SlideShare a Scribd company logo
1 of 70
Download to read offline
TẬP BÀI GIẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX –
1932
TẬP BÀI GIẢNG
VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – 1932
Tác giả: Đoàn Lê Giang – Phan Mạnh Hùng
MỤC TIÊU MÔN HỌC
1. Kiến thức:
– Nắm được những kiến thức cơ bản nhất về văn học giai đoạn này:
tác giả, tác phẩm, phong cách nghệ thuật chủ yếu
– Những vấn đề chung của văn học giai đoạn này: nội dung cơ bản,
quy luật vận động, hình thức và đặc trưng thẩm mỹ của các thể loại văn học
2. Kỹ năng:
– Biết ứng dụng vào nghiên cứu các tác giả, tác phẩm văn học cận đại.
Biết trình bày bằng bài viết, bằng cách thuyết trình kết hợp với power point
những vấn đề thuộc về văn học cận đại.
3. Thái độ
– Yêu mến, tự hào về văn học dân tộc
– Có hiểu biết đúng đắn về những đặc tính của văn học dân tộc.
– Yêu mến công tác nghiên cứu, giảng dạy văn học dân tộc.
Bài 1. VĂN HỌC YÊU NƯỚC TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX (1900 – 1930)
1. PHONG TRÀO DUY TÂN ĐẦU THẾ KỶ 20
1.1. Các nhà nho trẻ đến với Tân thư
1.1.1 Số phận lịch sử của nhà nho trong đêm trước của thời cận
đại:
Cho đến cuối thế kỷ 19, nhà nho đứng trước sự diệt vong về phương
diện lịch sử. Họ bị phân hóa dữ dội:
Một số đầu hàng, làm quan, làm công cụ văn hóa của ngoại xâm:
Hoàng Cao Khải viết thư dụ hàng Phan Đình Phùng, trong thư ông ta ca ngợi
sự nghiệp và đạo đức của thực dân Pháp; Lê Hoan: mở cuộc thi Vịnh Kiều để
đánh lạc hướng các nhà nho không để ý đến “Quốc sự” nữa; Phạm Quỳnh:
nhà nho kiêm Tây học, mở báo quốc ngữ theo chủ trương của mật thám
Pháp.
Một số thì đi vào con đường hưởng thụ như Chu Mạnh Trinh, Dương
Khuê, Dương Lâm. Họ không còn đại diện cho sức sống và lương tri của dân
tộc nữa.
Một số lui về ẩn dật như Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,
Nguyễn Thượng Hiền…Thế nhưng trong nền kinh tế tự nhiên, họ có thể ẩn
dật được, còn trong nền kinh tế hàng hóa (tư sản) thì không thể. Chính quyền
thực dân thọc sâu xuống tận làng xã, nhà nho bị hất ra ngoài, họ cố gắng
sống đạo nghĩa cũng không được.
Nguyễn Khuyến sống như một lão nông ở làng quê trong sự dằn vặt và
đầy mặc cảm. Tú Xương trở thành nho sĩ – thị dân hóa. Nguyễn Thượng Hiền
thì đi theo con đường duy tân, làm cách mạng đánh đuổi thực dân Pháp. Rõ
ràng trong xã hội tư sản hóa, nhà nho không còn đất sống. Vì thế trong thơ
văn của họ đầy những tiếng than thở, hoài cổ, nuối tiếc dĩ vãng.
1.1.2. Thế hệ nhà nho trẻ gặp nhau ở Huế:
Đồng Khánh rồi Thánh Thái mở khoa thi để chấn an tinh thần. Các nhà
nho khắp nơi đều xuất thân từ các nôi của phong trào Cần Vương:
Nghệ Tĩnh (xứ sở của phong trào Phan Đình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn)
có Phan Bội Châu, Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế…
Quảng Nam (Nghĩa hội của Lê Duy Hiệu, Nguyễn Trung Đình) có Phan
Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng…
Thanh Hóa (“Khởi nghĩa Bãi Sậy” của Nguyễn Thiện Thuật) có Nguyễn
Thượng Hiền (lúc bấy giờ đang ở cạnh Quốc Tử Giám).
Quốc Tử Giám trở thành nơi tập trung những trí thức thông minh nhất
nước. Họ tự coi mình là những người kế tục các bậc đàn anh đã ngã xuống.
1.1.3. Các nhà nho trẻ đến với Tân thư:
– Trước thế kỷ 20: Trí thức Việt Nam ít nhiều đã biết đến sách báo theo
quan niệm khoa học phương Tây được viết bằng chữ Hán như:
Khôn dư đồ thuyết (Nói về địa dư trên trái đất) của Ferdinandus
Verbiest người Bỉ (1623–1688)
Dinh hoàn chí lược (Ghi chép về thế giới): sách giới thiệu về ranh giới,
hình thể, sản vật của các nước khắp 5 châu. Sách có 10 quyển do Từ Kế Dư
đời Thanh biên soạn.
Thiên hạ quận quốc lợi bệnh thư (Sách viết về những điểm mạnh yếu
của các nước trong thiên hạ).
Bác vật tân biên (Ghi chép mới về vạn vật)
Hàng hải kim châm (Chỉ nam về hàng hải)
Những sách trên Lê Quí Đôn, Cao Bá Quát, Nguyễn Thông…đều ít
nhiều đã biết tới nhưng chưa trở thành tư tưởng cách mạng. Nguyễn Trường
Tộ, Nguyễn Lộ Trạch đọc và dẫn họ đến với tư tưởng canh tân.
– Điều trần và những bài luận của các nhà canh tân:
Nguyễn Trường Tộ với hơn 60 điều trần khác nhau.
Thiên hạ đại thế luận của Nguyễn Lộ Trạch được Nguyễn Thượng Hiền
bí mật lưu giữ rồi đưa cho Phan Bội Châu. Huỳnh Thúc Kháng đọc.
– Sách báo cách mạng của Khang, Lương Trung Quốc, sách Nhật Bản
và các sách phương Tây:
Sách giới thiệu về châu Âu và thế giới
Sách báo Duy tân của Phúc Trạch Dụ Cát (Fukuzawa Yukichi), Đại Ôi
Trọng Tín (Okuma Shigenobu) Nhật Bản
Khang Hữu Vi, Lương Khai Siêu “văn lâm li bi thống” được coi là những
bậc thánh mới
* Những điều trên cho thấy:
– Tư tưởng cách mạng tư sản được truyền vào Việt Nam qua con
đường Trung Hoa, vừa dễ tiếp nhận, lại được Trung Hoa hóa khá nhiều.
– Nhà nho chứ không phải giai cấp tư sản tiếp nhận tư tưởng ấy.
– Tư tưởng cách mạng tư sản được các trí thức nước ta tiếp thu là từ
yêu cầu giải quyết vấn dân tộc, chứ không phải từ yêu cầu giải quyết vấn đề
xã hội nên có những sắc thái đặc biệt.
1.2. Sự phân hóa sĩ phu thành hai xu hướng chính trị:
Bạo động (thiết huyết): Nghệ Tĩnh (Phan Bội Châu)
Duy tân: Bắc bộ (Đông Kinh nghĩa thục), Nam trung bộ (Phan Chu
Trinh).
Nhưng có điểm chung nhau là đều phải duy tân: khai dân trí, Chấn dân
trí, Hậu dân sinh.
Phó bảng Phan Chu Trinh, Nguyễn Quyền cắt tóc ngắn:
Phen này cắt tóc đi tu
Tụng kinh Độc Lập, ở chùa Duy Tân
Đêm ngày khấn vái ân cần
Cầu cho ích nước lợi dân mới là
Tu sao mở trí dân nhà
Tu sao độ được nước ta phú cường.
Nguyễn Quyền, Phen này cắt tóc đi tu
Trở thành cuộc vận động văn hóa: cắt tóc ngắn cùng với phong trào
vận động học chữ quốc ngữ.
1905 Phan Bội Châu xuất dương sang Nhật.
1905 Phó bảng Phan Chu Trình, Hoàng giáp Trần Quý Cáp, Tiến sĩ
Huỳnh Thúc Kháng làm cuộc Nam du, ngang Bình Đinh đến trường thi bèn
giả dạng làm thí sinh đi thi để vận động chống văn chương bát cổ, kêu gọi
duy tân.
Thơ: chí thành thông thánh (Phan Chu Trinh)
Phú: Lương ngọc danh sơn phú (Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng)
Các chí sĩ ký tên là Đào Mộng Giác, truyền bá bài thi theo kiểu truyền
đơn, bị chính quyền truy nã.
Hoàng giáp Nguyễn Thượng Hiền đem thi tập chữ Hán ra đốt.
* Tất cả các hành động trên cho thấy các nhà nho trẻ đã làm một cuộc
đoạn tuyệt với quá khứ để đi đến với một cuộc cách mạng mới.
2. TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC MỚI CỦA CÁC SĨ PHU DUY TÂN
2.1. Đoạn tuyệt với quá khứ:
2.1.1. Thế giới quan Nho giáo:
Cũ: Thuyết âm dương, ngũ hành tương sinh tương khắc:
Thủy – Hỏa – Mộc – Kim – Thổ
Bắc – Nam – Đông – Tây – Trung ương
Tương sinh: Thủy -> Mộc -> Hỏa -> Thổ -> Kim -> Thủy
Tương khắc: Thủy <-> Hỏa <-> Kim <-> Mộc <-> Thổ <-> Thủy
Mới: Vật lý, Hóa học, Thiên văn học, Triết học phương Tây.
2.1.2. Lịch sử quan:
Cũ: Lịch sử diễn biến tuần hoàn: “Thinh suy”, “bĩ thái”, “phế hưng”, “trị
loạn”, với khuynh hướng xưa hơn nay, đạo càng ngày càng xuống.
Động của lịch sử là đạo đức.
Mới: Thuyết tiến hỏa luận của Darwin, Văn minh luận.
Động lực: khoa học kỹ thuật.
2.1.3. Chính trị quan:
Cũ: Nội hạ ngoại di, Quý vương tiện bá, Sĩ nông công thương
Mới: Văn minh phương tây, kinh doanh kiếm lời và ganh đua trên
trường quốc tế.
Cáo hủ lậu văn tấn công trực diện vào học thuật, tư tưởng của nhà nho:
Hỏi ông tu những đường mô
Ông rằng: Tu những làng nho đã thừa
Hỏi ông: mộ những gì ư
Ông rằng mộ những người xưa là thầy
Điềm trời không dở không hay
Ông rằng sự rủi sự mau tại trời
Đường đi tinh nhật hai ngôi
Hấp ly (lực hấp dẫn) sao thế, ông thời u ti
Trái đất là tròn là đi
Ông rằng vuông đấy, đứng kia thường thường
Phiên Thành, Thượng Hải một phương
Bụng lưng đâu tá, ông giương mắt chầu
Hỏi rằng dây thép sao mau
Ông rằng khí học cũng mầu mà thôi
Kìa như dây sắt roi lôi
Nào ai bày đặt mọi ngôi cho đành
Hỏi rằng xe khí sao nhanh
Ông rằng nghe máy cũng lãnh mà thôi
Kìa như lửa ống nước nồi
Kìa ai bày xét đến nơi nhiệm mầu
Năm châu tên gọi hay đâu
Lại chê người rợ, mà rằng ta hoa
Mắt dòm chính học chửa ra
Mà chê người bá, mà nhà ta vương
Có người đau đáu lòng thương
Mắng rằng trái thế còn đương lỗi thời
Có người học sách Tây kia
Cười rằng trở đạo mà lìa năm kinh.
2.1.4. Nhân sinh quan
Yêu nước gắn liền với tư tưởng tôn quân:
Nước của vua
Nước đại diện bằng triều đại
Dân là dối tượng cai trị
Nguyễn Trãi: vượt lên bằng tư tưởng thân dân: Dân là chủ thể là sức
mạnh của nước và là đối tượng phục vụ của kẻ sĩ, nhưng vẫn trong thế tam vi
nhất thế: vua – dân – nước
Cuối trung đại, tiêu biểu là Nguyễn Đình Chiểu: Càng yêu nước càng
quay về đạo nghĩa.
Một nhân vật trung tâm của xã hội phong kiến: con người trung nghĩa–
nhà nho
Vua
Nuoc
Dan
Thực tế lịch sử: vua đầu hàng, phải vận động nhân dân, nho giáo và
nhà nho lạc hậu phản động cản trở phong trào giải phóng dân tộc
Phủ định:
Vua: Phan Bội Châu: “Mãn triều Trung Quốc và Nguyễn triều Việt Nam
cũng là phường chó chết như nhau cả “ (Phan Bội Châu niên biểu)
“Non sông thẹn với nước nhà
Vua là tượng gỗ dân là thân trâu”
(Á Tế Á ca)
Phan Chu Trinh: “Vua là người lấy quyền công làm quyền tư, lấy đất
người làm đất mình” (Đạo đức và luân lí đông tây)
Các sĩ phu đã làm việc cáo chung cho nhân vật chính của thời phong
kiến với đạo đức và cách sống:.
Văn tế sống thầy đồ hủ
Cung duy các cụ, Hủ Lậu tiên sinh
Người cụ cổ lỗ, tính cụ hiền lành
Quần cụ cháo lòng hề sạch khiếp
Áo cụ nước xuýt hề trắng tinh
Nay Tam hoàng, mai Ngũ đế
Trước Tứ truyện, sau Ngũ kinh
Chỉ lo về nhà nước bỏ thi, thiên hạ không ai chịu học
Ai nói chuyện tân học tân văn, cụ ghét hơn người đầu thuốc độc;
Ai dùng câu cổ thi, cổ học, cụ mừng hơn trẻ được cái đinh
Than ôi!
Tự do không hay, bình đẳng không hay, chó chết hoàn phường
chó chết.
Ngôn luận chẳng biết, tân văn chẳng biết, quần manh lại vẫn
quần manh.
– Kêu gọi một cách sống mãnh, liệt tung hoành hồ hải:
Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhức
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si
(Non sông đã chết sống thêm nhục
Hiền thánh còn đâu tụng cũng hoài
(Xuất dương lưu biệt)
Chí thành thông thánh
Thế cuộc hồi đầu dĩ nhất không,
Giang sơn vô lệ khốc anh hùng.
Vạn dân nô lệ cường quyền hạ,
Bát cổ văn chương túy mộng trung.
Trường thử bách niên cam thóa mạ
Bất tri hà nhật xuất lao lung.
Chư quân vị tất vô tâm huyết,
Bằng hướng tư văn khán nhất thông.
(Việc đời ngoảnh lại còn chi
Anh hùng hết nước mắt vì giang san
Muôn dân nô lệ một đàn
Văn chương bát cổ nồng nàn giấc say
Trăm năm cam chịu đọa đày
Thì bao giờ mới hết ngày lao lung
Các anh tâm huyết nào không
Bài này hãy thử xem cùng đầu đuôi
(Phan Võ dịch)
2.2. Xác lập tư tưởng yêu nước mới
2.2.1. Người Quốc dân
– Dân là chủ nước:
“ Dân ta là chủ nước non” (Gọi hồn quốc dân – Phan Bội Châu)
– Người quốc dân:
Phan Bội Châu:
Tiện đầy cật dạ mấy lời
Lại xin tỏ giãi cùng người quốc dân.
(Hải ngoại huyết thư)
Không giống phong kiến: thần dân, phận thần tử
Không giống tư sản: chỉ có công dân, đó lả sản phẩm của cách mạng
tư sản – cách mạng dân quyền và dân quyền, coi cá nhân là đơn vị chủ thê
xã hội, có quyền tự do, hưởng phúc và mưa cầu hạnh phúc, có quyền bình
đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi từ pháp luật
Cá nhân trong đời sống chính trị: con người công dân:
“Chúng ta coi những chân lý sau đây là hiển nhiên: tất cả mọi người
sinh ra đều bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền bất khả xâm phạm, trong
đó là quyền sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc; để bảo
đảm những quyền này người ta lập ra những chính phủ nắm quyền lực chính
đáng do sự đồng ý của những người bị trị, khi một hình thức cai trị nào đó tỏ
ra làm thiệt hại đến những mục đích đó, thì nhân dân có quyền thay đổi hình
thức đó hay bãi bỏ nó đi và lập ra chính phủ mới và đặt cơ sở của nó trên
những nguyên tắc tổ chức quyền lực của nó dưới hình thức mà họ thấy là
thích hợp nhất để đảm bảo an ninh và hạnh phúc của họ.” (Tuyên ngôn Độc
lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776)
Người quốc dân không phải là thần dân cũng thông phải là công dân.
Họ ý thức về cá nhân không đủ. Họ không ý thức thành viên gia đình, làng xã
bờ cõi, mà là người dân của nước. Họ không đạt vấn đề tự do, bình đẳng mà
đặt vấn đề dân tộc, đất nước. Số phận gắn liền với dân tộc, làm theo nghĩa,
không nói đền quyền lợi.
– Nghĩa đồng bào:
Vua bỏ nước bỏ dân phải tự nhiệm – lấy gì để liên kết dân, duy trì đất
nước. Các sĩ phu dùng khái niệm Nghĩa đồng bào (Đồng tông – đồng hương
– đồng bào)
2.2.2. Nước
Nước, theo quan niệm của các sĩ phu là địa bàn sinh tụ của một dòng
giống, Nước là gia tài, cơ nghiệp của cha ông để lại phải có trách nhiệm bảo
vệ nó để truyền cho con cháu mãi mãi:
– Trời Nam xanh ngắt bao la
Ngàn năm cơ nghiệp ông cha còn gì
– Nghìn muôn ức triệu người chung góp
Xây dựng nên cơ nghiệp nước nhà
Khác với phong kiến: Nước là của vua, khác với tư sản: Ngôn ngữ, thị
trường, khế ước xã hội. Có tính trung gian.
Hồn nước:
Hồn cố quốc vẩn vơ vơ vẩn
Khôn tìm đường dò nhắn hỏi han
Bâng khuâng đỉnh núi chân ngàn
Khói tuôn khí uất, sóng cuốn trận đau
Hải ngoại huyết thư – Phan Bội Châu
Hồn cố quốc biết đâu mà gọi
Thôi khóc than rồi lại xót xa.
Trời Nam xanh ngắt bao la
Ngàn năm cơ nghiệp ông cha còn gì
Gọi hồn quốc dân – Phan Bội Châu
Hồn ơi, về với giang san
Muôn người muôn tiếng hát ru câu này
Hợp muôn sức ra tay quang phục
Quyết có phen rửa nhục bảo thù
Ái quốc – Phan Bội Châu
Nhìn ra thế giới cũng vậy:
Mở rộng theo quan niệm gia đình
Nho – phi Nho: đồng hóa tư tưởng mới theo quan điểm nho giáo
“Chi Na chung một họ hàng
Xiêm La, Nhật Bản cùng làng á Đông”
Chủng tộc, văn hóa – Đồng chủng, đồng văn
2.2.3. Yêu nước phải Duy tân
Trước yêu nước là tôn quân, càng yêu nước càng rút về đạo nghĩa –
phản động. Cải cách ra đời Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch bị chống
đối kịch liệt
Nay không Duy tân không cứu được nước. Chống đế quốc và chống
phong kiến kết hợp lại
Nhà nho phải làm cách mạng tư sản: nghĩa, vấn đề dân tộc, không đầy
đủ và hạn chế
Khai dân trí: Thực học (KHKT phương Tây, lịch sử, địa lý nước ta),
học chữ quốc ngữ
– Chữ quốc ngữ là hồn của nước
Khỏi đôi đường tiếng chữ khác nhau
– Học nông cổ, học làm cơ khí
Đủ trăm đường công kỹ tinh thông
Vì đem giống tốt quăng trồng
Gặp thời ta lại tranh công thợ trời
(PBC: Gọi hồn quốc dân)
Chấn dân khí: Đoàn kết đấu tranh với chính quyền:
Năm mươi triệu đồng bào đua sức
Năm mươi nghìn giống khác được bao!
Cùng nhau bên ít bên nhiều,
Lọ là gươm sắc súng kêu mới là
Cốt trong nước người ta một bụng
Nghìn muôn người cùng giống một người
Phòng khi sưu thuế đến nơi
Bảo nhau không đóng nó đòi được chăng…
PBC: Hải ngoại huyết thư
Hậu dân sinh:
“Hợp quần doanh sinh thuyết: Buôn bán hợp cổ”
Công ty nước mắm Liên Thành ở Phan Thiết do Nguyễn Trọng Lội
đứng đầu, Nguyễn Thượng Hiền đi buôn:
Việc tân học kíp đem dựng trước
Hợp doanh đoàn cả nước cùng nhau
Việc buôn ta lấy làm đầu
Mọi người cùng gánh địa đầu một vai
Á Tế Á Ca
Thực nhân tài:
Công thương đã nên giàu nên có
Của học tự lấy đó mà nuôi
Có nuôi sĩ mới nên tài
Công tài cũng chăng ở ngoài sĩ lâm
Học nông cổ, học làm cơ khí
Đủ trăm đường công kỹ tinh thông
Vì đem giống tốt quăng trồng
Gặp thời ta lại tranh công thợ trời.
(Gọi hồn quốc dân)
2.3. Văn học với sự nghiệp Duy tân, cứu nước:
Dồn mọi cố gắng vào việc làm nghệ thuật có ích. Nhận thức lại kẻ thù
(chủ quyền, văn hóa, họa diệt chủng)
Quyền lợi kinh tế:
Việc dây thép việc tâu việc pháo
Việc luyện binh việc giáo học đường
Việc kỹ nghệ việc công thương
Việc khai mỏ quặng, việc đường hỏa xa
Khắp các việc chẳng qua người nước.
Á Tế Á ca
Nhục mất nước:
20 triệu dân cùng của hết
40 năm nươớc mất quyền không
Thương ôi công nghiệp tổ tông
Nước tanh máu đỏ non chổng thịt cao
Non nước ấy biết bao máu mủ:
Nỡ nào đem nuôi lũ sải lang
Cờ ba sắc xứ Đông dương
Trông càng thêm nhục nói càng thêm đau.
Bóc lột nặng nề:
Trăm thứ thuế thuế gì cũng ngặt
Rút chặt dần như thắt chỉ xe.
Dân tộc bị khinh miệt:
Nó coi mình như trâu như chó
Nó coi mình như cỏ như rơm.
Phê phán toàn dân tộc:
Nước ta mất bởi vì đâu
Tôi xin kể hết mấy điều tệ nhân:
Một là vua sự dân chẳng biết
Hai là quan chẳng thiết gì dân
Ba là dân chỉ biết dân
Mặc quân với quốc mặc thần với ai.
Vua:
Trên chín bệ ngôi thần tự chủ
May thừa cơ giấc ngủ ly long
Giang sơn mặc sức vẫy vùng
Muôn người luồn cúi trong vòng phúc uy.
Các sĩ phu duy tân đã dùng văn chương đe phê phán toàn bộ dân tộc.
Đây lả lần đầu tiên trong văn chương Việt Nam dân tộc ta có một sự tự phán
gay gắt như thế. Văn chương đã được dùng ngoài chức năng thông thường
của nó. Văn chương của các sĩ phu duy tân vừa là phương tiện ghi lại tâm
tính, khát khao yêu nước cháy bỏng của họ; lại vừa là sách giáo khoa lịch sử,
xã hội, kinh tế, vừa là cương lĩnh cách mạng, lại vừa là truyền.đơn, tải liệu
tuyên truyền cách mạng. Đây thực sự là một hiện tượng mới mẻ trong văn
học dân tộc.
* TIỂU KẾT
Phong trào duy tân không chỉ là một cái mốc quan trọng trong lịch sử
cận đại Việt Nam mà còn là một cái mốc quan trọng trong văn học cận đại
Việt Nam. Thơ văn của các sĩ phu trong phong trào ấy đã xác lập một tư
tưởng yêu nước mới có tính chất dân chủ tư sản. Tư tưởng dân chủ tư sản
được nhà nho tiếp nhận, thông qua sách báo Trung Quốc và xuất phát từ nhu
cầu giải phóng dân tộc nên đã bị khúc xạ khá lớn, tạo ra những điểm đặc sắc
riêng. Hình tượng trung tâm của văn học yêu nước lả người sĩ phu duy tân:
người sĩ phu xuất thân từ môi trường Nho giáo nhưng nhận thức được sự lạc
hậu của tri thức nho giáo, từ đó đã dẫn đến sự phủ định Nho giáo - một cuộc
phủ định đau đớn, day dứt và còn nhiều quyến luyến vì đó là sự phủ đinh
chính mình, phủ định một nền học thuật đã từng có một thời là toàn bộ tri thức
của dân tộc. Người sĩ phu duy tân đã vươn qua chính mình, vượt qua sự chật
hẹp của một thế giới xưa cũ, tung mình trong một thế giới mới lạ: thế giới năm
châu. Đó là những nét đẹp, nét bi hùng trong giai đoạn văn học mở đầu cho
thề kỷ XX đầy biền động nhưng hào hùng của dân tộc Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tràn Đình Hươu, Lê Chí Dũng: Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời
1900 – 1930, – NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1 988.
2. Đặng Thai Mai: Văn thơ cách mạng Việt Nam, NXB Văn học Giải
phóng, 1976.
3. Lê Trí Viễn, Nguyễn Đình Chú: Lịch sử văn học Việt Nam, Tập 1VB,
NXB GD
4. Nhiều tác giả: Thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ NXB Văn
học, Hà Nội, 1976.
5. Nhiều tác giả: Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, Tập IV (1858 – 1920) và
tập V (1920 – 1945), quyển I, NXB Văn học, Hà Nội, 1985 – 1987.
6. Đoàn Lê Giang: Văn tuyển văn học Việt Nam 1900–1932, Đại học
Quốc Gia TP.HCM
7. Đoàn Lê Giang: “Ai là tác giả đích thực của bài á Tế á ca?” Tạp chí
Nghiên cứu văn học số 4/2008, website: http://khoavanhoc–ngonngu.edu.vn
CÂU HỎI
1. Giữa chủ trương Bạo động và chủ trương Duy tân, chủ trương nào
đúng đắn hơn?
2. Đọc Văn minh tân học sách, Cáo hủ lậu văn, cho biết các sĩ phu duy
tân đã phủ nhận tư tưởng, học thuật Nho giáo như thế nào?
3. Phân tích nội dung tư tưởng yêu nước mới của các sĩ phu duy tân.
Bài 2. PHAN BỘI CHÂU (1867 – 1940)
1. CUỘC ĐỜI
1.1. Xuất thân từ môi trường Hán học
Tên lúc nhỏ là Phan Văn San, hiệu Hải Thụ, về sau lấy hiệu là Sào
Nam (với ý nhớ nước cũ: “Hồ mã tê sóc phong, Việt điểu sào nam chỉ”– Ngựa
Hồ hi gió bắc, Chim Việt làm tổ cành nam). Quê ở làng Đan Nhiễm, huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Thuở nhỏ rất thông minh. 6 tuổi đã theo cha đi học, 3 ngày học thuộc
cuốn Tam tự kinh. Bảy tuổi là hiểu biết kinh truyện, có thể nhại theo sách của
Khổng Tử, viết đùa sách “Phan tiên sinh chi luận ngữ”
16 tuổi đi khảo hạch đứng đầu xứ, người ta gọi là Đầu Xứ San. Ông đã
sớm có lòng yêu nước.
1.2. Nhà nho yêu nước dưới ngọn cờ Cần vương
Năm 17 tuổi (1884) được tin ở Bắc kỳ, nghĩa binh nổi dậy, Phan Bội
Châu nửa đêm khêu đèn thảo hịch Bình Tây thu Bắc rồi đem ra dán ở gốc
cây to đầu làng.
1885 kinh thành Huề thất thủ, hưởng ứng chiếu cần vương của Hàm
Nghi, Phan Bội Châu cũng tổ chức được một đội “thiếu sinh quân” gồm 60
người để ứng nghĩa, nhưng chưa kịp hành động thì đã bị tan rã.
10 năm cuối thế kỷ 19, ông làm thầy đồ dạy học để nuôi cha già, vừa
tìm đọc thêm sách vở tiến bộ như: Thiên hạ đại thế luận của Nguyễn Lộ
Trạch, những đề nghị canh tân đất nước của Phạm Phú Thứ, tân thư từ
Trung Quốc sang, và âm thầm kết giao với các đồng chí.
1900 thi Hương, đỗ thủ khoa trường nghệ, người ta thường gọi là ông
giải San – “Thế là đã có hư danh để che mắt đời”. Cha mất, đạo hiếu đã trả
xong, đến đây ông chính thức tham gia hoạt động cách mạng.
1.3. Nhà chí sĩ duy tân
1904 Lập hội Duy Tân hội, tôn Cường Để làm minh chủ. Chủ trương
của Hội là bạo động vũ trang và nhờ ngoại viện.
1905 Theo kế hoạch hội Duy tân, Phan Bội Châu xuất dương sang
Nhật gặp Lương Khải Siêu. Lương khuyên nên dùng thơ văn để tố cáo tội ác
với thế giới và cổ vũ lòng yêu nước. Ông viết Việt Nam vong quốc sư, Khuyến
quốc dân tư trợ du học văn. Hải ngoại huyết thư, Tân Việt Nam, Sùng bái giai
nhân, Việt Nam quốc sử khảo…
Các chính khách Nhật Bản khuyên đưa người sang du học. Về nước
Phan vận động phong trào Đông du hết sức sôi nổi. Từ 1905 đến 1908 đã
đưa được 200 lưu học sinh sang Nhật học.
1909 Pháp – Nhật cấu kết với nhau, phong trào Đông Du bị giải tán,
nhân bị trục xuất ông trở về ẩn náu ở Trung Quốc, rồi sang Xiêm mở trại cày
Bạn Thầm, viết tuồng Trưng Nữ vương.
1911 Cách mạng Tân Hợi của Tôn Trung Sơn, Phan Bội Châu sang
Trung Quốc tập hợp đồng chí thành lập Việt Nam Quang phục hội, với tôn chỉ
“Đánh đuổi giặc pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước cộng hòa
dân quốc Việt Nam”
1913 Bị bọn quân phiệt Trung Quốc tiếp tay Pháp bắt giam ở Quảng
Châu. Trong tù ông viết Ngục trung thư (1914), Chân tướng quân (viết về
Hoàng Hoa Thám), Nhà sư ăn rau…
1917 ra tù ở Hàng Châu viết báo. Chịu ánh hưởng của Cách mạng
tháng 10 Nga, Phan có khuynh hướng về cách mạng thế giới, tìm hiểu Cách
mạng tháng 10, viết báo ca tụng Lênin và nhà nước công nông. Viết Trùng
quan tâm sử (1918), Tái sinh sinh (truyện), Phạm Hồng Thái (truyện– 1924)
1924 cải tổ Việt Nam Quang phục hội thành Việt Nam Quốc dân đảng.
Gặp Nguyễn Ái Quốc, dự định sẽ cải tổ Việt Nam Quốc dân đảng theo hướng
tích cực nhất.
1925 trên đường từ Hàng Châu về Quảng Châu ông bị thực dân Pháp
bắt cóc đưa về nước. Chúng định thủ tiêu, nhưng bị lộ phải mang ra Tòa đề
hình Hà Nội để xử. Cả nước nổi lên phong trào đòi thả cụ Phan Bội Châu.
Pháp đành phải tha bỗng và buộc cụ phải an trí ở Huế.
1926 Phan Chu Trinh mất, ông viết bài Văn tế Phan Chu Trinh.
1.4. “Ông Già Bến Ngự” – Người cầm bút yêu nước trên diễn đàn
văn học công khai
Cách mạng chuyển biến theo hướng khác. Phan Bội Châu tiếp tục viết
báo với tư cách là “ông già Bến Ngự”, để giáo dục quốc dân đồng bào:
– Nam, Nữ quốc dân tu tri
– Thuốc chữa bệnh dân nghèo
– Lời hỏi thanh niên
– Phan Bội Châu niên biểu
– Lịch sứ Việt Nam diễn ca
– Biên khảo: Xã hội chủ nghĩa, Nhân sinh triết học, Khổng học đăng…
2. PHAN BỘI CHÂU, NGỌN CỜ ĐẦU CỦA THƠ VĂN YÊU NƯỚC ĐẦU
THẾ KỶ XX
2.1. Tình yêu nước thiết tha nồng cháy:
Bài Hải ngoại huyết thư, bức thư bằng máu và nước mắt gửi cho đồng
bào mình, trinh bày thực trạng đất nước, nguyên nhân mất nước, phương
pháp đấu tranh và kêu gọi đại đoàn kết đứng lên chống Pháp giành lại độc lập
dân tộc.
Mở đầu: Nỗi khổ tâm của người ý thức được nỗi nhục mất nước. Ông
đứng lên cao, nhìn toàn cảnh đất nước. Ngày xưa Nguyễn Trãi, Lê Thánh
Tông đứng ở vị trí cao để làm Bình Ngô đại cáo, Lam Sơn Lương Thủy phú.
Phan Bội Châu từ nước ngoài nhìn lại toàn cảnh đất nước. Bằng cái nhìn lịch
sử và thời đại, ông đưa ra một quan niệm mới về đất nước với một tình yêu
nước nồng cháy, thiết tha. Đất nước được trả về nguyên vẹn của nó, không
còn bị khuất dưới tư tưởng trung quân:
Lời huyết lệ gửi về trong nước,
Kể tháng ngày chưa được bao lâu
Nhác trông phong cảnh Thần châu
Gió mây phẳng lặng dạ sầu ngẩn ngơ
Trong bài Ái quốc, mở đầu bằng những lời yêu nước cháy bỏng:
Nay ta hát một thiên ái quốc
Yêu gì hơn yêu nước nhà ta
Trang nghiêm bốn mặt sơn hà
Ông cha ta để cho ta lọ vàng.
Non sông gấm vóc, xinh đẹp:
Hào Đại Hải âm thầm trước mặt
Dải Cửu Long quanh quất miền tây
Một tòa san sát xinh thay
Bên kia Vân, Quảng, bên này Côn Lôn
Vẻ gấm vóc nước non tươi đẹp
Rắp những mong cơ nghiệp dài lâu.
– Đất nước được coi như cơ nghiệp ông cha, dân tộc được nhìn bằng
con mắt nòi giống. Ông nhục vì nỗi nhục mất nước, đau vì nỗi đau mất nước,
giống nòi bị khinh miệt đoạ đày, gia tài công nghiệp của ông cha bị ngoại tộc
giày xéo:
Giống khôn há phải đàn trâu
Giang sơn há để người đâu vẫy vùng
Hai mươi triệu dân cùng của hết
Bốn mươi năm nước mất quyền không
Thương ôi công nghiệp tổ tông
Nước tanh máu đỏ non chồng thịt cao
Non nước ấy biết bao máu mủ
Nỡ nào đem nuôi lũ sài lang
Cờ ba sắc xứ Đông Dương
Trông càng thêm nhục, nói càng thêm đau
Nhục vì nước mà đau người trước
Nông nỗi này non nước cũng oan.
(Ái quốc)
Nước mất, Hồn nước phải bơ vơ. Gọi hồn bằng máu và nước mắt:
Hòn cố quốc ngẩn ngơ ngơ ngẩn
Khôn tìm đường dò nhắn hỏi han
Bâng khuâng đỉnh núi chân ngàn
Khói tuôn khí uất sóng cuồn trận đau (HNHT)
Tương tự như vậy trong bài “Gọi hồn quốc dân”:
Hồn cố quốc biết đâu mà gọi
Thôi khóc than rồi lại xót xa
Trời nam xanh ngắt bao la
Nghìn năm cơ nghiệp ông cha còn gì.
(Gọi hồn quốc dân)
Quan niệm mới về đất nước: Nước là cơ nghiệp của một dân tộc–nòi
giống, Dân là chủ nước:
Nghìn muôn ức triệu người chung góp
Xây dựng nên cơ nghiệp nước nhà
Người dân ta của dân ta
Dân là dân nước nước là nước dân
Đoạn sau:
Ta là lũ cháu con một họ
Nước dân ta là của gia tài
Chữ rằng: Tổ nghiệp lưu lai
Của ta ta giữ chắc ai giữ cùng
Quan hệ giữa dân với nhau là họ hàng:
Năm mươi triệu số người trong nước
Ai chẳng là chú bác anh em
Lòng nào ghét bỏ cho cam
Yêu nhau thì phải tính làm sao đây.
Cùng với ái quốc, ông còn viết ái quần, ái chủng
Đất nước có lịch sử lâu đời. Khơi dậy niềm tự hào về lịch sử dân tộc:
Mà xem gương truyện xưa kia
Kể công trùng vũ ai bì được đâu
Nó thuở trước đánh Tàu mấy lớp
Cõi trời nam cơ nghiệp mở mang
Sông Đằng lớp sóng Trần vương
Núi Lam rẽ khói mở đường nhà Lê
Quang Trung từ khi độc lập
Khí anh hùng đầy lấp giang sơn
Lòng trời mở rộng nước non
Ta nay may vẫn hay còn nước ta
* Lưu ý: Quang Trung được coi là anh hùng chứ không phải giặc –
Khác quan niệm chính thống, vì dựa trên quan điểm đất nước chứ không phải
nho giáo.
* Hãy còn nước ta. Khác quan niệm nhà nho: không đánh đồng triều đại
với nước, không cho Pháp là “Tân trào”.
Đất nước được hình thành từ công sức của bao thế hệ, là gia tài của
ông cha để lại, nên nó gắn bó như máu như thịt, có gì đó rất linh thiêng,
người nước ngoài khó có thế hiểu được điều này:
Trải mấy lớp tiền vương dựng nước
Bốn ngàn năm dãi gió dầm mưa
Biết bao công của người xưa
Gang sông, tấc núi, dạ dưa, ruột tằm
(Ái quốc)
2.2. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp:
– Cướp nước, mất chủ quyền, dân tộc bị đày đoạ và khinh miệt
“Từ khi quân giặc khác giống phá kinh thành nước ta, cướp quốc quyền
của chúng ta đến nay, vua thì bị giam cầm như tù đày, dân thì bị đánh đập
như trâu ngựa. Tất cả mọi quyền hành lớn nhỏ đều nằm trong tay quân giặc
khác nòi” (Hòa lệ cống ngôn)
– Về phương diện kinh tế: thuế khóa, vơ vét mạch sống của dân ta
– Hoạ diệt chủng: được nhìn từ con mắt dân tộc, nòi giống và chủng
tộc:
“Cái dã tâm của giặc như hổ ngoạm tằm ăn, không thể kể xiết. Nhưng
cái chính là cướp cái mạch sống của chúng ta. Chính phủ giặc đánh thuế
chúng ta đến muôn ngàn thứ, quân buôn của giặc cướp lợi quyền của chúng
ta đến ức triệu đường” (Hòa lệ cống ngôn)
So sánh với:
Cáo Bình Ngô và văn học cuối thế kỷ 19:
– Cướp chủ quyền:
Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu;
Hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó
(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
– Phu phen tạp dịch:
Kẻ bị ép xuống biển ròng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập
thuồng luồng;
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng khốn nỗi rừng sâu nước độc.
– Giết người cướp của:
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn; Vùi con đỏ xuống hầm
tai vạ”
(Bình Ngô đại Cáo)
“Phạt Cho đến người hèn kẻ khó thâu của quay treo;
Tội chẳng tha con nít đàn bà, đốt nhà bắt vật.
Kể mười mấy năm trời khốn khó bị khảo bị tù bị giết, trẻ già nghe
nào xiết đếm tên;
Đem ba tấc hơi mỏn bỏ liều hoặc sông hoặc biên hoặc núi hoặc
rừng quen lạ thảy đều rơi nước mắt.
(Nguyễn Đình Chiểu: Văn tế nghĩa dân Lục tỉnh trận vong)
– TK.XV: Tư văn thì giống mà dân tộc lại khác:
“Những kẻ tư văn người đất Việt.
Đạo này nắm nối để cho dài”
(Nguyễn Trãi)
Cuối TK.XIX: đồng nhất đạo thánh với văn hoá dân tộc:
“Sống làm chi theo quân tả đạo quăng vùa hương xô bàn độc thấy lại
thêm buồn; Sống làm chi ở với lính mã tà chia rượu lạt gặm bánh mì nghe
càng thêm hổ.” (Nguyễn Đình Chiểu)
2.3. Đi tìm nguyên nhân mất nước và đề xướng tư tưởng đoàn kết
dân tộc
Không phải tai ách nạn trời để cảnh cáo nhà vua, không chỉ vì quân
Pháp mà cái chính là do chính nước ta: Tuy nhiên cách nhìn có vẻ đạo đức,
chứ chưa phải là những phân tích khách quan. Sự phê phán có tính toàn dân
tộc:
Nước ta mất bởi vì đâu
Tôi xin kể hết mấy điều tệ nhân:
Một là vua sự dân chẳng biết.
Hai là quan chẳng thiết gì dân
Ba là dân chỉ biết dân
Mặc quân với quốc mặc thần với ai.
Chẳng may lúc thành long, xã lở
Một hai điều trách cứ vua tôi
Còn năm mươi triệu con người
Chỉ quanh quanh đám lợi tài không xong
Hỏi đến nước còn không không biết
Hỏi đến tên Nam Việt không thưa
Gia tài tổ nghiệp mình xưa
Tay đem quyền chủ mà đưa cho người
Đồng tâm – tư tưởng đoàn kết dân tộc:
Bởi lúc trước của chung không giữ
Đến bây giờ sức chửa làm xong
Sao cho cái sức đến cùng
Sức cùng là bởi cái lòng cùng nhau
Năm mươi triệu đồng bào đua sức
Năm mươi nghìn giống khác được bao
Cùng nhau bên ít bên nhiều
Lọ là gươm sắc súng kêu mới là
Đoàn kết: phú hào, quan tước, sĩ tịch, lính tập, Gia–tô, côn đồ, nhi nữ,
bếp bồi, thông ký, cừ gia đệ tử, du học:
Nào những kẻ phú hào trong nước
Nào những người quan tước thế gia
Nào là sĩ tịch bây giờ.
Nào là lính tập, nào là Gia–tô
Nào những kẻ côn đồ nghịch tử
Nào những người nhi nữ anh si
Bếp bồi thông ký chi chi
Cừu gia đệ tử nào thì những ai
Ấy kể đến những người trong nước
Còn những người du học mọi nơi
Người trong cho đến người ngoài
Chữ Tâm cốt phải ai ai cũng đồng
Hải ngoại huyết thư
– Anh hùng là phụ nữ – khái niệm nữ trượng phu:
“Giang sơn làm nồi cơ đồ
Ấy là bậc nữ trượng phu nước mình”
Hải ngoại huyết thư
Nhân vật cô Chí trong Trùng quang tâm sử.
– So sánh với trước: Lính tập, Gia –tô, nữ nhi (nữ hào kiệt, nữ trượng
phu)
Đoàn kết với hành động quyết liệt nhất là diệt thù:
Hòn máu uất chất quanh đầy ruột
Anh em ơi xin tuốt gươm ra
Có trời có đất có ta
Đồng tâm như thế mới là đồng tâm
Tương lai tươi sáng:
Cờ độc lập xa trông phấp phới
Kéo nhau ra đòi lại nước nhà
Của nhà ta, trả chủ ta
Muốn toan cố chấp ắt là chẳng xong
Kêu gọi yêu nước gắn liền với Duy tân:
Đài kỷ niệm tranh vanh trong nước
Đèn hoan nghênh kẻ rước người đưa
Nào người Dụ Cát, Lư Thoa
Này vừa gặp hội, xin ta gắng lòng.
3. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI CHÍ SĨ DUY TÂN:
Người anh hùng phải tự nhiệm gắn số phận mình với đất nước:
“Lúc tôi sinh ra là lúc Nam kỳ thất thủ đã 5 năm, tiếng khóc oa oa chào
đời như báo trước cho tôi rằng, mày sẽ làm người dân mất nước” (Phan Bội
Châu niên biểu)
3.1. Người hào kiệt kiểu cũ:
– Thơ khẩu khí:
Khi chưa lên đỉnh non xa
Non xanh trăm ngọn như ta khác nào
Khi ta lên đến đỉnh cao
Non xanh trăm ngọn, ngọn nào bằng ta
Du Đại Huệ Sơn cảm tác
Giống Cao Bá Quát:
Triển du Hoành Sơn lập
Mộ há Bàn Kính dục
Huề thủ lưỡng phiến thạch
Giang sơn bất doanh cúc
Dục Bàn Thạch kính
– Trượng phu hơn đời khác tục, tự nhiệm, tung mình vào cuộc chơi lớn:
Chơi xuân
Quân bất kiến Nam, Xuân tư cổ đa danh sĩ
Đã chơi xuân đúng quan nghị chi chi
Khi ngâm nga xáo lộn cổ kim đi
Tùa tám cõi náu về trong một túi.
Thơ rằng:
Nước non Hồng Lạc còn đây mãi
Mặt nước anh hùng hổ chịu ri?
Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi
Sinh thời thế phải xoay nên thời thế.
Phùng xuân hội may ra ừ cũng dễ,
Nắm địa cầu một chút con con.
Đạp toang hai cánh càn khôn,
Đem xuân vẽ lại cho non nước nhà.
Hai vai gánh vác sơn hà
Đã chơi chơi nốt, ối chà chà xuân!
3.2. Người chí sĩ duy tân:
Dám vứt bỏ lối sống tầm thường. Lời tuyên ngôn của cả một thế hệ –
hướng về phía biển, sống mãnh liệt:
Xuất dương lưu biệt
Sinh vi nam tuyến hy kỳ,
Khẳng hứa càn khôn từ chuyển di.
Ư bách niên trung tu hữu ngã,
Khởi thiên tải hậu cánh vô thầy.
Giang sơn tứ hy sinh đồ nhức,
Hiền thánh liêu nhiên ông diệc si
Nguyện trục trường phong đông hải khứ,
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.
(Làm trai phải lạ ở trên đời,
Há để càn khôn tự chuyển dời.
Trong khoảng trăm năm cần có tớ,
Sau này muôn thủa họ không ai.
Non sông đã chết sống thêm nhục,
Hiền thành còn đâu học cũng hoài.
Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.
(Tôn Quang Phiệt dịch)
Văn tế Phan Chu Trinh
– Mở đầu là những lời đánh giá trang trọng, có tầm vóc quốc tế, đồng
thời là kiểu anh hùng mới tiếp nối những kiểu anh hùng đã xuất hiện trong lịch
sử:
Than ôi!
Tuồng thiên diễn mưa âu gió Mỹ, cuộc nọ kém thua hơn được,
ngó non sông nên nhớ bậc tiên tri;
Dấu địa linh con Lạc cháu Hồng, người sao trước có sau không,
kinh sấm sét dễ đau lòng hậu bối.
Vẫn biết tinh thần di tạo hóa, sống là còn mà thác vẫn như còn;
Chỉ vì thời thế khuất anh hùng, xưa đã rủi mà nay cũng thêm rủi.
Lấy ai đây nối gót nghìn thu,
Vậy ta phải kêu người chín suối.
– Xuất thân từ cửa Khổng sân Trình:
Nhớ tiên sinh xưa:
Tú dục Nam châu;
Linh chung Đà hàn.
Nghiệp thừa gia cung kiếm cũng pha đường;
Nền tác thánh thi thư từng thuộc lối.
Gan to tày bể, sức xông pha nào kể ức muôn người;
Mắt sáng hơn đèn, tài linh lợi từ khi năm bảy tuổi.
– Chí lớn và tinh thần tự nhiệm:
Vận nước gặp cơn dâu bể, đeo vai thân sĩ, còn lòng đâu áo mũ
xênh xang;
Thói nhà chăm nghiệp bút nghiên, giấu mặt hào hùng, thì tạm
cũng khoa trường theo đuổi.
– Thời đại mới, đi đến tư tưởng duy tân. Bậc thánh mới là Mã Ni, Lư
Thoa, Mạnh Đức địa bàn hoạt động có tính chất quốc tế:
Song le:
Khí vẫn tranh vanh;
Chí càng viễn đại.
Tài Mã Ni đang chứa sức hô hào;
Tuồng Lỗ Dịch quyết ra tay đào thải.
Đội tiên phong đâu tá, gió Duy tân từ Đông hải thổi vào;
Gương ngoại quốc kia là, sóng cách mạng bởi Âu châu dồn tới.
Dọc ngang trời đất, rực vẻ văn minh;
Tức tối nước nhà, cam đường hủ bại.
Cá chậu chim lồng vơ vẩn thế, áng công danh thôi vất lối tầm
thường
Rồng mây cọp gió lạ lùng chi, miền thanh khí thử hô người trung
ngoại.
Cậy tân học dặm dò đường tự chủ. Lư Thoa, Mạnh Đức so sánh
người xưa;
Mượn Đông du thăm hỏi bạn đồng tâm, Hương Cảng, Hoành
Tân, lỏi len đường mới.
– Sức mạnh chủ yếu là sức mạnh tinh thần:
Ba tấc lưỡi mà gươm mà súng, nhà cường quyền trông gió cũng
gai ghê;.
Một ngòi lông vừa trống vừa chiêng, cửa dân chủ khêu đèn thêm
rạng chói.
Phóng khiến:
Trình độ dân ta cao;
Trí thức dân ta giỏi.
Khí dân ta ngày một dồi dào;
Sức dân ta ngày càng cứng cỏi.
Một tiếng xướng có muôn tiếng họa, thần tự do nên đủng đỉnh về
đây;
Bạn người Việt với thầy người Tây, ma chuyên chế dám dùng
dằng ở mãi.
– Lòng kiên trinh, khí tiết vững vàng:
Nào hay:
Trời đã éo le;
Người cảng quỷ quái.
Chứa chan máu quốc, nước vẩn vơ hồn;
Xao xác tiếng gà, trời mù mịt tối.
Trường nô lệ chung quanh là rắn rết, văn cứu thời khen khéo gây
oan;
Ô dã man ngan ngát những hùm beo, miếng ái quốc hóa nên
buộc tội.
Thành Hà Nội ùn ùn mây ác độc; nào kẻ lánh mình, nào người
chống thuế, chữ âm mưu tô vẽ đủ trăm đường;
Đảo Côn Lơn rực rực lửa oan cừu, thấy người yêu nước, thấy kẻ
thương dân, tơ xướng loạn dệt thêu ra một mối.
Sương đơn gió kép, giữa hội mịt mù;
Mưa dập sóng dồn, xót ông chìm nổi.
Thân, Dậu, Tuất bấy nhiêu năm tân khô, khi đào cây, khi lượm
đá, giữa bể trần gió bụi vẫn ung dung;
Đặng Hoàng (Huỳnh), Ngô ba bốn bác hàn huyên, khi uống rượu,
khi ngâm thơ, ngoài cửa ngục lầm than mà khẳng khái.
Hồi đen may cũng lần lừa;
Lòng đỏ vẫn còn hăng hái.
Quay đầu lại giả ơn tù đảo, tấm thân giả còn nặng gánh giang
sơn;
Bước chân đi tìm bạn âu châu, đôi tay trắng quyết phất cờ xã hội.
Án tái phạm vì lời thông Đức, dạ sắt vàng thêm thử lại thêm bền;
Thư thất điều đón giá như Tây, uy sấm sét chẳng kinh cùng
chẳng hãi.
Gương vĩ nhân treo những bao giờ;
Hồn cố quốc mới về năm ngoái.
Trước mặt não ai hớn hở, thấy ngựa xe luống ngẩn ngơ chiều;
Bên tai những tiếng kêu van, nghe sưu thuế càng ngao ngán nỗi.
Dưới miệng cọp gửi đàn con đỏ, phúc trùng lai thêm bận dạ tha
hương;
Trên quyền người đeo giống da vàng, lòng cảm tử quyết lùa
quân hậu đội.
Ước những chuông đều trống nhịp; khắp ba kỳ cho vang tiếng
reo hò:
Mới là anh trước em sau, dắt một lũ để đồng bào gắng gỏi.
Khéo vô tình trời chẳng chiều người;
Nên bất hạnh mừng mà hóa tủi.
Tiệc hoan nghênh mới đó, não nùng rượu chửa phai mùi;
Hội truy điệu gần đây, thấp thoáng hương đà bén khói.
– Tự khóc cho mình và khóc cho một thế hệ người chí sĩ đã chịu nhiều
hy sinh, đã thất bại, nhưng vẫn tràn trề hy vọng ở tương lai:
Anh em ta:
Đất rẽ đôi đường;
Tình chung một khối.
Gánh tồn vong ai cũng nặng nề;
Nghĩa chung thủy lòng càng bối rối.
Sóng gió một con thuyền chung chạ, mái chèo đương lúc cheo
leo;
Mây mù muôn dặm đất xa khơi, dấu ngựa nhờ ai giong ruổi.
Ngại ngùng thay người ngọc mù sa;
Ngao ngán nhẽ giọt châu mưa xối.
Thương ôi!
Bể bạc còn trơ;
Trời xanh khó hỏi.
Nghìn vàng khôn chuộc được anh hào;
Tấc dạ dám thề cùng sông núi.
Trước đã giỏi mà sau thêm giỏi nữa, dấu cộng hòa xin ráng sức
theo đòi;
Thác còn thiêng thời sống phải thiêng hơn, thang độc lập quyết
ra tay vin vót. Lời này ông xét cho chăng?
Lòng ấy trời đã soi rọi!
(1926)
– Thung dung – phong cách kẻ sĩ thời cổ:
Vẫn là hảo kiệt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
(Ngục trung thư)
3.3. Kiểu anh hung tập thể: sự thất bại lịch sử của người chi si duy
tan
– Đi đến một loại anh hùng mới: Anh hùng tập thể, tin tưởng vào thanh
niên:
Bài ca chúc tết thanh niên
– Vận hội mới:
Dậy! Dậy! Dậy! bên án một tiếng gà vừa gáy,
Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng.
Xuân ơi xuân xuân có biết cho chăng: thẹn cùng sông, buồn cùng
núi tủi cùng trăng,
Hai mươi năm lẻ đã từng chua với xót.
– Thừa nhận sự thất bại của thế hệ của mình – chí sĩ duy tân:
Trời đất may còn thân sống sót
Tháng ngày khuây khỏa lũ đầu xanh
– Kêu gọi một cách rất trang trọng:
Thưa các cô các cậu lại các anh,
Đời đã mới, người càng thêm đổi mới.
Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội,
Xúm vai vào gánh vác cựu giang san.
Đi cho êm đứng cho vững trụ cho gan,
Dây thành bại quyết ghe phen liên hiệp lại.
– Yêu nước và dám hy sinh vì nước:
Ai hữu chí từ nay xin gắng gỏi:
Xếp bút nghiên mà dưỡng lấy tinh thần
Đừng ham chơi, đừng ham mặc, ham ăn
Dựng gan óc lên đánh tan sắt lửa
Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ.
Mới thế này là mới hỡi chư quân
Chữ rằng: nhật nhật tân, hựu nhật tân.
Bài ca chúc Tết thanh niên
KẾT LUẬN
– Nhà ái quốc trung kiên, chấp nhận thay đồi với một “bất biến” là dân
tộc.
– Một nhà thơ yêu nước nồng cháy, người cầm đuốc cho dân tộc trong
những năm đầu thế kỷ 20.
– Để lại trong văn chường hình ảnh đẹp về một người cách mạng,
người yêu nước, nhà chí sĩ Duy tân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Đình Hươu, Lê Chí Dũng: Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời
1900 – 1930, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1988
2. Chương Thâu: Văn thơ Phan Bội Châu, NXB Văn học, Hà Nội, 1967
3. Chương Thâu, Trần Ngọc Vượng: Phan Bội Châu – về tác gia và tác
phẩm, tái bản, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007
CÂU HỎI
1) Tìm hiểu sự vận động tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu qua thơ
văn ông.
2) Quan niệm anh hùng của Phan Bội Châu.
3) Sự vận động của hình tượng người chí sĩ duy tân qua 4 tác phẩm:
Chơi xuân, Xuất dương lưu biệt, Văn tế Phan Chu Trinh, Bài ca chúc Tết
thanh niên của Phan Bội Châu.
4) Tìm hiểu giọng “lâm ly bi thống” trong thơ Phận Bội Châu qua bản
dịch Lê Đại.
Bài 3. NỀN VĂN HỌC MỚI HÌNH THÀNH Ở ĐÔ THỊ
1. SỰ RA ĐỜI CỦA NỀN VĂN HỌC MỚI
1.1. Sự chuẩn bị cho một nền văn học mới
Manh nha từ thế kỉ trước, bắt đầu từ Nam bộ
– Nơi tiếp xúc với Văn minh Pháp sớm nhất
– Đô thị hóa TBCN sớm và sâu rộng nhất
– Chính sách văn hóa của Pháp: Nam kỳ là thuốc địa của Pháp, nên
Pháp muốn đồng hóa, và cắt đứt với cội nguồn văn hóa dân tộc và những ảnh
hưởng của văn hóa Trung Hoa.
* Kinh tế:
Công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp
– Thập niên 80 TK XIX thực dân Pháp cho hệ thống đào kênh xáng ở
ĐB Nam Bộ để mở rộng đất canh tác, xuất tiền cho dân vay để trồng lúa. Đưa
diện tích cạnh tác từ 380.000 mẫu (1868) lên đến 2.650.000 mẫu (1938) – tức
là gấp 7 lần. Khiến cho số người giàu chiếm đến 7.000/18.000 hộ toàn Đông
Dương.
– Tuyến đường sắt SG– Mỹ Tho khởi cộng vào năm 1881, hoàn thành
vào năm 1882. Đầu TK XX hoàn thành: cầu Long Biên (1902), Đường sắt
xuyên Việt (khánh thành toàn tuyến 1936),…
– Đô thị hóa tư bản chủ nghĩa (cùng với quá trình bần cùng hóa nông
dân) nhanh chóng: SG từ 20.000 dân (1868) lên 300.000 dân (1929). Các đô
thị mới mọc lên mau chóng: Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nam Định, Vinh,
Mỹ Tho, Cần Thơ...
* Giáo dục
Phổ biến chữ quốc ngữ:
– Giữa TK XVII A.Rhode cho ra đời Từ điển Việt – Bồ – La để chuẩn
hóa chữ quốc ngữ, tiếp theo là các Từ điển Annam – Latin của Bê–hen (TK
XVIII), Từ điển Annam - Latin và Latin – Annam của Tabert (nửa đầu TK XIX)
– Chủ trương dùng chữ quốc ngữ để cắt VN ra khỏi văn hóa truyền
thống. Khuyến khích ra báo, phiên âm truyện Nôm, dịch truyện Tàu, dịch văn
học Pháp ra quốc ngữ.
Trường Pháp Việt được mở ra:
– Du học: Nguyễn Trọng Quản, Diệp Văn Cương du học ở Alger
– 1873 mở trường đầu tiên: Trường Hậu bồ (Collège des Stagiaires) do
Trương Vĩnh Ký điều hành.
– 1887 mở trường tiếng Pháp ở Kinh đô do Diệp Văn Cương làm
Chưởng giáo
– 1900 cả 5 quận SG đều có trường cho nam sinh và nữ sinh, nổi tiếng
nhất là Chasseloup Laubat.
– 1913 ở Huế có trường Quốc học, HN có Trường Bưởi (Collège du
Protectorat).
– Sau đó mỗi xã đều có trường tiểu học Pháp– Việt (sơ đẳng), các
huyện lỵ thì có tiểu học toàn cấp.
1.1.1. Báo chí, xuất bản:
Tổ chức và khuyến khích phong trào sáng tác.
Làm quen với các tác phẩm văn học phương Tây
Nơi tập dượt ngòi bút của người viết.
Báo chí Nam Kỳ:
– Đầu tiên: Gia Định báo (15/4/1865 – 1909): Lúc đầu do Emest
Potteaux làm chánh tổng tài, từ năm 1869 do Trương Vĩnh Ký làm Chánh
tổng tài. Tờ báo có 2 phần:
Công vụ: văn thư, quyết định của chính quyền Pháp (công báo)
Thứ vụ: khoa học thường thức, văn học.
Tiếp theo là các tờ:
– Nhật trình Nam Kỳ (1883)
– Báo hộ Nam dân (1888)
– Thông loại khóa trình (1888–1889): tạp chí KHXH đầu tiên do Trương
Vĩnh Ký chủ trương
– Phận Yên báo (1898): Diệp Văn Cương chủ chương, tờ báo tư nhân
đầu tiên của nước ta.
– Nông cổ mín đàm (1901): đầu tiên do Canavaggio làm chủ nhiệm,
Lương Dữ Thúc (Lương Khắc Ninh) làm chủ bút (loạt bài Thương cả luận).
Sau đó Trần Chánh Chiếu, làm chủ bút (1906–1907). Tờ báo thể hiện rất rõ
chủ trương vận động Duy tân (Nam Bộ gọi là Minh tân).
– Lục tinh tân văn (1907–1944): 1907–1908 Trần Chánh Chiếu làm chủ
bút. 51 số đầu là tờ báo “Minh tân” (Duy tân). Ông bị Pháp bắt vì tội “đại ác”
(chống chính quyền), tờ báo lại giao cho Lương Khắc Ninh. Lúc đầu là tuần
báo, sau đó trở thành nhật báo, là một trong những tờ báo lớn nhất của Nam
Kỳ.
Miền bắc và miền Trung:
Đầu tiên là tờ Đại Nam đồng văn nhật báo (chữ Hán) ra đời năm 1892
Tiếp theo là các tờ: Đại Việt tân báo (1905), Đông Dương tạp chí (1913)
của Nguyễn Vãn Vĩnh, tờ báo có phần văn chương, Nam Phong tạp chí
(1917) của Phạm Quỳnh, có phần Văn uyển, sưu tập thơ văn cũ và phần
Sáng tác…
Rồi hàng loạt các báo khác nữa: Hữu thanh tạp chí, Tiếng dân, Phụ nữ
tân văn, Đông Pháp thời báo, Chuông rè (tiếng Pháp: La Clodefelaire) đăng
rải rác thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết.
Xuất bản:
Các nhà in và nhà xuất bản ra đời rất nhiều, trước hết là ở Nam Bộ:
đầu tiên là Impériale, 1862–1868, sau đó là các nhà xuất bản, nhà in:
– Bản in nhà nước, 1875
– Guilland et Martinon, 1881 –1886
– Huỳnh Kim Danh, 1923–1932
– Bảo Tồn, 1927 – 1944
– Đức Lưu Phương, 1928–1943
– Tín Đức thư xã, 1928–1945
– Nữ lưu thư quán, 1929…
Tổng cộng trên 120 nhà in/xuất bản
1.1.2. Văn học dịch:
Nam bộ:
Mở đầu cho việc dịch thuật là ở Nam Bộ. Những bản dịch ra quốc ngữ
đầu tiên là văn học cổ điển Trung Quốc, văn học cổ điển VN và văn học Pháp:
Minh tâm bửu giám (Trương Vĩnh Ký), Chuyện Phan sa diễn ra quốc ngữ
(Trương Minh Ký–1884)…
– Dich giả đầu tiên là Trương Minh Ký: Tư gia cách ngôn khuyến hiếu
ca, Chuyện Phan sa diễn ra quốc ngữ (1884, trong đó có dịch truyện ngụ
ngôn La Fontaine), Truyện ngụ ngôn Pháp, Tê Lê Mặc phiếu lưu ký (1885,
dịch từ Les aventures dễ Télémaque của Fénelon)
– Dịch tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc: Liêu Trai, Tam quốc, Phong
thần, Chinh Đông Chinh Tây, Thủy hử, Đông du bát tiên, Càn Long hạ Giang
Nam…Kể cả truyện truyền kỳ của VN: Truyện mạng lục (tức Truyền kỳ mạn
lục) đăng trên Gia Định báo. Nổi tiếng nhất là 4 dịch giả: Nguyễn Chánh Sắt,
Huyền Mặc Đạo Nhân, Trần Phong Sắc, Nguyễn An Cư.
Bắc bộ:
Các nhà cựu học như Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Đỗ Mục, Phan Kế
Bính, Nguyễn Thiện Thuật dịch văn học cổ điển Trung Quốc và Việt Nam như:
Tam Quốc, Thuỷ hử, Lĩnh Nam chích quái, Truyền kỳ mạn lục, Hoàng Lê nhất
thống chí…
Sau đó: dịch tiểu thuyết “ngôn tình nhu cảm” của Trung Quốc và Pháp:
Tuyết hồng lệ sử, Trà hoa nữ…
Nguyễn Văn Vĩnh dịch rất nhiều: thơ ngụ ngôn của La Fontaine, thơ
Lamartine, V.Hugo, thơ Chateaubriant, kịch của Molière: Người hà tiện,
Trưởng giả học làm sang, Bệnh tưởng…
Phạm Quỳnh dịch: Lôi Xích (Le Cid), Hòa Lạc (Horace) của Corneille.
Ví dụ: Nguyễn Văn Vĩnh dịch thơ ngụ ngôn của La Fontaine:
Con ve sầu kêu ve ve
Suốt mùa hè
Đến kỳ gió bấc thổi
Nguồn cơn thật bối rối
Ở các trường tiểu học, trung học Pháp – Việt, học sinh cũng được học
và tập dịch tương tự.
1.2. Thơ, kịch, tiểu thuyết mới ra đời
1.2.1. Thơ
– Ôn tập lại cái cũ: Đường luật, Cổ phong
– Trở về với dân tộc: lục bát, song thất, xẩm chợ, ca dao (phong thi),
hát nói
Thơ của các nữ sĩ: Nhàn Khanh, Đạm Phương, Tương Phố
Nhàn Khanh có tập thơ trên Nam phong tạp chí
Tương Phố viết đoản văn Giọt lệ thu (có chen thơ), Khúc thu hận (đang
trên Nam phong tạp chí)
Nam giới làm thơ khá nhiều, nhưng phần lớn là kiêm nhiệm, họ nổi
tiếng trong lĩnh vực khác. Đó là: Dương Bá Trạc, Bùi Kỷ, Nguyễn Mạnh Bồng,
Trần Chánh Chiếu, Hoàng Ngọc Phách, Thượng Tân Thị, Nguyễn Liêng
Phong. Trong đó nổi tiếng hơn cả là: Tản Đà, Trấn Tuấn Khải, Đoàn Như
Khuê (bài Bế thảm trong tập Một tấm lòng), Đông Hồ (với Linh Phượng lệ kí).
Tính chất chung: sầu thảm bi thương (bài Bể thám của Đoàn Như
Khuê), trang nhã, kín đáo, đài các, gọt dũa, mòn sáo.
Giọt lệ thu của Tương Phố:
“Trời thu ảm đạm một màu
Gió thu hiu hắt thêm sầu lòng em
Trăng thu ngả bóng bên thềm
Tình thu ai để duyên em bẽ bàng
Anh ơi, thu về như gợi mối thương tâm. Mỗi độ thu sang em lại vò lòng
than khóc. Nghĩ năm có một lần thu, nhưng thu năm nay đi năm sau còn trở
lại. Hỏi ba sinh hương lửa thời ái ân kia dễ mấy kiếp hẹn hò nhau.
Chẳng hay cơ trời dâu bể vì đâu, xui nên chăn gối vừa êm, lửa hương
mới bén, sắt cầm dìu dặt ngón đàn, bỗng ai xô lộn bình tan gương võ cho
người dở duyên”
Trần Tuấn Khải: yêu nước hợp pháp, có khuynh hướng đạo lí. Tác
phẩm: Duyên nợ phù sinh, Bút quan hoài, Với sơn hà… Các bài nổi tiếng:
Gánh nước đêm, Tiễn chân anh Khóa xuống tàu…
1.2.2. Kịch
15/4/1920 kịch được công diễn lần đầu tiên.
Có vở kịch đã viết không diễn: Bình địa ba đào của Trần Tuấn Khải, có
vở đã diễn nhưng không gây được tiếng vang như: Cô giáo Phượng của
Nguyễn Ngọc Sơn.
Sau đó có một số vở gây tiếng vang lớn như: Chén thuốc độc của Vũ
Đình Long (1921), Tòa án lương tâm của Vũ Đình Long (1923), Uyên ương
của Vi Huyền Đắc (1927), ông Tây An Nam của Nam Xương (1930)
Kịch và cải lương Nam Bộ:
– Trí giả tự xử, cảnh thế tân kịch, Phan Văn Hòa, Impr: Ng.Văn Viết,
SG, 1925
– Toi–toi, Moi–moi, tuồng giễu có 6 lớp, Trung Tín, Impr. Ng.Văn Viết,
SG, 1925
– Cải lương: Kịch Phương Tây kết hợp với đàn ca tài tử:
1917 Lương Khắc Ninh diễn thuyết: Cảm lương hí nghệ ở Hội khuyến
học Nam Kỳ.
Cũng năm ấy vở Vì nghĩa quên nhà của Lê Quang Liêm và Hồ Biểu
Chánh diễn ở rạp Eden. Trương Duy Toàn viết: Hạnh Nguyên cống Hồ, Trang
Tứ cổ bồn ca…
Tính chất chung:
– Tố cáo xã hội tiền, tình, lai căng.
– Giáo huấn
– Hành động kịch chậm, xung độ chưa sâu sắc, giải quyết xung đột còn
dựa vào yếu tố ngẫu nhiên.
1.2.3. Tiểu thuyết
Truyền thống: văn xuôi cổ, truyện Hán văn, truyện thơ Nôm
Tiểu thuyết chữ Nôm: manh nha ở thế kỷ 17 với truyện Hạnh các
Thánh.
Du kí, bút kí quốc ngữ của Phi–lip–phê Bỉnh – Sổ sang chép các việc,
Trương Vĩnh Kí – Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất hợi (1876)
Tiểu thuyết đầu tiên là Truyện Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng
Quản (viết năm 1886, xuất bản năm 1887)
Truyện thầy Lazaro Phiền
Tác giả: Nguyễn Trọng Quản, xb 1887
Lời tựa:
“Tôi có dụng ý lấy tiếng thường một người hằng nói mà làm ra một
chuyện hầu cho kẻ sau coi mà bày đặt cùng in ra ít nhiều truyện hay; trước là
làm cho trẻ con ham vui mà tập đọc, sau là làm cho dân các xứ biết rằng:
người An Nam sánh trí sánh tài thì cũng chẳng thua ai!
Đã biết rằng: xưa nay dân ta chẳng thiếu chi thơ văn phú truyện nói về
những đấng anh hùng hào kiệt, những tay tài cao trí cả rồi đó: mà những
đấng ấy thuộc về thời xưa chớ đời nay chẳng còn nữa. Bởi đó tôi mời dám
bày đặt một truyện đời này là sự thường có trước mắt ta luôn, như vậy thì sẽ
có nhiều người sẽ lấy lòng vui mà đọc; kẻ thì cho quen mặt chữ, người thì cho
đặng giải phiền một giây.”
Nội dung:
Mở đầu: “Ai xuống Bà Rịa mà có đi ngang qua đất thánh ở trong Cát tại
làng Phước Lễ, thì tôi xin bước vô đất thánh ấy, kiếm cái mồ có cây thánh giá
bằng ván, sơn nửa đen nửa trắng, gần một bên những kẻ tử đạo mà thăm mồ
ấy kẻo tội nghiệp! Vì đã hai năm nay không ai thăm viếng không ai màng ngó
tới.
Mồ đó là mồ mã thầy đã chịu lương tâm mình cắn rứt đã mười năm,
bây giờ mới đặng nằm an nghỉ nơi ấy.
Truyện bắt đầu bằng sự kiện người viết xuống tàu vào một tối có trăng
để đi Bà Rịa. Xuống dưới tàu anh nhìn thấy một thầy tu đứng gần bên, mặt
mới như có gì buồn bực lắm.
Người thầy tu này đi Vũng Tàu để dưỡng bệnh, nhưng ông ta biết mình
chỉ sống được chừng nửa tháng nữa thôi.
Đêm đến, người thầy tu kể lại toàn bộ bí mật của đời mình, bí mật đã
làm đau đớn dày vò ông ta 10 năm nay.
Người thầy tu ấy tên Phiền, quê ở Đất Đỏ Bà Rịa, sinh năm 1847 trong
một gia đình đạo dòng. Mẹ mất vì dịch tả khi Phiền mới ba tuổi. Lúc ấy Pháp
tấn công nước ta, triệu đình Nguyễn ra lệnh cấm đạo ráo riết. Phiền phải chịu
tất cả những gian khổ của những người Công giáo trong tình cảnh đó. Cha
con bị giam vào lúc Pháp tấn công Bà Rịa, nhà giam bi đốt cháy, Phiền chạy
thoát được sau đó bị ngất đi vì bị thương nặng. Tình Cờ Phiền được một
người quan ba Pháp cứu được, đem về điều trị, rồi đưa về Sài Gòn. Người sĩ
quan trở về Pháp, Phiền ở với người linh mục, được đi học chữ quốc ngữ rồi
chữ Latin.
Trong trường anh có quen với một người bạn tên là Vero Liễu, con ông
trùm họ Cầu Kho. Hai người rất thân nhau, kết nghĩa làm anh em (Phiền là
anh). Cha mẹ Liễu khi vào trường thăm Liễu thường dẫn theo một cô gái con
người dì của Liễu. Phiền để ý cô gái ấy, sau này được cha mẹ thầy Liễu tác
hợp cho.
Lập gia đình xong, Phiền đi làm thông ngôn ở Bà Rịa 6 tháng. Ở đấy
anh gặp một quan Pháp, vợ người Việt Nam. Người đàn bà này thích Phiền,
tìm mọi cách gần gũi anh ta nhưng không được. Một ngày kia Phiền nhận
được bức thư do người đàn bà ấy gửi, nói rằng vợ của Phiền ngoại tình với
Liễu, bạn Phiền và cũng là người bà con của cô ta, hai bức thư Liễu gửi cho
vợ Phiền còn ở trong tủ áo vợ Phiền. Phiền nghe chuyện ấy, lòng ghen tuông
nổi lên. Nhân lúc Liễu đi Bà Rịa mua ngựa trở về, Phiền được quan Pháp
giao cho mười tên lính đi bắt cướp trên sông, Phiền đã cố ý cho quân nổ súng
vào tàu của Liễu và giết chết Liễu. Phiền làm tờ trình là tưởng cướp nên anh
ta thoát tội. Về nhà Phiền lập mưu giết vợ. Anh ta lén bỏ một loài hoa độc vào
siêu thuốc của vợ, loài hoa độc này ai uống vào thì chỉ bảy tám tháng sau là
chết, không thuốc gì chữa khỏi. Trước khi vợ chết, cô ấy còn trối lại: “Tôi biết
vì sao mà tôi phải chết, song tôi cũng xin chúa thứ tha cho thầy”.
Đau khổ vì hành vi của mình. Phiền vào nhà dòng làm tu sĩ. Anh ta học
hành nghiêm chỉnh nên ai cũng kính nể, còn tội ác của anh ta thì không ai biết
cả. Sau này người đàn bà vợ Tây đã gửi cho anh ta một bức thư nói rằng
mình đã lập mưu vu oan cho bạn và vợ Phiền để trả thù Phiền đã không chịu
ngoại tình với cô ta. Phiền suy sụp hẳn. Anh ta bị bệnh nặng, bị giày vò…Biết
mình sắp chết anh xin đi Vũng Tàu chữa bệnh, và cũng là dịp về lại Đất Đỏ,
quê xưa.
Kết thúc truyện, người viết đã đến Bà Rịa, viếng mộ những người Tử
Đạo, nhân đó thấy một nấm mồ “một bên có cây Thánh giá, có chữ đề mà
mưa đã làm lu hết còn sót bốn chữ 27 Janvier 1884 mà thôi (...) Tôi hỏi cha
rằng: “Có phải là mồ Thầy Phiền chăng? “ Cha sở vừa ừ, thì tôi quỳ gối nơi
mồ mà đọc rằng:
Chúng tôi cậy vì danh chúa nhơn từ
Cho linh hồn Lazaro đặng lên chốn nghỉ ngơi.
Hằng xem thấy mặt Đức chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng”.
Từ năm 1910, tiểu thuyết bắt đầu nở rộ:
1910: Hoàng Tố Anh hàm oan của Trần Thiên Trung (Trần Chánh
Chiếu)
Phan yên ngoại sử tiết phụ gian truân của Trương Duy Toàn (truyện dã
sử)
1912: Tiểu thuyết của Lê Hoàng Mưu: Truyện nàng Hà Hương. Các tác
phẩm sau của ông: Đầu tóc mượn, 1924; Đêm rốt người tội tử hình, 1925
Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh:
1912: Ai làm được
1913: Chúa tàu Kim Quy
Sau đó: Cay đắng mùi đời (1923), Tỉnh mộng (1923), Một chữ tình
(1920), Nhân tình ấm lạnh (1925), Tiền bạc bạc tiền (1925), Ngọn cỏ gió đùa
(1926 –1928), Vì nghĩa vì tình (1929), Khóc thầm (1929), Con nhà nghèo
(1930)…Cho đến 1958, ông viết đến 64 tiểu thuyết.
1925: Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. Sau đó là một loạt tiểu thuyết
khác: Quả dưa đỏ của Nguyễn Thiện Thuật, Kim Anh lệ sử của Trọng Khiêm,
Nho phong của Nguyễn Trường Tam…
* Truyện ngắn:
Viết trên Nam Phong có: Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Hoàng Ngọc
Phách, Mân Châu (Nguyễn Mạnh Bổng)…
Nguyễn Bá Học: Câu chuyện gia đình, Truyện ông Lí Chấm, Có gan
làm giàu, Chuyện cô Chiêu Nhì, Câu chuyện một tối tân hôn…
Phạm Duy Tốn: Sống chết mặc bay, Con người Sở khanh
Mân Châu: Ai giết người, Trằn trọc đêm xuân.
Hoàng Ngọc Phách: Giọt lệ hồng lâu…
Tính chất chung:
– Phản ánh xã hội
– Ảo tưởng về việc giải quyết các vấn đề xã hội
– Ảnh hường nhiều loại văn chương cũ
– Đồng thời đây cũng là một thể loại đầy triển vọng, thể loại của tương
lai. Đưa văn học có tính chất khu vực thành loại văn học hòa nhập chung vào
thế giới, từ dân tộc thành hiện đại, văn học Việt Nam hòa vào dòng chảy
chung có tính chất toàn thế giới.
2. TIỂU THUYẾT TỐ TÂM CỦA HOÀNG NGỌC PHÁCH
2.1. Hoàng Ngọc Phách:
Hoàng Ngọc Phách (1896–1973), hiệu Song An, quê ở xã Đong Thái,
huyện Đức Thọ, tinh Hà Tĩnh.
Thân phụ từng tham gia phong trào Cần Vương. Sau khi phong trào
Cần Vương thất bại, ông thân phải đem cả gia đình ra làng Đông Côi, huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh làm ruộng.
Thủa nhỏ Hoàng Ngọc Phách học chữ Nho với thân phụ. Năm 1911 (15
tuổi) bắt đầu học tiếng Pháp ở Hà Nội. Năm 1914 đỗ bằng tiểu học Pháp Việt
và trúng tuyển vào trường Trung học Bảo hộ (trường Bưởi).
Năm 1919 đỗ bằng Cao đẳng tiểu học Pháp và bằng Thành Chung.
Cũng năm đó trúng tuyển vào trường Cao đẳng sư phạm (Ban văn học) và tốt
nghiệp năm 1922
Ra trường được bổ đi dạy ở nhiều nơi: Nam Định, Kiến An, Hải Phòng
(Cao đẳng tiểu học Bonal – Hải Phòng)…
Trong kháng chiến chống Pháp: tham gia kháng chiến ở Việt Bắc làm
công tác giáo dục. Sau 1954 làm việc ở Ban tu thư Bộ giáo dục. Sau về Viện
văn học làm công tác nghiên cứu.
Tác phẩm:
Tiểu thuyết Tố Tâm (viết 1922, in 1925)
Nghị luận Thời thế với văn chương (1941)
Tạp văn (truyện ngắn) Đâu là chân lý (1941)
Sách nghiên cứu: Cung oán ngâm khúc (1957), Thơ văn Nguyễn
Khuyến (1957), Thơ Trần Kế Xương (1958), Thơ văn Nguyễn Công Trứ
(1959), Sơ tuyển thơ văn yêu nước và cách mạng (1959), Giai thoại văn học
Việt Nam (1965) và một số sách, hồi ký chưa in khác.
Tham gia viết báo từ khi còn học trường Bưởi, viết cho các báo: Nam
Phong, Trung Bắc tân văn…Sau này viết cho nhiều báo, tạp chí khác nữa.
2.2. Tiểu thuyết Tố Tâm:
2.2.1. Hoàn cảnh sáng tác:
Hoàng Ngọc Phách viết Tố Tâm khi ông học năm cuối trường Cao đăng
sư phạm, năm 1922, và in năm 1925, nhà Chân Phương. xuất bản, Hà Nội.
– Tuyết hồng lệ sử của Từ Trẩm Á (đăng trên NP 1923–1924): Tình yêu
giữa thầy giáo tư Mộng Hà, nàng góa phụ (mẹ của học sinh) Lê Anh. Bế tắc
Lê Anh phải đem em chồng là Quân Thiếu ra chắp nối. Sự hy sinh ấy không
ngờ quá sức chịu đựng của nàng, Lê Anh lâm vào trọng bệnh mà chết. Quân
Thiếu chưa kịp chung sống với Mộng Hà cũng tủi phận hờn duyên mà mất.
– Trà hoa nữ của A.Dumas: tình yêu một chàng quý tộc và một kỹ nữ.
– Mồ hoa cúc dại (Nogiku no ohakal/Dã cúc chi mộ) của Ito Sachio. Kể
về mối tình tuyệt vọng giữa Tamiko (bị ép gả) với Masao.
– Gò cô Mít (Hoàng Ngọc Phách): cô Mít con gái cụ Bá rất xinh đẹp,
yêu Tư Nhung con ông Khóa Mão, nhà hàng xóm. Hai người thường tặng quà
cho nhau: khi thì anh Tư Nhung lao cây mía qua hàng rao, khi thì gói bánh
treo cạnh rào, còn cô Mít tặng người yêu bốn vuông lụa trắng, một đôi giày
tàu và một cối giã trầu bằng đồng.
Cô Mít đi đâu, cậu Nhung cũng đi theo sau, nhưng vì thẹn nên đi cách
sau nửa cây số. Có lần thấy cô Mít bị thầy Quyền chọc ghẹo giật mất khăn
vuông, cậu Nhung nắm cổ thầy Quyền dúi xuống ruộng.
Quan Thị (giảng) ở tỉnh về muốn cưới cô Mít làm vợ lẽ. Cụ Bá đồng ý,
hỏi cô Mít, cô không nói gì. Ở nhà rước dâu, mổ lợn, giã giò. Rượu chè đã
đưa xuống. Cô Mít chạy vào chạy ra, mặc áo cưới, khăn sa tanh hoa, quần
lĩnh tía, không nói năng gì, ai mừng cô thì cô nhếch mép cười, ai cợt thì cô chỉ
khóc.
Khi ô tô nhà trai xuống thì không thấy cô dâu đâu.
Buổi chiều hôm sau lũ trẻ chăn trâu xúm lại chung quanh một cái gò
con giữa cánh đồng: Ở đó có đủ xôi thịt, bánh chưng, trầu cau, hai cái chén,
một chai rượu đập vỡ. Cô Mít mặc quần áo cưới, cậu Nhung mặc quần áo hội
nằm chết bên nhau. Họ để lại di chúc xin cha mẹ hợp táng ở gò cho trọn lời
thề. Gò ấy ít ai dám đến nữa, bị cỏ che rậm rạp. Người ta kể từ đó về sau,
trong đêm tối vẫn thấy một cặp ma trơi đêm đêm hiện lên ở gò cô Mít.
2.2.2. Tiếu thuyết Tố Tâm:
Đạm Thủy, sinh viên cao đẳng, kể cho bạn nghe chuyện tình đau khổ
của mình.
Một chuyến về quê, vì mất ví, Đạm Thuỷ trình quan sở tại, nhờ đó mà
biết Tố Tâm cháu viên tri huyện.
Sau về trường mới biết cửa hàng tơ lụa mẹ Tố Tâm gần trường, có cậu
Tân đang học “Ly–xê” (Lycée), nhờ đó mà tình yêu nảy nở. Đây là hình ảnh
Tố Tâm lần đầu gặp gỡ:
“Đương nói chuyện thì người thiếu nữ đi ra, thoạt có dáng ẹ lệ nhưng
giữ ngay vẻ tự nhiên như không (…). Cái đường mũi hơi cao mà nhỏ, thẳng
xuống cái miệng xinh xinh, viền hai đường môi mỏng và thăm thẳm, tạc ra cái
vẻ mặt rất thanh tao tinh xảo nhưng trên cái khuôn mặt mơn man đào tơ đó
có một vé buồn cao xa kín đáo, bởi ở nơi con mắt trong mà lại lờ đờ, tức là
thứ mắt của người có tư tưởng mà hay mơ màng những chuyện viễn vông.
Cái khuôn mặt thiên nhiên đó để trên một tấm thân manh mảnh cao làm cho
tôi thấy bây giờ mới trông thấy thứ đẹp thanh tú tĩnh mạc có vẻ thiêng liêng”
Tố Tâm, cô gái mới, hay đọc sách báo mà thầm yêu Đạm Thủy qua
những bài viết của anh.
Trước tình yêu và hôn nhân của Đạm Thủy: Tố Tâm chấp nhận thua
thiệt mà không phản đối.
Gia đình Đạm Thủy đã hỏi vợ cho chàng và giục chàng về xem mặt cô
dâu. Chàng không muốn làm trái ý cha mẹ. Nàng chấp nhận hôn nhân của
người yêu với một sự hy sinh thầm lặng:
“Chiều thứ năm tôi ra chơi thì thấy mặt nàng hơi xanh, nhưng cách tiếp
đãi, cử chỉ không có chút gì khác thường cả, vẫn quyến luyến vui vẻ tươi
cười. Nàng lại nói pha trò về chuyện cưới xin của tôi như một em gái nói đùa
anh giai lúc anh mới đi sêu về”
Tố Tâm yêu Đạm Thủy nhưng cũng không muốn chàng trái ý gia đình
và làm vợ chưa cưới của chàng đau khổ.
Trước tình yêu và hôn nhân của Tố Tâm:
Mẹ Tố Tâm bệnh nặng, nhân có cậu Tú B dạm hỏi, Tố Tâm không đồng
ý, viết cho Đạm Thủy: “Em đã yêu anh thì không thể yêu ai được nữa, mà
cũng không muốn yêu ai. Đã không yêu thì không lấy, vì sợ làm phiền cho
một người nam nhi nữa”. Bà mẹ không ép nhưng cũng muốn lo chuyện cho
xong. Tố Tâm vì chữ hiếu mà đồng ý.
Tình yêu và nghĩa vụ với chồng: thẳng thắn thừa nhận tình yêu của
mình, nhưng cũng hứa làm tròn nghĩa vụ.
Lấy chồng nhưng vì tương tư mà lâm bệnh nặng. Chồng phát hiện ra
thư vĩnh biệt của người yêu cũ, Tố Tâm trả lời rõ ràng về tình yêu của mình
và tình cảm của mình với chồng (trang 104/tr 108 – 109 Tuyển tập HNP).
Sau đó Tố Tâm chết vì bệnh và buồn khổ. Đạm Thủy tự an ủi mình
bằng chyện nghĩa vụ nam nhi.
Nghệ thuật tiểu thuyết Tố Tâm:
– Kết cấu: mới, không theo trình tự thời gian.
– Miêu tả ngoại hình nhân vật: cá tính hóa.
– Miêu tả tâm lý nhân vật: sâu sắc, cá tính
Kết luận: Tố Tâm không phải là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của văn học
Việt Nam, vị trí danh dự ấy dành cho Truyện thầy Lazaro Phiền của Nguyễn
Trọng Quản, nhưng Tố Tâm là cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tiên trong văn học
quốc ngữ nước ta. Lần đầu tiên tâm lý của lớp thanh niên mới – thanh niên
tân học ở đô thi trở thành đối tượng tìm hiểu và diễn tả của tiểu thuyết Tố
Tâm đã thể hiện được những khát khao của họ – khát khao về tình yêu, khát
khao về tự do, về bình đẳng. Khát khao mới chớm nở nhưng cũng rất mạnh.
Thế nhưng những khát khao ấy đã bị vùi dập bởi nền luân lý khắc nghiệt cổ
xưa. Kết thúc của câu chuyện là một tấn bi kịch. Đọc Tố Tâm người ta chưa
thấy một cuộc đối đầu để giải phóng cho cá nhân, cho tình yêu vả cho tự do,
nhưng đọc nó đủ để thấy được chỗ yếu kém của tình trạng nước nhà, đúng
như Thiếu Sơn nhận xét: “Đọc sách Tố Tâm ta phải nhận thấy cái chỗ kém
hèn của luân lý nước nhà, vì nó mà một vị giai nhân phải giã thế từ trần để lại
một bực tài tử phải sống mà nuốt lệ” (Lời phê bình của một độc giả – Thiếu
Sơn).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng: Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời
1900 – 1930, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1988
2. Nhiều tác giả: Truyện ngắn Nam Phong, NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội, 1989
3. Cao Xuân Mỹ: Truyện dài đầu tiên và tuyển tập những truyện ngắn
Nam Bộ, NXB. Văn Nghệ TP.Hồ Chí Minh, 1998
4. Nguyễn Huệ Chi: Tuyển tập Hoàng Ngọc Phách, NXB Văn học, Hà
Nội, 1989
5. Hoàng Ngọc Phách: Tố Tâm, NXB Văn nghệ và Hội nghiên cứu
giảng dạy Văn học TP Hồ Chí Minh, 1988
6. Lữ Huy Nguyên: Thơ văn Á Nam Trần Tuấn Khải, NXB Văn học, Hà
Nội, 1984
7. Đoàn Lê Giang: “Sự ra đời của từ “Văn học” và quan niệm mới về
văn học của các nước Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản” Tạp chí nghiên
cứu văn học số 5 năm 1998; website: http//:khoavanhoc–ngonngu.edu.vn
8. Đoàn Lê Giang: “Văn học quốc ngữ Nam Bộ từ cuối TK.XIX đến
1945 – thành tựu và triển vọng nghiên cứu”, Tạp chí Nghiên cứu văn học số
7/2006; website: http://khoavanhoc–ngonngu.edu.vn
9. Đoàn Lê Giang: “Á Nam Trần Tuấn Khai – “anh Khoá “ với những bài
thơ nước non”, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 7/2007; website:
http://khoavanhoc– ngon ngu.edu.vn
CÂU HỎI
1. Tìm hiểu những tờ báo lớn và các nhóm văn học nổi tiếng trong 30
năm đầu TK.20
2. Anh chị nghĩ như thế nào về cách xử lý các mối quan hệ của 2 nhân
vật: Đạm Thuỷ, Tố Tâm trong tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách.
3. Những cách tân nghệ thuật trong tiếu thuyết Tố Tâm của Hoàng
Ngọc Phách
Bài 4. HỒ BIỂU CHÁNH (1885 – 1958)
Hồ Biểu Chánh là tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam thế kỷ XX.
Ông đã đóng góp cho nền văn học nước nhà một sự nghiệp văn chương
phong phú và đa diện, gồm nhiều thể loại: tiểu thuyết, thơ ca, biên khảo, dịch
thuật, báo chí, kịch bản sân khấu…Điều đáng quý là rất nhiều tác phẩm của
Hồ Biểu Chánh đến ngày nay vẫn còn thu hút được độc giả, được chuyển thể
thành phim truyện, kịch nói, cải lương. Thậm chí, những tác phẩm của Hồ
Biểu Chánh do nhà xuất bản Tiền Giang in và phát hành đã tạo thành một
“hiện tượng xuất bản” trong ngành xuất bản. Người đọc đến với tiểu thuyết
của Hồ Biểu Chánh với nhiều lý do, có người tìm đọc vì nhiệm vụ nghiên cứu
bảo tồn di sản văn học của tiền nhân, nhưng đa số độc giả đọc và yêu thích
nó vì trong nội dung của những tác phẩm này ẩn chứa những tâm tư tình
cảm, phong tục, lối sống, lời ăn tiếng nói của con người Nam Bộ thuần phác
hồi đầu thế kỉ trước. Trong đó có nhiều giá trị mất đi và có thể không bao giờ
quay trở lại trong cuộc sống con người hiện đại ngày nay.
Nghiên cứu văn nghiệp Hồ Biểu Chánh, đặc biệt là mảng tiểu thuyết là
một việc làm cần thiết và có ý nghĩa.
1. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
Hồ Biểu Chánh, tên thật là Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ
Tiên, về sau lấy tự làm bút hiệu chính thức; sinh tại làng Bình Thành, huyện
Kiến Hòa, tỉnh Định Tường (nay là tỉnh Long An), trong một gia đình nông dân
nghèo. Năm lên chín tuổi, Bồ Biểu Chánh bắt đầu học chữ nho ở trường làng,
sau đó học chữ quốc ngữ và chữ Pháp tại trường tổng Vĩnh Lợi (1896-1898)
rồi sau đó là trường tỉnh Gò Công (1898-1901), trường trung học Mỹ Tho
(1902-1903), trường Chasseloup Laubat Sài Gòn (1904-1905). Cuối năm
1905 Hồ Biểu Chánh đậu bằng Thành chung. Năm 1906 ông thi đậu Ký lục
soái phủ Sài Gòn, làm việc tại dinh thượng thư Sài Gòn. Năm 1911, ông bị
chuyển về công tác tại Bạc Liêu vì bị nghi ngờ có liên hệ với nhóm minh tân
của Trần Chánh Chiếu. Một năm sau (1912), ông chuyển xuống công tác tại
Cà Mau. Năm 1918, Hồ Biểu Chánh được chuyển về làm việc tại Gia Định.
Năm 1920, ông làm việc trong văn phòng Thống đốc Nam Kỳ. Năm 1921, ông
thi đậu ngạch tri huyện. Năm 1927, ông được thăng tri phủ, nhậm chức chủ
quận Càng Long (Vĩnh Bình). Năm 1932, ông làm chủ quận Ô Môn (Cần
Thơ). Năm 1937, Hồ Biểu Chánh được phong Đốc phủ sứ sau gần ba mươi
năm làm việc cho chính phủ Pháp. Cùng năm 1937, Hồ Biểu Chánh xin hồi
hưu nhưng chính phủ Pháp không cho vì chưa có người thay thế. Năm 1941,
ông được cử làm Nghị viện Hội đồng Liên bang Đông Dương, rồi Nghị viện
Hội đồng thành phố Sài Gòn kiêm Phó Đốc lý. Năm 1942, Hồ Biểu Chánh
ngầm nhận tiền của Sở thông tin tuyên truyền Pháp để ra Nam kỳ tuần báo và
Đại Việt tạp chí. Năm 1946 Hồ Biểu Chánh làm cố vấn và đổng lý văn phòng
trong chính phủ “Nam kỳ tự trị” do bác sĩ Nguyễn Văn Thinh thành lập. Sau
khi Nguyễn Văn Thinh tự vẫn, Hồ Biểu Chánh lui về sống cuộc đời thanh
bạch. Ông mất ngày 4 tháng 11 năm 1958 tại Phú Nhuận, hưởng thọ 74 tuổi.
Sau gần 50 năm cầm bút, Hồ Biểu Chánh đã để lại 64 bộ tiểu thuyết, 11
đoản thiên và truyện ngắn, 2 dịch phẩm 12 kịch bản sân khấu (hài kịch, hát
bội, cải lương), 23 công trình khảo cứu, 3 tập thơ (Biểu Chánh thi văn chưa
XB), và hàng chục bài báo thuộc nhiều lĩnh vực. Nhìn vào văn nghiệp của Hồ
Biểu Chánh chúng ta thấy ông có một sức lao động phi thường. Trong lịch sử
văn học hiếm có một cây bút nào có được sự sáng tạo bền bỉ như vậy.
2. MỘT THẾ KỶ NGHIÊN CỨU VÀ TIẾP NHẬN THƠ VĂN HỒ BIỂU CHÁNH
Hơn một thế kỷ qua, các sáng tác của Hồ Biểu Chánh đã được độc giả
đón nhận nồng nhiệt, các nhà phê bình nghiên cứu lưu tâm tìm hiểu.
– Giai đoạn trước năm 1945 có các ý kiến của Minh Quang, Thiếu Sơn,
Vũ Ngọc Phan, Phan Khôi, Kiều Thanh Quế…Nhìn chung các ý kiến của các
nhà nghiên cứu vừa nêu là đánh giá cao tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh ở các
mặt nội dung và kỹ thuật viết.
– Giai đoạn 1945 – 1975 có các ý kiến của Nghiêm Toàn, Nguyễn
Khuê, Thanh Lãng, Phạm Thế Ngũ, Phạm Việt Tuyền, Bùi Đức Tịnh, Sơn
Nam, Bình Nguyên Lộc, Dương Nghiễm Mậu, Đông Hồ, Huỳnh Phan Anh, Hồ
Hữu Tưởng, Phan Cự Đệ…
+ Có thể thấy, sau Vũ Ngọc Phan (đề cập Hồ Biểu Chánh trong một
công trình có tính cách biên khảo), Nghiêm Toàn đã đề cập đến Hồ Biểu
Chánh trong Việt Nam văn học sử trích yếu như một tác gia có vị thế văn học
sử hẳn hoi.
+ Phạm Việt Tuyền diễn thuyết tại trường quốc gia âm nhạc Sài Gòn về
tác phẩm Hồ Biểu Chánh với tựa đề “Đọc truyện diễn ca U tình lục – tác phẩm
đầu tay khá diễm lệ của nhà tiểu thuyết bình dân Hổ Biểu Chánh”, bài này sau
đăng trên Nghiên cứu văn học số 2, 1971, và in lại trong Tôi đọc thơ, Phong
trào văn hóa Xb, SG, 1973. Bài viết của Phạm Việt Tuyền đã khảo rất kỹ về
nội dung và nghệ thuật của U tình lục và chỉ ra những yếu tố của văn học
truyền thống và những mặt cách tân trong tiểu thuyết này.
+ Trong một số kỷ niệm đặc biệt của Tạp chí Văn (số 80 (49–54) ngày
15/4/1967) về Hồ Biểu Chánh, các nhà văn, nhà nghiên cứu đã đành giá cao
những đóng góp của Hồ Biểu Chánh cho sự phát triển của tiểu thuyết Việt
Nam hiện đại. Các bài viết của Thanh Lãng “Hồ Biếu Chánh (1885–/958)”,
của Thiếu Sơn “Nhớ Hồ Biểu Chánh”, của Hồ Hữu Tường “Nhập mộng và
tỉnh mộng”, của Bình Nguyên Lộc “Biến cố và chiếc cầu Hồ Biểu Chánh”, của
Sơn Nam “Nghĩ về Hồ Biểu Chánh”, của Huỳnh Phan Anh “Ghi nhận về Hồ
Biểu Chánh”, của Dương Nghiễm Mậu “Từ đó đến nay” của Đông Hồ “Hồ
Biểu Chánh: nhà văn bạch thoại miền Nam” và “Hồ Biểu Chánh: một nhà văn
viết rất siêng năng”. Tuy là một số kỷ niệm nhưng các bài viết đã đề cập đến
nhiều phương diện về con người (công chức, nhà văn) và sự nghiệp của Hồ
Biểu Chánh.
+ Năm 1974, Nguyễn Khuê cho ra mắt chuyên luận Chân dung Hồ Biểu
Chánh. Đây là công trình dày dạn công phu nhất so với các công trình bàn về
Hồ Biểu Chánh trước đó. Công trình khảo một cách toàn diện các vấn đề tiểu
sử, văn bản tác phẩm, nội dung thơ và tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, nghệ thuật
tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh cùng địa vị của tác giả trong văn học sử. Lần đầu
tiên chân dung Hồ Biểu Chánh không chỉ hiện ra trước mắt độc giả là một
công chức hanh thông trên con đường hoạn lộ mà còn là một nhà báo, nhà
thơ, nhà biên khảo, và hơn nữa là tiểu thuyết gia có tầm ảnh hưởng to lớn đối
với công chúng Nam Bộ đương thời.
– Giai đoạn 1975 đến nay có ý kiến đánh giá của Nguyễn Văn Trung,
Bằng Giang, Nguyễn Văn Y, Nguyễn Huệ Chi, Phạm Ngọc Lan, Trần Hữu Tá,
Hoài Anh, Đinh Trí Dũng, Tôn Thất Dụng, Võ Văn Nhơn, Huỳnh Thị Lan
Phương, Huỳnh Thị Lành…Nhìn chung các ý kiến đều thống nhất cho rằng
Hồ Biểu Chánh là tiểu thuyết gia có nhiều đóng góp quan trọng cho tiến trình
hiện đại hóa văn học nói chung và thể loại tiểu thuyết nói riêng nửa đầu thế kỷ
XX.
3. NỘI DUNG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH
Trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh các yếu tố phong tục, đạo lý,
phiêu du và diễm tình kết hợp nhuần nhuyễn với nhau. Trong bốn yếu tố vừa
nêu, hai yếu tố phiêu lưu và diễm tình dường như là yếu tố bề nổi, nằm nơi
sự kiện, tình tiết nhằm thu hút độc giả; hai yếu tố còn lại thuộc về chiều sâu
trong cấu trúc nghệ thuật, ẩn chứa những tâm niệm của tác giả muốn gửi
gắm là phong tục và đạo lý. Bốn yếu tố này kết hợp với nhau tạo nên nét hấp
dẫn và độc đáo nơi nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết của ông.
3.1. Yếu tố phong tục, tập quán.
– Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh chứa đựng phong tục tập quán, cung
cách sinh hoạt của người dân miền Lục tỉnh sông nước những năm đầu thế
kỷ XX, vì thế có nhà nghiên cứu đã xếp ông vào hàng tiểu thuyết gia phong
tục. Nhiều nét đặc trưng của văn hóa, phong tục Nam Bộ được Hồ Biểu
Chánh miêu tả trong tác phẩm của mình, từ phong tục cưới hỏi, ma chay, lễ
tết, quan niệm sống cho đến cách ăn uống, làm nhà, làm ruộng, món ăn,
trang phục…Nhà thơ Đông Hồ từng nhận xét: “Nói chung, nếu bây giờ, nhà
khảo cứu nào muốn khảo cứu những sinh hoạt bề ngoài của xã hội miền Nam
Lục tỉnh, tôi nói lại “những sinh hoạt” bề ngoài dưới thời thuộc địa Pháp, cứ
đọc khắp hết tiêu thuyết của Hồ Biểu Chánh thì nhận thấy rõ đủ mọi khuôn
mặt trong một nếp sống đặc thù khác hẳn hai miền Trung Bắc”. (Đông Hồ, Hồ
Biểu Chánh: nhà văn bạch thoại miền Nam, Tạp chí Văn, 15/4/1967, số 80
(68–73), Sài Gòn, 1967). Khi đề cập đến ý hướng phong tục trong tiểu thuyết
Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Khuê cho rằng: “Phô bày thực trạng gia đình và xã
hội, Hồ Biểu Chánh không nhằm đả phá những cái cũ và hô hào mọi người
theo mới như Tự lực văn đoàn. Đối với ông, cái cũ cũng như cái mới, đều có
những hay, dở riêng của nó”. (Nguyễn Khuê, Chân dung Hồ Biểu Chánh,
Nxb. Lửa Thiêng, Sài Gòn 1974, ti.255)
3.2. Yếu tố đạo lý
– Yếu tố đạo lý có thể nói là xuyên suốt và là căn bản của tiểu thuyết
của Hồ Biểu Chánh. Xây dựng tác phẩm theo quan điểm đạo lý là xuất phát
từ chủ ý của tác giả. Trong Đời của tôi về văn nghệ, ông khẳng định: “Viết tiểu
thuyết để cảm hóa đặng lần lần dắt quần chúng trở về đường chánh đại
quang minh”. Về cuối đời, ông tự nhận thấy: “Sản xuất cả mấy chục pho tiểu
thuyết… luôn luôn tôi vẫn theo đuổi một cái mục đích là: Thành thân với thủ
nghĩa” (Dẫn Theo Nguyễn Khuê, Chân dung Hồ Biểu Chánh, Nxb. Lửa
Thiêng, Sài Gòn 1974, tr. 174). Chúng tôi nghĩ, bên cạnh những yếu tố thuộc
về mặt chủ quan trong nhân sinh quan của tác giả, có một mặt khác không
kém phần quan trọng là yếu tố độc giả đã chi phối ý hướng đạo lý của Hồ
Biểu Chánh. Độc giả Nam Bộ phần đông quen thưởng thức văn chương chứa
đựng và đề cao đạo lý (ảnh hưởng từ truyền thống văn hóa và ý đồ nô dịch về
văn hóa của thực dân Pháp). Thời của Hồ Biểu Chánh, viết văn đã trở thành
một nghề như bao nghề khác trong xã hội. Một khi văn chương trở thành
hàng hóa thì yếu tố người đọc (người tiêu dùng) rất quan trọng. Hồ Biểu
Chánh cũng có lúc đã ý thức tìm tòi đổi mới nhưng vì thói quen của độc giả
(cần đáp ứng nhu cầu của số đông) nên ông vẫn trung thành của lối viết đã
định hình từ những bước khởi đầu.
– Có thể thấy, xuyên suốt các tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh là một
bản hòa tấu giai điệu yêu thương của tình cha con, chồng vợ, trai gái thủy
chung cùng những dạo lý cương thường, đối nhân xử thế của các nhân vật.
Bên cạnh một bức tranh hiện thực rộng lớn, đa chiều là vô số những hoàn
cảnh trái ngang, những bi kịch gia đình và bi kịch cá nhân được thể hiện. Dẫu
thế, cuộc sống tuy phức tạp, sự đời lắm éo le, nhưng người tốt dù gặp nhiều
tai họa, cuối cùng vẫn tìm được hạnh phúc, cùng với sự suy vi của các thế
lực ác nghịch. Thông qua các câu chuyện, các số phận của nhân vật, Hồ Biểu
Chánh có dịp bày tỏ, phát biểu quan điểm đạo lý. Nhà văn bày tỏ thái độ tin
tưởng vào lẽ phải, lên tiếng ủng hộ lẽ phải, phê phán cái xấu, cái ác, những
điều trái với đạo lý, trái với thuần phong, mỹ tục.
– Hầu hết các tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh kết thúc có hậu, thể hiện quan
niệm đạo lý của tác giả: Thiện ác đáo đầu chung hữu báo. chí tranh lai tảo dữ
lai trì (Thiện ác cuối cùng đều báo ứng, chẳng qua là sớm hay muộn mà thôi).
Quan điểm đạo lý của nhà văn thể hiện qua cái nhìn cuộc sống và con người
theo luật nhân quả. Người tốt, sau khi gặp những khó khăn, bất trắc, thường
nhận được kết cục có hậu. Nhiều nhân vật nhận có cuộc sống tốt đẹp sau
bao nhiêu sóng gió cuộc đời như mẹ con cô Hảo (Cười gượng), của cô Thu
Hà (Khóc thầm), của Yến Tuyết (Tỉnh mộng), của chị em Quý (Mẹ ghẻ con
ghẻ), của cô Ba Mạnh (Con nhà giàu), của cha con Trần Văn Sửu (Cha con
nghĩa nặng), của cô Hai Phục (Nợ đời)… ánh sáng của lòng thiện nơi các
nhân vật này đã tỏa sáng khắp trang viết của nhà văn. Người hiền lương sớm
hay muộn cũng vượt qua những khó khăn; gian khó, kẻ tàn bạo độc ác trước
sau gì cũng bị trừng phạt. Cùng với sự “trở về” của những con người lương
thiện (trong quan niệm của tác giả là đại diện cho cái tốt sau bao nhiêu sóng
gió cuộc đời là sự suy vong, triệt tiêu của cái ác, cái xấu. Người đọc không
thể không xót xa cho tình cảnh của một cô Hảo trong Cười gượng. Cũng như
nhiều nhân vật phụ nữ bất hạnh khác trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. Hảo
xinh đẹp, có công dung ngôn hạnh nhưng phải chịu nhiều éo le. Cô xuất thân
từ gia đình tá điền nghèo, cha mất sớm, ở với mẹ già. Tuổi mới lớn, Hảo
choáng ngợp trước Tô Hồng Xương, đẹp trai, giàu có. Hảo yêu Xương không
vụ lợi. Thế nhưng gia đình Tô Hồng Xương cho rằng Hảo không xứng đáng
bước vào gia đình họ Tô vì cô “quá nghèo”. Mẹ con Hảo bị gia đình Tô Hồng
xương mua chuộc, đe dọa đến phải bán nhà tha hương cầu thực. Hảo lên Sài
Gòn kiếm sống với bào thai đang lớn dần, kết quả của mối tình ngang trái.
Nơi Sài Gòn hào nhoáng, trên bước đường mưu sinh dù cực khổ, Hảo vẫn cố
gắng tồn tại, sinh con rồi nuôi con. Ông trời không chặt hết đường của người
lương thiện, trong khi cuộc sống tưởng không lối thoát, Hảo may mắn trúng
xổ số độc đắc. Từ đó cuộc sống gia đình Hảo khá giả hơn. Trong thời gian đó
Tô Hồng Xương ở quê, nghe lời mẹ đi cưới một cô vợ giàu, nhưng cuộc sống
không hạnh phúc. Xương thường bị vợ và gia đình vợ sỉ nhục và cuối cùng thì
bị đuổi ra khỏi nhà với hai bàn tay trắng. Gia đình họ Tô cũng bắt đầu sa sút,
khánh kiệt, vướng cảnh nợ nần. Cuộc “trở về” của mẹ con Hảo đã cứu gia
đình họ Tô thoát cảnh phá sản. Cảnh đại đoàn viên mà gia đình Hảo có được
trong Cười gượng chỉ sau bao nhiêu biền cố đổ xuống cuộc đời của cô; gia
TẬP BÀI GIẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – 1932
TẬP BÀI GIẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – 1932
TẬP BÀI GIẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – 1932
TẬP BÀI GIẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – 1932
TẬP BÀI GIẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – 1932
TẬP BÀI GIẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – 1932
TẬP BÀI GIẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – 1932
TẬP BÀI GIẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – 1932
TẬP BÀI GIẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – 1932
TẬP BÀI GIẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – 1932
TẬP BÀI GIẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – 1932

More Related Content

What's hot

GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐGIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐlongvanhien
 
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260nataliej4
 
Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...
Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...
Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...Thế Giới Tinh Hoa
 
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424nataliej4
 
Chương 3,ttuong
Chương 3,ttuongChương 3,ttuong
Chương 3,ttuongmai_mai_yb
 
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn nataliej4
 
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnSự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnMan_Ebook
 
Chuong2.ttuong
Chuong2.ttuongChuong2.ttuong
Chuong2.ttuongmai_mai_yb
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Media
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong MediaMột số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Media
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Mediatranbinhkb
 
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...jackjohn45
 
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT nataliej4
 

What's hot (20)

Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh ChâuLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
 
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐGIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên LộcLuận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
 
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
 
321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!
321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!
321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
 
Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...
Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...
Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...
 
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
 
Chương 3,ttuong
Chương 3,ttuongChương 3,ttuong
Chương 3,ttuong
 
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAYKhóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
 
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
 
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnSự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
 
Chuong2.ttuong
Chuong2.ttuongChuong2.ttuong
Chuong2.ttuong
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
 
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
 
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Media
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong MediaMột số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Media
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Media
 
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
 
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
 

Similar to TẬP BÀI GIẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – 1932

Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhmai_mai_yb
 
Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhmai_mai_yb
 
De on thi thpt (sưu tầm)
De on thi thpt (sưu tầm)De on thi thpt (sưu tầm)
De on thi thpt (sưu tầm)Chu Choa
 
Kinhdichdaocuanguoiquantu
KinhdichdaocuanguoiquantuKinhdichdaocuanguoiquantu
KinhdichdaocuanguoiquantuNgà Nguyễn
 
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấnTh s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấnhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02
Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02
Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02Vũ Thanh
 
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả năm
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả nămGiáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả năm
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả nămJada Harber
 
đề Cương tư tưởng
đề Cương tư tưởngđề Cương tư tưởng
đề Cương tư tưởngTan Nguyen
 
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)keinchua2
 
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)Quangduy22
 
De cuong on thi mon tu tuong hcm
De cuong on thi mon tu tuong hcmDe cuong on thi mon tu tuong hcm
De cuong on thi mon tu tuong hcmbuiconghong
 
nguyendu.pptx
nguyendu.pptxnguyendu.pptx
nguyendu.pptxKinTrnCh
 
Mot mang van hoc bi bo quen
Mot mang van hoc bi bo quenMot mang van hoc bi bo quen
Mot mang van hoc bi bo quenKelsi Luist
 
Con đường phát triển của văn hóa Việt Nam qua sự tiếp xúc giao lưu phương Tây
Con đường phát triển của văn hóa Việt Nam qua sự tiếp xúc giao lưu phương TâyCon đường phát triển của văn hóa Việt Nam qua sự tiếp xúc giao lưu phương Tây
Con đường phát triển của văn hóa Việt Nam qua sự tiếp xúc giao lưu phương TâyTrung Nguyễn
 
Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.com
Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.comKhái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.com
Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Bình Ngô Đại Cáo- Quỳnh Trang.docx
Bình Ngô Đại Cáo- Quỳnh Trang.docxBình Ngô Đại Cáo- Quỳnh Trang.docx
Bình Ngô Đại Cáo- Quỳnh Trang.docxdinhhailoan01
 
Khai quat van hoa trung quoc - lich su 10
Khai quat van hoa trung quoc - lich su 10Khai quat van hoa trung quoc - lich su 10
Khai quat van hoa trung quoc - lich su 10Thien Nguyen Q.
 

Similar to TẬP BÀI GIẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – 1932 (20)

Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinh
 
Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinh
 
Chương 1
Chương 1Chương 1
Chương 1
 
De on thi thpt (sưu tầm)
De on thi thpt (sưu tầm)De on thi thpt (sưu tầm)
De on thi thpt (sưu tầm)
 
Kinhdichdaocuanguoiquantu
KinhdichdaocuanguoiquantuKinhdichdaocuanguoiquantu
Kinhdichdaocuanguoiquantu
 
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấnTh s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
 
Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02
Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02
Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02
 
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả năm
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả nămGiáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả năm
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả năm
 
đề Cương tư tưởng
đề Cương tư tưởngđề Cương tư tưởng
đề Cương tư tưởng
 
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)
 
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)
 
De cuong on thi mon tu tuong hcm
De cuong on thi mon tu tuong hcmDe cuong on thi mon tu tuong hcm
De cuong on thi mon tu tuong hcm
 
nguyendu.pptx
nguyendu.pptxnguyendu.pptx
nguyendu.pptx
 
Mot mang van hoc bi bo quen
Mot mang van hoc bi bo quenMot mang van hoc bi bo quen
Mot mang van hoc bi bo quen
 
Con đường phát triển của văn hóa Việt Nam qua sự tiếp xúc giao lưu phương Tây
Con đường phát triển của văn hóa Việt Nam qua sự tiếp xúc giao lưu phương TâyCon đường phát triển của văn hóa Việt Nam qua sự tiếp xúc giao lưu phương Tây
Con đường phát triển của văn hóa Việt Nam qua sự tiếp xúc giao lưu phương Tây
 
Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.com
Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.comKhái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.com
Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.com
 
Bình Ngô Đại Cáo- Quỳnh Trang.docx
Bình Ngô Đại Cáo- Quỳnh Trang.docxBình Ngô Đại Cáo- Quỳnh Trang.docx
Bình Ngô Đại Cáo- Quỳnh Trang.docx
 
Luanngu
LuannguLuanngu
Luanngu
 
Khai quat van hoa trung quoc - lich su 10
Khai quat van hoa trung quoc - lich su 10Khai quat van hoa trung quoc - lich su 10
Khai quat van hoa trung quoc - lich su 10
 
Triết Học Hiện Sinh – Giới Thiệu Về Sách Nghiên Cứu Về Triết Học.doc
Triết Học Hiện Sinh –  Giới Thiệu Về Sách Nghiên Cứu Về Triết Học.docTriết Học Hiện Sinh –  Giới Thiệu Về Sách Nghiên Cứu Về Triết Học.doc
Triết Học Hiện Sinh – Giới Thiệu Về Sách Nghiên Cứu Về Triết Học.doc
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 

TẬP BÀI GIẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – 1932

  • 1. TẬP BÀI GIẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – 1932 TẬP BÀI GIẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – 1932 Tác giả: Đoàn Lê Giang – Phan Mạnh Hùng MỤC TIÊU MÔN HỌC 1. Kiến thức: – Nắm được những kiến thức cơ bản nhất về văn học giai đoạn này: tác giả, tác phẩm, phong cách nghệ thuật chủ yếu – Những vấn đề chung của văn học giai đoạn này: nội dung cơ bản, quy luật vận động, hình thức và đặc trưng thẩm mỹ của các thể loại văn học 2. Kỹ năng: – Biết ứng dụng vào nghiên cứu các tác giả, tác phẩm văn học cận đại. Biết trình bày bằng bài viết, bằng cách thuyết trình kết hợp với power point những vấn đề thuộc về văn học cận đại. 3. Thái độ – Yêu mến, tự hào về văn học dân tộc – Có hiểu biết đúng đắn về những đặc tính của văn học dân tộc. – Yêu mến công tác nghiên cứu, giảng dạy văn học dân tộc. Bài 1. VĂN HỌC YÊU NƯỚC TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX (1900 – 1930) 1. PHONG TRÀO DUY TÂN ĐẦU THẾ KỶ 20 1.1. Các nhà nho trẻ đến với Tân thư
  • 2. 1.1.1 Số phận lịch sử của nhà nho trong đêm trước của thời cận đại: Cho đến cuối thế kỷ 19, nhà nho đứng trước sự diệt vong về phương diện lịch sử. Họ bị phân hóa dữ dội: Một số đầu hàng, làm quan, làm công cụ văn hóa của ngoại xâm: Hoàng Cao Khải viết thư dụ hàng Phan Đình Phùng, trong thư ông ta ca ngợi sự nghiệp và đạo đức của thực dân Pháp; Lê Hoan: mở cuộc thi Vịnh Kiều để đánh lạc hướng các nhà nho không để ý đến “Quốc sự” nữa; Phạm Quỳnh: nhà nho kiêm Tây học, mở báo quốc ngữ theo chủ trương của mật thám Pháp. Một số thì đi vào con đường hưởng thụ như Chu Mạnh Trinh, Dương Khuê, Dương Lâm. Họ không còn đại diện cho sức sống và lương tri của dân tộc nữa. Một số lui về ẩn dật như Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nguyễn Thượng Hiền…Thế nhưng trong nền kinh tế tự nhiên, họ có thể ẩn dật được, còn trong nền kinh tế hàng hóa (tư sản) thì không thể. Chính quyền thực dân thọc sâu xuống tận làng xã, nhà nho bị hất ra ngoài, họ cố gắng sống đạo nghĩa cũng không được. Nguyễn Khuyến sống như một lão nông ở làng quê trong sự dằn vặt và đầy mặc cảm. Tú Xương trở thành nho sĩ – thị dân hóa. Nguyễn Thượng Hiền thì đi theo con đường duy tân, làm cách mạng đánh đuổi thực dân Pháp. Rõ ràng trong xã hội tư sản hóa, nhà nho không còn đất sống. Vì thế trong thơ văn của họ đầy những tiếng than thở, hoài cổ, nuối tiếc dĩ vãng. 1.1.2. Thế hệ nhà nho trẻ gặp nhau ở Huế: Đồng Khánh rồi Thánh Thái mở khoa thi để chấn an tinh thần. Các nhà nho khắp nơi đều xuất thân từ các nôi của phong trào Cần Vương: Nghệ Tĩnh (xứ sở của phong trào Phan Đình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn) có Phan Bội Châu, Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế…
  • 3. Quảng Nam (Nghĩa hội của Lê Duy Hiệu, Nguyễn Trung Đình) có Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng… Thanh Hóa (“Khởi nghĩa Bãi Sậy” của Nguyễn Thiện Thuật) có Nguyễn Thượng Hiền (lúc bấy giờ đang ở cạnh Quốc Tử Giám). Quốc Tử Giám trở thành nơi tập trung những trí thức thông minh nhất nước. Họ tự coi mình là những người kế tục các bậc đàn anh đã ngã xuống. 1.1.3. Các nhà nho trẻ đến với Tân thư: – Trước thế kỷ 20: Trí thức Việt Nam ít nhiều đã biết đến sách báo theo quan niệm khoa học phương Tây được viết bằng chữ Hán như: Khôn dư đồ thuyết (Nói về địa dư trên trái đất) của Ferdinandus Verbiest người Bỉ (1623–1688) Dinh hoàn chí lược (Ghi chép về thế giới): sách giới thiệu về ranh giới, hình thể, sản vật của các nước khắp 5 châu. Sách có 10 quyển do Từ Kế Dư đời Thanh biên soạn. Thiên hạ quận quốc lợi bệnh thư (Sách viết về những điểm mạnh yếu của các nước trong thiên hạ). Bác vật tân biên (Ghi chép mới về vạn vật) Hàng hải kim châm (Chỉ nam về hàng hải) Những sách trên Lê Quí Đôn, Cao Bá Quát, Nguyễn Thông…đều ít nhiều đã biết tới nhưng chưa trở thành tư tưởng cách mạng. Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch đọc và dẫn họ đến với tư tưởng canh tân. – Điều trần và những bài luận của các nhà canh tân: Nguyễn Trường Tộ với hơn 60 điều trần khác nhau. Thiên hạ đại thế luận của Nguyễn Lộ Trạch được Nguyễn Thượng Hiền bí mật lưu giữ rồi đưa cho Phan Bội Châu. Huỳnh Thúc Kháng đọc. – Sách báo cách mạng của Khang, Lương Trung Quốc, sách Nhật Bản và các sách phương Tây:
  • 4. Sách giới thiệu về châu Âu và thế giới Sách báo Duy tân của Phúc Trạch Dụ Cát (Fukuzawa Yukichi), Đại Ôi Trọng Tín (Okuma Shigenobu) Nhật Bản Khang Hữu Vi, Lương Khai Siêu “văn lâm li bi thống” được coi là những bậc thánh mới * Những điều trên cho thấy: – Tư tưởng cách mạng tư sản được truyền vào Việt Nam qua con đường Trung Hoa, vừa dễ tiếp nhận, lại được Trung Hoa hóa khá nhiều. – Nhà nho chứ không phải giai cấp tư sản tiếp nhận tư tưởng ấy. – Tư tưởng cách mạng tư sản được các trí thức nước ta tiếp thu là từ yêu cầu giải quyết vấn dân tộc, chứ không phải từ yêu cầu giải quyết vấn đề xã hội nên có những sắc thái đặc biệt. 1.2. Sự phân hóa sĩ phu thành hai xu hướng chính trị: Bạo động (thiết huyết): Nghệ Tĩnh (Phan Bội Châu) Duy tân: Bắc bộ (Đông Kinh nghĩa thục), Nam trung bộ (Phan Chu Trinh). Nhưng có điểm chung nhau là đều phải duy tân: khai dân trí, Chấn dân trí, Hậu dân sinh. Phó bảng Phan Chu Trinh, Nguyễn Quyền cắt tóc ngắn: Phen này cắt tóc đi tu Tụng kinh Độc Lập, ở chùa Duy Tân Đêm ngày khấn vái ân cần Cầu cho ích nước lợi dân mới là Tu sao mở trí dân nhà Tu sao độ được nước ta phú cường. Nguyễn Quyền, Phen này cắt tóc đi tu
  • 5. Trở thành cuộc vận động văn hóa: cắt tóc ngắn cùng với phong trào vận động học chữ quốc ngữ. 1905 Phan Bội Châu xuất dương sang Nhật. 1905 Phó bảng Phan Chu Trình, Hoàng giáp Trần Quý Cáp, Tiến sĩ Huỳnh Thúc Kháng làm cuộc Nam du, ngang Bình Đinh đến trường thi bèn giả dạng làm thí sinh đi thi để vận động chống văn chương bát cổ, kêu gọi duy tân. Thơ: chí thành thông thánh (Phan Chu Trinh) Phú: Lương ngọc danh sơn phú (Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng) Các chí sĩ ký tên là Đào Mộng Giác, truyền bá bài thi theo kiểu truyền đơn, bị chính quyền truy nã. Hoàng giáp Nguyễn Thượng Hiền đem thi tập chữ Hán ra đốt. * Tất cả các hành động trên cho thấy các nhà nho trẻ đã làm một cuộc đoạn tuyệt với quá khứ để đi đến với một cuộc cách mạng mới. 2. TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC MỚI CỦA CÁC SĨ PHU DUY TÂN 2.1. Đoạn tuyệt với quá khứ: 2.1.1. Thế giới quan Nho giáo: Cũ: Thuyết âm dương, ngũ hành tương sinh tương khắc: Thủy – Hỏa – Mộc – Kim – Thổ Bắc – Nam – Đông – Tây – Trung ương Tương sinh: Thủy -> Mộc -> Hỏa -> Thổ -> Kim -> Thủy Tương khắc: Thủy <-> Hỏa <-> Kim <-> Mộc <-> Thổ <-> Thủy Mới: Vật lý, Hóa học, Thiên văn học, Triết học phương Tây. 2.1.2. Lịch sử quan: Cũ: Lịch sử diễn biến tuần hoàn: “Thinh suy”, “bĩ thái”, “phế hưng”, “trị loạn”, với khuynh hướng xưa hơn nay, đạo càng ngày càng xuống.
  • 6. Động của lịch sử là đạo đức. Mới: Thuyết tiến hỏa luận của Darwin, Văn minh luận. Động lực: khoa học kỹ thuật. 2.1.3. Chính trị quan: Cũ: Nội hạ ngoại di, Quý vương tiện bá, Sĩ nông công thương Mới: Văn minh phương tây, kinh doanh kiếm lời và ganh đua trên trường quốc tế. Cáo hủ lậu văn tấn công trực diện vào học thuật, tư tưởng của nhà nho: Hỏi ông tu những đường mô Ông rằng: Tu những làng nho đã thừa Hỏi ông: mộ những gì ư Ông rằng mộ những người xưa là thầy Điềm trời không dở không hay Ông rằng sự rủi sự mau tại trời Đường đi tinh nhật hai ngôi Hấp ly (lực hấp dẫn) sao thế, ông thời u ti Trái đất là tròn là đi Ông rằng vuông đấy, đứng kia thường thường Phiên Thành, Thượng Hải một phương Bụng lưng đâu tá, ông giương mắt chầu Hỏi rằng dây thép sao mau Ông rằng khí học cũng mầu mà thôi Kìa như dây sắt roi lôi Nào ai bày đặt mọi ngôi cho đành Hỏi rằng xe khí sao nhanh
  • 7. Ông rằng nghe máy cũng lãnh mà thôi Kìa như lửa ống nước nồi Kìa ai bày xét đến nơi nhiệm mầu Năm châu tên gọi hay đâu Lại chê người rợ, mà rằng ta hoa Mắt dòm chính học chửa ra Mà chê người bá, mà nhà ta vương Có người đau đáu lòng thương Mắng rằng trái thế còn đương lỗi thời Có người học sách Tây kia Cười rằng trở đạo mà lìa năm kinh. 2.1.4. Nhân sinh quan Yêu nước gắn liền với tư tưởng tôn quân: Nước của vua Nước đại diện bằng triều đại Dân là dối tượng cai trị Nguyễn Trãi: vượt lên bằng tư tưởng thân dân: Dân là chủ thể là sức mạnh của nước và là đối tượng phục vụ của kẻ sĩ, nhưng vẫn trong thế tam vi nhất thế: vua – dân – nước Cuối trung đại, tiêu biểu là Nguyễn Đình Chiểu: Càng yêu nước càng quay về đạo nghĩa. Một nhân vật trung tâm của xã hội phong kiến: con người trung nghĩa– nhà nho Vua Nuoc Dan
  • 8. Thực tế lịch sử: vua đầu hàng, phải vận động nhân dân, nho giáo và nhà nho lạc hậu phản động cản trở phong trào giải phóng dân tộc Phủ định: Vua: Phan Bội Châu: “Mãn triều Trung Quốc và Nguyễn triều Việt Nam cũng là phường chó chết như nhau cả “ (Phan Bội Châu niên biểu) “Non sông thẹn với nước nhà Vua là tượng gỗ dân là thân trâu” (Á Tế Á ca) Phan Chu Trinh: “Vua là người lấy quyền công làm quyền tư, lấy đất người làm đất mình” (Đạo đức và luân lí đông tây) Các sĩ phu đã làm việc cáo chung cho nhân vật chính của thời phong kiến với đạo đức và cách sống:. Văn tế sống thầy đồ hủ Cung duy các cụ, Hủ Lậu tiên sinh Người cụ cổ lỗ, tính cụ hiền lành Quần cụ cháo lòng hề sạch khiếp Áo cụ nước xuýt hề trắng tinh Nay Tam hoàng, mai Ngũ đế Trước Tứ truyện, sau Ngũ kinh Chỉ lo về nhà nước bỏ thi, thiên hạ không ai chịu học Ai nói chuyện tân học tân văn, cụ ghét hơn người đầu thuốc độc; Ai dùng câu cổ thi, cổ học, cụ mừng hơn trẻ được cái đinh Than ôi! Tự do không hay, bình đẳng không hay, chó chết hoàn phường chó chết.
  • 9. Ngôn luận chẳng biết, tân văn chẳng biết, quần manh lại vẫn quần manh. – Kêu gọi một cách sống mãnh, liệt tung hoành hồ hải: Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhức Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si (Non sông đã chết sống thêm nhục Hiền thánh còn đâu tụng cũng hoài (Xuất dương lưu biệt) Chí thành thông thánh Thế cuộc hồi đầu dĩ nhất không, Giang sơn vô lệ khốc anh hùng. Vạn dân nô lệ cường quyền hạ, Bát cổ văn chương túy mộng trung. Trường thử bách niên cam thóa mạ Bất tri hà nhật xuất lao lung. Chư quân vị tất vô tâm huyết, Bằng hướng tư văn khán nhất thông. (Việc đời ngoảnh lại còn chi Anh hùng hết nước mắt vì giang san Muôn dân nô lệ một đàn Văn chương bát cổ nồng nàn giấc say Trăm năm cam chịu đọa đày Thì bao giờ mới hết ngày lao lung Các anh tâm huyết nào không Bài này hãy thử xem cùng đầu đuôi
  • 10. (Phan Võ dịch) 2.2. Xác lập tư tưởng yêu nước mới 2.2.1. Người Quốc dân – Dân là chủ nước: “ Dân ta là chủ nước non” (Gọi hồn quốc dân – Phan Bội Châu) – Người quốc dân: Phan Bội Châu: Tiện đầy cật dạ mấy lời Lại xin tỏ giãi cùng người quốc dân. (Hải ngoại huyết thư) Không giống phong kiến: thần dân, phận thần tử Không giống tư sản: chỉ có công dân, đó lả sản phẩm của cách mạng tư sản – cách mạng dân quyền và dân quyền, coi cá nhân là đơn vị chủ thê xã hội, có quyền tự do, hưởng phúc và mưa cầu hạnh phúc, có quyền bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi từ pháp luật Cá nhân trong đời sống chính trị: con người công dân: “Chúng ta coi những chân lý sau đây là hiển nhiên: tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền bất khả xâm phạm, trong đó là quyền sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc; để bảo đảm những quyền này người ta lập ra những chính phủ nắm quyền lực chính đáng do sự đồng ý của những người bị trị, khi một hình thức cai trị nào đó tỏ ra làm thiệt hại đến những mục đích đó, thì nhân dân có quyền thay đổi hình thức đó hay bãi bỏ nó đi và lập ra chính phủ mới và đặt cơ sở của nó trên những nguyên tắc tổ chức quyền lực của nó dưới hình thức mà họ thấy là thích hợp nhất để đảm bảo an ninh và hạnh phúc của họ.” (Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776)
  • 11. Người quốc dân không phải là thần dân cũng thông phải là công dân. Họ ý thức về cá nhân không đủ. Họ không ý thức thành viên gia đình, làng xã bờ cõi, mà là người dân của nước. Họ không đạt vấn đề tự do, bình đẳng mà đặt vấn đề dân tộc, đất nước. Số phận gắn liền với dân tộc, làm theo nghĩa, không nói đền quyền lợi. – Nghĩa đồng bào: Vua bỏ nước bỏ dân phải tự nhiệm – lấy gì để liên kết dân, duy trì đất nước. Các sĩ phu dùng khái niệm Nghĩa đồng bào (Đồng tông – đồng hương – đồng bào) 2.2.2. Nước Nước, theo quan niệm của các sĩ phu là địa bàn sinh tụ của một dòng giống, Nước là gia tài, cơ nghiệp của cha ông để lại phải có trách nhiệm bảo vệ nó để truyền cho con cháu mãi mãi: – Trời Nam xanh ngắt bao la Ngàn năm cơ nghiệp ông cha còn gì – Nghìn muôn ức triệu người chung góp Xây dựng nên cơ nghiệp nước nhà Khác với phong kiến: Nước là của vua, khác với tư sản: Ngôn ngữ, thị trường, khế ước xã hội. Có tính trung gian. Hồn nước: Hồn cố quốc vẩn vơ vơ vẩn Khôn tìm đường dò nhắn hỏi han Bâng khuâng đỉnh núi chân ngàn Khói tuôn khí uất, sóng cuốn trận đau Hải ngoại huyết thư – Phan Bội Châu Hồn cố quốc biết đâu mà gọi
  • 12. Thôi khóc than rồi lại xót xa. Trời Nam xanh ngắt bao la Ngàn năm cơ nghiệp ông cha còn gì Gọi hồn quốc dân – Phan Bội Châu Hồn ơi, về với giang san Muôn người muôn tiếng hát ru câu này Hợp muôn sức ra tay quang phục Quyết có phen rửa nhục bảo thù Ái quốc – Phan Bội Châu Nhìn ra thế giới cũng vậy: Mở rộng theo quan niệm gia đình Nho – phi Nho: đồng hóa tư tưởng mới theo quan điểm nho giáo “Chi Na chung một họ hàng Xiêm La, Nhật Bản cùng làng á Đông” Chủng tộc, văn hóa – Đồng chủng, đồng văn 2.2.3. Yêu nước phải Duy tân Trước yêu nước là tôn quân, càng yêu nước càng rút về đạo nghĩa – phản động. Cải cách ra đời Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch bị chống đối kịch liệt Nay không Duy tân không cứu được nước. Chống đế quốc và chống phong kiến kết hợp lại Nhà nho phải làm cách mạng tư sản: nghĩa, vấn đề dân tộc, không đầy đủ và hạn chế Khai dân trí: Thực học (KHKT phương Tây, lịch sử, địa lý nước ta), học chữ quốc ngữ – Chữ quốc ngữ là hồn của nước
  • 13. Khỏi đôi đường tiếng chữ khác nhau – Học nông cổ, học làm cơ khí Đủ trăm đường công kỹ tinh thông Vì đem giống tốt quăng trồng Gặp thời ta lại tranh công thợ trời (PBC: Gọi hồn quốc dân) Chấn dân khí: Đoàn kết đấu tranh với chính quyền: Năm mươi triệu đồng bào đua sức Năm mươi nghìn giống khác được bao! Cùng nhau bên ít bên nhiều, Lọ là gươm sắc súng kêu mới là Cốt trong nước người ta một bụng Nghìn muôn người cùng giống một người Phòng khi sưu thuế đến nơi Bảo nhau không đóng nó đòi được chăng… PBC: Hải ngoại huyết thư Hậu dân sinh: “Hợp quần doanh sinh thuyết: Buôn bán hợp cổ” Công ty nước mắm Liên Thành ở Phan Thiết do Nguyễn Trọng Lội đứng đầu, Nguyễn Thượng Hiền đi buôn: Việc tân học kíp đem dựng trước Hợp doanh đoàn cả nước cùng nhau Việc buôn ta lấy làm đầu Mọi người cùng gánh địa đầu một vai Á Tế Á Ca
  • 14. Thực nhân tài: Công thương đã nên giàu nên có Của học tự lấy đó mà nuôi Có nuôi sĩ mới nên tài Công tài cũng chăng ở ngoài sĩ lâm Học nông cổ, học làm cơ khí Đủ trăm đường công kỹ tinh thông Vì đem giống tốt quăng trồng Gặp thời ta lại tranh công thợ trời. (Gọi hồn quốc dân) 2.3. Văn học với sự nghiệp Duy tân, cứu nước: Dồn mọi cố gắng vào việc làm nghệ thuật có ích. Nhận thức lại kẻ thù (chủ quyền, văn hóa, họa diệt chủng) Quyền lợi kinh tế: Việc dây thép việc tâu việc pháo Việc luyện binh việc giáo học đường Việc kỹ nghệ việc công thương Việc khai mỏ quặng, việc đường hỏa xa Khắp các việc chẳng qua người nước. Á Tế Á ca Nhục mất nước: 20 triệu dân cùng của hết 40 năm nươớc mất quyền không Thương ôi công nghiệp tổ tông Nước tanh máu đỏ non chổng thịt cao
  • 15. Non nước ấy biết bao máu mủ: Nỡ nào đem nuôi lũ sải lang Cờ ba sắc xứ Đông dương Trông càng thêm nhục nói càng thêm đau. Bóc lột nặng nề: Trăm thứ thuế thuế gì cũng ngặt Rút chặt dần như thắt chỉ xe. Dân tộc bị khinh miệt: Nó coi mình như trâu như chó Nó coi mình như cỏ như rơm. Phê phán toàn dân tộc: Nước ta mất bởi vì đâu Tôi xin kể hết mấy điều tệ nhân: Một là vua sự dân chẳng biết Hai là quan chẳng thiết gì dân Ba là dân chỉ biết dân Mặc quân với quốc mặc thần với ai. Vua: Trên chín bệ ngôi thần tự chủ May thừa cơ giấc ngủ ly long Giang sơn mặc sức vẫy vùng Muôn người luồn cúi trong vòng phúc uy. Các sĩ phu duy tân đã dùng văn chương đe phê phán toàn bộ dân tộc. Đây lả lần đầu tiên trong văn chương Việt Nam dân tộc ta có một sự tự phán gay gắt như thế. Văn chương đã được dùng ngoài chức năng thông thường
  • 16. của nó. Văn chương của các sĩ phu duy tân vừa là phương tiện ghi lại tâm tính, khát khao yêu nước cháy bỏng của họ; lại vừa là sách giáo khoa lịch sử, xã hội, kinh tế, vừa là cương lĩnh cách mạng, lại vừa là truyền.đơn, tải liệu tuyên truyền cách mạng. Đây thực sự là một hiện tượng mới mẻ trong văn học dân tộc. * TIỂU KẾT Phong trào duy tân không chỉ là một cái mốc quan trọng trong lịch sử cận đại Việt Nam mà còn là một cái mốc quan trọng trong văn học cận đại Việt Nam. Thơ văn của các sĩ phu trong phong trào ấy đã xác lập một tư tưởng yêu nước mới có tính chất dân chủ tư sản. Tư tưởng dân chủ tư sản được nhà nho tiếp nhận, thông qua sách báo Trung Quốc và xuất phát từ nhu cầu giải phóng dân tộc nên đã bị khúc xạ khá lớn, tạo ra những điểm đặc sắc riêng. Hình tượng trung tâm của văn học yêu nước lả người sĩ phu duy tân: người sĩ phu xuất thân từ môi trường Nho giáo nhưng nhận thức được sự lạc hậu của tri thức nho giáo, từ đó đã dẫn đến sự phủ định Nho giáo - một cuộc phủ định đau đớn, day dứt và còn nhiều quyến luyến vì đó là sự phủ đinh chính mình, phủ định một nền học thuật đã từng có một thời là toàn bộ tri thức của dân tộc. Người sĩ phu duy tân đã vươn qua chính mình, vượt qua sự chật hẹp của một thế giới xưa cũ, tung mình trong một thế giới mới lạ: thế giới năm châu. Đó là những nét đẹp, nét bi hùng trong giai đoạn văn học mở đầu cho thề kỷ XX đầy biền động nhưng hào hùng của dân tộc Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tràn Đình Hươu, Lê Chí Dũng: Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 – 1930, – NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1 988. 2. Đặng Thai Mai: Văn thơ cách mạng Việt Nam, NXB Văn học Giải phóng, 1976. 3. Lê Trí Viễn, Nguyễn Đình Chú: Lịch sử văn học Việt Nam, Tập 1VB, NXB GD
  • 17. 4. Nhiều tác giả: Thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ NXB Văn học, Hà Nội, 1976. 5. Nhiều tác giả: Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, Tập IV (1858 – 1920) và tập V (1920 – 1945), quyển I, NXB Văn học, Hà Nội, 1985 – 1987. 6. Đoàn Lê Giang: Văn tuyển văn học Việt Nam 1900–1932, Đại học Quốc Gia TP.HCM 7. Đoàn Lê Giang: “Ai là tác giả đích thực của bài á Tế á ca?” Tạp chí Nghiên cứu văn học số 4/2008, website: http://khoavanhoc–ngonngu.edu.vn CÂU HỎI 1. Giữa chủ trương Bạo động và chủ trương Duy tân, chủ trương nào đúng đắn hơn? 2. Đọc Văn minh tân học sách, Cáo hủ lậu văn, cho biết các sĩ phu duy tân đã phủ nhận tư tưởng, học thuật Nho giáo như thế nào? 3. Phân tích nội dung tư tưởng yêu nước mới của các sĩ phu duy tân. Bài 2. PHAN BỘI CHÂU (1867 – 1940) 1. CUỘC ĐỜI 1.1. Xuất thân từ môi trường Hán học Tên lúc nhỏ là Phan Văn San, hiệu Hải Thụ, về sau lấy hiệu là Sào Nam (với ý nhớ nước cũ: “Hồ mã tê sóc phong, Việt điểu sào nam chỉ”– Ngựa Hồ hi gió bắc, Chim Việt làm tổ cành nam). Quê ở làng Đan Nhiễm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thuở nhỏ rất thông minh. 6 tuổi đã theo cha đi học, 3 ngày học thuộc cuốn Tam tự kinh. Bảy tuổi là hiểu biết kinh truyện, có thể nhại theo sách của Khổng Tử, viết đùa sách “Phan tiên sinh chi luận ngữ” 16 tuổi đi khảo hạch đứng đầu xứ, người ta gọi là Đầu Xứ San. Ông đã sớm có lòng yêu nước.
  • 18. 1.2. Nhà nho yêu nước dưới ngọn cờ Cần vương Năm 17 tuổi (1884) được tin ở Bắc kỳ, nghĩa binh nổi dậy, Phan Bội Châu nửa đêm khêu đèn thảo hịch Bình Tây thu Bắc rồi đem ra dán ở gốc cây to đầu làng. 1885 kinh thành Huề thất thủ, hưởng ứng chiếu cần vương của Hàm Nghi, Phan Bội Châu cũng tổ chức được một đội “thiếu sinh quân” gồm 60 người để ứng nghĩa, nhưng chưa kịp hành động thì đã bị tan rã. 10 năm cuối thế kỷ 19, ông làm thầy đồ dạy học để nuôi cha già, vừa tìm đọc thêm sách vở tiến bộ như: Thiên hạ đại thế luận của Nguyễn Lộ Trạch, những đề nghị canh tân đất nước của Phạm Phú Thứ, tân thư từ Trung Quốc sang, và âm thầm kết giao với các đồng chí. 1900 thi Hương, đỗ thủ khoa trường nghệ, người ta thường gọi là ông giải San – “Thế là đã có hư danh để che mắt đời”. Cha mất, đạo hiếu đã trả xong, đến đây ông chính thức tham gia hoạt động cách mạng. 1.3. Nhà chí sĩ duy tân 1904 Lập hội Duy Tân hội, tôn Cường Để làm minh chủ. Chủ trương của Hội là bạo động vũ trang và nhờ ngoại viện. 1905 Theo kế hoạch hội Duy tân, Phan Bội Châu xuất dương sang Nhật gặp Lương Khải Siêu. Lương khuyên nên dùng thơ văn để tố cáo tội ác với thế giới và cổ vũ lòng yêu nước. Ông viết Việt Nam vong quốc sư, Khuyến quốc dân tư trợ du học văn. Hải ngoại huyết thư, Tân Việt Nam, Sùng bái giai nhân, Việt Nam quốc sử khảo… Các chính khách Nhật Bản khuyên đưa người sang du học. Về nước Phan vận động phong trào Đông du hết sức sôi nổi. Từ 1905 đến 1908 đã đưa được 200 lưu học sinh sang Nhật học. 1909 Pháp – Nhật cấu kết với nhau, phong trào Đông Du bị giải tán, nhân bị trục xuất ông trở về ẩn náu ở Trung Quốc, rồi sang Xiêm mở trại cày Bạn Thầm, viết tuồng Trưng Nữ vương.
  • 19. 1911 Cách mạng Tân Hợi của Tôn Trung Sơn, Phan Bội Châu sang Trung Quốc tập hợp đồng chí thành lập Việt Nam Quang phục hội, với tôn chỉ “Đánh đuổi giặc pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước cộng hòa dân quốc Việt Nam” 1913 Bị bọn quân phiệt Trung Quốc tiếp tay Pháp bắt giam ở Quảng Châu. Trong tù ông viết Ngục trung thư (1914), Chân tướng quân (viết về Hoàng Hoa Thám), Nhà sư ăn rau… 1917 ra tù ở Hàng Châu viết báo. Chịu ánh hưởng của Cách mạng tháng 10 Nga, Phan có khuynh hướng về cách mạng thế giới, tìm hiểu Cách mạng tháng 10, viết báo ca tụng Lênin và nhà nước công nông. Viết Trùng quan tâm sử (1918), Tái sinh sinh (truyện), Phạm Hồng Thái (truyện– 1924) 1924 cải tổ Việt Nam Quang phục hội thành Việt Nam Quốc dân đảng. Gặp Nguyễn Ái Quốc, dự định sẽ cải tổ Việt Nam Quốc dân đảng theo hướng tích cực nhất. 1925 trên đường từ Hàng Châu về Quảng Châu ông bị thực dân Pháp bắt cóc đưa về nước. Chúng định thủ tiêu, nhưng bị lộ phải mang ra Tòa đề hình Hà Nội để xử. Cả nước nổi lên phong trào đòi thả cụ Phan Bội Châu. Pháp đành phải tha bỗng và buộc cụ phải an trí ở Huế. 1926 Phan Chu Trinh mất, ông viết bài Văn tế Phan Chu Trinh. 1.4. “Ông Già Bến Ngự” – Người cầm bút yêu nước trên diễn đàn văn học công khai Cách mạng chuyển biến theo hướng khác. Phan Bội Châu tiếp tục viết báo với tư cách là “ông già Bến Ngự”, để giáo dục quốc dân đồng bào: – Nam, Nữ quốc dân tu tri – Thuốc chữa bệnh dân nghèo – Lời hỏi thanh niên – Phan Bội Châu niên biểu – Lịch sứ Việt Nam diễn ca
  • 20. – Biên khảo: Xã hội chủ nghĩa, Nhân sinh triết học, Khổng học đăng… 2. PHAN BỘI CHÂU, NGỌN CỜ ĐẦU CỦA THƠ VĂN YÊU NƯỚC ĐẦU THẾ KỶ XX 2.1. Tình yêu nước thiết tha nồng cháy: Bài Hải ngoại huyết thư, bức thư bằng máu và nước mắt gửi cho đồng bào mình, trinh bày thực trạng đất nước, nguyên nhân mất nước, phương pháp đấu tranh và kêu gọi đại đoàn kết đứng lên chống Pháp giành lại độc lập dân tộc. Mở đầu: Nỗi khổ tâm của người ý thức được nỗi nhục mất nước. Ông đứng lên cao, nhìn toàn cảnh đất nước. Ngày xưa Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông đứng ở vị trí cao để làm Bình Ngô đại cáo, Lam Sơn Lương Thủy phú. Phan Bội Châu từ nước ngoài nhìn lại toàn cảnh đất nước. Bằng cái nhìn lịch sử và thời đại, ông đưa ra một quan niệm mới về đất nước với một tình yêu nước nồng cháy, thiết tha. Đất nước được trả về nguyên vẹn của nó, không còn bị khuất dưới tư tưởng trung quân: Lời huyết lệ gửi về trong nước, Kể tháng ngày chưa được bao lâu Nhác trông phong cảnh Thần châu Gió mây phẳng lặng dạ sầu ngẩn ngơ Trong bài Ái quốc, mở đầu bằng những lời yêu nước cháy bỏng: Nay ta hát một thiên ái quốc Yêu gì hơn yêu nước nhà ta Trang nghiêm bốn mặt sơn hà Ông cha ta để cho ta lọ vàng. Non sông gấm vóc, xinh đẹp: Hào Đại Hải âm thầm trước mặt Dải Cửu Long quanh quất miền tây
  • 21. Một tòa san sát xinh thay Bên kia Vân, Quảng, bên này Côn Lôn Vẻ gấm vóc nước non tươi đẹp Rắp những mong cơ nghiệp dài lâu. – Đất nước được coi như cơ nghiệp ông cha, dân tộc được nhìn bằng con mắt nòi giống. Ông nhục vì nỗi nhục mất nước, đau vì nỗi đau mất nước, giống nòi bị khinh miệt đoạ đày, gia tài công nghiệp của ông cha bị ngoại tộc giày xéo: Giống khôn há phải đàn trâu Giang sơn há để người đâu vẫy vùng Hai mươi triệu dân cùng của hết Bốn mươi năm nước mất quyền không Thương ôi công nghiệp tổ tông Nước tanh máu đỏ non chồng thịt cao Non nước ấy biết bao máu mủ Nỡ nào đem nuôi lũ sài lang Cờ ba sắc xứ Đông Dương Trông càng thêm nhục, nói càng thêm đau Nhục vì nước mà đau người trước Nông nỗi này non nước cũng oan. (Ái quốc) Nước mất, Hồn nước phải bơ vơ. Gọi hồn bằng máu và nước mắt: Hòn cố quốc ngẩn ngơ ngơ ngẩn Khôn tìm đường dò nhắn hỏi han Bâng khuâng đỉnh núi chân ngàn
  • 22. Khói tuôn khí uất sóng cuồn trận đau (HNHT) Tương tự như vậy trong bài “Gọi hồn quốc dân”: Hồn cố quốc biết đâu mà gọi Thôi khóc than rồi lại xót xa Trời nam xanh ngắt bao la Nghìn năm cơ nghiệp ông cha còn gì. (Gọi hồn quốc dân) Quan niệm mới về đất nước: Nước là cơ nghiệp của một dân tộc–nòi giống, Dân là chủ nước: Nghìn muôn ức triệu người chung góp Xây dựng nên cơ nghiệp nước nhà Người dân ta của dân ta Dân là dân nước nước là nước dân Đoạn sau: Ta là lũ cháu con một họ Nước dân ta là của gia tài Chữ rằng: Tổ nghiệp lưu lai Của ta ta giữ chắc ai giữ cùng Quan hệ giữa dân với nhau là họ hàng: Năm mươi triệu số người trong nước Ai chẳng là chú bác anh em Lòng nào ghét bỏ cho cam Yêu nhau thì phải tính làm sao đây. Cùng với ái quốc, ông còn viết ái quần, ái chủng Đất nước có lịch sử lâu đời. Khơi dậy niềm tự hào về lịch sử dân tộc:
  • 23. Mà xem gương truyện xưa kia Kể công trùng vũ ai bì được đâu Nó thuở trước đánh Tàu mấy lớp Cõi trời nam cơ nghiệp mở mang Sông Đằng lớp sóng Trần vương Núi Lam rẽ khói mở đường nhà Lê Quang Trung từ khi độc lập Khí anh hùng đầy lấp giang sơn Lòng trời mở rộng nước non Ta nay may vẫn hay còn nước ta * Lưu ý: Quang Trung được coi là anh hùng chứ không phải giặc – Khác quan niệm chính thống, vì dựa trên quan điểm đất nước chứ không phải nho giáo. * Hãy còn nước ta. Khác quan niệm nhà nho: không đánh đồng triều đại với nước, không cho Pháp là “Tân trào”. Đất nước được hình thành từ công sức của bao thế hệ, là gia tài của ông cha để lại, nên nó gắn bó như máu như thịt, có gì đó rất linh thiêng, người nước ngoài khó có thế hiểu được điều này: Trải mấy lớp tiền vương dựng nước Bốn ngàn năm dãi gió dầm mưa Biết bao công của người xưa Gang sông, tấc núi, dạ dưa, ruột tằm (Ái quốc) 2.2. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp: – Cướp nước, mất chủ quyền, dân tộc bị đày đoạ và khinh miệt
  • 24. “Từ khi quân giặc khác giống phá kinh thành nước ta, cướp quốc quyền của chúng ta đến nay, vua thì bị giam cầm như tù đày, dân thì bị đánh đập như trâu ngựa. Tất cả mọi quyền hành lớn nhỏ đều nằm trong tay quân giặc khác nòi” (Hòa lệ cống ngôn) – Về phương diện kinh tế: thuế khóa, vơ vét mạch sống của dân ta – Hoạ diệt chủng: được nhìn từ con mắt dân tộc, nòi giống và chủng tộc: “Cái dã tâm của giặc như hổ ngoạm tằm ăn, không thể kể xiết. Nhưng cái chính là cướp cái mạch sống của chúng ta. Chính phủ giặc đánh thuế chúng ta đến muôn ngàn thứ, quân buôn của giặc cướp lợi quyền của chúng ta đến ức triệu đường” (Hòa lệ cống ngôn) So sánh với: Cáo Bình Ngô và văn học cuối thế kỷ 19: – Cướp chủ quyền: Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; Hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) – Phu phen tạp dịch: Kẻ bị ép xuống biển ròng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng; Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng khốn nỗi rừng sâu nước độc. – Giết người cướp của: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn; Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ” (Bình Ngô đại Cáo) “Phạt Cho đến người hèn kẻ khó thâu của quay treo;
  • 25. Tội chẳng tha con nít đàn bà, đốt nhà bắt vật. Kể mười mấy năm trời khốn khó bị khảo bị tù bị giết, trẻ già nghe nào xiết đếm tên; Đem ba tấc hơi mỏn bỏ liều hoặc sông hoặc biên hoặc núi hoặc rừng quen lạ thảy đều rơi nước mắt. (Nguyễn Đình Chiểu: Văn tế nghĩa dân Lục tỉnh trận vong) – TK.XV: Tư văn thì giống mà dân tộc lại khác: “Những kẻ tư văn người đất Việt. Đạo này nắm nối để cho dài” (Nguyễn Trãi) Cuối TK.XIX: đồng nhất đạo thánh với văn hoá dân tộc: “Sống làm chi theo quân tả đạo quăng vùa hương xô bàn độc thấy lại thêm buồn; Sống làm chi ở với lính mã tà chia rượu lạt gặm bánh mì nghe càng thêm hổ.” (Nguyễn Đình Chiểu) 2.3. Đi tìm nguyên nhân mất nước và đề xướng tư tưởng đoàn kết dân tộc Không phải tai ách nạn trời để cảnh cáo nhà vua, không chỉ vì quân Pháp mà cái chính là do chính nước ta: Tuy nhiên cách nhìn có vẻ đạo đức, chứ chưa phải là những phân tích khách quan. Sự phê phán có tính toàn dân tộc: Nước ta mất bởi vì đâu Tôi xin kể hết mấy điều tệ nhân: Một là vua sự dân chẳng biết. Hai là quan chẳng thiết gì dân Ba là dân chỉ biết dân Mặc quân với quốc mặc thần với ai.
  • 26. Chẳng may lúc thành long, xã lở Một hai điều trách cứ vua tôi Còn năm mươi triệu con người Chỉ quanh quanh đám lợi tài không xong Hỏi đến nước còn không không biết Hỏi đến tên Nam Việt không thưa Gia tài tổ nghiệp mình xưa Tay đem quyền chủ mà đưa cho người Đồng tâm – tư tưởng đoàn kết dân tộc: Bởi lúc trước của chung không giữ Đến bây giờ sức chửa làm xong Sao cho cái sức đến cùng Sức cùng là bởi cái lòng cùng nhau Năm mươi triệu đồng bào đua sức Năm mươi nghìn giống khác được bao Cùng nhau bên ít bên nhiều Lọ là gươm sắc súng kêu mới là Đoàn kết: phú hào, quan tước, sĩ tịch, lính tập, Gia–tô, côn đồ, nhi nữ, bếp bồi, thông ký, cừ gia đệ tử, du học: Nào những kẻ phú hào trong nước Nào những người quan tước thế gia Nào là sĩ tịch bây giờ. Nào là lính tập, nào là Gia–tô Nào những kẻ côn đồ nghịch tử Nào những người nhi nữ anh si
  • 27. Bếp bồi thông ký chi chi Cừu gia đệ tử nào thì những ai Ấy kể đến những người trong nước Còn những người du học mọi nơi Người trong cho đến người ngoài Chữ Tâm cốt phải ai ai cũng đồng Hải ngoại huyết thư – Anh hùng là phụ nữ – khái niệm nữ trượng phu: “Giang sơn làm nồi cơ đồ Ấy là bậc nữ trượng phu nước mình” Hải ngoại huyết thư Nhân vật cô Chí trong Trùng quang tâm sử. – So sánh với trước: Lính tập, Gia –tô, nữ nhi (nữ hào kiệt, nữ trượng phu) Đoàn kết với hành động quyết liệt nhất là diệt thù: Hòn máu uất chất quanh đầy ruột Anh em ơi xin tuốt gươm ra Có trời có đất có ta Đồng tâm như thế mới là đồng tâm Tương lai tươi sáng: Cờ độc lập xa trông phấp phới Kéo nhau ra đòi lại nước nhà Của nhà ta, trả chủ ta Muốn toan cố chấp ắt là chẳng xong Kêu gọi yêu nước gắn liền với Duy tân:
  • 28. Đài kỷ niệm tranh vanh trong nước Đèn hoan nghênh kẻ rước người đưa Nào người Dụ Cát, Lư Thoa Này vừa gặp hội, xin ta gắng lòng. 3. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI CHÍ SĨ DUY TÂN: Người anh hùng phải tự nhiệm gắn số phận mình với đất nước: “Lúc tôi sinh ra là lúc Nam kỳ thất thủ đã 5 năm, tiếng khóc oa oa chào đời như báo trước cho tôi rằng, mày sẽ làm người dân mất nước” (Phan Bội Châu niên biểu) 3.1. Người hào kiệt kiểu cũ: – Thơ khẩu khí: Khi chưa lên đỉnh non xa Non xanh trăm ngọn như ta khác nào Khi ta lên đến đỉnh cao Non xanh trăm ngọn, ngọn nào bằng ta Du Đại Huệ Sơn cảm tác Giống Cao Bá Quát: Triển du Hoành Sơn lập Mộ há Bàn Kính dục Huề thủ lưỡng phiến thạch Giang sơn bất doanh cúc Dục Bàn Thạch kính – Trượng phu hơn đời khác tục, tự nhiệm, tung mình vào cuộc chơi lớn: Chơi xuân Quân bất kiến Nam, Xuân tư cổ đa danh sĩ
  • 29. Đã chơi xuân đúng quan nghị chi chi Khi ngâm nga xáo lộn cổ kim đi Tùa tám cõi náu về trong một túi. Thơ rằng: Nước non Hồng Lạc còn đây mãi Mặt nước anh hùng hổ chịu ri? Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi Sinh thời thế phải xoay nên thời thế. Phùng xuân hội may ra ừ cũng dễ, Nắm địa cầu một chút con con. Đạp toang hai cánh càn khôn, Đem xuân vẽ lại cho non nước nhà. Hai vai gánh vác sơn hà Đã chơi chơi nốt, ối chà chà xuân! 3.2. Người chí sĩ duy tân: Dám vứt bỏ lối sống tầm thường. Lời tuyên ngôn của cả một thế hệ – hướng về phía biển, sống mãnh liệt: Xuất dương lưu biệt Sinh vi nam tuyến hy kỳ, Khẳng hứa càn khôn từ chuyển di. Ư bách niên trung tu hữu ngã, Khởi thiên tải hậu cánh vô thầy. Giang sơn tứ hy sinh đồ nhức, Hiền thánh liêu nhiên ông diệc si Nguyện trục trường phong đông hải khứ,
  • 30. Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi. (Làm trai phải lạ ở trên đời, Há để càn khôn tự chuyển dời. Trong khoảng trăm năm cần có tớ, Sau này muôn thủa họ không ai. Non sông đã chết sống thêm nhục, Hiền thành còn đâu học cũng hoài. Muốn vượt bể Đông theo cánh gió, Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi. (Tôn Quang Phiệt dịch) Văn tế Phan Chu Trinh – Mở đầu là những lời đánh giá trang trọng, có tầm vóc quốc tế, đồng thời là kiểu anh hùng mới tiếp nối những kiểu anh hùng đã xuất hiện trong lịch sử: Than ôi! Tuồng thiên diễn mưa âu gió Mỹ, cuộc nọ kém thua hơn được, ngó non sông nên nhớ bậc tiên tri; Dấu địa linh con Lạc cháu Hồng, người sao trước có sau không, kinh sấm sét dễ đau lòng hậu bối. Vẫn biết tinh thần di tạo hóa, sống là còn mà thác vẫn như còn; Chỉ vì thời thế khuất anh hùng, xưa đã rủi mà nay cũng thêm rủi. Lấy ai đây nối gót nghìn thu, Vậy ta phải kêu người chín suối. – Xuất thân từ cửa Khổng sân Trình: Nhớ tiên sinh xưa:
  • 31. Tú dục Nam châu; Linh chung Đà hàn. Nghiệp thừa gia cung kiếm cũng pha đường; Nền tác thánh thi thư từng thuộc lối. Gan to tày bể, sức xông pha nào kể ức muôn người; Mắt sáng hơn đèn, tài linh lợi từ khi năm bảy tuổi. – Chí lớn và tinh thần tự nhiệm: Vận nước gặp cơn dâu bể, đeo vai thân sĩ, còn lòng đâu áo mũ xênh xang; Thói nhà chăm nghiệp bút nghiên, giấu mặt hào hùng, thì tạm cũng khoa trường theo đuổi. – Thời đại mới, đi đến tư tưởng duy tân. Bậc thánh mới là Mã Ni, Lư Thoa, Mạnh Đức địa bàn hoạt động có tính chất quốc tế: Song le: Khí vẫn tranh vanh; Chí càng viễn đại. Tài Mã Ni đang chứa sức hô hào; Tuồng Lỗ Dịch quyết ra tay đào thải. Đội tiên phong đâu tá, gió Duy tân từ Đông hải thổi vào; Gương ngoại quốc kia là, sóng cách mạng bởi Âu châu dồn tới. Dọc ngang trời đất, rực vẻ văn minh; Tức tối nước nhà, cam đường hủ bại. Cá chậu chim lồng vơ vẩn thế, áng công danh thôi vất lối tầm thường Rồng mây cọp gió lạ lùng chi, miền thanh khí thử hô người trung ngoại.
  • 32. Cậy tân học dặm dò đường tự chủ. Lư Thoa, Mạnh Đức so sánh người xưa; Mượn Đông du thăm hỏi bạn đồng tâm, Hương Cảng, Hoành Tân, lỏi len đường mới. – Sức mạnh chủ yếu là sức mạnh tinh thần: Ba tấc lưỡi mà gươm mà súng, nhà cường quyền trông gió cũng gai ghê;. Một ngòi lông vừa trống vừa chiêng, cửa dân chủ khêu đèn thêm rạng chói. Phóng khiến: Trình độ dân ta cao; Trí thức dân ta giỏi. Khí dân ta ngày một dồi dào; Sức dân ta ngày càng cứng cỏi. Một tiếng xướng có muôn tiếng họa, thần tự do nên đủng đỉnh về đây; Bạn người Việt với thầy người Tây, ma chuyên chế dám dùng dằng ở mãi. – Lòng kiên trinh, khí tiết vững vàng: Nào hay: Trời đã éo le; Người cảng quỷ quái. Chứa chan máu quốc, nước vẩn vơ hồn; Xao xác tiếng gà, trời mù mịt tối. Trường nô lệ chung quanh là rắn rết, văn cứu thời khen khéo gây oan;
  • 33. Ô dã man ngan ngát những hùm beo, miếng ái quốc hóa nên buộc tội. Thành Hà Nội ùn ùn mây ác độc; nào kẻ lánh mình, nào người chống thuế, chữ âm mưu tô vẽ đủ trăm đường; Đảo Côn Lơn rực rực lửa oan cừu, thấy người yêu nước, thấy kẻ thương dân, tơ xướng loạn dệt thêu ra một mối. Sương đơn gió kép, giữa hội mịt mù; Mưa dập sóng dồn, xót ông chìm nổi. Thân, Dậu, Tuất bấy nhiêu năm tân khô, khi đào cây, khi lượm đá, giữa bể trần gió bụi vẫn ung dung; Đặng Hoàng (Huỳnh), Ngô ba bốn bác hàn huyên, khi uống rượu, khi ngâm thơ, ngoài cửa ngục lầm than mà khẳng khái. Hồi đen may cũng lần lừa; Lòng đỏ vẫn còn hăng hái. Quay đầu lại giả ơn tù đảo, tấm thân giả còn nặng gánh giang sơn; Bước chân đi tìm bạn âu châu, đôi tay trắng quyết phất cờ xã hội. Án tái phạm vì lời thông Đức, dạ sắt vàng thêm thử lại thêm bền; Thư thất điều đón giá như Tây, uy sấm sét chẳng kinh cùng chẳng hãi. Gương vĩ nhân treo những bao giờ; Hồn cố quốc mới về năm ngoái. Trước mặt não ai hớn hở, thấy ngựa xe luống ngẩn ngơ chiều; Bên tai những tiếng kêu van, nghe sưu thuế càng ngao ngán nỗi. Dưới miệng cọp gửi đàn con đỏ, phúc trùng lai thêm bận dạ tha hương;
  • 34. Trên quyền người đeo giống da vàng, lòng cảm tử quyết lùa quân hậu đội. Ước những chuông đều trống nhịp; khắp ba kỳ cho vang tiếng reo hò: Mới là anh trước em sau, dắt một lũ để đồng bào gắng gỏi. Khéo vô tình trời chẳng chiều người; Nên bất hạnh mừng mà hóa tủi. Tiệc hoan nghênh mới đó, não nùng rượu chửa phai mùi; Hội truy điệu gần đây, thấp thoáng hương đà bén khói. – Tự khóc cho mình và khóc cho một thế hệ người chí sĩ đã chịu nhiều hy sinh, đã thất bại, nhưng vẫn tràn trề hy vọng ở tương lai: Anh em ta: Đất rẽ đôi đường; Tình chung một khối. Gánh tồn vong ai cũng nặng nề; Nghĩa chung thủy lòng càng bối rối. Sóng gió một con thuyền chung chạ, mái chèo đương lúc cheo leo; Mây mù muôn dặm đất xa khơi, dấu ngựa nhờ ai giong ruổi. Ngại ngùng thay người ngọc mù sa; Ngao ngán nhẽ giọt châu mưa xối. Thương ôi! Bể bạc còn trơ; Trời xanh khó hỏi. Nghìn vàng khôn chuộc được anh hào;
  • 35. Tấc dạ dám thề cùng sông núi. Trước đã giỏi mà sau thêm giỏi nữa, dấu cộng hòa xin ráng sức theo đòi; Thác còn thiêng thời sống phải thiêng hơn, thang độc lập quyết ra tay vin vót. Lời này ông xét cho chăng? Lòng ấy trời đã soi rọi! (1926) – Thung dung – phong cách kẻ sĩ thời cổ: Vẫn là hảo kiệt vẫn phong lưu Chạy mỏi chân thì hãy ở tù (Ngục trung thư) 3.3. Kiểu anh hung tập thể: sự thất bại lịch sử của người chi si duy tan – Đi đến một loại anh hùng mới: Anh hùng tập thể, tin tưởng vào thanh niên: Bài ca chúc tết thanh niên – Vận hội mới: Dậy! Dậy! Dậy! bên án một tiếng gà vừa gáy, Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng. Xuân ơi xuân xuân có biết cho chăng: thẹn cùng sông, buồn cùng núi tủi cùng trăng, Hai mươi năm lẻ đã từng chua với xót. – Thừa nhận sự thất bại của thế hệ của mình – chí sĩ duy tân: Trời đất may còn thân sống sót Tháng ngày khuây khỏa lũ đầu xanh – Kêu gọi một cách rất trang trọng:
  • 36. Thưa các cô các cậu lại các anh, Đời đã mới, người càng thêm đổi mới. Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội, Xúm vai vào gánh vác cựu giang san. Đi cho êm đứng cho vững trụ cho gan, Dây thành bại quyết ghe phen liên hiệp lại. – Yêu nước và dám hy sinh vì nước: Ai hữu chí từ nay xin gắng gỏi: Xếp bút nghiên mà dưỡng lấy tinh thần Đừng ham chơi, đừng ham mặc, ham ăn Dựng gan óc lên đánh tan sắt lửa Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ. Mới thế này là mới hỡi chư quân Chữ rằng: nhật nhật tân, hựu nhật tân. Bài ca chúc Tết thanh niên KẾT LUẬN – Nhà ái quốc trung kiên, chấp nhận thay đồi với một “bất biến” là dân tộc. – Một nhà thơ yêu nước nồng cháy, người cầm đuốc cho dân tộc trong những năm đầu thế kỷ 20. – Để lại trong văn chường hình ảnh đẹp về một người cách mạng, người yêu nước, nhà chí sĩ Duy tân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Đình Hươu, Lê Chí Dũng: Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 – 1930, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1988
  • 37. 2. Chương Thâu: Văn thơ Phan Bội Châu, NXB Văn học, Hà Nội, 1967 3. Chương Thâu, Trần Ngọc Vượng: Phan Bội Châu – về tác gia và tác phẩm, tái bản, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007 CÂU HỎI 1) Tìm hiểu sự vận động tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu qua thơ văn ông. 2) Quan niệm anh hùng của Phan Bội Châu. 3) Sự vận động của hình tượng người chí sĩ duy tân qua 4 tác phẩm: Chơi xuân, Xuất dương lưu biệt, Văn tế Phan Chu Trinh, Bài ca chúc Tết thanh niên của Phan Bội Châu. 4) Tìm hiểu giọng “lâm ly bi thống” trong thơ Phận Bội Châu qua bản dịch Lê Đại. Bài 3. NỀN VĂN HỌC MỚI HÌNH THÀNH Ở ĐÔ THỊ 1. SỰ RA ĐỜI CỦA NỀN VĂN HỌC MỚI 1.1. Sự chuẩn bị cho một nền văn học mới Manh nha từ thế kỉ trước, bắt đầu từ Nam bộ – Nơi tiếp xúc với Văn minh Pháp sớm nhất – Đô thị hóa TBCN sớm và sâu rộng nhất – Chính sách văn hóa của Pháp: Nam kỳ là thuốc địa của Pháp, nên Pháp muốn đồng hóa, và cắt đứt với cội nguồn văn hóa dân tộc và những ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. * Kinh tế: Công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp – Thập niên 80 TK XIX thực dân Pháp cho hệ thống đào kênh xáng ở ĐB Nam Bộ để mở rộng đất canh tác, xuất tiền cho dân vay để trồng lúa. Đưa
  • 38. diện tích cạnh tác từ 380.000 mẫu (1868) lên đến 2.650.000 mẫu (1938) – tức là gấp 7 lần. Khiến cho số người giàu chiếm đến 7.000/18.000 hộ toàn Đông Dương. – Tuyến đường sắt SG– Mỹ Tho khởi cộng vào năm 1881, hoàn thành vào năm 1882. Đầu TK XX hoàn thành: cầu Long Biên (1902), Đường sắt xuyên Việt (khánh thành toàn tuyến 1936),… – Đô thị hóa tư bản chủ nghĩa (cùng với quá trình bần cùng hóa nông dân) nhanh chóng: SG từ 20.000 dân (1868) lên 300.000 dân (1929). Các đô thị mới mọc lên mau chóng: Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Mỹ Tho, Cần Thơ... * Giáo dục Phổ biến chữ quốc ngữ: – Giữa TK XVII A.Rhode cho ra đời Từ điển Việt – Bồ – La để chuẩn hóa chữ quốc ngữ, tiếp theo là các Từ điển Annam – Latin của Bê–hen (TK XVIII), Từ điển Annam - Latin và Latin – Annam của Tabert (nửa đầu TK XIX) – Chủ trương dùng chữ quốc ngữ để cắt VN ra khỏi văn hóa truyền thống. Khuyến khích ra báo, phiên âm truyện Nôm, dịch truyện Tàu, dịch văn học Pháp ra quốc ngữ. Trường Pháp Việt được mở ra: – Du học: Nguyễn Trọng Quản, Diệp Văn Cương du học ở Alger – 1873 mở trường đầu tiên: Trường Hậu bồ (Collège des Stagiaires) do Trương Vĩnh Ký điều hành. – 1887 mở trường tiếng Pháp ở Kinh đô do Diệp Văn Cương làm Chưởng giáo – 1900 cả 5 quận SG đều có trường cho nam sinh và nữ sinh, nổi tiếng nhất là Chasseloup Laubat. – 1913 ở Huế có trường Quốc học, HN có Trường Bưởi (Collège du Protectorat).
  • 39. – Sau đó mỗi xã đều có trường tiểu học Pháp– Việt (sơ đẳng), các huyện lỵ thì có tiểu học toàn cấp. 1.1.1. Báo chí, xuất bản: Tổ chức và khuyến khích phong trào sáng tác. Làm quen với các tác phẩm văn học phương Tây Nơi tập dượt ngòi bút của người viết. Báo chí Nam Kỳ: – Đầu tiên: Gia Định báo (15/4/1865 – 1909): Lúc đầu do Emest Potteaux làm chánh tổng tài, từ năm 1869 do Trương Vĩnh Ký làm Chánh tổng tài. Tờ báo có 2 phần: Công vụ: văn thư, quyết định của chính quyền Pháp (công báo) Thứ vụ: khoa học thường thức, văn học. Tiếp theo là các tờ: – Nhật trình Nam Kỳ (1883) – Báo hộ Nam dân (1888) – Thông loại khóa trình (1888–1889): tạp chí KHXH đầu tiên do Trương Vĩnh Ký chủ trương – Phận Yên báo (1898): Diệp Văn Cương chủ chương, tờ báo tư nhân đầu tiên của nước ta. – Nông cổ mín đàm (1901): đầu tiên do Canavaggio làm chủ nhiệm, Lương Dữ Thúc (Lương Khắc Ninh) làm chủ bút (loạt bài Thương cả luận). Sau đó Trần Chánh Chiếu, làm chủ bút (1906–1907). Tờ báo thể hiện rất rõ chủ trương vận động Duy tân (Nam Bộ gọi là Minh tân). – Lục tinh tân văn (1907–1944): 1907–1908 Trần Chánh Chiếu làm chủ bút. 51 số đầu là tờ báo “Minh tân” (Duy tân). Ông bị Pháp bắt vì tội “đại ác” (chống chính quyền), tờ báo lại giao cho Lương Khắc Ninh. Lúc đầu là tuần
  • 40. báo, sau đó trở thành nhật báo, là một trong những tờ báo lớn nhất của Nam Kỳ. Miền bắc và miền Trung: Đầu tiên là tờ Đại Nam đồng văn nhật báo (chữ Hán) ra đời năm 1892 Tiếp theo là các tờ: Đại Việt tân báo (1905), Đông Dương tạp chí (1913) của Nguyễn Vãn Vĩnh, tờ báo có phần văn chương, Nam Phong tạp chí (1917) của Phạm Quỳnh, có phần Văn uyển, sưu tập thơ văn cũ và phần Sáng tác… Rồi hàng loạt các báo khác nữa: Hữu thanh tạp chí, Tiếng dân, Phụ nữ tân văn, Đông Pháp thời báo, Chuông rè (tiếng Pháp: La Clodefelaire) đăng rải rác thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết. Xuất bản: Các nhà in và nhà xuất bản ra đời rất nhiều, trước hết là ở Nam Bộ: đầu tiên là Impériale, 1862–1868, sau đó là các nhà xuất bản, nhà in: – Bản in nhà nước, 1875 – Guilland et Martinon, 1881 –1886 – Huỳnh Kim Danh, 1923–1932 – Bảo Tồn, 1927 – 1944 – Đức Lưu Phương, 1928–1943 – Tín Đức thư xã, 1928–1945 – Nữ lưu thư quán, 1929… Tổng cộng trên 120 nhà in/xuất bản 1.1.2. Văn học dịch: Nam bộ: Mở đầu cho việc dịch thuật là ở Nam Bộ. Những bản dịch ra quốc ngữ đầu tiên là văn học cổ điển Trung Quốc, văn học cổ điển VN và văn học Pháp:
  • 41. Minh tâm bửu giám (Trương Vĩnh Ký), Chuyện Phan sa diễn ra quốc ngữ (Trương Minh Ký–1884)… – Dich giả đầu tiên là Trương Minh Ký: Tư gia cách ngôn khuyến hiếu ca, Chuyện Phan sa diễn ra quốc ngữ (1884, trong đó có dịch truyện ngụ ngôn La Fontaine), Truyện ngụ ngôn Pháp, Tê Lê Mặc phiếu lưu ký (1885, dịch từ Les aventures dễ Télémaque của Fénelon) – Dịch tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc: Liêu Trai, Tam quốc, Phong thần, Chinh Đông Chinh Tây, Thủy hử, Đông du bát tiên, Càn Long hạ Giang Nam…Kể cả truyện truyền kỳ của VN: Truyện mạng lục (tức Truyền kỳ mạn lục) đăng trên Gia Định báo. Nổi tiếng nhất là 4 dịch giả: Nguyễn Chánh Sắt, Huyền Mặc Đạo Nhân, Trần Phong Sắc, Nguyễn An Cư. Bắc bộ: Các nhà cựu học như Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Đỗ Mục, Phan Kế Bính, Nguyễn Thiện Thuật dịch văn học cổ điển Trung Quốc và Việt Nam như: Tam Quốc, Thuỷ hử, Lĩnh Nam chích quái, Truyền kỳ mạn lục, Hoàng Lê nhất thống chí… Sau đó: dịch tiểu thuyết “ngôn tình nhu cảm” của Trung Quốc và Pháp: Tuyết hồng lệ sử, Trà hoa nữ… Nguyễn Văn Vĩnh dịch rất nhiều: thơ ngụ ngôn của La Fontaine, thơ Lamartine, V.Hugo, thơ Chateaubriant, kịch của Molière: Người hà tiện, Trưởng giả học làm sang, Bệnh tưởng… Phạm Quỳnh dịch: Lôi Xích (Le Cid), Hòa Lạc (Horace) của Corneille. Ví dụ: Nguyễn Văn Vĩnh dịch thơ ngụ ngôn của La Fontaine: Con ve sầu kêu ve ve Suốt mùa hè Đến kỳ gió bấc thổi Nguồn cơn thật bối rối
  • 42. Ở các trường tiểu học, trung học Pháp – Việt, học sinh cũng được học và tập dịch tương tự. 1.2. Thơ, kịch, tiểu thuyết mới ra đời 1.2.1. Thơ – Ôn tập lại cái cũ: Đường luật, Cổ phong – Trở về với dân tộc: lục bát, song thất, xẩm chợ, ca dao (phong thi), hát nói Thơ của các nữ sĩ: Nhàn Khanh, Đạm Phương, Tương Phố Nhàn Khanh có tập thơ trên Nam phong tạp chí Tương Phố viết đoản văn Giọt lệ thu (có chen thơ), Khúc thu hận (đang trên Nam phong tạp chí) Nam giới làm thơ khá nhiều, nhưng phần lớn là kiêm nhiệm, họ nổi tiếng trong lĩnh vực khác. Đó là: Dương Bá Trạc, Bùi Kỷ, Nguyễn Mạnh Bồng, Trần Chánh Chiếu, Hoàng Ngọc Phách, Thượng Tân Thị, Nguyễn Liêng Phong. Trong đó nổi tiếng hơn cả là: Tản Đà, Trấn Tuấn Khải, Đoàn Như Khuê (bài Bế thảm trong tập Một tấm lòng), Đông Hồ (với Linh Phượng lệ kí). Tính chất chung: sầu thảm bi thương (bài Bể thám của Đoàn Như Khuê), trang nhã, kín đáo, đài các, gọt dũa, mòn sáo. Giọt lệ thu của Tương Phố: “Trời thu ảm đạm một màu Gió thu hiu hắt thêm sầu lòng em Trăng thu ngả bóng bên thềm Tình thu ai để duyên em bẽ bàng Anh ơi, thu về như gợi mối thương tâm. Mỗi độ thu sang em lại vò lòng than khóc. Nghĩ năm có một lần thu, nhưng thu năm nay đi năm sau còn trở lại. Hỏi ba sinh hương lửa thời ái ân kia dễ mấy kiếp hẹn hò nhau.
  • 43. Chẳng hay cơ trời dâu bể vì đâu, xui nên chăn gối vừa êm, lửa hương mới bén, sắt cầm dìu dặt ngón đàn, bỗng ai xô lộn bình tan gương võ cho người dở duyên” Trần Tuấn Khải: yêu nước hợp pháp, có khuynh hướng đạo lí. Tác phẩm: Duyên nợ phù sinh, Bút quan hoài, Với sơn hà… Các bài nổi tiếng: Gánh nước đêm, Tiễn chân anh Khóa xuống tàu… 1.2.2. Kịch 15/4/1920 kịch được công diễn lần đầu tiên. Có vở kịch đã viết không diễn: Bình địa ba đào của Trần Tuấn Khải, có vở đã diễn nhưng không gây được tiếng vang như: Cô giáo Phượng của Nguyễn Ngọc Sơn. Sau đó có một số vở gây tiếng vang lớn như: Chén thuốc độc của Vũ Đình Long (1921), Tòa án lương tâm của Vũ Đình Long (1923), Uyên ương của Vi Huyền Đắc (1927), ông Tây An Nam của Nam Xương (1930) Kịch và cải lương Nam Bộ: – Trí giả tự xử, cảnh thế tân kịch, Phan Văn Hòa, Impr: Ng.Văn Viết, SG, 1925 – Toi–toi, Moi–moi, tuồng giễu có 6 lớp, Trung Tín, Impr. Ng.Văn Viết, SG, 1925 – Cải lương: Kịch Phương Tây kết hợp với đàn ca tài tử: 1917 Lương Khắc Ninh diễn thuyết: Cảm lương hí nghệ ở Hội khuyến học Nam Kỳ. Cũng năm ấy vở Vì nghĩa quên nhà của Lê Quang Liêm và Hồ Biểu Chánh diễn ở rạp Eden. Trương Duy Toàn viết: Hạnh Nguyên cống Hồ, Trang Tứ cổ bồn ca… Tính chất chung: – Tố cáo xã hội tiền, tình, lai căng.
  • 44. – Giáo huấn – Hành động kịch chậm, xung độ chưa sâu sắc, giải quyết xung đột còn dựa vào yếu tố ngẫu nhiên. 1.2.3. Tiểu thuyết Truyền thống: văn xuôi cổ, truyện Hán văn, truyện thơ Nôm Tiểu thuyết chữ Nôm: manh nha ở thế kỷ 17 với truyện Hạnh các Thánh. Du kí, bút kí quốc ngữ của Phi–lip–phê Bỉnh – Sổ sang chép các việc, Trương Vĩnh Kí – Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất hợi (1876) Tiểu thuyết đầu tiên là Truyện Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản (viết năm 1886, xuất bản năm 1887) Truyện thầy Lazaro Phiền Tác giả: Nguyễn Trọng Quản, xb 1887 Lời tựa: “Tôi có dụng ý lấy tiếng thường một người hằng nói mà làm ra một chuyện hầu cho kẻ sau coi mà bày đặt cùng in ra ít nhiều truyện hay; trước là làm cho trẻ con ham vui mà tập đọc, sau là làm cho dân các xứ biết rằng: người An Nam sánh trí sánh tài thì cũng chẳng thua ai! Đã biết rằng: xưa nay dân ta chẳng thiếu chi thơ văn phú truyện nói về những đấng anh hùng hào kiệt, những tay tài cao trí cả rồi đó: mà những đấng ấy thuộc về thời xưa chớ đời nay chẳng còn nữa. Bởi đó tôi mời dám bày đặt một truyện đời này là sự thường có trước mắt ta luôn, như vậy thì sẽ có nhiều người sẽ lấy lòng vui mà đọc; kẻ thì cho quen mặt chữ, người thì cho đặng giải phiền một giây.” Nội dung: Mở đầu: “Ai xuống Bà Rịa mà có đi ngang qua đất thánh ở trong Cát tại làng Phước Lễ, thì tôi xin bước vô đất thánh ấy, kiếm cái mồ có cây thánh giá
  • 45. bằng ván, sơn nửa đen nửa trắng, gần một bên những kẻ tử đạo mà thăm mồ ấy kẻo tội nghiệp! Vì đã hai năm nay không ai thăm viếng không ai màng ngó tới. Mồ đó là mồ mã thầy đã chịu lương tâm mình cắn rứt đã mười năm, bây giờ mới đặng nằm an nghỉ nơi ấy. Truyện bắt đầu bằng sự kiện người viết xuống tàu vào một tối có trăng để đi Bà Rịa. Xuống dưới tàu anh nhìn thấy một thầy tu đứng gần bên, mặt mới như có gì buồn bực lắm. Người thầy tu này đi Vũng Tàu để dưỡng bệnh, nhưng ông ta biết mình chỉ sống được chừng nửa tháng nữa thôi. Đêm đến, người thầy tu kể lại toàn bộ bí mật của đời mình, bí mật đã làm đau đớn dày vò ông ta 10 năm nay. Người thầy tu ấy tên Phiền, quê ở Đất Đỏ Bà Rịa, sinh năm 1847 trong một gia đình đạo dòng. Mẹ mất vì dịch tả khi Phiền mới ba tuổi. Lúc ấy Pháp tấn công nước ta, triệu đình Nguyễn ra lệnh cấm đạo ráo riết. Phiền phải chịu tất cả những gian khổ của những người Công giáo trong tình cảnh đó. Cha con bị giam vào lúc Pháp tấn công Bà Rịa, nhà giam bi đốt cháy, Phiền chạy thoát được sau đó bị ngất đi vì bị thương nặng. Tình Cờ Phiền được một người quan ba Pháp cứu được, đem về điều trị, rồi đưa về Sài Gòn. Người sĩ quan trở về Pháp, Phiền ở với người linh mục, được đi học chữ quốc ngữ rồi chữ Latin. Trong trường anh có quen với một người bạn tên là Vero Liễu, con ông trùm họ Cầu Kho. Hai người rất thân nhau, kết nghĩa làm anh em (Phiền là anh). Cha mẹ Liễu khi vào trường thăm Liễu thường dẫn theo một cô gái con người dì của Liễu. Phiền để ý cô gái ấy, sau này được cha mẹ thầy Liễu tác hợp cho. Lập gia đình xong, Phiền đi làm thông ngôn ở Bà Rịa 6 tháng. Ở đấy anh gặp một quan Pháp, vợ người Việt Nam. Người đàn bà này thích Phiền, tìm mọi cách gần gũi anh ta nhưng không được. Một ngày kia Phiền nhận
  • 46. được bức thư do người đàn bà ấy gửi, nói rằng vợ của Phiền ngoại tình với Liễu, bạn Phiền và cũng là người bà con của cô ta, hai bức thư Liễu gửi cho vợ Phiền còn ở trong tủ áo vợ Phiền. Phiền nghe chuyện ấy, lòng ghen tuông nổi lên. Nhân lúc Liễu đi Bà Rịa mua ngựa trở về, Phiền được quan Pháp giao cho mười tên lính đi bắt cướp trên sông, Phiền đã cố ý cho quân nổ súng vào tàu của Liễu và giết chết Liễu. Phiền làm tờ trình là tưởng cướp nên anh ta thoát tội. Về nhà Phiền lập mưu giết vợ. Anh ta lén bỏ một loài hoa độc vào siêu thuốc của vợ, loài hoa độc này ai uống vào thì chỉ bảy tám tháng sau là chết, không thuốc gì chữa khỏi. Trước khi vợ chết, cô ấy còn trối lại: “Tôi biết vì sao mà tôi phải chết, song tôi cũng xin chúa thứ tha cho thầy”. Đau khổ vì hành vi của mình. Phiền vào nhà dòng làm tu sĩ. Anh ta học hành nghiêm chỉnh nên ai cũng kính nể, còn tội ác của anh ta thì không ai biết cả. Sau này người đàn bà vợ Tây đã gửi cho anh ta một bức thư nói rằng mình đã lập mưu vu oan cho bạn và vợ Phiền để trả thù Phiền đã không chịu ngoại tình với cô ta. Phiền suy sụp hẳn. Anh ta bị bệnh nặng, bị giày vò…Biết mình sắp chết anh xin đi Vũng Tàu chữa bệnh, và cũng là dịp về lại Đất Đỏ, quê xưa. Kết thúc truyện, người viết đã đến Bà Rịa, viếng mộ những người Tử Đạo, nhân đó thấy một nấm mồ “một bên có cây Thánh giá, có chữ đề mà mưa đã làm lu hết còn sót bốn chữ 27 Janvier 1884 mà thôi (...) Tôi hỏi cha rằng: “Có phải là mồ Thầy Phiền chăng? “ Cha sở vừa ừ, thì tôi quỳ gối nơi mồ mà đọc rằng: Chúng tôi cậy vì danh chúa nhơn từ Cho linh hồn Lazaro đặng lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng”. Từ năm 1910, tiểu thuyết bắt đầu nở rộ: 1910: Hoàng Tố Anh hàm oan của Trần Thiên Trung (Trần Chánh Chiếu)
  • 47. Phan yên ngoại sử tiết phụ gian truân của Trương Duy Toàn (truyện dã sử) 1912: Tiểu thuyết của Lê Hoàng Mưu: Truyện nàng Hà Hương. Các tác phẩm sau của ông: Đầu tóc mượn, 1924; Đêm rốt người tội tử hình, 1925 Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh: 1912: Ai làm được 1913: Chúa tàu Kim Quy Sau đó: Cay đắng mùi đời (1923), Tỉnh mộng (1923), Một chữ tình (1920), Nhân tình ấm lạnh (1925), Tiền bạc bạc tiền (1925), Ngọn cỏ gió đùa (1926 –1928), Vì nghĩa vì tình (1929), Khóc thầm (1929), Con nhà nghèo (1930)…Cho đến 1958, ông viết đến 64 tiểu thuyết. 1925: Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. Sau đó là một loạt tiểu thuyết khác: Quả dưa đỏ của Nguyễn Thiện Thuật, Kim Anh lệ sử của Trọng Khiêm, Nho phong của Nguyễn Trường Tam… * Truyện ngắn: Viết trên Nam Phong có: Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Hoàng Ngọc Phách, Mân Châu (Nguyễn Mạnh Bổng)… Nguyễn Bá Học: Câu chuyện gia đình, Truyện ông Lí Chấm, Có gan làm giàu, Chuyện cô Chiêu Nhì, Câu chuyện một tối tân hôn… Phạm Duy Tốn: Sống chết mặc bay, Con người Sở khanh Mân Châu: Ai giết người, Trằn trọc đêm xuân. Hoàng Ngọc Phách: Giọt lệ hồng lâu… Tính chất chung: – Phản ánh xã hội – Ảo tưởng về việc giải quyết các vấn đề xã hội – Ảnh hường nhiều loại văn chương cũ
  • 48. – Đồng thời đây cũng là một thể loại đầy triển vọng, thể loại của tương lai. Đưa văn học có tính chất khu vực thành loại văn học hòa nhập chung vào thế giới, từ dân tộc thành hiện đại, văn học Việt Nam hòa vào dòng chảy chung có tính chất toàn thế giới. 2. TIỂU THUYẾT TỐ TÂM CỦA HOÀNG NGỌC PHÁCH 2.1. Hoàng Ngọc Phách: Hoàng Ngọc Phách (1896–1973), hiệu Song An, quê ở xã Đong Thái, huyện Đức Thọ, tinh Hà Tĩnh. Thân phụ từng tham gia phong trào Cần Vương. Sau khi phong trào Cần Vương thất bại, ông thân phải đem cả gia đình ra làng Đông Côi, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh làm ruộng. Thủa nhỏ Hoàng Ngọc Phách học chữ Nho với thân phụ. Năm 1911 (15 tuổi) bắt đầu học tiếng Pháp ở Hà Nội. Năm 1914 đỗ bằng tiểu học Pháp Việt và trúng tuyển vào trường Trung học Bảo hộ (trường Bưởi). Năm 1919 đỗ bằng Cao đẳng tiểu học Pháp và bằng Thành Chung. Cũng năm đó trúng tuyển vào trường Cao đẳng sư phạm (Ban văn học) và tốt nghiệp năm 1922 Ra trường được bổ đi dạy ở nhiều nơi: Nam Định, Kiến An, Hải Phòng (Cao đẳng tiểu học Bonal – Hải Phòng)… Trong kháng chiến chống Pháp: tham gia kháng chiến ở Việt Bắc làm công tác giáo dục. Sau 1954 làm việc ở Ban tu thư Bộ giáo dục. Sau về Viện văn học làm công tác nghiên cứu. Tác phẩm: Tiểu thuyết Tố Tâm (viết 1922, in 1925) Nghị luận Thời thế với văn chương (1941) Tạp văn (truyện ngắn) Đâu là chân lý (1941)
  • 49. Sách nghiên cứu: Cung oán ngâm khúc (1957), Thơ văn Nguyễn Khuyến (1957), Thơ Trần Kế Xương (1958), Thơ văn Nguyễn Công Trứ (1959), Sơ tuyển thơ văn yêu nước và cách mạng (1959), Giai thoại văn học Việt Nam (1965) và một số sách, hồi ký chưa in khác. Tham gia viết báo từ khi còn học trường Bưởi, viết cho các báo: Nam Phong, Trung Bắc tân văn…Sau này viết cho nhiều báo, tạp chí khác nữa. 2.2. Tiểu thuyết Tố Tâm: 2.2.1. Hoàn cảnh sáng tác: Hoàng Ngọc Phách viết Tố Tâm khi ông học năm cuối trường Cao đăng sư phạm, năm 1922, và in năm 1925, nhà Chân Phương. xuất bản, Hà Nội. – Tuyết hồng lệ sử của Từ Trẩm Á (đăng trên NP 1923–1924): Tình yêu giữa thầy giáo tư Mộng Hà, nàng góa phụ (mẹ của học sinh) Lê Anh. Bế tắc Lê Anh phải đem em chồng là Quân Thiếu ra chắp nối. Sự hy sinh ấy không ngờ quá sức chịu đựng của nàng, Lê Anh lâm vào trọng bệnh mà chết. Quân Thiếu chưa kịp chung sống với Mộng Hà cũng tủi phận hờn duyên mà mất. – Trà hoa nữ của A.Dumas: tình yêu một chàng quý tộc và một kỹ nữ. – Mồ hoa cúc dại (Nogiku no ohakal/Dã cúc chi mộ) của Ito Sachio. Kể về mối tình tuyệt vọng giữa Tamiko (bị ép gả) với Masao. – Gò cô Mít (Hoàng Ngọc Phách): cô Mít con gái cụ Bá rất xinh đẹp, yêu Tư Nhung con ông Khóa Mão, nhà hàng xóm. Hai người thường tặng quà cho nhau: khi thì anh Tư Nhung lao cây mía qua hàng rao, khi thì gói bánh treo cạnh rào, còn cô Mít tặng người yêu bốn vuông lụa trắng, một đôi giày tàu và một cối giã trầu bằng đồng. Cô Mít đi đâu, cậu Nhung cũng đi theo sau, nhưng vì thẹn nên đi cách sau nửa cây số. Có lần thấy cô Mít bị thầy Quyền chọc ghẹo giật mất khăn vuông, cậu Nhung nắm cổ thầy Quyền dúi xuống ruộng. Quan Thị (giảng) ở tỉnh về muốn cưới cô Mít làm vợ lẽ. Cụ Bá đồng ý, hỏi cô Mít, cô không nói gì. Ở nhà rước dâu, mổ lợn, giã giò. Rượu chè đã
  • 50. đưa xuống. Cô Mít chạy vào chạy ra, mặc áo cưới, khăn sa tanh hoa, quần lĩnh tía, không nói năng gì, ai mừng cô thì cô nhếch mép cười, ai cợt thì cô chỉ khóc. Khi ô tô nhà trai xuống thì không thấy cô dâu đâu. Buổi chiều hôm sau lũ trẻ chăn trâu xúm lại chung quanh một cái gò con giữa cánh đồng: Ở đó có đủ xôi thịt, bánh chưng, trầu cau, hai cái chén, một chai rượu đập vỡ. Cô Mít mặc quần áo cưới, cậu Nhung mặc quần áo hội nằm chết bên nhau. Họ để lại di chúc xin cha mẹ hợp táng ở gò cho trọn lời thề. Gò ấy ít ai dám đến nữa, bị cỏ che rậm rạp. Người ta kể từ đó về sau, trong đêm tối vẫn thấy một cặp ma trơi đêm đêm hiện lên ở gò cô Mít. 2.2.2. Tiếu thuyết Tố Tâm: Đạm Thủy, sinh viên cao đẳng, kể cho bạn nghe chuyện tình đau khổ của mình. Một chuyến về quê, vì mất ví, Đạm Thuỷ trình quan sở tại, nhờ đó mà biết Tố Tâm cháu viên tri huyện. Sau về trường mới biết cửa hàng tơ lụa mẹ Tố Tâm gần trường, có cậu Tân đang học “Ly–xê” (Lycée), nhờ đó mà tình yêu nảy nở. Đây là hình ảnh Tố Tâm lần đầu gặp gỡ: “Đương nói chuyện thì người thiếu nữ đi ra, thoạt có dáng ẹ lệ nhưng giữ ngay vẻ tự nhiên như không (…). Cái đường mũi hơi cao mà nhỏ, thẳng xuống cái miệng xinh xinh, viền hai đường môi mỏng và thăm thẳm, tạc ra cái vẻ mặt rất thanh tao tinh xảo nhưng trên cái khuôn mặt mơn man đào tơ đó có một vé buồn cao xa kín đáo, bởi ở nơi con mắt trong mà lại lờ đờ, tức là thứ mắt của người có tư tưởng mà hay mơ màng những chuyện viễn vông. Cái khuôn mặt thiên nhiên đó để trên một tấm thân manh mảnh cao làm cho tôi thấy bây giờ mới trông thấy thứ đẹp thanh tú tĩnh mạc có vẻ thiêng liêng” Tố Tâm, cô gái mới, hay đọc sách báo mà thầm yêu Đạm Thủy qua những bài viết của anh.
  • 51. Trước tình yêu và hôn nhân của Đạm Thủy: Tố Tâm chấp nhận thua thiệt mà không phản đối. Gia đình Đạm Thủy đã hỏi vợ cho chàng và giục chàng về xem mặt cô dâu. Chàng không muốn làm trái ý cha mẹ. Nàng chấp nhận hôn nhân của người yêu với một sự hy sinh thầm lặng: “Chiều thứ năm tôi ra chơi thì thấy mặt nàng hơi xanh, nhưng cách tiếp đãi, cử chỉ không có chút gì khác thường cả, vẫn quyến luyến vui vẻ tươi cười. Nàng lại nói pha trò về chuyện cưới xin của tôi như một em gái nói đùa anh giai lúc anh mới đi sêu về” Tố Tâm yêu Đạm Thủy nhưng cũng không muốn chàng trái ý gia đình và làm vợ chưa cưới của chàng đau khổ. Trước tình yêu và hôn nhân của Tố Tâm: Mẹ Tố Tâm bệnh nặng, nhân có cậu Tú B dạm hỏi, Tố Tâm không đồng ý, viết cho Đạm Thủy: “Em đã yêu anh thì không thể yêu ai được nữa, mà cũng không muốn yêu ai. Đã không yêu thì không lấy, vì sợ làm phiền cho một người nam nhi nữa”. Bà mẹ không ép nhưng cũng muốn lo chuyện cho xong. Tố Tâm vì chữ hiếu mà đồng ý. Tình yêu và nghĩa vụ với chồng: thẳng thắn thừa nhận tình yêu của mình, nhưng cũng hứa làm tròn nghĩa vụ. Lấy chồng nhưng vì tương tư mà lâm bệnh nặng. Chồng phát hiện ra thư vĩnh biệt của người yêu cũ, Tố Tâm trả lời rõ ràng về tình yêu của mình và tình cảm của mình với chồng (trang 104/tr 108 – 109 Tuyển tập HNP). Sau đó Tố Tâm chết vì bệnh và buồn khổ. Đạm Thủy tự an ủi mình bằng chyện nghĩa vụ nam nhi. Nghệ thuật tiểu thuyết Tố Tâm: – Kết cấu: mới, không theo trình tự thời gian. – Miêu tả ngoại hình nhân vật: cá tính hóa. – Miêu tả tâm lý nhân vật: sâu sắc, cá tính
  • 52. Kết luận: Tố Tâm không phải là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của văn học Việt Nam, vị trí danh dự ấy dành cho Truyện thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản, nhưng Tố Tâm là cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tiên trong văn học quốc ngữ nước ta. Lần đầu tiên tâm lý của lớp thanh niên mới – thanh niên tân học ở đô thi trở thành đối tượng tìm hiểu và diễn tả của tiểu thuyết Tố Tâm đã thể hiện được những khát khao của họ – khát khao về tình yêu, khát khao về tự do, về bình đẳng. Khát khao mới chớm nở nhưng cũng rất mạnh. Thế nhưng những khát khao ấy đã bị vùi dập bởi nền luân lý khắc nghiệt cổ xưa. Kết thúc của câu chuyện là một tấn bi kịch. Đọc Tố Tâm người ta chưa thấy một cuộc đối đầu để giải phóng cho cá nhân, cho tình yêu vả cho tự do, nhưng đọc nó đủ để thấy được chỗ yếu kém của tình trạng nước nhà, đúng như Thiếu Sơn nhận xét: “Đọc sách Tố Tâm ta phải nhận thấy cái chỗ kém hèn của luân lý nước nhà, vì nó mà một vị giai nhân phải giã thế từ trần để lại một bực tài tử phải sống mà nuốt lệ” (Lời phê bình của một độc giả – Thiếu Sơn). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng: Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 – 1930, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1988 2. Nhiều tác giả: Truyện ngắn Nam Phong, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1989 3. Cao Xuân Mỹ: Truyện dài đầu tiên và tuyển tập những truyện ngắn Nam Bộ, NXB. Văn Nghệ TP.Hồ Chí Minh, 1998 4. Nguyễn Huệ Chi: Tuyển tập Hoàng Ngọc Phách, NXB Văn học, Hà Nội, 1989 5. Hoàng Ngọc Phách: Tố Tâm, NXB Văn nghệ và Hội nghiên cứu giảng dạy Văn học TP Hồ Chí Minh, 1988 6. Lữ Huy Nguyên: Thơ văn Á Nam Trần Tuấn Khải, NXB Văn học, Hà Nội, 1984
  • 53. 7. Đoàn Lê Giang: “Sự ra đời của từ “Văn học” và quan niệm mới về văn học của các nước Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản” Tạp chí nghiên cứu văn học số 5 năm 1998; website: http//:khoavanhoc–ngonngu.edu.vn 8. Đoàn Lê Giang: “Văn học quốc ngữ Nam Bộ từ cuối TK.XIX đến 1945 – thành tựu và triển vọng nghiên cứu”, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 7/2006; website: http://khoavanhoc–ngonngu.edu.vn 9. Đoàn Lê Giang: “Á Nam Trần Tuấn Khai – “anh Khoá “ với những bài thơ nước non”, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 7/2007; website: http://khoavanhoc– ngon ngu.edu.vn CÂU HỎI 1. Tìm hiểu những tờ báo lớn và các nhóm văn học nổi tiếng trong 30 năm đầu TK.20 2. Anh chị nghĩ như thế nào về cách xử lý các mối quan hệ của 2 nhân vật: Đạm Thuỷ, Tố Tâm trong tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. 3. Những cách tân nghệ thuật trong tiếu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách Bài 4. HỒ BIỂU CHÁNH (1885 – 1958) Hồ Biểu Chánh là tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam thế kỷ XX. Ông đã đóng góp cho nền văn học nước nhà một sự nghiệp văn chương phong phú và đa diện, gồm nhiều thể loại: tiểu thuyết, thơ ca, biên khảo, dịch thuật, báo chí, kịch bản sân khấu…Điều đáng quý là rất nhiều tác phẩm của Hồ Biểu Chánh đến ngày nay vẫn còn thu hút được độc giả, được chuyển thể thành phim truyện, kịch nói, cải lương. Thậm chí, những tác phẩm của Hồ Biểu Chánh do nhà xuất bản Tiền Giang in và phát hành đã tạo thành một “hiện tượng xuất bản” trong ngành xuất bản. Người đọc đến với tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh với nhiều lý do, có người tìm đọc vì nhiệm vụ nghiên cứu bảo tồn di sản văn học của tiền nhân, nhưng đa số độc giả đọc và yêu thích
  • 54. nó vì trong nội dung của những tác phẩm này ẩn chứa những tâm tư tình cảm, phong tục, lối sống, lời ăn tiếng nói của con người Nam Bộ thuần phác hồi đầu thế kỉ trước. Trong đó có nhiều giá trị mất đi và có thể không bao giờ quay trở lại trong cuộc sống con người hiện đại ngày nay. Nghiên cứu văn nghiệp Hồ Biểu Chánh, đặc biệt là mảng tiểu thuyết là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa. 1. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP Hồ Biểu Chánh, tên thật là Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên, về sau lấy tự làm bút hiệu chính thức; sinh tại làng Bình Thành, huyện Kiến Hòa, tỉnh Định Tường (nay là tỉnh Long An), trong một gia đình nông dân nghèo. Năm lên chín tuổi, Bồ Biểu Chánh bắt đầu học chữ nho ở trường làng, sau đó học chữ quốc ngữ và chữ Pháp tại trường tổng Vĩnh Lợi (1896-1898) rồi sau đó là trường tỉnh Gò Công (1898-1901), trường trung học Mỹ Tho (1902-1903), trường Chasseloup Laubat Sài Gòn (1904-1905). Cuối năm 1905 Hồ Biểu Chánh đậu bằng Thành chung. Năm 1906 ông thi đậu Ký lục soái phủ Sài Gòn, làm việc tại dinh thượng thư Sài Gòn. Năm 1911, ông bị chuyển về công tác tại Bạc Liêu vì bị nghi ngờ có liên hệ với nhóm minh tân của Trần Chánh Chiếu. Một năm sau (1912), ông chuyển xuống công tác tại Cà Mau. Năm 1918, Hồ Biểu Chánh được chuyển về làm việc tại Gia Định. Năm 1920, ông làm việc trong văn phòng Thống đốc Nam Kỳ. Năm 1921, ông thi đậu ngạch tri huyện. Năm 1927, ông được thăng tri phủ, nhậm chức chủ quận Càng Long (Vĩnh Bình). Năm 1932, ông làm chủ quận Ô Môn (Cần Thơ). Năm 1937, Hồ Biểu Chánh được phong Đốc phủ sứ sau gần ba mươi năm làm việc cho chính phủ Pháp. Cùng năm 1937, Hồ Biểu Chánh xin hồi hưu nhưng chính phủ Pháp không cho vì chưa có người thay thế. Năm 1941, ông được cử làm Nghị viện Hội đồng Liên bang Đông Dương, rồi Nghị viện Hội đồng thành phố Sài Gòn kiêm Phó Đốc lý. Năm 1942, Hồ Biểu Chánh ngầm nhận tiền của Sở thông tin tuyên truyền Pháp để ra Nam kỳ tuần báo và Đại Việt tạp chí. Năm 1946 Hồ Biểu Chánh làm cố vấn và đổng lý văn phòng trong chính phủ “Nam kỳ tự trị” do bác sĩ Nguyễn Văn Thinh thành lập. Sau
  • 55. khi Nguyễn Văn Thinh tự vẫn, Hồ Biểu Chánh lui về sống cuộc đời thanh bạch. Ông mất ngày 4 tháng 11 năm 1958 tại Phú Nhuận, hưởng thọ 74 tuổi. Sau gần 50 năm cầm bút, Hồ Biểu Chánh đã để lại 64 bộ tiểu thuyết, 11 đoản thiên và truyện ngắn, 2 dịch phẩm 12 kịch bản sân khấu (hài kịch, hát bội, cải lương), 23 công trình khảo cứu, 3 tập thơ (Biểu Chánh thi văn chưa XB), và hàng chục bài báo thuộc nhiều lĩnh vực. Nhìn vào văn nghiệp của Hồ Biểu Chánh chúng ta thấy ông có một sức lao động phi thường. Trong lịch sử văn học hiếm có một cây bút nào có được sự sáng tạo bền bỉ như vậy. 2. MỘT THẾ KỶ NGHIÊN CỨU VÀ TIẾP NHẬN THƠ VĂN HỒ BIỂU CHÁNH Hơn một thế kỷ qua, các sáng tác của Hồ Biểu Chánh đã được độc giả đón nhận nồng nhiệt, các nhà phê bình nghiên cứu lưu tâm tìm hiểu. – Giai đoạn trước năm 1945 có các ý kiến của Minh Quang, Thiếu Sơn, Vũ Ngọc Phan, Phan Khôi, Kiều Thanh Quế…Nhìn chung các ý kiến của các nhà nghiên cứu vừa nêu là đánh giá cao tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh ở các mặt nội dung và kỹ thuật viết. – Giai đoạn 1945 – 1975 có các ý kiến của Nghiêm Toàn, Nguyễn Khuê, Thanh Lãng, Phạm Thế Ngũ, Phạm Việt Tuyền, Bùi Đức Tịnh, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Dương Nghiễm Mậu, Đông Hồ, Huỳnh Phan Anh, Hồ Hữu Tưởng, Phan Cự Đệ… + Có thể thấy, sau Vũ Ngọc Phan (đề cập Hồ Biểu Chánh trong một công trình có tính cách biên khảo), Nghiêm Toàn đã đề cập đến Hồ Biểu Chánh trong Việt Nam văn học sử trích yếu như một tác gia có vị thế văn học sử hẳn hoi. + Phạm Việt Tuyền diễn thuyết tại trường quốc gia âm nhạc Sài Gòn về tác phẩm Hồ Biểu Chánh với tựa đề “Đọc truyện diễn ca U tình lục – tác phẩm đầu tay khá diễm lệ của nhà tiểu thuyết bình dân Hổ Biểu Chánh”, bài này sau đăng trên Nghiên cứu văn học số 2, 1971, và in lại trong Tôi đọc thơ, Phong trào văn hóa Xb, SG, 1973. Bài viết của Phạm Việt Tuyền đã khảo rất kỹ về
  • 56. nội dung và nghệ thuật của U tình lục và chỉ ra những yếu tố của văn học truyền thống và những mặt cách tân trong tiểu thuyết này. + Trong một số kỷ niệm đặc biệt của Tạp chí Văn (số 80 (49–54) ngày 15/4/1967) về Hồ Biểu Chánh, các nhà văn, nhà nghiên cứu đã đành giá cao những đóng góp của Hồ Biểu Chánh cho sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Các bài viết của Thanh Lãng “Hồ Biếu Chánh (1885–/958)”, của Thiếu Sơn “Nhớ Hồ Biểu Chánh”, của Hồ Hữu Tường “Nhập mộng và tỉnh mộng”, của Bình Nguyên Lộc “Biến cố và chiếc cầu Hồ Biểu Chánh”, của Sơn Nam “Nghĩ về Hồ Biểu Chánh”, của Huỳnh Phan Anh “Ghi nhận về Hồ Biểu Chánh”, của Dương Nghiễm Mậu “Từ đó đến nay” của Đông Hồ “Hồ Biểu Chánh: nhà văn bạch thoại miền Nam” và “Hồ Biểu Chánh: một nhà văn viết rất siêng năng”. Tuy là một số kỷ niệm nhưng các bài viết đã đề cập đến nhiều phương diện về con người (công chức, nhà văn) và sự nghiệp của Hồ Biểu Chánh. + Năm 1974, Nguyễn Khuê cho ra mắt chuyên luận Chân dung Hồ Biểu Chánh. Đây là công trình dày dạn công phu nhất so với các công trình bàn về Hồ Biểu Chánh trước đó. Công trình khảo một cách toàn diện các vấn đề tiểu sử, văn bản tác phẩm, nội dung thơ và tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh cùng địa vị của tác giả trong văn học sử. Lần đầu tiên chân dung Hồ Biểu Chánh không chỉ hiện ra trước mắt độc giả là một công chức hanh thông trên con đường hoạn lộ mà còn là một nhà báo, nhà thơ, nhà biên khảo, và hơn nữa là tiểu thuyết gia có tầm ảnh hưởng to lớn đối với công chúng Nam Bộ đương thời. – Giai đoạn 1975 đến nay có ý kiến đánh giá của Nguyễn Văn Trung, Bằng Giang, Nguyễn Văn Y, Nguyễn Huệ Chi, Phạm Ngọc Lan, Trần Hữu Tá, Hoài Anh, Đinh Trí Dũng, Tôn Thất Dụng, Võ Văn Nhơn, Huỳnh Thị Lan Phương, Huỳnh Thị Lành…Nhìn chung các ý kiến đều thống nhất cho rằng Hồ Biểu Chánh là tiểu thuyết gia có nhiều đóng góp quan trọng cho tiến trình hiện đại hóa văn học nói chung và thể loại tiểu thuyết nói riêng nửa đầu thế kỷ XX.
  • 57. 3. NỘI DUNG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH Trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh các yếu tố phong tục, đạo lý, phiêu du và diễm tình kết hợp nhuần nhuyễn với nhau. Trong bốn yếu tố vừa nêu, hai yếu tố phiêu lưu và diễm tình dường như là yếu tố bề nổi, nằm nơi sự kiện, tình tiết nhằm thu hút độc giả; hai yếu tố còn lại thuộc về chiều sâu trong cấu trúc nghệ thuật, ẩn chứa những tâm niệm của tác giả muốn gửi gắm là phong tục và đạo lý. Bốn yếu tố này kết hợp với nhau tạo nên nét hấp dẫn và độc đáo nơi nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết của ông. 3.1. Yếu tố phong tục, tập quán. – Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh chứa đựng phong tục tập quán, cung cách sinh hoạt của người dân miền Lục tỉnh sông nước những năm đầu thế kỷ XX, vì thế có nhà nghiên cứu đã xếp ông vào hàng tiểu thuyết gia phong tục. Nhiều nét đặc trưng của văn hóa, phong tục Nam Bộ được Hồ Biểu Chánh miêu tả trong tác phẩm của mình, từ phong tục cưới hỏi, ma chay, lễ tết, quan niệm sống cho đến cách ăn uống, làm nhà, làm ruộng, món ăn, trang phục…Nhà thơ Đông Hồ từng nhận xét: “Nói chung, nếu bây giờ, nhà khảo cứu nào muốn khảo cứu những sinh hoạt bề ngoài của xã hội miền Nam Lục tỉnh, tôi nói lại “những sinh hoạt” bề ngoài dưới thời thuộc địa Pháp, cứ đọc khắp hết tiêu thuyết của Hồ Biểu Chánh thì nhận thấy rõ đủ mọi khuôn mặt trong một nếp sống đặc thù khác hẳn hai miền Trung Bắc”. (Đông Hồ, Hồ Biểu Chánh: nhà văn bạch thoại miền Nam, Tạp chí Văn, 15/4/1967, số 80 (68–73), Sài Gòn, 1967). Khi đề cập đến ý hướng phong tục trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Khuê cho rằng: “Phô bày thực trạng gia đình và xã hội, Hồ Biểu Chánh không nhằm đả phá những cái cũ và hô hào mọi người theo mới như Tự lực văn đoàn. Đối với ông, cái cũ cũng như cái mới, đều có những hay, dở riêng của nó”. (Nguyễn Khuê, Chân dung Hồ Biểu Chánh, Nxb. Lửa Thiêng, Sài Gòn 1974, ti.255) 3.2. Yếu tố đạo lý – Yếu tố đạo lý có thể nói là xuyên suốt và là căn bản của tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. Xây dựng tác phẩm theo quan điểm đạo lý là xuất phát
  • 58. từ chủ ý của tác giả. Trong Đời của tôi về văn nghệ, ông khẳng định: “Viết tiểu thuyết để cảm hóa đặng lần lần dắt quần chúng trở về đường chánh đại quang minh”. Về cuối đời, ông tự nhận thấy: “Sản xuất cả mấy chục pho tiểu thuyết… luôn luôn tôi vẫn theo đuổi một cái mục đích là: Thành thân với thủ nghĩa” (Dẫn Theo Nguyễn Khuê, Chân dung Hồ Biểu Chánh, Nxb. Lửa Thiêng, Sài Gòn 1974, tr. 174). Chúng tôi nghĩ, bên cạnh những yếu tố thuộc về mặt chủ quan trong nhân sinh quan của tác giả, có một mặt khác không kém phần quan trọng là yếu tố độc giả đã chi phối ý hướng đạo lý của Hồ Biểu Chánh. Độc giả Nam Bộ phần đông quen thưởng thức văn chương chứa đựng và đề cao đạo lý (ảnh hưởng từ truyền thống văn hóa và ý đồ nô dịch về văn hóa của thực dân Pháp). Thời của Hồ Biểu Chánh, viết văn đã trở thành một nghề như bao nghề khác trong xã hội. Một khi văn chương trở thành hàng hóa thì yếu tố người đọc (người tiêu dùng) rất quan trọng. Hồ Biểu Chánh cũng có lúc đã ý thức tìm tòi đổi mới nhưng vì thói quen của độc giả (cần đáp ứng nhu cầu của số đông) nên ông vẫn trung thành của lối viết đã định hình từ những bước khởi đầu. – Có thể thấy, xuyên suốt các tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh là một bản hòa tấu giai điệu yêu thương của tình cha con, chồng vợ, trai gái thủy chung cùng những dạo lý cương thường, đối nhân xử thế của các nhân vật. Bên cạnh một bức tranh hiện thực rộng lớn, đa chiều là vô số những hoàn cảnh trái ngang, những bi kịch gia đình và bi kịch cá nhân được thể hiện. Dẫu thế, cuộc sống tuy phức tạp, sự đời lắm éo le, nhưng người tốt dù gặp nhiều tai họa, cuối cùng vẫn tìm được hạnh phúc, cùng với sự suy vi của các thế lực ác nghịch. Thông qua các câu chuyện, các số phận của nhân vật, Hồ Biểu Chánh có dịp bày tỏ, phát biểu quan điểm đạo lý. Nhà văn bày tỏ thái độ tin tưởng vào lẽ phải, lên tiếng ủng hộ lẽ phải, phê phán cái xấu, cái ác, những điều trái với đạo lý, trái với thuần phong, mỹ tục. – Hầu hết các tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh kết thúc có hậu, thể hiện quan niệm đạo lý của tác giả: Thiện ác đáo đầu chung hữu báo. chí tranh lai tảo dữ lai trì (Thiện ác cuối cùng đều báo ứng, chẳng qua là sớm hay muộn mà thôi).
  • 59. Quan điểm đạo lý của nhà văn thể hiện qua cái nhìn cuộc sống và con người theo luật nhân quả. Người tốt, sau khi gặp những khó khăn, bất trắc, thường nhận được kết cục có hậu. Nhiều nhân vật nhận có cuộc sống tốt đẹp sau bao nhiêu sóng gió cuộc đời như mẹ con cô Hảo (Cười gượng), của cô Thu Hà (Khóc thầm), của Yến Tuyết (Tỉnh mộng), của chị em Quý (Mẹ ghẻ con ghẻ), của cô Ba Mạnh (Con nhà giàu), của cha con Trần Văn Sửu (Cha con nghĩa nặng), của cô Hai Phục (Nợ đời)… ánh sáng của lòng thiện nơi các nhân vật này đã tỏa sáng khắp trang viết của nhà văn. Người hiền lương sớm hay muộn cũng vượt qua những khó khăn; gian khó, kẻ tàn bạo độc ác trước sau gì cũng bị trừng phạt. Cùng với sự “trở về” của những con người lương thiện (trong quan niệm của tác giả là đại diện cho cái tốt sau bao nhiêu sóng gió cuộc đời là sự suy vong, triệt tiêu của cái ác, cái xấu. Người đọc không thể không xót xa cho tình cảnh của một cô Hảo trong Cười gượng. Cũng như nhiều nhân vật phụ nữ bất hạnh khác trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. Hảo xinh đẹp, có công dung ngôn hạnh nhưng phải chịu nhiều éo le. Cô xuất thân từ gia đình tá điền nghèo, cha mất sớm, ở với mẹ già. Tuổi mới lớn, Hảo choáng ngợp trước Tô Hồng Xương, đẹp trai, giàu có. Hảo yêu Xương không vụ lợi. Thế nhưng gia đình Tô Hồng Xương cho rằng Hảo không xứng đáng bước vào gia đình họ Tô vì cô “quá nghèo”. Mẹ con Hảo bị gia đình Tô Hồng xương mua chuộc, đe dọa đến phải bán nhà tha hương cầu thực. Hảo lên Sài Gòn kiếm sống với bào thai đang lớn dần, kết quả của mối tình ngang trái. Nơi Sài Gòn hào nhoáng, trên bước đường mưu sinh dù cực khổ, Hảo vẫn cố gắng tồn tại, sinh con rồi nuôi con. Ông trời không chặt hết đường của người lương thiện, trong khi cuộc sống tưởng không lối thoát, Hảo may mắn trúng xổ số độc đắc. Từ đó cuộc sống gia đình Hảo khá giả hơn. Trong thời gian đó Tô Hồng Xương ở quê, nghe lời mẹ đi cưới một cô vợ giàu, nhưng cuộc sống không hạnh phúc. Xương thường bị vợ và gia đình vợ sỉ nhục và cuối cùng thì bị đuổi ra khỏi nhà với hai bàn tay trắng. Gia đình họ Tô cũng bắt đầu sa sút, khánh kiệt, vướng cảnh nợ nần. Cuộc “trở về” của mẹ con Hảo đã cứu gia đình họ Tô thoát cảnh phá sản. Cảnh đại đoàn viên mà gia đình Hảo có được trong Cười gượng chỉ sau bao nhiêu biền cố đổ xuống cuộc đời của cô; gia