SlideShare a Scribd company logo
1 of 52
Download to read offline
i
79
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG THỊ HƯƠNG
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT
CỦA MỘT SỐ GIỐNG ỚT VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
SẢN XUẤT ỚT HÀN QUỐC TẠI PHÚ BÌNH
THÁI NGUYÊN
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Văn Phụ
Thái Nguyên, 2013
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị, một công trình
nghiên cứu nào.
Trong luận văn tôi có sử dụng các thông tin từ nhiều nguồn khác
nhau. Các thông tin trích dẫn được sử dụng đều được ghi rõ các nguồn
gốc và xuất xứ.
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Hương
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn tốt nghiệp Cao học tại
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và
tạo điều kiện của Nhà trường, Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học, các
thầy cô giáo, gia đình và bạn bè để hoàn thành luận văn của mình. Nhân
dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới:
- Ban Giám hiệu và Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học, trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên.
- PGS.TS. Hoàng Văn Phụ, giảng viên khoa Quốc tế, trường Đại học
Thái Nguyên người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành Luận văn này.
- Các thầy giáo và cô giáo giảng dạy chuyên ngành trong khóa học.
- Chính quyền và nhân dân xã Xuân Phương, huyện Phú Bình, tỉnh Thái
Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy, cô giáo,
gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Hương
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...............................v
DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................................vi
MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của vấn đề cần nghiên cứu ........................................1
2. Mục đích nghiên cứu........................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài......................................................................................3
3.1. Ý nghĩa khoa học................................................................................3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ......................................................................4
1.2. Yêu cầu sinh thái của cây ớt...................................................................5
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới và ở Việt Nam ..............8
1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới....................................8
1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt tại Việt Nam .................................11
1.4. Tình hình nghiên cứu và chọn tạo giống ớt cay trên thế giới và ở Việt
Nam 13
1.4.1. Những nghiên cứu trên thế giới ........................................................13
1.4.2. Những nghiên cứu về ớt ở Việt Nam.................................................17
1.5. Một số kết quả nghiên cứu về kỹ thuật cánh tác ớt.............................20
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............28
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................28
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu.........................................................................28
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................28
2.2. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................28
iv
2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................28
2.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................29
2.4.1. Công thức và bố trí thí nghiệm .........................................................29
2.4.2. Điều kiện thí nghiệm.........................................................................31
2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi...............................31
2.6. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................36
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................37
3.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống ớt.................................37
3.2. Ảnh hưởng của giống và mật độ đến chiều cao cây và chiều cao đóng
quả của các giống ớt trong thí nghiệm........................................................41
3.3. Đặc điểm hình thái của một số giống ớt Hàn Quốc.............................45
3.4. Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tỷ lệ hại của một số sâu, bệnh hại
chính đến các giống ớt thí nghiệm..............................................................50
3.4.1. Ảnh hưởng của giống và mật độ đến mật độ và tỷ lệ hại của sâu đục
quả hại các giống ớt ....................................................................................51
3.4.2. Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tỷ lệ bệnh hại của các giống ớt ......53
3.5. Ảnh hưởng của giống và mật độ đến yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của các giống ớt thí nghiệm.......................................................57
3.6. Ảnh hưởng của giống và mật độ đến phẩm chất của các giống ớt thí nghiệm.64
3.7. Hoạch toán kinh tế ...............................................................................66
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................69
4.1. Kết luận ................................................................................................69
4.2. Kiến nghị..............................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................70
I. Tài liệu trong nước...................................................................................70
II. Tài liệu tiếng nước ngoài........................................................................73
PHỤ LỤC...................................................................................................79
v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AVRDC : Asian Vegetable Research and Development Center Trung
tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á
CV : Coefficient Variance Hệ số biến động
DAP : Phân vô cơ hỗn hợp
EU : European Union Liên minh Châu Âu
FAO : Food and Agriculture Organization of the United Nations
Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
LSD : Least Significant Difference Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
N/A : Not Application Không áp dụng
NBPGR : National Bureau of plant Genetic Resources Cục tài nguyên
gen thực vật quốc gia Ấn Độ
BVTV : Plant Protection Bảo vệ thực vật
ĐHNL-
TN
: Agriculture and Forestry University Thai Nguyen Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên
ns : Non-significant Sai khác không có ý nghĩa
UAE : United Arab Emirates Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống
nhất
** : Sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%
*** : Sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 99%
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng ớt tươi trên thế giới ...................10
Bảng 1.2. Sản lượng ớt tươi của các nước sản xuất ớt thế giới. ......................11
Bảng 1.3. Diện tích trồng, năng suất và sản lượng của cây ớt tại một số
tỉnh phía Bắc ..................................................................................12
Bảng 1.4. Kết quả khảo nghiệm các giống ớt Hàn Quốc của Công ty
Vinaphygen Thái Nguyên vụ Thu-Đông năm 2011 ......................28
Bảng 2.1. Nội dung nghiên cứu công thức thí nghiệm…………………..31
Bảng 3.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống ớt trong vụ
Thu-Đông năm 2012............................................................... 40
Bảng 3.2. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống ớt trong vụ
Đông-Xuân năm 2012-2013...........................................................42
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của giống và mật độ đến chiều cao cây và chiều
cao đóng quả của các giống ớt.......................................................45
Bảng 3.4. Một số đặc hình thái của hoa, quả các giống ớt tham gia thí
nghiệm.........................................................................................46
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của giống và mật độ tới kích thước của quả ớt.. ..........50
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của giống và mật độ đến mật độ và tỷ lệ hại của
sâu đục quả hại các giống ớt ..........................................................53
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tỷ lệ bệnh hại của các
giống ớt ..........................................................................................57
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của giống và mật độ đến yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của các giống ớt.................................................61
Bảng 3.9. So sánh năng suất ớt giữa hai vụ Thu-Đông 2012 và vụ Đông-Xuân
2012-2013………………………………………………………..67
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của giống và mật độ đến phẩm chất của các giống ớt...... 70
Bảng 3.11. Bảng hoạch toán kinh tế ................................................................71
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề cần nghiên cứu
Cây ớt cay (Capsicum annuum L.) là loại rau gia vị có lịch sử trồng
trọt từ lâu đời, rất được ưa chuộng sử dụng tại nhiều nước trên thế giới,
đặc biệt ở những vùng Nhiệt Đới. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, ớt có giá
trị dược lý rất quan trọng, có tác dụng chữa một số bệnh như nôn mửa,
sốt cao… được trồng nhiều tại các nước châu Mỹ và châu Á như: Trung
Quốc, Hàn Quốc, Indonesia và Việt Nam.
Ở nước ta, cây ớt có thể trồng vào hai thời vụ chính (Đông-Xuân và
Hè Thu), sản phẩm có thể tiêu thụ nội địa cũng như xuất khẩu. Theo Tổng
công ty Rau quả Việt Nam, giai đoạn trước những năm 1990 sản phẩm ớt
đã được tiêu thụ với số lượng rất lớn ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu
(4.000 - 5.000 tấn/năm). Ớt có thể chế biến ở nhiều dạng sản phẩm, ví dụ:
ớt bột, ớt khô, tương ớt, ớt muối và ớt đông lạnh. Những năm gần dây, nhu
cầu ớt đông lạnh phục vụ xuất khẩu là rất lớn, đặc biệt thị trường Hàn Quốc
với số lượng sản phẩm dự kiến 5.000 tấn/năm. Tuy nhiên, Hàn Quốc là thị
trường đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng sản phẩm (tỷ lệ thịt quả, độ cay,
hình dạng quả, vết lỗi trên quả…(Trần Khắc Thi, 2004) [35].
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực Trung du miền núi phía
Bắc, những năm gần đây cây ớt đã được đưa vào cơ cấu cây trồng của
một số vùng phía Nam của tỉnh, nhất là vùng ven thị của Thành phố Thái
Nguyên. Cây ớt được sản xuất với diện tích ngày càng mở rộng nhằm
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong vùng và tham gia sản xuất
hàng hóa ra thị trường bên ngoài.
Thái Nguyên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác
động trực tiếp của gió mùa Đông bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3
năm sau). Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 23,70
C. Lượng mưa trung
2
bình 1,365 mm/ năm. Độ ẩm trung bình năm là 81,1%. Số giờ nắng bình
quân trong năm là 989,1 giờ. Đây là điều kiện thuận lợi cho cây ớt sinh
trưởng và phát triển.
Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích trồng ớt đã gặp phải một số khó
khăn ảnh hưởng đến cả diện tích và năng suất cũng như chất lượng ớt.
Do trước đây ớt chủ yếu được trồng nhỏ lẻ ở các hộ gia đình, không đầu tư
thâm canh nên khi trồng ớt xuất khẩu nông dân còn gặp khá nhiều khó
khăn trong kỹ thuật canh tác. Các giống ớt hiện nay đang trồng ở Thái
Nguyên chủ yếu là giống "Ớt vàng” được nhập về trồng từ năm 1989. Do
nhiều năm không được chọn lọc, nên giống biểu hiện phân ly đáng kể về
hình dạng, có tỷ lệ lẫn tạp cao và chống chịu với sâu bệnh kém dẫn đến
năng suất thấp, mẫu mã chưa đẹp và chất lượng thấp chưa đáp ứng được
yêu cầu xuất khẩu. Các giống mới có năng suất cao và phẩm chất tốt đến
nay chưa được trồng thử nghiệm tại địa phương.
Mặt khác do không chủ động nước nên một số diện tích 2 lúa của xã
đang có định hướng chuyển sang công thức luân canh 1 lúa -1 màu. Hiện
tại vụ mùa chủ yếu trồng khoai lang và ngô, có giá trị tế thấp nên nếu
như trồng được ớt xuất khẩu sẽ tăng thu nhập.
Với mục đích nhằm phát triển trồng ớt nâng cao năng suất và chất
lượng để đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng ớt tại huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
khả năng sinh trưởng, năng suất một số giống ớt và biện pháp kỹ thuật
sản xuất ớt Hàn Quốc tại Phú Bình - Thái Nguyên”.
2. Mục đích nghiên cứu
Lựa chọn được một số giống ớt và mật độ trồng thích hợp nhằm
góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất ớt Hàn Quốc tại huyện
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên phục vụ cho việc trồng ớt xuất khẩu.
3
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài sẽ cung cấp cơ sở khoa học về đặc điểm nông sinh
học và kinh tế của một số giống ớt nhập khẩu từ Hàn Quốc và ảnh hưởng
của mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất của một số giống ớt.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Làm cơ sở cho xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất ớt xuất khẩu tại
Thái Nguyên.
- Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở khoa học để áp dụng được một số biện
pháp kỹ thuật trồng trọt đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất ớt, góp
phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xây dựng diện tích trồng ớt, nâng cao
hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người dân tại Phú Bình, Thái Nguyên.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cây ớt cây (Capsicum annuum L.) có tên khoa học là Capsicum và
thuộc họ Cà (Solanaceae) là loại cây rau gia vị có lịch sử trồng trọt từ lâu
đời, rất được ưa chuộng và được trồng khắp thế giới vì nó có khả năng
thích ứng rộng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ở Việt Nam cây ớt được
trồng ở nhiều địa phương như: Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà
Tĩnh, Quảng Ngãi, Tiền Giang,… Cây ớt là cây có giá trị dinh dưỡng và
giá trị kinh tế cao, bên cạnh đó ớt có thể trồng trên vùng rau màu chuyên
canh hoặc có thể trồng trong cơ cấu cây trồng vụ Đông trên đất lúa.
Năng suất giống ớt cay phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong suốt quá
trình sinh trưởng phát triển của cây trồng như: Đặc tính di truyền của
giống có tính trạng quí về tiềm năng năng suất, chất lượng quả, tính kháng
bệnh, điều kiện ngoại cảnh, biện pháp kỹ thuật. Để có năng suất cao,
giống cần phải có các yếu tố tạo thành năng suất tốt như: Tỷ lệ đậu quả, số
quả trên cây, khối lượng trung bình quả. Các giống ớt được phân lập thành
từng nhóm như thời gian sinh trưởng, tính chín sớm, mục đích sử dụng,
kích thước quả, khối lượng quả,…Giống được chọn lọc di truyền giữa
kiểu gen và kiểu hình rất đa dạng về khối lượng, kích thước, màu sắc quả,
hình dạng sinh trưởng,…đặc biệt một số giống có dạng quả đẹp, chất
lượng quả tốt, năng suất cá thể cao, đó là nguồn vật liệu quí giá và là cơ sở
để tạo các giống ớt.
Mật độ khoảng cách có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng ớt. Do đó
muốn đạt sản lượng cao cần bảo đảm mật độ trồng thích hợp. Mật độ là số
cây trên đơn vị diện tích, còn khoảng cảnh là cự ly các cây được bố trí trên
đồng ruộng. Nếu trồng mật độ thấp thì từng cây sinh trưởng tốt, quả to, dài,
5
nhưng số lượng cây ít, năng suất không tăng. Nếu mật độ cao thì số cây
trên đơn vị diện tích tăng, nhưng cây nhỏ, quả bé, do đó năng suất không
cao. Vì vậy cần xác định mật độ hợp lý. Để xác định mật độ thích hợp cần
dựa vào giống, chế độ dinh dưỡng, đất đai, mùa vụ và kỹ thuật chăm sóc.
Giống có thời gian sinh trưởng dài cần trồng thưa hơn giống ngắn ngày.
Mật độ ớt biến động từ 22,078 – 30,357 ngàn cây/ha. Có nhiều cách bố trí
cây trồng trên đồng ruộng, khoách cách hàng biến động từ 60 – 80cm, phổ
biến nhất là 70cm. Khoảng cách cây từ 40 – 55cm. Trồng ớt có hàng rộng
theo khoảng cách hàng và khoảng cách cây hẹp nhằm tạo thuận lợi cho
chăm sóc, đảm bảo mật độ và lợi dụng ưu thế sinh trưởng biên.
Hiện nay các giống ớt đang trồng khá đa dạng phần lớn là các giống do các
công ty nước ngoài cung cấp, xong việc thử nghiệm để lựa chọn giống tốt,
phù hợp với điều kiện sinh thái của từng khu vực thì còn nhiều hạn chế.
Thái Nguyên là thị trường tiêu thụ ớt khá mạnh, do vậy nếu lựa chọn được
giống tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của Thái Nguyên để khuyến cáo
đưa vào sản xuất chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cho người sản xuất.
1.2. Yêu cầu sinh thái của cây ớt
1.2.1. Nhiệt độ
Cây ớt có nguồn gốc vùng nhiệt đới Nam Mỹ, do đó là cây ưa nhiệt. Cây
yêu cầu khí hậu ấm áp, có thời gian sinh trưởng dài. Phạm vi nhiệt độ thích
hợp để sinh trưởng là 18 – 300
C. Nhiệt độ thấp dưới 150
C và cao trên 320
C
cây sinh trưởng kém, hoa bị rụng nhiều (Nguyễn Mạnh Hùng, Phạm Anh
Cường, 2007) [11].
Theo các tác giả Mai Thị Phương Anh, Trần Văn Lài, Trần Khắc
Thi, 1996 [1] thì nhiệt độ ngày/đêm bằng 250
C/180
C là thích hợp nhất cho
sự sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng và số hạt trên quả. Nhiệt
độ ban đêm thấp ( 8 – 100
C và 150
C) làm giảm tỷ lệ đậu quả và thường
sinh ra quả không hạt, nhiệt độ ban đêm thích hợp nhất trong giai đoạn nở
hoa là 200
C.
6
Nhìn chung ớt có thể chịu được nhiệt độ cao hơn so với khoai tây
và cà chua, tuy nhiên hoa không thụ tinh ở nhiệt độ dưới 160C hoặc trên
320C do số lượng hạt phấn ít. Nhiệt độ tối cao cho hoa đậu là nhiệt độ ban
ngày và ban đêm trong khoảng 16 – 210C, nhiệt độ ban ngày trên 240C
dẫn đến hiện tượng rụng hoa, những quả đậu có thể bị rụng nếu nhiệt độ
trên 320C (Bosland P.W and Votava, E.J, 2000) [53].
1.2.2. Ánh sáng
Ớt là cây không cảm quang nhưng cần nhiều ánh sáng. Tuy
vậy trong điều kiện ngày ngắn các giống ớt cay thường phát triển tốt và
cho năng suất cao. Độ che rợp quá 40%, thiếu ánh sáng, cây ớt chậm ra
hoa và rụng nụ nhiều (Nguyễn Mạnh Hùng, Phạm Anh Cường, 2007)
[11].
Ảnh hưởng của ánh sáng đến cây trồng bao gồm thời gian chiếu
sáng và cường độ ánh sáng. ỚT là cây trồng không mẫn cảm với quang
chu kỳ (ở nước ta ớt có thể trồng được quanh năm), tuy nhiên trong điều
kiện ánh sáng ngày ngắn (9 – 10 giờ/ngày) sẽ kích thích cây sinh trưởng
tăng năng suất từ 21 – 24% (Mai Thị Phương Anh, Trần Văn Lài, Trần
Khắc Thi, 1996) [1].
Theo Bigotti (1974) khi nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh
sáng đến sinh trưởng, phát triển của ớt ông cho rằng, giảm bức xạ mặt trời
xuống còn 50% sẽ tăng khối lượng quả mà không ảnh hưởng đến hàm
lượng capsaicin và vitamin C.
Trong điều kiện thời tiết âm u sẽ hạn chế sự đậu quả và giảm năng
suất (Mai Thị Phương Anh, 1999) [2].
1.2.3. Ẩm độ
Cây ớt rất thích hợp với chế độ ấm ẩm. Cây sinh trưởng tốt trong
điều kiện lượng mưa từ 600 – 1250 mm và phân bố trong suốt quá trình
sinh trưởng và phát triển. Lượng mưa lớn trong thời gian hoa nở là nguyên
nhân của sự rụng hoa, tỷ lệ đậu quả thấp. Trong điều kiện khô hạn sẽ kích
7
thích quá trình chín của quả còn thời kỳ chín lượng mưa lớn sẽ làm cho
trái bị thối hỏng (Mai Thị Phương Anh, 1999) [2].
Theo tác gia Mai Thị Phương Anh (1999) [2], thì ẩm độ đất thấp
không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả nhưng làm tăng tỷ lệ rụng quả.
Nếu ẩm độ khoảng 10% tỷ lệ rụng là 71,2% trong khi ẩm độ 55 – 58% thì
tỷ lệ rụng quả chỉ còn 20 – 30%. Nếu ẩm độ thấp hơn 70% ở giai đoạn ra
hoa, hình thành quả thì quả sẽ bị cong, vỏ sần sùi, giảm giá trị thương
phẩm. Ẩm độ thích hợp nên duy trì ản độ đồng ruộng khoảng 70 – 80%.
Cây ớt rất mẫn cảm với điều kiện ngập úng, trong điều kiện ngập
úng cây bị rụng lá, rễ thối hỏng (Mai Thị Phương Anh, 1999; Bosland
P.W and Votava, E.J, 2000) [2], [53].
Ớt chịu hạn khá, tuy vậy ở thời kỳ ra hoa, đậu quả, nếu bị khô hạn,
độ ẩm đất thấp dưới 70% hoa dễ rụng, quả bị cong và sần sùi. Ớt không
chịu được úng, độ ẩm đất quá cao làm bộ rễ kém phát triển, cây còi cọc.
Thiếu ánh sáng, ẩm độ đất và không khí cao cây sinh trưởng yếu ớt và dễ
bị bệnh (Nguyễn Mạnh Hùng, Phạm Anh Cường, 2007) [11].
1.2.4. Đất
Cây ớt không kén đất, tuy vậy đất cần nhiều mùn, không chua mặn,
thoát nước tốt. Đất phù hợp nhất là đất thịt nhẹ, giàu canxi, ớt cũng có thể
sinh trưởng, cho năng suất ở trên đất cát nhưng phải đảm bảo chế độ nước
và phân bón đầy đủ. Đất chua và kiềm đều không thích hợp cho ớt sinh
trưởng và phát triển, cây sinh trưởng trên đất màu mỡ thì tính chín sớm bị
ảnh hưởng. Ớt là cây chịu mặn, hạt có thể nảy mầm ngay cả ở nồng độ
muối 400 ppm và pH 7,6 (Mai Thị Phương Anh, Trần Văn Lài, Trần Khắc
Thi, 1996; Mai Thị Phương Anh,1999) [1], [2].
Về độ pH đất, cây có thể sinh trưởng được ở độ pH từ 6 – 7 nhưng
lý tưởng nhất là 6 – 6,5 (Mai Thị Phương Anh, Trần Văn Lài, Trần Khắc
Thi, 1996) [1].
8
1.2.5. Chất dinh dưỡng
Nhu cầu dinh dưỡng của ớt tương đối lớn do cây sinh trưởng và
phát triển mạnh cây vừa sinh trưởng sinh dưỡng vừa ra hoa kết quả, thời
gian sinh trưởng và thu hái kéo dài. Cây ớt cũng cần đầy đủ các chất đạm
(N), lân (P) và kali (K). Chất đạm và lân giúp cây phát triển thân lá, ra
nhiều hoa và sai quả. Chất kali giúp cây cứng cáp, tăng khả năng chịu hạn
và chống chịu sâu bệnh.
Ngoài ra cây ớt cũng rất cần các chất trung – vi lượng nhất là canxi
(Ca), bo (B). Thiếu canxi, ớt thường bị thối đáy quả. Thiếu bo cây thấp bé,
cằn cỗi, lá nhỏ, biến màu và xoăn lại. Tuy vậy nếu bón nhiều vôi, thừa
canxi cây có thể bị thiếu bo (Nguyễn Mạnh Hùng, Phạm Anh Cường,
2007) [11].
Nghiên cứu về liều lượng bón NPK trên đất trồng ớt ở Thừa Thiên
Huế, kết quả cho thấy tỷ lệ NPK thích hợp cho năng suất cao nhất là
150N: 175P: 50K, công thức bón vừa cho năng suất cao, vừa có hiệu quả
kinh tế lớn và có tác dụng cải tạo đất là 150N: 75P: 50K (Lê Thị Khánh,
1994) [17]. Một số tài liệu cho rằng nhu cầu về dinh dưỡng cho cây là 100
– 170 kg N/ha; 25 – 50 kg P205; 50 – 100 kg K20 (Bosland, P. W and
Votava, E. J, 2000) [53].
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới
Cây ớt được trồng ở hầu hết các nước trên thế giới, theo FAO (2012), năm
2011 diện tích ớt tươi trên thế giới 183.770.383 ha và sản lượng ớt tươi
29601175.18 tấn, năng suất ớt tươi là 161.076.96 kg/ha, diện tích ớt khô, ớt bột
20.322.63 ha và sản lượng ớt khô, ớt bột 3.457.533 tấn, năng suất ớt khô, ớt bột
17.013.22 kg/ha. Châu Á đứng đầu thế giới về năng suất và sản lượng, với
60,5% diện tích và 64,8% sản lượng của toàn thế giới .
9
Tại Hội thảo Gia vị Thế giới tại New Delhi, các báo cáo cho thấy sản
lượng ớt ở những nước sản xuất lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, Pêru,
Bănglađét, Hungari và những nước khác đang tăng lên với tốc độ tăng
khoảng 5,2%.
Theo số liệu FAO năm 2007, Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới
về diện tích và sản lượng ớt tươi. Năm 2006 diện tích ớt tươi của nước này
chiếm 36% và sản lượng ớt tươi chiếm 50,4% của toàn thế giới.
Ấn Độ là nước có tập quán trồng ớt từ lâu đời, là nước đứng đầu thế
giới về diện tích và sản lượng ớt khô, ớt bột, diện tích ớt khô của Ấn Độ
năm 2006 chiếm 48,2 % và sản lượng chiếm 43,4 % sản lượng ớt bột toàn
thế giới. Năm 2008, diện tích trồng ớt khô nước này là 805.000 ha, sản
lượng ớt khô Ấn Độ năm 2008 ở mức 1.297.000 tấn và năm 2009 đạt
1.167.000 tấn
Trong khẩu phần ăn hằng ngày của người dân Hàn Quốc, ớt là thành
phần không thể thiếu. Ước tính trung bình 01 người dân Hàn Quốc tiêu
thụ 3,8 kg ớt/năm. Ớt là loại rau chủ lực ở nước này. Diện tích trồng ớt
đứng thứ 8 trong tốp 10 nước đứng đầu về diện tích trồng trọt. Năm 2006
sản lượng ớt tươi Hàn Quốc đạt 395,295 tấn, ớt khô là 116,915 tấn, năng
suất ớt xanh của nước này rất cao đạt được 42,11 tấn/ha.
Hàn Quốc là nước có thế mạnh về xuất khẩu ớt trong số các nước
Châu Á, giá trị xuất khẩu ớt của Hàn Quốc cao gấp 5 - 6 lần so với Trung
Quốc (Trần Khắc Thi, 2011) [37].
Mỹ là nước thu được lợi nhuận từ ớt cao nhất trên thế giới cả về giá
trị nhập khẩu và giá trị xuất khẩu, năm 2008 giá trị nhập khẩu ớt của Mỹ
chiếm khoảng 24% so với giá trị nhập khẩu toàn thế giới.
Theo Ali (2006), diện tích trồng ớt ở Châu Á năm 2003 là 2,5 triệu
ha chiếm 67% diện tích trồng ớt của thế giới, còn tổng sản lượng đạt 22,4
10
triệu tấn, chiếm 67,8% và đạt giá trị xuất khẩu 396 triệu USD.
Hiện nay, Ấn Độ là nước xuất khẩu ớt lớn nhất thế giới, chiếm 25%
tổng sản lượng toàn cầu, tiếp theo là Trung Quốc (24%), Tây Ban Nha
(17%) và Mexico (8%). Các nước nhập khẩu các sản phẩm từ ớt lớn nhất
thế giới là các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Liên minh Châu
Âu (EU), Sri Lanca, Malaysia, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trao đổi thương
mại toàn cầu về ớt đạt gần 16% tổng sản phẩm gia vị, chiếm vị trí thứ hai
chỉ sau cây hồ tiêu.
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng ớt tươi trên thế giới
Thế giới và
các Châu
Diện tích (1.000 ha) Năng suất
(tấn/ha) Sản lượng (1.000 tấn)
2008 2009 2010 2008 2009 2010 2008 2009 2010
Châu Phi 397,7 383,0 366,6 7,3 8,0 7,6 2,902,6 3,052,8 2,768,5
Châu Mỹ 213,9 220,1 221,3 17,0 16,1 17,6 3,640,8 3,547,7 3,890,8
Châu Á 1,058,3 1,145,4 1,181,9 17,6 16,8 16,8 18,660,8 19,210,8 19,818,2
Châu Âu 122,2 1,24,0 122,4 23,5 24,9 23,4 2,875 3,087,1 2,870,2
Thế giới 1,794,8 1,875,0 1,895,0 15,7 15,0 15,5 28,145,3 28,954,2 29,404,2
Nguồn:FAOSTAT
http://faostat3.fao.org/home/index.html#HOME,2012
Bảng 1.2. Sản lượng ớt tươi của các nước sản xuất ớt thế giới
Đơn vị tính: 1.000 tấn
Nước Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Trung Quốc 14,274,1 14,520,3 15,001,5
Mexico 2,054,9 1,941,5 2,335,5
Nigeira 725,0 - 500,0
Ai Cập 703,4 792,9 655,8
Thổ Nhĩ Kỳ 1,796,18 1,837,0 1,986,7
Tây Ban Nha 918,14 1,011,7 873,1
Nguồn:FAOSTAT, http://faostat3.fao.org/home/index.html#HOME,2012 )
11
1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt tại Việt Nam
Ở nước ta cây ớt được đưa vào trồng trọt từ lâu đời, do thích ứng
được nhiều vùng đất khác nhau nên khả năng mở rộng diện tích lớn nhất,
đặc biệt là những năm gần đây rất nhiều địa phương: Hải Phòng, Hải
Dương, Thái Bình, Thanh Hóa...đã triển khai thành công mô hình trồng
ớt xuất khẩu mở ra hướng đi mới cho bà con nông dân trong việc chuyển
đổi cơ cấu cây trồng để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa đem lại thu nhập
cao. Một số vùng còn xem đây là cây xóa đói giảm nghèo điển hình là
các huyện: Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh, Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình.
Theo Tổng cục thống kê; (2009): năm 2008 diện tích trồng ớt của
nước ta là 6.532 ha, sản lượng là 62.993 tấn, tăng 37% về diện tích và
35% về sản lượng so với năm 2007. Năng suất trung bình là 9,6 tấn/ha
năm 2008 đạt ở mức thấp so với năng suất trung bình của toàn thế giới
14,5 tấn/ha.
Một số địa phương trồng ớt xuất khẩu truyền thống có diện tích lớn
như Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Bình...Năm 2008 diện tích
trồng ớt Hải Dương cao nhất chiếm 12% diện tích và 18% sản lượng so
với cả nước.
Theo số liệu thống kê diện tích trồng ớt năm 2008 của cả nước là
6,532 ha, sản lượng 62.993 tấn, năng suất trung bình chỉ đạt 9,66 tấn/ha
thấp hơn so với toàn thế giới là 14,5 tấn/ha. Năm 2006, FAO thống kê thì
Việt Nam đứng thứ 7 trên toàn thế giới về diện tích trồng ớt khô, ớt bột
và đứng thứ 5 về sản lượng. Sản phẩm ớt bột ở nước ta hiện nay đang
đứng đầu trong các mặt hàng gia vị xuất khẩu, với thị trường tiêu thụ khá
ổn định ở các nước trên thế giới. Ớt quả khô chủ yếu xuất sang thị trường
Nhật Bản, Hồng Kông, Singapo ớt bột xuất sang các nước Liên Xô (cũ),
Tiệp Khắc, Hunggari, Bungari,...đem lại nguồn thu lớn cho đất nước.
12
Bảng 1.3. Diện tích trồng, năng suất và sản lượng của cây ớt tại một số
tỉnh phía Bắc
Địa
phương
Năm 2007 Năm 2008
Diện
tích
(ha)
Năng
suất
(tấn/ha)
Sản
lượng
(tấn)
Diện
tích
(ha)
Năng
suất
(tấn/ha)
Sản
lượng
(tấn)
Hải
Dương
364 143,2 9,082 792 145 11,483
Hải
Phòng
179 214,6 3,842 346 163,4 5,654
Bắc
Ninh
- - - 132 58 766
Vĩnh
Phúc
106 78,4 831 115 79,1 910
Ninh
Bình
150 177,4 2,661 119 188,1 2,238
Cả nước 2,424 89,4 21,680 6,532 96,4 62,993
(Nguồn: Tổng cục thống kê 2009)
Theo thống kê hiện nay trên địa bàn các tỉnh phía Bắc đã có trên 10
doanh nghiệp lớn sản xuất, chế biến và xuất khẩu ớt cay dưới các dạng
khác nhau: xuất tươi (đông lạnh), muối mặn, muối chua, đóng lọ nguyên
quả, ớt chiên, ớt sấy khô, ớt bột, tương ớt (paste)... Điển hình là công ty
chế biến nông sản Hải Dương, Công ty GOC Bắc Giang, Công ty chế
biến xuất nhập khẩu Rau Quả Thanh Hóa hàng năm xuất khẩu hàng
nghìn tấn ớt cay đông lạnh và muối.
Các giống ớt trồng cho xuất khẩu hiện nay đều theo yêu cầu của nhà
nhập khẩu, phần lớn là giống do các công ty nước ngoài cung ứng:
Hotchilli, Redchilli (Công ty Seminis), Big hot P22 (Sygenta), L20, L22
(Công ty giống cây trồng Miền Nam). Các giống được tạo ra trong nước
hiện nay chỉ có giống HB9 của Viện nghiên cứu Rau quả đáp ứng yêu
13
cầu của thị trường nhập khẩu quả tươi. Giống đã được Công ty Thực
phẩm Hồng Hà (Tổng Công ty Lương thực 1) tổ chức sản xuất với qui
mô lớn để xuất khẩu sang Hàn Quốc.
Việt Nam nằm ở khu vực 80 –
230
vĩ độ Bắc, chịu ảnh hưởng của khí
hậu nhiệt đối gió mùa, thích hợp cho cây ớt phát triển quanh năm. Tuy
nhiên, để đảm bảo năng suất, tăng hệ số sử dụng đất, cây ớt được gieo
trồng vào 2 vụ chính là:
Vụ Đông-Xuân: Gieo hạt từ tháng 10-12, trồng vào tháng 1-2 và thu
hoạch vào tháng từ 4-5 đến tháng 6-7.
Vụ Hè Thu: Gieo hạt từ tháng 6-7, trồng từ tháng 8-9 và thu hoạch
vào từ tháng 1-2.
Ngoài ra có thể trồng thêm một vụ ớt Xuân-Hè, gieo hạt từ tháng 2
– 3, trồng từ tháng 3 – 4 và thu hoạch từ tháng 7 – 8 (Mai Thị Phương
Anh, Trần Văn Lài, Trần Khắc Thi, 1996; Trần Văn Thắng, Trần Khắc
Thi, 1999; Trần Khắc Thi, 2000 [1], [2], [33].
1.4. Tình hình nghiên cứu và chọn tạo giống ớt cay trên thế giới và ở
Việt Nam
1.4.1. Những nghiên cứu trên thế giới
* Nghiên cứu nguồn vật liệu khởi đầu
Cây ớt đang là đối tượng nghiên cứu quan trọng của các nhà khoa học
trên toàn thế giới. Ngân hàng tài nguyên thực vật thế giới (IBPGR,1983) là
cơ quan đứng đầu thu thập quỹ gen ớt toàn cầu, tại đây lưu giữ khoảng
23.000 mẫu giống ớt.
Năm 1986, Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á (AVRDC)
đã bắt đầu thu thập và bảo tồn nguồn gen ớt. Hiện nay AVRDC có 9 loài của
chi Capsicum đó là: C. annuum, C. chinense, C. frutescens, C. baccatum, C.
praetermissum, C. cardenaii, C. eximium và C. chacoense (Ohta, Y., 1962).
14
Cùng với sự hợp tác của gen quốc tế, ADRDC đã có tập đoàn về ớt gồm
5.177 dòng đến từ 81 nước ở các khu vực khác nhau.
Cục tài nguyên gen thực vật quốc gia Ấn Độ (NBPGR) cũng hình thành
ngân hàng gen ớt đứng sau AVRDC.
Bên cạnh việc thu thập lưu giữ và đánh giá sử dụng nguồn gen có sẵn,
hiện nay nhiều cơ quan khoa học trên thế giới có chương trình tạo nguồn vật
liệu khởi đầu bằng kỹ thuật nhân tạo như gây đột biến, tạo thể đơn bội kép
từ nuôi cấy bao phấn…
* Nghiên cứu tạo giống kháng bệnh
Bệnh và côn trùng là những yếu tố hạn chế chủ yếu với việc sản xuất
ớt trên phạm vi toàn cầu. AVRDC tập trung nghiên cứu phòng trừ các bệnh
của ớt bằng cách phối hợp giữa tạo giống kháng bệnh và biện pháp quản lý
dịch hại trong quá trình canh tác. Hơn 6,000 giống ớt trên thế giới được sưu
tập và chọn lọc tại đây để sàng lọc và chọn ra giống kháng với các bệnh và
côn trùng hại chính. Bên cạnh đó AVRDC cũng đã sử dụng phương pháp
điện di và RAPD để đánh giá nguồn gen chống bệnh.
* Nghiên cứu về di truyền tính trạng kháng bệnh thán thư và nghiên
cứu tạo giống kháng bệnh thán thư Collectotrichum capsici
Đây là bệnh nguy hiểm gây thối quả hàng loạt và thường xuất hiện vào
các tháng nóng và ẩm trong năm. Hầu hết các giống trồng trọt đều bị nhiễm
bệnh này. Trong khi đó một số giống đã được ghi nhận là giống kháng thán
thư là: C. chinense ‘1555’ , ‘1554’ và ‘906'. Tính kháng bệnh thán thư là trội
và do một vài gen qui định (Bartz, J.A and Stall,1974). Giống Pant C1 là kết
quả chọn lọc từ tổ hợp lai giữa giống NP46A và giống địa phương.
Tại Philippin, trong 71 dòng thí nghiệm nghiên cứu có dòng A-148 và
CO-1172 kháng bệnh thán thư.
Ở Thái Lan kết quả nghiên cứu cho thấy có 2 giống CASOO và CA446 có
tính kháng cao.
15
Theo P Gniffke người đứng đầu chọn giống ớt của AVRDC đưa ra hàng
loat các giống ớt kháng bênh thán thư:
+ Giống 0537- 7538: Năng suất cá thể 523 g/cây, năng suất thương
phẩm đạt 94%, giống có khối lượng quả trung bình: 6,9 g, kích thước quả
11,1 x 1,3 cm.
+ Giống 0537- 7559: Năng suất cá thể 584 g/cây, năng suất thương
phẩm đạt 89%, giống có khối lượng quả trung bình: 7,8 g, kích thước quả
11,6 x1,3 cm.
+ Giống PBC550: Năng suất cá thể 173 g/cây, năng suất thương
phẩm đạt 98%, giống có khối lượng quả trung bình: 1,4 g, kích thước quả
8,5 x 0,8 cm.
+ Giống PBC932: Dạng quả ớt cảnh, khối lượng quả nhỏ, năng suất
cá thể 90 g/cây.
* Nghiên cứu tạo giống kháng bệnh héo rũ Phytophthora capsici
Đây là loại bệnh sinh ra từ đất cho nấm Phytophthora capsici, bệnh có
thể gây hại mọi bộ phận của cây: rễ, thân, lá, quả. Nấm này có thể lan truyền
ít nhất theo 4 cách: lan truyền từ theo hệ rễ (Campbell &CS, 1984 [57], lan
truyền qua nước tưới hoặc nước mưa (Bowers &CS, 1990; Cafe-Filho &CS,
1995) [54], [56], lan truyền do bắn nguồn bệnh từ đất lên các bộ phận thân,
lá, quả…, và lan truyền do phát tán các bào tử trong không khí. Nguồn bệnh
có thể tồn tại trong đất hoặc trong tàn dư cây.
Một số giống kháng Phytophthora capsici được công bố gần đây ở
AVRDC là: giống lai F1 kháng bệnh Foc and Charlot được sử dụng làm gốc
ghép chống bệnh thối gốc rễ do nấm Phytophthora capsici.
* Nghiên cứu tạo giống kháng bệnh virus
Trên cây ớt đã có khoảng 45 loại virus hại ớt trong đó có: Alfalfa
mosauc virus (AMV), Tomato asermy virus (TAV), Tobacco etch virus
16
(TEV), Cucumber mosaic vius (CMV), Potato virus Y (PVY), Potato virus
X (PVX), Chili veinal mottle virus (CVMV), Tobacco Ringspot nepo virus
(TRNV), Tomato spotted wilt virus (TSWV). Trong số các virus hại ớt, virus
gây đốm gân ớt (Chilli veinal mottle virus – ChiVMV) được xem là virus
phổ biến nhất trên ớt ở châu Á.
Theo báo cáo năm 2002 của AVRDC, Đài Loan đã thu thập được 8
chủng là: P1037, P3380 và P3389 từ vùng Tainan, P714 từ vùng Yunlin, P
3488 và P3525 từ vùng Hualian, P3215 và P3384 từ vùng Pingtung. Sau đó
người ta lây nhiễm với 13 dòng ớt khác nhau là VC16, VC58, VC160,
VC241, VC255, C00265, PBC521, VC41, PBC522, PBC524, C01664,
VC232 và PBC365. Kết quả cho thấy cả 13 dòng ớt đều kháng với chủng
P1037 và P3380 có 11 dòng ớt kháng với chủng P3389.
* Nghiên cứu tạo giống năng suất cao
Năng suất ớt có sự biến động rất lớn. Trồng trong điều kiện nhân tạo,
ớt ngọt (C. annuum) có thể đạt tới 5-7 kg quả/cây(80-120 tấn/ha). Ngược lại,
giống ớt nhỏ chỉ thiên (C. frutescens) năng suất tối đa cũng chỉ ở mức 10
tấn/ha. Do vậy với mục đích chọn giống năng suất cao, người ta phân các
nhóm ớt theo khối lượng quả để xác định nguồn vật liệu khởi đầu: nhóm ớt
ngọt, nhóm ớt chỉ địa, chế biến, nhóm ớt ăn tươi, nhóm ớt sấy khô và nhóm
ớt bột.
Tuy nhiên, năng suất ớt thường phụ thuộc vào các yếu tố chính: Số
quả trên cây (r= 0,72-0,80), khối lượng trung bình quả (r=0,81-0,85), cao
cây (r=0,31-0,34), mức độ phân cành (r=0,28-0,30) và cấu trúc tán cây
(r=0,16-0,22) (Paul, Knifke, 2008) [81].
Căn cứ vào các yếu tố trên, đồng thời theo thời gian giống tồn tại trên đồng
ruộng tùy thuộc cơ cấu canh tác, nguồn chọn giống sẽ xác định phương pháp và
vật liệu để tạo năng suất cao.
* Nghiên cứu tạo giống ớt chất lượng cao
17
Chất lượng ớt liên quan đến các chỉ tiêu trong quả: độ cay, hàm lượng dinh
dưỡng (chủ yếu là Vitamin A và C), hàm lượng chất khô và hình thái cũng
như màu sắc quả.
Độ cay quả ớt được quyết định bởi hàm lượng Capsici trong quả, tính
trạng này do cặp alen trội Cp kiểm soát. (Paul Gniffke, 2008) [81]. Ngoài ra,
còn phụ thuộc vào yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, độ ẩm không khí và đất.
Việc xác định hàm lượng Capsici chủ yếu thông qua cảm quan, phương
pháp phân tích bằng sắc kí khí trong phòng thí nghiệm với khối lượng là hết
sức khó khăn.
Hàm lượng chất khô là tính trạng chất lượng không chỉ phụ thuộc
vào yếu tố di truyền mà còn liên quan đến kích thước và cấu trúc quả.
Ngoài ra, còn tương quan thuận với độ cay của quả và chế độ canh tác.
Việc nghiên cứu chọn giống có hàm lượng chất khô cao chủ yếu phục vụ
cho xuất khẩu.
1.4.2. Những nghiên cứu về ớt ở Việt Nam
Ở Việt Nam công tác thu thập nghiên cứu giống rau nói chung và cây ớt
nói riêng kết quả còn khiêm tốn. Ớt cay là đối tượng nghiên cứu mới nhưng
gần đây đã được sự quan tâm của các cơ quan khoa học cũng như các doanh
nghiệp trong nước nhằm đáp ứng yêu cầu bức thiết hiện nay của sản xuất và
thị trường xuất khẩu ớt.
Thời gian đầu công tác nghiên cứu trên cây ớt chủ yếu tập trung vào
công tác nhập nội, khảo nghiệm và đánh giá tính thích ứng của các mẫu
giống nhằm phát hiện các tính trạng tốt phục vụ cho công tác lai tạo giống
những năm tiếp theo. Các mẫu giống được nhập nội chủ yếu từ AVRDC,
Đài Loan, Thái Lan, Lào và Bungari.
Từ năm 1984 – 1986, Viện cây lương thực và thực phẩm đã khảo sát
một tập đoàn giống ớt cay nhập nội gồm 211 giống. Các giống này có thời
gian sinh trưởng ngắn hơn so với các giống địa phương.
18
Tại Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam tập đoàn ớt cay
nhập nội từ AVRDC được khảo nghiệm năm 1997 gồm 20 giống. Các giống
này đều có khả năng sinh trưởng và cho thu hái quanh năm.
Tại Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã chọn được giống ớt 01
có triển vọng và được công nhận là quốc gia trong năm 1990. Ngoài ra,
nước ta đã và đang nhập nội các giống ớt có nguồn gốc từ Lào, Bungari, Đài
Loan và Thái Lan. Qua khảo nghiệm nhằm chọn ra những giống có năng
suất cao, chất lượng tốt phù hợp với các vùng sinh thái khác nhau. Trong
đó có một số giống mới của Đài Loan được trồng thử nghiệm: Giống PBC
586 và PBC588, giống Szechwam (Nguyễn Thị Thuận và cộng tác viên),
1989 [39].
Nước ta có nhiều giống ớt địa phương nhưng hai giống Chìa vôi và
Sừng bò được trồng ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh,
Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội…). Giống chìa vôi được trồng phổ biến ở
các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và các duyên hải Nam
trung Bộ. Hai giống ớt sừng bò và chìa vôi đều có số lượng quả nhiều,
màu quả đẹp, bị bệnh thán thư từ trung bình đến nặng, ngoài ra còn nhiễm
Virus, nhện.
Giai đoạn từ 1995-2000: Trong chương trình hợp tác với AVRDC,
Viện nghiên cứu Rau Quả đã chọn ra được 14 dòng có triển vọng đưa vào
khảo sát 2 năm 1997-1998, sơ bộ rút ra kết luận: Giống ớt cay PVR9 cho
năng suất cao ở vụ xuân hè đạt 20 tấn/ha, độ cay tương đương giống Chìa
vôi, nhưng hàm lượng Vitamin C và đường tổng số cao hơn Chìa vôi. Giống
PVR 9 đã được hội đồng khoa học Bộ Nông Nghiệp & Phát triển Nông
Thôn cho phép khu vực hóa ở các tỉnh phía Bắc.
Giai đoạn từ 2000- 2005: Công tác chọn tạo giống ớt lai bắt đầu được
nghiên cứu, trong khuôn khổ đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo, công nghệ nhân
giống và kỹ thuật thâm canh một số giống rau chủ yếu”các nhà khoa học đã
19
chọn tạo được 2 giống ớt cay HB9 và giống HB14 có khối lượng trung bình
quả 14-15 gram, cây trung bình, đạt năng suất cao ở cả 2 thời vụ từ 20-25
tấn/ha. Đặc biệt giống ớt cay HB9 được trồng phổ biến trong sản xuất và
diện tích ngày càng được mở rộng, giống có ưu điểm chín tập trung, thời
gian cho thu hoạch quả từ 1-1,5 tháng nên được rất nhiều địa phương trồng
ớt xuất khẩu lựa chọn để bố trí trong cơ cấu khung thời vụ xen ớt giữa 2 vụ
lúa. Giống HB9 được công nhận giống chính thức năm 2007, hiện nay giống
đang được trồng chủ yếu ở Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hóa
Giai đoạn 2006-2010: thực hiện đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống, xây
dựng quy trình kỹ thuật sản xuất tiên tiến cho một số loại rau chủ lực (Cà
chua, Ớt, Dưa hấu, Mướp đắng, Ớt) phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”, các tác
giả cũng đã và đang chọn tạo được 2 giống ớt cay triển vọng KN7 và KN6 có
tiềm năng suất cao từ 25-27 tấn/ha, ưu điểm là chín sớm và tập trung, đặc biệt
giống ớt cay KN7 có khối lượng trung bình quả xấp xỉ 20 g, mẫu mã quả đẹp,
quả cay đáp ứng yêu cầu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Đáp ứng nhu cầu của thị trường những năm gần đây bên cạnh các cơ
quan nghiên cứu các công ty giống đưa ra thị trường một số giống ớt chủ
yếu là phục vụ cho các tỉnh phía Nam.
Giống ớt cay L20 của Công ty giống cây trồng Miền nam: sinh trưởng
mạnh, tán rộng chống chịu tốt, trồng được nhiều vụ trong năm. Cây cho
nhiều hoa, dễ đậu quả, thu hoạch từ 90-100 ngày sau gieo, thu hoạch kéo
dài. Quả to dài, thẳng, màu xanh đậm khi non và đỏ đậm khi chín, thịt dày,
cay vừa, thích hợp ăn tươi và chế biến.
Ớt chỉ thiên 25 và 27 của Công ty giống cây trồng Miền nam sinh
trưởng mạnh, phân cành khá, cao từ 60-95 cm. Chống chịu bệnh tốt, trồng
được quanh năm, vùng đồng bằng. Bắt đầu thu hoạch từ 75-78 ngày sau
trồng. Ớt 25 nặng từ 5-6 g/quả, ớt 27 nặng từ 3,8-4 g/quả. Quả non màu
20
xanh trung bình, chín màu đỏ tươi, bóng đẹp, thịt dày, chắc cứng, rất cay.
Mỗi cây cho từ 200-280 quả. Năng suất từ 20 -30 tấn/ha.
Các giống lai của Công Ty Đông Tây cũng khá đa dạng về mẫu mã và
chất lượng quả: Giống ớt cay lai F1 7126 cây phát triển tốt, tán rộng, lá phân
bố gọn, chiều cao cây 60 cm. Năng suất trung bình 2,5 kg/cây, quả dài
15cm, trọng lượng quả từ 20-22 gam khi chín có màu đỏ tươi, cay và thơm.
Thu hoạch đợt đầu từ 80-85 ngày sau gieo, kháng bệnh héo xanh và bệnh
thán thư.
Ớt chỉ thiên Hiểm lai 207 dễ trồng, cây phát triển tốt, cao từ 50-60 cm.
Năng suất đạt từ 2-3 kg/cây. Quả chỉ thiên, thẳng dài từ 2-3 cm, khi chín có
màu đỏ tươi, rất cay và thơm. Giống đặc biệt chống chịu tốt bệnh thán thư.
Thời gian thu hoạch từ 80-85 ngày sau gieo.
Công ty giống cây trồng Nông hữu với giống ớt cay Bạch lý hương 1289
với đặc điểm: phân nhánh khỏe, nhiều quả, quả dài 14,5 cm, đường kính
khoảng 1,4 cm, quả nặng 15 g, rất cay, đốt ngắn, 200 quả/cây.
Trên cơ sở của kế thừa nhiều đề tài nghiên cứu chọn tạo giống ớt cay,
Viện nghiên cứu rau quả đã thu thập, lưu giữ và đánh giá trên 1,500 dòng,
giống ớt cay trong đó nhiều dòng có tính trạng quí về tiềm năng năng suất,
chất lượng quả và tính kháng bệnh. Các dòng ớt này đã được nghiên cứu
phân lập thành từng nhóm theo yêu cầu của chọn giống : nhóm theo thời
gian sinh trưởng, nhóm theo tính chín sớm, theo mục đích sử dụng, theo
kích thước, khối lượng quả, nhóm kháng bệnh.... Ngoài ra hàng trăm dòng
ớt cay đơn bội được tạo ra nhờ ứng dụng công nghệ sinh học để tạo ra cây
đơn bội kép rất đa dạng về khối lượng, kích thước, màu sắc quả, dạng hình
sinh trưởng... đặc biệt một số dòng đơn bội kép có dạng quả đẹp, chất lượng
quả tốt, năng suất cá thể cao, đó sẽ là nguồn vật liệu quí giá và là cơ sở dùng
để tạo các giống ớt trong giai đoạn tới.
1.5. Một số kết quả nghiên cứu về kỹ thuật cánh tác ớt
21
1.5.1. Nghiên cứu về phương pháp trồng
Ở ngoài thực địa ớt có thể được trồng bằng hạt hoặc cấy/ghép phụ
thuộc vào điều kiện môi trường của nơi canh tác cả 2 hình thức trồng này
đều có những lợi thế và bất lợi của nó (Catter, 1994) [58]. Theo kết quả
nghiên cứu ở nhiều khu vực của Ethiopia sử dụng giống tiêu chuẩn địa
phương Bako gieo trực tiếp vào đất cây khỏe mạnh hơn là cấy/ghép, nhưng
tỷ lệ cây đứng đối với gieo trực tiếp vào đất bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi
sự sói mòn (Sam-Aggrey and Bereke Tsehai, 1985) [85]. Theo các tác giả
này, hình thức gieo hạt trực tiếp bị đổ do ra nhiều trái hơn so với hình thức
cấy/ghép. Mặc dù có tỷ lệ đổ cao nhưng hình thức gieo hạt trực tiếp vẫn
được báo cáo là tốt hơn nhiều so với hình thức cấy/ghép. Gieo hạt trực tiếp
sẽ cho cây khỏe, ra hoa và đậu quả sớm, cho năng suất thương phẩm và
năng suất toàn bộ cao hơn, tương tự, gieo hạt trực tiếp sẽ cho bộ rễ khỏe
hơn hình thức cấy/ghép. Với các kết quả trên, tác giả khuyến cáo rằng nên
trồng ớt theo hình thức gieo hạt trực tiếp. Tương tự, ở Yugoslavia trồng ớt
ngọt bằng gieo hạt trực tiếp đã cho năng suất cao hơn và cải thiện được chất
lượng quả so với trồng bằng hình thức cấy/ghép và cũng trồng được ở mật độ
cao hơn trên cùng một đơn vị diện tích (Markovic et al., 1989) [75].
Hình thức cấy/ghép được sử dụng để kiểm soát mật độ, khoảng cách,
giảm chi phí và sử dụng hiệu quả hạt giống (0,8-0,9kg hạt/ha), nếu gieo hạt
trực tiếp phải tốn đến 6,25 kg hạt/ha (Salter, 1985 and Klassen, 1993) [74],
[87]. Hình thức cấy/ghép cũng cho phép có cơ hội trồng muộn hơn, thay vào
đó là chăm sóc và bảo quản cây con trong điều kiện nhà kính, ít tiêu tốn nước
tưới trong giai đoạn cây con (Bosland and Votava, 2000) [53]. Trong một số
trường hợp, cấy/ghép cây có thời gian chăm sóc ngắn hơn, cây có nhiều mắt,
có tổng số rễ phát triển thấp hơn hình thức gieo hạt trực tiếp.
Kết quả nghiên cứu ở Mỹ cho thấy rằng, cây được cấy/ghép bắt đầu
ra hoa sớm hơn ít nhất 16 ngày, và năng suất cao hơn so với hình thức gieo
22
thăng trong điều kiện môi trường khắc nghiệt. Tuy nhiên, các nghiên cứu
tương tự cho thấy năng suất là tương đương hoặc cao hơn đối với hình thức
gieo thẳng (Schultheis, 1988) [88].
Mặt khác, Leskovar and Cantliffe (1993) [72] đã báo cáo rằng hình
cây được cấy/ghép đã cho năng suất sớm và cao hơn đáng kể so với cây
gieo trực tiếp. Trong hình thức cấy/ghép thì cây giống được nuôi dưỡng
trong vườn ươm bằng giá đỡ hoặc các luống phẳng phụ thuộc vào điều kiện
khí hậu và điều kiện canh tác thực tế.
Đối với phương pháp cấy/ghép ở điều kiện Ethiopia, kích thước của
luống trồng được đề nghị là 1x5 m hoặc 1x10 m (Nasto et al., 2009) [79].
Hạt ớt thường nảy mầm bên trên luống và cần có lưới bảo vệ khỏi mưa rào
và ánh sáng trực xạ. Nếu không có điều kiện tưới thì việc cấy/ghép nên
diễn ra vào đầu mùa mưa. Cây giống có chiều cao từ 20-25 cm hoặc có từ
45-60 ngày tuổi được trồng với khoảng cách cây cách cây 30 cm, hàng
cách hàng 70 cm. Cây giống cần được làm cứng hóa trước khi mang ra
ruộng trồng 01 tuần bằng cách giảm tưới nước và tiếp xúc trực tiếp với ánh
nắng mặt trời. Trong khi đó hình thức gieo hạt trực tiếp vào luống đã thực
hiện với khoảng cách hàng cách hàng 70 cm và cây cách cây 30 cm với số
lượng hạt gieo là 6 hạt/khóm (Matta and Cotter, 1994) [76]. Nhìn chung
phương pháp cấy/ghép nên được áp dụng tại các khu vực có thời gian mưa
kéo dài với lượng mưa lơn. Nhưng ở những vùng có lượng mưa gián đoạn
và mùa mưa ngắn thì phương pháp gieo hạt trực tiếp được coi trọng (Sam-
Aggrey and Bereke-Tsehai, 1985) [85], mặc dù hình thức gieo hạt trực tiếp
vẫn tong tại các hạn chế như hạt bị rửa trôi sau khi gieo, gieo lại và thường
xuyên phải làm cỏ.
1.5.2. Nghiên cứu về mật độ trồng
Ở Việt Nam các nghiên cứu về kỹ thuật canh tác của cây ớt còn ít. Qua
theo dõi trên thực tế ở các vùng chuyên canh ớt kết hợp với nghiên cứu
23
thực nghiệm tại Viện nghiên cứu rau quả Hà Nội đã đưa ra được thời vụ
trồng ớt thích hợp là: Vụ Đông-Xuân trồng từ tháng 10 – 11, vụ Hè Thu
trồng từ tháng 6 – 7. Lượng phân bón hóa học bón cho năng suất cao và
hiệu quả kinh tế nhất cho 1ha là: 270 kg Ure, 500 kg Supe lân, 270 kg Kali
(Trần Khắc Thi, Nguyễn Công Hoan, 1995) [31].
Lan – Chow – Wing (1984) [71] nghiên cứu ảnh hưởng của cách trồng
và mật độ cây tới sản lượng ớt, với giống Piment Cipaye khi cây con
được 5 tuần được đem trồng với khoảng cách 30, 45, 60 cm trong hàng
đơn (60 cm/ hàng) hoặc hàng đôi (60 x 90 cm) kết quả là sản lượng đạt
cao nhất tới 6,2 tấn/ha nếu được trồng ở khoảng cách 30 cm/cây trong
hàng đơn (55,550 cây/ha). Tiếp đến là ở khoảng cách 30 cm/cây trong
hàng đôi (44,400 cây/ha) năng suất đạt 5,8 tấn/ha. Trọng lượng quả trồng
ở hai mật độ này không khác nhau, tuy nhiên trồng hàng đôi thì dễ đi lại
chăm sóc và thu hoạch.
Holle, M (1993) [69] cũng có kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của
mật độ, phương pháp và thời vụ trồng đến năng suất ớt. Kết quả nghiên
cứu được nêu như sau: Khi so sánh 3 mật độ trồng: 20.883, 41.666,
83.333 cây/ha, bằng 2 phương pháp trồng gieo trực tiếp và cấy cây con ở
2 thời vụ tháng 6 và tháng 7 của 2 giống ớt là Jalapeno và Serrano. Quả
ớt được thu hoạch cuối tháng 10, đầu tháng 11. Kết quả cho thấy sản
lượng đạt cao nhất khi trồng trong tháng 6 với mật độ 83.333 cây/ha,
giống Jalapeno chín sớm hơn giống Serrano và có sản lượng cao hơn.
Như vậy, năng suất và sản lượng ớt chịu ảnh hưởng nhiều của giống, thời
vụ và kỹ thuật trồng.
1.5.3. Nghiên cứu về nước tưới của ớt cay
Ớt có thể phát triển trong điều kiện nước trới và cũng có thể phát
triển trong điều kiện có hệ thống tưới tiêu. Tuy nhiên, thiếu nước thậm trí
trong thời gian ngắn cũng có thể dẫn tới rụng lá và ở độ ẩm cao sẽ kích
24
thích nấm bệnh phát triển (Bosland et al., 1994) [52]. Vì vậy, cung cấp đủ
nước tưới là rất cần thiết.
Ớt thuộc nhóm cây rau nhạy cảm nhất đối với áp lực của hạn hán vì
có bề mặt lá rộng và độ dẫn khí khổng cao (Alvino et al.,1994) [46] và có
bộ rễ phát triển nông (Dimitrov and Ovtcharrova, 1995) [62]. Để đạt được
năng suất cao thì cần cung cấp đủ nước tưới và độ ẩm của đất tương đôi
trong suốt mùa vụ. Năng suất ớt bị giảm đáng kế khi sự cung cấp nước bị
hạn chế trong các giai đoạn sinh trưởng khác nhau như thời kỳ sinh trưởng,
ra hoa và hình thành quả (Doorenbos and Kassam, 1988) [63]. Thiếu nước
trước khi ra hoa sẽ làm giảm số lượng hoa và ảnh hưởng tới số lượng hoa
tối đa. Thiếu hụt nước giữa thời kỳ ra hoa và phát triển quả sẽ làm giảm
năng suất quả cuối cùng (Della Costa và Gianquinto, 2002)[61] thiếu nước
liên tục đã làm giảm đáng kể trọng nược quả tươi. Điều này khẳng định
rằng năng suất toàn bộ của ớt sẽ giảm ở điều kiện nước tưới không đảm bảo
(Antony and Singandhupe, 2004) [49], đã tiến hành một nghiên cứu ứng
dụng kỹ thuật tưới nhỏ giọt luân phiên trên từng phần rễ (ADIP), tưới nhỏ
giọt tại các vị trí rễ cố định (FDIP) và tưới nhỏ giọt trên toàn bộ hệ thống rễ
ớt (EDIP) kết luận rằng: ADIP duy trì năng suất cao hơn đến 40% và giảm
chi phí thủy lợi hơn so với 2 hình thức còn lại EDIP và FDIP. Hình thức
ADIP cũng được đánh giá là sử dụng nước hiệu quả nhất. Trên toàn thế
giới, kể từ khi nguồn nước sẵn có đang trở nên hạn chế, thì những kiến thức
về mối quan hệ giữa năng suất và chất lượng sản phẩm và chế độ tưới là
yếu tố rất quan trọng để tối đa hóa lợi ích của việc cung cấp nguồn nước
sẵn có. Phương pháp tưới hiệu quả là cần thiết để đạt được năng suất tốt
nhất và kích thước quả như mong đợi. Đất trồng phải được giữ ẩm ở độ sâu
tối thiêu là 45 cm. Trong thời gian 2 tuần sau trồng, cây con cần được tưới
2-3 lần/tuần để chúng có thể phục hồi và ổn định. Sau đó, được khuyến cáo
25
tưới 1 hoặc 2 lần/tuần phụ thuộc vào điều kiện thời tiết tại thực địa và loại
đất (Pellitero et al., 1999) [82].
1.5.4. Nghiên cứu về phân bón hóa học
Số lượng phân bón được áp dụng phụ thuộc vào độ mầu mỡ của đất,
tỷ lệ phục hồi phân bón và các chất hữu cơ có trong đất, phụ thuộc vào quá
trình chuyển hóa Ni tơ và quá trình rửa trôi N (Berke et al., 2005) [55].
Ớt yêu cầu đầy đủ số lượng dinh dưỡng đa và vi lượng. Tuy nhiên, ớt
phản ứng với phân bón ít hơn so với hành, xà lách và các loại rau cải khác
(Cotter, 1986 and Hedge (1997) [60], [68] cho thấy, sự hấp thu dinh dưỡng
và tạo năng suất ớt là có mối quan hệ gần gũi.
Dinh dưỡng thông dụng của ớt là đạm và lân, việc bón phân đạm lần
đầu tiên và toàn bộ phân lân có thể được thực hiện khi làm đất, ngoài ra lân
có thể được bón bên dưới hạt 8-10 cm. Đây là phương pháp bón phân lân
hiệu quả nhất, mức phân bón thực tế tại các vùng bán khô cằn tại Selegal,
bón 10 tấn phân hữu cơ/ha, 140 kg N/ha, 100 kg P205/ha và 200 kg K20/ha
trên các chân đất nhẹ (Bosland and Votava, 2000) [53]. Lân được cho là
yếu tố làm tăng năng suất và tăng màu đỏ của quả ớt (Matta and Cotter,
1994) [76]. Trong thời gian sinh trưởng, mức phân đạm cao hơn có thể
được áp dụng để đạt năng suất cao hơn, 22-34 kg N/ha có thể được bón
vào thời điểm xuất hiện nụ hoa đầu tiên và khi các quả đầu tiên hình
thành (Bosland et al., 1994) [52]. Ngược lại bón quá nhiều đạm có thể
dẫn tới cây sinh trưởng quá mạnh, sinh khối lớn nhưng có ít quả ra sớm
hoặc trì hoãn quá trình ra hoa và làm tăng nguy cơ thối quả (Bosland and
Votava, 2000) [53].
Yêu cầu phân bón của ớt thay đổi tùy thuộc vào từng loại đất và lịch
sử canh tác trước đó. Do đó cân đối về mức phân bón là vấn đề quan trọng
để đạt năng suất ớt cao. Ở Ethiopia tỷ lệ các loại phân bón cho ớt cay là:
200 kg phân vô cơ hỗn hợp (DAP)/ha and 100 kg N/ha.
26
1.5.5. Nghiên cứu về phân chuồng
Phân gia súc là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của ngành nông nghiệp cổ
điển để duy trì độ mầu mỡ của đất cho đến khi phân bón hóa học ra đời
(Ofori Santana, 1990) [80]. Phân chuồng cung cấp các chất dinh dưỡng sẵn
có cho nhu cầu của cây trồng, cải thiện kết cấu của đất, nâng cao khả năng
giữ nước và sự xâm nhập và phát triển của vi sinh vật đất (Aliyu, 2000)
[47]. Ưu điểm của phân chuồng là tăng giá trị sản xuất, giảm chi phí sản
xuất và hiệu quả.
1.5.6. Nghiên cứu về sử dụng phân hữu cơ và phân vô cơ
Phương pháp tiếp cận lồng ghép để bảo vệ đất canh tác bằng việc sử
dụng hỗn hợp giữa phân vô cơ và phân hữu cơ tạo cơ hội tốt cho người
nông dân sản xuất nhỏ duy trì năng suất ở mức có ý nghĩa và đảm bảo sự
bền vững (Ofori and Santana, 1990) [80]. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng,
cách tiếp cận này đã cải thiện số lượng và chất lượng của khoai tây (Teklu
et al., 2004) [89]. Thử nghiệm đươc thực hiện ở Kenya xác định rằng phối
hợp giữa phân vô cơ với phân chuồng hoai mục làm tăng đáng kể cả về độ
mầu mỡ của đất và năng suất khoai tây củ ở các trang trại nhỏ (Muriithi
and Irungu, 2004) [77]. Tác giả cũng đã đánh giá rằng, xem xét về chi phí
phân vô cơ và những mặt tiêu cực của nó đối với môi trường, giảm mức
phân vô cơ xuống một nửa và kết hợp với ½ lượng phân hữu cơ theo đề
xuất hiện tại là khả thi đối với nông dân, đất và môi trường.
1.5.7. Nghiên cứu về mức độ bệnh hại
Dịch bệnh chính trên cây ớt làm suy giảm năng suất là loại virus như
Pepper mottle virus, bệnh nấm thối ủng bao gồm (Rhizoctonia solani, Pythium
spp., và Fusarium spp), bệnh phấn mốc và bạc lá ((Phytophthora capsici) và
thối quả (Vermicularia capsici), vi khuẩn làm thối rữa (Erwinia carotovora pv),
thối rễ (Rhizoctoniasolani), vi khuẩn gây héo (Pseudomonas solanacearum),
bệnh than thư (Collectotrichum capsici) (MoARD, 2009) [78].
27
Bệnh hay gây thối rễ và những phần thân dưới mặt đất, trường hợp
nặng có thể gây chết cây. Trong một số trường hợp gây ra tình trạng lá nhỏ,
vàng và xuất hiện các nốt hơi nhô cao ở lá non cũng như lá già, một số loại
bệnh thì gây hại ở giai đoạn cây con. Kết quả kéo theo là giảm năng suất.
Vì vậy các biện pháp kiểm soát bao gồm: tập quán canh tác, dùng giống
kháng bệnh, luân canh cây trồng, trường hợp nghiêm trọng sử dụng biện
pháp hóa học là cần thiết.
1.5.8. Nghiên cứu về giống ớt
Bảng 1.4. Kết quả khảo nghiệm các giống ớt Hàn Quốc của Công ty
Vinaphygen Thái Nguyên vụ Thu-Đông năm 2011
(Nguồn: Công ty Vinaphygen Thái Nguyên, 2011)
TT Tên giống
Ký hiệu
giống
Năng suất
(tấn/ha)
Nguồn gốc
1 PR HQ-1 10,35 L & S Seed Company, Korea
2 PR HQ-2 13,24 L & S Seed Company, Korea
3 PR HQ-3 16,67 L & S Seed Company, Korea
4 1 HQ-4 12,89 L & S Seed Company, Korea
5 3 HQ-5 16,19 L & S Seed Company, Korea
6 HQ-6 12,35 L & S Seed Company, Korea
7 HQ-7 13,24 L & S Seed Company, Korea
8 HQ-8 12,56 L & S Seed Company, Korea
9 HQ-9 21,35 L & S Seed Company, Korea
10 HQ-10 14,56 L & S Seed Company, Korea
11 HQ-11 9,76 L & S Seed Company, Korea
12 HQ-12 13,68 L & S Seed Company, Korea
13 HQ-13 14,72 L & S Seed Company, Korea
14 HQ-14 10,06 L & S Seed Company, Korea
15 21 HQ-15 11,32 HANA Seeds Co., Ltd, Korea
16 22 HQ-16 19,24 HANA Seeds Co., Ltd, Korea
17 23 HQ-17 25,45 HANA Seeds Co., Ltd, Korea
18 24 HQ-18 10,89 HANA Seeds Co., Ltd, Korea
19 25 HQ-19 15,47 HANA Seeds Co., Ltd, Korea
20 Demon F1 VN-01 17,78 Công ty Trang nông Miền nam
21 Chi thien F1 VN-02 13,28 Công ty Trang nông Miền nam
28
Với kết quả khảo nghiệm các giống ớt Hàn Quốc của Công ty Vinaphygen
Thái Nguyên vụ Thu-Đông năm 2011. Điều này cho thấy 4 giống HQ-09,
HQ-16, HQ-17 và VN-01 có triển vọng nên tôi tiến hành nghiên cứu tiếp
ở hai vụ Thu-Đông năm 2012 và Đông-Xuân năm 2012 – 2013.
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được thực hiện tại xã Xuân Phương, Phú Bình,
Thái Nguyên.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Thí nghiệm được thực hiện ở hai vụ như sau:
- Vụ Thu-Đông 2012.
- Vụ Đông-Xuân 2013.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
- Các giống ớt tham gia thí nghiệm gồm ba giống ớt cay được nhập
nội từ Hàn Quốc và giống ớt cay VN – 01.
- Ba giống ớt Hàn Quốc là: HQ-09, HQ-16, HQ-17 đây là loại ớt
chuyên sản xuất ớt cay làm bột ớt sản xuất kim chi.
- Giống VN-01 là giống Việt Nam của Công ty Trang Nông Miền
nam, được chọn làm đối chứng vì đây là giống được trồng phổ biến ở
Việt Nam, có năng suất trung bình 7 – 10 tấn/ha và thường được trồng vào
vụ Thu-Đông và Đông-Xuân.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu và lựa chọn được giống ớt phù hợp với vụ Thu-Đông và vụ
Đông-Xuân trên đất 2 lúa 1 màu ở Phú Bình – Thái Nguyên.
29
- Lựa chọn được mật độ thích hợp cho từng giống ở từng thời vụ
khác nhau.
- Đánh giá được tương tác giữa giống và mật độ.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Công thức và bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm có 2 nhân tố là giống và mật độ, như sau:
- Nhân tố mật độ có 3 mức là:
+ M1: = 30.357 cây/ha, khoảng cách 70cm x 40cm
+ M2: = 24.285 cây/ha, khoảng cách 70cm x 50cm
+ M3: = 22.078 cây/ha, khoảng cách 70cm x 55cm
- Nhân tố giống có 4 mức là:
+ G1: HQ-09
+ G2: HQ-16
+ G3: HQ–17
+ G4: VN – 01
- Thí nghiệm có 12 công thức, 3 lần nhắc lại và bố trí kiểu
ngẫu nhiên hoàn chỉnh.
- Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 5 m2
(1,2 m x 4,2 m), xung
quanh có dải bảo vệ.
- Ngày gieo thí nghiệm vụ Thu-Đông 2012: 10/9/2012, ngày
bố trí thí nghiệm: 10/10/2012.
- Ngày gieo thí nghiệm vụ Đông-Xuân 2013: 24/10/2012,
ngày bố trí thí nghiệm: 24/11/2012.
30
Bảng 2.1. Nội dung của công thức thí nghiệm
Công thức Mật độ Giống Kí hiệu
1 M1 G1 M1G1
2 M1 G2 M1G2
3 M1 G3 M1G3
4 M1 G4 M1G4
5 M2 G1 M2G1
6 M2 G2 M2G2
7 M2 G3 M2G3
8 M2 G4 M2G4
9 M3 G1 M3G1
10 M3 G2 M3G2
11 M3 G3 M3G3
12 M3 G4 M3G4
Giống được kí hiệu là (G), Mật độ được kí hiệu là (M)
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Nhắc lại 1 Nhắc lại 2 Nhắc lại 3
Dảibảovệ
Dải bảo vệ
Dảibảovệ
M1G4 M2G2 M2G3
M1G1 M3G2 M1G3
M2G4 M1G4 M1G2
M3G1 M1G2 M3G1
M3G3 M2G4 M2G1
M1G2 M3G3 M3G2
M2G2 M2G3 M2G2
M3G4 M3G1 M3G3
M1G3 M1G3 M1G1
M2G1 M2G1 M2G4
M3G2 M3G4 M1G4
M2G3 M1G1 M3G4
Dải bảo vệ
31
2.4.2. Điều kiện thí nghiệm
- Thí nghiệm được bố trí trên chân đất Vàn thịt nhẹ tại xã Xuân
Phương, Phú Bình, Thái Nguyên.
- Chế độ nước: Tưới rãnh sau đó tháo cạn.
- Phân bón và chăm sóc: theo quy trình kỹ thuật trồng ớt của Nguyễn
Mạnh Hùng và Phạm Anh Cường (2007) [11]. Lượng phân bón cho 01 ha là:
Phân chuồng 20 tấn + 130kg N + 80kg P205 + 150kg K20 + 800kg vôi bột.
- Vôi bột được dùng xử lý đất.
+ Bón lót: 100% phân chuồng + 100% lân + 100% vôi
+ Thúc đợt 1 (sau trồng 7- 10 ngày): 1/4 đạm + 1/4 kali.
+ Thúc đợt 2 (sau trồng 20- 25 ngày): 1/4 đạm + 1/4 kali
+ Thúc đợt 3 (khi hái quả lần đầu): 1/4 đạm + 1/4 kali
+ Thúc đợt 4 (khi hái quả rộ): 1/4 đạm + 1/4 Kali
2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi
(Áp dụng theo Tiêu chuẩn ngành: 10TCN 691: 2006)
2.5.1. Chỉ tiêu sinh trưởng: Mỗi ô theo dõi ngẫu nhiên 10 cây theo
đường chéo.
- Theo dõi chiều cao cây cuối cùng (cm): Đo từ mặt đất đến đỉnh sinh
trưởng của cây ở vị trí cao nhất vào lần thu hoạch quả cuối cùng.
- Theo dõi chiều cao cây đóng quả (cm): Đo từ mặt đất đến vị trí cây
ra quả.
2.5.2. Chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng
- Theo dõi thời gian từ gieo đến ra hoa (ngày ): 50% số cây/ô ra hoa
đầu.
- Theo dõi thời gian từ gieo đến thu hái lứa đầu (ngày): 50% số cây/ô
có quả chín thương phẩm có thể thu hoạch.
32
- Theo dõi thời gian từ lứa đầu đến kết thúc (ngày): 70% số cây/ô thu
hết quả thương phẩm.
- Theo dõi thời gian từ gieo đến khi kết thúc (ngày): 75% số cây/ô đã
thu hết quả thương phẩm.
2.5.3. Chỉ tiêu về đặc điểm hình thái
(Mỗi ô theo dõi ngẫu nhiên 10 cây theo đường chéo).
- Hình dạng quả: Đánh giá bằng cách cho điểm dựa vào mức độ biểu
hiện về hình dạng quả:
+ Điểm 1: Quả dài, cong, gợn sóng và vót đầu.
+ Điểm 2: Quả dài, thẳng, hơi gợn sóng và vót đầu.
+ Điểm 3: Quả dài, thẳng hơi gợn sóng và vót đầu.
+ Điểm 4: Quả dài, thẳng, nhẵn và hơi vót đầu.
+ Điểm 5: Quả dài, thẳng, nhẵn và thon đều
Kết quả của hình dạng quả được công nhận khi có từ 70% số phiếu
nhất trí điểm hình dạng quả đó trở lên.
- Màu sắc quả khi sấy khô: Đánh giá bằng cách cho điểm dựa vào mức
độ biểu hiện về màu sắc quả, bằng cách mời ngẫu nhiên 05 người cho
điểm tăng dần theo màu sắc thích hợp với thị hiếu của người tiêu dùng:
+ Vàng đỏ: 1 điểm
+ Đỏ: 2 điểm
+ Đỏ thẫm: 3 điểm
+ Đỏ tươi: 4 điểm
+ Đỏ tươi và bóng: 5 điểm
- Số quả/ cây (quả): Ttheo dõi 10 cây ngẫu nhiên, rồi lấy giá trị trung
bình. Số quả TB / cây = Tổng số quả/ số cây theo dõi.
- Độ dài trung bình/quả (cm): Đo chiều dài từ đỉnh đến phần gốc gắn
với cuống quả, quả đốt 2 - 3 (theo đường thẳng, không theo chiều uốn cong
của quả), đo 10 quả ngẫu nhiên và tính giá trị trung bình.
33
- Đường kính quả trung bình (cm): Đo đường kính quả bằng thước kẹp
Panme, đo đường kính mặt cắt ngang tại vị trí giá noãn, quả đốt 2-3, đo 10
quả ngẫu nhiên và tính giá trị trung bình.
- Màu sắc hoa: xác định khi hoa nở hoàn toàn bằng cách quan sát
bằng mắt thường.
2.5.4. Chỉ tiêu về sâu bệnh hại
Đánh giá tình hình sâu bệnh hại theo phương pháp hiện hành của
Viện bảo vệ thực vật.
- Đối với sâu hại (Sâu đục quả) : Theo dõi từ lần thu hoạch thứ nhất đến lần
thu hoạch thứ 7. Thu thập mẫu bằng tay, khay và vựt. Tiến hành định loại, xác
định mật độ, mức độ hại trên đồng ruộng hoặc định loại ở trong phòng.
- Đối với bệnh hại: Theo dõi từ thời kỳ cây con đến lần thu hoạch thứ 7.
Tại điểm điều tra căn cứ vào triệu chứng điển hình của bệnh trên đồng ruộng
bước đầu định loại, xác định mức độ hại. Với những loại bệnh chưa xác định
được nguyên nhân thì lấy mẫu và giám định trong phòng thí nghiệm Bộ môn
BVTV trường ĐHNL-TN, hoặc gửi mẫu về viện BVTV phân loại, giám định vi
sinh vật gây bệnh.
Phương pháp điều tra sâu hại: Công việc điều tra được tiến hành 10
ngày 1 lần theo phương pháp 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra 1m2
.
Điều tra bao gồm mật độ sâu hại, mức độ hại của sâu hại. Sự xuất hiện và
gây hại của các loại bệnh hại trong suốt thời gian sinh trưởng, phát triển
của cây ớt.
Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: Quan sát mô tả triệu chứng bệnh, hình
thái sâu, mức độ hại của bệnh và mật độ sâu hại. Đánh giá mức độ hại của
bệnh và mật độ sâu được tính toán như sau:
Tỷ lệ bệnh (%) = Tổng số cây bị bệnh/Tổng số cây điều tra x 100
Chỉ số bệnh (%) = (a.b) x 100/ N x T
34
(a.b): Tổng các tích số của số lượng cây bệnh ở mỗi cấp với trị số cấp
bệnh tương ứng.
N: Tổng số lượng toàn bộ cây điều tra.
T: Trị số cấp bệnh cao nhất.
Phân cấp bệnh theo bảng phân cấp sau:
Cấp 0: không bị bệnh (lá, thân, quả).
Cấp 1: <10% diện tích lá hoặc diện tích thân, quả bị bệnh.
Cấp 2: 11 – 25% diện tích lá hoặc diện tích thân, quả bị bệnh.
Cấp 3: 26 – 50% diện tích lá hoặc diện tích thân, quả bị bệnh.
Cấp 4: 51 – 75% diện tích lá hoặc diện tích thân, quả bị bệnh.
Cấp 5: > 75% diện tích lá hoặc diện tích thân, quả bị bệnh.
- Mật độ sâu đục quả (con/m2
) = Tổng số sâu điều tra được/m2
- Mức độ hại của sâu hại quả (%) = Tổng số quả bị sâu hại/100 quả.
- Bệnh thán thư (thối quả): theo dõi từ khi có quả xanh đến lần thu hoạch thứ
7.
Tỷ lệ quả bị thối (%) = Số quả bị thối/Tổng số quả theo dõi/ô x 100.
- Bệnh phấn mốc (hại lá): theo dõi từ thời kỳ cây con đến lần thu hoạch
thứ 7.
Tỷ lệ bệnh (%) = Số lá bị bệnh/Tổng số lá điều tra theo dõi/ô x 100.
+ Không bệnh: 1 điểm
+ < 20% diện tích thân lá nhiễm bệnh: 3 điểm
+ 20-50% diện tích thân lá nhiễm bệnh: 5 điểm
+ > 50-75% diện tích thân lá nhiễm bệnh: 7 điểm
+ > 75-100% diện tích thân lá nhiễm bệnh: 9 điểm
35
2.5.5. Chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất
- Số quả trên cây = Tổng số quả/cây của các lần thu hái.
- Số qủa hữu hiệu/cây (quả): Quả hữu hiệu là những quả có giá trị
thương phẩm, được xác định bằng cách đếm số quả thu hoạch từng đợt,
đếm 10 cây/ô/3 lần, sau đó lấy giá trị trung bình.
- Tỷ lệ quả thương phẩm (%) = Số quả hữu hiệu * 100/tổng số quả.
- P100 quả (tươi): cân khối lượng của 100 quả ngẫu nhiên, cân 3 lần/ô
sau đó lấy trị số trung bình.
- Năng suất quả tươi (tấn/ha): cân tổng khối lượng quả thu hoạch
của ô thí nghiệm từ đó tính năng suất trên ha (tấn/ha).
2.5.6. Chỉ tiêu về phẩm chất quả
- Tỷ lệ chất khô/tươi (%): cân tươi sau đó sấy khô ở nhiệt độ 700
C đến
trọng lượng không đổi.
Tỷ lệ khô/tươi (%) = P quả khô x 100 / P quả tươi
- Độ cay của quả: đánh giá bằng phương pháp cảm quan (nếm), bằng
cách mời ngẫu nhiên 5 người cho điểm tăng dần theo mức độ cay của ớt:
+ Ít cay: 1 điểm
+ Cay: 2 điểm
+ Rất cay: 3 điểm
Kết quả của mức cay được công nhận khi có từ 70% số phiếu trở lên
nhất trí điểm của mức cay đó.
2.5.7. Hiệu quả kinh tế
Tính tổng chi phí (triệu đồng/ha) (bao gồm chi chung và chi riêng cho
từng công thức) và tổng thu được từ bán ớt theo giá hiện hành từ đó tính lãi
ròng (cụ thể trình bày tại phần phụ lục).
Lãi ròng = Tổng thu - Tổng chi (triệu đồng/ha).
36
2.6. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học trên máy vi
tính theo chương trình Excel và phần mền IRRISTAT 5.0 qua các thông số:
thống kê cơ bản, phân tích phương sai, trung bình của các công thức, độ
chênh lệch nhỏ nhất có ý nghĩa (LSD) và hệ số biến độ của các chỉ tiêu
nghiên cứu (CV%).
37
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống ớt
Sinh trưởng của các giống ớt phụ thuộc vào ảnh hưởng của nhiệt độ,
ẩm độ và lượng mưa. Điều kiện ngoại cảnh có liên quan chặt chẽ đến đời
sống cây trồng nói chung và cây ớt nói riêng. Do ảnh hưởng trực tiếp đến
quá trình sinh trưởng, phát triển, các hoạt động sinh lý và sinh hóa của
cây. Sự biểu hiện kiểu hình ra bên ngoài chính là kết quả của sự tác động
qua lại giữa kiểu gen và điều kiện môi trường, qua đó phản ánh được mức
độ thích ứng của cây trồng với điều kiện ngoại cảnh. Qua đó chúng tôi
mới xác định được chế độ trồng trọt, bố trí cơ cấu cây trồng và mùa vụ
hợp lý để áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm thâm canh tăng
năng suất và sản lượng cây trồng.
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực trung du miền núi phía Bắc,
địa hình phức tạp, không đồng nhất, nhiều đồi núi. Khí hậu chia làm hai
mùa rõ rệt, mùa Hè nóng ẩm mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, mùa
Đông thời tiết khô, lạnh, ít mưa và chịu tác động nhiều của gió mùa
Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhìn chung, điều
kiện khí hậu của tỉnh Thái Nguyên khá thuận lợi cho cây trồng sinh
trưởng và phát triển nói chung và cây ớt nói riêng.
Cây ớt là cây trồng gia vị có khả năng thích ứng rộng, tuy nhiên
điều kiện ngoại cảnh cũng có ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng,
phát triển cũng như năng suất và khả năng chống chịu sâu bệnh của cây.
Yêu cầu sinh thái của cây ớt là cây một năm. Nhiệt độ cho sinh
trưởng và phát triển thích hợp của ớt là 18 – 300
C. Nhiệt độ thấp dưới
150
C và cao trên 320
C cây sinh trưởng kém, hoa bị rụng nhiều nên tỷ lệ
đậu quả rụng thấp. Ớt là cây không cảm quang nhưng cần nhiều ánh sáng
38
cho sinh trưởng và phát triển. Thiếu ánh sáng nhất là vào thời điểm ra
hoa cây sẽ bị giảm tỷ lệ đậu quả. Ớt chịu được hạn, tuy vậy ở thời kỳ ra
hoa và đậu quả độ ẩm đất đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành
khối và chất lượng quả. Độ ẩm đất thấp dưới 70% hoa dễ rụng, quả bị
cong và sần sùi. Ớt không chịu được úng độ ẩm đất quá cao trên 80%
làm cho bộ rễ kém phát triển và cây còi cọc. Thiếu ánh sáng, ẩm độ đất
và không khí cao cây sinh trưởng yếu ớt và dễ bị bệnh.
Về nhiệt độ trung bình tháng trong cả hai vụ Thu-Đông năm 2012
và vụ Đông-Xuân năm 2012 – 2013 không có sự chênh lệch nhau đáng
kể. Nhiệt độ thấp nhất trong cả hai vụ là 14,90
C và cao nhất trong cả hai
vụ là 290
C. Như vậy, diễn biến thời tiết ở vụ Thu-Đông ở giai đoạn đầu
nhiệt độ trung bình tháng từ 18 – 28,80
C tương đối thuận lợi cho sự sinh
trưởng của cây ớt, khi gieo hạt nhiệt độ trung bình tháng cao giúp cho hạt
ớt nảy mầm tốt và tương đối đồng đều. Giai đoạn bắt đầu trồng ra ruộng
nhiệt độ khá thuận lợi cho cây ớt hồi xanh và sinh trưởng. Khi nhiệt độ
giảm xuống trùng với giai đoạn cây ớt phân hóa mầm hoa, ra hoa, đậu
quả... nhiệt độ thấp 14,90
C đã ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của
quả ớt, kéo dài quá trình chín của quả, ảnh hưởng đến việc thu hoạch.
Còn ở vụ Đông-Xuân giai đoạn đầu khi cây con trồng ra ruộng nhiệt độ
hạ xuống rất thấp 14,90
C cây con sinh trưởng kém mất thời gian dài cho
cây ớt bén rễ và hồi xanh ảnh hưởng đến các giai đoạn sinh trưởng phát
triển thân lá, phân hóa mầm hoa, ra hoa, đậu quả... dẫn đến năng suất ớt
đạt thấp.
Về ẩm độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến cây ớt. Ẩm độ
quá cao làm cho bộ rễ kém phát triển và cây còi cọc. Ẩm độ quá thấp quả
hay bị cong và vỏ quả không mịn. Ở vụ Thu-Đông ẩm độ không khí
trung bình biến động từ 79 – 83%. Nhìn chung khá phù hợp cho các giai
đoạn sinh trưởng và phát triển của cây ớt. Tuy nhiên ở vụ Đông-Xuân
39
vào tháng 2 ẩm độ không khí lên cao 86% làm cho bộ rễ kém phát triển,
cây còi cọc và sinh trưởng yếu ớt là điều kiện thích hợp cho sâu bệnh hại
phát triển.
Về lượng mưa: Nước là yếu tố quan trọng quyết định mọi quá trình
trao đổi chất của cây. Trong hai vụ Thu-Đông năm 2012 và Đông-Xuân
năm 2012 - 2013 có lượng mưa trung bình dao đông từ 11,4 – 402,4 mm,
mưa tập trung nhiều nhất là tháng 8,9 và 10 năm 2012 và tháng 4, 5 và 6
năm 2013. Lượng mưa rất thấp dao động từ 11,4 – 29,4 mm tập trung
vào các tháng 11 và 12 năm 2012 và tháng 1, 2 và 3 năm 2013 nên xảy ra
tình trạng hạn hán cục bộ trong khoảng thời gian này. Vì vậy có ảnh
hưởng nhiều đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các
giống ớt thí nghiệm.
Bảng 3.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống ớt trong vụ
Thu-Đông năm 2012
Giống
Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống ớt (ngày)
Gieo - 50%
cây ra hoa
Gieo - T.lứa
đầu
Lứa đầu -
K.thúc
Gieo - K. thúc
G1 55 132 96 230
G2 55 132 96 230
G3 55 132 96 230
G4 71 145 111 245
Trong vụ Thu-Đông thời gian sinh trưởng và phát triển của các
giống G1, G2 và G3 là như nhau và thấp hơn giống đối chứng G4. Cụ
thể, thời gian từ gieo tới khi có 50% số cây ra hoa của các giống G1, G2
và G3 đều là 55 ngày trong khi đó giống đối chứng G4 là 71 ngày. Thời
gian từ gieo tới thu lứa đầu của các giống G1, G2 và G3 là 132 ngày.
Trong khi đó giống đối chứng G4 lại dài hơn 13 ngày. Thời gian từ thu
40
lứa đầu tới kết thúc của các giống G1, G2 và G3 là 96 ngày ngắn hơn
giống đối chứng G4 là 15 ngày. Tổng thời gian sinh trưởng và phát triển
của các giống G1, G2 và G3 là 230 ngày ngắn hơn so với giống đối
chứng G4 là 15 ngày. Như vậy các giống G1, G2 và G3 mặc dù có thời
gian sinh trường ngắn hơn giống đối chứng G4 khoảng 15 ngày song lại
có thời gian ra hoa và làm quả dài tương đương với giống G4 đây là đặc
điểm quan trọng quyết định tới năng suất cả vụ (Bảng 3.1).
Bảng 3.2. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống ớt trong vụ
Đông-Xuân năm 2012 – 2013
Giống
Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống ớt (ngày)
Gieo - 50%
cây ra hoa
Gieo - T.lứa
đầu
Lứa đầu -
K.thúc
Gieo - K. thúc
G1 118 153 60 212
G2 118 153 60 212
G3 118 153 60 212
G4 128 170 74 234
Trong vụ Đông-Xuân kết quả ở Bảng 3.2 cho thấy các giống G1,
G2 và G3 có thời gian sinh trưởng và phát triển là như nhau và ngắn hơn
so với giống đối chứng G4. Cụ thể, thời gian từ gieo tời khi có 50% số
cây ra hoa của các giống G1, G2 và G3 là 118 ngày trong khi đó giống
đối chứng G4 là 128 ngày. Thời gian từ gieo tới thu lứa đầu của các
giống G1, G2 và G3 là 153 ngày thấp hơn giống đối chứng G4 là 17
ngày. Thời gian từ thu lứa đầu tới kết thúc của các giống G1, G2 và G3 là
60 ngày ngắn hơn 14 ngày so với giống đối chứng. Tổng thời gian sinh
trưởng và phát triển của giống đối chứng G4 dài hơn so với các giống
41
G1, G2 và G3 là 22 ngày. Với vụ Thu-Đông thì thời gian từ gieo đến khi
có 50% số cây ra hoa trong vụ Đông-Xuân của các giống đều kéo dài gấp
2 lần, tuy nhiên thời gian từ khi ra hoa tới thu hoạch lại ngắn hơn 2 lần.
Thời gian thu hoạch của các giống nghiên cứu trong vụ Đông-Xuân ngắn
hơn 36 ngày so với trồng ở vụ Thu-Đông điều này là do điều kiện thời
tiết trong vụ Đông-Xuân không thuận lợi như nhiệt độ thấp, trời âm u,
mưa nhỏ kéo dài dẫn tới giai đoan cây con trồng ra ruộng bị kéo dài cây
không thể sinh trưởng, phát triển được và vào thời điểm cây làm quả thì
nhiệt độ tương đối thuận lợi cho ớt sinh trưởng. Tuy nhiên, lại là yếu tố
thuận lợi cho sâu bệnh phát triển làm giảm tuổi thọ của cây ớt. Cũng
chính vì vậy mà thời gian thu hoạch của vụ Đông-Xuân ngắn hơn nên
đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới năng suất ớt vụ Đông-Xuân thấp
hơn nhiều so với vụ Thu-Đông.
Qua hai bảng 3.1 và 3.2 thì thời gian sinh trưởng của các giống ớt
G1, G2, G3 và G4 có ý nghĩa trong việc bố trí mùa vụ trồng ớt xuất khẩu
cũng như bố trí cơ cấu cây trồng tại xã Xuân Phương, cụ thể cơ cấu cây
trồng nên bố trí như sau: Lúa (Xuân-Hè) - Ớt (Thu- Đông).
3.2. Ảnh hưởng của giống và mật độ đến chiều cao cây và chiều cao
đóng quả của các giống ớt trong thí nghiệm
* Chiều cao cây
Ảnh hưởng của yếu tố giống tới chiều cao cây
Chiều cao của cây có ảnh hưởng đến số cành, số quả trên cây điều
này có ý nghĩa quan trọng đến năng suất quả của các giống ớt. Kết quả ở
Bảng 3.3 cho thấy, các giống khác nhau có chiều cao cây rất khác nhau
(P<0,01) ở cả hai vụ Thu-Đông và Đông-Xuân. Trong vụ Thu-Đông
giống G3 có chiều cao cây thấp nhất 96,82 cm. Các giống còn lại G1 và
G2 có chiều cao cây không có sai khác có ý nghĩa (P<0,05). Giống đối
Tải bản FULL (103 trang): bit.ly/37JyGPh
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
42
chứng G4 có chiều cao cây cao nhất 111,46 cm. Ở vụ Đông-Xuân giống
G1 có chiều cao cây 64,11 cm thấp hơn các giống còn lại, các giống G2
và G3 có chiều cao cây là không sai khác có ý nghĩa (P<0,05). Giống đối
chứng G4 có chiều cao cây 93,83 cm cao hơn hẳn các giống còn lại. Đối
với vụ Đông-Xuân các giống có chiều cao cây thấp hơn rõ rệt so với vụ
Thu-Đông, do thời tiết khô lạnh kéo dài ảnh hưởng không tốt đến sự sinh
trưởng, phát triển của cây ớt, kìm hãm tăng trưởng về chiều cao bởi quá
trình tăng lên về số lượng và kích thước các tế bào mô phân sinh ở đỉnh
sinh trưởng. Ngoài ra còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố như điều kiện
ngoại cảnh, nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, kỹ thuật canh tác... và các giai
đoạn sinh trưởng của cây. Điều này có thể nói chiều cao cây của các
giống ớt phụ thuộc vào yếu tố giống còn phụ thuộc vào yếu tố thời tiết
khí hậu nới canh tác. Từ đó có thể đưa ra các biện pháp kỹ thuật phù hợp,
tác động tạo cho cây có khả năng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh.
Ảnh hưởng của yếu tố mật độ tới chiều cao cây
Qua số liệu bảng 3.3 cho thấy, vụ Thu-Đông, mật độ trồng khác
nhau có chiều cao cây là khác nhau (P<0,01) như ở mật độ M1 và M2 có
chiều cao cây 103,86 cm và 102,48 cm cao hơn so với mật độ còn lại
chiều cao cây chỉ đạt 99,9 cm. Trong vụ Đông-Xuân chiều cao cây không
có sự sai khác có ý nghĩa giữa ba mật độ trồng (P>0,05), chiều cao cây
dao động từ 72,79 cm – 73,67 cm. Như vậy mật độ trồng khác nhau
không ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng chiều cao cây, mà chiều cao cây
của các giống ớt phụ thuộc vào yếu tố giống và điều kiện yếu tố thời tiết
khí hậu nơi canh tác.
Ảnh hưởng tương tác của yếu tố giống và mật độ tới chiều cao cây
Ngoài ảnh hưởng đơn của giống và mật độ thì ở vụ Thu-Đông có sự
ảnh hưởng tương tác giữa yếu tố giống và mật độ tới chiều cao cây của
các công thức thí nghiệm ở mức độ tin cậy 95%. Công thức thí nghiệm
G4M1 có chiều cao cây là 114,6 cm cao hơn các công thức còn lại, theo
sau là các công thức G4M2 và G4M3 có chiều cao cây từ 109,76 cm đến
43
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của giống và mật độ đến chiều cao cây và chiều
cao đóng quả của các giống ớt
Nhân tố thí
nghiệm
Vụ Thu-Đông Vụ Đông-Xuân
Chiều cao
cây (cm)
Chiều cao
đóng quả (cm)
Chiều cao
cây (cm)
Chiều cao
đóng quả
(cm)
G1 99,87b
20,71 64,11 22,45d
G2 100,16b
18,86 66,85 30,43a
G3 96,82c
20,14 68,21 24,33c
G4 111,46a
25,47 93,83 28,64b
P *** *** *** ***
LSDG 0,05 1,81 0,83 1,39 0,83
M1 103,86a
21,39 73,67 27,00a
M2 102,48a
21,33 72,79 26,26b
M3 99,90b
21,17 73,28 26,13b
P *** ns ns **
LSDM ,05 1,56 0,72 1,21 0,72
G1M1 99,13cdef
20,43 65,66 22,34fg
G1M2 102,2c
21,05 63,23 23,79de
G1M3 98,30def
20,66 63,43 21,22g
G2M1 101,63c
19,30 67,15 31,60a
G2M2 101,33cd
18,71 66,88 29,27bc
G2M3 97,53ef
18,56 66,52 30,42ab
G3M1 100,10cde
20,30 68,31 25,18d
G3M2 96,36fg
19,96 68,79 24,14de
G3M3 94,00g
20,16 67,54 23,67ef
G4M1 114,60a
25,53 93,58 28,89c
G4M2 110,03b
25,60 92,26 27,83c
G4M3 109,76b
25,30 95,65 29,20bc
(G*M) ** ns ns ***
LSDCT 0,05 3,13 1.44 2,42 1,44
CV% 1,8 4,0 2,0 3,2
Ghi chú: Các giá trị trong cùng cịt có cùng chị cái giịng nhau thị hiịn không có sị
sai khác có ý nghĩa (α = 0,05). ***: Ảnh hưởng tương tác có ý nghĩa ở mức
độ tin cậy (P<0,01); **: Ảnh hưởng tương tác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy
(P<0,05); ns: Ảnh hưởng tương tác không có ý nghĩa.(α = 0,05)
Tải bản FULL (103 trang): bit.ly/37JyGPh
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
44
110,03 cm. Trong khi đó công thức thí nghiệm giữa ba giống G1, G2 và
G3 với ba mật độ M1, M2 và M3 thì các công thức G1M1, G1M2, G2M1,
G2M2, G3M1 cho chiều cao cây lớn hơn các công thức khác điều này có
thể là do khi mật độ cây tăng lên thì sự cạnh tranh về ánh sáng diễn ra
mạnh hơn dẫn tới sự vươn cao hơn của thân lá. Tuy nhiên, ở vụ Đông-
Xuân sự tương tác giữa yếu tố giống với mật độ tới chiều cao cây lại
không có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%. Trong hai vụ nghiên cứu thì vụ
Đông-Xuân các công thức thí nghiệm giữa giống và mật độ vẫn cho kết
quả thấp hơn vụ Thu-Đông. Do trong vụ Thu-Đông mưa nắng thuận lợi,
nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển. Còn vụ Đông-Xuân thời
tiết rét đậm kéo dài, kết hợp với mưa phùn, trời u ám, làm kìm hãm sự
sinh trưởng và phát triển của cây ớt. Điều này khẳng định rằng chiều cao
cây phụ thuộc vào yếu tố giống, thời tiết và khí hậu quy định.
* Chiều cao đóng quả
Ảnh hưởng của yếu tố giống tới chiều cao đóng quả
Chiều cao đóng quả phụ thuộc nhiều vào yếu tố nội tại của giống,
điều kiện canh tác, điều kiện khí hậu và thời tiết. Theo Bảng 3.3 cho
thấy, trong cả hai vụ Thu-Đông và Đông-Xuân các giống khác nhau dẫn
đến chiều cao đóng quả là rất khác nhau (P<0,01). Ở vụ Thu-Đông chiều
cao đóng quả của các giống ớt G1, G2 và G3 dao động từ 18,86 cm –
20,71 cm thấp hơn giống đối chứng G4 (25,47 cm), trong đó giống có
chiều cao đóng quả thấp nhất là G2 (18,86 cm). Trong vụ Đông-Xuân,
chiều cao đóng quả của tất cả các giống đều cao hơn so với vụ Thu-Đông
dao động từ 22,45 cm – 30,43 cm, giống G2 có chiều cao đóng quả 30,43
cm cao hơn các giống còn lại và giống đối chứng G4 (28,64 cm). Vậy
giống G2 có sự biến động lớn về chiều cao đóng quả theo mùa vụ, theo
sau là giống đối chứng G4 và thấp nhất ở giống G1 (22,45 cm). Như vậy,
Tải bản FULL (103 trang): bit.ly/37JyGPh
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Đánh Giá Khả Năng Sinh Trưởng, Năng Suất Của Một Số Giống Ớt Và Biện Pháp Kỹ Thuật Sản Xuất Ớt Hàn Quốc Tại Phú Bình Thái Nguyên

More Related Content

What's hot

Khảo sát tỉ lệ mạt cưa cao su và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám
Khảo sát tỉ lệ mạt cưa cao su và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xámKhảo sát tỉ lệ mạt cưa cao su và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám
Khảo sát tỉ lệ mạt cưa cao su và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xámTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nhân Giống Vô Tính In Vitro Cây Hoa Cẩm Chướng - Dianthus Sinensis L._0831571...
Nhân Giống Vô Tính In Vitro Cây Hoa Cẩm Chướng - Dianthus Sinensis L._0831571...Nhân Giống Vô Tính In Vitro Cây Hoa Cẩm Chướng - Dianthus Sinensis L._0831571...
Nhân Giống Vô Tính In Vitro Cây Hoa Cẩm Chướng - Dianthus Sinensis L._0831571...PinkHandmade
 
Tìm hiểu các phương pháp bảo quản khoai tây ở việt nam
Tìm hiểu các phương pháp bảo quản khoai tây ở việt namTìm hiểu các phương pháp bảo quản khoai tây ở việt nam
Tìm hiểu các phương pháp bảo quản khoai tây ở việt namnataliej4
 
Nghiên cứu quá trình tạo mầm hạt đậu xanh và ứng dụng sản xuất bột đậu xanh n...
Nghiên cứu quá trình tạo mầm hạt đậu xanh và ứng dụng sản xuất bột đậu xanh n...Nghiên cứu quá trình tạo mầm hạt đậu xanh và ứng dụng sản xuất bột đậu xanh n...
Nghiên cứu quá trình tạo mầm hạt đậu xanh và ứng dụng sản xuất bột đậu xanh n...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp tên khóa luận nghiên cứu các điều kiện biến tính than ho...
Khóa luận tốt nghiệp tên khóa luận nghiên cứu các điều kiện biến tính than ho...Khóa luận tốt nghiệp tên khóa luận nghiên cứu các điều kiện biến tính than ho...
Khóa luận tốt nghiệp tên khóa luận nghiên cứu các điều kiện biến tính than ho...jackjohn45
 
Khảo sát quá trình tạo màng phủ ăn được alginate kháng oxi hóa ứng dụng trong...
Khảo sát quá trình tạo màng phủ ăn được alginate kháng oxi hóa ứng dụng trong...Khảo sát quá trình tạo màng phủ ăn được alginate kháng oxi hóa ứng dụng trong...
Khảo sát quá trình tạo màng phủ ăn được alginate kháng oxi hóa ứng dụng trong...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
tài liệu kỹ thuật trồng nấm bào ngư xám
tài liệu kỹ thuật trồng nấm bào ngư xámtài liệu kỹ thuật trồng nấm bào ngư xám
tài liệu kỹ thuật trồng nấm bào ngư xámTrang Trại Nấm CNV
 
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...https://www.facebook.com/garmentspace
 
thiếtt bị đo màu
thiếtt bị đo màuthiếtt bị đo màu
thiếtt bị đo màutrietav
 
Sấy phun Qttbsi2
Sấy phun Qttbsi2 Sấy phun Qttbsi2
Sấy phun Qttbsi2 KNguyn42
 
Bai giang cong nghe sx bia
Bai giang cong nghe sx biaBai giang cong nghe sx bia
Bai giang cong nghe sx biaDung Truongvo
 
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm sấy dẻo bổ sung tắc, gừng
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm sấy dẻo bổ sung tắc, gừngNghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm sấy dẻo bổ sung tắc, gừng
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm sấy dẻo bổ sung tắc, gừngTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chômNghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chômTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát sự ảnh hưởng môi trường khoáng, nước dừa và than hoạt tính lên sự si...
Khảo sát sự ảnh hưởng môi trường khoáng, nước dừa và than hoạt tính lên sự si...Khảo sát sự ảnh hưởng môi trường khoáng, nước dừa và than hoạt tính lên sự si...
Khảo sát sự ảnh hưởng môi trường khoáng, nước dừa và than hoạt tính lên sự si...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thốngPhân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thốngTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất giấy, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất giấy, HOTĐề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất giấy, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất giấy, HOTDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Khảo sát tỉ lệ mạt cưa cao su và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám
Khảo sát tỉ lệ mạt cưa cao su và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xámKhảo sát tỉ lệ mạt cưa cao su và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám
Khảo sát tỉ lệ mạt cưa cao su và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám
 
Nhân Giống Vô Tính In Vitro Cây Hoa Cẩm Chướng - Dianthus Sinensis L._0831571...
Nhân Giống Vô Tính In Vitro Cây Hoa Cẩm Chướng - Dianthus Sinensis L._0831571...Nhân Giống Vô Tính In Vitro Cây Hoa Cẩm Chướng - Dianthus Sinensis L._0831571...
Nhân Giống Vô Tính In Vitro Cây Hoa Cẩm Chướng - Dianthus Sinensis L._0831571...
 
Tìm hiểu các phương pháp bảo quản khoai tây ở việt nam
Tìm hiểu các phương pháp bảo quản khoai tây ở việt namTìm hiểu các phương pháp bảo quản khoai tây ở việt nam
Tìm hiểu các phương pháp bảo quản khoai tây ở việt nam
 
Nghiên cứu quá trình tạo mầm hạt đậu xanh và ứng dụng sản xuất bột đậu xanh n...
Nghiên cứu quá trình tạo mầm hạt đậu xanh và ứng dụng sản xuất bột đậu xanh n...Nghiên cứu quá trình tạo mầm hạt đậu xanh và ứng dụng sản xuất bột đậu xanh n...
Nghiên cứu quá trình tạo mầm hạt đậu xanh và ứng dụng sản xuất bột đậu xanh n...
 
Khóa luận tốt nghiệp tên khóa luận nghiên cứu các điều kiện biến tính than ho...
Khóa luận tốt nghiệp tên khóa luận nghiên cứu các điều kiện biến tính than ho...Khóa luận tốt nghiệp tên khóa luận nghiên cứu các điều kiện biến tính than ho...
Khóa luận tốt nghiệp tên khóa luận nghiên cứu các điều kiện biến tính than ho...
 
Khảo sát quá trình tạo màng phủ ăn được alginate kháng oxi hóa ứng dụng trong...
Khảo sát quá trình tạo màng phủ ăn được alginate kháng oxi hóa ứng dụng trong...Khảo sát quá trình tạo màng phủ ăn được alginate kháng oxi hóa ứng dụng trong...
Khảo sát quá trình tạo màng phủ ăn được alginate kháng oxi hóa ứng dụng trong...
 
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...
 
Đề tài: Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri, HAY
Đề tài: Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri, HAYĐề tài: Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri, HAY
Đề tài: Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri, HAY
 
tài liệu kỹ thuật trồng nấm bào ngư xám
tài liệu kỹ thuật trồng nấm bào ngư xámtài liệu kỹ thuật trồng nấm bào ngư xám
tài liệu kỹ thuật trồng nấm bào ngư xám
 
Đề tài thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAOĐề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
 
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
 
thiếtt bị đo màu
thiếtt bị đo màuthiếtt bị đo màu
thiếtt bị đo màu
 
Sấy phun Qttbsi2
Sấy phun Qttbsi2 Sấy phun Qttbsi2
Sấy phun Qttbsi2
 
Bai giang cong nghe sx bia
Bai giang cong nghe sx biaBai giang cong nghe sx bia
Bai giang cong nghe sx bia
 
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm sấy dẻo bổ sung tắc, gừng
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm sấy dẻo bổ sung tắc, gừngNghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm sấy dẻo bổ sung tắc, gừng
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm sấy dẻo bổ sung tắc, gừng
 
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chômNghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm
 
Khảo sát sự ảnh hưởng môi trường khoáng, nước dừa và than hoạt tính lên sự si...
Khảo sát sự ảnh hưởng môi trường khoáng, nước dừa và than hoạt tính lên sự si...Khảo sát sự ảnh hưởng môi trường khoáng, nước dừa và than hoạt tính lên sự si...
Khảo sát sự ảnh hưởng môi trường khoáng, nước dừa và than hoạt tính lên sự si...
 
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thốngPhân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất giấy, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất giấy, HOTĐề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất giấy, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất giấy, HOT
 
Đề tài: Hệ thống bài tập mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 1, HAY
Đề tài: Hệ thống bài tập mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 1, HAYĐề tài: Hệ thống bài tập mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 1, HAY
Đề tài: Hệ thống bài tập mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 1, HAY
 

Similar to Đánh Giá Khả Năng Sinh Trưởng, Năng Suất Của Một Số Giống Ớt Và Biện Pháp Kỹ Thuật Sản Xuất Ớt Hàn Quốc Tại Phú Bình Thái Nguyên

Nghiên Cứu Sự Lưu Hành Của Salmonella Typhimurium Và Salmonella Enteritidis T...
Nghiên Cứu Sự Lưu Hành Của Salmonella Typhimurium Và Salmonella Enteritidis T...Nghiên Cứu Sự Lưu Hành Của Salmonella Typhimurium Và Salmonella Enteritidis T...
Nghiên Cứu Sự Lưu Hành Của Salmonella Typhimurium Và Salmonella Enteritidis T...nataliej4
 
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...Man_Ebook
 
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdfjackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfjackjohn45
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến vàng da tăng b...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến vàng da tăng b...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến vàng da tăng b...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến vàng da tăng b...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú bảo quản ở 0 OC
Biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú bảo quản ở 0 OCBiến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú bảo quản ở 0 OC
Biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú bảo quản ở 0 OCDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạnNghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạnhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kim
Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kimBước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kim
Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kimTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Đánh Giá Khả Năng Sinh Trưởng, Năng Suất Của Một Số Giống Ớt Và Biện Pháp Kỹ Thuật Sản Xuất Ớt Hàn Quốc Tại Phú Bình Thái Nguyên (20)

Nghiên Cứu Sự Lưu Hành Của Salmonella Typhimurium Và Salmonella Enteritidis T...
Nghiên Cứu Sự Lưu Hành Của Salmonella Typhimurium Và Salmonella Enteritidis T...Nghiên Cứu Sự Lưu Hành Của Salmonella Typhimurium Và Salmonella Enteritidis T...
Nghiên Cứu Sự Lưu Hành Của Salmonella Typhimurium Và Salmonella Enteritidis T...
 
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật tạo quả không hạt cây có múi, HAY
Luận án: Biện pháp kỹ thuật tạo quả không hạt cây có múi, HAYLuận án: Biện pháp kỹ thuật tạo quả không hạt cây có múi, HAY
Luận án: Biện pháp kỹ thuật tạo quả không hạt cây có múi, HAY
 
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu SẻPhân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
Phân lập các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây tiêu Sẻ
 
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...
 
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
 
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến vàng da tăng b...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến vàng da tăng b...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến vàng da tăng b...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến vàng da tăng b...
 
Biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú bảo quản ở 0 OC
Biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú bảo quản ở 0 OCBiến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú bảo quản ở 0 OC
Biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú bảo quản ở 0 OC
 
Luận án: Phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)
Luận án: Phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)Luận án: Phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)
Luận án: Phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)
 
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạnNghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
 
Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kim
Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kimBước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kim
Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kim
 
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đĐề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
 
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đĐề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
 
Luận văn: Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương ấu trùng sá sùng Sipunculus nu...
Luận văn: Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương ấu trùng sá sùng Sipunculus nu...Luận văn: Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương ấu trùng sá sùng Sipunculus nu...
Luận văn: Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương ấu trùng sá sùng Sipunculus nu...
 
Nghiên cứu sản xuất dấm từ chuối tây
Nghiên cứu sản xuất dấm từ chuối tâyNghiên cứu sản xuất dấm từ chuối tây
Nghiên cứu sản xuất dấm từ chuối tây
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Đánh Giá Khả Năng Sinh Trưởng, Năng Suất Của Một Số Giống Ớt Và Biện Pháp Kỹ Thuật Sản Xuất Ớt Hàn Quốc Tại Phú Bình Thái Nguyên

  • 1. i 79 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ HƯƠNG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG ỚT VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT SẢN XUẤT ỚT HÀN QUỐC TẠI PHÚ BÌNH THÁI NGUYÊN CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG MÃ SỐ: 60.62.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Văn Phụ Thái Nguyên, 2013
  • 2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị, một công trình nghiên cứu nào. Trong luận văn tôi có sử dụng các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Các thông tin trích dẫn được sử dụng đều được ghi rõ các nguồn gốc và xuất xứ. Tác giả luận văn Hoàng Thị Hương
  • 3. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn tốt nghiệp Cao học tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Nhà trường, Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học, các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè để hoàn thành luận văn của mình. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới: - Ban Giám hiệu và Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - PGS.TS. Hoàng Văn Phụ, giảng viên khoa Quốc tế, trường Đại học Thái Nguyên người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành Luận văn này. - Các thầy giáo và cô giáo giảng dạy chuyên ngành trong khóa học. - Chính quyền và nhân dân xã Xuân Phương, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy, cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 25 tháng 10 năm 2013 Tác giả luận văn Hoàng Thị Hương
  • 4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................i LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...............................v DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................................vi MỞ ĐẦU.......................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của vấn đề cần nghiên cứu ........................................1 2. Mục đích nghiên cứu........................................................................2 3. Ý nghĩa của đề tài......................................................................................3 3.1. Ý nghĩa khoa học................................................................................3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ......................................................................4 1.2. Yêu cầu sinh thái của cây ớt...................................................................5 1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới và ở Việt Nam ..............8 1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới....................................8 1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt tại Việt Nam .................................11 1.4. Tình hình nghiên cứu và chọn tạo giống ớt cay trên thế giới và ở Việt Nam 13 1.4.1. Những nghiên cứu trên thế giới ........................................................13 1.4.2. Những nghiên cứu về ớt ở Việt Nam.................................................17 1.5. Một số kết quả nghiên cứu về kỹ thuật cánh tác ớt.............................20 Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............28 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................28 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu.........................................................................28 2.1.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................28 2.2. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................28
  • 5. iv 2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................28 2.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................29 2.4.1. Công thức và bố trí thí nghiệm .........................................................29 2.4.2. Điều kiện thí nghiệm.........................................................................31 2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi...............................31 2.6. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................36 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................37 3.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống ớt.................................37 3.2. Ảnh hưởng của giống và mật độ đến chiều cao cây và chiều cao đóng quả của các giống ớt trong thí nghiệm........................................................41 3.3. Đặc điểm hình thái của một số giống ớt Hàn Quốc.............................45 3.4. Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tỷ lệ hại của một số sâu, bệnh hại chính đến các giống ớt thí nghiệm..............................................................50 3.4.1. Ảnh hưởng của giống và mật độ đến mật độ và tỷ lệ hại của sâu đục quả hại các giống ớt ....................................................................................51 3.4.2. Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tỷ lệ bệnh hại của các giống ớt ......53 3.5. Ảnh hưởng của giống và mật độ đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ớt thí nghiệm.......................................................57 3.6. Ảnh hưởng của giống và mật độ đến phẩm chất của các giống ớt thí nghiệm.64 3.7. Hoạch toán kinh tế ...............................................................................66 Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................69 4.1. Kết luận ................................................................................................69 4.2. Kiến nghị..............................................................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................70 I. Tài liệu trong nước...................................................................................70 II. Tài liệu tiếng nước ngoài........................................................................73 PHỤ LỤC...................................................................................................79
  • 6. v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT AVRDC : Asian Vegetable Research and Development Center Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á CV : Coefficient Variance Hệ số biến động DAP : Phân vô cơ hỗn hợp EU : European Union Liên minh Châu Âu FAO : Food and Agriculture Organization of the United Nations Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc LSD : Least Significant Difference Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa N/A : Not Application Không áp dụng NBPGR : National Bureau of plant Genetic Resources Cục tài nguyên gen thực vật quốc gia Ấn Độ BVTV : Plant Protection Bảo vệ thực vật ĐHNL- TN : Agriculture and Forestry University Thai Nguyen Đại học Nông Lâm Thái Nguyên ns : Non-significant Sai khác không có ý nghĩa UAE : United Arab Emirates Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất ** : Sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% *** : Sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 99%
  • 7. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng ớt tươi trên thế giới ...................10 Bảng 1.2. Sản lượng ớt tươi của các nước sản xuất ớt thế giới. ......................11 Bảng 1.3. Diện tích trồng, năng suất và sản lượng của cây ớt tại một số tỉnh phía Bắc ..................................................................................12 Bảng 1.4. Kết quả khảo nghiệm các giống ớt Hàn Quốc của Công ty Vinaphygen Thái Nguyên vụ Thu-Đông năm 2011 ......................28 Bảng 2.1. Nội dung nghiên cứu công thức thí nghiệm…………………..31 Bảng 3.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống ớt trong vụ Thu-Đông năm 2012............................................................... 40 Bảng 3.2. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống ớt trong vụ Đông-Xuân năm 2012-2013...........................................................42 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của giống và mật độ đến chiều cao cây và chiều cao đóng quả của các giống ớt.......................................................45 Bảng 3.4. Một số đặc hình thái của hoa, quả các giống ớt tham gia thí nghiệm.........................................................................................46 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của giống và mật độ tới kích thước của quả ớt.. ..........50 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của giống và mật độ đến mật độ và tỷ lệ hại của sâu đục quả hại các giống ớt ..........................................................53 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tỷ lệ bệnh hại của các giống ớt ..........................................................................................57 Bảng 3.8. Ảnh hưởng của giống và mật độ đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ớt.................................................61 Bảng 3.9. So sánh năng suất ớt giữa hai vụ Thu-Đông 2012 và vụ Đông-Xuân 2012-2013………………………………………………………..67 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của giống và mật độ đến phẩm chất của các giống ớt...... 70 Bảng 3.11. Bảng hoạch toán kinh tế ................................................................71
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề cần nghiên cứu Cây ớt cay (Capsicum annuum L.) là loại rau gia vị có lịch sử trồng trọt từ lâu đời, rất được ưa chuộng sử dụng tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở những vùng Nhiệt Đới. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, ớt có giá trị dược lý rất quan trọng, có tác dụng chữa một số bệnh như nôn mửa, sốt cao… được trồng nhiều tại các nước châu Mỹ và châu Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia và Việt Nam. Ở nước ta, cây ớt có thể trồng vào hai thời vụ chính (Đông-Xuân và Hè Thu), sản phẩm có thể tiêu thụ nội địa cũng như xuất khẩu. Theo Tổng công ty Rau quả Việt Nam, giai đoạn trước những năm 1990 sản phẩm ớt đã được tiêu thụ với số lượng rất lớn ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu (4.000 - 5.000 tấn/năm). Ớt có thể chế biến ở nhiều dạng sản phẩm, ví dụ: ớt bột, ớt khô, tương ớt, ớt muối và ớt đông lạnh. Những năm gần dây, nhu cầu ớt đông lạnh phục vụ xuất khẩu là rất lớn, đặc biệt thị trường Hàn Quốc với số lượng sản phẩm dự kiến 5.000 tấn/năm. Tuy nhiên, Hàn Quốc là thị trường đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng sản phẩm (tỷ lệ thịt quả, độ cay, hình dạng quả, vết lỗi trên quả…(Trần Khắc Thi, 2004) [35]. Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực Trung du miền núi phía Bắc, những năm gần đây cây ớt đã được đưa vào cơ cấu cây trồng của một số vùng phía Nam của tỉnh, nhất là vùng ven thị của Thành phố Thái Nguyên. Cây ớt được sản xuất với diện tích ngày càng mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong vùng và tham gia sản xuất hàng hóa ra thị trường bên ngoài. Thái Nguyên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Đông bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 23,70 C. Lượng mưa trung
  • 9. 2 bình 1,365 mm/ năm. Độ ẩm trung bình năm là 81,1%. Số giờ nắng bình quân trong năm là 989,1 giờ. Đây là điều kiện thuận lợi cho cây ớt sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích trồng ớt đã gặp phải một số khó khăn ảnh hưởng đến cả diện tích và năng suất cũng như chất lượng ớt. Do trước đây ớt chủ yếu được trồng nhỏ lẻ ở các hộ gia đình, không đầu tư thâm canh nên khi trồng ớt xuất khẩu nông dân còn gặp khá nhiều khó khăn trong kỹ thuật canh tác. Các giống ớt hiện nay đang trồng ở Thái Nguyên chủ yếu là giống "Ớt vàng” được nhập về trồng từ năm 1989. Do nhiều năm không được chọn lọc, nên giống biểu hiện phân ly đáng kể về hình dạng, có tỷ lệ lẫn tạp cao và chống chịu với sâu bệnh kém dẫn đến năng suất thấp, mẫu mã chưa đẹp và chất lượng thấp chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu. Các giống mới có năng suất cao và phẩm chất tốt đến nay chưa được trồng thử nghiệm tại địa phương. Mặt khác do không chủ động nước nên một số diện tích 2 lúa của xã đang có định hướng chuyển sang công thức luân canh 1 lúa -1 màu. Hiện tại vụ mùa chủ yếu trồng khoai lang và ngô, có giá trị tế thấp nên nếu như trồng được ớt xuất khẩu sẽ tăng thu nhập. Với mục đích nhằm phát triển trồng ớt nâng cao năng suất và chất lượng để đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng ớt tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất một số giống ớt và biện pháp kỹ thuật sản xuất ớt Hàn Quốc tại Phú Bình - Thái Nguyên”. 2. Mục đích nghiên cứu Lựa chọn được một số giống ớt và mật độ trồng thích hợp nhằm góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất ớt Hàn Quốc tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên phục vụ cho việc trồng ớt xuất khẩu.
  • 10. 3 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả của đề tài sẽ cung cấp cơ sở khoa học về đặc điểm nông sinh học và kinh tế của một số giống ớt nhập khẩu từ Hàn Quốc và ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất của một số giống ớt. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Làm cơ sở cho xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất ớt xuất khẩu tại Thái Nguyên. - Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở khoa học để áp dụng được một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất ớt, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xây dựng diện tích trồng ớt, nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người dân tại Phú Bình, Thái Nguyên.
  • 11. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Cây ớt cây (Capsicum annuum L.) có tên khoa học là Capsicum và thuộc họ Cà (Solanaceae) là loại cây rau gia vị có lịch sử trồng trọt từ lâu đời, rất được ưa chuộng và được trồng khắp thế giới vì nó có khả năng thích ứng rộng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ở Việt Nam cây ớt được trồng ở nhiều địa phương như: Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Tiền Giang,… Cây ớt là cây có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, bên cạnh đó ớt có thể trồng trên vùng rau màu chuyên canh hoặc có thể trồng trong cơ cấu cây trồng vụ Đông trên đất lúa. Năng suất giống ớt cay phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng như: Đặc tính di truyền của giống có tính trạng quí về tiềm năng năng suất, chất lượng quả, tính kháng bệnh, điều kiện ngoại cảnh, biện pháp kỹ thuật. Để có năng suất cao, giống cần phải có các yếu tố tạo thành năng suất tốt như: Tỷ lệ đậu quả, số quả trên cây, khối lượng trung bình quả. Các giống ớt được phân lập thành từng nhóm như thời gian sinh trưởng, tính chín sớm, mục đích sử dụng, kích thước quả, khối lượng quả,…Giống được chọn lọc di truyền giữa kiểu gen và kiểu hình rất đa dạng về khối lượng, kích thước, màu sắc quả, hình dạng sinh trưởng,…đặc biệt một số giống có dạng quả đẹp, chất lượng quả tốt, năng suất cá thể cao, đó là nguồn vật liệu quí giá và là cơ sở để tạo các giống ớt. Mật độ khoảng cách có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng ớt. Do đó muốn đạt sản lượng cao cần bảo đảm mật độ trồng thích hợp. Mật độ là số cây trên đơn vị diện tích, còn khoảng cảnh là cự ly các cây được bố trí trên đồng ruộng. Nếu trồng mật độ thấp thì từng cây sinh trưởng tốt, quả to, dài,
  • 12. 5 nhưng số lượng cây ít, năng suất không tăng. Nếu mật độ cao thì số cây trên đơn vị diện tích tăng, nhưng cây nhỏ, quả bé, do đó năng suất không cao. Vì vậy cần xác định mật độ hợp lý. Để xác định mật độ thích hợp cần dựa vào giống, chế độ dinh dưỡng, đất đai, mùa vụ và kỹ thuật chăm sóc. Giống có thời gian sinh trưởng dài cần trồng thưa hơn giống ngắn ngày. Mật độ ớt biến động từ 22,078 – 30,357 ngàn cây/ha. Có nhiều cách bố trí cây trồng trên đồng ruộng, khoách cách hàng biến động từ 60 – 80cm, phổ biến nhất là 70cm. Khoảng cách cây từ 40 – 55cm. Trồng ớt có hàng rộng theo khoảng cách hàng và khoảng cách cây hẹp nhằm tạo thuận lợi cho chăm sóc, đảm bảo mật độ và lợi dụng ưu thế sinh trưởng biên. Hiện nay các giống ớt đang trồng khá đa dạng phần lớn là các giống do các công ty nước ngoài cung cấp, xong việc thử nghiệm để lựa chọn giống tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng khu vực thì còn nhiều hạn chế. Thái Nguyên là thị trường tiêu thụ ớt khá mạnh, do vậy nếu lựa chọn được giống tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của Thái Nguyên để khuyến cáo đưa vào sản xuất chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cho người sản xuất. 1.2. Yêu cầu sinh thái của cây ớt 1.2.1. Nhiệt độ Cây ớt có nguồn gốc vùng nhiệt đới Nam Mỹ, do đó là cây ưa nhiệt. Cây yêu cầu khí hậu ấm áp, có thời gian sinh trưởng dài. Phạm vi nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng là 18 – 300 C. Nhiệt độ thấp dưới 150 C và cao trên 320 C cây sinh trưởng kém, hoa bị rụng nhiều (Nguyễn Mạnh Hùng, Phạm Anh Cường, 2007) [11]. Theo các tác giả Mai Thị Phương Anh, Trần Văn Lài, Trần Khắc Thi, 1996 [1] thì nhiệt độ ngày/đêm bằng 250 C/180 C là thích hợp nhất cho sự sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng và số hạt trên quả. Nhiệt độ ban đêm thấp ( 8 – 100 C và 150 C) làm giảm tỷ lệ đậu quả và thường sinh ra quả không hạt, nhiệt độ ban đêm thích hợp nhất trong giai đoạn nở hoa là 200 C.
  • 13. 6 Nhìn chung ớt có thể chịu được nhiệt độ cao hơn so với khoai tây và cà chua, tuy nhiên hoa không thụ tinh ở nhiệt độ dưới 160C hoặc trên 320C do số lượng hạt phấn ít. Nhiệt độ tối cao cho hoa đậu là nhiệt độ ban ngày và ban đêm trong khoảng 16 – 210C, nhiệt độ ban ngày trên 240C dẫn đến hiện tượng rụng hoa, những quả đậu có thể bị rụng nếu nhiệt độ trên 320C (Bosland P.W and Votava, E.J, 2000) [53]. 1.2.2. Ánh sáng Ớt là cây không cảm quang nhưng cần nhiều ánh sáng. Tuy vậy trong điều kiện ngày ngắn các giống ớt cay thường phát triển tốt và cho năng suất cao. Độ che rợp quá 40%, thiếu ánh sáng, cây ớt chậm ra hoa và rụng nụ nhiều (Nguyễn Mạnh Hùng, Phạm Anh Cường, 2007) [11]. Ảnh hưởng của ánh sáng đến cây trồng bao gồm thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng. ỚT là cây trồng không mẫn cảm với quang chu kỳ (ở nước ta ớt có thể trồng được quanh năm), tuy nhiên trong điều kiện ánh sáng ngày ngắn (9 – 10 giờ/ngày) sẽ kích thích cây sinh trưởng tăng năng suất từ 21 – 24% (Mai Thị Phương Anh, Trần Văn Lài, Trần Khắc Thi, 1996) [1]. Theo Bigotti (1974) khi nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến sinh trưởng, phát triển của ớt ông cho rằng, giảm bức xạ mặt trời xuống còn 50% sẽ tăng khối lượng quả mà không ảnh hưởng đến hàm lượng capsaicin và vitamin C. Trong điều kiện thời tiết âm u sẽ hạn chế sự đậu quả và giảm năng suất (Mai Thị Phương Anh, 1999) [2]. 1.2.3. Ẩm độ Cây ớt rất thích hợp với chế độ ấm ẩm. Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện lượng mưa từ 600 – 1250 mm và phân bố trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển. Lượng mưa lớn trong thời gian hoa nở là nguyên nhân của sự rụng hoa, tỷ lệ đậu quả thấp. Trong điều kiện khô hạn sẽ kích
  • 14. 7 thích quá trình chín của quả còn thời kỳ chín lượng mưa lớn sẽ làm cho trái bị thối hỏng (Mai Thị Phương Anh, 1999) [2]. Theo tác gia Mai Thị Phương Anh (1999) [2], thì ẩm độ đất thấp không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả nhưng làm tăng tỷ lệ rụng quả. Nếu ẩm độ khoảng 10% tỷ lệ rụng là 71,2% trong khi ẩm độ 55 – 58% thì tỷ lệ rụng quả chỉ còn 20 – 30%. Nếu ẩm độ thấp hơn 70% ở giai đoạn ra hoa, hình thành quả thì quả sẽ bị cong, vỏ sần sùi, giảm giá trị thương phẩm. Ẩm độ thích hợp nên duy trì ản độ đồng ruộng khoảng 70 – 80%. Cây ớt rất mẫn cảm với điều kiện ngập úng, trong điều kiện ngập úng cây bị rụng lá, rễ thối hỏng (Mai Thị Phương Anh, 1999; Bosland P.W and Votava, E.J, 2000) [2], [53]. Ớt chịu hạn khá, tuy vậy ở thời kỳ ra hoa, đậu quả, nếu bị khô hạn, độ ẩm đất thấp dưới 70% hoa dễ rụng, quả bị cong và sần sùi. Ớt không chịu được úng, độ ẩm đất quá cao làm bộ rễ kém phát triển, cây còi cọc. Thiếu ánh sáng, ẩm độ đất và không khí cao cây sinh trưởng yếu ớt và dễ bị bệnh (Nguyễn Mạnh Hùng, Phạm Anh Cường, 2007) [11]. 1.2.4. Đất Cây ớt không kén đất, tuy vậy đất cần nhiều mùn, không chua mặn, thoát nước tốt. Đất phù hợp nhất là đất thịt nhẹ, giàu canxi, ớt cũng có thể sinh trưởng, cho năng suất ở trên đất cát nhưng phải đảm bảo chế độ nước và phân bón đầy đủ. Đất chua và kiềm đều không thích hợp cho ớt sinh trưởng và phát triển, cây sinh trưởng trên đất màu mỡ thì tính chín sớm bị ảnh hưởng. Ớt là cây chịu mặn, hạt có thể nảy mầm ngay cả ở nồng độ muối 400 ppm và pH 7,6 (Mai Thị Phương Anh, Trần Văn Lài, Trần Khắc Thi, 1996; Mai Thị Phương Anh,1999) [1], [2]. Về độ pH đất, cây có thể sinh trưởng được ở độ pH từ 6 – 7 nhưng lý tưởng nhất là 6 – 6,5 (Mai Thị Phương Anh, Trần Văn Lài, Trần Khắc Thi, 1996) [1].
  • 15. 8 1.2.5. Chất dinh dưỡng Nhu cầu dinh dưỡng của ớt tương đối lớn do cây sinh trưởng và phát triển mạnh cây vừa sinh trưởng sinh dưỡng vừa ra hoa kết quả, thời gian sinh trưởng và thu hái kéo dài. Cây ớt cũng cần đầy đủ các chất đạm (N), lân (P) và kali (K). Chất đạm và lân giúp cây phát triển thân lá, ra nhiều hoa và sai quả. Chất kali giúp cây cứng cáp, tăng khả năng chịu hạn và chống chịu sâu bệnh. Ngoài ra cây ớt cũng rất cần các chất trung – vi lượng nhất là canxi (Ca), bo (B). Thiếu canxi, ớt thường bị thối đáy quả. Thiếu bo cây thấp bé, cằn cỗi, lá nhỏ, biến màu và xoăn lại. Tuy vậy nếu bón nhiều vôi, thừa canxi cây có thể bị thiếu bo (Nguyễn Mạnh Hùng, Phạm Anh Cường, 2007) [11]. Nghiên cứu về liều lượng bón NPK trên đất trồng ớt ở Thừa Thiên Huế, kết quả cho thấy tỷ lệ NPK thích hợp cho năng suất cao nhất là 150N: 175P: 50K, công thức bón vừa cho năng suất cao, vừa có hiệu quả kinh tế lớn và có tác dụng cải tạo đất là 150N: 75P: 50K (Lê Thị Khánh, 1994) [17]. Một số tài liệu cho rằng nhu cầu về dinh dưỡng cho cây là 100 – 170 kg N/ha; 25 – 50 kg P205; 50 – 100 kg K20 (Bosland, P. W and Votava, E. J, 2000) [53]. 1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới và ở Việt Nam 1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới Cây ớt được trồng ở hầu hết các nước trên thế giới, theo FAO (2012), năm 2011 diện tích ớt tươi trên thế giới 183.770.383 ha và sản lượng ớt tươi 29601175.18 tấn, năng suất ớt tươi là 161.076.96 kg/ha, diện tích ớt khô, ớt bột 20.322.63 ha và sản lượng ớt khô, ớt bột 3.457.533 tấn, năng suất ớt khô, ớt bột 17.013.22 kg/ha. Châu Á đứng đầu thế giới về năng suất và sản lượng, với 60,5% diện tích và 64,8% sản lượng của toàn thế giới .
  • 16. 9 Tại Hội thảo Gia vị Thế giới tại New Delhi, các báo cáo cho thấy sản lượng ớt ở những nước sản xuất lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, Pêru, Bănglađét, Hungari và những nước khác đang tăng lên với tốc độ tăng khoảng 5,2%. Theo số liệu FAO năm 2007, Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về diện tích và sản lượng ớt tươi. Năm 2006 diện tích ớt tươi của nước này chiếm 36% và sản lượng ớt tươi chiếm 50,4% của toàn thế giới. Ấn Độ là nước có tập quán trồng ớt từ lâu đời, là nước đứng đầu thế giới về diện tích và sản lượng ớt khô, ớt bột, diện tích ớt khô của Ấn Độ năm 2006 chiếm 48,2 % và sản lượng chiếm 43,4 % sản lượng ớt bột toàn thế giới. Năm 2008, diện tích trồng ớt khô nước này là 805.000 ha, sản lượng ớt khô Ấn Độ năm 2008 ở mức 1.297.000 tấn và năm 2009 đạt 1.167.000 tấn Trong khẩu phần ăn hằng ngày của người dân Hàn Quốc, ớt là thành phần không thể thiếu. Ước tính trung bình 01 người dân Hàn Quốc tiêu thụ 3,8 kg ớt/năm. Ớt là loại rau chủ lực ở nước này. Diện tích trồng ớt đứng thứ 8 trong tốp 10 nước đứng đầu về diện tích trồng trọt. Năm 2006 sản lượng ớt tươi Hàn Quốc đạt 395,295 tấn, ớt khô là 116,915 tấn, năng suất ớt xanh của nước này rất cao đạt được 42,11 tấn/ha. Hàn Quốc là nước có thế mạnh về xuất khẩu ớt trong số các nước Châu Á, giá trị xuất khẩu ớt của Hàn Quốc cao gấp 5 - 6 lần so với Trung Quốc (Trần Khắc Thi, 2011) [37]. Mỹ là nước thu được lợi nhuận từ ớt cao nhất trên thế giới cả về giá trị nhập khẩu và giá trị xuất khẩu, năm 2008 giá trị nhập khẩu ớt của Mỹ chiếm khoảng 24% so với giá trị nhập khẩu toàn thế giới. Theo Ali (2006), diện tích trồng ớt ở Châu Á năm 2003 là 2,5 triệu ha chiếm 67% diện tích trồng ớt của thế giới, còn tổng sản lượng đạt 22,4
  • 17. 10 triệu tấn, chiếm 67,8% và đạt giá trị xuất khẩu 396 triệu USD. Hiện nay, Ấn Độ là nước xuất khẩu ớt lớn nhất thế giới, chiếm 25% tổng sản lượng toàn cầu, tiếp theo là Trung Quốc (24%), Tây Ban Nha (17%) và Mexico (8%). Các nước nhập khẩu các sản phẩm từ ớt lớn nhất thế giới là các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Liên minh Châu Âu (EU), Sri Lanca, Malaysia, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trao đổi thương mại toàn cầu về ớt đạt gần 16% tổng sản phẩm gia vị, chiếm vị trí thứ hai chỉ sau cây hồ tiêu. Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng ớt tươi trên thế giới Thế giới và các Châu Diện tích (1.000 ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (1.000 tấn) 2008 2009 2010 2008 2009 2010 2008 2009 2010 Châu Phi 397,7 383,0 366,6 7,3 8,0 7,6 2,902,6 3,052,8 2,768,5 Châu Mỹ 213,9 220,1 221,3 17,0 16,1 17,6 3,640,8 3,547,7 3,890,8 Châu Á 1,058,3 1,145,4 1,181,9 17,6 16,8 16,8 18,660,8 19,210,8 19,818,2 Châu Âu 122,2 1,24,0 122,4 23,5 24,9 23,4 2,875 3,087,1 2,870,2 Thế giới 1,794,8 1,875,0 1,895,0 15,7 15,0 15,5 28,145,3 28,954,2 29,404,2 Nguồn:FAOSTAT http://faostat3.fao.org/home/index.html#HOME,2012 Bảng 1.2. Sản lượng ớt tươi của các nước sản xuất ớt thế giới Đơn vị tính: 1.000 tấn Nước Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Trung Quốc 14,274,1 14,520,3 15,001,5 Mexico 2,054,9 1,941,5 2,335,5 Nigeira 725,0 - 500,0 Ai Cập 703,4 792,9 655,8 Thổ Nhĩ Kỳ 1,796,18 1,837,0 1,986,7 Tây Ban Nha 918,14 1,011,7 873,1 Nguồn:FAOSTAT, http://faostat3.fao.org/home/index.html#HOME,2012 )
  • 18. 11 1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt tại Việt Nam Ở nước ta cây ớt được đưa vào trồng trọt từ lâu đời, do thích ứng được nhiều vùng đất khác nhau nên khả năng mở rộng diện tích lớn nhất, đặc biệt là những năm gần đây rất nhiều địa phương: Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hóa...đã triển khai thành công mô hình trồng ớt xuất khẩu mở ra hướng đi mới cho bà con nông dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa đem lại thu nhập cao. Một số vùng còn xem đây là cây xóa đói giảm nghèo điển hình là các huyện: Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh, Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình. Theo Tổng cục thống kê; (2009): năm 2008 diện tích trồng ớt của nước ta là 6.532 ha, sản lượng là 62.993 tấn, tăng 37% về diện tích và 35% về sản lượng so với năm 2007. Năng suất trung bình là 9,6 tấn/ha năm 2008 đạt ở mức thấp so với năng suất trung bình của toàn thế giới 14,5 tấn/ha. Một số địa phương trồng ớt xuất khẩu truyền thống có diện tích lớn như Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Bình...Năm 2008 diện tích trồng ớt Hải Dương cao nhất chiếm 12% diện tích và 18% sản lượng so với cả nước. Theo số liệu thống kê diện tích trồng ớt năm 2008 của cả nước là 6,532 ha, sản lượng 62.993 tấn, năng suất trung bình chỉ đạt 9,66 tấn/ha thấp hơn so với toàn thế giới là 14,5 tấn/ha. Năm 2006, FAO thống kê thì Việt Nam đứng thứ 7 trên toàn thế giới về diện tích trồng ớt khô, ớt bột và đứng thứ 5 về sản lượng. Sản phẩm ớt bột ở nước ta hiện nay đang đứng đầu trong các mặt hàng gia vị xuất khẩu, với thị trường tiêu thụ khá ổn định ở các nước trên thế giới. Ớt quả khô chủ yếu xuất sang thị trường Nhật Bản, Hồng Kông, Singapo ớt bột xuất sang các nước Liên Xô (cũ), Tiệp Khắc, Hunggari, Bungari,...đem lại nguồn thu lớn cho đất nước.
  • 19. 12 Bảng 1.3. Diện tích trồng, năng suất và sản lượng của cây ớt tại một số tỉnh phía Bắc Địa phương Năm 2007 Năm 2008 Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) Hải Dương 364 143,2 9,082 792 145 11,483 Hải Phòng 179 214,6 3,842 346 163,4 5,654 Bắc Ninh - - - 132 58 766 Vĩnh Phúc 106 78,4 831 115 79,1 910 Ninh Bình 150 177,4 2,661 119 188,1 2,238 Cả nước 2,424 89,4 21,680 6,532 96,4 62,993 (Nguồn: Tổng cục thống kê 2009) Theo thống kê hiện nay trên địa bàn các tỉnh phía Bắc đã có trên 10 doanh nghiệp lớn sản xuất, chế biến và xuất khẩu ớt cay dưới các dạng khác nhau: xuất tươi (đông lạnh), muối mặn, muối chua, đóng lọ nguyên quả, ớt chiên, ớt sấy khô, ớt bột, tương ớt (paste)... Điển hình là công ty chế biến nông sản Hải Dương, Công ty GOC Bắc Giang, Công ty chế biến xuất nhập khẩu Rau Quả Thanh Hóa hàng năm xuất khẩu hàng nghìn tấn ớt cay đông lạnh và muối. Các giống ớt trồng cho xuất khẩu hiện nay đều theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, phần lớn là giống do các công ty nước ngoài cung ứng: Hotchilli, Redchilli (Công ty Seminis), Big hot P22 (Sygenta), L20, L22 (Công ty giống cây trồng Miền Nam). Các giống được tạo ra trong nước hiện nay chỉ có giống HB9 của Viện nghiên cứu Rau quả đáp ứng yêu
  • 20. 13 cầu của thị trường nhập khẩu quả tươi. Giống đã được Công ty Thực phẩm Hồng Hà (Tổng Công ty Lương thực 1) tổ chức sản xuất với qui mô lớn để xuất khẩu sang Hàn Quốc. Việt Nam nằm ở khu vực 80 – 230 vĩ độ Bắc, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đối gió mùa, thích hợp cho cây ớt phát triển quanh năm. Tuy nhiên, để đảm bảo năng suất, tăng hệ số sử dụng đất, cây ớt được gieo trồng vào 2 vụ chính là: Vụ Đông-Xuân: Gieo hạt từ tháng 10-12, trồng vào tháng 1-2 và thu hoạch vào tháng từ 4-5 đến tháng 6-7. Vụ Hè Thu: Gieo hạt từ tháng 6-7, trồng từ tháng 8-9 và thu hoạch vào từ tháng 1-2. Ngoài ra có thể trồng thêm một vụ ớt Xuân-Hè, gieo hạt từ tháng 2 – 3, trồng từ tháng 3 – 4 và thu hoạch từ tháng 7 – 8 (Mai Thị Phương Anh, Trần Văn Lài, Trần Khắc Thi, 1996; Trần Văn Thắng, Trần Khắc Thi, 1999; Trần Khắc Thi, 2000 [1], [2], [33]. 1.4. Tình hình nghiên cứu và chọn tạo giống ớt cay trên thế giới và ở Việt Nam 1.4.1. Những nghiên cứu trên thế giới * Nghiên cứu nguồn vật liệu khởi đầu Cây ớt đang là đối tượng nghiên cứu quan trọng của các nhà khoa học trên toàn thế giới. Ngân hàng tài nguyên thực vật thế giới (IBPGR,1983) là cơ quan đứng đầu thu thập quỹ gen ớt toàn cầu, tại đây lưu giữ khoảng 23.000 mẫu giống ớt. Năm 1986, Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á (AVRDC) đã bắt đầu thu thập và bảo tồn nguồn gen ớt. Hiện nay AVRDC có 9 loài của chi Capsicum đó là: C. annuum, C. chinense, C. frutescens, C. baccatum, C. praetermissum, C. cardenaii, C. eximium và C. chacoense (Ohta, Y., 1962).
  • 21. 14 Cùng với sự hợp tác của gen quốc tế, ADRDC đã có tập đoàn về ớt gồm 5.177 dòng đến từ 81 nước ở các khu vực khác nhau. Cục tài nguyên gen thực vật quốc gia Ấn Độ (NBPGR) cũng hình thành ngân hàng gen ớt đứng sau AVRDC. Bên cạnh việc thu thập lưu giữ và đánh giá sử dụng nguồn gen có sẵn, hiện nay nhiều cơ quan khoa học trên thế giới có chương trình tạo nguồn vật liệu khởi đầu bằng kỹ thuật nhân tạo như gây đột biến, tạo thể đơn bội kép từ nuôi cấy bao phấn… * Nghiên cứu tạo giống kháng bệnh Bệnh và côn trùng là những yếu tố hạn chế chủ yếu với việc sản xuất ớt trên phạm vi toàn cầu. AVRDC tập trung nghiên cứu phòng trừ các bệnh của ớt bằng cách phối hợp giữa tạo giống kháng bệnh và biện pháp quản lý dịch hại trong quá trình canh tác. Hơn 6,000 giống ớt trên thế giới được sưu tập và chọn lọc tại đây để sàng lọc và chọn ra giống kháng với các bệnh và côn trùng hại chính. Bên cạnh đó AVRDC cũng đã sử dụng phương pháp điện di và RAPD để đánh giá nguồn gen chống bệnh. * Nghiên cứu về di truyền tính trạng kháng bệnh thán thư và nghiên cứu tạo giống kháng bệnh thán thư Collectotrichum capsici Đây là bệnh nguy hiểm gây thối quả hàng loạt và thường xuất hiện vào các tháng nóng và ẩm trong năm. Hầu hết các giống trồng trọt đều bị nhiễm bệnh này. Trong khi đó một số giống đã được ghi nhận là giống kháng thán thư là: C. chinense ‘1555’ , ‘1554’ và ‘906'. Tính kháng bệnh thán thư là trội và do một vài gen qui định (Bartz, J.A and Stall,1974). Giống Pant C1 là kết quả chọn lọc từ tổ hợp lai giữa giống NP46A và giống địa phương. Tại Philippin, trong 71 dòng thí nghiệm nghiên cứu có dòng A-148 và CO-1172 kháng bệnh thán thư. Ở Thái Lan kết quả nghiên cứu cho thấy có 2 giống CASOO và CA446 có tính kháng cao.
  • 22. 15 Theo P Gniffke người đứng đầu chọn giống ớt của AVRDC đưa ra hàng loat các giống ớt kháng bênh thán thư: + Giống 0537- 7538: Năng suất cá thể 523 g/cây, năng suất thương phẩm đạt 94%, giống có khối lượng quả trung bình: 6,9 g, kích thước quả 11,1 x 1,3 cm. + Giống 0537- 7559: Năng suất cá thể 584 g/cây, năng suất thương phẩm đạt 89%, giống có khối lượng quả trung bình: 7,8 g, kích thước quả 11,6 x1,3 cm. + Giống PBC550: Năng suất cá thể 173 g/cây, năng suất thương phẩm đạt 98%, giống có khối lượng quả trung bình: 1,4 g, kích thước quả 8,5 x 0,8 cm. + Giống PBC932: Dạng quả ớt cảnh, khối lượng quả nhỏ, năng suất cá thể 90 g/cây. * Nghiên cứu tạo giống kháng bệnh héo rũ Phytophthora capsici Đây là loại bệnh sinh ra từ đất cho nấm Phytophthora capsici, bệnh có thể gây hại mọi bộ phận của cây: rễ, thân, lá, quả. Nấm này có thể lan truyền ít nhất theo 4 cách: lan truyền từ theo hệ rễ (Campbell &CS, 1984 [57], lan truyền qua nước tưới hoặc nước mưa (Bowers &CS, 1990; Cafe-Filho &CS, 1995) [54], [56], lan truyền do bắn nguồn bệnh từ đất lên các bộ phận thân, lá, quả…, và lan truyền do phát tán các bào tử trong không khí. Nguồn bệnh có thể tồn tại trong đất hoặc trong tàn dư cây. Một số giống kháng Phytophthora capsici được công bố gần đây ở AVRDC là: giống lai F1 kháng bệnh Foc and Charlot được sử dụng làm gốc ghép chống bệnh thối gốc rễ do nấm Phytophthora capsici. * Nghiên cứu tạo giống kháng bệnh virus Trên cây ớt đã có khoảng 45 loại virus hại ớt trong đó có: Alfalfa mosauc virus (AMV), Tomato asermy virus (TAV), Tobacco etch virus
  • 23. 16 (TEV), Cucumber mosaic vius (CMV), Potato virus Y (PVY), Potato virus X (PVX), Chili veinal mottle virus (CVMV), Tobacco Ringspot nepo virus (TRNV), Tomato spotted wilt virus (TSWV). Trong số các virus hại ớt, virus gây đốm gân ớt (Chilli veinal mottle virus – ChiVMV) được xem là virus phổ biến nhất trên ớt ở châu Á. Theo báo cáo năm 2002 của AVRDC, Đài Loan đã thu thập được 8 chủng là: P1037, P3380 và P3389 từ vùng Tainan, P714 từ vùng Yunlin, P 3488 và P3525 từ vùng Hualian, P3215 và P3384 từ vùng Pingtung. Sau đó người ta lây nhiễm với 13 dòng ớt khác nhau là VC16, VC58, VC160, VC241, VC255, C00265, PBC521, VC41, PBC522, PBC524, C01664, VC232 và PBC365. Kết quả cho thấy cả 13 dòng ớt đều kháng với chủng P1037 và P3380 có 11 dòng ớt kháng với chủng P3389. * Nghiên cứu tạo giống năng suất cao Năng suất ớt có sự biến động rất lớn. Trồng trong điều kiện nhân tạo, ớt ngọt (C. annuum) có thể đạt tới 5-7 kg quả/cây(80-120 tấn/ha). Ngược lại, giống ớt nhỏ chỉ thiên (C. frutescens) năng suất tối đa cũng chỉ ở mức 10 tấn/ha. Do vậy với mục đích chọn giống năng suất cao, người ta phân các nhóm ớt theo khối lượng quả để xác định nguồn vật liệu khởi đầu: nhóm ớt ngọt, nhóm ớt chỉ địa, chế biến, nhóm ớt ăn tươi, nhóm ớt sấy khô và nhóm ớt bột. Tuy nhiên, năng suất ớt thường phụ thuộc vào các yếu tố chính: Số quả trên cây (r= 0,72-0,80), khối lượng trung bình quả (r=0,81-0,85), cao cây (r=0,31-0,34), mức độ phân cành (r=0,28-0,30) và cấu trúc tán cây (r=0,16-0,22) (Paul, Knifke, 2008) [81]. Căn cứ vào các yếu tố trên, đồng thời theo thời gian giống tồn tại trên đồng ruộng tùy thuộc cơ cấu canh tác, nguồn chọn giống sẽ xác định phương pháp và vật liệu để tạo năng suất cao. * Nghiên cứu tạo giống ớt chất lượng cao
  • 24. 17 Chất lượng ớt liên quan đến các chỉ tiêu trong quả: độ cay, hàm lượng dinh dưỡng (chủ yếu là Vitamin A và C), hàm lượng chất khô và hình thái cũng như màu sắc quả. Độ cay quả ớt được quyết định bởi hàm lượng Capsici trong quả, tính trạng này do cặp alen trội Cp kiểm soát. (Paul Gniffke, 2008) [81]. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, độ ẩm không khí và đất. Việc xác định hàm lượng Capsici chủ yếu thông qua cảm quan, phương pháp phân tích bằng sắc kí khí trong phòng thí nghiệm với khối lượng là hết sức khó khăn. Hàm lượng chất khô là tính trạng chất lượng không chỉ phụ thuộc vào yếu tố di truyền mà còn liên quan đến kích thước và cấu trúc quả. Ngoài ra, còn tương quan thuận với độ cay của quả và chế độ canh tác. Việc nghiên cứu chọn giống có hàm lượng chất khô cao chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu. 1.4.2. Những nghiên cứu về ớt ở Việt Nam Ở Việt Nam công tác thu thập nghiên cứu giống rau nói chung và cây ớt nói riêng kết quả còn khiêm tốn. Ớt cay là đối tượng nghiên cứu mới nhưng gần đây đã được sự quan tâm của các cơ quan khoa học cũng như các doanh nghiệp trong nước nhằm đáp ứng yêu cầu bức thiết hiện nay của sản xuất và thị trường xuất khẩu ớt. Thời gian đầu công tác nghiên cứu trên cây ớt chủ yếu tập trung vào công tác nhập nội, khảo nghiệm và đánh giá tính thích ứng của các mẫu giống nhằm phát hiện các tính trạng tốt phục vụ cho công tác lai tạo giống những năm tiếp theo. Các mẫu giống được nhập nội chủ yếu từ AVRDC, Đài Loan, Thái Lan, Lào và Bungari. Từ năm 1984 – 1986, Viện cây lương thực và thực phẩm đã khảo sát một tập đoàn giống ớt cay nhập nội gồm 211 giống. Các giống này có thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với các giống địa phương.
  • 25. 18 Tại Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam tập đoàn ớt cay nhập nội từ AVRDC được khảo nghiệm năm 1997 gồm 20 giống. Các giống này đều có khả năng sinh trưởng và cho thu hái quanh năm. Tại Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã chọn được giống ớt 01 có triển vọng và được công nhận là quốc gia trong năm 1990. Ngoài ra, nước ta đã và đang nhập nội các giống ớt có nguồn gốc từ Lào, Bungari, Đài Loan và Thái Lan. Qua khảo nghiệm nhằm chọn ra những giống có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với các vùng sinh thái khác nhau. Trong đó có một số giống mới của Đài Loan được trồng thử nghiệm: Giống PBC 586 và PBC588, giống Szechwam (Nguyễn Thị Thuận và cộng tác viên), 1989 [39]. Nước ta có nhiều giống ớt địa phương nhưng hai giống Chìa vôi và Sừng bò được trồng ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội…). Giống chìa vôi được trồng phổ biến ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và các duyên hải Nam trung Bộ. Hai giống ớt sừng bò và chìa vôi đều có số lượng quả nhiều, màu quả đẹp, bị bệnh thán thư từ trung bình đến nặng, ngoài ra còn nhiễm Virus, nhện. Giai đoạn từ 1995-2000: Trong chương trình hợp tác với AVRDC, Viện nghiên cứu Rau Quả đã chọn ra được 14 dòng có triển vọng đưa vào khảo sát 2 năm 1997-1998, sơ bộ rút ra kết luận: Giống ớt cay PVR9 cho năng suất cao ở vụ xuân hè đạt 20 tấn/ha, độ cay tương đương giống Chìa vôi, nhưng hàm lượng Vitamin C và đường tổng số cao hơn Chìa vôi. Giống PVR 9 đã được hội đồng khoa học Bộ Nông Nghiệp & Phát triển Nông Thôn cho phép khu vực hóa ở các tỉnh phía Bắc. Giai đoạn từ 2000- 2005: Công tác chọn tạo giống ớt lai bắt đầu được nghiên cứu, trong khuôn khổ đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo, công nghệ nhân giống và kỹ thuật thâm canh một số giống rau chủ yếu”các nhà khoa học đã
  • 26. 19 chọn tạo được 2 giống ớt cay HB9 và giống HB14 có khối lượng trung bình quả 14-15 gram, cây trung bình, đạt năng suất cao ở cả 2 thời vụ từ 20-25 tấn/ha. Đặc biệt giống ớt cay HB9 được trồng phổ biến trong sản xuất và diện tích ngày càng được mở rộng, giống có ưu điểm chín tập trung, thời gian cho thu hoạch quả từ 1-1,5 tháng nên được rất nhiều địa phương trồng ớt xuất khẩu lựa chọn để bố trí trong cơ cấu khung thời vụ xen ớt giữa 2 vụ lúa. Giống HB9 được công nhận giống chính thức năm 2007, hiện nay giống đang được trồng chủ yếu ở Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hóa Giai đoạn 2006-2010: thực hiện đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống, xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất tiên tiến cho một số loại rau chủ lực (Cà chua, Ớt, Dưa hấu, Mướp đắng, Ớt) phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”, các tác giả cũng đã và đang chọn tạo được 2 giống ớt cay triển vọng KN7 và KN6 có tiềm năng suất cao từ 25-27 tấn/ha, ưu điểm là chín sớm và tập trung, đặc biệt giống ớt cay KN7 có khối lượng trung bình quả xấp xỉ 20 g, mẫu mã quả đẹp, quả cay đáp ứng yêu cầu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Đáp ứng nhu cầu của thị trường những năm gần đây bên cạnh các cơ quan nghiên cứu các công ty giống đưa ra thị trường một số giống ớt chủ yếu là phục vụ cho các tỉnh phía Nam. Giống ớt cay L20 của Công ty giống cây trồng Miền nam: sinh trưởng mạnh, tán rộng chống chịu tốt, trồng được nhiều vụ trong năm. Cây cho nhiều hoa, dễ đậu quả, thu hoạch từ 90-100 ngày sau gieo, thu hoạch kéo dài. Quả to dài, thẳng, màu xanh đậm khi non và đỏ đậm khi chín, thịt dày, cay vừa, thích hợp ăn tươi và chế biến. Ớt chỉ thiên 25 và 27 của Công ty giống cây trồng Miền nam sinh trưởng mạnh, phân cành khá, cao từ 60-95 cm. Chống chịu bệnh tốt, trồng được quanh năm, vùng đồng bằng. Bắt đầu thu hoạch từ 75-78 ngày sau trồng. Ớt 25 nặng từ 5-6 g/quả, ớt 27 nặng từ 3,8-4 g/quả. Quả non màu
  • 27. 20 xanh trung bình, chín màu đỏ tươi, bóng đẹp, thịt dày, chắc cứng, rất cay. Mỗi cây cho từ 200-280 quả. Năng suất từ 20 -30 tấn/ha. Các giống lai của Công Ty Đông Tây cũng khá đa dạng về mẫu mã và chất lượng quả: Giống ớt cay lai F1 7126 cây phát triển tốt, tán rộng, lá phân bố gọn, chiều cao cây 60 cm. Năng suất trung bình 2,5 kg/cây, quả dài 15cm, trọng lượng quả từ 20-22 gam khi chín có màu đỏ tươi, cay và thơm. Thu hoạch đợt đầu từ 80-85 ngày sau gieo, kháng bệnh héo xanh và bệnh thán thư. Ớt chỉ thiên Hiểm lai 207 dễ trồng, cây phát triển tốt, cao từ 50-60 cm. Năng suất đạt từ 2-3 kg/cây. Quả chỉ thiên, thẳng dài từ 2-3 cm, khi chín có màu đỏ tươi, rất cay và thơm. Giống đặc biệt chống chịu tốt bệnh thán thư. Thời gian thu hoạch từ 80-85 ngày sau gieo. Công ty giống cây trồng Nông hữu với giống ớt cay Bạch lý hương 1289 với đặc điểm: phân nhánh khỏe, nhiều quả, quả dài 14,5 cm, đường kính khoảng 1,4 cm, quả nặng 15 g, rất cay, đốt ngắn, 200 quả/cây. Trên cơ sở của kế thừa nhiều đề tài nghiên cứu chọn tạo giống ớt cay, Viện nghiên cứu rau quả đã thu thập, lưu giữ và đánh giá trên 1,500 dòng, giống ớt cay trong đó nhiều dòng có tính trạng quí về tiềm năng năng suất, chất lượng quả và tính kháng bệnh. Các dòng ớt này đã được nghiên cứu phân lập thành từng nhóm theo yêu cầu của chọn giống : nhóm theo thời gian sinh trưởng, nhóm theo tính chín sớm, theo mục đích sử dụng, theo kích thước, khối lượng quả, nhóm kháng bệnh.... Ngoài ra hàng trăm dòng ớt cay đơn bội được tạo ra nhờ ứng dụng công nghệ sinh học để tạo ra cây đơn bội kép rất đa dạng về khối lượng, kích thước, màu sắc quả, dạng hình sinh trưởng... đặc biệt một số dòng đơn bội kép có dạng quả đẹp, chất lượng quả tốt, năng suất cá thể cao, đó sẽ là nguồn vật liệu quí giá và là cơ sở dùng để tạo các giống ớt trong giai đoạn tới. 1.5. Một số kết quả nghiên cứu về kỹ thuật cánh tác ớt
  • 28. 21 1.5.1. Nghiên cứu về phương pháp trồng Ở ngoài thực địa ớt có thể được trồng bằng hạt hoặc cấy/ghép phụ thuộc vào điều kiện môi trường của nơi canh tác cả 2 hình thức trồng này đều có những lợi thế và bất lợi của nó (Catter, 1994) [58]. Theo kết quả nghiên cứu ở nhiều khu vực của Ethiopia sử dụng giống tiêu chuẩn địa phương Bako gieo trực tiếp vào đất cây khỏe mạnh hơn là cấy/ghép, nhưng tỷ lệ cây đứng đối với gieo trực tiếp vào đất bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự sói mòn (Sam-Aggrey and Bereke Tsehai, 1985) [85]. Theo các tác giả này, hình thức gieo hạt trực tiếp bị đổ do ra nhiều trái hơn so với hình thức cấy/ghép. Mặc dù có tỷ lệ đổ cao nhưng hình thức gieo hạt trực tiếp vẫn được báo cáo là tốt hơn nhiều so với hình thức cấy/ghép. Gieo hạt trực tiếp sẽ cho cây khỏe, ra hoa và đậu quả sớm, cho năng suất thương phẩm và năng suất toàn bộ cao hơn, tương tự, gieo hạt trực tiếp sẽ cho bộ rễ khỏe hơn hình thức cấy/ghép. Với các kết quả trên, tác giả khuyến cáo rằng nên trồng ớt theo hình thức gieo hạt trực tiếp. Tương tự, ở Yugoslavia trồng ớt ngọt bằng gieo hạt trực tiếp đã cho năng suất cao hơn và cải thiện được chất lượng quả so với trồng bằng hình thức cấy/ghép và cũng trồng được ở mật độ cao hơn trên cùng một đơn vị diện tích (Markovic et al., 1989) [75]. Hình thức cấy/ghép được sử dụng để kiểm soát mật độ, khoảng cách, giảm chi phí và sử dụng hiệu quả hạt giống (0,8-0,9kg hạt/ha), nếu gieo hạt trực tiếp phải tốn đến 6,25 kg hạt/ha (Salter, 1985 and Klassen, 1993) [74], [87]. Hình thức cấy/ghép cũng cho phép có cơ hội trồng muộn hơn, thay vào đó là chăm sóc và bảo quản cây con trong điều kiện nhà kính, ít tiêu tốn nước tưới trong giai đoạn cây con (Bosland and Votava, 2000) [53]. Trong một số trường hợp, cấy/ghép cây có thời gian chăm sóc ngắn hơn, cây có nhiều mắt, có tổng số rễ phát triển thấp hơn hình thức gieo hạt trực tiếp. Kết quả nghiên cứu ở Mỹ cho thấy rằng, cây được cấy/ghép bắt đầu ra hoa sớm hơn ít nhất 16 ngày, và năng suất cao hơn so với hình thức gieo
  • 29. 22 thăng trong điều kiện môi trường khắc nghiệt. Tuy nhiên, các nghiên cứu tương tự cho thấy năng suất là tương đương hoặc cao hơn đối với hình thức gieo thẳng (Schultheis, 1988) [88]. Mặt khác, Leskovar and Cantliffe (1993) [72] đã báo cáo rằng hình cây được cấy/ghép đã cho năng suất sớm và cao hơn đáng kể so với cây gieo trực tiếp. Trong hình thức cấy/ghép thì cây giống được nuôi dưỡng trong vườn ươm bằng giá đỡ hoặc các luống phẳng phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và điều kiện canh tác thực tế. Đối với phương pháp cấy/ghép ở điều kiện Ethiopia, kích thước của luống trồng được đề nghị là 1x5 m hoặc 1x10 m (Nasto et al., 2009) [79]. Hạt ớt thường nảy mầm bên trên luống và cần có lưới bảo vệ khỏi mưa rào và ánh sáng trực xạ. Nếu không có điều kiện tưới thì việc cấy/ghép nên diễn ra vào đầu mùa mưa. Cây giống có chiều cao từ 20-25 cm hoặc có từ 45-60 ngày tuổi được trồng với khoảng cách cây cách cây 30 cm, hàng cách hàng 70 cm. Cây giống cần được làm cứng hóa trước khi mang ra ruộng trồng 01 tuần bằng cách giảm tưới nước và tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Trong khi đó hình thức gieo hạt trực tiếp vào luống đã thực hiện với khoảng cách hàng cách hàng 70 cm và cây cách cây 30 cm với số lượng hạt gieo là 6 hạt/khóm (Matta and Cotter, 1994) [76]. Nhìn chung phương pháp cấy/ghép nên được áp dụng tại các khu vực có thời gian mưa kéo dài với lượng mưa lơn. Nhưng ở những vùng có lượng mưa gián đoạn và mùa mưa ngắn thì phương pháp gieo hạt trực tiếp được coi trọng (Sam- Aggrey and Bereke-Tsehai, 1985) [85], mặc dù hình thức gieo hạt trực tiếp vẫn tong tại các hạn chế như hạt bị rửa trôi sau khi gieo, gieo lại và thường xuyên phải làm cỏ. 1.5.2. Nghiên cứu về mật độ trồng Ở Việt Nam các nghiên cứu về kỹ thuật canh tác của cây ớt còn ít. Qua theo dõi trên thực tế ở các vùng chuyên canh ớt kết hợp với nghiên cứu
  • 30. 23 thực nghiệm tại Viện nghiên cứu rau quả Hà Nội đã đưa ra được thời vụ trồng ớt thích hợp là: Vụ Đông-Xuân trồng từ tháng 10 – 11, vụ Hè Thu trồng từ tháng 6 – 7. Lượng phân bón hóa học bón cho năng suất cao và hiệu quả kinh tế nhất cho 1ha là: 270 kg Ure, 500 kg Supe lân, 270 kg Kali (Trần Khắc Thi, Nguyễn Công Hoan, 1995) [31]. Lan – Chow – Wing (1984) [71] nghiên cứu ảnh hưởng của cách trồng và mật độ cây tới sản lượng ớt, với giống Piment Cipaye khi cây con được 5 tuần được đem trồng với khoảng cách 30, 45, 60 cm trong hàng đơn (60 cm/ hàng) hoặc hàng đôi (60 x 90 cm) kết quả là sản lượng đạt cao nhất tới 6,2 tấn/ha nếu được trồng ở khoảng cách 30 cm/cây trong hàng đơn (55,550 cây/ha). Tiếp đến là ở khoảng cách 30 cm/cây trong hàng đôi (44,400 cây/ha) năng suất đạt 5,8 tấn/ha. Trọng lượng quả trồng ở hai mật độ này không khác nhau, tuy nhiên trồng hàng đôi thì dễ đi lại chăm sóc và thu hoạch. Holle, M (1993) [69] cũng có kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ, phương pháp và thời vụ trồng đến năng suất ớt. Kết quả nghiên cứu được nêu như sau: Khi so sánh 3 mật độ trồng: 20.883, 41.666, 83.333 cây/ha, bằng 2 phương pháp trồng gieo trực tiếp và cấy cây con ở 2 thời vụ tháng 6 và tháng 7 của 2 giống ớt là Jalapeno và Serrano. Quả ớt được thu hoạch cuối tháng 10, đầu tháng 11. Kết quả cho thấy sản lượng đạt cao nhất khi trồng trong tháng 6 với mật độ 83.333 cây/ha, giống Jalapeno chín sớm hơn giống Serrano và có sản lượng cao hơn. Như vậy, năng suất và sản lượng ớt chịu ảnh hưởng nhiều của giống, thời vụ và kỹ thuật trồng. 1.5.3. Nghiên cứu về nước tưới của ớt cay Ớt có thể phát triển trong điều kiện nước trới và cũng có thể phát triển trong điều kiện có hệ thống tưới tiêu. Tuy nhiên, thiếu nước thậm trí trong thời gian ngắn cũng có thể dẫn tới rụng lá và ở độ ẩm cao sẽ kích
  • 31. 24 thích nấm bệnh phát triển (Bosland et al., 1994) [52]. Vì vậy, cung cấp đủ nước tưới là rất cần thiết. Ớt thuộc nhóm cây rau nhạy cảm nhất đối với áp lực của hạn hán vì có bề mặt lá rộng và độ dẫn khí khổng cao (Alvino et al.,1994) [46] và có bộ rễ phát triển nông (Dimitrov and Ovtcharrova, 1995) [62]. Để đạt được năng suất cao thì cần cung cấp đủ nước tưới và độ ẩm của đất tương đôi trong suốt mùa vụ. Năng suất ớt bị giảm đáng kế khi sự cung cấp nước bị hạn chế trong các giai đoạn sinh trưởng khác nhau như thời kỳ sinh trưởng, ra hoa và hình thành quả (Doorenbos and Kassam, 1988) [63]. Thiếu nước trước khi ra hoa sẽ làm giảm số lượng hoa và ảnh hưởng tới số lượng hoa tối đa. Thiếu hụt nước giữa thời kỳ ra hoa và phát triển quả sẽ làm giảm năng suất quả cuối cùng (Della Costa và Gianquinto, 2002)[61] thiếu nước liên tục đã làm giảm đáng kể trọng nược quả tươi. Điều này khẳng định rằng năng suất toàn bộ của ớt sẽ giảm ở điều kiện nước tưới không đảm bảo (Antony and Singandhupe, 2004) [49], đã tiến hành một nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tưới nhỏ giọt luân phiên trên từng phần rễ (ADIP), tưới nhỏ giọt tại các vị trí rễ cố định (FDIP) và tưới nhỏ giọt trên toàn bộ hệ thống rễ ớt (EDIP) kết luận rằng: ADIP duy trì năng suất cao hơn đến 40% và giảm chi phí thủy lợi hơn so với 2 hình thức còn lại EDIP và FDIP. Hình thức ADIP cũng được đánh giá là sử dụng nước hiệu quả nhất. Trên toàn thế giới, kể từ khi nguồn nước sẵn có đang trở nên hạn chế, thì những kiến thức về mối quan hệ giữa năng suất và chất lượng sản phẩm và chế độ tưới là yếu tố rất quan trọng để tối đa hóa lợi ích của việc cung cấp nguồn nước sẵn có. Phương pháp tưới hiệu quả là cần thiết để đạt được năng suất tốt nhất và kích thước quả như mong đợi. Đất trồng phải được giữ ẩm ở độ sâu tối thiêu là 45 cm. Trong thời gian 2 tuần sau trồng, cây con cần được tưới 2-3 lần/tuần để chúng có thể phục hồi và ổn định. Sau đó, được khuyến cáo
  • 32. 25 tưới 1 hoặc 2 lần/tuần phụ thuộc vào điều kiện thời tiết tại thực địa và loại đất (Pellitero et al., 1999) [82]. 1.5.4. Nghiên cứu về phân bón hóa học Số lượng phân bón được áp dụng phụ thuộc vào độ mầu mỡ của đất, tỷ lệ phục hồi phân bón và các chất hữu cơ có trong đất, phụ thuộc vào quá trình chuyển hóa Ni tơ và quá trình rửa trôi N (Berke et al., 2005) [55]. Ớt yêu cầu đầy đủ số lượng dinh dưỡng đa và vi lượng. Tuy nhiên, ớt phản ứng với phân bón ít hơn so với hành, xà lách và các loại rau cải khác (Cotter, 1986 and Hedge (1997) [60], [68] cho thấy, sự hấp thu dinh dưỡng và tạo năng suất ớt là có mối quan hệ gần gũi. Dinh dưỡng thông dụng của ớt là đạm và lân, việc bón phân đạm lần đầu tiên và toàn bộ phân lân có thể được thực hiện khi làm đất, ngoài ra lân có thể được bón bên dưới hạt 8-10 cm. Đây là phương pháp bón phân lân hiệu quả nhất, mức phân bón thực tế tại các vùng bán khô cằn tại Selegal, bón 10 tấn phân hữu cơ/ha, 140 kg N/ha, 100 kg P205/ha và 200 kg K20/ha trên các chân đất nhẹ (Bosland and Votava, 2000) [53]. Lân được cho là yếu tố làm tăng năng suất và tăng màu đỏ của quả ớt (Matta and Cotter, 1994) [76]. Trong thời gian sinh trưởng, mức phân đạm cao hơn có thể được áp dụng để đạt năng suất cao hơn, 22-34 kg N/ha có thể được bón vào thời điểm xuất hiện nụ hoa đầu tiên và khi các quả đầu tiên hình thành (Bosland et al., 1994) [52]. Ngược lại bón quá nhiều đạm có thể dẫn tới cây sinh trưởng quá mạnh, sinh khối lớn nhưng có ít quả ra sớm hoặc trì hoãn quá trình ra hoa và làm tăng nguy cơ thối quả (Bosland and Votava, 2000) [53]. Yêu cầu phân bón của ớt thay đổi tùy thuộc vào từng loại đất và lịch sử canh tác trước đó. Do đó cân đối về mức phân bón là vấn đề quan trọng để đạt năng suất ớt cao. Ở Ethiopia tỷ lệ các loại phân bón cho ớt cay là: 200 kg phân vô cơ hỗn hợp (DAP)/ha and 100 kg N/ha.
  • 33. 26 1.5.5. Nghiên cứu về phân chuồng Phân gia súc là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của ngành nông nghiệp cổ điển để duy trì độ mầu mỡ của đất cho đến khi phân bón hóa học ra đời (Ofori Santana, 1990) [80]. Phân chuồng cung cấp các chất dinh dưỡng sẵn có cho nhu cầu của cây trồng, cải thiện kết cấu của đất, nâng cao khả năng giữ nước và sự xâm nhập và phát triển của vi sinh vật đất (Aliyu, 2000) [47]. Ưu điểm của phân chuồng là tăng giá trị sản xuất, giảm chi phí sản xuất và hiệu quả. 1.5.6. Nghiên cứu về sử dụng phân hữu cơ và phân vô cơ Phương pháp tiếp cận lồng ghép để bảo vệ đất canh tác bằng việc sử dụng hỗn hợp giữa phân vô cơ và phân hữu cơ tạo cơ hội tốt cho người nông dân sản xuất nhỏ duy trì năng suất ở mức có ý nghĩa và đảm bảo sự bền vững (Ofori and Santana, 1990) [80]. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, cách tiếp cận này đã cải thiện số lượng và chất lượng của khoai tây (Teklu et al., 2004) [89]. Thử nghiệm đươc thực hiện ở Kenya xác định rằng phối hợp giữa phân vô cơ với phân chuồng hoai mục làm tăng đáng kể cả về độ mầu mỡ của đất và năng suất khoai tây củ ở các trang trại nhỏ (Muriithi and Irungu, 2004) [77]. Tác giả cũng đã đánh giá rằng, xem xét về chi phí phân vô cơ và những mặt tiêu cực của nó đối với môi trường, giảm mức phân vô cơ xuống một nửa và kết hợp với ½ lượng phân hữu cơ theo đề xuất hiện tại là khả thi đối với nông dân, đất và môi trường. 1.5.7. Nghiên cứu về mức độ bệnh hại Dịch bệnh chính trên cây ớt làm suy giảm năng suất là loại virus như Pepper mottle virus, bệnh nấm thối ủng bao gồm (Rhizoctonia solani, Pythium spp., và Fusarium spp), bệnh phấn mốc và bạc lá ((Phytophthora capsici) và thối quả (Vermicularia capsici), vi khuẩn làm thối rữa (Erwinia carotovora pv), thối rễ (Rhizoctoniasolani), vi khuẩn gây héo (Pseudomonas solanacearum), bệnh than thư (Collectotrichum capsici) (MoARD, 2009) [78].
  • 34. 27 Bệnh hay gây thối rễ và những phần thân dưới mặt đất, trường hợp nặng có thể gây chết cây. Trong một số trường hợp gây ra tình trạng lá nhỏ, vàng và xuất hiện các nốt hơi nhô cao ở lá non cũng như lá già, một số loại bệnh thì gây hại ở giai đoạn cây con. Kết quả kéo theo là giảm năng suất. Vì vậy các biện pháp kiểm soát bao gồm: tập quán canh tác, dùng giống kháng bệnh, luân canh cây trồng, trường hợp nghiêm trọng sử dụng biện pháp hóa học là cần thiết. 1.5.8. Nghiên cứu về giống ớt Bảng 1.4. Kết quả khảo nghiệm các giống ớt Hàn Quốc của Công ty Vinaphygen Thái Nguyên vụ Thu-Đông năm 2011 (Nguồn: Công ty Vinaphygen Thái Nguyên, 2011) TT Tên giống Ký hiệu giống Năng suất (tấn/ha) Nguồn gốc 1 PR HQ-1 10,35 L & S Seed Company, Korea 2 PR HQ-2 13,24 L & S Seed Company, Korea 3 PR HQ-3 16,67 L & S Seed Company, Korea 4 1 HQ-4 12,89 L & S Seed Company, Korea 5 3 HQ-5 16,19 L & S Seed Company, Korea 6 HQ-6 12,35 L & S Seed Company, Korea 7 HQ-7 13,24 L & S Seed Company, Korea 8 HQ-8 12,56 L & S Seed Company, Korea 9 HQ-9 21,35 L & S Seed Company, Korea 10 HQ-10 14,56 L & S Seed Company, Korea 11 HQ-11 9,76 L & S Seed Company, Korea 12 HQ-12 13,68 L & S Seed Company, Korea 13 HQ-13 14,72 L & S Seed Company, Korea 14 HQ-14 10,06 L & S Seed Company, Korea 15 21 HQ-15 11,32 HANA Seeds Co., Ltd, Korea 16 22 HQ-16 19,24 HANA Seeds Co., Ltd, Korea 17 23 HQ-17 25,45 HANA Seeds Co., Ltd, Korea 18 24 HQ-18 10,89 HANA Seeds Co., Ltd, Korea 19 25 HQ-19 15,47 HANA Seeds Co., Ltd, Korea 20 Demon F1 VN-01 17,78 Công ty Trang nông Miền nam 21 Chi thien F1 VN-02 13,28 Công ty Trang nông Miền nam
  • 35. 28 Với kết quả khảo nghiệm các giống ớt Hàn Quốc của Công ty Vinaphygen Thái Nguyên vụ Thu-Đông năm 2011. Điều này cho thấy 4 giống HQ-09, HQ-16, HQ-17 và VN-01 có triển vọng nên tôi tiến hành nghiên cứu tiếp ở hai vụ Thu-Đông năm 2012 và Đông-Xuân năm 2012 – 2013. Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu Thí nghiệm được thực hiện tại xã Xuân Phương, Phú Bình, Thái Nguyên. 2.1.2. Thời gian nghiên cứu Thí nghiệm được thực hiện ở hai vụ như sau: - Vụ Thu-Đông 2012. - Vụ Đông-Xuân 2013. 2.2. Đối tượng nghiên cứu - Các giống ớt tham gia thí nghiệm gồm ba giống ớt cay được nhập nội từ Hàn Quốc và giống ớt cay VN – 01. - Ba giống ớt Hàn Quốc là: HQ-09, HQ-16, HQ-17 đây là loại ớt chuyên sản xuất ớt cay làm bột ớt sản xuất kim chi. - Giống VN-01 là giống Việt Nam của Công ty Trang Nông Miền nam, được chọn làm đối chứng vì đây là giống được trồng phổ biến ở Việt Nam, có năng suất trung bình 7 – 10 tấn/ha và thường được trồng vào vụ Thu-Đông và Đông-Xuân. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu và lựa chọn được giống ớt phù hợp với vụ Thu-Đông và vụ Đông-Xuân trên đất 2 lúa 1 màu ở Phú Bình – Thái Nguyên.
  • 36. 29 - Lựa chọn được mật độ thích hợp cho từng giống ở từng thời vụ khác nhau. - Đánh giá được tương tác giữa giống và mật độ. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Công thức và bố trí thí nghiệm - Thí nghiệm có 2 nhân tố là giống và mật độ, như sau: - Nhân tố mật độ có 3 mức là: + M1: = 30.357 cây/ha, khoảng cách 70cm x 40cm + M2: = 24.285 cây/ha, khoảng cách 70cm x 50cm + M3: = 22.078 cây/ha, khoảng cách 70cm x 55cm - Nhân tố giống có 4 mức là: + G1: HQ-09 + G2: HQ-16 + G3: HQ–17 + G4: VN – 01 - Thí nghiệm có 12 công thức, 3 lần nhắc lại và bố trí kiểu ngẫu nhiên hoàn chỉnh. - Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 5 m2 (1,2 m x 4,2 m), xung quanh có dải bảo vệ. - Ngày gieo thí nghiệm vụ Thu-Đông 2012: 10/9/2012, ngày bố trí thí nghiệm: 10/10/2012. - Ngày gieo thí nghiệm vụ Đông-Xuân 2013: 24/10/2012, ngày bố trí thí nghiệm: 24/11/2012.
  • 37. 30 Bảng 2.1. Nội dung của công thức thí nghiệm Công thức Mật độ Giống Kí hiệu 1 M1 G1 M1G1 2 M1 G2 M1G2 3 M1 G3 M1G3 4 M1 G4 M1G4 5 M2 G1 M2G1 6 M2 G2 M2G2 7 M2 G3 M2G3 8 M2 G4 M2G4 9 M3 G1 M3G1 10 M3 G2 M3G2 11 M3 G3 M3G3 12 M3 G4 M3G4 Giống được kí hiệu là (G), Mật độ được kí hiệu là (M) Sơ đồ bố trí thí nghiệm Nhắc lại 1 Nhắc lại 2 Nhắc lại 3 Dảibảovệ Dải bảo vệ Dảibảovệ M1G4 M2G2 M2G3 M1G1 M3G2 M1G3 M2G4 M1G4 M1G2 M3G1 M1G2 M3G1 M3G3 M2G4 M2G1 M1G2 M3G3 M3G2 M2G2 M2G3 M2G2 M3G4 M3G1 M3G3 M1G3 M1G3 M1G1 M2G1 M2G1 M2G4 M3G2 M3G4 M1G4 M2G3 M1G1 M3G4 Dải bảo vệ
  • 38. 31 2.4.2. Điều kiện thí nghiệm - Thí nghiệm được bố trí trên chân đất Vàn thịt nhẹ tại xã Xuân Phương, Phú Bình, Thái Nguyên. - Chế độ nước: Tưới rãnh sau đó tháo cạn. - Phân bón và chăm sóc: theo quy trình kỹ thuật trồng ớt của Nguyễn Mạnh Hùng và Phạm Anh Cường (2007) [11]. Lượng phân bón cho 01 ha là: Phân chuồng 20 tấn + 130kg N + 80kg P205 + 150kg K20 + 800kg vôi bột. - Vôi bột được dùng xử lý đất. + Bón lót: 100% phân chuồng + 100% lân + 100% vôi + Thúc đợt 1 (sau trồng 7- 10 ngày): 1/4 đạm + 1/4 kali. + Thúc đợt 2 (sau trồng 20- 25 ngày): 1/4 đạm + 1/4 kali + Thúc đợt 3 (khi hái quả lần đầu): 1/4 đạm + 1/4 kali + Thúc đợt 4 (khi hái quả rộ): 1/4 đạm + 1/4 Kali 2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi (Áp dụng theo Tiêu chuẩn ngành: 10TCN 691: 2006) 2.5.1. Chỉ tiêu sinh trưởng: Mỗi ô theo dõi ngẫu nhiên 10 cây theo đường chéo. - Theo dõi chiều cao cây cuối cùng (cm): Đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng của cây ở vị trí cao nhất vào lần thu hoạch quả cuối cùng. - Theo dõi chiều cao cây đóng quả (cm): Đo từ mặt đất đến vị trí cây ra quả. 2.5.2. Chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng - Theo dõi thời gian từ gieo đến ra hoa (ngày ): 50% số cây/ô ra hoa đầu. - Theo dõi thời gian từ gieo đến thu hái lứa đầu (ngày): 50% số cây/ô có quả chín thương phẩm có thể thu hoạch.
  • 39. 32 - Theo dõi thời gian từ lứa đầu đến kết thúc (ngày): 70% số cây/ô thu hết quả thương phẩm. - Theo dõi thời gian từ gieo đến khi kết thúc (ngày): 75% số cây/ô đã thu hết quả thương phẩm. 2.5.3. Chỉ tiêu về đặc điểm hình thái (Mỗi ô theo dõi ngẫu nhiên 10 cây theo đường chéo). - Hình dạng quả: Đánh giá bằng cách cho điểm dựa vào mức độ biểu hiện về hình dạng quả: + Điểm 1: Quả dài, cong, gợn sóng và vót đầu. + Điểm 2: Quả dài, thẳng, hơi gợn sóng và vót đầu. + Điểm 3: Quả dài, thẳng hơi gợn sóng và vót đầu. + Điểm 4: Quả dài, thẳng, nhẵn và hơi vót đầu. + Điểm 5: Quả dài, thẳng, nhẵn và thon đều Kết quả của hình dạng quả được công nhận khi có từ 70% số phiếu nhất trí điểm hình dạng quả đó trở lên. - Màu sắc quả khi sấy khô: Đánh giá bằng cách cho điểm dựa vào mức độ biểu hiện về màu sắc quả, bằng cách mời ngẫu nhiên 05 người cho điểm tăng dần theo màu sắc thích hợp với thị hiếu của người tiêu dùng: + Vàng đỏ: 1 điểm + Đỏ: 2 điểm + Đỏ thẫm: 3 điểm + Đỏ tươi: 4 điểm + Đỏ tươi và bóng: 5 điểm - Số quả/ cây (quả): Ttheo dõi 10 cây ngẫu nhiên, rồi lấy giá trị trung bình. Số quả TB / cây = Tổng số quả/ số cây theo dõi. - Độ dài trung bình/quả (cm): Đo chiều dài từ đỉnh đến phần gốc gắn với cuống quả, quả đốt 2 - 3 (theo đường thẳng, không theo chiều uốn cong của quả), đo 10 quả ngẫu nhiên và tính giá trị trung bình.
  • 40. 33 - Đường kính quả trung bình (cm): Đo đường kính quả bằng thước kẹp Panme, đo đường kính mặt cắt ngang tại vị trí giá noãn, quả đốt 2-3, đo 10 quả ngẫu nhiên và tính giá trị trung bình. - Màu sắc hoa: xác định khi hoa nở hoàn toàn bằng cách quan sát bằng mắt thường. 2.5.4. Chỉ tiêu về sâu bệnh hại Đánh giá tình hình sâu bệnh hại theo phương pháp hiện hành của Viện bảo vệ thực vật. - Đối với sâu hại (Sâu đục quả) : Theo dõi từ lần thu hoạch thứ nhất đến lần thu hoạch thứ 7. Thu thập mẫu bằng tay, khay và vựt. Tiến hành định loại, xác định mật độ, mức độ hại trên đồng ruộng hoặc định loại ở trong phòng. - Đối với bệnh hại: Theo dõi từ thời kỳ cây con đến lần thu hoạch thứ 7. Tại điểm điều tra căn cứ vào triệu chứng điển hình của bệnh trên đồng ruộng bước đầu định loại, xác định mức độ hại. Với những loại bệnh chưa xác định được nguyên nhân thì lấy mẫu và giám định trong phòng thí nghiệm Bộ môn BVTV trường ĐHNL-TN, hoặc gửi mẫu về viện BVTV phân loại, giám định vi sinh vật gây bệnh. Phương pháp điều tra sâu hại: Công việc điều tra được tiến hành 10 ngày 1 lần theo phương pháp 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra 1m2 . Điều tra bao gồm mật độ sâu hại, mức độ hại của sâu hại. Sự xuất hiện và gây hại của các loại bệnh hại trong suốt thời gian sinh trưởng, phát triển của cây ớt. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: Quan sát mô tả triệu chứng bệnh, hình thái sâu, mức độ hại của bệnh và mật độ sâu hại. Đánh giá mức độ hại của bệnh và mật độ sâu được tính toán như sau: Tỷ lệ bệnh (%) = Tổng số cây bị bệnh/Tổng số cây điều tra x 100 Chỉ số bệnh (%) = (a.b) x 100/ N x T
  • 41. 34 (a.b): Tổng các tích số của số lượng cây bệnh ở mỗi cấp với trị số cấp bệnh tương ứng. N: Tổng số lượng toàn bộ cây điều tra. T: Trị số cấp bệnh cao nhất. Phân cấp bệnh theo bảng phân cấp sau: Cấp 0: không bị bệnh (lá, thân, quả). Cấp 1: <10% diện tích lá hoặc diện tích thân, quả bị bệnh. Cấp 2: 11 – 25% diện tích lá hoặc diện tích thân, quả bị bệnh. Cấp 3: 26 – 50% diện tích lá hoặc diện tích thân, quả bị bệnh. Cấp 4: 51 – 75% diện tích lá hoặc diện tích thân, quả bị bệnh. Cấp 5: > 75% diện tích lá hoặc diện tích thân, quả bị bệnh. - Mật độ sâu đục quả (con/m2 ) = Tổng số sâu điều tra được/m2 - Mức độ hại của sâu hại quả (%) = Tổng số quả bị sâu hại/100 quả. - Bệnh thán thư (thối quả): theo dõi từ khi có quả xanh đến lần thu hoạch thứ 7. Tỷ lệ quả bị thối (%) = Số quả bị thối/Tổng số quả theo dõi/ô x 100. - Bệnh phấn mốc (hại lá): theo dõi từ thời kỳ cây con đến lần thu hoạch thứ 7. Tỷ lệ bệnh (%) = Số lá bị bệnh/Tổng số lá điều tra theo dõi/ô x 100. + Không bệnh: 1 điểm + < 20% diện tích thân lá nhiễm bệnh: 3 điểm + 20-50% diện tích thân lá nhiễm bệnh: 5 điểm + > 50-75% diện tích thân lá nhiễm bệnh: 7 điểm + > 75-100% diện tích thân lá nhiễm bệnh: 9 điểm
  • 42. 35 2.5.5. Chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất - Số quả trên cây = Tổng số quả/cây của các lần thu hái. - Số qủa hữu hiệu/cây (quả): Quả hữu hiệu là những quả có giá trị thương phẩm, được xác định bằng cách đếm số quả thu hoạch từng đợt, đếm 10 cây/ô/3 lần, sau đó lấy giá trị trung bình. - Tỷ lệ quả thương phẩm (%) = Số quả hữu hiệu * 100/tổng số quả. - P100 quả (tươi): cân khối lượng của 100 quả ngẫu nhiên, cân 3 lần/ô sau đó lấy trị số trung bình. - Năng suất quả tươi (tấn/ha): cân tổng khối lượng quả thu hoạch của ô thí nghiệm từ đó tính năng suất trên ha (tấn/ha). 2.5.6. Chỉ tiêu về phẩm chất quả - Tỷ lệ chất khô/tươi (%): cân tươi sau đó sấy khô ở nhiệt độ 700 C đến trọng lượng không đổi. Tỷ lệ khô/tươi (%) = P quả khô x 100 / P quả tươi - Độ cay của quả: đánh giá bằng phương pháp cảm quan (nếm), bằng cách mời ngẫu nhiên 5 người cho điểm tăng dần theo mức độ cay của ớt: + Ít cay: 1 điểm + Cay: 2 điểm + Rất cay: 3 điểm Kết quả của mức cay được công nhận khi có từ 70% số phiếu trở lên nhất trí điểm của mức cay đó. 2.5.7. Hiệu quả kinh tế Tính tổng chi phí (triệu đồng/ha) (bao gồm chi chung và chi riêng cho từng công thức) và tổng thu được từ bán ớt theo giá hiện hành từ đó tính lãi ròng (cụ thể trình bày tại phần phụ lục). Lãi ròng = Tổng thu - Tổng chi (triệu đồng/ha).
  • 43. 36 2.6. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học trên máy vi tính theo chương trình Excel và phần mền IRRISTAT 5.0 qua các thông số: thống kê cơ bản, phân tích phương sai, trung bình của các công thức, độ chênh lệch nhỏ nhất có ý nghĩa (LSD) và hệ số biến độ của các chỉ tiêu nghiên cứu (CV%).
  • 44. 37 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống ớt Sinh trưởng của các giống ớt phụ thuộc vào ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ và lượng mưa. Điều kiện ngoại cảnh có liên quan chặt chẽ đến đời sống cây trồng nói chung và cây ớt nói riêng. Do ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển, các hoạt động sinh lý và sinh hóa của cây. Sự biểu hiện kiểu hình ra bên ngoài chính là kết quả của sự tác động qua lại giữa kiểu gen và điều kiện môi trường, qua đó phản ánh được mức độ thích ứng của cây trồng với điều kiện ngoại cảnh. Qua đó chúng tôi mới xác định được chế độ trồng trọt, bố trí cơ cấu cây trồng và mùa vụ hợp lý để áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm thâm canh tăng năng suất và sản lượng cây trồng. Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực trung du miền núi phía Bắc, địa hình phức tạp, không đồng nhất, nhiều đồi núi. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, mùa Hè nóng ẩm mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, mùa Đông thời tiết khô, lạnh, ít mưa và chịu tác động nhiều của gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhìn chung, điều kiện khí hậu của tỉnh Thái Nguyên khá thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển nói chung và cây ớt nói riêng. Cây ớt là cây trồng gia vị có khả năng thích ứng rộng, tuy nhiên điều kiện ngoại cảnh cũng có ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất và khả năng chống chịu sâu bệnh của cây. Yêu cầu sinh thái của cây ớt là cây một năm. Nhiệt độ cho sinh trưởng và phát triển thích hợp của ớt là 18 – 300 C. Nhiệt độ thấp dưới 150 C và cao trên 320 C cây sinh trưởng kém, hoa bị rụng nhiều nên tỷ lệ đậu quả rụng thấp. Ớt là cây không cảm quang nhưng cần nhiều ánh sáng
  • 45. 38 cho sinh trưởng và phát triển. Thiếu ánh sáng nhất là vào thời điểm ra hoa cây sẽ bị giảm tỷ lệ đậu quả. Ớt chịu được hạn, tuy vậy ở thời kỳ ra hoa và đậu quả độ ẩm đất đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành khối và chất lượng quả. Độ ẩm đất thấp dưới 70% hoa dễ rụng, quả bị cong và sần sùi. Ớt không chịu được úng độ ẩm đất quá cao trên 80% làm cho bộ rễ kém phát triển và cây còi cọc. Thiếu ánh sáng, ẩm độ đất và không khí cao cây sinh trưởng yếu ớt và dễ bị bệnh. Về nhiệt độ trung bình tháng trong cả hai vụ Thu-Đông năm 2012 và vụ Đông-Xuân năm 2012 – 2013 không có sự chênh lệch nhau đáng kể. Nhiệt độ thấp nhất trong cả hai vụ là 14,90 C và cao nhất trong cả hai vụ là 290 C. Như vậy, diễn biến thời tiết ở vụ Thu-Đông ở giai đoạn đầu nhiệt độ trung bình tháng từ 18 – 28,80 C tương đối thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây ớt, khi gieo hạt nhiệt độ trung bình tháng cao giúp cho hạt ớt nảy mầm tốt và tương đối đồng đều. Giai đoạn bắt đầu trồng ra ruộng nhiệt độ khá thuận lợi cho cây ớt hồi xanh và sinh trưởng. Khi nhiệt độ giảm xuống trùng với giai đoạn cây ớt phân hóa mầm hoa, ra hoa, đậu quả... nhiệt độ thấp 14,90 C đã ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của quả ớt, kéo dài quá trình chín của quả, ảnh hưởng đến việc thu hoạch. Còn ở vụ Đông-Xuân giai đoạn đầu khi cây con trồng ra ruộng nhiệt độ hạ xuống rất thấp 14,90 C cây con sinh trưởng kém mất thời gian dài cho cây ớt bén rễ và hồi xanh ảnh hưởng đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển thân lá, phân hóa mầm hoa, ra hoa, đậu quả... dẫn đến năng suất ớt đạt thấp. Về ẩm độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến cây ớt. Ẩm độ quá cao làm cho bộ rễ kém phát triển và cây còi cọc. Ẩm độ quá thấp quả hay bị cong và vỏ quả không mịn. Ở vụ Thu-Đông ẩm độ không khí trung bình biến động từ 79 – 83%. Nhìn chung khá phù hợp cho các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây ớt. Tuy nhiên ở vụ Đông-Xuân
  • 46. 39 vào tháng 2 ẩm độ không khí lên cao 86% làm cho bộ rễ kém phát triển, cây còi cọc và sinh trưởng yếu ớt là điều kiện thích hợp cho sâu bệnh hại phát triển. Về lượng mưa: Nước là yếu tố quan trọng quyết định mọi quá trình trao đổi chất của cây. Trong hai vụ Thu-Đông năm 2012 và Đông-Xuân năm 2012 - 2013 có lượng mưa trung bình dao đông từ 11,4 – 402,4 mm, mưa tập trung nhiều nhất là tháng 8,9 và 10 năm 2012 và tháng 4, 5 và 6 năm 2013. Lượng mưa rất thấp dao động từ 11,4 – 29,4 mm tập trung vào các tháng 11 và 12 năm 2012 và tháng 1, 2 và 3 năm 2013 nên xảy ra tình trạng hạn hán cục bộ trong khoảng thời gian này. Vì vậy có ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống ớt thí nghiệm. Bảng 3.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống ớt trong vụ Thu-Đông năm 2012 Giống Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống ớt (ngày) Gieo - 50% cây ra hoa Gieo - T.lứa đầu Lứa đầu - K.thúc Gieo - K. thúc G1 55 132 96 230 G2 55 132 96 230 G3 55 132 96 230 G4 71 145 111 245 Trong vụ Thu-Đông thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống G1, G2 và G3 là như nhau và thấp hơn giống đối chứng G4. Cụ thể, thời gian từ gieo tới khi có 50% số cây ra hoa của các giống G1, G2 và G3 đều là 55 ngày trong khi đó giống đối chứng G4 là 71 ngày. Thời gian từ gieo tới thu lứa đầu của các giống G1, G2 và G3 là 132 ngày. Trong khi đó giống đối chứng G4 lại dài hơn 13 ngày. Thời gian từ thu
  • 47. 40 lứa đầu tới kết thúc của các giống G1, G2 và G3 là 96 ngày ngắn hơn giống đối chứng G4 là 15 ngày. Tổng thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống G1, G2 và G3 là 230 ngày ngắn hơn so với giống đối chứng G4 là 15 ngày. Như vậy các giống G1, G2 và G3 mặc dù có thời gian sinh trường ngắn hơn giống đối chứng G4 khoảng 15 ngày song lại có thời gian ra hoa và làm quả dài tương đương với giống G4 đây là đặc điểm quan trọng quyết định tới năng suất cả vụ (Bảng 3.1). Bảng 3.2. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống ớt trong vụ Đông-Xuân năm 2012 – 2013 Giống Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống ớt (ngày) Gieo - 50% cây ra hoa Gieo - T.lứa đầu Lứa đầu - K.thúc Gieo - K. thúc G1 118 153 60 212 G2 118 153 60 212 G3 118 153 60 212 G4 128 170 74 234 Trong vụ Đông-Xuân kết quả ở Bảng 3.2 cho thấy các giống G1, G2 và G3 có thời gian sinh trưởng và phát triển là như nhau và ngắn hơn so với giống đối chứng G4. Cụ thể, thời gian từ gieo tời khi có 50% số cây ra hoa của các giống G1, G2 và G3 là 118 ngày trong khi đó giống đối chứng G4 là 128 ngày. Thời gian từ gieo tới thu lứa đầu của các giống G1, G2 và G3 là 153 ngày thấp hơn giống đối chứng G4 là 17 ngày. Thời gian từ thu lứa đầu tới kết thúc của các giống G1, G2 và G3 là 60 ngày ngắn hơn 14 ngày so với giống đối chứng. Tổng thời gian sinh trưởng và phát triển của giống đối chứng G4 dài hơn so với các giống
  • 48. 41 G1, G2 và G3 là 22 ngày. Với vụ Thu-Đông thì thời gian từ gieo đến khi có 50% số cây ra hoa trong vụ Đông-Xuân của các giống đều kéo dài gấp 2 lần, tuy nhiên thời gian từ khi ra hoa tới thu hoạch lại ngắn hơn 2 lần. Thời gian thu hoạch của các giống nghiên cứu trong vụ Đông-Xuân ngắn hơn 36 ngày so với trồng ở vụ Thu-Đông điều này là do điều kiện thời tiết trong vụ Đông-Xuân không thuận lợi như nhiệt độ thấp, trời âm u, mưa nhỏ kéo dài dẫn tới giai đoan cây con trồng ra ruộng bị kéo dài cây không thể sinh trưởng, phát triển được và vào thời điểm cây làm quả thì nhiệt độ tương đối thuận lợi cho ớt sinh trưởng. Tuy nhiên, lại là yếu tố thuận lợi cho sâu bệnh phát triển làm giảm tuổi thọ của cây ớt. Cũng chính vì vậy mà thời gian thu hoạch của vụ Đông-Xuân ngắn hơn nên đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới năng suất ớt vụ Đông-Xuân thấp hơn nhiều so với vụ Thu-Đông. Qua hai bảng 3.1 và 3.2 thì thời gian sinh trưởng của các giống ớt G1, G2, G3 và G4 có ý nghĩa trong việc bố trí mùa vụ trồng ớt xuất khẩu cũng như bố trí cơ cấu cây trồng tại xã Xuân Phương, cụ thể cơ cấu cây trồng nên bố trí như sau: Lúa (Xuân-Hè) - Ớt (Thu- Đông). 3.2. Ảnh hưởng của giống và mật độ đến chiều cao cây và chiều cao đóng quả của các giống ớt trong thí nghiệm * Chiều cao cây Ảnh hưởng của yếu tố giống tới chiều cao cây Chiều cao của cây có ảnh hưởng đến số cành, số quả trên cây điều này có ý nghĩa quan trọng đến năng suất quả của các giống ớt. Kết quả ở Bảng 3.3 cho thấy, các giống khác nhau có chiều cao cây rất khác nhau (P<0,01) ở cả hai vụ Thu-Đông và Đông-Xuân. Trong vụ Thu-Đông giống G3 có chiều cao cây thấp nhất 96,82 cm. Các giống còn lại G1 và G2 có chiều cao cây không có sai khác có ý nghĩa (P<0,05). Giống đối Tải bản FULL (103 trang): bit.ly/37JyGPh Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 49. 42 chứng G4 có chiều cao cây cao nhất 111,46 cm. Ở vụ Đông-Xuân giống G1 có chiều cao cây 64,11 cm thấp hơn các giống còn lại, các giống G2 và G3 có chiều cao cây là không sai khác có ý nghĩa (P<0,05). Giống đối chứng G4 có chiều cao cây 93,83 cm cao hơn hẳn các giống còn lại. Đối với vụ Đông-Xuân các giống có chiều cao cây thấp hơn rõ rệt so với vụ Thu-Đông, do thời tiết khô lạnh kéo dài ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng, phát triển của cây ớt, kìm hãm tăng trưởng về chiều cao bởi quá trình tăng lên về số lượng và kích thước các tế bào mô phân sinh ở đỉnh sinh trưởng. Ngoài ra còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố như điều kiện ngoại cảnh, nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, kỹ thuật canh tác... và các giai đoạn sinh trưởng của cây. Điều này có thể nói chiều cao cây của các giống ớt phụ thuộc vào yếu tố giống còn phụ thuộc vào yếu tố thời tiết khí hậu nới canh tác. Từ đó có thể đưa ra các biện pháp kỹ thuật phù hợp, tác động tạo cho cây có khả năng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh. Ảnh hưởng của yếu tố mật độ tới chiều cao cây Qua số liệu bảng 3.3 cho thấy, vụ Thu-Đông, mật độ trồng khác nhau có chiều cao cây là khác nhau (P<0,01) như ở mật độ M1 và M2 có chiều cao cây 103,86 cm và 102,48 cm cao hơn so với mật độ còn lại chiều cao cây chỉ đạt 99,9 cm. Trong vụ Đông-Xuân chiều cao cây không có sự sai khác có ý nghĩa giữa ba mật độ trồng (P>0,05), chiều cao cây dao động từ 72,79 cm – 73,67 cm. Như vậy mật độ trồng khác nhau không ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng chiều cao cây, mà chiều cao cây của các giống ớt phụ thuộc vào yếu tố giống và điều kiện yếu tố thời tiết khí hậu nơi canh tác. Ảnh hưởng tương tác của yếu tố giống và mật độ tới chiều cao cây Ngoài ảnh hưởng đơn của giống và mật độ thì ở vụ Thu-Đông có sự ảnh hưởng tương tác giữa yếu tố giống và mật độ tới chiều cao cây của các công thức thí nghiệm ở mức độ tin cậy 95%. Công thức thí nghiệm G4M1 có chiều cao cây là 114,6 cm cao hơn các công thức còn lại, theo sau là các công thức G4M2 và G4M3 có chiều cao cây từ 109,76 cm đến
  • 50. 43 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của giống và mật độ đến chiều cao cây và chiều cao đóng quả của các giống ớt Nhân tố thí nghiệm Vụ Thu-Đông Vụ Đông-Xuân Chiều cao cây (cm) Chiều cao đóng quả (cm) Chiều cao cây (cm) Chiều cao đóng quả (cm) G1 99,87b 20,71 64,11 22,45d G2 100,16b 18,86 66,85 30,43a G3 96,82c 20,14 68,21 24,33c G4 111,46a 25,47 93,83 28,64b P *** *** *** *** LSDG 0,05 1,81 0,83 1,39 0,83 M1 103,86a 21,39 73,67 27,00a M2 102,48a 21,33 72,79 26,26b M3 99,90b 21,17 73,28 26,13b P *** ns ns ** LSDM ,05 1,56 0,72 1,21 0,72 G1M1 99,13cdef 20,43 65,66 22,34fg G1M2 102,2c 21,05 63,23 23,79de G1M3 98,30def 20,66 63,43 21,22g G2M1 101,63c 19,30 67,15 31,60a G2M2 101,33cd 18,71 66,88 29,27bc G2M3 97,53ef 18,56 66,52 30,42ab G3M1 100,10cde 20,30 68,31 25,18d G3M2 96,36fg 19,96 68,79 24,14de G3M3 94,00g 20,16 67,54 23,67ef G4M1 114,60a 25,53 93,58 28,89c G4M2 110,03b 25,60 92,26 27,83c G4M3 109,76b 25,30 95,65 29,20bc (G*M) ** ns ns *** LSDCT 0,05 3,13 1.44 2,42 1,44 CV% 1,8 4,0 2,0 3,2 Ghi chú: Các giá trị trong cùng cịt có cùng chị cái giịng nhau thị hiịn không có sị sai khác có ý nghĩa (α = 0,05). ***: Ảnh hưởng tương tác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy (P<0,01); **: Ảnh hưởng tương tác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy (P<0,05); ns: Ảnh hưởng tương tác không có ý nghĩa.(α = 0,05) Tải bản FULL (103 trang): bit.ly/37JyGPh Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 51. 44 110,03 cm. Trong khi đó công thức thí nghiệm giữa ba giống G1, G2 và G3 với ba mật độ M1, M2 và M3 thì các công thức G1M1, G1M2, G2M1, G2M2, G3M1 cho chiều cao cây lớn hơn các công thức khác điều này có thể là do khi mật độ cây tăng lên thì sự cạnh tranh về ánh sáng diễn ra mạnh hơn dẫn tới sự vươn cao hơn của thân lá. Tuy nhiên, ở vụ Đông- Xuân sự tương tác giữa yếu tố giống với mật độ tới chiều cao cây lại không có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%. Trong hai vụ nghiên cứu thì vụ Đông-Xuân các công thức thí nghiệm giữa giống và mật độ vẫn cho kết quả thấp hơn vụ Thu-Đông. Do trong vụ Thu-Đông mưa nắng thuận lợi, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển. Còn vụ Đông-Xuân thời tiết rét đậm kéo dài, kết hợp với mưa phùn, trời u ám, làm kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của cây ớt. Điều này khẳng định rằng chiều cao cây phụ thuộc vào yếu tố giống, thời tiết và khí hậu quy định. * Chiều cao đóng quả Ảnh hưởng của yếu tố giống tới chiều cao đóng quả Chiều cao đóng quả phụ thuộc nhiều vào yếu tố nội tại của giống, điều kiện canh tác, điều kiện khí hậu và thời tiết. Theo Bảng 3.3 cho thấy, trong cả hai vụ Thu-Đông và Đông-Xuân các giống khác nhau dẫn đến chiều cao đóng quả là rất khác nhau (P<0,01). Ở vụ Thu-Đông chiều cao đóng quả của các giống ớt G1, G2 và G3 dao động từ 18,86 cm – 20,71 cm thấp hơn giống đối chứng G4 (25,47 cm), trong đó giống có chiều cao đóng quả thấp nhất là G2 (18,86 cm). Trong vụ Đông-Xuân, chiều cao đóng quả của tất cả các giống đều cao hơn so với vụ Thu-Đông dao động từ 22,45 cm – 30,43 cm, giống G2 có chiều cao đóng quả 30,43 cm cao hơn các giống còn lại và giống đối chứng G4 (28,64 cm). Vậy giống G2 có sự biến động lớn về chiều cao đóng quả theo mùa vụ, theo sau là giống đối chứng G4 và thấp nhất ở giống G1 (22,45 cm). Như vậy, Tải bản FULL (103 trang): bit.ly/37JyGPh Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net