SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
Download to read offline
BÁO CÁO KHOA HỌC
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BỆNH
TRUYỀN NHIỄM THEO THÔNG TƯ 54/2015/TT-
BYT TẠI HUYỆN VIỆT YÊN VÀ HUYỆN TÂN YÊN,
TỈNH BẮC GIANG NĂM 2016
HÀ NỘI, 2017.
i
MỤC LỤC
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU...................................................................................iii
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...................................................................................3
Chương 1.................................................................................................................4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................................4
1. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu..........................................................4
2. Tình hình bệnh dịch nguy hiểm và mới nổi, tái nổi trên thế giới và tại Việt
Nam.......................................................................................................................4
3. Một số hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm trên thế giới...............................7
4. Hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam.........................................9
5. Thực trạng hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm...........................................19
5. 3. Chất lượng báo cáo (tính đúng hạn và tính đầy đủ) số liệu của hoạt động báo
cáo bệnh truyền nhiễm.........................................................................................25
Biểu đồ 2: Kết quả các xã điểm nhập đầy đủ báo cáo tuần năm 2013 đến tuần
17/2014................................................................................................................27
27
Biểu đồ 4: Kết quả các xã điểm nhập đầy đủ báo cáo tháng năm 2013 đến tháng
4/2014..................................................................................................................28
28
6. Khung lý thuyết...............................................................................................29
7. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu....................................................................29
1. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................34
2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu....................................................................34
3. Thiết kế............................................................................................................34
4. Phương pháp chọn mẫu....................................................................................35
5. Phương pháp thu thập số liệu...........................................................................36
6. Công cụ điều tra...............................................................................................36
7. Các biến số nghiên cứu: chi tiết tại Phụ lục 1 – Từ trang 61 đến trang 67.......36
8. Tiêu chuẩn đánh giá bảng kiểm........................................................................36
9. Xử lý và phân tích số liệu................................................................................37
10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu.....................................................................37
11. Sai số và hạn chế sai số..................................................................................38
Chương 3...............................................................................................................38
KẾT QUẢ..............................................................................................................38
2. Đánh giá chất lượng báo cáo số liệu của hoạt động báo cáo BTN tại huyện
Việt Yên và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang........................................................43
1. Mô tả thực trạng hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm tại huyện Việt Yên và
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang...........................................................................47
1. Mô tả thực trạng hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm tại huyện Việt Yên và
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang...........................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................57
PHỤ LỤC..............................................................................................................60
ii
1. PHỤ LỤC 1 – BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU.........................................................60
2. PHỤ LỤC 2 – BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ.......................................................67
3. PHỤ LỤC 3 - BỘ CÂU HỎI...........................................................................70
4. PHỤ LỤC 4 – CÁC BIỂU MẪU BÁO CÁO THEO THÔNG TƯ 54/TT-BYT
91
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM..............................................94
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM..............................................95
...................., ngày..... tháng ......năm ..................................................................95
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM..............................................92
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM..............................................94
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM..............................................95
92
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết
tắt Nghĩa
ADB 47 Dự án hỗ trợ y tế dự phòng
BTN Bệnh truyền nhiễm
iii
BV Bệnh viện
CNTT Công nghệ thông tin
CDC Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Ky
EWARS Phần mềm đáp ứng và cảnh báo sớm
GSBTN Giám sát BTN
KCB Khám chữa bệnh
KSBTN Kiểm soát bệnh truyền nhiễm
PC Phòng chống
PCD Phòng chống dịch
TCM Tay chân miệng
TTYTDP Trung tâm Y tế dự phòng
TTYT Trung tâm Y tế
TYT Trạm y tế
VAHIP Dự án Phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và dự phòng
đại dịch ở Việt Nam
VSDT Vệ sinh dịch tễ
WHO Tổ chức Y tế Thế Giới
YHDP Y học dự phòng
YTCC Y tế công cộng
YTDP Y tế dự phòng
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Tỉnh Bắc Giang là tỉnh đầu tiên trên toàn quốc được lựa chọn triển khai
Thông tư 54/2015/TT-BYT. Theo báo cáo của Trung tâm Y tế Việt Yên thì tình hình
các BTN đang có nguy cơ bùng phát, bên cạnh đó tại huyện Tân Yên tình hình BTN
có ổn định hơn nhưng đây là huyện miền Núi và giáp với tỉnh Thái Nguyên, cách
Thành phố Hà Nội (30 km), cửa ngõ vào thủ đô nên tiềm ẩn nhiều BTN do vấn đề
dân di biến động. Do đó, nghiên cứu “Đánh giá hoạt động báo cáo bệnh truyền
nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT tại huyện Việt Yên và huyện Tân Yên, tỉnh
Bắc Giang” là rất cần thiết và giúp cho Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đưa ra các giải
pháp và triển khai có hiểu quả trên toàn quốc từ đầu năm 2017.
iv
Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng
và định tính. Thông tin của đối tượng nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo
(1665 báo cáo tuần, tháng và 341 báo cáo trường hợp bệnh), nghiên cứu định lượng
(37 đơn vị) và nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu tại 6 đơn vị). Số liệu được nhập
bằng chương trình Excel, epidata 3.1 và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, 100% đơn vị đã bố trí khoa/phòng riêng và các BVĐK
huyện đều phân công cho Phòng Kế hoạch tổng hợp làm đầu mối báo cáo BTN, tuy
nhiên các bệnh viện/phòng khám tư nhân chưa tham gia báo cáo BTN theo quy
định. Bên cạnh đó, các đơn vị chưa báo cáo BTN đầy đủ và đúng hạn, như: TYT xã
báo cáo đúng hạn là 53% (báo cáo tuần), 56% (báo cáo tháng) và báo cáo đầy đủ
mới đạt 64% (báo cáo tuần), 100% (báo cáo tháng); BVĐK huyện có 72% ca bệnh
báo cáo trường hợp bệnh 24 giờ đúng hạn (100% báo cáo trường hợp bệnh 48 giờ
đầy đủ); TTYT huyện chưa thực hiện phản hồi thông tin cho TYT xã theo quy định.
Một số kiến nghị được đưa ra như: bổ sung máy tính cho hoạt động báo cáo
BTN, tăng cường sự chỉ đạo của Bộ Y tế và Sở Y tế trong việc nâng tỷ lệ báo cáo
đầy đủ, đúng hạn và phản hồi thông tin theo đúng quy định. Bên cạnh đó, sự tham
gia của Bệnh viện/phòng khám tư nhân trong công tác báo cáo BTN là rất cần thiết
để công tác dự báo, phòng chống dịch bệnh đạt hiệu quả cao nhất.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây toàn thế giới phải liên tục đương đầu với sự xuất hiện
của hàng loạt các bệnh dịch truyền nhiễm nguy hiểm. Đã có trên 30 loại bệnh mới
xuất hiện hoặc mới nổi lên, quay trở lại trong những thập kỷ qua, gần đây nhất là vụ
đại dịch cúm do vi rút cúm A/H1N1 đã có thể đẩy nhân loại vào thảm cảnh của các
vụ đại dịch cúm trước đây với hàng trăm triệu ca mắc và hàng triệu người tử vong,
nếu cộng đồng quốc tế không có những phản ứng phòng chống rất sớm và quyết
liệt. Ngoài ra sự rình rập thường xuyên của các chủng tác nhân vi sinh mới như cúm
A/H7N9, cúm A/H8N10, các vi rút Nipah, Hendra, Marburg, Ebola, MERS-CoV…
là những lời cảnh báo tới nguy cơ tới sức khỏe và an ninh y tế toàn cầu. Một nền an
ninh sức khỏe thực sự chỉ có thể có trên cơ sở một hệ thống giám sát, cảnh báo và
đáp ứng y tế hiệu quả và có trách nhiệm. Trước thực trạng trên, Cục Y tế dự phòng
– Bộ Y tế đã xây dựng và đang triển khai phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm trực
tuyến trên toàn quốc với mục đích nhập, xử lý và báo cáo số liệu bệnh truyền nhiễm
qua mạng internet trong tất cả các đơn vị y tế dự phòng từ tuyến huyện đến Cục Y tế
dự phòng tuân theo các quy định của Thông tư 48/TT-BYT ngày 31/12/2012 của Bộ
Y tế. Tuy nhiên, các số liệu báo cáo chủ yếu là số tổng hợp về mắc, chết theo địa
phương, chưa báo cáo từng ca bệnh cũng như chưa có đầy đủ các định nghĩa ca
bệnh nên khó khăn cho việc thống kê báo cáo dịch tễ học bệnh truyền nhiễm. Bên
cạnh đó, việc báo cáo bệnh truyền nhiễm chủ yếu là do các đơn vị y tế dự phòng
thực hiện, các cơ sở điều trị chưa chủ động báo cáo nên hàng tuần, hàng tháng, các
đơn vị y tế dự phòng phải sang trực tiếp cơ sở điều trị để thu thập số liệu và báo
cáo. Do đó, Cục Y tế dự phòng đã phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và
các đơn vị liên quan đã hoàn thành sửa đổi Thông tư 48/2010/TT-BYT theo hướng
báo cáo từng ca bệnh qua phần mềm trực tuyến để có thể phân tích được các đặc
điểm dịch tễ của dịch bệnh, qua đó đề xuất các biện pháp phòng chống dịch phù
hợp, kịp thời và ngày 28/12/2015, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 54/2015/TT-BYT
(thay thế Thông tư 48/2010/TT-BYT). Đặc biệt là việc các cơ sở điều trị sẽ nhập số
2
liệu trực tiếp vào phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm theo đúng quy định của
Thông tư 54/2015/TT-BYT.
Phiên bản mới của phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm đã được xây dựng để
đáp ứng với các quy định của Thông tư 54/2015/TT-BYT và sẵn sàng cho việc tiến
hành triển khai. Trước khi chính thức triển khai Thông tư 54/2015/TT-BYT trên
toàn quốc từ đầu năm 2017 để nâng cao hệ thống báo cáo, pháp hiện kịp thời các
dịch bệnh truyền nhiễm, tỉnh Bắc Giang là tỉnh đầu tiên trên toàn quốc được Tổ
chức Y tế thế giới và Cục Y tế dự phòng lựa chọn triển khai Thông tư 54/2015/TT-
BYT và sử dụng phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm cho các đơn vi y tế thuộc
tỉnh Bắc Giang.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế Việt Yên thì tình hình các bệnh truyền nhiễm
đang có nguy cơ bùng phát, hệ thống báo cáo còn chế, bên cạnh đó tại huyện Tân
Yên tình hình bệnh truyền nhiễm có ổn định hơn nhưng đây là tỉnh đang phát triển
kinh tế với sự xuất hiện của nhiều nhà máy, khu công nghiệp và huyện Tân Yên
giáp với tỉnh Thái Nguyên, và đây là huyện đặc trưng là miền Núi gần Thành phố
Hà Nội (30 km), cửa ngõ vào thủ đô nên tiềm ẩn nhiều bệnh truyền nhiễm do vấn đề
dân di biến động. Do đó, huyện Việt Yên và huyện Tân Yên được lựa chọn để tiến
hành đánh giá hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-
BYT là rất cần thiết trong việc tìm ra các rào cản, khó khăn của hệ thống báo cáo
bệnh truyền nhiễm tại các đơn vị y tế tại 02 huyện này. Bài học kinh nghiệm được
rút ra tại 02 đơn vị này sẽ giúp cho hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông
tư 54/2015/TT-BYT triển khai tốt trên toàn tỉnh Bắc Giang và trên toàn quốc khi hệ
thống báo cáo theo Thông tư 54/2015/TT-BYT chính thức có hiệu lực từ đầu năm
2017.
3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư
54/2015/TT-BYT tại huyện Việt Yên và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
2. Đánh giá chất lượng báo cáo số liệu (tính đầy đủ và tính đúng hạn) của hoạt
động báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT tại huyện Việt
Yên và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu
1.1. Nội dung thông tin báo cáo là nội dung thông tin được cán bộ y tế nhập
đầy đủ vào báo cáo trực tuyến.
1.2. Quy trình thông tin báo cáo là thời gian cán bộ y tế nhập trực tiếp vào
báo cáo trực tuyến kịp thời, đúng thời gian theo quy định.
1.3. Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người
hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
1.4. Các bệnh truyền nhiễm mới nổi là tên chung cho các bệnh truyền nhiễm
mà mới được ghi nhận và xếp loại trong thời gian gần đây.
1.5. Báo cáo dựa vào ca bệnh là giám sát bệnh bằng cách thu thập dữ liệu
đặc hiệu về từng ca bệnh.
1.6. Phản hồi thông tin là gửi báo cáo định ky về kết quả phân tích số liệu
giám sát tới tất cả các tuyến của hệ thống giám sát. Từ đó các tuyến có thể nắm
được xu hướng của dịch cũng như các hoạt động cần triển khai.
1.7. Báo cáo trực tuyến là Báo cáo trực tiếp vào hệ thống báo cáo thông qua
đường truyền internet, đồng thời lưu hồ sơ bệnh án đối với báo cáo trường hợp bệnh
hoặc báo cáo bằng văn bản đối với các loại báo cáo khác tại đơn vị báo cáo.
2. Tình hình bệnh dịch nguy hiểm và mới nổi, tái nổi trên thế giới và tại Việt
Nam
2.1. Trên thế giới
5
BTN tiếp tục xảy ra, lưu hành ở một số quốc gia trên thế giới như: bệnh Tay
chân miệng, Cúm A (H5N1), Cúm A (H1N1), Sốt xuất huyết, E.Coli (ERHEC), Tả,
Vi rút bại liệt, Sốt xuất huyết Tây sông Nile..., gây ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế
xã hội, du lịch và sức khỏe. Một số bệnh đáng chú ý trong năm 2016 [12] gồm:
Sốt xuất huyết: Theo số liệu năm 2016 [12] của Tổ chức Y tế thế giới (WHO),
tình hình dịch sốt xuất huyết vẫn diễn biến phức tạp tại khu vực Đông Nam Á và
Tây Thái Bình Dương. Các nước trong khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình
Dương tiếp tục ghi nhận số mắc tăng. Các nước có tỷ lệ mắc/100.000 dân cao là
Malaysia, Singapore. Tại khu vực châu Mỹ La - tinh, các nước có tỷ lệ mắc/100.000
dân cao nhất tại Brazil, Mexico
Bệnh do vi rút Zika: Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày
17/11/2016 [12], có 81quốc gia và vùng lãnh thổ thông báo có sự lưu hành hoặc lây
truyền vi rút Zika. Ngày 18/11/2016 [12], Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thông
báo nhiễm vi rút Zika không còn là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại
quốc tế
Bệnh tay chân miệng: Theo số liệu năm 2016 [12] của WHO, bệnh tay chân
miệng vẫn ghi nhận tại một số quốc gia trong khu vực (Sing-ga-po: 36.684; Ma
Cao: 2.940; Nhật Bản: 45.628)
Với diễn biến phức tạp, có nhiều bệnh lây truyền từ động vật, một số bệnh gia
tăng số mắc và tử vong, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế, xã hội và sức khỏe
nhân dân, các nước trên thế giới đang tiếp tục đầu tư cho hệ thống báo cáo bệnh
truyền nhiễm để có thể giám sát, phát hiện nhanh chóng và kịp thời, giúp công tác
phòng ngừa dịch bệnh đạt hiệu quả.
2.2. Tại Việt Nam
Các BTN mới nổi và tái nổi tiếp tục diễn biến phức tạp, có nguy cơ bùng phát
thành đại dịch. Đó là các bệnh thuộc 4 nhóm sau: 1) Nhóm bệnh đường hô hấp:
Rubella, Cúm A (H5N1), Cúm A (H1N1), Viêm màng não do não mô cầu, Sởi; 2)
Nhóm bệnh đường tiêu hóa: bệnh TCM, bệnh Tả, bệnh Thương hàn, bệnh Than;
6
3)Nhóm bệnh do véc tơ truyền: bệnh Sốt xuất huyết, bệnh Sốt rét, bệnh Viêm não
Nhật Bản; 4) Nhóm bệnh lây truyền từ động vật sang người: bệnh Dại, Than và
bệnh liên cầu lợn ở người. Một số bệnh đáng chú ý gồm:
Thương hàn: Trong tháng 12 năm 2016 [12] ghi nhận 141 trường hợp mắc.
Tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 469 trường hợp mắc, không tử vong.
So với cùng ky 2015 (650/0) số mắc giảm 27,8%.
Sốt xuất huyết: Trong tháng 12 năm 2016 [12] ghi nhận 9.946 trường hợp mắc,
06 trường hợp tử vong. Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 106.256 trường hợp
mắc tại 56 tỉnh, thành phố, 36 trường hợp tử vong, so với cùng ky 2015 (99.783
trường hợp mắc/50 tử vong) số mắc tăng 6,5%, tử vong giảm 14 trường hợp
Viêm não vi rút: Trong tháng 12 năm 2016 [12] ghi nhận 152 trường hợp mắc,
10 trường hợp tử vong. Tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 962 trường
hợp mắc, trong đó có 34 trường hợp tử vong. So với cùng ky năm 2015 (1083/32)
số mắc giảm 11,2%, tử vong tăng 02 trường hợp.
Viêm màng não do não mô cầu: Trong tháng 12 năm 2016 [12] ghi nhận 06
trường hợp mắc, không tử vong. Tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 59
trường hợp mắc, 4 trường hợp tử vong. So với cùng ky năm 2015 (120/4) số mắc
giảm 55,8%.
Tay chân miệng: Trong tháng 12 năm 2016 [12] ghi nhận 5.026 trường hợp
mắc, ghi nhận 01 trường hợp tử vong. So với cùng ky năm 2015 (57.039 trường hợp
mắc/6 tử vong), số mắc giảm 16,8%, tử vong giảm 05 trường hợp.
Bệnh do vi rút Zika: Trong tháng 12 năm 2016 [12] ghi nhận 84 trường hợp
mắc, không tử vong. Tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 152 trường hợp
mắc tại tại TP. Hồ Chí Minh (131), Bình Dương (7), Bà Rịa Vũng Tàu (2), Đắk Lắk
(2), Khánh Hòa (6), Phú Yên (01), Long An (1), Tây Ninh (1), Đồng Nai (1) trong
tổng số 4.299 mẫu xét nghiệm vi rút Zika, trong đó ghi nhận 01 trường hợp trẻ đầu
nhỏ nhiều khả năng liên quan đến vi rút Zika.
7
Tóm lại, hiện nay bệnh dịch nguy hiểm và mới nổi có diễn biến phức tạp, một
số yếu tố tạo tiền đề thuận lợi cho BTN diễn biến phức tạp: biến đổi khí hậu, ô
nhiễm môi trường, sự thích nghi và biến đổi của mầm bệnh, sự gia tăng dân số, thay
đổi hành vi lối sống, nguyên nhân phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế. Vì
vậy, việc xây dựng, cải thiện hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm là hết sức cần
thiết, giúp phát hiện dịch sớm, kịp thời, nâng cao công tác dự báo dịch cũng như
việc lập kế hoạch chủ động phòng chống dịch. Đây đang là mối quan tâm của Chính
phủ và ngành y tế trong thế kỷ XXI.
3. Một số hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm trên thế giới
3.1. Tại Trung Quốc, hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm được triển khai
từ tuyến trung ương đến địa phương. Việc giám sát và báo cáo bệnh truyền nhiễm
phải thực hiện theo luật phòng chống bệnh truyền nhiễm của Trung Quốc. Hiện tại
Trung Quốc có 39 bệnh dịch phải báo cáo [19]. Hoạt động báo cáo bệnh truyền
nhiễm tại bệnh viện là chủ yếu, tất cả các thông tin liên quan đến ca bệnh đều được
báo cáo sang Trung tâm Y tế cùng cấp, thời gian báo cáo đối với bệnh nhóm A đặc
biệt nguy hiểm phải báo cáo trong vòng 2 giờ, các bệnh nhóm B báo cáo trong vòng
24 giờ [19]. Hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm được triển khai thông qua phần
mềm trực tuyến với hệ thống đường truyền riêng biệt, máy chủ đặt tại trụ sở Bộ Y tế
Trung quốc. Hệ thống báo cáo trực tuyến đã phủ được đến 100% các huyện trên
toàn lãnh thổ Trung Quốc, khoảng 70% các bệnh viện tham gia vào hệ thống báo
cáo trực tuyến này. Có khoảng 60% số xã có hệ thống báo cáo trực tuyến. Hệ thống
báo cáo trực tuyến giảm thời gian báo cáo từ khoảng 7 ngày xuống còn khoảng 1
ngày [19]. Tất cả các cơ sở y tế từ tuyến huyện cử cán bộ trực tiếp tham gia vào hệ
thống báo cáo trực tuyến tối thiểu ở tuyến huyện là 2 cán bộ kể cả các bệnh viện.
3.2. Tại Thái Lan, hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm hoạt động rất tốt nhờ
sự chỉ đạo điều hành thống nhất của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ,
ngành, địa phương trong công tác dự phòng các bệnh truyền nhiễm. Hệ thống thông
tin quản lý và cơ sở dữ liệu phục vụ công tác phòng chống dịch được quan tâm đầu
tư đáng kể, xây dựng và đưa vào hoạt động trang thông tin điện tử phục vụ công tác
8
phòng chống dịch, liên kết với các trang thông tin điện tử quốc tế khác như: WHO,
CDC…và của các đơn vị liên quan trong quốc gia nhằm cập nhật và chia sẻ thông
tin. Hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm bằng phần mềm trực tuyến được duy trì
ổn định, có ưu điểm là dễ dàng cho việc cập nhật thông tin, số liệu, nhận, gửi, thông
tin cho cộng đồng và tiết kiệm thời gian, các cấp quản lý có thể nhận thông tin cập
nhật thường xuyên mọi thời điểm, mọi nơi. Hệ thống này được áp dụng cho các đơn
vị y tế từ cấp Trung ương đến cơ sở. Do đó giảm được thời gian vận chuyển mẫu
bệnh phẩm từ 46 giờ xuống còn 22 giờ, thời gian cho kết quả xét nghiêm khẳng
định trung bình là 15 giờ, trường hợp khẩn cấp cho kết quả trong vòng 4 giờ [20].
3.3. Từ việc triển khai hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm tại Trung Quốc và
Thái Lan, một số kinh nghiệm có thể rút ra cho Việt Nam như sau:
a) Việc xây dựng hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm trực tuyến là rất cần thiết
và đáp ứng nhanh việc cảnh báo, đáp ứng dịch và giảm được thời gian giám sát, báo
cáo bệnh truyền nhiễm từ tuyến xã đến tuyến Trung ương.
b) Có cán bộ chuyên trách thực hiện hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm trực
tuyến và thực hiện đào tạo cho các cán bộ tham gia vào công tác báo cáo bệnh
truyền nhiễm trực tuyến.
c) Có một công ty chuyên bảo hành, bảo dưỡng và nâng cấp sửa chữa mạng
trực tuyến đảm bảo tính liên tục của mạng.
d) Việc báo cáo bệnh truyền nhiễm được thực hiện cả ở khối điều trị và cần có
biểu mẫu chung cho việc báo cáo bệnh truyền nhiễm ở tất cả các tuyến và các cơ sở
điều trị kể cả y tế tư nhân.
e) Bước đầu Việt Nam cần xây dựng thí điểm tại một số địa phương về báo cáo
bệnh truyền nhiễm trực tuyến, từ đó rút ra những kinh nghiệp thực tế để triển khai
trên phạm vi toàn quốc.
9
4. Hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam
Báo cáo bệnh truyền nhiễm là quá trình thu thập, phân tích, giải thích các số
liệu về sức khỏe, bệnh tật một cách có hệ thống và phổ biến các số liệu này tới các
đơn vị liên quan với các mục đích của báo cáo nhằm:
- Phát hiện dịch sớm, kể cả dịch tản phát.
- Thông báo dịch nhanh và triển khai các biện pháp chống dịch kịp thời.
- Xác định sự phân bố của bệnh truyền nhiễm theo từng vùng địa lý.
- Xác định cơ cấu của bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng.
- Mô tả và theo dõi tình hình bệnh truyền nhiễm.
- Phát hiện được quy luật phát sinh, chu ky bùng nổ dịch.
- Giúp cho công tác dự báo dịch và việc lập kế hoạch chủ động phòng chống
dịch và lựa chọn bệnh ưu tiên trong từng thời ky một cách khoa học và phù hợp.
Hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm gây dịch của Việt Nam hiện nay hoạt
động theo “Luật phòng chống BTN” của Quốc hội khoá XII, ky họp thứ 2, số
03/2007/QH12 ngày 21/11/2007 [1] và Thông tư số 54/2015/QĐ-BYT ngày
28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế [6]. Đây là một hệ thống hoạt động thường
xuyên và thống nhất trên toàn quốc từ tuyến xã/phường lên đến tuyến Trung ương.
Hệ thống giám sát phải có nhiệm vụ giám sát phát hiện sớm và báo cáo tất cả 42
bệnh truyền nhiễm trong danh mục, theo các hình thức được quy định dưới đây:
4.1. Các trường hợp phải thông tin báo cáo
4.1.1. Khi phát hiện người mắc bệnh truyền nhiễm quy định tại Phụ lục 1 ban
hành kèm theo Thông tư này.
4.1.2. Khi phát hiện ổ dịch bệnh truyền nhiễm, khi ổ dịch bệnh truyền nhiễm
đang hoạt động và khi ổ dịch bệnh truyền nhiễm chấm dứt hoạt động.
4.1.3. Khi triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
4.1.4. Khi có yêu cầu báo cáo để phục vụ công tác giám sát, kiểm tra, chỉ đạo
phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm của cấp trên.
10
4.2. Nguyên tắc báo cáo
4.2.1. Nội dung thông tin báo cáo, khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm phải
bảo đảm tính trung thực, đầy đủ và kịp thời. Đơn vị báo cáo chịu trách nhiệm về nội
dung báo cáo.
4.2.2. Việc thông tin, báo cáo phải bảo đảm đúng trình tự, thủ tục, thẩm
quyền và theo đúng các biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.
4.2.3. Trường hợp đã thực hiện báo cáo trực tuyến thì không phải báo cáo bằng
văn bản, nhưng phải lưu đầy đủ hồ sơ tại đơn vị theo quy định tại Khoản 1 Điều 3
của Thông tư này.
4.3. Hình thức thông tin báo cáo
4.3.1. Báo cáo trực tuyến: Báo cáo trực tiếp vào hệ thống báo cáo thông qua
đường truyền internet, đồng thời lưu hồ sơ bệnh án đối với báo cáo trường hợp bệnh
hoặc báo cáo bằng văn bản đối với các loại báo cáo khác tại đơn vị báo cáo.
4.3.2. Báo cáo bằng văn bản: Trường hợp không thực hiện được báo cáo trực
tuyến, các đơn vị thực hiện báo cáo bằng văn bản gửi theo đường công văn, fax, thư
điện tử.
4.3.3. Hình thức khác: Trong trường hợp khẩn cấp có thể gọi điện thoại hoặc
báo cáo trực tiếp và trong thời hạn 24 giờ phải thực hiện báo cáo trực tuyến hoặc
báo cáo bằng văn bản.
4.4. Nội dung thông tin báo cáo
4.4.1. Số liệu thống kê mắc bệnh truyền nhiễm được xác định theo ngày khởi
phát của bệnh nhân.
4.4.2. Báo cáo trường hợp bệnh: Danh mục các bệnh truyền nhiễm phải báo
cáo trường hợp bệnh theo quy định tại Mục 1, Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo
Thông tư này (bao gồm các trường hợp có chẩn đoán lâm sàng, các trường hợp có
xác định của phòng xét nghiệm, các trường hợp điều trị nội trú, ngoại trú và các
trường hợp được phát hiện tại cộng đồng). Nội dung báo cáo trường hợp bệnh thực
hiện theo quy định tại Biểu mẫu 1 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
11
4.4.3. Báo cáo tuần: Nội dung báo cáo tuần thực hiện theo quy định tại Biểu
mẫu 2 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Số liệu báo cáo tuần được tính
trong 07 ngày, từ 00h00 ngày thứ Hai đến 24h00 ngày Chủ nhật của tuần báo cáo.
4.4.4. Báo cáo tháng: Nội dung báo cáo tháng thực hiện theo quy định tại Biểu
mẫu 3 và Biểu mẫu 4 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Danh mục bệnh
phải báo cáo tháng theo quy định tại Mục 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư
này. Số liệu báo cáo tháng được tính từ 00h00 ngày đầu tiên đến 24h00 ngày cuối
cùng của tháng báo cáo.
4.4.5. Báo cáo năm: Nội dung báo cáo năm thực hiện theo quy định tại Biểu
mẫu 5 và Biểu mẫu 6 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Số liệu báo cáo
năm được tính từ 00h00 ngày đầu tiên đến 24h00 ngày cuối cùng của năm báo cáo.
4.4.6. Báo cáo ổ dịch (bao gồm báo cáo phát hiện ổ dịch bệnh truyền nhiễm,
báo cáo ổ dịch bệnh truyền nhiễm đang hoạt động và báo cáo kết thúc ổ dịch): Nội
dung báo cáo ổ dịch thực hiện theo quy định tại Biểu mẫu 7, Biểu mẫu 8, Biểu mẫu
9 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Số liệu báo cáo mỗi ngày được tính từ
00h00 đến 24h00 của ngày báo cáo.
4.4.7. Báo cáo đột xuất: Nội dung và số liệu báo cáo đột xuất thực hiện theo
yêu cầu của cơ quan cấp trên cho từng công việc cụ thể.
4.5. Quy trình thông tin báo cáo
Quy trình thông tin báo cáo được thực hiện theo sơ đồ tổ chức hệ thống thông
tin báo cáo bệnh truyền nhiễm quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư
này, cụ thể như sau:
4.5.1. Đơn vị y tế cơ quan, phòng khám tư nhân, các cơ sở chẩn đoán, bác sĩ
gia đình và nhân viên y tế thôn bản khi phát hiện người nghi ngờ mắc bệnh truyền
nhiễm trong danh mục bệnh được quy định tại Mục 1, Mục 2, Mục 3 Phụ lục 1 ban
hành kèm theo Thông tư này, có trách nhiệm thông báo ngay cho Trạm Y tế xã,
phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Trạm Y tế xã) trên địa bàn sở tại để thực hiện
việc điều tra, xác minh, thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm
theo quy định.
12
4.5.2. Trạm Y tế xã có trách nhiệm tiếp nhận, điều tra, xác minh thông tin và
báo cáo số liệu bệnh truyền nhiễm được ghi nhận trên địa bàn cho Trung tâm Y tế
huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Trung tâm Y tế
huyện) theo thời gian như sau:
a) Báo cáo trường hợp bệnh: Hoàn thành báo cáo trong vòng 24 giờ hoặc 48
giờ kể từ khi có chẩn đoán theo danh mục bệnh truyền nhiễm được quy định tại
Mục 1, Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Báo cáo tuần: Hoàn thành báo cáo trước 14h00 thứ Ba tuần kế tiếp;
c) Báo cáo tháng: Hoàn thành báo cáo trước ngày 05 của tháng kế tiếp;
d) Cập nhật thông tin của báo cáo trường hợp bệnh và báo cáo tháng: Khi nhận
được danh sách các trường hợp bệnh lưu trú trên địa bàn được khám, chữa bệnh ở
nơi khác do Trung tâm Y tế huyện cung cấp, Trạm Y tế xã có trách nhiệm điều tra,
xác minh thông tin. Nếu phát hiện những sai lệch thông tin hoặc không xác minh
được địa chỉ người bệnh, Trạm Y tế xã có trách nhiệm báo cáo cho Trung tâm Y tế
huyện trong vòng 24 giờ để thực hiện việc cập nhật thông tin.
4.5.3. Bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau
đây gọi tắt là bệnh viện huyện) có trách nhiệm báo cáo, cập nhật thông tin bệnh
truyền nhiễm tại đơn vị mình cho Trung tâm Y tế huyện theo thời gian như sau:
a) Báo cáo trường hợp bệnh: Hoàn thành báo cáo trong vòng 24 giờ hoặc 48
giờ kể từ khi có chẩn đoán theo danh mục bệnh truyền nhiễm được quy định tại
Mục 1, Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Báo cáo tháng: Hoàn thành báo cáo trước ngày 05 của tháng kế tiếp. Danh
mục các bệnh truyền nhiễm phải báo cáo tháng theo quy định tại Mục 3 Phụ lục 1
ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Cập nhật thông tin của báo cáo trường hợp bệnh và báo cáo tháng: Trong
vòng 24 giờ kể từ khi có những thay đổi chẩn đoán, có chẩn đoán xác định phòng
xét nghiệm, khi bệnh nhân ra viện, chuyển viện hay tử vong hoặc có thay đổi thông
tin cá nhân.
4.5.4. Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(sau đây gọi tắt là bệnh viện tuyến tỉnh), bệnh viện tư nhân có trách nhiệm báo cáo,
13
cập nhật thông tin bệnh truyền nhiễm tại đơn vị mình cho Trung tâm Y tế dự phòng
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Trung tâm Y tế dự phòng
tỉnh) và báo cáo, cập nhật thông tin về bệnh sốt rét, bệnh do ký sinh trùng, côn trùng
cho Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây
gọi tắt là Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh) theo thời gian như sau:
a) Báo cáo trường hợp bệnh: Hoàn thành báo cáo trong vòng 24 giờ hoặc 48
giờ kể từ khi có chẩn đoán theo danh mục bệnh truyền nhiễm được quy định tại
Mục 1, Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Báo cáo tháng: Hoàn thành báo cáo trước ngày 05 của tháng kế tiếp. Danh
mục các bệnh truyền nhiễm phải báo cáo tháng theo quy định tại Mục 3 Phụ lục 1
ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Cập nhật thông tin của báo cáo trường hợp bệnh và báo cáo tháng: Trong
vòng 24 giờ kể từ khi có những thay đổi chẩn đoán, có chẩn đoán xác định phòng
xét nghiệm, khi bệnh nhân ra viện, chuyển viện hay tử vong hoặc có thay đổi thông
tin cá nhân.
4.5.5. Bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện và Trung tâm Y tế thuộc các Bộ,
ngành có trách nhiệm thực hiện báo cáo, cập nhật thông tin bệnh truyền nhiễm tại
đơn vị mình cho các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng
- Côn trùng và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh
theo thời gian như sau:
a) Báo cáo trường hợp bệnh: Hoàn thành báo cáo trong vòng 24 giờ hoặc 48
giờ kể từ khi trường hợp bệnh có chẩn đoán theo danh mục bệnh truyền nhiễm được
quy định cụ thể tại Mục 1, Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Báo cáo tháng: Hoàn thành báo cáo trước ngày 05 của tháng kế tiếp. Danh
mục các bệnh truyền nhiễm phải báo cáo tháng theo quy định tại Mục 3 Phụ lục 1
ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Cập nhật thông tin của báo cáo trường hợp bệnh và báo cáo tháng: Trong
vòng 24 giờ kể từ khi có những thay đổi chẩn đoán, có chẩn đoán xác định phòng
xét nghiệm, khi bệnh nhân ra viện, chuyển viện hay tử vong hoặc có thay đổi thông
tin cá nhân.
14
4.5.6. Trung tâm Y tế huyện có trách nhiệm tổng hợp số liệu bệnh truyền
nhiễm từ Trạm Y tế xã, Bệnh viện huyện và thực hiện báo cáo, cập nhật thông tin
cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh theo thời
gian như sau:
a) Báo cáo trường hợp bệnh: Hoàn thành báo cáo trong vòng 24 giờ kể từ khi
nhận được báo cáo của Trạm Y tế xã và Bệnh viện huyện;
b) Báo cáo tuần: Hoàn thành báo cáo các hoạt động phòng chống dịch tuần của
Trạm Y tế xã và Trung tâm Y tế huyện trước 14h00 ngày thứ Tư của tuần kế tiếp;
c) Báo cáo tháng: Hoàn thành báo cáo trước ngày 10 của tháng kế tiếp từ danh
sách người bệnh nhận được từ Trạm Y tế xã, Bệnh viện huyện, Trung tâm Y tế dự
phòng tỉnh;
d) Báo cáo năm: Hoàn thành báo cáo trước ngày 10 tháng 01 của năm kế tiếp;
đ) Cập nhật thông tin của báo cáo trường hợp bệnh và báo cáo tháng: Trong
vòng 24 giờ kể từ khi nhận được phản hồi của Trạm Y tế xã về việc sai lệch thông
tin cá nhân của trường hợp bệnh thì Trung tâm Y tế huyện có trách nhiệm cập nhật
thông tin vào hệ thống báo cáo. Trong trường hợp không xác minh được địa chỉ
người bệnh, Trung tâm Y tế huyện có trách nhiệm phối hợp với Bệnh viện huyện để
xác minh lại thông tin nếu trường hợp đó do Bệnh viện huyện báo cáo hoặc báo cáo
cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh nếu các trường hợp đó do các cơ sở khám chữa
bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương báo cáo;
e) Báo cáo ổ dịch: Thực hiện báo cáo ổ dịch ngay sau khi phát hiện, đảm bảo
không muộn hơn 24 giờ kể từ khi phát hiện ổ dịch. Sau đó thực hiện báo cáo cập
nhật tình hình ổ dịch hàng ngày (trước 10h00) cho đến khi ổ dịch chấm dứt hoạt
động và thực hiện báo cáo kết thúc ổ dịch trong vòng 48 giờ kể từ khi ổ dịch chấm
dứt hoạt động.
g) Phản hồi thông tin: Trước 10h00 hàng ngày, Trung tâm Y tế huyện có trách
nhiệm gửi cho Trạm Y tế xã danh sách các trường hợp bệnh trên địa bàn xã được
báo cáo trong hệ thống báo cáo trực tuyến của Bộ Y tế để thực hiện công tác điều
tra, xác minh và phòng, chống dịch.
15
3.5.7. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh có
trách nhiệm thực hiện báo cáo, cập nhật thông tin cho các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện
Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng theo quy trình và thời gian như
sau:
a) Báo cáo tuần: Hoàn thành báo cáo hoạt động phòng chống dịch tuần của
đơn vị mình trước 14h00 của thứ Tư tuần kế tiếp;
b) Báo cáo tháng: Khi nhận được danh sách người mắc bệnh truyền nhiễm
phải báo cáo tháng từ các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, các Bệnh viện tuyến
trung ương, Bệnh viện tuyến tỉnh, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh có trách nhiệm
tổng hợp và gửi cho Trung tâm Y tế huyện trước ngày 08 của tháng kế tiếp để thực
hiện công tác báo cáo tháng;
c) Báo cáo năm: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét
tỉnh có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo năm bằng văn bản cho Viện Vệ sinh dịch
tễ, Viện Pasteur hoặc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng phụ trách khu vực
(đối với bệnh sốt rét, bệnh do ký sinh trùng, côn trùng) trước ngày 15 tháng 01 của
năm kế tiếp;
d) Cập nhật thông tin của báo cáo trường hợp bệnh và báo cáo tháng: Khi nhận
được kết quả xét nghiệm của các mẫu bệnh phẩm từ các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện
Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng, trong vòng 24 giờ, Trung tâm Y tế
dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh có trách nhiệm là đầu mối phối
hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện việc cập nhật thông tin theo quy định.
Trong trường hợp không xác minh được địa chỉ của các trường hợp bệnh, trong
vòng 24 giờ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh có
trách nhiệm là đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan để xác minh lại thông tin
và thực hiện việc cập nhật thông tin theo quy định.
4.5.8. Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thực
hiện hoạt động kiểm dịch y tế có trách nhiệm thực hiện báo cáo trường hợp nghi
ngờ, mắc bệnh truyền nhiễm phát hiện tại khu vực cửa khẩu cho các Viện Vệ sinh
dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Y tế dự
phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh.
16
4.5.9. Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng -
Côn trùng có trách nhiệm thực hiện báo cáo cho Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) theo
quy trình và thời gian như sau:
a) Báo cáo tuần: Hoàn thành trước 14h00 của thứ Tư của tuần kế tiếp;
b) Báo cáo tháng: Khi nhận được danh sách người mắc bệnh truyền nhiễm cần
báo cáo tháng từ các Bệnh viện tuyến trung ương, Bệnh viện và Trung tâm Y tế
thuộc các Bộ, ngành, các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur có trách nhiệm tổng
hợp và gửi danh sách cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh trước ngày 07 của tháng kế
tiếp;
c) Báo cáo năm: Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh
trùng - Côn trùng có trách nhiệm cùng với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm
Phòng chống sốt rét tỉnh và các đơn vị liên quan tiến hành rà soát, thống nhất số liệu
để thực hiện báo cáo năm bằng văn bản cho Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng, Cục Quản
lý khám chữa bệnh) trước ngày 31 tháng 01 của năm kế tiếp;
d) Cập nhật thông tin báo cáo trường hợp bệnh và báo cáo tháng: Các Viện Vệ
sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng có trách nhiệm
phối hợp với các đơn vị liên quan để xác minh lại thông tin các trường hợp bệnh
được điều trị tại Bệnh viện tuyến trung ương, Bệnh viện và Trung tâm Y tế thuộc
các Bộ, ngành khi địa phương không xác minh được địa chỉ của các trường hợp
bệnh này và chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét
tỉnh thực hiện việc cập nhật thông tin theo quy định.
4.5.10. Phòng Y tế các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và Sở Y
tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Y tế) có trách
nhiệm tổng hợp số liệu bệnh truyền nhiễm trên địa bàn từ hệ thống báo cáo trực
tuyến của Bộ Y tế để chỉ đạo công tác phòng chống dịch trên địa bàn.
4.6. Trách nhiệm khai báo dịch bệnh truyền nhiễm
Tại địa phương đang có dịch bệnh, người mắc bệnh truyền nhiễm hoặc nghi
ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, người phát hiện trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm
có trách nhiệm thực hiện việc khai báo dịch cho nhân viên y tế thôn, bản, trạm y tế
17
xã hoặc cơ quan y tế gần nhất trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện theo quy định
tại Khoản 1 Điều 47 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
4.7. Trách nhiệm báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin về bệnh dịch từ người dân hoặc tự phát hiện
các trường hợp mắc bệnh dịch hoặc nghi ngờ mắc bệnh dịch truyền nhiễm, các cơ
sở y tế phải báo cáo cho cơ quan y tế dự phòng để điều tra, xác minh trong vòng 24
giờ. Trường hợp xác định thông tin đó là chính xác, cơ quan y tế dự phòng phải báo
cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về y tế nơi xảy ra dịch quy định tại Khoản 2 Điều
47 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm và báo cáo vào hệ thống báo cáo trực
tuyến của Bộ Y tế theo các quy định của Thông tư này.
4.8. Trách nhiệm thi hành
4.8.1. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế:
a) Cục Y tế dự phòng:
- Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức thực hiện Thông tư, tổ
chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư trên phạm vi cả nước;
- Là đơn vị đầu mối quản lý, lưu trữ cơ sở dữ liệu bệnh truyền nhiễm;
- Là cơ quan duy nhất được Bộ trưởng Bộ Y tế ủy quyền thông báo quốc tế về
bệnh truyền nhiễm.
b) Cục Quản lý khám, chữa bệnh:
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và đôn đốc các cơ sở khám, chữa
bệnh trên toàn quốc thực hiện Thông tư này.
- Bảo đảm hệ thống thu thập số liệu tại các cơ sở khám chữa bệnh, thống nhất
mẫu hồ sơ bệnh án, bệnh án điện tử để việc thông tin khai báo, báo cáo bệnh, dịch
bệnh truyền nhiễm của các cơ sở khám, chữa bệnh được thuận lợi, đầy đủ và kịp
thời theo quy định của Thông tư này;
c) Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn
trùng:
- Hướng dẫn đơn vị y tế dự phòng của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương thuộc địa bàn phụ trách thực hiện Thông tư này;
18
- Chỉ đạo chuyên môn, kỹ thuật, tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc
thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm tại các đơn vị ở các
tuyến thuộc khu vực phụ trách.
d) Bệnh viện tuyến trung ương: Bố trí người làm chuyên trách, trang thiết bị,
kinh phí để thực hiện công tác thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền
nhiễm. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị y tế dự phòng trong việc lấy mẫu bệnh
phẩm, chia sẻ mẫu bệnh phẩm hoặc chủng tác nhân gây bệnh để chẩn đoán xác định.
4.8.2. Trách nhiệm của cơ quan y tế thuộc các Bộ, ngành, bệnh viện tư nhân:
a) Bố trí cán bộ, trang thiết bị, kinh phí để thực hiện công tác thông tin báo cáo
và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.
b) Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị y tế dự phòng tại địa phương sở tại trong
việc lấy mẫu bệnh phẩm, chia sẻ mẫu bệnh phẩm hoặc chủng tác nhân gây bệnh để
chẩn đoán xác định.
4.8.3. Trách nhiệm của Sở Y tế và các đơn vị y tế địa phương:
a) Sở Y tế: Chỉ đạo và tổ chức thực hiện Thông tư trên địa bàn quản lý; chịu
trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và đôn đốc các đơn vị thực hiện. Tham mưu cho Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố để bố trí kinh phí cho các đơn vị triển khai và duy trì
thực hiện công tác thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.
b) Các đơn vị y tế địa phương: Có trách nhiệm bố trí cán bộ chuyên trách,
trang thiết bị, kinh phí để thực hiện công tác thông tin báo cáo và khai báo bệnh,
dịch BTN.
4.9. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với các tỉnh triển khai mô hình Trung tâm Kiểm soát bệnh tật quy định tại
Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015 của Bộ trưởng Bộ
Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
và Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì
đơn vị triển khai mô hình Trung tâm Kiểm soát bệnh tật là đơn vị thay thế Trung
tâm Y tế dự phòng tỉnh thực hiện báo cáo theo quy định của Thông tư này.
19
Sơ đồ 1: tổ chức hệ thống thông tin, báo cáo BTN hiện nay
Ghi chú: Kênh báo cáo trực tuyến
Kênh báo cáo không trực tuyến (nếu không thực hiện được báo cáo trực tuyến)
(nguồn: được sử dụng theo Thông tư 54/2015/TT-BYT)
5. Thực trạng hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm.
5.1. Yếu tố kỹ thuật
Phòng chống bệnh truyền nhiễm là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác
YTDP ở nước ta. Công tác này đòi hỏi cần phải có một hệ thống thông tin báo cáo
các bệnh dịch nhanh chóng, chính xác và kịp thời. Tuy nhiên, công tác giám sát và
BỘ Y TẾ
Cục Y tế dự phòng
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
ViệnVệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur
Viện SR-KST-CT
Bệnh viện Trung ương
Bệnh viện, TTYT thuộc các Bộ, ngành
SỞ Y TẾ (Phòng Nghiệp vụ Y)
Trung tâm YTDP tỉnh
Trung tâm PCSR tỉnh
Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế
Bệnh viện tuyến tỉnh
Bệnh viện đa khoa tư nhân
Trung tâm Y tế huyện
Bệnh viện huyện
HỆ
THỐNG
BÁO
CÁO
TRỰC
TUYẾN,
GHI
NHẬN
BỆNH
NHÂN
HỆ
THỐNG
BÁO
CÁO
TRỰC
TUYẾN,
GHI
NHẬN
BỆNH
NHÂN
20
phòng chống bệnh truyền nhiễm chưa đạt được kết quả mong muốn do hệ thống
giám sát bệnh truyền nhiễm còn thụ động và chưa đạt hiệu quả. Các báo cáo bệnh
truyền nhiễm hiện nay chủ yếu qua công văn giấy tờ. Việc ứng dụng CNTT trong
việc tổng hợp, thống kê, báo cáo còn nhiều hạn chế. Do vậy, việc thu thập và xử lý
thông tin về các ca bệnh còn gặp nhiều khó khăn.
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã điều tra kết hợp phương pháp định lượng
và định tính được thực hiện tại cấp trung ương (Cục YTDP, Cục QLKCB, Vụ pháp
chế, Vụ KHTC), các viện VSDT/ Pasteur (NIHE, HCM, Nha Trang, Tây Nguyên),
BV Bệnh nhiệt đới Quốc gia, 17/63 tỉnh thuộc 7 vùng địa lý (Hà Nội, Bắc Giang,
Lào Cai, Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Thừa thiên Huế, Quảng Nam,
Khánh Hoà, Đăk Nông, Kon Tum, Bình Dương, Tây Ninh, Cần Thơ, Vĩnh Long và
Sóc Trăng) và tất cả các huyện thuộc 17 tỉnh. Kết quả điều tra cho thấy: Trong tổng
số 187 TTYT quận huyện, chỉ có 32,6% TTYT đủ cơ sở làm việc. 92,5% được cấp
điện đầy đủ, 68,4% có đủ nước máy, 92,5% có kết nối internet [2]. Từ 80% đến
100% cán bộ được điều tra biết về hệ thống cảnh báo sớm và đáp ứng nhanh mặc
dầu thuật ngữ này còn xa lạ với đông đảo cán bộ Y tế tuyến cơ sở. Cũng trong năm
2008-2009, để phục vụ cho hoạt động cảnh báo sớm, đáp ứng nhanh và chạy phần
mềm quản lý số liệu EWARS, nhiều tỉnh, huyện được tiếp nhận các trang thiết bị
cần thiết. Theo kết quả đánh giá: 95,2% đơn vị có máy tính, 85% có máy in, 89,4%
có điện thoại phục vụ hệ thống giám sát, 92,5% đơn vị đã kết nối Internet. Đây là
thuận lợi về cơ sở vật chất góp phần để phần mềm quản lý dữ liệu EWARS triển
khai trên diện rộng. Tuy nhiên chỉ có 49,3% có máy Fax và 7,5% có máy bộ đàm
[2]. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhận thấy phần mềm quản lý số liệu bệnh
truyền nhiễm còn một số điểm yếu như: chưa có chức năng đồng bộ dữ liệu lên
mạng Internet, chưa đưa ra được cảnh báo….Tuy nhiên đây là bước khởi đầu xây
dựng hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm để phục vụ cho hoạt động cảnh báo sớm,
đáp ứng nhanh cho ngành y tế tại Việt Nam.
Nhằm mục đích nâng cao chất lượng hệ thống báo cáo BTN trên cơ sở hoàn
thiện hệ thống báo cáo hiện có và khắc phục những khiếm khuyết đã được vạch ra,
năm 2010, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế dự phòng đã ban hành Thông tư
Trạm Y tế xã
Đơn vị y tế
Cơ quan
Nhân viên Y tế
thôn bản
Phòng khám tư nhân,
cơ sở chẩn đoán, Bác sỹ
gia đình
21
48/2010/TT-BYT về việc hướng dẫn chế độ khai báo bệnh truyền nhiễm và đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào việc nâng cao chất lượng của hệ thống báo
cáo bệnh truyền nhiễm. 100% đơn vị báo cáo BTN tuyến huyện trở lên đã gửi báo
cáo BTN bằng E-mail [11]. Bước đầu đề xuất triển khai phần mềm “ báo cáo BTN
bằng phần mềm trực tuyến” do Cục YTDP, thông qua dự án Hỗ trợ phát triển hệ
thống YTDP (ADB-47) xây dựng, triển khai thí điểm tại 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội,
Thái Bình, Yên Bái, Bình Định, Đắc Lắc, Bình Dương và Đồng Tháp. Tuy nhiên,
vẫn còn một số hạn chế của phần mềm trực tuyến và của hệ thống báo cáo BTN
như: Người dùng tuyến Tỉnh gặp khó khăn trong việc bổ sung và chỉnh sửa số liệu;
Người dùng bắt buộc phải nhập và hoàn thiện báo cáo tại 1 thời điểm do không có
tính năng lưu báo cáo tạm thời; Chức năng kết xuất báo cáo biểu đồ tiêu đề chưa
đúng với mẫu hiện tại đang được áp dụng; Danh sách các đơn vị hành chính trong
phần mềm sắp xếp theo trật tự khác so với báo cáo giấy hiện đang sử dụng; biểu
mẫu nhập liệu không có giá trị cộng dồn nên khó khăn cho việc kiểm tra tính chính
xác của số liệu; Số liệu luôn phải cập nhật, chỉnh sửa do phải thu thập số liệu do hệ
điều trị gửi lên, dẫn đến tình trạng báo cáo không đúng hạn; Mẫu báo cáo của phần
mềm chưa có chức năng Freeze (giữ dòng tiêu đề) gây khó khăn khi nhập liệu; Báo
cáo tuần và tháng khi kết xuất sang định dạng Excel phải mất nhiều thời gian chỉnh
sửa để có thể in đủ trên khổ giấy A4; cơ chế sao lưu và phục hồi dữ liệu ở mức cả
nước không cho phép sao lưu/phục hồi số liệu ở cho 1 đơn vị; cơ sở dữ liệu cho
module bản đồ của phần mềm chưa được cập nhật; chưa có báo cáo về tỷ lệ
mắc/chết trên 100.000 dân [16].
5.2. Yếu tố tổ chức
Để công tác phòng chống dịch bệnh được tổ chức kịp thời, hạn chế, giảm thiểu
sự lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm được
các đơn vị y tế từ tuyến Trung ương đến tuyến cơ sở rất chú ý và quan tâm, trong đó
vấn đề tổ chức nhân sự, tổ chức bố trí trang thiết bị cho các cơ sở y tế và nhân viên
y tế rất được quan tâm.
22
Ngay từ năm 2008, Trung tâm Nghiên cứu Sức khoẻ Cộng đồng và Phòng
chống Chấn thương (CCHIP) đã thực hiện “Xây dựng và áp dụng thí điểm mô hình
báo cáo bệnh truyền nhiễm” với mục tiêu cụ thể của hoạt động: (i) Xây dựng mô
hình và hướng dẫn áp dụng thí điểm mô hình hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm
qua mạng Internet, (ii) Đánh giá kết quả thí điểm áp dụng mô hình báo cáo bệnh
truyền nhiễm qua mạng Internet, (iii) Lập kế hoạch chi tiết nhân rộng mô hình báo
cáo bệnh truyền nhiễm qua mạng Internet. Dựa trên những kết quả đánh giá cơ sở
(baseline) tại 8 tỉnh dự án VAHIP, Trung tâm CCHIP đã xây dựng tài liệu kỹ thuật
hướng dẫn việc triển khai mô hình báo cáo bệnh truyền nhiễm. Tài liệu được hoàn
thiện theo ý kiến của các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực báo cáo bệnh truyền
nhiễm. Mô hình được áp dụng thí điểm tại 6 đơn vị tuyến trung ương (4 viện VSDT
và pasteurs, BV bệnh nhiệt đới TƯ và BV nhi TƯ), 11 đơn vị tuyến tỉnh và 16 cơ sở
tuyến huyện thuộc, 8 TYT xã và 53 thôn/bản/ấp thuộc 2 tỉnh (Thái Bình và Long
An). Kết quả thí điểm mô hình cho thấy những kết quả tích cực trong việc tăng
cường khả năng phát hiện sớm, đáp ứng nhanh của hệ thống báo cáo bệnh truyền
nhiễm. Cụ thể: Làm tăng một số chỉ tiêu hoàn thiện cơ cấu, tổ chức nhân lực theo
hướng chuyên trách hóa hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm tại tuyến và cơ sở
giám sát: Tỷ lệ cơ sở có đơn vị/nhân viên GS thường trực và có bảng mô tả chức
trách nhiệm vụ, yêu cầu chất lượng của đơn vị/nhân viên GS từ tuyến huyện trở lên
là 91,6%, tăng 2,2 lần so với trước thí điểm. Tại TT.YTDP tỉnh, Viện khu vực là
100%. Tại các BV công tư là 80%. Tỷ lệ xã thí điểm tổ chức được hệ thống CTV
giám sát tại cộng đồng (CBS), đặc biệt cho cúm gia cầm là 100%, Hệ thống CTV
bước đầu hoạt động có hiệu quả. Tỷ lệ đơn vị cơ động đáp ứng nhanh được tổ chức
và hoạt động theo đúng quy định của mô hình, đặc biệt đối với cúm gia cầm là
100% các thí điểm. Tỉnh Long An triển khai diễn tập phối hợp lực lượng chống dịch
cúm A(H5N1) với 7 nội dung hoạt động giám sát và đáp ứng PCD tại hai huyện thí
điểm [11].
Từ năm 2010 đến năm 2014, Bộ Y tế thông qua Dự án Hỗ trợ Y tế dự phòng
(ADB47) và Dự án sẵn sàng ứng phó đại dịch cúm (VAHIP) đã cung cấp máy tính
và hỗ trợ kết nối internet cho các đơn vị triển khai thí điểm ứng dụng công nghệ
23
thông tin vào công tác báo cáo bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên việc trang bị máy tính
chưa được đồng đều do kinh phí của các Dự án trên cho hoạt động là hạn chế, cụ
thể: Dự án ADB 47 chỉ cấp máy tính cho tuyến huyện cho 47 tỉnh, thành phố thuộc
Dự án và Dự án VAHIP chỉ cấp máy tính đến cho tuyến xã của 8 tỉnh, thành phố
thuộc Dự án.
Đường truyền Internet tại các trung tâm y tế huyện hầu hết đều sử dụng gói
ADSL MegaVNN 4096Kbps/512Kbps và truy cập cho toàn đơn vị. Tại 91 đơn vị
tuyến huyện triển khai thử nghiệm đều có máy tính kết nối internet, và được ưu tiên
sử dụng cho hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm [11].
Từ năm 2002 đến nay, Bộ Y tế đã 03 lần ban hành các Quyết định và Thông
tư chỉ đạo nhằm tăng cường, nâng cao năng lực của hệ thống báo cáo bệnh truyền
nhiễm tại Việt Nam. Lần thứ nhất, năm 2002, Bộ Y tế ban hành Quyết định
4880/2002/QĐ-BYT; tiếp đó để nâng cao hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm,
Thông tư 48/2010/TT-BYT đã được ra đời vào năm 2010. Đến nay, để tiếp cận và
theo kịp với các nước trên thế giới, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 54/2015/TT-BYT
vào năm 2015 về việc hướng dẫn chế độ, khai báo, thông tin và báo cáo bệnh truyền
nhiễm.
Bên cạnh việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và bố trí nhân sự cho
hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm thì công tác đào tạo cán bộ để nâng cao kiến
thức về cảnh báo sớm và đáp ứng nhanh các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra tại
địa phương. Khoảng 70% % cán bộ được tập huấn về cảnh báo sớm, đáp ứng
nhanh. 42,7% được tập huấn về dịch tễ học, 10,6% được tập huấn về hệ thống quản
lý dẫn liệu EWARS và 21,6% được tập huấn về kiểm soát lây nhiễm [2]. Có 100%
số tỉnh và 40,7% số huyện đánh giá đã tổ chức diễn tập cho các đội phản ứng nhanh.
Tỉnh có tỷ lệ huyện đã diễn tập cao là Thừa Thiên- Huế (88,9%), Thái Bình (75%),
Quảng Nam (72,2%), Hà Nội( 62,7%), Tây Ninh (66,7%). Có 4 tỉnh chưa tổ chức
diễn tập ở tuyến huyện là Bắc Giang, Khánh Hoà, Bình Dương, Vĩnh Long [2].
Kết quả thí điểm mô hình báo cáo bệnh truyền nhiễm do Dự án VAHIP triển
khai năm 2010 cho thấy những kết quả tích cực trong việc tăng cường khả năng
24
phát hiện sớm, đáp ứng nhanh của hệ thống GSBTN, cụ thể như: Làm thay đổi
trong nhận thức và thái độ của cán bộ lãnh đạo và người trực tiếp làm công tác
GSBTN: Tỷ lệ % người biết định nghĩa về ca bệnh cúm gia cầm H5N1 từ 66,6% lên
100%; Tỷ lệ người người có nhận thức và thái độ đúng về vai trò và cơ sở pháp lý
của GSBTN từ 77,7% lên 100% [13].
Năm 2012, để nâng cao khả năng sử dụng phần mềm trực tuyến vào công tác
báo cáo bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế đã phối hợp với các đơn
vị liên quan thực hiện 08 lớp tập huấn cho 11 tỉnh/ TP: Yên Bái, Hà Nội, Thái Bình,
Bình Định, Bình Dương và Đắk Lắk từ tháng 3 đến tháng 7/2012 cho 290 cán bộ y
tế [16]. Tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn trong công tác cán bộ như: cán bộ đi tập
huấn về chưa phổ biến, hướng dẫn cho cán bộ liên quan khi không có mặt ở cơ
quan, dẫn đến chậm trễ trong công tác báo cáo bệnh truyền nhiễm hoặc có đơn vị cử
cán bộ đi tập huấn chưa phù hợp khi tham gia tập huấn, đào tạo.
Nhằm tăng cường năng lực của Chính phủ Việt Nam trong việc xác định, dự
phòng và kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Dự án sáng kiến cúm gia cầm và đại dịch
(USAID/APII) được triển khai mô hình can thiệp được thí điểm từ tháng 3 đến
tháng 9/2011 tại 123 xã thuộc 5 tỉnh (Hưng Yên, Hà Nam, Quảng Trị, Cần Thơ và
Kiên Giang) nhằm phát hiện kịp thời, báo cáo và đáp ứng những ca bệnh có thể gây
dịch trên gia cầm và trên người. Mô hình sử dụng hệ thống cộng tác viên y tế và thú
y cấp thôn bản, liên kết với hệ thống giám sát dịch quốc gia ở mỗi ngành. Đánh giá
độc lập được thực hiện trong tháng 4/2012 tại 6 huyện thuộc 3 tỉnh Hưng Yên,
Quảng Trị và Cần Thơ. Số liệu được thu thập theo 5 cách: (i) Xem xét các số liệu
dịch tễ học sẵn có, (ii) điều tra cộng tác viên, (iii) Điều tra hộ gia đình, (iv) phỏng
vấn sâu các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch cúm gia cầm, và (v) phỏng vấn sâu
các bên liên quan ngành thú y và y tế tại các cấp (xã, huyện, tỉnh). Một số kết quả
cho thấy: Tỷ lệ cộng tác viên nhớ được những bệnh phải được giám sát thì còn thấp
ở Cần Thơ và Hưng Yên (28-55%) nhưng các cộng tác viên tuyến tỉnh Quảng Trị
thì có kiến thức tốt (khoảng 70%). Tỷ lệ cộng tác viên cho biết là bệnh tả phải được
báo cáo ngay lập tức thì còn thấp ở tất cả các tỉnh, chỉ từ 18-45%. Cán bộ y tế xã ở
25
một số tỉnh lưu ý rằng các cộng tác viên gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa tiêu
chảy và bệnh tả, và do đó các ca bệnh tiêu chảy (nặng hơn là bệnh tả) cần được báo
cáo để họ có thể điều tra ca bệnh [13]. Tỷ lệ cộng tác viên sử dụng yếu tố dịch tễ
học để phân biệt ca bệnh nghi ngờ cúm A(H5N1) và bệnh giống như cúm thì còn
thấp, chỉ từ 10-39% [13] ở 6 huyện. Vấn đề này sẽ tác động lên việc thực thi hệ
thống, đưa ra những khung thời gian báo cáo khác nhau cho 2 bệnh.
Nhìn chung, hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm sẽ được cải thiện hơn khi
các cán bộ y tế nắm vững các kiến thức về dịch tễ học, định nghĩa trường hợp bệnh
truyền nhiễm và các ứng dụng của công nghệ thông tin.
5. 3. Chất lượng báo cáo (tính đúng hạn và tính đầy đủ) số liệu của hoạt
động báo cáo bệnh truyền nhiễm.
Chất lượng của hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm là nền tảng cho việc
phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm. Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới và
Trung tâm Kiểm soát bệnh dịch Hoa Ky, bất ky hoạt động báo cáo bệnh truyền
nhiễm nào cũng có tổ chức, cấu trúc, chức năng tương tự nhau. Các hướng dẫn đánh
giá báo cáo bệnh truyền nhiễm được Trung tâm Kiểm soát bệnh dịch Hoa Ky phát
triển từ năm 1988.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu đánh giá báo cáo bệnh truyền nhiễm mới được
đề cập gần đây. Nghiên cứu năm 2002 cho thấy việc triển khai hoạt động báo cáo
bệnh truyền nhiễm không dễ thực hiện (25%-58%) và không đơn giản (37%-59%)
[14]. Hiện nay phần lớn các ca bệnh được báo cáo tại tuyến xã, huyện chỉ dựa vào
dấu hiệu lâm sàng. Chính vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới và các quốc gia cần tập trung
nhiều nguồn lực cải thiện hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm, đặc biệt đối với
những nước đang phát triển có nguồn lực hạn chế như Việt Nam.
Từ năm 2010 đến nay, hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm được triển khai
theo Thông tư 48/2010/TT-BYT và từ năm 2012 áp dụng triển khai thí điểm phần
mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm tại 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thái Bình, Bình
Dương, Bình Định, Đắc Lắc, Yên Bái, Đồng Tháp và tính đến hết tháng 12/2012 có
26
67% báo cáo qua phần mềm trùng khớp với báo cáo bằng văn bản, 33 % các báo
cáo chưa khớp số liệu [16]. Từ năm 2014, phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm
triển khai chính thức trên toàn quốc, chất lượng báo cáo đã được cải thiện hơn: tính
đến hết tháng 12/2016 có 80% báo cáo qua phần mềm trùng khớp với báo cáo bằng
văn bản, 45 % các báo cáo chưa khớp với báo cáo bằng văn bản [18] và có 85% báo
cáo được báo cáo đúng hạn theo quy định.
Đặc biệt, lần đầu tiên từ trước tới nay, việc ứng dụng phần mềm báo cáo bệnh
truyền nhiễm đã mở ra cho tuyến xã từ năm 2012 với sự thí điểm tại 8 tỉnh, thành
phố: Hà Nội, Thái Bình, Lạng Sơn, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Long An, Tiền
Giang và Đồng Tháp. Một số kết quả được của hoạt động báo cáo như sau:
Biểu đồ 1: Kết quả các xã điểm nhập đầy đủ báo cáo tuần năm 2012
(nguồn: Báo cáo đánh giá kết quả thử nghiệm phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm tại
các xã điểm, Dự án VAHIP, 2014)
27
Biểu đồ 2: Kết quả các xã điểm nhập đầy đủ báo cáo tuần năm 2013 đến tuần
17/2014
(nguồn: Báo cáo đánh giá kết quả thử nghiệm phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm tại
các xã điểm, Dự án VAHIP, 2014)
Biểu đồ 3: Kết quả các xã điểm nhập đầy đủ báo cáo tháng năm 2012
(nguồn: Báo cáo đánh giá kết quả thử nghiệm phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm tại
các xã điểm, Dự án VAHIP, 2014)
28
Biểu đồ 4: Kết quả các xã điểm nhập đầy đủ báo cáo tháng năm 2013 đến tháng
4/2014
(nguồn: Báo cáo đánh giá kết quả thử nghiệm phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm tại
các xã điểm, Dự án VAHIP, 2014)
Một số hạn chế của hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm hiện nay đó là:
Cán bộ nhập số liệu chưa hiểu rõ bản chất các bệnh để nhập báo cáo đúng, Các đơn
vị chưa nhất quán trong việc nhập số liệu cho các ca vãng lai từ phòng khám, bệnh
viện tư nhân, số liệu luôn cập nhật, chỉnh sửa do khối điều trị gửi số liệu nhiều
lần….và đặc biệt là hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm của chúng ta là đang báo
cáo theo số mắc và số chết, gây khó khăn trong công tác xác minh, điều tra dịch tễ
và phản ứng kịp thời để phòng chống dịch bệnh hiệu quả. Do đó, việc cải thiện chất
lượng hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm là rất cần thiết và Bộ Y tế đã ban hành
Thông tư 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 để cải thiện chất lượng hoạt động báo
cáo bệnh truyền nhiễm và việc chọn tỉnh Bắc Giang là tỉnh đầu tiên của cả nước để
triển khai là rất cần thiết.
29
6. Khung lý thuyết
Nội dung hoạt động đánh giá theo Thông tư 54/2015/TT-BYT:
Đánh giá nội dung thông tin báo cáo (tính đầy đủ): Số lượng các báo cáo
(báo cáo trường hợp bệnh, báo cáo tuần, báo cáo tháng) được các đơn vị nhập
trực tiếp vào phần mềm theo quy định trong Thông tư.
Đánh giá quy trình thông tin báo cáo (tính đúng hạn): các đơn vị nhập,
cập nhật số liệu theo thời gian đã được quy định trong Thông tư.
7. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu
Huyện Việt Yên là huyện trung du nằm ở phía nam và cách tỉnh lị Bắc Giang
10 km, gồm 19 xã, thị trấn. Trong những năm gần đây, Việt Yên có nhiều doanh
nghiệp của Trung ương, nước ngoài và của tỉnh đóng trên địa bàn như sản xuất vật
liệu xây dựng, may, chế biên phân bón, giấy, bia, nước giải khát.., đặc biệt còn có
KCN đầu tiên của tỉnh với nhiều dự án đầu tư đang được thực hiện.
Các yếu tố
kỹ thuật
- Phần mềm
báo cáo BTN
- Máy tính
- Internet
Các yếu tố tổ
chức
- Tổ chức,
nhân sự
- Công tác chỉ
đạo
Nội dung
thông tin
báo cáo
(tính đầy đủ)
- Báo cáo
trường hợp
bệnh
- Báo cáo tuần
- Báo cáo
tháng
Quy trình thông
tin báo cáo
(tính đúng hạn)
- Thời gian Trạm
Y tế xã báo cáo
- Thời gian
Trung tâm Y tế
huyện báo cáo
- Thời gian Bệnh
viện đa khoa báo
cáo
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
BÁO CÁO BTN
CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO SỐ LIỆU
CỦA HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BTN
30
Huyện Tân Yên là huyện miền núi, cách huyện Sóc Sơn – Hà Nội 30 km, các
thành phố Thái Nguyên cách 40 km. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển
mạnh. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 30%/năm.
Quá trình triển khai thí điểm Thông tư 54/2015/TT-BYT tại tỉnh Bắc Giang
đạt được như sau:
7. 1. Công tác chuẩn bị
Ngày 4/2/2016: Lãnh đạo Bộ đồng ý triển khai thí điểm Thông tư
54/2015/TT-BYT tại Phiếu trình số 29/PT-DP;
Ngày 28/3/2016: Họp thảo luận kế hoạch triển khai thí điểm Thông tư 54 tại
Bắc Giang (thành phần: đại diện các đơn vị của Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý
Khám, chữa bệnh, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Sở Y tế Bắc Giang, Trung
tâm Y tế dự phòng Bắc Giang, Bệnh viện đa khoa Bắc Giang);
Ngày 30/3/2016: Cục Y tế dự phòng phê duyệt kế hoạch triển khai thí điểm
Thông tư 54 tại Bắc Giang;
Ngày 8/4/2016: Sở Y tế Bắc Giang phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện
Thông tư 54 cho các đơn vị y tế trên địa bàn tại kế hoạch số 51/KH-SYT;
7. 2. Tổ chức hội thảo
Tổ chức hội thảo phổ biến Thông tư 54/2015/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế
và triển khai thí điểm phần mềm, cụ thể như sau:
- Thời gian: 1 ngày, ngày 11/4/2016
- Địa điểm: TP. Bắc Giang.
- Thành phần: Lãnh đạo đơn vị và cán bộ có khả năng sử dụng máy tính được
phân công chuyên trách báo cáo bệnh truyền nhiễm, trong đó: tuyến tỉnh: Sở Y tế
Bắc Giang, Trung tâm YTDP Bắc Giang, Bệnh viện đa khoa Bắc Giang, Bệnh viện
Sản nhi Bắc Giang, Bệnh viện Y học cổ truyền Bắc Giang; tuyến huyện và tương
đương: Trung tâm Y tế, Bệnh viện đa khoa, Phòng Y tế; Bệnh viện Bộ/ngành (4 đơn
vị): Bệnh viện 110 - Cơ sở 2, Dĩnh Trì, TP. Bắc Giang; Phòng khám đa khoa Giao
31
thông vận tải Bắc Giang; Phòng khám đa khoa Giao thông vận tải Bắc Giang - Cơ sở
2, thị trấn Kép - Lạng Giang; Bệnh viện tư nhân (2 đơn vị): Bệnh viện đa khoa Sông
Thương và Phòng khám đa khoa - BV Y học cổ truyền LanQ; Phòng khám đa khoa
khu vực (4 đơn vị): Lục Ngạn, Tân Sơn, Mai Sưu, Mỏ Trạng; Phòng khám đa khoa
(10 đơn vị): Tân Mỹ, Bích Động, Tân Dân, Uyên Sơn, Anh Quất, Bố Hạ, Bảo Minh,
Ngọc Thiện, 108 Hùng Cường, Hà Nội - Bắc Giang.
7. 3. Tổ chức tập huấn
Tập huấn hướng dẫn sử dụng phần mềm (2 lớp), cụ thể như sau:
- Thời gian: 2 ngày, ngày 12-13/4/2016
- Địa điểm: TP. Bắc Giang.
+ Thành phần: Mỗi đơn vị cử cán bộ có khả năng sử dụng máy tính được phân
công chuyên trách báo cáo bệnh truyền nhiễm, cụ thể như sau: Sở Y tế Bắc Giang,
Trung tâm YTDP Bắc Giang, Bệnh viện đa khoa Bắc Giang, Bệnh viện Sản nhi Bắc
Giang, Bệnh viện Y học cổ truyền Bắc Giang; tuyến huyện và tương đương: Trung
tâm Y tế, Bệnh viện đa khoa, Phòng Y tế; Bệnh viện Bộ/ngành (4 đơn vị): Bệnh viện
110 - Cơ sở 2, Dĩnh Trì, TP. Bắc Giang; Phòng khám đa khoa Giao thông vận tải Bắc
Giang; Phòng khám đa khoa Giao thông vận tải Bắc Giang - Cơ sở 2, thị trấn Kép -
Lạng Giang; Bệnh viện tư nhân (2 đơn vị): Bệnh viện đa khoa Sông Thương và
Phòng khám đa khoa - BV Y học cổ truyền LanQ; Phòng khám đa khoa khu vực (4
đơn vị): Lục Ngạn, Tân Sơn, Mai Sưu, Mỏ Trạng; Phòng khám đa khoa (10 đơn vị):
Tân Mỹ, Bích Động, Tân Dân, Uyên Sơn, Anh Quất, Bố Hạ, Bảo Minh, Ngọc Thiện,
108 Hùng Cường, Hà Nội - Bắc Giang.
7. 4. Triển khai tại các đơn vị: Cuối tháng 4 và đầu tháng 5/2016: Các
Trung tâm Y tế tuyến huyện tổ chức hội thảo triển khai thực hiện Thông tư 54 cho
các đơn vị y tế trên địa bàn.
7. 5. Công tác giám sát, hỗ trợ
Tháng 6/2016: Tổ chức các đợt giám sát các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang triển khai Thông tư 54 và phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm với sự tham
32
gia của Cục Y tế dự phòng phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Tổ chức Y
tế thế giới, Sở Y tế Bắc Giang và Trung tâm Y tế dự phòng Bắc Giang. Các đợt
giám sát được thực hiện tại Trung tâm Y tế huyện và Bệnh viện đa khoa huyện của
10 huyện, thành phố thuộc tỉnh Bắc Giang.
7.6. Một số kết quả giám sát
a. Số đơn vị báo cáo bằng phần mềm:
Tuyến tỉnh: có 2 trên tổng số 5 đơn vị cần thực hiện (3 đơn vị chưa thực hiện
gồm: Bệnh viện sản nhi Bắc Giang, Bệnh viện Y học cổ truyền Bắc Giang, Bệnh
viện Lao và Phổi Bắc Giang).
Tuyến huyện: cả 10 Trung tâm Y tế huyện đang thực hiện báo cáo và có 7 trên
tổng số 10 Bệnh viện đa khoa huyện cần thực hiện báo cáo (3 Bệnh viện đa khoa
chưa thực hiện gồm: Hiệp Hòa, Lạng Giang và thành phố Bắc Giang).
Tuyến xã: hiện nay các Trạm Y tế xã chủ yếu vẫn báo cáo theo hệ thống cũ
(Thông tư 48), chưa triển khai báo cáo theo hệ thống báo cáo Thông tư 54.
Bệnh viện, phòng khám tư nhân: có 01 đơn vị trên tổng số 15 bệnh viện,
phòng khám tư nhân tham gia thực hiện báo cáo (đơn vị đã thực hiện báo cáo là
Phòng khám đa khoa 108 Hùng Cường, Hà Nội – Bắc Giang).
Bệnh viện Bộ/ngành đóng trên địa bàn: 02 cơ sở của Bệnh viện Giao thông
vận tải Bắc Giang chưa tham gia thực hiện báo cáo.
b. Báo cáo trường hợp bệnh:
153 trường hợp bệnh theo danh mục bệnh phải báo cáo được quy định của
Thông tư 48/2010/TT-BYT (cao hơn 95 trường hợp bệnh so với hệ thống phần mềm
của Thông tư 48/2010/TT-BYT đang chạy song song). Báo cáo được 29 trường hợp
mắc các bệnh mới bổ sung theo Thông tư 54/2015/TT-BYT.
c. Báo cáo tuần:
Số báo cáo của Trung tâm YTDP: thực hiện được 3 trên tổng số 8 báo cáo cần
thực hiện; số báo cáo của Trung tâm Y tế huyện: các Trung tâm Y tế huyện (10
huyện) đã thực hiện được 53 trên tổng số 80 báo cáo cần thực hiện.
Số báo cáo của Trạm Y tế xã: 89 trên tổng số 230 xã (huyện nhập thay) thưc
hiện được 584/1840 báo cáo cần thực hiện. Chủ yếu là các Trạm Y tế xã vẫn báo
33
cáo theo hệ thống cũ (Thông tư 48), chưa triển khai báo cáo theo hệ thống báo cáo
Thông tư 54.
d. Báo cáo tháng:
Số báo cáo của Trung tâm YTDP: thực hiện được đầy đủ 02 báo cáo cần thực
hiện; số báo cáo của Trung tâm Y tế huyện: các Trung tâm Y tế huyện (10 huyện)
thực hiện được đủ 20 báo cáo cần thực hiện.
Số báo cáo của Trạm Y tế xã: 89 trên tổng số 230 xã (huyện nhập thay) thưc
hiện được 312/460 báo cáo cần thực hiện. Chủ yếu là các Trạm Y tế xã vẫn báo cáo
theo hệ thống cũ (Thông tư 48), chưa triển khai báo cáo theo hệ thống báo cáo
Thông tư 54.
7.7. Một số khó khăn khi triển khai thí điểm
Các Bệnh viện, Phòng khám đa khoa của các Bộ, ngành đóng trên địa bàn và
các bệnh viện, phòng khám đa khoa tư nhân chưa tham gia vào hệ thống báo cáo
bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54 (hiện có 01 Phòng khám tư nhân Hùng Cường
– 108 báo cáo vào hệ thống).
Còn một số bệnh viện đa khoa huyện chưa triển khai: Hiệp Hòa, Lạng Giang
và thành phố Bắc Giang. Các bệnh viện chưa có quy trình báo cáo các bệnh truyền
nhiễm giữa các Khoa, Phòng trong bệnh viện để đảm bảo thời gian nhập số liệu vào
phần mềm và chưa thực hiện việc cập nhật ca bệnh theo quy định của Thông tư 54
(đặc biệt tình trạng chuyển viện, ra viện, tử vong, thay đổi chẩn đoán). Bên cạnh đó,
cán bộ phụ trách triển khai phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm tại các bệnh viện
còn kiêm nhiệm nhiều việc.
Các Trung tâm Y tế huyện chưa thực hiện trích xuất danh sách ca bệnh từ phần
mềm để gửi cho Trạm Y tế xã trong công tác xác minh, phòng chống dịch.
Các chức năng của phần mềm chưa hoàn thiện.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
34
1. Phương pháp nghiên cứu
1.1. Đối tượng
a. Các báo cáo: Các báo cáo Trường hợp bệnh (biểu mẫu 1), báo cáo tuần (biểu
mẫu 2), báo cáo tháng (biểu mẫu 4) được thực hiện trong 9 tháng (từ tháng 4 đến
tháng 12 năm 2016).
b. Cán bộ làm công tác báo cáo bệnh truyền nhiễm.
1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn: Các báo cáo được thực hiện trong 9 tháng (từ
tháng 4 đến tháng 12 năm 2016) và các cán bộ làm công tác báo cáo bệnh
truyền nhiễm sẽ được phỏng vấn định tính.
1.3. Tiêu chuẩn loại trừ: Không có ca bệnh tại thời điểm 9 tháng nêu trên
và cán bộ được phỏng vấn định tính vắng mặt.
2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11/2016 đến tháng 9/2017.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
a. Các báo cáo sử dụng trong nghiên cứu được lấy từ 37 đơn vị: Trung tâm Y tế,
Bệnh viện đa khoa và 33 Trạm Y tế xã thuộc 02 huyện: Việt Yên và Tân Yên.
b. Phiếu thu thập thông tin định lượng sử dụng trong nghiên cứu được thu thập
từ 37 đơn vị: Trung tâm Y tế, Bệnh viện đa khoa và 33 Trạm Y tế xã thuộc 02
huyện: Việt Yên và Tân Yên.
b. Phiếu thu thập thông tin định tính sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ
6 đơn vị: Trung tâm Y tế và Bệnh viện đa khoa 02 huyện: Việt Yên và Tân Yên; 02
Trạm Y tế xã (mỗi huyện chọn 01 xã).
3. Thiết kế
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và
định tính nhằm mục đích:
35
- Việc nghiên cứu định lượng để mô tả thực trạng hoạt động báo cáo bệnh truyền
nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT tại huyện Việt Yên và huyện Tân Yên, tỉnh
Bắc Giang năm 2016.
- Việc nghiên cứu định tính để tìm ra các rào cản, khó khăn của hệ thống báo cáo
bệnh truyền nhiễm sẽ được tìm hiểu phỏng vấn sâu các nội dung tại cả 02 mục tiêu
của đề tài (mô tả thực trạng và đánh giá tính đầy đủ, kịp thời của báo cáo).
Kết quả của nghiên cứu định lượng, định tính và kết hợp với bảng kiểm sẽ đánh
giá chất lượng báo cáo số liệu (tính đầy đủ và tính đúng hạn) của hoạt động báo cáo
bệnh truyền nhiễm và tìm ra các rào cản, khó khăn của hệ thống báo cáo bệnh
truyền nhiễm để việc triển khai tại các đơn vị, địa phương khác được thuận lợi hơn.
4. Phương pháp chọn mẫu
4.1. Các báo cáo: Lấy toàn bộ các báo cáo trong thời gian nghiên cứu với tổng
số 1665 báo cáo, trong đó:
a) Báo cáo tuần: (33 báo cáo của xã x 4 tuần x 9 tháng) + (4 báo cáo của huyện
x 4 tuần x 9 tháng) = 1332 báo cáo.
b) Báo cáo tháng: (33 báo cáo của xã x 9 tháng) + (4 báo cáo của huyện x 9
tháng) = 333 báo cáo.
c) Báo cáo trường hợp bệnh: lấy toàn bộ báo cáo.
4.2. Thông tin định lượng: Tổng cộng có 37 Phiếu được thu thập từ 37 đơn vị
(đại diện 01 cán bộ làm công tác báo cáo bệnh truyền nhiễm tại 37 đơn vị sẽ điền
thông tin vào phiếu định lượng và gửi qua đường thư điện tử cho 01 cán bộ tại
Trung tâm Y tế huyện tập hợp và gửi cho nghiên cứu viên).
4.3. Thông tin định tính: Tổng cộng có 6 Phiếu được thu thập thông qua
phỏng vấn sâu tại 6 đơn vị (có 18 cán bộ, mỗi đơn vị có 3 cán bộ làm công tác báo
cáo bệnh truyền nhiễm tham gia thảo luận nhóm).
36
5. Phương pháp thu thập số liệu
5.1. Các báo cáo: Thu thập qua phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm của Cục
Y tế dự phòng.
5.2. Phiếu thu thập thông tin định lượng: Thu thập qua đường thư điện tử từ
37 đơn vị (đại diện 01 cán bộ làm công tác báo cáo bệnh truyền nhiễm tại 37 đơn vị
sẽ điền thông tin vào phiếu định lượng và gửi qua đường thư điện tử cho 01 cán bộ
tại Trung tâm Y tế huyện tập hợp và gửi cho nghiên cứu viên).
5.3. Phiếu thu thập thông tin định tính: Thu thập qua phỏng vấn sâu tại 6 đơn
vị.
6. Công cụ điều tra
a. Các báo cáo: Sử dụng bảng kiểm để đánh giá các báo cáo được thu thập từ
37 đơn vị (chi tiết xem tại Phụ lục 2).
b. Phiếu thu thập thông tin định lượng: Sử dung bộ phiếu định lượng để thu
thập thông tin từ 37 đơn vị (chi tiết xem tại Phụ lục 2, trong đó: Biểu mẫu 1 – Trung
tâm Y tế huyện, Biểu mẫu 3 – Bệnh viện đa khoa huyện và Biểu mẫu 5 – Trạm Y tế
xã).
b. Phiếu thu thập thông tin định tính: Sử dung bộ phiếu định tính để thu thập
thông tin từ 6 đơn vị (chi tiết xem tại Phụ lục 2, trong đó: Biểu mẫu 2 – Trung tâm
Y tế huyện, Biểu mẫu 4 – Bệnh viện đa khoa huyện và Biểu mẫu 6 – Trạm Y tế xã).
7. Các biến số nghiên cứu: chi tiết tại Phụ lục 1 – Từ trang 61 đến trang 67.
8. Tiêu chuẩn đánh giá bảng kiểm
Để đánh giá các báo cáo được thu thập qua phần mềm báo cáo bệnh truyền
nhiễm là đạt hay không đạt, các tiêu chuẩn đánh giá được quy định như sau:
a) Báo cáo Trường hợp bệnh: Được đánh giá là “ĐẠT” khi toàn bộ các
trường thông tin sau có trong báo cáo (nếu thiếu 01 trường thông tin sẽ được đánh
giá là “KHÔNG ĐẠT”):
- Họ và tên bệnh nhân.
37
- Mã bệnh nhân.
- Ngày, tháng, năm sinh.
- Nơi ở hiện nay.
- Bệnh báo cáo ngay sau khi có chẩn đoán, không muộn quá 24 giờ.
- Bệnh phải báo cáo trong vòng 48 giờ sau khi có chẩn đoán.
- Tình trạng tiêm chủng.
- Phân loại chẩn đoán.
- Lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán.
- Loại xét nghiệm.
- Kết quả xét nghiệm chẩn đoán.
- Ngày khởi phát.
- Ngày nhập viện.
- Ngày ra viện/chuyển viện/tử vong.
- Tiền sử dịch tễ.
- Người báo cáo.
b) Báo cáo tuần và báo cáo tháng: Được đánh giá là “ĐẠT” khi toàn bộ
các trường thông tin có đầy đủ trong báo cáo. Nếu thiếu 01 trường thông tin sẽ được
đánh giá là “KHÔNG ĐẠT”.
9. Xử lý và phân tích số liệu.
- Nội dung thông tin định tính được phỏng vấn, ghi âm trực tiếp và tổng hợp,
tìm ra các rào cản, hạn chế, kiến nghị của hoạt động báo cáo bệnh truyền
nhiễm (nếu có).
- Số liệu định lượng được phân tích kết quả bằng phần mềm STATA 16.0.
- Kết quả phân tích đầu ra được trình bày bằng các bảng số liệu, biểu đồ.
10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu
- Tôn trọng đối tượng đánh giá, mọi thông tin liên quan đến danh tính cá nhân
được hoàn toàn bảo mật.
- Điều tra viên và giám sát viên cam kết trung thực và tuân thủ đề cương trong
việc thu thập số liệu và tiếp xúc với cán bộ và nhân dân trong cộng đồng.
38
- Kết quả điều tra và khuyến nghị sẽ được đề xuất với các cơ quan chức năng,
góp phần trong việc lập kế hoạch can thiệp hiệu quả hơn.
11. Sai số và hạn chế sai số
10.1 Sai số
- Thiết kế đánh giá theo phương pháp cắt ngang với mẫu được chọn theo
phương pháp có chủ đích và chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống sẽ gặp phải một
số sai số thiết kế.
- Ngoài ra, nghiên cứu có thể gặp phải những sai số từ phía chủ quan của điều
tra viên, sai số trong quá trình nhập, quản lý và phân tích số liệu.
10.2 Hạn chế sai số
Các sai số và yếu tố nhiễu tiềm tàng được xác định và cân nhắc ngay từ giai
đoạn xây dựng đề cương. Cùng với đó, chiến lược hạn chế các sai số cũng được xác
định bởi nghiên cứu viên và các cán bộ thuộc Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm,
Cục Y tế dự phòng thực hiện, bao gồm các biện pháp sau:
- Tập huấn đầy đủ kiến thức cần thiết cho điều tra viên, giám sát viên
- Đánh giá thử trước khi tiến hành thu thập số liệu, rút kinh nghiệm và điều
chỉnh công cụ và quy trình.
- Giám sát quá trình thu thập số liệu.
- Làm sạch số liệu và kiểm tra 10% phiếu được nhập và đối chiếu.
Chương 3
KẾT QUẢ
1. Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm tại
huyện Việt Yên và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
1.1. Cấu trúc tổ chức và chức năng nhiệm vụ của cơ sở được điều tra.
39
Tại các đơn vị được phỏng vấn, 100% đã được bố trí khoa/phòng riêng phục
vụ công tác báo cáo bệnh truyền nhiễm, 100% cán bộ kiêm nhiệm và không có cán
bộ chuyên trách.
Bảng 1. Thực trạng về bố trí khoa phòng cho đơn vị báo cáo BTN.
Bố trí khoa /phòng
Trung tâm
Y tế huyện
BV
n % n %
Có Khoa KSBTN riêng 2 100 2 100
Chỉ có nhân viên chuyên trách báo cáo
BTN 0 0 0 0
Chỉ có cán bộ kiêm nhiệm 2 100 2 100
Khác 0 0 0 0
Đối với các Bệnh viện đa khoa huyện, 100% các bệnh viện phân công cho
Phòng Kế hoạch tổng hợp làm đầu mối trong việc báo cáo bệnh truyền nhiễm. Điều
này cũng hợp lý, khi ca bệnh truyền nhiễm có thể khám, điều trị tại một số khoa
chuyên môn trong bệnh viện như: Cấp cứu, Truyền nhiễm, Nhi….sau đó được tổng
hợp và gửi số liệu về Phòng Kế hoạch tổng hợp.
1.2. Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chuyên trách và hỗ trợ báo cáo
BTN
Số lượng (trung bình) cán bộ hiện tại của khoa KSBTN của Trung tâm Y tế
huyện là 8 người trong khi theo biên chế họ được 9 (trung bình). Nhưng đối với
khoa xét nghiệm thì còn thiếu khá nhiều khi trung bình 1 đơn vị xét nghiệm chỉ chỉ
so 6 người trong khi theo biên chế họ được 8 người.
Việc thiếu hụt về số lượng cán bộ (so với biên chế) còn xảy ra ở tuyến xã,
trung bình mỗi đơn vị được chỉ tiêu 7 cán bộ nhưng mới chỉ có 6 cán bộ/trạm.
Khi tính tỷ lệ cán bộ thực tế trên số cán bộ theo chỉ tiêu được giao, hầu hết các
đơn vị này là chưa đủ 100% (83% ở khoa KSBTN, 68% ở khoa xét nghiệm và 86%
ở TYT xã).
Bảng 2. Tỷ lệ cán bộ hiện có so với biên chế được giao.
Tỷ lệ thực tế/ biên
chế
KSBTN Xét nghiệm TYT xã
n % n % n %
40
Dưới 50% 0 0 0 0 0 0
Từ 50- dưới 100% 15 83 11 68 162 86
Đủ 100% 0 0 0 0 0 0
Trên 100% 0 0 0 0 0 0
Ở các đơn vị chưa tổ chức được khoa/phòng riêng cho báo cáo BTN thì mới
chỉ cử được 1 cán bộ kiêm nhiệm cho hoạt động này.
Hộp 1: Nguyên nhân là tuyến huyện vẫn chưa thành lập Trung tâm YTDP cấp
huyện, mà vẫn duy trì mô hình Trung tâm Y tế huyện. Trong đó, đội dự phòng có 5-
7 cán bộ, do vậy không có cán bộ chuyên trách giám sát mà phải kiêm nghiệm. Mô
hình trung tâm YTDP sẽ có biên chế 25 – 40, như thế 5-7 cán bộ của đội YTDP
huyện đang làm việc của 25- 40 cán bộ.
PVS đại diện Trung tâm Y tế huyện Việt Yên.
Các đơn vị đều đã bố trí 100% cán bộ thực hiện báo cáo BTN. Tuy nhiên hiện
tượng chuyển công tác, nghỉ đẻ, cán bộ mới khá thường xuyên xảy ra. Bên cạnh đó
không có cán bộ chuyên trách, các cán bộ làm nhiều việc kiêm nhiệm. Do có sự
thay đổi nhân sự như vậy nên có khoảng 72% cán bộ thực hiện báo cáo BTN đã
được tập huấn (còn 28% chưa được tập huấn về báo cáo BTN).
Bảng 3. Tỷ lệ cán bộ thực hiện báo cáo BTN đã được tập huấn.
Nội dung
Trung tâm Y
tế huyện
Bệnh viện đa
khoa huyện
Trạm Y tế
xã
N % n % n %
Cán bộ thực hiện báo cáo BTN 4 100 4 100 43 100
Cán bộ thực hiện báo cáo BTN đã
được tập huấn
3 75 3 75 31 72
1.3. Công tác chỉ đạo triển khai báo cáo BTN
41
Đối với số liệu báo cáo BTN, được các đơn vị hết sức quan tâm do việc này
được dự báo, phòng chống dịch bệnh. Do đó 100% các đơn vị đều có kế hoạch triển
khai báo cáo BTN và coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị.
Kết quả cho thấy, 100% các đơn vị sử dụng số liệu để báo cáo và lập kế hoạch
triển khai báo cáo BTN. Đây là công tác phòng chống dịch rất quan trọng. Tuy
nhiên chỉ có Trung tâm Y tế huyện mới dùng số liệu này để dự báo cáo dịch vì đây
là đơn vị quản lý, phòng chống dịch trên địa bàn huyện.
Bảng 4. Thực trạng công tác chỉ đạo triển khai báo cáo BTN.
Nội dung
Trung tâm Y
tế huyện
Bệnh viện đa
khoa huyện
Trạm Y tế
xã
N % n % n %
Kế hoạch triển khai báo cáo BTN 2 100 2 100 43 100
Số liệu dùng để lập kế hoạch 2 100 2 100 0 0
Số liệu dùng để xây dựng chiến lược 0 0 0 0 0 0
Số liệu dùng để dự báo dịch 2 100 0 0 0 0
Số liệu dùng để báo cáo 2 100 2 100 43 100
Tuy nhiên việc lập kế hoạch, triển khai báo cáo BTN phụ thuộc rất nhiều vào
kinh phí do nhà nước cấp cho hệ dự phòng và nguồn kinh phí phân bổ cho hoạt
động báo cáo BTN ở các huyện là khác nhau. Hiện nay, theo quy định về sử dụng
ngân sách nhà nước thì các huyện miền núi, nơi mà có số dân ít nhưng diện tích thì
rộng sẽ chỉ được cấp nguồn kinh phí ít
Hộp 2: Hiện nay vẫn áp dụng tiêu chuẩn 8 nghìn đồng/ đầu dân khi cấp ngân sách
nhà nước cho hệ dự phòng. Như thế, các huyện miền núi núi thiệt thòi vô cùng bởi
vì cơ cấu dân số huyện miền núi chỉ khoảng 50 - 70 - 100 nghìn nhân lên với 8
nghìn một đầu người thì con số nó rất ít. Huyện dưới xuôi có vài trăm nghìn nhân
lên được số tiền sẽ gấp mấy lần. Cùng phải làm khối lượng công việc về dự phòng
nhưng kinh phí của các huyện miền núi được hưởng chỉ bằng ¼, 1/5 các huyện
miền xuôi thôi.
PVS đại diện Trung tâm Y tế huyện Tân Yên
1.4. Thực trạng sử dụng máy tính và kết nối Internet tại các đơn vị báo cáo BTN
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM THEO THÔNG TƯ 54/2015/TT-BYT TẠI HUYỆN VIỆT YÊN VÀ HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG NĂM 2016
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM THEO THÔNG TƯ 54/2015/TT-BYT TẠI HUYỆN VIỆT YÊN VÀ HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG NĂM 2016
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM THEO THÔNG TƯ 54/2015/TT-BYT TẠI HUYỆN VIỆT YÊN VÀ HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG NĂM 2016
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM THEO THÔNG TƯ 54/2015/TT-BYT TẠI HUYỆN VIỆT YÊN VÀ HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG NĂM 2016
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM THEO THÔNG TƯ 54/2015/TT-BYT TẠI HUYỆN VIỆT YÊN VÀ HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG NĂM 2016
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM THEO THÔNG TƯ 54/2015/TT-BYT TẠI HUYỆN VIỆT YÊN VÀ HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG NĂM 2016
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM THEO THÔNG TƯ 54/2015/TT-BYT TẠI HUYỆN VIỆT YÊN VÀ HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG NĂM 2016
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM THEO THÔNG TƯ 54/2015/TT-BYT TẠI HUYỆN VIỆT YÊN VÀ HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG NĂM 2016
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM THEO THÔNG TƯ 54/2015/TT-BYT TẠI HUYỆN VIỆT YÊN VÀ HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG NĂM 2016
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM THEO THÔNG TƯ 54/2015/TT-BYT TẠI HUYỆN VIỆT YÊN VÀ HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG NĂM 2016
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM THEO THÔNG TƯ 54/2015/TT-BYT TẠI HUYỆN VIỆT YÊN VÀ HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG NĂM 2016
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM THEO THÔNG TƯ 54/2015/TT-BYT TẠI HUYỆN VIỆT YÊN VÀ HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG NĂM 2016
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM THEO THÔNG TƯ 54/2015/TT-BYT TẠI HUYỆN VIỆT YÊN VÀ HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG NĂM 2016
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM THEO THÔNG TƯ 54/2015/TT-BYT TẠI HUYỆN VIỆT YÊN VÀ HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG NĂM 2016

More Related Content

What's hot

Hạ đường máu
Hạ đường máuHạ đường máu
Hạ đường máuFan Ntkh
 
Benh than man_o tre em
Benh than man_o tre emBenh than man_o tre em
Benh than man_o tre emSauDaiHocYHGD
 
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CHỐNG ĐÔNG CỦA CITRATE TRONG LỌC MÁU LIÊN TỤC
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CHỐNG ĐÔNG CỦA CITRATE TRONG LỌC MÁU LIÊN TỤCNGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CHỐNG ĐÔNG CỦA CITRATE TRONG LỌC MÁU LIÊN TỤC
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CHỐNG ĐÔNG CỦA CITRATE TRONG LỌC MÁU LIÊN TỤCLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
CKD stage 3 case study
CKD stage 3 case studyCKD stage 3 case study
CKD stage 3 case studyTara Tousi
 
Aasld guidelines for diagnosis & treatment of chronic hepatitis b
Aasld guidelines for diagnosis & treatment of chronic hepatitis bAasld guidelines for diagnosis & treatment of chronic hepatitis b
Aasld guidelines for diagnosis & treatment of chronic hepatitis bsreejith246
 
Nghien cuu hinh anh teo niem mac da day tren noi soi theo phan loai kimura t...
Nghien cuu hinh anh teo niem mac da day tren noi soi theo phan loai kimura  t...Nghien cuu hinh anh teo niem mac da day tren noi soi theo phan loai kimura  t...
Nghien cuu hinh anh teo niem mac da day tren noi soi theo phan loai kimura t...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Acute Kidney Injury for UGs
Acute Kidney Injury for UGsAcute Kidney Injury for UGs
Acute Kidney Injury for UGsCSN Vittal
 
Quản lý và điều trị nội trú đái tháo đường thai kỳ
Quản lý và điều trị nội trú đái tháo đường thai kỳQuản lý và điều trị nội trú đái tháo đường thai kỳ
Quản lý và điều trị nội trú đái tháo đường thai kỳSoM
 
Hyponatremia in children
Hyponatremia in  children Hyponatremia in  children
Hyponatremia in children Abdul Rauf
 
Daily minimum nutritional requirements of the critically ill
Daily minimum nutritional requirements of the critically illDaily minimum nutritional requirements of the critically ill
Daily minimum nutritional requirements of the critically illRalekeOkoye
 
ĐIỀU TRỊ CƠN HEN CẤP
ĐIỀU TRỊ CƠN HEN CẤPĐIỀU TRỊ CƠN HEN CẤP
ĐIỀU TRỊ CƠN HEN CẤPSoM
 
CHỐNG ĐÔNG TRONG CRRT (lọc máu liên tục)
CHỐNG ĐÔNG TRONG CRRT (lọc máu liên tục)CHỐNG ĐÔNG TRONG CRRT (lọc máu liên tục)
CHỐNG ĐÔNG TRONG CRRT (lọc máu liên tục)SoM
 
ICU bản dịch(1-3,74,112,130,176).pdf
ICU bản dịch(1-3,74,112,130,176).pdfICU bản dịch(1-3,74,112,130,176).pdf
ICU bản dịch(1-3,74,112,130,176).pdfSoM
 
Xu tri con rung nhi tai phong cap cuu
Xu tri con rung nhi tai phong cap cuuXu tri con rung nhi tai phong cap cuu
Xu tri con rung nhi tai phong cap cuuKhai Le Phuoc
 
CRRT CHỈ ĐỊNH THỜI ĐIỂM THỰC HIỆN VÀ LIỀU
CRRT CHỈ ĐỊNH THỜI ĐIỂM THỰC HIỆN VÀ LIỀUCRRT CHỈ ĐỊNH THỜI ĐIỂM THỰC HIỆN VÀ LIỀU
CRRT CHỈ ĐỊNH THỜI ĐIỂM THỰC HIỆN VÀ LIỀUSoM
 

What's hot (20)

Insulin trong ĐTĐ typ 2
Insulin trong ĐTĐ typ 2Insulin trong ĐTĐ typ 2
Insulin trong ĐTĐ typ 2
 
Hạ đường máu
Hạ đường máuHạ đường máu
Hạ đường máu
 
Benh than man_o tre em
Benh than man_o tre emBenh than man_o tre em
Benh than man_o tre em
 
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CHỐNG ĐÔNG CỦA CITRATE TRONG LỌC MÁU LIÊN TỤC
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CHỐNG ĐÔNG CỦA CITRATE TRONG LỌC MÁU LIÊN TỤCNGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CHỐNG ĐÔNG CỦA CITRATE TRONG LỌC MÁU LIÊN TỤC
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CHỐNG ĐÔNG CỦA CITRATE TRONG LỌC MÁU LIÊN TỤC
 
chronic diarrhea
chronic diarrheachronic diarrhea
chronic diarrhea
 
CKD stage 3 case study
CKD stage 3 case studyCKD stage 3 case study
CKD stage 3 case study
 
Aasld guidelines for diagnosis & treatment of chronic hepatitis b
Aasld guidelines for diagnosis & treatment of chronic hepatitis bAasld guidelines for diagnosis & treatment of chronic hepatitis b
Aasld guidelines for diagnosis & treatment of chronic hepatitis b
 
Nghien cuu hinh anh teo niem mac da day tren noi soi theo phan loai kimura t...
Nghien cuu hinh anh teo niem mac da day tren noi soi theo phan loai kimura  t...Nghien cuu hinh anh teo niem mac da day tren noi soi theo phan loai kimura  t...
Nghien cuu hinh anh teo niem mac da day tren noi soi theo phan loai kimura t...
 
Acute Kidney Injury for UGs
Acute Kidney Injury for UGsAcute Kidney Injury for UGs
Acute Kidney Injury for UGs
 
Quản lý và điều trị nội trú đái tháo đường thai kỳ
Quản lý và điều trị nội trú đái tháo đường thai kỳQuản lý và điều trị nội trú đái tháo đường thai kỳ
Quản lý và điều trị nội trú đái tháo đường thai kỳ
 
Thiếu máu thiếu sắt
Thiếu máu thiếu sắtThiếu máu thiếu sắt
Thiếu máu thiếu sắt
 
Hyponatremia in children
Hyponatremia in  children Hyponatremia in  children
Hyponatremia in children
 
Hyponatremia
HyponatremiaHyponatremia
Hyponatremia
 
2023. Suy gan cấp - Acute Liver Failure.pdf
2023. Suy gan cấp - Acute Liver Failure.pdf2023. Suy gan cấp - Acute Liver Failure.pdf
2023. Suy gan cấp - Acute Liver Failure.pdf
 
Daily minimum nutritional requirements of the critically ill
Daily minimum nutritional requirements of the critically illDaily minimum nutritional requirements of the critically ill
Daily minimum nutritional requirements of the critically ill
 
ĐIỀU TRỊ CƠN HEN CẤP
ĐIỀU TRỊ CƠN HEN CẤPĐIỀU TRỊ CƠN HEN CẤP
ĐIỀU TRỊ CƠN HEN CẤP
 
CHỐNG ĐÔNG TRONG CRRT (lọc máu liên tục)
CHỐNG ĐÔNG TRONG CRRT (lọc máu liên tục)CHỐNG ĐÔNG TRONG CRRT (lọc máu liên tục)
CHỐNG ĐÔNG TRONG CRRT (lọc máu liên tục)
 
ICU bản dịch(1-3,74,112,130,176).pdf
ICU bản dịch(1-3,74,112,130,176).pdfICU bản dịch(1-3,74,112,130,176).pdf
ICU bản dịch(1-3,74,112,130,176).pdf
 
Xu tri con rung nhi tai phong cap cuu
Xu tri con rung nhi tai phong cap cuuXu tri con rung nhi tai phong cap cuu
Xu tri con rung nhi tai phong cap cuu
 
CRRT CHỈ ĐỊNH THỜI ĐIỂM THỰC HIỆN VÀ LIỀU
CRRT CHỈ ĐỊNH THỜI ĐIỂM THỰC HIỆN VÀ LIỀUCRRT CHỈ ĐỊNH THỜI ĐIỂM THỰC HIỆN VÀ LIỀU
CRRT CHỈ ĐỊNH THỜI ĐIỂM THỰC HIỆN VÀ LIỀU
 

Similar to ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM THEO THÔNG TƯ 54/2015/TT-BYT TẠI HUYỆN VIỆT YÊN VÀ HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG NĂM 2016

Thực trạng hành vi lây nhiễm hiv aids và yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lây nhi...
Thực trạng hành vi lây nhiễm hiv aids và yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lây nhi...Thực trạng hành vi lây nhiễm hiv aids và yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lây nhi...
Thực trạng hành vi lây nhiễm hiv aids và yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lây nhi...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát công tác tồn trữ và bảo quản vắc xin tại Trung tâm y tế Quận Gò Vấp ...
Khảo sát công tác tồn trữ và bảo quản vắc xin tại Trung tâm y tế Quận Gò Vấp ...Khảo sát công tác tồn trữ và bảo quản vắc xin tại Trung tâm y tế Quận Gò Vấp ...
Khảo sát công tác tồn trữ và bảo quản vắc xin tại Trung tâm y tế Quận Gò Vấp ...luanvantrust
 
Thực Trạng Hoạt Động Của Hệ Thống Quản Lý Thông Tin Tiêm Chủng Điện Tử Tại Th...
Thực Trạng Hoạt Động Của Hệ Thống Quản Lý Thông Tin Tiêm Chủng Điện Tử Tại Th...Thực Trạng Hoạt Động Của Hệ Thống Quản Lý Thông Tin Tiêm Chủng Điện Tử Tại Th...
Thực Trạng Hoạt Động Của Hệ Thống Quản Lý Thông Tin Tiêm Chủng Điện Tử Tại Th...nataliej4
 
Kết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổi
Kết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổiKết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổi
Kết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổiTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thuc trang nhiem khuan benh vien va mot so yeu to anh huong tai benh vien da ...
Thuc trang nhiem khuan benh vien va mot so yeu to anh huong tai benh vien da ...Thuc trang nhiem khuan benh vien va mot so yeu to anh huong tai benh vien da ...
Thuc trang nhiem khuan benh vien va mot so yeu to anh huong tai benh vien da ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường tỉnh...
Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường tỉnh...Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường tỉnh...
Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường tỉnh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...nataliej4
 
Viem phoi 18 9-2015 11 am
Viem phoi 18 9-2015 11 amViem phoi 18 9-2015 11 am
Viem phoi 18 9-2015 11 amdsbondanang
 
Thuc trang chat luong cuoc song cua benh nhan hiv aids dieu tri ngoai tru
Thuc trang chat luong cuoc song cua benh nhan hiv aids dieu tri ngoai truThuc trang chat luong cuoc song cua benh nhan hiv aids dieu tri ngoai tru
Thuc trang chat luong cuoc song cua benh nhan hiv aids dieu tri ngoai truLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Xây dựng kế hoạch huy động tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ công tác cô...
Xây dựng kế hoạch huy động tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ công tác cô...Xây dựng kế hoạch huy động tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ công tác cô...
Xây dựng kế hoạch huy động tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ công tác cô...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM THEO THÔNG TƯ 54/2015/TT-BYT TẠI HUYỆN VIỆT YÊN VÀ HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG NĂM 2016 (20)

Luận án: Đặc điểm Dịch tễ của bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Đồng Nai
Luận án: Đặc điểm Dịch tễ của bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Đồng NaiLuận án: Đặc điểm Dịch tễ của bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Đồng Nai
Luận án: Đặc điểm Dịch tễ của bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Đồng Nai
 
Thực trạng hành vi lây nhiễm hiv aids và yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lây nhi...
Thực trạng hành vi lây nhiễm hiv aids và yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lây nhi...Thực trạng hành vi lây nhiễm hiv aids và yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lây nhi...
Thực trạng hành vi lây nhiễm hiv aids và yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lây nhi...
 
Khảo sát công tác tồn trữ và bảo quản vắc xin tại Trung tâm y tế Quận Gò Vấp ...
Khảo sát công tác tồn trữ và bảo quản vắc xin tại Trung tâm y tế Quận Gò Vấp ...Khảo sát công tác tồn trữ và bảo quản vắc xin tại Trung tâm y tế Quận Gò Vấp ...
Khảo sát công tác tồn trữ và bảo quản vắc xin tại Trung tâm y tế Quận Gò Vấp ...
 
Thực Trạng Hoạt Động Của Hệ Thống Quản Lý Thông Tin Tiêm Chủng Điện Tử Tại Th...
Thực Trạng Hoạt Động Của Hệ Thống Quản Lý Thông Tin Tiêm Chủng Điện Tử Tại Th...Thực Trạng Hoạt Động Của Hệ Thống Quản Lý Thông Tin Tiêm Chủng Điện Tử Tại Th...
Thực Trạng Hoạt Động Của Hệ Thống Quản Lý Thông Tin Tiêm Chủng Điện Tử Tại Th...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Y Tế Cấp Xã Tại Hà Nội, HAY
Quản Lý Nhà Nước Về Y Tế Cấp Xã Tại Hà Nội, HAYQuản Lý Nhà Nước Về Y Tế Cấp Xã Tại Hà Nội, HAY
Quản Lý Nhà Nước Về Y Tế Cấp Xã Tại Hà Nội, HAY
 
Kết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổi
Kết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổiKết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổi
Kết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổi
 
Luận văn: Quản lý về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà NộiLuận văn: Quản lý nhà nước về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về y tế cấp xã tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về y tế cấp xã tại Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về y tế cấp xã tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về y tế cấp xã tại Hà Nội, HAY
 
Thuc trang nhiem khuan benh vien va mot so yeu to anh huong tai benh vien da ...
Thuc trang nhiem khuan benh vien va mot so yeu to anh huong tai benh vien da ...Thuc trang nhiem khuan benh vien va mot so yeu to anh huong tai benh vien da ...
Thuc trang nhiem khuan benh vien va mot so yeu to anh huong tai benh vien da ...
 
Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường tỉnh...
Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường tỉnh...Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường tỉnh...
Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường tỉnh...
 
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...
 
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước y tế, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước y tế, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước y tế, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước y tế, HAY, 9 ĐIỂM
 
Viem phoi 18 9-2015 11 am
Viem phoi 18 9-2015 11 amViem phoi 18 9-2015 11 am
Viem phoi 18 9-2015 11 am
 
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành Y học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành Y học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành Y học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành Y học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Thuc trang chat luong cuoc song cua benh nhan hiv aids dieu tri ngoai tru
Thuc trang chat luong cuoc song cua benh nhan hiv aids dieu tri ngoai truThuc trang chat luong cuoc song cua benh nhan hiv aids dieu tri ngoai tru
Thuc trang chat luong cuoc song cua benh nhan hiv aids dieu tri ngoai tru
 
Xây dựng kế hoạch huy động tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ công tác cô...
Xây dựng kế hoạch huy động tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ công tác cô...Xây dựng kế hoạch huy động tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ công tác cô...
Xây dựng kế hoạch huy động tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ công tác cô...
 
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Chất Thải Y Tế Thực Trạng Tại Tỉnh Bình Thuận
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Chất Thải Y Tế Thực Trạng Tại Tỉnh Bình ThuậnLuận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Chất Thải Y Tế Thực Trạng Tại Tỉnh Bình Thuận
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Chất Thải Y Tế Thực Trạng Tại Tỉnh Bình Thuận
 
Tiểu Luận Chức Danh Nghề Nghiệp Điều Dưỡng Hạng III.docx
Tiểu Luận Chức Danh Nghề Nghiệp Điều Dưỡng Hạng III.docxTiểu Luận Chức Danh Nghề Nghiệp Điều Dưỡng Hạng III.docx
Tiểu Luận Chức Danh Nghề Nghiệp Điều Dưỡng Hạng III.docx
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 

Recently uploaded (20)

Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM THEO THÔNG TƯ 54/2015/TT-BYT TẠI HUYỆN VIỆT YÊN VÀ HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG NĂM 2016

  • 1. BÁO CÁO KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM THEO THÔNG TƯ 54/2015/TT- BYT TẠI HUYỆN VIỆT YÊN VÀ HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG NĂM 2016 HÀ NỘI, 2017.
  • 2. i MỤC LỤC TÓM TẮT NGHIÊN CỨU...................................................................................iii ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...................................................................................3 Chương 1.................................................................................................................4 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................................4 1. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu..........................................................4 2. Tình hình bệnh dịch nguy hiểm và mới nổi, tái nổi trên thế giới và tại Việt Nam.......................................................................................................................4 3. Một số hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm trên thế giới...............................7 4. Hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam.........................................9 5. Thực trạng hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm...........................................19 5. 3. Chất lượng báo cáo (tính đúng hạn và tính đầy đủ) số liệu của hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm.........................................................................................25 Biểu đồ 2: Kết quả các xã điểm nhập đầy đủ báo cáo tuần năm 2013 đến tuần 17/2014................................................................................................................27 27 Biểu đồ 4: Kết quả các xã điểm nhập đầy đủ báo cáo tháng năm 2013 đến tháng 4/2014..................................................................................................................28 28 6. Khung lý thuyết...............................................................................................29 7. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu....................................................................29 1. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................34 2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu....................................................................34 3. Thiết kế............................................................................................................34 4. Phương pháp chọn mẫu....................................................................................35 5. Phương pháp thu thập số liệu...........................................................................36 6. Công cụ điều tra...............................................................................................36 7. Các biến số nghiên cứu: chi tiết tại Phụ lục 1 – Từ trang 61 đến trang 67.......36 8. Tiêu chuẩn đánh giá bảng kiểm........................................................................36 9. Xử lý và phân tích số liệu................................................................................37 10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu.....................................................................37 11. Sai số và hạn chế sai số..................................................................................38 Chương 3...............................................................................................................38 KẾT QUẢ..............................................................................................................38 2. Đánh giá chất lượng báo cáo số liệu của hoạt động báo cáo BTN tại huyện Việt Yên và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang........................................................43 1. Mô tả thực trạng hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm tại huyện Việt Yên và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang...........................................................................47 1. Mô tả thực trạng hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm tại huyện Việt Yên và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang...........................................................................55 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................57 PHỤ LỤC..............................................................................................................60
  • 3. ii 1. PHỤ LỤC 1 – BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU.........................................................60 2. PHỤ LỤC 2 – BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ.......................................................67 3. PHỤ LỤC 3 - BỘ CÂU HỎI...........................................................................70 4. PHỤ LỤC 4 – CÁC BIỂU MẪU BÁO CÁO THEO THÔNG TƯ 54/TT-BYT 91 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM..............................................94 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM..............................................95 ...................., ngày..... tháng ......năm ..................................................................95 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM..............................................92 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM..............................................94 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM..............................................95 92 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa ADB 47 Dự án hỗ trợ y tế dự phòng BTN Bệnh truyền nhiễm
  • 4. iii BV Bệnh viện CNTT Công nghệ thông tin CDC Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Ky EWARS Phần mềm đáp ứng và cảnh báo sớm GSBTN Giám sát BTN KCB Khám chữa bệnh KSBTN Kiểm soát bệnh truyền nhiễm PC Phòng chống PCD Phòng chống dịch TCM Tay chân miệng TTYTDP Trung tâm Y tế dự phòng TTYT Trung tâm Y tế TYT Trạm y tế VAHIP Dự án Phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và dự phòng đại dịch ở Việt Nam VSDT Vệ sinh dịch tễ WHO Tổ chức Y tế Thế Giới YHDP Y học dự phòng YTCC Y tế công cộng YTDP Y tế dự phòng TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Tỉnh Bắc Giang là tỉnh đầu tiên trên toàn quốc được lựa chọn triển khai Thông tư 54/2015/TT-BYT. Theo báo cáo của Trung tâm Y tế Việt Yên thì tình hình các BTN đang có nguy cơ bùng phát, bên cạnh đó tại huyện Tân Yên tình hình BTN có ổn định hơn nhưng đây là huyện miền Núi và giáp với tỉnh Thái Nguyên, cách Thành phố Hà Nội (30 km), cửa ngõ vào thủ đô nên tiềm ẩn nhiều BTN do vấn đề dân di biến động. Do đó, nghiên cứu “Đánh giá hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT tại huyện Việt Yên và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang” là rất cần thiết và giúp cho Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đưa ra các giải pháp và triển khai có hiểu quả trên toàn quốc từ đầu năm 2017.
  • 5. iv Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính. Thông tin của đối tượng nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo (1665 báo cáo tuần, tháng và 341 báo cáo trường hợp bệnh), nghiên cứu định lượng (37 đơn vị) và nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu tại 6 đơn vị). Số liệu được nhập bằng chương trình Excel, epidata 3.1 và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 100% đơn vị đã bố trí khoa/phòng riêng và các BVĐK huyện đều phân công cho Phòng Kế hoạch tổng hợp làm đầu mối báo cáo BTN, tuy nhiên các bệnh viện/phòng khám tư nhân chưa tham gia báo cáo BTN theo quy định. Bên cạnh đó, các đơn vị chưa báo cáo BTN đầy đủ và đúng hạn, như: TYT xã báo cáo đúng hạn là 53% (báo cáo tuần), 56% (báo cáo tháng) và báo cáo đầy đủ mới đạt 64% (báo cáo tuần), 100% (báo cáo tháng); BVĐK huyện có 72% ca bệnh báo cáo trường hợp bệnh 24 giờ đúng hạn (100% báo cáo trường hợp bệnh 48 giờ đầy đủ); TTYT huyện chưa thực hiện phản hồi thông tin cho TYT xã theo quy định. Một số kiến nghị được đưa ra như: bổ sung máy tính cho hoạt động báo cáo BTN, tăng cường sự chỉ đạo của Bộ Y tế và Sở Y tế trong việc nâng tỷ lệ báo cáo đầy đủ, đúng hạn và phản hồi thông tin theo đúng quy định. Bên cạnh đó, sự tham gia của Bệnh viện/phòng khám tư nhân trong công tác báo cáo BTN là rất cần thiết để công tác dự báo, phòng chống dịch bệnh đạt hiệu quả cao nhất.
  • 6. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây toàn thế giới phải liên tục đương đầu với sự xuất hiện của hàng loạt các bệnh dịch truyền nhiễm nguy hiểm. Đã có trên 30 loại bệnh mới xuất hiện hoặc mới nổi lên, quay trở lại trong những thập kỷ qua, gần đây nhất là vụ đại dịch cúm do vi rút cúm A/H1N1 đã có thể đẩy nhân loại vào thảm cảnh của các vụ đại dịch cúm trước đây với hàng trăm triệu ca mắc và hàng triệu người tử vong, nếu cộng đồng quốc tế không có những phản ứng phòng chống rất sớm và quyết liệt. Ngoài ra sự rình rập thường xuyên của các chủng tác nhân vi sinh mới như cúm A/H7N9, cúm A/H8N10, các vi rút Nipah, Hendra, Marburg, Ebola, MERS-CoV… là những lời cảnh báo tới nguy cơ tới sức khỏe và an ninh y tế toàn cầu. Một nền an ninh sức khỏe thực sự chỉ có thể có trên cơ sở một hệ thống giám sát, cảnh báo và đáp ứng y tế hiệu quả và có trách nhiệm. Trước thực trạng trên, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế đã xây dựng và đang triển khai phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm trực tuyến trên toàn quốc với mục đích nhập, xử lý và báo cáo số liệu bệnh truyền nhiễm qua mạng internet trong tất cả các đơn vị y tế dự phòng từ tuyến huyện đến Cục Y tế dự phòng tuân theo các quy định của Thông tư 48/TT-BYT ngày 31/12/2012 của Bộ Y tế. Tuy nhiên, các số liệu báo cáo chủ yếu là số tổng hợp về mắc, chết theo địa phương, chưa báo cáo từng ca bệnh cũng như chưa có đầy đủ các định nghĩa ca bệnh nên khó khăn cho việc thống kê báo cáo dịch tễ học bệnh truyền nhiễm. Bên cạnh đó, việc báo cáo bệnh truyền nhiễm chủ yếu là do các đơn vị y tế dự phòng thực hiện, các cơ sở điều trị chưa chủ động báo cáo nên hàng tuần, hàng tháng, các đơn vị y tế dự phòng phải sang trực tiếp cơ sở điều trị để thu thập số liệu và báo cáo. Do đó, Cục Y tế dự phòng đã phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và các đơn vị liên quan đã hoàn thành sửa đổi Thông tư 48/2010/TT-BYT theo hướng báo cáo từng ca bệnh qua phần mềm trực tuyến để có thể phân tích được các đặc điểm dịch tễ của dịch bệnh, qua đó đề xuất các biện pháp phòng chống dịch phù hợp, kịp thời và ngày 28/12/2015, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 54/2015/TT-BYT (thay thế Thông tư 48/2010/TT-BYT). Đặc biệt là việc các cơ sở điều trị sẽ nhập số
  • 7. 2 liệu trực tiếp vào phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm theo đúng quy định của Thông tư 54/2015/TT-BYT. Phiên bản mới của phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm đã được xây dựng để đáp ứng với các quy định của Thông tư 54/2015/TT-BYT và sẵn sàng cho việc tiến hành triển khai. Trước khi chính thức triển khai Thông tư 54/2015/TT-BYT trên toàn quốc từ đầu năm 2017 để nâng cao hệ thống báo cáo, pháp hiện kịp thời các dịch bệnh truyền nhiễm, tỉnh Bắc Giang là tỉnh đầu tiên trên toàn quốc được Tổ chức Y tế thế giới và Cục Y tế dự phòng lựa chọn triển khai Thông tư 54/2015/TT- BYT và sử dụng phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm cho các đơn vi y tế thuộc tỉnh Bắc Giang. Theo báo cáo của Trung tâm Y tế Việt Yên thì tình hình các bệnh truyền nhiễm đang có nguy cơ bùng phát, hệ thống báo cáo còn chế, bên cạnh đó tại huyện Tân Yên tình hình bệnh truyền nhiễm có ổn định hơn nhưng đây là tỉnh đang phát triển kinh tế với sự xuất hiện của nhiều nhà máy, khu công nghiệp và huyện Tân Yên giáp với tỉnh Thái Nguyên, và đây là huyện đặc trưng là miền Núi gần Thành phố Hà Nội (30 km), cửa ngõ vào thủ đô nên tiềm ẩn nhiều bệnh truyền nhiễm do vấn đề dân di biến động. Do đó, huyện Việt Yên và huyện Tân Yên được lựa chọn để tiến hành đánh giá hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT- BYT là rất cần thiết trong việc tìm ra các rào cản, khó khăn của hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm tại các đơn vị y tế tại 02 huyện này. Bài học kinh nghiệm được rút ra tại 02 đơn vị này sẽ giúp cho hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT triển khai tốt trên toàn tỉnh Bắc Giang và trên toàn quốc khi hệ thống báo cáo theo Thông tư 54/2015/TT-BYT chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2017.
  • 8. 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả thực trạng hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT tại huyện Việt Yên và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. 2. Đánh giá chất lượng báo cáo số liệu (tính đầy đủ và tính đúng hạn) của hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT tại huyện Việt Yên và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
  • 9. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu 1.1. Nội dung thông tin báo cáo là nội dung thông tin được cán bộ y tế nhập đầy đủ vào báo cáo trực tuyến. 1.2. Quy trình thông tin báo cáo là thời gian cán bộ y tế nhập trực tiếp vào báo cáo trực tuyến kịp thời, đúng thời gian theo quy định. 1.3. Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. 1.4. Các bệnh truyền nhiễm mới nổi là tên chung cho các bệnh truyền nhiễm mà mới được ghi nhận và xếp loại trong thời gian gần đây. 1.5. Báo cáo dựa vào ca bệnh là giám sát bệnh bằng cách thu thập dữ liệu đặc hiệu về từng ca bệnh. 1.6. Phản hồi thông tin là gửi báo cáo định ky về kết quả phân tích số liệu giám sát tới tất cả các tuyến của hệ thống giám sát. Từ đó các tuyến có thể nắm được xu hướng của dịch cũng như các hoạt động cần triển khai. 1.7. Báo cáo trực tuyến là Báo cáo trực tiếp vào hệ thống báo cáo thông qua đường truyền internet, đồng thời lưu hồ sơ bệnh án đối với báo cáo trường hợp bệnh hoặc báo cáo bằng văn bản đối với các loại báo cáo khác tại đơn vị báo cáo. 2. Tình hình bệnh dịch nguy hiểm và mới nổi, tái nổi trên thế giới và tại Việt Nam 2.1. Trên thế giới
  • 10. 5 BTN tiếp tục xảy ra, lưu hành ở một số quốc gia trên thế giới như: bệnh Tay chân miệng, Cúm A (H5N1), Cúm A (H1N1), Sốt xuất huyết, E.Coli (ERHEC), Tả, Vi rút bại liệt, Sốt xuất huyết Tây sông Nile..., gây ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế xã hội, du lịch và sức khỏe. Một số bệnh đáng chú ý trong năm 2016 [12] gồm: Sốt xuất huyết: Theo số liệu năm 2016 [12] của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tình hình dịch sốt xuất huyết vẫn diễn biến phức tạp tại khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Các nước trong khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương tiếp tục ghi nhận số mắc tăng. Các nước có tỷ lệ mắc/100.000 dân cao là Malaysia, Singapore. Tại khu vực châu Mỹ La - tinh, các nước có tỷ lệ mắc/100.000 dân cao nhất tại Brazil, Mexico Bệnh do vi rút Zika: Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 17/11/2016 [12], có 81quốc gia và vùng lãnh thổ thông báo có sự lưu hành hoặc lây truyền vi rút Zika. Ngày 18/11/2016 [12], Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thông báo nhiễm vi rút Zika không còn là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế Bệnh tay chân miệng: Theo số liệu năm 2016 [12] của WHO, bệnh tay chân miệng vẫn ghi nhận tại một số quốc gia trong khu vực (Sing-ga-po: 36.684; Ma Cao: 2.940; Nhật Bản: 45.628) Với diễn biến phức tạp, có nhiều bệnh lây truyền từ động vật, một số bệnh gia tăng số mắc và tử vong, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế, xã hội và sức khỏe nhân dân, các nước trên thế giới đang tiếp tục đầu tư cho hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm để có thể giám sát, phát hiện nhanh chóng và kịp thời, giúp công tác phòng ngừa dịch bệnh đạt hiệu quả. 2.2. Tại Việt Nam Các BTN mới nổi và tái nổi tiếp tục diễn biến phức tạp, có nguy cơ bùng phát thành đại dịch. Đó là các bệnh thuộc 4 nhóm sau: 1) Nhóm bệnh đường hô hấp: Rubella, Cúm A (H5N1), Cúm A (H1N1), Viêm màng não do não mô cầu, Sởi; 2) Nhóm bệnh đường tiêu hóa: bệnh TCM, bệnh Tả, bệnh Thương hàn, bệnh Than;
  • 11. 6 3)Nhóm bệnh do véc tơ truyền: bệnh Sốt xuất huyết, bệnh Sốt rét, bệnh Viêm não Nhật Bản; 4) Nhóm bệnh lây truyền từ động vật sang người: bệnh Dại, Than và bệnh liên cầu lợn ở người. Một số bệnh đáng chú ý gồm: Thương hàn: Trong tháng 12 năm 2016 [12] ghi nhận 141 trường hợp mắc. Tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 469 trường hợp mắc, không tử vong. So với cùng ky 2015 (650/0) số mắc giảm 27,8%. Sốt xuất huyết: Trong tháng 12 năm 2016 [12] ghi nhận 9.946 trường hợp mắc, 06 trường hợp tử vong. Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 106.256 trường hợp mắc tại 56 tỉnh, thành phố, 36 trường hợp tử vong, so với cùng ky 2015 (99.783 trường hợp mắc/50 tử vong) số mắc tăng 6,5%, tử vong giảm 14 trường hợp Viêm não vi rút: Trong tháng 12 năm 2016 [12] ghi nhận 152 trường hợp mắc, 10 trường hợp tử vong. Tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 962 trường hợp mắc, trong đó có 34 trường hợp tử vong. So với cùng ky năm 2015 (1083/32) số mắc giảm 11,2%, tử vong tăng 02 trường hợp. Viêm màng não do não mô cầu: Trong tháng 12 năm 2016 [12] ghi nhận 06 trường hợp mắc, không tử vong. Tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 59 trường hợp mắc, 4 trường hợp tử vong. So với cùng ky năm 2015 (120/4) số mắc giảm 55,8%. Tay chân miệng: Trong tháng 12 năm 2016 [12] ghi nhận 5.026 trường hợp mắc, ghi nhận 01 trường hợp tử vong. So với cùng ky năm 2015 (57.039 trường hợp mắc/6 tử vong), số mắc giảm 16,8%, tử vong giảm 05 trường hợp. Bệnh do vi rút Zika: Trong tháng 12 năm 2016 [12] ghi nhận 84 trường hợp mắc, không tử vong. Tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 152 trường hợp mắc tại tại TP. Hồ Chí Minh (131), Bình Dương (7), Bà Rịa Vũng Tàu (2), Đắk Lắk (2), Khánh Hòa (6), Phú Yên (01), Long An (1), Tây Ninh (1), Đồng Nai (1) trong tổng số 4.299 mẫu xét nghiệm vi rút Zika, trong đó ghi nhận 01 trường hợp trẻ đầu nhỏ nhiều khả năng liên quan đến vi rút Zika.
  • 12. 7 Tóm lại, hiện nay bệnh dịch nguy hiểm và mới nổi có diễn biến phức tạp, một số yếu tố tạo tiền đề thuận lợi cho BTN diễn biến phức tạp: biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, sự thích nghi và biến đổi của mầm bệnh, sự gia tăng dân số, thay đổi hành vi lối sống, nguyên nhân phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế. Vì vậy, việc xây dựng, cải thiện hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm là hết sức cần thiết, giúp phát hiện dịch sớm, kịp thời, nâng cao công tác dự báo dịch cũng như việc lập kế hoạch chủ động phòng chống dịch. Đây đang là mối quan tâm của Chính phủ và ngành y tế trong thế kỷ XXI. 3. Một số hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm trên thế giới 3.1. Tại Trung Quốc, hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm được triển khai từ tuyến trung ương đến địa phương. Việc giám sát và báo cáo bệnh truyền nhiễm phải thực hiện theo luật phòng chống bệnh truyền nhiễm của Trung Quốc. Hiện tại Trung Quốc có 39 bệnh dịch phải báo cáo [19]. Hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện là chủ yếu, tất cả các thông tin liên quan đến ca bệnh đều được báo cáo sang Trung tâm Y tế cùng cấp, thời gian báo cáo đối với bệnh nhóm A đặc biệt nguy hiểm phải báo cáo trong vòng 2 giờ, các bệnh nhóm B báo cáo trong vòng 24 giờ [19]. Hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm được triển khai thông qua phần mềm trực tuyến với hệ thống đường truyền riêng biệt, máy chủ đặt tại trụ sở Bộ Y tế Trung quốc. Hệ thống báo cáo trực tuyến đã phủ được đến 100% các huyện trên toàn lãnh thổ Trung Quốc, khoảng 70% các bệnh viện tham gia vào hệ thống báo cáo trực tuyến này. Có khoảng 60% số xã có hệ thống báo cáo trực tuyến. Hệ thống báo cáo trực tuyến giảm thời gian báo cáo từ khoảng 7 ngày xuống còn khoảng 1 ngày [19]. Tất cả các cơ sở y tế từ tuyến huyện cử cán bộ trực tiếp tham gia vào hệ thống báo cáo trực tuyến tối thiểu ở tuyến huyện là 2 cán bộ kể cả các bệnh viện. 3.2. Tại Thái Lan, hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm hoạt động rất tốt nhờ sự chỉ đạo điều hành thống nhất của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương trong công tác dự phòng các bệnh truyền nhiễm. Hệ thống thông tin quản lý và cơ sở dữ liệu phục vụ công tác phòng chống dịch được quan tâm đầu tư đáng kể, xây dựng và đưa vào hoạt động trang thông tin điện tử phục vụ công tác
  • 13. 8 phòng chống dịch, liên kết với các trang thông tin điện tử quốc tế khác như: WHO, CDC…và của các đơn vị liên quan trong quốc gia nhằm cập nhật và chia sẻ thông tin. Hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm bằng phần mềm trực tuyến được duy trì ổn định, có ưu điểm là dễ dàng cho việc cập nhật thông tin, số liệu, nhận, gửi, thông tin cho cộng đồng và tiết kiệm thời gian, các cấp quản lý có thể nhận thông tin cập nhật thường xuyên mọi thời điểm, mọi nơi. Hệ thống này được áp dụng cho các đơn vị y tế từ cấp Trung ương đến cơ sở. Do đó giảm được thời gian vận chuyển mẫu bệnh phẩm từ 46 giờ xuống còn 22 giờ, thời gian cho kết quả xét nghiêm khẳng định trung bình là 15 giờ, trường hợp khẩn cấp cho kết quả trong vòng 4 giờ [20]. 3.3. Từ việc triển khai hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm tại Trung Quốc và Thái Lan, một số kinh nghiệm có thể rút ra cho Việt Nam như sau: a) Việc xây dựng hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm trực tuyến là rất cần thiết và đáp ứng nhanh việc cảnh báo, đáp ứng dịch và giảm được thời gian giám sát, báo cáo bệnh truyền nhiễm từ tuyến xã đến tuyến Trung ương. b) Có cán bộ chuyên trách thực hiện hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm trực tuyến và thực hiện đào tạo cho các cán bộ tham gia vào công tác báo cáo bệnh truyền nhiễm trực tuyến. c) Có một công ty chuyên bảo hành, bảo dưỡng và nâng cấp sửa chữa mạng trực tuyến đảm bảo tính liên tục của mạng. d) Việc báo cáo bệnh truyền nhiễm được thực hiện cả ở khối điều trị và cần có biểu mẫu chung cho việc báo cáo bệnh truyền nhiễm ở tất cả các tuyến và các cơ sở điều trị kể cả y tế tư nhân. e) Bước đầu Việt Nam cần xây dựng thí điểm tại một số địa phương về báo cáo bệnh truyền nhiễm trực tuyến, từ đó rút ra những kinh nghiệp thực tế để triển khai trên phạm vi toàn quốc.
  • 14. 9 4. Hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam Báo cáo bệnh truyền nhiễm là quá trình thu thập, phân tích, giải thích các số liệu về sức khỏe, bệnh tật một cách có hệ thống và phổ biến các số liệu này tới các đơn vị liên quan với các mục đích của báo cáo nhằm: - Phát hiện dịch sớm, kể cả dịch tản phát. - Thông báo dịch nhanh và triển khai các biện pháp chống dịch kịp thời. - Xác định sự phân bố của bệnh truyền nhiễm theo từng vùng địa lý. - Xác định cơ cấu của bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng. - Mô tả và theo dõi tình hình bệnh truyền nhiễm. - Phát hiện được quy luật phát sinh, chu ky bùng nổ dịch. - Giúp cho công tác dự báo dịch và việc lập kế hoạch chủ động phòng chống dịch và lựa chọn bệnh ưu tiên trong từng thời ky một cách khoa học và phù hợp. Hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm gây dịch của Việt Nam hiện nay hoạt động theo “Luật phòng chống BTN” của Quốc hội khoá XII, ky họp thứ 2, số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007 [1] và Thông tư số 54/2015/QĐ-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế [6]. Đây là một hệ thống hoạt động thường xuyên và thống nhất trên toàn quốc từ tuyến xã/phường lên đến tuyến Trung ương. Hệ thống giám sát phải có nhiệm vụ giám sát phát hiện sớm và báo cáo tất cả 42 bệnh truyền nhiễm trong danh mục, theo các hình thức được quy định dưới đây: 4.1. Các trường hợp phải thông tin báo cáo 4.1.1. Khi phát hiện người mắc bệnh truyền nhiễm quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. 4.1.2. Khi phát hiện ổ dịch bệnh truyền nhiễm, khi ổ dịch bệnh truyền nhiễm đang hoạt động và khi ổ dịch bệnh truyền nhiễm chấm dứt hoạt động. 4.1.3. Khi triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm. 4.1.4. Khi có yêu cầu báo cáo để phục vụ công tác giám sát, kiểm tra, chỉ đạo phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm của cấp trên.
  • 15. 10 4.2. Nguyên tắc báo cáo 4.2.1. Nội dung thông tin báo cáo, khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm phải bảo đảm tính trung thực, đầy đủ và kịp thời. Đơn vị báo cáo chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo. 4.2.2. Việc thông tin, báo cáo phải bảo đảm đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và theo đúng các biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư này. 4.2.3. Trường hợp đã thực hiện báo cáo trực tuyến thì không phải báo cáo bằng văn bản, nhưng phải lưu đầy đủ hồ sơ tại đơn vị theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này. 4.3. Hình thức thông tin báo cáo 4.3.1. Báo cáo trực tuyến: Báo cáo trực tiếp vào hệ thống báo cáo thông qua đường truyền internet, đồng thời lưu hồ sơ bệnh án đối với báo cáo trường hợp bệnh hoặc báo cáo bằng văn bản đối với các loại báo cáo khác tại đơn vị báo cáo. 4.3.2. Báo cáo bằng văn bản: Trường hợp không thực hiện được báo cáo trực tuyến, các đơn vị thực hiện báo cáo bằng văn bản gửi theo đường công văn, fax, thư điện tử. 4.3.3. Hình thức khác: Trong trường hợp khẩn cấp có thể gọi điện thoại hoặc báo cáo trực tiếp và trong thời hạn 24 giờ phải thực hiện báo cáo trực tuyến hoặc báo cáo bằng văn bản. 4.4. Nội dung thông tin báo cáo 4.4.1. Số liệu thống kê mắc bệnh truyền nhiễm được xác định theo ngày khởi phát của bệnh nhân. 4.4.2. Báo cáo trường hợp bệnh: Danh mục các bệnh truyền nhiễm phải báo cáo trường hợp bệnh theo quy định tại Mục 1, Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này (bao gồm các trường hợp có chẩn đoán lâm sàng, các trường hợp có xác định của phòng xét nghiệm, các trường hợp điều trị nội trú, ngoại trú và các trường hợp được phát hiện tại cộng đồng). Nội dung báo cáo trường hợp bệnh thực hiện theo quy định tại Biểu mẫu 1 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
  • 16. 11 4.4.3. Báo cáo tuần: Nội dung báo cáo tuần thực hiện theo quy định tại Biểu mẫu 2 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Số liệu báo cáo tuần được tính trong 07 ngày, từ 00h00 ngày thứ Hai đến 24h00 ngày Chủ nhật của tuần báo cáo. 4.4.4. Báo cáo tháng: Nội dung báo cáo tháng thực hiện theo quy định tại Biểu mẫu 3 và Biểu mẫu 4 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Danh mục bệnh phải báo cáo tháng theo quy định tại Mục 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Số liệu báo cáo tháng được tính từ 00h00 ngày đầu tiên đến 24h00 ngày cuối cùng của tháng báo cáo. 4.4.5. Báo cáo năm: Nội dung báo cáo năm thực hiện theo quy định tại Biểu mẫu 5 và Biểu mẫu 6 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Số liệu báo cáo năm được tính từ 00h00 ngày đầu tiên đến 24h00 ngày cuối cùng của năm báo cáo. 4.4.6. Báo cáo ổ dịch (bao gồm báo cáo phát hiện ổ dịch bệnh truyền nhiễm, báo cáo ổ dịch bệnh truyền nhiễm đang hoạt động và báo cáo kết thúc ổ dịch): Nội dung báo cáo ổ dịch thực hiện theo quy định tại Biểu mẫu 7, Biểu mẫu 8, Biểu mẫu 9 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Số liệu báo cáo mỗi ngày được tính từ 00h00 đến 24h00 của ngày báo cáo. 4.4.7. Báo cáo đột xuất: Nội dung và số liệu báo cáo đột xuất thực hiện theo yêu cầu của cơ quan cấp trên cho từng công việc cụ thể. 4.5. Quy trình thông tin báo cáo Quy trình thông tin báo cáo được thực hiện theo sơ đồ tổ chức hệ thống thông tin báo cáo bệnh truyền nhiễm quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này, cụ thể như sau: 4.5.1. Đơn vị y tế cơ quan, phòng khám tư nhân, các cơ sở chẩn đoán, bác sĩ gia đình và nhân viên y tế thôn bản khi phát hiện người nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm trong danh mục bệnh được quy định tại Mục 1, Mục 2, Mục 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, có trách nhiệm thông báo ngay cho Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Trạm Y tế xã) trên địa bàn sở tại để thực hiện việc điều tra, xác minh, thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định.
  • 17. 12 4.5.2. Trạm Y tế xã có trách nhiệm tiếp nhận, điều tra, xác minh thông tin và báo cáo số liệu bệnh truyền nhiễm được ghi nhận trên địa bàn cho Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Trung tâm Y tế huyện) theo thời gian như sau: a) Báo cáo trường hợp bệnh: Hoàn thành báo cáo trong vòng 24 giờ hoặc 48 giờ kể từ khi có chẩn đoán theo danh mục bệnh truyền nhiễm được quy định tại Mục 1, Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Báo cáo tuần: Hoàn thành báo cáo trước 14h00 thứ Ba tuần kế tiếp; c) Báo cáo tháng: Hoàn thành báo cáo trước ngày 05 của tháng kế tiếp; d) Cập nhật thông tin của báo cáo trường hợp bệnh và báo cáo tháng: Khi nhận được danh sách các trường hợp bệnh lưu trú trên địa bàn được khám, chữa bệnh ở nơi khác do Trung tâm Y tế huyện cung cấp, Trạm Y tế xã có trách nhiệm điều tra, xác minh thông tin. Nếu phát hiện những sai lệch thông tin hoặc không xác minh được địa chỉ người bệnh, Trạm Y tế xã có trách nhiệm báo cáo cho Trung tâm Y tế huyện trong vòng 24 giờ để thực hiện việc cập nhật thông tin. 4.5.3. Bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là bệnh viện huyện) có trách nhiệm báo cáo, cập nhật thông tin bệnh truyền nhiễm tại đơn vị mình cho Trung tâm Y tế huyện theo thời gian như sau: a) Báo cáo trường hợp bệnh: Hoàn thành báo cáo trong vòng 24 giờ hoặc 48 giờ kể từ khi có chẩn đoán theo danh mục bệnh truyền nhiễm được quy định tại Mục 1, Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Báo cáo tháng: Hoàn thành báo cáo trước ngày 05 của tháng kế tiếp. Danh mục các bệnh truyền nhiễm phải báo cáo tháng theo quy định tại Mục 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này; c) Cập nhật thông tin của báo cáo trường hợp bệnh và báo cáo tháng: Trong vòng 24 giờ kể từ khi có những thay đổi chẩn đoán, có chẩn đoán xác định phòng xét nghiệm, khi bệnh nhân ra viện, chuyển viện hay tử vong hoặc có thay đổi thông tin cá nhân. 4.5.4. Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là bệnh viện tuyến tỉnh), bệnh viện tư nhân có trách nhiệm báo cáo,
  • 18. 13 cập nhật thông tin bệnh truyền nhiễm tại đơn vị mình cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh) và báo cáo, cập nhật thông tin về bệnh sốt rét, bệnh do ký sinh trùng, côn trùng cho Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh) theo thời gian như sau: a) Báo cáo trường hợp bệnh: Hoàn thành báo cáo trong vòng 24 giờ hoặc 48 giờ kể từ khi có chẩn đoán theo danh mục bệnh truyền nhiễm được quy định tại Mục 1, Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Báo cáo tháng: Hoàn thành báo cáo trước ngày 05 của tháng kế tiếp. Danh mục các bệnh truyền nhiễm phải báo cáo tháng theo quy định tại Mục 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này; c) Cập nhật thông tin của báo cáo trường hợp bệnh và báo cáo tháng: Trong vòng 24 giờ kể từ khi có những thay đổi chẩn đoán, có chẩn đoán xác định phòng xét nghiệm, khi bệnh nhân ra viện, chuyển viện hay tử vong hoặc có thay đổi thông tin cá nhân. 4.5.5. Bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện và Trung tâm Y tế thuộc các Bộ, ngành có trách nhiệm thực hiện báo cáo, cập nhật thông tin bệnh truyền nhiễm tại đơn vị mình cho các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh theo thời gian như sau: a) Báo cáo trường hợp bệnh: Hoàn thành báo cáo trong vòng 24 giờ hoặc 48 giờ kể từ khi trường hợp bệnh có chẩn đoán theo danh mục bệnh truyền nhiễm được quy định cụ thể tại Mục 1, Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Báo cáo tháng: Hoàn thành báo cáo trước ngày 05 của tháng kế tiếp. Danh mục các bệnh truyền nhiễm phải báo cáo tháng theo quy định tại Mục 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này; c) Cập nhật thông tin của báo cáo trường hợp bệnh và báo cáo tháng: Trong vòng 24 giờ kể từ khi có những thay đổi chẩn đoán, có chẩn đoán xác định phòng xét nghiệm, khi bệnh nhân ra viện, chuyển viện hay tử vong hoặc có thay đổi thông tin cá nhân.
  • 19. 14 4.5.6. Trung tâm Y tế huyện có trách nhiệm tổng hợp số liệu bệnh truyền nhiễm từ Trạm Y tế xã, Bệnh viện huyện và thực hiện báo cáo, cập nhật thông tin cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh theo thời gian như sau: a) Báo cáo trường hợp bệnh: Hoàn thành báo cáo trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được báo cáo của Trạm Y tế xã và Bệnh viện huyện; b) Báo cáo tuần: Hoàn thành báo cáo các hoạt động phòng chống dịch tuần của Trạm Y tế xã và Trung tâm Y tế huyện trước 14h00 ngày thứ Tư của tuần kế tiếp; c) Báo cáo tháng: Hoàn thành báo cáo trước ngày 10 của tháng kế tiếp từ danh sách người bệnh nhận được từ Trạm Y tế xã, Bệnh viện huyện, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh; d) Báo cáo năm: Hoàn thành báo cáo trước ngày 10 tháng 01 của năm kế tiếp; đ) Cập nhật thông tin của báo cáo trường hợp bệnh và báo cáo tháng: Trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được phản hồi của Trạm Y tế xã về việc sai lệch thông tin cá nhân của trường hợp bệnh thì Trung tâm Y tế huyện có trách nhiệm cập nhật thông tin vào hệ thống báo cáo. Trong trường hợp không xác minh được địa chỉ người bệnh, Trung tâm Y tế huyện có trách nhiệm phối hợp với Bệnh viện huyện để xác minh lại thông tin nếu trường hợp đó do Bệnh viện huyện báo cáo hoặc báo cáo cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh nếu các trường hợp đó do các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương báo cáo; e) Báo cáo ổ dịch: Thực hiện báo cáo ổ dịch ngay sau khi phát hiện, đảm bảo không muộn hơn 24 giờ kể từ khi phát hiện ổ dịch. Sau đó thực hiện báo cáo cập nhật tình hình ổ dịch hàng ngày (trước 10h00) cho đến khi ổ dịch chấm dứt hoạt động và thực hiện báo cáo kết thúc ổ dịch trong vòng 48 giờ kể từ khi ổ dịch chấm dứt hoạt động. g) Phản hồi thông tin: Trước 10h00 hàng ngày, Trung tâm Y tế huyện có trách nhiệm gửi cho Trạm Y tế xã danh sách các trường hợp bệnh trên địa bàn xã được báo cáo trong hệ thống báo cáo trực tuyến của Bộ Y tế để thực hiện công tác điều tra, xác minh và phòng, chống dịch.
  • 20. 15 3.5.7. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh có trách nhiệm thực hiện báo cáo, cập nhật thông tin cho các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng theo quy trình và thời gian như sau: a) Báo cáo tuần: Hoàn thành báo cáo hoạt động phòng chống dịch tuần của đơn vị mình trước 14h00 của thứ Tư tuần kế tiếp; b) Báo cáo tháng: Khi nhận được danh sách người mắc bệnh truyền nhiễm phải báo cáo tháng từ các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, các Bệnh viện tuyến trung ương, Bệnh viện tuyến tỉnh, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh có trách nhiệm tổng hợp và gửi cho Trung tâm Y tế huyện trước ngày 08 của tháng kế tiếp để thực hiện công tác báo cáo tháng; c) Báo cáo năm: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo năm bằng văn bản cho Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur hoặc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng phụ trách khu vực (đối với bệnh sốt rét, bệnh do ký sinh trùng, côn trùng) trước ngày 15 tháng 01 của năm kế tiếp; d) Cập nhật thông tin của báo cáo trường hợp bệnh và báo cáo tháng: Khi nhận được kết quả xét nghiệm của các mẫu bệnh phẩm từ các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng, trong vòng 24 giờ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh có trách nhiệm là đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện việc cập nhật thông tin theo quy định. Trong trường hợp không xác minh được địa chỉ của các trường hợp bệnh, trong vòng 24 giờ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh có trách nhiệm là đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan để xác minh lại thông tin và thực hiện việc cập nhật thông tin theo quy định. 4.5.8. Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thực hiện hoạt động kiểm dịch y tế có trách nhiệm thực hiện báo cáo trường hợp nghi ngờ, mắc bệnh truyền nhiễm phát hiện tại khu vực cửa khẩu cho các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh.
  • 21. 16 4.5.9. Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng có trách nhiệm thực hiện báo cáo cho Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) theo quy trình và thời gian như sau: a) Báo cáo tuần: Hoàn thành trước 14h00 của thứ Tư của tuần kế tiếp; b) Báo cáo tháng: Khi nhận được danh sách người mắc bệnh truyền nhiễm cần báo cáo tháng từ các Bệnh viện tuyến trung ương, Bệnh viện và Trung tâm Y tế thuộc các Bộ, ngành, các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur có trách nhiệm tổng hợp và gửi danh sách cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh trước ngày 07 của tháng kế tiếp; c) Báo cáo năm: Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng có trách nhiệm cùng với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh và các đơn vị liên quan tiến hành rà soát, thống nhất số liệu để thực hiện báo cáo năm bằng văn bản cho Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý khám chữa bệnh) trước ngày 31 tháng 01 của năm kế tiếp; d) Cập nhật thông tin báo cáo trường hợp bệnh và báo cáo tháng: Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan để xác minh lại thông tin các trường hợp bệnh được điều trị tại Bệnh viện tuyến trung ương, Bệnh viện và Trung tâm Y tế thuộc các Bộ, ngành khi địa phương không xác minh được địa chỉ của các trường hợp bệnh này và chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh thực hiện việc cập nhật thông tin theo quy định. 4.5.10. Phòng Y tế các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Y tế) có trách nhiệm tổng hợp số liệu bệnh truyền nhiễm trên địa bàn từ hệ thống báo cáo trực tuyến của Bộ Y tế để chỉ đạo công tác phòng chống dịch trên địa bàn. 4.6. Trách nhiệm khai báo dịch bệnh truyền nhiễm Tại địa phương đang có dịch bệnh, người mắc bệnh truyền nhiễm hoặc nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, người phát hiện trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm có trách nhiệm thực hiện việc khai báo dịch cho nhân viên y tế thôn, bản, trạm y tế
  • 22. 17 xã hoặc cơ quan y tế gần nhất trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 47 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm. 4.7. Trách nhiệm báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm Ngay sau khi tiếp nhận thông tin về bệnh dịch từ người dân hoặc tự phát hiện các trường hợp mắc bệnh dịch hoặc nghi ngờ mắc bệnh dịch truyền nhiễm, các cơ sở y tế phải báo cáo cho cơ quan y tế dự phòng để điều tra, xác minh trong vòng 24 giờ. Trường hợp xác định thông tin đó là chính xác, cơ quan y tế dự phòng phải báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về y tế nơi xảy ra dịch quy định tại Khoản 2 Điều 47 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm và báo cáo vào hệ thống báo cáo trực tuyến của Bộ Y tế theo các quy định của Thông tư này. 4.8. Trách nhiệm thi hành 4.8.1. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế: a) Cục Y tế dự phòng: - Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức thực hiện Thông tư, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư trên phạm vi cả nước; - Là đơn vị đầu mối quản lý, lưu trữ cơ sở dữ liệu bệnh truyền nhiễm; - Là cơ quan duy nhất được Bộ trưởng Bộ Y tế ủy quyền thông báo quốc tế về bệnh truyền nhiễm. b) Cục Quản lý khám, chữa bệnh: - Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và đôn đốc các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc thực hiện Thông tư này. - Bảo đảm hệ thống thu thập số liệu tại các cơ sở khám chữa bệnh, thống nhất mẫu hồ sơ bệnh án, bệnh án điện tử để việc thông tin khai báo, báo cáo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm của các cơ sở khám, chữa bệnh được thuận lợi, đầy đủ và kịp thời theo quy định của Thông tư này; c) Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng: - Hướng dẫn đơn vị y tế dự phòng của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc địa bàn phụ trách thực hiện Thông tư này;
  • 23. 18 - Chỉ đạo chuyên môn, kỹ thuật, tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm tại các đơn vị ở các tuyến thuộc khu vực phụ trách. d) Bệnh viện tuyến trung ương: Bố trí người làm chuyên trách, trang thiết bị, kinh phí để thực hiện công tác thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị y tế dự phòng trong việc lấy mẫu bệnh phẩm, chia sẻ mẫu bệnh phẩm hoặc chủng tác nhân gây bệnh để chẩn đoán xác định. 4.8.2. Trách nhiệm của cơ quan y tế thuộc các Bộ, ngành, bệnh viện tư nhân: a) Bố trí cán bộ, trang thiết bị, kinh phí để thực hiện công tác thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm. b) Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị y tế dự phòng tại địa phương sở tại trong việc lấy mẫu bệnh phẩm, chia sẻ mẫu bệnh phẩm hoặc chủng tác nhân gây bệnh để chẩn đoán xác định. 4.8.3. Trách nhiệm của Sở Y tế và các đơn vị y tế địa phương: a) Sở Y tế: Chỉ đạo và tổ chức thực hiện Thông tư trên địa bàn quản lý; chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và đôn đốc các đơn vị thực hiện. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố để bố trí kinh phí cho các đơn vị triển khai và duy trì thực hiện công tác thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm. b) Các đơn vị y tế địa phương: Có trách nhiệm bố trí cán bộ chuyên trách, trang thiết bị, kinh phí để thực hiện công tác thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch BTN. 4.9. Điều khoản chuyển tiếp Đối với các tỉnh triển khai mô hình Trung tâm Kiểm soát bệnh tật quy định tại Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì đơn vị triển khai mô hình Trung tâm Kiểm soát bệnh tật là đơn vị thay thế Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thực hiện báo cáo theo quy định của Thông tư này.
  • 24. 19 Sơ đồ 1: tổ chức hệ thống thông tin, báo cáo BTN hiện nay Ghi chú: Kênh báo cáo trực tuyến Kênh báo cáo không trực tuyến (nếu không thực hiện được báo cáo trực tuyến) (nguồn: được sử dụng theo Thông tư 54/2015/TT-BYT) 5. Thực trạng hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm. 5.1. Yếu tố kỹ thuật Phòng chống bệnh truyền nhiễm là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác YTDP ở nước ta. Công tác này đòi hỏi cần phải có một hệ thống thông tin báo cáo các bệnh dịch nhanh chóng, chính xác và kịp thời. Tuy nhiên, công tác giám sát và BỘ Y TẾ Cục Y tế dự phòng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh ViệnVệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur Viện SR-KST-CT Bệnh viện Trung ương Bệnh viện, TTYT thuộc các Bộ, ngành SỞ Y TẾ (Phòng Nghiệp vụ Y) Trung tâm YTDP tỉnh Trung tâm PCSR tỉnh Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế Bệnh viện tuyến tỉnh Bệnh viện đa khoa tư nhân Trung tâm Y tế huyện Bệnh viện huyện HỆ THỐNG BÁO CÁO TRỰC TUYẾN, GHI NHẬN BỆNH NHÂN HỆ THỐNG BÁO CÁO TRỰC TUYẾN, GHI NHẬN BỆNH NHÂN
  • 25. 20 phòng chống bệnh truyền nhiễm chưa đạt được kết quả mong muốn do hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm còn thụ động và chưa đạt hiệu quả. Các báo cáo bệnh truyền nhiễm hiện nay chủ yếu qua công văn giấy tờ. Việc ứng dụng CNTT trong việc tổng hợp, thống kê, báo cáo còn nhiều hạn chế. Do vậy, việc thu thập và xử lý thông tin về các ca bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã điều tra kết hợp phương pháp định lượng và định tính được thực hiện tại cấp trung ương (Cục YTDP, Cục QLKCB, Vụ pháp chế, Vụ KHTC), các viện VSDT/ Pasteur (NIHE, HCM, Nha Trang, Tây Nguyên), BV Bệnh nhiệt đới Quốc gia, 17/63 tỉnh thuộc 7 vùng địa lý (Hà Nội, Bắc Giang, Lào Cai, Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Thừa thiên Huế, Quảng Nam, Khánh Hoà, Đăk Nông, Kon Tum, Bình Dương, Tây Ninh, Cần Thơ, Vĩnh Long và Sóc Trăng) và tất cả các huyện thuộc 17 tỉnh. Kết quả điều tra cho thấy: Trong tổng số 187 TTYT quận huyện, chỉ có 32,6% TTYT đủ cơ sở làm việc. 92,5% được cấp điện đầy đủ, 68,4% có đủ nước máy, 92,5% có kết nối internet [2]. Từ 80% đến 100% cán bộ được điều tra biết về hệ thống cảnh báo sớm và đáp ứng nhanh mặc dầu thuật ngữ này còn xa lạ với đông đảo cán bộ Y tế tuyến cơ sở. Cũng trong năm 2008-2009, để phục vụ cho hoạt động cảnh báo sớm, đáp ứng nhanh và chạy phần mềm quản lý số liệu EWARS, nhiều tỉnh, huyện được tiếp nhận các trang thiết bị cần thiết. Theo kết quả đánh giá: 95,2% đơn vị có máy tính, 85% có máy in, 89,4% có điện thoại phục vụ hệ thống giám sát, 92,5% đơn vị đã kết nối Internet. Đây là thuận lợi về cơ sở vật chất góp phần để phần mềm quản lý dữ liệu EWARS triển khai trên diện rộng. Tuy nhiên chỉ có 49,3% có máy Fax và 7,5% có máy bộ đàm [2]. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhận thấy phần mềm quản lý số liệu bệnh truyền nhiễm còn một số điểm yếu như: chưa có chức năng đồng bộ dữ liệu lên mạng Internet, chưa đưa ra được cảnh báo….Tuy nhiên đây là bước khởi đầu xây dựng hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm để phục vụ cho hoạt động cảnh báo sớm, đáp ứng nhanh cho ngành y tế tại Việt Nam. Nhằm mục đích nâng cao chất lượng hệ thống báo cáo BTN trên cơ sở hoàn thiện hệ thống báo cáo hiện có và khắc phục những khiếm khuyết đã được vạch ra, năm 2010, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế dự phòng đã ban hành Thông tư Trạm Y tế xã Đơn vị y tế Cơ quan Nhân viên Y tế thôn bản Phòng khám tư nhân, cơ sở chẩn đoán, Bác sỹ gia đình
  • 26. 21 48/2010/TT-BYT về việc hướng dẫn chế độ khai báo bệnh truyền nhiễm và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào việc nâng cao chất lượng của hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm. 100% đơn vị báo cáo BTN tuyến huyện trở lên đã gửi báo cáo BTN bằng E-mail [11]. Bước đầu đề xuất triển khai phần mềm “ báo cáo BTN bằng phần mềm trực tuyến” do Cục YTDP, thông qua dự án Hỗ trợ phát triển hệ thống YTDP (ADB-47) xây dựng, triển khai thí điểm tại 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thái Bình, Yên Bái, Bình Định, Đắc Lắc, Bình Dương và Đồng Tháp. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế của phần mềm trực tuyến và của hệ thống báo cáo BTN như: Người dùng tuyến Tỉnh gặp khó khăn trong việc bổ sung và chỉnh sửa số liệu; Người dùng bắt buộc phải nhập và hoàn thiện báo cáo tại 1 thời điểm do không có tính năng lưu báo cáo tạm thời; Chức năng kết xuất báo cáo biểu đồ tiêu đề chưa đúng với mẫu hiện tại đang được áp dụng; Danh sách các đơn vị hành chính trong phần mềm sắp xếp theo trật tự khác so với báo cáo giấy hiện đang sử dụng; biểu mẫu nhập liệu không có giá trị cộng dồn nên khó khăn cho việc kiểm tra tính chính xác của số liệu; Số liệu luôn phải cập nhật, chỉnh sửa do phải thu thập số liệu do hệ điều trị gửi lên, dẫn đến tình trạng báo cáo không đúng hạn; Mẫu báo cáo của phần mềm chưa có chức năng Freeze (giữ dòng tiêu đề) gây khó khăn khi nhập liệu; Báo cáo tuần và tháng khi kết xuất sang định dạng Excel phải mất nhiều thời gian chỉnh sửa để có thể in đủ trên khổ giấy A4; cơ chế sao lưu và phục hồi dữ liệu ở mức cả nước không cho phép sao lưu/phục hồi số liệu ở cho 1 đơn vị; cơ sở dữ liệu cho module bản đồ của phần mềm chưa được cập nhật; chưa có báo cáo về tỷ lệ mắc/chết trên 100.000 dân [16]. 5.2. Yếu tố tổ chức Để công tác phòng chống dịch bệnh được tổ chức kịp thời, hạn chế, giảm thiểu sự lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm được các đơn vị y tế từ tuyến Trung ương đến tuyến cơ sở rất chú ý và quan tâm, trong đó vấn đề tổ chức nhân sự, tổ chức bố trí trang thiết bị cho các cơ sở y tế và nhân viên y tế rất được quan tâm.
  • 27. 22 Ngay từ năm 2008, Trung tâm Nghiên cứu Sức khoẻ Cộng đồng và Phòng chống Chấn thương (CCHIP) đã thực hiện “Xây dựng và áp dụng thí điểm mô hình báo cáo bệnh truyền nhiễm” với mục tiêu cụ thể của hoạt động: (i) Xây dựng mô hình và hướng dẫn áp dụng thí điểm mô hình hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm qua mạng Internet, (ii) Đánh giá kết quả thí điểm áp dụng mô hình báo cáo bệnh truyền nhiễm qua mạng Internet, (iii) Lập kế hoạch chi tiết nhân rộng mô hình báo cáo bệnh truyền nhiễm qua mạng Internet. Dựa trên những kết quả đánh giá cơ sở (baseline) tại 8 tỉnh dự án VAHIP, Trung tâm CCHIP đã xây dựng tài liệu kỹ thuật hướng dẫn việc triển khai mô hình báo cáo bệnh truyền nhiễm. Tài liệu được hoàn thiện theo ý kiến của các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực báo cáo bệnh truyền nhiễm. Mô hình được áp dụng thí điểm tại 6 đơn vị tuyến trung ương (4 viện VSDT và pasteurs, BV bệnh nhiệt đới TƯ và BV nhi TƯ), 11 đơn vị tuyến tỉnh và 16 cơ sở tuyến huyện thuộc, 8 TYT xã và 53 thôn/bản/ấp thuộc 2 tỉnh (Thái Bình và Long An). Kết quả thí điểm mô hình cho thấy những kết quả tích cực trong việc tăng cường khả năng phát hiện sớm, đáp ứng nhanh của hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm. Cụ thể: Làm tăng một số chỉ tiêu hoàn thiện cơ cấu, tổ chức nhân lực theo hướng chuyên trách hóa hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm tại tuyến và cơ sở giám sát: Tỷ lệ cơ sở có đơn vị/nhân viên GS thường trực và có bảng mô tả chức trách nhiệm vụ, yêu cầu chất lượng của đơn vị/nhân viên GS từ tuyến huyện trở lên là 91,6%, tăng 2,2 lần so với trước thí điểm. Tại TT.YTDP tỉnh, Viện khu vực là 100%. Tại các BV công tư là 80%. Tỷ lệ xã thí điểm tổ chức được hệ thống CTV giám sát tại cộng đồng (CBS), đặc biệt cho cúm gia cầm là 100%, Hệ thống CTV bước đầu hoạt động có hiệu quả. Tỷ lệ đơn vị cơ động đáp ứng nhanh được tổ chức và hoạt động theo đúng quy định của mô hình, đặc biệt đối với cúm gia cầm là 100% các thí điểm. Tỉnh Long An triển khai diễn tập phối hợp lực lượng chống dịch cúm A(H5N1) với 7 nội dung hoạt động giám sát và đáp ứng PCD tại hai huyện thí điểm [11]. Từ năm 2010 đến năm 2014, Bộ Y tế thông qua Dự án Hỗ trợ Y tế dự phòng (ADB47) và Dự án sẵn sàng ứng phó đại dịch cúm (VAHIP) đã cung cấp máy tính và hỗ trợ kết nối internet cho các đơn vị triển khai thí điểm ứng dụng công nghệ
  • 28. 23 thông tin vào công tác báo cáo bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên việc trang bị máy tính chưa được đồng đều do kinh phí của các Dự án trên cho hoạt động là hạn chế, cụ thể: Dự án ADB 47 chỉ cấp máy tính cho tuyến huyện cho 47 tỉnh, thành phố thuộc Dự án và Dự án VAHIP chỉ cấp máy tính đến cho tuyến xã của 8 tỉnh, thành phố thuộc Dự án. Đường truyền Internet tại các trung tâm y tế huyện hầu hết đều sử dụng gói ADSL MegaVNN 4096Kbps/512Kbps và truy cập cho toàn đơn vị. Tại 91 đơn vị tuyến huyện triển khai thử nghiệm đều có máy tính kết nối internet, và được ưu tiên sử dụng cho hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm [11]. Từ năm 2002 đến nay, Bộ Y tế đã 03 lần ban hành các Quyết định và Thông tư chỉ đạo nhằm tăng cường, nâng cao năng lực của hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam. Lần thứ nhất, năm 2002, Bộ Y tế ban hành Quyết định 4880/2002/QĐ-BYT; tiếp đó để nâng cao hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm, Thông tư 48/2010/TT-BYT đã được ra đời vào năm 2010. Đến nay, để tiếp cận và theo kịp với các nước trên thế giới, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 54/2015/TT-BYT vào năm 2015 về việc hướng dẫn chế độ, khai báo, thông tin và báo cáo bệnh truyền nhiễm. Bên cạnh việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và bố trí nhân sự cho hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm thì công tác đào tạo cán bộ để nâng cao kiến thức về cảnh báo sớm và đáp ứng nhanh các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra tại địa phương. Khoảng 70% % cán bộ được tập huấn về cảnh báo sớm, đáp ứng nhanh. 42,7% được tập huấn về dịch tễ học, 10,6% được tập huấn về hệ thống quản lý dẫn liệu EWARS và 21,6% được tập huấn về kiểm soát lây nhiễm [2]. Có 100% số tỉnh và 40,7% số huyện đánh giá đã tổ chức diễn tập cho các đội phản ứng nhanh. Tỉnh có tỷ lệ huyện đã diễn tập cao là Thừa Thiên- Huế (88,9%), Thái Bình (75%), Quảng Nam (72,2%), Hà Nội( 62,7%), Tây Ninh (66,7%). Có 4 tỉnh chưa tổ chức diễn tập ở tuyến huyện là Bắc Giang, Khánh Hoà, Bình Dương, Vĩnh Long [2]. Kết quả thí điểm mô hình báo cáo bệnh truyền nhiễm do Dự án VAHIP triển khai năm 2010 cho thấy những kết quả tích cực trong việc tăng cường khả năng
  • 29. 24 phát hiện sớm, đáp ứng nhanh của hệ thống GSBTN, cụ thể như: Làm thay đổi trong nhận thức và thái độ của cán bộ lãnh đạo và người trực tiếp làm công tác GSBTN: Tỷ lệ % người biết định nghĩa về ca bệnh cúm gia cầm H5N1 từ 66,6% lên 100%; Tỷ lệ người người có nhận thức và thái độ đúng về vai trò và cơ sở pháp lý của GSBTN từ 77,7% lên 100% [13]. Năm 2012, để nâng cao khả năng sử dụng phần mềm trực tuyến vào công tác báo cáo bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế đã phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện 08 lớp tập huấn cho 11 tỉnh/ TP: Yên Bái, Hà Nội, Thái Bình, Bình Định, Bình Dương và Đắk Lắk từ tháng 3 đến tháng 7/2012 cho 290 cán bộ y tế [16]. Tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn trong công tác cán bộ như: cán bộ đi tập huấn về chưa phổ biến, hướng dẫn cho cán bộ liên quan khi không có mặt ở cơ quan, dẫn đến chậm trễ trong công tác báo cáo bệnh truyền nhiễm hoặc có đơn vị cử cán bộ đi tập huấn chưa phù hợp khi tham gia tập huấn, đào tạo. Nhằm tăng cường năng lực của Chính phủ Việt Nam trong việc xác định, dự phòng và kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Dự án sáng kiến cúm gia cầm và đại dịch (USAID/APII) được triển khai mô hình can thiệp được thí điểm từ tháng 3 đến tháng 9/2011 tại 123 xã thuộc 5 tỉnh (Hưng Yên, Hà Nam, Quảng Trị, Cần Thơ và Kiên Giang) nhằm phát hiện kịp thời, báo cáo và đáp ứng những ca bệnh có thể gây dịch trên gia cầm và trên người. Mô hình sử dụng hệ thống cộng tác viên y tế và thú y cấp thôn bản, liên kết với hệ thống giám sát dịch quốc gia ở mỗi ngành. Đánh giá độc lập được thực hiện trong tháng 4/2012 tại 6 huyện thuộc 3 tỉnh Hưng Yên, Quảng Trị và Cần Thơ. Số liệu được thu thập theo 5 cách: (i) Xem xét các số liệu dịch tễ học sẵn có, (ii) điều tra cộng tác viên, (iii) Điều tra hộ gia đình, (iv) phỏng vấn sâu các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch cúm gia cầm, và (v) phỏng vấn sâu các bên liên quan ngành thú y và y tế tại các cấp (xã, huyện, tỉnh). Một số kết quả cho thấy: Tỷ lệ cộng tác viên nhớ được những bệnh phải được giám sát thì còn thấp ở Cần Thơ và Hưng Yên (28-55%) nhưng các cộng tác viên tuyến tỉnh Quảng Trị thì có kiến thức tốt (khoảng 70%). Tỷ lệ cộng tác viên cho biết là bệnh tả phải được báo cáo ngay lập tức thì còn thấp ở tất cả các tỉnh, chỉ từ 18-45%. Cán bộ y tế xã ở
  • 30. 25 một số tỉnh lưu ý rằng các cộng tác viên gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa tiêu chảy và bệnh tả, và do đó các ca bệnh tiêu chảy (nặng hơn là bệnh tả) cần được báo cáo để họ có thể điều tra ca bệnh [13]. Tỷ lệ cộng tác viên sử dụng yếu tố dịch tễ học để phân biệt ca bệnh nghi ngờ cúm A(H5N1) và bệnh giống như cúm thì còn thấp, chỉ từ 10-39% [13] ở 6 huyện. Vấn đề này sẽ tác động lên việc thực thi hệ thống, đưa ra những khung thời gian báo cáo khác nhau cho 2 bệnh. Nhìn chung, hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm sẽ được cải thiện hơn khi các cán bộ y tế nắm vững các kiến thức về dịch tễ học, định nghĩa trường hợp bệnh truyền nhiễm và các ứng dụng của công nghệ thông tin. 5. 3. Chất lượng báo cáo (tính đúng hạn và tính đầy đủ) số liệu của hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm. Chất lượng của hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm là nền tảng cho việc phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm. Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới và Trung tâm Kiểm soát bệnh dịch Hoa Ky, bất ky hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm nào cũng có tổ chức, cấu trúc, chức năng tương tự nhau. Các hướng dẫn đánh giá báo cáo bệnh truyền nhiễm được Trung tâm Kiểm soát bệnh dịch Hoa Ky phát triển từ năm 1988. Tại Việt Nam, các nghiên cứu đánh giá báo cáo bệnh truyền nhiễm mới được đề cập gần đây. Nghiên cứu năm 2002 cho thấy việc triển khai hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm không dễ thực hiện (25%-58%) và không đơn giản (37%-59%) [14]. Hiện nay phần lớn các ca bệnh được báo cáo tại tuyến xã, huyện chỉ dựa vào dấu hiệu lâm sàng. Chính vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới và các quốc gia cần tập trung nhiều nguồn lực cải thiện hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm, đặc biệt đối với những nước đang phát triển có nguồn lực hạn chế như Việt Nam. Từ năm 2010 đến nay, hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm được triển khai theo Thông tư 48/2010/TT-BYT và từ năm 2012 áp dụng triển khai thí điểm phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm tại 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thái Bình, Bình Dương, Bình Định, Đắc Lắc, Yên Bái, Đồng Tháp và tính đến hết tháng 12/2012 có
  • 31. 26 67% báo cáo qua phần mềm trùng khớp với báo cáo bằng văn bản, 33 % các báo cáo chưa khớp số liệu [16]. Từ năm 2014, phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm triển khai chính thức trên toàn quốc, chất lượng báo cáo đã được cải thiện hơn: tính đến hết tháng 12/2016 có 80% báo cáo qua phần mềm trùng khớp với báo cáo bằng văn bản, 45 % các báo cáo chưa khớp với báo cáo bằng văn bản [18] và có 85% báo cáo được báo cáo đúng hạn theo quy định. Đặc biệt, lần đầu tiên từ trước tới nay, việc ứng dụng phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm đã mở ra cho tuyến xã từ năm 2012 với sự thí điểm tại 8 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thái Bình, Lạng Sơn, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp. Một số kết quả được của hoạt động báo cáo như sau: Biểu đồ 1: Kết quả các xã điểm nhập đầy đủ báo cáo tuần năm 2012 (nguồn: Báo cáo đánh giá kết quả thử nghiệm phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm tại các xã điểm, Dự án VAHIP, 2014)
  • 32. 27 Biểu đồ 2: Kết quả các xã điểm nhập đầy đủ báo cáo tuần năm 2013 đến tuần 17/2014 (nguồn: Báo cáo đánh giá kết quả thử nghiệm phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm tại các xã điểm, Dự án VAHIP, 2014) Biểu đồ 3: Kết quả các xã điểm nhập đầy đủ báo cáo tháng năm 2012 (nguồn: Báo cáo đánh giá kết quả thử nghiệm phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm tại các xã điểm, Dự án VAHIP, 2014)
  • 33. 28 Biểu đồ 4: Kết quả các xã điểm nhập đầy đủ báo cáo tháng năm 2013 đến tháng 4/2014 (nguồn: Báo cáo đánh giá kết quả thử nghiệm phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm tại các xã điểm, Dự án VAHIP, 2014) Một số hạn chế của hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm hiện nay đó là: Cán bộ nhập số liệu chưa hiểu rõ bản chất các bệnh để nhập báo cáo đúng, Các đơn vị chưa nhất quán trong việc nhập số liệu cho các ca vãng lai từ phòng khám, bệnh viện tư nhân, số liệu luôn cập nhật, chỉnh sửa do khối điều trị gửi số liệu nhiều lần….và đặc biệt là hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm của chúng ta là đang báo cáo theo số mắc và số chết, gây khó khăn trong công tác xác minh, điều tra dịch tễ và phản ứng kịp thời để phòng chống dịch bệnh hiệu quả. Do đó, việc cải thiện chất lượng hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm là rất cần thiết và Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 để cải thiện chất lượng hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm và việc chọn tỉnh Bắc Giang là tỉnh đầu tiên của cả nước để triển khai là rất cần thiết.
  • 34. 29 6. Khung lý thuyết Nội dung hoạt động đánh giá theo Thông tư 54/2015/TT-BYT: Đánh giá nội dung thông tin báo cáo (tính đầy đủ): Số lượng các báo cáo (báo cáo trường hợp bệnh, báo cáo tuần, báo cáo tháng) được các đơn vị nhập trực tiếp vào phần mềm theo quy định trong Thông tư. Đánh giá quy trình thông tin báo cáo (tính đúng hạn): các đơn vị nhập, cập nhật số liệu theo thời gian đã được quy định trong Thông tư. 7. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu Huyện Việt Yên là huyện trung du nằm ở phía nam và cách tỉnh lị Bắc Giang 10 km, gồm 19 xã, thị trấn. Trong những năm gần đây, Việt Yên có nhiều doanh nghiệp của Trung ương, nước ngoài và của tỉnh đóng trên địa bàn như sản xuất vật liệu xây dựng, may, chế biên phân bón, giấy, bia, nước giải khát.., đặc biệt còn có KCN đầu tiên của tỉnh với nhiều dự án đầu tư đang được thực hiện. Các yếu tố kỹ thuật - Phần mềm báo cáo BTN - Máy tính - Internet Các yếu tố tổ chức - Tổ chức, nhân sự - Công tác chỉ đạo Nội dung thông tin báo cáo (tính đầy đủ) - Báo cáo trường hợp bệnh - Báo cáo tuần - Báo cáo tháng Quy trình thông tin báo cáo (tính đúng hạn) - Thời gian Trạm Y tế xã báo cáo - Thời gian Trung tâm Y tế huyện báo cáo - Thời gian Bệnh viện đa khoa báo cáo THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BTN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO SỐ LIỆU CỦA HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BTN
  • 35. 30 Huyện Tân Yên là huyện miền núi, cách huyện Sóc Sơn – Hà Nội 30 km, các thành phố Thái Nguyên cách 40 km. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 30%/năm. Quá trình triển khai thí điểm Thông tư 54/2015/TT-BYT tại tỉnh Bắc Giang đạt được như sau: 7. 1. Công tác chuẩn bị Ngày 4/2/2016: Lãnh đạo Bộ đồng ý triển khai thí điểm Thông tư 54/2015/TT-BYT tại Phiếu trình số 29/PT-DP; Ngày 28/3/2016: Họp thảo luận kế hoạch triển khai thí điểm Thông tư 54 tại Bắc Giang (thành phần: đại diện các đơn vị của Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Sở Y tế Bắc Giang, Trung tâm Y tế dự phòng Bắc Giang, Bệnh viện đa khoa Bắc Giang); Ngày 30/3/2016: Cục Y tế dự phòng phê duyệt kế hoạch triển khai thí điểm Thông tư 54 tại Bắc Giang; Ngày 8/4/2016: Sở Y tế Bắc Giang phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Thông tư 54 cho các đơn vị y tế trên địa bàn tại kế hoạch số 51/KH-SYT; 7. 2. Tổ chức hội thảo Tổ chức hội thảo phổ biến Thông tư 54/2015/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế và triển khai thí điểm phần mềm, cụ thể như sau: - Thời gian: 1 ngày, ngày 11/4/2016 - Địa điểm: TP. Bắc Giang. - Thành phần: Lãnh đạo đơn vị và cán bộ có khả năng sử dụng máy tính được phân công chuyên trách báo cáo bệnh truyền nhiễm, trong đó: tuyến tỉnh: Sở Y tế Bắc Giang, Trung tâm YTDP Bắc Giang, Bệnh viện đa khoa Bắc Giang, Bệnh viện Sản nhi Bắc Giang, Bệnh viện Y học cổ truyền Bắc Giang; tuyến huyện và tương đương: Trung tâm Y tế, Bệnh viện đa khoa, Phòng Y tế; Bệnh viện Bộ/ngành (4 đơn vị): Bệnh viện 110 - Cơ sở 2, Dĩnh Trì, TP. Bắc Giang; Phòng khám đa khoa Giao
  • 36. 31 thông vận tải Bắc Giang; Phòng khám đa khoa Giao thông vận tải Bắc Giang - Cơ sở 2, thị trấn Kép - Lạng Giang; Bệnh viện tư nhân (2 đơn vị): Bệnh viện đa khoa Sông Thương và Phòng khám đa khoa - BV Y học cổ truyền LanQ; Phòng khám đa khoa khu vực (4 đơn vị): Lục Ngạn, Tân Sơn, Mai Sưu, Mỏ Trạng; Phòng khám đa khoa (10 đơn vị): Tân Mỹ, Bích Động, Tân Dân, Uyên Sơn, Anh Quất, Bố Hạ, Bảo Minh, Ngọc Thiện, 108 Hùng Cường, Hà Nội - Bắc Giang. 7. 3. Tổ chức tập huấn Tập huấn hướng dẫn sử dụng phần mềm (2 lớp), cụ thể như sau: - Thời gian: 2 ngày, ngày 12-13/4/2016 - Địa điểm: TP. Bắc Giang. + Thành phần: Mỗi đơn vị cử cán bộ có khả năng sử dụng máy tính được phân công chuyên trách báo cáo bệnh truyền nhiễm, cụ thể như sau: Sở Y tế Bắc Giang, Trung tâm YTDP Bắc Giang, Bệnh viện đa khoa Bắc Giang, Bệnh viện Sản nhi Bắc Giang, Bệnh viện Y học cổ truyền Bắc Giang; tuyến huyện và tương đương: Trung tâm Y tế, Bệnh viện đa khoa, Phòng Y tế; Bệnh viện Bộ/ngành (4 đơn vị): Bệnh viện 110 - Cơ sở 2, Dĩnh Trì, TP. Bắc Giang; Phòng khám đa khoa Giao thông vận tải Bắc Giang; Phòng khám đa khoa Giao thông vận tải Bắc Giang - Cơ sở 2, thị trấn Kép - Lạng Giang; Bệnh viện tư nhân (2 đơn vị): Bệnh viện đa khoa Sông Thương và Phòng khám đa khoa - BV Y học cổ truyền LanQ; Phòng khám đa khoa khu vực (4 đơn vị): Lục Ngạn, Tân Sơn, Mai Sưu, Mỏ Trạng; Phòng khám đa khoa (10 đơn vị): Tân Mỹ, Bích Động, Tân Dân, Uyên Sơn, Anh Quất, Bố Hạ, Bảo Minh, Ngọc Thiện, 108 Hùng Cường, Hà Nội - Bắc Giang. 7. 4. Triển khai tại các đơn vị: Cuối tháng 4 và đầu tháng 5/2016: Các Trung tâm Y tế tuyến huyện tổ chức hội thảo triển khai thực hiện Thông tư 54 cho các đơn vị y tế trên địa bàn. 7. 5. Công tác giám sát, hỗ trợ Tháng 6/2016: Tổ chức các đợt giám sát các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang triển khai Thông tư 54 và phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm với sự tham
  • 37. 32 gia của Cục Y tế dự phòng phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Tổ chức Y tế thế giới, Sở Y tế Bắc Giang và Trung tâm Y tế dự phòng Bắc Giang. Các đợt giám sát được thực hiện tại Trung tâm Y tế huyện và Bệnh viện đa khoa huyện của 10 huyện, thành phố thuộc tỉnh Bắc Giang. 7.6. Một số kết quả giám sát a. Số đơn vị báo cáo bằng phần mềm: Tuyến tỉnh: có 2 trên tổng số 5 đơn vị cần thực hiện (3 đơn vị chưa thực hiện gồm: Bệnh viện sản nhi Bắc Giang, Bệnh viện Y học cổ truyền Bắc Giang, Bệnh viện Lao và Phổi Bắc Giang). Tuyến huyện: cả 10 Trung tâm Y tế huyện đang thực hiện báo cáo và có 7 trên tổng số 10 Bệnh viện đa khoa huyện cần thực hiện báo cáo (3 Bệnh viện đa khoa chưa thực hiện gồm: Hiệp Hòa, Lạng Giang và thành phố Bắc Giang). Tuyến xã: hiện nay các Trạm Y tế xã chủ yếu vẫn báo cáo theo hệ thống cũ (Thông tư 48), chưa triển khai báo cáo theo hệ thống báo cáo Thông tư 54. Bệnh viện, phòng khám tư nhân: có 01 đơn vị trên tổng số 15 bệnh viện, phòng khám tư nhân tham gia thực hiện báo cáo (đơn vị đã thực hiện báo cáo là Phòng khám đa khoa 108 Hùng Cường, Hà Nội – Bắc Giang). Bệnh viện Bộ/ngành đóng trên địa bàn: 02 cơ sở của Bệnh viện Giao thông vận tải Bắc Giang chưa tham gia thực hiện báo cáo. b. Báo cáo trường hợp bệnh: 153 trường hợp bệnh theo danh mục bệnh phải báo cáo được quy định của Thông tư 48/2010/TT-BYT (cao hơn 95 trường hợp bệnh so với hệ thống phần mềm của Thông tư 48/2010/TT-BYT đang chạy song song). Báo cáo được 29 trường hợp mắc các bệnh mới bổ sung theo Thông tư 54/2015/TT-BYT. c. Báo cáo tuần: Số báo cáo của Trung tâm YTDP: thực hiện được 3 trên tổng số 8 báo cáo cần thực hiện; số báo cáo của Trung tâm Y tế huyện: các Trung tâm Y tế huyện (10 huyện) đã thực hiện được 53 trên tổng số 80 báo cáo cần thực hiện. Số báo cáo của Trạm Y tế xã: 89 trên tổng số 230 xã (huyện nhập thay) thưc hiện được 584/1840 báo cáo cần thực hiện. Chủ yếu là các Trạm Y tế xã vẫn báo
  • 38. 33 cáo theo hệ thống cũ (Thông tư 48), chưa triển khai báo cáo theo hệ thống báo cáo Thông tư 54. d. Báo cáo tháng: Số báo cáo của Trung tâm YTDP: thực hiện được đầy đủ 02 báo cáo cần thực hiện; số báo cáo của Trung tâm Y tế huyện: các Trung tâm Y tế huyện (10 huyện) thực hiện được đủ 20 báo cáo cần thực hiện. Số báo cáo của Trạm Y tế xã: 89 trên tổng số 230 xã (huyện nhập thay) thưc hiện được 312/460 báo cáo cần thực hiện. Chủ yếu là các Trạm Y tế xã vẫn báo cáo theo hệ thống cũ (Thông tư 48), chưa triển khai báo cáo theo hệ thống báo cáo Thông tư 54. 7.7. Một số khó khăn khi triển khai thí điểm Các Bệnh viện, Phòng khám đa khoa của các Bộ, ngành đóng trên địa bàn và các bệnh viện, phòng khám đa khoa tư nhân chưa tham gia vào hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54 (hiện có 01 Phòng khám tư nhân Hùng Cường – 108 báo cáo vào hệ thống). Còn một số bệnh viện đa khoa huyện chưa triển khai: Hiệp Hòa, Lạng Giang và thành phố Bắc Giang. Các bệnh viện chưa có quy trình báo cáo các bệnh truyền nhiễm giữa các Khoa, Phòng trong bệnh viện để đảm bảo thời gian nhập số liệu vào phần mềm và chưa thực hiện việc cập nhật ca bệnh theo quy định của Thông tư 54 (đặc biệt tình trạng chuyển viện, ra viện, tử vong, thay đổi chẩn đoán). Bên cạnh đó, cán bộ phụ trách triển khai phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm tại các bệnh viện còn kiêm nhiệm nhiều việc. Các Trung tâm Y tế huyện chưa thực hiện trích xuất danh sách ca bệnh từ phần mềm để gửi cho Trạm Y tế xã trong công tác xác minh, phòng chống dịch. Các chức năng của phần mềm chưa hoàn thiện. Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
  • 39. 34 1. Phương pháp nghiên cứu 1.1. Đối tượng a. Các báo cáo: Các báo cáo Trường hợp bệnh (biểu mẫu 1), báo cáo tuần (biểu mẫu 2), báo cáo tháng (biểu mẫu 4) được thực hiện trong 9 tháng (từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2016). b. Cán bộ làm công tác báo cáo bệnh truyền nhiễm. 1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn: Các báo cáo được thực hiện trong 9 tháng (từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2016) và các cán bộ làm công tác báo cáo bệnh truyền nhiễm sẽ được phỏng vấn định tính. 1.3. Tiêu chuẩn loại trừ: Không có ca bệnh tại thời điểm 9 tháng nêu trên và cán bộ được phỏng vấn định tính vắng mặt. 2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.1. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11/2016 đến tháng 9/2017. 2.2. Địa điểm nghiên cứu a. Các báo cáo sử dụng trong nghiên cứu được lấy từ 37 đơn vị: Trung tâm Y tế, Bệnh viện đa khoa và 33 Trạm Y tế xã thuộc 02 huyện: Việt Yên và Tân Yên. b. Phiếu thu thập thông tin định lượng sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ 37 đơn vị: Trung tâm Y tế, Bệnh viện đa khoa và 33 Trạm Y tế xã thuộc 02 huyện: Việt Yên và Tân Yên. b. Phiếu thu thập thông tin định tính sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ 6 đơn vị: Trung tâm Y tế và Bệnh viện đa khoa 02 huyện: Việt Yên và Tân Yên; 02 Trạm Y tế xã (mỗi huyện chọn 01 xã). 3. Thiết kế Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính nhằm mục đích:
  • 40. 35 - Việc nghiên cứu định lượng để mô tả thực trạng hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT tại huyện Việt Yên và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang năm 2016. - Việc nghiên cứu định tính để tìm ra các rào cản, khó khăn của hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm sẽ được tìm hiểu phỏng vấn sâu các nội dung tại cả 02 mục tiêu của đề tài (mô tả thực trạng và đánh giá tính đầy đủ, kịp thời của báo cáo). Kết quả của nghiên cứu định lượng, định tính và kết hợp với bảng kiểm sẽ đánh giá chất lượng báo cáo số liệu (tính đầy đủ và tính đúng hạn) của hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm và tìm ra các rào cản, khó khăn của hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm để việc triển khai tại các đơn vị, địa phương khác được thuận lợi hơn. 4. Phương pháp chọn mẫu 4.1. Các báo cáo: Lấy toàn bộ các báo cáo trong thời gian nghiên cứu với tổng số 1665 báo cáo, trong đó: a) Báo cáo tuần: (33 báo cáo của xã x 4 tuần x 9 tháng) + (4 báo cáo của huyện x 4 tuần x 9 tháng) = 1332 báo cáo. b) Báo cáo tháng: (33 báo cáo của xã x 9 tháng) + (4 báo cáo của huyện x 9 tháng) = 333 báo cáo. c) Báo cáo trường hợp bệnh: lấy toàn bộ báo cáo. 4.2. Thông tin định lượng: Tổng cộng có 37 Phiếu được thu thập từ 37 đơn vị (đại diện 01 cán bộ làm công tác báo cáo bệnh truyền nhiễm tại 37 đơn vị sẽ điền thông tin vào phiếu định lượng và gửi qua đường thư điện tử cho 01 cán bộ tại Trung tâm Y tế huyện tập hợp và gửi cho nghiên cứu viên). 4.3. Thông tin định tính: Tổng cộng có 6 Phiếu được thu thập thông qua phỏng vấn sâu tại 6 đơn vị (có 18 cán bộ, mỗi đơn vị có 3 cán bộ làm công tác báo cáo bệnh truyền nhiễm tham gia thảo luận nhóm).
  • 41. 36 5. Phương pháp thu thập số liệu 5.1. Các báo cáo: Thu thập qua phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm của Cục Y tế dự phòng. 5.2. Phiếu thu thập thông tin định lượng: Thu thập qua đường thư điện tử từ 37 đơn vị (đại diện 01 cán bộ làm công tác báo cáo bệnh truyền nhiễm tại 37 đơn vị sẽ điền thông tin vào phiếu định lượng và gửi qua đường thư điện tử cho 01 cán bộ tại Trung tâm Y tế huyện tập hợp và gửi cho nghiên cứu viên). 5.3. Phiếu thu thập thông tin định tính: Thu thập qua phỏng vấn sâu tại 6 đơn vị. 6. Công cụ điều tra a. Các báo cáo: Sử dụng bảng kiểm để đánh giá các báo cáo được thu thập từ 37 đơn vị (chi tiết xem tại Phụ lục 2). b. Phiếu thu thập thông tin định lượng: Sử dung bộ phiếu định lượng để thu thập thông tin từ 37 đơn vị (chi tiết xem tại Phụ lục 2, trong đó: Biểu mẫu 1 – Trung tâm Y tế huyện, Biểu mẫu 3 – Bệnh viện đa khoa huyện và Biểu mẫu 5 – Trạm Y tế xã). b. Phiếu thu thập thông tin định tính: Sử dung bộ phiếu định tính để thu thập thông tin từ 6 đơn vị (chi tiết xem tại Phụ lục 2, trong đó: Biểu mẫu 2 – Trung tâm Y tế huyện, Biểu mẫu 4 – Bệnh viện đa khoa huyện và Biểu mẫu 6 – Trạm Y tế xã). 7. Các biến số nghiên cứu: chi tiết tại Phụ lục 1 – Từ trang 61 đến trang 67. 8. Tiêu chuẩn đánh giá bảng kiểm Để đánh giá các báo cáo được thu thập qua phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm là đạt hay không đạt, các tiêu chuẩn đánh giá được quy định như sau: a) Báo cáo Trường hợp bệnh: Được đánh giá là “ĐẠT” khi toàn bộ các trường thông tin sau có trong báo cáo (nếu thiếu 01 trường thông tin sẽ được đánh giá là “KHÔNG ĐẠT”): - Họ và tên bệnh nhân.
  • 42. 37 - Mã bệnh nhân. - Ngày, tháng, năm sinh. - Nơi ở hiện nay. - Bệnh báo cáo ngay sau khi có chẩn đoán, không muộn quá 24 giờ. - Bệnh phải báo cáo trong vòng 48 giờ sau khi có chẩn đoán. - Tình trạng tiêm chủng. - Phân loại chẩn đoán. - Lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán. - Loại xét nghiệm. - Kết quả xét nghiệm chẩn đoán. - Ngày khởi phát. - Ngày nhập viện. - Ngày ra viện/chuyển viện/tử vong. - Tiền sử dịch tễ. - Người báo cáo. b) Báo cáo tuần và báo cáo tháng: Được đánh giá là “ĐẠT” khi toàn bộ các trường thông tin có đầy đủ trong báo cáo. Nếu thiếu 01 trường thông tin sẽ được đánh giá là “KHÔNG ĐẠT”. 9. Xử lý và phân tích số liệu. - Nội dung thông tin định tính được phỏng vấn, ghi âm trực tiếp và tổng hợp, tìm ra các rào cản, hạn chế, kiến nghị của hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm (nếu có). - Số liệu định lượng được phân tích kết quả bằng phần mềm STATA 16.0. - Kết quả phân tích đầu ra được trình bày bằng các bảng số liệu, biểu đồ. 10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu - Tôn trọng đối tượng đánh giá, mọi thông tin liên quan đến danh tính cá nhân được hoàn toàn bảo mật. - Điều tra viên và giám sát viên cam kết trung thực và tuân thủ đề cương trong việc thu thập số liệu và tiếp xúc với cán bộ và nhân dân trong cộng đồng.
  • 43. 38 - Kết quả điều tra và khuyến nghị sẽ được đề xuất với các cơ quan chức năng, góp phần trong việc lập kế hoạch can thiệp hiệu quả hơn. 11. Sai số và hạn chế sai số 10.1 Sai số - Thiết kế đánh giá theo phương pháp cắt ngang với mẫu được chọn theo phương pháp có chủ đích và chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống sẽ gặp phải một số sai số thiết kế. - Ngoài ra, nghiên cứu có thể gặp phải những sai số từ phía chủ quan của điều tra viên, sai số trong quá trình nhập, quản lý và phân tích số liệu. 10.2 Hạn chế sai số Các sai số và yếu tố nhiễu tiềm tàng được xác định và cân nhắc ngay từ giai đoạn xây dựng đề cương. Cùng với đó, chiến lược hạn chế các sai số cũng được xác định bởi nghiên cứu viên và các cán bộ thuộc Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng thực hiện, bao gồm các biện pháp sau: - Tập huấn đầy đủ kiến thức cần thiết cho điều tra viên, giám sát viên - Đánh giá thử trước khi tiến hành thu thập số liệu, rút kinh nghiệm và điều chỉnh công cụ và quy trình. - Giám sát quá trình thu thập số liệu. - Làm sạch số liệu và kiểm tra 10% phiếu được nhập và đối chiếu. Chương 3 KẾT QUẢ 1. Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm tại huyện Việt Yên và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang 1.1. Cấu trúc tổ chức và chức năng nhiệm vụ của cơ sở được điều tra.
  • 44. 39 Tại các đơn vị được phỏng vấn, 100% đã được bố trí khoa/phòng riêng phục vụ công tác báo cáo bệnh truyền nhiễm, 100% cán bộ kiêm nhiệm và không có cán bộ chuyên trách. Bảng 1. Thực trạng về bố trí khoa phòng cho đơn vị báo cáo BTN. Bố trí khoa /phòng Trung tâm Y tế huyện BV n % n % Có Khoa KSBTN riêng 2 100 2 100 Chỉ có nhân viên chuyên trách báo cáo BTN 0 0 0 0 Chỉ có cán bộ kiêm nhiệm 2 100 2 100 Khác 0 0 0 0 Đối với các Bệnh viện đa khoa huyện, 100% các bệnh viện phân công cho Phòng Kế hoạch tổng hợp làm đầu mối trong việc báo cáo bệnh truyền nhiễm. Điều này cũng hợp lý, khi ca bệnh truyền nhiễm có thể khám, điều trị tại một số khoa chuyên môn trong bệnh viện như: Cấp cứu, Truyền nhiễm, Nhi….sau đó được tổng hợp và gửi số liệu về Phòng Kế hoạch tổng hợp. 1.2. Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chuyên trách và hỗ trợ báo cáo BTN Số lượng (trung bình) cán bộ hiện tại của khoa KSBTN của Trung tâm Y tế huyện là 8 người trong khi theo biên chế họ được 9 (trung bình). Nhưng đối với khoa xét nghiệm thì còn thiếu khá nhiều khi trung bình 1 đơn vị xét nghiệm chỉ chỉ so 6 người trong khi theo biên chế họ được 8 người. Việc thiếu hụt về số lượng cán bộ (so với biên chế) còn xảy ra ở tuyến xã, trung bình mỗi đơn vị được chỉ tiêu 7 cán bộ nhưng mới chỉ có 6 cán bộ/trạm. Khi tính tỷ lệ cán bộ thực tế trên số cán bộ theo chỉ tiêu được giao, hầu hết các đơn vị này là chưa đủ 100% (83% ở khoa KSBTN, 68% ở khoa xét nghiệm và 86% ở TYT xã). Bảng 2. Tỷ lệ cán bộ hiện có so với biên chế được giao. Tỷ lệ thực tế/ biên chế KSBTN Xét nghiệm TYT xã n % n % n %
  • 45. 40 Dưới 50% 0 0 0 0 0 0 Từ 50- dưới 100% 15 83 11 68 162 86 Đủ 100% 0 0 0 0 0 0 Trên 100% 0 0 0 0 0 0 Ở các đơn vị chưa tổ chức được khoa/phòng riêng cho báo cáo BTN thì mới chỉ cử được 1 cán bộ kiêm nhiệm cho hoạt động này. Hộp 1: Nguyên nhân là tuyến huyện vẫn chưa thành lập Trung tâm YTDP cấp huyện, mà vẫn duy trì mô hình Trung tâm Y tế huyện. Trong đó, đội dự phòng có 5- 7 cán bộ, do vậy không có cán bộ chuyên trách giám sát mà phải kiêm nghiệm. Mô hình trung tâm YTDP sẽ có biên chế 25 – 40, như thế 5-7 cán bộ của đội YTDP huyện đang làm việc của 25- 40 cán bộ. PVS đại diện Trung tâm Y tế huyện Việt Yên. Các đơn vị đều đã bố trí 100% cán bộ thực hiện báo cáo BTN. Tuy nhiên hiện tượng chuyển công tác, nghỉ đẻ, cán bộ mới khá thường xuyên xảy ra. Bên cạnh đó không có cán bộ chuyên trách, các cán bộ làm nhiều việc kiêm nhiệm. Do có sự thay đổi nhân sự như vậy nên có khoảng 72% cán bộ thực hiện báo cáo BTN đã được tập huấn (còn 28% chưa được tập huấn về báo cáo BTN). Bảng 3. Tỷ lệ cán bộ thực hiện báo cáo BTN đã được tập huấn. Nội dung Trung tâm Y tế huyện Bệnh viện đa khoa huyện Trạm Y tế xã N % n % n % Cán bộ thực hiện báo cáo BTN 4 100 4 100 43 100 Cán bộ thực hiện báo cáo BTN đã được tập huấn 3 75 3 75 31 72 1.3. Công tác chỉ đạo triển khai báo cáo BTN
  • 46. 41 Đối với số liệu báo cáo BTN, được các đơn vị hết sức quan tâm do việc này được dự báo, phòng chống dịch bệnh. Do đó 100% các đơn vị đều có kế hoạch triển khai báo cáo BTN và coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị. Kết quả cho thấy, 100% các đơn vị sử dụng số liệu để báo cáo và lập kế hoạch triển khai báo cáo BTN. Đây là công tác phòng chống dịch rất quan trọng. Tuy nhiên chỉ có Trung tâm Y tế huyện mới dùng số liệu này để dự báo cáo dịch vì đây là đơn vị quản lý, phòng chống dịch trên địa bàn huyện. Bảng 4. Thực trạng công tác chỉ đạo triển khai báo cáo BTN. Nội dung Trung tâm Y tế huyện Bệnh viện đa khoa huyện Trạm Y tế xã N % n % n % Kế hoạch triển khai báo cáo BTN 2 100 2 100 43 100 Số liệu dùng để lập kế hoạch 2 100 2 100 0 0 Số liệu dùng để xây dựng chiến lược 0 0 0 0 0 0 Số liệu dùng để dự báo dịch 2 100 0 0 0 0 Số liệu dùng để báo cáo 2 100 2 100 43 100 Tuy nhiên việc lập kế hoạch, triển khai báo cáo BTN phụ thuộc rất nhiều vào kinh phí do nhà nước cấp cho hệ dự phòng và nguồn kinh phí phân bổ cho hoạt động báo cáo BTN ở các huyện là khác nhau. Hiện nay, theo quy định về sử dụng ngân sách nhà nước thì các huyện miền núi, nơi mà có số dân ít nhưng diện tích thì rộng sẽ chỉ được cấp nguồn kinh phí ít Hộp 2: Hiện nay vẫn áp dụng tiêu chuẩn 8 nghìn đồng/ đầu dân khi cấp ngân sách nhà nước cho hệ dự phòng. Như thế, các huyện miền núi núi thiệt thòi vô cùng bởi vì cơ cấu dân số huyện miền núi chỉ khoảng 50 - 70 - 100 nghìn nhân lên với 8 nghìn một đầu người thì con số nó rất ít. Huyện dưới xuôi có vài trăm nghìn nhân lên được số tiền sẽ gấp mấy lần. Cùng phải làm khối lượng công việc về dự phòng nhưng kinh phí của các huyện miền núi được hưởng chỉ bằng ¼, 1/5 các huyện miền xuôi thôi. PVS đại diện Trung tâm Y tế huyện Tân Yên 1.4. Thực trạng sử dụng máy tính và kết nối Internet tại các đơn vị báo cáo BTN