ trợ: 60 giáo viên mầm non đang trực tiếp chăm sóc – giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non TP. Hồ Chí Minh. - Giới thiệu chi tiết về khách thể và địa bàn nghiên cứu: a. Về các trường mầm non có trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi được khảo sát trong phần nghiên cứu thực trạng Trường mầm non Đồng Xanh, huyện Nhà Bè TP Hồ Chí Minh là một trường công lập thuộc vùng ngoại thành TP Hồ Chí Minh, được thành lập năm 2009. Cơ sở vật chất của trường đang ngày nâng cao, đội ngũ giáo viên đạt chuẩn từ trung cấp trở lên. Giáo viên mầm non còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, điều này cũng ảnh hưởng đến công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Trường mầm non 6,quận 3 TP.Hồ Chí Minh là trường mầm non , thuộc nội thành TP Hồ Chí Minh, được thành lập khánh thành trường vào ngày 22 tháng 7 năm 2011 và trường chính thức hoạt động tại cơ sở số 113 Võ Thị Sáu Phường 6 Quận 3. Trường