SlideShare a Scribd company logo
1 of 188
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẶNG HÙNG SƠN
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI
TẠI HUẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Hà Nội, 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẶNG HÙNG SƠN
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI
TẠI HUẾ
Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Phạm Hùng
Hà Nội, 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi - Đặng Hùng
Sơn, học viên cao học khóa 2012 - 2014, Khoa Du lịch học, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chịu trách
nhiệm trước Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa Du lịch học, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Học viên
Đặng Hùng Sơn
1
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục............................................................................................................................1
Bảng danh mục nội dung phụ lục.................................................................................4
Danh mục các bảng và biểu đồ......................................................................................5
Dẫn nhập.........................................................................................................................6
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................8
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................8
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu........................................................................................9
3. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................12
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................13
6. Đóng góp mới của luận văn....................................................................................15
7. Bố cục luận văn ......................................................................................................16
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH LỄ HỘI VÀ ĐIỀU KIỆN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ............................................................18
1.1. Tổng quan về du lịch lễ hội.................................................................................18
1.1.1. Lễ hội và du lịch lễ hội .................................................................................18
1.1.1.1. Lễ hội .....................................................................................................18
1.1.1.2. Du lịch Lễ hội ........................................................................................25
1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến du lịch lễ hội .................................................26
1.1.2.1. Thời gian và địa điểm tổ chức................................................................26
1.1.2.2. Hình thức tổ chức...................................................................................27
1.1.2.3. Nội dung lễ hội.......................................................................................27
1.1.2.4. Sự tham gia của cộng đồng địa phương.................................................28
2
1.1.2.5. Nhu cầu của khách du lịch.....................................................................28
1.1.3. Những nguyên tắc phát triển du lịch lễ hội...................................................29
1.1.4. Những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch lễ hội ..............................29
1.1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế..............................................................................29
1.1.4.2. Kinh nghiệm trong nước ........................................................................31
1.2. Các điều kiện phát triển du lịch lễ hội ở thành phố Huế.....................................34
1.2.1. Giới thiệu chung về thành phố Huế..............................................................34
1.2.2. Tài nguyên du lịch lễ hội ở Huế ...................................................................36
1.2.3. Các điều kiện hỗ trợ cho du lịch lễ hội tại Huế ............................................39
1.2.3.1. Vị trí địa lý .............................................................................................39
1.2.3.2. Nhân lực.................................................................................................39
1.2.3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng cơ sở ...................................................39
1.2.3.4. Thị trường khách....................................................................................40
1.2.3.5. Khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách...............................................41
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ..............................................................................................42
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ ........44
2.1. Thị trường khách du lịch lễ hội ở Huế ................................................................44
2.2.1. Khách nội địa................................................................................................44
2.2.2. Khách quốc tế ...............................................................................................46
2.2. Các sản phẩm du lịch lễ hội tại Huế....................................................................47
2.2.1. Khái quát về các lễ hội tại Huế.....................................................................47
2.2.2. Hoạt động lễ hội hiện nay.............................................................................49
2.2.3. Thực trạng một số lễ hội tiêu biểu ở thành phố Huế ....................................55
2.2.3.1. Lễ hội truyền thống dân gian .................................................................55
2.2.3.2. Lễ hội truyền thống cung đình...............................................................63
2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch lễ hội ở Huế.................................................68
2.4. Nhân lực du lịch lễ hội ở Huế..............................................................................68
3
2.5. Tổ chức, quản lý du lịch lễ hội ở Huế .................................................................69
2.5.1. Các cơ quan quản lý chính quyền.................................................................69
2.5.2. Dân cư địa phương........................................................................................71
2.6. Tuyên truyền quảng bá du lịch lễ hội ở Huế .......................................................71
2.7. Bảo tồn văn hóa trong du lịch lễ hội ở Huế.........................................................73
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ..............................................................................................74
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ .75
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp .....................................................................................75
3.1.1. Mục tiêu, chiến lược phát triển du lịch Huế .................................................75
3.1.2. Quy hoạch du lịch Huế .................................................................................76
3.1.3. Thực tiễn du lịch lễ hội tại Huế ....................................................................76
3.1.3.1. Về hình thức tổ chức..............................................................................76
3.1.3.2. Về nội dung lễ hội..................................................................................77
3.2. Các nhóm giải pháp cụ thể ..................................................................................79
3.2.1. Giải pháp về chính sách, quy hoạch, tổ chức, quản lý lễ hội .......................79
3.2.2. Giải pháp về đầu tư, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch lễ hội ..........82
3.2.3. Giải pháp về phát triển sản phẩm, thị trường du lịch lễ hội .........................84
3.2.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch lễ hội.......................................85
3.2.5. Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá du lịch lễ hội ......................................86
3.2.6. Giải pháp bảo tồn văn hóa trong hoạt động du lịch lễ hội............................87
3.3. Một số kiến nghị..................................................................................................88
3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước .........................................................88
3.3.2. Đối với các doanh nghiệp du lịch.................................................................89
3.3.3. Đối với chính quyền và cư dân địa phương..................................................91
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ..............................................................................................93
KẾT LUẬN...................................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................98
PHỤ LỤC........................................................................................................................1
4
BẢNG DANH MỤC NỘI DUNG PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Giới thiệu tổng quan về thành phố Huế............................................... 1
Phụ lục 2. Định hướng không gian tuyến điểm du lịch ở Thừa Thiên Huế.......... 6
Phụ lục 3. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn
2013 - 2030 ......................................................................................... 8
Phụ lục 4. Bảng hỏi điều tra vai trò của lễ hội tại Huế (lần 1)............................ 16
Phụ lục 5. Bảng hỏi điều tra vai trò của lễ hội tại Huế (lần 2)............................ 19
Phụ lục 6. Giới thiệu một số lễ hội tiêu biểu tại Huế.......................................... 22
Phụ lục 7. Lễ hội và văn hóa tâm linh thu hút đông khách du lịch đến Huế ...... 46
Phụ lục 8. Lễ hội và du lịch................................................................................. 49
Phụ lục 9. Các nhận xét, đánh giá vai trò lễ hội đối với du lịch ......................... 52
Phụ lục 10. Một số lưu ý qua phỏng vấn, điều tra, thống kê, ý kiến cho du lịch lễ
hội...................................................................................................... 56
Phụ lục 11. Thống kê lễ hội tại Huế theo các tháng trong năm.......................... 58
Phụ lục 12. Bảng thống kê các lễ hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ........... 61
Phụ lục 13. Hình ảnh minh họa........................................................................... 77
5
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1. Thống kê lượt khách nội địa tham quan Thừa Thiên Huế năm 2014.......45
Bảng 2.2. Thống kê lượt khách nội địa tham quan Thừa Thiên Huế năm 2015.......45
Bảng 2.3. 05 thị trường khách Quốc tế dẫn đầu tham quan Huế năm 2014 .............46
Bảng 2.4. Thống kê lượt khách Quốc tế tham quan Thừa Thiên Huế năm 2014.....47
Bảng 2.5. Thống kê lượt khách Quốc tế tham quan Thừa Thiên Huế năm 2015.....47
6
DẪN NHẬP
Huế là thành phố du lịch, có nguồn tài nguyên du lịch rất đa dạng, hấp
dẫn thuộc nhiều thể loại khác nhau về tự nhiên, văn hóa lịch sử… Với hệ
thống quần thể kiến trúc cố đố Huế đã được tổ chức UNESCO vinh danh là di
sản văn hóa thế giới vật thể năm 1993 và Nhã nhạc cung đình Huế là di sản
văn hóa phi vật thể và truyền khẩu nhân loại có giá trị và sức hấp dẫn du
khách đã tạo nên được sự thu hút du khách, bên cạnh đó những giá trị văn hóa
Huế khác cũng có rất nhiều tiềm năng phù hợp cho việc phát triển loại hình du
lịch văn hóa “du lịch lễ hội”.
Du lịch văn hóa đang là lựa chọn đúng đắn cho phát triển các sản phẩm du
lịch ở Huế đặc biệt là các chương trình du lịch lễ hội. Dựa vào sự hấp dẫn của lễ
hội về hình thức tổ chức, không gian lễ hội, ý nghĩa lễ hội, giá trị văn hóa của lễ
hội... nếu biết cách khai thác tổ chức thì các lễ hội tại Huế sẽ là tiềm năng để
phát triển tạo thành sản phẩm du lịch đầy hấp dẫn.
Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa phổ biến, là một bộ phận quan trọng
của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Trong tiến trình lịch sử, dần dần nhiều
yếu tố văn hóa trong lễ hội bị hiểu sai, ý nghĩa của lễ hội chưa được thể hiện đầy
đủ rõ ràng. Cần có sự đầu tư nghiên cứu để bảo tồn những nét đặc sắc của lễ hội
nhằm thỏa mãn đời sống vật chất tinh thần của đông đảo tầng lớp nhân dân lao
động đồng thời thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc.
Lễ hội là dịp cộng đồng cư dân thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống, tài
năng, sự nhanh nhẹn, dũng cảm, sự kiên trì, nghệ thuật, hạnh phúc, sự yêu
chuộng hòa bình, sự đoàn kết cộng đồng, niềm tự hào dân tộc và trên hết là lòng
yêu nước cũng như ý thức bảo vệ đất nước, bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ dân tộc.
7
Huế được xác định là trung tâm văn hóa của cả nước, có thời kỳ từng là
kinh đô của nước Việt Nam với đời sống vật chất và tinh thần phong phú đa
dạng. Trong đó đời sống tinh thần có những đặc trưng riêng thể hiện được sự
khác biệt “lạ” của vùng đất kinh đô. Lễ hội tại Huế là một trong những hình thức
thể hiện hoạt động của đời sống tinh thần, là linh hồn của vùng đất cố đô. Trải
qua thời gian lễ hội đã thể hiện được sức sống trong cộng đồng dân cư địa
phương. Ngày nay, nhận thức rõ vai trò của lễ hội đối với đời sống người dân địa
phương, đối với ngành công nghiệp du lịch hơn thế nữa bảo tồn phát triển lễ hội
góp phần phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Chính vì vậy, lễ hội đã dược sự quan
tâm của các cấp, các ngành, từ đó có những hoạt động không ngừng đưa lễ hội
trở thành một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn của vùng đất cố đô, rõ nét
nhất là qua các kỳ tổ chức Festival tại Huế, lễ hội tại Huế đã cho thấy sức hấp
dẫn với những giá trị văn hóa đặc sắc trong hình thức tổ chức, nội dung lễ hội đã
thu hút du khách đến với vùng đất cố đô, Vì vậy nghiên cứu để hoàn thiện và
phát triển sản phẩm du lịch lễ hội tại Huế là vấn đề cần quan tâm.
Trong khuôn khổ luận văn nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế, với
thời gian hạn chế, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chân thành
cảm ơn sự nhận xét góp ý của hội đồng khoa học để rút kinh nghiệm cho những
lần sau góp phần làm sáng tỏ những giá trị của du lịch Lễ hội tại Huế khi nghiên
cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế.
Xin chân thành cảm ơn!
8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc phục hồi, gìn giữ và phát triển các lễ hội có một ý nghĩa lớn về mặt xã
hội, nhân văn, thẩm mỹ góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc. Tại Huế
lễ hội đã được khai thác để phục vụ cho du lịch, đặc biệt với thành công của
festival Huế bắt đầu từ năm 2000 và sau đó hai năm một lần, cho đến nay (2015)
đã qua 8 lần tổ chức và đạt được những kết quả nhất định. Sự kết hợp giữa lễ hội
và du lịch sẽ tạo thành một thế mạnh nâng cánh cho du lịch văn hóa phát triển.
Trên thực tế, bảo tồn phát triển loại hình du lịch lễ hội sẽ rất có ý nghĩa, góp
phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân, phát triển du lịch cộng đồng,
gìn giữ nét riêng trong bản sắc văn hóa Huế, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du
lịch, khai thác thế mạnh yếu tố văn hóa ẩn chứa trong hoạt động lễ hội để phục
vụ du lịch.
Du lịch văn hóa đang là lựa chọn đúng đắn cho phát triển các sản phẩm du
lịch ở Huế. Đặc biệt, các chương trình du lịch lễ hội ẩn chứa sức hấp dẫn, độc
đáo mang đặc trưng dấu ấn văn hóa địa phương, văn hóa cố đô.
Du lịch lễ hội là loại hình du lịch văn hóa góp phần đa dạng hóa, nâng cao
chất lượng sản phẩm du lịch, khai thác thế mạnh yếu tố văn hóa Huế trong lễ hội
để phát triển du lịch.
Huế là thành phố Festival - lễ hội văn hóa, Du lịch lễ hội là một trong
những sản phẩm văn hóa đặc trưng của Huế, phù hợp định hướng phát triển các
sản phẩm du lịch tại thành phố Huế. Thông qua du lịch lễ hội, khách du lịch sẽ
cảm nhận được nền văn hóa của một vùng đất, một phần nào đời sống tinh thần
của người dân cố đô, làm sáng tỏ các quan niệm về lối sống, sinh hoạt truyền
9
thống xóm làng. Du khách có dịp để tìm hiểu về đạo lý, tâm hồn cốt cách con
người xứ kinh kỳ đồng thời đáp ứng được các nhu cầu của du khách như nghiên
cứu, khám phá, thưởng ngoạn…
Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế góp phần đảm bảo mục tiêu nhà
nước đề ra là phải “Gắn các sinh hoạt văn hóa lễ hội với du lịch, tạo bước tiến
mới có tính ổn định cho những năm tiếp theo”.
Trong quá trình nghiên cứu tìm tòi sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng
cho văn hóa Huế, du lịch lễ hội là một trong những sản phẩm đặc trưng của Huế,
phù hợp định hướng phát triển các sản phẩm du lịch ở thành phố Huế, song hoạt
động và hiệu quả khai thác du lịch lễ hội tại Huế vẫn còn một số hạn chế, chưa
được nghiên cứu một cách toàn diện, hơn nữa càng ngày lớp bụi thời gian che
phủ đi những nét đặc trưng văn hóa Huế ẩn chứa trong lễ hội.
Từ tình hình thực tế tại thành phố Huế - vùng đất văn hóa với các lễ hội rất
phong phú, chúng tôi cho rằng cần phải tập trung nghiên cứu quan tâm khai thác
để đưa các lễ hội của địa phương gắn với du lịch tạo ra sản phẩm đặc trưng của
Huế, góp phần tạo nền móng vững chắc để du lịch Huế phát triển trên nền tảng
của văn hóa cố đô. Do vậy, việc “Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế”
tìm ra các giải pháp cho việc khai thác loại hình du lịch lễ hội là vấn đề cấp thiết.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Huế là vùng đất có lịch sử văn hóa lâu đời. Những giá trị đó đã lắng đọng lại
hình thành nên một di sản văn hóa phi vật thể hết sức quý giá. Trong những năm
vừa qua nhận thức được tầm quan trọng của lễ hội trong việc giữ gìn bản sắc văn
hóa của dân tộc đồng thời khai thác giá trị của lễ hội để phát triển du lịch, đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu về lễ hội trên những góc độ khác nhau. Có những công
trình chuyên đi sâu mô tả, giới thiệu về lễ hội tại Huế như “Huế lễ hội dân gian” của
10
tác giả Tôn Thất Bình, “Tục thờ thần ở Huế” của tác giả Huỳnh Đình Kết, các bài
báo, các tham luận đăng trên các tạp chí, các kỷ yếu hội thảo khoa học…
Ngoài ra để phát triển du lịch tại Huế, đã có nhiều đề tài nghiên cứu riêng
biệt về sản phẩm du lịch cũng như chuyên sâu vào các lễ hội cụ thể tại Huế
của nhiều tác giả đề cập đến các sản phẩm du lịch địa phương, giới thiệu về
hình thức tổ chức, nội dung của các lễ hội, đánh giá vai trò của du lịch và lễ
hội tại Huế của một số tác giả như “Du lịch Thừa Thiên Huế, tiềm năng và
triển vọng”, “Những tác động tích cực của festival Huế - xét ở góc độ du lịch”
của Tiến sĩ Trần Thị Mai (2002); “Khai thác thị trường du lịch lễ hội và sự
kiện” của Ông Phan Thế Kháng (2004), nghiên cứu lễ hội festival Huế …
Ngành du lịch Thừa Thiên Huế cũng đã xác định “Du lịch là ngành kinh
tế mũi nhọn của tỉnh nhà, du lịch gắn liền với văn hóa”. Nhận thức được giá
trị của lễ hội đối với du lịch đã có những hội nghị, hội thảo bàn về vấn đề kết
nối giữa du lịch và lễ hội như năm 2004 đã có hội thảo quốc tế “du lịch lễ hội
và sự kiện” tập trung chủ yếu vào chủ đề du lịch lễ hội và sự kiện, làm thế nào
để phát triển ngành du lịch nói chung trên một cơ sở bền vững. Năm 2008, đề
tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh dưới sự chủ nhiệm của Tiến sĩ Trần Thị Mai
cũng đã “nghiên cứu tác động của Festival Huế đối với kinh tế tỉnh Thừa
Thiên Huế” và đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy các tác động của
Festival Huế. Năm 2012 hội thảo khoa học về “tiềm năng và hướng phát triển
du lịch Bắc Trung Bộ” tổ chức năm 2012 với rất nhiều bản tham luận đề cập
đến hướng phát triển cho lễ hội tại Huế.
Nhằm nâng cao hiệu quả cho việc tổ chức lễ hội cũng như định hướng cho
sự kết nối giữa lễ hội và du lịch, chúng tôi đã xác định việc nghiên cứu phát triển
du lịch lễ hội là vấn đề cấp thiết, cần nghiên cứu mọi khía cạnh của lễ hội về
11
hình thức, nội dung, giá trị văn hóa… đồng thời phải tìm hiểu bản chất của du
lịch để tạo nên cầu nối giữa du lịch và lễ hội góp phần xây dựng nên các chương
trình du lịch lễ hội hấp dẫn, có sức thuyết phục cao.
3. Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi mong muốn qua đề tài “nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội
tại Huế” sẽ làm rõ các vấn đề sau:
- Mối liên quan giữa lễ hội với hoạt động du lịch để góp phần khai thác các
lễ hội, tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương.
- Giới thiệu các yếu tố tạo nên nét đặc trưng văn hóa riêng của lễ hội tại
Huế thông qua khảo sát các lễ hội ở thành phố Huế.
- Góp phần bảo tồn và phát triển di sản lễ hội và khai thác giá trị lễ hội để
phát triển du lịch.
- Kết hợp được giữa lễ hội và du lịch sẽ tạo thành thế mạnh cho du lịch văn
hóa tại Huế phát triển, cụ thể phát triển loại hình du lịch lễ hội tại Huế.
* Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu về sức hấp dẫn của giá trị văn hóa trong các lễ hội tại Huế
- Tìm hiểu về hình thức tổ chức, nội dung hoạt động, ý nghĩa của lễ hội tại
Huế, thực trạng, các điều kiện để phát triển du lịch lễ hội tại Huế, qua đó phát
huy giá trị của lễ hội phục vụ cho hoạt động du lịch.
- Đưa ra các giải pháp, đề xuất để lễ hội trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn
du khách góp phần làm phong phú cho sản phẩm du lịch địa phương.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của văn hóa, du lịch, lễ hội
- Giới thiệu lễ hội, thống kê khảo sát các lễ hội tại Huế.
12
- Nghiên cứu ý nghĩa, các giá trị văn hóa trong lễ hội, các yếu tố tạo nên nét
đặc trưng văn hóa riêng của lễ hội tại Huế thông qua phân tích các nhân tố góp
phần làm cho lễ hội hấp dẫn thu hút du khách.
- Tìm hiểu điều kiện phát triển du lịch lễ hội tại Huế thông qua xem xét
thực trạng, đánh giá khả năng khai thác phục vụ du lịch của lễ hội tại Huế để đưa
vào phục vụ cho hoạt động du lịch góp phần làm phong phú và đa dạng cho sản
phẩm du lịch tại Thừa Thiên Huế.
- Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển du lịch lễ hội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các lễ hội tiêu biểu tại thành phố Huế xét trường hợp lễ hội điện Hòn
Chén, lễ hội Cầu ngư, lễ hội vật làng Sình, lễ tết, lễ hội truyền thống cung đình
(lễ tế Đàn Nam Giao), Lễ tôn giáo (Phật đản).
- Khách du lịch, cư dân địa phương, các đơn vị kinh doanh lữ hành, các cơ
quan quản lý về du lịch.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
 Về nội dung
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của các khái niệm Văn hóa, du lịch, lễ hội.
- Giới thiệu một số lễ hội tiêu biểu tại Huế (qua các lễ hội tiêu biểu nêu
trên). Đặc điểm của lễ hội về không gian, hình thức tổ chức, nội dung, ý nghĩa và
đặc điểm nổi bật của lễ hội.
- Tìm hiểu vai trò của lễ hội trong hoạt động du lịch, các yếu tố tạo nên nét
đặc trưng văn hóa riêng của lễ hội tại Huế thông qua phân tích các nhân tố góp
phần làm cho lễ hội hấp dẫn thu hút du khách.
13
- Tìm hiểu thực trạng, đánh giá khả năng khai thác phục vụ du lịch của lễ
hội tại Huế để đưa vào phục vụ cho hoạt động du lịch góp phần làm phong phú,
tạo nên sự đa dạng cho sản phẩm du lịch tại Huế.
- Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển du lịch lễ hội
 Về không gian, thời gian
Căn cứ vào bản điều chỉnh quy hoạch tổng thể du lịch Thừa Thiên Huế đến
năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, theo bản đồ định hướng tổ chức không
gian tuyến điểm du lịch tại Thừa Thiên Huế, trong phạm vi của đề tài chúng tôi
chỉ nghiên cứu các lễ hội tại thành phố Huế.
Chuyên đề lễ hội đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm trên góc độ văn
hóa và cũng đã được khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch. Tuy nhiên chúng
tôi muốn đi sâu tìm hiểu, phân tích cụ thể giá trị văn hóa và không gian lễ hội tại
Huế để tạo nên sản phẩm khác biệt của du lịch Huế, góp phần làm phong phú, đa
dạng cho sản phẩm du lịch văn hóa Huế.
Thông tin thu thập phục vụ cho việc viết đề tài trên cơ sở dữ liệu thu thập
được cho đến năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp
- Phương pháp phân tích tài liệu: Thu thập thông tin, nghiên cứu tổng quan
lý luận, tài liệu thông qua việc tìm hiểu các sách báo, giáo trình bài giảng, các
tạp chí du lịch, truy cập các trang thông tin điện tử của tổng cục du lịch, các
trang thông tin điện tử có giá trị khoa học để sưu tầm các tài liệu liên quan đên
đề tài và các đề tài nghiên cứu có liên quan.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Để xử lý thông tin sưu tầm, thống kê
nhận định về các lễ hội.
14
- Phương pháp so sánh: Lễ hội trong tổng thể các yếu tố làm nên sản phẩm
du lịch và hoạt động của lễ hội. Tìm hiểu nhu cầu, khả năng thu hút khách của lễ
hội. Giá trị văn hóa lễ hội thể hiện qua hình thức, nội dung lễ hội.
- Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến, tài liệu qua sự cung cấp của các
nhà nghiên cứu. Thực hiện điều tra xã hội qua bảng hỏi.
- Phương khảo sát thực địa: Quan sát trong quá trình thực tế diễn ra lễ hội
để thấy rõ được thực trạng khai thác và phát triển du lịch lễ hội.
- Phương pháp liên ngành: Sử dụng kiến thức của các ngành khác như văn
hóa học, du lịch học, triết học…
- Phương pháp quan sát: Tìm hiểu số lượng, khả năng thu hút khách. Giá trị
văn hóa lễ hội, ý nghĩa lễ hội, không gian tổ chức lễ hội. Các đối tượng liên quan
đến lễ hội như công trình kiến trúc, hoạt động của cư dân địa phương, thái độ khách
du lịch. Quan sát tại các địa điểm diễn ra lễ hội, hoạt động diễn ra trong lễ hội.
- Phương pháp giải mã văn hóa: Các yếu tố văn hóa trong lễ hội thu hút
khách du lịch.
- Phương pháp phỏng vấn (hỏi trực tiếp): Tiếp cận các lễ hội, trao đổi ghi
nhận ý kiến trực tiếp của cư dân khi tham gia vào lễ hội các cơ quan quản lý nhà
nước, các hãng lữ hành, khách du lịch... để biết được nhu cầu mong muốn cuả
khách, vai trò, tác dụng của lễ hội đối với du lịch.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp khác như phân tích hình
ảnh, tổng kết thực tiễn... để bài viết có tính khách quan.
Nguồn tư liệu sử dụng gồm có sách, báo, các báo cáo chuyên đề, những bài
nghiên cứu của những đối tượng quan tâm về lĩnh vực văn hóa, lễ hội và du lịch.
Tham khảo các bài giới thiệu về lễ hội trên các trang báo điện tử, trang thông tin
điện tử chính thống của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch.
15
5.2. Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm tổng hợp: Khi thực hiện nghiên cứu đề tài này chúng tôi dựa
trên quan điểm kết hợp tất cả các yếu tố địa lí, xã hội, con người… Các yếu tố
này có mối quan hệ lẫn nhau tạo nên một thể thống nhất trong phát triển du lịch
văn hóa tại Huế. Tổng hợp đặc điểm từng đối tượng, kết hợp chúng với nhau, tạo
thành một thể thống nhất trong nghiên cứu.
- Quan điểm kinh tế: Quan tâm đến hiệu quả kinh tế, không chỉ đối với
doanh nghiệp mà còn đối với chính cư dân địa phương. Đặt ra mục tiêu làm thế
nào để thu lại được hiệu quả cao nhất cho chính doanh nghiệp cũng như lợi ích
cho cộng đồng cư dân.
- Quan điểm phát triển du lịch bền vững, phát triển du lịch cộng đồng: Khai
thác cần chú trọng đến vấn đề bảo vệ và trùng tu, giữ gìn môi trường để đảm bảo
phát triển du lịch bền vững. Phát triển du lịch phải bảo đảm sự cân đối giữa các
mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Đảm bảo có sự tham gia của tất cả 4
thành phần: Các nhà quản lý du lịch và khu bảo tồn tương lai; cộng đồng dân cư
địa phương; các nhà kinh doanh du lịch và khách du lịch.
6. Đóng góp mới của luận văn
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi xác định đóng góp mới của luận văn đó
là làm nổi bật được các giá trị văn hóa của lễ hội. Làm sáng tỏ khái niệm, sản
phẩm gọi là du lịch lễ hội. Đồng thời đánh giá thực trạng hoạt động du lịch lễ hội
hiện nay để đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch lễ hội tại Huế.
Chúng tôi cũng làm rõ đặc điểm nổi bật của các lễ hội tại thành phố Huế,
tiến hành thống kê các lễ hội tại thành phố Huế được diễn ra theo từng tháng
trong năm để thuận lợi cho việc tổ chức loại hình du lịch lễ hội.
16
7. Bố cục luận văn
Ngoài lời cảm ơn, danh mục viết tắt, mục lục, khóa luận bao gồm những nội
dung sau:
 Phần mở đầu bao gồm: Lý do chọn đề tài; Mục đích nghiên cứu; Đối
tượng, phạm vi, phương pháp, quan điểm nghiên cứu và kết cấu luận văn.
 Phần nội dung:
Chương 1. Tổng quan lý luận về du lịch lễ hội và điều kiện phát triển du
lịch lễ hội tại thành phố Huế.
Nội dung chương này đề cập đến cơ sở lý luận đề tài nghiên cứu bao gồm
các khái niệm về Lễ hội, du lịch, du lịch lễ hội. Vai trò, mối quan hệ của văn
hóa, lễ hội và du lịch. Những yếu tố ảnh hưởng đến du lịch lễ hội. Những nguyên
tắc phát triển du lịch lễ hội. Những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch lễ
hội. Đồng thời xem xét điều kiện phát triển du lịch lễ hội ở thành phố Huế trên
cơ sở xem xét các yếu tố chung ở thành phố Huế, tài nguyên du lịch lễ hội ở
Huế, các điều kiện hỗ trợ cho du lịch lễ hội (nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ
tầng cơ sở, thị trường khách, vị trí địa lý...)
 Chương 2. Thực trạng hoạt động du lịch lễ hội tại thành phố Huế.
Nội dung chương này khảo sát và đánh giá thực trạng lễ hội tại thành phố
Huế. Phân tích thị trường khách du lịch, các sản phẩm du lịch lễ hội, cơ sở vật
chất kỹ thuật của du lịch lễ hội, nhân lực du lịch lễ hội, hoạt động tổ chức quản
lý du lịch lễ hội và công tác tuyên truyền quảng bá, bảo tồn văn hóa trong du lịch
lễ hội ở Huế. Đồng thời khái quát về các lễ hội tiêu biểu tại thành phố Huế, đánh
giá thực trạng hoạt động du lịch lễ hội tại thành phố Huế. Thống kê phân tích
một số lễ hội tiêu biểu để định hướng cho phát triển du lịch lễ hội ở Huế.
Chương 3. Một số giải pháp phát triển du lịch lễ hội tại thành phố Huế.
17
Nội dung chương này đề cập đến mục tiêu, chiến lược phát triển du lịch
Huế. Trên cơ sở quy hoạch du lịch Huế, thực tiễn du lịch lễ hội Huế sẽ nghiên
cứu lễ hội khai thác giá trị của lễ hội phục vụ cho hoạt động du lịch qua các đề
xuất giải pháp về chính sách, quy hoạch, tổ chức, quản lý lễ hội; Về đầu tư, phát
triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch lễ hội; Về phát triển sản phẩm, thị trường du
lịch lễ hội; Về phát triển nguồn nhân lực du lịch lễ hội; Về tuyên truyền, quảng
bá du lịch lễ hội và bảo tồn văn hóa trong hoạt động du lịch lễ hội.
Đồng thời đưa ra các kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước, với
các doanh nghiệp du lịch và với chính quyền và cư dân địa phương để khai thác
giá trị văn hóa của lễ hội góp phần khai thác có hiệu quả lễ hội, phát triển sản
phẩm du lịch lễ hội tại thành phố Huế.
 Phần kết luận
Nội dung chương này xác định giá trị lễ hội tại Huế. Đồng thời khẳng định
vai trò, ý nghĩa của lễ hội trong phát triển du lịch lễ hội tại Huế.
 Phần phụ lục
 Phần tài liệu tham khảo
18
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH LỄ HỘI VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT
TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ
1.1. Tổng quan về du lịch lễ hội
1.1.1. Lễ hội và du lịch lễ hội
1.1.1.1. Lễ hội
 Khái niệm chung về Lễ hội
Lễ hội: “Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và
phong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt
nhọc, hoặc là một dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại,
ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thồng, hoặc là giải quyết những nỗi lo âu, những
khao khát, ước mơ mà cuộc sống hiện tại chưa giải quyết được” [29 trang 67]
“Lễ hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống của cộng đồng”
Lễ hội là nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đồng thời là sự kiện có thể
thu hút đông đảo khách du lịch. Khi bàn về khái niệm, mối tương quan giữa lễ
hội và sự kiện, các chuyên gia có cho rằng “Lễ hội là thuật ngữ dùng để chỉ một
loại hình sinh hoạt văn hóa phổ biến, có thể tổng hợp nhiều loại hình văn hóa
khác nhau (văn học nghệ thuật, tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán...) qua
hình thức sân khấu hóa hoặc cảnh diễn hóa... tại một địa điểm, một không gian -
thời gian nhất định bằng những nghi thức, nghi vật, nghi trượng. Lễ hội sản sinh
từ nhu cầu tất yếu của lịch sử. Lễ hội không đặt nặng vấn đề kinh tế trong khi du
lịch thì ngược lại.
Lễ hội truyền thống: GS.TS. Nguyễn Duy Qúy có định nghĩa về lễ hội truyền
thống như sau “Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hóa tổng hợp bao gồm các
19
mặt tinh thần và vật chất, tôn giáo tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, linh thiêng và
đời thường. Đó còn là một sinh hoạt có qui mô lớn về tầm vóc và có sức cuốn hút
một số lượng lớn những hiện tượng của đời sống xã hội...”
- Lễ hội truyền thống bao giờ cũng xuất phát từ nhu cầu nội tại của con
người, hướng tới một đối tượng cụ thể để suy tôn và được chú trọng về không
gian lễ hội.
- Bản sắc văn hóa Việt Nam mang đậm chất văn hóa làng. Lễ hội truyền
thống là điển hình của sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống.
- Bản chất và nội dung của “lễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hóa
cộng đồng. Dù bất cứ nơi đâu vào bất cứ thời gian nào, lễ hội cũng do chính
nhân dân tiến hành. Không bao giờ lễ hội chỉ thuộc về một nhóm người nào
đó trong xã hội”
Lễ hội truyền thống xưa nhấn mạnh phần lễ. Lễ hội truyền thống nay nhấn
mạnh phần hội.
* Lễ hội hiện đại: Do nhu cầu của cuộc sống và sự phát triển văn hóa xã
hội. Các địa phương tổ chức các lễ hội hướng đến sự kiện cụ thể. Trong sinh
hoạt lễ hội có sự tham gia của các sinh hoạt văn hóa bên ngoài du nhập vào,
trong lễ hội phần “hội” được chú trọng, nội dung đan xen giữa truyền thống và
hiện đại. Đây cũng là hoạt động có tính tương tác cao giữa địa phương và khách
du lịch, là yếu tố thúc đẩy hoạt động “du lịch lễ hội” phát triển.
*Lễ hội du lịch: Đây là một loại “lễ hội hiện đại (lễ hội mới) do ngành du
lịch chủ động phối hợp với các ngành xã hội khác nhau đứng ra tổ chức, nhằm
tạo ra sản phẩm hoặc tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch”
Huế từng tổ chức “lễ hội bếp Việt”, “lễ hội làng nghề truyền thống”, “lễ hội
áo dài”, đặc biệt “lễ hội Festival” định kỳ 2 năm tổ chức một lần.
20
Đặc điểm lễ hội
- Tổ chức định kỳ hoặc một thời điểm duy nhất, có tính lặp lại thường xuyên.
- Mang đậm tính chất lễ hội nông nghiệp nhưng không phải nông nghiệp
thuần túy.
- Chịu ảnh hưởng của văn hóa, lịch pháp Trung Hoa nhưng đã có những
chuyển dịch thay đổi về thời gian và nội dung, hình thức thể hiện.
Phân loại lễ hội
Lễ hội là một bộ phận của nền văn hóa dân gian được sáng tạo và bảo
tồn, lưu truyền lâu đời trong lòng xã hội từ xưa đến nay. Việt Nam là quốc gia
đa sắc tộc và đa lễ hội, tùy theo mỗi góc độ, mục đích, quan điểm nghiên cứu
mà có sự phân loại lễ hội khác nhau và trong các loại lễ hội được phân ra cũng
sẽ có những cấp độ lễ hội khác nhau. Các hình thức phổ biến của lễ hội và sự
kiện trong lịch sử:
 Căn cứ vào nơi tổ chức: Hội chùa, Hội đình... Tất cả dều ảnh hưởng,
mang tính chất lễ hội nông nghiệp. Nguồn gốc lễ hội: Hình thành và phát triển
cùng với lịch sử dân tộc, đất nước, phản ánh đời sống của cư dân nông nghiệp
lúa nước. “Tháng Giêng ăn tết ở nhà, tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè”
 Căn cứ vào nội dung phản ánh: Lễ hội nông nghiệp. Lễ hội danh nhân,
anh hùng lịch sử. Lễ hội tôn giáo tín ngưỡng....
Căn cứ vào hoạt động tổ chức trong lễ hội: Có lễ hội truyền thống, lễ hội
hiện đại hoặc lễ hội cung đình, lễ hội dân gian (thực ra lễ hội cung đình và lễ hội
dân gian thuộc về lễ hội truyền thống)
- Lễ hội truyền thống: Có lễ hội truyền thống dân gian, lễ hội truyền thống
cung đình.
21
- Lễ hội truyền thống dân gian là một loại hình sinh hoạt văn hóa, xã hội
của quần chúng nhân dân lao động ở một cộng đồng, địa phương nhất định mang
đậm tính chất tổng hợp các hình thái tư tưởng, tín ngưỡng, phong tục tập quán…
của cộng đồng địa phương đó.
Nhìn chung Lễ hội truyền thống dân gian có sự lặp đi lặp lại một cách ổn
định về thời gian, không gian hội, sự định kỳ ngày hội. Ngày nay với chủ trương
phát triển văn hóa kết hợp với du lịch. Lễ hội truyền thống dân gian ngày càng
được quan tâm chú trọng để phát triển và gìn giữ bản sắc văn hóa địa phương, Lễ
hội được đông vui hơn… nhằm mục đính chuyển tải truyền thống và nội dung
giáo dục của ngày hội đến các thế hệ nối tiếp, đồng thời giới thiệu, gìn giữ, phát
triển những tinh hoa của lễ hội truyền thống dân gian.
- Lễ hội cung đình: Lễ hội cung đình phản ánh sinh hoạt lễ nghi của triều
Nguyễn, phần lớn chỉ chú trọng về “lễ” hơn “hội”.
“Lễ hội cung đình diễn ra trong cung đình dưới triều Nguyễn (1802 - 1945).
Hầu hết là những đại lễ của triều đình như lễ tế Nam Giao, lễ tế Văn Miếu, lễ tế
Xã Tắc, lễ tế Thái Miếu, lễ tế Thế Miếu, lễ Tịch Điền, lễ tế Kỳ Đạo, lễ khai trạo
của thủy quân, lễ đăng quang, lễ mừng thọ tứ tuần, ngũ tuần của hoàng đế, hoàng
hậu, và lễ Hưng quốc Khánh niệm (mồng 2 tháng 5 âm lịch)...”
(Nguồn: thuathienhue.gov.vn)
- Lễ hội dân gian: là một sinh hoạt tổng hợp bao gồm các mặt: Tôn giáo tín
ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, tinh thần và cả vật chất, linh thiêng và đời thường.
Lễ hội dân gian gồm nhiều loại rất phong phú, tiêu biểu như: lễ hội Huệ
Nam ở Điện Hòn Chén hay còn gọi là lễ rước sắc nữ thần Pônagar theo tín
ngưỡng của người Chăm Pa sau này được Việt hóa Thiên y A na, lễ hội tưởng
niệm các vị khai sinh các ngành nghề truyền thống, lễ hội tưởng nhớ các vị khai
22
canh thành lập làng. Trong những dịp tế lễ, nhiều sinh hoạt văn hóa bổ ích như
đua thuyền, kéo co, đấu vật... còn được tổ chức và thu hút đông người xem.
Căn cứ vào không gian (phạm vi) của lễ hội: Có lễ hội quốc gia (cả nước),
Lễ hội vùng, lễ hội làng...
- Lễ hội quốc gia: như Giỗ tổ Hùng Vương, các ngày lễ kỷ niệm chiến
thắng...
- Lễ hội vùng: Là loại hội lễ có tầm thu hút ảnh hưởng rộng lớn, mang tính
chất tiêu biểu, sự tham gia của cả vùng.
- Lễ hội làng: Đa số gắn với tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp. Diễn ra tại
Đình làng, Miếu, Đền, Lăng…
“Đó là một hình thức sinh hoạt văn hóa định kỳ, cộng đồng tổng hợp và tiêu
biểu nhất của xã hội nông thôn ở đơn vị làng” [41trang 15]
Bao gồm:
+ Lễ hội thờ đức Thành Hoàng: Diễn ra ở các đình làng, còn gọi là hội đình
hay đình đám.
+ Lễ hội thờ các nhân vật lịch sử: Đa số diễn ra ở các Lăng, Đền thờ các vị
có công với nước.
+ Lễ hội thờ cúng Cá Voi: Diễn ra tại các làng ven biển
+ Lễ - Hội Tết: Đây là sinh hoạt mang tính cộng đồng cao. Là một loại hội
mùa gắn với các nghi lễ của tín ngưỡng dân gian hoặc tôn giáo dựa theo âm lịch
như lễ tết Nguyên Đán.
+ Lễ hội tôn giáo: Gắn liền với những cộng đồng tín đồ tôn giáo đồng thời
cũng là dịp hội họp, sinh hoạt văn hóa quần chúng của nhân dân sở tại. Các loại
hình lễ hội tông giáo đó là: Lễ hội rằm tháng bảy hay còn gọi lễ vu lan; Lễ hội
Phật đản; Lễ thiên chúa giáo (Lễ Noel, lễ Phục sinh...)
23
+ Lễ hội các dân tộc ít người: Mang màu sắc nghiêng về tâm lý, tín
ngưỡng, phong tục tập quán…của các cộng đồng người dân tộc.
+ Lễ hội Vùng
+ Lễ hội gia đình (cưới, tang, giỗ…)
 Căn cứ vào thời gian tổ chức Lễ hội: Có Lễ hội mùa xuân, lễ hội mùa Thu.
 Căn cứ vào mục đích, tính chất của lễ hội:
- Lễ hội thờ Tổ nghiệp truyền thống (Kim hoàn, Sân khấu, nghề may…)
- Lễ hội thờ cá voi (ngư dân miền biển)
- Lễ hội tôn giáo (Phật Đản, Noel, lễ hội thờ Mẫu - Nữ thần...)
Ngoài ra tùy theo hoạt động của lễ hội, mục đích lễ hội và tùy từng địa
phương mà có cách gọi tên khác nhau về lễ hội như: Lễ hội tôn vinh các vị thần;
Lễ hội làng nghề; Lễ hội văn hóa (ví dụ như lễ hội văn hóa các dân tộc ít người...)
Chức năng của lễ hội
- Gắn kết cộng đồng, nơi thể hiện đời sống tinh thần của cộng đồng.
- Không gian thể hiện sự sáng tạo của cá nhân cộng đồng...
Vai trò, vị trí của lễ hội trong đời sống văn hóa cộng đồng
Lễ hội là nơi thể hiện những giá trị văn hóa của cộng đồng, đề cao nhân vật
được tôn thờ, hành lễ. Thể hiện tính chất xã hội hóa và sức sống của cộng đồng
(Nâng cao đời sống văn hóa cộng đồng...). Lễ hội là linh hồn của các kiến trúc
văn hóa, đời sống của cộng đồng...
Lễ hội là hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống của quần chúng
nhân dân. Văn hóa người Việt có rất nhiều loại hình, trong đó lễ hội truyền thống
dân gian là loại hình tiêu biểu đậm đà bản sắc của từng cộng đồng địa phương.
Lễ hội truyền thống dân gian là một dạng sinh hoạt ngoài trời xuất phát từ
những nhu cầu của đời sống con người. Nó không những có phần lễ mà còn có
24
phần hội để thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí lành mạnh mang tính cộng đồng.
Thông qua lễ hội con người thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, cộng cảm với cộng đồng
được rộng rãi. Đó cũng là lúc con người được phổ cập và cảm nhận những giá trị
văn hóa địa phương là dịp tập hợp để đua tài, đua sức thể hiện truyền thống
“Uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội truyền thống dân gian giúp con người cảm nhận
được những giá trị thẩm mỹ mà nó chứa đựng, một yếu tố tác động tích cực đến
thế giới tâm hồn con người. Thông qua lễ hội để giáo dục truyền thống, giáo dục
tư tưởng, tình cảm cho cộng đồng, giúp con người hiểu nhau hơn từ đó có sự
điều chỉnh hành vi ứng xử có văn hóa.
Lễ hội truyền thống dân gian là hình thức trình diễn tổng hợp: Đó là sự kết
hợp của người dân địa phương với đông đảo các thành phàn khách đến từ các địa
phương khác. Lá sự kết hợp nhuần nhuyễn của không gian và thời gian. Sự kết
hợp của nhiều loại hình nghệ thuật, phong tục tập quán khác nhau... tạo nên sự
đa dạng và phong phú cho một thể loại sinh hoạt cộng đồng mang đậm bản sắc
văn hóa vùng miền.
Tóm lại lễ hội là một yếu tố rất quan trọng có thể đáp ứng được các nhu cầu
về tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, giao tiếp, tìm hiểu lẫn nhau… là một nhu cầu
không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của một cộng đồng.
Vai trò lễ hội trong du lịch
Lễ hội truyền thống dân gian là một sản phẩm du lịch đặc thù. Với sự góp
mặt của Lễ hội, các công trình kiến trúc nghệ thuật, chùa miếu trầm lặng trở nên
có hồn, linh thiêng, sinh động. Nó đã tạo nên điểm du lịch hấp dẫn, làm phong
phú cho sản phẩm du lịch của từng địa phương.
Hoạt động lễ hội làm phong phú, đa dạng cho nền văn hóa địa phương, lôi
cuốn khách giao lưu, tìm hiểu, thưởng thức và để lại ấn tượng đặc thù sau mỗi
25
chuyến du lịch. Làm cho loại hình du lịch văn hóa có cả “Chất” và “Lượng”.
Trong lễ hội khách du lịch có thể trở thành chủ thể của lễ hội cùng tham gia vào
hoạt động của lễ hội. Đây là điểm mạnh. Yếu tố tích cực mà đối với các loại hình
du lịch khác khó mà thực hiện được.
Qua thực tế Lễ hội truyền thống dân gian là nguồn hấp dẫn lôi cuốn khách
du lịch. Thông qua hoạt động du lịch các lễ hội được tỏa sáng và thăng hoa.
Tóm lại, lễ hội truyền thống dân gian luôn có sức hấp dẫn và lôi cuốn du
khách bởi những đặc điểm độc đáo và phong phú của mình và hơn thế nữa đó là
thế giới tâm linh của mỗi con người, mỗi cộng đồng. Việc khai thác các giá trị
văn hóa của lễ hội để kết hợp với các hoạt động du lịch là mối quan tâm cần sự
nghiên cứu của các ban ngành chức năng.
1.1.1.2. Du lịch Lễ hội
Khái niệm du lịch lễ hội
Du lịch lễ hội tức lấy lễ hội làm điểm tựa, hoạt động du lịch lễ hội góp phần
tôn vinh, bảo vệ bản sắc văn hóa của lễ hội, gìn giữ và phát triển lễ hội.
Theo Trịnh Lê Anh và Nguyễn Thu Thủy thuộc khoa du lịch học, Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội: “Du lịch lễ hội là loại hình du
lịch trong đó du khách thực hiện chuyến đi vì mục đích tham quan, tham gia vào
các lễ hội tại điểm đến. Ở đây, lễ hội là yếu tố hấp dẫn đặc biệt lôi kéo du khách
từ phương xa đến”. Du lịch lễ hội nghĩa là lấy các sự kiện (bao gồm và chủ yếu
là lễ hội) làm sức hút du khách, làm chất xúc tác phát triển không chỉ cho ngành
du lịch trong cơ cấu kinh tế địa phương và quốc gia tổ chức, làm công cụ xây
dựng hình ảnh cho điểm đến.
Du lịch lễ hội là một loại hình du lịch, mục tiêu là đi du lịch đến với các lễ hội
của địa phương, tham gia vào các lễ hội được tổ chức ở một địa danh nổi tiếng nào
đó. Qua đó nâng cao hiểu biết về văn hóa, tăng cường mở rộng quan hệ giao tiếp.
26
Mối quan hệ và tác động qua lại giữa văn hóa, lễ hội và du lịch
Văn hóa, lễ hội và du lịch luôn tương tác lẫn nhau:
- Văn hóa nuôi dưỡng du lịch một cách bền vững. Không thể phát triển du
lịch bền vững khi không đặt văn hóa vào trong hoạt động du lịch
- Trong cuộc sống văn hóa là thực thể sống động luôn tồn tại hài hòa tạo
nên mối quan hệ mắt xích giữa các phạm trù khác nhau trong du lịch văn hóa
- Trong xu hướng phát triển du lịch hiện nay, văn hóa là bộ phận nền tảng
để phát triển du lịch. Có nhiều hoạt động văn hóa lấy du lịch làm điểm đến và
là mục đích.
- Văn hóa làm động lực cho du lịch vừa mang yếu tố truyền thống vừa có sự
tiếp nhận yếu tố văn hóa mới
- Xem xét dưới góc độ nhu cầu của du khách và yêu cầu của sản phẩm du lịch.
- Tóm lại trong cuộc sống hiện đại không thể thiếu hoạt động du lịch và cần
phải trân trọng các giá trị văn hóa. Đến nay văn hóa trở thành thế mạnh của du lịch
Việt nam. Đảng và nhà nước đã có những chủ trương để phát triển du lịch một
cách đúng hướng và bền vững và lấy văn hóa làm cơ sở để phát triển du lịch.
1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến du lịch lễ hội
1.1.2.1. Thời gian và địa điểm tổ chức
Du lịch lễ hội lấy lễ hội làm đối tượng chính trong mục đích đi du lịch. Tuy
nhiên hoạt động lễ hội lại xảy ra trong thời gian và không gian nhất định. Mỗi lễ
hội xảy ra tại một thời điểm khác nhau gắn với cộng đồng địa phương tại điểm
đó. Lễ hội xuất phát từ nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa
phương, được tổ chức trong các không gian nhất định. Ngược lại du lịch lại xuất
phát từ nhu cầu, điều kiện của khách du lịch. Thời gian lễ hội diễn ra ngắn không
phụ thuộc vào khách du lịch. Khách đi du lịch khi họ có thời gian nhàn rỗi và
27
diễn ra quanh năm và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như dịp nghỉ lễ, phương
tiện vận chuyển… vì vậy yếu tố thời gian và địa điểm cuả lễ hội cũng ảnh hưởng
đến hoạt động du lịch lễ hội.
1.1.2.2. Hình thức tổ chức
Hoạt động du lịch chịu ảnh hưởng của tính mùa vụ, của hình thức tổ chức
theo khách đoàn, khách lẻ. Việc tổ chức các chương trình du lịch phụ thuộc theo
từng đoàn khách khác nhau, theo quốc tịch, tôn giáo, đối tượng khách theo độ
tuổi, theo nghề nghiệp… Nói chung hình thức tổ chức các loại hình du lịch
phong phú đa dạng theo nhu cầu của từng đoàn khách khác nhau luôn có sự thay
đổi. Trong khi đó về hình thức tổ chức các lễ hội lại bắt buộc phải tuân theo các
qui định, các tập tục truyền thống khó có sự thay đổi. Lễ hội ở Việt Nam nói
chung, đặc biệt tại Huế nói riêng nghiêng nặng về phần lễ, rườm rà, thời gian
dành cho lễ nghi kéo dài và hạn chế sự tham gia về số lượng và đối tượng dự lễ
nên cũng tác động đến việc tổ chức du lịch lễ hội.
1.1.2.3. Nội dung lễ hội
Lễ hội truyền thống Việt nam có nguồn gốc từ nền văn minh lúa nước, đa
phần là lễ hội nông nghiệp (Không chỉ gắn trực tiếp mà nó còn bao hàm cả nghi
thức và lễ nghi nông nghiệp).
Việt Nam đa sắc tộc và đa lễ hội do vậy lễ hội có các nội dung khác nhau:
- Lễ hội mùa Xuân
- Lễ Tết nguyên đán
- Lễ hội tôn vinh các vị thần
- Lễ hội làng nghề
- Lễ hội tôn giáo:
+Lễ hội rằm tháng bảy hay còn gọi lễ vu lan
28
+ Lễ hội Phật đản
+ Lễ thiên chúa giáo (Noel)
- Lễ hội gắn liền hình thành một vùng đất
Tinh thần của lễ hội, nội dung, hình thức, sự ảnh hưởng của lễ hội. Tất cả
được thể hiện rõ nét qua:
 Nội dung lễ hội
 Chất lượng lễ hội
1.1.2.4. Sự tham gia của cộng đồng địa phương
Bản chất lễ hội là sản phẩm được hình thành phục vụ cho đời sống cộng
đồng địa phương. Sự tham gia tích cực vào hoạt động lễ hội của cộng đồng địa
phương không những làm cho chất lượng lễ hội được nâng cao đồng thời tạo nên
sự hấp dẫn lôi cuốn du khách cùng tham gia vào hoạt động của lễ hội. Lễ hội
càng có đông cộng đồng địa phương tham gia càng chứng tỏ sức sống mãnh liệt
của lễ hội. Là tác nhân làm cho du lịch lễ hội phát triển.
1.1.2.5. Nhu cầu của khách du lịch
Ngày nay đời sống của con người ngày càng được nâng cao, đi du lịch đã
trở thành hiện tượng phổ biển trong sự phát triển với tốc độ cao của hoạt động du
lịch. Xu hướng đi du lịch có sự thay đổi, khách du lịch không chỉ đến với các
loại hình du lịch truyền thống như thể thao, nghỉ dưỡng hay tham quan đơn
thuần mà yêu cầu tìm hiểu sâu hơn về văn hóa hay tự nhiên của điểm đến. Nhu
cầu của khách du lịch trước đây chú trọng đến lưu trú, mua sắm… thì nay khi đi
du lịch khách không chỉ có tham quan đơn thuần các di tích lịch sử văn hóa tự
nhiên mà còn muốn khám phá sâu về đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán, các
lễ hội của địa phương. Đến với lễ hội du khách sẽ được đắm chìm trong bản sắc
văn hóa dị biệt của mỗi vùng đất mà lễ hội diễn ra. Du lịch lễ hội đáp ứng được
nhu cầu của khách du lịch khi đến với mỗi quốc gia, mỗi địa phương.
29
Đi du lịch là để khám phá điều mới lạ, điều mới lạ mang sắc thái riêng của
mỗi vùng miền đó là sinh hoạt văn hóa. Du lịch văn hóa đáp ứng được nhu cầu
của khách du lịch là được giao lưu với người dân địa phương. Du lịch lễ hội là
môi trường tốt nhất để đáp ứng được nhu cầu của du khách.
1.1.3. Những nguyên tắc phát triển du lịch lễ hội
Để lễ hội trở thành sản phẩm du lịch, các yếu tố cần chú ý đó là: Thời gian,
không gian diễn ra lễ hội. Vị trí, mục đích, ý nghĩa, chủ đề, giá trị của lễ hội. Khi
chọn lọc đầu tư lễ hội tiêu biểu cần lưu ý:
- Xác lập tiêu chí chọn lựa lễ hội tạo nên sản phẩm du lịch
- Định hướng hình thức, nội dung hoạt động của lễ hội cụ thể
- Thiết lập chiến lược phát triển du lịch lễ hội. Phát triển du lịch lễ hội
nhưng không làm mất đi bẳn sắc của lễ hội.
- Điều kiện khai thác, đầu tư và phát triển của lễ hội
- Phát triển lễ hội phải phù hợp các nguyên tắc chung, dựa trên nhu cầu phát
triển du lịch, hiệu lực của cơ chế quản lý đầu tư và khai thác, thời gian không
gian lễ hội, điều kiện giao thông, dịch vụ, yếu tố con người...)
- Hoạt động du lịch lễ hội còn phải là hoạt động kinh doanh trên nền tảng
văn hóa và phải có đạo đức.
1.1.4. Những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch lễ hội
1.1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế
Trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia làm tốt công tác du lịch lễ hội trong
nỗ lực nâng cao hình ảnh đất nước mình. Sự thành công thể hiện ở việc khi nhắc
đến tên lễ hội thì sự náo nức và say mê đã được khơi dậy trong mỗi một du
khách và tên của quốc gia đó đã được liên tưởng đến trong suy nghĩ của mỗi
người. Ví dụ tuần lễ hội hóa trang carnaval tại Brazil, lễ hội bò tót ở Tây Ban
Nha, lễ té nước mùa xuân Song-kran tại Thái Lan…
30
- Lễ hội đường phố Rio de Janeiro - Brazil:
Đây là lễ hội có qui mô nhất toàn cầu với những bộ trang phục lộng lẫy và
các vũ điệu samba bất tận. Các nhà tổ chức đã tận dụng thế mạnh của địa
phương, tâm lý con người muốn phô trương những bộ trang phục của mình, kết
hợp với văn hóa bản địa, quê hương của những vũ điệu sôi động say đắm lòng
người tạo nên sự rộn ràng vui vẻ. Nhìn lại thành phố Huế có nhã nhạc cung đình
cung đình cũng không kém hấp dẫn. Trang phục ở Huế đa dạng, nơi phát sinh
nguồn gốc của chiếc áo dài, trang phục quan lại triều Nguyễn. Hàng năm lễ hội
áo dài tổ chức tại Huế cũng thu hút khách tham gia chiêm ngưỡng.
- Lễ hội đêm trắng ở Saint Peterburg - Nga:
Tận dụng điểm đặc biệt về vị trí địa lý tạo nên những đêm hè không tắt ánh
sáng mặt trời, người dân ở thành phố phương Bắc Saint Peterburg Nga đã tổ
chức lễ hội tưng bừng dựa trên đặc điểm tự nhiên của địa phương.
- Ngoài ra từ lễ hội khinh khí cầu quốc tế New Mexico - Mỹ, lễ hội đèn trời
Bình Khê - Đài Loan, lễ hội té nước Songkran ở Thái Lan, lễ hội chọi Cam Ivrea
ở Ý đều để lại những bài học đó là việc tổ chức lễ hội phải dựa trên nét đặc trưng
của địa phương, phù hợp với nền văn hóa của địa phương đó. Việc tổ chức lễ hội
cần chú ý đến yếu tố cộng đồng, sinh hoạt của người dân địa phương và đặc biệt
là sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư địa phương. Không gian tổ chức
của lễ hội cung là yếu tố quan trọng trong thành công của lễ hội.
- Thông qua việc tổ chức du lịch lễ hội tại các nước trên thế giới, trước khi
xây dựng chương trình du lịch lễ hội phải xem xét các yếu tố như Lễ hội nào
phục vụ cho du lịch, được diễn ra ở đâu, sẽ diễn ra khi nào, tại sao lại khai thác
lễ hội đó phục vụ cho du lịch, mục tiêu tổ chức loại hình du lịch lễ hội để đạt
được những mục đích gì trong hoạt động du lịch. Vai trò để cho du lịch lễ hội
31
hấp dẫn và thành công đó là sự kết hợp của các cơ quan chính quyền, người dân
địa phương và đặc biệt các cơ quan du lịch luôn đóng vai trò then chốt trong việc
xây dựng chương trình, cổ động tích cực cho du lịch lễ hội.
1.1.4.2. Kinh nghiệm trong nước
Chúng tôi lấy điển hình một thành phố cách Huế gần 130 km - Hội An cho
việc tổ chức mô hình du lịch lễ hội.
Hội An đô thị cổ nằm ven bờ sông Thu Bồn thuộc tỉnh Quảng Nam, một di
sản văn hóa Thế giới cũng đã tận dụng lễ hội như một sản phẩm du lịch. Theo
như khảo sát, Hội An có 53 lễ hội trải dài từ đầu năm đến cuối năm bao gồm các
loại như lễ hội Thành Hoàng Làng, lễ hội tưởng niệm tổ sư ngành nghề, lễ hội tín
ngưỡng tôn giáo…
Khai thác lễ hội thành một sản phẩm du lịch, người dân Hội An đã có
những bước cải tiến phần lễ cho phù hợp như giảm thời lượng phần lễ, lễ nghi
cũng đơn giản hóa nhưng vẫn giữ tính chất trang nghiêm, kính cẩn. Phần hội
được bổ sung lựa chọn những yếu tố “mới” “lạ” trên nguyên tắc tương ứng thính
nghi với hoạt động du lịch nhưng vẫn phù hợp với truyền thống đã được vận
dụng để phát huy các giá trị nhân văn của lễ hội. Khi tổ chức lễ hội phục vụ du
lịch, Hội An đã tận dụng tính đồng cảm, cộng cảm của cộng đồng dân cư địa
phương. Việc tổ chức đêm phố cổ lồng ghép với các hoạt động như chơi bài
chòi, hát hò khoan đối đáp… đã tạo được sự kết nối của quần chúng với lễ hội và
khách du lịch. Chính người dân địa phương - chủ nhân của lễ hội đã mang đến
cho lễ hội sâu lắng, gần gũi và có một sắc thái riêng, một nét hấp dẫn của lễ hội.
Sản phẩm du lịch lễ hội đã được sự quan tâm của chính quyền, các ngành hữu
quan, nhất là sự tham gia của cộng đồng dân cư bằng ý thức, trách nhiệm và sự
đồng tình chia sẻ.
32
Trong việc tổ chức các lễ hội, đội ngũ cán bộ hành chính và chuyên môn
được được đào tạo chuyên môn chuyên sâu đồng thời được huy động tối đa để
vận động tuyên truyền động viên công chúng tham gia và trực tiếp hướng dẫn
chuyên môn nghiệp vụ về nội dung, hình thức lễ hội. Việc tổ chức du lịch lễ hội
được triển khai đồng đều, cả từ phía cơ quan quản lý nhà nước cũng trực tiếp
nằm trong ban tổ chức lễ hội, việc phối kết hợp giữa các cấp chính quyền, các bộ
phận hoạt động của ngành văn hóa, các đoàn thể quần chúng đã trở thành chủ thể
của hoạt động.
Hội An đã thường xuyên tổ chức các hoạt động lễ hội với nhiều cấp độ, qui
mô, hình thức và nội dung khác nhau đã tạo nên sức hấp dẫn thu hút của du lịch
lễ hội đồng thời tạo nên bề dày kinh nghiệm, củng cố cơ sở vật chất nguồn nhân
lực phục vụ cho hoạt động lễ hội. Qua nhiều năm triển khai, tổ chức các hoạt
động lễ hội, theo Ông Nguyễn Sự chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hội An
cho biết Hội An đã đúc rút được một số kinh nghiệm tổ chức lễ hội như sau:
- Tổ chức lễ hội nhưng không làm phá vỡ cảnh quan. Phải giữ gìn, không
ngừng tôn tạo tôn vinh giá trị của di tích, di sản. Lễ hội, du lịch lễ hội luôn gắn
liền với khoảng không gian nhất định và thướng gắn liền với các điểm di sản, di
tích văn hóa lịch sử nên muốn khai thác du lịch lễ hội, chính quyền và người
dân Hội An đã đầu tư giữ gìn và tu bổ các di tích đồng thời với việc thường
xuyên tổ chức các hoạt động tôn vinh di sản đô thị cổ Hội An. Tập trung đầu tư
cho văn hóa để làm nền tảng cho hoạt động lễ hội thành công nhằm phục vụ
cho loại hình du lịch lễ hội.
- Muốn hoạt động lễ hội thành công thì phải đầu tư cho văn hóa. Sự đầu tư
này phải mang tính chiến lược dài hạn cho công tác nghiên cứu sưu tầm, đầu tư
cho cơ sở vật chất, nguồn nhân lực điều hành hoạt động lễ hội. Việc đầu tư này
33
bao gồm đầu tư cả cho chính người dân địa phương trong việc định hướng thị
hiếu, đầu tư cho việc phát triển các loại hình văn hóa văn nghệ dân gian ở tận cơ
sở. Chăm lo đầu tư đào tạo, tạo điều kiện sống, nghiên cứu, hoạt động của đội
ngũ làm công tác tác tổ chức và điều hành lễ hội.
- Du lịch lễ hội đã là sản phẩm du lịch thì cần có sự chọn lọc, bỏ bớt các
nghi thức phức tạp, kéo dài thời gian, bỏ bớt những nghi lễ không còn phù hợp
với đời sống mới; giữ lại những nghi thức mang tính giáo dục cao, các nghi thức
mẫu mực răn dạy về tôn ti trật tự, về thái độ tôn trọng các bậc có công với nước,
với làng xóm. Chú ý đến yêu cầu về kế thừa và phát triển trong lễ hội. Kết hợp
hài hòa giữa truyền thống với hiện đại, giữa cái cũ tốt đẹp với cái mới. Cần tạo
được sự đồng cảm, đồng tình tự nguyện, tự giác tổ chức hoặc tham gia lễ hội của
đông dảo quần chúng nhân dân.
- Việc tổ chức lễ hội có sự chọn lựa phù hợp với khả năng, điều kiện và yêu
cầu. Không tổ chức tràn lan mà chọn những lễ hội có khả năng hấp dẫn được
đông đảo công chúng, hấp dẫn được du khách, dễ huy động lực lượng tham gia
để tổ chức trước, sau đó đưa thành định kỳ thực hiện.
- Khai thác thế mạnh của địa phương để phát huy yếu tố lạ, tính độc dáo
trong lễ hội nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.
- Khuyến khích khách và cộng đồng dân cư địa phương tham gia vào hoạt
động của lễ hội như là một chủ thể sáng tạo trong hoạt động lễ hội đặc biệt là
trong các hoạt động thuộc phần hội.
- Đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của cộng đồng trong hoạt động lễ hội.
Phải vận động, huy động được trách nhiệm làm lễ hội của cả cộng đồng.
- Sự chuẩn bị kỹ lưỡng trông việc tổ chức du lịch lễ hội. Từ khâu thăm dò ý
kiến nhân dân, công tác tuyên truyền, thuyết phục, giải thích về lợi ích từ lễ hội
đem lại cho cộng đồng đến việc huy động tất cả các ban ngành cùng đồng lòng
34
chung sức phối hợp thực hiện về các mặt phụ trợ trong lễ hội như an ninh trật tự
hậu cần, cơ sở hậu cần…
- Chú trọng đảm bảo tính định kỳ các lễ hội và kết hợp chặt chẽ với các đơn
vị lữ hành du lịch để tăng cường quảng bá, xây dựng các chương trình du lịch lễ
hội phong phú và đều đặn phù hợp với mọi đối tượng, nhu cầu du khách khi
tham gia du lịch lễ hội có sự chọn lựa đến với lễ hội theo tháng, theo mùa, theo
mục đích nghiên cứu tìm hiểu hoặc theo sở thích của mình.
- Xác định để tổ chức tốt hoạt động du lịch lễ hội thì công việc nghiên cứu
và tiến hành hoạt động lễ hội là nhiệm vụ thường xuyên của ngành văn hóa và du
lịch. Cùng với sự đầu tư để thường xuyên làm công tác nghiên cứu sưu tầm các
lễ hội truyền thống; học tập sáng tạo các hình thức mới để làm phong phú các lễ
hội đã có, để đáp ứng yêu cầu nội dung cho các lễ hội phục vụ hoạt động du lịch.
- Khai thác lễ hội cho du lịch nhưng không tràn lan mà có sự chọn lựa các
lễ hội để tập trung đầu tư bảo tồn và khai thác yếu tố lạ, độc dáo trong sinh hoạt
lễ hội.
1.2. Các điều kiện phát triển du lịch lễ hội ở thành phố Huế
1.2.1. Giới thiệu chung về thành phố Huế
Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm ở dải đất hẹp miền Trung
Việt Nam. Mảnh đất này vốn dĩ trước đây thuộc vương quốc Chăm Pa có tên gọi
là Indrapura - vùng đất của thánh thần đối với suy nghĩ của người Chăm Pa. Sau
đám cưới của Huyền Trân công chúa vào năm 1306, vua Chiêm là Chế Mân đã
dâng hai Châu Ô, châu Rí cho Đại Việt như là sính lễ từ đó vùng đất Huế ngày
nay trực thuộc Đại Việt. Lúc đầu có tên là châu Thuận, châu Hóa rồi được đổi
tên là Thuận Hóa, kẻ Huế, Huế. Qua những lần phân chia ranh giới hành chính
ngày nay thành phố Huế có 27 đơn vị hành chính. Gồm 27 phường. Tuy nhiên,
35
danh xưng “Huế” với không gian văn hóa không chỉ giới hạn trong địa giới hành
chính mà còn lan tỏa ra các vùng phụ cận.
Bước chân các chúa Nguyễn trong việc mở mang xứ đàng trong ghi lại dấu
ấn vào năm 1558, khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm mảnh đất Thuận Hóa,
đặt dinh thự tại Ái Tử (Quảng Trị), Bác Vọng, Phước Yên đến Kim Long, Phú
Xuân. Trải qua các đời chúa Nguyễn, triều đại Tây Sơn và đặc biệt dưới thời 13
vị vua nhà Nguyễn, Huế trở thành kinh đô cả nước từ năm 1802 đến năm 1945.
Với bề dày lịch sử như vậy đã để lại cho cố đô Huế khối lượng di sản phong phú
và đa dạng.
Thành phố Huế nằm hai bên dòng sông Hương thơ mộng, địa hình đa dạng
bao gồm cả đồng bằng, đồi núi, đầm phá. Vùng đất mặc dù có khí hậu khắc
nghiệt lắm mưa nhiều nắng, Thời tiết chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt
đầu từ tháng 8 đến tháng 11, mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7, mưa ít. Khí
hậu ở Huế là yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động du lịch. Tuy nhiên thiên
nhiên ưu ái cho Huế có cảnh vật thơ mộng, khoảng không gian tự nhiên lớn cho
những hoạt động cộng đồng. Giới hạn hành chính thành phố Huế chỉ khoảng
71,68 km2
nhưng sông núi, cây cỏ, ao hồ hòa quyện, tạo nên sự đa dạng về mặt
địa hình rất thuận lợi để phát triển du lịch.
Dân số thành phố Huế ước tính 344.581 người (năm 2012), vốn ảnh hưởng
của hệ tư tưởng phông kiến lại ở trên địa bàn tập trung các trường Đại học cao
đẳng nên trình độ dân trí, nhận thức về văn hóa khá đồng đều, có nghiệp vụ
chuyên môn ý thức trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa. Trong quá trình phát
triển của vùng đất cố đô, sinh hoạt người dân Huế đã chịu sự ảnh hưởng của
nhiều nền văn hóa khác nhau. Văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chăm Pa, văn hóa
Thăng Long…
36
Trong xu hướng hội nhập, phấn đấu xây dựng Huế trở thành thành phố trực
thuộc trung ương, bộ mặt thành phố Huế ngày càng chỉnh trang, hoàn thiện. vị trí
thuận lợi, nằm trên trục giao thông đường bộ, đường sắt. Cảng biển không ngừng
được nâng cấp và hoàn thiện đảm bảo đón các đoàn du khách tàu biển cập cảng
Chân May. Giao thông thuận lợi, mặt bằng cơ sở hạ tầng thông thoáng. Mạng
lưới điện đầy đủ từ nguồn điện Bắc Nam, nguồn điện từ nhà máy thủy điện tại
địa phương. Hai nhà máy nước Quảng Tế, Giã viên cung cấp nguồn nước sạch
đến mọi nơi trong thành phố…
Một thời kỳ Huế là kinh đô, đặc biệt là dưới vương triều nhà Nguyễn đã để
lại cho Huế một khối lượng lớn các công trình kiến trúc, các di tích danh thắng
và sự qui hoạch tổng thể về mặt không gian cho thành phố Huế, các qui tắc ứng
xử, đời sống sinh hoạt tinh thần của người dân cố đô là tiền đề để Huế có điều
kiện để phát triển loại hình du lịch lễ hội.
Nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến một quần thể di tích kiến trúc cố đô
bao gồm các cung điện, thành quách, đền đài, lăng tẩm... không chỉ có vậy, sức
hấp dẫn lớn của Huế là trải qua bao biến thiên lịch sử huế vẫn bảo tồn được chân
dung của một cố đô với hàng trăm công trình kiến trúc nghệ thuật tinh vi tuyệt
mỹ, phong phú và đa dạng về mỹ thuật, trang trí, kiến trúc, lối sống sinh hoạt
đậm đà bản sắc truyền thống dân tộc, hòa quyện với cảnh quan kỳ diệu của thiên
nhiên, có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa nghệ thuật. Các đình làng, các phong
tục tập quán lễ hội…. tất cả hòa quyện tạo nên giá trị văn hóa riêng biệt của vùng
đất cố đô. Tất cả thành phần đó là nhân tố chủ yếu cấu thành đặc thù riêng của
Huế, là nền tảng để Huế trở thành trung tâm văn hóa du lịch của cả nước.
1.2.2. Tài nguyên du lịch lễ hội ở Huế
Thành phố Huế có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển khoảng
gần 7 thế kỷ (tính từ năm 1306). Trải qua quá trình hình thành và phát triển hơn
37
600 năm, với hai châu Ô, Rí đến Thuận Hóa - Phú Xuân - thị xã Huế năm 1889
dưới thời vua Thành Thái, thành phố Huế sau năm 1945, từng là kinh đô dưới
hai triều đại Tây Sơn (1788 - 1801) và các vị vua nhà Nguyễn (1802 - 1945). với
khoảng thời gian ấy đã hình thành nên bề sâu văn hóa Huế với sức lan tỏa rộng,
đã tích hợp được những giá trị vật chất và tinh thần quý báu để tạo nên một
truyền thống văn hóa Huế. Truyền thống ấy vừa mang tính đặc thù - bản địa của
một vùng đất, không tách rời những đặc điểm chung của truyền thống văn hóa
dân tộc Việt Nam; trong tiến trình hình thành văn hóa Huế có sự tác động của
văn hóa Đông Sơn do các lớp cư dân từ phía Bắc mang vào trước thế kỷ 2 và sau
thế kỷ 13 hỗn dung với thành phần văn hóa Sa Huỳnh tạo nên nền văn hóa Việt -
Chăm. Trong quá trình phát triển, chuyển biến có ảnh hưởng của các luồng văn
hóa khác các nước trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, phương
Tây... Văn hóa Huế được tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh thần, đa dạng về loại
hình, phong phú và độc đáo về nội dung, được thể hiện rất phong phú trên nhiều
lĩnh vực như: văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, phong tục tập quán, lễ hội,
lề lối ứng xử, ăn - mặc - ở, phong cách giao tiếp, phong cách sống...
Tài nguyên du lịch lễ hội tại Huế phong phú đa dạng từ sự góp phần làm
nên những giá trị vật chất như các công trình kiến trúc, không gian, địa điểm
diễn ra lễ hội cho đến cả một kho tàng văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú
đó là những câu ca, lời hò, điệu múa, lễ hội, trò chơi, sinh hoạt tín ngưỡng,
phong tục tập quán, nghệ thuật ẩm thực, các ngành nghề truyền thống… được
người dân Huế sáng tạo trong quá trình phát triển. Những giá trị này ẩn chứa
trong tâm thức của mỗi người dân xứ Huế đó chính là hệ thống các quan niệm,
tính cách Huế được biểu hiện qua tập quán, ứng xử, cách thờ phụng, cúng tế…
Cư dân Huế chịu ảnh hưởng hưởng của lối sống suy nghĩ văn hóa làng xã, mọi
sinh hoạt gắn liền với ngôi làng, nơi tổ tiên sinh ra đồng thời cũng chịu sự ràng
38
buộc của những nguyên tắc, chuẩn mực của lễ giáo do ảnh hưởng lối sống cung
đình. Đây cũng là tiềm năng cho du lịch văn hóa phát triển.
Thành phố Huế có tiềm năng to lớn, có các điều kiện để phát triển loại hình
du lịch lễ hội. Với bề dày lịch sử có thể khẳng định rằng thành phố Huế rất có
điều kiện để phát triển loại hình du lịch lễ hội. Theo thống kê từ sở Văn hóa thể
thao và Du lịch Huế, tại thành phố Huế có 49 lễ hội tiêu biểu, trong đó lễ hội dân
gian là 44 (liên quan đến giỗ tổ, ngành nghề là 8. Còn lại chủ yếu là lễ thu tế
xuân tế tại các đình làng 24), Lễ hội văn hóa, tôn giáo là 5. Lễ hội được phân bố
đồng đều các tháng trong năm, phân bố đồng đều trên địa bàn các phường xã.
Tất cả lễ hội được tổ chức trang nghiêm, hình thức nội dung lễ hội phong phú, đa
dạng. Các lễ hội gắn kết với các di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng và hơn
thế nữa không gian tổ chức lễ hội thoáng rộng. Các lễ hội có sự tham gia nhiệt
tình và mang đậm bản sắc văn hóa của địa phương.
Khi bàn về tiềm năng du lịch lễ hội tại Huế, các chuyên gia đề nhận định
“Huế từ lâu đã được biết đến như là một trung tâm văn hóa du lịch lễ hội nổi
tiếng của Việt Nam với nhiều tài nguyên văn hóa du lịch phong phú và đa dạng”
[9 trang 6].
Trên một diện tích không lớn, Huế lại có nhiều di tích lịch sử văn hóa bao
gồm các di tích Chămpa, di tích cách mạng, di tích chiến tranh, di tích tôn giáo
và đặc biệt là quần thể di tích kiến trúc cố đô Huế đã được công nhận là di sản
văn hóa thế giới. Rải rác khắp các phường trên địa bàn thành phố Huế đều có các
địa điểm diễn ra cá lễ hội. Chính nhờ sự hài hòa xen kẻ giữa các yếu tố thiên
nhiên, kiến trúc, con người và sinh hoạt đời sống tinh thần của người dân xứ Huế
đã ươm mầm cho các lễ hội có điều kiện phát triển.
39
1.2.3. Các điều kiện hỗ trợ cho du lịch lễ hội tại Huế
1.2.3.1. Vị trí địa lý
Nằm ở miền Trung Việt Nam, giữa hai tỉnh thành là nơi thu hút khách du
lịch. Phía Bắc giáp với thành phố Đà Nẵng - thành phố trực thuộc trung ương,
một trong những đầu mối giao thông quan trọng. Đà Nẵng có cảng biển quốc tế,
sân bay quốc tế là điểm trung chuyển khách từ các nơi đến, có các bãi biển nổi
tiếng, xa hơn nữa là Hội An, Mỹ Sơn điểm du lịch văn hóa hấp dẫn, điểm đến
của khách du lịch. Phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Trị, đầu mối giao thông với cửa
ngõ các nước Lào, Thái Lan là vùng đất thu hút khách du lịch trong các chương
trình du lịch tâm linh, du lịch hoài niệm về thăm chiến trường xưa. Huế ở giữa là
nơi có tiềm năng về du lịch văn hóa, du lịch lễ hội, đây là sự kết nối vững chắc
trong sự phát triển du lịch tự nhiên, du lịch văn hóa lễ hội và du lịch hoài niệm
trong sự đa dạng về sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách.
1.2.3.2. Nhân lực
Người dân Huế với lối sống kinh kỳ hiếu khách, ứng xử văn hóa trong giao
tiếp, đời sống sinh hoạt vừa mang tính chất cung đình trong ứng xử, vừa ảnh
hưởng ít nhiều của cư dân nông nghiệp lúa nước trọng tình, giản dị, chính vì vậy
nét sinh hoạt cung đình xen lẫn hài hòa với dân gian để tạo cho người dân xứ
Huế có một lối ứng xử riêng đặc sắc. Điều này thể hiện ở truyền thống hiếu học,
ham tìm tòi khám phá, sáng tạo trong lao động sản xuất nhưng vẫn giữ truyền
thống tổ tiên uống nước nhớ nguồn, thờ cúng tổ tiên, tình làng nghĩa xóm được
đề cao. Mặt bằng tri thức đồng đều, trình độ học vấn nhất định. Đây là yếu tố
quan trọng góp phần làm cho du lịch lễ hội phát triển.
1.2.3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng cơ sở
Huế là một trong những thành phố du lịch của cả nước, chính quyền và
nhân dân thành phố nỗ lực phấn đấu xây dựng thành phố trở thành thành phố
40
trực thuộc trung ương. Việc chỉnh trang đô thị ngày càng được chú trọng. Hệ
thống điện nước đảm bảo, đường bộ thông thoáng, giao thông thuận lợi, sân bay
quốc tế Phú Bài đón nhận các chuyến bay quốc tế đến từ Thái Lan, Campuchia
và không ngường mở rộng các tuyến bay quốc tế. Hệ thống khách sạn nhà hàng
đảm bảo phục vụ khách du lịch, đặc biệt là sự chào đón của người dân địa
phương với dịch vụ homestay đủ cung cấp dịch vụ lưu trú cho khách du lịch.
1.2.3.4. Thị trường khách
Huế là thành phố du lịch ít bị ảnh hưởng bởi tính mùa vụ. Thường từ tháng 1
đến tháng 5 là mùa thị trường khách quốc tế, từ tháng 6 đến tháng 12 là mùa khách
nội địa. Đối với khách quốc tế thị trường khách chủ yếu là Pháp, Thái Lan, Nhật
Bản, Úc, Anh, Mỹ… thị trường khách Châu Âu rất quan tâm đến vấn đề văn hóa.
Ngoài ra số lượng khách nội địa đến Huế cũng đáng kể. Nguồn khách từ miền Bắc
với nhu cầu, thị hiếu tìm hiểu về văn hóa khá cao. Đây là nguồn lực để xác định du
lịch văn hóa, du lịch lễ hội là hướng cần sự quan tâm đầu tư.
Với lợi thế tiềm năng về nhân văn và tự nhiên, thành phố Huế là điểm đến
trong các chương trình du lịch, thu hút khách từ nhiều thị trường khác nhau. Thị
trường khách truyền thống quốc tế đến từ từ các nước Châu Âu, Bắc Mỹ như
Pháp, Anh, Úc, Tây Ban Nha… những năm gần đây có sự gia tăng về số lượng
khách đến từ các nước Đông Bắc Á và ASEAN đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc,
Thái Lan. Đối với khách nội địa, là nguồn khách quan trọng đến từ các thị
trường khách trong nước có mức chi trả cao như Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh. Nhằm phát triển du lịch, ngoài khai thác thi ̣ trường truyền thống, các
doanh nghiê ̣
p đang tích cực mở rộng các thi ̣trường mới.
41
1.2.3.5. Khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách
Người đi du lịch ngoài những nhu cầu đi du lịch thuần túy đều có nhu cầu
tìm hiểu về văn hóa của vùng đất nơi họ đến. Lễ hội là nơi hội tụ nhiều nét văn
hóa nhất: Từ yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục và nghi lễ cho đến các giá trị
đạo đức, tính cộng đồng của con người địa phương đó. Lễ hội tại Việt Nam nói
chung, tại Huế nói riêng đa số diễn ra vào mùa xuân và mùa thu thời điểm mát
mẻ, phù hợp với một số nước trên thế giới là dịp nghỉ, đồng thời đa số các lễ hội
được diễn ra tại những dịa điểm có phong cảnh hữu tình, những địa điểm gắn
liền với di tích lịch sử văn hóa tạo nên sự hấp dẫn của lễ hội và là yếu tố cho loại
hình du lịch lễ hội phát triển.
42
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt cộng đồng mang đậm bản sắc văn hóa
riêng của mỗi vùng đất, là nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đồng thời là sự
kiện có thể thu hút đông đảo khách du lịch. Lễ hội có sự đa dạng và phong phú
về hình thức và nội dung, thuộc truyền thống hay hiện đại và được phân loại ra
nhiều nhóm khác nhau tùy theo tính chất và đặc điểm mỗi lễ hội.
Du lịch lễ hội là hoạt động của du lịch dựa trên nền tảng của lễ hội. Khi
nghiên cứu để phát triển du lịch lễ hội cần quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng
đến hoạt động du lịch lễ hội như thời gian, địa điểm, hình thức tổ chức, nội dung
của lễ hội; vai trò, tinh thần tham gia vào hoạt động lễ hội của người dân địa
phương và yếu tố quan trọng là nhu cầu của khách du lịch.
Với sự đa dạng phong phú về lễ hội từ lễ hội cung đình, lễ hội tôn giáo đến
lễ hội dân gian, từ việc không gian tổ chức lễ hội được diễn ra tại các đình làng
hay các đàn miếu đều thể hiện tính cộng đồng rất cao và đặc biệt các lễ hội ở
Huế đều gắn kết với các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng có sức hấp
dẫn thu hút khách du lịch. Lễ hội ở Huế chủ yếu là lễ hội dân gian, lễ hội cung
đình mang nặng tính chất nghi lễ được diễn ra trong không gian trang trọng thể
hiện được bản sắc văn hóa của địa phương. Đây là tiềm năng to lớn để phát triển
loại hình du lịch lễ hội.
Việc phát triển du lịch lễ hội cần có sự phối hợp của tất cả các ban ngành,
các cơ quan đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương. Qua thành
công của hoạt động lễ hội lấy kinh nghiệm từ Hội An và của nước ngoài cho
thấy giá trị văn hóa của lễ hội chính là nền tảng, là động lực dể phát triển du lịch
lễ hội. Du lịch lễ hội đang là xu thế của phát triển du lịch hiện nay bởi trong du
43
lịch lễ hội gắn với các điểm di tích, gắn với yếu tố tâm linh tinh thần ẳn chứa
trong mối lễ hội, đó là xu hướng của du lịch ngày nay. Phát triển du lịch lễ hội
góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa của địa phương của dân tộc.
Thành phố Huế được ví như trung tâm văn hóa của cả nước, với những
thuận lợi về vị trí địa lý, bề dày lịch sử, điều kiện vật chất cơ sở hạ tầng, tài
nguyên du lịch phong phú đa dạng về tự nhiên và nhân văn. Các chính sách phát
triển du lịch được chú trọng với những chủ trương của các cấp chính quyền phát
huy thế mạnh của các thành phần kinh tế xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở
hạ tầng, phát triển kinh doanh du lịch… Xét trên tổng thể, Huế có nhiều điều
kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch văn hóa, du lịch lễ hội.
44
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ
2.1. Thị trường khách du lịch lễ hội ở Huế
Với những lợi thế về tiềm năng du lịch hiện có cùng với vị trí hết sức thuận
lợi trong giao lưu của các thị trường khách đến Việt Nam nói chung, đến Huế nói
riêng. Huế là điểm đến thu hút khách du lịch.
2.2.1. Khách nội địa
Thành phố Huế ở một vị trí địa lý thuận lợi - Nằm giữa hai miền Nam Bắc,
ở trong vùng tập trung các di sản của thế giới tại Việt Nam, Huế từ lâu đã được
biết đến như là một trung tâm văn hóa du lịch của cả nước với tài nguyên lễ hội
phong phú và đa dạng. Điều này đã thu hút khách du lịch đến với cố đô để tìm
hiểu bản sắc văn hóa địa phương thông qua các lễ hội. Tài nguyên du lịch nổi bật
của Huế là văn hóa. Thành phố Huế đã và đang là điểm đến hấp dẫn đối với
khách du lịch trong và ngoài nước. Các lễ hội ở Huế thể hiện ảnh hưởng của nghi
thức, nghi lễ cung đình mang tính trang nghiêm, qui cũ. Thể hiện đời sống tâm
linh, tinh thần có những chuẩn mực nhất định, với tính chất trang nghiêm mang
đậm nét văn hóa sinh hoạt Á đông nên đã thu hút thị trường khách nội địa đến để
tìm hiểu, thỏa mãn đời sống tinh thần.
Với đặc trưng văn hóa vùng miền, khách nội địa đến Huế tham gia các
chương trình lễ hội đa số đến từ các tỉnh phía Bắc. Đa số thuộc tầng lớp trung
niên, đi du lịch lễ hội kết hợp với du lịch tâm linh. Trong những năm gần đây,
Huế là một trong 15 tỉnh thành đón nhiều khách nội địa nhất cả nước. Theo
thống kê, du lịch Huế tiếp tục thể hiện sự khởi sắc qua lượng khách du lịch đến
địa phương trong 10 tháng năm 2015 đạt hơn 2.446.142 lượt, tăng 2,35% so với
45
cùng kỳ. Trong đó, khách nội địa đạt 1.583.579 lượt, tăng 2,99%. khách quốc tế
đạt 862.563 lượt, tăng 1,2%. Riêng tháng 10/2015, lượng khách du lịch đến Huế
ước đạt 164.580 lượt; trong đó khách quốc tế ước đạt 65.420 lượt; khách nội địa
99.160 lượt. Khách lưu trú ước đạt 114.729 lượt; trong đó khách quốc tế 55.903
lượt. Khách du lịch nội địa đến Huế chủ yếu là khách tham quan, mong muốn
tìm hiểu về lễ hội, tín ngưỡng từ khắp mọi miền đất nước.
Để đánh giá thị trường khách du lịch lễ hội ở Huế, trước hết xem xét số liệu
thống kê từ Sở văn hóa Thể thao và Du lịch Huế về lượt khách tham quan đến
Huế trong năm 2014 và năm 2015 qua số liệu sau:
Bảng 2.1. Thống kê lượt khách nội địa tham quan Thừa Thiên Huế năm 2014
Tháng 1 2 3 4 5 6
Lượt khách 91.382 131.716 144.665 188.492 145.600 163.833
Tháng 7 8 9 10 11 12
Lượt khách 208.231 157.466 119.093 105.259 173.338 157.362
Nguồn: https://svhttdl.thuathienhue.gov.vn
Bảng 2.2. Thống kê lượt khách nội địa tham quan Thừa Thiên Huế năm 2015
Tháng 1 2 3 4 5 6
Lượt khách 131.716 133.198 158.221 159.000 163.280 191.330
Tháng 7 8 9 10 11 12
Lượt khách 202.966 160.430 109.691
Nguồn: https://svhttdl.thuathienhue.gov.vn
Từ bảng thống kê trên cho thấy, khách nội địa thường tập trung cao điểm
đến Huế vào các tháng 6, tháng 7, tháng 11 và tháng 12.
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149

More Related Content

What's hot

Bài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm
Bài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệmBài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm
Bài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệmduanesrt
 
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...luanvantrust
 
Bài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệm
Bài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệmBài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệm
Bài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệmduanesrt
 
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
 Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M... Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...luanvantrust
 

What's hot (20)

Đề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOT
Đề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOTĐề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOT
Đề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOT
 
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOTLuận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
 
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở HuếLuận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
 
Luận án: Hành vi tiêu dùng của khách du lịch trong nước, HAY
Luận án: Hành vi tiêu dùng của khách du lịch trong nước, HAYLuận án: Hành vi tiêu dùng của khách du lịch trong nước, HAY
Luận án: Hành vi tiêu dùng của khách du lịch trong nước, HAY
 
Đề tài: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE, HOT
Đề tài: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE, HOTĐề tài: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE, HOT
Đề tài: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE, HOT
 
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOTLuận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
 
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đLuận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
 
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAYĐề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
 
Bài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm
Bài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệmBài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm
Bài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm
 
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
 
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóaKhóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
 
Bài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệm
Bài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệmBài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệm
Bài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệm
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAYLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà NẵngLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà Nẵng
 
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
 
Luận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đLuận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đ
 
luan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinh
luan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinhluan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinh
luan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinh
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
 
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
 Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M... Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
 

Similar to NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149

NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI LUẬ...
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI LUẬ...NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI LUẬ...
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI LUẬ...HanaTiti
 
Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông,...
Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông,...Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông,...
Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông,...NuioKila
 
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...jackjohn45
 
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...NuioKila
 
Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững 6756273.pdf
Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững 6756273.pdfPhát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững 6756273.pdf
Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững 6756273.pdfNuioKila
 
[123doc] - nghien-cuu-chat-luong-dich-vu-thuyet-minh-huong-dan-du-lich-tai-ca...
[123doc] - nghien-cuu-chat-luong-dich-vu-thuyet-minh-huong-dan-du-lich-tai-ca...[123doc] - nghien-cuu-chat-luong-dich-vu-thuyet-minh-huong-dan-du-lich-tai-ca...
[123doc] - nghien-cuu-chat-luong-dich-vu-thuyet-minh-huong-dan-du-lich-tai-ca...NuioKila
 
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đLuận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...jackjohn45
 

Similar to NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149 (20)

NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI LUẬ...
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI LUẬ...NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI LUẬ...
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI LUẬ...
 
Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông,...
Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông,...Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông,...
Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông,...
 
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
 
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
 
Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững 6756273.pdf
Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững 6756273.pdfPhát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững 6756273.pdf
Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững 6756273.pdf
 
Đề tài: Quản lý hoạt động nghệ thuật ở huyện Cư kuin, Đắk Lắk, 9đ
Đề tài: Quản lý hoạt động nghệ thuật ở huyện Cư kuin, Đắk Lắk, 9đĐề tài: Quản lý hoạt động nghệ thuật ở huyện Cư kuin, Đắk Lắk, 9đ
Đề tài: Quản lý hoạt động nghệ thuật ở huyện Cư kuin, Đắk Lắk, 9đ
 
Đề tài: Bảo tồn và phát triển Thăng Long Tứ trấn thành khu du lịch
Đề tài: Bảo tồn và phát triển Thăng Long Tứ trấn thành khu du lịchĐề tài: Bảo tồn và phát triển Thăng Long Tứ trấn thành khu du lịch
Đề tài: Bảo tồn và phát triển Thăng Long Tứ trấn thành khu du lịch
 
Luận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà
Luận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát BàLuận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà
Luận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà
 
[123doc] - nghien-cuu-chat-luong-dich-vu-thuyet-minh-huong-dan-du-lich-tai-ca...
[123doc] - nghien-cuu-chat-luong-dich-vu-thuyet-minh-huong-dan-du-lich-tai-ca...[123doc] - nghien-cuu-chat-luong-dich-vu-thuyet-minh-huong-dan-du-lich-tai-ca...
[123doc] - nghien-cuu-chat-luong-dich-vu-thuyet-minh-huong-dan-du-lich-tai-ca...
 
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đLuận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
 
Luận văn: Khai thác văn hóa tộc người H’mong ở Sapa, HAY
Luận văn: Khai thác văn hóa tộc người H’mong ở Sapa, HAYLuận văn: Khai thác văn hóa tộc người H’mong ở Sapa, HAY
Luận văn: Khai thác văn hóa tộc người H’mong ở Sapa, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà NộiLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà Nội
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAY
 
Luận văn: Quản lý về kinh tế du lịch tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý về kinh tế du lịch tại TP Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý về kinh tế du lịch tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý về kinh tế du lịch tại TP Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà Nội, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà Nội, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà Nội, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà Nội, 9đ
 
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
 
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
 
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAYLuận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAY
 
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐẶNG HÙNG SƠN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội, 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐẶNG HÙNG SƠN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Phạm Hùng Hà Nội, 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi - Đặng Hùng Sơn, học viên cao học khóa 2012 - 2014, Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Học viên Đặng Hùng Sơn
  • 4. 1 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục............................................................................................................................1 Bảng danh mục nội dung phụ lục.................................................................................4 Danh mục các bảng và biểu đồ......................................................................................5 Dẫn nhập.........................................................................................................................6 MỞ ĐẦU .........................................................................................................................8 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................8 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu........................................................................................9 3. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................11 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................12 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................13 6. Đóng góp mới của luận văn....................................................................................15 7. Bố cục luận văn ......................................................................................................16 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH LỄ HỘI VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ............................................................18 1.1. Tổng quan về du lịch lễ hội.................................................................................18 1.1.1. Lễ hội và du lịch lễ hội .................................................................................18 1.1.1.1. Lễ hội .....................................................................................................18 1.1.1.2. Du lịch Lễ hội ........................................................................................25 1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến du lịch lễ hội .................................................26 1.1.2.1. Thời gian và địa điểm tổ chức................................................................26 1.1.2.2. Hình thức tổ chức...................................................................................27 1.1.2.3. Nội dung lễ hội.......................................................................................27 1.1.2.4. Sự tham gia của cộng đồng địa phương.................................................28
  • 5. 2 1.1.2.5. Nhu cầu của khách du lịch.....................................................................28 1.1.3. Những nguyên tắc phát triển du lịch lễ hội...................................................29 1.1.4. Những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch lễ hội ..............................29 1.1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế..............................................................................29 1.1.4.2. Kinh nghiệm trong nước ........................................................................31 1.2. Các điều kiện phát triển du lịch lễ hội ở thành phố Huế.....................................34 1.2.1. Giới thiệu chung về thành phố Huế..............................................................34 1.2.2. Tài nguyên du lịch lễ hội ở Huế ...................................................................36 1.2.3. Các điều kiện hỗ trợ cho du lịch lễ hội tại Huế ............................................39 1.2.3.1. Vị trí địa lý .............................................................................................39 1.2.3.2. Nhân lực.................................................................................................39 1.2.3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng cơ sở ...................................................39 1.2.3.4. Thị trường khách....................................................................................40 1.2.3.5. Khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách...............................................41 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ..............................................................................................42 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ ........44 2.1. Thị trường khách du lịch lễ hội ở Huế ................................................................44 2.2.1. Khách nội địa................................................................................................44 2.2.2. Khách quốc tế ...............................................................................................46 2.2. Các sản phẩm du lịch lễ hội tại Huế....................................................................47 2.2.1. Khái quát về các lễ hội tại Huế.....................................................................47 2.2.2. Hoạt động lễ hội hiện nay.............................................................................49 2.2.3. Thực trạng một số lễ hội tiêu biểu ở thành phố Huế ....................................55 2.2.3.1. Lễ hội truyền thống dân gian .................................................................55 2.2.3.2. Lễ hội truyền thống cung đình...............................................................63 2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch lễ hội ở Huế.................................................68 2.4. Nhân lực du lịch lễ hội ở Huế..............................................................................68
  • 6. 3 2.5. Tổ chức, quản lý du lịch lễ hội ở Huế .................................................................69 2.5.1. Các cơ quan quản lý chính quyền.................................................................69 2.5.2. Dân cư địa phương........................................................................................71 2.6. Tuyên truyền quảng bá du lịch lễ hội ở Huế .......................................................71 2.7. Bảo tồn văn hóa trong du lịch lễ hội ở Huế.........................................................73 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ..............................................................................................74 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ .75 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp .....................................................................................75 3.1.1. Mục tiêu, chiến lược phát triển du lịch Huế .................................................75 3.1.2. Quy hoạch du lịch Huế .................................................................................76 3.1.3. Thực tiễn du lịch lễ hội tại Huế ....................................................................76 3.1.3.1. Về hình thức tổ chức..............................................................................76 3.1.3.2. Về nội dung lễ hội..................................................................................77 3.2. Các nhóm giải pháp cụ thể ..................................................................................79 3.2.1. Giải pháp về chính sách, quy hoạch, tổ chức, quản lý lễ hội .......................79 3.2.2. Giải pháp về đầu tư, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch lễ hội ..........82 3.2.3. Giải pháp về phát triển sản phẩm, thị trường du lịch lễ hội .........................84 3.2.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch lễ hội.......................................85 3.2.5. Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá du lịch lễ hội ......................................86 3.2.6. Giải pháp bảo tồn văn hóa trong hoạt động du lịch lễ hội............................87 3.3. Một số kiến nghị..................................................................................................88 3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước .........................................................88 3.3.2. Đối với các doanh nghiệp du lịch.................................................................89 3.3.3. Đối với chính quyền và cư dân địa phương..................................................91 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ..............................................................................................93 KẾT LUẬN...................................................................................................................95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................98 PHỤ LỤC........................................................................................................................1
  • 7. 4 BẢNG DANH MỤC NỘI DUNG PHỤ LỤC Phụ lục 1. Giới thiệu tổng quan về thành phố Huế............................................... 1 Phụ lục 2. Định hướng không gian tuyến điểm du lịch ở Thừa Thiên Huế.......... 6 Phụ lục 3. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2030 ......................................................................................... 8 Phụ lục 4. Bảng hỏi điều tra vai trò của lễ hội tại Huế (lần 1)............................ 16 Phụ lục 5. Bảng hỏi điều tra vai trò của lễ hội tại Huế (lần 2)............................ 19 Phụ lục 6. Giới thiệu một số lễ hội tiêu biểu tại Huế.......................................... 22 Phụ lục 7. Lễ hội và văn hóa tâm linh thu hút đông khách du lịch đến Huế ...... 46 Phụ lục 8. Lễ hội và du lịch................................................................................. 49 Phụ lục 9. Các nhận xét, đánh giá vai trò lễ hội đối với du lịch ......................... 52 Phụ lục 10. Một số lưu ý qua phỏng vấn, điều tra, thống kê, ý kiến cho du lịch lễ hội...................................................................................................... 56 Phụ lục 11. Thống kê lễ hội tại Huế theo các tháng trong năm.......................... 58 Phụ lục 12. Bảng thống kê các lễ hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ........... 61 Phụ lục 13. Hình ảnh minh họa........................................................................... 77
  • 8. 5 DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Bảng 2.1. Thống kê lượt khách nội địa tham quan Thừa Thiên Huế năm 2014.......45 Bảng 2.2. Thống kê lượt khách nội địa tham quan Thừa Thiên Huế năm 2015.......45 Bảng 2.3. 05 thị trường khách Quốc tế dẫn đầu tham quan Huế năm 2014 .............46 Bảng 2.4. Thống kê lượt khách Quốc tế tham quan Thừa Thiên Huế năm 2014.....47 Bảng 2.5. Thống kê lượt khách Quốc tế tham quan Thừa Thiên Huế năm 2015.....47
  • 9. 6 DẪN NHẬP Huế là thành phố du lịch, có nguồn tài nguyên du lịch rất đa dạng, hấp dẫn thuộc nhiều thể loại khác nhau về tự nhiên, văn hóa lịch sử… Với hệ thống quần thể kiến trúc cố đố Huế đã được tổ chức UNESCO vinh danh là di sản văn hóa thế giới vật thể năm 1993 và Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu nhân loại có giá trị và sức hấp dẫn du khách đã tạo nên được sự thu hút du khách, bên cạnh đó những giá trị văn hóa Huế khác cũng có rất nhiều tiềm năng phù hợp cho việc phát triển loại hình du lịch văn hóa “du lịch lễ hội”. Du lịch văn hóa đang là lựa chọn đúng đắn cho phát triển các sản phẩm du lịch ở Huế đặc biệt là các chương trình du lịch lễ hội. Dựa vào sự hấp dẫn của lễ hội về hình thức tổ chức, không gian lễ hội, ý nghĩa lễ hội, giá trị văn hóa của lễ hội... nếu biết cách khai thác tổ chức thì các lễ hội tại Huế sẽ là tiềm năng để phát triển tạo thành sản phẩm du lịch đầy hấp dẫn. Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa phổ biến, là một bộ phận quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Trong tiến trình lịch sử, dần dần nhiều yếu tố văn hóa trong lễ hội bị hiểu sai, ý nghĩa của lễ hội chưa được thể hiện đầy đủ rõ ràng. Cần có sự đầu tư nghiên cứu để bảo tồn những nét đặc sắc của lễ hội nhằm thỏa mãn đời sống vật chất tinh thần của đông đảo tầng lớp nhân dân lao động đồng thời thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc. Lễ hội là dịp cộng đồng cư dân thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống, tài năng, sự nhanh nhẹn, dũng cảm, sự kiên trì, nghệ thuật, hạnh phúc, sự yêu chuộng hòa bình, sự đoàn kết cộng đồng, niềm tự hào dân tộc và trên hết là lòng yêu nước cũng như ý thức bảo vệ đất nước, bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ dân tộc.
  • 10. 7 Huế được xác định là trung tâm văn hóa của cả nước, có thời kỳ từng là kinh đô của nước Việt Nam với đời sống vật chất và tinh thần phong phú đa dạng. Trong đó đời sống tinh thần có những đặc trưng riêng thể hiện được sự khác biệt “lạ” của vùng đất kinh đô. Lễ hội tại Huế là một trong những hình thức thể hiện hoạt động của đời sống tinh thần, là linh hồn của vùng đất cố đô. Trải qua thời gian lễ hội đã thể hiện được sức sống trong cộng đồng dân cư địa phương. Ngày nay, nhận thức rõ vai trò của lễ hội đối với đời sống người dân địa phương, đối với ngành công nghiệp du lịch hơn thế nữa bảo tồn phát triển lễ hội góp phần phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Chính vì vậy, lễ hội đã dược sự quan tâm của các cấp, các ngành, từ đó có những hoạt động không ngừng đưa lễ hội trở thành một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn của vùng đất cố đô, rõ nét nhất là qua các kỳ tổ chức Festival tại Huế, lễ hội tại Huế đã cho thấy sức hấp dẫn với những giá trị văn hóa đặc sắc trong hình thức tổ chức, nội dung lễ hội đã thu hút du khách đến với vùng đất cố đô, Vì vậy nghiên cứu để hoàn thiện và phát triển sản phẩm du lịch lễ hội tại Huế là vấn đề cần quan tâm. Trong khuôn khổ luận văn nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế, với thời gian hạn chế, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chân thành cảm ơn sự nhận xét góp ý của hội đồng khoa học để rút kinh nghiệm cho những lần sau góp phần làm sáng tỏ những giá trị của du lịch Lễ hội tại Huế khi nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế. Xin chân thành cảm ơn!
  • 11. 8 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việc phục hồi, gìn giữ và phát triển các lễ hội có một ý nghĩa lớn về mặt xã hội, nhân văn, thẩm mỹ góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc. Tại Huế lễ hội đã được khai thác để phục vụ cho du lịch, đặc biệt với thành công của festival Huế bắt đầu từ năm 2000 và sau đó hai năm một lần, cho đến nay (2015) đã qua 8 lần tổ chức và đạt được những kết quả nhất định. Sự kết hợp giữa lễ hội và du lịch sẽ tạo thành một thế mạnh nâng cánh cho du lịch văn hóa phát triển. Trên thực tế, bảo tồn phát triển loại hình du lịch lễ hội sẽ rất có ý nghĩa, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân, phát triển du lịch cộng đồng, gìn giữ nét riêng trong bản sắc văn hóa Huế, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, khai thác thế mạnh yếu tố văn hóa ẩn chứa trong hoạt động lễ hội để phục vụ du lịch. Du lịch văn hóa đang là lựa chọn đúng đắn cho phát triển các sản phẩm du lịch ở Huế. Đặc biệt, các chương trình du lịch lễ hội ẩn chứa sức hấp dẫn, độc đáo mang đặc trưng dấu ấn văn hóa địa phương, văn hóa cố đô. Du lịch lễ hội là loại hình du lịch văn hóa góp phần đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, khai thác thế mạnh yếu tố văn hóa Huế trong lễ hội để phát triển du lịch. Huế là thành phố Festival - lễ hội văn hóa, Du lịch lễ hội là một trong những sản phẩm văn hóa đặc trưng của Huế, phù hợp định hướng phát triển các sản phẩm du lịch tại thành phố Huế. Thông qua du lịch lễ hội, khách du lịch sẽ cảm nhận được nền văn hóa của một vùng đất, một phần nào đời sống tinh thần của người dân cố đô, làm sáng tỏ các quan niệm về lối sống, sinh hoạt truyền
  • 12. 9 thống xóm làng. Du khách có dịp để tìm hiểu về đạo lý, tâm hồn cốt cách con người xứ kinh kỳ đồng thời đáp ứng được các nhu cầu của du khách như nghiên cứu, khám phá, thưởng ngoạn… Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế góp phần đảm bảo mục tiêu nhà nước đề ra là phải “Gắn các sinh hoạt văn hóa lễ hội với du lịch, tạo bước tiến mới có tính ổn định cho những năm tiếp theo”. Trong quá trình nghiên cứu tìm tòi sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng cho văn hóa Huế, du lịch lễ hội là một trong những sản phẩm đặc trưng của Huế, phù hợp định hướng phát triển các sản phẩm du lịch ở thành phố Huế, song hoạt động và hiệu quả khai thác du lịch lễ hội tại Huế vẫn còn một số hạn chế, chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, hơn nữa càng ngày lớp bụi thời gian che phủ đi những nét đặc trưng văn hóa Huế ẩn chứa trong lễ hội. Từ tình hình thực tế tại thành phố Huế - vùng đất văn hóa với các lễ hội rất phong phú, chúng tôi cho rằng cần phải tập trung nghiên cứu quan tâm khai thác để đưa các lễ hội của địa phương gắn với du lịch tạo ra sản phẩm đặc trưng của Huế, góp phần tạo nền móng vững chắc để du lịch Huế phát triển trên nền tảng của văn hóa cố đô. Do vậy, việc “Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế” tìm ra các giải pháp cho việc khai thác loại hình du lịch lễ hội là vấn đề cấp thiết. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Huế là vùng đất có lịch sử văn hóa lâu đời. Những giá trị đó đã lắng đọng lại hình thành nên một di sản văn hóa phi vật thể hết sức quý giá. Trong những năm vừa qua nhận thức được tầm quan trọng của lễ hội trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc đồng thời khai thác giá trị của lễ hội để phát triển du lịch, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lễ hội trên những góc độ khác nhau. Có những công trình chuyên đi sâu mô tả, giới thiệu về lễ hội tại Huế như “Huế lễ hội dân gian” của
  • 13. 10 tác giả Tôn Thất Bình, “Tục thờ thần ở Huế” của tác giả Huỳnh Đình Kết, các bài báo, các tham luận đăng trên các tạp chí, các kỷ yếu hội thảo khoa học… Ngoài ra để phát triển du lịch tại Huế, đã có nhiều đề tài nghiên cứu riêng biệt về sản phẩm du lịch cũng như chuyên sâu vào các lễ hội cụ thể tại Huế của nhiều tác giả đề cập đến các sản phẩm du lịch địa phương, giới thiệu về hình thức tổ chức, nội dung của các lễ hội, đánh giá vai trò của du lịch và lễ hội tại Huế của một số tác giả như “Du lịch Thừa Thiên Huế, tiềm năng và triển vọng”, “Những tác động tích cực của festival Huế - xét ở góc độ du lịch” của Tiến sĩ Trần Thị Mai (2002); “Khai thác thị trường du lịch lễ hội và sự kiện” của Ông Phan Thế Kháng (2004), nghiên cứu lễ hội festival Huế … Ngành du lịch Thừa Thiên Huế cũng đã xác định “Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhà, du lịch gắn liền với văn hóa”. Nhận thức được giá trị của lễ hội đối với du lịch đã có những hội nghị, hội thảo bàn về vấn đề kết nối giữa du lịch và lễ hội như năm 2004 đã có hội thảo quốc tế “du lịch lễ hội và sự kiện” tập trung chủ yếu vào chủ đề du lịch lễ hội và sự kiện, làm thế nào để phát triển ngành du lịch nói chung trên một cơ sở bền vững. Năm 2008, đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh dưới sự chủ nhiệm của Tiến sĩ Trần Thị Mai cũng đã “nghiên cứu tác động của Festival Huế đối với kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế” và đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy các tác động của Festival Huế. Năm 2012 hội thảo khoa học về “tiềm năng và hướng phát triển du lịch Bắc Trung Bộ” tổ chức năm 2012 với rất nhiều bản tham luận đề cập đến hướng phát triển cho lễ hội tại Huế. Nhằm nâng cao hiệu quả cho việc tổ chức lễ hội cũng như định hướng cho sự kết nối giữa lễ hội và du lịch, chúng tôi đã xác định việc nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội là vấn đề cấp thiết, cần nghiên cứu mọi khía cạnh của lễ hội về
  • 14. 11 hình thức, nội dung, giá trị văn hóa… đồng thời phải tìm hiểu bản chất của du lịch để tạo nên cầu nối giữa du lịch và lễ hội góp phần xây dựng nên các chương trình du lịch lễ hội hấp dẫn, có sức thuyết phục cao. 3. Mục đích nghiên cứu Chúng tôi mong muốn qua đề tài “nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế” sẽ làm rõ các vấn đề sau: - Mối liên quan giữa lễ hội với hoạt động du lịch để góp phần khai thác các lễ hội, tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương. - Giới thiệu các yếu tố tạo nên nét đặc trưng văn hóa riêng của lễ hội tại Huế thông qua khảo sát các lễ hội ở thành phố Huế. - Góp phần bảo tồn và phát triển di sản lễ hội và khai thác giá trị lễ hội để phát triển du lịch. - Kết hợp được giữa lễ hội và du lịch sẽ tạo thành thế mạnh cho du lịch văn hóa tại Huế phát triển, cụ thể phát triển loại hình du lịch lễ hội tại Huế. * Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu về sức hấp dẫn của giá trị văn hóa trong các lễ hội tại Huế - Tìm hiểu về hình thức tổ chức, nội dung hoạt động, ý nghĩa của lễ hội tại Huế, thực trạng, các điều kiện để phát triển du lịch lễ hội tại Huế, qua đó phát huy giá trị của lễ hội phục vụ cho hoạt động du lịch. - Đưa ra các giải pháp, đề xuất để lễ hội trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách góp phần làm phong phú cho sản phẩm du lịch địa phương. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của văn hóa, du lịch, lễ hội - Giới thiệu lễ hội, thống kê khảo sát các lễ hội tại Huế.
  • 15. 12 - Nghiên cứu ý nghĩa, các giá trị văn hóa trong lễ hội, các yếu tố tạo nên nét đặc trưng văn hóa riêng của lễ hội tại Huế thông qua phân tích các nhân tố góp phần làm cho lễ hội hấp dẫn thu hút du khách. - Tìm hiểu điều kiện phát triển du lịch lễ hội tại Huế thông qua xem xét thực trạng, đánh giá khả năng khai thác phục vụ du lịch của lễ hội tại Huế để đưa vào phục vụ cho hoạt động du lịch góp phần làm phong phú và đa dạng cho sản phẩm du lịch tại Thừa Thiên Huế. - Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển du lịch lễ hội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Các lễ hội tiêu biểu tại thành phố Huế xét trường hợp lễ hội điện Hòn Chén, lễ hội Cầu ngư, lễ hội vật làng Sình, lễ tết, lễ hội truyền thống cung đình (lễ tế Đàn Nam Giao), Lễ tôn giáo (Phật đản). - Khách du lịch, cư dân địa phương, các đơn vị kinh doanh lữ hành, các cơ quan quản lý về du lịch. 4.2. Phạm vi nghiên cứu  Về nội dung - Nghiên cứu cơ sở lý luận của các khái niệm Văn hóa, du lịch, lễ hội. - Giới thiệu một số lễ hội tiêu biểu tại Huế (qua các lễ hội tiêu biểu nêu trên). Đặc điểm của lễ hội về không gian, hình thức tổ chức, nội dung, ý nghĩa và đặc điểm nổi bật của lễ hội. - Tìm hiểu vai trò của lễ hội trong hoạt động du lịch, các yếu tố tạo nên nét đặc trưng văn hóa riêng của lễ hội tại Huế thông qua phân tích các nhân tố góp phần làm cho lễ hội hấp dẫn thu hút du khách.
  • 16. 13 - Tìm hiểu thực trạng, đánh giá khả năng khai thác phục vụ du lịch của lễ hội tại Huế để đưa vào phục vụ cho hoạt động du lịch góp phần làm phong phú, tạo nên sự đa dạng cho sản phẩm du lịch tại Huế. - Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển du lịch lễ hội  Về không gian, thời gian Căn cứ vào bản điều chỉnh quy hoạch tổng thể du lịch Thừa Thiên Huế đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, theo bản đồ định hướng tổ chức không gian tuyến điểm du lịch tại Thừa Thiên Huế, trong phạm vi của đề tài chúng tôi chỉ nghiên cứu các lễ hội tại thành phố Huế. Chuyên đề lễ hội đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm trên góc độ văn hóa và cũng đã được khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch. Tuy nhiên chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu, phân tích cụ thể giá trị văn hóa và không gian lễ hội tại Huế để tạo nên sản phẩm khác biệt của du lịch Huế, góp phần làm phong phú, đa dạng cho sản phẩm du lịch văn hóa Huế. Thông tin thu thập phục vụ cho việc viết đề tài trên cơ sở dữ liệu thu thập được cho đến năm 2015. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp - Phương pháp phân tích tài liệu: Thu thập thông tin, nghiên cứu tổng quan lý luận, tài liệu thông qua việc tìm hiểu các sách báo, giáo trình bài giảng, các tạp chí du lịch, truy cập các trang thông tin điện tử của tổng cục du lịch, các trang thông tin điện tử có giá trị khoa học để sưu tầm các tài liệu liên quan đên đề tài và các đề tài nghiên cứu có liên quan. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Để xử lý thông tin sưu tầm, thống kê nhận định về các lễ hội.
  • 17. 14 - Phương pháp so sánh: Lễ hội trong tổng thể các yếu tố làm nên sản phẩm du lịch và hoạt động của lễ hội. Tìm hiểu nhu cầu, khả năng thu hút khách của lễ hội. Giá trị văn hóa lễ hội thể hiện qua hình thức, nội dung lễ hội. - Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến, tài liệu qua sự cung cấp của các nhà nghiên cứu. Thực hiện điều tra xã hội qua bảng hỏi. - Phương khảo sát thực địa: Quan sát trong quá trình thực tế diễn ra lễ hội để thấy rõ được thực trạng khai thác và phát triển du lịch lễ hội. - Phương pháp liên ngành: Sử dụng kiến thức của các ngành khác như văn hóa học, du lịch học, triết học… - Phương pháp quan sát: Tìm hiểu số lượng, khả năng thu hút khách. Giá trị văn hóa lễ hội, ý nghĩa lễ hội, không gian tổ chức lễ hội. Các đối tượng liên quan đến lễ hội như công trình kiến trúc, hoạt động của cư dân địa phương, thái độ khách du lịch. Quan sát tại các địa điểm diễn ra lễ hội, hoạt động diễn ra trong lễ hội. - Phương pháp giải mã văn hóa: Các yếu tố văn hóa trong lễ hội thu hút khách du lịch. - Phương pháp phỏng vấn (hỏi trực tiếp): Tiếp cận các lễ hội, trao đổi ghi nhận ý kiến trực tiếp của cư dân khi tham gia vào lễ hội các cơ quan quản lý nhà nước, các hãng lữ hành, khách du lịch... để biết được nhu cầu mong muốn cuả khách, vai trò, tác dụng của lễ hội đối với du lịch. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp khác như phân tích hình ảnh, tổng kết thực tiễn... để bài viết có tính khách quan. Nguồn tư liệu sử dụng gồm có sách, báo, các báo cáo chuyên đề, những bài nghiên cứu của những đối tượng quan tâm về lĩnh vực văn hóa, lễ hội và du lịch. Tham khảo các bài giới thiệu về lễ hội trên các trang báo điện tử, trang thông tin điện tử chính thống của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch.
  • 18. 15 5.2. Quan điểm nghiên cứu - Quan điểm tổng hợp: Khi thực hiện nghiên cứu đề tài này chúng tôi dựa trên quan điểm kết hợp tất cả các yếu tố địa lí, xã hội, con người… Các yếu tố này có mối quan hệ lẫn nhau tạo nên một thể thống nhất trong phát triển du lịch văn hóa tại Huế. Tổng hợp đặc điểm từng đối tượng, kết hợp chúng với nhau, tạo thành một thể thống nhất trong nghiên cứu. - Quan điểm kinh tế: Quan tâm đến hiệu quả kinh tế, không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với chính cư dân địa phương. Đặt ra mục tiêu làm thế nào để thu lại được hiệu quả cao nhất cho chính doanh nghiệp cũng như lợi ích cho cộng đồng cư dân. - Quan điểm phát triển du lịch bền vững, phát triển du lịch cộng đồng: Khai thác cần chú trọng đến vấn đề bảo vệ và trùng tu, giữ gìn môi trường để đảm bảo phát triển du lịch bền vững. Phát triển du lịch phải bảo đảm sự cân đối giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Đảm bảo có sự tham gia của tất cả 4 thành phần: Các nhà quản lý du lịch và khu bảo tồn tương lai; cộng đồng dân cư địa phương; các nhà kinh doanh du lịch và khách du lịch. 6. Đóng góp mới của luận văn Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi xác định đóng góp mới của luận văn đó là làm nổi bật được các giá trị văn hóa của lễ hội. Làm sáng tỏ khái niệm, sản phẩm gọi là du lịch lễ hội. Đồng thời đánh giá thực trạng hoạt động du lịch lễ hội hiện nay để đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch lễ hội tại Huế. Chúng tôi cũng làm rõ đặc điểm nổi bật của các lễ hội tại thành phố Huế, tiến hành thống kê các lễ hội tại thành phố Huế được diễn ra theo từng tháng trong năm để thuận lợi cho việc tổ chức loại hình du lịch lễ hội.
  • 19. 16 7. Bố cục luận văn Ngoài lời cảm ơn, danh mục viết tắt, mục lục, khóa luận bao gồm những nội dung sau:  Phần mở đầu bao gồm: Lý do chọn đề tài; Mục đích nghiên cứu; Đối tượng, phạm vi, phương pháp, quan điểm nghiên cứu và kết cấu luận văn.  Phần nội dung: Chương 1. Tổng quan lý luận về du lịch lễ hội và điều kiện phát triển du lịch lễ hội tại thành phố Huế. Nội dung chương này đề cập đến cơ sở lý luận đề tài nghiên cứu bao gồm các khái niệm về Lễ hội, du lịch, du lịch lễ hội. Vai trò, mối quan hệ của văn hóa, lễ hội và du lịch. Những yếu tố ảnh hưởng đến du lịch lễ hội. Những nguyên tắc phát triển du lịch lễ hội. Những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch lễ hội. Đồng thời xem xét điều kiện phát triển du lịch lễ hội ở thành phố Huế trên cơ sở xem xét các yếu tố chung ở thành phố Huế, tài nguyên du lịch lễ hội ở Huế, các điều kiện hỗ trợ cho du lịch lễ hội (nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng cơ sở, thị trường khách, vị trí địa lý...)  Chương 2. Thực trạng hoạt động du lịch lễ hội tại thành phố Huế. Nội dung chương này khảo sát và đánh giá thực trạng lễ hội tại thành phố Huế. Phân tích thị trường khách du lịch, các sản phẩm du lịch lễ hội, cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch lễ hội, nhân lực du lịch lễ hội, hoạt động tổ chức quản lý du lịch lễ hội và công tác tuyên truyền quảng bá, bảo tồn văn hóa trong du lịch lễ hội ở Huế. Đồng thời khái quát về các lễ hội tiêu biểu tại thành phố Huế, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch lễ hội tại thành phố Huế. Thống kê phân tích một số lễ hội tiêu biểu để định hướng cho phát triển du lịch lễ hội ở Huế. Chương 3. Một số giải pháp phát triển du lịch lễ hội tại thành phố Huế.
  • 20. 17 Nội dung chương này đề cập đến mục tiêu, chiến lược phát triển du lịch Huế. Trên cơ sở quy hoạch du lịch Huế, thực tiễn du lịch lễ hội Huế sẽ nghiên cứu lễ hội khai thác giá trị của lễ hội phục vụ cho hoạt động du lịch qua các đề xuất giải pháp về chính sách, quy hoạch, tổ chức, quản lý lễ hội; Về đầu tư, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch lễ hội; Về phát triển sản phẩm, thị trường du lịch lễ hội; Về phát triển nguồn nhân lực du lịch lễ hội; Về tuyên truyền, quảng bá du lịch lễ hội và bảo tồn văn hóa trong hoạt động du lịch lễ hội. Đồng thời đưa ra các kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước, với các doanh nghiệp du lịch và với chính quyền và cư dân địa phương để khai thác giá trị văn hóa của lễ hội góp phần khai thác có hiệu quả lễ hội, phát triển sản phẩm du lịch lễ hội tại thành phố Huế.  Phần kết luận Nội dung chương này xác định giá trị lễ hội tại Huế. Đồng thời khẳng định vai trò, ý nghĩa của lễ hội trong phát triển du lịch lễ hội tại Huế.  Phần phụ lục  Phần tài liệu tham khảo
  • 21. 18 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH LỄ HỘI VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ 1.1. Tổng quan về du lịch lễ hội 1.1.1. Lễ hội và du lịch lễ hội 1.1.1.1. Lễ hội  Khái niệm chung về Lễ hội Lễ hội: “Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc, hoặc là một dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thồng, hoặc là giải quyết những nỗi lo âu, những khao khát, ước mơ mà cuộc sống hiện tại chưa giải quyết được” [29 trang 67] “Lễ hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống của cộng đồng” Lễ hội là nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đồng thời là sự kiện có thể thu hút đông đảo khách du lịch. Khi bàn về khái niệm, mối tương quan giữa lễ hội và sự kiện, các chuyên gia có cho rằng “Lễ hội là thuật ngữ dùng để chỉ một loại hình sinh hoạt văn hóa phổ biến, có thể tổng hợp nhiều loại hình văn hóa khác nhau (văn học nghệ thuật, tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán...) qua hình thức sân khấu hóa hoặc cảnh diễn hóa... tại một địa điểm, một không gian - thời gian nhất định bằng những nghi thức, nghi vật, nghi trượng. Lễ hội sản sinh từ nhu cầu tất yếu của lịch sử. Lễ hội không đặt nặng vấn đề kinh tế trong khi du lịch thì ngược lại. Lễ hội truyền thống: GS.TS. Nguyễn Duy Qúy có định nghĩa về lễ hội truyền thống như sau “Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hóa tổng hợp bao gồm các
  • 22. 19 mặt tinh thần và vật chất, tôn giáo tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, linh thiêng và đời thường. Đó còn là một sinh hoạt có qui mô lớn về tầm vóc và có sức cuốn hút một số lượng lớn những hiện tượng của đời sống xã hội...” - Lễ hội truyền thống bao giờ cũng xuất phát từ nhu cầu nội tại của con người, hướng tới một đối tượng cụ thể để suy tôn và được chú trọng về không gian lễ hội. - Bản sắc văn hóa Việt Nam mang đậm chất văn hóa làng. Lễ hội truyền thống là điển hình của sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống. - Bản chất và nội dung của “lễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Dù bất cứ nơi đâu vào bất cứ thời gian nào, lễ hội cũng do chính nhân dân tiến hành. Không bao giờ lễ hội chỉ thuộc về một nhóm người nào đó trong xã hội” Lễ hội truyền thống xưa nhấn mạnh phần lễ. Lễ hội truyền thống nay nhấn mạnh phần hội. * Lễ hội hiện đại: Do nhu cầu của cuộc sống và sự phát triển văn hóa xã hội. Các địa phương tổ chức các lễ hội hướng đến sự kiện cụ thể. Trong sinh hoạt lễ hội có sự tham gia của các sinh hoạt văn hóa bên ngoài du nhập vào, trong lễ hội phần “hội” được chú trọng, nội dung đan xen giữa truyền thống và hiện đại. Đây cũng là hoạt động có tính tương tác cao giữa địa phương và khách du lịch, là yếu tố thúc đẩy hoạt động “du lịch lễ hội” phát triển. *Lễ hội du lịch: Đây là một loại “lễ hội hiện đại (lễ hội mới) do ngành du lịch chủ động phối hợp với các ngành xã hội khác nhau đứng ra tổ chức, nhằm tạo ra sản phẩm hoặc tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch” Huế từng tổ chức “lễ hội bếp Việt”, “lễ hội làng nghề truyền thống”, “lễ hội áo dài”, đặc biệt “lễ hội Festival” định kỳ 2 năm tổ chức một lần.
  • 23. 20 Đặc điểm lễ hội - Tổ chức định kỳ hoặc một thời điểm duy nhất, có tính lặp lại thường xuyên. - Mang đậm tính chất lễ hội nông nghiệp nhưng không phải nông nghiệp thuần túy. - Chịu ảnh hưởng của văn hóa, lịch pháp Trung Hoa nhưng đã có những chuyển dịch thay đổi về thời gian và nội dung, hình thức thể hiện. Phân loại lễ hội Lễ hội là một bộ phận của nền văn hóa dân gian được sáng tạo và bảo tồn, lưu truyền lâu đời trong lòng xã hội từ xưa đến nay. Việt Nam là quốc gia đa sắc tộc và đa lễ hội, tùy theo mỗi góc độ, mục đích, quan điểm nghiên cứu mà có sự phân loại lễ hội khác nhau và trong các loại lễ hội được phân ra cũng sẽ có những cấp độ lễ hội khác nhau. Các hình thức phổ biến của lễ hội và sự kiện trong lịch sử:  Căn cứ vào nơi tổ chức: Hội chùa, Hội đình... Tất cả dều ảnh hưởng, mang tính chất lễ hội nông nghiệp. Nguồn gốc lễ hội: Hình thành và phát triển cùng với lịch sử dân tộc, đất nước, phản ánh đời sống của cư dân nông nghiệp lúa nước. “Tháng Giêng ăn tết ở nhà, tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè”  Căn cứ vào nội dung phản ánh: Lễ hội nông nghiệp. Lễ hội danh nhân, anh hùng lịch sử. Lễ hội tôn giáo tín ngưỡng.... Căn cứ vào hoạt động tổ chức trong lễ hội: Có lễ hội truyền thống, lễ hội hiện đại hoặc lễ hội cung đình, lễ hội dân gian (thực ra lễ hội cung đình và lễ hội dân gian thuộc về lễ hội truyền thống) - Lễ hội truyền thống: Có lễ hội truyền thống dân gian, lễ hội truyền thống cung đình.
  • 24. 21 - Lễ hội truyền thống dân gian là một loại hình sinh hoạt văn hóa, xã hội của quần chúng nhân dân lao động ở một cộng đồng, địa phương nhất định mang đậm tính chất tổng hợp các hình thái tư tưởng, tín ngưỡng, phong tục tập quán… của cộng đồng địa phương đó. Nhìn chung Lễ hội truyền thống dân gian có sự lặp đi lặp lại một cách ổn định về thời gian, không gian hội, sự định kỳ ngày hội. Ngày nay với chủ trương phát triển văn hóa kết hợp với du lịch. Lễ hội truyền thống dân gian ngày càng được quan tâm chú trọng để phát triển và gìn giữ bản sắc văn hóa địa phương, Lễ hội được đông vui hơn… nhằm mục đính chuyển tải truyền thống và nội dung giáo dục của ngày hội đến các thế hệ nối tiếp, đồng thời giới thiệu, gìn giữ, phát triển những tinh hoa của lễ hội truyền thống dân gian. - Lễ hội cung đình: Lễ hội cung đình phản ánh sinh hoạt lễ nghi của triều Nguyễn, phần lớn chỉ chú trọng về “lễ” hơn “hội”. “Lễ hội cung đình diễn ra trong cung đình dưới triều Nguyễn (1802 - 1945). Hầu hết là những đại lễ của triều đình như lễ tế Nam Giao, lễ tế Văn Miếu, lễ tế Xã Tắc, lễ tế Thái Miếu, lễ tế Thế Miếu, lễ Tịch Điền, lễ tế Kỳ Đạo, lễ khai trạo của thủy quân, lễ đăng quang, lễ mừng thọ tứ tuần, ngũ tuần của hoàng đế, hoàng hậu, và lễ Hưng quốc Khánh niệm (mồng 2 tháng 5 âm lịch)...” (Nguồn: thuathienhue.gov.vn) - Lễ hội dân gian: là một sinh hoạt tổng hợp bao gồm các mặt: Tôn giáo tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, tinh thần và cả vật chất, linh thiêng và đời thường. Lễ hội dân gian gồm nhiều loại rất phong phú, tiêu biểu như: lễ hội Huệ Nam ở Điện Hòn Chén hay còn gọi là lễ rước sắc nữ thần Pônagar theo tín ngưỡng của người Chăm Pa sau này được Việt hóa Thiên y A na, lễ hội tưởng niệm các vị khai sinh các ngành nghề truyền thống, lễ hội tưởng nhớ các vị khai
  • 25. 22 canh thành lập làng. Trong những dịp tế lễ, nhiều sinh hoạt văn hóa bổ ích như đua thuyền, kéo co, đấu vật... còn được tổ chức và thu hút đông người xem. Căn cứ vào không gian (phạm vi) của lễ hội: Có lễ hội quốc gia (cả nước), Lễ hội vùng, lễ hội làng... - Lễ hội quốc gia: như Giỗ tổ Hùng Vương, các ngày lễ kỷ niệm chiến thắng... - Lễ hội vùng: Là loại hội lễ có tầm thu hút ảnh hưởng rộng lớn, mang tính chất tiêu biểu, sự tham gia của cả vùng. - Lễ hội làng: Đa số gắn với tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp. Diễn ra tại Đình làng, Miếu, Đền, Lăng… “Đó là một hình thức sinh hoạt văn hóa định kỳ, cộng đồng tổng hợp và tiêu biểu nhất của xã hội nông thôn ở đơn vị làng” [41trang 15] Bao gồm: + Lễ hội thờ đức Thành Hoàng: Diễn ra ở các đình làng, còn gọi là hội đình hay đình đám. + Lễ hội thờ các nhân vật lịch sử: Đa số diễn ra ở các Lăng, Đền thờ các vị có công với nước. + Lễ hội thờ cúng Cá Voi: Diễn ra tại các làng ven biển + Lễ - Hội Tết: Đây là sinh hoạt mang tính cộng đồng cao. Là một loại hội mùa gắn với các nghi lễ của tín ngưỡng dân gian hoặc tôn giáo dựa theo âm lịch như lễ tết Nguyên Đán. + Lễ hội tôn giáo: Gắn liền với những cộng đồng tín đồ tôn giáo đồng thời cũng là dịp hội họp, sinh hoạt văn hóa quần chúng của nhân dân sở tại. Các loại hình lễ hội tông giáo đó là: Lễ hội rằm tháng bảy hay còn gọi lễ vu lan; Lễ hội Phật đản; Lễ thiên chúa giáo (Lễ Noel, lễ Phục sinh...)
  • 26. 23 + Lễ hội các dân tộc ít người: Mang màu sắc nghiêng về tâm lý, tín ngưỡng, phong tục tập quán…của các cộng đồng người dân tộc. + Lễ hội Vùng + Lễ hội gia đình (cưới, tang, giỗ…)  Căn cứ vào thời gian tổ chức Lễ hội: Có Lễ hội mùa xuân, lễ hội mùa Thu.  Căn cứ vào mục đích, tính chất của lễ hội: - Lễ hội thờ Tổ nghiệp truyền thống (Kim hoàn, Sân khấu, nghề may…) - Lễ hội thờ cá voi (ngư dân miền biển) - Lễ hội tôn giáo (Phật Đản, Noel, lễ hội thờ Mẫu - Nữ thần...) Ngoài ra tùy theo hoạt động của lễ hội, mục đích lễ hội và tùy từng địa phương mà có cách gọi tên khác nhau về lễ hội như: Lễ hội tôn vinh các vị thần; Lễ hội làng nghề; Lễ hội văn hóa (ví dụ như lễ hội văn hóa các dân tộc ít người...) Chức năng của lễ hội - Gắn kết cộng đồng, nơi thể hiện đời sống tinh thần của cộng đồng. - Không gian thể hiện sự sáng tạo của cá nhân cộng đồng... Vai trò, vị trí của lễ hội trong đời sống văn hóa cộng đồng Lễ hội là nơi thể hiện những giá trị văn hóa của cộng đồng, đề cao nhân vật được tôn thờ, hành lễ. Thể hiện tính chất xã hội hóa và sức sống của cộng đồng (Nâng cao đời sống văn hóa cộng đồng...). Lễ hội là linh hồn của các kiến trúc văn hóa, đời sống của cộng đồng... Lễ hội là hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống của quần chúng nhân dân. Văn hóa người Việt có rất nhiều loại hình, trong đó lễ hội truyền thống dân gian là loại hình tiêu biểu đậm đà bản sắc của từng cộng đồng địa phương. Lễ hội truyền thống dân gian là một dạng sinh hoạt ngoài trời xuất phát từ những nhu cầu của đời sống con người. Nó không những có phần lễ mà còn có
  • 27. 24 phần hội để thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí lành mạnh mang tính cộng đồng. Thông qua lễ hội con người thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, cộng cảm với cộng đồng được rộng rãi. Đó cũng là lúc con người được phổ cập và cảm nhận những giá trị văn hóa địa phương là dịp tập hợp để đua tài, đua sức thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội truyền thống dân gian giúp con người cảm nhận được những giá trị thẩm mỹ mà nó chứa đựng, một yếu tố tác động tích cực đến thế giới tâm hồn con người. Thông qua lễ hội để giáo dục truyền thống, giáo dục tư tưởng, tình cảm cho cộng đồng, giúp con người hiểu nhau hơn từ đó có sự điều chỉnh hành vi ứng xử có văn hóa. Lễ hội truyền thống dân gian là hình thức trình diễn tổng hợp: Đó là sự kết hợp của người dân địa phương với đông đảo các thành phàn khách đến từ các địa phương khác. Lá sự kết hợp nhuần nhuyễn của không gian và thời gian. Sự kết hợp của nhiều loại hình nghệ thuật, phong tục tập quán khác nhau... tạo nên sự đa dạng và phong phú cho một thể loại sinh hoạt cộng đồng mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền. Tóm lại lễ hội là một yếu tố rất quan trọng có thể đáp ứng được các nhu cầu về tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, giao tiếp, tìm hiểu lẫn nhau… là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của một cộng đồng. Vai trò lễ hội trong du lịch Lễ hội truyền thống dân gian là một sản phẩm du lịch đặc thù. Với sự góp mặt của Lễ hội, các công trình kiến trúc nghệ thuật, chùa miếu trầm lặng trở nên có hồn, linh thiêng, sinh động. Nó đã tạo nên điểm du lịch hấp dẫn, làm phong phú cho sản phẩm du lịch của từng địa phương. Hoạt động lễ hội làm phong phú, đa dạng cho nền văn hóa địa phương, lôi cuốn khách giao lưu, tìm hiểu, thưởng thức và để lại ấn tượng đặc thù sau mỗi
  • 28. 25 chuyến du lịch. Làm cho loại hình du lịch văn hóa có cả “Chất” và “Lượng”. Trong lễ hội khách du lịch có thể trở thành chủ thể của lễ hội cùng tham gia vào hoạt động của lễ hội. Đây là điểm mạnh. Yếu tố tích cực mà đối với các loại hình du lịch khác khó mà thực hiện được. Qua thực tế Lễ hội truyền thống dân gian là nguồn hấp dẫn lôi cuốn khách du lịch. Thông qua hoạt động du lịch các lễ hội được tỏa sáng và thăng hoa. Tóm lại, lễ hội truyền thống dân gian luôn có sức hấp dẫn và lôi cuốn du khách bởi những đặc điểm độc đáo và phong phú của mình và hơn thế nữa đó là thế giới tâm linh của mỗi con người, mỗi cộng đồng. Việc khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội để kết hợp với các hoạt động du lịch là mối quan tâm cần sự nghiên cứu của các ban ngành chức năng. 1.1.1.2. Du lịch Lễ hội Khái niệm du lịch lễ hội Du lịch lễ hội tức lấy lễ hội làm điểm tựa, hoạt động du lịch lễ hội góp phần tôn vinh, bảo vệ bản sắc văn hóa của lễ hội, gìn giữ và phát triển lễ hội. Theo Trịnh Lê Anh và Nguyễn Thu Thủy thuộc khoa du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội: “Du lịch lễ hội là loại hình du lịch trong đó du khách thực hiện chuyến đi vì mục đích tham quan, tham gia vào các lễ hội tại điểm đến. Ở đây, lễ hội là yếu tố hấp dẫn đặc biệt lôi kéo du khách từ phương xa đến”. Du lịch lễ hội nghĩa là lấy các sự kiện (bao gồm và chủ yếu là lễ hội) làm sức hút du khách, làm chất xúc tác phát triển không chỉ cho ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế địa phương và quốc gia tổ chức, làm công cụ xây dựng hình ảnh cho điểm đến. Du lịch lễ hội là một loại hình du lịch, mục tiêu là đi du lịch đến với các lễ hội của địa phương, tham gia vào các lễ hội được tổ chức ở một địa danh nổi tiếng nào đó. Qua đó nâng cao hiểu biết về văn hóa, tăng cường mở rộng quan hệ giao tiếp.
  • 29. 26 Mối quan hệ và tác động qua lại giữa văn hóa, lễ hội và du lịch Văn hóa, lễ hội và du lịch luôn tương tác lẫn nhau: - Văn hóa nuôi dưỡng du lịch một cách bền vững. Không thể phát triển du lịch bền vững khi không đặt văn hóa vào trong hoạt động du lịch - Trong cuộc sống văn hóa là thực thể sống động luôn tồn tại hài hòa tạo nên mối quan hệ mắt xích giữa các phạm trù khác nhau trong du lịch văn hóa - Trong xu hướng phát triển du lịch hiện nay, văn hóa là bộ phận nền tảng để phát triển du lịch. Có nhiều hoạt động văn hóa lấy du lịch làm điểm đến và là mục đích. - Văn hóa làm động lực cho du lịch vừa mang yếu tố truyền thống vừa có sự tiếp nhận yếu tố văn hóa mới - Xem xét dưới góc độ nhu cầu của du khách và yêu cầu của sản phẩm du lịch. - Tóm lại trong cuộc sống hiện đại không thể thiếu hoạt động du lịch và cần phải trân trọng các giá trị văn hóa. Đến nay văn hóa trở thành thế mạnh của du lịch Việt nam. Đảng và nhà nước đã có những chủ trương để phát triển du lịch một cách đúng hướng và bền vững và lấy văn hóa làm cơ sở để phát triển du lịch. 1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến du lịch lễ hội 1.1.2.1. Thời gian và địa điểm tổ chức Du lịch lễ hội lấy lễ hội làm đối tượng chính trong mục đích đi du lịch. Tuy nhiên hoạt động lễ hội lại xảy ra trong thời gian và không gian nhất định. Mỗi lễ hội xảy ra tại một thời điểm khác nhau gắn với cộng đồng địa phương tại điểm đó. Lễ hội xuất phát từ nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương, được tổ chức trong các không gian nhất định. Ngược lại du lịch lại xuất phát từ nhu cầu, điều kiện của khách du lịch. Thời gian lễ hội diễn ra ngắn không phụ thuộc vào khách du lịch. Khách đi du lịch khi họ có thời gian nhàn rỗi và
  • 30. 27 diễn ra quanh năm và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như dịp nghỉ lễ, phương tiện vận chuyển… vì vậy yếu tố thời gian và địa điểm cuả lễ hội cũng ảnh hưởng đến hoạt động du lịch lễ hội. 1.1.2.2. Hình thức tổ chức Hoạt động du lịch chịu ảnh hưởng của tính mùa vụ, của hình thức tổ chức theo khách đoàn, khách lẻ. Việc tổ chức các chương trình du lịch phụ thuộc theo từng đoàn khách khác nhau, theo quốc tịch, tôn giáo, đối tượng khách theo độ tuổi, theo nghề nghiệp… Nói chung hình thức tổ chức các loại hình du lịch phong phú đa dạng theo nhu cầu của từng đoàn khách khác nhau luôn có sự thay đổi. Trong khi đó về hình thức tổ chức các lễ hội lại bắt buộc phải tuân theo các qui định, các tập tục truyền thống khó có sự thay đổi. Lễ hội ở Việt Nam nói chung, đặc biệt tại Huế nói riêng nghiêng nặng về phần lễ, rườm rà, thời gian dành cho lễ nghi kéo dài và hạn chế sự tham gia về số lượng và đối tượng dự lễ nên cũng tác động đến việc tổ chức du lịch lễ hội. 1.1.2.3. Nội dung lễ hội Lễ hội truyền thống Việt nam có nguồn gốc từ nền văn minh lúa nước, đa phần là lễ hội nông nghiệp (Không chỉ gắn trực tiếp mà nó còn bao hàm cả nghi thức và lễ nghi nông nghiệp). Việt Nam đa sắc tộc và đa lễ hội do vậy lễ hội có các nội dung khác nhau: - Lễ hội mùa Xuân - Lễ Tết nguyên đán - Lễ hội tôn vinh các vị thần - Lễ hội làng nghề - Lễ hội tôn giáo: +Lễ hội rằm tháng bảy hay còn gọi lễ vu lan
  • 31. 28 + Lễ hội Phật đản + Lễ thiên chúa giáo (Noel) - Lễ hội gắn liền hình thành một vùng đất Tinh thần của lễ hội, nội dung, hình thức, sự ảnh hưởng của lễ hội. Tất cả được thể hiện rõ nét qua:  Nội dung lễ hội  Chất lượng lễ hội 1.1.2.4. Sự tham gia của cộng đồng địa phương Bản chất lễ hội là sản phẩm được hình thành phục vụ cho đời sống cộng đồng địa phương. Sự tham gia tích cực vào hoạt động lễ hội của cộng đồng địa phương không những làm cho chất lượng lễ hội được nâng cao đồng thời tạo nên sự hấp dẫn lôi cuốn du khách cùng tham gia vào hoạt động của lễ hội. Lễ hội càng có đông cộng đồng địa phương tham gia càng chứng tỏ sức sống mãnh liệt của lễ hội. Là tác nhân làm cho du lịch lễ hội phát triển. 1.1.2.5. Nhu cầu của khách du lịch Ngày nay đời sống của con người ngày càng được nâng cao, đi du lịch đã trở thành hiện tượng phổ biển trong sự phát triển với tốc độ cao của hoạt động du lịch. Xu hướng đi du lịch có sự thay đổi, khách du lịch không chỉ đến với các loại hình du lịch truyền thống như thể thao, nghỉ dưỡng hay tham quan đơn thuần mà yêu cầu tìm hiểu sâu hơn về văn hóa hay tự nhiên của điểm đến. Nhu cầu của khách du lịch trước đây chú trọng đến lưu trú, mua sắm… thì nay khi đi du lịch khách không chỉ có tham quan đơn thuần các di tích lịch sử văn hóa tự nhiên mà còn muốn khám phá sâu về đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán, các lễ hội của địa phương. Đến với lễ hội du khách sẽ được đắm chìm trong bản sắc văn hóa dị biệt của mỗi vùng đất mà lễ hội diễn ra. Du lịch lễ hội đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch khi đến với mỗi quốc gia, mỗi địa phương.
  • 32. 29 Đi du lịch là để khám phá điều mới lạ, điều mới lạ mang sắc thái riêng của mỗi vùng miền đó là sinh hoạt văn hóa. Du lịch văn hóa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch là được giao lưu với người dân địa phương. Du lịch lễ hội là môi trường tốt nhất để đáp ứng được nhu cầu của du khách. 1.1.3. Những nguyên tắc phát triển du lịch lễ hội Để lễ hội trở thành sản phẩm du lịch, các yếu tố cần chú ý đó là: Thời gian, không gian diễn ra lễ hội. Vị trí, mục đích, ý nghĩa, chủ đề, giá trị của lễ hội. Khi chọn lọc đầu tư lễ hội tiêu biểu cần lưu ý: - Xác lập tiêu chí chọn lựa lễ hội tạo nên sản phẩm du lịch - Định hướng hình thức, nội dung hoạt động của lễ hội cụ thể - Thiết lập chiến lược phát triển du lịch lễ hội. Phát triển du lịch lễ hội nhưng không làm mất đi bẳn sắc của lễ hội. - Điều kiện khai thác, đầu tư và phát triển của lễ hội - Phát triển lễ hội phải phù hợp các nguyên tắc chung, dựa trên nhu cầu phát triển du lịch, hiệu lực của cơ chế quản lý đầu tư và khai thác, thời gian không gian lễ hội, điều kiện giao thông, dịch vụ, yếu tố con người...) - Hoạt động du lịch lễ hội còn phải là hoạt động kinh doanh trên nền tảng văn hóa và phải có đạo đức. 1.1.4. Những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch lễ hội 1.1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế Trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia làm tốt công tác du lịch lễ hội trong nỗ lực nâng cao hình ảnh đất nước mình. Sự thành công thể hiện ở việc khi nhắc đến tên lễ hội thì sự náo nức và say mê đã được khơi dậy trong mỗi một du khách và tên của quốc gia đó đã được liên tưởng đến trong suy nghĩ của mỗi người. Ví dụ tuần lễ hội hóa trang carnaval tại Brazil, lễ hội bò tót ở Tây Ban Nha, lễ té nước mùa xuân Song-kran tại Thái Lan…
  • 33. 30 - Lễ hội đường phố Rio de Janeiro - Brazil: Đây là lễ hội có qui mô nhất toàn cầu với những bộ trang phục lộng lẫy và các vũ điệu samba bất tận. Các nhà tổ chức đã tận dụng thế mạnh của địa phương, tâm lý con người muốn phô trương những bộ trang phục của mình, kết hợp với văn hóa bản địa, quê hương của những vũ điệu sôi động say đắm lòng người tạo nên sự rộn ràng vui vẻ. Nhìn lại thành phố Huế có nhã nhạc cung đình cung đình cũng không kém hấp dẫn. Trang phục ở Huế đa dạng, nơi phát sinh nguồn gốc của chiếc áo dài, trang phục quan lại triều Nguyễn. Hàng năm lễ hội áo dài tổ chức tại Huế cũng thu hút khách tham gia chiêm ngưỡng. - Lễ hội đêm trắng ở Saint Peterburg - Nga: Tận dụng điểm đặc biệt về vị trí địa lý tạo nên những đêm hè không tắt ánh sáng mặt trời, người dân ở thành phố phương Bắc Saint Peterburg Nga đã tổ chức lễ hội tưng bừng dựa trên đặc điểm tự nhiên của địa phương. - Ngoài ra từ lễ hội khinh khí cầu quốc tế New Mexico - Mỹ, lễ hội đèn trời Bình Khê - Đài Loan, lễ hội té nước Songkran ở Thái Lan, lễ hội chọi Cam Ivrea ở Ý đều để lại những bài học đó là việc tổ chức lễ hội phải dựa trên nét đặc trưng của địa phương, phù hợp với nền văn hóa của địa phương đó. Việc tổ chức lễ hội cần chú ý đến yếu tố cộng đồng, sinh hoạt của người dân địa phương và đặc biệt là sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư địa phương. Không gian tổ chức của lễ hội cung là yếu tố quan trọng trong thành công của lễ hội. - Thông qua việc tổ chức du lịch lễ hội tại các nước trên thế giới, trước khi xây dựng chương trình du lịch lễ hội phải xem xét các yếu tố như Lễ hội nào phục vụ cho du lịch, được diễn ra ở đâu, sẽ diễn ra khi nào, tại sao lại khai thác lễ hội đó phục vụ cho du lịch, mục tiêu tổ chức loại hình du lịch lễ hội để đạt được những mục đích gì trong hoạt động du lịch. Vai trò để cho du lịch lễ hội
  • 34. 31 hấp dẫn và thành công đó là sự kết hợp của các cơ quan chính quyền, người dân địa phương và đặc biệt các cơ quan du lịch luôn đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng chương trình, cổ động tích cực cho du lịch lễ hội. 1.1.4.2. Kinh nghiệm trong nước Chúng tôi lấy điển hình một thành phố cách Huế gần 130 km - Hội An cho việc tổ chức mô hình du lịch lễ hội. Hội An đô thị cổ nằm ven bờ sông Thu Bồn thuộc tỉnh Quảng Nam, một di sản văn hóa Thế giới cũng đã tận dụng lễ hội như một sản phẩm du lịch. Theo như khảo sát, Hội An có 53 lễ hội trải dài từ đầu năm đến cuối năm bao gồm các loại như lễ hội Thành Hoàng Làng, lễ hội tưởng niệm tổ sư ngành nghề, lễ hội tín ngưỡng tôn giáo… Khai thác lễ hội thành một sản phẩm du lịch, người dân Hội An đã có những bước cải tiến phần lễ cho phù hợp như giảm thời lượng phần lễ, lễ nghi cũng đơn giản hóa nhưng vẫn giữ tính chất trang nghiêm, kính cẩn. Phần hội được bổ sung lựa chọn những yếu tố “mới” “lạ” trên nguyên tắc tương ứng thính nghi với hoạt động du lịch nhưng vẫn phù hợp với truyền thống đã được vận dụng để phát huy các giá trị nhân văn của lễ hội. Khi tổ chức lễ hội phục vụ du lịch, Hội An đã tận dụng tính đồng cảm, cộng cảm của cộng đồng dân cư địa phương. Việc tổ chức đêm phố cổ lồng ghép với các hoạt động như chơi bài chòi, hát hò khoan đối đáp… đã tạo được sự kết nối của quần chúng với lễ hội và khách du lịch. Chính người dân địa phương - chủ nhân của lễ hội đã mang đến cho lễ hội sâu lắng, gần gũi và có một sắc thái riêng, một nét hấp dẫn của lễ hội. Sản phẩm du lịch lễ hội đã được sự quan tâm của chính quyền, các ngành hữu quan, nhất là sự tham gia của cộng đồng dân cư bằng ý thức, trách nhiệm và sự đồng tình chia sẻ.
  • 35. 32 Trong việc tổ chức các lễ hội, đội ngũ cán bộ hành chính và chuyên môn được được đào tạo chuyên môn chuyên sâu đồng thời được huy động tối đa để vận động tuyên truyền động viên công chúng tham gia và trực tiếp hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về nội dung, hình thức lễ hội. Việc tổ chức du lịch lễ hội được triển khai đồng đều, cả từ phía cơ quan quản lý nhà nước cũng trực tiếp nằm trong ban tổ chức lễ hội, việc phối kết hợp giữa các cấp chính quyền, các bộ phận hoạt động của ngành văn hóa, các đoàn thể quần chúng đã trở thành chủ thể của hoạt động. Hội An đã thường xuyên tổ chức các hoạt động lễ hội với nhiều cấp độ, qui mô, hình thức và nội dung khác nhau đã tạo nên sức hấp dẫn thu hút của du lịch lễ hội đồng thời tạo nên bề dày kinh nghiệm, củng cố cơ sở vật chất nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động lễ hội. Qua nhiều năm triển khai, tổ chức các hoạt động lễ hội, theo Ông Nguyễn Sự chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hội An cho biết Hội An đã đúc rút được một số kinh nghiệm tổ chức lễ hội như sau: - Tổ chức lễ hội nhưng không làm phá vỡ cảnh quan. Phải giữ gìn, không ngừng tôn tạo tôn vinh giá trị của di tích, di sản. Lễ hội, du lịch lễ hội luôn gắn liền với khoảng không gian nhất định và thướng gắn liền với các điểm di sản, di tích văn hóa lịch sử nên muốn khai thác du lịch lễ hội, chính quyền và người dân Hội An đã đầu tư giữ gìn và tu bổ các di tích đồng thời với việc thường xuyên tổ chức các hoạt động tôn vinh di sản đô thị cổ Hội An. Tập trung đầu tư cho văn hóa để làm nền tảng cho hoạt động lễ hội thành công nhằm phục vụ cho loại hình du lịch lễ hội. - Muốn hoạt động lễ hội thành công thì phải đầu tư cho văn hóa. Sự đầu tư này phải mang tính chiến lược dài hạn cho công tác nghiên cứu sưu tầm, đầu tư cho cơ sở vật chất, nguồn nhân lực điều hành hoạt động lễ hội. Việc đầu tư này
  • 36. 33 bao gồm đầu tư cả cho chính người dân địa phương trong việc định hướng thị hiếu, đầu tư cho việc phát triển các loại hình văn hóa văn nghệ dân gian ở tận cơ sở. Chăm lo đầu tư đào tạo, tạo điều kiện sống, nghiên cứu, hoạt động của đội ngũ làm công tác tác tổ chức và điều hành lễ hội. - Du lịch lễ hội đã là sản phẩm du lịch thì cần có sự chọn lọc, bỏ bớt các nghi thức phức tạp, kéo dài thời gian, bỏ bớt những nghi lễ không còn phù hợp với đời sống mới; giữ lại những nghi thức mang tính giáo dục cao, các nghi thức mẫu mực răn dạy về tôn ti trật tự, về thái độ tôn trọng các bậc có công với nước, với làng xóm. Chú ý đến yêu cầu về kế thừa và phát triển trong lễ hội. Kết hợp hài hòa giữa truyền thống với hiện đại, giữa cái cũ tốt đẹp với cái mới. Cần tạo được sự đồng cảm, đồng tình tự nguyện, tự giác tổ chức hoặc tham gia lễ hội của đông dảo quần chúng nhân dân. - Việc tổ chức lễ hội có sự chọn lựa phù hợp với khả năng, điều kiện và yêu cầu. Không tổ chức tràn lan mà chọn những lễ hội có khả năng hấp dẫn được đông đảo công chúng, hấp dẫn được du khách, dễ huy động lực lượng tham gia để tổ chức trước, sau đó đưa thành định kỳ thực hiện. - Khai thác thế mạnh của địa phương để phát huy yếu tố lạ, tính độc dáo trong lễ hội nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. - Khuyến khích khách và cộng đồng dân cư địa phương tham gia vào hoạt động của lễ hội như là một chủ thể sáng tạo trong hoạt động lễ hội đặc biệt là trong các hoạt động thuộc phần hội. - Đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của cộng đồng trong hoạt động lễ hội. Phải vận động, huy động được trách nhiệm làm lễ hội của cả cộng đồng. - Sự chuẩn bị kỹ lưỡng trông việc tổ chức du lịch lễ hội. Từ khâu thăm dò ý kiến nhân dân, công tác tuyên truyền, thuyết phục, giải thích về lợi ích từ lễ hội đem lại cho cộng đồng đến việc huy động tất cả các ban ngành cùng đồng lòng
  • 37. 34 chung sức phối hợp thực hiện về các mặt phụ trợ trong lễ hội như an ninh trật tự hậu cần, cơ sở hậu cần… - Chú trọng đảm bảo tính định kỳ các lễ hội và kết hợp chặt chẽ với các đơn vị lữ hành du lịch để tăng cường quảng bá, xây dựng các chương trình du lịch lễ hội phong phú và đều đặn phù hợp với mọi đối tượng, nhu cầu du khách khi tham gia du lịch lễ hội có sự chọn lựa đến với lễ hội theo tháng, theo mùa, theo mục đích nghiên cứu tìm hiểu hoặc theo sở thích của mình. - Xác định để tổ chức tốt hoạt động du lịch lễ hội thì công việc nghiên cứu và tiến hành hoạt động lễ hội là nhiệm vụ thường xuyên của ngành văn hóa và du lịch. Cùng với sự đầu tư để thường xuyên làm công tác nghiên cứu sưu tầm các lễ hội truyền thống; học tập sáng tạo các hình thức mới để làm phong phú các lễ hội đã có, để đáp ứng yêu cầu nội dung cho các lễ hội phục vụ hoạt động du lịch. - Khai thác lễ hội cho du lịch nhưng không tràn lan mà có sự chọn lựa các lễ hội để tập trung đầu tư bảo tồn và khai thác yếu tố lạ, độc dáo trong sinh hoạt lễ hội. 1.2. Các điều kiện phát triển du lịch lễ hội ở thành phố Huế 1.2.1. Giới thiệu chung về thành phố Huế Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm ở dải đất hẹp miền Trung Việt Nam. Mảnh đất này vốn dĩ trước đây thuộc vương quốc Chăm Pa có tên gọi là Indrapura - vùng đất của thánh thần đối với suy nghĩ của người Chăm Pa. Sau đám cưới của Huyền Trân công chúa vào năm 1306, vua Chiêm là Chế Mân đã dâng hai Châu Ô, châu Rí cho Đại Việt như là sính lễ từ đó vùng đất Huế ngày nay trực thuộc Đại Việt. Lúc đầu có tên là châu Thuận, châu Hóa rồi được đổi tên là Thuận Hóa, kẻ Huế, Huế. Qua những lần phân chia ranh giới hành chính ngày nay thành phố Huế có 27 đơn vị hành chính. Gồm 27 phường. Tuy nhiên,
  • 38. 35 danh xưng “Huế” với không gian văn hóa không chỉ giới hạn trong địa giới hành chính mà còn lan tỏa ra các vùng phụ cận. Bước chân các chúa Nguyễn trong việc mở mang xứ đàng trong ghi lại dấu ấn vào năm 1558, khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm mảnh đất Thuận Hóa, đặt dinh thự tại Ái Tử (Quảng Trị), Bác Vọng, Phước Yên đến Kim Long, Phú Xuân. Trải qua các đời chúa Nguyễn, triều đại Tây Sơn và đặc biệt dưới thời 13 vị vua nhà Nguyễn, Huế trở thành kinh đô cả nước từ năm 1802 đến năm 1945. Với bề dày lịch sử như vậy đã để lại cho cố đô Huế khối lượng di sản phong phú và đa dạng. Thành phố Huế nằm hai bên dòng sông Hương thơ mộng, địa hình đa dạng bao gồm cả đồng bằng, đồi núi, đầm phá. Vùng đất mặc dù có khí hậu khắc nghiệt lắm mưa nhiều nắng, Thời tiết chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 11, mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7, mưa ít. Khí hậu ở Huế là yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động du lịch. Tuy nhiên thiên nhiên ưu ái cho Huế có cảnh vật thơ mộng, khoảng không gian tự nhiên lớn cho những hoạt động cộng đồng. Giới hạn hành chính thành phố Huế chỉ khoảng 71,68 km2 nhưng sông núi, cây cỏ, ao hồ hòa quyện, tạo nên sự đa dạng về mặt địa hình rất thuận lợi để phát triển du lịch. Dân số thành phố Huế ước tính 344.581 người (năm 2012), vốn ảnh hưởng của hệ tư tưởng phông kiến lại ở trên địa bàn tập trung các trường Đại học cao đẳng nên trình độ dân trí, nhận thức về văn hóa khá đồng đều, có nghiệp vụ chuyên môn ý thức trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa. Trong quá trình phát triển của vùng đất cố đô, sinh hoạt người dân Huế đã chịu sự ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác nhau. Văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chăm Pa, văn hóa Thăng Long…
  • 39. 36 Trong xu hướng hội nhập, phấn đấu xây dựng Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương, bộ mặt thành phố Huế ngày càng chỉnh trang, hoàn thiện. vị trí thuận lợi, nằm trên trục giao thông đường bộ, đường sắt. Cảng biển không ngừng được nâng cấp và hoàn thiện đảm bảo đón các đoàn du khách tàu biển cập cảng Chân May. Giao thông thuận lợi, mặt bằng cơ sở hạ tầng thông thoáng. Mạng lưới điện đầy đủ từ nguồn điện Bắc Nam, nguồn điện từ nhà máy thủy điện tại địa phương. Hai nhà máy nước Quảng Tế, Giã viên cung cấp nguồn nước sạch đến mọi nơi trong thành phố… Một thời kỳ Huế là kinh đô, đặc biệt là dưới vương triều nhà Nguyễn đã để lại cho Huế một khối lượng lớn các công trình kiến trúc, các di tích danh thắng và sự qui hoạch tổng thể về mặt không gian cho thành phố Huế, các qui tắc ứng xử, đời sống sinh hoạt tinh thần của người dân cố đô là tiền đề để Huế có điều kiện để phát triển loại hình du lịch lễ hội. Nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến một quần thể di tích kiến trúc cố đô bao gồm các cung điện, thành quách, đền đài, lăng tẩm... không chỉ có vậy, sức hấp dẫn lớn của Huế là trải qua bao biến thiên lịch sử huế vẫn bảo tồn được chân dung của một cố đô với hàng trăm công trình kiến trúc nghệ thuật tinh vi tuyệt mỹ, phong phú và đa dạng về mỹ thuật, trang trí, kiến trúc, lối sống sinh hoạt đậm đà bản sắc truyền thống dân tộc, hòa quyện với cảnh quan kỳ diệu của thiên nhiên, có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa nghệ thuật. Các đình làng, các phong tục tập quán lễ hội…. tất cả hòa quyện tạo nên giá trị văn hóa riêng biệt của vùng đất cố đô. Tất cả thành phần đó là nhân tố chủ yếu cấu thành đặc thù riêng của Huế, là nền tảng để Huế trở thành trung tâm văn hóa du lịch của cả nước. 1.2.2. Tài nguyên du lịch lễ hội ở Huế Thành phố Huế có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển khoảng gần 7 thế kỷ (tính từ năm 1306). Trải qua quá trình hình thành và phát triển hơn
  • 40. 37 600 năm, với hai châu Ô, Rí đến Thuận Hóa - Phú Xuân - thị xã Huế năm 1889 dưới thời vua Thành Thái, thành phố Huế sau năm 1945, từng là kinh đô dưới hai triều đại Tây Sơn (1788 - 1801) và các vị vua nhà Nguyễn (1802 - 1945). với khoảng thời gian ấy đã hình thành nên bề sâu văn hóa Huế với sức lan tỏa rộng, đã tích hợp được những giá trị vật chất và tinh thần quý báu để tạo nên một truyền thống văn hóa Huế. Truyền thống ấy vừa mang tính đặc thù - bản địa của một vùng đất, không tách rời những đặc điểm chung của truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam; trong tiến trình hình thành văn hóa Huế có sự tác động của văn hóa Đông Sơn do các lớp cư dân từ phía Bắc mang vào trước thế kỷ 2 và sau thế kỷ 13 hỗn dung với thành phần văn hóa Sa Huỳnh tạo nên nền văn hóa Việt - Chăm. Trong quá trình phát triển, chuyển biến có ảnh hưởng của các luồng văn hóa khác các nước trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây... Văn hóa Huế được tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh thần, đa dạng về loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung, được thể hiện rất phong phú trên nhiều lĩnh vực như: văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, lề lối ứng xử, ăn - mặc - ở, phong cách giao tiếp, phong cách sống... Tài nguyên du lịch lễ hội tại Huế phong phú đa dạng từ sự góp phần làm nên những giá trị vật chất như các công trình kiến trúc, không gian, địa điểm diễn ra lễ hội cho đến cả một kho tàng văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú đó là những câu ca, lời hò, điệu múa, lễ hội, trò chơi, sinh hoạt tín ngưỡng, phong tục tập quán, nghệ thuật ẩm thực, các ngành nghề truyền thống… được người dân Huế sáng tạo trong quá trình phát triển. Những giá trị này ẩn chứa trong tâm thức của mỗi người dân xứ Huế đó chính là hệ thống các quan niệm, tính cách Huế được biểu hiện qua tập quán, ứng xử, cách thờ phụng, cúng tế… Cư dân Huế chịu ảnh hưởng hưởng của lối sống suy nghĩ văn hóa làng xã, mọi sinh hoạt gắn liền với ngôi làng, nơi tổ tiên sinh ra đồng thời cũng chịu sự ràng
  • 41. 38 buộc của những nguyên tắc, chuẩn mực của lễ giáo do ảnh hưởng lối sống cung đình. Đây cũng là tiềm năng cho du lịch văn hóa phát triển. Thành phố Huế có tiềm năng to lớn, có các điều kiện để phát triển loại hình du lịch lễ hội. Với bề dày lịch sử có thể khẳng định rằng thành phố Huế rất có điều kiện để phát triển loại hình du lịch lễ hội. Theo thống kê từ sở Văn hóa thể thao và Du lịch Huế, tại thành phố Huế có 49 lễ hội tiêu biểu, trong đó lễ hội dân gian là 44 (liên quan đến giỗ tổ, ngành nghề là 8. Còn lại chủ yếu là lễ thu tế xuân tế tại các đình làng 24), Lễ hội văn hóa, tôn giáo là 5. Lễ hội được phân bố đồng đều các tháng trong năm, phân bố đồng đều trên địa bàn các phường xã. Tất cả lễ hội được tổ chức trang nghiêm, hình thức nội dung lễ hội phong phú, đa dạng. Các lễ hội gắn kết với các di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng và hơn thế nữa không gian tổ chức lễ hội thoáng rộng. Các lễ hội có sự tham gia nhiệt tình và mang đậm bản sắc văn hóa của địa phương. Khi bàn về tiềm năng du lịch lễ hội tại Huế, các chuyên gia đề nhận định “Huế từ lâu đã được biết đến như là một trung tâm văn hóa du lịch lễ hội nổi tiếng của Việt Nam với nhiều tài nguyên văn hóa du lịch phong phú và đa dạng” [9 trang 6]. Trên một diện tích không lớn, Huế lại có nhiều di tích lịch sử văn hóa bao gồm các di tích Chămpa, di tích cách mạng, di tích chiến tranh, di tích tôn giáo và đặc biệt là quần thể di tích kiến trúc cố đô Huế đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Rải rác khắp các phường trên địa bàn thành phố Huế đều có các địa điểm diễn ra cá lễ hội. Chính nhờ sự hài hòa xen kẻ giữa các yếu tố thiên nhiên, kiến trúc, con người và sinh hoạt đời sống tinh thần của người dân xứ Huế đã ươm mầm cho các lễ hội có điều kiện phát triển.
  • 42. 39 1.2.3. Các điều kiện hỗ trợ cho du lịch lễ hội tại Huế 1.2.3.1. Vị trí địa lý Nằm ở miền Trung Việt Nam, giữa hai tỉnh thành là nơi thu hút khách du lịch. Phía Bắc giáp với thành phố Đà Nẵng - thành phố trực thuộc trung ương, một trong những đầu mối giao thông quan trọng. Đà Nẵng có cảng biển quốc tế, sân bay quốc tế là điểm trung chuyển khách từ các nơi đến, có các bãi biển nổi tiếng, xa hơn nữa là Hội An, Mỹ Sơn điểm du lịch văn hóa hấp dẫn, điểm đến của khách du lịch. Phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Trị, đầu mối giao thông với cửa ngõ các nước Lào, Thái Lan là vùng đất thu hút khách du lịch trong các chương trình du lịch tâm linh, du lịch hoài niệm về thăm chiến trường xưa. Huế ở giữa là nơi có tiềm năng về du lịch văn hóa, du lịch lễ hội, đây là sự kết nối vững chắc trong sự phát triển du lịch tự nhiên, du lịch văn hóa lễ hội và du lịch hoài niệm trong sự đa dạng về sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách. 1.2.3.2. Nhân lực Người dân Huế với lối sống kinh kỳ hiếu khách, ứng xử văn hóa trong giao tiếp, đời sống sinh hoạt vừa mang tính chất cung đình trong ứng xử, vừa ảnh hưởng ít nhiều của cư dân nông nghiệp lúa nước trọng tình, giản dị, chính vì vậy nét sinh hoạt cung đình xen lẫn hài hòa với dân gian để tạo cho người dân xứ Huế có một lối ứng xử riêng đặc sắc. Điều này thể hiện ở truyền thống hiếu học, ham tìm tòi khám phá, sáng tạo trong lao động sản xuất nhưng vẫn giữ truyền thống tổ tiên uống nước nhớ nguồn, thờ cúng tổ tiên, tình làng nghĩa xóm được đề cao. Mặt bằng tri thức đồng đều, trình độ học vấn nhất định. Đây là yếu tố quan trọng góp phần làm cho du lịch lễ hội phát triển. 1.2.3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng cơ sở Huế là một trong những thành phố du lịch của cả nước, chính quyền và nhân dân thành phố nỗ lực phấn đấu xây dựng thành phố trở thành thành phố
  • 43. 40 trực thuộc trung ương. Việc chỉnh trang đô thị ngày càng được chú trọng. Hệ thống điện nước đảm bảo, đường bộ thông thoáng, giao thông thuận lợi, sân bay quốc tế Phú Bài đón nhận các chuyến bay quốc tế đến từ Thái Lan, Campuchia và không ngường mở rộng các tuyến bay quốc tế. Hệ thống khách sạn nhà hàng đảm bảo phục vụ khách du lịch, đặc biệt là sự chào đón của người dân địa phương với dịch vụ homestay đủ cung cấp dịch vụ lưu trú cho khách du lịch. 1.2.3.4. Thị trường khách Huế là thành phố du lịch ít bị ảnh hưởng bởi tính mùa vụ. Thường từ tháng 1 đến tháng 5 là mùa thị trường khách quốc tế, từ tháng 6 đến tháng 12 là mùa khách nội địa. Đối với khách quốc tế thị trường khách chủ yếu là Pháp, Thái Lan, Nhật Bản, Úc, Anh, Mỹ… thị trường khách Châu Âu rất quan tâm đến vấn đề văn hóa. Ngoài ra số lượng khách nội địa đến Huế cũng đáng kể. Nguồn khách từ miền Bắc với nhu cầu, thị hiếu tìm hiểu về văn hóa khá cao. Đây là nguồn lực để xác định du lịch văn hóa, du lịch lễ hội là hướng cần sự quan tâm đầu tư. Với lợi thế tiềm năng về nhân văn và tự nhiên, thành phố Huế là điểm đến trong các chương trình du lịch, thu hút khách từ nhiều thị trường khác nhau. Thị trường khách truyền thống quốc tế đến từ từ các nước Châu Âu, Bắc Mỹ như Pháp, Anh, Úc, Tây Ban Nha… những năm gần đây có sự gia tăng về số lượng khách đến từ các nước Đông Bắc Á và ASEAN đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan. Đối với khách nội địa, là nguồn khách quan trọng đến từ các thị trường khách trong nước có mức chi trả cao như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nhằm phát triển du lịch, ngoài khai thác thi ̣ trường truyền thống, các doanh nghiê ̣ p đang tích cực mở rộng các thi ̣trường mới.
  • 44. 41 1.2.3.5. Khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách Người đi du lịch ngoài những nhu cầu đi du lịch thuần túy đều có nhu cầu tìm hiểu về văn hóa của vùng đất nơi họ đến. Lễ hội là nơi hội tụ nhiều nét văn hóa nhất: Từ yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục và nghi lễ cho đến các giá trị đạo đức, tính cộng đồng của con người địa phương đó. Lễ hội tại Việt Nam nói chung, tại Huế nói riêng đa số diễn ra vào mùa xuân và mùa thu thời điểm mát mẻ, phù hợp với một số nước trên thế giới là dịp nghỉ, đồng thời đa số các lễ hội được diễn ra tại những dịa điểm có phong cảnh hữu tình, những địa điểm gắn liền với di tích lịch sử văn hóa tạo nên sự hấp dẫn của lễ hội và là yếu tố cho loại hình du lịch lễ hội phát triển.
  • 45. 42 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Lễ hội là một hình thức sinh hoạt cộng đồng mang đậm bản sắc văn hóa riêng của mỗi vùng đất, là nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đồng thời là sự kiện có thể thu hút đông đảo khách du lịch. Lễ hội có sự đa dạng và phong phú về hình thức và nội dung, thuộc truyền thống hay hiện đại và được phân loại ra nhiều nhóm khác nhau tùy theo tính chất và đặc điểm mỗi lễ hội. Du lịch lễ hội là hoạt động của du lịch dựa trên nền tảng của lễ hội. Khi nghiên cứu để phát triển du lịch lễ hội cần quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch lễ hội như thời gian, địa điểm, hình thức tổ chức, nội dung của lễ hội; vai trò, tinh thần tham gia vào hoạt động lễ hội của người dân địa phương và yếu tố quan trọng là nhu cầu của khách du lịch. Với sự đa dạng phong phú về lễ hội từ lễ hội cung đình, lễ hội tôn giáo đến lễ hội dân gian, từ việc không gian tổ chức lễ hội được diễn ra tại các đình làng hay các đàn miếu đều thể hiện tính cộng đồng rất cao và đặc biệt các lễ hội ở Huế đều gắn kết với các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng có sức hấp dẫn thu hút khách du lịch. Lễ hội ở Huế chủ yếu là lễ hội dân gian, lễ hội cung đình mang nặng tính chất nghi lễ được diễn ra trong không gian trang trọng thể hiện được bản sắc văn hóa của địa phương. Đây là tiềm năng to lớn để phát triển loại hình du lịch lễ hội. Việc phát triển du lịch lễ hội cần có sự phối hợp của tất cả các ban ngành, các cơ quan đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương. Qua thành công của hoạt động lễ hội lấy kinh nghiệm từ Hội An và của nước ngoài cho thấy giá trị văn hóa của lễ hội chính là nền tảng, là động lực dể phát triển du lịch lễ hội. Du lịch lễ hội đang là xu thế của phát triển du lịch hiện nay bởi trong du
  • 46. 43 lịch lễ hội gắn với các điểm di tích, gắn với yếu tố tâm linh tinh thần ẳn chứa trong mối lễ hội, đó là xu hướng của du lịch ngày nay. Phát triển du lịch lễ hội góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa của địa phương của dân tộc. Thành phố Huế được ví như trung tâm văn hóa của cả nước, với những thuận lợi về vị trí địa lý, bề dày lịch sử, điều kiện vật chất cơ sở hạ tầng, tài nguyên du lịch phong phú đa dạng về tự nhiên và nhân văn. Các chính sách phát triển du lịch được chú trọng với những chủ trương của các cấp chính quyền phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, phát triển kinh doanh du lịch… Xét trên tổng thể, Huế có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch văn hóa, du lịch lễ hội.
  • 47. 44 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ 2.1. Thị trường khách du lịch lễ hội ở Huế Với những lợi thế về tiềm năng du lịch hiện có cùng với vị trí hết sức thuận lợi trong giao lưu của các thị trường khách đến Việt Nam nói chung, đến Huế nói riêng. Huế là điểm đến thu hút khách du lịch. 2.2.1. Khách nội địa Thành phố Huế ở một vị trí địa lý thuận lợi - Nằm giữa hai miền Nam Bắc, ở trong vùng tập trung các di sản của thế giới tại Việt Nam, Huế từ lâu đã được biết đến như là một trung tâm văn hóa du lịch của cả nước với tài nguyên lễ hội phong phú và đa dạng. Điều này đã thu hút khách du lịch đến với cố đô để tìm hiểu bản sắc văn hóa địa phương thông qua các lễ hội. Tài nguyên du lịch nổi bật của Huế là văn hóa. Thành phố Huế đã và đang là điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Các lễ hội ở Huế thể hiện ảnh hưởng của nghi thức, nghi lễ cung đình mang tính trang nghiêm, qui cũ. Thể hiện đời sống tâm linh, tinh thần có những chuẩn mực nhất định, với tính chất trang nghiêm mang đậm nét văn hóa sinh hoạt Á đông nên đã thu hút thị trường khách nội địa đến để tìm hiểu, thỏa mãn đời sống tinh thần. Với đặc trưng văn hóa vùng miền, khách nội địa đến Huế tham gia các chương trình lễ hội đa số đến từ các tỉnh phía Bắc. Đa số thuộc tầng lớp trung niên, đi du lịch lễ hội kết hợp với du lịch tâm linh. Trong những năm gần đây, Huế là một trong 15 tỉnh thành đón nhiều khách nội địa nhất cả nước. Theo thống kê, du lịch Huế tiếp tục thể hiện sự khởi sắc qua lượng khách du lịch đến địa phương trong 10 tháng năm 2015 đạt hơn 2.446.142 lượt, tăng 2,35% so với
  • 48. 45 cùng kỳ. Trong đó, khách nội địa đạt 1.583.579 lượt, tăng 2,99%. khách quốc tế đạt 862.563 lượt, tăng 1,2%. Riêng tháng 10/2015, lượng khách du lịch đến Huế ước đạt 164.580 lượt; trong đó khách quốc tế ước đạt 65.420 lượt; khách nội địa 99.160 lượt. Khách lưu trú ước đạt 114.729 lượt; trong đó khách quốc tế 55.903 lượt. Khách du lịch nội địa đến Huế chủ yếu là khách tham quan, mong muốn tìm hiểu về lễ hội, tín ngưỡng từ khắp mọi miền đất nước. Để đánh giá thị trường khách du lịch lễ hội ở Huế, trước hết xem xét số liệu thống kê từ Sở văn hóa Thể thao và Du lịch Huế về lượt khách tham quan đến Huế trong năm 2014 và năm 2015 qua số liệu sau: Bảng 2.1. Thống kê lượt khách nội địa tham quan Thừa Thiên Huế năm 2014 Tháng 1 2 3 4 5 6 Lượt khách 91.382 131.716 144.665 188.492 145.600 163.833 Tháng 7 8 9 10 11 12 Lượt khách 208.231 157.466 119.093 105.259 173.338 157.362 Nguồn: https://svhttdl.thuathienhue.gov.vn Bảng 2.2. Thống kê lượt khách nội địa tham quan Thừa Thiên Huế năm 2015 Tháng 1 2 3 4 5 6 Lượt khách 131.716 133.198 158.221 159.000 163.280 191.330 Tháng 7 8 9 10 11 12 Lượt khách 202.966 160.430 109.691 Nguồn: https://svhttdl.thuathienhue.gov.vn Từ bảng thống kê trên cho thấy, khách nội địa thường tập trung cao điểm đến Huế vào các tháng 6, tháng 7, tháng 11 và tháng 12.