SlideShare a Scribd company logo
1 of 52
Download to read offline
1
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG
QUẢN LÝ THÔNG TIN TIÊM CHỦNG ĐIỆN TỬ
TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2017
HÀ NỘI, 2017
2
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1. Các khái niệm cơ bản 4
2. Chiến lược của Việt Nam trong lĩnh vực thông tin y tế 7
3. HTTT quản lý tiêm chủng 11
4. Các nghiên cứu đánh giá HTTTTC trên Thế giới và tại Việt Nam 17
5. Giới thiệu về HTTTTC triển khai của Việt Nam 20
6. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu 27
Chương 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 31
2.3. Sai số và biện pháp khắc phục 38
2.4. Phương pháp phân tích số liệu 39
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu 39
Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
3.1. Thực trạng nhân lực, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng của Hệ thống quản lý thông
tin tiêm chủng điện tử tại địa bàn Thành phố Hà Nội (2017) 41
3.2.Thực trạng hoạt động của Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử theo 06
chức năng tại Thành phố Hà Nội 46
Chương 4:BÀN LUẬN 61
4.1. Về thực trạng nhân lực, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng của Hệ thống quản lý
thông tin tiêm chủng điện tử tại địa bàn Thành phố Hà Nội (2017) 61
4.2. Bàn luận về thực trạng hoạt động của Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng
điện tử theo 06 chức năng chính tại Thành phố Hà Nội 64
4.3. Hạn chế của nghiên cứu 71
4.4. Về ứng dụng của nghiên cứu 72
KẾT LUẬN 74
KHUYẾN NGHỊ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC 80
3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CDC
CTTC
CBYT
Dashboard
HTTT
HTTTTCĐT
KTMT
TCMR
TTYT
TYT
ĐKTC
HTTTTC
TLN
UBND
WHO
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ
Cán bộ chuyên trách tiêm chủng
Cán bộ y tế
Bảng thông tin tổng hợp
Hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin tiêm chủng điện tử
Kỹ thuật máy tính
Tiêm chủng mở rộng
Trung tâm y tế
Trạm y tế
Đăng ký tiêm chủng
Hệ thống thông tin tiêm chủng
Thảo luận nhóm
Ủy ban Nhân dân
Tổ chức Y tế Thế giới
4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Phương pháp thu thập số liệu..................................................................34
Bảng 2.2: Định nghĩa các chỉ số..............................................................................36
Bảng 3.1: Phân bố nhân lực quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tuyến quận/huyện
theo tuổi, giới, trình độ học vấn...............................................................................43
Bảng 3.2: Phân bố nhân lực quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tuyến quận/huyện
theo trình độ chuyên môn, chức vụ, kiêm nhiệm.....................................................44
Bảng 3.3: Phân bố nhân lực quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tuyến quận/huyện
theo trình độ tin học, đào tạo và tập huấn................................................................45
Bảng 3.4: Tỷ lệ trang thiết bị được bảo hành định kỳ và có hệ thống tin nhắn SMS
để phục vụ công tác tiêm chủng..............................................................................48
Bảng 3.5: Mức độ chính xác số lượng trẻ dưới 1 tuổi so với báo cáo văn bản........51
Bảng 3.6: Mức độ chính xác số lượng phụ nữ có thai so với báo cáo văn bản........52
PHỤ LỤC 5: BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU..................................................................94
PHỤ LỤC 6: SỐ TRẺ EM DƯỚI 1 TUỔI ĐƯỢC QUẢN LÝ TẠI 30
QUẬN/HUYỆN TRONG BÁO CÁO GIẤY VÀ HỆ THỐNG TÍNH TỪ 1/1/2017-
15/6/2017...............................................................................................................102
PHỤ LỤC 7: SỐ PHỤ NỮ CÓ THAI ĐƯỢC QUẢN LÝ TẠI 30 QUẬN/HUYỆN
TRONG BÁO CÁO GIẤY VÀ HỆ THỐNG TÍNH TỪ 1/1/2017-15/6/2017.......104
PHỤ LỤC 8: KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU...........................................................106
5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ TTYT có đủ máy tính và tỷ lệ TTYT có....................................46
đường truyền internet ổn định.................................................................................46
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ TTYT có máy in và tỷ lệ TTYT có mã vạch để..........................47
phục vụ công tác tiêm chủng...................................................................................47
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ các quận/huyện có đủ số lượng kế hoạch trên hệ thống.............57
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ tình trạng kế nối Internet của các thiết bị...................................60
(máy tính, điện thoại) của đối tượng (n=416)..........................................................60
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ thời gian sử dụng Internet trong trong một ngày........................61
của các đối tượng (n=411).......................................................................................61
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ đối tượng biết/không biết đến....................................................62
hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử (n=416)...........................................62
Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ đối tượng biết cách và đã từng truy cập hệ thống quản lý thông
tin tiêm chủng điện tử (n=416)................................................................................62
6
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Khung hệ thống y tế của WHO..................................................................5
Hình 1.2:Mối quan hệ của các cấu phần HTTT y tế..................................................7
Hình 1.3:Sơ đồ Hệ thống tổ chức chương trình TCMR quốc gia.............................21
Hình 1.4:Sơ đồ quy trình của Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia......25
Hình 1.5: Khung lý thuyết CDC [41]......................................................................30
Hình 3.1: Quy trình quản lý đối tượng của hệ thống...............................................49
Hình 3.2: Áp dụng hệ thống trong 4 bước tiêm chủng.............................................54
7
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Với mục đích tăng cường hiệu quả trong việc quản lý tổng hợp thông tin của
chương trình tiêm chủng, Chính phủ Việt Nam đã quyết định triển khai Hệ thống
quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia từ năm 2015. Hà Nội là một trong năm
tỉnh/thành phố thí điểm thành công hệ thống này. “Thực trạng hoạt động của hệ
thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tại thành phố Hà Nội năm 2017” là
nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng nguồn nhân lực, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng của
hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tại Hà Nội và mô tả hoạt động của hệ
thống quản lý này.
Nghiên cứu có thiết kế mô tả cắt ngang, kết hợp phương pháp định lượng và
định tính, được tiến hành từ 12/2016 đến 6/2017 tại 30 Trung tâm y tế tại Hà Nội
đang triển khai hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử. Các thông tin về
nhân lực, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng của các Trung tâm y tế phục vụ cho công tác
quản lý tiêm chủng bằng phần mềm được thu thập thông qua bộ câu hỏi phát vấn.
Các thông tin về chức năng hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử như rà
soát danh sách đối tượng, lập kế hoạch, báo cáo,…được thu thập thông qua phần
mềm và sổ sách của CBYT. Đồng thời, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình
vận hành hệ thống được thu thập thông qua thảo luận nhóm với các cán bộ phụ
trách tiêm chủng, cán bộ hỗ trợ kỹ thuật máy tính và phỏng vấn người dân để tìm
hiểu về chức năng tiếp cận cộng đồng của hệ thống.
Kết quả cho thấy, về nhân lực, các CBYT đều đã được tập huấn và có đủ khả
năng vận hành hệ thống tiêm chủng điện tử. Về trang thiết bị, 30% cơ sở đủ máy
tính mà không phải sử dụng máy tính của các chương trình y tế khác, 20% đủ máy
in và 100% chưa có máy quét mã vạch đọc mã số đối tượng. Về hoạt động của hệ
thống theo 6 chức năng chính, 100% các cơ sở đã thực hiện chức năng quản lý đối
tượng trên hệ thống với số lượng trẻ em dưới 1 tuổi được quản lý bằng 94,59% và
số lượng bà mẹ bằng 37,49% so với báo cáo giấy. 100% các cơ sở công nhận việc
8
lập kế hoạch đơn giản, nhanh chóng nhưng vẫn còn thiếu chính xác. 100% các xã
phường có hiện thị bảng điều khiển tổng hợp thông tin tiêm chủng trên hệ thống
điện tử. Ba chức năng còn lại bao gồm thực hiện tiêm chủng, quản lý vật tư và vắc
xin, thực hiện báo cáo và tiếp cận cộng đồng vẫn chưa được các cơ sở y tế áp dụng
do hệ thống chưa hoàn thiện và chưa có sự chỉ đạo từ đơn vị cấp trên cho triển khai
các chức năng này. Từ những kết quả của nghiên cứu này chúng tôi đưa ra khuyến
nghị đề nghị Sở Y tế Hà Nội, Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội chỉ đạo, hướng dẫn
vận hành đầy đủ các nội dung theo 06 chức năng của hệ thống và sau một thời gian
áp dụng hệ thống phải có nghiên cứu đánh giá đầy đủ về hiệu quả của hệ thống để
nâng cao chất lượng của hệ thống.
9
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) được triển khai ở Việt Nam từ
năm 1981 với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên
hiệp Quốc (UNICEF). Đến năm 1985, chương trình TCMR được đẩy mạnh và triển
khai ở 100% xã/phường tại Việt Nam với 6 loại vắc xin phòng các bệnh nguy hiểm
là Lao, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Sởi, Bại liệt. Từ năm 1993 đến nay, tỷ lệ tiêm
chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt trên 97% và cho phụ nữ có thai đạt trên
93%. Nhờ việc duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao trong nhiều năm chúng ta đã thanh toán
bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005 và tiếp tục duy
trì các thành quả cho tới nay, ngoài ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em
như bạch hầu, ho gà, sởi, …cũng đã giảm rất nhiều và đem lại nhiều tác động tích
cực tới sức khoẻ và đời sống của người dân Việt Nam.
Theo thống kê, mỗi năm cả nước có khoảng 1,6 triệu trẻ em ra đời, các
chương trình TCMR được triển khai trên toàn quốc, tới tận tuyến xã phường với
trên 11.300 trạm y tế (TYT) xã phường. Trên cả nước có khoảng trên 30.000 điểm
tiêm chủng. Chương trình TCMR quốc gia cung cấp khoảng 30 triệu mũi tiêm
chủng miễn phí cho phụ nữ và trẻ em mỗi năm, đặc biệt là phụ nữ giai đoạn mang
thai và trẻ em dưới 60 tháng tuổi. Bên cạnh chương trình tiêm chủng quốc gia, tiêm
chủng dịch vụ cũng cung cấp 4-5 triệu mũi tiêm dịch vụ mỗi năm đóng góp phần
không nhỏ vào nâng cao tỷ lệ bao phủ tiêm chủng vắc xin.
Mặc dù có nhiều kết quả tích cực tuy nhiên theo thống kê mới nhất của Tổng
cục Thống kê về kết quả thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ ở Việt Nam, tỉ lệ trẻ dưới
1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các mũi tiêm miễn phí mới chỉ đạt trên 70%. Lý do
chính là quên, sót mũi tiêm, trẻ theo cha mẹ đến nơi ở mới chưa thuận tiện trong
tiếp cận dịch vụ tiêm chủng và một phần là hệ thống quản lý hiện nay chưa đáp ứng
được hoặc chưa đưa ra số liệu chính xác . Các nguyên nhân chính là do còn sử dụng
các hệ thống thu thập thông tin liên quan tới tiêm chủng rời rạc, không liên thông số
liệu, không triển khai đồng bộ trên toàn quốc, chưa có phân tích dự báo kịp thời,
10
tách biệt giữa 2 loại hình TCMR và tiêm chủng dịch vụ, tách biệt giữa quản lý tiêm
chủng và quản lý vắc xin, khó khăn trong quản lý các trường hợp khi gia đình mất
sổ tiêm chủng. Việc quản lý thông tin đối tượng tiêm chủng theo mô hình sổ giấy và
báo cáo hiện tại rất phức tạp và đặc biệt khó khăn tại các thành phố lớn, dân số biến
động như Hà Nội. Các điều tra cộng đồng thường cho kết quả tỷ lệ bao phủ chính
xác hơn, tuy nhiên việc điều tra lại không thể tiến hành thường xuyên do hạn chế
nguồn lực và tài chính. Chính vì vậy, số liệu kết quả tiêm chủng được thu thập và
công bố hiện nay chủ yếu là từ hệ thống báo cáo hành chính định kỳ. Việc quản lý
thủ công các nghiệpvụ và số liệu báo cáo các cấp gây ra nhiều khó khăn trong công
tác quản lý nhà nước và thực hiện chuyên môn, kỹ thuật, điển hình như các khó
khăn khi phân tích số liệu thống kê để dự báo từ xa, chủ động phòng ngừa các dịch
bệnh, xác định phạm vi số lượng để lập kế hoạch tiêm chủng.
Chính vì vậy để quản lý, theo dõi quá trình tiêm chủng của người dân từ khi
sinh ra đến suốt đời, kịp thời cung cấp thông tin cần thiết về tiêm chủng cho người
dân. Bộ Y tế đã triển khai xây dựng Hệ thống quản lý tất cả các đối tượng tiêm
chủng, là trẻ em, phụ nữ theo mã ID, quản lý suốt đời từ khi trẻ sinh ra (bao gồm
TCMR và tiêm chủng dịch vụ), quản lý vật tư vắc xin và các tiện ích khác cho
người dùng như quét mã vạch, nhắn tin cho người dân, cổng thông tin tra cứu lịch
sử tiêm chủng. Hệ thống được triển khai thí điểm tại một số tỉnh/thành phố và triển
khai đồng bộ trên toàn quốc bắt đầu từ tháng 6/2017. Riêng thành phố Hà Nội triển
khai áp dụng trên toàn bộ 30/30 quận huyện từ tháng 4/2017.
Để tìm hiểu các hoạt động triển khai và hiệu quả bước đầu của hệ thống phần
mềm quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia trên địa bàn thành phố Hà Nội, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng hoạt động của hệ thống quản lý thông
tin tiêm chủng điện tử tại thành phố Hà Nội năm 2017”. Kết quả nghiên cứu sẽ
góp phần làm cơ sở cho các nhà lãnh đưa ra các biện pháp cải thiện và nâng cao
chất lượng quản lý thông tin tiêm chủng của Thành phố Hà Nội.
11
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng nhân lực, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng của hệ thống quản lý
thông tin tiêm chủng điện tử tại Thành phố Hà Nội năm 2017.
2. Mô tả hoạt động của hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử của Thành
phố Hà Nội theo 6 chức năng chính của hệ thống.
12
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Các khái niệm cơ bản
1.1. Hệ thống thông tin sức khoẻ
Theo định nghĩa của WHO, Hệ thống thông tin (HTTT) sức khoẻ là một hệ
thống thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và cung cấp thông tin cho quản lý một
chương trình hay một hệ thống y tế và cho việc giám sát các hoạt động y tế. Thông
tin ở đây bao gồm những thống kê y tế, tài liệu y tế, thông tin quản lý, thông tin các
chỉ số y tế .
Một HTTT sức khoẻ là một tập hợp những thành phần, các quy trình và thủ
tục được tổ chức với mục tiêu là tạo ra thông tin hữu ích nhằm tăng cường công tác
chăm sóc sức khoẻ và hỗ trợ kịp thời cho việc ra quyết định ở mọi cấp của hệ thống
chăm sóc sức khoẻ .
2.2. Các cấu phần HTTT
HTTT thường được hiểu là hệ thống cung cấp phương pháp thu thập, xử lý,
lưu trữ và báo cáo dữ liệu cho một mục đích xác định. Đây có thể là hệ thống dựa
trên sổ sách hay hệ thống được máy tính hoá. Một HTTT phải đáp ứng được nhu
cầu của người sử dụng với chi phí hiệu quả và đúng cách .
Hệ thống y tế của hầu hết các quốc gia bao gồm 6 lĩnh vực đó là lãnh đạo
quản lý, tài chính, nhân lực y tế, cung cấp dịch vụ, sinh phẩm - vắc xin - công nghệ
và thông tin y tế. Do vậy HTTT y tế là một trong 6 lĩnh vực rất quan trọng của hệ
thống y tế và cùng với các lĩnh vực khác HTTT y tế giúp cho việc nâng cao tiếp cận
dịch vụ, tăng cường dịch vụ y tế để hướng tới việc tăng cường sức khoẻ, đáp ứng
nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân cũng như bảo vệ quần thể khỏi các nguy cơ
mắc bệnh.
13
Hình 1.1: Khung hệ thống y tế của WHO
HTTT y tế bao gồm 6 cấu phần chính, đó là: Nguồn lực; chỉ số; nguồn số
liệu; quản lý số liệu; sản phẩm thông tin; phổ biến và sử dụng số liệu .
- Nguồn lực của HTTT: Nhằm đảm bảo HTTT vận hành và phát triển. Nguồn
lực thông tin bao gồm: Các chính sách về thông tin; nguồn lực về tài chính;
nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng; điều phối và chỉ đạo.
- Chỉ số: Năm 2002, Bộ y tế đã xây dựng và ban hành bộ chỉ số y tế, bao gồm
121 chỉ số cho tuyến Quốc gia và tỉnh, 97 chỉ số cho tuyến y tế cơ sở ( xã và
huyện) và chia làm 4 nhóm, bao gồm: Chỉ số liên quan đến sức khỏe như dân
số, kinh tế xã hội và môi trường; chỉ số đầu vào; chỉ số đầu ra và kết quả; chỉ
số tác động (tình trạng sức khỏe).
- Nguồn số liệu: Nguồn số liệu cơ bản của HTTT y tế bao gồm: hai nguồn
chính (1) Xuất phát từ các ước tính dựa trên dân số (Tổng điều tra dân số và
các cuộc điều tra, giám sát hộ gia đình) và (2) Dựa vào hệ thống ghi chép
báo cáo định kỳ của các cơ sở y tế và các cuộc điều tra khảo sát cơ sở y tế.
- Quản lý số liệu: Gồm một loạt các quy trình phục vụ việc thu thập, chuyển
tải thông tin (luồng thông tin), lưu trữ, phân tích và phân phối số liệu... Số
liệu chính xác và đầy đủ là điều kiện quan trọng nhất của quản lý số liệu. Số
liệu đã được thu thập thì điều cơ bản là phải có một phương pháp tiếp cận
hợp lý trong quản lý. Trước hết, cần có một cuốn từ điển siêu số liệu. Tiếp
theo, các quy trình lưu trữ số liệu. Quy trình lưu trữ số liệu phù hợp đòi hỏi
phải có một cơ cấu lô-gic được thiết kế chặt chẽ cho phép khai thác và sử
14
dụng số liệu được dễ ràng và thuận tiện. Đồng thời phải đảm tính bảo mật, an
ninh số liệu. Số liệu cần được phân tích và trình bày hợp lý, bao gồm tính
toán các chỉ số và chuẩn bị các bảng, biểu và sơ đồ. Cuối cùng, số liệu phải
có sẵn cho tất cả những ai sử dụng chúng.
- Sản phẩm thông tin: là kết quả của sản xuất thông tin. Sản phẩm thông tin
của HTTT y tế hiện nay mới đề cập đến số liệu. Số liệu mới chỉ là sản phẩm
thô. Bản thân số liệu có rất ít giá trị và chỉ khi chúng được làm sạch, được
kiểm soát và phân tích thì mới có giá trị cao. Ở giai đoạn này số liệu mới trở
thành thông tin. Một số thông tin cũng bị hạn chế, nếu như thông tin đó chưa
được lồng với các thông tin khác để đánh giá dưới dạng các vấn đề mà hệ
thống y tế đang phải đối mặt. Ở giai đoạn này thông tin trở thành bằng chứng
và được sử dụng cho việc đưa ra các quyết định. Việc tổng hợp bằng chứng
vẫn chưa đủ mà cần được đóng gói, tuyên truyền và phổ biến cho những
người chịu trách nhiệm ra quyết định.
- Phổ biến và sử dụng số liệu: Một chức năng quan trọng của HTTT y tế là kết
nối việc sản xuất số liệu với sử dụng số liệu. Các đối tượng sử dụng bao gồm
những đối tượng cung cấp dịch vụ và những người chịu trách nhiệm về việc
quản lý, lập kế hoạch, hoạch định chính sách, những nhà đầu tư và cả cộng
đồng. Chính vì vậy phổ biến thông tin hết sức quan trọng nhằm đảm bảo các
nhóm đối tượng tiếp cận thông tin một cách dễ ràng và thuận tiện.
 Mối quan hệ của các cấu phần HTTT y tế:
15
Hình 1.2:Mối quan hệ của các cấu phần HTTT y tế
2. Chiến lược của Việt Nam trong lĩnh vực thông tin y tế
2.1. Nguồn lực:
Chính sách liên quan đến công tác thông tin thống kê y tế
Xuất phát từ tầm quan trọng của thông tin trong quản lý, điều hành và hoạch
định chính sách, Chính phủ Việt nam và Bộ Y tế rất quan tâm đến công tác xây
dựng và tăng cường HTTT nói chung và HTTT y tế nói riêng. Một loạt chính sách
liên quan đến công tác thông tin thống kê đã được ban hành như Chỉ thị 07/CT-BYT
ngày 21 tháng 6 năm 2013 của Bộ Y tế "Chỉ thị về việc tăng cường công tác thống
kê ngành Y tế; Quyết định số 445/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ y tế
ngày 05 tháng 02 năm 2016 Phê duyệt kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ
thông tin giai đoạn 2016 - 2020. Đảm bảo HTTT tích hợp, thống nhất tại cơ quan
Bộ Y tế và các đơn vị trực thuộc đáp ứng được yêu cầu tăng cường, nâng cao hiệu
quả, hiệu lực công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và chất lượng các dịch vụ y tế,
phục vụ tốt người dân và doanh nghiệp .
Quản lý dữ liệu
Thu thập và lưu trữ
Tổng hợp
Kiểm soát chất lượng
Phân tích và trình bày
Báo cáo và phản hồi
HTTYYT
Sáu cấu phần
Nguồn lực
Quy định pháp lý
Nhân sự và hậu
cần
Tài chính
Cơ sở hạ tầng
16
2.2. Tổ chức và nhân lực của HTTT y tế
Bên cạnh việc củng cố về CNTT, việc tăng cường nhân lực hoạt động trong
lĩnh vực thông tin y tế cũng được chú trọng. Đội ngũ cán bộ quản lý và làm việc
trong lĩnh vực thông tin, thống kế y tế đều đã được tham dự các lớp đào tạo và đào
tạo lại, có điều kiện làm việc tốt hơn như được trang bị máy tính, điện thoại,
internet để trao đổi và truy cập thông tin.
2.3. Cơ sở hạ tầng
Cục Y tế dự phòng đã chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng 63 tỉnh/thành phố
báo cáo thực trạng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại Trung tâm Y tế Dự
phòng tỉnh, TTYT huyện và TYT xã (máy tính, máy tin, đường truyền Internet và
cán bộ được đào tạo về tin học) với kết quả như sau:
- Trung tâm Y tế Dự phòng các tỉnh, thành phố: 100% đơn vị có máy tính kết nối
Internet và bố trí máy in.
- TTYT quận/huyện/thị xã: 100% đơn vị có máy tính kết nối Internet và bố trí máy in.
- TYT xã/phường/thị trấn: 90% đơn vị có máy tính kết nối Internet và có máy in .
2.4. Chỉ số thống kê
Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg về
việc “Ban hành Hệ thống chỉ tiêu Thống kê Quốc gia”. Thực hiện quyết định của
Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã ban hành các văn bản quy định về danh mục, nội
dung, bộ chỉ số thống kê ngành y tế, hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành y tế, trong đó
có sự phân công trách nhiệm giữa HTTT Quản lý Y tế và các tiểu hệ thống nhằm
hạn chế sự chồng chéo trong thu thập và xử lý số liệu, cụ thể:
Thông tư số 06/2014/TT-BYT ngày 14 tháng 2 năm 2014 của Bộ Y tế về việc
Ban hành danh mục hệ thống chỉ số thống kê cơ bản ngành Y tế. Thông tư này đã
đưa ra định nghĩa chi tiết của các chỉ tiêu y tế cần thu thập, bao gồm 88 chỉ tiêu y tế
cụ thể.
17
Thông tư số 27/2014/TT-BYT ngày 14/8/2014 của Bộ Y tế Quy định hệ
thống biểu mẫu thống kê y tế áp dụng đối với các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện và xã.
Trong đây có quy định các biểu mẫu về sổ ghi chép hoạt động cung cấp dịch vụ Y tế
và Quản lý sức khỏe của cơ sở y tế xã, phường, thị trấn. Ngoài ra, cũng quy định rõ
về chế độ thống kê báo cáo. Quy trình báo cáo là từ tuyến xã (đơn vị gửi là TYT xã,
đơn vị nhận là đầu mối tuyến huyện theo phân công) lên tuyến huyện (đầu mối
tuyến huyện gửi và SYT nhận báo cáo) rồi tuyến huyện xẽ gửi báo cáo lên tuyến
tỉnh (SYT gửi và Bộ Y tế nhạn báo cáo) .
Thông tư số 28/2014/TT-BYT ngày 14/8/2014 của Bộ Y tế Quy định nội
dung hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Y tế. Đây là bản nội dung chi tiết hơn theo
Danh mục hệ thống chỉ số thống kê cơ bản ngành Y tế tại thông tư 06/2014/TT-BYT
ngày 14/02/2014. Do vậy, trong này cũng có tới 88 chỉ tiêu, mỗi một chỉ tiêu được
trình bày cụ thể, gồm có các nội dung: Mã, tên quốc tế, mục đích/ý nghĩa, Khái
niệm/định nghĩa, nguồn số liệu và đơn vị chịu trách nhiệm báo cáo, phân tố chủ
yếu, Khuyến nghị/bàn luận và chỉ tiêu liên quan .
Thông tư số 29/2014/TT-BYT ngày 14 tháng 8 năm 2014 của Bộ Y tế Quy
định biểu mẫu và chế độ báo cáo thống kê y tế áp dụng đối với cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh tư nhân. Thông tư này có mẫu sổ ghi chép ban đầu tại cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh: Mẫu A1/YTCS là Sổ khám bệnh, mẫu A3/YTCS là sổ khám thai, mẫu
A4/YTCS là sổ đẻ, Mẫu A5.1/YTCS: Sổ cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình;
Mẫu A5.2/YTCS: Sổ phá thai và mẫu Sổ xét nghiệm.
Thông tư số 32/2014/TT-BYT ngày 14 tháng 8 năm 2014 của Bộ Y tế Ban
hành Danh mục chỉ tiêu thống kê y tế cơ bản áp dụng cho tuyến tỉnh, huyện và xã.
Danh mục này gồm các chỉ tiêu đầu vào và quá trình (Tài chính, nhân lực, cơ sở y tế
), chỉ tiêu đầu ra (sử dụng dịch vụ y tế) và chỉ tiêu kết quả (độ bao phủ và ảnh
hưởng của các biện pháp can thiệp; hành vi YTNC) và chỉ tiêu tác động (tình trạng
sức khỏe, bệnh không lây và tai nạn thương tích)....
Quyết định số 7562/QĐ-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2016 về việc Ban
hành 05 Bộ chỉ số đánh giá mức độ sẵn sàng về ứng dụng công nghệ thông tin trong
18
ngành y tế bao gồm các tiêu chí và các tính điểm HII các đơn vị thuộc bộ. Gồm có
tiêu chí về Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin; ứng dụng quản lý điều hành; ứng
dụng phục vụ chuyên ngành, hệ thống báo cáo, nhân lực,....
2.5. Nguồn thông tin
Hệ thống báo cáo định kỳ của ngành y tế: Hệ thống sổ sách, biểu mẫu của
HTTT thống kê Y tế quản lý (HMIS) và các tiểu hệ thống đã được xây dựng và ban
hành đã giúp cho việc cập nhật, thu thập và báo cáo thống kê định kỳ đang dần đi
vào nề nếp. Những quy định hiện hành về công tác thông tin thống kê y tế đã có tác
dụng làm cho hệ thống hoạt động đồng bộ hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin
cho công tác quản lý y tế, điều hành hoạt động ở tất cả cơ sở y tế công tại các
tuyến, các lĩnh vực và chương trình y tế quốc gia .
2.6. Quản lý dữ liệu
Hiện nay việc quản lý và lưu trữ thông tin của HTTT y tế đã được thực hiện
từ xã, huyện tỉnh và trung ương. Tại xã /phường (TYT) lưu trữ số liệu chủ yếu bằng
sổ sách ghi chép ban đầu và biểu mẫu báo cáo. Các cơ sở y tế từ tuyến huyện trở lên
lưu trữ thông tin bằng hai hình thức là lưu trữ trên máy tính cá nhân và bằng sổ
sách, biểu mẫu báo cáo. Một số đơn vị y tế đang sử dụng phần mềm thì còn lưu trữ
trên máy chủ. Tuy nhiên việc kiểm tra, giám sát và quản lý thông tin từ thu thập, xử
lý, lưu trữ và công bố số liệu chưa thực sự tốt cần phải tăng cường. HTTT phản hồi
về chất lượng số liệu chưa được thực hiện đồng bộ và thường xuyên.
2.7. Các sản phẩm thông tin
HTTT thống kê tổng hợp đã có nhiều sản phẩm thông tin, đặc biệt là Niên
giám thống kê Y tế hàng năm và các ấn phẩm thống kê đã được xuất bản đều đặn,
với việc sử dụng thông tin từ báo cáo thống kê của 63 Sở Y tế tỉnh, thành phố, số
liệu của các Vụ, Viện, Chương trình Y tế Quốc gia và số liệu của các cuộc điều tra
do Tổng cục thống kê thực hiện. Thông tin trong các ấn phẩm này đã phục vụ đông
đảo người sử dụng trong nước cũng như Quốc tế.
19
2.8. Phổ biến và sử dụng thông tin
Việc phổ biến thông tin hiện nay của HTTT y tế chủ yếu là xuất bản các ấn
phẩm như sách, báo cáo một số thông tin quan trọng và các vấn đề đang ảnh hưởng
lớn đến sức khỏe như các bệnh dịch, bệnh mới lạ, ngộ độc thực phẩm, hóa chất, tai
nạn thương tích...đã được đưa lên các thông tin đại chúng như truyền hình, đài, báo,
website... Đối với một số cuộc điều tra, ngoài báo cáo kết quả điều tra còn phổ biến
tại các cuộc họp công bố (hội thảo, hội nghị). Mạng lưới phổ biến thông tin đã được
củng cố và tăng cường. Trang web Thư viện Y khoa (thuvienykhoa.vn) đã cung cấp
thông tin cho các đối tượng khác nhau thông qua hệ thống của mình. Mạng lưới
truyền thông – Giáo dục sức khỏe đã bao phủ trên cả nước với nhiệm vụ cung cấp
thông tin để tăng cường sự hiểu biết của người dân về chăm sóc, bảo vệ và nâng cao
sức khỏe.
3. HTTT quản lý tiêm chủng
3.1. Khái niệm
Hệ thống thông tin tiêm chủng (HTTTTC là cơ sở dữ liệu dựa trên dân số,
các cơ sở dữ liệu ghi lại tất cả các liều tiêm chủng do các nhà cung cấp tham gia
quản lý cho những người sống trong một khu vực nhất định .
 Tại thời điểm chăm sóc khách hàng, HTTTTC có thể cung cấp lịch sử tiêm
chủng do nhà cung cấp vắc xin quản lý để xác định tiêm phòng cho khách hàng
những mũi tiêm thích hợp.
 Ở cấp độ quản lý dân số, HTTTTC cung cấp dữ liệu tổng hợp về tiêm chủng
để sử dụng trong hoạt động giám sát và chương trình và hướng dẫn hoạt động y
tế công cộng với mục tiêu nâng cao tỷ lệ tiêm phòng và giảm các bệnh có thể
phòng ngừa bằng vắc xin.
3.2. Ứng dụng
HTTTTC bảo vệ quyền riêng tư của tất cả người dùng, bao gồm trẻ em, gia
đình và nhà cung cấp dịch vụ. Theo các tiêu chuẩn do Trung tâm kiểm soát bệnh tật
20
Hoa Kỳ (CDC) thiết lập, tất cả HTTTTC phải có một chính sách bảo mật bằng văn
bản xác định rõ ràng những điều sau:
 Thông báo - Cha mẹ trẻ phải được thông báo về sự tồn tại của HTTTTC,
những thông tin nào sẽ được lưu trữ trong hệ thống và cách thức sử dụng các thông
tin đó.
 Lựa chọn - Cha mẹ trẻ có quyền lựa chọn tham gia vào HTTTTC hay không.
 Sử dụng thông tin HTTTTC - Thông tin trên HTTTTC chỉ được sử dụng cho
mục đích quản lý tiêm chủng đã được công bố, hoàn toàn không sử dụng cho
mục đích khác.
 Truy cập và bảo mật thông tin của HTTTTC - Các điều khoản hướng dẫn
phải xác định rõ ai là người có quyền truy cập vào thông tin HTTTTC, điều gì sẽ
cấu thành sự vi phạm bảo mật và những hình phạt liên quan là gì.
 Lưu trữ dữ liệu - Khoảng thời gian mà thông tin trên HTTTTC sẽ được lưu
giữ.
Thông qua hệ thống, lịch sử tiêm chủng người dân được cập nhật và theo dõi
suốt đời. Đặc biệt dù đối tượng tiêm chủng thay đổi chỗ ở, thay đổi địa điểm tiêm
chủng vẫn được theo dõi trên hệ thống. Bên cạnh đó là các tiện ích cho người dân
như chủ động khai báo thông tin, đăng ký tiêm chủng, hẹn lịch tiêm, nhận tin nhắn
nhắc người dân đi tiêm chủng, tra cứu lịch sử tiêm chủng của đối tượng tiêm
chủng .
3.3. Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng trên thế giới
Tại Mỹ, hiện đã có 47/50 bang quản lý HTTTTC trọn đời, tuy nhiên chưa có
sự chia sẻ, thống nhất thông tin giữa các hệ thốngthông tin tiêm chủng của các
bang. Do sự chưa thống nhất thông tin giữa các HTTTTC của các bang mà mỗi năm
có 4 triệu trẻ sinh ra tại Mỹ, trong đó có 21% bị tiêm thừa, 2,1 triệu trẻ tiêm không
đầy đủ vắc xin và có nguy cơ bệnh tật, 22% tiêm ở 2 nơi trong 2 năm đầu gây khó
khăn cho việc quản lý lịch sử tiêm chủng.
21
Mô hình HTTTTC tại Mỹ là triển khai một hệ thống với nhiều chức năng
gồm quản lý hồ sơ tiêm chủng, dự báo vắc xin và báo cáo tiêm chủng. Phụ huynh có
thể sử dụng điện thoại di động để đăng ký và theo dõi lịch tiêm. Một số thành tựu
của hệ thống này tại Mỹ là trên 85% số trẻ dưới 19 tuổi có hơn 2 lần tiêm lưu trên
hệ thống, hơn 85% các nhà cung cấp vắc xin được quản lý trên hệ thống và hơn
70% số vắc xin tại các khu vực trọng điểm được đăng ký và xử lý trong vòng 30
ngày. Mọi thông tin trên HTTTTC đều tuyệt mật, điện toán hóa, hệ thống thu thập
và tổng hợp dữ liệu có thể được sử dụng trong việc thiết kế và duy trì chiến lược
tiêm chủng hiệu quả.
Để theo dõi tiến độ thực hiện các mục tiêu chương trình HTTTTC, trung tâm
kiểm soát và phòng chống bệnh tật Mỹ (Centers for Disease Control and
Prevention- CDC) hàng năm thực hiện các cuộc điều tra bằng cách sử dụng báo cáo
thường niên HTTTTC (IISAR). Kết quả báo cáo thường niên HTTTTC từ 2012 chỉ
ra rằng 86% (19,5 triệu) trẻ em Mỹ <6 tuổi và 25% (57,8 triệu) người lớn Mỹ tham
gia HTTTTC. 08 trong số 12 tiêu chuẩn chức năng tối thiểu cho HTTTTC được Ủy
ban Quốc gia vắc xin tư vấn (NVAC) công bố đã được ≥90% các nhà cung cấp dịch
vụ đưa vào ứng dụng. Trong thời gian 2011-2012, hệ thống cũng đáp ứng ba tiêu
chuẩn chức năng bổ sung, gồm việc có các dữ liệu cốt lõi, kịp thời của sổ tiêm
chủng, nhắn tin, đặt hàng vắcxin và quản lý hàng tồn kho, sử dụng mã vạch 2D để
ghi lại thông tin tiêm chủng, hợp tác với các nhà thuốc, các cơ quan liên bang và các
nhà cung cấp tiêm chủng lớn khác để đáp ứng các chức năng và tăng cường chất
lượng báo cáo tiêm chủng quy mô lớn cho HTTTTC .
Tại Albania, HTTTTC hỗ trợ đăng ký khai sinh và tiêm chủng, quản lý cung
ứng vắc-xin, quản lý dây chuyền lạnh và quản lý các phản ứng sau tiêm chủng. Hệ
thống này đã được thí điểm tại một huyện và đẩy mạnh đến tất cả các huyện khác
bắt đầu từ năm 2013. Albania cũng nghiên cứu để áp dụng hệ thống trong việc quản
lý giám sát nhiệt độ từ xa trong các thiết bị dây chuyền lạnh .
Điều quan trọng nhất trong kinh nghiệm triển khai của các nước này là quản
lý được toàn bộ đối tượng trên địa bàn và tránh trùng đối tượng. Các nước này sử
22
dụng mã ID quốc gia (bởi cơ quan quản lý công dân) hoặc số giấy khai sinh, hoặc
một quy tắc riêng kết hợp giữa tên trẻ, tên bố mẹ, ngày hoặc nơi sinh. Một số nước
thử nghiệm sinh trắc học (dấu vân tay) tuy nhiên chưa được sử dụng chính thức.
Các nước cũng triển khai song song các hệ thống mobile health (như ứng dụng
mVAC tại Nicaragoa), hoặc tin nhắn SMS tại Mexico.
Một số kinh nghiệm triển khai của các nước Châu Mỹ La tinh là: định nghĩa
rõ quy trình biểu mẫu dữ liệu, cách kiểm tra trùng đối tượng, quản lý đồng bộ dữ
liệu offline, cần có chuẩn dữ liệu để liên thông với các hệ thống y tế điện tử
(eHealth), chính phủ điện tử (eGovernment), việc đào tạo có thể phải bắt đầu từ đào
tạo tin học cơ bản .
3.4. Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng tại Việt Nam
3.4.1. Hệ thống quản lý truyền thống bằng sổ sách
a) Hệ thống quản lý TTTC theo quy định Thông tư 12/2014/TT-BYT
Chế độ báo cáo và quản lý hồ sơ theo quy định của Thông tư 12 bao gồm báo
cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, theo 3 biểu mẫu quy định tại Phụ lục 07, 08, 09 là:
- Phụ lục 07: Mẫu báo cáo việc sử dụng vắc xin
- Phụ lục 08: Mẫu báo cáo các trường hợp phản ứng thông thường sau tiêm
- Phụ lục 09: Mẫu báo cáo các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.
b) Báo cáo theo quy định của Dự án TCMR Quốc gia
- Báo cáo kết quả TCMR Quốc gia: mẫu 02
- Báo cáo kết quả tiêm chủng trẻ em: mẫu 03
- Báo cáo tình hình sử dụng vắc xin và dụng cụ tiêm chủng
- Báo cáo tiêm vắc xin uốn ván và tình hình bệnh uốn ván sơ sinh.
3.4.2. Hệ thống quản lý tiêm chủng bằng CNTT
a) Immreg (Đăng ký tiêm chủng - ĐKTC) - hệ thống quản lý công tác đăng ký tiêm
chủng của PATH (Program for Appropriate Technology in Health)– tổ chức phi
chính phủ, đã triển khai thí điểm tại Bến Tre từ năm 2012.
23
Thay vì lưu hồ sơ viết tay có thể mất thời gian và sai sót, nhân viên y tế tỉnh
Bến Tre sử dụng máy tính hoặc điện thoại thông minh để giám sát kho vắc xin; đăng
ký cho phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh; theo dõi các mũi vắc xin đã tiêm. Qua tin nhắn,
nhân viên y tế nhắc các bà mẹ tiêm chủng cho mình và con. Nhờ hệ thống này tỷ lệ
tiêm chủng đầy đủ của trẻ trong năm đầu đời của trẻ tại Bến Tre đã tăng từ 74% lên
gần 78% trong một năm thử nghiệm. Tỷ lệ tiêm chủng đúng lịch các vắc xin cũng
tăng 10-14%.
ĐKTC là phần mềm trực tuyến do tổ chức PATH thiết kế và thử nghiệm từ
năm 2012 tại huyện Mỏ Cày Nam và mở rộng ra 164 xã, phường, thị trấn của
tỉnh Bến Tre từ tháng 12/2014. ĐKTC giúp cho các TYT tạo ra danh sách hẹn tiêm
chủng và tự động gửi tin nhắn (SMS) nhắc lịch tiêm chủng đến đối tượng tiêm sau
khi lập kế hoạch tiêm định kỳ hàng tháng. Sau buổi tiêm chủng, CBYT nhập liệu
các mũi tiêm vào hệ thống thì phần mềm tự động chiết xuất báo cáo tiêm chủng
theo qui định của chương trình TCMRQG tại các đơn vị quản lý từ cấp xã đến tỉnh.
Việc nhập liệu, truy cập thông tin có thể thực hiện bất cứ mọi lúc, mọi nơi, nếu có
máy vi tính kết nối internet hoặc điện thoại thông minh.
Tuy nhiên, hệ thống gặp các vấn đề vướng mắc về kỹ thuật để có thể mở
rộng triển khai toàn quốc.
b) Hệ thống quản lý vắc xin và báo cáo tiêm chủng của PATH
Phần mềm quản lý vắc xin và báo cáo tiêm chủng là một trong các hoạt động
của dự án Optimize- dự án phối hợp giữa WHO và tổ chức PATH nhằm xác định
phương pháp tiếp cận đổi mới; Hệ thống quản lý vắc xin và báo cáo tiêm chủng
được xây dựng nhằm giúp Chương trình TCMR Quốc gia có khả năng theo dõi
dòng chảy của vắc xin từ tuyến trung ương đến tuyến huyện, cập nhật vắc xin theo
lô loạt, hạn dùng và tình trạng bảo quản vắc xin ở các tuyến tại thời điểm bất kỳ
cũng như tăng tính chính xác, đầy đủ và cập nhật của số liệu tiêm chủng, cải thiện
hiệu suất của hệ thống quản lý vắc xin hiện nay.
24
Hệ thống quản lý vắc xin và báo cáo tiêm chủng chuyển đổi từ quản lý thủ
công trên giấy sang quản lý tự động bằng máy giúp TCMR Quốc gia và các khu vực
trong việc kiểm soát thông tin kho vắc xin cũng như các giới hạn trong công việc
giúp điều khiển hệ thống dễ dàng và hiệu quả.
Một số ưu điểm nổi bật của phần mềm quản lý vắc xin và báo cáo tiêm
chủng:
+ Giao diện ngôn ngữ tiếng Việt, đơn giản, dễ nhìn, dễ sử dụng.
+ Quản lý chi tiết thông tin vắc xin và dụng cụ tiêm chủng.
+ Quản lý dự trù, cấp vắc xin đến từng địa phương theo quy trình chặt chẽ.
+ Quản lý nhập vắc xin trả lại từ các đơn vị.
+ Quản lý chặt chẽ việc hủy vắc xin do hết hạn dùng, hư hỏng không thể trả lại.
+ Hệ thống báo cáo đầy đủ thông tin, dạng báo cáo (bảng, biểu, đồ thị) thống kê
nhập xuất tồn cho từng loại vắc xin, tình hình tiêm chủng và sử dụng vắc xin
tại đơn vị.
+ Cho phép quản lý và phân quyền người dùng đến từng cấp.
+ Phần mềm có thể cài đặt trên máy có cầu hình thấp, và yêu cầu máy phải có
nối internet khi cài đặt.
Phần mềm đã triển khai tại Văn phòng tiêm chủng Quốc gia, các Viện khu
vực và 13 tỉnh trên toàn quốc. Ở tỉnh Phú Thọ đã triển khai được tới tuyến huyện.
Riêng khu vực miền Trung, phần mềm đang triển khai tại 6 tỉnh: Quảng Trị, Thừa
Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định và Khánh Hòa.
Tuy nhiên, do phần mềm ĐKTC của PATH mới triển khai tại 1 tỉnh nên chưa
liên thông được 2 hệ thống này. Do vậy không quản lý liền mạch từ khâu cấp phát,
quản lý kho vắc xin, dự trù kế hoạch vắc xin cho tới thực hiện tiêm chủng và quản
lý tồn kho.
c) Các ứng dụng quản lý tiêm chủng cho người dân trong nước
25
 Ứng dụng Doctor babee
Công ty phần mềm của Nhật Bản là ISB cung cấp ứng dụng miễn phí Doctor
babee trên di động nhằm nhắc nhở lịch tiêm chủng của riêng từng bé theo đúng
khuyến cáo của Bộ Y tế và WHO. Ứng dụng dựa trên ngày sinh của trẻ kết hợp với
phác đồ tiêm theo khuyến cáo của Bộ Y tế và WHO để tính toán, nhắc lịch và lưu
hồ sơ tiêm của trẻ, hiển thị lịch trình tiêm thay cho Sổ tiêm chủng.
Tuy nhiên hiện ứng dụng là miễn phí, nhiều tính năng chưa hoàn thiện, số
lượt tải về sử dụng hạn chế (trên Google play, ứng dụng thuộc nhóm có 1.000-5.000
lượt tải).
 Ứng dụng Sổ tiêm chủng của VNPT
Từ tháng 10/2015, VNPT cung cấp miễn phí ứng dụng quản lý tiêm chủng
với các tính năng chính là: quản lý mũi tiêm cá nhân, gia đình; Đăng ký tiêm
Online; Kết nối Điểm tiêm chủng – bệnh nhân, gia đình; Tra cứu thông tin vaccine,
dịch bệnh dễ dàng và cho phép đặt lịch cảnh báo tiêm chủng.
Ứng dụng nằm trong hệ sinh thái VNPT – HIS cho ngành y tế, xây dựng
đồng bộ dữ liệu y tế với cổng TrueLife – cổng thông tin hợp nhất của Magefun nên
người dùng có thể sử dụng ứng dụng này mà không phải tạo tài khoản mới nếu đã
có tài khoản Truelife. Ứng dụng cũng hoạt động trên cả 3 nền tảng iOS, Android và
Windows phone. Tuy nhiên, hiện ứng dụng chưa được phổ biến (trên Google play,
ứng dụng thuộc nhóm có 5.000-10.000 lượt tải).
Ngoài ra, VASC - Công ty phần mềm và truyền thông VASC thuộc VNPT (đơn
vị có ứng dụng VnEdu) cũng có ứng dụng Tiêm chủng tuy nhiên hiện ít được quan tâm
phát triển, số lượng cài đặt ít (trên Google play, ứng dụng thuộc nhóm có 100-500 lượt
tải).
Các hệ thống này cũng không được liên thông, kết nối với hồ sơ tiêm chủng
theo mã ID của cá nhân trên hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia.
26
4. Các nghiên cứu đánh giá HTTTTC trên Thế giới và tại Việt Nam
4.1. Trên Thế giới
Báo cáo tiến độ Hệ thống thông tin tiêm chủng (2/2007) - Ủy ban Cố vấn
Vắc xin Quốc gia (NVAC- Mỹ): Năm 1997, NVAC đưa ra sáng kiến về hệ thống
đăng ký tiêm chủng . Qua 4 cuộc họp lớn với 400 người ở những lĩnh vực liên quan
tham gia. Bên cạnh đó, chương trình chủng ngừa quốc gia (NIP) của Trung tâm
Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh CDC, Hoa Kỳ thực hiện cuộc phỏng vấn cha
mẹ trên toàn quốc về vấn đề tiêm chủng trẻ em. Đến ngày 12/1/1999, các cơ sở
đăng ký chủng ngừa tiêm chủng tại các tiểu bang được NVAC phê duyệt. Báo cáo
tiến độ năm 2007 nhằm mục đích nhìn lại những bước phát triển của hệ thống đăng
ký tiêm chủng. Kết quả cho thấy: Về sự tham gia tiêm chủng, số trẻ em đăng ký
tiêm chủng tăng từ 21% năm 2000 lên đến 56% năm 2005; khoảng 40% là thông tin
tiêm chủng của thanh thiếu niên và người già. Trong số các trạm y tế, 85% đang
thực hiện các báo cáo định kỳ để phục vụ cho sự chuẩn bị tốt nhất nếu có dịch xảy
ra và 51% sử dụng chức năng nhắn tin nhắc nhở các đối tượng. Để chức năng đăng
ký đến gần hơn với cộng đồng, NVAC thành lập một diễn đàn kết nối các tổ chức
quan tâm, cá nhân và cộng đồng.
Nghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự
đánh giá về đăng ký chủng ngừa” của Barbara E Mahon và cộng sự năm 2008 tiến
hành so sánh 2 trang web, trong đó một trang web chưa đưa vào sử dụng và một
trang web đã sử dụng hồ sơ y tế điện tử nhằm so sánh về khả năng khớp hồ sơ bệnh
án của bệnh nhân với hồ sơ đăng ký và tính chính xác của hồ sơ này. Kết quả thu
được cho thấy trong 350 đối tượng từ các trang web là người dùng đăng ký hiện tại,
307 (87,7%) trùng khớp với sổ đăng ký ghi lại.Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế
liên quan đến quản lý vắc xin ho gà, phổ biến là tình trạng cập nhật thông tin tiêm
chủng (22,6%), dữ liệu nhập từ sổ tiêm chủng(34,7%), cập nhật ngày tiêm chủng
(10,2%) và thông tin đối tượng được quản lý (34,4%). Điều này đặt ra những khó
khăn trong việc sử dụng dữ liệu tiêm chủng dựa trên đăng ký để nghiên cứu hiệu
quả của vắc xin.
27
Nghiên cứu của Priority Health, một tổ chức chăm sóc có quản lý của
Michigan, nhằm điều tra việc sử dụng dữ liệu của HTTTTC và đánh giá chất lượng,
chương trình ưu đãi của nhà cung cấp, phân tích chi phí và lợi ích. Dữ liệu được thu
thập thông qua các cuộc phỏng vấn và các cuộc thảo luận nhóm với các nhà quản lý
Dịch vụ Y tế và Quản lý Ưu tiên. Kết quả cho thấy, trong năm 2007, dữ liệu
HTTTTC đã ghi nhận tăng tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em từ 6,49 lên 54,13 % và ở vị
thành niên tăng từ 57,63 lên 77,97 % . Lợi ích về chi phí cũng được chỉ ra với tỷ lệ
chi phí/lợi ích là 8,06.
Cuộc điều tra “Mạng dữ liệu phân tán hỗ trợ nhu cầu thông tin y tế công
cộng”của Tabano DC và cộng sự thực hiện tại Hoa Kỳ, năm 2017 với mục tiêu tìm
hiểu khả năng hỗ trợ của các mạng dữ liệu về sức khỏe cộng đồng sẽ giúp thúc đẩy
hợp tác, mở rộng nguồn lực và phát triển hệ thống y tế. Các nhà nghiên cứu tiến
hành các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc với 16 nhà cung cấp thông tin y tế chính ở
Hoa Kỳ, được xác định là các bên liên quan mạng dựa trên kinh nghiệm của họ
trong việc thúc đẩy công nghệ thông tin y tế và chức năng mạng lưới. Nội dung điều
tra bao gồm kinh nghiệm của họ và cơ sở hạ tầng được sử dụng để phát triển mạng
dữ liệu, bao gồm cả tiện ích của từng mạng để xác định và mô tả các quần thể, sử
dụng và tính bền vững. Các phản hồi phỏng vấn của người cung cấp thông tin chính
đã được nhóm lại theo chủ đề để minh họa mạng lưới hỗ trợ sức khoẻ cộng đồng,
bao gồm (1) cơ sở hạ tầng và chia sẻ thông tin ; (2) các biện pháp sức khoẻ dân
cư; và (3) tính bền vững của mạng. Như vậy, hợp tác giữa mạng lưới dữ liệu lâm
sàng và các cơ sở y tế công cộng tạo cơ hội để thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng để hỗ
trợ y tế công cộng. Mạng dữ liệu có thể cung cấp các nguồn lực để tăng
cường thông tin và cơ sở hạ tầng về sức khoẻ dân số.
Trên thế giới đã có nhiều nước áp dụng HTTTTC để quản lý dữ liệu tiêm
chủng quốc gia. Những nghiên cứu và khảo sát cho thấy hệ thống đang góp phần
quản lý thông tin y tế tốt trong điều trị và y tế công cộng.
4.2. Tại Việt Nam
28
Nghiên cứu “Xây dựng hệ thống quản lý dịch vụ tiêm chủng có tính tương
tác cao trên điện thoại di động và website” của Trần Xuân Bách và cộng sự năm
2016 tại Phòng Tiêm chủng, Trường Đại học Y Hà Nội được thực hiện nhằm xây
dựng ứng dụng quản lý tiêm chủng có tính tương tác cao giữa cơ sở cung cấp dịch
vụ và khách hàng trên nền tảng điện thoại di động thông minh và website. Nghiên
cứu sử dụng phương pháp ứng dụng điện thoại di động thông minh cho các khách
hàng được lập trình cho các hệ điều hành Android và iOS kết nối website và phần
mềm quản trị phòng khám. Nghiên cứu đã thu được một số kết quả khả quan về ứng
dụng này, đó là các chức năng tương tác cao thông qua tin nhắn, tư vấn điện thoại,
theo dõi diễn biến sau tiêm, hệ thống quản lý phòng tiêm chủng dựa trên website
thuận tiện, kết nối hiệu quả giữa các khâu trong quá trình cung cấp dịch vụ.
Báo cáo sơ bộ “Mở rộng phần mềm đăng ký tiêm chủng tại Bến Tre” năm
2015 của PATH nhằm thu thập những bằng chứng cụ thể về tác động của phần mềm
đăng kyá tiêm chủng đến chất lượng số liệu báo cáo. Nghiên cứu sử dụng phương
pháp định tính kết hợp định lượng và được tiến hành tại Trung tâm Y tế Dự phòng
tỉnh Bến Tre, 4 TTYT huyện và 8 TYT được chọn. Kết quả thu được gồm phần
mềm giúp tăng tính chính xác của số liệu tiêm chủng, tránh được tình trạng số liệu
tiêm chủng ghi chép và báo cáo chồng chéo nhau; góp phần giảm đáng kể thời gian
ghi chép và tổng hợp báo cáo; chức năng nhắc lịch tiêm được phát huy. Đặc biệt,
phần mềm được đánh giá khả thi khi triển khai ở các địa phương khác nếu cơ sở vất
chất đồng đều.
Tại Việt Nam, HTTTTC mới được áp dụng từ năm 2015. Vì vậy, chưa có
nhiều nghiên cứu và khảo sát về khả năng ứng dụng của hệ thống này.
5. Giới thiệu về HTTTTC triển khai của Việt Nam
5.1. Định nghĩa và cơ cấu quản lý
Hệ thống Tiêm chủng ở Việt Nam là sự hài hòa giữa hình thức tổ chức quản
lý Nhà nước theo tuyến hành chính từ xã lên tới huyện, tỉnh, khu vực và toàn quốc
(Bộ Y tế) kết hợp với hình thức quản lý theo Chương trình, Dự án mục tiêu quốc
29
gia. Nhằm mục tiêu thống kê, kiểm tra thông tin và rà soát đối tượng tiêm chủng,
không để sót đối tượng, đảm bảo quyền tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch của trẻ,
trong đó lấy người dân làm trung tâm.
Hình 1.3:Sơ đồ Hệ thống tổ chức chương trình TCMR quốc gia
Tại Việt Nam, việc tiêm chủng đã được phổ cập trên toàn quốc với tỷ lệ đạt
trên 95% trẻ em được tiêm phòng. Tuy nhiên, để vắcxin có hiệu quả bảo vệ cao cần
có một số điều kiện thiết yếu sau đây: 1) Đối tượng phải nhận đủ liều tiêm cơ bản;
2) Đối tượng phải được nhận mũi tiêm nhắc lại đối với loại vắcxin cần tiêm nhắc để
tạo ra miễn dịch lâu dài, bền vững; và 3) Cộng đồng trong cùng một địa lý nhất định
(từ xã, phường trở lên) có tỷ lệ nhận mũi tiêm chủng cao, tối thiểu đạt 80% tổng dân
số có nguy cơ mắc bệnh. Do đó bên cạnh việc mở rộng số lượng cơ sở cung cấp
dịch vụ cần có các biện pháp tuyên truyền, tăng cường tiếp cận dịch vụ, quản lý,
theo dõi tích cực nhằm đảm bảo tuân thủ, tăng cường niềm tin và thúc đẩy hiệu suất
của chương trình tiêm chủng.
Trong thời gian từ 2015 tới nay, Cục Y tế dự phòng đã chủ trì, phối hợp cùng
với Cục Công nghệ thông tin - Bộ Y tế và Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel)
xây dựng “Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia”.
30
Đây là hệ thống phần mềm tổng thể trong quản lý tiêm chủng và là hệ thống
quản lý thống nhất trên toàn quốc, thực hiện quản lý từ gốc tức là theo từng đối
tượng tiêm chủng từ đó tăng cường hiệu quả, tiết kiệm công sức, chi phí trong công
tác thống kê, báo cáo, phân tích, dự báo, chỉ đạo quản lý từ tuyến trên xuống tuyến
dưới thông qua một hệ thống chung liên kết với nhau qua mạng internet.
Phạm vi triển khai áp dụng của hệ thống bao phủ 4 tuyến từ Trung ương
(Cục Y tế dự phòng, Chương trình TCMR Quốc gia, các Viện Pasteur, Viện Vệ sinh
dịch tễ 4 khu vực), các Sở Y tế/ Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh, các TTYT quận
huyện, các TYT xã phường và các Bệnh viện, phòng khám có tiêm Viêm gan B sơ
sinhtiêm chủng mở rộng, tiêm chủng dịch vụ trên phạm vi trên toàn quốc.
5.2. Mục tiêu của hệ thống
Mục tiêu về triển khai: Triển khai một hệ thống duy nhất, thống nhất trên
toàn quốc, quản lý đồng bộ cả TCMR, tiêm chủng dịch vụ, vật tư vắc xin. Thống
nhất các quy tắc chung về quản lý tiêm chủng như phác đồ tiêm, danh sách cơ sở
tiêm đủ điều kiện thực hiện tiêm chủng, danh sách vật tư vắc xin, các chỉ số đánh
giá kết quả và hiệu quả tiêm chủng.
Mục tiêu về sản phẩm: Hệ thống quản lý từ gốc là đối tượng, được thiết kế
một cách khoa học, có khả năng mở rộng cao, triển khai phù hợp tới tất cả các cơ sở
tham gia vào HTTT y tế dự phòng, đồng thời hỗ trợ triển khai các tiện ích như tin
nhắn tiêm chủng, quét mã vạch số ID đối tượng để tiếp đón nhanh.
Hệ thống quản lý toàn trình, toàn diện các công tác liên quan đến tiêm chủng
từ quản lý đối tượng tiêm, quản lý vật tư vắc xin, lập kế hoạch và thực hiện tiêm,
quản lý các loại báo cáo thống kê theo các quy định của Bộ Y tế và các mẫu báo cáo đặc
thù khác.
Hệ thống bảng hiện thị (dashboard) trực quan giúp cán bộ quản lý dễ dàng
nắm bắt, thông tin quan trọng tức thời, đồng thời có cái nhìn tổng quan về số liệu
tiêm chủng trên địa bàn xã, huyện, tỉnh, trung ương.
31
Hệ thống áp dụng cho cả TCMR và tiêm chủng dịch vụ để đồng bộ dữ liệu
lịch sử tiêm, đối tượng tiêm trên toàn quốc. Đồng thời, liên thông dữ liệu quản lý
của các cơ sở tiêm chủng (lịch sử tiêm chủng, số điện thoại người chăm sóc) với dữ
liệu để người dân đăng nhập và tra cứu trên Cổng thông tin, ví dụ một trẻ được quản
lý tại TYT xã, người mẹ đã đăng ký số điện thoại để nhận tin nhắn nhắc lịch tiêm
cho trẻ này thì người mẹ có thể dùng chính số điện thoại đó để đăng nhập cổng
thông tin và tra cứu lịch sử tiêm, đặt lịch tiêm cho con mình bất cứ lúc nào. Hệ
thống đồng bộ công nghệ, dễ dàng tích hợp, mở rộng với các hệ thống quản lý bệnh
truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm và các hệ thống CNTT khác của lĩnh vực Y tế dự
phòng.
Mục tiêu quản lý: quản lý tổng thể, toàn diện công tác tiêm chủng, góp phần
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tiêm chủng. Hệ thống sẽ được sử dụng tại
tất cả các đơn vị y tế từ Trung ương đến tỉnh/thành phố, quận/huyện, xã/phường có
liên quan đến công tác tiêm chủng. Là một thành phố đông dân cư,với đặc thù di
biến động dân cư rất lớn, Hà Nội gặp không ít khó khăn trong việc quản lý đối
tượng tiêm chủng. Vì vậy, việc triển khai ứng dụng phần mềm quản lý thông tin
tiêm chủng quốc gia tại Hà Nội là vô cùng cần thiết. Mặt khác, việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý y tế là một xu thế tất yếu và là một yêu cầu
cấp bách trong quá trình hội nhập và phát triển.
Mục tiêu hiệu quả: HTTTTC được triển khai sẽ giúp giải quyết các bất
cậpcủa hoạt động quản lý tiêm chủng hiện nay, góp phần nâng cao tỷ lệ tiêm chủng
đầy đủ, đúng lịch. Điển hình là quản lý được xuyên suốt đối tượng và quản lý được
cả quá trình tiêm chủng, khắc phục được vấn đề quản lý thiếu đồng bộ giữa các cơ
sở TCMR, các điểm tiêm chủng lưu động tại các vùng núi, vùng sâu, vùng xa và
vùng khó khăn, các khó khăn do sự biến động do đối tượng tiêm di chuyển giữa các
địa bàn, khác biệt giữa quản lý đối tượng theo hộ khẩu và đối tượng thường trú, tạm
trú dẫn tới khó khăn trong việc quản lý đối tượng tiêm.
Hệ thống cũng sẽ giúp khắc phục việc thống kê báo cáo và phân tích dự báo.
Trước đây, tất cả các TYT xã đều sử dụng hệ thống giấy tờ chi tiết để theo dõi ngày
32
tiêm và ghi chép các mũi đã tiêm của trẻ em và phụ nữ có thai. Trước ngày tiêm
chủng hàng tháng, nhân viên y tế phải rà soát thủ công và lập một danh sách trẻ và
phụ nữ có thai đến hạn tiêm cũng như chủng loại và số lượng vắcxin cần tiêm từ hệ
thống quản lý giấy này. Sau đó, TYT thông báo cho những đối tượng cần tiêm bằng
cách gửi thư mời. Sau ngày tiêm chủng, số lượng trẻ em và phụ nữ có thai và vắc
xin đã tiêm được ghi chép bằng tay vào sổ đồng thời tổng hợp báo cáo tháng để gửi
lên TTYT huyện. Việc ghi chép trên giấy tốn thời gian, dễ bị lỗi và có thể ảnh
hưởng đến việc tiêm đúng hạn các vắcxin cho phụ nữ có thai và trẻ em vì việc sao
chép thông tin và tính toán bằng phương pháp thủ công cho nên có thể bỏ sót hoặc
nhầm lẫn. Hơn nữa, số liệu không chính xác gây khó khăn cho TYT xã và huyện
trong việc lập kế hoạch hoạt động tiêm chủng và dẫn đến việc thừa hoặc thiếu vắc
xin, vật tư tiêu hao phục vụ tiêm chủng tại các cơ sở, và giảm hiệu suất cũng như
hiệu quả nói chung của chương trình tiêm chủng ở Việt Nam.
Việc áp dụng hệ thống sẽ giúp cán bộ tiêm chủng tránh được các sai sót và
giúp cán bộ quản lý, thống kê không bị phân tán trong dữ liệu giữa các địa phương,
ảnh hưởng tới số liệu thống kê của toàn quốc.
5.3. Chức năng
Hệ thống triển khai thí điểm tại Hà Nội gồm Hệ thống quản lý thông tin tiêm
chủng quốc gia (9 phân hệ, 166 chức năng) và Cổng thông tin tiêm chủng cho người
dân (7 phân hệ, 28 chức năng).
Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia cho cơ sở tiêm chủng sẽ
quản lý toàn bộ danh sách đối tượng tiêm chủng trên toàn quốc, tin học hóa toàn bộ
quá trình tiêm chủng từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện tiêm chủng theo 4 bước: tiếp
đón, khám sàng lọc, thực hiện tiêm, theo dõi sau tiêm; quản lý kho vật tư vắc xin (xuất
nhập tồn kho); quản lý các báo cáo thống kê (tự động tổng hợp và kết xuất báo cáo theo
biểu mẫu quy định, tự động xây dựng các biểu đồ, bản đồ theo các chiều phân tích khác
nhau); gửi tin nhắn tới người dân (thay cho việc lập/in/gửi giấy mời tiêm bằng giấy).
33
Hình 1.4:Sơ đồ quy trình của Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia
Như vậy, chức năng của HTTTTC bao gồm:
- Quản lý đối tượng: Quản lý đầy đủ danh sách các đối tượng tiêm chủng (trẻ
em, phụ nữ, khác) trên 1 màn hình. Thông tin đối tượng bao gồm cả thông tin cơ
bản cá nhân (kèm thông tin người bảo hộ với trẻ em, lịch sử mang thai của phụ nữ),
lịch sử tiêm chủng. Mỗi đối tượng được tạo 1 mã ID định danh riêng (sẽ đồng bộ
với ID căn cước công dân sẽ được triển khai vào 2018) giúp nhanh chóng tìm kiếm
đối tượng và các thông tin liên quan đến quá trình tiêm chủng dù họ di cư giữa các
địa phương hay bị mất sổ tiêmchủng thông qua tính năng dùng máy quét mã vạch
để tìm đối tượng theo số ID.
- Lập kế hoạch tiêm chủng và thực hiện tiêm: Hệ thống chuẩn hóa theo phác
đồ đã quy định, từ đó đã tự động lập được kế hoạch tiêm chủng, phân bổ và kết xuất
danh sách hẹn tiêm, giấy mời tiêm hoặc gửi tin nhắn mời tiêm thay thế. Cán bộ có
thể điều chỉnh kế hoạch tiêm chủng để đáp ứng tình hình thực tế tại mỗi địa phương
như số đợt tiêm chủng trong 1 tháng, ngày bắt đầu tiêm chủng mỗi đợt trong tháng,
số ngày tiêm chủng, số trẻ tiêm chủng trong 1 buổi tiêm chủng. Thông tin tiêm
34
chủng của các đối tượng được quản lý chặt chẽ và chi tiết tới tên loại kháng nguyên
được tiêm chủng do đó tránh được tình trạng bỏ sót, tiêm thừa, tiêm thiếu khi đối
tượng thực hiện tiêm chủng tại nhiều nơi, nhiều loại vắc xin (mở rộng và dịch vụ)
khác nhau. Cán bộ tích trên phần mềm khi thực hiện tiêm chủng theo quy trình 4
bước, hệ thống tự động gợi ý các chỉ định (VD: đủ điều kiện tiêm, chống chỉ định
tiêm) theo các kết quả cán bộ ghi nhận (VD: trẻ đang bị sốt).
- Tự động tổng hợp và kết xuất các báo cáo: Toàn bộ các báo cáo tiêm chủng
theo quy định của Thông tư 12 và TCMR Quốc gia có thể xem và kết xuất trực tiếp
từ phần mềm, từ đó tiết kiệm rất nhiều thời gian tổng hợp báo cáo cũng như chất
lượng các số liệu đạt độ chính xác cao hơn rất nhiềuso với trước đây.
- Quản lý vật tư vắc xin: Hệ thống quản lý xuất, nhập, tồn kho (đã phân tách
bao gồm các trường hợp xuất sử dụng, xuất/nhập cấp phát, xuất/nhập trả lại, ….
theo nghiệp vụ thực tế) liên thông giữa các tuyến theo quy trình quản lý vắc xin
khép kín và xuyên suốt từ tuyến trung ương tới địa phương (VD tuyến trên cấp phát
cho tuyến dưới). Các báo cáo vật tư vắc xin được tự động tổng hợp và kết xuất từ hệ
thống.
- Hệ thống Dashboard (Bảng thông tin tổng hợp): Với các biểu đồ, các chỉ số
chỉnh cho các cấp giúp cho các cán bộ quản lý có được cái nhìn tổng quan về tình
hình tiêm chủng đầy đủ trên địa bàn do mình quản lý để kịp thời có được lộ trình,
biện pháp và kế hoạch điều chỉnh.
- Tiếp cận cộng đồng:Cổng thông tin điện tử tra cứu và đăng ký lịch tiêm
chủng cho người dân: Cổng thông tin điện tử là kênh kết nối giữa người dân và cơ
sở tiêm chủng nhằm tạo ra tương tác giữa nhà cung cấp dịch vụ và người tìm kiếm
dịch vụ, làm giảm các thủ tục hành chính, tăng tính hiệu quả trong công tác tiêm
chủng cũng như tạo sự thoải mái, thuận tiện cho người dân. Qua cổng thông tin điện
tử, người dân còn có thể tra cứu thông tin tiêm chủng của người thân trong gia đình,
đăng ký lịch tiêm chủng một loại vắc xin nào đó tại bất kỳ cơ sở thực hiện tiêm
chủng nào.
35
6. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu
HTTT y tế nói chung và HTTTTC nói riêng đều được thực hiện theo một hệ
thống dọc từ xã đến huyện, đến tỉnh và đến trung ương. Trong HTTTTC tại Hà Nội
và các tỉnh trên cả nước nói chung việc thu thập số liệu về tiêm chủng cho trẻ em <
12 tháng để phòng chống 8 bệnh (Lao; Ho gà; Bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm
màng não mủ do Hib, sởi và viêm gan B) do chương trình TCMR kết hợp với
HTTT tổng hợp chỉ đạo và thực hiện. Sổ sách ghi chép ban đầu của hệ thống
TCMR, tại tuyến xã (TYT xã) có sổ theo dõi về tiêm chủng cho trẻ em < 1 tuổi
(A2.1/YTCS). Theo quy định, sổ được dùng để theo dõi tiêm chủng cho tất cả các
cháu trong diện tiêm chủng của xã. Danh sách các trẻ trong diện tiêm được ghi vào
sổ. Đánh dấu mỗi lần tiêm/uống vào cột tương ứng của từng loại vắc xin và từng lần
tiêm. Sau mỗi tháng CBYT xã căn cứ vào sổ tiêm chủng tổng hợp báo cáo gửi cho
TTYT huyện và Phòng Y tế huyện. TTYT huyện tổng hợp kết quả tiêm chủng của
tất cả các xã trong huyện gửi cho trung tâm Y tế Dự Phòng Tỉnh. Trung tâm Y tế Dự
Phòng Tỉnh tổng hợp báo cáo gửi chương trình TCMR Quốc gia và Sở Y tế.
Hệ thống tiêm chủng tại Hà Nội bao gồm 691 cơ sở, trong đó có 584 cơ sở
TCMR (tương ứng 584 xã phường), 60 cơ sở tiêm chủng dịch vụ (01 viện Vệ sinh
dịch tễ Trung ương, 01 Phòng tiêm Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, 25 TTYT
quận huyện, 33 cơ sở tiêm chủng dịch vụ ngoài hệ thống TCMR, các bệnh viện
công và tư nhân), 47 cơ sở tiêm viêm gan B sơ sinh tại các bệnh viện, phòng khám,
nhà hộ sinh.
Việc quản lý thủ công các nghiệp vụ và số liệu báo cáo các cấp gây ra nhiều
khó khăn trong công tác quản lý nhà nước và thực hiện chuyên môn, kỹ thuật, điển
hình như các khó khăn khi phân tích số liệu thống kê để dự báo từ xa, chủ động
phòng ngừa các dịch bệnh, xác định phạm vi số lượng để dự trù vắc xin vàlập kế
hoạch tiêm chủng.
Quá trình triển khai tại Hà Nội:
Ngày 05/11/2015, Cục Y tế dự phòng có công văn số 8536/BYT-DP gửi Ủy
ban Nhân dân(UBND) thành phố Hà Nội đề nghị quan tâm bố trí kinh phí cho đào
36
tạo tập huấn và đảm bảo máy tính, máy in, đường truyền cho Sở Y tế Hà Nội triển
khai áp dụng Hệ thống dự kiến vào thàng 01/2016.
Ngày 19/4/2016, Sở Y tế Hà Nội có công văn số 1786/SYT-NVY về việc
triển khai tập huấn, áp dụng hệ thống tại tất cả các điểm tiêm chủng đóng trên địa bàn
Hà Nội.
Ngày 22/4/2016, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội có công văn số
520/YTDP-KHTC về việc tổ chức 03 lớp tập huấn giảng viên nguồn cho cán bộ phụ
trách tiêm chủng của Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố và 30 TTYT quận/huyện
với tổng số 75 giảng viên nguồn đã được tập huấn trong 1 ngày theo chương trình
đào tạo. Các học viên này sẽ là các giảng viên để tiếp tục đào tạo cho các cán bộ
chuyên trách tiêm chủng thực hiện công tác điều hành và quản lý tiêm chủng tại các
TYT, các điểm tiêm chủng lưu động, các phòng tiêm dịch vụ, tại các bệnh viện….
Ngày 12/5/2016, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội ban hành Kế hoạch số
633/KH-YTDP gửi 30 TTYT quận/huyện về việc triển khai áp dụng hệ thống, đề
nghị các quận huyện tổ chức tập huấn hệ thống cho toàn bộ các TYT xã/phường và
các điểm tiêm chủng dịch vụ trên địa bàn quản lý.
Ngày 14/7/2016, Cục Y tế Dự phòng có công văn số 869/DP-VP gửi Trung
tâm Y tế Dự phòng Hà Nội về việc triển khai áp dụng hệ thống, chỉ đạo Trung tâm
Y tế Dự phòng Hà Nội thực hiện nhập liệu đối tượng tiêm chủng đảm bảo có đầy đủ
dữ liệu trẻ trong vòng 02 năm gần nhất (2015-2016) tính từ thời điểm triển khai,
hoàn thành trước ngày 10/8/2016.
Ngày 15/7/2016, Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội có công văn số
1109/YTDP-KHTC về việc tổ chức 02 lớp tập huấn nhập số liệu vào phần mềm cho
CBYT các quận huyện,các phòng tiêm dịch vụ và bệnh viện vào các ngày 18-
19/7/2016.
Triển khai áp dụng thí điểm hệ thống trong buổi tiêm chủng thường xuyên:
03 quận/huyện gồm Đông Anh, Hà Đông, Thanh Trì triển khai thử nghiệm hệ thống
trong buổi tiêm chủng thường xuyên trong thời gian liên tục từ tháng 8-9/2016.
37
Trong đó, Thanh Trì là đơn vị đầu tiên sử dụng, 100% các xã đã khai báo thông tin
đối tượng lên hệ thống, 15/16 xã sử dụng phần mềm để thực hiện báo cáo, báo cáo
số liệu chính thức từ ngày 18/8/2016. Tính tới tháng 11/2016, đã có 384/ 584 xã đã
lập kế hoạch tiêm trên hệ thống, còn 200 xã chưa thực hiện. Trung tâm Y tế Dự
phòng Hà Nội tiếp tục rà soát, đôn đốc, hướng dẫn các quận huyện, xã phường còn
lại tiếp tục bổ sung đối tượng, đồng thời ban hành Công văn số 1339/YTDP-
KSBTN về việc tổ chức điều tra đăng ký đối tượng đợt 2 năm 2016.
Từ ngày 15/10/2016, triển khai thí điểm phần dịch vụ có tích hợp máy quét
mã vạch và in mã vạch tạiphòng tiêm chủng dịch vụ số 70 Nguyễn Chí Thanh,
Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội.
Ngày 01/12/2016, tổ chức hội thảo, báo cáo Sở Y tế kế hoạch triển khai áp
dụng hệ thống trên toàn thành phố. Mục tiêu:
+ Tăng tính chính xác và kịp thời của số liệu tiêm chủng và số liệu vật tư vắc
xin tiêm chủng được báo cáo từ các đơn vị liên quan.
+ Quản lý được 100% đối tượng tiêm chủng và lịch sử tiêm của đối tượng
trên địa bàn bao gồm cả TCMR và tiêm chủng dịch vụ.
+ Góp phần nâng cao tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch của 8 loại vắc xin
Lao, Viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não mủi do Hib, bại liệt, sởi
cho trẻ dưới 1 tuổi đạt trên 95%.
+ Phạm vi cụ thể: áp dụng hệ thống cho 100% xã phường, quận huyện từ
01/01/2017, 100% các điểm tiêm chủng dịch vụ từ 01/4/2017. Thay thế toàn bộ báo
cáo giấy bằng báo cáo điện tử từ 01/7/2017.
+ Tổ chức thực hiện: thực hiện qua các bước: khảo sát cơ sở hạ tầng và nhân
lực của 100% các cơ sở tiêm chủng trong tháng 12/2016 đến tháng 1/2017; hoàn
thiện trang bị hạ tầng thiết bị và phân công nhân lực thực hiện áp dụng hệ thống
trong Quý 1/2017; rà soát chuẩn hóa số liệu trẻ sinh năm 2015 – 2016 trên địa bàn
xã phường để chốt số liệu trước 31/3/2017; đào tạo tập huấn TOT ( tập huấn giảng
viên nguồn) và người dùng cuối xong trước tháng 2/2017.
38
7. Khung lý thuyết áp dụng
Nghiên cứu này sử dụng Khung lý thuyết đánh giá Hệ thống giám sát của
Trung tâm phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), có được điều chỉnh để phù hợp
với tình hình thực tế tại Việt nam.
Hình 1.5: Khung lý thuyết CDC
HỆ THỐNG GIÁM SÁT TIÊM CHỦNG
Tiêu chí: Hữu ích và khả thi
ĐƠN GIẢN
- Độ phức
tạp của biểu
mẫu
LINH
HOẠT
- Xử lý số
liệu
- Kiểm tra
số liệu
- Phản hồi
CHẤT LƯỢNG
SỐ LIỆU
- Đầy đủ
- Chính xác
- Đúng hạn
KỊP THỜI
- Số liệu gửi
đúng hạn
- Báo cáo
cập nhật
SỰ CHẤP
NHẬN
- Nhận thức,
thái độ của
CBYT
- Khả năng
triển khai
hoạt động
39
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối với mục tiêu 1: cán bộ chuyên trách tiêm chủng (CTTC) của 30 TTYT
quận/huyện thuộc Hà Nội đang triển khai hệ thống quản lý thông tin tiêm
chủng điện tử.
- Đối với mục tiêu 2:
 Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tại trang web
tiemchung.vncdc.gov.vn.
 Các báo cáo, sổ sách có liên quan đến quản lý thông tin tiêm chủng điện
tử: Số A2 ghi chép thông tin đối tượng tiêm chủng, Báo cáo tiêm chủng
phụ nữ và trẻ em trên địa bàn Hà Nội từ 1/1/2017-15/6/2017.
 Cán bộ CTTC
 Cán bộ kỹ thuật máy tính (KTMT)
 Người dân (mẹ hoặc cha của trẻ dưới 1 tuổi trong diện TCMR trực tiếp
đưa trẻ (con mình) đi tiêm chủng tại Phòng tiêm chủng dịch vụ Nguyễn
Chí Thanh và TTYT huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội).
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm:
 Đối với đối tượng là cán bộ CTTC của 30 TTYT quận/huyện thuộc Hà
Nội đang triển khai hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử, cán bộ
KYMT và hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử, các báo cáo, sổ
sách có liên quan đến quản lý thông tin tiêm chủng điện tử: 30 TTYT
quận huyện thuộc Hà Nội.
 Đối với đối tượng là người dân: phòng tiêm chủng Nguyễn Chí Thanh và
huyện Ba Vì.
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ
tháng 12/2016 đến tháng 6/2017.
40
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu
Áp dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định lượng
và định tính.
2.2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
- Đối tượng cán bộ CTTC: 30 cán bộ CTTC (100%) tương ứng với 30 TTYT
trên địa bàn Hà Nội.
- Đối tượng cán bộ KTMT: 30 cán bộ KTMT (100%) tương ứng với 30 TTYT
trên địa bàn Hà Nội.
- Đối tượng người dân là mẹ hoặc cha của trẻ trong độ tuổi tiêm chủng tại
Phòng tiêm Nguyễn Chí Thanh và huyện Ba Vì:
 Cỡ mẫu cho 1 địa điểm nghiên cứu:
Trong đó:
- n: Cỡ mẫu cần thiết cho mỗi một quận/huyện
- α: Mức ý nghĩa thống kê (Chọn α = 0,05 ứng với độ tin cậy 95% thay
vào bảng ta được Z (1 – α/2) = 1,96).
- p = 0,5: p là tỷ lệ khách hàng đã biết về hệ thống quản lý thông tin tiêm
chủng điện tử tại Hà Nội. Do ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào tương
tự do vậy chúng tôi chọn p=0.5 (50%). Tỷ lệ này cho phép đạt được cỡ
mẫu lớn nhất trong cùng 1 mức chính xác và khoảng tin cậy như nhau.
- ε = 0,15 tương đương với sai số 15%.
Thay vào công thức được n=171. Như vậy tổng số đối tượng nghiên cứu ở cả
hai nơi là 342. Dự phòng 25% bỏ cuộc, do đó cỡ mẫu là:
n= 342 + 342*25% = 427 làm tròn lên 430 đối tượng. Như vậy, tổng số đối
tượng cha/mẹ trẻ là 430.
 Phương pháp chọn mẫu: Chọn theo phương pháp thuận tiện. Nghiên cứu
viên tiếp cận mẹ/cha của trẻ của trẻ dưới 1 tuổi thuộc diện TCMR trực
Z
2
1 -α/2 P (1 –P)
(P.ε)
2
n =
41
tiếp đưa trẻ đi tiêm trong thời gian chờ 30 phút sau tiêm. Danh sách trẻ
trong diện TCMR đã có tên và mã ID hợp lệ trong hồ sơ tiêm chủng điện
tử tại hai nơi. Cha/mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu được phỏng vấn theo
bộ câu hỏi thiết kế sẵn. Tất cả các cha/mẹ đủ tiêu chuẩn lựa chọn đều
được tiếp cận đưa vào danh sách nghiên cứu cho đến khi đủ cỡ mẫu thì
dừng lại.
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu
Bảng 2.1: Phương pháp thu thập số liệu
Đối tượng
Phương pháp thu
thập thông tin
Công cụ thu
thập thông tin
Người thu thập
thông tin
30 cán bộ CTTC của
TTYT quận/huyện
Phát vấn (phục vụ
mục tiêu 1)
Bộ câu hỏi
phát vấn thiết
kế sẵn (Phụ lục
1)
Nhóm điều tra viên
độc lập được huấn
luyện.
Thảo luận nhóm
(phục vụ mục tiêu
2)
Hướng dẫn
thảo luận nhóm
(Phụ lục 3)
Tác giả của đề
tài/Chuyên gia
Người dân (bố hoặc
mẹ của trẻ đi tiêm
chủng)
Phỏng vấn
Bộ câu hỏi
thiết kế sẵn
(Phụ lục 2)
Nhóm điều tra viên
độc lập được huấn
luyện.
Hệ thống quản lý
thông tin tiêm chủng
điện tử của 30 TTYT
quận/huyện Hà Nội
Hồi cứu, tổng hợp
số liệu
Tác giả của đề
tài/Chuyên gia
Cán bộ KTMT
Thảo luận nhóm
Hướng dẫn
thảo luận nhóm
(Phụ lục 4)
Tác giả của đề
tài/Chuyên gia
2.2.4.1. Phương pháp hồi cứu
42
Trích suất, hồi cứu số liệu liên quan đến việc thực hiện 6 chức năng của hệ
thống quản lý số liệu tiêm chủng điện tử. Các số liệu được trích suất trực tiếp ra
bảng dự kiến kết quả nghiên cứu.
2.2.4.2. Phương pháp phát vấn
Bộ câu hỏi được thiết kế sẵn được gửi qua email cho 30 cán bộ CTTC của 30
TTYT quận/ huyện Hà Nội hiện đang triển khai hệ thống quản lý thông tin tiêm
chủng điện tử. Kèm theo bộ câu hỏi có bảng hướng dẫn trả lời từng câu hỏi và cách
thức liên lạc với điều tra viên trong thường hợp gặp phải bất cứ thắc mắc, câu hỏi
hoặc khó khăn nào trong khi trả lời phiếu phát vấn. Các cơ sở cũng được hưỡng dẫn
gửi phiếu khi xong để đảm bảo không bị thất lạc và đảm bảo tính bảo mật thông tin.
2.2.4.3. Phỏng vấn người dân
Phương pháp khảo sát sự tương tác của người dân với hệ thống quản lý
thông tin tiêm chủng. Các nhân viên y tế tại địa điểm tiêm tiếp cận với mẹ hoặc cha
của trẻ trong thời gian chờ đợi 30 phút sau tiêm và thuyết phục khách hàng tham gia
vào nghiên cứu. Các đối tượng tham gia vào nghiên cứu được yêu cầu hoàn thành
các thông tin cá nhân và các thông tin về nơi tiêm. Sử dụng hướng dẫn phỏng vấn
khách hàng.
2.2.4.3. Thảo luận nhóm
Đối với cán bộ CTTC: tiến hành 3 cuộc thảo luận nhóm, 1 cuộc ở nội thành
(gồm 12 cán bộ của 12 TTYT quận nội thành Hà Nội) và 2 cuộc thảo luận nhóm ở
ngoại thành (mỗi một cuộc có 9 cán bộ của các TTYT huyện ngoại thành).
Tương tự với cán bộ KTMT. Mỗi một cuộc thảo luận nhóm kéo dài trong
khoảng thời gian từ 1 đến 1h30 phút. Nhóm nghiên cứu viên xin phép cán bộ đồng
ý cho ghi âm và ghi chép biên bản thảo luận nhóm.
43
2.2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu
2.2.5.1. Định nghĩa các chỉ số trong nghiên cứu
Bảng 2.2: Định nghĩa các chỉ số
Chỉ số Định nghĩa Cách đo lường Nguồn thu
thập
Tính đơn giản Sự dễ dàng cho
người dùng trong
thao tác nhập liệu,
quan sát, tìm kiếm
đối tượng, lập kế
hoạch, báo cáo...
- Quan sát quá trình nhập
liệu, tìm kiếm thông tin
trên hệ thống.
- Thông tin định tính từ
các CBYT.
- Hệ thống
quản lý tiêm
chủng điện tử.
- Thảo luận
nhóm.
Tính linh hoạt Thiết kế của hệ
thống đáp ứng nhu
cầu thay đổi, chỉnh
sửa khi có sai sót
- Quan sát quá trình sửa
chữa thông tin trên hệ
thống.
- Thông tin định tính từ
các CBYT.
- Hệ thống
quản lý tiêm
chủng điện tử.
- Thảo luận
nhóm.
Chất
lượng
số
liệu
Đầy
đủ
Thông tin của đối
tượng được quản lý
theo quy định, có
đầy đủ các thông
tin theo đúng biểu
mẫu và số liệu theo
danh sách.
- Rà soát thông tin trên hệ
thống.
- Thông tin định tính từ
các CBYT.
- Hệ thống
quản lý tiêm
chủng điện tử.
- Thảo luận
nhóm.
44
Chính
xác
- Số lượng đối
tượng được quản lý
trên hệ thống chính
xác so với số lượng
đối tượng trên báo
cáo bằng văn bản,
tính từ ngày
1/1/2017 đến
15/4/2017.
- Đối tượng trong
kế hoạch tiêm
chủng do phần
mềm lập trùng với
đối tượng cần tiêm
chủng lọc trong sổ
A2.
- So sánh trực tiếp 2
nguồn số liệu trên hệ
thống phần mềm và trên
báo cáo giấy.
- Tính toán tỷ lệ
thiếu/thừa của hệ thống
điện tử so với hệ thống
giấy.
- Thông tin định tính từ
các CBYT.
- Báo cáo tình
hình tiêm
chủng từ
1/1/2017 đến
15/6/2017.
- Dữ liệu trên
hệ thống quản
lý tiêm chủng
điện tử.
- Thảo luận
nhóm.
Cập
nhật
Dữ liệu cập nhật
thường xuyên và
đầy đủ, đúng thời
hạn so với qui định.
- Kiểm tra số liệu trên hệ
thống.
- Thông tin định tính từ
các CBYT.
Thảo luận
nhóm.
Tính kịp thời - Thời gian lập kế
hoạch đáp ứng
trước buổi tiêm
chủng.
- Thời gian báo cáo
kịp thời theo đúng
quy định.
- Thời gian chênh lệch
khi lập kế hoạch bằng hệ
thống so với lập kế hoạch
theo phương pháp cũ =
thời gian trung bình
CBYT lập kế hoạch theo
phương pháp cũ – thời
gian trung bình CBYT
lập kế hoạch bằng hệ
Thảo luận
nhóm.
45
thống (phút).
- Thời gian chênh lệch
khi làm báo cáo bằng hệ
thống so với làm báo cáo
theo phương pháp cũ =
thời gian trung bình
CBYT làm báo cáo theo
phương pháp cũ – thời
gian trung bình CBYT
làm báo cáo bằng hệ
thống (phút).
Tính chấp
nhận
- Sự ủng hộ, sẵn
sàng sử dụng hệ
thống của các
CBYT, lãnh đạo.
- Sự chấp nhận sử
dụng của người
dân.
- Thông tin định tính từ
các CBYT.
- Thông tin từ điều tra
khách hàng.
- Thảo luận
nhóm.
- Điều tra
khách hàng.
2.2.5.2. Biến số nghiên cứu
- Mục tiêu 1: 17 biến số
 Biến số mô tả thực trạng nhân lực: số cán bộ tham gia vào hệ thống quản
lý thông tin tiêm chủng của cơ sở, giới, tuổi, trình độ học vấn, trình độ
chuyên môn, chức vụ, kiêm nhiệm, trình độ tin học, được đào tạo, tập
huấn về sử dụng hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng.
 Biến số mô tả thực trạng trang thiết bị và cơ sở hạ tầng: tổng số máy tính,
tình trạng đủ máy tính, tình trạng đường truyền, máy in giấy mời, máy
quét mã vạch đọc mã số đối tượng tiêm chủng, bảo hành định kỳ, thời gian
bảo hành, hệ thống tin nhắn EMS.
- Mục tiêu 2: 27 biến số
46
 Chức năng 1: trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình TCMR, trẻ dưới 1 tuổi
được quản lý, phụ nữ có thai trong chương trình TCMR, phụ nữ có thai
được quản lý.
 Chức năng 2: số xã/phường, số xã/phường hoàn thành kế hoạch đúng thời
gian quy định, số xã/phường lập kế hoạch đầy đủ các nội dung theo quy
định, số xã/phường có gửi tin nhắn/gửi giấy mời tiêm chủng, số
xã/phường có lập danh sách đối tượng không đủ điều kiện tiêm chủng, số
xã/phường có thực hiện tiêm chủng theo quy trình 4 bước, số xã/phường
có lập danh sách đối tượng không đủ điều kiện tiêm chủng.
 Chức năng 3: số xã/phường có báo cáo kế hoạch dự trù vắc xin, bơm kim
tiêm, số xã/phường có báo cáo vắc xin và vật tư tiêu hao, số xã/phường có
báo cáo sự cố
 Chức năng 4: số vắc xin dự trù, Số vắc xin tiêu hao, số vắc xin tiêu hao do
sợ cố, số vắc xin tiêu hao do dùng chung liều vắc xin, số xã/phường đủ
vắc xin, số xã/phường thiếu vắc xin, số xã/phường thừa vắc xin.
 Chức năng 5: số xã/phường hiện bảng thông tin tổng hợp đúng thời gian
quy định, số xã/phường có bảng thông tin tổng hợp có đầy đủ thông tin
theo quy định.
 Chức năng 6: người dân biết về hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng
điện tử, người dân biết tra cứu thông tin trên hệ thống quản lý thông tin
tiêm chủng điện tử, người dân đã từng tra cứu thông tin trên hệ thống quản
lý thông tin tiêm chủng điện tử, số lần tra cứu thông tin trên hệ thống quản
lý thông tin tiêm chủng điện tử.
(Xem bảng biến số chi tiết tại Phụ lục 5)
2.3. Sai số và biện pháp khắc phục
- Những hạn chế có thể dẫn đến sai số:
 Bộ câu hỏi được thiết kế sẵn và tương đối dài nên có thể gặp sai số do hạn
chế của khách hàng trong lựa chọn câu trả lời cũng như thái độ từ chối,
không hợp tác của đối tượng khi tham gia nghiên cứu.
 Có thể sai số thu thập thông tin, quá trình phân loại.
47
 Việc quan sát hoạt động trong hệ thống tiêm chủng có thể gây ra sự mất tự
nhiên và thực hiện không theo thói quen hàng ngày của CBYT.
- Biện pháp khắc phục:
 Bộ câu hỏi được thử nghiệm, chỉnh sửa cẩn thận trước khi triển khai
nghiên cứu.
 Tăng kích thước mẫu (tăng 10%) để dự trù mất mẫu.
 Tập huấn điều tra viên về cách tiến hành phỏng vấn một cách cẩn thận
trước khi thu thập số liệu.
 Người giám sát có mặt thường xuyên ở các nơi tiến hành nghiên cứu để
giám sát và hỗ trợ nhóm nghiên cứu.
2.4. Phương pháp phân tích số liệu
- Số liệu định lượng:
 Các phiếu điều tra đã được điền thông tin được thu lại để kiểm tra tính hợp
lệ và được chỉnh sửa, bổ sung thông tin bị sai hoặc còn thiếu ngay tại địa
bàn điều tra.
 Kiểm tra các số liệu sau khi đã nhập vào máy tính.
 Số liệu định lượng được nhập bằng phần mềm excel để lưu trữ và phân
tích.
- Số liệu định tính: các số liệu, thông tin được gỡ băng. Phân tích và tổng hợp
theo nội dung đã được dự kiến trước.
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu đã được sự chấp thuận, đồng ý của Ban Giám đốc
Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội. Đề tài nghiên cứu đã được Hội đồng Đạo
đức của trường Đại học Y tế Công cộng thông qua thể hiện ở nghị quyết số
084/2017/YTCC-HĐ3.
- Đối tượng nghiên cứu được giải thích về mục đích và nội dung của nghiên
cứu trước khi tiến hành phỏng vấn hoặc thảo luận nhóm và chỉ tiến hành khi
có sự hợp tác, chấp thuận của đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu
có thể dừng việc tham gia nghiên cứu ở bất kỳ thời điểm nào mà không cần
báo trước.
48
- Nội dung thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục
vụ cho mục đích nào khác.
- Nghiên cứu được thông báo về mục đích và nội dung cho cán bộ viên chức
của Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội và các đối tác liên quan, nghiên cứu
không quản lý thông tin và số liệu tiêm chủng tại Hà Nội.
49
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng nhân lực, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng của Hệ thống quản lý
thông tin tiêm chủng điện tử tại Thành phố Hà Nội (2017)
3.1.1. Nhân lực
Tính đến tháng 4/2017, Hà Nội đang có tổng cộng 239 CBYT tuyến
quận/huyện tham gia vào hệ thống tiêm chủng điện tử.
Bảng 3.1: Phân bố nhân lực quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tuyến
quận/huyện theo tuổi, giới, trình độ học vấn
STT Đặc điểm nhân lực Tần số Tỷ lệ (%)
1 Giới
Nam 51 21,34
Nữ 188 78,66
2 Tuổi
Dưới 25 18 7,53
25-29 59 24,69
30-34 71 29,71
35-39 27 11,30
40-44 21 8,79
>=45 43 17,99
3 Trình độ học vấn
50
Trung học phổ thông 14 5,86
Trung cấp/cao đẳng/ đại học 222 92,89
Trên đại học 3 1,26
Phần lớn cán bộ là nữ giới, chiếm 78,66%. Các cán bộ trong nhóm tuổi từ
25-29 và 30-34 chiếm tỷ lệ lớn nhất lần lượt là 24,69% và 29,71%. Bên cạnh đó, về
trình độ học vấn, cán bộ có trình độ Trung cấp/cao đằng/đại học chiếm tỷ lệ cao
nhất, lên tới gần 93%, trong khi nhóm trình độ trung học phổ thông và trên đại học
lần lượt chỉ là 5,86% và 1,26%.
Bảng 3.2: Phân bố nhân lực quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tuyến
quận/huyện theo trình độ chuyên môn, chức vụ, kiêm nhiệm
STT Đặc điểm nhân lực Tần số Tỷ lệ (%)
1. Trình độ chuyên môn
Điều dưỡng 106 44,73
Y sỹ 99 41,77
Bác sỹ đa khoa 8 3,38
Bác sỹ Y học Dự phòng 7 2,95
Kỹ sư Công nghệ thông tin 2 0,84
Cử nhân Y tế công cộng 2 0,84
Khác 13 5,49
2. Chức vụ
Quản lý 15 6,28
Nhân viên 224 93,72
3. Kiêm nhiệm
Có 180 77,92
Không 51 22,08
Về trình độ chuyên môn của các cán bộ tham gia và hệ thống quản lý thông
tin tiêm chủng điện tử, phần lớn cán bộ có chuyên môn là điều dưỡng (chiếm
Tải bản FULL (106 trang): https://bit.ly/3joV744
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
51
44,73%) và y sỹ (41,77%), còn lại là bác sỹ đa khoa, bác sỹ y học dự phòng,… Về
chức vụ, hầu hết các cán bộ này đều là nhân viên (93,72%), chỉ có 6,28% cán bộ
quản lý tham gia trực tiếp vào hệ thống. Ngoài ra, có tới gần 78% cán bộ hiện đang
kiêm nhiệm các công việc khác.
Bảng 3.3: Phân bố nhân lực quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tuyến
quận/huyện theo trình độ tin học, đào tạo và tập huấn
STT Đặc điểm nhân lực Tần số Tỷ lệ (%)
1. Trình độ tin học
A 76 37,25
B 128 62,75
2. Đào tạo, tập huấn về sử dụng, vận hành, quản lý hệ thống
Có 232 97,07
Chưa 7 2,93
3. Đủ khả năng sử dụng và quản lý hệ thống sau khóa tập huấn theo
đánh giá của người trực tiếp tập huấn
Đủ khả năng 232 100
Chưa đủ khả năng 0 0
Về trình độ tin học, 62,75% cán bộ tham gia vào hệ thống có chứng chỉ tin
học loại B, còn lại là loại A. Hầu hết các cán bộ đã được đào tạo, tập huấn về sử
dụng và vận hành, quản lý hệ thống (97,07%). 100% cán bộ sau khi qua đào tạo
được cán bộ phụ trách tập huấn đánh giá là có khả năng sử dụng thành thạo phần
mềm trong việc nhập liệu, lập kế hoạch tiêm, báo cáo và rà soát thông tin.
3.1.2. Trang thiết bị, cơ sở hạ tầng sử dụng hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng
Tải bản FULL (106 trang): https://bit.ly/3joV744
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
52
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ TTYT có đủ máy tính và tỷ lệ TTYT có
đường truyền internet ổn định
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 30% TTYT có đủ máy tính theo nhu cầu để
vận hành hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử còn lại chủ yếu sử dụng
máy tính của các chương trình y tế khác cho hoạt động tiêm chủng. Bên cạnh đó,
63,33% TTYT có đường truyền Internet ổn định, đảm báo quá trình truy cập và sử
dụng hệ thống được liên tục và nhanh chóng.
Về cơ sở y tế tuyến xã/phường, theo dự án Giám định thanh toán Bảo hiểm y
tế đã được Bảo hiểm Xã hội Việt Nam triển khai năm 2016, mỗi cơ sở y tế tuyến xã
phường đã được trang bị 01 máy tính và 01 đường truyền, đảm bảo có thể sử dụng
các phần mềm. Tuy quy trình tiêm chủng có 04 bước nhưng hiện phần mềm đã thiết
kế để các cơ sở có 01 máy tính cũng có thể sử dụng.
4845452

More Related Content

What's hot

Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...
Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...
Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...hieu anh
 
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Nguyen Khue
 
Khảo sát kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến kh...
Khảo sát kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến kh...Khảo sát kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến kh...
Khảo sát kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến kh...Man_Ebook
 
Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện đa khoa khu vực. lu...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện đa khoa khu vực. lu...Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện đa khoa khu vực. lu...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện đa khoa khu vực. lu...nataliej4
 
Y HỌC DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG - NHỮNG VẤN ĐỀ CÁC NHÀ LÂM SÀNG CẦN CHÚ Ý
Y HỌC DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG - NHỮNG VẤN ĐỀ CÁC NHÀ LÂM SÀNG CẦN CHÚ ÝY HỌC DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG - NHỮNG VẤN ĐỀ CÁC NHÀ LÂM SÀNG CẦN CHÚ Ý
Y HỌC DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG - NHỮNG VẤN ĐỀ CÁC NHÀ LÂM SÀNG CẦN CHÚ ÝSoM
 
Nghiên cứu tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em dưới 5 tuổi và kiến thức thực hành của b...
Nghiên cứu tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em dưới 5 tuổi và kiến thức thực hành của b...Nghiên cứu tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em dưới 5 tuổi và kiến thức thực hành của b...
Nghiên cứu tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em dưới 5 tuổi và kiến thức thực hành của b...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
ThongKe Y-Sinh Hoc_Bài 1 một số kiến thức toán cơ bản
ThongKe Y-Sinh Hoc_Bài 1 một số kiến thức toán cơ bảnThongKe Y-Sinh Hoc_Bài 1 một số kiến thức toán cơ bản
ThongKe Y-Sinh Hoc_Bài 1 một số kiến thức toán cơ bảnHau Pham
 
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PH...
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PH...KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PH...
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PH...nataliej4
 
Bệnh án điện tử và ứng dụng trong y tế
Bệnh án điện tử và ứng dụng trong y tếBệnh án điện tử và ứng dụng trong y tế
Bệnh án điện tử và ứng dụng trong y tếsunflower_micro
 
Dap an trac nghiem de cuong dịch tễ
Dap an trac nghiem de cuong dịch tễDap an trac nghiem de cuong dịch tễ
Dap an trac nghiem de cuong dịch tễthao thu
 
Thuc hanh va yeu to lien quan den tiem an toan cua dieu duong vien
Thuc hanh va yeu to lien quan den tiem an toan cua dieu duong vienThuc hanh va yeu to lien quan den tiem an toan cua dieu duong vien
Thuc hanh va yeu to lien quan den tiem an toan cua dieu duong vienLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA N...
ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA N...ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA N...
ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA N...nataliej4
 
Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...
Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...
Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...anh hieu
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thực tập cộng đồng 2015
Thực tập cộng đồng 2015Thực tập cộng đồng 2015
Thực tập cộng đồng 2015nhuy0905
 
Các loại hình nghiên cứu khoa học (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)
Các loại hình nghiên cứu khoa học (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)Các loại hình nghiên cứu khoa học (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)
Các loại hình nghiên cứu khoa học (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)Friendship and Science for Health
 
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
02b sinh ly cua vi khuan da
02b sinh ly cua vi khuan   da02b sinh ly cua vi khuan   da
02b sinh ly cua vi khuan daLe Tran Anh
 

What's hot (20)

Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...
Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...
Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...
 
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
 
Khảo sát kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến kh...
Khảo sát kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến kh...Khảo sát kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến kh...
Khảo sát kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến kh...
 
Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện đa khoa khu vực. lu...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện đa khoa khu vực. lu...Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện đa khoa khu vực. lu...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện đa khoa khu vực. lu...
 
Y HỌC DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG - NHỮNG VẤN ĐỀ CÁC NHÀ LÂM SÀNG CẦN CHÚ Ý
Y HỌC DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG - NHỮNG VẤN ĐỀ CÁC NHÀ LÂM SÀNG CẦN CHÚ ÝY HỌC DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG - NHỮNG VẤN ĐỀ CÁC NHÀ LÂM SÀNG CẦN CHÚ Ý
Y HỌC DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG - NHỮNG VẤN ĐỀ CÁC NHÀ LÂM SÀNG CẦN CHÚ Ý
 
Nghiên cứu tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em dưới 5 tuổi và kiến thức thực hành của b...
Nghiên cứu tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em dưới 5 tuổi và kiến thức thực hành của b...Nghiên cứu tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em dưới 5 tuổi và kiến thức thực hành của b...
Nghiên cứu tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em dưới 5 tuổi và kiến thức thực hành của b...
 
ThongKe Y-Sinh Hoc_Bài 1 một số kiến thức toán cơ bản
ThongKe Y-Sinh Hoc_Bài 1 một số kiến thức toán cơ bảnThongKe Y-Sinh Hoc_Bài 1 một số kiến thức toán cơ bản
ThongKe Y-Sinh Hoc_Bài 1 một số kiến thức toán cơ bản
 
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PH...
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PH...KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PH...
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PH...
 
Bệnh án điện tử và ứng dụng trong y tế
Bệnh án điện tử và ứng dụng trong y tếBệnh án điện tử và ứng dụng trong y tế
Bệnh án điện tử và ứng dụng trong y tế
 
Luận văn: Phân tích tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm ph...
Luận văn: Phân tích tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm ph...Luận văn: Phân tích tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm ph...
Luận văn: Phân tích tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm ph...
 
Dap an trac nghiem de cuong dịch tễ
Dap an trac nghiem de cuong dịch tễDap an trac nghiem de cuong dịch tễ
Dap an trac nghiem de cuong dịch tễ
 
Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docx
Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docxTiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docx
Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docx
 
Thuc hanh va yeu to lien quan den tiem an toan cua dieu duong vien
Thuc hanh va yeu to lien quan den tiem an toan cua dieu duong vienThuc hanh va yeu to lien quan den tiem an toan cua dieu duong vien
Thuc hanh va yeu to lien quan den tiem an toan cua dieu duong vien
 
ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA N...
ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA N...ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA N...
ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA N...
 
Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...
Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...
Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
 
Thực tập cộng đồng 2015
Thực tập cộng đồng 2015Thực tập cộng đồng 2015
Thực tập cộng đồng 2015
 
Các loại hình nghiên cứu khoa học (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)
Các loại hình nghiên cứu khoa học (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)Các loại hình nghiên cứu khoa học (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)
Các loại hình nghiên cứu khoa học (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)
 
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
 
02b sinh ly cua vi khuan da
02b sinh ly cua vi khuan   da02b sinh ly cua vi khuan   da
02b sinh ly cua vi khuan da
 

Similar to Thực Trạng Hoạt Động Của Hệ Thống Quản Lý Thông Tin Tiêm Chủng Điện Tử Tại Thành Phố Hà Nội Năm 2017

SO SÁNH SỰ PHÁT TRIỂN TÂM THẦN VẬN ĐỘNG CỦA TRẺ ĐƠN THAI, ĐỦ THÁNG SINH RA TỪ...
SO SÁNH SỰ PHÁT TRIỂN TÂM THẦN VẬN ĐỘNG CỦA TRẺ ĐƠN THAI, ĐỦ THÁNG SINH RA TỪ...SO SÁNH SỰ PHÁT TRIỂN TÂM THẦN VẬN ĐỘNG CỦA TRẺ ĐƠN THAI, ĐỦ THÁNG SINH RA TỪ...
SO SÁNH SỰ PHÁT TRIỂN TÂM THẦN VẬN ĐỘNG CỦA TRẺ ĐƠN THAI, ĐỦ THÁNG SINH RA TỪ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM THEO THÔNG TƯ 54/2015/TT-BYT TẠI...
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM THEO THÔNG TƯ 54/2015/TT-BYT TẠI...ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM THEO THÔNG TƯ 54/2015/TT-BYT TẠI...
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM THEO THÔNG TƯ 54/2015/TT-BYT TẠI...nataliej4
 
Thuc trang tiem chung cho tre em duoi 1 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua cac ...
Thuc trang tiem chung cho tre em duoi 1 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua cac ...Thuc trang tiem chung cho tre em duoi 1 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua cac ...
Thuc trang tiem chung cho tre em duoi 1 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua cac ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Đánh giá hiệu quả can thiệp trong quản lý tăng huyết áp tại huyện Hạ Hòa, tỉn...
Đánh giá hiệu quả can thiệp trong quản lý tăng huyết áp tại huyện Hạ Hòa, tỉn...Đánh giá hiệu quả can thiệp trong quản lý tăng huyết áp tại huyện Hạ Hòa, tỉn...
Đánh giá hiệu quả can thiệp trong quản lý tăng huyết áp tại huyện Hạ Hòa, tỉn...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua ba me co con duoi mot tuoi ve tiem chung mo...
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua ba me co con duoi mot tuoi ve tiem chung mo...Kien thuc, thai do, thuc hanh cua ba me co con duoi mot tuoi ve tiem chung mo...
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua ba me co con duoi mot tuoi ve tiem chung mo...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Danh gia thuc trang tiem chung tre em duoi 1 tuoi va thai do cua ba me voi ca...
Danh gia thuc trang tiem chung tre em duoi 1 tuoi va thai do cua ba me voi ca...Danh gia thuc trang tiem chung tre em duoi 1 tuoi va thai do cua ba me voi ca...
Danh gia thuc trang tiem chung tre em duoi 1 tuoi va thai do cua ba me voi ca...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
So sanh su phat trien tam than van dong cua tre don thai, du thang sinh
So sanh su phat trien tam than van dong cua tre don thai, du thang sinhSo sanh su phat trien tam than van dong cua tre don thai, du thang sinh
So sanh su phat trien tam than van dong cua tre don thai, du thang sinhLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...
Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...
Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Danh gia muc do an toan sinh hoc phong thi nghiem tai mot so trung tam y te d...
Danh gia muc do an toan sinh hoc phong thi nghiem tai mot so trung tam y te d...Danh gia muc do an toan sinh hoc phong thi nghiem tai mot so trung tam y te d...
Danh gia muc do an toan sinh hoc phong thi nghiem tai mot so trung tam y te d...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thuc trang va mot so yeu to anh huong den tiem chung day du va dung lich cua ...
Thuc trang va mot so yeu to anh huong den tiem chung day du va dung lich cua ...Thuc trang va mot so yeu to anh huong den tiem chung day du va dung lich cua ...
Thuc trang va mot so yeu to anh huong den tiem chung day du va dung lich cua ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thực trạng mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ bán dâm tại ...
Thực trạng mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ bán dâm tại ...Thực trạng mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ bán dâm tại ...
Thực trạng mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ bán dâm tại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ t...
 Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ t... Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ t...
Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ t...hieu anh
 
Khảo sát kiến thức thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...
 Khảo sát kiến thức thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ... Khảo sát kiến thức thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...
Khảo sát kiến thức thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...hieu anh
 
Nang cao kien thuc,thuc hanh cua nguoi co the bao hiem y te trong su dung dic...
Nang cao kien thuc,thuc hanh cua nguoi co the bao hiem y te trong su dung dic...Nang cao kien thuc,thuc hanh cua nguoi co the bao hiem y te trong su dung dic...
Nang cao kien thuc,thuc hanh cua nguoi co the bao hiem y te trong su dung dic...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thuc trang va mot so yeu to anh huong den ty le tiem chung mo rong tai huyen ...
Thuc trang va mot so yeu to anh huong den ty le tiem chung mo rong tai huyen ...Thuc trang va mot so yeu to anh huong den ty le tiem chung mo rong tai huyen ...
Thuc trang va mot so yeu to anh huong den ty le tiem chung mo rong tai huyen ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Khao sat nhu cau cham soc suc khoe ngoai gio va tai nha cua nhung benh nhan v...
Khao sat nhu cau cham soc suc khoe ngoai gio va tai nha cua nhung benh nhan v...Khao sat nhu cau cham soc suc khoe ngoai gio va tai nha cua nhung benh nhan v...
Khao sat nhu cau cham soc suc khoe ngoai gio va tai nha cua nhung benh nhan v...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
GIỚI THIỆU NHỮNG CÁCH LÀM HAY TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN - ...
GIỚI THIỆU NHỮNG CÁCH LÀM HAY TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN - ...GIỚI THIỆU NHỮNG CÁCH LÀM HAY TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN - ...
GIỚI THIỆU NHỮNG CÁCH LÀM HAY TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN - ...nataliej4
 

Similar to Thực Trạng Hoạt Động Của Hệ Thống Quản Lý Thông Tin Tiêm Chủng Điện Tử Tại Thành Phố Hà Nội Năm 2017 (20)

SO SÁNH SỰ PHÁT TRIỂN TÂM THẦN VẬN ĐỘNG CỦA TRẺ ĐƠN THAI, ĐỦ THÁNG SINH RA TỪ...
SO SÁNH SỰ PHÁT TRIỂN TÂM THẦN VẬN ĐỘNG CỦA TRẺ ĐƠN THAI, ĐỦ THÁNG SINH RA TỪ...SO SÁNH SỰ PHÁT TRIỂN TÂM THẦN VẬN ĐỘNG CỦA TRẺ ĐƠN THAI, ĐỦ THÁNG SINH RA TỪ...
SO SÁNH SỰ PHÁT TRIỂN TÂM THẦN VẬN ĐỘNG CỦA TRẺ ĐƠN THAI, ĐỦ THÁNG SINH RA TỪ...
 
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM THEO THÔNG TƯ 54/2015/TT-BYT TẠI...
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM THEO THÔNG TƯ 54/2015/TT-BYT TẠI...ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM THEO THÔNG TƯ 54/2015/TT-BYT TẠI...
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM THEO THÔNG TƯ 54/2015/TT-BYT TẠI...
 
Thuc trang tiem chung cho tre em duoi 1 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua cac ...
Thuc trang tiem chung cho tre em duoi 1 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua cac ...Thuc trang tiem chung cho tre em duoi 1 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua cac ...
Thuc trang tiem chung cho tre em duoi 1 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua cac ...
 
Đánh giá hiệu quả can thiệp trong quản lý tăng huyết áp tại huyện Hạ Hòa, tỉn...
Đánh giá hiệu quả can thiệp trong quản lý tăng huyết áp tại huyện Hạ Hòa, tỉn...Đánh giá hiệu quả can thiệp trong quản lý tăng huyết áp tại huyện Hạ Hòa, tỉn...
Đánh giá hiệu quả can thiệp trong quản lý tăng huyết áp tại huyện Hạ Hòa, tỉn...
 
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua ba me co con duoi mot tuoi ve tiem chung mo...
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua ba me co con duoi mot tuoi ve tiem chung mo...Kien thuc, thai do, thuc hanh cua ba me co con duoi mot tuoi ve tiem chung mo...
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua ba me co con duoi mot tuoi ve tiem chung mo...
 
Danh gia thuc trang tiem chung tre em duoi 1 tuoi va thai do cua ba me voi ca...
Danh gia thuc trang tiem chung tre em duoi 1 tuoi va thai do cua ba me voi ca...Danh gia thuc trang tiem chung tre em duoi 1 tuoi va thai do cua ba me voi ca...
Danh gia thuc trang tiem chung tre em duoi 1 tuoi va thai do cua ba me voi ca...
 
So sanh su phat trien tam than van dong cua tre don thai, du thang sinh
So sanh su phat trien tam than van dong cua tre don thai, du thang sinhSo sanh su phat trien tam than van dong cua tre don thai, du thang sinh
So sanh su phat trien tam than van dong cua tre don thai, du thang sinh
 
Luận án: Nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổi, HAY
Luận án: Nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổi, HAYLuận án: Nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổi, HAY
Luận án: Nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổi, HAY
 
Luận án: Nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em tỉnh Đắk Lắk
Luận án: Nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em tỉnh Đắk LắkLuận án: Nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em tỉnh Đắk Lắk
Luận án: Nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em tỉnh Đắk Lắk
 
Luận án: Dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh COPD và hen
Luận án: Dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh COPD và henLuận án: Dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh COPD và hen
Luận án: Dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh COPD và hen
 
Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...
Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...
Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...
 
Danh gia muc do an toan sinh hoc phong thi nghiem tai mot so trung tam y te d...
Danh gia muc do an toan sinh hoc phong thi nghiem tai mot so trung tam y te d...Danh gia muc do an toan sinh hoc phong thi nghiem tai mot so trung tam y te d...
Danh gia muc do an toan sinh hoc phong thi nghiem tai mot so trung tam y te d...
 
Thuc trang va mot so yeu to anh huong den tiem chung day du va dung lich cua ...
Thuc trang va mot so yeu to anh huong den tiem chung day du va dung lich cua ...Thuc trang va mot so yeu to anh huong den tiem chung day du va dung lich cua ...
Thuc trang va mot so yeu to anh huong den tiem chung day du va dung lich cua ...
 
Thực trạng mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ bán dâm tại ...
Thực trạng mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ bán dâm tại ...Thực trạng mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ bán dâm tại ...
Thực trạng mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ bán dâm tại ...
 
Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ t...
 Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ t... Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ t...
Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ t...
 
Khảo sát kiến thức thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...
 Khảo sát kiến thức thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ... Khảo sát kiến thức thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...
Khảo sát kiến thức thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...
 
Nang cao kien thuc,thuc hanh cua nguoi co the bao hiem y te trong su dung dic...
Nang cao kien thuc,thuc hanh cua nguoi co the bao hiem y te trong su dung dic...Nang cao kien thuc,thuc hanh cua nguoi co the bao hiem y te trong su dung dic...
Nang cao kien thuc,thuc hanh cua nguoi co the bao hiem y te trong su dung dic...
 
Thuc trang va mot so yeu to anh huong den ty le tiem chung mo rong tai huyen ...
Thuc trang va mot so yeu to anh huong den ty le tiem chung mo rong tai huyen ...Thuc trang va mot so yeu to anh huong den ty le tiem chung mo rong tai huyen ...
Thuc trang va mot so yeu to anh huong den ty le tiem chung mo rong tai huyen ...
 
Khao sat nhu cau cham soc suc khoe ngoai gio va tai nha cua nhung benh nhan v...
Khao sat nhu cau cham soc suc khoe ngoai gio va tai nha cua nhung benh nhan v...Khao sat nhu cau cham soc suc khoe ngoai gio va tai nha cua nhung benh nhan v...
Khao sat nhu cau cham soc suc khoe ngoai gio va tai nha cua nhung benh nhan v...
 
GIỚI THIỆU NHỮNG CÁCH LÀM HAY TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN - ...
GIỚI THIỆU NHỮNG CÁCH LÀM HAY TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN - ...GIỚI THIỆU NHỮNG CÁCH LÀM HAY TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN - ...
GIỚI THIỆU NHỮNG CÁCH LÀM HAY TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN - ...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 

Recently uploaded (19)

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 

Thực Trạng Hoạt Động Của Hệ Thống Quản Lý Thông Tin Tiêm Chủng Điện Tử Tại Thành Phố Hà Nội Năm 2017

  • 1. 1 BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TIN TIÊM CHỦNG ĐIỆN TỬ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2017 HÀ NỘI, 2017
  • 2. 2 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1. Các khái niệm cơ bản 4 2. Chiến lược của Việt Nam trong lĩnh vực thông tin y tế 7 3. HTTT quản lý tiêm chủng 11 4. Các nghiên cứu đánh giá HTTTTC trên Thế giới và tại Việt Nam 17 5. Giới thiệu về HTTTTC triển khai của Việt Nam 20 6. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu 27 Chương 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 31 2.3. Sai số và biện pháp khắc phục 38 2.4. Phương pháp phân tích số liệu 39 2.5. Đạo đức trong nghiên cứu 39 Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41 3.1. Thực trạng nhân lực, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng của Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tại địa bàn Thành phố Hà Nội (2017) 41 3.2.Thực trạng hoạt động của Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử theo 06 chức năng tại Thành phố Hà Nội 46 Chương 4:BÀN LUẬN 61 4.1. Về thực trạng nhân lực, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng của Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tại địa bàn Thành phố Hà Nội (2017) 61 4.2. Bàn luận về thực trạng hoạt động của Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử theo 06 chức năng chính tại Thành phố Hà Nội 64 4.3. Hạn chế của nghiên cứu 71 4.4. Về ứng dụng của nghiên cứu 72 KẾT LUẬN 74 KHUYẾN NGHỊ 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 PHỤ LỤC 80
  • 3. 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CDC CTTC CBYT Dashboard HTTT HTTTTCĐT KTMT TCMR TTYT TYT ĐKTC HTTTTC TLN UBND WHO Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ Cán bộ chuyên trách tiêm chủng Cán bộ y tế Bảng thông tin tổng hợp Hệ thống thông tin Hệ thống thông tin tiêm chủng điện tử Kỹ thuật máy tính Tiêm chủng mở rộng Trung tâm y tế Trạm y tế Đăng ký tiêm chủng Hệ thống thông tin tiêm chủng Thảo luận nhóm Ủy ban Nhân dân Tổ chức Y tế Thế giới
  • 4. 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Phương pháp thu thập số liệu..................................................................34 Bảng 2.2: Định nghĩa các chỉ số..............................................................................36 Bảng 3.1: Phân bố nhân lực quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tuyến quận/huyện theo tuổi, giới, trình độ học vấn...............................................................................43 Bảng 3.2: Phân bố nhân lực quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tuyến quận/huyện theo trình độ chuyên môn, chức vụ, kiêm nhiệm.....................................................44 Bảng 3.3: Phân bố nhân lực quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tuyến quận/huyện theo trình độ tin học, đào tạo và tập huấn................................................................45 Bảng 3.4: Tỷ lệ trang thiết bị được bảo hành định kỳ và có hệ thống tin nhắn SMS để phục vụ công tác tiêm chủng..............................................................................48 Bảng 3.5: Mức độ chính xác số lượng trẻ dưới 1 tuổi so với báo cáo văn bản........51 Bảng 3.6: Mức độ chính xác số lượng phụ nữ có thai so với báo cáo văn bản........52 PHỤ LỤC 5: BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU..................................................................94 PHỤ LỤC 6: SỐ TRẺ EM DƯỚI 1 TUỔI ĐƯỢC QUẢN LÝ TẠI 30 QUẬN/HUYỆN TRONG BÁO CÁO GIẤY VÀ HỆ THỐNG TÍNH TỪ 1/1/2017- 15/6/2017...............................................................................................................102 PHỤ LỤC 7: SỐ PHỤ NỮ CÓ THAI ĐƯỢC QUẢN LÝ TẠI 30 QUẬN/HUYỆN TRONG BÁO CÁO GIẤY VÀ HỆ THỐNG TÍNH TỪ 1/1/2017-15/6/2017.......104 PHỤ LỤC 8: KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU...........................................................106
  • 5. 5 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ TTYT có đủ máy tính và tỷ lệ TTYT có....................................46 đường truyền internet ổn định.................................................................................46 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ TTYT có máy in và tỷ lệ TTYT có mã vạch để..........................47 phục vụ công tác tiêm chủng...................................................................................47 Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ các quận/huyện có đủ số lượng kế hoạch trên hệ thống.............57 Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ tình trạng kế nối Internet của các thiết bị...................................60 (máy tính, điện thoại) của đối tượng (n=416)..........................................................60 Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ thời gian sử dụng Internet trong trong một ngày........................61 của các đối tượng (n=411).......................................................................................61 Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ đối tượng biết/không biết đến....................................................62 hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử (n=416)...........................................62 Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ đối tượng biết cách và đã từng truy cập hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử (n=416)................................................................................62
  • 6. 6 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Khung hệ thống y tế của WHO..................................................................5 Hình 1.2:Mối quan hệ của các cấu phần HTTT y tế..................................................7 Hình 1.3:Sơ đồ Hệ thống tổ chức chương trình TCMR quốc gia.............................21 Hình 1.4:Sơ đồ quy trình của Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia......25 Hình 1.5: Khung lý thuyết CDC [41]......................................................................30 Hình 3.1: Quy trình quản lý đối tượng của hệ thống...............................................49 Hình 3.2: Áp dụng hệ thống trong 4 bước tiêm chủng.............................................54
  • 7. 7 TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Với mục đích tăng cường hiệu quả trong việc quản lý tổng hợp thông tin của chương trình tiêm chủng, Chính phủ Việt Nam đã quyết định triển khai Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia từ năm 2015. Hà Nội là một trong năm tỉnh/thành phố thí điểm thành công hệ thống này. “Thực trạng hoạt động của hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tại thành phố Hà Nội năm 2017” là nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng nguồn nhân lực, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng của hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tại Hà Nội và mô tả hoạt động của hệ thống quản lý này. Nghiên cứu có thiết kế mô tả cắt ngang, kết hợp phương pháp định lượng và định tính, được tiến hành từ 12/2016 đến 6/2017 tại 30 Trung tâm y tế tại Hà Nội đang triển khai hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử. Các thông tin về nhân lực, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng của các Trung tâm y tế phục vụ cho công tác quản lý tiêm chủng bằng phần mềm được thu thập thông qua bộ câu hỏi phát vấn. Các thông tin về chức năng hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử như rà soát danh sách đối tượng, lập kế hoạch, báo cáo,…được thu thập thông qua phần mềm và sổ sách của CBYT. Đồng thời, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình vận hành hệ thống được thu thập thông qua thảo luận nhóm với các cán bộ phụ trách tiêm chủng, cán bộ hỗ trợ kỹ thuật máy tính và phỏng vấn người dân để tìm hiểu về chức năng tiếp cận cộng đồng của hệ thống. Kết quả cho thấy, về nhân lực, các CBYT đều đã được tập huấn và có đủ khả năng vận hành hệ thống tiêm chủng điện tử. Về trang thiết bị, 30% cơ sở đủ máy tính mà không phải sử dụng máy tính của các chương trình y tế khác, 20% đủ máy in và 100% chưa có máy quét mã vạch đọc mã số đối tượng. Về hoạt động của hệ thống theo 6 chức năng chính, 100% các cơ sở đã thực hiện chức năng quản lý đối tượng trên hệ thống với số lượng trẻ em dưới 1 tuổi được quản lý bằng 94,59% và số lượng bà mẹ bằng 37,49% so với báo cáo giấy. 100% các cơ sở công nhận việc
  • 8. 8 lập kế hoạch đơn giản, nhanh chóng nhưng vẫn còn thiếu chính xác. 100% các xã phường có hiện thị bảng điều khiển tổng hợp thông tin tiêm chủng trên hệ thống điện tử. Ba chức năng còn lại bao gồm thực hiện tiêm chủng, quản lý vật tư và vắc xin, thực hiện báo cáo và tiếp cận cộng đồng vẫn chưa được các cơ sở y tế áp dụng do hệ thống chưa hoàn thiện và chưa có sự chỉ đạo từ đơn vị cấp trên cho triển khai các chức năng này. Từ những kết quả của nghiên cứu này chúng tôi đưa ra khuyến nghị đề nghị Sở Y tế Hà Nội, Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội chỉ đạo, hướng dẫn vận hành đầy đủ các nội dung theo 06 chức năng của hệ thống và sau một thời gian áp dụng hệ thống phải có nghiên cứu đánh giá đầy đủ về hiệu quả của hệ thống để nâng cao chất lượng của hệ thống.
  • 9. 9 ĐẶT VẤN ĐỀ Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981 với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp Quốc (UNICEF). Đến năm 1985, chương trình TCMR được đẩy mạnh và triển khai ở 100% xã/phường tại Việt Nam với 6 loại vắc xin phòng các bệnh nguy hiểm là Lao, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Sởi, Bại liệt. Từ năm 1993 đến nay, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt trên 97% và cho phụ nữ có thai đạt trên 93%. Nhờ việc duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao trong nhiều năm chúng ta đã thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005 và tiếp tục duy trì các thành quả cho tới nay, ngoài ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em như bạch hầu, ho gà, sởi, …cũng đã giảm rất nhiều và đem lại nhiều tác động tích cực tới sức khoẻ và đời sống của người dân Việt Nam. Theo thống kê, mỗi năm cả nước có khoảng 1,6 triệu trẻ em ra đời, các chương trình TCMR được triển khai trên toàn quốc, tới tận tuyến xã phường với trên 11.300 trạm y tế (TYT) xã phường. Trên cả nước có khoảng trên 30.000 điểm tiêm chủng. Chương trình TCMR quốc gia cung cấp khoảng 30 triệu mũi tiêm chủng miễn phí cho phụ nữ và trẻ em mỗi năm, đặc biệt là phụ nữ giai đoạn mang thai và trẻ em dưới 60 tháng tuổi. Bên cạnh chương trình tiêm chủng quốc gia, tiêm chủng dịch vụ cũng cung cấp 4-5 triệu mũi tiêm dịch vụ mỗi năm đóng góp phần không nhỏ vào nâng cao tỷ lệ bao phủ tiêm chủng vắc xin. Mặc dù có nhiều kết quả tích cực tuy nhiên theo thống kê mới nhất của Tổng cục Thống kê về kết quả thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ ở Việt Nam, tỉ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các mũi tiêm miễn phí mới chỉ đạt trên 70%. Lý do chính là quên, sót mũi tiêm, trẻ theo cha mẹ đến nơi ở mới chưa thuận tiện trong tiếp cận dịch vụ tiêm chủng và một phần là hệ thống quản lý hiện nay chưa đáp ứng được hoặc chưa đưa ra số liệu chính xác . Các nguyên nhân chính là do còn sử dụng các hệ thống thu thập thông tin liên quan tới tiêm chủng rời rạc, không liên thông số liệu, không triển khai đồng bộ trên toàn quốc, chưa có phân tích dự báo kịp thời,
  • 10. 10 tách biệt giữa 2 loại hình TCMR và tiêm chủng dịch vụ, tách biệt giữa quản lý tiêm chủng và quản lý vắc xin, khó khăn trong quản lý các trường hợp khi gia đình mất sổ tiêm chủng. Việc quản lý thông tin đối tượng tiêm chủng theo mô hình sổ giấy và báo cáo hiện tại rất phức tạp và đặc biệt khó khăn tại các thành phố lớn, dân số biến động như Hà Nội. Các điều tra cộng đồng thường cho kết quả tỷ lệ bao phủ chính xác hơn, tuy nhiên việc điều tra lại không thể tiến hành thường xuyên do hạn chế nguồn lực và tài chính. Chính vì vậy, số liệu kết quả tiêm chủng được thu thập và công bố hiện nay chủ yếu là từ hệ thống báo cáo hành chính định kỳ. Việc quản lý thủ công các nghiệpvụ và số liệu báo cáo các cấp gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý nhà nước và thực hiện chuyên môn, kỹ thuật, điển hình như các khó khăn khi phân tích số liệu thống kê để dự báo từ xa, chủ động phòng ngừa các dịch bệnh, xác định phạm vi số lượng để lập kế hoạch tiêm chủng. Chính vì vậy để quản lý, theo dõi quá trình tiêm chủng của người dân từ khi sinh ra đến suốt đời, kịp thời cung cấp thông tin cần thiết về tiêm chủng cho người dân. Bộ Y tế đã triển khai xây dựng Hệ thống quản lý tất cả các đối tượng tiêm chủng, là trẻ em, phụ nữ theo mã ID, quản lý suốt đời từ khi trẻ sinh ra (bao gồm TCMR và tiêm chủng dịch vụ), quản lý vật tư vắc xin và các tiện ích khác cho người dùng như quét mã vạch, nhắn tin cho người dân, cổng thông tin tra cứu lịch sử tiêm chủng. Hệ thống được triển khai thí điểm tại một số tỉnh/thành phố và triển khai đồng bộ trên toàn quốc bắt đầu từ tháng 6/2017. Riêng thành phố Hà Nội triển khai áp dụng trên toàn bộ 30/30 quận huyện từ tháng 4/2017. Để tìm hiểu các hoạt động triển khai và hiệu quả bước đầu của hệ thống phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia trên địa bàn thành phố Hà Nội, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng hoạt động của hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tại thành phố Hà Nội năm 2017”. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm cơ sở cho các nhà lãnh đưa ra các biện pháp cải thiện và nâng cao chất lượng quản lý thông tin tiêm chủng của Thành phố Hà Nội.
  • 11. 11 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả thực trạng nhân lực, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng của hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tại Thành phố Hà Nội năm 2017. 2. Mô tả hoạt động của hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử của Thành phố Hà Nội theo 6 chức năng chính của hệ thống.
  • 12. 12 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Các khái niệm cơ bản 1.1. Hệ thống thông tin sức khoẻ Theo định nghĩa của WHO, Hệ thống thông tin (HTTT) sức khoẻ là một hệ thống thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và cung cấp thông tin cho quản lý một chương trình hay một hệ thống y tế và cho việc giám sát các hoạt động y tế. Thông tin ở đây bao gồm những thống kê y tế, tài liệu y tế, thông tin quản lý, thông tin các chỉ số y tế . Một HTTT sức khoẻ là một tập hợp những thành phần, các quy trình và thủ tục được tổ chức với mục tiêu là tạo ra thông tin hữu ích nhằm tăng cường công tác chăm sóc sức khoẻ và hỗ trợ kịp thời cho việc ra quyết định ở mọi cấp của hệ thống chăm sóc sức khoẻ . 2.2. Các cấu phần HTTT HTTT thường được hiểu là hệ thống cung cấp phương pháp thu thập, xử lý, lưu trữ và báo cáo dữ liệu cho một mục đích xác định. Đây có thể là hệ thống dựa trên sổ sách hay hệ thống được máy tính hoá. Một HTTT phải đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng với chi phí hiệu quả và đúng cách . Hệ thống y tế của hầu hết các quốc gia bao gồm 6 lĩnh vực đó là lãnh đạo quản lý, tài chính, nhân lực y tế, cung cấp dịch vụ, sinh phẩm - vắc xin - công nghệ và thông tin y tế. Do vậy HTTT y tế là một trong 6 lĩnh vực rất quan trọng của hệ thống y tế và cùng với các lĩnh vực khác HTTT y tế giúp cho việc nâng cao tiếp cận dịch vụ, tăng cường dịch vụ y tế để hướng tới việc tăng cường sức khoẻ, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân cũng như bảo vệ quần thể khỏi các nguy cơ mắc bệnh.
  • 13. 13 Hình 1.1: Khung hệ thống y tế của WHO HTTT y tế bao gồm 6 cấu phần chính, đó là: Nguồn lực; chỉ số; nguồn số liệu; quản lý số liệu; sản phẩm thông tin; phổ biến và sử dụng số liệu . - Nguồn lực của HTTT: Nhằm đảm bảo HTTT vận hành và phát triển. Nguồn lực thông tin bao gồm: Các chính sách về thông tin; nguồn lực về tài chính; nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng; điều phối và chỉ đạo. - Chỉ số: Năm 2002, Bộ y tế đã xây dựng và ban hành bộ chỉ số y tế, bao gồm 121 chỉ số cho tuyến Quốc gia và tỉnh, 97 chỉ số cho tuyến y tế cơ sở ( xã và huyện) và chia làm 4 nhóm, bao gồm: Chỉ số liên quan đến sức khỏe như dân số, kinh tế xã hội và môi trường; chỉ số đầu vào; chỉ số đầu ra và kết quả; chỉ số tác động (tình trạng sức khỏe). - Nguồn số liệu: Nguồn số liệu cơ bản của HTTT y tế bao gồm: hai nguồn chính (1) Xuất phát từ các ước tính dựa trên dân số (Tổng điều tra dân số và các cuộc điều tra, giám sát hộ gia đình) và (2) Dựa vào hệ thống ghi chép báo cáo định kỳ của các cơ sở y tế và các cuộc điều tra khảo sát cơ sở y tế. - Quản lý số liệu: Gồm một loạt các quy trình phục vụ việc thu thập, chuyển tải thông tin (luồng thông tin), lưu trữ, phân tích và phân phối số liệu... Số liệu chính xác và đầy đủ là điều kiện quan trọng nhất của quản lý số liệu. Số liệu đã được thu thập thì điều cơ bản là phải có một phương pháp tiếp cận hợp lý trong quản lý. Trước hết, cần có một cuốn từ điển siêu số liệu. Tiếp theo, các quy trình lưu trữ số liệu. Quy trình lưu trữ số liệu phù hợp đòi hỏi phải có một cơ cấu lô-gic được thiết kế chặt chẽ cho phép khai thác và sử
  • 14. 14 dụng số liệu được dễ ràng và thuận tiện. Đồng thời phải đảm tính bảo mật, an ninh số liệu. Số liệu cần được phân tích và trình bày hợp lý, bao gồm tính toán các chỉ số và chuẩn bị các bảng, biểu và sơ đồ. Cuối cùng, số liệu phải có sẵn cho tất cả những ai sử dụng chúng. - Sản phẩm thông tin: là kết quả của sản xuất thông tin. Sản phẩm thông tin của HTTT y tế hiện nay mới đề cập đến số liệu. Số liệu mới chỉ là sản phẩm thô. Bản thân số liệu có rất ít giá trị và chỉ khi chúng được làm sạch, được kiểm soát và phân tích thì mới có giá trị cao. Ở giai đoạn này số liệu mới trở thành thông tin. Một số thông tin cũng bị hạn chế, nếu như thông tin đó chưa được lồng với các thông tin khác để đánh giá dưới dạng các vấn đề mà hệ thống y tế đang phải đối mặt. Ở giai đoạn này thông tin trở thành bằng chứng và được sử dụng cho việc đưa ra các quyết định. Việc tổng hợp bằng chứng vẫn chưa đủ mà cần được đóng gói, tuyên truyền và phổ biến cho những người chịu trách nhiệm ra quyết định. - Phổ biến và sử dụng số liệu: Một chức năng quan trọng của HTTT y tế là kết nối việc sản xuất số liệu với sử dụng số liệu. Các đối tượng sử dụng bao gồm những đối tượng cung cấp dịch vụ và những người chịu trách nhiệm về việc quản lý, lập kế hoạch, hoạch định chính sách, những nhà đầu tư và cả cộng đồng. Chính vì vậy phổ biến thông tin hết sức quan trọng nhằm đảm bảo các nhóm đối tượng tiếp cận thông tin một cách dễ ràng và thuận tiện.  Mối quan hệ của các cấu phần HTTT y tế:
  • 15. 15 Hình 1.2:Mối quan hệ của các cấu phần HTTT y tế 2. Chiến lược của Việt Nam trong lĩnh vực thông tin y tế 2.1. Nguồn lực: Chính sách liên quan đến công tác thông tin thống kê y tế Xuất phát từ tầm quan trọng của thông tin trong quản lý, điều hành và hoạch định chính sách, Chính phủ Việt nam và Bộ Y tế rất quan tâm đến công tác xây dựng và tăng cường HTTT nói chung và HTTT y tế nói riêng. Một loạt chính sách liên quan đến công tác thông tin thống kê đã được ban hành như Chỉ thị 07/CT-BYT ngày 21 tháng 6 năm 2013 của Bộ Y tế "Chỉ thị về việc tăng cường công tác thống kê ngành Y tế; Quyết định số 445/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ y tế ngày 05 tháng 02 năm 2016 Phê duyệt kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2016 - 2020. Đảm bảo HTTT tích hợp, thống nhất tại cơ quan Bộ Y tế và các đơn vị trực thuộc đáp ứng được yêu cầu tăng cường, nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và chất lượng các dịch vụ y tế, phục vụ tốt người dân và doanh nghiệp . Quản lý dữ liệu Thu thập và lưu trữ Tổng hợp Kiểm soát chất lượng Phân tích và trình bày Báo cáo và phản hồi HTTYYT Sáu cấu phần Nguồn lực Quy định pháp lý Nhân sự và hậu cần Tài chính Cơ sở hạ tầng
  • 16. 16 2.2. Tổ chức và nhân lực của HTTT y tế Bên cạnh việc củng cố về CNTT, việc tăng cường nhân lực hoạt động trong lĩnh vực thông tin y tế cũng được chú trọng. Đội ngũ cán bộ quản lý và làm việc trong lĩnh vực thông tin, thống kế y tế đều đã được tham dự các lớp đào tạo và đào tạo lại, có điều kiện làm việc tốt hơn như được trang bị máy tính, điện thoại, internet để trao đổi và truy cập thông tin. 2.3. Cơ sở hạ tầng Cục Y tế dự phòng đã chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng 63 tỉnh/thành phố báo cáo thực trạng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, TTYT huyện và TYT xã (máy tính, máy tin, đường truyền Internet và cán bộ được đào tạo về tin học) với kết quả như sau: - Trung tâm Y tế Dự phòng các tỉnh, thành phố: 100% đơn vị có máy tính kết nối Internet và bố trí máy in. - TTYT quận/huyện/thị xã: 100% đơn vị có máy tính kết nối Internet và bố trí máy in. - TYT xã/phường/thị trấn: 90% đơn vị có máy tính kết nối Internet và có máy in . 2.4. Chỉ số thống kê Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg về việc “Ban hành Hệ thống chỉ tiêu Thống kê Quốc gia”. Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã ban hành các văn bản quy định về danh mục, nội dung, bộ chỉ số thống kê ngành y tế, hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành y tế, trong đó có sự phân công trách nhiệm giữa HTTT Quản lý Y tế và các tiểu hệ thống nhằm hạn chế sự chồng chéo trong thu thập và xử lý số liệu, cụ thể: Thông tư số 06/2014/TT-BYT ngày 14 tháng 2 năm 2014 của Bộ Y tế về việc Ban hành danh mục hệ thống chỉ số thống kê cơ bản ngành Y tế. Thông tư này đã đưa ra định nghĩa chi tiết của các chỉ tiêu y tế cần thu thập, bao gồm 88 chỉ tiêu y tế cụ thể.
  • 17. 17 Thông tư số 27/2014/TT-BYT ngày 14/8/2014 của Bộ Y tế Quy định hệ thống biểu mẫu thống kê y tế áp dụng đối với các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện và xã. Trong đây có quy định các biểu mẫu về sổ ghi chép hoạt động cung cấp dịch vụ Y tế và Quản lý sức khỏe của cơ sở y tế xã, phường, thị trấn. Ngoài ra, cũng quy định rõ về chế độ thống kê báo cáo. Quy trình báo cáo là từ tuyến xã (đơn vị gửi là TYT xã, đơn vị nhận là đầu mối tuyến huyện theo phân công) lên tuyến huyện (đầu mối tuyến huyện gửi và SYT nhận báo cáo) rồi tuyến huyện xẽ gửi báo cáo lên tuyến tỉnh (SYT gửi và Bộ Y tế nhạn báo cáo) . Thông tư số 28/2014/TT-BYT ngày 14/8/2014 của Bộ Y tế Quy định nội dung hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Y tế. Đây là bản nội dung chi tiết hơn theo Danh mục hệ thống chỉ số thống kê cơ bản ngành Y tế tại thông tư 06/2014/TT-BYT ngày 14/02/2014. Do vậy, trong này cũng có tới 88 chỉ tiêu, mỗi một chỉ tiêu được trình bày cụ thể, gồm có các nội dung: Mã, tên quốc tế, mục đích/ý nghĩa, Khái niệm/định nghĩa, nguồn số liệu và đơn vị chịu trách nhiệm báo cáo, phân tố chủ yếu, Khuyến nghị/bàn luận và chỉ tiêu liên quan . Thông tư số 29/2014/TT-BYT ngày 14 tháng 8 năm 2014 của Bộ Y tế Quy định biểu mẫu và chế độ báo cáo thống kê y tế áp dụng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân. Thông tư này có mẫu sổ ghi chép ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Mẫu A1/YTCS là Sổ khám bệnh, mẫu A3/YTCS là sổ khám thai, mẫu A4/YTCS là sổ đẻ, Mẫu A5.1/YTCS: Sổ cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; Mẫu A5.2/YTCS: Sổ phá thai và mẫu Sổ xét nghiệm. Thông tư số 32/2014/TT-BYT ngày 14 tháng 8 năm 2014 của Bộ Y tế Ban hành Danh mục chỉ tiêu thống kê y tế cơ bản áp dụng cho tuyến tỉnh, huyện và xã. Danh mục này gồm các chỉ tiêu đầu vào và quá trình (Tài chính, nhân lực, cơ sở y tế ), chỉ tiêu đầu ra (sử dụng dịch vụ y tế) và chỉ tiêu kết quả (độ bao phủ và ảnh hưởng của các biện pháp can thiệp; hành vi YTNC) và chỉ tiêu tác động (tình trạng sức khỏe, bệnh không lây và tai nạn thương tích).... Quyết định số 7562/QĐ-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2016 về việc Ban hành 05 Bộ chỉ số đánh giá mức độ sẵn sàng về ứng dụng công nghệ thông tin trong
  • 18. 18 ngành y tế bao gồm các tiêu chí và các tính điểm HII các đơn vị thuộc bộ. Gồm có tiêu chí về Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin; ứng dụng quản lý điều hành; ứng dụng phục vụ chuyên ngành, hệ thống báo cáo, nhân lực,.... 2.5. Nguồn thông tin Hệ thống báo cáo định kỳ của ngành y tế: Hệ thống sổ sách, biểu mẫu của HTTT thống kê Y tế quản lý (HMIS) và các tiểu hệ thống đã được xây dựng và ban hành đã giúp cho việc cập nhật, thu thập và báo cáo thống kê định kỳ đang dần đi vào nề nếp. Những quy định hiện hành về công tác thông tin thống kê y tế đã có tác dụng làm cho hệ thống hoạt động đồng bộ hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin cho công tác quản lý y tế, điều hành hoạt động ở tất cả cơ sở y tế công tại các tuyến, các lĩnh vực và chương trình y tế quốc gia . 2.6. Quản lý dữ liệu Hiện nay việc quản lý và lưu trữ thông tin của HTTT y tế đã được thực hiện từ xã, huyện tỉnh và trung ương. Tại xã /phường (TYT) lưu trữ số liệu chủ yếu bằng sổ sách ghi chép ban đầu và biểu mẫu báo cáo. Các cơ sở y tế từ tuyến huyện trở lên lưu trữ thông tin bằng hai hình thức là lưu trữ trên máy tính cá nhân và bằng sổ sách, biểu mẫu báo cáo. Một số đơn vị y tế đang sử dụng phần mềm thì còn lưu trữ trên máy chủ. Tuy nhiên việc kiểm tra, giám sát và quản lý thông tin từ thu thập, xử lý, lưu trữ và công bố số liệu chưa thực sự tốt cần phải tăng cường. HTTT phản hồi về chất lượng số liệu chưa được thực hiện đồng bộ và thường xuyên. 2.7. Các sản phẩm thông tin HTTT thống kê tổng hợp đã có nhiều sản phẩm thông tin, đặc biệt là Niên giám thống kê Y tế hàng năm và các ấn phẩm thống kê đã được xuất bản đều đặn, với việc sử dụng thông tin từ báo cáo thống kê của 63 Sở Y tế tỉnh, thành phố, số liệu của các Vụ, Viện, Chương trình Y tế Quốc gia và số liệu của các cuộc điều tra do Tổng cục thống kê thực hiện. Thông tin trong các ấn phẩm này đã phục vụ đông đảo người sử dụng trong nước cũng như Quốc tế.
  • 19. 19 2.8. Phổ biến và sử dụng thông tin Việc phổ biến thông tin hiện nay của HTTT y tế chủ yếu là xuất bản các ấn phẩm như sách, báo cáo một số thông tin quan trọng và các vấn đề đang ảnh hưởng lớn đến sức khỏe như các bệnh dịch, bệnh mới lạ, ngộ độc thực phẩm, hóa chất, tai nạn thương tích...đã được đưa lên các thông tin đại chúng như truyền hình, đài, báo, website... Đối với một số cuộc điều tra, ngoài báo cáo kết quả điều tra còn phổ biến tại các cuộc họp công bố (hội thảo, hội nghị). Mạng lưới phổ biến thông tin đã được củng cố và tăng cường. Trang web Thư viện Y khoa (thuvienykhoa.vn) đã cung cấp thông tin cho các đối tượng khác nhau thông qua hệ thống của mình. Mạng lưới truyền thông – Giáo dục sức khỏe đã bao phủ trên cả nước với nhiệm vụ cung cấp thông tin để tăng cường sự hiểu biết của người dân về chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe. 3. HTTT quản lý tiêm chủng 3.1. Khái niệm Hệ thống thông tin tiêm chủng (HTTTTC là cơ sở dữ liệu dựa trên dân số, các cơ sở dữ liệu ghi lại tất cả các liều tiêm chủng do các nhà cung cấp tham gia quản lý cho những người sống trong một khu vực nhất định .  Tại thời điểm chăm sóc khách hàng, HTTTTC có thể cung cấp lịch sử tiêm chủng do nhà cung cấp vắc xin quản lý để xác định tiêm phòng cho khách hàng những mũi tiêm thích hợp.  Ở cấp độ quản lý dân số, HTTTTC cung cấp dữ liệu tổng hợp về tiêm chủng để sử dụng trong hoạt động giám sát và chương trình và hướng dẫn hoạt động y tế công cộng với mục tiêu nâng cao tỷ lệ tiêm phòng và giảm các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin. 3.2. Ứng dụng HTTTTC bảo vệ quyền riêng tư của tất cả người dùng, bao gồm trẻ em, gia đình và nhà cung cấp dịch vụ. Theo các tiêu chuẩn do Trung tâm kiểm soát bệnh tật
  • 20. 20 Hoa Kỳ (CDC) thiết lập, tất cả HTTTTC phải có một chính sách bảo mật bằng văn bản xác định rõ ràng những điều sau:  Thông báo - Cha mẹ trẻ phải được thông báo về sự tồn tại của HTTTTC, những thông tin nào sẽ được lưu trữ trong hệ thống và cách thức sử dụng các thông tin đó.  Lựa chọn - Cha mẹ trẻ có quyền lựa chọn tham gia vào HTTTTC hay không.  Sử dụng thông tin HTTTTC - Thông tin trên HTTTTC chỉ được sử dụng cho mục đích quản lý tiêm chủng đã được công bố, hoàn toàn không sử dụng cho mục đích khác.  Truy cập và bảo mật thông tin của HTTTTC - Các điều khoản hướng dẫn phải xác định rõ ai là người có quyền truy cập vào thông tin HTTTTC, điều gì sẽ cấu thành sự vi phạm bảo mật và những hình phạt liên quan là gì.  Lưu trữ dữ liệu - Khoảng thời gian mà thông tin trên HTTTTC sẽ được lưu giữ. Thông qua hệ thống, lịch sử tiêm chủng người dân được cập nhật và theo dõi suốt đời. Đặc biệt dù đối tượng tiêm chủng thay đổi chỗ ở, thay đổi địa điểm tiêm chủng vẫn được theo dõi trên hệ thống. Bên cạnh đó là các tiện ích cho người dân như chủ động khai báo thông tin, đăng ký tiêm chủng, hẹn lịch tiêm, nhận tin nhắn nhắc người dân đi tiêm chủng, tra cứu lịch sử tiêm chủng của đối tượng tiêm chủng . 3.3. Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng trên thế giới Tại Mỹ, hiện đã có 47/50 bang quản lý HTTTTC trọn đời, tuy nhiên chưa có sự chia sẻ, thống nhất thông tin giữa các hệ thốngthông tin tiêm chủng của các bang. Do sự chưa thống nhất thông tin giữa các HTTTTC của các bang mà mỗi năm có 4 triệu trẻ sinh ra tại Mỹ, trong đó có 21% bị tiêm thừa, 2,1 triệu trẻ tiêm không đầy đủ vắc xin và có nguy cơ bệnh tật, 22% tiêm ở 2 nơi trong 2 năm đầu gây khó khăn cho việc quản lý lịch sử tiêm chủng.
  • 21. 21 Mô hình HTTTTC tại Mỹ là triển khai một hệ thống với nhiều chức năng gồm quản lý hồ sơ tiêm chủng, dự báo vắc xin và báo cáo tiêm chủng. Phụ huynh có thể sử dụng điện thoại di động để đăng ký và theo dõi lịch tiêm. Một số thành tựu của hệ thống này tại Mỹ là trên 85% số trẻ dưới 19 tuổi có hơn 2 lần tiêm lưu trên hệ thống, hơn 85% các nhà cung cấp vắc xin được quản lý trên hệ thống và hơn 70% số vắc xin tại các khu vực trọng điểm được đăng ký và xử lý trong vòng 30 ngày. Mọi thông tin trên HTTTTC đều tuyệt mật, điện toán hóa, hệ thống thu thập và tổng hợp dữ liệu có thể được sử dụng trong việc thiết kế và duy trì chiến lược tiêm chủng hiệu quả. Để theo dõi tiến độ thực hiện các mục tiêu chương trình HTTTTC, trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh tật Mỹ (Centers for Disease Control and Prevention- CDC) hàng năm thực hiện các cuộc điều tra bằng cách sử dụng báo cáo thường niên HTTTTC (IISAR). Kết quả báo cáo thường niên HTTTTC từ 2012 chỉ ra rằng 86% (19,5 triệu) trẻ em Mỹ <6 tuổi và 25% (57,8 triệu) người lớn Mỹ tham gia HTTTTC. 08 trong số 12 tiêu chuẩn chức năng tối thiểu cho HTTTTC được Ủy ban Quốc gia vắc xin tư vấn (NVAC) công bố đã được ≥90% các nhà cung cấp dịch vụ đưa vào ứng dụng. Trong thời gian 2011-2012, hệ thống cũng đáp ứng ba tiêu chuẩn chức năng bổ sung, gồm việc có các dữ liệu cốt lõi, kịp thời của sổ tiêm chủng, nhắn tin, đặt hàng vắcxin và quản lý hàng tồn kho, sử dụng mã vạch 2D để ghi lại thông tin tiêm chủng, hợp tác với các nhà thuốc, các cơ quan liên bang và các nhà cung cấp tiêm chủng lớn khác để đáp ứng các chức năng và tăng cường chất lượng báo cáo tiêm chủng quy mô lớn cho HTTTTC . Tại Albania, HTTTTC hỗ trợ đăng ký khai sinh và tiêm chủng, quản lý cung ứng vắc-xin, quản lý dây chuyền lạnh và quản lý các phản ứng sau tiêm chủng. Hệ thống này đã được thí điểm tại một huyện và đẩy mạnh đến tất cả các huyện khác bắt đầu từ năm 2013. Albania cũng nghiên cứu để áp dụng hệ thống trong việc quản lý giám sát nhiệt độ từ xa trong các thiết bị dây chuyền lạnh . Điều quan trọng nhất trong kinh nghiệm triển khai của các nước này là quản lý được toàn bộ đối tượng trên địa bàn và tránh trùng đối tượng. Các nước này sử
  • 22. 22 dụng mã ID quốc gia (bởi cơ quan quản lý công dân) hoặc số giấy khai sinh, hoặc một quy tắc riêng kết hợp giữa tên trẻ, tên bố mẹ, ngày hoặc nơi sinh. Một số nước thử nghiệm sinh trắc học (dấu vân tay) tuy nhiên chưa được sử dụng chính thức. Các nước cũng triển khai song song các hệ thống mobile health (như ứng dụng mVAC tại Nicaragoa), hoặc tin nhắn SMS tại Mexico. Một số kinh nghiệm triển khai của các nước Châu Mỹ La tinh là: định nghĩa rõ quy trình biểu mẫu dữ liệu, cách kiểm tra trùng đối tượng, quản lý đồng bộ dữ liệu offline, cần có chuẩn dữ liệu để liên thông với các hệ thống y tế điện tử (eHealth), chính phủ điện tử (eGovernment), việc đào tạo có thể phải bắt đầu từ đào tạo tin học cơ bản . 3.4. Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng tại Việt Nam 3.4.1. Hệ thống quản lý truyền thống bằng sổ sách a) Hệ thống quản lý TTTC theo quy định Thông tư 12/2014/TT-BYT Chế độ báo cáo và quản lý hồ sơ theo quy định của Thông tư 12 bao gồm báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, theo 3 biểu mẫu quy định tại Phụ lục 07, 08, 09 là: - Phụ lục 07: Mẫu báo cáo việc sử dụng vắc xin - Phụ lục 08: Mẫu báo cáo các trường hợp phản ứng thông thường sau tiêm - Phụ lục 09: Mẫu báo cáo các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng. b) Báo cáo theo quy định của Dự án TCMR Quốc gia - Báo cáo kết quả TCMR Quốc gia: mẫu 02 - Báo cáo kết quả tiêm chủng trẻ em: mẫu 03 - Báo cáo tình hình sử dụng vắc xin và dụng cụ tiêm chủng - Báo cáo tiêm vắc xin uốn ván và tình hình bệnh uốn ván sơ sinh. 3.4.2. Hệ thống quản lý tiêm chủng bằng CNTT a) Immreg (Đăng ký tiêm chủng - ĐKTC) - hệ thống quản lý công tác đăng ký tiêm chủng của PATH (Program for Appropriate Technology in Health)– tổ chức phi chính phủ, đã triển khai thí điểm tại Bến Tre từ năm 2012.
  • 23. 23 Thay vì lưu hồ sơ viết tay có thể mất thời gian và sai sót, nhân viên y tế tỉnh Bến Tre sử dụng máy tính hoặc điện thoại thông minh để giám sát kho vắc xin; đăng ký cho phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh; theo dõi các mũi vắc xin đã tiêm. Qua tin nhắn, nhân viên y tế nhắc các bà mẹ tiêm chủng cho mình và con. Nhờ hệ thống này tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của trẻ trong năm đầu đời của trẻ tại Bến Tre đã tăng từ 74% lên gần 78% trong một năm thử nghiệm. Tỷ lệ tiêm chủng đúng lịch các vắc xin cũng tăng 10-14%. ĐKTC là phần mềm trực tuyến do tổ chức PATH thiết kế và thử nghiệm từ năm 2012 tại huyện Mỏ Cày Nam và mở rộng ra 164 xã, phường, thị trấn của tỉnh Bến Tre từ tháng 12/2014. ĐKTC giúp cho các TYT tạo ra danh sách hẹn tiêm chủng và tự động gửi tin nhắn (SMS) nhắc lịch tiêm chủng đến đối tượng tiêm sau khi lập kế hoạch tiêm định kỳ hàng tháng. Sau buổi tiêm chủng, CBYT nhập liệu các mũi tiêm vào hệ thống thì phần mềm tự động chiết xuất báo cáo tiêm chủng theo qui định của chương trình TCMRQG tại các đơn vị quản lý từ cấp xã đến tỉnh. Việc nhập liệu, truy cập thông tin có thể thực hiện bất cứ mọi lúc, mọi nơi, nếu có máy vi tính kết nối internet hoặc điện thoại thông minh. Tuy nhiên, hệ thống gặp các vấn đề vướng mắc về kỹ thuật để có thể mở rộng triển khai toàn quốc. b) Hệ thống quản lý vắc xin và báo cáo tiêm chủng của PATH Phần mềm quản lý vắc xin và báo cáo tiêm chủng là một trong các hoạt động của dự án Optimize- dự án phối hợp giữa WHO và tổ chức PATH nhằm xác định phương pháp tiếp cận đổi mới; Hệ thống quản lý vắc xin và báo cáo tiêm chủng được xây dựng nhằm giúp Chương trình TCMR Quốc gia có khả năng theo dõi dòng chảy của vắc xin từ tuyến trung ương đến tuyến huyện, cập nhật vắc xin theo lô loạt, hạn dùng và tình trạng bảo quản vắc xin ở các tuyến tại thời điểm bất kỳ cũng như tăng tính chính xác, đầy đủ và cập nhật của số liệu tiêm chủng, cải thiện hiệu suất của hệ thống quản lý vắc xin hiện nay.
  • 24. 24 Hệ thống quản lý vắc xin và báo cáo tiêm chủng chuyển đổi từ quản lý thủ công trên giấy sang quản lý tự động bằng máy giúp TCMR Quốc gia và các khu vực trong việc kiểm soát thông tin kho vắc xin cũng như các giới hạn trong công việc giúp điều khiển hệ thống dễ dàng và hiệu quả. Một số ưu điểm nổi bật của phần mềm quản lý vắc xin và báo cáo tiêm chủng: + Giao diện ngôn ngữ tiếng Việt, đơn giản, dễ nhìn, dễ sử dụng. + Quản lý chi tiết thông tin vắc xin và dụng cụ tiêm chủng. + Quản lý dự trù, cấp vắc xin đến từng địa phương theo quy trình chặt chẽ. + Quản lý nhập vắc xin trả lại từ các đơn vị. + Quản lý chặt chẽ việc hủy vắc xin do hết hạn dùng, hư hỏng không thể trả lại. + Hệ thống báo cáo đầy đủ thông tin, dạng báo cáo (bảng, biểu, đồ thị) thống kê nhập xuất tồn cho từng loại vắc xin, tình hình tiêm chủng và sử dụng vắc xin tại đơn vị. + Cho phép quản lý và phân quyền người dùng đến từng cấp. + Phần mềm có thể cài đặt trên máy có cầu hình thấp, và yêu cầu máy phải có nối internet khi cài đặt. Phần mềm đã triển khai tại Văn phòng tiêm chủng Quốc gia, các Viện khu vực và 13 tỉnh trên toàn quốc. Ở tỉnh Phú Thọ đã triển khai được tới tuyến huyện. Riêng khu vực miền Trung, phần mềm đang triển khai tại 6 tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định và Khánh Hòa. Tuy nhiên, do phần mềm ĐKTC của PATH mới triển khai tại 1 tỉnh nên chưa liên thông được 2 hệ thống này. Do vậy không quản lý liền mạch từ khâu cấp phát, quản lý kho vắc xin, dự trù kế hoạch vắc xin cho tới thực hiện tiêm chủng và quản lý tồn kho. c) Các ứng dụng quản lý tiêm chủng cho người dân trong nước
  • 25. 25  Ứng dụng Doctor babee Công ty phần mềm của Nhật Bản là ISB cung cấp ứng dụng miễn phí Doctor babee trên di động nhằm nhắc nhở lịch tiêm chủng của riêng từng bé theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế và WHO. Ứng dụng dựa trên ngày sinh của trẻ kết hợp với phác đồ tiêm theo khuyến cáo của Bộ Y tế và WHO để tính toán, nhắc lịch và lưu hồ sơ tiêm của trẻ, hiển thị lịch trình tiêm thay cho Sổ tiêm chủng. Tuy nhiên hiện ứng dụng là miễn phí, nhiều tính năng chưa hoàn thiện, số lượt tải về sử dụng hạn chế (trên Google play, ứng dụng thuộc nhóm có 1.000-5.000 lượt tải).  Ứng dụng Sổ tiêm chủng của VNPT Từ tháng 10/2015, VNPT cung cấp miễn phí ứng dụng quản lý tiêm chủng với các tính năng chính là: quản lý mũi tiêm cá nhân, gia đình; Đăng ký tiêm Online; Kết nối Điểm tiêm chủng – bệnh nhân, gia đình; Tra cứu thông tin vaccine, dịch bệnh dễ dàng và cho phép đặt lịch cảnh báo tiêm chủng. Ứng dụng nằm trong hệ sinh thái VNPT – HIS cho ngành y tế, xây dựng đồng bộ dữ liệu y tế với cổng TrueLife – cổng thông tin hợp nhất của Magefun nên người dùng có thể sử dụng ứng dụng này mà không phải tạo tài khoản mới nếu đã có tài khoản Truelife. Ứng dụng cũng hoạt động trên cả 3 nền tảng iOS, Android và Windows phone. Tuy nhiên, hiện ứng dụng chưa được phổ biến (trên Google play, ứng dụng thuộc nhóm có 5.000-10.000 lượt tải). Ngoài ra, VASC - Công ty phần mềm và truyền thông VASC thuộc VNPT (đơn vị có ứng dụng VnEdu) cũng có ứng dụng Tiêm chủng tuy nhiên hiện ít được quan tâm phát triển, số lượng cài đặt ít (trên Google play, ứng dụng thuộc nhóm có 100-500 lượt tải). Các hệ thống này cũng không được liên thông, kết nối với hồ sơ tiêm chủng theo mã ID của cá nhân trên hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia.
  • 26. 26 4. Các nghiên cứu đánh giá HTTTTC trên Thế giới và tại Việt Nam 4.1. Trên Thế giới Báo cáo tiến độ Hệ thống thông tin tiêm chủng (2/2007) - Ủy ban Cố vấn Vắc xin Quốc gia (NVAC- Mỹ): Năm 1997, NVAC đưa ra sáng kiến về hệ thống đăng ký tiêm chủng . Qua 4 cuộc họp lớn với 400 người ở những lĩnh vực liên quan tham gia. Bên cạnh đó, chương trình chủng ngừa quốc gia (NIP) của Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh CDC, Hoa Kỳ thực hiện cuộc phỏng vấn cha mẹ trên toàn quốc về vấn đề tiêm chủng trẻ em. Đến ngày 12/1/1999, các cơ sở đăng ký chủng ngừa tiêm chủng tại các tiểu bang được NVAC phê duyệt. Báo cáo tiến độ năm 2007 nhằm mục đích nhìn lại những bước phát triển của hệ thống đăng ký tiêm chủng. Kết quả cho thấy: Về sự tham gia tiêm chủng, số trẻ em đăng ký tiêm chủng tăng từ 21% năm 2000 lên đến 56% năm 2005; khoảng 40% là thông tin tiêm chủng của thanh thiếu niên và người già. Trong số các trạm y tế, 85% đang thực hiện các báo cáo định kỳ để phục vụ cho sự chuẩn bị tốt nhất nếu có dịch xảy ra và 51% sử dụng chức năng nhắn tin nhắc nhở các đối tượng. Để chức năng đăng ký đến gần hơn với cộng đồng, NVAC thành lập một diễn đàn kết nối các tổ chức quan tâm, cá nhân và cộng đồng. Nghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh giá về đăng ký chủng ngừa” của Barbara E Mahon và cộng sự năm 2008 tiến hành so sánh 2 trang web, trong đó một trang web chưa đưa vào sử dụng và một trang web đã sử dụng hồ sơ y tế điện tử nhằm so sánh về khả năng khớp hồ sơ bệnh án của bệnh nhân với hồ sơ đăng ký và tính chính xác của hồ sơ này. Kết quả thu được cho thấy trong 350 đối tượng từ các trang web là người dùng đăng ký hiện tại, 307 (87,7%) trùng khớp với sổ đăng ký ghi lại.Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế liên quan đến quản lý vắc xin ho gà, phổ biến là tình trạng cập nhật thông tin tiêm chủng (22,6%), dữ liệu nhập từ sổ tiêm chủng(34,7%), cập nhật ngày tiêm chủng (10,2%) và thông tin đối tượng được quản lý (34,4%). Điều này đặt ra những khó khăn trong việc sử dụng dữ liệu tiêm chủng dựa trên đăng ký để nghiên cứu hiệu quả của vắc xin.
  • 27. 27 Nghiên cứu của Priority Health, một tổ chức chăm sóc có quản lý của Michigan, nhằm điều tra việc sử dụng dữ liệu của HTTTTC và đánh giá chất lượng, chương trình ưu đãi của nhà cung cấp, phân tích chi phí và lợi ích. Dữ liệu được thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn và các cuộc thảo luận nhóm với các nhà quản lý Dịch vụ Y tế và Quản lý Ưu tiên. Kết quả cho thấy, trong năm 2007, dữ liệu HTTTTC đã ghi nhận tăng tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em từ 6,49 lên 54,13 % và ở vị thành niên tăng từ 57,63 lên 77,97 % . Lợi ích về chi phí cũng được chỉ ra với tỷ lệ chi phí/lợi ích là 8,06. Cuộc điều tra “Mạng dữ liệu phân tán hỗ trợ nhu cầu thông tin y tế công cộng”của Tabano DC và cộng sự thực hiện tại Hoa Kỳ, năm 2017 với mục tiêu tìm hiểu khả năng hỗ trợ của các mạng dữ liệu về sức khỏe cộng đồng sẽ giúp thúc đẩy hợp tác, mở rộng nguồn lực và phát triển hệ thống y tế. Các nhà nghiên cứu tiến hành các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc với 16 nhà cung cấp thông tin y tế chính ở Hoa Kỳ, được xác định là các bên liên quan mạng dựa trên kinh nghiệm của họ trong việc thúc đẩy công nghệ thông tin y tế và chức năng mạng lưới. Nội dung điều tra bao gồm kinh nghiệm của họ và cơ sở hạ tầng được sử dụng để phát triển mạng dữ liệu, bao gồm cả tiện ích của từng mạng để xác định và mô tả các quần thể, sử dụng và tính bền vững. Các phản hồi phỏng vấn của người cung cấp thông tin chính đã được nhóm lại theo chủ đề để minh họa mạng lưới hỗ trợ sức khoẻ cộng đồng, bao gồm (1) cơ sở hạ tầng và chia sẻ thông tin ; (2) các biện pháp sức khoẻ dân cư; và (3) tính bền vững của mạng. Như vậy, hợp tác giữa mạng lưới dữ liệu lâm sàng và các cơ sở y tế công cộng tạo cơ hội để thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng để hỗ trợ y tế công cộng. Mạng dữ liệu có thể cung cấp các nguồn lực để tăng cường thông tin và cơ sở hạ tầng về sức khoẻ dân số. Trên thế giới đã có nhiều nước áp dụng HTTTTC để quản lý dữ liệu tiêm chủng quốc gia. Những nghiên cứu và khảo sát cho thấy hệ thống đang góp phần quản lý thông tin y tế tốt trong điều trị và y tế công cộng. 4.2. Tại Việt Nam
  • 28. 28 Nghiên cứu “Xây dựng hệ thống quản lý dịch vụ tiêm chủng có tính tương tác cao trên điện thoại di động và website” của Trần Xuân Bách và cộng sự năm 2016 tại Phòng Tiêm chủng, Trường Đại học Y Hà Nội được thực hiện nhằm xây dựng ứng dụng quản lý tiêm chủng có tính tương tác cao giữa cơ sở cung cấp dịch vụ và khách hàng trên nền tảng điện thoại di động thông minh và website. Nghiên cứu sử dụng phương pháp ứng dụng điện thoại di động thông minh cho các khách hàng được lập trình cho các hệ điều hành Android và iOS kết nối website và phần mềm quản trị phòng khám. Nghiên cứu đã thu được một số kết quả khả quan về ứng dụng này, đó là các chức năng tương tác cao thông qua tin nhắn, tư vấn điện thoại, theo dõi diễn biến sau tiêm, hệ thống quản lý phòng tiêm chủng dựa trên website thuận tiện, kết nối hiệu quả giữa các khâu trong quá trình cung cấp dịch vụ. Báo cáo sơ bộ “Mở rộng phần mềm đăng ký tiêm chủng tại Bến Tre” năm 2015 của PATH nhằm thu thập những bằng chứng cụ thể về tác động của phần mềm đăng kyá tiêm chủng đến chất lượng số liệu báo cáo. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính kết hợp định lượng và được tiến hành tại Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Bến Tre, 4 TTYT huyện và 8 TYT được chọn. Kết quả thu được gồm phần mềm giúp tăng tính chính xác của số liệu tiêm chủng, tránh được tình trạng số liệu tiêm chủng ghi chép và báo cáo chồng chéo nhau; góp phần giảm đáng kể thời gian ghi chép và tổng hợp báo cáo; chức năng nhắc lịch tiêm được phát huy. Đặc biệt, phần mềm được đánh giá khả thi khi triển khai ở các địa phương khác nếu cơ sở vất chất đồng đều. Tại Việt Nam, HTTTTC mới được áp dụng từ năm 2015. Vì vậy, chưa có nhiều nghiên cứu và khảo sát về khả năng ứng dụng của hệ thống này. 5. Giới thiệu về HTTTTC triển khai của Việt Nam 5.1. Định nghĩa và cơ cấu quản lý Hệ thống Tiêm chủng ở Việt Nam là sự hài hòa giữa hình thức tổ chức quản lý Nhà nước theo tuyến hành chính từ xã lên tới huyện, tỉnh, khu vực và toàn quốc (Bộ Y tế) kết hợp với hình thức quản lý theo Chương trình, Dự án mục tiêu quốc
  • 29. 29 gia. Nhằm mục tiêu thống kê, kiểm tra thông tin và rà soát đối tượng tiêm chủng, không để sót đối tượng, đảm bảo quyền tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch của trẻ, trong đó lấy người dân làm trung tâm. Hình 1.3:Sơ đồ Hệ thống tổ chức chương trình TCMR quốc gia Tại Việt Nam, việc tiêm chủng đã được phổ cập trên toàn quốc với tỷ lệ đạt trên 95% trẻ em được tiêm phòng. Tuy nhiên, để vắcxin có hiệu quả bảo vệ cao cần có một số điều kiện thiết yếu sau đây: 1) Đối tượng phải nhận đủ liều tiêm cơ bản; 2) Đối tượng phải được nhận mũi tiêm nhắc lại đối với loại vắcxin cần tiêm nhắc để tạo ra miễn dịch lâu dài, bền vững; và 3) Cộng đồng trong cùng một địa lý nhất định (từ xã, phường trở lên) có tỷ lệ nhận mũi tiêm chủng cao, tối thiểu đạt 80% tổng dân số có nguy cơ mắc bệnh. Do đó bên cạnh việc mở rộng số lượng cơ sở cung cấp dịch vụ cần có các biện pháp tuyên truyền, tăng cường tiếp cận dịch vụ, quản lý, theo dõi tích cực nhằm đảm bảo tuân thủ, tăng cường niềm tin và thúc đẩy hiệu suất của chương trình tiêm chủng. Trong thời gian từ 2015 tới nay, Cục Y tế dự phòng đã chủ trì, phối hợp cùng với Cục Công nghệ thông tin - Bộ Y tế và Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) xây dựng “Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia”.
  • 30. 30 Đây là hệ thống phần mềm tổng thể trong quản lý tiêm chủng và là hệ thống quản lý thống nhất trên toàn quốc, thực hiện quản lý từ gốc tức là theo từng đối tượng tiêm chủng từ đó tăng cường hiệu quả, tiết kiệm công sức, chi phí trong công tác thống kê, báo cáo, phân tích, dự báo, chỉ đạo quản lý từ tuyến trên xuống tuyến dưới thông qua một hệ thống chung liên kết với nhau qua mạng internet. Phạm vi triển khai áp dụng của hệ thống bao phủ 4 tuyến từ Trung ương (Cục Y tế dự phòng, Chương trình TCMR Quốc gia, các Viện Pasteur, Viện Vệ sinh dịch tễ 4 khu vực), các Sở Y tế/ Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh, các TTYT quận huyện, các TYT xã phường và các Bệnh viện, phòng khám có tiêm Viêm gan B sơ sinhtiêm chủng mở rộng, tiêm chủng dịch vụ trên phạm vi trên toàn quốc. 5.2. Mục tiêu của hệ thống Mục tiêu về triển khai: Triển khai một hệ thống duy nhất, thống nhất trên toàn quốc, quản lý đồng bộ cả TCMR, tiêm chủng dịch vụ, vật tư vắc xin. Thống nhất các quy tắc chung về quản lý tiêm chủng như phác đồ tiêm, danh sách cơ sở tiêm đủ điều kiện thực hiện tiêm chủng, danh sách vật tư vắc xin, các chỉ số đánh giá kết quả và hiệu quả tiêm chủng. Mục tiêu về sản phẩm: Hệ thống quản lý từ gốc là đối tượng, được thiết kế một cách khoa học, có khả năng mở rộng cao, triển khai phù hợp tới tất cả các cơ sở tham gia vào HTTT y tế dự phòng, đồng thời hỗ trợ triển khai các tiện ích như tin nhắn tiêm chủng, quét mã vạch số ID đối tượng để tiếp đón nhanh. Hệ thống quản lý toàn trình, toàn diện các công tác liên quan đến tiêm chủng từ quản lý đối tượng tiêm, quản lý vật tư vắc xin, lập kế hoạch và thực hiện tiêm, quản lý các loại báo cáo thống kê theo các quy định của Bộ Y tế và các mẫu báo cáo đặc thù khác. Hệ thống bảng hiện thị (dashboard) trực quan giúp cán bộ quản lý dễ dàng nắm bắt, thông tin quan trọng tức thời, đồng thời có cái nhìn tổng quan về số liệu tiêm chủng trên địa bàn xã, huyện, tỉnh, trung ương.
  • 31. 31 Hệ thống áp dụng cho cả TCMR và tiêm chủng dịch vụ để đồng bộ dữ liệu lịch sử tiêm, đối tượng tiêm trên toàn quốc. Đồng thời, liên thông dữ liệu quản lý của các cơ sở tiêm chủng (lịch sử tiêm chủng, số điện thoại người chăm sóc) với dữ liệu để người dân đăng nhập và tra cứu trên Cổng thông tin, ví dụ một trẻ được quản lý tại TYT xã, người mẹ đã đăng ký số điện thoại để nhận tin nhắn nhắc lịch tiêm cho trẻ này thì người mẹ có thể dùng chính số điện thoại đó để đăng nhập cổng thông tin và tra cứu lịch sử tiêm, đặt lịch tiêm cho con mình bất cứ lúc nào. Hệ thống đồng bộ công nghệ, dễ dàng tích hợp, mở rộng với các hệ thống quản lý bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm và các hệ thống CNTT khác của lĩnh vực Y tế dự phòng. Mục tiêu quản lý: quản lý tổng thể, toàn diện công tác tiêm chủng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tiêm chủng. Hệ thống sẽ được sử dụng tại tất cả các đơn vị y tế từ Trung ương đến tỉnh/thành phố, quận/huyện, xã/phường có liên quan đến công tác tiêm chủng. Là một thành phố đông dân cư,với đặc thù di biến động dân cư rất lớn, Hà Nội gặp không ít khó khăn trong việc quản lý đối tượng tiêm chủng. Vì vậy, việc triển khai ứng dụng phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia tại Hà Nội là vô cùng cần thiết. Mặt khác, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý y tế là một xu thế tất yếu và là một yêu cầu cấp bách trong quá trình hội nhập và phát triển. Mục tiêu hiệu quả: HTTTTC được triển khai sẽ giúp giải quyết các bất cậpcủa hoạt động quản lý tiêm chủng hiện nay, góp phần nâng cao tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. Điển hình là quản lý được xuyên suốt đối tượng và quản lý được cả quá trình tiêm chủng, khắc phục được vấn đề quản lý thiếu đồng bộ giữa các cơ sở TCMR, các điểm tiêm chủng lưu động tại các vùng núi, vùng sâu, vùng xa và vùng khó khăn, các khó khăn do sự biến động do đối tượng tiêm di chuyển giữa các địa bàn, khác biệt giữa quản lý đối tượng theo hộ khẩu và đối tượng thường trú, tạm trú dẫn tới khó khăn trong việc quản lý đối tượng tiêm. Hệ thống cũng sẽ giúp khắc phục việc thống kê báo cáo và phân tích dự báo. Trước đây, tất cả các TYT xã đều sử dụng hệ thống giấy tờ chi tiết để theo dõi ngày
  • 32. 32 tiêm và ghi chép các mũi đã tiêm của trẻ em và phụ nữ có thai. Trước ngày tiêm chủng hàng tháng, nhân viên y tế phải rà soát thủ công và lập một danh sách trẻ và phụ nữ có thai đến hạn tiêm cũng như chủng loại và số lượng vắcxin cần tiêm từ hệ thống quản lý giấy này. Sau đó, TYT thông báo cho những đối tượng cần tiêm bằng cách gửi thư mời. Sau ngày tiêm chủng, số lượng trẻ em và phụ nữ có thai và vắc xin đã tiêm được ghi chép bằng tay vào sổ đồng thời tổng hợp báo cáo tháng để gửi lên TTYT huyện. Việc ghi chép trên giấy tốn thời gian, dễ bị lỗi và có thể ảnh hưởng đến việc tiêm đúng hạn các vắcxin cho phụ nữ có thai và trẻ em vì việc sao chép thông tin và tính toán bằng phương pháp thủ công cho nên có thể bỏ sót hoặc nhầm lẫn. Hơn nữa, số liệu không chính xác gây khó khăn cho TYT xã và huyện trong việc lập kế hoạch hoạt động tiêm chủng và dẫn đến việc thừa hoặc thiếu vắc xin, vật tư tiêu hao phục vụ tiêm chủng tại các cơ sở, và giảm hiệu suất cũng như hiệu quả nói chung của chương trình tiêm chủng ở Việt Nam. Việc áp dụng hệ thống sẽ giúp cán bộ tiêm chủng tránh được các sai sót và giúp cán bộ quản lý, thống kê không bị phân tán trong dữ liệu giữa các địa phương, ảnh hưởng tới số liệu thống kê của toàn quốc. 5.3. Chức năng Hệ thống triển khai thí điểm tại Hà Nội gồm Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia (9 phân hệ, 166 chức năng) và Cổng thông tin tiêm chủng cho người dân (7 phân hệ, 28 chức năng). Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia cho cơ sở tiêm chủng sẽ quản lý toàn bộ danh sách đối tượng tiêm chủng trên toàn quốc, tin học hóa toàn bộ quá trình tiêm chủng từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện tiêm chủng theo 4 bước: tiếp đón, khám sàng lọc, thực hiện tiêm, theo dõi sau tiêm; quản lý kho vật tư vắc xin (xuất nhập tồn kho); quản lý các báo cáo thống kê (tự động tổng hợp và kết xuất báo cáo theo biểu mẫu quy định, tự động xây dựng các biểu đồ, bản đồ theo các chiều phân tích khác nhau); gửi tin nhắn tới người dân (thay cho việc lập/in/gửi giấy mời tiêm bằng giấy).
  • 33. 33 Hình 1.4:Sơ đồ quy trình của Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia Như vậy, chức năng của HTTTTC bao gồm: - Quản lý đối tượng: Quản lý đầy đủ danh sách các đối tượng tiêm chủng (trẻ em, phụ nữ, khác) trên 1 màn hình. Thông tin đối tượng bao gồm cả thông tin cơ bản cá nhân (kèm thông tin người bảo hộ với trẻ em, lịch sử mang thai của phụ nữ), lịch sử tiêm chủng. Mỗi đối tượng được tạo 1 mã ID định danh riêng (sẽ đồng bộ với ID căn cước công dân sẽ được triển khai vào 2018) giúp nhanh chóng tìm kiếm đối tượng và các thông tin liên quan đến quá trình tiêm chủng dù họ di cư giữa các địa phương hay bị mất sổ tiêmchủng thông qua tính năng dùng máy quét mã vạch để tìm đối tượng theo số ID. - Lập kế hoạch tiêm chủng và thực hiện tiêm: Hệ thống chuẩn hóa theo phác đồ đã quy định, từ đó đã tự động lập được kế hoạch tiêm chủng, phân bổ và kết xuất danh sách hẹn tiêm, giấy mời tiêm hoặc gửi tin nhắn mời tiêm thay thế. Cán bộ có thể điều chỉnh kế hoạch tiêm chủng để đáp ứng tình hình thực tế tại mỗi địa phương như số đợt tiêm chủng trong 1 tháng, ngày bắt đầu tiêm chủng mỗi đợt trong tháng, số ngày tiêm chủng, số trẻ tiêm chủng trong 1 buổi tiêm chủng. Thông tin tiêm
  • 34. 34 chủng của các đối tượng được quản lý chặt chẽ và chi tiết tới tên loại kháng nguyên được tiêm chủng do đó tránh được tình trạng bỏ sót, tiêm thừa, tiêm thiếu khi đối tượng thực hiện tiêm chủng tại nhiều nơi, nhiều loại vắc xin (mở rộng và dịch vụ) khác nhau. Cán bộ tích trên phần mềm khi thực hiện tiêm chủng theo quy trình 4 bước, hệ thống tự động gợi ý các chỉ định (VD: đủ điều kiện tiêm, chống chỉ định tiêm) theo các kết quả cán bộ ghi nhận (VD: trẻ đang bị sốt). - Tự động tổng hợp và kết xuất các báo cáo: Toàn bộ các báo cáo tiêm chủng theo quy định của Thông tư 12 và TCMR Quốc gia có thể xem và kết xuất trực tiếp từ phần mềm, từ đó tiết kiệm rất nhiều thời gian tổng hợp báo cáo cũng như chất lượng các số liệu đạt độ chính xác cao hơn rất nhiềuso với trước đây. - Quản lý vật tư vắc xin: Hệ thống quản lý xuất, nhập, tồn kho (đã phân tách bao gồm các trường hợp xuất sử dụng, xuất/nhập cấp phát, xuất/nhập trả lại, …. theo nghiệp vụ thực tế) liên thông giữa các tuyến theo quy trình quản lý vắc xin khép kín và xuyên suốt từ tuyến trung ương tới địa phương (VD tuyến trên cấp phát cho tuyến dưới). Các báo cáo vật tư vắc xin được tự động tổng hợp và kết xuất từ hệ thống. - Hệ thống Dashboard (Bảng thông tin tổng hợp): Với các biểu đồ, các chỉ số chỉnh cho các cấp giúp cho các cán bộ quản lý có được cái nhìn tổng quan về tình hình tiêm chủng đầy đủ trên địa bàn do mình quản lý để kịp thời có được lộ trình, biện pháp và kế hoạch điều chỉnh. - Tiếp cận cộng đồng:Cổng thông tin điện tử tra cứu và đăng ký lịch tiêm chủng cho người dân: Cổng thông tin điện tử là kênh kết nối giữa người dân và cơ sở tiêm chủng nhằm tạo ra tương tác giữa nhà cung cấp dịch vụ và người tìm kiếm dịch vụ, làm giảm các thủ tục hành chính, tăng tính hiệu quả trong công tác tiêm chủng cũng như tạo sự thoải mái, thuận tiện cho người dân. Qua cổng thông tin điện tử, người dân còn có thể tra cứu thông tin tiêm chủng của người thân trong gia đình, đăng ký lịch tiêm chủng một loại vắc xin nào đó tại bất kỳ cơ sở thực hiện tiêm chủng nào.
  • 35. 35 6. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu HTTT y tế nói chung và HTTTTC nói riêng đều được thực hiện theo một hệ thống dọc từ xã đến huyện, đến tỉnh và đến trung ương. Trong HTTTTC tại Hà Nội và các tỉnh trên cả nước nói chung việc thu thập số liệu về tiêm chủng cho trẻ em < 12 tháng để phòng chống 8 bệnh (Lao; Ho gà; Bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ do Hib, sởi và viêm gan B) do chương trình TCMR kết hợp với HTTT tổng hợp chỉ đạo và thực hiện. Sổ sách ghi chép ban đầu của hệ thống TCMR, tại tuyến xã (TYT xã) có sổ theo dõi về tiêm chủng cho trẻ em < 1 tuổi (A2.1/YTCS). Theo quy định, sổ được dùng để theo dõi tiêm chủng cho tất cả các cháu trong diện tiêm chủng của xã. Danh sách các trẻ trong diện tiêm được ghi vào sổ. Đánh dấu mỗi lần tiêm/uống vào cột tương ứng của từng loại vắc xin và từng lần tiêm. Sau mỗi tháng CBYT xã căn cứ vào sổ tiêm chủng tổng hợp báo cáo gửi cho TTYT huyện và Phòng Y tế huyện. TTYT huyện tổng hợp kết quả tiêm chủng của tất cả các xã trong huyện gửi cho trung tâm Y tế Dự Phòng Tỉnh. Trung tâm Y tế Dự Phòng Tỉnh tổng hợp báo cáo gửi chương trình TCMR Quốc gia và Sở Y tế. Hệ thống tiêm chủng tại Hà Nội bao gồm 691 cơ sở, trong đó có 584 cơ sở TCMR (tương ứng 584 xã phường), 60 cơ sở tiêm chủng dịch vụ (01 viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, 01 Phòng tiêm Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, 25 TTYT quận huyện, 33 cơ sở tiêm chủng dịch vụ ngoài hệ thống TCMR, các bệnh viện công và tư nhân), 47 cơ sở tiêm viêm gan B sơ sinh tại các bệnh viện, phòng khám, nhà hộ sinh. Việc quản lý thủ công các nghiệp vụ và số liệu báo cáo các cấp gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý nhà nước và thực hiện chuyên môn, kỹ thuật, điển hình như các khó khăn khi phân tích số liệu thống kê để dự báo từ xa, chủ động phòng ngừa các dịch bệnh, xác định phạm vi số lượng để dự trù vắc xin vàlập kế hoạch tiêm chủng. Quá trình triển khai tại Hà Nội: Ngày 05/11/2015, Cục Y tế dự phòng có công văn số 8536/BYT-DP gửi Ủy ban Nhân dân(UBND) thành phố Hà Nội đề nghị quan tâm bố trí kinh phí cho đào
  • 36. 36 tạo tập huấn và đảm bảo máy tính, máy in, đường truyền cho Sở Y tế Hà Nội triển khai áp dụng Hệ thống dự kiến vào thàng 01/2016. Ngày 19/4/2016, Sở Y tế Hà Nội có công văn số 1786/SYT-NVY về việc triển khai tập huấn, áp dụng hệ thống tại tất cả các điểm tiêm chủng đóng trên địa bàn Hà Nội. Ngày 22/4/2016, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội có công văn số 520/YTDP-KHTC về việc tổ chức 03 lớp tập huấn giảng viên nguồn cho cán bộ phụ trách tiêm chủng của Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố và 30 TTYT quận/huyện với tổng số 75 giảng viên nguồn đã được tập huấn trong 1 ngày theo chương trình đào tạo. Các học viên này sẽ là các giảng viên để tiếp tục đào tạo cho các cán bộ chuyên trách tiêm chủng thực hiện công tác điều hành và quản lý tiêm chủng tại các TYT, các điểm tiêm chủng lưu động, các phòng tiêm dịch vụ, tại các bệnh viện…. Ngày 12/5/2016, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội ban hành Kế hoạch số 633/KH-YTDP gửi 30 TTYT quận/huyện về việc triển khai áp dụng hệ thống, đề nghị các quận huyện tổ chức tập huấn hệ thống cho toàn bộ các TYT xã/phường và các điểm tiêm chủng dịch vụ trên địa bàn quản lý. Ngày 14/7/2016, Cục Y tế Dự phòng có công văn số 869/DP-VP gửi Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội về việc triển khai áp dụng hệ thống, chỉ đạo Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội thực hiện nhập liệu đối tượng tiêm chủng đảm bảo có đầy đủ dữ liệu trẻ trong vòng 02 năm gần nhất (2015-2016) tính từ thời điểm triển khai, hoàn thành trước ngày 10/8/2016. Ngày 15/7/2016, Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội có công văn số 1109/YTDP-KHTC về việc tổ chức 02 lớp tập huấn nhập số liệu vào phần mềm cho CBYT các quận huyện,các phòng tiêm dịch vụ và bệnh viện vào các ngày 18- 19/7/2016. Triển khai áp dụng thí điểm hệ thống trong buổi tiêm chủng thường xuyên: 03 quận/huyện gồm Đông Anh, Hà Đông, Thanh Trì triển khai thử nghiệm hệ thống trong buổi tiêm chủng thường xuyên trong thời gian liên tục từ tháng 8-9/2016.
  • 37. 37 Trong đó, Thanh Trì là đơn vị đầu tiên sử dụng, 100% các xã đã khai báo thông tin đối tượng lên hệ thống, 15/16 xã sử dụng phần mềm để thực hiện báo cáo, báo cáo số liệu chính thức từ ngày 18/8/2016. Tính tới tháng 11/2016, đã có 384/ 584 xã đã lập kế hoạch tiêm trên hệ thống, còn 200 xã chưa thực hiện. Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội tiếp tục rà soát, đôn đốc, hướng dẫn các quận huyện, xã phường còn lại tiếp tục bổ sung đối tượng, đồng thời ban hành Công văn số 1339/YTDP- KSBTN về việc tổ chức điều tra đăng ký đối tượng đợt 2 năm 2016. Từ ngày 15/10/2016, triển khai thí điểm phần dịch vụ có tích hợp máy quét mã vạch và in mã vạch tạiphòng tiêm chủng dịch vụ số 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội. Ngày 01/12/2016, tổ chức hội thảo, báo cáo Sở Y tế kế hoạch triển khai áp dụng hệ thống trên toàn thành phố. Mục tiêu: + Tăng tính chính xác và kịp thời của số liệu tiêm chủng và số liệu vật tư vắc xin tiêm chủng được báo cáo từ các đơn vị liên quan. + Quản lý được 100% đối tượng tiêm chủng và lịch sử tiêm của đối tượng trên địa bàn bao gồm cả TCMR và tiêm chủng dịch vụ. + Góp phần nâng cao tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch của 8 loại vắc xin Lao, Viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não mủi do Hib, bại liệt, sởi cho trẻ dưới 1 tuổi đạt trên 95%. + Phạm vi cụ thể: áp dụng hệ thống cho 100% xã phường, quận huyện từ 01/01/2017, 100% các điểm tiêm chủng dịch vụ từ 01/4/2017. Thay thế toàn bộ báo cáo giấy bằng báo cáo điện tử từ 01/7/2017. + Tổ chức thực hiện: thực hiện qua các bước: khảo sát cơ sở hạ tầng và nhân lực của 100% các cơ sở tiêm chủng trong tháng 12/2016 đến tháng 1/2017; hoàn thiện trang bị hạ tầng thiết bị và phân công nhân lực thực hiện áp dụng hệ thống trong Quý 1/2017; rà soát chuẩn hóa số liệu trẻ sinh năm 2015 – 2016 trên địa bàn xã phường để chốt số liệu trước 31/3/2017; đào tạo tập huấn TOT ( tập huấn giảng viên nguồn) và người dùng cuối xong trước tháng 2/2017.
  • 38. 38 7. Khung lý thuyết áp dụng Nghiên cứu này sử dụng Khung lý thuyết đánh giá Hệ thống giám sát của Trung tâm phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), có được điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế tại Việt nam. Hình 1.5: Khung lý thuyết CDC HỆ THỐNG GIÁM SÁT TIÊM CHỦNG Tiêu chí: Hữu ích và khả thi ĐƠN GIẢN - Độ phức tạp của biểu mẫu LINH HOẠT - Xử lý số liệu - Kiểm tra số liệu - Phản hồi CHẤT LƯỢNG SỐ LIỆU - Đầy đủ - Chính xác - Đúng hạn KỊP THỜI - Số liệu gửi đúng hạn - Báo cáo cập nhật SỰ CHẤP NHẬN - Nhận thức, thái độ của CBYT - Khả năng triển khai hoạt động
  • 39. 39 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối với mục tiêu 1: cán bộ chuyên trách tiêm chủng (CTTC) của 30 TTYT quận/huyện thuộc Hà Nội đang triển khai hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử. - Đối với mục tiêu 2:  Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tại trang web tiemchung.vncdc.gov.vn.  Các báo cáo, sổ sách có liên quan đến quản lý thông tin tiêm chủng điện tử: Số A2 ghi chép thông tin đối tượng tiêm chủng, Báo cáo tiêm chủng phụ nữ và trẻ em trên địa bàn Hà Nội từ 1/1/2017-15/6/2017.  Cán bộ CTTC  Cán bộ kỹ thuật máy tính (KTMT)  Người dân (mẹ hoặc cha của trẻ dưới 1 tuổi trong diện TCMR trực tiếp đưa trẻ (con mình) đi tiêm chủng tại Phòng tiêm chủng dịch vụ Nguyễn Chí Thanh và TTYT huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội). 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm:  Đối với đối tượng là cán bộ CTTC của 30 TTYT quận/huyện thuộc Hà Nội đang triển khai hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử, cán bộ KYMT và hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử, các báo cáo, sổ sách có liên quan đến quản lý thông tin tiêm chủng điện tử: 30 TTYT quận huyện thuộc Hà Nội.  Đối với đối tượng là người dân: phòng tiêm chủng Nguyễn Chí Thanh và huyện Ba Vì. - Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 12/2016 đến tháng 6/2017.
  • 40. 40 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.2. Thiết kế nghiên cứu Áp dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính. 2.2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu - Đối tượng cán bộ CTTC: 30 cán bộ CTTC (100%) tương ứng với 30 TTYT trên địa bàn Hà Nội. - Đối tượng cán bộ KTMT: 30 cán bộ KTMT (100%) tương ứng với 30 TTYT trên địa bàn Hà Nội. - Đối tượng người dân là mẹ hoặc cha của trẻ trong độ tuổi tiêm chủng tại Phòng tiêm Nguyễn Chí Thanh và huyện Ba Vì:  Cỡ mẫu cho 1 địa điểm nghiên cứu: Trong đó: - n: Cỡ mẫu cần thiết cho mỗi một quận/huyện - α: Mức ý nghĩa thống kê (Chọn α = 0,05 ứng với độ tin cậy 95% thay vào bảng ta được Z (1 – α/2) = 1,96). - p = 0,5: p là tỷ lệ khách hàng đã biết về hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tại Hà Nội. Do ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào tương tự do vậy chúng tôi chọn p=0.5 (50%). Tỷ lệ này cho phép đạt được cỡ mẫu lớn nhất trong cùng 1 mức chính xác và khoảng tin cậy như nhau. - ε = 0,15 tương đương với sai số 15%. Thay vào công thức được n=171. Như vậy tổng số đối tượng nghiên cứu ở cả hai nơi là 342. Dự phòng 25% bỏ cuộc, do đó cỡ mẫu là: n= 342 + 342*25% = 427 làm tròn lên 430 đối tượng. Như vậy, tổng số đối tượng cha/mẹ trẻ là 430.  Phương pháp chọn mẫu: Chọn theo phương pháp thuận tiện. Nghiên cứu viên tiếp cận mẹ/cha của trẻ của trẻ dưới 1 tuổi thuộc diện TCMR trực Z 2 1 -α/2 P (1 –P) (P.ε) 2 n =
  • 41. 41 tiếp đưa trẻ đi tiêm trong thời gian chờ 30 phút sau tiêm. Danh sách trẻ trong diện TCMR đã có tên và mã ID hợp lệ trong hồ sơ tiêm chủng điện tử tại hai nơi. Cha/mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu được phỏng vấn theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn. Tất cả các cha/mẹ đủ tiêu chuẩn lựa chọn đều được tiếp cận đưa vào danh sách nghiên cứu cho đến khi đủ cỡ mẫu thì dừng lại. 2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu Bảng 2.1: Phương pháp thu thập số liệu Đối tượng Phương pháp thu thập thông tin Công cụ thu thập thông tin Người thu thập thông tin 30 cán bộ CTTC của TTYT quận/huyện Phát vấn (phục vụ mục tiêu 1) Bộ câu hỏi phát vấn thiết kế sẵn (Phụ lục 1) Nhóm điều tra viên độc lập được huấn luyện. Thảo luận nhóm (phục vụ mục tiêu 2) Hướng dẫn thảo luận nhóm (Phụ lục 3) Tác giả của đề tài/Chuyên gia Người dân (bố hoặc mẹ của trẻ đi tiêm chủng) Phỏng vấn Bộ câu hỏi thiết kế sẵn (Phụ lục 2) Nhóm điều tra viên độc lập được huấn luyện. Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử của 30 TTYT quận/huyện Hà Nội Hồi cứu, tổng hợp số liệu Tác giả của đề tài/Chuyên gia Cán bộ KTMT Thảo luận nhóm Hướng dẫn thảo luận nhóm (Phụ lục 4) Tác giả của đề tài/Chuyên gia 2.2.4.1. Phương pháp hồi cứu
  • 42. 42 Trích suất, hồi cứu số liệu liên quan đến việc thực hiện 6 chức năng của hệ thống quản lý số liệu tiêm chủng điện tử. Các số liệu được trích suất trực tiếp ra bảng dự kiến kết quả nghiên cứu. 2.2.4.2. Phương pháp phát vấn Bộ câu hỏi được thiết kế sẵn được gửi qua email cho 30 cán bộ CTTC của 30 TTYT quận/ huyện Hà Nội hiện đang triển khai hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử. Kèm theo bộ câu hỏi có bảng hướng dẫn trả lời từng câu hỏi và cách thức liên lạc với điều tra viên trong thường hợp gặp phải bất cứ thắc mắc, câu hỏi hoặc khó khăn nào trong khi trả lời phiếu phát vấn. Các cơ sở cũng được hưỡng dẫn gửi phiếu khi xong để đảm bảo không bị thất lạc và đảm bảo tính bảo mật thông tin. 2.2.4.3. Phỏng vấn người dân Phương pháp khảo sát sự tương tác của người dân với hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng. Các nhân viên y tế tại địa điểm tiêm tiếp cận với mẹ hoặc cha của trẻ trong thời gian chờ đợi 30 phút sau tiêm và thuyết phục khách hàng tham gia vào nghiên cứu. Các đối tượng tham gia vào nghiên cứu được yêu cầu hoàn thành các thông tin cá nhân và các thông tin về nơi tiêm. Sử dụng hướng dẫn phỏng vấn khách hàng. 2.2.4.3. Thảo luận nhóm Đối với cán bộ CTTC: tiến hành 3 cuộc thảo luận nhóm, 1 cuộc ở nội thành (gồm 12 cán bộ của 12 TTYT quận nội thành Hà Nội) và 2 cuộc thảo luận nhóm ở ngoại thành (mỗi một cuộc có 9 cán bộ của các TTYT huyện ngoại thành). Tương tự với cán bộ KTMT. Mỗi một cuộc thảo luận nhóm kéo dài trong khoảng thời gian từ 1 đến 1h30 phút. Nhóm nghiên cứu viên xin phép cán bộ đồng ý cho ghi âm và ghi chép biên bản thảo luận nhóm.
  • 43. 43 2.2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu 2.2.5.1. Định nghĩa các chỉ số trong nghiên cứu Bảng 2.2: Định nghĩa các chỉ số Chỉ số Định nghĩa Cách đo lường Nguồn thu thập Tính đơn giản Sự dễ dàng cho người dùng trong thao tác nhập liệu, quan sát, tìm kiếm đối tượng, lập kế hoạch, báo cáo... - Quan sát quá trình nhập liệu, tìm kiếm thông tin trên hệ thống. - Thông tin định tính từ các CBYT. - Hệ thống quản lý tiêm chủng điện tử. - Thảo luận nhóm. Tính linh hoạt Thiết kế của hệ thống đáp ứng nhu cầu thay đổi, chỉnh sửa khi có sai sót - Quan sát quá trình sửa chữa thông tin trên hệ thống. - Thông tin định tính từ các CBYT. - Hệ thống quản lý tiêm chủng điện tử. - Thảo luận nhóm. Chất lượng số liệu Đầy đủ Thông tin của đối tượng được quản lý theo quy định, có đầy đủ các thông tin theo đúng biểu mẫu và số liệu theo danh sách. - Rà soát thông tin trên hệ thống. - Thông tin định tính từ các CBYT. - Hệ thống quản lý tiêm chủng điện tử. - Thảo luận nhóm.
  • 44. 44 Chính xác - Số lượng đối tượng được quản lý trên hệ thống chính xác so với số lượng đối tượng trên báo cáo bằng văn bản, tính từ ngày 1/1/2017 đến 15/4/2017. - Đối tượng trong kế hoạch tiêm chủng do phần mềm lập trùng với đối tượng cần tiêm chủng lọc trong sổ A2. - So sánh trực tiếp 2 nguồn số liệu trên hệ thống phần mềm và trên báo cáo giấy. - Tính toán tỷ lệ thiếu/thừa của hệ thống điện tử so với hệ thống giấy. - Thông tin định tính từ các CBYT. - Báo cáo tình hình tiêm chủng từ 1/1/2017 đến 15/6/2017. - Dữ liệu trên hệ thống quản lý tiêm chủng điện tử. - Thảo luận nhóm. Cập nhật Dữ liệu cập nhật thường xuyên và đầy đủ, đúng thời hạn so với qui định. - Kiểm tra số liệu trên hệ thống. - Thông tin định tính từ các CBYT. Thảo luận nhóm. Tính kịp thời - Thời gian lập kế hoạch đáp ứng trước buổi tiêm chủng. - Thời gian báo cáo kịp thời theo đúng quy định. - Thời gian chênh lệch khi lập kế hoạch bằng hệ thống so với lập kế hoạch theo phương pháp cũ = thời gian trung bình CBYT lập kế hoạch theo phương pháp cũ – thời gian trung bình CBYT lập kế hoạch bằng hệ Thảo luận nhóm.
  • 45. 45 thống (phút). - Thời gian chênh lệch khi làm báo cáo bằng hệ thống so với làm báo cáo theo phương pháp cũ = thời gian trung bình CBYT làm báo cáo theo phương pháp cũ – thời gian trung bình CBYT làm báo cáo bằng hệ thống (phút). Tính chấp nhận - Sự ủng hộ, sẵn sàng sử dụng hệ thống của các CBYT, lãnh đạo. - Sự chấp nhận sử dụng của người dân. - Thông tin định tính từ các CBYT. - Thông tin từ điều tra khách hàng. - Thảo luận nhóm. - Điều tra khách hàng. 2.2.5.2. Biến số nghiên cứu - Mục tiêu 1: 17 biến số  Biến số mô tả thực trạng nhân lực: số cán bộ tham gia vào hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng của cơ sở, giới, tuổi, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, chức vụ, kiêm nhiệm, trình độ tin học, được đào tạo, tập huấn về sử dụng hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng.  Biến số mô tả thực trạng trang thiết bị và cơ sở hạ tầng: tổng số máy tính, tình trạng đủ máy tính, tình trạng đường truyền, máy in giấy mời, máy quét mã vạch đọc mã số đối tượng tiêm chủng, bảo hành định kỳ, thời gian bảo hành, hệ thống tin nhắn EMS. - Mục tiêu 2: 27 biến số
  • 46. 46  Chức năng 1: trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình TCMR, trẻ dưới 1 tuổi được quản lý, phụ nữ có thai trong chương trình TCMR, phụ nữ có thai được quản lý.  Chức năng 2: số xã/phường, số xã/phường hoàn thành kế hoạch đúng thời gian quy định, số xã/phường lập kế hoạch đầy đủ các nội dung theo quy định, số xã/phường có gửi tin nhắn/gửi giấy mời tiêm chủng, số xã/phường có lập danh sách đối tượng không đủ điều kiện tiêm chủng, số xã/phường có thực hiện tiêm chủng theo quy trình 4 bước, số xã/phường có lập danh sách đối tượng không đủ điều kiện tiêm chủng.  Chức năng 3: số xã/phường có báo cáo kế hoạch dự trù vắc xin, bơm kim tiêm, số xã/phường có báo cáo vắc xin và vật tư tiêu hao, số xã/phường có báo cáo sự cố  Chức năng 4: số vắc xin dự trù, Số vắc xin tiêu hao, số vắc xin tiêu hao do sợ cố, số vắc xin tiêu hao do dùng chung liều vắc xin, số xã/phường đủ vắc xin, số xã/phường thiếu vắc xin, số xã/phường thừa vắc xin.  Chức năng 5: số xã/phường hiện bảng thông tin tổng hợp đúng thời gian quy định, số xã/phường có bảng thông tin tổng hợp có đầy đủ thông tin theo quy định.  Chức năng 6: người dân biết về hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử, người dân biết tra cứu thông tin trên hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử, người dân đã từng tra cứu thông tin trên hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử, số lần tra cứu thông tin trên hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử. (Xem bảng biến số chi tiết tại Phụ lục 5) 2.3. Sai số và biện pháp khắc phục - Những hạn chế có thể dẫn đến sai số:  Bộ câu hỏi được thiết kế sẵn và tương đối dài nên có thể gặp sai số do hạn chế của khách hàng trong lựa chọn câu trả lời cũng như thái độ từ chối, không hợp tác của đối tượng khi tham gia nghiên cứu.  Có thể sai số thu thập thông tin, quá trình phân loại.
  • 47. 47  Việc quan sát hoạt động trong hệ thống tiêm chủng có thể gây ra sự mất tự nhiên và thực hiện không theo thói quen hàng ngày của CBYT. - Biện pháp khắc phục:  Bộ câu hỏi được thử nghiệm, chỉnh sửa cẩn thận trước khi triển khai nghiên cứu.  Tăng kích thước mẫu (tăng 10%) để dự trù mất mẫu.  Tập huấn điều tra viên về cách tiến hành phỏng vấn một cách cẩn thận trước khi thu thập số liệu.  Người giám sát có mặt thường xuyên ở các nơi tiến hành nghiên cứu để giám sát và hỗ trợ nhóm nghiên cứu. 2.4. Phương pháp phân tích số liệu - Số liệu định lượng:  Các phiếu điều tra đã được điền thông tin được thu lại để kiểm tra tính hợp lệ và được chỉnh sửa, bổ sung thông tin bị sai hoặc còn thiếu ngay tại địa bàn điều tra.  Kiểm tra các số liệu sau khi đã nhập vào máy tính.  Số liệu định lượng được nhập bằng phần mềm excel để lưu trữ và phân tích. - Số liệu định tính: các số liệu, thông tin được gỡ băng. Phân tích và tổng hợp theo nội dung đã được dự kiến trước. 2.5. Đạo đức trong nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu đã được sự chấp thuận, đồng ý của Ban Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội. Đề tài nghiên cứu đã được Hội đồng Đạo đức của trường Đại học Y tế Công cộng thông qua thể hiện ở nghị quyết số 084/2017/YTCC-HĐ3. - Đối tượng nghiên cứu được giải thích về mục đích và nội dung của nghiên cứu trước khi tiến hành phỏng vấn hoặc thảo luận nhóm và chỉ tiến hành khi có sự hợp tác, chấp thuận của đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu có thể dừng việc tham gia nghiên cứu ở bất kỳ thời điểm nào mà không cần báo trước.
  • 48. 48 - Nội dung thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác. - Nghiên cứu được thông báo về mục đích và nội dung cho cán bộ viên chức của Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội và các đối tác liên quan, nghiên cứu không quản lý thông tin và số liệu tiêm chủng tại Hà Nội.
  • 49. 49 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng nhân lực, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng của Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tại Thành phố Hà Nội (2017) 3.1.1. Nhân lực Tính đến tháng 4/2017, Hà Nội đang có tổng cộng 239 CBYT tuyến quận/huyện tham gia vào hệ thống tiêm chủng điện tử. Bảng 3.1: Phân bố nhân lực quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tuyến quận/huyện theo tuổi, giới, trình độ học vấn STT Đặc điểm nhân lực Tần số Tỷ lệ (%) 1 Giới Nam 51 21,34 Nữ 188 78,66 2 Tuổi Dưới 25 18 7,53 25-29 59 24,69 30-34 71 29,71 35-39 27 11,30 40-44 21 8,79 >=45 43 17,99 3 Trình độ học vấn
  • 50. 50 Trung học phổ thông 14 5,86 Trung cấp/cao đẳng/ đại học 222 92,89 Trên đại học 3 1,26 Phần lớn cán bộ là nữ giới, chiếm 78,66%. Các cán bộ trong nhóm tuổi từ 25-29 và 30-34 chiếm tỷ lệ lớn nhất lần lượt là 24,69% và 29,71%. Bên cạnh đó, về trình độ học vấn, cán bộ có trình độ Trung cấp/cao đằng/đại học chiếm tỷ lệ cao nhất, lên tới gần 93%, trong khi nhóm trình độ trung học phổ thông và trên đại học lần lượt chỉ là 5,86% và 1,26%. Bảng 3.2: Phân bố nhân lực quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tuyến quận/huyện theo trình độ chuyên môn, chức vụ, kiêm nhiệm STT Đặc điểm nhân lực Tần số Tỷ lệ (%) 1. Trình độ chuyên môn Điều dưỡng 106 44,73 Y sỹ 99 41,77 Bác sỹ đa khoa 8 3,38 Bác sỹ Y học Dự phòng 7 2,95 Kỹ sư Công nghệ thông tin 2 0,84 Cử nhân Y tế công cộng 2 0,84 Khác 13 5,49 2. Chức vụ Quản lý 15 6,28 Nhân viên 224 93,72 3. Kiêm nhiệm Có 180 77,92 Không 51 22,08 Về trình độ chuyên môn của các cán bộ tham gia và hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử, phần lớn cán bộ có chuyên môn là điều dưỡng (chiếm Tải bản FULL (106 trang): https://bit.ly/3joV744 Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 51. 51 44,73%) và y sỹ (41,77%), còn lại là bác sỹ đa khoa, bác sỹ y học dự phòng,… Về chức vụ, hầu hết các cán bộ này đều là nhân viên (93,72%), chỉ có 6,28% cán bộ quản lý tham gia trực tiếp vào hệ thống. Ngoài ra, có tới gần 78% cán bộ hiện đang kiêm nhiệm các công việc khác. Bảng 3.3: Phân bố nhân lực quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tuyến quận/huyện theo trình độ tin học, đào tạo và tập huấn STT Đặc điểm nhân lực Tần số Tỷ lệ (%) 1. Trình độ tin học A 76 37,25 B 128 62,75 2. Đào tạo, tập huấn về sử dụng, vận hành, quản lý hệ thống Có 232 97,07 Chưa 7 2,93 3. Đủ khả năng sử dụng và quản lý hệ thống sau khóa tập huấn theo đánh giá của người trực tiếp tập huấn Đủ khả năng 232 100 Chưa đủ khả năng 0 0 Về trình độ tin học, 62,75% cán bộ tham gia vào hệ thống có chứng chỉ tin học loại B, còn lại là loại A. Hầu hết các cán bộ đã được đào tạo, tập huấn về sử dụng và vận hành, quản lý hệ thống (97,07%). 100% cán bộ sau khi qua đào tạo được cán bộ phụ trách tập huấn đánh giá là có khả năng sử dụng thành thạo phần mềm trong việc nhập liệu, lập kế hoạch tiêm, báo cáo và rà soát thông tin. 3.1.2. Trang thiết bị, cơ sở hạ tầng sử dụng hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng Tải bản FULL (106 trang): https://bit.ly/3joV744 Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 52. 52 Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ TTYT có đủ máy tính và tỷ lệ TTYT có đường truyền internet ổn định Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 30% TTYT có đủ máy tính theo nhu cầu để vận hành hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử còn lại chủ yếu sử dụng máy tính của các chương trình y tế khác cho hoạt động tiêm chủng. Bên cạnh đó, 63,33% TTYT có đường truyền Internet ổn định, đảm báo quá trình truy cập và sử dụng hệ thống được liên tục và nhanh chóng. Về cơ sở y tế tuyến xã/phường, theo dự án Giám định thanh toán Bảo hiểm y tế đã được Bảo hiểm Xã hội Việt Nam triển khai năm 2016, mỗi cơ sở y tế tuyến xã phường đã được trang bị 01 máy tính và 01 đường truyền, đảm bảo có thể sử dụng các phần mềm. Tuy quy trình tiêm chủng có 04 bước nhưng hiện phần mềm đã thiết kế để các cơ sở có 01 máy tính cũng có thể sử dụng. 4845452